url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-cac-khi-cu-khi-nieng-rang-vi
Những điều cần biết về các khí cụ khi niềng răng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện nay được nhiều người ưa chuộng vì hiệu quả thẩm mỹ cao và vẫn giữ được hàm răng thật. Trước khi quyết định tiến hành niềng răng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về các loại khí cụ niềng răng cũng như công dụng và hiệu quả mà khí cụ niềng răng mang lại. 1. Tác dụng của niềng răng Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử dụng để nắn chỉnh những chiếc răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp tránh được các bệnh lý răng miệng do răng mọc sai vị trí. Ngoài tác dụng làm đẹp, niềng răng còn mang lại những tác dụng cụ thể như sau:Nắn chỉnh thân răng thẳng đều.Làm hẹp khoảng hở giữa các răng.Cải thiện chức năng nhai và giao tiếp.Cải thiện sức khỏe răng miệng.Điều chỉnh bệnh lý sai khớp cắn. 2. Khí cụ niềng răng là gì? Khí cụ niềng răng là những dụng cụ nha khoa được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ trong suốt quá trình nắn chỉnh răng thẩm mỹ. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Hiện nay có 2 cách niềng răng phổ biến đó là niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp, mỗi phương pháp sẽ có các khí cụ chuyên biệt khác nhau. Phương pháp niềng răng cố định 3. Các loại khí cụ niềng răng cố định Niềng răng cố định hay còn gọi là niềng răng có mắc cài, đây là phương pháp chỉnh hình nha khoa phổ biến nhất hiện nay, Ưu điểm của phương pháp này là mang lại độ chính xác cao.Sinh hoạt của người niềng răng cố định cũng ít bị ảnh hưởng, người niềng có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, khi niềng răng cố định cần hạn chế các loại thức uống có gas, thức ăn quá cứng hoặc quá dính (kẹo cao su).Thun tách kẽKhí cụ niềng răng có mắc cài đầu tiên phải nhắc đến chính là thun tách kẽ. Đây là những vòng tròn nhỏ, chất liệu bằng cao su, chức năng chính là tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Trước khi mang mắc cài 1 tuần thì người niềng răng phải mang thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, hỗ trợ cho bước mang khâu chỉnh nha và mắc cài dễ dàng hơn.Đặc biệt, yêu cầu quan trọng trong thời gian mang thun tách kẽ là hạn chế ăn uống đồ quá cứng, vì có thể làm thun rơi ra ngoài.Khâu chỉnh nhaSau 1 đến 2 tuần mang thun, bác sĩ nha khoa sẽ lấy thun tách kẽ ra và mang khâu chỉnh nha vào. Khâu kim loại này sẽ được cố định ở răng hàm số 6 hoặc 7 bằng một loại vật liệu cố định chuyên dụng. Khâu sẽ đi theo người chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng. Khâu chỉnh nha được sử dụng sau niềng 1-2 tuần Dây cungMột trong các loại khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu chính là hệ thống dây cung. Dây cung chính là hệ thống dây kết nối giữa các mắc cài, chức năng chính là tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài. Có nhiều loại dây cung khác nhau, chất liệu chủ yếu sắt không gỉ như: Niken – Titanium.Tùy thuộc vào từng giai đoạn niềng răng mà hệ thống dây cung được sử dụng sẽ khác nhau về hình dạng và kích thước. Dây cung sẽ được gắn vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép.Hệ thống mắc càiChỉnh nha bằng niềng răng giúp nắn chỉnh lại các răng mọc lệch, mọc sai hướng và tác dụng này là nhờ đa phần vào hệ thống mắc cài. Loại khí cụ niềng răng này có chức năng là cố định và giữ hệ thống dây cung, khi tạo lực sẽ giúp răng di chuyển về vị trí mới thẳng đều và thẩm mỹ hơn. Niềng răng có mắc cài đi kèm với hệ thống dây cung mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với niềng răng tháo lắp. Lý do là lực kéo điều chỉnh lên dây cung, mắc cài thường ổn định và có tính thường xuyên hơn phương pháp niềng răng không mắc cài.Hook, minivisMột khí cụ niềng răng khác là hook, có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung, có tác dụng liên kết 2 hàm lại với nhau. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài của răng cối lớn.Minivis là điểm neo chặn tuyệt đối giúp di chuyển răng phía trước chạy vô trong mà không cho răng phía trong chạy ngược ra ngoài. Niềng răng Minivis cho hiệu quả nhanh hơn Hàm duy trìHàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu. Sau khi mắc cài được tháo bỏ, quá trình niềng răng hoàn tất thì hàm duy trì vẫn được dùng để giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu, thay thế chức năng của mắc cài trước đó. Hàm duy trì phải vừa khít với khuôn hàm của từng người để sử dụng sau khi tháo niềng răng.Sáp nha khoaThời gian đầu của quá trình niềng răng có mắc cài, các loại khí cụ niềng răng bằng kim loại sẽ cọ xát vào nướu và má gây tổn thương chảy máu hoặc đau. Khi đó, người niềng răng cần sử dụng sáp nha khoa để bôi vào bề mặt những khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn như đau nhức, chảy máu... 3. Quy trình niềng răng cơ bản với phương pháp có mắc cài Bước 1: Đặt thun tách kẽBước 2: Gắn khâu chỉnh nha.Bước 3: Gắn hệ thống mắc càiBước 4: Tạo khoảng trống giữa các răng để di chuyển răng (bằng cách nong hàm, mài kẽ, nhổ răng...)Bước 5: Nhổ răng khôn (nếu có).Bước 6: Đặt minivis chỉnh nha.Bước 7: Chỉnh nha tùy theo từng bệnh nhân.Bước 8: Sau khi niềng răng thành công thì tháo bỏ hệ thống các khí cụ niềng răng và mang hàm duy trì sau chỉnh nha. Sau tháo niềng, người niềng sẽ được mang hàm duy trì Một số lưu ý khi niềng răng có mắc càiHệ thống mắc cài và dây cung khi niềng răng cố định chính là nơi lí tưởng nơi để các vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn phát triển. Do đó, người niềng răng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, sử dụng các loại dụng cụ chăm sóc răng miệng để hạn chế nguy cơ sâu răng và mắc các bệnh về nướu. 4. Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp Niềng răng tháo lắp hay niềng răng không mắc cài đang dần phổ biến hơn. Có 2 phương pháp niềng răng tháo lắp là Invisalign (xuất xứ từ Mỹ) và eCligner (xuất xứ từ Hàn Quốc). Niềng răng không mắc cài sẽ sử dụng một loại khay giúp nắn chỉnh hàm răng, hiệu quả thường không thua kém so với hệ thống mắc cài cổ điển.Khí cụ niềng răng không mắc cài chủ yếu nhất chính là khay niềng. Thiết kế của khay niềng này là từ các vật liệu trong suốt, đơn giản, có tính đàn hồi và tác động lực lên răng, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn, thẳng đứng trên cung hàm. Các khay niềng từ nhựa này được chứng minh là lành tính, không gây kích ứng trong khoang miệng và không ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là tính thẩm mỹ trong quá trình niềng, không để mọi người thấy được hệ thống mắc cài chằng chịt. Bên cạnh đó, khay niềng còn hạn chế các tác dụng phụ như tuột mắc cài, gây tổn thương môi, má và các mô mềm xung quanh.Chuyên khoa Răng – hàm – mặt, bệnh viện Vinmec được trang bị hệ thống ghế nha khoa KAVO (Đức), camera tại ghế răng, máy panorama hãng Gendex, máy X - quang ổ răng tại chỗ, máy quét phim Photpho hãng Gendex, máy siêu âm Dently, rèn tẩy trắng răng Radii Plus Australia, máy nội nha, máy đo chiều dài ống tủy.... giúp hỗ trợ tối đa trong việc thăm khám và thực hiện mọi kỹ thuật răng hàm mặt. Lựa chọn cơ sở uy tín trong lĩnh vực nha khoa giúp bạn an tâm hơn khi niềng răng Thêm vào đó, Vinmec quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tụy và hết lòng vì sức khỏe của người bệnh.Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt tốt nghiệp cao học chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Đạt có thế mạnh về: làm thủ thuật nhổ răng khôn, chữa tuỷ, lấy cao răng, hàn răng nhẹ nhàng, ít sang chấn, giúp người bệnh giảm cảm giác đau tối đa; Thiết kế và làm răng sứ đẹp. Hiện nay, nha sĩ Đạt đang công tác tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-the-thao-bao-nhieu-la-du-vi
Tập thể thao bao nhiêu là đủ?
Tập thể thao bao nhiêu là đủ? Thời gian khuyến nghị phụ thuộc vào loại hình luyện tập, với tập luyện vừa phải thì 150 phút mỗi tuần, tương đương với 30 phút/ngày trong 5 ngày mỗi tuần; tập luyện cường độ cao thì 75 phút mỗi tuần. 1. Tập thể thao bao nhiêu là đủ? Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng FITT (viết tắt của tần suất, cường độ, thời gian và loại hình tập luyện) như một nguyên tắc để tập thể thao đúng cách.Tần suất: Tập thể thao chỉ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể một khi bạn tập luyện liên tục và lâu dài. Các buổi tập ngắn trong ngày hoặc trong tuần có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn là các buổi tập kéo dài. Do đó, thay vì đi bộ 30 phút, bạn hãy thử 3 lần đi bộ 10 phút.Cường độ: Tập thể thao nên bắt đầu chậm rãi từ các bài tập cơ bản, sau đó nâng dần lên mức trung bình hoặc cao. Cường độ tập luyện có thể được đo qua bài kiểm tra nói, nếu bạn có thể nói chuyện nhưng không thể hát, bạn đang tập luyện vừa phải, còn nếu chỉ nói được một vài từ và phải tạm dừng để lấy hơi thì bạn đang tập luyện cường độ cao.Thời gian: Bạn có thể lựa chọn bất kỳ trong số các tùy chọn sau:150 phút tập luyện vừa phải mỗi tuần, tương đương với 30 phút tập thể dục 5 ngày/tuần.HOẶC 75 phút tập thể dục cường độ cao mỗi tuần.HOẶC kết hợp tương đương giữa tập luyện vừa phải và cường độ cao.Ngoài ra, hãy thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp, hoặc các bài tập cân bằng ít nhất 2 ngày/tuần. Cố gắng thực hiện một lần duy nhất cho mỗi bài tập với mức tạ hoặc mức kháng đủ nặng để làm mệt mỏi cơ bắp sau khoảng 12 đến 15 lần lặp lại.Loại hình: Có 3 loại hình tập luyện mà bạn có thể kết hợp gồm:Các bài tập hiếu khí ít tác động như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, làm vườn, các lớp tập thể dục nhóm và khiêu vũ.Các bài tập tăng cường cơ bắp như leo núi, chèo thuyền, calisthenics, isometrics, tập tạ và sử dụng băng cản.Các bài tập thăng bằng như yoga và thái cực quyền.Các hướng dẫn khuyên bạn nên trải rộng bài tập này trong suốt một tuần. Mục tiêu chung là dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Để mang lại lợi ích sức khỏe lớn hơn nữa, hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì việc giảm cân, bạn nên tập ít nhất 300 phút mỗi tuần. Giải đáp tập thể thao bao nhiêu là đủ? 2. Lợi ích của việc tập thể dục Tập thể thao đúng cách và thường xuyên có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe cơ khớp và sức khỏe tổng thể, trong đó điển hình là:Giúp bôi trơn các khớp, khiến việc cử động trở nên dễ dàng hơnTạo ra endorphin giúp kiểm soát cơn đau và cải thiện sức khỏe tổng thểGiúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêmGiúp tăng cường năng lượng và nâng cao tâm trạngGiúp giảm cân và phòng ngừa các bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, v.v. 3. Thay đổi thói quen tập luyện bằng cách nào? Ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh mãn tính khác. Do đó, những người làm việc văn phòng hoặc các công việc ít vận động khác được khuyến khích tăng cường vận động. Bạn có thể thực hiện bằng cách chia nhỏ thời gian vận động, nếu không thể đi bộ 30 phút liên tục, hãy thử đi bộ vài phút đến 5 phút một lần. Quan trọng hơn là biến các hoạt động thể chất thành một phần trong lối sống của bạn, lâu dần bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.Bắt đầu tập luyện luôn là khoảng thời gian khó khăn nhất, bạn nên lập danh sách các hoạt động yêu thích hàng ngày có liên quan đến vận động và lên kế hoạch về thời gian thực hiện. Ví dụ như đi dạo với gia đình vào buổi sáng, đưa con đến công viên và chơi với chúng thay vì ngồi yên, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đỗ xe xa văn phòng hơn. Khi đã tìm được niềm vui với tập luyện thể thao, bạn có thể chuyển qua các hoạt động như bơi lội, lướt ván, đi bộ đường dài để làm mới quá trình tập luyện.Một cách khác để kéo dài thời gian luyện tập là khuyến khích người thân hoặc bạn bè cùng tham gia. Việc lên mục tiêu và phần thưởng khi hoàn thành như vé xem phim, đi ăn tối ở nhà hàng, v.v. có thể trở thành động lực để họ tham gia luyện tập cùng bạn. Khi đã nghiêm túc tập luyện, bạn cũng nên tuân thủ về thời gian khuyến nghị là 30 phút/ngày trong 5 ngày mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, arthritis.org, cdc.gov, webmd.com
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tai-nan-nguy-hiem-o-nam-gioi-chon-phong-the-20171002165437479.htm
20171002
Tai nạn nguy hiểm ở nam giới chốn phòng the
Thượng mã phong Đã từ lâu, thượng mã phong vẫn tồn tại trong những câu chuyện đáng sợ về độ nguy hiểm kinh khủng nhất trong chuyện phòng the. Thượng mã phong là tình trạng đột tử trong sinh hoạt tình dục khi dương khí bị thất thoát do tinh dịch tiết ra quá nhiều khiến chân tay lạnh toát, mồ hôi vã ra đầm đìa, hôn mê, bất tỉnh nhân sự… Ở nam giới gọi là “thoát dương”. Chứng thượng mã phong thường xảy ra ở người có sức khỏe kém, thể chất yếu, thần kinh căng thẳng, sinh hoạt tình dục quá nhiều dẫn tới thận khí tổn thất, tinh tiết ra liên tục. Biểu hiện lâm sàng của chứng này thường gặp là sau khi giao hợp, người nam lên cơn cực khoái hay sau khi xuất tinh thì xuất hiện trạng thái bất tỉnh, toát mồ hôi, toàn thân lạnh, co giật tay chân, người bỗng nhũn ra, sắc mặt trắng bệch, thở nhanh nông, mạch đập yếu, tinh dịch liên tục chảy ra đến kiệt sức. Nếu cấp cứu không kịp thời, người bệnh dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Phần lớn trường hợp thượng mã phong chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, cứ để yên vài phút là người bệnh sẽ tự tỉnh lại, không cần làm gì và cũng không để lại di chứng. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp nghiêm trọng (thực chất là đột quỵ hoặc trúng phong do xuất huyết não), rất khó hồi phục, dễ tử vong; thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn tuần hoàn não, cơ thể đang quá suy kiệt... Gãy dương vật Gãy dương vật theo đúng chuyên khoa nam học gọi là vỡ thể hang. Gãy dương vật là một dạng chấn thương dương vật do sự giập vỡ của lớp cân trắng bao quanh vật hang và chỉ xảy ra khi chúng đang trong tình trạng cương cứng. Mỗi dương vật được cấu tạo bởi một thể hang gồm hai ống là các bao xơ, rỗng bên trong. Khi dương vật cương cứng, máu sẽ được bơm vào trong hai ống này. Gãy dương vật chính là làm rách bao trắng của thể hang khiến máu chảy ra ngoài dương vật, lan tới bìu, bẹn làm dương vật mềm đi, sưng to và tím gây đau đớn cho bệnh nhân. Quan hệ tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây gãy dương vật. Trong quá trình dập ra dập vào của dương vật trong âm đạo, dương vật bị trượt ra ngoài và đâm vào tầng sinh môn hoặc xương mu gây nên tình trạng cong gập đột ngột làm cân trắng vật hang bị xé rách. Thủ dâm mạnh hoặc các cách thủ dâm kì quái, tự bẻ dương vật hoặc những cú đá trực tiếp vào dương vật cũng như nhiều loại chấn thương khác khi dương vật đang cương cũng là nguyên nhân gây gãy dương vật. Khi bị gãy, sau một tiếng “rắc”, bệnh nhân thấy đau chói, rồi dương vật mềm xẹp. Dương vật biến dạng, sưng nề, đổi màu. Ban đầu có màu đỏ, sau chuyển sang màu tím bầm cuối cùng tím đen như quả bồ quân. Dương vật đổ gục về một bên. Bệnh nhân gãy dương vật cần được cấp cứu kịp thời. Đứt dây thắng dương vật Dây thắng dương vật (hay còn gọi là dây chằng, dây hãm) là phần da dính vào mặt dưới quy đầu, sát lỗ tiểu. Dây thắng có tác dụng hãm không cho bao quy đầu trượt quá cao lên thân dương vật. Khi dương vật cương thì mảnh da này căng ra. Dây thắng có thể bị rách (hay còn gọi là đứt dây thắng) do bị căng quá mức. Điều này chỉ xảy ra khi dương vật đang cương cứng trong lúc giao hợp hay do thủ dâm. Khi đứt dây thắng sẽ làm dương vật xẹp nhanh do ức chế tâm lý. Trong trường hợp nếu niêm mạc chỉ rách nhẹ, có thể chảy ít máu và sẽ để lại sẹo nhỏ khiến chủ nhân cảm thấy không thoải mái khi giao hợp. Nếu rách sâu kèm đứt động mạch của dây chằng, nạn nhân sẽ mất nhiều máu và cần đến bệnh viện khâu lại. Phẫu thuật tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế vì nếu khâu không khéo có thể làm dây thắng bị rút ngắn lại, có cục xơ làm dễ bị rách trở lại. Tai nạn đứt dây thắng khiến nam giới có thể bị rối loạn cương nhẹ do đau khi cương và tái rách, đồng thời tâm lý của nam giới khi quan hệ tình dục sẽ không được thoải mái, giảm chất lượng và khó đạt đỉnh. Những người bị hẹp bao quy đầu thường hay bị dây thắng ngắn, nhưng vẫn có những trường hợp không hẹp quy đầu mà dây thắng vẫn ngắn. Người có dây thắng ngắn khi dương vật cương sẽ dễ đứt, điều này có thể xảy ra bất cứ lần giao hợp nào, chứ không nhất thiết là lần đầu. Theo BS. Băng Tâm Sức khỏe & Đời sống
https://tamanhhospital.vn/thoat-vi-nao/
26/04/2024
Thoát vị não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Người bị thoát vị não cần được điều trị càng sớm càng tốt để bảo toàn chức năng não và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng thoát vị não có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Vậy, thoát vị não là gì? Thoát vị não có mấy loại? Chẩn đoán và điều trị bệnh bằng cách nào? Mục lụcThoát vị não là gì?Các loại thoát vị não phổ biến1. Thoát vị màng não2. Thoát vị não dưới liềm3. Thoát vị trung tâm4. Thoát vị xuyên lều tiểu não5. Thoát vị hạnh nhân tiểu não6. Thoát vị thùy thái dươngNguyên nhân thoát vị nãoTriệu chứng thoát vị não thường gặpĐối tượng có nguy cơ thoát vị nãoBiến chứng thoát vị não có thể xảy raPhương pháp chẩn đoán thoát vị não1. Chụp X Quang sọ não2. Chụp CT não3. Chụp MRI não4. Xét nghiệm máuPhương pháp điều trị thoát vị nãoBiện pháp phòng ngừa thoát vị nãoKhi nào nên gặp bác sĩ?Thoát vị não là gì? Thoát vị não là tình trạng mô não dịch chuyển khỏi vị trí bình thường trong hộp sọ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông qua các lỗ hở tự nhiên hoặc kẽ hở. Tiên lượng bệnh thoát vị não có thể khả quan nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngược lại, chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. (1) Thoát vị não là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thần kinh và tính mạng của người bệnh Các loại thoát vị não phổ biến Phân loại thoát vị não cần dựa trên cấu trúc của mô não bị dịch chuyển. Các dạng thoát vị não hay các thể thoát vị não thường gặp bao gồm: 1. Thoát vị màng não Thoát vị màng não là tình trạng một phần tổ chức não thoát khỏi xương sọ để tạo thành túi thoát vị bên ngoài hộp sọ. Hầu hết các trường hợp thoát vị màng não đều là bệnh bẩm sinh. Bên cạnh đó, thoát vị màng não tủy cũng là một dạng thoát vị tổ chức thần kinh tương tự như thoát vị màng não. Bệnh xảy ra do tình trạng khuyết cung sau đốt sống, khiến cho ống sống thông suốt với phần mềm bên ngoài. Thông qua lỗ thủng màng cứng, tủy sống có xu hướng phình và tạo nên túi thoát vị. Bệnh thoát vị màng não và thoát vị màng não tủy đều có thể được điều trị kịp thời trong giai đoạn mang thai. Vì vậy, thai phụ cần tuân thủ chỉ định khám thai định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị bệnh thoát vị màng não kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 2. Thoát vị não dưới liềm Thoát vị não dưới liềm là một dạng thoát vị mô não phổ biến, xảy ra khi khối mô não có xu hướng di chuyển xuống bên dưới liềm não và cuối cùng sẽ bị đẩy sang hẳn một bên. 3. Thoát vị trung tâm Thoát vị trung tâm là tình trạng cả hai thùy thái dương thoát qua khe lều tiểu não, xảy ra bởi tác động của hiện tượng phù não lan tỏa hoặc sự xuất hiện một khối choán chỗ. (2) 4. Thoát vị xuyên lều tiểu não Thoát vị xuyên lều tiểu não được phân thành hai dạng: Thoát vị xuyên lều tiểu não giảm dần: Xảy ra khi thùy thái dương có xu hướng dịch chuyển vào hố sọ sau Thoát vị xuyên lều tiểu não tăng dần: Xảy ra khi thân não và tiểu não có xu hướng di chuyển lên trên thông qua lều tiểu não 5. Thoát vị hạnh nhân tiểu não Thoát vị hạnh nhân tiểu não là tình trạng các hạnh nhân tiểu não có xu hướng di chuyển thông qua lỗ chẩm lớn (lỗ ở đáy hộp sọ kết nối tủy sống và não) để xuống vùng dưới hộp sọ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường bắt nguồn từ việc xuất hiện khối choán chỗ (ví dụ như chảy máu tiểu não) tại khu vực dưới lều tiểu não. 6. Thoát vị thùy thái dương Thoát vị thùy thái dương xảy ra khi thùy thái dương có xu hướng di chuyển xuống bên dưới lều tiểu não (tổ chức nâng đỡ thùy thái dương) do bị chèn ép. Thùy thái dương khi bị thoát vị có thể chèn ép các cấu trúc quan trọng bên trong não, bao gồm dây thần kinh sọ số 3 và cuống não ở cùng phía, động mạch não sau, thân não, khu vực xung quanh hoặc bên trong đồi thị. Nguyên nhân thoát vị não Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thoát vị não bắt nguồn từ tình trạng tăng áp lực nội sọ xảy ra bởi các vấn đề nghiêm trọng như khối u não, đột quỵ xuất huyết não, chấn thương sọ não gây phù não…. Hộp sọ chứa nhu mô não, máu và dịch não tủy trong không gian có thể tích cố định. Như vậy, khi áp lực trong nội sọ tăng cao, nhu mô não có thể bị chèn ép và buộc phải di chuyển vị trí. Ngoài ra, thoát vị não cũng có thể là di chứng của quá trình phẫu thuật não, xạ trị điều trị ung thư… tuy nhiên trường hợp này thường ít phổ biến. Hình ảnh thoát vị não do tăng áp lực nội sọ trên phim chụp CT Triệu chứng thoát vị não thường gặp Mỗi trường hợp thoát vị não có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, vùng não bị ảnh hưởng và thể trạng của người bệnh. Người bệnh thoát vị não có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến chức năng thần kinh, bao gồm: (3) Đau đầu Mạch đập bất thường Đồng tử có xu hướng giãn nở Tăng huyết áp Co giật Giao tiếp và vận động khó khăn Rối loạn phản xạ Suy giảm ý thức Ngất xỉu, hôn mê Đối tượng có nguy cơ thoát vị não Trên thực tế, bất kỳ chấn thương hay bệnh lý liên quan đến não bộ đều có thể gây thoát vị não do tăng áp lực nội sọ. Do đó, bệnh thoát vị não có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải bệnh lý này có thể gia tăng ở một số đối tượng cụ thể như: Người mắc phải các bệnh về não như u não, xuất huyết não, đột quỵ não, não úng thủy, áp xe não, dị tật Chiari…. Người bị chấn thương sọ não Người mắc bệnh về mạch máu (đặc biệt là phình động mạch) Người bệnh vừa trải qua quá trình phẫu thuật não hoặc xạ trị Biến chứng thoát vị não có thể xảy ra Nếu không được điều trị kịp thời, tiên lượng bệnh thoát vị não thường không khả quan. Bởi vì, khi bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, cấu trúc và chức năng của mô não sẽ bị suy yếu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: Tổn thương vĩnh viễn một phần hoặc toàn bộ mô não (chết não) Ngừng tuần hoàn Ngừng hô hấp Hôn mê sâu Tử vong Chậm trễ trong điều trị thoát vị não có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong Phương pháp chẩn đoán thoát vị não Để chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị não, bác sĩ cần khai thác ở người bệnh các vấn đề như triệu chứng, tiền căn, bệnh lý nền…, đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: (4) 1. Chụp X Quang sọ não Chụp X quang sọ não là kỹ thuật tạo nên hình ảnh giải phẫu sọ não bằng cách sử dụng tia bức xạ X. Nhờ vào kết quả chụp X quang, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng tổn thương ở hộp sọ và bên trong não, bao gồm thoát vị não, khối u não, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ…. 2. Chụp CT não Chụp CT não hay chụp vi tính cắt lớp não là kỹ thuật sử dụng tia bức xạ X quét từ vị trí cằm đến đỉnh đầu để ghi nhận hình ảnh giải phẫu bên trong não và sọ não một cách rõ nét và chi tiết. Hình chụp CT não được thể hiện ở dạng 2D hoặc 3D, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được chi tiết vùng não bị tổn thương – đặc biệt là tình trạng lệch khỏi vị trí ban đầu của mô não, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác các vấn đề ở não bộ, trong đó có thoát vị não. 3. Chụp MRI não Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng điện từ có tần số radio thay cho tia bức xạ, để ghi nhận hình ảnh 3D chất lượng cao về cấu trúc bên trong não một cách rõ nét. Kỹ thuật này được đánh giá có độ nhạy cao giúp phân biệt rõ ràng mô não bình thường và mô não bị tổn thương. Nhờ vào hình ảnh chụp MRI, bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương não rất nhỏ, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh thoát vị não. 4. Xét nghiệm máu Bên cạnh các kỹ thuật như chụp X quang, chụp CT và chụp MRI não, trong quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị não, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu nếu nghi ngờ có hiện tượng rối loạn chảy máu hoặc áp xe não. Phương pháp điều trị thoát vị não Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị thoát vị não dựa trên các yếu tố như vùng não bị thoát vị, thể trạng của người bệnh và thời gian can thiệp. Một số phương pháp điều trị bệnh thoát vị não giúp bảo toàn tính mạng cho người bệnh, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm bao gồm: (5) Phẫu thuật não để điều trị nguyên nhân: Bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ trong não, khối u hoặc áp xe não. Kỹ thuật dẫn lưu não: Bác sĩ sẽ tiến hành tạo lỗ trên hộp sọ để đặt ống dẫn lưu dịch não thất, từ đó làm giảm áp lực trong nội sọ. Phẫu thuật loại bỏ một phần sọ não: Để tạo khoảng trống nhằm giảm bớt áp lực bên trong não, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ một phần hộp sọ của người bệnh. Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm phù não: Để hỗ trợ làm giảm hiện tượng phù não gây thoát vị não, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, mannitol, dung dịch muối ưu trương…. Hút dịch não tủy: Để hỗ trợ làm giảm áp lực nội sọ, bác sĩ có thể tiến hành rút bớt dịch não tủy với tốc độ 1 – 2 mL/ phút bằng cách đặt ống shunt (ống dài chất liệu silicon) thông qua lỗ nhỏ trên hộp sọ. Hỗ trợ tăng thông khí: Để hỗ trợ hạ nồng độ CO2 (carbon dioxide) trong máu, người bệnh thoát vị não có thể được đặt nội khí quản. Điều trị bệnh thoát vị não là vấn đề phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thần kinh giàu kinh nghiệm tại bệnh viện uy tín. Điều này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu rủi ro để lại di chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc chọn khám chữa bệnh lý hoặc tổn thương não tại các cơ sở y tế uy tín. Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh cùng hệ thống máy móc thiết bị y tế chuyên dụng hiện đại, giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả thoát vị não cũng như các bệnh lý thần kinh như hệ thống chụp CT 768 lát cắt, MRI 3 Tesla, Robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống định vị Navigation, kính vi phẫu…. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Khoa học Thần Kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiếp nhận và điều trị hiệu quả cho rất nhiều trường hợp tổn thương não nghiêm trọng, trong đó có thoát vị não. Người bệnh thoát vị não cần được điều trị càng sớm càng tốt Biện pháp phòng ngừa thoát vị não Để có thể phòng tránh hoặc giảm nguy cơ thoát vị não, mỗi người cần: Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ: Duy trì thăm khám sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng một lần sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh thoát vị não thông qua việc phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh lý này. Kiểm soát tốt các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ thoát vị não: Những đối tượng mắc phải các bệnh lý như đột quỵ não, u não, phình động mạch, xuất huyết não… cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị bệnh để hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong đó có thoát vị não. Bảo vệ vùng đầu: Mọi va chạm ở vùng đầu đều tiềm ẩn nguy cơ chấn thương sọ não hoặc bên trong não. Điều này có thể làm tăng áp lực nội sọ, khiến mô não bị thoát vị. Vì vậy, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh té ngã, đồng thời luôn đội nón bảo hiểm bảo vệ vùng đầu khi tham gia giao thông hoặc hoạt động cường độ cao. Khi nào nên gặp bác sĩ? Khi nhận thấy bản thân có các biểu hiện nghi ngờ thoát vị não như đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, rối loạn phản xạ, co giật… hoặc ngay sau khi xảy ra va đập ở vùng đầu, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ góp phần ngăn chặn nguy cơ chết não và các biến chứng nghiêm trọng khác, từ đó giúp bảo toàn tính mạng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh thoát vị não. Như vậy, thoát vị não là tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng, người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về các loại thoát vị não thường gặp và các vấn đề liên quan, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mieng-dan-mun-co-su-hieu-qua-vi
Miếng dán mụn có thật sự hiệu quả?
Việc sử dụng miếng dán mụn trong việc trị mụn ngày nay rất thông dụng. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc răng miếng dán mụn có thực sự hiệu quả hay không? 1. Miếng dán trị mụn là gì? Có rất nhiều người bị gặp phải tình trạng mụn trứng cá, tình trạng này có thể gặp chủ yếu ở những người trải qua độ tuổi dậy thì mà còn ảnh hưởng khoảng 15% tới phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành.Mặc dù mụn trứng cá ít có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gây mất tự tin, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm do vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân.Miếng dán trị mụn là miếng dán sử dụng trên da được giống như miếng dán thuốc trong y tế bảo vệ vi khuẩn xâm nhập. Miếng dán này có xuất xứ từ Hàn Quốc, bên trong sản phẩm có chứa thành phần Hydrocolloid hoặc một số loại miếng dán có thể chứa một số các thành phần có tác dụng khác nữa tùy mục đích và tùy từng hãng sản xuất khác nhau. Miếng dán mụn có thể chống vi khuẩn xâm nhập Miếng dán mụn thường có kích thước tương đối nhỏ và có hình tròn. Miếng có hình dạng tròn bán kính khoảng 5mm nên khi dán lên mặt hay những vị trí có thể nhìn thấy mà không quá lộ. Miếng dán mụn thường có màu trong suốt, gần như giống với màu da mặt.Miếng dán mụn đóng vai trò như miếng dán thuốc tại chỗ, thu nhỏ để điều trị tình trạng mụn và ngăn cản việc người bị mụn đưa tay lên nắn hay sờ mó dẫn tới nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó cũng có tính thẩm mỹ cao giúp người bị mụn tự tin hơn. 2. Tác dụng miếng dán trị mụn? Trong miếng dán trị mụn thường có chứa thành phần Hydrocolloid và một số thành phần có tác dụng như:Giúp làm sạch lượng dầu thừa, dịch mụn và tạo môi trường ẩm có độ pH thấp. Vì vậy, các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi dùng miếng dán hút mụn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập thì nốt mụn cũng giảm sưng hơn.Miếng dán mụn giúp bao bọc các nốt mụn trên da, bảo vệ mụn không tiếp xúc với không khí ô nhiễm bên ngoài. Hạn chế tình trạng mụn bị viêm nặng hơn.Miếng dán mụn phù hợp cho những người có thói quen dùng tay sờ và nặn mụn, khi dán mụn bằng miếng dán thì sẽ giảm bớt việc đưa tay không sạch lên sờ vào mụn dẫn tới viêm và nhiễm khuẩn.Thường thì miếng dán mụn được dùng để điều trị các loại mụn trứng cá bề mặt ngoài da, dễ điều trị như loại mụn bọc, mụn đầu đen và mụn đầu trắng giúp đẩy nhanh nhân bên trong ra ngoài, giảm sự hình thành sẹo xấu trên da gây mất thẩm mỹ. Miếng dán mụn được dùng để điều trị mụn trứng cá Một số miếng dán mụn có nhiều thành phần khác ngoài hydrocolloid còn có tác dụng trị các loại mụn sâu hơn, tuy nhiên đôi khi nó khó hiệu quả và thường phải phối hợp với biện pháp điều trị mụn khác.Thông thường các thành phần bên trong miếng dán mụn khá an toàn thường sẽ không chứa các chất gây kích ứng cho da, việc sử dụng yên tâm hơn. 3. Miếng dán mụn có thật sự hiệu quả? Như vậy, với những thông tin về tác dụng của miếng dán mụn thì chúng rất có hiệu quả trong một số trường hợp mụn trứng cá ở bề mặt da. Việc sử dụng tương đối đơn giản và mang lại nhiều tác dụng có lợi nhằm điều trị mụn.Tuy nhiên, thành phần trong mỗi loại miếng dán lại có sự khác nhau tùy vào thương hiệu nhằm đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất. Khi lựa chọn bạn nên xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.Miếng dán trị mụn thường ít có hiệu quả ở những trường hợp mụn ở sâu hay mụn dạng nang cho nên nếu bạn sử dụng với loại này sẽ thường không đem lại hiệu quả mong muốn. Trường hợp này cần kết hợp các biện pháp can thiệp khác hay dùng loại thuốc có thể vào sâu hơn để điều trị.Miếng dán mụn sẽ thực sự hiệu quả nếu bạn sử dụng đúng cách và đúng những loại mụn trên bề mặt, còn loại mụn nằm ở sâu bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để được tiếp nhận một liệu trình điều trị phù hợp. 4. Những lưu ý khi sử dụng miếng dán mụn Khi sử dụng miếng dán mụn cần lưu ý một số vấn đề sau:Chỉ nên sử dụng cho những nốt mụn có tình trạng viêm, có hoặc sắp có đầu mủ.Vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo da luôn sạch và khô trước khi dán tránh giữ lại bụi bẩn trong miếng dán.Dán ngay sau khi rửa mặt, rồi chăm sóc da. Có thể chăm sóc da rồi dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng cho sạch vùng mụn viêm và dán miếng dán lên.Mỗi miếng dán có thể sử dụng được trong thời gian từ 8 đến 12 giờ. Sau khi loại bỏ miếng dán ra thì làm sạch da rồi sau đó mới dán miếng mới.Để biết được miếng dán mụn có hiệu quả tốt không, bạn nên dùng liên tục cho đến khi nốt mụn trồi nhân lên. Sau khi hết dịch mủ có thể kéo dài thêm thời gian dán để bảo vệ vết thương hở bên ngoài tránh vi khuẩn xâm nhập.Miếng dán mụn có nhiều tác dụng phù hợp với việc trị mụn, chúng thực sự có hiệu quả tốt cho những trường hợp mụn nhẹ dễ điều trị chứ không phải tất cả và quan trọng nó giúp che đậy vết mụn tạm thời lấy lại thẩm mỹ khi bạn cần. Như vậy nếu dùng đúng cách thì nó mang lại hiệu quả điều trị mụn cao, bạn nên lựa chọn những loại miếng dán của các nhà sản xuất uy tín.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-giai-doan-phat-trien-cua-loet-do-ti-de-vi
Các giai đoạn phát triển của loét do tì đè
Loét do tì đè trên da và mô dưới da thường xuất hiện ở những người già, người mắc bệnh ít vận động hoặc không vận động. Bệnh cần được phòng ngừa và điều trị sớm, tránh gây thiếu máu và hoại tử mô. 1.Các giai đoạn phát triển của loét do tì đè Loét do tì đè ở người già được phân chia thành 4 giai đoạn, tăng dần theo mức độ tổn thương và khó khăn điều trị. 4 giai đoạn phát triển của loét do tì đè gồm:1.1 Giai đoạn 1: Tổn thương lớp thượng bì và lớp bìĐặc điểm: Da còn nguyên vẹn, không bị mất, có màu đỏ nhạt. Không ép trắng được ở một vùng khu trú thường trên một lồi xương.Người có da đậm màu có thể không nhìn thấy làm trắng được, màu da có thể khác với các vùng xung quanh.Khi sờ cảm giác vùng da loét do tì đè giai đoạn này cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với các vùng da xung quanh. Người bệnh có cảm giác đau. Các cấp độ ứng với từng giai đoạn của loét do tì đè 1.2 Giai đoạn 2: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì cùng lớp dưới daĐặc điểm: Mất một phần lớp bì, biểu hiện là loét hở nông với đáy vết loét màu đỏ hồng, không đóng vảy, đáy vết loét nông, khô, chưa có mô hoại tử (tế bào chết có màu trắng đục).Vùng da này cũng có thể biểu hiện như vết phỏng nước, chứa đẩy huyết thanh còn nguyên vẹn hoặc bị hở, vỡ ra.1.3 Giai đoạn 3: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ cùng lớp dưới daĐặc điểm: Mất mô toàn bộ lớp da, có thể thấy mô mỡ dưới da nhưng không lộ gân, xương hay cơ. Có thể có lớp vảy nhưng không lấp đầy được mô bị mất.Có thể bao gồm đường hầm là lỗ đỏ.1.4 Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu xuống gân cơĐặc điểm: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ gân hay cơ. Có thể có lớp vảy màu vàng do hoại tử đục hay eschar ở đáy vết thương.Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ đỏ. 2.Các tiêu chí khác đánh giá loét tì đè Tổn thương loét sâu có vùng khu trú da đổi màu đỏ nâu Ngoài ra, đánh giá loét tì đè có thể không thuộc các giai đoạn trên như:2.1 Nghi ngờ tổn thương mô sâuVùng khu trú da đổi màu đỏ nâu hoặc tím đậm, hoặc có các phỏng nước chứa đầy máu. Nguyên nhân là do tổn thương mô mềm bên trong, chịu lực ép hoặc lực trượt.Vùng nghi ngờ tổn thương mô sâu có thể cứng, mềm, nhão, đau, nóng hoặc lạnh khác thường so với các vùng mô bên cạnh.2.2 Không xếp loại đượcỞ đây, vết loét tì đè bị mất mô toàn bộ, trong đó nền vết loét bị che phủ kín bởi lớp vảy màu xám, đỏ nâu, xanh, vàng hoặc nâu là các lớp tế bào chết hoặc hoại tử. Có thể có eschar màu đỏ nâu, đen hoặc nâu ở đáy vết thương hoặc không thấy được độ sâu ổ loét. 3.Làm gì khi bị loét tì đè? Đối với các tổn thương loét ép giai đoạn 1 và 2, thường là chăm sóc vết thương bảo tồn, không phẫu thuật.Nếu tổn thương loét tì đè ở giai đoạn 3 và 4, có thể xem xét cần phẫu thuật can thiệp (như ghép da có cuống). Một số tổn thương phải được điều trị bảo tồn nếu bệnh nhân có bệnh lý khác kèm theo.Dân gian ta có nhiều cách sử dụng dược liệu thiên nhiên để điều trị, giảm các vết loét tì đè, tránh vết thương không bị nhiễm trùng. Trong đó, y học ngày nay ghi nhận, việc sử dụng mật ong trong làm sạch nhanh chóng nhiễm trùng ở vết thương do loét tì đè hiệu quả. Ngoài ra, một số bằng chứng cho rằng mật ong còn giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương, kháng khuẩn hiệu quả với một số loại vi khuẩn và nấm.Ngoài mật ong, dân gian ta cũng sử dụng đu đủ và đường để chăm sóc các vết thương viêm loét do tì đè. 4.Điều trị loét tì đè thế nào? Thuốc Sulfadiazine sử dụng điều trị loét tì đè Có nhiều phương pháp điều trị loét tì đè, có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp, tùy theo tình trạng bệnh.4.1 Nâng đỡ thể trạngBằng việc: Giảm đau, chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ, vệ sinh ổ loét và các mô xung quanh đúng cách. Ngoài ra, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ (calories, Vitamin, Protein, yếu tố vi lượng).4.2 Giảm áp lực tì đèBằng việc: Nằm đầu cao 30 độ, giúp thay đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ một lần, có thể tập vận động nếu được. Việc sử dụng giường, ghế đẩy trợ đặc biệt có thể giảm áp lực tì đè, duy trì dưới 32 mmHg.4.3 Chăm sóc vết loétBằng cách:Loại bỏ mô hoại tử: bằng cắt lọc, bơm xoáy nước, Povidone-Iodine, hoặc enzym tiêu hủy Protein.Dịch rửa vết thương: có thể là nước muối sinh lý, acetic acid (0.5%), Povidone-Iodine hòa loãng hoặc Sodium Hypochlorite (2,5%).Băng bó vết loét: với vết loét giai đoạn 2 hoặc nặng hơn, có thể dùng thêm thuốc gel để chống nhiễm bẩn, loại bỏ mô hoại tử.Kháng sinh: dùng kem kháng sinh như Sulfadiazine ức chế DNA và thay đổi của màng tế bào.Ngoài ra còn một số phương pháp chăm sóc vết loét khác như: Oxy cao áp, Liệu pháp áp lực âm, Electrotherapy, yếu tố phát triển,...Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec không chỉ nổi tiếng bởi chuyên môn cao mà còn có đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến nhất Việt Nam. Đặc biệt các quy trình thăm khám và điều trị tại Vinmec đều được thực hiện bởi đội ngũ Y bác sĩ giàu chuyên môn và được đào tạo bài bản sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao.Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-em-cung-biet-buon-dung-coi-thuong-nhe-vi
Trẻ em cũng biết buồn, đừng coi thường nhé!
Không ít người lớn cho rằng trẻ em còn nhỏ thì mau quên, dễ thích nghi và vượt qua các nỗi buồn. Nhưng các con số thống kê lại cho thấy điều ngược lại, trẻ em cũng biết buồn và số lượng trẻ trầm cảm, rối loạn lo âu không hề ít. 1. Trẻ trầm cảm là do đâu? Trẻ em cũng có thể bị trầm cảm, với các dấu hiệu gần giống như người lớn. Tuy nhiên, trẻ bị trầm cảm thường được phát hiện muộn vì người lớn cho rằng trẻ đang có thay đổi về tâm sinh lý trong quá trình phát triển.Những nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em bao gồm:Tổn thương thực thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, thiên tai, chiến tranh...;Trẻ bị mất đi người thân yêu;Gia đình chuyển chỗ ở;Cha mẹ ly hôn hoặc cha mẹ gây hấn trước mặt trẻ;Trẻ bị hắt hủi, đối xử hà khắc, bị trừng phạt vô cớ;Cha mẹ có tâm bệnh;Trẻ mắc bệnh mạn tính như lao, thận, bệnh bẩm sinh như tan máu bẩm sinh...Các vấn đề tâm lý bao gồm trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Trẻ học hành không tốt, không hòa nhập với bạn bè, trẻ cảm thấy bế tắc, buồn, hụt hẫng, tuyệt vọng...Bạn đừng bao giờ nghĩ trẻ không buồn hoặc trẻ em buồn sẽ tự hết. Những nỗi buồn của trẻ có thể dẫn đến trầm cảm và tình trạng sẽ ngày càng nặng, thậm chí dẫn đến tự sát.Một trong những lý do khiến cho chứng trầm cảm ở trẻ thường bị che đậy là do sự kỳ thị và phân biệt đối xử xung quanh. Nhiều người cho rằng trẻ em không thể bị trầm cảm nếu trẻ không có những tác nhân gây căng thẳng nghiêm trọng như người lớn gặp phải.Tuy nhiên, ở bất kỳ thời điểm nào, có khoảng 5% thanh thiếu niên đang đối mặt với chứng trầm cảm, được gây ra bởi nhiều yếu tố. Một số trẻ có thể có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn nếu chúng có một tình trạng sức khỏe tâm thần từ trước, trải qua chấn thương trước đó hoặc bất ổn ở nhà. Đừng bao giờ nghĩ trẻ không buồn hoặc trẻ em buồn sẽ tự hết 2. Các dấu hiệu cho biết trẻ trầm cảm Biểu hiện của sự đau buồn tạm thời là bình thường khi trẻ gặp phải sự kiện căng thẳng hoặc đáng sợ. Nhưng những cảm giác này thường sẽ trôi qua theo thời gian và hầu hết trẻ em đều có thể vượt qua điều này với sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè.Có nhiều yếu tố của cuộc sống hàng ngày có thể thay đổi liên tục và một số trẻ có thể gặp phải khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi đó và xử lý cảm xúc của mình. Điều này có khả năng dẫn đến gia tăng sự lo lắng, cảm giác trầm cảm và thậm chí là trẻ có hành vi tự tử.Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lo lắng ở các độ tuổi khác nhau như sau:Trẻ mẫu giáo: Có biểu hiện tăng đái dầm, mút ngón tay cái, trẻ khó ngủ, sợ bóng tối, bám bố mẹ, trẻ thay đổi đáng kể hành vi và bỏ học.Học sinh tiểu học: Trẻ có thể gặp ác mộng, khó tập trung, cáu kỉnh, có những hành vi hung hăng, đeo bám, xa lánh khỏi bạn bè và các hoạt động, trốn học.Thanh thiếu niên: Trẻ ở độ tuổi này có biểu hiện thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc giấc ngủ, khó tập trung, thu mình với xã hội và đau nhức không rõ nguyên nhân, cáu kỉnh, gia tăng xung đột. 3. Làm thế nào giúp trẻ vượt qua giai đoạn trầm cảm? Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để điều trị trẻ trầm cảm và cũng có thể được coi là các biện pháp phòng ngừa khi muốn giúp trẻ có một sức khỏe tâm thần tốt.Bạn cần nói chuyện cởi mở với trẻ: Bạn cần tạo ra một môi trường mà trẻ cảm thấy thoải mái khi tiếp cận, đây là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe tinh thần của trẻ. Tìm cách tương tác với trẻ về những gì trẻ quan tâm và sẵn sàng nói chuyện để bạn có thể bước vào thế giới của trẻ.Xác thực cảm xúc của trẻ: Không bao giờ là quá sớm để bạn bắt đầu nói về những cảm xúc đau, buồn và bình thường hóa trải nghiệm đó, chia sẻ cảm xúc của trẻ với người khác. Bạn có thể chứng minh cho trẻ thấy điều này bằng cách trò chuyện cởi mở với trẻ về cảm xúc của chính bạn.Dạy trẻ kỹ năng đối phó lành mạnh: Những tình huống khiến trẻ cảm căng thẳng có thể rất khác so với những tình huống gây căng thẳng cho người lớn. Tuy nhiên, cả người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng nhiều cách đối phó lành mạnh giống nhau với những tình huống khó khăn đó. Các bài tập thở đứng dậy di chuyển đều, tham gia một hoạt động yêu thích có thể là những công cụ hữu ích để điều chỉnh cảm xúc.Xem lại những điều cơ bản trong cuộc sống của trẻ: Bởi vì trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì trong cuộc sống của một đứa trẻ, điều quan trọng là phải nghĩ tới nhiều lĩnh vực trong thói quen hàng ngày của trẻ khi giải quyết chứng trầm cảm. Ví dụ như chế độ ăn uống của trẻ như thế nào? Trẻ có tập thể dục đầy đủ không? Trẻ có dành nhiều thời gian với màn hình thiết bị điện tử không? Việc kiểm tra các thói quen hàng ngày của trẻ sẽ giúp cha mẹ tạo ra một lối sống lành mạnh hơn cho con. Hiện nay số lượng trẻ trầm cảm, rối loạn lo âu không hề ít Tóm lại, trẻ bị trầm cảm có thể điều trị được bằng các phương pháp, nguồn lực và sự hỗ trợ phù hợp. Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có những thay đổi đáng kể trong hành vi hoặc nếu những triệu chứng này kéo dài trên 2 tuần. Tùy thuộc vào tình hình của trẻ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, liệu pháp trò chuyện hoặc kết hợp cả hai để giúp trẻ.
https://suckhoedoisong.vn/uu-va-nhuoc-diem-cua-cac-bien-phap-tri-nam-da-169240108121446288.htm
08-01-2024
Ưu và nhược điểm của các biện pháp trị nám da
1. Sử dụng mỹ phẩm trị nám da Sử dụng mỹ phẩm như kem trị nám da thì cần phụ thuộc mức độ nám da để sử dụng kem mức độ nhẹ hay mạnh cho phù hợp: - Nhóm nhẹ: Tranexamic acid (500-700md/ngày), thời gian sử dụng tối đa 6 tháng. Ngoài ra cần sử dụng kem hỗ trợ như glutathione, serum C... - Nhóm vừa: HQ 2% (hydroquinone), kojic acid 2%, retinoids dạng bôi; dùng mỗi ngày, có thể sử dụng khoảng 4 tháng. - Nhóm mạnh vừa: HQ 4%, dùng mỗi ngày trong thời gian sử dụng cho phép là 3 tháng. Kem bôi azelaic acid 20%, dùng mỗi ngày, khoảng thời gian sử dụng cho phép là 6 tháng. - Nhóm mạnh: Bộ ba phối hợp gồm fluocenolon acetonic 0.01%, HQ 4%, tretinoin 0.05%. Khoảng thời gian điều trị cho phép tối đa là 12 tuần. Tùy thuộc mức độ nám da mà sử dụng kem trị nám phù hợp. Ưu điểm của kem bôi trị nám da: Các loại kem trị nám tác động ở bên ngoài da, có tác dụng làm mờ vết nám da nhanh chóng. Hơn nữa có thể dễ dàng thực hiện tại nhà và có nhiều sản phẩm với nhiều mức giá thành, phù hợp với nhiều người. - Nhược điểm: Các sản phẩm kem bôi trị nám được bán ở rất nhiều cửa hàng và các nền tảng điện tử mà chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa chứa hóa chất độc hại rất dễ dàng trà trộn. Hơn nữa, nhiều người với mong muốn nhanh chóng xóa sạch các vết nám nên dễ dàng lạm dụng mỹ phẩm trị nám. Từ đó dẫn đến tình trạng nám nặng hơn kéo theo kích ứng da. Trường hợp mua phải kem kém chất lượng, không đảm bảo thành phần đúng và đủ sẽ dễ khiến bào mòn da và tình trạng nám da khó điều trị hơn.Càng các loại kem có tác dụng nhanh thì lại càng có tính chất tẩy da mạnh, dẫn đến da dễ bị bào mỏng, dễ bắt nắng và đen sạm hơn. Nám cũng có thể nhanh chóng quay trở lại nếu ngưng sử dụng. Lưu ý: Nên sử dụng kem trị nám da đúng theo hướng dẫn của chuyên viên chăm sóc da hoặc bác sĩ da liễu. Ngoài ra, còn phải thực hiện bước chống nắng đầy để quá trình điều trị nám được hiệu quả. Cách sử dụng hydroquinone trong điều trị nám da ĐỌC NGAY 2. Phương pháp tẩy lột trị nám da ( peel da) Tẩy lột trị nám hay còn gọi là peel da , là phương pháp sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên tác động lên bề mặt da, nhằm thúc đẩy quá trình thay da và tái tạo da mới, từ đó giải quyết các vấn đề lão hóa da, nám da. Peel da có 3 mức độ là mức độ nông, mức độ trung bình và mức độ sâu. Trong điều trị nám, thường sử dụng mức độ trung bình và sâu: - Mức độ trung bình: Giúp các hoạt chất đi vào sâu trong lớp biểu bì và đẩy các tế bào da chết ra ngoài, giúp da hình thành một lớp tế bào mới trắng mịn hơn. Mức độ trung bình giúp giải quyết được một phần của vết sẹo nhẹ, nám nhẹ… - Mức độ sâu :Giúp đưa các chất acid đi sâu vào tầng hạ bì của da. Lúc này sẽ diễn ra đồng thời quá trình đào thải tế bào da chết và tái tạo tế bào da mới. Phương pháp này giúp khắc phục các vấn đề nặng như nám, tàn nhang và hỗ trợ giảm nếp nhăn, lỗ chân lông to... Nhưng bước này không nên thực hiện tại nhà mà nên thực hiện tại phòng khám của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ưu điểm của phương pháp tẩy lột da: Các hóa chất được sử dụng trong phương pháp tẩy lột da là: Alpha hydroxy acid, salicylic acid, acid glycolic, tricloacetic acid, retinol... ở nồng độ cao, đã được kiểm duyệt an toàn cho da. Khi sử dụng các hóa chất này ở nồng độ cao sẽ giúp da bong đi các lớp tế bào chết, lớp da có khuyết điểm như nám, tàn nhang. Sau đó giúp tạo làn da mới mịn màng, sáng trắng hơn trước. Phương pháp này có hiệu quả khá nhanh, tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp khác. Nhược điểm: Nếu lạm dụng phương pháp tẩy lột có thể dẫn đến mất sắc tố da như keratin. Keratin là sắc tố để phân biệt được là làn da của người châu Á hay người châu Âu. Khi lạm dụng sẽ khiến làn da không đều màu, chẳng hạn màu da mặt sẽ khác với màu da của vùng khác trên cơ thể. Thậm chí ngay cả trên vùng da được peel cũng sẽ không đều màu. Sau khi peel da nếu không được chăm sóc, che chắn kỹ thì da dễ bị tổn thương, mỏng đi, dễ kích ưng hơn sau khi lột tẩy và dẫn đến tăng sắc tố. Không nên lạm dụng phương pháp tẩy lột da. 3. Phương pháp bóc tách trị nám da Là phương pháp kết hợp các sản phẩm dưỡng da không thành phần bảo quản, không ảnh hưởng xấu đưa vào trong da, nhằm kích thích da sản sinh tế bào mới. Sau khi tế bào mới được sinh ra thì tế bào sừng được đào thải một cách tự nhiên. Từ đó giúp da trắng hồng, mịn màng hơn, giữ lại hoàn toàn sắc tố trên bề mặt da. Phương pháp này sẽ kích thích tế bào da thay đúng chu kỳ, đào thải các tế bào sừng, tế bào chết, các sắc tố mắc kẹt…. giúp da dễ thẩm thấu các dưỡng chất hơn. - Ưu điểm: Đây là giải pháp khá an toàn giúp điều trị tình trạng nám da hiệu quả lâu dài với liệu trình ngắn. - Nhược điểm: Đây là phương pháp có giá thành cao và đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo bài bản, có kiến thức vững chắc, có kinh nghiệm. Các dụng cụ sử dụng trong quá trình bóc tác phải được khử trùng đúng quy trình, phòng thực hiện cũng phải vô khuẩn để tránh nhiễm trùng da khi thực hiện. 4. Phương pháp xâm lấn trị nám da Các phương pháp xâm lấn trị nám da như vi kim, phi kim… sẽ gây ra các kích thước tổn thương nông khác nhau trên da. Sau đó tế bào gốc sẽ được cấy sâu xuống da thông qua vi kim tinh thể sẽ giúp phục hồi da đang tăng sắc tố, đồng thời làm đồng đều da. Khi các tổn thương nông lành lại, bề mặt da sẽ bị bóc tách đồng thời loại bỏ các mảng nám da, tàn nhang và trả lại làn da đều màu, sáng mịn. - Ưu điểm: Phương pháp xâm lấn sẽ tạo ra những tổn thương nhỏ trên bề mặt da, kích thích da sản sinh collagen đồng thời kích hoạt khả năng tự phục cho da. Từ đó, sẽ khắc phục các vấn đề của da. Tùy vào tình trạng gặp phải trên da mà người tiến hành điều trị sẽ đưa ra phương pháp xâm lấn ít hay nhiều. - Nhược điểm: Khi trị nám bằng phương pháp xâm lấn thường lấy đi lớp sừng, lớp sáng, lớp hạt và còn chừa lại lớp gai trên da rất đẹp, nhưng lớp gai này không có khả năng bảo vệ da. Vì vậy, cần dùng đến các màng bảo vệ da có thành phần là corticoid. Đây là thành phần kháng viêm để bảo vệ da, nhưng lại có tác dụng phụ là gây da teo da, mất đi cấu trúc. Nếu sử dụng không khéo và các bước chăm sóc da sau đó không đầy đủ dễ dẫn đến tình trạng nám quay trở lại sẽ không có khả năng điều trị. 5. Phương pháp laser Phương pháp xâm lấn trị nám da bằng laser cũng thường được sử dụng điều trị. Với xung ánh sáng cường độ cao để loại bỏ các lớp da ngoài cùng bị hư hại. - Ưu điểm: Laser hoạt động trên nguyên lý dùng năng lượng mạnh để bắt sắc tố và tiêu hủy dựa theo bước sóng đã được chỉ định, có tác dụng điều trị nám sâu. - Nhược điểm: Tia laser không phân biệt được melanin bình thường của cơ thể (dùng để bảo vệ da) và melanin biến chất (gây nám). Do đó, trường hợp điều trị không tuân theo tiêu chuẩn y khoa thì laser có thể phá hủy cấu trúc melanin bình thường gây nên tình trạng loang lổ trắng đen trên da. Lượng nhiệt phát ra từ laser cũng khiến các tế bào xung quanh bị tổn thương, có thể để lại sẹo xấu và tăng sắc tố làm nám đậm màu và lan rộng hơn trước điều trị. Hơn nữa, mặc dù tia laser có khả năng chiếu thẳng vào hạ bì của da để chữa nám nhưng cũng có thể làm tổn thương mạch máu dưới da. Vì vây, khi điều trị bác sĩ sẽ chỉ định kèm những sản phẩm phục hồi chăm sóc da dành riêng cho laser. Mời độc giả xem thêm video: 6 cách giúp hạn chế nám, sạm da | SKĐS ThS.Trần Thị Luyến Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/xep-nhi-do-viem-tai-giua-tai-dien-nguy-co-mat-thinh-luc-vinh-vien-20230710143536649.htm
20230710
Xẹp nhĩ do viêm tai giữa tái diễn: Nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn
Lơ là với các dấu hiệu bất thường ở tai Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân khoảng 30 tuổi tới thăm khám trong tình trạng nghe kém. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân chia sẻ bản thân làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, tưởng rằng do đeo tai nghe nhiều nên mới bị ù tai, giảm sức nghe. Chỉ tới khi bản thân gần như không nghe rõ mọi thứ và phải nghe với âm lượng rất lớn nên mới quyết định đi khám. Sau khi thăm khám, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Trung - Chuyên khoa Tai Mũi Họng Thu Cúc TCI xác định: "Bệnh nhân bị xẹp nhĩ tai phải nghiêm trọng, toàn bộ màng nhĩ của bệnh nhân bị hút dính vào thành trong tai giữa, dính cả vào ụ nhô do lớp sợi của màng nhĩ bị suy giảm chức năng đàn hồi và định hình". Xẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ không căng bóng như bình thường mà bị co lõm vào trong hòm nhĩ, làm giảm khoảng trống của hòm nhĩ. Nguyên nhân là do sự giảm áp lực bên trong hòm nhĩ, dẫn đến màng nhĩ bị tiêu hết lớp sợi, trở nên trong và mỏng hơn. Xẹp nhĩ có thể xảy ra một phần của màng chùng hoặc ở toàn bộ màng nhĩ. "Không chỉ dẫn tới xẹp nhĩ, thính lực của bệnh nhân suy giảm nặng nề, khó có thể nghe rõ âm thanh ở mức độ bình thường. Đây là hệ quả của quá trình bệnh nhân bị viêm tai giữa trong thời gian dài nhưng chủ quan với các dấu hiệu bất thường như cảm giác ù tai, thính lực giảm…" - Bác sĩ Chí Trung chia sẻ. Phương án tối ưu với bệnh nhân lúc này là phẫu thuật chỉnh hình tai giữa, bóc tách màng nhĩ bị xẹp, đặt ống thông khí để vá tăng cường màng nhĩ. Tuy nhiên, do tình trạng xẹp nhĩ của bệnh nhân quá nặng và diễn ra khá lâu nên khả năng hồi phục thính lực không phải là điều đơn giản. Không chỉ tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, mà người bệnh còn cần chủ động hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh tai đúng cách tại nhà. Chủ quan với viêm tai giữa, cảnh giác hệ lụy khó lường Tình trạng tai giữa, khu vực phía sau màng nhĩ, bị nhiễm trùng, hình thành dịch mủ bất thường… được gọi là viêm tai giữa. Bệnh có thể hình thành ở bất kỳ đối tượng nào nhưng chủ yếu là ở trẻ em do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng kém. Khi bị viêm tai giữa, người bệnh thường xuyên gặp phải các vấn đề như: đau tai, nghe kém, tai phản ứng kém với âm thanh, có dịch mủ bất thường chảy ra từ tai, sốt cao, mất thăng bằng, khó ngủ… Mặc dù là bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở 80% trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nhưng có không ít người chủ quan trong việc nhận biết và điều trị bệnh đúng cách. Theo bác sĩ Chí Trung, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã tiếp nhận nhiều trường hợp người lớn, trẻ nhỏ tới khám và điều trị viêm tai giữa trong vòng 2 tháng trở lại đây do mùa hè là thời điểm mọi người rất ưa chuộng du lịch biển hoặc tham gia các môn thể thao như bơi lội. Việc vệ sinh tai sai cách, chủ quan với các dấu hiệu bất thường khiến tình trạng sức khỏe thính lực của người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện biến chứng. "Viêm tai giữa nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, xẹp nhĩ, giảm thính lực, liệt mặt ngoại biên… Nguy hiểm hơn, viêm nhiễm có thể hình thành các khối Cholesteatoma ăn mòn, phá hủy cấu trúc tai giữa, tai trong và dẫn tới điếc tai" - Bác sĩ Trung cho biết. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thính lực, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc điều trị các bệnh lý về tai như viêm tai giữa bằng mẹo dân gian chưa kiểm chứng. Phòng viêm tai giữa đúng cách, ngừa nguy cơ mất thính lực Bác sĩ Chí Trung cho biết, bất kỳ ai cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức đúng đắn để bảo vệ sức khỏe đôi tai, phòng ngừa viêm tai giữa và các bệnh lý về tai khoa học, như: Bơi lội ở những nơi có nguồn nước đảm bảo, vệ sinh, tránh bơi ở ao hồ, sông suối… Không để nước đọng trong tai khi tắm rửa, bơi lội; chỉ lau sạch tai ngoài bằng khăn bông mềm, không ngoáy tai bằng tăm bông. Vệ sinh tay sạch sẽ, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng. Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý đường hô hấp hoặc các bệnh dễ lây truyền. Tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế để xây dựng hàng rào miễn dịch hiệu quả. Điều trị dứt điểm các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang… Bác sĩ Chí Trung cũng khuyến cáo, người bệnh nếu thấy bản thân có các triệu chứng bất thường như đau nhức, chảy máu tai, tai có dịch mủ, tai nghe kém, ù tai, sốt cao… cần đến bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sức khỏe chủ động là chuyên mục do Báo Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động. Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng, khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
https://tamanhhospital.vn/benh-tui-thua-dai-trang/
21/10/2023
Bệnh túi thừa đại tràng: Nguyên nhân, phòng ngừa, điều trị
Túi thừa đại tràng là hiện tượng xuất hiện các túi lồi phồng lên quanh thành đại tràng với những triệu chứng thường gặp như đau bụng, sốt hoặc chảy máu. Viêm túi thừa đại tràng là biến chứng hay gặp nhất của bệnh túi thừa đại tràng. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố, và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu kịp thời phát hiện và điều trị. Nếu bệnh để lâu có thể gây biến chứng thủng ruột thành áp xe ổ bụng hay viêm phúc mạc… Mục lụcTúi thừa đại tràng là gì?Nguyên nhân túi thừa đại tràngTriệu chứng nhận biết túi thừa đại tràngChẩn đoán bệnh túi thừa đại tràngĐiều trị bệnh túi thừa đại tràngBiện pháp phòng ngừa bệnh túi thừa đại tràngTúi thừa đại tràng có gây nguy hiểm không?Túi thừa đại tràng là gì? Túi thừa đại tràng là hiện tượng đại tràng xuất hiện nhiều túi thừa, lồi phồng lên quanh thành niêm mạc đại tràng. Đại tràng là cơ quan dài nhất của hệ tiêu hóa, dài trung bình khoảng 1,48 m. Đại tràng nằm ở giữa ruột non và ống hậu môn. Cấu trúc của đại tràng gồm 3 phần chính là: manh tràng, đại tràng và trực tràng. Trong đó, đại tràng được chia thêm thành 4 phần nhỏ là: đại tràng trên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma. Túi thừa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên đại tràng nhưng đa số hay gặp ở manh tràng, đại tràng lên và đại tràng Sigma. Có thể có một cho đến rất nhiều túi thừa đại tràng. Hơn 80% trường hợp bị túi thừa đại tràng không đi kèm với triệu chứng, vì vậy người bệnh thường tình cờ phát hiện túi thừa đại tràng khi thực hiện nội soi đại trực tràng toàn bộ hoặc siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Bệnh túi thừa đại tràng được xem là một yếu tố rủi ro tăng cao nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng, một bệnh lý tiêu hóa gây phù nề và có biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đường tiêu hóa, thủng đại tràng,… Bệnh túi thừa đại tràng là sự xuất hiện một hoặc nhiều túi thừa giả lồi lên quanh thành niêm mạc Nguyên nhân túi thừa đại tràng Nguyên nhân của bệnh túi thừa đại tràng khá đa dạng. Kết quả của các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng việc xuất hiện túi thừa có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, cụ thể là thiếu hụt chất xơ, dư thừa đạm động vật và tác động từ môi trường xung quanh, lối sống cá nhân. Dù vậy, căn nguyên trực tiếp dẫn đến sự hình thành túi thừa trong đại tràng vẫn chưa được xác định. Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh túi thừa đại tràng còn bao gồm: Yếu tố di truyền giữa người thân trong gia đình Cấu trúc và khả năng hoạt động của thành đại tràng Chế độ ăn không cân bằng, khoa học, thiếu chất xơ Lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá nhiều, ít vận động, thừa cân béo phì… Thói quen tự ý sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau không theo y lệnh của bác sĩ Triệu chứng nhận biết túi thừa đại tràng Bệnh túi thừa đại tràng thường không xuất hiện triệu chứng. Những triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển thành biến chứng như viêm túi thừa đại tràng. Triệu chứng của bệnh túi thừa đại tràng có thể xảy ra là: Táo bón từng đợt, ngắt quãng Đau bụng Chướng bụng, đầy hơi Buồn nôn và nôn Những triệu chứng của túi thừa đại tràng rất dễ nhầm lẫn với những hiện tượng sinh lý thông thường hoặc các bệnh lý tiêu hóa khác. Người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như những triệu chứng lâm sàng. Trường hợp túi thừa đại tràng đã tiến triển thành biến chứng viêm túi thừa đại tràng, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây: Đau bụng, chướng bụng Sốt cao liên tục Đi ngoài ra máu Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược(1) Chẩn đoán bệnh túi thừa đại tràng Bệnh túi thừa đại tràng được chẩn đoán bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe và triệu chứng lâm sàng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán khác nhau. Dù vậy, kết quả hình ảnh đều sẽ thể hiện được có sự xuất hiện của túi thừa đại tràng hay không, và kích thước, số lượng của các túi thừa. Những phương pháp chẩn đoán bệnh túi thừa đại tràng gồm: Nội soi đại trực tràng toàn bộ hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc: Đây là 2 phương pháp được ưu tiên sử dụng, giúp xác định rõ có sự xuất hiện của túi thừa đại tràng hay không và biến chứng của bệnh nếu có. Chụp X-quang: Phương pháp này giúp xác định được vị trí và kích thước của túi thừa ở đại tràng. Chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang: Thuốc cản quang là loại thuốc chuyên dụng trong y khoa, có công dụng thể thể rõ được cấu trúc của cơ quan tập trung nhiều thuốc bằng cách hấp thụ tia X và các loại tia khác Siêu âm: Túi thừa đại tràng dưới hình ảnh siêu âm là túi khí đầy phồng lên từ thành đại tràng. Tuy nhiên, hình ảnh túi thừa đại tràng cũng dễ bị nhầm lẫn với polyp. Túi thừa đại tràng dễ bị nhầm lẫn với polyp Điều trị bệnh túi thừa đại tràng Bệnh túi thừa đại tràng nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị. Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn cho phù hợp với bệnh. Duy trì cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất trong mỗi bữa ăn, đi kèm với xây dựng lối sống lành mạnh. Đây là cách chủ động bảo vệ sức khỏe toàn diện, giúp người bị túi thừa đại tràng giảm thiểu được tối đa khả năng bệnh tiến triển thành viêm túi thừa hoặc những biến chứng nặng nề hơn. Đối với người bệnh có xuất hiện triệu chứng như táo bón, đau bụng, chướng bụng… bác sĩ sẽ điều trị theo triệu chứng đó. Mục đích là làm giảm thiểu mức độ cơn đau của triệu chứng, không gây ảnh hưởng chất lượng sống của người. Bệnh túi thừa đại tràng không cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa, trừ khi người bệnh xảy ra biến chứng như thủng ruột gây nên áp xe ổ bụng hoặc viêm phúc mạc. Một lưu ý mà người bệnh cần nhớ, việc tự ý sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm là một trong những yếu tố rủi ro của bệnh túi thừa đại tràng. Không những vậy, các thuốc kháng viêm nếu không uống đúng liều lượng cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày,… Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc này. Nếu có nhu cầu, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước để được chỉ định liều lượng phù hợp. Phẫu thuật chỉ được cân nhắc điều trị cho người bị biến chứng túi thừa khổng lồ Biện pháp phòng ngừa bệnh túi thừa đại tràng Không có biện pháp chính xác nào giúp phòng ngừa bệnh túi thừa đại tràng. Cách hiệu quả nhất để giảm rủi ro mắc bệnh là xây dựng nền tảng sức khỏe tổng thể tốt và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và ổn định sức khỏe. Những lưu ý trong dinh dưỡng giúp bạn có thể tăng cường sức khỏe, hạn chế khả năng hình thành túi thừa đại tràng gồm: Bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn. Trung bình một người trưởng thành cần nạp 25 gr chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không cần phải ăn chuẩn 25 gr. Nên bắt đầu bằng việc ghi nhớ nạp thêm 1 ít chất xơ từ rau củ quả và trái cây sẽ dễ dàng thực hiện và duy trì hơn. Từ đó, đem lại hiệu quả sức khỏe tốt hơn. Ăn uống đầy đủ chất, không cắt bỏ bất cứ loại chất nào ra khỏi chế độ ăn, đặc biệt là các dưỡng chất chính như tinh bột, đạm và chất béo tốt Ăn các thực phẩm tươi sống, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn Uống đầy đủ nước mỗi ngày Ngoài ra, bạn cũng cần có một lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhưng hiệu quả cao sẽ giúp bạn hình thành lối sống lành mạnh, hạn chế khả năng mắc bệnh. Những thói quen nên thay đổi là: Tập thể dục đều đặn 3-4 lần/tuần Không lạm dụng, sử dụng thường xuyên rượu bia và các đồ uống có cồn Hạn chế tối đa hoặc bỏ hút thuốc lá Giữ vệ sinh môi trường sống và bản thân Túi thừa đại tràng có gây nguy hiểm không? Bệnh túi thừa đại tràng phần lớn không có triệu chứng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe gồm các bệnh lý tiêu hóa phức tạp. Người bị túi thừa đại tràng nếu không chăm sóc sức khỏe tốt sẽ rất dễ bị viêm túi thừa đại tràng và nhiều hệ lụy khác như chảy máu đại tràng, hẹp lòng đại tràng, hoặc các bệnh nguy hiểm hơn như thủng đại tràng, áp xe hoặc lỗ rò. Vì vậy, dù bệnh túi thừa đại tràng không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, việc chủ động bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa là hết sức cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa từ nhẹ đến nặng (viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, đau ruột thừa,…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng. Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ: Bệnh túi thừa đại tràng phần lớn không có triệu chứng và không cần điều trị. Việc quan trọng là thay đổi lối sống và cân bằng dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như táo bón, đau bụng, phân lẫn máu, cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị, giảm thiểu khả năng xảy ra biến chứng của túi thừa đại tràng.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bi-quyet-cham-soc-suc-khoe-he-tieu-hoa-gia-dinh-vao-mua-cuoi-nam-20231213150351082.htm
20231213
Bí quyết chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa gia đình vào mùa cuối năm
Hệ tiêu hóa là một phần quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý dưỡng chất, đồng thời duy trì cân bằng vi sinh vật cần thiết cho cơ thể. Để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng Life-Space Probiotics, thương hiệu men vi sinh được tin dùng tại Úc nhiều năm qua, với các sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả. Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực men vi sinh, Life-Space đã xây dựng được niềm tin và uy tín trong cộng đồng sức khỏe tại Úc. Những sản phẩm men vi sinh của Life-Space được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Các sản phẩm men vi sinh của Life-Space không chỉ dành cho người bị rối loạn tiêu hóa, mà còn phù hợp để duy trì sức khỏe hàng ngày, bằng cách hỗ trợ cân bằng vi sinh trong đường ruột, ổn định quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, từ đó tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Không như các thương hiệu men vi sinh khác thường chỉ có 1 loại cung cấp, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh chung, Life-Space khác biệt với đa dạng chủng loạivà dòng sản phẩm dành cho nhiều lứa tuổi và nhu cầu riêng biệt của từng thành viên trong gia đình. Từ đó, giúp người tiêu dùng hiểu sâu hơn về cách thức chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh đúng cách và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa cho cả gia đình vào mùa cuối năm, thương hiệu men vi sinh Life-Space là một gợi ý. Với các sản phẩm men vi sinh chất lượng cao và hiệu quả, bạn có thể nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của gia đình mình trong mùa cuối năm. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu về các sản phẩm men vi sinh của Life-Space tại trang web của thương hiệu hoặc hệ thống các cửa hàng phân phối như chuỗi Pharmacity, Nhị Trưng, Concung... để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa vào mùa cuối năm cho cả gia đình. Life-Space thương hiệu men vi sinh từ Úc Website: https://lifespace.com.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/lifespacevietnam
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cach-an-hat-uoi-vi
Hướng dẫn cách ăn hạt ươi
Nếu bạn biết cách ăn hạt ươi đúng phương pháp thì loại thực phẩm này sẽ giúp chữa ho, viêm họng, chảy máu cam, hỗ trợ giảm cân, thanh nhiệt giải độc, mát gan... Đặc biệt, hạt ươi có độ lành tính cao, ít gây tác dụng phụ, do đó mọi lứa tuổi đều sử dụng được. 1. Hạt ươi là gì? Hạt ươi hay còn gọi là hạt đười ươi, an nam tử, có nhiều ở miền Nam nước ta (Biên Hòa, Bà Rịa, Thuận Hải, Phú Yên,...). Quả của chúng có màu đỏ, mặt trong màu bạc, bên ngoài nhiều đường gân nổi trên bề mặt. Hạt có hình bầu dục, kích thước dài khoảng 2,5 cm; rộng 14-16 mm; dày 5-7 mm, xung quanh hạt có lớp chất nhầy dính vào gốc quả.Hạt ươi được người dân thu hoạch từ tháng 4 - 6, trước khi đến mùa mưa. Thời gian thu hoạch của loại hạt này ngắn nhưng sản lượng tương đối cao, chu kỳ thu hoạch từ 3-4 năm.Để có thể lưu trữ hạt đười ươi trong thời gian dài, sau khi thu hoạch người ta phải mang hạt đi phơi hoặc sấy khô. Sau đó, bảo quản hạt ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt để không bị mốc hoặc mọt.Các 2 loại hạt ươi như sau:Hạt ươi bay sẻ: Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là do kích thước của hạt khá nhỏ. Loại cây này phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Tây Ninh...Hạt ươi bay trâu: Kích thước của loại hạt này to và dài hơn hạt ươi bay sẻ. Khi chín hạt sẽ chuyển sang màu sẫm, có thể do kích thước hạt to nên khi ngâm nước sẽ nở lâu hơn. 2. Ăn hạt đười ươi có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng có trong hạt đười ươi bao gồm:Tinh bột;Sterculin;Bassorin;Chất béo;Chất nhầy;Chất đắng;Tanin.Đường galactose, pentose và arabinose....Do có vị ngọt, mang tính hàn nên khi ăn hạt đười ươi sẽ giúp người dùng giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể, lợi yết hầu, nhuận tràng. Ngoài ra, hạt đười ươi còn được sử dụng cho những người bị ho khan, viêm họng, nhiệt táo, sốt, đại tiện phân đen, nôn ra máu, chảy máu cam... Do có vị ngọt, mang tính hàn nên khi ăn hạt đười ươi sẽ giúp người dùng giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể. 3. Cách ăn hạt ươi Phần lớn, hạt đười ươi được sử dụng để làm các bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là 1 số bài thuốc từ hạt đười ươi được nhiều người sử dụng:Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính, khàn tiếng tái đi tái lại nhiều lần: Mỗi ngày ngâm 2-10 hạt ươi (tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà số lượng hạt dùng có thể thay đổi) trong nước sôi khoảng 30 phút. Tùy vào khẩu vị của mỗi người, có thể cho thêm đường cát hay đường phèn cho dễ uống.Bài thuốc chữa chảy máu cam: Dùng khoảng 5 hạt ươi, rang đến khi vàng đều rồi đem đun với nước uống hàng ngày.Bài thuốc trị viêm họng, viêm amidan cấp từ hạt ươi: Chuẩn bị 5g hạt ươi, 5g bản lam căn, 5g mạch môn đông, 3g cam thảo. Trộn đều các nguyên liệu này rồi hãm với nước uống hàng ngày.Bài thuốc trị đau họng, ho khan không đờm: Đây là một trong những bài thuốc hướng dẫn cách ăn hạt ươi. Bạn chỉ cần dùng 3 hạt đười ươi và 15ml mật ong rồi đun sôi với nước, có thể uống hàng ngày thay trà.Bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật từ hạt ươi: Lấy hạt cây đười ươi cùng với chuối hột rừng đã thái lát đem phơi khô và rang chín. Sau đó, xay nhuyễn các nguyên liệu và trộn đều với tỷ lệ 1:4 (1 phần hạt ươi với 4 phần chuối). Dùng hỗn hợp này pha với nước ấm, sử dụng 2 lần/ngày (1 muỗng sau bữa sáng, 2 muỗng sau 9 giờ tối).Ngoài ra, hạt đười ươi còn có tác dụng chữa gai cột sống, hỗ trợ giảm cân, thanh nhiệt giải độc, làm mát gan,... Đặc biệt, hạt ươi có độ lành tính cao, ít gây tác dụng phụ, do đó mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng.Tuy nhiên, những người bị viêm đại tràng, phụ nữ có thai và cho con bú hoặc những người có thể trạng đặc biệt cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng hạt đười ươi.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nanomd-cyntra-chua-75-cysteamine-va-3-tranexamic-acid-ho-tro-giam-nam-vuot-troi-20230803161741578.htm
75
NanoMD Cyntra chứa 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid, hỗ trợ giảm nám vượt trội
Cysteamine và ứng dụng cải thiện nám Cysteamine được biết đến với vai trò bảo vệ tế bào nhờ khả năng chống oxy hóa vượt trội. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, Cysteamine bắt đầu được ứng dụng trong cải thiện nám nhờ khả năng ức chế sắc tố mạnh mẽ. Được đánh giá là hoạt chất tiềm năng thay thế Hydroquinone, Cysteamine đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các bác sĩ da liễu tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, là một hoạt chất vừa được hoàn thiện nghiên cứu chưa lâu, vẫn còn nhiều hạn chế trong các công thức sản phẩm trên thị trường, vì thế, Cysteamine dù nhận được nhiều sự quan tâm, nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến trên tủ thuốc của các bác sĩ da liễu. Bởi lẽ đó, việc tối ưu công thức dường như là yếu tố tiên quyết của các nhãn hiệu muốn đưa Cysteamine đến gần hơn với thị trường. NanoMD Cyntra sở hữu thành phần 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid trong điều trị nám - sắc tố Sản phẩm sở hữu công thức chứa Cysteamine với nồng độ cao 7,5%, kết hợp 3% Tranexamic Acid - hai hoạt chất tiềm năng được quan tâm cải thiện nám. Không đơn thuần là công thức chứa nồng độ Cysteamine cao, NanoMD còn chú trọng vào trải nghiệm của người dùng. Với một bước bôi thoa, người dùng sẽ được hưởng lợi ích từ Cysteamine và Tranexamic Acid, giúp cải thiện nám và giãn mạch mà không phải sử dụng quá nhiều sản phẩm. Cysteamine 7,5% và Tranexamic Acid 3% trong NanoMD Cyntra là công thức cải thiện nám đã được chứng minh qua kiểm nghiệm lâm sàng và mang đến hiệu quả sau 4-8 tuần sử dụng. Bên cạnh đó, cả 2 hoạt chất Cysteamine và Tranexamic Acid trong công thức của NanoMD Cyntra đều có giá trị riêng biệt, tác động vào các cơ chế cải thiện nám khác nhau. Cysteamine tác động cải thiện nám thông qua 5 cơ chế: ức chế mạnh mẽ Tyrosinase và Peroxidase; ức chế Polyme hóa Indole; Chelate ion đồng và sắt; tăng Glutathione nội bào; chống oxy hóa. Tranexamic Acid tác động giảm nám thông qua 6 cơ chế: ức chế Plasmin; giảm hình thành mạch; giảm số lượng tế bào Mast; giảm yếu tố tăng sinh hoạt động tế bào hắc tố; giảm biểu hiện Melanin lên bề mặt da; ức chế Tyrosinase. Công nghệ bọc Nano - Lợi thế sáng giá trong công thức của Cyntra Công nghệ bọc Nano sẽ giúp nâng cao dược động học của Cysteamine đồng thời hạn chế khả năng kích ứng của hoạt chất. Đó cũng là lý do giúp công thức NanoMD Cyntra sở hữu được nồng độ Cysteamine 7,5% mà vẫn duy trì được trải nghiệm êm ái trên da khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ bọc Nano cũng giúp một hoạt chất khó thẩm thấu và khó bào chế như Tranexamic Acid có thể hoạt động tốt dù chỉ lưu trên da 15 phút. Đây là điểm sáng giá so với nhiều sản phẩm cải thiện nám khác trên thị trường. Công nghệ bọc này sẽ giúp phân phối hoạt chất vào đúng lớp da cần cải thiện nám, từ đó nâng cao hiệu quả cho phác đồ. Hoàn thành nghiên cứu khoa học quốc tế với công thức 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid dưới dạng bọc Nano Dù ra mắt chưa lâu, nhưng NanoMD đã sớm hoàn thành nghiên cứu khoa học quốc tế, đây là một thành quả đáng ghi nhận của NanoMD trong khẳng định vị thế trên thị trường. Nghiên cứu với mục tiêu kiểm chứng hiệu quả, sự hài lòng của người dùng và tính tuân thủ với công thức kem kết hợp Cysteamine và Tranexamic Acid công thức Nano trong cải thiện nám, với sản phẩm sử dụng là NanoMD Cyntra 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid công nghệ bọc nano. Sau thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy chỉ số mMASI trên người bị nám giảm lần lượt 40% sau 30 ngày, 57% sau 60 ngày và 63% sau 90 ngày. Tổng số 91% người tham gia nghiên cứu xác nhận thấy sự cải thiện tình trạng nám da. Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: kem kết hợp Cysteamine và Tranexamic Acid công thức nano cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc giảm điểm số mMASI và sự hài lòng cao của người dùng. Tìm hiểu thêm về thương hiệu NanoMD tại: Facebook: NanoMD Vietnam Website: https://thevigocorp.com/danh-muc-san-pham/nanomd/
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kiem-soat-con-ho-cua-ban-vi
Kiểm soát cơn ho của bạn
Ho thường là một triệu chứng của nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau. Những cơn ho không kiểm soát được hoặc kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc kiểm soát cơn ho đúng cách ngay từ sớm có thể giúp ngăn ngừa được những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 1. Các loại ho thường gặp Cơn ho có thể bắt nguồn từ nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau. Để xác định được nguyên nhân cụ thể, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem có bao nhiêu loại cơn ho thường gặp nhất.Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phân loại ho như sau:Ho cấp tính: Là cơn ho có xu hướng xuất hiện đột ngột và kéo dài khoảng 3 tuần.Ho bán cấp: Là cơn ho cũng xuất hiện đột ngột tương tự như ho cấp tính, tuy nhiên thời gian thường kéo dài từ 3 – 8 tuần.Ho mãn tính: Là cơn ho kéo dài quá 8 tuần.Ho khan: Là cơn ho không có đờm.Ho có đờm: Là cơn ho thường đi kèm chất nhầy từ phổi.Ho ra máu: Cơn ho có lẫn máu hoặc máu lẫn chất nhầy từ phổi.Ho về đêm: Là tình trạng ho chỉ xuất hiện chủ yếu vào ban đêm. 2. Nguyên nhân gây ho là từ đâu? Thông thường các chất nhầy giúp làm sạch phổi và khí quản, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, chúng có thể gây viêm các tế bào lót đường hô hấp trên và làm kích hoạt cơn ho. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị ho không kiểm soát được do một số nguyên nhân dưới đây:2.1 Do COVID – 19Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, ho khan có thể là một triệu chứng điển hình của đại dịch COVID – 19. Đây là một căn bệnh do chủng coronavirus SARS-CoV-2 mới gây ra. Một số triệu chứng chính của COVID – 19, bao gồm ho khan, sốt và kèm theo khó thở.Hầu hết những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV2 đều phát triển các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mắc phải những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị y tế khẩn cấp. Do đó, nếu bạn có triệu chứng ho khan và kèm theo những dấu hiệu đáng nghi ngờ khác như đau tức ngực, nhầm lẫn hoặc màu môi tím tái, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.2.2 Viêm mũi dị ứngViêm mũi dị ứng là hiện tượng hệ thống miễn dịch của cơ thể có phản ứng quá mức đối với một tác nhân hoặc chất nào đó từ môi trường bên ngoài. Một số nhân tố có thể gây dị ứng, bao gồm phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông thú cưng, mạt bụi hoặc gián.Những người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện ho khan, hoặc thậm chí ho quá nhiều do hít phải chất dị ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có một số triệu chứng tiềm ẩn khác như hắt xì, nghẹt mũi, sưng mí mắt, ngứa ở mắt, mũi cổ họng hoặc miệng.2.3 Hít phải chất kích thíchMột nguyên nhân khác gây ho không kiểm soát được là tình trạng hít phải chất kích thích từ môi trường, bao gồm khói thuốc lá, nước hoa hoặc khói dầu diesel. Nhìn chung, các triệu chứng của hít phải chất kích thích cũng xảy ra tương tự như viêm mũi dị ứng. Bạn có thể ho quá nhiều do hít phải một số chất kích thích từ môi trường 2.4 Bệnh hen suyễnHen suyễn là một vấn đề về phổi mãn tính, có thể dẫn đến chứng viêm và thu hẹp đường thở. Điều này sẽ khiến cho không khí khi di chuyển ra vào phổi, từ đó kích thích cơn ho kèm theo thở khò khè, khó thở hoặc cảm giác tức ngực.Nếu bạn bị ho quá nhiều do bệnh hen suyễn, điều quan trọng là tìm cách kiểm soát và khắc phục cho căn bệnh này này theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Quản lý bệnh hen suyễn tốt sẽ giúp cơn ho không bị bùng phát.2.5 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhPhổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường chỉ một nhóm các tình trạng về phổi mãn tính, làm cản trở luồng không khí đi đến phổi. Khi các đường dẫn khí trong phổi bị sưng lên và viêm, các mô phổi giữ vai trò trao đổi khí có thể không hoạt động hiệu quả như trước.Tình trạng COPD thường gây ra những cơn ho mãn tính kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, thở khò khè, môi tím tái, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc mệt mỏi.2.6 Sử dụng một số loại thuốcĐôi khi tình trạng ho không kiểm soát hoặc ho quá nhiều có thể là một tác dụng phụ do một số loại thuốc gây ra. Những bệnh nhân cao huyết áp thường xuyên sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin để quản lý mức huyết áp thường dễ gặp phải những cơn ho. Ngoài ra, những người thường sử dụng thuốc chống động kinh topiramate cũng có thể mắc phải tình trạng ho khan. 3. Các biện pháp giúp kiểm soát cơn ho hiệu quả Các cách kiểm soát cơn ho có thể bao gồm trị liệu tự nhiên tại nhà hoặc sử dụng thuốc để loại bỏ cơn ho. Cụ thể:3.1 Các cách kiểm soát cơn ho đơn giản tại nhàDưới đây là một số cách giúp đẩy lùi cơn ho đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà mà bạn nên tham khảo, bao gồm:Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm không khí hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.Khi nằm, hãy nâng đầu lên một chút bằng một chiếc gối hỗ trợ.Sử dụng nước muối xịt mũi hoặc nước muối sinh lý.Ngậm một thìa cà phê mật ong (tuy nhiên cần tránh thực hiện phương pháp này đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi).Uống trà hoặc súp ấm, giúp làm dịu vùng cổ họng.Ngậm viên ngậm mật ong hoặc tinh dầu bạc hà trước khi đi ngủ để giảm cơn ho về đêm.3.2 Cách kiểm soát cơn ho bằng thuốcNếu bạn muốn giảm ho nhanh chóng, một số loại thuốc trị ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn có thể hữu ích đối với bạn. Những loại thuốc này thường bao gồm sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau trong một viên nang, ví dụ như:Thuốc giảm ho: Hoạt động bằng cách ngăn chặn phản xạ ho, loại phổ biến nhất là Dextromethorphan.Thuốc kháng histamine: Bao gồm brompheniramine, diphenhydramine, chlorpheniramine hoặc doxylamine, giúp ngăn chặn cơn ho, hắt hơi và sổ mũi hiệu quả.Thuốc thông mũi: Bao gồm pseudoephedrine hoặc phenylephrine, giúp mũi hoặc viêm xoang bị nghẹt trở nên thông thoáng hơn, từ đó làm dịu cơn ho của bạn.Thuốc long đờm: Giúp làm loãng chất nhầy gây kích thích cơn ho bùng phát.Tuy nhiên, khi điều trị ho bằng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ ngoài ý muốn như bồn chồn hoặc buồn ngủ. Ngoài ra, một số loại trong số chúng cũng có thể tiềm ẩn các rủi ro sức khỏe đối với những người có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như cao huyết áp. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để kiểm soát cơn ho. Cách kiểm soát cơn ho bằng thuốc được nhiều người bệnh lựa chọn 4. Cơn ho như thế nào thì nên đến khám bác sĩ? Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu cơn ho trở nên nặng hơn, dai dẳng hoặc tiến triển trầm trọng theo thời gian. Những đặc điểm này thường cảnh báo bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác.Ngoài ra, bạn cũng cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xuất hiện cơn ho không kiểm soát kèm theo các triệu chứng đáng chú ý sau đây:Sốt trên 102 ° F (38,9oC) và kéo dài liên tục 3 ngày mà không khỏi.Ớn lạnh về đêm.Ho ra đờm hoặc chất nhầy có lẫn máu.Môi tím tái.Khó thở, thở khò khè.Buồn ngủ quá mức, chán ăn hoặc thường xuyên khát nước.Cáu kỉnh bất thường.Cơn ho kéo dài quá 3 tuần mà không khỏi.
https://tamanhhospital.vn/uong-thuoc-huyet-ap-dung-cach/
16/10/2022
Hướng dẫn uống thuốc huyết áp đúng cách, đúng liều lượng
Thuốc huyết áp được dùng phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách và hiểu rõ về loại thuốc này. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những lưu ý của bác sĩ về cách sử dụng và uống thuốc huyết áp đúng cách, an toàn cho bệnh nhân. Khi được chẩn đoán xác định tăng huyết áp, người bệnh sẽ được điều trị. Do mức độ tăng huyết áp và nguy cơ biến chứng tim mạch của mỗi bệnh nhân khác nhau về cơ địa, chức năng gan, chức năng thận, nhóm tuổi, bệnh đi kèm nên hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở mỗi người cũng không giống nhau. Mục lục1. Chỉ uống thuốc huyết áp khi được chẩn đoán mắc bệnh2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ3. Uống thuốc đúng giờ4. Không tự ý ngưng thuốc1. Chỉ uống thuốc huyết áp khi được chẩn đoán mắc bệnh Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Và theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ, huyết áp ≥ 130/80 mmHg là tăng huyết áp. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định khi nào người bệnh bắt đầu dùng thuốc huyết áp và dùng với liều lượng như thế nào. Người bệnh không tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu huyết áp từ 120-129/<80 mmHg, người bệnh chưa cần dùng thuốc, chỉ điều chỉnh lối sống lành mạnh. Nếu huyết áp từ 130/80 đến 139/89 mmHg, người bệnh đang bị tăng huyết áp giai đoạn 1 theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ. Đối với trường hợp này, nếu có thêm nguy cơ cao bị đau tim hoặc đột quỵ trong 10 năm, các hướng dẫn khuyến nghị dùng thuốc hạ huyết áp và kết hợp song song với việc thay đổi lối sống lành mạnh. Tuyên bố mới được ban hành khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc dùng thuốc cho những người bệnh có nguy cơ thấp trong 10 năm, sau 6 tháng duy trì thay đổi lối sống lành mạnh mà không đạt được huyết áp mục tiêu (<130/80 mmHg). Nếu huyết áp từ 140/90 mmHg hoặc cao hơn (tăng huyết áp giai đoạn 2), người bệnh cần được bác sĩ kê đơn thuốc ổn định huyết áp ngay. Nếu người bệnh từng có huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên là trường hợp khẩn cấp. người bệnh cần sự trợ giúp y tế ngay lập tức để kiểm soát huyết áp. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra huyết áp và có chỉ định dùng thuốc phù hợp. 2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Hiện nay có nhiều loại thuốc huyết áp với các cơ chế hoạt động khác biệt nhưng đều nhằm duy trì huyết áp ở mức ổn định. Mỗi thuốc sẽ có tác dụng phụ khác nhau. Trong trường hợp người bệnh có nguy cơ tim mạch thấp hoặc lớn tuổi, không thể dung nạp mức huyết áp thấp hoặc có nguy cơ hạ huyết áp xuống quá thấp… thì chỉ nên khởi đầu điều trị bằng 1 loại thuốc. Bác sĩ sẽ cân nhắc chọn thuốc có tác dụng kéo dài để giảm số lần sử dụng thuốc. Trường hợp tăng huyết áp mức độ 2, mức độ 3 hoặc chỉ bị tăng huyết áp độ 1 nhưng có nguy cơ tim mạch cao, người bệnh nên bắt đầu điều trị với 2 loại thuốc phối hợp với nhau. Dù phối hợp 2 loại thuốc với liều thấp cũng giúp đem lại hiệu quả điều trị cao hơn và giảm tác dụng phụ hơn so với việc chỉ dùng 1 loại thuốc điều trị tăng huyết áp ở liều cao. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, không nên tự ý mua thuốc về dùng. Thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu quả không đồng nghĩa là thuốc đắt tiền hay vì người khác sử dụng có hiệu quả. Bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc điều trị tốt nhất và phù hợp nhất, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh (các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh lý đi kèm hay có tổn thương các cơ quan như suy thận, suy tim, dày thất trái…). Tùy theo bệnh cảnh, mỗi người sẽ có phác đồ sử dụngthuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau. 3. Uống thuốc đúng giờ Người bệnh tăng huyết áp cần uống thuốc liên tục, đúng giờ và đều đặn mỗi ngày để tránh trường hợp quên thuốc. Nếu uống cách ngày hoặc uống không đúng giờ, người bệnh có thể quên mình đã uống thuốc hay chưa uống, dẫn đến uống thêm và ngược lại. Điều này khiến huyết áp của người bệnh không ổn định và gây tác dụng phụ không mong muốn. Khi uống thuốc đúng giờ mỗi ngày sẽ tạo một thói quen tốt và tuân thủ tốt việc điều trị, từ đó sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối khoảng cách giữa các lần dùng thuốc vì đây cũng là nguyên nhân làm cho huyết áp không ổn định và có thể gây hại. Mỗi loại thuốc sẽ có thời gian tác dụng khác nhau: Đối với thuốc dùng 1 lần trong ngày (có tác dụng 24 giờ): người bệnh nên uống vào một giờ cố định. Đối với thuốc dùng nhiều lần trong ngày (có thời gian tác dụng ngắn): người bệnh cần chia đều trong 24 giờ. Thuốc huyết áp hoạt động hiệu quả nhất khi người bệnh uống đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, cần phải uống đúng liều lượng và đúng giờ mỗi ngày để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu luôn đủ để kiểm soát huyết áp. Việc uống thuốc thất thường có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng do tăng huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người… 4. Không tự ý ngưng thuốc Thuốc điều trị tăng huyết áp nhằm giúp kiểm soát huyết áp trong giới hạn mục tiêu, không phải điều trị dứt điểm căn bệnh này. Ngay cả khi huyết áp trở về bình thường, nếu người bệnh ngừng điều trị, huyết áp có thể tăng đột ngột và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý ngưng hoặc thay đổi thuốc huyết áp khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh tăng huyết áp cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc hoặc tăng giảm liều lượng thuốc phù hợp nếu cần. Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị tăng huyết áp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Trung tâmTim mạch Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-va-dieu-tri-suy-tuyen-tuy-ngoai-tiet-vi
Các nguyên nhân và điều trị suy tuyến tụy ngoại tiết
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Tuyến tụy là một cơ quan hình lá tạo ra các enzyme tiêu hóa và hormone như insulin, nằm gần các động mạch và tĩnh mạch chính. Suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI) phát triển khi tuyến tụy của bạn không sản xuất hoặc tiết ra đủ các enzym tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và các biện pháp điều trị suy tuyến tụy ngoại tiết. 1. Suy tuyến tụy ngoại tiết là gì? Suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI) xảy ra khi tuyến tụy của bạn không thể sản xuất hoặc tiết ra đủ các enzym tiêu hóa để phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.Điều này khiến thức ăn không tiêu hóa được trong ruột và gây đau ruột, đầy hơi và tiêu chảy. Suy tuyến tụy ngoại tiết nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm cân, phân lỏng và suy dinh dưỡng. 2. Nguyên nhân gây ra suy tuyến tụy ngoại tiết Một số nguyên nhân gây ra suy tuyến tụy ngoại tiết bao gồm:Viêm tụy mãn tínhViêm tụy mãn tính là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tuyến tụy ngoại tiết người lớn. Tình trạng viêm tuyến tụy diễn ra làm tổn thương các tế bào tạo ra các enzym tiêu hóa. Đó là lý do tại sao hầu hết những người bị viêm tụy cũng phát triển chứng suy ngoại tiết.Bệnh CrohnBệnh Crohn khiến hệ thống miễn dịch của bạn tấn công và làm viêm đường tiêu hóa. Nhiều người bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cũng có thể bị suy tuyến tụy ngoại tiết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của mối quan hệ này.Phẫu thuật đường tiêu hóaSuy tuyến tụy ngoại tiết là tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc tuyến tụy. Theo một số nghiên cứu về phẫu thuật dạ dày, đến 80% những người đã phẫu thuật tuyến tụy, dạ dày hoặc phần trên của ruột non, phát triển suy tuyến tụy ngoại tiết.Ung thư tuyến tụySuy tuyến tụy ngoại tiết là một biến chứng của ung thư tuyến tụy. Quá trình tế bào ung thư thay thế tế bào tuyến tụy có thể dẫn đến suy tuyến tụy ngoại tiết. Một khối u cũng có thể ngăn chặn các enzym xâm nhập vào đường tiêu hóa.Bệnh tiểu đườngNhững người bị bệnh tiểu đường thường mắc suy tuyến tụy ngoại tiết. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy tuyến tụy ngoại tiết. Những người bị bệnh tiểu đường thường mắc suy tuyến tụy ngoại tiết. 3. Điều trị suy tuyến tụy ngoại tiết Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn suy tuyến tụy ngoại tiết. Tuy nhiên, có thể thực hiện các biện pháp giúp làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.3.1. Thuốc menDưới đây là một số loại thuốc có thể giúp điều trị và quản lý suy tuyến tụy ngoại tiết:Thuốc kê đơnTuyến tụy tiết ra các enzym tiêu hóa, chẳng hạn như amylase, lipase và protease vào ruột non. Các enzym này cần thiết cho quá trình tiêu hóa thích hợp. Vì tuyến tụy không sản xuất đủ các enzym này, bạn có thể được hưởng lợi từ liệu pháp thay thế enzym tuyến tụy (liệu pháp thay thế enzym tuyến tụy ).Liệu pháp thay thế enzym tuyến tụy có thể thay thế các enzym và giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn. Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn.Bạn sẽ uống thuốc vào đầu mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ và không để bụng đói. Nếu bạn gặp vấn đề với chứng ợ nóng trong khi dùng liệu pháp thay thế enzym tuyến tụy, bác sĩ có thể thêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm axit dạ dày.Thuốc không kê đơn (OTC)Nếu bạn có xu hướng bị ợ chua nhẹ, bạn có thể không cần dùng thuốc PPI theo toa. Những loại thuốc này có sẵn không kê đơn như esomeprazole (Nexium) và lansoprazole (Prevacid).3.2. Thay đổi chế độ ăn uốngMột chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp điều trị tốt các triệu chứng của suy tuyến tụy ngoại tiết.Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn chất béo lành mạnh. Bạn nên tránh thực phẩm khó tiêu hóa và chế biến nhiều, đặc biệt là những thực phẩm có chứa dầu hydro hóa hoặc một lượng lớn mỡ động vật.Ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Ăn thường xuyên, nhiều bữa nhỏ và tránh các bữa ăn lớn, nặng sẽ khiến đường ruột của bạn dễ dàng phân hủy chất béo và protein. Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng sẽ giúp điều trị tốt các triệu chứng của suy tuyến tụy ngoại tiết. 3.3. Thay đổi lối sốngThay đổi về lối sống có thể cải thiện các triệu chứng của suy tuyến tụy ngoại tiết như:Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnhTránh uống rượuTừ bỏ hút thuốcTập thể dục đều đặn Tài liệu tham khảoDervenis C. (2009). Exocrine pancreatic insufficiency and malnutrition after gastrointestinal surgery. DOI:10.1111%2Fj.1477-2574.2009.00131.xDomínguez-Muñoz JE. (2011). Pancreatic enzyme therapy for pancreatic exocrine insufficiency. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3151413/
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-dung-thuoc-viem-hong-danh-cho-me-cho-con-bu-vi
Cách dùng thuốc viêm họng dành cho mẹ cho con bú
Cơ thể mẹ sau sinh thường rất yếu, rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, trong đó bệnh viêm họng là tình trạng phổ biến nhất. Vậy mẹ bị viêm họng có nên cho con bú tiếp không và mẹ cho con bú bị viêm họng uống thuốc gì? 1. Mẹ đang cho con bú rất dễ bị viêm họng Sau khi sinh con, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu do mất nhiều máu. Việc trở về từ bệnh viện cũng mang theo nhiều vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể, đặc biệt là đường hô hấp khiến mẹ bị viêm họng. Thêm vào đó sức khỏe của sản phụ sau sinh thường yếu do phải chăm sóc trẻ. Em bé sơ sinh luôn quấy khóc bất kể ngày hay đêm khiến mẹ phải luôn túc trực bên cạnh con, từ đó sức khỏe bị giảm sút.Các bà mẹ đang cho con bú dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân xấu bên ngoài môi trường, vì vậy sự lây lan nhanh của vi khuẩn, virus cúm khiến mẹ bị viêm họng là điều không thể tránh khỏi. 2. Bà mẹ bị viêm họng cho con bú có sao không? Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú hay không còn tùy thuộc vào mẹ cho con bú bị viêm họng uống thuốc gì. Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa mẹ nếu mẹ sử dụng các loại thuốc điều trị không qua sữa mẹ. Trên thực tế có một số loại thuốc điều trị viêm họng có thể đi vào sữa mẹ, nếu bé bú phải sữa chứa thuốc, bé có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng/tác dụng phụ của thuốc. Do đó, nếu bà mẹ đang cho con bú bị viêm họng có ý định sử dụng thuốc, tốt nhất mẹ nên đi khám và hỏi bác sĩ về những lưu ý khi dùng thuốc trong quá trình cho con bú. Tránh tự ý dùng thuốc khi đang cho con bú vì điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bé. 3. Mẹ cho con bú bị viêm họng uống thuốc gì? Thuốc viêm họng dành cho mẹ cho con bú nào phù hợp, không gây ảnh hưởng đến bé là những băn khoăn rất thường gặp. Theo khuyến cáo, phụ nữ đang cho con bú nếu bị viêm họng tốt nhất không nên uống các loại thuốc Tây hay thuốc kháng sinh do những thuốc này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số loại thuốc viêm họng cho mẹ cho con bú:Paracetamol, Ibuprofen: đây là 2 loại thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm an toàn có thể dùng làm thuốc viêm họng cho mẹ cho con bú. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho mẹ dùng thuốc trị ho để giúp giảm triệu chứng ho nếu có.Tránh sử dụng các loại thuốc thông mũi khi mẹ bị viêm họng vì các loại thuốc này có thể cản trở việc cung cấp sữa mẹ. 4. Phòng ngừa lây nhiễm cho em bé khi mẹ bị viêm họng Ngoài việc nhanh chóng sử dụng thuốc viêm họng cho mẹ cho con bú giúp mẹ cải thiện nhanh chóng, mẹ cần có phương pháp phòng ngừa lây lan viêm họng cho trẻ và những người xung quanh. Dù mẹ đang bị viêm họng nhưng vẫn cần phải nuôi con bằng sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng của trẻ, lúc này mẹ cần áp dụng đồng thời những phương pháp sau đây:Hạn chế tiếp xúc với trẻ, tránh ôm ấp, hôn hít trẻ;Không cho trẻ bú mẹ trực tiếp mà nên sử dụng những dụng cụ hút sữa vào bình để trẻ sử dụng dần;Khi mẹ chăm sóc trẻ như thay tã, tắm rửa, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, đeo khẩu trang nếu đang có tình trạng hắt hơi hoặc ho nhiều;Nếu bệnh viêm họng của mẹ chuyển biến nặng hơn như sốt kéo dài, mẹ cần cách ly với trẻ, hạn chế cho trẻ bú mẹ từ 2-3 ngày cho đến khi bệnh tình của trẻ chuyển biến tốt hơn. 5. Cách trị viêm họng cho mẹ sau sinh không dùng thuốc Ngoài việc dùng thuốc viêm họng cho mẹ cho con bú, mẹ có thể thử một số cách điều trị tại nhà đơn giản để giảm nhanh triệu chứng và không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ dành cho bé:5.1. Trà hoa cúcMẹ đang cho con bú bị viêm họng nếu uống trà hoa cúc có thể giúp mẹ giảm đau và tránh nhiễm trùng.5.2. Nước muối ấm tốt cho mẹ đang mắc bệnh viêm họngSúc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cổ họng được sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả.5.3. Nước ép mầm lúa mìĐây là loại thức uống rất giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và làm giảm đau họng cho bà mẹ đang cho con bú.5.4. Nước chanh ấmPha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh trong một cốc nước ấm sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng, tạo ra môi trường thù địch với vi khuẩn và virus.5.5. Uống mật ong và chanhPha một muỗng cà phê mật ong vào một tách trà nóng hoặc sử dụng một ít nước cốt chanh rồi hòa chung với 1 muỗng cà phê mật ong trong 1 ly nước ấm. Uống hỗn hợp này 2 lần/ngày không chỉ giúp mẹ giảm đau mà còn giúp bảo vệ cổ họng của mẹ tốt hơn. Mật ong có tác dụng sát khuẩn, chanh lại làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy hiệu quả.5.6. Giấm táoSúc miệng bằng giấm táo pha với một ít nước ấm có thể giúp mẹ bị viêm họng giảm các triệu chứng khó chịu.5.7. Nước gừngGừng là có khả năng giết chết vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng hiệu quả. Chỉ cần dùng vài lát gừng nhỏ cho vào một ly nước ấm, uống đều đặn mỗi ngày có thể đẩy lùi cơn đau họng vừa an toàn vừa hiệu quả.5.8. Bạc hàBạc hà là thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp mẹ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của bạc hà, mẹ có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào cốc trà bạc hà nóng, uống mỗi ngày trong thời gian mẹ bị viêm họng.5.9. Chú ý việc ăn uống, sinh hoạtMẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước ấm, ăn tỏi sống giúp cải thiện khả năng miễn dịch.Ngoài ra mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục, tránh đi đến những nơi đông người bởi những địa điểm này chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh, bụi bặm và dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
https://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-tap-tot-cho-nguoi-suy-giap-16924042421171641.htm
04-05-2024
Một số bài tập tốt cho người suy giáp
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh suy giáp - Hỗ trợ điều trị triệu chứng: Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ hình con bướm, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là sản xuất các hormone nhằm kiểm soát quá trình chuyển hóa, tăng cường sản xuất năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan gồm tiêu hóa, tim mạch, thần kinh. Nếu lượng hormone tuyến giáp quá cao sẽ gây cường giáp. Ngược lại, lượng hormone quá thấp gây suy giáp . Đây là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại. Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng như suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ… - Nâng cao sức khỏe: Các động tác vận động khớp và cơ thể giúp giảm cân, nâng cao sức khỏe tinh thần, bớt suy nhược làm cơ thể linh hoạt, tăng chuyển hóa ổn định nhịp tim và huyết áp, lại tăng cường trí nhớ. - Massage tuyến giáp: Các động tác có ngửa cổ giúp khí huyết lưu thông vùng cổ, tăng cường massage tuyến giáp trạng cho người bệnh suy giáp . - Giảm táo bón dai dẳng: Các động tác có tác động đến phần bụng dưới giúp bớt táo bón dai dẳng… Tập thể dục giúp người bệnh suy giáp giảm triệu chứng, nâng cao sức khỏe. 2. Bài tập dưỡng sinh tốt cho người bệnh suy giáp - Thở 4 thời có kê mông giơ chân: Chữa táo bón, tốt cho tuần hoàn, hô hấp, điều hòa hệ thần kinh cho người suy giáp. Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông (không phải ở thắt lưng ) cao thấp tùy sức khoảng từ 5-8cm. Tay trái để trên bụng để theo dõi bụng phình lên xẹp xuống, tay phải để trên ngực để theo dõi ngực nở lên xẹp xuống Thực hiện: + Thời 1- Hít ngực bụng nở: Hít vào bằng mũi, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4-6 giây. + Thời 2- Giữ hơi hít thêm: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời 2 hạ chân xuống. Thời gian 4-6 giây. + Thời 3 - Thở không kềm thúc: Thở ra bằng mũi, tự nhiên thoải mái, không kềm không thúc. Thời gian 4-6 giây. + Thời 4- Nghỉ nặng ấm thân: Nghỉ, thư giãn , chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1 (thời gian 4-6 giây); Tiếp tục trở lại thời 1. Mỗi lần tập ít nhất 10 hơi thở. - Động tác tam giác Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, 2 bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và để dưới mông, 2 chân chống lên, co gối, gót chân gần đụng mông. Thực hiện: + Bước 1: Hít vào tối đa. + Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm. Đồng thời dao động 2 đầu gối luân phiên qua trái phải sao cho đầu gối chạm đất, đầu cổ quay ngược chiều với đầu gối, làm 2-6 cái. + Bước 3: Trở về tư thế trung tính, co gối áp sát vào bụng, cúi đầu, cằm chạm ngực. Thở ra triệt để ép bụng, duỗi chân một góc 45 0 so với mặt đất, từ từ hạ chân xuống, khi chân chạm đất hạ đầu xuống. + Bước 4: Trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện 1-3 lần. - Động tác cái cày Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp ĐỌC NGAY Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, hai tay xuôi, chân duỗi thẳng. Thực hiện: + Bước 1: Hít vào tối đa, cất hai chân lên qua khỏi đầu, ngón chân chạm giường (Nếu được) + Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời dao động 2 chân qua lại, làm 2-6 cái. + Bước 3: Trở về tư thế trung tính, co gối áp sát vào bụng, cúi đầu, cằm chạm ngực. Thở ra triệt để ép bụng, co gối và từ từ hạ mông xuống sàn, chân duỗi chạm đất hạ đầu xuống. + Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị. Thực hiện 1-3 lần. - Động tác rắn hổ mang Chuẩn bị: Nằm sấp, 2 tay chống ngang thắt lưng hoặc ngang ngực, ngón tay hướng ra ngoài Thực hiện: + Bước 1: Hít vào tối đa. Chống tay thẳng lên, ưỡn lưng, ưỡn đầu ra sau. + Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời dao động đầu theo chiều trước sau 2-6 cái + Bước 3: Thở ra triệt để ép bụng. Quay cổ qua bên trái, nhìn gót chân bên đối diện. + Bước 4: Hít vào tối đa, giữ hơi bằng cách hít thêm đồng thời dao động vai qua lại 2 – 4 lần. + Bước 5: Thở ra triệt để ép bụng. Quay cổ qua bên phải, nhìn gót chân bên đối diện. + Bước 6: Thở ra triệt để. Hạ người xuống trở lại tư thé chuẩn bị. + Bước 7: Trở lại tư thế chuẩn bị, làm từ 1-3 lần. - Động tác chào mặt trời Chuẩn bị: Quỳ một chân (chân trái trước), mông ngồi trên gót chân, bàn chân duỗi; chân kia duỗi ra phía sau. Hai tay chống hờ xuống giường hai bên đầu gối. Thực hiện: Hít vào tối đa + Bước 1: Đưa hai tay lên trời, hai tay thẳng, hai cánh tay ngang với hai tai, thân ngã ra sau tối đa. + Bước 2: Tiếp theo giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm đồng thời giao động thân trước sau 2-6 cái, lưu ý 2 cánh tay giữ nguyên khi thân dao động. + Bước 3: Sau đó thở ra triệt để có ép bụng, hạ tay xuống chống giường. + Bước 4: Cuối cùng trở lại tư thế chuẩn bị. Làm 1-2 lần, rồi đổi bên. - Động tác sư tử Chuẩn bị: Nằm co 2 đùi để sát bụng, bàn chân duỗi, trán chạm giường, 2 tay đưa duỗi mềm ra phía trước. Thực hiện: + Bước 1: Hít vào tối đa. Ngẩng đầu lên mắt nhìn thẳng. + Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm. Đồng thời dao động vai qua lại 2-6 lần + Bước 3: Thở ra triệt để ép bụng. + Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị, làm từ 1-3 lần. - Động tác xem xa xem gần Chuẩn bị: Ngồi hoa sen. Hai bàn tay đan vào nhau để trước bụng dưới, mắt nhìn vào ngón tay. Thực hiện: + Bước 1: Hít vào tối đa. Đưa hai tay lên trời mắt vẫn nhìn vào một điểm cố định của bàn tay. + Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm. Đồng thời dao động thân qua lại 2-6 lần + Bước 3: Thở ra triệt để ép bụng đồng thời hạ tay xuống trước bụng, mắt vẫn nhìn theo tay. + Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị, làm từ 1-3 lần. Tư thế ngồi hoa sen, tư thế chuẩn bị cho động tác xem xa xem gần. 3. Những lưu ý khi người bệnh suy giáp tập luyện - Lựa chọn thời điểm tập tốt trong ngày: Khi người bệnh tập thể dục buổi sáng sẽ giúp giảm tình trạng buồn ngủ liên tục và khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng, do đó bớt mệt mỏi uể oải. Khi chúng ta tập thể dục vào buổi tối sẽ giúp tiêu bớt năng lượng thừa sau bữa ăn tối, từ đó giúp ngủ ngon hơn và hỗ trợ giảm cân. - Tập luyện từ từ và tăng dần: Bên cạnh đó, đối với người chưa từng tập thể dục hoặc ngưng một thời gian lâu mới tập lại thì nên bắt đầu với thời gian tập ngắn khoảng 5 phút/ lần/ ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi tuần tăng lên 2-3 lần/ ngày hoặc tăng thời gian lên 10-15 phút tùy khả năng của mình. Sau khi tập cơ thể cảm thấy khỏe hơn, thoải mái hơn chứ không bị mệt mỏi căng cơ chuột rút là được. - Cách tập không gây hại sức khỏe: Người bệnh suy giáp nên chú ý không tập quá gần giờ ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi . Cho dù là tập buổi sáng hay tối thì quan trọng là đều đặn mỗi ngày thì mới có tác dụng tốt. Trong vài ngày mới bắt đầu tập chúng ta hạn chế tập gắng sức và kéo dài, sẽ gây ra tình trạng đau mỏi cơ nhiều. Chúng ta cũng nên theo dõi huyết áp, nhịp tim trong quá trình tập để đạt kết quả tốt. Suy giáp có thể không được phát hiện trong thời gian dài do triệu chứng thầm lặng. Nhiều trường hợp khi đi khám đã dẫn tới biến chứng nặng. Khi đó người bệnh nên tạm ngưng tập luyện và phải điều trị tây y tích cực đến khi bệnh ổn định rồi thì lại tiếp tục với các bài tập như trên. Người bệnh cũng nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện sớm suy giáp nếu có. Mời bạn xem tiếp video: Nguy kịch: Tự ý dùng thuốc hormone tuyến giáp trị bệnh basedow | SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-bien-phap-chua-tri-sui-mao-ga-o-tre-nho-vi
Các biện pháp chữa trị sùi mào gà ở trẻ nhỏ
Sùi mào gà ở trẻ em là bệnh lý xuất hiện khi trẻ nhiễm phải virus HPV và gây nên triệu chứng nổi mụn cóc ở một số vị trí trên cơ thể của trẻ. Để chữa sùi mào gà cho trẻ thì có rất nhiều phương pháp với hiệu quả điều trị khác nhau. 1. Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ sơ sinh Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có con số chính xác về tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Bệnh sùi mào gà do virus DNA sợi kép là HPV có tên khoa học đầy đủ là Human papillomavirus gây nên với hơn 130 type virus được tìm ra trên thế giới. Đối với trẻ em thì thường là virus HPV type 1-4, type 2 và 3 là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là tổn thương sẩn, mềm, có màu da hoặc hồng, nâu, đường kính trong khoảng vài mm xuất hiện ở các vị trí khác nhau như hậu môn, quanh hậu môn, dương vật đối với trẻ nam, âm hộ, màng trinh, bên ngoài âm đạo, quanh lỗ niệu đạo đối với trẻ nữ, cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng. Ở những giai đoạn sau thì tổn thương này lớn dần và tạo thành mảng lớn hơn trên cơ thể. Bệnh lý này có thể làm trẻ cảm giác ngứa, đau, chảy máu. 2. Con đường lây nhiễm sùi mào gà ở trẻ Sùi mào gà ở trẻ em có thể bị lây nhiễm trong những trường hợp như:Trẻ tiếp xúc với người thân, người chăm sóc trực tiếp bị mắc bệnh sùi mào gà.Tự lây qua những vết thương do virus HPV gây ra ở niêm mạc và da.Trẻ bị lạm dụng tình dụcVirus HPV có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻTrẻ tiếp xúc những đồ dùng có virus HPV như khăn tắm, đồ lót, dụng cụ cắt móng tay... Hình ảnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ 3. Chữa sùi mào gà cho trẻ như thế nào? Sau khi trẻ được chẩn đoán xác định sùi mào gà qua những triệu chứng lâm sàng, kết quả giải phẫu bệnh, kết quả xét nghiệm PCR HPV cũng như phân biệt với những bệnh lý khác như u mềm lây, sẩn hình tháp quanh hậu môn, sẩn giang mai, bớt thượng bì... thì sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp chữa sùi mào gà cho trẻ cụ thể.Để chữa sùi mào gà ở trẻ thì có thể áp dụng những biện pháp sau:Sử dụng thuốc bôi:Thuốc bôi được sử dụng để chữa sùi mào gà cho trẻ thường là Imiquimod và Podophyllotoxin.Imiquimod là thuốc dạng kem, có thể là Imiquimod 5% hoặc Imiquimod 3.5%, được sử dụng từ 6-12 tháng với tác dụng phụ là gây kích ứng tại chỗ.Podophyllotoxin có thể có nồng độ là 0.5% hoặc 25%. Tuy hiệu quả điều trị của loại thuốc này cao nhưng rất khó để trẻ em dung nạp vào cơ thể của bé.Tuy nhiên, phương pháp điều trị sùi mào gà cho trẻ này có nhược điểm là tỷ lệ tái phát của bệnh rất cao nên cần cân nhắc khi áp dụng cho trẻ.Phẫu thuật bằng tia laserPhương pháp chữa bệnh sùi mào gà này sẽ được chỉ định khi tổn thương sùi mào gà có kích thướng > 1cm và không đáp ứng với những thuốc bôi điều trị tại chỗ. Phương pháp này có thể là áp lạnh, laser CO2 hoặc cắt đốt sùi mào gà bằng tia laser. Phương pháp phẫu thuật bằng tia laser có nhược điểm là gây đau cho bệnh nhân hoặc để lại sang chấn tâm lý trên đứa trẻ.Có rất nhiều cách để chữa sùi mào cho trẻ nên các bậc phụ huynh khi thấy con trẻ có những dấu hiệu bất thường thì đưa đến những cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và xác định phương pháp chữa sùi mào gà cho trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin phòng HPV là cực kỳ quan trọng và đang được khuyến cáo rất nhiều hiện nay.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin ngừa HPV. Do đó, khi có nhu cầu tiêm chủng, khách hàng có thể liên hệ tới bệnh viện để được tư vấn tiêm chủng trong thời gian sớm nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Quý khách hàng sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-lam-gi-neu-kho-di-dai-tien-sau-khi-cat-tri-vi
Cần làm gì nếu khó đi đại tiện sau khi cắt trĩ
Chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt trĩ là một giai đoạn rất quan trọng quyết định sự lành thương và hồi phục của người bệnh. Một số bệnh nhân sau thường gặp tình trạng khó đi đại tiện sau khi cắt trĩ. Vậy cắt trĩ xong có đi vệ sinh được không? cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Cắt trĩ là gì Trĩ là bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu xung quanh ống hậu môn, bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối tĩnh mạch đến cơ trơn và các mô liên kết được lót bởi biểu mô bình thường.Bệnh trĩ xuất hiện thường do nguyên nhân người bệnh rặn khi đi cầu, ứ máu liên tục do ngồi lâu, các nguyên nhân này sẽ dẫn đến một kết quả chung là phình giãn tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Với trĩ ở người lớn tuổi, các mô liên kết nâng đỡ càng ngày càng yếu thì các búi trĩ tụt dần ra lỗ hậu môn thì tình trạng này gọi là trĩ nội sa. Với các tình trạng búi trĩ ở cấp độ 3 và 4 (trĩ sà ra ngoài) thì sẽ được chỉ định cắt trĩCắt trĩ là một phẫu thuật nhằm loại bỏ các búi trĩ của người bệnh. Phẫu thuật cắt trĩ thường sẽ được thực hiện theo một số phương pháp như:Chích xơ búi trĩ: Tiêm cồn hoặc chất gây xơ vào búi trĩ, khiến búi trĩ co lại hoặc teo dần đi theo thời gian. Đây là phương pháp thường được dùng vì ít gây biến chứng và ít gây đau hơn cắt bỏ hẳng các búi trĩThắt búi trĩ: Búi trĩ sẽ được thắt đáy bằng vòng cao su, sau một thời gian thì búi trĩ sẽ tự co và rụng dần. Hạn chế của phương pháp này là phải thực hiện nhiều lần, người bệnh đôi khi phải chịu đau, và phương pháp thắt búi trĩ chỉ thực hiện được với các búi có kích thước nhỏCắt trĩ bằng PPH: PPH là phương pháp dùng máy kẹp PPH đưa vào trong niêm mạc trực tràng rồi cắt bỏ các búi trĩ đi. Phương pháp hiện đại này chỉ mất từ 20-30 phút và gần như không có trường hợp tái phát trĩ sau điều trị.Cắt chỉ bằng phương pháp Longo: Đây là phương pháp sử dụng máy cắt, khâu tự động và kéo búi trĩ lại. Sau đó sẽ khâu phần tĩnh mạch cung cấp máu cho búi trĩ. Bằng phương pháp này, búi trĩ một thời gian sau sẽ tự teo nhỏ và rụng đi. Phương pháp Longo chỉ áp dụng cho các trường hợp trĩ độ 3 và 4. 2. Các biến chứng sau mỗ trĩ mà người bệnh thường gặp Các biến chứng sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi, phẫu thuật cắt bỏ trĩ không nằm ngoài số đó. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc sau mổ trĩ một cách tốt, các biến chứng có thể sẽ ít xuất hiện thậm chí không xuất hiện.2.1. Chảy máu sau cắt trĩThông thường, khi phẫu thuật cắt búi trĩ không cầm máu tốt cũng dễ dẫn đến tình trạng chảy nhiều máu trong giai đoạn hồi phục. Dĩ nhiên, nếu phát hiện ra tình trạng này không giảm, phải báo ngay với bác sĩ để được can thiệp phẫu thuật cầm máu.2.2. Nhiễm trùng hậu mônVệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện là điều rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần chú ý điều này hoặc có chế độ chăm sóc sau mỗ trĩ tốt để tránh sưng viêm và mưng mủ ở hậu môn.2.3. Không đi đại tiện được sau cắt trĩMổ trĩ là một loại can thiệp ở hậu môn, khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ thì các nhóm cơ trơn gồm cơ thắt trong và cơ thắt ngoài (cơ vân). Cơ thắt ngoài cùng với bó mu trực tràng của cơ nâng hậu môn là một trong những nhóm cơ giúp cho con người kiểm soát được việc đi đại tiện. Sau phẫu thuật cắt trĩ, nhóm cơ quanh hậu môn ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn tới việc người bệnh khó điều khiển được việc đi đại tiện hoặc không đi được. Dưới đây sẽ là một số phương pháp giải quyết tình trạng trên 3. Làm gì khi khó đi đại tiện sau khi cắt trĩ Thực tế, tình trạng sau cắt trĩ không đi đại tiện được cũng gặp ở nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ sớm hết sau một vài ngày, khi các nhóm cơ ở quanh hậu môn hồi phục chức năng. Nếu tình trạng táo bón, không đi đại tiện được kéo dài sau khi cắt trĩ, người bệnh hãy thử áp dụng một số phương pháp dưới đây3.1. Chế độ ăn sau mỗ trĩSau khi cắt trĩ, người bệnh chỉ nên dùng các thức ăn loãng và dễ tiêu như cháo hoặc súp trong vòng 4 ngày đầu tiên. Những ngày sau đó thì có thể ăn thức ăn mềm, tránh các thực phẩm chua hoặc cay, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ.Nếu tình trạng táo bón không đi đại tiện được sau cắt trĩ kéo dài, người bệnh cần bổ sung các rau củ quả như rau xanh, các thực phẩm có tính nhuận tràng dễ đi đại tiện hơn.Lưu ý, uống nhiều nước để có sự phục hồi tốt. Uống ít nước cũng sẽ làm phân ở dạng khô dẫn đến khó đi đại tiện3.2. Chế độ vệ sinh và đi đại tiện phù hợpKhông nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày, không cố gắn rặng hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Việc này có thể gây ra tổn hại cho vết thương sau phẫu thuật cắt trĩ. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc thụt hậu môn hoặc uống thuốc nhuận tràng. Ngoài ra, cần tránh đi xe máy trong 2 tuần để ngăn ngừa chảy máu vết thương.Không đi đại tiện được sau cắt trĩ là một biến chứng khá phổ biến sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Do đó, người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý và chăm sóc sau mỗ trĩ phù hợp thì sẽ hạn chế được tình trạng trên.
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-viem-loi-mieng-hoi-o-tre-rang-sua-16982736.htm
11-07-2018
Bài thuốc chữa viêm lợi, miệng hôi ở trẻ răng sữa
Đông y gọi viêm lợi , miệng hôi ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng; hoặc do nhiệt tà trùng thống xâm nhập gây miệng hôi, chân răng và lợi sưng, lợi vùng chân răng đen hoặc có mủ. Trẻ có triệu chứng chủ yếu là miệng môi lở loét, miệng hôi kèm theo chảy nước dãi; nước mũi chảy nhiều; chân răng chảy máu sau khi ăn, đánh răng, xỉa răng. Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, trở thành màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Trẻ chậm phát triển, ăn uống kém, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng, người mệt mỏi, da khô ráp, mạch tế sác. Phương pháp điều trị là thanh vị khu phong, bài trùng. Bài thuốc uống: Dùng một trong các bài: Bài 1: Cam lộ ẩm: cam thảo 4g, tỳ bà diệp 5g, chỉ xác 5g, thiên môn đông 6g, mạch môn 6g, sinh địa 6g, thục địa 6g, nhân trần 6g, thạch hộc 6g, hoàng cầm 6g. Sắc uống trong ngày. Tỳ bà diệp là vị thuốc trong bài “Cam lộ ẩm” trị viêm lợi thời kỳ răng sữa. Bài 2: ý dĩ 70g, hoài sơn 100g, hạt sen 100g, đậu ván trắng 100g, mạch nha 70g, gạo nếp 200g, sơn tra 70g, sử quân tử 30g, thần khúc 30g, đường trắng vừa đủ làm viên. Các vị sao vàng tán bột mịn; đường trắng hòa ít nước và cô lại thành châu. Làm viên bằng hạt đậu xanh; sấy khô, đóng lọ kín. Trẻ em 1 - 3 tuổi mỗi lần uống 10 - 20 viên; từ 3 - 7 tuổi mỗi lần uống 20 - 40 viên; từ 7 - 12 tuổi mỗi lần uống 40 - 50 viên. Ngày uống 2 lần với nước ấm. Trị các chứng cam tích, trẻ ăn uống kém, gầy còm, giun sán, đi ngoài phân sống. Thuốc tại chỗ: Dùng một trong các bài: Bài 1: đồng thanh 4g, bằng sa 4g, xuyên tiêu 10g. Tán thành bột mịn. Súc miệng sạch, xát thuốc vào chân răng. Bài 2: thanh đại 2g, hùng hoàng 2g, băng phiến 2g, bạch phàn 4g, bằng sa 4g, lô hội 4g. Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch, chấm thuốc vào chân răng và lợi. Lưu ý: Vệ sinh răng miệng hàng ngày. Súc miệng nước muối và ngậm thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi răng đau, chân răng sưng đau, cần kiểm tra và chữa trị sớm. Ăn thức ăn mềm dễ nhai, không ăn thức ăn cay nóng.
https://suckhoedoisong.vn/suy-than-man-co-chua-duoc-khong-169231102111747482.htm
05-11-2023
Suy thận là gì, có chữa được không?
Suy thận là gì? Theo hội thận học quốc tế: Bệnh thận mạn (hay còn được gọi là suy thận ) được định nghĩa là những bất thường của cấu trúc hoặc chức năng thận tồn tại trên 3 tháng. Bệnh thận mạn được chia làm 5 giai đoạn dựa trên mức lọc cầu thận. Ở mức độ 1,2 là những bất thường về cấu trúc và chưa gây ra rối loạn về chức năng thận. Từ mức độ 3, bệnh nhân bắt đầu có những rối loạn chức năng thận. Và mức độ 5 là mức độ nặng nhất người bệnh phải điều trị thay thế: lọc máu , lọc màng bụng, ghép thận . ThS.BS Trịnh Thị Thanh Hằng thông tin một số lưu ý về chế độ sinh hoạt ăn uống cho người suy thận. Bệnh lý suy thận thường được phát hiện muộn do những tổn thương tiến triển âm thầm. Người bệnh thích nghi dần với các biểu hiệu mơ hồ, không rõ ràng. Bên cạnh đó, đối tượng dễ bỏ qua nhất là ở những người trẻ tuổi do tâm lý chủ quan, lơ là với những bất thường của cơ thể. Điều này dẫn đến việc hầu hết người bệnh không tự phát hiện được khi suy thận ở mức độ nhẹ, thậm chí có người bệnh được phát hiện khi bệnh thận mạn đã ở giai đoạn cuối. Suy thận mạn có chữa được không? Khi bệnh nhân được chẩn đoán là suy thận mạn thì không thể điều trị khỏi được nhưng có thể điều trị để làm chậm quá trình tiến triển dẫn đến suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế. Một số phương pháp điều trị suy thận bao gồm: - Chế độ ăn: nhạt, giảm đạm (mức độ tùy giai đoạn bệnh thận mạn). - Bổ sung đạm dành cho người suy thận (tùy giai đoạn). - Dùng thuốc làm chậm tiến triển bệnh thận mạn. - Đối với những người bệnh phải dùng thuốc do có các bệnh lý mãn tính khác cần điều chỉnh một số thuốc ít ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. - Bệnh thận mạn giai đoạn cuối: điều trị thay thế lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận kèm điều trị một số triệu chứng do biến chứng mạn tính của bệnh thận mạn. Bệnh nhân nếu được thăm khám và theo dõi định kỳ có thể làm chậm tiến triển của bệnh suy thận. Suy thận sống được bao lâu? Với tiến bộ của khoa học hiện nay, bệnh nhân nếu được thăm khám và theo dõi định kỳ có thể làm chậm tiến triển của bệnh suy thận. Đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có những phương pháp thay thế lọc máu, lọc màng bụng hay ghép thận… kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, tiên lượng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối vào nhiều yếu tố như thể trạng của bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo, việc tuân thủ điều trị… Người mắc suy thận cần lưu ý gì? Trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là ăn uống, vận động, người mắc suy thận cần lưu ý có chế độ dinh dưỡng lành mạnh; tránh đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ. Bên cạnh đó cần bổ sung rau, trái cây. Bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, từng giai đoạn vì có những giai đoạn bệnh nhân phải hạn chế ăn một số loại rau, hoa quả. - Bệnh nhân cần uống đủ nước; tránh thừa dịch trong cơ thể - Lựa chọn chế độ vận động phù hợp với sức khỏe, không nên vận động quá nặng - Duy trì cân nặng hợp lý - Không lạm dụng thuốc lá , các chất kích thích - Thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ - Kiểm soát đường máu , huyết áp ổn định - Khám theo dõi sức khỏe định kỳ. Xem thêm video được quan tâm: Nguyên nhân suy thận và bí quyết tránh nguy cơ chạy thận | SKĐS
https://suckhoedoisong.vn/phong-viem-da-re-than-kinh-169114424.htm
05-04-2016
Phòng viêm đa rễ thần kinh
Trần Thị Hương (Sơn La) Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh là tình trạng viêm và mất myelin hệ thống ở dây thần kinh ngoại biên. Bệnh xuất hiện sau 1-3 tuần của giai đoạn nhiễm virut, phần lớn do virut thuộc nhóm Herpes, sởi, hồng ban, thủy đậu, quai bị, ít gặp hơn ở nhóm mắc virut viêm gan A, B. Cũng có thể là do cả vi khuẩn Mycoplasma pneumonine. Bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em ít gặp hơn ở người lớn. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là khó thở và suy hô hấp do liệt các cơ hô hấp và lúc này cần phải được can thiệp hô hấp hỗ trợ tại các cơ sở chuyên khoa. Hình minh họa. Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có những biểu hiện đi khó khăn, lên xuống cầu thang khó khăn, mỏi, nhức, khó chịu ở tay, chân, đau ở chân đến nỗi không tự ngồi, không tự bước... cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thần kinh để khám và điều trị bệnh kịp thời. Để phòng bệnh, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ, những trẻ có thể lực khỏe mạnh ít mắc phải căn bệnh này. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và nếu có điều kiện nên tiêm thêm những vắc-xin phòng nhiều loại bệnh khác nữa. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh giá. Cho trẻ ăn đủ chất đạm, đường, chất béo và vitamin từ rau, quả. Quá trình được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt không chỉ phòng được bệnh viêm đa rễ thần kinh mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
https://tamanhhospital.vn/gian-ong-dan-sua/
22/07/2023
Giãn ống dẫn sữa: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh
Giãn ống dẫn sữa là bệnh lành tính, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Bệnh tuy không tiến triển sang ung thư vú nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy giãn ống dẫn sữa là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh ra sao? Mục lụcGiãn ống dẫn sữa là gì?Nguyên nhân gây giãn ống dẫn sữaTriệu chứng bệnh giãn ống dẫn sữaĐối tượng nguy cơ mắc bệnh giãn ống dẫn sữaGiãn ống dẫn sữa có nguy hiểm không?Chẩn đoán bệnh giãn ống dẫn sữaCách điều trị bệnh giãn ống dẫn sữaCách phòng tránh tình trạng giãn ống dẫn sữaKhi nào cần đến nên đến gặp bác sĩ?Giãn ống dẫn sữa là gì? Giãn ống dẫn sữa (hay giãn ống tuyến vú – Mammary duct ectasia) là tình trạng 1 hoặc nhiều ống dẫn sữa dưới núm vú giãn ra. Thành ống có thể dày lên và chứa đầy dịch, khiến ống dẫn sữa bị tắc. Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng nhưng 1 số phụ nữ có thể tiết dịch ở núm vú, căng tức ngực hoặc viêm ống dẫn sữa. [1] Giãn ống dẫn sữa thường gặp ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh, có thể cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật loại bỏ ống dẫn sữa. Giãn ống dẫn sữa và viêm quanh ống dẫn sữa không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Tuy nhiên, một số triệu chứng của giãn ống dẫn sữa có liên quan đến ung thư vú. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay khi phát hiện những bất thường ở tuyến vú. Nguyên nhân gây giãn ống dẫn sữa Tuyến vú được tạo thành từ các thùy (tuyến tạo sữa), ống dẫn sữa và các mô khác. Khi cơ thể dần lão hóa, ống dẫn sữa ngắn lại khiến chất lỏng tích tụ, làm tắc ống dẫn sữa. Dù không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, song những yếu tố sau có thể dẫn đến giãn ống dẫn sữa: Mô vú thay đổi do lão hóa: khi cơ thể lão hóa, thành phần mô vú sẽ chuyển dần từ cơ sang mỡ, còn gọi là sự co lại. Những thay đổi bình thường này có thể gây tắc ống dẫn sữa, viêm, kết hợp với giãn ống tuyến vú. Hút thuốc: thuốc lá có thể gây giãn ống tuyến sữa dẫn đến viêm nhiễm. Núm vú thụt vào: núm vú thụt vào trong có thể làm tắc ống dẫn sữa, gây viêm và nhiễm trùng. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của 1 bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư. Triệu chứng bệnh giãn ống dẫn sữa Giãn ống dẫn sữa thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có những dấu hiệu như: Căng tức ngực. Núm vú tiết dịch đặc. Chất dịch có màu xanh hoặc đen kèm theo máu. Tiết dịch có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 vú. Đỏ núm vú hoặc mô quầng vú. Núm vú thụt vào trong. Có khối u phía sau núm vú, gần ống bị tắc. Giãn ống tuyến sữa có thể hình thành các khối u phía sau núm vú. Khối u phát triển do mô sẹo hình thành xung quanh ống dẫn sữa bị viêm có thể nhầm lẫn với ung thư vú. Tuy nhiên, tình trạng này thường không phải ung thư. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh giãn ống dẫn sữa Giãn ống dẫn sữa là bệnh lành tính, tuy nhiên một số đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn [2]: Phụ nữ 40 – 50 tuổi, tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh. Người hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. Cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng. Nếu rơi vào những đối tượng nguy cơ nói trên, người bệnh không nên quá lo lắng, vì đây là thay đổi bình thường của tuyến vú. Song, cũng không chủ quan, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến vú khác. Giãn ống dẫn sữa là bệnh lành tính. Giãn ống dẫn sữa có nguy hiểm không? Giãn ống dẫn sữa có thể tự khỏi, tuy nhiên ở 1 số trường hợp, bệnh có thể gây các biến chứng gồm: Tiết dịch núm vú: chất lỏng rỉ ra từ núm vú có thể gây khó chịu, ẩm ướt. Đau ở vú: giãn ống tuyến vú có thể gây đỏ, sưng và đau quanh núm vú. Nhiễm trùng: tình trạng viêm có thể phát triển trong ống dẫn sữa bị tắc, đôi khi gây đau trong hoặc xung quanh núm vú. Vết đỏ dai dẳng và cơn đau nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến áp xe và cần thực hiện thủ thuật để dẫn lưu mủ ra ngoài. Khi nhận thấy những thay đổi bất thường ở vú, nhất là khi có khối u cứng quanh núm vú hoặc quầng vú, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm. Chẩn đoán bệnh giãn ống dẫn sữa Giãn ống dẫn sữa được chẩn đoán bằng những phương pháp sau: Khám vú: bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra mô vú và theo dõi dịch tiết. Siêu âm: kỹ thuật này sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh bên trong cơ thể, giúp bác sĩ nhìn rõ hơn cấu trúc tuyến vú. Chụp nhũ ảnh (X-quang tuyến vú): sử dụng tia X để xét xem có những thay đổi bất kỳ nào ở vú và các ống dẫn sữa không. Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo hình ảnh chi tiết bên trong vú. Sinh thiết vú: bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ mô bệnh học từ vú bị ảnh hưởng và xem dưới kính hiển vi. Nếu người bệnh có khối u ở vú, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết khối u đó để kiểm tra dấu hiệu ung thư. Cách điều trị bệnh giãn ống dẫn sữa Giãn ống dẫn sữa có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh gây khó chịu, đau, tiết dịch núm vú. Do đó, ngay khi bị giãn tuyến sữa, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng và điều trị sớm. Theo đó, các lựa chọn điều trị gồm: Thuốc kháng sinh: bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày để điều trị nhiễm trùng do giãn ống tuyến vú. Người bệnh vẫn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện đáng kể hoặc biến mất hoàn toàn sau khi dùng kháng sinh. Thuốc giảm đau: có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng. Phẫu thuật: nếu áp xe đã phát triển, kháng sinh và thuốc giảm đau không có tác dụng, trong trường hợp này, ống dẫn sữa sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Thủ thuật này thực hiện thông qua 1 vết rạch nhỏ ở rìa của quầng vú. Tuy nhiên, giãn ống dẫn sữa hiếm khi phải phẫu thuật. Ngoài ra, có thể kiểm soát các triệu chứng của giãn ống dẫn sữa theo những cách như [3]: Chườm ấm lên núm vú và khu vực xung quanh có thể làm dịu mô vú bị đau. Đeo miếng lót ngực (hoặc miếng lót cho con bú) để thấm dịch tiết từ núm vú. Nằm ngủ nghiêng về phía bên vú không bị ảnh hưởng hoặc nằm ngửa để tránh gây thêm áp lực và tạo cảm giác khó chịu. Mặc áo ngực hỗ trợ: chọn áo lót có hỗ trợ tốt để giảm sự khó chịu ở ngực. Chiếc áo ngực vừa vặn cũng có thể giúp giữ miếng đệm ngực ở đúng vị trí và thấm dịch tiết từ núm vú. Không hút thuốc lá: hút thuốc có thể khiến việc điều trị nhiễm trùng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, hút thuốc liên tục có thể làm nhiễm trùng tái phát hoặc áp xe. Kiểm tra, sàng lọc định kỳ để phát hiện những bất thường ở tuyến vú. Cách phòng tránh tình trạng giãn ống dẫn sữa Không có biện pháp nào để phòng ngừa giãn ống dẫn sữa. Một số nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng từ lối sống có thể làm tăng khả năng phát triển tình trạng này. Những yếu tố gồm: Béo phì: người có chỉ số khối cơ thể hoặc BMI từ 30 trở lên. Người hút thuốc lá. Người bệnh đái tháo đường nhưng không được kiểm soát. Khi nào cần đến nên đến gặp bác sĩ? Khi thấy ngực có những thay đổi bất thường, chẳng hạn như xuất hiện khối u mới ở vú, núm vú tiết dịch tự nhiên, mẩn đỏ hoặc viêm da vú, tình trạng núm vú bị thụt vào trong kéo dài dai dẳng, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khoa Ngoại vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu tất cả các vấn đề liên quan đến tuyến vú nói chung (khối u lành tính, bất thường bẩm sinh, vú sa trễ, vú phì đại…) và ung thư vú nói riêng. Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại từ các nước Âu – Mỹ nhằm chẩn đoán bệnh chính xác nhất như máy siêu âm đàn hồi, máy chụp nhũ ảnh 3D, máy chụp cộng hưởng từ… giúp tất cả người bệnh cảm thấy an tâm và hài lòng khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM. Không biết rõ nguyên nhân gây giãn ống dẫn sữa có thể khiến người bệnh lo lắng về nguy cơ mắc ung thư hoặc các bệnh tuyến vú khác. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về giãn ống dẫn sữa là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh bệnh. Khi thấy tuyến vú có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị sớm nhằm ngăn biến chứng không đáng có.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-cat-u-nang-giap-mong-sistrunk-vi
Tìm hiểu về cắt u nang giáp móng (SISTRUNK)
U nang giáp móng là một khối u bất thường bẩm sinh hay gặp ở vùng cổ- là biểu hiện của việc tồn tại ống giáp lưỡi nguyên nhân do không bị teo đi sau khi sinh. U nang giáp móng có nguyên nhân từ sự bất thường phôi thai trong quá trình hình thành tuyến giáp. Dị tật này chiếm khoảng 7% dân số và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. 1. Bệnh u nang giáp móng là bệnh gì? Bệnh u nang giáp móng là được định nghĩa là tình trạng xuất hiện những khối u bẩm sinh của ống giáp lưỡi. Thông thường, ống giáp lưỡi teo đi thành một dải xơ sau khi sinh, tuy nhiên do sự phát triển bất thường ống giáp lưỡi phát triển thành nang, trong chứa dịch nhầy vàng nhạt có váng mỡ hay màu trắng đục.Triệu chứng của bệnh u nang giáp móng như:Xuất hiện hạch ở cổ có thể viêm nhiễm làm xuất hiện một vùng sưng, nóng, đỏ, đau ở giữa, dưới xương móng;Nhân cứng, ít di động, nhân to > 4cm hoặc nhân to nhanh;Những dấu hiệu xâm lấn tại chỗ (nuốt khó, khàn tiếng, đau vùng cổ);Xét nghiệm đo nồng độ FT4 và nồng độ TSH, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ;Chụp xạ hình tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp độ phân giải caoChụp CT scanner, chụp Xquang có bơm thuốc cản quang có thể thấy khối u hoặc đường rò ở dưới và trên xương móng. U nang giáp móng làm xuất hiện các hạch ở cổ 2. Điều trị bệnh u nang giáp móng Hiện nay, phần lớn các bệnh viện dùng phương pháp cắt bỏ u nang giáp móng theo phương pháp Sistrunk. Kỹ thuật Sistrunk mổ ngang, cắt bỏ khối u, phần giữa của xương móng, đường rò trên xương móng. Phương pháp này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ dàng mở rộng phẫu trường khi cần thiết lại vừa có khả năng hạn chế được tái phát sau phẫu thuật. 3. Cắt u nang giáp móng 3.1. Chỉ địnhChỉ có phẫu thuật cắt u nang giáp móng là phương pháp duy nhất điều trị khỏi bệnh u nang giáp móng vĩnh viễn, phải cắt bỏ được toàn bộ, nếu không sẽ bị tái phát.Các biện pháp khác như chọc hút, bơm thuốc, dùng thuốc đều không điều trị u nang giáp móng khỏi hoàn toàn.3.2. Chống chỉ địnhKhông có chống chỉ định tuyệt đối với phẫu thuật cắt u nang giáp móng. U nang giáp móng chỉ có thể cắt bỏ để hết bệnh vĩnh viễn 3.3. Các bước tiến hànhVô cảm: Gây mê nội khí quản, không nên gây tê vì không đủ để giảm đau cho người bệnh.Tư thế người bệnh: Nằm tư thế ngửa, đầu ngửa ra phía sau, cổ duỗi đến tối đa bằng cách lót 1 cái gối vào vị trí phía 2 vai và phần dưới của cổ.Đường vào: Rạch ngang phía trước khối u nang giáp móng, nếu có rò rạch vòng quanh lỗ rò và rộng hơn lỗ rò.Kỹ thuậtRạch đứt da, tổ chức mỡ dưới da, cơ bám da cổ. Bóc tách tỉ mỉ mảnh da quanh khối u nang giáp móng hay viền da quanh lỗ rò, sau khi tách xong cặp nó bằng 1 cái kẹp.Dùng que thăm đưa vào trong đường rò, kiểm tra bằng ngón tay trong quá trình bóc tách sau khi đã cắt dọc cân.Dùng kéo nhỏ, cắt và tách về phía trên theo hướng xương móng, u nang giáp móng hoặc ống dò dần dần được bóc tách và kéo ra khỏi các thớ cơ dưới móng. Tiếp tục bóc tách các khối cơ cho đến xương móng và chạm vào xương móng, bóc tách xung quanh xương đó.Rạch theo đường thẳng đứng các cân, cơ dài 1cm trên và dưới xương. Bóc sạch phần xương, để đi vào ống giáp lưỡi, cắt xương bằng kéo to, bên phải hoặc bên trái đường rò, banh 2 mảnh xương tách ống giáp lưỡi ra khỏi xương, tiếp tục bóc tách thêm vài milimet nữa.Dùng kẹp để giữ xương rồi lấy kéo to cắt 1 đoạn xương (thân xương móng) dài 1cm và tiếp tục phẫu tích đồng thời kiểm tra bằng que thăm.Phẫu thuật viên thò ngón tay vào trong miệng người bệnh, ấn vào đỉnh V của lưỡi. Tiến hành phẫu thuật cắt u nang giáp móng theo đúng quy trình Nếu xác định đã cùng đường của ống giáp lưỡi, luồn một sợi chỉ lin ở đáy và cắt cuống, toàn bộ phần đã bóc tách được lấy ra.Tiến hàng cầm máu, kéo khít 2 mảnh xương móng, bằng cách luồn sát 2 vòng Catgut, hay chỉ Safil (1.0) xuyên vào các thớ cơ.Đặt 1 ống dẫn lưu nhỏ vào vị trí trống của ống giáp lưỡi.Khâu lại phần cân theo đường thẳng đứng, khâu lớp nông theo chiều ngang. Khâu da, cố định ống dẫn lưu. 4. Tai biến sau khi cắt u nang giáp móng Nhiễm trùng sau khi cắt u nang giáp móngTái phát khối uChảy máu sau phẫu thuật cắt u nang giáp móng là biến chứng nặng nề vì gây khó thở, thở nhanh vì máu tụ gây chèn vào đáy lưỡi gây chèn ép, khó thở cần khai khí đạo để tiến hành đặt ống nội khí quản với mục đích gây mê cầm máu lại.
https://tamanhhospital.vn/viem-gan-d/
09/12/2023
Viêm gan D: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
Viêm gan D xảy ra dưới dạng đồng nhiễm với viêm gan B. Là một trong các chủng viêm gan nguy hiểm nhất, tăng cao rủi ro biến chứng về gan, người bệnh viêm gan D có tỷ lệ tử vong cao nếu không được can thiệp y khoa kịp thời. Hiện nay, viêm gan D vẫn chưa có phương pháp hoặc thuốc đặc hiệu điều trị triệt căn. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh bằng cách tích cực điều trị bảo tồn. Mục lụcViêm gan D là gì?Phân loại viêm gan D1. Viêm gan D cấp2. Viêm gan D mạnTriệu chứng viêm gan DNguyên nhân viêm gan DChẩn đoán viêm gan DCách điều trị viêm gan DPhòng ngừa bệnh viêm gan DCác thắc mắc về viêm gan D1. Virus viêm gan D lây qua đường nào?2. Bệnh viêm gan D có nguy hiểm không?3. Mối liên quan của viêm gan B và viêm gan D?Viêm gan D là gì? Viêm gan D (HDV) là một chủng viêm gan, xảy ra dưới dạng đồng nhiễm với viêm gan B (HBV). Là một trong những loại viêm gan tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và vĩnh viễn. Tỷ lệ người bị viêm gan D sau khi bị viêm gan B là 4 – 6%, phần còn lại là ở người bị viêm gan B mạn tính. Cụ thể, virus thuộc họ Deltaviridae là tác nhân gây nên viêm gan D. Đây là một loia5 virus chưa hoàn chỉnh, chỉ có thể hoạt động khi nhân lên với virus Orthohepadnavirus gây viêm gan B. Do vậy, viêm gan D chỉ có thể xảy ra đồng thời (đồng nhiễm) hoặc sau khi (bội nhiễm) ở người bệnh bị viêm gan B. Viêm gan D là một bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Gan bao gồm 5 chức năng chính là lọc máu; phân hủy các chất độc hại; sản xuất mật giúp tiêu hóa chất béo; tổng hợp protein; dự trữ vitamin và khoáng chất. Khi chức năng gan bị suy giảm ở người bệnh viêm gan D và những biến chứng của bệnh sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tích tụ chất lỏng (dẫn đến tăng áp hoặc tràn dịch), hội chứng máu khó đông, dễ bị thương và nhiễm trùng, suy giảm chức năng thận,… Viêm gan D dễ dàng lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch hoặc máu của người bị nhiễm bệnh (như dùng chung kim tiêm/ đồ dùng cá nhân, quan hệ tình dục, chạm vào vết thương hở của người bệnh). Có rất ít trường hợp viêm gan D lây truyền từ mẹ sang con. Tình trạng lây nhiễm chéo viêm gan D giữa quan hệ tình dục đồng giới cũng cho tỷ lệ khá thấp. Đến nay vẫn chưa có phác đồ hay thuốc đặc trị cho bệnh viêm gan D. Người bệnh chỉ có thể điều trị bảo tồn để cải thiện và duy trì chức năng gan. Viêm gan D xuất hiện dưới dạng đồng nhiễm hoặc bội nhiễm của viêm gan B Phân loại viêm gan D 1. Viêm gan D cấp Viêm gan D cấp tính thường xuất hiện dưới dạng đồng nhiễm của viêm gan B. Là một dạng nhiễm trùng gan ngắn hạn, các triệu chứng không kéo dài hơn 6 tháng. Viêm gan D cấp tính có khả năng điều trị triệt căn cao, thậm chí một số người có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc. Những triệu chứng của bệnh cũng chỉ ảnh hưởng tạm thời đến chức năng của gan, cũng như không gây tổn thương nghiêm trọng, vĩnh viễn. 2. Viêm gan D mạn Viêm gan D mạn tính dễ xảy ra ở những người đã bị viêm gan B mạn tính. Các triệu chứng của viêm gan D mạn tính kéo dài trên 6 tháng. Người bệnh cũng đồng thời đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về gan khác như: xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,… Viêm gan D mạn tính dễ tiến triển ở những người cao tuổi hoặc người không có kháng thể với virus viêm gan B và viêm gan D. Triệu chứng viêm gan D Những triệu chứng đặc hiệu của viêm gan D mà người bệnh có thể nhận biết bao gồm: Vàng da, vàng tròng mắt Sốt Suy nhược cơ thể Nước tiểu vàng đậm, sẫm màu Phân màu vàng nhạt Chán ăn Buồn nôn và nôn Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng này trong vòng 3 – 7 tuần sau lần bị nhiễm trùng gan đầu tiên. Triệu chứng sẽ tăng dần tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng hầu hết các trường hợp viêm gan D do bội nhiễm từ viêm gan B mạn tính đều gặp những triệu chứng nặng nề, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Nguy hiểm hơn, triệu chứng của viêm gan D cấp tính rất giống với triệu chứng của những loại viêm gan khác. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng đi khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện một trong những triệu chứng nghi ngờ để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh sớm. Vàng da là triệu chứng đặc hiệu của viêm gan D Nguyên nhân viêm gan D Nguyên nhân gây viêm gan D là do tình trạng đồng nhiễm hoặc bội nhiễm từ viêm gan B. Ngoài ra, viêm gan D cũng có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua các con đường sau:(1) Đường máu: Bất cứ hoạt động tiếp xúc trực tiếp nào với máu hoặc dịch cơ thể của người bị viêm gan D cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Phổ biến bao gồm: dùng chung kim tiêm, các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hay các dụng cụ y tế không được tiệt trùng kỹ lưỡng… Đường tình dục: Quan hệ tình dục là hoạt động mà cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp giữa dịch cơ thể, máu qua da với da. Vì thế tỷ lệ viêm gan D sau khi quan hệ tình dục với người bệnh là rất cao. Tuy nhiên, không có sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm bệnh giữa quan hệ tình dục đồng tính và khác giới. Lây truyền từ mẹ sang con: Thống kê cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan D giữa mẹ sang con trong quá trình thụ thai là khá hiếm. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm gan D do mẹ bị bệnh trong thời gian thụ thai. Với những nguyên nhân gây bệnh viêm gan D như trên thì những đối tượng có nguy cơ cao hơn so những người khác là: Người bị bệnh viêm gan B mạn tính Người có bạn tình bị bệnh viêm gan D Người sử dụng ma túy Người sống chung nhà, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm gan D Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch cơ thể người bệnh Chẩn đoán viêm gan D Chẩn đoán viêm gan D được thực hiện bằng xét nghiệm máu. 2 yếu tố để xác định người bệnh bị viêm gan D là:(2) HBsAg kháng thể nguyên bề mặt dương tính, người bệnh nhiễm viêm gan B Chỉ số IgG dương tính (chỉ số miễn dịch kháng HDV G) Chỉ số IgM dương tính Dù vậy, nồng độ kháng thể HDV thường không thể hiện rõ ràng trong 1 – 3 tuần đầu. Vì vậy, người bệnh cũng cần thực hiện thêm những sàng lọc khác để loại bỏ khả bị viêm gan A, viêm gan C hoặc các bệnh về rối loạn khác gây triệu chứng vàng da. Cách điều trị viêm gan D Điều trị viêm gan D được áp dụng chủ yếu cho những trường hợp bị viêm gan D mạn tính, triệu chứng xảy ra lâu hơn 6 tháng. Các trường hợp cấp tính có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc điều trị. Người bệnh chỉ cần bảo vệ sức khỏe gan và sức khỏe tổng thể để phục hồi và cải thiện chức năng gan sau đó. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tối ưu, đem lại hiệu quả cao cho viêm gan D. Thuốc Pegylat interferon alpha thường được kê cho người bệnh, tuy nhiên thống kê cho thấy tỷ lệ đáp ứng thấp, chỉ có 25% (Theo số liệu do Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ cung cấp).(3) Người bệnh có thể sử dụng Pegylat interferon alpha trong vòng 48 tuần để làm giảm tốc độ tiến triển bệnh. Nhưng thuốc này chống chỉ định cho người đã tiến triển thành xơ gan mất bù, bị viêm gan do bệnh tự miễn… Điều quan trọng trong điều trị viêm gan D là người bệnh cần duy trì các thói quen sống tích cực để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh viêm gan D. Những điều mà người bệnh cần TRÁNH tuyệt đối để không làm nghiêm trọng bệnh viêm gan D bao gồm: Sử dụng rượu bia Ăn quá mặn (tiêu thụ cao hơn 10g muối/ngày) Ăn các thực phẩm có nhiều chất béo xấu Lạm dụng thực phẩm chức năng, uống thuốc bổ không theo liều lượng/ lời khuyên từ bác sĩ Ngủ không đủ giấc (Ít hơn 4 tiếng/ngày) Đối với những người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa trên. Đồng thời, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng, khó hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ghép gan. Đây là phương pháp loại bỏ phần bị tổn thương và thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh khác. Giúp kéo dài được tuổi thọ cho người bệnh và giảm thiểu tối đa các triệu chứng bệnh gan trước đó. Tuy nhiên, ghép gan là một cuộc phẫu thuật lớn với triển vọng sống lên tới 70%. Vì thế, bác sĩ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên sức khỏe chung và mức độ tổn thương hiện tại của lá gan người bệnh. ThS.BS CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân trưởng khoa Nội tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám cho khách hàng (Ảnh: BVĐK Tâm Anh) Phòng ngừa bệnh viêm gan D Vì bệnh viêm gan D là dạng viêm gan chỉ có thể xuất hiện khi người bệnh bị viêm gan B. Do đó, phương pháp phòng ngừa viêm gan D hiệu quả nhất và cũng được khuyến khích nhất hiện nay là thực hiện tiêm phòng viêm gan B. Vaccine phòng viêm gan B có khả năng phòng ngừa 80 – 100% khả năng mắc bệnh. Bộ y tế khuyến cáo thời gian tốt nhất để tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B gồm: Mũi 1: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên Mũi 3: 5 tháng sau mũi thứ 2, 6 tháng sau mũi đầu tiên Đối với người lớn, nên thực hiện xét nghiệm chỉ số kháng thể viêm gan B và viêm gan D theo chu kỳ 5 năm/lần. Cần thực hiện tiêm mũi nhắc nếu kháng thể giảm thấp. Ngoài ra, viêm gan D có thể phòng ngừa bằng cách tăng cường sức khỏe gan thông qua lối sống lành mạnh, như: Hạn chế tối đa uống rượu bia Không ăn nhiều các thực phẩm chế biến bên ngoài, thức ăn nhanh vì chứa nhiều chất béo xấu gây hại cho gan, và không thể đo lường dưỡng chất trong thực phẩm Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt các dụng cụ dễ dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, lược,… Không tái sử dụng kim tiêm đã dùng Sử dụng găng tay y tế khi chạm vào vết thương của người khác Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục tăng cao nguy cơ bị viêm gan D Các thắc mắc về viêm gan D 1. Virus viêm gan D lây qua đường nào? Virus viêm gan D lây qua 3 đường chính: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con (hiếm gặp). 2. Bệnh viêm gan D có nguy hiểm không? Viêm gan D cấp tính không nguy hiểm. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng sức khỏe bởi những triệu chứng của bệnh như vàng da, sốt, suy nhược, nôn mửa… nhưng bệnh sẽ tự khỏi sau đó. Viêm gan D mạn tính là tình trạng nguy hiểm, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị các bệnh như: xơ gan mất bù, ung thư gan… Giai đoạn viêm gan D mạn tính, người bệnh không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát, ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh. 3. Mối liên quan của viêm gan B và viêm gan D? Viêm gan D chỉ có thể xuất hiện ở những người đã hoặc đang bị viêm gan B. Căn nguyên của viêm gan D là một loại virus khiếm khuyết, không hoạt động. Loại virus này chỉ có thể hoạt động khi được nhân lên với virus viêm gan B. Ngoài ra, viêm gan D do bội nhiễm hoặc đồng nhiễm với viêm gan B sẽ khiến các triệu chứng viêm gan trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đến khám với bác sĩ ngay sau khi có các triệu chứng liên quan đến viêm gan để được can thiệp y khoa sớm, tăng cao hiệu quả điều trị. Tốt nhất, mọi người nên thực hiện tiêm phòng viêm gan B theo phác đồ được khuyến cáo để cùng lúc phòng tránh cả 2 loại viêm gan này. Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên… Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch… Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng. Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ: Viêm gan D là một loại viêm gan xảy ra đồng thời hoặc sau khi người bệnh bị nhiễm viêm gan B. Hiện nay, bệnh chỉ có thể được kiểm soát bởi các phương pháp điều trị nội khoa. Trường hợp nặng nhất, người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật ghép gan mới, loại bỏ hoàn toàn phần gan bị tổn thương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-chi-so-khoi-luong-co-gom-nhung-gi-vi
Các chỉ số khối lượng cơ thể gồm những gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Các chỉ số khối lượng cơ thể giúp đánh giá tỷ lệ các thành phần cơ thể, qua đó phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như sự thay đổi của cơ thể khi bạn đang ăn kiêng hoặc luyện tập các môn thể thao. Các chỉ số khối lượng cơ thể gồm các chỉ số cơ bản như khối lượng cơ thể, chiều cao, chỉ số BMI, bề dày lớp mỡ dưới da,... 1. Chỉ số khối lượng cơ thể Cân nặng thường thay đổi trong ngày, buổi sáng thường nhẹ hơn buổi chiều, khi lao động nặng nhọc thì cân nặng giảm nhiều do ra mồ hôi. Do đó, để có chỉ số khối lượng cơ thể chính xác nên cân vào buổi sáng, sau khi đã đại tiểu tiện và chưa ăn uống gì.Có nhiều công thức khác nhau để tìm chỉ số khối lượng cơ thể phù hợp, để đơn giản bạn có thể áp dụng công thức sau:Tính cân nặng lý tưởng= số lẻ của chiều cao (tính bằng đơn vị cm) x 9 rồi chia cho 10Cân nặng tối đa= số lẻ của chiều cao (tính bằng đơn vị cm)Cân nặng tối thiểu= số lẻ của chiều cao (tính bằng đơn vị cm) x 8 rồi chia cho 10Ví dụ, như bạn cao 155cm thì cân nặng lý tưởng là: 55 x 9 : 10= 49.5 kg. Cân nặng tối đa cho phép là 55kg, cân nặng tối thiểu là: 55 x 8 :10 = 44kgNhư vậy, bạn nên duy trì chỉ số khối lượng ở mức phù hợp, không nên để cân nặng vượt quá mức cân nặng tối đa vì sẽ gây thừa cân béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cũng không nên để cân nặng thấp hơn mức tối thiểu, gây tình trạng suy dinh dưỡng. Duy trì chỉ số khối lượng cơ thể ở mức ổn định để hạn chế nguy cơ mắc bệnh 2. Chiều cao Có hai cách đo chiều cao là đo chiều cao đứng và đo chiều dài nằm. Cách đo cụ thể như sau:Đo chiều cao đứng: bỏ dép, đứng quay lưng vào thước đo. Gót, mông, đầu, vai đứng theo một đường thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Người đo đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.Đo chiều dài nằm: thường sử dụng cho trẻ em. Đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, vị trí số 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Một người giữ trẻ thẳng gối, đưa thước áp sát gót bàn chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.Lưu ý cần so sánh với bảng chiều cao tương ứng vì đo chiều cao đứng và đo chiều dài nằm chênh lệch với nhau khoảng 1-2cm. 3. Chỉ số BMI Chỉ số BMI (Body Mass Index) được gọi là chỉ số khối cơ thể, đây là chỉ số giúp đánh giá cơ thể đang thuộc tình trạng nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì. Theo đó, chỉ số BMI được tính như sau: BMI= Cân nặng/(chiều cao)2. Trong đó, cân nặng được tính bằng đơn vị kg, chiều cao tính bằng đơn vị cm. Chỉ số BMI giúp đánh giá tình trạng cân đối của cơ thể Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối lượng mỡ trong cơ thể, do đó BMI là một chỉ số được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy béo.Người có cân nặng thấp (gầy) khi BMI <18.5Người bình thường khi BMI từ 18.5- 24.99Thừa cân độ 1: BMI từ 25- 29.99Thừa cân độ 2: BMI từ 30- 39.99Thừa cân độ 3: BMI ≥40Gầy là tình trạng thiếu năng lượng diễn ra trong thời gian dài, đánh giá mức độ gầy dựa và BMI như sau:Gầy độ 1 (gầy nhẹ): BMI từ 17-18.49Gầy độ 2 (gầy vừa): BMI từ 16-16.99Gầy độ 3 (quá gầy): BMI < 16 4. Bề dày lớp mỡ dưới da Bề dày lớp mỡ dưới da được dùng như một số đo trực tiếp sự béo phì. Bề dày lớp mỡ dưới da ước lượng kích thước kho dự trữ mỡ dưới da, từ đó cho phép ước lượng tổng số lượng mỡ của cơ thể.Bề dày lớp mỡ dưới da được đo bằng các compa chuyên dụng như compa Harpenden, compa Holtain, compa Lange,... Trong đó, compa Harpenden là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hai đầu compa là hai mặt phẳng, tiết diện 1cm2, một áp lực kế được gắn vào compa nhằm đảo bảo khi compa kẹp vào da bao giờ cũng ở một áp lực không đổi khoảng 10-20 g/mm2. Các vị trí thường được dùng để đo bề dày lớp mỡ dưới da là: nếp gấp da cơ tam đầu, nếp gấp da cơ nhị đầu, nếp gấp da dưới xương bả vai, nếp gấp da mạn sườn,... Bề dày lớp mỡ dưới da cho phép ước lượng tổng số lượng mỡ trên cơ thể 5. Chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio WHR) Đánh giá phân bố lượng mỡ trong cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đánh giá nguy cơ các bệnh tim mạch, đái tháo đường,... Nếu lượng mỡ được phân bổ đều ở mặt, cổ, vai, ngực, bụng, đùi, mông thì gọi là béo phì toàn thân. Nếu mỡ chỉ tập trung nhiều ở vùng bụng và eo thắt lưng thì đây là kiểu béo phì trung tâm, có nhiều nguy cơ bệnh tật. Nếu lượng mỡ tập trung nhiều vùng mông, đùi, háng, đây gọi là kiểu béo phì phần thấp, ít có nguy cơ bệnh tật hơn.Chỉ số eo/mông (WHR) dùng để đánh giá phân bố lượng mỡ trong cơ thể, được tính như sau: WH= vòng eo (cm)/ vòng mông (cm)Trong đó, vòng eo được đo ngang rốn, vòng mông được xác định bằng cách đo ngang qua điểm phình to nhất của mông.Nếu WHR cao hơn 0.95 ở nam giới và cao hơn 0.85 ở nữ giới sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường,...Vì quá béo hoặc quá gầy đều không tốt đối với sức khỏe, do đó theo dõi thường xuyên các chỉ số khối lượng cơ thể có vai trò rất quan trọng, giúp đánh giá tình trạng khối lượng cơ thể từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Qua khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được kiểm tra các chỉ số khối cơ thể, kiểm tra các chỉ số thể lực, khám tổng quát, khám chuyên khoa, được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang,...để đánh giá các chỉ số trong cơ thể. Khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường sức khỏe để điều trị, can thiệp kịp thời. Các bệnh lý được điều trị từ giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, ít biến chứng, tiết kiệm chi phí. Khám sức khỏe định kỳ để đánh giá các chỉ số trong cơ thể Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa như thế nào trong việc dự phòng bệnh tật?
https://tamanhhospital.vn/mun-o-lung/
05/08/2023
Mụn ở lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mụn trứng cá ảnh hưởng tới 85% trẻ vị thành niên, nhưng vẫn thể kéo dài dai dẳng tới người lớn. Mụn nội tiết có nhiều dạng, từ nhẹ dạng sẩn mụn đầu đen đến viêm nặng, nang nốt. Ngoài xuất hiện ở vùng mặt, mụn cũng thường mọc ở lưng gây khó chịu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn ở lưngnhư thế nào? Mục lụcMụn nội tiết ở lưng là gì?Nguyên nhân nổi mụn ở lưngDấu hiệu nhận biết mụn ở lưngCách điều trị mụn ở lưngNhững lưu ý khi trị mụn nội tiết ở lưngCác loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở lưng hiệu quảMụn nội tiết ở lưng là gì? Mụn nội tiết ở lưng là các nốt mụn đỏ, viêm, có thể là mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng… do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức đi kèm với sự phát triển của vi khuẩn, tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da vùng lưng. Nếu không điều trị hiệu quả sẽ để lại sẹo mụn. (1) Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông hình thành mụn. Nguyên nhân nổi mụn ở lưng Nguyên nhân nổi mụn ở lưng do tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, điều này tạo điều kiện tích tụ tế bào chết trên da, bụi bẩn, chất bã nhờn… làm lỗ chân lông tắc nghẽn sinh ra mụn, đồng thời vi khuẩn C.acnes cư trú trên da tăng sinh gây ra hiện tượng viêm và thay đổi sự sản sinh chất béo, hoạt động tiết bã gây nên mụn viêm (2). Ngoài ra, có một số yếu tố khiến tình trạng nổi mụn ở lưng bao gồm: Nội tiết tố: người đang mang thai, trẻ ở tuổi dậy thì có nhiều khả năng bị mụn trứng cá hơn khi nồng độ hormone thay đổi. Thuốc: một số loại thuốc bao gồm corticosteroid có thể tác động hệ nội tiết, làm xáo trộn mất cân bằng gây mụn trứng cá ở lưng hoặc khiến mụn nặng hơn. Đồng thời một số thuốc thoa như corticosteroid còn gây phát ban dạng mụn trứng cá sau khi thoa thuốc. Căng thẳng, lo lắng: sẽ tạo ra nhiều hormone cortisol hơn. Khi nồng độ cortisol tăng lên, cơ thể sẽ sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Dấu hiệu nhận biết mụn ở lưng Dấu hiệu nhận biết mụn ở lưng với các tổn thương như: Mụn đầu trắng: mụn không viêm, <5mm, hình vòm, trơn láng, màu da hoặc trắng nhạt. Mụn đầu đen: mụn không viêm, dạng sẩn <5mm với lỗ nang lông mở rộng chứa nhân mụn màu đen, xám hoặc nâu. Sẩn mụn viêm: sẩn viêm tương đối nông, có mủ, đường kính <5mm. Mụn nang: sẩn lớn (>5mm) nằm sâu hơn, viêm và mềm hoặc dạng nốt. Dát màu đỏ/ hồng là tình trạng hồng ban sau mụn để lại. Mụn có thể nổi dọc theo vai, lưng trên hoặc khắp lưng hay xuống đến thắt lưng. Những mụn này có thể gây đau, phát triển thành cụm. Mụn nổi tiết ở lưng với các dạng tổn thương như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, sẩn, u nang. Cách điều trị mụn ở lưng Có nhiều cách trị mụn nội tiết ở lưng khác nhau (3), bao gồm: Dùng thuốc không kê toa OTC: với mụn trứng cá nhẹ ở lưng, các loại kem, gel trị mụn không kê đơn có chứa các thành phần như: benzoyl peroxide, resorcinol, axit salicylic, lưu huỳnh giúp loại bỏ vết thâm, ngăn mụn mới nổi lên. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa tắm có thành phần chống mụn trứng cá có các thành phần như axit salicylic giúp thông thoáng lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Tránh một số loại thuốc: một số loại thuốc, bao gồm androgen, lithium làm tăng khả năng phát triển mụn trứng cá. Nếu người bệnh đang dùng các loại thuốc này, cần thông báo với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu: Các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm dễ dẫn đến mụn trứng cá ở lưng. Hiệp Hội Da liễu Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên chọn các sản phẩm dán nhãn không gây mụn (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) để ngừa mụn trứng cá ở lưng. Loại bỏ áp lực lên lưng: ba lô, dụng cụ thể thao, nẹp lưng đều gây mụn ở lưng nên chọn chiếc ba lô nhẹ, vừa vặn để giảm thiểu ma sát, kích ứng da. Mặc quần áo sạch: quần áo bẩn chứa mồ hôi, dầu, bụi bẩn dễ gây kích ứng da, góp phần phát triển mụn trứng cá. Do đó, nên mặc quần áo rộng rãi khi tập thể dục, thay quần áo thấm mồ hôi sau khi tập luyện. >>>Xem thêm:Hình ảnh mụn nội tiếtdễ nhận biết và không nên chủ quan Những lưu ý khi trị mụn nội tiết ở lưng Người bệnh cần chăm sóc da khi bị mụn trứng cá để cải thiện tình trạng da (4). Những lưu ý khi trị mụn nội tiết ở lưng bao gồm: Mặc quần áo tập luyện rộng rãi làm từ cotton hoặc vải thấm mồ hôi. Giặt quần áo tập luyện sau mỗi lần sử dụng. Tắm, thay quần áo càng sớm càng tốt sau khi tập thể dục hoặc khi đổ mồ hôi. Làm sạch da nhẹ nhàng khi rửa lưng hoặc thoa sản phẩm trị mụn. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không có mùi thơm. Dùng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm không chứa dầu, trên bao bì ghi khuyến cáo: không gây mụn, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc không chứa dầu. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: tia nắng mặt trời có xu hướng làm thâm mụn, khiến mụn tồn tại lâu hơn. Do đó, nên thoa kem chống nắng không chứa dầu khi ra ngoài trời để ngừa mụn trứng cá. Tránh xà phòng kháng khuẩn, chất làm trầy xước da, chất tẩy tế bào chết vì có thể làm hư hại lớp bảo vệ của da khiến mụn nặng hơn. Giặt ga trải giường: 1 – 2 lần/tuần giúp loại bỏ vi khuẩn, tế bào da chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông hình thành mụn trứng cá ở lưng. Các loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở lưng hiệu quả Mụn nội tiết ở lưng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau và cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh. Các loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở lưng hiệu quả, bao gồm: Chọn thực phẩm GI thấp như: rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, trái cây (táo, lựu, mận, nho, dâu tây, mâm xôi, việt quất,…), dầu ô liu, trứng, thịt gà, cá… vào chế độ ăn uống giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của da. Axit béo omega-3, omega-6, omega-9 có tác động đến mức độ viêm nhiễm trong cơ thể giúp giảm viêm. Các loại thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: cá có dầu (cá hồi, cá thu), dầu cá, dầu tảo, các loại hạt (hạt lanh, quả óc chó…). Chất chống oxy hóa: nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: trái việt quất, rau lá xanh, bắp cải tím, trà xanh. Thay thế sữa bò bằng các loại sữa hạt để ngăn mụn trứng cá. Bổ sung các loại trái cây như: nho, táo, dâu tây, mâm xôi, việt quất, mận… có chỉ số GI thấp, giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện mụn trứng cá ở lưng. Khoa Da Liễu – Thẩm Mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh mụn trứng cá giúp người bệnh mau chóng lấy lại làn da khỏe đẹp. Mụn ở lưng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Do đó, nếu người bệnh xuất hiện mụn ở lưng cần đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được điều trị sớm, tránh để mụn nổi nhiều tốn thời gian điều trị lâu hơn hoặc để lại sẹo thâm.
https://tamanhhospital.vn/dau-dau-ve-dem/
16/03/2024
Đau đầu về đêm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau đầu về đêm hay đau đầu vào ban đêm là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp. Người bị đau đầu ban đêm thường dễ cáu gắt, căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Đau đầu về đêm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vậy, nguyên nhân đau đầu vào ban đêm là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Mục lụcĐau đầu về đêm là gì?Triệu chứng bệnh đau đầu về đêmNguyên nhân đau đầu vào ban đêm1. Đau đầu do căng thẳng2. Đau đầu cụm3. Chứng đau nửa đầu4. Đau đầu HypnicBị đau đầu về đêm có nguy hiểm không?Cách chẩn đoán bệnh đau đầu về đêmCách điều trị tình trạng đau đầu ban đêmCách phòng ngừa đau đầu vào ban đêmĐau đầu về đêm là gì? Đau đầu về đêm là tình trạng đau nhức, khó chịu vùng đầu vào ban đêm, đôi khi cơn đau lan sang vùng hốc mắt và cổ. Những cơn đau đầu này thường xảy ra vào khoảng thời gian nghỉ ngơi ban đêm, đặc biệt là lúc ngủ. Người bệnh thường cảm nhận những cơn đau đầu giảm trương lực và lặp lại vào các khung giờ cố định hàng đêm. Đau đầu vào ban đêm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, làm giảm hiệu quả hoạt động thường ngày của cơ thể. Mặc dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, những người ở độ tuổi trung niên thường hay đau đầu về đêm hơn các đối tượng khác. Đau đầu ban đêm không phải là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các hệ quả ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đau đầu về đêm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh Triệu chứng bệnh đau đầu về đêm Những cơn đau đầu ban đêm thường xuất hiện với nhiều hình thái khác nhau. Đau đầu nguyên phát là những cơn đau diễn ra một cách độc lập, không liên quan các bệnh lý khác và thường không kèm theo các triệu chứng khác. Đau đầu nguyên phát xảy ra do não hoạt động quá mức hoặc rối loạn chức năng. Đau đầu về đêm thứ phát có thể kèm theo các triệu chứng khác như cứng cổ, rối loạn cảm xúc, suy giảm nhận thức… Những cơn đau đầu này có thể đột ngột thay đổi vị trí và thường có nguồn gốc từ các yếu tố như bệnh lý, stress… Vị trí xuất hiện cơn đau có thể là toàn bộ hoặc nửa đầu bên trái/phải, vùng trán hoặc sau gáy… Cơn đau đầu về đêm có tính chất khá đa dạng như đau giật từng cơn, đau nhói, đau theo nhịp đập, đau thắt… Những cơn đau này có thể bắt đầu xuất hiện sau bữa tối, trong lúc thư giãn hoặc trong lúc ngủ khiến cơ thể giật mình tỉnh giấc. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề vào ngày hôm sau như mệt mỏi, buồn ngủ, cáu gắt, nhức mỏi mắt, chán ăn… Nguyên nhân đau đầu vào ban đêm Đau đầu vào ban đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như: (1) 1. Đau đầu do căng thẳng Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, hormone Melatonin bị suy giảm, cơ thể sản sinh nhiều hormone Cortisol hơn. Điều này kích hoạt các cơn đau đầu khởi phát và gia tăng tần suất. Biểu hiện phổ biến của cơn đau đầu do căng thẳng là tình trạng đau đầu âm ỉ kèm theo các triệu chứng như đau nhức cổ, vai, gáy. 2. Đau đầu cụm Đau đầu về đêm theo từng cụm là các cơn đau đầu thứ phát có cường độ đau dữ dội, khởi phát theo từng khu vực như vùng hốc mắt, vùng thái dương, vùng trán… Đau đầu cụm thường kèm theo các triệu chứng như chảy nước mắt, cảm giác bồn chồn, lo âu, sụp mí mắt… Những cơn đau đầu này có đặc điểm là kéo dài từ vài tuần trở lên và thường xuyên lặp lại ở một khoảng thời gian cố định. 3. Chứng đau nửa đầu Đau nửa đầu là tình trạng đau đầu xảy ra phổ biến vào ban đêm. Những cơn đau đầu này thường xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải đầu, có thể lan sang vùng sau gáy. Khi mắc chứng đau nửa đầu, người bệnh thường bị gia tăng độ nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Chứng đau nửa đầu thường xảy ra khi cơ thể bị áp lực về tinh thần, căng thẳng kéo dài hoặc do nội tiết tố thay đổi. Đau nửa đầu vào ban đêm có thể xảy ra ở mọi đối tượng 4. Đau đầu Hypnic Đau đầu Hypnic hay đau đầu báo thức là tình trạng đau đầu nguyên phát chỉ xuất hiện trong lúc ngủ. Những cơn đau đầu này thường thay đổi về cường độ và có thể xảy ra với tần suất trên 10 lần mỗi tháng. Đau đầu Hypnic có thể kéo dài đến 4 giờ sau khi thức dậy. Nguyên nhân gây đau đầu Hypnic vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy chứng đau đầu này có liên quan đến sự gián đoạn nhịp sinh học do hoạt động vùng dưới đồi của não bị rối loạn. Bị đau đầu về đêm có nguy hiểm không? Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng những cơn đau đầu ban đêm làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng thường xuyên đau đầu vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí gây tổn thương tế bào não hoặc dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau trong đó trầm cảm. Kéo dài tình trạng đau đầu có thể làm tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ và đột quỵ não. Cách chẩn đoán bệnh đau đầu về đêm Để chẩn đoán được bệnh đau đầu về đêm, người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám lâm sàng và có thể thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần. Những yếu tố cần được làm rõ trong quá trình thăm khám lâm sàng bao gồm: Mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu: Người bệnh cần trả lời một số câu hỏi như cơn đau đầu có gây mất ngủ không? Cơn đau kéo dài trong bao lâu? Cơn đau về đêm xuất hiện nhiều vào thời điểm nào? Vị trí xuất hiện cơn đau: Cơn đau thường xuyên xảy ra ở bên đầu nào? Một bên hay hai bên đầu? Cơn đau đầu về đêm có lan xuống vùng cổ, vai, gáy không? Tần suất xuất hiện cơn đau: Cơn đau thường xuất hiện ở thời điểm nào và mỗi cơn đau kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu? Nếu kết quả thăm khám lâm sàng chưa đủ cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng đau đầu, người bệnh có thể cần thực hiện một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nước tiểu, đo điện não đồ, chụp động mạch não, chụp X quang sọ não, chụp CT hoặc chụp MRI đầu… Thăm khám sớm là cách giúp nâng cao hiệu quả điều trị chứng đau đầu vào ban đêm Cách điều trị tình trạng đau đầu ban đêm Người bị đau đầu vào ban đêm nên sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp, chẳng hạn như: (2) Điều trị bằng thuốc: Ở một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị đau đầu bằng thuốc. Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong phác đồ điều trị đau đầu bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau phổ biến… Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị cần có chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi vì việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều trị không dùng thuốc: Để hỗ trợ làm giảm chứng đau đầu về đêm, bác sĩ có thể gợi ý cho người bệnh thực hiện một số biện pháp tại nhà, bao gồm: xông tinh dầu, chườm ấm/lạnh, uống nhiều nước, liệu pháp thư giãn, bổ sung thực phẩm giàu magie và vitamin B, hạn chế thực phẩm chứa nhiều histamine… Để quá trình điều trị bệnh đau đầu về đêm đạt hiệu quả tối ưu, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho người bệnh kết hợp việc sử dụng thuốc với phác đồ điều trị không dùng thuốc. Người bệnh nên chọn thăm khám tình trạng đau đầu tại các cơ sở y tế uy tín, đơn cử như chuyên khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Nơi đây cung cấp dịch vụ thăm khám, điều trị đau đầu và nhiều bệnh lý thần kinh khác. Chuyên khoa Thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh đau đầu về đêm, đau đầu mạn tính, đau đầu do bệnh lý…, giúp người bệnh cải thiện tốt chất lượng cuộc sống. Bệnh viện còn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới để có thể nâng cao hiệu quả điều trị cũng như trải nghiệm khám chữa bệnh của người bệnh. Nếu bệnh đau đầu vào ban đêm có liên quan đến các bệnh lý khác, người bệnh sẽ được chuyển đến các chuyên khoa tương ứng để điều trị phối hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Cách phòng ngừa đau đầu vào ban đêm Tránh các tác nhân gây kích hoạt cơn đau đầu là yếu tố then chốt giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau đầu về đêm hiệu quả. Một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa tình trạng này bao gồm: (3) Xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học: Duy trì lối sống điều độ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học bằng cách tránh tiêu thụ chất kích thích (bia, rượu…), ăn đủ bữa, kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần…. giúp nâng cao sức khỏe tổng thể từ đó phòng tránh nhiều bệnh lý, trong đó có chứng đau đầu về đêm. Quản lý căng thẳng: Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là cách giúp nâng cao sức khỏe tâm thần. Nhờ vậy, cơ thể thoải mái vào ban đêm, tránh nguy cơ khởi phát các cơn đau đầu. Uống đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây đau đầu phổ biến. Vì vậy, để tránh khởi phát cơn đau đầu vào buổi tối, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần. Rèn luyện thể chất: Tập thể dục thường xuyên với tần suất tối thiểu 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tập tối thiểu 30 phút là cách giúp cơ thể giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe thể chất. Nhờ vậy nguy cơ xảy ra cơn đau đầu về đêm được giảm thiểu đáng kể. Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu vào buổi tối. Để tránh bị đau đầu, mỗi người cần quan tâm đến biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ như thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây mất ngủ, tạo không gian ngủ thoải mái… Ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do gây hại tế bào thần kinh cũng là cách hạn chế đau đầu hiệu quả. Một số tinh chất từ thiên nhiên có thể giúp ức chế các gốc tự do, cải thiện máu lên não từ đó hỗ trợ giảm đau đầu, mất ngủ như hoạt chất từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả). Bộ đôi hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ nên có thể dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, sau đó kiểm soát và trung hòa hoạt động của các gốc tự do gây hại. Nhờ vậy, giúp hạn chế tổn thương, tăng khả năng hồi phục các tế bào thần kinh, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ khởi phát các cơn đau đầu. Nâng cao sức khỏe tổng thể giúp phòng tránh chứng đau đầu ban đêm và nhiều bệnh lý thần kinh khác Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Điều trị tình trạng đau đầu về đêm cần có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc các biện pháp truyền miệng có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu hay đau đầu về đêm, người bệnh có thể đến chuyên khoa Thần Kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/benh-bach-hau-lay-qua-duong-nao-co-nguy-hiem-khong-169211028133818358.htm
02-11-2021
Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?
Nội dung 1. Sự nguy hiểm của vi khuẩn bạch hầu 2. Đường lây truyền bệnh bạch hầu 3. Nhận biết bệnh bạch hầu 3.1 Hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi 3.2 Bạch hầu thanh quản 3.3 Bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp) 4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu 5. Nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu 6. Nguyên tắc phòng bệnh Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan thành dịch và có khả năng gây tử vong. Đã lâu lắm rồi bệnh bạch hầu không xuất hiện thành dịch ở nước ta do tác dụng của tiêm vaccine bạch hầu cho trẻ em trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy vậy, vài năm gần đây đã có rải rác xuất hiện bệnh bạch hầu ở một số ít địa phương như ở Bình Phước, Đak Nông, Gia Lai, có thể là người mắc bệnh bạch hầu do trước đó chưa từng mắc bạch hầu hoặc chưa tiêm chủng vaccine bạch hầu hoặc tiêm chưa đủ liều. Vậy cần làm gì để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này? 1. Sự nguy hiểm của vi khuẩn bạch hầu Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh bởi ngoại độc tố của chúng. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh, cho nên bệnh bạch hầu là một loại bệnh vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu. Cấp tính là xẩy ra rất nhanh và cấp cứu, bởi vì, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh có thể nguy kịch, tử vong do bị viêm cơ tim cấp và suy tim cấp (có những trường hợp mắc bạch hầu, tuy đã hết các triệu chứng lâm sàng nhưng có thể gây viêm cơ tim cấp và suy tim ngay sau đó), nếu bị bạch hầu thanh quản gây nghẹt thở cấp tính làm suy hô hấp cấp tính do màng giả của bệnh bạch hầu che lấp hết đường thở do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu. 2. Đường lây truyền bệnh bạch hầu Đường lây nhiễm của vi khuẩn bạch hầu rất dễ dàng. Đó là lây theo đường hô hấp do người bệnh, người lành mang vi khuẩn bạch hầu, nói, ho, hắt hơi… và theo giọt bắn vi khuẩn hòa vào không khí, khi người lành hít phải, nếu chưa có miễn dịch chống vi khuẩn bạch hầu, sẽ mắc bệnh, ngay cả người lớn. Vi khuẩn bạch hầu còn lây lan bởi các dụng cụ, đồ dùng trong sinh hoạt của trẻ hoặc mặt sàn (sàn nhà, tay vịn cầu thang…) nếu có một trẻ mắc bệnh, dùng đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn bạch hầu, khi trẻ em lành sử dụng các đồ chơi, dụng cụ đó sẽ bị lây nhiễm bệnh. 3. Nhận biết bệnh bạch hầu Thông thường bệnh bạch hầu có 3 loại (ba thể): 3.1 Hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi Đây là loại bệnh nhẹ nhất, gọi là bạch hầu thông thường. Ở loại này thời kỳ nung bệnh khoảng vài ba ngày, sau đó có sốt, sổ mũi, viêm họng , nuốt vướng, sau vài ngày sẽ xuất hiện màng trắng ngà (giả mạc) ở vòm hầu, họng, hốc amiđan (nếu bị viêm amiđan mạn tính) có màu xám, dai, dính chặt vào niêm mạc họng, amiđan rất khó bóc tách, nếu cố bóc tách sẽ chảy máu. Giả mạc phát triển rất nhanh ở amiđan, vòm họng. Người bệnh có biểu hiện nhiễm độc độc tố (da xanh tái, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp giảm). Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi, nếu không phát hiện và điều trị ngay, loại này sẽ tiến triển thành thể bạch hầu thanh quản. 3.2 Bạch hầu thanh quản Do niêm mạc thanh quản bị bao phủ bởi một lớp giả mạc che lấp đường thở gây khó thở cấp, dẫn đến suy hô hấp, có thể tử vong do nghẹt thở (thường ví là chết đuối trên cạn). 3.3 Bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp) Xuất hiện ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, thứ 3, với các triệu chứng sốt cao (39 – 40 độ C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, giả mạc lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch góc hàm sưng to, đau, làm cổ bạnh ra. Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, rối loạn nhịp tim , khó thở, khàn tiếng, huyết áp tụt, mạch rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch đe dọa tính mạng (tử vong). Được biết cách đây mấy năm (2015) ở Bình Phước, một số trường hợp bị bạch hầu có triệu chứng bệnh diễn tiến rất nhanh, đặc biệt có trường hợp tử vong chỉ sau 3 ngày nhập viện. 4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu Nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu cấp (bạch hầu ác tính) là gây các biến chứng, do độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực mạnh cho nên khi bị mắc bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm như làm tổn thương cơ tim gây suy tim cấp. Biến chứng có thể xảy ra vào thời kỳ bệnh toàn phát, thậm chí xẩy ra muộn hơn sau vài tuần khi bệnh bạch hầu đã khỏi (hết sốt, hết giả mạc…). Có thể bị biến chứng viêm thần kinh gây liệt khẩu cái, liệt chi, cơ hoành hoặc liệt dây thần kinh vận động mắt. Liệt cơ hoành có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp kèm theo tắc nghẽn đường thở bởi giả mạc bạch hầu gây ra. Nuốt đau, giả mạc lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch góc hàm sưng... là biểu hiện của bạch hầu. 5. Nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu Khi nghi bị bạch hầu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị ngay, bởi vì kháng sinh vẫn còn có tác dụng tốt diệt vi khuẩn (vi khuẩn bạch hầu chưa kháng lại kháng sinh), nếu nặng có thể được tiêm kháng huyết thanh bạch hầu (SAD là kháng thể trung hòa ngoại độc tố bạch hầu) và đo điện tim, siêu âm tim để theo dõi biến chứng suy tim cấp. Bạch hầu thanh quản nếu cấp cứu kịp thời có thể được mở khí quản để tránh nghẹt thở gây suy hô hấp cấp. 6. Nguyên tắc phòng bệnh - Phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là tiêm chủng vaccine bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao (trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc người bệnh bạch hầu…). Những người tiếp xúc với trẻ bệnh bạch hầu cũng cần tiêm vaccine và uống thuốc kháng sinh dự phòng theo chỉ định của bác sĩ. - Khi người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Không cho tiếp xúc với người lành và cần đeo khẩu trang cho cả người bệnh và người chăm sóc. - Ở lớp, trường có trẻ mắc bạch hầu cần vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng, dụng cụ mà người bệnh đã sử dụng, nên có chất sát khuẩn mạnh (cloraminB) tẩy uế các dụng cụ, sàn nhà, quần áo chăn, màn… của người bệnh và người tiếp xúc với trẻ bệnh. - Với người chăm sóc trẻ và người tiếp xúc với trẻ trong lớp đã có trẻ mắc bạch hầu cần rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc chất sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn. Đồng thời nhà trẻ, mẫu giáo, lớp học mầm non cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. - Người dân sống trong vùng có ổ dịch bạch hầu cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế địa phương. Tiêm vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất SKĐS - Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Khi có đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm vắc-xin, bạn sẽ giúp bản thân và cộng đồng khỏe mạnh. Xem video được quan tâm: Vaccine Pfizer ngừa COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi: Những điều cần biết. TS.BS. Bùi Khắc Hậu Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/moi-nam-them-22000-ca-mac-moi-ung-thu-vu-9000-truong-hop-tu-vong-20230402182258362.htm
22000
Mỗi năm thêm 22.000 ca mắc mới ung thư vú, 9.000 trường hợp tử vong
Tại Hội nghị khoa học với chủ đề "Cập nhật kiến thức trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú," diễn ra ngày 2/4 tại Hà Nội, TS.BS Nguyễn Thu Hương - Giám đốc Service Line và IPU Vú, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City; Cố vấn chuyên môn cho mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam cho biết, thống kê của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu (Globocan), tại Việt Nam mỗi năm ung thư vú chiếm 25% bệnh ung thư ở nữ giới với gần 22.000 ca mắc mới và hơn 9.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, trình độ, kỹ thuật điều trị ung thư vú tiệm cận các nước phát triển, với tỷ lệ điều trị ung thư vú giai đoạn sớm sống sau 5 năm lên tới 98%. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. GS.TS Đào Thu Hà đánh giá, trình độ chẩn đoán phát hiện sớm, điều trị ung thư vú của Việt Nam tương đương nhiều nước phát triển (Ảnh: PV). TS Hương đánh giá, trình độ chẩn đoán sớm và điều trị ung thư vú ở Việt Nam đang tiệm cận với xu hướng ở các quốc gia có nền y học phát triển như Pháp hay Hàn Quốc, giúp người bệnh có cơ hội được điều trị tốt hơn, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Cùng quan điểm này, GS.TS Đào Thu Hà - Trưởng đơn vị hình ảnh tuyến vú, Bệnh viện Henri Mondo (Cộng hòa Pháp) cho biết, việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến về chẩn đoán và can thiệp ung thư vú sẽ giúp bệnh nhân có được kết quả điều trị tích cực, khả quan ngay tại Việt Nam mà không cần ra nước ngoài. Sinh thiết cho bệnh nhân ung thư vú dưới hướng dẫn của X-quang (Ảnh: PV). Tại hội nghị, các chuyên gia đã trình bày 13 bài báo cáo chuyên sâu về các phương pháp trong chẩn đoán, can thiệp sớm và điều trị ung thư vú, trong đó kỹ thuật sinh thiết tổn thương vú dưới hướng dẫn X-quang và xạ hình hạch gác trong mổ cũng được giới thiệu. Đây là các kỹ thuật phức tạp đang được ứng dụng tại Đơn vị Bệnh lý tuyến Vú, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, giúp phát hiện sớm bất thường liên quan tới ung thư vú để đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân. "Trong chẩn đoán bệnh, có những tổn thương vú hoàn toàn không nhìn thấy được trong siêu âm mà chỉ được phát hiện thông qua chụp X-quang, đòi hỏi sinh thiết mẫu bệnh phẩm dưới hướng dẫn X-quang để có được kết quả chính xác nhất. Kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán sớm và chính xác nhiều trường hợp đặc biệt khó như trên bệnh nhân có túi ngực, trường hợp vú rất mỏng hay ca bệnh với các cụm vi vôi hóa rất nhỏ chỉ 2mm", TS Hương thông tin. Trong khi đó, về điều trị, kỹ thuật xạ hình hạch gác trong phẫu thuật cũng là một kỹ thuật mới, tiên tiến và mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh. Hạch gác là một hạch, hoặc một nhóm hạch đầu tiên mà các tế bào ung thư xuất hiện trước khi lây lan đến các hạch khác. "Với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí hạch gác để bóc tách trong phẫu thuật, giúp bệnh nhân tránh được việc nạo vét hạch không cần thiết, từ đó giảm thiểu các biến chứng như rối loạn cảm giác, phù tay, mất thẩm mỹ cho người bệnh", TS Hương nói. Không chỉ cập nhật kiến thức về các phương pháp mới, trong khuôn khổ hội nghị, các bác sĩ tham dự đã trực tiếp thực hành trên mô hình một số kỹ thuật can thiệp dưới hướng dẫn siêu âm (chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, sinh thiết tổn thương vú bằng kim lõi và kim lớn) và hướng dẫn X-quang (đặt định vị kim dây, sinh thiết tổn thương tuyến vú bằng kim lớn). Tại Việt Nam, bệnh nhân ung thư có tới trên 70% là phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Càng phát hiện muộn thì việc điều trị càng phức tạp, tốn kém và hiệu quả càng thấp. Với ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam, vẫn có 50% bệnh nhân ung thư vú đến khám ở giai đoạn muộn. Xu hướng mắc ung thư vú có chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi là khoảng 24.4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 tăng lên tới 26.4. Ước tính trung bình mỗi năm trên toàn quốc có hơn 15.000 chị em mắc ung thư vú, trên 6.000 trường hợp tử vong, thường xuyên có 42.000 chị em mắc đang sống chung với bệnh. Việc tầm soát, sàng lọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát hiện sớm ung thư vú. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người Việt mắc ung thư vú trẻ hơn so với các nước, vì thế, chị em phụ nữ cần được tầm soát ung thư vú từ tuổi 40. Mỗi năm, nên thực hiện tầm soát ung thư vú một lần. Ngoài ra, mỗi tháng, chị em nên chủ động tự khám vú sau mỗi kỳ kinh nguyệt để kịp thời phát hiện nguy cơ sớm nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-noi-soi-dieu-tri-megacolon-phau-thuat-soave-duong-hau-mon-mot-thi-vi
Phẫu thuật nội soi điều trị Megacolon (phẫu thuật Soave đường hậu môn một thì)
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Phẫu thuật Soave đường hậu môn một thì điều trị bệnh Megacolon là an toàn, hiệu quả, và giải quyết được tất cả các trường hợp đoạn vô hạch nằm cao hoặc các trường hợp không giải quyết được bằng ngả qua hậu môn đơn thuần. 1. Bệnh Megacolon Megacolon là sự giãn nở bất thường của đại tràng hay còn gọi là phình đại tràng. Sự giãn nở thường đi kèm với tê liệt các chuyển động nhu động của ruột. Trong trường hợp xấu, phân hợp nhất thành các khối cứng trong trại tràng và cần phải được phẫu thuật để loại bỏ.Megacolon là nguyên nhân gây tắc ruột thấp thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi. Bệnh do hạch bẩm sinh trong đám rối thần kinh ruột. Do đó, tên gọi chính xác là phình đại tràng vô hạch bẩm sinh (Bệnh Hirschsprung). Megacolon còn gọi là phình đại tràng và cần được phẫu thuật cắt bỏ Bệnh đôi khi xảy ra trong cùng một gia đình hoặc trong một số trường hợp có thể liên quan đến đột biến gen. Bệnh này xảy ra khi các tế bào thần kinh trong đại tràng không hình thành hoàn toàn. Các dây thần kinh trong đại trạng kiểm soát các cơn co thắt cơ bắp để di chuyển thức ăn qua ruột. Bởi vì không có các cơn co thắt vì vậy phân vẫn nằm lại ở trong ruột già. Bệnh này phổ biến ở nam giới và có thể di truyền được. Ngoài ra bệnh còn liên quan đến một số bệnh di truyền khác như hội chứng Down và các tình trạng bất thường khi sinh như bệnh tim bẩm sinh.Đối với trẻ em bị mắc bệnh dễ bị nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng gọi là viêm ruột. Và khi đó, viêm ruột có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.Các triệu chứng của bệnh thường đáng chú ý ngay sau khi bé được sinh ra. Mặc dù, đôi khi chúng cũng không rõ ràng cho đến khi đứa trẻ một hoặc hai tuổi. Dấu hiệu của bệnh bao gồm:Không có phân su trong vòng 48 giờ (phân có màu đen giống như hắc ín)Bụng sưng và đau bụngNôn ra dịch xanhTáo bón kéo dài mà không đỡ hơn bằng các phương pháp điều trị thông thườngĂn không ngon hoặc không tăng cânvideo đề xuất: Tầm soát thai nhi - Bé khỏe chào đời 2. Phẫu thuật nội soi điều trị Megacolon Kỹ thuật mổ điều trị bệnh lý này bao gồm cắt bỏ đoạn vô hạch và tái lập sự lưu thông ruột. Có 3 phương pháp phẫu thuật trong đó phương pháp phẫu thuật Soave đường hậu môn được coi là kinh điển trong điều trị bệnh Hirschsprung. Phương pháp này được giới thiệu vào những năm 1960. Niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của trực tràng được cắt bỏ và ruột hạch được kéo qua vòng cơ không có hạnh của trực tràng. Các hoạt động ban đầu không bao gồm sự thông nhau của hai mạch mà dựa trên sự hình thành mô sẹo giữa phân đoạn kéo qua và ruột không có hạch xung quanh.Quá trình phẫu thuật Soave cụ thể:Chuẩn bị: Bệnh nhân được hướng dẫn kỹ để làm sạch đại tràng bằng cách thụt rửa, uống kháng sinh dự phòng, ...Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ gây mê nội khí quản, tê xương cùng. Sử dụng dụng cụ để xác định vị trí đoạn vô hạch (sinh thiết lạnh nếu có). Bắt đầu từ mạc treo đại tràng xích ma, mở cửa sổ bừng móc đốt. Mạch máu mạc treo đại tràng được bóc tách. Khi hạ đại tràng, cần kiểm tra kỹ tránh hiện tượng xoắn vặn xảy ra. Ở phía của hậu môn, trực tràng được bóc tách ôm sát thành ruột. Mặt sau trực tràng bóc tách sát thành, xung quanh dưới nếp phúc mạc 1-2 cm.Một số rủi ro của quá trình phẫu thuật: chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật; hoặc ruột bị nhiễm trùng (viêm ruột); hoặc dịch trong ruột bị rò rỉ vào cơ thể có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng (viêm phúc mạc); hoặc ruột bị hẹp, chặn.Phục hồi sau phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ phải ở lại viện vài ngày sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau và truyền dịch tĩnh mạch cho đến khi người bệnh có thể sử dụng được thức ăn và đồ uống. Mặc dù người bệnh không có chế độ ăn uống đặc biệt khi về nhà, nhưng điều quan trọng là họ phải uống nhiều nước khi trong quá trình phục hồi. Bệnh nhân phải ở lại viện vài ngày sau phẫu thuật để theo dõi 3. Biến chứng sau phẫu thuật Sau quá trình phẫu thuật phình đại tràng sẽ có một số biến chứng thường gặp như:Rò miệng nối. Tạo áp xe ở hố ngồi trực tràng hoặc quanh trực tràng. Để khắc phục chỉ cần rạch tháo mủ theo đường trực tràng, tuy nhiên, hậu quả của rò miệng nối sẽ dẫn đến xơ hẹp miệng nối về sau.Rối loạn tiết niệu. Biến chứng chủ yếu do bóc tách thái quá làm tổn thương thần kinh bàng quang.Sót đoạn vô hạch. Có thể gặp ở đoạn đại tràng bên trên do không đánh giá được trong khi mổ hoặc ở phần dưới do chừa lại mỏm trực tràng quá dài. Biểu hiện của biến chứng này trên lâm sàng là hội chứng táo bón kéo dài sau mổ. Tuỳ theo mức độ có thể xử trí phù hợp. Với những thể nhẹ chỉ cần nong hậu môn và theo dõi tình trạng. Còn với thể nặng có thể cần sinh thiết, kiểm tra bằng hình ảnh để có kế hoạch mổ lại.Hẹp miệng nối. Thường do hậu quả của bục hoặc rò sau mổ không được nong hậu môn đều đặn hoặc cắt vòng xơ hẹp hoặc phẫu thuật làm lại miệng nối.Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh Megacolon cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh hiện tượng táo bón, hay viêm ruột của trẻ. Bệnh viện Vinmec là một cơ sở y tế uy tín hàng đầu với dàn phẫu thuật nội soi dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ cùng nhiều phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Nguồn tham khảo: emedicine.medscape.com, mayoclinic.org
https://tamanhhospital.vn/kham-thinh-luc/
24/05/2024
Khám thính lực là khám những gì? Khi nào cần và phương pháp
Mất hay suy giảm thính lực là tình trạng bình thường khi cơ thể dần lão hóa. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở một số người thính giác kém bẩm sinh hoặc có bệnh lý kèm theo. Phương pháp kiểm tra độ thính của tai phổ biến nhất hiện nay là khám thính lực đơn âm để phân biệt loại và mức độ suy giảm của thính giác. Vậy ngoài kiểm tra thính lực đơn âm còn những phương pháp khám thính lực nào khác không? Khi nào một người cần khám thính lực? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. Mục lụcKhám thính lực là gì?Vì sao cần phải khám thính lực?Khi nào cần khám thính lực?1. Người có triệu chứng biểu hiện suy giảm thính lực2. Trẻ em nghe kém3. Người có nghề nghiệp dễ gây ảnh hưởng đến thính lực4. Người mắc các các bệnh lý có thể gây ra suy giảm thính lựcBảng hỏi kiểm tra khuyết tật thính giácCác phương pháp khám thính lực1. Nghiệm pháp kiểm tra thính lực chủ quan2. Các nghiệm pháp đo thính lực khách quanQuy trình khám thính lựcNên kiểm tra độ thính của tai bằng phương pháp nào?1. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển2. Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên) và người lớnÝ nghĩa của kết quả khám thính lựcKhám thính lực tại BVĐK Tâm AnhKhám thính lực là gì? Khám thính lực là phương pháp đo lường mức độ nhạy cảm về khả năng nghe của bệnh nhân với âm thanh, nhằm xác định bệnh nhân có bị mất hay suy giảm thính lực hay không. Có nhiều phương pháp khám thính lực khác nhau, trong đó phương pháp phổ biến nhất hiện nay là đo thính lực đơn âm. Các phương pháp kiểm tra thính lực thường diễn ra nhanh chóng, không đau và người được khám không cần chuẩn bị gì trước khi khám. Vì sao cần phải khám thính lực? Mục đích của việc kiểm tra thính lực là để tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng mất hay suy giảm thính giác. Ngoài mục đích đơn thuần là kiểm tra độ nhạy của thích giác, kết quả kiểm tra thính lực của bệnh nhân còn có thể biểu hiện rất nhiều về tình trạng của cơ thể. Việc bị mất thính lực có thể liên quan đến các bệnh như suy tim, suy giảm nhận thức, Alzheimer, cao huyết áp…, việc khám thính lực thường xuyên có thể giúp mọi người nhận ra các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh lý của bản thân và được chăm sóc, điều trị kịp thời. Khám thính lực giúp xác định khả năng nghe cũng như dự báo những dấu hiệu bất thường của cơ thể Khi nào cần khám thính lực? Đối tượng cần khám thính lực rất đa dạng. Nếu là người bình thường, không có tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh liên quan đến thính lực, thì ở độ tuổi từ 40 đến 50, khả năng nghe mới bắt đầu suy giảm và cần làm các bài kiểm tra thính lực. Người lớn (từ 18 tuổi trở lên) không có dấu hiệu suy giảm thính lực và không có nguy cơ được khuyến nghị kiểm tra thính lực 10 năm 1 lần cho đến 50 tuổi. Sau 50 tuổi, nên khám thính lực định kỳ với chu kỳ 3 năm một lần. Ngoài việc bệnh nhân khám thính lực khi có các triệu chứng suy giảm thính lực, thì các trường hợp khác nên kiểm tra thính lực như: Trẻ em (sàng lọc điếc bẩm sinh) Người làm việc trong môi trường ồn ào, ô nhiễm. Người mắc các bệnh lý về tai hoặc có thể gây suy giảm thính lực. 1. Người có triệu chứng biểu hiện suy giảm thính lực Các triệu chứng báo hiệu suy giảm thính lực phổ biến bao gồm: Cảm nhận tiếng nói và các âm thanh khác đều nhỏ lại. Khó hiểu lời nói của người khác, đặc biệt ở nơi đông đúc, ồn ào. Nghe thông tin lẫn lộn, khó phân biệt âm thanh. Tai có tiếng “ù ù”, “è è” hoặc những âm thanh không có thực. Thường xuyên yêu cầu người khác nói lại, nói chậm hơn, nói rõ hơn. Tăng âm lượng điện thoại, tivi, loa đài khiến người khác khó chịu vì quá to. Không thể bắt kịp cuộc đàm thoại vì không hiểu người khác nói gì. 2. Trẻ em nghe kém Trẻ em nếu có một số dấu hiệu như sau có thể đang gặp vấn đề về nghe và cần được thực hiện các bài kiểm tra thính lực: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không phản ứng, không giật mình với các tiếng động lớn bất ngờ; không quay đầu theo hướng có giọng nói; không bị đánh thức dậy bởi âm thanh lớn. (1) Trẻ từ 6 tới 12 tháng tuổi: không có phản ứng gì trước tiếng nói của người thân; không bập bẹ hay ậm ừ; không hiểu một số từ đơn giản như “chào” hay “vỗ tay” ở 12 tháng; không có phản ứng như quay đầu về phía phát ra âm thanh; không có phản ứng khi nghe gọi tên mình. Trong độ tuổi tập đi: Không đáp lại khi được gọi tên; không thể định hướng được nơi phát ra âm thanh; không nhận ra cha, mẹ đang nói chuyện với mình; không tập nói được, không bắt chước lời nói của cha, mẹ Trong độ tuổi đi học: Thiếu tập trung, hay lơ là, học lực giảm sút; không nghe được lời giáo viên dạy; gặp khó khăn trong giao tiếp và lắng nghe; không trả lời khi được gọi; nói chuyện quá lớn; thường xuyên bật âm lượng to khi sử dụng các thiết bị âm thanh; thường xuyên nghe âm thanh lạ trong tai… Đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ em cần được kiểm tra thính lực càng sớm càng tốt để phát hiện và kịp thời điều trị, không để vấn đề thính lực làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. 3. Người có nghề nghiệp dễ gây ảnh hưởng đến thính lực Đối với người trưởng thành, đối tượng cần đi kiểm tra thính lực rất đa dạng, có thể do lão hóa, môi trường sống hay bệnh lý đang mắc phải. Độ tuổi thường bắt đầu mất thính giác bởi nguyên nhân lão hóa là 50 – 60 tuổi. Hầu hết mọi người đều không để ý đến vì sự suy giảm thính giác diễn ra rất chậm trong thời gian dài. (2) Những người thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong các môi trường quá ồn ào, ô nhiễm cũng nên đi khám thính lực định kỳ. Một số đối tượng có thể kể đến như: Công nhân, người lao động trong các nhà máy, công xưởng, công trường, tài xế đường dài,… Người sống trong môi trường đô thị, ồn ào, thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn. Những người thường xuyên làm việc dưới nước như vận động viên bơi lội, thủy thủ, thợ lặn,… Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm như hầm mỏ, đường cống, nhà máy… Dù độ tuổi mất thính giác tự nhiên là 50 – 60 tuổi nhưng theo thống kê từ cuộc Khảo sát sức khỏe quốc gia năm 2007 của Viện Quốc gia về Chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác Hoa Kỳ (NIDCD), có 20% nữ giới và 32% nam giới từ độ tuổi 30 – 39 đã bắt đầu suy giảm thính lực. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay thế giới có khoảng 5% dân số đang bị suy giảm thính lực, tức là khoảng 430 triệu người, trong đó có 34 triệu trẻ em. Bên cạnh đó, độ tuổi bị suy giảm thính lực cũng đang bị trẻ hóa theo thời gian. Có thể thấy, môi trường sống và làm việc ảnh hưởng rất lớn đến việc ngày càng nhiều người bị ảnh hưởng, suy giảm thính giác sớm hơn. Môi trường sống và làm việc khiến người trẻ suy giảm thính lực ngày càng nhiều hơn 4. Người mắc các các bệnh lý có thể gây ra suy giảm thính lực Việc suy giảm thính giác có thể bắt nguồn từ các bệnh lý mà bệnh nhân đã hoặc đang mắc phải. Một số bệnh lý phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến thính giác bao gồm: Các bệnh lý viêm, nhiễm trùng ở tai như viêm tai giữa, viêm màng não, bệnh Ménière… Người mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… Bị chấn thương ở vùng tai, đầu gây thủng màng nhĩ, nứt xương sọ,… Thế nên, những người đã hoặc đang mắc các bệnh lý này nên kiểm tra thính lực định kỳ để theo dõi sức khỏe thính lực cũng như phát hiện các dấu hiệu bệnh lý khác. Bảng hỏi kiểm tra khuyết tật thính giác Bảng kiểm tra khuyết tật thính giác cho người lớn (The Hearing Handicap Inventory for Adults – HHIA) là một công cụ giúp bạn xác định xem mình có đang gặp các vấn đề về thính giác và cần khám thính lực với bác sĩ hay không. Bảng câu hỏi này được sử dụng cho những người từ 18 – 65 tuổi. (5) Bạn có thể sử dụng bảng hỏi này để xác định mình có cần đi khám thính lực hay không, bởi đây là bảng hỏi đã được xác nhận về tính nhất quán, độ tin cậy trong việc đánh giá sơ bộ các vấn đề về suy giảm thính giác. Đây là một bảng hỏi gồm 10 câu hỏi “Có – Không”, nếu có từ 3 đáp án “Có” trở lên, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ. 10 câu hỏi bao gồm: Bạn có cảm thấy ngại khi gặp người lạ vì không thể nghe rõ lời họ hay không? Bạn có thường cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với thành viên trong gia đình mà không thể nghe rõ lời họ không? Bạn có gặp khó khăn trong việc nghe, hiểu đồng nghiệp và khách hàng của mình không? Bạn có cảm thấy mình gặp hạn chế trong giao tiếp bởi các vấn đề về nghe không? Bạn có gặp khó khăn trong việc nghe mỗi khi đến nhà người thân, bạn bè hoặc hàng xóm không? Bạn có gặp khó khăn khi nghe âm thanh tại rạp chiếu phim hay rạp hát không? Khó khăn trong việc nghe có từng khiến bạn tranh cãi với các thành viên trong gia đình không? Bạn có thấy mình gặp khó khăn khi xem ti vi hoặc nghe radio ở mức âm lượng mà mọi người đang nghe không? Bạn có cảm thấy vấn đề thính giác của mình đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống không? Bạn có khó khăn khi nghe tiếng nói của thành viên gia đình hoặc bạn bè ở nơi đông đúc không? Các phương pháp khám thính lực Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đo thính lực dành cho đa dạng mục đích và đối tượng khác nhau: 1. Nghiệm pháp kiểm tra thính lực chủ quan 1.1. Đo thính lực tăng cường hình ảnh (Visual Reinforcement Audiometry – VRA) Đây là phương pháp đo thính lực cho trẻ em chưa biết hợp tác hoặc chậm phát triển. Trẻ sẽ được ngồi trong lòng người lớn với trước mặt là đồ chơi. Loa sẽ được bố trí cùng một chiếc màn hình tại bên trái và phải của trẻ. Khi bác sĩ bật loa, nếu trẻ quay về hướng chiếc loa, màn hình sẽ sáng lên với hình ảnh vui nhộn như một “phần thưởng” để giúp trẻ tiếp tục thí nghiệm. 1.2. Đo thính lực bằng giọng nói (Speech Audiometry) Bệnh nhân sẽ ngồi trong một buồng kín và đeo tai nghe. Những từ đơn giản sẽ được phát trong tai nghe với âm lượng khác nhau và bệnh nhân cần lặp lại. Kết quả sẽ được ghi nhận để xác định điểm tiếp nhận giọng nói hoặc âm lượng thấp nhất mà bệnh nhân có thể nghe giọng nói. (6) 1.3. Đo thính lực đơn âm (Pure-tone Audiometry Testing) Đây là bài kiểm tra lâu đời và phổ biến nhất dùng để xác định loại và mức độ suy giảm thính lực. Bệnh nhân sẽ ngồi trong một phòng cách âm, đeo thiết bị và cầm một chiếc remote. Âm thanh ở nhiều tần số sẽ được phát lên lần lượt, mỗi khi bệnh nhân nghe được âm thanh sẽ bấm remote, máy sẽ ghi nhận lại và tổng hợp thành kết quả. Kết quả cuối cùng sẽ được biểu hiện trên thính lực đồ đơn âm (pure-tone diagram). Đo thính lực đơn âm được thực hiện qua 2 đường là đường khí (air condition) và đường xương (bone condition). Âm thanh nghe qua đường khí sẽ được phát qua tai nghe. Âm thanh nghe qua đường xương sẽ được phát qua thiết bị gắn sát xương nằm phía sau vành tai. Thính lực đồ được dùng trong đo thính lực đơn âm 2. Các nghiệm pháp đo thính lực khách quan 2.1. Đo nhĩ lượng (Tympanometry) Được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào tai, bịt kín ống tai lại. Áp suất không khí được thay đổi trong ống tai từ dương sang âm làm cho màng nhĩ chuyển động và sự chuyển động của màng nhĩ được ghi lại. Sự chuyển động của màng nhĩ sẽ được ghi lại để dự đoán các bệnh lý của tai giữa. 2.2. Đo phản xạ cơ bàn đạp (Stapedius Reflex) Cơ bàn đạp bám vào chỏm xương bàn đạp ở tai giữa, cơ chế phản xạ cơ bàn đạp sẽ làm hạn chế ảnh hưởng của những âm thanh lớn đến tai. Khi có âm thanh lớn, cơ bàn đạp sẽ co lại, đậy xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục để hạn chế âm thanh vào tai. Sự hiện diện của phản xạ âm thanh có thể dùng làm chẩn đoán loại trừ bệnh lý thần kinh thính giác. 2.3. Đo âm ốc tai (Otoacoustic Emissions – OAE) Là phương pháp thăm dò khách quan nhằm đánh giá những tổn thương tại ốc tai. Phương pháp này sử dụng một đầu dò nhỏ có chứa một micro và loa vào tai của bệnh nhân. Âm thanh được tạo ra trong đầu dò, các phản ứng trở lại của ốc tai sẽ được đầu dò ghi lại. Sau khi ốc tai xử lý âm thanh, kích thích điện được gửi đến cầu não, nhưng có một âm thanh phụ và riêng biệt gọi là âm ốc tai không đi đến dây thần kinh mà đi trở lại vào ống tai của bệnh nhân. Âm ốc tai sau đó được micro của đầu dò thu lại và hiển thị trên màn hình máy tính. Nếu âm ốc tai hiện diện ở những âm quan trọng cho việc hiểu lời nói, thì bệnh nhân “qua được” (PASS) thử nghiệm tầm soát, tức là bệnh nhân có phản xạ âm ốc tai, có phản ứng với âm thanh. Nếu đo ra kết quả REFER, bệnh nhân không có phản xạ âm ốc tai, không phản ứng với âm thanh, cần đo kiểm tra lại OAE và kết hợp đo ABR để chẩn đoán tình trạng nghe kém. 2.4. Đo điện thính giác thân não (Auditory Brainstem Response – ABR) ABR là một nghiệm pháp sinh lý để kiểm tra sự đáp ứng của não với âm thanh, từ đó giúp kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống nghe từ tai đến cầu não. Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để tầm soát thính lực ở trẻ sơ sin Phương pháp ABR đặt các điện cực lên đầu người được đo để ghi lại các phản ứng của sóng não đối với âm thanh người này nghe được. Trong thí nghiệm này, bệnh nhân cần nằm yên, không nói chuyện. 2.5. Đo điện thính giác thân não ổn định (Auditory Steady State Response – ASSR) Một trong những nghiệm pháp mới đang được sử dụng là đo điện thính giác thân não ổn định (hay đánh giá đáp ứng trạng thái ổn định thính giác). Đây là nghiệm pháp đo thính lực của nhũ nhi thường sử dụng kết hợp với ABR. ASSR được thực hiện trong khi trẻ đang ngủ nhằm ghi lại các đáp ứng của dây thần kinh thính giác đến cầu não. Lợi thế của ASSR là các kích thích được chuẩn hóa về mặt biên độ, tuần suất và tần số cụ thể hơn, nhờ đó có thể giúp bác sĩ dự đoán khả năng nghe với độ chính xác cao hơn so với ABR. (7) Đo điện thính giác thân não là phương pháp rất hiệu quả để tầm soát thính lực của trẻ sơ sinh Quy trình khám thính lực Các phương pháp khám thính lực đều phải ở trong điều kiện im lặng, không tạp âm, để bệnh nhân không phân tâm cũng như đạt được kết quả đo chính xác nhất. Với các phương pháp đo khách quan bằng đầu dò và máy móc như OAE, đo nhĩ lượng, đo phản xạ cơ bàn đạp, ABR, ASSR thì bệnh nhân cần ngồi hoặc nằm yên, không nói chuyện, nếu là trẻ em có thể cần được gây ngủ trước khi đo. Với các phương pháp đo cần tương tác như đo thính lực đơn âm, đo thính lực bằng giọng nói hay VRA, người được đo cần tương tác, phản hồi đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ để cho ra kết quả chính xác nhất. Nên kiểm tra độ thính của tai bằng phương pháp nào? Mỗi độ tuổi sẽ có các phương pháp kiểm tra thính lực khác nhau để phù hợp với khả năng nhận thức và hoạt động của từng đối tượng cụ thể. 1. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển Dưới đây là các phương pháp đo thính giác cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ chậm phát triển: Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR, ASSR. 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR. Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR. 2. Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên) và người lớn Phương pháp đo thính lực phổ biến cho trẻ từ 3 – 5 tuổi gồm đo VRA, đo thính lực bằng lời nói, đo nhĩ lượng, phản xạ âm, OAE, ABR, ASSR. Đối với trẻ từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt và người lớn có thể thực hiện thêm nghiệm pháp đo thính lực đơn âm. Nhìn chung, các phương pháp đo thính lực hiện tại đều không tốn quá nhiều thời gian, thường dưới 1 giờ cho cả quy trình và phụ hợp cho nhiều đối tượng. Ý nghĩa của kết quả khám thính lực Khám thính lực đơn âm là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, để xác định mức độ suy giảm thính giác. Biểu đồ thính lực sẽ bao gồm 2 trục ngang và dọc, dọc là cường độ (dB) và ngang là tần số (Hz). Cường độ được tính từ 0 – 120dB, tần số từ 125 – 8000Hz. Thính lực giảm khi ngưỡng nghe dẫn truyền khí và xương cao hơn 25dB. Cường độ âm thanh mà một người bình thường nghe được tính bằng dB Ngưỡng thính lực đơn âm nghe được (decibels hearing level – dBHL) sẽ ghi lại âm lượng nhỏ nhất mà bệnh nhân có thể nghe, từ đó phân chia ra các mức độ mất thính lực như sau: 0 – 25 dBHL: Đây là kết quả khám thính lực bình thường. 25 – 40 dBHL: Nghe kém mức độ nhẹ. 41 – 55 dBHL: Nghe kém trung bình nhẹ. 56 – 70 dBHL: Nghe kém trung bình nặng. 71 – 90 dBHL: Nghe kém nặng. Trên 90 dBHL: Điếc sâu. Dựa vào kết quả đo thính lực đơn âm, có 3 loại mất thính lực chính là: Nghe kém dẫn truyền xảy ra khi các âm thanh không thể truyền qua tai. Thường xảy ra sau tổn thương tai ngoài và tai giữa mà không có tổn thương tai trong. Một số nguyên nhân như: viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, dị vật trong tai. Việc can thiệp y tế kịp thời có thể chữa lành hoặc cải thiện tình trạng này. Nghe kém thần kinh thường là mất thính lực vĩnh viễn, xảy ra do tổn thương tai trong và thần kinh. Một số nguyên nhân như bệnh lý thần kinh tai trong, bệnh lý thần kinh tiền đình, tiếp xúc với tiếng ồn, nhiễm trùng, bệnh Ménière hoặc u dây thần kinh số 8… đây thường là tình trạng vĩnh viễn, khó có thể điều trị hoàn toàn mà chủ yếu sử dụng các phương pháp hỗ trợ như máy trợ thính. Nghe kém hỗn hợp là kết hợp cả hai loại trên. Thính lực đồ đơn âm không phải là phương pháp kiểm tra toàn diện về thính giác, vì vậy bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng gây ra suy giảm thính lực cụ thể. Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm: soi tai, đo nhĩ lượng, đo âm ốc tai, đo thính lực giọng nói, ABR, đo màng não… Từ kết quả thính lực đồ cùng bệnh cảnh lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp cho từng trường hợp để cải thiện khả năng nghe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Phương pháp đo thính lực phổ biến nhất cho người lớn (trên 18 tuổi) hiện nay là đo thính lực đơn âm Đối với trẻ em, việc mất thính lực có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nếu không được phát hiện sớm. Nhờ khám thính lực, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp như máy trợ thính, cấy ghép ốc tai, điều trị bằng phẫu thuật,… Khám thính lực tại BVĐK Tâm Anh Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có thể thực hiện nhiều phương thức khám thính lực như thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp,… giúp xác định mức mức độ, nguyên nhân gây suy giảm thính giác cũng như các bệnh lý liên quan một cách tối ưu. Khám thính lực tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tập trung đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực. Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, kết quả khám thính lực của khách hàng có thể được đảm bảo đạt độ chính xác cao nhất. Như vậy, bài viết đã tổng hợp các phương pháp khám thính lực phổ biến hiện nay, triệu chứng và đối tượng thường gặp suy giảm thính lực. Đo thính lực ngoài kiểm tra thính giác còn có thể giúp phát hiện nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Nếu bạn cần một địa chỉ thực hiện khám thính lực uy tín tại TP.HCM thì Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi có thể cung cấp cho bạn dịch vụ khám thính lực tốt, chính xác.
https://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuoc-ho-tro-phong-tri-benh-soi-169153978.htm
25-02-2019
Món ăn thuốc hỗ trợ phòng trị bệnh sởi
Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị của y học hiện đại, y học cổ truyền có nhiều món ăn - bài thuốc giúp phòng và trị bệnh. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh lây qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng gây nhiều biến chứng: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng... Phòng trị bệnh sởi cần phối hợp nhiều phương pháp, trong đó lựa chọn món ăn bổ mát dễ tiêu phù hợp từng giai đoạn bệnh là rất cần thiết. Canh củ cà rốt nấm hương thịt đùi lợn bổ mát, rất thích hợp cho người bệnh thời kỳ sởi bay. Thời kỳ khởi phát Người bệnh phát sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hắt hơi, sợ lạnh, mắt đỏ, chảy nước mắt, trằn trọc... Phép trị: Tân lương giải biểu thấu chẩn, nên dùng các món cay mát để đuổi tà khí ra ngoài. Cháo hạt mùi: hạt mùi 50g hoặc hơn nấu lấy nước bỏ bã, cho gạo nếp 100g, đậu xanh 50g nấu nhừ, thêm hành, tía tô, gia vị mắm muối vừa đủ, ăn nóng. Cháo rau thơm: Gạo ngon nấu nhừ 100g, cá lóc luộc lấy thịt phi hành cho thơm 50g, khi ăn, cho nhiều rau mùi, tía tô, hành hoa, gừng, ăn ấm. Canh cá lóc: Cá lóc 1 con nướng chín lấy thịt, rau tần ô (cải cúc) 100g, thêm gia vị nấu canh. Canh rau má: Rau má 200g, thịt lợn nạc băm 50g, nước, gia vị vừa đủ nấu canh. Nước mía ép: Mía, rau mùi 100g ép nước khoảng 1 ly uống ngày vài lần. Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, có thể gây thành dịch và có nhiều biến chứng... Thời kỳ sởi mọc Người bệnh ho nhiều, còn sốt cao, đau họng, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, vùng cổ lan dần ra toàn thân... Phép trị chủ yếu thanh nhiệt giải độc thấu chẩn. Tốt nhất dùng món bổ mát giải nhiệt độc. Cháo đậu xanh: Đậu xanh 200g còn nguyên vỏ nấu nhừ cho muối, đường vừa đủ ăn. Cháo cá chép: Cá chép luộc lấy thịt phi hành cho thơm, cùng gạo ngon nấu nhừ cho gia vị, rau mùi, hành hoa, ăn nóng. Canh bí đao: Bí đao 200g, chân giò lợn 200g, làm sạch chặt khúc, thêm rau ngò, hành hoa, gia vị nấu canh. Canh rau thập tàng: Rau dền, rau đay, mồng tơi, mảng bát mỗi thứ 50g, thịt cua đồng 100g nấu canh. Canh chua cá lóc: Giá đậu 100g, dứa 50g, cà chua 30g, đậu bắp 40g. Cá lóc làm sạch 100g, me gia vị vừa đủ nấu canh. Canh mướp đắng: Mướp đắng 2 quả khoảng 200g bỏ ruột; đậu phụ non 30g, mộc nhĩ đen 20g, miến 20g, gia vị vừa đủ nhồi vào mướp đắng, nấu canh. Thời kỳ sởi bay Người bệnh biểu hiện: nốt sởi bớt đỏ, sốt cao đã giảm, sởi lặn dần từ cổ xuống chân, miệng họng khô, ho khan ít đờm... Giai đoạn này cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại, tốt nhất là dùng món bổ mát tiêu độc. Canh khoai mỡ: Khoai mỡ tím 100g, thịt lợn nạc băm 50g, rau mùi 20g, gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh. Canh khoai từ: Khoai từ 200g, thịt đùi lợn 50g, hành mùi, gia vị vừa đủ nấu ăn. Chè đậu ván: Đậu ván 300g ngâm nước nóng qua đêm, bỏ vỏ ngoài; bột sắn dây 30g; lá dứa nếp 20g, giã lọc lấy nước, đường cát vừa đủ nấu chè. Chè đậu đen: Đậu đen xanh lòng 100g, đường cát vừa đủ nấu chè. Canh củ cải: Củ cải 100g, cà rốt 50g, nấm hương 20g, thịt chân giò lợn 50g. Tất cả nấu canh. Lưu ý: Bệnh sởi phần nhiều thiên về nóng (nhiệt) sốt lâu mất tân dịch mất nước. Vì vậy, tránh thức ăn khô nóng; thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thịt; cá chiên rán, kho, cho nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi... Nếu đang sốt cao, hạn chế ăn đạm động vật, thay bằng đạm thực vật có trong các loại đậu vừa mát lại dễ tiêu. Nếu thời kỳ sởi mọc, bệnh nhân lại cảm thêm phong hàn hoặc do trời quá rét làm sởi mọc không được thì kiêng các thức ăn chua lạnh như cam, rau diếp cá, rau càng cua, cà, bún ốc, hến...
https://dantri.com.vn/suc-khoe/loai-ung-thu-pho-bien-nhat-o-tre-duoi-1-tuoi-20221105080845024.htm
1
Loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi
U nguyên bào thần kinh là loại khối u đặc ác tính ngoài sọ, chiếm khoảng 8-10% trong tổng số các ung thư trẻ em, với tần suất mắc bệnh là 10,3/1 triệu trẻ em. Tuổi thường gặp dưới 10 tuổi, trong đó 50% dưới 2 tuổi. U nguyên bào thần kinh là do sự phát triển bất thường của các tế bào thần kinh chưa trưởng thành và thường hình thành ở tuyến thượng thận được gọi là nguyên bào thần kinh. Tuy nhiên khối u cũng có thể phát triển ở cổ, ngực, lưng, xương chậu và tủy sống. U nguyên bào thần kinh là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi bào thai phát triển, hầu hết các tế bào thần kinh phát triển và cuối cùng trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành trước khi sinh hoặc trong vài tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên một số trường hợp, các nguyên bào thần kinh không phát triển chính xác. Thay vì trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành, chúng tiếp tục phát triển và phân chia. Trong một số trường hợp, những nguyên bào thần kinh bất thường này đơn giản là chết đi, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng phát triển thành u nguyên bào thần kinh. Vì thế, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi trẻ lớn lên từ thời thơ ấu, những nguyên bào thần kinh bất thường này sẽ ít có khả năng phát triển bình thường hoặc chết đi và nhiều khả năng biến thành u nguyên bào thần kinh. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc tại sao một số nguyên bào thần kinh phát triển bình thường, còn những nguyên bào khác thì không. Các nghiên cứu đang bắt đầu chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển của u nguyên bào thần kinh và những thay đối bất thường với ADN trong nguyên bào thần kinh. Những đột biến ADN này làm cho các tế bào nguyên bào thần kinh có cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường (quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể). Cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường có thể làm cho các nguyên bào thần kinh phát triển thành u nguyên bào thần kinh và nó cũng có thể ảnh hướng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của các u nguyên bào thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, ADN bất thường này được di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp đó là kết quả của những thay đổi gen ngẫu nhiên xảy ra tại một số thời điểm trong quá trình phát triển của trẻ. Với trẻ mắc u nguyên bào thần kinh nguy cơ thấp, tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển trong 2 năm là 90% và sống thêm toàn bộ là 95%. Tuy nhiên, có tới 2/3 số trẻ mắc u nguyên bào thần kinh được chẩn đoán sau khi đã có di căn hạch hoặc di căn tới các phần khác của cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huyet-ap-cua-nguoi-70-tuoi-bao-nhieu-la-tot-vi
Huyết áp của người 70 tuổi bao nhiêu là tốt?
Huyết áp là khái niệm nói về áp lực của máu trong lòng mạch của cơ thể người, ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động trong cơ thể. Đối với mỗi độ tuổi thì cơ thể cần duy trì một mức huyết áp nhất định để các cơ quan có thể hoạt động tốt nhất. Đối với huyết áp người cao tuổi, đặc biệt là huyết áp của người 70 tuổi thì cần có những lưu ý rất kỹ lưỡng vì đây là độ tuổi mà cơ thể đã suy yếu và không còn hoạt động tốt như lúc còn trẻ. 1. Huyết áp người cao tuổi Huyết áp hay áp lực dòng máu nuôi cơ thể là yếu tố quan trọng giúp các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động một cách khỏe mạnh nhất. Huyết áp bao gồm huyết áp tối đa – huyết áp tâm thu và huyết áp tối thiểu – huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi huyết áp tâm thu không vượt quá 120 mmHg còn huyết áp tâm trương không vượt quá 80 mmHg.Đối với người già thì tình trạng tăng huyết áp là rất phổ biến, dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả nguy cơ tử vong nếu không kiểm soát tốt. một số biến chứng cần được quan tâm nhất đó là suy tim, rung nhĩ, bệnh lý suy thận mạn, các bệnh lý liên quan đến mạch máu ngoại biên,...Huyết áp người cao tuổi thường tăng cao và nguyên nhân đến từ độ tuổi. Ở độ tuổi già thì những thay đổi của cơ thể như tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng điều trị lợi tiểu, giảm hoạt hệ RAA, rối loạn chức năng nội mô... luôn là những liên quan mật thiết đối với tăng huyết áp ở người già.Đối với người cao tuổi thì cần khai thác tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành thực hiện những xét nghiệm kiểm tra để chẩn đoán tăng huyết áp trong giai đoạn này. Việc đo huyết áp người cao tuổi cần được đo ít nhất là 3 lần khác nhau thì mới khẳng định được độ chính xác của tình trạng tăng huyết áp và tư thế đo huyết áp nên là nằm. Một số cận lâm sàng nên được tiến hành để kiểm tra toàn bộ sức khỏe của người cao tuổi nhằm phát hiện những bệnh lý dẫn đến tăng huyết áp đó là xét nghiệm nước tiểu, ion đồ, creatinin huyết tương, xét nghiệm acid uric máu, hoạt tính renin huyết tương, điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm thận, bài tiết aldosteron nước tiểu 24 giờ, bài tiết catecholamine nước tiểu 24 giờ. 2. Huyết áp của người 70 tuổi Huyết áp tuổi 70 được khuyến cáo là giữ ở mức 134/87mmHg. Theo một số nghiên cứu thì huyết áp của người 70 tuổi thường dao động khoảng 121/83 mmHg – 147/91mmHg.Để đo huyết áp được chính xác nhất thì nên để bệnh nhân nằm, thả lỏng người, nên nghỉ ngơi trước đó khoảng 5 – 10 phút rồi mới tiến hành đo. Thời gian đo huyết áp cho người già khoảng 10 phút, nên đo ở cả 2 tay. Huyết áp của người 70 tuổi là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm khi về già Để phòng ngừa bệnh lý huyết áp thì cần có một chế độ ăn uống và luyện tập sức khỏe khoa học để hạn chế được tăng huyết áp. Đặc biệt là không nên sử dụng rượu bia vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Chế độ ăn của người cao tuổi nên giảm lượng muối và tăng cường các loại đạm đến từ hạt, đậu,...Huyết áp của người 70 tuổi là một trong những mối quan tâm lớn của người già trong giai đoạn này, vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, cần biết được mức an toàn của huyết áp tuổi 70, từ đó có những thay đổi trong lối sống để duy trì được mức huyết áp này.
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-biet-ung-thu-tui-mat-169123181.htm
08-12-2017
Dấu hiệu nhận biết ung thư túi mật
Gần đây tôi hay bị đau ở mạng sườn, da có dấu hiệu vàng da, cơ thể gầy yếu, tôi có tiền sử bị sỏi túi mật. Liệu có phải tôi bị ung thư túi mật không? Mong bác sĩ tư vấn nếu bị ung thư túi mật thì điều trị thế nào? Nguyễn Hải Dương (Nghệ An) Ung thư túi mật là loại ung thư hiếm gặp nhưng điều trị khó do ung thư lan rộng nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn. Về lâm sàng không có một triệu chứng đặc hiệu nào giúp chẩn đoán được ung thư túi mật. Những ung thư túi mật khi còn nhỏ thường là không có triệu chứng, nó có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm và sỏi. Khi ung thư đường mật đã có triệu chứng thì thường gặp nhất là đau hạ sườn phải thường xuất hiện trong 3/4 trường hợp hoặc đau vùng 1/4 trên bên phải, kế đến là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vàng da và gầy sút hoặc bệnh nhân nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn mửa. Triệu chứng bụng cổ trướng hoặc các dấu hiệu của một ung thư màng bụng hoặc gan to do di căn ung thư xuất hiện trong khoảng 10% trường hợp. Do phần lớn trường hợp ung thư túi mật không được chẩn đoán sớm, do đó việc cắt bỏ để điều trị triệt để chỉ thực hiện được trong khoảng 15-30% trường hợp và hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn trong việc cắt bỏ đến một mức độ nào. Sau cắt bỏ túi mật có thể bổ sung bằng chiếu xạ vùng quanh túi mật. Trong trường hợp ung thư túi mật không cắt bỏ được mà có kèm theo vàng da thì một điều trị tạm thời được đề nghị là: đặt ống dẫn lưu qua nội soi hoặc qua gan hoặc xạ trị liệu cũng làm giảm đau và giảm vàng da vàng mắt trong 50% trường hợp, tuy nhiên nó cũng không làm cải thiện được thời gian sống còn của bệnh nhân. BS. Thanh Xuân
https://tamanhhospital.vn/nhiem-khuan-tiet-nieu-o-tre-em/
24/06/2021
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
8% trẻ em gái và 2% trẻ em trai sẽ bị nhiễm trùng tiểu khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thận nguy hiểm cho bé. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi bệnh lý này? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcNhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏTrào ngược Vesicoureteral (VUR)Tắc nghẽn đường tiết niệuDấu hiệu thường gặpCách chẩn đoánViêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ emCách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ emCần làm gì khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu?Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là gì? Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như: Thận, nơi lọc chất thải và nước thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu Niệu quản, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang Bàng quang, nơi lưu trữ nước tiểu Niệu đạo, đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể Trong đó, các bé gái có nhiều nguy bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn bé trai do có niệu đạo ngắn hơn, nên vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ Nước tiểu thông thường là vô trùng. Nhưng, trên cơ thể chúng ta thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở trên da và khu vực trực tràng, hậu môn. Đôi khi vi khuẩn có thể di chuyển vào niệu đạo, bàng quang… Khi điều này xảy ra, hệ tiết niệu của bé sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nên nhiễm trùng đường tiểu. Có 2 loại nhiễm trùng tiểu cơ bản: Nhiễm trùng bàng quang: còn được gọi là viêm bàng quang, tình trạng này có thể gây sưng và đau ở bàng quang. Nhiễm trùng thận: nếu vi khuẩn đi lên từ bàng quang qua niệu quản đến thận gây nhiễm trùng thận được gọi là viêm bể thận. Nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn nhiễm trùng bàng quang và có thể gây hại cho thận, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thận bình thường, nhưng các cơ quan khác lại bất thường. Cụ thể như: Trào ngược Vesicoureteral (VUR) Nước tiểu từ thận xuống niệu quản và vào bàng quang. Dòng chảy một chiều này thường được duy trì nhờ một “van nắp” nơi niệu quản nối với bàng quang. Tuy nhiên, với trường hợp trào ngược túi niệu quản, nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản đến thận. Dòng nước này có thể mang vi khuẩn từ bàng quang lên thận và gây nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Tắc nghẽn đường tiết niệu Dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn tại nhiều vị trí trong đường tiết niệu. Những tắc nghẽn này hầu hết là do các khu vực hẹp bất thường làm ngăn cản dòng chảy bình thường của nước tiểu ra ngoài cơ thể. Dấu hiệu thường gặp Ở trẻ lớn, các triệu chứng thường rõ ràng, điển hình như đau bụng dưới, lưng hoặc bên hông và bé có nhu cầu đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn. Một số trẻ sẽ mất kiểm soát bàng quang và có thể làm ướt giường. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu và/hoặc nước tiểu có màu hồng. Với trẻ nhỏ hơn, bố mẹ cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn mới có thể nhận ra tình trạng bất thường. Đơn cử, trẻ sơ sinh có thể có các triệu chứng tổng quát và dễ nhầm lẫn như quấy khóc, bỏ bữa hoặc sốt. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm: Nóng hoặc đau rát khi trẻ đi tiểu Đi tiểu có mùi hôi hoặc đục Trẻ đi tiểu gấp nhưng chỉ có vài giọt Sốt Buồn nôn hoặc nôn mửa Tiêu chảy Cách chẩn đoán Theo TTUT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Trưởng khoa Tiết Niệu, BVĐK Tâm Anh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ cần được xử lý càng sớm càng tốt để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm cho bé. Vì thế, bạn nên đưa bé đến bác sĩ của chuyên khoa ngay, nếu nhận thấy con có các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng tiểu như đã đề cập ở trên. Bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu để tiến hành chẩn đoán chính xác. Mẫu này có thể được sử dụng để: Phân tích nước tiểu: Nước tiểu được kiểm tra bằng một que thử đặc biệt để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng như sự xuất hiện của máu và bạch cầu. Ngoài ra, kính hiển vi có thể được sử dụng để tìm vi khuẩn hoặc mủ trong nước tiểu. Cấy nước tiểu: Quá trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm này thường mất từ ​​24 – 48 giờ để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, lượng vi khuẩn tồn tại và loại kháng sinh thích hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra bổ sung để xác định xem liệu nguồn gốc của nhiễm trùng tiểu ở bé có phải do bất thường đường tiết niệu gây ra hay không. Nếu con bạn bị nhiễm trùng thận, các phương pháp dưới đây cũng được chỉ định để tìm dấu hiệu tổn thương thận: Siêu âm thận và bàng quang Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi tiểu (VCUG) Xạ hình thận bằng DMSA Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) thận và bàng quang Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không? Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em có vai trò ngăn ngừa các biến chứng y khoa nghiêm trọng hơn cho trẻ trong tương lai. Bởi lẽ, nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và các tình trạng nghiêm trọng hơn như: Áp xe thận Giảm chức năng thận hoặc suy thận Thận ứ nước hoặc sưng thận Nhiễm trùng huyết dẫn đến suy nội tạng và tử vong Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, các chuyên gia tiết niệu sẽ xác định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là: Amoxicillin Amoxicillin và axit clavulanic Cephalosporin Doxycycline (dành cho trẻ trên 8 tuổi) Nitrofurantoin Sulfamethoxazole-trimethoprim Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm trùng bàng quang đơn giản, có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể phải nhập viện để truyền dịch hoặc kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Trong một số trường hợp sau đây, bé của bạn cần được nhập viện: Dưới 6 tháng tuổi Sốt cao khó hạ Có khả năng bị nhiễm trùng thận, đặc biệt nếu trẻ bị bệnh nặng hoặc còn nhỏ Nhiễm trùng máu do vi khuẩn Mất nước, nôn mửa hoặc không thể dùng thuốc uống vì bất kỳ lý do nào khác Khi điều trị cho bé tại nhà, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng xấu đi hoặc kéo dài hơn ba ngày hoặc trẻ có biểu hiện: Sốt cao hơn 38,3˚C Trẻ sơ sinh sốt trên 38˚C kéo dài hơn 3 ngày Quấy khóc, đau đớn Nôn mửa Phát ban Thay đổi lượng nước tiểu Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em Tuy nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em khá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể giúp con phòng bệnh bằng lời khuyên của PGS Vũ Lê Chuyên như sau: Hạn chế tắm bồn, nhất là bé gái, vì vi khuẩn và xà phòng sẽ dễ xâm nhập vào niệu đạo Tránh mặc quần áo và đồ lót bó sát đặc biệt là các bé gái Giúp con uống đủ nước Tránh cho trẻ uống caffein vì có thể gây kích ứng bàng quang Thay tã thường xuyên ở trẻ nhỏ Dạy trẻ lớn cách vệ sinh đúng để giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên thay vì nhịn tiểu Dạy trẻ cách lau an toàn từ trước ra sau, đặc biệt là sau khi đi tiêu Cần làm gì khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu? Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ và người thân cần chú ý một số nguyên tắc nhất định trong chăm sóc như sau: Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ Theo dõi biểu hiện của trẻ và trao đổi với bác sĩ ngay khi có bất thường Tái khám theo lịch hẹn Bổ sung nước và thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cường đề kháng Vệ sinh và hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách Với chẩn đoán và điều trị kịp thời, bé hoàn toàn có thể hồi phục sau khi bị nhiễm trùng tiểu. Vì thế, điều quan trọng với nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là bạn phải nhận biết và đưa bé đến các bệnh viện cho chuyên khoa Tiết Niệu càng sớm càng tốt, nhất là với trẻ sơ sinh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bo-cot-chi-co-tac-dung-gi-vi
Bổ cốt chỉ có tác dụng gì?
Bổ cốt chỉ là dược liệu quý thường được sử dụng điều trị một số loại bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng bổ thận tráng dương, và trị tiêu chảy rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này. 1. Giới thiệu về bổ cốt chỉ Bổ cốt chỉ có tên gọi khác là Phá cố chỉ, Thiên đậu, Hồ phi tử, \Phản cố chỉ, Bà cố chỉ,Hạt đậu miêu... Thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae). Được sử dụng là dược liệu với phần hạt chín phơi khô của cây. Bồ cốt chỉ được bào chế để loại bỏ tạp chất, sử dụng dùng sống hoặc tẩm nước muối cho hơi phồng, lúc sử dụng đập vụn.Bổ cốt chỉ có nguồn gốc từ Ấn Độ và di thực vào Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bổ cốt chỉ được trồng nhiều ở các địa phương và thu hái vào tháng 9 lấy hạt phơi khô, nhưng chưa thấy khai thác dược liệu này nhiều.Đặc điểm của cây bổ cốt chỉ:Bổ cốt chỉ là một loại cây thảo cứng, cây ít phân nhánh, chiều cao khoảng 1m, phủ nhiều lông trắng.Lá thuôn có hình trứng, đáy là tròn và đầu nhọn, mép lá có nhiều răng cưa, chiều dài khoảng 6 – 9cm, chiều rộng 5 – 7cm. Cuống lá dài từ 2 – 4cm, có lá kèm. Chỉ có một chét hình trái xoan, hai mặt của lá có nhiều tuyến hình mắt lông chim, màu đen.Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn cành thành bông dạng chùy, cuống dài, màu hồng hoặc vàng tím nhạt.Quả đậu hình trứng, có hạt đơn độc dính với phần vỏ, sần sùi và hơi bị ép đen..Hạt hình thân dẹt phẳng hoặc hình tròn. Vỏ ngoài màu nâu sẫm hoặc màu nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ, chính giữa lõm vào. Hạt hơi cứng có nhân hạt màu vàng chứa nhiều chất dầu và mùi thơm nồng nặc. 2. Tác dụng của bổ cốt chỉ Dược liệu bổ cốt chỉ có chứa 20% chất dầu và một lượng tinh dầu vừa đủ như: 9,2% là chất nhựa, Isopsoralen (Angelixin), Ancaloit, Psoralen, Glucozit, Raffinose, Isobavachalcone, Bakuchiol, Bavachin, Psoral, Isopsoralin, Isobavachin, Bavachalcone.Bổ cốt chỉ có tác dụng dược lý như sau:Giúp giãn động mạch vành một cách rõ rệt, kích tố làm co động mạch vành diễn ra ngay tại thùy sau của tuyến yên. Tăng cường sức co bóp cơ tim mạnh hơn, giúp thúc đẩy quá trình tăng lưu lượng máu của động mạch vành.Giúp kích thích sự tăng trưởng các tế bào bạch cầu hạt.Kháng khuẩn In Vitro, ức chế các hoạt động của trực khuẩn lao và tụ cầu trắng và tụ cầu vàng.Tạo hưng phấn cơ trơn, mềm giãn tử cung được thí nghiệm với chuột.Điều tiết huyết dịch và hệ thần kinh, đồng thời kích thích tủy xương tạo máu. Bổ cốt chỉ giúp thúc đẩy quá trình tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường chức năng của các hormone, giúp chống lão suy.Phòng chống bệnh ung thư, ức chế tế bào Hela và tế bào Sarcoma-180.Bổ cốt chỉ giúp cải thiện dinh dưỡng, bổ mạch,... nên tăng cường sắc tố da. 3. Cách dùng và liều dùng bổ cốt chỉ Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người mà bài thuốc bổ cốt chỉ có thể dùng như dược liệu khác nhau. Bổ cốt chỉ có thể được dùng tươi hoặc mang phơi khô nấu thành cao hoặc tán thành bột, làm hoàn hoặc sắc lấy nước uống. Liều dùng bổ cốt chỉ khoảng 4,5 – 9g/ngày.Tuy nhiên, bổ cốt chỉ sẽ kiêng kị cho một số trường hợp như:Người âm hư hỏa vượng (người gầy còm, chóng mặt, ra mồ hôi trộm, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, về buổi chiều gò má đỏ...).Tiểu ra máu.Mộng tinh, di tinh, dương vật hay cương lên, ...Táo bón.Kiêng kỵ vân đài, thịt dê,...4. Một số bài thuốc dân gian về bổ cốt chỉ4.1. Trị tiêu chảy Bổ cốt chỉ khoảng 240g, Nhục đậu khấu sống 120g, tán bột. Táo giã nhuyễn. Trộn các dược liệu trên, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 – 70 viên lúc đói với nước cơm.4.2. Chữa tiểu không kiểm soát, tiểu sónBổ cốt chỉ 12g, Hoài sơn 16g. Thục địa 12g, Ngưu tất 12g, Khiếm thực 12g, Kim 12g. Trạch tả 8g, Phục linh 8g, Phụ tử chế 8g, Tang phiêu tiêu 8g, Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang thuốc.4.3. Trị hư lao, suy nhượcBổ cốt chỉ 480g, ngâm rượu 1 đêm. Sau đó phơi nắng thêm 1 thăng dầu mè, trộn đều. Sao trên lửa cho đến khi nào hạt mè hết nổ thì thôi, xong rây bỏ mè đi. Chỉ lấy Bổ cốt chỉ tán bột, dùng giấm nấu bột gạo làm viên to bằng đậu, uống lúc bụng đói với rượu nóng, muối loãng.4.4. Trị đau lưng do thận hưBổ cốt chỉ 30g, sau đó sao và tán bột, uống chung với rượu nóng, mỗi lần 9g hoặc thêm Mộc hương 3g.4.5. Trị tiêu chảy, tiêu lỏng Bổ cốt chỉ 30g sao lên, Anh túc xác 120g nướng kỹ. Sau đó tán bột, luyện mật ong làm viên, to bằng hạt nhãn. Mỗi ngày uống 1 viên với nước gừng hoặc nước táo.4.6. Trị di tinh, liệt dươngBổ cốt chỉ 9g, Thỏ ty tử 9g, Hồ đào nhục 9g, Trầm hương 1,5g. Tất cả trộn với mật làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần lần uống 9g với nước muối.Tóm lại, bổ cốt chỉ là một vị dược liệu cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà bổ cốt chỉ được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của bổ cốt chỉ đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát tối thiểu rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-benh-quai-bi-co-the-quay-tro-lai-169189060.htm
01-04-2021
Cảnh báo bệnh quai bị có thể quay trở lại
Tuy nhiên, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác tiêm chủng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại của người dân khi đến bệnh viện. Bệnh quai bị được giới chuyên môn cảnh báo sẽ có khả năng quay trở lại, đặc biệt vào các tháng 4-5 sắp tới. Nguyên nhân và những biến chứng Quai bị do vi rút paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do vi rút quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn. Khả năng mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới. Vi rút paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù vi rút quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, vi rút nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Vi rút tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần, sau khi có triệu chứng bệnh lý. Sau khi tiếp xúc với vi rút quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng, nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm vi rút quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt. Đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2. Những điều phụ huynh cần lưu tâm BS.CKII Dư Tuấn Quy - Phó trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, những năm qua dịch quai bị đã cơ bản được kiểm soát, tại các phòng khám của BV Nhi đồng 1 chỉ thỉnh thoảng tiếp nhận một vài ca bệnh. Nhưng không có trường hợp có biến chứng nặng như: viêm tụy, viêm não... Trẻ được điều trị triệu chứng bằng paracetamol để hạ sốt giảm đau, hướng dẫn cho trẻ hạn chế vận động, nghỉ ngơi, ăn những thức ăn lỏng chia nhiều bữa trong ngày. Để có được những kết quả đó nhờ vai trò của công tác truyền thông và tiêm chủng, trẻ được phòng ngừa quai bị nhờ mũi tiêm vắc xin 3 trong 1: Sởi - Rubella - Quai bị. Tuy nhiên, thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 công tác tiêm chủng ít nhiều bị ảnh hưởng do tâm lý e ngại của người dân khi đến các cơ sở y tế và nơi đông người. “Chúng tôi e ngại rằng thời gian vừa qua, nhiều trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ mũi (trẻ tiêm mũi 1 từ 12 tháng – 15 tháng tuổi được, mũi tiêm thứ 2 được thực hiện khi trẻ từ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn khi có dịch bệnh xảy ra) dẫn đến không đạt hiệu quả phòng bệnh. Bệnh quai bị có thể quay lại, đặc biệt trong tháng 4-5 sắp tới”, BS.CKII Dư Tuấn Quy khuyến cáo. Biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh BS.CKII Dư Tuấn Quy khuyến cáo: Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tụy, viêm não… Do đó phụ huynh không nên chủ quan. Khi nhận biết các dấu hiệu bệnh ở trẻ như: sưng hàm, thỉnh thoảng một số trẻ có các biểu hiện kèm theo như sốt, đau đầu. Những trường hợp có biến chứng nặng hơn đặc biệt ở bé trai là viêm tinh hoàn. Một số trường hợp khác có các biểu hiện như đau bụng, nôn ói khi nhập viện vì các triệu chứng của viêm tụy. Đây là một trong những biến chứng nặng. Biến chứng viêm não, trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn ói nhiều, co giật, do các tổn thương viêm não. Thỉnh thoảng có một số ca nặng gây viêm cơ tim. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Đối với các y bác sĩ, khi khám cho trẻ có các yếu tố nghi ngờ quai bị cần khám một cách tổng quát và tìm các biến chứng nếu có, đặc biệt ở trẻ nam, cần khám và xác định tinh hoàn có gì bất thường hay không. Lời khuyên của thầy thuốc Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra vào mùa xuân nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5. Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm vắc-xin ngừa bệnh trước đó. Trẻ dưới 2 tuổi và người cao tuổi rất hiếm bị bệnh. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh quai bị gồm nhiều thể thường được phân loại theo vị trí tổn thương, gồm các thể sau: - Viêm tuyến nước bọt mang tai: Thể điển hình hay gặp nhất, chiếm 70% các thể có khu trú rõ. Khởi phát bệnh người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ C, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Giai đoạn toàn phát: sau sốt 24- 48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả 2 bên, ít gặp sưng chỉ 1 bên). 2 bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ). Da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau, nước bọt ít, quánh. Giai đoạn lui bệnh: Người bệnh thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày. Đa số bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng). - Viêm tinh hoàn: Thể thường gặp thứ 2 sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành (khoảng 10-30% trường hợp mắc bệnh quai bị). Viêm tinh hoàn thường bị 1 bên, ít gặp cả 2 bên, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thường vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên. Có thể buồn nôn, nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn. Ngoài 2 thể trên, bệnh quai bị có thể gặp các thể bệnh ít gặp như: viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim.
https://tamanhhospital.vn/thuc-pham-loi-sua/
14/06/2024
Ăn gì để nhiều sữa? 10 thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh cực tốt
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời mà không có thực phẩm nào khác có thể thay thế. Để nhiều sữa cho con bú, mẹ bầu nên lựa chọn đa dạng thực đơn hàng ngày, đặc biệt là top 10 thực phẩm lợi sữa sau sinh giàu dinh dưỡng dưới đây được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tổng hợp 10 thực phẩm lợi sữa Mục lụcLưu ý trong dinh dưỡng để mẹ có nhiều sữa cho con1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng2. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày3. Chế biến hợp lýĂn gì để nhiều sữa? Tổng hợp 10 thực phẩm lợi sữa1. Nước lọc2. Các loại thịt3. Cá4. Trứng5. Các loại rau củ6. Các loại quả chín7. Các loại hạt8. Các loại đậu đỗ9. Ngũ cốc10. Khoai củMột số lưu ý trong sinh hoạt giúp mẹ có nhiều sữa hơnMột số cách giúp mẹ có thêm sữa cho con búLưu ý trong dinh dưỡng để mẹ có nhiều sữa cho con Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ bầu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất. Trong trường hợp mẹ thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ sức khỏe và không đủ lượng sữa để nuôi con, dẫn đến việc con chậm lớn và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, thậm chí tử vong. (1) 1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng Bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu cần có đủ và cân bằng 4 nhóm chất chính: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nhóm vitamin và khoáng chất cần đặc biệt tăng cường và đa dạng các thực phẩm trong khẩu phần ăn. Việc cân bằng và bổ sung đầy đủ các nhóm chất này giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, từ đó sản sinh lượng sữa dồi dào cho con bú. 2. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày Sản phụ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa, gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Việc này giúp hạn chế việc nạp cùng lúc quá nhiều lượng thức ăn vào cơ thể, tạo trạng thái tốt nhất để cơ thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng thường xuyên cho cả mẹ và bé. 3. Chế biến hợp lý Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm lợi sữa tốt cho bà mẹ sau sinh thì việc chọn cách chế biến món ăn cũng quan trọng không kém trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Nhằm giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, phòng tránh nguy cơ béo phì và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé, mẹ nên ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế tối đa việc ăn các món tái sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các món nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Tránh những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Ăn gì để nhiều sữa? Tổng hợp 10 thực phẩm lợi sữa Mẹ bầu sau khi vượt cạn thành công sẽ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học giữa các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi khoáng, chất xơ. Dưới đây top 10 thực phẩm lợi sữa sau sinh mẹ bầu có thể tham khảo, bao gồm: 1. Nước lọc Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa mẹ có đến 87% là nước, 3,8% chất béo, 1,0% protein và 7% lactose, do đó trong giai đoạn sau sinh, nhu cầu nước sẽ cao hơn bình thường để phục vụ cho việc sản xuất sữa. (2) Vì vậy, uống nước là một trong những cách đơn giản nhất giúp đảm bảo cơ thể mẹ có thể hồi phục nhanh chóng đồng thời duy trì nguồn sữa dồi dào cho con bú. Mỗi ngày mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2 – 3 lít nước (tương đương khoảng 10 – 15 cốc nước), chia làm nhiều lần uống trong ngày. Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể chọn một vài loại khác có công dụng tương đương như sữa, canh, nước ép,… Một mẹo uống nước hiệu quả mẹ có thể áp dụng để tăng lượng sữa cho con bú, đó là uống nước trước khi cho con bú 30 phút. Nếu được, mẹ có thể massage đầu ngực nhẹ nhàng hoặc chườm khăn ấm để kích thích phản xạ xuống sữa. Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào cho con bú 2. Các loại thịt Trong thành phần của các loại thịt như thịt nạc, thịt bò, thịt gia cầm,…rất giàu chất đạm cùng nhiều loại vitamin A, B, D… và khoáng chất như magie, sắt, canxi, kẽm…. Do đó đây sẽ là lựa chọn tối ưu nhất khi các mẹ chưa biết ăn gì để nhiều sữa. Không những thế, các loại thịt này còn có tác dụng tăng tạo máu và giúp các mẹ nhanh lành vết mổ, vết rạch tầng sinh môn và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Mẹ nên bổ sung các loại thịt đa dạng vào bữa ăn hàng ngày của mình. 3. Cá Cá là nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng cao protein, axit béo omega3, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể mẹ nhanh hồi phục và có nguồn sữa dồi dào cho bé yêu. Một số loại cá các mẹ có thể ưu tiên sử dụng như: cá hồi, cá quả, cá thu, cá trắm…Mẹ chú ý nên chế biến cá sạch và nấu chín, không nên ăn các loại cá tái sống không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả chất lượng sữa. 4. Trứng Trứng là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, ngoài ra còn rất nhiều Vitamin và khoáng chất có thể kể tên như: vitamin A, B, C, D, beta carotene, canxi, sắt, phospho…giúp tăng cường sức đề kháng miễn dịch, tăng cường thị giác, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt… Mẹ nên bổ sung trứng vào trong bữa ăn từ 3-4 lần/tuần, có thể lựa chọn đa dạng các loại trứng như: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút. Tuy nhiên, để ăn trứng gà đúng cách và đem lại hiệu quả tốt nhất thì các mẹ cần chú ý không nên ăn quá nhiều vì hàm lượng chất béo và cholesterol trong trứng tương đối cao làm tăng nguy cơ THA, rối loạn mỡ máu hoặc bệnh lý tim mạch khác. Nên ăn trứng được chế biến chín, không ăn lòng đào hay trứng sống vì tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như Ecoli, Samolella. Không ăn trứng để quá lâu hoặc đã bị biến chất vì ko còn bảo đảm cả về chất lượng và vấn đề VSATTP. Do vậy mẹ sau sinh nên lựa chọn trứng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo quản tốt và nên ăn ngay sau khi chế biến, ko nên ăn trứng để qua đêm. 5. Các loại rau củ Trong rau không những chứa nhiều chất xơ giúp phòng tránh táo bón ở mẹ sau sinh mà còn chứa một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào như: A, B, C, E…Canxi, Magie, Kali, sắt… vô cùng cần thiết đối với sức khỏe mẹ sau sinh. Giúp tăng cường sức đề kháng miễn dịch, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng và giúp mau lành vết mổ, vết rạch tầng sinh môn. Mẹ sau sinh nên duy trì từ 400-500g rau/ngày và bổ sung đa dạng các loại rau lá và rau củ như: rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, rau cải, rau khoai lang, cà rốt, bí đỏ… Chú ý nên ăn chế biến rau chín, không ăn các loại rau sống, trộn salad…để tránh trường hợp nhiễm ký sinh trùng. 6. Các loại quả chín Mẹ sau sinh nên ăn đa dạng các loại quả chín để cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, C, E, acid folic, B6 và các khoáng chất như Magie, Kali, Sắt, kẽm…, ngoài ra còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bà mẹ sau sinh tăng cường sức đề kháng miễn dịch, mau lành vết thương và sớm về sữa cho bé bú. Lượng chất xơ có trong quả chín còn giúp phòng chống táo bón sau sinh, kiểm soát lượng đường trong máu. Nên bổ sung từ 200-300g quả chín mỗi ngày, các mẹ có thể lựa chọn đa dạng các loại quả chín như: chuối, cam, quýt, táo, bưởi, bơ, đu đủ chín… Khi ăn quả chín các mẹ nên lựa chọn quả tươi ngon, không chứa chất bảo vệ thực vật, trước khi ăn nên ngâm rửa sạch, gọt vỏ, tránh các loại quả chua, chát. 7. Các loại hạt Các loại hạt giàu dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo tốt omega 3, canxi, Estrogen, vitamin nhóm B, A,… bao gồm hạt chia, hạnh nhân, hạt mè, hạt lanh, hạt bí ngô,… (3) Đây là một trong những thực phẩm lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh, mẹ có thể ăn xen kẽ hoặc trộn lẫn cùng các thực phẩm khác để ăn cho đa dạng hơn. Tuy nhiên trong các loại hạt này cũng chứa một lượng lớn chất béo, các mẹ nên ăn điều độ từ 3-4 lần/ tuần tránh ăn quá nhiều dẫn tới việc tăng cân khó kiểm soát và khó về cân nặng ban đầu. Các loại hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên đây là thực phẩm lợi sữa tốt cho mẹ bầu sau sinh 8. Các loại đậu đỗ Với hàm lượng đạm tương đối cao và chứa nhiều Kali, Folate và chất xơ, ăn những thực phẩm họ đậu trở thành một lựa chọn tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Điều này giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và giữ cho em bé luôn khỏe mạnh. Thực phẩm họ đậu cũng có thể hỗ trợ quá trình giảm cân của các mẹ. Mẹ bầu có thể bổ sung các loại đậu và chế phẩm từ đậu đỗ như: đậu nành, đậu đen, đậu xanh, sữa đậu, đậu phụ… 9. Ngũ cốc Nếu chưa biết ăn gì để nhiều sữa, mẹ có thể bổ sung ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,…) vào thực đơn hàng ngày của mình để tăng khả năng tiết sữa và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất khác có lợi cho mẹ bầu sau sinh. 10. Khoai củ Trong khoai củ đặc biệt khoai lang chứa rất nhiều vitamin A, C, D, E có lợi cho sản phụ, tăng tiết sữa, tăng chất đề kháng trong sữa. Khoai lang cũng giàu chất xơ còn hạn chế tình trạng táo bón và hỗ trợ cải thiện vóc dáng của mẹ sau sinh. Mẹ có thể thưởng thức khoai lang bằng những cách chế biến đơn giản như luộc, hầm hoặc chế biến thành các món bánh. Tuy nhiên, khi ăn khoai củ mẹ nên giảm bớt lượng tinh bột từ gạo trắng hoặc ăn cân đối để không làm tăng quá nhiều năng lượng từ chất bột đường. Mẹ bầu sau sinh ăn khoai lang vừa bổ sung dinh dưỡng vừa hỗ trợ giảm cân Một số lưu ý trong sinh hoạt giúp mẹ có nhiều sữa hơn Bên cạnh việc tìm kiếm các thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh thì các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng cần được các mẹ chú ý để đảm bảo sức khỏe và duy trì nguồn sữa dồi dào cho bé bú, cụ thể như: Uống đủ nước mỗi ngày để mẹ có đủ nguồn nguyên liệu tạo sữa. Không nên sử dụng các phương pháp kích sữa ngay sau sinh. Mẹ nên cho con bú trực tiếp càng sớm càng tốt và đợi đến khi bé bú đều đặn, tuyến sữa đã được lưu thông rồi mới sử dụng công cụ kích sữa. Tránh xa thuốc lá và khói thuốc vì trong khói thuốc có chứa hàng nghìn độc tố gây hại có thể đi vào cơ thể bé hoặc qua đường sữa mẹ nếu mẹ hít phải. Thăm khám và tuân thủ y lệnh của bác sĩ trong trường hợp mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe và cần dùng thuốc. Không được tự ý dùng thuốc để tránh một số thuốc không tốt có thể đi theo đường sữa đi vào cơ thể bé. Không nên áp dụng chế độ giảm cân khắt khe trong giai đoạn cho con bú vì nếu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến lượng sữa và làm chậm sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của mẹ. Tham khảo: Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Một số cách giúp mẹ có thêm sữa cho con bú Có rất nhiều cách mẹ bầu sau sinh có thể áp dụng để tăng thêm sữa cho con bú ngoài thực đơn các món thực phẩm lợi sữa ở trên như: Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh bởi lúc này cơ thể mẹ tiết ra sữa non rất tốt với trẻ. Đồng thời khi bé bú đầu ti mẹ sẽ được massage và kích thích tiết nhiều oxytocin giúp sữa tiết nhiều hơn. Massage ngực thường xuyên khiến ống dẫn sữa giãn nở, giúp sữa chảy nhanh và tiết sữa nhiều hơn. Mẹ có thể nhúng khăn mặt vào nước ấm khoảng 2 phút rồi đặt lên bầu ngực tiến hành massage theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú,… Nghỉ ngơi điều độ, không nên quá lo lắng và để cơ thể quá mệt mỏi sẽ gây ra tình trạng mất sữa, ít sữa. Đảm bảo bé được đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách khi bú mẹ. Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài trong những tháng đầu đời. Nên cho bé ti sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn giúp mẹ đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con bú Hi vọng danh sách 10 thực phẩm lợi sữa phía trên đã giúp mẹ giải đáp băn khoăn việc nên ăn gì để nhiều sữa sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé ở những tháng đầu đời, ba mẹ có thể liên hệ với Trung tâm Sản Phụ Khoa – Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM để nhận tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-kho-co-thai-thi-nen-chup-x-quang-tu-cung-voi-trung-vi
Tại sao khó có thai thì nên chụp X-quang tử cung- vòi tử cung?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Như Tú và Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hồng Vũ - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Chụp X-quang tử cung- vòi tử cung được sử dụng để chẩn đoán tình trạng tắc ống dẫn trứng và phát hiện ra những bất thường về hình dạng tử cung giúp việc điều trị vô sinh, hiếm muộn dễ dàng hơn. 1. Chụp X-quang tử cung - vòi tử cung là gì? Hysterosalpingography hay còn gọi là chụp X-quang tử cung- vòi tử cung (viết tắt là chụp HSG) là một xét nghiệm X-quang được sử dụng để kiểm tra tình trạng bên trong tử cung và ống dẫn trứng.Đối với một số trường hợp thực hiện triệt sản qua cổ tử cung, chụp X-quang tử cung vòi tử cung là xét nghiệm cần thiết để đảm bảo rằng ống dẫn trứng đã đóng hoàn toàn và bạn đã triệt sản thành công hay chưa. Không nên chụp HSG đối với những đối tượng sau đây:Đang mang thaiViêm vùng chậuXuất huyết tử cung nghiêm trọng tại thời điểm làm xét nghiệm. Không chụp X-quang tử cung vòi trứng với đối tượng đang mang thai 2. Tại sao khó có thai thì nên chụp tử cung - vòi tử cung? Tại sao khó có thai thì nên chụp tử cung- vòi tử cung? Chụp HSG thường được sử dụng để chẩn đoán hiện tượng tắc ống dẫn trứng một phần hay hoàn toàn. Xét nghiệm này còn phát hiện ra các dấu hiệu bất thường đối với kích thước hay hình dạng của tử cung. Đây đều là những yếu tố có thể dẫn đến vô sinh và các rối loạn khác liên quan đến thai kỳ.Chụp X-quang tử cung- vòi tử cung giúp kiểm tra ống dẫn trứng có thông suốt hay bị tắc nghẽn và xem được hình dạng buồng tử cung có bình thường hay không. Tổn thương ống dẫn trứng là nguyên nhân thường gặp, chiếm tỉ lệ 25-35% các ca vô sinh. Để phát hiện ra người phụ nữ có tổn thương hay tắc ống dẫn trứng hay không thì chụp X-quang tử cung – vòi tử cung là biện pháp hiệu quả nhất. 3. Chụp tử cung - vòi tử cung có đau không? Chụp tử cung- vòi tử cung có đau không? Khi chụp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn một giờ trước khi làm xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn sử dụng một loại thuốc kháng sinh trước khi chụp HSG. Bác sĩ sẽ kê đơn giảm đau hoặc kháng sinh trước khi chụp HSG Hầu hết các trường hợp sau khi chụp HSG đều có khả năng tự lái xe về nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hoặc khi bạn cảm thấy không được khỏe sau khi xét nghiệm HSG, bạn nên nhờ người thân đưa về nhà.Chụp X-quang tử cung vòi tử cung khá đơn giản và an toàn. Đây là một trong những xét nghiệm X-quang hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị vô sinh, hiếm muộn. Video đề xuất: Các phương pháp điều trị vô sinh: Hi vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn XEM THÊM:Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trịHướng điều trị các loại vô sinhChụp X-quang buồng tử cung và vòi trứng (chụp HSG) trong trường hợp nào?
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-nguyen-nhan-va-dieu-tri-duc-thuy-tinh-the-169211202214558602.htm
04-12-2021
Đục thủy tinh thể: Nhận biết, nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa
Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em Đục thủy tinh thể ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa và được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) luôn là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là bệnh diễn biến chậm, ban đầu biểu hiện là giảm độ kính lão; khi nhìn ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu. Tiếp đó bệnh sẽ nặng hơn, mắt cảm giác như nhìn qua một lớp kính mờ, có thể thấy một điểm đen cố định; dần tiếp đến bệnh nhân sẽ mất thị lực. 1. Bệnh đục thủy tinh thể là gì? Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Đây là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc. Có thể nhận thấy công suất hội tụ của thể thủy tinh đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Độ dày của thể thuỷ tinh sẽ giúp mắt điều tiết nhìn rõ những vật ở gần. Qua thời gian,thay bằng thủy tinh thể trong suốt sẽ thành tình trạng trong suốt này sẽ mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển thành mờ đục làm cho ánh sáng rất khó đi qua khiến người bệnh dần bị suy giảm thị lực, nhìn mọi vật mờ, thậm chí có thể gây mù loà. Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở các lớp khác nhau của thủy tinh thể như: Nhân trung tâm (đục nhân); ở dưới bao sau thủy tinh thể (đục dưới bao sau) hoặc đục vỏ thủy tinh thể (sẽ không gây giảm sút thị lực) 2. Nguyên nhân đục thủy tinh thể 2.1 Nguyên nhân nguyên phát Có thể do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn có yếu tố mang tính chất di truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát sinh do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như giang mai , sởi… Do tuổi tác và quá trình lão hóa tự nhiên có thể gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể . Vì thế bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi. 2.2 Nguyên nhân thứ phát - Do mắc các bệnh như tiểu đường , tăng nhãn áp hoặc bị béo phì … Dùng kéo dài một số thuốc như hạ mỡ máu, corticoid, thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn nhịp tim… cũng làm tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể . - Chấn thương mắt: Có một số chấn thương ở mắt có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. - Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia X, ánh sáng tia hàn... 2.3 Các yếu tố liên quan - Do lão hóa, mắt không được chăm sóc, luyện tập và cung cấp dưỡng chất cho mắt. - Sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá... thường xuyên - Bị mất ngủ, stress và thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi. 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể Đục thủy tinh thể diễn biến âm thầm chậm chạp không gây đau cho bệnh nhân, ở giai đoạn mới hầu như không có dấu hiệu của bệnh. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ có các biểu hiện: - Mắt nhìn mọi vật mờ, hay nhức mỏi khi tập trung nhìn một vật nào đó. Dần dần thị lực bị suy giảm, đây là biểu hiện đầu tiên quan trọng nhất của bệnh. - Mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng hơn, mắt có thể sẽ bị lóa. Có thể nhìn vùng sáng khó hơn ở nơi có bóng râm. - Hay nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật, nhìn như có màn sương che trước mắt… Các triệu chứng này có thể thấy ở một mắt hay cả hai mắt. Nhìn mờ là biểu hiện quan trọng nhất của bệnh đục thủy tinh thể. 4. Chẩn đoán đục thủy tinh thể Để phát hiện bệnh cần phải soi đáy mắt và kiểm tra bằng sinh hiển vi. Tốt nhất nên chẩn đoán khi đồng tử giãn. Đục thủy tinh thể tiến triển có dạng đục xám, trắng hoặc nâu vàng. Đánh giá ánh hồng đồng tử qua đồng tử giãn bằng đèn soi đáy mắt sẽ bộc lộ những dạng đục thủy tinh thể. Khám sinh hiển vi cung cấp các thông tin về đặc điểm, vị trí và mức độ đục của thủy tinh thể. 5. Điều trị bệnh đục thủy tinh thể - Bệnh có thể gây mù lòa vì thế vì thế cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hiện nay rất khó có thể làm thủy tinh thể trong trở lại. Ở những bệnh nhân mới chớm bị bệnh chưa cần phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. - Cho đến nay phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phẫu thuật phaco emusification (mổ Phaco) ngày càng phổ biến và hiện nay đang là phương pháp điều trị tốt nhất. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật này là vết mổ nhỏ và hồi phục thị lực nhanh, hiếm khi xảy ra biến chứng và người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục bình thường. Các ca mổ phaco chỉ kéo dài khoảng 5 đến 10 phút, tuy nhiên đây lại được xếp vào nhóm đại phẫu vì đó là phẫu thuật tác động trực tiếp đến thị giác. Phẫu thuật phaco sử dụng đường mổ nhỏ nhất nên vết mổ liền nhanh và đây là lựa chọn ưa thích của nhiều phẫu thuật viên. Femtosecond laser có thể được sử dụng trong phẫu thuật khúc xạ thủy tinh thể để thực hiện một số thì trước thì tán nhân. Trong phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao (kể cả phaco), bao thủy tinh thể được bảo tồn. - Những trường hợp được bác sĩ chỉ định mổ thông thường khi: Thị lực tối đa khi có dùng kính kém hơn 20/40 (< 6/12), hoặc thị lực giảm trong điều kiện ánh sáng chói, ở bệnh nhân nhìn có quầng màu; khi thị lực của bệnh nhân giảm nhanh chóng cản trở sinh hoạt hằng ngày khi lái xe, đọc sách, đi đường…; Bệnh nhân có thể cải thiện thị lực đáng kể sau phẫu thuật (nghĩa là có giảm thị lực do đục thủy tinh thể). - Các chỉ định khác ít phổ biến hơn là khi đục thủy tinh thể gây bệnh glôcôm hoặc cản trở tầm nhìn. Bệnh nhân cần khám đáy mắt định kỳ để phát hiện các bệnh mạn tính: võng mạc do đái tháo đường hay thoái hóa hoàng điểm… 6. Chăm sóc hậu phẫu và biến chứng sau mổ Đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và corticoid tra tại chỗ trong 4 tuần sau khi mổ. Có thể tiêm kháng sinh tiền phòng khi kết thúc phẫu thuật giúp giảm biến chứng viêm mủ nội nhãn. Thường bệnh nhân được hướng dẫn che mắt khi ngủ; tránh ho, bê vác vật nặng, hạn chế dụi mắt... Rất hiếm khi gặp các biến chứng sau khi phẫu thuật thủy tinh thể. Có thể có các biến chứng như: -Trong khi mổ: xuất huyết dưới võng mạc, kẹt nội nhãn vào vết mổ- rất hiếm và gây mất thị lực không thể phục hồi, rơi mảnh nhân vào buồng dịch kính, kẹt dịch kính, bong nội mô giác mạc… - Ở tuần tuần đầu tiên: có thể bị viêm nội nhãn , glôcôm… tuy nhiên rất hiếm gặp. - Phù hoàng điểm trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật - Bong võng mạc , và đục bao sau… có thể xảy ra sau mổ vài tháng nhưng có thể điều trị bằng laze 7.Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể Thường xuyên bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây. - Khám mắt định kì thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt cũng như đục thủy tinh thể ‎- Kiểm soát điều trị sớm bệnh đái tháo đường . Có chế độ ăn uống luyện tập thường xuyên để tránh các biến chứng về mắt. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh như viêm màng bồ đào, Glocom… ‎- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh . Bổ sung thêm các chất chống oxy hóa và cải thiện chức năng gan để phòng bệnh. Nên thường xuyên bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc… Nên hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo đồ ngọt… - Ngoài ra nên tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi. Khi phải ra ngoài nên đeo kính đội mũ bảo vệ mắt. Thiết lập một lối sống thói quen khoa học hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu. Bệnh đục thủy tinh thể và biện pháp phòng ngừa SKĐS - Bệnh đục thủy tinh thể (TTT) là một trong những bệnh lý về mắt mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải.
https://tamanhhospital.vn/nhan-tuyen-giap/
30/05/2022
Bệnh nhân tuyến giáp: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Các tế bào nang tuyến giáp tăng sản tạo thành nhân tuyến giáp. Phần lớn, nhân tuyến giáp lành tính (90%), chỉ một tỷ lệ nhỏ nhân giáp là nhân ác tính. Mục lụcTuyến giáp là gì?Tại sao bị nhân tuyến giáp?Nhân tuyến giáp nguy hiểm thế nào?Dấu hiệu người bị nhân tuyến giápCách phát hiện bệnh nhân giápĐiều trị nhân tuyến giápCác đối tượng cần tầm soát ung thư tuyến giáp (nhân giáp ác tính):Tuyến giáp là gì? BS CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: Tuyến giáp có dạng hình con bướm, gồm 2 thùy nối với nhau bởi eo tuyến giáp, nằm ở giữa và trước cổ. Đây là tuyến nội tiết quan trọng, có chức năng sản xuất hormon giáp, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não bộ, tim và nhiều cơ quan được hoạt động bình thường. Ngoài ra, tuyến giáp còn bài tiết hormon calcitonin tham gia điều hòa nồng độ calci trong máu. Tại sao bị nhân tuyến giáp? Nhân xuất hiện trong tuyến giáp ở bất cứ lứa tuổi nào, chủ yếu là phụ nữ. Đến tuổi 60, một nửa dân số bị nhân tuyến giáp, may mắn 90% trường hợp nhân giáp lành tính, không chuyển sang ung thư, chỉ 5% – 10% các trường hợp nhân giáp ác tính. Hầu hết các trường hợp bị nhân tuyến giáp đều không rõ nguyên nhân, riêng thiếu hụt iốt đã được xác định là yếu tố gây bệnh. Tần suất nhân giáp có thể sờ thấy được khi thăm khám bằng tay, với tỷ lệ khoảng 5% ở nữ và 1% ở nam, chủ yếu người bệnh sống ở những vùng thiếu iốt, nhưng trong thực tế đa phần nhân giáp nhỏ, không sờ thấy được. Do đó, khi thăm khám thông thường có thể bỏ sót nhân giáp. Tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm thì hiện nay tần suất phát hiện nhân giáp có thể lên đến 19% – 68%. Nhiều ý kiến cho rằng tuyến giáp có nhân là do cấu tạo giải phẫu của cơ thể nữ trải qua nhiều cột mốc thay đổi nội tiết tố: dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và sinh con, cho con bú và mãn kinh. Nhân tuyến giáp nguy hiểm thế nào? Nhân tuyến giáp có thể là một nang giáp – nhân giáp lành tính, có thể nhân giáp ác tính. Hầu hết nhân giáp không làm thay đổi chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên một vài nhân giáp có thể gia tăng hoạt động, sản xuất ra một lượng quá thừa hormon giáp gây cường giáp với biểu hiện sụt cân, hồi hộp đánh trống ngực, run tay, yếu cơ,… Một vài trường hợp có xuất huyết trong nang giáp sẽ gây triệu chứng đau vùng cổ, hàm, tai. Nhân tuyến giáp đủ lớn sẽ gây chèn ép đường thở hoặc thực quản, có thể gây khó khăn khi thở, nuốt hoặc ngứa họng, ho. Một số ít trường hợp, nhân giáp chèn ép thần kinh thanh quản gây khàn giọng nhưng thường liên quan đến ung thư tuyến giáp. Dấu hiệu người bị nhân tuyến giáp Theo bác sĩ Phan Thị Thùy Dung, người có nhân tuyến giáp hầu hết không có triệu chứng, tình cờ bệnh được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát, khám những bệnh khác không liên quan thông qua chụp chiếu phim như CT, siêu âm vùng cổ hoặc xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường. Một số ít trường hợp khi bướu giáp lớn sẽ có các triệu chứng chèn ép như khó nuốt, khó thở, ho, khàn giọng hoặc đau khi có xuất huyết trong nang giáp,…. Một số người bệnh phát hiện do khi soi gương thấy vùng cổ có khối to hoặc khi cài cúc áo thấy chật chội. Cách phát hiện bệnh nhân giáp Cách tốt nhất để phát hiện nhân tuyến giáp là thăm khám vùng cổ bao gồm sờ tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện các nhân giáp không sờ thấy được. Bác sĩ Phan Thị Thùy Dung chia sẻ, người bệnh còn được xét nghiệm hormon tuyến giáp (Thyroxine, hoặc T4) và hormon kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu để xác định tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Trong một số trường hợp không thể xác định nhân tuyến giáp là ung thư (tỷ lệ ác tính rất thấp) bằng khám lâm sàng và xét nghiệm máu thì cần đến các xét nghiệm đặc biệt như siêu âm và chọc tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Với siêu âm, người bệnh được siêu âm tuyến giáp với sóng âm có tần số cao giúp đánh giá nhân tuyến giáp. Bác sĩ sẽ xem tuyến giáp có một hay nhiều nhân, có tăng kích thước toàn bộ hay không, xác định được kích thước của nhân. Kết quả siêu âm còn xác định được nhân đặc hay nang và các đặc điểm nghi ngờ nhân giáp là ác tính hay lành tính. Nếu nhân giáp lành tính, bác sĩ thường không cần cắt bỏ, chỉ cần theo dõi theo thời gian, trừ khi chúng gây ra các triệu chứng nghẹn, khó nuốt. Siêu âm để theo dõi tiếp theo rất quan trọng. Sau khi hoàn thành đánh giá ban đầu, siêu âm tuyến giáp có thể được sử dụng để theo dõi các nhân tuyến giáp không cần phẫu thuật để xác định xem sự phát triển của nhân giáp theo thời gian và theo dõi nguy cơ chuyển sang ung thư của nhân giáp. Siêu âm còn giúp định vị hướng kim chính xác trực tiếp vào nhân khi chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ đối với những nhân giáp có đặc điểm nghi ngờ ác tính trên siêu âm tuyến giáp. Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) là thủ thuật giúp đánh giá bước đầu bản chất tế bào của nhân giáp là lành tính hay ác tính. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất nhỏ, dưới hướng dẫn của siêu âm, đi vào đúng vị trí nhân giáp, hút các tế bào từ nhân tuyến giáp. Sau đó, mẫu phết tế bào được soi dưới kính hiển vi để bác sĩ giải phẫu bệnh tìm ra các tế bào ung thư. Nhân giáp ác tính chiếm khoảng 5%-10%, thường là do ung thư thể nhú, là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Nếu phát hiện ung thư, cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm. Điều trị nhân tuyến giáp Với nhân giáp – nang giáp lành tính thường được theo dõi mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh được theo dõi bằng siêu âm, giai đoạn đầu từ 12 – 24 tháng, sau đó tăng dần theo thời gian từ 2 – 5 năm. Nhưng nếu nhân tuyến giáp có những bất thường sau phải được kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng, bao gồm: tăng trưởng đáng kể như thể tích thay đổi hơn 50% hoặc tăng 20% về đường kính với mức tăng tối thiểu ở hai hoặc nhiều chiều ít nhất là 2 mm, hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên siêu âm, các triệu chứng chèn ép xâm lấn vùng cổ, hạch cổ nghi ngờ,… Với trường hợp ác tính, bao gồm ung thư thể nhú, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư hạch tuyến giáp, ung thư bất sản và ung thư di căn đến tuyến giáp. Bệnh nhân có chẩn đoán tế bào học ác tính nên được phẫu thuật. Ngoài ra, tùy vào từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị của bệnh nhân tuyến giáp khác nhau. Các đối tượng cần tầm soát ung thư tuyến giáp (nhân giáp ác tính): Cuối cùng các đối tượng sau đây cần thăm khám tuyến giáp để phát hiện sớm các trường hợp nhân giáp ác tính (ung thư tuyến giáp) bao gồm: tuổi trẻ <14 tuổi hoặc người già >70 tuổi phát hiện nhân giáp, nhân giáp phát triển nhanh kích thước, có các triệu chứng khàn giọng, tiền căn có xạ trị vùng đầu mặt cổ hoặc tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến giáp. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể chữa được và hiếm khi gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/trieu-chung-ung-thu-vom-hong-nhieu-nguoi-khong-de-y-20230102155649834.htm
20230102
Triệu chứng ung thư vòm họng nhiều người không để ý
Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ung thư vòm mũi họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào biểu mô niêm mạc ở vùng vòm họng - phần cao nhất của họng, ngay phía sau của mũi. Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2 - 3 nam/1 nữ. Nếu phát hiện sớm, tiên lượng điều trị bệnh tốt, thời gian sống trên 5 năm có thể lên tới trên 80%. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, tức là khối u không chỉ khu trú ở vòm mà đã xâm lấn hoặc di căn tới các cơ quan khác như não, phổi, xương… việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Biểu hiện sớm của bệnh gián tiếp qua các cơ quan lân cận: tai - đầu - mũi - hạch cổ. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu: - Ù tai: khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai. - Đau đầu: thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não. - Ngạt tắc mũi hoặc chảy máu mũi lờ lờ máu cá: dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu, chảy máu cam. - Hạch cổ: hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện liệtcác dây thần kinh sọ. Thường khởi đầu là liệt dây số III gây sụp mi và lác trong. Khi ung thư xâm lấn nhiều vị trí tại não, sẽ liệt toàn bộ các dây thần kinh sọ (12 đôi - hội chứng Garcin), liệt hầu họng (sặc và nuốt nghẹn, mất cảm giác vùng họng), liệt mặt, lưỡi… liệt các cơ cổ. Ngoài ra, còn xuất hiện hạch cổ hai bên, số lượng nhiều gây biến dạng vùng cổ. Người bệnh có thể có biểu hiện triệu chứng khác theo cơ quan bị di căn. Các triệu chứng của ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/he-tieu-hoa-yeu-nen-gi-vi
Hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, có trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Hệ tiêu hóa yếu tức là tình trạng đường ruột không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể của bạn và gây ra các vấn đề như đau bụng, táo bón và tiêu chảy, kém hấp thu... Vậy hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì? 1. Hệ tiêu hóa kém ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Hệ tiêu hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bạn, có chức năng hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải từ những loại thực phẩm được tiêu thụ. Một số nguyên nhân dẫn tới hệ tiêu hóa kém như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm túi thừa,...Khi hệ tiêu hóa yếu, bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề ví dụ như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy,... Điều này cũng khiến cho tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng giảm và có thể dẫn tới suy nhược cơ thể. Do vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để giúp phục hồi sức khỏe và cải thiện tình trạng tiêu hóa của người bệnh. 2. Hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì? 2.1 Sữa chua Sữa chua là món ăn này được làm từ sữa lên men. Trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn axit lactic. Loại vi khuẩn này có lợi cho đường ruột, có tên gọi khác của nó là men vi sinh. Mặc dù đường ruột có thể tự sản xuất men vi sinh nhưng việc bổ sung thêm sữa chua sẽ giúp số lượng lợi khuẩn này gia tăng nhằm làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.Tất cả các loại sữa chua không hẳn đều chứa men vi sinh. Vậy nên, bạn cần xem kỹ thành phần trước khi mua nếu bạn muốn dùng sữa chua để cải thiện tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa men vi sinh sẽ thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Qua đó, giúp bạn cải thiện được sức khỏe trong hệ tiêu hóa. 2.2 Táo Táo chứa nhiều pectin, đây là một dạng chất xơ hòa tan có lợi cho đường tiêu hóa. Khi ăn táo, ruột non không hấp thụ pectin mà pectin tiếp tục di chuyển xuống ruột kết. Các lợi khuẩn sẽ phân hủy táo ở đây và tổng hợp để làm tăng khối lượng phân rồi đào thải ra khỏi cơ thể.Vì vậy, táo có thể giải quyết tốt được chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được táo có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột kết hoặc giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Trong táo chứa hàm lượng pectin sẽ giúp tăng lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa để đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể. Giải đáp hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì? 2.3 Cây thì là Cây thì là là một loại cây có thân dài màu xanh. Cây thường được sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn. Ở Việt Nam, thì là phổ biến với ẩm thực của miền Bắc. Trong thì là hàm lượng chất xơ dồi dào, có khả năng ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.Trong thì là có chứa chất chống co thắt giúp các cơ trơn trong hệ tiêu hóa thư giãn. Điều này góp phần tích cực cho việc làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như ợ nóng, đầy hơi, đau dạ dày,... Thì là không những làm gia vị cho các món ăn ngon mà nó còn có cải thiện được sức khỏe tiêu hóa của bạn. 2.4 Nấm sữa Nấm sữa kefir là loại nấm được nuôi cấy bằng cách thêm hạt ngũ cốc kefir vào sữa. Sau một khoảng thời gian, hỗn hợp ngũ cốc và sữa được nuôi cấy sẽ tạo ra loại nấm này. Nấm sữa kefir rất cần thiết cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa, bởi vì thực phẩm này giống như men vi sinh trong sữa chua.Nấm sữa kefir giúp giảm được các triệu chứng liên quan đến tình trạng không dung nạp đường, sữa như đầy hơi, ợ nóng,... Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh nấm sữa kefir còn có khả năng làm gia tăng lợi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa và giảm được vi khuẩn có hại. Vậy nên nếu ăn nấm sữa kefir thường xuyên thì nó sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị viêm ruột và các rối loạn tiêu hóa khác. 2.5 Hạt chia Hạt chia được coi là nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi được dung nạp vào cơ thể, chất xơ có trong hạt chia tạo ra một chất giống như gelatin trong dạ dày. Chất xơ hoạt động như một prebiotic để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoạt động khỏe mạnh.Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào cũng thúc đẩy nhu động ruột đều đặn để làm giảm triệu chứng táo bón. Hàm lượng chất xơ sẽ giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn đường ruột. 2.6 Kombucha Kombucha là loại trà lên men được tạo ra bởi các chủng vi khuẩn, đường, men vào trà xanh hoặc trà đen. Sau đó chúng lên men trong một tuần hoặc lâu hơn. Quá trình lên men sẽ sản sinh ra một loạt vi khuẩn sinh học, nó có khả năng cải thiện được hệ tiêu hóa.Mặt khác, một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cũng đã chứng minh kombucha có khả năng góp phần chữa lành vết loét dạ dày. Mặc dù, tác dụng trên chưa thể hiện rõ rệt trên người nhưng khả năng cải thiện tiêu hóa của kombucha cũng sẽ khuyến khích người dùng thường xuyên sử dụng. Trong kombucha hàm lượng men vi sinh cao, vì vậy, thực phẩm này cần thiết cho người muốn cải thiện tiêu hóa. 2.7 Đu đủ Trong đu đủ có chứa enzyme papain. Enzyme này hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhằm phá vỡ các sợi protein giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất này. Ngoài ra, enzyme có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vậy nên, nó hay được sử dụng là một trong những thành phần chính của các loại men tiêu hóa. Đu đủ chứa nhiều enzyme papain góp phần vào quá trình tiêu hóa các loại protein. Qua đó, làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Đu đủ là câu trả lời cho thắc mắc hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì? 2.8 Ngũ cốc Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc chứa 100% các thành phần như cám, mầm, nội nhũ. Có nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt quinoa (hạt diêm mạch) hoặc các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất. Hàm lượng chất xơ có trong loại ngũ cốc này có thể cải thiện được tiêu hóa theo hai cách.Thứ nhất, chất xơ làm tăng lượng phân đào thải ra khỏi cơ thể, giảm được triệu chứng táo bón.Thứ hai, các thành phần khác trong ngũ cốc hoạt động giống như prebiotic để nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm không thể thiếu đối với người bị rối loạn tiêu hóa, chúng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và tăng lượng phân để cải thiện tiêu hóa. 2.9 Rau xanh Rau xanh là được coi thực phẩm tuyệt vời dành cho nhiều đối tượng. Trong rau xanh có chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan. Chất xơ này bổ sung một lượng lớn vào phân để đẩy nhanh quá trình đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể.Rau xanh màu đậm chứa nhiều magie, có khả năng cải thiện cơn co thắt ở đường tiêu hóa giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 phát hiện ra trong các loại rau xanh đậm màu chứa một loại đường đặc biệt. Loại đường này góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn và làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn xấu trong đường ruột.Các loại rau xanh đậm màu có thể cải thiện tiêu hóa như cải bó xôi, bông cải xanh, cải mầm Brussels và các loại rau lá xanh khác. Rau xanh đậm màu có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở người lớn và trẻ em. Hơn nữa, nó còn cung cấp chất xơ và magie để cơ thể nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. 2.10 Cá hồi Trong cá hồi có chứa hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào giúp cơ thể giảm các triệu chứng viêm. Đối với người bị viêm ruột, không dung nạp thực phẩm hoặc các rối loạn tiêu hóa khác thì cá hồi sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này. Qua đó, cá hồi cũng sẽ cải thiện được đường tiêu hóa của bạn. 2.11 Nước hầm xương Người có hệ tiêu hóa kém nên ăn gì? Muốn cải thiện sức khỏe đường ruột, chúng ta nên thường xuyên dùng nước hầm xương để chế biến món ăn. Trong nước hầm xương có chứa gelatin được hình thành từ các axit amin glutamine và glycerine.Glutamine giúp bảo vệ hoạt động của thành ruột và cải thiện được triệu chứng bệnh viêm ruột. Ngoài ra, các chất có trong nước hầm xương cũng có thể liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa để hấp thu dưỡng chất một cách dễ dàng hơn.Gelatin có trong nước hầm xương nhằm cải thiện tiêu hóa và bảo vệ thành ruột. Nước hầm xương rất hữu ích trong việc cải thiện bệnh viêm ruột và những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.Tóm lại, hệ tiêu hóa yếu sẽ làm cho cơ thể kém hấp thu và có thể dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, sụt cân,... Do đó, một chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết nhằm cải thiện tình trạng tiêu hóa ở người có hệ tiêu hóa kém. Nếu người bệnh có những biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, sụt cân,... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ai-khong-nen-chung-ngua-viem-gan-b-vi
Ai không nên chủng ngừa viêm gan B?
Nhiễm virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây ra các bệnh gan nguy hiểm như viêm gan và xơ gan và ung thư tế bào gan tiên phát. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị hoàn toàn cho người bị nhiễm virus viêm gan B và cách phòng bệnh tốt được Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo từ trẻ sơ sinh đến người lớn nên tiêm vắc-xin viêm gan B đầy đủ và đúng lịch. 1. Nguyên nhân và đường truyền của bệnh viêm gan B? Nguyên nhân của bệnh viêm gan B là do nhiễm virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus này được truyền từ người sang người qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch khác của cơ thể và virus này không lây lan qua hắt hơi hoặc ho.Những cách phổ biến mà HBV có thể lây lan là:Quan hệ tình dục. Bạn có thể bị nhiễm virus viêm gan B nếu có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh. Virus có thể truyền sang bạn nếu máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn.Dùng chung bơm kim tiêm. Virus HBV dễ dàng lây lan qua kim và ống tiêm bị nhiễm máu.Vô tình bị kim đâm. Viêm gan B là một trong những mối lo ngại của nhân viên Y tế hoặc bất kỳ ai tiếp xúc với máu người.Truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HBV có thể truyền virus này cho trẻ trong khi sinh. Tuy nhiên, phần lớn trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan B ngay sau sinh để tránh bị nhiễm bệnh. Bệnh viêm gan B truyền từ mẹ sang con 2. Ai không nên tiêm vắc-xin viêm gan B? Người có dị ứng vắc xin viêm gan B trước đó hoặc dị ứng với các thành phần có trong vắc-xin thì không nên tiêm vắc xin viêm gan B. Các vắc-xin tái tổ hợp được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ là các tế bào nấm men tổng hợp, trong đó có một plasmid chứa gen HBsAg được đưa các tế bào nấm men. Sau đó, HBsAg tinh khiết thu được bằng cách lý giải các tế bào nấm men và tách HBsAg khỏi các thành phần nấm men bằng các kỹ thuật sinh hóa và sinh lý. Do đó, những người bị dị ứng nặng với nấm men thì không nên tiêm vắc-xin viêm gan B được sản xuất từ tế bào nấm men.Cũng như các loại vắc-xin khác, tiêm ngừa viêm gan b cho người lớn hoặc đối tượng khác chỉ được thực hiện khi tình trạng sức khỏe ổn định như không có sốt, bệnh tình đã được cải thiện. Bên cạnh đó, tiêm vắc-xin không chống chỉ định cho những người có tiền sử mắc bệnh đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barrè hoặc các bệnh tự miễn khác như bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh tốt hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo. Trong tháng 12/2019, Vinmec mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng khi mua gói 0-1 tuổi, 0-2 tuổi sẽ được miễn phí mũi tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin viêm gan B với nhiều loại vắc-xin đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Những ưu điểm khi tiêm chủng tại Vinmec:Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc - xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc - xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ. Trẻ đến tiêm chủng sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc đầy đủ Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc - xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc - xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Vắc - xin tại Vinmec được nhập khẩu và bảo quản theo tiêu chuẩn GSP với chất lương tốt Nguồn dịch: cdc.gov, immunize.org Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-benh-viem-xoang-voi-cam-lanh-169240117215507093.htm
19-01-2024
Viêm xoang khác cảm lạnh như thế nào?
Nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực, viêm xoang hoàn toàn có thể chữa trị hiệu quả. Vì vậy, việc phân biệt nhận biết sớm là vô cùng quan trọng. Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng, cách phòng bệnh Viêm xoang là một trong những bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến, gây không ít triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị tốt, viêm xoang sẽ tiến triển thành mạn tính gây nhiễm trùng và gây nhiều biến chứng tới sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang Có nhiều nguyên nhân trong đó hay gặp là do virus và vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra viêm xoang. Virus làm sung huyết các mô mũi, chặn bít các lỗ thông thường dẫn lưu xoang gây nhiễm trùng xoang. Vi khuẩn cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh viêm xoang, nhất là nhiễm phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc vi khuẩn Haemophilusenzae. Đây là những vi khuẩn thường khu trú trong các khoang mũi họng . Viêm xoang và cảm lạnh có nhiều biểu hiện giống nhau. Người có cơ địa dị ứng mẫn cảm với phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, nước hoa… dễ viêm xoang do dị ứng và thường bị nặng hơn. Nguyên nhân hay gặp nữa là do polyp, đây là u nhỏ lành tính hình thành trong mô mũi hoặc xoang, khiến các hốc xoang tắc nghẽn, ngăn dịch mũi chảy ra và gây nhiễm trùng xoang. U nhỏ này cũng có thể hạn chế đường dẫn khí, gây đau đầu , giảm độ nhạy của khứu giác. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, có thể phải phẫu thuật. Nhiễm nấm cũng có thể gây viêm xoang đơn cử như nấm Aspergillus. Ngoài ra, lạm dụng thuốc xịt mũi không theo đơn bác sĩ có thể làm tắc nghẽn các mạch máu trong mũi có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang. Phân biệt viêm xoang với cảm lạnh Viêm xoang có các biểu hiện như ngạt mũi , chảy nước mũi… nên dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác, đặc biệt là cảm lạnh. Bởi các biểu hiện khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn gây khó khăn trong điều trị. Ngoài ra, từ bệnh cảm lạnh kéo dài, không được điều trị tốt có thể bị viêm xoang kết hợp. Điểm khác nhau đầu tiên để phân biệt viêm xoang với cảm lạnh là biểu hiện của viêm xoang thường kéo dài hơn so với cảm lạnh. Nếu như bình thường, triệu chứng cảm lạnh thường bắt đầu giảm, sức khỏe hồi phục dần sau 3 - 5 ngày bệnh bùng phát. Trong khi đó, viêm xoang thường kéo dài hơn, triệu chứng có thể xảy ra liên tục 10 ngày hoặc lâu hơn. Ngoài ra, những triệu chứng viêm xoang có thể dễ nhận thấy bao gồm: Ngạt mũi; Dịch mũi nhầy; Có màu xanh đặc biệt; Sưng ở các mô bên trong mũi; Hơi thở có mùi khó chịu; Các xoang bị sưng… Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh gồm: Nghẹt mũi, sổ mũi; Đau nhức cơ thể, đau đầu; Mệt mỏi; Sốt nhẹ. Hình ảnh viêm xoang. Điều trị viêm xoang cần lưu ý gì? Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị cho phù hợp. Thuốc điều trị viêm xoang bao gồm thuốc giảm đau và kháng sinh. Đối với thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán. Nếu các triệu chứng đau đầu, ho, nghẹt mũi… kéo dài nhiều ngày có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Nếu các biện pháp khắc phục trên không đem đến hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định liệu viêm xoang có đến từ nguyên nhân dị ứng. Phẫu thuật có thể được tiến hành nếu tất cả các giải pháp trên không phát huy hiệu quả. Thủ thuật phẫu thuật có thể làm sạch xoang, loại bỏ polyp hoặc điều chỉnh vách ngăn bị lệch. Phòng ngừa viêm xoang Đối với người lớn cần chú ý đến việc phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, giữ ấm cơ thể. Tránh xa môi trường khói thuốc và không khí ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp. Chú ý đến các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa… Đối với trẻ em cần vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng bằng dung dịch nước muối (dạng xịt hoặc nhỏ). Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô. Tránh tối đa việc trẻ hít phải khói thuốc hay các tác nhân gây dị ứng cho trẻ. Hạn chế cho trẻ đi bơi/ lặn quá lâu ở các hồ bơi chứa clo để không gây kích ứng mũi và xoang của trẻ. Nên tiêm vaccine ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế cầu…), nhất là đối tượng trẻ em. Không nên tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài... cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh hệ lụy tới sức khỏe. Ai dễ bị viêm xoang, bạn có nằm trong nhóm dễ mắc bệnh này không? SKĐS - Viêm xoang gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng thành mạn tính, đôi khi gây những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. BS Nguyễn Văn Lâm Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-bi-dau-dau-khi-den-ky-kinh-nguyet-vi
Nguyên nhân bị đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt
Nhiều phụ nữ cảm thấy đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau đầu này có thể nghiêm trọng và cản trở cuộc sống hàng ngày, đôi khi kèm theo các triệu chứng như khó chịu và ngực căng. Trong trường hợp này, đây là các dấu hiệu gợi ý có thể đang gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt, đặc trưng bởi các cơn đau đầu do kinh nguyệt xảy ra trước, trong hoặc sau kỳ kinh. 1. Đau đầu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Có nhiều loại và nguyên nhân gây đau đầu khác nhau nhưng thường chỉ có hai nguyên nhân bị đau đầu trước kỳ kinh nguyệt.1.1 Đau đầu kiểu căng thẳngĐau đầu khi hành kinh là một loại đau đầu rất phổ biến. Những cơn đau đầu này thường được cảm thấy ở cả hai bên đầu và có đặc điểm như lực ấn hoặc co thắt từ mức độ nhẹ đến trung bình.Một số người bị đau đầu tương tự như vậy vào khoảng thời gian của kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, còn cần nghiên cứu thêm về loại đau đầu này và cách liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Trắc nghiệm: Sự hiểu biết của bạn về kinh nguyệt Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Bắt đầu 1.2 Đau nửa đầuChứng đau nửa đầu là một chứng rối loạn với những cơn đau đầu đặc trưng có thể gây suy nhược cơ thể và thời điểm là đau đầu trước kỳ kinh nguyệt. Thống kê cho thấy, khoảng 17,6% phụ nữ và 5,7% nam giới tại Mỹ cho biết đã trải qua ít nhất một lần đau nửa đầu trong năm qua.Đau nửa đầu thường có mức độ khá nặng, có kiểu đau nhói và thường cảm thấy ở một bên đầu. Chứng đau nửa đầu có thể có thêm các triệu chứng khác, bao gồm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, trầm trọng hơn khi hoạt động và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Một số người bị rối loạn đau nửa đầu có thể gặp phải các triệu chứng xuất hiện tiền triệu, chẳng hạn như các triệu chứng về thị giác hoặc cảm giác, xảy ra trước hoặc trong khi lên cơn, có thể báo hiệu rằng cơn đau nửa đầu đang đến. Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài đến ba ngày.Phụ nữ có nguy cơ bị đau nửa cao gấp ba lần so với nam giới, các nguyên nhân đã được nghiên cứu cho rằng là do ảnh hưởng của các hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là estrogen. Chứng đau nửa đầu khi hành kinh được cho là do sự sụt giảm hormone trước khi bắt đầu kỳ kinh.Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ bị đau nửa đầu khi bắt đầu kỳ kinh. Những cơn đau nửa đầu này thường kéo dài hơn và buồn nôn nhiều hơn những cơn đau nửa đầu xảy ra vào những thời điểm khác. Nếu chứng đau nửa đầu chỉ xảy ra khi bắt đầu kỳ kinh được gọi là chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt thuần túy. Đau nửa đầu có liên quan đến đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt 2. Cơ chế của đau nửa đầu và đau đầu liên quan đến kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt và những thay đổi nội tiết tố liên quan có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn đau nửa đầu.Trong một nghiên cứu về phụ nữ được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa đau đầu, khoảng 1/10 số người tham gia cho biết, chứng đau nửa đầu của họ bắt đầu vào thời điểm có kinh nguyệt (kỳ kinh nguyệt đầu tiên). Điều này có thể không đúng với tất cả phụ nữ hoặc những người đã mãn kinh, vì nghiên cứu này dành cho những phụ nữ đang tìm kiếm sự chăm sóc cho cơn đau đầu của mình, nhưng nó cho thấy rằng hormone kinh nguyệt có thể có tác động đến sự xuất hiện của cảm giác khó chịu này.Các giai đoạn sinh sản khác trong cuộc đời cũng có thể ảnh hưởng khi chứng đau nửa đầu xuất hiện. Trong cùng một nghiên cứu như trên, 2/3 số người cho biết đau đầu đã giảm hoặc biến mất khi mang thai.Một số phụ nữ cũng bị đau đầu giữa chu kỳ, có thể liên quan đến sự rụng trứng. Trong nghiên cứu, khoảng 16% người tham gia chủ yếu bị đau đầu giữa chu kỳ, trong khi một nửa bị đau đầu sau chu kỳ kinh nguyệt.Mặt khác, đau đầu đôi khi cũng có thể là một phần của hội chứng tiền kinh nguyệt, đi kèm với các cảm giác khó chịu khác như mụn trứng cá, căng ngực và dễ xúc động. 3. Cách điều trị các cơn đau đầu như thế nào? 3.1 Các biện pháp khắc phục chứng đau đầu do căng thẳngNSAID và thuốc giảm đau không kê đơn: NSAID (thuốc chống viêm không steroid) là một nhóm thuốc giảm đau và chống viêm, nhiều loại thuốc được bán không cần đơn. Ibuprofen và ketoprofen hiệu quả hơn giả dược trong việc cải thiện triệu chứng ở người bị đau đầu do căng thẳng. Bên cạnh đó, acetaminophen (paracetamol), thường được phân nhóm cùng với NSAID, cũng đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau tương tự.Châm cứu: Châm cứu có thể giúp giảm tần suất xuất hiện đau đầu căng thẳng khi điều trị tại thời điểm bắt đầu có triệu chứng đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu bước đầu còn cho thấy điều trị bằng châm cứu đối với chứng đau nửa đầu thường xuyên có thể giúp giảm tần suất các cơn đau nửa đầu về lâu dài.3.2 Các biện pháp cải thiện đau nửa đầuTriptans (bao gồm sumatripin): Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu cấp tính do kinh nguyệt. Để thuốc phát huy tác dụng tốt, nên dùng sumatripin kịp thời khi mức độ đau còn nhẹ.Thuốc giảm đau không kê đơn như naproxen (NSAID) và acetaminophen (paracetamol): Các liệu pháp này cũng giúp giảm đau phối hợp.Liệu pháp ổn định hormone: Điều trị dự phòng bằng liệu pháp hormone có thể giúp giảm tần suất đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu xem xét hai phương pháp điều trị bằng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu như thế nào, phần lớn những người tham gia được kê đơn thuốc tránh thai kết hợp (thuốc viên) và bổ sung thêm estrogen trong tuần bị hành kinh giúp làm cải thiện hiện tượng giảm lượng estrogen nghiêm trọng. Số ít còn lại sử dụng miếng dán estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt bình thường cũng để ngăn chặn sự sụt giảm nội tiết tố. Kết quả là trong số tất cả những người tham gia, tám trong số 10 người cho biết họ đã giảm chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt và có thể giảm một nửa nhu cầu cần cùng thuốc giảm đau.Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai liên tục kéo dài có thể là một lựa chọn để giảm các cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu liên quan đến kinh nguyệt. Đúng vậy, những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai kết hợp kéo dài sẽ có ít triệu chứng đau đầu hơn và làm việc hiệu quả hơn. Phụ nữ đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt có thể sử dụng một số loại thuốc 4. Phương pháp điều trị chứng đau đầu do kinh nguyệt không dùng thuốc Một vài phương pháp điều trị chứng đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt không dùng thuốc, bạn có thể tham khảo như:Ngủ đủ giấc: Vì mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ có liên quan đến nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu hay đau đầu căng thẳng, hãy nhớ điều chỉnh giờ đi ngủ cho phù hợp để thức dậy thoải mái. Nếu thường bị đau đầu vào buổi sáng sau khi thức dậy, người bệnh nên sớm đi kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ.Giảm mức độ căng thẳng: Căng thẳng, cho dù đó là trong các sự kiện, cảm giác hay chỉ trong khoảng thời gian cụ thể, đều có liên quan đến việc kích hoạt chứng đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng. Vì lý do này, các kỹ thuật quản lý căng thẳng như liệu pháp thư giãn, liệu pháp hành vi nhận thức và phản hồi sinh học có thể hữu ích.Tránh thời tiết khắc nghiệt: Thay đổi thời tiết, cả nóng và lạnh, đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng. Kiểm tra dự báo thời tiết và lên kế hoạch trước khi cần ra ngoài trời. Đồng thời, cần hết sức thận trọng khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì kiệt sức và mất nước cũng có thể gây ra đau đầu.Tìm không gian tối và yên tĩnh: Đối với những người bị đau nửa đầu, ánh sáng và âm thanh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Một số người có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn bằng cách nằm trong những căn phòng tối và yên tĩnh khi bị đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt.Tóm lại, có các hormone kiểm soát phản ứng đau của cơ thể. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone sinh sản thay đổi có thể dẫn đến đau đầu. Vì đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp và còn lặp đi lặp lại, việc hiểu biết và có cách dự phòng là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ nói chung và cải thiện những khó chịu quanh ngày hành kinh nói riêng.Trên đây được coi là những nguyên nhân bị đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt và cách khắc phục. Bạn có thể áp dụng theo để giúp cải thiện tình hình. Trong trường hợp nếu vấn đề không thay đổi, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm có những đánh giá từ bác sĩ chuyên môn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng cao, khi hội tụ đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, khách hàng có thể đến bệnh viện để được thăm khám nhằm có hướng can thiệp kịp thời. Tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây khó khăn và tốn kém cho quá trình điều trị. Nguồn tham khảo: webmd.com - healthline.com - mayoclinic.org - medicalnewstoday.com - helloclue.com
https://dantri.com.vn/suc-khoe/so-huu-lan-da-tuoi-tre-bang-san-pham-sieu-duong-favita-20190504103100136.htm
20190504
Sở hữu làn da tươi trẻ bằng sản phẩm siêu dưỡng FAVITA
Am hiểu thị trường người dùng, thấu hiểu nỗi lòng người phụ nữ, Favita sản xuất trên dây chuyền công nghệ Thái Lan, xuất hiện như một giải pháp giúp chị em lấy lại sự trẻ trung, tươi tắn, làn da trắng sáng, mịn màng, níu giữ thanh xuân tươi đẹp một cách trọn vẹn. Vậy điều gì đã tạo nên một sản phẩm Favita hoàn hảo như vậy? Công dụng “đột phá” của sản phẩm Favita Kem Favita hoạt động theo cơ chế chăm sóc và dưỡng ẩm. Từ đó giúp làm mờ vết nhăn trên da đem đến làn da mịn màng. Những thành phần “nổi bật nhất” của kem Favita Favita được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên sản xuất trên công nghệ tiên tiến hàng đầu Thái Lan được sản xuất bởi Công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex, với các thành phần chính: Collagen: giúp kết nối các mô trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất. Với làn da, Collagen được xem như một chất keo kết nối các tế bào dưới da nên không ngạc nhiên khi collagen là một trong những yếu tố quyết định độ săn chắc, mịn màng của da. Sodium Hyaluronate: là 1 chất giữ ẩm đặc biệt hiệu quả, giúp giữ nước lên đến 1000 lần khối lượng của nó giúp da căng mượt, giảm sự xuất hiện nếp nhăn Sáp ong: giúp làm mềm và dưỡng da, bảo vệ da không bị tổn thương trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Với đặc tính chống thấm nước cùng với nhiều thành phần, dưỡng da nên sáp ong là nguyên liệu làm kem chống nắng hiệu quả. Các loại vitamin: thành phần chính vẫn là Vitamin E, đây được coi là thần dược giúp cải thiện các nếp nhăn trên da mặt, giúp cho da trở nên tươi sáng hơn.
https://tamanhhospital.vn/thoat-vi-nao/
26/04/2024
Thoát vị não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Người bị thoát vị não cần được điều trị càng sớm càng tốt để bảo toàn chức năng não và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng thoát vị não có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Vậy, thoát vị não là gì? Thoát vị não có mấy loại? Chẩn đoán và điều trị bệnh bằng cách nào? Mục lụcThoát vị não là gì?Các loại thoát vị não phổ biến1. Thoát vị màng não2. Thoát vị não dưới liềm3. Thoát vị trung tâm4. Thoát vị xuyên lều tiểu não5. Thoát vị hạnh nhân tiểu não6. Thoát vị thùy thái dươngNguyên nhân thoát vị nãoTriệu chứng thoát vị não thường gặpĐối tượng có nguy cơ thoát vị nãoBiến chứng thoát vị não có thể xảy raPhương pháp chẩn đoán thoát vị não1. Chụp X Quang sọ não2. Chụp CT não3. Chụp MRI não4. Xét nghiệm máuPhương pháp điều trị thoát vị nãoBiện pháp phòng ngừa thoát vị nãoKhi nào nên gặp bác sĩ?Thoát vị não là gì? Thoát vị não là tình trạng mô não dịch chuyển khỏi vị trí bình thường trong hộp sọ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông qua các lỗ hở tự nhiên hoặc kẽ hở. Tiên lượng bệnh thoát vị não có thể khả quan nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngược lại, chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. (1) Thoát vị não là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thần kinh và tính mạng của người bệnh Các loại thoát vị não phổ biến Phân loại thoát vị não cần dựa trên cấu trúc của mô não bị dịch chuyển. Các dạng thoát vị não hay các thể thoát vị não thường gặp bao gồm: 1. Thoát vị màng não Thoát vị màng não là tình trạng một phần tổ chức não thoát khỏi xương sọ để tạo thành túi thoát vị bên ngoài hộp sọ. Hầu hết các trường hợp thoát vị màng não đều là bệnh bẩm sinh. Bên cạnh đó, thoát vị màng não tủy cũng là một dạng thoát vị tổ chức thần kinh tương tự như thoát vị màng não. Bệnh xảy ra do tình trạng khuyết cung sau đốt sống, khiến cho ống sống thông suốt với phần mềm bên ngoài. Thông qua lỗ thủng màng cứng, tủy sống có xu hướng phình và tạo nên túi thoát vị. Bệnh thoát vị màng não và thoát vị màng não tủy đều có thể được điều trị kịp thời trong giai đoạn mang thai. Vì vậy, thai phụ cần tuân thủ chỉ định khám thai định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị bệnh thoát vị màng não kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 2. Thoát vị não dưới liềm Thoát vị não dưới liềm là một dạng thoát vị mô não phổ biến, xảy ra khi khối mô não có xu hướng di chuyển xuống bên dưới liềm não và cuối cùng sẽ bị đẩy sang hẳn một bên. 3. Thoát vị trung tâm Thoát vị trung tâm là tình trạng cả hai thùy thái dương thoát qua khe lều tiểu não, xảy ra bởi tác động của hiện tượng phù não lan tỏa hoặc sự xuất hiện một khối choán chỗ. (2) 4. Thoát vị xuyên lều tiểu não Thoát vị xuyên lều tiểu não được phân thành hai dạng: Thoát vị xuyên lều tiểu não giảm dần: Xảy ra khi thùy thái dương có xu hướng dịch chuyển vào hố sọ sau Thoát vị xuyên lều tiểu não tăng dần: Xảy ra khi thân não và tiểu não có xu hướng di chuyển lên trên thông qua lều tiểu não 5. Thoát vị hạnh nhân tiểu não Thoát vị hạnh nhân tiểu não là tình trạng các hạnh nhân tiểu não có xu hướng di chuyển thông qua lỗ chẩm lớn (lỗ ở đáy hộp sọ kết nối tủy sống và não) để xuống vùng dưới hộp sọ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường bắt nguồn từ việc xuất hiện khối choán chỗ (ví dụ như chảy máu tiểu não) tại khu vực dưới lều tiểu não. 6. Thoát vị thùy thái dương Thoát vị thùy thái dương xảy ra khi thùy thái dương có xu hướng di chuyển xuống bên dưới lều tiểu não (tổ chức nâng đỡ thùy thái dương) do bị chèn ép. Thùy thái dương khi bị thoát vị có thể chèn ép các cấu trúc quan trọng bên trong não, bao gồm dây thần kinh sọ số 3 và cuống não ở cùng phía, động mạch não sau, thân não, khu vực xung quanh hoặc bên trong đồi thị. Nguyên nhân thoát vị não Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thoát vị não bắt nguồn từ tình trạng tăng áp lực nội sọ xảy ra bởi các vấn đề nghiêm trọng như khối u não, đột quỵ xuất huyết não, chấn thương sọ não gây phù não…. Hộp sọ chứa nhu mô não, máu và dịch não tủy trong không gian có thể tích cố định. Như vậy, khi áp lực trong nội sọ tăng cao, nhu mô não có thể bị chèn ép và buộc phải di chuyển vị trí. Ngoài ra, thoát vị não cũng có thể là di chứng của quá trình phẫu thuật não, xạ trị điều trị ung thư… tuy nhiên trường hợp này thường ít phổ biến. Hình ảnh thoát vị não do tăng áp lực nội sọ trên phim chụp CT Triệu chứng thoát vị não thường gặp Mỗi trường hợp thoát vị não có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, vùng não bị ảnh hưởng và thể trạng của người bệnh. Người bệnh thoát vị não có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến chức năng thần kinh, bao gồm: (3) Đau đầu Mạch đập bất thường Đồng tử có xu hướng giãn nở Tăng huyết áp Co giật Giao tiếp và vận động khó khăn Rối loạn phản xạ Suy giảm ý thức Ngất xỉu, hôn mê Đối tượng có nguy cơ thoát vị não Trên thực tế, bất kỳ chấn thương hay bệnh lý liên quan đến não bộ đều có thể gây thoát vị não do tăng áp lực nội sọ. Do đó, bệnh thoát vị não có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải bệnh lý này có thể gia tăng ở một số đối tượng cụ thể như: Người mắc phải các bệnh về não như u não, xuất huyết não, đột quỵ não, não úng thủy, áp xe não, dị tật Chiari…. Người bị chấn thương sọ não Người mắc bệnh về mạch máu (đặc biệt là phình động mạch) Người bệnh vừa trải qua quá trình phẫu thuật não hoặc xạ trị Biến chứng thoát vị não có thể xảy ra Nếu không được điều trị kịp thời, tiên lượng bệnh thoát vị não thường không khả quan. Bởi vì, khi bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, cấu trúc và chức năng của mô não sẽ bị suy yếu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: Tổn thương vĩnh viễn một phần hoặc toàn bộ mô não (chết não) Ngừng tuần hoàn Ngừng hô hấp Hôn mê sâu Tử vong Chậm trễ trong điều trị thoát vị não có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong Phương pháp chẩn đoán thoát vị não Để chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị não, bác sĩ cần khai thác ở người bệnh các vấn đề như triệu chứng, tiền căn, bệnh lý nền…, đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: (4) 1. Chụp X Quang sọ não Chụp X quang sọ não là kỹ thuật tạo nên hình ảnh giải phẫu sọ não bằng cách sử dụng tia bức xạ X. Nhờ vào kết quả chụp X quang, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng tổn thương ở hộp sọ và bên trong não, bao gồm thoát vị não, khối u não, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ…. 2. Chụp CT não Chụp CT não hay chụp vi tính cắt lớp não là kỹ thuật sử dụng tia bức xạ X quét từ vị trí cằm đến đỉnh đầu để ghi nhận hình ảnh giải phẫu bên trong não và sọ não một cách rõ nét và chi tiết. Hình chụp CT não được thể hiện ở dạng 2D hoặc 3D, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được chi tiết vùng não bị tổn thương – đặc biệt là tình trạng lệch khỏi vị trí ban đầu của mô não, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác các vấn đề ở não bộ, trong đó có thoát vị não. 3. Chụp MRI não Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng điện từ có tần số radio thay cho tia bức xạ, để ghi nhận hình ảnh 3D chất lượng cao về cấu trúc bên trong não một cách rõ nét. Kỹ thuật này được đánh giá có độ nhạy cao giúp phân biệt rõ ràng mô não bình thường và mô não bị tổn thương. Nhờ vào hình ảnh chụp MRI, bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương não rất nhỏ, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh thoát vị não. 4. Xét nghiệm máu Bên cạnh các kỹ thuật như chụp X quang, chụp CT và chụp MRI não, trong quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị não, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu nếu nghi ngờ có hiện tượng rối loạn chảy máu hoặc áp xe não. Phương pháp điều trị thoát vị não Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị thoát vị não dựa trên các yếu tố như vùng não bị thoát vị, thể trạng của người bệnh và thời gian can thiệp. Một số phương pháp điều trị bệnh thoát vị não giúp bảo toàn tính mạng cho người bệnh, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm bao gồm: (5) Phẫu thuật não để điều trị nguyên nhân: Bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ trong não, khối u hoặc áp xe não. Kỹ thuật dẫn lưu não: Bác sĩ sẽ tiến hành tạo lỗ trên hộp sọ để đặt ống dẫn lưu dịch não thất, từ đó làm giảm áp lực trong nội sọ. Phẫu thuật loại bỏ một phần sọ não: Để tạo khoảng trống nhằm giảm bớt áp lực bên trong não, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ một phần hộp sọ của người bệnh. Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm phù não: Để hỗ trợ làm giảm hiện tượng phù não gây thoát vị não, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, mannitol, dung dịch muối ưu trương…. Hút dịch não tủy: Để hỗ trợ làm giảm áp lực nội sọ, bác sĩ có thể tiến hành rút bớt dịch não tủy với tốc độ 1 – 2 mL/ phút bằng cách đặt ống shunt (ống dài chất liệu silicon) thông qua lỗ nhỏ trên hộp sọ. Hỗ trợ tăng thông khí: Để hỗ trợ hạ nồng độ CO2 (carbon dioxide) trong máu, người bệnh thoát vị não có thể được đặt nội khí quản. Điều trị bệnh thoát vị não là vấn đề phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thần kinh giàu kinh nghiệm tại bệnh viện uy tín. Điều này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu rủi ro để lại di chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc chọn khám chữa bệnh lý hoặc tổn thương não tại các cơ sở y tế uy tín. Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh cùng hệ thống máy móc thiết bị y tế chuyên dụng hiện đại, giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả thoát vị não cũng như các bệnh lý thần kinh như hệ thống chụp CT 768 lát cắt, MRI 3 Tesla, Robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống định vị Navigation, kính vi phẫu…. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Khoa học Thần Kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiếp nhận và điều trị hiệu quả cho rất nhiều trường hợp tổn thương não nghiêm trọng, trong đó có thoát vị não. Người bệnh thoát vị não cần được điều trị càng sớm càng tốt Biện pháp phòng ngừa thoát vị não Để có thể phòng tránh hoặc giảm nguy cơ thoát vị não, mỗi người cần: Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ: Duy trì thăm khám sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng một lần sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh thoát vị não thông qua việc phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh lý này. Kiểm soát tốt các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ thoát vị não: Những đối tượng mắc phải các bệnh lý như đột quỵ não, u não, phình động mạch, xuất huyết não… cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị bệnh để hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong đó có thoát vị não. Bảo vệ vùng đầu: Mọi va chạm ở vùng đầu đều tiềm ẩn nguy cơ chấn thương sọ não hoặc bên trong não. Điều này có thể làm tăng áp lực nội sọ, khiến mô não bị thoát vị. Vì vậy, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh té ngã, đồng thời luôn đội nón bảo hiểm bảo vệ vùng đầu khi tham gia giao thông hoặc hoạt động cường độ cao. Khi nào nên gặp bác sĩ? Khi nhận thấy bản thân có các biểu hiện nghi ngờ thoát vị não như đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, rối loạn phản xạ, co giật… hoặc ngay sau khi xảy ra va đập ở vùng đầu, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ góp phần ngăn chặn nguy cơ chết não và các biến chứng nghiêm trọng khác, từ đó giúp bảo toàn tính mạng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh thoát vị não. Như vậy, thoát vị não là tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng, người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về các loại thoát vị não thường gặp và các vấn đề liên quan, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
https://suckhoedoisong.vn/tam-la-chua-vang-da-be-so-sinh-nguy-kich-169193165.htm
24-05-2021
Tắm lá chữa vàng da, bé sơ sinh nguy kịch
Các bác sĩ Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bé 11 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, da toàn thân vàng đậm, quấy khóc, nôn trớ nhiều, khó thở, bú kém. Bệnh nhi 11 ngày tuổi trú tại huyện Hà Quảng - Cao Bằng. Theo lời người nhà bệnh nhi kể, saukhi sinhvề nhà, béđược tắm bằng nước lá cây đun sôi theo dân gian vài lần. Trước khi nhập viện 3 ngày, trẻ quấy khóc nhiều, da toàn thân vàng đậm màu, khó thở, bụng chướng căng được đưa đến Bệnh viện tỉnh Cao Bằng điều trị. Sau khi khám, khai thác bệnh sử và có kểt quả xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoánbệnh nhi bị viêm ruột/nhiễm khuẩn huyết. Tình trạngbérất nặng nên đã được các bác sĩ chuyển tuyến để điều trị tiếp. Theo các bác sĩ, trong dân gian việc dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh chữa vàng da là việc làm quen thuộc, theo kinh nghiệm hoặc mách bảo nhau.Tuy nhiên tắm bằng lá cây cho trẻ là việc cần cân nhắc, thận trọng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Da trẻ nhỏ rất mỏng đặc biệt là trẻ sơ sinh, cấu trúc da chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Đa phần việc dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết ở trẻ vàng da sơ sinh là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Trong khi đó các loại lá do mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, thậm chí có nhiễm thuốc trừ sâu rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi thì mầm bệnh chưa hẳn được loại bỏ hết. Đặc biệt vào mùa nắng nóng, việc tắm lá không đúng cách càng khiến trẻ bị bội nhiễm có thể nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhi sơ sinh biến chứng nặng sau tắm nước lá cây chữa vàng da ở Cao Bằng. Chia sẻ về vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh,PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi -Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vàng da sơ sinh có thể ở nhiều mức mức độ như vàng da sinh lý nhưng cũng có thể tiến triển nặng vàng da bệnh lý.Trong một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và khi đó vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Để nhận biết vàng da sơ sinh, theoPGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, cha mẹ nên nhìn trẻ bằng ánh sáng mặt trời không nên nằm phòng tối và nhìn trẻ bằng ánh sáng đèn sẽ không phát hiện kịp thời. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Cùng với vàng da có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật.... Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây tổn thương não. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và truyền máu. Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá. Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của vàng da và các biểu hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh. Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh những hậu quà đáng tiếc các bậc cha mẹ khi thấy trẻ có biểu hiện vàng da và kèm các biểu hiện nghi ngờ khác thì nên cho bé đi khám. Các bà mẹ nên tắm trẻ theo quy trình chuẩn bằng nước ấm thông thường, không nên dùng lá pha nước tắm cho trẻ một cách tùy tiện, không được hướng dẫn rõ ràng.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cham-soc-suc-khoe-cha-me-de-tet-them-ven-tron-20230114084357019.htm
20230114
Chăm sóc sức khỏe cha mẹ để Tết thêm vẹn tròn
Tết đang đến rất gần, bên cạnh việc hối hả hoàn thành công việc của năm cũ và lập kế hoạch cho năm mới, những người trẻ cũng giật mình nhận ra cha mẹ mình đã lớn tuổi, sức khỏe không còn được như xưa. Những công việc chuẩn bị Tết tưởng như quen thuộc lại trở nên nặng nhọc hơn với cha mẹ, làm dậy lên trăn trở trong những người con đã trưởng thành: Phải làm thế nào để giây phút đoàn viên được trọn vẹn? Chuyện nhà có thực sự "bé thôi"? Năm nay, Thu Lan (Hà Nội) dự định ăn Tết tại quê chồng. "Mình mới cưới không lâu và Tết này hai vợ chồng sẽ về quê anh. Mình là con một nên cứ lo năm nay không có ai phụ bố mẹ chuẩn bị Tết, bố mẹ thì cũng có tuổi rồi. Vậy mà mỗi lần mình đề nghị cùng mẹ đi mua sắm, chuẩn bị Tết sớm thì mẹ lại bảo chuyện nhỏ, mẹ lo được", Lan nói. Lan cho biết thêm, ba mẹ cô đều đã ngoài sáu mươi tuổi, sức khỏe đã giảm sút nhiều. Ba cô dễ mệt mỏi, mất sức hơn trước và không còn mang vác được các vật nặng. Mẹ Lan thì có bệnh nền, khiến cô lo lắng hơn khi mẹ định chuẩn bị cỗ bàn một mình. Đối với một số người khác, công việc những ngày cuối năm chiếm gần hết thời gian. Minh Huy (TPHCM) chia sẻ: "Đi ngoài đường thấy phố xá tấp nập, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết, mình cũng sốt ruột vì cuối năm deadline nhiều quá, chưa kịp làm gì cả. Hôm trước mình tính cuối tuần rủ ba mẹ đi chợ hoa chọn một cây mai vừa ý, mà chưa kịp nói gì thì về nhà đã thấy ba đang khệ nệ khiêng cây mai vào sân rồi. Nhìn ba có tuổi, hay đau lưng mà vẫn cố mang cái cây to nhích từng xíu một thấy mà xót, ông lại cứ xua xua tay bảo không sao đâu". Điều này đến từ thói quen thể hiện tình thương qua hành động của những người cha, người mẹ trong văn hóa Á Đông. Thực ra, cha mẹ lớn tuổi thì vẫn dễ đau nhức, mệt mỏi, thế nhưng cha mẹ lại luôn giành làm hết mọi chuyện lớn bé trong nhà mà không mấy khi để con cái phụ giúp. Tuy vậy, mỗi năm qua đi, sức khỏe của cha mẹ dần suy giảm khiến cho chuyện nhà cũng trở nên nặng nhọc hơn xưa. Theo các số liệu thống kê, trong khoảng thời gian từ 40 - 80 tuổi, một người trưởng thành có thể mất đến 40% khối cơ. Tình trạng mất cơ này diễn ra tự nhiên do quá trình lão hóa, làm cơ thể người lớn tuổi trở nên yếu đi và gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Từ những việc nhỏ như giảm sức nắm, giảm tốc độ đi bộ, hay mệt mỏi, sụt cân đến những vấn đề lớn hơn như dễ té ngã hơn, giảm sức đề kháng và lâu lành vết thương, mất cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi. Bởi vậy, dù cha mẹ luôn phẩy tay nói "không sao đâu", những người con trưởng thành vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy chuyện nhà dù bé cũng có thể không còn dễ dàng với cha mẹ: Lên xuống cầu thang nặng nhọc hơn, bước đi chậm hơn, nhanh mỏi khi bưng bê đồ đạc, hay đau nhức các vùng cơ xương khớp,... Sẻ chia chuyện nhà cùng món quà sức khỏe gửi đến cha mẹ Hơn mọi lời chúc, hành động bày tỏ tình yêu thương đến cha mẹ đơn giản và thiết thực chính là cùng sẻ chia và làm mọi việc cùng nhau. Vợ chồng Lan quyết định mỗi ngày sẽ cố gắng hoàn thành công việc nhanh hơn để có thể về nhà sớm hơn, cùng cha mẹ sắm Tết và dọn dẹp nhà cửa. Còn Minh Huy thì chọn cách tìm một dịch vụ dọn dẹp để giúp đỡ cha mẹ, đồng thời dành thêm chút thời gian để chuyện trò với cha mẹ mỗi tối. Là người bạn đồng hành trên hành trình chăm sóc sức khỏe cha mẹ, nhãn hàng Ensure Gold đã phát động cuộc thi "Bước cùng nhau muôn Tết", kêu gọi những người con ở muôn phương cùng chia sẻ những giây phút chuẩn bị và đón Tết cùng cha mẹ. Hashtag #Buoccungnhaumuontet được lan tỏa trên nền tảng mạng xã hội khi các bạn trẻ đăng tải những khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau trang trí mai đào, đi chợ mua sắm hay cùng gói bánh chưng, bánh tét,… Dù chiếc bánh chưng có thể chưa vuông vức, mâm cỗ Tết chưa được hoàn hảo, điều quan trọng làm nên ngày Tết trọn vẹn chính là tấm lòng quan tâm, chăm sóc của những người con đối với cha mẹ. Những bữa cơm có cả gia đình sum vầy, những phút giây cùng nhau chính là điều cha mẹ mong mỏi, trông đợi nhất mỗi dịp Tết về. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể giúp cải thiện sức khỏe cha mẹ, giúp hạn chế những ảnh hưởng của quá trình lão hóa bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống và vận động của cha mẹ. Người lớn tuổi rất cần vận động thường xuyên đều đặn, đồng thời đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, bổ sung các dưỡng chất giúp bảo vệ và tái tạo khối cơ, nhất là protein, vitamin D và HMB. HMB và đạm chất lượng cao giúp ngăn ngừa mất cơ và xây dựng khối cơ, 38 dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe, 12 dưỡng chất hỗ trợ đề kháng, Ensure Gold là nguồn dinh dưỡng cân đối có thể giúp người lớn tuổi cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe sau vòng 8 tuần sử dụng. Tết này, Ensure Gold là món quà sức khỏe được gợi ý để dành tặng cha mẹ, với mong ước cha mẹ sẽ luôn vững vàng, vui khỏe tận hưởng muôn Tết cùng con cháu. Khi cha mẹ nói "con cứ đi đi", là lúc ta biết mình nên ở lại, ở lại để thấu hiểu, sẻ chia, chăm sóc họ nhiều hơn mỗi ngày, để câu nói "không sao đâu con" thực sự không sao như lời cha mẹ. Mỗi người có thể bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho cha mẹ ngay từ hôm nay để những mùa Tết cả nhà bên nhau sẽ luôn trọn vẹn.
https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-tot-cho-nguoi-bai-liet-16924070905385934.htm
10-07-2024
Bài tập tốt cho người bại liệt
Bại liệt xảy ra do virus bại liệt (poliovirus) tấn công hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là tế bào thần kinh vận động ở tủy sống. Mức độ bại liệt có thể từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. 1. Vai trò của tập luyện đối với người bại liệt Tập luyện thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho người bại liệt, bao gồm: 1.1.Cải thiện sức mạnh cơ bắp Tập luyện giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bị yếu do tổn thương thần kinh. Điều này giúp người bại liệt thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn, chẳng hạn như đi lại, ăn uống, tắm rửa và mặc quần áo. Sức mạnh cơ tốt hơn cũng giúp người bệnh giảm nguy cơ té ngã và chấn thương. 1.2. Tăng cường sự linh hoạt Tập luyện giúp duy trì và cải thiện phạm vi chuyển động của các khớp. Tập luyện cũng giúp người bại liệt di chuyển dễ dàng hơn và giảm nguy cơ cứng khớp. Sự linh hoạt tốt hơn cũng giúp cải thiện tư thế và sự cân bằng cho người bại liệt. Bài tập cho cơ thân (ngồi dậy). 1.3. Nâng cao khả năng phối hợp động tác và thăng bằng Tập luyện giúp cải thiện khả năng phối hợp giữa các cơ bắp, giúp người bại liệt thực hiện các động tác phức tạp hơn. Khả năng thăng bằng tốt hơn làm tăng khả năng di chuyển, cải thiện cuộc sống của người bệnh. 1.4. Giảm đau Tập luyện có thể giúp giảm đau do co cơ và cứng khớp. Hoạt động thể chất cũng giúp giải phóng endorphin - chất có tác dụng giảm đau tự nhiên. 1. 5. Cải thiện sức khỏe tim mạch Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách tăng cường lưu thông máu và điều hòa nhịp tim. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh tim và đột quỵ. 1. 6. Tăng cường sức khỏe tinh thần Tập luyện có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress và tăng cường sự tự tin. Hoạt động thể chất cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhìn chung, tập luyện có thể giúp người bại liệt sống độc lập hơn, tham gia vào các hoạt động mà họ thích và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bài tập cho cơ tay (bóp bóng). 2. Các bài tập tốt cho người bại liệt Dưới đây là một số bài tập tốt cho người bại liệt, được chia theo từng nhóm cơ: 2.1. Bài tập cho cơ tay Nắm và thả: Nắm chặt một quả bóng cao su hoặc khăn trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần. Uốn cong và duỗi cổ tay: Đặt tay lên bàn với lòng bàn tay hướng xuống. Từ từ uốn cong cổ tay về phía trên, sau đó duỗi thẳng ra. Lặp lại 10 lần cho mỗi tay. Xoay cổ tay: Xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 10 lần mỗi chiều. 2. 2. Bài tập cho cơ chân Duỗi và co cơ chân: Ngồi trên ghế và duỗi thẳng chân ra trước. Kéo ngón chân về phía bạn trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần cho mỗi chân. Nâng cao gót chân: Đứng dựa vào tường hoặc ghế. Nâng gót chân lên khỏi sàn, giữ trong 5 giây, sau đó hạ xuống. Lặp lại 10 lần. Vòng tròn mắt cá chân: Xoay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 10 lần mỗi chiều. 2.3. Bài tập cho cơ thân Ngồi dậy: Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối cong và hai bàn chân đặt phẳng trên sàn. Dùng cơ bụng để ngồi dậy, sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại 10 lần. Gập người: Ngồi trên ghế và gập người về phía trước, cố gắng chạm tay vào ngón chân. Giữ trong 5 giây, sau đó ngồi thẳng lại. Lặp lại 10 lần. Xoay người: Ngồi trên ghế và xoay người sang trái và sang phải. Lặp lại 10 lần mỗi bên. Bài tập cho cơ cổ. 2. 4. Bài tập cho cơ cổ Gập và duỗi cổ: Từ từ gập cổ về phía trước, sau đó duỗi thẳng ra. Lặp lại 10 lần. Nghiêng cổ: Nghiêng cổ sang trái và sang phải. Giữ trong 5 giây mỗi bên, sau đó trở lại vị trí trung tâm. Lặp lại 10 lần mỗi bên. Xoay cổ: Xoay cổ theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 10 lần mỗi chiều. Ngoài ra, người bại liệt cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất khác phù hợp với sức khỏe của bản thân như bơi lội , đi xe đạp hoặc yoga. 3. Lưu ý khi tập luyện cho người bại liệt Mức độ và loại bài tập phù hợp sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Nên tập luyện từ từ, tăng dần độ khó theo thời gian. Nên khởi động kỹ trước khi tập và thả lỏng sau khi tập. Uống đủ nước trong khi tập luyện. Tránh tập luyện quá sức. Lắng nghe cơ thể và ngừng tập nếu cảm thấy đau nhức. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tập luyện. Mặc quần áo thoải mái và thoáng mát. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ngủ đủ giấc. Tránh căng thẳng. Chủ quan với gai cột sống có thể gây bại liệt ĐỌC NGAY Thời điểm tập tốt trong ngày Nên tập luyện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi chiều trước khi ăn tối. Tránh tập luyện ngay sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Nên tập luyện vào lúc cơ thể thoải mái và tràn đầy năng lượng. Đang ốm có nên tập không? Nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc cúm nhẹ, bạn vẫn có thể tập luyện nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc cảm thấy rất mệt mỏi, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Khi tập luyện khi đang ốm, bạn nên chú ý uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều hơn. Cách tập luyện không gây hại Khởi động kỹ trước khi tập luyện và thả lỏng sau khi tập. Uống đủ nước trong khi tập luyện. Tránh tập luyện quá sức. Lắng nghe cơ thể và ngừng tập nếu cảm thấy đau nhức. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết. Tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên thể thao có kinh nghiệm. Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp người bại liệt tập luyện an toàn và hiệu quả, góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tập luyện thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng cho người bại liệt. Việc tập luyện giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, sự linh hoạt, khả năng phối hợp và thăng bằng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh những bài tập, người bại liệt cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất khác phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Điều quan trọng là kiên trì tập luyện và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xem thêm video đang được quan tâm: Virus bại liệt “Tái xuất” WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/moi-lien-he-giua-dvt-va-tim-mach-benh-dvt-co-anh-huong-den-tim-vi
Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch: Bệnh DVT có ảnh hưởng đến tim?
Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là một thông tin quan trọng trong việc hiểu và quản lý sức khỏe tim mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường là ở cẳng chân hoặc đùi, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho hệ thống tim mạch. 1. Tổng quan về huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường là ở cẳng chân, đùi, xương chậu hoặc đôi khi ở cánh tay. DVT không chỉ xảy ra ở những bộ phận này mà còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả trái tim. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Là sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm trái tim 2. Các vấn đề về tim có thể gây ra DVT Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch bắt nguồn từ một số vấn đề tim mạch là nguyên nhân gây ra DVT: Suy tim: Khi cơ tim yếu hoặc tổn thương không thể bơm máu hiệu quả, làm chậm lưu lượng máu và tăng nguy cơ đông máu. Rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều: Các tình trạng này làm thay đổi cách máu chảy qua tim, tăng nguy cơ mắc DVT. Suy tim là một trong những nguyên nhân gây ra DVT Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc DVT Bệnh di truyền: Liên quan đến protein cần thiết cho quá trình đông máu. Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone: Có thể làm chậm lưu lượng máu và gây đông máu. Không hoạt động: Tư thế cố định trong thời gian dài có thể dẫn đến cục máu đông. Các yếu tố nguy cơ cao khác Tiểu đường Thừa cân hoặc béo phì Hội chứng chuyển hóa Mang thai Ung thư Hút thuốc 2. Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là gì? Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) xảy ra trong tĩnh mạch - nơi trái tim vận chuyển máu và những chất cần thiết từ các phần khác của cơ thể. Dù DVT không trực tiếp xảy ra trong hệ thống tim mạch nhưng cục máu đông có thể di chuyển qua tim khi đi đến phổi. Quá trình này diễn ra như sau: tĩnh mạch hoạt động như con đường cao tốc. Khi các chi và bộ phận khác của cơ thể sử dụng oxy trong máu, tĩnh mạch sẽ đưa máu (nay đã giảm lượng oxy), trở về tim để hệ thống tim mạch có thể tái nạp năng lượng. Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch là gì? Biến chứng DVT và ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Buồng bơm máu phải của tim hay còn gọi là tâm thất phải, đẩy máu đến phổi. Tại đây, máu hấp thụ oxy, bơm máu này ra ngoài để cung cấp cho cơ thể sử dụng. Lúc này, máu rời khỏi tim thông qua động mạch. 3. Biến chứng của DVT 3.1 Thuyên tắc phổi (PE) Thuyên tắc phổi (PE) là vấn đề nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi bị DVT. Khoảng một nửa số người bị DVT sẽ xuất hiện các triệu chứng PE trong vòng 3 tháng. Khi mắc phải PE, một phần cục máu đông trong tĩnh mạch sẽ vỡ ra và di chuyển ngược dòng, đầu tiên qua các chi và sau đó qua tim đến phổi. Nếu cục máu đông này bị mắc kẹt và ngăn chặn máu đến phổi, máu sẽ không được tiếp oxy - điều mà tim và phần còn lại của cơ thể cần để hoạt động bình thường. Bệnh PE rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong khi tình trạng này có tỷ lệ là 4 người thì có một người chết đột ngột. Tuy nhiên, nó có thể được điều trị nếu bệnh nhân phát hiện kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo của PE: Khó thở hoặc thở nhanh Chóng mặt hoặc ngất xỉu Đau ngực hoặc khó chịu, đặc biệt là khi bạn thở sâu hoặc ho Mạch nhanh Ho ra máu 3.2 Hội chứng hậu huyết khối Bệnh nhân DVT có thể bị biến chứng ở tĩnh mạch và da ở chân, cánh tay. Điều này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng việc thiếu máu đến các chi có thể dẫn đến sưng, đau, đổi màu da và lở loét trên da. Những triệu chứng này được gọi là Hội chứng hậu huyết khối. 3.3 Mối liên hệ giữa DVT và tim mạch: DVT tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim Đột quỵ và nhồi máu cơ tim - tình trạng này là do tắc nghẽn trong động mạch, là những biến chứng nguy hiểm khi máu giàu oxy không thể đến não hoặc tim. Những người từng bị đột quỵ cũng có nguy cơ mắc DVT cao hơn. 4. Thuốc điều trị DVT Huyết khối tĩnh mạch sâu và tim mạch là hai loại bệnh khác nhau, tuy nhiên, thuốc ngăn ngừa đông máu ở người mắc bệnh tim mạch cũng được sử dụng để ngăn ngừa cũng như điều trị DVT. Thuốc chống đông máu được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim hoặc cấy ghép van tim, ống đỡ động mạch, có thể làm giảm nguy cơ đông máu ở những nơi khác trong cơ thể. Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa DVT và tim mạch không chỉ giúp chúng ta nhận biết các nguy cơ sức khỏe mà còn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nhận thức sâu sắc về cách thức mà DVT có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và ngược lại là bước quan trọng trong việc quản lý toàn diện sức khỏe tim mạch. Những nỗ lực này không chỉ giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng nghiêm trọng mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân chịu ảnh hưởng bởi DVT và tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/moi-lien-quan-giua-benh-vay-nen-va-tram-cam-vi
Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và trầm cảm
Bệnh vẩy nến là một tình trạng bệnh lý phức tạp. Ngoài việc gây ra các mảng đỏ, ngứa và khô trên da, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 1. Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và trầm cảm Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người bệnh. Những người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ mắc các bệnh về trầm cảm cao.Trầm cảm xảy ra cùng lúc với bệnh vẩy nến, hai bệnh lý này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Bệnh vẩy nến thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm xảy ra cao hơn. 2. Bệnh vẩy nến ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của người bệnh 2.1 Ảnh hưởng đến lòng tự trọngBệnh vẩy nến khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, sợ hãi, xấu hổ. Các mảng màu đỏ, có vảy rất khó che giấu, đặc biệt là vào mùa hè khiến họ cảm thấy xấu hổ về các tình trạng trên da. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Các vùng da bị mảng vẩy nến khiến người bệnh khó chịu và xấu hổ Mọi người xung quanh có thể hiểu sai bệnh vẩy nến là một bệnh truyền nhiễm và sẽ xa lánh hay kì thị người bệnh. Các khảo sát cho thấy 1 trong số 5 người bị bệnh vẩy nến đã phải đối mặt với sự kỳ thị và đôi khi họ cảm thấy không được chào đón vì bệnh này.Người mắc bệnh vẩy nến chịu rất nhiều khó chịu. Các mảng vảy gây ngứa, nứt và chảy máu. Có tới 42% người mắc bệnh vẩy nến bị sưng, đau khớp do viêm khớp vẩy nến. Sống với những triệu chứng khó chịu này có thể khiến người bệnh dễ bị trầm cảm.2.2 Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngNhững triệu chứng khó chịu của bệnh vẩy nến khiến người bệnh hạn chế hoạt động thể chất, ngại giao tiếp hay tránh tiếp xúc thân mật như quan hệ tình dục. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng hơn 60% những người mắc bệnh vẩy nến có thể gặp một số dạng rối loạn chức năng tình dục. Ngoài ra, một nghiên cứu từ năm 2007 chỉ ra rằng ít nhất 80 % những người bị bệnh vẩy nến giảm năng suất làm việc, học tập.Để hạn chế các tác nhân gây ra bệnh vẩy nến, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh xa: thuốc lá, căng thẳng, rượu bia, ánh nắng mặt trời và một số loại thực phẩm.2.3 Yếu tố sinh họcBệnh vẩy nến còn ảnh hưởng đến hóa chất não của bạn. Với bệnh vẩy nến, các tế bào miễn dịch giải phóng các chất gọi là cytokine. Những thứ này làm cho các tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các mảng vảy. Chúng cũng thay đổi mức độ hóa chất trong não ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh. Bệnh vảy nến thay đổi hóa chất trong não gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng người bệnh 3. Dấu hiệu trầm cảm của bệnh nhân vẩy nến Mỗi người bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm cảm khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là các triệu chứng mà phần lớn, người bệnh có thể phải trải qua.Cáu gắt, mệt mỏiNgủ nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủKhó ngủ hoặc mất ngủThay đổi khẩu vịMất hứng thú với quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dụcGiảm cân hoặc tăng cânCảm giác bất tài vô dụngCó ý nghĩ làm tổn thương mình hoặc tự tửKhông tìm thấy niềm vui với các hoạt động bạn từng yêu thíchKhóc thường xuyênĐau đầuĐau toàn thân không rõ nguyên nhân hoặc bị chuột rút.Không thèm ăn hoặc cảm thấy đói hơn bình thườngKhông thể tập trung hoặc chú ýGặp khó khăn khi đi làm hoặc đi họcNếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, hãy gặp bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần để nhận được lời khuyên. Các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng và điều trị các triệu chứng đang ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nhất là trong trường hợp, bạn từng có suy nghĩ tự tử hoặc làm tổn thương cơ thể. Người bị vảy nến có thể khó ngủ hoặc mất ngủ 4. Điều trị bệnh vẩy nến và trầm cảm Khi gặp bất cứ triệu chứng nào của bệnh trầm cảm, bạn cũng đừng nên chủ quan mà bỏ qua. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Cách tốt nhất hãy gặp bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị tốt nhất. Tìm đúng loại thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến có thể giúp giảm trầm cảm.Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một cách khác để kiểm soát cảm giác bệnh vẩy nến có thể mang lại. CBT giúp thay đổi những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn chán nản.Bệnh vẩy nến và trầm cảm có thể cải thiện được nếu người bệnh luôn lạc quan và kiên trì với các phương pháp điều trị. Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, healthline.com, psoriasis.orgXEM THÊM:Các lựa chọn điều trị bệnh vẩy nếnYếu tố di truyền trong viêm da cơ địaBệnh vảy nến khó trị dứt điểm
https://tamanhhospital.vn/tien-bo-y-hoc-giup-phu-nu-tuoi-45-50-sinh-con-khoe-manh/
28/03/2017
Phụ nữ 45 - 50 tuổi có thể sinh con được không, sinh con ở tuổi 45-50
Sự tiến bộ của y học ngày nay cho phép phụ nữ ở tuổi 45, 50 vẫn có thể thực hiện được ước mơ sinh con. Trong số đó, thậm chí có trường hợp đã bước vào thời kỳ mãn kinh. Tiến bộ của y học hiện đại đã giải tỏa nỗi lo “phụ nữ 45, 50 tuổi có sinh con được không? Mục lụcTuổi nào cũng có thể sinh conCơ hội mang thai ở phụ nữ sau tuổi 45?Dấu hiệu nếu bạn có thai ở tuổi 45Những xét nghiệm tiền sản nào bạn sẽ cần khi mang thai ở tuổi 45-50?Bạn có thể có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh ở tuổi 45?Sinh con ở tuổi 45 – 50: những điều cần lưu ýTuổi nào cũng có thể sinh con Độ tuổi sinh sản của phụ nữ tính từ tuổi 15 đến 44. Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm gặp, hầu hết phụ nữ tuổi 45, 50 trở lên không thể có thai một cách tự nhiên. Theo các nhà khoa học, thời gian sinh sản đẹp nhất của một người phụ nữ độ là ở tuổi 20. Khi ở độ tuổi 30, khả năng mang thai bắt đầu suy giảm, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên, khả năng sinh sản có xu hướng suy giảm nhanh, số lượng trứng bắt đầu giảm mạnh. Sau độ tuổi 45, cơ quan sinh sản và sức khỏe toàn diện của người phụ nữ không còn sẵn sàng cho việc thụ thai, mang thai và sinh nở. Lúc này, tình trạng chức năng buồng trứng suy giảm ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh; số lượng trứng có khả năng thụ thai rất thấp. Hơn nữa, nhiều khả năng trứng có bất thường nhiễm sắc thể, gây khó khăn cho việc thụ thai khỏe mạnh, khả năng sảy thai sẽ dễ xảy ra hơn. Phụ nữ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Những rào cản này khiến chị em dù có thể thụ thai thì nguy cơ cao bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…). Xem thêm >>Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ May mắn là ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học nên phụ nữ 45, 50 tuổi vẫn có thể sinh con được bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm – xin trứng. Như vậy, phụ nữ trên 45 tuổi, thậm chí đã mãn kinh vẫn có thể mang thai, sinh con khỏe mạnh với phôi được tạo thành từ trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi (20 – 35 tuổi) khác. Trên thế giới, phương pháp hỗ trợ sinh sản này đã được thực hiện lần đầu vào năm 1984. Còn ở Việt Nam, ca thụ tinh trong ống nghiệm – xin trứng đầu tiên được thực hiện thành công vào năm 1999. Từ đó đến nay, phương pháp này trở thành “phép nhiệm màu” cho phụ nữ trên 45 tuổi mong mỏi sinh con, và cả những trường hợp người vợ bị suy buồng trứng sớm, vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân hay thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần thất bại. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn độ tuổi 45 có nên sinh con không Cơ hội mang thai ở phụ nữ sau tuổi 45? Theo bác sĩPhan Ngọc Quý,bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh ở độ tuổi 20 và đầu 30, cơ hội mang thai trong bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào là 25-30%. Ở tuổi 35, có khoảng 15% cơ hội mang thai tự nhiên trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt; và đến 40 tuổi, tỷ lệ giảm xuống còn khoảng 5% hoặc ít hơn mỗi chu kỳ. Ở tuổi 45, chỉ có một cơ hội nhỏ để thụ thai tự nhiên, không cần điều trị sinh sản hay giúp đỡ. “Khi bạn bước sang tuổi 45, khả năng sinh sản đã giảm đi rất nhiều nên việc mang thai tự nhiên là điều khó xảy ra đối với hầu hết phụ nữ. Vì vậy, với những người phụ nữ sau tuổi 45 muốn mang thai cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Tin tốt là trong khi buồng trứng có sự suy giảm và hoạt động kém dần theo độ tuổi thì tử cung dường như không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lão hóa. Vì vậy việc mang thai ở phụ nữ lớn tuổi là hoàn toàn có thể. Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp y khoa hiện đại ngày càng nâng cao tỷ lệ thành công với việc mang thai ở phụ nữ trong độ tuổi 45-50. Người phụ nữ có thể lựa chọn một số phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sử dụng trứng hiến tặng, hoặc sử dụng trứng của chính bạn mà bạn đã đông lạnh trong quá khứ”, bác sĩ Qúy cho biết. Dấu hiệu nếu bạn có thai ở tuổi 45 Các triệu chứng bạn sẽ có nếu bạn mang thai ở tuổi 45 sẽ giống như các dấu hiệu mang thai thông thường, bao gồm: Buồn nôn và nôn (hay còn gọi là ốm nghén); Mệt mỏi; Thèm ăn; Táo bón và đầy hơi; Ợ nóng; Đau ngực; Đau, đau và đau vùng chậu/lưng; Sưng phù nề; Đi tiểu thường xuyên… Ở phụ nữ càng lớn tuổi, các biểu hiệu đau nhức càng rõ ràng hơn. Tất nhiên, điều này không phải tuyệt đối, một số người sẽ trải qua thai kỳ khỏe mạnh như một thai phụ ở độ tuổi 20 và không gặp phải bất kỳ triệu chứng mang thai nào tồi tệ nào. Những xét nghiệm tiền sản nào bạn sẽ cần khi mang thai ở tuổi 45-50? Một số xét nghiệm sẽ được lên lịch để xét nghiệm tiền sản định kỳ, bao gồm NIPT cho các tình trạng nhiễm sắc thể và xét nghiệm glucose cho bệnh tiểu đường thai kỳ (thường gặp ở các bà mẹ lớn tuổi). Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với phụ nữ lớn tuổi mang thai cần theo dõi chặt chẽ về nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật. Bên cạnh đó, siêu âm định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng của em bé, sinh non, trẻ nhẹ cân, và một số biến chứng thai kỳ khác phổ biến hơn ở các bà mẹ tương lai lớn tuổi. Tỷ lệ mắc hội chứng Down và các tình trạng nhiễm sắc thể khác ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ lớn tuổi thường cao, do đó sinh thiết gai nhau (CVS) trong khoảng từ 10 đến 13 tuần mang thai, hoặc thực hiện chọc ối giữa tuần 15 đến 20 của thai kỳ là các biện pháp được chỉ định để kiểm tra các bất thường thai nếu có. Nếu lựa chọn thụ thai với trứng của người hiến tặng hoặc trứng chính chủ đã được đông lạnh, nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể thai nhi sẽ căn cứ trên dữ liệu tuổi của người hiến trứng hoặc tuổi của chính thai phụ. Bạn có thể có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh ở tuổi 45? Phụ nữ sau tuổi 45 hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường nếu có chế độ chăm sóc tiền sản suốt thai kỳ. Bên cạnh lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm cần thiết, việc ăn uống tốt và lối sống lành mạnh giúp thai kỳ diễn ra bình thường, ổn định và hạn chế những nguy cơ. PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng cho biết, cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh sau tuổi 45 là: Nên đi thăm khám sức khỏe tiền sản, thực hiện các xét nghiệm thích hợp và được chỉ định các vitamin cần thiết bởi các bác sĩ chuyên khoa trước khi bạn cố gắng thụ thai, Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn tối đa cho thai kỳ. Đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thường xuyên, thực hiện các siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán, cần thiết trong suốt thai kỳ. Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất khi mang thai. Bổ sung các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Uống nhiều nước. Loại bỏ những thói quen không an toàn như hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu. Chỉ số cân nặng đảm bảo, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu cân. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tiêm phòng cúm và bất kỳ loại vắc xin từ trước, trong khi mang thai theo khuyến cáo của bác sĩ. Cảnh giác với các dấu hiệu tiền sản giật và các biến chứng thai kỳ khác. Sinh con ở tuổi 45 – 50: những điều cần lưu ý Phụ nữ lớn tuổi khi có ý định sinh con cần biết trước những nguy cơ để chuẩn bị tâm lý, sức khỏe vượt qua bởi chắc chắn rằng quá trình mang thai, sinh nở sẽ vất vả hơn bình thường. Mẹ lớn tuổi mang thai nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật… cao hơn. Quá trình mang thai cũng dễ khiến các bệnh mãn tính đã mắc phải trước đó (nếu có) trở nên tăng nặng. Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai nhẹ cân Thường phải mổ lấy thai Với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm: trứng được thụ tinh là trứng hiến tặng của người phụ nữ độ tuổi dưới 35, có chất lượng tốt không có nghĩa là con sinh ra chắc chắn khỏe mạnh. Trường hợp này, thai nhi vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể, bằng tỷ lệ mắc của thai nhi có mẹ cùng độ tuổi của người cho trứng. Xem thêm Chuẩn bị gì trước khi mang thai? Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu khi mang thai Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo mang thai nào sau đây: Chảy máu âm đạo; Đau hoặc chuột rút ở bụng dưới; Đau hoặc rát khi đi tiểu; Ớn lạnh hoặc sốt; Nôn hoặc buồn nôn kéo dài; Sưng phù nề nghiêm trọng ở mặt, tay hoặc ngón tay; Nhức đầu dữ kéo dài; Chóng mặt hoặc mờ mắt; Cử động thai giảm đột ngột hoặc có bất thường… Chính vì những biến chứng thai kỳ dễ xảy ra hơn, phụ nữ trên 45 tuổi sinh con cần được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe mẹ bầu. Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa của Việt Nam, đặc biệt, khoa thường xuyên có sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài trong đào tạo, thăm khám và điều trị. Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cũng đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp… Đặc biệt là các thiết bị: phòng sơ sinh, lồng ấp, xe nôi, giường đỡ đẻ và máy siêu âm màu 4D hiện đại nhất. 100% sản phụ và người nhà được tư vấn về dinh dưỡng thai kỳ, dinh dưỡng sau sinh, dinh dưỡng cho bé, tập huấn các biện pháp cấp cứu cơ bản cho mẹ và bé… cho mẹ và bé một thai kỳ an toàn và trọn vẹn nhất. BÌNH MINH
https://tamanhhospital.vn/cach-chua-zona-than-kinh/
21/08/2023
8 cách chữa zona thần kinh hiệu quả theo từng giai đoạn
Bệnh zona gây ra bởi Varicella zoster virus (VZV) thuộc họ herpes virus. Ở người, sơ nhiễm với VZV xảy ra khi virus xâm nhập tiếp xúc với màng niêm mạc của đường hô hấp hoặc kết mạc. Khi mắc bệnh zona, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất là biến chứng đau dây thần kinh sau zona. Cùng tìm hiểu ngay 8 cách chữa zona thần kinh hiệu quả theo từng giai đoạn trong bài viết này. Mục lụcTổng quan về bệnh zona thần kinhZona thần kinh có tự khỏi được không?Zona thần kinh có chữa khỏi được không?Hướng dẫn cách chữa zona thần kinh hiệu quả1. Nguyên tắc khi điều trị bệnh zona2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ở giai đoạn nhẹ3. Điều trị đau sau zona mức độ nặngMột số lưu ý cần biết khi điều trị zona thần kinhHướng dẫn chăm sóc bệnh nhân zona1. Chăm sóc da2. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡngMột số câu hỏi liên quan1. Điều trị zona thần kinh bao lâu thì khỏi bệnh2. Zona thần kinh có tái phát không?3. Chi phí điều trị zona thần kinh bao nhiêu?4. Có vaccin ngừa bệnh zona không?5. Chữa biến chứng zona thần kinh ở đâu tốt?Tổng quan về bệnh zona thần kinh Bệnh zona (còn được gọi là herpes zoster) là bệnh nhiễm trùng do Varicella zoster virus gây ra. Virus này ban đầu gây bệnh thủy đậu (varicella) thường gặp ở trẻ em, sau đó nằm yên trong hạch rễ thần kinh hàng chục năm và có khả năng tái phát sau này dưới dạng bệnh zona. Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm VZV đều phát triển thành zona. Khoảng 95% người lớn có kháng thể đối với VZV. Khoảng 10-20% những người có sơ nhiễm đối với VZV sẽ mắc zona. Một người ở bất cứ độ tuổi nào đã có nhiễm VZV trước đó đều có khả năng phát triển zona, nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng theo tuổi. Zona hiếm gặp ở trẻ em và thanh niên. Ít hơn 10% bệnh nhân zona nhỏ hơn 20 tuổi. Trên 60% bệnh nhân zona trên 50 tuổi. Nhóm có nguy cơ cao ngoài nhóm người cao tuổi, còn có nhóm người suy giảm miễn dịch. Zona tái phát xảy ra hầu như ở những người suy giảm miễn dịch. Bệnh zona ở trẻ thường lành tính và ít để lại di chứng, trong khi ở người lớn, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn và thường gây di chứng. Điều đặc biệt là sau khi mắc zona, tỷ lệ xuất hiện biến chứng đau thần kinh sau zona ở người trên 50 tuổi cao gấp 15-25 lần so với người dưới 30 tuổi. Triệu chứng của bệnh zona thường bắt đầu đau và dị cảm ở da thường xảy ra trước phát ban 1 đến 3 ngày, đôi khi kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn. Cảm giác ở da khác nhau tùy từng người, từ ngứa, nóng rát đến đau dữ dội, đau sâu bên trong. Cơn đau liên tục hoặc ngắt quãng. Sau đó, thương tổn da trong bệnh zona bắt đầu là các sẩn hồng ban. Sau 12 đến 24 giờ hình thành bóng nước và hóa đục (mụn mủ) vào ngày thứ ba. Bóng nước khô và đóng vảy trong 7 đến 10 ngày. Các lớp mày thường tồn tại 2 đến 3 tuần. Ở người bình thường, các tổn thương mới tiếp tục xuất hiện trong 1 đến 4 ngày (đôi khi kéo dài tới 7 ngày). Phát ban nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn ở người cao tuổi, phát ban ít trong thời gian ngắn xảy ra ở trẻ em. Tổn thương da thường tập trung ở vùng hông, lưng, cổ, đùi, hay một bên mặt da dầu, ngoài ra còn có thể gặp ở mắt, tai và niêm mạc miệng hoặc sinh dục một bên. Đôi khi, tổn thương da có thể bị nhầm do tiếp xúc với con giời nên dân gian hay gọi là “bệnh giời leo”. Đau là triệu chứng đáng lưu ý trong bệnh zona, đặc biệt là ở người cao tuổi. Một số bệnh nhân zona không bị đau, nhưng hầu hết (>85% bệnh nhân trên 50 tuổi) bị đau hoặc khó chịu trong giai đoạn cấp (30 ngày đầu sau phát ban) từ nhẹ đến nặng. Đau nhói, bỏng rát, đau bụng, đau như bị đâm. Đau dọc theo dây thần kinh, một nửa bên cơ thể. Một số bệnh nhân, ngứa có thể là triệu chứng chiếm ưu thế. Một số bệnh nhân có cường độ đau rất lớn ảnh hưởng thể chất, tinh thần và chức năng xã hội. Đau dây thần kinh sau zona tình trạng đau thần kinh mãn tính kéo dài hơn 3 tháng (một số tác giả định nghĩa >1 tháng, 4 tháng hoặc 6 tháng) sau khi triệu chứng da do herpes zoster được chữa lành. Theo định nghĩa này thì tỷ lệ mắc PHN là 8-12%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh sau zona: Người già (>50 tuổi). Tỷ lệ mắc và mức độ đau tăng dần theo tuổi. Khoảng 80-85% trường hợp PHN xảy ra ở bệnh nhân zona trên 50 tuổi. Cơn đau cấp tính nặng: triệu chứng đau trong giai đoạn cấp ở mức độ nặng. Phát ban ở da nặng, được xác định là >50 tổn thương: sẩn, mụn nước hoặc mụn nước bị vỡ. Thời gian từ lúc có triệu chứng ở da đến lúc bắt đầu điều trị kéo dài (điều trị muộn). Điều trị thuốc kháng virus bị trì hoãn hơn 72 giờ sau khi phát ban do zona. Vị trí bệnh zona: bị bệnh zona vùng mặt hoặc thân mình. Ức chế miễn dịch nặng hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, lupus đỏ hệ thống… Bệnh zona do virus varicella-zoster gây ra Zona thần kinh có tự khỏi được không? Có. Trong một vài trường hợp phát ban do bệnh zona sẽ khỏi trong vòng 3 – 4 tuần mà không cần điều trị. Nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus (trong vòng 72 giờ sau phát ban) có thể rút ngắn cả thời gian và mức độ nghiêm trọng của phát ban. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một điều, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc zona thần kinh, trong đó những người cao tuổi (khoảng 60 trở đi) có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm miễn dịch. (1) Mặc khác, nếu trong thời gian nhiễm virus zona bạn không chăm sóc tốt sức cơ thể, không vệ sinh đúng cách hoặc đề khánh yếu cũng sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Những vùng da sẽ bắt đầu bị bội nhiễm dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ. Khi ấy bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao và virus có nguy cơ lây lan sang các vùng khác trên cơ thể. Một khi đã mắc zona bội nhiễm sẽ trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí tính mạng. Trong trường hợp vùng da bị nhiễm bệnh ở gần mắt có thể làm giảm thị lực, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được can thiệp kịp thời. Zona thần kinh có chữa khỏi được không? Bệnh zona có thể chữa được bằng một số biện pháp đơn giản như dùng thuốc hoặc kem bôi tùy theo từng giai đoạn bệnh. Còn đau sau zona hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, giúp tình trạng bệnh nhân trở nên tốt hơn sau 2 – 4 tuần. Điều trị sớm để giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng và các biến chứng. (2) Hướng dẫn cách chữa zona thần kinh hiệu quả 1. Nguyên tắc khi điều trị bệnh zona Hạn chế gãi vùng da bị nhiễm virus vì sẽ dễ bị nhiễm trùng thứ phát và để lại sẹo trên da. Nếu quá ngứa bạn có thể dùng kháng histamin để có cảm giác dễ chịu hơn. Trong trường hợp đau rát, khó chịu thì dùng thêm thuốc giảm đau, tuy nhiên khi dùng thuốc bạn nên tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Có thể dùng băng ướt hoặc gạc đã được làm ẩm với dung dịch Jarish đắp lên vùng da tổn thương để giữ ẩm da tại chỗ vùng sang thương bóng nước đang rỉ dịch hoặc các vết trợt do bóng nước vỡ (trong giai đoạn cấp tính). Cách này giúp bạn làm dịu cơn đau và làm khô các sang thương hiệu quả, cho đến khi sang thương đã khô và bong mài thì ngừng. Thường xuyên vệ sinh vùng sang thương sạch sẽ và giữ khô thoáng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Chú ý mặc quần áo rộng, thoải mái để vùng sang thương không bị cọ hoặc ma sát với lớp quần áo, điều này khiến bạn đau rát, khó chịu. Trong một vài trường hợp, bệnh zona có thể lây từ việc tiếp xúc gần với các sang thương hở miệng, cho nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt người chưa từng bị thủy đậu và những người có sức đề kháng yếu. 2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ở giai đoạn nhẹ Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau như acetaminophen thường được chỉ định dùng khi zona đã lành nhưng các cơn đau dây thần kinh vẫn còn xuất hiện. Thuốc kháng virus: các loại thuốc như acyclovir, famciclovir, valacyclovir nên được dùng trong giai đoạn sớm – trong 72 giờ sau khi phát ban da – để mang lại hiệu quả điều trị cao. Kháng sinh: trong trường hợp bệnh nhân zona có dấu hiệu bội nhiễm thì cần dùng kháng sinh để điều trị. Corticoid: thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp zona vùng đầu, mặt, cổ với liều thấp ngắn ngày, dưới sự theo dõi điều trị từ bác sĩ. 3. Điều trị đau sau zona mức độ nặng Kem capsaicin: capsaicin là một biệt dược của hoạt chất Capsaicin (dưới dạng kem bôi ngoài da) được dùng theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp bạn bị đau do zona thần kinh mức độ nặng, bác sĩ sẽ khuyên dùng loại này. Còn thông thường, capsaicin được sử dụng với mục đích chính là điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, bong gân, bầm tím. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: thuốc chủ yếu chứa hoạt chất là serotonin hoặc chất ức chế tái hấp thu norepinephrine, được dùng để điều trị bệnh trầm cảm nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị zona thần kinh mức độ nặng với tác dụng an thần. Amitriptylin, nortriptylin là hai loại thuốc được khuyên dùng trong điều trị zona nặng. Thuốc gây tê dạng kem, gel, xịt hoặc miếng dán: miếng dán da Lidocaine được sử dụng để giảm đau dây thần kinh do herpes zoster hoặc bệnh zona (đau dây thần kinh sau zona). Lidocain thuộc họ thuốc được gọi là thuốc gây tê cục bộ. Thuốc này ngăn cơn đau bằng cách ngăn chặn các tín hiệu ở đầu dây thần kinh trên da. (3) Corticosteroid dạng tiêm: giúp giảm đau cấp tính, ức chế sự phát triển của cơn đau dây thần kinh sau zona và giảm đau dây thần kinh sau zona, tuy nhiên phương pháp này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và chỉ nên là bước cuối cùng được sử dụng khi các phương pháp giảm đau khác không có tác dụng. (4) Khi điều trị zona bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định Một số lưu ý cần biết khi điều trị zona thần kinh Để có thể sớm điều trị khỏi zona thần kinh người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và chăm sóc các vùng da bị tổn thương đúng cách, không nên dùng các loại kem dưỡng da lên vùng da bị tổn thương trong khi điều trị bệnh, vì các loại mỹ phẩm này có thể gây kích ứng da và làm tệ hơn tình trạng bệnh của bạn. Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thoải mái và hạn chế cho quần áo tiếp xúc với vùng da đang nhiễm bệnh, đặc biệt là vùng da có mụn nước để không làm tổn thương khu vực này, tránh nguy cơ bội nhiễm và sẹo khi khỏi bệnh. Nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Không tự ý dùng các loại thuốc khác ngoài danh mục thuốc mà bác sĩ đã chỉ định hoặc chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bài viết liên quan:14 cách chữa zona thần kinh tại nhà tự nhiên dân gian thường áp dụng Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân zona 1. Chăm sóc da Trong thời kỳ toàn phát của bệnh, trên cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những mụn nước và chúng sẽ dần dần đóng mày. Trong thời gian này cần lưu ý: Vệ sinh vùng da nhiễm bệnh một cách nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh hỗ trợ làm lành vết thương hoặc có thể tắm với thuốc tím pha loãng 1/10000 với hướng dẫn của bác sĩ. Để vùng da tự khô. Khi tổn thương là mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, phù nề, nên rửa bằng thuốc tím pha loãng 1/10000 hay nước muối sinh lý, đắp dung dịch Jarish 2%, thoa dung dịch màu (eosin 2%, milian). Nếu các tổn thương trên da đã khô, có thể sử dụng hồ kẽm hoặc kháng sinh tại chỗ như mupirocin, acid fusidic, retapamulin… Cuối cùng bạn rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh da cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau và ngứa rát, khó chịu nếu cần bạn có thể áp dụng các cách như chườm đá mát trong vài phút để làm dịu cảm giác ngứa rát. Ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng kem dưỡng da calamine nhưng cần lưu ý các biện pháp này chỉ dùng sau khi sang thương zona đã tróc mày. Bạn tuyệt đối không nên gãi vào mụn nước trong giai đoạn này để tránh tình trạng viêm nhiễm, để lại sẹo về sau. Virus gây bệnh có thể truyền sang bất kỳ ai chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc-xin thủy đậu, nếu tiếp xúc gần với dịch tiết ra từ những bóng nước của bệnh nhân. 2. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng Duy trì một chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng là điều mà các bệnh nhân zona cần lưu ý. Trong đó, đặc biệt nên tránh một số loại thực phẩm sau đây để giúp bệnh mau khỏi: Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm chứa carbohydrate, vì chúng sẽ dẫn đến việc lượng đường trong máu tăng và giải phóng phân tử gây viêm và các góc tự do, khiến cơ thể căng thẳng và có thể làm tổn hại hệ miễn dịch cũng như khiến tình trạng viêm khi nhiễm zona trầm trọng hơn. Một số ví dụ về thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm: kẹo và đồ ngọt, bánh ngọt, đồ nướng, đồ uống có đường, ngũ cốc có đường, nước sốt có đường, kem bánh mì, gạo trắng,… Thực phẩm chế biến sẵn cũng nên hạn chế dùng vì chúng thường chứa nhiều muối, đường bổ sung có thể gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Hạn chế dùng: ngũ cốc ngọt, khoai tây chiên nhiều chất béo và đồ ăn nhẹ, nước tăng lực có đường và nước ngọt có ga, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, bánh mì và các loại đồ chiên rán ngập dầu. Không uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn vì chúng có khả năng làm suy yếu hầu hết mọi khía cạnh sức khỏe của bạn, bao gồm cả hệ thống miễn dịch, nhất là khi điều trị zona bạn không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn. Chăm sóc bệnh nhân bị zona phải chú ý đến chăm sóc da và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một số câu hỏi liên quan 1. Điều trị zona thần kinh bao lâu thì khỏi bệnh Thời gian khỏi bệnh zona thần kinh thông thường từ 1-2 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian điều trị có thể khác nhau. Đối với biến chứng đau dây thần kinh sau zona thì cần ít nhất 3 tháng bệnh nhân sẽ giảm dần triệu chứng đau. 2. Zona thần kinh có tái phát không? Zona là bệnh có tái phát, trên thực tế bệnh rất hiếm khi tái phát và có thể gặp ở những bệnh nhân thể trạng suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp đau sau zona có thể kéo dài dai dẳng hơn và tái phát theo từng đợt trong năm. 3. Chi phí điều trị zona thần kinh bao nhiêu? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như các gói dịch vụ đi kèm khi điều trị mà chi phí điều trị sẽ khác nhau. Bạn cần được bác sĩ khám, tư vấn trước khi lựa chọn gói điều trị phù hợp. 4. Có vaccin ngừa bệnh zona không? Vacxin zona giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm chi phí y tế điều trị zona và các biến chứng của nó, đặc biệt là biến chứng đau sau zona. Hiện nay có 2 loại vắc xin zona đang được sử dụng rộng rãi cho người lớn có miễn dịch từ 50 tuổi trở lên là Zostavax và Shingrix. 5. Chữa biến chứng zona thần kinh ở đâu tốt? Bạn đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa da liễu hoặc các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh uy tín tại TP.HCM. Nếu có bất kỳ biến chứng nào của zona thần kinh cần tư vấn và điều trị bạn có thể đến ngay chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao kết hợp cùng với máy móc, trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… sẽ giúp chẩn đoán và điều trị các biến chứng do zona thần kinh hiệu quả. Hy vọng với 8 cách chữa zona thần kinh mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này. Điều trị zona thần kinh tủy không khó nhưng cũng cần phải đảm bảo theo phác đồ, chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia y tế, tuyệt đối không nên chủ quan khi mắc zona thần kinh, việc thăm khám và điều trị kịp thời các biến chứng khi nhiễm zona là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bạn và những người xung quanh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-cua-luu-doi-voi-da-tin-don-va-su-vi
Lợi ích của lựu đối với da: Tin đồn và sự thật
Trong những năm gần đây, lựu được coi là một loại siêu thực phẩm, quả lựu đã trở nên phổ biến như một loại trái cây có thể giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Phần lớn những lợi ích này liên quan đến polyphenol, chất dinh dưỡng chứa chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác, chẳng hạn như quả mọng và trà xanh. Bài viết này giúp cung cấp một số thông tin cần thiết về lợi ích của quả lựu với làn da của bạn. 1. Lợi ích của việc sử dụng lựu đối với làn da Các chất chống oxy hóa như vitamin C có trong lựu hoạt động bằng cách giảm tổn thương tế bào trong cơ thể bạn. Các hợp chất đáng chú ý khác bao gồm tannin, ellagitannin và anthocyanin.Mặc dù những cách này hoạt động tốt nhất thông qua thực phẩm bạn ăn và uống, nhưng các loại thuốc bôi tại chỗ có thể mang lại một số lợi ích. 1.1. Lợi ích chống lão hóa Khi được thoa lên da của chuột, các chất chống oxy hóa đã giúp giảm tỷ lệ các đốm đồi mồi và nếp nhăn, mặc dù chúng không ngăn chặn chúng hoàn toàn. Hiện đang có những nghiên cứu đang được tiến hành trên người.Những hiệu quả như vậy được cho là đạt được thông qua việc tăng tái tạo tế bào, đó là khả năng làn da của bạn loại bỏ các tế bào da cũ trên bề mặt để có thể trẻ hóa các tế bào mới. 1.2. Giảm viêm Các gốc tự do giảm cũng có thể dẫn đến giảm viêm da. Do đó, chất chống oxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng của một số bệnh viêm da như mụn trứng cá và bệnh chàm. 1.3. Lợi ích kháng khuẩn Lựu được cho là có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên từ nguồn vitamin C, có thể giúp chống lại vi khuẩn và nấm trên da của bạn. Những lợi ích như vậy có thể giúp điều trị vi khuẩn P. acnes, có thể là tiền thân của mụn trứng cá. 1.4. Bảo vệ tia cực tím Các chất chống oxy hóa trong lựu cũng được cho là giúp bảo vệ tự nhiên chống lại tia cực tím (UV), theo một số nghiên cứu. Tuy nhiên, sự bảo vệ như vậy vẫn chưa đủ nếu bỏ qua kem chống nắng hàng ngày. Ăn lựu đẹp da bằng cách chống lại tia cực tím 1.5. Tẩy da chết tự nhiên Tẩy da chết thường xuyên giúp loại bỏ các tế bào da chết, làm giảm các dấu hiệu của mụn trứng cá và lão hóa da. Người ta cho rằng những lợi ích này có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng hạt hơi nghiền của quả lựu. 2. Ăn lựu có thể chăm sóc da không? Ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật được cho là tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm cả làn da của bạn.Lựu chỉ là một loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể có lợi. Ăn trái cây - trong trường hợp này là hạt - tốt hơn là uống nước trái cây đã qua chế biến, vì loại trái cây này có thể chứa đầy đường bổ sung và các thành phần khác.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn nhiều quả lựu mỗi ngày sẽ là tấm vé cuối cùng để bạn có một làn da đẹp. Điều quan trọng hơn là bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn. Chúng có thể bao gồm lựu, nhưng một chế độ ăn uống để có làn da khỏe mạnh chắc chắn không giới hạn đối với chúng.Mặc dù các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như lựu có thể giúp chống lại các gốc tự do, nhưng có những hạn chế về số lượng lợi ích cho da mà các hợp chất này có thể cung cấp.Sử dụng lựu có thể sẽ không giúp ích cho các tuyên bố sau đây được lưu hành trực tuyến:Phòng chống ung thư da. Mặc dù các nghiên cứu đã hỗ trợ khả năng chống ung thư của quả lựu, nhưng không có gì đảm bảo rằng chỉ sử dụng loại quả này sẽ ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không áp dụng các phương pháp chăm sóc da thông minh khác, chẳng hạn như thoa kem chống nắng và tránh nắng vào những giờ giữa ngày.Tăng sinh collagen. Da mất đi collagen một cách tự nhiên theo tuổi tác và chế độ ăn uống kém, hút thuốc và các thói quen lối sống bất lợi khác có thể khiến bạn mất đi nhanh hơn. Trang điểm chống oxy hóa từ lựu có thể giúp giảm sự xuất hiện của lão hóa da, nhưng các nghiên cứu ủng hộ vai trò tại chỗ của vitamin C trong việc phát triển collagen, và không nhất thiết phải là quả lựu.Da sáng. Lựu sẽ không mang lại cho bạn làn da tươi trẻ và sáng mịn. Da sáng có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể.Làm sạch da. Một số nhà sản xuất bán dầu quả lựu quảng cáo sản phẩm của họ có khả năng “làm sạch” làn da của bạn. Cách duy nhất để loại bỏ bụi bẩn và dầu trên da một cách hiệu quả là làm sạch da đúng cách - không phải bằng cách thêm các sản phẩm lên trên da.Cân bằng hydrat hóa. Các báo cáo truyền miệng cho rằng quả lựu có lợi cho cả loại da nhờn và da khô. Người ta cho rằng các chất chống oxy hóa có thể giúp cân bằng mức độ hydrat hóa da ở mọi loại da. 3. Tác dụng phụ tiềm ẩn Sử dụng lựu thường được coi là an toàn và không có phản ứng phụ đáng kể nào được báo cáo cho đến nay. Mặc dù không phổ biến, nhưng có thể phát triển phản ứng dị ứng với lựu tại chỗ.Các dấu hiệu của phản ứng có thể bao gồm:Ngứa daĐỏViêmPhát banNhững tác dụng phụ đó cũng có thể xảy ra khi sử dụng tinh dầu lựu mà không pha loãng trước với dầu vận chuyển. Ăn quả lựu có thể gây ra triệu chứng phát ban 4. Cách sử dụng lựu trên da của bạn Việc sử dụng lựu trên da của bạn có thể liên quan đến các loại dầu và chất chiết xuất sẵn có thể sử dụng, cũng như nước ép và hạt từ trái cây thực tế. Thực hiện kiểm tra miếng dán da trước thời hạn để kiểm tra xem có thể nhạy cảm hay không. 4.1. Mặt nạ Bạn có thể tạo mặt nạ tẩy tế bào chết từ hạt lựu đã nghiền. Đảm bảo rằng bạn xoa bóp sản phẩm vào da mà không chà xát vì điều này sẽ dẫn đến kích ứng. Bạn có thể tẩy tế bào chết cho da một hoặc hai lần một tuần để loại bỏ các tế bào da chết. 4.2. Dầu hạt lựu Dầu hạt lựu thường được sử dụng làm huyết thanh. Chúng được áp dụng sau khi làm sạch da và thoa nước hoa hồng trước khi dưỡng ẩm. Mát xa da của bạn hai lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. 4.3. Tinh dầu lựu Tinh dầu mạnh hơn chiết xuất, và chúng phải được pha loãng với dầu vận chuyển trước. Do sức mạnh của chúng, các loại tinh dầu như tinh dầu chiết xuất từ ​​quả lựu chỉ được sử dụng làm phương pháp điều trị tại chỗ. 4.3. Thuốc bổ sung Pomegranate cũng có sẵn ở dạng viên nang và viên nén có chiết xuất từ ​​trái lựu. Thay vì bôi ngoài da tại chỗ, những chất bổ sung này được dùng bằng đường uống. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng và đảm bảo uống các chất bổ sung theo chỉ dẫn.Tóm lại, lựu có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da của bạn, nhưng có những hạn chế đối với những gì siêu thực phẩm như loại trái cây này có thể làm được. Điều quan trọng hơn là tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể. Điều này bao gồm lựu, nhưng bạn cũng nên xem xét các nguồn giàu chất chống oxy hóa khác để cân bằng chế độ ăn uống của mình, bao gồm quả mọng, rau xanh và trà.Nếu bạn đang tìm cách sử dụng lựu tại chỗ, có rất nhiều sản phẩm dành cho da có chứa các chất chiết xuất từ ​​trái cây này. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại dầu và chiết xuất từ ​​quả lựu như phương pháp điều trị tại chỗ. Gặp bác sĩ da liễu nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào phát triển. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kinh-nguyet-khong-deu-van-co-thai-vi-sao-vi
Kinh nguyệt không đều vẫn có thai, vì sao?
Kinh nguyệt không đều là một vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ, có thể do rất nhiều yếu tố gây ra. Phụ nữ mắc phải tình trạng kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh là tại sao? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau. 1. Thế nào là kinh nguyệt không đều là gì? Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bình thường dao động từ 25 đến 35 ngày và trung bình trong khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, nếu như độ dài chu kỳ kinh nguyệt thay đổi liên tục, chẳng hạn như bạn thường hành kinh sớm hơn 25 ngày hoặc muộn hơn 35 ngày, thậm chí là mất kinh nguyệt trên 6 tuần thì có thể coi đây là tình trạng kinh nguyệt không đều.Một số nguyên nhân phổ biến gây ra kinh nguyệt không đều bao gồm:Kinh nguyệt không đều do bạn đang trong giai đoạn mới dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Điều này thường sẽ ổn định hơn sau dậy thì hoặc mất hẳn kinh sau khi bạn đã mãn kinh.Tránh thai bằng các phương pháp nội tiết tố, có thể bao gồm uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai...Giảm cân quá mức trong thời gian ngắn hoặc thừa cân, béo phì.Tập thể dục cường độ cao và bạn không nghỉ ngơi hợp lý.Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực quá mức hoặc bị trầm cảm.Kinh nguyệt không đều do mắc bệnh lý nào đó, hay gặp nhất là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh lý tuyến giáp.Viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung...là những nguyên nhân có thể khiến bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.Hầu hết, các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều là có thể cải thiện được bằng các biện pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý. 2. Kinh nguyệt không đều có khả năng mang thai không? Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng tới quá trình mang thai, điều này có thể khác nhau tùy vào từng nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Đặc biệt, đối với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì việc có thai gặp khó khăn hơn so với các nguyên nhân khác.Kinh nguyệt không đều có thai được không là điều mà rất nhiều chị em thắc mắc. Kinh nguyệt không đều có nghĩa là trứng rụng không đều, do vẫn có sự phóng noãn (rụng trứng) cho nên có thể vẫn có sự thụ thai xảy ra. Nhưng nếu bạn thường xuyên có những chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng thì việc thụ thai gặp khó khăn hơn, có thể dẫn tới vô sinh nữ.Như vậy, kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai, nhưng một số trường hợp có thể gây khó mang thai và có nguy cơ vô sinh. Vì vậy, nếu bạn đang bị kinh nguyệt không đều và mong muốn có con thì nên thăm khám để được điều trị phù hợp nhất. 3. Vì sao kinh nguyệt không đều vẫn có thai? Để có thể thụ thai và mang thai thì cần có sự gặp gỡ của tinh trùng nam với trứng của phụ nữ. Như đã nói ở phần trên, phụ nữ kinh nguyệt không đều nhưng vẫn có thể rụng trứng (phóng noãn), khi buồng trứng của phụ nữ phóng thích trứng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng từ 12 - 24 giờ, trong khoảng thời gian này nếu gặp tinh trùng của nam giới gặp được trứng trong tử cung thì có thể tạo thành hợp tử và người phụ nữ có thể mang thai.Ngày rụng trứng của người bị kinh nguyệt không đều cũng sẽ không cố định, nên nếu xác định ngày rụng trứng để dễ thụ thai sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng các biện pháp tránh thai đều thì bạn hoàn toàn có thể mang thai. Do đó, nếu như bạn chưa thực sự muốn có thai thì hãy đảm bảo việc sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn. 4. Những cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều Kinh nguyệt không đều nghĩa là bạn không rụng trứng thường xuyên, nó có thể làm giảm cơ hội mang thai của các chị em. Ngoài việc thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị và cải thiện khả năng sinh sản thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để tăng khả năng mang thai:Theo dõi sự rụng trứngKhi có kinh nguyệt không đều thì việc dự đoán ngày rụng trứng để giao hợp nhằm gia tăng cơ hội thụ thai sẽ khó khăn. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng que thử rụng trứng kết hợp với việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên các ứng dụng hoặc công cụ tính ngày rụng trứng online. Ngoài ra, một số triệu chứng báo hiệu cơ thể đang rụng trứng mà bạn có thể theo dõi như nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khoảng nửa độ, điều này thông báo bạn có thể sắp rụng trứng; Chất nhầy cổ tử cung nhiều hơn và đặc dính như lòng trắng trứng.Quan hệ tình dục đều đặn hơnTinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ khoảng 5 ngày, cho nên việc quan hệ tình dục thường xuyên cũng là cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều. Vì khó xác định thời điểm rụng trứng nên nếu bạn muốn có con hãy quan hệ ít nhất mỗi 2 – 3 ngày một lần, điều này sẽ làm tăng cơ hội tinh trùng gặp trứng.Duy trì mức cân nặng hợp lýTình trạng thừa cân hay thiếu cân đều có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố và gây gián đoạn quá trình rụng trứng, làm giảm cơ hội thụ thai. Do đó, nếu bạn đang sụt cân nhiều hoặc bị thừa cân, béo phì thì hãy thay đổi cân nặng của mình trước khi muốn có thai.Duy trì một thói quen sống lành mạnhViệc sống lành mạnh là chưa đủ để giải quyết vấn đề mang thai, nhưng lối sống lành mạnh vẫn có thể giúp ích trong việc tăng cơ hội mang thai và có thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Bạn nên bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, tránh xa nguồn khói thuốc lá, hạn chế tiêu thụ caffeine. Cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày; tăng cường hoạt động ở mức vừa phải.Ăn uống lành mạnh, đủ chấtMặc dù không có chế độ ăn đặc biệt dành riêng cho những người kinh nguyệt không đều, nhưng để giúp tăng quá trình thụ thai thì vẫn có một số thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp bạn cải thiện khả năng sinh sản. Vì vậy, việc bạn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách tăng cơ hội thụ thai khi có kinh nguyệt không đều.Theo đó, để tăng cơ hội mang thai thì bạn cần đảm bảo mình nhận đầy đủ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm như trái cây, rau củ, các loại cá, thịt nạc, trứng, các loại hạt, sữa, các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh... Ngoài ra, hãy chú ý tới những thực phẩm có nhiều vitamin B8, vì loại vitamin này làm tăng khả năng mang thai cho bạn.Kiểm soát căng thẳngCăng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và làm cho phụ nữ khó thụ thai hơn. Tình trạng căng thẳng trong thời gian dài có thể gây trì hoãn quá trình rụng trứng, thậm chí là gây vô kinh (không có kinh trong hơn 6 tháng).Nếu bạn thấy mình đang quá căng thẳng thì điều quan trọng trước tiên là cần tìm cách quản lý căng thẳng một cách hiệu quả. Một số phương pháp có thể bao gồm như ngồi thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc, ăn những món cải thiện tâm trạng của bạn, đạp xe, đi bộ... Khi bạn cải thiện được các vấn đề tâm lý thì đa số các trường hợp chu kỳ kinh nguyệt sẽ được điều hòa và giúp bạn dễ có thai hơn.Khám phụ khoa định kỳViêm nhiễm phụ khoa cũng là yếu tố khiến bạn dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn. Do đó, nên thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để được điều trị ổn định nếu có viêm nhiễm hay các vấn đề bệnh khác.Tóm lại, kinh nguyệt không đều có thể khiến bạn khó có con hơn và trong số rất ít trường hợp cũng gây ra vô sinh cho nữ giới. Nhưng đa số các trường hợp còn lại thì phụ nữ kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai. Do vậy, bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn và nếu muốn có thai hãy tham khảo các biện pháp tăng khả năng thụ thai mà Vinmec vừa chia sẻ trong bài viết trên.Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/hoa-chat-trong-thuoc-la-tan-pha-tung-ngoc-ngach-trong-co-the-ra-sao-20230206183330958.htm
20230206
Hóa chất trong thuốc lá tàn phá từng "ngóc ngách" trong cơ thể ra sao?
Với mỗi hơi thuốc, chúng ta cũng đồng thời đưa hàng nghìn hóa chất vào sâu trong cơ thể và tàn phá bất kỳ bộ phận nào mà chúng lan đến (Ảnh: Teded). Với 15,6 triệu người hút thuốc, Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc cao nhất. Mỗi năm Việt Nam có trên 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào 2030 nếu Việt Nam không phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả (gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm). Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách các hóa chất độc hại trong thuốc lá tàn phá từng ngóc ngách của cơ thể: Hóa chất trong thuốc lá tàn phá từng "ngóc ngách" trong cơ thể thế nào? (Nguồn video: Teded).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-bi-sot-co-nen-nam-dieu-hoa-khong-vi
Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Trẻ bị sốt vẫn có thể nằm điều hòa vì nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp đẩy lùi cơn sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý nguyên tắc khi cho bé nằm điều hòa để bảo vệ sức khỏe của trẻ. 1. Tác động của việc nằm điều hòa tới sức khỏe của trẻ Khi bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài nên các gia đình thường phải cho trẻ nằm phòng điều hòa. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc cần thiết để tránh những tác hại tới sức khỏe của trẻ. Việc lạm dụng điều hòa, sử dụng điều hòa không phù hợp sẽ dễ khiến bé mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi, đau họng,... nếu trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn. Bên cạnh đó, trẻ nằm lâu trong phòng có điều hòa cũng dễ bị khô da, mất nước cơ thể, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh về đường hô hấp.Dùng điều hòa không đúng cách dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,... ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu phụ huynh để trẻ dành quá nhiều thời gian trong phòng thay vì ra ngoài thì trẻ sẽ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm. Đồng thời, do không được vui chơi, chạy nhảy, trẻ tiêu hao ít năng lượng nên thường ăn không ngon miệng, bị biếng ăn. Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không? Theo các bác sĩ, trẻ bị sốt vẫn có thể nằm điều hòa bình thường vì điều hòa mang lại bầu không khí mát mẻ, dễ chịu, giúp bé thoải mái hơn. Điều hòa giúp luân chuyển không khí mát mẻ trong phòng, cho phép luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với bé, làm mát cho cơ thể trẻ đang sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tới một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé nằm điều hòa để giúp bé nghỉ ngơi tốt, mau chóng lành bệnh. Trẻ bị sốt có thể nằm điều hòa nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc sử dụng nhất định 3. Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng điều hòa cho trẻ bị sốt Trẻ em rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu quá nóng, bé dễ nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, trẻ dễ bị ho, viêm phế quản. Do đó, phụ huynh cần chú ý tới những nguyên tắc sau khi sử dụng điều hòa cho trẻ:3.1. Đảm bảo nhiệt độ điều hòa phù hợpThân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì trung tâm điều nhiệt, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện. Khi người lớn thấy nhiệt độ trong phòng vừa phải với mình thì có thể bé sẽ bị lạnh. Do vậy, cha mẹ chú ý là chỉ nên điều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt 27 - 29 độ C vì đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho bé. Duy trì mức nhiệt độ điều hòa lý tưởng cho trẻ 3.2. Không bật điều hòa 24/24Nếu bật điều hòa cả ngày thì không khí trong phòng có thể chuyển sang lạnh, bị tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày, phụ huynh nên tắt điều hòa tối thiểu 2 lần, mở tất cả các cửa phòng, dùng quạt xua hết không khí tù đọng ra ngoài. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa ánh nắng tự nhiên vào phòng càng nhiều càng tốt để không khí trong phòng được lưu thông, giúp trẻ bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn.3.3. Tuân thủ quy tắc 3 phútSự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài phòng điều hòa có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, làm tình trạng bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mỗi khi muốn đưa con ra ngoài phòng điều hòa, phụ huynh nên mở cửa trước đó khoảng 3 phút, cho bé đứng gần cửa để trẻ bé quen dần với luồng không khí từ bên ngoài, tránh sốc nhiệt.3.4. Không để gió điều hòa thổi thẳng vào chỗ ngủ của trẻKhi trẻ đang sốt, nếu quạt gió điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu,... thì bệnh của bé sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, dễ mắc thêm các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, đau họng, viêm phổi,... Vì vậy, phụ huynh nên đặt điều hòa ở trên cao, không hướng cánh cửa gió của điều hòa về phía trẻ nằm và không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Cha mẹ nên đặt tốc độ quạt gió thấp nhất, để ở chế độ quay để luân chuyển không khí trong phòng.3.5. Vệ sinh kỹ điều hòa và phòng ởSau một mùa đông dài, khi bật điều hòa trở lại người dùng cần vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bụi trong tấm lưới lọc,... để tránh nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú trong máy gây hại cho hệ hô hấp của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần vệ sinh, lau dọn phòng bật điều hòa thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh trong không khí. Đồng thời, vì sử dụng điều hòa sẽ làm khô không khí nên phụ huynh có thể mang vào phòng một chậu nước hoặc dùng máy phun sương, máy tạo độ ẩm,... để cân bằng điều kiện không khí trong phòng. Vệ sinh kỹ điều hòa để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh trong đó 3.6. Một số lưu ý quan trọng khácNgoài việc chú ý tới cách sử dụng điều hòa, cha mẹ cũng cần để ý tới sức khỏe của bé và thực hiện theo hướng dẫn sau:Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé để giữ độ ẩm cần thiết cho cơ thể, tránh khô mũi.Cho con uống nhiều nước. Với trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.Khi trẻ ngủ, cha mẹ nên đắp cho bé một tấm chăn mỏng, che kín vùng bụng để tránh tình trạng lỗ chân lông giãn nở nhiều dẫn tới cảm lạnh.Cho bé ăn những loại thức ăn mát, có tác dụng giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng như nước cam, nước chanh.Cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ làm từ vải cotton.Thay tã ướt thường xuyên, kịp thời để tránh lạnh cho bé.Nên bật quạt thông gió cho phòng khi sử dụng điều hòa.Nên cho trẻ ra ngoài trời vào buổi sáng sớm (6 – 7h sáng), khi nắng chưa gắt để trẻ tắm nắng, hít thở không khí trong lành tối thiểu 15 phút mỗi ngày.Không quá lạm dụng điều hòa, chỉ nên bật khi thời tiết oi bức.Khi trẻ đi ngoài trời nóng về, cần lau sạch mồ hôi, nghỉ tối thiểu 3 phút trước khi vào phòng điều hòa.Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt. Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-uong-nhieu-ruou-gay-viem-tuy-cap-vi
Tại sao uống nhiều rượu gây viêm tụy cấp?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Trong những năm gần đây, rượu đang trở thành nguyên nhân chính gây ra viêm tụy cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tụy cấp có thể gây chảy máu, tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng và u nang. 1. Viêm tụy cấp do uống nhiều rượu Tuyến tụy là tuyến lớn nằm phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non. Tuyến tụy có 2 nhiệm vụ chính: Thứ nhất giải phóng các enzyme tiêu hóa mạnh mẽ vào ruột non để giúp bạn tiêu hóa thức ăn, thứ hai là giải phóng insulin và glucagon vào máu. Những hormone này giúp cơ thể kiểm soát cách sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng. Tuyến tụy có thể bị tổn thương khi các enzyme tiêu hóa bắt đầu hoạt động trước khi tuyến tụy giải phóng chúng.Bên cạnh các nguyên nhân gây viêm tụy cấp như: nhiễm trùng, sỏi mật, thuốc, rối loạn chuyển hóa, phẫu thuật, chấn thương... thì uống nhiều rượu đang dần trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.Nguyên nhân là do rượu có thể gây hẹp các ống nhỏ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy, đưa đến tắc nghẽn, cuối cùng gây ra viêm tụy cấp. Những người uống rượu nhiều rượu trong một thời gian dài sẽ gây viêm tụy mãn tính. Một đợt viêm tụy cấp cũng có thể xảy ra sau 1 lần uống nhiều rượu hoặc sau một bữa ăn thịnh soạn mà nhiều người thường nhầm tưởng do ngộ độc thực phẩm hoặc xuất huyết tiêu hóa.Viêm tụy cấp tính là tình trạng viêm đột ngột kéo dài trong một thời gian ngắn. Nó bao gồm các triệu chứng từ khó chịu nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị đúng. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm tụy cấp có thể gây chảy máu, tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng và u nang. Viêm tụy nặng cũng có thể gây hại cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.Các triệu chứng viêm tụy cấp tính như:SốtNhịp tim cao hơnBuồn nôn và ói mửaBụng sưng và đau. Đau ở phần trên của bụng đi vào lưng của bạn, khi ăn có thể làm bụng đau hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo.Viêm tụy mãn tính là viêm kéo dài. Tình trạng này thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp. Một nguyên nhân khác gây viêm tụy mãn tính là uống nhiều rượu trong một thời gian dài. Tổn thương cho tuyến tụy do sử dụng rượu nặng có thể không gây ra các triệu chứng trong nhiều năm, nhưng sau đó bạn có thể đột nhiên có các triệu chứng viêm tụy nghiêm trọng.Các triệu chứng của viêm tụy mãn tính tương tự như viêm tụy cấp như:Đau liên tục ở bụng trên tỏa ra lưng của bạnTiêu chảy và giảm cân vì tuyến tụy không giải phóng đủ enzyme để phá vỡ thức ănĐau bụng và nôn Đau bụng và nôn là những triệu chứng của viêm tụy mãn tính cũng như viêm tụy cấp tính Trong khoảng 20% đến 30% các trường hợp, nguyên nhân của viêm tụy mãn tính là không rõ. Những người bị viêm tụy mãn tính thường là nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi.Viêm tụy có thể có các biến chứng nặng, bao gồm:Bệnh tiểu đường nếu có tổn thương đến các tế bào sản xuất insulinNhiễm trùng tuyến tụySuy thậnSuy dinh dưỡng nếu cơ thể có thể nhận đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn vì thiếu enzyme tiêu hóaNếu bị viêm tụy mãn tính, người bệnh cần nhiều phương pháp điều trị hơn, bao gồm:Insulin để điều trị bệnh tiểu đườngThuốc giảm đauEnzyme tụy giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng từ thức ănPhẫu thuật hoặc các thủ tục để giảm đau, giúp dẫn lưu hoặc điều trị tắc nghẽn 2. Chẩn đoán viêm tụy cấp tính Để chẩn đoán viêm tụy cấp tính, bác sĩ sẽ kiểm tra máu của người bệnh để đo hai loại enzyme tiêu hóa: amylase và lipase. Mức độ cao của hai loại enzyme này có nghĩa là bạn có thể bị viêm tụy cấp.Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:Kiểm tra chức năng tuyến tụy để tìm hiểu xem tuyến tụy của bạn đang sản xuất đúng lượng enzyme tiêu hóaSiêu âm, CT scan và MRI, tạo ra hình ảnh của tuyến tụy của bạnERCP, trong đó bác sĩ sử dụng một ống dài có camera ở đầu để xem xét các ống tuyến tụy và mật của bạnSinh thiết, trong đó bác sĩ sử dụng kim để lấy một mảnh mô nhỏ từ tuyến tụy sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vị.Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra máu và phân của người bệnh để xác nhận chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm dung nạp glucose để đo lường thiệt hại cho các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin.Các phương pháp điều trị phổ biến như:Kháng sinh nếu tuyến tụy của người bệnh bị nhiễm trùngTruyền dịch tĩnh mạch (IV), được truyền qua kimChế độ ăn ít chất béo hoặc ăn chay. Bệnh nhân có thể cần phải ngừng ăn để tuyến tụy của bạn có thể phục hồi. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ nhận được dinh dưỡng thông qua một ống cho ăn.Thuốc giảm đauNếu trường hợp của bạn nặng hơn, việc điều trị có thể bao gồm:ERCP để lấy sỏi mật nếu bệnh nhân đang chặn ống mật hoặc ống tụy .Phẫu thuật túi mật nếu sỏi mật là nguyên nhân gây ra viêm tụy.Phẫu thuật tuyến tụy để làm sạch chất lỏng hoặc mô chết hoặc bị bệnh. 3. Phòng ngừa viêm tụy cấp tính Ngừng hút thuốc bên cạnh việc ngừng uống rượu để phòng ngừa viên tụy cấp tính Nguồn: Webmd.com; Mayoclinic.org Hướng dẫn sơ cứu ngộ độc rượu
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sot-viem-hong-o-nguoi-lon-khac-gi-voi-sot-viem-hong-o-tre-nho-vi
Sốt viêm họng ở người lớn khác gì với sốt viêm họng ở trẻ nhỏ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và sốt viêm họng ở người lớn có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể sốt vừa hoặc sốt cao. Xử trí khi sốt viêm họng tốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh. 1. Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và sốt viêm họng ở người lớn Viêm họng là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Viêm họng có thể xảy ra riêng biệt hoặc xuất hiện đồng thời với viêm amidan, viêm VA, viêm mũi, viêm xoang,...Nguyên nhân gây viêm họng có thể do virus hoặc vi khuẩn:● Các virus thường gặp là Adenovirus, virus cúm, sởi,...● Các vi khuẩn thường gặp là liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng,...Các nguyên nhân khác như khói thuốc lá, bụi bẩn, dị ứng mạn tính, môi trường sống không trong sạch, nhiệt độ phòng ngủ không phù hợp cũng có thể gây viêm họng, đặc biệt ở trẻ em.Sốt là một triệu chứng của viêm họng cấp. Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và sốt viêm họng ở người lớn có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể sốt vừa 38-39 độ hoặc có thể sốt cao. Các triệu chứng đi kèm với sốt là cảm giác ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi, chán ăn. Họng đau khi nuốt, kể cả nuốt chất lỏng, cảm giác đau nhói lên tai khi nuốt, có thể có ho từng cơn, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng đau,... Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, trẻ có thể có dấu hiệu bú ít, bỏ bú, há miệng khi ngủ, khó chịu, bứt rứt, khó ngủ. Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ cùng với dấu hiệu đau vùng họng, chán ăn, dễ làm cha mẹ nhầm tưởng với những dấu hiệu khi trẻ mọc răng. Sốt có thể kèm theo ớn lạnh và đau nhức toàn thân 2. Xử lý khi sốt viêm họng 2.1. Xử lý sốt viêm họng ở trẻ nhỏKhi trẻ có triệu chứng sốt viêm họng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ sốt và cho trẻ sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.Điều đặc biệt lưu ý khi chăm sóc cho trẻ tại nhà là cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống nhiều nước, chườm hạ nhiệt bằng nước ấm, lau người khi trẻ ra nhiều mồ hôi. Chú ý giữ ấm vùng mũi, cổ họng và ngực của trẻ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên hơn.Nếu dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nhưng sau 24-48 giờ, các triệu chứng vẫn không cải thiện, cần cho trẻ nhập viện để theo dõi và điều trị.2.2. Xử lý sốt viêm họng ở người lớnViêm họng là một bệnh rất thường gặp và dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm họng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, dù có là một người trưởng thành khỏe mạnh, khi bị sốt viêm họng cũng không được chủ quan với bệnh.Khi có triệu chứng sốt viêm họng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị từ sớm. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng giảm. Khi sử dụng thuốc trong một vài ngày mà tình trạng viêm họng không cải thiện, người bệnh nên tái khám lại. Bác sĩ có thể xem xét tăng liều lượng kháng sinh, đổi thuốc hoặc phối hợp thuốc.Trong thời gian điều trị, bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung các yếu tố vi lượng, sinh tố, vitamin,... để nhanh hồi phục. Người bệnh cần được nghỉ ngơi và có chế độ dnh dưỡng hợp lý 3. Những lưu ý khi sốt viêm họng Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus, sốt viêm họng và các triệu chứng khác của bệnh viêm họng sẽ tự khỏi sau khoảng 3-5 ngày.Nếu nguyên nhân bệnh do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu, bệnh thường kéo dài hơn và người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày và không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các biến chứng có thể xảy ra vào tuần thứ hai, thứ ba như: viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan, áp xe thành họng ở trẻ 1-2 tuổi, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi xoang cấp. Đặc biệt, nếu nguyên nhân viêm họng là liên cầu tan huyết có thể gây viêm thận, viêm khớp, viêm cơ tim, choáng nhiễm độc, nhiễm trùng huyết,... Đây là các biến chứng rất nguy hiểm, khó điều trị, đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh. Điều này nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị từ sớm sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Thực hiện một số biện pháp sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ bệnh viêm họng:● Vệ sinh tốt răng miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc họng bằng nước muối pha loãng. Khi có các bệnh răng miệng, mũi, xoang,... cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh lây lan gây viêm họng.● Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi.● Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh để không gây tổn thương niêm mạc họng.● Nếu sử dụng điều hòa trong phòng ngủ, giữ nhiệt độ ở mức mát mẻ, dễ chịu (khoảng 26-28 độ) không nên để nhiệt độ quá thấp. Nếu sử dụng quạt cho trẻ, trong thời gian đầu có thể mở quạt ở tốc độ lớn cho trẻ dễ ngủ, sau đó giảm tốc độ quạt, quạt phải luôn thay đổi hướng gió.● Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho trẻ em.● Dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động cơ thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, phòng chống tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị bệnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.BSCK II Nguyễn Văn Thái nguyên là Bác sĩ Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế với hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực Phẫu thuật Đầu cổ. Hiện là Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Phòng khám Liên Chuyên khoa thuộc Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ. Video đề xuất: Nội soi tai mũi họng, điều trị viêm họng XEM THÊM:Viêm họng - Khi nào là nguy hiểm?Chớ coi thường viêm họng cấpTìm hiểu về viêm họng dị ứng
https://suckhoedoisong.vn/bien-phap-dieu-tri-trieu-chung-tien-man-kinh-169240528222248254.htm
29-05-2024
Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh
Khi nào cần điều trị triệu chứng tiền mãn kinh ? Nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng ở thời kỳ tiền mãn kinh là do nồng độ estrogen và progesterone không ổn định. Buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dần ngưng tiết hai loại hormone này. Từ đó gây ra sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tất cả phụ nữ đều phải trải qua giai đoạn này. Với các trường hợp có triệu chứng nhẹ nhàng, thì sau vài tháng các triệu chứng sẽ qua đi mà không cần điều trị. Chỉ những trường hợp có triệu trứng bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi nhiều, mất ngủ, tăng cân, nám sạm da, thay đổi tâm trạng nặng nề, giảm ham muốn tình dục, loãng xương... một cách trầm trọng và kéo dài vài năm trở lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì cần điều trị các triệu chứng... Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh do bị thiếu hụt các hormone. Cách dùng thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh Các liệu pháp có thể sử dụng điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm: Thuốc giúp bổ sung canxi , vitamin D để dự phòng loãng xương; thực phẩm bổ sung thành phần phytoestrogen; thuốc chống trầm cảm (trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm); các thuốc có chứa hormone. Thuốc bổ sung canxi, vitamin D Phần lớn phụ nữ tiền mãn kinh phải đối mặt với nguy cơ cao bị loãng xương do thiếu hụt estrogen hoặc do quá trình hủy xương của cơ thể xảy ra nhanh hơn so với quá trình tái tạo. Do đó phụ nữ tuổi tiền mãn kinh cần bổ sung canxi, vitamin D. Lượng canxi khuyến nghị giai đoạn tiền mãn kinh là 1.000mg canxi, sau mãn kinh là 1.200mg canxi mỗi ngày. Hàm lượng này bao gồm tổng cộng lượng canxi từ chế độ ăn uống và các loại thuốc/thực phẩm bổ sung. Lưu ý: Không nên tiêu thụ quá 2.000mg canxi mỗi ngày. Lượng vitamin D hằng ngày được khuyến nghị là 15mcg đối với phụ nữ tiền mãn kinh; phụ nữ sau khi mãn kinh là 20mcg. Nếu bổ sung hàm lượng vitamin D thấp hơn sẽ không cho hiệu quả, trong khi liều cao vitamin D là tiềm ẩn khả năng gây độc, đặc biệt là nếu sử dụng vitamin D trong thời gian dài. Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh ĐỌC NGAY Thực phẩm bổ sung phytoestrogen Phytoestrogen có cấu trúc tương tự hormone estrogen, có trong nhiều loại thực vật, bao gồm đậu hũ, đậu nành và hạt lanh. Do đó mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với nữ giới tuổi tiền mãn kinh. Phytoestrogen có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng ngực chảy xệ, âm đạo giãn rộng, trao đổi chất kém... Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, phytoestrogen giúp giảm cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ kéo dài, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, có lợi cho sức khỏe tim mạch... Thuốc có chứa hormone Liệu pháp thay thế hormone (gồm 2 loại hormone là estrogen và progesterone) được dùng để làm giảm các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh. Estrogen là phương pháp điều trị hiệu quả giúp làm giảm các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh khác. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ sau không thể bổ sung estrogen: Người có tiền sử ung thư vú, bệnh mạch vành. Phụ nữ có một biến cố về huyết khối tĩnh mạch trước đó hoặc đột quỵ. Người có bệnh gan đang hoạt động. Có tình trạng chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua. Thuốc chống trầm cảm Các thuốc paroxetine, venlafaxine, desvenlafaxine, citalopram... là những thuốc được dùng để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên các thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, mặc dù không hiệu quả như estrogen. Trường hợp không dùng được liệu pháp hormone, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm để điều trị. Bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh Các thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh có thể mang lại hiệu quả nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi uống thuốc, chị em cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc uống thuốc phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như bệnh mắc kèm theo và các nguy cơ khác... Tùy trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có hướng dẫn riêng nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu giai đoạn tiền mãn kinh một cách hiệu quả và an toàn. Đặc biệt với việc bổ sung estrogen cần hết sức chú ý. Nếu tự ý dùng estrogen, đặc biệt là đường uống, chị em có thể đối mặt với các yếu tố: Tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim; đột quỵ; xuất hiện huyết khối tĩnh mạch; quá sản niêm mạc tử cung; nguy cơ mắc ung thư vú… Do đó chị em chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài dùng thuốc, thực phẩm bổ sung, phụ nữ giai đoạn này cần tích cực hơn trong luyện tập thể lực. Hoạt động thể chất giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, ngăn tăng cân, cải thiện giấc ngủ, giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng tâm lý uể oải. Nên tập thể dục từ 30 phút trở lên mỗi ngày. Trường hợp không tập thể dục có thể lựa chọn phương pháp yoga, thiền... cũng hữu ích trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn giảm chất béo, giàu chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc cà phê. Mời độc giả xem thêm video: Phụ nữ tiền mãn kinh cần biết: 4 yếu tố chính gây giảm ham muốn tình dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-cau-rang-su-co-bi-tieu-xuong-khong-vi
Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
Làm cầu răng sứ là một trong những lựa chọn phổ biến trong việc khôi phục lại hàm răng đã bị mất trong các ca chỉnh nha. Vậy làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? 1. Ưu điểm của việc làm cầu răng sứ Trong lĩnh vực chỉnh nha, cầu răng sứ được nhiều người lựa chọn, vì các lý do sau:Chi phí thực hiện tương đối phù hợp, so với chi phí của việc cấy ghép implant và niềng răng thì chi phí làm cầu răng sứ rẻ hơn rất nhiều.Khả năng khôi phục độ nhai của răng sau khi làm cầu răng sứ tương đối cao. Ước tính khả năng nhai sẽ khôi phục khoảng 70%Việc làm cầu răng sứ sẽ không gây ảnh hưởng đến vấn đề phát âm sau khi thực hiện ghép cầu răng.Thời gian phục hồi sau khi làm cầu răng sứ tương đối nhanh, mất khoảng 2 đến 4 ngày.Làm cầu răng sứ có thể mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho khuôn hàm của người bị mất răng.Làm cầu răng sứ có thể hạn chế khả năng răng bị xô lệch sau khi chỉnh nha. 2. Nhược điểm của việc làm cầu răng sứ Việc làm cầu răng sứ cũng có thể gây ra các vấn đề răng miệng như sau:Có thể xảy ra hiện tượng tụt nướu và tiêu xương hàm khi làm cầu răng sứ.Cơ chế của cầu răng sứ là tạo thành một cầu răng có chứa các răng giả bằng sứ. Vì vậy, để tiến hành đưa cầu răng vào miệng thì các nha sĩ phải mài ít nhất 2 răng bên cạnh để làm trụ răng, do đó có thể phải thay cầu răng mới khi răng trụ không đủ khỏeGây mất thẩm mỹ sau một thời gian làm cầu răng sứ do hiện tượng tụt nướu xảy raKhông được áp dụng làm cầu răng sứ đối với những trường hợp mất răng số 7 và số 8Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể bị mảng bám và mất vệ sinh vùng răng miệngNếu chất lượng sứ không đảm bảo cũng có thể gây ra hiện tượng nướu bị kích ứng và tiêu biến xương hàm khi làm cầu răng sứ. 3. Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Việc tiêu xương hàm sau khi làm cầu răng sứ do cơ chế hoạt động của xương hàm là cần được kích thích thường xuyên thông qua hoạt động nhai của răng. Nếu như răng của chúng ta mất đi hoặc làm cầu răng sứ thì vô tình cử động nhai của răng sẽ không kích thích lên xương và làm cho xương bị tiêu biến cả về chiều rộng và chiều sâu.Việc tiêu biến xương quai hàm sẽ làm cho nướu bị tụt nên có thể gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Quá trình xương hàm bị tiêu biến có thể xảy ra sau khi làm cầu răng khoảng 6 tháng và tình trạng này sẽ trầm trọng hơn sau tầm 2 năm chỉnh nha.Cách khắc phục tình trạng xương hàm tiêu biến đó là thực hiện phương pháp implant, vì để thay thế răng đã bị biến mất. Cơ chế của việc cấy ghép Implant là trụ răng được làm cho từng răng đã bị mất nên không cần phải mài răng bên cạnh để làm cầu. Vì vậy, khả năng nhai của răng vẫn sẽ được khôi phục đáng kể và không gây ra tình trạng xương hàm bị tiêu biến.
https://suckhoedoisong.vn/2-nam-tu-chua-soi-than-bang-thuoc-nam-nguoi-benh-hong-than-169230803095420476.htm
04-08-2023
Hỏng thận do tự chữa sỏi thận bằng thuốc nam
1. Mất chức năng thận, nguy cơ ghép thận do tự ý chữa sỏi thận bằng thuốc nam tại nhà ‏Mới đây, tại Bệnh viện 19-8 tiếp nhận bệnh nhân T.V.T. (56 tuổi, Hà Nam) trong tình trạng mất chức năng thận và phải điều trị thay thế thận suy bằng kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể, nguy cơ phải ghép thận. Khai thác tiền sử, bệnh nhân T. cho biết, thấy có biểu hiện đau tức mạn sườn phải, cơn đau lan ra sau lưng. Đi khám bệnh nhân được phát hiện có sỏi thận, có chỉ định nhập viện điều trị. Nhưng theo lời mách bảo của người thân trong gia đình, bệnh nhân tự dùng thuốc nam trong hơn 2 năm. Tình trạng không thuyên giảm, người bệnh quay lại nhập viện trong tình trạng sỏi thận phải, sỏi niệu quản trái, giãn thận độ IV. Đây là giai đoạn vô cùngnguy hiểmcủa suythận, làm mất chức năng thận, vỡ thận... có nguy cơ tử vong. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BSCKII Trịnh Hùng, Phó Trưởng khoa Nội Thận Khớp, Bệnh viện 19-8 cho biết, rất đáng tiếc cho bệnh nhân T. Nếu nhập viện điều trị đúng chỉ định ban đầu, sức khỏe bệnh nhân có thể hoàn toàn hồi phục, bình thường... nhưng giờ thì nguy cơ ghép thận là hiện hữu. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp không tuân theo chỉ định của bác sĩ, tự ý dùng thuốc nam gây tai biến, và đây là một tai biến rất nặng. ‏‏ ‏Ảnh chụp của bệnh nhân do bệnh viện cung cấp. ‏‏Theo BSCKII Trịnh Hùng, hiện nay số người mắcsỏi tiết niệutại Việt Nam khá cao, trong đó 40% trường hợp làsỏi thận. ‏Có nhiều phương pháp có thểđiều trị sỏi thậnhiệu quả. Tuy nhiên, đối với những trường hợp điều trị không đúng phương pháp có thể dẫn tới nhiều biến chứng cấp tính như bít tắc đường niệu,suy thận cấphoặcnhiễm khuẩn tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ tái phát nhiều lần, nhiễm khuẩn huyết, shock nhiễm khuẩn hoặcsuy thận mạn. Kết quả cuối cùng có thể dẫn đến mất chức năng, phải cắt bỏ thận rất đáng tiếc.‏ ‏ 2. Cách điều trị sỏi thận ‏Tùy thuộc vào kích thước, vị trí, biến chứng của sỏi mà có thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.‏ 2.1. Điều trị nội khoa ‏Điều trị nội khoa thường được chỉ định đối với những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (thường là dưới 10mm), sỏi ở vị trí dễ đào thải ra ngoài qua đường tự nhiên, sỏi có hình thái trơn láng và chưa gây ra biến chứng như bít tắc đường niệu, tiểu máu kéo dài hay suy giảm chức năng thận. Các thuốc dùng trong bệnh sỏi thận bao gồm: ‏ ‏- Thuốc hòa tan sỏi theo bản chất của sỏi: ‏ ‏Sỏi oxalat có thể sử dụng: Thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase (methazolamide, fonurit, acetazolamid...); thuốc lợi tiểu thiazid... Không tự ý sử dụng thuốc vì các nguy cơ rối loạn điện giải và rối loạn nhịp tim .‏ ‏Sỏi urat : Thường sử dụng potassium citrate và natri bicarbonat để kiềm hóa nước tiểu, allopurinol và febuxostat để kiểm soát nồng độ acid uric máu và niệu... Tác dụng phụ có thể gặp là nôn, buồn nôn, đau bụng, phát ban...‏ ‏Sỏi cystine : Thuốc penicillamine, alpha-mercaptopropionylglycine... để giảm nồng độ cystine trong nước tiểu. Cần chú ý là thuốc phải uống cùng với nhiều nước. Một số tác dụng phụ có thể gặp như phát ban, tiểu máu, buồn nôn...‏ ‏- Thuốc điều trị các biến chứng : ‏ ‏Thuốc giảm đau không steroid: Tiêm tĩnh mạch diclofenac (voltaren ống 75mg). Một số trường hợp không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng morphin.‏ ‏Thuốc cầm máu: Thường dùng tranexamic acid‏ ‏Thuốc giãn cơ trơn: Tiêm tĩnh mạch buscopan, drotaverin,…‏ ‏Kháng sinh: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, thường được sử dụng nhiều là kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như cephalosporin thế hệ 3, quinolon và các aminosid. Nếu bệnh nhân bị suy thận thì tùy theo mức độ suy thận để thay đổi liều lượng, tránh dùng aminosid.‏ ‏- Thuốc hỗ trợ đào thải sỏi : ‏ ‏Thuốc chẹn alpha giao cảm: Tamsulosin, alfuzosin... Tác dụng phụ hay gặp là chóng mặt, hạ huyết áp, buồn nôn...‏ ‏Thuốc chẹn kênh calci: Nifedipin giúp giãn cơ trơn, tăng khả năng tống sỏi. Đây là nhóm thuốc có tác dụng chính để hạ huyết áp, vì vậy khi sử dụng cần lưu ý nguy cơ tụt huyết áp do thuốc.‏ ‏Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí phải cắt bỏ thận. ‏ 2.2. Điều trị ngoại khoa ‏Điều trị ngoại khoa có nhiều phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da , nội soi tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi . ‏Bệnh nhân được chỉ định tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi trong các trường hợp sỏi có kích thước lớn thường > 10mm, hình thái xù xì, có biến chứng như tắc đường niệu, tiểu máu, suy giảm chức năng thận…‏ 3. Một số lưu ý cho người bệnh sỏi thận trong sinh hoạt và ăn uống ‏Theo BSCKII Trịnh Hùng, người bệnh sỏi thận cần lưu ý một số yếu tố sau: ‏ ‏ Uống đủ nước 2 - 3 lít/ngày‏ ‏Chế độ ăn nhiều chất xơ và rau, giảm đạm 0.8-1g/kg/ngày, giảm muối 4-5g/ngày‏ ‏Tránh bổ sung quá nhiều vitamin C, calci 1-1.2g/ngày‏ ‏Duy trì các hoạt động thể lực, BMI 18-25, tránh stress… Chúng ta cần thực hiện khám bệnh định kỳ và khi phát hiện sỏi thận cần được trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh, được thăm khám và tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như phương pháp điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tránh tự ý điều trị mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ khiến bệnh nặng thêm, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị về sau, BSCKII Trịnh Hùng khuyến cáo. Người bệnh suy thận mạn cần lưu ý gì trong điều trị? SKĐS - Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, suy thận mạn có thể dẫn đến những biến chứng không hồi phục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng. Vậy người bệnh suy thận mạn cần lưu ý điều gì? ‏ Mời bạn đọc xem tiếp video: Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm, Người Bệnh Có Nên Nhịn Ăn? | SKĐS Minh Tâm Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-dau-dau-va-buon-non-vi
Nguyên nhân gây đau đầu và buồn nôn?
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Dấu hiệu mang thai sớm, căng thẳng và lo lắng là một trong những nguyên nhân hay đau đầu và buồn nôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần phải nhận biết tình huống khẩn cấp để nhận sự trợ giúp y tế kịp thời. 1. Tổng quan Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày và muốn nôn cũng như dấu hiệu báo trước cho việc nôn ra chất chứa trong dạ dày. Buồn nôn thường do nhiều nguyên nhân gây ra và thường có thể được ngăn ngừa.Cơn đau đầu là tình trạng đau, khó chịu xảy ra trong hoặc xung quanh đầu của bạn, bao gồm cả da đầu, xoang và cổ.Đau đầu và buồn nôn đôi khi xảy ra cùng nhau. Trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Vì vậy bạn cần phải nhận biết tình huống khẩn cấp để nhận sự trợ giúp y tế kịp thời. 2. Nguyên nhân hay đau đầu và buồn nôn? Nhiều người thường thắc “vì sao bị đau đầu buồn nôn”. Đau nửa đầu là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu và buồn nôn. Ngoài đau đầu và buồn nôn, chứng đau nửa đầu có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng. Các tình trạng khác liên quan đến đau đầu và buồn nôn bao gồm:Mất nước và lượng đường trong máu thấp.Căng thẳng hoặc lo lắngNgộ độc và dị ứng thực phẩmHuyết áp caoNhiễm toan ceton do đái tháo đườngBan đỏ, viêm họng hạtCơn mê sảng cai rượuMang thai sớm cũng là nguyên nhân hay đau đầu và buồn nônNhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc cúmNhiễm trùng não, vỡ xương sọSốt ve Colorado, sốt rétXơ cứng động mạch thậnBại liệt, bệnh ThanVirus Ebola, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, sốt vàngBệnh thận giai đoạn cuốiTiêu thụ quá nhiều caffeine, rượu hoặc nicotine cũng có thể bị đau đầu buồn nôn3. Khi nào bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế?Trong nhiều trường hợp, đau đầu nhẹ đến trung bình và buồn nôn sẽ tự biến mất theo thời gian. Ví dụ, hầu hết các trường hợp cảm lạnh thông thường và cúm tự khỏi mà không cần điều trị.Trong một số trường hợp, đau đầu và buồn nôn là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị đau đầu rất dữ dội hoặc nếu cơn đau đầu và buồn nôn của bạn tồi tệ hơn theo thời gian.Bạn cũng nên đi khám nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này kèm theo đau đầu và buồn nôn:Nói lắpLú lẫnChóng mặtCứng cổ và sốtNôn mửa trong hơn 24 giờKhông đi tiểu trong 8 giờ hoặc hơnMất ý thứcNếu bạn nghi ngờ mình cần được chăm sóc khẩn cấp, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Mang thai sớm là một trong những nguyên nhân hay đau đầu và buồn nôn 4. Điều trị buồn nôn và đau đầu như thế nào?Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân nhức đầu buồn nôn. Ví dụ, ngồi ở ghế trước của ô tô có thể làm giảm chứng say tàu xe. Say tàu xe cũng có thể được điều trị bằng các loại thuốc như dimenhydrinate (Dramamine), thuốc kháng histamine hoặc bằng cách tháo miếng dán scopolamine để giảm cơn say sóng.Dùng thuốc để giải quyết nguyên nhân cơ bản của buồn nôn cũng có thể hữu ích. Những ví dụ bao gồm thuốc giảm axit dạ dày đối với chứng GERD hoặc thuốc giảm đau cho những cơn đau đầu dữ dội.Giữ đủ nước có thể giúp giảm thiểu tình trạng mất nước sau khi cơn buồn nôn giảm bớt. Điều này bao gồm uống từng ngụm nhỏ, thường xuyên các chất lỏng trong suốt, chẳng hạn như nước hoặc đồ uống có chứa chất điện giải.Khi bạn bắt đầu làm quen lại thức ăn, sẽ hữu ích nếu bạn tuân theo chế độ ăn BRAT (chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng) cho đến khi dạ dày ổn định hơn.5. Làm thế nào để ngăn ngừa buồn nôn, đau đầu?Tránh các tác nhân gây buồn nôn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này. Các tác nhân bao gồm:Đèn nhấp nháy có thể gây ra các cơn đau nửa đầuNhiệt và độ ẩmNhững chuyến đi biểnMùi nước hoa và mùi nấu ănUống thuốc chống buồn nôn (scopolamine) trước khi bắt đầu một cuộc di chuyển xa bằng ô tô hoặc tàu tàu thuyền cũng có thể ngăn ngừa say tàu xe.Thay đổi thói quen ăn uống của bạn, chẳng hạn như ăn nhiều bữa nhỏ có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn. Tránh hoạt động thể chất cường độ cao sau bữa ăn cũng có thể giảm thiểu cảm giác buồn nôn. Tránh thức ăn cay, nhiều chất béo hoặc nhiều dầu mỡ cũng có thể hữu ích.Tóm lại, đau đầu và buồn nôn đôi khi xảy ra cùng nhau. Trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức. Vì vậy bạn cần phải nhận biết tình huống y tế khẩn cấp tiềm ẩn để nhận sự trợ giúp y tế kịp thời. Nguồn tham khảo:Headache FAQ. (n.d.). headaches.org/headache-faq/Mayo Clinic Staff. (2018). Hypoglycemia. mayoclinic.org/diseases-conditions/hypoglycemia/basics/complications/con-20021103Mayo Clinic Staff. (2018). Migraines. mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/home/ovc-20202432Mayo Clinic Staff. (2018). Nausea and vomiting. mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/definition/sym-20050736
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-cho-tre-em-gao-lut-thuong-xuyen-vi
Có nên cho trẻ em ăn gạo lứt thường xuyên?
Gạo lứt là loại hạt nguyên cám, vì giữ được phần mầm gạo nên nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cho bé ăn gạo lứt sẽ bổ sung được các dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh. 1. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật, là một loại ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gạo lứt là loại gạo chỉ được sơ chế một lần để loại bỏ lớp vỏ trấu ở bên ngoài, giữ nguyên tất cả những thành phần còn lại. Do đó, so với những loại gạo trắng được sử dụng thường ngày (trong quá trình chế biến đã bị loại bỏ lớp cám bổ dưỡng) thì gạo lứt giàu thành phần dinh dưỡng hơn. Vì phần mầm gạo (lớp cám) bên ngoài không bị mất đi nên cho bé ăn gạo lứt sẽ bổ sung trọn vẹn dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh.Về mặt dinh dưỡng, gạo lứt là một nguồn carbohydrate tuyệt vời để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Trong gạo lứt có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:Hàm lượng protein cao rất tốt đối với sự phát triển của cơ. Ngoài ra, các axit amin có trong gạo lứt rất tốt cho sự phát triển của khớp và dây chằng;Giàu tinh bột do đó gạo lứt cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp trẻ em vui chơi năng động mà không thấy mệt mỏi;Chất béo, đặc biệt là các axit béo cần thiết cho trẻ phát triển;Lượng chất xơ dồi dào giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón;Gạo lứt rất giàu các vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B5, B6, B9, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ;Giàu các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, mangan, magie, phốt pho, natri, kali, kẽm.Với giá trị dinh dưỡng dồi dào như trên, chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc “có nên cho trẻ em ăn gạo lứt” hay “trẻ em ăn gạo lứt có tốt không”. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng hoàn toàn có thể cho bé ăn gạo lứt trong các bữa ăn, kể cả là trẻ lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh lớn hơn 6 tháng tuổi, đang trong giai đoạn tập ăn dặm, bố mẹ cũng có thể dùng gạo lứt để nấu cháo cho trẻ. Đối với sức khỏe của trẻ, ăn dặm bằng gạo lứt có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:Chế độ ăn dặm bằng gạo lứt đa dạng thành phần dinh dưỡng, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng;Vì gạo lứt rất dễ tiêu hóa nên hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hoá vẫn chưa phát triển hoàn thiện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ đó hạn chế được nguy cơ rối loạn tiêu hóa cũng như dị ứng thức ăn trong thời kỳ mới bắt đầu ăn dặm.Chứa nhiều vitamin và khoáng chất tăng cường cho hệ miễn dịch;Với hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ nhỏ, gạo lứt không chỉ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và toàn diện mà còn hạn chế được tình trạng béo phì hoặc tăng cân quá mức. Đối với người lớn, gạo lứt được xếp vào loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đái tháo đường, giảm cholesterol máu và giảm nguy cơ ung thư. Hoàn toàn có thể cho bé ăn gạo lứt trong các bữa ăn 2. Vậy có nên cho bé ăn gạo lứt thường xuyên không? Vì gạo lứt chỉ loại bỏ mỗi lớp vỏ trấu bên ngoài nên tất cả các thành phần dinh dưỡng đều được giữ nguyên. Cho bé ăn gạo lứt là cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho bé. Nhưng cũng chính vì thế mà gạo lứt không thật sự hoàn toàn tốt đối với trẻ sơ sinh. Do đó có nên cho trẻ ăn gạo lứt thường xuyên hay không luôn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Câu trả lời là không nên, vì những lý do sau:Tất cả các loại gạo đều chứa asen (thạch tín), được biết đến như một chất bán kim loại độc hại và là chất gây ung thư. Asen có trong gạo hữu cơ và gạo lứt. Trên thực tế, gạo lứt có xu hướng có hàm lượng asen cao hơn bởi vì gạo lứt tích trữ asen trong lớp cám gạo (lớp bên ngoài được giữ nguyên cho gạo lứt thay vì loại bỏ trong quá trình xay xát để tạo ra gạo trắng).Trẻ em, đặc biệt là sơ sinh khi tiếp xúc với asen dễ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh. Hơn nữa, nếu trẻ em tiếp xúc thường xuyên với kim loại độc hại này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, đái tháo đường typ 2 và bệnh tim mạch.Để đảm bảo cho hệ tiêu hoá non nớt của trẻ nhỏ có thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất thì bố mẹ không nên cho bé ăn gạo lứt mỗi ngày. Thay vào đó nên cho bé ăn xen kẽ với gạo trắng. Vì cơ thể trẻ em không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng cùng một lúc, ngược lại việc tiêu thụ quá nhiều các chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ... Cho bé ăn gạo lứt là cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho bé 3. Cách chọn lựa và chế biến gạo lứt đúng Để đảm bảo giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt, cần biết cách lựa chọn và chế biến gạo lứt.3.1. Cách lựa chọn gạo lứt ngonKhông nên mua gạo lứt với số lượng lớn cùng một lúc vì nếu bảo quản không tốt gạo sẽ nhanh hỏng. Đồng thời cũng không nên mua gạo lứt đang đựng trong thùng ở các cửa hàng tạp hóa vì không biết được gạo đã để bao lâu. Tốt nhất nên mua những túi gạo lứt nhỏ vừa đủ ăn, đóng gói sẵn, có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì.Khi mua gạo lứt thì nên chọn mua những hạt mẩy đều, dài, không có quá nhiều hạt bị nát hay bị mẻ hay. Chọn gạo lứt còn mùi thơm, không bị ẩm mốc.3.2. Cách bảo quản gạo lứtChính vì gạo lứt có rất nhiều chất dinh dưỡng nên nếu không bảo quản tốt thì các dưỡng chất dễ dàng bị mất đi. Để đảm bảo các món ăn làm từ gạo lứt luôn thơm ngon và giàu dinh dưỡng thì cần lưu ý những điều sau:Sau khi mua về thì nên bảo quản gạo lứt còn nguyên hạt trong thùng kín có nắp đậy, vì gạo lứt có chất dầu xung quanh nên rất dễ bị hư nếu tiếp xúc với không khí. Đối với gạo lứt đã nghiền ra thành bột thì cần được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Do đó, tốt nhất là chỉ nên mua ít gạo lứt, để tránh tình trạng không bảo quản tốt khiến gạo lứt dễ bị ẩm mốc, mất chất.Không nên cho trẻ ăn gạo lứt đã bảo quản hơn 2 – 3 tháng vì rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.Điều kiện lý tưởng để bảo quản gạo lứt là trong hũ kín, ở nơi tối và mát mẻ. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể bảo quản từ 12 – 16 tháng, còn để trong tủ đông thì có thể giữ trong 2 năm.Sau khi nấu chín, nên cất cơm gạo lứt nguội vào tủ lạnh ngăn mát vì nếu để ở môi trường bên ngoài, vi khuẩn phát triển rất nhanh làm cơm bị hư. Tuy nhiên, thời gian bảo quản chỉ tối đa 4 ngày. Do đó tốt nhất là nên nấu vừa đủ ăn, nên bỏ đi nếu không dùng hết để tránh ôi thiu. Nếu bảo quản cơm gạo lứt vào tủ đông lạnh thì có thể giữ tối đa trong 6 tháng.3.3. Cách chế biến gạo lứtCách chế biến gạo lứt để giảm nguy cơ nhiễm asen:Vo gạo và ngâm gạo lứt càng lâu trong nước lọc và nước ngâm có nhiệt độ càng cao thì càng loại thải được nhiều asen.Sử dụng tỷ lệ 1 phần gạo với từ 6 đến 10 phần nước với khi đun sôi sẽ giúp làm giảm hàm lượng asen (cần phải đảm bảo bỏ hết lượng nước thừa sau khi nấu). Tuy nhiên việc cho nhiều nước như vậy sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt.Đối với trẻ nhỏ mới bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, bố mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với gạo lứt từ 2 – 3 lần/ tuần rồi tăng dần sau đó. Trong thời gian 6 – 7 tháng đầu, cho trẻ ăn chủ yếu cháo gạo lứt nấu loãng theo tỷ lệ 1/10. Vào những tháng tiếp theo, bố mẹ có thể kết hợp nấu gạo lứt với các thực phẩm dễ tiêu hóa như củ quả, rau xanh. Việc chế biến những món ăn ngon từ gạo lứt cũng là một cách hiệu quả để kích thích vị giác của trẻ. Gợi ý một số món ăn dặm từ gạo lứt là: cháo gạo lứt thịt bằm, cháo gạo lứt trứng gà, gạo lứt nấu với đậu xanh, gạo lứt nấu với bí ngô, gạo lứt với sữa.Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi, bố mẹ nên tăng dần độ thô của các món ăn nhưng vẫn ưu tiên nấu mềm thức ăn.Với hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ nhỏ, gạo lứt không chỉ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và toàn diện mà còn hạn chế được tình trạng béo phì hoặc tăng cân quá mức. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn gạo lứt thường xuyên, thay vào đó hãy cho bé ăn xen kẽ với gạo trắng. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://dantri.com.vn/suc-khoe/uu-diem-cua-coc-nguyet-san-20231018142648538.htm
20231018
Ưu điểm của cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san làm từ 100% silicone y tế là đủ an toàn? Nhiều thương hiệu cốc nguyệt san trên thị trường trong phân khúc giá từ 350.000 đồng đến 600.000 đồng, thường được sản xuất bởi vật liệu silicone y tế với những đặc điểm như: sản xuất trong môi trường vô khuẩn và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc lựa chọn 1 thương hiệu cốc nguyệt san không chỉ dừng lại ở loại vật liệu được sử dụng, quy trình và nhà máy sản xuất cũng sẽ quyết định chất lượng của một chiếc cốc đến tay người tiêu dùng. "Nếu như bạn nhận được một chiếc cốc nguyệt san không được kiểm soát kỹ về chất lượng với nhiều gờ, rìa thừa hay xước rỗ bề mặt thì đừng nghĩ tới việc đưa nó vào cơ thể nhé. Những chi tiết này sẽ có thể gây xước khi đưa cốc vào bên trong, dẫn đến viêm nhiễm và nhiều bệnh phụ khoa khác", đại diện đơn vị chia sẻ. "Cốc nguyệt san Lincup được sản xuất bởi Casco Bay Molding tại Hoa Kỳ với chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, được chứng nhận bởi FDA và cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam cam kết mang tới người tiêu dùng sản phẩm cốc nguyệt san chất lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe", đại diện Lincup cho biết. Cốc nguyệt san Lincup đạt chứng nhận FDA và được Bộ Y tế công nhận an toàn. Cốc nguyệt san càng mềm càng an toàn và dễ sử dụng? Bắt nguồn từ tâm lý e ngại và sợ đau trong lần đầu sử dụng cốc nguyệt san, các chị em thường có xu hướng chọn những chiếc cốc được quảng cáo là "siêu mềm" hay những sản phẩm cầm trên tay có cảm giác cực kỳ mềm dẻo. Thế nhưng, một chiếc cốc hoàn hảo cho bạn là một chiếc cốc kết hợp được sự mềm dẻo của thân cốc và sự dày dặn, đàn hồi ở viền cốc. Việc cốc nguyệt san sở hữu viền cốc có độ dày dặn, đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ bung mở tối đa khi đưa cốc vào cơ thể, từ đó giúp hứng trọn phần dịch chảy xuống. "Cốc nguyệt san Lincup còn có các lỗ giác hút ngay dưới viền cốc giúp cốc bám chắc vào thành âm đạo, tránh cốc bị xê dịch trong quá trình vận động", đại diện đơn vị chia sẻ. Các cách gấp cốc nguyệt san phổ biến hiện nay. Cốc nguyệt san có nguy cơ tụt sâu vào khoang bụng khi sử dụng? Đây là nỗi lo của nhiều chị em trong quá trình sử dụng cốc nguyệt san, thế nhưng điều này là không thể xảy ra. Chiếc cốc không thể tụt sâu vào bên trong bởi lẽ đã có thành cổ tử cung hoạt động như một cánh cửa giúp các vật lạ không bị trôi sâu vào tử cung. "Và nếu bạn đã có trải nghiệm này thì có thể cổ tử cung của bạn ở vị trí khá cao, những chiếc cốc có độ dài nhỉnh hơn một chút sẽ phù hợp với bạn, ví dụ như sản phẩm Cốc nguyệt san Lincup size 1. Bên cạnh đó cũng có những cô nàng sở hữu một cơ sàn chậu thấp, vị trí cổ tử cung thấp thì việc cắt bớt cuống cốc hoặc tìm cho mình 1 chiếc cốc nhỏ xinh, có chiều dài khiêm tốn như Lincup size 0 là cần thiết", đại diện Lincup cho biết. Nhân dịp 20/10, Lincup dành tặng khách hàng 2 món quà ý nghĩa khi mua cốc nguyệt san, đó là 1 hộp bột tiệt trùng vệ sinh Lincare - tiệt trùng vệ sinh cốc nguyệt san chỉ trong 10 phút và 1 gói bông tẩy trang (gói 222 miếng). Chi tiết chương trình xem tại: Fanpage: cốc nguyệt san lincup. Công ty TNHH Lingroup Global Địa chỉ: Số 254 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Hotline: 1900 636 598
https://suckhoedoisong.vn/4-dau-hieu-canh-bao-som-benh-ung-thu-vom-hong-ban-khong-nen-bo-qua-169220305154929165.htm
09-03-2022
Ung thư vòm họng: 4 dấu hiệu cảnh báo sớm và những điều cần lưu ý
Vậy nguyên nhân và những triệu chứng sớm của bệnh thực sự là gì để người bệnh chú ý đi khám, cách phòng bệnh như thế nào... Chuyên gia Tai Mũi Họng – ThS. BS. Vũ Văn Tiến( Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề này. Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng thay đổi tùy theo vị trí khối u và là các triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Về tên gọi, nhiều người vẫn nhầm là "vòng họng", trong khi đúng phải là "vòm họng". Đây là vị trí khá đặc biệt nên để quan sát được, các bác sĩ Tai Mũi Họng thường phải sử dụng thiết bị nội soi qua đường mũi. Do vòm họng có vị trí giải phẫu mật thiết với vùng nền sọ, tai và mũi nên những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng sẽ biểu hiện ở các cơ quan này. Theo hầu hết các nghiên cứu, 4 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng là: Đau đầu , chảy máu mũi , triệu chứng ở 1 bên tai và nổi hạch cổ. Do vòm họng có vị trí giải phẫu mật thiết với vùng nền sọ, tai và mũi nên những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng sẽ biểu hiện ở các cơ quan này. 1. Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vòm họng Đau đầu Bệnh nhân ung thư vòm họng thường đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt hoặc vùng thái dương, vùng đỉnh, đau âm ỉ. Tuy đây là dấu hiệu sớm nhưng đôi khi khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh. Theo một số nghiên cứu về bệnh nhân ung thư vòm họng với đau đầu là triệu chứng duy nhất, hầu hết các bệnh nhân đi khám chuyên khoa Thần kinh, được chẩn đoán đau đầu do căn nguyên mạch máu và thần kinh, chụp phim cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện tổn thương. Những bệnh nhân này được điều trị thuốc không đỡ, khám lại và chụp phim cộng hưởng từ (MRI) sọ não mới phát hiện tổn thương vòm xâm lấn nền sọ, kết hợp với chuyên khoa Tai Mũi Họng để nội soi sinh thiết khối u vòm chẩn đoán xác định bệnh. Ths. Bs Vũ Văn Tiến – Bệnh viện Đại học Y Chảy máu mũi Do vòm họng nằm phía sau khoang mũi, phía trên khoang họng miệng nên người bệnh ung thư vòm họng có thể chảy máu ra cửa mũi trước, hoặc chảy xuống họng phải khịt xuống và khạc ra ngoài. Các triệu chứng kèm theo có thể là ngạt mũi, chảy dịch mũi khiến cho người bệnh nghĩ chảy máu do viêm thông thường nên chủ quan. Khi tần suất nhiều hơn hoặc chảy máu khó tự cầm, người bệnh mới đi khám. Triệu chứng 1 bên tai Do vòm họng nối với tai qua vòi Eustachian nên khối ung thư vòm họng phát triển có thể làm tắc vòi và gây nên những khó chịu về tai. Người bệnh có thể than phiền có cảm giác đầy trong tai, ù tai kéo dài hoặc đau tai, nghe kém 1 bên. Ban đầu những triệu chứng xảy ra thoáng qua, có lúc tự hết rồi tái phát khiến người bệnh chưa chú ý, hoặc tự mua thuốc điều trị vì nghĩ bị viêm tai. Khi các triệu chứng tăng dần lên, ảnh hưởng đến sinh hoạt mới đi khám và phát hiện bệnh. Qua thăm khám nội soi Tai Mũi Họng, khối ung thư vòm họng nằm cùng bên với tai bị tổn thương, màng nhĩ có thể bị co kéo hoặc trong tai giữa có dịch. Nổi hạch cổ Hạch cổ điển hình của bệnh ung thư vòm họng thường thấy ở vùng sau góc hàm, thường cùng bên với khối u. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, sờ thấy mật độ chắc, ấn không đau, di động hạn chế dần, sau bị cố định dính vào cơ và da xung quanh. Những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư vòm họng. 2. Nguyên nhân gây bệnh Hiện nay chưa có nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có 3 nhóm yếu tố nguy cơ khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn như: Tắc mũi, chảy máu mũi - Thận trọng với u ác tính mũi xoang Ù tai, có tiếng kêu trong tai: Bệnh không thể xem thường Statin có thể làm chậm quá trình ung thư di căn Yếu tố di truyền : Trong gia đình có người mắc ung thư vòm họng thì khả năng người còn lại mắc bệnh cũng nhiều hơn. Nhiễm virus EBV. Môi trường: Tiếp xúc nhiều với thuốc lá, rượu bia; làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí, hoá chất độc hại; sử dụng nhiều các loại thịt nướng, thịt hun khói, đồ hộp, đồ muối như dưa muối, cá muối...vì có thành phần Nitrosamin tăng nguy cơ gây ung thư. 3. Cách phòng tránh - Giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ liên quan đến môi trường như hút thuốc lá, uống rượu, thói quen ăn mặn hay sử dụng đồ hộp chế biến sẵn, giữ gìn vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ; có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường hoá chất độc hại… - Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khoẻ. - Đặc biệt chú trọng việc tầm soát ung thư vòm họng bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ, nội soi tai mũi họng 6 tháng/lần, nhất là những người có yếu tố nguy cơ…giúp phát hiện được tổn thương dạng khối vùng vòm với các hình thái điển hình như sùi, loét, thâm nhiễm hoặc kết hợp các tổn thương này, qua đó giúp phát hiện sớm ung thư ngay từ khi tổn thương còn nhỏ và người bệnh chưa có triệu chứng. Ung thư vòm họng nếu được phát hiện sớm có tiên lượng khá tốt. Do đó, ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi có các triệu chứng như đau đầu, chảy máu mũi, khó chịu 1 bên tai hay nổi hạch cổ, bạn nên đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán sớm để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 6 thói quen ăn uống ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư nên thực hiện ngay SKĐS - Mặc dù không có cách nào đảm bảo chắc chắn để ngăn ngừa ung thư, nhưng có một số lựa chọn lối sống nhất định có thể giảm thiểu nguy cơ của bạn, trong đó có các thói quen về dinh dưỡng. Xem thêm video được quan tâm: Chung sống với F0: Giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách nào?
https://tamanhhospital.vn/num-vu-bi-kho/
29/09/2023
Núm vú bị khô là dấu hiệu gì? Nguyên nhân và điều trị
Núm vú (đầu ti) khô thường gặp ở phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị dị ứng hoặc thay đổi nội tiết tố. Tình trạng này gây ngứa, khô, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của nhiều chị em. Vậy núm vú bị khô là dấu hiệu gì? Nguyên nhân và điều trị ra sao? Mục lụcNúm vú bị khô là gì?Nguyên nhân núm vú bị khô, bong tróc1. Cho con bú2. Thai kỳ3. Thay đổi nội tiết tố4. Nhiễm trùng nấm men5. Cọ xát với quần áo6. Bệnh chàm7. Viêm da tiếp xúc8. Paget vúDấu hiệu nguy hiểm cần lưu ýBiến chứng núm vú khô1. Chảy máu2. Nhiễm trùng vúChẩn đoán núm vú bị khô thế nào?Phương pháp điều trị khô núm vúPhòng ngừa và chăm sóc đầu ti bị khôNúm vú bị khô nên khám chữa ở đâu uy tín?Núm vú bị khô là gì? Núm vú bị khô là tình trạng khó chịu, ngứa, đau, nứt hoặc bong tróc vảy ở núm vú. Các nguyên nhân gồm trầy xước, nhiễm trùng nấm men, viêm da tiếp xúc,… Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể dùng các loại kem bôi. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể gặp vấn đề về núm vú. Hầu hết, các nguyên nhân gây khô hoặc ngứa núm vú đều vô hại và chỉ mang tính tạm thời. Nguyên nhân bao gồm từ chà xát do tiếp xúc đến thay đổi nội tiết tố. Ở phụ nữ, núm vú khô có thể liên quan đến việc mang thai và cho con bú. Trong một số ít trường hợp, những thay đổi ở núm vú có thể liên quan đến ung thư vú hoặc bệnh Paget ở vú, vì vậy điều quan trọng phải biết các dấu hiệu cảnh báo. Nguyên nhân núm vú bị khô, bong tróc Trong hầu hết các trường hợp, núm vú khô, ngứa không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Núm vú khô xảy ra do nhiều yếu tố, việc biết chính xác nguyên nhân có thể giúp ngừa và điều trị tình trạng này. Các nguyên nhân gồm: 1. Cho con bú Cho con bú cũng có thể khiến núm vú bị khô tróc vảy, nứt nẻ hoặc đau. Khoảng 80%–90% phụ nữ đau và nứt núm vú do cho con bú. Trẻ sơ sinh thường bú mạnh, kết hợp với tần suất bú của chúng có thể khiến núm vú đau, nứt nẻ và khô. Ngoài ra, việc cho con bú có thể khiến phụ nữ dễ nhiễm nấm men núm vú hơn, có thể lây qua lại giữa miệng của bé và núm vú (bệnh tưa miệng của bé). 2. Thai kỳ Mang thai có thể khiến núm vú trở nên mềm, đau và dễ khô. Sự thay đổi của nội tiết tố là nguyên nhân chính khiến núm vú của phụ nữ bị khô hoặc kích ứng khi mang thai. Khi nồng độ estrogen và progesterone thay đổi, ngực sẽ có một số thay đổi, chẳng hạn như: Sưng tấy. Mềm. Ngứa rát. 3. Thay đổi nội tiết tố Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây đau, khô và ngứa núm vú ở một số trường hợp. Điều này đến từ sự thay đổi tự nhiên của nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Khô hoặc ngứa núm vú liên quan đến nội tiết tố không đáng lo ngại, tình trạng này có thể biến mất vài ngày sau đó. 4. Nhiễm trùng nấm men Candida albicans là loại nấm gây nhiễm trùng nấm men. Tình trạng này phổ ở nữ, ít gặp ở nam giới. Nhiễm trùng nấm men có thể xảy ra ở núm vú vì nhiều lý do, bao gồm: Trước đây từng bị khô núm vú. Núm vú nứt hoặc chảy máu. Gần đây đã sử dụng kháng sinh. Cho con bú. Nhiễm nấm núm vú phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm ướt, vì vậy việc giữ cho núm vú khô ráo và mát mẻ có thể giúp ngừa bệnh xảy ra. Thay áo sơ mi và áo ngực thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men. Ngoài tình trạng khô da, bệnh nấm núm vú có thể gây ra các triệu chứng sau: Núm vú nóng rát, ngứa, châm chích hoặc đau. Da bong tróc trên hoặc xung quanh núm vú. Da mỏng trên hoặc xung quanh núm vú. Cảm giác nóng rát xảy ra sau khi cho con bú. Đau nhức, nhói hoặc đau như kim đâm ở núm vú hoặc mô vú. Núm vú nứt. Quầng vú và núm vú đỏ sưng. Phát ban núm vú. 5. Cọ xát với quần áo Núm vú là vùng mô rất mỏng manh trên cơ thể con người. Khi cọ xát với quần áo hoặc các đồ vật khác, núm vú có thể bị khô và nứt nẻ. Triệu chứng này có thể xảy ra khi tập thể dục hoặc trong khi hoạt động tình dục đối với cả nam và nữ. Núm vú khi trầy xước, bạn sẽ thấy núm vú khô, nứt kèm với một số triệu chứng trên hoặc xung quanh núm vú. Trường hợp nghiêm trọng hơn, núm vú có thể chảy máu, thường gặp ở vận động viên sau khi chạy đường dài. Chà xát núm vú ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến da núm vú trong những tháng mùa đông vì thời tiết lạnh có thể khiến da dễ khô. 6. Bệnh chàm Chàm là bệnh phổ biến và có thể ảnh hưởng đến núm vú. Tình trạng này ảnh hưởng tới 2,4% dân số trên toàn thế giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả núm vú. Bệnh chàm thường gây ngứa, khô và bong tróc da quanh núm vú. [1] 7. Viêm da tiếp xúc Khi một vật hoặc chất lạ tiếp xúc với các bộ phận của da, nó có thể gây ra phản ứng dị ứng gọi là viêm da tiếp xúc. Núm vú của một người cũng có thể bị viêm da tiếp xúc. Nguyên nhân phổ biến của viêm da tiếp xúc bao gồm: Nước hoa. Thuốc mỡ. Xà phòng. Chất tẩy rửa. Chất liệu tổng hợp trong quần áo. Ngoài khô núm vú, viêm da tiếp xúc cũng gây ra các triệu chứng khác trên núm vú như: Ngứa. Đỏ và sưng tấy. Đau hoặc khó chịu. 8. Paget vú Bệnh Paget vú là một tình trạng hiếm gặp liên quan đến ung thư vú, thường gợi ý có bệnh ung thư vú tiềm ẩn bên dưới. Paget gây ra phát ban khô, có vảy quanh núm vú và một số người nhầm Paget với bệnh chàm. Các triệu chứng chính của bệnh Paget bao gồm: Da bong tróc hoặc có vảy trên núm vú không lành, lan rộng dần theo thời gian. Núm vú tiết dịch màu vàng hoặc có máu. Núm vú bị đảo ngược vào trong đột ngột. Ngứa ran hoặc ngứa quanh núm vú. Ung thư vú phổ biến ở phụ nữ nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến nam giới. Dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý Núm vú khô là tình trạng phổ biến và nguyên nhân thường vô hại, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trường hợp núm vú tiết dịch bất thường, đau quanh mô vú kéo dài nhiều ngày, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh vú ác tính. Hình mô tả cấu trúc tuyến vú Biến chứng núm vú khô Núm vú khô là tình trạng phổ biến, có thể kiểm soát bằng kem bôi và thay đổi chế độ sinh hoạt. Tuy nhiên, núm vú khô có thể là dấu hiệu của những bệnh ác tính khác liên quan đến tuyến vú. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tìm nguyên nhân. Việc kéo dài điều trị có thể gây những biến chứng như: 1. Chảy máu Khô núm vú lâu ngày có thể khiến vùng da bong tróc, nứt nẻ, thậm chí chảy máu. Trường hợp núm vú khô, chảy máu hoặc tiết dịch, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, đánh giá và điều trị sớm. 2. Nhiễm trùng vú Khô núm vú không gây nhiễm trùng vú trực tiếp. Tuy nhiên, nếu da xung quanh núm vú khô, bong tróc, nứt nẻ, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm hoặc nhiễm trùng. Chẩn đoán núm vú bị khô thế nào? Núm vú khô được chẩn đoán dựa trên những cách sau: Hỏi thông tin về bệnh sử: bác sĩ sẽ khai thác về các triệu chứng bạn gặp phải, chẳng hạn như tình trạng khô, ngứa, đau hoặc những dấu hiệu bất thường khác ở vùng ngực, loại thuốc đang dùng. Kiểm tra lâm sàng: bác sĩ thực hiện kiểm tra lâm sàng da vùng núm vú, tìm xem có dấu hiệu nứt nẻ, bong tróc, viêm nhiễm không. Xét nghiệm bổ sung: được dùng khi bác sĩ nghi ngờ khô núm vú là biểu hiện của những bệnh khác. Chẩn đoán khô núm vú nhằm mục đích loại trừ các yếu tố có thể gây ra triệu chứng tương tự. Khi gặp tình trạng này và lo lắng sức khỏe của bản thân, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Phương pháp điều trị khô núm vú Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể giảm tình trạng khô núm vú và các triệu chứng khác bằng những phương pháp không kê đơn hoặc điều trị tại nhà. Khi vết trầy xước xảy ra do tập thể dục, hoạt động tình dục hoặc các hình thức chà xát khác, một số phương pháp điều trị đơn giản bao gồm: Nghỉ ngơi sau hoạt động gây kích ứng. Mặc áo có chất liệu mềm hơn. Mặc áo ngực hỗ trợ tốt hơn. Sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ hoặc kem bôi núm vú như vaseline. Sử dụng bột yến mạch dạng keo, có thể làm giảm khô và giảm sưng viêm. Để cải thiện tình trạng khô núm vú và ngừa những nguy cơ tiềm ẩn hay nghi ngờ bệnh nấm men núm vú, bạn nên đến gặp bác sĩ . Bác sĩ sẽ kê đơn kem chống nấm để điều trị bệnh nấm ở núm vú đơn giản và hiệu quả. Trường hợp nghi ngờ ung thư vú gây khô núm vú, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị và tư vấn loại kem bôi để cải thiện tình trạng này. Khô núm vú nếu không điều trị có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm. Phòng ngừa và chăm sóc đầu ti bị khô Có một số bước mà mọi người có thể thực hiện để ngăn ngừa những nguyên nhân phổ biến khiến đầu ti bị khô, bao gồm: Trong khi tập thể dục, mặc áo không cọ vào đầu ngực. Hãy thử thay áo ngực vì một số chất liệu có thể gây ma sát khiến núm vú bị khô và kích ứng. Đắp băng dính lên núm vú trước khi tập thể dục hoặc chạy có thể giúp bảo vệ núm vú khỏi bị trầy xước. Tránh kích thích núm vú khi núm khô hoặc nứt nẻ vì điều này có thể khiến tình trạng kích ứng trở nên nặng hơn. Với những người bị dị ứng với một số chất nên hạn chế tiếp xúc nhằm ngừa hiện tượng khô núm vú. Nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng, hãy rửa sạch càng sớm càng tốt. Có thể ngừa nhiễm nấm bằng cách giữ cho núm vú khô và sạch. Có lối sống lành mạnh để ngừa các tình trạng ảnh hưởng đến vú, bao gồm cả ung thư. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và trái cây, tập thể dục thường xuyên, tránh uống nhiều rượu, không hút thuốc. Có nhiều cách để mọi người có thể giúp ngăn ngừa núm vú bị khô tróc vảy. Nếu tình trạng khô núm vú xảy ra, ta thường có thể điều trị tại nhà bằng các loại kem, thuốc mỡ không kê đơn và nghỉ ngơi, chế độ sinh hoạt phù hợp. Núm vú bị khô nên khám chữa ở đâu uy tín? Núm vú bị khô xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ dị ứng, sự thay đổi của hormone nội tiết đến nhiễm nấm,… Tình trạng này tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của nhiều chị em. Do đó, khi núm vú khô hoặc có những triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm. Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu tất cả các vấn đề liên quan đến tuyến vú nói chung (khối u lành tính, bất thường bẩm sinh, vú sa trễ, vú phì đại…) và ung thư vú nói riêng. Ngoài ra, khoa còn làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: hệ thống máy nhũ ảnh kỹ thuật số 3D (DBT) Mammomat Inspiration; máy siêu âm GE Logiq E10S, với đầu dò có hỗ trợ siêu âm đàn hồi vú, khảo sát vi mạch và hỗ trợ định hướng sinh thiết dưới siêu âm; máy MRI 3 tesla thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix… giúp người bệnh cảm thấy an tâm và hài lòng khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về núm vú bị khô, tróc vảy là dấu hiệu gì? Nguyên nhân và điều trị ra sao? Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn biết rõ nguyên nhân gây khô núm vú, từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ashwagandha-la-gi-cong-dung-va-loi-ich-vi
Ashwagandha là gì? Công dụng và lợi ích
Ashwagandha là một phương pháp điều trị bằng thảo dược trong nền y học Ayurvedic nổi tiếng của Ấn Độ. Loại thảo mộc này được biết đến với hàng loạt các lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm lo lắng, căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giấc ngủ và làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm khớp. 1. Ashwagandha là gì? Ashwagandha là một loại cây bụi thường mọc chủ yếu ở vùng Ấn Độ, Trung Đông và một phần của Châu Phi. Đây là một loại thảo mộc quan trọng trong nền y học Ayurvedic – một trong những hệ thống y tế lâu đời nhất trên thế giới nói chung và của Ấn Độ nói riêng.Trong hàng trăm năm nay, con người đã sử dụng rễ và quả màu đỏ cam của cây Ashwagandha cho nhiều mục đích y học khác nhau. Loại thảo dược này còn được gọi là nhân sâm Ấn Độ hoặc anh đào mùa đông. Riêng với nền y học Ayurvedic, Ashwagandha thường được sử dụng như một loại thảo dược giúp níu giữ tuổi thanh xuân, cả về thể chất lẫn tinh thần.Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, loại thảo mộc này có tác dụng bảo vệ thần kinh và chống viêm hiệu quả. Viêm chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến nhiều mối nguy hại khác nhau cho sức khoẻ, do đó việc giảm viêm có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm.Hiện nay, nhiều người sử dụng thảo dược Ashwagandha nhằm điều trị cho các tình trạng sức khoẻ sau đây:Lo lắngSự căng thẳngMệt mỏiĐau đớnCác vấn đề về daBệnh tiểu đườngBệnh viêm khớpBệnh động kinhChứng mất ngủViêm khí quảnKhối u hoặc bệnh ung thưBạch tạngBệnh AlzheimerMỗi bộ phận của Ashwagandha đều có thể trở thành một phương thuốc điều trị bệnh hữu hiệu, bao gồm lá, hạt, rễ và quả. Loại thảo mộc này cũng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phương Tây. Ashwagandha đem đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe như giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tim mạch,... 2. Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của Ashwagandha Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy Ashwagandha có thể đem lại lợi ích điều trị và hỗ trợ cho một số tình trạng bệnh nhất định.2.1. Giúp làm giảm sự căng thẳng và lo lắngAshwagandha được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc an thần, có tác dụng tương tự như thuốc Lorazepam, giúp bạn làm dịu hiệu quả các triệu chứng lo âu và căng thẳng.Trong một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, khi một người sử dụng khoảng 240 miligam (mg) Ashwagandha mỗi ngày thay vì dùng giả dược, có thể làm giảm đáng kể được nồng độ cortisol – một loại hormone gây căng thẳng trong cơ thể.2.2. Cải thiện bệnh viêm khớpAshwagandha cũng hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau, giúp ngăn chặn các tín hiệu đau đi dọc theo hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có một số đặc tính chống viêm, được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị cho các dạng viêm khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp.2.3. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạchNhiều người sử dụng Ashwagandha nhằm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của họ, bao gồm:Giảm tình trạng cao huyết ápGiảm mức cholesterol cao trong máuGiảm đau tức ngựcNgăn ngừa bệnh tim2.4. Điều trị bệnh AlzheimerTrong một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, việc sử dụng thảo dược Ashwagandha có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa nguy cơ mất các chức năng não bộ ở người mắc phải các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Huntington, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.Khi các bệnh thoái hoá thần kinh này tiến triển sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các bộ phận của não cũng như những đường dẫn liên kết của nó, từ đó dẫn đến tình trạng mất trí nhớ và nhiều chức năng khác của não bộ.2.5. Ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thưTheo một đánh giá vào năm 2011 đã cho thấy, Ashwagandha có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây nên một số bệnh ung thư nhất định, chẳng hạn như ung thư phổi. Sử dụng thảo dược Ashwagandha có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch của bạn 3. Liều lượng và cách sử dụng Ashwagandha Liều lượng và cách sử dụng Ashwagandha ở mỗi người sẽ tùy thuộc vào mục đích điều trị bệnh của họ. Do đó, không có bất kỳ liều lượng tiêu chuẩn nào về việc sử dụng loại thảo mộc này.Nhiều nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm việc sử dụng Ashwagandha với các liều lượng khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng khoảng 250 – 600 mg Ashwagandha vào mỗi ngày có thể giúp bạn làm giảm được các triệu chứng của sự căng thẳng.Hiện nay, Ashwagandha đã được điều chế dưới dạng viên nang, chứa khoảng 250 – 1.500 mg Ashwagandha. Bên cạnh viên nang, nó cũng được sản xuất dưới dạng bột và chiết suất chất lỏng.Trong một số trường hợp cụ thể, việc sử dụng Ashwagandha liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng về độ an toàn cũng như liều lượng trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung thảo dược mới nào, bao gồm cả Ashwagandha. 4. Một số tác dụng phụ khi sử dụng Ashwagandha Hầu hết chúng ta đều có thể dung nạp Ashwagandha với liều lượng từ nhỏ cho đến trung bình. Tuy nhiên, nếu sử dụng với một lượng lớn Ashwagandha có thể dẫn đến các tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này có thể xảy ra do Ashwagandha kích thích niêm mạc ruột của bạn. 5. An toàn khi sử dụng Ashwagandha Các chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng Ashwagandha vì có thể gây suy nhược cho thai nhi và dẫn đến tình trạng sinh non.Ngoài ra, các loại thảo mộc như Ashwagandha có thể chứa một số chất ô nhiễm, ví dụ như kim loại nặng, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ nếu sử dụng lâu dài với một số lượng lớn. Mặt khác, Ashwagandha cũng có thể chứa thuỷ ngân, chì và asen ở mức độ cao hơn so với chỉ tiêu an toàn sử dụng đối với con người. Do đó, khi bạn sử dụng Ashwagandha cần đảm bảo khâu lựa chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín và đã được chứng nhận bởi FDA về độ an toàn.Để có thêm nhiều thông tin về Ashwagandha hay các loại thảo dược chăm sóc sức khỏe khác, bạn nên chủ động truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để cập nhật nhiều thông tin mới và hữu ích nhất. Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-6-thang-biet-lam-gi-neu-chua-cung-co-co-la-bat-thuong-vi
Trẻ 6 tháng biết làm gì? Nếu chưa cứng cổ có là bất thường?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác. Bước sang tháng thứ 6 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về mọi mặt, sự phát triển từng ngày của con luôn thay đổi qua các kỹ năng, vận động, giao tiếp... Vì vậy các cha mẹ cần chuẩn bị rất nhiều thứ cho con để bé sẵn sàng cho hành trình khôn lớn của con. 1. Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Từ khi lọt lòng, mẹ đã chuẩn bị rất nhiều hành trang chào đón con ra đời, bé sẽ phát triển qua từng giai đoạn và bây giờ là 6 tháng tuổi - một mốc quan trọng để con nắm bắt học hỏi mọi thứ bắt đầu làm quen với thế giới của mình.1.1 Vận động thôKhi nằm, trẻ có thể thực hiện động tác lật một cách thuần thục.Khi nằm sấp, hai chân của trẻ đưa thẳng lên cao, và có thể lật ở mọi hướng, có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra sau, có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về phía trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, trẻ có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.Khi kéo tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng, lưng và hông giữ thẳng, có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động. Khi ngồi trên ghế, bé có thể cầm và lắc đồ vật. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy, bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ, nhưng thân người cần phải gập về phía trước và dùng hai tay để chống đỡ.Khi đỡ lưng để bé đứng dậy, bé có thể nhảy lên nhảy xuống.1.2 Vận động tinhNhững ngón tay của bé đều có thể làm động tác cầm nắm.Khi đặt đồ chơi nhỏ ở bên cạnh bé, bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay.Khi bú, hai tay của bé đã có thể cầm được bình sữa.Khi cầm đồ chơi trong tay, bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.Khi bị quần áo che mặt, bé sẽ tự dùng tay gạt quần áo ra.1.3 Khả năng thích ứng Khả năng thích ứng của bé Cho bé nằm, khi nhìn thấy giường của mình có treo lục lạc, bé sẽ vươn tay để cố bắt lấy, khi kéo bé ngồi dậy và đặt đồ chơi trước mặt, bé sẽ cầm lấy đồ chơi.Khi người lớn lấy vật trong tay bé và đặt lên giường ( nơi bé có thể nhìn thấy) bé biết trườn người ra để đuổi theo và cầm đồ chơi trong tay. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất bé sẽ cúi đầu xuống tìm.Nếu đặt trước mặt bé ba khối xếp hình, sau khi bé cầm lấy khối xếp hình thứ nhất bé bắt đầu vươn tay muốn lấy khối xếp hình thứ hai, và chú ý đến khối xếp hình thứ 3.Bé có thể vươn tay cầm lấy vật rất nhanh và kiên quyết khi nhìn thấy đồ vật. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật.1.4. Ngôn ngữBắt đầu phát những âm đơn: a, i, ba... độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.Khi học nói, phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn, và thường có phản ứng với giọng nói của phụ nữ.Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh, có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau.Khi nghe thấy có người gọi tên mình bé biết xoay đầu lại.1.5. Hành vi giao tiếpKhi soi gương, bé vẫn cười với cái bóng trong gương nhưng đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau.Khi hai tay thay phiên nhau cầm đồ vật, bé có thể phát giác được những bộ phận khác nhau của cơ thể mình, và biết được sự khác nhau giữa bản thân và thế giới bên ngoài.Bé không thích người lạ.Bé có thể phân biệt được người lớn và trẻ con, biết vươn tay và phát âm...để chủ động giao lưu với người khác, biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.Khi người lớn rửa mặt cho bé, nếu như bé không thích, bé sẽ đẩy tay ra. Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn? Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có là bất thường? Trẻ 6 tháng tuổi có thể tự ngồi Mỗi trẻ em có một cơ địa khác nhau và tốc độ phát triển ở từng bé là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều đi theo những mốc, giai đoạn phát triển chung (một số trẻ sinh non có thể chậm hơn các bé cùng trang lứa vài tuần hoặc vài tháng)..Nếu như sau 5-6 tháng mà bé có những dấu hiệu dưới đây cha mẹ nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để chữa trị kịp thời:Trẻ vẫn còn phản xạ cổ tonic (là phản xạ khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, rồi xoay vùng đầu bé quay về một bên, chân và tay ở cùng một bên cổ quay sang sẽ duỗi thẳng còn chân và tay còn lại sẽ cong cong như thể bé đang cầm một thanh kiếm).Trẻ không thể lật người từ bên này qua bên khác.Vẫn chưa thể ngồi được với sự trợ giúp của người khác.Vươn người chỉ với một tay trong khi tay kia nắm chặt.Nếu như bé không đạt được những mốc phát triển nhất định theo tháng hoặc theo tuần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chậm phát triển có thể hoàn toàn không có vấn đề gì nguy hiểm nhưng cũng có trường hợp, vì bé mắc phải chứng bệnh gì đó mới dẫn đến chậm phát triển như vậy.Để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng ngôn ngữ xã hội của trẻ 1 - 3 tuổi Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://vnvc.vn/phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-nguy-hiem-khong/
27/08/2022
Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến hàng loạt di chứng lâu dài nguy hiểm, suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí khiến người bệnh không qua khỏi. Mục lụcTìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD17 biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD1. Đợt cấp COPD2. Nhiễm trùng phổi3. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)4. Phổi xẹp (tràn khí màng phổi)5. Trao đổi khí kém6. Suy tim7. Rung tâm nhĩ8. Mỏng xương (loãng xương)9. Tay và chân yếu10. Vấn đề về trọng lượng11. Các vấn đề về giấc ngủ12. Trầm cảm và lo âu13. Ung thư phổi14. Tăng huyết áp động mạch phổi15. Đa hồng cầu thứ phát16. Bệnh tiểu đường17. Biến chứng thần kinhLàm gì để ngăn ngừa biến chứng COPD1. Bỏ thói quen hút thuốc lá2. Sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định3. Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch4. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnhTìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính làm giảm chức năng thông khí ở phổi. Bệnh có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn để suy hô hấp, chạy máy thở, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu gây COPD là do tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động), có khoảng ¾ số ca mắc COPD là do hút thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác như: ô nhiễm không khí, khói bụi trong sinh hoạt và sản xuất,… Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang ảnh hưởng đến gần 350 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới. COPD cũng là nguyên nhân thứ 3 trong các tác nhân gây tử vong (với khoảng 3.2 triệu người chết mỗi năm) và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các ca COPD chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên. Mặc dù y học đã có nhiều nỗ lực cập nhật chẩn đoán cũng như điều trị nhưng tỷ lệ mắc và tử vong của COPD vẫn tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Do vậy, việc nắm được kiến thức đầy đủ để phòng tránh và kiểm soát bệnh là rất cần thiết và quan trọng. 17 biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, diễn tiến nhanh và nặng dần. Các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể kể đến như: tràn khí màng phổi, suy tim, giảm tuổi thọ, tàn phế. Đặc biệt, cho đến nay bệnh COPD không thể chữa khỏi hoàn toàn, nên người mắc phải “sống chung” suốt đời với bệnh. Mặt khác, hiện nay số người mắc COPD đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực cho ngành y vì đây là bệnh kéo dài, chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Vì vậy, người bệnh gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và chi phí điều trị. Biến chứng của COPD có thể phát triển tại bất kỳ thời điểm nào, dưới đây là 17 biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nghiêm trọng nhất: 1. Đợt cấp COPD Đợt cấp COPD (hay còn gọi là đợt kịch phát – COPD Exacerbation) là tình trạng các triệu chứng hô hấp biến đổi cấp tính từ giai đoạn ổn định trở nên xấu đột ngột, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi, đòi hỏi có sự thay đổi ở phác đồ điều trị thông thường. Trong đó, có hơn 80% đợt cấp do nhiễm trùng bởi virus hoặc vi khuẩn (COPD bội nhiễm). Theo thống kê, có đến 60-70% người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có 1 đợt cấp COPD trong vòng 2-4 năm. Ai mắc COPD đều có nguy cơ bị đợt cấp, nếu không được phát hiện kịp thời, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến tiên lượng bệnh nặng. Đặc biệt, người bệnh có càng nhiều đợt cấp có tỷ lệ tử vong càng cao hơn. Đáng lo ngại, tỷ lệ sống của bệnh nhân sau đợt cấp giảm dần theo thời gian, nghiên cứu đa trung tâm tổng hợp 25 trung tâm trên thế giới trên 1000 bệnh nhân đã trải qua đợt cấp COPD cho thấy, sau 2 năm tỷ lệ sống của những bệnh nhân này giảm còn 50,7%. Ngoài ra, người trải qua đợt cấp còn có nguy cơ gặp phải các hậu quả COPD nghiêm trọng như: tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, ung thư phổi, loãng xương,… 2. Nhiễm trùng phổi Những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao bị các bệnh nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi hơn người khác. Một nghiên cứu trên 179.759 người trưởng thành đang điều trị COPD cấp cho kết quả viêm phổi phát triển ở khoảng 36% số bệnh nhân. Nghiên cứu khác cũng cho thấy, bệnh nhân COPD lớn tuổi có nguy cơ mắc viêm phổi cao gấp 6 lần. Nhiễm trùng phổi do COPD có thể gây ra một chuỗi các vấn đề làm suy yếu chức năng phổi như: nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi, áp xe ở phổi,… Điều này làm sụt giảm sức khỏe người bệnh nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. 3. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) Bệnh COPD kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính. Đây là tình trạng phổi không nhận đủ lượng oxy, hoặc sự tích tụ quá nhiều carbon dioxide làm hỏng các cơ quan trong cơ thể, đồng thời làm suy giảm oxy máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô. Các biến chứng nguy hiểm của tình trạng suy giảm chức năng hô hấp cấp tính gồm: Loạn nhịp tim, chấn thương, tổn thương não; suy thận; tổn thương phổi; đe dọa tử vong,… Suy hô hấp cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tổn thương ở não, thậm chí gây tử vong 4. Phổi xẹp (tràn khí màng phổi) Đây là biến chứng viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp nhất và phải luôn cảnh giác ở bất cứ người bệnh COPD nào. Ở bệnh nhân COPD, sự tắc nghẽn đường dẫn khí kéo dài dẫn đến hiện tượng lượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lượng khí tích tụ này tăng lên làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi gây ra tràn khí màng phổi. Khi đó, người bệnh thấy đau ngực bên tràn khí dữ dội, khó thở đột ngột, ho. Có trường hợp tràn khí áp lực dương hay tràn khí màng phổi có van, lượng khí ra khoang màng phổi theo một chiều nên nhanh chóng tăng áp lực đẩy phổi xẹp, suy hô hấp nặng và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Để giảm thiểu nguy cơ bị tràn khí màng phổi, người bệnh cần ngừng hút thuốc và theo dõi tình trạng bệnh COPD thường xuyên bằng cách tái khám đúng lịch hẹn và đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng đột ngột nghiêm trọng hơn. 5. Trao đổi khí kém Trao đổi khí là quá trình máu mang oxy đến và vận chuyển carbon dioxide (CO2) ra khỏi các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bị COPD, việc hít thở có thể bị hạn chế, từ đó khiến lượng oxy trong máu giảm sút hoặc mức carbon dioxide tăng cao, điều này khiến người bệnh bị khó thở. Ngoài ra, nếu lượng CO2 cao cũng gây ra tình trạng đau đầu và choáng váng. 6. Suy tim Suy tim là một trong những biến chứng COPD nguy hiểm nhất, khoảng 20-70% người bệnh COPD có nguy cơ bị suy tim. Trong giai đoạn bệnh nặng, không khí ra vào phổi bị cản trở và không được đổi mới thường xuyên, bên cạnh đó, do vách các phế nang cũng bị phá hủy, lại càng cản trở sự trao đổi khí, làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là tim. Bên cạnh đó, tổn thương phế quản và phế nang càng nhiều khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng tăng, tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày dẫn tới tình trạng giãn và thậm chí là suy tim phải – biến chứng kèm theo “như hình với bóng” ở người bệnh COPD. Bệnh nhân COPD bị suy tim phải được gọi là “tâm phế mạn”, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Suy tim là biến chứng COPD rất nguy hiểm, dễ gây tử vong 7. Rung tâm nhĩ Loạn nhịp tim, đặc biệt rung tâm nhĩ (AFib) là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân đợt cấp COPD. Ở nghiên cứu trên 1,3 triệu người mắc COPD, khoảng 18% người gặp biến chứng rung tâm nhĩ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu oxy cơ tim, suy tim hoặc rối loạn điện giải. Rung nhĩ làm bệnh nhân khó thở hơn trong các đợt cấp, gây nguy cơ tắc mạch não do huyết khối tâm nhĩ trái và gây các rối loạn nhịp tim khác như nhịp nhanh nhĩ đa ổ, ngoại tâm thu các loại… 8. Mỏng xương (loãng xương) Tình trạng loãng xương cũng thường xuất hiện nhiều ở người bệnh COPD, xảy ra do hút thuốc lá, sử dụng nhiều thuốc steroid, tập thể dục không đầy đủ và thiếu vitamin D. Nghiên cứu chỉ ra, có đến 40% người bị COPD bị bệnh xương phổ biến này. Khi mắc COPD, xương của người bệnh sẽ trở nên giòn, yếu và rất dễ gãy, từ đó gây khó khăn khi vận động và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Mặt khác, vì loãng xương không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu, nên nhiều người bị COPD sẽ biết rằng họ mắc bệnh xương này chỉ sau khi bị gãy xương. 9. Tay và chân yếu Tương tự như biến chứng mỏng sương, COPD cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ, làm tay và chân bị yếu, khiến các sinh hoạt và vận động hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Khi tay chân có triệu chứng yếu đi, người bệnh cần tham khảo và thực hiện chương trình phục hồi chức năng phổi để có thể giúp bảo tồn cơ bắp, đồng thời rèn luyện sức mạnh để xây dựng các mô cơ đã mất. 10. Vấn đề về trọng lượng Người mắc COPD có thể gặp vấn đề về trọng lượng vì nhiều lý do như gặp khó khăn khi ăn uống do khó thở, từ đó gây sụt cân. Không những vậy, mệt mỏi kéo dài có thể làm giảm khả năng hoạt động thể chất và dẫn đến yếu cơ. Một nghiên cứu cho thấy, có đến 58% người mắc COPD xuất hiện triệu chứng suy nhược, bao gồm: Sụt cân; Giảm khối lượng cơ; Mệt mỏi; Hoạt động thể chất thấp, giảm khả năng vận động và tốc độ đi bộ; 11. Các vấn đề về giấc ngủ Các triệu chứng COPD có thể làm người bệnh thức giấc vào ban đêm, khiến họ mệt mỏi vào ban ngày. Nghiêm trọng hơn triệu chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên xuất hiện, chính việc tạm dừng thở, cùng với mức oxy thấp, có thể làm cho bệnh nhân COPD tử vong trong giấc ngủ… Do vậy, người mắc COPD nên đến bác sĩ tư vấn xem có nên đi xét nghiệm chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Nếu mắc phải, bạn có thể sử dụng thiết bị thở (máy CPAP) khi ngủ, bởi vì chứng ngưng thở nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch và đột quỵ. 12. Trầm cảm và lo âu Những thách thức về thể chất liên quan đến vấn đề “sống chung” với COPD có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Theo bài báo trên tạp chí Y học Hô hấp Chăm sóc ban đầu số tháng 7/2021, có khoảng 40% người mắc COPD bị trầm cảm, tức là có cảm giác buồn bã hoặc trống rỗng kéo dài một vài tuần. COPD là một yếu tố nguy cơ tiến triển chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi bị COPD. Các tình trạng như lượng oxy thấp và lượng carbon dioxide cao có thể gây hại cho não do COPD, và tổn thương mạch máu não bổ sung do hút thuốc cũng đóng một vai trò trong việc phát triển chứng sa sút trí tuệ với COPD. Người bệnh có thể ngăn ngừa biến chứng sa sút trí tuệ bằng các biện pháp: Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Kiểm soát bệnh tiểu đường và mức cholesterol. Không hút các sản phẩm thuốc lá. Rèn luyện sự nhạy bén bằng cách thường xuyên tham gia các hoạt động kích thích tinh thần như giải ô chữ hoặc các trò chơi trí não khác. 13. Ung thư phổi Nguyên nhân chính gây COPD là thuốc lá và thuốc lào, dù là hút thuốc lá chủ động hay thụ động. Vì vậy, người bị COPD có nhiều nguy cơ diễn tiến thành ung thư phổi. Ngoài ra, yếu tố di truyền và việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại khác cũng có thể hình thành ung thư phổi. Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao, người mắc COPD cần tránh xa các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, đặc biệt là khói thuốc, lối sống và sinh hoạt không lành mạnh, khoa học. Việc phát hiện COPD sớm và tuân thủ phác đồ điều trị đúng theo yêu cầu của bác sĩ (sử dụng thuốc hít đúng cách, đúng liều lượng hoặc tái khám đúng lịch hẹn) giúp ngăn ngừa biến chứng COPD nguy hiểm này. Bác sĩ có thể dựa trên các xét nghiệm để việc chẩn đoán bệnh COPD được chính xác hơn 14. Tăng huyết áp động mạch phổi Phế nang giãn nhiều là tác nhân gây chèn ép các mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP). Tình trạng thiếu oxy liên tục cũng gây co thắt các tiểu động mạch và làm tăng áp lực động mạch phổi. Biến chứng này khiến cho người bệnh khó thở hơn và làm tiên lượng bệnh nhân COPD xấu hơn. 15. Đa hồng cầu thứ phát Ở người bệnh COPD, biến chứng đa hồng cầu thứ phát xảy ra do tình trạng thiếu oxy liên tục. Lượng hồng cầu gia tăng giống như cơ chế tăng hồng cầu ở người sống tại các vùng núi cao do không khí loãng, thiếu oxy – sự gia tăng hồng cầu phản ứng. Số lượng hồng cầu tăng quá cao làm tăng nguy cơ tắc mạch và huyết khối ở bệnh nhân COPD. 16. Bệnh tiểu đường COPD không gây ra bệnh tiểu đường nhưng ảnh hưởng khó khăn đến quá trình điều trị tiểu đường. Một số loại thuốc điều trị COPD có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát lượng đường huyết. Ngược lại, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương đến tim mạch và làm ảnh hưởng đến chức năng phổi. 17. Biến chứng thần kinh Các biến chứng thần kinh ở người bệnh COPD hay gặp là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và rối loạn ý thức. Tình trạng này xảy ra là do thiếu oxy máu và tăng CO2 mạn tính trong máu. Có nhiều trường hợp lượng CO2 tăng quá cao làm bệnh nhân hôn mê. Người bệnh COPD thường mất tập trung, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc. Các chuyên gia hô hấp khuyến cáo: Dù mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ nhất thì thời gian sống của những bệnh nhân COPD cũng giảm hơn bình thường; người mắc COPD càng nặng thì thời gian sống càng ngắn. Hầu hết người bệnh đều được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hoặc rất nặng. Chỉ khoảng 70% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% rất nặng sống sót sau 5 năm phát hiện ra bệnh. Theo các nghiên cứu, có khoảng 30% người bệnh tử vong vì suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%). Các nguyên nhân gây tử vong tiếp theo gồm: Nhiễm trùng phổi, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi. Làm gì để ngăn ngừa biến chứng COPD Nếu không được điều trị hoặc điều trị chậm trễ, COPD có thể tiến triển nhanh, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở tim, đường hô hấp và các cơ quan khác trong cơ thể. Hiện nay, chưa có cách điều trị dứt điểm COPD, thế nhưng, việc điều trị sớm và kiểm soát bệnh hiệu quả sẽ giúp giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ gây biến chứng COPD và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh có thể kiểm soát COPD hiệu quả, an toàn: 1. Bỏ thói quen hút thuốc lá Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra COPD và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn khối nội BVĐK Tâm Anh, Hà Nội khuyến cáo: “Không hút thuốc là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa và thay đổi diễn tiến ở tất cả các giai đoạn của bệnh kể cả ở mức độ chưa có triệu chứng hay mức độ rất nặng. Bên cạnh đó, mỗi người cần hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: khí, hóa chất, khói độc hại, bụi. Nếu công việc buộc phải làm việc trong môi trường khói bụi thì cần có bảo hộ lao động để bảo vệ đường hô hấp đúng tiêu chuẩn.” 2. Sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định Các dạng thuốc duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị có thể giúp làm dịu các triệu chứng, cải thiện chức năng phổi và kiểm soát các triệu chứng COPD về lâu dài. Thuốc giãn phế quản là thuốc phổ biến trong điều trị COPD. Dạng bào chế thuốc cũng đóng vai trò quan trọng quyết định mức độ tác dụng của thuốc. Các thuốc dạng hít hoặc khí dung được ưu tiên sử dụng hơn thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch vì đưa thuốc trực tiếp đến các vị trí cần tác dụng, giúp tăng hiệu quả thuốc và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, để đảm bảo thuốc phát huy tối đa công dụng, người bệnh cần dùng thuốc hít đúng kỹ thuật, đúng liều và đúng giờ. Chủ động dự phòng COPD bằng tiêm chủng được đánh giá là vũ khí hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm 3. Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch Tiêm phòng được ví là “chìa khóa” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, cúm mùa, viêm phổi,… Đây đều là những bệnh không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt người có bệnh lý mạn tính ở phổi. Mặt khác, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phổi, ho gà… là tác nhân hàng đầu gây đợt cấp COPD. Vì vậy, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần tiêm ngay vắc xin phòng các bệnh Hô hấp để bảo vệ phổi khỏe mạnh hơn, làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống: Vắc xin Prevenar 13 – Phế cầu 13 (Bỉ): phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu),… do phế cầu khuẩn. Vắc xin có hiệu quả bảo vệ rất cao, chỉ cần 1 mũi tiêm bảo vệ trọn đời. Vắc xin cúm mùa: Vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới Vaxigrip (Pháp); Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam), GC Flu (Hàn Quốc), GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc). Đây là những loại vắc xin cúm đã được chứng minh mang lại hiệu quả phòng bệnh cộng hưởng, giúp giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và ít chăm sóc khẩn cấp (ICU) do Covid-19. Người lớn chỉ cần tiêm nhắc mỗi năm 1 lần. Vắc xin Boostrix (Bỉ) phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván giúp bảo vệ hô hấp hiệu quả với lịch tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần. Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng biến chứng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135. Vắc xin VA-Mengoc-BC phòng biến chứng viêm phổi do não mô cầu khuẩn tuýp B,C. 4. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh Cũng như bất kỳ bệnh lý nào, chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh COPD bằng cách giúp người bệnh giảm cân và kiểm soát cân nặng. Tăng cân và béo phì có thể khiến bạn khó thở hơn, ngay cả khi không mắc bệnh. Vì vậy, nếu được chẩn đoán mắc COPD, bạn nên thảo luận với bác sĩ để thiết lập chế độ dinh dưỡng đủ chất, hợp lý nhằm giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mỗi người cần vận động bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày, tập các bài tập phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các bài tập thở đúng cách, tốt cho hệ hô hấp. Hằng ngày, bạn nên tập các bài tập hít thở gồm: Hít thở kiểu thở chúm môi Tập hít vào với sự tham gia tích cực của bụng (thở bụng) Tập ho có điều khiển Các biến chứng phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường rất nguy hiểm, dễ chuyển biến nặng, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ việc điều trị và tái khám đúng hẹn để giúp làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống. Song song đó, cần ghi nhớ lịch tiêm vắc xin đầy đủ đề có đề kháng hô hấp khỏe mạnh, bảo vệ lá phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-trung-so-sinh-co-dieu-tri-duoc-khong-vi
Nhiễm trùng sơ sinh có điều trị được không?
Nhiễm trùng là một trong những bệnh lý gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nó chỉ đứng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp. Bài viết sau đây sẽ trình bày về đặc điểm, cách nhận biết và phương thức điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh 1.Nhiễm trùng sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh được tính là những trẻ từ lúc sinh ra cho tới dưới 28 ngày tuổi, ở giai đoạn này trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ hoặc có thể gây tử vong.Nhiễm trùng sơ sinh được chia thành 2 nhóm là nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng sơ sinh muôn. Trong đó:Nhiễm trùng sơ sinh sớm là những ca trẻ bị nhiễm trùng trong vòng 72 giờ sau sinh.Nhiễm trùng sơ sinh muộn xảy ra từ ngày ngày thứ 5 sau khi trẻ được sinh ra.Ở loại nhiễm trùng sơ sinh sớm thì số lượng các ca nhiễm trùng máu thường rất phổ biến.Nhiễm trùng sơ sinh có thể bị mắc phải khi trẻ nằm trong tử cung qua bánh rau, màng ối, đường sinh sản khi chuyển dạ đẻ hoặc từ các nguồn bên ngoài sau sinh.2. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sơ sinhTrẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở các thời điểm như trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh ra. Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống trong đường sinh dục của mẹ trong lúc sinh nên vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của trẻ.Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus như Herpes hay thủy đậu. Các loại Virus này có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh ngay cả khi trẻ còn ở trong bụng mẹ bị nhiễm virus, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh. Nguy cơ mắc nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng sau khi sinh có tỉ lệ nghịch với tuổi thai. 3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sơ sinh Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh bao gồm:Cơ thể trẻ có biểu hiện xanh tím, trẻ thở nhanh, thở rên, bị rối loạn nhịp thở. Đặc biệt nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở đột ngột từng cơn trên 15 giây thì đó là dấu hiệu rất nguy hiểm.Trẻ bị trướng bụng, bỏ bú, bú kém, ứ dịch dạ dày, tiêu chảy,...Trẻ có nhịp tim đập nhanh trên 160 lần/ phút, lạnh đầu chi, hạ huyết áp,...Trẻ bị tăng hoặc giảm trương lực cơ, co giật, giảm phản xạ, tinh thần lơ mơ, dễ bị kích động hoặc hôn mê.Trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn điều hòa thân nhiệt.Da trẻ có thể bị xuất huyết dưới da, da tái, phát ban, vàng da sớm, nổi nốt mủ, cứng bì, nổi vân tím,... Da môi nhợt nhạt hoặc tím quanh môi.Trẻ có tình trạng tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều, tử ban, gan lách to,...Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc trẻ quấy khóc nhiều...Trẻ bị sưng mắt hoặc mắt chảy ghèn vàng.Đánh giá lâm sàng là bước đầu tiên để chẩn đoán trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh. Sau đó, nhân viên y tế sẽ thực hiện các đánh giá sâu hơn để xác định bệnh như thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, chụp Xquang, siêu âm hoặc tiến hành chọc dò tủy sống.4. Điều trị nhiễm trùng sơ sinhĐiều trị tình trạng nhiễm trùng sơ sinh tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Đa số các ca nhiễm trùng sơ sinh cần được điều trị bằng kháng sinh. Đối với những trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm thì thường được điều trị bằng các loại kháng sinh Aminosid và Beta Lactamin. Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn nguy hiểm hơn hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị thì bác sĩ sẽ xem xét phác đồ điều trị với kháng sinh mạnh hơn.Lựa chọn kháng sinh để điều trị các ca nhiễm khuẩn sơ sinh phải dựa trên kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Thông thường là kết hợp của các loại kháng sinh ampicillin và gentamincin hoặc ampicillin và vcefotaxim.Thời gian sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm còn tùy thuộc vào từng loại bệnh, trong đó nhiễm trùng huyết là phổ biến với phác đồ điều trị trong 10 ngày.Liều dùng kháng sinh ở trẻ sơ sinh thường cao hơn so với người lớn vì dịch ngoại bào trong cơ thể trẻ chiếm đến 45% tổng trọng lượng cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc giảm chức năng enzyme ở trẻ sơ sinh có thể làm kéo dài thời gian bán hủy của một số loại kháng sinh và tăng nguy cơ nhiễm độc.Nếu tình trạng nhiễm trùng sơ sinh không quá nặng thì bác sĩ có thể cho trẻ sẽ được nằm chung với mẹ và chích thuốc hằng ngày. Nếu trẻ không bú được hoặc bú kém, hoặc cần phải thở oxy thì sẽ được điều trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt.Trẻ khi điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ được nằm phòng riêng ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển, hạn chế tiếp xúc với người nhà và được theo dõi điều trị đặc biệt.Tùy vào triệu chứng và biến chứng mà trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm gặp phải, nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng của bệnh như thực hiện thay máu, điều trị chống rối loạn đông máu, chống suy hô hấp cấp, cân bằng nước, nhiệt, điện giải, toan kiềm và sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch.5. Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinhCác biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm cần được chủ động thực hiện trước khi sinh bao gồm:Tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan, tiêm phòng Rubella.Cần thực hiện khám thai định kỳ trước và trong khi mang thai.Tiến hành điều trị tận gốc các bệnh nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng niệu dục khi có bệnh.Đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn khi mang thai.Chú ý vệ sinh thân thể tốt, hạn chế vận động mạnh để tránh trầy xước, viêm nhiễm khi mang thai.Chủ động phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm trong lúc sinh bằng cáchĐảm bảo vô khuẩn trong khi sinh với tất cả dụng cụ y tế, nước, khăn.Không thăm khám âm đạo nhiều lần với các sản phụ sinh khó, bị vỡ ối sớm hoặc chuyển dạ trong thời gian dài, tránh các biến chứng sản khoa cho trẻ sơ sinh như sinh ngạt, tổn thương vùng đầu, thân trong lúc sinh.Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm sau sinh bằng cách:Thực hiện vệ sinh phòng ốc, chăn màn, đồ dùng cho trẻ sạch sẽ, sát khuẩn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.Vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sau sinh sạch sẽ.Giữ phòng ngủ cho bé thông thoáng, đầy đủ ánh sáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của vi trùng.Người chăm sóc cần vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ.Tóm lại, nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao nhưng có thể chữa trị được nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu đầy đủ kiến thức cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh để phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-khoai-lang-giup-tang-hay-giam-can-20230929082923617.htm
20230929
Ăn khoai lang giúp tăng hay giảm cân?
Khoai lang là loại thực phẩm khá phổ biến trong chế độ ăn uống hiện đại. Ngoài hương vị thơm ngon, khoai lang còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Theo Healthline, khoai lang có thể hỗ trợ quản lý cân nặng lành mạnh, nhưng có nhiều yếu tố cần xem xét, chẳng hạn như phương pháp nấu ăn và gia vị. Cụ thể, khoai lang là một loại rau củ giàu dinh dưỡng. Chúng chứa carb phức tạp. Đây là những loại carb liên kết với nhau từ ba loại đường trở lên, bao gồm cả chất xơ. Khoai lang được đánh giá cao vì hương vị thơm ngon và các đặc tính tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Ndtv). Carb phức tạp chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn carb đơn giản và tinh chế (những loại bạn sẽ tìm thấy trong thực phẩm như bánh mì trắng hoặc đường ăn). Các loại rau khác - cũng như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu - là ví dụ về các loại thực phẩm khác giàu carb phức tạp. Khoai lang cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nhờ hàm lượng chất xơ cao. Cụ thể, chúng có chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này tạo thành một chất đặc giống như gel trong đường tiêu hóa để làm chậm quá trình tiêu hóa. Khoai lang chưa nấu chín có 77% nước và 13% chất xơ. Điều này có nghĩa là chúng có thể giúp bạn cảm thấy no mà không cần nhiều calo trong khi vẫn cung cấp năng lượng lâu dài. Và đó là lý do tại sao thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, như khoai lang, rất hữu ích cho việc kiểm soát cân nặng. Nó cũng gần như không có chất béo và ít protein, chỉ có 2g trong mỗi khẩu phần 130g, chiếm 7% tổng lượng calo. Điều này có nghĩa là nó là một nguồn giàu carbs. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, khoai lang có thể giúp giảm cân vì chúng siêu giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất xơ giúp chúng ta no lâu. Chất xơ di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, giúp thúc đẩy cảm giác no và cắt giảm cảm giác thèm ăn để hỗ trợ giảm cân. "Chỉ một cốc khoai lang đã cung cấp tới 6,6g chất xơ, tương đương 26% nhu cầu chúng ta cần cho cả ngày", TS Giang nói. Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên động vật năm 2017 cũng cho thấy khoai lang tím có thể có nhiều lợi ích hơn trong việc giảm cân. "Dù vậy, bạn nênkết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đạt được hiệu quả giảm cân tối đa. Khoai lang có lợi đối với việc tập thể hình vì chúng được tiêu hóa chậm, cung cấp cho chúng ta năng lượng lâu dài trong suốt buổi tập", TS Giang phân tích. Như vậy, khoai lang rất ngon, giàu chất dinh dưỡng và nhiều chất xơ. Điều này có nghĩa là chúng có thể giúp bạn giảm hoặc duy trì cân nặng bằng cách khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách chúng được nấu và bất kỳ loại gia vị hoặc thành phần phụ nào, chúng cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu và có lượng chất béo, đường và calo bổ sung cao. Để giảm cân, bạn hãy luộc khoai lang trong 30 phút và thưởng thức cùng với các loại thảo mộc, gia vị, nước sốt nóng, một ít tỏi. Hạn chế các loại gia vị có nhiều đường hoặc chất béo, như sốt cà chua hoặc sốt mayonnaise. Bạn hãy nhớ rằng ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào - bổ dưỡng hay không - đều có thể góp phần tăng cân. Sự đa dạng và điều độ là những nguyên tắc chung nếu muốn duy trì hoặc giảm cân.
https://tamanhhospital.vn/u-nang-buong-trung-xuat-huyet/
20/05/2022
U nang buồng trứng xuất huyết (chảy máu) là gì? Có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng xuất huyết (chảy máu) tuy không quá nguy hiểm, nhưng ở một số trường hợp khi nang buồng trứng xuất huyết sẽ gây ra biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ. Vậy vì sao u nang buồng trứng bị chảy máu? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào để tránh biến chứng nguy hiểm? Thông qua bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM dưới đây, chị em sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Mục lụcTổng quan về u nang buồng trứngU nang buồng trứng xuất huyết là gì?Nguyên nhân u nang buồng trứng chảy máuDấu hiệu nhận biết xuất huyết nang buồng trứngU nang buồng trứng xuất huyết có nguy hiểm không?Vỡ nang gây nhiễm khuẩnHoại tử buồng trứngVô sinh – hiếm muộnPhương pháp chẩn đoánĐiều trị khi nang buồng trứng xuất huyếtĐiều trị nội khoaTuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩCách phòng tránhTổng quan về u nang buồng trứng U nang buồng trứng là những khối u có vỏ bao bọc bên ngoài, bên trong chứa dịch hoặc chất rắn hay dạng bã đậu. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ bé gái đến tuổi mãn kinh, phụ nữ mang thai hoặc không mang thai. Thống kê cho thấy, u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ 3,6% trong số các bệnh lý phụ khoa. Hầu hết u buồng trứng đều lành tính, không gây bất cứ triệu chứng nào cũng như không gây hại cho chị em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh sản của người phụ nữ. Nguy hiểm hơn, ung thư hóa có thể xảy ra gây suy nhược cơ thể, thậm chí gây tử vong. U nang buồng trứng xuất huyết là gì? U nang buồng trứng xuất huyết là hiện tượng mô mạch máu nhỏ bị vỡ điều này có thể xảy ra trong quá trình trứng phóng noãn hoặc u buồng trứng vỡ. Tình trạng này gây nên hiện tượng xuất huyết, gây đau ở vùng bụng dưới cho người bệnh. (1) Cần phân biệt tình trạng này với hiện tượng nang buồng trứng xuất huyết sinh lý xảy ra hàng tháng khi có trứng rụng ở phụ nữ. Ở cơ chế sinh lý bình thường của người phụ nữ, mỗi tháng đều có hiện tượng rụng trứng. Khi trứng rụng thì buồng trứng sẽ bị xuất huyết. Đa phần hiện tượng xuất huyết này sẽ tự cầm không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số trường hợp phụ nữ có u nang buồng trứng, khi mạch máu bị vỡ gây xuất huyết nhiều bệnh nhân có thể bị thiếu máu cấp tính ảnh hưởng đến sinh hiệu thì cần phải can thiệp ngay tránh nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân u nang buồng trứng chảy máu BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng u nang buồng trứng xuất huyết, đó là: Vỡ u nang: Là biến chứng thường gặp ở người có u nang buồng trứng. Trong u nang có nhiều dịch, vỏ mỏng nên nếu có tác động ngoại lực từ bên ngoài như quan hệ tình dục thô bạo, làm việc nặng, chấn thương vùng bụng dưới thì nang sẽ vỡ. Khi vỡ nang sẽ khiến dịch nhầy bên trong nang tràn ra ổ bụng, khiến mạch máu tại u nang bị vỡ gây ra tình trạng nang buồng trứng xuất huyết. Xoắn u nang: Khi u nang bị xoắn lại sẽ khiến mạch máu bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng vỡ và xuất huyết. (2) Vỡ u nang là nguyên nhân thường gặp của u nang buồng trứng xuất huyết Dấu hiệu nhận biết xuất huyết nang buồng trứng Dấu hiệu nhận biết u nang xuất huyết buồng trứng đó là thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt kèm các biểu hiện cụ thể như: Đau bụng vùng hạ vị, chướng bụng; Đau một bên bụng (đau bên bụng phải hoặc đau bụng trái); Người bệnh cảm thấy tăng áp lực vùng bụng dưới hoặc phần xương chậu, hoặc ở khoang bụng; Đau vùng chậu, vùng lưng thấp, đùi, lan ra vùng thắt lưng trong suốt thời kỳ kinh nguyệt; Đau hoặc rỉ máu từ âm đạo; Cơn đau bụng dưới xảy ra đột ngột sau khi bị tác động lực bên ngoài vào vùng bụng hoặc sau quan hệ tình dục. Một số triệu chứng khác chị em có thể gặp phải khi nang buồng trứng chảy máu là cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôn, thở gấp, sốt, ngất xỉu… U nang buồng trứng xuất huyết có nguy hiểm không? Bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên cho biết, xuất huyết nang buồng trứng có thể xảy ra những biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bao gồm: Vỡ nang gây nhiễm khuẩn Khi nang vỡ dịch trong nang chảy vào ổ bụng gây bội nhiễm, nhiễm trùng và người bệnh có thể bị viêm phúc mạc chậu. Nếu là u nang nhầy khi vỡ dịch trong nang chảy vào ổ bụng có thể gây dính các tạng xung quanh. Hoại tử buồng trứng Các nang có kích thước nhỏ, cuống dài dễ bị xoắn nếu không kịp can thiệp sẽ hoại tử buồng trứng người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng 1 bên. Vô sinh – hiếm muộn Nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời và hiệu quả, u nang buồng trứng xuất huyết có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Bệnh nếu không được điều trị hiệu quả có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn Phương pháp chẩn đoán Có rất nhiều các phương pháp chẩn đoán để phát hiện u nang buồng trứng xuất huyết, gồm: (3) Siêu âm: Sử dụng đầu dò đặt bên trong âm đạo, nhờ sóng siêu âm để phát hiện hình ảnh và đặc điểm cũng như tình trạng xuất huyết như thế nào. Xét nghiệm nồng độ hormone: Beta HCG để loại trừ thai ngoài tử cung. Xét nghiệm máu: Trường hợp những người phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, các bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm marker của u buồng trứng. Một số trường hợp u nang xuất huyết không điển hình, hình ảnh siêu âm không điển hình u lành tính, bệnh nhân có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI). Điều trị khi nang buồng trứng xuất huyết U nang buồng trứng xuất huyết vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi được chẩn đoán căn bệnh này, chị em phụ nữ có thể tham khảo một số cách điều trị sau: Điều trị nội khoa Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc cầm máu: Đối với các trường hợp bệnh nhân không đau nhiều, siêu âm tình trạng xuất huyết nhẹ, sinh hiệu ổn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau kết hợp thuốc cầm máu để điều trị. Phẫu thuật: Khi tình trạng xuất huyết nhiều, siêu âm dịch ổ bụng lượng nhiều, ảnh hưởng đến sinh hiệu bệnh nhân. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ Điều trị triệt để u nang buồng trứng là phương pháp điều trị hiệu quả được các chuyên gia sản khoa khuyến cáo. Bệnh nhân nên thăm khám tại cơ sở y tế có đơn vị sản khoa uy tín, thông qua bước thăm khám và các xét nghiệm cần thiết, tùy vào độ tuổi, sức khỏe và kích thước khối u, tình tình trạng xuất huyết mà bác sĩ sẽ có tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. (4) Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo chị em phụ nữ cần thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, trong trường hợp có bệnh lý cần tuân thủ hướng dẫn điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm Cách phòng tránh U nang buồng trứng xuất huyết là một biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phụ khoa phổ biến. Vì có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nên việc phòng tránh đóng vai trò vô cùng quan trọng chính là chẩn đoán kịp thời nhờ những lần khám phụ khoa định kỳ. Tránh quan hệ tình dục thô bạo hay làm việc quá sức, tập luyện thể thao vận động mạnh trong thời gian theo dõi, điều trị u nang buồng trứng. Những tác động ngoại lực này dễ gây ra việc chèn ép lên vùng chậu khiến u nang vỡ ra gây chảy máu. Các bác sĩ phụ khoa khuyên các chị em phụ nữ nên chủ động kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những tình trạng bất thường. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, chiên qua dầu mỡ, nước ngọt có gas, tăng cường uống đủ nước để cơ thể thải độc, hạn chế tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh xuất huyết nang buồng trứng cũng như rất nhiều bệnh lý khác. Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, siêu âm Voluson E10 thế hệ mới nhất, triển khai đang dạng gói khám sức khỏe sinh sản phụ nữ, gói chăm sóc thai sản trọn gói, thai sản theo yêu cầu, gói sinh nở, chăm sóc phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh… tự tin là địa điểm chăm sóc và đồng hành cùng chị em phụ nữ trong đời sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến: U nang buồng trứng xuất huyết hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả nếu được thăm khám sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Chính vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có đơn vị sản khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị cụ thể!
https://tamanhhospital.vn/nguyen-nhan-tut-huyet-ap/
20/06/2024
13 nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột thường gặp không thể bỏ qua
Hạ huyết áp không kèm theo triệu chứng có thể được xem là lành tính, nhưng khi xuất hiện các biểu hiện bất thường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân tụt huyết áp là gì? Làm cách nào để xử trí và phòng ngừa huyết áp thấp hiệu quả? Mục lụcBệnh tụt huyết áp có đáng lo ngại?Các nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột thường gặp1. Căng thẳng về cảm xúc2. Hạ huyết áp tư thế đứng3. Hạ huyết áp sau bữa ăn4. Bệnh hệ thần kinh trung ương5. Mất máu hoặc mất nước6. Thời tiết nắng nóng7. Các tình trạng bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng8. Các bất thường liên quan ở tim, phổi9. Người mắc bệnh tiểu đường10. Các bệnh liên quan tuyến thượng thận11. Một số loại thuốc ảnh hưởng huyết áp12. Sử dụng rượu hoặc chất kích thích13. Phụ nữ đang mang thaiCách xử trí khi gặp trường hợp bị tụt huyết ápPhương pháp phòng ngừa tụt huyết áp cho người có nguy cơ cao1. Kiểm soát chế độ ăn uống2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt3. Xây dựng thói quen tập luyện thể dục đều đặnNgười có yếu tố nguy cơ bị tụt huyết áp nên thăm khám sức khỏe định kỳBệnh tụt huyết áp có đáng lo ngại? Tụt huyết áp là huyết áp thấp mới xuất hiện đột ngột, kèm theo đó là các triệu chứng thiếu máu nuôi cơ quan như lú lẫn, người lơ mơ, da xanh tái, đổ nhiều mồ hôi, đi tiểu ít… có thể gặp trong bệnh mất máu cấp, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng hoặc sốc tim. Bệnh nhân bị tụt huyết áp cần được nhập viện cấp cứu nhanh chóng, tránh nguy cơ diễn tiến dẫn đến suy đa cơ quan. Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Huyết áp thấp có thể xảy riêng lẻ hoặc là triệu chứng của một loạt các tình trạng khác. (1) Các loại huyết áp thấp thường gặp bao gồm: Hạ huyết áp tư thế đứng: Chỉ số huyết áp tâm thu giảm từ 20 mmHg trở lên và 10mmHg trở lên đối với huyết áp tâm trương, xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế một cách đột ngột từ tư thế ngồi sang tư thế đứng. Hạ huyết áp sau khi ăn: Thường gặp người lớn tuổi, sau bữa ăn từ 1-2 giờ. Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: Gặp nhiều ở người trẻ và trẻ em nếu đứng trong thời gian dài. Huyết áp thấp mạn tính: Huyết áp tâm thu lúc nghỉ ngơi thường xuyên dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Chỉ số huyết áp ở mỗi người không giống nhau. Nếu một người khỏe mạnh bị tụt huyết áp nhưng không có thêm bất kỳ triệu chứng nào, có thể yên tâm không cần triệu trị, vì đa phần các trường hợp này là lành tính. Tuy nhiên, cần hết sức chú ý khi tình trạng tụt huyết áp có kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, khó thở, ngất xỉu. Lúc này, cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách, giúp người bệnh ổn định lại huyết áp, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp hạ huyết áp xuống mức cực thấp có nguy cơ dẫn đến tình trạng gọi là sốc với các biểu hiện: lú lẫn (đặc biệt thường gặp ở người lớn tuổi), da lạnh, xanh xao, thở nhanh và nông, rối loạn nhịp… nếu xử trí chậm trễ sẽ diễn tiến đến suy đa cơ quan, nguy hiểm tính mạng. Chỉ cần có sự chênh lệch quá 20mmHg của huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương tim và não. Bên cạnh đó, hạ huyết áp còn gây ra các vấn đề sức khỏe khác như: Ngã và chấn thương do té ngã: Hạ huyết áp gây chóng mặt và ngất xỉu, khiến người bệnh bị té ngã đột ngột, có thể gây chấn thương dẫn đến gãy xương hoặc các thương tích nghiêm trọng hay chảy máu não. Suy giảm chức năng thận. Mất ngủ, suy giảm trí nhớ. Giảm khả năng làm việc gắng sức. Hạ huyết áp đột ngột gây chóng mặt, ngất xỉu Các nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột thường gặp Hạ huyết áp đột ngột có thể đe dọa đến tính mạng. Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này bao gồm: 1. Căng thẳng về cảm xúc Quá căng thẳng, sợ hãi quá mức, bất an hoặc quá đau đớn là những nguyên nhân thường gặp gây tụt huyết áp đột ngột, ngất xỉu. 2. Hạ huyết áp tư thế đứng Khi bạn chuyển đổi tư thế một cách đột ngột từ tư thế ngồi sang tư thế đứng sẽ khiến huyết áp bị tụt nhanh chóng. Người lớn tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, di chứng nhồi máu não, đang uống các thuốc lợi tiểu, thuốc dãn mạch, thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến thường gặp phải tình trạng hạ huyết áp này. Khi đó, chỉ số huyết áp giảm từ 20 mmHg trở lên (đối với huyết áp tâm thu) và 10mmHg trở lên (đối với huyết áp tâm trương). (2) 3. Hạ huyết áp sau bữa ăn Sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ, người lớn tuổi thường bị hạ huyết áp đột ngột. Những người bị huyết áp cao hoặc có các bệnh về hệ thần kinh tự chủ như bệnh Parkinson cũng thường gặp phải tình trạng này. 4. Bệnh hệ thần kinh trung ương Là tình trạng hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng quá lâu, do sự giao tiếp sai lệch giữa tim và não, dẫn đến tụt huyết áp. Hạ huyết áp do bệnh thần kinh trung ương chủ yếu xuất hiện ở những người trẻ tuổi và trẻ em. 5. Mất máu hoặc mất nước Mất nước thường xảy ra khi bạn hoạt động nhiều dưới trời nắng nóng, có thể toát nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước. Khi cơ thể không đủ nước, lượng máu trong cơ thể sẽ giảm, kéo theo hạ huyết áp. Ngoài ra, sốt, nôn nhiều, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước. Mất quá nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật hoặc chảy máu trong cũng làm giảm lượng máu, dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng. (3) 6. Thời tiết nắng nóng Trời nắng nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, gây mất nước và điện giải, dẫn đến thể tích tuần hoàn giảm và gây hạ huyết áp. Nhiệt độ cao còn khiến mạch máu giãn ra, huyết áp càng xuống thấp. Nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước dẫn đến hạ huyết áp 7. Các tình trạng bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng Rối loạn nhịp tim, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, xẹp phổi, dị ứng, sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng huyết có thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp. Những bệnh lý này thuộc bệnh lý cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng, dó đó, cần hết sức cẩn trọng. 8. Các bất thường liên quan ở tim, phổi Các tình trạng tim và van tim gây huyết áp thấp gồm: suy tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, nhịp tim chậm. bên cạnh đó, các bất thường ở phổi cũng có thể góp phần gây tụt huyết áp. 9. Người mắc bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp. Đái tháo đường ảnh hưởng đến nội tiết tố và các dây thần kinh dẫn đến mạch máu, làm rối loạn các hoạt động co và giãn của mạch máu, nếu mạch máu giãn quá mức có thể gây tụt huyết áp. Khi đó, bạn có thể bị hạ huyết áp khi thay đổi tư thế, khiến cho các mạch máu không thể vận chuyển kịp thời máu đến các cơ quan khác. 10. Các bệnh liên quan tuyến thượng thận Tuyến thượng thận sản xuất các hormone và có vai trò kiểm soát huyết áp. Các tình trạng ảnh hưởng đến tuyến cận giáp hoặc tuyến thượng thận, ví dụ như bệnh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát) có thể khiến hạ huyết áp. Suy tuyến thượng thận là tình trạng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi có sự giảm bài tiết các hormone tuyến thượng thận với các biểu hiện như: mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế đứng, tăng sắc tố da, hạ natri máu, tăng kali máu, hạ đường huyết. 11. Một số loại thuốc ảnh hưởng huyết áp Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là làm hạ huyết áp gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt, thuốc điều trị rối loạn cương dương, một số thuốc chống trầm cảm. 12. Sử dụng rượu hoặc chất kích thích Lạm dụng rượu cũng như các chất kích thích khác trong thời gian ngắn có thể là nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp do giãn mạch. Bên cạnh đó, một loại thảo dược, vitamin cũng có thể làm hạ huyết áp. 13. Phụ nữ đang mang thai Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi, khiến các mạch máu giãn nở nhanh chóng, làm hạ huyết áp. Huyết áp thấp thường xảy ra trong 24 tuần đầu của thai kỳ. Tình trạng chảy máu hoặc các biến chứng khác của thai kỳ cũng có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp. (4) Cách xử trí khi gặp trường hợp bị tụt huyết áp Khi bản thân hoặc người nhà, người xung quanh bị tụt huyết áp đột ngột, nên xử trí tụt huyết áp nhanh chóng bằng cách: Ngừng ngay hoạt động, công việc đang làm và nằm xuống, nâng cao chân; Uống một ly nước có điện giải (muối), ly sữa hoặc tách trà đường, trà gừng để giúp huyết áp dần ổn định. Nếu không có những thức uống này, có thể uống thật nhiều nước lọc để giúp tăng thể tích tuần hoàn và chống mất nước; Đưa đến người bệnh đến bệnh viện nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp người bị tụt huyết áp có các triệu chứng trở nên trầm trọng như lơ mơ, không tỉnh táo, lạnh người, nôn nhiều, da xanh xao, ngất xỉu… Phương pháp phòng ngừa tụt huyết áp cho người có nguy cơ cao Điều trị hạ huyết áp cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp người bệnh. Song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần có sự điều chỉnh trong lối sống để giúp ổn định huyết áp cũng như phòng ngừa huyết áp thấp tái lại. Các phương pháp phòng ngừa hạ huyết áp nên áp dụng bao gồm: 1. Kiểm soát chế độ ăn uống Đối với người bị huyết áp thấp, bác sĩ sẽ có hướng dẫn tăng lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần tăng lượng vừa phải, đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tăng quá nhiều muối vì có thể khiến huyết áp tăng quá mức, tăng natri máu, nguy cơ dư thừa muối dẫn đến suy tim, nhất là ở người cao tuổi. Đồng thời, cần uống nhiều nước hơn để giúp ổn định huyết áp, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Xem thêm: Việc xây dựng chế độ ăn uống đóng vài trò quan trọng giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Cùng đọc thêm gợi ý cho người tụt huyết áp nên uống gì của bác sĩ Tim mạch. 2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya, khi ngủ nên gối đầu thấp hơn bình thường; Có thời gian thư giãn, tránh làm việc quá căng thẳng, áp lực…; Đối với những người có công việc phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, nên mang vớ áp lực ở chân để giúp máu trở về tim thuận lợi hơn và ngăn ngừa tình trạng máu ứ dồn ở chân; Khi thay đổi tư thế từ ngồi sang tư thế đứng, cần thay đổi từ từ, cho thời gian để cơ thể thích ứng, nhất là khi bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Nên gối đầu thấp khi ngủ để hạn chế tình trạng hạ huyết áp 3. Xây dựng thói quen tập luyện thể dục đều đặn Xây dựng thói quen vận động thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi lần tập khoảng 30 phút không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp tăng cường khả năng co bóp của tim, hỗ trợ bơm máu hiệu quả, ổn định huyết áp. Các bài tập phù hợp nên thực hiện như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, tập yoga, thiền… Cần lưu ý tránh vận động mạnh liên tục, nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút tập hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường khác. Người có yếu tố nguy cơ bị tụt huyết áp nên thăm khám sức khỏe định kỳ Bất kỳ ai cũng có thể bị tụt huyết áp, nhưng thường gặp nhiều ở người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh về tim, bệnh nội tiết, nhiễm trùng nặng, bị mất máu hoặc mất nước, thiếu dinh dưỡng… Tình trạng tụt huyết áp có thể tái lại nhiều lần nếu không giải quyết được căn nguyên. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp. Đối với những người có yếu tố nguy cơ tụt huyết áp, nên thực hiện thăm khám sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí giúp khắc phục tình trạng huyết áp thấp cũng như các bệnh về tim mạch. Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp tầm soát và điều trị bệnh huyết áp thấp và các bệnh tim mạch hiệu quả. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau: Tìm hiểu rõ về nguyên nhân tụt huyết áp sẽ giúp bác sĩ có hướng giải quyết triệt để căn nguyên gây huyết áp thấp; đồng thời, hướng dẫn người bệnh những cách xử trí khi bị hạ huyết áp đột ngột, cách phòng ngừa huyết áp thấp tại nhà hiệu quả.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-xo-cung-bi-co-lay-va-co-di-truyen-khong-vi
Bệnh xơ cứng bì có lây và có di truyền không?
Bệnh tự miễn xơ cứng bì chỉ một tình trạng rối loạn tự miễn, trong đó da và các mô liên kết phát triển dày và xơ cứng. Đây là một bệnh mãn tính, tiến triển nặng hơn theo thời gian, có thể dẫn đến biến chứng nếu không điều trị đúng cách. 1. Tổng quan về xơ cứng biểu bì Bệnh tự miễn xơ cứng bì được xếp vào nhóm bệnh thấp khớp và rối loạn mô liên kết. Đây cũng được cho là một tình trạng bệnh tự miễn, nghĩa là hệ thống miễn dịch của chính người bệnh tấn công các mô tế bào của họ. Điều này dẫn đến việc sản xuất quá mức collagen - một loại protein hình thành cấu trúc của mô liên kết. Kết quả là phần mô bị dày lên, hoặc xơ hóa và để lại sẹo.Xơ cứng bì cũng có thể gây co thắt hoặc chít hẹp các mạch máu nhỏ, làm tổn thương các cơ quan nội tạng do không được cung cấp máu đầy đủ. Mặc dù thường biểu hiện ở tay, mặt và chân, nhưng đôi khi bệnh cũng tấn công vào đường tiêu hóa, tim mạch, phổi và thận.Bất cứ ai cũng có thể bị xơ cứng bì, nhưng phụ nữ có nhiều nguy cơ hơn nam giới. Xơ cứng biểu bì ảnh hưởng đến 75 - 100 ngàn người Mỹ, chủ yếu là phụ nữ từ 30 - 50 tuổi. Trẻ em cũng có thể bị xơ cứng bì, nhưng với tỷ lệ khá hiếm.Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ nhẹ đến nguy cơ tử vong. Theo thống kê, có tới 1 trong 3 người mắc bệnh này xuất hiện các triệu chứng nặng. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh, nhưng một số loại thuốc có khả năng làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. 2. Các loại xơ cứng biểu bì Có nhiều loại xơ cứng bì với những triệu chứng khác nhau ở mỗi người bệnh. Trong đó, hai loại chính là:Xơ cứng cục bộ: Chỉ ảnh hưởng đến các khu vực nhỏ trên da. Xuất hiện phổ biến ở phụ nữ, nhiều hơn gấp 3 lần so với nam giới;Xơ cứng hệ thống: Ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể. Thường gặp ở phụ nữ từ 30 - 50 tuổi. Xơ cứng cục bộ tại một vị trí nhỏ trên da người bệnh Người bị xơ cứng bì hệ thống nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và đe dọa tính mạng.Trả lời cho câu hỏi “Bệnh xơ cứng bì có lây không?”, các bác sĩ khẳng định đây không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan, cũng không phải là ung thư hay do tế bào khối u ác tính.Bệnh hình thành theo cơ chế nội sinh, không có cách nào để phòng ngừa xơ cứng bì ngoài việc tránh tiếp xúc một số yếu tố rủi ro mà bạn có thể kiểm soát được. Chúng bao gồm những tác nhân kích hoạt trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như virus, thuốc hoặc hóa chất. 3. Bệnh xơ cứng bì có di truyền không? Các yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ khởi phát tình trạng xơ cứng biểu bì bao gồm:Người Mỹ bản xứ;Người Mỹ gốc Phi;Giới tính nữ;Sử dụng một số loại thuốc hóa trị (như Bleomycin);Tiếp xúc với bụi silica SiO2 và dung môi hữu cơ;Một số thay đổi nhất định trong bộ gen;Tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn.Xét về mặt di truyền, hầu hết bệnh nhân xơ cứng bì không có người thân nào mắc bệnh và con cái của họ cũng không bị bệnh tương tự. Ngoài định rằng xơ cứng biểu bì không phải là một bệnh lây nhiễm, các nhà khoa học cũng cho biết bệnh không di truyền từ bố mẹ sang con cái.Nghiên cứu chỉ ra rằng có một gen nhạy cảm, làm tăng nguy cơ một người bị xơ cứng bì, nhưng bản thân nó không phải là nguyên nhân bệnh xơ cứng bì. Mặc dù xơ cứng bì không được di truyền trực tiếp, một số nhà khoa học cho rằng bệnh có khuynh hướng xuất hiện trong các gia đình có tiền sử thấp khớp. Người bệnh sử dụng một số thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ khởi phát tình trạng xơ cứng biểu bì 4. Nguyên nhân gây xơ cứng bì Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác, nhưng có thể giải thích cơ chế khiến bạn bị xơ cứng bì.Vấn đề nằm ở hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều mô liên kết. Bình thường, mô liên kết tạo thành các sợi, hình thành khung hỗ trợ cơ thể. Khung cấu trúc nằm ở dưới da và xung quanh các cơ quan nội tạng, mạch máu, giúp hỗ trợ cơ bắp và xương.Vì một lý do nào đó, cơ thể bạn tạo ra quá nhiều protein collagen. Kết quả là da và các mô khác trong cơ thể trở nên dày hơn, kém linh hoạt, hoặc bị xơ hóa và hình thành sẹo. 5. Chẩn đoán và điều trị Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn cũng như người thân trong gia đình. Bạn có thể được yêu cầu làm:Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang và CT scan;Xét nghiệm máu;Xét nghiệm đường tiêu hóa;Xét nghiệm chức năng phổi;Xét nghiệm tim: Đo điện tâm đồ và siêu âm tim.Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể lấy một mẫu da nhỏ (gọi là sinh thiết) để quan sát dưới kính hiển vi.Các phương pháp điều trị bệnh tự miễn xơ cứng bì đã được cải thiện đáng kể trong nhiều năm qua. Mặc dù vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị đặc hiệu và triệt để, nhưng có nhiều cách khác nhau giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bạn có thể trình bày với bác sĩ những triệu chứng cụ thể đang cản trở cuộc sống hàng ngày của mình. Từ đó bác sĩ sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.Bạn cũng có thể tham gia vào cộng đồng những người mắc bệnh tương tự. Việc chia sẻ những trải nghiệm và động viên nhau có thể giúp bạn dễ dàng đối phó với tình trạng mãn tính. Đo điện tâm đồ có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh tự miễn xơ cứng bì 6. Biến chứng bệnh tự miễn xơ cứng bì Như đã đề cập, việc điều trị đúng cách và kịp thời có thể giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tự miễn xơ cứng bì, bao gồm:Huyết áp cao trong phổi;Mô sẹo trong phổi;Mất lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân;Viêm cơ;Nhiễm trùng;Suy thận.Tóm lại, bệnh tự miễn xơ cứng bì không phải là truyền nhiễm, vì thế sẽ không lây lan. Ngoài yếu tố môi trường thì di truyền cũng được cho là có vai trò trong nguy cơ khởi phát bệnh. Tuy nhiên hầu hết những bệnh nhân đều không có tiền sử gia đình mắc bệnh, cũng không di truyền cho con cái. Những người bị xơ cứng biểu bì chỉ thường đến từ các gia đình mắc các bệnh tự miễn khác.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.Nguồn tham khảo: Webmd.com; healthline.com, medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ban-can-biet-gi-ve-nhip-tim-vi
Bạn cần biết gì về nhịp tim?
Bài viết bởi Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Nhịp tim của bạn, hoặc mạch, là số lần tim bạn đập mỗi phút. Nhịp tim bình thường khác nhau ở mỗi người và cùng một người khác nhau ở mỗi độ tuổi. Nhịp tim có thể xem là một thước đo sức khỏe quan trọng về tim mạch. Tuỳ theo độ tuổi, tần số và tính đều đặn của nhịp tim có thể thay đổi.Ngay cả khi bạn không phải là một vận động viên, kiến ​​thức về nhịp tim của bạn có thể giúp bạn theo dõi mức độ tập luyện của mình và có thể giúp bạn phát hiện các vấn đề về sức khỏe. 1. Kiểm tra nhịp tim của bạn như thế nào? Những vị trí tốt nhất để đếm nhịp tim thông qua bắt mạch của bạn là: cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, đỉnh của mu bàn chân, chính giữa nếp lằn bẹn.Dùng 2 ngón: ngón trỏ và ngón giữa của bạn bắt mạch ở tay còn lại tại vị trí cổ tay mặt lòng giao với ngón tay cái. Để có được kết quả chính xác nhất, hãy đếm số nhịp trong 60 giây. Hoặc bạn có thể đếm mạch của bạn trong 10 giây và nhân với 6 để tìm nhịp đập của bạn mỗi phút. Thông thường tần số mạch sẽ bằng với tần số tim.Đánh giá nhịp tim lúc nào là chính xác? Đó là nhịp tim được đo lúc nghỉ ngơi, tức là khi bạn ngồi hoặc nằm và khi bạn bình tĩnh, thoải mái và không bị bệnh. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi còn được gọi là “nhịp tim lúc nghỉ”. 2. Nhịp tim lúc nghỉ bình thường của bạn là bao nhiêu? Cách kiểm tra nhịp tim Tần số nhịp tim bình thường lúc nghỉ của bạn dao động từ 60 – 100 nhịp mỗi phút. Nhưng tần số tim thấp hơn 60 không nghĩa là bạn có vấn đề về sức khỏe. Nó có thể là kết quả của việc dùng thuốc như thuốc chẹn beta. Nhịp tim thấp hơn cũng phổ biến đối với những người hoạt động thể chất nhiều hoặc vận động viên. Những người năng động thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn (thấp đến 40) vì cơ tim của họ ở trong tình trạng tốt hơn và cơ tim không cần phải làm việc nhiều để duy trì nhịp đập ổn định. Hoạt động thể chất thấp hoặc vừa phải thường không làm thay đổi nhịp tim lúc nghỉ nhiều. Tần số nhịp tim bình thường lúc nghỉ 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như thế nào? Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, tim sẽ bơm máu nhiều hơn một chút, do đó nhịp tim của bạn có thể tăng, nhưng thường không quá 5 đến 10 nhịp mỗi phút.Tư thế: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, mạch của bạn thường giống nhau. Đôi khi khi bạn đứng trong 15 đến 20 giây đầu tiên, mạch của bạn có thể tăng lên một chút, nhưng sau một vài phút, nó sẽ ổn định.Cảm xúc: Nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng, vui vẻ hoặc buồn bã thì cảm xúc của bạn có thể làm tăng nhịp tim của bạn.Kích thước cơ thể: Kích thước cơ thể thường không thay đổi nhịp tim. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể thấy nhịp nghỉ cao hơn bình thường, nhưng thường không quá 100.Sử dụng thuốc: Thuốc ức chế adrenaline (thuốc chẹn beta) có xu hướng làm chậm nhịp tim của bạn.Nếu nhịp tim của bạn quá cao, bạn đang căng thẳng. Vì vậy, hãy bình tĩnh lại. Nếu nhịp tim quá thấp thì bạn cần thúc đẩy bản thân luyện tập chăm chỉ hơn một chút. Cảm xúc là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim 4. Nhịp tim đích của bạn là bao nhiêu? Để có sức khỏe tốt bạn cần phải tập thể dục đều độ. Cường độ tập luyện cũng như hoạt động thể chất hằng ngày sẽ làm thay đổi tần số tim của bạn. Để có trái tim khỏe mạnh thì bạn phải điều chỉnh cường độ hoạt động sao cho tần số tim của bạn thay đổi trong phạm vi nhất định, trong phạm vi đó, trái tim bạn sẽ có thời gian thích nghi, hoạt động hiệu quả nhất. Bạn cần biết nhịp tim tối đa lý thuyết(nhịp tim tối đa) của mình là bao nhiêu? Cách tính: nhịp tim tối đa lý thuyết = 220- số tuổi.Trong vài tuần đầu tiên tập luyện, hãy nhắm đến tần số tim đích ở mức thấp nhất (tương đương 50% nhịp tim tối đa của bạn) và dần dần tăng hoạt động thể chất để tần số tim của bạn chuyển sang phạm vi cao hơn (tương đương 85% nhịp tim tối đa của bạn). Sau sáu tháng trở lên, bạn có thể tập thể dục thoải mái với 85% nhịp tim tối đa đó. 5. Khi nào cần gọi bác sĩ của bạn? Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim (và hạ huyết áp) hoặc kiểm soát nhịp bất thường (rối loạn nhịp tim), bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi và ghi lại nhịp tim. Chú thích tên thuốc trên bảng nhịp tim ghi chép của bạn để giúp bác sĩ xác định liều lượng hoặc phải chuyển sang một loại thuốc khác.Nếu mạch của bạn rất thấp hoặc nếu bạn thường xuyên bị nhịp tim nhanh không giải thích được, đặc biệt là nếu chúng khiến bạn cảm thấy yếu hoặc chóng mặt hoặc ngất xỉu, hãy gọi cho bác sĩ của bạn, bác sĩ sẽ trả lời bạn có cần đến gặp trực tiếp không. Mạch hoặc nhịp tim của bạn là một công cụ quan trọng dự đoán sức khỏe của bạn.Lưu ý quan trọng: Một vài loại thuốc hạ huyết áp làm giảm nhịp tim tối đa và do đó làm giảm nhịp tim đích. Nếu bạn đang dùng thuốc như vậy, hãy gọi bác sĩ của bạn để tìm hiểu xem bạn có cần sử dụng nhịp tim đích thấp hơn không.Bài viết tham khảo nguồn: Heart.org; Uptodate.com Nhịp tim bình thường đập bao nhiêu lần mỗi phút? 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/not-ruoi-khong-dien-hinh-la-gi-vi
Nốt ruồi không điển hình là gì?
Nốt ruồi không điển hình là nốt ruồi có sự xuất hiện lâm sàng và mô học hơi khác biệt so với các nốt ruồi thông thường khác (rối loạn cấu trúc và bất thường tế bào hắc tố). Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nốt ruồi không điển hình là gì, chúng có liên hệ thế nào với ung thư da. 1. Nốt ruồi không điển hình là gì? Nốt ruồi không điển hình là các tế bào hắc tố lành tính, có bờ không đều và không rõ ràng.Màu sắc nốt ruồi không đều màu, đa dạng thường có màu nâu và rám, tạo thành mảng hoặc sẩn. Bệnh nhân có nốt ruồi không điển hình thường có nguy cơ cao bị u tế bào hắc tố. 2. Biểu hiện của nốt ruồi không điển hình Nốt ruồi thường có kích thích lớn hơn các nốt ruồi khác (> Đường kính 6 mm)Hình trạng tròn (không giống các ung thư tế bào hắc tố) nhưng có đường viền không rõ ràng và không đối xứng nhẹ.Tuy nhiên khi xuất hiện nốt ruồi bất thường không nhất thiết có nghĩa là đó là ung thư. 3. Biểu hiện của ung thư thế bào hắc tố Khi bị ung thư tế bào hắc tố, nốt ruồi sẽ có màu sắc bất thường, kích thước lớn và có thể có các vùng màu đỏ, xanh, trắng, tăng sắc tố hoặc xen kẽ với một vết sẹo.Nốt ruồi không trònĐường kính lớn hơn 6mmMọc thêm các nốt ruồi khác hoặc nốt ruồi có từ lâu trên cơ thể thay đổi kích thước nhanhLàm thế nào để bác sĩ có thể cho biết liệu một nốt ruồi có phải là ung thư hay không?Kiểm tra bằng mắt thường chỉ phát hiện ra những nốt ruồi có thể là ung thư chứ không thể xác định 1 cách chắc chắn có bị hay không.Cách duy nhất để chẩn đoán tình trạng bệnh là chỉ định sinh thiết. Nếu cho rằng nốt ruồi có vấn đề, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm bằng cách tiêm 1 mũi thuốc tê, sau đó cạo càng nhiều nốt ruồi càng tốt.Sau đó gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm, nơi bác sĩ bệnh học sẽ kiểm tra tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Để biết nốt ruồi không điển hình đó có phải nốt ruồi ung thư hay không cần thực hiện sinh thiết 4. Nên đi kiểm tra da bao lâu một lần? Nên đi kiểm tra nếu thấy nốt ruồi có các biểu hiện bất thường kể trên.Nên đi kiểm tra hàng năm nếu có các biểu hiện có nguy cơ cao bị ung thư da như:Làn da dễ bị tàn nhang hoặc cháy nắngCó người trong gia đình từng bị u ác tínhTừng có những nốt ruồi bất thường trong quá khứCó hơn 50 nốt ruồi trên cơ thể hoặc có nốt ruồi bất thườngBệnh nhân từng cấy ghép nội tạngPhòng bệnh ung thư daChống nắng bằng cách mặc đồ bảo hộ, che chắn da bảo vệ nắng khi ra ngoài đường, sử dụng kem chống nắng,...Tránh ra đường trong các giờ cao điểm giữa trưa, từ 10h tới 14h chiềuKiểm tra thường xuyên, theo dõi những nốt ruồi trên cơ thể Nguồn tham khảo: webmd.com, msdmanuals.com
https://dantri.com.vn/suc-khoe/my-pham-dakami-vu-khi-bi-mat-cho-lan-da-khong-tuoi-20190316151114619.htm
20190316
Mỹ phẩm Dakami - Vũ khí bí mật cho làn da không tuổi
Lão hóa da - nỗi ám ảnh chẳng của riêng ai Bước sang tuổi 30, bên cạnh các tác nhân từ ánh mặt trời, môi trường ô nhiễm hay áp lực cuộc sống….thì sự suy giảm lượng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tốc độ lão hóa diễn ra nhanh và biểu hiện rõ ràng hơn. Thanh xuân đi qua, lão hóa đến như một cơn lốc với sự tụt dốc không phanh của làn da người phụ nữ. Làn da căng mịn ngày nào nhường chỗ cho làn da khô sạm, kém sắc. Những nếp nhăn ngày càng rõ nơi khóe mắt và đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều vết nám. Nám đến chẳng báo trước, chẳng chừa một ai. Có những chị đã hai lần sinh đẻ mà da dẻ vẫn trắng trẻo, ấy vậy mà khi tuổi đã ngấp nghé trung niên thì lập tức phải đối diện với làn da xỉn màu, nám mảng lan kín cả khuôn mặt. Lão hóa da mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Tình trạng này khiến không ít chị em cảm thấy tự ti, e ngại trong cuộc sống. Ở một số người, tác động của làn da lão hóa thậm chí còn nặng nề hơn, họ luôn nhìn nhận tiêu cực về bản thân, từ đó rơi vào trạng thái trầm cảm, thất vọng và lo âu. Đẩy lùi lão hóa để thổi bùng thanh xuân cho làn da với Dakami Thấu hiểu nỗi lo đến ám ảnh của người phụ nữ mang tên lão hóa da, các nhà khoa học và chuyên gia da liễu của công ty Cổ Phần Công Nghệ Dược Mỹ Phẩm SJK đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt dòng sản phẩm Kem Chống Lão Hóa Dakami có khả năng giải quyết tốt các vấn đề về lão hóa da. Công thức chống lão hóa có trong Dakami là sự kết hợp hoàn hảo từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như tinh dầu hạt Jojoba (Simmondsia Chinensis Seed Oil); tinh dầu hạt nho (Vitis Vinifera Grape Seed oil); chiết xuất lô hội (Aloe Barbalensis Leaf Extract) và công thức đa vitamin (A, E, C..) để tạo nên một sản phẩm với những ưu điểm vượt trội: Xóa nhăn chuyên sâu: Tinh chất nha đam giúp xóa bay các nếp nhăn trên trán, khóe miệng, rãnh mũi má. Đồng thời xóa mờ rõ rệt các vết chân chim nơi khóe mắt. Căng da rõ rệt: Công thức đa vitamin (A, C, E…) thúc đẩy quá trình tái tạo collagen làm co lại những cơ mặt bị chảy xệ, trở nên thon gọn. Các vi sợi collagen có trong sản phẩm giúp phục hồi vùng da bị chùng nhão, cải thiện phần nọng dưới cằm, giúp da trở nên căng mịn và săn chắc. Trẻ hóa tầng sâu: Tinh dầu nho kết hợp cùng tinh dầu jojoba giúp tái sinh mạnh mẽ các collagen tự nhiên trong da theo cơ chế phục hồi cơ thể. Những collagen già cỗi sẽ bị mất hẳn, giúp làn da trở nên mịn màng và tươi sáng hơn. Mặc dù chỉ mới có mặt tại thị trường Việt Nam trong một thời gian ngắn, nhưng với những ưu điểm nổi bật trên, Dakami đã nhanh chóng có được sự đón nhận và làm phải lòng biết bao chị em phụ nữ, bao gồm cả NSƯT Chiều Xuân - người mà từ trước đến nay luôn được mệnh danh là người đẹp không tuổi của Showbiz Việt. Chính sự cầu kỳ trong việc nghiên cứu để chắt lọc những thành phần quý hiếm mang tới một làn da tươi trẻ, căng mịn, hỗ trợ chăm sóc da lão hóa của đội ngũ chuyên gia Dakami đã và đang mang tới cho người phụ nữ một dòng sản phẩm chăm sóc da lão hóa. Đồng thời giúp chị em tìm lại thanh xuân cho làn da của mình. Để biết thêm thông tin về lão hóa và kiến thức khoa học chống lão hóa, truy cập tại đây . Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Thịnh Tâm Đường Địa chỉ: Số 16a, ngách 61, ngõ 230 phố Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Website: http://dakami.vn/ Để tránh mua phải hàng giả, nhái, hàng kém chất lượng, khách hàng vui lòng kiểm tra tem phụ và tem chống hàng giả được dán trên mỗi vỏ hộp Dakami.
https://tamanhhospital.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-o-tre-em/
20/06/2024
Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em cha mẹ cần hiểu rõ
Chủ quan, tự điều trị viêm phế quản ở trẻ emtại nhà bằng các toa thuốc cũ, kháng sinh hay các phương pháp dân gian có thể khiến bệnh trở nặng và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em như thế nào là đúng cách? Trẻ có cần nhập viện điều trị không? Mục lụcTổng quan bệnh viêm phế quản ở trẻ em1. Nguyên nhân2. Triệu chứngCách điều trị viêm phế quản ở trẻ em như thế nào?Chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ emPhòng tránh viêm phế quản ở trẻ emCách chăm sóc trẻ bị viêm phế quảnĐịa chỉ điều trị viêm phế quản ở trẻ em nào đáng tin cậy?Tổng quan bệnh viêm phế quản ở trẻ em Trước khi tìm hiểu cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em như thế nào thì trước tiên cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh trước. Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản (ống nối giữa khí quản và phổi) do sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng, thường gặp nhất là do virus. Tình trạng sưng viêm kích thích các mô niêm mạc này sản sinh ra nhiều chất nhầy, khiến trẻ hô hấp khó khăn, khó thở và gây ho kéo dài. (1) Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị viêm phế quản cùng lúc hoặc khi vừa khỏi một bệnh lý hô hấp, nhiễm khuẩn khác như cúm, ho hà, sởi, cảm lạnh… Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vào thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường bởi đây là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, gây bệnh. Ngoài ra, sinh sống, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng góp phần khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản. 1. Nguyên nhân Virus là tác nhân gây bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ. Một số chủng virus thường gặp như virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus type 1-7, Rhinovirus, Enterovirus, Influenzae (A, B),ít gặp hơn có thể do vi khuẩn Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Pneumoniae,… Chính bởi viêm phế quản có thể gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau nên trẻ đã từng bị viêm phế quản vẫn có thể tái nhiễm. Trẻ có thể bị viêm phế quản nhiều lần trong năm. Trẻ bị viêm phế quản có thể bị lây trực tiếp khi tiếp xúc gần với người bệnh, tiếp xúc với giọt bắn có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh được phát tán ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, giao tiếp. Một số chủng virus có thể tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, bám vào các bề mặt và gây bệnh khi trẻ vô tình chạm vào chúng rồi đưa tay về mắt, mũi hoặc miệng. Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp, do đó được tiêm phòng và phòng ngừa đúng cách. 2. Triệu chứng Triệu chứng của viêm phế quản khá giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác, gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi; Thở khò khè, khó thở; Ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm; Sốt; Mệt mỏi; Bú kém, biếng ăn; Đau mỏi, đau ngực (trẻ lớn),… Nếu trẻ sốt cao không giảm, li bì, mệt mỏi, khó thở, bỏ ăn, mất nước,… phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt. Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em như thế nào? Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, độ tuổi, tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng của viêm phế quản, bác sĩ có thể hướng dẫn chăm sóc và kê thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em tại nhà hoặc yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực. Thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em nếu không có dấu hiệu bội nhiễm liên quan đến vi khuẩn. Trẻ sốt cao sẽ được hạ sốt bằng Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng khác như thuốc giảm ho, thuốc giãn phế quản… Lưu ý, tất cả các loại thuốc sử dụng cho trẻ cần tuân theo đúng chỉ định của trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc ngừng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ em Thông thường, viêm phế quản ở trẻ có thể được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng mà không cần làm thêm xét nghiệm nào khác. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu chụp thêm X-quang ngực để kiểm tra mức độ tổn thương, loại trừ viêm phổi. Đo chức năng hô hấp có thể được chỉ định thực hiện nếu có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị hen suyễn. Bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị viêm phế quản ở trẻ em thông qua thăm khám lâm sàng. Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em Chủ động nâng cao đề kháng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng. Một số phương pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em: Tạo không gian sống thông thoáng, sạch sẽ, dọn dẹp thường xuyên, khử khuẩn định kỳ nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Tiêm phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ trực tiếp. Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi. Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất; tăng cường rau xanh và trái cây tươi. Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ mắc bệnh, nhất là khi có dịch bệnh hô hấp: đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh, vệ sinh tay chân sạch sẽ khi mới từ ngoài về. >>>Tham khảo thêm: Bệnh viêm phế quản ở trẻ có nguy hiểm không? Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản Bên cạnh việc cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Một số lưu ý trong chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà: Ở trẻ nhỏ, cho trẻ bú nhiều, bú thường xuyên hơn để đảm bảo trẻ được bổ sung đủ nước và dinh dưỡng. Trẻ lớn hơn, phụ huynh cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia thành nhiều cữ ăn nhỏ; tránh để trẻ ăn quá no hoặc bắt ép trẻ ăn. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn, uống nước theo nhu cầu, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Giữ ấm cho trẻ đúng cách, cho trẻ mặc đồ ấm, thấm hút tốt, có độ thông thoáng tốt. Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Duy trì độ ẩm không khí phù hợp bằng máy phun sương hoặc máy làm tạo độ ẩm không khí để giúp trẻ giảm ho và dễ thở hơn. Lưu ý đảm bảo máy tạo độ ẩm sạch sẽ, không gian phòng thông thoáng; tránh để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, nhất là khói thuốc lá. >>>Có thể bạn chưa biết: Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Địa chỉ điều trị viêm phế quản ở trẻ em nào đáng tin cậy? Trẻ bị viêm phế quản, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Vậy nên đưa trẻ thăm khám ở đâu? Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện đang là một trong những cơ sở thăm khám bệnh cho trẻ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống phòng khám Nhi khoa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho thăm khám và điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Bên cạnh đó, khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại nhi. Do đó, phụ huynh có thể an tâm khi lựa chọn Khoa Nhi – BVĐK làm địa chỉ khám chữa bệnh cho trẻ. Tất cả các trang thiết bị thăm khám tại phòng khám khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh đều được kiểm soát nhiễm khuẩn cẩn thận và áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó phụ huynh không còn phải quá lo lắng về vấn đề lây nhiễm chéo cho trẻ. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ được điều trị theo một phác đồ riêng. Đặc biệt, với lợi thế là một bệnh viện đa khoa chuyên sâu, đối với các ca bệnh đòi hỏi sự phối hợp từ các chuyên khoa khác, việc điều trị, xây dựng phác đồ điều trị sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa liên quan nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Ngoài ra, khi cho trẻ thăm khám tại khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh, phụ huynh sẽ được tư vấn, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ; đồng thời hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ nhanh khỏi bệnh. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ: Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Thăm khám và điều trị sớm, đúng cách sẽ góp phần giúp cho quá trình điều trị bệnh của trẻ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
https://tamanhhospital.vn/bai-tap-dau-than-kinh-toa-tai-nha/
24/10/2023
18 bài tập đau thần kinh tọa tại nhà giảm triệu chứng cực nhanh
Bệnh đau thần kinh tọa thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống. Chữa bệnh thường được kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc, tiêm thuốc, vật lý trị liệu… Tuy nhiên, việc tập luyện luôn được khuyên và hướng dẫn tập đi kèm với các phương pháp điều trị để có thể có hiệu quả bền vững và tránh những tổn thương thêm. Tham khảo 18 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả sau đây. Mục lụcĐau thần kinh tọa có nên tập thể dục?Lợi ích của các bài tập đối với người bị đau thần kinh tọa9 bài tập đau thần kinh tọa giúp giảm đau hiệu quả1. Bài tập xoay chậu ra phía sau2. Bài tập ép gối tới ngực từng chân3. Bài tập ép gối tới ngực hai chân4. Bài tập trượt tường (wall slide)5. Bài tập nằm chống khuỷu6. Bài tập nằm chống tay7. Bài tập duỗi thắt lưng8. Kéo giãn nhóm cơ 2 bên thân mình9. Bài tập kéo giãn nhóm cơ dựng sống và cơ lưng dưới10. Bài tập kéo giãn cơ đùi sau (hamstring)11. Bài tập kéo giãn nhóm cơ gập hông12. Bài tập bắc cầu13. Bài tập mạnh cơ bụng14. Bài tập mạnh cơ lưng – Bài tập “Siêu nhân”15. Bài tập ổn định lõi cơ bản (core stabilization)16. Bài tập ổn định cột sống lưng dưới17. Bài tập ổn định toàn bộ cột sống18. Bài tập ổn định lõi nâng cao (plank)Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục chữa đau dây thần kinh tọa1. Lựa chọn bài tập2. Cường độ tập luyện3. Thời gian tập luyệnĐau thần kinh tọa có nên tập thể dục? Câu hỏi thường đặt ra khi bị đau thần kinh tọa thì có tập luyện được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh cần chọn động tác, môn tập phù hợp để không làm tăng áp lực lên đĩa đệm hoặc vùng dây thần kinh tọa bị đè ép. Vận động phù hợp sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa hiệu quả. (1) Các môn thể thao nên lựa chọn: Bơi, đạp xe, đi bộ, tập xà đơn, yoga… Các môn thể thao có thể lựa chọn (nên có tư vấn của bác sĩ khi biết mức độ bệnh): Chạy, cầu lông, golf, đá bóng… Các môn thể thao không nên tập: Tập đẩy tạ, gánh tạ, nâng tạ tư thể đứng, các môn tập làm cúi lưng quá mức Các phương pháp tập luyện theo Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Đây là các phương pháp được chọn lọc giúp giảm đau, giảm chèn ép dây thần kinh, mềm dẻo và cân xứng các cơ cạnh cột sống, tăng cường dinh dưỡng cho vùng cột sống bị thoát vị, trượt, thư giãn khoang đĩa đệm tạo điều kiện đĩa đệm có thể phục hồi… Có thể bạn quan tâm: Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ không? Đau thần kinh tọa gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày Lợi ích của các bài tập đối với người bị đau thần kinh tọa Những bài tập đau thần kinh tọa sẽ mang tới những lợi ích tuyệt vời như: Giảm đau thần kinh tọa cấp tính Tăng cường sự dẻo dai, sức mạnh cho các cơ vùng lưng, vùng thắt lưng, hông, nhóm cơ đùi sau Tạo sự cân xứng sức cơ cạnh sống để cột sống không bị kéo lệch về một bên giúp giảm áp lên vị trí chèn ép vào gốc dây thần kinh tọa Tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ, dây thần kinh và mô mềm ở vùng cột sống, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành mô mềm và cải thiện tình trạng cứng khớp. Đặc biệt đĩa đệm được nuôi dưỡng do tăng thẩm thấu giúp phục hồi tổn thương thoái hóa và rách vòng sợi đĩa đệm Cải thiện tình trạng dây thần kinh tọa bị căng cứng. Cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Giảm thiểu hoặc ngăn ngừa cơn đau thần kinh tọa tái phát. 9 bài tập đau thần kinh tọa giúp giảm đau hiệu quả 1. Bài tập xoay chậu ra phía sau Bắt đầu với tư thế nằm ngửa với 2 gối co. 2 tay đặt dưới hông, đè hông sát xuống sàn sao cho hông chạm tay, giữ lại, rồi thả lỏng. (2) 2. Bài tập ép gối tới ngực từng chân Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 gối duỗi thẳng Dùng 1 hoặc 2 tay kéo 1 chân về phía ngực cho tới khi cảm thấy căng tại vùng thắt lưng cùng bên. 3. Bài tập ép gối tới ngực hai chân Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng 2 gối Lấy 2 tay kéo 2 chân về phía ngực, có thể đặt 2 tay ở dưới nhượng chân cho tới khi cảm thấy căng tại vùng thắt lưng, giữ lại, rồi thả lỏng chân. 4. Bài tập trượt tường (wall slide) Bắt đầu với tư thế đứng tựa lưng sát vào tường với 2 chân rộng bằng vai 2 tay đặt lên hông rồi đè lưng vào tường và trượt xuống cho tới khi 2 gối co, giữ lại, rồi từ từ trở về tư thế bắt đầu. 5. Bài tập nằm chống khuỷu Bắt đầu với tư thế nằm sấp 2 bàn tay hướng ra trước, khuỷu tay chống vuông góc với vai, 2 tay rộng bằng vai, giữ nguyên tư thế này, sau đó trở về tư thế nằm sấp ban đầu. 6. Bài tập nằm chống tay Bắt đầu với tư thế nằm sấp Chống thẳng 2 tay cho tới khi cảm thấy căng ở lưng, để thắt lưng hõm xuống, không nhấc hông chậu lên khỏi mặt sàn, giữ nguyên tư thế này, rồi trở về tư thế nằm sấp ban đầu. 7. Bài tập duỗi thắt lưng Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, 2 tay sau đặt thắt lưng Từ từ ngã lưng về phía sau tới mức chịu được, giữ lại, sau đó trở về tư thế đứng ban đầu. 8. Kéo giãn nhóm cơ 2 bên thân mình Bắt đầu với tư thế ngồi trên sàn nhà, 2 chân duỗi thẳng Bắt chéo 1 chân sang chân kia, xoay thân về phía chân bắt chéo, đặt tay ra sau lưng, nếu chưa cảm thấy căng ở phía bên thân mình đối diện thì có thể nhìn về phía vai đang xoay, giữ lại, sau đó trở về vị trí ngồi ban đầu. 9. Bài tập kéo giãn nhóm cơ dựng sống và cơ lưng dưới Bắt đầu với tư thế quỳ 4 điểm, 2 tay đặt vuông góc với vai, 2 đầu gối vuông góc với hông 2 tay từ từ trượt đến trước, hạ mông xuống chạm gót, cho tới khi cảm thấy lưng duỗi thẳng, giữ lại, sau đó trở về tư thế bắt đầu. (3) 10. Bài tập kéo giãn cơ đùi sau (hamstring) Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 gối duỗi thẳng Sử dụng khăn dài hay dây cao su kéo từng chân về phía ngực, giữ đầu gối thẳng cho tới khi cảm thấy căng tại phía sau chân và đùi. 11. Bài tập kéo giãn nhóm cơ gập hông Bắt đầu với tư thế nằm ngửa sát cạnh bàn Từ từ kéo 1 chân sát vào ngực, chân còn lại thòng ra khỏi cạnh bàn và hạ xuống với đầu gối hơi co cho tới khi cảm thấy căng tại mặt trước đùi, giữ lại, rồi trở về tư thế bắt đầu. 12. Bài tập bắc cầu Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 gối co Nhấn 2 chân xuống sàn, nhấc hông lên khỏi mặt sàn cho tới khi chân thẳng hàng với vai, giữ lại, sau đó hạ xuống thư giãn. 13. Bài tập mạnh cơ bụng Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 gối co Từ từ nâng đầu và vai khỏi mặt sàn, 2 tay cố gắng chạm đến đầu gối, giữ lại, sau đó trở về tư thế bắt đầu. 14. Bài tập mạnh cơ lưng – Bài tập “Siêu nhân” Bắt đầu với tư thế nằm sấp, 2 tay trên đầu Cố gắng nâng đầu, 2 vai và 2 chân với gối duỗi thẳng rời khỏi mặt sàn. 15. Bài tập ổn định lõi cơ bản (core stabilization) Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 gối co và hít thở đều Hít vào, khi thở ra thì hóp bụng vào, đẩy lên trên. 16. Bài tập ổn định cột sống lưng dưới Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 1 chân co, 1 chân duỗi; hít thở đều Hóp bụng, nâng chân duỗi lên cao 1 góc khoảng 50-60º, giữ lại, sau đó hạ xuống từ từ trở về mặt sàn. 17. Bài tập ổn định toàn bộ cột sống Bắt đầu với tư thế quỳ với 2 tay và 2 chân trên bàn hoặc thảm, hít thở đều Hóp bụng, nâng 1 tay lên cao ngang vai và giữ thăng bằng, từ từ nâng chân đối bên lên cao ngang hông với gối duỗi thẳng; giữ nguyên tư thế trong vài giây, sau đó trở về tư thế bắt đầu. (4) 18. Bài tập ổn định lõi nâng cao (plank) Bắt đầu với tư thế nằm sấp, 2 khuỷu chống xuống sàn vuông góc với vai, 2 bàn chân khép, 2 gối duỗi Từ từ nâng toàn bộ thân mình lên sao cho đầu, thân và 2 chân nằm trên một đường thẳng, giữ nguyên tư thế lâu nhất có thể (30 giây hoặc hơn) cho tới khi 2 bả vai khép vào nhau hoặc bụng hạ xuống thấp hoặc run toàn thân. Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục chữa đau dây thần kinh tọa 1. Lựa chọn bài tập Đau thần kinh tọa thường khởi phát từ vùng mông và cơ mông. Người bệnh sẽ bị đau từ nhẹ tới dữ dội tại bất kỳ vị trí dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tình trạng này gây cản trở rất nhiều trong vận động hằng ngày. Do đó, cần thực hiện bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để chọn lựa bài tập, lên kế hoạch vận động phù hợp. 2. Cường độ tập luyện Việc luyện tập với cường độ phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải chấn thương cho người bệnh đau thần kinh tọa. Trước khi bắt đầu bài tập, bạn nên dành 10 phút để khởi động nhẹ nhàng, làm nóng cơ thể. Lúc bắt đầu tập nên thực hiện với cường độ nhẹ để cơ thể làm quen, sau đó tăng dần cường độ lên sao cho phù hợp với sức chịu đựng. Bạn tránh luyện tập với cường độ quá cao vì có thể gây ra các chấn thương không mong muốn. 3. Thời gian tập luyện Người bệnh chỉ nên dành 20-30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Thời điểm tập luyện lý tưởng là vào buổi sáng tại các khu vực có địa hình bằng phẳng, không khí thoáng đãng, trong lành. Khi tập, bạn nên kết hợp hít thở nhịp nhàng để tránh mất sức. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng; ThS Trần Văn Dần; BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh; BS.CKI Đào Văn Hoàn; BS.CKI, Lê Văn Tâm; BS Đặng Ngọc Minh Thùy; BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh; BS Trịnh Thị Ngọc Lan; BS Nguyễn Đỗ Vũ; BS.CKI Cát Hồng Hà; BS Mai Thị Chi Mai; BS.CKI Trần Thị Thu Hương; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Đau thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần chủ động thực hiện những bài tập đau thần kinh tọa vừa sức, tập đi bộ theo khả năng, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh tật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cach-doc-ket-qua-xet-nghiem-tong-phan-tich-te-bao-mau-vi
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thường được yêu cầu khi khám bệnh, cấp cứu hoặc cần theo dõi tiến trình điều trị của người bệnh. Dưới đây là cách đọc cùng với ý nghĩa của sự thay đổi những chỉ số nằm trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được tiến hành trên thiết bị tự động. 1. Tổng phân tích tế bào máu là gì? Tổng phân tích tế bào máu hay còn được gọi là xét nghiệm 32 chỉ số, được sử dụng để mang đến những thông tin quan trọng liên quan đến các loại cũng như số lượng tế bào trong máu của tế bào hồng cầu, hay các tế bào bạch cầu, tiểu cầu. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng của một số bệnh lý thường gặp như nhiễm ký sinh trùng, hoặc thiếu máu, hay một số rối loạn khác. 2. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 2.1 RBC (tên tiếng Anh là Red Blood Cell – để chỉ số lượng hồng cầu có trong một thể tích máu)Giá trị bình thường là: 3.8 – 5.0 T/L; Nam: 4.2 – 6.0 T/L; Nữ: 3.8 – 5.0 T/LNếu chỉ số RBC tăng: dấu hiệu bệnh nhân bị mất nước, hoặc chứng tăng hồng cầu.Nếu chỉ số RBC giảm: dấu hiệu của bệnh thiếu máu.2.2 HBG (Hemoglobin – đại diện cho lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu)Huyết sắc tố là loại phân tử protein thuộc hồng cầu, đóng vai trò chính là đưa oxy từ phổi đến với một số cơ quan trao đổi, đồng thời nhận CO2 từ những cơ quan vận chuyển quay trở về phổi trao đổi để có thể thải CO2 ra ngoài và tiếp tục nhận oxy. Ngoài ra, huyết sắc tố còn là chất tạo nên màu đỏ cho hồng cầu.Giá trị bình thường của nữ là 120 - 150 g/L và của nam giới là 130-170 g/L.Nếu chỉ số tăng: bệnh nhân bị mất nước, hoặc các bệnh liên quan đến tim, phổi,...Chỉ số giảm do: thiếu máu, chảy máu hoặc xuất phát từ các phản ứng gây tan máu,...2.3. HCT (Hematocrit – là tỷ lệ thể tích của hồng cầu/ tổng thể tích máu)Giá trị bình thường ở nữ giới là 0.336-0.450 L, của nam giới là 0.335-0.450 L/L.Chỉ số tăng khi: bệnh nhân bị dị ứng, hút thuốc lá, chứng tăng hồng cầu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bị bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu,...Chỉ số giảm do: thiếu máu, mất máu, thai nghén,...2.4 MCV (Mean corpuscular volume – là thể tích trung bình hồng cầu)Giá trị bình thường là: 75 - 96 fLTăng do: thiếu acid folic, thiếu hụt vitamin B12, bệnh gan, mắc chứng tăng hồng cầu, xơ hoá tuỷ xương, suy tuyến giáp,...Giảm do: thiếu hụt sắt trong máu, thiếu máu trong những bệnh mạn tính, nhiễm độc chì, suy thận mạn tính,...2.5 MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – đại diện cho lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu)Giá trị bình thường nằm trong khoảng 24- 33pg.Chỉ số tăng khi: bệnh nhân bị thiếu máu đa sắc hồng cầu, hoặc các chứng hồng cầu hình tròn bị di truyền nặng, hay do sự có mặt của những yếu tố ngưng kết lạnh.Chỉ số giảm khi: bệnh nhân bắt đầu bị thiếu máu, thiếu sắt, thiếu máu đang tái tạo hoặc thiếu máu nói chung. MCH - Huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu 2.6 MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – là nồng độ huyết sắc tố trung bình có trong một thể tích máu)Giá trị này sẽ được tính dựa trên đo giá trị chính xác của hemoglobin và hematocrit. Trong đó, giá trị bình thường nằm trong khoảng 316 – 372 g/L.Tăng: chứng hồng cầu hình tròn do di truyền nặng, hoặc sự có mặt của những yếu tố ngưng kết lạnh, do bệnh nhân thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường.2.7 RDW (Red Cell Distribution Width – là độ phân bố của hồng cầu)Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 10- 16,5%.Nếu như giá trị này càng cao thì chứng tỏ độ phân bố của hồng cầu đang thay đổi là càng nhiều, kích thước hồng cầu chênh nhau càng nhiều, không đồng đều. Giá trị RDW trên chuẩn thường xuất hiện trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu.2.8 NEUT (Neutrophil - Bạch cầu trung tính)Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 43-76%, nếu tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao sẽ cho thấy bệnh nhân đang bị nhiễm trùng máu.Ngoài ra, có thể tăng trong các trường hợp bị ung thư, nhiễm khuẩn cấp,... Và giảm do nhiễm virus, do sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, do thiếu máu bất sản,...2.9 LYM (Lymphocyte - Bạch cầu Lymphô)Giá trị bình thường nằm trong khoảng 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L).Tăng khi nhiễm khuẩn mạn, nhiễm phải một số virus khác, viêm loét đại tràng, bệnh CLL, bệnh Hodgkin,...Giảm: người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS, thiếu máu, ung thư, ức chế tủy xương do những hóa chất trị liệu, sử dụng glucocorticoid...2.10 MONO (Monocyte – hay còn gọi là Bạch cầu Mono)Giá trị bình thường trong khoảng 3.4 - 9% (0.16 -1 G/L).Tăng: bệnh bạch cầu dòng mono, mắc chứng tăng bạch cầu đơn nhân vì nhiễm khuẩn, nhiễm virus khác, do rối loạn sinh tủy,...Giảm trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu do suy tủy, ung thư, hoặc sử dụng glucocorticoid... Hình ảnh bạch cầu mono 2.11 EOS (Eosinophil – chỉ số bạch cầu đa múi và ưa axit)Giá trị bình thường của người khỏe mạnh là 0- 7% (0- 0.8 G/L).Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,...2.12 BASO (Basophil – Bạch cầu đa múi ưa kiềm)Giá trị bình thường: 0 - 1.5% ( 0 - 0.2G/L)Tăng trong một số trường hợp người bệnh bị dị ứng, tăng nhạy cảm của thuốc,...Giảm do sử dụng các thuốc corticosteroid,...2.13 PLT (Platelet Count – chỉ số thể hiện số lượng tiểu cầu có trong một thể tích máu)Tiểu cầu là một tế bào không hoàn chỉnh, là các mảnh vỡ của những tế bào chất (đây là một thành phần thuộc tế bào nhưng không chứa nhân tế bào), sinh ra từ các tế bào mẫu của tiểu cầu nằm trong tủy xương.Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu, chúng có tuổi thọ trung bình là 5- 9 ngày.Giá trị bình thường trong khoảng 150–350G/L.Nếu như số lượng tiểu cầu trong cơ thể quá thấp có thể dẫn đến chảy máu. Còn nếu số lượng tiểu cầu cao vượt mức cho phép sẽ hình thành các cục máu đông, gây cản trở mạch máu và có thể dẫn đến đột quỵ, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu,...Tăng do bệnh nhân bị rối loạn khiến tăng sinh tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương, mắc bệnh tăng tiểu cầu vô căn, sau chảy máu, sau khi phẫu thuật cắt bỏ lách, hoặc mắc các bệnh viêm.Giảm do bị ức chế hoặc khi thay thế tủy xương, phì đại lách, bệnh nhân bị đông máu tại lòng mạch rải rác, hay giảm tiểu cầu nguyên nhân do miễn dịch đồng loại của trẻ sơ sinh...2.14 PDW (Platelet Disrabution Width – chỉ số thể hiện độ phân bố tiểu cầu)Giá trị bình thường trong khoảng 6 - 11%.Tăng: do mắc bệnh hồng cầu liềm, hoặc bị nhiễm khuẩn huyết gram âm, dươngGiảm do bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu.2.15 MPV (Mean Platelet Volume – chỉ số thể hiện thể tích trung bình tiểu cầu)Giá trị bình thường là: 6,5 - 11fL.Tăng khi: mắc bệnh tim mạch, hút thuốc lá, tiểu đường, nhiễm độc do tuyến giáp,...Giảm do thiếu máu bất sản, hoá trị liệu ung thư, thiếu máu nguyên hồng cầu, bạch cầu cấp,...Như vậy, có thể thấy các chỉ số trong kết quả của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình là các bệnh liên quan đến sự tăng giảm của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
https://vnvc.vn/bi-thuy-dau-roi-co-bi-lai-khong/
13/11/2023
Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Tiết lộ nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn
Vắc xin phòng thủy đậu mang lại hiệu quả phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm của virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu lên đến trên 98%. Vậy kháng thể tự nhiên có sinh miễn dịch bền vững hay không? Đã bị thủy đậu rồi có bị lại không? Lần mắc bệnh tiếp theo có nguy hiểm hơn không? Làm sao để phòng ngừa tái phát và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm? Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Thủy đậu không chỉ gây ra những tác động xấu về tâm lý do các nốt phát ban, mụn nước gây mà mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh bởi các biến chứng zona thần kinh, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, liệt, các hội chứng tổn thương hệ thần kinh… Tuy nhiên, thủy đậu đã có thể phòng ngừa vô cùng hiệu quả với miễn dịch suốt đời, bằng việc tiêm 02 liều vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn càng sớm càng tốt.” Mục lụcBị bệnh thủy đậu do nguyên nhân gì?Bị thủy đậu rồi có bị lại không?Dấu hiệu tái phát như thế nào?Zona thần kinh – Bệnh nguy hiểm với ai đã từng mắc thủy đậu1. Khái niệm2. Nguyên nhân3. Ai là đối tượng mắc bệnh?4. Dấu hiệu5. Mức độ nguy hiểmLàm sao để phòng ngừa biến chứng của thủy đậu? Tránh bị lại lần 21. Tiêm ngừa đầy đủ2. Thực hiện điều trị thủy đậu đúng lộ trình của bác sĩ3. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể4. Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống thật tốt5. Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnhCách điều trị thủy đậu để hạn chế tối đa biến chứngKết luậnBị bệnh thủy đậu do nguyên nhân gì? Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trực tiếp từ người sang người. Bệnh thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp, khi hít phải giọt bắn của người bệnh khi họ nói chuyện/ho/hắt hơi… hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước, phát ban của người bệnh. Biểu hiện ban đầu của bệnh bao gồm nổi mụn nước trên da và niêm mạc, sốt cao, suy nhược và mệt mỏi. VZV tương đối “nhạy” nên khả năng lây lan rất nhanh chóng chỉ qua các tiếp xúc thông thường với người bệnh hoặc người lành mang trùng. Bị thủy đậu rồi có bị lại không? CÓ THỂ TÁI PHÁT. Rất hiếm trường hợp người bệnh thủy đậu tái phát sau khi đã mắc bệnh trước đó, do cơ thể đã tạo ra miễn dịch sau khi nhiễm bệnh và miễn dịch với virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu thường rất bền vững. Các lần tái phát thường có tổn thương nhẹ hơn và khỏi nhanh hơn, với triệu chứng không nghiêm trọng như lần đầu tiên. Những đối tượng dễ tái phát bệnh thủy đậu là trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc những người trải qua mức độ nhẹ của bệnh thủy đậu lần đầu tiên, khả năng hình thành kháng thể chống lại virus chưa đủ mạnh để ngăn chặn sự tái nhiễm bệnh thủy đậu trong lần tiếp theo. Dù là một căn bệnh da liễu thông thường, nhưng virus thủy đậu có thể tấn công hệ thần kinh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một số biến chứng phổ biến của bệnh thủy đậu gồm có: Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus thủy đậu vẫn ẩn sống trong các rễ thần kinh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh. Biến chứng thủy đậu khi mang thai (thủy đậu chu sinh): Thai phụ mắc bệnh thủy đậu có thể ảnh hưởng, gây dị tật cho thai nhi. Nếu thai phụ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau sinh, có đến 50% trẻ sinh ra mắc bệnh, và tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 30%. Nhiễm trùng và tổn thương da: Tổn thương mụn nước là triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh thủy đậu. Nếu không được điều trị đúng cách, các nốt mụn nước có thể vỡ ra, tạo mủ và lở loét, nhiễm trùng, có nguy cơ bội nhiễm cao. Sau khi khỏi bệnh, vùng da tổn thương có khả năng vẫn để lại sẹo sâu, khó điều trị hoàn toàn. Viêm não và viêm màng não: Biến chứng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em khoảng một tuần sau khi nổi mụn nước. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm não và viêm màng não có thể gây tử vong cho người bệnh. Hội chứng liệt Landry: Đây là biến chứng hiếm gặp của bệnh thủy đậu liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên, làm cho tứ chi trở nên yếu và liệt từ từ, sau đó lan rộng sang toàn thân. Viêm tai ngoài và tai giữa: Một số người bị bệnh thủy đậu có thể phát triển biến chứng viêm tai, nơi mụn nước mọc trong tai có thể gây loét, lở và ngứa. Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng có thể gây ra các biến chứng khác như viêm võng mạc, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm gan, viêm thanh quản và hội chứng Reye dù hiếm gặp nhưng có thể gây phù não và phù do xơ gan. Bệnh thủy đậu gây ra nhiều biến chứng như zona thần kinh, viêm não, viêm màng não, viêm gan, viêm cầu thận cấp. Dấu hiệu tái phát như thế nào? Khi bệnh thủy đậu tái phát, ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sốt, sau đó sau khoảng 2 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt sần có viền đỏ hoặc hồng trên da. Sau vài giờ, những nốt mụn sẽ chuyển sang dạng vết phỏng nước trong, nông và sau đó chuyển sang màu vàng, hình cầu, một số nốt có lõm ở giữa, xuất hiện khắp trên cơ thể. Các nốt sẽ vỡ ra, chảy dịch, hình thành những vảy màu nâu sẫm và sau đó bong ra, đồng thời những nốt có biểu hiện bội nhiễm thường sẽ để lại sẹo sau khi đóng mài và bong tróc. Triệu chứng sốt liên tục có thể gây mệt mỏi, đau đầu và giảm cảm giác ăn cho bệnh nhân. Khi bệnh thủy đậu tái phát, triệu chứng tương tự như lần đầu sẽ xuất hiện. Các phát ban, phồng rộp da, ngứa ngáy và khó chịu sẽ lan ra khắp cơ thể. Zona thần kinh – Bệnh nguy hiểm với ai đã từng mắc thủy đậu Có một số nghiên cứu cho thấy khoảng 10% những người trước đây đã mắc bệnh thủy đậu có khả năng mắc bệnh zona thần kinh trong tương lai. 1. Khái niệm Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra. Virus này thuộc chi Varicellovirus trong phân họ Alphaherpesvirinae của họ Herpesviridae. Ban đầu, virus Varicella-Zoster gây ra bệnh thủy đậu, sau đó nó có thể tồn tại âm thầm trong hệ thần kinh của người bệnh trong nhiều thập kỷ. Khi các điều kiện thuận lợi xuất hiện, như hệ miễn dịch bị suy giảm, virus có thể tái phát và gây ra bệnh zona thần kinh. 2. Nguyên nhân Các nhà nghiên cứu hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân tại sao virus Varicella-Zoster có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho virus Varicella-Zoster tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh như: Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm người già, người mắc HIV/AIDS, người sử dụng steroid lâu dài hoặc các loại thuốc khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đều có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng virus Varicella-Zoster tái kích hoạt. Stress: Sự căng thẳng liên tục có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho tái hoạt động của virus Varicella-Zoster. Bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư: Quá trình điều trị bằng hóa trị, tia xạ có thể khiến người mắc bệnh ung thư bị suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho virus tái kích hoạt và gây bệnh zona thần kinh. Tổn thương vùng da: Khu vực da bị tổn thương như vết thương, phẫu thuật, có thể tạo điều kiện cho virus Varicella-Zoster xâm nhập và có thể gây ra bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả những điều kiện tiếp xúc trên đều gây mắc bệnh zona thần kinh mà còn nhiều yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò trong việc phát triển bệnh này. 3. Ai là đối tượng mắc bệnh? Mặc dù ai cũng có thể mắc bệnh zona thần kinh, nhưng thông thường bệnh này thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm. Đối tượng nguy cơ bao gồm những người mắc HIV/AIDS, ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoid kéo dài… 4. Dấu hiệu Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của bệnh zona thần kinh là cảm giác đau nhức dọc theo dây thần kinh ở một bên cơ thể. Sau đó, các triệu chứng khác xuất hiện, bao gồm cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, phát ban và đau nhức dữ dội hơn. Trước khi có triệu chứng nóng rát và đau, người bệnh có thể trải qua sốt nhẹ, mệt mỏi và đau nhức. Một triệu chứng tiếp theo của bệnh là xuất hiện những bọng nước chứa nhiều dịch. Những bọng nước này có hình bầu dục hoặc tròn và thường xuất hiện dọc theo các vị trí dây thần kinh. Ban đầu, những bọng nước này còn căng, cứng và khó vỡ, sau một thời gian, chúng có thể xẹp xuống và có thể vỡ nếu bị tác động và có thể để lại sẹo trên da. Bệnh nhân bị zona thần kinh cũng có thể trải qua cảm giác sưng đau ở các khu vực gần những vùng bị sang thương, có thể xảy ra nổi hạch và người bị bệnh có thể bị đau nhức đầu. Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân cũng có thể trải qua một số dấu hiệu khác như yếu cơ và cảm giác ớn lạnh, những tổn thương trên da thường xuất hiện chỉ ở một bên và có đường viền rõ ràng bám sát theo các khu vực có dây thần kinh. Nếu người bệnh có hệ miễn dịch tốt, được chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng virus kịp thời, những bọng nước sẽ dần xẹp, chàm da sẽ bong và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm hoặc không được điều trị kịp thời, tổn thương có thể lan rộng và gây tổn thương lớp biểu bì, để lại sẹo và đau kéo dài sau khi zona đã đi qua. Các biến chứng nghiêm trọng của zona thần kinh có thể kể đến là viêm não, viêm màng não, viêm tủy sống, viêm mạch, nhồi máu não, và các vấn đề liên quan khác. 5. Mức độ nguy hiểm Bệnh zona thường không gây nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, zona thần kinh có thể gây ra cảm giác đau đớn và bỏng rát, làm người bệnh cảm thấy khó chịu. Đối với những người mắc zona ở nửa bên mặt phải, nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và chỉ định phác đồ chăm sóc và điều trị ngay. Bệnh zona cũng có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong như viêm phổi, vấn đề liên quan đến thính giác, mất thính giác, viêm não hoặc viêm màng não, tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm. Xấp xỉ, cứ mỗi 5 người mắc zona thần kinh, sẽ có 1 người gặp phải cơn đau thần kinh dữ dội. Cơn đau này có thể tiếp tục tồn tại ngay cả sau khi không còn tổn thương trên da. Cơn đau này được gọi là đau dây thần kinh sau zona (postherpetic neuralgia – PHN). Nguy cơ bị đau dây thần kinh sau zona tăng lên khi người bệnh lớn tuổi và tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở đối tượng này. Việc đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm giúp giảm thiểu tổn thương cho mắt và tránh nguy cơ giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn, cũng như tránh sẹo trên vùng mặt do zona gây ra. Làm sao để phòng ngừa biến chứng của thủy đậu? Tránh bị lại lần 2 1. Tiêm ngừa đầy đủ Theo các nghiên cứu quan sát từ nhiều quốc gia, tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu mang đến hiệu quả cao trong việc kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại virus Varicella-Zoster (VZV), ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cũng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các trường hợp chẳng may mắc bệnh, giảm nguy cơ lây truyền và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và kinh tế khác như làm giảm việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến thủy đậu. Đặc biệt, chủ động tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin thủy đậu cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona ở trẻ em. Tiêm chủng sau khi tiếp xúc với người bệnh thủy đậu cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hai liều vắc xin thủy đậu có hiệu quả hơn một liều trong việc ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào. Tại VNVC có đầy đủ cả 3 loại vắc xin thủy đậu hiệu quả cao cho cả trẻ em và người lớn với nguồn cung ổn định, được bảo quản trong điều kiện tối ưu của hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) hiện đại, quy mô lớn, đạt chuẩn GSP Quốc tế, bao gồm: Varivax (Mỹ), Varilrix (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc) với lịch tiêm cho trẻ em dưới 13 tuổi gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng và lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn là 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Hai mũi vắc xin có hiệu quả phòng bệnh đến 98%. Vắc xin thủy đậu ngăn ngừa hầu hết các trường hợp bệnh nặng nếu chẳng may mắc bệnh. Kể từ khi chương trình chủng ngừa bệnh thủy đậu bắt đầu ở Hoa Kỳ, số ca mắc bệnh thủy đậu đã giảm hơn 97%. Việc nhập viện và tử vong đã trở nên hiếm hoi. Bệnh cạnh vắc xin thủy đậu, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cũng khuyến nghị người lớn từ 50 tuổi trở lên nên tiêm 02 liều vắc xin phòng bệnh zona – Shingrix nhằm ngăn ngừa nguy cơ virus Varicella-Zoster tái hoạt động, gây bệnh zona thần kinh và các biến chứng của bệnh. [1] Vắc xin zona Shingrix cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh zona và hội chứng đau dây thần kinh sau zona (PHN). Ở người lớn từ 50 tuổi trở lên có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, Shingrix có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh zona và PHN. Khả năng miễn dịch vẫn mạnh mẽ trong ít nhất 7 năm đầu sau khi tiêm chủng. Ở người lớn có hệ miễn dịch yếu, các nghiên cứu cho thấy Shingrix có hiệu quả cao từ 68 – 91% trong việc ngăn ngừa bệnh zona, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý đang ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Việc tiêm ngừa vắc xin zona thần kinh là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan và giảm nguy cơ mắc bệnh. 2. Thực hiện điều trị thủy đậu đúng lộ trình của bác sĩ Để điều trị thủy đậu một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và tái phát, quá trình điều trị phải tuân thủ lộ trình được chỉ định bởi bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn các loại kem chống ngứa nhằm giảm ngứa và giảm viêm đỏ trên da. Với trường hợp bị nhiễm trùng da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi khuẩn dạng kem hoặc thuốc uống để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hiệu quả điều trị thủy đậu cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc người bệnh. Vì thế, người bệnh hoặc người chăm sóc cần chú ý cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học cho bệnh nhân. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh với ít thực phẩm gây dị ứng, tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, giúp cải thiện triệu chứng của thủy đậu. Đồng thời, cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám đều đặn, đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các biến chứng thủy đậu, đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. ⇒ Tìm hiểu chi tiết về: Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. 3. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể Hệ miễn dịch là “lớp phòng thủ” của cơ thể, có chức năng “chiến đấu” chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Vì thế, việc tăng cường khả năng phản ứng của hệ miễn dịch là rất quan trọng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tái phát bệnh thủy đậu trong tương lai. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi điều độ: Giấc ngủ đủ và nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp cơ thể hồi phục, tăng cường và “trẻ hóa” hệ thống miễn dịch. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng: Các tình trạng căng thẳng và áp lực tinh thần có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ miễn dịch và làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh tật. Vì vậy, quản lý căng thẳng là một phần quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Việc thực hiện các hoạt động giải trí, như học yoga, thiền định, kỹ thuật thở sâu hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra trạng thái thư giãn cho cơ thể và tâm trí. Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Việc cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết là rất quan trọng để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các chất dinh dưỡng không thể thiếu cho hệ thống miễn dịch bao gồm các loại vitamin như A, B6, C, D, E, axit folic. Ngoài ra, các khoáng chất như kẽm, đồng, selen, sắt và sắt cũng rất quan trọng để hỗ trợ chức năng miễn dịch. Luyện tập nâng cao thể lực: Tập thể dục giúp cơ thể tạo ra tế bào miễn dịch chống viêm và cải thiện tuần hoàn máu để đưa chúng khắp cơ thể. Tập thể dục cũng kích hoạt hệ thống bạch cầu, giúp loại bỏ độc tố và tế bào chết khỏi mô. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên giảm tỷ lệ nhiễm virus và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nếu chẳng may mắc bệnh. Việc duy trì một lịch trình tập thể dục đều đặn và phù hợp là một phần quan trọng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước trong ngày. Nước giúp duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ chức năng miễn dịch. 4. Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống thật tốt Việc giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống là rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng của thủy đậu, tránh bị lại lần 2. Rửa tay thường xuyên: Rửa tay đúng cách bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây là một thói quen vệ sinh đơn giản nhưng hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn và virus. Nên rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bất kỳ vật thể hoặc bề mặt nào, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân: Cần duy trì việc vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách tắm gội sạch sẽ, dùng khăn bông ẩm mềm mại lau nhẹ trên những vùng da có phát ban để hạn chế tích tụ bụi bẩn và virus, vi khuẩn, tránh gây bội nhiễm. Đồng thời, cần đảm bảo thay quần áo, đồ ngủ và giày dép thường xuyên và giặt chúng, sử dụng các dung dịch khử khuẩn chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh. Duy trì môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên lau chùi và tạo ra những khoảng trống thông gió trong căn phòng của người bệnh; lau chùi sàn nhà, bàn, ghế, nệm và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên bằng chất khử trùng chuyên dụng để loại bỏ bụi và các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. Môi trường sạch sẽ, thoáng mát cũng giúp các tình trạng phát ban, mụn nước cải thiện, nhanh lành hơn. Việc giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống là một phần quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của gia đình và xã hội. 5. Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh Tránh tiếp xúc với những người có thể lây nhiễm: Cả thủy đậu và zona đều là bệnh lây truyền qua tiếp xúc với chủng virus Herpes zoster. Do đó, tránh tiếp xúc với những người bị zona/thủy đậu hoặc nghi ngờ nhiễm zona/thủy đậu có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tái phát. Đeo khẩu trang: Đối với những người bị bệnh, đeo khẩu trang có thể giảm nguy cơ lây nhiễm thêm các tác nhân gây hại khác cho cả bản thân người mắc bệnh và hạn chế sự lây lan virus thủy đậu cho những người xung quanh. Tránh chạm tay lên các vùng niêm mạc hay vết thương hở: Tay là một nguồn tiếp xúc chính với mầm bệnh. Tránh chạm tay lên các vùng niêm mạc và vết thương hở, đặc biệt là mắt, mũi và miệng, để giảm nguy cơ lây nhiễm qua những con đường phổ biến này. Hạn chế tiếp xúc với bề mặt công cộng: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các bề mặt công cộng có thể tiềm ẩn mầm bệnh, như ghế đá, tay nắm cửa, bàn làm việc chung, bồn cầu và các thiết bị điện tử chung khác. Trong trường hợp bất khả kháng không thể tránh được, cần đảm bảo rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc và hạn chế chạm lên mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào các bề mặt này. Cách điều trị thủy đậu để hạn chế tối đa biến chứng Khi bị bệnh zona thần kinh, dựa vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý cũng như giai đoạn diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định điều trị như sau: Thuốc kháng virus: Acyclovir (Zovirax), Famciclovir (Famvir) và Valacyclovir (Valtrex) là những loại thuốc kháng virus thường được sử dụng để làm ức chế quá trình phát ban của bệnh, đồng thời, hỗ trợ làm giảm nguy cơ gặp biến chứng do zona gây ra. Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được chỉ định cách sử dụng chính xác, tránh tối đa các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Thuốc giảm đau: Bệnh zona thần kinh thường gây ra các tình trạng viêm và đau. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen để giảm bớt sự khó chịu và làm dịu triệu chứng đau do zona thần kinh. Các loại thuốc khác: Nếu bệnh nhân gặp những cơn đau dữ dội sau khi phát ban đã hết hoặc có nhiễm trùng trong đợt bùng phát bệnh do do zona, bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc như: Kem có chứa hoạt chất capsaicin: thuốc giảm đau tại chỗ dùng ngoài da, tuyệt đối không thoa lên vùng niêm mạc miệng hay mắt. Thuốc chống co giật, động kinh: Gabapentin được sử dụng để giảm đau thần kinh sau zona ở người lớn. Thuốc gây tê: Lidocaine hay có tên gọi khác là Xylocaine có thể được sử dụng để giảm đau. Loại thuốc này có nhiều dạng khác nhau như kem bôi, dung dịch lỏng, miếng dán, dạng bột và xịt. Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi có tình trạng nhiễm khuẩn, thường dùng các kháng sinh như oxaciclin, amoxcyciclin, mardin. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Mặc dù đây là những loại thuốc có tác dụng chính là điều trị bệnh trầm cảm, nhưng một số loại thuốc thuộc nhóm amitriptyline, desipramine (Norpramin) và nortriptyline (Aventyl) cũng có khả năng giảm đau sau khi da đã lành. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc chứa chất gây mê và gây nghiện như narcotics hoặc mũi tiêm corticosteroid để điều trị cho những trường hợp bệnh nhân đối diện với tình trạng bệnh diễn biến nặng. Để chăm sóc bệnh zona thần kinh, nên áp dụng các biện pháp sau: Giữ cho vùng da bị bệnh sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng. Tránh gãi vùng da bị ngứa dữ dội. Tắm nước mát hoặc chườm lạnh trên vùng da tổn thương để giảm ngứa và đau. Hạn chế stress và căng thẳng trong các hoạt động sinh hoạt thường nhật. Tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng kem bôi hoặc nguyên liệu tự nhiên để giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương sau hồi phục. Dùng kem dưỡng da có thể làm dịu các triệu chứng ngứa rát, phát ban, sưng đỏ ngoài da, hỗ trợ quá trình hồi phục của người bệnh. Kết luận Thủy đậu có bị lại lần 2 không? Vẫn có thể tái nhiễm thủy đậu trong tương lai tuy nhiên trường hợp này rất hiếm vì sau khi nhiễm bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra một lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ chống lại bệnh tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu vẫn có thể tái hoạt động khi gặp các điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, lớn tuổi, gọi là bệnh zona thần kinh. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức, cảm giác nóng rát, ngứa, phát ban, xuất hiện các bọng nước dọc theo dây thần kinh và đau dai dẳng sau khi tổn thương trên da đã lành. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như tái phát thủy đậu, cần tiêm ngừa vắc xin thủy đậu đầy đủ và đúng lịch càng sớm càng tốt cho cả trẻ em và người lớn, đồng thời tiêm vắc xin phòng zona thần kinh theo chỉ định của các chuyên gia y tế nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến triển biến chứng zona hậu thủy đậu. Bên cạnh đó, cần thực hiện điều trị thủy đậu đúng theo lộ trình hướng dẫn của các bác sĩ, tích cực rèn luyện và tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống thật tốt và hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Như vậy VNVC đã cung cấp đáp án cho câu hỏi bị thủy đậu rồi có bị lại không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn ở các bài viết khác của chúng tôi.
https://suckhoedoisong.vn/dong-y-day-lui-roi-loan-nhip-tim-trieu-chung-cua-benh-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-mang-hieu-qua-cao-169146439.htm
18-07-2018
Đông y đẩy lùi rối loạn nhịp tim, triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật mang hiệu quả cao
Rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm tới tính mạng (ảnh minh họa) Một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, chứng rối loạn nhịp tim đáng chú ý bao gồm: - Rung động trong lồng ngực. - Nhịp tim nhanh hay loạn nhịp - Đôi lúc cảm thấy như tim ngừng đập - Tim thổn thức, tinh thần bất an, đau ngực. - Mệt mỏi ,khó thở. - Hoa mắt. - Chóng mặt, choáng vàng. - Ngất xỉu (ngất) hoặc gần ngất. - Ra mồ hôi tay, mồ hôi chân nhiều. - Hụt hơi, căng thẳng, khó tập trung Biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim: - Biến chứng phổ biếnnhất là đột quỵ Nói đến các biến chứng của rối loạn nhịp tim, trước hết phải kể đến chứng đột quỵ. Rối loạn nhịp khiến tim hoạt động kém hiệu quả trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể, gây đọng máu trong các buồng tim và hình thành cục máu đông. Máu đông có thể bị vỡ, rời khỏi tim, đi vào hệ tuần hoàn máu làmtắc các động mạch hẹp, nguy hiểm hơn là làm tắc các vi mạch não, gây rađột quỵ. - Tim ngừng đột ngột do rối loạn nhịp tim ác tính Rối loạn nhịp tim ác tính khiến các buồng tim dưới rung động một cách dữ dội, tim mất khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này dẫn đếntim ngừng đập đột ngột, bệnh nhân ngừng thở và mất ý thức (chết lâm sàng). Trường hợp này cần được cấp cứu khẩn cấp, nếu không có thể dẫn đến tử vong. Suy tim - một trong các biến chứng của rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim thúc đẩychứng suy giảm trí nhớ Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 37.000 người cho thấyngười bị rối loạn nhịp tim dẫn tới rung nhĩcó thể tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ (biểu hiện của bệnh Alzheimer) nhiều hơn 44% so với người không bị rung nhĩ.Đặc biệt, ở người bị rung nhĩ dưới 70 tuổi, khả năng phát triển bệnh Alzheimer cao hơn 130% so với bệnh nhân không mắc chứng rung nhĩ. Qua nghiên cứu từ hàng ngàn năm trước của Đông y và kinh nghiệm qua quá trình sử dụng cho người bị rối loạn nhịp tim do Tâm tỳ hư - Khí huyết hư, các bậc danh y đời trước đã viết nên bài "Quy Tỳ Thang" đẩy lùi tận gốc chứng bệnh nan y này. Sản phẩm ứng dụng từ bài Đông y "Quy Tỳ Thang" đẩy lùi tận gốc chứng rối loạn nhịp tim >> XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM<< Ngoài việc đẩy lùi chứng “Rối loạn nhịp Tim" sản phẩm PQA Định Tâm còn giúp hỗ trợ giảm việc hình thành bệnh từ sớm Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA 1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn. VIDEO CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG SẢN PHẨM Số GPQC: 02595/2016/XNQC-ATTP Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-nao-can-noi-soi-truc-trang-vi
Khi nào cần nội soi trực tràng?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Trực tràng là đoạn ruột già cuối cùng trước hậu môn, là cơ quan dễ mắc các bệnh lý. Để chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời thì phương pháp nội soi trực tràng không thể không kể đến. Là thủ thuật đơn giản, nhanh chóng phát hiện bệnh chính xác nhất. 1. Nội soi trực tràng là gì? Trực tràng phần cuối của ruột già, có độ dài khoảng 20 đến 30cm. Trực tràng chính là cầu nối giữa hậu môn và đại tràng. Chức năng chính của trực tràng chính là lưu giữ chất thải, cùng với nhu động ruột tống phân qua hậu môn thoát ra ngoài. Do nhiều nguyên nhân mà trực tràng thường xuyên mắc các bệnh lý như viêm loét, polyp trực tràng, ung thư trực tràng,....Nội soi trực tràng lại là thủ thuật đưa ống soi mềm qua hậu môn vào trực tràng để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc phát hiện bệnh lý tại trực tràng nhờ độ chính xác và quy trình thực hiện khá đơn giản.Có hai loại nội soi trực tràng:1.1 Nội soi trực tràng ống cứngDụng cụ soi là ống thẳng, cứng có đường kính từ 1 – 2cm dài từ 25 – 50 cm tùy độ tuổi và thể trạng có được lắp camera, ánh sáng và dụng cụ bơm hơi bằng tay để có thể làm nở lòng ruột. Trước đây khi chưa có nội soi ống mềm thì nội soi ống cứng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nội soi ống cứng có một số nhược điểm như khó thực hiện cắt polyp do ống cứng khi mở nắp kính để đưa dụng cụ vào ống sẽ hở làm hơi thoát ra ngoài, lòng ruột xẹp lại nên người soi khó quan sát tổn thương, không ghi được hình. Nội soi trực tràng 1.2 Nội soi trực tràng ống mềmỐng soi mềm có đường kính nhỏ khoảng 1,3cm, dài khoảng 65cm, đầu ống soi được bọc nhựa trơn láng, thân ống soi mềm uốn được theo các chỗ gập của ruột. Nội soi ống mềm ít gây đau, bệnh nhân chỉ cần nằm nghiêng trái, người thầy thuốc đứng thẳng phía sau lưng bệnh nhân, điều khiển ống soi và quan sát hình ảnh trên màn hình, nếu cần có thể chụp hoặc ghi lại hình ảnh lúc soi.Ngoài ra kỹ thuật điều trị qua nội soi được thực hiện dễ dàng nhờ kênh sinh thiết và hệ thống kín bơm hút bằng máy. Ưu điểm của nội soi ống mềm là ống thiết kế mềm nhỏ làm người bệnh dễ chịu, ống mềm được làm bằng chất liệu chuyên dụng nên không làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Hình ảnh của quá trình nội soi sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình. 2. Khi nào cần nội soi trực tràng? Nội soi trực tràng được chỉ định để chẩn đoán trĩ, rò hậu môn, bệnh lý u, ung thư, viêm loét trực tràng, polyp,... và còn để theo dõi diễn tiến bệnh của các trường hợp đã phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng trước đó. Đặc biệt rất có giá trị trong tầm soát, chẩn đoán sớm ung thư trực tràng giúp bệnh nhân được điều trị sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.Khi có các dấu hiệu sau cần thiết thực hiện nội soi trực tràng để chẩn đoán bệnhĐau bụng. Đau bụng vùng dưới rốn, đau bụng hố chậu trái, đau bụng cơn theo co thắt của nhu động ruột.Đi ngoài phân nhầy máu, máu đỏ tươi cần được nội soi nhằm phát hiện sớm bệnh lý.Rối loạn đại tiện: Tình trạng đi ngoài tiêu chảy và táo bón thất thường cũng cần được nội soi. Rối loạn phân, khó đại tiện.Ngứa hậu môn.Đau vùng hậu môn. Khi có cảm giác đau rát hậu môn, ống hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn bị chảy dịch bất thường. Bởi đây rất có thể đây là những biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm tại trực tràng.Chỉ định tầm soát ung thư trực tràng đối với những người có tiền sử gia đình có người bị mắc ung thư đại tràngTrường hợp thiếu máu chưa rõ nguyên nhânTest thấy hồng cầu trong phân dương tínhKiểm tra thấy những bất thường trên phim X-QuangSoi kiểm tra định kỳ người bệnh có polyp, ung thư đại trực tràngBệnh túi thừaCác bệnh viêm đại trực tràngBệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu, Crohn, ung thư, polyp, rò hậu môn, nứt hậu môn cần nội soi để theo dõiNgoài ra trong lúc nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết sang thương tìm tế bào ác tính Người bệnh bị viêm trực tràng cần nội soi trực tràng Nội soi trực tràng để điều trị bệnh như:Cắt polypLấy dị vậtCầm máuNong chỗ hẹpĐiều trị trĩNội soi trực tràng để theo dõi bệnh:Sau cắt polypCó loạn sản nặng 3. Chống chỉ định của nội soi trực tràng Không có chống chỉ định tuyệt đối.Thận trọng khi người bệnh già yếu, người bệnh có thai hoặc các trường hợp viêm cấp nặng, có cản trở không đưa ống soi vào được.Không nội soi trực tràng nếu như bệnh nhân không đồng ý hoặc khi bệnh nhân bị: Suy tim cấp, loạn nhịp tim, viêm phúc mạc, rối loạn đông máu... Người bệnh suy tim, loạn nhịp tim không nên nội soi trực tràng 4. Sau nội soi bệnh nhân cần theo dõi những gì? Người bệnh trong và sau khi quá trình soi được theo dõi liên tục trên monitoring về tình trạng huyết động và độ bão hòa oxyNếu người bệnh có dùng thuốc tiền mê theo dõi cho tới lúc tỉnh hoàn toànTheo dõi mạch huyết áp và những triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, buồn nôn,Người bệnh có làm thủ thuật cần được theo dõi các triệu chứng báo động: Đau bụng, ỉa ra máuMặc dù nội soi đại trực tràng là kỹ thuật khá phổ biến và thường quy trong chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng, song đây vẫn là là phương pháp can thiệp và có rủi ro nhất định. Vì thế, hãy cân nhắc lựa chọn thực hiện tại cơ sở y tế uy tín.Đặc biệt, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã được trang bị dàn máy nội soi tiêu hóa hiện đại nhất của hãng Olympus với phương pháp nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (NBI). Đây là phương pháp đột phá trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng và cả đại tràng, trực tràng) ở giai đoạn sớm và giai đoạn rất sớm. Hình ảnh nội soi NBI có độ phân giải và độ tương phản cao nên giúp bác sỹ dễ dàng phát hiện những thay đổi nhỏ về màu sắc, hình thái của tổn thương ung thư và tiền ung thư mà nội soi thông thường khó phát hiện được. Nội soi đại tràng có đáng sợ như bạn vẫn nghĩ?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-x-quang-trong-chan-doan-va-dieu-tri-viem-quanh-khop-vai-vi
Vai trò của X quang trong chẩn đoán và điều trị viêm quanh khớp vai
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trịnh Lê Hồng Minh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Chụp X-quang giúp chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh lý tại khớp vai. Hình ảnh chụp sẽ được các bác sĩ phân tích, dựa vào sự khác biệt để đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp nhất. 1. Viêm quanh khớp vai là gì? Khớp vai là đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: viêm gân, viêm co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.Viêm quanh khớp vai là một bệnh bao gồm những trường hợp đau, hạn chế vận động khớp vai, tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là thoái hóa gân và viêm các tổ chức phần mềm quanh khớp (cơ, dây chằng và bao khớp), không có tổn thương của đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch, không do chấn thương mới khớp vai và nhiễm khuẩn. Viêm khớp vai 2. Chụp X-quang có ý nghĩa gì trong chẩn đoán và điều trị viêm quanh khớp vai Việc chụp X-quang giúp chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh lý tại khớp vai. Hình ảnh chụp sẽ được các bác sĩ phân tích, dựa vào sự khác biệt để đưa ra chẩn đoán phù hợp. Cụ thể như sau:Đau khớp vai đơn thuần (viêm gân mạn tính): Qua Xquang có thể thấy hình ảnh calci hóa tại đầu gân.Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể): X quang thường thấy hình ảnh calci hóa kích thước khác nhau ở khoảng cùng vai - mấu động. Chúng có thể biến mất sau vài ngày, việc chụp lại có thể không nhìn thấy hình ảnh calci hóa nữa.Giả liệt khớp vai (đứt gân chop xoay): Chụp khớp vai cản quang giúp phát hiện đứt các gân chop xoay do thấy hình cản quang tại bao hoạt dịch dưới mỏm cùng cơ delta, chứng tỏ sự thông thương giữa khoang khớp và bao hoạt dịch. Ngoài ra, dựa vào cộng hưởng từ có thể nhìn thấy hình ảnh đứt gân..Cứng khớp vai (đông cứng khớp vai): Chụp khớp với thuốc cản quang có thể quan sát thấy khoang khớp bị thu hẹp với lượng thuốc cản quang chỉ 5-10ml trong khi bình thường 30-35ml; giảm cản quang khớp, các túi cùng màng hoạt dịch biến mất.Chụp X-quang khớp vai còn giúp điều trị bệnh quanh khớp vai. Việc bơm thuốc cản quang có tác dụng điều trị đối với một số bệnh như cứng khớp việc bơm thuốc vào có tác dụng nong rộng khoang khớp, sau thủ thuật bệnh nhân vận động dễ dàng hơn. 3. Các phương pháp chẩn đoán viêm quanh khớp vai khác 3.1 Chẩn đoán qua xét nghiệm cận lâm sàngXét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu đều cho kết quả âm tính mặc dù bệnh nhân có phản ứng viêmSiêu âm: Qua hình ảnh siêu âm có thể phát hiện các bất thường trong các bệnh viêm khớp vai như hình ảnh các nốt tăng âm kèm bóng lưng (calci hóa) ở gân và bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai trong đau khớp vai, nốt tăng âm kèm bóng lưng nếu có vôi hóa, dịch quanh bao gân nhị đầu trong đau khớp vai đơn thuần; đứt gân nhị đầu, hình ảnh tụ máu trong cơ mặt trước cánh tay trong đứt gân chóp xoay khớp vai...3.2 Chẩn đoán qua thu thập triệu chứng bệnhMỗi bệnh lý viêm khớp vai khác nhau đều có các triệu chứng đặc trưng riêng. Việc thu thập triệu chứng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Cụ thể với các bệnh riêng biệt như sau:3.2.1 Đau khớp vai đơn thuần (viêm gân mạn tính)Người bệnh xuất hiện đau khớp vai sau vận động khớp vai quá mức hoặc sau những chấn thương liên tiếp ở khớp vai. Đau có tính chất tăng lên khi thực hiện các động tác co cánh tay đối kháng. Hạn chế vận động khớp, thường gặp tổn thương gân cơ nhị đầu và gân cơ trên gai. Người bệnh thấy đau chói khi ấn tại điểm bám tận gân bó dài của gân cơ nhị đầu cánh tay (mặt trước của khớp vai, dưới mỏm quạ 1cm) hoặc gân trên gai (mỏm cùng vai). Người bệnh xuất hiện đau khớp vai sau vận động khớp vai quá mức hoặc sau những chấn thương liên tiếp ở khớp vai 3.2.2 Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể)Đau vai xuất hiện đột ngột với các tính chất dữ dội, đau lan toàn bộ vai, lan lên cổ, lan xuống tay, đôi khi xuống tận bàn tay. Hạn chế vận động khớp vai nhiều, thường có tư thế cánh tay sát vào thân, không thực hiện được các động tác vận động như dạng (giả cứng khớp vai do đau). Thăm khám còn thấy vai sưng to, nóng kèm theo sốt nhẹ.3.2.3 Giả liệt khớp vai (đứt gân chóp xoay)Đau dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, xuất hiện đám bầm tím ở phần trước trên cánh tay sau đó vài ngày. Có hạn chế vận động rõ ràng, khi khám thấy mất động tác nâng vai chủ động, trong khi vận động thụ động hoàn toàn bình thường, không có các dấu hiệu thần kinh. Khám thấy phần đứt cơ ở trước dưới cánh tay khi gấp có đối kháng cẳng tay.3.2.5 Cứng khớp vai (đông cứng khớp vai)Khám thấy hạn chế vận động khớp vai cả động tác chủ động và thụ động, đặc biệt là động tác dạng và quay ngoài. Quan sát bệnh nhân từ phía sau lúc bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.Trước khi nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, vị trí Bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh từ tháng 02/2018, Bác sĩ Trịnh Lê Hồng Minh từng làm bác sĩ nội trú khoa chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện: Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược, Ung Bướu, Nhân dân Gia Định, Trưng Vương...từ năm 2012-2015. Làm việc chính thức tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015-2016, Bệnh viện Quốc tế City từ năm 2016-2018.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cu-hanh-tim-co-tac-dung-gi-vi
Củ hành tím có tác dụng gì?
“Củ hành tây tím có tác dụng gì” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, bởi đây là loại gia vị rất quen thuộc trong mỗi gia đình. Trong hành tím có chứa các thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như điều trị huyết áp cao, tăng tiết sữa mẹ, giảm rụng tóc... Vì vậy, chế biến hành tím cho phù hợp với mục đích sử dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. 1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của hành tây tím Hành tím có tên khoa học là Allium Ascalonicum, hiện nay chúng được trồng trên khắp thế giới. Hành tím là loài cây thân thảo, có củ to tròn, vỏ bên ngoài màu tím đậm. Hành tím thường được chế biến để ăn sống trong món salad, bánh mì hay món nhúng. Lưu ý, khi ăn hành tím, không lột bỏ quá nhiều lớp vỏ tím, vì trong lớp vỏ này có chứa đến 75% chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe.Về giá trị dinh dưỡng, theo nhiều nghiên cứu thì trong hành tây tím có chứa nhiều dưỡng chất và hàm lượng cũng cao hơn so với hành tây trắng. Hành tây tím có chứa chất chống oxy hóa với hàm lượng từ 415-1917 mg (hành trắng chỉ có 270-1187 mg). Hành tím cũng có chứa hàm lượng vitamin C cao, biotin, chromium, canxi, vitamin B6, axit folic, lưu huỳnh và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Những dưỡng chất này đều mang lại lợi ích cho cơ thể, mỗi thành phần có công dụng riêng. 2. Củ hành tây tím có tác dụng gì? “Củ hành tây tím có tác dụng gì” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, bởi đây là loại gia vị rất quen thuộc trong mỗi gia đình. Một số tác dụng tuyệt vời mà hành tím đem lại bao gồm:Phòng ngừa ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, chất chống oxy hóa và các chất hóa học thực vật như disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin có trong hành tím được chứng minh là giảm viêm, điều trị và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, nếu như ăn hành tím đều đặn còn giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, rối loạn dạ dày, đại trực tràng và túi mật.Điều trị thiếu máu: Hành tím có chứa hàm lượng chất sắt khá cao, có tác dụng giúp điều trị bệnh thiếu máu. Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 củ hành tím để tăng cường hàm lượng chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, hành tím còn chứa chromium, một chất có tác dụng làm giảm nồng độ insulin trong máu, cải thiện đáng kể lượng glucose, giúp hạn chế lượng đường được hấp thu vào cơ thể.Bảo vệ sức khỏe cho tim mạch: Khi ăn hành tím sẽ giúp giảm cholesterol và triglyceride. Bên cạnh đó, hợp chất lưu huỳnh có trong củ hành tây tím cũng có tác dụng chống máu vón cục. Quercetin trong hành tím làm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ các mảng bám, từ đó giảm thiểu được nguy cơ đau tim.Cải thiện các vấn đề về hô hấp: tác dụng kháng viêm của hành tím sẽ giúp nới lỏng các cơ của đường hô hấp và làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn cùng với viêm phế quản. Không những vậy, nó cũng rất hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, cảm lạnh, cúm và chảy nước mũi.Kháng viêm và diệt khuẩn, đẩy lùi bệnh tật do độc tố trong thực phẩm gây ra: Trong hành tây tím chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, giúp điều trị các bệnh do độc tố của thực phẩm gây nên, tiêu diệt các loại vi khuẩn lây nhiễm, như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella. Ngoài ra, các chất hóa học thực vật trong hành tím còn giúp làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày..Bảo vệ hệ tiêu hóa, chống táo bón: Nguồn chất xơ dồi dào trong hành tím có tác dụng rất hữu hiệu và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột, chống táo bón rất tốt. Vậy nên, hãy ăn một củ hành mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng táo bón.Tăng tiết sữa mẹ: Việc ăn hành tím sẽ giúp cho lượng sữa của người mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều hơn. Trước khi ăn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn cách ăn phù hợp.Điều trị huyết áp cao: Trong hành tím có lượng calo thấp, lượng kali khá cao, nhưng lại ít natri và không chứa chất béo. Sự tác động giữa kali và natri sẽ giúp điều chỉnh huyết áp ở người cao tuổi, hành tím cũng giúp tăng sự độ đàn hồi của mạch máu và có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Đây chính là một cách làm giảm huyết áp tự nhiên.Pha loãng máu: Trong hành tím rất giàu flavonoid, một chất chuyển hóa trung gian, có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông, đồng thời giúp thanh lọc máu, lọc các chất béo không lành mạnh. Củ hành tím có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người dùng hiện nay Điều trị triệu chứng của bệnh lao: Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành tím có tính sát trùng và đặc tính kháng khuẩn cao. Vậy nên, nó có thể làm bất hoạt vi khuẩn gây bệnh lao. Nên ăn hành cùng muối để mang lại hiệu quả cao hơn.Chữa mụn nhọt: Được biết, tinh chất trong hành tây tím có tác dụng làm giảm mụn trứng cá, vết thâm mụn,... khá hiệu quả. Đối với mụn cóc, hành tím cũng giúp mụn xẹp xuống rồi biến mất.Làm giảm rụng tóc: Theo một nghiên cứu, việc bôi nước ép hành tây lên trên da đầu với tần suất hai lần một tuần trong vòng 2 tháng sẽ cải thiện được tình trạng gãy rụng, giúp cho tóc mọc nhanh trở lại. Đây là biện pháp rất dễ thực hiện, chi phí lại thấp mà đem lại hiệu quả bất ngờ.Hành tím quả thực là một loại thực phẩm rất đáng để sử dụng Bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe con người vô cùng lớn. Hy vọng với những công dụng được liệt kê ở trên, sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Củ hành tím có tác dụng gì?". Bạn hãy thử bắt đầu với hành tím bằng các món ăn khác nhau, tùy từng mục đích sử dụng mà chế biến sao cho phù hợp. Theo các chuyên gia, để phòng ngừa tế bào gây ung thư, bạn nên ăn ít nhất 3 củ hành tây tím trong một tuần.
https://tamanhhospital.vn/u-phoi-lanh-tinh/
08/10/2020
U phổi lành tính: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và cách phòng
Nghe đến “u phổi”, nhiều người liên tưởng ngay tới ung thư phổi – căn bệnh gây tử vong thứ hai trên thế giới chỉ sau bệnh tim mạch. Nhưng so với u ác tính, các khối u phổi lành tínhnếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, có thể nâng cao chất lượng sống. U phổi cần được phát hiện sớm và theo dõi chặt chẽ Mục lụcKhối u là gì?U phổi lành tính là gì?U phổi lành tính có phải là nốt phổi?Phân biệt khối u phổi lành tính và ác tínhCác loại u lành ở phổithường gặp1. Hamartomas2. U tuyến phế quản3. Papillomas (u nhú)4. Các khối u lành khác ở phổiDấu hiệu u phổi lành tính thường gặpNguyên nhân hình thành khối u lành tính ở phổiCách chẩn đoán các khối u và nốt phổi lành tínhPhương pháp điều trị u phổi lành tínhCách phòng tránh khối u lành tính ở phổi1. Ngừng hút thuốc2. Tập thói quen đeo khẩu trang3. Có chế độ ăn uống lành mạnh4. Tập thể dục thường xuyên5. Mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hạiCác câu hỏi thường gặp về khối u tính lành ở phổi1. U phổi lành tính có đau không?2. U phổi lành tính có phải mổ không?3. U phổi tínhlành có nguy hiểm không?Khối u là gì? Khối u là sự tích tụ bất thường của mô khi các tế bào phân chia quá nhanh hoặc không chết đi như bình thường. Khối u phổi xuất hiện ở mô phổi hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Các khối u phổi có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư). (1) U phổi lành tính là gì? U phổi lành tính (tiếng Anh làBenign Lung Tumors) là thuật ngữ ám chỉ khối u ở phổi, phát triển ”lành tính”, không lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, tăng trưởng chậm và thường không gây nguy hiểm chết người. Khối u lành tính ở phổi này cũng xuất phát từ sự biến đổi cấu trúc ở phổi, nhưng theo hướng ít nguy hiểm. U phổi lành tính có phải là nốt phổi? Nốt phổi là một “điểm trên phổi”, dễ dàng nhìn thấy trên phim chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Nốt phổi có thể đứng một mình đơn độc hoặc nhiều nốt sát nhau. (2) Nốt phổi của bạn có nhiều khả năng là lành tính nếu: Bạn chưa đến 40 tuổi; Bạn không hút thuốc lá; Có chất vôi trong nốt phổi; Nốt phổi có kích thước nhỏ. Trong khi đó, khối u phổi là những nốt phổi có đường kính từ 3cm trở lên. Nó được xem là “u phổi lành” khi các tế bào trong khối u là tế bào bình thường. Đồng thời, khối u phát triển chậm, không chèn ép các mô lân cận hoặc lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể (di căn). Phân biệt khối u phổi lành tính và ác tính Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, các bác sĩ phân biệt khối u lành tính và ác tính dựa trên các đặc điểm sau: Tốc độ phát triển: Các khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh, với thời gian nhân đôi trung bình là 4 tháng. Trong khi đó, khối u lành ở phổi thường phát triển chậm, có trường hợp còn nhỏ lại. Khả năng tái phát: Cả khối u lành tính và ác tính đều có khả năng tái phát sau khi được cắt bỏ. Thế nhưng, khối u lành luôn tái phát tại vị trí cũ, còn u ác có thể phát triển ở các vị trí xung quanh. Sự xâm lấn: Khác với khối u ác tính, khối u lành tính không chèn ép lên các bộ phận xung quanh. Nguy cơ đe dọa sức khỏe: Trong khi căn bệnh ung thư phổi là mối đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh, thì hầu hết các khối u lành ở phổicó thể được kiểm soát. Chúng chỉ gây nguy hiểm nếu hiện diện gần các mạch máu lớn trong ngực (chẳng hạn như động mạch chủ). Tuổi khởi phát: Người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ xuất hiện u ác tính cao hơn (mặc dù ung thư ở phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ chưa bao giờ hút thuốc). Ngược lại, u lành có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào. Các loại u lành ở phổithường gặp Các loại khối u và nốt lành tính ở phổi bao gồm: (3) 1. Hamartomas Hamartomas là loại nốt phổi lành tính phổ biến nhất. Chúng chiếm khoảng 55% trong số các khối u phổi lành tính và 8% trong số các khối u phổi. Khoảng 80% Hamartomas được tìm thấy ở phần ngoài mô liên kết của phổi. Phần còn lại xuất hiện bên trong các ống phế quản (đường dẫn khí đến phổi). Hamartomas được tạo thành từ các mô như sụn, mô liên kết, chất béo và cơ nhưng với số lượng bất thường. Chúng thường có đường kính dưới 4cm và xuất hiện trong phim chụp X-quang ngực dưới dạng một khối tròn giống như đồng xu hay hình dạng lông cừu hoặc bỏng ngô. Tin vui là Hamartomas thường khu trú trong một khu vực giới hạn chứ không có khả năng chèn ép các mô lân cận. Hamartomas thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 50 – 70. 2. U tuyến phế quản U tuyến phế quản là một loại nốt phổi lành tính phổ biến khác. Chúng phát triển trong tuyến nhầy hoặc ống dẫn khí lớn của phổi (phế quản). 3. Papillomas (u nhú) So với Hamartomas và u tuyến phế quản, u nhú là loại u lànhít phổ biến hơn. Chúng phát triển trong các ống phế quản, nhô ra khỏi bề mặt nơi chúng bám vào. Papillomas được chia thành 3 loại: U nhú dạng vảy: Dạng u nhú này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đây là kết quả của tình trạng nhiễm virus u nhú ở người. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những khối u này có thể chuyển đổi ác tính và trở thành ung thư. U nhú tuyến: ít phổ biến hơn u nhú vảy và chủ yếu gặp ở người lớn. Chúng hầu như luôn xuất hiện dưới dạng một nốt, nằm ở trung tâm phổi. Chưa xác định được nguyên nhân gây ra u nhú dạng tuyến. U nhú dạng vảy và tuyến hỗn hợp: Những u nhú này chứa hỗn hợp các mô u nhú cả dạng vảy và tuyến. 4. Các khối u lành khác ở phổi Các khối u lành tính hiếm gặp khác bao gồm u chondromas, fibromas, neurofibromas và lipomas. Những khối u này được tạo thành từ mô liên kết hoặc mô mỡ. Dấu hiệu u phổi lành tính thường gặp Người có khối u lành trong phổi thường xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, ho ra máu Các khối u phổi tính lành thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Điều này lý giải tại sao chúng chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chụp X-quang phổi hoặc chụp CT. Trong một số trường hợp, bệnh nhân u phổi có thể có các biểu hiện như: Thở khò khè; Ho kéo dài, ho ra máu; Khó thở; Khàn tiếng; Sốt, nhất là khi kèm theo viêm phổi; Sụt cân, mệt mỏi. Khi đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng can thiệp đúng cách. Nguyên nhân hình thành khối u lành tính ở phổi Cho đến nay, các bác sĩ vẫn CHƯA XÁC ĐỊNH được nguyên nhân chính xác dẫn tới việc hình thành các nốt phổi và u lành tính. Nhìn chung, chúng thường là kết quả của những vấn đề như: U hạt (các chùm nhỏ tế bào bị viêm) phát triển do nhiễm vi khuẩn (như vi khuẩn lao) hoặc do nhiễm nấm (như bệnh nấm histoplasmosis hoặc bệnh cầu trùng); Áp xe phổi (nhiễm trùng chứa đầy mủ, thường do vi khuẩn gây ra); Viêm do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis hoặc u hạt Wegener; Nhiễm virus u nhú ở người; Hút thuốc lá; Dị tật bẩm sinh như u nang phổi, sẹo hoặc dị dạng phổi khác. Cách chẩn đoán các khối u và nốt phổi lành tính Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, để chẩn đoán một nốt phổi hay khối lành tính, ngoài việc xem xét bệnh sử và khám sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang nhiều lần (4). Nếu nốt phổi giữ nguyên kích thước trong ít nhất 2 năm, nó được coi là lành tính. Tuy vậy, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục kiểm tra nốt phổi của bạn mỗi năm, trong tối đa 5 năm để đảm bảo rằng nó thực sự là u lành. Trong trường hợp nốt phổi/khối u phổi thay đổi về kích thước/hình dáng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác nhằm loại trừ khả năng ung thư hoặc xác định nguyên nhân của sự thay đổi này. Những xét nghiệm này thường là: Xét nghiệm máu; Xét nghiệm lao trên da để kiểm tra bệnh lao; Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET); CT phát xạ ảnh đơn (SPECT); Chụp cộng hưởng từ (trong một số trường hợp hiếm hoi); Sinh thiết, loại bỏ mô và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem khối u là lành hay ác tính; Nội soi phế quản giúp bác sĩ quan sát đường thở của bạn. Bác sĩ thăm khám tổng quát để chẩn đoán bệnh Phương pháp điều trị u phổi lành tính Với các trường hợp khối u được chẩn đoán lành tính, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để thu nhỏ kích cỡ khối u hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) nhằm theo dõi bất kỳ thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của khối u. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật/mổ để loại bỏ khối u nếu: Bạn là người hút thuốc lá hoặc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao; Bạn bị khó thở hoặc gặp phải các triệu chứng đường hô hấp khó chịu khác; Các xét nghiệm cho thấy khối u có khả năng tiến triển thành ung thư; Nốt phổi hoặc khối u phổi tiếp tục phát triển mà không có dấu hiệu ngừng lại. Phương pháp phẫu thuật như thế nào tùy thuộc vào vị trí và loại khối u. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần nhỏ của khối u, một hoặc nhiều phần của một thùy, một hoặc nhiều thùy của phổi hoặc toàn bộ lá phổi. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng ít mô càng tốt. (5) Cách phòng tránh khối u lành tính ở phổi Để phòng ngừa sự hình thành khối u trong phổi, bạn cần tuân thủ các điều sau: 1. Ngừng hút thuốc Thuốc lá là nguyên nhân gây nên 90% các bệnh liên quan đến phổi, trong đó có u phổi lành tính. Vì thế, biện pháp đầu tiên bạn cần thực hiện là bỏ thuốc ngay. 2. Tập thói quen đeo khẩu trang Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý hô hấp. Do đó, bạn hãy tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc đến nơi công cộng để “giữ sạch” lá phổi. 3. Có chế độ ăn uống lành mạnh Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính không lây. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh này bằng cách tuân thủ một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh (giàu chất xơ và tinh bột có lợi; hạn chế thịt đỏ, chất béo xấu; tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn; ăn ít hơn 5g muối/ngày). 4. Tập thể dục thường xuyên Tình trạng lười vận động không chỉ gián tiếp gây ra các bệnh lý về phổi mà còn là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các ca bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Bạn nên làm quen dần với việc tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Chế độ vận động hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý phổi 5. Mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại cần được trang bị đồ bảo hộ phù hợp để tránh nguy cơ hít phải khói độc, lâu ngày gây nên các bệnh lý về hô hấp. Một số hóa chất được chứng minh có liên quan đến bệnh u phổi là thạch tín, crom, silic, niken… Các câu hỏi thường gặp về khối u tính lành ở phổi Dưới đây là các câu hỏi phổ biến mà các bệnh nhân, lẫn những người dân trên cả nước thường đặt/gửi về cho bệnh viện đa khoa Tâm Anh nhờ giải đáp thắc mắc: 1. U phổi lành tính có đau không? Ở giai đoạn đầu, các khối u lành tính ở phổi không biểu hiện bằng bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào, do đó người bệnh hoàn toàn không cảm nhận được cơn đau. Trong một số ít trường hợp khối u phát triển lớn hơn và chèn ép các bộ phận xung quanh, có thể khiến bệnh nhân đau dữ dội vùng ngực lan ra bả vai và vùng sau lưng. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ho hoặc vận động mạnh. 2. U phổi lành tính có phải mổ không? CÓ hoặc KHÔNG! Điều này còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường, với các khối u lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị để làm teo hoặc kìm sự phát triển của u. Đồng thời, kết hợp theo dõi theo định kỳ để kiểm soát tiến độ điều trị bệnh. Sẽ tiến hành phẫu thuật/mổ nếu bạn hút thuốc thường xuyên, gặp vấn đề hô hấp, khối u tiến triển xấu thành u ác… 3. U phổi tínhlành có nguy hiểm không? Thông thường, các khối u tính lành không gây nguy hiểm cho sức khỏe quá nhiều/tính mạng. Tuy nhiên, mọi thứ cần được chẩn đoán, theo dõi và điều trị hợp lý theo phác đồ của bác sĩ vì đôi lúc bệnh cũng chuyển biến theo chiều hướng phức tạp hơn! Còn về tuổi thọ cũng tùy thuộc vào việc bạn biết cách chăm sóc sức khỏe và tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua: HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh U phổi lành tính hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm nếu bạn phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng và phương án điều trị ngay lập tức nếu bạn được chẩn đoán có khối u trong phổi. Thiên Lam
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cha-me-cach-cai-bim-cho-be-vi
Hướng dẫn cha mẹ cách cai bỉm cho bé
Bài viết của Cử nhân Trương Tạ Anh Nga - Chuyên viên Tâm lý - Trung tâm Y học tái tạo và trị liệu tế bào tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Việc thực hiện cách cai bỉm cho bé tưởng chừng như khá đơn giản nhưng việc thay đổi một thói quen của trẻ để con dần tự lập hơn không phải là điều dễ dàng. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ giúp mẹ về cách cai bỉm cho bé để mẹ có thể cùng con chuẩn bị tâm lý tốt nhất. 1. Tại sao cần hướng dẫn trẻ cai bỉm? Khi trẻ quá quen với việc mặc bỉm, có thể trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến cột sống lưng và trẻ sẽ gặp một số khó khăn về cảm nhận xúc giác vùng dưới mông. Khi quá lạm dụng bỉm, trẻ sẽ bị phụ thuộc vào bỉm, khó để nhận biết hoặc ý thức được việc bàng quang đầy và “cảm giác” buồn vệ sinh. Bên cạnh đó, khi được cởi bỉm, trẻ sẽ tăng cường nhận thức về bản thân hơn, tăng tương tác với người khác và xuất hiện nhiều nhu cầu hơn. Khi trẻ thấy “nước tiểu” chảy ra và trẻ sẽ cảm nhận nhiệt độ, cảm nhận sự dịch chuyển của nước, sẽ tò mò đặt câu hỏi: “ Nước ở đâu ra?”. Sau rất nhiều lần như vậy, trẻ cảm nhận được sự căng tức vùng bụng và trẻ có thể biểu hiện bằng hành động như: túm quần, chụm chân, chỉ tay... Dần dần khi người lớn cung cấp ngôn ngữ cho trẻ, trẻ sẽ biết cảm giác căng tức đó là “buồn tè/buồn ị” và trẻ bắt đầu phát âm “tè/ị”. Từ đó, sẽ tăng cường mức độ tương tác của trẻ với người lớn xung quanh và hỗ trợ trẻ giảm ăn vạ khi trẻ khó chịu mà không biết cách thể hiện với người lớn 2. Độ tuổi nào thì trẻ nên tập cai bỉm? Mẹ thực hiện cách cai bỉm cho bé ban ngày trong độ tuổi từ 18 tháng đến 2,5 tuổi và học cách cai bỉm đêm cho bé dao động từ 3,5 tuổi đến 4 tuổi - đây được xem là độ tuổi vàng để giúp trẻ cai bỉm. Xem ngay: Lời khuyên để có cuộc sống "hài hòa" với một đứa trẻ sơ sinh 3. Các kỹ năng tiền đề để biết được trẻ đã sẵn sàng cai bỉm 3.1. Cai bỉm ban ngày – giai đoạn 18 tháng đến 2,5 tuổiTrẻ biết chỉ tay vào bỉm/quần của béTrẻ biết cách ra hiệu khi trẻ muốn đi tè/ị bằng cách chỉ vào nhà vệ sinh hoặc trẻ có từ đơn ‘”tè”/”ị”Trẻ chấp nhận bô và bước đầu hiểu công dụng của bô3.2. Cai bỉm ban đêm – giai đoạn 3,5 tuổi đến 4 tuổiTrẻ thành thục cai bỉm ban ngày, biết gọi “tè”, “ ị” đúng nhu cầu. 4. Chuẩn bị thực hiện cách cai bỉm cho bé 4.1. Chuẩn bị tâm lý của người lớnCha mẹ thường nghĩ “Tại sao cai bỉm cho trẻ mà người lớn cũng phải chuẩn bị tâm lý?” Nhưng thực tế cho thấy khi con tè bậy và quay ra thấy con “nghịch” (trong mắt người lớn là nghịch bẩn) thì cha mẹ, ông bà thường cảm thấy khó chịu vì bẩn và mất vệ sinh. Đồng thời việc lau dọn thay quần áo thường xuyên sẽ khiến cha mẹ, ông bà mất nhiều thời gian hơn bình thường. Vì vậy, để con có thể cai bỉm thành công, cha mẹ cần hiểu đúng về tâm sinh lý, cũng như sự phát triển của trẻ. Trẻ em dưới 7 tuổi vẫn chưa thực sự kiểm soát được việc tè dầm của mình. Khi trẻ cần đi vệ sinh, bàng quang sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và não bộ sẽ xử lý thông tin. Tuy nhiên, trẻ trong giai đoạn từ 18 tháng đến dưới 5 tuổi - quá trình chuyển thông tin này đôi khi vẫn chậm. Vì vậy, việc trẻ chưa gọi mà đã “tè/ị” là việc ngoài ý muốn. Sau 5 tuổi, có khoảng 15% trẻ làm ướt giường buổi đêm. Ở nhóm trẻ 7 tuổi thì cứ 10 trẻ có 1 trẻ đi tè dầm vào ban đêm. Vì vậy, việc tè dầm/ị đùn là việc bình thường của trẻ.Khi con đã có kỹ năng tiền đề, tâm lý của con đã sẵn sàng, cha mẹ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rằng con đang lớn và đang trong quá trình hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Vì vậy, cha mẹ/ông bà cần tạo điều kiện cũng như cơ hội để con có thể phát triển kỹ năng của mình. Thời gian đầu cha mẹ/ông bà có thể vất vả hơn. Tuy nhiên, sau khi con đã có kỹ năng thì việc con tự lập như tự gọi đi vệ sinh, tự ngồi bô, gọi người thân hỗ trợ sẽ giúp cha mẹ/ông bà “nhàn” hơn rất nhiều.4.2 Chuẩn bị đồ dùngBôQuần áo dễ mặc, dễ cởiKhănKhi thực hiện các cách cai bỉm cho bé thì không chỉ trẻ mà ngay cả cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý. Nếu cha mẹ có một sự chuẩn bị tốt thì chắc chắn cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc “cai bỉm” cho con. 5. Cách chiến lược giúp cha mẹ cai bỉm thành công Để thực hiện cách cai bỉm cho bé thành công thì cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:Lập bảng quan sát thời gian đi vệ sinh của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu đi vệ sinh riêng. Thông thường con sẽ muốn đi vệ sinh vào các thời điểm như: trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, sau khi uống nước hoặc sau khi ăn ...Cho con lựa chọn bô để dùng. Để khuyến khích trẻ sử dụng bô, cha mẹ có thể đưa con đi mua bô và hỏi ý trẻ xem con thích bô nào. Nhờ đó trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng mỗi lần trẻ đi vệ sinh.Lựa chọn thời điểm cai bỉm: Giai đoạn vàng để mẹ thực hiện cách cai bỉm cho bé bắt đầu từ 18 tháng, tuy nhiên sẽ có trẻ chậm hơn và có trẻ bắt đầu cai bỉm nhanh hơn. Để chắc chắn, cha mẹ cần có sự quan sát và đảm bảo các kỹ năng tiền đề của trẻ được thành thục.Cha mẹ có thể lựa chọn cho con các đầu sách về kỹ năng tự lập đi vệ sinh hoặc có thể tự làm một câu chuyện xã hội về tự lập ngồi bô đơn giản. Trẻ sẽ được dự báo trước những chuyện gì sẽ xảy ra.Bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu ngồi vào bô thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến chiếc bô của mìnhKhi trẻ chưa kịp ngồi vào bô nhưng đã đi vệ sinh ra ngoài, đừng vội trách mắng trẻ hoặc cằn nhằn. Việc đó chỉ khiến trẻ cảm thấy mình là người thất bại, luôn làm phiền người khác và trẻ sẽ thích dùng bỉm hơn. Thay vì cằn nhằn, la hét hãy khích lệ trẻ dù chỉ là những điều nhỏ nhất như: “Ba/mẹ thấy con cố gắng gọi để đi vệ sinh đấy!” Sau đó hướng dẫn trẻ cùng lau và thay quần áo bẩnKhen thưởng ngay khi con có thể ngồi bô bằng cách đơn giản như đập tay chúc mừng con đã biết ngồi bô.Cha mẹ có thể lựa chọn quần áo dễ cởi và dễ tháo để trẻ có thể dễ dàng thực hiện được.Cha mẹ lưu ý thống nhất cách thức hướng dẫn trẻ đi vệ sinh. Có thể lựa chọn một người chăm sóc chính để hiểu nhất về trẻ. Đó là người nắm bắt được hành vi, thói quen và những dấu hiệu khi trẻ đi vệ sinh. Tuy nhiên, có một người chăm sóc chính để hỗ trợ những người khác trong gia đình có thể hiểu trẻ và thực hiện cách ứng xử “linh hoạt” với trẻ trong các tình huống trong gia đình, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc chínhViệc hứng dẫn trẻ “ cai bỉm” cần có thời gian mới đạt được kết quả. Vì vậy, cha mẹ cần bình tĩnh, chuẩn bị kỹ càng để giúp trẻ tự tin và đạt được các kỹ năng của mình.Cha mẹ có thể chia nhỏ các mục tiêu của mình để trẻ dễ dàng thực hiện và cha mẹ cũng bớt áp lực hơn trong việc giúp trẻ “cai bỉm”. 6. Các đầu sách hướng dẫn trẻ đi vệ sinh Cha mẹ có thể tham khảo các đầu sách hướng dẫn trẻ đi vệ sinh như sau:Sách Ehon – Kỹ năng sống – Miu Miu tự lập: Đây là quyển sách kể về trình tự đi vệ sinh. Ngoài ra, sách còn giáo dục trẻ ăn nhiều rau để không bị táo bón. Khi trẻ được đọc truyện, trẻ sẽ bắt chước trình tự và học tập theo các nhân vật trong truyện.Sách Ehon – Kỹ năng sống – Bé trai đi toilet và Bé gái đi toilet: Hiếm có bộ truyện nào chia theo giới tính thì bộ truyện này sẽ giúp cha mẹ phần nào bớt lo lắng khi hướng dẫn con sử dụng nhà vệ sinh.Sách Vì mông bé cũng cần được thở: Cuốn sách hỗ trợ cha mẹ hướng dẫn con đi vệ sinh đúng chỗSách Cùng chơi với bé – Tự đi vệ sinh nào: Trong cuốn sách này cha mẹ có thể cho con thấy mỗi bé có một cách đi vệ sinh riêngSiêu thỏ - Ứ ngồi bô đâu: Câu chuyện kể về chú Thỏ không thích ngồi bô. Như bố mẹ biết, không phải bạn nào cũng sẽ thích ngồi bô để thực hiện. Siêu Thỏ cho mọi người thấy góc nhìn của những em bé. Từ đó giúp bố mẹ và con hiểu nhau hơn.Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ có thể chuẩn bị vững tâm lý thực hiện cách cai bỉm cho bé để con có thể tự lập và thực hiện đi vệ sinh khi có nhu cầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-cac-xet-nghiem-cay-dich-ty-hau-vi
Tìm hiểu các xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu
Khu vực họng miệng và họng mũi chính là nơi có nhiều vi sinh vật khu trú vì là vùng giao điểm của đường tiêu hóa và hô hấp. Chính vì vậy xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu để tìm vi khuẩn sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân suy yếu hoặc tổn thương các vùng niêm mạc. 1. Chỉ định xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu khi nào? Xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu sẽ được thực hiện trên những đối tượng sau:Bệnh nhân có triệu chứng như: đau rát vùng hầu họng, sưng tấy niêm mạc hầu họng hoặc có hạch cổ sưng,...Bệnh nhân có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên (viêm amidan)Bệnh nhân có các biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản)Phục vụ cho công tác chẩn đoán xác định bệnh nhân có phải bị nhiễm vi khuẩn ở họng hay không khi bệnh nhân có đau rát hầu họng, khám thấy niêm mạc sưng đỏ, phù nề, viêm amidan, màng mủ hoặc giả mủ hoặc phù nề lưỡi. Hình ảnh bệnh nhân bị viêm amidan 2. Lấy dịch tỵ hầu để cấy xét nghiệm như thế nào? Phải lấy bệnh phẩm trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh toàn thân. Lấy bệnh phẩm theo các bước như sau:Xác định bệnh nhân: xác định đúng thông tin bệnh nhân, ghi thông tin lên ống tăm bông và giải thích cho bệnh nhân về quy trình kỹ thuật thực hiệnCho bệnh nhân ngồi xuống ghế, hơi ngửa đầu ra sau và mở to miệng, có thể yêu cầu bệnh nhân vừa nói A vừa há miệng để dễ thao tácDùng đè lưỡi ấn lên lưỡi bệnh nhân để bộc lộ vùng tỵ hầuDùng tăm bông vô trùng quệt vào 3 vị trí: 2 bên amidan và thành sau họng, tránh chạm vào lưỡi, răng và mặt trong má cũng như lưỡi gà để tránh kích thích phản xạ buồn nôn của bệnh nhân. Đặc biệt chú ý lấy mẫu những chỗ có tấy đỏ hoặc nung mủCho tăm bông vào ống nắp chặt vô trùng rồi gửi đến phòng xét nghiệmXét nghiệm cấy dịch tỵ hầu xác định nguyên nhân gây bệnh:Môi trường sử dụng là thạch máu và thạch socolaĐiều kiện ủ ấm: từ 35-37 °C, khí trường 5-7% CO2 và thời gian từ 15-18 giờNhận định hình thái khuẩn lạc của từng loại vi khuẩn trên các loại môi trường sẽ dựa vào hình dạng, kích thước, màu sắc, độ bóng, khô, mỡ, bờ đều hay không, tan máu và mùiNhuộm gram sẽ giúp xác định hình thể, cách sắp xếp và tính chất bắt màu của vi khuẩn Lấy dịch tỵ hầu để cấy xét nghiệm 3. Kết quả của xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu Vi khuẩn được coi là nguyên nhân gây bệnh khi diện tích khuẩn lạc từ vùng 3 trở lên. Nhóm bệnh có vi khuẩn mọc vùng 4 cao hơn hẳn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kêCác vi khuẩn cư trú thông thường: Neisseria, Micrococcus, trực khuẩn gram (-), liên cầu tan máu beta,...Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Moraxella catarrhralis, H. influenza, S. aureus, S. pneumonia, P. aeruginosa,... Xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu giúp chẩn đoán kịp thời ra nhiều loại bệnh liên quan đến mũi, họng, kết quả mang lại rất chính xác. Ngay khi có những triệu chứng khó chịu về mũi, họng bạn nên đến ngay trung tâm y tế để được khám và điều trị sớm. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.XEM THÊM:Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trênĐường hô hấp trên gồm những bộ phận nào?Khi nào trẻ bị viêm phổi cần nhập viện? Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xylitol-moi-thu-ban-can-biet-vi
Xylitol: Mọi thứ bạn cần biết
Việc bổ sung thêm đường vào các loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Vì lý do này, các chất làm ngọt không đường như xylitol đang dần trở lên phổ biến. Xylitol có vị như đường nhưng có ít calo hơn và không làm tăng lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy xylitol có nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe răng miệng. 1. Xylitol là gì? Xylitol được xếp loại là đường rượu (sugar alcohol). Về mặt hóa học, rượu đường kết hợp các đặc điểm của phân tử đường và phân tử rượu. Cấu trúc của chúng cho phép chúng kích thích các thụ thể vị giác cho vị ngọt trên lưỡi của bạn.Xylitol được tìm thấy với số lượng nhỏ trong nhiều loại trái cây và rau quả và do đó được xem là một chất tự nhiên. Cơ thể người thậm chí còn sản xuất một lượng nhỏ của xylitol thông qua sự trao đổi chất bình thường.Đây là một thành phần phổ biến trong kẹo cao su không đường, kẹo, bạc hà, thực phẩm thân thiện với bệnh tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng.Xylitol có vị ngọt tương tự như đường thông thường nhưng chứa ít hơn 40% calo:Đường: 4 calo mỗi gramXylitol: 2,4 calo mỗi gramXylitol mua tại cửa hàng xuất hiện dưới dạng bột tinh thể màu trắng. Vì xylitol là chất làm ngọt tinh chế, nó không chứa bất kỳ vitamin và khoáng chất hoặc protein nào. Vì vậy, nó chỉ cung cấp lượng calo đơn thuần.Thực tế, xylitol có thể được sản xuất từ các cây như bạch dương hoặc từ sợi thực vật gọi là xylan. Mặc dù rượu đường là carbohydrate về mặt hoá học nhưng hầu hết chúng không làm tăng lượng đường trong máu, vì thế chúng không được tính là net carb (carb thuần), khiến chúng trở thành chất ngọt phổ biến trong các sản phẩm low-carb.Mặc dù từ "sugar alcohol" là một phần của tên của nó, nhưng xylitol không phải là loại rượu khiến bạn say. Rượu đường là an toàn cho những người nghiện rượu. Xylitol mua tại cửa hàng xuất hiện dưới dạng bột tinh thể màu trắng 2. Xylitol có chỉ số đường huyết rất thấp và không làm tăng lượng đường trong máu hoặc insulin Một trong những tác động tiêu cực của đường được thêm vào như siro ngô có hàm lượng cao fructose, là có thể làm tăng lượng đường trong máu và insulin. Do hàm lượng fructose cao, nó cũng có thể dẫn đến tình trạng đề kháng insulin và nhiều vấn đề về trao đổi chất khi tiêu thụ vượt mức.Tuy nhiên, xylitol không chứa fructose và có tác dụng không đáng kể đối với lượng đường và insulin trong máu. Do đó, không có tác dụng có hại nào của đường áp dụng cho xylitol.Chỉ số đường huyết của xylitol (Glycemic Index) là thước đo mức độ gia tăng nhanh chóng của một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, chỉ là 7 trong khi đường thông thường là 60 đến 70.Xylitol cũng có thể được coi là một chất làm ngọt thân thiện với việc giảm cân vì nó chứa lượng calo ít hơn 40% so với đường.Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp đường, béo phì hoặc các vấn đề trao đổi chất khác, xylitol là một thay thế tuyệt vời cho đường.Mặc dù các nghiên cứu tương ứng ở người hiện không có sẵn nhưng các nghiên cứu về chuột cho thấy xylitol có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường, giảm mỡ bụng và thậm chí ngăn ngừa tăng cân trong chế độ ăn kiêng. Xylitol có thể giúp giảm mỡ bụng và thậm chí ngăn ngừa tăng cân 3. Xylitol tăng cường sức khỏe răng miệng Nhiều nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng kẹo cao su có vị ngọt xylitol. Các nghiên cứu đã xác định rằng xylitol giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp ngăn ngừa sâu răng.Một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây sâu răng là một loại vi khuẩn đường miệng có tên Streptococcus mutans. Đây là vi khuẩn đóng vai trò quan trọng nhất cho mảng bám.Mặc dù một số mảng bám trên răng là bình thường, nhưng mảng bám dư thừa có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các vi khuẩn trong các mảng bám đó. Điều này có thể dẫn đến các bệnh viêm nướu.Những vi khuẩn miệng này ăn glucose từ thức ăn, nhưng chúng không thể sử dụng xylitol. Do đó, thay thế đường bằng xylitol làm giảm nhiên liệu có sẵn cho vi khuẩn gây hại. Mặc dù những vi khuẩn này không thể sử dụng xylitol làm nhiên liệu, nhưng chúng vẫn ăn nó. Sau khi hấp thụ xylitol, chúng không thể hấp thụ glucose, có nghĩa là con đường sản xuất năng lượng của chúng bị tắc nghẽn và cuối cùng sẽ chết.Nói cách khác, khi bạn nhai kẹo cao su bằng xylitol hoặc sử dụng nó như một chất làm ngọt, vi khuẩn có hại trong miệng của bạn sẽ chết đói. Trong một nghiên cứu, kẹo cao su được làm ngọt bằng xylitol đã làm giảm mức độ vi khuẩn xấu 27% đến 75%, trong khi mức độ vi khuẩn có lợi không đổi.Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy rằng xylitol có thể làm tăng sự hấp thụ canxi trong hệ thống tiêu hóa của bạn, bảo vệ chống loãng xương và tăng cường sức khỏe răng miệng của bạn.Các nghiên cứu ở người chứng minh rằng sử dụng xylitol bằng cách thay thế đường hoặc bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm sâu răng và sâu răng 30% đến 85%.Bởi vì phản ứng viêm là nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính, làm giảm mảng bám và viêm nướu cũng có thể mang lại lợi ích cho phần còn lại của cơ thể bạn. Xylitol cũng có thể bảo vệ chống loãng xương 4. Xylitol làm giảm nhiễm trùng tai và nấm men Miệng, mũi và tai của bạn đều liên kết với nhau. Do đó, vi khuẩn sống trong miệng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai, một vấn đề phổ biến ở trẻ em.Điều này có ý nghĩa rằng xylitol có thể tiêu diệt, bỏ đói một số vi khuẩn này giống như cách mà chúng hoạt động đối với các vi khuẩn tạo ra mảng bám.Một nghiên cứu ở những trẻ em có tình trạng nhiễm trùng tai tái phát, quan sát thấy rằng việc sử dụng kẹo cao su có vị ngọt xylitol hàng ngày làm giảm 40% tỷ lệ tái phát nhiễm trùng.Xylitol cũng giúp tiêu diệt nấm men Candida albicans, có thể dẫn đến nhiễm nấm candida. Xylitol làm giảm khả năng nấm men bám vào bề mặt, do đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng 5. Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác của xylitol Collagen là protein xuất hiện hầu hết trong cơ thể bạn, được tìm thấy với số lượng lớn trong da và các mô liên kết. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy mối liên quan giữa xylitol với việc tăng sản xuất collagen, có thể giúp chống lại tác động của lão hóa đối với làn da của bạn.Xylitol cũng có thể bảo vệ chống loãng xương, vì chúng giúp tăng khối lượng xương và hàm lượng khoáng chất xương trong các nghiên cứu trên chuột. Hãy nhớ rằng các nghiên cứu ở mọi người là cần thiết để kiểm tra và xác định những lợi ích này.Xylitol cũng là nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn, hoạt động như một chất xơ hòa tan và cải thiện sức khỏe tiêu hóa của bạn 6. Xylitol rất độc cho chó Ở người, xylitol được hấp thu chậm và không có tác dụng ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin của cơ thể. Tuy nhiên, điều tương tự không xảy ra ở chó. Khi chó ăn xylitol, cơ thể chúng nhầm nó với glucose và bắt đầu sản xuất một lượng lớn insulin. Sau đó, các tế bào của chó bắt đầu hấp thụ glucose từ máu, có thể dẫn đến hạ đường huyết, hoặc lượng đường trong máu thấp và thậm chí tử vong.Xylitol cũng có thể có tác dụng bất lợi đối với chức năng gan ở chó, với liều cao gây suy gan. Chỉ với hàm lượng 0,1 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể để một con chó bị ảnh hưởng, do đó, một con chihuahua có trọng lượng 6 - 7 pound (3kg) sẽ bị bệnh khi chỉ cần ăn 0,3 gram xylitol. Hàm lượng này còn ít hơn số lượng trong một miếng kẹo cao su.Nếu bạn sở hữu hay nuôi một con chó thì bạn hãy giữ xylitol an toàn. Nếu bạn tin rằng con chó của bạn vô tình ăn xylitol, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức. Xylitol rất độc cho chó 7. Tác dụng phụ và liều dùng Xylitol thường được dung nạp tốt, nhưng một số người gặp phải tác dụng phụ về tiêu hóa khi tiêu thụ quá nhiều. Các loại rượu đường có thể kéo nước vào ruột hoặc bị lên men bởi vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể dẫn đến sinh hơi trong ruột, đầy hơi và tiêu chảy. Tuy nhiên, cơ thể dường như điều chỉnh rất tốt với xylitol.Nếu bạn tăng lượng tiêu thụ từ từ và cho cơ thể thời gian để điều chỉnh, bạn có thể sẽ không gặp bất kỳ tác động tiêu cực nào. Tiêu thụ trong thời gian dài xylitol dường như là hoàn toàn an toàn.Trong một nghiên cứu, mọi người tiêu thụ trung bình 3,3 pound (1,5 kg) xylitol mỗi tháng, với lượng tiêu thụ tối đa hàng ngày trên 30 muỗng canh (400 gram) mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào.Người ta sử dụng rượu đường để làm ngọt cà phê, trà và các công thức nấu ăn khác nhau. Bạn có thể thay thế đường bằng xylitol theo tỷ lệ 1: 1. Nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc không dung nạp với chế độ ăn FODMAPS, hãy thận trọng khi sử dụng rượu đường và xem xét tránh hoàn toàn chúng.Tóm lại, Xylitol là một chất làm ngọt và một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho đường. Trong khi một số chất ngọt có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe, các nghiên cứu cho thấy xylitol có lợi ích sức khỏe thực sự. Nó không làm tăng lượng đường trong máu hoặc insulin, bỏ đói các vi khuẩn sản xuất mảng bám trong miệng và nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện trong hệ thống tiêu hóa. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thay thế lành mạnh hơn cho đường thông thường, hãy thử xylitol. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-suy-thai-cap-khi-chuyen-da-vi
Dấu hiệu suy thai cấp khi chuyển dạ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Thị Thu và Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương- Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Suy thai cấp khi chuyển dạ là một tình trạng đe dọa sinh mạng thai nhi, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh. Hậu quả của suy thai cấp tính rất khó đánh giá bởi vì có những hậu quả là tổn thương não không phục chỉ biểu hiện sau rất nhiều năm, ở độ tuổi đi học. 1. Nguyên nhân 1.1 Cơn co tử cung bất thường Cơn cơ tử cung cường tính có thể là nguyên phát, có thể là thứ phát do bất tương xứng thai- khung chậu (hay gặp), có thể do dùng thuốc oxytocin không đúng. Cơn co tử cung cường tính có thể là: tăng tần số cơn co (cơn co mau), tăng cường độ cơn co (cơn co mạnh), tăng cả tần số và cường độ (cơn co mau mạnh).Cơn co tử cung cường tính làm giảm lưu lượng tuần hoàn ở hồ huyết, kéo dài thời gian ứ trệ máu trong hồ huyết đến thiếu O2 và ứ đọng CO2 ở thai. 1.2 Chuyển dạ kéo dài bất thường Ở một số trường hợp, cơn co tử cung bình thường, không có bất tương xứng thai - khung chậu nhưng cổ tử cung mở rất chậm, thậm chí không mở. Thông thường hay gặp ở ngôi chỏm kiểu thế sau, đầu cúi không tốt. Nếu cứ để tình trạng này, bệnh nhân sẽ mệt mỏi, lo lắng, cơn co tử cung sẽ bị rối loạn và gây ra suy thai. Suy thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi 1.3 Nguyên nhân của mẹ Cung cấp máu cho hồ huyết không đủ:Mạn tính (suy thai trong suốt quá trình mang thai) nhiễm độc thai nghén, thai già tháng, bệnh huyết áp cao sẵn có... các bệnh này thường làm cho thai suy dinh dưỡng, dễ có nguy cơ bị suy thai cấp tính trong chuyển dạ.Suy thai cấp tính do các tình trạng choáng (rau tiền đạo, rau bong non...).Tụt huyết áp do nằm ngửa, dùng thuốc hạ huyết áp quá liều, choáng do các phương pháp giảm đau (gây tê ngoài màng cứng có thể tụt huyết do liệt mạch).Độ bão hoà O2 của máu mẹ không đủ: mẹ bị thiếu máu, bệnh tim nặng, bệnh phổi (hen phế quản). 1.4 Nguyên nhân của phần phụ Bánh rau: Diện tích trao đổi bị giảm (rau bong non, u mạch màng đệm ...).Dây rốn: Sa dây rốn trước ngôi, bên ngôi, dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ chặt, bất thường về giải phẫu của dây rốn. 1.5 Nguyên nhân của thai Thai non tháng, thai già tháng, thai suy dinh dưỡng, thai đôi, thai bị thiếu máu, nhiễm trùng. 2. Triệu chứng Suy thai cấp tính có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Các dấu hiệu suy thai cấp khi chuyển dạ:Nước ối lẫn phân su: Phát hiện ra khi vỡ ối cần phải chủ động phát hiện nước ối lẫn phân su ngay khi bắt đầu chuyển dạ, ối chưa vỡ bằng thủ thuật soi ối. Nước ối lẫn phân su là một nhân chứng của suy thai trong quá khứ hay hiện tại. Nước ối lẫn phân su có thể đi vào đường hô hấp gây nhiễm trùng, tiên lượng nặng khi trẻ hít phải phân su. Chỉ với triệu chứng nước ối lẫn phân su không đủ để chẩn đoán suy thai. Có tác giả chỉ thấy 1/3 số trường hợp thai bị toan hoá là có nước ối lẫn phân su và chỉ có 20% số trường hợp nước ối lẫn phân su là có toan hoá ở thai.Biến đổi nhịp tim thai: Nghe nhịp tim thai bằng ống nghe sản khoa. Bình thường nhịp tim thai dao động trong phạm vi 120 lần/phút đến 160 lần/phút. Nếu có suy thai có thể thấy: nhịp tim thai nhanh (trên 160 lần/phút); nhịp tim thai chậm (dưới 120 lần/phút), nhịp tim thai không đều. Có thể nghe thấy tiếng tim thai yếu đi, mờ, xa xăm. Từ khi có theo dõi chuyển dạ bằng máy điện tử (monitor) thì phương pháp nghe tim thai có nhiều nhược điểm do không thể theo dõi liên tục nhịp tim thai nhi, không thể nghe được tim thai trong lúc có cơn co tử cung, do đó không thấy được các thay đổi nhịp tim thai liên quan với cơn co tử cung. Vì vậy phát hiện suy thai bằng ống nghe thường là chậm và không chính xác.Triệu chứng Monitoring: là phương pháp sử dụng máy theo dõi liên tục đồng thời cả cơn co tử cung và nhịp tim thai. Cơn co tử cung và nhịp tim thai được ghi lại trên giấy là cơ sở để phân tích kết quả. Đường ghi nhịp tim thai cho thấy : nhịp tim thai cơ bản, độ dao động của nhịp tim thai và biến đổi nhịp tim thai liên quan với cơn co tử cung. Chẩn đoán suy thai chủ yếu dựa vào các triệu chứng trên monitoring sản khoa. Các gói thai sản đang bán tại Vinmec
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thanh-phan-dinh-duong-trong-ca-basa-vi
Thành phần dinh dưỡng trong cá basa
Cá basa là loại cá có nguồn protein chất lượng cao và chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Với giá thành rẻ, dễ tìm kiếm thì cá basa là lựa chọn phù hợp cho các món ăn của nhiều gia đình. Vậy thành phần dinh dưỡng cá basa như thế nào? 1. Nguồn gốc của cá basa Cá basa là một loại cá trắng, được tìm thấy nhiều ở vùng nước sông Mekong và sông Chao Phraya, chảy qua một số quốc gia ở Đông Nam Á. Đây là một loại cá da trơn, có tên khoa học là Pangasius bocourti. Với chi phí nhân giống, nuôi trồng, thu hoạch, đóng gói thấp, cá basa đang được xuất khẩu rộng rãi sang các nước khác nhau trên thế giới. Basa có thân khung rộng với đầu nhỏ, thịt chắc. Cá basa có mùi nhẹ nên được đánh giá là món hải sản được ưa chuộng trong các nhà hàng. Tại đất nước Ấn Độ, cá basa được kết hợp vào các công thức nấu ăn truyền thống của Ấn Độ.Ở các quốc gia nhập khẩu, basa thường được sử dụng như một sự thay thế cho cá tuyết hoặc cá tuyết chấm đen. Do hai loại cá này có hương vị và kết cấu tương tự nhau. Cá basa hiện đã được phân bố ở khắp các nước trên thế giới 2. Thành phần dinh dưỡng cá basa Giá trị dinh dưỡng trong 126 gram cá basa gồm:Lượng calo: 158Chất đạm: 22,5 gamChất béo: 7 gamChất béo bão hòa: 2 gamCholesterol: 73 mgCarb: 0 gramNatri: 89 mgDo hàm lượng calo thấp và hàm lượng protein cao, cá basa là một thực phẩm có lợi cho những người có chế độ ăn kiêng giảm cân. Trong cá basa có chứa 5 gam chất béo không bão hòa như axit béo omega-3. Đây là một chất béo thiết yếu quan trọng để duy trì sức khỏe tối ưu của cơ thể và não bộ. Tuy vậy, so với cá thu và cá hồi, cá basa có hàm lượng chất béo omega 3 thấp hơn nhiều. Cá basa có hàm lượng omega 3 không cao 3. Những lợi ích sức khỏe từ cá basa 3.1. Thúc đẩy giảm cân Cá basa là một thực phẩm có lợi trong chế độ ăn giảm cân. Những người ăn kiêng thường có chế độ ăn nghiêm ngặt, theo dõi chế độ calo khắt khe, do đó cá basa sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Với khẩu phần 100 gram cá chỉ chứa 50 calo, cá basa sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. Đây là chìa khóa để giảm béo hiệu quả ở các vị trí như hông, đùi và dạ dày.Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy khi tiêu thụ cá basa có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. 3.2. Cung cấp protein chất lượng cao Ngoài tác dụng giảm cân, loại cá này cung cấp tất cả 9 axit amin thiết yếu (protein chất lượng cao) cần thiết để tổng hợp các protein quan trọng trong cơ thể. Các axit amin thiết yếu như histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Về bản chất không thể được sản xuất bởi các tế bào cơ thể, vì thế cần được bổ sung thông qua chế độ ăn. Thành phần dinh dưỡng trong cá basa giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cũng như cung cấp đầy đủ năng lượng để cơ thể phát triển. Thành phần trong cá basa có hàm lượng protein chất lượng cao 3.3. Góp phần kéo dài tuổi thọ Cá basa là một loài cá thịt trắng nhưng chứa nhiều axit omega 3. Chất dinh dưỡng này sẽ giúp giảm viêm trong cơ thể. Đồng thời, giúp ngăn ngừa tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, bảo vệ các chức năng của tim và hỗ trợ phát triển thị lực ở trẻ em. 3.4. Ít Carbohydrate Cá basa có lượng carbohydrate rất thấp. Do đó đây là một lựa chọn lý tưởng cho một số chế độ ăn kiêng. Ví dụ:Chế độ ăn keto tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất béo và ít carbsChế độ ăn Atkins nhằm dần dần loại bỏ lượng carb 3.5. Cải thiện sức khỏe xương Da của cá basa có hàm lượng vitamin D dồi dào giúp xương chắc khỏe. Bổ sung đầy đủ vitamin D trong chế độ ăn uống với cá basa phi lê hấp, có thể ngăn ngừa tình trạng còi xương, mất xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Bổ sung cá basa trong chế độ ăn giúp cải thiện chất lượng xương 3.6. Cung cấp những khoáng chất quan trọng Ăn cá basa nấu chín hoặc nướng kỹ là một cách để hấp thu được các khoáng chất vi lượng như kẽm và kali. Đây là những chất cần thiết cho các chức năng quan trọng của cơ thể. Kali hỗ trợ điều chỉnh sự cân bằng điện giải trong các tế bào cơ thể. Đồng thời, cho phép các cơn co thắt cơ dẻo dai và dẫn truyền các xung thần kinh qua các cơ quan trong hệ thống một cách không bị cản trở. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, theo dõi sự tổng hợp, tăng trưởng của tế bào và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở các mô bị thương. 3.7. Hàm lượng natri không đáng kể Ăn một miếng phi lê cá basa trong một tuần chỉ bổ sung 50 miligam natri vào chế độ ăn uống. Điều này rất có lợi cho những người thường xuyên bị huyết áp cao, vì nó làm giảm lượng muối ăn vào đáng kể và bình thường hóa lưu lượng máu trong cơ thể. Thực phẩm ít natri cũng giúp ích cho những người bị bệnh gan và gặp các vấn đề về thận, vì những thực phẩm này hạn chế sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Cá basa có hàm lượng natri không đáng kể 4. Rủi ro khi ăn cá basa Bất cứ loại cá nào cũng có thể gây ra những rủi ro nhất định và cá basa cũng vậy. Nguyên nhân có thể xuất phát từ:Cá nhiễm các chất ô nhiễm, chất thải như thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCB) từ rác thải, nhà máy công nghiệp,... Bạn ăn cá có những chất này, tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh lý.Môi trường nuôi trồng cá basa dễ bị ô nhiễm do bị ảnh hưởng từ các tác nhân hóa học và thuốc chống lại các mầm bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dư lượng kim loại nặng trong cá basa nằm trong giới hạn an toàn. Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy chế biến và ăn cá basa đúng cách, không ăn cá khi còn sống hoặc chưa được nấu chín. Nguồn tham khảo: healthline.com, netmeds.com, nutritionix.com
https://suckhoedoisong.vn/lieu-phap-te-bao-goc-co-the-tang-tuoi-tho-benh-nhan-suy-tim-169230228034421742.htm
28-02-2023
Liệu pháp tế bào gốc có thể tăng tuổi thọ bệnh nhân suy tim
Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa suy tim SKĐS - Cách bạn sống hằng ngày, những gì bạn ăn, mức hoạt động thể chất, căng thẳng (stress)… có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ suy tim và các bệnh tim mạch khác. Suy tim là tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Một lần tiêm tế bào gốc trưởng thành trực tiếp vào tim bị viêm, thông qua ống thông, có thể giúp giảm 58% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ trong thời gian dài ở những bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm (cơ tim yếu). Đây là nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ. Liệu pháp tiêm tế bào gốc giúp giảm nguy cơ tử vong và đột quỵ ở bệnh nhân suy tim nặng. Nghiên cứu này được coi là thử nghiệm lâm sàng lớn nhất về liệu pháp tế bào cho đến nay ở bệnh nhân suy tim. “Chúng tôi đã theo dõi những bệnh nhân này trong vòng 3 năm, và những gì chúng tôi nhận thấy là trái tim của họ trở nên khỏe hơn sau khi được tiêm tế bào gốc. Cơn đau tim và đột quỵ giảm đáng kể, đặc biệt là ở những bệnh nhân viêm cơ tim nặng”, TS. Emeron Perin (bác sĩ tim mạch, Giám đốc y khoa tại Viện Tim Texas ở Houston) nói. TIN LIÊN QUAN Nguyên nhân nào gây suy tim? Theo ông, liệu pháp tế bào gốc có thể giúp giảm số ca tử vong do tim mạch. Liệu pháp này bao gồm việc tiêm các tế bào tiền thân trung mô vào tim. Những tế bào gốc đặc biệt này có đặc tính chống viêm, có thể cải thiện kết quả ở bệnh nhân suy tim vì tình trạng viêm tăng cao là một đặc điểm nổi bật của bệnh suy tim mạn tính. Hơn 6 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị suy tim mạn tính, hầu hết được điều trị bằng thuốc điều trị các triệu chứng suy tim. Các bệnh nhân trong nghiên cứu mới đều đang dùng thuốc điều trị suy tim. Và nghiên cứu mới cho thấy rằng, liệu pháp tế bào có thể có lợi khi được sử dụng kết hợp với thuốc điều trị suy tim. Nghiên cứu này thực sự đã mở ra tương lai mới trong điều trị suy tim. Điều ít biết về người đàn ông khỏi HIV sau khi ghép tế bào gốc chữa ung thư máu SKĐS - Ít nhất có 3 trường hợp trên thế giới đã được chữa khỏi HIV sau khi ghép tế bào gốc để trị một căn bệnh khác. Mời độc giả xem thêm video : 8 thói quen đơn giản nên thực hiện để có trái tim khỏe mạnh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/virus-viem-gan-b-lay-truyen-tu-me-sang-con-vao-thoi-diem-nao-va-bang-cach-nao-vi
Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế mới đây cho biết, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam khoảng 10-20% dân số, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Trẻ bị lây truyền virus viêm gan B từ mẹ có thể mắc xơ gan và ung thư gan trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào. 1. Các con đường lây truyền của Virus Viêm gan B Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan. Đa số người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể loại trừ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số người lớn, trong đó có các bà mẹ mang thai và hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh không thể loại bỏ virus này.Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần. Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, Virus viêm gan B có thể lây truyền theo các con đường sau:Lây nhiễm theo chiều dọc là lây nhiễm từ mẹ sang con: Đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh (từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh) hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai, đây là một cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất.Lây truyền theo chiều ngang qua đường tiếp xúc: Lây truyền thường xảy ra ở nhà, bệnh viện nhi, trường học và nhà trẻ ..... có thể liên quan đến sự tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước nhỏ ở da, niêm mạc có chảy máu, hay dịch tiết của vết thương. Virus viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc với nước bọt qua vết cắn, vết trầy xước khác ở da cũng như sự nhai thức ăn trước cho trẻ.Lây truyền qua sự tiêm chích và truyền máu: Tiêm không an toàn là đường lây truyền chủ yếu của virus viêm gan B và những bệnh khác (viêm gan C, HIV) trên nhiều quốc gia.Lây truyền trong khi quan hệ tình dục: Khi có trầy xước, tiếp xúc với máu hoặc các dịch khác của cơ thể.Trong các đường lây truyền trên thì trẻ em chủ yếu bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Virus viêm gan B ở trẻ em chủ yếu là lây từ mẹ sang con 2. Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào? Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con vào các thời điểm: Trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ đẻ và thời kỳ cho con bú. 2.1 Trong giai đoạn mang thai Tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai không quá 2%.Bình thường giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, là nơi trao đổi chất dinh dưỡng. Thời kỳ đầu thai nghén, hàng rào nhau thai gồm 4 lớp (Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào) nhưng sang thời kỳ sau thai nghén (sau tháng thứ 4) lá nuôi tế bào biến đi, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh. Do vậy chỉ cần một chấn động nhẹ làm tổn thương hàng rào nhau thai thì máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B. 2.2 Trong lúc chuyển dạ đẻ Tới hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn này.Khi đó cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo, sự lây truyền sẽ diễn ra ở thời điểm này.Nếu mẹ bị nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Trong trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%. 2.3 Thời kỳ cho con bú Cực kỳ hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của bà mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.Các trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này có thể do các vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp. Vì vậy các bà mẹ bị viêm gan B mạn cho con bú cần phải tập chăm sóc phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú bằng cách cho trẻ bú đúng cách và giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú. 3. Phòng ngừa lây nhiễm Viêm gan B từ mẹ sang con Không nên mang thai vào giai đoạn viêm gan cấp tính:Với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nên theo dõi chức năng gan định kỳ trong một thời gian dài và luôn nghe tư vấn của bác sĩ về dùng thuốc điều trị bệnh nếu muốn sinh con. Giai đoạn virus đang hoạt động không nên mang thai, khi chức năng gan trở lại bình thường, HBeAg âm tính mới nên mang thai.Tiêm phòng Vắc xin Viêm gan B cho trẻTheo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B là thông qua tiêm phòng vắc-xin viêm gan B.Tiêm vắc- xin viêm gan B càng sớm thì hiệu quả càng cao. Trong vòng 12-24h sau sinh mũi vắc-xin có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con, đây là sự canh tranh giữa sự nhân lên của virus Viêm gan B và kháng thể trung hòa virus đang có trong cơ thể. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không đạt nếu tiêm sau 7 ngày. Tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con mà còn giúp trẻ sớm được bảo vệ bởi các thành viên khác trong gia đình.Tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả và an toàn nhất phòng viêm gan B ( WHO)Ngoài tiêm sớm 01 mũi vắc- xin viêm gan B để tạo ra miễn dịch chủ động, trẻ có mẹ dương tính với HBsAg còn cần tiêm 01 mũi Globulin miễn dịch viêm gan B ( HBIG) là một miễn dịch thụ động giúp trung hòa virus viêm gan B trong khi chờ tác dụng của vắc xin. Hai mũi tiêm ở hai vị trí khác nhau trong vòng 12-24h sau sinh Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B trong 12-24h sau sinh Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinhWHO khuyến cáo sữa mẹ là thức ăn tốt nhất sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu của WHO được công bố vào năm 2009 khẳng định, không có bằng chứng rằng việc con bú mẹ gây tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho con và bú mẹ không gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với bé không bú mẹ và không đáng kể so với nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể mẹ khi sinh.Mẹ nhiễm virus viêm gan B nên tránh cho trẻ bú trực tiếpĐể giảm thiểu sự lây truyền Virus Viêm gan B từ mẹ sang con, các bà mẹ hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, chọn thời điểm thụ thai phù hợp, tuân thủ phác đồ tiêm chủng của WHO và chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia để con được khỏe mạnh nhất. 4. Phát hiện bị lây nhiễm virus Viêm gan B ở đâu? Khi đăng ký chương trình “THAI SẢN TRỌN GÓI” tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec, mẹ sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, trường hợp mẹ bầu được phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B, mẹ và bé sẽ được bác sĩ theo dõi và tư vấn trong quá trình mang thai, xét nghiệm kháng thể để đánh giá viêm gan đang trong giai đoạn nào, từ đó có hướng điều trị.Với đội ngũ bác sĩ Sản khoa có tay nghề chuyên môn cao, các kỹ thuật y học hiện đại, khi lựa chọn thai sản trọn gói tại Vinmec, mẹ sẽ được theo dõi một cách toàn diện từ khi bầu bí đến khi sinh con và sau sinh, giúp việc sinh đẻ trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn Các mốc khám thai định kỳ quan trọng
https://suckhoedoisong.vn/benh-kiet-ly-tri-the-nao-169132755.htm
12-06-2017
Bệnh kiết lỵ, trị thế nào?
Nguyễn Thị Lan (lannguyen22884@gmail.com Theo thư bạn viết thì bạn bị bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng amip. Là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp-xe ở những cơ quan khác nhau (gan, não...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng: đau bụng dọc khung đại tràng nhất là vùng manh tràng, đại tràng lên, mót rặn. Đi ngoài xong đỡ đau, phân có nhầy máu. Số lần đi ngoài 4-10 lần trong ngày, có lần đi ngoài “giả”. Người bệnh có thể có sốt nhẹ, sốt thất thường trong ngày hoặc không sốt. Tuy nhiên, có khoảng 90% các trường hợp nhiễm amip là không có triệu chứng. Tốt nhất bạn hãy đi khám ở khoa tiêu hóa, làm xét nghiệm phân, nếu có kén amip, cần dùng thuốc đặc trị là metronidazol sẽ rất hiệu quả. Trong kinh nghiệm nhân dân hay dùng lá mơ trứng gà là bài thuốc Nam tác dụng tốt trong điều trị hội chứng lỵ, nhưng để diệt được ký sinh trùng amip thì phải dùng thuốc đặc trị như đã nói trên. Vì bệnh kiết lỵ là bệnh đường ruột liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt bệnh kiết lỵ amip có thể gây thành dịch và gây biến chứng ở các cơ quan (gây áp-xe gan, não...), do vậy khi mắc bệnh cần được điều trị tích cực để tránh lây lan bệnh cho người thân và cộng đồng.