url
stringlengths 20
200
| date
stringlengths 0
10
| title
stringlengths 5
162
| content
stringlengths 38
52.9k
|
---|---|---|---|
https://suckhoedoisong.vn/mu-mau-vi-sao-169182506.htm | 10-11-2020 | Mù màu, vì sao? | nguyenha@yahoo.com
Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác. Đây là một bệnh về mắt làm cho người bệnh tuy vẫn có thể nhìn rõ mọi vật, nhưng lại không phân biệt được một số màu sắc. Phổ biến nhất là không thể phân biệt được màu đỏ và màu xanh lá cây. Một số ít lại không thể phân biệt giữa màu xanh và màu vàng.
Bệnh phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gene trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc. Và chứng mù màu có thể phát sinh do hậu quả của chấn thương có tổn thương võng mạc hoặc não, bệnh lý thoái hóa ở mắt hay các nguyên nhân khác. Đối với chứng mù màu đỏ-xanh lá thường do di truyền và gặp ở 8% nam giới và chỉ 0,4% nữ giới. Đối với chứng mù màu xanh dương-vàng chỉ có tỷ lệ là 5%. Ngoài ra, chứng mù màu không phải do di truyền mà có thể bị do sự biến đổi nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển... Tuy nhiên, những người mắc bệnh mù màu không bị ảnh hưởng tới sức khỏe và trí tuệ nên vẫn có thể đi học và đi làm bình thường, nên bạn cũng không quá lo lắng.
BS.
Thu Hà |
https://suckhoedoisong.vn/mach-nho-bi-quyet-de-phu-nu-bi-son-tieu-vo-tu-tan-huong-cuoc-song-169142882.htm | 04-04-2018 | Mách nhỏ bí quyết để phụ nữ bị són tiểu “vô tư tận hưởng cuộc sống” | Theo các chuyên gia sản khoa, són tiểu là sự rò rỉ nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn khi cười, ho, vận động mạnh hay bê vật nặng gây ra bởi sự suy yếu cơ sàn chậu do lão hóa tự nhiên hoặc mang thai, sinh nở hoặc một số vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, táo bón... Ước tính, khoảng 34% phụ nữ trên toàn thế giới đang gặp phải vấn đề này.
Mặc dù không nguy hiểm tính mạng, són tiểu thường xuyên kéo dài sẽ gây ra cảm giác ẩm ướt khó chịu, mất vệ sinh, khiến phái đẹp bất an, thậm chí “khủng hoảng” và mất dần sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt. Ngoài ra, nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, són tiểu là nguy cơ gây viêm nhiễm da, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Chứng són tiểu gây ra nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ.
Để hạn chế những tình huống này, nhiều chị em đã chọn giải pháp sử dụng các sản phẩm truyền thống như khăn giấy, băng vệ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sản khoa việc dùng các sản phẩm này để nhằm ngăn cản sự cố do són tiểu gây ra hiện chưa đáp ứng được yêu cầu về độ thấm hút và khử mùi nước tiểu.
Mới đây, Công ty Cổ phần Diana Unicharm – nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân số 1 Nhật Bản đã ra mắt băng thấm tiểu Ufree nhập khẩu từ tập đoàn Unicharm Nhật Bản chuyên dùng cho phụ nữ gặp vấn đề són tiểu.
Mang tới thông điệp “Són tiểu chỉ là chuyện nhỏ! Để phụ nữ vô tư tận hưởng cuộc sống”, băng thấm tiểu Ufree là sản phẩm chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu về độ thấm hút nước tiểu nhanh, mang lại cảm giác khô thoáng và thoải mái cho người sử dụng với các tính năng ưu việt: Lõi thấm siêu tốc 1s giúp thấm hút nhanh gấp 3 lần băng vệ sinh thông thường; Công nghệ khử mùi nước tiểu 24h giúp ngăn mùi hiệu quả suốt ngày dài.
Các chuyên gia của Cổ phần Diana Unicharm cũng cho hay: Sử dụng băng thấm tiểu không chỉ giúp phái đẹp giải tỏa nỗi lo mất kiểm soát tiểu tiện mà còn bảo vệ sức khỏe để các chị em luôn thoải mái về cả tinh thần và thể chất.
Với băng thấm tiểu Ufree, mọi phiền toái do chứng són tiểu gây ra cho phụ nữ sẽ được giải tỏa.
Hiện sản phẩm băng thấm tiểu Ufree có 3 loại nhẹ, vừa và nhiều phù hợp cho các mức độ són tiểu khác nhau. Sản phẩm đang được phân phối tại các hiệu thuốc, siêu thị, các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.
Mặc dù có nhiều tính năng giúp chị em mắc chứng són tiểu được thoải mái và không còn lo ngại sự cố do són tiểu gây ra, nhưng hiện giá áp dụng dùng thử của sản phẩm rất hấp dẫn, chỉ từ 17.000 đồng cho một hộp sản phẩm 8 miếng. |
https://suckhoedoisong.vn/doi-pho-voi-nhung-con-dau-dau-tuoi-hoang-hon-169210826003135995.htm | 26-08-2021 | Đối phó với đau đầu trong thời kỳ mãn kinh | Đau nửa đầu- Nguyên nhân do đâu và ai dễ mắc ?
SKĐS - Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khỏe. Vậy, nguyên nhân do đâu và ai dễ mắc căn bệnh này?
Đau đầu và thời kỳ mãn kinh có mối liên quan chặt chẽ với nhau
Sự kết thúc chính thức của thời kỳ dễ thụ thai trong cuộc đời người phụ nữ được đánh dấu bằng một quá trình gọi là
tiền mãn kinh
. Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự nhiên và thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 đến 55. Ngoại lệ cũng có những trường hợp phụ nữ trải qua thời kỳ tiền
mãn kinh
sớm hơn hoặc muộn hơn.
Tiền mãn kinh là quá trình trước và dẫn đến mãn kinh. Khoảng thời gian này khác nhau ở mỗi người. Nó có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, tùy thuộc vào từng người. Các triệu chứng khác nhau đi kèm với tiền mãn kinh, bao gồm bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, đổ mồ hôi ban đêm, khô âm đạo, rụng tóc và tăng cân không rõ nguyên nhân. Vậy còn những cơn
đau đầu
, chúng có liên quan đến mãn kinh không?
Vâng, mãn kinh và đau đầu có liên quan với nhau. Có những phụ nữ không hề bị đau đầu cho đến khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và đây có thể là một trải nghiệm khá mệt mỏi đối với họ. Tuy nhiên, đau đầu trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay gặp hơn ở những phụ nữ có lịch sử bị đau đầu, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt và / hoặc ở những phụ nữ có dùng thuốc tránh thai, hay các hình thức tránh thai nội tiết tố.
Nguyên nhân đau đầu tuổi mãn kinh?
Vẫn chưa rõ lý do chính xác tại sao phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh và đau đầu lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng những thay đổi nội tiết tố, như mức estrogen và progesterone, xảy ra trong thời kỳ mãn kinh thường được coi là nguyên nhân chính. Estrogen làm giãn nở các mạch máu, trong khi progesterone làm ngược lại (co hẹp mạch). Khi lượng hormone này thay đổi, các mạch máu giãn nở và co lại, và những thay đổi về áp suất lòng mạch này có thể gây ra đau đầu.
Phân biệt đau đầu do căng thẳng và bệnh lý thần kinh
Đọc ngay
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, những phụ nữ đã từng bị đau đầu liên quan đến hormone, có thể kích hoạt
chứng đau nửa đầu
, cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và trở nên nghiêm trọng hơn do lượng hormone dao động.
Ngược lại, chứng đau nửa đầu có thể giảm đi khi kết thúc kinh nguyệt do lượng hormone ổn định và ở mức thấp. Các nghiên cứu cho thấy rằng đối với khoảng 2/3 phụ nữ, mãn kinh thực sự giúp giảm đau nửa đầu, làm cho các cơn đau bớt trầm trọng hơn và giảm các triệu chứng liên quan tới đau nửa đầu phổ biến như buồn nôn và nôn.
Tuy nhiên,
đau đầu do căng thẳng
lại có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Nếu chứng đau đầu vẫn tiếp diễn sau thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng một số loại thuốc và / hoặc sử dụng các liệu pháp giảm đau khác.
Liệu pháp thay thế hormone có tác động gì?
Liệu pháp thay thế hormone có thể được sử dụng để điều trị cả những triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Tác động của liệu pháp này rất khác nhau ở từng cá nhân.
Điều này có thể làm trầm trọng thêm chứng đau đầu đối với một số phụ nữ, hoặc cải thiện tình trạng đau đầu cho những người khác hoặc không gây ra thay đổi nào về cường độ đau đầu. Với liệu pháp thay thế hormone, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng miếng dán da estrogen làm nguồn cung cấp estrogen chậm và ổn định. Loại này ít gây tác dụng phụ đau đầu hơn cả.
Nếu xác định đau đầu thời kỳ mãn kinh có liên quan liệu pháp thay thế hormone, có thể thảo luận với bác sĩ để giảm liều estrogen, chuyển sang dạng estrogen khác hoặc ngừng điều trị hoàn toàn.
Một số cách giảm đau đầu thời kỳ mãn kinh
1. Lưu ý đến chế độ ăn uống
Thực phẩm và đồ uống bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơn đau đầu của bạn. Lưu ý rằng những thực phẩm và đồ uống này ảnh hưởng đến phụ nữ theo những cách khác nhau, vì vậy hãy đảm bảo chọn chế độ ăn uống phù hợp nhất với bạn.
Bất cứ khi nào bạn bị đau đầu, hãy tập ghi lại những gì bạn đã ăn trước đó. Điều này có thể giúp bạn tìm ra thủ phạm ăn uống gây đau đầu. Các tác nhân gây đau đầu thường gặp là: rượu, caffein, pho mát lâu năm, các sản phẩm từ sữa và sữa.
Nên tránh những thức ăn, đồ uống có thể làm nặng hơn cơn đau đầu như cà phê
2. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đau đầu. Ba mươi phút tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần là thời gian tối ưu. Để rèn cho cơ thể dần quen với việc tăng cường vận động, bạn chớ nên nóng vội, cứ kiên trì tiến dần đến các mục tiêu tập luyện của mình.
3. Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp điều trị y học cổ truyền đã được chứng minh là có những tác dụng, hiệu quả rất bất ngờ với trị đau nói chung và đau đầu nói riêng. Day bấm huyệt đạo cũng có tác dụng tốt giảm và ngăn ngừa những cơn đau đầu, nhất là đau đầu do căng thẳng.
4. Liệu pháp hành vi
Liệu pháp thư giãn và phản hồi sinh học giúp kiểm soát cách cơ thể phản ứng với căng cơ, đau và căng thẳng thường được sử dụng để giảm đau đầu. Liệu pháp nhận thức hành vi cũng dạy các kỹ thuật giảm căng thẳng và cách đối phó với cơn đau và các tác nhân gây căng thẳng.
5. Bổ sung vitamin
Một số loại vitamin và chất bổ sung đã cho thấy thành công trong việc giảm bớt mối liên hệ giữa thời kỳ mãn kinh và đau đầu. Chúng bao gồm: vitamin B2, magiê, butterbur, Coenzyme Q10 và vitamin D.
Những loại bệnh đau đầu thường gặp
Có nhiều loại bệnh đau đầu và mỗi loại có các triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Biết về những điều này sẽ giúp bạn có thể phòng tránh được căn bệnh phổ biến này. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/lieu-phap-men-vi-sinh-bat-hoat-kaichou-1500mg-ho-tro-he-tieu-hoa-20230925163613284.htm | 20230925 | Liệu pháp men vi sinh bất hoạt Kaichou 1.500mg hỗ trợ hệ tiêu hóa | Sức khỏe hệ tiêu hóa bị lãng quên ở cuộc sống hiện đại
Hệ tiêu hóa đang dần bị thờ ơ trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu tập thể dục đều đặn, căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống. Tất cả những yếu tố này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, dị ứng thực phẩm và hội chứng ruột kích thích.
Những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Việc chăm sóc hệ tiêu hóa là rất quan trọng để giúp cơ thể hoạt động tốt hơn và duy trì sức khỏe tốt trong cuộc sống ngày nay.
Kaichou 1.500mg với công thức đột phá chứa hơn500 tỷ lợi khuẩn
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất mà còn là tiền đề cho hệ miễn dịch của cơ thể. Sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, men vi sinh như Kaichou 1.500mg là "chìa khóa" chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Với công nghệ đột phá men vi sinh bất hoạt Nhật Bản, Kaichou 1.500mg - liệu pháp men vi sinh với 500 tỷ lợi khuẩn EC-12 cho trẻ nhỏ là một sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đường ruột.
Lợi khuẩn acid lactic bất hoạt EC-12AF (Enterococcus Faecalis) có trong sản phẩm Kaichou 1 500mg, là một loại vi khuẩn đường ruột có khả năng sản xuất acid lactic trong quá trình trao đổi chất. Khi lợi khuẩn này được tiêu thụ, chúng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng đặc biệt cho vi khuẩn axit lactic khác. Vi khuẩn axit lactic là một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, chúng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh và cân bằng.
Bên cạnh đó, lợi khuẩn EC-12 bất hoạt cũng có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Một hệ miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật và bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, A, B1, B2, D và một số chất phụ liệu khác. Các loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ chức năng tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Việc bổ sung các thành phần của Kaichou 1.500mg vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột và hệ miễn dịch.
Công dụng của Kaichou 1.500mg - Liệu pháp men vi sinh với 500 tỷ lợi khuẩn EC-12
Kaichou 1.500mg là sản phẩm bổ sung men vi sinh với 500 tỷ lợi khuẩn và các vitamin, mang lại những lợi ích như:
Các lợi khuẩn, Oligofructose, vitamin C, A, B1, B2, D trong sản phẩm giúp tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ giúp duy trì sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa.
Sản phẩm hỗ trợ kích thích nhu động ruột, điều hòa thói quen đi ngoài, hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón; hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn với các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, A, D có trong sản phẩm.
Với những tính năng ưu việt trên, sản phẩm Kaichou 1.500mg hứa hẹn là người bạn đồng hành với tất cả thành viên trong gia đình bạn trong hành trình bảo vệ hệ tiêu hóa.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Y tế Soraicine là nhà phân phối trực tiếp sản phẩm của hãng. Khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp qua hotline: 036 624 9999.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kaichou 1500mg có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1832/2023/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 21/9/2023. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-tre-co-bi-dau-kinh-toa-vi | Người trẻ có bị đau thần kinh tọa? | Không chỉ là bệnh hay gặp ở người già, bệnh đau thần kinh tọa đang có xu hướng phổ biến hơn ở người trẻ. Đau dây thần kinh tọa ở người trẻ chủ yếu do các nguyên nhân như lao động nặng, bị chấn thương, ngồi - nằm không đúng tư thế,...
1. Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh ngồi, dây thần kinh hông) là dây thần kinh lớn nhất và dài nhất ở người, chạy từ chậu hông xuống giữa đùi sau, tiếp tục đi xuống khoeo chân rồi chia làm 2 nhánh chạy xuống bàn chân. Đau thần kinh tọa (còn gọi là đau dây thần kinh hông to) là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, gây đau vùng thắt lưng mạn tính, sau đó lan dần xuống chân theo đường đi dây thần kinh tọa. Bệnh có thể đi kèm các rối loạn cảm giác, tê bì hoặc teo cơ. Đau thần kinh tọa gây tê bì 2. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi
Đau thần kinh tọa thường gặp ở người thuộc độ tuổi 30 - 50. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng phổ biến dần ở nhóm người trẻ tuổi. Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa ở người trẻ gồm:Viêm dây thần kinh tọa do các bệnh giang mai giai đoạn III, thấp tim, thương hàn, lậu, sốt rét (ít gặp);Thoát vị đĩa đệm cấp tính sau các động tác gắng sức không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế hoặc cử động đột ngột phần thân) gây đau thắt lưng hông cấp tính;Đặc thù nghề nghiệp: Công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, vận động viên cử tạ,... thường xuyên phải lao động nặng, tác động nhiều lên vùng lưng - hông;Trượt cột sống: Đốt sống bị trượt ra phía trước hoặc phía sau trên 1 đốt sống khác do bẩm sinh hoặc chấn thương;Viêm cột sống dính khớp: Tiến triển âm thầm với triệu chứng đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, thường gặp ở nam giới dưới 40 tuổi;Nhiễm trùng cột sống: Viêm cột sống do tụ cầu khuẩn, viêm cột sống do lao,... gây đau dây thần kinh tọa;Chấn thương: Các chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương chậu, gãy xương cột sống thắt lưng, phẫu thuật áp xe mông, tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tọa hoặc tiêm thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh tọa,...;Khối u: Gồm u nguyên phát (u đốt sống, u màng tủy, u thần kinh) và u di căn (di căn từ tuyến tiền liệt, phổi, vú, thận, đường tiêu hóa, bệnh đa u tủy xương, u lympho);Nguyên nhân khác: Hẹp ống sống thắt lưng, phì đại diện khớp, viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng - cùng, phụ nữ mang thai,... Thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa 3. Triệu chứng đau thần kinh tọa ở người trẻ
Đau lưng giữa hoặc lệch 1 bên, đau nhiều hơn khi cúi người hoặc ho, hắt hơi;Đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo chân, gót chân hoặc lan ngược lại từ gót chân lên lưng;Teo cơ bên chân đau;Cột sống bị cứng, đau khi nghiêng người;Ngày càng khó trở mình, cúi người xuống. Đau lưng là triệu chứng phổ biến của đau thần kinh tọa 4. Điều trị đau dây thần kinh tọa ở người trẻ
Tùy nguyên nhân, tình trạng nặng - nhẹ của bệnh đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Một số lựa chọn điều trị gồm:Thay đổi chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi tuyệt đối nếu bị đau dây thần kinh tọa nặng, nên nằm giường cứng (tránh nằm võng hoặc ngồi ghế xích đu), tránh vận động mạnh hoặc tác động mạnh lên vùng thắt lưng - hông như chạy nhảy, xoay người đột ngột, cúi gập người;Vật lý trị liệu: Tác động cơ học để điều trị bệnh bằng cách nắn cột sống, kéo giãn cột sống, bấm huyệt, châm cứu dùng tia hồng ngoại, thể dục trị liệu, đắp sáp nến,...;Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, vitamin nhóm B liều cao hoặc dùng kháng sinh trong trường hợp bị đau thần kinh tọa do nhiễm trùng;Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật trong một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ. Có thể phẫu thuật hở hoặc sử dụng tia laser.
5. Biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa ở người trẻ
Không ngồi cong lưng liên tục trong thời gian dài;Khi cần đứng lên nên đứng một cách từ từ để cột sống không bị thay đổi tư thế đột ngột;Nên thường xuyên vận động, tập luyện thể thao để giúp xương khớp được dẻo dai, chắc khỏe. Các khóa học yoga hoặc bơi lội rất tốt với những người có đặc thù công việc là ngồi nhiều hoặc lao động nặng;Tập luyện cải thiện sức khỏe cột sống: Bài tập thực hiện như sau: Bám chặt tay vào thanh xà, giữ cho chân không chạm đất, thả lòng người trong khoảng 3 phút;Ở văn phòng nơi làm việc: Nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại, chống 2 tay lên mép bàn, nâng người 2 - 3 phút để rèn luyện sức khỏe;Không mang, vác vật nặng quá sức;Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, không ăn thực phẩm chế biến sẵn (có nhiều dầu mỡ và chất bảo quản) mà nên ăn thực phẩm tươi sống, rau quả, các loại ngũ cốc. Đồng thời, nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng.Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường cảnh báo đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đi thăm khám ngay để phát hiện bệnh và điều trị sớm, tránh được nguy cơ biến chứng sau này. Ăn nhiều hoa quả tăng cường sức đề kháng giúp phòng ngừa đau thần kinh tọa ở người trẻ |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-ap-xe-gan-hay-gap-o-thuy-phai-vi | Tại sao áp xe gan hay gặp ở thùy phải? | Bệnh áp xe gan là một tình trạng tụ mủ trong gan nguyên nhân do nhiễm Amip, vi khuẩn hoặc nấm. Từ đó gây ra các triệu chứng như sốt, gan to, đau hạ sườn phải...Vậy tại sao áp xe gan hay gặp ở thuỳ phải? Việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý này như thế nào?
1. Tại sao áp xe gan hay gặp ở thuỳ phải
1.1. Con đường gây bệnhTrước khi trả lời câu hỏi này, ta cần biết về các con đường mà những tác nhân gây bệnh có thể đến gan:Hệ thống đường mật: Các bệnh lý ở đường mật như viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi ống mật chủ, giun chui ống mật... có thể dẫn đến áp xe gan. Các tác nhân gây bệnh từ các ổ viêm tại đường mật, hoặc trong dịch mật, do từ trạng tắc đường dẫn mật có thể trào ngược lên ống mật trong gan, và tại đây chúng bắt đầu hình thành các ổ mủ áp xe.Tĩnh mạch cửa: Các tác nhân gây bệnh có thể được hấp thu tại đường ruột, hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng, vào hệ thống tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch trực tràng trên, tĩnh mạch lách, và tĩnh mạch vành vị tập trung tại tĩnh mạch cửa và đi về gan.Động mạch gan và bạch mạch toàn thân: Ở một số bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại các cơ quan như phổi, thận, màng não, đường tiết niệu, hạch...Các tác nhân gây bệnh từ các ổ nhiễm khuẩn trong và ngoài gan sẽ đi theo đường bạch mạch hoặc động mạch gan đến gan và hình thành các ổ mủ áp xe.1.2. Nguyên nhân thuỳ phải thường bị áp xe gan hơn thuỳ tráiTheo các báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ người mắc áp xe gan, áp xe gan liên quan đến thuỳ phải chiếm khoảng 75% các trường hợp, trong khi thuỳ trái chỉ chiếm 20% và tỷ lệ áp xe gan ở cả hai thuỳ là 5%.Dựa theo các con đường mà tác nhân gây bệnh là Amip và vi khuẩn có thể đến để gây bệnh, tỷ lệ này có thể được giải thích như sau:Cấu tạo của gan: Theo sự phân chia thuỳ gan, gan được chia thành 2 thuỳ trái và phải với 5 phân thuỳ là trước, sau, bên, giữa và lưng. Trong đó, phân thuỳ trước, sau và giữa thuộc thuỳ giữa và phân thuỳ bên thuộc thuỳ trái, phân thuỳ lưng thuộc thuỳ đuôi. Sự phân chia này cho thấy diện tích và thể tích của thuỳ phải lớn hơn gấp 2 hoặc gấp 3 so với thuỳ trái. Do vậy, các cấu trúc như hệ thống đường mật, tĩnh mạch cửa, động mạch và bạch mạch trong thuỳ gan phải sẽ lớn và nhiều hơn rất nhiều so với thuỳ trái. Điều này cũng giải thích cho việc thuỳ phải gan đảm nhận hầu hết các chức năng của gan.Hệ thống đường mật: Trong gan, ống mật được chia thành nhiều ống cho từng hạ phân thùy và phân thùy. Cụ thể, ống gan phải là hội tụ của ống hạ phân thùy VI, VII thuộc phân thùy sau, ống hạ phân thùy V, VIII thuộc phân thùy trước thuộc thùy phải gan. Ống gan trái là hội tụ của ống hạ phân thùy II, III thuộc phân thùy bên (thùy trái gan) và ống phân thùy giữa (thùy phải gan). Đồng thời, chiều dài của ống gan phải (9 cm) thường ngắn hơn so với ống gan trái (15 – 20 cm). Với cấu tạo giải phẫu như vậy, khi có hiện tượng nhiễm trùng ngược dòng từ đường mật lên gan, nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh của thùy phải sẽ cao hơn thùy trái.Hệ thống tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa nhận máu từ tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch túi mật, tĩnh mạch vị trái, tĩnh mạch vị phải, tĩnh mạch trước môn vị và các tĩnh mạch cạnh rốn sau đó đổ về gan. Khi gần đến gan tĩnh mạch cửa chếch phải và chia thành hai nhánh chính là nhánh phải đổ về thuỳ phải và nhánh trái đổ về thuỳ trái. Nhánh phải nhận khoảng 75 – 80 % lượng máu về gan, trong khi nhánh trái nhận máu khoảng 20 – 25 % lượng máu nhưng chủ yếu từ tĩnh mạch lách, tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch. Đồng thời, về cấu tạo nhánh phải của tĩnh mạch cửa thường to, thẳng và ngắn hơn so với nhánh trái. Việc chiếm một lượng máu lớn đổ về gan cùng với cấu trúc giải phẫu của nhánh phải tĩnh mạch cửa, thuỳ phải của gan sẽ có tỉ lệ nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều hơn thuỳ trái.Động mạch gan và bạch mạch: Thùy phải gan bao gồm phân thùy trước, sau và giữa lần lượt nhận máu của động mạch phân thùy trước, sau và giữa, chiếm khoảng 70 – 80 % lượng máu nuôi gan. Ngược lại, thùy trái gan nhận máu của động mạch phân thùy bên, chiếm khoảng 20 -30 % lượng máu nuôi gan. Đồng thời, với diện tích lớn hơn so với thùy trái, thùy phải gan có hệ thống bạch mạch cũng lớn hơn so với thùy trái. Do đó, tỷ lệ tác nhân gây bệnh từ các ổ nhiễm trùng ngoài gan xâm nhập vào thùy phải sẽ lớn hơn thùy trái.
2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe gan
2.1. Áp xe gan do AmipTam chứng Fontan bao gồm sốt, đau hạ sườn phải, gan to, ấn gan đau.Các triệu chứng ít gặp khác bao gồm vàng da, tiếng cọ màng ngoài tim, viêm phúc mạc.2.2. Áp xe gan do vi khuẩnĐau hạ sườn phải.Sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C, rét run.Gan có thể to, đau khi thăm khám bằng cách ấn kẽ sườn.Sụt cân, vàng da, chán ăn mệt mỏi, đi cầu phân lỏng.
3. Chẩn đoán bệnh áp xe gan
3.1. Áp xe gan do AmipCông thức máu: Bạch cầu có thể tăng.Sinh hóa: CRP tăng.Xét nghiệm đông máu: Thời gian máu lắng tăng.Xét nghiệm huyết thanh: Phản ứng ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.Siêu âm: Hình ảnh tổn thương giảm âm, ranh giới rõ, tròn hoặc bầu dục, đơn hoặc đa ổ.X - Quang ngực thẳng: Cơ hoành phải bị đẩy lên cao, có thể có tràn dịch màng phổi bên phải.Chụp cắt lớp vi tính bụng (CT - scan): Giúp chẩn đoán vị trí ổ áp xe và chẩn đoán phân biệt với các tổn thương khác như ung thư gan.Chọc hút ổ áp xe: Hút được mủ màu socola, không mùi, cấy mủ không có vi khuẩn, đôi khi tìm được Amip trong mủ.3.2. Áp xe gan do vi khuẩnCông thức máu: Bạch cầu tăng, chủ yếu là tăng bạch cầu đa nhân trung tính.Xét nghiệm đông máu: Thời gian máu lắng tăng.Sinh hóa máu: CRP tăng, Procalcitonin tăng.Chọc hút ổ áp xe cấy mủ, cấy máu làm kháng sinh đồ: Có thể tìm thấy vi khuẩn.Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm sẽ có hình ảnh khối giảm âm hoặc hồi âm hỗn hợp. CT – scan bụng giúp chẩn đoán vị trí ổ áp xe và phân biệt với các tổn thương khác tại gan.
4. Điều trị áp xe gan
4.1. Điều trị nội khoaÁp xe gan do AmipLựa chọn đầu tay: Metronidazole uống 750 mg x 3 lần mỗi ngày hoặc truyền tĩnh mạch 500 mg mỗi 6 giờ, thời gian điều trị 10 – 14 ngày. Hoặc Tinidazole uống 2 g mỗi ngày, thời gian điều trị 3 ngày. Kèm với Diloxanide furoate 500 mg uống 3 lần mỗi ngày, thời gian điều trị 10 ngày hoặc Paromomycin 10 mg/kg uống 3 lần mỗi ngày, thời gian điều trị 7 ngày.Thuốc thay thế: Khởi đầu với Emetine hoặc Dehydroemetine 1 mg/kg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp mỗi ngày, thời gian điều trị 8 – 10 ngày. Sau đó sử dụng Chloroquine 500 mg uống 2 lần mỗi ngày, trong 2 ngày tiếp theo và sau đó uống 500 mg mỗi ngày trong 21 ngày sau đó. Kèm với Diloxanide furoate 500 mg uống 3 lần mỗi ngày, thời gian điều trị 10 ngày hoặc Paromomycin 10 mg/kg uống 3 lần mỗi ngày, thời gian điều trị 7 ngày. Thuốc diệt Amip ở dạng kén tại ruột: Uống Intetrix dạng viêm, trong 7 – 10 ngày. Thêm kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn.Áp xe gan do vi khuẩnLựa chọn kháng sinh đầu tay: Lựa chọn nhóm kháng sinh Penicillin kết hợp với nhóm ức chế Beta Lactamase như Ampicillin - sulbactam truyền tĩnh mạch (TTM) 1,5 - 3 g/6 giờ. Nhóm Cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 như Ceftriaxon TTM 2 – 4 g/lần/ngày hoặc Ceftazidim TTM 1 – 2 g/lần mỗi 12 giờ hoặc Cefepim TTM 1 – 2 g/lần mỗi 12 giờ. Kết hợp với Metronidazol TTM 500 mg/8 giờ nếu kháng sinh đồ có nhiễm vi khuẩn kỵ khí.Lựa chọn kháng sinh thay thế: Nhóm Quinolon như Ciprofloxacin 500 mg uống hoặc TTM mỗi 12 giờ. Hoặc Levofloxacin 500 mg uống hoặc TTM mỗi 12 giờ. Kết hợp với Metronidazol TTM 500 mg/8 giờ nếu kháng sinh đồ có nhiễm vi khuẩn kỵ khí.Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nặng hoặc bệnh nhân không đáp ứng với khác loại kháng sinh trên: Sử dụng nhóm Carbapenem như Meropenem TTM 1 g mỗi 8 giờ hoặc Imipenem – Cilastatin TTM 1 – 2 g mỗi 12 giờ hoặc Doripenem TTM 0,5 g mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị áp xe gan do vi khuẩn từ 2 đến 4 tuần tuỳ vào đáp ứng của bệnh nhân.4.2. Chọc hút và dẫn lưu ổ áp xeChọc hút ổ áp xe trong các trường hợp sau:Chẩn đoán chưa chắc chắnỔ áp xe lớn với đường kính ≥ 5 cm.Bệnh nhân không đáp ứng sau 3 – 5 ngày điều trị.Nguy cơ vỡ ổ áp xe gan.Nguy cơ vỡ ổ áp xe gan thuỳ trái tràn vào màng tim.Bệnh nhân phát hiện bệnh muộn > 3 tháng.Các bệnh nhân có chỉ định chọc hút và dẫn lưu ổ áp xe vẫn phải được điều trị bằng thuốc.Cách phân chia thùy gan cùng với các cấu trúc giải phẫu liên quan như hệ thống tĩnh mạch cửa, động mạch, bạch mạch và đường mật trong gan làm tỷ lệ áp xe gan ở thùy phải xảy ra nhiều hơn áp xe gan tại thùy trái. Phát hiện các triệu chứng và chẩn đoán sớm, đồng thời được áp dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp sẽ giúp bệnh nhân và người thân nâng cao được hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế được những biến chứng của bệnh áp xe gan. |
|
https://suckhoedoisong.vn/hon-1-trieu-ca-mac-benh-tinh-duc-moi-ngay-tren-the-gioi-169109707.htm | 15-12-2015 | Hơn 1 triệu ca mắc bệnh tình dục mỗi ngày trên thế giới | Tính chung với con số ước tính nhiễm vi-rút herpes và vi-rút u nhú ở người, là những STIs quan trọng khác, dữ liệu cho thấy có hơn 1 triệu ca mắc bệnh tình dục mỗi ngày. Một tỷ lệ lớn STIs xảy ra ở thanh thiếu niên và người trẻ, những người này có thể không biết mình mắc bệnh- điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của họ trong tương lai.
Đánh giá STIs năm 2015
Hậu quả của STIs
STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ lên sức khỏe thể chất mà còn lên sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội của người bệnh. Nếu không được điều trị, cả chlamydia và bệnh lậu có thể gây viêm vùng chậu, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ quan sinh sản của phụ nữ và có thể dẫn tới vô sinh cũng như những kết quả bất lợi khi mang thai như mang thai ngoài tử cung.
Một số STIs cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Giang mai ở phụ nữ mang thai gây ra khoảng 305.000 ca tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh mỗi năm và khoảng 215.000 trẻ có nguy cơ sinh non, thiếu cân và mắc bệnh bẩm sinh.
Nhiễm HPV gây ra hơn 500.000 trường hợp ung thư cổ tử cung và hơn 250.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Nhiễm STI cũng có thể gia tăng nguy cơ nhiễm HIV. Những người đang sống chung với HIV cũng dễ lây truyền loại vi-rút này sang bạn tình nếu họ cũng bị nhiễm một STI khác.
Bệnh lậu đa kháng thuốc
Kháng thuốc, đặc biệt là đối với bệnh lậu là trở ngại chính với việc giảm tác động của STIs trên toàn thế giới. Dữ liệu chỉ ra rằng nhiễm các chủng lậu kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng. Đây là một mối lo lắng chính cho sức khỏe cộng đồng đặc biệt đối với việc phòng ngừa vô sinh ở phụ nữ.
Các biện pháp dự phòng
Thúc đẩy hành vi tình dục lành mạnh bao gồm tăng cường sử dụng bao cao su, giáo dục sức khỏe tình dục cho thanh thiếu niên là mấu chốt trong dự phòng STI.
Cải thiện tiếp cận với xét nghiệm và điều trị cũng là một phần quan trọng trong ứng phó với STI, ví dụ đảm bảo cho tất cả phụ nữ mang thai được xét nghiệm và điều trị giang mai. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm nhất là ở những khu vực người dân không được tiếp cận với việc kiểm tra, điều trị và các dịch vụ chăm sóc.
Vắc-xin chống HPV an toàn và hiệu quả có thể ngăn ngừa được nhiễm loại vi-rút này và những hậu quả của nó. Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển những loại vắc-xin STI mới là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của các STI khác như herpes sinh dục, lậu, chlamydia, giang mai và trichomonas.
Dữ liệu tốt hơn
Việc thu thập dữ liệu tốt hơn và hệ thống giám sát quốc gia được cải thiện là cần thiết để tăng cường đánh giá trong tương lai, xây dựng chính sách và các phương pháp dự phòng, chủ yếu để ngăn ngừa sự lây lan STI. Ví dụ, ở các nước thành viên WHO và văn phòng khu vực, chương trình Giám sát chống vi khuẩn lậu cầu (GASP) đã ghi nhận sự xuất hiện và lây lan của bệnh lậu kháng kháng sinh từ năm 1992, cung cấp bằng chứng để đưa ra hướng dẫn điều trị quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Chiến lược toàn cầu
WHO đang phát triển 3 chiến lược sức khỏe toàn cầu đối với HIV, viêm gan vi-rút và các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục trong giai đoạn 2016-2021, sẽ được hoàn thiện để xem xét trong Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 69 trong năm 2016. Những chiến lược sức khỏe toàn cầu này sẽ nhằm vào tất cả các nước trên thế giới và sẽ tập trung đặc biệt vào nhóm thanh thiếu niên và nhóm dân số chủ chốt. Các chiến lược cũng sẽ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đầu tư nghiên cứu và sáng chế. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-ve-sinh-bao-quy-dau-cho-tre-so-sinh-vi | Hướng dẫn vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Khi mới sinh, dương vật của trẻ có thêm một lớp da bảo vệ được gọi là bao quy đầu. Việc vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt là sau khi trẻ được cắt bao quy đầu.
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa cắt bao quy đầu
Nếu con trai bạn chưa được cắt bao quy đầu, trong những tháng đầu tiên bạn chỉ nên vệ sinh bao quy đầu của trẻ trong khi tắm bằng xà phòng và nước, giống như những phần còn lại của vùng quấn tã. Sau khi tắm hoặc mỗi lần thay tã, lau khu vực này sạch sẽ để giúp cho trẻ luôn khô thoáng. Hãy để bao quy đầu của trẻ tự thụt vào trong một cách tự nhiên.Ngoài ra, hãy cho trẻ đi khám nếu bao quy đầu có xuất hiện màu đỏ, đau và ngứa hoặc nếu bạn có thể thấy nước tiểu tích tụ dưới bao quy đầu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm túi lệ (viêm bao quy đầu và đầu dương vật). Bên cạnh đó, dịch tiết màu trắng chảy ra từ bên dưới bao quy đầu được gọi là vết thương ở trẻ sơ sinh và hoàn toàn bình thường. Các tế bào da rụng một cách tự nhiên và tập trung bên dưới, luôn được đẩy ra từ bên dưới bao quy đầu. Các bậc cha mẹ chỉ cần nhẹ nhàng lau sạch dịch tiết này trong khi tắm hoặc thay tã.Một số việc cần tránh khi vệ sinh bao quy đầu cho trẻ bao gồm:Kéo mạnh bao quy đầu để tách nó ra: phần bao quy đầu hầu như luôn dính vào quy đầu ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, nếu kéo mạnh có thể gây đau, chảy máu hoặc tổn thương vĩnh viễn cho dương vật. Quá trình tách tự nhiên của bao quy đầu ra khỏi quy đầu có thể mất nhiều năm.Làm sạch bên dưới bao quy đầu bằng thuốc sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem đặc biệt có thể làm tổn thương cho dương vật. Vệ sinh bao quy đầu cho bé sơ sinh không nên kéo mạnh bao quy đầu để tách nó ra 2. Chăm sóc trẻ sơ sinh đã cắt bao quy đầu
Khi mới sinh, dương vật có thêm một lớp da bảo vệ quy đầu được gọi là bao quy đầu. Hầu hết thời gian của trẻ sơ sinh, bao quy đầu vẫn dính vào đầu dương vật. Khi trẻ lớn hơn, bao quy đầu bắt đầu sẽ tách ra khỏi đầu dương vật một cách tự nhiên. Ở một số trẻ, bao quy đầu tụt lại có thể xảy ra trước khi chúng được sinh ra, mặc dù những trường hợp này rất hiếm. Sự tách bao quy đầu tự nhiên này sẽ xảy ra trong vòng vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Con của bạn sẽ là người đánh giá tốt nhất khi điều này xảy ra, tất cả trẻ em đều khám phá ra bộ phận sinh dục của mình, vì vậy con bạn phải là người đầu tiên phát hiện ra chúng có thể tự thụt vào. Khi bao quy đầu có thể tự thụt vào dễ dàng, bạn có thể dạy cho con trai mình cách vệ sinh bao quy đầu bằng cách nhẹ nhàng kéo bao quy đầu trở lại, làm sạch bên dưới bằng xà phòng và nước, rửa sạch và lau khô sau đó đặt bao quy đầu trở lại vị trí (không để nó tự thụt lại).Tuy nhiên, trong một số thường hợp các ông bố bà mẹ lựa chọn cắt bao quy đầu cho con mình. Thủ thuật này có thể được thực hiện ở tại bệnh viện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi sinh, nhưng có thể được thực hiện sau khi xuất viện trong tuần đầu tiên sau sinh. Sau đó, bác sĩ sẽ băng một lớp băng nhẹ như gạc với mỡ bôi trơn được đắp lên đầu dương vật. Lần sau khi em bé đi tiểu, lớp băng này thường sẽ bong ra. Một số bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên giữ băng sạch sẽ cho đến khi dương vật hoàn toàn lành lặn, một số chuyên gia lại khuyên nên bỏ đi. Điều quan trọng nhất khi vệ sinh bao quy đầu trẻ sơ sinh là giữ cho khu vực này sạch sẽ nhất có thể. Thay miếng lót sau khi dùng tã giấy để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu phân dính vào đầu dương vật hãy lau nhẹ bằng xà phòng và nước trong khi thay tã. Đầu dương vật có thể trông khá đỏ và chảy dịch vàng trong vài ngày đầu, đây là điều bình thường và nó giúp vết thương mau lành lại. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu xảy ra những vấn đề sau:Sau khi cắt bao quy đầu trẻ không đi tiểu trong vòng 6-8 giờ Máu không ngừng chảyTình trạng mẩn đỏ trở nên tồi tệ hơn sau vài ngàySưng tấy, vết loét màu vàng đóng vảy hoặc chảy mủ từ dương vật.Tóm lại, vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh là việc làm tương đối dễ dàng, nhưng rất cần thiết để giúp cho vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng khi cắt bao quy đầu cho trẻ, cũng như tránh tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở trẻ. Vì vậy, các bà mẹ hãy rửa bao quy đầu nhẹ nhàng với xà phòng và nước, lau khô và thay tã thường xuyên để giữ khu vực này luôn được khô thoáng. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trieu-chung-cua-nhip-tim-cham-vi | Các triệu chứng của nhịp tim chậm | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Gọi là nhịp tim chậm khi tần số tim đập chậm dưới 60 nhịp mỗi phút (nhịp/phút) và tình trạng này có thể do một số bệnh lý nền gây ra như bệnh lý tim mạch hay suy tuyến giáp.
1. Nhịp tim chậm là gì?
Ở người trưởng thành, nút xoang phát xung nhịp từ 60-100 lần một phút, do vậy nhịp tim bình thường cũng dao động trong khoảng đó. Nhịp tim dưới 60 lần được gọi là nhịp chậmNhịp tim chậm có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim, nghĩa là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim - nút xoang (sinoatrial node - SA), hoạt động không bình thường, hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim vì một nguyên nhân nào đó bị thương tổn, không còn nguyên vẹn.Ở những trường hợp nặng, tim sẽ đập rất chậm, lưu lượng tuần hoàn rất thấp, cơ thể không được đáp ứng đủ lượng máu nuôi, do đó sẽ có nhiều triệu chứng biểu hiện ra ngoài và tính mạng có thể bị đe dọa. Trắc nghiệm: Sự thật về trái tim của bạn
Tim là 1 phần của hệ tuần hoàn, được cấu thành bởi tâm thất, tâm nhĩ, các van tim, động mạch và tĩnh mạch. Trái tim có chức năng lưu thông máu giàu oxy đưa tới khắp cơ thể. Được xem là "chìa khóa" của sự tồn tại nên việc giữ gìn một trái tim khỏe mạnh là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu xem bạn đã thực sự hiểu về trái tim hay chưa. Bài dịch từ: webmd.com Bắt đầu 2. Triệu chứng của nhịp tim chậm là gì?
Trên thực tế, nhịp tim chậm có thể hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi tim đập chậm có thể khiến cơ thể cảm thấy:Chóng mặt hoặc choáng váng, quay cuồng, nặng hơn có thể đột ngột kiệt sức hoặc ngất xỉu.Khó thở, đặc biệt là khi tập luyện hoặc gắng sức.Cảm thấy rất mệt mỏi.Đau ngực, hoặc có cảm giác đánh trống ngực.Hay nhầm lẫn, khó giữ được sự tập trung. Bệnh nhân có nhịp tim chậm thường bị khó thở, đặc biệt là khi tập luyện hoặc gắng sức 3. Các yếu tố nguy cơ của nhịp tim chậm là gì?
Nhịp tim chậm có thể do nhiều yếu tố và nguyên nhân gây ra. Nhịp tim chậm có thể là bình thường (đặc biệt là đối với người trẻ tuổi rất khỏe mạnh), nhưng cũng có thể do những nguyên nhân bất thường gây ra:Sự dẫn truyền bất thường của xung điện trong tim, rối loạn nhịp tim.Những tổn thương thực thể của tim do nhồi máu cơ tim.Tăng huyết áp.Các bệnh lý tim bẩm sinh.Nhiễm khuẩn cơ tim (viêm cơ tim).Biến chứng của phẫu thuật tim.Thiểu năng tuyến giáp.Sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh, ví dụ như thuốc chẹn beta, digoxin,...
4. Nhịp tim chậm được chẩn đoán như thế nào?
Nhịp tim chậm có thể được phát hiện khá đơn giản:Khám lâm sàng, đếm nhịp mạch cho thấy kết quả là tim đập rất chậm.Những xét nghiệm cận lâm sàng đầu tiên cần làm là xét nghiệm máu và điện tâm đồ tiêu chuẩn.Đôi khi nhịp tim chậm không xuất hiện thường xuyên (đột ngột xuất hiện, sau đó tự hết mà không cần điều trị, rồi lại đột ngột xuất hiện), do đó cần tiến hành đo điện tâm đồ lưu động (portable ECG, ambulatory ECG). Đây là một phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 - 48 giờ. Các dữ liệu điện tâm đồ sẽ được ghi lại để bác sĩ chuyên khoa xem xét sau khi quá trình thực hiện kết thúc. Trong suốt thời gian tiến hành đo điện tâm đồ lưu động, bệnh nhân vẫn sinh hoạt, làm việc hoàn toàn bình thường.
5. Nhịp tim chậm được điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý nền gây ra nó và các triệu chứng biểu hiện. Nếu như nhịp tim chậm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì sẽ không cần thiết phải điều trị, trừ khi nguyên nhân bệnh lý nền gây nên nhịp tim chậm cần phải được điều trị.Nếu như tổn thương của hệ dẫn truyền xung điện là nguyên nhân khiến tim đập quá chậm thì bệnh nhân có thể sẽ phải đặt máy tạo nhịp nhân tạo. Máy tạo nhịp nhân tạo là một thiết bị được cấy ghép vào cơ thể nhằm điều chỉnh lại tần số tim. Những bệnh nhân mang máy tạo nhịp nhân tạo vẫn hoàn toàn có thể sống cuộc sống bình thường, năng động (tuy nhiên cũng còn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý nền đang có).Nếu nhịp tim chậm do một số bệnh lý gây ra (như thiểu năng tuyến giáp, hoặc mất cân bằng điện giải,...), thì thường sau khi giải quyết nguyên nhân cũng sẽ giải quyết được tình trạng nhịp tim chậm.Nếu việc sử dụng thuốc điều trị bệnh khiến tim đập quá chậm, bác sĩ có thể chỉ định giảm liều thuốc đang sử dụng hoặc chuyển sang điều trị bằng một loại thuốc khác.Luôn luôn tìm kiếm sự trợ giúp cấp cứu khi bản thân hoặc người xung quanh ngất xỉu hoặc có các biểu hiện của nhồi máu cơ tim. Ví dụ như đau ngực nặng hoặc khó thở nghiêm trọng. Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc gọi ngay số máy cấp cứu nếu thấy nhịp tim chậm hơn bình thường, thấy cơ thể như muốn đổ sụp, hay khó thở ngày càng tăng lên. Luôn luôn tìm kiếm sự trợ giúp cấp cứu khi bản thân hoặc người xung quanh ngất xỉu 6. Các biến chứng của nhịp tim chậm
Với đa số mọi người, nhịp tim chậm không gây ra bất kì biến chứng nào. Biến chứng xảy ra sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nền khiến tim đập chậm.Nếu nhịp tim chậm ở mức độ nghiêm trọng mà không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề, bao gồm ngất xỉu, co giật, thậm chí đe dọa tử vong.
7. Phòng ngừa nhịp tim chậm như thế nào?
Nhịp tim chậm có thể do các bệnh lý tim mạch gây ra, do đó thực hành một lối sống lành mạnh là rất hữu ích. Lối sống lành mạnh nghĩa là ăn uống cân bằng, đủ chất, tốt cho sức khỏe, không hút thuốc lá, giảm cân nặng (nếu đang thừa cân), duy trì cân nặng hợp lý, và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai Gói khám Rối loạn nhịp tim, trong đó có sử dụng phương pháp Holter điện tâm đồ để phát hiện rối loạn nhịp tim. Gói khám được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về tim mạch, luôn tận tụy và hết lòng với bệnh nhân, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp phát hiện rối loạn nhịp tim sớm và chính xác nhất, để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.Thạc sĩ - Bác sĩ Cao Thanh Tâm đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch; Thực hiện siêu âm tim qua thành ngực trong lĩnh vực nội khoa và can thiệp Tim mạch; Thực hiện các Thăm dò chức năng không xâm lấn khác trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Hiện tại đang là bác sĩ Nội tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 11/2015. Nhịp tim bình thường đập bao nhiêu lần mỗi phút? Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim như thế nào? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ba-bau-bi-di-ung-hai-san-phai-lam-sao-vi | Bà bầu bị dị ứng hải sản phải làm sao? | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Dị ứng thức ăn là một tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, trong đó dị ứng hải sản là trường hợp hay gặp nhất. Bà bầu bị dị ứng hải sản là trường hợp có thể gặp trong thai kỳ. Phản ứng xảy ra ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
1. Mẹ bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Dị ứng thức ăn nói chung hay dị ứng hải sản nói riêng thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng trước đó, biểu hiện bằng nhiều bệnh lý như viêm da cơ địa.Bà bầu bị dị ứng hải sản khi cơ thể phản ứng thái quá với những thành phần bên trong hải sản và biểu hiện bằng các triệu chứng đa dạng trên lâm sàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà biến chứng của nó có thể xuất hiện ở những mức độ nặng nề khác nhau.Dị ứng hải sản đôi khi được ghi nhận trong thai kỳ ở những người phụ nữ trước đây chưa từng có tiền sử dị ứng, đặc biệt thường thấy ở quý 1 thai kỳ. Điều này có thể được giải thích bởi sự thay đổi của hệ miễn dịch nhằm thích ứng với sự xuất hiện của bào thai. Khi đó cùng với sự thay đổi nhịp sinh học của các hoocmon sinh học, hoạt động của hệ miễn dịch cũng dễ bị rối loạn. Chính sự khác biệt này khiến phụ nữ mang thai dễ gặp phải nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm dị ứng hải sản.Dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai đôi khi gặp những phản ứng nhẹ, có khi dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nặng nề nhất là sốc phản vệ. Tính mạng của bà mẹ có thể bị đe dọa nếu phản ứng phản vệ không được phát hiện kịp thời. Phụ nữ mang bầu bị dị ứng hải sản gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 2. Yếu tố nguy cơ khiến bà bầu bị dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là một bất thường có thể xuất hiện ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng ở một số người, bao gồm:Tiền sử có những đợt dị ứng trước đây.Mắc bệnh hen phế quảnMắc bệnh chàm hoặc viêm da cơ địaSuy giảm hệ miễn dịchCó người thân trong gia đình từng mắc nhiều đợt dị ứng với các dị nguyên khác nhauTuy nhiên phản ứng dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai có thể xuất hiện với những đối tượng không có các đặc điểm nguy cơ trên. Vì thế khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ, các mẹ bầu cần đến khám tại các cơ sở y tế trước khi có những biến chứng nghiêm trọng khác.
3. Cách nhận biết khi bà bầu bị dị ứng hải sản
Tương tự như các phản ứng dị ứng khác, bà bầu bị dị ứng hải sản xuất hiện nhiều biểu hiện đa dạng ở các cơ quan khác nhau sau khi ăn hải sản. Các phản ứng xuất hiện ngoài da và niêm mạc là các triệu chứng phổ biến nhất, bao gồm phát ban, mề đay và ngứa, biểu hiện như viêm da cơ địa: Các triệu chứng ngoài da và niêm mạc gây mẩn ngứa, có thể gặp những dấu hiệu tại hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh như:Khó thở, thở nhanhThở rítBuồn nôn, nôn mửaĐau bụngRối loạn tiêu hóaTrào ngược dạ dày thực quản. Buồn nôn là triệu chứng phổ biến Khi dị ứng hải sản tiến triển nặng nề thành sốc phản vệ, bà bầu có thể đối diện với các biểu hiện nghiêm trọng như:Rối loạn tri giácDa lạnh ẩmPhù nề thanh khí phế quảnPhù mặt, môiKhó thở mức độ nặngTim đập nhanhHuyết áp tụtKhi có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào sau khi ăn hải sản, các bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất. Bà bầu có thể bị tụt huyết áp 4. Bà bầu bị dị ứng hải sản phải làm sao?
Khi có biểu hiện nghi ngờ dị ứng hải sản, phụ nữ mang thai không nên tự ý điều trị vì bất sử dụng thuốc trong thai kỳ không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Việc điều trị và xử trí khi bà bầu bị dị ứng hải sản cần có sự tham vấn của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.Khi xác định phản ứng dị ứng hải sản ở mức độ nhẹ, các thuốc điều trị triệu chứng, giảm ngứa và hạn chế phản ứng dị ứng có thể được chỉ định sử dụng. Các thuốc này có tác dụng khiến người thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, liều thuốc và thời gian sử dụng thuốc phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ điều trị.Khi phản ứng dị ứng tiến triển nặng nề hơn, thuốc điều trị phản ứng theo đường tiêm sẽ được chỉ định sử dụng để cấp cứu cho tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu không may rơi vào tình trạng ngừng tuần hoàn ngừng hô hấp trước khi đến bệnh viện, thai phụ cần được cấp cứu bằng hô hấp nhân tạo, bóp tim ngoài lồng ngực, và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.Sau khi được xử trí ổn định, bệnh nhân nên được điều tra và khai thác chế độ ăn trước đó. Các loại hải sản có khả năng gây dị ứng nên được khuyên loại trừ trong các khẩu phần ăn sau đó. Muốn xác định được chính xác loại hải sản gây dị ứng, bệnh nhân cần được thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn.Để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi và thai phụ, hành động có hiệu quả nhất là phòng ngừa các trường hợp dị ứng hải sản trước khi nó xảy ra. Đối với những người đã có tiền sử dị ứng trước đây, cần lưu ý:Không ăn những loại hải sản gây dị ứng đã biết trước đây.Lưu ý kỹ nguyên liệu của những món ăn trước khi sử dụngLựa chọn các loại thực phẩm một cách cẩn thậnKhông chế biến chung hải sản với các món ăn khác. Trong trường hợp dị ứng nặng, mẹ bầu được chỉ định tiêm thuốc điều trị phản ứng Dị ứng hải sản ở bà bầu là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu khẩn cấp. Do đó để phòng ngừa dị ứng hải sản mẹ bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc và điều chỉnh chế độ ăn uống khi ăn hải sản, động vật có vỏ. Hướng dẫn sơ cứu khi nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-ung-thu-ca-si-nguyet-thu-mac-truoc-khi-qua-doi-nguy-hiem-the-nao-20210726121048968.htm | 20210726 | Bệnh ung thư ca sĩ Nguyệt Thu mắc trước khi qua đời nguy hiểm thế nào? | Ca sĩ Nguyệt Thu đã trút hơi thở cuối cùng vào 12h trưa 8/11. Ca sĩ Nguyệt Thu sinh năm 1973, từng là MC, ca sĩ tự do ở Hà Nội. Năm 2001, cô cùng chồng là nghệ sĩ saxophone Tuấn Lộc chuyển vào sinh sống và giảng dạy âm nhạc tại TPHCM.
Trao đổi với PVDân trí,MC - ca sĩ Châu Tuấn, người bạn thân thiết của Nguyệt Thu, cho biết cô qua đời tại TPHCM sau thời gian chiến đấu với bệnh ung thư gan.
Trên thực tế, ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam.
Ung thư gan nguy hiểm và khó phát hiện
Tỷ lệ tử vong doung thư gancao, vì bệnh thường phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối khi đã có những biểu hiện bệnh rõ ràng.
Chuyên gia gan mật chỉ ra rằng, vì không có cảm giác đau ở gan nên ngay cả khi khối u phát triển bên trong người bệnh cũng khó lòng phát hiện.
Khi khối u phát triển đến mức đau bụng, chướng bụng, da và tròng trắng mắt chuyển vàng, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, hôn mê thì thường có nghĩa là tế bào ung thư đã tăng sinh đáng kể. Ung thư gan đã tiến triển đến giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối và chức năng gan đã suy giảm trầm trọng.
Ung thư gan phát triển rất nhanh và có thể tăng gấp đôi kích thước trong 3 tháng. Mất khoảng 6 đến 9 tháng để bệnh tiến triển từ giai đoạn đầu tiên lên giai đoạn thứ hai.
Sẽ mất thêm 6 đến 9 tháng nữa để kết thúc giai đoạn này. Nếu phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối, thường bệnh có thể gây tử vong trong vòng nửa năm hoặc một năm.
Trong khi đó,bệnh ung thưgan nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì sẽ có nhiều phương án điều trị hơn và cơ hội chữa khỏi sẽ tăng lên.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư gan
Một khối hoặc cục ở bụng
TheoVerywell Health, bạn có thể cảm thấy một khối u rất cứng hoặc sưng ở vùng ngay dưới khung xương sườn bên phải. Thông thường, khối này không đau.
Đôi khi ung thư gan cũng làm cho lá lách to ra, có thể dẫn đến đau hoặc cảm thấy một khối ở bụng trên bên trái.
Đau bụng bên phải
Đau, khó chịu hoặc nhức ở bên phải của bụng ngay dưới xương sườn có thể xảy ra do áp lực của khối u gan lên các cấu trúc hoặc dây thần kinh khác ở vùng này.
Đau bả vai phải
Đau bả vai có thể là một triệu chứng cảnh báo ung thư gan. Khối u có thể kích thích các dây thần kinh báo cho não biết cơn đau đang đến từ xương bả vai, trong khi cơn đau thực sự đến từ gan.
Cơn đau này thường cảm thấy ở vai phải, mặc dù nó có thể xảy ra ở cả hai bên. Cơn đau cũng có thể kéo dài đến lưng.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đặc biệt nếu bạn không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào gần đây có thể giải thích được điều này, hãy đến gặp bác sĩ.
Vàng da
Dấu hiệu ung thư gan phổ biến nhất trong giai đoạn đầu đó là tình trạng vàng da. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này xuất phát từ:
- Yếu tố thứ nhất: Hàm lượng bilirubin hay còn gọi là chỉ số mật trong cơ thể bị tăng nhanh, do các tế bào ung thư tác động, phá hủy và hình thành nên những tổn thương ở gan.
- Yếu tố thứ hai: Các khối ung thư phát triển gây tắc ống mật, tích tụ dịch mật kéo dài làm thay đổi sắc tố da.
Đầy hơi và khó thở
Chất lỏng tích tụ trong bụng được gọi là cổ trướng có thể là dấu hiệu củabệnh ung thưgan. Ban đầu bạn có thể cảm thấy như đầy hơi. Theo thời gian, chất lỏng tích tụ trong bụng có thể đẩy lên phổi gây khó thở.
Mệt mỏi kéo dài không thuyên giảm
Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ suy giảmsức khỏenói chung và chức năng gan nói riêng. |
https://suckhoedoisong.vn/5-dau-hieu-canh-bao-man-duc-o-nam-gioi-can-lam-gi-de-ben-bi-hon-169211005075137523.htm | 08-10-2021 | 5 dấu hiệu cảnh báo mãn dục ở nam giới - Cần làm gì để bền bỉ hơn? | 5 dấu hiệu mãn dục ở nam giới không phải ai cũng biết
Sau tuổi 30 - 40, nồng độ testosterone ở nam giới có xu hướng giảm khoảng 1% mỗi năm. Điều này gây ra tình trạng mãn dục ở quý ông với những thay đổi về thể chất, cảm xúc, nhận thức.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ môi trường sống có thể khiến tình trạng mãn dục tới sớm hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình và sự hòa thuận vợ chồng. Một số dấu hiệu mãn dục ở nam giới thường xuất hiện như:
Giảm ham muốn, khó cương cứng
Đây là dấu hiệu rõ rệt và thường gặp nhất khi testosterone sụt giảm. Do vậy, khi có dấu hiệu giảm ham muốn, khó cương cứng (mà không gặp phải bệnh lý nào liên quan đến chức năng sinh sản) thì nguy cơ cao là quý ông sắp bước vào thời kỳ mãn dục.
Giảm khả năng cương cứng, ham muốn tình dục là dấu hiệu rõ nhất của mãn dục (Ảnh minh họa)
Buồn bực, khó chịu
Sự sụt giảm testosterone cũng có thể gây ra các triệu chứng như buồn bực, khó chịu, tức giận hay khiến quý ông khó khăn hơn khi tập trung hoặc ghi nhớ.
Uể oải, thiếu năng lượng
Quý ông có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng khi tham gia các hoạt động thông thường do giảm testosterone - một trong những hormone giúp sản sinh năng lượng.
Mất ngủ
Nồng độ testosterone thấp có thể khiến quý ông bị mất ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn hoặc khó ngủ hơn, ngủ không sâu giấc.
Mất ngủ về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo mãn dục sắp đến (Ảnh minh họa)
Mỡ bụng hình thành
Testosterone giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ bụng ở quý ông. Chính vì vậy, việc tích tụ và hình thành mỡ bụng cũng là dấu hiệu cảnh báo mãn dục sắp xuất hiện.
Hé lộ bí quyết giúp quý ông bền bỉ, sung mãn hơn
Tin vui là quý ông có thể kiểm soát các triệu chứng sớm cảnh báo mãn dục. Bí quyết nằm ở việc lựa chọn một lối sống lành mạnh hơn:
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng tới nồng độ của hormone testosterone trong cơ thể. Chính vì vậy, quý ông nên lựa chọn một chế độ ăn phù hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng giữa protein, tinh bột và chất béo có lợi.
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cường testosterone giúp quý ông bền bỉ hơn (Ảnh minh họa)
Tập thể dục đều đặn
Một nghiên cứu đăng tải trên PubMed đã cho thấy những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có nồng độ testosterone cao hơn. Vì vậy, để bền bỉ, sung mãn hơn, quý ông nên tập luyện những bài tập giúp tăng cường sức bền như nâng tạ, chạy bộ,...
Ngủ đủ giấc
Giảm testosterone có thể gây khó ngủ, ngủ không đủ giấc. Nhưng nếu không được ngủ đủ giấc, lượng testosterone cũng sẽ có sự sụt giảm. Do vậy, ngủ khoảng 7-10 giờ mỗi đêm sẽ giúp quý ông có sức khỏe tốt, tăng lượng testosterone. Để làm được điều này, quý ông nên duy trì thói quen đi ngủ vào một thời điểm nhất định, uống sữa ấm trước khi ngủ,...
Giải tỏa căng thẳng
Càng căng thẳng, áp lực thì mức độ cortisol càng cao và có thể nhanh chóng làm giảm lượng testosterone có trong cơ thể. Chính vì vậy, quý ông nên giải tỏa bớt áp lực căng thẳng bằng cách chơi một môn thể thao, du lịch cùng gia đình, câu cá,...
Câu cá giúp quý ông giải tỏa căng thẳng
Ngoài áp dụng những biện pháp trên, một cách đơn giản hơn đó là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cường Vương của CTCP Dược Hậu Giang để hỗ trợ tăng cường sinh lực, cải thiện sinh lý, từ đó giúp hỗ trợ quý ông bền bỉ, mạnh mẽ, kéo dài cuộc yêu.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cường Vương - Hỗ trợ bổ thận, tráng dương
Với các thành phần từ cao khô bạch tật lê, cao khô dâm dương hoắc, cao khô đinh lăng, cao khô cát căn - Cường Vương hỗ trợ tăng cường sinh lực cho phái mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện các vấn đề sinh lý suy giảm, mãn dục sớm, đau lưng, mỏi gối, suy nhược cơ thể do thận kém.
Cường Vương - Giải pháp giúp kéo dài thời gian "yêu"
Công dụng
Hỗ trợ bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Hỗ trợ cải thiện sinh lý nam giới.
Đối tượng sử dụng
Nam giới trưởng thành gặp các vấn đề:
+ Người sinh lý suy giảm, mãn dục sớm
+ Người đau lưng, mỏi gối, suy nhược cơ thể do thận kém.
CÁCH DÙNG
1 viên x 2lần/ ngày. Có thể uống trước hoặc sau ăn.
Nên sử dụng ít nhất 1 tháng để đạt hiệu quả như mong muốn.
Chú ý: Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Số GPQC: 1661/2021/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/niacinamide-tac-dong-den-da-nhu-the-nao-vi | Niacinamide tác động đến da như thế nào? | Niacinamide còn được gọi là vitamin B3 và nicotinamide, niacinamide là một loại vitamin tan trong nước, hoạt động với các chất tự nhiên trong da của bạn để giúp giảm thiểu rõ rệt lỗ chân lông mở rộng, se khít lỗ chân lông lỏng lẻo, cải thiện làn da không đều màu, làm mềm nếp nhăn, giảm sạm da và tăng cường một bề mặt bị suy yếu. Bài viết này cung cấp những thông tin chi tiết về tác động của Niacinamide lên da của bạn.
1. Niacinamide là gì?
Niacinamide là một thành phần chăm sóc da đáng để bạn quan tâm và làn da của bạn sẽ thích bạn khi sử dụng nó. Trong số một số thành phần chăm sóc da tuyệt vời khác như retinol và vitamin C, niacinamide là một sản phẩm nổi bật vì tính linh hoạt của nó đối với hầu hết các loại da và mối quan tâm chăm sóc da.Niacinamide còn được gọi là vitamin B3 và nicotinamide, niacinamide là một loại vitamin tan trong nước, hoạt động với các chất tự nhiên trong da của bạn để giúp giảm thiểu rõ rệt lỗ chân lông mở rộng, se khít lỗ chân lông lỏng lẻo, cải thiện làn da không đều màu, làm mềm nếp nhăn, giảm sạm da và tăng cường một bề mặt bị suy yếu.Niacinamide cũng làm giảm tác động của tác hại từ môi trường vì khả năng cải thiện hàng rào bảo vệ da (tuyến phòng thủ đầu tiên của nó), ngoài ra nó cũng đóng một vai trò trong việc giúp da phục hồi các dấu hiệu tổn thương trong quá khứ. Nếu không được kiểm soát, những tổn thương lên da hàng ngày này có thể khiến làn da già đi, xỉn màu và kém rạng rỡ.
2. Tại sao bạn nên sử dụng Niacinamide
Như bạn có thể đã thu thập được, các nhà khoa học rất ấn tượng với tất cả những gì niacinamide có thể làm cho da khi được áp dụng thông qua các sản phẩm chăm sóc da như toner, huyết thanh và các phương pháp điều trị. Niacinamide tương thích duy nhất với bất kỳ sản phẩm nào trong quy trình chăm sóc da của bạn, bao gồm những sản phẩm có chứa retinol, peptide, axit hyaluronic, AHA, BHA, vitamin C và tất cả các loại chất chống oxy hóa.Bạn có thể sử dụng nhiều sản phẩm chứa niacinamide trong thói quen của mình mà vẫn không gây mẫn cảm vì loại vitamin B khéo léo này có thể dung nạp tốt cho mọi loại da. Nó thậm chí còn phù hợp để sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị bệnh rosacea.Các lợi ích hữu ích khác của niacinamide là nó giúp làm mới và phục hồi bề mặt da chống lại sự mất độ ẩm và mất nước bằng cách giúp da cải thiện quá trình sản xuất ceramides tự nhiên của da. Khi ceramides bị cạn kiệt theo thời gian, da sẽ dễ bị tổn thương bởi đủ loại vấn đề, từ những mảng da khô, bong tróc dai dẳng đến ngày càng trở nên nhạy cảm hơn.Nếu bạn đang vật lộn với làn da khô, việc bôi niacinamide tại chỗ đã được chứng minh là có thể tăng cường khả năng dưỡng ẩm của kem dưỡng ẩm để bề mặt da có thể chống lại sự mất độ ẩm tốt hơn dẫn đến tình trạng da khô, căng, bong tróc tái phát. Niacinamide hoạt động hiệu quả với các thành phần dưỡng ẩm phổ biến như glycerin, dầu thực vật không có mùi thơm, cholesterol, natri PCA và natri hyaluronate. Niacinamide có thể tăng khả năng dưỡng ẩm của kem dưỡng Tác dụng của Niacinamide giúp se lỗ chân lông vẫn còn chưa rõ. Nói một cách đơn giản, nghiên cứu vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của loại vitamin B này, nhưng nó có tác dụng! Có vẻ như niacinamide có khả năng bình thường hóa lớp niêm mạc lỗ chân lông, và ảnh hưởng này đóng vai trò giữ cho các mảnh vụn không bị tích tụ, dẫn đến tắc nghẽn và làn da thô ráp, sần sùi. Khi tắc nghẽn hình thành và trầm trọng hơn, các lỗ chân lông sẽ giãn ra để bù đắp và những gì bạn sẽ thấy là lỗ chân lông mở rộng. Bằng cách giúp mọi thứ trở lại bình thường, việc sử dụng niacinamide giúp lỗ chân lông trở lại kích thước bình thường. Tác hại của ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến lỗ chân lông bị giãn ra, dẫn đến tình trạng một số người mô tả là "da sần vỏ cam". Nồng độ niacinamide cao hơn có thể giúp se khít lỗ chân lông rõ rệt bằng cách tăng cường các yếu tố hỗ trợ da.
3. Cách sử dụng Niacinamide
Sử dụng niacinamide dễ dàng như việc tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da tuyệt vời có chứa nó cùng với các thành phần có lợi khác như chất chống oxy hóa, chất phục hồi da và các thành phần bổ sung da khác.Phương pháp chăm sóc da đa thành phần này rất quan trọng vì niacinamide cũng tốt cho da, nó không phải là thành phần duy nhất mà da cần có vẻ ngoài tốt nhất. Hãy coi nó giống như chế độ ăn uống của bạn — cũng tốt cho sức khỏe như cải xoăn, nếu cải xoăn là tất cả những gì bạn ăn, bạn sẽ sớm bị suy dinh dưỡng vì cơ thể bạn cần nhiều hơn một loại thực phẩm lành mạnh để duy trì chính nó. Điều này cũng đúng đối với da, cơ quan lớn nhất (và tiếp xúc nhiều nhất) trên cơ thể!Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng các sản phẩm niacinamide để lại và thoa lên da đã rửa sạch hai lần mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là bạn thoa toner với niacinamide ngay sau khi rửa mặt để bù nước và bổ sung dưỡng chất cho da. Có thể sử dụng riêng Niacinamide Booster 10% (giống như serum) hoặc trộn vào kem dưỡng ẩm yêu thích của bạn, tùy theo sở thích cá nhân. Những ai có những lo ngại về các dấu hiệu tổn thương do ánh nắng mặt trời, kết cấu vỏ cam, lỗ chân lông lỏng lẻo và các vết sưng do dầu nên cân nhắc thử dùng serum niacinamide 20% cường độ cao để sử dụng một hoặc hai lần mỗi ngày. Hãy thử nghiệm để xem những gì hiệu quả nhất cho làn da của bạn! Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm loại mỹ phẩm có chứa niacinamide trong bảng thành phần Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm có chứa niacinamide quanh mắt. Một số người có thể thấy việc thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem mắt có niacinamide giúp cải thiện vẻ ngoài của quầng mắt, giúp làm mờ vết chân chim, chưa kể đến việc giúp vùng da mỏng manh này giữ được độ ẩm làm mịn da và chống mất độ săn chắc.Không có lý do gì để chờ đợi thêm niacinamide vào thói quen chăm sóc da của bạn. Loại vitamin B đa năng tuyệt vời này mang lại nhiều lợi ích tại chỗ để cải thiện vẻ ngoài của da, để da trở nên đều màu hơn, sáng hơn và trẻ trung hơn. Như với bất kỳ thành phần chăm sóc da tuyệt vời nào, điều quan trọng là phải siêng năng bảo vệ da hàng ngày bằng kem chống nắng phổ rộng được xếp hạng SPF 30 hoặc cao hơn. Điều này cho phép bạn nhận được lợi ích tối đa từ niacinamide và các chất bảo vệ da đã được chứng minh khác. Nguồn tham khảo: paulaschoice.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-tiem-phong-it-nhat-mot-thang-truoc-khi-ban-di-du-lich-vi | Nên tiêm phòng ít nhất một tháng trước khi bạn đi du lịch | Việc tiêm phòng trước khi đi nước ngoài du lịch đóng vai trò rất quan trọng, do đó cần phải lên kế hoạch từ trước để bạn và gia đình tiêm những mũi vắc xin cần thiết phù hợp các quốc gia dự định du lịch.
1. Vì sao phải tiêm vắc xin trước khi đi du lịch ít nhất một tháng?
Nên ưu tiên lên kế hoạch tiêm vắc xin trước khi đi du lịch nước ngoài ít nhất một tháng bởi vì:Cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để xây dựng khả năng miễn dịch sau khi được chủng ngừa;Đôi khi phải mất đến vài tuần để tiêm đầy đủ tất cả các liều vắc xin cần thiết;Một số loại vắc xin đặc thù sẽ không không được dự trữ sẵn tại phòng khám địa phương, do đó phải cần đến các trung tâm chủng ngừa chuyên môn;Cần sắp xếp thời gian để đến cơ sở y tế trong quá trình chuẩn bị trước khi đi du lịch;Nếu quốc gia bạn dự định đến yêu cầu tiêm vắc xin sốt vàng, chỉ có một số phòng khám hạn chế có sẵn loại vắc xin này và phải chủng ngừa ít nhất 10 ngày trước khi bắt đầu chuyến đi.Lời khuyên là nên tìm hiểu những loại vắc xin được khuyến nghị hoặc cần thiết cho các quốc gia bạn dự định đến thăm. Có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tiêm đầy đủ những mũi vắc xin thông thường mỗi lần đi khám bác sĩ. Người dân nên nhờ bác sĩ hướng dẫn về những loại vắc xin nào được đề nghị ở trong nước và nước ngoài mà người từ 19 tuổi trở lên hoặc trẻ em (từ sơ sinh đến 18 tuổi) cần bổ sung. Cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để xây dựng khả năng miễn dịch sau khi được chủng ngừa 2. Một số loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi đi nước ngoài
Theo quy định của một số quốc gia, du khách nước ngoài cần chủng ngừa trước hoặc đã có miễn dịch vào thời điểm nhập cảnh. Sau đây là bảng khuyến cáo về việc tiêm vắc xin trước khi đi du lịch mà bạn và gia đình có thể tham khảo: Vắc xin Quốc gia yêu cầu Đối tượng du khách Thông tin tiêm chủng Sốt vàng Châu Phi và Trung Nam mỹ Nhà thám hiểm rừng 1 mũi,10 năm tiêm nhắc lại, tiêm phòng trước khi nhập cảnh 10 ngày Khuẩn viêm màng não Ả Rập Xê Út Người hành hương Tiêm phòng trước nhập cảnh 10 ngày, 5 năm tiêm vắc xin tổ hợp 1 lần Viêm gan A Tất cả các nước đang phát triển Tất cả du khách chưa có miễn dịch (đặc biệt dưới 30 tuổi) Tiêm 2 lần, cách nhau 6 - 12 tháng Sốt thương hàn Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Indonesia, Philippine, Papua New Guinea Du khách ở trên 2 tuần hoặc đến vùng nông thôn Tiêm 1 lần, 2 năm tiêm nhắc lại Viêm màng não do não mô cầu Các quốc gia Trung Phi và Ả Rập Xê Út Nhà truyền đạo hoặc tình nguyện viên y tế Tiêm 1 lần, 5 năm nhắc lại Thủy đậu Tất cả các nước đang phát triển Du khách dưới 30 tuổi chưa có miễn dịch Kiểm tra huyết thanh và tiêm 2 lần, cách nhau 1 - 2 tháng Sởi / Quai bị / Rubella Tất cả các nước đang phát triển Du khách từ 20 - 30 tuổi chưa có miễn dịch Tiêm 1 mũi và không cần kiểm tra huyết thanh Bệnh dại Nam Mỹ, Mexico và châu Á Nghiên cứu động vật, du lịch trên 1 tháng, tình nguyện viên ở nông thôn Tiêm 3 lần Bại liệt Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Uzbekistan, Pakistan, và nước châu Phi Nigeria Du khách dưới 40 tuổi và đến vùng nông thôn Tiêm 1 lần Cúm Phía Nam bán cầu Du khách đi vào mùa hè Tiêm 1 lần Viêm não do virus Liên Xô và các nước Đông u Du lịch thám hiểm rừng trong mùa hè Một số nơi chưa lưu hành vắc xin Bệnh tả Tình nguyện viên tại các trung tâm trợ giúp và trại tị nạn Nên uống vắc xin bất hoạt (Dukoral) 3. Vai trò của tiêm vắc xin trước khi đi du lịch Tiêm vắc xin trước khi đi du lịch là một cách ngăn ngừa bị bệnh hoặc nhiễm virus khi trở về nhà và truyền bệnh cho người khác Tiêm vắc xin trước khi đi du lịch là một cách ngăn ngừa bị bệnh hoặc nhiễm virus khi trở về nhà và truyền bệnh cho người khác. Bảo vệ trẻ em và cả gia đình khi đi du lịch ở nước ngoài bằng cách:Tiêm các mũi vắc xin cần thiết và được yêu cầu ở tất cả các quốc gia mà bạn và gia đình dự định ghé thăm trong suốt chuyến đi;Đảm bảo cả nhà đã chủng ngừa đầy đủ tất cả các loại vắc xin thông thường trong chương trình tiêm chủng quốc gia;Cập nhật các thông tin và cảnh báo du lịch liên quan đến tình hình dịch bệnh hiện tại để tránh làm ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của gia đình.Có những loại vắc xin đòi hỏi nhiều mũi tiêm hoặc mất một khoảng thời gian để phát huy hiệu quả hoàn toàn. Nhưng cũng có một số loại vắc xin đa liều (như viêm gan A) vẫn có thể bảo vệ bạn một phần dù chỉ mới được tiêm một mũi. Đôi khi bác sĩ sẽ xem xét một lịch trình tăng tốc, có nghĩa là khoảng cách giữa các liều sẽ được rút lại ngắn hơn.Khi đi du lịch đến một quốc gia khác, cần lưu ý rằng phòng khám địa phương có thể không có sẵn một số loại vắc xin đặc thù và bạn phải đến một trung tâm y tế ở xa hơn. Vì vậy, bắt đầu tiêm phòng trước khi đi nước ngoài ít nhất một tháng là bước chuẩn bị không thể thiếu cho chuyến du lịch của bạn và gia đình.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp với từng độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi đưa vào sử dụng. Nguồn tham khảo: cdc.gov; Cổng thông tin Tiêm chủng Quốc gia (Việt Nam) . |
|
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-sa-sut-tri-tue-lam-tang-nguy-co-bang-quang-hoat-dong-qua-muc-169220113103752626.htm | 13-01-2022 | Thuốc trị sa sút trí tuệ làm tăng nguy cơ bàng quang hoạt động quá mức | Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tác hại thế nào?
SKĐS - Sa sút trí tuệ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có đặc điểm như giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ vận động, giảm trí nhớ cảm giác, giảm khả năng tổng hợp và điều hành.
Bàng quang hoạt động quá mức là gì?
Bàng quanghoạt động quá mức là tình trạng rối loạn trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu của bàng quang. Tình trạng này là sự co bóp không chủ ý của cơ chóp xuất hiện khi bệnh nhân kiềm chế phản xạ cơ tiểu.
Bàng quanghoạt động quá mức gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột. Tình trạng này cũng có thể gây ra tình trạng
tiểu không tự chủ
(tiểu không kiểm soát).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bàng quang hoạt động quá mức:
Chấn thương tủy sống
,
bệnh đa xơ cứng
,
bệnh Parkinson
,
đột quỵ
… Song, nguyên nhân gây bệnh cũng không rõ ràng. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, bàng quang hoạt động quá mức sẽ tăng lên theo tuổi tác.
Bàng quang hoạt động quá mức gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột.
Bàng quanghoạt động quá mức liên quan đến thuốc điều trị sa sút trí tuệ
Nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Houston cho thấy, nguy cơ bàng quang hoạt động quá mức (OAB) có liên quan đến thuốc ức chế cholinesterase dùng điều trị
bệnh sa sút trí tuệ
và bệnh
Alzheimer
.
Sa sút trí tuệ là một nhóm các triệu chứng liên quan đến sự suy giảm trí nhớ, khả năng suy luận hoặc các kỹ năng tư duy khác. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ, chiếm 60% - 80% các trường hợp.
Thuốc ức chế cholinesterase (donepezil, galantamine và rivastigmine) thường được sử dụng trong điều trị các chứng sa sút trí tuệ. Các thuốc này giúp ngăn ngừa sự giảm hàm lượng acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và học hỏi. Bằng cách giữ cho hàm lượng acetylcholine ở mức cao, những loại thuốc này sẽ hỗ trợ cho quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.
Sử dụng thuốc trầm cảm ở người bị sa sút trí tuệ, lợi bất cấp hại
Nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ của bệnh lý suy giảm nhận thức nhẹ
Nghiên cứu đã kiểm tra 524.975 người lớn (từ 65 tuổi trở lên) bị sa sút trí tuệ là những người sử dụng
thuốc ức chế cholinesterase (donepezil 80,72%, rivastigmine 16,41%, galantamine 2,87%). Kết quả cho thấy, các bệnh nhân này có chẩn đoán bàng quang hoạt động quá mức hoặc được kê đơn thuốc antimuscarinics, loại thuốc giúp điều chỉnh bàng quang hoạt động quá mức, trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc ức chế cholinesterase.
Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng thuốc donepezil có liên quan đến việc tăng 13% nguy cơ mắc bàng quang hoạt động quá mức so với rivastigmine. Ngoài ra, không có sự khác biệt giữa nguy cơ bàng quang hoạt động quá mức giữa galantamine và rivastigmine.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng việc sử dụng thuốc ức chế cholinesterase điều trị sa sút trí tuệ có liên quan đến việc tăng nguy cơ dùng thuốc điều chỉnh bàng quang hoạt động quá mức antimuscarinics.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, cần phải hiểu và quản lý bệnh tật liên quan đến thuốc ở người lớn tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
CẢNH BÁO: 20 dấu hiệu có thể xuất hiện nếu bị nhiễm biến thể Omicron.
DS. Vân Hoàng
(Theo sciencedaily.com, 6/1/2022)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/fv-ung-dung-may-myopia-master-tich-hop-ai-de-kiem-soat-can-thi-cho-tre-20240531072953417.htm | 20240531 | FV ứng dụng máy Myopia Master tích hợp AI để kiểm soát cận thị cho trẻ | Chương trình kiểmsoát cận thị tại FV sẽ tầm soát nguy cơ cận thị, dự đoán độ cận trong tương lai, đồng thời đưa ra phác đồ kiểm soát cận cho bé, phòng tránh nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt nguy hiểm do tật khúc xạ gây nên.
Cận thị: Mối nguy thầm lặng đe dọa thị lực của trẻ
Trong xã hội hiện đại, tình trạng trẻ em bị cận thị sớm và độ cận nặng ngày càng gia tăng. Tại không ít lớp học, trẻ em không đeo kính cận trở thành hiện tượng hiếm hoi. Các khảo sát cho thấy tỷ lệ trẻ mắc tật cận thị ở các thành phố lớn có thể lên tới 70%.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi đây là một "đại dịch thầm lặng" ở trẻ em và ước tính tới năm 2050, 90% trẻ em châu Á, trong đó có Việt Nam bị cận thị. Tuy phổ biến nhưng tình trạng cận thị có thể kiểm soát để hạn chế biến chứng gây giảm hoặc mất thị lực nếu được phát hiện và tuân thủ phác đồ từ giai đoạn sớm
Theo BS Nguyễn Thị Mai - Trưởng Khoa Mắt & Phẫu thuật khúc xạ Bệnh viện FV, bên cạnh yếu tố di truyền, thì lối sống là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị gia tăng ở trẻ. Trẻ em ngày nay dành ít thời gian sinh hoạt ngoài trời, tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài khiến trẻ mắc cận thị sớm hơn, tăng độ nhanh hơn và có độ cận cao khi trưởng thành.
Thói quen dùng các thiết bị điện tử, ít sinh hoạt ngoài trời khiến tật cận thị gia tăng ở trẻ (Ảnh: Freepik).
"Không còn vùng an toàn cho cận thị. Với mỗi một độ cận (dù là độ cận nhẹ), đều có thể làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm trên mắt trong tương lai. Độ cận càng cao, càng có nhiều nguy cơ dẫn đến các biến chứng đe dọa thị lực nghiêm trọng như: bong võng mạc, thoái hóa hắc võng mạc, lỗ hoàng điểm, glaucoma, đục thủy tinh thể… Cận thị cao còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì đeo kính dày, gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, do luôn phải đeo kính. FV từng điều trị không ít ca bong võng mạc ở trẻ em do độ cận tăng nhanh và quá nặng", bác sĩ Mai giải thích.
Để ngăn chặn các bệnh về mắt do tật cận thị gây nên, trẻ cần được phát hiện độ cận từ sớm và có kế hoạch kiểm soát để làm chậm lại quá trình tăng độ cận, giữ cho độ cận của trẻ ở mức thấp nhất có thể.
"Vì độ cận càng thấp, nguy cơ mắc các bệnh về mắt càng thấp. Với mỗi một độ cận giảm đi, chúng ta có thể làm giảm đi 40% nguy cơ phát triển các bệnh lý gây ảnh hưởng nặng nề đến thị giác của trẻ. Chúng ta không chỉ kiểm soát cận thị ở những trẻ đã bị cận, nhóm trẻ ở giai đoạn tiền cận thị cũng cần được phát hiện và kiểm soát, nhằm phòng ngừa hoặc trì hoãn thời gian khởi phát cận thị", bác sĩ Mai nhấn mạnh.
Trước tình trạng nhiều em được phát hiện cận thị khá trễ hoặc thiếu sự quan tâm kiểm soát độ cận khiến độ cận ở trẻ em ngày càng nặng gây hậu quả đáng tiếc, Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ, Bệnh viện FV chính thức triển khai chương trình kiểm soát cận thị trọn gói cho trẻ trong độ tuổi 3-18.
Mục tiêu của chương trình là giúp phát hiện sớm nguy cơ cận thị ở trẻ, cũng như cung cấp lộ trình theo dõi độ cận, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát độ cận tăng ít nhất có thể.
Máy kiểm soát cận thị Myopia Master: phát hiện nguy cơ cận ngay khi chưa có dấu hiệu trên lâm sàng
Bác sĩ Mai cho biết, để hỗ trợ chương trình kiểm soát cận thị, FV đã đưa về Việt Nam hệ thống Myopia Master với những công nghệ tiên tiến nhất có tích hợp của trí tuệ nhân tạo (AI). Máy giúp dự đoán, phân tích mức độ tiến triển cận thị của từng trẻ cho đến năm 18 tuổi, dựa trên kết quả đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ kiểm soát cận thị phù hợp cũng như theo dõi kết quả mỗi lần tái khám.
Máy Myopia Master tích hợp AI giúp dự đoán, phân tích mức độ tiến triển cận thị ở trẻ (Ảnh: FV).
Máy Myopia Master còn có thể phát hiện ra những bé có nguy cơ cận thị cao hoặc ở giai đoạn tiền cận thị, dự đoán chính xác thời gian bé sẽ cận. Các trường hợp này nếu được kiểm soát cận thị giúp ngăn ngừa hoặc kéo dài thời điểm bị cận ở trẻ, nhờ vậy độ cận ở mức thấp.
Để kiểm soát cận thị, FV hiện áp dụng 4 phương pháp cơ bản: nhỏ mắt bằng thuốc atropine nồng độ thấp; kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc (Ortho-K) đeo khi ngủ; kính gọng đa tròng và kính tiếp xúc đa tròng.
Bên cạnh hệ thống máy Myopia Master, Bệnh viện FV còn trang bị máy móc tiên tiến khác hỗ trợ việc kiểm soát cận thị. Chẳng hạn như hệ thống thiết bị đo khúc xạ hiện đại, chính xác, dễ tương tác ngay cả với trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non; máy Pentacam chụp bản đồ mặt trước và mặt sau giác mạc, đánh giá khúc xạ giác mạc, độ dày giác mạc, tình trạng giác mạc, phát hiện một số bệnh lý bẩm sinh của giác mạc, dựa vào đó bác sĩ lựa chọn phương pháp chỉnh quang tối ưu trong kiểm soát cận thị, theo dõi kết quả điều trị của phương pháp Ortho-K để có những điều chỉnh thích hợp.
FV trang bị nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ việc kiểm soát cận thị (Ảnh: FV).
Anh Nguyễn Trương Vĩnh Bình - chuyên viên khúc xạ nhãn khoa của FV cho biết, nhiều phụ huynh sau một thời gian cho con em tham gia chương trình kiểm soát cận thị của FV, đã bất ngờ và phấn khởi khi tình trạng cận thị của các con tăng chậm lại đáng kể, thậm chí là ngừng tăng.
Như trường hợp bé trai NTH (8 tuổi, TPHCM) khám tại FV vào tháng 10/2023 cho thấy bị cận 6 độ; bé được dự đoán sẽ bị cận 13 độ vào năm 18 tuổi. Gia đình đã đăng ký cho H. chương trình kiểm soát cận thị. Em được hướng dẫn thay đổi thói quen sinh hoạt (giảm thời gian dùng các thiết bị điện tử, ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều hơn), nhỏ thuốc và dùng kính Ortho-K khi ngủ.
"Kết quả tái khám của H sau 6 tháng có sự thay đổi lớn: thay vì một đường tăng độ cận thẳng đứng như lần khám ban đầu, kết quả hiện tại là đường ngang, cho thấy tiến triển của cận thị đã chậm lại đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng bé đang đáp ứng rất tốt với liệu pháp điều trị", anh Nguyễn Trương Vĩnh Bình nhận xét.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai nhấn mạnh, dù không có phương pháp nào đảm bảo ngăn chặn hoàn toàn, nhưng việc kiểm soát cận thị có thể giúp giảm thiểu tốc độ tăng cận, bảo vệ thị lực của trẻ. Điều quan trọng là phụ huynh cần quan sát, phát hiện sớm các nguy cơ cũng như dấu hiệu cận thị của trẻ, cho bé đi tầm soát để có biện pháp ngăn ngừa hoặc kiểm soát từ sớm.
"Trẻ nhỏ thường không nhận thức được tình trạng thị lực suy giảm, vì vậy, các bậc cha mẹ nên chủ động đưa con em mình đi kiểm tra thị lực từ sớm, ngay từ khi trẻ 3 đến 4 tuổi. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời có thể giúp bảo vệ và cải thiện thị lực cho trẻ, đồng thời ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt có thể phát triển sau này", bác sĩ Nguyễn Thị Mai khuyến cáo.
Hiện tại, FV có gói kiểm soát cận thị cho trẻ từ 3 tuổi trở lên theo năm, giúp tiết kiệm chi phí đồng thời hỗ trợ trẻ tuân thủ những thay đổi sinh hoạt và lịch tái khám. Với gói dịch vụ này, trẻ sẽ được khám tầm soát, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, hướng dẫn trẻ thực hiện biện pháp kiểm soát cận thị, hướng dẫn thay đổi thói quen sinh hoạt và tái khám định kỳ 3 tháng một lần.
Để tìm hiểu thêm về kiểm soát cận thị cho trẻ, liên hệ Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ, bệnh viện FV qua số điện thoại: (028) 54 11 33 33 - máy nhánh 2000. |
https://tamanhhospital.vn/viem-tuy/ | 21/07/2022 | Viêm tụy: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, chẩn đoán và điều trị | Bệnh viêm tụy phổ biến, đặc biệt là viêm tuỵ cấp chiếm tỷ lệ 80/100.000 dân số. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng cấp như suy cơ quan, viêm tụy hoại tử nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết với nguy cơ tử vong cao hoặc biến chứng mạn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tuyến tụy- BS.CKI Huỳnh Văn Trung cho biết.
Viêm tuỵ rất phổ biến và có nguyên nhân chính do lạm dụng bia rượu, sỏi mật, tăng mỡ máu…
Mục lụcBệnh viêm tụy là gì?Triệu chứng viêm tụy1. Các triệu chứng viêm tụy cấp2. Các triệu chứng viêm tụy mạn tínhNguyên nhân bị viêm tuỵCác biến chứng của viêm tuỵCác phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tụyCác phương pháp điều trị viêm tuỵ1. Điều trị viêm tụy cấp tính1.3 Thuốc kháng sinh2. Điều trị viêm tụy mãn tínhCác phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tụyCâu hỏi thường gặp về bệnh viêm tụy1. Viêm tụy có nguy hiểm không?2. Bệnh viêm tụy có chữa được không?3. Viêm tụy kiêng ăn gì và viêm tụy nên ăn gì?4. Bệnh viêm tụy có tái phát không?Bệnh viêm tụy là gì?
Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng, đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy.(1)
Tụy là một tuyến nằm sau dạ dày, ở phía bên trái bụng, gần với phần đầu tiên của ruột non. Tuyến tụy thực hiện 2 nhiệm vụ chính, đó là:
Tạo ra các enzym cung cấp cho ruột non để phân hủy thức ăn.
Tạo ra các hormone insulin và glucagon cho máu để kiểm soát lượng đường trong máu.
Viêm tụy thường được chia làm 2 loại:
Viêm tụy cấp: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn, bệnh có thể diễn tiến đến suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do sỏi mật, lạm dụng rượu bia, tăng mỡ máu.
Viêm tụy mạn: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu viêm tuỵ cấp do rượu bia tái phát nhiều lần. Thường có biến chứng mạn tính như đái tháo đường, rối loạn chức năng ngoại tiết, ung thư tụy….(2)
Triệu chứng viêm tụy
Hầu hết những người bị viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính thường có các triệu chứng như sau:
1. Các triệu chứng viêm tụy cấp
Cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên, có thể lan ra sau lưng
Cơn đau có thể kéo dài vài ngày (3)
Sốt
Buồn nôn
Nôn mửa
Chướng bụng
Nhịp tim nhanh
2. Các triệu chứng viêm tụy mạn tính
Đau ở bụng trên, thường xảy ra sau ăn, có thể lan ra sau lưng
Tiêu chảy
Buồn nôn
Nôn mửa
Sụt cân
Phân có mỡ
Viêm tuỵ thường có cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên
Nguyên nhân bị viêm tuỵ
Các nguyên nhân gây viêm tuyến tụy phổ biến nhất bao gồm:(4)
Bệnh sỏi mật (hay gặp nhất)
Lạm dụng rượu (nguyên nhân thứ hai)
Mỡ máu ( triglyceride máu) (nguyên nhân hay gặp thứ ba)
Chấn thương bụng hoặc phẫu thuật
Hàm lượng canxi trong máu rất cao
Sử dụng một số loại thuốc như estrogen, steroid và thuốc lợi tiểu thiazid
Nhiễm trùng, chẳng hạn như quai bị, viêm gan A hoặc B, hoặc vi khuẩn salmonella
Một số khiếm khuyết di truyền
Bất thường bẩm sinh ở tuyến tụy
Các biến chứng của viêm tuỵ
Bác sĩ Trung cho biết, tình trạng viêm tụy nhất là viêm tụy cấp tính nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Các biến chứng có thể bao gồm:
Viêm tuỵ cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: suy cơ quan, viêm tuỵ hoại tử nhiễm trùng, thậm chí tử vong
Viêm tuỵ mạn có thể dẫn đến: Ung thư tuyến tụy, Suy dinh dưỡng, Đái tháo đường, suy chức năng tuỵ ngoại tiết
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy
Để chẩn đoán viêm tuỵ, các phương pháp sau có thể được áp dụng.
Xét nghiệm máu: nhằm giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định viêm tụy cấp (lipase hoặc amylase), chẩn đoán nguyên nhân (triglyceride máu, calci máu…) hoặc giúp đánh giá mức độ nặng của viêm tụy cấp (urea, dung tích hồng cầu, CRP..)
Chụp Xquang bụng: giúp chẩn đoán phân biệt viêm tụy cấp với các bệnh lý ngoại khoa khác như bán tắc ruột, thủng tạng rỗng… trong trường hợp bệnh nhân đau bụng cấp nhập viện
Siêu âm ổ bụng là lựa chọn đầu tiên giúp gợi ý chẩn đoán viêm tụy cấp, chẩn đoán nguyên nhân viêm tụy cấp (sỏi mật.) cũng như chẩn đoán phân biệt nguyên nhân khác trong ổ bụng gây đau bụng như viêm ruột thừa, viêm túi mật…
Chụp CT: Chụp cắt lớp vi tính (CT) ổ bụng với thuốc cản quang có độ chính xác cao trong chẩn đoán viêm tụy cấp. CT ổ bụng thường được khuyến cáo trong trường hợp chẩn đoán không rõ ràng (lúc nhập viện) nhưng vẫn nghi ngờ viêm tụy hoặc trường hợp bệnh nhân với không cải thiện lâm sàng. Những trường hợp bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang hoặc suy thận hoặc phụ nữ mang thai thì cộng hưởng tử (MRI) ổ bụng là lựa chọn thay thế
Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) hoặc siêu âm nội soi (EUS): Nếu không không tìm thấy nguyên nhân gây viêm tụy, đặc biệt những trường hợp viêm tuy tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu là một trong các phương pháp cơ bản giúp chẩn đoán bệnh viêm tụy
Các phương pháp điều trị viêm tuỵ
Việc điều trị viêm tuỵ sẽ căn cứ theo hai loại viêm: Viêm tụy cấp tính và viêm tụy mãn tính.(6)
1. Điều trị viêm tụy cấp tính
Bác sĩ Trung cho biết, trong quản lý viêm tuỵ cấp do mọi nguyên nhân thì giảm đau, bù dịch là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất. Tiếp theo là giải quyết nguyên nhân (nếu có) như giảm mỡ máu (triglyceride), can thiệp sỏi mật, chấn thương… Điều trị kháng sinh nếu có bằng chứng nhiễm trùng. Và đặc biệt xem xét cho bệnh nhân ăn sớm trong vòng 24h-72h sau nhập viện tùy theo mức độ viêm tụy cũng như khả năng dung nạp thức ăn qua đường miệng hoặc qua sonde dạ dày.
1.1 Giảm đau, bù dịch
Giảm đau: Người bệnh được giảm đau tích cực với các thuốc giảm đau
Bù dịch: Tuỳ mức độ nặng và bệnh lý kèm theo, người bệnh có thể được truyền dung dịch Ringer lactat hoặc Sodium cloride 0.9%. Lưu ý, người bệnh cần được theo dõi sát lượng nước tiểu, sinh hiệu, xét nghiệm máu như dung tích hồng cầu, nồng độ urea máu để xác định chính xác lượng dịch truyền cần thiết, tránh tình trạng quá nhiều hoặc thiếu dịch.
1.2 Cho ăn sớm
Tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như khả năng dung nạp mà người bệnh viêm tụy cấp được khuyến cáo cho ăn sớm trong vòng 24h-72h sau nhập viện. Nếu bệnh nhân không dung nạp bằng đường miệng có thể nuôi ăn qua sonde dạ dày. Những trường hợp chống chỉ định nuôi ăn sớm như liệt ruột, tắc ruột…có thể nuôi ăn đường tĩnh mạch thay thế.
Bác sĩ Trung cho hay “việc nuôi ăn sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như suy đa cơ quan, viêm tụy cấp hoại tử, điều này sẽ không có được nếu bệnh nhân được nuôi ăn đường ruột quá trễ”.
1.3 Thuốc kháng sinh
Việc lạm dụng kháng sinh trong viêm tụy cấp nếu không có bằng chứng nhiễm trùng đôi khi làm chậm trễ việc bù dịch và điều trị nguyên nhân ban đầu trong cấp cứu viêm tụy cấp. Tất cả những khuyến cáo về điều trị viêm tụy cấp đều không đồng thuận việc sử dụng kháng sinh nhằm mục đích phòng ngừa nhiễm trùng.
2. Điều trị viêm tụy mãn tính
Bệnh nhân viêm tụy mạn thường có những triệu chứng và/hoặc biến chứng như đau bụng mạn tính, suy dinh dưỡng, tiêu phân mỡ do thiếu men tuỵ, đái tháo đường do rối loạn men tuỵ nội tiết và thậm chí ung thư tuỵ.
Do đó, trong điều trị viêm tụy mạn tập trung chủ yếu vào việc cải thiện các triệu chứng, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng như phát hiện và điều trị kịp thời biến chứng ung thư tuỵ.
Điều trị nguyên nhân như ngưng rượu, thuốc lá, sỏi mật, tăng triglyceride máu… để ngăn ngừa viêm tụy tái phát.
Giảm đau nếu bệnh nhân viêm tụy mạn bị đau nhiều. Có thể dùng thuốc hoặc nội soi lấy sỏi tuỵ, thậm chí can thiệp phẫu thuật sỏi tuỵ nếu cần để giảm đau.
Điều trị hỗ trợ men tụy ở những bệnh nhân có bằng chứng thiếu men tuỵ ngoại tiết.
Điều trị với insulin nếu bệnh nhân có biến chứng đái tháo đường, đồng thời theo dõi định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư tuỵ
Các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tụy
Để phòng ngừa viêm tuỵ, bác sĩ khuyên người dân nên:
Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá
Ăn uống khoa học, sạch sẽ để tránh nhiễm ký sinh trùng
Hạn chế ăn mặn, ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo
Nếu mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật cần quản lý tốt bệnh nền và nên thăm khám định kỳ để tránh biến chứng gây viêm tuỵ.
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tụy
1. Viêm tụy có nguy hiểm không?
Có thể coi viêm tuỵ là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm tuỵ cấp vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp kịp thời.
2. Bệnh viêm tụy có chữa được không?
Bệnh viêm tuỵ cấp có thể điều trị dứt điểm và càng điều trị sớm thì mức độ hiệu quả càng cao, càng đỡ tốn kém và người bệnh cũng tránh được những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Viêm tụy kiêng ăn gì và viêm tụy nên ăn gì?
Bác sĩ Trung cho biết, chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau viêm tụy. Do đó, những người bị viêm tụy mạn tính đặc biệt cần theo dõi lượng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày và cố gắng hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm sau:
Thịt đỏ
Đồ chiên
Sữa đầy đủ chất béo
Món tráng miệng có đường
Nước ngọt
Cafein
Rượu
Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa; ăn thực phẩm giàu protein và chất chống oxy hóa; uống nhiều chất lỏng để giữ đủ nước.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các chất bổ sung vitamin để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc này cần có chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Bệnh viêm tụy có tái phát không?
Bệnh viêm tuỵ không khó chữa nhưng cũng rất dễ tái phát. Do đó, điều quan trọng là sau điều trị người bệnh cần tiếp tục duy trì các khuyến nghị của bác sĩ nhằm tránh bệnh tái phát.
Bệnh viêm tụy là tình trạng viêm ở tuyến tụy, không nên xem thường để điều trị bệnh hiệu quả cần bỏ rượu bia, hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất béo, kiểm tra sức khỏe định kỳ. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cong-huong-tu-cac-bo-soi-kinh-de-chan-doan-benh-ly-u-nao-xam-lan-vi | Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Hải - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (Tractography) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý thần kinh nói chung và u não xâm lấn nói riêng. Phương pháp được sử dụng để tìm tổn thương ở bó sợi thần kinh hoặc mối liên quan giữa tổn thương và các dây thần kinh để tránh gây ảnh hưởng tới các bó sợi thần kinh mỗi khi can thiệp vào tổn thương.
1. Tổng quan về bệnh u não xâm lấn
U não là các khối u được hình thành trong sọ. U não có hơn 120 loại nhưng thường gặp nhất là u màng não, u tuyến yên, u tế bào thần kinh đệm, và u não xâm lấn, di căn từ nơi khác tới não.U não có 2 dạng là u não lành tính và u não ác tính:U não lành tính có xu hướng phát triển chậm, không di căn tới các vùng khác của não. Phần lớn u não lành tính có thể cắt bỏ và chữa khỏi, một số khác không thể vì kích thước, vị trí của khối u. Trong một số trường hợp u não lành tính vẫn có khả năng phát triển và chuyển dạng trở thành u ác tính.U não ác tính bao gồm những khối u ở não phát triển nhanh và xâm lấn tới các tổ chức não lành xung quanh (nước não tủy, màng não, tủy sống...).
2. Các triệu chứng u não xâm lấn
Những triệu chứng của u não thay đổi nhiều tùy thuộc vào bản chất loại u, kích thước và vị trí loại u trong não.Đau đầu.Yếu nửa người.Nôn mửa, buồn nôn kéo dài. Người bệnh xuất hiện tình trạnh nôn mửa, buồn nôn kéo dài Cơn động kinh (co giật).Mất khả năng thăng bằng.Mờ mắt, ù tai, mất thị lực...(tùy vị trí khối u).
3. Chẩn đoán u não xâm lấn
Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị u não xâm lấn, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm và thủ thuật chẩn đoán sau:Khám thần kinh (kiểm tra thị lực, thính giác, khả năng cân bằng, phối hợp, phản xạ..).Chẩn đoán hình ảnh: thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát xạ (PET).Sinh thiết: lấy mẫu và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm bất thường. Sinh thiết có thể được lấy trong khi phẫu thuật cắt bỏ khối hoặc được thực hiện bằng một kim hút.
4. Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh là gì?
Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh sử dụng kỹ thuật chụp khuếch tán sức căng (DTI) để chẩn đoán bệnh lý thần kinh (u não xâm lấn) mỗi khi nghi ngờ có tổn thương ở sợi trục hoặc cần tìm liên quan giữa tổn thương và các bó sợi thần kinh để tránh gây ảnh hưởng khi thực hiện can thiệp vào tổn thương. MRI khuếch tán theo hướng và bó sợi thần kinh (DTI/DTT) 5. Quy trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh
5.1 Chuẩn bị trước thủ thuậtĐể thực hiện chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn, cần chuẩn bị:Ekip thực hiện:Bác sĩ chuyên khoa điện quang.Kỹ thuật viên điện quang.Điều dưỡng.Phương tiện sử dụng:Máy chụp mạch cộng hưởng từ 1,5 Tesla trở lên.Máy in phim.Phim.Hệ thống lưu trữ hình ảnh.Thuốc: chuẩn bị thuốc an thần.Vật tư y tế thông thường:Bơm tiêm 10ml.Bông, gạc, găng tay, băng vô trùng.Nước cất (nước muối sinh lý).Hộp thuốc, dụng cụ cấp cứu ngừa tai biến thuốc đối quang.Người bệnh cần chuẩn bị:Không cần nhịn ăn.Chuẩn bị giấy yêu cầu chụp của bác sĩ lâm sàng, có chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần).Được giải thích trước về thủ thuật để phối hợp tốt với bác sĩ.Kiểm tra các chống chỉ định.Thay quần áo của phòng chụp cộng hưởng từ theo hướng dẫn, tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định. Hệ thống chụp mạch cộng hưởng từ 1,5 Tesla trở lên cần có trong chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh 5.2 Quy trình thực hiệnToàn bộ quy trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn mất khoảng 30 phút lần lượt theo các bước:Tư thế bệnh nhânNgười bệnh được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn chụp.Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu.Di chuyển bàn chụp vào trong khoang máy và định vị vùng chụp.Kỹ thuậtĐịnh vị vùng cần chụp.Lựa chọn các chuỗi xung phù hợp với mục đích chẩn đoán, thông thường là T1, T2 và FLAIR. Hướng cắt tùy chỉnh bao gồm: đứng ngang (đứng ngang), cắt ngang (cắt ngang) và đứng dọc (đứng dọc).Thực hiện chuỗi xung khuếch tán thông thường, tính bản đồ hệ số khuếch tán biểu kiến (bản đồ ADC) để đánh giá mức độ tổn thương.Lưu ý: Có thể tiến hành các chuỗi xung đặc biệt khác để chẩn đoán cụ thể về tình trạng não (nếu cần). Ví dụ chuỗi xung T2* giúp nhận diện chảy máu trong tổn thương, xung Diffusion giúp đánh giá giai đoạn nhồi máu, chất hoại tử trong tổn thương, phân biệt u hoại tử hay áp xe não.Lựa chọn chuỗi xung phù hợp để chụp bó sợi thần kinh (tensor), chọn hướng tùy thuộc vào hướng của sợi trục cần thăm khám.Chạy lần lượt từng xung và xử lý hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, chọn các ảnh thể hiện bệnh trạng rõ nét để in phim. Hình ảnh cần đảm bảo độ rõ nét, không rung, nhòe và đầy đủ các chuỗi xung, hỗ trợ tối đa cho việc phân tích và chẩn đoán.Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ phân tích kết quả và chẩn đoán.Lưu ý: Trong quá trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh để chẩn đoán bệnh lý u não xâm lấn, cần theo dõi mạch, huyết áp, tri giác của người bệnh thông qua camera và điện tim trên màn hình.Sau khi kết thúc thủ thuật, để người bệnh ngồi nghỉ 30 phút tại phòng đợi để theo dõi thêm. Hình ảnh thu được sau khi chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh |
|
https://suckhoedoisong.vn/bu-nuoc-va-dien-giai-trong-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-169146801.htm | 29-06-2019 | Bù nước và điện giải trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em | Thường trẻ đi đại tiện trên 3 lần trong ngày và tính chất phân thay đổi như phân loãng, có nhiều nước là dấu hiệu của tiêu chảy cấp và diễn biến dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Vào mùa hè nắng nóng, trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp, do đó cần quan tâm đến bệnh lý này.
Điều trị mất nước và điện giải
Việc điều trị mất nước và điện giải nhằm mục đích bù nước và điện giải do bệnh gây ra gọi là điều trị phục hồi, cung cấp nước và điện giải trong khi bệnh nhi được điều trị gọi là điều trị duy trì; ngoài ra một số trường hợp có thể cung cấp nước và điện giải cho cơ thể trong điều kiện sinh lý bình thường. Thực tế đưa nước và điện giải vào cơ thể có thể thực hiện bằng đường uống, tiêm truyền qua tĩnh mạch và dùng ống thông mũi-dạ dày.
Dung dịch sử dụng để uống có thể dùng gói bột ORS (oral rehydration salts) có sẵn của Tổ chức Y tế Thế giới để pha dung dịch oresol (oral rehydration solution)hoặc dùng dung dịch tự pha chế theo công thức. Một gói ORS pha với 1 lít nước có clorua natri 3,5g; bicarbonat natri 2,5g; clorua kali 1,5g; glucose 20g. Nếu không có sẵn gói bột ORS, có thể dùng dung dịch tự pha chế gồm 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc có thể dùng bột gạo nấu thành nước cháo gồm bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước và đun sôi 2 - 5 phút; để có thêm kali, cho thêm vào nước cháo vài thìa nước quả, với 50g bột gạo có thể cho được 175 kcal.
Dung dịch sử dụng để uống có thể dùng gói bột ORS
Dung dịch sử dụng để tiêm truyền thường dùng là huyết thanh NaCl 0,9%, huyết thanh glucose 5%, lactat hoặc acetat Ringer, dung dịch Darrow.
Trên lâm sàng, sau khi đánh giá tình trạng mất nước, tùy theo mức độ mà bù nước và điện giải. Trường hợp mất nước nhẹ, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 50ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Nếu mất nước vừa, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 10ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Khi bệnh nhi nôn nhiều, vẫn cho trẻ uống dung dịch oresol nhưng uống từng thìa. Trường hợp trẻ hôn mê, tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch lactat Ringer với liều lượng 30ml/kg cân nặng mỗi giờ, sau đó đánh giá tình trạng mất nước và tiếp tục tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch lactat Ringer với liều lượng 70ml/kg cân nặng mỗi 5 giờ; đối với trẻ trên 1 tuổi có thể tiêm truyền nhanh hơn; tiếp tục đánh giá lại các triệu chứng mất nước, nếu bệnh nhi đỡ cho uống dung dịch oresol với liều lượng 20ml/kg cân nặng mỗi giờ. Nếu không có dung dịch lactat Ringer, có thể dùng dung dịch acetat Ringer hoặc dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%. Trường hợp không tiêm truyền tĩnh mạch được, bù nước và điện giải qua ống thông mũi-dạ dày với liều lượng 20ml/kg cân nặng mỗi giờ, tổng liều là 120ml/kg cân nặng.
Lưu ý kháng sinh chỉ được sử dụng trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp có nhiễm khuẩn do mắc các bệnh tả, lỵ trực trùng, lỵ amíp cấp...
Dinh dưỡng của bệnh nhi bị tiêu chảy cấp
Ngoài bù nước và điện giải là điều trị quan trọng đã được nêu ở trên, việc dinh dưỡng của bệnh nhi bị tiêu chảy cấp cũng cần quan tâm. Khi mắc bệnh, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do bị tiêu chảy, nôn, biếng ăn; vì vậy nếu cho trẻ kiêng khem là vấn đề không hợp lý. Thực tế ngay trong thời kỳ cấp tính của bệnh tiêu chảy, ruột vẫn giữ được chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng như chất mỡ ruột có thể hấp thụ được 60% so với bình thường. Lưu ý ngay sau khi hồi phục được nước và điện giải, cần cho trẻ bú và không cần bắt trẻ phải nhịn ăn. Đối với những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò, sau khi đã bù nước và điện giải nên cho trẻ bú sữa pha loãng hơn lúc trẻ chưa bị mắc bệnh hoặc có thể cho bú sữa pha với ORS với liều lượng 1/3 sữa pha với 2/3 ORS. Sau đó dần dần cho trẻ bú hay ăn theo chế độ bình thường. Khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa, ăn trong một tuần để nhanh lấy lại sức. Tránh cho trẻ ăn nước cháo kéo dài hoặc kiêng khem không cho ăn các thức ăn có chất dinh dưỡng cao vì trong điều trị tiêu chảy cấp không thể để trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Điều trị tiêu chảy trong một số trường hợp đặc biệt
Đối với trẻ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng: Một số trẻ suy dinh dưỡng thường bị tiêu chảy nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt. Trước tiên phải cần bù nước và điện giải như trên nhưng giai đoạn duy trì kéo dài hơn, vì vậy phải dùng ORS lâu hơn. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù Kwashiokor dễ bị phù tăng lên và gây suy tim. Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ và cho ăn lại khẩu phần ăn bình thường càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ bị tiêu chảy và sốt cao, co giật: phải tìm ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể tại tai, phổi, tiết niệu... Nếu trẻ sốt cao thì điều trị như các trường hợp bị sốt cao bằng thuốc hạ nhiệt, dùng thuốc an thần để đề phòng co giật.
Nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi vì sữa mẹ sạch, không bị nhiễm khuẩn
Điều cần quan tâm
Hiện nay nhờ phương pháp và kỹ thuật hiện đại nên việc điều trị bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp ở trẻ em khá hiệu quả; do đó tỉ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Tuy vậy, công tác phòng bệnh cần phải được quan tâm. Việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách cho trẻ bú ngay sau khi sinh được vài giờ, tối thiểu từ 4 - 6 tháng đầu cần nuôi con bằng sữa mẹ; từ tháng thứ 6 cho ăn thức ăn bổ sung. Nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi vì sữa mẹ sạch, không bị nhiễm khuẩn, có nhiều yếu tố diệt khuẩn như tế bào bạch cầu, immunoglobin, lactoferin, lysozym. Vì vậy, sữa mẹ là thức ăn quý có yếu tố phòng bệnh tiêu chảy rất tốt. Nếu không đủ sữa mẹ, có thể cho trẻ ăn thêm sữa bò và nên dùng thìa thay thế cho bình sữa với núm vú cao su. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, ngoài sữa mẹ thì từ tháng thứ 6 nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất đạm nhất là đạm động vật; giàu năng tượng như mỡ, dầu; nhiều vitamin A, B
1
, B
6
, muối khoáng, rau quả...; từ 1 tuổi trở lên cho ăn thêm cháo, cơm, rau, cá, thịt...; thức ăn phải tươi, không bị nhiễm khuẩn, được nấu chín kỹ và nên ăn nóng. Ngoài ra, cần cho trẻ uống nước tinh khiết, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi trẻ sinh sống, giáo dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân, không uống nước lã, không ăn quả xanh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... để phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả. |
https://tamanhhospital.vn/num-vu-bi-thut/ | 16/08/2023 | Núm vú bị thụt: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán | Tụt núm vú (Inverted Nipples) có thể chỉ khiến hình dạng vú xấu đi hoặc khó khăn khi cho con bú. Tuy nhiên, đôi khi núm vú bị tụt cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú, áp xe, Paget,… Vậy núm vú bị thụt (tụt núm vú) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán tụt núm vú như thế nào?
Mục lụcNúm vú bị thụt (tụt núm vú) là tình trạng gì?Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt núm vú ở phụ nữTriệu chứng núm vú thụtCác mức độ núm vú bị thụtNúm vú bị thụt có sao không?Yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh thụt núm vúKhi nào cần gặp bác sĩ?Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng núm vú bị thụt?Cách điều trị núm vú thụtCác câu hỏi liên quan đến thụt núm vú1. Khi nào thì cần chỉnh sửa tụt núm vú?2. Sau khi điều trị, có ảnh hưởng đến việc cho con bú không?3. Bác sĩ chỉnh sửa tình trạng tụt núm vú bằng cách nào?4. Cuộc mổ có phức tạp và kéo dài không?5. Sau điều trị, tình trạng tụt núm vú có bị tái phát không?6. Sau mổ có để lại sẹo không?7. Sau điều trị, có bị giảm cảm giác ở núm vú không?8. Có cách nào không cần mổ mà vẫn sửa được tình trạng tụt núm vú không?9. Nếu bị tụt núm vú bẩm sinh thì có thể điều trị ở độ tuổi nào?10. Có thể sửa tụt núm vú cùng lúc với nâng ngực được không?11. Thời gian hồi phục sau sửa tụt núm vú là bao lâu?12. Sau khi sửa tụt núm vú, khi nào tôi có thể tập thể dục trở lại?13. Đầu ti bị thụt có vĩnh viễn không?14. Núm vú bị thụt có giảm độ nhạy cảm không?Núm vú bị thụt (tụt núm vú) là tình trạng gì?
Núm vú bị thụt là tình trạng núm vú bị tụt ra sau. Thật ra, có hai thuật ngữ để diễn tả tình trạng này, đó là núm vú co rút (retracted nipple) và núm vú lộn ngược (inverted nipple). Hai thuật ngữ này thường bị sử dụng lẫn lộn và đồng nhất với nhau nhưng thật ra cách dùng này không chính xác.
Núm vú co rút chỉ những trường hợp có một vùng ở trung tâm núm vú bị kéo vào trong tạo thành một rãnh nhỏ.
Núm vú lộn ngược dành cho những trường hợp toàn bộ núm vú bị kéo ngược ra sau, nhiều khi ra sau khỏi mặt phẳng của quầng vú. Cả hai tình trạng này đều có thể xuất hiện từ lúc mới sinh (bẩm sinh) hoặc mới mắc phải và có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên.
Núm vú bị co rút hai bên, diễn ra từ từ hoặc kéo dài nhiều năm thường lành tính và có thể là một dạng biến thể bình thường của núm vú. Nhưng nếu một phụ nữ mới bị thụt núm vú một bên gần đây cần đi khám sớm vì nhiều khả năng có tình trạng viêm nhiễm hoặc nguy hiểm hơn là bệnh ác tính tiềm ẩn bên dưới. Những chẩn đoán hay gặp khi tụt núm vú một bên là giãn ống tuyến vú, viêm vú quanh ống dẫn sữa, lao vú, hoặc ung thư vú.
Trung tâm núm vú bị co rút đồng dạng tạo thành một rãnh nhỏ thường lành tính nhưng nếu toàn bộ núm vú bị thụt gây di lệch quầng vú thì thường là hậu quả của bệnh ác tính.
Để đơn giản và phù hợp thực tế trong đời sống hàng ngày, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “tụt núm vú” tương đương với “núm vú lộn ngược” là tình trạng hay gặp và có ảnh hưởng đến chức năng cũng như thẩm mỹ nhiều hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt núm vú ở phụ nữ
Núm vú bị thụt do nhiều nguyên nhân. Tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng nghịch đảo này rất quan trọng vì một số thay đổi vô hại và số khác cần can thiệp y tế. [1]
Chấn thương ngực: Chấn thương vú do phẫu thuật hoặc chỉ đơn giản do cho con bú
Sẹo do ống dẫn sữa: xuất hiện do khi cho con bú làm thay đổi mô trong ống dẫn sữa khiến núm vú bị thụt vào trong.
Biến chứng sau khi thu nhỏ ngực: các ống dẫn sữa dưới núm vú bị viêm sau phẫu thuật gây núm vú bị tụt.
Nhiễm trùng và viêm: Các ống tuyến vú bị tắc, nhiễm trùng gây ra tình trạng đầu ti bị tụt. Bất kỳ ai có ngực đều có thể trải qua những thay đổi này, rủi ro còn tăng lên khi ở độ tuổi trước và sau mãn kinh.
Chứng xuất thần ống tuyến vú: một hoặc nhiều ống dẫn sữa bên dưới núm vú bị tắc, gây nhiễm trùng khiến núm vú tụt.
Vi khuẩn: chúng xâm nhập vào vú thông qua ống dẫn sữa hoặc vết nứt ở núm vú gây nhiễm trùng gây nên tình trạng kéo ngược vào trong.
Áp xe dưới quầng vú: mủ tích tụ bên dưới quầng vú làm nhiễm trùng đảo ngược quầng vú.
Ung thư vú:
Một khối u tấn công ống dẫn sữa sau núm vú.
Bệnh Paget: các tế bào ung thư tấn công một trong hai núm vú.
Các ống tuyến vú bị tắc, nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng núm vú bị tụt.
Triệu chứng núm vú thụt
Núm vú bị thụt vào trong hoặc đột ngột tụt vào trong, và có thể kèm các dấu hiệu:
Núm vú bị đỏ.
Một khối u phía sau núm vú.
Núm vú bị chảy máu.
Tiết dịch từ núm vú có màu trắng, xanh lá hoặc đen.
Núm vú lộn ngược.
Ngoài ra, bệnh cũng xuất hiện những dấu hiệu ung thư cảnh báo như:
Một khối u trong vú.
Đau ở vú
Sưng và tiết dịch núm vú
Những thay đổi trên da như lúm đồng tiền, ngứa, bong tróc hoặc có vảy.
Điều quan trọng nhất là núm vú chuyển từ nhô ra ngoài và tụt vào trong nhanh như thế nào.
Núm vú co rút.
Các mức độ núm vú bị thụt
Có nhiều cách phân độ thụt núm vú. Bảng phân độ dưới đây được sử dụng rộng rãi hơn do tính đơn giản và khả năng ứng dụng lâm sàng để điều trị.
Độ 1. Núm vú có thể được kéo ra bằng tay một cách dễ dàng và giữ được tình trạng nhô ra.
Độ 2 (thường gặp nhất). Núm vú có thể được kéo ra bằng tay nhưng khó khăn hơn và không giữ tình trạng nhô ra mà có khuynh hướng đầu ti bị tụt lại vào trong. Đây là tình trạng thường gặp nhất trong thực tế.
Độ 3 (ít gặp nhất). Núm vú rất khó hoặc không thể kéo ra bằng tay.
Bảng phân độ tụt núm vú.
Núm vú bị thụt có sao không?
Không, nhiều người bẩm sinh đã có núm vú bị thụt. Tuy nhiên, một số trường hợp các chị em thấy gần đây đầu ti thụt thì nên đến gặp bác sĩ khoa Ngoại Vú để được thăm khám và điều trị.
Bác sĩ Huỳnh Bá Tấn khoa Ngoại vú, BVĐK Tâm Anh TPHCM đang khám và tư vấn cho người bệnh.
Yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh thụt núm vú
Giãn ống tuyến vú: các ống dẫn sữa đến núm vú có thể mở rộng hoặc bị tắc. Đây là tình trạng giãn ống tuyến vú, thường ảnh hưởng đến phụ nữ từ 45 -55 tuổi. [2]
Nhiễm khuẩn (viêm vú): vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa và gây nhiễm trùng. Đây là tình trạng viêm vú quanh ống dẫn sữa, đặc biệt là phụ nữ mới sinh con hoặc đang cho con bú. Với những phụ nữ chưa sinh con, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập thông qua những vết nứt hoặc xỏ núm vú. Khi vú bị nhiễm khuẩn người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau, đỏ, cảm giác nóng ở vú, tiết dịch núm vú có thể kèm máu, một khối u phía sau núm vú,… Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ siêu âm hoặc dùng kim để lấy tế bào từ khu vực bị nhiễm bệnh.
Áp xe dưới quầng vú: nhiễm trùng xảy ra ở các tuyến dưới quầng vú và tạo thành một vùng chứa đầy mủ gọi là áp xe và có thể co rúm vú lại. Tình trạng này hiếm gặp, thường do hút thuốc, xỏ khuyên núm vú hoặc bệnh tiểu đường.
Ung thư vú: người bệnh nhận thấy núm vú bị thụt, một khối u, độ dày trong vú, lúm đồng tiền, thay đổi da khác trên vú,…
Bệnh Paget vú: đây là ung thư hiếm gặp xảy ra ở núm vú và quầng vú. Hầu hết, phụ nữ mắc bệnh này cũng bị ung thư trong ống dẫn sữa. Ngoài việc làm đầu ti bị thụt, bệnh còn gây đau, ngứa, bong tróc da và tiết dịch ở núm vú.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh nếu thấy bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng hoặc bất kỳ câu hỏi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau nên gặp bác sĩ để được khám và có phương án điều trị phù hợp nhất.
Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng núm vú bị thụt?
Nếu bạn mới bị thụt núm vú gần đây, ngoài việc khám lâm sàng đánh giá tình trạng tụt núm vú, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số cận lâm sàng để tìm nguyên nhân, ví dụ như siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú (nhũ ảnh) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Nếu trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đó cho thấy có tổn thương thực thể bên dưới, có thể bạn sẽ cần phải được sinh thiết (chọc hút bằng kim nhỏ, sinh thiết kim lõi, sinh thiết bằng hút chân không…).
Cách điều trị núm vú thụt
Điều trị tụt núm vú có hai mục tiêu chính: điều trị nguyên nhân và sửa tụt núm vú.
Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân là gì (viêm, khối u lành tính, khối u ác tính) mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị phù hợp.
Sửa tụt núm vú: Có nhiều kỹ thuật để sửa tình trạng núm vú bị thụt vào trong. Một số kỹ thuật có thể bảo tồn các ống dẫn sữa, nhưng những kỹ thuật khác triệt để hơn đòi hỏi phải hy sinh các ống này. Nhìn chung, những kỹ thuật bảo tồn ống dẫn sữa có tỷ lệ tái phát cao hơn những kỹ thuật cần phải cắt bỏ ống dẫn sữa.
Các câu hỏi liên quan đến thụt núm vú
1. Khi nào thì cần chỉnh sửa tụt núm vú?
Bạn có thể đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa ngoại vú bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng về hình dạng núm vú của mình, hoặc khi bạn chuẩn bị mang thai. Bạn nên tránh lúc mang thai và cho con bú vì bác sĩ sẽ không can thiệp trong thời gian này.
2. Sau khi điều trị, có ảnh hưởng đến việc cho con bú không?
Có. Tùy theo kỹ thuật chỉnh sửa có cắt bỏ ống dẫn sữa hay không, và mức độ cắt bỏ ít, hay nhiều, hay cắt bỏ hoàn toàn mà việc tiết sữa của bạn bị ảnh hưởng nhiều hay ít.
3. Bác sĩ chỉnh sửa tình trạng tụt núm vú bằng cách nào?
Có 3 cơ chế gây tụt núm vú vào trong:
Thứ nhất: thiếu mô ở núm vú.
Thứ hai: các ống dẫn sữa bị ngắn do bất thường trong quá trình hình thành núm vú ở giai đoạn phôi thai.
Thứ ba: bất cứ tình trạng nào gây tăng mô sợi quanh các ống dẫn sữa gây co rút ống dẫn sữa.
Bác sĩ sẽ tác động vào một hoặc hai hoặc cả 3 cơ chế trên, thí dụ như cắt ngang các ống dẫn sữa bị ngắn, loại bỏ mô sợi bao quanh các ống dẫn sữa, di chuyển mô gần đó đến bên dưới núm vú.
4. Cuộc mổ có phức tạp và kéo dài không?
Hầu như tất cả các kỹ thuật sửa núm vú bị thụt đều là tiểu phẫu và có thể thực hiện với gây tê tại chỗ hoặc có tiền mê phối hợp nên cuộc mổ sẽ nhẹ nhàng và không mất nhiều thời gian.
5. Sau điều trị, tình trạng tụt núm vú có bị tái phát không?
Tất cả các kỹ thuật mổ để sửa tụt núm vú đều có nguy cơ tái phát. Nhìn chung, những kỹ thuật bảo tồn ống dẫn sữa sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn các kỹ thuật cắt bỏ.
6. Sau mổ có để lại sẹo không?
Đa số kỹ thuật mổ được thực hiện qua đường mổ ở quầng vú – núm vú nên sẹo nhỏ và dễ che khuất, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
7. Sau điều trị, có bị giảm cảm giác ở núm vú không?
Thông thường đường rạch da sẽ nằm ở ranh giới của quầng vú – núm vú và không chiếm hết chu vi của quầng vú nên các dây thần kinh chi phối cảm giác và cơ ở núm vú vẫn được bảo tồn nên không bị ảnh hưởng nhiều đến cảm giác và phản ứng của núm vú khi bị kích thích.
8. Có cách nào không cần mổ mà vẫn sửa được tình trạng tụt núm vú không?
Nếu bạn bị thụt núm vú mức độ nhẹ, bác sĩ có thể áp dụng các thủ thuật đơn giản không cần mổ để kéo núm vú ra. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát cao.
9. Nếu bị tụt núm vú bẩm sinh thì có thể điều trị ở độ tuổi nào?
Bất cứ tình trạng nào của núm vú cũng có thể thay đổi khi tuyến vú phát triển. Tuyến vú ở phụ nữ tiếp tục phát triển cho đến 18 tuổi. Do đó bạn nên đi khám nếu sau 18 tuổi mà tình trạng thụt núm vú vẫn không cải thiện. Thông thường, bác sĩ sẽ quyết định can thiệp khi bạn từ 18 – 21 tuổi trở lên.
10. Có thể sửa tụt núm vú cùng lúc với nâng ngực được không?
Nếu bạn không hài lòng về kích cỡ hay hình dáng của bầu ngực bên cạnh tình trạng tụt núm vú, hãy chia sẻ với bác sĩ về mong muốn của bạn. Sửa tụt núm vú có thể thực hiện cùng lúc với các phương pháp tạo hình hay thẩm mỹ khác trên tuyến vú như đặt túi ngực, treo vú chảy xệ, thu nhỏ vú phì đại…. Thật là một công đôi ba chuyện!
11. Thời gian hồi phục sau sửa tụt núm vú là bao lâu?
Rất ngắn. Bởi vì đây chỉ là cuộc tiểu phẫu và vô cảm bằng gây tê tại chỗ. Bạn có thể trở lại công việc hàng ngày ngay từ ngày đầu sau mổ. Việc chăm sóc vết thương cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần giữ khô vết thương trong vài ngày.
12. Sau khi sửa tụt núm vú, khi nào tôi có thể tập thể dục trở lại?
Bạn chỉ cần tránh những hoạt động gây ra sự cọ sát núm vú trong 2 tuần đầu (ví dụ như chạy bộ) để cho sự lành vết thương diễn ra tốt nhất. Còn những hoạt động khác có thể thực hiện ngay ngày đầu sau mổ. Bạn có thể dùng chất bôi trơn (thí dụ như thuốc mỡ Tetracyline) để thoa lên núm vú nhằm hạn chế ma sát.
13. Đầu ti bị thụt có vĩnh viễn không?
Tùy vào mức độ núm vú bị thụt mà có thể gây vĩnh viễn hoặc không. Các trường hợp lõm nhẹ, các chị em có thể khắc phục được tình trạng. Còn các trường hợp nặng, da vú bị hoại tử, viêm nhiễm bên trong, người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp.
14. Núm vú bị thụt có giảm độ nhạy cảm không?
Về cơ bản, mọi dây thần kinh mẫn cảm đều tập trung ở khu vực đầu ti. Khi núm vú bị thụt sẽ gây giảm độ nhạy cảm. Theo nghiên cứu, tỷ lệ hormone oxytocin giảm xuống 67.7% khi núm vú tụt từ 0.2 – 0.32cm. Như vậy, núm vú càng tụt sâu thì độ nhạy cảm càng giảm. Khi tụt quá mức sẽ gây ngứa núm vú, sưng, đau và tê liệt vú.
Việc chỉnh sửa tụt núm vú tương đối đơn giản và nhanh chóng.
Việc chỉnh sửa núm vú thụt tương đối đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh để được đánh giá chính xác tình trạng và tư vấn đầy đủ trước khi can thiệp.
Núm vú bị thụt (tụt núm vú) bẩm sinh xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ. Đây là tình trạng lành tính nhưng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú và thẩm mỹ. Tụt núm vú một bên mới mắc phải cần phải được thăm khám sớm để tìm nguyên nhân. Thông qua bài viết mong rằng các chị em phụ nữ hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và nếu thấy dấu hiệu bất thường ở vú, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cap-cuu-tran-dich-mang-tim-vi | Cấp cứu tràn dịch màng tim | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp – Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Tràn dịch màng ngoài tim cấp là một bệnh lý ít gặp, tần suất bệnh chỉ chiếm khoảng 0.1% trên tổng số bệnh nhân nhập viện và chiếm khoảng 5% trên tổng số bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì cơn đau ngực. Tuy nhiên đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, vì vậy việc cấp cứu tràn dịch màng tim kịp thời sẽ giúp bệnh nhân có tiên lượng tốt hơn.
1. Cấu tạo của màng tim
Màng tim (màng ngoài tim) bao gồm ngoại tâm mạc và thượng tâm mạc, giữa 2 lớp này bình thường có chứa 10 - 50ml dịch. Dịch màng tim được hấp thu bởi hệ thống bạch huyết của lồng ngực.Màng tim giúp hạn chế sự giãn quá mức của các buồng tim. Bên cạnh đó, màng tim còn giúp giữ quả tim có vị trí ổn định trong lồng ngực, làm cho quả tim hoạt động trơn tru, hạn chế ma sát và là hàng rào ngăn cản vi khuẩn. Màng ngoài tim có vai trò quan trọng với quả tim 2. Tràn dịch màng ngoài tim là gì?
Bình thường, trái tim của chúng ta được bao quanh bởi một lớp bọc và tạo ra một khoang màng ngoài tim có chứa dịch. Khi tình trạng dịch ở màng ngoài tim tăng lên sẽ gây chèn ép tim cấp tính (tim như đang bơi đuối sức trong một bể nước), các buồng tim không thể giãn nở được, máu không về tim được và tim co bóp không hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng tụt huyết áp và có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
3. Nguyên nhân gây tràn dịch màng tim
Các nguyên nhân gây tràn dịch màng tim như sau:Phản ứng viêm màng tim: viêm nhiễm do vi khuẩn, virus;Tràn dịch màng ngoài tim xảy ra khi dòng chảy của chất dịch màng ngoài tim bị chặn lại, có máu tích tụ trong màng ngoài tim;Suy tim;Bệnh động mạch vành gây nhồi máu cơ tim có biến chứng;Suy giáp;Lupus ban đỏ;Viêm khớp dạng thấp; Suy giáp là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch màng tim Xơ cứng bì;Bệnh cơ tim;Ung thư di căn, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vú, u ác tính, bệnh bạch cầu không Hodgkin’s lymphoma, bệnh Hodgkin, ung thư màng ngoài tim hoặc tim;Việc xạ trị trong ung thư nếu tim nằm trong khu vực tác động của tia bức xạ;Việc hóa trị liệu ung thư cũng có thể dẫn đến tràn dịch màng tim.
4. Biểu hiện tràn dịch màng tim
4.1. Tràn dịch màng ngoài tim không có dấu ép tim
Tràn dịch màng tim thường không có triệu chứng hoặc đôi khi bệnh nhân chỉ bị đau âm ỉ, cảm giác đè ép nặng ngực, đau ngực vùng sau xương ức, đau tăng khi hít thở sâu, giảm nhẹ khi bệnh nhân nằm hoặc ngồi cúi người về phía trước. Tuy nhiên nếu dịch màng tim có số lượng ít thì triệu chứng thường khó thấy, nếu dịch có số lượng nhiều sẽ thấy các dấu hiệu như nghe tiếng tim mờ, dấu hiệu của Edward (gõ đục, tiếng thổi phế quản) và ran phổi do chèn ép thứ phát. Thăm khám cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán tràn dịch màng ngoài tim không có dấu ép tim:Điện tâm đồ (ĐTĐ): điện thế thấp lan tỏa, luân phiên điện học gặp trong trường hợp dịch màng tim nhiều.Chụp tim phổi: Bóng tim không thay đổi khi dịch dày 1 đến 2mm, tim to khi dịch màng tim nhiều hơn 250ml.Siêu âm tim: đây là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán tràn dịch màng ngoài timXét nghiệm khác: siêu âm qua thực quản, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.Xét nghiệm dịch màng tim: ở trường hợp dịch nhiều có chọc hút dẫn lưu thì cần tìm trực khuẩn lao, xét nghiệm sinh hóa, vi khuẩn và tế bào học. Siêu âm tim giúp chẩn đoán tình trạng tràn dịch màng ngoài tim 4.2. Tràn dịch màng ngoài tim có dấu hiệu ép tim
Cung lượng tim thấp: biểu hiện bồn chồn, lo lắng hoặc kích thích, lơ mơ hoặc có thể ngất xỉu, giảm thể tích nước tiểu, khó thở, chèn ép ngực, chán ăn gầy sút khi tràn dịch màng ngoài tim mạn tính.Tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm, nhịp tim nhanh, thở nhanh, thông thường nếu lượng dịch trong khoang màng ngoài tim nhiều gây ép tim thường không nghe thấy tiến tiếng cọ màng ngoài tim, chủ yếu nghe tiếng tim mờ, thậm chí không nghe thấy tiếng tim.Triệu chứng giống suy tim phải: gan to, tĩnh mạch cổ nổi, tràn dịch màng phổi.Tụt huyết áp, mạch đảo (huyết áp giảm thấp hơn 10mmHg khi hít vào sâu).Các dấu hiệu ép tim gồm:Có dịch ở khoang màng ngoài tim (khoảng trống khi siêu âm tim).Giãn tĩnh mạch chủ dưới hơn 50% khi bệnh nhân hít vào sâu, biểu hiện này có độ nhạy 97% nhưng độ đặc hiệu chỉ 40% khi chẩn đoán ép tim.Tâm thất trái giả phì đại.Tóm lại, triệu chứng lâm sàng điển hình là tam chứng BECK: tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt và tiếng tim mờ. Cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán tràn dịch màng ngoài tim có dấu hiệu ép tim:Siêu âm tim qua thành ngực: bắt buộc khi nghi ngờ có ép timThông tim phải: áp dụng ở nơi có thực hiện tim mạch can thiệp.
5. Cấp cứu tràn dịch màng tim như thế nào?
5.1. Tràn dịch màng ngoài tim không có dấu ép tim
Khi xác định tràn dịch màng ngoài tim không có dấu ép tim cần tiến hành điều trị bệnh nguyên và kiểm soát các biến động về huyết động do dịch màng tim gây ra.Chỉ định chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da trong các trường hợp ung thư, nhiễm vi khuẩn, nấm. Lưu ý, chọc dịch màng ngoài tim không nên thực hiện ở các trường hợp dịch màng tim ít. Bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim không có dấu ép tim được chỉ định chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim qua da 5.2. Tràn dịch màng ngoài tim có dấu hiệu ép tim
Người bệnh cần được nhập viện và được chọc dẫn lưu dịch trong màng ngoài tim qua da nhanh chóng để giải áp trong điều kiện cấp cứu, đây là phương pháp ít xâm lấn hơn so với các phương pháp khác và chỉ cần sự chuẩn bị tối thiểu. Chọc dẫn lưu là điều trị duy nhất cần thực hiện nhanh chóng.Tiến hành điều trị nội khoa bằng cách bồi hoàn nước điện giải, sử dụng thuốc để nâng huyết áp nếu bệnh nhân có tụt huyết áp như: Norepinephrine, Dobutamine... cần tránh các thuốc giãn mạch như Nitroglycerine, Nitroprusside...Nong màng ngoài tim bằng bóng qua da (tim mạch can thiệp): áp dụng khi bác sĩ cấp cứu có nhiều kinh nghiệm và ở bệnh nhân ung thư gây tràn dịch màng ngoài tim.Phẫu thuật dẫn lưu dịch màng ngoài tim (nếu cơ sở y tế có trung tâm mổ tim): áp dụng trong trường hợp tràn dịch màng tim phức tạp, sau mổ hay tái phát tràn dịch...
6. Chọc hút dẫn lưu màng ngoài tim
Chọc hút dẫn lưu màng ngoài tim là phương pháp điều trị tích cực, cần tiến hành nhanh chóng và đúng kỹ thuật, đảm bảo cứu sống bệnh nhân, giảm thiểu biến cố.
6.1. Chuẩn bị chọc hút
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cấp cứuĐặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhânMonitor theo dõi: điện tâm đồ, SpO2...Gây mê (ở bệnh nhân kích thích...)Atropin được tiêm cho bệnh nhânSiêu âm kiểm tra ngay trước khi chọc dịch màng ngoài tim.Đặt sonde dạ dày nếu dạ dày chướng hơiSát trùng vùng chọc bằng Povidine 10%Gây tê vùng chọc bằng Lidocain 1%. Trong trường hợp người bệnh bị kích động cần được gây mê 6.2. Tư thế chọc hút
Bệnh nhân nằm tư thế Fowler (45 độ so với phương ngang).
6.3. Biến chứng khi chọc hút màng ngoài tim
Tỷ lệ gặp khoảng 4-40%, bao gồm:Rối loạn nhịp timChọc vào động mạch vànhChọc vào động mạch vú trong tráiTràn máu màng phổiTràn khí màng phổiTràn khí màng timTổn thương ganHuyết khối tắc kimKhông hút được dịch dù đầu kim trong khoang màng ngoài timChọc vào buồng tim: máu đông.Tràn dịch màng tim tuy hiếm gặp nhưng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong. Vì thế khi có dấu hiệu tràn dịch màng tim bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-khi-dung-may-tho-oxy-tai-nha-vi | Lưu ý khi dùng máy thở oxy tại nhà | Với sự lan rộng của đại dịch COVID- 19, tình hình kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn với các chủng biến thể mới gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế và xã hội con người thì hiện nay có rất nhiều người dân tự trang bị máy tạo oxy để sử dụng tại nhà. Tuy nhiên theo Bộ Y tế việc tự ý mua các máy thở oxy là không cần thiết, gây lãng phí vì không thể tự sử dụng mà không có đủ chuyên môn. Vậy khi chúng ta sử dụng máy thở oxy tại nhà cần lưu ý điều gì?
1. Những thông số hô hấp cần biết về máy thở oxyChỉ số SpO2 là nồng độ oxy máu mao mạch được đo ở đầu ngón tay, ngón chân, vành tai,... Trong một số bệnh cảnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn thì cơ thể sẽ khởi động cơ chế trung tâm hóa tuần hoàn khiến máu tập trung nuôi các cơ quan quan trọng trong cơ thể và lúc này các vị trí đo SpO2 không còn được máu nuôi đầy đủ sẽ khiến chỉ số SpO2 hạ thấp (dưới 95%) kèm theo các dấu hiệu:Xanh tím môi và đầu chiCo kéo cơ hô hấp phụChóng mạchMạch nhanh trên 100 lần/phútKhó thở nhanh, nhịp thở trên 24 lần/phút2. Cách sử dụng máy thở oxy an toàn và hiệu quả2.1. Cách chuẩn bịCần dọn dẹp gọn gàng nơi để bình oxy để tránh bình bị va chạm trong quá trình sử dụng, đặt bình cách xa nguồn nhiệt, điện ít nhất 5 mét.Kiểm tra đầu đủ các thành phần trước khi sử dụng:Bình oxy xanhBộ thở oxy gồm bộ đồng hồ và cột chứa oxy, bình tạo ẩm, van điều chỉnh lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, bộ tạo ẩmDây cannula hoặc mặt nạ thở Sử dụng máy thở oxy tại nhà cần có sự thực hiện hoặc hướng dẫn chi tiết từ các nhân viên y tế 2.2. Các bước sử dụng máy thở oxyNối đồng hồ vào bình oxy, xoay ren, siết chặtĐổ nước vào bình tạo ẩm, duy trì mức nước ở vạch nửa bình, loại nước có thể là tinh khiết hoặc nước uống, nước không thấp hơn vạch trên bìnhGiữ bình tạo ẩm và lắp dây oxyXoay ngược chiều kim đồng hồ để mở van bình oxyKim đồng hồ đúng vị trí ở khu vực xanh là còn oxyĐiều chỉnh lượng oxy thở/ phútĐeo dây oxy cho người bệnh có thể bằng cannula hoặc mặt nạ, hít thở đều. Chú ý với cannula khởi đầu 2 lít/phút, tối đa 6 lít/phút còn mặt nạ khởi đầu 5 lít/phút, tối đã 10 lít/phútNếu duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở, không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh thì điều chỉnh sau mỗi 15 phút2.3. Những lưu ý và an toàn cháy nổĐóng tất cả các van và núm vặn khi không sử dụng, cố định bình chắc chắn, vận chuyển nhẹ nhàngChuẩn bị sẵn các thiết bị chữa cháy khi có tình huống khẩn cấpKhi lắp ráp bình oxy, chân tay, quần áo không được dính dầu mỡ, dung dịch chứa cồn như nước rửa tay khôKhông tự ý sửa khi thấy tiếng xì do van hởKhông nạp khí lạ, không tự chiết khíChú ý không làm hỏng ren dây gắn oxy dễ làm rò rỉ khí
3. Những sai lầm gặp phải khi sử dụng bình thở oxy tại nhàMột số sai lầm mà người dân thường gặp khi tự sử dụng máy thở oxy tại nhà, ví dụ như:Chỉ định trị liệu oxy quá rộng rãi, không cần thiết ngay cả khi oxy máu bình thườngSử dụng oxy liều cao không phù hợp: oxy không điều trị được khó thở mà chỉ giúp cải thiện tình trạng hạ oxy máu, do đó oxy phải đi kèm điều trị nguyên nhânViệc tăng oxy máu quá mức cũng nguy hiểm không kém gì hạ oxy máu, vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, giảm thông khí, phụ thuộc vào oxy và xẹp phổi do hấp thu.Trong mọi trường hợp không có ý kiến của bác sĩ không nên cho bệnh nhân thở oxy cao hơn 5 lít/phút. Đối với bệnh nhân khỏe mạnh thì duy trì oxy vừa đủ để SpO2 trên 94% là đạt, trong khi bệnh nhân suy tim SpO2 chỉ cần duy trì trong khoảng 90% với liều oxy 3-5 lít/phút.Trên đây là những lưu ý khi dùng máy thở oxy tại nhà, việc tự sử dụng máy thở oxy tại nhà có thể phát sinh rất nhiều rủi ro. Vì thế, không nên tự ý sử dụng tại nhà mà cần có sự thực hiện hoặc hướng dẫn chi tiết từ các nhân viên y tế. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xay-nhuyen-thuc-an-cho-tre-vi-sao-khong-nen-vi | Xay nhuyễn thức ăn cho trẻ: Vì sao không nên? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi- Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang Vì sợ con không đủ chất dinh dưỡng, bị còi cọc so với bạn bè đồng trang lứa, nhiều phụ huynh xay nhuyễn thức ăn cho bé rồi ép ăn cũng như để con ăn được nhiều, nhanh hơn. Vậy có nên xay nhuyễn thức ăn cho bé không và điều này gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe và sự phát triển của bé?
1. Tác hại của việc xay nhuyễn thức ăn cho bé
1.1. Xay thức ăn cho bé ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé sau nàyNhai là kỹ năng cần thiết mà bất cứ đứa trẻ nào cũng phải học trong thời gian phát triển. Trong giai đoạn chuyển giao của bé từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, thông thường bé mới chỉ quen với phản xạ nuốt, cử động nhai đối với bé là một điều thật khó khăn và có thể dẫn đến nôn trớ. Tuy nhiên, nếu mẹ xay nhuyễn thức ăn cho bé để ăn bé sẽ không có nhiều cơ hội để tập phản xạ nhai. Điều này gây cản trở trong chế độ ăn uống dễ dẫn đến biếng ăn, kén ăn, khiến bé không phát triển toàn diện so với bạn bè cùng trang lứa.Việc bé chỉ biết nuốt thức ăn mà không qua bước nhai sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ khó hấp thu được chất dinh dưỡng và phát triển không đạt chuẩn. Bố mẹ thường xuyên xay nhuyễn thức ăn cho bé sẽ dẫn đến nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, chỉ số BMI của bé không cân đối.Ngoài ra, phản xạ nhai còn là một phần trong quá trình học hỏi và phát triển tư duy của trẻ. Nếu không được học nhai ngay trong giai đoạn ăn dặm, bé sẽ không có được những cảm nhận về độ mềm, cứng, dai, giòn... của từng loại thức ăn. Điều này vô tình làm hạn chế khả năng nhận biết, những phản xạ cơ bản và ảnh hưởng đến trí thông minh của bé.1.2. Xay thức ăn cho bé khiến bé lười ănCảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng được tạo ra nhờ tác dụng của dịch vị tiết ra trong quá trình nhai và cảm nhận hương vị của thức ăn nguyên vẹn khi đưa vào miệng. Việc xay nhuyễn thức ăn cho bé khiến các công đoạn này bị giản lược chỉ còn lại đưa thức ăn vào miệng và nuốt. Như vậy, bé sẽ xem việc ăn đơn thuần như nghĩa vụ, hệ tiêu hóa không tiết đủ lượng dịch vị để kích thích cảm giác thèm ăn, đồng thời bé sẽ không cảm nhận được hương vị của thức ăn và sẽ nhanh chóng cảm thấy chán ăn. Xay nhuyễn thức ăn cho bé gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ 1.3. Nguy cơ viêm loét dạ dàyViệc trộn lẫn các hương vị thức ăn khác nhau một cách không hợp lý khi xay nhuyễn thức ăn cho bé sẽ dễ dẫn đến phản xạ nôn trớ. Đây chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng loét dạ dày, thực quản, thậm chí là trào ngược dạ dày, ho mãn tính và nhiều biến chứng nghiêm trọng.
2. Lời khuyên cho mẹ khi xay thức ăn cho bé
Với những nguy cơ kể trên của việc xay thức ăn cho bé, điều đầu tiên mà phụ huynh cần làm là hiểu đúng về ưu, nhược điểm của việc xay nhuyễn và không lạm dụng cách làm này để giúp trẻ ăn.Mẹ cần chủ động cho trẻ làm quen với thức ăn thô để trẻ quen dần. Sau khi bắt đầu với thức ăn xay nhuyễn trong 1 - 2 tháng đầu tiên, mẹ có thể mạnh dạn tăng dần độ đặc (hoặc thô) của thức ăn vào những tháng tiếp theo.Ban đầu, mẹ có thể nấu cháo đặc hơn, không dùng rây/lọc. Sau đó, thay vì nấu cháo bằng bột gạo, mẹ có thể dùng hạt gạo vỡ, không cần băm quá nhỏ rau và thịt như trước.Ngoài ra, để bé không bị hóc, trớ, mẹ nên tránh xúc đầy thìa, không nên nấu món ăn quá thô, quá cứng hoặc để lẫn phần thô và phần nhuyễn khiến bé không cảm nhận được độ cứng của thức ăn, dẫn đến nghẹn khi nuốt.Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý theo dõi sự thích nghi của bé để hỗ trợ tốt cho việc ăn uống, tránh lạm dụng việc xay thức ăn cho bé, đồng thời đề phòng trường hợp bé bị ốm hoặc viêm họng.Có thể thấy việc cho trẻ ăn đúng cách không chỉ giúp con phát triển toàn diện mà còn hạn chế được những vấn đề về bệnh lý, sức khỏe cho trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ nên chủ động thực hiện theo để trẻ có cách ăn phù hợp nhất theo từng độ tuổi.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối về chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tinh thần và vận động.Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất, gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dinh-duong-va-uong-cho-nguoi-co-hivaids-vi | Dinh dưỡng và ăn uống cho người có HIV/AIDS | Nếu bạn dương tính với HIV/AIDS, chế độ dinh dưỡng và HIV/AIDS là một vấn đề mà bạn cần đặc biệt chú ý. Đó là bởi vì cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi, cả do thuốc và bản thân bệnh tật. Ví dụ, bạn có thể bị sụt cân quá mức, nhiễm trùng hoặc chứng loạn dưỡng chất. Cải thiện chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe và cảm giác của bạn.
1. HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS (vi rút suy giảm miễn dịch ở người) là một loại vi rút tấn công các tế bào giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm cho một người dễ bị nhiễm trùng và các bệnh khác. Nó lây lan khi tiếp xúc với một số chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV, phổ biến nhất là khi quan hệ tình dục không được bảo vệ (quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc thuốc điều trị HIV để ngăn ngừa hoặc điều trị HIV), hoặc qua việc dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy.Nếu không được điều trị, HIV có thể dẫn đến bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Cơ thể con người có thể loại bỏ HIV và không có phương pháp chữa trị HIV hiệu quả nào. Vì vậy, một khi bạn nhiễm HIV, bạn sẽ có nó suốt đời.Tuy nhiên, bằng cách dùng thuốc điều trị HIV (được gọi là liệu pháp kháng vi rút hoặc ART), người nhiễm HIV có thể sống lâu và khỏe mạnh và ngăn ngừa lây truyền HIV cho bạn tình của họ. Ngoài ra, có các phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hoặc sử dụng ma túy, bao gồm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Quan trọng đi cùng với điều trị bằng thuốc, người bị HIV/AIDS phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh để cải thiện được tình trạng sức khỏe.Lần đầu tiên được xác định vào năm 1981, HIV là nguyên nhân của một trong những dịch bệnh dai dẳng và chết người nhất của nhân loại.
2. Tại sao Dinh dưỡng và HIV / AIDS có mối liên hệ với nhau?
Nếu bạn dương tính với HIV, chế độ dinh dưỡng tốt có thể có một số lợi ích. Nó có thể:Cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của bạn bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần.Giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh hơn để bạn có thể chống lại bệnh tật tốt hơn.Giúp quản lý các triệu chứng và biến chứng của HIV.Xử lý thuốc và giúp kiểm soát các tác dụng phụ của chúng.
3. Các nguyên tắc cơ bản của dinh dưỡng và HIV/AIDS Người bệnh HIV cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống nào? Các nguyên tắc cơ bản về ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn có HIV dương tính. Những nguyên tắc này bao gồm:Ăn một chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậuChọn nguồn protein nạc, ít chất béoHạn chế đồ ngọt, nước ngọt và thức ăn có thêm đườngBao gồm protein, carbohydrate và một chút chất béo tốt trong tất cả các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ.Dưới đây là thông tin cụ thể hơn để giúp bạn bắt đầu với một kế hoạch ăn uống lành mạnh hơn.
3.1. Calo
Calo là năng lượng trong thực phẩm cung cấp nhiên liệu cho cơ thể bạn. Để duy trì khối lượng cơ thể nạc, bạn có thể cần tăng lượng calo. Để có đủ calo:Tiêu thụ 17 calo mỗi pound trọng lượng cơ thể nếu bạn đang duy trì cân nặng.Tiêu thụ 20 calo mỗi pound nếu bạn bị nhiễm trùng cơ hội.Tiêu thụ 25 calo mỗi pound nếu bạn đang giảm cân.
3.2. Protein
Protein giúp xây dựng cơ bắp, các cơ quan và hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Để có đủ các loại protein phù hợp:Mục tiêu 100-150 gram mỗi ngày, nếu bạn là một người đàn ông dương tính với HIV.Đặt mục tiêu 80-100 gam mỗi ngày, nếu bạn là phụ nữ dương tính với HIV.Nếu bạn bị bệnh thận, không nạp quá 15% -20% lượng calo từ protein; quá nhiều có thể gây căng thẳng cho thận của bạn.Chọn thịt lợn hoặc thịt bò nhiều nạc, ức gà không da, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo.Để có thêm protein, hãy phết bơ hạt lên trái cây, rau hoặc bánh mì nướng; thêm pho mát vào nước sốt, súp, khoai tây, hoặc rau hấp; thêm cá ngừ đóng hộp vào món salad hoặc thịt hầm.
3.3. Carbohydrate
Carbohydrate cung cấp cho bạn năng lượng. Để có đủ các loại carbohydrate phù hợp:Ăn năm đến sáu phần (khoảng 3 cốc) trái cây và rau mỗi ngày.Chọn sản phẩm có nhiều màu sắc để nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất.Chọn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt và hạt quinoa. Nếu bạn không nhạy cảm với gluten, bột mì nguyên cám, yến mạch và lúa mạch có thể ổn. Nếu có, hãy ăn gạo lứt, quinoa và khoai tây làm nguồn tinh bột của bạn. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường hoặc bị kháng insulin, thì hầu hết carbohydrate của bạn nên đến từ rau củ.Hạn chế đường đơn, chẳng hạn như kẹo, bánh ngọt, bánh quy hoặc kem.
3.4. Chất béo
Chất béo cung cấp thêm năng lượng. Để có đủ loại chất béo phù hợp:Nhận 30% lượng calo hàng ngày của bạn từ chất béo.Nhận 10% hoặc nhiều hơn lượng calo hàng ngày của bạn từ chất béo không bão hòa đơn. Ví dụ: quả hạch, hạt, bơ, cá, dầu hạt cải và ô liuNhận ít hơn 10% lượng calo hàng ngày của bạn từ chất béo không bão hòa đa. Ví dụ: cá, quả óc chó, hạt lanh và ngô, hướng dương, đậu nành và dầu cây rumNhận ít hơn 7% lượng calo hàng ngày của bạn từ chất béo bão hòa. Ví dụ: thịt mỡ, thịt gia cầm bỏ da, bơ, thực phẩm từ sữa nguyên kem, dầu dừa và dầu cọ.
3.5. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất điều chỉnh các quá trình của cơ thể bạn. Những người nhiễm HIV cần bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp sửa chữa và chữa lành các tế bào bị tổn thương. Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn:Vitamin A và beta-carotene: rau và trái cây có màu xanh đậm, vàng, cam, hoặc đỏ; gan; toàn bộ trứng; SữaVitamin nhóm B: thịt, cá, gà, ngũ cốc, các loại hạt, đậu trắng, bơ, bông cải xanh và rau lá xanhVitamin C: trái cây họ cam quýtVitamin E: rau lá xanh, đậu phộng và dầu thực vậtSelen: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, thịt gia cầm, cá, trứng và bơ đậu phộngKẽm: thịt, gia cầm, cá, đậu, lạc, sữa và các sản phẩm từ sữa khácVì rất khó để có đủ tất cả các chất dinh dưỡng bạn cần từ thực phẩm, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể đề nghị một viên đa sinh tố / khoáng chất (không có thêm sắt). Kiểm tra nhãn để đảm bảo nó cung cấp 100% mức tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị (RDA). Thảo luận với bác sĩ của bạn về những gì bạn đang dùng - nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nếu bạn không ăn ít nhất ba phần thực phẩm có hàm lượng canxi cao (rau lá xanh hoặc sữa) mỗi ngày, bạn có thể cần thêm thực phẩm bổ sung canxi vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, điều này đang gây tranh cãi và nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về chủ đề này.
4. Dinh dưỡng và HIV/AIDS: Mẹo để đối phó với các vấn đề đặc biệt Cơ thể của bạn có thể có nhiều phản ứng khác nhau với HIV và bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ do thuốc. Dưới đây là mẹo để đối phó với một số vấn đề phổ biến nhất:
4.1. Khi bị buồn nôn và ói mửa
Hãy thử những món ăn nhạt nhẽo, ít chất béo, chẳng hạn như mì ống đơn giản, trái cây đóng hộp hoặc nước dùng bình thườngĂn các bữa nhỏ sau mỗi 1-2 giờ.Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay, hoặc thức ăn có mùi mạnh.Uống trà gừng hoặc bia gừng.Ăn nhiều thức ăn lạnh và ít thức ăn nóng.Nghỉ ngơi giữa các bữa ăn, nhưng không nằm thẳng.Hỏi bác sĩ về các loại thuốc trị buồn nôn.
4.2. Khi bị bệnh tiêu chảy
Uống nhiều chất lỏng hơn bình thường. Hãy thử nước trái cây pha loãng hoặc Gatorade.Hạn chế sữa và đồ uống có đường hoặc chứa caffein.Ăn chậm và thường xuyên hơn.Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ.Hãy thử ăn kiêng (chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng) trong một thời gian ngắn.Thay vì các sản phẩm tươi sống, hãy thử các loại rau nấu chín kỹ hoặc đóng hộp.Hãy thử bổ sung canxi cacbonat hoặc bổ sung chất xơ như bánh xốp.
4.3. Khi bị chán ăn
Thể dục để giúp kích thích sự thèm ăn của bạn.Không uống quá nhiều ngay trước bữa ăn.Ăn cùng gia đình hoặc bạn bè, làm cho bữa ăn hấp dẫn nhất có thể.Hãy thử các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn.Bao gồm nhiều loại kết cấu, hình dạng và màu sắc.Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kích thích sự thèm ăn.
4.4. Khi bị giảm cân quá nhiều
Bao gồm nhiều protein, carbohydrate và chất béo hơn trong chế độ ăn uống của bạn.Dùng kem hoặc một nửa rưỡi đối với ngũ cốc. Thêm kem vào món tráng miệng.Ăn trái cây khô hoặc các loại hạt để ăn nhẹ.Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kích thích sự thèm ăn và điều trị chứng buồn nôn.
4.5. Bị các vấn đề về miệng và nuốt
Ăn thức ăn mềm như sữa chua hoặc khoai tây nghiền.Tránh rau sống; nấu chúng thay thế.Chọn trái cây mềm hơn, chẳng hạn như chuối hoặc lê.Tránh xa các loại thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cam, chanh và cà chua.Hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm trùng cơ hội hoặc cần làm thêm xét nghiệm chẩn đoán.
5. Người bị HIV/AIDS nên ăn gì?
5.1. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng được gọi là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn. Mục tiêu có từ năm đến chín phần sản phẩm mỗi ngày. Một cách dễ dàng để đạt được mục tiêu đó là lấp đầy một nửa đĩa của bạn với trái cây và rau trong mỗi bữa ăn. Ăn nhiều sản phẩm khác nhau để có được nhiều vitamin và khoáng chất nhất.
5.2. Ăn protein nạc
Cơ thể bạn sử dụng nó để xây dựng cơ bắp và hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Chọn những thực phẩm lành mạnh như thịt bò nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu và các loại hạt.Bạn có thể cần ăn nhiều protein hơn nếu thiếu cân hoặc đang trong giai đoạn sau của HIV. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra số lượng phù hợp với bạn. Các loại protein nạc 5.3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt
Giống như khí đốt trong xe hơi, carbs cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Điều đó làm cho carbs nguyên hạt, như gạo lứt và bánh mì nguyên cám, trở thành nhiên liệu cao cấp.Chúng chứa nhiều vitamin B và chất xơ tăng cường năng lượng. Và khi bạn ăn nhiều chất xơ, điều đó có thể làm giảm nguy cơ tích tụ chất béo được gọi là rối loạn phân bố mỡ, một tác dụng phụ tiềm ẩn của HIV.
5.4. Hạn chế đường và muối của bạn
Cho dù do vi-rút hay thuốc điều trị bạn đang dùng, HIV làm tăng khả năng mắc bệnh tim của bạn. Quá nhiều đường và muối có thể gây hại cho mã của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng nạp ít hơn 10% lượng calo mỗi ngày từ thức ăn và đồ uống có thêm đường. Bạn cũng không nên có quá 2.300 miligam natri mỗi ngày.
5.5. Ăn chất béo lành mạnh ở mức vừa phải
Chất béo cung cấp năng lượng nhưng cũng chứa nhiều calo. Nếu bạn không cố gắng tăng cân, hãy hạn chế lượng ăn vào. Các lựa chọn tốt cho tim bao gồm các loại hạt, dầu thực vật và quả bơ.
5.6. Uống nhiều nước
Hầu hết mọi người không uống đủ nước. Đảm bảo uống ít nhất 8 đến 10 cốc nước hoặc các thức uống lành mạnh khác mỗi ngày. Chất lỏng giúp mang các chất dinh dưỡng và thải các loại thuốc đã sử dụng ra khỏi cơ thể bạn. Chúng cũng có thể nâng cao mức năng lượng của bạn và giúp bạn không bị mất nước. Bạn sẽ cần uống nhiều hơn nếu bị tiêu chảy hoặc buồn nôn. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/can-an-bao-nhieu-chat-bot-duong-de-giam-can-20180209222134013.htm | 20180209 | Cần ăn bao nhiêu chất bột đường để giảm cân? | Carbohydrat (carbs), hay chất bột đường, là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cũng như nhiên liệu cho các cơ quan quan trọng, như thận, hệ thống thần kinh trung ương và não. Các carbs lành mạnh, chẳng hạn như carbs dạng phức, là cần thiết cho cơ thể hoạt động tối ưu.
Carbohydrat được tiêu hóa thành một dạng năng lượng đơn giản gọi là glucose. Cơ thể sử dụng insulin để đưa glucose vào trong tế bào. Khi ăn quá nhiều carbohydrat, lượng đường trong máu tăng lên, insulin tăng lên, và kết quả là tăng cân.
Trong bài này, chúng ta hãy xem cân ăn bao nhiêu carbs để giảm cân, và liệu chế độ ăn low-carb có lành mạnh không? Và xem những nguồn carbohydrat nào là tốt nhất và xấu nhất.
Chế độ ăn low-carb là gì?
Chế độ ăn low-carb hạn chế số calo bằng cách hạn chế nguồn thực phẩm carbohydrat. Điều này bao gồm cả carbonhydrat tốt và xấu. Chế độ ăn low-carb có xu hướng cao hơn về protein và chất béo để bù lại.
Carbohydrat là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nếu nguồn cung cấp bị giảm, cơ thể sẽ đốt cháy các kho dự trữ protein và chất béo để làm nhiên liệu.
Các chế độ ăn low-carb, như chế độ ăn kiêng Atkins và chế độ ăn kiêng Dukan, dẫn đến giảm cân nhanh. Tuy nhiên, những chế độ ăn này là cực đoan và có một số tác dụng phụ không mong muốn.
Đối với hầu hết mọi người, có lẽ tiếp cận một cách từ tốn hơn khi giảm lượng carbohydrat để giúp giảm cân.
Nên ăn bao nhiêu carbs và calo để giảm cân?
Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn low-carb thúc đẩy giảm cân nhanh, thường là ngắn hạn.
Nghiên cứu gần đây ủng hộ ý tưởng rằng dinh dưỡng chất lượng cao không chỉ bao gồm kiểm soát lượng calo từ carbs. Thay vào đó, người ăn cần chú ý đến lượng calo được tiêu hóa từ tất cả các nguồn thực phẩm, bao gồm carbohydrat, protein và chất béo, và tìm thấy sự cân bằng lành mạnh.
Một nghiên cứu gần đây đã quan sát những người ăn kiêng để so sánh mức giảm cân khác nhau do chế độ ăn ít béo (LFD) và chế độ ăn ít carbonhydrat (LCD) thấp. Các nhà nghiên cứu thấy rằng sau 6 tháng thực hiện chế độ ăn kiêng giảm calo, sự thay đổi cân nặng là tương tự cho cả nhóm LFD và LCD.
Hướng dẫn ăn kiêng cho người Mỹ khuyến nghị tổng số calo hàng ngày của người lớn từ những nguồn sau đây:
• 45-65% carbohydrat
• 10-30% protein
• 20-35% chất béo
Một số chuyên gia dinh dưỡng đề nghị tỷ lệ 40% carbohydrat, 30% protein, và 30% chất béo như một mục tiêu tốt cho việc giảm cân khỏe mạnh.
Một chế độ ăn kiêng 1.500 calo với 40% carbohydrat tương đương với 600 calo từ carbs mỗi ngày. Sử dụng tỷ lệ 4 calo/g từ carbonhydrat, một người theo chế độ ăn này sẽ cần ăn 150g carbohydrat mỗi ngày.
Chế độ ăn 1500 calo này cũng bao gồm 450 calo hoặc 112g protein, và 450 calo hoặc 50g chất béo mỗi ngày.
Carbohydrat 600 calo 150 g
Protein 450 calo 112 g
Chất béo 450 calo 50 g
Cũng cần lưu ý rằng mọi người có nhu cầu hơi khác nhau khi nói đến các chất dinh dưỡng như carbohydrat.
Nhu cầu cụ thể của mỗi người sẽ khác nhau tùy theo chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động. Một chế độ ăn có tác dụng với người này có thể không nhất thiết phải có tác dụng với người khác.
Do đó, điều quan trọng là cần thảo luận về chế độ ăn kiêng giảm cân hoặc hạn chế calo với bác sĩ trước khi bắt đầu.
Carb tốt so với carb xấu
Carbohydrat có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ khi được duy trì với lượng phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải tất cả các carbs đều giống nhau.
Carbohydrat thường được phân thành "carbs tốt" hoặc "carbs xấu." Khi cố gắng thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, và đặc biệt là khi cố gắng giảm cân, lượng carbohydrat nên tập trung vào carbs tốt hơn carbs xấu.
Carbohydrat tốt
Carbs tốt là những carbohydrat phức, nghĩa là chúng có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng và mất nhiều thời gian để tiêu hóa, do đó sẽ không khiến cho lượng đường trong máu tăng vọt hoặc tăng quá cao.
Những ví dụ về carbs tốt bao gồm:
• trái cây nguyên quả với cả vỏ
• ngũ cốc nguyên cám
• rau có nhiều chất xơ như khoai lang
• các loại đậu đỗ có nhiều chất xơ
Carbohydrat xấu
Các carbs xấu là những loại carbohydrat đơn có thể dễ dàng tiêu hóa và nhanh chóng khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Những ví dụ về carbs xấu bao gồm:
• đường trắng, bánh mì, mì ống và bột mì
• đồ uống có đường và nước trái cây
• bánh, kẹo và bánh quy
• các loại thực phẩm chế biến khác
Ăn carbohydrat ở dạng tự nhiên nhiều chất xơ là lành mạnh. Thực phẩm chế biến có nhiều đường trắng và carbohydrat tinh chế có thể dẫn đến tăng cân.
Khi tính calo từ carbohydrat, có thể đạt được kiểm soát cân nặng lý tưởng bằng cách quan sát tỷ lệ lành mạnh của carbohydrat phức, protein, và chất béo lành mạnh.
Theo Hội Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, cách tốt nhất để giảm cân là kết hợp ăn kiêng, tập thể dục và thay đổi hành vi hoặc lối sống. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp lời khuyên cho bất cứ ai muốn thay đổi để giảm cân.
Bất cứ ai đang nghĩ đến việc giảm carbonhydrat và ăn nhiều chất đạm và chất béo nên theo dõi lượng chất béo bão hòa. Quá nhiều chất này có thể làm tăng mức cholesterol, cũng như nguy cơ bệnh tim.
Cẩm Tú
Theo MNT |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-gay-van-co-nguy-co-mac-gan-nhiem-mo-20231220133950157.htm | 20231220 | Người gầy vẫn có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ | Khoảng 30 triệu người Việt mắc gan nhiễm mỡ
Gan là một cơ quan nội tạng lớn, chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể ở người lớn và khoảng 5% trọng lượng cơ thể ở trẻ em. Gan có chức năng tổng hợp các chất có trong khẩu phần ăn (đường, protein, chất béo…) và đào thải độc tố.
Cơ quan này còn có chức năng miễn dịch góp phần sản xuất, chuyển hóa và ổn định cholesterol; chức năng dự trữ; giải độc, hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Khi phospholipid trong màng tế bào gan ổn định, gan có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Trên thực tế, chất béo luôn hiện diện trong gan nhưng chỉ chiếm chưa đến 5% trọng lượng của gan. Khi lượng chất béo đưa vào và dự trữ trong cơ thể lớn hơn 5% sẽ xảy ra hiện tượng gan nhiễm mỡ.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy hiện nay ở nước ta có 20-30 triệu người (tương đương 20-30% dân số) mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Trong đó, 30-35% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có nguy cơ tiến triển thành xơ gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng đầu tiên thường là đau bụng hoặc khó chịu nhẹ. Lượng mỡ tích tụ nhiều sẽ dẫn tới viêm gan. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, đau bụng dữ dội hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da.
Bệnh gan nhiễm mỡ càng kéo dài, việc điều trị càng khó khăn. Nguy hiểm hơn, gan nhiễm mỡ có thể gây ra các biến chứng như ảnh hưởng đến hệ tim mạch và các rối loạn cơ quan khác, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Vì sao người gầy vẫn mắc gan nhiễm mỡ?
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019 cho biết tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ trong số người béo phì là khoảng 50-70%. Khi quá trình vận chuyển chất béo trong gan bị mất cân bằng, những chất béo này sẽ tích tụ trong tế bào gan và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, người gầy vẫn mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không khoa học, kiêng khem, giảm cân ngắn hạn, khiến cơ thể thiếu đi một số dưỡng chất cần thiết cho quá trình thanh lọc, đào thải mỡ thừa.
Bên cạnh đó, cơ thể không đủ dưỡng chất dẫn đến lượng đường trong máu thấp, làm tăng phân giải mỡ thành năng lượng. Điều này làm tăng lượng axit béo đi vào máu dẫn đến tình trạng tích trữ mỡ trong gan. Nếu lười vận động, mỡ sẽ tích tụ trong gan và không được chuyển hóa, lâu ngày có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ.
Uống nhiều rượu cũng là lý do khiến người gầy có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn. Rượu và chất độc trong bia sẽ làm tăng sự phá hủy lipid và axit béo tự do trong gan bằng mô mỡ, tăng tích tụ triglycerid và gây ra tế bào gan nhiễm mỡ, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của các enzyme phân hủy lipoprotein trong máu, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, gây gan nhiễm mỡ.
Anh Đinh Văn Năm, 43 tuổi, Hà Nội chia sẻ: "Cơ thể tôi thuộc dạng khá gầy, ăn nhiều nhưng hấp thụ ít. Do vậy tôi khá chủ quan trong việc ăn uống và sử dụng bia rượu. Có một khoảng thời gian dài tôi hay bị đau vùng bụng phải mà không biết rõ nguyên nhân. Tôi đi khám thì bất ngờ phát hiện gan đã nhiễm mỡ cấp độ 2".
Người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ do di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư, HIV, rối loạn nhịp tim, trầm cảm... hoặc thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường độc hại như hóa dầu, ngộ độc phốt pho. Những tác động này có thể làm tổn thương và phá hủy tế bào gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Phát hiện bệnh sớm ngăn nguy cơ biến chứng
Bệnh gan nhiễm mỡ không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Càng nhiều chất béo xâm lấn tế bào gan thì chức năng gan sẽ bị suy giảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh viêm gan.
Quá trình tổn thương gan cũng làm xuất hiện các xơ sẹo, gây ra xơ gan. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 15% - 25% người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) sẽ tiến triển đến xơ gan và khoảng 7% bệnh nhân xơ gan sẽ tiến triển tới ung thư gan.
Do đó, phòng ngừa sớm gan nhiễm mỡ là việc làm cần thiết để ngăn chặn các bệnh lý gan mật.
Theo PGS.TS.TTND. Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia hàng đầu về gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, mỗi người cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế mỡ động vật; tập luyện thể dục thường xuyên; không uống rượu bia; tiêm phòng viêm gan và thăm khám sức khỏe khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.
Với người gầy, việc ăn uống cũng cần đảm bảo khoa học, hạn chế các món dầu mỡ, nhiều chất béo, không lạm dụng bia rượu, bổ sung đủ dưỡng chất… để đảm bảo sức khỏe lá gan và giảm thiểu nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi có dấu hiệu bất thường cảnh báo gan không khỏe, mọi người nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng hoặc biến chứng.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia gan mật hàng đầu cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc chẩn đoán hiện đại, giúp phát hiện sớm các bệnh lý về gan.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://benhvienthucuc.vn/dieu-tri-viem-gan-b-xo-gan/?utm_source=direct&utm_medium=banner&utm_campaign=home_ganmat_t10.2023. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-cham-soc-sau-phau-thuat-kasai-o-tre-bi-teo-duong-mat-bam-sinh-vi | Quản lý, chăm sóc sau phẫu thuật Kasai ở trẻ bị teo đường mật bẩm sinh | Bài viết được viết bởi BS Bùi Thị Hằng, Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Teo đường mật bẩm sinh ở trẻ là căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay. Sau phẫu thuật, bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng, tránh bị nhiễm trùng đường mật và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Trẻ sau phẫu thuật Kasai cần được chăm sóc y tế bao gồm các vấn đề dưới đây:Thuốc lợi mật;Cung cấp chất dinh dưỡng;Cung cấp vitamin tan trong dầu;Dự phòng nhiễm trùng đường mật;Xử trí tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hậu quả của nó.
1. Thuốc lợi mật
Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân sử dụng thuốc lợi mật ursodeoxycholic acid (UDCA) sau phẫu thuật Kasai.Liều thuốc lợi mật UDCA từ 15 mg đến 30 mg/kg/ngày và không nên uống quá 30 mg/kg/ngày để tránh độc tính tiềm ẩn. Nên dừng liệu pháp UDCA khi mức bilirubin toàn phần vượt quá 15 mg/dl (257 micromol/l). Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của thuốc lợi mật trong điều trị bệnh lý teo đường mật bẩm sinh là giảm các đợt nhiễm trùng đường mật, tăng lưu lượng mật tuy nhiên thiếu bằng chứng xác thực từ các thử nghiệm ngẫu nhiên. Thuốc lợi mật ursodeoxycholic acid (UDCA) có thể để lại một số tác dụng phụ 2. Glucocorticoid
Các thuốc thuộc nhóm này chưa chứng minh được vai trò trong điều trị teo đường mật sau phẫu thuật Kasai, mặt khác thuốc lại có nhiều tác dụng phụ . Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bác sĩ có thể vẫn lựa chọn sử dụng glucorticoid để điều trị cho một số các ca bệnh. Các thuốc thuộc nhóm Glucocorticoid đang được nghiên cứu thêm về hiệu quả điều trị teo đường mật sau phẫu thuật Kasai 3. Dinh dưỡng
Đây là vấn đề thường gặp của ở trẻ teo đường mật bẩm sinh và khó khắc phục. Dinh dưỡng kém là một trong những vấn đề lâm sàng quan trọng và là một trong những chỉ định ghép gan phổ biến nhất.Nhu cầu Calo: Một số yếu tố góp phần gây suy dinh dưỡng ở trẻ bị teo mật bẩm sinh bao gồm: kém hấp thu do ứ mật, tình trạng viêm gan mạn tính, và không có túi mật. Bởi vì kém hấp thu và thay đổi chuyển hóa, tổng nhu cầu năng lượng ở trẻ nhũ nhi bị teo mật bẩm sinh xấp xỉ 130 đến 150 phần trăm so với tổng nhu cầu năng lượng của trẻ nhũ nhi khỏe mạnh. Để bù đắp lại sự mất hoặc dị hóa, thì nhu cầu đạm (protein) hàng ngày của trẻ nhũ nhi là từ 3-4 g/kg/ngày và 2 đến 3 g/kg/ngày ở trẻ em.Để đạt được nhu cầu dinh dưỡng này, một số biện pháp được thực hiện như sau:Ở trẻ nhũ nhi: có thể cho trẻ dùng sữa công thức cô đặc hoặc sữa mẹ được vắt ra nhằm tăng cường năng lượng cho trẻSau phẫu thuật Kasai có thể cho trẻ sử dụng loại sữa năng lượng cao 24 Kcal/Oz. Nếu trẻ vẫn bị chậm phát triển có thể sử dụng loại sữa năng lượng cao hơn 27 Kcal/Oz. Khi trẻ lớn hơn thì có thể bổ sung năng lượng vào thức ăn đặc. Tăng cường cho trẻ uống sữa mẹ để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng 4. Cung cấp các vitamin tan trong dầu
Tất cả trẻ em bị vàng da do teo mật bẩm sinh phải được cung cấp các vitamin tan trong dầu theo bảng dưới đây.Sau khi tình trạng vàng da được giải quyết và các vitamin được cung cấp đầy đủ thì trẻ có thể chuyển sang sử dụng loại vitamin tổng hợp liều tiêu chuẩn.Tuy nhiên, nên tiếp tục theo dõi thường xuyên nồng độ vitamin để điều chỉnh liều lượng vitamin cung cấp tránh thiếu hoặc thừa.
5. Các biến chứng
Trẻ sau phẫu thuật dẫn lưu mật thành công phải theo dõi các biến chứng là nhiễm trùng đường mật và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Ngoài ra, còn cần phải theo dõi tình trạng thiếu vitamin tan trong dầu đã nói ở trên.Nhiễm trùng đường mậtĐây là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị teo đường mật đã phẫu thuật Kasai thành công. Tỷ lệ viêm đường mật ở những bệnh nhân này là từ 40 đến 90%, với phần lớn bệnh nhân trải qua ít nhất một đợt trước hai tuổi. Các bác sĩ lâm sàng cần nghi ngờ trẻ bị viêm đường mật khi trẻ có biểu hiện sốt mà không rõ nguồn nhiễm trùng, đặc biệt nếu sốt đi kèm với phân giảm tiết mật, trẻ biểu hiện khó chịu và các bất thường xét nghiệm.Vì viêm đường mật có thể đe dọa đến tính mạng và có thể ảnh hưởng đến tiên lượng ngắn hạn và dài hạn, các bác sĩ lâm sàng kê đơn kháng sinh dự phòng ít nhất một năm sau phẫu thuật Kasai. Các thử nghiệm nhỏ không được kiểm chứng cho thấy lợi ích của điều trị dự phòng bằng kháng sinh lớn hơn nguy cơ kháng kháng sinhKháng sinh dự phòngTrimethoprim-sulfamethoxazole (4 mg / kg / ngày trimethoprim và 20 mg / kg / ngày sulfamethoxazole) hoặc neomycin (25 mg / kg / ngày chia bốn lần mỗi ngày) có hiệu quả như nhau trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm đường mật. Nhiễm trùng đường mật có thể xảy ra sau phẫu thuật dẫn lưu mật Tăng áp lực tĩnh mạch cửaĐặc điểm viêm gan mật mạn tính của teo mật bẩm sinh dẫn đến xơ gan mật tiến triển. Xơ gan mật gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, có thể dẫn đến chảy máu tĩnh mạch và cổ trướng. Việc phát triển lách to hoặc giảm số lượng tiểu cầu sau phẫu thuật Kasai gợi ý khả năng tiến triển tăng áp lực tĩnh mạch cửa.Nếu tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến chảy máu tĩnh mạch, biến chứng này thường được kiểm soát bằng liệu pháp tiêm xơ hóa hoặc thắt mạch bằng băng chun.Nếu cổ trướng phát triển và nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, nó thường được điều trị bằng phương pháp nội soi sau đó dùng thuốc lợi tiểu mãn tính, thuốc chẹn beta, hạn chế muối và / hoặc nước, hoặc kết hợp các biện pháp can thiệp trên.Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, bạn nên phẫu thuật tại những cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế rộng rãi, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm. Nguồn tham khảo: uptodate.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-viem-nha-chu-muon-nguy-co-mat-rang-169144987.htm | 10-03-2020 | Phát hiện viêm nha chu muộn, nguy cơ mất răng | Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng là nguyên nhân chính của bệnh. Nếu không đánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám răng sẽ tích tụ và dần dần khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng không tốt. Giảm sức đề kháng cơ thể, phụ nữ có thai, hút thuốc lá. Các bệnh toàn thân như tiểu đường, HIV/AIDS, nhiễm trùng nhiễm độc…
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng thường gặp hiện nay.
Dễ nhầm với viêm nướu
Viêm nướu và viêm nha chu là hai bệnh khác nhau, mặc dù có nguyên nhân và triệu chứng khá giống nhau nhưng mức độ ảnh hưởng và việc điều trị của từng loại bệnh lại không giống nhau. Trước hết, viêm nướu và viêm nha chu thông thường đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân bị mảng bám, vôi răng do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Sau khi ăn xong những thức ăn còn sót lại kết hợp với nước bọt trong miệng dễ dàng hình thành nên những mảng bám hình thành trên viền nướu, quanh các chân răng, các kẽ răng, rãnh răng. Nếu bệnh nhân không chú ý làm sạch răng miệng kịp thời thì những mảng bám này sẽ nhanh chóng trở thành cao răng, lúc này chúng sẽ cứng và bám chắc hơn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng hình thành và sinh sôi nảy nở, tấn công phá hủy nướu và răng.
Biểu hiện của viêm nướu là viêm nhiễm phần nướu xung quanh răng, làm nướu bị kích ứng, ửng đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu. Trong khi đó, viêm nha chu lại có những biểu hiện phức tạp và nghiêm trọng hơn. Là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu. Vì vậy, viêm nha chu thường có những biểu hiện nguy hiểm như: bao gồm các dấu hiệu của viêm nướu, tiêu xương ổ răng, xuất hiện túi nha chu dễ bị chảy mủ, răng lung lay và suy yếu, chân răng dài ra, miệng có mùi hôi… Trong đó, dấu hiệu tiêu xương ổ răng là bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng, nguy cơ mất răng cao.
Cách phát hiện
Khi bị viêm nha chu các biểu hiện thường thấy là tình trạng chảy máu khi chải răng. Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, khi soi gương nhìn thấy mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng. Hơi thở hôi, ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra. Nếu tình trạng không được điều trị răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai.
Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu. Điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.
Phương pháp điều trị bệnh nha chu
Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Tùy từng tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được); Cố định răng (nếu răng lung lay); Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết); Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng; Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm; Điều trị phẫu thuật... Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng.
Phòng bệnh
Điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe lợi. 6 tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch cao răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.
Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám cũng như chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp bệnh nhân bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguy-hiem-mua-he-mat-nuoc-o-tre-vi | Nguy hiểm mùa hè: Mất nước ở trẻ | Mất nước ở trẻ xảy ra khi cơ thể cạn kiệt đáng kể lượng nước và chất điện giải ở các mức độ khác nhau. Các triệu chứng và dấu hiệu khi trẻ bị mất nước bao gồm khát nước, hôn mê, khô niêm mạc, giảm lượng nước tiểu, và khi trẻ bị mất nước nặng, các triệu chứng báo động sẽ xuất hiện như nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và sốc. Chẩn đoán mất nước ở trẻ dựa trên tiền sử và khám lâm sàng. Điều trị bằng cách uống hoặc truyền dịch để bù lượng chất lỏng và chất điện giải bị mất đi.
1. Nguyên nhân gây mất nước ở trẻ
Mất nước vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Mất nước là một triệu chứng hoặc dấu hiệu của một số các bệnh lý khác, thường gặp nhất là tiêu chảy.Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị ảnh hưởng khi bị mất nước vì nhu cầu chất lỏng cơ bản của chúng lớn hơn (do tỷ lệ trao đổi chất cao hơn), thất thoát do bay hơi cao hơn (do tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cao hơn) và không có khả năng tự giải khát hoặc tìm kiếm chất lỏng.Có nhiều nguyên nhân gây mất nước ở trẻ, do hai cơ chế chính: tăng mất chất lỏng ra ngoài cơ thể và giảm lượng chất lỏng được cung cấp, hoặc cả hai.Ở trẻ em, mất nước thường xảy ra phổ biến qua đường tiêu hóa - do nôn mửa, tiêu chảy hoặc cả hai, thường gặp trong bối cảnh viêm dạ dày ruột. Các nguồn khác gây mất nước là thận (ví dụ, nhiễm toan ceton do tiểu đường), da do ra mồ hôi nhiều, bỏng và mất nước vào không gian thứ 3 ví dụ, vào lòng ruột trong tắc ruột.Lượng chất lỏng được cung cấp cho trẻ bị giảm xuống thường gặp trong các bệnh nhẹ như viêm họng hoặc trong bất kỳ bệnh lý nặng nề nào. Giảm lượng chất lỏng hấp thụ có thể gặp phải khi trẻ bị nôn hoặc khi sốt, thở nhanh, hoặc cả hai.
2. Sinh lý bệnh của tình trạng mất nước ở trẻ
Nước bị mất sẽ chứa các chất điện giải với các nồng độ khác nhau, do đó, mất nước luôn đi kèm với mất chất điện giải ở một mức độ nào đó. Lượng và loại chất điện giải bị mất chính xác khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân (ví dụ, một lượng đáng kể bicarbonate có thể bị mất khi tiêu chảy nhưng không kèm theo nôn mửa).Tuy nhiên, nồng độ natri trong nước bị mất thấp hơn so với trong huyết tương. Do đó, trong trường hợp không có sự bù dịch kịp thời, natri huyết thanh sẽ tăng lên hay còn gọi là tăng natri máu. Natri và một số vi chất khác có vai trò quan trọng trong cơ thể con người Tăng natri máu làm cho nước chuyển từ không gian nội bào và khoảng kẽ vào lòng mạch, giúp duy trì thể tích mạch máu một cách tạm thời. Khi bù dịch nhược trương như nước lã, natri huyết thanh có thể bình thường hóa nhưng cũng có thể giảm hay còn gọi là hạ natri máu.Hạ natri máu dẫn đến việc một số chất lỏng dịch chuyển ra khỏi không gian nội mạch vào khoảng kẽ làm giảm thể tích lưu thông trong lòng mạch máu.
3. Các triệu chứng và dấu hiệu ở trẻ bị mất nước
Các triệu chứng và dấu hiệu mất nước ở trẻ thay đổi tùy theo mức độ nặng và theo nồng độ natri huyết thanh. Do dịch chuyển từ khoảng kẽ vào khoang mạch máu, trẻ bị tăng natri máu xuất hiện nhiều triệu chứng hơn như niêm mạc rất khô, da nhão, với mức độ mất nước nhất định so với trẻ bị hạ natri máu. Tuy nhiên, trẻ bị tăng natri máu có huyết động tốt hơn bao gồm nhịp tim nhanh hơn và lượng nước tiểu nhiều hơn so với trẻ bị hạ natri máu. Trẻ bị mất nước khi hạ natri máu có thể chỉ biểu hiện mất nước nhẹ nhưng dễ bị hạ huyết áp và trụy tim mạch hơn so với trẻ mất nước có nồng độ natri cao hoặc bình thường.Mất nước ở trẻ được phân loại như sau:Nhẹ: Không thay đổi huyết động (lượng nước mất chiếm khoảng 5% thể trọng ở trẻ sơ sinh và 3% ở thanh thiếu niên)Trung bình: Nhịp tim nhanh (lượng nước mất chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và 5 đến 6% ở thanh thiếu niên)Nặng: Tụt huyết áp kèm theo giảm tưới máu đến các cơ quan trong cơ thể (lượng nước mất chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và 7 đến 9% ở thanh thiếu niên)Tuy nhiên, cần sử dụng kết hợp các triệu chứng và dấu hiệu để đánh giá tình trạng mất nước để có một kết quả chính xác, thay vì chỉ sử dụng một dấu hiệu.Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định cho những trẻ bị mất nước vừa hoặc nặng, trong đó thường xuất hiện tình trạng rối loạn điện giải bao gồm tăng natri máu, hạ kali máu, nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa, và những trẻ này thường cần điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch. Các bất thường khác ghi nhận trong các kết quả cận lâm sàng bao gồm chứng đa hồng cầu tương đối do cô đặc máu, tăng nitơ urê trong máu (BUN) và tăng trọng lượng riêng của nước tiểu. Một số trẻ mất nước cần được điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch 4. Điều trị mất nước ở trẻ
Đầu tiên, bố mẹ cần đánh giá tổng quan để tìm kiếm các dấu hiệu nguy hiểm. Khi trẻ bị mất nước biểu hiện một trong các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất:Rất khô miệng hoặc không có nước mắtHôn mê, lừ đừ, gọi hỏi trẻ không đáp ứngTrẻ không đi tiểu trong 12 giờ trở lênKhông tỉnh táo hoặc không thể suy nghĩ rõ ràngQuá yếu hoặc chóng mặt không thể đứng vữngỞ trẻ nhỏ, tình trạng mất nước từ nhẹ đến trung bình có thể rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa của trẻ nếu có các dấu hiệu sau:Uống không đủ hoặc ăn không đủ, bỏ bữa ănMệt mỏiCó nước tiểu màu vàng sẫm hoặc giảm lượng nước tiểu so với thường ngàyBị khô miệng và khô mắtCáu kỉnh hoặc dễ quấy khócTrẻ nôn nhiều lần, khoảng trên 3 lần trong 1 giờMất nước xảy ra ở những trẻ nhỏ hơn 1 tuổiKhi trẻ có biểu hiện bị mất nước, cần tiến hành bù dịch cho trẻ. Các biện pháp bù dịch thay đổi tùy từng lứa tuổi và mức độ nặng của mất nước:Đối với tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Nếu trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình, hãy cho chúng bú thường xuyên hơn. Nếu em bé của bạn bị nôn, hãy cho trẻ uống nhiều lần, mỗi lần một ngụm nước nhỏ. Ví dụ, thay vì 100ml sau mỗi 4 giờ, hãy cho 50ml sau mỗi 2 giờ. Nếu trẻ vẫn bị nôn nhiều hơn, hãy gọi cho bác sĩ của trẻ.Với những trẻ bị mất nước đang được ăn dặm, bổ sung nước cũng cần được thực hiện. Cho trẻ uống dung dịch bù nước như oresol, nếu có thể. Loại dịch này có thể bổ sung thêm cả muối, đường, kali. Hãy hỏi bác sĩ của trẻ về loại và số lượng cụ thể để sử dụng cho trẻ một cách an toàn.Đối với tình trạng mất nước nhẹ ở trẻ từ 1 đến 11 tuổi: cho trẻ uống thêm nước một cách thường xuyên, từng ngụm nhỏ, đặc biệt nếu trẻ bị nôn. Lựa chọn các loại súp, soda hoặc oresol, nếu có thể. Có thể cho trẻ ăn thêm kem que, đá bào và ngũ cốc trộn với sữa để bổ sung thêm nước hoặc chất lỏng. Cần tiếp tục duy trì một chế độ ăn uống bình thường. Phụ huynh có thể bù nước cho trẻ bằng cách bổ sung oresol theo hướng dẫn của bác sĩ Đối với các trường hợp mất nước nhẹ, hãy để trẻ nghỉ ngơi trong 24 giờ và tiếp tục uống nước, ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm. Việc bổ sung chất lỏng có thể kéo dài đến một ngày rưỡi. Tiếp tục chế độ ăn uống bình thường của trẻ. Đối với tình trạng mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể cần được truyền dịch trong bệnh viện. Nếu cảm thấy các triệu chứng của trẻ không được cải thiện hoặc ngày càng nặng hơn, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Bài viết tham khảo nguồn: nhs.uk, NCBI, msdmanuals.com, mayoclinic.org, webmd.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://tamanhhospital.vn/tu-mau-nao-song-duoc-bao-lau/ | 30/03/2024 | Tụ máu não sống được bao lâu? Tiên lượng ra sao? | Các tổn thương ở não thường nguy hiểm. Do đó, khi không may bị tụ máu ở não, nhiều người bệnh lo lắng thắc mắc tụ máu não sống được bao lâu? Bệnh này có chữa khỏi không? Chữa như thế nào cho hiệu quả?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Mục lụcTụ máu não là gì?Người bị tụ máu não có thể sống sót mà không cần phẫu thuật không?Người bị tụ máu não sống được bao lâu?Tiên lượng sống của người bị tụ máu não theo tuổi tácLàm sao nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người bị tụ máu não?Phương pháp chăm sóc hỗ trợ cho người bị tụ máu nhanh hồi phụcNgười bị tụ máu não cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩTụ máu não là gì?
Tụ máu não là tình trạng tổn thương bên trong não, xảy ra khi các mạch máu não bị vỡ vì nhiều nguyên nhân khác nhau, gây xuất huyết và lượng máu này tập trung lại tại một vùng não nhất định. Máu tụ trong não có thể gây ra vỡ, phình hoặc dị dạng mạch máu não, tăng huyết áp…, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.
Dựa vào vị trí, tụ máu não được phân loại thành tụ máu não ngoài màng cứng nội sọ, tụ máu dưới màng cứng và tụ máu trong nhu mô não. Mặt khác, dựa vào mức độ khởi phát và thể tích của lượng máu chảy trong nội sọ, tụ máu não được phân loại thành tụ máu não cấp tính và mạn tính. Tụ máu não là vấn đề nguy hiểm, khối máu tụ lớn có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho hệ thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong. (1)
Tụ máu não là tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong
Người bị tụ máu não có thể sống sót mà không cần phẫu thuật không?
Người bị tụ máu não có thể sống mà không cần phẫu thuật nếu khối máu tụ nhỏ, được chẩn đoán cấp tính, ít nguy cơ gây biến chứng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh điều trị bằng phương pháp theo dõi hoặc sử dụng thuốc.
Người bị tụ máu não trong trường hợp này có thể không cần phẫu thuật nhưng vẫn phải theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt để phát hiện sớm các diễn tiến hay triệu chứng bất thường, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của khối máu tụ và có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi xuất hiện triệu chứng mới và bệnh chuyển biến xấu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ càng sớm càng tốt.
Người bị tụ máu não sống được bao lâu?
Các trường hợp tụ máu não nhẹ, được can thiệp sớm có thể bảo toàn sức khỏe, tính mạng, mức độ tổn thương não tùy thuộc từng trường hợp. Người bị tụ máu não có chữa được không, mức độ điều trị như thế nào hay tụ máu não sống được bao lâu tùy thuộc vào các yếu tố như: (2)
Mức độ nghiêm trọng của khối máu tụ: Khối máu tụ kích thước nhỏ và không nằm ở vùng não quan trọng thường có tiên lượng tương đối khả quan.
Tốc độ can thiệp điều trị: Tụ máu não cần được phát hiện càng sớm càng tốt. Điều này giúp gia tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Độ tuổi của người bệnh: Triển vọng điều trị tụ máu não ở người trẻ thường cao hơn người cao tuổi.
Quá trình chăm sóc sức khỏe sau điều trị: Tụ máu não có thể tái phát sau điều trị với nguy cơ gây tử vong cao. Người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, tái khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ để tránh tụ máu não tái phát.
Nếu can thiệp kịp thời bằng biện pháp điều trị phù hợp, người bị tụ máu não có thể được cứu chữa, đảm bảo sức khỏe. Sau điều trị người bệnh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe và tái khám định kỳ để tránh tái phát tụ máu.
Tụ máu não có chữa được không hay người bị tụ máu não sống được bao lâu tùy vào các yếu tố như mức độ của khối máu tụ, tốc độ điều trị…
Tiên lượng sống của người bị tụ máu não theo tuổi tác
So với đối tượng người bệnh trẻ tuổi, người lớn tuổi bị tụ máu não thường hiệu quả điều trị sẽ giảm hơn ít nhiều tùy trường hợp. Hệ thống mạch máu trên vỏ não ở người lớn tuổi thường yếu hơn và khó hồi phục khi xảy ra tổn thương. Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật điều trị tụ máu não ở người cao tuổi có thể thấp hơn so với người trẻ, vì sức khỏe tổng thể của đối tượng này thường yếu hơn. Thể tích não giảm cũng dần theo độ tuổi, vì vậy khoảng cách xa giữa hộp sọ và nhu mô não ở người có tuổi góp phần gia tăng nguy cơ tái phát tụ máu não. (3)
Tuy nhiên, tụ máu não ở người trẻ hay người lớn tuổi đều có cơ hội được cứu chữa thành công nếu người bệnh đi khám kịp thời, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tụ máu não nếu được cứu chữa kịp thời thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh và sống lâu dài như người bình thường.
Làm sao nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người bị tụ máu não?
Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và tuân thủ chế độ chăm sóc sau điều trị là điều kiện tiên quyết để kéo dài sự sống cho người bị tụ máu não, cụ thể:
Chẩn đoán sớm tình trạng tụ máu não: Ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ tụ máu não, chẳng hạn như nhìn đôi, nhìn mờ, đau đầu, tê bì và yếu tay chân…; hoặc ngay sau khi xảy ra chấn thương ở đầu, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để thăm khám. Tại bệnh viện, người bệnh được bác sĩ kiểm tra, đánh giá và chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như chụp MRI, chụp CT, chụp động mạch đồ… Dựa vào các kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng máu tụ trong não cùng hướng điều trị thích hợp.
Điều trị tụ máu não kịp thời: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tụ máu não và một số yếu tố khác, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp khối máu tụ có kích thước nhỏ, chưa gây ra triệu chứng, bác sĩ thường cân nhắc chỉ định liệu pháp theo dõi, dùng thuốc thay vì can thiệp mổ. Mặt khác, nếu khối máu tụ có kích thước lớn với nguy cơ gây ra biến chứng cao, người bệnh cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt bằng các phương pháp như phẫu thuật dẫn lưu khối máu tụ, phẫu thuật mở hộp sọ hoặc điều trị bằng thuốc.
Chế độ chăm sóc sau điều trị: Sau quá trình điều trị, người bệnh tụ máu não cần được chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ trong khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm, tùy trường hợp. Người bệnh cần tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ, bao gồm chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc và lịch tái khám. Nếu sau điều trị, người bệnh xảy ra các vấn đề về thần kinh như mất ngủ, động kinh, rối loạn tâm thần, suy giảm thị lực… cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Bên cạnh các yếu tố trên, hiệu quả điều trị cho người bệnh tụ máu não còn phụ thuộc vào kỹ thuật mổ não. Phẫu thuật não là kỹ thuật chuyên sâu, mọi sai sót trong quá trình thực hiện đều có thể để lại di chứng nặng nề với nguy cơ tử vong cao cho người bệnh. Hiện nay, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ứng dụng Robot mổ não Modus V Synaptive thế hệ mới cùng nhiều trang thiết bị chuyên dụng hiện đại khác, giúp nâng cao tỷ lệ thành công cho quá trình phẫu thuật điều trị tụ máu não.
Với sự hỗ trợ đắc lực của Robot Modus V Synaptive, trong suốt quá trình thực hiện bác sĩ giải phẫu thần kinh có thể nhìn thấy rõ ràng mô não và các bó sợi thần kinh trong mối tương quan với vùng máu tụ. Từ đó, bác sĩ có thể chọn được đường dẫn an toàn đến khối máu tụ trong não, loại bỏ máu tụ mà không hoặc ít gây tổn thương các vùng não lành lân cận.
Sau điều trị, người bị tụ máu não cần được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt
Phương pháp chăm sóc hỗ trợ cho người bị tụ máu nhanh hồi phục
Để giúp người bị tụ máu não nhanh hồi phục sức khỏe, cần có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau quá trình điều trị, người bệnh tụ máu não có thể được bác sĩ chỉ định tập vật lý trị liệu kết hợp với xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc để hỗ trợ người bệnh tụ máu não sớm hồi phục sức khỏe:
Người bệnh cần tránh thức khuya, đảm bảo luôn ngủ đủ giấc vào ban đêm, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi vào ban ngày.
Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, vận động dùng nhiều sức nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tránh tiêu thụ bia, rượu, bởi vì nồng độ cồn có thể làm chậm quá trình hồi phục cơ thể sau điều trị tụ máu não.
Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ.
Tái khám đúng lịch hẹn.
Thông báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Không điều khiển phương tiện giao thông khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
Người bị tụ máu não cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Tái khám định kỳ là kế hoạch theo dõi dành riêng cho mỗi người bệnh. Kế hoạch này bao gồm thăm khám lâm sàng và kiểm tra sức khỏe bằng các xét nghiệm lâm sàng. Việc tuân thủ chỉ định tái khám định kỳ được bác sĩ chỉ định đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như thắc mắc bệnh tụ máu não sống được bao lâu sau điều trị.
Tái khám định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi được mức độ phục hồi sức khỏe và kịp thời xử trí biến chứng nếu có. Mặc dù tụ máu não đã được điều trị ổn định, một số tác dụng phụ có thể tiếp tục xảy ra. Tái khám định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt các tác dụng phụ không mong muốn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tụ máu não chữa được không, chữa được như thế nào hay tụ máu não sống được bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ bệnh, thời điểm can thiệp, phương pháp điều trị, thể trạng của người bệnh, chế độ chăm sóc sau điều trị cùng một số yếu tố khác. Người bệnh tụ máu não hoàn toàn có thể khỏi bệnh và sống lâu dài như người bình thường. Để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng, người bệnh cần sớm đến bệnh viện thăm khám ngay sau khi có chấn thương đầu hoặc khi cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ của bệnh. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cho-tuy-tien-cho-con-uong-nuoc-bu-dien-giai-oresol-vi | Chớ tùy tiện cho con uống nước bù điện giải Oresol | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Gần đây có nhiều trường hợp do phụ huynh không biết cách cho con uống oresol gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Oresol là dung dịch bù nước và điện giải rất phổ biến bằng đường uống với thành phần chính là đường, muối nếu pha đúng tỉ lệ mang lại hiệu quả bù nước và điện giải cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách uống oresol như thế nào?
1. Khi nào nên uống oresol?
Không nên uống oresol hàng ngày vì bản chất oresol cũng là một loại thuốc và chỉ nên sử dụng với mục đích:Bù nước, điện giải trong trường hợp trẻ em và người lớn sốt, tiêu chảy, nôn nhiều, mất nước nhẹ và vừa, người bệnh có thể uống được.Người làm việc môi trường nắng nóng, vận động thể lực nhiều gây ra mồ hôi nhiều. Bù nước, điện giải trong trường hợp trẻ em và người lớn sốt , tiêu chảy, nôn nhiều, mất nước nhẹ và vừa, người bệnh có thể uống được 2. Những nguy hiểm khi uống Oresol không đúng cách
Thành phần chính của oresol là muối và đường. Khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Tuy nhiên, nếu pha không đúng cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến tử vong.Nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu tăng natri máu do mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não. Các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp gồm mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật. Nguyên nhân dẫn tới việc tăng natri máu trong trường hợp này là do gia đình đã pha oresol không đúng cách.Vì sợ bé không chịu uống nên nhiều người lớn pha đặc, ít nước đi. Điều này rất nguy hiểm vì pha ít nước dẫn đến hàm lượng muối hấp thu vào máu tăng cao, tăng muối (natri) trong máu gây mất nước các tế bào có thể xuất hiện các biểu hiện như co giật, hôn mê và có thể gây tổn thương não không phục hồi, không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.Nếu pha loãng quá dẫn đến lượng muối được bù ít hơn so với nước không đạt được hiệu quả bù muối và dịch, thậm chí nếu uống nhiều có thể gây vỡ tế bào ảnh hưởng tới cơ thể do lượng nước quá nhiều mà natri không đủ.
3. Lưu ý khi uống oresol Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha oreso Để đạt hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cần chú ý những điều sau khi sử dụng oresol:Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định trên bao bì nhà sản xuất. Ví dụ, nếu gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước bằng các dụng cụ đo, không ước lượng hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.Sau khi pha dung dịch với nước nên uống hết trong vòng 24 giờ, nếu không uống hết thì sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Không được bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng, vì khi chia nhỏ gói pha sẽ không đảm bảo tỷ lệ chuẩn.Không được đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.Chú ý tuyệt đối không được cho thêm đường, chỉ pha oresol bằng nước lọc hay nước đun sôi để nguội, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt..., hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.Không nên mua những loại oresol pha sẵn, vì chưa biết có đảm bảo được hiệu quả bù nước và điện giải không.Khi xuất hiện dấu hiệu như trẻ thay đổi ý thức: lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.Oresol là một thành tựu khoa học giúp cứu sống nhiều trẻ bị mất nước trên toàn thế giới. Uống oresol tốt hay không phụ thuộc vào cách uống oresol, uống đúng cách mang lại hiệu quả điều trị. Uống sai cách không đạt được hiệu quả điều trị thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không nên tùy tiện sử dụng oresol phải đọc kỹ và tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-dau-hieu-dien-hinh-canh-bao-ung-thu-da-day-20220706093852104.htm | 20220706 | Những dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư dạ dày | Dưới đây là các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày:
- Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét).
Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng - xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.
- Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ là tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với vị giác, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cho dù không phải lúc nào cũng đau bụng nhưng nếu có các khối u ở dạ dày thì cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn. Các khối u này chính là yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày, do đó bạn không được chủ quan.
- Sụt cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sụt nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày.
- Nôn ra máu: Khi nôn có lẫn máu thì bạn cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: Người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn... Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.
- Đi ngoài phân màu bất thường: Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có máu, việc này lặp lại thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời. |
https://suckhoedoisong.vn/5-dau-hieu-nhan-biet-yeu-sinh-ly-o-nam-gioi-169137608.htm | 01-10-2018 | 5 dấu hiệu nhận biết yếu sinh lý ở nam giới | Dấu hiệu yếu sinh lý ở nam giới nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây tình trạng hoang mang lo lắng khi đối diện với bạn tình. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Nhận biết yếu sinh lý ở nam giới qua những dấu hiệu sau:
Rối loạn cương dương:
Đây là một chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, là hiện tượng dương vật không đạt được mức cương cứng cần thiết khi quan hệ tình dục. Rối loạn cương thường có những biểu hiện như: “cậu nhỏ” bị ỉu xìu trước khi xuất tinh, thiếu cảm giác quan hệ tình dục, thiếu hay mất cực khoái…
Rối loạn xuất tinh:
Khi giao hợp, bạn ở mức hưng phấn cao độ nhưng không thể xuất tinh bình thường, đó chính là biểu hiện của hiện tượng yếu sinh lý, thậm chí có thể dẫn đến không xuất tinh. Khi bị rối loạn xuất tinh thì có thể gây ra xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng.
Suy giảm ham muốn tình dục:
Khi gần gũi với bạn tình mà bạn không còn cảm giác hứng thú hoặc mất cảm giác khi quan hệ, chỉ tiến hành theo nghĩa vụ của người đàn ông, đó cũng là những biểu hiện khi nam giới yếu sinh lý. Điều này thường do các yếu tố như: bị stress kéo dài, sang chấn thương tâm lý, mắc bệnh khó chữa… gây nên.
Đau nhức khi giao hợp:
Đây là hiện tượng thường gặp của suy giảm chức năng tình dục. Nam giới có cảm giác đau nhức khi dương vật cương cứng, do bị kích thích lên quy đầu dương vật, bao quy đầu, đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh…
Cảm giác không thỏa mãn sau khi xuất tinh:
Sau khi quan hệ và xuất tinh nhưng cả hai đều không thấy thỏa mãn cũng là một biểu hiện dễ nhận thấy ở nam giới bị yếu sinh lý.
Có nhiều nguyên nhân gây yếu sinh lý ở nam giới như do tâm lý (quá hưng phấn, hồi hộp; hoặc lo lắng, căng thẳng sợ không làm hài lòng bạn tình, sợ xuất tinh sớm…); do trạng thái sức khỏe (chế độ sinh hoạt không điều độ, thức đêm, mất ngủ, làm việc quá sức); do tác động của một số loại thuốc chữa bệnh; hoặc chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy…Khi có dấu hiệu yếu sinh lý, nam giới cần đi khám bệnh để có giải pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, quý ông nên chia sẻ với vợ/bạn tình để hỗ trợ, động viên. Đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh thức khuya, làm việc quá sức hoặc quá căng thẳng để điều trị bệnh yếu sinh lý hiệu quả. |
https://suckhoedoisong.vn/nhieu-nguoi-tre-nhung-tinh-trung-rat-yeu-bat-thuong-nhiem-sac-the-169240220083254541.htm | 20-02-2024 | Nhiều người trẻ nhưng tinh trùng yếu, bất thường nhiễm sắc thể | Khám vô sinh hiếm muộn không còn là chuyện e dè, khó nói
Nếu như trước đây có nhiều cặp vợ chồng
vô sinh hiếm muộn
hàng chục năm mới đi khám và điều trị, kết quả không được như ý muốn thì hiện nay các bạn trẻ đã chú ý hơn đến việc khám sức khỏe sinh sản khi thấy có dấu hiệu bất thường chỉ sau khi kết hôn 6 tháng, một năm…
Trong buổi khám, tư vấn miễn phí đầu tiên của tuần lễ khám miễn phí sức khỏe sinh sản (từ 19/2 đến hết 25/2/2024), Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện đã thăm khám, tư vấn cho gần 1.700 người bệnh và các cặp vợ chồng mong con. Bệnh viện đã phân luồng đón tiếp, bố trí các khu vực tiếp đón, khám, tư vấn, xét nghiệm... để đáp ứng tốt yêu cầu của người bệnh.
Có mặt từ sáng sớm, vợ chồng chị Nguyễn Thị L. (ở Nghệ An) là một trong số những người bệnh đầu tiên đã thực hiện xong các xét nghiệm, siêu âm theo chỉ định của bác sĩ.
Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm để được bác sĩ tư vấn, chị L. vui vẻ cho biết: "Tôi có mặt tại bệnh viện lúc 6h30, nhìn thấy rất đông các cặp vợ chồng chờ khám như mình tôi hơi lo, không biết tới lúc nào mới đến lượt mình nhưng đến 8h thì vợ chồng tôi đã thực hiện được tất cả các chỉ định của bác sĩ. Vợ chồng tôi kết hôn hơn 4 năm nhưng bị
sảy thai
nhiều lần, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, muốn đi khám từ lâu rồi mà chưa có điều kiện. Lần này đi khám hi vọng các bác sĩ sẽ giúp chúng tôi phát hiện bệnh, điều trị thành công sớm đón được con".
Bác sĩ tư vấn cho người bệnh đến khám vô sinh, hiếm muộn.
Ngồi chờ trước cửa phòng khám 216, cặp vợ chồng trẻ 28 tuổi (ở Bắc Giang) chia sẻ, anh chị lấy nhau gần 1 năm nhưng chưa có tin vui. Ở quê cũng bị mọi người hỏi ra hỏi vào về chuyện con cái nhưng anh chị vẫn lạc quan duy trì lối sống lành mạnh và gạt bỏ e ngại để đến bệnh viện khám, tư vấn sức khỏe sinh sản.
"Khám sớm sẽ tốt cho bản thân, nếu có vấn đề gì thì bác sĩ sẽ xử lý kịp thời để sớm có em bé. Tôi nghĩ đó là việc không có gì phải ngại cả" – người vợ trẻ nói.
Tinh trùng yếu, bất thường nhiễm sắc thể và hàng loạt nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn
Chia sẻ với phóng viên, BS. Nguyễn Thị Nhã – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, quá trình thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện nhiều nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc sinh con. Có người còn trẻ nhưng tinh trùng rất yếu, ít, bất thường về số lượng, độ di động, hình thái... Có người cứ mang thai là lại bị thai lưu, khi khám phát hiện một trong 2 người bị bất thường nhiễm sắc thể.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp đã sinh con nhưng mong mãi để có bé thứ hai nhưng không có. Kết quả thăm khám cho thấy người vợ bị tắc vòi trứng, cũng có trường hợp nguyên nhân không thể có con tiếp theo do người chồng bị quai bị nên tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng…
Các cặp vợ chồng sẽ được miễn phí thăm khám, tư vấn; miễn phí xét nghiệm máu, xét nghiệm nột tiết, siêu âm đầu dò, xét nghiệm tinh dịch đồ, tầm soát ung thư cổ tử cung, chụp tử cung vòi trứng… (theo chỉ định của bác sĩ).
Đặc biệt, trong buổi khám đầu tiên, các bác sĩ đã phát hiện các trường hợp vợ hoặc chồng bị bệnh lý di truyền hoặc cùng mang gen các bệnh lý di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh, bất thường, chuyển đoạn nhiễm sắc thể… Trên cơ sở kết quả khám, xét nghiệm và tình trạng sức khỏe sinh sản của các cặp vợ chồng, bác sĩ đã đưa ra tư vấn, chỉ định cụ thể về hướng điều trị để có thể sinh được con khỏe mạnh.
Các bác sĩ khuyến cáo người trẻ nên đi khám tiền hôn nhân,
khám sức khỏe sinh sản
trước khi có ý định mang thai hoặc đi khám ngay nếu kết hôn từ 6 tháng đến 1 năm, quan hệ vợ chồng tự nhiên, không sử dụng biện pháp tránh thai mà chưa có thai.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết được quan tâm:
Có cần kiêng quan hệ tình dục trước khi khám sức khỏe sinh sản?
SKĐS - Tầm soát sức khỏe sinh sản là việc làm quan trọng đối với các cặp vợ chồng đang có ý định sinh con. Nhiều cặp vợ chồng băn khoăn liệu có cần kiêng quan hệ trước khi đi khám sức khỏe sinh sản?
Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến
SKĐS -Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bieu-hien-cua-suy-giai-doan-dau-vi | Biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu | Suy thận là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm triệu chứng suy thận giai đoạn đầu qua các dấu hiệu điển hình là yếu tố then chốt giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Suy thận là gì?Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới của cơ thể người, phân bố ở hai bên cột sống. Tác dụng là ổn định lượng dịch, bài tiết các chất dư thừa từ sự chuyển hóa của cơ thể và một số chức năng khác như bảo tồn hay đào thải các chất khác ra khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.Các dấu hiệu của suy giảm chức năng ở thận khi mới hình thành thường không mang tính chất đặc trưng và phát triển theo thời gian. Nguyên nhân là do thận bao gồm hai quả thận có khả năng hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả. Do đó, nhiều trường hợp người mắc bệnh suy thận không được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ dẫn đến việc điều trị bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.Suy thận là bệnh lý mà tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Điều này dẫn đến những thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh lý thận mạn tính. Suy thận được phân làm 2 loại, đó là:Suy thận mạn tính: Bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu giúp kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.Suy thận cấp tính: Là tình trạng mà chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Việc điều trị cần được tiến hành ngay với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh của từng người, trong đó có chạy thận nhân tạo. Phù nề các chi là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu 2. Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầuViệc phát hiện biểu hiện suy thận giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị cũng như hồi phục. Dưới đây là những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thường gặp:2.1. Ngủ ngáy to và kéo dàiĐối với người đang bị suy thận mạn tính sẽ rất hay gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là hội chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra hiện tượng tạm ngưng thở một hoặc nhiều lần trong một đêm. Tuy thời gian hơi thở bị dừng chỉ kéo dài trong khoảng vài giây cho đến 1 phút, nhưng sau đó, sẽ ngáy rất to và kéo dài.2.2. Suy nhược cơ thểĐây là biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do tình trạng suy thận mạn tính đi kèm với tình trạng thiếu máu. Điều này dẫn đến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm chỉ còn từ 20% đến 50% hiệu suất so với những người bình thường. Nếu như, bạn vẫn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải thì đây có thể là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu.2.3. Da bị nổi ban và ngứa ngáyKhi thận gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lọc các chất thải ở trong máu. Điều này khiến cho da thường xuất hiện phát ban và ngứa ngáy. Chính vì vậy, những triệu chứng bất thường ở da có thể là biểu hiện suy thận giai đoạn đầu cần lưu ý.2.4. Đau lưngKhi xuất hiện những cơn đau lưng liên tục và lan dần ra phía trước vùng hông hoặc chậu, đây có thể là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý. Ngủ ngáy to và kéo dài là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu 2.5. Khó thởSuy thận khiến cho cơ thể không thể lọc được chất thải trong máu ra ngoài và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này là nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Đồng thời, lượng hồng cầu giảm dẫn đến quá trình vận chuyển oxy sẽ gặp những khó khăn. Do vậy, khó thở là dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu mà nhiều người gặp phải.2.6. Hơi thở có mùi hôiKhi chất thải không thể đào thải ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều ở trong máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh suy thận còn cảm thấy trong miệng như có vị của kim loại. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh răng miệng khác.2.7. Phù nề các chiChất thải không thể đào thải ra được khỏi cơ thể sẽ khiến cho người mắc bệnh suy thận gặp phải tình trạng cơ thể tích trữ nước, gây phù nề những vùng trên cơ thể như chân, tay và mặt. Do vậy, đây là biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu thường gặp.2.8. Trạng thái tiểu tiện bất thườngChức năng của thận bị suy giảm sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tiểu tiện. Dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu cần phải lưu ý khi gặp phải các vấn đề như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu hoặc lẫn máu và có mùi bất thường.
3. Cách phòng ngừa bệnh suy thậnNhững biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò vô cùng cần thiết. Dưới đây là những biện pháp có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải suy thận:Thiết lập lối sống lành mạnh: Chúng ta cần phải luyện tập thể thao hàng ngày để có thể duy trì cân nặng và nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần bạn cần theo dõi thường xuyên và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép. Đồng thời, kiểm soát lượng acid uric, glucose và cholesterol có trong máu. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng thức uống có cồn như: rượu, bia và các chất kích thích.Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm lượng muối, đạm và dầu mỡ nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe.Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận, có thể làm suy giảm chức năng của thận. Do đó, uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho thận nói riêng và cơ thể nói chung mà luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện.Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận.Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện các môn thể thao thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Bạn nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ và chạy...Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả: Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ gây bệnh suy thận. Vì thế, bạn nên chú ý theo dõi bệnh chặt chẽ và tuân thủ phác đồ điều trị.Cuối cùng, bạn nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình. Việc nhận biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị cũng như khả năng hồi phục.Việc phát hiện sớm các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp quá trình điều trị tình trạng này thuận lợi và hạn chế biến chứng. Do đó, khi xuất hiện bất cứ biểu hiện nào bất thường của cơ thể, bạn cũng không nên chủ quan mà nên đi thăm khám sớm. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ÍCH THẬN VƯƠNGDùng cho người bị suy thận, chức năng thận kémCông dụng: Bổ thận, lợi tiểu. Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.92,9% người dùng Ích Thận Vương hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả cải thiện triệu chứng do suy thận như mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, tiểu nhiều (Theo khảo sát của VN Economy năm 2021).Thành phần: Cao dành dành, cao đan sâm, cao hoàng kỳ, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, cao linh chi đỏ, L-carnitine fumarate, coenzyme Q10.Hướng dẫn sử dụng: Ngày uống 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt nhất.Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY(XNQC: 01502/2019/ATTP-XNQC)*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hat-gi-tot-cho-suc-khoe-tim-mach-vi | Ăn hạt gì tốt cho sức khỏe tim mạch? | Thực phẩm nguyên hạt hay ngũ cốc nguyên hạt từ lâu đã được biết đến là mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng không chỉ giàu dinh dưỡng mà cong cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Vậy ăn hạt gì tốt cho sức khỏe tim mạch?
Một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động tim mạch. Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên ăn các loại hạt bởi chúng chứa các axit béo không bão hòa cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Tuy nhiên, các loại hạt cũng là thực phẩm cung cấp nhiều calo, vì vậy chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng.
1. Thực phẩm nguyên hạt tốt cho tim như thế nào?
Tác dụng đầu tiên của các loại hạt đối với tim mạch được biết đến là giúp làm giảm nguy cơ bị đau tim. Ngoài ra, các loại hạt còn mang lại những lợi ích sau:Làm giảm nồng độ cholesterol và chất béo xấu trong máu, từ đó hạn chế tích tụ chất béo lắng đọng trong động mạch và tạo thành mảng.Giảm viêm trên những bệnh nhân bị tim.Làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối, đau tim và tử vongXEM THÊM: Ăn các loại hạt tốt cho sức khỏe tim mạch
2. Tại sao thực phẩm nguyên hạt lại tốt cho tim?
Các loại hạt không chỉ chứa nhiều protein mà còn nhiều dưỡng chất rất tốt cho tim như:Chất béo không bão hòa: Các loại hạt chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu.Omega 3: Omega 3 có trong nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt và được biết đến là có công dụng ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, làm giảm nguy cơ đau tim.Chất xơ: Chất xơ có trong hầu hết các loại thực phẩm nguyên hạt bao gồm các loại hạt có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Tiêu thụ chất xơ cũng khiến bạn no lâu hơn và từ đó giảm nhu cầu ăn uống. Một công dụng khác của chất xơ đó là phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2.Vitamin E: Đối với cơ thể, vitamin E đóng vai trò ngăn chặn tình trạng những mảng xơ vữa hình thành trong động mạch gây hẹp động mạch. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau ngực, đau tim, bệnh mạch vành.Sterol thực vật: Sterol thực phẩm có trong các loại thực phẩm nguyên hạt như một số loại hạt có tác dụng làm giảm cholesterol.L-arginine: L-arginine có nhiều trong quả hạch và được biết đến là có tác dụng cải thiện sức khỏe của thành động mạch bằng cách ngăn ngừa hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Ngũ cốc nguyên hạt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch 3. Nên ăn thực phẩm nguyên hạt với khẩu phần như thế nào?
Hầu hết các loại hạt đều chứa rất nhiều chất béo và đa phần là chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều calo. Vì vậy, chỉ nên tiêu thụ các loại hạt một lượng vừa phải.Để thay thế chất béo bão hòa có nhiều trong thịt, trứng và các chế phẩm từ sữa, chúng ta nên đưa một số loại hạt vào chế độ ăn. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khẩu phần các loại hạt nên ăn là 4 lần/tuần, 1 khẩu phần tương đương với 42,6 gram. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là nên ăn các loại hạt rang khô.
4. Ăn thực phẩm nguyên hạt có an toàn không?
Nhìn chung, phần lớn các loại hạt đều mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, trong đó, một số loại hạt còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho tim mạch, ví dụ như hạt óc chó, mắc ca, hạnh nhân, hồ đào và quả phỉ. Mặc dù, thuộc nhóm cây họ đậu, đậu phộng cũng tương đối tốt cho sức khỏe như các loại hạt. Tuy nhiên, cần lưu ý là để đảm bảo những lợi ích mà các lại hạt mang lại, không nên ăn các loại hạt được tẩm với đường, muối hoặc socola.Bạn có thể tham khảo thông tin dinh dưỡng về thực phẩm nguyên hạt bao gồm một số hạt phổ biến như sau:Hạt hạnh nhân thô - rang khô: 164 - 170 calo, 14,2 - 14,9 g chất béoHạt dẻ, hạt điều rang khô: 162 - 163 calo, 13 - 13,1 g chất béoHạt dẻ rang: 70 calo, 0,6 g chất béoHạt phỉ thô - rang khô: 178 - 183 calo, 17,2 - 17,7 g chất béoHạt mắc ca thô - rang khô: 204 calo, 21,6 g chất béoĐậu phộng rang khô: 166 calo, 14,1 g chất béoHồ đào rang khô: 201 calo, 21,1 g chất béoHạt óc chó, quả hạch: 185 - 187 calo, 18,5 - 19 g chất béoHầu hết thực phẩm nguyên hạt bao gồm các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mắc ca, ... đều rất tốt đối với tim mạch vì chúng giàu chất xơ, axit béo tốt cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế bạn có thể cân nhắc và bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho mình. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngung-tho-tac-nghen-khi-ngu-nguy-hiem-vi | Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ: Nguy hiểm | Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, đây là một dạng của ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu không sớm điều trị. Vậy ngưng thở khi ngủ là gì và làm sao để nhận biết được dấu hiệu nhận biết căn bệnh này?
1. Ngưng thở khi ngủ là gì?
Một trong những rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khiến hơi thở của người bệnh gián đoạn trong quá trình ngủ được gọi là ngưng thở khi ngủ. Đây là một rối loạn khá nguy hiểm, nếu người bệnh không phát hiện và tình trạng bệnh ngày càng tăng sẽ khiến số lần ngưng thở trong một đêm diễn ra nhiều lần khiến lượng oxy cung cấp cho não không đủ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, tiểu đường, nhức đầu. Bên cạnh đó, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, không tỉnh táo và thiếu tập trung vào buổi sáng hôm sau.Ngưng thở khi ngủ gồm hai loại là ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và ngưng thở khi ngủ trung tâm. Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường gặp hơn và nguyên do chủ yếu do các mô mềm trong cổ họng chèn xuống gây tắc nghẽn khi ngủ trong khi ngưng thở trung tâm hình thành do cơ quan kiểm soát hoạt động thở gặp vấn đề.XEM THÊM: Hội chứng ngưng thở khi ngủ: 'Sát thủ thầm lặng' Ngưng thở khi ngủ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch 2. Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở nhóm đối tượng nào?
Ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên tình trạng này khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là nam giới. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ sau đây có thể tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ:Người thừa cân, béo phìNgười từ 40 tuổi trở lênKích thước cổ lớn, đối với nam giới là từ 17 inch trở lên và ở nữ giới là 16 inchAmidan lớn, lưỡi hoặc xương hàm nhỏTrong gia đình có người mắc chứng ngưng thở khi ngủMũi bị tắc nghẽn do vách ngăn lệch, người mắc bệnh viêm xoang Người béo phì là đối tượng dễ bị ngưng thở khi ngủ 3. Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ như thế nào?
Để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể dựa vào những dấu hiệu hay triệu chứng mà người bệnh gặp phải bao gồm:Ngủ ngáy và ngáy rất toKhi ngủ dậy cổ họng thường đau và khô, cảm giác nghẹt thở hoặc thở hổn hểnThường thấy buồn ngủ, thiếu sức sống vào ngày kế tiếp, giấc ngủ thường không trọn vẹnHay cảm thấy đau đầuTâm trạng không ổn định, hay thay đổi cảm xúc và hay quên.Không hứng thú trong chuyện vợ chồngHay tỉnh dậy trong khi ngủ thậm chí là mất ngủ.Mặc dù, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có khá nhiều biểu hiện xong những biểu hiện đó thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, để đánh giá chính xác xem người bệnh có phải bị ngưng thở khi ngủ hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đa ký giấc ngủ. Đây là kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng giấc ngủ của người bệnh. Kết quả của đa ký giấc ngủ được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong theo dõi điều trị các rối loạn giấc ngủ, trong đó có ngưng thở khi ngủ.Đa ký giấc ngủ được thực hiện như sau:Địa điểm thực hiện trong phòng ngủ dành riêng cho bệnh nhân, thiết kế đẹp, cách âm và lượng ánh sáng vừa đủ, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và tạo cảm giác thoải mái như ở nhà.Người bệnh không được sử dụng chất kích thích trước khi thực hiệnThời gian thực hiện từ 21h đến 6 giờ sáng hôm sau, thời gian chuẩn bị trong vòng 1 tiếng.Kỹ thuật viên sẽ giúp bệnh nhân đặt các thiết bị theo dõi trong đó có máy thở áp lực dương liên tục, tất cả các hoạt động xảy ra khi ngủ của bệnh nhân như điện não đồ, nhịp tim, cử động khi ngủ, tiếng ngáy... Ngủ ngáy là một dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ 4. Ngưng thở khi ngủ được điều trị như nào?
Để điều trị ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho việc chữa trị. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống như hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc ngủ. Thay đổi tư thế ngủ để cải thiện lại nhịp thở cũng như tránh các chèn ép trong khi ngủ gây tắc nghẽn đường thở, hạn chế ngủ sấp.Bên cạnh việc thay đổi lối sống, người bệnh có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ trong điều trị ngưng thở khi ngủ bằng cách đeo mặt nạ qua mũi hoặc miệng nối với một máy giúp mang luồng khí liên tục vào mũi, đường thở của người bệnh sẽ luôn mở và hơi thở sẽ đều đặn hơn. Phương pháp này được gọi là áp lực đường thở dương liên tục, đây là phương pháp điều trị khá phổ biến đối với căn bệnh ngưng thở khi ngủ.Nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ là do vách ngăn mũi bị lệch, amidan phì đại hoặc hàm dưới nhỏ... thì bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều chỉnh. Một số phẫu thuật thường thấy trong điều trị ngưng thở khi ngủ:Phẫu thuật mũi đối với trường hợp vách ngăn mũi lệchPhẫu thuật Uvulopalatopharyngoplasty giúp tăng chiều rộng của đường thởPhẫu thuật xương hàmNgưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một tình trạng bệnh nguy hiểm và có thể để lại nguy hiểm cho người bệnh nếu như không điều trị. Để giúp khách hàng có cơ hội thăm khám và điều trị bệnh sớm, hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có Gói sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ.Gói khám sàng lọc hội chứng ngưng thở sẽ thực hiện các thăm khám lâm sàng và các thăm dò hô hấp khi ngủ nhằm phát hiện các biểu hiện ngừng thở, giảm thở, giảm oxy máu trong giấc ngủ của các đối tượng có nguy cơ để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ và đưa ra phương pháp điều trị. Bệnh viện Đa khoa Vinmec là một địa điểm an toàn khi điều trị ngưng thở khi ngủ Những lý do nên chọn Vinmec để khám sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủĐội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Với 90% có trình độ trên đại học, 20% là GS, PGS, gần 30% là tiến sĩ, mang đến hiệu quả cao trong điều trị khám chữa bệnh.Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ha-cam-mem-vi | Những điều cần biết về bệnh hạ cam mềm | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Bệnh hạ cam mềm là bệnh lý nhiễm trùng lây nhiễm qua đường tình dục. Đây là bệnh lý khá thường gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên bệnh hạ cam mềm chưa được chẩn đoán và điều trị sớm để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hạ cam mềm
Bệnh hạ cam mềm ( CHANCROID – Săng) do vi khuẩn Haemophilus ducreyi gây ra với biểu hiện đặc trưng là những vết loét. Vi khuẩn này tấn công vào mô da, niêm mạc hình thành nên vết loét ở cơ quan sinh dục ngoài.Vết loét có thể chảy máu hoặc chảy dịch làm lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như HIV, giang mai, sùi mào gà,.. đặc biệt khi quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn hay âm đạo.Bệnh hạ cam mềm có nguy hiểm không? Bệnh hạ cam mềm có thời gian ủ bệnh từ 3 -10 ngày không có triệu chứng, sau đó xuất hiện các sẩn mủ vỡ ra hình thành nên các vết loét. Vết loét này có thể không để lại sẹo nếu được điều trị sớm. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến việc có sẹo vĩnh viễn ở bộ phận sinh dục nam và gây ra các biến chứng như rò đường tiểu, nhiễm trùng tiết niệu,... Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây sẹo vĩnh viễn ở bộ phận sinh dục nam 2. Triệu chứng thường gặp
Thời gian ủ bệnh thường từ 3-10 ngày và không có tiền triệu. H. Ducreyi xâm nhập qua thượng bì khi quan hệ tình dục, sau đó đi vào hạch lympho.Biểu hiện đầu tiên là sẩn mềm, xung quanh có quầng đỏ. Sau khoảng 24-48 giờ tiến triển thành mụn mủ. Sau vài ngày đến 2 tuần bị trợt và loét. Vết loét mềm và rất đau, thường vào giai đoạn này người bệnh mới đi khám. Bờ vết loét rõ, sói mòn và không cứng. Nền vết loét phủ bởi dịch tiết mủ hoại tử màu vàng hoặc xám, dưới là tổ chức hạt mủ, dễ chảy máu. Thường có phù nề xung quanh tổn thương. Số lượng vết loét có thể chỉ có một nhưng thường nhiều do tự lây nhiễm, nữ thường bị nhiều vết loét hơn nam. Kích thước các vết loét từ 2-10 mm, các vết loét có thể liên kết thành một vết loét lớn hoặc thành hình rắn bò. Nếu không điều trị, các vết loét có thể dai dẳng vài tháng, gây vết loét to, khi lành sẹo gây xơ hóa chít hẹp bao quy đầu.Khu trú: nam hay bị vết loét ở bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật. Nữ có ở chạc âm hộ, môi lớn, môi nhỏ, tiền đình âm đạo, âm vật, cổ tử cung, hậu môn... các vị trí ngoài sinh dục như vú, ngón tay, đùi, niêm mạc miệng.Hạch bẹn viêm đau thường ở một bên và 1-2 tuần sau khi thương tổn đầu tiên xuất hiện. Hạch sưng đỏ, đau, nóng rồi dần dần trở nên mềm lùng nhùng và vỡ tự nhiên. Mủ đặc sánh như kem, nam bị nhiều hơn nữ, tỷ lệ bệnh nhân bị sưng hạch bẹn khoảng 1/3.Triệu chứng toàn thân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Tuy vậy, H.ducreyi không gây nhiễm khuẩn toàn thân hoặc lây truyền sang các cơ quan xa. Bội nhiễm các vi khuẩn yếm khí có thể gây loét hoại thư và phá huỷ cơ quan sinh dục. Trên những bệnh nhân HIV/AIDS thì vết loét lớn hơn, lâu lành hơn và ít bị viêm hạch bạch huyết nặng như người bình thường.Nam giới thường đi khám chữa vì vết loét thường đau hoặc viêm đau hạch bẹn. Phụ nữ triệu chứng thường không rõ, biểu hiện tuỳ thuộc vị trí săng khư trú: đau khi đi tiểu, đau khi đi đại tiện, chảy máu trực tràng, đau khi giao hợp hoặc ra khí hư.Bệnh hạ cam không thấy gây bệnh cho trẻ sơ sinh dù người mẹ đang bị bệnh.
3. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định. + Tiền sử phơi nhiễm + Lâm sàng: loét đau kèm theo sưng hạch bẹn, dò mủ. + Xét nghiệm: bệnh phẩm lấy ở đáy vết loét.- Nhuộm Gram, trực khuẩn bắt màu Gram(-) giống như đàn cá bơi nhưng khó do lẫn nhiều vi khuẩn khác.- Nuôi cấy trên môi trường thạch giàu dinh dưỡng có hemoglobin và huyết thanh. Vi khuẩn mọc sau 2-4 ngày, có thể đến 7 ngày.- PCR (M-PCR): là xét nghiệm mới có độ nhạy và đặc hiệu cao. Chẩn đoán phân biệt.Các bệnh có vết loét như giang mai, hột xoài, bệnh u hạt bẹn hoa liễu, herpes sinh dục, ghẻ bội nhiễm, sang chấn bội nhiễm do bị cắn ...
4. Điều trị bệnh hạ cam mềm
Điều trị nên được bắt đầu ngay lập tức, không cần chờ đợi kết quả xét nghiệm. Một trong những điều sau đây được khuyến nghị:Sử dụng Azithromycin 1g uống HOẶC Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp hoặc Spectimycin 2g tiêm bắp liều DUY NHẤT.Sử dụng Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.Sử dụng Ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày trong 3 ngày.Bệnh nhân nếu chỉ định điều trị loét sinh dục do các nguyên nhân khác cũng nên được sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh hạ cam mềm nếu lâm sàng nghi ngờ và chưa thể làm xét nghiệm. Điều trị kết hợp ở bệnh nhân đồng nhiễm HIV, đặc biệt là với phác đồ đơn liều có thể không hiệu quả. Ở những bệnh nhân này, vết loét có thể cần đến 2 tuần để lành và tình trạng nổi hạch có thể khỏi chậm hơn.Hạch lympho có thể được hút một cách an toàn để chẩn đoán hoặc rạch để giảm triệu chứng nếu bệnh nhân cũng được sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả.Bạn tình nên được khám và điều trị nếu họ có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong 10 ngày trước khi các triệu chứng của bệnh nhân bắt đầu xuất hiện.Bệnh nhân bị săng nên xét nghiệm huyết thanh để tìm giang mai và HIV trong 3 tháng
5. Phòng bệnh Bao cao su là phương pháp đơn giản và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục Quan hệ 1 vợ 1 chồng và quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ.Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.Dùng kháng sinh đủ liều, điều trị triệt để tránh tái phát.Thông báo cho bạn tình biết nếu bạn bị bệnh để họ được khám và điều trị kịp thời. Tinh dịch bình thường, khỏe mạnh có mùi gì, màu gì? |
|
https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-tinh-hoan-co-chua-duoc-khong-trieu-chung-can-biet-169230409142048679.htm | 12-04-2023 | Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không, nguyên nhân | Ung thư tinh hoàn là gì
Ung thư tinh hoàn
là tình trạng
tế bào ung thư
phát triển bất thường tại nhu mô tinh hoàn. Khối u có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai
tinh hoàn
. Ban đầu khối u có kích thước nhỏ sau đó ngày một to ra và xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn.
Biểu hiện ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn có biểu hiện gì? Các triệu chứng nhận biết ung thư tinh hoàn được chia làm 2 giai đoạn, tùy theo tình trạng bệnh.
Ung thư tinh hoàn giai đoạn sớm
Triệu chứng mơ hồ không có biểu hiện gì bất thường. Nam giới phát hiện ra ung thư tinh hoàn nhờ vào khám, siêu âm sức khỏe sinh sản. Bác sĩ phát hiện những bất thường tại nhu mô tinh hoàn và
sinh thiết
khối bất thường để chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn giai đoạn muộn
Biểu hiện toàn thân ở giai đoạn này đó là:
- Mệt mỏi, có những cơn sốt nhẹ từ 37.5 -38.5 độ C.
- Có tình trạng
sút cân
.
ThS.BS Nguyễn Trần Thành cảnh báo những triệu chứng ung thư tinh hoàn cần lưu ý.
Bên cạnh đó có những biểu hiện tại vùng sinh dục như:
- Có thể sờ thấy những khối bất thường tại tinh hoàn. Những khối này sờ có cảm giác lổn nhổn và cứng chắc hơn nhu mô mềm của tinh hoàn. Khi ấn vào có cảm giác đau tức khó chịu.
- Một bên hoặc hai bên tinh hoàn to hơn bình thường.
- Biểu hiện đau lan theo thần kinh sang vùng bẹn bìu, tầng sinh môn.
- Khi tinh hoàn
di căn
đến đâu sẽ có biểu hiện tại vùng đó. Nếu di căn đến xương sẽ đau mỏi xương. Khi di căn đến phổi, gan và các cơ quan trong ổ bụng sẽ gây ra những biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu liên quan đến chỉ số ung thư tăng cao. Hoặc khi siêu âm doppler tinh hoàn có những khối u tinh hoàn tại một bên hoặc hai bên có dấu hiệu tăng sinh mạch.
Dựa vào những triệu chứng trên, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như
chụp MRI
để xác định khối u đã di căn hay chưa. Kết quả này giúp đánh giá được giai đoạn và mức độ của ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm sinh thiết để tìm ra bản chất của tế bào ung thư tinh hoàn. Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý.
Hiện nay nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định.
Vì sao bị ung thư tinh hoàn
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn trở nên bất thường.
Ai có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
Tuy chưa phát hiện ra nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn nhưng các yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Nam giới độ tuổi từ 15-35 tuổi có nguy cơ cao hơn.
- Tiền sử bất thường về bộ phận sinh dục có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn. Bao gồm:
tinh hoàn lạc chỗ
, tinh hoàn bất thường, tinh hoàn không hạ xuống…
- Yếu tố di truyền: tiền sử gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
-
Quan hệ tình dục
không an toàn. Nếu quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra tình trạng viêm mạn tính đường tiết niệu từ đó dẫn đến
viêm tinh hoàn
. Khi viêm tinh hoàn mạn tính có thể dẫn đến tình trạng ung thư viêm tinh hoàn.
Nếu có biểu hiện bất thường ở tinh hoàn, nam giới cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Phòng ngừa ung thư tinh hoàn
Làm gì để không bị ung thư tinh hoàn? Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, nam giới cần tuân thủ những thói quen lành mạnh như:
- Thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học để nâng sức khỏe tổng quát nói chung và
sức khỏe sinh sản
nói riêng. Nam giới cần tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao để duy trì một lối sống lành mạnh. Việc tập luyện thể thao giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó kết hợp ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và giảm thiểu ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối.
- Sinh hoạt tình dục an toàn với những đối tác an toàn. Khuyến khích quan hệ với một đối tác, quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Ngoài ra cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và giúp tránh được các tác nhân gây ung thư tinh hoàn.
- Không nên lạm dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…
- Thực hiện kiểm tra tự kiểm tra tinh hoàn khi vệ sinh cơ quan sinh dục để phát hiện bất thường kịp thời. Ví dụ như tinh hoàn to lên, sưng, có những khối bất thường khi sờ vào thấy đau tức…
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ và nhận khuyến nghị về kiểm tra tinh hoàn, tối thiểu 6 tháng/lần. Việc kiểm tra này giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư tinh hoàn để có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như asbest, chì và một số hóa chất công nghiệp khác. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-co-thai-vi | Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai? | Bài viết được tư vấn bởi các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Dưới tác động của hormone sinh dục, lớp nội mạc tử cung dày lên tùy theo thời điểm trong từng tháng. Niêm mạc tử cung dày lên có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ thai.
1. Liên quan giữa niêm mạc tử cung và sự thụ thai
Niêm mạc tử cung còn gọi là nội mạc tử cung là lớp tế bào lót ở mặt trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố nữ niêm mạc tử cung thay đổi dày mỏng theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc thụ thai, mang thai.Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt dưới tác động của hormone niêm mạc tử cung tăng sinh, đến khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung dày khoảng 8-12mm giai đoạn này xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu có hiện tượng thụ thai xảy ra ở khoảng thời gian rụng trứng thì cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone nữ làm cho niêm mạc tăng sinh mạnh mẽ giúp cho trứng đã thụ thai vào làm tổ.Tuy nhiên, có một số trường hợp do nội tiết tố không đủ hoặc một số nguyên nhân khác dẫn tới niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm làm cho phôi thai không bám được vào buồng tử cung dẫn đến sảy thai. Hoặc có một số trường hợp niêm mạc tử cung quá dày làm cho quá trình thụ thai khó khăn hơn, có thể dẫn tới chậm có thai.Đến cuối chu kỳ kinh nguyệt nếu không xảy ra quá trình thụ tinh, lượng hormone trong cơ thể giảm đột ngột dẫn tới niêm mạc bị bong ra và đẩy ra ngoài tạo thành hiện tượng hành kinh. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé! Bắt đầu 2. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Trước khi trả lời câu hỏi niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai, cần phải biết sự biến đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:Niêm mạc tử cung bình thường dày khoảng từ 7-8mmGiai đoạn đầu chu kỳ kinh, sau khi hành kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 3-4mmGiai đoạn rụng trứng niêm mạc tử cung khoảng từ 8-12mm.Nửa cuối chu kỳ niêm mạc tử cung dày đến khoảng 12-16mm.Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai. Thế nên khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm thử que 2 vạch thì khả năng bạn đã mang thai và độ dày niêm mạc tử cung như thế này phù hợp để cho thai phát triển.Một số trường hợp tuy đã thụ thai nhưng niêm mạc tử cung lại quá mỏng dưới 8mm, thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng (là nơi diễn ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung rất khó có thể bám vào lớp niêm mạc này. Dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu... Hình ảnh niêm mạc tử cung trên siêu âm 3. Làm sao để cải thiện niêm mạc tử cung?
Niêm mạc tử cung có thể quá dày hoặc quá mỏng và cả 2 tình trạng này đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở phụ nữ. Vì vậy, khi bị niêm mạc tử cung dày hoặc mỏng ngoài điều trị bằng thuốc có thể kết hợp với chế độ ăn uống giúp cải thiện niêm mạc tử cung.3.1 Niêm mạc tử cung dàyThông thường, người có niêm mạc tử cung dày sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng giữa estrogen và progesterone trong cơ thể, nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai của phụ nữ. Ngoài ra có thể kết hợp với các chế độ sau:Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tiêu hao bớt lượng hormone estrogen trong cơ thể và giúp duy trì cân nặng hợp lý.Tránh thức khuya, khi ngủ đủ giấc giúp cơ thể tiết hormone cân bằng.Chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu vitamin C và sắt; hạn chế các thực phẩm chứa nhiều vitamin ETái khám theo dõi tình trạng niêm mạc tử cung dày. Khám phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ phát hiện bệnh lý sớm 3.2 Niêm mạc tử cung mỏngNgoài điều trị các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới niêm mạc tử cung mỏng có thể kết hợp với các chế độ nhưChế độ ăn uống: Tăng cường các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin E. Ngoài ra nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành vì trong đậu nành có thành phần tương tự estrogen.Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.Không nên nạo phá thai hay lạm dụng các thuốc kích trứng quá nhiều.Tóm lại, niêm mạc tử cung dày khoảng từ 8-10mm là phù hợp nhất cho việc thụ thai. Tuy nhiên nếu sau khi châm kinh mà niêm mạc tử cung dày từ khoảng 8-16mm là khả năng có thai cao. Niêm mạc tử cung liên quan mật thiết tới sự thụ thai nên nếu niêm mạc quá mỏng hay quá dày ảnh hưởng tới quá trình thụ thai và làm tổ, khi bị bất thường độ dày niêm mạc tử cung cần khám tìm nguyên nhân và khắc phục giúp quá trình thụ thai, mang thai thuận lợi. Ảnh hưởng của niêm mạc tử cung tới khả năng mang thai |
|
https://vnvc.vn/benh-viem-mang-nao-mo-cau-bc/ | 15/04/2024 | Bệnh viêm màng não mô cầu BC là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả đến 95% | Viêm màng não mô cầu BC là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, xuất hiện ban đỏ hay còn gọi là tử ban sau đó lan ra nhanh chóng, lúc này tính mạng của người bệnh chỉ còn tính bằng giờ. Người bệnh có thể tử vong trong 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Cần làm gì để phòng viêm não mô cầu BC hiệu quả?
BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Vi khuẩn não mô cầu gây ra hai bệnh thường gặp và nặng nề nhất là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra có thể gây các bệnh não mô cầu không xâm lấn như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi… Các nhóm huyết thanh gây bệnh viêm màng não mô cầu phổ biến nhất tại Việt Nam gồm: A, B, C, Y, W-135. Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên có đầy đủ vắc xin phòng các nhóm huyết thanh gây bệnh não mô cầu nguy hiểm gồm B, BC, ACYW-135”.
Mục lụcViêm màng não mô cầu BC là gì?Nguyên nhân gây bệnh não mô cầu BC1. Vi Khuẩn Neisseria Meningitidis huyết thanh B và C2. Bệnh lây truyền qua đường nào?3. Ai có nguy cơ cao bị lây nhiễm và mắc bệnh viêm màng não mô cầu?Triệu chứng viêm màng não mô cầu BCCác biến chứng nguy hiểm của viêm màng não BCBiện pháp phòng ngừa viêm màng não mô cầu BC1. Tiêm vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu BC2. Giữ vệ sinh mũi họng3. Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnhPhương pháp chẩn đoán bệnh não mô cầu BCĐiều trị viêm màng não mô cầu BCViêm màng não mô cầu BC là gì?
Viêm màng não mô cầu BC là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu ca viêm màng não do não mô cầu, trong đó có khoảng 50% ca tử vong nếu không được kịp thời điều trị. Dù cho có được điều trị, mỗi năm trên thế giới vẫn có 135.000 ca tử vong, chiếm đến 15% số ca mắc. Tỷ lệ mắc viêm màng não mô cầu tại Việt Nam lên đến 2,3/100.000 dân.
Viêm màng não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất đất nước, với 0,03/100.000 dân. Bệnh nguy hiểm khi gây tử vong chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên và cứ 2 trong số 10 người mắc bệnh sẽ gặp các di chứng như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ… suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh não mô cầu BC
1. Vi Khuẩn Neisseria Meningitidis huyết thanh B và C
Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria Meningitidis) là vi khuẩn thường trú trong mũi và hầu họng của người bình thường, chỉ chờ điều kiện thích hợp (hệ miễn dịch bị suy giảm, điều trị thuốc ức chế miễn dịch…) để tấn công gây bệnh và diễn tiến nhanh chóng, gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn não mô cầu gồm 13 nhóm huyết thanh có khả năng gây bệnh, trong đó nhóm A, B, C, Y, X và W135 là 6 nhóm gây bệnh nguy hiểm nhất. Tại Việt Nam, não mô cầu nhóm B phổ biến và thường gặp nhất, gây ra đa số các ca bệnh lý não mô cầu xâm lấn như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não kết hợp nhiễm khuẩn huyết. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh như: Mỹ, Canada, Argentina, Colombia, Cuba, Brazil, Chile,… đã bùng phát nhiều trận dịch do não mô cầu khuẩn nhóm B và C chiếm ưu thế.
Vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm huyết thanh khác nhau, trong đó hai nhóm B và C phổ biến và thường gặp nhất gây bệnh viêm màng não mô cầu BC
2. Bệnh lây truyền qua đường nào?
Vi khuẩn não mô cầu dễ lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, giọt bắn, tiếp xúc gần; khi người lành hít phải các giọt bắn nhiễm vi khuẩn từ người bệnh lúc nói chuyện, hắt hơi, ho. Khả năng lây truyền bệnh qua tiếp xúc gián tiếp với đồ vật nhiễm mầm bệnh hiếm khi xảy ra.
3. Ai có nguy cơ cao bị lây nhiễm và mắc bệnh viêm màng não mô cầu?
Nhóm trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu BC cao nhất so với các nhóm tuổi khác, đặc biệt là nhóm dưới 5 tháng tuổi. Ở giai đoạn đầu, viêm màng não mô cầu không có triệu chứng đặc trưng, biểu hiện như tình trạng cảm, ho, sổ mũi thông thường nên rất khó chẩn đoán sớm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý nhiễm siêu vi thông thường như cảm, cúm,…
Tuy nhiên, bệnh lại diễn tiến rất nhanh, có thể tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời hoặc nếu điều trị khỏi lại để lại di chứng nặng nề như cắt cụt chi, mất thính lực, rối loạn tâm lý…, những di chứng này tồn tại suốt đời vài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và giảm nồng độ kháng thể bảo vệ từ mẹ dẫn đến khả năng diệt khuẩn thấp là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy, tiêm sớm vắc xin cho trẻ ngay từ 2 tháng tuổi sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như di chứng do não mô cầu nhóm B gây ra.
Triệu chứng viêm màng não mô cầu BC
Viêm màng não mô cầu BC nói riêng và do các nhóm huyết thanh khác nói chung đặc trưng bởi các triệu chứng như tử ban (nốt ban đỏ) hình sao, nôn vọt, cứng cổ, sợ sáng,… Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh do virus thông thường, dẫn đến việc chẩn đoán sai, tỷ lệ tử vong cao lên đến 50% nếu không được điều trị.
Mặt khác, “người lành mang trùng” là những người mang vi khuẩn não mô cầu, nhưng không biểu hiện triệu chứng chiếm tỷ lệ cao. Đây được xem là nguồn phát tán mầm bệnh khó kiểm soát. Tỷ lệ người lành mang trùng có thể gia tăng lên đến 50% khi dịch bệnh xảy ra.
Viêm não mô cầu BC đặc trưng bởi các triệu chứng như tử ban (nốt ban đỏ) hình sao, nôn vọt, cứng cổ, sợ sáng,…
Các biến chứng nguy hiểm của viêm màng não BC
Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tin. Trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là hai biến chứng thường gặp và diễn tiến đột ngột nhất, có khả năng dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ.
Đó là chưa kể đến 20% bệnh nhân sống sót sau viêm màng não do não mô cầu phải gánh chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ… Từ đó để lại gánh nặng lớn về tinh thần, kinh tế cho người bệnh và người thân trong gia đình và xa hơn nữa là gánh nặng cho xã hội.
Biện pháp phòng ngừa viêm màng não mô cầu BC
Có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh, trong đó có 6 nhóm huyết thanh thường gặp và nguy hiểm nhất (A, B, C, Y, W-135, X). Tại Việt Nam, đã có vắc xin phòng ngừa cho 5 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh não mô cầu xâm lấn nguy hiểm là A, B, C, Y, W-135, trong đó có vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm BC.
1. Tiêm vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu BC
Chi phí cho việc tiêm vắc xin không hề đáng kể so với chi phí điều trị và phát sinh nếu mắc viêm màng não do não mô cầu BC. Để phòng ngừa não mô cầu khuẩn BC, trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn đến 45 tuổi có thể tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC (CuBa) do hãng Finlay Institute tại CuBa sản xuất theo công nghệ túi màng ngoài Polysaccharide, phòng não mô cầu nhóm B 1 thành phần kháng nguyên và Polysaccharide nhóm C. . [1] [2]
⇒ Xem thêm: Vắc xin viêm màng não mô cầu BC giá bao nhiêu tiền? Tiêm ở đâu tốt, uy tín?
Vắc xin VA-Mengoc-BC (CuBa) phòng ngừa não mô cầu khuẩn BC, do hãng Finlay Institute tại CuBa sản xuất
Ngoài ra, trẻ cũng có thể phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu sớm hơn từ 2 tháng tuổi bằng vắc xin thế hệ mới phòng não mô cầu B Bexsero (Ý) vừa được nhà sản xuất đưa về Việt Nam, đây là vắc xin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… do não mô cầu xâm lấn do Neisseria meningitidis nhóm B do hãng GSK (Bỉ) sản xuất tại Ý với công nghệ mới là tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu để phát triển vắc xin (reverse vaccinology). Vắc xin dành cho trẻ từ 2 tháng đến người lớn 50 tuổi.
Vắc xin Bexsero phòng bệnh não mô cầu xâm lấn do Neisseria meningitidis nhóm B do hãng GSK (Bỉ) sản xuất
Vậy 2 loại vắc xin này có điểm gì khác biệt? Hai loại vắc xin này tuy cùng có chung tác dụng phòng bệnh viêm màng não mô cầu nhóm B nhưng khác nhau về công nghệ sản xuất, hiệu quả bảo vệ, tính rộng rãi, đối tượng tiêm và lịch chủng ngừa. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem qua thông tin trong bảng so sánh sau.
Thông tin
VA-MENGOC-BC
BEXSERO
Phòng bệnh
Phòng các bệnh lý não mô cầu xâm lấn và không xâm lấn do nhóm B và C gây ra
Phòng các bệnh lý não mô cầu xâm lấn và không xâm lấn nhóm B
Hãng (nước sản xuất)
Sản xuất bởi hãng Finlay Institute tại CuBa
Sản xuất bởi hãng vắc xin và dược phẩm hàng đầu thế giới GSK (Bỉ), sản xuất tại Ý
Thành phần kháng nguyên
Chỉ chứa 1 thành phần kháng nguyên nhóm B (OMV) và polysaccharide nhóm C.
Chứa 4 thành phần kháng nguyên protein não mô cầu nhóm B (NHBA, NadA, fHbp, OMV).
Công nghệ sản xuất
Công nghệ túi màng ngoài Polysaccharide (OMV= Outer membrane vesicles).
Công nghệ mới phiên mã ngược (Reverse vaccinology).
Hiệu quả bảo vệ
Phổ bảo vệ hẹp đối với nhóm B do chỉ với 1 thành phần kháng nguyên (OMV) của não mô cầu nhóm B
Phổ bảo vệ rộng hơn, với 4 thành phần kháng nguyên của não mô cầu nhóm B (NHBA, NadA, fHbp, OMV), khả năng tiêu diệt hiệp đồng, bao phủ nhiều chủng não mô cầu nhóm B, hiệu quả lên tới 95%.
Đối tượng
Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi
Tiêm sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người lớn 50 tuổi
Tính rộng rãi
Được sử dụng tại hơn 17 quốc gia trên toàn thế giới
Được sử dụng tại 52 quốc gia trên toàn thế giới, khẳng định tính an toàn và hiệu quả cao
Xem thêm video: So sánh vắc xin VA-Mengoc-BC và Bexsero
Vắc xin thế hệ mới phòng viêm màng não mô cầu B (Bexsero – Ý) chứa bốn thành phần kháng nguyên (4CMENB) của nhóm B, cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao và bao phủ nhiều chủng vi khuẩn não mô cầu nhóm B hơn, có hiệu quả phòng các bệnh lý não mô cầu xâm lấn nhóm B gây ra lên đến 95%. Đặc biệt Bexsero có hiệu quả bảo vệ cao trên các biến chủng não mô cầu nhóm B tại Việt Nam và có hiệu quả với cả các dị chủng não mô cầu B.
Trong khi đó, vắc xin VA-Mengoc-BC (CuBa) chỉ chứa 1 thành phần kháng nguyên nhóm B (hiệu quả bảo vệ trên nhóm B hẹp hơn) và polysaccharide nhóm C giúp phòng các bệnh lý do não mô cầu khuẩn nhóm B, C. Vắc xin VA-Mengoc-BC (CuBa) có hiệu quả bảo vệ trên 90% (đối với các chủng thuộc não mô cầu nhóm B của người CuBa, không hiệu quả với các dị chủng não mô cầu B không có trong vắc xin).
Vắc xin VA-Mengoc-BC chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến người lớn 45 tuổi. Lịch tiêm 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.
Vắc xin Bexsero chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người 50 tuổi với lịch tiêm
Trẻ từ 2 tháng đến dưới 6 tháng tuổi: 2 mũi cơ bản cách nhau 02 tháng, mũi nhắc lại sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng khi trẻ >=12 tháng tuổi.
Trẻ tròn 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: 2 mũi cơ bản cách nhau 02 tháng, và mũi nhắc lại sau mũi 2 tối thiểu 2 tháng khi trẻ >= 12 tháng tuổi.
Trẻ từ tròn 1 tuổi đến 2 tuổi: 2 mũi cơ bản cách nhau 02 tháng và mũi nhắc lại sau mũi 2 là 12 tháng.
Người từ 2 tuổi đến 50 tuổi: 2 mũi cơ bản cách nhau 01 tháng.
Bên cạnh hai loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B và C kể trên, trẻ đến 9 tháng còn cần bổ sung thêm vắc xin Menactra do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất tại Mỹ, theo công nghệ polysaccharide cộng hợp phòng 4 nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135. Từ khi đưa vào sử dụng, vắc xin cộng hợp ACYW-135 đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh A, C, Y và W-135.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ ba loại vắc xin phòng tất cả các nhóm não mô cầu nguy hiểm gồm: Vắc xin thế hệ mới phòng não mô cầu B (Bexsero – Ý), vắc xin phòng não mô cầu BC (Mengoc BC – Cuba) và vắc xin phòng não mô cầu ACYW-135 (Menactra – Mỹ).
Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn, VNVC triển khai cả Tiêm lẻ vắc xin hoặc Tiêm trọn gói vắc xin, đồng thời áp dụng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, đặc biệt với các vắc xin phòng bệnh não mô cầu, các combo vắc xin này được duy trì giá bình ổn, hỗ trợ tiêm vắc xin trước trả sau không lãi suất hoặc chia nhỏ thanh toán trong nhiều lần, ưu đãi giá khi tiêm đầy đủ phác đồ với Gói vắc xin phù hợp.
Chi phí tiêm vắc xin tại VNVC đã bao gồm tất cả các chi phí: khám sàng lọc với bác sĩ, công tiêm, tư vấn trước tiêm và tư vấn theo dõi sau tiêm, tin nhắn nhắc lịch tiêm, sổ tiêm, lưu giữ lịch sử tiêm chủng và miễn phí sử dụng các tiện ích tại trung tâm như khu vui chơi trong nhà, bỉm/tã, nước uống sạch, wifi miễn phí hoặc hỗ trợ giữ xe…
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B; BC; ACYW-135 Quý Khách có thể liên hệ qua số Hotline 028 7102 6595, qua fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Chi phí cho việc tiêm vắc xin không hề đáng kể so với chi phí điều trị và phát sinh nếu mắc viêm màng não do não mô cầu
2. Giữ vệ sinh mũi họng
Vi khuẩn não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp. Chúng xâm nhập niêm mạc mũi, họng sau đó nhân lên và gây bệnh viêm màng não mô cầu BC cho cơ thể. Do đó, giữ vệ sinh mũi họng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do não mô cầu khuẩn và các mầm bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp khác.
3. Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh
Bệnh viêm màng não mô cầu BC có khả năng lây lan cao. Bên cạnh chú ý giữ vệ sinh mũi họng, người dân cần tránh tiếp xúc với người bệnh. Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, các phương tiện công cộng và các địa điểm đông người. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán bệnh não mô cầu BC
Để chẩn đoán chính xác viêm màng não mô cầu BC, bên cạnh các triệu chứng đặc trưng của bệnh, các bác sĩ còn dựa vào kết quả xét nghiệm để đánh giá tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, có hướng xử trí kịp thời. Các phương pháp xét nghiệm viêm não mô cầu BC gồm: Chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu, cấy máu, xét nghiệm dịch não tủy, nhuộm soi dịch hầu họng.
Điều trị viêm màng não mô cầu BC
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lý diễn biến nhanh, khó lường; do đó, cần được điều trị kịp thời, đúng cách. Đầu tiên, khi đã xác định được mầm bệnh, các bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch bệnh nhân nhằm ức chế sự nhân lên của vi khuẩn. Sau khi tình trạng của người bệnh cơ bản được kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Nếu bệnh diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các phương pháp hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, hỗ trợ tim mạch, cân bằng điện giải,…
Viêm màng não mô cầu BC được xem là “bệnh tử” với diễn tiến nhanh, khó lường, gây tử vong nhanh chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị, 2 trong số 10 người bệnh vẫn sẽ gặp các di chứng như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ… suốt đời.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các nhóm huyết thanh: BC (Mengoc BC – Cuba), B (Bexsero – Ý) và ACYW-135 (Menactra – Mỹ). Hệ thống tiêm chủng VNVC có đủ các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu các nhóm, sẽ là địa chỉ tiêm phòng uy tín, đáng tin cậy cho cả gia đình. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dinh-duong-cho-tre-moi-biet-di-va-tre-chuan-bi-di-hoc-vi | Dinh dưỡng cho trẻ mới biết đi và trẻ chuẩn bị đi học | Trẻ mới biết đi và trẻ trước tuổi đi học đang phát triển nhanh chóng và năng động nên nhu cầu năng lượng của chúng cao so với kích thước cơ thể. Những thực phẩm sử dụng cho bữa ăn của trẻ cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất tốt để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Khẩu phần ăn của trẻ nên được chọn từ bốn nhóm thực phẩm chính. Đồng thời nên khuyến khích trẻ tiếp cận thói quen ăn uống lành mạnh.
1. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mới biết đi và trẻ trước tuổi đi học
Các yêu cầu về chế độ ăn uống của trẻ mới biết đi và trẻ trước tuổi đi học khác với trẻ lớn hơn. Trẻ em trước tuổi đi học đang phát triển nhanh chóng và năng động nên nhu cầu năng lượng của chúng cao so với kích thước cơ thể của chúng. Thậm chí, chúng có thể yêu cầu được sử dụng thực phẩm kết hợp năng lượng cao và mật độ chất dinh dưỡng, đặc biệt liên quan đến hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất.Mặc dù chế độ ăn của trẻ em trên 5 tuổi được khuyến nghị nên tuân theo mô hình hướng dẫn Eatwell. Các hướng dẫn về ăn uống lành mạnh này không nhằm áp dụng đầy đủ cho trẻ trước tuổi đi học. Chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ có thể quá cồng kềnh và không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khuyến nghị rằng trẻ em trước tuổi đi học (từ 2 đến 5 tuổi) bắt đầu áp dụng một số nguyên tắc của Hướng dẫn Eatwell và nên khuyến khích cách tiếp cận lành mạnh của gia đình đối với chế độ ăn uống và lối sống, vì các sở thích ăn uống thường được thiết lập trong giai đoạn đầu đời này.Trẻ em trước tuổi đi học cần thức ăn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nên khuyến khích mô hình ăn uống dựa trên các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ được lựa chọn từ bốn nhóm thực phẩm chính. Trẻ em trước tuổi đi học cần thức ăn giàu dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh 2. Những loại thực phẩm được lựa chọn trong chế độ ăn trẻ dưới 2 tuổi
2.1. Bánh mì, gạo, khoai tây, mì ống và các loại thực phẩm giàu tinh bột khácNhững thực phẩm này cung cấp năng lượng rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động, cùng với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác. Trẻ em trước tuổi đi học nên được khuyến khích tiêu thụ năm phần thức ăn có tinh bột mỗi ngày (ít nhất một phần vào mỗi bữa ăn chính và một số bữa ăn nhẹ). Khẩu phần có thể thay đổi tùy theo độ tuổi hoặc khẩu vị của trẻ, ví dụ: một khẩu phần bánh mì có thể là 1⁄2-1 lát vừa. Điều quan trọng là phải khuyến khích trẻ mới biết đi thử nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác nhau. Có thể cho ăn các loại bột nguyên cám ngay bây giờ, nhưng không nên cho ăn quá thường xuyên vì chúng cồng kềnh hơn và dễ no hơn và do đó khiến trẻ nhỏ khó đáp ứng nhu cầu năng lượng hơn.2.2. Trái cây và rau quảTrẻ em trước tuổi đi học và trẻ mới biết đi nên được khuyến khích ăn nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau, nhắm đến năm phần mỗi ngày. Không có hướng dẫn chính thức cụ thể về khẩu phần trái cây và rau cho trẻ nhỏ, nhưng khẩu phần sẽ nhỏ hơn so với người lớn. Một số ví dụ về phạm vi kích thước khẩu phần được đề xuất là: 1⁄4- 1⁄2 quả táo, 1⁄2-1 quả quýt, 1⁄2-2 muỗng canh rau (ví dụ: đậu Hà Lan, bắp ngọt) và 1-4 quả cà chua bi.2.3. Sữa và thực phẩm từ sữaTrẻ em trước tuổi đi học và trẻ mới biết đi nên được khuyến khích tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua và bơ sữa vì đây là những nguồn canxi sinh học đặc biệt tốt, rất quan trọng cho sự phát triển của xương, cũng như cung cấp nhiều loại khác chất dinh dưỡng.Trẻ em từ 1-3 tuổi nên tiêu thụ ít nhất 300ml sữa hoặc 3 phần thực phẩm từ sữa mỗi ngày. Tốt hơn là nên cho trẻ dưới 5 tuổi uống sữa nguyên kem và các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo, nhưng từ hai tuổi trở đi có thể dùng sữa bán tách béo nếu trẻ đang phát triển tốt và có chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Chính phủ khuyến cáo rằng sữa tách béo và sữa 1% không thích hợp cho trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ từ 1-3 tuổi được khuyến khích tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa 2.4. Thịt, cá, trứng, đậu và các nguồn protein không phải sữaĐiều quan trọng đối với trẻ em trước tuổi đi học và trẻ mới biết đi là phải có đủ thức ăn từ nhóm thực phẩm này để đảm bảo chúng có đủ lượng protein, sắt, kẽm, vitamin D và vitamin B.Cung cấp thực phẩm hoặc đồ uống giàu vitamin C (chẳng hạn như trái cây, nước ép trái cây và rau) cùng với thực phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt, điều này đặc biệt có lợi cho chế độ ăn chay vì sắt từ thực phẩm thực vật không được hấp thụ dễ dàng như từ thức ăn động vật.2.5. Thực phẩm giàu chất béo và / hoặc đườngTrẻ em trước tuổi đi học và trẻ mới biết đi cần nhiều năng lượng cao, thức ăn đậm đặc chất dinh dưỡng để giúp trẻ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình. Sữa nguyên chất và thực phẩm từ sữa nguyên chất béo thường tốt nhất ở độ tuổi này. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên các loại thực phẩm như khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, bánh ngọt, bánh quy, sôcôla và thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo và đường / muối để giúp khuyến khích thói quen ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ.Hầu hết trẻ nhỏ thích thức ăn và đồ uống ngọt và một lượng nhỏ đường trong bữa ăn là được. Tuy nhiên, tốt hơn hết là không nên cho thức ăn và đồ uống có đường vào giữa các bữa ăn, vì điều này dễ gây sâu răng hơn. Trái cây khô và nước ép trái cây cũng có thể gây thối rữa nếu tiêu thụ quá thường xuyên, vì vậy chúng tốt nhất nên được giữ đến giờ ăn.Thức ăn, đặc biệt là thức ăn ngọt, không nên dùng làm phần thưởng. Điều này có thể khuyến khích trẻ nghĩ về thức ăn ngọt theo hướng tích cực hơn (và ngược lại nhìn các thức ăn khác một cách tiêu cực hơn) và có khả năng dẫn đến việc trẻ thích ăn ngọt hơn.2.6. MuốiLượng muối tối đa được khuyến nghị hàng ngày cho trẻ từ 1-3 tuổi là 2 gam (0,8 gam natri) mỗi ngày và 3 gam (1,2 gam natri) mỗi ngày cho trẻ từ 4-6 tuổi. Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao, trong cuộc sống sau này. Hầu hết muối trong chế độ ăn uống của chúng ta đến từ thực phẩm chế biến hoặc sản xuất. Các loại thực phẩm như khoai tây chiên giòn, thịt xông khói, giăm bông, xúc xích và các sản phẩm thịt khác, đồ ăn sẵn và nước sốt chế biến sẵn có thể đặc biệt chứa nhiều muối. Sử dụng quá nhiều muối để chế biến thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe Mẹo để giảm lượng muối trong bữa ăn của trẻ:Hạn chế ăn đồ ăn vặt có vị mặn, chẳng hạn như khoai tây chiên giòn, vì chúng khuyến khích tăng cường thích ăn mặn.Cố gắng tránh cho thực phẩm chế biến sẵn quá thường xuyên và tìm các lựa chọn thay thế ít muối hoặc giảm muối (ví dụ như bánh mì giảm muối, đậu nướng và các bữa ăn sẵn).Cố gắng mua rau và đậu đóng hộp có dán nhãn 'không thêm muối' và cá ngừ đóng hộp trong nước, thay vì ngâm nước muối.Tránh thêm muối vào thực phẩm trong khi nấu nướng, hoặc trên bàn ăn.2.7. Đồ uốngSữa và nước là những lựa chọn đồ uống tốt cho trẻ mẫu giáo và trẻ mới biết đi. Sữa bò nguyên chất được khuyên dùng cho trẻ em trên một tuổi vì đây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Có thể cho trẻ dùng dần sữa tách béo sau hai tuổi, miễn là trẻ tiêu thụ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng và tăng trưởng đạt yêu cầu. Sữa tách béo hoặc sữa 1% không thích hợp cho trẻ dưới 5 tuổi, vì nó không cung cấp đủ năng lượng và vitamin A cho trẻ đang lớn.Đồ uống có chứa đường (ví dụ như nước ép trái cây, nước trái cây, đồ uống có ga và sữa có hương vị) có thể gây sâu răng nếu uống quá thường xuyên. Nếu cung cấp đồ uống ngọt, nước hoa quả pha loãng, không đường là lựa chọn tốt nhất nhưng chỉ nên hạn chế trong bữa ăn để giúp bảo vệ răng khỏi bị mòn răng. Tốt nhất là không nên cho đồ uống ăn kiêng vì chúng có chứa chất làm ngọt nhân tạo, chẳng hạn như saccharin.Để chăm sóc trẻ và bảo vệ răng không bị sâu, nên ngừng sử dụng bình sữa cho trẻ bú sữa sau khi trẻ được một tuổi. Thay vào đó, sữa và các đồ uống khác nên được cho từ cốc hoặc cốc chảy tự do.2.8. Bổ sung vitaminKhuyến cáo rằng trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi được bổ sung cung cấp vitamin A, C và D (ở dạng giọt lỏng), điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng không ăn một chế độ ăn quá đa dạng.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Giai đoạn trẻ mới biết đi và trẻ chuẩn bị đi học là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé..
Nguồn tham khảo: nutrition.org.uk Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-bau-1-thang-chup-x-quang-co-sao-khong-vi | Có bầu 1 tháng chụp X quang có sao không? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Hải - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ Hải đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ. Chụp X – quang được xem là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến hiện nay, giúp cho việc chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng chụp X – quang cũng như có những lưu ý khi chụp X – quang cần quan tâm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
1. Lưu ý khi chụp X – quang
Chụp X – quang là kỹ thuật cận lâm sàng rất phổ biến ngày nay, có mặt hầu hết ở những cơ sở y tế khám chữa bệnh với mục đích khảo sát một số bộ phận bên trong cơ thể mà khi khám lâm sàng không thể quan sát này. Đây là một phương pháp dễ thực hiện, an toàn cho sức khỏe người bệnh, chi phí rẻ và mang lại hiệu quả cao. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này đó là sử dụng tia X là một loại năng lực bức xạ có khả năng đi xuyên những mô mềm và một số tế bào trong cơ thể người, cho kết quả ghi lại trên phim chụp về những cơ quan được tia X đi xuyên qua. Mặc dù tia X dễ dàng xuyên qua những không khí cho hình ảnh phim màu đen nhưng bị hấp thụ rất nhiều bởi những mô đặc, điển hình là các tổ chức xương trong cơ thể vì vậy khi đi qua những mô này thì phim chụp thường cho hình ảnh màu trắng.Chụp phim X – quang giúp chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị một số bệnh lý như:Bệnh lý liên quan đến xương khớp như chấn thương, gãy xương, dập xương, loãng xương, ung thư xương, sỏi uric, viêm khớp, Gout...Bệnh lý nha khoa như sâu răng, khảo sát trước khi niềng răng...Bệnh lý liên quan đến phổi chẳng hạn như ung thư phổi và viêm phổiBệnh lý về mạch máu, tim mạch như khảo sát kích thước và hình dạng tim, biến dạng tim, hở van tim, tình trạng một số chất gây nguy hiểm cho mạch máu như calci hoặc những hợp chất của nó, tắc mạch máu...Chụp X – quang để theo dõi sự phục hồi của bệnh nhân sau khi trải qua một số loại phẫu thuật như phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật điều trị gãy xương.Bên cạnh đó, một số nhược điểm của phương pháp này vẫn còn tồn tại và cần được lưu ý nhiều hơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:Tia X có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý ung thư vì nếu cường độ quá lớn thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho những tế bào ung thư phát triển trong cơ thể bệnh nhân.Sau khi chụp X – quang thì bệnh nhân có thể xuất hiện một số vấn đề da liễu như những vết đỏ trên bề mặt da, bỏng da, cháy da...Một số tác hại khác khi chụp X – quang như đục thủy tinh thể, suy giảm hệ miễn dịch, tiêu chảy, gầy sút cân...Vì vậy, bệnh nhân cần được chỉ định và tư vấn thật kỹ trước khi thực hiện chụp X – quang, không nên tự ý chụp X – quang ở những cơ sở y tế mà không được sự đồng ý của bác sĩ điều trị nhằm giảm thiểu những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra cho bệnh nhân. Chụp X – quang là kỹ thuật cận lâm sàng rất phổ biến ngày nay 2. Có thai 1 tháng chụp X – quang có sao không?
Đối với phụ nữ mang thai là một đối tượng đặc biệt và cần được tư vấn xem xét thật kỹ trước khi áp dụng bất cứ một kỹ thuật xét nghiệm cận lâm sàng hay phương pháp điều trị cụ thể nào thì chụp X – quang được cho là có ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển của bào thai. Tia X khi chiếu vào cơ thể người mẹ thì có khả năng sẽ ảnh hưởng đến bào thai nằm trong bụng mẹ, gây nên những dị tật hoặc bất thường cho trẻ khi chào đời.Liều lượng và cường độ tia X được chiếu vào người mẹ cũng như thời gian chiếu, tần suất chiếu tia X khi chụp X – quang sẽ ảnh hưởng đến thai nhi theo những cách khác nhau. Vì vậy, trong những trường hợp cụ thể thì sản phụ cần được chỉ định của bác sĩ điều trị trước khi chụp X – quang.Ngoài ra, bên trong cơ thể của người phụ nữ có thai cũng có những nguy cơ bị sảy thai hoặc dị dạng bào thai mà không liên quan đến những yếu tố bên ngoài nhưng để có được sức khỏe cho trẻ trong suốt quá trình mang thai và sinh đẻ thì việc chụp X – quang là không được khuyến cáo. Nếu như bắt buộc phải thực hiện một biện pháp cận lâm sàng nào để củng cố cho chẩn đoán thì các bác sĩ có thể cân nhắc chuyển sang một phương pháp cận lâm sàng khác để chẩn đoán thay vì chụp X – quang. Đối với phụ nữ mang thai là một đối tượng đặc biệt và cần được tư vấn xem xét thật kỹ trước khi áp dụng chụp X quang 3. Chụp X – quang sau bao lâu thì nên có thai?
Trên thực tế lâm sàng thì nếu phụ nữ mang thai chỉ chụp X – quang 1 lần thì khả năng ảnh hưởng đến thai nhi là cực kỳ thấp, tuy nhiên, nếu người phụ nữ đi chụp X – quang nhiều lần nhưng không biết mình đã mang thai thì sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ lẫn bào thai. Nghiêm trọng hơn, những tế bào trong cơ thể người sản phụ khi bị tia X chiếu vào thì sẽ có khả năng bị tổn thương, sau đó có thể tiến triển thành tế bào ung thư. Vì vậy, trước mỗi chỉ định chụp X – quang cho phụ nữ thì cần khai thác rõ người phụ nữ đó có đang mang thai hay không, đế có thể chỉ định được chính xác nhất, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người chụp.Chụp X – quang là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán được áp dụng rất nhiều hiện nay, tuy nhiên những đối tượng đặc biệt trong đó có bà bầu thì cần cân nhắc thật kỹ, nắm vững những lưu ý khi chụp X - quang và có chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp này để tránh những nguy cơ không mong muốn tác động lên sự phát triển của thai. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dap-mat-na-hoa-qua-ma-da-xau-di-vi-sao-20211003174346777.htm | 20211003 | Đắp mặt nạ hoa quả mà da xấu đi, vì sao? | Đắpmặt nạ hoa quảmang lại nhiều lợi ích như giúptẩy da chết, lấy đi các tế bào sừng già, bụi bẩn trong lỗ chân lông, da thông thoáng, sạch sẽ từ bên trong. Mặt nạ hoa quả cung cấp độ ẩm cũng như các dưỡng chất vitamin A, B, E... giúplàn da đẹpvà mịn màng.
Tuy nhiên, không phải khi nàođắp mặt nạhoa quả cũng mang lại hiệu quả thực sự. Bởi mặt nạ hoa quả có một điểm yếu tối kỵ với làn da chính là hiệu ứng ánh sáng.
Trong hoa quả luôn có một hàm lượng axit nhất định. Khi đắp mặt nạ, axit giúp làm sạch, tẩy da chết. Nhưng mặt trái của chúng là rất dễ bắt nắng, khiến da đen sạm. Kèm theo đó, do tẩy da chết nên da cũng dễ bị tổn thương dẫn đến viêm da, nổi mụn, đen sạm, tàn nhang...
Chỉ đắp mặt nạ hoa quả vào buổi tối
Đắp mặt nạ hoa quả vào buổi tối sẽ hạn chế tối đa sự tiếp xúc của lượng axit còn tồn dư trên da với ánh nắng mặt trời. Qua một đêm, các chất axit sẽ bị phân giải vì thế chúng trở nên vô hại vào ngày hôm sau.
Massage da trước khi rửa mặt
Sau khi đắp mặt nạ hoa quả, chị em nên massage nhẹ nhàng trong vài phút. Điều này giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào dưới da. Đồng thời, cách làm này giúp lớp da chết trên da dễ dàng bong ra.
Rửa mặt bằng nước sạch
Rửa mặt sau khi đắpmặt nạhoa quả giúp loại bỏ axit, giảm hiệu ứng ánh sáng. Đồng thời, rửa trôi lớp da chết đã được làm mềm, bong ra sau khi đắp. Bạn không nhất thiết phải rửa lại mặt bằng sản phẩm làm sạch khác như sữa rửa mặt, tẩy da chết...
Bổ sung dưỡng chất ngay sau khi đắp
Ưu điểm củamặt nạ hoa quảlà giúp cung cấp độ ẩm, tẩy da chết nên đây cũng là lúc làn da "mở" để tiếp nhận các dưỡng chất bổ sung nhất. Vì thế, sau khi rửa mặt, bạn hãy tranh thủ dùng tone, serum, kem dưỡng sớm nhất. Nhớ vỗ nhẹ để các chất thẩm thấu đều vào sâu phía dưới, phát huy tác dụng.
Dùng kem chống nắng khi ra đường: Dù lượng axit giảm đi sau một đêm, nhưng bạn vẫn chống nắng khi ra đường ngày hôm sau bằng cách bôi kem chống nắng, đội mũ nón, đeo khẩu trang...
Gợi ý 4 loại mặt nạ hoa quả giúp da đẹp tại nhà.
Theo StyleCraze, có 4 loại mặt nạ hoa quả có thể giúp làn da đẹp mịn màng rạng rỡ mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà với các thao tác đơn giản.
1. Mặt nạ đu đủ và mật ong
Đu đủ rất giàu vitamin A và một loại enzyme gọi là papain, có đặc tính tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào da chết. Đu đủ và mật ong giúp chống viêm và chống vi-rút từ đó giúp giảm mụn trứng cá. Hai thành phần kết hợp làm chậm quá trình lão hóa, da săn chắc và giảm vết nhăn... Sử dụng mặt nạ này đều đặn tuần 3 lần, da được dưỡng ẩm và trắng sáng hơn.
Cách làm: Xay 2 miếng đu đủ cùng 1 thìa mật ong thật nhuyễn. Thoa hỗn hợp lên da sạch và khô. Để khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch bằng nước sạch và lau khô, bôi kem dưỡng ẩm.
2. Mặt nạ chuối
Chuối chứa vitamin B6, vitamin C, silica, kali và các chất dinh dưỡng khác rất quan trọng cho độ đàn hồi. Chuối giúp chống tia UV và giảm khả năng tăng sắc tố da. Với da khô và nhạy cảm, mặt nạ chuối được xem là "bảo bối".
Cách làm: Xay nhuyễn ½ quả chuối, ½ thìa mật ong. Dùng hỗn hợp đắp lên da khoảng 20 phút sau đó rửa sạch, bôi kem dưỡng ẩm.
3. Mặt nạ cà chua và bột yến mạch
Cà chua chứa lycopene, chất chống oxy hóa mạnh và vitamin B, C và E. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì làn da của bạn bằng cách hấp thụ nhiều oxy hơn, không chỉ làm chậm quá trình lão hóa mà còn bảo vệ da chống lại các tia UV. Cà chua giúp giảm rám nắng và làm sáng da.
Cách làm: Xay cà chua thành hỗn hợp nhuyễn và mịn. Thêm bột yến mạch và sữa chua vào cà chua. Đắp mặt nạ này lên mặt và cổ. Để khoảng 10 phút và sau đó rửa sạch.
4. Dưa chuột và sữa tươi
Dưa chuột có đặc tính chống viêm, điều trị và trẻ hóa cao, có thể giúp hồi sinh làn da khô và xỉn màu. Trong dưa chuột chứa khoảng 96% nước, giúp dưỡng ẩm hoàn hảo cho làn da. Đắp mặt nạ dưa chuột giúp làn da mịn màng và giảm kích ứng, trắng sáng da và mờ nếp nhăn.
Cách làm: ½ quả dưa chuột gọt vỏ, 1/4 cốc sữa tươi, 1 thìa mật ong, 1 thìa đường nâu. Cho tất cả vào xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp này lên mặt và giữ nguyên trong khoảng 20 phút. Rửa sạch mặt và lau khô, bôi kem dưỡng ẩm. |
https://tamanhhospital.vn/soi-tuyen-nuoc-bot-duoi-ham/ | 25/07/2023 | Sỏi tuyến nước bọt dưới hàm: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa | Sỏi tuyến nước bọt dưới hàm chiếm tỷ lệ lên đến 90% các loại sỏi tuyến nước bọt. Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật lấy sỏi hoặc tán sỏi.
Mục lụcSỏi tuyến nước bọt dưới hàm là gì?Nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt dưới hàmDấu hiệu nhận biết sỏi tuyến nước bọt dưới hàmPhương pháp chẩn đoán sỏi tuyến dưới hàm1. Thăm khám và hỏi bệnh sử2. Các chẩn đoán hình ảnhBiến chứng của sỏi tuyến nước bọtPhương pháp điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm1. Điều trị bằng thuốc2. Ngậm chanh3. Massage4. Phẫu thuậtCách phòng ngừa sỏi tuyến nước bọtChữa trị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm ở đâu?Sỏi tuyến nước bọt dưới hàm là gì?
Sỏi tuyến nước bọt dưới hàm là tình trạng tuyến nước bọt hàm dưới bị lắng đọng, tích tụ các chất cặn bã dẫn đến hình thành sỏi.
Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng lắng đọng và tích tụ các thành phần vô cơ và hữu cơ trong tuyến nước bọt hoặc trong các ống (ống dẫn) tuyến nước bọt. Chúng gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước bọt. Sỏi tuyến nước bọt là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm tuyến nước bọt.
Sỏi lớn dần có thể gây biến dạng vùng mặt, làm tắc nghẽn dòng chảy, gây viêm, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các chức năng bình thường như nói, nuốt và bài tiết nước bọt. Cụ thể với sỏi tuyến nước bọt dưới hàm có thể gây tắc ống dẫn nước bọt dẫn đến sưng đau, viêm và nhiễm trùng. Sỏi cản trở dòng chảy của nước bọt dẫn đến tiết nước bọt kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng cũng như ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt dưới hàm
Nguyên nhân gây ra sỏi tuyến vẫn chưa được biết rõ. Nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng, sỏi được hình thành do tác động của nhiều yếu tố. Các giả thuyết về sự hình thành sỏi được đặt ra nhưng chưa có giả thuyết nào có thể giải thích đầy đủ về cơ chế này. Các thuyết bao gồm: thuyết cơ học, thuyết hóa học, thuyết nhiễm trùng…
Dấu hiệu nhận biết sỏi tuyến nước bọt dưới hàm
Sỏi tuyến dưới hàm trong nhiều trường hợp là sỏi “im lặng”, tức là có sỏi nhưng không có triệu chứng. Các triệu chứng sẽ rõ ràng dần khi sỏi đủ to gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần con đường dẫn lưu nước bọt.
Các triệu chứng lâm sàng của sỏi tuyến nước bọt hàm dưới bao gồm:
Sốt, thường gặp ở bệnh nhân bị nhiễm trùng tuyến dưới hàm do sỏi;
Mất cân đối ở vùng dưới hàm;
Xuất tiết mủ vùng ống tuyến;
Đau và sưng xuất hiện nhanh và tái diễn, thường liên quan đến bữa ăn;
Trường hợp sỏi to trong ống tuyến, có thể nhìn thấy một khối hình oval, sờ cứng màu vàng hoặc trắng ở vùng sàn miệng.
Sỏi tuyến nước bọt có thể gây sưng đau nhưng cũng có khi không gây đau
Phương pháp chẩn đoán sỏi tuyến dưới hàm
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán sỏi tuyến nước bọt từ đơn giản như thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh sử đến các phương tiện cận lâm sàng kỹ thuật cao. Trong phần lớn các trường hợp, việc hỏi bệnh và thăm khám trực tiếp đã có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ về bệnh lý này. Các xét nghiệm cận lâm sàng và hình ảnh học về sau sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định và hướng điều trị bệnh cụ thể.
1. Thăm khám và hỏi bệnh sử
Bệnh nhân có thể bị đau và sưng tuyến có liên quan vào bữa ăn và để đáp ứng với các kích thích tiết nước bọt khác, có thể thấy mủ chảy ra từ ống dẫn và các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân. Tuy vậy, sỏi tuyến nước bọt kể cả khi ở kích thước lớn đôi khi cũng không gây ra triệu chứng.
Sờ sàn miệng từ sau ra trước bằng hai tay cho thấy sỏi dưới hàm trong một số trường hợp. Thăm khám vùng dưới hàm để đánh giá kích thước tuyến dưới hàm. Có thể sờ thấy tuyến dưới hàm trong trường hợp tuyến sưng to. Trường hợp viêm mạn tính, kích thước tuyến nước bọt có thể nhỏ hơn bình thường và không sờ thấy được.
2. Các chẩn đoán hình ảnh
2.1 Chụp X-quang ống tuyến nước bọt
Là phương pháp để khảo sát ống tuyến và bệnh lý tuyến nước bọt. Phương pháp này có thể giúp xác định vị trí bị tắt nghẽn của ống tuyến. Hỗ trợ chẩn đoán trong các bệnh lý như nhiễm trùng, khối u tuyến nước bọt và sỏi tuyến.
2.2 Chụp cắt lớp vi tính (CT)
CT scan là phương tiện hình ảnh học rất hữu ích trong chẩn đoán bệnh lý sỏi tuyến nước bọt. Kỹ thuật này không chỉ xác định được chẩn đoán mà còn giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị cũng như theo dõi sau mổ. Chụp CT còn có thể phát hiện những biến chứng có thể có do sỏi gây ra nhưng áp xe hoặc các bệnh lý khác của tuyến nước bọt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, CT có thể phát hiện được sỏi có kích thước nhỏ hơn so với siêu âm, nhưng một số sỏi vô cơ, cản quang kém có thể không phát hiện được trên hình ảnh chụp CT.(1)
2.3 Siêu âm
Phương pháp không xâm lấn này được sử dụng rất phổ biến để phát hiện sỏi tuyến dưới hàm. Những viên sỏi lớn hơn 1,5mm và hàm lượng khoáng chất cao được báo cáo là có thể xác định được trên siêu âm với độ chính xác 99%.
Trong các trường hợp có sỏi sialolith khổng lồ rõ ràng về mặt lâm sàng, hình ảnh siêu âm có thể hỗ trợ lập kế hoạch điều trị bằng cách phát hiện thêm các viên sỏi nhỏ. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để kiểm tra sự lưu thông tuyến nước bọt sau khi loại bỏ sỏi.
Biến chứng của sỏi tuyến nước bọt
Sự tắc nghẽn lâu dài bởi sỏi có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới sự bài tiết của tuyến nước bọt dưới hàm. Hệ luỵ là, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như sau:
Giảm vĩnh viễn hoặc thậm chí không tiết nước bọt;
Sự giảm hoặc không tiết nước bọt này có thể dẫn đến nhiễm trùng tái phát;
Teo tuyến nước bọt;
Mất chức năng bài tiết;
Xơ hóa.
Phương pháp điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm
Sỏi tuyến nước bọt có thể điều trị bằng thuốc, kết hợp với các phương pháp tại chỗ như xoa bóp hoặc sialogogues. Những trường hợp sỏi phức tạp, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoàn toàn.(2)
1. Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân có thể được kê thuốc giảm đau để làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị sỏi nước bọt; và thuốc kháng sinh chống tụ cầu để ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt cấp tính.
2. Ngậm chanh
Sỏi có thể trôi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi tuyến nước bọt được kích thích. Người bệnh được khuyến khích ngậm một miếng chanh hoặc kẹo chua cứ sau 2-3 giờ.
3. Massage
Đổi với sỏi tại lỗ ống nước bọt, có thể dùng tay bóp để nặn sỏi ra.
4. Phẫu thuật
Nếu các phương pháp trên không thể tống sỏi ra khỏi tuyến nước bọt, phẫu thuật lấy sỏi sẽ được thực hiện.
Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu là hình thức điều trị phổ biến được sử dụng để điều trị sỏi tuyến nước bọt kích thước nhỏ hoặc trung bình nhất là với các sỏi ống tuyến. Bằng phương pháp nội soi ống tuyến lấy sỏi, bệnh nhân vẫn có thể bảo tồn được tuyến nước bọt và tránh được các di chứng khi cắt bỏ tuyến nước bọt.
Sỏi vừa hoặc lớn, thường ở tuyến mang tai, có thể được phá vỡ bằng tia laser (tán sỏi).
Phẫu thuật hở (mổ mở)
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến chỉ được thực hiện khi không thể tiến hành thủ thuật xâm lấn tối thiểu để lấy sỏi trên bệnh nhân.
Phương pháp kết hợp
Do vị trí và kích thước sỏi tuyến nước bọt lớn hơn thường yêu cầu một quy trình phẫu thuật kết hợp với nội soi để loại bỏ chúng.
Phẫu thuật robot
Công nghệ robot có thể giúp bác sĩ phẫu thuật có được hình ảnh rõ ràng hơn về khu vực và di chuyển xung quanh tốt hơn trong không gian chật hẹp.
Cách phòng ngừa sỏi tuyến nước bọt
Nguyên nhân gây ra sỏi tuyến nước bọt vẫn còn nhiều tranh cãi, trong đó có nhiều giả thuyết về nhiễm trùng, lắng động cơ chất hóa học và ứ đọng nước bọt kéo dài sẽ tạo điều kiện để hình thành sỏi. Nhìn chung cơ chế vẫn chưa rõ ràng nhưng một khoang miệng sạch sẽ và uống đủ nước có thể tạo điều kiện để sự dẫn lưu nước bọt tốt, giảm tình trạng nhiễm khuẩn thì phần nào cũng giúp giảm nguy cơ phát sinh các yếu tố bất lợi tạo ra sỏi.
Ngoài ra, thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần cũng là cách phòng ngừa bệnh tật nói chung và phát hiện sỏi tuyến nước bọt sớm.
Chữa trị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm ở đâu?
Phẫu thuật sỏi tuyến nước bọt dưới hàm có kích thước lớn thường là phẫu thuật phức tạp, có tỷ lệ biến chứng trong phẫu thuật tới 8% chẳng hạn như biến chứng liệt dây thần kinh mặt. Vì vậy người bệnh có thể điều trị sỏi tuyến nước bọt tại các bệnh viện có sự phối hợp liên chuyên khoa Tai mũi họng, Răng Hàm Mặt, Thần kinh để được điều trị toàn diện, an toàn.
BVĐK Tâm Anh nơi thăm khám, chẩn đoán và điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm hiệu quả, triệt để bằng các phương pháp hiện đại, ít xâm lấn.
Sỏi tuyến nước bọt là bệnh gây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt phổ biến nhất của người trưởng thành, chiếm hơn 50% trong tất cả các tình trạng tuyến nước bọt. Cứ 1000 người trưởng thành thì có 12 người được báo cáo mắc bệnh này mỗi năm, với tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới.
Sỏi tuyến nước bọt liên quan đến tuyến dưới hàm phổ biến hơn tuyến mang tai do một số yếu tố như hướng của dòng nước bọt ngược với trọng lực, cấu trúc ống Wharton dài hơn và ngoằn ngoèo hơn và hàm lượng canxi và chất nhầy cao hơn của nước bọt được sản xuất trong tuyến dưới hàm. Sỏi thường được tìm thấy trong ống Wharton hơn là ở rốn ống hoặc bên trong tuyến. Chúng thường được tìm thấy ở tuyến dưới hàm bên trái.
Để đăng ký khám, tư vấn, điều trị sỏi tuyến nước bọt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
Sỏi tuyến nước bọt dưới hàm chiếm tỷ lệ lên đến 80-90% trường hợp và tuyến mang tai 5-20%. 88% sỏi tuyến nước bọt được báo cáo là có kích thước nhỏ hơn 10mm với việc xem xét tài liệu cho thấy sự xuất hiện của sỏi nước bọt lớn bất thường >15 mm là rất hiếm. Sỏi tuyến nước bọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường hiếm gặp ở trẻ em. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bi-dau-bung-tren-ron-va-cach-chua-vi | Bị đau bụng trên rốn và cách chữa | Đau bụng trên rốn là tình trạng bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau và đa số nhiều người đều cho rằng đây là dấu hiệu bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về triệu chứng đau bụng trên rốn cách chữa hiệu quả.
1. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên rốn
Tùy vào các đặc điểm như mức độ đau, thời điểm xuất hiện, vị trí đau,... mà có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm:1.L1. Đau bụng trên rốn ở bên phải hoặc bên tráiSỏi túi mậtTình trạng túi mật bị tắc nghẽn do sỏi có thể làm xuất hiện những cơn đau vô cùng dữ dội ở phía bên phải và ở trên rốn, kèm theo một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, nôn mửa và kiệt sức. Sỏi túi mật kéo dài và không được điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu đến tuyến tụy và gan.Viêm tụyNhững cơn đau ở bụng trên rốn ở bên phải hoặc bên trái có thể là do những vấn đề về tuyến tụy và có thể kèm theo hiện tượng sốt, buồn nôn và nôn. Trong một số trường hợp thì đây là dấu hiệu cảnh báo u tụy.Viêm loét dạ dày tá tràngViêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp nhất ở những người xuất hiện triệu chứng đau bụng trên rốn ở cả 2 bên. Đặc điểm cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra thường âm ỉ kèm theo hiện tượng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn và các biến chứng hẹp môn vị, thủng dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.Đau túi mậtTúi mật có vị trí nằm ở dưới gan, bên phải ổ bụng và có nhiệm vụ chứa mật hình thành từ tế bào gan, sau đó đưa mật vào ruột non và tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Khi gặp phải bất kỳ vấn đề gì về túi mật, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau bụng trên rốn bên trái và trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật.1.2. Đau bụng trên rốn buồn nôn kèm đi ngoàiTình trạng đau bụng phía trên rốn kèm theo hiện tượng đi ngoài và buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:Viêm đại tràngBệnh nhân mắc bệnh lý viêm đại tràng không chỉ xuất hiện những cơn đau bụng trên rốn quằn quại mà còn bị táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày. Trong phân có kèm theo chất nhầy và máu, cảm giác đi đại tiện không hết phân.Rối loạn tiêu hóaNgười bị rối loạn tiêu hóa có cảm giác đau âm ỉ trên rốn hoặc có những cơn đau quặn kèm theo buồn nôn, ợ chua và đi ngoài thành nhiều lần.Tiêu chảyKhi bệnh nhân mắc phải tình trạng tiêu chảy không chỉ xuất hiện các cơn đau bụng trên rốn mà còn kèm theo tình trạng đi ngoài ra nước nhiều lần. Cần bổ sung tích cực nước và điện giải cho bệnh nhân để tránh các biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.Ngộ độc thức ănNhững cơn đau bụng trên rốn kèm theo cảm giác buồn đi và đi ngoài nhiều lần sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị ngộ độc thức ăn.1.3. Đau bụng phía trên rốn ở phụ nữ đang mang thaiNhững cơn đau bụng trên rốn xảy ra ở phụ nữ mang thai có thể do một số nguyên nhân sau:Áp lực của tử cung trong suốt quá trình thai nhi phát triển khiến cho người mẹ có những cơn đau bụng trên rốn, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ.Căng cơ và da vùng bụng: Sự phát triển của thai nhi đòi hỏi cần có nhiều không gian để phát triển nên vùng da và cơ bắp xung quanh bụng của người mẹ cần phải căng hết mức ra nên có thể đây là nguyên nhân gây đau bụng trên rốn.Các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm tụy, đau dạ dày, viêm đại tràng,... có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng này.1.4. Đau bụng ở trên rốn ban đêmTình trạng đau bụng trên rốn vào ban đêm có thể do các nguyên nhân như:Trào ngược dạ dày thực quản: Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược của acid trong dạ dày và sinh ra hiện tượng buồn nôn kèm theo những cơn đau bụng trên rốn, đau ngực,...Viêm loét dạ dày: Bệnh nhân viêm loét dạ dày rất dễ bị đau bụng vùng trên rốn vào ban đêm kèm theo cảm giác ợ chua, nóng rát,...Hội chứng ruột kích thích: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau bụng ở trên rốn vào ban đêm, đặc biệt là khi ăn quá no.
2. Cách chữa đau bụng trên rốn
2.1. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà
Khi những cơn đau bụng ở trên rốn không quá kéo dài và không gây ra mệt mỏi hoặc không ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống thì có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm đau sau:Chườm ấm vùng bị đau từ 10 - 15 phút: Việc chườm ấm sẽ giúp cho cơ trơn giãn ra và làm dịu đi những cơn đau.Uống trà gừng ấm: Trà gừng ấm có tác dụng làm giãn cơ và giúp cải thiện cơn đau do dạ dày, rối loạn tiêu hóa,....Uống mật ong nguyên chất: Mật ong là loại nguyên liệu có tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm và virus rất tốt nên đây cũng là một trong các phương pháp để làm dịu đi cơn đau.Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng bị đau: Động tác massage vùng bụng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn có thể giúp giảm đau khá tốt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xoa bóp kèm dùng thêm dầu khuynh diệp để massage nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, mang lại cảm giác thư giãn để làm giảm đau bụng nhanh chóng.
2.2. Đau bụng trên rốn cần can thiệp y tế
Khi xuất hiện những cơn đau bụng trên rốn thì điều đầu tiên cần chú ý là bình tĩnh theo dõi tình trạng cơn đau. Nếu cơn đau bụng này biến mất sau một vài giờ, cơn đau khởi phát theo tính chất chu kỳ, đặc biệt khi bạn ăn quá no hoặc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa thì nguyên nhân gây ra những cơn đau này thường không nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ cần cải thiện thói quen ăn uống để phòng ngừa bệnh.Tuy nhiên khi cơn đau bụng trên rốn xuất hiện và kéo dài hàng giờ đồng hồ, cơn đau âm ỉ nhiều ngày liên tiếp hoặc cơn đau cấp tính dữ dội và kèm theo biểu hiện nôn ói thì bệnh nhân cần được đưa đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Một số dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần chú ý như:Bụng chướng to: Đây có thể là do tích khí hoặc tích hơi trong dịch khi ruột bị tắc một phần hay hoàn toàn.Sốt cao trên 38 độ C: Dấu hiệu này kèm theo đau bụng có thể là do nhiễm trùng đường ruột.Nôn ói nhiều lần: Nôn ói có thể là triệu chứng của nhiều bệnh chưa xác định được. Điều đầu tiên cần làm là tiến hành bồi phụ nước và điện giải để tránh gây mất cân bằng trong hệ thống dịch của cơ thể.Cơn đau bụng di chuyển từ vị trí trên rốn và chuyển dần xuống dưới rốn.Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn. Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bệnh nhân cần chú ý kỹ các đặc điểm của cơn đau để cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng gặp phải cũng như tiền sử bệnh lý, sức khỏe nhằm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh chính xác nhất. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-kieng-trong-viem-loet-ruot-ket-phan-1-vi | Chế độ ăn kiêng trong viêm loét ruột kết (Phần 1) | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Đối với nhiều người bị viêm loét đại tràng, việc tìm ra kế hoạch ăn kiêng phù hợp là một quá trình loại bỏ. Không có một chế độ ăn kiêng nào được chứng minh là có thể giúp chữa bệnh viêm loét đại tràng, nhưng một số kế hoạch ăn uống có thể giúp một số người mắc bệnh này ngăn chặn các triệu chứng của họ.
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng (UC) là một loại bệnh viêm ruột (IBD) . Bệnh viêm ruột bao gồm một nhóm các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.Viêm loét đại tràng xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột già (còn gọi là ruột kết), trực tràng hoặc cả hai bị viêm. Tình trạng viêm này tạo ra các vết loét nhỏ gọi là loét trên niêm mạc ruột kết của bạn. Nó thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên trên. Nó có thể liên quan đến toàn bộ ruột kết của bạn.Tình trạng viêm khiến ruột di chuyển nhanh chóng và làm rỗng ruột thường xuyên. Khi các tế bào trên bề mặt của niêm mạc ruột của bạn chết đi, các vết loét hình thành. Các vết loét có thể chảy máu, chảy dịch nhầy và mủ.Trong khi bệnh này ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, hầu hết mọi người được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 đến 35. Sau tuổi 50, một sự gia tăng nhỏ khác về chẩn đoán bệnh này được thấy, thường là ở nam giới.
2. Chế độ ăn ít dư lượng
The low-residue diet - “Chất cặn bã - residue” trong tên của chế độ ăn kiêng này đề cập đến các loại thực phẩm mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa tốt và cuối cùng sẽ tồn tại trong phân của bạn. Nó đôi khi được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “chế độ ăn ít chất xơ”.Chế độ ăn ít dư lượng có ít chất xơ, nhưng cả hai không hoàn toàn giống nhau.Thực phẩm ít chất xơ giúp cơ thể bạn dễ tiêu hóa. Chúng có thể giúp làm chậm nhu động ruột và hạn chế tiêu chảy. Bạn vẫn có thể ăn nhiều thực phẩm mà bạn thường ăn, trong khi vẫn giữ mức tiêu thụ chất xơ xuống khoảng 10 đến 15 gam mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm ít chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày Cơ thể bạn vẫn sẽ nhận đủ protein, khoáng chất, chất lỏng và muối. Nhưng vì tiêu chảy mãn tính và chảy máu trực tràng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và khoáng chất, bác sĩ có thể muốn bạn bổ sung vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung khác vào chế độ ăn uống của bạn.Những gì bạn có thể ăn theo chế độ ăn ít dư lượng:Sữa, pho mát, bánh pudding hoặc sữa chuaBánh mì trắng tinh chế, mì ống, bánh quy giòn và ngũ cốc khô có ít hơn 1/2 gam chất xơ mỗi khẩu phầnThịt nấu chín mềm và mềm, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng, thịt lợn và cáBơ đậu phộng và hạt mịnNước trái cây không có bãTrái cây đóng hộp và nước sốt táo, không bao gồm dứaSống, chuối chín, dưa, dưa đỏ, dưa hấu, mận, đào và mơXà lách sống, dưa chuột, bí ngòi và hành tâyRau bina nấu chín, bí đỏ, bí vàng không hạt, cà rốt, cà tím, khoai tây, đậu xanh và sápBơ, bơ thực vật, sốt mayonnaise, dầu, nước sốt mịn và nước xốt (không phải cà chua), kem đánh bông và gia vị mịnBánh thường, bánh quy, bánh nướng và Jell-O
Những gì bạn không thể ăn:Thịt nguộiTrái cây sấyQuả mọng, quả sung, mận khô và nước ép mận khôRau sống không được đề cập trong danh sách trênNước sốt cay, nước sốt, dưa chua và các món ăn ngon với các miếngQuả hạch, hạt và bỏng ngôThực phẩm và đồ uống có chứa caffeine, cacao và rượu Trái cây sấy là một trong những thực phẩm bạn không nên ăn khi bị viêm loét đại tràng 3. Ăn kiêng
Chế độ ăn kiêng thời kỳ đồ đá cũ, hay chế độ ăn uống cổ điển như nó thường được biết đến, đưa chế độ ăn kiêng của con người trở lại vài nghìn năm.Tiền đề của nó là cơ thể chúng ta không được thiết kế để ăn một chế độ ăn hiện đại dựa trên ngũ cốc và chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn nếu chúng ta ăn nhiều hơn giống như tổ tiên săn bắn hái lượm của mình.Chế độ ăn kiêng này có nhiều thịt nạc, chiếm ít nhất 30% tổng lượng calo hàng ngày. Chất xơ trong chế độ ăn uống đến từ trái cây, rễ cây, các loại đậu và các loại hạt chứ không phải từ ngũ cốc.Những gì bạn có thể ăn trong chế độ ăn kiêng nhạt:Trái câyHầu hết các loại rauThịt bò nạc ăn cỏGà và gà tâyTrứngCáQuả hạchMật ongNhững gì bạn không thể ăn:Khoai tâyCây họ đậuHạt ngũ cốcSản phẩm bơ sữaNước ngọtĐường tinh luyệnMặc dù một số người tuyên bố rằng họ cảm thấy tốt hơn khi ăn kiêng theo chế độ palo, nhưng không có bằng chứng nào từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy nó có tác dụng với bệnh viêm ruột. Thêm vào đó, chế độ ăn này có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn muốn dùng thử, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần uống bổ sung hay không. Người bệnh viêm loét đại tràng nên gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để tìm được chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh viêm đường ruột của mình. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ. Tài liệu tham khảoCrohn’s disease and ulcerative colitis nutrition therapy. (n.d.). uccs.edu/Documents/peakfood/hlthTopics/Crohns%20Disease%20Nutrition.pdfDiet and Bệnh viêm ruột . (n.d.). med.umich.edu/ibd/education/diet.htmlHaskey N, et al. (2017). An examination of diet for the maintenance of remission in inflammatory bowel disease. DOI: 10.3390/nu9030259Hou JK, et al. (2014). Diet and inflammatory bowel disease: Review of patient-targeted recommendations. DOI: 10.1016/j.cgh.2013.09.063Kakodkar S, et al. (2017). Diet as a therapeutic option for adult inflammatory bowel disease. DOI: 10.1016/j.gtc.2017.08.016Mayo Clinic Staff. (2019). Gluten-free diet. mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530Mayo Clinic Staff. (2017). Low-fiber diet do's and don'ts. mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/low-fiber-diet/art-20048511?reDate=14022019Special Bệnh viêm ruột diets. (n.d.). crohnscolitisfoundation.org/diet-and-nutrition/special-ibd-dietsUlcerative colitis. (2014). niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/ulcerative-colitisUlcerative colitis treatment options. (n.d.). crohnscolitisfoundation.org/what-is-ulcerative-colitis/treatment-options |
|
https://tamanhhospital.vn/chup-x-quang-soi-nieu-quan/ | 26/02/2024 | Chụp X quang sỏi niệu quản: Quy trình thực hiện như thế nào? | Sỏi niệu quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Kỹ thuật chụp X quang sỏi niệu quản đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này.
Kỹ thuật chụp X quang được bác sĩ chỉ định phổ biến trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý ở hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi niệu quản. Kết quả chụp X quang sỏi niệu quản là cơ sở giúp bác sĩ xác định được vị trí, hình dạng và kích thước của sỏi, từ đó có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Mục lụcChụp X quang sỏi niệu quản là gì?Khi nào thì cần chụp X quang sỏi niệu quản?Quy trình chụp X quang sỏi niệu quản1. Trước khi chụp x quang sỏi niệu quản2. Thực hiện chụp X quang sỏi niệu quản3. Sau khi chụp X quang sỏi niệu quảnChi phí chụp X quang sỏi niệu quản là bao nhiêu?Nên chụp X quang sỏi niệu quản ở đâu?Chụp X quang sỏi niệu quản là gì?
Chụp X quang sỏi niệu quản là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu quản bằng cách sử dụng tia bức xạ X để tạo ra hình ảnh giải phẫu ống niệu, bàng quang và thận một cách rõ nét. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu trải dài từ thận đến bàng quang, bộ phận này có 3 vị trí hẹp sinh lý cản trở sỏi di chuyển ra ngoài. Sỏi niệu quản là bệnh đường tiết niệu phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng.
Chụp X quang sỏi niệu quản bao gồm 2 loại là chụp Xquang sỏi niệu quản không cần tiêm chất cản quang và chụp X quang tiêm chất cản quang đường tĩnh mạch. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh thực hiện chụp X quang có dùng thuốc cản quang hoặc không sử dụng thuốc cản quang. Kỹ thuật có tiêm thuốc tương phản để khảo sát các bệnh lý đi kèm của hệ niệu hiện nay được thay thế bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản. Kỹ thuật này sẽ cho hình ảnh chi tiết và cung cấp nhiều thông tin hơn là chụp bằng Xquang. Tuy nhiên một số cơ sở y tế không có kỹ thuật cắt lớp vi tính thì kỹ thuật này vẫn được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong khảo sát hệ niệu.[1]
Chụp X quang giúp phát hiện sỏi niệu quản
Khi nào thì cần chụp X quang sỏi niệu quản?
Chụp X quang sỏi niệu quản thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ người bệnh mắc phải các vấn đề như:
Sỏi niệu quản, sỏi thận.
Dị dạng đường tiết niệu.
Hẹp/giãn niệu quản.
U lao thận.
Chấn thương thận…
Chụp xquang sỏi niệu quản cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho người đang điều trị sỏi thận với mục đích theo dõi kết quả điều trị, tốc độ phát triển hay thoái lui của sỏi. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá và điều chỉnh phác đồ điều trị sỏi thận cho phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh (nếu cần).
Quy trình chụp X quang sỏi niệu quản
Quy trình chụp X quang sỏi niệu quản cơ bản bao gồm các bước như sau:
1. Trước khi chụp x quang sỏi niệu quản
Trước khi chụp X quang sỏi niệu quản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
Lưu ý chung:
Loại bỏ đồ dùng, trang sức kim loại khỏi cơ thể và thay trang phục người bệnh (nếu được cơ sở y tế cung cấp).
Trong trường hợp cần theo dõi sự phát triển của sỏi, người bệnh sỏi niệu quản nên mang theo kết quả chụp X quang trước đó.
Lưu ý cụ thể:
Chụp X quang không dùng thuốc cản quang: Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tiến hành thụt tháo 2 lần để loại bỏ thức ăn, chất cặn có thể gây nhầm lẫn kết quả chẩn đoán sỏi niệu quản. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện kỹ thuật này khoảng 3 ngày, người bệnh cần tránh uống các loại thuốc có tính cản quang.
Chụp X quang có tiêm thuốc cản quang qua tĩnh mạch: Trước khi thực hiện, người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm creatinin, ure huyết thanh, điền bảng thông tin nguy cơ dị ứng thuốc tương phản.
2. Thực hiện chụp X quang sỏi niệu quản
Dưới đây là các bước cơ bản chụp X quang sỏi niệu quản, cụ thể như sau:
Chụp X quang sỏi niệu quản không dùng thuốc cản quang:
Kỹ thuật viên chụp X quang hướng dẫn người bệnh thực hiện các tư thế khác nhau. Lúc này, vùng bụng của người bệnh cần đặt ở giữa máy X quang và phim chụp.
Các bộ phận khác có thể được che chắn bằng tấm chắn chất liệu chì để hạn chế lượng tia X tiếp xúc với cơ thể người bệnh.
Sau đó, người bệnh cần giữ yên tư thế được hướng dẫn khoảng vài phút để máy chụp X quang có thể ghi nhận hình ảnh giải phẫu một cách chính xác. Lưu ý, để hình ảnh chụp X quang đạt chất lượng cao giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh cần hạn chế chuyển động khi máy X quang đang chụp.
Chụp X quang sỏi niệu quản có dùng thuốc cản quang:
Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh nằm ngửa, hai tay duỗi xuôi theo cơ thể và duỗi thẳng hai chân.
Sau đó, bác sĩ tiến hành tiêm chất cản quang vào đường tĩnh mạch của người bệnh với liều lượng tham khảo khoảng 1 – 1.5 ml/kg, tốc độ tiêm ở mức 3 – 5 ml/giây.
Kế tiếp, sau khi tiêm thuốc khoảng 40 – 60 giây, người bệnh bắt đầu được chụp phim thứ nhất thì nhu mô trong phút đầu tiên. Tiếp tục, người bệnh được chụp phim thứ hai thì bài tiết ở phút thứ 3 – 5. Các phim chụp cách nhau 15 phút, 30 phút và 45 phút.
Trong trường hợp thuốc cản quang ngấm toàn bộ vào đài bể thận hoặc bàng quang, bác sĩ sẽ ngừng chụp X quang. Với trường hợp thận ngấm thuốc chậm (sau 60 phút), sau khoảng thời gian từ 2 – 3 giờ người bệnh sẽ được chụp X quang thêm.
Cuối cùng, sau khi người bệnh đi tiểu sạch nước tiểu sẽ chụp thêm một hình chụp X quang.
3. Sau khi chụp X quang sỏi niệu quản
Sau khi thực hiện xong quy trình chụp X quang sỏi niệu quản, kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh di chuyển sang phòng chờ nhận kết quả. Trong lúc đó, bác sĩ tiến hành chỉnh độ tương phản đặt dấu phải trái và in ảnh phim, đồng thời đối chiếu với tiêu chuẩn phim X quang đạt chuẩn. Tại phòng khám bệnh, dựa vào kết quả phim X quang sỏi niệu quản vừa chụp, bác sĩ tiến hành đưa ra chẩn đoán và hướng chữa trị phù hợp.
Chụp X quang sỏi niệu quản cần có chỉ định từ bác sĩ
Chi phí chụp X quang sỏi niệu quản là bao nhiêu?
Chi phí cho một lần chụp X quang sỏi niệu quản có thể dao động từ 200.000 VNĐ đến 1.700.000 VNĐ. Ở mỗi cơ sở y tế, mức giá này có thể chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như kỹ thuật chụp X quang, chất lượng của máy chụp X quang, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ/kỹ thuật viên, mức độ chuyên nghiệp của dịch vụ… Do đó, để biết chính xác chi phí chụp Xquang sỏi niệu quản là bao nhiêu, người bệnh nên liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline hoặc đến nhận tư vấn trực tiếp.
*Lưu ý giá dịch vụ trên đây là giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ.
Nên chụp X quang sỏi niệu quản ở đâu?
Để đảm bảo kết quả chụp X quang đạt chất lượng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản và các bệnh lý liên quan chính xác, người bệnh cần chọn thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này ở cơ sở y tế uy tín sở hữu trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ chụp chụp X quang hệ tiết niệu với quy trình chuyên nghiệp, an toàn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên có chuyên môn cao, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang kỹ thuật số treo thần cao cấp GXR-52D Ceiling System… Đến với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, nhận kết quả chính xác, phục vụ tốt cho quá trình chẩn đoán và điều trị.
Chụp X quang sỏi niệu quản không gây đau đớn cho người bệnh
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, chụp X quang sỏi niệu quản là kỹ thuật chẩn đoán sỏi cũng như các bệnh lý liên quan ở niệu quản. Để kết quả chụp Xquang sỏi niệu quản đạt chất lượng tốt, người bệnh cần chọn thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này ở bệnh viện uy tín. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-som-cua-viem-loet-da-day-cap-vi | Dấu hiệu sớm của viêm loét dạ dày cấp | Viêm loét dạ dày cấp tính là tình trạng niêm mạc trên cùng của dạ dày trở nên sưng đỏ, trầy xước, trợt lở vì một nguyên nhân nào đó. Hầu hết tổn thương trong viêm loét dạ dày cấp tính thường nông trên bề mặt, tuy nhiên các triệu chứng lại khởi phát đột ngột và dữ dội. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày cấp tính là gì?
1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày cấp tính
Viêm loét dạ dày cấp tính phản ánh tình trạng viêm cấp của lớp niêm mạc tại dạ dày. Yếu tố thuận lợi gây các vết loét dạ dày cấp bao gồm: lớp bảo vệ niêm mạc bị suy yếu hoặc tổn thương kết hợp với tính trạng dư thừa axit dịch vị.Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày cấp tính:Nguyên nhân hàng đầu là thói quen ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh. Việc lạm dụng nhiều bia rượu hoặc thức uống có cồn gây kích ứng hoặc bào mòn lớp màng bảo vệ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tác động của axit dịch vị;Các loại vi khuẩn như Helicobacter Pylori (HP), liên cầu tan huyết alpha, Clostridium septicum;Các loại Virus như CMV, Herpes;Tuổi cao: Lớp bảo vệ niêm mạc sẽ suy yếu, mỏng dần theo tuổi. Do đó khả năng viêm loét dạ dày cấp tính sẽ tăng lên ở những người lớn cao tuổi. Đồng thời, người lớn tuổi dễ bị vi khuẩn HP tấn công hơn so với người trẻ;Sử dụng các loại thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày như kháng viêm không steroids (NSAIDs), corticoid;Yếu tố tinh thần như lo lắng, căng thẳng, stress quá mức. Đặc biệt, những bệnh nhân sau các stress nặng (như sau phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng và nhiễm trùng nặng) nguy cơ rất cao bị loét dạ dày cấp tính;Các nguyên nhân loét dạ dày cấp hiếm gặp bao gồm chấn thương, tiếp xúc tia xạ, trào ngược dịch mật, thiếu máu cục bộ dạ dày, suy gan, suy thận;Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính có thể xuất hiện đồng thời với các bệnh cảnh khác như HIV/AIDS, Bệnh Crohn hoặc nhiễm ký sinh trùng;Yếu tố tự miễn: Viêm loét dạ dày cấp do tự miễn xảy ra khi cơ thể người bệnh tự sinh ra các chất chống lại các tế bào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn hay gặp ở bệnh nhân có bệnh tự miễn khác, bệnh Hashimoto, đái tháo đường týp 1 hoặc do thiếu hụt vitamin B12.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày cấp tính
Viêm loét dạ dày cấp tính thường khởi phát các triệu chứng một cách đột ngột, đặc biệt là những cơn đau bụng dữ dội. Thời điểm đầu lớp niêm mạc dạ dày chỉ có những tổn thương nông trên bề mặt ở mức độ nhẹ, không nguy hiểm. Các triệu chứng loét dạ dày cấp tính nếu được kiểm soát đúng cách sẽ biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu quá trình điều trị không phù hợp, điều trị muộn thì các tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính có đặc điểm là triệu chứng rầm rộ trong 3-4 ngày đầu, giảm dần trong 1-2 tuần tiếp theo và đa số khỏi hoàn toàn trong vòng 1 tháng. Dấu hiệu bệnh điển hình nhất là đau vùng thượng vị dữ dội, cảm giác nóng rát và có thể lan lên cổ họng kết hợp với buồn nôn, nôn ói (thức ăn, dịch dạ dày hoặc có thể nôn máu đỏ tươi). Buồn nôn, nôn ói nhiều là dấu hiệu nhận biết loét dạ dày cấp 2.1. Đau thượng vị
Đau thượng vị dữ dội là triệu chứng đầu tiên của viêm loét dạ dày cấp tính, đặc trưng với cảm giác nóng rát, cồn cào. Tính chất của cơn đau thượng vị:Xuất hiện sau ăn do các vết loét niêm mạc dạ dày bị tác động bởi thức ăn;Cơn đau thường xuất hiện sau ăn 2-3 tiếng, đôi khi đau lúc bụng đói, lúc nửa đêm, gần sáng, khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi, mất ngủ;Một số người bệnh chỉ có cảm giác đau thượng vị âm ỉ, rát bỏng, thỉnh thoảng có cơn đau quặn lên;Một số dấu hiệu gợi ý như cảm giác tức ngực, đau lan ra sau lưng...
2.2. Buồn nôn/nôn
Dấu hiệu tiếp theo mà nhiều người bệnh gặp phải là tình trạng buồn nôn, nôn ói nhiều. Đa số sẽ nôn ngay sau bữa ăn, người bệnh thường đau bụng và nôn hết thức ăn. Sau đó, tình trạng đau bụng sẽ giảm dần nhưng một lúc lại quay trở lại. Hậu quả của việc nôn ói khiến người bệnh mất nước, mất các chất điện giải, hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi và sụt cân.Bên cạnh triệu chứng buồn nôn/nôn ói, người bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi hoặc trướng bụng, tiêu lỏng, trung tiện nhiều và chán ăn.
2.3. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày cấp tính. Đặc biệt hay gặp nếu người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời với các biểu hiện như nôn ra máu đỏ tươi, đau bụng thượng vị nghiêm trọng hoặc tiêu phân đen. Biến chứng này cảnh báo tình trạng sức khỏe bị đe dọa, ảnh hưởng nghiêm trọng.
3. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày cấp tính
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Ví dụ bệnh nhân loét dạ dày cấp tính do sử dụng các thuốc NSAID hoặc lam dụng rượu bia có thể thuyên giảm bằng cách ngưng sử dụng những chất đó.Trường hợp viêm loét dạ dày cấp do vi khuẩn H. pylori tấn công cần được điều trị bằng các loại kháng sinh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, tất cả người bệnh viêm loét dạ dày cấp tính đều cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế tối đa căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi.Các loại thuốc điều trị loét dạ dày cấp tính bao gồm:Các thuốc kháng acid dạng lỏng hoặc viên có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa ở dạ dày. Do đó chúng nhanh chóng giúp người bệnh giảm các triệu chứng ở mức độ nhẹ;Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tiết acid bằng cơ chế ức chế hoạt động bơm proton trong các tế bào bài tiết acid dạ dày. Nhóm PPI bao gồm các loại như Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole và Pantoprazole;Thuốc ức chế histamin H2 như Cimetidine, Ranitidine, Nizatidine hoặc Famotidine. Tương tự nhóm PPI chúng có tác dụng giảm lượng axit sản xuất tại dạ dày;Một số lưu ý cho người bệnh khi điều trị viêm loét dạ dày cấp tính:Người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của viêm dạ dày cấp;Khi chưa có các biến chứng thì người bệnh được chỉ định các nhóm thuốc thuốc trung hòa hoặc giảm tiết axit, kháng sinh tiêu diệt HP... kết hợp với chế độ ăn uống khoa học;Bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa cần được cầm máu ngay lập tức. Sau đó thực hiện phác đồ điều trị thích hợp, đồng thời người bệnh cần được theo dõi tình hình sức khỏe liên tục. Sử dụng thuốc điều trị loét dạ dày cấp tính 4. Phòng tránh viêm loét dạ dày cấp tính
Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng rượu bia, chất kích thích: Có rất nhiều bệnh nhân không có thói quen sử dụng bia rượu nhưng vì những cuộc vui mà uống quá nhiều khiến viêm loét dạ dày cấp tính bùng phát tức thời.Khi sử dụng các loại thuốc có khả năng kích ứng niêm mạc dạ dày (như thuốc NSAID, corticoid) cẩn phải thận, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý tăng liều hay tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.Duy trì thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, ăn uống đúng giờ giấc. Điều này hạn chế tối đa nguy cơ bị vi khuẩn HP tấn công, đồng thời tập cho dạ dày quen với nhịp sinh học, tránh hiện tượng nhạy cảm quá mức hay dạ dày căng thẳng do quá tải.Duy trì cuộc sống, tinh thần lạc quan, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, hạn chế tối đa căng thẳng, stress quá mức để gây hại cho sức khỏe dạ dày. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/lam-chuyen-ay-sau-nhieu-nam-ngu-chay-nguoi-phu-nu-gap-tai-nan-phong-the-20220603161903487.htm | 20220603 | Làm chuyện ấy sau nhiều năm "ngủ chay", người phụ nữ gặp tai nạn phòng the | Quan hệ lại sau nhiều năm, người phụ nữ nhập viện vì tai nạn phòng the
Chị N.T.H., 40 tuổi được đưa vào Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vào lúc rạng sáng trong tình trạng máu âm đạo chảy nhiều, đau đớn.
Qua khai thác bệnh sử, chị H. cho biết, bản thân là mẹ đã có 3 con và ly dị với chồng cách đây 2 năm. Kể từ khi ly dị chồng, chị H. cũng không còn quan hệ tình dục. Cách đây 2 tháng, chị H. có bạn trai cùng tuổi và tối hôm trước khi vào viện cũng là "lần đầu" của người phụ nữ này với bạn trai mới.
ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: "Bệnh nhân tâm sự rằng, bản thân khi mới khởi động cũng cảm thấy bị "khô" nhưng vì chiều bạn trai nên vẫn tiếp tục quan hệ. Tuy nhiên, khi bắt đầu quan hệ, bạn trai "làm" mạnh, bệnh nhân thấy đau nhói đột ngột ở bên trong âm đạo và chảy máu. Tai nạn này xảy ra vào buổi tối nhưng do ngại nên đến lúc gần sáng thấy chảy máu nhiều bệnh nhân mới đến viện. Thời điểm đó, bệnh nhân đã mất khá nhiều máu".
Qua thăm khám, các bác sĩ xác định chị H. bị rách cùng đồ. Cùng đồ là nơi âm đạo bám vào tử cung theo một đường vòng. Các đường vòng đó tạo ra các cùng đồ: cùng đồ trước, cùng đồ sau và cùng đồ hai bên. Dưới lực tác động mạnh, cùng đồ có thể bị rách.
"Khi bị rách cùng đồ, người nữ sẽ bị đau và ra máu ở âm đạo nhiều", BS Thành nói thêm.
Vì sao cùng đồ bị rách?
Trong thực tế lâm sàng công tác tại Phòng khám cấp cứu, BS Thành vẫn thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bị rách cùng đồ khi đang làm chuyện ấy.
Một trong những nhóm bệnh nhân thường gặp là chị em "lần đầu" làm chuyện ấy. Lúc này vì hồi hộp, lo lắng, chị em bị co cứng người. Bên cạnh đó âm đạo cũng chưa có độ dãn vì chưa từng quan hệ, cho nên nếu đối phương làm quá mãnh liệt có thể dẫn đến rách cùng đồ.
Nhóm bệnh nhân khác cũng rất thường gặp là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh, những chị em phụ nữ lần đầuquan hệ lại sau một thời gian dài không quan hệ.
"Ở tuổi tiền mãn kinh, nội tiết tố của phụ nữ bị giảm, kéo theo tình trạng âm đạo không chỉ mỏng, khô, mà còn co ngắn lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chính chị em cũng bất ngờ về cơ thể mình", BS Thành phân tích.
Với những trường hợp lâu ngày không quan hệ, âm đạo sẽ bị thiếu nong dãn về mặt cơ học, độ đàn hồi sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài tác dụng nong giãn về mặt cơ học việc quan hệ tình dục đều còn giúp tăng tưới máu lên âm đạo, tăng cường sức khỏe hệ thống cơ sàn chậu. Thêm nữa trong tinh dịch của người đàn ông, ngoài tinh trùng còn có rất nhiều chất dinh dưỡng và nội tiết như testosterone giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng âm đạo. Do đó, việc lâu không quan hệ cũng khiến âm đạo không còn được khỏe mạnh, trơn tru.
"Lấy ví dụ trường hợp bệnh nhân H. Khi nghe một người phụ nữ đã có 3 con vẫn bị rách cùng đồ khi quan hệ có vẻ khó tin nhưng chúng tôi lại gặp không hề ít. Sau một thời gian dài không quan hệ lại ở tuổi tiền mãn kinh, nên âm đạo khô teo ngắn lại, không tiết đủ chất nhờn nên khi quan hệ sẽ rất dễ đến những tai nạn đáng tiếc", BS Thành nói.
Chính bản thân chị H cũng không ngờ được sau có 2 năm không quan hệ mà sức khỏe âm đạo của mình đã xuống cấp như vậy. Đây là điều cần được cảnh báo cho các chị em tiền mãn kinh mà lâu ngày không quan hệ.
BS Thành nhắc nhở: "Khi có dấu hiệu bất thường trong quan hệ như đau, hay ra máu chị em cần dừng ngay việc quan hệ, để khám và tư vấn bác sĩ kịp thời, tránh các biến cố tai nạn phòng the như rách cùng đồ".
Với các tai nạn rách cùng đồ do quan hệ nếu được đưa đến viện kịp thời thì việc điều trị tương đối đơn giản. Cùng đồ bị rách sau khi được khâu sẽ rất nhanh khỏi. Chỉ mất 2-3 ngày bệnh nhân có thể ra viện. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-nang-be-trai-21-thang-tuoi-vi | Cân nặng bé trai 21 tháng tuổi | Chiều cao và cân nặng bé trai 21 tháng tuổi là các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ. Để trẻ phát triển tốt cả về trí não và thể chất, cha mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé.
1. Chiều cao và cân nặng bé trai 21 tháng tuổi
Sự phát triển của bé trai 21 tháng tuổi có liên quan trực tiếp tới chiều cao và cân nặng của bé. Vậy bé trai 21 tháng cao bao nhiêu? Chiều cao của bé là từ 79.7 - 85.1cm, trung bình là 82.2cm. Như vậy, chiều cao chuẩn của bé trai 21 tháng sẽ nằm trong khoảng này.Về cân nặng, bé trai 21 tháng tuổi có cân nặng bình thường là 11.5kg. Bé có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu cân nặng là 10.3kg và bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng bằng hoặc thấp hơn 9.3kg. Ngược lại, bé có nguy cơ bị béo phì nếu cân nặng đạt 13.0kg và bị béo phì nếu cân nặng đạt 14.3kg trở lên.
2. Sự phát triển của bé trai 21 tháng tuổi
2.1 Trí thông minh của trẻ
Trước khi đủ 24 tháng tuổi, vỏ não của trẻ sẽ hình thành thêm hơn 100 nghìn tỷ khớp thần kinh, giúp trẻ có thể xử lý ngôn ngữ, thông tin,... tốt hơn.
2.2 Kỹ năng vận động của trẻ
Bé trai 21 tháng tuổi thường đã biết đi rất vững. Khi đã đi lại được, trẻ sẽ sớm biết chạy, nhảy, leo cầu thang,... Ngoài ra, trẻ cũng được mài giũa kỹ năng vận động của mình, ngày càng thành thạo với các hoạt động như xếp khối, vẽ tranh, lật trang sách, tự xúc ăn bằng muỗng,...
2.3 Cảm xúc của trẻ
Ở trẻ 21 tháng tuổi, thùy trán (một phần của não chịu trách nhiệm kỹ năng kiềm chế) vẫn chưa trưởng thành nên trẻ thường dễ bị tức giận, phấn khích,... Tuy nhiên, phụ huynh có thể giảm thiểu những cơn giận của trẻ bằng cách đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày.
2.4 Kỹ năng giao tiếp của trẻ
Giống như kỹ năng vận động, tốc độ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cùng độ tuổi sẽ khác nhau. Khi được 21 tháng tuổi, có những trẻ chỉ sử dụng được vài từ, trong khi những trẻ khác có thể sử dụng tới 500 từ. Nhưng tựu chung, sau khi được 18 tháng tuổi, sự phát triển mạnh của não bộ giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ và trẻ có khá nhiều vốn từ để sử dụng. Bé trai 21 tháng tuổi thường đã biết đi rất vững 3. Chăm sóc dinh dưỡng cho bé trai 21 tháng tuổi
Để đảm bảo chiều cao và cân nặng bé trai 21 tháng tuổi đạt chuẩn, cha mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé:Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm protein, sắt, kẽm, i ốt, selen, folate, vitamin A, choline, DHA, ARA,... Một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng gồm nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, rau có chứa vitamin C, cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ vây xanh, cá trích, cá mòi, cá tuyết đen,...) sẽ rất tốt cho bé;Bổ sung thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao cho trẻ;Bé cần cung cấp đủ 500ml sữa mỗi ngày. Tốt nhất mẹ nên cho bé bú sữa mẹ tới khi được 24 tháng tuổi. Nếu sữa mẹ không đủ, phụ huynh có thể lựa chọn các loại sữa công thức có các dưỡng chất thiết yếu như DHA, ARA, lutein, taurine,... để kích thích phát triển trí não; canxi và vitamin C để giúp trẻ phát triển chiều cao,...;Bổ sung chất béo với lượng phù hợp trong chế độ ăn uống của trẻ.Từ chỉ số chiều cao và cân nặng bé trai 21 tháng tuổi, hy vọng cha mẹ đã hiểu thêm về sự phát triển của trẻ. Tùy thuộc nhiều yếu tố, mỗi bé sẽ có quá trình phát triển khác nhau. Phụ huynh cần chú ý duy trì chế độ ăn uống khoa học để trẻ phát triển vượt bậc về thể chất và trí não.Trẻ 23 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://tamanhhospital.vn/viem-bao-quy-dau-co-chua-duoc-khong/ | 01/12/2023 | Viêm bao quy đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp chi tiết] | Viêm bao quy đầu là bệnh liên quan đến nhiễm trùng dương vật thường gặp, ảnh hưởng khoảng 12% – 20% nam giới. Nam giới bị viêm bao quy đầu thường biểu hiện sưng đau, ngứa, rát, loét, tiết dịch… tại vùng da quy đầu. Vậy viêm bao quy đầu có chữa được không? Đâu là phương pháp điều trị bệnh có hiệu quả cao? Tất cả sẽ được bác sĩ Đoàn Ngọc Thiện, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, giải đáp trong bài viết này.
Mục lụcNguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở nam giới?Viêm bao quy đầu có chữa được không?Viêm bao quy đầu có tự khỏi không?Phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm bao quy đầuCách điều trị viêm bao quy đầu1. Dùng thuốc2. Phẫu thuật cắt bao quy đầu3. Lưu ý khi điều trị viêm bao quy đầuMột số câu hỏi liên quan1. Viêm bao quy đầu có tái phát không?2. Khám và chữa viêm bao quy đầu ở đâu tốt?Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở nam giới?
Có nhiều nguyên nhân khiến nam giới bị viêm bao quy đầu như nhiễm trùng, dị ứng, tổn thương. Trong đó, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất. (1)
Nhiễm trùng: Xảy ra khi bao quy đầu bị xâm nhiễm bởi các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm men sinh ra phản ứng viêm. Một số tác nhân gây nhiễm trùng bao quy đầu thường gặp gồm: nấm men Candida albicans, nấm Chlamydia, vi khuẩn giang mai Treponema pallidum, vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, Streptococcus pyogenes, Staphylococcus, vi rút u nhú ở người (Human papillomavirus), vi rút gây mụn cóc sinh dục (Herpes simplex virus), ký sinh trùng Trichomonas vaginalis…
Dị ứng: Phản ứng dị ứng, kích ứng với hóa chất trong xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa, bao cao su, nước hồ bơi… có thể gây ra viêm bao quy đầu.
Tổn thương: Vùng da quy đầu bị tổn thương do cọ xát, va chạm tạo ra vết thương hở tạo điều kiện để tác nhân có hại xâm nhập, gây viêm bao quy đầu.
Ngoài các tác nhân nêu trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm bao quy đầu như:
Vệ sinh không tốt: Không vệ sinh thường xuyên, vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
Hẹp bao quy đầu: Là tình trạng bao quy đầu ôm sát, che phủ phần lớn hoặc hoàn toàn quy đầu. Tình trạng này gây khó khăn trong việc vệ sinh quy đầu, rãnh quy đầu, tạo điều kiện để chất bẩn, nước tiểu, bã nhờn tích tụ, giúp vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh tăng sinh nhanh.
Chưa cắt bao quy đầu: Nam giới chưa cắt bao quy đầu dễ bị viêm bao quy đầu hơn do khó khăn trong việc vệ sinh, giúp vi khuẩn, nấm gây bệnh dễ sinh sôi hơn.
Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs): Nam giới đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV, mụn cóc hay mụn rộp sinh dục… có nguy cơ bị viêm bao quy đầu cao hơn.
Bệnh tiểu đường: Nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị viêm bao quy đầu cao hơn do nồng độ glucose trong nước tiểu cao, tạo môi trường sống lý tưởng để các vi khuẩn, nấm men phát triển mạnh.
Các loại vi khuẩn là một trong những tác nhân gây viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu có chữa được không?
Có. Viêm bao quy đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi. Người bệnh cần đến bệnh viện có khoa Nam học uy tín để bác sĩ khám, chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp bệnh do vi khuẩn hay nấm gây ra, thuốc kháng sinh và kháng nấm là lựa chọn tối ưu. Nếu viêm bao quy đầu do dị ứng, bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin hay kem corticosteroid. Ngoài ra, với trường hợp viêm bao quy đầu nặng, tái phát nhiều lần, bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật cắt bao quy đầu để loại bỏ ổ viêm nhiễm.
Song song với điều trị y khoa, bác sĩ hướng dẫn người bệnh vệ sinh khu vực viêm nhiễm, giảm triệu chứng, ngăn bệnh tái phát.
Viêm bao quy đầu có tự khỏi không?
Không. Hầu hết trường hợp viêm bao quy đầu đều cần điều trị y khoa. Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ viêm bao quy đầu, cần đến bệnh viện khám và điều trị sớm, tránh để bệnh trầm trọng hơn, phát sinh những biến chứng nguy hiểm như: viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, hoại tử dương vật, ung thư dương vật… (2)
Phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm bao quy đầu
Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm bao quy đầu nên bác sĩ cần kết hợp thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất, từ đó lựa chọn biện pháp điều trị tối ưu. Các phương pháp chẩn đoán viêm bao quy đầu phổ biến hiện nay bao gồm:
Thăm hỏi tiền sử bệnh: Bác sĩ hỏi bạn về cảm giác, lịch sử quan hệ tình dục, thói quen vệ sinh, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng… để có nhận định ban đầu về các khả năng gây viêm bao quy đầu.
Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ quan sát các biểu hiện bên ngoài của vùng viêm nhiễm để chẩn đoán các nguyên nhân có khả năng gây bệnh.
Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ viêm bao quy đầu có liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bệnh tiểu đường, bác sĩ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu. Bác sĩ lấy một lượng máu nhỏ của bạn để mang đi xét nghiệm.
Xét nghiệm dịch tiết: Bác sĩ sử dụng tăm bông chấm vào vùng viêm nhiễm để lấy mẫu dịch tiết rồi gửi đến phòng thí nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ phân tích màu sắc, đặc tính, thành phần hóa học trong nước tiểu của bạn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm bao quy đầu.
Nên gặp bác sĩ Nam khoa khám khi nghi ngờ mắc viêm bao quy đầu
Cách điều trị viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh điều trị sớm và đúng cách. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị tối ưu. Hiện có 2 phương pháp chữa viêm bao quy đầu phổ biến là dùng thuốc và phẫu thuật cắt bao quy đầu.
1. Dùng thuốc
Sử dụng thuốc là cách điều trị viêm bao quy đầu phổ biến. Sau khi khám, chẩn đoán và làm các xét nghiệm (nếu cần thiết) tìm ra tác nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp cho người bệnh.
Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho các trường hợp viêm bao quy đầu do vi khuẩn, kể cả các vi khuẩn gây bệnh tình dục, như: Treponema pallidum (giang mai), Neisseria gonorrhoeae (bệnh lậu), Chlamydia trachomatis… Một số loại kháng sinh thường dùng bao gồm kháng sinh nhóm cephalosporin, quinolon, macrolide, tetracyclin…
Thuốc kháng virus: Được sử dụng khi tác nhân gây viêm bao quy đầu là virus. Trong đó, Aciclovir và valaciclovir là 2 trong số thuốc được sử dụng phổ biến.
Kem trị nấm: Nếu viêm bao quy đầu do nhiễm trùng nấm men gây ra (phổ biến là nấm Candida albicans), bác sĩ kê cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống nấm dạng kem bôi ngoài da như: clotrimazole, econazole, miconazole, sulconazole. Tùy từng loại thuốc và chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thoa từ 2 – 3 lần/ngày.
Thuốc kháng histamin: Được chỉ định với các trường hợp viêm bao quy đầu do phản ứng dị ứng, chẳng hạn như dị ứng với thuốc, hóa chất, bao cao su…
2. Phẫu thuật cắt bao quy đầu
Nếu viêm bao quy đầu nghiêm trọng, tái phát nhiều lần, điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc bao quy đầu dài hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cắt bỏ bao quy đầu nhằm xử trí dứt điểm tình trạng viêm nhiễm.
Trước phẫu thuật, bác sĩ khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh và dùng thuốc của bạn. Tiếp đó yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm trước phẫu thuật để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để lựa chọn phương pháp phẫu thuật, phương pháp gây tê hoặc gây mê phù hợp.
Hiện nay, phẫu thuật cắt bao quy đầu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống hoặc bằng máy. Thời gian cuộc mổ kéo dài từ 15 – 45 phút tùy phương pháp mổ được chỉ định. Người bệnh được yêu cầu nhập viện trước phẫu thuật 1 đêm để làm các xét nghiệm, theo dõi sức khỏe. Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày.
Bác sĩ Đoàn Ngọc Thiện (trái) và bác sĩ Phạm Xuân Long, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, đang phẫu thuật cho người bệnh
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau đây khi điều trị viêm bao quy đầu.
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường dễ mắc viêm bao quy đầu và có thể tái phát bệnh nhiều lần. Do đó, bên cạnh điều trị tình trạng viêm nhiễm, người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bao gồm: kiểm soát đường huyết, nồng độ cholesterol và mỡ trong máu, huyết áp…
Cải thiện vệ sinh: Vệ sinh chưa tốt là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm bao quy đầu. Do đó, trước và sau điều trị bệnh, bạn cần chú ý hơn vấn đề vệ sinh “cậu nhỏ”. Bạn nên vệ sinh bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày. Chú ý lau khô sau khi vệ sinh xong.
3. Lưu ý khi điều trị viêm bao quy đầu
Bên cạnh điều trị, việc phòng bệnh cũng rất quan trọng. Để ngăn mắc hoặc tái phát viêm bao quy đầu, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lựa chọn điều trị tại cơ sở y tế uy tín.
Nghiêm túc thực hiện đúng theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Xây dựng thói quen vệ sinh dương vật đều đặn và đúng cách, đặc biệt tại vùng rãnh bên dưới bao quy đầu.
Khắc phục sớm vấn đề hẹp, dài bao quy đầu cản trở việc vệ sinh.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.
Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục định kỳ, nhất là sau khi quan hệ với bạn tình mắc bệnh, để phát hiện và điều trị sớm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh nhằm cải thiện hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ xâm nhiễm từ các tác nhân gây bệnh.
Ưu tiên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, khô ráo.
Một số câu hỏi liên quan
1. Viêm bao quy đầu có tái phát không?
Có. Hiện chưa có phương pháp nào giúp nam giới ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ tái phát viêm bao quy đầu. Đặc biệt, những trường hợp nam giới không giữ vệ sinh “cậu nhỏ” tốt, quan hệ tình dục không an toàn, sức đề kháng suy giảm, mắc bệnh tiểu đường type 2… có nguy tái phát sau điều trị khỏi cao hơn.
2. Khám và chữa viêm bao quy đầu ở đâu tốt?
Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh, đảm bảo tính riêng tư, giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.
Khoa Nam học không ngừng trau dồi chuyên môn, liên tục cập nhật các kỹ thuật, phương pháp điều trị mới, chú trọng làm chủ công nghệ, máy móc điều trị hiện đại như: phẫu thuật nội soi bằng máy Laser công suất lớn (Holmium), dùng kính hiển vi trong các phẫu thuật vi phẫu và tạo hình, phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng máy Stapler… giúp người bệnh yên tâm hơn khi lựa chọn điều trị tại bệnh viện.
Người bệnh nghi ngờ hoặc đang lo lắng về tình trạng viêm bao quy đầu có thể đặt lịch khám với các bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM theo địa chỉ:
Với thắc mắc viêm bao quy đầu có chữa được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên bạn cần đến bệnh viện có khoa Nam học uy tín để được bác sĩ khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả, an toàn. Mong rằng những nội dung trên đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. |
https://suckhoedoisong.vn/3-mon-an-bai-thuoc-tu-y-di-ho-tro-dieu-tri-viem-phe-quan-man-tinh-169221105215107117.htm | 12-11-2022 | 3 món ăn bài thuốc từ ý dĩ hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính | 1.Nguyên nhân sinh bệnh
Theo Đông y, viêm phế quản mạn tính do phong hàn uất ở trong phế, khí nghịch gây tức ngực, khó thở, ho nhiều đờm, người mệt, ớn lạnh, hụt hơi, đờm trắng, bệnh chủ yếu ở phế.
Theo y học hiện đại, do sự lưu thông khí trong đường hô hấp bị tắc nghẽn, đường dẫn khí (khí quản, phế quản...) bị thu hẹp, xơ hóa, viêm
niêm mạc đường hô hấp lâu ngày dẫn đến tổn thương phổi…
Cây ý dĩ
2.Ý dĩ nhân, vị thuốc bổ phế
Ý dĩ nhân là tên thuốc của hạt ý dĩ đã bỏ vỏ, phơi hay sấy khô của cây ý dĩ (có thể dùng sống), sao vàng hay sao đen. Ngoài hạt Đông y còn dùng cả lá và rễ cây ý dĩ.
Theo Đông y: Hạt ý dĩ có vị ngọt nhạt, tính mát, lợi về kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng tăng khí lực (bổ phế), lợi tiểu tiện, thanh nhiệt, kiện tỳ, trừ các chứng viêm nhiễm… Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng, giảm mệt mỏi, chữa tê thấp sưng nhức, phù thũng, khí hư bạch đới, chữa viêm loét.
Cách phòng ho tái phát khi giao mùa ở người có tiền sử viêm họng, viêm phế quản mạn tính
Liều dùng từ 10-30g, dưới dạng thuốc thang, thuốc viên hoặc thuốc tán. Cũng có thể nấu cháo hoặc nấu cơm ăn.
3.Cách dùng ý dĩ hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính
3.1 Cháo phổi lợn, nhân ý dĩ
Nguyên liệu:
Phổi lợn 250g, gạo lức 100g, hạt ý dĩ 50g.
Cách chế biến:
Phổi lợn rửa sạch, nước vừa đủ, nấu chín vớt ra, cắt quân cờ rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch.
Ý dĩ, hành, gừng tươi, gia vị vừa đủ, rượu vang vừa đủ, đầu tiên đun to lửa, đun sôi sau nhỏ lửa, gạo chín nhừ là được.
Công dụng
: Bổ tỳ phế, giảm ho.
Chủ trị:
Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, lao phổi....
Cách dùng:
Ngày 1 bát, chia vài lần, ăn thường xuyên có chuyển biến rõ.
Vị thuốc ý dĩ bổ phế, hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính
3.2 Cháo sơn dược ý dĩ
Nguyên liệu:
Sơn dược (củ mài) tươi 60g, hạt ý dĩ tươi 60g, mứt hồng 24g.
Cách chế biến:
Sơn dược, nhân ý dĩ giã thô, nấu chín nhừ, mứt hồng cắt vụn cho vào là được.
Công dụng:
Kiện tỳ nhuận táo, giảm ho, trừ đờm.
Chủ trị
: Dùng cho người bị viêm khí quản mạn tính.
Cách dùng
: Đây là loại cháo rất dễ sử dụng, có thể ăn tùy ý.
3.3 Cháo bí đao, ý dĩ
Thành phần:
Bí đao 30g, hạt ý dĩ 20g, gạo lức 100g.
Cách chế:
Bí đao rửa sạch, đổ nước nấu lấy nước bỏ bã, ý dĩ gạo lức đãi sạch, nước vừa phải nấu với nước bí đao, nấu cháo loãng.
Công dụng:
Thanh nhiệt hết đờm, kiện tỳ thẩm thấp, thanh nhiệt trừ phong.
Chủ trị
:
Dùng cho viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Cách dùng:
Ngày một bát chia ăn vài lần.
Mời bạn xem thêm video:
Thực hư thông tin sốt xuất huyết không nên uống sữa? |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-chan-doan-hinh-anh-voi-cac-benh-ly-gan-va-tui-mat-vi | Vai trò của chẩn đoán hình ảnh với các bệnh lý gan và túi mật | Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Đặng Mạnh Cường – Bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý gan mật. Từ kết quả siêu âm gan, siêu âm túi mật, siêu âm u gan, xơ gan... sẽ giúp các bác sĩ phát hiện bất thường, mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
1. Siêu âm gan mật
1.1. Siêu âm là gì?Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện qua đường bụng. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần được yêu cầu nhịn ăn. Siêu âm sẽ cung cấp thông tin về cấu trúc của cơ quan bên trong nhưng không phản ánh được chức năng làm việc của các cơ quan này.Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ít tốn kém, an toàn và nhạy nhất để đánh giá hệ thống gan và đường mật.Siêu âm thường gặp khó khăn ở những người bệnh có biểu hiện bụng chướng hơi hoặc béo phì. Trong đó, siêu âm nội soi là sự kết hợp của đầu dò siêu âm vào đầu dụng cụ nội soi, kết quả siêu âm cho hình ảnh có độ phân giải lớn hơn, ngay cả khi ruột của bệnh nhân đang chướng hơi.1.2. Siêu âm túi mật và gan được chỉ định trong trường hợp nào?Sàng lọc các bất thường ở đường mậtĐánh giá đường mật trong gan ở những bệnh nhân đau bụng trên, phía bên phảiPhân biệt vàng da ngoài gan và vàng da trong ganPhát hiện khối u gan bằng kỹ thuật siêu âm u ganSiêu âm nội soi giúp đánh giá các bất thường của hệ thống đường mật trong gan.Ngoài ra, thận, tuyến tụy và mạch máu cũng thường quan sát được trên kết quả siêu âm gan mật. Siêu âm còn giúp đo kích thước lách, hỗ trợ chẩn đoán lách to, gợi ý tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan. Siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về gan mật 1.3. Siêu âm đóng vai trò gì trong các bệnh lý gan và túi mật1.3.1. Phát hiện sỏi mậtSỏi mật được phát hiện khi siêu âm bụng thấy có hình ảnh tăng âm có bóng cản, di chuyển theo nhịp thở, kết quả siêu âm trong trường hợp này rất chính xác (độ nhạy > 95%) đối với những viên sỏi mật có đường kính >2 mm.Kỹ thuật siêu âm nội soi còn có thể phát hiện những viên sỏi nhỏ trong túi mật hoặc sỏi trong hệ thống đường mật với kích thước khoảng 0.5 mm (sỏi sạn).Siêu âm bụng và siêu âm nội soi cũng giúp các bác sĩ xác định bùn túi mật (hỗn hợp các chất với dịch mật) thông qua hình ảnh giảm âm, không kèm bóng cản ở vị trí của túi mật.1.3.2. Viêm túi mậtThông qua kết quả siêu âm có thể chẩn đoán được tình trạng viêm túi mật điển hình với các biểu hiện như: dày thành túi mật (> 3mm), có dịch xung quanh túi mật, xuất hiện sỏi ở cổ túi mật kèm theo cảm giác đau tăng khi kỹ thuật viên ấn vào vị trí túi mật bằng đầu dò siêu âm (dấu hiệu Murphy)1.3.3. Tắc mật ngoài ganKết quả siêu âm gan mật cho hình ảnh giãn đường mật nên nghĩ đến tắc mật ngoài gan. Siêu âm bụng và siêu âm nội soi đường mật là cấu trúc ống trống âm, đường kính của đường mật bình thường nhỏ hơn 6mm, đường kính sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi và đạt đến 10mm sau cắt túi mật.Khi tình trạng giãn đường mật xảy ra có thể khẳng định là tắc mật ngoài gan, tuy nhiên kết quả siêu âm có thể bỏ sót sự tắc nghẽn sớm hoặc hiện tượng tắc nghẽn không làm giãn đường mật.Siêu âm bụng có thể không cho thấy mức độ hoặc nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật trong khi đó siêu âm nội soi cho độ nhạy tốt hơn.1.3.4. Tổn thương gan khu trúU gan có đường kính >1cm có thể được phát hiện qua siêu âm bụng, siêu âm u gan. U nang thường trống âm trong khi các tổn thương đặc (khối u, áp xe) có xu hướng tăng âm và ung thư sẽ có hình như một khối đặc không đặc hiệu.Siêu âm được sử dụng như một công cụ sàng lọc ung thư biểu mô tế bào ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (viêm gan B mạn tính, xơ gan, thừa sắt). Bên cạnh đó siêu âm giúp định vị tổn thương khu trú vì vậy có thể được sử dụng để chọc và sinh thiết.1.3.5. Bệnh lý lan tỏa: Xơ gan, gan nhiễm mỡCó thể được phát hiện bệnh lý lan tỏa ở gan bằng siêu âm xơ gan: Siêu âm đo độ đàn hồi gan giúp đo độ cứng gan như một chỉ số trong xơ gan. Đo độ đàn hồi gan thường kết hợp với xét nghiệm máu để đánh giá mức độ xơ hóa gan, đặc biệt ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính. Đánh giá mức độ đàn hồi gan bằng phương pháp siêu âm xơ gan 2. Siêu âm Doppler có vai trò gì trong bệnh lý gan và túi mật?
Siêu âm doppler được chỉ định khi cần đánh giá hướng dòng máu chảy, các mạch máu trong và xung quanh gan, trong đó quan trọng nhất là tĩnh mạch cửa.Siêu âm doppler gan được chỉ định trong các trường hợp sau:Ghi nhận các dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa như hình ảnh tuần hoàn bàng hệ và hướng dòng chảy thay đổi.Đánh giá hoạt động các shunt trong gan như hậu phẫu đặt shunt cửa chủ, hậu phẫu dẫn lưu đường mật qua da.Sau phẫu thuật ghép gan để đánh giá đường kính tĩnh mạch cửa trước ghép và ghi nhận biến chứng huyết khối động mạch gan sau ghép.Phát hiện các cấu trúc bất thường của mạch máu như chuyển dạng xoang hang tĩnh mạch cửa.Đánh giá các mạch máu khối u trước phẫu thuật.
3. Chụp cắt lớp vi tính trong bệnh lý gan và túi mật
Chụp cắt lớp vi tính CT scan giúp phát hiện các khối u gan, đặc biệt là các u gan nhỏ di căn từ vị trí khác và phân biệt với các u khác của ổ bụng. Ưu điểm của CT là độ chính xác rất cao, đặc biệt khi chụp có thuốc cản quang. Bên cạnh đó, CT gan không bị giới hạn nếu bệnh nhân béo phì hoặc chướng hơi trong các quai ruột.Bên cạnh các khối u gan thì chụp cắt lớp vi tính còn có thể phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ và dấu hiệu quá tải sắt (tăng đậm độ).
4. Chụp xạ hình gan
Nhờ sự phát triển của siêu âm và chụp CT scan nên xạ hình gan ngày nay ít được sử dụng hơn. Trước đây, xạ hình gan có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý gan lan tỏa hoặc phát hiện khối u gan.Cơ chế của chụp xạ hình gan là nhờ vào chất đánh dấu phóng xạ (thường là technetium) sẽ phân bố đều trong gan bình thường, sau đó chụp lại hình ảnh phân bố đó bằng máy chuyên dụng. Nếu xuất hiện những phần khuyết thì đó có thể là các tổn thương xâm lấn kích thước hơn 4cm (nang, áp xe, u nguyên phát hoặc di căn...).Một số rối loạn gan lan tỏa như xơ gan, viêm gan... sẽ làm giảm hấp thu chất đánh dấu phóng xạ vào gan. Trong đó, hội chứng Budd-Chiari có sự khác biệt khi sự hấp thu chất đánh dấu vẫn bị giảm như các trường hợp khác nhưng thùy đuôi vẫn hấp thu bình thường. Hình ảnh xạ hình gan mật bình thường 5. X-quang bụng không chuẩn bị có vai trò gì trong bệnh lý gan và túi mật?
X quang bụng đứng không chuẩn bị ít có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý gan mật. Trường hợp X quang có giá trị là khi sỏi mật to, cản quang hoặc khi túi mật bị vôi hóa nhiều (túi mật sứ) sẽ ghi nhận được trên phim.
6. Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) có vai trò gì trong bệnh lý gan và túi mật?
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào đoạn xuống tá tràng, sau đó luồn một ống thông vào nhú của bóng Vater, tiêm chất cản quang và ghi nhận hình ảnh của đường mật, tụy.ERCP giúp quan sát các bất thường ở quanh bóng Vater, đường mật và tụy. Bên cạnh đó, ERCP còn có thể giúp lấy sinh thiết bệnh phẩm để làm giải phẫu bệnh.ERCP là công cụ chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để chẩn đoán ung thư bóng Vater. Đây là một thủ thuật xâm lấn nên ERCP ngoài sử dụng để chẩn đoán còn được kết hợp để điều trị các bệnh lý mật tụy. Nội soi mật tụy ngược dòng thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý tắc nghẽn mật tụy, lấy sỏi đường mật, đặt stent hoặc cắt cơ thắt.
7. Chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC)
Đây là một chẩn đoán hình ảnh xâm lấn, nhờ vào X quang hoặc siêu âm để đưa kim xuyên qua gan vào hệ thống đường mật trong gan, sau đó tiêm chất cản quang vào và chụp lại hình ảnh.PTC có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý đường mật và có thể kết hợp với điều trị đồng thời. Tuy nhiên, hiện nay PTC ít được chỉ định hơn ERCP vì gây nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, chảy máu, rò mật... |
|
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-tre-mac-viem-duong-ho-hap-can-nhap-vien-169240401071205493.htm | 01-04-2024 | Viêm đường hô hấp ở trẻ, cách chữa viêm đường hô hấp tại nhà | Các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn
SKĐS - Viêm đường hô hấp trên thường gây ra các bệnh viêm tai giữa cấp, viêm mũi, viêm họng... ở trẻ. Các dấu hiệu ban đầu của viêm đường hô hấp trên thường dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh.
Viêm đường hô hấp gồm:
Viêm đường hô hấp cấp trên: Viêm mũi, viêm họng, Amidan, viêm xoang và viêm tai giữa.
Viêm đường hô hấp cấp dưới: Viêm thanh quản, viêm khí quản, phế quản và viêm phổi.
Nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ là do
virus
, virus lây lan từ người này sang người khác khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi hoặc các giọt bắn có chứa virus khi bệnh nhân hắt hơi, ho hay nói chuyện, sau đó đưa tay lên mắt, mũi của mình, khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng. Vì vậy, viêm đường hô hấp ở trẻ rất dễ lây lan và phát tán nhanh chóng ở những khu vực có nhiều trẻ em.
Biểu hiện trẻ bị viêm đường hô hấp
Những dấu hiệu đầu tiên mà cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp là trẻ sốt nhẹ, đôi khi kèm theo rét run.
Ngoài ra, trẻ sẽ bị hắt hơi, chảy mũi và
ho
. Cơn ho có thể chỉ là húng hắng, nhưng cũng có khi ho liên tục.
Trẻ sẽ không muốn ăn do họng bị đau rát và khó nuốt.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được đánh giá mức độ bệnh. Nếu bệnh viêm đường hô hấp ở mức độ nhẹ và trung bình, cha mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.
Khi nào cần cho trẻ bị bệnh đường hô hấp nhập viện?
Tuỳ vào mức độ tổn thương, vị trí bị tổn thương mà bệnh có những biểu hiện khác nhau. Tuy vậy, bệnh có những biểu hiện chung nhất như
sốt
, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và những dấu hiệu nguy kịch khác.
Những dấu hiệu nguy kịch đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở khò khè.
Những trẻ trên 2 tháng tuổi đến 5 tuổi là không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên và suy dinh dưỡng nặng. Những dấu hiệu nguy kịch này không chỉ có trong
viêm phổi
mà còn trong các bệnh khác. Tuy nhiên, khi trẻ có ho, thở nhanh và có một trong các dấu hiệu này thì chứng tỏ trẻ đã bị bệnh rất nặng, cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ là một bệnh thường gặp và hay tái phát. Ảnh minh hoạ.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh đường hô hấp tại nhà
Cần giữ ấm cho trẻ khi ở trong nhà, không cho trẻ ra ngoài trời nhiều gió. Đặc biệt, trẻ dưới 2 tháng tuổi không được để trẻ bị lạnh. Tuy nhiên không nên quấn quá nhiều tã, mặc nhiều quần áo vì trẻ sẽ bị quá nóng, điều này không tốt bởi sẽ làm tăng nhiệt độ ở trẻ đang có sốt.
Khi trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp không kiêng bất cứ thức ăn nào.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tăng lần bú trong ngày và đêm. Sữa mẹ hoàn toàn có đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với trẻ và có đủ nước, không cần phải cho trẻ uống thêm nước. Không cho trẻ ăn thêm bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
Trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn cho trẻ bú và ăn thêm. Khuyến khích trẻ ăn làm nhiều bữa. Thức ăn của trẻ cần phải đủ chất
dinh dưỡng
và năng lượng. Sau khi khỏi bệnh cần duy trì chế độ ăn thêm mỗi ngày một bữa từ 2 tuần đến 1 tháng. Điều này giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe cũng như cân nặng, không làm trẻ bị suy dinh dưỡng bởi khi trẻ bị bệnh đường hô hấp thường hay chán ăn.
Thông thoáng mũi cho trẻ: Trẻ bị bệnh đường hô hấp thường có kèm theo
chảy nước mũi
, dễ làm tắc mũi của trẻ. Điều này khiến trẻ phải thở bằng miệng, làm cho trẻ khó ăn. Nếu mũi bị tắc do chất nhầy khô và đặc, hãy nhỏ vài giọt nước muối vào mũi hoặc dùng 1 miếng giấy thấm, quấn sâu kèn được làm ẩm, để làm loãng dung dịch nhày.
Không được dùng những thuốc nhỏ mũi khác khi không có hướng dẫn của thầy thuốc.
Dùng thuốc ho: Ho là một phản xạ tự nhiên để tống, xuất chất tiết ở đường hô hấp. Nếu trẻ ho ít có thể dùng những loại sirô ho cho trẻ.
Không nên dùng những loại thuốc ho có chứa Atropine, Codein, Phenergan hoặc liều cao các kháng histamin, vì sẽ làm cho trẻ ngủ nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ.
Dùng thuốc hạ sốt: Trẻ sốt mức độ vừa có thể làm sức đề kháng của cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sốt cao sẽ làm tăng tiêu thụ ô xy, khiến cho trẻ chán ăn và có thể gây
co giật.
Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C có thể không cần dùng thuốc hạ sốt. Các phương pháp như lau mát cho trẻ, cho trẻ uống thêm nước hoặc bú thêm (trẻ dưới 6 tháng tuổi), cho trẻ nằm ở nơi thoáng, mát cũng giúp trẻ bớt nóng/sốt. Khi sốt cao thì dùng
thuốc hạ sốt
cứ 6 giờ 1 lần, liều lượng theo hướng dẫn.
Điều quan trọng nhất trong chăm sóc trẻ bị bệnh đường hô hấp tại nhà là cha mẹ cần phải theo dõi, phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm để nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, đó
là: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, không uống được, không bú được, trẻ mệt hơn, sốt cao, lơ mơ, co giật, khò khè, tím tái… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà
SKĐS - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh viêm đường hô hấp gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Thống kê cho thấy, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp 4 - 6 lần trong một năm, điều này dẫn đến trẻ bị suy giảm sức khỏe, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.
BS Nguyễn Văn Dũng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-xet-nghiem-can-thiet-trong-chan-doan-va-dieu-tri-ung-thu-phoi-vi | Các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 11 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hóa sinh lâm sàng. Ung thư phổi là một trong số những loại ung thư chiếm tỷ lệ cao và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư phổi mà không xuất hiện các triệu chứng tại giai đoạn đầu, chỉ đến khi gặp những triệu chứng như: ho, khó thở, đau ngực, sút cân,... thì mới đi khám, nhưng khi đó bệnh đã ở giai đoạn muộn và rất khó điều trị thành công. Do đó, việc đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết kịp thời đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi.
1. Bệnh ung thư phổi là gì? Ho trong thời gian dài, có thể lẫn máu và đờm, hoặc bị đau tức ngực là những biểu hiện điển hình của ung thư phổi Ung thư phổi xảy ra khi những tế bào bất thường ở phổi đột nhiên xuất hiện, sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát tại phổi, khiến cho chức năng của phổi bị ảnh hưởng nặng nề. Sau một khoảng thời gian nhất định, chúng có thể sẽ lan sang lá phổi bên cạnh, các hạch xung quanh vùng khí quản và các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh.Vì bệnh không có những triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu, dễ nhầm lẫn với cảm mạo và các bệnh lý hô hấp khác, chỉ có những biểu hiện thoáng qua thậm chí không xuất hiện triệu chứng nên rất khó phát hiện kịp thời, hầu hết các bệnh nhân khi được chẩn đoán thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, khi đó khả năng bệnh đã phát triển đến giai đoạn di căn đã rất cao dẫn đến kết quả điều trị thấp, rất khó để cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao.Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh nhân bị ung thư phổi là bị ho trong thời gian dài, điều trị kháng sinh không đỡ, có thể lẫn máu và đờm, hoặc bị đau tức ngực. Sau khi bệnh chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân sẽ thở nông, bị sút cân nhanh chóng, khó nuốt, giọng khàn, thở khò khè, tràn dịch màng phổi.Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính gồm:Ung thư phổi tế bào nhỏUng thư phổi không tế bào nhỏ Trắc nghiệm: Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?
Để nhận biết phổi của bạn có thật sự khỏe mạnh hay không và làm cách nào để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm sau đây. Bắt đầu 2. Các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
2.1 Chụp X-quang phổiSử dụng kết quả chụp X-quang phổi có thể phát hiện u phổi nhưng nhiều trường hợp không thể thấy được các tổn thương nhỏ đi kèm. Chụp X-quang phổi được chia thành 2 loại:Chụp X-quang phổi: dùng để tìm kiếm u phổi, không mang đến nhiều hiệu quả đối với những tổn thương nhỏChụp X-quang cắt lớp vi tính: dùng để phát hiện kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của u phổi, tình trạng bị di căn của người bệnh, hạch trung thất, hoặc giúp định hướng sinh thiết khi xuyên thành ngực nhằm chẩn đoán mô bệnh học2.2 Soi phế quảnSoi phế quản là phương pháp sử dụng một ống soi luồn qua mũi hoặc miệng, vào khí quản và thâm nhập sâu vào phổi, giúp quan sát được tổn thương ở phổi và khối u của người bệnh được xuất phát từ phế quản, đồng thời tiến hành các kỹ thuật cần thiết để lấy bệnh phẩm của bệnh nhân làm mô bệnh học, tế bào học như sinh thiết phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành tại vùng tương ứng với khối u, chải rửa phế quản.2.3 Những xét nghiệm đánh giá tình trạng di cănPET/CT: hỗ trợ đánh giá chính xác những tổn thương di căn, giúp chẩn đoán đúng về giai đoạn bệnhXạ hình xương: nhằm phát hiện nhanh những tổn thương di căn xươngChụp cộng hưởng từ sọ não: để phát hiện những trường hợp bị di căn nãoSiêu âm bụng, và chụp cắt lớp vi tính vùng bụng: giúp phát hiện các ổ di căn gan, hoặc thượng thận,...2.4 Một số xét nghiệm dấu ấn ung thư phổiTrong những trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm ung thư phổi như:Cyfra 21-1: Mặc dù được biểu hiện trong nhiều cơ quan khác nhau nhưng nó hiện diện chủ yếu trong phổi. CYFRA 21‐1 có thể được xem như dấu ấn sinh học được lựa chọn cho ung thư phổi không tế bào nhỏ (chủ yếu là các loại ung thư tế bào vảy và tế bào lớn). Xét nghiệm có tác dụng giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác ung thư phổi không có tế bào nhỏ, người mắc phải bệnh phổi lành tính sẽ cho chỉ số Cyfra 21 - 1 dưới 3.3 μg/L (hoặc 3.3 ng/ml). Trong ung thư tuyến ở phổi, sự kết hợp CYFRA 21‐1 và kháng nguyên ung thư phôi (CEA) được chứng minh là hữu ích nhất.Xét nghiệm NSE: được sử dụng giúp chẩn đoán bệnh ung thư phổi có tế bào nhỏ. Theo nghiên cứu, NSE huyết tương hoặc huyết thanh được định lượng bởi phương pháp chính là miễn dịch điện hóa phát quang trong các máy hỗ trợ phân tích miễn dịch. Trong đó, 72% các trường hợp bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ cho kết quả mức độ NSE huyết thanh sẽ tăng >25 ng/mL, nhưng đối với những thể ung thư phổi khác thì chỉ cho thấy tăng khoảng 8%. Độ nhạy chẩn đoán của xét nghiệm tăng theo mức độ bệnh ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ và NSE là một dấu ấn sinh học bổ sung cho ung thư phổi tế bào nhỏ và sự kết hợp kết quả NSE và ProGRP làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán mô học, tiên lượng, và theo dõi bệnh. Nồng độ NSE ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ cho thấy có tương quan với tải lượng khối u, số vị trí di căn và đáp ứng với điều trị.Xét nghiệm ProGRP: Đối với các trường hợp nghi ngờ bị ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc cần phân biệt nhanh loại ung thư này với những loại ung thư phổi khác, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm ProGRP. ProGRP đã được ghi nhận là một dấu ấn sinh học đặc hiệu cho ung thư phổi tế bào nhỏ nhưng nồng độ bất thường có thể được tìm thấy trong một nhóm nhỏ bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Các nồng độ này thấp hơn đáng kể nồng độ ProGRP huyết thanh tìm thấy ở những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ . Nồng độ ProGRP huyết thanh tỷ lệ với giai đoạn của khối u và nếu so với NSE thì xét nghiệm ProGRP là một loại xét nghiệm dấu ấn sở hữu độ nhạy cao hơn, nên giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán phân biệt với những khối u khác của phổi. Chú ý, xét nghiệm này đặc biệt hữu dụng cho các trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện sinh thiết khối u phổi.CEA: 29% người bệnh bị ung thư phổi khi thực hiện xét nghiệm cho thấy chỉ số CEA thường cao hơn 10 ng/mL (đối với người bình thường thì chỉ số CEA chỉ ở mức 0 - 2.5 ng/mL).SCC (kháng nguyên ung thư tế bào vảy) Tế bào biểu mô vảy là thành phần chính của biểu bì nhưng nó cũng hiện diện trong lớp nền của đường tiêu hóa, phổi và các vùng khác của cơ thể. SCC có thể tăng trong bệnh lý ung thư trong nhiều loại mô, chủ yếu là phổi, cổ tử cung .. Các giai đoạn ung thư tiến triển hơn liên quan đến nồng độ SCC cao hơn đặc biệt là trong ung thư phổi và ung thư cổ tử cung và việc đo kháng nguyên, trong các lần xác định liên tiếp, hỗ trợ đánh giá bệnh tái phát, tồn lưu bệnh sau điều trị và đáp ứng điều trị. Chụp X quang phổi đánh giá căn bệnh ung thư phổi 3. Một số biện pháp điều trị ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Đối với mỗi giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị cụ thể:Phẫu thuật loại bỏ khối u: thông thường phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi khối u của người bệnh còn nhỏ, và chưa bị di căn. Để tham gia phẫu thuật thì bệnh nhân phải có tình trạng sức khỏe ổn định. Khoảng 20% người bệnh được điều trị theo phương pháp này.Điều trị bằng tia xạ: được áp dụng cho khoảng 35% bệnh nhân, sử dụng tia xạ phá hủy khối u khi chúng vẫn còn nhỏ và chưa bị di căn hoặc sử dụng để hạn chế tối đa sự phát triển của những khối u lớn. Phương pháp này có thể kéo dài được sự sống của bệnh nhân, nhưng lại rất ít trường hợp chữa khỏi được bệnh, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân.Điều trị bằng hóa chất: 80-90% những bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ có thể giảm bệnh khi mà tế bào ung thư còn nhỏ, bệnh nhân đang trong giai đoạn có thể phẫu thuật được và sử dụng hóa chất phù hợp để điều trị. Với các loại ung thư phổi khác tỷ lệ thoái giảm bệnh chỉ đạt được 40-50%. Những trường hợp bệnh đã đến giai đoạn muộn, thì hóa chất chỉ mang đến tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng , kéo dài sự sống cho người bệnh.Điều trị hỗ trợ: thường được sử dụng cho người bệnh ở giai đoạn cuối, giúp chăm sóc bệnh nhân, và điều trị triệu chứng, làm giảm đau.Xét nghiệm ung thư phổi có nhiều loại khác nhau, giúp đánh giá từng giai đoạn phát triển khối u của bệnh. Kết quả xét nghiệm ung thư phổi có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, hỗ trợ xây dựng liệu trình điều trị phù hợp cho người bệnh. |
|
https://suckhoedoisong.vn/hac-lao-can-dieu-tri-ngay-tranh-lay-lan-16997433.htm | 22-02-2017 | Hắc lào - Cần điều trị ngay, tránh lây lan | Mùa hè nóng nực, da lúc nào cũng ướt do mồ hôi, là cơ hội cho các chứng bệnh ngoài da phát triển mạnh, trong đó có bệnh
hắc lào
. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh
hắc lào
sẽ lây lan nhanh sang những vùng da lành, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác.
Hắc lào
(còn gọi là lác) là từ dân gian được sử dụng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là hai loại: trychophyton và epidermophyton. Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào là do: vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng gây bệnh. Bơi lội tại vùng có nước bẩn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Qua con đường lây nhiễm từ người này sang người khác (tiếp xúc da - da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ sinh hoạt, quan hệ tình dục với người nhiễm).
Nấm trichophyton gây bệnh hắc lào.
Nhận biết hắc lào
Hai dấu hiệu nổi bật của bệnh hắc lào là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương, vết trên da tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, hắc lào còn có thể gặp ở chân tay, ngực, lưng...
Điều trị bệnh hắc lào cần lưu ý
Hắc lào tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ... Vì vậy, cần chữa bệnh hắc lào tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác. Việc chữa trị hắc lào không khó, nếu người bệnh kiên trì dùng thuốc.
Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào là dung dịch cồn BSI (acid benzoic acid salicylic lod), antimycose (acid benzoic acid salicylic acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat). Các thuốc này có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng.
Hiện nay có nhiều thuốc dùng tại chỗ (thuốc dạng kem bôi) với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol, econazol... Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ. Những dị ứng này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc.
Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng kết hợp cả thuốc điều trị tại chỗ với các thuốc uống để trị vi nấm như griseofulvin, ketoconazol, itraconazole, fluconazole... Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc uống chống nấm toàn thân, do thuốc có nhiều tác dụng phụ và có những tương tác không tốt, có thể có những biến chứng nặng khi phải dùng đồng thời với thuốc trị bệnh khác (thuốc hạ mỡ máu...). Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh gan, thận...
Lời khuyên dành cho người bệnh
Khi dùng thuốc điều trị hắc lào, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như: điều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2 - 3 lần) cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa thuốc ít nhất hai tuần nữa để tránh tái phát. Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên tái khám bác sĩ. Khi bôi thuốc cũng phải theo hướng dẫn, vì nếu bôi thuốc không đúng (bôi thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non...) có thể làm bệnh càng lây lan hơn hoặc gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội... Trong một số ít trường hợp có thể gây nhiễm khuẩn, đi lại khó khăn.
Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoid, dẫn đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội” (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc corticoid làm giảm sự đề kháng nên các vi nấm có điều kiện tăng sinh). Vì vậy, mọi người nên từ bỏ thói quen dùng thuốc bừa bãi để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe. Để hạn chế bệnh hắc lào tái phát, bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối... bằng cách luộc nước sôi 100
o
C trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm. Không mặc chung quần áo với người khác, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, vệ sinh thân thể sạch sẽ. |
https://tamanhhospital.vn/xu-tri-ngo-doc-ruou/ | 24/11/2022 | Cách xử trí ngộ độc rượu: Quy trình cấp cứu đúng chuẩn từng bước | Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.800 ca tử vong liên quan đến bia rượu. Ngộ độc rượu nếu sơ cấp cứu không đúng cách sẽ khiến nạn nhân nguy kịch, có thể tử vong. Bài viết này hướng dẫn các cách xử trí ngộ độc rượu kịp thời, giúp nạn nhân nhanh hồi phục sức khỏe.
Mục lụcDấu hiệu người bị ngộ độc rượu cần cấp cứu ngayCách xử lý ngộ độc rượuKhông nên làm gì khi sơ cấp cứu người bị ngộ độc rượu?Phòng ngừa ngộ độc rượuDấu hiệu người bị ngộ độc rượu cần cấp cứu ngay
20% lượng rượu uống vào được hấp thụ tại dạ dày (bao tử), 80% hấp thụ ở ruột. Sau vài phút uống rượu, rượu nhanh chóng thấm vào máu. Sau vài giờ, nồng độ cồn trong máu tăng nhanh.
Người bị ngộ độc rượu do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Lượng rượu uống vào nhiều hay ít, nguyên liệu làm rượu, rượu thật hay rượu giả, cơ địa người uống,… sẽ dẫn đến mức độ nhẹ hay nặng.
Trong bài viết này sẽ bàn đến nguyên liệu làm rượu, bởi đây là yếu tố quan trọng khiến nhiều người Việt bị ngộ độc rượu trong thời gian qua: Rượu ethanol (dân gian gọi là rượu thật) và rượu methanol (dân gian gọi rượu giả, do sử dụng cồn công nghiệp như cồn rửa tay).
Ngộ độc rượu là tình trạng một người uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn hoặc uống phải rượu pha cồn công nghiệp có chứa methanol.
Ngộ độc rượu Ethanol (công thức hóa học C2H50H, còn được gọi là rượu etylic, rượu ngũ cốc,… là một trong các loại rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn). Người bị ngộ độc rượu Ethanol phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống. Vì lượng cồn trong máu tăng cao khiến các bộ phận của não ngừng hoạt động. Cụ thể, sau khi vào dạ dày, hệ tiêu hóa hấp thụ rượu vào máu. Gan hoạt động liên tục, hết công suất để phân hủy rượu, loại bỏ độc tố. Nồng độ cồn trong máu bắt đầu tăng lên đến mức khiến quan quá tải, không thể loại bỏ độc tố đủ nhanh dẫn đến ngộ độc rượu, tác động đến các bộ phận của não kiểm soát các chức năng: Nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ. Ngộ độc rượu có thể xảy ra khi uống bất kỳ loại rượu nào (rượu vang, rượu gạo,…).
Ngộ độc cấp tính
Ngộ độc mạn tính
Giai đoạn kích thích: Người uống thấy sảng khoái, nói nhiều, rối loạn phối hợp giữa lời nói và đi đứng.
Giai đoạn ức chế: Đi đứng khó khăn, nhận thức kém, mất khả năng tập trung.
Chán ăn, tiêu chảy, sụt cân, da tái, xanh xao, thiếu máu, run tay chân, loạn thần, xơ gan, ung thư gan.
Xác định lượng cồn trong máu được đo bằng nồng độ cồn trong máu dưới dạng phần trăm. (1)
Mức độ
Tình trạng
Dưới 0,05%
Nói khó, khả năng ghi nhớ kém, biểu hiện buồn ngủ.
0,06% – 0,15%
Đi đứng loạng choạng, lái xe không vững, khó kiểm soát tay lái khi tham gia giao thông.
0,16% – 0,30%
Cơ thể lừ đừ, khả năng khán đoán, ra quyết định, xử lý tình huống kém, xuất hiện nôn mửa.
0,31% – 0,45%
Nguy hiểm tính mạng, nguy cơ tử vong cao.
Ngộ độc rượu Methanol (công thức hóa học CH3OH) còn gọi là rượu Methylic, thường dùng trong công nghiệp hóa chất. Một số cơ sở sản xuất rượu gian lận thường sử dụng để sản xuất rượu. Đây là loại cồn rất độc vì đào thải chậm, chuyển hoá oxy hoá thành Formaldehyde và axit Fomic là những chất gây độc đến chức năng hô hấp của tế bào.
Mức độ
Tình trạng
5 – 15ml
Ngộ độc nặng như mệt lả, mạch đập nhanh, huyết áp hạ, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê…
15ml trở lên
Gây mù lòa
30ml
Tử vong
Các triệu chứng của ngộ độc rượu cần cấp cứu ngay: (2)
Da tái xanh, sờ thấy lạnh (đặc biệt da ở vùng quanh môi, móng tay).
Lú lẫn, phản ứng chậm, đi đứng loạng choạng hoặc không đi đứng được.
Hạ thân nhiệt.
Mạch, nhịp tim, nhịp thở không đều (khoảng cách giữa các nhịp thở từ 10 giây trở lên).
Co giật, nôn mửa, nghẹt thở.
Có hai cách chính để kiểm tra nồng độ cồn trong máu:
Máy đo hơi thở: Đo bằng cách thổi vào ống thở để ước tính nồng độ cồn.
Xét nghiệm máu: kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch đưa vào phòng thí nghiệm phân tích và cho kết quả trong vòng 60-120 phút.
Ngộ độc rượu xảy ra khi một người uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn.
Nam giới và người trung niên có tỷ lệ bị ngộ độc rượu cao hơn phụ nữ. Ngoài ra, ngộ độc rượu cũng phụ thuộc vào:
Thể trạng (chiều cao, cân nặng, sức khỏe tổng thể) của người dùng rượu.
Khả năng uống rượu.
Lượng rượu và thời gian uống.
Nồng độ cồn trong rượu.
Cách xử lý ngộ độc rượu
Khi bị ngộ độc rượu, người bệnh có nguy cơ cao bị: Mất ý thức, mất trí nhớ, hạ đường huyết, co giật, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, nôn, mửa liên tục dẫn đến mất nước, co giật, tổn thương não vĩnh viễn, tử vong,… Do đó, người bị ngộ độc rượu cần được cấp cứu ngay lập tức:
Cố gắng giữ nạn nhân ở tư thế ngồi thẳng. Nếu nạn nhân muốn nằm, cần kê gối sao cho phần đầu và vai cao hơn thân mình. Nếu nạn nhân bị ứ đọng đờm dãi, thở khò khè, bất tỉnh, cho nằm nghiêng để khi nôn không bị sặc. Nếu người bệnh không nôn, có thể tìm cách gây nôn hết rượu để loại bỏ cồn ra khỏi dạ dày.
Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước (đặc biệt sau khi nôn) và làm loãng nồng độ rượu. Điều này giúp quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng. Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi,… để giải độc rượu (nếu bị nhẹ).
Người bị ngộ độc rượu có nguy cơ hạ thân nhiệt cần giữ ấm bằng cách đắp chăn, mặc áo ấm,…
Nói chuyện với nạn nhân, trấn an và giải thích nguy hiểm đang gặp để nạn nhân hợp tác, không bị kích động. Vì người say rượu, ngộ độc rượu thường mất bình tĩnh, dễ bị kích động.
Đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu 115 hoặc xe cấp cứu BVĐK Tâm Anh TP. HCM: 0287 102 6789 – 0247 106 6858; Hà Nội: 024 3872 3872 – 093 180 6858.
Luôn quan sát kỹ người bệnh, nếu người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm dãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí co giật,… Nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, nhìn đôi, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái,… vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Tại cơ sở y tế, người bệnh được:
Truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Thở oxy qua ống thông mũi. Có thể cần đặt ống vào khí quản nếu người ngộ độc rượu bị khó thở nặng.
Loại bỏ rượu ra khỏi dạ dày.
Nếu thận hoạt động kém, người bệnh cần được lọc máu để loại bỏ cồn ra khỏi cơ thể.
Không nên làm gì khi sơ cấp cứu người bị ngộ độc rượu?
Khi sơ cứu ngộ độc rượu, không nên:
Cho nạn nhân tắm nước lạnh, điều này sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể sâu hơn, nguy cơ cao bị đột quỵ, tử vong.
Cho nạn nhân ăn thức ăn cứng, lạnh hoặc các món có thể gây nôn mửa, sặc,…
Để nạn nhân nằm ngửa vì dễ bị sặc khi nôn mửa.
Không để nạn nhân ngủ li bì, phải đánh thức nạn nhân sau vài giờ. Nếu nạn nhân tỉnh, cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết. Bởi người bệnh ngừng uống rượu nhưng dạ dày vẫn tiếp tục tiêu hóa rượu và đưa vào máu. Lượng cồn vẫn tăng, khiến ngộ độc thêm nặng.
Rượu làm não có phản ứng chậm, tác động đến khả năng giữ thăng bằng. Do đó, khi tự di chuyển, nạn nhân có thể bị té ngã, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tử vong hoặc gây tai nạn cho người khác.
Cho người bệnh uống vitamin B1, B6, acid folic, paracetamon, aspirin,… để giảm đau đầu. Bởi các thuốc này khi kết hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
Cho người bệnh uống thuốc chống nôn vì khiến chất độc không được đẩy ra bên ngoài. Khi cồn còn bên trong cơ thể, gan phải làm việc liên tục để lọc chất độc, về lâu dài dẫn đến tổn thương gan: xơ gan, ung thư gan,…
Phòng ngừa ngộ độc rượu
Không nên uống nhiều rượu.
Để ngừa ngộ độc rượu, hãy hạn chế uống rượu. Ngoài ra, có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng cách:
Không chơi các trò liên quan đến uống rượu, chẳng hạn cá cược nếu ai thua sẽ phải uống nhiều rượu,…
Uống nước ngay sau khi uống rượu.
Không uống rượu khi đang uống thuốc.
Không uống rượu khi bụng đói.
Tránh uống đồ uống nếu không biết thành phần của hoặc được pha với nước tăng lực.
Xử trí ngộ độc rượu cần thực hiện đúng cách, tránh để người bệnh gặp tình trạng nặng hơn. Khi có dấu hiệu nặng, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. BVĐK Tâm Anh TP.HCM với thiết bị máy móc hiện đại cùng bác sĩ nhiều kinh nghiệm giúp người bệnh an tâm điều trị, khỏe bệnh trở về. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-can-xet-nghiem-hba1c-de-kiem-soat-benh-tieu-duong-vi | Tại sao cần xét nghiệm HbA1c để kiểm soát bệnh tiểu đường | Xét nghiệm HbA1c được sử dụng để cho bác sĩ biết được lượng đường máu trung bình của người bệnh trong 2 đến 3 tháng qua.
1. HbA1C là gì?
Hemoglobin là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, nó tạo ra máu màu đỏ và có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể.Đường trong máu được gọi là glucose. Khi glucose có trong máu của bạn, nó sẽ liên kết với Hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Xét nghiệm HbA1c (tên tiếng Anh là hemoglobin A1c test) được thực hiện để đo lượng glucose gắn vào Hemoglobin.Các tế bào hồng cầu sống trong khoảng 3 tháng, vì vậy xét nghiệm cho thấy mức glucose trung bình trong máu của người bệnh trong khoảng 3 tháng qua. Nếu nồng độ glucose máu cao trong những tuần gần đây thì xét nghiệm HbA1c sẽ càng cao.Quá nhiều đường trong máu làm hỏng mạch máu và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng ở các bộ phận trong cơ thể như mắt và chân. Glucose trong máu tăng gây bệnh lý 2. Tại sao bệnh tiểu đường phải làm xét nghiệm chỉ số HbA1C?
Xét nghiệm HbA1C đo lượng đường trung bình trong máu của người bệnh trong hai đến ba tháng qua. Kết quả HbA1C có thể giúp bác sĩ:Xác định tiền tiểu đườngNếu bị tiền tiểu đường, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý tim mạch caoChẩn đoán bệnh tiểu đường type I và type II. Để xác nhận chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả của hai lần xét nghiệm máu được thực hiện vào hai ngày khác nhau - hai xét nghiệm HbA1C hoặc một xét nghiệm HbA1C và xét nghiệm máu đường huyếtTheo dõi kết quả điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả các lần xét nghiệm HbA1C ban đầu sẽ cũng giúp bác sĩ thiết lập mức HbA1C cơ bản cần đạt được của phác đồ điều trị. Sau đó, xét nghiệm HbA1C được lặp lại thường xuyên trong các lần tái khám để bác sĩ theo dõi kết quả điều trị bệnh tiểu đường và nếu cần sẽ thay đổi lượng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc Xét nghiệm HbA1C xác định tiền tiểu đường Tần suất xét nghiệm HbA1C tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường kế hoạch điều trị và mức lượng đường cần đạt được. Ví dụ: HbA1C có thể được thực hiện:Mỗi năm một lần nếu người bệnh bị tiền tiểu đườngHai lần một năm nếu người bệnh mắc tiểu đường type II và không sử dụng insulin và lượng đường máu luôn nằm trong phạm vi mục tiêu của điều trị.Bốn lần một năm nếu người bệnh bị tiểu đường type I.Bốn lần một năm nếu người bệnh bị tiểu đường type II và có sử dụng insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc gặp khó khăn trong việc giữ mức đường máu trong phạm vi mục tiêu điều trị.Người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm HbA1C thường xuyên hơn nếu bác sĩ thay đổi kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường hoặc người bệnh bắt đầu dùng thuốc mới để điều trị bệnh tiểu đường. Xét nghiệm chỉ số HbA1C cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín 3. HbA1c như thế nào là bình thường và bất thường?
Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường, phạm vi bình thường đối với mức độ HbA1c là từ 4% đến 5,6%. Nồng độ HbA1c trong khoảng 5,7% đến 6,4% có nghĩa là người đó đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Từ mức 6,5% trở lên có nghĩa là người đó đã bị tiểu đường. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.Bài viết tham khảo nguồn: webmd.comXEM THÊM:Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường?Xét nghiệm HbA1c để làm gì?Cách đọc kết quả xét nghiệm HbA1C |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bang-kiem-m-chat-giup-tam-soat-tu-ky-vi | Bảng kiểm M-CHAT giúp tầm soát tự kỷ | Bảng kiểm M-CHAT là công cụ giúp cha mẹ có thể tự đánh giá con mình có bị rối loạn phổ tự kỷ hay không. Từ đó có thể tầm soát được bệnh tự kỷ và giúp trẻ được điều trị sớm.
1. Bảng kiểm M-CHAT
Bảng kiểm M-CHAT là bộ công cụ tầm soát tự kỷ ở trẻ bao gồm 23 câu hỏi. Giúp tầm soát rối loạn phổ tự kỷ, phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ từ 18 tháng tuổi để từ đó có hướng xử trí phù hợp.Sử dụng bảng kiểm M-CHAT sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể tự tầm soát tự kỷ ở trẻ, đánh giá xem con của mình có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không. Những câu hỏi nhận diện trong bảng kiểm M-CHAT tầm soát tự kỷ ở trẻ như sau:>>> Hướng dẫn trực quan về tự kỷTrẻ có thích được nhún nhảy, đung đưa trên đầu gối của bạn không?Trẻ có quan tâm đến những trẻ khác không?Trẻ có thích leo trèo như leo cầu thang không?Trẻ có thích chơi trốn tìm hoặc ú òa không?Trẻ có bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ chăm sóc em bé, nghe điện thoại, hoặc giả vờ làm những điều khác không)?Trẻ có bao giờ sử dụng ngón tay trỏ để chỉ đồ vật mà trẻ đòi không?Trẻ có sử dụng ngón tay trỏ để chỉ đồ chơi hay một thứ gì đó nhằm thể hiện sự quan tâm đến đồ vật đó không?Trẻ có bao giờ chơi với những đồ chơi nhỏ (như chơi khối xếp hình, chơi ô tô,...) đúng cách, đúng chức năng không?Trẻ có bao giờ mang theo đồ vật hoặc đồ chơi đến khoe với bạn về vật đó không?Trẻ có nhìn vào mắt của bạn trong một khoảng thời gian lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?Trẻ có bao giờ cảm thấy quá nhạy cảm với tiếng động không (như hành động bịt hai tai)?Trẻ có biết cười khi bạn cười với trẻ hoặc khi nhìn thấy mặt bạn hoặc không (bạn không đang chơi, giỡn với trẻ)?Trẻ có biết bắt chước bạn không (ví dụ như bạn làm điệu bộ trên nét mặt, hoặc bạn giả bộ nhăn mặt trẻ có biết làm theo không)?Trẻ có đáp ứng khi được người khác gọi tên không?Trẻ có nhìn vào đồ chơi hoặc đồ vật ở chỗ khác khi bạn chỉ vào không?Trẻ có biết đi không?Trẻ có nhìn theo những đồ vật mà bạn đang nhìn không?Trẻ có làm những cử động của ngón tay bất thường với cự ly ở sát mặt trẻ không?Trẻ có bắt bạn phải chú ý vào những hoạt động của trẻ không?Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc tai hay không?Trẻ có hiểu những điều người khác nói không?Thỉnh thoảng trẻ có biểu hiện đi tha thẩn mà không mục đích gì hết hoặc nhìn chằm chằm một cách vô cảm không?Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn hay không?XEM THÊM: Dấu hiệu sớm cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ Bảng kiểm M-CHAT là công cụ giúp cha mẹ có thể tự đánh giá con mình có bị rối loạn phổ tự kỷ hay không 2. Nên sử dụng bảng kiểm M-CHAT khi nào?
Phụ huynh có thể sử dụng 23 câu hỏi để tầm soát tự kỷ cho trẻ trong bảng kiểm M-CHAT từ lứa tuổi 18-24 tháng. Trong đó, kết quả có nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu then chốt là “không” (nằm trong các câu hỏi số 2, 7, 9, 13, 14, 15).>>> Giao tiếp với trẻ tự kỷ như thế nào?Tuy nhiên, đối với những câu hỏi bao gồm 11, 18, 20, 22 thì câu trả lời “có” lại ám chỉ kết quả trẻ có nguy cơ bị tự kỷ.Tóm lại, bảng kiểm M-CHAT là công cụ giúp cha mẹ có thể tự tầm soát tự kỷ ở trẻ, đánh giá con mình có bị rối loạn phổ tự kỷ hay không, từ đó có thể giúp trẻ được can thiệp điều trị sớm.Quá trình kiểm tra nếu trẻ xuất hiện nhiều hơn 2 - 3 dấu hiệu trên đây thì cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, can thiệp khi cần thiết. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tang-nam-linh-chi-cao-cap-khi-mua-trang-phuc-linh-20221012061512299.htm | 20221012 | Tặng nấm linh chi cao cấp khi mua Tràng Phục Linh | Theo đó, từ ngày 1-31/10, khi mua một lọ Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS 80 viên và hoàn thành tích điểm, khách hàng sẽ được tặng ngay một túi nấm linh chi cao cấp.
Trong tháng 10, mua một lọ 80 viên Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS tặng ngay một túi Nấm Linh Chi cao cấp. Giấy phép quảng cáo của Tràng Phục Linh số 647/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 15/3/2021.Giấy phép quảng cáo của Tràng Phục Linh PLUS số 816/2021/XNQC-ATTP do cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 31/3/2021. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nấm linh chi - vị thuốc từ thiên nhiên
Nấm linh chi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, loài nấm này được ví như một loại "thượng dược".
Nấm Linh Chi - "Thượng dược" cho sức khỏe vàng (Ảnh: Dược phẩm Thái Minh).
Nấm linh chi có khả năng làm sạch ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hỗ trợ ngăn chặn táo bón. Nấm linh chi còn có khả năng thải độc, thanh mát, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Loại nấm này còn góp phần giảm lượng cholesterol bên trong máu, có lợi cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp; tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Có thể sử dụng nấm linh chi để ngâm rượu, sắc nước uống hoặc hầm cùng thức ăn bồi bổ cơ thể.
Bạn có thể đặt mua online, miễn phí vận chuyển tại https://trangphuclinh.vn/dathang hoặc gọi tới số hotline miễn cước 1800 15 06 để được hỗ trợ đặt hàng. Người tiêu dùng có thể mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất, xem tại đây.
Người tiêu dùng có thể tích điểm theo mã tem. Trên mỗi vỏ hộp sẽ có một tem tích điểm.Mỗi tem tích điểm trên hộp 20 viên, khách hàng tích được một điểm. Mỗi tem tích điểm trên lọ 80 viên, khách hàng tích được 4 điểm.
Khi tích đủ 4 điểm, khách hàng sẽ được tặng ngay một túi nấm Linh Chi.Khi tích đủ 6 điểm, người dùng còn được tặng thêm một hộp Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS 20 viên.
Quy trình tích điểm đơn giản, khách hàng cần cào phần tráng bạc trên tem lấy mã và tiến hành tích điểm theo hướng dẫn trên tem.
Sau khi tích được4 điểm, nhãn hàng Tràng Phục Linh sẽ liên hệ khách hàng để gửi quà. Quà tặng được gửi đến tận nhà, khách hàng không cầnthêm chi phí.
Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS - bộ đôi hỗ trợ viêm đại tràng cho người Việt
Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS là hai giải pháp hỗ trợ cho bệnh đại tràng của Dược phẩm Thái Minh. Trong12 năm có mặt trên thị trường, Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh Plus đã giúp nhiều người Việt cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng cũng như hội chứng ruột kích thích.
Trong đó, Tràng Phục Linh nhãn màu xanh, có chứa các thảo dược bạch truật, bạch phục linh và hoạt chất ImmuneGamma - công nghệ sinh học từMỹ. Sản phẩm này hỗ trợ niêm mạc đại tràng, nâng cao sức đề kháng đường ruột.
VớiTràng Phục Linh PLUS nhãn màu đỏ, bên cạnh chứa ImmuneGamma và các thảo dược tự nhiên, sản phẩm này còn chứa thêm hoạt chất 5-HTP nên có tác dụng hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt.
Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu lâm sàng vềtínhhiệu quả cho người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt.
Thông tin chi tiết truy cập website https://trangphuclinh.vn/hoặc hotline (miễn cước) 1800 15 06 |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-thieu-vitamin-c-gay-chay-mau-chan-rang-vi | Tại sao thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng? | Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp và gây ra nhiều lo lắng cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải thích tại sao thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng và cần làm gì để giải quyết tình trạng này.
1. Chảy máu chân răng do thiếu chất dinh dưỡng gì?
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng có thể là do:Thiếu vitamin CVitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức đề kháng để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tân tạo sợi collagen có chứa trong các mao mạch, mô liên kết và mô xương. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh scorbut, nướu răng mất đi tính đàn hồi và gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tiêu xương ổ răng và lung lay răng.Thiếu vitamin KVitamin K là 1 trong những thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng với khả năng sản sinh một loại protein đặc hiệu có tác dụng đông cầm máu. Khi thiếu hụt dưỡng chất này thì chỉ với một vết xây xước nhỏ cũng có thể khiến máu chảy ồ ạt và mất nhiều thời gian để cầm.Khi gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn do thiếu hụt vitamin K. Mô nướu có bản chất là cơ quan khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu sử dụng bàn chải cứng hoặc động tác chải răng quá mạnh. Các tác động này vô tình tạo ra những vết xây xước ở mô nướu quanh chân răng và dẫn đến tình trạng chảy máu. Cũng giống như thiếu hụt vitamin C, người thiếu vitamin K còn có triệu chứng xuất hiện nhiều vết bầm tím lớn trên cơ thể, vết thương dễ chảy máu và chậm lành hơn so với bình thường.Thiếu vitamin DVitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng với tác dụng là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm tốt hơn để tăng cường sức khỏe của xương ổ răng.Mặc khác, vitamin D còn giúp kiểm soát và điều khiển 1 vài phản ứng miễn dịch trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi thiếu đi dưỡng chất này sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên bệnh nhân dễ mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn hơn và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.Thiếu vitamin B3Vitamin B3 không đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể nhưng lại có tác dụng kiểm soát đường huyết và cân bằng hồng cầu trong quá trình đông cầm máu. Do đó khi thiếu vitamin B3 cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
2. Cần làm gì khi bị chảy máu chân răng?
2.1 Thay đổi để có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chấtChảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ở trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, bạn cần bổ sung một số chất dinh dưỡng như:Thực phẩm giàu vitamin C như những trái cây họ cam chanh, dâu tây, việt quất, các loại rau củ,... nhưng cần lưu ý ở mức nhất định các loại thực phẩm chứa quá nhiều axit như tắc, me, chanh vì có thể gây kích thích mô nướu và bào mòn men răng do lượng acid quá cao.Thực phẩm giàu vitamin K có chứa trong các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bắp, rau bina và cải xoăn,... Ngoài ra, đậu nành, dâu tây, sữa nguyên kem và trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin K cho cơ thể rất dồi dào.Thực phẩm giàu khoáng chất như sữa chua, phô mai, sữa tươi, cá, nghêu, sò, tôm, mực, các loại đậu và hạt,... để cải thiện độ chắc khỏe của xương.Thực phẩm giàu protein: Ngoài vitamin C thì protein cũng là dưỡng chất quan trọng trong quá trình sản xuất collagen. Do đó, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt gà, lợn, trứng, hải sản nhằm tăng cường sự săn chắc của nướu răng và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng trong thời gian sớm nhất.Thực phẩm có chứa các lợi khuẩn probiotic (lợi khuẩn): Khoang miệng là nơi có chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại và chúng có thể phát triển mạnh để gây tổn thương mô nướu khi đạt điều kiện thuận lợi. Do đó, cần bổ sung các lợi khuẩn để cân bằng bằng các thực phẩm như sữa chua, sữa chua uống, phô mai,...2.2 Giữ vệ sinh răng miệngChảy máu chân răng không chỉ do thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến hình thành các mảng bám, cao răng trên bề mặt răng. Theo thời gian chúng sẽ tích tụ dày lên gây ra tình trạng viêm nướu và làm chảy máu chân răng. Do đó, bệnh nhân cần tăng cường vệ sinh răng miệng bằng cách duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần trong vòng 2 phút với bàn chải mềm và động tác chải đúng cách để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại.Các loại kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng ngoài các thành phần làm sạch thì còn bổ sung thêm flour, zinc (kẽm) và một số loại khoáng chất thiết yếu để lấp lại những lỗ sâu mới chớm bề mặt răng, giúp răng chắc khỏe và sáng bóng.2.3 Thăm khám bác sĩ chuyên khoaTrường hợp bạn đã thực hiện tất cả những biện pháp trên mà hiện tượng chảy máu chân răng không thuyên giảm, hãy tới ngay các cơ sở nha khoa để các nha sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất bằng cách giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng.
3. Chảy máu chân răng- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng tình trạng chảy máu không thuyên giảm thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của những bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu,... Một số triệu chứng cảnh báo bao gồm:Chảy máu chân răng kéo dài không thuyên giảm;Hơi thở hôi mặc dù đã thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách;Nướu viêm đỏ, phù nề, có mủ;Đau nhức răng.Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. |
|
https://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-tap-tot-cho-nguoi-benh-roi-loan-lipid-mau-169240422234932957.htm | 26-04-2024 | Một số bài tập tốt cho người bệnh rối loạn lipid máu | Ngoài chế độ dinh dưỡng lành mạnh, một số người phải dùng đến thuốc thì hoạt động thể lực rất quan trọng có thể giúp giảm nồng độ cholesterol máu. Điều chỉnh rối loạn lipid máu là một quá trình lâu dài nhằm giúp dự phòng bệnh tim mạch.
1. Vai trò của tập luyện để phòng
rối loạn lipid máu
Thay đổi lối sống khoa học bằng cách vận động thường xuyên là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn rối loạn lipid máu.
Mục tiêu chung là tập thể dục thường xuyên để giúp
kiểm soát cân nặng
và giảm cân nếu béo phì sẽ giảm được rối loạn lipid máu. Điều này thật hữu ích ở bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp...
Giảm cân
bằng cách ăn kiêng, tăng cường tập thể dục, giảm lượng rượu hàng ngày ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối.
Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục là rất quan trọng, nó có thể làm giảm được LDL-C (mỡ máu xấu) và tăng HDL-C (mỡ máu tốt). Tập thể dục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ
bệnh mạch vành.
Việc luyện tập thường xuyên, bền bỉ cần được thực hiện hàng ngày có thể cải thiện chỉ số cholesterol. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là
cholesterol tốt.
Tốt nhất nên tập thể dục ít nhất 30 phút/lần và năm lần một tuần hoặc tập aerobic trong 20 phút/lần và ba lần một tuần. Ở một số người bận rộn việc tăng cường hoạt động thể chất, thậm chí trong khoảng thời gian ngắn vài lần một ngày, có thể lựa chọn:
Đi bộ nhanh
hằng ngày, đi xe đạp đi làm, chơi một môn thể thao mà bạn yêu thích...
Chạy bộ giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu.
2. Một số bài tập tốt cho người bệnh rối loạn lipid máu
2.1 Chạy bộ
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kết hợp các bài tập thể dục với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ có thể giảm cholesterol trong máu hiệu quả. Chạy bộ là phương pháp hiệu quả đốt mỡ thừa tuyệt vời.
Chạy bộ thường xuyên mang đến lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm cân, từ đó làm giảm được lượng mỡ xấu nhất định trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu.
Bất kỳ hoạt động thể chất chạy bộ nào cũng có thể giảm nguy cơ tử vong do các nguyên nhân gây ra. Ngoài ra, chạy bộ cũng giúp giảm lượng
cholesterol
LDL (xấu) trong máu.
Cũng không cần phải chạy nhanh hoặc chạy đua mà có thể chạy nhẹ nhàng vài km cũng rất tốt cho việc giảm cholesterol.
Cách kiểm soát mỡ máu không cần dùng thuốc
2.2 Đi bộ nhanh
Đi bộ
hay đi bộ tốc độ nhanh hơn đều có tác dụng đối với sức khỏe tim mạch. Khi chúng ta đi bộ nhưng tiêu tốn nhiều sức lực, calo giúp giảm cholesterol và giảm
huyết áp cao.
Các khuyến cáo cho thấy, nên đi bộ 30-60 phút/ngày, vào 5 ngày trong tuần và kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả, đặc biệt với người
mỡ máu cao
(rối loạn lipid máu).
2.3 Đạp xe
Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên đạp xe đạp ít có nguy cơ tăng cholesterol trong máu hơn so với những người không đạp xe. Không chỉ vậy, bộ môn này còn làm giảm tần suất đau tim đối với người trong tầm tuổi 50 – 65.
Chúng ta cũng thấy đạp xe tiêu hao cùng một lượng năng lượng như chạy bộ và dễ dàng hơn cho các khớp. Vì vậy, đối với người già hoặc người thoái hóa khớp lại có mỡ máu cao thì đạp xe sẽ được nhiều lợi thế. Bởi khớp hông và đầu gối dễ bị viêm nên tốt nhất nên chọn đạp xe thay vì chạy bộ.
2.4 Thể dục nhịp điệu
Thể dục nhịp điệu thường được khuyến khích nhất để giảm nguy cơ mắc
bệnh tim.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện sức bền cũng rất có lợi cho những người rối loạn lipid máu, có cholesterol cao.
Tập thể dục nhịp điệu ở mức độ vừa phải, thực hiện các bài tập nhịp nhàng sử dụng các nhóm cơ lớn. Thời gian tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, có thể chia nhỏ thời gian này thành nhiều đợt, mỗi lần tập tối thiểu 10 phút cũng vẫn giúp ích.
Người cao tuổi chọn đạp xe thường xuyên thay vì chạy bộ ít có nguy cơ tăng cholesterol trong máu
3. Lưu ý khi luyện tập ở người bệnh rối loạn lipid máu
Trước khi tập thể thao, người bị rối loạn lipid máu nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một lộ trình tập luyện. Cần uống đủ các loại thuốc do bác sĩ kê đơn.
Cần khởi động trước khi tập từ 5-10 phút (bắt đầu với nhịp độ thấp và đi chậm từ 10-15 phút sau đó có thể tăng tốc) và có thời gian hạ nhiệt trước khi ngừng hẳn, để tránh chấn thương khi tập luyện.
Người trên 50 tuổi không nên vận động quá mạnh với các bài tập như đá bóng, bóng rổ. Giữ cơ thể đủ nước trong khi tập luyện; mặc quần áo và giày tập thoải mái...
Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, thận trọng khi tập thể dục sau bữa ăn, khi thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt.
Có thể tập theo nhóm để tăng động lực tập luyện, ghi lại các hoạt động thể lực hoặc chỉ số cơ thể để thấy sự thay đổi. Có thể kết hợp các bài tập để tạo hứng thú. Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện chỉ số mỡ máu xấu.
Mời bạn xem thêm video:
Điểm danh 5 loại rau củ làm sạch mỡ máu hiệu quả nhất | SKĐS |
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-viem-dai-trang-man-the-thap-nhiet-169211122215810707.htm | 23-11-2021 | Bài thuốc trị viêm đại tràng mạn thể thấp nhiệt | 1. Nguyên nhân, triệu chứng viêm đại tràng mạn
Tổn thương ruột trong bệnh viêm đại tràng.
Nguyên nhân dẫn tới
viêm đại tràng
thường do ăn uống không tiết chế, khiến cho tỳ, vị thương tổn, chức năng vận hóa đại tràng đình trệ, gây viêm đại tràng. Có khi do yếu tố tâm thần kinh lo nghĩ lâu ngày khiến tỳ vị tổn thương, tức giận thái quá khiến can khí uất kết đều có thể gây viêm đại tràng mạn.
Các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính chủ yếu thường gặp là
rối loạn tiêu hóa
, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo, có nhầy, đi ngoài phân sống…), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa, mạch trầm nhược, khẩn…
Theo y học hiện đại viêm đại tràng mạn là tình trạng do tổn thương, viêm nhiễm một đoạn đại tràng hoặc toàn bộ khung đại tràng. Bệnh chứng rất đa dạng, có khi đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, kèm theo rối loạn tiêu hóa,
táo bón
, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng hoặc có máu.Nguyên nhân phần nhiều do amip (lỵ amip), do lao, vô căn không tìm thấy nguyên nhân.
Đảng sâm vị thuốc chủ dược trong bài Bổ khí huyết dưỡng đại tràng.
2. Phép trị
Phép trị đối với thể này là: Kiện tỳ, hòa vị, thanh thấp nhiệt …
Dùng bài - Bổ khí huyết dưỡng đại tràng:
Đảng sâm
14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, đương quy 14g, bạch thược 14g, sài hồ 10g, kê nội kim 10g, ý dỹ 18g, mộc hương 8g, hoàng liên 10g, tô mộc 14g, mơ lông 10g, chích thảo 6g, đại táo 12g, sinh khương 12g.
Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng:
Kiện tỳ, thanh thấp,tiêu viêm, trị chứng viên đại tràng mạn…
Dẫn giải bài thuốc:
- Đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo kiện tỳ bổ trung.
- Hoàng liên, tô mộc thanh nhiệt, tiêu viêm…
- Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược.
- Đương qui, bạch thược bổ huyết dưỡng can, hòa vinh.
- Mộc hương hành trệ hành khí kiện tỳ ôn trung chỉ thống…
- Kê nội kim, ý dỹ thanh thấp, điều hòa tỳ vị.
-
Mơ lông
thanh nhiệt tiêu viêm…
- Cam thảo hòa dược…
Bạch truật.
Gia giảm:
- Nếu miệng khô khát do âm huyết hưgia: Thục địa, bạch thược…
- Nếu ăn bún phở đau bụng gia la bặc tử…
- Nếu ăn rau
đau bụng
do vị hàn gia: Sa nhân… tăng vị thuốc ôn tỳ vị…
- Nếu đi ngoài lỏng nhiều gia: Xa tiền tử sao, tăng vị lợi thấp…
Viêm đại tràng cấp tính: triệu chứng, nguyên nhân và điều trị và phòng bệnh
Phụ phương:
+
Trị viêm đại tràng mạn, thể thấp nhiệt phối hợp bài Thống tả yếu phương gia giảm:
Bạch truật 12g, bạch thược 16g, trần bì12g, thăng ma 12g, đảng sâm 14g, bạch biển đậu 14g, hoài sơn 16g, cam thảo 4g, đại táo 12g, phòng phong8g, hoàng liên 12g, mộc hương 6g…
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống ấm.
Công dụng:
Tả can bổ tỳ, trị tiêu chảy do tỳ hư, (can mộc khắc tỳ thổ) đau bụng bắt đi tiêu khi xúc động bệnh phát, (viêm ruột, viêm đại tràng) mạch huyền. Bài thuốc có công năng điều đạt can khí, thăng vận tỳ khí, can tỳ được điều hòa, đau bụng đi tả sẽ khỏi.
+ Trị viêm đại tràng mạn, thể thấp nhiệt phối hợp bài "Sâm linh bạch truật tán" gia giảm:
Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 14g, sơn dược 14g, liên nhục 14g, ý dĩ nhân 14g, biển đậu 14g, cát cánh 8g, sa nhân 6g, trần bì 10g, chích thảo 4g, đại táo 12g, hoàng liên 8g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống ấm.
Công dụng
: Trị các chứng tỳ vị hư nhược, bụng đầy, thấp nhiệt.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-trong-dieu-tri-voi-hoa-cot-song-vi | Lưu ý trong điều trị vôi hóa cột sống | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Vôi hoá cột sống là tình trạng hay gặp là một dấu hiệu của lão hóa trên cột sống, thường là lành tính, nhưng cũng là nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu khó chịu tại cột sống và có thể tổn thương thần kinh. Điều trị bệnh cần kiên trì lâu dài và chú ý một số điều để tăng hiệu quả điều trị.
1. Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là tình trạng canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào các đốt sống hay các mỏm gai và mỏm ngang của cột sống. Là dấu hiệu cho thấy sự lão hóa tự nhiên của cơ theo thời gian, hoặc có thể biểu hiện của một tình trạng bệnh lý tại cột sống.Vôi hóa cột sống tăng dần theo tuổi và có thể thấy ở bất kỳ đoạn nào của cột sống như ở cột sống cổ (vôi hóa cột sống cổ), cột sống lưng (vôi hóa cột sống lưng) hay thắt lưng. Hay gặp nhất là ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng do hai đoạn này cột sống chịu tác động của trọng lực cơ thể lớn.Vôi hóa cột sống có thể gây ra một số triệu chứng như:Gây đau tại cột sống, nêu tình trạng vôi hóa nặng có thể chèn vào tủy sống, thần kinh gây đau theo đường đi của dây thần kinh, ở cột sống cổ gây đau cổ lan xuống cánh tay, cột sống thắt lưng gây đau lưng lan xuống chân.Khi ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh còn gây rối loạn cảm giác tê bì, kiến bò, nóng rát bàn tay, bàn chân, ngoài ra còn có thể gây teo cơ.Dấu hiệu này có thể tăng lên khi thay đổi thời tiết, vận động quá sức...Nguyên nhân dẫn đến vôi hoá cột sống:Chủ yếu do tình trạng trao đổi chất giảm, thiếu dinh dưỡng, thoái hóa các tế bào tăng lên ở người cao tuổi.Sau chấn thương hay viêm tại cột sống cũng có thể làm tăng quá trình thoái hóa gây ra vôi hóa cột sống.Đối với những người trẻ tuổi cũng có thể gặp do ít vận động, làm việc lâu ở một tư thế làm cho các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng. Do khi vận động các chất dinh dưỡng vào cột sống dễ dàng hơn. Vôi hóa cột sống có thể do thiếu chất dinh dưỡng hoặc sau chấn thương 2. Điều trị vôi hóa cột sống cần lưu ý những gì?
Khi vôi hoá cột sống gây ra các triệu chứng tại cột sống hay dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh thì cần tiến hành điều trị.Các phương pháp điều trị bao gồm:Dùng thuốc: Khi đau dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau làm giảm bớt triệu chứng đau tại cột sống, các loại thuốc giúp làm chậm quá trình thoái hoá...Không dùng thuốc: Vật lý trị liệu như xoa bóp, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu (chiếu đèn hồng ngoại, đắp nến..)... Ngoài ra các biện pháp y học cổ truyền cũng rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng này như bấm huyệt, châm cứu có tác dụng giảm đau, giảm viêm tại cột sống.Khi điều trị cần lưu ý các vấn đề sau:Các loại thuốc giảm đau chống viêm có thể giảm triệu chứng đau của người bệnh, nhưng chỉ là loại thuốc điều trị triệu chứng và còn có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như viêm dạ dày, tá tràng nên cần phải cẩn trọng khi sử dụng, không được dùng kéo dài, cần có sự kiểm soát của bác sĩ điều trị.Khi điều trị cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện hợp lý.Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như lao động, hạn chế tình trạng ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.Có chế độ ăn uống hợp lý để giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì, giảm cân khi thừa cân.Thường xuyên tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh...Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như thoát vị đĩa đệm đốt sống, loãng xương...Trong quá trình điều trị cần theo dõi các diễn biến bệnh và thông báo cho bác sĩ những thay đổi bất thường hay dấu hiệu bệnh không giảm.Là một tình trạng mạn tính, dùng thuốc không làm mất đi các thay đổi trên phim chụp x-quang, chỉ làm giảm triệu chứng. Nên cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.Là tình trạng lành tính chủ yếu do tuổi cao nên không nên quá lo lắng, tinh thần thoải mái giúp điều trị hiệu quả hơn. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-moi-lien-he-bat-ngo-giua-ca-phe-va-benh-gan-20240308151210918.htm | 20240308 | Phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh gan | Chế độ ăn uống bảo vệ gan
Một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc đã cho thấy một số kết quả thú vị về chế độ ăn bảo vệ gan. Theo đó, chế độ ăn dựa trên rau ở nam giới và chế độ ăn dựa trên trái cây ở nữ giới có tác dụng bảo vệ khỏi nguy cơ ung thư gan.
Những phát hiện cập nhật này có thể hướng dẫn các hoạt động y tế công cộng để phòng ngừa ung thư gan ban đầu.
Nhưng nếu bạn không phải là người thích ăn trái cây và rau quả thì sao? Tin tốt là cà phê có thể là một thành phần dinh dưỡng khác cần cân nhắc.
Không nên uống quá nhiều cà phê, không uống liên tục trong một ngày (Ảnh minh họa: News Medical).
Vai trò của cà phê đối với sức khỏe gan
Theo Medriva, nghiên cứu gần đây đã tiết lộ mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa việc tiêu thụ cà phê và sức khỏe gan. Cà phê dường như có tác dụng bảo vệ gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan.
Cà phê rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học khác giúp giảm viêm gan và stress oxy hóa, thúc đẩy quá trình phân hủy và loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
Các hợp chất như kahweol và cafestol, axit chlorogen, caffeine và melanoidin đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe gan.
Theo nghiên cứu này, những người tiêu thụ ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính thấp hơn.
Những phát hiện này nhấn mạnh những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của cà phê, bao gồm các đặc tính chống oxy hóa và ảnh hưởng của nó đối với men gan. Ý nghĩa của các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng là rất đáng kể.
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết thêm, một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine trước đó cũng cho thấy việc tăng tiêu thụ cà phê có liên quan đến tỷ lệ tiến triển bệnh gan thấp hơn ở những người bị viêm gan C.
Trên thực tế, hội chứng gan do rượu đã giảm 20% khi uống một tách cà phê mỗi ngày. Nghiên cứu khác cho thấy cà phê cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh xơ gan, bao gồm cả xơ gan do rượu.
Tuy nhiên, trong khi tiêu thụ cà phê vừa phải có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe gan, thì việc uống quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Lợi ích sức khỏe và rủi ro của cà phê
Một nghiên cứu khác gần đây với hơn 400.000 người tham gia cho thấy những người uống cà phê giảm 21% nguy cơ mắc bệnh gan. Những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của cà phê bao gồm đặc tính chống oxy hóa và vai trò của nó trong việc giảm viêm.
Những người uống cà phê thường xuyên có thể có nguy cơ mắc một số loại ung thư thấp hơn, bao gồm nguy cơ phát triển ung thư gan thấp hơn 20% và nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng thấp hơn 10% đối với những người uống ít nhất hai tách cà phê mỗi ngày.
Tiêu thụ cà phê cũng có liên quan đến việc tăng hạnh phúc, sự tỉnh táo, tập trung, năng lượng và hiệu suất thể thao, đồng thời có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác, bao gồm tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Cà phê không chỉ chứa nhiều caffeine mà còn giàu chất chống oxy hóa và chứa một lượng nhỏ một số vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần.
Tuy nhiên, không phải tất cả các khía cạnh của việc tiêu thụ cà phê đều có lợi. Nó có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng và mất ngủ ở một số cá nhân.
Và mối quan hệ giữa tiêu thụ cà phê và giảm nguy cơ ung thư là dựa trên nghiên cứu quan sát, cần nhiều nghiên cứu hơn để thiết lập mối quan hệ một cách thuyết phục và xác định lượng tiêu thụ cà phê tối ưu để phòng ngừa ung thư.
Các nhà khoa học tiếp tục khám phá những lợi ích sức khỏe cũng như rủi ro của việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt là tác động của nó đối với sức khỏe gan. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù cà phê có thể mang lại một số lợi ích bảo vệ nhưng nó nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải và là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với chế độ ăn uống hoặc lối sống của bạn, đặc biệt nếu bạn đang có bệnh nền.
Theo Lương y Giang, hầu hết các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta nên uống 1-2 tách cà phê mỗi ngày, không nên uống quá 500mg caffeine mỗi ngày, tức là khoảng 5 tách cà phê thông thường.
Đối với phụ nữ mang thai, lượng này ít hơn, khoảng 200mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Nhiều phụ nữ mang thai có thể kiêng hoàn toàn để giảm thiểu nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn từ cà phê.
Ngoài ra, hạn chế cho thêm đường, sữa đặc, kem béo vào cà phê để không làm tăng lượng calo. Để tăng hương vị của cà phê một cách lành mạnh, chúng ta có thể sử dụng cỏ ngọt stevia, sữa hạt, quế và một chút muối. |
https://suckhoedoisong.vn/dot-pha-trong-kiem-soat-bang-quang-tang-hoat-oab-giam-tieu-dem-tieu-nhieu-169152741.htm | 15-01-2019 | Đột phá trong kiểm soát bàng quang tăng hoạt OAB, giảm tiểu đêm, tiểu nhiều | Bàng quang tăng hoạt (OAB) là gì? Những ai dễ mắc?
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích và co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm.
OAB thường gặp ở những người lớn tuổi do lão hóa; phụ nữ đã từng mang thai và sinh con bị yếu cơ sàn chậu; phụ nữ tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố; nam giới bị rối loạn chức năng bàng quang sau điều trị phì đại tuyến tiền liệt; hoặc những người trẻ tuổi thường xuyên bị căng thẳng, stress, thiếu ngủ, sử dụng bia, rượu, thuốc lá…
Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt (OAB)
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày (hơn 8 lần trong khoảng 24 giờ)
- Thức dậy nhiều hơn 1 lần một đêm để đi tiểu.
- Cảm giác buồn tiểu gấp, khó nhịn tiểu, có hoặc không có tiểu không kiểm soát/ không tự chủ (tiểu ra ngoài mà không kịp vào nhà vệ sinh).
- Đi tiểu không hết bãi, cảm giác tiểu rắt, mót tiểu, hay són tiểu.
Ảnh minh họa
Ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt
Việc đi tiểu nhiều lần trong ngày gây cản trở trong công việc, cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti và ngại giao tiếp. Như chia sẻ của cô V.T.X, 67 tuổi, Bắc Giang:
“
Ban ngày chỉ khoảng 1 tiếng, hơn 1 tiếng là tôi phải đi tiểu một lần, rất phiền toái và khó chịu. Tôi cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, chẳng muốn đi ra ngoài, vì lúc nào cũng cần cũng cần
tìm nhà vệ sinh để đi tiểu”.
Tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm còn gây xáo trộn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và tăng nguy cơ mắc phải bệnh về huyết áp, tim mạch, đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi. Ông T.X.B. 87 tuổi, Nam Định, chia sẻ:
“Tôi chỉ có một mong muốn là giảm số lần đi tiểu trong đêm để bớt khó chịu và ngủ ngon giấc hơn. Chỉ như vậy thôi mà sao khó khăn quá!”
. Mỗi đêm ông B phải thức dậy tới 5 - 6 lần để đi tiểu, khiến ông cảm thấy rất mệt mỏi, trong người luôn bứt rứt, khó chịu và khó tập trung.
Làm thế nào để kiểm soát bàng quang tăng hoạt (OAB)?
OAB có thể được điều trị với các thuốc chống co thắt bàng quang hoặc phẫu thuật, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu (bài tập Kegel) giúp cải thiện cơ bàng quang và thay đổi lối sống lành mạnh: Hạn chế uống cà phê, rượu, bia; không hút thuốc lá; giảm lo lắng, căng thẳng.
Ảnh minh họa
Qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã phát triển thành công nguyên liệu
GO-LESS (hỗn hợp chiết xuất từ hạt bí đỏ đặc biệt ESCOP và mầm đậu nành),
có tác dụng chuyên biệt giúp phục hồi chức năng bàng quang, qua 3 cơ chế tác động:
- Giảm co thắt, tăng tính đàn hồi của cơ bàng quang.
- Duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống thần kinh – cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện
- Tăng sức cơ vùng chậu, nâng đỡ bàng quang
Chiết xuất GO-LESS được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá giúp kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB), giảm số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát, ở cả nam giới và phụ nữ.
Nghiên cứu lâm sàng về GO-LESS tại Hàn Quốc cho kết quả:
96% số người sử dụng giảm rõ rệt số lần đi tiểu đêm (giảm từ hơn 3 lần xuống còn 0-1 lần), và số lần đi tiểu không kiểm soát trong ngày (từ hơn 8 lần xuống còn dưới 2 lần).
Như trường hợp của ông B và cô X, nhờ được biết đến và sử dụng sản phẩm có chứa GO-LESS, nay đã chấm dứt được nỗi khổ đi tiểu nhiều. Ông B chia sẻ:
“Cho đến bây giờ, số lần tiểu đêm của tôi đã giảm hẳn, hầu như chỉ còn phải thức dậy một lần để đi tiểu. Tôi ngủ ngon giấc, trong người dễ chịu, khoan khoái hơn nhiều”.
Cô X cũng hạnh phúc chia sẻ:“
Từ nay tôi không lo buồn tiểu trên xe khách khi về quê nữa rồi. Giờ thoải mái lắm, về đến quê phải quanh quẩn làm việc nhà lúc lâu mới buồn tiểu. Không như ngày trước, chỉ khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ là buồn tiểu quá không chịu được, buộc phải nhờ nhà xe cho xuống để đi tạm”.
Thoát khỏi nỗi ám ảnh tiểu đêm, tiểu nhiều, cuộc sống của ông Bvà cô X dường như được bước sang trang mới, không còn phải lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi về chứng bệnh này.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) hoàn toàn có thể kiểm soát được, nếu phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, khi có dấu hiệu tiểu tiện bất thường, bạn hãy sớm đi thăm khám và điều trị bệnh!
Để biết chi tiết Kinh nghiệm điều trị bàng quang tăng hoạt (OAB), tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són, tiểu không tự chủ, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài miễn cước
1800.6723
Xem thêm:
thoát 10 năm “ám ảnh” Tiểu đêm, Tiểu nhiều lần
Tin vui cho người bệnh Tiểu đêm, Tiểu nhiều, Tiểu són, Tiểu không tự chủ &
Bàng quang tăng hoạt (OAB):
Tại Việt Nam, GO-LESS đã được sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ÍCH NIỆU KHANG.
Đây là
s
ản phẩm chuyên biệt tiên phong giúp phục hồi chức năng bàng quang, có chứa GO-LESS
đã được cấp bằng sáng chế độc quyền, sản xuất bởi hãng Frutarom – Thụy Sỹ và chứng minh lâm sàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, với hơn 96% người dùng hiệu quả, giúp giảm: Tiểu đêm; Tiểu nhiều lần; Tiểu không kiểm soát (không tự chủ); Tiểu són và Hội chứng bàng quang tăng hoạt – OAB, ở cả nam giới và phụ nữ.
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
HỖ
TRỢ
KHÁCH
HÀNG:
Khi quý khách mua 8 hộp 20 viên hoặc 2 hộp 80 viên và tham gia chương trình “Tích điểm - Nhận quà”. Tích đủ 8 điểm, quý khách được tặng
1 hộp Ích Niệu Khang 20 viên
(Giá 155.000VNĐ)
Tổng đài tư vấn:
1800.6723
(miễn cước gọi)
Xem điểm bán Ích Niệu Khang gần nhất
TẠI ĐÂY
Website:
ichnieukhang.vn
Sản phẩm của Công ty TNHH FOBIC - ĐKQC: 01121/2018/ATTP-XNQC
Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh. |
https://suckhoedoisong.vn/phong-benh-do-nao-mo-cau-169105488.htm | 30-09-2015 | Phòng bệnh do não mô cầu | Sau một thời gian tạm lắng, bệnh
não mô cầu
xuất hiện trở lại ở một số địa phương trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, số mắc do
não mô cầu
là 72 ca, trong đó đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong. Nếu không chủ động ngăn chặn thì bệnh có thể bùng phát thành dịch. Vì vậy, nhân viên y tế cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, đến cơ sở y tế khám khi có những dấu hiệu sớm của bệnh.
Người lành mang vi khuẩn cũng là nguồn lây
Bệnh viêm não, màng não do
não mô cầu
là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên. Vi khuẩn
não mô cầu
gồm có 4 nhóm chính: A, B, C và D, trong đó
não mô cầu
nhóm A và B thường hay gặp nhất. Ổ chứa vi khuẩn
não mô cầu
trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn.
Tiêm vắc - xin là biện pháp phòng bệnh viêm não mô cầu hiệu quả.
Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi họng, từ đó lan tỏa vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc đến màng não gây viêm màng não mủ. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện muộn Tại nước ta, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Sau khi virut não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể thì thường ủ bệnh từ 1-10 ngày. Người bị nhiễm não mô cầu thể viêm mũi họng thường bị sốt 38-39 độ C, tình trạng sốt kéo dài 1-7 ngày... kèm theo đó là biểu hiện đau đầu, rát họng, chảy nước mũi.
Người bị nhiễm não mô cầu nặng hơn có thể nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân sẽ sốt rất cao, lên tới 40 - 41 độ C. Những cơn sốt thường kéo dài liên tục kèm theo những cơn rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân. Sau đó, họ có thể bị xuất huyết, thậm chí xuất huyết từng vùng làm hoại tử da làm bong da...
Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh bị viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, một số người ngay khi khởi phát bệnh đã có những triệu chứng của viêm màng não. Những người nhiễm não mô cầu bị viêm màng não thường bị sốt đột ngột 39 - 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu nhiều, nôn mửa. Người bệnh cũng có dấu hiệu bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê. Trong trường hợp nhiễm bệnh thì 24 giờ đầu được xem là khoảng thời gian vàng trong điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Bệnh lý gây ra do não mô cầu thường diễn tiến nhanh và có thể đưa đến tử vong trong vòng 24 giờ sau khi phát bệnh.
Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.
Phòng bệnh do não mô cầu
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng. Chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế và phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy loại vắc-xin, có thể tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi hay lớn hơn, tiêm cho các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải đi đến vùng dịch, những người sống trong một cộng đồng khép kín hoặc các cộng đồng có báo cáo về các trường hợp nhiễm não mô cầu. Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển, người mắc các bệnh mạn tính. Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao, đau đầu, đau họng, cổ cứng, nôn vọt cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh do não mô cầu hàng năm. Tăng cường giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao.
Khám cho bệnh nhân viêm não mô cầu tại BV Bệnh nhiệt đới TW.
Tại gia đình bệnh nhân và cộng đồng khu vực ổ dịch, nhân viên y tế thôn bản cần tăng cường tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh do não mô cầu và các biện pháp phòng chống.
Thực hiện giám sát, báo cáo dịch hàng ngày theo đúng quy định. Giám sát cần chú trọng tại các khu vực tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...). Khi phát hiện trường hợp bệnh lâm sàng mới trong khu vực ổ dịch cần đưa người bệnh đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Hạn chế việc tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, người nghi ngờ mắc bệnh.
Hướng dẫn gia đình bệnh nhân và người dân trong khu vực ổ dịch thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; giặt, rửa quần áo, dụng cụ, đồ vải... và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Thực hiện vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để đảm bảo thông thoáng khí cho phòng ở, nơi làm việc, học tập hàng ngày.
Bác sĩ Xuân Thuỷ
Đã có 3 trường hợp tử vong do viêm màng não mô cầu
35 ngày đưa bệnh nhân não mô cầu biến chứng thoát 'án tử'
Hiểm họa từ bệnh não mô cầu |
https://tamanhhospital.vn/chi-phi-dat-stent-dong-mach-canh/ | 15/05/2024 | Chi phí đặt stent động mạch cảnh hết bao nhiêu tiền? Bảo hiểm ra sao? | Đặt stent động mạch cảnh là lựa chọn tốt cho những bệnh nhân có nguy cơ cao, không thể phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm và đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân. Vậy phần chi phí đặt stent động mạch cảnh giá bao nhiêu?
Mục lụcPhương pháp đặt stent động mạch cảnh được chỉ định khi nào?Chi phí đặt stent động mạch cảnh hết bao nhiêu tiền?Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đặt stent mạch cảnh1. Loại stent được sử dụng2. Dụng cụ bảo vệ chống thuyên tắc (embolic protection devices – EPD)3. Bệnh viện thực hiện phẫu thuật đặt stent mạch cảnh4. Các cận lâm sàng và dịch vụ y tế đi kèm5. Bảo hiểm của từng bệnh nhân6. Điều trị biến chứng nếu cóNgười đặt stent động mạch cảnh có được bảo hiểm y tế chi trả không?Những lưu ý cho người bệnh khi chuẩn bị thực hiện đặt stent mạch cảnhBVĐK Tâm Anh hỗ trợ tư vấn thủ tục và chi phí đặt stent mạch cảnhPhương pháp đặt stent động mạch cảnh được chỉ định khi nào?
Hẹp động mạch cảnh thường do sự tích tụ mảng xơ vữa trên thành động mạch gây hẹp lòng mạch máu. Động mạch cảnh bên trái hoặc bên phải có thể bị hẹp cùng lúc, mức độ hẹp sẽ tăng dần theo thời gian nếu không được điều trị từ sớm, nguy cơ dẫn đến đột quỵ, di chứng sau đột quỵ và thậm chí gây tử vong.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hẹp động mạch cảnh bao gồm: hút thuốc lá, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, tuổi cao, ít vận động, tiền sử gia đình có người bị bệnh động mạch cảnh hay bệnh mạch vành…Việc điều trị hẹp động mạch cảnh cần dựa vào mức độ hẹp, có triệu chứng hay không có triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, mức độ hẹp ít, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, nhằm làm chậm tiến triển bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng của hẹp động mạch cảnh.
Nhưng khi hẹp nhiều hơn, người bệnh sẽ được chỉ định tái thông động mạch cảnh bằng phẫu thuật hoặc can thiệp đặt stent vị trí hẹp. (1)
Hẹp động mạch cảnh
Chỉ định tái thông động mạch cảnh ở bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh theo khuyến cáo của Hội phẫu thuật mạch máu châu Âu (ESVS) năm 2023 là hẹp động mạch cảnh không triệu chứng >=60% hoặc hẹp động mạch cảnh có triệu chứng >= 50% và kỳ vọng sống trên 5 năm.
Triệu chứng của hẹp động mạch cảnh có thể kể đến như nhồi máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua: đột ngột yếu, tê nửa mặt, nửa người hoặc một bên tay chân, khó nói, mất thị lực một bên. Để tái thông động mạch cảnh, lựa chọn hàng đầu là phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh (CEA). Tuy nhiên, các trường hợp nguy cơ cao khi phẫu thuật thì thủ thuật đặt stent động mạch cảnh (CAS) lại trở thành ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Một số trường hợp có thể cân nhắc đặt stent như:
Tuổi >80 tuổi;
Bệnh phổi nặng;
Tái hẹp động mạch cảnh sau can thiệp trước đó;
Bệnh nhân bị hẹp động mạch sau xạ trị hoặc phẫu thuật cùng cổ.
Vị trí hẹp động mạch khó phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh;
Bệnh nhân có kèm theo các bệnh nội khoa khác, có nguy cơ tăng tai biến, biến chứng sau phẫu thuật;
Bệnh tim nặng: suy tim sung huyết, đau thắt ngực nặng, gắng sức tim mạch dương tính, bệnh tim có chỉ định phẫu thuật, bệnh động mạch vành nặng, co bóp cơ tim <30%.
Đặt stent động mạch cảnh là thủ thuật ít xâm lấn, bệnh nhân được gây tê tại chỗ, thao tác thực hiện thông qua một đường vào mạch máu nhỏ. Thời gian nằm viện được rút ngắn hơn so với phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh, chỉ sau khoảng từ 24-48 giờ, bệnh nhân có thể xuất viện. Tuy nhiên về lâu dài, tỷ lệ tái hẹp khi đặt stent sẽ cao hơn so với phẫu thuật, do đó phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh vẫn là lựa chọn tối ưu cho người bệnh có nguy cơ phẫu thuật thấp.
Bác sĩ luồn ống thông để đưa stent vào vị trí động mạch cảnh bị tắc nghẽn
Chi phí đặt stent động mạch cảnh hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đặt stent động mạch cảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở y tế thực hiện, các xét nghiệm tiền phẫu, dụng cụ sử dụng trong thủ thuật, loại stent và các vấn đề xuất hiện sau thủ thuật… Do đây là dịch vụ kỹ thuật cao, nên người thân và bệnh nhân cần tìm hiểu và trao đổi rõ với bác sĩ về phần chi phí, để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn.
Tại mỗi cơ sở y tế sẽ có mức chi phí khác nhau. Phần chi phí chính phụ thuộc chủ yếu vào loại stent được chọn để đặt cho bệnh nhân. Tùy vào đặc điểm tổn thương của động mạch cảnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định lựa chọn loại stent phù hợp, mỗi loại sẽ có mức phí khác nhau.
Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân và người nhà chi tiết về phần này. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như cơ sở điều trị, các vật tư tiêu hao, cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ, đội ngũ y bác sĩ tham gia thủ thuật, dịch vụ chăm sóc và theo dõi sau mổ… cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả điều trị. (2)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đặt stent mạch cảnh
Trong một ca can thiệp đặt stent động mạch cảnh, sẽ có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức chi phí. Bệnh nhân và gia đình nên tìm hiểu trước và chuẩn bị tốt về các khoản này.
1. Loại stent được sử dụng
Chi phí đặt stent động mạch cảnh chủ yếu là dụng cụ stent được lựa chọn để đặt cho bệnh nhân. Bác sĩ cần căn cứ vào cấu tạo giải phẫu của động mạch cảnh, vị trí hẹp, kiểu tổn thương cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra loại stent phù hợp nhất. Can thiệp đặt stent động mạch hết bao nhiêu tiền trước tiên sẽ căn cứ vào loại stent được chọn này, thông thường sẽ mất khoảng 20-40 triệu tùy loại stent và có bảo hiểm y tế chi trả.
2. Dụng cụ bảo vệ chống thuyên tắc (embolic protection devices – EPD)
Đây là dụng cụ quan trọng được đặt ở phía trên chỗ hẹp nhằm bắt các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông ở động mạch cảnh sẽ trôi lên não trong quá trình nong bóng và mở stent. Sự tiến bộ của công nghệ với các loại lưới lọc đã giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ khi đặt stent động mạch cảnh. Dụng cụ bảo vệ chống thuyên tắc có giá dao động từ 20-40 triệu.
Ngoài ra, các guidewire cũng như ống thông catheter hỗ trợ trong quá trình thủ thuật cũng sẽ chiếm một phần chi phí do dụng cụ, chi phí dự trù cho các dụng cụ này sẽ mất khoảng 30-40 triệu.
3. Bệnh viện thực hiện phẫu thuật đặt stent mạch cảnh
Ở những cơ sở y tế khác nhau, phần chi phí của thủ thuật đặt stent động mạch cảnh sẽ không giống nhau. Thông thường, bệnh viện công lập sẽ có khoản chi phí thấp hơn so với các bệnh viện tư nhân.
Tuy nhiên, khi thăm khám và điều trị, đặc biệt là thực hiện các thủ thuật như đặt stent tại các cơ sở tư nhân, người bệnh giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục, quy trình thực hiện các xét nghiệm được tiến hành nhanh, giúp bệnh nhân sớm được thực hiện thủ thuật can thiệp, hạn chế bệnh tiến triển nặng cũng như các biến chứng của bệnh.
Mỗi cơ sở y tế sẽ có chính sách dịch vụ chăm sóc, chi phí giường bệnh, theo dõi, thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia khác nhau… do đó người bệnh và người nhà cần tìm hiểu kỹ để có thể lựa chọn cơ sở phù hợp.
4. Các cận lâm sàng và dịch vụ y tế đi kèm
Bệnh nhân có thể cần làm một số xét nghiệm trước và sau khi đặt stent động mạch cảnh như: xét nghiệm máu, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, siêu âm động mạch cảnh, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp động mạch vành… Các xét nghiệm này cũng là một phần chi phí mà người bệnh nên biết để có sự chuẩn bị trước.
Đối với thủ thuật đặt stent động mạch cảnh, thời gian nằm viện được rút ngắn hơn so với phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh. Thông thường, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi tại bệnh viện khoảng 2 ngày. Do đó, chi phí nằm viện cũng sẽ được giảm bớt đáng kể hơn so với phẫu thuật. Một số trường hợp tình trạng sức khỏe bệnh nhân không ổn định hoặc nghi ngờ có bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm, nằm viện thêm để theo dõi.
Người bệnh được chỉ định chụp X-quang ngực thẳng trước khi can thiệp
5. Bảo hiểm của từng bệnh nhân
Nếu bệnh nhân có tham gia bảo hiểm y tế, khi đặt stent động mạch cảnh sẽ được hỗ trợ chi trả. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà mức chi trả sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi có bảo hiểm y tế, bệnh nhân và gia đình cũng sẽ giảm bớt một phần gánh nặng về kinh tế.
6. Điều trị biến chứng nếu có
Bất kỳ phẫu thuật thủ thuật nào cũng có nguy cơ và các biến chứng sau đặt stent động mạch cảnh lớn nhỏ khác nhau. Với đặt stent động mạch cảnh dù biến chứng thấp nhưng vẫn có thể xảy ra như: chảy máu, nhiễm trùng, đột quỵ não, tổn thương mạch máu, huyết khối và tắc nghẽn mạch máu, tổn thương thần kinh, tái hẹp… Tùy vào biến chứng thì thuốc và thủ thuật để điều trị sẽ chiếm một phần chi phí và bác sĩ điều trị sẽ tư vấn trước. (3)
Người đặt stent động mạch cảnh có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Đặt stent động mạch nằm trong hạng mục được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả. Mức tối đa bảo hiểm chi trả phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm, gói bảo hiểm. Do đó, người bệnh nên chủ động liên hệ bệnh viện để được tư vấn cụ thể.
Bên cạnh đó, người nhà và bệnh nhân nên có sự chuẩn bị cho các khoản phí phát sinh trong trường hợp không có sự hỗ trợ từ bảo hiểm y tế. Đối với bảo hiểm tư nhân, cần tham khảo trước với đại diện của công ty bảo hiểm để biết về mức chi trả trong điều trị bệnh hẹp động mạch cảnh.
Những lưu ý cho người bệnh khi chuẩn bị thực hiện đặt stent mạch cảnh
Trước khi đặt stent động mạch cảnh, bác sĩ sẽ xem xét kỹ về bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng. Ngoài các xét nghiệm tiền phẫu thông thường, trong bệnh động mạch cảnh bệnh nhân có thể được chỉ định: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính động mạch cảnh hoặc chụp cộng hưởng từ, các xét nghiệm tầm soát yếu tố nguy cơ tim mạch như siêu âm gắng sức tim, chụp động mạch vành.
Người bệnh cần ngưng hút thuốc lá nếu có. Đêm trước khi làm thủ thuật, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh ngừng dùng một số loại thuốc trong điều trị tiểu đường, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu… Bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng tiểu cầu kép (aspirin và clopidogrel) và statin trước thủ thuật để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. (4)
Nên có người thân đi cùng và ở lại để thuận tiện trong việc chăm sóc sau thủ thuật. Đồng thời, người bệnh nên có tâm lý thoải mái và thông báo với bác sĩ tất cả những bất thường khác.
BVĐK Tâm Anh hỗ trợ tư vấn thủ tục và chi phí đặt stent mạch cảnh
Đến thăm khám, điều trị các bệnh lý tim, mạch máu, lồng ngực, tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh được tư vấn cặn kẽ, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hội chẩn liên chuyên khoa toàn diện để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh đặc biệt người bệnh có bệnh nền phức tạp.
Với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, điều trị bằng kỹ thuật cao mang lại kết quả tích cực cho người bệnh. Đồng thời, các quy trình thăm khám, thủ tục, hội chẩn, phẫu thuật/can thiệp được tiến hành nhanh chóng, người bệnh không phải chờ đợi lâu.
Đặt biệt, sau thủ thuật như đặt stent động mạch cảnh, bệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng hồi sức riêng biệt, kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, chế độ chăm sóc chu đáo giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm bớt chi phí cho người bệnh và thân nhân.
Để được tư vấn kỹ hơn về chi phí đặt stent động mạch cảnh, Quý khách vui lòng liên hệ Bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. Ngoài ra, bệnh viện còn hỗ trợ trả góp không lãi suất trong 6 tháng cho các dịch vụ phẫu thuật/thủ thuật nhằm điều trị kịp thời cho người bệnh. Người bệnh có thể liên hệ bộ phận Chăm sóc khách hàng tại bệnh viện để được tư vấn chi tiết.
ThS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực thăm khám cho người bệnh trước thủ thuật
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
Chi phí đặt stent động mạch cảnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là ở loại stent được lựa chọn để can thiệp đặt cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân và người nhà nên trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và lựa chọn loại stent phù hợp, có sự chuẩn bị tốt để can thiệp kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. |
https://vnvc.vn/benh-zona-than-kinh-o-mat/ | 12/12/2023 | Bệnh zona thần kinh ở mặt: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị | Bệnh zona thần kinh ở mặt có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí virus tấn công vào các dây thần kinh trên vùng mặt người bệnh. Theo CDC Hoa Kỳ, cứ 3 người lớn thì sẽ có 1 người mắc bệnh zona thần kinh tại một thời điểm nào đó trong đời.
Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết – Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ cao đến 80% ở những người mắc zona thần kinh và kéo dài một năm sau khi đã khỏi bệnh. Nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần ở những người mắc zona thần kinh ở mặt và tăng cao gấp 3 lần ở những người trưởng thành dưới 40 tuổi”. (1)
Mục lụcBệnh zona thần kinh ở mặt là gì?Nguyên nhân bị zona ở mặtBiểu hiện của zona ở mặtBiến chứng bệnh zona thần kinh ở mặtBiến chứng zona thần kinh ở mắtBiến chứng zona thần kinh ở taiBiến chứng zona thần kinh ở miệngHội chứng Ramsay HuntĐau dây thần kinh sau zonaChẩn đoán và điều trị zona thần kinh ở mặtPhòng ngừa bệnh zona thần kinh mặtBệnh zona thần kinh ở mặt là gì?
Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng thần kinh do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh ở mặt là do VZV tấn công trực tiếp vào các dây thần kinh trên vùng mặt, chủ yếu ở một nửa mặt, xung quanh mắt, miệng, mũi, lây lan từ tai, đôi khi trong một số trường hợp bọng nước còn xuất hiện trong khoang miệng. Bệnh bắt đầu từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến có phát ban và bọng nước trong khoảng 7-10 ngày và mất thêm khoảng 2-4 tuần để các vết thương lành lặn và người bệnh phục hồi sức khỏe hoàn toàn.
Bệnh zona thần kinh ở mặt không những khiến người bệnh trải qua các cảm giác đau đớn, bỏng rát, khó chịu, gây mất thẩm mỹ mà đôi khi còn để lại di chứng nặng nề suốt đời như mù vĩnh viễn. Hiện nay, không có cách để phòng ngừa bệnh zona ở mắt. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp hạn chế thời gian nhiễm trùng và các biến chứng của bệnh, bao gồm cả biến chứng đau dây thần kinh sau zona.
Bệnh zona thần kinh trên mặt gây khó chịu cho người bệnh
Nguyên nhân bị zona ở mặt
Nguyên nhân bị zona ở mặt được xác định là do virus Varicella-Zoster (VZV). Thông thường ở người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus bị hệ miễn dịch ức chế hoạt động nhưng vẫn tồn tại âm thầm ở các hạch thần kinh nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau đó. Khi người bệnh thường xuyên căng thẳng, suy nhược cơ thể, sức đề kháng cơ thể suy giảm, VZV mới hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh.
Phát ban và bọng nước ngoài xuất hiện ở tứ chi, vùng lưng, vùng liên sườn thì cũng xuất hiện trên mặt, gọi là zona thần kinh ở mặt. Đặc trưng tổn thương này chỉ nằm ở một bên mặt, rất hiếm khi xuất hiện ở cả hai bên.
Triệu chứng đầu tiên người bệnh cảm nhận được là châm chích, nóng rát, ngứa ran ở toàn bộ vùng mặt, Sau đó, phát ban xuất hiện và hình thành bọng nước chứa đầy chất lỏng thành từng chùm, cụm, mảng như chùm nho. Theo thời gian, bọng nước vỡ, rỉ dịch, khô dần và kết vảy.
Virus Varicella-Zoster (VZV) chính là tác nhân gây ra bệnh zona thần kinh trên mặt
Biểu hiện của zona ở mặt
Bệnh zona thần kinh ở mặt có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của mắt, thậm chí là gây mù vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Khi VZV tấn công trực tiếp vào các dây thần kinh trên mặt, người bệnh sẽ có những biểu hiện rất đặc trưng trên gương mặt như:
Vùng da tổn thương trở nên rất nhạy cảm, người bệnh sẽ cảm nhận được sự nóng ran, bỏng rát, đau đớn, châm chích
Cơn đau xuất hiện dọc theo dây thần kinh trên mặt và trở nên trầm trọng ở những người lớn tuổi, cơn đau xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng,
Phần da trên mặt sẽ xuất hiện phát ban màu hồng và bọng nước tụ lại thành từng mảng chùm, mảng, cụm như chùm nho.
Các bọng nước căng, tròn và chứa đầy dịch bên trong. Sau vài ngày bọng nước sẽ vỡ ra, khô và kết thành vảy
Người lớn tuổi nếu mắc zona thần kinh ở mắt càng nặng hơn và các cơn đau dây thần kinh dai dẳng suốt nhiều năm, thậm chí là suốt đời.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, sốt, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng).
Bọng nước phồng rộp do zona thần kinh trên mặt nếu không được chăm sóc cẩn thận và điều trị đúng cách sẽ dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ
Biến chứng bệnh zona thần kinh ở mặt
Vùng mặt là bộ phận có cấu đặc biệt và nhạy cảm của cơ thể con người, do đó zona thần kinh xuất hiện tại vị trí này sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khoẻ và tâm lý. Đặc biệt, nếu không can thiệp điều trị sớm, bệnh sẽ khó kiểm soát, khắc phục và để lại di chứng nặng nề suốt đời
Biến chứng zona thần kinh ở mắt
Zona thần kinh ở mắt là một tình trạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Virus Varicella-Zoster xâm nhập và tấn công đến tất cả các bộ phận của mắt bao gồm giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc kể cả các tế bào cảm quang nhạy cảm với ánh sáng.
Bọng nước zona thần kinh ở mắt tập trung chủ yếu ở mí mắt, xung quanh mắt, cánh mũi, lan rộng ra chân mày gây đỏ, đau, sưng tấy, cộm, nhức mắt. Trong một vài trường hợp, người bệnh còn cảm giác tê liệt vùng da bị tổn thương kèm chảy nước mắt sống, loét vùng da quanh mặt và trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
Zona trên mặt gây biến chứng ở xung quanh mắt
Biến chứng zona thần kinh ở tai
Zona thần kinh ở tai thường xuất hiện gần hoặc trong tai, vành tai theo sự phân bố của các dây thần kinh và gây ra các vấn đề liên quan đến tai như đau tai nặng, ù tai, suy giảm thính giác, yếu cơ mặt, liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn, chóng mặt kéo dài. Những triệu chứng này đôi khi tồn tại rất lâu sau khi hết phát ban và bọng nước, thậm chí có thể trở thành di chứng suốt đời.
Biến chứng zona thần kinh ở miệng
Zona thần kinh ở miệng là tình trạng các bọng nước li ti xuất hiện ở xung quanh miệng, viền môi, thậm chí là trong khoang miệng. Trong một số trường hợp, các bọng nước này lây lan sang những khu vực lân cận như cằm, má và mũi. Nếu phát ban và bọng nước zona thần kinh xuất hiện trong miệng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn trong việc giao tiếp, ăn uống, thay đổi khẩu vị, ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Hội chứng Ramsay Hunt
Khi VZV tấn công vào một trong các dây thần kinh ở mặt gần tai, thường các dây thần kinh sọ thứ VII, dây thần kinh sọ khác cũng có thể bị ảnh hương như dây thần kinh số VIII, IX, V, VI và gây ra hội chứng Ramsay Hunt. Phát ban và bọng nước bao phủ phần ngoài của tai và ống tai ngoài, gây yếu cơ mặt, liệt hoặc liệt một bên mặt. Đôi khi, tổn thương cũng có thể lan đến miệng và phần trên cổ họng khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói, mỉm cười và nhắm mắt. Biến chứng ù tai, giảm thính lực và chóng mặt có thể xuất hiện và tồn tại vĩnh viễn nếu tình trạng này không được điều trị.
Zona trên mặt khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc hội chứng Ramsay Hunt
Đau dây thần kinh sau zona
Đau dây thần kinh sau zona là biến chứng phổ biến nhất của những người mắc bệnh zona thần kinh. Đây là tình trạng gây đau ở vùng da từng bị tổn thương, cơn đau dai dẳng có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là suốt đời.
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc biến chứng đau sau zona thần kinh (được hiểu là đau ít nhất 90 ngày) sẽ tăng dần theo tuổi. Cụ thể những người dưới 60 tuổi tăng 5%, những người từ 60-69 tuổi tăng lên 10% và tăng đến 20% ở những người từ 80 tuổi trở lên. (2)
Chẩn đoán và điều trị zona thần kinh ở mặt
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mặt, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh zona thần kinh trên mặt bằng cách thực hiện khám lâm sàng thực thể. Trong một số trường hợp có thể lấy mẫu da, chất dịch từ bọng nước để kiểm tra thêm dưới kính hiển vi nếu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Phòng ngừa bệnh zona thần kinh mặt
Các Tổ chức Y tế khuyến cáo cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh zona thần kinh mặt là tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Bởi một người chưa tiêm vắc xin hoặc tiền sử chưa từng mắc bệnh, nếu nhiễm virus virus Varicella-Zoster có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu và tiến triển thành zona thần kinh khi gặp yếu tố thuận lợi.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý che chắn kỹ các vết phát ban và bọng nước trên cơ thể, hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh. Tuyệt đối không chà xát mạnh hoặc gãi lên vùng da bị tổn thương. Cần tới khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra.
Người chăm sóc cần thận trọng để tránh bị lây bệnh thông qua việc tiếp xúc với chất dịch từ bọng nước bị vỡ trên da của người mắc bệnh zona thần kinh ở mặt. Nếu bọng nước hình thành trong khoang miệng, VZV sẽ lây truyền qua các giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi. Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc vết thương cho người bệnh. Nếu có thể, cần thiết sử dụng găng tay y tế để hạn chế sự tiếp xúc với chất dịch từ các bọng nước bị vỡ.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh zona thần kinh ở mặt. Có thể thấy, bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trong nên việc chủ động thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên là rất cần thiết. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-che-gay-loang-xuong-vi | Cơ chế gây loãng xương | Loãng xương là hệ quả của quá trình rối loạn chuyển hóa xương dẫn đến mất chất khoáng trong xương và cấu trúc xương bị suy thoái, tăng nguy cơ gãy xương. Có nhiều cơ chế gây loãng xương và nó được xem là căn bệnh âm thầm, bởi bệnh lý không gây triệu chứng gì đặc hiệu cho đến khi xương bị gãy.
1. Cơ chế gây loãng xương
Bộ xương con người bao gồm 206 xương đóng vai trò tạo nên hình dáng cơ thể, nâng đỡ trọng lượng cơ thể và bảo vệ các cơ quan, phối hợp với hệ thống cơ giúp cơ thể di chuyển dễ dàng. Phân loại theo đặc điểm sinh lý, hệ xương của con người bao gồm hai loại là xương xốp (trabecular bones) và xương đặc (cortical bones). Trong đó xương xốp chiếm khoảng 20% và xương đặc chiếm 80% tổng khối lượng xương.Xương xốp: Có diện tích rộng, độ chuyển hóa cao và dễ bị gãy hơn xương đặc. Xương xốp bao gồm các xương phẳng như xương chậu, xương ức và 33 đốt sống. Bên cạnh đó, xương xốp còn phân bố ở hai đầu của những xương dài như xương tay, xương đùi.Xương đặc: Có mật độ chất khoáng dày đặc, thường bao quanh và làm thành vòng bảo vệ xương xốp. Loại xương này thường được phân bố ở phần giữa các xương dài bao gồm cả xương mác, xương đùi, xương trụ, xương quay và xương cánh tay. Bên cạnh vai trò cung cấp lực cho cơ thể, xương đặc còn là nơi cơ và gân bám vào.Nguyên nhân dẫn đến loãng xương là sự mất cân bằng bình thường giữa hai quá trình tạo xương và quá trình hủy xương. Tương đương với hai quá trình xảy ra liên tục trong hệ thống xương là quá trình mô hình và tái mô hình. Hai quá trình xảy ra riêng biệt giúp biệt hóa nhóm tế bào xương nhằm duy trì cân bằng quá trình tạo thành xương và/hoặc làm mới xương.Quá trình mô hình: Được gọi là quá trình chu chuyển xương ở tuổi vị thành niên với chức năng là tạo dáng, chiều dài và hình dạng cho xương. Ở giai đoạn này mật độ xương tăng lên tối đa, mô hình xương diễn ra trên bề mặt xương và quá trình hủy xương, quá trình tạo xương diễn ra độc lập. Đến giai đoạn trưởng thành của xương, quá trình mô hình giảm đi rất nhiều và hoàn toàn không đáng kể so với trong giai đoạn phát triển. Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương và ai là người dễ bị loãng xương? Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Bác sĩ chuyên khoa II,
Phạm Trung Hiếu
, chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình
, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Phạm Trung Hiếu Bác sĩ chuyên khoa II, Ngoại chấn thương chỉnh hình Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đăng ký khám Bắt đầu Quá trình tái mô hình: Khác với quy trình mô hình chỉ tạo xương hoặc hủy xương tại một vị trí, quy trình tái mô hình luôn xảy ra theo thứ tự kích hoạt, hủy xương, tạo xương. Quá trình này có chức năng phân hủy những mảng xương bị tổn hại, xương cũ và thay thế bằng những xương mới. Quá trình tái mô hình diễn ra liên tục suốt đời giúp duy trì mật độ xương ở mức tối ưu, trong đó khoảng 5% lượng xương đặc và 25% xương xốp có thể được thay đổi trong một năm. Quá trình loãng xương liên quan đến tình trạng mất xương và giảm mật độ xương. Tình trạng mất xương xảy ra khi các tế bào hủy xương tạo ra những lỗ phân hủy sâu hay khi các tế bào tạo xương không có khả năng lắp vào các lỗ hổng được tạo bởi các tế bào hủy xương. Trước giai đoạn trưởng thành, quá trình tạo xương ở cơ thể diễn ra với mức độ cao hơn so với quá trình hủy xương, vì vậy mật độ xương ở giai đoạn này tăng nhanh và đạt mức độ cao nhất ở độ tuổi 20 – 30. Sau khi đạt mức độ tối đa, xương bắt đầu suy giảm với các tốc độ khác nhau theo độ tuổi. Đặc biệt là ở độ tuổi thời kỳ mãn kinh đối với nữ giới và sau 50 tuổi đối với nam giới, các tế bào hủy xương hoạt động mạnh hơn so với các tế bào tạo xương dẫn đến giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Đó cũng là cơ chế gây loãng xương.Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D và canxi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo xương. Tuy nhiên sự thiếu hụt như vậy chỉ xảy ra ở một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ đang cho con bú, người rối loạn điện giải, u vỏ thượng thận, tiểu đường, tăng tiết hormone cận giáp. Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ calci, các vitamin và khoáng chất cũng là một trong những nguyên nhân gây loãng xương. Vấn đề loãng xương xảy ra như thế nào được nhiều người bệnh quan tâm 2. Yếu tố tác động đến chuyển hóa của xương
Thông qua cơ chế loãng xương để hiểu được quá trình loãng xương xảy ra như thế nào thì việc nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của xương là vô cùng quan trọng. Theo đó, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương như sau:Hormone nội tiết tố:Estrogen tác động đến xương thông qua thụ thể và tác động lên quá trình mô hình làm giảm số lượng tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình phụ nữ mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp trong quãng đời, mặc dù vậy chưa có bằng chứng xác minh nào cho thấy bao nhiêu phần trăm của sự mất xương là do thiếu estrogen và bao nhiêu phần trăm là do ảnh hưởng từ môi trường, lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên theo ước tính có khoảng 15% xương đặc và 35% xương xốp bị mất là do suy giảm/thiếu hormone estrogen. Estrogen tác động lên các tế bào hủy xương và tế bào tạo xương nhằm ức chế phân hủy xương trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tái mô hình xương. Vì vậy, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh có nồng độ estrogen suy giảm dẫn tới mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là 5 năm đầu sau mãn kinh.Testosteron là tác động tích cực đến quá trình tạo xương, giúp tăng trưởng kích thước cơ và còn sản sinh ra estrogen trong quá trình tác động đến xương và cơ.
Quá trình tạo xương và quá trình hủy xương đều được điều phối bởi các yếu tố toàn thân và yếu tố nội tại như sau:Yếu tố toàn thân đóng vai trò trong việc duy trì nồng độ Calci trong xương.Yếu tố tại chỗ tác động đến sự vận hành của tế bào.Cytokin và các CSF tác động đến sự phát triển của tế bào hủy xương.Yếu tố tăng trưởng giúp kích thích sản sinh các tế bào tạo xương và biệt hóa tế bào.Hormone điều tiết Calci:Calcitrol, calcitonin và hormon cận giáp (PTH) có vai trò kiểm soát calci trong xương và duy trì sức khỏe của xương. PTH giúp tăng trưởng cả hai quá trình hủy xương và tạo xương, di chuyển calci từ xương vào máu, tuy nhiên nồng độ PTH tăng sẽ dẫn đến hội chứng cường cận giáp và mất xương.Hormone calcitrol giúp tăng hấp thu phospho và calci vào ruột. Calcitonin sản sinh từ tuyến giáp và tham gia ức chế tế bào hủy xương, đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì sự phát triển của xương, kiểm soát nồng độ Calci.Cytokin:Loãng xương do thiếu estrogen bắt nguồn từ sự mất xương. Mất xương là do nguyên nhân tăng các tế bào hủy xương so với các tế bào tạo xương. Một số cytokin đóng vai trò quan trọng trong cơ chế estrogen – xương gồm: TRANCE/RANKL/OPGL, cytokin M – CSF, RANKL, OPGL, GM – CSF, IL – 1, IL – 6. Có nhiều yếu tố tác động đến cơ chế gây loãng xương 3. Các yếu tố nguy cơ tham gia vào cơ chế của quá trình loãng xương nguyên phát
Cơ chế gây ra loãng xương có thể bị tác động bởi các yếu tố sau đây:Yếu tố cơ học: Bất động hay không hoạt động trên 6 tháng.Yếu tố di truyền: Người da đen có nguy cơ mắc loãng xương thấp hơn so với người da trắng, một số người loãng xương có tính chất gia đình.Yếu tố chuyển hóa: Thiếu vitamin D, calci và giảm khả năng tạo 1 – 25 dihydroxyvitamin D ở người lớn tuổi.Ảnh hưởng của thuốc: Sử dụng heparin, corticoid trong thời gian kéo dài dễ dẫn đến loãng xương.Thế chất kém phát triển từ nhỏ, đặc biệt là suy dinh dưỡng hay còi xương, chế độ ăn thiếu protid, calci, vitamin và các chất dinh dưỡng... làm cho hàm lượng khoáng chất tối đa của xương ở tuổi trưởng thành thấp.Phụ nữ sinh con nhiều lần và nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất dinh dưỡng.Người thiểu năng các cơ quan sinh dục nam nữ như mãn kinh sớm, suy buồng trứng sớm, thiểu năng tinh hoàn, cắt buồng trứng...Yếu tố khác: Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, hoạt động thể dục ít, chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ Calci.
4. Phòng ngừa loãng xương
Mục tiêu trong phòng ngừa loãng xương là bảo vệ khối xương và ngăn ngừa loãng xương. Biện pháp phòng ngừa được chỉ định cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc loãng xương gồm:Phụ nữ mãn kinhNam giới trên 50 tuổiBệnh nhân mắc tình trạng thiểu xươngBệnh nhân sử dụng corticoid liều cao và kéo dàiBệnh nhân bị loãng xươngBệnh nhân mất xương do nguyên nhân thứ phátBiện pháp sử dụng cho những người bệnh này là bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin D, canxi cho cơ thể, tập luyện thể dục mỗi ngày, tránh uống rượu bia và các chất kích thích. Bên cạnh đó, điều trị bằng thuốc được chỉ định ở những người bệnh loãng xương, thiểu xương có nguy cơ gãy xương cao. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ung-dung-te-bao-goc-trong-dieu-tri-chan-thuong-tuy-song-vi | Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị chấn thương tuỷ sống | Chấn thương tủy sống là một loại chấn thương nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tế bào gốc trong điều trị chấn thương cột sống đang là một xu hướng cũng như giải pháp hiệu quả mới trong việc điều trị bệnh lý này.
1. Chấn thương tủy sống
1.1 Chấn thương tủy sống là gì?Chấn thương tủy sống có thể là hậu quả của một tai nạn không mong muốn, hoặc cũng có thể là tổn thương do bạo lực.Tủy sống bao gồm dây thần kinh và các tế bào trong ống tủy chạy dọc phía sau lưng từ não đến gần mông, có chức năng gửi tín hiệu từ não đến mọi bộ phận trên cơ thể và ngược lại.Chấn thương tủy sống làm một hoặc tất cả các xung thần kinh có thể không truyền được tín hiệu, dẫn đến tình trạng mất cảm giác cũng như vận động tính từ vị trí dưới vùng tổn thương. Do vậy chấn thương tủy sống vùng cổ thường dễ gây ra liệt một vùng lớn các cơ quan hơn là vùng lưng. Ngã từ trên cao xuống có thể làm chấn thương tủy sống 1.2 Nguyên nhân gây chấn thương tủy sốngChấn thương tủy sống thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:Bị tấn công mạnh vào vùng lưngTai nạn lao động, điện, hoặc ngã từ trên cao xuốngTai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn xe hơi gây ra các tổn thương ở đầu, cổ,ngực,...Chấn thương vùng lưng, cổ hoặc đầu trong khi tập luyện thể thaoTập luyện hoặc tai nạn làm vặn xoắn phần thân giữa.1.3 Triệu chứng của bệnh nhân chấn thương tủy sốngDưới đây là một số triệu chứng nhận biết đối với bệnh nhân chấn thương tủy sốngKhó khăn trong việc cử động các chi gây bất lợi cho di chuyển, đi lạiTê bì hoặc ngứa ở các ngọn chiĐau đầu, không tỉnh táoBàng quang hoặc ruột mất kiểm soátVị trí đầu bất thườngĐau, cứng hoặc áp lực vùng lưng và cổMột số dấu hiệu của shock
2. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống Hình ảnh tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống 2.1. Tế bào gốc là gì?Tế bào gốc là những tế bào chưa có chức năng cụ thể, chúng có thể biệt hóa thành các tế bào chức năng khác nhau trong cơ thể.Tế bào gốc giải thích cơ chế hoạt động của cơ thể đồng thời giúp tìm ra nguyên nhân tại sao đôi khi các chức năng gặp trục trặc. Có 2 nguồn chính của tế bào gốc là: Mô cơ thể trưởng thành và phôi.2.2 Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị chấn thương tuỷ sống như thế nào?So với việc kiểm soát các triệu chứng chấn thương tủy sống bằng cách sử dụng steroid liều cao, thì sử dụng tế bào gốc trong điều trị chấn thương tuỷ sống cho thấy nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực hơn. Khi điều trị, bác sĩ có thể sẽ tiêm trực tiếp tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân. Cơ chế của tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống là:Tự nhân bản thành những tế bào mớiBiệt hóa để thay thế cho các tế bào thần kinh bị tổn thương trước đóGiúp hệ miễn dịch điều chỉnh những phản ứng khi cơ thể bị tổn thương.2.3 Kết quả mong đợi khi dùng tế bào gốc trong điều trị chấn thương tuỷ sốngMục tiêu của sử dụng tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống là hỗ trợ và tăng cường chữa lành phần bị tổn thương, từ đó chức năng thần kinh được phục hồi.Dưới đây là những kết quả tiềm năng cho bệnh nhân sử dụng phương pháp tế bào gốc trong điều trị chấn thương tuỷ sống:Lấy lại cảm giác vốn ở các chi hoặc cơ quan cũng như tăng khả năng kiểm soát cơChức năng vận động, bàng quang, ruột, tình dục,... được cải thiện và phục hồiGiảm co cứng và đau thần kinhKhả năng đổ mồ hôi tăng lên |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-dong-kinh-va-ung-dung-cua-pet-scan-vi | Bệnh động kinh và ứng dụng của PET Scan | Chụp Positron cắt lớp hay còn được gọi là chụp PET, PET Scan, chụp PET/CT. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học tạo ra các hình ảnh thể hiện vị trí của các tế bào có bất thường chuyển hóa trong cơ thể. Bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật này để chẩn đoán bệnh ung thư và xác định quá trình tiến triển của bệnh.
1. Bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh hay còn gọi là giật kinh phong, có tên tiếng anh là Epilepsy, là một chứng bệnh hệ thần kinh, được gây ra bởi sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo ra nhiều triệu chứng rối loạn của hệ thần kinh ( động kinh), chẳng hạn như co giật, cắn lưỡi, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, không kiểm soát được tiểu tiện....Các dấu hiệu của cơn động kinh thường thay đổi từ khoảng thời gian rất ngắn và gần như không thể phát hiện đến các đơn động kinh với khoảng thời gian dài, kèm theo là các chấn động mạnh. Co giật có xu hướng tái phát trong động kinh và không có nguyên nhân tiềm ẩn. Co giật không được coi là triệu chứng của bệnh động kinh nếu xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.Theo thống kê, có khoảng 0,5% dân số Việt Nam mắc bệnh động kinh, trong đó trẻ em chiếm 30%. Vì vậy, có thể thấy, động kinh là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Tùy theo mức độ và thể trạng của người bệnh mà bệnh động kinh sẽ được điều trị trong thời gian ngắn hoặc dài. 30% trường hợp mắc bệnh động kinh ở Việt Nam là trẻ em 2. Ứng dụng của PET Scan đối với bệnh nhân bị động kinh
Đối với bệnh nhân bị động kinh, chụp PET được sử dụng để xác định vị trí phần não gây ra tình trạng co giật.Tuy nhiên, các bác sĩ có thể yêu cầu chụp PET vì nhiều lý do khác nhau. Ngoài các vấn đề tiềm ẩn ở não và tủy sống, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về tim cũng như một số loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư não, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hạch.
3. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện PET Scan?
Nếu quá trình thực hiện có sự khác biệt, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn biết cần chuẩn bị như thế nào. Trước khi thực hiện PET Scan, thông thường bạn sẽ được yêu cầu không ăn gì trong vài giờ trước khi chụp vì thức ăn có thể khiến cho hình ảnh thu được từ quá trình PET Scan trở nên xấu đi. Việc thực hiện PET Scan sẽ được chuyển sang ngày khác nếu bạn lỡ ăn.Do đó, việc hướng dẫn cho người bệnh tập trung vào vấn đề ăn uống là rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện PET Scan, bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu... Đặc biệt, nếu bạn bị tiểu đường, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn đặc biệt dành cho bạn về việc chuẩn bị trước khi quét như thế nào.Nếu bạn đang có thai hay nghi ngờ có thai, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện PET Scan. Bạn cần lấy đủ lượng sữa cho con bú trong vòng 6 giờ sau khi quét nếu bạn đang cho con bú bởi nếu không bạn sẽ không thể cho con bú ngay sau đó và sữa sẽ bị nhiễm xạ. Trong khoảng thời gian tia xạ vẫn còn lưu lại trong cơ thể, ba mẹ không nên bế hoặc gần con. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể nhất. Người bệnh thực hiện PET Scan theo hướng dẫn của kỹ thuật viên 4. PET Scan được tiến hành như thế nào?
Chất phóng xạ hay còn gọi là chất đánh dấu tự nhiên như glucose, nước hoăc ammonia. Để thực hiện PET Scan, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đưa chất phóng xạ này vào cơ thể bằng cách tiêm truyền. Khi chất phóng xạ đi vào cơ thể, nó sẽ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đó, chất đánh dấu sẽ được sử dụng để tạo năng lượng. Chẳng hạn như fluorodeoxyglucose (gluco FDG) - một loại thuốc phóng xạ đã được gắn kết với glucose để tạo thành chất đánh dấu phóng xạ. Chất đánh dấu sẽ đi đến các mô mà ở đó glucose được dùng để tạo thành năng lượng khi vào trong cơ thể.Thực hiện PET Scan nhằm phát hiện nguồn năng lượng được phóng thích bởi các hạt position. Đây là những hạt nhỏ được hình thành khi chất phóng xạ bị phá vỡ trong cơ thể. Hạt position sẽ tạo thành tia gamma khi chúng bị phá vỡ. Máy quét sẽ phát hiện ra các tia gamma này và sẽ tạo nên hình ảnh không gian ba chiều. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể có gì bất thường hay không hoặc hoạt động quá mức như thế nào sẽ được phát hiện thông qua hình ảnh thu được.Hình ảnh PET thu được có nhiều màu sắc và độ sáng khác nhau bởi các lớp khác nhau của các hạt position. Theo nghiên cứu cho thấy, một số cơ quan của cơ thể khi phá vỡ các chất hóa học tự nhiên như glucose nhanh hơn là phá vỡ các chất khác. Vì phần lớn các tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose hơn các mô bình thường khác, PET Scan đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện tế bào ung thư.Các vùng có lượng lớn chất đánh dấu phóng xạ tích tụ lại sẽ có nhiều tín hiệu hơn. Những vùng có ít tín hiệu hơn là nơi tập trung ít chất đánh dấu phóng xạ. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh PET thu được để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh. Kết quả hình ảnh PET thu được có nhiều màu sắc và độ sáng khác nhau 5. Rủi ro khi thực hiện PET Scan
Bạn sẽ không cảm thấy bất cứ tác động nào của tia X và bạn sẽ được xuất viện sớm sau khi thực hiện xong PET Scan bởi vì sự phơi nhiễm tia xạ là rất thấp. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành xong PET Scan, bạn nên uống nước thật nhiều để thải các loại thuốc phóng xạ ra khỏi cơ thể. Trong vòng 3 giờ sau khi uống, tất cả các chất đánh dấu trong phức hợp các chất đánh dấu phóng xạ sẽ được thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.Nhiều người rất lo lắng khi thực hiện PET Scan bởi phương pháp này có sử dụng chất phóng xạ. Tuy nhiên, trên thực tế, các chất phóng xạ được sử dụng trong PET Scan được xác định ở mức an toàn. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng qua đường tiểu. Lượng tia xạ mà bạn nhận được khi thực hiện PET Scan là rất nhỏ.Khi thực hiện PET Scan, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì sẽ có nguy cơ gây nhiễm xạ cho con. Đối với trẻ em, chỉ với một lượng tia xạ nhỏ cũng có thể gây tổn thương. Điều quan trọng nhất là bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú trước khi thực hiện PET Scan.Hiện nay, PET Scan được áp dụng phổ biến và cho hình ảnh chi tiết hơn các phương pháp chẩn đoán tương tự khác có sẵn. Thông thường, sau một hoặc hai ngày thực hiện PET Scan, bạn sẽ nhận được kết quả. Nguồn tham khảo: webmd.com PET/CT: Chìa khóa vàng trong cuộc chiến chống ung thư |
|
https://suckhoedoisong.vn/suy-tuyen-thuong-than-va-viec-dung-thuoc-16959896.htm | 23-01-2016 | Suy tuyến thượng thận và việc dùng thuốc | Nguyên nhân này gặp nhiều ở các bệnh nhân lớn tuổi, tự ý mua thuốc uống kéo dài; không tuân thủ việc sử dụng thuốc chặt chẽ theo đơn của bác sĩ.
Điều trị thế nào?
Điều trị suy thượng thận mạn tính: Bổ sung các hormon thượng thận mà chủ yếu là cortison dưới dạng các thuốc uống như hydrocortison, prednisolon. Do nguyên nhân phổ biến gây suy thượng thận là bệnh tự miễn nên điều trị thường là suốt đời, nhưng liều lượng có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của bệnh nhân.
Điều trị cơn suy thượng thận cấp: Do suy thượng thận cấp là bệnh nặng, có thể gây tử vong do các nguyên nhân huyết áp tụt, hạ đường huyết, tăng kali máu... nên người bệnh cần được điều trị tích cực và nhanh chóng, các thuốc phải được dùng bằng đường tiêm như tiêm tĩnh mạch hydrocortison, truyền tĩnh mạch các dung dịch đường glucose hoặc muối natri clorua.
Để đề phòng các cơn suy thượng thận cấp cũng như các hậu quả xấu của biến chứng này thì ngoài việc phải uống thuốc hydrocortison đều đặn bệnh nhân suy thượng thận nên:
Luôn mang theo người thẻ có ghi vắn tắt chẩn đoán và điều trị. Bởi nếu trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê thì các thầy thuốc sẽ có cơ sở để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dự trữ thuốc: Nếu bỏ uống thuốc một ngày thì rất nguy hiểm, vì vậy lúc nào cũng cần có một túi thuốc dự trữ tại nơi làm việc hoặc mang theo người để luôn có thuốc uống.
Giữ liên hệ với thầy thuốc bằng cách đi khám định kỳ theo lịch hẹn hoặc gọi điện để được tư vấn đầy đủ về việc tăng hoặc giảm liều thuốc cho phù hợp.
DS. Thu Trang |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/roi-loan-du-tru-glycogen-type-1-vi | Rối loạn dự trữ glycogen type 1 | Bài viết được viết bởi BS Đỗ Phước Huy - Trung tâm Công nghệ cao Vinmec Rối loạn dự trữ glycogen type I (GSD I) hay còn gọi là bệnh Von Gierke, là một rối loạn di truyền gây ra do sự thiếu hụt enzyme tham gia trong quá trình chuyển hóa glycogen. Rối loạn dự trữ glycogen type I lần đầu tiên được mô tả bởi Von Gierke vào năm 1929 sau khi báo cáo kết quả tử thiết trên hai bệnh nhi có sự tích trữ nhiều bất thường glycogen ở gan và thận.
Rối loạn dự trữ glycogen type I gồm hai thể rối loạn dự trữ glycogen type Ia và rối loạn dự trữ glycogen type Ib. Với rối loạn dự trữ glycogen type Ia, sự thiếu hụt hay giảm chức năng của enzyme glucose-6-phosphatase (G6Pase) dẫn đến glycogen không thể phân cắt thành glucose. Với nhóm rối loạn dự trữ glycogen type Ib, bệnh nhân có nồng độ và hoạt tính enzyme glucose-6-phosphatase (G6Pase) bình thường, tuy nhiên có sự suy giảm chức năng của enzyme vận chuyển hay còn gọi là glucose-6-phosphate translocase (G6PT).Bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen type Ia và rối loạn dự trữ glycogen type Ib thường biểu hiện với hạ đường huyết và nhiễm toan lactic máu từ 3 đến 4 tháng tuổi. Enzym glucose-6-phosphate translocase (G6PT) 1. Các thể của rối loạn dự trữ glycogen type I
1.1 Rối loạn dự trữ glycogen nhóm IaRối loạn dự trữ glycogen nhóm Ia (OMIM # 232200) chiếm 80% tổng số ca được báo cáo liên quan nhóm rối loạn dự trữ glycogen nhóm 1. Bệnh thường xuất hiện trong năm đầu đời (thường vào thời điểm khoảng 3 – 4 tháng tuổi) với hạ đường huyết lúc đói nghiêm trọng, nhiễm toan lactic, gan to, chậm phát triển. Các triệu chứng phổ biến khác liên quan đến hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, khó chịu, yếu cơ, buồn ngủ và co giật. Các triệu chứng thường trở nên rõ ràng hơn khi trẻ được cho ăn hoặc bú theo cữ.Ngoài tình trạng hạ đường huyết lúc đói nghiêm trọng, các nghiên cứu sinh hóa cho thấy tăng axit uric máu và tăng triglycerid máu. Trẻ em thường bị bầm tím và chảy máu cam do chức năng tiểu cầu bị suy giảm, và có thể bị thiếu máu huyết sắc tố. Trẻ em mắc rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ia phát triển bụng to lên rõ rệt do dự trữ glycogen gan lớn. Tuy nhiên, xơ gan tiến triển ít ghi nhận. Các bất thường về thể chất khác bao gồm béo phì, mặt giống búp bê (doll-like facies), vóc dáng thấp bé và cơ bắp kém. Các biến chứng bao gồm u tuyến gan, loãng xương, xơ cứng cầu thận đoạn khu trú và bệnh lý thần kinh sợi nhỏ từng phổ biến trong thập kỷ thứ 2 và 3 của cuộc đời, nhưng tần suất các biến chứng này đã giảm rõ rệt khi có sự cải thiện trong điều trị và kiểm soát chuyển hóa tốtRối loạn dự trữ glycogen nhóm Ia gây ra do đột biến gen G6PC (mã hóa cho enzyme glucose-6-phosphatase) trên nhiễm sắc thể 17q21.31. Gen G6PC bao gồm 13642 bases, 5 exon mã hóa cho 357 amino acid.1.2 Rối loạn dự trữ glycogen nhóm IbRối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib (OMIM # 232220) chiếm 20% tổng số ca được báo cáo liên quan nhóm rối loạn dự trữ glycogen nhóm I. Giai đoạn đầu, bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib thường có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng tương tự các bệnh nhân nhóm rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ia. Theo diễn tiến bệnh, đa số bệnh nhân sẽ có biểu hiện giảm bạch cầu trung tính (neutropenia) và viêm ruột, trong đó giảm bạch cầu trung tính là đặc điểm phân biệt chính của rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib. Tuy nhiên tuổi khởi phát rất biến đổi, có thể khởi phát từ giai đoạn sơ sinh hoặc lúc bắt đầu tuổi dậy thì. Tình trạng giảm bạch cầu trung tính có thể diễn ra theo chu kỳ hoặc vĩnh viễn, hệ quả là bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng tái diễn.Viêm ruột là biến chứng lớn nhất và phổ biến của rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib. Viêm ruột thường xuất hiện từ 5 đến 12 tuổi, nhưng cũng có ghi nhận bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib viêm ruột xuất hiện ở độ tuổi nhũ nhi. Khác với các dạng viêm ruột khác, viêm ruột ở bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib thường gặp ở ruột non, vì vậy với các phương pháp nội soi thông thường có thể bỏ sót. Phương pháp nội soi viên nang (capsule endoscopy) giúp tăng khả năng chẩn đoán trong nhóm bệnh lý viêm ruột do rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib này.Rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib gây ra do đột biến gen SLC37A4 (mã hóa cho enzyme glucose-6-phosphatase) trên nhiễm sắc thể 11q23.3. Gen SLC37A4 bao gồm 6795 bases, 12 exon mã hóa cho 429 amino acid.
2. Xét nghiệm di truyền cho nhóm rối loạn dự trữ glycogen type I
Tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết các đột biến gen G6PC và SLC37A4 được báo cáo là gây bệnh hoặc có thể gây bệnh trên ClinVar đều nằm trên vùng exon hoặc vùng splicing. Với các xét nghiệm gen khảo sát mức độ exon và vùng gần exon có thể phát hiện được các đột biến gen liên quan nhóm rối loạn dự trữ glycogen nhóm I này. Ngoài ra có khoảng 5% đột biến liên quan những mất lặp đoạn gen G6PC gây ra rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ia và cần thực hiện các xét nghiệm như quantitative PCR, multiplex ligation-dependent probe amplification (MLPA), and chromosomal microarray (CMA).Hiện nay xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) cho phép khảo sát nhiều gen và nhiều vùng của gen một lúc. Trong bệnh lý rối loạn dự trữ glycogen nhóm I, do chủ yếu đột biến xảy ra vùng mã hóa (exon) và vùng nối (splicing site) nên các xét nghiệm giải trình tự gen vùng mã hóa như WES có thể đáp ứng được nhu cầu này, cũng như giúp chẩn đoán phân biệt với các nhóm bệnh lý khác trong nhóm rối loạn dự trữ glycogen. Những đột biến gen G6PC và SLC37A4 có khả năng gây bệnh 3. Điều trị với nhóm rối loạn dự trữ glycogen type 1
Mục tiêu chính trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen nhóm I là ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa cấp tính, phòng ngừa các biến chứng cấp tính và mạn tính, phát triển tâm vận bình thường và chất lượng cuộc sống tốt.Chế độ ăn uống với bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen nhóm I cần được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa biến chứng cấp tính hàng đầu của rối loạn dự trữ glycogen nhóm I là hạ đường huyết. Cần cho bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ nhằm đảm bảo duy trì đường huyết ổn định. Để đảm bảo điều này có hai phương pháp: nuôi ăn qua sonde dạ dày (người chăm sóc cần được đào tạo) hoặc chế độ ăn với tinh bột bắp (uncooked cornstarch), trong đó chế độ ăn với tinh bột bắp được ưu tiên hơn. Ở trẻ nhỏ 1,6g/kg, trẻ lớn và người trưởng thành 1,7-2,5g/kg mỗi 4h. Tinh bột bắp được pha với nước hoặc dung dịch không chứa đường theo tỉ lệ 1 bột: 2 nước. Thêm đường không được khuyến cáo do kích hoạt insulin và làm mất đi ưu điểm của tinh bột bắp. Các loại đường như galactose, sucrose, fructose không được khuyến cáo sử dụng do sự thiếu hụt enzyme, hệ quả làm trầm trọng thêm rối loạn chuyển hóa và gan to.Việc tái khám và theo dõi đường huyết cùng với các thông số xét nghiệm cần được đặt ra vì khi tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi. Ngoài ra, do trẻ cần tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng cũng rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Các biến chứng khác có thể gặp như biến chứng trên thận, rối loạn lipid máu, chức năng gan.... cần theo dõi tùy thuộc tình trạng lâm sàng, thường từ 6-12 tháng.Điều trị rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib cũng tương tự như 1a nhưng kèm thêm điều trị giảm bạch cầu trung tính và những biến chứng liên quan. Phương pháp sử dụng yếu tố kích thích bạch cầu hạt (granulocyte-colony-stimulating factor - GCSF) có thể sử dụng khi tình trạng nhiễm trùng nặng xảy ra, khó kiểm soát, viêm loét miệng nặng hay tiêu chảy mãn tính không đáp ứng điều trị. Các thuốc chứa melamine, được sử dụng đầu tay trong điều trị viêm ruột GSD. Các thuốc chứa corticoid khi sử dụng cần cân nhắc vì có khả năng làm nặng thêm tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch ở bệnh nhân rối loạn dự trữ glycogen nhóm Ib. |
|
https://tamanhhospital.vn/chup-x-quang-co-tay/ | 19/05/2023 | Chụp X quang cổ tay: Đối tượng chỉ định và quy trình ra sao? | Chụp X quang cổ tay là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quen thuộc tại các bệnh viện. Kỹ thuật chụp X quang cổ tay rất nhanh chóng, đơn giản và ít tốn chi phí nhưng có khả năng hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý vùng cổ tay hiệu quả.
Khi có vấn đề xảy ra với xương khớp vùng cổ tay, người bệnh thường sẽ được thăm khám và chỉ định chụp X quang cổ tay. Vậy chụp X quang cổ tay có quy trình thực hiện ra sao? Đối tượng nào cần phải thực hiện XQ cổ tay?… Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản trong bài viết này để hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang này.
Mục lụcChụp X quang cổ tay là gì?Tại sao cần chụp X quang cổ tay?1. Chỉ định chụp x quang cổ tay2. Chống chỉ định chụp x quang cổ tayQuy trình chụp X quang cổ tay1. Chuẩn bị trước khi chụp X quang cổ tay2. Thực hiện X quang cổ tay3. Sau khi chụp X quang cổ tay (đọc kết quả)Chụp X quang cổ tay có rủi ro gì không?Chụp X quang cổ tay có đau không?Chụp X quang cổ tay ở đâu?Chụp X quang cổ tay bao nhiêu tiền?Chụp X quang cổ tay là gì?
Xương cổ tay cấu tạo gồm những xương nhỏ hình vuông, hình bầu dục và hình tam giác. Chụp X quang sẽ cho thấy hình ảnh cấu trúc xương thể hiện bằng thang xám xương cẳng tay và 8 xương nhỏ. Các xương nhỏ sẽ giúp nối bàn tay vào hai xương dài ở phần cẳng tay (xương trụ, xương quay).
Phương pháp chụp X-quang sẽ sử dụng một loại bức xạ gọi là sóng điện từ để tạo ra hình ảnh giải phẫu vùng cổ tay, kỹ thuật này sẽ gửi một chùm bức xạ qua vùng cổ tay của người bệnh. Khi chùm tia bức xạ đi qua xương sẽ cho ra hình ảnh X quang màu trắng vì canxi trong xương sẽ hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Ngược lại, chùm tia bức xạ đi qua các mô mềm ít hấp thụ bức xạ hơn nên sẽ cho ra hình ảnh X Quang màu xám (nhiều sắc độ xám khác nhau). X quang cổ tay là chỉ định cận lâm sàng không xâm lấn. Kết quả của chỉ định này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý tại vùng cổ tay của người bệnh.(1)
Tại sao cần chụp X quang cổ tay?
Người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện X quang cổ tay khi có nghi ngờ tổn thương ở phần cổ tay cũng như kiểm tra tình trạng tổn thương do các bệnh lý như u xương, loãng xương, viêm khớp, nhiễm trùng,… gây ra.
Quá trình chụp X-quang cổ tay được thực hiện nhanh chóng và sẽ được kết luận bởi các bác sĩ có chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh. Đây vốn là một phương pháp tiên tiến, đánh dấu sự phát triển của y học hiện đại. Tuy vậy, chi phí của phương pháp này không quá cao, hầu như tất cả người bệnh đều sẵn sàng để thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện X quang cổ tay để hỗ trợ quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, sưng cổ tay. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp XQ cổ tay trong những trường hợp sau đây:
Nghi ngờ chẩn đoán trật khớp hoặc gãy xương.
Quan sát và đánh giá các tổn thương do viêm khớp hay nhiễm trùng.
Đánh giá mức độ tổn thương do ung thư xương gây nên.
Xác định vị trí của dị vật trong xương hay trong mô mềm ở xung quanh cổ tay của người bệnh.
Cần tiến hành kiểm tra lại sau quá trình điều trị bệnh: theo dõi hiệu quả lành xương sau thời gian điều trị gãy xương, đánh giá mức độ tình trạng xương để đưa ra được hướng điều trị tiếp theo,…
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X quang cổ tay khi có nghi ngờ tổn thương
Nhiều người bệnh là trẻ em cũng thường được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp X quang cổ tay để kiểm tra sự phát triển của bé. Có thể bạn chưa biết, chụp X quang cổ tay là phương pháp thử nghiệm có thể giúp xác định được tuổi xương của con người. Tuổi xương sẽ phản ánh phần lớn tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
1. Chỉ định chụp x quang cổ tay
Những trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp X quang cổ tay
Dị tật xương
Trật khớp tay.
Cổ tay sưng tấy.
Nghi ngờ u xương.
Nghi ngờ tụ dịch trong khớp xương.
Mắc phải bệnh lý viêm khớp
Rạn hoặc gãy xương.
Ngoài ra, người bệnh bị gãy xương cũng sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X quang cổ tay để kiểm tra mức độ lành của xương.(2)
Bác sĩ sẽ chỉ định chụp XQ cổ tay đối với tình hợp: cổ tay sưng, nghi ngờ viêm khớp, u xương, tụ dịch khớp xương, dị tật hoặc rạn gãy xương,…
2. Chống chỉ định chụp x quang cổ tay
Kỹ thuật chụp X quang cổ tay hạn chế chỉ định đối với các trường hợp sau:
Phụ nữ đang mang thai (đặc biệt đối với 3 tháng đầu của thai kỳ).
Để đảm bảo sự an toàn cho bản thân, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ trước khi tiến hành chụp X quang cổ tay.
Quy trình chụp X quang cổ tay
1. Chuẩn bị trước khi chụp X quang cổ tay
Người bệnh cần chuẩn bị:
Người bệnh khi được chỉ định chụp X quang cổ tay cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Không cần phải nhịn ăn uống trước khi thực hiện.
Người bệnh có mang trang sức ở phần cổ tay cần phải tháo ra.
Nếu người bệnh là phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ đang có thai cần phải có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ mới tiến hành kỹ thuật chụp X quang. Tia X có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì thế nếu bắt buộc phải thực hiện phương pháp này (có chỉ định từ bác sĩ), kỹ thuật viên cần có biện pháp che chắn sao cho hạn chế ảnh hưởng xấu cho bà mẹ và thai nhi một cách thấp nhất.
Nới lỏng áo ở vị trí phần cổ tay sao cho việc chụp X quang được diễn ra thuận tiện nhất.
Trước khi tiến hành chụp, người bệnh sẽ mặc trang phục chuyên dụng của bệnh viện mà kỹ thuật viên yêu cầu.
Phương tiện cần chuẩn bị:
Thiết bị X quang kỹ thuật số.
Bàn chụp X quang.
Tấm nhận ảnh X quang.
2. Thực hiện X quang cổ tay
Các kỹ thuật chụp khớp cổ tay
Khi chụp X quang cổ tay, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh cách đặt vị trí đặt cổ tay lên bàn chụp. Kỹ thuật chụp X quang cổ tay sẽ được thực hiện nhanh chóng, không gây bất kỳ tổn thương hay đau đớn gì cho người bệnh. Trong quá trình thực hiện chụp X quang, nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc gì có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho kỹ thuật viên.
Chụp X quang cổ tay ở tư thế nghiêng:
Ở tư thế chụp này, người bệnh cần nghiêng cổ tay sao cho vuông góc 90 độ với tấm nhận ảnh DR hoặc cassette x-quang. Tia trung tâm sẽ đi vuông góc với cassette x-quang.
Ngoài ra, cổ tay nghiêng sẽ dày hơn cổ tay thẳng, nên sẽ cần để tần số kV cao hơn so với tư thế cổ tay thẳng. Nếu như sử dụng phương pháp chụp X quang kỹ thuật số thì ở tư thế nghiêng bác sĩ có thể không cần phải điều chỉnh thêm quá nhiều thông số so với tư thế cổ tay thẳng. Ngược lại, nếu sử dụng kỹ thuật chụp X quang thông thường, thì cần phải điều chỉnh nhiều hơn để hình ảnh cho ra được rõ nét.(3)
Chụp X quang cổ tay ở tư thế thẳng:
Ở tư thế này, người bệnh cần ngồi thấp và đặt tay lên cassette X-quang (đối với kỹ thuật không sử dụng X quang kỹ thuật số) hoặc đặt lên bàn chụp. Người bệnh lưu ý: nên nắm hờ và để úp xuống vùng được chụp. Tia X trung tâm sẽ đi vào vị trí giữa cổ tay và khoảng cách từ bóng phát tia đến vùng chụp là <90 cm.
Ngoài ra, vẫn tồn tại một số kỹ thuật chụp X quang cổ tay khác: Chụp với tư thế thẳng sấp, thẳng ngửa, chếch trước, thẳng xoay quay, thẳng xoay trụ, xoay trong, tư thế Stecher (tư thế thẳng trước sao cho nhìn rõ được xương thuyền).
3. Sau khi chụp X quang cổ tay (đọc kết quả)
Sau khi đã chụp xong X quang vùng cổ tay, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh chờ một khoảng thời gian để có thể xử lý hình ảnh vừa chụp xong. Ở trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được thực hiện X quang cổ tay thêm 1 lần nữa để có thể đảm bảo được hình ảnh chân thực, rõ nét nhất.
Sau khi chụp X quang, người bệnh hoàn toàn có thể hoạt động bình thường. Người bệnh không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với tia X vì lượng tia sử dụng thực hiện X quang cổ tay khá thấp, không có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Hình ảnh chụp X-quang cổ tay
Chụp X quang cổ tay có rủi ro gì không?
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong y khoa có cách thực hiện đơn giản nhanh chóng. Khi thực hiện kỹ thuật này, thiết bị X quang chỉ phát ra một lượng bức xạ tương đối nhỏ đi qua phần cổ tay. Tia bức xạ X với liều lượng cho phép được nghiên cứu y khoa khẳng định hiếm khi xảy ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em thì cần thông báo để có sự điều chỉnh cần thiết khi chụp X quang cổ tay, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với tia bức xạ. Đối với trẻ em, kỹ thuật viên phòng chụp X quang sẽ có sự điều chỉnh lượng tia bức xạ sử dụng ít hơn so với người trưởng thành.
Tuy vậy, nếu một người tiếp xúc trực tiếp quá nhiều lần với tia bức xạ thì vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, nếu bạn lo lắng về những rủi ro của kỹ thuật chụp X quang cổ tay hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chụp X quang cổ tay có đau không?
Đừng quá lo lắng về điều này, bản chất của tia X không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh đang bị gãy xương, viêm, nhiễm trùng, … quá trình thực hiện kỹ thuật có thể gây đau cho người bệnh.
Trước khi thực hiện bạn có thể hỏi kỹ thuật viên về những băn khoăn của mình để có thể giải tỏa tâm lý. Từ đó bạn thoải mái hơn, quá trình chụp X quang cũng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chụp X quang cổ tay ở đâu?
Kỹ thuật chụp X quang cổ tay là phương pháp khá quen thuộc với nhiều người. Tuy vậy, không phải cơ sở y tế nào cũng cung cấp dịch vụ chụp X quang có quy trình thực hiện nhanh chóng để có thể cho ra được hình ảnh X quang chính xác hỗ trợ kịp thời việc điều trị bệnh.
Cơ sở y tế chụp X quang cổ tay chất lượng tốt sẽ sử dụng thiết bị chụp phim cường độ thấp với thời gian chup ngắn, phim chụp tốc độ cao, giúp hạn chế được sự ảnh hưởng của tia bức xạ X đối với cơ thể. Ngoài ra, kỹ thuật viên thực hiện chụp X quang phải là người có chuyên môn, được đào tạo kỹ lưỡng, có kinh nghiệm trong ngành.
Đáp ứng được những yêu cầu trên cùng với hệ thống trang thiết bị chụp X-quang hiện đại. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn để thực hiện kỹ thuật X quang cổ tay.
Chụp X quang cổ tay
Chụp X quang cổ tay bao nhiêu tiền?
Chi phí chụp X quang cổ tay là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Mỗi cơ sở y tế sẽ có mức giá chụp X quang khác nhau, tùy vào loại máy móc, kỹ thuật chụp cũng như tùy vào dịch vụ, cơ sở vật chất. Tại các bệnh viện uy tín sở hữu trang thiết bị tiên tiến, kỹ thuật chụp hiện đại thì mức chi phí có thể cao hơn nhưng bù lại, kết quả chụp sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Để đặt lịch thăm khám các bệnh lý nói chung và thực hiện kỹ thuật chụp XQ cổ tay tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật, quy trình chụp X quang cổ tay. Hy vọng rằng người bệnh khi cần thực hiện chụp X quang cổ tay có thể nắm rõ hơn các thông tin liên quan, về quy trình thực hiện, chỉ định và chống chỉ định cũng như những điều cần lưu ý khác. Đồng thời, người bệnh cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, sở hữu máy chụp X quang cổ tay hiện đại để việc thực hiện mang lại kết quả tốt. |
https://tamanhhospital.vn/lam-tuong-ve-ung-thu-vu/ | 06/07/2023 | 9 lầm tưởng về ung thư vú phổ biến và cuộc sống khi mắc bệnh | Mỗi năm, Việt Nam có gần 22.000 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25,8% trong tổng số bệnh ung thư ở phụ nữ. Ở giai đoạn sớm, tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm đạt 90% – 95%, ở giai đoạn cuối tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Người bệnh thường tìm mọi cách để cải thiện sức khỏe và mong chặn đứng bệnh tiến triển. Thế nhưng, nhiều người lại hiểu chưa đúng về cuộc sống sau khi bị ung thư vú. Dưới đây là 9 lầm tưởng về ung thư vú phổ biến và cuộc sống khi mắc bệnh.
Mục lục9 lầm tưởng về ung thư vú phổ biến1. Dùng sản phẩm từ đậu nành tăng khả năng tái phát ung thư2. Người mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 thì bị ung thư vú3. Chụp X-quang tuyến vú có thể khiến ung thư vú lan rộng4. Nếu đã phẫu thuật đoạn nhũ thì không bị tái phát ung thư vú5. Bị ung thư vú thì không thể mang thai6. Ăn theo chế độ hữu cơ để giảm khả năng tái phát ung thư vú7. Kinh nguyệt chưa có trở lại và đang dùng tamoxifen nên không thể mang thai8. Tránh các hoạt động cử tạ nếu bị phù bạch huyết9. Đau xương hông và gối thì ung thư vú di cănCuộc sống bệnh nhân ung thư vú1. Trong lúc điều trị2. Sau điều trịGiải pháp giúp bạn vượt qua sợ hãi và lo âu9 lầm tưởng về ung thư vú phổ biến
1. Dùng sản phẩm từ đậu nành tăng khả năng tái phát ung thư
Lầm tưởng: Ăn các sản phẩm từ đậu nành sau khi bị ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết ER hoặc PR sẽ làm tăng khả năng tái phát bệnh?
Sự thật: Nghiên cứu về đậu nành đã mâu thuẫn trong nhiều năm. Nó có khả năng bắt chước cũng như ngăn chặn một số estrogen nhất định. Nhìn chung, đậu nành ăn kiêng tự nhiên ở dạng sữa đậu nành, mầm đậu nành, đậu phụ hoặc tempeh (món ăn truyền thống của Indonesia) có vẻ an toàn và có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể khi thay thế các nguồn sữa và protein động vật. Tuy nhiên, đậu nành ở dạng cô đặc như viên, bột và chất bổ sung có tiềm năng hoạt động estrogen mạnh nhất và có lẽ nên tránh đối với bất kỳ ai đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú có dương tính thụ thể nội tiết ER hoặc PR.
2. Người mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 thì bị ung thư vú
Lầm tưởng: Nếu xét nghiệm dương tính với đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, tôi phải phẫu thuật đoạn nhũ hai bên.
Sự thật: Phụ nữ có đột biến BRCA tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thứ hai và nhiều người chọn phẫu thuật đoạn nhũ hai bên như một biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, có đột biến BRCA không có nghĩa là bạn phải phẫu thuật đoạn nhũ. Phụ nữ có đột biến BRCA vẫn có thể phẫu thuật bảo tồn vú và nhiều người chọn phương pháp này để điều trị ung thư vú. Phụ nữ có đột biến BRCA và bất kỳ mô vú còn sót lại nào cần được theo dõi chặt chẽ và nên tăng cường sàng lọc ung thư vú.
Phụ nữ có đột biến BRCA tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thứ hai.
3. Chụp X-quang tuyến vú có thể khiến ung thư vú lan rộng
Lầm tưởng: sau điều trị ung thư vú, tôi sẽ ngừng chụp X-quang tuyến vú.
Sự thật: Sau khi chẩn đoán ung thư vú, bạn vẫn nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm trong suốt quãng đời còn lại, trừ khi bạn đã phẫu thuật đoạn nhũ hai bên.
4. Nếu đã phẫu thuật đoạn nhũ thì không bị tái phát ung thư vú
Lầm tưởng: Nếu tôi đã phẫu thuật đoạn nhũ thì ung thư vú không thể tái phát.
Sự thật: Trải qua phẫu thuật đoạn nhũ hai bên làm giảm đáng kể khả năng tái phát ung thư vú vì hầu hết các mô vú của bạn đã bị cắt bỏ. Thế nhưng, một khả năng rất nhỏ là mô vú còn sót lại hoặc tế bào ung thư có thể tái phát trên thành ngực. Đó là lý do tại sao phải tiếp tục tự khám vú; gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra. Bạn báo với bác sĩ bất kỳ thay đổi trên vú . Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật đoạn nhũ một bên, bạn vẫn có nguy cơ phát triển ung thư vú ở bên còn lại. Chụp X-quang tuyến vú hàng năm ở vú còn lại, điều này rất quan trọng để phát hiện bất kỳ thay đổi tiềm ẩn nào ở vú. Phẫu thuật đoạn nhũ phòng ngừa hai bên không làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú tái phát ở những nơi khác trong cơ thể bạn.
Trải qua phẫu thuật đoạn nhũ hai bên làm giảm đáng kể khả năng tái phát ung thư vú.
5. Bị ung thư vú thì không thể mang thai
Lầm tưởng: Trước đây tôi bị ung thư vú nên tôi không mang thai.
Sự thật: Mang thai sau khi bị ung thư vú giai đoạn đầu không được chứng minh có ảnh hưởng đến sự tái phát hoặc sống sót của bệnh ung thư vú. Bạn nên đợi một thời gian sau khi hoàn thành tất cả các phương pháp điều trị ung thư (bao gồm cả liệu pháp nội tiết) trước khi cố gắng mang thai vì cơ thể bạn đã trải qua rất nhiều điều. Không có công thức kỳ diệu nào về thời điểm tốt nhất để mang thai là sau khi bạn điều trị xong. Bạn nên tham khảo với bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn và gia đình.
6. Ăn theo chế độ hữu cơ để giảm khả năng tái phát ung thư vú
Lầm tưởng: Tôi nên ăn theo chế độ hữu cơ để giảm khả năng tái phát bệnh.
Sự thật: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ trái cây và rau quả tươi luôn hữu ích để cải thiện và duy trì sức khỏe tổng thể của bạn. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên ăn trái cây, rau và thịt hữu cơ để hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu và hormone được thêm vào thịt. Tuy nhiên, không có mối liên hệ nào được khoa học chứng minh giữa việc tiêu thụ thực phẩm không hữu cơ và tăng nguy cơ ung thư vú.
7. Kinh nguyệt chưa có trở lại và đang dùng tamoxifen nên không thể mang thai
Lầm tưởng: Vì kinh nguyệt của tôi chưa bắt đầu trở lại và tôi đang dùng tamoxifen nên tôi không thể mang thai.
Sự thật: Ngay cả khi kinh nguyệt của bạn chưa trở lại hoặc kinh nguyệt không đều, tamoxifen cũng không bảo vệ bạn khỏi việc mang thai. Trên thực tế, tamoxifen ban đầu được phát triển như một loại thuốc hỗ trợ sinh sản. Tamoxifen có khả năng gây hại cho thai nhi. Trong khi dùng thuốc này, bạn nên hết sức cẩn thận để không mang thai bằng cách sử dụng một hình thức ngừa thai không có nội tiết tố mỗi khi bạn quan hệ tình dục.
Giữ có thể khỏe mạnh thông qua hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
8. Tránh các hoạt động cử tạ nếu bị phù bạch huyết
Lầm tưởng: Tôi nên tránh các hoạt động cử tạ nếu tôi bị phù bạch huyết.
Sự thật: Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy những phụ nữ tham gia các hoạt động cử tạ vừa phải không có nhiều khả năng bị phù bạch huyết hơn so với những phụ nữ không thực hiện bất kỳ hoạt động cử tạ nào. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh thông qua các hoạt động thể chất thường xuyên (bao gồm cả rèn luyện sức mạnh) cũng là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.
Theo Mạng lưới Phù bạch huyết Quốc gia, những điều sau đây có thể được thực hiện để giảm nguy cơ phát triển phù bạch huyết:
Giữ cho cánh tay của bạn sạch sẽ và khô ráo.
Không cắt lớp biểu bì móng tay.
Bảo vệ da tiếp xúc với kem chống nắng và thuốc chống côn trùng.
Sử dụng cẩn thận với dao cạo để tránh vết xước và kích ứng da.
Giảm thiểu các xét nghiệm máu, chụp và đo huyết áp trên cánh tay nơi phẫu thuật.
Đeo găng tay khi thực hiện các hoạt động có thể gây tổn thương da (ví dụ: rửa chén bát, làm vườn, làm việc với các dụng cụ, sử dụng hóa chất như chất tẩy rửa).
Tăng dần thời lượng và cường độ của bất kỳ hoạt động hoặc bài tập nào. Bằng chứng mới cho thấy cử tạ có giám sát vừa phải có thể làm giảm nguy cơ phù bạch huyết.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Nếu trước đây bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh phù bạch huyết, hãy cân nhắc việc đeo băng ép khi đi máy bay và đeo đồ trang sức và quần áo nên được rộng rãi.
9. Đau xương hông và gối thì ung thư vú di căn
Lầm tưởng: Đau xương ở hông và đầu gối có nghĩa là bệnh ung thư vú của tôi đã di căn.
Sự thật: Nghĩ rằng ung thư của bạn đã lan rộng là một điều rất đáng sợ đối với nhiều bệnh nhân. Thực tế, một tác dụng phụ rất phổ biến của thuốc ức chế aromatase là đau xương và cứng khớp. Điều này có thể dần dần trong một vài năm hoặc bắt đầu ngay sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc này. Nếu cơn đau xương tiếp tục, trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn có thể dùng thêm thuốc chống loãng xương và bổ sung thêm thuốc tạo chất nhờn cho khớp.
Cuộc sống bệnh nhân ung thư vú
Ung thư vú gây tổn thương về mặt thể chất, tâm lý và xã hội cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp; không chỉ trên người bệnh mà cả người thân; không chỉ lúc đang bệnh mà còn là nỗi lo kéo dài sau đó. [1]
Phụ nữ mắc ung thư vú thường ở độ tuổi đang gánh trách nhiệm lớn với gia đình, con cái, công việc và xã hội. Tuy vậy, khi ra quyết định chọn lựa điều trị thì các chị lại ít dành những điều tốt nhất cho bản thân,… vì sợ mất thời gian, tốn kém, và lo lắng ngược lại cho người thân dù bản thân đang bị cú sốc tâm lý rất lớn… về nhiều mặt.
Trọng tâm điều trị ung thư vú không chỉ kiểm soát tình trạng bệnh mà còn quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Phụ nữ mắc ung thư vú bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố bao gồm thể chất, tâm lý lo sợ bị tái phát hay thay đổi hình dáng bản thân sau phẫu thuật vú, thay đổi cảm xúc trong mối quan hệ gia đình hoặc “chuyện” vợ chồng,…
1. Trong lúc điều trị
Bệnh nhân ngày nay tham gia nhiều hơn vào các quyết định điều trị so với nhiều năm trước nhưng họ cũng sẽ gặp phải những cảm xúc lo âu trong suốt quá trình điều trị:
Lo lắng về biến dạng: ”Sau phẫu thuật, liệu tôi có còn hấp dẫn?”, “Điều gì sẽ xảy ra với đời sống vợ chồng của tôi?”
Sợ những điều chưa biết rõ: “Điều này sẽ như thế nào?”, “Tôi có thể sống sót sau quá trình điều trị không?”
Lo lắng về tác dụng phụ: “Có vẻ rất mệt, rất sợ. Có cách nào khác không?”, “Tôi sẽ đối phó tác dụng phụ như thế nào?”
Lo lắng về hiệu quả của điều trị: “Liệu phương pháp điều trị của tôi có thực sự hiệu quả?”
Nghi ngờ về kết quả kiểm tra: “Khi nào tin xấu sẽ kết thúc?”
Mối quan tâm về gia đình và công việc: “Điều này ảnh hưởng đến gia đình tôi như thế nào?”, “Liệu tôi có bị mất việc không?”, “Liệu con gái tôi có giống tôi rồi sẽ dễ mắc bệnh?”
2. Sau điều trị
Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể quay lại cuộc sống bình thường nhưng có thể vẫn bị xáo trộn tâm lý. Vì vậy, người bệnh và thân nhân cần hiểu thay đổi tâm lý để có sự quan tâm đầy đủ.
Sợ tái phát: “Ung thư của tôi có tái phát không?”, “Liệu nó có lây lan không?”, “Có phải cơn đau mà tôi đang cảm thấy chỉ là do cơ bắp bị kéo hay có thể là căn bệnh ung thư của tôi đã quay trở lại?”
Cảm thấy dễ bị tổn thương: “Tôi đã điều trị xong. Tôi phải bảo vệ sức khỏe của mình như thế nào?”
Sợ đau tiếp tục: “Ngực tôi bị đau.”, “Tôi kiệt sức.”, “Bao giờ tôi mới cảm thấy bình thường trở lại?”
Sợ chết: “Gia đình tôi cần tôi. Tôi chưa sẵn sàng cho việc này.”
Giải pháp giúp bạn vượt qua sợ hãi và lo âu
Vì vậy, bạn hãy:
Tiếp tục yêu cầu trợ giúp.
Đôi khi trong điều trị bạn cảm thấy rất cô đơn, người thân cũng sẽ quay trở lại cuộc sống của chính họ. Điều này cũng bình thường và bạn cứ nhờ nếu cần giúp đỡ.
Hãy tham gia các lớp thiền, yoga, thư giãn,… Các liệu pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm lo âu.
Tham gia câu lạc bộ bệnh nhân ung thư vú để chia sẻ khó khăn và nhân sự đồng cảm.
Chuẩn bị tâm lý trước, trong và sau điều trị, chia sẻ với người thân và tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ sẽ giúp người bệnh có tâm lý vững vàng, lạc quan, có thêm kinh nghiệm. Tinh thần lạc quan cũng góp phần giúp tăng cao hiệu quả điều trị
Tiền sử gia đình mắc ung thư vú, người bệnh có khả năng bị ung thư cao hơn nhưng chỉ chiếm khoảng 10%.
Ung thư vú là bệnh phổ biến. Người bệnh sống lành mạnh có thể giảm phần nào nguy cơ ung thư vú nhưng cũng cần cảnh giác. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu ung thư vú nào hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, điều trị hiệu quả bệnh lý tuyến vú liên quan khác. Đặc biệt, chị em có thể chia sẻ những khó khăn với các thành viên trong Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư vú – Bệnh viện Tâm Anh.
Ung thư vú hoặc bất kỳ ung thư nào khi được mọi người nhắc đến, đưa ra lời khuyên để giảm thiểu sự phát triển bệnh ung thư thì không phải lúc nào điều đó cũng luôn đúng, là sự thật. Thông qua bài viết “9 lầm tưởng về ung thư vú phổ biến và cuộc sống khi mắc bệnh” mà bác sĩ đã tổng hợp được trong quá trình điều trị cho người bệnh, mong rằng người bệnh hiểu rõ về bệnh và cách chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/co-so-tham-my-hanh-nghe-chui-trong-chung-cu-20180412172828047.htm | 20180412 | Bắt quả tang cơ sở thẩm mỹ hành nghề “chui” trong chung cư | Ngày 12/4, Thanh tra Sở Y tế cho biết đơn vị này vừa phối hợp với phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an TPHCM (PA83) tiến hành kiểm tra đột xuất căn hộ số 6G tầng 6 chung cư Ngọc Khánh, địa chỉ 21-23 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5.
Lệnh kiểm tra được phối hợp thực hiện sau khi Thanh tra Sở Y tế nhận phản ánh từ người dân về hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ và các dịch vụ làm đẹp được lén lút thực hiện tại địa chỉ trên.
Quá trình kiểm tra ghi nhận, cơ sở không có biển hiệu, kỹ thuật viên của cơ sở đang thực hiện thoa thuốc tê để tiêm cằm cho khách hàng. Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện cơ sở không xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép hoạt động.
Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở có danh thiếp quảng cáo thực hiện các dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ: tiêm filler môi, căng da mặt chảy xệ, truyền trắng, tiêm tan mỡ. Các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ gồm: nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ giảm béo toàn thân, thu gọn làm đẹp trẻ hóa âm đạo.
Bên cạnh đó, thanh tra còn phát hiện nhiều loại thuốc, dụng cụ y tế nhưng cơ sở không xuất trình hóa đơn và chưa cung cấp được nguồn gốc các loại thuốc.
Ngoài yêu cầu cơ sở ngưng ngay việc thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực y tế chưa có hồ sơ pháp lý theo quy định, Thanh tra Sở Y tế tiến hành niêm phong, tạm giữ toàn bộ số thuốc không rõ nguồn gốc. Đại diện Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ làm rõ về những cá nhân thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở trên và xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của pháp luật.
Vân Sơn |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dap-xe-dap-co-tang-chieu-cao-khong-vi | Đạp xe đạp có tăng chiều cao không? | Hiện tại có rất nhiều danh sách các bài tập tăng chiều cao, và đạp xe là một phương pháp có trong danh sách đó. Đi xe đạp không chỉ là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường mà nó còn là một cách tuyệt vời để giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh. Đạp xe trên thực tế là một cách hiệu quả để tăng chiều cao nếu bạn vẫn đang trong độ tuổi phát triển, tức là từ thời thơ ấu đến tuổi dậy thì. Cùng tìm hiểu thêm tác dụng này của đạp xe trong bài viết dưới đây.
1. Có thể tăng chiều cao của bạn sau 18 tuổi không?
Nhiều người không hài lòng với chiều cao của mình do đó họ tìm mọi cách để có thể tăng thêm chiều cao, đặc biệt là sau khi đã qua tuổi 18. Một số người cho rằng nếu cải thiện chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hoặc thực hiện các bài tập đặc biệt có thể tăng chiều cao của bản thân ngay cả khi họ trưởng thành.Trước khi thảo luận về việc liệu có thể thay đổi chiều cao của bạn khi trưởng thành hay không, điều quan trọng là phải xem xét yếu tố quyết định chiều cao của bạn ngay từ đầu. Câu trả lời nhiều người nghĩ đến là di truyền, nhưng di truyền không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chiều cao của mỗi người. Nghiên cứu các cặp song sinh là một cách mà các nhà khoa học xác định mức độ ảnh hưởng của di truyền đến chiều cao cơ thể. Nhìn chung, chiều cao ở các cặp song sinh có mối tương quan cao. Điều này có nghĩa là nếu một người trong cặp song sinh đó cao thì người kia cũng có khả năng cao tương tự như thế.Dựa trên các nghiên cứu về các cặp song sinh, người ta ước tính rằng 60–80% sự khác biệt về chiều cao giữa mọi người là do di truyền. 20-40% còn lại là do các yếu tố môi trường như dinh dưỡng. Xu hướng chiều cao trên toàn thế giới đã giúp các nhà khoa học chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố dinh dưỡng và lối sống. Một nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn với khoảng 18,6 triệu người tham gia đã báo cáo những thay đổi về chiều cao trong thế kỷ trước. Nghiên cứu cho thấy ở nhiều quốc gia, chiều cao trung bình của người trưởng thành đã tăng lên vào năm 1996 so với năm 1896. Lượng dinh dưỡng được cải thiện ở những nước này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về chiều cao.Đối với hầu hết, chiều cao sẽ không tăng hoặc tăng rất ít sau 18 tuổi. Ngay cả khi áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, chiều cao của hầu hết mọi người sẽ không tăng sau độ tuổi 18 đến 20. Lý do khiến chiều cao của chúng ta ngừng tăng lên khi đạt đến độ tuổi này là do xương, cụ thể là các đĩa tăng trưởng của cơ thể. Các đĩa tăng trưởng hay còn gọi là đĩa biểu sinh, là những vùng sụn chuyên biệt gần phần cuối của xương dài. Việc cơ thể tăng chiều cao chủ yếu là do xương dài của chúng ta dài ra, khi đó các đĩa tăng trưởng vẫn hoạt động hoặc "mở". Đối với hầu hết mọi người, chiều cao sẽ không tăng hoặc tăng rất ít sau 18 tuổi Gần đến cuối tuổi dậy thì, những thay đổi về nội tiết tố khiến các mảng tăng trưởng cứng lại hoặc “đóng lại” và quá trình dài ra của xương ngừng lại. Các mức tăng trưởng đóng vào khoảng 16 tuổi ở phụ nữ và đâu đó trong độ tuổi từ 14 đến 19 ở nam giới. Mặc dù sự phát triển thực sự của xương dài sẽ không diễn ra ở hầu hết người trưởng thành, nhưng một số thay đổi nhỏ hàng ngày về chiều cao của mỗi người vẫn xuất hiện. Nguyên nhân của sự thay đổi này suốt cả ngày là do các đĩa đệm trong cột sống của chúng ta bị nén nhẹ. Các hoạt động hàng ngày tác động đến sụn và chất lỏng trong cột sống và khiến chiều cao giảm nhẹ theo từng ngày. Sự mất chiều cao này trong ngày có thể lên đến khoảng 1,5 cm.Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều cao của các đĩa đệm trong cột sống của chúng ta có thể tiếp tục tăng qua tuổi trưởng thành, nhưng tác động đến chiều cao tổng thể là rất ít.
2. Đạp xe đạp có tăng chiều cao không?
Những phát hiện về việc thường xuyên đạp xe đạp có thể khiến chúng ta cao hơn bắt đầu khi người ta tiết lộ rằng do vị trí ngồi xe đạp khác nhau giữa người Hà Lan và người Đức khi họ đi xe đạp đã dẫn đến những sự khác biệt về chiều cao của 2 nhóm người trên.Có nhiều người cho rằng kết luận này không hề mang tính khoa học. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng chiều cao đối với những người thường xuyên đi xe đạp là do ngồi đạp xe có thể kéo dài các khớp đầu gối, khớp háng và mắt cá chân của chúng ta. Chỉ điều này thôi cũng đã góp phần làm dài chân theo cách này hay cách khác.Ngoài ra, một trong những điều hấp dẫn của các sinh vật sống là khả năng phát triển các đặc điểm của chúng để đối mặt với những thách thức và thích nghi với các điều kiện sống khác nhau mà chúng tiếp xúc khi chúng liên tục sinh trưởng và phát triển. Tương tự như vậy, khi chân bạn phải duỗi ra để chạm vào bàn đạp sau khi yên xe được nâng cao hơn, cơ thể sẽ nhận được thông báo rằng việc chân có thể chạm vào bàn đạp hay không là vấn đề quan trọng. Vì chân của mỗi người phải thích nghi với sự thay đổi của môi trường theo thời gian, điều này sẽ giúp chúng dài ra đáng kể, và cuối cùng là những người đạp xe đạp thường xuyên sẽ tăng chiều cao. Đây đều là những sự lý giải mang tính khoa học.Nhưng cũng đừng quá vui mừng. Vì thích nghi là một quá trình, nên sự gia tăng ban đầu về chiều dài chân của chúng ta sẽ không xảy ra nếu chúng ta chưa đạp xe quá ít nhất 4 tháng vì cơ thể sẽ mất một thời gian để thích nghi. Sự thích nghi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, quá trình sản xuất hormone tăng trưởng (GH), giấc ngủ và điều kiện sống. Do đó, nếu một người muốn cao lên bằng cách đi xe đạp chỉ sau một hoặc hai tuần, họ có thể sẽ rất nhanh cảm thấy thất vọng.Đạp xe với yên xe được nâng cao cũng giúp kéo dài cơ chân của chúng ta bằng cách kéo căng cơ bắp chân và bắp đùi. Nhờ đó, xương ống chân có đủ chỗ để phát triển tự do khi áp lực lên chân. Khi cơ của chúng ta căng ra và co lại, chúng sẽ kéo các xương mà chúng được gắn vào, do đó làm cho chân dài ra. Đạp xe với yên xe được nâng cao cũng giúp kéo dài cơ chân của chúng ta bằng cách kéo căng cơ bắp chân và bắp đùi 3. Cách đạp xe để phát triển chiều cao
Cần có một chiếc xe đạp trong nhà hoặc ngoài trời cho bài tập đạp xe để kéo dài đôi chân trong những năm cơ thể đang phát triển. Trong số các yếu tố khác, thành công khi áp dụng phương pháp này sẽ phụ thuộc vào loại xe đạp chúng ta sử dụng. Không giống như một chiếc xe đạp trong nhà thông thường, xe đạp ngoài trời sẽ có hiệu quả vì nó mang lại một mức độ khó khăn nhất định trong khi đạp. Điều tiếp theo cần làm sau khi đã có một chiếc xe là nâng yên xe cao hơn khoảng một phần tư hoặc nửa cm so với mức chúng ta có thể đạp xe thoải mái.Hầu hết các xe đạp trong nhà đều có thân ngắn, điều này khiến cho việc điều chỉnh yên xe đến độ cao mong muốn cho bài tập đạp xe rất khó, nếu không muốn nói là không thể.Xe đạp sẽ phải đứng yên để có tác dụng kéo dài chân. Nếu đang gặp phải hạn chế về ngân sách và không có khả năng mua một chiếc xe đạp cố định, chúng ta cũng không cần phải đến phòng tập thể dục miễn là có một chiếc xe đạp ngoài trời. Bằng cách mua giá đỡ xe đạp, chúng ta có thể tùy chỉnh xe đạp ngoài trời của mình để làm cho nó đứng yên. Hãy lưu ý đến các vấn đề tương thích và đảm bảo giá đỡ xe đạp phù hợp với xe đạp của bạn.Đạp xe với mục đích làm tăng chiều cao không khó nhưng cũng không dễ như chúng ta tưởng. Thách thức cơ bản là làm quen với việc ngồi trên yên xe nâng cao, nhưng điều này cũng có thể khắc phục khi chúng ta đã tập luyện được một khoảng thời gian. Khi mới bắt đầu, bạn có thể muốn nâng ghế lên khoảng vài cm. Nhưng sau khi đạt được chiều cao mong muốn, bạn có thể nâng yên xe lên thêm vài cm nữa. Trung bình chúng ta sẽ mất khoảng bốn tháng để cao thêm khoảng 1,5 cm vì xương có xu hướng mất trung bình từ hai đến bốn tháng để thích nghi với những sự thay đổi. Ngoài ra cũng cần chú ý đến cách duỗi chân khi đạp xe. Hãy cố gắng đạp xe hoặc đạp bằng mu bàn chân để đảm bảo chân được duỗi thẳng hoàn toàn. Không thực hiện bài tập này trong một chu kỳ đạp xe gấp rút. Mặc dù thoạt nghe có vẻ nhàm chán nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đeo tai nghe và nghe một số bản nhạc vui nhộn trong khi vô thức tập trung vào cách duỗi chân của mình. Một thói quen khác cũng có thể mang lại kết quả tương tự. Đạp xe với mục đích làm tăng chiều cao không khó nhưng cũng không dễ như chúng ta tưởng Trong suốt quá trình thực hiện bài tập này, thỉnh thoảng chúng ta có thể cảm thấy hơi đau nhói quanh đầu gối và xương ống chân, đặc biệt là vào ban ngày. Đừng hoảng sợ vì đó là dấu hiệu cho thấy xương đang phát triển. Việc tăng chiều cao khoảng một phần hai cm đầu tiên có thể không đáng kể đối với một số người. Có thể sẽ có một số người bạn nhướng mày khi bạn nói với họ về kết quả này với họ, tuy nhiên đó là một thành tích đối với cá nhân bạn và trước khi bạn biết điều đó, tất cả những nỗ lực chăm chỉ của bạn sẽ được đền đáp khi chiều cao tăng thêm vài cm.Tôi có thể tăng bao nhiêu chiều cao bằng cách đạp xe? Đó chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi thực hiện bài tập đạp xe đạp để tăng chiều cao. Vâng, kết quả có thể khác nhau tùy từng cá nhân. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen, dinh dưỡng hay thời gian đạp xe của mỗi người. Trung bình, đạp xe có thể làm cho xương ống chân dài ra từ 1,5 đến 4 cm.Trong suốt quá trình tìm kiếm các phương pháp để phát triển thêm chiều cao, chắc hẳn bạn đã gặp phải nhiều danh sách các bài tập tăng chiều cao khác nhau và đạp xe, nếu bạn để ý, sẽ không bao giờ lọt vào danh sách đó. Đi xe đạp không chỉ là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường mà nó còn là một cách tuyệt vời để giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh. Là một loại hoạt động mạnh mẽ, đạp xe đốt cháy calo rất nhanh. Mặc dù thường bị bỏ qua bởi những người đang tìm cách để tăng chiều cao, nhưng đạp xe trên thực tế là một cách hiệu quả để tăng chiều cao nếu bạn vẫn đang trong độ tuổi phát triển. Tuy nhiên, đó không phải là việc đi xe đạp bình thường mà chúng ta đang nói đến; bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi so với cách thông thường cùng một số kỹ thuật khác để việc đạp xe có thể kéo dài chân và cuối cùng là tăng chiều cao.Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp đạp xe đạp có tăng chiều cao không. Chúc bạn luôn có chế độ tập luyện, ăn uống khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống. Nguồn tham khảo: healthline.com, mybikexl.com, howtogrowtaller.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-ngu-du-giac-ma-mat-van-tham-vi | Tại sao ngủ đủ giấc mà mắt vẫn thâm? | Mắt bị thâm quầng khiến khuôn mặt kém sắc, mệt mỏi và thiếu sức sống. thông thường thiếu ngủ, ngủ muộn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, tuy nhiên có nhiều người ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn bị thâm quầng. Vậy tại sao ngủ đủ giấc mà mắt vẫn thâm?
1. Tại sao ngủ đủ giấc mà mắt vẫn thâm?
Theo nghiên cứu, lớp biểu bì da ở vùng quanh mắt rất mỏng manh và đặc biệt nhạy cảm. Bên dưới lớp biểu bì có một mạng lưới mao mạch dày đặc. Khi có sự tác động từ ngoài như thức khuya, bị stress hoặc mệt mỏi, các mao mạch nằm dưới lớp biểu bì này sẽ nhanh chóng bị giãn nở, vỡ ra và xuất hiện các vùng sắc tố da đen sạm. Hiện tượng này còn hay được gọi là quầng thâm mắt.Tuy nhiên ngoài nguyên nhân do thiếu ngủ, mệt mỏi, tình trạng mắt bị thâm quầng vẫn xuất hiện ở những người có thời gian ngủ đủ, lý do có thể là mặc dù ngủ đủ 8 tiếng nhưng ngủ không sâu giấc, cơ thể không trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn khiến phát sinh mệt mỏi, uể oải.Đối với những người cao tuổi, quá trình lão hóa khiến làn da mất dần collagen, mỡ dưới da khiến da mất dần tính đàn hồi và khả năng tái tạo, vùng da mắt đã mỏng nay càng mỏng hơn. Vì vậy, dù cho ngủ đủ giấc nhưng vẫn xuất hiện mắt bị thâm quầng. Tại sao ngủ đủ giấc mà mắt vẫn thâm là thắc mắc của nhiều người 2. Nguyên nhân gây thâm quầng mắt
Có nhiều nguyên nhân thâm mắt dù ngủ đủ giấc, trong đó phổ biến bao gồm:Cơ thể thiếu nướcKhi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm các mạch máu dưới vùng da mắt bị sưng lên, gây xuất hiện bọng mắt và thâm quầng.Do tiếp xúc dưới ánh nắngÁnh nắng mặt trời là “kẻ thù” lớn nhất làn da và đôi mắt. Ánh nắng khiến các hắc tố melanin dưới da tăng cao, làm cho làn da bị sạm đen và lão hóa nhanh chóng và trầm trọng nhất là vùng da quanh mắt.Hút thuốc, sử dụng chất kích thíchThường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê sẽ làm các mạch máu bị co lại, giảm lưu thông máu, gây xuất hiện nếp nhăn và thâm quầng ở dưới mắt.Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiếtKhi cơ thể thiếu chất, các vitamin sẽ khiền mô da bị khô sạm, thiếu sức sống, đồng thời vùng da mỏng dưới mắt cũng không ngoại lệ.Ăn mặnMuối gây tích nước trong cơ thể, từ đó không chỉ gây thâm quầng mà còn đi kèm với xuất hiện bọng mắt.Thói quen sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, vệ sinh mắt không đúng cáchNhững thói quen như dụi mắt, thường xuyên nhìn, sử dụng điện thoại, máy tính không chỉ làm tổn thương mắt mà còn tổn thương vùng da dưới mắt khiến mắt bị thâm, thiếu sức sống. Trắc nghiệm: Bài kiểm tra chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của bạn
Chỉ số trí tuệ cảm xúc Emotional Quotient (EQ) là một chỉ số dùng để nói lên trí tưởng tượng, đánh giá và cảm xúc của một con người. Hãy làm bài trắc nghiệm sau để biết chỉ số EQ của bạn là bao nhiêu? Nguồn tham khảo: webmd.com Bắt đầu 3. Mắt bị thâm quầng dù ngủ đủ giấc thì có cần đi khám?
Tùy vào nguyên nhân thâm mắt, mức độ, triệu chứng để quyết định có đi khám hay không. Tuy nhiên, không nên chủ quan khi mắt bị thâm quầng, bởi mắt bị thâm cũng là triệu chứng khi mắc bệnh về tim, gan, thận, tuyến giáp và các cơ quan khác khiến cơ thể bị tích nước, làm máu tích tụ ở dưới mắt dẫn đến bị thâm quầng.Nếu mắt bị thâm quầng đi kèm triệu chứng sưng ở 1 bên mắt, tình trạng không đỡ, có thể nặng hơn thì nên nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá 1 cách chính xác. Cơ thể thiếu nước cũng là một trong các nguyên nhân thâm mắt hàng đầu 4. Khắc phục tình trạng mắt thâm quầng dù ngủ đủ giấc
Dưới đây là 1 số cách giúp khắc phục tình trạng mắt thâm quầng:Massage nhẹ nhàng vùng mắt, bôi kem dưỡng mắt vào buổi tối trước khi đi ngủ: chấm kem quanh vùng mắt, vỗ nhẹ nhàng từ giữa mắt tới đuôi mắt bằng ngón áp út.Sử dụng bông tẩy trang thấm nước trà xanh hoặc lấy túi lọc trà còn hơi ấm, đắp lên mắt để tăng tuần hoàn máu tới các mô, giúp thư giãn cơ xung quanh mắt. Trong trà có chất tanin giúp giảm tình trạng sưng và giúp làm sáng da.Dưỡng ẩm cho da: Làn da đủ độ ẩm sẽ giúp làm giảm nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa, vì vậy hãy thường xuyên cấp ẩm cho khuôn mặt bằng các sản phẩm kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh áp vào vùng dưới mắt là 1 trong những cách nhanh chóng và hữu hiệu giúp làm giảm quầng mắt cũng như bọng mắt. Đá lạnh sẽ giúp làm giãn nở, đổi màu các mạch máuGối đầu: Khi ngủ nâng cao đầu bằng hai hoặc nhiều chiếc gối có thể tránh dịch bị ứ lại ở mi dưới gây bọng mắt, thâm quầng.Khi ra đường cần che chắn vùng mắt, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng.Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, sản phẩm chuyên dụng cho vùng da tại mắt để cải thiện tình trạng mắt thâm, giúp vùng da quanh mắt luôn khỏe mạnh, tươi trẻ.Ngoài ra, cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giảm thiểu tình trạng mắt bị thâm quầng:Bổ sung sắt, vitamin B12Cơ thể thiếu hụt sắt, B12 sẽ làm cản trở cung cấp oxy tới cho các mô trong cơ thể và làm giảm khả năng tái tạo da. Sắt, vitamin B12 có nhiều trong: trứng, thịt đỏ như bò, thịt nạc, cá hồi, gan, rau bó xôi,...Vitamin KVitamin K giúp điều chỉnh sự đông máu và tăng cường sức bền của thành mao mạch. Khi mao mạch bị vỡ sẽ gây rò rỉ máu gây nên những quầng thâm dưới vùng da mỏng như vùng quanh mắt. Có thể bổ sung Vitamin K cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm: rau lá xanh, bơ, kiwi, trứng, bột yến mạch, khoai lang, gan và đậu nành.Vitamin AVitamin A là chất chống oxy hóa, hạn chế các nếp nhăn. Khi cơ thể bị thiếu vitamin A sẽ khiến mí mắt bị khô, mỏi mắt, nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng, thâm mắt. Bổ sung vitamin A cho cơ thể thông qua các thực phẩm: khoai lang, cà rốt, cà chua, gan, bí đỏ, trái cây,...Vitamin BVitamin B giúp giảm trữ nước trong cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng bị sưng mắt, bọng mắt, mắt thâm quầng. Bổ sung vitamin bằng: ăn hạt óc chó, rau bó xôi, cá hồi,...Trên đây là những thông tin lý giải cho nguyên nhân, ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn bị thâm quầng là do đâu? Bạn có thể tìm hiểu và đưa ra cách điều trị để tình trạng thâm mắt được cải thiện từng ngày. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chay-luon-tot-hon-di-bo-20240216210329240.htm | 20240216 | Chạy luôn tốt hơn đi bộ? | Có rất nhiều lý do khiến đi bộ trở nên phổ biến. Đi bộ có tất cả những lợi ích về sức khỏe như các bài tập rèn luyện tim mạch ở cường độ thấp.
Thêm vào đó, chúng thuận tiện và dễ tiếp cận. Bạn không cần một phòng tập gym sang trọng hay nhiều thiết bị để đi bộ. Việc đi bộ có thể tùy chỉnh theo khả năng cá nhân của bạn. Và chúng tốt cho mọi người ở mọi trình độ thể chất và lứa tuổi.
Theo Today, một phân tích mới được công bố trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu cho thấy đi bộ 4.000 bước mỗi ngày đã bắt đầu có tác dụng giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, trong khi chỉ cần đi bộ 2.337 bước mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.
Đi bộ mang lại nhiều sức khỏe cho bạn (Ảnh: Depositphoto).
Nhưng đừng để điều đó hạn chế bạn, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạn đi bộ càng nhiều thì lợi ích càng lớn. Và mỗi điều nhỏ nhặt đều có giá trị. Với mỗi 500 đến 1.000 bước đi thêm, nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc bệnh tim mạch sẽ giảm đáng kể.
Điều đó có nghĩa là việc đi bộ thêm quanh khu nhà vào giờ ăn trưa hoặc sau bữa tối thực sự có thể có tác động lớn.
Bạn nên chạy bộ hay đi bộ?
Theo Everyday Health, đi bộ là một dạng bài tập cường độ thấp mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy giải phóng endorphin, tăng lưu lượng máu đến cơ thể và não, đồng thời cải thiện sức khỏe của xương mà không gây thêm căng thẳng cho khớp.
Đối với số đông mọi người, đi bộ dễ dàng hơn so với chạy và ít có khả năng dẫn đến chấn thương hơn. Ngoài ra, hoạt động cường độ thấp này là điều mà mọi người đều có thể làm.
Trong khi đó, chạy cần nhiều kỹ năng nhiều hơn và một số người có cơ thể thích ứng tốt hơn với loại hoạt động này. Sự liên kết của hông và đầu gối, trọng lượng cơ thể và hình dạng vòm bàn chân có thể khiến bạn gặp vấn đề.
Rất nhiều người thắc mắc rằng họ nên chạy hay đi bộ và câu trả lời đơn giản là Mục tiêu của bạn là gì?
Nếu bạn đang muốn có được thân hình cân đối và cải thiện những vấn đề như lượng oxy và lượng CO2 thải ra thì chạy bộ là một công cụ tốt hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm những lợi ích như giảm huyết áp, cảm thấy tốt hơn hoặc ngủ ngon hơn thì đi bộ sẽ tốt hơn.
Nghiên cứu cho thấy đi bộ ở cường độ vừa phải đến cường độ cao có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường khi tiêu tốn cùng một lượng năng lượng như chạy bộ.
Và nếu mục tiêu là giảm mỡ, bạn sẽ cần phải đi bộ với cường độ cao hơn hoặc đi bộ lâu hơn nhiều so với các hoạt động khác để đạt được kết quả mong muốn.
Không có một con số cụ thể nào về lượng calo đốt cháy được khi đi bộ chung cho tất cả mỗi người vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lượng mỡ thừa được đốt cháy khi đi bộ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ đi bộ, địa hình di chuyển và trọng lượng cơ thể.
Nhìn chung, một giờ đi bộ đốt cháy từ 210 đến 360 calo đối với hầu hết mọi người. Với tốc độ bình thường, bạn sẽ đi được 5km trong một giờ đi bộ. Đi bộ một giờ mỗi ngày trong 5 ngày trong tuần sẽ đốt cháy thêm 1.050 đến 1.800 calo.
Nếu chế độ ăn uống của bạn vẫn giữ nguyên, việc tập thể dục tăng cường này có thể giúp giảm 0,25kg chất béo mỗi tuần.
Để tăng số lượng calo được đốt cháy trong quá trình đi bộ, việc xen kẽ giữa giai đoạn chuyển động cường độ cao với cường độ trung bình hoặc thấp hơn có thể rất hiệu quả. Việc kết hợp này rất tốt cho cơ thể vì nhịp tim của bạn cao hơn so với khi bạn đi bộ nhàn nhã, cuối cùng đốt cháy nhiều chất béo và calo hơn.
Một cách tiếp cận khác là, bạn cũng có thể đi bộ trên đường dốc để tăng cường độ, trên máy chạy bộ hoặc ngoài đường.
Đi bộ trên đường dốc sẽ vận động cơ chân của bạn nhiều hơn là đi trên mặt đất bằng phẳng. Điều này sẽ giúp bạn tập luyện cường độ cao hơn cho cơ mông, cơ gân kheo và cơ tứ đầu đùi, đồng thời cũng làm tăng nhịp tim của bạn. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-benh-ly-thuong-gap-o-ruot-non-vi | Các bệnh lý thường gặp ở ruột non | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang Ruột non là phần ống tiêu hóa nối tiếp dạ dày và đại tràng có chiều dài khoảng 7 mét có nhiều chức năng quan trọng như tiêu hóa, hấp thu và bài tiết các chất trong cơ thể. Do đó các bệnh ở ruột non có thể gây ra những biến chứng về hệ tiêu hóa cho cơ thể dẫn tới mất nước, thiếu chất dinh dưỡng và thậm chí là tử vong.
1. Cấu trúc và chức năng của ruột non trong cơ thể người
Ruột non được cấu tạo từ 4 lớp lần lượt là thanh mạc, cơ vòng và cơ dọc, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc nằm trên cơ trơn. Trong đó 80% tế bào ruột sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc hấp thu nhờ vào đường viền bàn chải và siêu nhung mao. Ngoài ra, tế bào hình đài hoa sẽ giúp bài tiết chất nhầy, tế bào nội tiết tố nằm rải rác tiết ra peptid và tế bào Paneth đóng vai trò bảo vệ niêm mạc ruột chống lại vi khuẩn.Các chức năng chính của ruột non trong cơ thể người gồm có:Tiêu hóa, hấp thu điện giải và nước: Phương thức hấp thu có thể là thụ động qua lỗ hổng niêm mạc hoặc áp lực thẩm thấu hay hấp thụ chủ động. Lượng nước hấp thu mỗi ngày của tá tràng và đoạn ruột đầu có thể lên tới 3 lít còn đoạn ruột cuối đại tràng hấp thu 1 lít/ngày.Tiêu hóa và hấp thu glucid: Được thực hiện chủ yếu ở ruột đầu với cơ chế vận chuyển chủ động glucose và galactose, đường đơn được hấp thu vào máu tuần hoàn thông qua các tế bào ruột.Tiêu hóa và hấp thu protid: Được bắt đầu từ ngay dạ dày sau khi phân giải phần lớn protein được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, phần còn lại thải ra ngoài theo phân.Hấp thu vitamin: Vitamin hòa tan trong mỡ nhờ muối mật và được hấp thu là ruột đầu sau đó được vận chuyển vào tân mạch.Bài tiết dịch ruột gồm các chất nhầy, globulin miễn dịch, protein huyết thanh, nước và điện giải.Bài tiết nội tiết tố và chức năng miễn dịch.Chức năng vận động: Tá tràng co bóp theo nhịp giúp vận chuyển thức ăn, càng xuống đoạn ruột dưới thì tốc độ co bóp càng chậm
2. Các bệnh lý thường gặp ở ruột non
Một số bệnh ở ruột non thường gặp như:2.1. Viêm ruột nonCác tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm đường tiêu hóa ở bệnh nhân như tiêu chảy, hủy hoại niêm mạc ruột.Bệnh Crohn là bệnh lý gây tổn thương có thể ở nhiều đoạn bất kỳ của ống tiêu hóa gây nên tình trạng đi cầu phân lỏng, sút cân, sốt, áp xe hoặc chảy máu.Lao ruột thường do tác nhân vi trùng lao gây nên, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử lao, nội soi cho thấy hình ảnh loét theo chu vi hay gặp ở hồi tràng van Bauhin.Viêm ruột do thiếu máu do tắc động tĩnh mạch mạc treo, cấp tính hoặc mạn tính.Viêm ruột do xuất huyết ruột non thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc chống đông, lâm sàng có cơn đau bụng quanh rốn hoặc khu trú kèm bí trung đại tiện, bụng chướng.2.2. U ruột nonU GIST ruột non: Thường xuất phát từ lớp hạ niêm mạc chiếm 30% toàn ống tiêu hóa và là nguyên nhân gây chảy máu nhiều nhất cho ruột non. Nội soi cho hình ảnh u lồi vào trong lòng có thể loét bề mặt.U lympho ruột non: Là loại u thứ hai thường gặp sau dạ dày, hay gặp ở phần cuối hỗng tràng và hồi tràng do tế bào lympho B. Lâm sàng bệnh nhân thường có biểu hiện đặc biệt cho tới khi có biến chứng tắc, chảy máu, thủng, rò.Polyp ruột non: Là loại polyp lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ trở thành ung thư, ít triệu chứng hoặc có đau bụng, biến chứng chảy máu, lồng ruột.Ung thư biểu mô tuyến: Thường xuất phát từ đại tràng và hỗng tràng, lâm sàng thường biểu hiện ở giai đoạn muộn với đau bụng, tắc ruột, chảy máu. Viêm, u là bệnh lý thường gặp ở ruột non 2.3. Các bệnh lý khácCác bệnh lý khác ở ruột non bao gồm:Tổn thương mạch máu ruột non: Do tình trạng dị sản mạch hoặc chảy máu điểm mạch.Túi thừa ruột non: Khá hiếm gặp, chủ yếu ở tá tràng và túi thừa Meckel, thường không có triệu chứng gì cho tới khi xảy ra biến chứng.Rối loạn chuyển hóa và hấp thu ở ruột non: Thường gặp các bệnh bất dung nạp Lactose, bệnh Celiac hoặc bệnh suy giảm men tụy, dịch mật.Tắc ruột non: Thường liên quan đến các trường hợp phẫu thuật tiêu hóa, bệnh Crohn, ung thư hay dị vật đường tiêu hóa. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/den-ngay-du-sinh-ma-chua-sinh-phai-lam-nao-vi | Đến ngày dự sinh mà chưa sinh, phải làm thế nào? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Khi thấy đã qua ngày dự sinh 2 -5 ngày, tốt nhất thai phụ nên đến gặp ngay bác sĩ để được khám và theo dõi kỹ càng, bởi thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi.
1. Ngày dự sinh là gì?
Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày (tức 40 tuần), thời gian này được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ. Ngày dự sinh là ngày bác sĩ ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi kể từ khi bắt đầu kỳ kinh cuối trước khi có bầu của thai phụ. Tuy nhiên ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối chứ không nhất định là ngày em bé sẽ chào đời, vì thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.Theo thống kê, có khoảng 80% em bé không chào đời đúng ngày dự sinh mà thường là sớm hơn hoặc lâu hơn. Do vậy, khi em bé ra đời chậm hơn một tuần so với ngày dự sinh, tức từ 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày, bác sĩ gọi là thai quá ngày dự sinh. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai già tháng. Ngày dự sinh trung bình là ước tính thai nhi được 40 tuần tuổi Hiện vẫn chưa có nguyên nhân xác định vì sao em bé chào đời chậm hơn ngày dự sinh. Thay vào đó, một số nguy cơ thai đến ngày dự sinh mà chưa chào đời có thể là do:Mẹ sinh con so (tức con đầu của một bà mẹ).Thai nhi có giới tính nam.Mẹ đã từng có thai kỳ quá ngày.Mẹ béo phì.
2. Quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không?
Vậy khi thai nhi quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Theo đó, khi thấy ngày dự sinh đã qua 2 -5 ngày. Tốt nhất thai phụ nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được khám và theo dõi kỹ càng.Nếu là lỗi sai do tính ngày dự kiến sinh thì sẽ không sao nhưng nếu thực sự là quá ngày thì thai phụ sẽ được chỉ định nhập viện để quan sát tình trạng và có thể phải mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.Khi nhập viện, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số nước ối, nếu thiếu ối hoặc dư ối thì nguy cơ suy thai và thai tử vong là rất cao, nên cần bắt buộc phải tiến hành mổ lấy thai gấp.Bên cạnh đó, thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề này thường sẽ chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh. Cụ thể, một số rủi ro được cho có liên quan đến tình trạng thai quá ngày dự kiến sinh gồm:Thai bị chết lưu.Thai nhi quá lớn nên khó sinh qua ngả âm đạoThai nhi hít phải nước ối có phân su, khiến cho thai nhi gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh.Lượng nước ối giảm nghiêm trọng sẽ khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
3. Làm gì khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
Khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì thai phụ sẽ lo lắng và thắc mắc đến ngày dự sinh mà chưa sinh phải làm sao?Theo đó, đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì thai phụ cần đi khám thai để được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao.Quá trình khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường thì thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì thai phụ cần tới bệnh viện kiểm tra Thai phụ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì nếu không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời thì sẽ khiến cho bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng nên dẫn đến suy thai và tử vong trong bụng mẹ.Một số trường hợp khác, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến quá trình sinh nở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.Ngoài ra nếu quá ngày dự kiến sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tuổi của thai nhi, đánh giá những nguy cơ và lợi ích, nguyện vọng của thai phụ để tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay sẽ dùng phương pháp kích thích chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.Hiện nay, đa số thai phụ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường muốn sinh con bằng hình thức mổ đẻ nhiều hơn so với việc áp dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ để đẻ thường.Thực tế, thai quá ngày dự sinh không hẳn là thai già tháng, do vậy thai phụ cần có kiến thức nhất định về các vấn đề thai sản để đưa ra nhận định thay vì lo lắng thái quá. Bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Nếu kết quả cho thấy thai nhi vẫn an toàn và không bị suy thì mẹ bầu vẫn nên kiên nhẫn chờ chuyển dạ hoặc áp dụng phương pháp gây chuyển dạ.
4. Chủ động phòng ngừa thai đến ngày dự sinh mà chưa sinh
Để chủ động phòng tránh hiện tượng thai quá ngày dự sinh, chị em cần xác định rõ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của kỳ kinh cuối để tính được ngày dự sinh chính xác nhất.Bên cạnh đó, thai phụ cần tuân thủ theo lịch khám thai thường xuyên và những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và em bé.Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, tuân thủ lịch sinh hoạt khoa học, điều độ để giữ mức ổn định về cân nặng cho cả thai phụ và thai nhi trong suốt thai kỳ.Trường hợp quá ngày dự kiến sinh, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên mônThăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thườngThai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻTrẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diệnThạc sĩ. Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền được đào tạo chuyên sâu về siêu âm sản khoa, phẫu thuật nội soi và nội soi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có hơn 13 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Lợi ích của phương pháp da kề da sau sinh |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-ngua-benh-dong-mach-vanh-vi | Phòng ngừa bệnh động mạch vành | Để có biện pháp phòng ngừa bệnh động mạch vành hiệu quả từ sớm, bạn cần có định hướng kiểm soát cân nặng và huyết áp ở mức lý tưởng nhất thông qua các phương pháp cơ bản như chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và thay đổi thói quen hoạt động hằng ngày.
1. Bệnh động mạch vành là gì?
Bệnh động mạch vành (CAD) là một bệnh lý tim mạch phổ biến, có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau thắt ngực, hội chứng mạch vành cấp, và thậm chí đột tử do ngừng tim. Bệnh này xuất phát từ sự hẹp dần hoặc tắc nghẽn động mạch vành, gây ngăn trở lưu lượng máu và oxy đến cơ tim.
2. Các nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là một tình trạng phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân bệnh mạch vành bao gồm cả yếu tố không thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được.Các yếu tố không thay đổi được bao gồm:● Tuổi tác● Giới tính● Yếu tố di truyền Tuổi tác - một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành Các có thể thay đổi được bao gồm:● Tăng huyết áp● Tăng cholesterol máu● Hút thuốc lá● Thừa cân - béo phì● Đái tháo đường● Lối sống tĩnh tại● Uống rượu Béo phì là yếu tố có thể gây nên bệnh động mạch vành Điều quan trọng là kiểm soát những yếu tố có thể thay đổi để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và duy trì sức khỏe tim mạch tốt.
3. Tình trạng cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (hoặc tăng huyết áp) là bệnh lý khi áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Cao huyết áp cũng là bệnh mãn tính và căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch như suy tim, bệnh xơ vữa động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...Để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, người bệnh cần tập trung vào việc duy trì cân nặng và huyết áp ở mức lý tưởng nhất theo hướng điều trị của bác sĩ.
4. Phòng ngừa bệnh động mạch vành qua phương pháp duy trì cân nặng và huyết áp lý tưởng nhất
4.1 Chế độ ăn uống lành mạnh
Để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể bắt đầu từ việc cắt giảm lượng muối trong các bữa ăn hằng ngày, đồng thời thay thế bằng nhiều loại trái cây và rau củ quả dần dần.Bên cạnh đó, hãy ăn một chế độ ăn ít chất béo bao gồm nhiều chất xơ, chẳng hạn như gạo nguyên hạt, bánh mì và mì ống, cùng nhiều trái cây và rau quả cũng giúp giảm huyết áp. Đặt mục tiêu ăn 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày.Một số nhóm thực phẩm khác để điều trị cho người bệnh động mạch vành:Ưu tiên thay các loại thịt đỏ bằng cá với nhiều loại protein, vitamin và khoáng chất khác nhau, nhất là các họ cá béo như cá hồi và cá thu.Ưu tiên các loại rau lá xanh (hoặc rau họ cải) giàu vitamin K, chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp trung hòa huyết áp.Bổ sung các loại trái cây thay bữa ăn vặt như đu đủ, chuối, bơ và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, mâm xôi... Trái cây là thực phẩm tốt giúp điều trị bệnh động mạch vành Ưu tiên các món ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt và yến mạch) với nhiều chất xơ hơn ngũ cốc đã qua tinh chế chứa quá nhiều tinh bột (gạo trắng, bột mì).Các loại hạt vỏ cứng như hạnh nhân, óc chó, hạt điều với hàm lượng axit béo và chất xơ, ngoài ra giúp kháng viêm và giảm huyết áp hiệu quả.
4.2 Tập thể dục và chủ động giảm cân
Tập thể dục thể thao là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tổng quát cũng như chủ động kiểm soát cân nặng của bạn. Việc tập thể thao hằng ngày sẽ giúp cải thiện các tình trạng huyết áp cao tổng thể, điều hòa huyết áp và nhịp tim, dần dần tăng sức khỏe tim mạch của người bệnh đáng kể.Tuy nhiên, tập thể thao cần được áp dụng tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ thể của từng người – đặc biệt những ai đang có vấn đề về tim mạch và bệnh động mạch vành. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ trước như đi bộ quãng đường ngắn, đạp xe, chạy bộ, tránh gắng sức để dần tăng sức khỏe và các bài tập nâng cao hơn. Với những người có vấn đề về tim mạch, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cho các bài tập phù hợp nhất với bạn.
4.3 Giảm rượu bia và thức uống có cồn
Thói quen uống rượu, bia và thức uống có cồn sẽ khiến huyết áp tăng nhanh trong thời gian dài. Khi đã có triệu chứng của các bệnh tim mạch – đặc biệt khi có bệnh xơ vữa động mạch vành, người bệnh cần tuân thủ các quy định như:● Cắt giảm rượu bia hoàn toàn● Nếu phải uống thì không được quá 1 ly mỗi ngày Điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành cần bỏ thói quen uống rượu bia 4.4 Bỏ thói quen hút thuốc lá
Chỉ riêng nicotin trong thuốc lá cũng khiến người hút thuốc có tỉ lệ xơ vữa động mạch vành cao hơn rất nhiều so với người không hút. Theo thời gian, tình trạng sẽ biến chứng thành các loại viêm, hẹp và đông cứng động mạch, cao huyết áp và nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch khác khó có thể khắc phục.
4.5 Đảm bảo giấc ngủ ngon
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, giấc ngủ cũng đóng góp rất lớn trong sức khỏe tim mạch con người, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như cao huyết áp, động mạch vành, béo phì...Để tăng chất lượng giấc ngủ hằng ngày, mọi người đều nên đặt một khung giờ ngủ và thức dậy cố định (đồng hồ sinh học của mỗi người). Bên cạnh đó, các hoạt động thư giãn như tập thể thao khi thức dậy, giải trí thư giãn để vào giấc ngủ nhanh hơn, kiêng ăn vặt hoặc ăn no trước khi ngủ, tránh dùng điện thoại trước khi vào giấc sẽ khiến giấc ngủ của bạn tốt và ổn định hơn trước. Đảm bảo giấc ngủ ngon có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành 5.6 Cắt giảm lượng cafein mỗi ngày
Cà phê có thể giúp chúng ta tỉnh táo trong ngày, tuy nhiên quá nhiều cà phê sẽ khiến bệnh động mạch vành và cao huyết áp của bạn tồi tệ hơn theo từng ngày.Bạn có thể uống trà và cà phê như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, nhưng điều quan trọng là những đồ uống này không phải là nguồn cung cấp chất lỏng chính hoặc duy nhất của bạn.
5.7 Giảm căng thẳng và thư giãn đầu óc
Căng thẳng trong công việc và liên tục mệt mỏi sẽ có tác động tiêu cực đến với sức khỏe tinh thần cũng như tim mạch của bạn. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ dễ bị cao huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt tim bất ngờ, hẹp mạch vành và thậm chí nhồi máu cơ tim.Từ đó, việc luôn giữ tinh thần trong trạng thái thư giãn, tập trung cao độ nhưng không quá căng thẳng cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe chung của bạn. Tùy theo sở thích của mỗi người, hãy tạo ra một thói quen giải trí nhẹ nhàng để đối phó với các căng thẳng có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vac-xin-thuong-han-typhim-vi-sanofi-phap-cong-dung-lieu-dung-tac-dung-phu-vi | Vắc-xin thương hàn Typhim Vi (Sanofi, Pháp): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Vắc-xin thương hàn Typhim Vi là một loại vắc-xin được sử dụng để tiêm phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Tại Việt Nam vắc-xin Typhim được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đối với các vùng khi bị dịch, hoặc được tiêm dịch vụ theo yêu cầu tại các phòng tiêm vắc-xin dịch vụ.
1. Vắc - xin thương hàn Typhim, công dụng và liều dùng
Bệnh thương hàn là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ bị gây ra bởi trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn gây nên tình trạng nhiễm độc toàn thân có kèm theo các tổn thương đặc hiệu trên đường tiêu hóa.Để phòng bệnh thương hàn cần phải phối hợp rất nhiều phương pháp nhưng hữu hiệu nhất vẫn là sử dụng vắc - xin phòng bệnh thương hàn Typhim.Vắc - xin thương hàn thuộc nhóm dị ứng và liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch. Khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ kích hoạt hệ miễn dịch và tạo ra các kháng thể tự nhiên (miễn dịch chủ động) để kháng lại trực khuẩn thương hàn từ đó có thể phòng bệnh thương hàn, ngăn ngừa tình trạng sốt thương hàn bị gây ra bởi trực khuẩn Salmonella typhi.Có 2 loại vắc - xin thương hàn:Vắc - xin bất hoạt Typhim Vi 0,5ml được sử dụng qua đường tiêm: Là loại vắc - xin được sử dụng từ các kháng nguyên đã bị chết của trực khuẩn thương hàn. Đây là loại sử dụng chủ yếu trên lâm sàng.Vắc - xin sống giảm độc lực sử dụng qua đường uống: Là loại vắc-xin sử dụng các kháng nguyên từ trực khuẩn đã bị làm suy yếu hoạt động, giảm khả năng gây nhiễm bệnh khi đưa vào cơ thể.
2. Liều tiêm vắc - xin Typhim Vi 0,5ml
Vắc-xin thương hàn chỉ áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.Tiêm bắp 1 liều Typhim Vi 0.5ml chứa 25mcg purified vi capsular polysaccharide của trực khuẩn Salmonella typhi (lưu ý ở những bệnh nhân có bệnh lý về rối loạn chảy máu có thể chuyển tiêm dưới da).Sau tiêm 3 tuần, vắc - xin sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh. Do tính miễn dịch của vắc - xin thương hàn không tồn tại vĩnh viễn, thường duy trì trong khoảng 3 năm nên việc tiêm vắc-xin hiệu quả nhất nên nhắc lại sau mỗi 3 năm.Vắc - xin thương hàn có thể dùng kết hợp với các vắc-xin khác nhưng phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ và nhà sản xuất. Vắc-xin thương hàn Typhim Vi (Sanofi, Pháp) 3. Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng vắc - xin thương hàn Typhim Vi
Vắc-xin thương hàn cũng giống như những vắc-xin khác, sau khi tiêm đều có thể để lại một vài tác dụng phụ và biến chứng.Phản ứng tại chỗ tiêm: Sau tiêm, tại chỗ tiêm thường có biểu hiện sưng, đau, có thể có quầng đỏ.Toàn thân: Trẻ có thể bị sốt do phản ứng viêm tại vùng tiêm, đau đầu chóng mặt, đau nhức cơ, buồn nôn, nôn kèm theo đau bụng.Một số trường hợp có thể bị phát ban hoặc phản ứng quá mẫn, nặng có thể bị áp xe tại chỗ tiêm.Trong quá trình tiêm có thể xảy ra phản ứng sốc phản vệ do cơ địa của trẻ, do dùng quá liều thuốc, tiêm sai kỹ thuật, hay do dùng thuốc không đảm bảo chất lượng, bị quá hạn sử dụng.
4. Lưu ý khi sử dụng vắc - xin thương hàn
Không tiêm vắc - xin qua đường tĩnh mạch, bắt buộc phải tiêm bắp hoặc qua đường dưới da ở những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay bị rối loạn chảy máu.Không chỉ định sử dụng vắc - xin thương hàn cho trẻ dưới 2 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ có khả năng bị nhiễm bởi sức đề kháng không đủ mạnh để chống lại trực khuẩn thương hàn.Lưu ý ở những trường hợp tiêm nhắc lại, nếu như trước đó đã từng có phản ứng với vắc - xin thương hàn thì không nên sử dụng liều kế tiếp.Vắc - xin Typhim Vi là vắc - xin tạo kháng thể miễn dịch chống lại trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi nhưng không có khả năng chống lại trực khuẩn phó thương hàn Salmonella paratyphi A và B hay trực khuẩn không thương hàn. Do đó, dù đã tiêm phòng nhiễm thương hàn nhưng vẫn phải lưu ý các phương pháp phòng bệnh khác cho trẻ để tránh bị lây nhiễm các trực khuẩn phó thương hàn, trực khuẩn không thương hàn khác.Khả năng sinh miễn dịch của Typhim Vi sẽ bị tác động ảnh hưởng bởi các bệnh lý suy giảm hay ức chế miễn dịch khác. Do đó, để đạt hiệu quả tối ưu nhất, chỉ nên sử dụng vắc - xin khi đã kết thúc các đợt điều trị. Đối với bệnh nhân bị HIV, vẫn nên tiêm chủng ngừa thương hàn dù có thể hiệu quả phòng bệnh sẽ bị giảm đi so với những đối tượng khác.Có thể tiêm phòng thương hàn khi đang cho con bú.Lưu ý trong quá trình tiêm nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cũng như thuốc để kịp thời xử lý khi có tác dụng phụ xảy ra như sốc phản vệ... Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Dấu hiệu cảm sốt thương hàn và vacxin phòng tránh Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec |
|
https://vnvc.vn/benh-zona-tai/ | 12/12/2023 | Bệnh zona tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Zona tai là bệnh gây ra những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy ở tai, có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não rất nguy hiểm. Tuy hiếm gặp nhưng zona thần kinh ở tai vẫn có trường hợp xảy ra, do đó ngay khi phát hiện các triệu chứng điển hình người bệnh cần lưu ý đi khám để điều trị kịp thời.
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Zona tai là bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) tấn công vào hạch gối và đi theo đường của dây thần kinh sọ số VII (điều khiển một số cơ trên mặt) và số VIII (kiểm soát thính giác và thăng bằng) tạo ra những mảng phát ban và bọng nước chứa đầy chất dịch dễ vỡ khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy, cảm giác châm chích rất khó chịu.”
Mục lụcZona tai là bệnh gì?Nguyên nhân bị zona taiTriệu chứng zona thần kinh ở taiChẩn đoán bệnh zona ở tai như thế nào?Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh ở taiCách điều trị zona taiPhòng tránh bệnh zona ở taiZona tai là bệnh gì?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella zoster gây nên, đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh thủy đậu. Sau một đợt mắc bệnh thủy đậu, virus ở trạng thái bất hoạt trong các hạch thần kinh mà không gây bệnh, chỉ khi gặp các yếu tố thuận lợi virus mới tái hoạt động tấn công vào da và các dây thần kinh của cơ thể và gây ra bệnh zona thần kinh.
Zona tai là bệnh do VZV tấn công vào hạch gối và đi theo đường của dây thần kinh sọ số VII (điều khiển một số cơ trên mặt) và số VIII (kiểm soát thính giác và thăng bằng) tạo ra những mảng phát ban và bọng nước chứa đầy chất dịch dễ vỡ khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy, cảm giác châm chích rất khó chịu. So với các vị trí khác trên cơ thể, zona tai không phổ biến, chỉ chiếm 0,01% tổng số bệnh nhân đến khám mỗi năm. Người có tiền sử bệnh tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc căn bệnh này.
Zona thần kinh ở tai tạo ra những mảng phát ban và bọng nước chứa đầy chất dịch mọc rải rác xung quanh tai
Nguyên nhân bị zona tai
Virus Varicella zoster là tác nhân dẫn đến bệnh zona tai. Sau một đợt bệnh thủy đậu, virus ở trạng thái bất hoạt trong các hạch thần kinh mà không gây bệnh, chỉ khi gặp các yếu tố thuận lợi virus mới tái hoạt động tấn công vào da và các dây thần kinh của cơ thể và gây ra bệnh zona thần kinh. Virus tấn công vào hạch gối, theo đường đi của dây thần kinh sọ số VII (điều khiển một số cơ trên mặt) và số VIII (kiểm soát thính giác và thăng bằng) gây ra zona tai.
Virus Varicella zoster là tác nhân dẫn đến bệnh zona tai
Triệu chứng zona thần kinh ở tai
Các triệu chứng zona tai với người mắc bệnh zona thần kinh tương đồng với các biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ kèm theo biểu hiện:
Hai tai đau rát dữ dội, nóng như bị bỏng. Các cơn đau theo từng đợt và kéo dài từng ngày, đau cả trong và ngoài ống tai, vành tai, thậm chí là lan ra cả vùng thái dương.
Các bọng nước chứa đầy chất dịch nằm rải rác bên ngoài tai (loa tai) và trong ống tai. Trong một số trường hợp, do ảnh hưởng của virus lên dây thần kinh số VII, người bệnh sẽ mắc hội chứng Ramsay Hunt với biểu hiện liệt mặt nằm ở cùng bên với dây thần kinh số VII bị tổn thương.
Nổi hạch ở phía trước hoặc sau tai.
Ù tai khiến thính lực suy giảm một bên và gây chóng mặt.
Bệnh zona thần kinh ở tai có thể khiến người bệnh cảm thấy đau tai đau rát dữ dội, nóng như bị bỏng
Chẩn đoán bệnh zona ở tai như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh zona tai, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:
Xét nghiệm huyết thanh học: Mẫu bệnh phẩm lấy từ máu của người bệnh, sau đó kỹ thuật viên áp dụng kỹ thuật ly tâm tách chiết mẫu máu nhằm xác định sự tồn tại của các kháng thể IgM, IgG.
Xét nghiệm soi tươi tìm tế bào zank: Mẫu bệnh phẩm là chất dịch có trong bọng nước ở trên da, vết loét tổn thương trên da, tổn thương nang,…
Áp dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi Polymerase: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ chất dịch có trong bọng nước ở trên da, vết loét tổn thương trên da, tổn thương nang,…
Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ các bọng nước trên vùng da tổn thương chưa đóng vảy.
Phương pháp nuôi cấy virus: Đạt hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh chưa bước vào giai đoạn bọng nước. Tuy nhiên, phương pháp này mất khá nhiều thời gian và chi phí thực hiện rất tốn kém.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đo thính lực hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đảm bảo các triệu chứng không phải do rối loạn khác gây ra. (1)
Xét nghiệm huyết thanh học được áp dụng để chẩn đoán chính xác bệnh zona tai
Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh ở tai
Zona tai là bệnh hiếm gặp nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nặng nề, trong đó viêm não được coi là nguy hiểm nhất nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể bị động kinh, liệt tứ chi, thậm chí là tử vong.
Bác sĩ Tống Thị Ngọc Cầm cho biết tai là bộ phận quan trọng của cơ thể và có cấu tạo phức tạp khi thông với hệ thống não bộ và chứa nhiều dây thần kinh dưới da, một khi virus tấn công thì nguy cơ xâm nhập lên não rất cao. Nguy hiểm hơn khi bọng nước hình thành bên trong ống tai, việc vệ sinh mỗi ngày rất khó khiến nguy cơ bội nhiễm tăng cao. Tuy nhiên, biến chứng viêm não có thể phục hồi tốt nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài biến chứng viêm não, zona tai còn gây ra một số biến chứng khác như hội chứng Ramsay Hunt liệt mặt, điếc vĩnh viễn, đau dây thần kinh sau zona dai dẳng, nhất là khi thời tiết thay đổi.
Cách điều trị zona tai
Hiện nay, không có phương pháp điều trị zona tai đặc hiệu cũng như loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh nói chung hay zona thần kinh ở tai nói riêng đều nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của virus, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện thấy triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Trong vòng 3 ngày kể từ khi có dấu hiệu cảnh báo, nếu tuân thủ quy định dùng thuốc của bác sĩ và áp dụng các cách điều trị tại nhà dưới đây sẽ đạt kết quả tốt và mau phục hồi sức khỏe:
Giữ các vùng da tổn thương, vùng da có bọng nước luôn khô ráo và sạch sẽ;
Trong quá trình điều trị zona tai, tuyệt đối không gãi, chà xát các bọng nước để tránh gây vỡ, nhiễm trùng lan rộng và hình thành sẹo xấu;
Sau khi tắm, nhẹ nhàng lau khô vùng tai, bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virus theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không bôi kem hoặc dán cao dán lên các vết loét đang rỉ dịch vì nguy cơ bội nhiễm và chậm lành vết thương;
Tóc cột gọn gàng, để vùng đầu được thoáng tránh gây hầm, nóng sẽ càng khiến vùng da tổn thương ngứa ngáy nhiều hơn;
Hạn chế đến nơi đông người, không đi bơi tránh nước lọt vào tai gây nhiễm trùng;
Thường xuyên rửa tay, sát khuẩn tay sạch sẽ, tránh đưa tay chạm vào vùng tai bị bệnh;
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, lối sống và sinh hoạt khoa học lành mạnh, hợp lý góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình mau lành vết thương và hồi phục sức khỏe của người bệnh.
Đối với trường hợp người bệnh bị liệt mặt do dây thần kinh trong ống xương bị chèn ép gây phù nề, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải áp các dây thần kinh mặt. Phẫu thuật này sẽ đạt hiệu quả tốt nếu được thực hiện trong vòng 2 tuần kể từ khi người bệnh phát hiện triệu chứng liệt nửa mặt.
Sử dụng thuốc mỡ cũng là một phương pháp điều trị zona tai an toàn và hiệu quả
Phòng tránh bệnh zona ở tai
Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất bệnh zona tai là vắc xin giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ mắc và biến chứng của bệnh; (2)
Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người mắc zona để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các bọng nước;
Ngủ đủ giấc. Không sử dụng các chất kích thích khi điều trị bệnh như rượu, bia, thuốc lá…
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học, tránh căng thẳng, rèn luyện thể thao để tăng sức khỏe;
Tuân thủ quy định của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất;
Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng đồng thời cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Zona tai là bệnh hiếm gặp nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nặng nề, làm ảnh hưởng khả năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khả nghi liên quan đến bệnh zona tai, cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng đồng thời cải thiện chất lượng sống của người bệnh. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tieu-ra-mau-canh-bao-nguy-co-ung-thu-than-20230201172629539.htm | 20230201 | Tiểu ra máu cảnh báo nguy cơ ung thư thận | Bệnh viện K cho biết, ung thư thận ở giai đoạn sớm triệu chứng không điển hình. Tuy nhiên, cần chú ý các dấu hiệu dưới đây để kịp thời đi khám, phát hiện nguy cơ nếu có:
Tiểu ra máu
Triệu chứng này khá phổ biến, với khoảng 80% bệnh nhân đều gặp phải. Tình trạng đái máu thường có những đặc điểm như: đại thể, toàn bãi, không xuất hiện máu cục, đái máu một cách vô cớ. Sẽ có những trường hợp đái máu vi thể hoặc nhiều, có xuất hiện thêm máu cục và đôi khi cũng là do những cơn đau quặn.
Đau ở vùng thắt lưng
Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, đau do khối u phát triển với kích thước to ra khiến cho bao thận bị căng. Có một vài trường hợp có thể đi kèm theo những cơn đau quặn thận vì máu cục làm cho đường niệu bị tắc nghẽn.
Mệt mỏi
Mệt mỏi kéo dài có thể thực sự là một dấu hiệu của ung thư thận. Tốt hơn là bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây mệt mỏi.
Giảm cân
Thận đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tiêu hóa. Khả năng tiêu hóa và hấp thu thực ăn sẽ bị ảnh hưởng nếu thận bị ảnh hưởng. Do vậy, giảm cân là một triệu chứng phổ biến của ung thư thận.
Các rối loạn liên quan đến máu
Các khối u thận có thể dẫn tới thiếu máu, mất cân bằng điện giải hoặc canxi hoặc các rối loạn liên quan đến máu khác. Do vậy, cần đi khám bác sĩ trong những trường hợp này.
Ung thư thận là một căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-dinh-duong-cho-be-8-thang-vi | Chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng | Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi là hết sức quan trọng, bởi vì đây là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nguồn năng lượng để phát triển toàn diện. Vậy thực đơn cho trẻ ở độ tuổi này sẽ có những gì và nên cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?
1. Bé 8 tháng tuổi ăn được những gì?
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ đã có những sự thay đổi nhất định về mặt thể chất, chẳng hạn như bắt đầu tập nói, tập bò; vì vậy cha mẹ cần phải cung cấp đầy đủ những năng lượng thiết yếu để con có một ngày dài năng động.Ngoài nguồn thức ăn chính là sữa mẹ, bạn có thể cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm xay nhuyễn hoặc cháo bột. Ban đầu, mẹ nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng, sau đó chuyển sang dạng đặc hơn để giúp bé thích nghi dần. Khi bước sang giai đoạn 8 tháng tuổi, thực đơn dinh dưỡng của trẻ cũng cần phải đa dạng và đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất, như vitamin C, vitamin A, protein, đạm, chất xơ, carbohydrate. Dưới đây là các loại thực phẩm giàu dưỡng chất mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ 8 tháng tuổi, bao gồm:Tinh bột: bánh mì, gạo, bột ăn liền, pastaChất béo: dầu gấc, phô mai, cheddar cheese hoặc bơ lạt.Protein và đạm: đùi gà, ức gà, cá hồi, thịt lợn, phi lê bò, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng.Chất xơ: cà chua, cà rốt, bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đỗ, bí ngòi, củ cải, khoai tây, khoai lang, tỏi tây, hành tây.Vitamin C: táo, lê, cam, chuối, cherry, dưa hấu, đu đủ, xoài, dâu tây, bơ, nho. Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ma Văn Thấm
, chuyên khoa Nhi
, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ?
Thông thường, lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là 750- 1000 ml sữa. Khi cho bé tập ăn dặm, mẹ nên giảm từ từ lượng sữa và tăng dần lượng bột, có thể cho bé ăn 2 bữa bột/ ngày. Thức ăn hằng ngày của bé cần có đầy đủ bột gạo, rau củ và đạm động vật như thịt bò, thịt cừu xay. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thêm bánh quy trong bữa ăn để tăng khả năng nhai và giúp răng phát triển.Đối với trẻ được 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ trong một ngày. Các món ăn phụ nên là các loại hoa quả xay, sữa chua, trứng luộc băm nhỏ, trái cây hoặc sinh tố. Khi chế biến thức ăn cho bé, thực phẩm phải được thái thành những miếng nhỏ và nấu nhừ giúp trẻ dễ nhai và tránh bị mắc hóc khi ăn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ cũng nên cho thêm một chút nước mắm và một thìa nhỏ dầu ăn để tăng thêm hương vị, giúp trẻ thích thú hơn khi thưởng thức món ăn.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em được sinh ra đã biết cách điều tiết lượng thức ăn của chúng, nghĩa là biết ăn khi đói và dừng lại khi no, vì vậy việc ép trẻ ăn quá nhiều đã vô tình kìm hãm khả năng bẩm sinh này của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng béo phì, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau này của trẻ. Cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ Đặc biệt, những đứa trẻ 8 tháng tuổi đã có khả năng thể hiện sự quan tâm của chúng đối với việc ăn uống. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn biết bé đã ăn đủ hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể tham khảo:Vuốt thìaQuay đầu đi khi cha mẹ cho ănMím chặt môi khi thấy thìa lại gần miệngNhổ thức ăn ra khỏi miệngKhócTrong trường hợp trẻ không muốn ăn các loại thức ăn rắn hơn, bạn nên đợi một vài ngày và thử lại sau đó. Một số trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn những trẻ khác để thích nghi với việc ăn bằng thìa. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn và không nên ép trẻ ăn khi chúng không muốn, tránh tạo tâm lý sợ ăn, biếng ăn cho trẻ. Nên kiên nhẫn tập cho trẻ ăn thử các loại thức ăn rắn hơn 3. Không nên cho trẻ 8 tháng tuổi ăn những gì?
Việc bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này là hết sức cần thiết, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm có thể gây hại tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, bao gồm:Thực phẩm giàu calo: nếu cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều calo ở độ tuổi này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.Đồ ăn chứa nhiều muối và đồ ngọt: các chức năng thận của trẻ 8 tháng tuổi chưa thực sự hoàn thiện như của người lớn, vì vậy khi cho trẻ ăn mặn sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức để lọc muối ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ tạo cảm giác nhanh no, khiến trẻ không muốn ăn bữa chính, thậm chí có thể gây sâu răng khi trẻ vừa mọc răng.
Mật ong: trong mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao và bao gồm cả bào tử Clostridium botulinum- một chất có thể gây ra ngộ độc, hôn mê và táo bón đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh những tình huống gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.Sữa bò: trong 12 tháng đầu đời, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ. Tuy nhiên, các loại sữa bò có thể gây ảnh hưởng xấu tới các chức năng thận của trẻ, vì vậy các mẹ không nên cho con dùng sữa bò vào thời điểm này.Hải sản: các loại hải sản có vỏ như cua, ốc, sò, tôm đều nằm trong danh sách các loại thực phẩm không dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Đây là những loại thực phẩm có chứa các chất dễ gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt trẻ nhỏ còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu, nên có nguy cơ cao bị dị ứng khi sử dụng chúng. Hải sản dễ gây ra các phản ứng dị ứng cho trẻ nhỏ 4. Một số lời khuyên khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm
Nếu đây là lần đầu tiên bạn tập cho trẻ ăn dặm, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên hữu ích dưới đây:Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng thực phẩm, bạn nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa để lựa chọn ra các loại thực phẩm phù hợp dành cho trẻ. Bạn cũng nên xem xét một số loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ra dị ứng như đậu phộng hoặc trứng trước khi cho con ăn.Đồ ăn chiên rán không phải là lựa chọn tốt cho trẻ sơ sinh.Chế độ ăn của bé trong giai đoạn này nên bao gồm các loại ngũ cốc, trái cây, rau và thịt. Bạn nên cho trẻ ăn 2-3 bữa mỗi ngày.
Ngoài gạo, lúa mạch, ngũ cốc hoặc yến mạch, bạn cũng nên cho trẻ ăn thêm các sản phẩm làm từ ngũ cốc khác như bánh quy, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc khô. Tránh các loại ngũ cốc có đường và nhiều màu sắc.Cho bé ngồi trên ghế cao khi ăn, bởi vì việc cho ăn khi trẻ đang bò xung quanh có thể khiến bé bị mắc nghẹn.Giảm số lần cho trẻ bú sữa hoặc bú bình để tập cho trẻ ăn dặm.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: webmd.com Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho trẻ Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-khi-dung-thuoc-noi-tiet-dieu-hoa-kinh-nguyet-vi | Lưu ý khi dùng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt | Thuốc nội tiết có thể được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt đối với phụ nữ thường xuyên bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, người dùng cần đi khám để được bác sĩ tư vấn các lựa chọn phù hợp, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khoảng cách giữa ngày đầu và ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày hoặc nhiều hơn 38 ngày. Khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt chênh lệch hơn 20 ngày cũng là điểm báo bất thường. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều là bình thường trong vài năm đầu của kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng xảy ra phổ biến ở nữ giới 2. Thuốc nội tiết có tác dụng điều hòa kinh nguyệt
Thuốc nội tiết thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt gồm có:Thuốc tránh thaiMiếng dán tránh thaiThuốc tránh thai đường tiêmVòng âm đạoDụng cụ tử cung nội tiết tố (IUD)Các loại thuốc nội tiết cần được kê đơn trước khi sử dụng. Tùy vào nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thuốc kháng androgen là thuốc nội tiết có thể được sử dụng với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nhằm giảm bớt nồng độ testosterone trong cơ thể. Đôi khi, một loại thuốc điều trị tiểu đường metformin cũng được sử dụng để giảm nồng độ androgen trong cơ thể và khởi động lại quá trình rụng trứng. Nếu rối loạn kinh nguyệt là do rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp thì thuốc hormone tuyến giáp có thể có tác dụng điều chỉnh lại cân bằng hormone. Thuốc tránh thai là một thuốc nội tiết thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt 3. Lưu ý khi dùng thuốc nội tiết điều hoà kinh nguyệt
3.1. Viên nén progesterone
Viên nén progesterone thường được sử dụng trong điều trị rong kinh. Chất progesterone có tác dụng ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung trước kỳ kinh nguyệt, làm giảm lượng máu kinh. Theo đó, viên nén progesterone được uống từ ngày thứ 7 đến 21 của chu kỳ kinh nguyệt.
3.2. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai progestin có thể được sử dụng để kiểm soát kinh nguyệt ra nhiều. Thuốc chứa progestin liều thấp được uống mỗi ngày, không nghỉ. Điều này thường khiến máu kinh trở nên không đều và đôi khi có thể ngừng kinh.Thuốc tránh thai kết hợp được uống trong 21 ngày mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Hành kinh xảy ra trong 7 ngày nghỉ sau đó. Thuốc tránh thai kết hợp liều thấp có thể được uống liên tục. Sau sử dụng liên tục, người phụ nữ thường ngừng kinh nguyệt hoàn toàn hoặc chỉ hành kinh với lượng ít.Tác dụng phụ sau dùng thuốc tránh thai bao gồm:Phù nềĐau đầuCăng ngựcHuyết khối Thuốc tránh thai có thể gây nên tác dụng phụ là căng ngực 3.3. Dụng cụ tử cung
Vòng tránh thai nội tiết (dụng cụ tử cung) được cấy vào tử cung trong khoảng 5 năm và giúp tránh thai bằng cách giải phóng một lượng liên tục hormone progestin gọi là levonorgestrel.Các tác dụng phụ phổ biến nhất của IUD nội tiết tố là:Nổi mụnChảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh)Thay đổi tâm trạngCăng tức ngựcU nang buồng trứng lành tínhThuốc nội tiết được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc không thấy hiệu quả, người bệnh nên ngừng thuốc và đến các cơ y tế để thăm khám và điều trị.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Nguồn tham khảo: healthdirect.gov.au, ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-gan-bieu-hien-nguyen-nhan-dieu-tri-va-nhung-dieu-can-biet-169220410230439764.htm | 12-04-2022 | Ung thư gan: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và những điều cần biết | 1. Tổng quan về
ung thư gan
Theo GLOBOCAN 2020, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong vì ung thư gan. Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị bởi ở giai đoạn đầu ung thư gan thường không có những biểu hiện rõ ràng.
Ung thư gan được chia thành 2 loại:
Ung thư gan nguyên phát:
Khối u có nguồn gốc tại gan. Về bản chất tế bào thì người ta chia ra nhiều loại, nhưng loại thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Ung thư gan thứ phát
(còn gọi là
ung thư di căn gan
) nếu khối u xuất phát từ những cơ quan khác (
dạ dày
, phổi, vú, đại tràng,...) rồi sau đó di chuyển đến gan.
2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Các bệnh gan mạn tính thường được coi là nền của ung thư gan, trong đó kể đến bệnh xơ gan,
viêm gan mạn tính
,
viêm gan virus
...
Tùy theo bệnh mà tỷ lệ ung thư hóa nhiều hay ít, xơ gan hoại tử sau viêm gan virus 15- 20% ung thư hóa. Xơ gan do dinh dưỡng có 1% ung thư hóa.
Ở các nước phương Tây, xơ gan phần lớn do rượu, ung thư xảy ra chủ yếu ở các trường hợp
xơ gan do rượu
. Các bệnh viêm gan do virus, độc tố Aflatoxin của nấm mốc (AF); Các yếu tố nguy cơ khác trong đó có rượu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn...
Ung thư gan ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện, rất khó phát hiện.
Ngoài ra, còn có yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho tỷ lệ nam giới mắc ung thư cao trội hơn hẳn phụ nữ. Mức testosterol cao cũng liên quan tới gia tăng ung thư gan. Chất độc màu da cam có chứa tạp chất Dioxin, với một liều nhỏ Dioxin (một vài microgam) đã có thể làm hỗn loạn hệ thống gen của gan, tác dụng giống và mạnh hơn các chất gây ung thư khác như Benzopyren và Dimetylamin...
Yếu tố nguy cơ khác cũng có thể gây ung thư gan như: Các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng thuốc lá, thức uống có cồn... cũng là yếu tố nguy cơ.
3. Triệu chứng của ung thư gan
Ung thư gan ở giai đoạn sớm thường không biểu hiện rất khó phát hiện. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển với các biểu hiện chán ăn, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải, trướng bụng, vàng da, củng mạc mắt,…
Ở giai đoạn muộn, khi khối u đã lớn các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh với các biểu hiện: Sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn... có cảm giác ngứa, trướng bụng, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải, vàng da,...
Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh gan mật
Viêm gan do rượu gia tăng trong đại dịch COVID-19
4. Phân chia giai đoạn tiến triển ung thư gan
Mức độ tiến triển của khối u trong cơ thể có thể được phân chia như sau.
- Ung thư gan giai đoạn I:
Có một khối u duy nhất trong gan, chưa xâm lấn đến bất kỳ mạch máu nào trong gan.
-
Ung thư gan giai đoạn II:
Một khối u duy nhất trong gan đã xâm lấn các mạch máu, hoặc nhiều khối u nằm trong gan nhưng có kích thước dưới 5cm.
- Ung thư gan giai đoạn III:
Giai đoạn IIIA: Có nhiều khối u trong gan và ít nhất một khối u lớn hơn 5cm; chưa có di căn đến hạch hoặc cơ quan khác ngoài gan.
Giai đoạn IIIB: Có một hoặc nhiều khối u gan, xâm lấn vào một trong những mạch máu chính trong gan (tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch gan) hoặc xâm lấn vào phúc mạc, chưa có di căn đến hạch hoặc cơ quan khác ngoài gan.
- Ung thư gan giai đoạn IV:
Giai đoạn IVA:
Các khối u đã di căn vào các hạch bạch huyết gần gan, nhưng chưa đến những cơ quan ở xa.
Giai đoạn IVB:
Khối u đã di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương hoặc não.
Khi khối u đã lớn các triệu chứng rõ ràng hơn như: Sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn
5. Biến chứng thường gặp của bệnh ung thư gan
Bệnh ung thư gan nguy hiểm có thể dẫn đến một số biến chứng như:
-Suy gan:
Các mô ung thư gây những tổn thương nghiêm trọng đến gan bệnh nhân. Điều này khiến gan không thể loại bỏ các độc chất trong cơ thể và dẫn đến bệnh não gan, là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư gan.
-
Suy thận:
Hiện tượng ung thư gan dẫn đến suy thận gây rối loạn khả năng loại thải chất độc khỏi cơ thể.
-Ung thư gan di căn:
Thường gặp các tế bào ung thư di căn đến phổi và xương. Khi di căn đến phúc mạc, gây ra báng bụng. Vì vậy, ung thư gan nằm gần cơ hoành thâm nhiễm trực tiếp lên cơ hoành và màng phổi, có thể dẫn đến tràn dịch tràn máu màng phổi.
6. Chẩn đoán ung thư gan
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư gan, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh.
-Siêu âm để chẩn đoán về khối u và là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để thăm khám gan.
-Chụp CT giúp hiển thị kích thước, hình dạng và vị trí của bất kỳ khối u nào trong hoặc gần gan.
-Chụp MRI có thể cho biết các khối u trong gan có phải là ung thư hay không. Chúng cũng có thể được sử dụng để xem xét các mạch máu trong và xung quanh gan, đồng thời giúp tìm ra liệu ung thư gan đã di căn hay chưa.
-Xét nghiệm máu có thể giúp xác định tình trạng chức năng gan của bệnh nhân.
-Sinh thiết gan sẽ được kiểm tra để đánh giá sự hiện diện của các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, đôi khi, chụp MRI hoặc CT là đủ để xác định chính xác ung thư gan và không cần làm sinh thiết.
7. Điều trị ung thư gan
Điều trị ung thư gan phụ thuộc vào số lượng, kích thước và vị trí của các khối u trong gan; tình trạng hoạt động của gan và khối u còn khu trú hay đã di căn. Điều trị có thể dùng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Một số phương pháp điều trị ung thư gan như:
Phẫu thuật cắt gan (cắt bỏ phần gan có mang khối u)
Phẫu thuật ghép gan
Đốt u (phá hủy khối u tại chỗ)
Hóa trị
Xạ trị
Miễn dịch trị liệu,…
Ghép gan có thể sử dụng 1 phương pháp, hoặc phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo giai đoạn bệnh, số lượng và kích thước khối ung thư gan mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Các biểu hiện ung thư gan thường gặp. Ảnh minh họa
8. Cần tầm soát sớm ung thư gan
Tầm soát ung thư gan giúp phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ở giai đoạn sớm bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ khối u giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Phẫu thuật ở giai đoạn này còn giúp ngăn chặn khối u di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Việc phát hiện sớm và điều trị cũng giúp cho bệnh nhân không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Ngoài ra điều trị ở giai đoạn sớm sẽ không gây tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Do đó việc tầm soát ung thư gan sớm là điều nên làm với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đối tượng nào cần tầm soát ung thư gan sớm được làm 2 nhóm đối tượng có khả năng mắc ung thư gan cao đó là:
Đang nhiễm virus và các bệnh liên quan đến gan
Tiền sử gia đình có người bị ung thư gan
Mắc virus viêm gan B và viêm gan C (nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát)
Viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác như đái tháo đường typ 1, Basedow, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,....
Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh khác nhưng có nguy cơ bị ung thư gan bao gồm:
Người mắc các bệnh béo phì, tiểu đường làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Xơ gan do sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều.
Những người có biểu hiện nghi ngờ như thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, xuất huyết dưới da thì cũng nên khám thường xuyên để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
Tóm lại:
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến, có tỷ lệ tử vong cao do phần lớn các trường hợp chỉ được chẩn đoán khi ung thư đã ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy phòng bệnh là phương pháp tốt nhất. Phải nỗ lực làm giảm xơ gan, phát hiện sớm và điều trị viêm gan siêu vi mãn tính.
Cần tiêm vaccine phòng viêm gan A , B, đặc biệt với người viêm gan C. Không nên uống rượu. Phải khám sức khỏe định kỳ những người có nguy cơ nhằm phát hiện ung thư gan sớm.
Ngoài ra, cần tái khám và tầm soát định kì (3-6 tháng một lần) đối với những người đã bị viêm gan mạn tính (viêm gan virus B, C) hoặc xơ gan. Bệnh nhân mắc các bệnh viêm gan mạn tính khác ( ví dụ bệnh Wilson, bệnh tích lũy sắt, bệnh viêm gan tự miễn, …) đều cần được điều trị bằng các phác đồ đặc biệt theo đúng nguyên nhân.
Tất cả các bệnh nhân bị viêm gan mạn tính (đặc biệt bệnh nhân viêm gan do rượu) cần phải tuyệt đối kiêng rượu bia.
Coi chừng gan nhiễm mỡ có thể gây xơ gan, ung thư gan
SKĐS - Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan ngày càng có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bệnh có thể gây ra viêm gan, xơ gan, thậm chí dẫn tới ung thư gan nếu không được chữa trị đúng kịp thời.
Mời xem video được quan tâm:
Những bài tập thể dục buổi sáng giúp bạn tăng cường sức khỏe |
https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-benh-ly-vong-mac-o-nguoi-cao-tuoi-va-nguoi-benh-dai-thao-duong-169211027120732006.htm | 28-10-2021 | Truyền hình trực tuyến: Bệnh lý võng mạc ở người cao tuổi và người bệnh đái tháo đường | Mời độc giả theo dõi video chương trình
Báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề
"Bệnh lý võng mạc ở người cao tuổi và người bệnh đái tháo đường
" vào lúc
15h00, Thứ Năm, ngày 28/10/2021
. Chương trình được phát trực tiếp trên Báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và Fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, các bệnh lý dịch kính võng mạc là nguyên nhân gây mù đứng thứ hai sau bệnh lý đục thủy tinh thể ở Việt Nam. Cùng với sự già hóa dân số và sự gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh lý mãn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...), các gánh nặng của bệnh dịch kính võng mạc cũng ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến.
Sự tiến bộ của y học,sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm giúp mang đến hiệu quả tích cực trong chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung, bảo vệ đôi mắt trước các bệnh lý về dịch kính võng mạc nói riêng.
Để giúp khán giả hiểu hơn về các vấn đề bệnh lý võng mạc đặc biệt là ở người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền... Báo sức khỏe & Đời sống đã tổ chức chương trình Truyền hình Trực tuyến với chủ đề "Bệnh lý võng mạc ở người cao tuổi và người bệnh đái tháo đường" với sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia.
Đến với chương trình khán giả sẽ nhận được những câu hỏi quan trọng như làm sao ngăn ngừa cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về vingx bạc, bệnh lý võng mạc đang có biện pháp chữa trị nào, liệu có khỏi được bệnh không?
Khách mời tham gia chương trình gồm:
- PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức
-TS.BSNguyễn Như Quân - Chuyên gia Dịch kính võng mạc và Chẩn đoán hình ảnh - Hội Nhãn khoa TP. HCM
- MC: Vũ Mạnh Cường
Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu vào
15h00, thứ Năm ngày 28/10/2021.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email:
toasoan@suckhoedoisong.vn
Hoặc trực tiếp đặt câu hỏi với các chuyên gia trong thời gian diễn ra chương trình
Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.
Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức; TS.BS Nguyễn Như Quân - Chuyên gia Dịch kính võng mạc và Chẩn đoán hình ảnh - Hội Nhãn khoa TP. HCM; MC: Vũ Mạnh Cường đã nhận lời mời tham gia chương trình.
Trân trọng cảm ơn Công ty Bayer Việt Nam đã đồng hành cùng chương trình! |
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nao-tri-lang-ben-169177319.htm | 20-07-2020 | Thuốc nào trị lang ben? | Trần Văn Nam
(Hà Nội)
Lang ben là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đây là một bệnh nấm nông thường gặp ở da với các biểu hiện khởi đầu bằng những chấm màu hồng, nâu hoặc trắng ở trên bề mặt da. Sau đó các chấm lớn dần về kích thước và có hiện tượng lan rộng thành từng mảng lớn, ranh giới rõ phân biệt với vùng da lành. Vị trí thường gặp ở lưng, ngực, cổ, đôi khi ở mặt. Một số trường hợp gặp ở chân tay và thân mình. Tổn thương không đau, bình thường ít ngứa rát, chủ yếu bị ngứa khi ra mồ hôi. Bệnh tăng lên ở thời tiết nóng ẩm và khi cơ thể bị tăng tiết mồ hôi...
Về thuốc trị lang ben, hiện nay hay dùng thuốc trị tại chỗ hoặc toàn thân, tùy theo tình trạng người bệnh.
Điều trị tại chỗ (là chủ yếu) thường dùng các thuốc chống nấm dạng bôi ngoài da như: ketoconazole 2%, terbinafine 1% hay ciclopirox 1%...
Chú ý, cần làm sạch da và lau khô vùng da cần điều trị trước khi bôi thuốc. Không để thuốc dây vào mắt, mũi hay miệng. Chỉ nên thoa lớp thuốc mỏng lên da hoặc vị trí da bị bệnh theo liều lượng 1-2 lần/ngày. Thời gian bôi thường trong 2 tuần (theo chỉ định của bác sĩ). Cần chú ý đến một vài tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như: Cảm giác nóng rát hoặc kích ứng da, dị ứng chỗ bôi thuốc. Khi quá liều như thoa thuốc quá nhiều trên da có thể gây ban đỏ, phù và cảm giác nóng bỏng. Những triệu chứng này sẽ mất khi ngừng bôi thuốc.
Trong trường hợp người bệnh thất bại với các thuốc bôi tại chỗ hoặc tổn thương lan rộng, bệnh hay tái phát... bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc uống như: itraconazole, fluconazole... Do thuốc độc với gan nên người bệnh có vấn đề về gan cần thông báo cho bác sĩ biết, hoặc phải đánh giá chức năng gan trước khi dùng thuốc.
Trong quá trình trị liệu, người bệnh cần lưu ý: Tránh nhiệt độ quá cao; hạn chế việc ra mồ hôi của cơ thể; tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều, có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, không dùng chung đồ đạc (vì đây là bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc hoặc qua dùng chung đồ như quần áo, khăn tắm, vật dụng cá nhân...). |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-vo-hang-vat-o-nam-gioi-vi | Dấu hiệu vỡ hang vật ở nam giới | Hang vật là những ống xốp mềm, có nhiệm vụ chứa đầy máu trong quá trình cương cứng. Hang vật thường bị tổn thương khi quan hệ tình dục. Tổn thương vỡ hang vật thường gặp nhất trong tình trạng đang cương cứng. Vậy những dấu hiệu vỡ hang vật ở nam giới là gì?
1. Hang vật được cấu tạo như thế nào?
Các vai trò chính của dương vật là dẫn nước tiểu và tinh trùng ra ngoài cơ thể. Có 3 ống bên trong dương vật. Một được gọi là niệu đạo. Nó rỗng và dẫn nước tiểu từ bàng quang qua dương vật ra bên ngoài.Hai phần ống còn lại được gọi là thể hang. Thể hang là được cấu tạo là những ống xốp mềm, có nhiệm vụ chứa đầy máu trong quá trình cương cứng. Thể hang được bao bọc với nhau bởi một lớp vỏ dạng sợi rất dai được gọi là tunica albuginea. Khi quan hệ tình dục, máu được bơm vào hang vật tạo nên độ cứng của dương vật, làm cho nó đủ cứng để đưa vào âm đạo của người phụ nữ. Trong trường hợp này, niệu đạo hoạt động như một kênh dẫn tinh dịch xuất tinh vào âm đạo.
2. Nguyên nhân gây vỡ hang vật
Hang vật thường ít bị tổn thương hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Một số nguyên nhân có thể bị thương do:Những vụ tai nạn ô tôTai nạn máy mócVết đạnBỏngTình dụcCác môn thể thaoHang vật thường bị tổn thương nhất khi quan hệ tình dục. Tổn thương ở hang vật là rất hiếm khi không ở tình trạng cương cứng. Trong quá trình cương cứng, lưu lượng máu trong các động mạch làm cho dương vật cương cứng. Trong quá trình đẩy mạnh, dương vật cương cứng có thể tuột ra khỏi âm đạo và đâm vào bạn tình thay vì quay trở lại âm đạo. Khi đó dương vật có thể bị cong gấp mặc dù đã cương cứng. Bạn có thể cảm thấy đau nhói ở dương vật và có thể nghe thấy tiếng "bốp". Điều này thường dẫn đến sự mất khả năng cương cứng nhanh chóng. Đau và âm thanh được tạo ra bởi một vết rách ở hang vật, bị kéo căng ra trong quá trình cương cứng. Các bác sĩ tiết niệu thường gọi chấn thương này là "gãy" dương vật hoặc chấn thương hang vật. Cơn đau có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc có thể tiếp tục. Máu có thể tích tụ dưới da dương vật (tụ máu) và có thể bị sưng và bầm tím nặng. Máu ở đầu dương vật hoặc trong nước tiểu là dấu hiệu của việc niệu đạo bị tổn thương nghiêm trọng.Đặt ống cao su hoặc thiết bị co thắt khác xung quanh gốc dương vật quá chặt hoặc để quá lâu cũng có thể làm hang vật bị thương. Nhẫn hoặc các vật cứng khác (chẳng hạn như nhựa hoặc kim loại) không bao giờ được đặt xung quanh dương vật. Những vật này có thể bị kẹt nếu dương vật sưng thêm. Những vật dụng này có thể gây tổn thương lâu dài cho dương vật nếu dòng máu bị tắc nghẽn quá lâu. Niệu đạo và / hoặc dương vật cũng có thể bị tổn thương nếu vật thể được đưa vào đầu dương vật.Chấn thương hang vật là một chấn thương gây đau đớn thường xảy ra ở 2/3 dưới của hang vật. Chấn thương vỡ hang vật là một chấn thương gây đau đớn thường xảy ra ở 2/3 dưới của hang vật 3. Các dấu hiệu vỡ hang vật
Chảy máu từ dương vậtBị bầm tím sẫm màu ở dương vậtGặp khó khăn khi đi tiểuNghe thấy âm thanh nứt hoặc lộp bộpMất cương cứng đột ngộtCơn đau thay đổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nghiêm trọngCác triệu chứng chấn thương hang vật không kèm theo tiếng lộp bộp hoặc mất khả năng cương cứng nhanh chóng thường là do một loại chấn thương khác.Chấn thương hang vật thường sẽ khiến dương vật bị các bác sĩ gọi là “biến dạng quả cà tím”, nơi dương vật có màu tím và sưng tấy. Các triệu chứng nguy hiểm hơn của chấn thương hang vật bao gồm sưng ở bìu và tiểu ra máu.Các tình trạng khác giống với các triệu chứng của chấn thương hang vật bao gồm đứt các tĩnh mạch và động mạch ở dương vật và đứt dây chằng treo dương vật.Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật hình ảnh và tiến hành khám sức khỏe để xác định sự khác biệt giữa các điều kiện.
4. Chẩn đoán vỡ hang vật
Nếu bạn bị vỡ hang vật, bác sĩ tiết niệu sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và tiến hành khám sức khỏe, cùng với xét nghiệm máu và nước tiểu. Mục đích là để đánh giá mức độ tổn thương của dương vật.Bác sĩ tiết niệu có thể nhẹ nhàng đặt một camera sợi quang vào niệu đạo của bạn để kiểm tra tổn thương. Bạn cũng có thể chụp X-quang được gọi là "chụp niệu đạo ngược dòng".Điều này được thực hiện bằng cách tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt qua niệu đạo và sau đó chụp X-quang. Nếu phim chụp X-quang cho thấy chất cản quang rò rỉ bên ngoài niệu đạo, nó có thể gợi ý rằng phần đó của đường tiết niệu bị tổn thương. Bác sĩ tiết niệu cũng có thể muốn xem hình ảnh bên trong dương vật của bạn bằng siêu âm (sóng âm thanh) hoặc MRI (sóng vô tuyến trong từ trường mạnh). Nếu bạn bị vỡ hang vật, bác sĩ sẽ tiến hành khám cùng với xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá mức độ tổn thương của dương vật 5. Điều trị vỡ hang vật
5.1 Đối với các chấn thương do tình dục gây raPhương pháp điều trị "gãy" dương vật hay vỡ hang vật khi quan hệ tình dục thường là phẫu thuật. Phương pháp điều trị này có tỷ lệ rối loạn cương dương, sẹo và cong dương vật thấp hơn. Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê nên không cảm thấy đau đớn. Phẫu thuật phổ biến nhất là tạo một vết cắt xung quanh trục gần đầu dương vật và kéo da trở lại gốc để kiểm tra bề mặt bên trong. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các cục máu đông để giúp tìm ra bất kỳ vết rách nào trong tunica albuginea. Bất kỳ vết rách nào cũng được sửa chữa trước khi da được khâu lại với nhau. Một ống thông (một ống mỏng) có thể được đặt qua niệu đạo vào bàng quang để thoát nước tiểu và cho phép dương vật lành lại. Với toàn bộ dương vật được băng bó, bạn có thể nằm viện 1 hoặc 2 ngày. Bạn có thể về nhà có hoặc không có ống thông tiểu. Bạn có thể được cho thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Bạn sẽ phải thăm khám lại để bác sĩ kiểm tra tình trạng lành vết thương.5.2 Đối với chấn thương nghiêm trọngĐối với những trường hợp hiếm hoi mà một phần dương vật không may bị cắt đứt, phần bị cắt cụt nên được bọc trong gạc ngâm trong dung dịch muối vô trùng và đặt trong một túi ni lông. Sau đó, túi nhựa phải được cho vào túi thứ hai hoặc thùng lạnh có xả nước đá. Không đặt bất kỳ cơ quan bị cắt cụt nào vào nước đá, vì nước và sự tiếp xúc trực tiếp với nước đá có hại cho mô. Nếu dương vật có thể được gắn lại, nhiệt độ thấp hơn của slush sẽ tăng cơ hội thành công. Có thể gắn lại dương vật ngay cả sau 16 giờ.Đối với những chấn thương lớn ở dương vật, bác sĩ tiết niệu có tay nghề cao trong phẫu thuật này thường có thể xây dựng lại dương vật. Dương vật sẽ hoạt động tốt như thế nào sau khi phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ tổn thương của nó.
6. Sau khi điều trị
Hầu hết các trường hợp dương vật bị gãy do quan hệ tình dục và hầu hết các vết thương dương vật nhỏ khác sẽ lành mà không có vấn đề gì nếu được điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, vấn đề có thể xảy ra. Một số vấn đề là:6.1 Nhiễm trùngRối loạn cương dương (do tắc nghẽn dây thần kinh hoặc lưu lượng máu đến dương vật)Chứng hẹp bao quy đầu (dương vật trở nên cứng và cứng đến mức đau)Dương vật cong (bệnh Peyronie) sau khi vết thương lành6.2 Phòng ngừaTrong hầu hết các trường hợp, chấn thương dương vật do quan hệ tình dục có thể được ngăn ngừa nếu bạn tình của bạn nhận thức đơn giản rằng nó có thể xảy ra. Thông thường, "gãy" dương vật xảy ra khi đối tác nữ ở trên. Nếu dương vật của bạn căng cứng và tuột khỏi âm đạo của bạn tình, hãy dừng ngay việc đâm vào.Các chấn thương dương vật khác có thể tránh được bằng cách cẩn thận trong công việc (đặc biệt là gần máy móc), lái xe phòng thủ và an toàn súng. |
|
https://suckhoedoisong.vn/can-benh-mau-nau-sam-ke-thu-moi-16942621.htm | 24-08-2011 | Căn bệnh “màu nâu sậm” Kẻ thù mới! | Tạp chí y học nổi tiếng Annals of Internal Medicine (Mỹ) vừa công bố một kết luận khoa học gây chấn động dư luận: việc thừa chất sắt trong cơ thể có thể dẫn đến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch, thấp khớp…
Rối loạn máu do thừa sắt
Bệnh nhân tên David Tom 55 tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng suy tim và gan nặng. 7 ngày sau thì Tom qua đời. Điều đáng ngạc nhiên là lúc chết, thân thể của Tom có một màu nâu sậm rất lạ mắt. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy, nguyên nhân tử vong là do một căn bệnh mà trước đó 20 năm chưa bác sĩ nào biết rõ và nhận ra nó khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Việc tích trữ bất hợp lý chất sắt trong cơ thể đã tác động tiêu cực đến nồng độ testosteron, dẫn đến viêm khớp và sậm da. Sắt cũng tác động xấu đến tim, gan thông qua việc làm rối loạn chức năng của các cơ quan này. Chính điều tồi tệ đó đã diễn ra với Tom - các bác sĩ khẳng định như vậy. Trái tim của Tom không đủ năng lực bơm máu bình thường, còn buồng gan - không thể thực hiện chức năng lọc các chất độc cũng như tạo ra những sản phẩm cần thiết khác cho cơ thể.
Bộ mặt thật của kẻ thù
Riêng tại Mỹ, người ta ước tính rằng, trung bình cứ 300 công dân thì có một là nạn nhân của chứng bệnh kỳ lạ trên. Bệnh lần đầu tiên được bác sĩ người Pháp Armand Trusseau mô tả ở Paris, năm 1865. Thế nhưng phải chờ đến năm 1996, các nhà khoa học mới nhận mặt được rõ con bệnh và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bệnh này xuất phát từ sắc tố mô Hemochromatosis. Thông thường, cơ thể hấp thụ từ 10-15% lượng sắt trong thức ăn. Nhưng những ai trong cơ thể có nhiễm sắc tố mô Hemochromatosis thì sự hấp thụ sắt sẽ mạnh hơn gấp nhiều lần, gây tình trạng thừa hoặc bão hòa sắt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc tính nguy hiểm nhất của tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể là sắt sẽ bị hút và lắng đọng lại trong các tế bào đã bị phá hủy. Nếu lượng sắt lắng đọng nhiều trong tuyến yên, dưới đồi - nơi điều khiển việc sản xuất hormon cho não - thì có thể dẫn đến mãn kinh sớm ở phụ nữ và bất lực ở nam giới; sắt thừa nhiều ở tuyến tụy tạng gây bệnh đái tháo đường; sắt thừa nhiều ở tế bào thần kinh dẫn đến bệnh Alzheimer; sắt nhiều ở tim dẫn tới những cơn đau tim bất thường; nhiều ở khớp - là tiền đề cho bệnh thấp khớp; và khi ta thấy nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương thì nên nghi ngờ sắt đã bão hòa ở gan. Hiện các nhà khoa học chưa biết được liệu sắt là nguồn gốc phát sinh bệnh hay chính các mô nhiễm bệnh hút sắt rồi sau đó sắt mới khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhưng dù là do nguyên nhân nào thì việc thừa chất sắt trong cơ thể cũng đều đặc biệt nguy hiểm. Đã có một số thống kê cho thấy, sự thừa sắt có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh tật và cái chết ở Bắc Mỹ hơn bất kỳ tác động nào khác, trừ việc hút thuốc lá.
Căn bệnh màu nâu sậm do cơ thể tích tụ quá nhiều chất sắt.
Lâu nay chúng ta đã bị cuốn theo luồng suy nghĩ và quan niệm rằng chất sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cấu tạo cũng như trong quá trình sinh hóa của con người, do đó nếu cơ thể ai đó có thừa chất sắt thì cũng chẳng có gì phải băn khoăn. Trong khi các kim loại khác như chì, thủy ngân, catmi, mangan, nhôm và asen đều đã được cảnh báo là có nồng độ độc hại cao thì không hề có bất kỳ nghi ngờ gì về tác hại của việc thừa chất sắt trong cơ thể. Đến giờ mọi người mới vỡ lẽ: sắt là thủ phạm của nhiều bệnh tật và chết chóc hơn tất cả các kim loại trên cộng lại! Làm thế nào để biết được trong cơ thể ta có chất Hemochromatosis nguy hiểm kia - kẻ gây nên bệnh thừa chất sắt? Cách tốt nhất là đi kiểm tra máu định kỳ. Để đo được tương đối chính xác lượng sắt trong cơ thể, cần tránh việc ăn các thức ăn giàu chất sắt trước đó một tuần. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo: tuyệt đối không được uống thuốc bổ sung sắt bừa bãi, thừa sắt có thể khiến người lớn ngã bệnh và có thể giết chết một đứa trẻ chập chững biết đi.
Hiện y học chưa có cách gì để điều trị tận gốc căn bệnh “màu nâu sậm” này, các bác sĩ chỉ có thể dựa vào một phương pháp hết sức lạc hậu mà y khoa gọi là flebotomia: hằng tuần phải tháo một lượng máu nhất định ra khỏi cơ thể. Điều đó có thể ngăn chặn khá hiệu quả hiện tượng tích trữ thái quá nguyên tố sắt. Nếu biện pháp này bắt đầu vào thời điểm thích hợp, thì có thể kìm hãm được đáng kể quá trình phát bệnh.
Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, thấp khớp, bất lực… không hề nghĩ rằng nguyên nhân là do thừa chất sắt. “Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân - những người có lượng sắt bão hòa 100% trong cơ thể - nhưng họ không biết. Thậm chí với nhiều bác sĩ, cũng coi thừa sắt là điều vô hại và chẳng liên quan gì đến các bệnh kể trên”, GS. Geoffrey Blook, Giám đốc Phòng nghiên cứu Hemochromatosis thuộc Đại học y tế Pittsburgh, Mỹ cho biết: “Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng và chống lại kẻ thù nguy hiểm số một này”, GS. Blook khuyến cáo!
Lê Thái An
(Theo Tuần châu Á) |
https://suckhoedoisong.vn/co-can-dung-thuoc-bo-gan-khi-dang-tri-dai-thao-duong-169230823120056882.htm | 23-08-2023 | Có cần dùng thuốc bổ gan khi đang trị đái tháo đường? | Thuốc bổ gan, giải độc gan: Không thể dùng tùy tiện
SKĐS - Hiện nay, nhiều người tự cho mình là bị viêm gan, men gan tăng cao, nhiều trường hợp lạm dụng bia rượu, nổi mụn nhọt...
1. Suy gan… do thuốc bổ gan
Bà Nguyễn Thị V. (Hà Nội) uống
thuốc trị đái tháo đường
hơn 1 năm nay. Sau khi uống thuốc một thời gian, nghe nói uống nhiều thuốc này sẽ bị hại gan, nên đã tìm mua các
thuốc bổ gan
về uống. Được một thời gian, bà thấy mệt, khó chịu, buồn nôn, mẩn ngứa… Sau khi vào viện thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bà V. bị suy gan do uống thuốc thải độc gan.
Một trường hợp khác ông Trần Đức H. (Hà Nam) đã uống các loại thuốc lá mong giải độc gan sau khi uống nhiều thuốc trị đái tháo đường. Nhưng bổ đâu không thấy, ông H. phải nhập viện do viêm gan.
TS. BS. Nguyễn Quang Bảy,Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, đây chỉ là hai trong nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường phải vào viện cấp cứu vì suy gan, suy thận do uống thuốc bổ gan khi không được chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là do, bệnh nhân được tuyên truyền là uống nhiều thuốc tây hại gan, hại thận nên dùng thêm thuốc nam, cao lá, hoàn tán... để điều trị đái tháo đường hay để "mát gan, bổ thận".
Tuy nhiên, đây là
sai lầm gây nguy hiểm cho những bệnh nhân đái tháo đường
. Việc dùng các thuốc thải độc gan kéo dài, liều cao và không đúng bệnh có thể vô tình làm nguy hại đến gan.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường uống thuốc bổ gan với mong muốn giảm tác hại cho gan.
2. Người bệnh đái tháo đường có nên uống thuốc bổ gan?
TS. BS. Nguyễn Quang Bảy cho biết, điều cần thiết với bệnh nhân đái tháo đường là phải dùng các thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp hay mỡ máu... theo đúng chỉ định
và hướng dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc không đúng bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm.
Thực tế,
tự dùng các thuốc "bổ gan" có thể thành "đại hại" cho người bệnh
. Vì các thuốc đái tháo đường, huyết áp hay mỡ máu... khi đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép cho lưu hành trên thị trường đều đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt chứng minh tính an toàn. Do đó, nguy cơ bị tác dụng phụ trên gan là cực thấp nên sẽ không cần uống thuốc "bổ gan".
Một nghiên cứu trên 180.000 bệnh nhân, điều trị thuốc mỡ máu statin trong vòng 3 năm thấy chỉ có 300 người bị tăng men gan nhẹ (ở mức dưới 3 lần bình thường) trong khi đó ở nhóm so sánh, không dùng thuốc gì, cũng có 200 người bị tăng men gan.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ gan.
Khi tăng men gan cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc phù hợp:
- Với trường hợp bị tăng men gan do tác dụng phụ của thuốc đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Có thể chỉ cần ngừng thuốc, men gan sẽ tự trở về bình thường. Người bệnh tuyệt đối, không được tự ý dùng thuốc bổ gan, mát gan mà có thể gây gánh nặng thêm cho gan.
- Với những bệnh nhân đái tháo đường có tăng men gan do gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể dùng statin kết hợp với kiểm soát tốt cân nặng, đường huyết... Các thuốc này có tác dụng làm giảm men gan rất hiệu quả mà không cần uống thuốc bổ gan.
- Với một số bệnh nhân đái tháo đường có tăng men gan do viêm gan virus, nếu chỉ dùng thuốc "bổ gan" mà không tập trung vào chữa viêm gan virus thì men gan không những không giảm mà có thể làm trầm trọng thêm bệnh gan.
Không lạm dụng thuốc “bổ gan”
ĐỌC NGAY
TS. BS. Nguyễn Quang Bảy nhấn mạnh, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bổ gan vì có thể bị tăng men gan, viêm gan do chính các loại thuốc "bổ gan" không rõ nguồn gốc. Chưa kể đến việc, các thuốc được quảng cáo là "bổ gan" thường khá đắt tiền, mà tác dụng lại chưa được chứng minh rõ ràng.
3. Làm thế nào giảm các tác dụng phụ do thuốc đái tháo đường?
Để
giảm các tác dụng phụ của thuốc đái tháo đường lên gan
, TS. BS. Nguyễn Quang Bảy khuyên:
Dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Không tự ý tăng/giảm liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
Khi có các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ ở người đái tháo đường
Nguyễn Hạnh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-pcr-do-tai-luong-virus-viem-gan-b-vi | Xét nghiệm PCR đo tải lượng virus viêm gan B | Kết quả của xét nghiệm PCR đo tải lượng virus viêm gan B HBV-DNA mang ý nghĩa nhằm xác định chính xác thời điểm nên thực hiện việc sử dụng thuốc ức chế virus điều trị bệnh viêm gan B.
1. Xét nghiệm HBV-DNA PCR định lượng
Xét nghiệm PCR định lượng HBV-DNA còn được gọi là đo tải lượng virus viêm gan B có trong máu - đây là một kỹ thuật xét nghiệm hiện đại nhằm mục đích xác định chính xác số lượng cũng như nồng độ chủng víu có trong mỗi đơn vị thể tích huyết thanh/huyết tương, áp dụng với đơn vị đo IU/ml hoặc copies/ml (trong đó 1IU sẽ tương đương với 5-6 copies). Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá mức độ virus đang nhân lên trong tế bào gan. Nồng độ chủng virus cao là khi con số này đạt trên 10.000 IU/ml, đạt mức trung bình là khoảng 2000 đến 10.000 IU/ml, đạt mức thấp là dưới 2000 IU/ml.Theo dõi, kiểm tra mức độ HBV-DNA xuất hiện trong máu định kỳ tháng, và định kỳ năm là yếu tố quan trọng nhằm quản lý tình trạng bệnh. Dựa vào đó xác định đúng thời điểm có thể điều trị và theo dõi các đáp ứng của cơ thể bệnh nhân, sau đánh giá kỹ thuật cũng như thời gian ngưng điều trị. Xét nghiệm HBV-DNA bằng kỹ thuật PCR giúp đánh giá được hiệu quả điều trị virus viêm gan B Hiện nay, xét nghiệm PCR định lượng HBV-DNA được áp dụng kỹ thuật hiện đại Realtime-PCR tự động hoàn toàn từ bước tách chiết các phần tử DNA cho tới giai đoạn tiến hành phản ứng PCR, kết quả cho ra nhanh chóng, đạt chính xác cao, độ nhạy đạt 99%, độ đặc hiệu lên tới 99%.Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt các trường hợp khác nhau:(1) Không thấy xuất hiện HBV-DNA trong bệnh phẩm mẫu máu(2) Nồng độ HBV-DNA đạt dưới ngưỡng được phát hiện (khoảng 20 IU/ml)(3) Đo được nồng độ HBV-DNA cụ thể.Xét nghiệm HBV-DNA bằng kỹ thuật PCR hay còn gọi là HBV định lượng Realtime - PCR là một trong nhiều hạng mục giúp ta đánh giá được hiệu quả điều trị virus viêm gan B và cân nhắc có nên điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus không. Đối với những bệnh nhân mắc viêm gan B dùng thuốc kháng virus viêm gan B khoảng 1 đến 3 tháng mà số lượng virus giảm 100 lần, thì có thể đánh giá là thuốc kháng virus hiệu quả.Khi men ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan với bất kể ALT ở mức nào. Các trường hợp xảy ra khi đo tải lượng virus viêm gan B bằng phương pháp PCR:HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+)HBV-DNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (-). Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?
Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật. Bắt đầu 2. Đo tải lượng virus viêm gan B
Đối với những bệnh nhân viêm gan B có định lượng HBV-DNA cao, nếu bệnh tình cứ tiến triển như vậy trong một thời gian dài, thì tỉ lệ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan tương đối cao.Vì vậy, người bệnh cần theo dõi thêm một số chỉ số chức năng gan, kết quả siêu âm để đánh giá tình trạng bệnh tình và có phương án điều trị chuẩn xác, từ đó làm giảm nguy hiểm của bệnh viêm gan B mãn tính.Thông thường, giá trị trung bình của HBV-DNA:Từ 10^3 - 10^5 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép chưa mạnhTừ 10^5 - 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnhTừ vượt ngưỡng 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh.Hàm lượng virus trong máu người bệnh càng cao thì nguy cơ gan tổn thương cũng như biến chứng xơ gan và ung thư gan càng lớn. Bên cạnh đó, càng dễ lây nhiễm cho người khác.Nếu như đo tải lượng HBV-DNA cao, chức năng gan có bất thường, kết quả siêu âm thấy gan bị tổn thương, thêm vào đó, người bệnh có xuất hiện thêm một số triệu chứng như mệt mỏi, đau hạ sườn phải, buồn nôn... thì tức là bệnh nhân đang ở giai đoạn miễn dịch đào thải (khi hệ miễn dịch chống lại và ức chế virus). Lúc này cần điều trị kháng virus kết hợp với điều trị tái tạo và hỗ trợ lá gan ngay. Bởi vì, lúc này không điều trị càng kéo dài thì hệ miễn dịch phá huỷ những tế bào nhiễm virus viêm gan B càng nhiều, từ đó sẽ làm quá trình xơ gan xảy ra nhanh hơn.Kết quả của xét nghiệm PCR đo tải lượng virus viêm gan B HBV-DNA mang ý nghĩa để xác định chính xác thời điểm nên thực hiện việc sử dụng thuốc ức chế virus điều trị bệnh viêm gan B.Trong toàn quá trình tiến hành điều trị bệnh nhân cần được đo định lượng víu liên tục và định kỳ nhằm mục đích đánh giá đúng hiệu quả việc điều trị trên cơ sở sự biến đổi về tải lượng chủng virus trên mỗi lần kiểm tra. Trường hợp tải lượng chủng virus đã có chiều hướng giảm dần, sau đó lại gia tăng mạnh mẽ ở lượt kiểm tra kế, thì nguy cơ cao tình trạng chủng virus viêm gan B đã kháng thuốc. Lúc đó, cần có chỉ định thay đổi trong phác đồ trị liệu để kịp ứng phó với những bất thường dễ gặp của bệnh nhân.
3. Cách lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản khi đo tải lượng virus viêm gan B bằng PCR
3.1. Cách lấy mẫuHuyết tương/huyết thanh có khả năng chống đông bởi EDTADung lượng: 4ml3.2. Bảo quảnLy tâm tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ huyết tương/huyết thanh bảo quản trong 6 giờ đồng hồ, sau thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm. Chuyển huyết tương/huyết thanh vào ống vô trùng có nắp đậy và lưu trữ tủ đông.
4. Cách đọc kết quả PCR đo tải lượng virus viêm gan B Đọc hiểu các chỉ số trong xét nghiệm định lượng virus viêm gan B là điều vô cùng cần thiết Đọc hiểu các chỉ số trong xét nghiệm định lượng virus viêm gan B là điều vô cùng cần thiết, không chỉ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh mà còn là yếu tố quyết định đến phác đồ điều trị. Trong các chỉ số xét nghiệm, người bệnh cần đặc biệt quan tâm tới những chỉ số sau:HBV-DNA: Là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA có ý nghĩa là xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh sự sao chép của virus và cho biết số lượng hạt virus tồn tại trong máu.HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Bởi không ít người bệnh viêm gan B mạn dù có nồng độ HBV-DNA trong máu thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã mắc viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị viêm gan B.HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các tế bào HBV tiết ra. Sự có mặt của kháng nguyên này (HBeAg (+)) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp.Các chỉ số men gan: Như ALT, AST cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.4.1. Xác định trường hợp không cần dùng thuốcKhi HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 copies/ml, chỉ số men gan ALT/AST dưới 40 UI/ml, siêu âm thấy gan chưa bị hoại tử là lúc này virus không hoạt động nên không cần điều trị bằng thuốc.4.2. Xác định trường hợp nghiêm trọng phải điều trị bằng thuốcKhi xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và kháng nguyên nội sinh HBeAg (+), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^5 copies/ml, men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thường, siêu âm thấy gan bị hoại tử, kèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải... thì kết quả này cho biết virus đang nhân lên cần phải dùng thuốc ngay. Thuốc sẽ được kê đơn sao cho thích hợp nhất với mức độ bệnh tình và thể trạng của người bệnh.Ngoài ra, trường hợp HBsAg (+), HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 copies/ml tuy virus chưa hoạt động nhưng men gan cao gấp 2 lần, đã có triệu chứng lâm sàng thì vẫn phải điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ. Điều này cho biết người bệnh đã từng mắc viêm gan B mạn tính, virus đã hoạt động nhưng sau đó không hoạt động nữa. Trường hợp này cần dùng thuốc giảm triệu chứng, giảm men gan chứ không cần dùng thuốc ức chế sự nhân lên của virus.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HBV PCR
Ống lấy mẫu bệnh phẩm nếu có chất Heparin chống đông có thể khiến mẫu bệnh phẩm bị ức chế với phản ứng PCR.Nên tiến hành phân tích ngay sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm vì trong thời gian bảo quản lâu mà có một chút sai sót kỹ thuật cũng sẽ dẫn đến việc sai số trong kết quả PCR. Trường hợp chưa thể phân tích xét nghiệm ngay lập tức nên bảo quản mẫu bệnh phẩm bằng tủ âm mục đích tránh sự ức chế PCR.Dựa trên kết quả phân tích PCR đo tải lượng virus viêm gan B, người bệnh có thể nắm được tình hình sức khoẻ của bản thân và bác sĩ sẽ có cơ sở để xác định đâu là trường hợp không cần sử dụng thuốc hay cần sử dụng thuốc ức chế virus. Tuy nhiên, phương pháp đo tải lượng virus viêm gan B HBV-DNA PCR vẫn có thể sai số trong điều kiện lấy mẫu và bảo quản không đúng cách và quy trình, vậy nên bác sĩ cần lưu ý để có kết quả phân tích bệnh chính xác cho bệnh nhân.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/mac-ung-thu-co-duoc-di-vieng-dam-ma-20220914204816526.htm | 20220914 | Mắc ung thư có được đi viếng đám ma? | Dưới đây là một số quan điểm sai lầm về bệnh ung thư:
Ung thư là án tử hình
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1/3 các bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư rất quan trọng.
Có rất nhiều bệnh ung thư có thể được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, như ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến giáp, đại trực tràng và kể cả ung thư gan. Khi đó, bệnh nhân đều có thể sống khỏe mạnh ít nhất 5 năm. Bên cạnh đó, nhiều phương pháp điều trị ung thư mới được nghiên cứu và ứng dụng, giúp người bệnh giai đoạn muộn có thể sống lâu hơn.
Ung thư không được đi đám tang
Không có cơ sở khoa học nào cho thấy đi đám tang về thì bệnh ung thư sẽ tái phát. Ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Những người phát hiện bệnh muộn, dù đã điều trị nhưng tế bào ung thư vẫn có thể còn tồn tại với số lượng ít trong cơ thể, sau đó phát triển. Bệnh tái phát nên mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp.
Ung thư là bệnh truyền nhiễm
Bản thân ung thư không phải là bệnh lây, nhưng một số tác nhân sinh ung thư, ví dụ trong ung thư gan thì virus viêm gan B/C lây qua đường quan hệ tình dục hoặc đường máu. Virus gây u nhú ở người (HPV) là bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Ăn đường làm tăng nguy cơ ung thư phát triển nhanh hơn
Các tế bào ung thư cần nhiều đường hơn các tế bào lành. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn đường hoặc thực phẩm ngọt sẽ làm trầm trọng thêm bệnh ung thư, ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết.
Thực tế, chế độ ăn nhiều đồ ngọt có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường. Những người này sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn.
Ung thư không được đụng dao kéo
Đến nay, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp cơ bản nhất trong điều trị ung thư. Thậm chí, với một số ung thư, đây được xem là phương pháp điều trị khỏi duy nhất. Nguyên tắc mổ là lấy rộng tổn thương kèm theo nạo vét hạch, và phải đúng chỉ định, đúng giai đoạn.
Theo BS Nam, phẫu thuật ung thư có 2 loại: triệt căn và triệu chứng. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm. Phẫu thuật triệu chứng khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn, mục đích chính là giảm chèn ép, tránh tắc ruột, chảy máu, nhiễm trùng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đau, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Ung thư không được hóa, xạ trị vì tác dụng phụ
Điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị có thể có tác dụng phụ. Các phương pháp này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, nhưng các tế bào ung thư bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khả năng hồi phục của tế bào ung thư cũng kém hơn tế bào lành.
Không được bồi bổ khi mắc ung thư
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi bổ trong giai đoạn điều trị hóa chất, tia xạ, sau đó ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Có người không ăn thịt đỏ, chất đạm, uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay... Sai lầm này khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.
Chế độ ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua. Tránh thực phẩm quá giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị.
Nếu trong gia đình có người ung thư, chắc chắn tôi cũng bị ung thư
Khoảng 5-10% bệnh ung thư là do đột biến gen di truyền. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn chắc chắn sẽ bị ung thư. Để ung thư xảy ra thì ngoài di truyền, còn các yếu tố khác như hút thuốc, uống rượu, phóng xạ... |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-noi-soi-dai-trang-dinh-ky-o-benh-nhan-co-trieu-chung-hoi-chung-ruot-kich-thich-duoi-45-tuoi-khong-vi | Nên nội soi đại tràng định kỳ ở bệnh nhân có triệu chứng hội chứng ruột kích thích dưới 45 tuổi không? | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Do đó, khuyến cáo không nên nội soi đại tràng định kỳ ở những bệnh nhân có các triệu chứng hội chứng ruột kích thích dưới 45 tuổi mà không có dấu hiệu cảnh báo.
1. Nên nội soi đại tràng định kỳ ở bệnh nhân có triệu chứng IBS dưới 45 tuổi không?
Tỷ lệ phổ biến cao của hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc bệnh nhân của hội chứng ruột kích thích. Một khía cạnh quan trọng là sức khỏe và gánh nặng kinh tế của việc kiểm tra không cần thiết. Nội soi đại tràng là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để xác nhận sự “vắng mặt” của bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng đường ruột của bệnh nhân, chẳng hạn như IBD, viêm đại tràng vi thể hoặc ung thư ruột kết. Xét nghiệm này tạo ra gánh nặng đáng kể cho bệnh nhân vì mất thời gian làm việc, bệnh tật từ việc chuẩn bị, ảnh hưởng liên quan đến an thần và chi phí tài chính trực tiếp.Tác động này càng gia tăng vì nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính trực tiếp yêu cầu nội soi trước khi hội chẩn tiêu hoá. Do đó, nội soi đại tràng là một trong những xét nghiệm thường xuyên và đắt tiền nhất được sử dụng trong quá trình đánh giá các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Do đó, các tác giả khuyến cáo không nên nội soi đại tràng định kỳ ở những bệnh nhân có các triệu chứng hội chứng ruột kích thích dưới 45 tuổi mà không có dấu hiệu cảnh báo.
2. Xem xét chỉ định nội soi, tầm soát ung thư đại tràng ở bệnh nhân có triệu chứng IBS trên 50 tuổi
2.1. Xem xét các đặc điểm chính của bệnh nhân khi quyết định tiến hành nội soi
Trước tiên, điều quan trọng là phải xem xét các đặc điểm chính của bệnh nhân khi quyết định tiến hành nội soi - những đặc điểm này được gọi là “các đặc điểm báo động” và bao gồm chứng rối loạn tiêu máu, melena, sụt cân không chủ ý, tuổi bắt đầu có triệu chứng lớn hơn, tiền sử gia đình mắc IBD, đại tràng, ung thư hoặc bệnh tiêu hoá nghiêm trọng khác. Khi xuất hiện, người ta càng lo lắng về việc xác định một quá trình bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, các tính năng báo động ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có giá trị tiên đoán thấp. Không nên nội soi đại tràng định kỳ ở những bệnh nhân có các triệu chứng hội chứng ruột kích thích dưới 45 tuổi mà không có dấu hiệu cảnh báo. 2.2. Tầm soát ung thư đại tràng là một cân nhắc đặc biệt ở bệnh nhân IBS trên 50 tuổi
Bằng chứng thứ hai của việc xem xét chỉ định nội soi, tầm soát ung thư đại tràng là một cân nhắc đặc biệt ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Điều quan trọng là bệnh nhân phải được cập nhật về tầm soát ung thư đại tràng độc lập với các khiếu nại hội chứng ruột kích thích hiện tại của họ. Nói cách khác, nếu một bệnh nhân được cho là có hội chứng ruột kích thích đến phòng khám với các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở tuổi 52 và chưa bao giờ đi nội soi để tầm soát ung thư ruột kết, thì việc nội soi phải dựa trên tuổi của người đó và được coi là độc lập. của các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Không có gì lạ, nội soi đại tràng là bình thường. Trong một nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ, tỷ lệ polyp đại tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thấp hơn so với nhóm chứng khỏe mạnh. Lý do cho điều này là không rõ ràng nhưng không phụ thuộc vào tuổi tác.
2.3. Khuyến khích nội soi ở bệnh nhân có các triệu chứng IBS và không có dấu hiệu cảnh báo
Thứ ba, nội soi đại tràng đã được khuyến khích ở những bệnh nhân có các triệu chứng hội chứng ruột kích thích và không có dấu hiệu cảnh báo, vì người ta cho rằng đau khi nội soi đại tràng có thể là một biện pháp hỗ trợ cho việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Điều này bắt nguồn từ lý thuyết cho rằng các triệu chứng hội chứng ruột kích thích đại diện cho tăng trương lực nội tạng, một khái niệm được hỗ trợ bởi mức độ đau cao hơn được báo cáo ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích so với những đối tượng không hội chứng ruột kích thích trong quá trình căng phồng của đại tràng trực tràng. Một nghiên cứu cho thấy những đối tượng bị hội chứng ruột kích thích có biểu hiện đau khi nội soi đại tràng tái tạo cơn đau hội chứng ruột kích thích của họ. Điều này đã được xác nhận bởi những người khác (65 tuổi) và khiến các nhà điều tra gợi ý rằng đau khi nội soi đại tràng có thể là một "phương pháp hỗ trợ" cho chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ được chứng minh trên quy mô lớn và các thử nghiệm có đối chứng và sự hiện diện của nhiều yếu tố gây nhiễu (sự thay đổi trong quy trình an thần, chất lượng chuẩn bị, kỹ năng của bác sĩ nội soi và sử dụng CO 2 hay không) khiến lý thuyết này không thể xác nhận được.
2.4. Khuyến khích nội soi ở những bệnh nhân có triệu chứng IBS và không có dấu hiệu cảnh báo
Thứ tư, các bác sĩ lâm sàng bày tỏ lo ngại về việc bỏ sót bệnh lý quan trọng ở những bệnh nhân có các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Một số nghiên cứu đã điều tra vấn đề này. Chey và cộng sự xác định rằng các tổn thương phổ biến nhất được xác định ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích trong quá trình nội soi đại tràng là bệnh trĩ, bệnh túi thừa và polyp. Tuy nhiên, polyp chỉ được tìm thấy trong 7,7% trường hợp ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích so với 26,1% ở bệnh nhân không hội chứng ruột kích thích (P <0,0001). Điều này vẫn có ý nghĩa ngay cả khi đã kiểm soát tuổi tác và các yếu tố khác.Trong một nghiên cứu gần đây hơn về 559 đối tượng đáp ứng các tiêu chí Rome III hội chứng ruột kích thích, các tính năng báo động có tỷ lệ mắc bệnh có thể phát hiện cao hơn, tuy nhiên, ngay cả trong số 136 đối tượng không có tính năng báo động, bệnh Crohn được tìm thấy ở 7,4% đối tượng và bệnh celiac ở 2,9%. Nghiên cứu thứ hai này có thể nói lên cả tính đặc hiệu kém của tiêu chí Rome, vốn có tỷ lệ khả năng dương tính chỉ là 3,35 và tỷ lệ lưu hành theo địa lý của các bệnh như IBD và CD khi nghiên cứu được thực hiện ở các nhóm dân cư phía Bắc.Cuối cùng, trong nghiên cứu lớn nhất cho đến nay từ Nhật Bản trên 4.528 đối tượng được nội soi đại tràng, 5 khối u đại tràng đã được xác định trong 203 đối tượng hội chứng ruột kích thích dương tính ở Rome. Tuy nhiên, tất cả đều được phát hiện ở những đối tượng trên 50 tuổi. Không có đối tượng nào bị hội chứng ruột kích thích dưới 49 tuổi.Một chỉ định phổ biến được sử dụng để “biện minh” cho nội soi đại tràng ở bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng ruột kích thích - D (hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy) là “loại trừ viêm đại tràng vi thể”.Đây có thể là một trường hợp đặc biệt ở phụ nữ trên 60 tuổi có nguy cơ cao bị viêm đại tràng vi thể mới khởi phát. Tuy nhiên, dữ liệu có hạn ở đây. Làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn, một phân tích tổng hợp gần đây đã xác định những hạn chế của tiêu chuẩn Rome vì 32,5% bệnh nhân bị viêm đại tràng vi thể sẽ đáp ứng tiêu chuẩn Rome cho hội chứng ruột kích thích -D trong khi những người khác đáp ứng tiêu chuẩn Rome về tiêu chảy chức năng. Tầm soát ung thư đại tràng là một cân nhắc đặc biệt ở bệnh nhân IBS trên 50 tuổi 3. Kết luận
Dựa trên bằng chứng hiện tại, trong trường hợp không có các tính năng báo động, dường như không có lý do để nội soi đại tràng định kỳ ở những đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích dưới 45 tuổi (mặc dù ngoài phạm vi của bản thảo này, sự thay đổi trong tầm soát đến tuổi 45 là điều gây tranh cãi và người đọc được tham khảo các hướng dẫn xã hội cũng như ấn phẩm gần đây để đánh giá toàn diện về chủ đề này). Ở những bệnh nhân trên 45 tuổi, nội soi đại tràng âm tính gần đây để tầm soát ung thư đại tràng hoặc cho các mục đích điều tra khác sẽ giảm thiểu nhu cầu nội soi đại tràng khác đối với các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trong trường hợp không có các tính năng báo động mới. Ở những bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao bị viêm đại tràng vi thể (tuổi lớn hơn [> 60], giới tính nữ và tiêu chảy dữ dội hơn), có thể có nhiều bằng chứng ủng hộ việc sử dụng phương pháp nội soi. Tài liệu tham khảo:Lacy, Brian và cộng sự. Hướng dẫn lâm sàng ACG: Quản lý Hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Tiêu hóa học Hoa Kỳ: Tháng 1 năm 2021 - Tập 116 - Số 1 - tr 17-44 |
|
https://suckhoedoisong.vn/8-mon-an-bai-thuoc-nen-dung-khi-bi-cam-cum-169231213175237569.htm | 14-12-2023 | 8 món ăn bài thuốc nên dùng khi bị cảm cúm | Đa số bệnh
cảm lạnh
và cúm
có thể tự khỏi, tuy nhiên
cảm cúm
vẫn gây các biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, sốt,
đau họng
, chảy nước mũi…
Theo y học cổ truyền, nhiễm cảm cúm có thể do chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút, hoặc do tà khí (mầm bệnh) bên ngoài như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Cháo hành tía tô giải cảm.
Cảm cúm chia thành cảm mạo do phong hàn (cảm lạnh) và cảm mạo do phong nhiệt (cúm):
- Cảm phong hàn:
Người bệnh có thể có biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, sốt,
đau đầu
, ngạt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, hắt hơi, ho, đau rát họng; rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù.
Pháp điều trị: Tán phong hàn, phát hãn giải biểu (tức làm ra mồ hôi để hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính nóng (tân ôn) như gừng, tỏi, hành, quế,
tía tô
,
kinh giới
, bạch chỉ…
- Cảm phong nhiệt:
Người bệnh sốt, đau nặng đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi, dịch mũi đặc, miệng khô, có thể có ho, đờm vàng đặc, rêu lưỡi vàng.
Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế giải biểu (tức làm thông khí, hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính mát (tân lương) để giải biểu như
bạc hà
, hương nhu, hoắc hương, sài hồ, cúc hoa, sắn dây, cúc tần…
Trà gừng mật ong có tác dụng giải cảm.
1. Một số món ăn chữa cảm phong hàn
- Cháo hành tía tô
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh Tỳ, Phế, có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa và giảm đau.
Vì vậy, nếu bị cảm cúm, bạn có thể sử dụng tía tô để nấu cháo. Tía tô kết hợp với hành vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi
giải cảm
.
Ngoài ra, tía tô còn có thể kết hợp với nhiều loại lá khác để nấu nước ngâm xông giúp giải cảm.
- Cháo gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được ứng dụng nhiều trong gia vị nấu ăn cũng như là vị thuốc dân gian quen thuộc. Gừng được dùng làm vị thuốc giải cảm, chống bệnh cảm lạnh và cúm thông thường hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng
đầy hơi
, khó tiêu, buồn nôn…
Cách làm cháo gừng với gừng tươi khoảng 30g, gạo tẻ 60 – 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, gừng thái lát cho vào khi cháo chín, thêm đường trắng, khuấy đều ăn nóng.
Cháo gừng thích hợp cho trẻ em viêm khí phế quản do cảm lạnh, nôn ói đau bụng hay những người bị cảm cúm.
Súp gà thích hợp cho người cảm phong hàn lẫn cảm phong nhiệt.
- Trà gừng mật ong
Khi bị cảm cúm, bạn cũng có thể sử dụng trà gừng mật ong để làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi nhanh chóng. Đồng thời, trà gừng mật ong cũng có tác dụng giải cảm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần sử dụng một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi thái lát mỏng, cho vào ly nước. Sau đó, đổ thêm nước sôi vào chờ khoảng 5 phút. Rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
- Cháo kinh giới
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can... có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu; dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện ra máu.
Bạn có thể nấu cháo kinh giới hoặc các món cháo kết hợp kinh giới cùng một số dược liệu khác như gừng, tỏi, phòng phong để làm món ăn giải cảm.
Nguyên liệu gồm kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, nấu lấy nước bỏ bã. Sau đó dùng nước để kết hợp với gạo tẻ nấu thành cháo. Cháo kinh giới dùng cho trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
2. Một số món ăn chữa cảm phong nhiệt (cảm cúm)
- Cháo bạc hà
Bạc hà là thuốc sơ tán phong nhiệt, thêm gạo tẻ, đường phèn nấu cháo vừa giúp vã mồ hôi, lại có tác dụng bảo vệ dạ dày. Món cháo bạc hà rất thích hợp cho người mới mắc bệnh cảm mạo phong nhiệt.
Sử dụng bạc hà 15g sắc lấy nước để nguội, gạo tẻ 60g, thêm nước nấu cháo, chờ khi cháo chín, thêm nước sắc bạc hà và đường phèn vừa đủ. Ăn cháo lúc hơi ấm, vã mồ hôi là tốt.
Cải cúc trừ phong nhiệt.
- Canh
cải cúc
nấu cá rô
Trong Đông y, cải cúc vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc, dùng làm bài thuốc tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu,
tiêu đờm
, trừ phong nhiệt…
Cách làm: Cải cúc 500g, cá rô 300g làm sạch vảy và ruột, cặp vào vỉ nướng trên lửa than cho chín vàng. Sau đó đun sôi nước, cho cá vào đun sôi một lúc, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, tiêu, hành, gừng giã nhỏ. Xương và đầu cá cho vào nồi nước, đun lại cho kỹ, lọc lấy nước trong. Đun nước sôi, cho cá đã ướp vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho cải cúc vào đảo đều rồi tắt bếp ngay là có món canh cải cúc nấu cá rô thơm ngon, bổ dưỡng lại có hiệu quả giải cảm.
- Bối mẫu - sa sâm hấp lê
Lê 1 quả gọt vỏ, bối mẫu 6g, sa sâm 10g, bạc hà 4g và đường phèn vừa đủ, cùng cho vào trong bát thêm nước để hấp. Chia ăn sáng và chiều, dùng liền vài ngày. Món ăn có tác dụng nhuận táo trị ho, hóa đàm tuyên phế, thích hợp cho người cao tuổi hoặc trẻ em sau khi mắc bệnh cảm sốt mà gây ra các triệu chứng như: Ho khan đau họng, đờm vàng đặc, miệng khát, đại tiện táo kết…
-
Súp gà
Súp gà là món ăn nên được dùng khi bị ốm. Mặc dù thiếu các bằng chứng khoa học chứng minh súp gà có tác dụng giải cảm, nhưng nó có thể mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng. Nước dùng cung cấp chất lỏng và chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Thịt gà cung cấp protein và kẽm.
Ngoài ra, các thực phẩm chế biến kèm theo cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng như cà rốt cung cấp vitamin A, cần tây và hành tây cung cấp vitamin C… Món ăn có thể dùng cho cả người cảm phong hàn lẫn phong nhiệt.
5 bài thuốc nam hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả
SKĐS - Thời tiết lạnh và ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho các loại virus cúm phát triển, lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Khi bị cảm cúm có thể dùng một số bài thuốc hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục..
Xem thêm video đang được quan tâm:
Mách bạn 4 cách đơn giản phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông | SKĐS |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bung-keu-oc-oc-sau-khi-la-benh-gi-vi | Bụng kêu ọc ọc sau khi ăn là bệnh gì? | Hệ tiêu hóa co bóp đẩy thức ăn, khí, chất lỏng qua dạ dày và ruột non tạo ra tiếng kêu, bụng càng rỗng thì bụng kêu ọc ọc càng to. Tuy nhiên, khi nghe thấy tiếng bụng kêu ọc ọc và xì hơi đi kèm cảm giác khó chịu ở vùng bụng, có thể cơ thể bạn đang mắc một số triệu chứng bệnh như hội chứng ruột kích thích, đại tràng kích thích,... Cùng tìm hiểu tình trạng bụng hay kêu ọc ọc là bệnh gì trong bài viết sau đây.
1. Bụng kêu ọc ọc là bệnh gì?
Khi bụng sôi, phát ra tiếng kêu ọc ọc, ùng ục liên tục thường là do các nguyên nhân sinh lý như sau:Hơi ứ lâu trong dạ dày, phát tiếng ọc ọc, ùng ục lớn nguyên nhân là do thói quen ăn quá nhanh, nuốt nhiều hơi hơn so với những người ăn uống với tốc độ bình thường. Bụng kêu ọc ọc là do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Thức ăn sẽ làm giảm bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột nên khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn. Khi bụng đang trống rỗng một thời gian dài, các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp mạnh hơn lần trước. Khi đó, rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống dạ dày rỗng, khiến bụng kêu ọc ọc càng to hơn.Hiện tượng bụng kêu ọc ọc là cách để cơ thể tự làm sạch, loại bỏ các thức ăn thừa và vi khuẩn ra ngoài. Quá trình này kéo dài trung bình từ 10 đến 20 phút và có thể lặp lại sau hai giờ cho đến khi dạ dày được nạp thức ăn.Bụng kêu ọc ọc là bệnh gì? Thực chất đây không phải triệu chứng bệnh lý nào mà chỉ đơn giản là khi cơ thể đang đói và là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động tốt.Bụng kêu ọc ọc sau khi ăn có thể do bạn đã ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu, dễ làm đầy bụng, đầy hơi như đồ chiên xào, món có nhiều mỡ động vật, ngũ cốc, tinh bột hay hành tỏi...Bụng kêu ọc ọc sau khi ăn cũng có thể do vừa mới ăn no liền đi nằm ngay khiến dạ dày đầy hơi, sôi bụng. Đồng thời, hành động này còn dễ tích mỡ thừa ở vòng bụng.Thiếu hụt lợi khuẩn trong đường ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, làm thức ăn khó tiêu hóa, dễ sinh đầy hơi, sôi bụng dẫn đến bụng kêu ọc ọc và xì hơi.Bụng kêu ọc ọc và xì hơi kèm theo ợ hơi liên tục nhiều ngày cũng có thể là do uống quá nhiều đồ uống có gas, rượu, bia.Với những nguyên nhân bị sôi bụng như đã trên, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà. Thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì tình trạng bụng kêu ọc ọc và xì hơi sẽ dần biến mất mà không cần phải can thiệp y khoa gì.Tuy nhiên, nếu tiếng sôi bụng phát ra thành từng cơn liên tục, kèm cảm giác đau bụng dưới kêu ọc ọc lâu ngày thì có thể bạn đang mắc các bệnh lý điển hình về hệ tiêu hóa. Bạn cần đến ngay bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám và điều trị kịp thời:Hội chứng ruột kích thích: Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Ngoài dấu hiệu đau bụng dưới kêu ọc ọc thì còn có các dấu hiệu khác kèm theo như tiêu chảy, táo bón, đau bụng rút, đầy hơi...Đại tràng kích thích: Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, bên cạnh dấu hiệu đau bụng dưới kêu ọc ọc thì bệnh còn có triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, đau bụng, chướng bụng và rối loạn đại tiện.Bệnh Crohn là một bệnh lý viêm ruột mãn tính gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của bệnh có thể bao gồm đau bụng dưới kêu ọc ọc, tiêu chảy, sụt cân, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, ói mửa, và thiếu máu. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến những tổn thương gan, loãng xương và ung thư ruột kết.Nhạy cảm với gluten: Những người bị mắc bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc rối loạn tự miễn dịch khác có thể không có khả năng xử lý gluten, gây ra tình trạng bụng kêu ọc ọc và xì hơi.Trào ngược axit: khi bị bụng kêu ọc ọc và xì hơi hoặc buồn nôn sau bữa ăn, có thể do bạn bị trào ngược axit, hoặc khó tiêu. Các axit trong dạ dày trào lên thực quản, nguyên nhân do ăn quá nhiều, hút thuốc, uống rượu, béo phì và mang thai ở độ tuổi trên 35.
2. Cách giải quyết bụng kêu ọc ọc sau khi ăn
Tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng bụng kêu ọc ọc sau khi ăn mà có những phương pháp giải quyết vấn đề này.Thói quen ăn uống không khoa học: Nếu bạn đang có thói quen ăn nhanh, hoặc thói quen ăn uống khi bạn đang nói chuyện hay làm việc, khi đó bạn đang nuốt nhiều không khí. Không khí vào nhiều khiến cho dạ dày căng lên. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen ăn uống chậm lại và ăn tập trung.Không tiêu hóa được sữa: Đối với những người cao tuổi thì cơ thể của họ làm giảm sản xuất các enzyme lactate để tiêu hóa các sản phẩm từ sữa. Nếu sau khi uống sữa thấy bụng kêu ọc ọc và xì hơi bạn nên dừng uống sữa trong vài ngày để xem có sự khác biệt gì không.Thay đổi nội tiết tố: Thời kỳ mãn kinh hoặc giai đoạn thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra tình trạng bụng kêu ọc ọc và xì hơi. Cách khắc phục là nên tập thể dục đều đặn để ngăn chặn đầy hơi và cải thiện nhu động ruột.Ăn quá nhiều chất xơ: Khi ăn quá ít chất xơ có thể gây ra tình trạng táo bón và dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Nguyên nhân là do các vi khuẩn trong ruột chỉ có thể tiêu hóa nó đến mức độ nào, nên có thể gây ra đầy hơi. Vì vậy, bạn nên chú ý ăn các thực phẩm giàu chất xơ với lượng vừa phải.Ăn thực phẩm có đường: nguyên nhân là do các vi khuẩn trong ruột nhỏ và ruột lớn tiêu hóa đường và tạo ra khí. Nếu bạn ăn quá nhiều đường có thể gây ra cảm giác bụng kêu ọc ọc và xì hơi. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt.Hút thuốc: Những người hút thuốc có xu hướng hít nhiều không khí, khiến họ cảm thấy bụng kêu ọc ọc. Các giải pháp rõ ràng là bạn nên bỏ thuốc, hút ít thuốc lá mỗi ngày.Hội chứng ruột kích thích: Đây là sự kết hợp của tình trạng đau bụng dưới kêu ọc ọc kèm theo chuột rút. Nó được gây ra nguyên nhân bởi một bệnh nhiễm trùng đường ruột hoặc thậm chí căng thẳng. Để ngăn chặn tình trạng này bạn nên ăn chia bữa ăn thành bữa nhỏ và tránh đồ uống có chứa cafein kích thích ruột.Mất cân bằng vi khuẩn: Đây là khi các vi khuẩn đường ruột sinh sôi và phát triển nhiều.. Tình trạng này gây ra đầy hơi, sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa, xảy ra khi bạn bị cúm hay nhiễm trùng. Để khắc phục sự mất cân bằng này, nên tránh sử dụng các thực phẩm như bơ, anh đào, mận, đậu, đậu lăng, đậu nành, lúa mì, hành tây, tỏi trong thời gian vài ngày.Bụng kêu ọc ọc là triệu chứng tiêu hóa gặp ở nhiều người và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có cách xử trí và điều trị phù hợp. Trong các trường hợp khắc phục tại nhà không đem lại hiệu quả thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. |