url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-cung-dong-mach-chu-vi
Hội chứng cung động mạch chủ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hội chứng cung động mạch chủ cấp là tình trạng có thể diễn tiến nguy kịch, biểu hiện lâm sàng ban đầu trong vòng 14 ngày. Vì áp lực máu trong động mạch chủ cao, do đó cần chẩn đoán nhanh, điều trị kịp thời để bảo tồn tính mạng cho người bệnh. 1. Hội chứng cung động mạch chủ cấp là gì? Hội chứng cung động mạch chủ cấp tính là những rối loạn của động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng với các triệu chứng cần được đánh giá, xem xét khẩn cấp, đôi khi cần đến can thiệp phẫu thuật.Nhóm bệnh lý này bao gồm bóc tách động mạch chủ cấp tính, tụ máu trong thành và loét mảng xơ vữa động mạch thâm nhập. Việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị trên các bệnh lý này thường đòi hỏi sự phối hợp nhiều chuyên khoa, bao gồm bác sĩ gia đình và nội khoa, y học cấp cứu, chăm sóc hồi sức, hình ảnh, tim mạch và phẫu thuật tim. 2. Bóc tách động mạch chủ cấp tính 2.1. Bóc tách động mạch chủ cấp tính là gì?Bóc tách động mạch chủ cấp tính là một bệnh cảnh phổ biến cũng như gây tử vong cao nhất của hội chứng động mạch chủ cấp, do đó cần được chẩn đoán và điều trị khẩn cấp. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong từ 1% đến 2% mỗi giờ sau khi khởi phát các triệu chứng và 90% sau ba tháng. Bóc tách động mạch chủ là hệ quả của một vết rách trên thành động mạch chủ và máu đi vào lớp trung mạc của động mạch chủ. Cơ chế này chia động mạch chủ thành lòng thật và lòng giả, được ngăn cách bởi một vách ngăn từ lớp trung nội mạc của động mạch chủ. Vì thành ngoài của động mạch chủ đã trở nên mỏng hơn, khả năng nâng đỡ kém hơn, một áp lực cao đột xuất trong lòng mạch có thể gây vỡ mạch máu, tràn máu vào khoang màng ngoài tim và chèn ép tim gây tử vong. Chính vì vậy, kích thước của khối máu tụ bóc tách quyết định dự hậu. Đôi khi vị trí của khối máu tụ bắt nguồn từ vết rách ở đoạn gần động mạch chủ lên, kéo dài ra xa nên có thể gây tắc nghẽn các nhánh động mạch chủ quan trọng, như các động mạch cung cấp máu cho não, thận, nội tạng bụng và tứ chi. Nếu khối máu tụ lan rộng về phía sau, động mạch vành có thể giảm cung cấp máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim, hay làm hở van động mạch chủ cấp nặng, gây suy tim.2.2. Các yếu tố rủi ro gây bóc tách động mạch chủTăng huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bóc tách động mạch chủ cấp. Kế tiếp, thoái hóa lớp trung mạc mức độ nặng có thể là nguyên nhân ở khoảng 20% ​​bệnh nhân.Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm sự hiện diện của các hội chứng bất thường mô liên kết di truyền, van động mạch chủ hai lá, giãn động mạch chủ lên, gốc động mạch chủ và co thắt động mạch chủ. Bên cạnh đó, sử dụng cocaine, các can thiệp bằng ống thông vào động mạch chủ và động mạch vành cũng như các thao tác trong quá trình phẫu thuật tim hở cũng có thể dẫn đến bóc tách động mạch chủ. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến của hội chứng cung động mạch chủ 2.3. Phân loại bóc tách động mạch chủPhân loại bóc tách động mạch chủ cấp theo Stanford là phổ biến nhất. Stanford loại A bao gồm tổn thương xảy ra ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào liên quan đến động mạch chủ lên, có hoặc không liên quan đến cung động mạch chủ và động mạch chủ xa. Stanford loại B bao gồm tổn thương xảy ra ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào liên quan đến động mạch chủ ngực xuống, đôi khi có thể kéo dài đến gần cung động mạch chủ. Bên cạnh đó, bóc tách động mạch chủ cấp cũng có thể phân loại theo DeBakey, loại I tương tự với loại Stanford A và loại III tương tự với loại Stanford B. Loại DeBakey II là loại tổn thương bắt nguồn và giới hạn trong động mạch chủ lên và là loại ít phổ biến nhất.2.4. Triệu chứng bóc tách động mạch chủTriệu chứng phổ biến nhất của bóc tách động mạch chủ cấp là đau ngực đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên, các biến thể khác của đau ngực, đau lưng đã được mô tả và bóc tách động mạch chủ cấp cũng có thể xảy ra dù không có cơn đau. Trong Stanford loại A, cơn đau thường nằm ở vùng ngực trước và có thể lan ra cổ, lưng hoặc bụng. Trong Stanford loại B, cơn đau thường xảy ra sau ngực và cả ở bụng. Các triệu chứng khác có thể gặp phải là ngất do hạ huyết áp liên quan đến chèn ép tim hoặc vỡ động mạch chủ; hôn mê do tắc nghẽn nghiêm trọng của động mạch não; đau bụng cũng có thể xảy ra là do giảm tưới máu mạc treo và động mạch thận; suy thận trong giai đoạn bóc tách động mạch chủ cấp có tỷ lệ tử vong là 50-70% và thiếu máu cục bộ mạc treo với tỷ lệ cao tới 87%. Nếu khó bắt mạch ở chân thì nên nghĩ tới khả năng bóc tách động mạch chủ ngực gây tắc động mạch chủ chậu và động mạch chủ bụng.2.5. Chẩn đoánBệnh nhân đến khoa cấp cứu với tình trạng đau ngực rõ rệt sẽ được làm điện tâm đồ và định lượng troponin huyết thanh để loại trừ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là điện tâm đồ có thể bất thường ở 70% bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ lên. Vì vậy, nếu nghi ngờ chẩn đoán nhồi máu cơ tim, các công cụ chẩn đoán khác cũng nên được thực hiện ngay lập tức để loại trừ bóc tách động mạch chủ, nhằm tránh sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến đông máu. Chụp X quang phổi có thể cho thấy hình ảnh trung thất trên giãn rộng, nhưng thường không đáng kể. Trong khi đó, chụp cắt lớp vi tính có cản quang hiện là công cụ chẩn đoán được sử dụng rộng rãi nhất để phát hiện bóc tách động mạch chủ. Siêu âm tim qua thực quản có độ nhạy cao và đặc hiệu để phát hiện bóc tách động mạch chủ tại đoạn lên, vượt trội hơn hẳn so với siêu âm tim qua lồng ngực. Công cụ này có thể được thực hiện nhanh chóng nhưng cần có thuốc an thần và bác sĩ tim mạch để thực hiện. Ngoài việc xác định lớp bóc tách, siêu âm tim qua thực quản có thể xác định chèn ép màng ngoài tim, hở van động mạch chủ và vị trí gốc động mạch vành ảnh hưởng. Hơn nữa, vị trí của vết rách cũng được xác định, điều này rất hữu ích cho bác sĩ phẫu thuật. Trong khi đó, siêu âm tim qua lồng ngực chỉ có giá trị hạn chế. Đau ngực đột ngột là triệu chứng điển hình của hội chứng cung động mạch chủ Chụp cộng hưởng từ cũng là một công cụ đặc hiệu và có độ nhạy cao để phát hiện bóc tách động mạch chủ. Vì không yêu cầu thuốc cản quang, đây là lựa chọn hữu ích ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. 2.6. Điều trị bóc tách động mạch chủĐiều trị ban đầu của bóc tách động mạch chủ Stanford loại A là kiểm soát nhanh huyết áp và nhịp tim, qua đó làm giảm vận tốc co bóp của tâm thất trái, ngăn chặn sự lan rộng của khối máu tụ đang bóc tách. Thuốc chẹn beta tiêm tĩnh mạch được sử dụng để làm nhịp tim chậm lại. Khả năng giảm hậu tải đạt được khi tiêm tĩnh mạch natri nitroprusside, clevidipine hoặc nicardipine. Song song đó, bệnh nhân cũng được chuẩn bị phẫu thuật cấp cứu. Mục tiêu của phẫu thuật là để ngăn chặn tử vong do chèn ép màng ngoài tim hoặc xuất huyết thông qua việc loại bỏ vị trí bóc tách bằng cách cắt bỏ đoạn động mạch chủ tổn thương và thay thế bằng mảnh ghép tổng hợp, chuyển hướng dòng máu vào lòng mạch thật. Đối với bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ Stanford loại B, ban đầu cũng được xử trí tương tự với chẹn beta, giảm hậu tải để kiểm soát huyết áp và giảm đau mà không cần phẫu thuật. Chỉ định can thiệp phẫu thuật ngay lập tức chỉ được đặt ra khi có bằng chứng vỡ khối bóc tách hay lan rộng nhanh chóng làm tăng đường kính động mạch chủ, thiếu máu cục bộ do tưới máu kém, tăng huyết áp và cơn đau do bóc tách không kiểm soát được. 3. Tụ máu trong thành động mạch chủ Là một bệnh động mạch chủ cấp, tụ máu trong thành động mạch chủ thường do biến cố vỡ mạch máu và khối máu tụ phát triển trong thành động mạch chủ. Bệnh nhân có thể biểu hiện với các triệu chứng và dấu hiệu giống với bóc tách động mạch chủ. Lúc này, những đánh giá và xử trí ban đầu là dùng thuốc chẹn beta và kiểm soát tăng huyết áp.Tuy nhiên, diễn tiến tự nhiên của tụ máu trong thành động mạch chủ có thể thay đổi trên từng cá nhân. Trong đó, nếu đường kính động mạch chủ lớn hơn (> 5,5cm) và độ dày của khối máu tụ tăng nhanh (> 16mm) thì tiên lượng xấu. Như vậy, điều trị cho những đối tượng này khi có đau ngực dữ dội hoặc huyết động không ổn định cũng giống như đối với những bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ Stanford loại A. 4. Loét xơ vữa động mạch thâm nhập Loét xơ vữa động mạch thâm nhập là một dạng của hội chứng cung động mạch chủ, tuy nhiên ít gây tử vong hơn so với bóc tách động mạch chủ cấp tính và tụ máu trong thành. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể biểu hiện đau ngực dữ dội nên vẫn cần được đánh giá cẩn thận. Trong thực tế, loét xơ vữa động mạch thâm nhập thường được phát hiện tình cờ trên chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ hoặc chụp cộng hưởng từ vùng ngực và bụng được thực hiện cho các chỉ định khác. Vị trí tổn thương thường xảy ra ở những khu vực vôi hóa dày đặc của mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ ngực và giảm dần khi xuống động mạch chủ bụng. Một tỷ lệ nhỏ các vết loét sẽ dần dần to ra, hình thành chứng phình động mạch hình túi hay máu tụ trong thành. Lúc này, can thiệp ngoại khoa có thể được chỉ định nhằm sửa chữa nội mạch và được ưu tiên hơn phẫu thuật hở. Một dạng khác của hội chứng cung động mạch chủ là loét xơ vữa thâm nhập 5. Theo dõi hội chứng cung động mạch chủ cấp Những bệnh nhân vượt qua được giai đoạn cấp của các bệnh động mạch chủ, đặc biệt là bóc tách động mạch chủ cấp thì cần được theo dõi chặt chẽ sau khi điều trị ban đầu để phát hiện sự hình thành phình động mạch chủ trong đoạn động mạch còn lại, sự lan rộng của khối bóc tách hoặc tụ máu trong màng cũng như lan rộng vết loét thâm nhập. Chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ và kiểm soát huyết áp chặt chẽ bằng thuốc chẹn beta hoặc các thuốc hạ huyết áp khác là những biện pháp chính trong điều trị, theo dõi các bệnh nhân này ở giai đoạn bán cấp và mạn tính. Bất kỳ bệnh nhân nào được phát hiện có phình động mạch chủ ngực với đường kính từ 4cm trở lên cần được điều trị thích hợp và theo dõi định kỳ để xác định thời điểm cần can thiệp phẫu thuật. Tăng huyết áp không được điều trị là một yếu tố nguy cơ của phình giãn động mạch chủ và vỡ. Các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như hút thuốc lá và rối loạn lipid máu cũng cần được kiểm soát.Trong trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng nhưng động mạch chủ lên có đường kính từ 5,5 cm trở lên hoặc có bằng chứng về việc giãn rộng động mạch chủ hơn 0,5 cm trong một năm nên được xem xét phẫu thuật. Ngưỡng tiêu chuẩn kích thước có thể cao hơn đối với phình động mạch chủ liên quan đến cung động mạch chủ và động mạch chủ ngực xuống trong khi sẽ thấp hơn ở những bệnh nhân có tình trạng bất thường do di truyền.Tóm lại, hội chứng động mạch chủ cấp tính là các rối loạn của động mạch chủ ngực và bụng thường có triệu chứng, cần được đánh giá và điều trị khẩn cấp. Nhóm bệnh lý này bao gồm bóc tách động mạch chủ cấp tính, tụ máu trong thành và loét mảng xơ vữa động mạch thâm nhập. Những kiến thức về tiền sử, biểu hiện, chẩn đoán kịp thời và can thiệp phẫu thuật đúng chỉ định là “chìa khóa” dẫn đến kết quả thành công trong hộp chứng cung động mạch chủ.
https://suckhoedoisong.vn/nhiem-trung-nguy-hiem-o-tre-sinh-non-co-the-co-nguon-goc-tu-duong-ruot-169230505193621451.htm
06-05-2023
Nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ sinh non có thể có nguồn gốc từ đường ruột
Vì vi khuẩn phổ biến nhất trong các trường hợp nhiễm trùng máu cũng thường được thấy xuất hiện ở ruột, nên các nhà khoa học đã tiến hành tìm hiểu xem nhiễm trùng máu do vi khuẩn từ đường ruột hay do lây nhiễm từ bên ngoài. Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Gautam Dantas, chuyên gia bệnh học và miễn dịch học tại Đại học Y Washington ở St. Louis (Mỹ) cho biết: "Đây là nhóm dân số dễ bị tổn thương và thời điểm ngay sau sinh là thời điểm mà thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột hình thành lần đầu tiên. Lần tiếp xúc sớm với vi khuẩn này sẽ có thể định hình hệ vi sinh vật đường ruột trong suốt quãng đời còn lại của trẻ". Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những trẻ sơ sinh được nhập viện vào các Khoa hồi sức tích cực sơ sinh của các bệnh viện: Bệnh viện Nhi St. Louis, Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Oklahoma và Bệnh viện Nhi Norton ở Louisville (Mỹ). 4 lợi ích của bí đỏ với đường ruột 5 điều dễ dàng làm mỗi sáng giúp củng cố sức khỏe đường ruột Nhóm nghiên cứu đã phân tích toàn bộ trình tự bộ gen của chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, đồng thời theo dõi các chủng vi khuẩn giống nhau trong phân của trẻ để từ đó xác định xem chủng vi khuẩn nào đã xâm nhiễm ruột trẻ sơ sinh trước khi trẻ bị nhiễm trùng máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thuyết cho rằng nhiễm trùng máu bắt nguồn từ đường ruột của trẻ là đúng với 58% số ca. Một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng máu đã lây truyền giữa các trẻ sơ sinh trong khoa hồi sức tích cực sơ sinh. Nhóm nghiên cứu cho rằng, ngay cả trong trường hợp môi trường được kiểm soát, vẫn có thể xảy ra sự lây truyền vi khuẩn, có thể lây nhiễm qua nhân viên bệnh viện hoặc lây nhiễm qua bề mặt tiếp xúc trong khoa hồi sức tích cực sơ sinh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở khoa hồi sức tích cực sơ sinh, những trẻ bị nhiễm trùng máu có số loài vi khuẩn gây bệnh trong ruột nhiều hơn đáng kể trong hai tuần trước khi bị nhiễm trùng so với những trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ sinh non có thể có nguồn gốc từ đường ruột. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi cũng đã nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh đủ tháng và nhận thấy rằng những đứa trẻ này không gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, nhưng rõ ràng là loài vi khuẩn xâm nhiễm đường ruột trong vài tháng đến 3 năm đầu đời sẽ quyết định hệ vi sinh vật sau này trong ruột của trẻ. Điều này cho thấy, việc xem xét sớm hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sinh non có thể cho phép chúng ta xác định được những trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm". Theo các chuyên gia, trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao do các cơ quan kém phát triển. Những trẻ sinh non thường được điều trị bằng kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây nguy cơ phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh độc hại gia tăng số lượng. "Kết quả nghiên cứu cho thấy, chúng ta cần phải quản lý tốt hơn cách sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh rất quan trọng, chúng ta cần nó để điều trị nhiễm trùng, nhưng cần cân nhắc cẩn thận xem nên sử dụng trong trường hợp nào và khi nào. Và chỉ nên sử dụng kháng sinh trong những trường hợp thực sự cần thiết" – các chuyên gia cho biết thêm. Men vi sinh giúp giảm thiểu tổn thương đường ruột do kháng sinh gây ra SKĐS - Bổ sung men vi sinh có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh đối với thành phần và sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời giảm nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh… Mời xem video nhiều người quan tâm: Nối Ống Dẫn Tinh Cho Người Đàn Ông Từng Triệt Sản, Giờ Muốn Có Con - SKĐS
https://suckhoedoisong.vn/nguon-goc-thu-vi-cua-nuoc-oi-va-tam-quan-trong-cua-chat-long-dac-biet-nay-khi-mang-thai-169230529165729185.htm
30-05-2023
Nước ối quan trọng thế nào khi mang thai?
1. Nước ối là gì? Nước ối là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, không mùi hình thành trong vòng 12 ngày sau khi thụ thai. Túi ối được hình thành từ hai màng, màng ối và màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi phát triển trong tử cung . Nước ối có nhiều chức năng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, nếu lượng nước ối bên trong tử cung quá ít hoặc quá nhiều sẽ xảy ra các biến chứng. Ban đầu, nước ối được sản xuất bởi người mẹ, tuy nhiên, khi thai được khoảng 20 tuần, nước ối được thay thế hoàn toàn bằng nước tiểu của thai nhi. Nước ối lưu thông liên tục do thai nhi nuốt nước ối vào và nước ối lại tiếp tục được tái hấp thu qua da thai nhi, qua màng ối và dây rốn, sau đó bài tiết ra ngoài. Nước ối chứa các chất dinh dưỡng, hormone, kháng thể và các chất lỏng khác để bảo vệ và giúp thai nhi khỏe mạnh. Khi thai được khoảng 34 tuần, khoảng 800 ml nước ối bao quanh thai nhi. Khi mang thai đủ tháng ở tuần thai thứ 40, lượng nước ối còn lại khoảng 600 ml. Có quá ít hoặc quá nhiều nước ối có thể gây ra vấn đề cho thai phụ hoặc thai nhi. Khi nước ối có màu xanh lá cây hoặc nâu, điều này cho thấy thai nhi đã đi ngoài phân su trước khi chào đời. Phân su là tên gọi của lần đi tiêu đầu tiên. Phân su trong chất lỏng có thể gây ra vấn đề về hô hấp gọi là hội chứng hít phân su xảy ra khi phân su đi vào phổi. Trong một số trường hợp, ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ cần được điều trị. 2. Chức năng của nước ối Nước ối có chức năng bảo vệ thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, nước ối chủ yếu là để bảo vệ thai nhi khỏi bị tổn hại. Các chức năng của nước ối bao gồm: - Hoạt động như một tấm đệm: Điều này bảo vệ thai nhi khỏi chấn thương nếu bụng của mẹ bị tác động. - Bảo vệ dây rốn: Nước ối chảy giữa dây rốn và thai nhi. - Bảo vệ khỏi nhiễm trùng: Nước ối có đặc tính kháng khuẩn. - Chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu: Chúng bao gồm protein, chất điện giải, globulin miễn dịch và vitamin hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. - Cho phép thai nhi di chuyển: Nước ối cũng cho phép thai nhi đang phát triển di chuyển trong tử cung, từ đó cho phép sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của hệ thống cơ xương, hệ thống tiêu hóa và hệ thống phổi. - Duy trì nhiệt độ: Nước ối hỗ trợ giữ nhiệt độ ổn định liên tục xung quanh thai nhi trong suốt thai kỳ, bảo vệ chống mất nhiệt. 3. Biến chứng liên quan đến nước ối Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào? ĐỌC NGAY Các biến chứng liên quan đến nước ối có thể xảy ra khi có quá nhiều hoặc quá ít chất lỏng. 3.1 Thiểu ối Mức nước ối thấp được gọi là thiểu ối, xảy ra ở 4% tổng số ca mang thai và 12% các ca mang thai quá ngày. Thiểu ối xảy ra khi chỉ số nước ối nhìn thấy trên siêu âm nhỏ hơn 5 cm (chỉ số bình thường là 5-25 cm) và túi dọc tối đa nhỏ hơn 2 cm. Điều này thấy rõ trong trường hợp rò rỉ chất lỏng do màng ối bị rách, kích thước nhỏ trong một giai đoạn nhất định của thai kỳ hoặc nếu thai nhi không cử động nhiều như mong đợi. Thiểu ối cũng có thể xảy ra ở những thai phụ có tiền sử mắc bệnh lý như đã từng mang thai chậm phát triển, tăng huyết áp , đã từng nạo, phá thai, tiền sản giật, bệnh đái tháo đường , bệnh lupus, mang thai đôi hoặc ba, dị tật bẩm sinh như bất thường thận, sinh già tháng… Thiểu ối có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ nhưng là một vấn đề đáng lo ngại hơn trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời gian đó, nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn. Còn nếu thiểu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. 3.2 Đa ối Sinh non là một trong những biến chứng của đa ối. Khi có quá nhiều nước ối được gọi là đa ối, xảy ra trong 1% trường hợp mang thai. Đa ối xuất hiện khi chỉ số nước ối lớn hơn 24 cm (cm) và túi dọc tối đa dài hơn 8 cm. Rối loạn thai nhi có thể dẫn đến đa ối bao gồm: Rối loạn tiêu hóa , bao gồm teo tá tràng hoặc thực quản, nứt dạ dày và thoát vị cơ hoành Rối loạn não hoặc hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh não hoặc chứng loạn dưỡng cơ Achondroplasia - một chứng rối loạn phát triển xương Nhịp tim thai nhi Nhiễm trùng Hội chứng Beckwith-Wiedemann - rối loạn tăng trưởng bẩm sinh Bất thường phổi thai nhi Phù thai nhi, trong đó một lượng nước bất thường tích tụ bên trong nhiều vùng cơ thể của thai nhi Hội chứng truyền máu song sinh, trong đó một đứa trẻ nhận được nhiều máu hơn đứa kia Máu không phù hợp giữa mẹ và con (Rh không tương thích hoặc bệnh Kell) Bệnh đái tháo đường của mẹ. Quá nhiều chất lỏng cũng có thể được sản xuất trong quá trình mang đa thai. Các triệu chứng của mẹ có thể bao gồm đau bụng và khó thở do tử cung mở rộng. Các biến chứng khác bao gồm: Sinh non Vỡ ối sớm Nhau bong non Thai chết lưu Băng huyết sau sinh Dị tật thai nhi Sa dây rốn Các trường hợp đa ối nhẹ thường không cần điều trị. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, chất lỏng có thể cần được giảm bớt bằng chọc ối hoặc dùng thuốc gọi là indomethacin. Điều này làm giảm lượng nước tiểu thai nhi sản xuất. 3.3 Rò rỉ nước ối Đôi khi, chất lỏng bị rò rỉ trước khi nước vỡ ối. Đôi khi là nước tiểu bởi vì tử cung đang đè lên bàng quang. Nhưng nếu chất lỏng không có màu và không có mùi sẽ là nước ối, thai phụ nên đến ngay bệnh viện vì đây là quá trình chuyển dạ bắt đầu. Nếu nước ối có màu xanh lục, xanh nâu hoặc có mùi hôi, điều này có thể cho thấy sự hiện diện của phân su hoặc nhiễm trùng cũng nên đến bệnh viện để được khám và điều trị. 3.4 Vỡ ối sớm Nếu nước ối rò rỉ hoặc vỡ xảy ra trước 37 tuần gọi là ối vỡ sớm. Tùy thuộc vào việc điều này xảy ra sớm như thế nào, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi. Ối cũng có thể vỡ khi thai kỳ từ 37 tuần trở lên, nhưng quá trình chuyển dạ không bắt đầu một cách tự nhiên trong vòng 6 giờ sau khi màng ối vỡ. Khi vỡ ối sớm, thai phụ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt và ngừng quan hệ tình dục (nếu có) hoặc đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. 5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé SKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé. Xem thêm video đang được quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nao-dung-trong-thoai-hoa-khop-goi-169240602144352364.htm
03-06-2024
Thuốc nào dùng trong thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau, viêm sưng, hạn chế trong di chuyển. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa có thể thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành, dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Các lựa chọn điều trị cho thoái hóa khớp gối bao gồm các can thiệp không dùng thuốc, dùng thuốc và phẫu thuật. - Các biện pháp không dùng thuốc như giảm cân, tập luyện tăng cường cơ bắp và các kỹ thuật bảo vệ khớp… được khuyên dùng cho tất cả bệnh nhân. - Liệu pháp dùng thuốc bao gồm thuốc giảm đau (acetaminophen, capsaicin, opioid), thuốc chống viêm, glucosamine và/hoặc chondroitin sulfate… - Phẫu thuật thay khớp thường được dành riêng cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc… 1. Một số thuốc có thể dùng trong thoái hóa khớp gối Dùng thuốc là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối. 1.1 Thuốc uống dùng trong thoái hóa khớp - Paracetamol : Đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối đau từ nhẹ đến vừa có thể dùng paracetamol (hay acetaminophen) với mục đích làm giảm đau. Người bệnh cần phải tuân thủ cẩn thận hướng dẫn dùng thuốc. Dùng nhiều hơn mức khuyến nghị sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan, đặc biệt nếu dùng thuốc cùng với rượu. Tác dụng phụ thường gặp: Phát ban da, phản ứng quá mẫn (hiếm gặp), tổn thương gan khi dùng quá liều và/hoặc trong thời gian dài. - Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp kiểm soát các triệu chứng viêm do thoái hóa khớp gối. Ibuprofen và naproxen là hai trong số những loại NSAID phổ biến nhất được bán không cần đơn. Mặc dù NSAID có hiệu quả nhưng không nên sử dụng quá 10 ngày mà không có ý kiến của bác sĩ. NSAID có thể gây ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày và các tác dụng phụ khác… Người bệnh có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của những tác dụng phụ này bằng cách dùng từng liều cùng với thức ăn. 1.2 Thuốc bôi Nếu thuốc uống không hiệu quả hoặc người bệnh lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn, có thể lựa chọn thuốc bôi. Thuốc bôi đặc biệt hữu ích cho bệnh thoái hóa khớp đầu gối vì khớp gối nằm sát bề mặt da, cho phép thuốc di chuyển nhanh chóng đến vị trí viêm. Những loại thuốc này được bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng và hấp thụ qua da, ngăn ngừa chứng khó chịu ở dạ dày và các tác dụng phụ về đường tiêu hóa khác liên quan đến NSAID (thuốc uống). Một số loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối như: - Thuốc tê: Giúp giảm đau bằng cách làm tê vùng bị ảnh hưởng. Những loại thuốc này có nhiều dạng, bao gồm miếng dán, kem và gel… - Thuốc chống kích ứng: Thuốc chống kích ứng không làm giảm cơn đau nhưng nó thay đổi cách bạn cảm nhận cơn đau, làm giảm sự khó chịu liên quan đến thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này thường chứa long não hoặc tinh dầu bạc hà. - Salicylates: Salicylates chứa hoạt chất tương tự như aspirin nên có tác dụng giảm viêm và giảm đau khi bôi tại chỗ. - Capsaicin: Kem và miếng dán capsaicin chứa một chất hóa học ngăn chặn các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau, giảm thiểu sự khó chịu của thoái hóa khớp gối. 1.3 Thuốc tiêm Xoa bóp giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối ĐỌC NGAY Nếu các thuốc trên không làm giảm cơn đau xương khớp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic. - Tiêm corticosteroid vào khớp gối có hiệu quả đối với các triệu chứng bùng phát vì chúng là thuốc chống viêm có tác dụng trực tiếp. Thuốc làm giảm đau bằng cách giảm viêm quanh khớp gối. Tùy thuộc vào vị trí triệu chứng của người bệnh, có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào đầu gối hoặc vào các mô xung quanh đầu gối. Tuy nhiên, tiêm corticosteroid nhiều lần có thể làm hỏng sụn khớp. Người bệnh chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sĩ, và do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện. - Tiêm axit hyaluronic : Dịch khớp của khớp gối có độ nhớt cao, tạo ra môi trường không có ma sát. Axit hyaluronic (HA) có trong dịch khớp (và hầu hết các mô cơ thể), mang lại độ đàn hồi và độ nhớt cho dịch khớp. HA cũng liên kết với proteoglycan để ổn định sụn khớp. Với thoái hóa khớp, dịch khớp trở nên kém nhớt và dẫn đến tăng ma sát, đẩy nhanh tình trạng hao mòn do viêm khớp. Tiêm axit hyaluronic, một chất lỏng giống như gel, giúp bôi trơn thêm và hấp thụ sốc trong khớp gối, cũng như giảm ma sát hoặc cọ xát… làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp, người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. 1.4 Chất bổ sung dinh dưỡng cho khớp Các chất bổ sung như glucosamine sulfate và chondroitin sulfate được sử dụng rộng rãi. Glucosamine là thành phần chính của mô liên kết, bao gồm cả sụn. Chondroitin sulfate góp phần vào sự ổn định của sụn. Một số nghiên cứu lâm sàng đang trong quá trình đánh giá hiệu quả và theo dõi các tác dụng phụ lâu dài của glucosamine và chondroitin. 2. Lưu ý khi dùng thuốc - Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Dùng đúng liều, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm uống thuốc (sau ăn, trước ăn… tùy thuộc vào từng loại thuốc), số ngày dùng thuốc… Không tự ý thêm, bớt liều lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và làm tăng nguy cơ tác dụng bất lợi do thuốc (khi dùng liều cao). - Cần cho bác sĩ biết về những loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, để bác sĩ kê đơn tránh các tương tác bất lợi khi dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, đặc biệt đối với những người có các bệnh (cấp tính hoặc mạn tính) mắc kèm khác. - Ngoài dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý tập luyện theo hướng dẫn để giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) hoặc giữ cân nặng khỏe mạnh; bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp... Mời độc giả xem thêm: 3 điều cần biết để phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả SKĐS - Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, biểu hiện thường là đau gối, đau tăng lên khi vận động, đứng lên, ngồi xổm, đi lại... Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với độ tuổi, gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật.
https://suckhoedoisong.vn/nhieu-tre-bi-polyp-dai-truc-trang-di-ngoai-ra-mau-cha-me-lam-tuong-con-bi-tao-bon-169159892.htm
04-07-2019
Nhiều trẻ bị polyp đại trực tràng đi ngoài ra máu, cha mẹ lầm tưởng con bị táo bón
Bé trai N.B.Q (7 tuổi) thường xuyên bị táo bón kèm máu tươi, một ngày trước khi vào viện bé đi ngoài ra máu bất thường với số lượng nhiều. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi tiêu hóa và tìm ra thủ phạm sau 5 phút. Theo Bác sĩ Hà Văn Tước, bệnh viện ở Phú Thọ, nhiều người nghĩ trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là táo bón mà không biết có thể do các polyp ở đại trực tràng hoặc một số bệnh lý khác. Số trẻ đến viện khám vì các polyp này không phải hiếm gặp. Theo thống kê từ đầu năm 2019, các bác sĩ phòng Nội soi tiêu hóa đã tiến hành cắt polyp đại, trực tràng cho 4 bé. Hình ảnh polyp đại trực tràng ở trẻ. Các polyp của đại tràng và trực tràng (đặc biệt là loại có cuống) dễ bị chảy máu khi phân đi qua. Vì thế, biểu hiện hay gặp ở nhiều trẻ là đi ngoài ra máu dù không bị táo bón. Nhiều trường hợp nội soi đại tràng phát hiện polyp lớn khiến trẻ hay bị chảy máu, thiếu máu. Bác sĩ Tước nhấn mạnh: Polyp trực tràng ở trẻ nhỏ không phải là hiếm gặp và cần được phát hiện, điều trị sớm vì chúng có thể gây ra chảy máu, có thể phát triển lớn gây tắc ruột hoặc tiến triển thành ung thư. Hiện tại bé trai đang được theo dõi và điều trị tại khoa Nội – Nhi – Đông y Bệnh viện. Bác sĩ khuyến cáo khi trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt đại tiện ra máu, thay đổi phân, số lần đại tiện, đặc điểm phân không bình thường, cha mẹ nên đưa đi khám, cần thiết sẽ nội soi toàn bộ đại trực tràng. Theo các bác sĩ, polyp đại trực tràng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Khi mắc, biểu hiện lâm sàng của bệnh thường âm thầm nên dễ bị bỏ sót chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với một số bệnh đường tiêu hóa khác. Ở trẻ em, tuổi trung bình mắc bệnh là 4-7 tuổi, trẻ nhỏ 1-2 tuổi có thể mắc bệnh nhưng rất ít, bệnh thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1 thì nhóm tuổi mắc polyp từ 2-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 95,9%. Dưới 2 tuổi là thấp nhất - 3,8%. Để phát hiện chẩn đoán polyp trước các triệu chứng lâm sàng gợi ý như: đi đại tiện ra máu, đau bụng, rối loạn đại tiện..., cần tới cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa để được khám và chẩn đoán điều trị kịp thời.
https://tamanhhospital.vn/cach-khac-phuc-man-duc-nam/
20/10/2022
10+ cách khắc phục mãn dục nam tại nhà an toàn nhất
Một số cách khắc phục mãn dục nam tại nhà được áp dụng phổ biến bởi cho thấy hiệu quả mang lại như mong đợi. Đó là những thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tập luyện mỗi ngày… Cách thực hiện đơn giản nhưng đem đến cải thiện đáng kể cho phái mạnh. Mục lụcThời kỳ mãn dục ở nam giới là gì?Nguyên nhân mãn dục nam?Mãn dục nam có hại không?Hướng dẫn cách khắc phục mãn dục nam tại nhà an toàn nhất1. Ăn uống điều độ, thực đơn rõ ràng2. Thường xuyên tập các bài tập tăng cường khả năng sinh lý3. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya4. Khắc phục mãn dục nam tại nhà bằng liệu pháp tâm lý5. Hạn chế lạm dụng thủ dâm, thủ dâm quá độ6. Quan hệ điều độ, thay đổi tư thế để tăng hưng phấn7. Sử dụng các phương pháp bổ sung testosteroneThời kỳ mãn dục ở nam giới là gì? Thời kỳ mãn dục ở nam giới là giai đoạn cơ thể đối mặt với một số rối loạn về nội tiết tố do testosterone suy giảm, dẫn đến những thay đổi về tình dục, thể chất, cảm xúc và nhận thức. Cụ thể, sau 30 hoặc 40 tuổi, lượng hormone này có xu hướng giảm 1% mỗi năm, đến năm 70 tuổi, con số này có thể lên đến 50%. (1) Tuy nhiên, không giống như tình trạng mãn kinh nữ, mãn dục ở nam giới không làm mất hoàn toàn khả năng sinh sản và không phải ai cũng gặp phải. Cụ thể, testosterone là hormone được sản xuất trong tinh hoàn và tuyến thượng thận, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các mô sinh sản, làm tăng khối lượng cơ bắp, quy định kiểu lông, tóc… trên cơ thể nam giới. Ngoài ra, testosterone cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hoạt động trao đổi chất như tạo tế bào máu trong tủy xương, chuyển hóa lipid, carbohydrate, chức năng gan… Nguyên nhân mãn dục nam? Khi cơ thể có dấu hiệu già đi, testosterone bắt đầu suy giảm. Đi kèm với đó, nồng độ hormone giới tính gắn globulin (SHBG) sẽ tăng lên, có xu hướng liên kết với testosterone. Thông thường khi SHBG thấp, cơ thể sẽ có sẵn nhiều hormone sinh dục tự do. (2) Ngược lại, trong trường hợp này, cơ thể sẽ có ít hormone sinh dục tự do để sử dụng. Do đó, các mô trong cơ thể được kích thích bởi testosterone sẽ nhận được hormone ít hơn, gây nên những thay đổi bất thường về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác phải kể đến bao gồm: Mức cholesterol cao. Huyết áp cao. Thừa cân hoặc béo phì. Uống quá nhiều rượu. Sử dụng Steroid đồng hóa. Lạm dụng thuốc kê đơn. Mắc bệnh hoặc có khối u vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Mắc các bệnh di truyền, chẳng hạn như: hội chứng Kallman, Prader-Willi, Klinefelter, hội chứng Down… Mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc AIDS. Do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư như: xạ trị, hóa trị… Mãn dục nam có hại không? Mãn dục nam có thể gây ra rất nhiều triệu chứng và biến chứng gây hại cho sức khỏe, cụ thể như: (3) Rối loạn cương dương. Giảm cương tự phát. Giảm ham muốn tình dục. Rụng tóc. Giảm khối lượng cơ. Tăng mỡ thừa trong cơ thể. Rối loạn giấc ngủ. Mệt mỏi kéo dài. Trầm cảm. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần phái mạnh, đặc biệt là chất lượng đời sống tình dục. Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng, nam giới nên liên hệ ngay với bác sĩ để xác định nguyên nhân, đề xuất kế hoạch điều trị cũng như một số cách khắc phục mãn dục nam hiệu quả tại nhà. Hướng dẫn cách khắc phục mãn dục nam tại nhà an toàn nhất Trong nhiều trường hợp, các cách trị mãn dục nam tại nhà cho thấy hiệu quả cải thiện đáng kể và đặc biệt an toàn. Hầu hết đều là những giải pháp liên quan trực tiếp đến việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện. Cụ thể như sau: (4) 1. Ăn uống điều độ, thực đơn rõ ràng Một chế độ ăn uống điều độ, đa dạng và cân bằng sẽ giúp cải thiện khả năng sản sinh testosterone trong cơ thể. Dưới đây là các nhóm chất cùng thực phẩm đi kèm được khuyến nghị bổ sung vào thực đơn hàng ngày để khắc phục hiệu quả chứng mãn dục nam: 1.1 Canxi Testosterone tham gia vào quá trình chuyển hóa xương ở nam giới, nếu bị suy giảm, rất dễ dẫn đến tình trạng loãng xương và gãy xương. Do đó, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu Canxi là thực sự cần thiết, bao gồm: sữa ít béo, sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), các loại đậu, rau lá xanh… 1.2 Kẽm Kẽm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ quan sinh sản và cân bằng hormone, đặc biệt là testosterone. Việc bổ sung đầy đủ kẽm trong thực đơn hàng ngày cũng là cách khắc phục mãn dục nam hiệu quả. Nam giới có thể xây dựng chế độ ăn với các thực phẩm có lợi như: hàu, hải sản, các loại đậu, gan gà, socola đen… 1.3 Các loại rau cải Các loại rau cải như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, cải xoăn… chứa rất nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và kẽm, giúp làm giảm lượng estrogen dư thừa đồng thời thúc đẩy sản sinh testosterone. Vì vậy, đây cũng nhóm thực phẩm nên bổ sung đầy đủ trong thực đơn hàng ngày để tăng hiệu quả cải thiện chứng mãn dục nam. 1.4 Vitamin D Vitamin D đã được chứng minh có khả năng kích thích sản xuất testosterone, tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa chuyển hóa androgen ở nam giới. Vì vậy, một thực đơn giàu thành phần này cũng đem lại hiệu quả cải thiện đáng kể cho tình trạng mãn dục nam. Các loại thực phẩm có thể tham khảo như: cá béo, nấm, dầu gan cá, sữa, trứng, bơ… Ngoài ra, nam giới nên tránh tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật, đặc biệt hạn chế thịt đỏ vì dễ khiến nồng độ cholesterol và huyết áp tăng cao. Điều này đồng thời sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng mãn dục. Thay vào đó, bữa ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều trái cây cùng nhiều loại rau quả hữu cơ. Ngoài ra, các loại hạt, quả hạch chứa nhiều Omega-3, axit béo thiết yếu nên được ưu tiên, thay cho protein có nguồn gốc từ động vật. 1.5 Chất béo lành mạnh và Vitamin E Dầu ô liu nguyên chất, bơ và các loại hạt nói chung là những thực phẩm rất giàu Vitamin E và chất béo lành mạnh, có lợi cho quá trình sản sinh testosterone trong cơ thể. Vì vậy, nam giới cần tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng hiệu quả khắc phục chứng mãn dục nam. 2. Thường xuyên tập các bài tập tăng cường khả năng sinh lý Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ bắp, hạn chế tối đa việc giảm nồng độ testosterone ở thời kỳ mãn dục. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp để giải phóng Endorphin, làm tăng cảm giác hạnh phúc và ngăn ngừa hiệu quả chứng trầm cảm, căng thẳng trong giai đoạn này. Một số bộ môn hữu ích nam giới có thể tham khảo như: yoga, kegel, bơi lội… Bài viết liên quan:13 cách tăng Testosterone tự nhiên hiệu quả nhất cho nam giới 3. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ testosterone trong cơ thể. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thời gian ngủ chỉ kéo dài 5 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ giảm 10 – 15% mức testosterone. Vì vậy, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng là cách khắc phục mãn dục nam hiệu quả. Nam giới nên ưu tiên ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya để tránh các vấn đề tiêu cực không mong muốn. 4. Khắc phục mãn dục nam tại nhà bằng liệu pháp tâm lý Khi bước vào giai đoạn mãn dục, nam giới rất dễ đối mặt với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và dễ kích động. Về lâu dài, những triệu chứng này càng khiến cho nồng độ hormone cortisol tăng cao đồng thời giảm testosterone. Do đó, cách tốt nhất là cố gắng kiểm soát cảm xúc, hạn chế lo âu hết mức có thể để duy trì tinh thần luôn thoải mái. Trong trường hợp không thể tự điều chỉnh được, nam giới có thể liên hệ với các chuyên gia trị liệu tâm lý để được hỗ trợ. 5. Hạn chế lạm dụng thủ dâm, thủ dâm quá độ Thủ dâm quá độ sẽ khiến cơ quan sinh dục dần mất cảm giác, tăng nguy cơ xuất tinh sớm, giảm chất lượng tinh trùng, mất kiểm soát cương dương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mãn dục nam sớm. Do đó, việc điều chỉnh thói quen này là thực sự cần thiết. 6. Quan hệ điều độ, thay đổi tư thế để tăng hưng phấn Chứng mãn dục nam ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống tình dục. Do đó, để tăng hưng phấn, nam giới nên có kế hoạch quan hệ điều độ kết hợp thường xuyên thay đổi giữa nhiều tư thế. 7. Sử dụng các phương pháp bổ sung testosterone Mãn dục nam xuất hiện khi nồng độ testosterone suy giảm. Một trong những cách khắc phục hiệu quả nhất là sử dụng các phương pháp bổ sung hormone, cụ thể bao gồm: Miếng dán: Đây là cách bổ sung testosterone thông qua da, đưa hormone vào máu một cách ổn định. Theo chỉ định, nam giới nên thực hiện với tần suất một lần mỗi ngày bằng cách dán trực tiếp vào các vùng da khô trên đùi, bụng, lưng hoặc cánh tay trên. Gel: Gel bổ sung testosterone được sử dụng để bôi trực tiếp lên da. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể bị kích ứng, dễ truyền sang người khác trong quá trình tiếp xúc. Viên nang: Viên nang bổ sung testosterone được chỉ định uống 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn, chống chỉ định với trường hợp mắc bệnh gan, tim, thận… Tiêm testosterone: Đây là bước đột phá trong liệu pháp bổ sung testosterone cho nam giới. Tần suất tiêm được chỉ định là mỗi 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, với bất kỳ phương pháp bổ sung testosterone nào, nam giới cũng cần thảo luận trước với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp phái mạnh hiểu rõ về lợi ích cũng như những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và giải pháp điều trị (nếu có). Đặc biệt, các phương pháp bổ sung testosterone không bao giờ được chỉ định sử dụng cho người mắc ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú. Bài viết liên quan:Thời kỳ mãn dục nam ở độ tuổi nào? Kéo dài trong bao lâu? Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến cách khắc phục mãn dục nam. Hy vọng với những chia sẻ này, nam giới có thể tìm kiếm được giải pháp hữu ích để cải thiện hiệu quả những triệu chứng không mong muốn.
https://suckhoedoisong.vn/u-tim-hiem-gap-nhung-bien-chung-co-the-nguy-hai-den-tinh-mang-169220402084529915.htm
02-04-2022
U tim: Hiếm gặp nhưng biến chứng có thể nguy hại đến tính mạng
Bệnh nhân mắc u tim kèm hở van động mạch chủ SKĐS - Bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim, BVĐK Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công trường hợp bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh lý u nhầy nhĩ trái đồng thời kèm theo hở nặng van động mạch chủ. Khối u trong tim có thể là lành tính, đôi khi u tim có thể là ác tính có thể xâm lấn và hủy hoại các mô tế bào gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác. U trong tim là bệnh hiếm gặp. Khối u có thể mọc bất cứ nơi nào của tim, có thể gặp ở cơ tim, ở lớp nội tâm mạc (lớp màng bao bọc bên trong tim) hoặc lớp ngoại tâm mạc (lớp màng bao bọc bên ngoài tim). U tim có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng. U trong tim có thể là u lành tính và ác tính. U tim đa số là lành tính (chiếm tỷ lệ trên 75%) và thường gặp nhất là u nhầy nhĩ trái. U ác tính nguyên phát ở tim rất hiếm, đôi khi u tim ác tính có thể xâm lấn và hủy hoại các mô tế bào gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác; bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng rất xấu nếu phát hiện muộn. U tim có thể mọc bất cứ nơi nào của tim, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng. 1.Khối u tim là gì? U tim là khối tế bào bất thường hình thành ở trong tim, trong cơ tim hoặc bên ngoài thành tim có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Trong số các u nguyên phát tại tim thì 80% là u lành tính. Trong số các u lành tính thì u nhầy là thể thường gặp nhất chiếm trên 50%. Hầu hết các khối u tim là lành tính nhưng vẫn có thể gây ra vấn đề tùy theo kích thước và vị trí của chúng. Đôi khi, những mảnh nhỏ của khối u rơi vào máu và được vận chuyển tới các mạch máu xa, từ đó được dẫn tới các cơ quan quan trọng. Các trường hợp u ác tính thường hiếm gặp hơn với dưới 10% các trường hợp u tim nguyên phát. U ác tính có thể nguyên phát tại tim cũng có thể do di căn từ ung thư cơ quan khác đến. Các u tim lành tính gồm có: Myxoma (u nhầy), papillary fibroelastoma, Rabdomyoma, Fibroma (u xơ), lipoma (u mỡ), u nút nhĩ thất. Các u tim ác tính gồm: Angiosarcoma, osteosarcoma, leiomyosarcoma, rhabdomyosarcoma, lymphoma, pericardial mesothelioma. 2.Nguyên nhân bệnh u tim Nguyên nhân cũng như nguồn gốc của cáckhối u tim lành tínhcũng nhưkhối u tim ác tính(nguyên phát tại tim) khá phức tạp và còn chưa được nghiên cứu nhiều vì tỉ lệ gặp khá thấp. Đôi khi u tim không gây ra bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên cũng có thể có triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch. 3.Các triệu chứng của u tim Đôi khi u tim không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Trong những trường hợp khác, chúng có thể có những triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch hay các khuyết tật trên tim như suy tim, loạn nhịp tim. Gặp các triệu chứng về tim mạch hậu COVID-19, người bệnh cần làm gì? Flavonoid trong thực vật, giúp tăng cường sức khỏe của tim và não Sự hình thành các triệu chứng củabệnh u tim phụ thuộc vào: Vị trí hình thành khối u trong tim, kích thước khối u. U tim thường có triệu chứng giống với các bệnh tim mạch khác gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Trẻ đã bịung thư thường bị nghi ngờ mắc bệnh u tim nhất là khi trẻ có những dấu hiệu như thở gấp, đau ngực, sưng mắt cá. Các triệu chứng có thể gặp: Tắc mạch: Có thể tắc mạch phổi, hoặc tắc mạch hệ thống. Triệu chứng do tắc nghẽn: Khối u tim gây cản trở sự tống máu, cản trở sự hoạt động của các van tim gây ra nhiều dấu hiệu của suy tim như: khó thở, khó thở khi gắng sức, phù, gan to… Khối u ác tính xâm lấn cơ tim, gây ra giảm chức năng thất trái, các rối loạn nhịp, block nhĩ thất, tràn dịch màng ngoài tim (có thể gây ép tim cấp hoặc không). Một số loại u có thể gây đột tử. 4.Đối tượng mắc bệnh u tim Khối u ở tim là căn bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Một số loại u người ta thấy tỉ lệ ở nữ cao hơn nam như u nhầy. U nhầy ở người trẻ có thể có yếu tố gia đình với sự tác động đa nhân tố. Các khối u thứ phát do di căn có thể từ ung thư phổi, ung thư vú, ung thư thực quản, tuyến giáp, biểu mô thận, lơ-xê-mi… thì có thể có các yếu tố nguy cơ chung như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều, phơi nhiễm với các tia xạ… 5.Khi nào cần phải gặp bác sĩ? Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Siêu âm tim có thể phân biệt được các tính chất, vị trí, hình thái và khả năng di động của khối u. 6.Chẩn đoán u tim Xét nghiệm máu: Cấy máu để đánh giá khả năng của viêm nội tâm mạc. X-quang tim phổi: Thường không phát hiện được bất thường, một vài trường hợp có bóng tim to hoặc trung thất giãn rộng, vôi hóa ở tim có thể đặc điểm của u sợi (đặc biệt ở trẻ em). Siêu âm tim: Có thể là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất để đánh giá các bệnh nhân có tiền sử hoặc lâm sàng gợi ý rối loạn chức năng van hoặc khả năng có u khối trong tim. Siêu âm còn có thể phân biệt được các tính chất, vị trí, hình thái và khả năng di động của khối u. Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ rất hữu ích để xác định mức độ lan rộng của khối u và đặc điểm tế bào học tuy nhiên không phân biệt được u lành hay u ác nên cần thêm chẩn đoán mô bệnh học để khẳng định. CT Scanner: Đánh giá khả năng có khối u ác tính trong lồng ngực và có thể gợi ý một u tim nguyên phát nhưng ít có giá trị chẩn đoán hơn siêu âm tim kỹ lưỡng. 7.Biến chứng của u trong tim Thông thường, bệnh nhân khi đến khám thường ở giai đoạn muộn, khối u đã to. Nhiều người chỉ cảm thấy mệt, khó thở, ngất... và thường hay chữa nhầm là bệnh động kinh. Chỉ tính riêng u nhầy đã có tới 15% bệnh nhân bị đột tử do tắc cấp tính van hai lá hoặc mạch vành. Đối với khối u khác, đặc biệt là u ác tính di căn từ nơi khác đến tim, thường gây ra suy tim ứ huyết, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp và blốc tim, tiên lượng rất xấu, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Các khối u đơn lành tính có thể được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ. 8.Điều trị u tim Trong một số trường hợp, bệnh u tim sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị, chủ yếu là với dạng lành tính rhabdomyomas. Nếu các triệu chứng diễn biến nặng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch để điều trị. Các khối u đơn lành tính có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Đối với các khối u ác tính hay trường hợp khối u lành tính quá lớn không thể phẫu thuật, các bác sĩ có thể cân nhắc đến biện pháp ghép tim. Đối với khối u ác tính nguyên phát hay thứ phát mà không thể chữa khỏi thì thường chỉ có thể điều trị triệu chứng. 9.Người mắc u tim cần làm gì? Bệnh u ở tim là bệnh lý không thể dự phòng, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, vì thế khi có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh biểu hiện bằng đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi và đặc biệt gây ngất khi thay đổi tư thế người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để có thể phát hiện bệnh sớm. Bệnh có tỷ lệ tái phát dù đã được phẫu thuật, do đó người bệnh cần được tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ Trương Hữu Khanh chỉ ra dấu hiệu chuyển nặng không thể bỏ qua khi trẻ mắc COVID-19
https://tamanhhospital.vn/chup-x-quang-cot-song-co/
01/07/2023
Chụp X quang cột sống cổ: Chẩn đoán bệnh gì? Quy trình ra sao?
Chụp X quang cột sống cổ giúp tạo nên hình ảnh giải phẫu 7 đốt sống đầu tiên của cột sống. Hình ảnh X quang cột sống cổ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán về những chấn thương hoặc bệnh lý tại cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh gặp phải các vấn đề tổn thương tại vùng cột sống cổ. Vậy, kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ có hại cho sức khỏe không? Quy trình thực hiện như thế nào? Mục lụcChụp X quang cột sống cổ là gì?Khi nào cần chụp X quang cột sống cổ?Các phương pháp chụp X quang cột sống cổ1. Chụp X quang cột sống cổ tư thể chụp thẳng2. Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêngQuy trình chụp X quang cột sống cổ1. Chuẩn bị gì trước khi X quang cột sống cổ?2. Thực hiện X quang cột sống cổ3. Sau khi chụp X quang cột sống cổ cần lưu ý gì?4. Nhận kết quả X quang cột sống cổƯu điểm và hạn chế của kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ1. Ưu điểm2. Hạn chếChụp X quang cột sống cổ giá bao nhiêu?Chụp X quang cột sống cổ ở đâu?Chụp X quang cột sống cổ là gì? Chụp X quang cột sống cổ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quen thuộc có thể giúp bác sĩ phát hiện các triệu chứng lâm sàng của những bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng cột sống cổ. Kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ sử dụng các chùm tia bức xạ X được phát từ thiết bị X-quang chiếu qua vùng cổ để tạo nên hình ảnh cấu trúc rõ nét của đốt sống cổ. Những vùng có cấu trúc dày đặc như xương sẽ hấp thụ ít tia X nên trên phim X-quang sẽ có màu trắng, trong khi đó các mô mềm như da, mạch máu, mỡ hấp thụ nhiều tia bức xạ hơn nên sẽ có màu xám đen trên phim X-quang. Kỹ thuật X quang cột sống cổ sẽ chụp tổng cộng 7 đốt sống cổ (7 đốt sống đầu tiên của cột sống). Ảnh phim X-quang cột sống cổ sẽ giúp bác sĩ quan sát cấu trúc các đốt sống cổ và mô mềm xung quanh khu vực này. Chụp X quang cột sống cổ giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng cột sống cổ Khi nào cần chụp X quang cột sống cổ? Vùng cổ là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cơ thể người, đồng thời bộ phận này rất dễ bị tổn thương do té ngã trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao hoặc bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Nếu vùng cổ bị chấn thương dẫn đến tình trạng nứt gãy sẽ khiến tủy sống bị tổn thương gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy ngay sau khi bị chấn thương hoặc phát hiện vùng cổ có biểu hiện bất thường, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để chụp X quang cột sống cổ theo chỉ định của bác sĩ. Chụp X-quang cột sống cổ là kỹ thuật được áp dụng thường xuyên trong chẩn đoán tình trạng tổn thương ở vùng cổ như gãy xương cổ, trật khớp cổ,… hoặc khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh đang mắc phải các bệnh lý sau đây: Thoái hóa cột sống cổ. Loãng xương. Cột sống cổ bị biến dạng. Xương vùng cổ phát triển bất thường. Có khối u ở cổ hoặc dị vật bám ở đường thở hoặc cổ họng. Sau khi bị chấn thương hoặc có dấu hiệu bất thường tại vùng cổ mọi người nên sớm đến bệnh viện để chụp X quang cột sống cổ theo chỉ định bác sĩ Các phương pháp chụp X quang cột sống cổ 1. Chụp X quang cột sống cổ tư thể chụp thẳng Người bệnh chụp X-quang cột sống cổ tư thế thẳng cần phải ngồi hoặc đứng trước giá phim sao cho hướng mặt quay về phía bóng, 2 cánh tay xuôi dọc theo cơ thể, vùng gáy đặt sát vào tấm phim và cằm hơi ngửa ra. Bác sĩ chụp X-quang sẽ điều chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào giữa phim chụp theo chiều dọc, bóng tia bức xạ X sẽ chiếu chếch lên đầu khoảng một góc khoảng 20 độ. 2. Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêng Khi chụp X-quang cột sống cổ tư thế nghiêng, người bệnh sẽ ngồi hoặc đứng trước giá phim, hướng ngồi chếch về phía bóng, 2 cánh tay xuôi dọc theo cơ thể và 1 tay nắm cổ tay còn lại, phần gáy đặt sát phim chụp, cằm hơi ngửa ra. Bác sĩ chụp X-quang sẽ điều chỉnh mặt phẳng chính diện sao cho vuông góc với trục cột sống cổ vào giữa phim chụp theo chiều dọc. Quy trình chụp X quang cột sống cổ 1. Chuẩn bị gì trước khi X quang cột sống cổ? Trước khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ người bệnh sẽ được yêu cầu loại bỏ trang sức, đồ dùng kim loại khỏi cơ thể, bao gồm: kính mắt, máy trợ thính, dụng cụ thiết bị nha khoa, khuyên tai, khuyên mũi, khuyên lưỡi,… Nếu như gặp trở ngại trong việc loại bỏ các đồ dụng kim khỏi cơ thể, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp X-quang để được hỗ trợ sớm nhất.(1) Ngoài ra, phụ nữ mang thai (nghi ngờ bản thân mang thai) là đối tượng hạn chế thực hiện chụp X-quang. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện chụp X-quang, người mang thai cần thông báo tình trạng của bản thân với bác sĩ, để có các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm lượng tia bức xạ hấp thụ vào cơ thể ở mức thấp nhất. 2. Thực hiện X quang cột sống cổ Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng người bệnh sẽ được hướng dẫn di chuyển đến phòng chụp X-quang, phòng chụp X-quang cần đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định. Trong quá trình thực hiện, kỹ thuật viên chụp X-quang sẽ hướng dẫn để người bệnh nắm rõ các tư thế chụp, quy trình và các vấn đề cần lưu ý khác. Kỹ thuật viên X-quang sẽ tiến hành điều chỉnh máy chụp đúng vị trí, đồng thời điều chỉnh lượng tia bức xạ X cần sử dụng sao cho phù hợp với quy định về an toàn sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo kết quả ảnh phim X-quang cột sống cổ rõ nét. Bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang sẽ di chuyển vào buồng điều chỉnh thiết bị chụp. Tùy thuộc vào từng bệnh trạng bác sĩ chụp X-quang sẽ chọn tư thế chụp thích hợp nhất, trong đó 2 tư thế chụp X-quang cột sống cổ biến phổ biến nhất là chụp X-quang trước sau và chụp X-quang nghiêng. Ngoài 2 tư thế cơ bản trên, để thu thập đủ dữ liệu chẩn đoán bệnh lý bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang cột sống cổ ở tư thế gập người hoặc ưỡn người tối đa. Đối với người bệnh đang bị chấn thương ở vùng cổ sẽ được ưu tiên chụp X-quang ở tư thế đặc biệt, sao cho không làm ảnh hưởng đến những tổn thương đang xảy ra ở cột sống cổ. 3. Sau khi chụp X quang cột sống cổ cần lưu ý gì? Kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 3 đến 5 phút. Sau khi kết thúc quá trình chụp X-quang cột sống cổ, kỹ thuật viên kiểm tra lại chất lượng hình ảnh. Đối với các thiết bị chụp X-quang hiện đại, ngay sau khi kết thúc quá trình chụp, hình ảnh X-quang cột sống cổ sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy tính, điều này rất thuận tiện cho việc chụp lại nếu hình ảnh chưa đạt. Người bệnh bị chấn thương ở phần cột sống cổ sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều chỉnh tư thế chụp, vì vậy ảnh phim X-quang có thể sẽ không rõ nét. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm kỹ chụp CT hoặc MRI để có thể thu thập đủ dữ liệu nhằm chẩn đoán chính xác các tổn thương hoặc bệnh lý tại cột sống cổ. Kết quả ảnh phim X quang cột sống cổ sẽ được in và gửi đến cho người bệnh sau 30 phút. 4. Nhận kết quả X quang cột sống cổ Bác sĩ sẽ xem xét kết quả chụp X-quang, từ đó xác định những bất thường ở vùng cột sống cổ và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. 4.1 Hình ảnh X-quang cột sống cổ bình thường Hình ảnh X-quang cột sống cổ bình thường sẽ thể hiện: Cột sống cổ không có dị vật, không bị trật khớp hay gãy xương. Mô mềm xung quanh cột sống cổ không có bất thường. Các đốt sống cổ sắp xếp đều đặn, không bị biến dạng. 4.2 Hình ảnh X-quang cột sống cổ bất thường Hình ảnh X-quang cột sống cổ bất thường sẽ thể hiện: Cột sống cổ có độ cong bất thường. Cột sống cổ có tình trạng bị gãy xương, trật khớp hoặc xuất hiện dị vật. Có dấu hiệu của bệnh lý về đĩa sống, điển hình như khoảng cách giữa 2 đốt sống bị hẹp bất thường. Biểu hiện của các bệnh lý khác như: viêm khớp, đốt sống cổ bị xẹp nghi ngờ bị loãng xương,… Dựa vào ảnh phim X quang cột sống cổ (thẳng/nghiêng)(Nguồn hình ảnh từ Bệnh viện Tâm Anh) Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ 1. Ưu điểm Dễ thực hiện, thời gian thực hiện và trả kết quả nhanh chóng. Là kỹ thuật không xâm lấn. Chi phí thực hiện hợp lý. Giúp bác sĩ chẩn đoán tổn thương xương và một số bệnh lý ở vùng cột sống cổ 2. Hạn chế Nguy cơ nhiễm phóng xạ: Chụp X-quang cột sống cổ được khẳng định an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên đây là kỹ thuật có sử dụng tia bức xạ X nên vẫn tồn tại nguy cơ nhiễm phóng xạ nếu chụp nhiều lần. Vùng cần chẩn đoán có thể bị che khuất trên hình ảnh X-quang cột sống cổ. Kết quả X-quang cột sống cổ khó phát hiện được bệnh lý của mô mềm, một số tổn thương xương giai đoạn sớm.(2) Chụp X quang cột sống cổ dễ thực hiện, chi phí hợp lý, không gây đau đớn, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán tổn thương và bệnh lý chính xác Chụp X quang cột sống cổ giá bao nhiêu? Chi phí chụp X quang cột sống cổ tại mỗi cơ sở y tế sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ sở vật chất: Tại các bệnh viện sở hữu phòng chụp X-quang hiện đại thường sẽ có chi phí cao hơn những cơ sở y tế đã cũ. Dịch vụ và quy trình thực hiện: Chụp X-quang là kỹ thuật đơn giản nên hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước đều sẽ có quy trình thực hiện tương đối giống nhau. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ ở mỗi cơ sở y tế sẽ khác nhau, tại nơi uy tín người bệnh sẽ chăm sóc tận tình, thực hiện chụp X-quang nhanh chóng, đúng kỹ thuật, lượng tia bức xạ X sử dụng được kiểm soát ở mức thấp nhất, từ đó phần nào hạn chế nguy cơ nhiễm tia X. Thiết bị chụp X-quang: Hệ thống thiết bị chụp X quang kỹ thuật số càng hiện đại thì chất lượng hình ảnh càng rõ nét, kết quả chụp X-quang cột sống cổ càng đạt độ chính xác cao. Vì vậy, cơ sở y tế sở hữu trang thiết bị chụp X-quang thế hệ mới, công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ có chi phí cao hơn. Chuyên môn của bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp X-quang của bác sĩ và kỹ thuật viên X-quang đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ảnh phim X-quang cột sống cổ. Một cơ sở y tế sở hữu đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X-quang có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ chụp X quang cột sống cổ và thăm khám chữa bệnh chất lượng tốt nhất, vì vậy chi phí thực hiện có thể sẽ cao hơn. Chụp X quang cột sống cổ ở đâu? Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán những tổn thương và bệnh lý vùng cột sống cổ. Người bệnh có thể chọn chụp X quang cột sống cổ tại hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ chụp X-quang và khám chữa bệnh ở mỗi bệnh viện sẽ khác nhau, vì vậy mọi người cần cân nhắc lựa chọn nơi uy tín. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín được hàng trăm nghìn người bệnh tin tưởng chọn thăm khám và thực hiện chụp X quang cột sống cổ. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Hệ thống máy móc, kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cao cấp, thời gian chụp nhanh, sử dụng phim chụp tốc độ cao, lượng tia bức xạ X thấp, đảm bảo hình ảnh X-quang rõ nét phục vụ tốt quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Để đặt lịch thăm khám và chụp X-quang cột sống cổ tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ tại: Tóm lại, chụp X quang cột sống cổ là cơ sở giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng tổn thương hay bệnh lý ở vùng cột sống cổ. Để có kết quả X quang cột sống cổ chính xác, an toàn, người bệnh cần chọn thực hiện tại bệnh viện uy tín sở hữu trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mot-so-phuong-phap-dieu-tri-cho-hoi-chung-ruot-kich-thich-vi
Một số phương pháp điều trị cho hội chứng ruột kích thích
Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thị Thu Hương - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Hội chứng kích thích ruột (IBS) có thể gây ra sự khó chịu về thể chất và đau khổ về mặt tinh thần, nhưng hầu hết mọi người đều có thể kiểm soát các triệu chứng của họ và sống một cuộc sống bình thường mà không phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 1.Các liệu pháp tâm lý Căng thẳng và lo lắng có thể làm trầm trọng thêm IBS ở một số người. Cách tốt nhất để giảm căng thẳng và lo lắng tùy thuộc vào tình trạng của bạn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thảo luận cởi mở với bác sĩ của bạn về vai trò có thể có mà căng thẳng và lo lắng có thể gây ra các triệu chứng của bạn, và cùng nhau quyết định cách hành động tốt nhất.Một số người được hưởng lợi từ tư vấn tâm lý, có hoặc không có thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu kèm theo. Các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thôi miên và liệu pháp hành vi nhận thức, cũng có thể hữu ích.Thôi miên là một trạng thái ý thức bị thay đổi cho phép bạn tập trung thoát khỏi sự lo lắng hoặc căng thẳng. Những bệnh nhân bị thôi miên không phải đang ngủ mà thực sự đang ở trong trạng thái tăng cường trí tưởng tượng, tương tự như mơ mộng. Một chuyên gia có thể thôi miên một cá nhân hoặc bạn có thể học các kỹ thuật tự thôi miên. Căng thẳng và lo lắng có thể làm bệnh trở lên trầm trọng thêm Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn tập trung vào một vấn đề cụ thể trong một khoảng thời gian giới hạn. Bạn học cách thức mà suy nghĩ của mình góp phần gây ra lo lắng hoặc căng thẳng và học cách thay đổi những suy nghĩ này.Việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ cũng có thể có giá trị. Nhiều bệnh nhân nhận thấy rằng tập thể dục hàng ngày rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe và tăng cảm giác khỏe mạnh. Tập thể dục cũng có thể có những tác động tốt đến hệ tiêu hóa. 2. Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích Mặc dù có nhiều loại thuốc để điều trị các triệu chứng của IBS, nhưng những loại thuốc này không chữa khỏi tình trạng này. Chúng chủ yếu được sử dụng để làm giảm các triệu chứng. Sự lựa chọn giữa các loại thuốc này một phần phụ thuộc vào triệu chứng chính của bạn là tiêu chảy, táo bón hay đau.Theo nguyên tắc chung, thuốc được dành riêng cho những người có triệu chứng không đáp ứng đầy đủ với các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung chất xơ... Nếu bạn cần dùng thuốc, bác sĩ của bạn sẽ làm việc với bạn để lựa chọn thuốc phù hợp cho tình trạng của bạn. 2.1 Thuốc kháng cholinergic Thuốc kháng cholinergic Thuốc kháng cholinergic ngăn chặn sự kích thích của hệ thần kinh đối với đường tiêu hóa, giúp giảm chứng chuột rút nghiêm trọng và các cơn co thắt không đều của đại tràng.Các loại thuốc trong danh mục này bao gồm dicyclomine (biệt dược: Bentyl), hyoscyamine (biệt dược: Levsin), và dầu bao gói bạc hà (biệt dược: Mentha XL, IBgard).Những loại thuốc này có thể đặc biệt hữu ích khi được sử dụng như một cách phòng ngừa (tức là trước khi bạn có các triệu chứng) và do đó hữu ích nhất nếu bạn có thể dự đoán sự khởi phát của các triệu chứng của mình. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng và mắt, mờ mắt.2.2 Thuốc chống trầm cảmTrong khi chủ yếu được sử dụng để điều trị trầm cảm, nhiều thuốc ba vòng (TCA) có tác dụng giảm đau ở những người bị IBS. Liều thuốc thường thấp hơn nhiều so với liều được sử dụng để điều trị trầm cảm. Người ta tin rằng những loại thuốc này làm giảm cảm giác đau khi sử dụng ở liều lượng thấp, mặc dù cơ chế chính xác về lợi ích của chúng vẫn chưa được biết rõ.TCA thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau bao gồm amitriptyline (biệt dược: Elavil, Levate), imipramine (biệt dược: Tofranil, Impril), desipramine (biệt dược: Norpramin), và nortriptyline (biệt dược: Pamelor, Aventyl).Thường cảm thấy mệt mỏi khi bắt đầu TCA; Đây không phải lúc nào cũng là một tác dụng phụ không mong muốn, vì nó có thể giúp cải thiện giấc ngủ khi TCA được thực hiện vào buổi tối. TCA thường được bắt đầu với liều lượng thấp và tăng dần. Hiệu quả đầy đủ của chúng có thể không được nhìn thấy trong ba đến bốn tuần. Có nhiều thuốc ba vòng có tác dụng giảm đau ở những người bị IBS TCA cũng làm chậm sự di chuyển của các chất qua đường tiêu hóa và có thể hữu ích nhất ở những người bị IBS chủ yếu là tiêu chảy.Một nhóm thuốc chống trầm cảm khác, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể được khuyên dùng nếu bạn bị cả IBS và trầm cảm. Các SSRI thông thường bao gồm fluoxetine (biệt dược: Prozac), sertraline (biệt dược: Zoloft), paroxetine (biệt dược: Paxil), citalopram (biệt dược: Celexa) và escitalopram (biệt dược: Lexapro).Các loại thuốc chống trầm cảm khác có thể được khuyến nghị bao gồm mirtazapine (biệt dược: Remeron), venlafaxine (biệt dược: Effexor), và duloxetine (biệt dược: Cymbalta).2.3 Thuốc trị tiêu chảyThuốc loperamide (biệt dược: Imodium) hoặc diphenoxylate-atropine (biệt dược: Lomotil) có thể giúp làm chậm sự di chuyển của phân qua đường tiêu hóa. Những loại thuốc này hữu ích nhất nếu bạn bị IBS chủ yếu là tiêu chảy.Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến cáo rằng những loại thuốc này chỉ nên được sử dụng khi cần thiết chứ không nên dùng liên tục. Nếu bạn dùng loperamide, hãy cẩn thận không bao giờ vượt quá liều lượng trên nhãn trừ khi được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Dùng nhiều hơn liều khuyến cáo đã dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim ở một số người.Eluxadoline (biệt dược: Viberzi) đã được phê duyệt để điều trị tiêu chảy IBS. Bạn không nên dùng thuốc này nếu túi mật của bạn đã bị cắt bỏ hoặc nếu bạn bị rối loạn tuyến tụy hoặc ống mật.2.4 Thuốc chống lo âuDiazepam (biệt dược : Valium), lorazepam (biệt dược : Ativan), và clonazepam (biệt dược: Klonopin) thuộc nhóm thuốc này. Thuốc chống lo âu đôi khi được kê đơn cho những người bị chứng lo âu ngắn hạn đang làm trầm trọng thêm các triệu chứng IBS của họ. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì chúng có thể gây nghiện. Người bị IBS chủ yếu là tiêu chảy nên sử dụng thuốc làm chậm sự di chuyển của phân qua đường tiêu hóa như thuốc loperamide 2.5 Một số thuốc khác AlosetronAlosetron (biệt dược: Lotronex) ngăn chặn một loại hormone có liên quan đến các cơn co thắt và nhạy cảm của ruột. Thuốc được chấp thuận để điều trị cho những phụ nữ mắc IBS có triệu chứng chính là tiêu chảy.Tuy nhiên, nó đã bị rút khỏi thị trường ngay sau khi được giới thiệu vì lo ngại liên quan đến an toàn. Nó đã được giới thiệu trở lại và hiện có sẵn để sử dụng cho những phụ nữ có các triệu chứng nghiêm trọng không đáp ứng với điều trị thông thường, mặc dù các bác sĩ lâm sàng phải tuân thủ các hướng dẫn cụ thể để kê đơn.LubiprostoneLubiprostone (biệt dược: Amitiza) có sẵn để điều trị táo bón nặng và IBS ở phụ nữ trên 18 tuổi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Nó hoạt động bằng cách tăng tiết dịch ruột. Tuy nhiên loại thuốc này cần thử nghiệm thêm để làm rõ hiệu quả và tính an toàn lâu dài của lubiprostone.Linaclotide và plecanatideLinaclotide (Linzess) đã được phê duyệt để điều trị táo bón và IBS ở những người trên 18 tuổi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Nó hoạt động bằng cách tăng tiết dịch ruột. Nó đắt hơn so với các thuốc khác (ngoại trừ lubiprostone ). Cần có các nghiên cứu sâu hơn để làm rõ hiệu quả và tính an toàn lâu dài của linaclotide. Plecanatide ( biệt dược: Trulance) là một loại thuốc tương tự; nó cũng tương đối đắt.Thuốc kháng sinhVai trò của thuốc kháng sinh trong điều trị IBS vẫn chưa rõ ràng. Có một số bệnh nhân có các triệu chứng IBS được cải thiện khi điều trị kháng sinh. Rifaximin (Xifaxan) đã được phê duyệt để điều trị IBS mà không gây táo bón. 3. Thảo dược và các liệu pháp tự nhiên Trà hoa cúc có lợi ích chưa được chứng minh đầy đủ trong việc điều trị IBS Một số liệu pháp thảo dược và tự nhiên đã được quảng cáo (đặc biệt là trên internet) để điều trị IBS. Thật không may, không có bằng chứng về hiệu quả của các liệu pháp này.Mặc dù có một số nghiên cứu nhỏ ủng hộ một số liệu pháp này, nhưng các nghiên cứu này quá nhỏ hoặc có những sai số lớn khiến kết luận chính xác chưa đủ thuyết phục để được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số biện pháp thảo dược mà bạn có thể đã nghe nói về điều trị IBS.3.1 Liệu pháp chưa được chứng minh đầy đủNgày càng có nhiều sự quan tâm đến tác dụng có lợi của vi khuẩn "lành mạnh" (probiotics, ví dụ: acidophilus) trong nhiều loại bệnh đường ruột, bao gồm cả IBS. Việc bổ sung những loại dược phẩm hay thực phẩm có chứa những vi khuẩn này có mang lại lợi ích gì hay không vẫn chưa được chứng minh.Trà hoa cúc có lợi ích chưa được chứng minh trong việc điều trị IBS. Hơn nữa, hoa cúc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng ở những người có xu hướng dị ứng với cỏ.Dầu hoa anh thảo (một chất bổ sung có chứa axit gamma linolenic) và hạt thì là cũng chưa được chứng minh.3.2 Một số thảo dược có thể không an toànNgải cứu có lợi ích chưa được chứng minh và có thể không an toàn; Dầu ngải cứu có thể gây tổn thương hệ thần kinh. Cây hoa chuông cũng có lợi ích chưa được chứng minh và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về gan.Iberogast là một sản phẩm thảo dược có chứa chín chiết xuất từ cây thuốc [ 1 ]. Mặc dù được cho là có hiệu quả trong một số trường hợp IBS, nhưng một số trường hợp suy gan cấp khi dùng thảo dược này đã được báo cáo. 4. Lời khuyên cho người mắc hội chứng ruột kích thích Điều quan trọng là làm việc với bác sĩ lâm sàng để theo dõi các triệu chứng của bạn theo thời gian. Nếu các triệu chứng thay đổi, có thể khuyến nghị kiểm tra thêm. Theo thời gian, ít hơn 5% những người được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ được chẩn đoán với một tình trạng bệnh tiêu hóa khác.
https://tamanhhospital.vn/dieu-tri-viem-va/
17/02/2022
Điều trị viêm VA cấp tính và mãn tính: Có nên phẫu thuật nạo VA
Viêm VA có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. BSCKI Trần Phương Thanh, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, điều trị viêm VA kịp thời và đúng cách rất quan trọng để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mục lụcHai giai đoạn viêm VA1. Viêm VA cấp tính2. Viêm VA mạn tínhĐiều trị viêm VA1. Điều trị viêm VA cấp tính2. Điều trị viêm VA mạn tínhKhi nào nên phẫu thuật nạo VA?Khi nào không nên phẫu thuật nạo VA?Các thắc mắc về cách chữa viêm VA cho trẻ1. Điều trị viêm VA cho trẻ có khó không?2. Chế độ ăn uống cho trẻ viêm VAKhám và điều trị viêm VA ở đâu?Hai giai đoạn viêm VA Viêm VA được chia làm hai giai đoạn là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Việc xác định giai đoạn bệnh sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phương án điều trị phù hợp. 1. Viêm VA cấp tính Trẻ bị viêm VA cấp thường sốt cao, quấy khóc Viêm VA cấp tính thường xuất hiện ở trẻ dưới 4 tuổi, ít gặp ở trẻ lớn hơn. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng như nghẹt mũi thường xuyên, hay thở bằng miệng, bú ngắt quãng, sốt từ 38 – 39 độ C khi có viêm cấp, rối loạn tiêu hóa cũng như một số triệu chứng khác. Viêm VA cấp tính cần được điều trị sớm để tránh phát triển thành mạn tính. 2. Viêm VA mạn tính Viêm VA mạn tính xảy ra khi viêm nhiễm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến xơ hóa. Các biểu hiện của tình trạng này như sau: Mũi hay bị viêm và chảy nước mũi. Nước mũi có thể trong hoặc đục, có thể chảy mũi xanh kéo dài. Nghẹt mũi: Càng về sau tình trạng nghẹt mũi càng nghiêm trọng, khiến trẻ phải há miệng để thở, nói giọng mũi, ngủ không ngon giấc và ngủ ngáy. Thậm chí có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nghe kém: Viêm VA mạn thường kéo theo viêm tai giữa, ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ. Thay đổi khuôn mặt do rối loạn phát triển xương: Trẻ bị viêm VA mạn thường thở bằng miệng, ít dùng mũi nên chóp mũi nhỏ lại, mũi tẹt, răng vẩu, môi trên bị kéo lên, môi dưới dài thõng, không thể khép miệng, khuôn mặt kém linh hoạt. Khi khám tai mũi họng, bác sĩ có thể thấy niêm mạc mũi sưng, có nhiều dịch nhầy. Ở họng có nhiều khối lympho và dịch mũi nhầy chảy từ vòm họng xuống. Điều trị viêm VA Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên kết quả chẩn đoán. Hiện nay, chẩn đoán viêm VA bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là phương pháp ưu việt nhất, giúp xác định tình trạng viêm nhiễm và mức độ phì đại của VA. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy viêm VA cấp tính, chưa có biến chứng, điều trị bằng thuốc là phương pháp được ưu tiên. Nhưng nếu viêm nhiễm tái diễn nhiều lần hoặc có biến chứng, can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết. 1. Điều trị viêm VA cấp tính Điều trị bằng khí dung mũi cho trẻ bị viêm VA cấp Điều trị viêm VA cấp tính sẽ tập trung vào giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng người bệnh. Phương pháp điều trị thường bao gồm: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để giúp bệnh nhân dễ thở hơn Điều trị tại chỗ bằng thuốc giảm viêm, có thể phối hợp thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm Kháng sinh toàn thân được áp dụng cho trường hợp nặng và có biến chứng. Sử dụng thuốc để điều trị viêm VA cấp ở trẻ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ để tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn. 2. Điều trị viêm VA mạn tính Viêm VA mạn tính thường cần điều trị bằng phẫu thuật, gọi là phẫu thuật nạo VA. Mục đích của phẫu thuật nhằm loại bỏ các tổ chức miễn dịch không hoạt động – nay đã là ổ chứa vi khuẩn hoặc virus. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại, an toàn, không biến chứng, ít gây đau đớn. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang áp dụng công nghệ phẫu thuật nạo VA cho trẻ bằng máy cắt nạo IPC và dao Plasma. Dao Plasma(3) là công nghệ tiên tiến hàng đầu giúp loại bỏ triệt để các tổ chức viêm nhiễm trong thời gian ngắn nhất. Dao Plasma có thể cắt, đốt và cầm máu đồng thời ngay trong khi mổ. Hơn nữa, lưỡi dao có thể linh hoạt thay đổi hình dạng và góc độ, giúp tiếp cận hiệu quả các khu vực hẹp, khuất, nâng cao hiệu quả phẫu thuật. Trẻ sau mổ ít đau hơn, hồi phục nhanh hơn, có thể ra viện trong vòng 24 giờ sau mổ. Khi nào nên phẫu thuật nạo VA? Mặc dù nạo VA có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm và không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, nhưng phương pháp này không nên bị lạm dụng. Quá trình phẫu thuật cần diễn ra theo quy trình, thông qua sự thăm khám và chẩn đoán kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Cụ thể, phẫu thuật nạo VA chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau:(1) Viêm VA nhiều đợt cấp tính, tái phát trên 5 lần/ năm Viêm VA điều trị bằng thuốc không hiệu quả Viêm VA gây biến chứng, gồm biến chứng gần như viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm sưng hạch… và biến chứng xa như viêm khớp hay viêm cầu thận cấp… VA phì đại, ảnh hưởng đường thở gây nghẹt mũi kéo dài, khó nuốt, khó nói. Có thể có biến chứng ngưng thở khi ngủ. Khi nào không nên phẫu thuật nạo VA? Chống chỉ định phẫu thuật nạo VA cho người gặp các vấn đề sau: Rối loạn đông máu, bệnh tim, bệnh lao tiến triển Viêm mũi họng cấp Nhiễm virus cấp: Cúm, ho gà, sởi, sốt xuất huyết… Hen phế quản, dị ứng, hở hàm ếch Vừa uống hoặc chích ngừa vắc xin. Các thắc mắc về cách chữa viêm VA cho trẻ 1. Điều trị viêm VA cho trẻ có khó không? Viêm VA là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều trị viêm VA cho trẻ không khó nhưng cần đúng cách. Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thêm kháng sinh hay các biện pháp truyền miệng không có cơ sở khoa học để chữa trị cho con. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn và sinh hoạt để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. 2. Chế độ ăn uống cho trẻ viêm VA Trẻ mắc bệnh nên ăn các thức ăn mềm, lỏng để dễ hấp thụ Một chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho trẻ là hai điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần lưu tâm. Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin C, E, A và rau quả tươi (các loại quả mọng, bông cải xanh, cải bó xôi…) vào chế độ ăn cũng sẽ giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Trẻ bị viêm VA thường khó ăn uống, do vậy bố mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng để giúp trẻ dễ ăn và hấp thu hơn. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể chọn các thực phẩm mà con thích ăn, trang trí thêm màu sắc thú vị và thường xuyên thay đổi thực đơn để trẻ không bị ngán. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào cho trẻ. Hơn nữa, sữa chua còn giúp cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Do đó, bố mẹ nên lưu ý để bổ sung thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn cho bé. Bên cạnh bổ sung các thực phẩm có lợi, bố mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Chúng bao gồm: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh Thực phẩm chua, cay, nóng Thực phẩm quá nhiều đường hoặc nhiều muối. Chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ mắc bệnh Một số lưu ý trong sinh hoạt có thể giúp ngăn bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn: Sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc sốc nhiệt khi thay đổi nhiệt độ trong phòng và bên ngoài quá đột ngột. Đeo khẩu trang, che chắn, giữ ấm cổ cho bé khi ra ngoài Vệ sinh mũi, miệng, họng cho bé thường xuyên. Nếu chưa biết cách làm đúng, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn. Giữ không gian trong phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát. Khám và điều trị viêm VA ở đâu? Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang thăm khám vùng họng cho bệnh nhân nhỏ tuổi. Viêm VA có thể gây cản trở đường thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần ngay lập tức đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về Tai Mũi Họng để được thăm khám. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ uy tín chuyên thăm khám và điều trị viêm VA ở trẻ em và người lớn. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, xử lý hiệu quả và nhanh chóng các trường hợp viêm cấp tính hoặc mãn tính. Bên cạnh đó, bệnh viện được đầu tư, trang bị các thiết bị máy móc tiên tiến bậc nhất, tiêu biểu là hệ thống nội soi tai mũi họng hiện đại và hệ thống máy cắt nạo IPC của Medtronic (Mỹ)(2), dao Plasma của Medtronic (Mỹ) dùng trong phẫu thuật nạo VA, giúp nâng cao tối đa hiệu quả điều trị và giảm thời gian phục hồi. Ngoài ra, khoa Tai Mũi Họng còn liên kết chặt chẽ với các chuyên khoa khác trong Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh như nhi khoa, ngoại khoa, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, ung bướu… nhằm phối hợp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nao-la-gay-xuong-kin-cach-nhan-biet-vi
Thế nào là gãy xương kín? Cách nhận biết?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Gãy xương kín là trường hợp gãy xương tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện ngoài da. Tuy không nguy hiểm và khó phát hiện như gãy xương hở nhưng người bệnh cần phải nhận biết dấu hiệu gãy xương kín để có hương thăm khám, điều trị kịp thời. 1. Gãy xương kín là gì? Gãy xương kín là tình trạng gãy xương nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện bên ngoài da. Ngược lại, gãy xương hở là có vết thương ngoài da thông với ổ xương gãy, thậm chí có thể nhìn thấy đầu xương gãy từ phía bên ngoài.Thực tế, gãy xương hở nghiêm trọng hơn gãy xương kín, bởi người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ và phải điều trị đồng thời nhiều tổn thương tại một thời điểm trong một thời gian khá dài.Một số nguyên nhân gây ra gãy xương kín là cho chấn thương, té ngã, tai nạn, vận động viên trong quá trình tập luyện hoặc do bệnh lý loãng xương. Ngoài ra, tình trạng chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt cơ bắp và tăng tác dụng lực lên xương, điều này có thể dẫn đến gãy xương. Loãng xương có thể dẫn đến gẫy xương kín 2. Dấu hiệu gãy xương kín như thế nào? Gãy xương kín có nguy hiểm hay không là những thông tin mà rất nhiều độc giả quan tâm. Thực tế, gãy xương kín không có biểu hiện rõ như gãy xương hở nên đôi khi rất khó nhận biết, từ đó có thể biến thành thương tật và không thể điều trị khỏi. Đặc biệt những trường hợp nứt xương hay rạn xương tại lúc xảy ra tai nạn, nếu không được phát hiện, chẩn đoán từ sớm sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh sau này.Theo đó, muốn biết một người có bị gãy xương kín hay không cần phụ thuộc vào các dấu hiệu gãy xương kín như sau:Cảm thấy, nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương bị gãy.Đau ở vùng chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đặc biệt đau tăng khi vận động.Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy.Sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương.Có phản ứng tại điểm gãy khi chạm nhẹ lên vùng bị thương.Biến dạng chi gãy khiến chi bị ngắn lại, gập góc hay xoắn vặn...Khi thăm khám nghe thấy tiếng lạo xạo của của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau.Ngoài ra, tình trạng sốc cũng là dấu hiệu của gãy xương, tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra với các đối tượng gãy xương hở, gãy xương chậu, xương đùi và đa chấn thương. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Do đó muốn tìm ra chính xác dấu hiệu của gãy xương kín thì phải dựa vào quan sát và nếu thấy bệnh nhân có từ 2 đến 3 các dấu hiệu nghiêm trọng trên hoặc có biểu hiện sốc nguy hiểm thì cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến các cơ quan y tế để chăm sóc và điều trị. 3. Sơ cứu gãy xương kín Để hạn chế tối đa biến chứng cũng như hạn chế được sự di lệch của đầu xương gãy, giảm đau, phòng sốc và các tổn thương thứ phát khác tại vùng tổn thương thì bệnh nhân cần được sơ cứu, điều trị kịp thời.3.1. Xử tríCần gọi cấp cứu y tếĐánh giá và xử trí các vấn đề về đường thở, nhịp thở và tuần hoàn, nhất là các trường hợp gãy xương nghiêm trọng.Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết.Băng kín các vết thương, đồng thời kiểm soát chảy máu.Cố định xương gãy tạm thời bằng nẹp, băng ép.Nâng cao chi bị gãy thường xuyên sau khi cố định để giảm sưng, phù nề.Theo dõi bệnh nhân thường xuyên về tình trạng toàn thân.3.2. Nguyên tắc cố định xương gãySau các bước xử trí gãy xương kín cần chú ý đến các nguyên tắc cố định xương gãy như sau:Nẹp sử dụng điều trị gãy xương kín phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và vững chắc. Nẹp có thể làm bằng gỗ, tre hoặc thanh kim loại...Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt của bệnh nhân mà phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương.Cố định trên và dưới vị trí xương gãy 1 khớp. Với gãy xương đùi phải bất động được 3 khớp.Nếu trong trường hợp gãy xương kín đặc biệt gãy xương đùi cần phải kéo liên tục bằng một lực không đổi.Bất động tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc, để duỗi thẳng và buộc vào người, chi dưới duỗi thẳng buộc chi gãy cùng chi lành thành khối thống nhất.Sau khi đã sơ cứu xong cần phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị hoặc gọi cấp cứu y tế. Sơ cứu gãy xương kín và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị 4. Điều trị gãy xương kín Nguyên tắc cơ bản điều trị chung cho bệnh gãy xương là: những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Các phần xương mới hình thành xung quanh phần bị gãy và làm lành vết thương.Sau khi sơ cứu gãy xương và di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện thì các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán hình ảnh gãy xương bằng cách chụp X-quang, CT hoặc MRI, máy quét xương nhưng phổ biến nhất là chụp X-quang. Phẫu thuật có thể là phương án mà các bác sĩ cân nhắc để điều trị gãy xương, tùy vào mức độ nghiêm trọng và nhận định gãy xương kín hay gãy xương hở để có hướng điều trị phù hợp. Một số phương pháp để điều trị gãy xương, bao gồm:Băng bột cố định: Để điều trị gãy xương dùng băng bột cố định thì các bác sĩ sẽ sử dụng bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc.Nẹp cố định: Các khuôn bột, nẹp sẽ hạn chế, đồng thời kiểm soát chuyển động của khớp gần đó. Phương pháp nẹp cố định khá tốt cho một số loại gãy xương.Kéo liên tục: Lực kéo dùng điều trị gãy xương để sắp xếp lại một hoặc nhiều xương bằng lực nhẹ, liên tục và ổn định;Cố định ngoài: Bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương gãy ở. Các đinh hoặc ốc vít kết dính với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ các xương ở vị trí thích hợp trong khi chúng tự lành. Nếu trong trường hợp xuất hiện tổn thương nặng ở da và mô mềm xung quanh chỗ gãy, bác sĩ sẽ dùng một khung cố định bên ngoài cho đến khi người bệnh có thể phẫu thuật được; Bó bột cố định gãy xương chân Mổ hở và cố định bên trong: Bác sĩ sẽ sắp sếp lai các mảnh xương gãy về vị trí bình thường và sau đó giữ chúng với các dụng cụ cố định xương chuyên dụng. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot. Hướng dẫn băng vết thương khi nghi ngờ bị gãy xương
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vat-ly-tri-lieu-va-tap-tho-sau-sau-phau-thuat-tim-vi
Vật lý trị liệu và tập thở sâu sau phẫu thuật tim
Sau khi trải qua ca đại phẫu tim mạch đầy cam go trên bàn mổ thì kết quả mới được đánh giá là thành công mức 80%. Để người bệnh có thể bình phục và sớm trở lại cuộc sống bình thường thì 20% còn lại liên quan yếu tố chăm sóc luyện tập hậu phẫu. Một số biện pháp đề ra giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn đó là: Tập vật lý trị liệu sau mổ tim kết hợp với tập thở sâu sau mổ tim. Điều này sẽ tăng khả năng thành công của cuộc phẫu thuật và giúp bạn hồi sức nhanh hơn. 1. Tình trạng bệnh nhân sau mổ tim Sau khi thực hiện phẫu thuật tim, bệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng hồi sức để bác sĩ và y tá theo dõi các diễn biến sau mổ.Thông thường bệnh nhân sẽ bắt đầu tỉnh dần sau khoảng 2 giờ kể từ khi kết thúc ca mổ, nhưng cũng có trường hợp hồi tỉnh muộn hơn. Theo ghi nhận đa phần các bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng vết mổ với các mức độ khác nhau, tùy từng trường hợp y tá sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài quá 3 ngày.Ngoài ra nếu vừa phẫu thuật xong, người bệnh có thể vẫn còn được đặt nội khí quản (ống đặt từ miệng vào khí quản, nối với máy hỗ trợ thở). Tuy ống này không gây đau nhưng làm cho bệnh nhân khó giao tiếp, tăng tiết nhiều đờm và chất nhầy trong đường hô hấp. Nhìn chung, các ống và thiết bị theo dõi trên sẽ được rút ra khi người bệnh đã ổn định và có thể chuyển ra khỏi phòng chăm sóc sau mổ. Quá trình này thường kéo dài khoảng 24 giờ sau phẫu thuật tim. Người bệnh cần có sự chăm sóc thường xuyên sau phẫu thuật tim 2. Sau mổ tim tập gì giúp hồi phục nhanh hơn? Sau khi về nhà, để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sau mổ tim nhanh hơn, tránh biến chứng về hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi... dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh được khuyến khích thực hiện: 2.1. Tập thở sâu Hít thở sâu tốt cho tất cả mọi người, và thực tế là tập thở sâu sau mổ tim càng giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Trong quá trình phẫu thuật, khi mà máy tim phổi nhân tạo (ECMO) hoạt động để làm thay nhiệm vụ của tim và phổi, phổi bệnh nhân sẽ được làm xẹp hoàn toàn nên sau phẫu thuật, phổi cần có thời gian để giãn nở, hồi phục chức năng và loại bỏ các chất tiết trong đường thở.Bài tập thở sâu sau mổ tim gồm có 6 bước:Thở sườn bên: Người bệnh hít vào thật chậm qua mũi sao cho hai bên cạnh sườn phình ra, giữ hơi lại một chút trong khoảng 2 - 3 giây rồi thở ra nhẹ nhàng bằng miệng.Thư giãn: Hít vào đều đặn, buông lỏng hai vai và các cơ quanh cổ để tạo sự mềm mại và thư giãn (tránh không gồng các cơ).Thở sườn bên (lặp lại bước 1).Thư giãn (lặp lại bước 2).Thở ra mạnh: người bệnh hít vào một hơi vừa phải rồi thở mạnh ra bằng đường miệng.Thư giãn (như bước 2 và bước 4): Đan xen thời gian thư giãn giữa các bước sẽ giúp người bệnh không bị đau và mệt mỏi khi tập thở. 2.2. Ho sau mổ tim Việc ho cũng có lợi vì làm giảm tình trạng ứ đọng chất nhầy ở phổi nên giảm được nguy cơ viêm phổi và sốt. Do vậy không nên vì sợ đau mà kìm nén cơn ho sau mổ. Bạn có thể dễ ho hơn nếu kê gối dưới lưng, liên tục trở mình và thay đổi tư thế nằm thường xuyên cũng giúp cho quá trình hồi phục tốt hơn.Khi ho khạc, nên ngồi thẳng lưng, dùng tay hoặc gối để chặn vùng trước ngực. Sau đó hít thật sâu và ho mạnh, đẩy hơi từ bụng chứ không phải từ họng để tống đờm ra. Sau đó thực hiện một vài bài tập thở sâu sau mổ tim như trên. Tập ho sau phẫu thuật tim giúp hồi phục tốt 2.3. Tập vật lý trị liệu sau mổ tim Việc phải nằm trên giường bệnh thời gian dài cũng là nguyên nhân làm tăng tình trạng ứ đọng đờm nhầy. Nhiều bệnh nhân có suy nghĩ sai lầm là sau khi mổ tim sức khỏe chưa hồi phục, cần nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trên giường bệnh. Tuy nhiên trên thực tế các bệnh nhân phẫu thuật tim được khuyến khích nên vận động ở mức hợp lý ngay khi điều kiện sức khỏe cho phép.Vì vậy bên cạnh việc điều trị nội khoa, dinh dưỡng..., bệnh nhân cần được tập vật lý trị liệu sau mổ tim. Thông thường, vào ngày hậu phẫu thứ nhất, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ ra khỏi giường và bắt đầu chương trình tập vận động.Việc vận động nhẹ nhàng từ sớm rất hữu ích cho quá trình hồi phục. Khi vận động, bệnh nhân sẽ từ từ hít thở tự nhiên hơn và có thể hít thật sâu, điều này giúp cho phổi nở tốt và loại bỏ đờm nhầy dễ dàng hơn. Vận động còn giúp làm tăng quá trình tuần hoàn đưa máu lưu thông khắp cơ thể, giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng mạch, giúp nhanh hồi phục chức năng hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và chướng bụng.Người bệnh có thể luyện tập với những bài tập đứng, ngồi dậy cơ bản, sau khi đã quen hơn thì có thể đi bộ ngắn và dần dần tăng tiến đến leo 1 tầng lầu dưới sự theo dõi và hướng dẫn của điều dưỡng.Nhìn chung, sau phẫu thuật tim là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm mà khi đó, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Người thân và gia đình nên hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu sau mổ tim đúng cường độ, đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hợp lý để sớm hồi phục sức khỏe.
https://suckhoedoisong.vn/bien-chung-do-viem-cau-than-cap-169105025.htm
25-02-2017
Biến chứng do viêm cầu thận cấp
Con em 6 tuổi bị viêm cầu thận cấp hiện đang điều trị kháng sinh và ăn nhạt đã đỡ nhiều. Em nghe nói bệnh này có thể gây biến chứng nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn. Đặng Vũ Năng (Hưng Yên) Viêm cầu thận cấp gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây viêm cầu thận có nhiều: thường gặp sau khi viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị đúng hoặc do cụm nhọt chốc lở, do quá mẫn với một số thuốc, bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lý thận IgA... Giai đoạn đầu của viêm cầu thận cấp người bệnh có thể thấy đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn. Khi bệnh bước sang giai đoạn toàn phát thì xuất hiện phù, lúc đầu phù nhẹ ở mặt, sau đó phù toàn thân, phù trắng, mềm ấn lõm. Điều đáng lưu ý là phù trong viêm cầu thận cấp thụ thuộc chế độ ăn uống, ăn mặn thì phù tăng, ăn nhạt thì phù giảm. Viêm cầu thận cấp nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng. Biến chứng nguy hiểm nhất trong giai đoạn viêm cầu thận cấp là suy thận cấp, suy tim hoặc suy tim gây phù phổi cấp. Theo thư bạn thì bé đã được điều trị đúng và kịp thời nên đang tiến triển tốt, vì vậy bạn hãy yên tâm điều trị cho cháu theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên sau khi đã được điều trị khỏi thì bé có thể ăn uống bình thường không phải kiêng muối nữa và theo định kỳ nên tái khám để kiểm tra các chức năng thận. BS. Trần Mạnh Tâm
https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-tre-bi-tu-chung-fallot-1691531.htm
25-12-2013
Chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh gồm 4 tật trong tim (tứ chứng) là: thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Các tật này làm giảm máu lên phổi và đưa máu thiếu ôxy đi nuôi cơ thể nên trẻ có tình trạng thiếu ôxy lâu ngày, dễ bị mệt và bị tím da. Tím da thường gặp nhất chiếm 75% các trường hợp tim bẩm sinh ở trẻ trên 1 tuổi. Biểu hiện của bệnh Trẻ mắc tứ chứng Fallot thường có các biểu hiện: Tím da, môi, đầu ngón tay, ngón chân, đồng đều phần trên và dưới cơ thể. Ở trẻ lớn, khi mệt, trẻ thường ngồi xổm để khỏe hơn. Trẻ bị bệnh lâu ngày, các đầu ngón tay, ngón chân to bè ra như “dùi trống”. Khi trẻ gắng sức hoặc gặp nhiều các yếu tố kích thích như: viêm phổi, tiêu chảy, ói mửa, mất nước... sẽ trở nên mệt, khó thở, tím nhiều hơn. Tím đầu ngón tay là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Ảnh: TL Nặng nề hơn là trẻ lên cơn tím thiếu ôxy, biểu hiện bằng trẻ thở mạnh, thở nhanh, bứt rứt, kích động, có thể dẫn đến hôn mê. Cơn tím cần được nhanh chóng chẩn đoán và cấp cứu. Ba triệu chứng gợi ý chính là: thở mạnh, tím nhiều hơn và đường thở bình thường (loại trừ trường hợp dị vật đường thở). Ngoài ra, trẻ bị tứ chứng Fallot còn có thể gặp các biến chứng như: Viêm tắc mạch máu não, áp xe não, thiếu máu kéo dài, chậm phát triển thể chất, dễ xuất huyết răng lợi, da, tiêu hóa, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng... Cha mẹ có con bị tứ chứng Fallot cần lưu ý Nếu phát hiện trẻ tím da, hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bị tim bẩm sinh như: Hay viêm đường hô hấp, kém ăn , chậm lớn… cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để kiểm tra, xác định chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ khó thở, mệt, yếu, bứt rứt, tím da tăng... Nếu trẻ lên cơn tím, lập tức vỗ về, trấn an trẻ, nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo “tư thế gối ngực”: nằm quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực. Tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẻ bớt tím và đỡ mệt. Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu chất sắt (thịt động vật có màu đỏ như: lợn, bò, rau cải, ngũ cốc, hạt vừng, hạt hướng dương, các loại đậu…). Với trẻ nhỏ cần đút trẻ ăn chậm và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cần giữ vệ sinh và giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, tránh để trẻ bị cảm sốt hay tiêu chảy… Với trẻ lớn, trẻ cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng. Tránh cho trẻ vận động mạnh hay đùa giỡn quá nhiều. Tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc. Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ tim mạch để được theo dõi và điều trị kịp thời. Bác sĩ Mạnh Cường
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/10-bai-tap-cho-tren-nu-ma-ban-nhat-dinh-phai-thu-vi
10 bài tập cho thân trên nữ mà bạn nhất định phải thử
Các bài tập thân trên cho phụ nữ hoàn toàn không khiến cơ thể bạn trở nên thô kệch vì những thớ cơ quá khổ. Miễn là lựa chọn bài tập phù hợp, chị em sẽ có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp như mong muốn. 1. Lợi ích của các bài tập thân trên cho nữ Rèn luyện sức mạnh là một phần thiết yếu của bất kỳ thói quen tập thể dục nào, đặc biệt là cho phần thân trên của cơ thể. Và bất chấp những lời đồn đoán, các bài tập cho thân trên nữ không hề khiến bạn sở hữu cơ bắp to, quá khổ.Trên thực tế, việc thường xuyên rèn luyện các cơ bắp ở cánh tay, lưng, ngực và vai là rất quan trọng để giúp phần thân trên khỏe mạnh và săn chắc hơn. Nếu bạn là phụ nữ thì những lợi ích của bài tập này càng rõ ràng hơn. Nó giúp bạn xây dựng sức mạnh cho phần thân trên để dễ dàng thực hiện các công việc hằng ngày, giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện tư thế, dáng người.Đặc biệt, bạn có thể thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh thân trên ngay tại nhà riêng. Chỉ cần trang bị những dụng cụ cơ bản, bạn có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi ở bất kỳ đâu. 2. Chuẩn bị Nữ tập thân trên thế nào? Để tập thân trên ở nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ gồm: 1 tấm thảm thể dục, 1 vài loại dây kháng lực với cường độ khác nhau, 2 - 3 bộ tạ có trọng lượng khác nhau.Tiếp theo, trước khi bắt đầu luyện tập thì bạn nên khởi động trước bằng các bài tập làm tăng cường tuần hoàn máu và nhắm vào những cơ bắp mà bạn muốn cải thiện. Với các bài tập thân trên, bạn nên thực hiện các động tác khởi động như sau: Xoay cánh tay, xoay cột sống. Đồng thời, bạn nên đi bộ hoặc chạy bộ tại chỗ để tăng nhịp tim, kích thích máu lưu thông.Thông thường, chúng ta sẽ dành khoảng 8 - 12 phút để khởi động cho cơ thể sẵn sàng bắt đầu các bài tập khác. Khi đã khởi động xong, bạn có thể tập trung vào những bài tập cụ thể cho cánh tay, lưng, ngực và vai. 3. Các bài tập cho cánh tay 3.1 Dumbbell curlsCơ tác động: Bắp tay.Cách tập:Đứng hoặc ngồi, mỗi tay cầm 1 quả tạ, 2 cánh tay đặt bên cạnh thân người, 2 chân mở rộng bằng vai;Giữ khuỷu tay gần thân mình, xoay quả tạ sao cho lòng bàn tay hướng về phía cơ thể. Đây là vị trí bắt đầu;Hít 1 hơi thật sâu, khi thở ra thì bạn nâng tạ lên trong khi co cơ bắp tay;Hạ xuống vị trí bắt đầu;Lặp lại 10 - 15 lần/hiệp, tập 2 - 3 hiệp.3.2 Bài tập thân trên Triceps kickbackCơ tác động: Cơ tam đầu cánh tay.Cách tập:Đứng thẳng, mỗi tay cầm 1 quả tạ, lòng bàn tay hướng vào nhau, hơi cong đầu gối;Giữ thẳng cột sống, gập người về phía trước sao cho phần thân gần song song với sàn nhà, siết cơ lõi;Giữ đầu thẳng hàng với cột sống, cánh tay đặt sát cơ thể, còng về phía trước;Thở ra, giữ nguyên cánh tay trong khi duỗi thẳng khuỷu tay bằng cách đẩy cẳng tay về phía sau, thu vào cơ tam đầu;Tạm dừng, hít vào, trở lại vị trí ban đầu;Lặp lại 10 - 15 lần/hiệp, tập 2 - 3 hiệp.3.3 Triceps dipCơ tác động: Cơ tam đầu cánh tay và vai.Cách tập:Ngồi trên 1 chiếc ghế chắc chắn. Đặt cánh tay ở 2 bên, bàn chân đặt trên sàn nhà;Úp lòng bàn tay xuống cạnh hông, nắm lấy mặt trước của ghế;Di chuyển cơ thể ra khỏi ghế trong khi vẫn nắm chặt ghế. Đầu gối phải hơi cong, cơ mông lơ lửng trên sàn. Cánh tay mở rộng hoàn toàn để hỗ trợ trọng lượng cơ thể;Hít vào, hạ thấp cơ thể tới khi khuỷu tay tạo thành 1 góc 90 độ;Tạm dừng, thở ra, đẩy cơ thể lên vị trí bắt đầu, siết chặt cơ tam đầu;Lặp lại 10 - 15 lần/hiệp, tập 2 - 3 hiệp. 4. Các bài tập thân trên cho lưng 4.1 Kéo dây kháng lựcCơ tác động: Lưng, bắp tay, cơ tam đầu và vai.Cách tập:Đứng thẳng, giơ cánh tay ra phía trước ngang ngực;Giữ chặt 1 dải dây kháng lực giữa 2 bàn tay, để song song với mặt đất;Giữ thẳng 2 cánh tay, kéo dây về phía ngực bằng cách dang rộng cánh tay ra ngoài;Giữ cột sống thẳng khi ép 2 bả vai lại với nhau. Tạm dừng vài giây rồi từ từ trở lại vị trí ban đầu;Lặp lại 12 - 15 lần/hiệp, thực hiện 2 - 3 hiệp.4.2 Two-arm dumbbell rowCơ tác động: Lưng, bắp tay, cơ tam đầu và vai.Cách tập:Cầm 1 quả tạ ở mỗi tay, đứng với 2 chân rộng bằng vai;Cong đầu gối một chút, đưa thân người về phía trước bằng cách uốn cong thắt lưng. Bạn nên mở rộng cánh tay khi đưa tạ gần đầu gối. Trong suốt quá trình tập, nên siết cơ lõi;Giữ cố định phần thân trên, vận dụng các cơ ở lưng, uốn cong cánh tay, kéo quả tạ sang 1 bên. Tập trung tác động vào lồng ngực;Tạm dừng khi nâng tạ lên vị trí cao nhất;Từ từ hạ tạ xuống vị trí bắt đầu;Lặp lại 10 - 12 lần/hiệp, thực hiện 2 - 3 hiệp.4.3 Bài tập thân trên Wall angelsCơ tác động: Lưng, vai và cổ.Cách tập:Đứng thẳng với mông, vai, lưng trên và đầu ép chặt vào tường. Bàn chân của bạn có thể đặt cách xa tường một chút để có tư thế chính xác. Hơi cong đầu gối;Duỗi 2 tay thẳng qua đầu, mu bàn tay áp vào tường. Đây là vị trí bắt đầu;Siết cơ giữa lưng khi trượt cánh tay xuống vai. Giữ cơ thể ép chặt vào tường trong suốt quá trình chuyển động;Trượt cánh tay xuống tường cho tới khi tay thấp hơn vai. Giữ vị trí này trong một thời gian ngắn rồi trượt cánh tay trở lại vị trí bắt đầu trong khi vẫn áp tay vào tường;Lặp lại động tác trên 15 - 20 lần/hiệp, thực hiện 2 - 3 hiệp. 5. Các bài tập ngực 5.1 Bài tập thân trên: Ép ngựcCơ tác động: Ngực, vai, cơ tam đầu.Cách tập:Nằm xuống thảm tập, cong đầu gối, mỗi tay cầm 1 quả tạ nhẹ. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập này khi nằm trên 1 chiếc ghế dài;Mở rộng khuỷu tay đến 90 độ, mu bàn tay đặt trên sàn. Các quả tạ ở phía trên ngực;Hít 1 hơi thật sâu, khi thở ra, mở rộng cánh tay tới khi các quả tạ gần chạm vào nhau;Tạm dừng, trở lại vị trí bắt đầu;Lặp lại động tác 10 - 15 lần/hiệp, thực hiện 2 - 3 hiệp.5.2 Bài tập leo núiCơ tác động: Ngực, vai, cánh tay, cơ lõi và lưng.Cách tập:Bắt đầu ở tư thế plank hoặc chống đẩy. Giữ 2 tay dưới vai, tập trung vào cơ mông, hông để thẳng hàng với vai, 2 chân dang rộng bằng hông;Nhanh chóng đưa đầu gối phải về phía ngực. Khi đẩy chân trở lại, hãy kéo đầu gối trái về phía ngực;Luân phiên qua lại giữa 2 chân với tốc độ nhanh;Lặp lại trong 20 - 40 giây/hiệp, thực hiện 2 - 3 hiệp. 6. Các bài tập vai 6.1 Nâng tạ phía trướcCơ tác động: Vai, cơ delta trước.Cách tập:Mỗi tay cầm 1 quả tạ nhẹ;Giơ các quả tạ lên phía trước, khuỷu tay thẳng hoặc hơi cong;Nâng tạ về phía trước, hướng lên trên cho tới khi cánh tay nằm ngang;Hạ xuống vị trí ban đầu;Lặp lại 10 - 15 lần/hiệp, thực hiện 3 hiệp.6.2 Nâng cơ deltaCơ tác động: Vai, bắp tay và cơ tam đầu.Cách tập:Đứng 2 chân rộng bằng hông, hơi cong đầu gối. Mỗi tay cầm 1 tạ, giữ tạ dọc theo cơ thể, lòng bàn tay hướng vào phía đùi;Nghiêng người về phía trước một chút, tập trung siết cơ lõi;Nâng cánh tay sang 1 bên cho tới khi chúng nằm ngang vai và cơ thể tạo thành chữ T;Quay trở lại vị trí ban đầu;Lặp lại 10 -15 lần/hiệp, thực hiện 2 - 3 hiệp. 7. Lưu ý để thực hiện các bài tập thân trên an toàn Một số lưu ý người tập cần nhớ là:Khởi động và thư giãn: Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, bạn cần khởi động trước để giúp cơ thể sẵn sàng bước vào các bài tập và tránh được nguy cơ chấn thương. Bạn nên dành ít nhất 5 - 8 phút để khởi động, giãn cơ. Đồng thời, khi đã hoàn thành bài tập, bạn cũng nên dành một chút thời gian để thư giãn;Tập trung vào kỹ thuật: Khi bắt đầu hình thành thói quen tập luyện, bạn nên tập trung vào việc thực hiện đúng kỹ thuật. Khi đã tự tin với sức khỏe của bản thân, bạn có thể tăng dần mức tạ hoặc tập nhiều hiệp hơn;Vận dụng cơ lõi: Mỗi bài tập kể trên đều cần tới sức mạnh của cơ lõi để hỗ trợ lưng dưới. Để giữ an toàn, bạn nên vận dụng cơ bụng khi thực hiện bất kỳ động tác nào;Dừng lại nếu cảm thấy đau: Các bài tập thân trên có thể khiến bạn cảm thấy hơi đau. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau nhiều, bạn nên dừng lại và tìm nguyên nhân. Nếu cảm thấy khó chịu do kỹ thuật tập luyện không đúng thì bạn nên cân nhắc tập với 1 huấn luyện viên. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả khi bạn tập đúng kỹ thuật thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.Các bài tập thân trên cho phái nữ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp, sức chịu đựng ở cánh tay, lưng, ngực và vai. Đồng thời, nó cũng giúp chị em đốt cháy calo, giảm nguy cơ chấn thương và giúp xương thêm chắc khỏe. Để có hiệu quả luyện tập tốt nhất, bạn nên chăm chỉ tập vài lần/tuần. Hãy bắt đầu chậm với số lần và số hiệp ít hơn, sau tăng dần cường độ luyện tập.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tap-co-bung-co-kho-khong-vi
Tập cơ bụng có khó không?
Cơ bụng 6 múi, săn chắc dường như là mục tiêu trong mơ của nhiều người tập thể hình. Tuy nhiên để tập có cơ bụng không phải là điều dễ dàng. Ngoài vận động viên, người mẫu, những người tập chuyên nghiệp thì hầu hết mọi người đều có cơ bụng được che bởi các lớp mỡ. Vậy tập cơ bụng có giảm được mỡ không và hình thức tập luyện này có khó không? 1. Giảm mỡ bụng là quá trình lâu dài và khó khăn Việc giảm mỡ toàn thân nói chung và giảm mỡ bụng nói riêng có thể là một quá trình lâu dài và khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm nhất định. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng trung bình phụ nữ có khoảng 40% lượng chất béo cơ thể trong khi với đàn ông chỉ số này là 28%. Nguyên nhân phụ nữ có nhiều chất béo hơn nam giới là do hormone estrogen.Ước tính cả nam giới lẫn nữ giới đều phải giảm ít nhất một nửa lượng mỡ cơ thể thì cơ bụng mới lộ ra. Các chuyên gia sức khỏe thể hình cho biết để giảm béo an toàn thì bạnchỉ nên hướng tới mục tiêu giảm 1% lượng mỡ cơ thể mỗi tháng. Theo phép toán đó, một phụ nữ có lượng mỡ cơ thể trung bình sẽ mất khoảng 20 đến 26 tháng để đạt được mức giảm mỡ thích hợp cho cơ bụng 6 múi. Đối với đàn ông, thời gian trung bình sẽ cần khoảng 15-21 tháng và mốc thời gian này sẽ thay đổi tùy theo cơ địa, cường độ, thời gian và phương thức tập luyện của mỗi người.XEM THÊM: Các bài tập bụng tốt nhất bạn có thể làm Mỡ bụng là một vị trí khó giảm và cần nhiều thời gian 2. Vì sao tập cơ bụng mà vẫn không có múi? 2.1. Có quá nhiều mỡ che phủ thành bụng Để đạt được cơ bụng 6 múi hoàn hảo, mục tiêu không phải là tập bụng mỗi ngày để có cơ bụng săn chắc mà phải là: giảm chất béo cơ thể (đặc biệt là vùng bụng).Nếu bạn có quá nhiều mỡ dưới da bao phủ vùng bụng thì dù bạn có gập bụng hay nâng chân bao nhiêu lần thì cũng khó đạt được thân hình 6 múi một cách nhanh chóng. Cách hiệu quả nhất để có cơ bụng săn chắc là tập cơ bụng mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống giảm mỡ bụng hợp lý. Theo đó, bạn cần có một kế hoạch ăn uống thông minh để giảm tỷ lệ chất béo trong cơ thể, nếu không thì dù nỗ lực bao nhiêu trong phòng tập cũng là vô ích. 2.2. Các bài tập cơ bụng không đa dạng Hầu hết mọi người đều coi cơ bụng là những khối cơ nổi săn chắc giữa bụng, nhưng thực tế hệ thống cơ phức tạp hơn rất nhiều. Thành bụng của bạn bao gồm:Cơ thẳng bụng cũng là cơ “6 múi” (rectus abdominis).Nhóm cơ bụng chéo được đặt xung quanh cơ thẳng bụng (External obliques và Internal obliques).Cơ bụng ngang nằm sâu nhất trong bụng (Transverse abdominis).Những cơ này giúp thân hình linh hoạt, kéo dài và xoay. Quan trọng nhất, các cơ cũng giúp thân mình ổn định trước những động tác gập, duỗi và xoay. Nếu bạn chỉ tập cơ bụng bằng cách thực hiện các động tác gập bụng liên tục, bạn sẽ không tác động từng cơ theo cách mà chúng có thể phát triển. Giống như bất kỳ cơ nào khác trên cơ thể, vùng bụng cần được tập luyện từ nhiều góc độ với cường độ khác nhau để chúng có thể thực sự nổi lên. Như vậy lời khuyên từ các chuyên gia là: hãy đa dạng hóa bài tập cơ bụng. 2.3. Cố tập cơ bụng để loại bỏ chất béo càng nhanh càng tốt Như đã nói ở trên, bạn không thể giảm mỡ ở một vùng nhất định trên cơ thể chỉ bằng cách tập luyện phần cơ thể đó thường xuyên hơn. Cách duy nhất để loại bỏ chất béo khỏi vùng bụng là đốt cháy từ từ và loại dần nó ra khỏi cơ thể thông qua các bài tập cardio, thể lực, tập sức bền kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.Thật không may, mỡ bụng thường là phần cuối cùng biến mất và là phần đầu tiên quay trở lại, điều này có thể khiến nhiều người nản chí và lơi lỏng dần việc ăn kiêng và tập thể dục. Điều quan trọng nhất để đạt được thành công là sự kiên trì. Có thể sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để sở hữu và duy trì cơ bụng 6 múi, nhưng nếu bạn kiên nhẫn và tuân thủ đúng quy tắc, cuối cùng bạn sẽ thấy thành quả.XEM THÊM: Hít thở để giảm mỡ bụng Các bài tập cardio sẽ giúp đốt mỡ bụng nhanh chóng 2.4. Tập bụng mỗi ngày không có khoảng nghỉ Đây là chủ đề khá nhạy cảm vì nhiều vận động viên thể hình và người tập chuyên nghiệp thường tập bụng mỗi ngày và coi đó là lịch trình không thể thiếu. Tuy nhiên, họ đã rèn luyện sức mạnh cơ bụng trong nhiều năm và những gì phù hợp với các chuyên gia thể hình chưa chắc đã phù hợp với bạn.Nếu bạn thường xuyên tập cơ bụng trong khi đang thực hiện những bài tập thể lực khác như Squats, Deadlifts, Military press, v.v.. thì tốt nhất bạn nên sắp xếp những khoảng trống trong tuần để nghỉ ngơi cơ bắp. Mặc dù bạn có thể không trực tiếp tập cơ bụng nhưng các cơ vẫn sẽ nhận được sự kích thích trong quá trình tập các bài chuyển động cơ Compound Lifts thông thường.Để có kết quả tốt nhất, hãy tập cơ bụng khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Khi cơ bụng của bạn săn chắc và khỏe hơn, bạn có thể rút ngắn thời gian tập luyện cơ bụng và đưa chúng vào bài tập cách ngày. 3. Cần làm gì để có cơ bụng 6 múi? Tin tốt là bạn đã có sẵn cơ bụng rồi, nhưng tin xấu là không dễ để khiến cơ bụng của bạn “nổi lên” một sớm một chiều mà cần có kế hoạch và sự kiên trì nhất định. Tập cơ bụng đúng cách với các bài tập có mục tiêu sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình trên. 3.1. Giảm lượng calo nạp vào cơ thể Nếu bạn muốn giảm 0,5kg/tuần, bạn nên cắt giảm khoảng 500 calo từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bạn đang tập thể dục thì lượng calo cắt giảm có thể ít hơn. Nếu bài tập thể dục hàng ngày của bạn giúp đốt cháy 250 calo thì bạn có thể chỉ cần cắt giảm 250 calo còn lại. 3.2. Tăng lượng protein hấp thu Trong quá trình bạn giảm cân thì cơ thể cũng mất đi cơ nạc (Lean Muscle). Để giúp duy trì khối lượng cơ, điều quan trọng là phải hấp thu đủ lượng protein - chất tạo nên cơ bắp. Một gợi ý là bổ sung 1-1,5 gam protein cho mỗi kg cân nặng của bạn. Thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt gà, thịt bò, gà tây, các loại đậu, hạt và một số sản phẩm từ sữa như sữa chua Hy Lạp. Thực phẩm giàu protein sẽ giúp bạn tăng cơ giảm mỡ 3.3. Chọn bài tập có cường độ cao cách quãng Ví dụ về tập thể dục cường độ cao cách quãng (HIIT) bao gồm:Chạy nước rút trong 20 giây, đi bộ trong 40 giây và lặp lại.Đạp xe với tốc độ hết sức trong 8 giây, đổi sang cường độ thấp trong 12 giây.Theo một nghiên cứu cho biết những phụ nữ đạp xe 20 phút, 3 lần một tuần, kéo dài trong 15 tuần sẽ giảm được nhiều mỡ cơ thể hơn những người thực hiện bài tập Aerobic hàng ngày.XEM THÊM: Tập Aerobic có phải cách tốt nhất để đốt cháy mỡ bụng? 3.4. Bổ sung bài tập rèn luyện thể lực Các bài tập Cardio kết hợp với nâng tạ dường như là giải pháp thần kỳ đối với việc giảm mỡ. Một nghiên cứu quan sát những thanh thiếu niên thừa cân cho hay những người đang theo chế độ tập cardio trong 30 phút, tập thể lực 30 phút, 3 lần một tuần và kéo dài trong một năm sẽ giảm được nhiều mỡ cơ thể hơn và giảm mỡ bụng nhiều hơn những người chỉ tập aerobic.Tập bụng 6 múi chưa bao giờ là việc nhanh chóng và dễ dàng. Nó đòi hỏi tính kỷ luật trong tập thể dục, chế độ dinh dưỡng phù hợp, thậm chí bao gồm cả tập cardio và rèn luyện thể lực nâng cao. Nhưng nếu kiên trì và tập luyện chăm chỉ, sở hữu cơ bụng 6 múi là điều hoàn toàn có thể đối với bất cứ ai. Nguồn tham khảo: bodybuilding.com, healthline.com, verywellfit.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-thiep-mach-vanh-khi-nhoi-mau-co-tim-cap-huong-dan-cham-soc-benh-nhan-vi
Can thiệp mạch vành khi nhồi máu cơ tim cấp: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã có hơn 12 năm kinh nghiệm về hồi sức cấp cứu. Can thiệp mạch vành là một trong những giải pháp quan trọng trong điều trị khi nhồi máu cơ tim cấp. Làm sao để người bệnh có thể nhanh chóng bình phục, khâu chăm sóc là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc người bệnh khi can thiệp mạch vành. 1. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân trước khi can thiệp mạch vành Tốc độ bình phục của bệnh nhân phụ thuộc vào tất cả các khâu chăm sóc từ trước, trong và sau khi can thiệp mạch vành.Về phía đội ngũ bác sĩTrước khi can thiệp, các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế cần chuẩn bị hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim mạch, các xét nghiệm thường quy, các xét nghiệm về đông cầm máu, các xét nghiệm về bệnh lây nhiễm. Tiếp theo đó là chuẩn bị và vệ sinh vùng chọc mạch bằng cách: xác định vị trí vùng chọc mạch: kiểm tra xem mạch có rõ không, có bất thường liên quan, tiền sử tắc mạch hay can thiệp trước đây, trong 1 số trường hợp phải làm sạch lông vị trí chọc mạch.Về phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhânNgười nhà bệnh nhân cần vận động, chuẩn bị một tinh thần tốt cho người bệnh trước khi tiến hành điều trị. 2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau khi can thiệp mạch vành Bác sĩ phải ghi rõ thông tin về kết quả thủ thuật Về phía đội ngũ bác sĩBác sĩ phải ghi rõ thông tin về kết quả thủ thuật, các biến chứng có thể gặp phải sau khi can thiệp mạch vành, y lệnh thuốc thêm và các lưu ý theo khi bệnh nhân về phòng.Điều dưỡng phòng can thiệp bệnh nhân phải bàn giao cho điều dưỡng bệnh phòng tình trạng bệnh nhân, thời gian rút sheath, các thuốc y lệnh thêm và kết quả can thiệp mạch vành.Khi về bệnh phòng cần theo dõi sát bệnh nhân bằng Monitor ít nhất 6 tiếng: tình trạng ý thức bệnh nhân, các thông số sinh tồn: mạch, huyết áp, spO2, tình trạng đau ngực và khó thở của bệnh nhân, tình trạng vùng chọc mạch, số lượng và màu sắc nước tiểu, làm lại điện tâm đồ, xét nghiệm hóa sinh máu: ure, creatinin, điện giải đồ, CK, CKMB, Troponin,...công thức máu, một số trường hợp nghi ngờ biến chứng: siêu âm tim, chụp CT ngực.Điều dưỡng sẽ làm ẩm trước để lấy bỏ băng gạc cho vết thương, sau đó sẽ rửa lại bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn, có thể băng lại bằng băng dán cá nhân hoặc để thoáng khí.Về phía bệnh nhân và người nhàRửa vết thương ít nhất 1 lần/ngày bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Dùng tay hoặc khăn lau mềm nhẹ nhàng, không chà xát mạnh lên vết thương.Cố gắng giữ vết thương khô ráo, trừ khi tắm.Không bôi kem, thuốc mỡ hoặc bất kỳ thứ gì lên vết thương.Mặc quần áo rộng rãi.Không ngâm mình trong bồn tắm, đi bơi trong một tuần sau thủ thuật.Bỏ hút thuốc lá kể cả hút thuốc lá thụ động.Sau khi đặt stent mạch vành, bệnh nhân can thiệp mạch vành nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 1 tuần, sau đó mới bắt đầu tập thể dục vừa sức. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, người bệnh nên đi bộ 30–60 phút mỗi ngày và 5 buổi mỗi tuần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chơi golf hoặc cầu lông nhưng không nên chơi môn thể thao mạnh như tennis.Để giúp người thân duy trì thói quen vận động, bạn có thể thu xếp thời gian cùng tập luyện mỗi ngày. Đây cũng là một bí quyết giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng và lượng cholesterol, giữ trạng thái thư giãn, tránh áp lực, căng thẳng. 3. Chế độ dinh dưỡng sau can thiệp mạch vành Người bệnh nên hạn chế ăn thịt đỏ tránh làm tăng cholesterol và làm tình trạng xơ vữa mạch vành năng hơn
https://tamanhhospital.vn/cho-con-bu-dung-cach/
08/12/2022
Cho con bú đúng cách, sữa về nhiều, giúp bé khỏe mẹ an tâm
Đa số phụ nữ khi được làm mẹ đều nghĩ rằng cho con bú là một việc đơn giản và họ có thể thực hiện điều này theo bản năng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, làm sao để cho bé bú nhưng không bị sặc? Làm sao để bé bú được nhiều sữa, đủ sữa? Làm sao giúp bé và mẹ cùng thoải mái khi cho con bú? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ khi cho con bú và cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về cách cho con bú đúng cách, ti được nhiều sữa hơn. Mục lụcVì sao trong 6 tháng đầu các mẹ nên cho con bú mẹ trọn vẹn?Hướng dẫn cho con bú đúng cách sữa về nhiều1. Bế bé khi cho bú2. Nâng bầu vú khi cho bé bú3. Cho bé ngậm vú đúng cáchCác tư thế cho bé bú an toàn1. Tư thế ngồi2. Tư thế nằm3. Tư thế song sinhTần suất cho con bú hợp lýCác vấn đề thường gặp khi cho bé bú1. Đau núm2. Căng sữa3. Tắc sữa4. Viêm vúVì sao trong 6 tháng đầu các mẹ nên cho con bú mẹ trọn vẹn? Các nghiên cứu cho thấy, thành phần chính của sữa của mẹ bao gồm đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, các kháng thể thụ động,…với tỷ lệ hoàn hảo, phù hợp với các nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn cung cấp cho bé một số kháng thể và lợi khuẩn giúp bé cải thiện sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, giảm nguy có mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Do đó, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn, bé có sức khỏe tốt hơn, hạn chế được các nguy cơ thừa cân, suy dinh dưỡng hay các vấn đề về hệ tiêu hóa. Hơn nữa, trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau sinh, ngực mẹ sẽ sản xuất ra sữa non. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, sau sinh, mẹ nên cho bé bú sữa non để cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, tạo nền tảng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Đây là một lượng sữa giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng IgA cao có vai trò bảo vệ màng nhầy, họng và ruột của bé đồng thời thiết lập các lợi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa. Từ đó, trẻ có thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn và giảm các nguy cơ bị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Ở những ngày đầu, ngực của mẹ có thể sản xuất khá ít sữa, tình trạng này có thể do mẹ mới sinh hay do căng thẳng khi mang thai,… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ sớm và điều này có thể gây ra một số hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ. Thông thường, khi mẹ cho bé bú, cơ thể mẹ sẽ kích thích sản xuất sữa. Bé bú càng nhiều, cơ thể mẹ sản xuất càng nhiều sữa. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi bé bú quá nhiều, thiếu sữa cho bé. Thay vào đó, mẹ nên chó bé bú thường xuyên, bú theo cữ và bú bất cứ khi nào bé đói để thúc đẩy cơ thể sản xuất và duy trì đủ sữa cho bé. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn Hướng dẫn cho con bú đúng cách sữa về nhiều Khi cho trẻ bú, mẹ nên chú ý đến đến tư thế bú và cách ngậm vú của bé tránh gây khó chịu cho cả mẹ và bé khiến bé quấy khóc vì không được bú sữa, lượng sữa bé bú quá ít. Cho bé bú không đúng tư thế có thể khiến mẹ bị căng sữa, đau rát đầu vú và làm giảm khả năng sản xuất sữa của mẹ. 1. Bế bé khi cho bú Trước khi cho tìm hiểu và lựa chọn các tư thế cho bé bú, mẹ cần nắm được cách bế bé khi cho bú và một số lưu ý khi bế bé: Phần đầu và thân của bé phải nằm trên cùng một đường thẳng; Mặt bé hướng vào bầu vú của mẹ, mũi đối diện núm vú; Bế bé, bụng bé áp sát bụng mẹ; Mẹ nên chú ý đỡ phần cổ, lưng và mông cho bé; 2. Nâng bầu vú khi cho bé bú Để hỗ trợ và kiểm soát việc bú của bé, mẹ có thể dùng tay để nâng bầu vú và điều chỉnh hướng vú khi cho bé bú: Đặt các ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú, riêng ngón cái để trên vú; Dùng ngón trỏ nâng nhẹ bầu vú; Ngón trỏ và ngón cái ấn nhẹ và di chuyển dần đến gần núm vú tạo thành hình chữ “U”; Lưu ý, các ngón tay nên hoạt động nhẹ nhàng, không đặt quá sát núm vú và khum lại như gọng kìm. Điều này sẽ gây ra tác dụng ngược, cản trở dòng chảy của sữa mẹ. 3. Cho bé ngậm vú đúng cách Bên cạnh tư thế cho con bú đúng cách, mẹ nên chú ý đến cách bé ngậm vú và giúp bé ngậm vú đúng cách nhằm đảm bảo chất lượng bú của bé. Ngậm vú không phải là là một hành động tự nhiên mà đây là một kỹ năng bé cần được học và luyện tập cùng mẹ. Bé ngậm vú đúng cách không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bé mà còn hạn chế một số rủi ro như đau vú, nứt vú,… gây ra khi bé bú sai cách. Ôm bé, sao cho mũi bé đặt gần với núm vú của mẹ; Khiến miệng bé mở rộng bằng cách để đầu bé hơi ngửa về phía sau, môi trên chạm núm vú; Miệng bé ngậm sâu quầng vú và các mô phía dưới quầng vú; Môi dưới ở dưới núm vú, hướng ra ngoài; Lưỡi bé chụm quanh đầu vú, hai bên má chụm tròn; Cằm bé chạm sát vào vú, mũi thông thoáng, không bị chèn ép; >>>Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì, không ăn món nào để sữa về nhiều? Các tư thế cho bé bú an toàn Thực tế, có khá nhiều tư thế cho con bú đúng cách, mẹ có thể lựa chọn tư thế phù hợp với bản thân sao cho đảm bảo sự thoải mái và hiệu quả bú cho bé. Dưới đây là 3 tư thế cho bé bú an toàn được nhiều mẹ bỉm lựa chọn: (1) 1. Tư thế ngồi Tư thế ngồi là tư thế cơ bản và dễ thực hiện nhất khi cho con bú. Thông thường mỗi cữ bú của trẻ sơ sinh có thể kéo dài khoảng từ 15 đến 30 phút nên mẹ hãy chọn lựa một chỗ ngồi thoải mái, có điểm tựa như trên giường hay ghế sofa, ghế tựa. Tư thế ngồi cho bé bú được thực hiện như sau: Mẹ ngồi lên ghế hoặc giường và bế bé vào lòng, bé nằm hơi nghiêng mình, mặt hướng về bầu ngực; Hai tay mẹ tạo thành một vòng cung để nâng đỡ bé, một tay nâng cơ thế bé, một tay đỡ phần cổ, đầu của bé; Cho miệng bé sát vào núm vú của mẹ; Bụng bé sát bụng mẹ, hông bé sát hông mẹ; Phần đầu, lưng và mông bé thẳng hàng; Ngồi cho bé bú là tư thế được nhiều mẹ áp dụng Bên cạnh tư thế ngồi cơ bản khi cho con bú, mẹ cũng có thể thử một số tư thế cho con bú khác khi đang ngồi như: Tư thế ôm bóng: Tư thế này thường được sử dụng khi các vết thương do sinh mổ của mẹ chưa lành, mẹ gặp một số vấn đề về đầu ti như đầu ti bị tụt sâu bên trong, bị dẹt, bầu vú hoặc đầu ti quá lớn hay sữa mẹ chảy mạnh gây nguy hiểm cho trẻ khi bú. Ở tư thế này, bé sẽ được nằm một bên cánh tay của mẹ sao cho miệng bé nằm ngang tầm và gần với đầu ti. Mẹ sẽ dùng cách tay bên phía nằm để đỡ phần đầu và cổ của bé, giúp đầu bé di chuyển khi bú, tay kia điều chỉnh ngực để hỗ trợ bé bú. Tư thế giữ Koala: Tư thế này tương tự như cách gấu Koala cho con bú và được mẹ áp dụng khi trẻ đã lớn hơn một xíu, mẹ dễ bị nhức mỏi tay, lực tay yếu, không kể bế bé lâu. Khi cho bé bú, bé sẽ được đặt trên đùi của mẹ. Mẹ dùng tay đỡ bé dậy hoặc nâng nhẹ đầu gối lên để nâng bé lên, điều chỉnh ngực sao cho vừa tầm với miệng của bé. Tư thế ngồi tựa lưng: Đây là một tư thế cho con bú thoải mái và dễ thực hiện, giảm căng thẳng cho mẹ khi phải dùng quá nhiều sức để giữ bé so với một số tư thế cho con bú khác. Mẹ nằm ngửa lưng lên một mặt phẳng có gối ghê, tạo một góc 45 độ so với giường hay mặt phẳng ghế. Sau đó, mẹ đặt bé lên bụng đưa miệng bé hướng về ngực của mẹ, dùng tay đỡ nhẹ phần lưng, phía sau cổ và đầu của bé. 2. Tư thế nằm Tư thế nằm cho con bú thường được mẹ áp dụng khi sức khỏe của mẹ vẫn chưa hồi phục sau sinh, mẹ mệt mỏi, không có đủ sức để ngồi cho bé bú nhất là đối với các mẹ sinh mổ hoặc mẹ muốn cho bé bú để bé ngủ. Nằm cho con bú sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn, mẹ có thể nghỉ ngơi khi đang cho con bú, làm giảm áp lực lên các vết thương khi mổ. Tư thế nằm cho con bú được thực hiện như sau: Mẹ nằm nghiêng người sang một phía, dùng gối kê đầu và ke cao đùi, đầu gối; Bé đặt nằm nghiêng , song song và quay mặt về hướng ngược mẹ; Miệng bé đối diện với núm vú; Đặt đầu bé nằm trên gối hoặc dùng tay phía dưới đỡ đầu của bé, tránh làm bé bị sặc sữa; Cho bé nằm sát vào mẹ để bú; Tay ở trên đỡ phần cổ, đầu hoặc lưng của bé; Mặc dù tư thế nằm cho con bú có thể giúp con ti được nhiều sữa hơn nhưng mẹ nên lưu ý không ngủ quên khi cho bé bú và rút ti ra khỏi miệng bé nếu bé ngủ thiết đi khi đang bú. Nếu bé ngủ khi đang ti sữa, đầu ti của mẹ có thể đè lên mũi bé, gây ngạt thở. Hơn nữa, mẹ cũng nên tập ngồi dậy, đi lại sau sinh sớm để cơ thể nhanh chóng hồi phục và có thể cho bé bú trong một số tư thế khác. Nằm cho bé bú là tư thế giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái nhất 3. Tư thế song sinh Nếu mẹ sinh đôi, mẹ nên cho cả hai bé bú cùng lúc hai bên ngực. Điều này sẽ giúp mẹ tận dụng được tối đa lượng sữa của cơ thể vì sữa sẽ được chảy ra từ hai bên cùng lúc, bé bú bên phía này thì phía ngực bên kia cũng sẽ tự chảy theo. Tư thế cho hai bé song sinh bú cùng lúc được thực hiện như sau: Đặt cả hai bé nằm song song với hai bên hông của mẹ, chân hướng về phía sau lưng mẹ, đầu hướng về phía ngực, mặt áp vào đầu vú. Lưu ý, đầu và thân của bé nên đặt trên cùng một đường thẳng; Mẹ có thể dùng gối chữ U, khăn mềm để lót bên dưới giúp giảm căng thẳng cho tay, hỗ trợ tay nâng đỡ cả hai bé. Mẹ không đặt thẳng hai bé lên gối vì điều này khiến bé gặp khó khăn khi bú, bé không bú được; Dùng tay điều chỉnh tư thế và hỗ trợ bé tú theo thứ tự từng bé; Lực bú của mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau nên mẹ chú ý thay đổi vị trí bú của hai bé. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng sữa cho cả hai bên ngực, đầu vú không bị lệch, mắt bé được điều chỉnh và hoạt động tốt hơn. >>>Xem thêm: Tư thế cho bé bú bình đúng cách có thể bạn chưa biết! Tần suất cho con bú hợp lý Để đảm bảo bé được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ bú đủ sữa mẹ nên chú ý đến tần suất cho bé bú. Đa số trẻ sơ sinh cần được bú khoảng 8 đến 12 cữ/ngày và được bú khi bé có dấu hiệu đang đói. Dưới đây tần suất cho con bú được xây dựng dựa trên từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh: Trẻ 1-2 tháng tuổi: tần suất bú 8-12 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 2-3 giờ; Trẻ 3-4 tháng tuổi: tần suất bú 6-9 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 3-4 giờ; Trẻ 5-6 tháng tuổi: tần suất bú 4-7 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 5-6 giờ, mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm; Trẻ 7-8 tháng tuổi: tần suất bú 3-4 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 6-8 giờ, mẹ có thể bổ sung sữa công thức và một số thực phẩm được xay nhuyễn vào thực đơn của bé; Trẻ 10-12 tháng tuổi: tần suất bú 2-3 cữ/ngày, bé đã giảm số lần bú mẹ, làm quen với việc ăn các thức ăn khác; >>>Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Các vấn đề thường gặp khi cho bé bú Trẻ bú sau cách không chỉ làm giảm hiệu quả bú của bé mà còn có thể gây tổn thương đến cơ thể mẹ. Một số tổn thương mẹ thường gặp khi cho bé bú: 1. Đau núm Đau núm vú là một trong những nỗi sợ hãi của các mẹ bỉm, nhất là mẹ bỉm lần đầu cho con bú. Tình trạng này thường được gây ra do bé nằm không đúng vị trí khi bú. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên kiểm tra lại tư thế của mẹ và bé khi cho con bú và có thể thử thay đổi một số tư thế khác. 2. Căng sữa Tình trạng ngực bị căng, ứ sữa gây cảm giác căng tức ngực, ngực nặng nề khó chịu thường xuất hiện trong một vài tuần đầu sau sinh. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng nếu tình trạng căng sữa kéo dài sẽ khiến ngực bị cứng, cản trở bé ti sữa. Do đó, mẹ nên chủ động cho bé bú thường xuyên hơn, 8-12 cữ/ngày và cho bé bú đều hai bên ngực. Bên cạnh đó, mẹ nên thực hiện một vài động tác massage bầu ngực, bôi một ít nước ấm để làm mềm vú trước khi cho bé bú, đồng thời giúp sữa xuống nhanh, dễ dàng và tự nhiên. Xem thêm: Nguyên nhân sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa 3. Tắc sữa Nếu mẹ tự nhiên xuất hiện một khối u cứng ở ngực, gây đau nhức ngực và có thể bị đỏ lên, mẹ có thể đang trong tình trạng bị tắc sữa. Điều này thường được gây ra do mẹ mặc áo ngực quá chật. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên massage kích sữa cho bầu ngực và có thể dùng máy hút sữa để giúp rút bớt sữa từ bầu ngực, hút hết lượng sữa thừa. Nếu mẹ xuất hiện cảm giác đau nhức nghiêm trọng và bắt đầu có dấu hiệu sốt, mẹ cần đến gặp bác sĩ để trực tiếp kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. 4. Viêm vú Viêm vú là tình trạng vú bị nhiễm trùng với các triệu chứng tương tự như bệnh cúm bao gồm sốt và đau ngực. Mẹ thường bị viêm vú trong vài tuần đầu sau sinh hoặc trong khoảng thời gian cai sữa cho con. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do núm vú bị nứt do để lâu hoặc do mẹ bị tắc sữa hay ứ sữa. Viêm vú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và việc cho con bú nên mẹ vẫn nên cho bé bú đều đặn. Để giải quyết tình trạng viêm vú, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ ddingj dùng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, mẹ cần hút hết sữa trong bầu ngực cho đến khi vùng bị ứng đỏ ở ngực dịu lại. Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ: Cho con bú đúng cách và phù hợp không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ, giúp mẹ và bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu mỗi khi cho con bú và được bú. Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng sữa và nguồn sữa cho bé, mẹ cũng nên chú ý cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và chủ động chăm sóc đầu vú cẩn thận. Đồng thời, trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh gây ảnh hưởng đến bé.
https://tamanhhospital.vn/benh-xop-xo-tai/
26/02/2023
Bệnh xốp xơ tai: Biến chứng gây mất thính lực hoàn toàn | Tâm Anh
Xốp xơ tai có thể gây chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, nghe kém, điếc ở một hoặc cả hai tai. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mục lụcBệnh xốp xơ tai là gì?Nguyên nhân gây bệnh xốp xơ taiDấu hiệu xốp xơ taiPhương pháp chẩn đoán xốp xơ taiCác biến chứng của bệnh xốp xơ taiCác phương pháp điều trị bệnh xốp xơ tai1. Sử dụng thuốc2. Máy trợ thính3. Phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp4. Cấy điện cực ốc taiPhòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật xốp xơ taiCác câu hỏi thường gặp về bệnh xốp xơ tai1. Bệnh xốp xơ tai có nguy hiểm không?2. Cách phòng bệnh xốp xơ tai như thế nào?3. Sau phẫu thuật xốp xơ tai, khi có các triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện ngay lập tức?4. Phẫu thuật xốp xơ tai có đau không?5. Có thể phẫu thuật xốp xơ tai ở cả hai tai cùng lúc không?Bệnh xốp xơ tai là gì? Thuật ngữ xốp xơ tai có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cứng” (scler-o) và “tai” (oto). Xốp xơ tai là tình trạng xương phát triển bất thường xung quanh đế xương bàn đạp, một trong những xương nhỏ của tai giữa. Điều này dẫn đến sự cố định của xương bàn đạp. Xương bàn đạp phải di chuyển tự do để tai hoạt động bình thường và nghe rõ. Nghe là một quá trình phức tạp. Ở tai bình thường, các rung động âm thanh được truyền từ tai ngoài vào ống tai nơi chúng chạm vào màng nhĩ. Những rung động này gây ra chuyển động của màng nhĩ, truyền rung động đến ba xương nhỏ của tai giữa, xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Khi xương bàn đạp di chuyển, nó làm cho dịch trong tai chuyển động, do đó, bắt đầu quá trình kích thích các tế bào lông ở tai trong, tế bào này kết nối với dây thần kinh thính giác. Dây thần kinh thính giác sau đó mang thông tin âm thanh đến não, dẫn đến việc nghe thấy âm thanh. Khi bất kỳ phần nào của quá trình này bị tổn hại, thính lực sẽ bị suy giảm. Xương bàn đạp – xương nhỏ nhất của cơ thể rất dễ bị tổn thương – nguyên nhân gây mất thính giác. Ảnh: Wikipedia Nguyên nhân gây bệnh xốp xơ tai Xốp xơ tai thường xảy ra nhất khi một trong các xương ở tai giữa, xương bàn đạp bị kẹt tại chỗ. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn chuyển hóa xương ở vùng tai. Khi xương này không thể rung, âm thanh không thể truyền qua tai và thính lực bị suy giảm. Đến nay, chưa rõ tại sao điều này lại xảy ra, nhưng các nhà khoa học cho rằng nó có thể liên quan đến việc nhiễm sởi trước đó. Virus sởi có thể gây viêm nhiễm ở những bệnh nhân có yếu tố di truyền đối với bệnh xốp xơ tai. Rối loạn miễn dịch cũng được cho là yếu tố nguy cơ của bệnh. Xốp xơ tai cũng có thể di truyền trong gia đình và một nửa số trường hợp là do di truyền. Một người có 25% nguy cơ phát triển bệnh xốp xơ tai nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh này và 50% nguy cơ nếu cả cha và mẹ đều bị. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến sự tương tác giữa ba tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch được gọi là các cytokine. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sự cân bằng của ba chất này giúp tái tạo xương khỏe mạnh. Do vậy, sự mất cân bằng về mức độ của chúng có thể gây ra loại tái tạo bất thường xảy ra trong bệnh xốp xơ tai. Mất thính lực do xốp xơ tai hiếm khi có biểu hiện sớm ở độ tuổi 7-8, nhưng hầu hết các trường hợp không trở nên rõ ràng cho đến cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu những năm trưởng thành khi bệnh mất thính lực không đối xứng tiến triển chậm được chẩn đoán.(1) Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ gấp đôi nam giới trưởng thành. Tuổi khởi phát xốp xơ tai là từ 15 – 45 tuổi, trung bình là 33 tuổi. Dấu hiệu xốp xơ tai Thống kê cũng cho thấy đa số người bị xốp xơ tai đều có những biểu hiện bất thường về thính lực ở độ tuổi 30-40. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng cho một hoặc cả hai tai. Các triệu chứng bệnh xốp xơ tai có thể khó phân biệt với các nguyên nhân gây mất thính giác khác. Thường gặp nhất là các triệu chứng sau: Tình trạng nghe kém ngày nặng hơn theo thời gian; Càng khó nghe hơn khi gặp những âm thấp, sâu và thì thầm; Nói nhỏ, khẽ khàng vì cảm thấy giọng mình to; Cảm thấy dễ nghe hơn khi có tiếng ồn xung quanh (sự khác biệt so với các loại mất thính lực khác); Cảm thấy ù tai (nghe âm thanh vo ve, ù ù như phát ra từ bên trong tai); Xuất hiện cơn chóng mặt.(2) Bệnh xốp xơ tai thường xảy ra ở nhóm người trẻ, tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới Phương pháp chẩn đoán xốp xơ tai Bước đầu tiên trong chẩn đoán là loại trừ các bệnh hoặc vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh xốp xơ tai. Các bước tiếp theo bao gồm các bài kiểm tra thính lực để đo độ nhạy của thính giác (thính lực đồ) và dẫn truyền âm thanh ở tai giữa (tympanogram). Đôi khi, các chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT cũng được sử dụng để xác định bệnh xốp xơ tai.(3) Các biến chứng của bệnh xốp xơ tai Các biến chứng của xốp xơ tai (nếu xảy ra), thường gặp nhất là: Suy giảm thính lực Điếc ở một hoặc cả hai bên tai Ù tai Chóng mặt Các phương pháp điều trị bệnh xốp xơ tai Bệnh xốp xơ tai có thể được điều trị bằng các phương pháp sau: 1. Sử dụng thuốc Một số loại thuốc như chất bổ sung natri florua hoặc bisphosphonat đã được báo cáo là hạn chế tình trạng nặng hơn của bệnh xốp xơ tai. Tuy nhiên, các thuốc này không có bằng chứng chắc chắn về việc ngăn chặn sự tiến triển của nó. 2. Máy trợ thính Bệnh xốp xơ tai nhẹ có thể điều trị bằng cách mang máy trợ thính khuếch đại âm thanh. Nếu có triệu chứng chóng mặt, bệnh nhân nên khám kiểm tra tiền đình để điều trị các nguyên nhân chóng mặt khác trước khi thực hiện phẫu thuật xốp xơ tai.(4) 3. Phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp Dưới gây mê toàn thân, bác sĩ sử dụng kính hiển vi phối hợp với nội soi để rạch một đường nhỏ trong ống tai. Việc này nhằm tạo một vạch ống tai bóc tách đến màng nhĩ, bóc tách bảo vệ thần kinh thừng nhĩ. Khi xương thành sau ống tai được mở rộng, bác sĩ có thể quan sát rõ các cấu trúc xương con trong tai giữa, kiểm tra được tình trạng dính khớp xương bàn đạp với cửa sổ bầu dục. Nhờ đó, bác sĩ có thể thực hiện tách xương bàn đạp ra khỏi cửa sổ bầu dục khi cắt toàn bộ xương bàn đạp. Tiếp theo bác sĩ sẽ chèn vật liệu nhân tạo Prosthesis vào đúng vị trí để dẫn truyền rung động âm thanh đến tai trong, giúp phục hồi thính giác. Prosthesis là xương nhân tạo bằng titan hoặc fluoroplastic có chức năng dẫn truyền âm thanh tương tự như xương bàn đạp. Cuối cùng bác sĩ sẽ bịt kín vết mổ bằng màng sụn nắp tai của bệnh nhân và di chuyển màng nhĩ trở lại vị trí của nó. Bác sĩ Hằng cùng ê-kíp phẫu thuật tại Khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ bằng kỹ thuật nội soi vi phẫu 4. Cấy điện cực ốc tai Trong các trường hợp xốp xơ tai tiến triển, gây mất thính giác tai trong (cảm giác thần kinh), thủ thuật cắt bỏ bàn đạp có thể không đủ để khôi phục thính giác. Trong những tình huống này, cấy ghép ốc tai điện tử có thể được xem xét tiến hành. Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật xốp xơ tai Phẫu thuật xốp xơ tai cũng có thể gặp một số rủi ro nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm và thiết bị lạc hậu. Các rủi ro phẫu thuật có thể gặp phải nhất là tình trạng tổn thương màng nhĩ, tổn thương thần kinh, nghe kém nặng hơn, chóng mặt kéo dài… Do đó, việc lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ tay nghề cao sẽ quyết định rất nhiều đến thành công của ca phẫu thuật. Đề phòng những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật, bác sĩ Hằng khuyến nghị: Người bệnh cần nghỉ ngơi trong tuần đầu tiên, tránh vận động mạnh ít nhất 3 tuần. Ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cần hạn chế các thức ăn có thể gây dị ứng, ví dụ như hải sản. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn, đặc biệt là các loại âm thanh lớn như âm thanh hội trường, công trường, nhà máy… Tránh bơi lội, ngoáy tai và đi máy bay cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Không xì mũi. Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ và cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chăm sóc vết mổ, ít nhất 2 lần sau mổ. Giữ tai và vết mổ khô, sạch. Sát trùng vết thương, thay băng tai mỗi ngày Các câu hỏi thường gặp về bệnh xốp xơ tai 1. Bệnh xốp xơ tai có nguy hiểm không? Xốp xơ tai là một bệnh lý lành tính và thường không gây ra biến chứng trực tiếp đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, suy giảm thính lực, điếc có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống. Ví dụ, điếc có thể làm tăng nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông vì không thể nghe thấy các tín hiệu âm thanh của các phương tiện trên đường. 2. Cách phòng bệnh xốp xơ tai như thế nào? Do chưa rõ căn nguyên gây ra bệnh xốp xơ tai nên chưa có khuyến nghị chính thức nào để phòng ngừa bệnh này. Bằng kinh nghiệm khám chữa và điều trị xốp xơ tai nhiều năm, bác sĩ Hằng khuyên, chúng ta nên đến khoa Tai Mũi Họng tại các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị khi: Có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém, không rõ nguyên nhân. Nữ giới ở độ tuổi lao động có biểu hiện nghe kém và tiền căn gia đình có người mắc bệnh xốp xơ tai. 3. Sau phẫu thuật xốp xơ tai, khi có các triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện ngay lập tức? Sau phẫu thuật về nhà, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau người bệnh cần tới bệnh viện ngay lập tức. Các triệu chứng này cho thấy, bạn có thể gặp biến chứng sau phẫu thuật. Chảy máu tai Chóng mặt kéo dài hoặc dữ dội Nghe kém đột ngột 4. Phẫu thuật xốp xơ tai có đau không? Phẫu thuật dưới gây mê toàn thân nên trong quá trình phẫu thuật và cho đến khi thuốc gây mê còn tác dụng thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau đó, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như đau tai, ù tai hoặc chóng mặt trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Cảm giác vị giác cũng có thể bị thay đổi trong vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật, nhưng thường sẽ trở lại bình thường. 5. Có thể phẫu thuật xốp xơ tai ở cả hai tai cùng lúc không? Nếu cả hai tai đều bị xốp xơ tai, thông thường bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn phẫu thuật tai nghe kém nặng hơn trước. Không nên phẫu thuật hai tai cùng lúc. Mỗi tai nên phẫu thuật cách nhau tối thiểu là 3 – 4 tháng. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài như máy nội soi tai mũi họng Xion (Đức), hệ thống kính vi phẫu tai Zeiss (Đức), hệ thống phẫu thuật nội soi Karl Storz (Đức), máy đo chức năng tiền đình Natus (Mỹ), hệ thống đo tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ (VNG), máy khoan bào mô Medtronic (Mỹ), máy cắt đốt Coblator và plasma (Mỹ), máy đo thính học Interacoustic (Đan Mạch)… khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý tai mũi họng – thính học – thanh học – tiền đình, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Bệnh lý xốp xơ tai gây suy giảm thính lực, hoặc điếc. Tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc cũng như chất lượng cuộc sống nói chung. Bác sĩ Hằng khuyên, những người có các yếu tố nguy cơ như phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi lao động có bố mẹ mắc bệnh xốp xơ tai, người có các triệu chứng về tai như nghe kém, ù tai, chóng mặt… nên đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám và điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt hơn, khả năng phục hồi sức nghe cao hơn.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/viatris-to-chuc-hoi-thao-nang-cao-suc-khoe-tinh-duc-20231005064027907.htm
20231005
Viatris tổ chức hội thảo nâng cao sức khỏe tình dục
25 năm đồng hành nâng cao sức khỏe tình dục Bệnh rối loạn cương dương (ED) gây ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng 50% nam giới trên 40 tuổi. Mặc dù tỷ lệ này khá cao nhưng đây vẫn là một chủ đề nhạy cảm và gây xấu hổ với nhiều người mỗi khi nhắc đến. Một khảo sát xã hội gần đây do Viatris thực hiện cho thấy, có một khoảng cách lớn giữa những người nghĩ rằng rối loạn cương dương là bệnh lý bình thường so với số lượng nam giới đồng ý nói chuyện cởi mở về chứng bệnh này. Khi mắc phải chứng rối loạn cương dương, 72,5% nam giới có cảm giác thất vọng và xấu hổ tiêu cực, đồng thời cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tuy nhiên, có hơn 91% nam giới đồng ý rằng, rối loạn cương dương là một điều bình thường trong cuộc sống có thể xảy ra với bất kỳ ai, không nên coi đó là điều đáng xấu hổ. Mặc dù được cho là bệnh lý phổ biến và khá bình thường nhưng rối loạn cương dương không phải là vấn đề được mang ra thảo luận công khai và chỉ có 1 trong 3 nam giới được hỏi có thể trả lời thẳng thắn về rối loạn cương dương. Nhiều người cho rằng vấn đề này rất khó giải quyết và xấu hổ khi nhắc đến. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về rối loạn cương dương là một nhu cầu cấp thiết trong xã hội. Hơn 90% nam giới và bạn đời của họ đồng ý rằng, mọi người nên được trang bị kiến thức nhiều hơn về chứng bệnh này. Đặc biệt khi nam giới vẫn cho rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng và không dễ điều trị. Tình trạng này cũng có thể có tác động sâu sắc đến cuộc sống nghề nghiệp của nam giới. Nghiên cứu cho thấy đàn ông bị rối loạn cương dương có năng suất làm việc thấp hơn, suy giảm hiệu quả hoạt động và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe kém hơn. Những phát hiện này đã củng cố thêm quyết tâm của Viatris trong việc quản lý chứng rối loạn cương dương cùng những định kiến bất lợi thường đi kèm với bệnh này. Thông qua cam kết đồng hành lâu dài với việc chăm sóc sức khỏe nam giới, Viatris nỗ lực góp phần thay đổi nhận thức và mang lại giải pháp cho một bệnh lý từ lâu bị che giấu không được nói ra. "Viatris cam kết phá bỏ những định kiến xung quanh chứng rối loạn cương dương và giúp mang lại giải pháp điều trị tốt hơn cho nam giới để cải thiện sức khỏe tình dục của họ. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều câu chuyện về tăng cường hiệu quả cuộc sống lứa đôi và nâng cao chất lượng sống. Chúng tôi tự hào về di sản 25 năm điều trị chứng rối loạn cương dương và mong muốn tiếp tục hành trình phá bỏ các rào cản để bình thường hóa chứng bệnh này, nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe nam giới. Điều này cũng phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi là giúp nhiều người trên toàn thế giới sống khỏe mạnh hơn ở mọi giai đoạn của cuộc đời ", bà Eunice Cho, Tổng giám đốc của Viatris Việt Nam cho biết. TS.BS. Trịnh Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhấn mạnh: "Vai trò của dược sĩ trong việc hỗ trợ bệnh nhân rối loạn cương dương cũng như duy trì phác đồ điều trị cho họ là rất quan trọng. Tại hội thảo, chúng tôi muốn khuyến khích và hỗ trợ các dược sĩ trong việc cập nhật kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng tư vấn giúp mang lại việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nam giới tại Việt Nam". Đại diện Viatris cho biết sẽ tiếp tục đặt nền tảng vững chắc để chứng minh rằng rối loạn cương dương là một tình trạng bệnh lý chứ không phải là vấn đề mang tính cá nhân. Đồng thời, đơn vị sẽ tổ chức các chương trình đào tạo để tăng cường kỹ năng tư vấn cho dược sĩ nhằm giúp cải thiện hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Viatris và sứ mệnh đồng hành cùng người tiêu dùng sống khỏe mạnh hơn Được thành lập vào tháng 11/2020, Viatris tập hợp chuyên môn khoa học, sản xuất và phân phối cùng với năng lực quản lý, y tế và thương mại đã được kiểm chứng nhằm cung cấp các loại thuốc chất lượng cao cho bệnh nhân tại hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Danh mục sản phẩm của Viatris trên toàn cầu gồm hơn 1.400 hoạt chất đã được phê duyệt trong nhiều lĩnh vực trị liệu, trong đó bao gồm các bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm, với các thuốc biệt dược gốc nổi tiếng toàn cầu,… Viatris có nguồn nhân lực vững mạnh trên toàn cầu với hơn 38.000 nhân viên, trụ sở tại Hoa Kỳ cùng 3 trung tâm vận hành đặt tại Pittsburgh (Mỹ), Thượng Hải (Trung Quốc) và Hyderabad (Ấn Độ). Tại Việt Nam, Viatris hiện sở hữu một danh mục sản phẩm đa dạng trong lĩnh vực điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau, tâm thần kinh, sức khỏe nam giới, ung thư, da liễu và sức khỏe nữ giới, bao gồm cả việc tiếp tục tập trung nỗ lực nội địa hóa dược phẩm thông qua chuyển giao công nghệ. Tìm hiểm thêm tại viatris.com; investor.viatris.com; @ViatrisInc; LinkedIn; Instagram và YouTube.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-hoa-da-bang-laser-fractional-co2-vi
Trẻ hóa da bằng laser fractional CO2
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Phạm Hồng Thái - Bác sĩ Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, Trung tâm Thẩm mỹ Vinmec - View, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Laser Fractional CO2 rất thành công trong điều trị trẻ hóa da, mờ rãnh nhăn, xóa sẹo, tỉ lệ thành công: 50-60% sau 6-9 tháng điều trị. Vào cuối năm 2011 những nhà thẩm mỹ của châu Âu, đã nghiên cứu thành công điều trị lành sẹo, rãnh nhăn,... tổn thương da bề mặt nông, sâu,... 1. Cấu trúc da Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Diện tích bề mặt là 2m2. Da người có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.1.1 Lớp biểu bìTầng sừngTầng sừng gồm có các tế bào đã chết, xếp sít nhau, rất dễ bong raTầng tế bào sống: gồm các tế bào có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới, chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da, một số tế bào sống phân hóa thành tế bào sinh lông và tế bào sinh móng Lớp biểu bì của da 1.2 Lớp bìLớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, gồm các thụ quan, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh.Tuyến nhờnNhiệm vụ của tuyến nhờn là tiết chất nhờn, tạo thành một lớp chất nhờn bao phủ bề mặt da, giúp da mềm mịn, không bị thấm nước và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.Tuyến mồ hôiDạng chùm dưới da (nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân, nách, háng, trán) có từ 2 đến 3 triệu tuyến. Nhiệm vụ là tiết mồ hôi (là các chất thải bã được lọc từ máu ra), giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhiệt độ bình thường khi quá nóng. Muối lysozyme có tính kháng khuẩn cao. Có hai loại tuyến mồ hôi là tuyến mồ hôi toàn vẹn và tuyến mồ hôi bán hủy.Lông và các phụ quan liên quanLông gồm có: chân lông, bao lông, cơ co chân lông, cơ co chân lông có nhiệm vụ co lại mỗi khi trời lạnh, làm cho lông dựng đứng lên, che khít lỗ chân lông, không cho hơi ấm trong cơ thể bay ra không khí, như thế sẽ giữ ấm được cơ thể.1.3 Lớp mỡ dưới daMô mỡBảo vệ da khỏi những tác động cơ học, cách nhiệt, dự trữ năng lượngDây thần kinhGiúp da nhận biết những kích thích từ môi trườngMạch máuGiúp da trao đổi chất với cơ thể bên ngoài Mô mỡ thuộc tầng lớp mỡ dưới da 2. Laser Fractional CO2 Laser là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh, có nghĩa là "Khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích".2.1 Tính chấtĐộ định hướng cao: Tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó có khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán.Tính đơn sắc rất cao: Chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) duy nhất. Do vậy chùm laser không bị tán xạ khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường có chiết suất khác nhau. Đây là tính chất đặc biệt nhất mà không nguồn sáng nào có.Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia laser: Có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn.Laser CO2 là loại laser mà hoạt chất là khí CO2 có bước sóng 10600nm.2.2 Ưu điểm Laser CO2+ Kỹ thuật không tiếp xúc+ Sự dập nát tổ chức rất ít, không để lại sẹo+ Hiệu quả tái tạo da cực kỳ hoàn hảo+ Ít chảy máu và xuất tiết dịch+ Vô trùng phẫu thuật+ Cho phép phẫu thuật ở vùng chật hẹp+ Thời gian lành vết thương mau hơn+ Hoàn toàn không gây tổn thương+ Không có tác dụng phụ+ Có thể sinh hoạt bình thường ngay sau khi điều trị 2.3 Nhược điểm+ Phải có biện pháp an toàn cho thầy thuốc và bệnh nhân+ Đòi hỏi có trang thiết bị+ Người sử dụng phải được đào tạoVới độ xuyên sâu của tia Laser, năng lượng cao của tia Laser kích thích mô sẹo tăng sinh, hay phá hủy, ngoài ra bề mặt tổn thương còn kích thích bởi sóng RF giúp các tế bào da xung quanh sẹo tiếp tục tăng sinh, kích mô collagen, sợi elastin phục hồi, làm trẻ hóa làn da, mịn hơn, sáng hơn so với ban đầu. Fractional CO2 laser không chỉ điều trị hiệu quả đối với các dạng sẹo rỗ và nhiều dạng sẹo khác mà còn rất thành công trong việc tái tạo da.2.4 Ứng dụng điều trị Fractional CO2 laserĐiều trị nhiều dạng sẹo khác nhau: Sẹo mụn, sẹo lâu năm, sẹo phẫu thuậtĐiều trị da lão hóa, da nhăn, da chảy xệ, lỗ chân lông to, da tối màu và sần sùiĐiều trị nếp nhăn: Các nếp nhăn nhỏ ở gần mắt, miệng, nếp nhăn xung quanh cổ, các rãnh nhăn lớn, sâuĐiều trị đốm sắc tố, tàn nhang, đốm nâuTái tạo da toàn diện trên vùng mặt và cổCải thiện kết cấu của daBóc tách tái tạo bề mặt da thẩm mỹ So sánh với kỹ thuật lăn kim và mesotherapy: Fractional CO2 hồi phục nhanh, không đau, không chảy máu, không có nguy cơ nhiễm trùng, không tăng sắc tố sau điều trị.Nếu kết hợp điều giữa công nghệ Fractional CO2 với Liệu pháp PRP sẽ cộng hợp hiệu quả tối ưu, giảm số lượng mũi tiêm nên giảm đau rất hiệu quả.Vinmec Times City có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và các chuyên gia thẩm mỹ, nhân viên tư vấn chuyện nghiệp, thấu hiểu và đồng cảm. Khách hàng sẽ được thăm khám, kiểm tra tổng thể và tư vấn để tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhằm mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm.Chúng tôi tự hào:Là một trong số ít các bệnh viện tư nhân được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật PRPDịch vụ chăm sóc hoàn hảo, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tếPhối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa đảm bảo:Không đau/đỏ/sưngAn toàn, hiệu quảKhông ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
https://vnvc.vn/viem-tai-giua-do-phe-cau-khuan/
02/11/2020
Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Đáng lo ngại hơn, phế cầu khuẩn ngày càng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị, khiến người bệnh đối mặt với những di chứng nặng nề. Bởi sự đáng sợ của căn bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, nên nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ tốt nhất cho bản thân và cả gia đình. Mục lụcBệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là gì?Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩnDấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩnBiến chứng của bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩnPhương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnhChăm sóc người bệnh viêm tai giữa như thế nào?Chế độ vệ sinh cho người bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩnChế độ ăn uống cho người bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩnChế độ sinh hoạt giúp đối phó với bệnh viêm tai giữaPhương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩnPhương pháp phòng ngừa bệnhLịch tiêm vắc xin Synflorix (Bỉ) cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổiLịch tiêm vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớnNên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn ở đâu?Bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi, hầu hết các trường hợp trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổi. Một số ca bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi, rất dễ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thậm chí phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân viêm tai giữa cấp có thể gặp biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não,… Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây nên nhiều biến chứng khó lường Theo bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết: “Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Đáng sợ hơn, hiện nay vi khuẩn phế cầu đã đề kháng nhiều loại kháng sinh. Trong quá trình điều trị bệnh, các bác sĩ phải dùng kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau dẫn đến chi phí cao và thời gian điều trị kéo dài, mà chưa chắc đã đáp ứng. May mắn, hiện nay chúng ta đã có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn’’. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Tình trạng viêm tai giữa xuất hiện khi các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc do các tác động từ yếu tố bên ngoài môi trường. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu của viêm tai giữa là do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40-50%), vi khuẩn Haemophilus influenzae (30-40%)… Phế cầu khuẩn thường trú ngụ sẵn trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Khi sức khỏe suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm là lúc phế cầu khuẩn thừa cơ hội tấn công vào đường hô hấp và gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não,… Khả năng phát bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, do đó trẻ em với hệ miễn dịch non nớt, người cao tuổi bị suy giảm sức đề kháng, hay người mắc bệnh mạn tính là những đối tượng dễ mắc bệnh. Khi các đối tượng này mắc viêm tai giữa, bệnh thường có diễn tiến nhanh và để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Do đó, người dân cần hết sức đề phòng và đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị ngay khi có triệu chứng bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa bao gồm màng nhĩ phồng, hoặc không di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai. Ngoài ra, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường có một số triệu chứng như: Sốt cao từ 30 – 40 độ C, quấy khóc, bỏ bú, kén ăn, nôn trớ và trong một số trường hợp bệnh có thể gây co giật; Đau tai; Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, triệu chứng xuất hiện gần như đồng thời với sốt. Sốt cao, quấy khóc, đau tai và đi ngoài nhiều lần là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển sang giai đoạn mạn tính, vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bớt khóc, ăn được, ngủ được, không còn các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đau tai nữa. Tuy nhiên, chấm dứt các triệu chứng bệnh không đồng nghĩa với việc khỏi bệnh. Ngược lại, bệnh viêm tai giữa đã chuyển biến thành thể mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh với những biến chứng có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Xem thêm bài viết liên quan: Vi khuẩn phế cầu giết HÀNG TRIỆU TRẺ EM MỖI NĂM với 4 bệnh nguy hiểm Bệnh gây ra do khuẩn phế cầu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa Viêm phổi do phế cầu khuẩn: biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa Viêm màng não do phế cầu khuẩn: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn Biến chứng của bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Viêm tai giữa sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh kịp thời điều trị và trị dứt điểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp điều trị muộn, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, như: Mất thính lực: khi bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn tiến triển nặng, khả năng mất thính lực có tỷ lệ khá cao. Nước nhầy tụ sau màng nhĩ có thể dần hết đi, nhưng cũng có thể tồn tại ở tai giữa trong một thời gian dài, dẫn đến phá hư màng nhĩ, chuỗi xương dẫn âm thanh, gây điếc tai vĩnh viễn. Gây thủng màng nhĩ: trong thời gian viêm, nước nhầy và mủ có thể tích tụ nhiều trong tai giữa, đè và gây áp lực lên màng nhĩ, khiến màng nhĩ rách và mủ chảy ra ngoài. Nếu màng nhĩ rách nhiều lần và không lành sẽ gây thủng, bệnh nhân cần phải mổ để vá lại màng nhĩ. Viêm xương chũm: là biến chứng phổ biến của bệnh viêm tai giữa. Nếu viêm tai giữa không được điều trị sớm, bệnh sẽ lan vào xương, gây viêm xương chũm (một phần của xương thái dương và hộp sọ). Đáng sợ hơn, bệnh còn có thể dẫn đến các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh. Chậm nói, chậm phát triển: viêm tai giữa có thể làm ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ em có thể khiến trẻ chậm nói. Nguyên nhân do không nghe rõ người khác nói khiến khả năng học hỏi ngôn ngữ ở trẻ bị ảnh hưởng gây chậm nói, chậm phát triển trí não. Nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận cơ thể khác: tình trạng nhiễm trùng ở tai không được điều trị thì sẽ lây lan nhiễm trùng sang các bộ phận xung quanh. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Nhiễm trùng hình vú, lồi xương sau tai có thể dẫn đến thiệt hại cho xương và hình thành các u nang chứa đầy mủ. Phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, ngoài dựa vào những triệu chứng bệnh lâm sàng, các bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện những phương pháp cận lâm sàng khác, như: Nội soi tai; Đo thính lực để đánh giá sức nghe; Đo nhĩ lượng để phát hiện dịch trong tai giữa; X-quang Schuller 2 tai; CT vùng mũi xoang, CT não, MRI, khi nghi ngờ bệnh có biến chứng. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể chẩn đoán phân biệt bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, dựa vào tình trạng: Viêm ống tai ngoài; Viêm màng nhĩ bóng nước; Nút ráy tai; Áp xe răng; Dị vật tai; Đau tai phản xạ (tuyến mang tai, răng, hạch); Viêm amidan. Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa như thế nào? Để chăm sóc người bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, người thân cần lưu ý đến chế độ vệ sinh, ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Chế độ vệ sinh cho người bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Vệ sinh tai: Nếu tai chảy dịch mủ, người thân không lau quá sâu, dùng bông nút kín tai mà nên để dịch chảy ra ngoài một cách tự nhiên. Lưu ý, khi tắm và vệ sinh cơ thể, người bệnh không để nước vào tai khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dùng thuốc nhỏ tai theo sự chỉ định và toa thuốc của bác sĩ. Vệ sinh mũi: Ngoài vệ sinh tai, người bệnh còn nên rửa mũi thường xuyên 2-3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Người bệnh nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng; Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả; Đối với trẻ dưới 6 tháng mắc bệnh viêm tai giữa, mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và cân nhắc tăng số lần bú lên. Nếu trẻ bú bình, mẹ giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng khi bú, tránh cho bú khi trẻ đang nằm. Ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và uống thêm nước trái cây để tăng cường sức đề kháng Chế độ sinh hoạt giúp đối phó với bệnh viêm tai giữa Đề phòng cảm lạnh và những bệnh khác. Nên chú ý rửa tay thường xuyên, và không dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác. Khi trẻ bị bệnh, người thân không nên đưa trẻ đến trường, hãy cho trẻ ở nhà chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng. Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá. Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Mục đích của việc điều trị viêm tai giữa là nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát và phục hồi thính lực trong những trường hợp nặng. Tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh sử của người bệnh viêm tai giữa mà các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Do đó khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó, có phương pháp điều trị đúng nhất với tình trạng bệnh ở mỗi người. Không phải tất cả trường hợp bệnh bác sĩ đều chỉ định thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh không trị được nhiễm trùng do virus, không khai thông được dịch tắc trong tai giữa, có thể gây ra tác dụng phụ và tác hại lớn nhất của việc lạm dụng kháng sinh là có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh làm bệnh khó điều trị hơn. Trong một số trường hợp bệnh như nhiễm trùng tái phát hay bị mất thính lực kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ống tai. Phẫu thuật chèn ống (ống thông khí quản) để chất lỏng chảy ra từ tai giữa, nhằm mục đích cân bằng áp lực trong tai. Phương pháp phòng ngừa bệnh Để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ nhiễm bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, đồng thời tránh được những hệ quả nặng nề của bệnh, mỗi người nên rèn luyện thói quen sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, trẻ em cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn là phương pháp phòng bệnh tối ưu, an toàn và tiết kiệm. Hiện nay tại Việt Nam, hai loại vắc xin phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn được lưu hành rộng rãi nhất là Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi; vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. Lịch tiêm vắc xin Synflorix (Bỉ) cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: – Lịch tiêm 3 liều cơ bản: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Trẻ từ 7-11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó). Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng. Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng. Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng. Mời bạn xem thêm video để hiểu rõ hơn về lịch tiêm của vắc xin phế cầu Synflorix Lịch tiêm vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: – Lịch tiêm 3 liều cơ bản: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. – Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11-15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng. Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó): Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng. Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó): Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng. Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn: Tiêm 1 mũi duy nhất. Nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn ở đâu? Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC tự hào là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Tại VNVC, chúng tôi có nhiều loại vắc xin phòng những căn bệnh nguy hiểm cho Trẻ em và Người lớn, trong đó có vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn. Khi đến VNVC, quý khách sẽ được khám sàng lọc đầy đủ để đánh giá tình trạng sức khỏe và thể trạng, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ tiêm chủng phù hợp. Quý khách có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn vụ tiêm chủng tại VNVC vì đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng; cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại và có nhiều tiện ích miễn phí. Một điểm đặc biệt tại Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC là có nhiều Gói vắc xin phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau như gói vắc xin cho trẻ em, gói vắc xin cho trẻ tiền học đường, gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên, gói vắc xin cho người trưởng thành, cho phụ nữ chuẩn bị mang thai; đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết về việc tiêm chủng của khách hàng. Để đăng ký tiêm vắc xin phòng các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn hoặc các loại vắc xin quan trọng khác, quý khách có thể gọi hotline 028.7102.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn. Trần Phúc
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-cat-da-day-ban-phan-cuc-duoi-bang-robot-vi
Phẫu thuật cắt dạ dày bán phần cực dưới bằng Robot
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng Đơn nguyên Ngoại tiêu hóa - Tiết niệu - Phẫu thuật Robot & Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày là can thiệp cần thiết trong nhiều trường hợp mắc bệnh về dạ dày. Đây là loại phẫu thuật cắt bỏ một phần của dạ dày, thường do mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng. Trong đó, loại phẫu thuật bán phần là điển hình, nghĩa là cắt bỏ đi 2/3 dạ dày ở phần dưới, cùng với môn vị. Khi việc dùng thuốc (điều trị nội khoa) đã không còn mang lại tác dụng như mong muốn, việc áp dụng phẫu thuật cắt dạ dày bằng nội soi robot là cần thiết. 1. Phẫu thuật cắt dạ dày áp dụng khi nào? Cho các khối u ở cực dưới dạ dày, còn chỉ định điều trị phẫu thuật.Người bệnh được đánh giá đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.Loét hành tá tràng có biến chứng thủng, hẹp, chảy máu, điều kiện cho phép (tại chỗ và toàn thân).Ung thư dạ dày giai đoạn sớm, vùng hang môn vị gây biến chứng thủng, hẹp, chảy máu mà điều kiện toàn thân không cho phép nạo vét hạch. 2. Phẫu thuật cắt dạ dày được thực hiện như thế nào? Bước 1: Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh. Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật. Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều. Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.Bước 2: Người bệnh nằm ngửa, gây mê nội khí quản. Trường hợp nguy cơ cao khi gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng và gây tê tại chỗ. Gây mê bệnh nhân trước khi làm phẫu thuật cắt dạ dày bằng robot Bước 3: Xác định vị trí đặt trocarBước 4: Phẫu thuật:Thì I: Thăm dò, đánh giá thương tổn, thăm dò đánh giá tình trạng ổ loét, kiểm tra các tạng khác trong ổ bụng.Thì II: Giải phóng bờ cong lớn dạ dày cắt bỏ và phẫu tích bờ cong nhỏ của dạ dày.Thì III: Phẫu tích bó mạch môn vị, cặp bằng clip hay thắt chỉ.Thì IV: Cắt và đóng mỏm tá tràng bằng máy cắt với đạn dùng cho đường tiêu hóa.Thì V: Phẫu tích, cặp clip, cắt, hoặc buộc chỉ chắc động mạch vành vị.Thì VI: Cắt phần dạ dày bằng máy cắt, dùng khoảng 2 đạn cho đường tiêu hóa.Thì VII: Lập lại lưu thông tiêu hóa bằng cách nối mổ dạ dày dạ dày hỗng tràng kiểu finsterer bằng máy hoặc khâu tay qua nội soi.Thì VIII: Kiểm tra, lấy bệnh phẩm và đóng các lỗ trocar. 3. Phẫu thuật cắt dạ dày bằng robot mang lại lợi ích gì? Ngoài sự vượt trội của hình ảnh 3D phóng đại độ phân giải cao ra thì phẫu thuật bằng robot còn có rất nhiều lợi ích khác như:So với mổ mở: Dụng cụ Robot rất nhỏ chỉ 8mm so với bàn tay của bác sỹ nên người bệnh không phải rạch một đường mổ lớn.So với mổ nội soi: Dụng cụ robot có thể gấp, xoay 3D để thực hiện thao tác một cách linh hoạt và tinh tế như bàn tay của phẫu thuật viên.Như vậy, phẫu thuật Robot vừa mang trong mình những ưu điểm của mổ mở và mổ nội soi, đồng thời loại bỏ những nhược điểm của mổ mở và mổ nội soi. 4. Phẫu thuật có để lại sẹo lớn không? Sau phẫu thuật, sẽ có vài vết sẹo nhỏ 8 - 10mm và có một vết rạch lớn hơn tầm 5cm để các bác sỹ lấy dạ dày ra ngoài. Ngoài ra, khi gặp một số biểu hiện bất thường dưới đây, người bệnh cần tái khám ngay:Chảy máu sau mổ (trong ống tiêu hóa, trong khoang phúc mạc).Viêm tụy sau mổ.Nhiễm khuẩn sau mổ (viêm phúc mạc, viêm đại tràng có giả mạc).Những biến chứng sớm ở quai tới (rò mỏm tá tràng, căng giãn và hoại tử thành quai tới).Tai biến và biến chứng ở mỏm dạ dày và ở miệng nối dạ dày – hỗng tràng (hoại tử mỏm dạ dày do thiếu máu, rò miệng nối dạ dày – hỗng tràng, ứ đọng ở mỏm dạ dày). 5. Thời gian mổ và nằm viện có lâu không? Thời gian mổ và nằm viện phụ thuộc rất nhiều vào sự hồi phục liên quan đến tuổi tác và bệnh nền sẵn có. Nói chung, thời gian mổ khoảng 4 giờ và thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày. Sau mổ, bệnh nhân cần:Cực kỳ chú ý trong chuyện ăn uống để không bị loét miếng nối và để dạ dày (nay chỉ còn một phần) kịp tiêu hóa hết thức ăn. Người đã cắt dạ dày chỉ được phép dùng những thực phẩm chọn lọc và ăn từng ít một.Vận động nhẹ nhàng và thăm khám sức khỏe định kỳ.Sử dụng thuốc điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 6. Trình tự đặt hẹn và khám bệnh Người bệnh sau khi được chẩn đoán ung thư dạ dày sẽ đặt hẹn khám và tư vấn với bác sĩ. Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ tư vấn về điều trị. Nếu người bệnh đồng ý, bác sĩ sẽ hẹn:Xét nghiệm, chụp phim, điện tim, các đánh giá bổ sung khác nếu có để xác định giai đoạn bệnh như CT scanner, MRI, PET - CT,... (thường làm ngay buổi tư vấn đó, một số sẽ cần hẹn lại).Khám bác sỹ gây mê (khi có kết quả xét nghiệm).Thông qua duyệt điều trị với hội đồng Ung bướu để lựa chọn điều trị tốt nhất cho người bệnh (đôi khi, không bắt đầu ngay bằng phẫu thuật).Hẹn ngày, giờ phẫu thuật (nếu phẫu thuật được chỉ định sau khi họp hội đồng Ung bướu).Hướng dẫn người bệnh tập vận động, thở, ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng theo chương trình ERAS (tăng cường hồi phục sau phẫu thuật) trong thời gian chờ phẫu thuật.Người bệnh cần vào viện vào chiều trước ngày phẫu thuật để chuẩn bị. Trong thời gian dịch bệnh Covid, xét nghiệm và thời gian vào viện có thể thay đổi. Nhân viên y tế sẽ thông báo cụ thể cho người bệnh về những điều chỉnh đó. Bạn có thể đặt lịch hẹn phẫu thuật cắt dạ dày bằng robot sau chẩn đoán 7. Ưu điểm khi thực hiện kỹ thuật cắt dạ dày bán phần cực dưới bằng Robot tại Vinmec Có lịch trình và thông báo rõ ràng cho bạn.Áp dụng hội chẩn đa Chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.Phương tiện hiện đại (Robot phẫu thuật da Vinci) và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tốt theo tiêu chuẩn JCI.Áp dụng ERAS (tăng cường hồi phục sau phẫu thuật) phối hợp điều trị toàn diện đa Chuyên khoa để hồi phục nhanh nhất sau phẫu thuật.Áp dụng kháng sinh dự phòng: Giảm sử dụng thuốc, giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ.Có đội ngũ gây mê giảm đau tuyệt vời, giúp bạn giảm đau tốt sau mổ và có thể ra viên rất sớm.Phẫu thuật cắt dạ dày bán phần cực dưới bằng Robot điều trị ung thư dạ dày tại Vinmec đã đem lại cơ hội điều trị tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Kỹ thuật được thực hiện mổ nội soi bằng bàn tay 3D của Robot có thể dễ dàng đi vào phía sâu bên trong thành dạ dày, từ đó vét được tối đa các hạch, tế bào ung thư, đồng thời hạn chế được tổn thương từ các mô lành xung quanh. Đặc biệt, dụng cụ mổ là loại dao siêu âm hạn chế tối đa tình trạng tổn thương mô, hàn kín các mạch bạch huyết nên không xảy ra tình trạng chảy dịch ổ bụng sau mổ nguy hiểm cho bệnh nhân.Toàn bộ quy trình thực hiện được thực hiện bởi ekip bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật, giảm đau, hồi sức,... nên cơ hội thành công rất cao, thời gian nằm viện của bệnh nhân cũng được rút ngắn chỉ còn 5 ngày. Sau mổ, bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng kết hợp với việc vận động, phục hồi chức năng giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-thuc-pham-giau-dha-can-thiet-cho-me-bau-vi
CÁC THỰC PHẨM GIÀU DHA CẦN THIẾT CHO MẸ BẦU
Bổ sung DHA trong suốt thai kỳ là điều cần thiết vì vai trò quan trọng của dưỡng chất này đối với sự phát triển trí tuệ và hoạt động của mắt ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, DHA còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chính các mẹ bầu. Vậy mẹ bầu cần chú ý bổ sung những thực phẩm nào để cung cấp đủ DHA đủ nhu cầu cần thiết cho mẹ và bé ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 1. Vai trò của DHA đối với thai nhi DHA (Axit Docosahexaenoic) là một acid béo không no nhóm omega-3 gồm DHA, EPA và DPA. Trong đó, DHA là dạng duy nhất có hoạt tính sinh học. Dưỡng chất này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ và thị giác của trẻ vì đây là thành phần acid béo chủ yếu của màng tế bào não và võng mạc.Theo các nghiên cứu, thai phụ nếu được bổ sung lượng DHA đầy đủ trong suốt thai kỳ sẽ có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. DHA tham gia vào tăng cường liên kết giữa các tế bào thần kinh, thúc đẩy khả năng truyền thông tin giữa não bộ và các phần còn lại của cơ thể. Bên cạnh đó, DHA cũng tham gia vào chức năng thị giác, giúp tăng khoảng nhìn của trẻ.Thiếu hụt DHA trong thời gian mang thai và bú mẹ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não bộ, thần kinh thị giác, hệ miễn dịch của trẻ. Những trẻ không được cung cấp DHA từ mẹ sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh, giảm sự chú ý và khả năng học tập của trẻ so với những bé có được nguồn DHA đầy đủ. 2. Lợi ích của DHA cho mẹ bầu Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bé, DHA còn đóng vai trò quan trọng giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Khi được bổ sung đầy đủ, DHA mang lại tác dụng tích cực khi giảm nguy cơ sinh non thai dưới 37 tuần hoặc các biến chứng tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Những trẻ sinh trước 37 tuần có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, hệ miễn dịch phát triển không đầy đủ, chậm phát triển.Bên cạnh đó, DHA cũng giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh, bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh mãn tính sau này như tim mạch, loãng xương, tiểu đường, suy thoái thần kinh. Tuy vậy, cơ thể con người tự không tự tổng hợp được DHA nên cần phải bổ sung qua các thực phẩm giàu DHA cần thiết cho mẹ bầu. 3. Thực phẩm giàu DHA cần thiết cho mẹ bầu Việc bổ sung DHA nên được bắt đầu ngay từ lúc phát hiện mang thai, và kéo dài đến thời gian sau sinh. Theo phần lớn các khuyến cáo, mỗi người phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú nên bổ sung ít nhất 200 mg DHA hàng ngày giúp mang lại nhiều tác động tích cực đến thai kỳ và sự phát triển của trẻ. Các thực phẩm được liệt kê sau đây là những nguồn giàu DHA mà các mẹ bầu có thể lựa chọn để đảm bảo cung cấp đủ lượng acid béo quan trọng này.3.1. Các loại cá và hải sảnCác loại cá giàu chất béo là nguồn DHA quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi cá ngừ, ... được bổ sung đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh, khả năng học tập, nhận thức và phát triển thị giác.Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ tiếp xúc của thai nhi với các chất độc thần kinh, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo các thai phụ chỉ nên tiêu thụ cá và hải sản ở mức 340 gam mỗi tuần. Theo khẩu phần này, mỗi ngày một mẹ bầu sẽ được cung cấp 100-250 mg acid béo không no nói chung và 50-100 mg DHA nói riêng.Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần chú ý lựa chọn các loại cá và hải sản có hàm lượng thủy ngân ít như tôm, sò điệp, cá da trơn, cá ngừ trắng,... và tránh các thực phẩm chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu vua,...3.2 Các loại rau xanhCác loại rau có màu xanh đậm vừa giúp tăng cường chất xơ vừa là nguồn cung cấp DHA cần thiết trong thời gian mang thai. Mẹ bầu nên lựa chọn các loại thực phẩm như súp lơ, rau cabi, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong,...không chỉ giúp mẹ bầu tránh tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ và còn làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày.3.3 Các loại hạt cung cấp nhiều DHACác loại hạt lâu nay đã là món ăn vặt hàng ngày, là nguồn sữa được ưa thích vì tính tiện lợi và giàu năng lượng của nó. Đối với mẹ bầu, đây cũng là nguồn thực phẩm giàu DHA có lợi cho trí não và thị giác của trẻ và sức khỏe của mẹ như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,... Mẹ bầu có thể sử dụng các loại hạt này hàng ngày, không chỉ bổ sung năng lượng cho mẹ mà còn tốt cho trẻ nhỏ.3.4 Lòng đỏ trứng gàBên cạnh các thực phẩm kể trên thì lòng đỏ trứng gà cũng là nguồn chất béo dồi dào giúp bổ sung DHA đầy đủ. Trứng gà vừa dễ chế biến và sử dụng, vừa tốt cho sự phát triển não bộ, hệ thống thần kinh của thai nhi. Ước tính, trong mỗi lòng đỏ trứng gà chứa 17 mg DHA, ngoài ra còn có các dưỡng chất khác như protein, acid folic, sắt,...Tuy nhiên, cần chú ý chỉ ăn lòng đỏ trứng gà đã chín hoàn toàn, không nên ăn các thực phẩm sống, tái.3.5 Sữa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiếtTừ lâu, sữa đã trở thành nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ em, những người cần hồi phục sức khỏe và phụ nữ mang thai. Sữa không chỉ cung cấp DHA cần thiết cho mẹ bầu mà còn chứa các thành phần quan trọng khác cho thai kỳ như canxi, protein và vitamin D. Các mẹ bầu nên uống khoảng 3 cốc sữa mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các sản phẩm sữa chứa hàm lượng DHA cao vừa để bổ sung trong thai kỳ, vừa hỗ trợ rất tốt cho việc tăng cường hấp thu canxi vào xương.3.6. Dầu cá hay viên bổ sung DHADầu cá hay các loại viên bổ sung DHA là nguồn cung cấp DHA an toàn cho các mẹ bầu nếu các bữa ăn hàng ngày không đủ cung cấp lượng DHA đầy đủ theo nhu cầu. Lợi điểm của các sản phẩm này là đã được tinh sạch hoặc chỉ chứa lượng rất nhỏ thủy ngân nên ít gây độc cho hệ thần kinh của trẻ. Các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín, an toàn khi sử dụng và chứa đủ lượng DHA theo khuyến cáo. Tuy nhiên, để quá trình bổ sung DHA được hiệu quả và an toàn, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các chế phẩm này.
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-ho-tro-chua-lao-phoi-169119135.htm
11-05-2019
Bài thuốc hỗ trợ chữa lao phổi
Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium gây ra. Người bệnh được khám chuyên khoa lao để lựa chọn phác đồ điều trị theo “Chương trình chống lao quốc gia”. Theo y học cổ truyền, lao phổi thuộc phạm vi chứng phế lao. Lúc đầu do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà xâm phạm phế. Bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư và đến giai đoạn cuối là phế, tỳ, thận đều hư (khí âm hư). Điều trị theo y học cổ truyền không tiêu diệt được vi khuẩn lao nhưng có tác dụng hỗ trợ và chữa trị các triệu chứng theo nguyên tắc: Tư âm giáng hỏa, nhuận phế chỉ khái. Sau đây là một số bài thuốc và dược thiện cho người bệnh lao phổi thể khí âm hư. Tràn khí màng phổi là một biến chứng nặng của lao phổi. Biểu hiện: Người bệnh thường sốt về chiều, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, trằn trọc, dễ cáu gắt, đau ngực, ít ngủ, sụt cân, di tinh, kinh nguyệt không đều, lưỡi khô, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Bài 1: Bách hợp cố kim thang gia giảm: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, bách hợp 12g, bạch cập 8g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, hạ khô thảo 16g, bách bộ 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Gia giảm: nếu nhức trong xương thêm địa cốt bì 12g, miết giáp 20g; ra mồ hôi trộm thêm long cốt 16g; ngủ ít thêm táo nhân 12g, bá tử nhân 12g. Bài 2: sinh địa 12g, huyền sâm 8g, địa cốt bì 8g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, hạ khô thảo 16g, xạ can 6g, bách bộ chế 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Dược thiện cho người bệnh lao phổi Ba ba hầm thục địa kỷ tử: ba ba 1 con, kỷ tử 30g, thục địa 20g, có thể thêm nữ trinh tử 15g, thêm nước sạch vừa đủ; nấu chín nhừ, bỏ bã dược liệu, thêm gia vị. Dùng cho người lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, xơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh. Yến sào kỷ tử hấp đường phèn rất tốt cho người viêm phế quản mạn, giãn phế quản, lao phổi. Cháo sinh địa: nước ép sinh địa hoàng 300ml hoà vào cháo gạo vừa chín khuấy đều, ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân ho ra máu do lao phổi, giãn phế quản, ho khan ít đờm. Bột tắc kè: tắc kè 1 đôi, phổi dê 30g, mạch môn 15g, rượu gạo 30ml. Tắc kè tẩm dấm rang cho chín vàng, tán bột, phổi dê sấy khô tán bột, mạch môn nướng chín khô tán bột. Lấy 9g bột các loại trên, cho vào rượu đã đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn; khuấy đều, ăn một lần, ngày 1 - 2 lần. Dùng cho người ho khan do viêm khí phế quản, do lao phổi. Yến sào kỷ tử: yến sào 10g, kỷ tử 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm rửa sạch, cho nước đun sôi cho nở, thái nhỏ, kỷ tử và đường kính với lượng nước thích hợp. Tất cả đun cách thuỷ 30 phút. Thích hợp cho người viêm phế quản mạn, giãn phế quản, lao phổi. Yến sào bạch cập: bạch cập 10g, yến sào 10g, đường phèn 10g. Yến sào và bạch cập cho vào ca nhôm, thêm nước, đun cách thuỷ cho chín nhuyễn, lọc qua rây vải xô bỏ bã, cho thêm đường, khuấy cho tan đều, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người lao phổi, ho lẫn đờm và huyết tái đi tái lại. Nước ép quả mướp: mướp tươi ép lấy nước thêm mật ong hoặc mật mía khuấy đều uống. Dùng cho người lao phổi, ho cơn dài ngày. Hoàng tinh nấu đường phèn: hoàng tinh tươi 60g, đường phèn 30g nấu nhừ khuấy đều ăn. Dùng cho người lao phổi, khái huyết, khí hư, huyết trắng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ap-xe-gan-do-amip-va-bien-chung-thuong-gap-vi
Áp-xe gan do amip và biến chứng thường gặp
Áp xe gan do amip là bệnh phổ biến và gây biến chứng nguy hiểm. Biến chứng áp xe gan do amip nếu không được xử trí điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 1. Áp xe gan do amip là gì? Áp xe gan do amip là tình trạng tổn thương bên trong tổ chức gan do amip gây ra. Amip là một loại nguyên sinh vật đơn bào thường gây bệnh ở niêm mạc đại tràng, ruột và thông qua đường này đi vào các cơ quan khác như gan để gây thương tổn là khối áp xe.Áp xe gan do amip là khối chứa dịch mủ, có kích thước to hoặc nhỏ, có thể có một hoặc nhiều ổ dịch mủ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 2. Triệu chứng áp xe gan do amip Gan to là triệu chứng áp xe gan do amip thể điển hình Áp xe gan do amip có nhiều thể, trong đó có 2 thể chính là thể điển hình (chiếm tỷ lệ 2⁄3) và không điển hình. Tùy vào mỗi giai đoạn, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau.2.1 Áp xe gan do amip thể điển hìnhTriệu chứng áp xe gan do amip thể điển hình:Sốt: Người bệnh có thể sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến sốt cao 40 độ C. Đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện đầu tiên.Đau vùng gan và hạ sườn phải: Người bệnh có thể đau từ mức độ nhẹ như đau tức, đau nhói đến nặng.Đau gan, gan to: Khi gan tăng kích thước (khoảng 3 - 4cm), ấn vào vùng dưới sườn phải có thể thấy đau.Mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, phù chân (mu bàn chân, phù mức độ nhẹ), tràn dịch màng phổi, cổ trướng.2.2 Áp xe gan do amip thể không điển hìnhTriệu chứng áp xe gan do amip thể không điển hình:Thể không sốt: Người bệnh có thể sốt hoàn toàn không có triệu chứng sốt hoặc chỉ sốt trong vài ngày, sau đó hết hẳn; sau sốt người bệnh thấy đau vùng hạ sườn phải, sụt cân nhanh.Thể sốt kéo dài: Người bệnh có thể sốt kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng. Không đau gan, gan không to.Thể vàng da: Khối áp xe đè vào đường mật và gây ra triệu chứng vàng da, dẫn đến chẩn đoán nhầm với áp xe đường mật, ung thư đường mật, ung thư gan.Thể suy gan: Khối áp xe có kích thước quá to nên phá hủy một nửa tổ chức gan, gây phù cổ trướng, rối loạn chức năng gan, dẫn đến hôn mê gan, thậm chí có thể gây tử vong.Thể áp xe gan trái: Thể này rất khó chẩn đoán, nếu vỡ khối áp xe có thể gây tràn dịch mủ vào màng tim.Thể phổi màng phổi: Thể này cũng rất khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm với phổi màng phổi. Khối áp xe gan xâm lấn đến màng phổi và gây ra phản ứng.Thể tràn dịch màng ngoài tim: Thể này gây ra các triệu chứng của bệnh tim, do đó thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh tràn dịch màng ngoài tim.Thể giả ung thư gan: Gan to và cứng (triệu chứng của ung thư gan), người bệnh sụt cân nhanh. 3. Biến chứng áp xe gan do amip Khối áp xe nằm ở bên phải của gan Áp xe gan do amip có thể dẫn đến những biến nguy hiểm như:Vỡ vào màng phổi và phổi: Khối áp xe nằm ở đỉnh của gan, bên phải, khi vỡ có thể làm thủng cơ hoành, vỡ thẳng vào phổi, tràn dịch mủ vào màng phổi và phổi.Vỡ vào màng ngoài tim: Khi vỡ, khối áp xe gây ra các triệu chứng tương tự như ép tim hoặc suy tim. Bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.Vỡ vào ổ bụng: Khối áp xe gan vỡ vào ổ bụng và gây viêm phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm khuẩn và đối mặt với nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.Vỡ vào ống tiêu hoá: Khối áp xe vỡ vào dạ dày, đại tràng, khiến người bệnh nôn hoặc đại tiện ra mủ hoặc máu kéo dài.Các biến chứng ít gặp khác như bội nhiễm áp xe, nung mủ kéo dài, khối áp xe vỡ hoặc rò mủ vào thành bụng. 4. Điều trị áp xe gan do amip Điều trị áp xe gan do amip bao gồm một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sau:Điều trị nội khoa: Một số loại thuốc thường dùng thuộc nhóm imidazole như metronidazole hoặc tinidazole.Chọc hút khối áp xe: Dưới hướng dẫn của máy siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính, người bệnh được rửa sạch mủ trong khối áp xe, sau đó, bơm thuốc vào khối áp xe để tiêu diệt amip gây bệnh.Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật chỉ áp dụng đối với các trường hợp khối áp xe gan có kích thước quá lớn không thể chọc hút, hoặc thất bại trong điều trị nội khoa.Tùy vào kích thước, vị trí và số lượng ổ áp xe, mức độ gan bị tổn thương, giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và kết quả điều trị sẽ khác nhau. 5. Phòng ngừa áp xe gan do amip Rửa tay, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống để phòng ngừa áp xe gan do amip Amip là nguyên sinh vật đơn bào gây bệnh ở người, phát triển mạnh ở môi trường khí hậu nhiệt đới. Để phòng ngừa bệnh do amip gây ra nói chung, trong đó có áp xe gan, cần phải:Rửa tay, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống.Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn, chế biến.Uống nước sạch, đã đun sôi.Không ăn thức ăn chưa được nấu chín, hoặc để lâu, không che đậy bên ngoài.Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nơi ở, sinh hoạt, làm việc.Nếu bị chứng lỵ do amip đại tràng nên thăm khám và điều trị triệt để, tránh để amip đi vào gan gây áp xe và tổn thương gan.Áp xe gan do amip là bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khi vỡ khối áp xe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-ung-thu-som-da-day-qua-noi-soi-thong-thuong-vi
Chẩn đoán ung thư sớm dạ dày qua nội soi thông thường
Bài viết được viết bởi ThS.BS Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Do vậy, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có vai trò vô cùng quan trọng. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây, việc áp dụng máy nội soi hiện đại như nội soi phóng đại có dải tần hẹp (NBI) để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm được triển khai rộng rãi, do đó góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện ung thư dạ dày sớm. Nhiều quốc gia trên thế giới, ung thư dạ dày hầu hết được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, phương tiện chẩn đoán chủ yếu ở những nơi này là máy nội soi thông thường dưới ánh sáng trắng (tức là nội soi với chế độ máy soi ánh sáng trắng thông thường, không sử dụng các chế độ nâng cao như nội soi nhuộm màu, nội soi phóng đại).Việc áp dụng rộng rãi các phương tiện hiện đại để chẩn đoán ung thư sớm ở những quốc gia đang phát triển là một thách thức lớn về khả năng kinh tế và kỹ thuật. Một điều may mắn là nội soi thông thường vẫn có thể phát hiện được tổn thương ung thư dạ dày sớm nếu chúng ta tiến hành theo một quy chuẩn.Vì vậy, các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra Hướng dẫn về quy trình chẩn đoán ung thư dạ dày sớm bằng nội soi thông thường. Để thực hiện được điều này, có một số điều cần chú ý dưới đây. 1. Chuẩn bị dạ dày thật tốt Chuẩn bị dạ dày đúng tiêu chuẩn là điều kiện bắt buộc, giúp giảm thiểu thời gian và công sức của bác sỹ, kỹ thuật viên (KTV) trong khi làm thủ thuật, ví dụ làm sạch chất nhầy và bọt trên bề mặt niêm mạc dạ dày.Bệnh nhân cần nhịn ăn trước thủ thuật ít nhất 8 giờ, các dung dịch tan bọt và tan nhầy cũng được sử dụng đường uống trước thủ thuật 30 phút. Thật vậy, tổn thương nhỏ, phẳng đôi khi sẽ bị che lấp trong thức ăn còn lại hoặc bọt quá nhiều trong dạ dày. Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiến hành nội soi dạ dày 2. Đánh giá nguy cơ bị ung thư dạ dày ngay khi ống nội soi vào dạ dày Ngay khi đưa dây soi vào dạ dày, trên hình ảnh nội soi, bác sĩ cần xác định yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày trên nền niêm mạc (như viêm dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori (HP), viêm teo dạ dày hoặc dị sản ruột). Nếu nền niêm mạc bình thường thì ít có tổn thương nghi ngờ ung thư dạ dày.Niêm mạc dạ dày ít có nguy cơ ung thư dạ dày: Một dấu hiệu duy nhất được giới thiệu gọi là RAC (regular arrangement of collecting venules – sự sắp xếp đều đặn của các mao mạch hội tụ) trên nội soi. Bằng cách quan sát kỹ trên hình ảnh nội soi niêm mạc thân vị dạ dày bình thường, ta có thể thấy các mạch máu nhỏ giống như mạng nhện. Nếu những mao mạch hội tụ này sắp xếp đều đặn thì độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán niêm mạc thân vị dạ dày bình thường không nhiễm Hp tương ứng là trên 90%. Dạ dày không nhiễm H.Pylori, thì ít có khả năng bị ung thư dạ dày.Niêm mạc dạ dày có nguy cơ bị ung thư dạ dày: Hình ảnh mạch máu được quan sát rõ và mất các nếp niêm mạc ở thân vị dạ dày, là đặc điểm của viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Hình 1: Hình ảnh niêm mạc dạ dày không nhiễm H.Pylori: Sự sắp xếp đều đặn của mao mạch hội tụ (RAC) trên nền niêm mạc dạ dày bình thường. Các mạch máu giống mạng nhện nhỏ tương ứng với sự sắp xếp các mao mạch đều đặn (mũi tên), ít có khả năng nhiễm H.Pylori ở niêm mạc dạ dày này. Hình 2: Vùng bên phải của hình ảnh: Niêm mạc dạ dày có viêm teo mạn tính do nhiễm H.Pylori, nhìn thấy được các mạch máu và mất nếp niêm mạc thân vị dạ dày trên nền viêm teo dạ dày mạn tính. 3. Tìm và phát hiện tổn thương ung thư sớm 3.1 Để phát hiện tổn thươngĐiều đầu tiên là bác sĩ cần phải thành thục về ý thức nhận dạng tổn thương nghi ngờ. Các dấu hiệu thường gặp nhất: thay đổi bề mặt và thay đổi màu sắc. Các dấu hiệu khác, như thay đổi đột ngột ở nền mạch máu/niêm mạc, thay đổi về phản xạ ánh sáng và tình trạng chảy máu tự nhiên của tổn thương.Ung thư dạ dày sớm dạng loét và dạng polyp rất dễ được phát hiện, chỉ cần dựa vào sự thay đổi bề mặt, với điều kiện là phải quan sát dạ dày toàn diện và dạ dày đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm thủ thuật. Bác sĩ nội soi đặc biệt cần để ý những dấu hiệu quan trọng này để phát hiện ung thư dạ dày sớm giống viêm dạ dày.Dấu hiệu quan trọng đầu tiên là thay đổi bề mặt. Vì tổn thương này rất nhỏ và chỉ có sự biến đổi kín đáo, có hình ảnh giống viêm dạ dày trợt, nên rất khó để phát hiện, rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ý thức là những thay đổi kín đáo như vậy có thể là dấu hiệu quan trọng của ung thư dạ dày sớm.Dấu hiệu quan trọng thứ hai là thay đổi màu sắc. Vùng thay đổi màu sắc có ranh giới rõ là một dấu hiệu quan trọng của tổn thương ung thư dạ dày giống viêm dạ dày. Trên nền niêm mạc teo, nhìn rõ nền mạch máu ở phần sâu của niêm mạc và dưới niêm mạc. Nếu lần theo nền mạch máu, sẽ phát hiện được vùng ranh giới rõ mà các mạch máu xung quanh bị biến mất đột ngột. Đây là một dấu hiệu hữu ích để phát hiện tổn thương ung thư sớm. Hình 3: Một tổn thương ung thư dạ dày giai đoạn sớm, ở hang vị, với các dấu hiệu: tổn thương màu đỏ, lõm bề mặt, ranh giới rõ, có nền mạch máu niêm mạc xung quanh bị biến mất đột đột. Tổn thương này rất giống một tổn thương viêm dạ dày. 3.2 Nhận dạng tổn thươngĐể nhận dạng tổn thương, có hai dấu hiệu chính, là màu sắc và hình thái bề mặt được áp dụng để mô tả trên nội soi thông thường. Chẩn đoán phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:Tổn thương ranh giới rõBất thường về màu sắc hoặc bề mặtNếu nội soi ánh sáng trắng thông thường và/hoặc nội soi nhuộm màu bằng thuốc nhuộm đáp ứng đủ hai tiêu chí trên, hãy cẩn thận, có thể tổn thương này là ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Hình 4: Tổn thương ung thư sớm rất nhỏ, có hình ảnh giống viêm dạ dày trợt, rất dễ bị bỏ qua. Cho đến nay, thế giới vẫn đang tăng cường đào tạo nâng cao khả năng phát hiện ung thư dạ dày sớm trên nội soi ánh sáng trắng đơn thuần. Kỹ năng phát hiện ung thư sớm, tập trung vào 3 điều cơ bản: kỹ thuật, kiến thức, và kinh nghiệm.Đối với những nội dung này, bác sỹ nội soi có thể đạt được kiến thức và kỹ thuật thông qua tham dự các buổi giảng thông thường hoặc hội thảo hướng dẫn, các khóa tập huấn, đồng thời thực hành đơn giản nhưng được lặp đi lặp lại sẽ hữu ích cho việc duy trì khả năng.“Chúng ta chỉ tìm thấy những gì mà chúng ta biết”... Việc thực hành tốt dựa trên kỹ thuật tốt, kiến thức tốt và kinh nghiệm dày dặn sẽ làm tăng khả năng phát hiện ung thư dạ dày sớm của bác sỹ nội soi cũng như ung thư sớm khác.Vinmec Central Park có trang bị hệ thống máy nội soi tiêu hóa hiện đại nhất của hãng Olympus, một trong những hãng máy tốt nhất hiện nay, trong đó có các máy đang được phục vụ điều trị như dàn máy nội soi Olympus CLV 190, với đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về chẩn đoán ung thư sớm ống tiêu hóa, được đào tạo qua nhiều lớp tập huấn trong và ngoài nước về chẩn đoán và điều trị ung thư sớm. Khách hàng sử dụng dịch vụ nội soi dạ dày tại Vinmec Ưu điểm của các máy nội soi này là ngoài nội soi ánh sáng trắng thông thường, hệ thống còn có chức năng dải tần ánh sáng hẹp (NBI), nội soi phóng đại, với hình ảnh nội soi NBI có độ phân giải và độ tương phản cao nên dễ dàng hơn phát hiện và sàng lọc và chẩn đoán ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm. Một khi tổn thương ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, tùy theo tính chất tổn thương, sẽ được cắt theo phương pháp cắt niêm mạc (EMR), hoặc cắt bóc tách dưới niêm mạc (ESD) qua nội soi ống mềm, mà không phải trải qua phẫu thuật.Không chỉ vậy, nhằm đảm bảo vô trùng các máy nội soi bệnh viện còn trang bị thêm máy rửa dây soi tự động và hệ thống lọc nước RO.Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Central Park để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0283 6221 166 để được hỗ trợ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/--vi
Nấm Truffle lớn lên như thế nào? Điều gì khiến chúng trở nên đặc biệt?
Là loại nấm ngoài rễ, vì vậy Truffle thường được tìm thấy trong mối liên hệ chặt chẽ với rễ cây. Nấm Truffle có vai trò sinh thái rất lớn trong chu trình dinh dưỡng và khả năng chịu hạn. Tuy nhiên, trồng nấm truffle rất khó nên chúng rất chúng đắt đỏ và không thể bảo quản trong thời gian dài. 1. Nấm Truffle là gì? Nấm Truffle mọc dưới đất, theo mối quan hệ cộng sinh, gắn liền với rễ của các loại cây cụ thể, thường là cây sồi và cây phỉ.Đây là một loại nấm được ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới đánh giá cao. Nấm Truffle được ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm mỳ ống, mật ong và mù tạt. Nấm Truffle có thời hạn sử dụng ước tính từ 3 - 4 tuần, nhưng điều này có thể được kéo dài hơn thông qua việc bảo quản bằng phương pháp đông lạnh. 2. Tại sao nấm truffle đắt? Nấm Truffle mọc dưới lòng đất gần rễ cây và có giá thành rất đắt, đôi khi lên đến hàng nghìn đô la mỗi pound.Vậy tại sao nấm truffle đắt? Theo đó, chúng đắt vì khó tìm, không thể bảo quản trong thời gian dài và đặc biệt là khó trồng nấm truffle.Mặc dù nhiều loài được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng nấm Truffle có uy tín và chất lượng nhất đến từ các khu vực cụ thể, giống như rượu vang nổi tiếng ở châu Âu, California.Hiện các vùng trồng nấm truffle đang phải đối mặt với những thách thức lớn về nông nghiệp, vì nấm chỉ phát triển trong một phạm vi điều kiện thời tiết hẹp. Do đó, nấm Truffle được đánh giá cao trong ẩm thực, nghệ thuật nấu ăn và món ngon. Vì khó tìm, không thể bảo quản trong thời gian dài và khó trồng nấm truffle nên chúng có giá thành đắt đỏ. 3. Trồng nấm truffle như thế nào? Nấm truffle được tôn vinh là ẩm thực quý hiếm, chúng không thể thuần hóa mà chỉ mọc dưới lòng đất trong các khu rừng hoang dã vài tháng mỗi năm.Nấm truffle có thể được trồng trên đất bằng phẳng hoặc tương đối dốc nhưng khí hậu, đất và nước thích hợp là những yếu tố quan trọng để sản xuất tốt.Loại đất trồng nấm truffleTruffles yêu cầu loại đất thoát nước tự do với độ pH cao, vào khoảng 8. Bón vôi thường được sử dụng trên đất có độ pH từ 6 trở xuống để nâng lên mức cần thiết. Đất cũng có thể cần được quản lý để điều chỉnh các mức dinh dưỡng vi lượng khác. Thông thường, nên phân tích đất để xác định đặc điểm và độ phù hợp của đất.Hiện kiến thức về các điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nấm truffle phát triển vẫn đang được hoàn thiện. Một số truffle đã được thành lập ở nơi đất và khí hậu được coi là phù hợp, nhưng không đạt được sản lượng khả thi. Các lý do của sự thất bại này bao gồm mức độ cấy ban đầu vào rễ cây, lựa chọn địa điểm kém và quản lý liên tục vườn nấm truffle.Khí hậu để trồng nấm truffleTrồng nấm truffle thích hợp vào mùa hè nóng nực và đông lạnh giá. Theo nguyên tắc chung, nhiệt độ trung bình hàng ngày khoảng 20°C. Khí hậu mát mẻ rất quan trọng cho sự phát triển, còn mùa đông lạnh cần thiết cho quá trình trưởng thành của nấm. Do đó, nấm truffle cho chất lượng tốt khi nhiệt độ đất giảm qua mùa thu và đông.Lượng mưa tối thiểu ít nhất 700mm mỗi năm là lý tưởng để trồng nấm truffle. Ví dụ, cần có mưa tốt trong những tháng mùa hè để nấm phát triển tốt. Vì các loại đất khác nhau nên tỷ lệ giữ ẩm cũng khác nhau, do đó việc tưới tiêu có thể được coi là điều cần thiết.Ngoài ra, nấm cần được chống hạn, cung cấp nước tốt. Tưới quá nhiều và không tưới đều có thể ảnh hưởng đến số lượng thu hoạch nấm truffle, vì vậy cần phải xem xét cẩn thận về lượng mưa và nguồn nước tưới. Trồng nấm truffle thích hợp vào mùa hè nóng nực và đông lạnh giá. 4. Làm thế nào để bạn ăn được chúng? Là một loại nấm, nhưng đừng nhầm nó với các loại nấm mà bạn có thể chiên, luộc hoặc nướng. Quá trình nấu nướng có thể phá hủy hương vị và mùi thơm đặc trưng của nấm truffle. Các đầu bếp thường bào nấm truffle tươi trên các món mì ống, risotto hoặc thậm chí là trứng để tạo nên một sự biến tấu, đặc sắc.Tuy nhiên khi nấm truffle tươi không vào mùa, họ sẽ chuyển sang các sản phẩm dành cho tủ đựng thức ăn quanh năm, chẳng hạn như bơ nấm truffle, muối và nước sốt.Tóm lại, nấm truffle đắt vì khó tìm, không thể bảo quản trong thời gian dài và đặc biệt là khó trồng. Mặc dù nhiều loài được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng nấm Truffle có uy tín và chất lượng nhất thường đến từ các khu vực nhất định. Nguồn tham khảo: Agrifutures.com.au, Foodunfolded.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-rach-sun-chem-khop-goi-nhu-nao-vi
Điều trị rách sụn chêm khớp gối như thế nào?
Khớp gối là một khớp lớn, có cấu tạo phức tạp, đóng vai trò chịu lực cho toàn bộ cơ thể. Với nhiều thành phần cấu tạo khác nhau nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Trong số đó rách sụn chêm khớp gối là một bệnh lý hay gặp, đặc biệt là trong tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao. 1. Rách sụn chêm khớp gối là gì? Rách sụn chêm khớp gối là một trong những chấn thương liên quan đến gối hay gặp nhất. Vai trò của sụn chêm bao gồm giúp ổn định khớp, hạn chế bào mòn các xương. Tuy nhiên chỉ cần một tác động đột ngột trong lúc tập luyện hoặc chơi thể thao, chấn thương do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến rách sụn chêm khớp gối.Vị trí rách sụn chêm khớp gối rất đa dạng, bao gồm rách sụn trong hoặc ngoài, rách sụn vùng giàu mạch máu hoặc vô mạch, rách sụn trước hoặc sau... Bên cạnh đó, hình thái vết rách cũng đa dạng và có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị rách sụn chêm khớp gối, thường gặp là rách sụn theo chiều dọc, chiều ngang hoặc đôi khi rách hình nan hoa, hình vạt hoặc nhiều hình dạng phức tạp khác.Một số đối tượng nguy cơ cao dễ bị rách sụn chêm khớp gối:Vận động viên thể thao chuyên nghiệp, thường xuyên tập luyện, thi đấu và khớp gối phải vận động nhiều như bóng đá, bóng rổ, quần vợt...;Người lớn tuổi dễ mắc bệnh thoái hóa xương khớp, sụn chêm bào mòn và dễ bị tổn thương. 2. Chẩn đoán rách sụn chêm khớp gối Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối bao gồm:Đau và sưng nhẹ khớp gối, kéo dài từ 2-3 tuần với tổn thương rách kích thước nhỏ;Đau ở khe khớp hoặc trung tâm khớp gối với vết rách trung bình. Tình trạng sưng khớp xuất hiện, có thể cứng khớp, giới hạn vận động khớp gối;Với vết rách kích thước lớn: Mảnh rách lớn có thể gây kẹt hoặc khóa khớp, dẫn đến người bệnh không thể duỗi thẳng gối. Sưng, cứng khớp xuất hiện muộn sau 2 đến 3 ngày.Sau khi thăm khám, hỏi bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối để xác định chẩn đoán và phát hiện các tổn thương kèm theo. Điều trị rách sụn chêm khớp gối giúp cải thiện triệu chứng đau và phục hồi khả năng vận động 3. Điều trị rách sụn chêm khớp gối Mục đích chính của việc điều trị rách sụn chêm khớp gối là giúp cải thiện triệu chứng đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tùy theo vào vị trí, kích thước, hình thái và mức độ trầm trọng của vết rách sụn chêm khớp gối. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể góp phần cho việc lựa chọn phác đồ điều trị bao gồm tuổi tác và mức độ vận động của bệnh nhân. 3.1. Điều trị rách sụn chêm khớp gối bảo tồn Điều trị rách sụn chêm khớp gối bảo tồn hay không phẫu thuật được chỉ định cho người bệnh sau:Tổn thương nhỏ;Vị trí rách ở 1⁄3 ngoài sát bao khớp và có mạch máu nuôi dưỡng dồi dào;Người bệnh ít đau và khớp gối còn vững.Các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm chườm lạnh (chườm đá), bất động khớp gối, hạn chế các vận động kết hợp sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm và chống phù nề. 3.2. Phẫu thuật rách sụn chêm khớp gối Hiện nay, phẫu thuật rách sụn chêm bao gồm 2 phương pháp chính là mổ mở và mổ nội soi. Tùy theo đặc điểm tổn thương rách sụn chêm khớp gối mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, bao gồm cắt bỏ, ghép hoặc khâu sụn chêm khớp gối.Cắt bỏ sụn chêm:Phẫu thuật rách sụn chêm bằng cách cắt bỏ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp như vết rách cũ trên 6 tuần, vị trí rách sụn chêm ở 2⁄3 trong và rách vùng có mạch máu nuôi nghèo nàn.Điều trị rách sụn chêm khớp gối bằng biện pháp này được xem là nghiêm trọng nhất, bệnh nhân hoàn toàn không có khả năng phục hồi. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật cố gắng cắt bỏ vùng rách một cách tiết kiệm nhất, để lại vùng sụn còn nguyên giáp bao khớp, duy trì khả năng giữ vững khớp gối và mức độ chịu lực cho cơ thể.Ghép sụn chêm:Ghép sụn là biện pháp phẫu thuật rách sụn chêm khá phức tạp, yêu cầu cơ bản là phải có sụn chêm đồng loại (allograft) để ghép cho người bệnh. Do đó, với sự phát triển y học hiện tại, Việt Nam chưa thể thực hiện được kỹ thuật điều trị này.Khâu sụn chêm:Sụn chêm đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo chung của khớp gối. Sụn chêm điều hòa lực dẫn truyền từ xương đùi xuống xương cẳng chân, do đó khi sụn chêm bị rách một phần hoặc toàn bộ sụn sẽ tác động không tốt đến việc điều hòa lực, làm mất hoặc giảm khả năng phân phối lực đều đặn giữa các xương, qua đó dẫn đến tổn thương lớp sụn và dần dần sẽ gây thoái hóa khớp.Mức độ cắt bỏ sụn chêm tỷ lệ thuận với nguy cơ thoái hóa khớp. Cắt càng nhiều thì thoái hóa khớp diễn ra càng sớm và càng trầm trọng. Vì thế, khâu sụn chêm là phương pháp điều trị được phát triển để hạn chế những trường hợp phải cắt bỏ sụn chêm.Phẫu thuật rách sụn chêm bằng cách khâu sụn được chỉ định cho những vết rách dọc, rách mới xảy ra trong vòng 6 tuần, vị trí rách ở 1⁄3 ngoài sát bao khớp và có mạch máu nuôi dưỡng dồi dào, mang lại khả năng hồi phục tổn thương nhanh. Tuy nhiên, một vấn đề cần được hết sức lưu ý là điều trị khâu sụn chêm cần phải tiến hành sớm vì nếu can thiệp muộn, tổn thương tại vị trí rách đã xơ hóa sẽ khiến giảm cơ hội phục hồi cho người bệnh.Khâu sụn chêm có ưu điểm là giúp phục hồi chức năng và hình thái giải phẫu của sụn chêm. Đồng thời, biện pháp này còn hạn chế được các vấn đề khác như đau, tràn dịch khớp gối hoặc kẹt khớp... Phẫu thuật điều trị rách sụn chêm khớp gối 4. Một số lưu ý khi điều trị rách sụn chêm khớp gối Chỉ định phác đồ điều trị cho từng người bệnh như khâu hay cắt bỏ, nếu cắt thì cắt phần nào, khâu thì khâu phần nào... sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi đã thăm khám và đánh giá chính xác tổn thương trên lâm sàng và hình ảnh học.Người bệnh cần lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm để được chỉ định biện pháp điều trị kịp thời, thích hợp.Sự phát triển của kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị rách sụn chêm khớp gối mang lại một số ưu điểm vượt trội như sau:Phẫu thuật nhanh chóng, thuận tiện: Người bệnh có thể được chẩn đoán và phẫu thuật ngay trong ngày, hạn chế di chuyển nhiều lần;Tiết kiệm chi phí điều trị, đồng thời giảm được các nguy cơ ảnh hưởng khi dùng thuốc hậu phẫu (kháng sinh) kéo dài;Thời gian phục hồi nhanh, kích thước vết mổ nhỏ, thẩm mỹ và hạn chế đau so với mổ hở truyền thống;Khả năng phục hồi vận động lên đến 80-90%, nhanh chóng trở lại với những sinh hoạt bình thường.Tóm lại, để việc điều trị rách sụn chêm khớp gối được tối ưu, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định cũng như phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-noi-khi-quan-cat-polyp-mui-vi
Gây mê nội khí quản cắt polyp mũi
Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Polyp mũi là những tổ chức quá sản xuất phát từ niêm mạc lót bên trong mũi. Phẫu thuật cắt polyp mũi được chỉ định trong các trường hợp polyp mũi tăng kích thước quá lớn gây chèn ép đường thở và khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa thông thường. Phẫu thuật cắt polyp mũi dưới gây mê nội khí quản đang dần trở nên phổ biến do nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp vô cảm khác. 1. Tổng quan về phẫu thuật cắt polyp mũi Phẫu thuật cắt polyp mũi là phương pháp điều trị sau khi thất bại với các phương pháp điều trị nội khoa có sử dụng thuốc và những polyp có kích thước lớn khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi hô hấp. Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ những tổ chức polyp này tái lập lại sự thông thoáng của đường thở và điều chỉnh rối loạn thông khí tại vòi nhĩ.Chống chỉ định của phẫu thuật cắt polyp mũi bao gồm:Nhiễm khuẩn cấp tính tại vùng mũi hoặc các xoang lân cận. Người bệnh cần được điều trị tình trạng viêm mũi cấp bằng thuốc trước khi tiến hành bất kỳ can thiệp nào.Các rối loạn đông cầm máu chưa được điều chỉnh. Đây là chống chỉ định chung cho tất cả các loại phẫu thuật.Bệnh nhân mắc các bệnh lý nội khoa mãn tính như hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch trước đó. Những trường hợp này cần có sự thảo luận giữa các bác sĩ chuyên khoa và ekip phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng bệnh nhân ổn định trước khi tiến hành cắt polyp dưới gây mê nội khí quản. 2. Quy trình thực hiện gây mê nội khí quản cắt polyp mũi Gây mê nội khí quản là phương pháp gây mê toàn thân có sử dụng ống nội khí quản nhằm mục đích kiểm soát đường thở của bệnh nhân trong suốt thời gian tiến hành phẫu thuật Gây mê nội khí quản là phương pháp gây mê toàn thân có sử dụng ống nội khí quản nhằm mục đích kiểm soát đường thở của bệnh nhân trong suốt thời gian tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật cắt polyp dưới gây mê nội khí quản là một phẫu thuật khá an toàn tuy nhiên được khuyến cáo không nên thực hiện ở những cơ sở y tế không đủ các trang thiết bị sử dụng trong gây mê hồi sức và ekip phẫu thuật chưa có đủ kinh nghiệm.Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cải thiện được tỉ lệ thành công của phẫu thuật, gây mê nội khí quản trong phẫu thuật cắt polyp mũi cần được thực hiện đầy đủ theo các bước dưới đây:Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện: Các vật tư y tế sử dụng trong gây mê nội khí quản phẫu thuật cắt polyp mũi bao gồm các phương tiện dùng để thực hiện kỹ thuật gây mê nội khí quản như hệ thống máy gồm máy thở, máy theo dõi các dấu hiệu sống của bệnh nhân (mạch, huyết áp, tần số thở, nhiệt độ, điện tâm đồ, SpO2, EtCO2), ống nội khí quản, đèn soi thanh quản, canule, mặt nạ, bóng bóp oxy bằng tay, mask thanh quản và các phương tiện phẫu thuật cơ bản để kẹp cắt polyp mũi.Chuẩn bị bệnh nhân: Phẫu thuật viên nên tiến hành tư vấn quy trình thực hiện gây mê nội khí quản phẫu thuật cắt polyp mũi và các nguy cơ của nó cho bệnh nhân trước khi tiến hành kỹ thuật. Thăm khám lâm sàng, khai thác các thông tin liên quan đến bệnh sử, tiền sử trước đó cũng cần được thực hiện để nắm được các chống chỉ định của từng trường hợp nếu có. Nhận diện một trường hợp đặt nội khí quản khó là việc làm không thể bỏ qua nhằm chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ và ekip thực hiện có nhiều kinh nghiệm hơn. Polyp mũi là những tổ chức quá sản xuất phát từ niêm mạc lót bên trong mũi Tiến hành gây mê nội khí quản:Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn phẫu thuậtTiến hành cho thở oxy 100% với liều 3-6 lít/phút trong 5 phút liên tụcĐặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.Lắp đặt các hệ thống máy móc gây mê, máy hút, máy theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.Khởi mê với thuốc mê, thuốc giảm đau, có thể kết hợp với các thuốc có tác dụng giãn cơ nếu cần.Đặt ống nội khí quản đường miệng là lý tưởng nhất cho phẫu thuật xoang mũi với kích cỡ ống và chiều sâu ống phù hợp với từng bệnh nhân, bơm bóng cố định ống nội khí quản.Cố định ống nội khí quản sau khi kiểm tra đảm bảo ống nội khí quản vào đúng đường thở thông khí hai bên phổi đều rõ.Cân nhắc đặt thêm canule miệng nếu cần thiết.Duy trì mê với thuốc mê giảm đau phù hợp với từng tăng thì phẫu thuật. Các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh phải được theo dõi liên tục để kịp thời phát hiện bất thường và xử trí kịp thời. 3. Tai biến sau phẫu thuật cắt polyp mũi dưới gây mê nội khí quản Trong một vài trường hợp, bệnh nhân không đặt được nội khí quản thì sẽ phải tiến hành kỹ thuật khác thay thế Phẫu thuật cắt polyp mũi dưới gây mê nội khí quản nhìn chung khá an toàn tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một số các tai biến sau:Trào ngược dịch tiêu hoá vào đường hô hấp: biến chứng này có thể xuất hiện khi người bệnh không được chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật. Cần xử trí nhanh bằng cách hút sạch dịch, đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp và nghiêng sang bên. Đặt ống nội khí quản là biện pháp an toàn nhất để phòng tránh tai biến này.Không đặt được nội khí quản: dùng các phương tiện để đặt nội khí quản khó hoặc lựa chọn các phương pháp vô cảm thay thế khác.Chấn thương do đặt ống nội khí quản như gãy răng, chảy máu khoang miệng, tổn thương nắp thanh môn và dây thanh âmCo thắt thanh khí phế quản: rales rít rales ngáy, giảm hoặc mất thông khí phế nang.Ống nội khí quản bị tụt ra ngoài hay vào sâu một bên.Rối loạn nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt trong quá trình gây mê, phải được phát hiện, theo dõi và xử trí tùy theo từng nguyên nhân.Để đảm bảo quá trình gây mê phẫu thuật có thể hạn chế được biến chứng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Vinmec có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại như: máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ.Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.Bác sĩ Ngát có kinh nghiệm trên 15 năm làm bác sĩ Gây mê hồi sức tại các Bệnh viện: Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Bộ công an, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
https://tamanhhospital.vn/phu-nao-co-hoi-phuc-duoc-khong/
24/10/2023
Bị phù não có hồi phục được không? Biến chứng thường gặp là gì?
Phù não có thể xuất hiện khi người bệnh bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, xuất huyết não, chấn thương sọ não… Vậy biến chứng phù não thường gặp là gì? Người mắc bệnh phù não có hồi phục được không? Sưng, viêm là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị chấn thương. Phù là tình trạng sưng tấy xảy ra do chất lỏng bị mắc kẹt, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu tình trạng phù xuất hiện trong não có thể dẫn đến các biến chứng phù não nghiêm trọng. Nhưng phù não có hồi phục được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. (1) Mục lụcCác biến chứng phù não thường gặpPhù não có hồi phục được không?Làm sao để hồi phục sau phù não?Chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi sau điều trị phù nãoĐiều trị phù não ở đâu?Các biến chứng phù não thường gặp Phù não có thể xuất hiện ở toàn bộ não hay xảy ra tại những vị trí nhất định của não. Điều này còn phụ thuộc vào yếu tố hay nguyên nhân gây ra bệnh phù não. Chứng phù não khiến áp lực trong hộp sọ gia tăng, làm hạn chế sự cung cấp máu cho não. Áp lực gia tăng có thể khiến các mạch máu nuôi não bị chèn ép, cản trở máu lên não, từ đó hạn chế nguồn cung cấp oxy cho tế bào não hoạt động. Tình trạng thiếu oxy có thể khiến tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây chết não. Phù não còn khiến sự lưu thông dịch não tủy bị gián đoạn, khiến chứng phù diễn ra nặng hơn. (2) Nếu không được chữa trị, phù não có thể khiến não bị tổn thương vĩnh viễn hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng phù não người bệnh có thể gặp bao gồm: Đau đầu, nhức đầu, mất thị lực, động kinh, rối loạn ngôn ngữ/vận động, yếu liệt, gặp vấn đề về giấc ngủ, thay đổi trạng thái tinh thần, suy giảm nhận thức, trầm cảm, tổn thương não không hồi phục, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Vậy phù não có hồi phục được không? (3) Đau đầu dữ dội là biến chứng phù não người bệnh có thể gặp phải Phù não có hồi phục được không? Phù não có hồi phục được không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Trên thực tế, phù não hoàn toàn có thể chữa được, giúp người bệnh hồi phục nếu phát hiện, can thiệp kịp thời. Thông thường, những trường hợp bị phù não do chấn động nhẹ có thể điều trị ổn định trong vài ngày, nhưng hầu hết các ca bệnh đều cần áp dụng thêm các phương pháp can thiệp chuyên môn. Người bệnh sẽ được điều trị hồi phục an toàn hơn thông qua việc kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và điều trị y tế kịp thời. Để đạt được kết quả tối ưu, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Làm sao để hồi phục sau phù não? Chúng ta đã biết phù não có hồi phục được không. Câu trả lời là có. Vậy làm sao để hồi phục sau phù não? Như đã đề cập ở trên, bác sĩ sẽ lựa chọn kết hợp các phương pháp phù hợp để chữa trị chứng phù não. Những lựa chọn điều trị được áp dụng nhằm mục đích giảm hoặc loại bỏ tình trạng phù, giảm áp lực nội sọ, khôi phục lưu lượng máu và oxy đưa lên não. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị phù não có thể được bác sĩ chỉ định: (4) Dùng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để làm giảm tình trạng phù, ngăn ngừa cục máu đông. Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân cơ bản gây phù não. Liệu pháp thẩm thấu: Não sẽ tích tụ chất lỏng dư thừa khi sưng lên. Do đó, liệu pháp thẩm thấu có thể được áp dụng để kéo dịch ra khỏi hộp sọ bằng cách dùng thuốc. Liệu pháp này cũng góp phần giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu, giảm áp lực nội sọ. Tăng thông khí: Bác sĩ có thể tiến hành tăng thông khí có kiểm soát để giúp người bệnh làm giảm tình trạng phù thông qua cách cung cấp oxy bằng máy thở hay những thiết bị giúp thở khác. Việc làm này đảm bảo lượng máu giàu oxy được đưa lên não. Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh máy thở để làm giảm tình trạng phù não. Hạ thân nhiệt: Hạ nhiệt độ của cơ thể giúp làm giảm sự trao đổi chất bên trong não. Đồng thời, phương pháp này có thể làm giảm tình trạng phù. Tuy nhiên, phương pháp hạ thân nhiệt vẫn đang trong quá trình được nghiên cứu thêm. Bác sĩ cần kiểm soát tốt khi áp dụng cách hạ thân nhiệt. Dẫn lưu khoang dưới nhện: Đây là phương pháp xâm lấn. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên hộp sọ rồi đưa một ống dẫn lưu vào. Thông qua ống này, dịch não tủy được dẫn lưu ra bên ngoài, giúp người bệnh làm giảm tình trạng phù, giảm áp lực nội sọ. Phẫu thuật: Nếu người bệnh bị phù não nghiêm trọng có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Cụ thể, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ, làm giảm áp lực nội sọ. Bên cạnh đó, cắt thông liên thất sẽ giúp dẫn lưu dịch và làm giảm chứng phù não. Người bệnh có thể được chỉ định cho dùng thuốc để làm giảm tình trạng phù não Chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi sau điều trị phù não Bên cạnh việc tìm hiểu phù não có hồi phục được không, mỗi người nên biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp phục hồi thuận lợi sau điều trị. Người bị phù não vừa được điều trị xong, đặc biệt là sau khi phẫu thuật nên dùng thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng và dinh dưỡng như cháo, súp, sản phẩm từ sữa… Trong trường hợp người bệnh bị khó ăn uống (do mất ý thức…) thì có thể cần áp dụng cách ăn qua đường sonde. Thực phẩm có thể cho người bệnh dùng qua sonde bao gồm cháo xay, súp nghiền, sữa… Khi sức khỏe đã ổn định hơn, người bệnh phù não cần có chế độ ăn uống cân bằng, giàu dưỡng chất để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Cụ thể, khẩu phần của người bệnh nên có những dưỡng chất dưới đây: Protein (đạm): Protein có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, duy trì, thay thế những tế bào bên trong cơ thể. Protein cũng tham gia vào thành phần của máu, kháng thể, các tuyến nội tiết… Mọi chức năng sống của cơ thể đều có liên quan đến protein, trong đó bao gồm cả việc duy trì những chất dẫn truyền thần kinh ở mức bình thường. Người bệnh phù não cần nhận đủ lượng protein thông qua các thực phẩm như trứng, cá, thịt, đạm thực vật từ đậu… Omega-3: Omega-3 là acid béo không no tham gia vào cấu trúc màng tế bào. Dưỡng chất này là thành phần quan trọng của cấu trúc màng nơ-ron, mô thần kinh, tham gia vào cơ chế cầm máu, ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch… Người bị phù não nên bổ sung omega-3 để giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ dây thần kinh… Omega-3 có nhiều trong cá béo (cá thu, cá mòi, cá hồi…), các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân…), đậu hà lan, rau họ cải… Các loại vitamin: Vitamin A là vi chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Loại vitamin này có nhiều trong những loại hoa quả màu đỏ, vàng như đu đủ, cà rốt, gấc, bí ngô… hay các loại rau màu xanh đậm như rau diếp, rau muống, rau ngót… Vitamin C hỗ trợ vận chuyển oxy đến tế bào, hạn chế hình thành sẹo… Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như dứa, xoài, bưởi, cam… hay rau mùi, cần tây… Các khoáng chất: Sắt, kẽm giữ vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh. Những khoáng chất này hỗ trợ và cũng là nguyên liệu tạo máu. Thịt đỏ, hải sản, một số loại đậu… là thực phẩm giàu sắt, kẽm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung canxi vào khẩu phần để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Canxi có nhiều trong cá biển, cải xoăn, trứng, sữa… Phù não có hồi phục được không, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh những thực phẩm hữu ích nên đưa vào khẩu phần, người bệnh cần tránh dùng thức ăn chứa chất béo bão hòa (da/mỡ/nội tạng động vật, các loại dầu dừa, dầu cọ…). Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng thực phẩm chứa nhiều muối, chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu… Phù não có hồi phục được không, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chế độ dinh dưỡng của người bệnh Điều trị phù não ở đâu? Phù não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi gặp bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng phù não nào, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, tận tình, chu đáo. Bệnh viện còn trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị phù não cũng như các bệnh lý thần kinh – sọ não nguy hiểm khác. Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Tóm lại, phù não có hồi phục được không? Trên thực tế, căn bệnh này có thể được chữa trị khỏi. Khi có triệu chứng của bệnh phù não, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám, chữa trị đúng theo phác đồ được bác sĩ chỉ định.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tinh-nong-do-con-trong-hoi-tho-vi
Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở
Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó có phổi. Đây chính là cơ sở để cảnh sát giao thông thực hiện đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng máy đo nồng độ cồn khi nghi ngờ tài xế uống rượu bia khi lái xe. 1. Mất bao lâu để cơ thể chuyển hóa hết rượu bia? Rượu được chuyển hóa với tốc độ ổn định ở mỗi người, nhưng một số người có thể cảm nhận được tác dụng của rượu kéo dài hơn so với người khác. Điều đó là nồng độ cồn trong máu có thể khác nhau giữa mỗi người và hoàn cảnh khác nhau. Nồng độ cồn trong máu (tên tiếng Anh là Blood alcohol concentration và viết tắt là BAC) thể hiện lượng cồn trong máu. Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến BAC và cách bạn phản ứng với rượu, bao gồm:Tuổi tácCân nặngUống rượu khi bụng đóiThuốcMắc các bệnh gan Người mắc bệnh gan có thể ảnh hưởng đến BAC Các yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng để tiên lượng mất bao nhiêu thời gian để chuyển hóa rượu bia. Sau đây là những ước tính chung về thời gian cần thiết để chuyển hóa các loại đồ uống có nồng độ cồn khác nhau, mặc dù mức độ thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng rượu trong đồ uống: Loại đồ uống Thời gian chuyển hóa trung bình Một ly nhỏ rượu mạnh 1 giờ 474ml bia 2 giờ Một ly rượu vang lớn 3 giờ Các loại đồ uống có cồn khác mất khoảng vài giờ 2. Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở? Cồn của người uống xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu. Cồn không được chuyển hóa khi hấp thụ và cũng không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Do đó, khi máu đi qua phổi, do cồn dễ bay hơi nên cồn dễ dàng di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí. Nồng độ của rượu trong không khí phế nang phản ánh đến nồng độ cồn trong máu. Khi cồn trong phổi đi ra ngoài khi thực hiện động tác thở ra, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra nồng độ cồn trong hơi thở. Thay vì phải lấy máu của tài xế để kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra hơi thở của tài xế ngay tại chỗ và nhanh chóng để biết liệu tài xế này có say rượu, ngộ độc rượu và dẫn tới hành vi vi phạm giao thông hay không. Máy đo nồng độ cồn Tỷ lệ cồn trong hơi thở với tỷ lệ cồn trong máu là 2.100: 1. Điều này có nghĩa là cứ 2.100 ml khí thở sẽ chứa cùng một lượng cồn tương đương với 1 ml máu. Tuy nhiên, không khí thở ra được phân thành ba loại khác nhau, do đó các dụng cụ kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở chỉ có thể đo gián tiếp nồng độ cồn trong máu bằng cách đo không khí trong phế nang của phổi, chứ không thể phản ánh một cách chính xác nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu.Ngoài các yếu tố kể trên thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tính chính xác của máy đo kết quả nồng độ cồn trong hơi thở như:Nếu bạn đã uống rượu bia trước 15 phút khi bắt đầu đo thì đánh giá lượng cồn trong miệng có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Hút thuốc lá, các sản phẩm có chứa cồn, như nước súc miệng và làm mát hơi thở cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.Đôi khi các máy đo cần phải được hiệu chuẩn lại hoặc thay pin. Những điều này có thể có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện và đọc kết quả.Một số phần mềm cần được cập nhật đôi khi gây ra sự cố. 3. Mức phạt nồng độ cồn 2019 Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện...) khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn 2019 như sau: Mức phạt nồng độ cồn 2019
https://suckhoedoisong.vn/ngan-ngua-benh-viem-cau-than-cap-169122002.htm
15-05-2017
Ngăn ngừa bệnh viêm cầu thận cấp
Có thể nói viêm cầu thận cấp là bệnh thận chủ yếu của trẻ em và thanh thiếu niên. Các nhà khoa học ghi nhận tỉ lệ trẻ em bị viêm cầu thận cấp được điều trị tại bệnh viện chiếm khoảng 3 - 5% các trường hợp bệnh nhi nhập viện. Ở nước ta, bệnh viêm cầu thận cấp có thể xảy ra quanh năm nhưng thường nhiều hơn về mùa hè do tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da khá phổ biến và cả mùa lạnh do viêm họng. Bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau khi người bệnh đã bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn trước đó. Ở người lớn đa số bệnh viêm cầu thận cấp xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn mũi họng, trái lại ở trẻ em bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn ngoài da và thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Bệnh lưu hành tản phát nhưng đôi khi có thể gây dịch trong một quần thể dân cư với điều kiện vệ sinh phòng bệnh kém. Nguyên nhân Viêm cầu thận cấp ngoài nguyên nhân do bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, còn có thể do bệnh toàn thân, bệnh cầu thận tiên phát và các bệnh khác. Bệnh bắt đầu một cách kín đáo với mệt mỏi, sốt nhẹ, đau lưng, da hơi xanh, phù nhẹ ở mặt, đi tiểu ít Đối với các bệnh nhiễm khuẩn, viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn và các trường hợp nhiễm khuẩn khác không phải là liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận cấp do nhiễm vi khuẩn không phải là liên cầu khuẩn được ghi nhận ở những bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm thận Shunt là bệnh viêm cầu thận qua trung gian phức hợp miễn dịch xảy ra kết hợp với nhiễm khuẩn mạn tính ở ống dẫn lưu dịch não tủy của não thất để điều trị não úng thủy, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do phế cầu khuẩn, thương hàn, giang mai thứ phát, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu; đồng thời cũng có thể do nhiễm virút ở bệnh nhân bị viêm gan B, quai bị, thủy đậu, sởi, cocsackie A - B và do nhiễm ký sinh trùng ở bệnh nhân sốt rét, mắc bệnh giun xoắn toxoplasma. Đối với bệnh toàn thể, viêm cầu thận cấp thường gặp ở bệnh nhân bị luput ban đỏ, xuất huyết ban Schonlein Henoch là một loại viêm mạch máu hoặc một nhóm các rối loạn gây ra viêm mạch máu; hội chứng Goodpasture là hội chứng phổi thận, một bệnh tự miễn gây tổn thương ở cả phổi và thận có thể dẫn đến suy thận. Đối với bệnh cầu thận tiên phát, ghi nhận các trường hợp viêm cầu thận cấp ở bệnh nhân bị viêm cầu thận màng tăng sinh; bệnh Buerger là bệnh viêm thuyên tắc mạch máu thường gặp ở động mạch, tĩnh mạch tay hoặc chân; viêm cầu thận tăng sinh gian mao mạch đơn thuần. Đối với các bệnh khác, viêm cầu thận cấp cũng được phát hiện ở những trưởng hợp mắc hội chứng Guillain Barré là bệnh viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính hay viêm đa rễ và dây thần kinh sau nhiễm khuẩn, sử dụng liệu pháp tia phóng xạ; u Wilms là khối u nguyên bào thận, một ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em; sử dụng các loại vắc-xin ho gà, bạch hầu, uốn ván; mắc bệnh huyết thanh... Triệu chứng lâm sàng và biến đổi sinh học Trong giai đoạn khởi phát, bệnh bắt đầu một cách kín đáo với các dấu hiệu của triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau lưng, da hơi xanh, phù nhẹ ở mặt, đi tiểu ít. Một số trường hợp bệnh có thể bắt đầu một cách nguy kịch với các dấu hiệu của huyết áp cao, phù phổi cấp hoặc suy tim cấp hay vô niệu. Đôi khi bệnh khởi phát một cách tiềm tàng, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt cho đến khi chuyển sang giai đoạn toàn phát với đầy đủ các triệu chứng. Tăng huyết áp là dấu hiệu xuất hiện sớm và rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh Trong giai đoạn toàn phát của thể bệnh thông thường, có đầy đủ các triệu chứng như: phù thường bắt đầu ở mí mắt, mặt, rồi đến toàn thân; đa số các trường hợp phù chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình, phù trắng và mềm; nếu ăn nhạt thì triệu chứng phù sẽ giảm, còn không ăn nhạt thì triệu chứng phù sẽ tăng nhanh. Tăng huyết áp là dấu hiệu xuất hiện sớm và rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh, thường tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu; ở các thể bệnh thông thường, huyết áp tăng lên từ 20 - 30mmHg; một số ít trường hợp huyết áp tăng cao gây các biến chứng ở hệ tim mạch hoặc thần kinh; nếu được điều trị kịp thời thì huyết áp sẽ nhanh chóng trở lại bình thường; cơ chế tăng huyết áp trong bệnh lý này chủ yếu do ứ đọng nước và muối một cách bất thường dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn. Đi tiểu ra máu có thể là đại thể trong khoảng 50 - 70% các trường hợp hoặc là vi thể, thường nước tiểu có màu hồng bẩn; đi tiểu ra máu đại thể thường kéo dài vài ngày nhưng hồng cầu niệu ở vi thể còn khá lâu mới hết. Cùng với triệu chứng tiểu ra máu, số lượng nước tiểu cũng giảm, có khi vô niệu. Đồng thời các dấu hiệu toàn thân cũng được ghi nhận, trong đa số các trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, da xanh; ở người lớn thường đau mỏi vùng thắt lưng. Lời khuyên của thầy thuốc Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận cấp là phải phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời, có hiệu quả các bệnh lý nhiễm khuẩn đường mũi họng và ngoài da, đặc biệt là ở trẻ em; lưu ý đến những trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn. Những đối tượng đã bị viêm cầu thận cấp cần được theo dõi thương xuyên ít nhất là 1 năm sau khi xuất viện để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng, ngăn ngừa bệnh trở thành mạn tính. Tuy vậy, việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh thấp tim không cần thiết. Việc loại trừ các ổ viêm nhiễm mạn tính như viêm amiđan mạn tính, sâu răng là cần thiết nhưng chỉ nên thực hiện khi bệnh nhân đã ổn định. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, các biến đổi sinh học ở người bệnh cũng có thay đổi. Biểu hiện bệnh lý của nước tiểu có giá trị quyết định chẩn đoán như: protein niệu trong giai đoạn giảm nước tiểu có nồng độ rất cao, có khi trên 3g/lít nhưng đa số các trường hợp thường ít khi quá 2g/24 giờ; phân tích điện di protein niệu cho thấy không có tính chất chọn lọc. Hồng cầu niệu hầu như tất cả các trường hợp đều được phát hiện, thường trên 100.000 hồng cầu/phút; do có nhiều hồng cầu nên có thể tìm thấy trụ hồng cầu, hình thái hồng cầu niệu bị biến dạng và nhỏ hơn bình thường; ngoài trụ hồng cầu còn thấy trụ hạt chứng tỏ có tổn thương ống thận kèm theo. Máu có hàm lượng bổ thể và protein trong huyết thanh giảm, đây là một xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh viêm cầu thận cấp; hàm lượng bổ thể thường trở về chỉ số bình thường sau 6 - 8 tuần, nếu hàm lượng tiếp tục thấp thì tiên lượng xấu; cryoglobulin máu cũng thường được phát hiện trong bệnh viêm cầu thận cấp, phức hợp miễn dịch lưu hành thường gặp trong giai đoạn cấp tính và mất đi sau vài tuần; urê máu và creatinin máu trong đa số các trường hợp ở giới hạn bình thường và có thể tăng trong các thể bệnh vô niệu kéo dài hoặc do sai lầm trong chế độ ăn. Điện giải đồ cũng ít biến đổi trừ thể bệnh có suy thận. Tiến triển của bệnh và biến chứng Bệnh viêm cầu thận cấp có thể tiến triển đến khỏi bệnh hoàn toàn với tỉ lệ ở trẻ em khoảng từ 75 - 95% và người lớn không quá 50 - 70%. Quá trình khỏi bệnh thường diễn biến qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu bệnh thuyên giảm nhanh, các dấu hiệu lâm sàng thường khỏi sau 1 - 2 tuần. Giai đoạn sau đó quá trình hồi phục các biến đổi sinh học tiến triển chậm hơn; bình thường các biến đổi nước tiểu như hồng cầu, protein niệu có khi kéo dài từ vài tháng đến một năm; chức năng thận phải sau 6 tháng mới trở về bình thường, các trường hợp xấu có thể dẫn đến tử vong. Trong trường hợp cấp tính, bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng của tăng huyết áp làm suy tin cấp, phù phổi cấp hoặc phù não cấp hay do suy thận cấp. Hiện nay có thể hạn chế đến mức thấp tỉ lệ tử vong do biến chứng tăng huyết áp nhưng với biến chứng suy thận cấp vẫn còn là vấn đề nan giải; tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cấp tính có thể chiếm đến 5%. Bệnh viêm cầu thận cấp cũng có thể trở thành mạn tính với hai thể khác nhau. Thể tiến triển nhanh có tỉ lệ khoảng 5% ở trẻ em và từ 7 - 12% ở người lớn; các biểu hiện lâm sàng không thuyên giảm, thường kèm theo các dấu hiệu của hội chứng thận hư, tăng huyết áp và tình trạng suy thận tiến triển dần; về mô học các thể này thường là loại viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch với các hình liềm biểu mô; hiện nay tuy đã có nhiều biện pháp điều trị tích cực và có hiệu quả nhưng có khi không tránh khỏi tình trạng suy thận nặng không hồi phục. Thể tiến triển chậm chiếm tỉ lệ khoảng 5 - 15% ở trẻ em và 20 - 30% ở người lớn, thời gian đầu bệnh thuyên giảm nhanh, hết các triệu chứng lâm sàng và các biến đổi sinh học cũng thuyên giảm nhưng bệnh có thể có diễn biến tiềm tàng sau nhiều năm; vì vậy cần tiến hành sinh thiết thận nhiều lần mới có thể xác định được chẩn đoán. Ngoài ra, bệnh có thể tái phát nhưng ít gặp do tình trạng miễn dịch đối với liên cầu khuẩn gây bệnh viêm cầu thận khá lâu; thực tế thường gặp những đợt bột phát cấp tính của những thể viêm cầu thận mạn tính. Di chứng để lại trong một số ít trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận cấp là tình trạng protein niệu đơn thuần kéo dài trong nhiều năm trong khi không còn dấu hiệu lâm sàng và biến đổi sinh học, sinh thiết thận để xét nghiệm cũng không thấy tổn thương. Trong giai đoạn cấp tính, bệnh viêm cầu thận cấp có thể gây nên ba biến chứng nặng có khả năng dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời là suy tim cấp, phù phổi cấp và suy thận cấp; tỉ lệ các biến chứng chiếm khoảng 5 - 10% các trường hợp. Suy tim cấp thường xảy ra trong tuần đầu với các triệu chứng khó thở, tím tái, tim to và có tiếng ngựa phi tiền tâm thu, gan to, phổi có ran ẩm nhỏ hạt ở đáy, phim X-quang phổi cho thấy có tình trạng ứ huyết nhất là khi có phù phổi cấp; ở trẻ em đôi khi bị chẩn đoán nhầm viêm phổi; huyết áp tăng trong giai đoạn đầu và khi có phù phổi cấp thì huyết áp có thể giảm. Phù phổi cấp thường gặp ở những trẻ lớn với triệu chứng phù nhẹ và tăng huyết áp, nổi bật là các dấu hiệu về thần kinh như nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, mờ mắt tạm thời, co giật kiểu động kinh rồi hôn mê; khi soi đáy mắt vẫn thấy bình thường. Suy thận cấp là biến chứng cần được lưu ý trong bệnh viêm cầu thận cấp thể vô niệu gồm hai nhóm lành tính và ác tính; nhóm lành tính có triệu chứng vô niệu không kéo dài quá 5 ngày, urê máu tăng nhưng có thể điều trị được tình trạng suy thận bằng các biện pháp thông thường; nhóm ác tính có triệu chứng vô niệu kéo dài, urê máu và creatinin máu tăng cao, điều trị bằng các phương pháp nội khoa thông thường không có kết quả; viêm cầu thận cấp thể vô niệu không những có thể gây tử vong trong giai đoạn cấp tính mà còn có xu hướng tiến triển thành thể bán cấp tính hoặc mạn tính. Tiên lượng và phòng bệnh Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường có tiên lượng tốt hơn người lớn, nếu chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể ngăn ngừa được các biến chứng gây tử vong trong giai đoạn cấp tính. Tiên lượng lâu dài của bệnh đặc biệt là ở người lớn khó xác định vì chúng phụ thuốc và tổn thương mô bệnh học. Các thể viêm cầu thận tăng sinh gian mao mạch nặng hoặc có hình liềm biểu mô ở hơn 40% số cầu thận thường có tiên lượng xấu. Đồng thời bệnh viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn ở da thường lành tính hơn bệnh viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn mũi họng. Tất cả bệnh nhân viêm cầu thận cấp đều phải được điều trị và theo dõi sát tại bệnh viện, đặc biệt ở trong giai đoạn cấp tính nhằm ngăn ngừa và xử trí kịp thời các biến chứng; sau khi điều trị khỏi phải được theo dõi tiếp trong một năm. Về chế độ ăn, phải hạn chế tuyệt đối chất muối trong 2 - 4 tuần tùy theo mức độ thuyên giảm của bệnh; số lượng nước ăn uống cũng phải hạn chế tùy theo số lượng nước tiểu và tình trạng bệnh căn cứ vào dấu hiệu phù nhiều, huyết áp cao; việc hạn chế khẩu phần protid chỉ xem xét đối với thể viêm cầu thận cấp có suy thận. Về chế độ chăm sóc và theo dõi, bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi tại giường nằm trong giai đoạn cấp tính của bệnh khoảng 2 - 4 tuần để đề phòng biến chứng; hàng ngày phải đo huyết áp, cân nặng và số lượng nước tiểu cho đến khi hết các triệu chứng lâm sàng; phải nghỉ dưỡng, miễn lao động nặng trong vòng từ 3 - 6 tháng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/niem-mac-ruot-la-gi-va-vai-tro-voi-suc-khoe-vi
Niêm mạc ruột là gì và vai trò với sức khỏe?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Niêm mạc ruột được xem như một hàng rào quan trọng, nơi hàng triệu vi khuẩn và kháng nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch. Các vấn đề xảy ra ở hàng rào đường ruột này có thể dẫn đến nhiều tình trạng tiêu hóa khác nhau, như bệnh viêm ruột, bệnh celiac... 1. Tổng quan về niêm mạc ruột Cơ thể con người có nhiều biểu mô niêm mạc, tạo thành các rào cản trực tiếp giữa môi trường bên ngoài và vật chủ bên trong. Đường tiêu hóa là một trong những ví dụ rõ ràng nhất. Nơi đây đóng vai trò quan trọng đối với việc điều hòa hệ miễn dịch và đối với sức khỏe nói chung. Niêm mạc ruột hoạt động như một hàng rào bán thấm, vừa hấp thụ các chất dinh dưỡng và cảm nhận miễn dịch, đồng thời hạn chế các kháng nguyên cũng như vi sinh vật có hại di chuyển. Sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần cấu trúc và tương tác phân tử tại niêm mạc ruột giúp điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ phức tạp này, nhờ đó duy trì tính toàn vẹn của ruột và cân bằng nội môi miễn dịch. Chức năng của hàng rào ruột có thể bị tổn hại do niêm mạc bị tổn thương cấu trúc nghiêm trọng, hoặc xuất hiện những thay đổi ở các thành phần liên quan.Các vấn đề xảy ra tại niêm mạc đường ruột có liên quan đến nhiều loại bệnh, bao gồm bệnh celiac, bệnh viêm ruột (IBD), ung thư biểu mô ruột kết, bệnh gan mãn tính, tiểu đường tuýp 1, béo phì. Rối loạn chức năng niêm mạc ruột và không kiểm soát kháng nguyên qua biểu mô ruột có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của những người nhạy cảm, làm mất cân bằng vi sinh vật, từ đó khởi động các cơ chế viêm trong ruột hoặc các hệ cơ quan xa hơn. 2. Cấu tạo niêm mạc ruột là gì? Niêm mạc ruột được xem như một hàng rào bảo vệ vật lý và miễn dịch, bao gồm một số yếu tố hỗ trợ chức năng:Lớp chất nhầy bên ngoài tiếp xúc với hệ vi sinh vật đường ruột.Protein kháng khuẩn (AMP) và các phân tử immunoglobulin A bài tiết (sIgA).Lớp tế bào đơn với các biểu mô chuyên biệt.Lớp đệm bên trong, nơi các tế bào miễn dịch thích nghi cư trú (tế bào T, tế bào B, đại thực bào và tế bào đuôi gai).Lớp chất nhầy là tuyến bảo vệ vật lý đầu tiên mà các phân tử bên ngoài gặp phải khi đến lòng ruột, giúp ngăn vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với tế bào biểu mô. Các khối cấu tạo chính của lớp chất nhầy có cấu trúc dạng lưới, giống như gel bên trên biểu mô ruột. Ruột non chỉ có một lớp gel nhầy, trong khi đại tràng có hai lớp: Một lớp bên ngoài: Cho phép vi khuẩn đại tràng xâm nhập lâu dài.Một lớp dày đặc bên trong không có vi khuẩn.Các chất điều hòa miễn dịch (AMP và sIgA) được giải phóng trong gel nhầy, hỗ trợ quá trình phân tách vật lý của hệ vi sinh vật. Thành phần của lớp chất nhầy có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong ruột, đồng thời hệ vi sinh vật cũng quyết định tính chất của gel nhầy.Bên dưới lớp chất nhầy, các tế bào biểu mô được xem là yếu tố quyết định mạnh nhất của hàng rào vật lý đường ruột. Một nhóm các tế bào gốc đa năng tạo ra năm loại tế bào khác nhau, bao gồm:Tế bào ruột hấp thụ.Tế bào hình đài.Tế bào nội tiết.Tế bào Paneth.Tế bào vi mô.Các tế bào này cùng nhau tạo thành một lớp đơn phân cực và liên tục ngăn cách lòng ruột với lớp đệm. Vì màng tế bào không thấm nước, nên các chất hòa tan ưa nước nếu không có chất vận chuyển cụ thể sẽ bị hạn chế rất nhiều. Niêm mạc ruột không được xem là một cấu trúc tĩnh, vì chúng có tính năng động cao và đáp ứng với các kích thích cả bên trong lẫn bên ngoài (ví dụ như cytokine, vi khuẩn, các yếu tố chế độ ăn uống). Niêm mạc ruột không được xem là một cấu trúc tĩnh 3. Tác động của chế độ ăn uống và lối sống đến vai trò của niêm mạc ruột 3.1. Chế độ ăn uốngThực phẩm không chỉ là một nguồn chất dinh dưỡng quan trọng, mà còn đóng vai trò điều chỉnh các chức năng sinh lý khác nhau trong đường tiêu hóa, bao gồm chức năng niêm mạc đường ruột. Flavonoid là một ví dụ về các thành phần có nguồn gốc thực vật đã được chứng minh đem đến lợi ích cho hàng rào biểu mô. Flavonoid có nhiều trong hầu hết các loại rau, trái cây, trà xanh và đen, rượu vang đỏ, socola, cà phê. Theo nghiên cứu trên chuột, chiết xuất quả nam việt quất giàu flavonoid làm tăng đáng kể tỷ lệ Akkermansia, một vi khuẩn phân hủy mucin cư trú trong lớp chất nhầy của ruột.Gần đây, các chất phụ gia thực phẩm công nghiệp được sử dụng rộng rãi để cải thiện chất lượng của thực phẩm, nhưng cũng có liên quan đến rối loạn chức năng niêm mạc ruột và làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch. Ví dụ carboxymethylcellulose và polysorbate-80 là hai chất phụ gia được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm. Khi tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến hàng ngày, chúng làm giảm độ dày của chất nhầy, khiến vi khuẩn tiếp xúc nhiều hơn với biểu mô,...Chế độ ăn nhiều chất béo và đường (chế độ ăn phương Tây) cũng làm thay đổi thành phần hệ vi sinh vật ở chuột, giảm độ dày lớp chất nhầy với ít tế bào hình đài hơn và tăng nồng độ dấu hiệu viêm.Cùng với các hợp chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng từ thực phẩm cũng có liên quan đến thay đổi niêm mạc ruột. Cụ thể hơn, sự thiếu hụt vitamin D, A và kẽm đã được phát hiện là làm tổn thương hàng rào biểu mô, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm. 3.2. RượuCác nghiên cứu đã cho thấy tác động của việc uống ethanol đối với hàng rào biểu mô ruột. Cụ thể, ethanol và chất chuyển hóa acetaldehyde đã được phát hiện làm giảm chức năng niêm mạc ruột bằng cách gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào biểu mô, phá vỡ tế bào xương và kích hoạt các phản ứng stress oxy hóa. Hệ vi sinh vật cũng là trung gian tác động của rượu vì có tham gia vào quá trình sản xuất acetaldehyde. Lạm dụng rượu mãn tính có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa.3.3. ThuốcThuốc chống viêm không steroid (NSAID) được biết là gây tổn hại đến đường tiêu hóa, do đó bác sĩ thường kê đơn cùng với thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm tỷ lệ tổn thương dạ dày - tá tràng do NSAID gây ra. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa NSAID và PPI không ngăn ngừa được các tổn thương ở ruột non và ruột già, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm tác dụng của thuốc đối với hàng rào niêm mạc ruột.3.4. Hút thuốcTác động của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe đường ruột còn rất mâu thuẫn và có một số vấn đề không thể giải thích được, đặc biệt là trong bệnh viêm loét đại tràng. Nhìn chung, những rủi ro tiềm ẩn của việc hút thuốc lá đối với niêm mạc đường ruột chắc chắn có tồn tại. Khói thuốc thực sự có thể thắt chặt hàng rào ruột, nhưng tác động này sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, các kích thích cụ thể của bệnh, vị trí đường ruột, kiểu tiếp xúc với khói, cũng như tương tác với các yếu tố miễn dịch và vi sinh vật.3.5. StressCăng thẳng là một yếu tố lối sống có liên quan đến sự suy giảm niêm mạc đường ruột (thông qua các tương tác giữa ruột và não). Đây cũng là một yếu tố nguy cơ khởi phát và kích hoạt lại các rối loạn tiêu hóa mãn tính. Hầu hết các nghiên cứu về tác động của căng thẳng đối điều hòa niêm mạc ruột đều được thực hiện trên động vật, dữ liệu ở người còn hạn chế. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chú ý đến căng thẳng do tập thể dục (sự kết hợp giữa căng thẳng thể chất và tâm lý). Cụ thể, các vận động viên thường lên cơn đau bụng do giải phóng hormone căng thẳng trong quá trình hoạt động thể chất cường độ cao. Tuy nhiên mức độ của các phản ứng có thể phụ thuộc vào mức độ stress, di truyền và kinh nghiệm sống của cá nhân.Tóm lại, lớp chất nhầy và các tế bào biểu mô ruột là yếu tố quyết định chính của niêm mạc ruột và có vai trò cơ bản đối với sức khỏe. Chế độ ăn phương Tây, uống nhiều rượu, căng thẳng và một số loại thuốc nhất định có tác động bất lợi đến vai trò của niêm mạc ruột. Rối loạn chức năng niêm mạc ruột có thể liên quan đến bệnh viêm ruột, bệnh celiac và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các vai trò của niêm mạc ruột trong nhiều bệnh rối loạn ngoài ruột khác cần được nghiên cứu thêm. Nguồn tham khảo: Nature.com, Ncbi.nlm.nih.gov
https://suckhoedoisong.vn/viem-tui-mat-va-nhung-nguy-bien-169175543.htm
13-06-2020
Viêm túi mật và những nguy biến
Viêm túi mật gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với người cao tuổi cần cảnh giác hơn, theo các thống kê, tuổi cao là một trong các yếu tố thuận lợi của bệnh viêm túi mật, hơn nữa viêm túi mật có thể gây biến chứng nguy hiểm. Viêm túi mật chủ yếu do sỏi túi mật gây tắc nghẽn và do viêm nhiễm. Viêm túi mật do sỏi chiếm đa số (khoảng trên 90%). Khi sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương thành túi mật hoặc gây tắc nghẽn các ống dẫn mật, khiến dịch mật bị ứ lại trong túi mật hoặc làm cho các hoạt chất hoặc vi khuẩn có trong dịch mật bị tích tụ có thể làm túi mật bị viêm. Nhiễm trùng túi mật do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus gây ra. Các loại vi khuẩn gây viêm túi mật chủ yếu là vi khuẩn đường ruột hoặc là tự chúng đi ngược dòng lên đường dẫn mật qua lỗ mật đổ vào tá tràng hoặc vi khuẩn đi theo giun mỗi khi chúng chui lên ống mật hoặc do vi khuẩn theo đường máu, bạch huyết đi tới đường dẫn mật, túi mật gây viêm. Viêm túi mật còn có thể do u chèn ép đường dẫn mật từ bên ngoài đè vào hoặc trong lòng ống dẫn mật. Sự chèn ép này làm ứ đọng dòng chảy của mật rất dễ nhiễm trùng. Ngoài ra, viêm túi mật ở người cao tuổi còn có thể do chế độ ăn giàu chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi mật. Viêm túi mật gây nhiều biến chứng. Cách phát hiện Khi túi mật bị viêm, các biểu hiện điển hình thường thấy là đau vùng hạ sườn phải xuyên ra sau lưng hay lên vai phải, hoặc đôi khi đau vùng thượng vị (dễ nhầm với cơn đau dạ dày - tá tràng). Trong lúc đau, nếu ăn hay uống, triệu chứng đau sẽ tăng lên do đường mật bị kích thích nhiều. Sốt xuất hiện sau các cơn đau khoảng từ 6-12 giờ, đôi khi sớm hơn kèm theo rét run và vã mồ hôi, sau đó nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường hoặc hơi tăng. Sau cơn đau và sốt là vàng da, vàng mắt, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân. Vàng da nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn dịch mật. Đây là 3 triệu chứng rất điển hình trong bệnh viêm túi mật, gọi là tam chứng Charot. Tuy vậy, ở người cao tuổi do phản xạ yếu ớt cho nên có thể triệu chứng đau và sốt có thể không rõ ràng. Người bệnh có thể có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn hoặc nôn)... Để chắc chắn, cần xét nghiệm máu bạch cầu tăng, bilirubin tăng) siêu âm gan mật sẽ thấy túi mật to, có thể, qua siêu âm có thể thấy được hình ảnh sỏi, xác của giun nằm trong ống mật hoặc túi mật. Gây biến chứng gì? Viêm túi mật có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: Túi mật căng to: Nếu bị viêm túi mật do sự tích tụ mật, nó có thể căng ra và sưng lên vượt quá kích thước bình thường của nó, có thể gây ra đau và làm tăng nguy cơ thủng túi mật cũng như nhiễm khuẩn và hoại tử túi mật. Nhiễm khuẩn: Nếu mật tích tụ trong túi mật gây viêm túi mật, làm tăng nguy cơ chảy máu vào túi mật và có thể làm lây nhiễm lan rộng vào máu hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể. Hoại tử: Nếu không điều trị viêm túi mật có thể gây ra chết các mô trong túi mật, do đó, có thể dẫn đến thủng túi mật hoặc nó có thể gây ra vỡ túi mật. Thủng: Thủng túi mật có thể xảy ra do túi mật căng to hoặc hoại tử như là kết quả của viêm túi mật. Lời khuyên của thầy thuốc Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể. Vì vậy, khi nghi ngờ cần tới cơ sở y tế để được khám và điều trị. Để phòng viêm túi mật, cần có chế độ ăn uống hợp lý như: hàng ngày chỉ nên ăn một lần thịt trắng, không ăn thịt đỏ, không ăn mỡ, lòng động vật. Đạm thực vật (đậu, đỗ) nên ăn dưới dạng nghiền nát, ninh nhừ. Đối với người cao tuổi không nên bỏ bữa. Cần tập thể dục đều đặn, nếu béo phì hoặc tăng cân cần giảm một cách từ từ. Nên khám bệnh định kỳ và tẩy giun theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh.
https://vnvc.vn/benh-tinh-duc-o-nam-gioi/
03/02/2023
9 bệnh tình dục ở nam giới: dấu hiệu và cách phòng lây nhiễm
Bệnh tình dục ở nam giới phổ biến như mụn cóc sinh dục, lậu, giang mai, Herpes sinh dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không biểu hiện triệu chứng đặc trưng, gây chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Mục lục1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là gì?2. Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới3. 9 bệnh tình dục ở nam giới thường gặp nhất3.1 Mụn cóc sinh dục do virus u nhú HPV3.2 Chlamydia3.3 Bệnh lậu3.4 Nhiễm trùng roi Trichomonas3.5 HIV/AIDS3.6 Mụn rộp sinh dục3.7 Viêm gan B và C3.8 Bệnh giang mai3.9 Virus Zika4. Ai có nguy cơ cao mắc các bệnh đường sinh dục ở nam giới?5. Cách phòng ngừa các bệnh tình dục ở nam giới5.1 Ngừa bệnh bằng vắc xin Gardasil 95.2 Phòng ngừa trong hoạt động tình dục5.3 Hãy kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm bệnh6. Các câu hỏi thường gặp6.1 Bệnh tình dục ở nam giới có làm chết người không?6.2 Hôn môi có lây nhiễm bệnh tình dục ở nam không?1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là gì? Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là là các bệnh lây truyền từ người sang người trong quá trình quan hệ tình dục, có thể là giao hợp qua dương vật – âm đạo, dương vật – hậu môn hoặc giao hợp bằng đường miệng. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam và nữ, không chỉ lây truyền qua quan hệ tình dục, mà còn có thể lây truyền từ mẹ sang con khi có thai, cho con bú và qua các dụng cụ tiêm chích dưới da. Hằng năm, có khoảng hơn 50 ngàn người đến khám và điều trị các bệnh tình dục tại bệnh viện, nhưng con số thực tế mắc bệnh ước tính khoảng 500 ngàn người. [1] 2. Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới có thể xuất hiện ngay sau khi mắc bệnh, sau thời gian ủ bệnh, hoặc có thể hoàn toàn không xuất hiện. Thời gian trung bình để các triệu chứng bệnh tình dục ở nam giới xuất hiện là khoảng 20 ngày hoặc sớm hơn. [2] Dấu hiệu bệnh tình dục ở nam giới có thể bao gồm các vết loét ở bộ phận sinh dục (như ở bệnh Herpes sinh dục hoặc HPV), viêm niệu đạo (ở bệnh lậu hoặc Chlamydia), các triệu chứng toàn thân ảnh hưởng đến toàn cơ thể (như ở bệnh HIV). Bệnh tình dục ở nam giới gây ra do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ví dụ, Trichomonas gây ra do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vagis. Quan hệ tình dục có thể lây nhiễm virus Zika do muỗi vectơ nhiễm virus đốt bạn tình. Bọ ký sinh như rận hoặc ghẻ có thể lây truyền khi tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục. Một số bệnh tình dục ở nam giới gây tổn thương tại chỗ hoặc viêm niệu đạo có thể kể đến như lậu, giang mai, Chlamydia. Bệnh có thể lây lan và làm tổn thương sang các cơ quan khác nếu không được điều trị. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh tình dục ở nam giới không chỉ giới hạn ở bộ phận sinh dục. Các triệu chứng phổ biến tùy thuộc vào các bệnh cụ thể, như: sốt, phát ban hoặc phồng rộp ở các bộ phận khác như miệng, các triệu chứng giống cúm, mệt mỏi. 3. 9 bệnh tình dục ở nam giới thường gặp nhất 3.1 Mụn cóc sinh dục do virus u nhú HPV Virus HPV là tên gọi chung của nhiều chủng virus gây bệnh tình dục ở nam và nữ giới. Hiện, các nhà khoa học đã phân lập được trên 200 chủng virus HPV, gồm: Nhóm nguy cơ cao gây ung thư và nhóm nguy cơ thấp gây sang thương, u nhú ở người. Cụ thể, virus HPV có thể gây sang thương dưới dạng u nhú, mụn cóc trên thân dương vật, tinh hoàn, hậu môn, háng, đùi, lưỡi, sau họng. Mụn cóc do HPV có tỷ lệ tái phát cao. 44% nam giới ít nhất 1 lần tái phát mụn cóc, 22% nam giới tái phát mụn cóc sinh dục ít nhất 2 lần. Ngoài ra, nhiễm trùng do virus HPV còn có thể gây ra một số thay đổi trong cơ thể dẫn đến ung thư. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có hơn 18 ngàn ca ung thư liên quan đến HPV ở nam giới. Virus HPV là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp ung thư hậu môn, hơn 70% trường hợp ung thư vòm họng và hơn 60% trường hợp ung thư dương vật nam giới. Nếu các bệnh ung thư do virus HPV được điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể hồi phục tốt, nhanh trở lại cuộc sống bình thường, khả năng sống sót cao; ngược lại, nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã di căn sang những bộ phận khác, việc điều trị lúc này mang ý nghĩa duy trì sự sống cho người bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Virus HPV ở nam giới gây bệnh gì? Dấu hiệu bị nhiễm để bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức sức khỏe nhé. Mụn cóc sinh dục do virus HPV trên da người bệnh 3.2 Chlamydia Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ bằng đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo với người bệnh. Những người nhiễm bệnh Chlamydia thường có triệu chứng như tiểu buốt, đau vùng hạ vị, dương vật chảy dịch, âm đạo chảy dịch khác thường, đau khi quan hệ, đau tinh hoàn. Trong một số trường hợp, Chlamydia không biểu hiện triệu chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực, Chlamydia có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho người bệnh: viêm niệu đạo, viêm trực tràng, viêm mào tinh. Ngoài ra, Chlamydia còn liên kết với nhiều vấn đề sức khỏe khác như: HIV: Người nhiễm Chlamydia có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những người bình thường khác; Bệnh da liễu: Người nhiễm Chlamydia có nguy cơ cao nhiễm các bệnh lý qua đường tình dục khác như lậu, giang mai,… Vì vậy, người nhiễm Chlamydia thường được tư vấn nên tiến hành xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Chlamydia có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh, duy trì liên tục trong 7 đến 14 ngày. Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày hoặc cho đến khi dùng hết thuốc. Sau 3-5 ngày sử dụng thuốc, người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn; tuy nhiên, không nên tự ý ngưng thuốc sớm hơn thời thời gian bác sĩ chỉ định để tránh lây lan cho bạn tình và làm tái nhiễm bệnh. Sau điều trị, cơ thể vẫn không có kháng thể chống lại Chlamydia; do đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh nếu không sử dụng các biện pháp an toàn, quan hệ với người bệnh Chlamydia. Người bệnh Chlamydia sau điều trị nên kiểm tra lại sau 3 tháng để chắc chắn tình trạng nhiễm trùng đã hoàn toàn khỏi hẳn. Bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về bệnh này qua bài viết: Bệnh dó Chlamydia: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa. Người nhiễm bệnh Chlamydia thường có những triệu chứng như tiểu buốt, đau vùng hạ vị, dương vật chảy dịch 3.3 Bệnh lậu Lậu là bệnh tình dục ở nam giới thường gặp, gây nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu, hậu môn, hầu họng do lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorhoeae) gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn như đường hậu môn, thậm chí là hầu họng. Các đường lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng khá hiếm. Ví dụ, ở phụ nữ, bệnh lậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh, dẫn đến lậu mắt trẻ sơ sinh. Ai cũng có thể mắc bệnh lậu, nhưng bệnh thường gặp nhất ở người trẻ tuổi, hoạt động tình dục mạnh. Theo Viện Da liễu Quốc gia, trong số những người từ độ tuổi 15 đến 49, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung có khoảng 93% đến 98% người mắc bệnh lậu. Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới thường là viêm niệu đạo, với thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân chảy mủ số lượng nhiều, màu trắng đục, vàng hoặc vàng xanh, tiểu buốt, tiểu dắt. Khi viêm toàn bộ niệu đạo, bệnh nhân tiểu dắt, tiểu khó, kèm theo sốt và mệt mỏi. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm mào tinh hoàn (triệu chứng sưng nóng đỏ đau kèm sốt); viêm tuyến tiền liệt; viêm ống dẫn tinh và túi tinh. Biến chứng nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân sau này. Lậu là bệnh tình dục ở nam và nữ giới có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng lậu kháng thuốc hiện ngày càng phổ biến. Nếu sau khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng bệnh, nên tái khám để được bác sĩ kiểm tra và tiếp tục điều trị. Khi điều trị bệnh lậu, bệnh nhân cần tuân thủ theo nguyên tắc: Điều trị cho bản thân và cả vợ/ chồng/ bạn tình, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động như đạp xe, chạy nhảy gây tổn thương bộ phận sinh dục, kết hợp điều trị nhiễm khuẩn sau lậu, khám lâm sàng và xét nghiệm định kỳ. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa. Bệnh lậu có thể gây viêm hầu họng, sinh dục, tiết niệu 3.4 Nhiễm trùng roi Trichomonas Theo WHO, hằng năm trên thế giới có khoảng 180 triệu trường hợp mới nhiễm trùng roi; đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Châu Phi, Đông Nam Á. Nhiễm trùng roi Trichomonas là bệnh viêm đường sinh dục, tiết niệu thường gặp do trùng roi Trichomonas vaginalis gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, gây viêm âm đạo ở nữ và viêm niệu đạo ở nam; ngoài ra, bệnh còn lây lan qua bồn tắm, khăn tắm ẩm bị nhiễm trùng roi. Tỷ lệ nữ nhiễm trùng roi cao hơn nam giới gấp 10 lần. Nam giới có khả năng phân lập trùng roi ở niệu đạo, tinh dịch, nước tiểu, sinh dục ngoài, tuyến tiền liệt và mào tinh. Thời gian ủ bệnh ở nam giới khi nhiễm trùng roi là từ 3 đến 9 ngày và có thể lâu hơn. Đa số người bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, số còn lại biểu hiện bằng triệu chứng viêm niệu đạo. Đi tiểu buốt, có dịch niệu đạo tiết ra với số lượng ít, không đặc nhầy và có mủ như người bệnh lậu. Biến chứng của bệnh là viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng roi có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV. Để phòng bệnh cần quan hệ an toàn, không quan hệ bừa bãi với nhiều người; sử dụng bao cao su thường xuyên, đúng cách và điều trị bệnh kịp thời tránh để lại di chứng. Trùng roi Trichomonas vaginalis lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, gây biến chứng viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt 3.5 HIV/AIDS HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch do nhiễm virus HIV, một loại virus thuộc họ Retroviridae. Khi xâm nhập cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch người bệnh gồm đại thực bào và tế bào lympho T, gây suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và phát triển cho các vi sinh vật gây hại. Do đó, HIV còn được gọi là căn bệnh cơ hội. Đường lây truyền chủ yếu của virus HIV từ người sang người thông qua 3 con đường chính: Đường máu: Máu và các chế phẩm của máu là con đường lây truyền HIV từ người bệnh sang người lành khi họ dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng trong y tế có dính máu; dao cạo râu, kim xăm trổ, kim châm cứu hoặc có vết thương hở tiếp xúc máu của người nhiễm virus HIV; Đường tình dục: Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn với người nhiễm virus HIV là con đường lây truyền bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm HIV tăng cao với cộng đồng LGBT, MSM khi quan hệ không an toàn qua đường hậu môn, sau đó là đến đường âm đạo, đường miệng; Đường lây truyền từ mẹ sang con: Virus HIV có thể tấn công trẻ sơ sinh qua 3 con đường gồm lây qua nhau thai trong quá trình mang thai của người mẹ; qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu của người mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ em; lây truyền qua đường sữa mẹ. Ngoài ra, một số trường hợp hiếm hoi mẹ bị nhiễm HIV nhưng sinh ra con khỏe mạnh. Triệu chứng của người nhiễm virus HIV tiến triển khác nhau qua từng giai đoạn. Cụ thể: Ở giai đoạn nhiễm trùng tiên phát: Khi virus HIV vừa xâm nhập vào cơ thể, từ 2 đến 4 tuần kể từ khi phơi nhiễm, bệnh nhân có thể bị sốt, ho, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, sút cân, buồn nôn, sưng gan, lách. Các triệu chứng không đặc hiệu này thường kéo dài từ vài tuần đến 1 tháng khiến bệnh nhân nhầm lẫn với triệu chứng cúm thông thường. Ở giai đoạn mạn tính (Hay giai đoạn tiềm ẩn): Một lượng lớn virus HIV bị tác động bởi hệ miễn dịch, từ đó chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng mạn tính. Thời gian của giai đoạn này có thể kéo dài đến 20 năm. Trong giai đoạn này, các hạch bạch huyết thường xuyên sưng, viêm do bắt giữ virus bảo vệ cơ thể. Ở giai đoạn mạn tính của HIV, các hạch bạch huyết thường xuyên sưng, viêm do bắt giữ virus Giai đoạn AIDS: Virus tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch, vô hiệu hóa miễn dịch trung gian qua tế bào, tạo cơ hội nhiễm trùng do các vi sinh vật khác gây ra. Đặc trưng của tình trạng suy giảm miễn dịch trong giai đoạn này là nhiễm nấm Candida species ở miệng, viêm phổi do nấm, lao, virus Herpes bùng phát gây ung thư hạch bạch huyết, Zona thần kinh. Người bệnh sút cân không rõ nguyên nhân, bị tấn công bởi các nhiễm trùng thông thường. Nếu không may nhiễm virus HIV, người bệnh cần bình tĩnh nghe theo lời khuyên của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. HIV là căn bệnh, không phải là một tệ nạn xã hội. Nhiều người bệnh vẫn có thể sống chung với HIV khỏe mạnh và hạnh phúc trong nhiều năm, thậm chí có thể là vài chục năm. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc để làm chậm quá trình phát triển của virus HIV. 3.6 Mụn rộp sinh dục Mụn rộp sinh dục (hay Herpes sinh dục) là bệnh tình dục ở nam giới khá phổ biến. Triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu ở giai đoạn sớm, chỉ đến khi bệnh bùng phát nghiêm trọng ở giai đoạn muộn người bệnh mới đi khám và điều trị. Lúc này, việc điều trị khá khó khăn và tốn kém. Giai đoạn nguyên phát: Bệnh nhân bị lây nhiễm virus nhưng có dấu hiệu không rõ ràng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi,… Đây là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác cho đến khi mụn rộp xuất hiện thì tình trạng bệnh mới rõ ràng hơn. Lúc này bệnh nhân có triệu chứng đau vùng sinh dục, xuất hiện nốt mụn, chùm mụn ở bộ phận sinh dục. Khi nốt mụn vỡ ra tạo thành những vết lở loét gây đau và khó chịu cho người bệnh. Giai đoạn nguyên phát thường kéo dài trong khoản 2 đến 6 tuần. Giai đoạn tái phát: Triệu chứng rõ ràng hơn. Bệnh nhân bị ngứa và nóng tại vị trí những mụn nước tái phát. Mụn nước mọc thành chùm có chứa dịch. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mụn nước tái phát là người bệnh bị sốt hoặc quan hệ tình dục với tần suất cao hay gặp phải một số chấn thương. Tình trạng này có thể biến mất sau khoảng 1 tuần mà không để lại sẹo cho bệnh nhân. Giai đoạn tiềm ẩn: Sau khi trải qua những giai đoạn trước, bệnh nhân không còn gặp những triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, virus Herpes vẫn còn trú ngụ trong cơ thể người bệnh, chờ lúc thể trạng người bệnh suy yếu để tái bùng phát. Bệnh mụn rộp sinh dục có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Ở phụ nữ, bệnh còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt tránh gây ra những hậu quả nặng nề về sau. Bệnh nhân nhiễm Herpes có thể xuất hiện nốt mụn, chùm mụn 3.7 Viêm gan B và C Viêm gan B và C đều là những căn bệnh viêm gan do virus và có triệu chứng tương tự nhau. Điểm khác biệt đáng kể nhất giữa viêm gan B và viêm gan C là đường lây truyền bệnh. Viêm gan B có thể lây truyền khi người lành tiếp xúc dịch cơ thể với người nhiễm bệnh; trong khi đó, viêm gan C chỉ lây khi người lành tiếp xúc với máu bệnh nhân. Cả viêm gan B và C đều không lây truyền qua đường hô hấp, sữa mẹ, dùng chung thức ăn hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. 3.7.1 Bệnh viêm gan B Tiếp xúc với virus gây bệnh viêm gan B có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong vòng 6 tháng đầu. Bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính do virus viêm gan B có thể có các triệu chứng giống cúm. Sau giai đoạn này, một số trường hợp có thể phục hồi tốt nhờ tích cực điều trị, những trường hợp khác tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mắc bệnh viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ, thì khả năng nhiễm trùng mạn tính càng cao. Ví dụ, có khoảng 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus sẽ tiến triển thành bệnh viêm gan B mạn tính. 3.7.2 Viêm gan C Nhiễm virus viêm gan C cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng cấp tính. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK), khoảng 75 đến 85% người mắc viêm gan C cấp tính sẽ tiến triển thành viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, có đến 50% người nhiễm viêm gan C không biết rằng họ đang mắc bệnh. Viêm gan B và C có thể gây ra những triệu chứng tương tự ở giai đoạn nhiễm trùng cấp và mạn tính. Các triệu chứng của bệnh viêm gan B thường xuất hiện sau 6 tháng kể từ khi tiếp xúc với virus: Mệt mỏi; Sốt; Đau khớp; Buồn nôn và nôn; Nước tiểu vàng sẫm; Phân nhạt màu hoặc xám; Vàng da hoặc mắt. Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B có triệu chứng vàng da, vàng mắt sau 6 tháng nhiễm bệnh Một số trường hợp nhiễm virus viêm gan B không triệu chứng. Viêm gan C cấp tính có những triệu chứng tương tự viêm gan B cấp tính. Tuy nhiên, người nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ cao phát triển thành mạn tính hơn người nhiễm virus viêm gan B. Hiện viêm gan B chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc theo dõi triệu chứng của người nhiễm virus và khuyến nghị các phương pháp dự phòng có thể tăng cường sức khỏe gan. Đối với phương pháp điều trị bệnh viêm gan C, các loại thuốc kháng virus bao gồm ledipasvir/sofosbuvir (Harvoni) và daclatasvir (Daklinza) đã được đưa vào sử dụng tại nhiều bệnh viện từ năm 2013. Tùy vào kiểu gen và biến thể virus viêm gan C mà người bệnh mắc phải, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp.Thông thường, bệnh nhân phải dùng thuốc trong khoảng từ 12 đến 24 tuần. 3.8 Bệnh giang mai Bệnh giang mai xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Tại Việt Nam, trong thời Pháp tạm chiếm, giang mai đứng hàng thứ 2 trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hàng đầu là bệnh lậu). Sau năm 1975, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Đến nay, giang mai chiếm khoảng 2 – 3% các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua da, niêm mạc ở bộ phận sinh dục khi bị xây xát trong quá trình quan hệ tình dục, sau đó đi vào máu và lan khắp cơ thể. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai là người bị nhiễm HIV/ AIDS, mắc các bệnh tổn thương ở bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, giang mai còn có thể lây lan qua truyền máu (truyền máu hoặc chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn); lây truyền gián tiếp khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Mẹ có thể lây truyền giang mai cho con nếu không được điều trị. Biểu hiện của bệnh giang mai rất đa dạng tùy vào từng giai đoạn của bệnh: Thời kỳ đầu: Triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây nhiễm. Săng (Chancre) giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Ở nam giới thường gặp ở quy đầu, bìu, miệng sáo, dương vật,… Ở nữ thường gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Hạch vùng bẹn có thể sưng to thành chùm. Giai đoạn 2: Sau khi xuất hiện săng giang mai từ 6-8 tuần, người bệnh bước vào thời kỳ thứ hai với các triệu chứng lâm sàng như đào ban, sẩn giang mai, sẩn phì đại, viêm hạch,… Giai đoạn 3: Bắt đầu từ năm thứ 3 của bệnh, với các biểu hiện lâm sàng như thương tổn tim mạch, thương tổn dây thần kinh gây các bệnh lý liên quan. *Chú ý: giữa thời kỳ đầu đến thời kỳ thứ 2, thời kỳ thứ 2 đến thời kỳ thứ 3, bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm huyết thanh. Bệnh giang mai có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc trong giai đoạn đầu của bệnh. Người mắc bệnh sau khi được điều trị khỏi vẫn có thể tái nhiễm nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Xem chi tiết hơn về bệnh này tại bài viết: Bệnh giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa. 3.9 Virus Zika Virus Zika là chủng virus phổ biến ở những quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus không có dấu hiệu đặc trưng hoặc có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường khác như: sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau lưng,… Bệnh có thể dẫn đến rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Ở phụ nữ có thai, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh, mất thính lực, suy dinh dưỡng, đầu nhỏ, khiếm khuyết não. Virus Zika chủ yếu lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes mang mầm bệnh. Ngoài ra, virus có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, đường máu và từ mẹ sang con. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh do virus Zika. Người bệnh chủ yếu được chỉ định sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi và bù nước. 4. Ai có nguy cơ cao mắc các bệnh đường sinh dục ở nam giới? Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính có 20 triệu ca mắc các bệnh đường sinh dục xảy ra mỗi năm. Ở nam giới, người có hệ thống miễn dịch yếu (bao gồm cả những người nhiễm HIV); Những người đàn ông quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nhiều khả năng bị nhiễm HPV qua đường hậu môn, có nguy cơ dẫn đến ung thư hậu môn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh đường sinh dục. 5. Cách phòng ngừa các bệnh tình dục ở nam giới 5.1 Ngừa bệnh bằng vắc xin Gardasil 9 Trong các nguyên nhân gây bệnh tình dục ở nam giới, các bệnh do virus HPV gây ra như: sùi mào gà, ung thư hậu môn, hầu họng,… có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin Gardasil 9. Vắc xin Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới, nhờ vào khả năng phòng bệnh rộng hơn ở cả nam và nữ, bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, với hiệu quả bảo vệ lên đến 94%. Vắc xin phòng virus HPV – Gardasil 9 được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến 45 tuổi, với lịch tiêm cụ thể như sau: Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng. Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Phác đồ 3 mũi (0-2-6): Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 3 mũi (0-2-6): Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng. Click ngay vào nút bên dưới để gặp trực tiếp đội ngũ tư vấn tận tâm của VNVC nhé bạn! Nếu bạn còn đang phân vân về việc tiêm ngừa HPV cho nam giới, hãy xem ngay bài viết sau: Nam giới có nên tiêm phòng vắc xin HPV không? Vắc xin phòng virus HPV – Gardasil 9 bảo vệ hiệu quả cho nam giới trước nguy cơ mắc các bệnh tình dục do virus HPV gây ra 5.2 Phòng ngừa trong hoạt động tình dục Trong quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su là phương pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, không có phương pháp phòng bệnh nào hiệu quả tuyệt đối 100%, đôi khi bệnh tình dục có thể lây truyền qua những khu vực không có có bao cao su che phủ. Kiêng hoạt động tình dục là phương pháp tuyệt đối duy nhất giúp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, bạn cần hạn chế số lượng bạn tình để giảm nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng. ⇒ Xem thêm: Cách quan hệ đồng giới an toàn. 5.3 Hãy kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm bệnh Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tình dục, người bệnh đừng quá hoang mang, lo lắng mà hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nam học để được thăm khám và điều trị. Đừng quên kiểm tra định kỳ để để phát hiện sớm bệnh, vì không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh tình dục đều biểu hiện triệu chứng. 6. Các câu hỏi thường gặp 6.1 Bệnh tình dục ở nam giới có làm chết người không? Có. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh tình dục ở nam và nữ giới có thể lây lan khắp cơ thể. Điển hình như lậu, giang mai. Ngoài ra, nhiễm HIV có thể dẫn đến tử vong do ung thư hoặc các bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nếu không phát hiện và điều trị sớm. Viêm gan B và C có thể gây tổn thương gan, suy gan hay thậm chí là ung thư gan. Virus HPV có thể tồn tại trong cơ thể suốt đời, với khả năng tái nhiễm trong tương lai và không có thuốc điều trị đặc hiệu. 6.2 Hôn môi có lây nhiễm bệnh tình dục ở nam không? Có. Một số bệnh tình dục có thể lây truyền qua vết loét ở miệng, như mụn rộp, giang mai,… Mụn rộp do virus Herpes gây ra có thể lây lan qua vết loét lạnh trên môi hoặc gần miệng, dễ lây nhất khi vết loét hở và rỉ dịch. Bệnh giang mai có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai. Những vết loét đó có thể tìm thấy trên hoặc xung quanh dương vật, hậu môn, trực tràng, môi hoặc miệng. Giang mai còn có thể lây truyền qua tiếp xúc thân mật như hôn. Virus HIV và viêm gan B có thể tồn tại trong nước bọt, tuy nhiên không thường lây lan qua nụ hôn. Với HIV, rủi ro truyền nhiễm có thể xảy ra có vết thương hở, chảy máu cho phép virus truyền từ người này sang người khác. Một số cách giảm nguy cơ lây truyền bệnh tình dục khi hôn môi là không người bị loét miệng, có mụn rộp. Thực hiện đời sống tình dục một vợ một chồng. Bệnh tình dục ở nam có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin và quan hệ tình dục an toàn và duy trì chế độ một vợ một chồng. Để chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh tình dục do virus HPV, nam giới từ 9 đến 45 tuổi cần tiêm vắc xin Gardasil 9 dù đã quan hệ tình dục hay chưa. Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được tư vấn, đặt lịch tiêm phòng vắc xin Gardasil 9. Tra cứu địa chỉ trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc tại đây.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-khac-biet-giua-bong-gan-va-cang-co-o-tre-vi
Sự khác biệt giữa bong gân và căng cơ ở trẻ
Trẻ em với sự ham muốn khám phá, chúng luôn chạy xung quanh, nhảy và kéo các vật thể. Trong một số trường hợp, kéo căng quá mạnh dẫn đến chấn thương nhỏ. Khi trẻ căng cơ quá mức sẽ khiến trẻ bị đau cơ, trong khi căng dây chằng quá mức có thể dẫn đến bong gân. Là cha mẹ, điều quan trọng là phải cẩn thận và cần điều trị vết thương ngay lập tức. Một số loại thuốc và kem giảm căng cơ cơ bản nên được để sẵn trong bộ sơ cứu tại nhà.Ngoài ra, dây chằng, là các dải mô đàn hồi mạnh, giữ các xương lại với nhau tại các khớp. Bong gân xảy ra nếu các dây chằng này bị kéo căng quá mức hoặc bị rách. Kéo căng quá mức có thể gây đau nhẹ, nhưng nếu dây chằng của con bạn bị rách, nó cần được trợ giúp y tế ngay lập tức. Vậy sự khác biệt giữa bong gân và căng cơ ở trẻ là gì? Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp những người chăm sóc trẻ có được hướng xử trí phù hợp khi gặp tình huống này. 1. Bong gân và căng cơ ở trẻ em là gì? Bong gân là những tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng (cấu trúc kết nối xương với xương, có vai trò làm vững khớp) dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa trật khớp. Mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay là những vị trí dễ bị bong gân nhất, đặc biệt là khi bị vặn mạnh.Tuy nhiên vì dây chằng của trẻ thường mạnh hơn xương và sụn xung quanh nên chúng có nhiều khả năng bị chấn thương ở xương hơn là dây chằng.Căng cơ là tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí bị rách. Nguyên nhân là do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Bất kỳ cơ nào cũng có thể bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là các cơ lưng dưới, cổ, vai, bắp chân và gân khoeo. Tình trạng căng cơ có thể do sử dụng cơ bắp không đúng 2. Nguyên nhân căng cơ, bong gân Tình trạng căng, xoắn hoặc rách dây chằng đột ngột gây ra bong gân. Chấn thương này có thể xảy ra khi trẻ bị ngã hoặc bị va đập vào cơ thể. Bong gân thường ảnh hưởng đến mắt cá chân, đầu gối hoặc cổ tay.Hiện tượng căng cơ có thể xảy ra đột ngột, chẳng hạn như khi trẻ co cơ quá mức. Hoặc có thể xảy ra theo thời gian nếu trẻ sử dụng quá sức chịu đựng của cơ hoặc gân. Việc lạm dụng quá mức này có thể xảy ra trong các hoạt động yêu cầu các chuyển động tương tự được lặp đi lặp lại. 3. Các triệu chứng của bong gân và căng cơ Các triệu chứng xảy ra có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Triệu chứng của bong gân hoặc căng cơ thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất mà con bạn có thể cảm thấy ở vùng bị thương:Đau: Bong gân hoặc căng cơ có nhiều khả năng gây ra cơn đau buốt ngay lập tức. Một sự căng cơ nhẹ có thể không đau cho đến vài giờ sau khi chấn thương xảy ra.Sưng tấy: Bong gân sẽ gây sưng tấy tại chỗ nhiều hơn căng cơ đơn thuần, nhưng nếu căng cơ nặng vẫn có thể dẫn đến sưng.Bầm tím hoặc đỏ: Cả hai tổn thương đều có khả năng gây bầm tím nếu mạch máu bị vỡ.Khó khăn khi cử động hoặc sử dụng vùng bị thương như bình thường đối với cả hai tổn thương trên.Cho con bạn tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu trên ở trẻ. Đau đớn là một dấu hiệu của bong gân 4. Phân loại bong gân và căng cơ Cả hai tổn thương đều được phân chia làm 3 mức độ khác nhau: 4.1 Bong gân Độ 1: Bong gân nhẹ, trong đó dây chằng bị giãn quá mức. Có thể bị đau nhẹ và bầm tím kèm theo đau nhức nhưng không khó khăn lắm khi sử dụng bộ phận cơ thể.Độ 2: Có sự đứt rách của một số dây chằng, hai khớp xương vẫn vững chắc chưa lỏng lẻo, dẫn đến đau vừa.Độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn, dẫn đến đau dữ dội, sưng tấy, bầm tím và không thể sử dụng vùng bị tổn thương. Nếu bong gân nặng, bạn có thể nghe thấy tiếng lách cách của dây chằng bị rách. 4.2 Căng cơ Độ 1: Tình trạng căng cơ nhẹ trong đó một số sợi cơ bị tổn thương.Độ 2: Tình trạng căng cơ vừa phải với tổn thương cơ lan rộng hơn.Độ 3: Tệ nhất, cơ bị đứt hoàn toàn. Loại căng cơ này có thể mất hàng tháng để chữa lành. 5. Chẩn đoán bong gân hay căng cơ ở trẻ em Bác sĩ thăm khám cho con bạn sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe của trẻ và thương tích xảy ra như thế nàoNgoài ra, con của bạn còn phải thực hiện một số xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán như sau:Chụp X quang: cho thấy rõ hình ảnh bên trong của mô, xương và các cơ quan.Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng sự kết hợp của nam châm lớn, tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể.Chụp cắt lớp vi tính: sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. Chụp CT cho thấy các chi tiết của xương, cơ, mỡ và các cơ quan. Chụp CT chi tiết hơn chụp X-quang tổng quát. Chụp MRI giúp chẩn đoán tình trạng bong gân, căng cơ 6. Điều trị bong gân hay căng cơ Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe chung của con bạn và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Một số bong gân nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật nhưng số này không nhiều.Điều trị ban đầu cho bong gân hay căng cơ theo nguyên tắc RICE có nghĩa là :Rest (nghỉ ngơi): Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ yên phần cơ thể bị chấn thương ít nhất 24 - 48 giờ. Nếu chấn thương gây đau đớn nhiều, hãy sử dụng nẹp, dây đai, băng gạc để hỗ trợ cố định phần bị chấn thương.Ice (chườm lạnh): Chườm lạnh giúp giảm viêm và sưng tại chỗ. Không đặt trực tiếp viên đá lạnh lên vùng bị tổn thương mà bọc viên đá vào trong một chiếc khăn mỏng để bảo vệ làn da của trẻ. Làm liên tục trong 15 - 20 phút mỗi lần, lặp lại sau mỗi 2 -3 giờ, duy trì trong 24 - 48 giờ đầu tiên.Compression (băng bó): dùng băng thun quấn quanh vùng bị tổn thương khi không chườm lạnh giúp ổn định và giảm sưng đau khó chịu. Lưu ý đừng quấn quá chặt sẽ làm giảm lưu thông máu.Elevation (Nâng cao): cố gắng giữ vùng bị đau cao hơn tim của trẻ sẽ giúp giảm sưng.Nếu trẻ quá đau có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm như Ibuprofen.Áp dụng phương pháp RICE triệt để trong 24 - 48 giờ đầu sau chấn thương sẽ giúp trẻ thoải mái hơn rất nhiều và giảm các triệu chứng rõ rệt. Còn thông thường sẽ mất khoảng một hoặc hai tuần để cơn đau và sưng giảm bớt hoặc thậm chí lâu hơn với các chấn thương nghiêm trọng. Sau đó, con bạn có thể từ từ bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Yêu cầu trẻ tập di chuyển khớp xung quanh trước và dừng lại nếu thấy đau.Khi trẻ có thể cử động khớp mà không thấy đau, nên cho trẻ tập vận động khớp tăng cường với các chuyên gia về vật lý trị liệu. Không nên quá nôn nóng trong quá trình hồi phục của trẻ bởi các hoạt động sớm có thể khiến tổn thương trở lên nghiêm trọng hơn hoặc dai dẳng khó hồi phục hoàn toàn.Trong quá trình hồi phục, hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn có vẻ không đỡ hơn hoặc nếu trẻ bị sốt, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Hoặc có một biến dạng có thể nhìn thấy được tại vùng bị tổn thương, đau dữ dội ngăn cản việc sử dụng gân - cơ - dây chằng. Chườm lạnh giúp cải thiện triệu chứng đau 7. Bong gân hay căng cơ có thể tái lại Câu trả lời là hoàn toàn có thể xảy ra bởi bong gân làm suy yếu các dây chằng, vì vậy khớp dễ bị trẹo trở lại. Và một khi cơ đã bị căng, nó sẽ yếu hơn bình thường trong một thời gian, cho đến khi lành hẳn.Đảm bảo rằng tình trạng bong gân hoặc căng cơ của con bạn được chữa lành đúng cách sẽ làm giảm khả năng tái chấn thương. 8. Làm cách nào ngăn ngừa bong gân hay căng cơ? Nếu con bạn vẫn còn là một đứa trẻ mới biết đi, trẻ cần giám sát liên tục bởi người lớn. Ví dụ, trẻ mới biết đi rất dễ trèo lên một nơi mà chúng có thể bị ngã và bị thương. Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng các khu vực vui chơi được an toàn.Khi con bạn hoạt động thể thao hay vận động mạnh nên có một bài tập khởi động trước khi bắt đầu. Sau đó dành vài phút thư giãn sau khi kết thúc hoạt động mạnh, nó giúp cải thiện sự linh hoạt của các khớp và cơ, vốn có thể bị cứng sau khi gắng sức.Về lâu dài, tập thể dục thường xuyên có thể giúp trẻ tránh căng cơ và bong gân bằng cách tăng cường cơ bắp, giữ cho các khớp dẻo dai, đồng thời cải thiện khả năng cân bằng và phối hợp của cơ thể.Nếu con bạn chỉ mới bắt đầu một môn thể thao mới, hãy để trẻ bắt đầu từ từ và tăng cường độ khi trẻ xây dựng sức mạnh và độ bền.Cũng nên cho trẻ nghỉ chơi thể thao và luyện tập một hoặc hai ngày mỗi tuần để cơ thể chúng được nghỉ ngơi và hồi phục. Duy trì thói quen tập thể dục cho trẻ Khi bé có những triệu chứng của bong gân, căng cơ, bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Nguồn tham khảo: babycenter.com, cedars-sinai.org
https://tamanhhospital.vn/cach-phong-ngua-loang-xuong/
17/08/2022
9 cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa loãng xương là thực sự cần thiết để giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm về sau. Cách thực hiện hoàn toàn không khó khăn hay phức tạp, phần lớn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, rèn luyện và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mục lụcTổng quan về bệnh loãng xươngNguyên nhân loãng xươngCách phòng ngừa loãng xương hiệu quả1. Tập thể dục2. Chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi3. Ngừng hút thuốc, uống rượu bia4. Tắm nắng5. Hạn chế uống soda6. Phòng tránh té ngã7. Duy trì cân nặng8. Bổ sung đạm9. Kiểm tra mật độ xương định kỳTổng quan về bệnh loãng xương Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, trở nên mỏng manh và dễ gãy do bị mất khoáng chất cần thiết (Canxi) và chưa được thay thế. Bệnh lý phát triển chậm trong vài năm, không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi được chẩn đoán sau gãy xương do ngã hoặc va chạm nhẹ. Một số chấn thương phổ biến nhất ở bệnh nhân có loãng xương gồm: Gãy xương cánh tay, cổ tay. Xẹp đốt sống. Gãy cổ xương đùi. Ngoài ra, hiện tượng gãy xương cánh tay, xương chậu cũng có thể xảy ra do bệnh lý này. Thậm chí, nhiều trường hợp gãy xương sườn chỉ sau một lần ho hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó, bệnh loãng xương ở người cao tuổi còn biểu hiện rõ rệt ở tư thế cúi về phía trước (Còng lưng tuổi già). Nguyên nhân bởi xẹp thân đốt sống, việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể cũng trở nên khó khăn. Nguyên nhân loãng xương Loãng xương xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Trong đó yếu tố nguy cơ: giới tính (nữ giới), tuổi tác và di truyền là không thể thay đổi. Một số yếu tố phổ biến khác bao gồm: (1) Chế độ ăn uống thiếu Canxi. Cơ thể thiếu hụt Vitamin D. Lạm dụng thuốc lá. Uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày. Uống nhiều hơn ba tách cà phê mỗi ngày khiến cơ thể hấp thụ quá mức Caffein cho phép. Cơ thể không thường xuyên vận động thể chất. Do mãn kinh sớm (trước 45 tuổi). Sử dụng thuốc Corticosteroid liều cao hơn 3 tháng trong điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác. Ngoài ra, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương cao hơn. Điển hình phải kể đến gồm: Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Người bị bệnh gan và thận mãn tính. Người đang gặp phải các tình trạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể như: bệnh Crohn, Celiac và một số bệnh lý viêm ruột khác. Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả Ngoài các yếu tố không thể thay đổi được như gen, tuổi tác, giới tính,… việc phòng ngừa loãng xương hoàn toàn có thể thực hiện bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày. Một số hướng dẫn hữu ích như sau: 1. Tập thể dục Các bài tập vận động cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng để hạn chế nguy cơ té ngã. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ chương trình tập luyện nào, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là thực sự cần thiết. Đặc biệt là đối với những người ít vận động, trên 75 tuổi hoặc đang có bệnh lý. Các khuyến nghị chung trong vấn đề tập luyện thể dục phòng tránh loãng xương gồm: (2) Nếu mục tiêu là ngăn ngừa loãng xương, các bài tập như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, quần vợt,… là lựa chọn lý tưởng.. Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho sức khỏe của xương, phát triển, duy trì sức mạnh và khối lượng cơ bắp. Các bài tập như yoga, thái cực quyền,… cũng rất có lợi bởi giúp cải thiện sự cân bằng cho cơ thể, hạn chế tối đa tình trạng té ngã nguy hiểm. Tuy nhiên việc tập luyện nên duy trì với cường độ vừa phải. Thực tế, nhiều phụ nữ hiện nay đang chạy theo những bài tập rất nặng vừa thực hiện chế độ ăn kiêng khắt khe dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt, điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, nồng độ Estrogen thấp dẫn đến những tác động tiêu cực cho xương. 2. Chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi Lượng Canxi cần thiết đối với cơ thể của một người trưởng thành là khoảng 1.000mg/ngày. Tuy nhiên, đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi cần tiêu thụ mức 1.200mg/ngày. Nguyên nhân bởi nếu cơ thể thiếu Canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng loãng xương thường gặp. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là thực sự cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu và Canxi gồm: (3) Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo. Nước trái cây, thực phẩm tăng cường canxi như: Ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ,… Cá mòi và cá hồi có xương. Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, bông cải xanh,… Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn. Cụ thể, mỗi ngày, cơ thể cần 600 IU (đơn vị quốc tế) đối với người lớn đến 70 tuổi và 800 IU đối với nhóm đối tượng trên 70. Thực tế, không có nhiều loại thực phẩm tự nhiên chứa Vitamin D, một số nguồn bổ sung có thể tham khảo gồm: Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ,… Gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng,… Sữa, ngũ cốc, nước cam,… Ngoài ra, làn da cũng có khả năng tổng hợp Vitamin tự nhiên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tuy nhiên việc lạm dụng là không nên bởi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da. Xem thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì? 3. Ngừng hút thuốc, uống rượu bia Việc uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Ảnh hưởng của thuốc lá cũng tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn bởi làm rối loạn hormone Estrogen trong cơ thể. (4) 4. Tắm nắng Làn da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày để thúc đẩy quá trình sản xuất Vitamin D. Đây là biện pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản nhưng đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, thói quen tắm nắng cũng cần tuân theo khuyến nghị về sức khỏe để tránh ung thư cũng như một vài vấn đề không mong muốn khác. 5. Hạn chế uống soda Soda là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng loãng xương. Nguyên nhân bởi trong loại đồ uống này có chứa hàm lượng photpho lớn, ngăn cơ thể hấp thụ Canxi. Vì vậy, tốt nhất là nên thay thế soda bằng các loại đồ uống giàu dinh dưỡng như nước trái cây, sữa đậu nành,… để phòng ngừa loãng xương hiệu quả. 6. Phòng tránh té ngã Việc giảm nguy cơ té ngã yếu tố quan trọng để bảo vệ xương luôn khỏe mạnh. Một số khuyến nghị nên biết như sau: (5) Thực hiện các bài tập cải thiện khả năng giữ thăng bằng theo chỉ định của bác sĩ vật lý trị liệu. Đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa khi cần thiết. Xây dựng không gian sống an toàn bằng cách lắp tay vịn trong phòng tắm, nhà vệ sinh, loại bỏ những tấm thảm trơn trượt, trang bị đèn chiếu sáng đầy đủ,… Mang giày đế bằng chắc chắn và vừa vặn với chân. Đeo thiết bị bảo vệ hông khi cần thiết. 7. Duy trì cân nặng Thiếu và thừa cân đều có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như gây hại đến sức khỏe. Do đó, việc duy trì số cân nặng hợp lý, ổn định là thực sự quan trọng. 8. Bổ sung đạm Đạm (Protein) có trong mọi tế bào của cơ thể, bao gồm cả xương. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung Protein sẽ làm tăng mật độ khoáng trong xương. Theo khuyến nghị, lượng đạm cần thiết mỗi ngày cho mỗi pound trọng lượng cơ thể là 0,4g. Một số loại thực phẩm giàu Protein gồm: trứng, sữa, phô mai, hạnh nhân,… 9. Kiểm tra mật độ xương định kỳ Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp xác định được độ chắc khỏe của xương đồng thời phát hiện sớm loãng xương (nếu có). Hiện nay, phương pháp được sử dụng phổ biến là quét hệ thống hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) bằng cách sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để đo mật độ xương. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện là thực sự quan trọng. Bên cạnh phương pháp chữa trị bằng cách điều chỉ lối sống, dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị loãng xương. Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang là địa chỉ đo loãng xương đáng tin cậy dành cho người bệnh. Tất cả thiết bị máy móc tại bệnh viện đều là thế hệ mới, tiên tiến, đảm bảo kết quả nhanh và chính xác. Ngoài ra, bệnh viện còn có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đem đến sự an tâm tuyệt đối cho người bệnh. Đi kèm với chức năng đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương, hệ thống máy đo loãng xương tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn được tích hợp nhiều công năng quan trọng như đánh giá nguy cơ vôi hóa, gãy xương,… Máy cho thấy những ưu điểm vượt trội hơn các thế hệ trước bởi nguồn tia X năng lượng kép tần số cao cùng tính năng quét 1 lần OnePass, đảm bảo độ phân giải hình ảnh cao, loại bỏ được lỗi biến dạng, từ đó cho ra hình ảnh rõ nét, chất lượng cao. Khoa Cơ xương khớp, Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích liên quan đến phòng ngừa loãng xương. Các biện pháp này cần được thực hiện ngay từ sớm, đặc biệt, hàm lượng Canxi và Vitamin D cần thiết nên bổ sung đầy đủ ở độ tuổi thiếu niên để hạn chế tối đa nguy cơ loãng xương về sau này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xac-dinh-dot-bien-khang-thuoc-cua-hbv-vi
Xác định đột biến kháng thuốc của HBV
Virus viêm gan B (HBV) gây bệnh viêm gan B. Hiện tại có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm gan B, có tác dụng tiêu diệt virus. Tuy nhiên virus HBV cũng đã có những đột biến kháng lại một hoặc một số loại thuốc này, khiến cho việc điều trị gặp khó khăn. 1. Các đột biến kháng thuốc của HBV Hiện nay, có khoảng trên 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), trong đó có 350 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính. Nhiễm HBV có thể dẫn đến các bệnh viêm gan hoại tử cấp hoặc mạn tính, xơ gan và đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), khiến cho khoảng 0,5 - 1,2 triệu bệnh nhân tử vong mỗi năm.Virus viêm gan B thuộc nhóm hepadnavirus, chứa một bộ gen ADN vòng, xoắn kép một phần, có khối lượng phân tử 3,2 kb, gồm có 4 gene đó là: C, P, S và X.Hiện nay, chúng ta đang có ba nhóm thuốc kháng virus HBV dạng uống đang được sử dụng phổ biến để điều trị viêm gan virus B mạn đó là:Nhóm L-Nucleoside gồm có: Lamivudine (LMV), Emtricitabine (FTC), Telbivudine (LdT) và Clevudine (L-FMAU).Nhóm Acyclic Phosphonate gồm có: Adefovir dipivoxil (ADV) và Tenofovir (ADV).Nhóm vòng Cyclopantane/Pentene gồm có: Entecavir (ETV), Abacavir/ Cabovir (ABC).Các loại thuốc này có tác dụng ức chế enzyme reverse polymerase-enzyme là chất xúc tác cho sự sao chép ngược từ mARN thành ADN của virus HBV. Vì vậy chúng làm giảm sự nhân lên của virus HBV, từ đó giảm tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan và nguy cơ tử vong của bệnh nhân.Tuy nhiên, việc điều trị bằng các loại thuốc này trong một thời gian dài có thể làm xuất hiện các đột biến kháng thuốc trên gen P của virus HBV, làm mất tác dụng của thuốc, dẫn đến việc điều trị thất bại và làm bệnh viêm gan tiếp tục tiến triển.Cho đến nay, có nhiều loại đột biến kháng thuốc của HBV đã được các nhà khoa học phát hiện và tất cả các đột biến này đều nằm trên vùng sao chép ngược của gene P. Gene P được chia thành 7 vùng (domains), được ký hiệu theo thứ tự từ A đến G.Các đột biến kháng thuốc cơ bản nằm trên gen P của virus HBV, dẫn đến sự thay đổi các bộ ba mã hóa, nghĩa là làm thay đổi các acid amin trong chuỗi polypeptide của enzyme reverse polymerase (rt). Sự thay đổi các acid amin trong các đột biến kháng thuốc thường gặp gồm có:Đột biến rtL80I/V trên vùng A.Đột biến rtI169T, rtV173L, rtL180M, rtA181T/V/S, rtT184A/S/G/C trên vùng B.Đột biến rtA194T, rtS202C /G/I , rtM204V/I trên vùng C.Đột biến rtN236T trên vùng D.Đột biến rtM250V trên vùng E. Cấu trúc của virus viêm gan B (HBV) và genome của nó Các thay đổi acid amin này có thể xảy ra một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, tạo nên mức độ kháng thuốc khác nhau của các chủng HBV kháng thuốc này.Các đột biến kháng thuốc của HBV trong quá trình điều trị bằng một thuốc duy nhất là:Các đột biến kháng thuốc Lamivudine gồm gồm có: Đột biến rtL180M + rtM204V/I/S, rtM204I, rt80VI + rtM204I, rtV173L + rtL180M + rtM204V, rtI169T + rtV173L + rtL180M + rtM204V/, rtA181T, rtT184S + rtL180M + rtM204V hoặc rtQ215S + rtL180M + rtM204V.Các đột biến kháng thuốc Adefovir gồm có: Đột biến rtN236T, rtA181V/T, rtV84M/ rtS85A/ rtL80V/I hoặc đột biến rtV214A/ rtQ215S.Các đột biến kháng thuốc Entercavir gồm có: rtI169T + ntV173L + rtL180M + rtT184G + rtM204V, rtI169T + ntV173L + rtL180M + rtM204V + rtM250V hoặc có sự kết hợp các đột biến xuất hiện ở các codon 184, 202 và 250.Các đột biến kháng thuốc Telbivudine gồm có: Đột biến rtM204I hoặc có các đột biến liên quan đến kháng Lamivudine.Các đột biến kháng thuốc Tenofovir gồm có: Đột biến rtL180M + rtA194T + rtM204V, rtV204A, rtQ215S hoặc đột biến rtA181V + rtM204I. Các đột biến kháng đa thuốc của HBV khi điều trị phối hợp từ hai thuốc trở lên gồm các nhóm:Các đột biến kháng thuốc Lamivudine và Adefovir gồm có:rtM204I + rtL180MrtM204V + rtL180MrtM204I + rtM204V + rtL180MCác đột biến kháng thuốc Lamivudine và Entecavir gồm có:rtM204V + rtL189M + rtT184LrtM204V + rtL189M + rtS202GrtM204V + rtS202G.Các đột biến kháng thuốc Lamivudine, thuốc Adefovir và Entecavir gồm có:rtA181T + rtM204V + rtS202GrtA181T + rtM204V + rtL180M + rtT184L.Các đột biến kháng thuốc Lamivudine và thuốc Tenofovir gồm có:rtV214A, rtQ215S, ±rtL180M + rtM204VrtL180M + rtA194T + rtM204VCác đột biến kháng thuốc Lamivudine, thuốc Adefovir và thuốc Tenofovir gồm có: Đột biến rtA181V + rtM204I. Điều trị HBV kháng thuốc cần kết hợp một số loại thuốc với nhau 2. Cách xác định các đột biến kháng thuốc của HBV Cách để có thể xác định đột biến kháng thuốc của virus viêm gan B (HBV): Các đột biến nằm ở một số vị trí nhất đinh tại vùng domain reverse transcriptase (vùng rt) của gen HBV polymerase đã được chứng minh là có vai trò gây ra tính kháng thuốc của virus HBV.Để xác định đột biến kháng thuốc của HBV, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật PCR lồng (nested PCR) để nhân vùng rt với các cặp mồi như sau:Cặp mồi vòng ngoài (outer PCR) gồm có HBV-69 và HBV-70.Cặp mồi vòng trong (inner PCR) gồm có HBV-61 và HBV-17. Sau đó sản phẩm PCR vòng trong sẽ được làm tinh sạch để giải trình tự. Trình tự đoạn gen đích sau khi giải trình sẽ được đem so sánh với các trình tự tham chiếu của các chủng hoang dại và các trình tự tham chiếu có kiểu gen khác nhau để so sánh và tìm kiếm các đột biến kháng thuốc dựa vào một phần mềm có tên là Bioedit.Trong quá trình điều trị, việc xác định các đột biến kháng thuốc của HBV ở những bệnh nhân bị viêm gan mạn có biểu hiện kháng thuốc là việc làm rất cần thiết để bác sĩ quyết định thay thuốc mới hoặc sử dụng kết hợp thuốc một cách hợp lý, giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.Tốt nhất, trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm gan B, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại nhằm có những chỉ định phù hợp nhất.
https://vnvc.vn/chi-thi-so-10-cua-tphcm/
20/06/2021
Chỉ thị số 10 của TP.HCM: Không tập trung quá 3 người và dừng chợ
Trước diễn biến vô cùng phức tạp của COVID-19, cảnh báo nhiều ca F0 chưa rõ nguồn lây và sự xuất hiện của biến chủng mới, TP.HCM đã có những chỉ đạo khắt khe hơn công tác phòng chống dịch. Qua đó, UBND TP.HCM đã ký Chỉ thị 10/CT-UBND quyết định đóng cửa chợ tự phát, tạm dừng vận chuyển hành khách công cộng và không được tụ tập quá 3 người. Dưới đây là toàn bộ thông tin về Chỉ thị số 10 của TP.HCM. Chỉ thị số 10 được ban hành nhằm sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường Mục lụcGiãn cách xã hội là gì?Chỉ thị số 10 là gì?Giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 10 của TpHCMMột số chỉ thị khác TP.HCM đã từng triển khai1. Chỉ thị số 152. Chỉ thị số 16Tình hình tiêm vắc xin COVID-19Giãn cách xã hội là gì? Giãn cách xã hội là một loạt các phương pháp yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc, tránh tụ tập nơi đông người và giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m, đây được xem là cách hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng. Chỉ thị số 10 là gì? Chỉ thị số 10 là quyết định được ban hành trên nguyên tắc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 và tăng cường thêm các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn. Chỉ thị số 10 đồng thời thực hiện mục tiêu kép, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, bảo vệ thành phố, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường. Chỉ thị số 10 được ký vào tối ngày 19/6/2021, trong bối cảnh dịch bệnh tại thành phố ghi nhận hơn 1.346 ca mắc với nhiều chuỗi lây nhiễm, đặc biệt là những ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 10 của TpHCM Chỉ thị số 10 của TP.HCM được ban hành nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối tuân thủ nghiêm các quy định, không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường các biện pháp trọng tâm sau: Dừng các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động của các chợ tự phát; Không tụ tập quá 3 người tại các nơi công cộng, ngoài phạm vi trường học, bệnh viện công sở. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 5K của Bộ Y tế gồm Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế. Giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét khi tiếp xúc với người khác tại các địa điểm công cộng; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguyên tắc phòng, chống dịch của các cá nhân, tổ chức; Người dân chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, mua thuốc, cấp cứu. Người làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và những trường hợp khác sẽ do Sở Y tế hướng dẫn; Người dân cần tự giác chấp hành các yêu cầu và biện pháp phòng, chống dịch, tham gia khai báo y tế tự nguyện để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình; Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân thành phố và nhà máy, các xí nghiệp, phân xưởng được tiếp tục hoạt động nhưng tiên quyết phải đảm bảo được khoảng cách an toàn 1,5 mét giữa người với người, đeo khẩu trang tại nơi làm việc, đồng thời khử trùng, diệt khuẩn không gian thông thoáng; Các UBND tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Các chợ truyền thống không đảm bảo được công tác phòng, chống dịch phải tạm dừng hoạt động; Đơn vị nhà nước, cơ quan phải đảm bảo được quy định giãn cách trong quá trình làm hoạt động; các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, đến trụ sở khi thật sự cần thiết và phải chấp hành nghiêm khuyến cáo 5K; Hoạt động hội, họp không cần thiết phải bị tạm dừng. Trong trường hợp phải tổ chức hội, họp cần đảm bảo không tập trung quá 10 người trong/phòng, trừ các cuộc họp đặc biệt được chính quyền địa phương cho phép tổ chức và phải tuân thủ khuyến cáo 5K; Phong tỏa các khu vực có nguy cơ cao nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại địa phương; Các đơn vị nhà nước, cơ quan cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động làm việc tại nhà. Chỉ đến làm việc tại công sở trong các trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến, trực cơ quan, trực chống dịch, cung ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật. Số người làm việc tại cơ quan không quá ½ tổng số người lao động, riêng lực lượng vũ trang và ngành y tế thành phố phải đảm bảo 100% nhân số; Chỉ đến làm việc tại công sở trong các trường hợp thật sự cần thiết, với số người không quá ½ tổng số người lao động Ngoài ra, Chỉ thị số 10 còn yêu cầu tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách công cộng, hạn chế di chuyển của người dân. Vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, xe đưa đón công nhân, chuyên gia doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động nhưng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn chống dịch. Một số chỉ thị khác TP.HCM đã từng triển khai Trước khi Chỉ thị số 10 của TpHCM được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai chỉ thị về vấn đề giãn cách xã hội là: Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg. Trong đó, TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) theo Chỉ thị 16, quyết định được thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 31/5/2021. 1. Chỉ thị số 15 Chỉ thị số 15/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 27/3/2020 yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, tránh tụ tập nơi đông người. Cụ thể, Chỉ thị số 15 yêu cầu người dân: Phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp; Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi trường học, bệnh viện, công sở; Khi phải di chuyển từ địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), người dân cần nắm rõ các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện thực hiện đúng theo hướng dẫn; Các cơ sở ăn uống được mở cửa hàng, nhưng chỉ phục vụ theo hình thức mang đi; Nhà hàng trong khách sạn, các cửa hàng tiện ích được phép mở cửa phục vụ khách, nhưng phải bố trí khu vực chỗ ngồi thông thoáng, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa khách hàng và không phục vụ quá 10 người trong cùng một thời điểm. Chỉ thị số 15 yêu cầu người dân phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp 2. Chỉ thị số 16 Chỉ thị số 16/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 31/3/2020. Theo đó, Chỉ thị 16 nâng mức giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị số 15 được ban hành trước đó và có một số điểm khác biệt nhất định so với Chỉ thị số 10 như sau: Khi giao tiếp, người dân cần đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét; Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi bệnh viện, trường học, công sở; Các khu chợ tự phát, chợ truyền thống vẫn được hoạt động bình thường, nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn chống dịch; Các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu, nhà máy, phân xưởng hoạt động bình thường nhưng cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp là 2 mét, tiến hành khử trùng, khử khuẩn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Tình hình tiêm vắc xin COVID-19 Tính đến ngày 18/6/2021, Việt Nam đã tiêm gần 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca (Vương Quốc Anh), khoảng 14 – 20% tỷ lệ người có phản ứng sau tiêm, con số này tương đương với khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). (1) Trong năm 2021, Việt Nam cần tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho 70 triệu người từ 18 tuổi trở lên (đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin COVID-19), nếu đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70% số này, nước ta sẽ đạt miễn dịch cộng đồng. Xem thêm tình hình tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam và thế giới tại đây. Tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC quyết định chuyển giao toàn bộ số vắc xin này cho Bộ Y tế với giá chuyển nhượng vắc xin bằng đúng giá mà VNVC mua từ AstraZeneca để phục vụ cho những người cán bộ tuyến đầu chống dịch. Mọi chi phí phát sinh để có thể mua vắc xin và mang về nước, cho đến khi chính thức chuyển giao cho Bộ Y tế được VNVC tự chi trả với ước tính chi phí hàng trăm tỷ. Đến nay, VNVC đã đưa về Việt Nam tổng cộng 405.200 liều vắc xin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Dự kiến trong những tháng tiếp theo, VNVC sẽ tiếp tục nhận thêm hàng triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca mỗi tháng. Không chỉ là đơn vị tư nhân duy nhất nỗ lực mang vắc xin COVID-19 về cho Đất nước, kịp thời cùng Bộ Y tế triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch, Hệ thống tiêm chủng VNVC còn đóng góp sức người, sức của, cử 100 đội tham gia chiến dịch tiêm chủng thần tốc vắc xin COVID-19 tại TP.HCM, gồm 350 nhân viên y tế tinh nhuệ nhất (bao gồm 100 bác sĩ, 200 điều dưỡng và 50 nhân viên hỗ trợ) đến từ 10 trung tâm tiêm chủng VNVC tại TP.HCM, trở thành đơn vị có đóng góp đông nhất trong chiến dịch tiêm chủng toàn thành phố lần này. Để tham gia chiến dịch lịch sử, tất cả bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đều đã được tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, chứng chỉ hành nghề, được đào tạo quy trình an toàn tiêm chủng và đã tiến hành tiêm chủng vắc xin cho hàng triệu khách hàng tại các trung tâm VNVC. Đặc biệt đa phần trong số đó đều có kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin COVID-19 đợt 1 được triển khai từ ngày 8/3/2021. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng phức tạp trong thời gian tới, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phòng, chống dịch tại các trung tâm và tuân thủ theo Chỉ thị số 10 của TP.HCM đã được Chính phủ ban hành.
https://vnexpress.net/benh-vien-o-tp-hcm-tang-toc-ghep-gan-de-them-tre-duoc-song-4768431.html
13/7/2024
Bệnh viện ở TP HCM tăng tốc ghép gan để thêm trẻ được sống - Báo VnExpress Sức khỏe
Ngày 10/7, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết nơi này thực hiện liên tiếp 3 ca ghép gan, sau khi được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện tự chủ ghép tạng ngay tại bệnh viện thay vì phụ thuộc các nơi khác, từ tháng 4. Trước đó, bệnh viện phải nhờ sự hỗ trợ chuyển giao và có mặt của các đơn vị (đã đủ điều kiện ghép) như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM hoặc các chuyên gia từ nước ngoài. Theo bác sĩ Thạch, bệnh viện ghép gan từ năm 2005. Đến năm 2020, bệnh viện thực hiện 15 ca, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Bỉ. Đây là con số rất ít so với danh sách chờ ghép luôn hàng trăm ca, tăng dần mỗi năm. Trở ngại đến từ nguồn tạng khan hiếm, chi phí ghép còn cao, kỹ thuật ghép phức tạp. Mỗi cuộc mổ ghép gan thường kéo dài 10-14 giờ, đòi hỏi rất khắt khe về trình độ chuyên môn. Bác sĩ mổ ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp Cuối năm 2020, Bệnh viện thành lập Khoa Gan Mật Tụy và Ghép gan, tập trung đầu tư phát triển mảng này. Cùng thời điểm đó, do ảnh hưởng Covid-19, chuyên gia nước ngoài không thể sang. Một số trẻ không thể cầm cự chờ ghép gan đã vĩnh viễn ra đi, các bác sĩ quyết tâm tự lực thực hiện. Cuối năm 2021, các bác sĩ lần đầu hoàn toàn tự chủ kỹ thuật, không nhờ đến sự hỗ trợ của nước ngoài. Cuối năm 2022, bệnh viện từng phải hoãn các ca ghép tạng cho bệnh nhi do không có phòng mổ, đề án ghép tạng chưa được thông qua. Nhiều gia đình đưa con ra Hà Nội để ghép, còn phụ huynh khác không có điều kiện đành đưa trẻ về nhà, khiến sự sống của trẻ bị đe dọa. Sau đó, bệnh viện gấp rút bổ sung các điều kiện, khởi động lại việc ghép tạng, tháng 6/2023. Số ca gần đây ghép tăng nhanh, hiện đạt 36 ca. Đặc biệt, 13 tháng qua, bệnh viện thực hiện 12 ca, tức một tháng một ca, thay vì một năm một trường hợp như trước. "Điều này nói lên bước đột phá trong số lượng ghép, nhằm tăng tốc cứu sống nhiều trẻ hơn nữa", bác sĩ Thạch nói, thêm rằng nơi này đang phấn đấu đạt mốc 50 ca ghép nhân dịp khánh thành trung tâm ghép tạng và kỷ niệm ngày lễ 30/4 năm tới. Không chỉ tăng số lượng, các bác sĩ còn làm chủ nhiều kỹ thuật, mở rộng chỉ định ghép. Hầu hết các ca mổ ghép gan trước đây là ở trẻ teo đường mật bẩm sinh dẫn đến xơ gan, suy gan. Tuần trước, bệnh viện lần đầu ghép gan cho trẻ suy gan xuất phát từ bất thường mạch máu, với những đòi hỏi phức tạp hơn rất nhiều. Sắp tới, nơi này dự kiến ghép gan ở trẻ ung thư gan hoặc những trường hợp suy gan cấp phải ghép cấp cứu. TS.BS Trần Thanh Trí, Trưởng Khoa Gan Mật Tụy và Ghép gan, cho biết ca ghép tăng nhưng con số vẫn còn rất nhỏ, so với những trung tâm đã ghép cả nghìn ca trên thế giới. Do đó, việc ghép gan của bệnh viện được xem là "mới bắt đầu, còn rất nhiều việc phải làm trong tương lai". Với suy thận, bệnh nhân chưa ghép thận có thể kéo dài sự sống nhờ chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc. Riêng bệnh nhân suy gan, xơ gan giai đoạn cuối, ghép gan là giải pháp duy nhất để trẻ thoát nguy cơ tử vong. Bệnh nhân chờ đợi ghép gan chỉ có một khoảng thời gian vàng, đòi hỏi phải nỗ lực chạy đua với thời gian để kịp cứu trẻ. Bệnh nhi sau mổ ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp Theo bác sĩ Trí, mỗi năm, các bệnh viện phía Nam mổ khoảng 100 ca teo đường mật bẩm sinh. Phần lớn trẻ sau đó phải ghép gan, nên số lượng trẻ cần ghép tích lũy dần hàng năm ngày càng tăng. Trong khi đó, Nhi đồng 2 là cơ sở duy nhất phía Nam triển khai ghép tạng cho trẻ em. Bệnh viện đang tiếp tục gửi y bác sĩ sang nước ngoài đào tạo, phối hợp các chuyên gia trong và ngoài nước để xử lý những trường hợp phức tạp, nâng cao trình độ chuyên môn. Để tăng số ca ghép nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhi, các bác sĩ mong muốn Việt Nam sớm cho phép hiến tạng nhân đạo ở trẻ em chết não dưới 18 tuổi, như nhiều nước trên thế giới. Phần lớn nguồn tạng ghép của nhiều nước là đến từ người cho chết não, trong khi Việt Nam ngược lại, chủ yếu từ người hiến sống. Ngoài ra, Việt Nam cần sớm có quỹ ghép tạng giúp đỡ những gia đình khó khăn, chính sách miễn phí các khoản chi trả về xét nghiệm, nằm viện của người hiến tạng. Chi phí một ca ghép gan tại Nhi đồng 2 khoảng 600-700 triệu đồng, trừ khoản tiền do bảo hiểm y tế chi trả, người nhà tốn khoảng 300-400 triệu đồng. Lê Phương
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-ban-bi-dau-lung-khi-co-kinh-nguyet-vi
Vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt?
Đau lưng dưới là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như hội chứng tiền kinh nguyệt - một tình trạng mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn đối với các bệnh như rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh, hoặc lạc nội mạc tử cung. 1. Nguyên nhân gây đau lưng khi có kinh nguyệt Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau thắt lưng nghiêm trọng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều nguyên nhân trong số này có liên quan đến một số bệnh lý phụ khoa.1.1.Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)PMS là một tình trạng mà hầu hết những người có kinh nguyệt đều gặp phải. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến của PMS trong vòng một tuần trước kỳ kinh nguyệt và sẽ dừng lại khi kỳ kinh bắt đầu diễn ra.Những triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ bao gồm:Đau ngựcĐầy hơiTiêu chảy hoặc táo bónChuột rút ở bụngĐau đầuTâm trạng thất thường hoặc cảm xúc bị thay đổiỞ một số phụ nữ, đau thắt lưng dữ dội có thể là một triệu chứng thường xuyên xảy ra. Điều này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm tăng lên trong thời kỳ kinh nguyệt.Trong một cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy, những phụ nữ có dấu hiệu viêm cao hơn trong kỳ kinh nguyệt thường có nguy cơ cao bị chuột rút ở bụng và cảm thấy đau lưng nhiều hơn so với những người khác.1.2.Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một tình trạng nghiêm trọng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Rối loạn này được đặc trưng bởi các triệu chứng nghiêm trọng của PMS, làm ảnh hưởng và cản trở đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ, bao gồm học tập, công việc và các mối quan hệ cá nhân.Nhìn chung, những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) thường bao gồm:Dị ứng, nổi mụn trứng cá và mắc các tình trạng viêm nhiễm khácThay đổi tâm lý, ví dụ như lo lắng, trầm cảm, hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọngCó các triệu chứng thần kinh, ví dụ như tim đập nhanh và chóng mặtCó các triệu chứng tiêu hóa, ví dụ như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảyTương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt, sự gia tăng của tình trạng viêm có thể dẫn đến đau thắt lưng nghiêm trọng trong PMDD. Đôi khi, nó cũng có thể là tác dụng phụ của các triệu chứng PMDD khác, chẳng hạn như:Nôn mửaTiêu chảyÁp lực vùng chậu1.3.Đau bụng kinhĐau bụng kinh là một tình trạng được đặc trưng bởi các cơn đau bụng kinh ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Khi bị đau bụng kinh, tử cung của phụ nữ sẽ trở nên co bóp nhiều hơn sơ với bình thường. Điều này có thể gây ra tình trạng chuột rút dữ dội, đôi khi dẫn đến suy nhược. Đau bụng kinh là một tình trạng được đặc trưng bởi các cơn đau bụng kinh ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:Đau bụngCơn đau lan xuống chânĐau lưng dướiTiêu chảyBuồn nôn hoặc nôn mửaChoáng váng hoặc nhức đầuChứng chuột rút do đau bụng kinh có thể lan tỏa ra khắp toàn bộ phần dưới và phần trên của lưng. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 300 phụ nữ ở độ tuổi từ 18-25, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng có hơn 84% trong số họ bị đau bụng kinh nguyên phát. Trong số 261 người tham gia đó thì có khoảng 16% bị các triệu chứng của đau lưng dưới, bao gồm co thắt, cơn đau nhói, đau nhức nhối, cơn đau rất nhói và đột ngột như bị dao đâm.Đau bụng kinh nguyên phát: Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do tình trạng chuột rút trong thời kỳ hành kinh. Thông thường, những người bị đau bụng kinh nguyên phát sẽ có các triệu chứng đau khi mới bắt đầu hành kinh.Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung của bạn sẽ có bóp để có thể làm bong tróc các mô trong niêm mạc tử cung. Trong đó, prostaglandin được ví như một sứ giả hóa học tương tự như hormone của cơ thể, kích thích tử cung co bóp nhiều hơn.Tuy nhiên, nếu mức prostaglandin tăng quá mức cho phép sẽ khiến cho phụ nữ cảm thấy đau đớn nhiều hơn. Thậm chí, những cơn co thắt này có thể dẫn đến co thắt dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy các cơn đau ở lưng dưới lan xuống chân.Đau bụng kinh thứ phát: Đau bụng kinh thứ phát có xu hướng xảy ra muộn hơn trong cuộc đời của người phụ nữ. Đây là một chứng đau lưng trong kỳ kinh nguyệt, do một tình trạng sức khỏe hoặc chấn thương gây ra. Nhìn chung, prostaglandin vẫn là tác nhân làm tăng mức độ đau của người bị đau bụng kinh thứ phát.1.4.Lạc nội mạc tử cungLạc nội mạc tử cung là một vấn đề nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Đây là một tình trạng đặc trưng bởi sự dịch chuyển của các mô tử cung ra bên ngoài tử cung. Những mô này có xu hướng “đi lạc” sang các khu vực khác của vùng xương chậu.Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các vấn đề:Đau bụng dữ dộiRối loạn chức năng của các cơ quanSẹoNhững triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung thường bao gồm:Đau vùng chậu ngoài kỳ kinhĐau vùng chậu mãn tính, nhất là trong và sau khi quan hệ tình dụcKỳ kinh kéo dài hơn bình thườngĐau bụng kinh nghiêm trọng, bao gồm cả đau lưng dướiNhìn chung, đau lưng do lạc nội mạc tử cung gây ra cơ thể khác so với đau lưng do hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh. Lạc nội mạc tử cung là một vấn đề nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt Khi lớp nội mạc tử cung di chuyển đến các vị trí khác ngoài tử cung, nó có thể dẫn đến một cơn đau sâu khó kiểm soát được bằng các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như nắn chỉnh xương hoặc xoa bóp.Có thể nói, lạc nội mạc tử cung là một tình trạng nghiêm trọng đối với sức khỏe của người phụ nữ, do đó nó cần được chẩn đoán sớm để xác định được cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân.1.5.U xơ tử cungU xơ tử cung là sự phát triển không phải ung thư trong tử cung. Tình trạng này có thể gây ra những cơn đau dữ dội, bao gồm cả đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt.Nhìn chung, những khối u xơ này có thể tự biến mất mà không cần điều trị, ngay cả những khối u xơ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng.1.6.Các điều kiện khácMột số tình trạng cơ bản khác cũng có thể ảnh hưởng đến bụng và lưng dưới của bạn khi đến kỳ kinh nguyệt, bao gồm:U xơ tử cungNhiễm trùngKhối uPID: Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn thường bắt đầu trong tử cung và lây lan ra các khu vực khácMột số điều kiện khác ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, chẳng hạn như ngôi thai bất thường, bao gồm sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cungTrong trường hợp cơn đau thắt lưng của bạn trở nên nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 2. Chẩn đoán đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt Để chẩn đoán hoặc tìm ra nguyên nhân gây đau lưng trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác nhau, bao gồm:Khám phụ khoaChụp MRI, chụp ảnh các cơ quan nội tạngSiêu âmNội soi tử cung: đưa dụng cụ quan sát qua âm đạo và vào ống cổ tử cung, giúp xem được bên trong tử cungNội soi ổ bụng: đưa một ống mỏng có thấu kính và ánh sáng vào thành bụng, giúp bác sĩ phát hiện ra các khối u ở vùng chậu và vùng bụng Bạn nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt 3. Phương pháp điều trị đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt Hiện nay, việc sử dụng thuốc, liệu pháp bổ sung và phẫu thuật chính là những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với chứng đau thắt lưng nghiêm trọng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.3.1.Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tốPhương pháp này thường được chỉ định cho những người bị đau bụng kinh. Nó bao gồm các phương pháp ngừa thai có sự kết hợp của cả estrogen và progesterone. Đối với các lựa chọn thay thế sẽ chỉ bao gồm mỗi progesterone.Nhìn chung, thông qua biện pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể giúp làm giảm đáng kể mức độ nặng nề và đau đớn mang lại do hành kinh. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm giảm bớt các tình trạng sau:Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)Lạc nội mạc tử cungĐau bụng kinh3.2.Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)Những loại thuốc này thường bao gồm ibuprofen, aspirin và naproxen. Đây đều là những loại thuốc có tác dụng giảm đau và viêm hiệu quả.Theo một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, việc sử dụng NSAID (ví dụ như ibuprofen và naproxen) là cực kỳ hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh, thậm chí có tác dụng vượt trội hơn cả aspirin.3.3.Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS)Đây là một thủ thuật có sử dụng các điện cực để tạo ra các cú sốc điện đến da, từ đó giúp giải phóng ra endorphin – một chất có tác dụng giảm đau tự nhiên của cơ thể.Trong một cuộc nghiên cứu trên một bệnh nhân nữ 27 tuổi đã cho thấy, việc kết hợp giữa vận động đốt sống cổ, sử dụng nhiệt và TENS đã giúp bệnh nhân giảm đáng kể được cơn đau thắt lưng mức độ trung bình và nặng nhất sau 3-4 chu kỳ điều trị hàng tháng.3.4. Châm cứu và bấm huyệtĐây là hai liệu pháp bổ sung, tập trung chủ yếu vào việc tạo áp lực lên các vùng khác nhau của cơ thể để giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Các nghiên cứu đã cho thấy, qua 12 buổi châm cứu có thể làm giảm đáng kể cơn đau do kinh nguyệt trong vòng 1 năm. Trong các thử nghiệm lâm sàng cũng phát hiện ra rằng bấm huyệt có thể làm giảm cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả. Các nghiên cứu đã cho thấy, qua 12 buổi châm cứu có thể làm giảm đáng kể cơn đau do kinh nguyệt trong vòng 1 năm 3.5. Phẫu thuậtPhẫu thuật có thể được thực hiện trong trường hợp bạn bị lạc nội mạc tử cung, nhằm loại bỏ các mô tử cung gây ra các triệu chứng khó chịu. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật loại bỏ các phần nhỏ của mô tử cung bị dịch chuyển.Nếu tổn thương và sẹo đủ lớn, bệnh nhân có thể phải cắt toàn bộ tử cung, bao gồm: tử cung, cổ tử cung và buồng trứng. 4. Biện pháp khắc phục tại nhà Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn giảm các cơn đau thắt lưng một cách hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện:Thuốc không kê đơn: bao gồm aspirin, ibuprofen, hoặc kem giảm đau để làm giảm cơn đau bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt. Đa số các loại kem giảm đau đều được điều chế với capsaicin, một hợp chất chống viêm mạnh có khả năng giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng những loại kem này để xoa bóp vùng lưng dưới và thư giãn các cơ.Sử dụng nhiệt: bạn có thể đắp một miếng đệm ấm vào vùng lưng dưới để giảm bớt cơn đau. Trong khi đó, hãy cố gắng thư giãn cơ lưng của bạn để giảm đau nhanh hơn.Nghỉ ngơi và thư giãn: các cơn đau thắt lưng dữ dội có thể làm cản trở công việc của bạn, tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho riêng mình. Hãy thư giãn bằng một bản nhạc, quyển sách, tập yoga nhẹ nhàng, hoặc tắm nước nóng để kích thích cơ thể sản xuất ra endorphin, giúp chống lại cơn đau một cách tự nhiên. 5. Một số mẹo và lối sống giúp làm giảm đau lưng kỳ kinh nguyệt Các thói quen xấu như hút thuốc hoặc uống rượu bia có thể khiến cho tình trạng viêm của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều caffeine, chất béo và thức ăn mặn cũng góp phần làm cho các triệu chứng kinh nguyệt của bạn tồi tệ hơn.Tốt nhất, bạn nên cố gắng uống nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây và bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm để làm giảm thiểu các triệu chứng của PMS, chẳng hạn như đau lưng dưới.Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dụng vào mỗi ngày để kích thích cơ thể giải phóng ra lượng endorphin tự nhiên, giúp giảm đau hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi thực hiện các bài tập thể dục do bị đau lưng dưới, bạn có thể thử các bài tập nhẹ nhàng hơn, ví dụ như bơi lội hoặc tập yoga.Chưa hết, quan hệ tình dục cũng là một cách giúp giảm đau hiệu quả. Việc đạt được cực khoái có thể giúp làm giảm chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt, đồng thời làm giảm cơn đau thắt lưng. Hút thuốc lá và uống rượu có thể khiến tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn 6. Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ nếu:Thuốc không làm giảm bớt cơn đauCác phương pháp chăm sóc tại nhà không đem lại hiệu quảCó các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như chảy máu giữa kỳ kinh, đau vùng kín hoặc đau khi quan hệ tình dụcCơn đau dữ dội khiến bạn không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngàyĐau chu kỳ mới hoặc ngày càng trầm trọng hơnChảy máu kinh nguyệt nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh liên tụcCó các triệu chứng khác ở lưng hoặc cơ, chẳng hạn như đau khi đi bộ, khó nâng vật hoặc co thắt cơ Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-dap-ve-dich-virus-corona-2019-phan-2-lam-nao-de-bao-ve-ban-truoc-dich-benh-vi
[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 2: Làm thế nào để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh?
Bài viết được dịch và tổng hợp bởi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Y học tái tạo Vinmec (VIASRM) và tham vấn chuyên môn với Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Phương Thúy - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời, tránh lây nhiễm cho người khác. Bên cạnh đó, mỗi người có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch virus corona 2019 bằng cách rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người...Để tìm hiểu đầy đủ thông tin về dịch virus corona 2019, Quý Khách có thể tham khảo các phần của tài liệu bao gồm:[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 1: Nguồn gốc và hình thức lây nhiễm[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 3: Hướng dẫn chăm sóc người nghi nhiễm 2019 nCoV tại nhà[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 4: 2019-nCoV phát tán như nào? Có thể nhiễm từ động vật, thú cưng không? 1. Tôi nên tự bảo vệ như thế nào trước dịch 2019-nCoV? Video đề xuất: Hướng dẫn rửa tay sạch, đúng cách để phòng tránh virus Corona mới (2019-nCoV) Nếu bạn chưa tới Trung Quốc và chưa tiếp xúc gần với người nghi nhiễm 2019-nCoV đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người đã xác nhận bị nhiễm thì có thể tự bảo vệ trước dịch bằng cách:Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi xì (hỉ) mũi, ho, hắt hơi (nếu không có nước và xà phòng, dùng nước rửa tay chứa ít nhất 60 % cồn). Vì sao? Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn sẽ tiêu diệt virus nếu chúng nằm trên tay bạn.Duy trì khoảng cách hợp lý ngoài cộng đồng - Đứng cách xa mọi người ít nhất 1 mét khi tiếp xúc, đặc biệt với những người đang ho, sổ mũi và sốt. Vì sao? Khi người bị nhiễm virus ho hoặc sổ mũi, họ tạo ra các giọt bắn chứa virus. Nếu đứng quá gần, bạn có thể hít vào những virus này.Tránh dùng tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và mồm. Vì sao? Tay có thể đã chạm vào một số bề mặt có chứa virus. Khi dùng ta bị nhiễm chạm vào mắt, mũi hoặc mồm, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm vào chính mình.Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy nhanh chóng tới khám tại các cơ sở y tế. Hãy nói với chuyên viên y tế nếu bạn đã từng tới các vùng dịch 2019-nCoV tại Trung Quốc hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hô hấp từng tới Trung Quốc. Vì sao? Khi mắc các triệu chứng nêu trên, rất có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp hoặc mắc bệnh nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp kèm với sốt do nhiều nguyên nhân trong trong đó có nhiễm 2019-nCoV và sẽ phụ thuộc vào trạng thái cũng như lịch sử di chuyển của bạnNếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và chưa từng tới Trung Quốc trong giai đoạn dịch, hãy tự cách ly ở nhà khi có thể và thực hành vệ sinh tay và đường hô hấp cẩn thậnDùng khăn giấy che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi. Sau đó cần rửa tay ngay.Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào. Một số biện pháp phòng trách dịch bệnh 2. Tôi cần làm gì nếu đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV? Theo dõi sức khỏe của bạn bắt đầu từ ngày tiếp xúc gần lần đầu với người bệnh, liên tục trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần lần cuối. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:Sốt. Đo thân nhiệt hai lần một ngày.Ho.Khó thở.Các triệu chứng khác có thể gặp là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.Nếu bạn bị sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, cần gọi ngay cho cơ sở y tế.Trước khi đến gặp bác sỹ, cần nói với nhân viên y tế về việc mình đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.Nếu không mắc bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thường nhật, như đi làm, đi học hoặc các khu vực công cộng khác. Gọi ngay cho cơ sở y tế khi bạn xuất hiện triệu chứng nhiễm virus 3. Tôi chưa từng tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm, vậy tôi có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường không? Không. Hiện tại số ca nhiễm 2019-nCoV đã xác nhận tại Việt Nam là 12 ca (tính đến ngày 7/2/2020). Do vậy virus này hiện chưa phát tán rộng rãi trong cộng đồng người Việt tới mức ai cũng phải đeo khẩu trang khi ra đường. Bộ Y tế Việt Nam hiện khuyến cáo đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.Đeo khẩu trang y tế có thể giúp phòng ngừa một số bệnh qua đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn lây nhiễm và cần được kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và đường hô hấp, và tránh tiếp xúc gần - ít nhất trong khoảng cách 1 mét giữa bạn và người khác.Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo đeo khẩu trang khi tới các chỗ đông người.Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế một cách hợp lý để tránh lãng phí không cần thiết và tránh sử dụng khẩu trang sai cách (link với hướng dẫn dùng khẩu trang). Sử dụng khẩu trang hợp lý nghĩa là chỉ dùng khi có các triệu chứng hô hấp (ho, sổ mũi), nghi nhiễm 2019-nCoV với triệu chứng nhẹ hoặc khi đang chăm sóc người nghi nhiễm 2019-nCoV. Người nghi nhiễm 2019-nCoV là người đã từng tới hoặc tiếp xúc gần với người đã từng tới vùng dịch ở Trung Quốc và có các triệu chứng hô hấp. 4. Nếu phải đeo khẩu trang thì loại nào là tốt nhất? Nếu bạn không phải đối tượng nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm hoặc bị nhiễm, hoặc không tiếp xúc gần với họ thì khẩu trang y tế 3 lớp là phù hợp nhất. Không nên dùng khẩu trang bằng vải trong mọi tình huống. Khẩu trang y tế được sử dụng 5. Cách đeo khẩu trang đúng là gì? Nếu đeo khẩu trang y tế, cần sử dụng và thải bỏ đúng cách để đảm bảo hiệu quả và tránh tăng nguy cơ lây nhiễm do sử dụng và loại bỏ khẩu trang sai cách.Cách sử dụng khẩu trang y tế đúng cách theo thực hành chăm sóc sức khoẻ trong bệnh viện theo khuyến cáo của WHO:Đặt khẩu trang cẩn thận để che miệng và mũi và buộc cẩn thận để giảm thiểu bất kỳ khoảng cách nào giữa mặt và khẩu trang;Tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng;Tháo bỏ khẩu trang đúng cách: không chạm vào mặt trước khẩu trang mà tháo dây từ phía sau;Sau khi tháo bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã qua sử dụng, rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc bằng nước rửa tay chứa cồn với hàm lượng ít nhất 60%.Khi khẩu trang đang sử dụng bị ẩm/ướt cần thay bằng khẩu trang mới, khô và sạch;Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần;Tháo bỏ khẩu trang dùng một lần sau mỗi lần sử dụng và vứt bỏ chúng ngay sau khi tháo ra.Không nên dùng khẩu trang bằng vải trong mọi tình huống.Nguồn: CDC, WHO, ECDC Video đề xuất: Hướng dẫn phòng ngừa virus Corona 2019 XEM THÊM:[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 1: Nguồn gốc và hình thức lây nhiễm[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 3: Hướng dẫn chăm sóc người nghi nhiễm 2019 nCoV tại nhà[Hỏi - Đáp về dịch virus Corona 2019] Phần 4: 2019-nCoV phát tán như nào? Có thể nhiễm từ động vật, thú cưng không?Khuyến cáo và hotline của Vinmec tiếp nhận tư vấn khách hàng về dịch virus Corona 2019Quy định tạm thời của Vinmec về hạn chế khách thăm để phòng ngừa dịch virus Corona 2019
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huyet-tuong-tuoi-dong-lanh-la-gi-vi
Huyết tương tươi đông lạnh là gì?
Huyết tương tươi đông lạnh là một trong những chế phẩm máu được tách ra từ máu toàn phần trong thời gian 6 giờ kể từ lúc lấy máu ra khỏi cơ thể người và được bảo quản đông lạnh. Trong truyền máu, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là cần phải truyền đúng loại, đúng bệnh nhân và đúng thời điểm. 1. Truyền máu là gì? Truyền máu là quá trình nhận máu hoặc nhận các chế phẩm máu từ người hiến tặng đến người bệnh cần phải truyền máu, bao gồm hồng cầu lắng, huyết tương và tiểu cầu. Máu được truyền cho người bệnh sẽ lưu trữ trong túi nhựa và truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Máu và các chế phẩm máu được dùng để thay thế cho lượng máu đã mất và điều chỉnh những bất thường trong máu trên cơ thể người bệnh mà hiện tại không giải pháp nào khác có thể thay thế được.Bệnh nhân được truyền máu sẽ không cảm thấy đau nhưng một số trường hợp có thể cảm thấy khó chịu vì kim được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường sẽ được truyền trong khoảng từ 2 đến 4 giờ.Bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền máu trong trường hợp:Bị mất máu nghiêm trọng do phẫu thuật hoặc tai nạnMắc bệnh thiếu máuBị rối loạn đông máuHỗ trợ điều trị một số bệnh và các rối loạn máu.Trong trường hợp có biện pháp thay thế và không cần thiết phải truyền máu hoặc chế phẩm thì sẽ chống chỉ định truyền máu cho người bệnh. Bệnh nhân được truyền máu sẽ không cảm thấy đau nhưng một số trường hợp có thể cảm thấy khó chịu 2. Huyết tương tươi là gì? Nhiều người không biết huyết tương tươi là gì cho đến khi được bác sĩ giải thích. Huyết tương tươi là phần huyết tương được tách ra từ máu toàn phần tươi có nồng độ yếu tố V, VIII ở mức bình thường. Thành phần chủ yếu của huyết tương tươi gồm albumin, immunoglobulin và các yếu tố đông máu. Trong mỗi đơn vị huyết tương có thể tích từ 200ml - 250ml và nồng độ protein tối thiểu là 50g/lít.Huyết tương tươi đông lạnh là phần huyết tương được tách ra từ máu toàn phần và được đông lạnh trong vòng 6 giờ sau khi lấy và dự trữ ở -18 độ C. Trong mỗi đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có chứa 200ml và theo định nghĩa chứa 1 đơn vị yếu tố đông máu/ml và 1-2 mg fibrinogen/ ml. Thành phần huyết tương tươi đông lạnh gồm: Albumin, globulin miễn dịch, yếu tố đông máu bền vững, yếu tố VIII, còn khoảng 70%.Bảo quản huyết tương tươi đông lạnh ở nhiệt độ -25 °C thì thời hạn sử dụng trong vòng 1 năm còn ở nhiệt độ < - 25 °C có thể được 2 năm. 3. Nguyên tắc truyền huyết tương tươi đông lạnh Truyền huyết tương tươi đông lạnh phải đảm bảo nguyên tắc nhóm máu tương ứng ABO. Liều bắt đầu khoảng 10-15ml/kg hoặc 2-4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh làm tăng yếu tố đông máu lên 30%. Ngoài ra, để có thể hóa giải nhanh tác dụng của thuốc kháng vitamin K, cần khoảng 5-8ml/kg huyết tương tươi đông lạnh.Huyết tương tươi đông lạnh được truyền trong vòng 2 giờ sau khi rã đông và truyền qua màng lọc 170 micron. Sau khi truyền, bệnh nhân cần được đánh giá về tình trạng chảy máu và chức năng đông máu. Truyền huyết tương tươi đông lạnh phải đảm bảo nguyên tắc nhóm máu tương ứng ABO
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-suy-nghi-nhieu-co-gay-dau-da-day-vi
Tại sao suy nghĩ nhiều có thể gây đau dạ dày?
Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân mắc phải các vấn đề về đau dạ dày dù vẫn tuân thủ chế độ dinh dưỡng điều độ. Một trong những nguyên nhân có thể gây đau dạ dày phổ biến mà ít người biết đến đó là căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Do đó, tránh căng thẳng, stress có thể giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng đau dạ dày. 1. Tại sao suy nghĩ nhiều có thể gây đau dạ dày? Đa số bệnh nhân rối loạn chức năng tiêu hóa cần phải điều trị trong thời gian gần đây đều có những yếu tố nguy cơ gây bệnh giống nhau như chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nhiều thực phẩm và thức uống chứa chất kích thích, stress hay căng thẳng trong công việc hoặc do sử dụng các thuốc điều trị bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp... Đặc biệt, trong số đó có một yếu tố chiếm tỉ lệ rất cao đó là căng thẳng, stress hay phải suy nghĩ nhiều dẫn đến đau dạ dày.Thần kinh chi phối cho hoạt động của dạ dày bao gồm 2 hệ thống khác nhau là thần kinh thực vật và thần kinh động vật. Ở điều kiện bình thường, hệ thần kinh thực vật sẽ tự hoạt động và điều phối cho các chức năng của dạ dày. Tuy nhiên, dưới sự tác động của những yếu tố thúc đẩy khác (như hoạt động tinh thần quá tải, lo lắng, suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress kéo dài...) sẽ dẫn đến hệ thần kinh động vật hoạt động quá mức theo. Hệ quả sau cùng đó là kích thích luôn cả hệ thần kinh thực vật, từ đó kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch tiêu hóa, trong đó quan trọng nhất là dịch vị chứa nhiều axit.Chính vì nguồn axit dư thừa kết hợp với việc bệnh nhân để bụng đói, dạ dày rỗng sẽ làm tăng nguy viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện bên ngoài là dấu hiệu đau dạ dày.Ống tiêu hóa của con người được chi phối, điều khiển chủ yếu bởi dây thần kinh phế vị hay dây thần kinh số X. Hệ thống này được cấu tạo từ vô số dây thần kinh để trao đổi tín hiệu với hệ thần kinh trung ương. Việc căng thẳng hay suy nghĩ nhiều sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng tưới máu đến các cơ quan tiêu hóa (trong đó có dạ dày), ảnh hưởng đến các cơn co thắt của ống tiêu hóa và giảm bài tiết các dịch tiêu hóa cần thiết. Hậu quả cuối cùng là hoạt động ống tiêu hóa bị ngưng trệ, người bệnh có thể bị đau dạ dày, ăn khó tiêu hoặc buồn nôn, nôn ói. Bên cạnh đó, căng thẳng hay stress kéo dài gây đau dạ dày vì khả năng kích hoạt phản ứng viêm của hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP. Đau dạ dày do căng thẳng còn có thể đi kèm các bất thường ở những bộ phận khác của ống tiêu hóa sau đây:Stress làm tăng co thắt các cơ trơn của thực quản;Stress gây ảnh hưởng đến chức năng đại tràng với các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy hoặc táo bón.Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp căng thẳng, lo lắng hay suy nghĩ nhiều đều sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm đại tràng. Nhưng nhìn chung những rối loạn tinh thần trên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, đặc biệt nếu để stress kéo dài thì tình trạng viêm đau dạ dày chắc chắn sẽ xảy ra. Đau dạ dày do căng thẳng, suy nghĩ nhiều thường gặp trong cuộc sống hiện nay 2. Dấu hiệu viêm đau dạ dày do căng thẳng Các dấu hiệu viêm đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều thường khởi phát với các dấu hiệu thoáng qua và nhanh chóng tiến triển nghiêm trọng dần:Người bệnh thường khởi phát với triệu chứng khó tiêu sau khi ăn uống;Xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng với tần suất ngày càng nhiều;Bệnh nhân thường có những cơn đau dạ dày thoáng qua;Cảm giác nóng rát vùng thượng vị.Các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng... có tỷ lệ bắt gặp rất cao trong dân số hiện nay. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường không điển hình như ợ chua, ợ nóng, ăn khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, khó nuốt hay ho kéo dài... nên rất dễ khiến người bệnh chủ quan và bỏ sót.Giai đoạn đầu biểu hiện bệnh còn nhẹ nên người bệnh cho rằng đây chỉ là một rối loạn tiêu hóa bình thường và không tự ý thức để thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống hay có các biện pháp giảm căng thẳng, stress... Lúc này, đa số trường hợp cơ thể người bệnh sẽ tự điều chỉnh được các rối loạn, bệnh chỉ thoáng qua và tự khỏi. Tuy nhiên khi những thói quen sinh hoạt hay áp lực cuộc sống, stress, suy nghĩ nhiều kéo dài dẫn đến đau dạ dày thường xuyên mà không được chẩn đoán, điều trị có thể dẫn đến các tổn thương thực thể, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.Cụ thể, khi những rối loạn tiêu hóa không được điều trị lâu ngày sẽ trở thành một vòng xoáy bệnh lý, người bệnh đau dạ dày do căng thẳng sẽ ngày càng stress, căng thẳng nhiều hơn, từ đó mức độ đau dạ dày cũng càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó đau dạ dày do căng thẳng còn có những ảnh hưởng khác như:Trào ngược dịch vị lên khoang miệng gây mòn men răng, cảm giác ê buốt răng hay viêm họng mãn tính;Tổn thương viêm trợt ở thực quản kéo dài không được điều trị có thể chuyển sang loạn sản và đôi khi xuất hiện tổn thương tiền ung thư;Viêm đau dạ dày cấp tính điều trị hiệu quả nhưng khi chuyển giai đoạn mãn tính việc điều trị trở nên khó khăn. Đau dạ dày do căng thẳng suy nghĩ nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh 3. Phòng tránh stress kéo dài gây đau dạ dày Theo các chuyên gia, chức năng dạ dày sẽ khỏe mạnh và hoạt động trơn tru khi những yếu tố như căng thẳng, suy nghĩ nhiều được loại bỏ. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày do căng thẳng tốt nhất được đề xuất là tập thể dục. Các hoạt động thể chất có khả năng giảm căng thẳng, đồng thời còn kích thích bài tiết chất Endorphins, một hoạt chất có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng hiệu quả;Liệu pháp thư giãn: Các trường hợp stress kéo dài gây đau dạ dày hưởng lợi rất nhiều từ các liệu pháp thư giãn như tập yoga, thôi miên, ngồi thiền, thư giãn cơ bắp và sử dụng âm nhạc. Một nghiên cứu tin cậy cho thấy những người đau dạ dày do căng thẳng kéo dài sẽ giảm đáng kể các triệu chứng nhờ liệu pháp thư giãn;Trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa: Bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa có thể giúp người bệnh có các biện pháp đối phó với sự căng thẳng hiệu quả. Trong đó biện pháp sử dụng liệu pháp hành vi giúp người bệnh nhận thức, dạy cho họ những kỹ năng mới để ứng phó với căng thẳng;Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm có hại cho dạ dày. Tuyệt đối không đối phó với stress bằng cách ăn vô tội vạ hoặc tập thói quen ăn vặt. Hệ thống tiêu hóa và dạ dày sẽ rất thích thú với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, rượu bia và các chất kích thích.Ngoài việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc tránh căng thẳng, stress có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau dạ dày. Trong trường hợp người bệnh đã thực hiện các phương pháp này nhưng tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-dau-hieu-can-dua-tre-nhap-vien-ngay-vi
Những dấu hiệu cần đưa trẻ nhập viện ngay
Bài viết được viết bởi ThS.BS Phùng Quang Thủy - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Sức khỏe của trẻ nhỏ dễ biến đổi thất thường do hệ miễn dịch còn non nớt. Vì vậy, nếu trẻ đang gặp phải những tình trạng dưới đây thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi đa khoa để chẩn đoán kịp thời để có phác đồ điều trị thích hợp. 1. Các trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu Gọi cho bác sĩ của trẻ nếu em có một trong những triệu chứng sau:Con bạn bị tái xanh hay khó thởKhóc liên tục hay càng lúc càng gắt gỏngThân nhiệt đo ở nách trên 100 độ Fahrenheit (37.8 độ C)Mắt chảy ghèn thường xuyênKhó thởDa trở nên vàng hay nổi sởi càng lúc càng tệ hơnChỗ cuống rốn đang lành thâm đỏ, bị chảy nước hay có mùi hôiThường ít bú vú hay bú bình trong hơn 8 giờÓi mửa ra màu xanh lá cây hay sau hai lần bú liên tụcKhó đánh thức dậyTã lót không ướt sau hơn 8 giờThay đổi các thói quen đi tiêu, bị táo bón hay tiêu chảyHo không dứt, đặc biệt khi có nổi sởi Nếu thấy trẻ có triệu chứng bất thường nên nhanh chóng gọi cho bác sĩ 2. Những thông tin gia đình cần cung cấp cho bác sĩ Trẻ có vấn đề gìNhiệt độ của trẻTên và số điện thoại của nhà thuốcChuẩn bị giấy và viết để ghi lại các hướng dẫn của bác sĩKhoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-truc-quan-ve-benh-viem-mang-nao-vi
Hướng dẫn trực quan về bệnh viêm màng não
Viêm màng não ở trẻ em hay người lớn đều rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Bệnh viêm màng não có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được đưa đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ. 1. Tìm hiểu về bệnh viêm màng não Bệnh viêm màng não xảy ra khi hàng rào bảo vệ não, tủy sống bị viêm nhiễm và bắt đầu có dấu hiệu sưng lên. Lớp hàng rào này được gọi là màng não. Bệnh viêm màng não đặc biệt diễn ra khi vi khuẩn, virus xâm nhiễm vào dịch quanh não hay trong tủy sống, từ đó lây lan và gây viêm. Đối với ký sinh trùng, nấm, những bệnh lý khác hay chấn thương cũng có thể gây ra bệnh viêm màng não.Người bệnh có thể phát hiện ra những triệu chứng điển hình một cách đột ngột, tuy nhiên thông thường thì chúng sẽ diễn ra khoảng vài ngày sau khi bệnh nhân bị cảm lạnh, cúm hay xuất hiện những dấu hiệu của bệnh dạ dày như nôn mửa, tiêu chảy. Triệu chứng của viêm màng não phụ thuộc một phần vào độ tuổi và thể bệnh mắc phải. Nhìn chung thì bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và sốt, kèm với đó là dấu hiệu cứng cổ, đau đầu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và nổi ban đỏ trên da.Trong đó, bệnh viêm màng não với tác nhân vi khuẩn có thể bắt đầu từ một nhiễm trùng tai hay xoang đơn giản. Một số trường hợp cũng có thể đến từ cú đánh mạnh vào đầu, tại thời điểm trước khi vi khuẩn xâm nhập vào màng não. Nếu không được chữa trị ngay lập tức thì bệnh lý này sẽ gây ra những tổn thương não, mất khả năng học tập và những vấn đề về thính giác, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cơ thể của bệnh nhân lúc này sẽ có những phản ứng thái quá đối với vi khuẩn, được gọi là nhiễm trùng huyết, điều này sẽ phá hủy các mô cơ quan. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng này thì cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể.Đối với viêm màng não do virus thì tác nhân gây bệnh có thể là rất nhiều loại virus khác nhau, trong đó phổ biến nhất là họ virus Enteroviruses, bao gồm những loại virus gây bệnh cảm lạnh thông thường. Thể viêm màng não này thường ít nguy hiểm hơn so với viêm màng não vi khuẩn. Tuy nhiên, triệu chứng của cả 2 thể lâm sàng này hầu như là tương tự nhau nên bệnh nhân vẫn cần được đưa đến bệnh viện sớm để chẩn đoán đã mắc phải thể bệnh nào, từ đó điều trị sẽ hiệu quả và chính xác hơn.Viêm màng não do nấm và những nguyên nhân khác như ký sinh trùng là trường hợp hiếm gặp hơn. Đây là ình trạng viêm màng não nhưng không bị nhiễm trùng. Nguyên nhân của thể bệnh này có thể là chấn thương đầu, phẫu thuật não, bệnh Lupus ban đỏ, ung thư hay sử dụng một số loại thuốc nhất định. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm màng não 2. Viêm màng não ở trẻ em nguy hiểm thế nào? Viêm màng não ở trẻ em cũng là một tình trạng bệnh lý cần lưu ý và mức độ nghiêm trọng khá cao. Theo thống kê thì những trẻ dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do virus, còn độ tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ mắc phải viêm màng não do vi khuẩn nhiều hơn. Đối với những trẻ nhỏ thì có thể sẽ không có biểu hiện điển hình giống như người lớn. Trẻ nhỏ thường có triệu chứng là ngủ li bì, rất khó để đánh thức, quấy khóc khó chịu khi cho bú, rất khó để dỗ trẻ nín... Trên lâm sàng thì thăm khám có thể thấy được da có màu hơi vàng, một vết sưng nhỏ, mềm trên đầu được gọi là dấu hiệu thóp phồng. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh có quan sát được những dấu hiệu này tại nhà thì báo ngay cho bác sĩ để cấp cứu kịp thời. 3. Chẩn đoán và điều trị viêm màng não Để chẩn đoán bệnh viêm màng não thì bác sĩ sẽ phải thăm khám lâm sàng trên người bệnh, đồng thời sẽ kiểm tra họng, tai, cột sống..., khai thác những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý hay nhiễm trùng gần đây của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kiểm tra xem trong máu của người bệnh có một số loại vi khuẩn nhất định hay không bằng phương pháp cấy máu định danh vi khuẩn hoặc chụp CT scan hay MRI cột sống để kiểm tra tình trạng sưng tấy. Để chẩn đoán xác định thì cần phải thực hiện thủ thuật chọc dò dịch não tủy được lấy từ cột sống để tìm xem nguyên nhân đến từ virus hay vi khuẩn.Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị viêm màng não khác nhau:Điều trị viêm màng não do virus: Nghỉ ngơi và uống nhiều nước là phương pháp điều trị tốt trong trường hợp này. Sau khoảng 1 – 2 tuần thì người bệnh sẽ giảm bớt các triệu chứng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt hay giảm đau trong một số trường hợp, cũng có thể dùng Corticosteroid trong một số trường hợp cần giảm phù nề cho não.Điều trị viêm màng não do vi khuẩn: Điều trị kháng sinh là điều cần thiết trong trường hợp này, tùy vào loại vi khuẩn mà sẽ có những loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh nhân nôn mửa quá nhiều thì sẽ được bù dịch qua đường tĩnh mạch. Thuốc corticosteroid cũng sẽ cần để giảm phù nề não, ngăn ngừa tình trạng mất thính giác và những biến chứng khác.Điều trị viêm màng não do nấm: Thuốc Corticosteroid, thuốc chống co giật sẽ được kê đơn để điều trị triệu chứng của người bệnh. Nếu tìm ra được loại nấm gây bệnh thì sẽ có thể sử dụng một số loại thuốc chống nấm. Hình ảnh người bệnh viêm màng não được chẩn đoán qua chụp CT, MRI Tóm lại, viêm màng não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh cần chú ý, đặc biệt là ở trẻ em vì những triệu chứng gây ra vô cùng nặng nề và có khả năng để lại biến chứng rất cao. Do đó, chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm màng não ngay từ nhỏ theo tư vấn của bác sĩ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kem-mot-vi-chat-dinh-duong-can-thiet-cho-tre-vi
Kẽm: Một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Hơn nữa, vai trò của kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh. Đó là lý do vì sao cần cho trẻ uống kẽm hay bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khi biết kẽm có tác dụng gì và cách cung cấp lượng kẽm đầy đủ cho trẻ, cha mẹ mới có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 1. Kẽm là gì? Kẽm có tác dụng gì? Kẽm là một khoáng chất vi lượng mà hơn 70 loại enzym đều cần để điều chỉnh quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ tăng nguy cơ gặp phải các khuyết tật và bất thường về tăng trưởng, điều này làm kẽm trở thành chất dinh dưỡng quan trọng trong mọi chế độ ăn uống. Ngoài ra, vai trò của kẽm cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của các cơ quan sinh sản ở trẻ em.Những lợi ích của kẽm đối với trẻ nhỏ:Kẽm là chất chống oxy hóa, có nghĩa là giúp giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể và giúp ngăn chặn các gốc tự do có khả năng gây hại cho các tế bào khác cùng trong cơ thể.Kẽm hỗ trợ sức khỏe làn da, duy trì tính toàn vẹn và đàn hồi cho lớp biểu bì. Điều này còn bao gồm hỗ trợ làn da của trẻ maU tái tạo, duy trì cấu trúc da và hỗ trợ chữa lành vết thương nhẹ, mau lành khi trẻ bị té ngã.Kẽm hỗ trợ sức khỏe của mắt, giúp duy trì thị lực cho trẻ.Kẽm hỗ trợ chức năng cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ có sẵn, được thiết kế để giúp xua đuổi các loại vi trùng không mong muốn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do đó, kẽm giúp hỗ trợ điều này, duy trì chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.Các vai trò bổ sung của kẽm: Ngoài những chức năng hữu ích được đề cập ở trên, kẽm còn giúp hỗ trợ chức năng hệ thần kinh, duy trì dẫn truyền thần kinh, duy trì chức năng nhận thức, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển lành mạnh ở trẻ nhỏ. 2. Nhu cầu kẽm theo độ tuổi Các viện Y học và dinh dưỡng trên khắp thế giới đã thống nhất mức độ hấp thụ đầy đủ cần thiết của kẽm cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng là 2 mg mỗi ngày. Đối với trẻ sơ sinh lớn hơn, trẻ em và người lớn, nhu cầu kẽm theo độ tuổi được xác định như sau:Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 7 tháng đến 3 tuổi, nhu cầu kẽm là 3 mg / ngàyTrẻ từ 4 đến 8 tuổi, nhu cầu kẽm là 5 mg / ngàyTrẻ từ 9 đến 13 tuổi, nhu cầu kẽm là 8 mg / ngàyTrẻ em gái từ 14 đến 18 tuổi, nhu cầu kẽm là 9 mg / ngàyTrẻ em trai từ 14 tuổi trở lên, nhu cầu kẽm là 11 mg / ngày Vai trò của kẽm quan trọng với trẻ và cần bổ sung theo từng giai đoạn khác nhau của trẻ Bên cạnh đó, mức hấp thụ trên, hay lượng tối đa an toàn để bổ sung kẽm cho những đối tượng chưa dùng kẽm dưới sự giám sát y tế là:Trẻ sơ sinh đến 6 tháng, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 4 mg / ngàyTrẻ từ 7 đến 12 tháng, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 5 mg / ngàyTrẻ từ 1 đến 3 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 7 mg / ngàyTrẻ từ 4 đến 8 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 12 mg / ngàyTrẻ từ 9 đến 13 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 23 mg / ngàyTrẻ từ 14 đến 18 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 34 mg / ngàyNgười lớn từ 19 tuổi trở lên (bao gồm cả mang thai và cho con bú), lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 40 mg / ngàyTuy nhiên, khi cần bổ sung kẽm nhằm mục đích để điều trị và ngăn ngừa các bệnh khác, liều lượng kẽm được chỉ định sẽ tùy theo từng trường hợp. 3. Làm sao để bổ sung kẽm cho trẻ? Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Theo đó, việc bổ sung một lượng kẽm lành mạnh cho trẻ cần thực hiện mỗi ngày, thông qua thuốc bổ sung kẽm cùng với các sinh tố thiết yếu khác hoặc thực phẩm giàu chất kẽm.Sau đây là danh sách mười thực phẩm giàu kẽm hàng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ nghi ngờ đang bị thiếu kẽm, hãy nhớ rằng thực phẩm động vật là nguồn cung cấp kẽm tốt hơn thực phẩm thực vật.Hải sản: Hàu, cua và tôm hùmThịt bò và thịt cừuMầm lúa mìRau bina và các loại lá xanh khác như lá rau dền, lá đinh lăngHạt bí và bí, hạt hướng dương, hạt chia và hạt lanhCác loại ngũ cốc và hạt khác như hạt điều, hạt thông, quả hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng và quả phỉCa cao và sô cô laThịt lợn nạc nấu chín và thịt gàĐậuNấmTheo đó, mặc dù thực phẩm có nguồn gốc thực vật có kẽm, nhưng chúng ở liều lượng thấp và thường không đủ để đáp ứng lượng khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy, trẻ cần được khuyến khích ăn những miếng bánh mì nguyên hạt đã được tăng men và các thực phẩm làm từ đậu nành để tăng lượng khoáng chất này cho trẻ. Các loại ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt tăng cường kẽm là những lựa chọn khác cho trẻ không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa. Vai trò của kẽm rất quan trọng, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua một số loại thực phẩm Bên cạnh đó, nếu đang có kế hoạch bổ sung kẽm cho con, đây là một số điều cha mẹ nên biết:Lượng kẽm cung cấp quá nhiều có thể gây thừa kẽm, cơ thể sẽ gặp các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng, sốt và hôn mê.Liều lượng kẽm cao ở trẻ em có liên quan đến việc tăng mức cholesterol trong máu, mức HDL thấp và nhiễm trùng tái phát.Thuốc bổ sung kẽm có thể tương tác với các loại thuốc khác như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp và thuốc kháng sinh.Trẻ em dưới 18 tuổi không được khuyến cáo sử dụng chất bổ sung kẽm không kê đơn trừ khi được bác sĩ kê đơn.Không sử dụng kẽm qua đường mũi để bổ sung kẽm vì có liên quan đến chứng mất khứu giác.Vì vậy, cha mẹ luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận trước khi chọn sử dụng chất bổ sung kẽm cho trẻ em vì trẻ có thể gặp các tác dụng phụ nêu trên khi sử dụng quá liều khoáng chất này.Thêm vào đó, nên chú ý bổ sung đồng thời các vi chất thiết yếu khác giúp hàm lượng các chất cân đối, hài hòa cũng như hỗ trợ nhau trong những quá trình phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể.Tóm lại, vai trò của kẽm là vô cùng thiết yếu trong sự phát triển và củng cố hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Khi có một chế độ ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, nguy cơ thiếu kẽm là khó mắc phải. Tuy nhiên, khi trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy hay tổn thương trên da, cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ, với hàm lượng cân đối để đảm bảo sự phát toàn diện trong những năm tháng đầu đời.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://suckhoedoisong.vn/tre-liet-tu-chi-vi-viem-nao-nhat-ban-cach-phong-benh-nay-mua-nang-nong-169145891.htm
03-07-2018
Trẻ liệt tứ chi vì viêm não Nhật Bản; cách phòng bệnh này mùa nắng nóng
Nhiều di chứng nặng nề Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết, VNNB hay còn gọi là viêm não B, là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương hành não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động. Thống kê tại BV Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày BV khám cho khoảng 2.500 đến 3.200 ca khám/ngày. Thời điểm này, số ca mắc VNNB có sự gia đăng đáng kể, t ừ đầu mùa đến giờ có khoảng 37 ca, so với mọi năm thì số lượng không tăng nhưng lứa tuổi mắc lại cao hơn (thông thường ở trẻ 2-8 tuổi). Hiện thời tiết đang nắng nóng đỉnh điểm, trong khoa có khoảng gần chục ca VNNB, hầu hết là những ca nặng. Trẻ lớn nhất khoảng 15- 16 tuổi, còn lại đa số là 10- 12 tuổi. "Đa số các bệnh nhi đến từcác tỉnh vùng núi phía bắc như Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…vào viện đã ở tình trạng nặng. Khi được hỏi, các bậc phụ huynh không nhớ tiền sử tiêm chủng của con, có cháu không tiêm mũi nhắc lại. Tình trạng nhiều cháu rất nặng nề, có trẻ liệt tứ chi, nhiều cháu không tự thở được, phải mở khí quản để thở máy kéo dài"- BS. Lâm cho hay. Chăm sóc trẻ bị VNNB tại BV Nhi Trung ương. Theo BS. Lâm, VNNB diễn biến theo 3 giai đoạn: ủ bệnh - toàn phát - lui bệnh. Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài từ 5 đến 14 ngày, trung bình là 1 tuần. Bệnh thường khởi phát rất đột ngột với sốt cao 39 độ C – 40 độ C hoặc hơn . Bệnh nhân đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn. Thời kỳ toàn phát: Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Bước sang thời kỳ khởi phát các triệu chứng không giảm mà lại tăng lên bệnh nhân đi vào hôn mê sâu dần. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản do vậy khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran rít, ran ngáy và cả ran nổ. Mạch thường nhanh và yếu. Thời kỳ toàn phát diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn. Thời kỳ toàn phát diễn ra ngắn , bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống Thời kỳ lui bệnh: Thông thường bước sang tuần thứ 2 của bệnh, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt đô giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ và vào khoảng ngày thứ 10 trở đi nhiệt độ trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, và không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu. Bệnh VNNB có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Ảnh minh hoạ. Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn. Những biến chứng muộn có thể gặp là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hoá. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn thâm thần… Tiêm vắc xin phòng VNNB đầy đủ, đúng lịch Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VNNB, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần tiêm vắc xin VNNB đầy đủ và đúng lịch. Đây là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi. Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Bên cạnh đó cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu. Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để phòng bệnh cho trẻ những ngày nắng nóng, BS. Trần Thu Thuỷ - BV Nhi Trung ương khuyến cáo cha mẹ cần tham khảo dự báo thời tiết để lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của trẻ. Đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường. Tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người. Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm. Uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, ví dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, trẻ có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ.Tắm nước mát cho trẻ. BS. Thuỷ cũng lưu ý, quạt máy có thể khiến trẻ thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Quạt máy đẩy không khí chạy quanh nhưng không làm nguội không khí (quạt phát huy tác dụng nhiều hơn nếu được đặt gần cửa sổ để mở). Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều. Ở trong phòng có điều hòa vài giờ mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh do nắng nóng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-duoc-cay-implant-cho-nguoi-huyet-ap-cao-khong-vi
Có được cấy implant cho người huyết áp cao không?
Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc huyết áp cao càng tăng, làm ảnh hưởng đến khả năng cầm máu khi phẫu thuật, có thể gây mất máu và gây choáng. Vì thế, khi bị huyết áp cao cũng là 1 trong những trường hợp chống chỉ định phẫu thuật implant. 1. Cấy Implant là gì? Cấy Implant là phương pháp thay thế răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay và cũng là phương pháp khá phổ biến ở nước ta, được nghiên cứu và ứng dụng bởi bác sĩ phẫu thuật chỉnh nha người Thụy Điển.Cấy Implant liên kết với xương hàm nên có tính bền vững, ổn định cao và đặc biệt không ảnh hưởng đến các răng gần kề nhưng những phương pháp phục hình răng đã mất truyền thống. Phương pháp này có một số ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm: Phục hình răng đã mất toàn diện, lâu dài, độ bền cao và có chức năng nhai rất tốt. Cấy Implant giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi. Do cấy ghép implant chỉ thực hiện với vị trí răng đã mất, không làm ảnh hưởng tới các răng khác nên bảo tồn được nguyên vẹn các răng xung quanh.Nhược điểm: Chi phí cao dao động từ 18 - 30 triệu đồng cho mỗi răng implant. Không thực hiện được với trẻ < 16 tuổi, thời gian điều trị kéo dài và chống chỉ định với một số đối tượng.2. Cao huyết áp cấy implant được không?Cấy răng Implant hoàn toàn an toàn và không gây hại đến cơ thể, với tỷ lệ thành công cao nên được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cấy răng Implant được, người cao huyết áp là trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant nếu không kiểm soát được huyết áp ổn định. Ngoài ra, trường hợp bạn không mắc cao huyết áp nhưng do lo lắng, căng thẳng cũng làm ảnh hưởng đến huyết áp. Vì thế, để có thể thực hiện thành công và an toàn, đầu tiên bạn phải theo dõi huyết áp ở mức ổn định.Thông thường, cấy răng Implant thường thực hiện ở những người bệnh độ tuổi trung niên, độ tuổi này thường mắc cao huyết áp lớn hơn so với độ tuổi khác. Do đó, người bị cao huyết áp có cấy được implant hay không, bạn hãy xem xét một số điều sau: Trong quá trình cấy ghép răng Implant thường phải sử dụng thuốc tê. Trong thuốc tê thường có chất co mạch Adrenalin làm cho các mạch máu co lại khiến huyết áp tăng cao hơn nữa gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, dù người bệnh đã kiểm soát được tình trạng cao huyết áp cũng không nên sử dụng thuốc tê có chất co mạch mà ưu tiên sử dụng thuốc tê không có chất co mạch.Tăng huyết áp sẽ làm tim đập nhanh, co bóp liên tục dẫn đến tốc độ lưu lượng máu bị tăng lên.Người bệnh bị cao huyết áp có nguy cơ bị chảy máu sau phẫu thuật cao hơn so với người bình thường. Vì thế, sau khi kết thúc thủ thuật nên bổ sung thêm thuốc tê để kéo dài thời gian vô cảm, đồng thời không nên cho người bệnh đứng dậy ngay mà nên dựng ghế lên dần dần, để người bệnh ngồi nghỉ một lúc rồi mới để đứng dậy. Vì với một số người bệnh tăng huyết áp, có thể bị giảm huyết áp đột ngột khi cố gắng đứng dậy ngay sau khi đã ở trạng thái nằm một thời gian, đây được gọi là hiện tượng hạ huyết áp tư thế đứng.Như vậy, người bị cao huyết áp cấy implant được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, chỉ thực hiện thủ thật khi người bệnh đã kiểm soát được huyết áp hoàn toàn. Sau khi cấy Implant xong cần theo dõi người bệnh sát sao, thận trọng để kiểm soát được những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. 3. Bị cao huyết áp nên làm gì để cấy răng Implant an toàn? Để quá trình cấy ghép răng Implant diễn ra an toàn, người bệnh nên: Lựa chọn nha khoa uy tín: Điều đầu tiên khi quyết định trồng răng Implant là lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm. Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thành công khi cấy ghép Implant.Luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan: Khi lo lắng và căng thẳng có thể làm tăng huyết áp, vì thế cách tốt nhất không làm tăng huyết áp bất thường là giữ cho tâm trạng ổn định, vui vẻ, lạc quan. Quá trình trồng răng Implant diễn ra an toàn, nhanh chóng khi người bệnh cảm thấy thoải mái nhất.Chuẩn bị các biện pháp tốt để kiểm soát huyết áp: Người bệnh cần sử dụng thuốc huyết áp đúng theo chỉ định của bác sĩ, kèm theo thay đổi lối sống như từ bỏ những thói quen không tốt (uống rượu bia, hút thuốc lá...). Nếu đang bị thừa cân, tránh sử dụng thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, thức ăn khó tiêu hóa và giảm bớt lượng muối. Ngoài ra, những người cao tuổi nên kết hợp nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ, duy trì tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để có 1 sức khỏe tổng thể tốt nhất.Hy vọng với những thông tin được chia sẻ qua bài viết trên, đã giúp phần nào giải đáp được thắc mắc “Cao huyết áp cấy Implant được không?”. Cao huyết áp vẫn có thể cấy răng Implant được trong trường hợp huyết áp đã được ổn định và kiểm soát tốt. Bạn cũng nên thăm khám với bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/10-cach-de-di-chuyen-nhieu-hon-trong-cuoc-song-hang-ngay-vi
10 cách để di chuyển nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày
Để đi bộ nhiều hơn trong ngày hoặc tăng cường vận động giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn. Dưới đây là 10 phương pháp giúp nâng cao thời gian di chuyển nhiều hơn trong cuộc sống bận rộn hàng ngày cho bất kỳ ai. 1. Đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy Có lẽ, lời khuyên đi cầu thang bộ để tăng cường vận động đã quá quen thuộc với nhiều người. Thực tế, đây là một cách vận động nhiều mà không tốn thời gian, có thể áp dụng vào bất kỳ lúc nào, ngay cả khi bạn đến nơi làm việc.Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy không chỉ làm tăng nhịp tim, cải thiện sức mạnh của chi dưới mà còn nâng cao khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Khi đi cầu thang bộ, bạn có thể thực hiện thêm các động tác nâng gót chân lên khỏi mép bậc hoặc đi 2 bậc cùng một lúc nhằm tăng sức mạnh cho bắp chân. 2. Tham gia vào các nhóm đi bộ Nếu bạn thường xuyên làm việc tại nhà, hãy lên kế hoạch tham gia vào nhóm đi bộ mỗi ngày. Đây là một cách để tăng cường vận động ngay khi bạn ít di chuyển hoặc đi ra ngoài.Đi bộ cùng một nhóm người hoặc đồng đội là thói quen lành mạnh, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe hệ tim mạch mà còn tăng tính gắn kết cộng đồng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ tập thể giúp cải thiện khả năng sáng tạo và tăng tính nhạy bén của trí óc. Chính vì vậy, không có lý do gì mà bạn không bắt đầu tìm cho mình những người đồng hành để tạo một lịch trình đi bộ khoa học và hợp lý. 3. Áp dụng động tác Walking Lunge Nếu bạn muốn đi bộ nhiều hơn trong ngày, hãy thử áp dụng ngay các động tác Walking Lunge. Thực chất, đây là một bài tập có tác động tuyệt vời đến những nhóm cơ chính ở phần thân dưới, bao gồm cơ gân kheo, cơ tứ đầu, cơ bắp chân và cơ mông. Khi thực hiện Walking Lunge, bạn sẽ dần cải thiện được sức mạnh của vùng core (cơ lõi) và tăng khả năng giữ thăng bằng.Walking Lunge là động tác mở rộng chân về phía trước, sau đó khuỵu gối và dần hạ người trong khi vẫn giữ phần thân trên ở tư thế thẳng. So với những động tác Lunge tĩnh, bài tập Walking Lunge đòi hỏi tính thử thách cao hơn. Người tập cần có khả năng giữ thăng bằng, chuyển đổi vị trí và trọng lượng cơ thể nhịp nhàng khi đang đứng bằng một chân tạm thời.Theo ý kiến của các chuyên gia, động tác Walking Lunge rất có lợi cho việc dự phòng nguy cơ té ngã và các chấn thương kèm theo. Bởi tập trung vào nhóm cơ lõi và vùng thân dưới, do đó trong suốt quá trình thực hiện, người tập sẽ cảm nhận được sự “thiêu đốt” ở gân kheo, bắp chân, cơ tứ đầu, cơ mông và tính liên kết giữa thân dưới với bụng.Các động tác Walking Lunge được thực hiện vô cùng đơn giản mà không cần đến bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào, đồng thời không bị hạn chế bởi không gian. Bạn hoàn toàn có thể tập luyện ở bất kỳ nơi đâu, chẳng hạn hành lang, phòng khách, phòng ngủ, công viên hay thậm chí trên bãi biển trong lúc đang đi du lịch. 4. Thực hiện một số bài tập cùng với bóng Yoga Một cách để tăng cường vận động cũng cho kết quả cao là tập luyện với bóng Yoga. Những bài tập cùng bóng không chỉ giúp cải thiện tư thế mà còn giảm đau lưng vô cùng hữu hiệu. Bạn có thể thực hiện một số động tác kéo giãn nhẹ nhàng cho vùng cổ, cột sống và xương chậu.Người tập có thể áp dụng động tác Hula - hoop nhằm kéo giãn và mở xương chậu, từ đó giải phóng các chất ổn định vùng lõi của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số bài tập bụng, tư thế ngồi hoặc những động tác khác trên bóng Yoga để đạt hiệu quả tối ưu nhất. 5. Tăng số bước đi bộ bằng cách đậu xe xa nơi làm việc Nếu bạn sống và làm việc trong khu vực an toàn, hãy thử cân nhắc đỗ xe cách xa một chút nơi ở hoặc công ty để tăng số bước đi bộ nhiều hơn trong ngày. Thực tế, chỉ cần bạn “kiếm cớ” để di chuyển nhiều hơn sẽ giúp tăng thời gian đi bộ một cách tự nhiên.Chỉ cần đi 2000 bước mỗi ngày, cơ thể sẽ có sự cải thiện rõ rệt về thể chất. Thậm chí, nguy cơ tử vong sẽ giảm thiểu đáng kể nếu bạn di chuyển khoảng 6000 bước mỗi ngày. Hiệu quả giảm cân cũng sớm đạt được khi bạn đi bộ khoảng 8000 - 100 bước mỗi ngày. Chính vì những lợi ích tuyệt vời trên, không có lý do gì mà bạn không nhanh chóng tăng cường vận động và di chuyển nhiều hơn. 6. Quan hệ tình dục Bạn đã không nghe lầm khi cho rằng quan hệ tình dục giúp cơ thể vận động và di chuyển nhiều hơn. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, quan hệ tình dục giúp đốt cháy với tốc độ khoảng 3,1 calo/ phút đối với nữ giới và khoảng 4,2 calo đối với nam giới.Mặc dù quan hệ tình dục không giống như bài tập chạy bộ cường độ cao, tuy nhiên nó cũng khiến cơ thể tốn khá nhiều calo và mồ hôi khi thực hiện. Vì vậy, bạn cùng người bạn đời của mình có thể vui vẻ mở lòng và tạo cơ hội gắn kết với nhau thông qua những động tác quan hệ tình dục. Việc thử các vị trí và kỹ thuật tình dục mới sẽ giúp cơ thể bạn nâng cao thời gian di chuyển cũng như vận động. 7. Đi bộ cùng thú cưng Khi dành thời gian chăm sóc và đi dạo cùng thú cưng như chó, bạn không chỉ tăng khoảng thời gian ở bên ngoài mà còn giúp cơ thể vận động thể chất nhiều hơn. Vào buổi sáng sớm hoặc sau giờ tan làm buổi chiều, bạn có thể dắt chó đi dạo ở công viên hoặc đường phố thoáng xe cộ gần nhà. 8. Khiêu vũ Khiêu vũ hoặc nhảy theo những giai điệu yêu thích là cách để vận động nhiều mà không tốn thời gian. Bạn có thể nhảy khiêu vũ khi đang dọn phòng, hút bụi, gấp quần áo hoặc thậm chí nấu ăn. Thực tế, khiêu vũ là một ý tưởng tuyệt vời giúp cơ thể đốt cháy calo, đồng thời rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và phối hợp của các chi. Ngoài ra, khiêu vũ cũng là bộ môn giúp giảm mỡ thừa ở bụng, cánh tay và đùi vô cùng hiệu quả.Theo thử nghiệm cho thấy, trung bình sau mỗi buổi tập khiêu vụ giúp cơ thể tiêu hao 300 - 400 calo, tương đương với việc chạy bộ khoảng 1500m. Bởi vậy, bạn chỉ cần bỏ ra 2 - 3 buổi một tuần để nhảy khiêu vũ, vừa giúp tăng cường vận động, vừa nhanh chóng làm săn chắc vòng ba và thu gọn vòng 2. 9. Tổ chức những trò chơi cùng gia đình hoặc bạn bè Các trò chơi dành riêng cho gia đình hoặc hội nhóm bạn bè như nhảy lò cò, nhảy dây, đua bao khoai tây, trốn tìm,... không những thú vị, hấp dẫn mà còn là phương pháp giúp cơ thể hoạt động cũng như di chuyển nhiều hơn. Đây là những trò chơi có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi và dễ dàng thực hiện khi ở trong nhà hay ngoài trời.Việc dành thời gian tổ chức các game nhỏ cho cả gia đình và bạn bè giúp tăng tính kết nối cộng đồng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả thể chất lẫn tinh thần. Khi tham gia những trò chơi như nhảy lò cò hoặc đua bao khoai tây, các nhóm cơ sẽ hoạt động năng suất hơn và thúc đẩy đốt cháy lượng calo nhiều hơn. 10. Tập thể dục hoặc giãn cơ qua các chương trình trên TV Nếu bạn không có thời gian hay điều kiện để đến phòng tập, hãy bật TV và chọn chương trình tập luyện phù hợp với khả năng của bản thân. Bạn có thể tập Yoga, Pilates, Squat hay bất kỳ động tác nào mà bạn yêu thích.Mỗi ngày, chỉ cần dành khoảng 30 - 40 phút tập luyện, bạn sẽ đạt được các hiệu quả về kiểm soát cân nặng và nâng cao sức khoẻ như ý muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện những động tác giãn cơ, gập bắp tay, ép cơ tam đầu hoặc kết hợp cử tạ để cải thiện tư thế, tăng độ dẻo dai của xương khớp cũng như sức mạnh của cánh tay. Điều này đặc biệt có lợi cho phụ nữ có nguy cơ cao bị mắc bệnh loãng xương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-nhan-thuc-sai-lam-ve-vi-khuan-hp-va-benh-da-day-vi
Những nhận thức sai lầm về vi khuẩn HP và bệnh dạ dày
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Vậy vi khuẩn HP có lây không? Nhận thức đúng về vi khuẩn HP ở dạ dày sẽ có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý. 1. Có phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày không? Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn HP có hàng trăm loại khác nhau, trong đó, chỉ một số loại vi khuẩn mang gen CagA có độc lực cao thì mới có nguy cơ gây ung thư cao. Thực tế, hơn 70% người bệnh mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư. 2. Vi khuẩn HP có lây không? Vi khuẩn HP có thể lây qua nước bọt thông qua việc dùng dùng chung chén đũa, đồ ăn Vi khuẩn HP rất dễ lây lan và chủ yếu lây truyền qua những đường sau:Đường miệng - miệng: Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp.Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc vi khuẩn lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi, ....Đường dạ dày - dạ dày: Vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế, khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày 3. Các phương pháp phát hiện HP Để xét nghiệm vi khuẩn HP, có hai phương pháp có thể được thực hiện như sau:Phương pháp xâm lấn: Lấy 1 mẫu mô sinh thiết của người bệnh bằng cách nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra. Phương pháp này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân có các triệu chứng như sụt cân, thiếu máu, chán ăn....Phương pháp không xâm lấn: Vi khuẩn HP được xét nghiệm hơi thở và qua phân của người bệnh. 4. Có cần điều trị vi khuẩn HP không và điều trị bằng cách nào? Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói...) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
https://tamanhhospital.vn/cach-giam-axit-uric-tu-nhien/
14/03/2024
13 cách giảm axit uric tự nhiên, an toàn giúp phòng ngừa bệnh gút
Axit uric cao là một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh gút. Những cách giảm axit uric an toàn luôn giành được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là ở người mắc bệnh gút. Đối với bệnh nhân gút, việc thực hiện những cách giảm axit uric tự nhiên tại nhà có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo. Nhờ đó, người bệnh có thể kiểm soát bệnh tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục lụcNguyên nhân gây tăng nồng độ axit uric trong máuHướng dẫn cách giảm axit uric không dùng thuốc1. Hạn chế thức ăn giàu purin2. Kiêng đường3. Uống nhiều nước4. Tránh đồ uống có cồn5. Uống cà phê6. Kiểm soát cân nặng7. Kiểm tra đường huyết thường xuyên8. Thêm chất xơ vào chế độ ăn9. Bổ sung vitamin C10. Ăn quả cherry (Anh đào)11. Hạn chế nhóm thuốc làm tăng axit uric12. Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa13. Tránh căng thẳng, lo lắngCác phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩCâu hỏi thường gặp khi hạ hàm lượng axit uric1. Có thể hạ axit uric trong thời gian ngắn không?2. Các loại thức ăn giúp giảm chỉ số axit uricNguyên nhân gây tăng nồng độ axit uric trong máu Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng lượng axit uric trong máu là do hàm lượng purin nạp vào cao hơn mức cần thiết. Ngoài ra, một số yếu tố như di truyền, môi trường, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng tới sự tăng giảm axit uric trong máu. Nồng độ axit uric tăng cao thường là do hàm lượng purin nạp vào cơ thể cao hơn mức cần thiết Một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng tăng axit uric máu như: Lạm dụng hoặc dùng rượu bia thường xuyên Hội chứng rối loạn chuyển hóa Bổ sung không kiểm soát những thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, hải sản có vỏ, nội tạng động vật… Dùng những loại thuốc lợi tiểu như lợi tiểu thiazide, thuốc kháng lao… Hướng dẫn cách giảm axit uric không dùng thuốc 1. Hạn chế thức ăn giàu purin Purin có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cầy…), thủy hải sản, nội tạng động vật, các loại đậu,… Khi cơ thể hấp thu purin, gan chuyển hóa chúng thành axit uric. Tiếp theo, thận sẽ lọc, đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua hệ tiết niệu. (1) Khi cơ thể sản sinh axit uric quá nhiều hay thận không thể loại bỏ axit uric kịp thời, lượng axit uric trong máu có thể tăng lên. Khi đó, những tinh thể muối của axit uric (sodium urat) hình thành, bám vào trong các khớp, gây viêm khớp (bệnh gút). Vì thế, hạn chế bổ sung các loại thực phẩm giàu purin là cách giảm axit uric máu hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là “tiêu chuẩn vàng” trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gút. 2. Kiêng đường Việc tiêu thụ nhiều đường fructose (một loại đường đơn có trong nhiều thực phẩm, thức uống ngọt) có thể kích thích gan sản sinh thêm axit uric. Do đó, sử dụng thực phẩm giàu đường fructose có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, bổ sung đường và những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm gia tăng nồng độ insulin trong máu. Tình trạng này có thể khiến thận giảm khả năng bài tiết axit uric, thúc đẩy tăng axit uric máu. Vì thế, hạn chế bổ sung các loại thực phẩm nhiều đường, nhất là thức uống có gas và nước ép trái cây đóng hộp, được xem là cách giảm axit uric tự nhiên và an toàn. 3. Uống nhiều nước Đây là cách giảm axit uric máu tự nhiên, an toàn thông qua cơ chế thúc đẩy lưu lượng máu chảy qua thận, tạo điều kiện thuận lợi giúp thận lọc, đào thải axit uric ra ngoài. Ngoài ra, uống nhiều nước mỗi ngày còn giúp pha loãng nồng độ axit uric trong nước tiểu, phòng ngừa tình trạng axit uric kết tủa, hình thành sỏi thận. Uống nhiều nước là biện pháp giảm axit uric tự nhiên, an toàn 4. Tránh đồ uống có cồn Rượu và bia là những thức uống có hàm lượng purin cao. Khi dùng rượu bia, purin trong các thức uống này sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric trong gan, dẫn tới tình trạng tăng nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, hàm lượng lớn cồn trong rượu bia có thể làm giảm khả năng lọc máu của thận, ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. 5. Uống cà phê Cà phê có nhiều chất chống oxy hóa. Đây là thức uống rất tốt cho người bệnh gút và người bị sỏi thận urat. Hàm lượng lớn những hợp chất polyphenol trong cà phê, như axit chlorogenic và cafein (1,3,7-trimethylxanthine) – một dạng dẫn xuất của xanthine, có khả năng ức chế hoạt động của xanthine oxidase. Đây là một loại enzyme có khả năng phân giải purin từ thực phẩm thành axit uric trong máu, từ đó giúp làm giảm nồng độ axit uric máu. Ngoài ra, cà phê còn là thức uống lợi tiểu. Tăng cường hoạt động bài niệu của thận sẽ giúp cơ thể loại bỏ axit uric ra ngoài nhanh chóng, làm giảm lượng axit uric trong máu. Vì thế, thức uống này chính là cách giảm axit uric tự nhiên, hiệu quả. Một số lưu ý khi uống cà phê giúp giảm axit uric: Việc dùng cà phê không nguyên chất (như cà phê sữa) có thể không giúp giảm axit uric. Không phải ai cũng có thể giảm axit uric bằng thói quen uống cà phê. Hiệu quả của biện pháp này còn phụ thuộc vào gen di truyền và nhiều yếu tố khác. 6. Kiểm soát cân nặng Tình trạng thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh gút. Những người béo phì có nồng độ axit uric trong máu cao hơn người bình thường, do họ bị rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể bởi chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng. Sự kết hợp này sẽ làm tăng mỡ máu và axit uric trong máu, đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric. Do đó kiểm soát cân nặng giúp giảm axit uric máu tự nhiên và phòng ngừa bệnh gút hiệu quả. Ngoài ra, mỡ bụng có khả năng tạo ra nhiều hóa chất gây viêm hơn so với mỡ tại các bộ phận khác. Vì thế, giảm cân không chỉ là cách giảm axit uric trong máu hiệu quả, mà còn giúp giảm thiểu mức độ viêm nhiễm, đau khớp khi bệnh gút bùng phát. 7. Kiểm tra đường huyết thường xuyên Khi cơ thể hấp thu nhiều chất bột đường, nồng độ insulin trong máu sẽ tăng cao. Đây là hormone kích thích cơ thể phân giải đường glucose. Bất kỳ khi nào có sự gia tăng nồng độ insulin trong máu, nồng độ axit uric huyết thanh cũng sẽ tăng theo. Vì thế, kiểm soát lượng đường trong máu, cân bằng insulin bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chứa đường và tinh bột nhanh, là cách giảm axit uric an toàn, phù hợp với người mắc bệnh gút. 8. Thêm chất xơ vào chế độ ăn Chất xơ là những phân tử đường hấp thụ chậm. Khi đến hệ tiêu hóa, chất xơ tạo thành một lớp dịch nhầy bám quanh thành ruột non, giúp cơ thể hạn chế hấp thụ purin từ thực phẩm, ức chế quá trình tăng sinh axit uric. Vì thế, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ là cách giảm axit uric an toàn, được nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. (2) 9. Bổ sung vitamin C Bổ sung vitamin C có thể giúp hạ thấp nồng độ axit uric trong máu bằng một cơ chế là “hiệu ứng uricosuric” (kích thích bài niệu). Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn trong quá trình lọc và đào thải axit uric, giúp kiểm soát tốt nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh gút. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp hạ thấp nồng độ axit uric trong máu 10. Ăn quả cherry (Anh đào) Vì có nhiều vitamin C tồn tại dưới dạng dehydro (axit dehydroascorbic), bổ sung loại quả này trong thực đơn mỗi ngày có thể giúp giảm nồng độ axit uric máu. Theo một nghiên cứu vào năm 2012 trên 633 người bệnh gút, ăn cherry giúp giảm 35% nguy cơ bùng phát cơn gút. Khi kết hợp quả anh đào cùng thuốc điều trị, những cơn gút cấp đã giảm tới 75%. (3) 11. Hạn chế nhóm thuốc làm tăng axit uric Một số thuốc có tác dụng phụ là tăng axit uric máu ở người dùng, chẳng hạn như thuốc giảm đau aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp (ACE inhibitor), thuốc bổ sung vitamin B3 (niacin), thuốc kháng lao (pyrazinamid)… Việc ngưng dùng những loại thuốc này cũng là cách làm giảm axit uric hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi tự ý ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, tránh ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh. 12. Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa Sữa và những chế phẩm từ sữa là các loại thực phẩm an toàn cho người bệnh mắc bệnh gút. Vì trong sữa hầu như không có purin, còn sữa chua và phô mai lại có rất ít purin, dưới 13mg purin/100g thực phẩm. Đối với người mắc bệnh gút, giới hạn tiêu thụ purin an toàn mỗi ngày là 400mg/ngày. Do đó, bổ sung sữa và những chế phẩm từ sữa có thể giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ tăng axit uric máu, ngăn ngừa sớm các đợt bùng phát bệnh gút. 13. Tránh căng thẳng, lo lắng Tâm lý căng thẳng, lo lắng có thể gây tăng huyết áp và nồng độ hormone cortisol trong máu. Tình trạng tăng huyết áp sẽ khiến thận làm việc “vất vả” hơn trong quá trình lọc máu, khiến hoạt động đào thải axit uric diễn ra không hiệu quả. Trong khi, gia tăng lượng cortisol trong máu có thể thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao. Do đó, tránh căng thẳng, lo lắng được xem là cách giảm axit uric hiệu quả, lành mạnh. Các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ Ngoài những cách giảm axit uric tự nhiên bằng chế độ dinh dưỡng và các chất bổ sung, một số loại thuốc cũng có tác dụng này, được chỉ định trong điều trị ở người mắc bệnh gút. Việc dùng thuốc hạ axit uric cần có chỉ định từ bác sĩ Những loại thuốc hạ axit uric máu tác động vào những khâu khác nhau trong quá trình chuyển hóa axit uric của cơ thể. Tùy thuộc cơ chế tác dụng, thuốc được phân thành những nhóm gồm thuốc ức chế tổng hợp axit uric máu (Allopurinol, Febuxostat), thuốc tăng thải axit uric (Probenecid), thuốc chuyển hóa axit uric (Pegloticase) và thuốc ức chế tái hấp thu axit uric có chọn lọc (Lesinurad). Lưu ý: Việc dùng thuốc chữa bệnh gút cần có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, vì có thể gây hại cho sức khỏe. Câu hỏi thường gặp khi hạ hàm lượng axit uric 1. Có thể hạ axit uric trong thời gian ngắn không? Cách nhanh nhất để giảm nồng độ axit uric là dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Khi được chẩn đoán mắc bệnh gút, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị từ bác sĩ, duy trì tái khám theo lịch hẹn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt, ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh. 2. Các loại thức ăn giúp giảm chỉ số axit uric Không có thực phẩm cụ thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh bổ sung các món ăn và đồ uống có nhiều purin. Người mắc bệnh gút không dùng rượu bia, đường, thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ,… Thay vào đó, thực đơn mỗi ngày nên tăng cường bổ sung rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Tham khảo: Bị gút nên ăn gì, kiêng gì? Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Có nhiều cách giảm axit uric an toàn, tự nhiên tại nhà. Trong đó, việc kiểm soát cân nặng kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh là biện pháp vừa giúp hạ axit uric vừa nâng cao sức khỏe. Đối với các trường hợp mắc bệnh gút, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, duy trì thăm khám theo lịch hẹn. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa các tiến triển nặng.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/10-loi-ich-suc-khoe-dang-ngac-nhien-khi-quan-he-tinh-duc-20230325101910907.htm
20230325
10 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên khi quan hệ tình dục
Giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt TS Yvonne K. Fulbright, một chuyên gia về sức khỏe tình dục, cho biết: "Những người có đời sống tình dục lành mạnh có ít ngày nghỉ ốm hơn". Theo Medical News Today, các nhà nghiên cứu tại Đại học Wilkes ở Pennsylvania (Mỹ) phát hiện ra rằng những sinh viên đại học quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tuần có mức kháng thể nhất định cao hơn so với những sinh viên ít quan hệ tình dục hơn. Bên cạnh đó, để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn nên ăn uống hợp lý, duy trì hoạt động thể lực, ngủ đủ giấc, tiêm vaccine, sử dụng bao cao su… Quan hệ tình dục đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Good.fon). Tăng ham muốn tình dục Quan hệ tình dục giúp cải thiện ham muốn tình dục của bạn. Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục làm tăng chất bôi trơn âm đạo, lưu lượng máu và độ đàn hồi. Tất cả những điều này làm cho tình dục là một chuyện vui vẻ và giúp bạn ham muốn nhiều hơn. Cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của phụ nữ Sàn chậu khỏe rất quan trọng để tránh tiểu không tự chủ, điều sẽ ảnh hưởng đến khoảng 30% phụ nữ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Quan hệ tình dục tốt giống như một bài tập luyện cho cơ sàn chậu của bạn. Khi bạn đạt cực khoái, nó sẽ gây ra các cơn co thắt ở các cơ đó, giúp tăng cường sức mạnh cho chúng. Hạ huyết áp Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa tình dục và huyết áp thấp hơn. Đây cũng là một cách tập thể dục Làm "chuyện ấy" là một hình thức tập thể dục thực sự tuyệt vời. Nó sẽ không thay thế máy chạy bộ, nhưng nó cũng có giá trị. Khi quan hệ tình dục, cơ thể sẽ tiêu hao khoảng 5 calo mỗi phút, nhiều hơn 4 calo so với xem ti vi. Nó giúp làm tăng nhịp tim và khiến bạn sử dụng nhiều cơ khác nhau. Vì vậy, bạn đừng bỏ quên nó. Giống như tập thể, tính nhất quán giúp tối đa hóa lợi ích. Giảm nguy cơ đau tim Một đời sống tình dục lành mạnh rất tốt cho trái tim của bạn. Ngoài việc là một cách tuyệt vời để tăng nhịp tim, hoạt động tình dục còn giúp giữ cân bằng lượng estrogen và testosterone. Khi một trong hai chỉ số đó ở mức thấp, bạn bắt đầu gặp nhiều vấn đề, như loãng xương và thậm chí là bệnh tim. Quan hệ tình dục thường xuyên hơn có thể hữu ích. Trong một nghiên cứu, những người đàn ông quan hệ tình dục ít nhất hai lần một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn một nửa so với những người đàn ông hiếm khi quan hệ tình dục. Giảm đau Trước khi bạn uống một viên aspirin, hãy thử cảm giác đạt cực khoái. TS Barry R. Komisaruk, Đại học Bang New Jersey cho biết: "Cực khoái có thể ngăn chặn cơn đau. Nó giải phóng một loại hormone giúp nâng cao ngưỡng chịu đau của bạn. Kích thích mà không đạt cực khoái cũng có thể làm được điều đó". "Chúng tôi phát hiện ra rằng kích thích âm đạo có thể ngăn chặn cơn đau lưng và đau mãn tính ở chân. Nhiều phụ nữ đã nói với chúng tôi rằng tự kích thích bộ phận sinh dục có thể làm giảm chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt, đau khớp và trong một số trường hợp thậm chí là đau đầu", chuyên gia nhấn mạnh. Có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt Những người đàn ông xuất tinh thường xuyên (ít nhất 21 lần một tháng) ít có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt hơn trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ. Bạn không cần một đối tác để gặt hái lợi ích này, quan hệ tình dục, xuất tinh về đêm và thủ dâm đều là một phần của phương trình. Cải thiện giấc ngủ Bạn có thể ngủ gật nhanh hơn sau khi quan hệ tình dục. Lý do, sau khi đạt cực khoái, hormone prolactin được giải phóng. Đây là hormone chịu trách nhiệm cho cảm giác thư giãn và buồn ngủ. Giảm căng thẳng Gần gũi với đối tác có thể làm dịu căng thẳng và lo lắng. Việc chạm và ôm có thể giải phóng hormone "cảm thấy dễ chịu" tự nhiên của cơ thể bạn được gọi là endorphin. Kích thích tình dục giải phóng một chất hóa học trong não làm tăng khoái cảm trong não của bạn. Tình dục và sự thân mật cũng có thể nâng cao lòng tự trọng và hạnh phúc của bạn. Đó không chỉ là đơn thuốc cho một cuộc sống khỏe mạnh mà còn là một cuộc sống hạnh phúc. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp, chuyên khoa nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, khi quan hệ tình dục, cơ thể sẽ giải phóng chất endorphin có tác dụng giảm đau, tăng hưng phấn. Quá trình quan hệ còn giúp cơ thể đốt cháy một lượng calo khá lớn, tránh tích tụ mỡ thừa, bảo vệ thành mạch máu. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục đều đặn giúp nam giới giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Tần suất quan hệ của các cặp vợ chồng còn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác, lối sống, thói quen sinh hoạt, sức khỏe của mỗi đối tượng và chất lượng của mối quan hệ, nhưng nhìn chung ở độ tuổi sinh sản khoảng 2-4 lần/ tuần. Mỗi cặp vợ chồng nên lựa chọn tần suất quan hệ sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh. Ngoài ra, nên ưu tiên đến cả vấn đề chất lượng tình dục, làm sao mỗi "cuộc yêu" đều mang lại cảm xúc thăng hoa và sự hài lòng tình dục.
https://tamanhhospital.vn/bai-tap-tho-cho-ba-bau/
09/08/2021
5 bài tập thở cho bà bầu tăng cường hô hấp trong mùa dịch
5 bài tập thở cho bà bầu được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hướng dẫn sẽ giúp tăng cường chức năng hô hấp, bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và con yêu trong mùa dịch Covid-19. Mục lụcThai phụ cần làm gì trong diễn biến dịch COVID-19 hiện tại?Vì sao bà bầu thường bị khó thở khi mang thai?Lợi ích của việc tập hít thở khi mang thai5 bài tập thở cho bà bầuMột số lưu ý khi thực hiện bài tậpThai phụ cần làm gì trong diễn biến dịch COVID-19 hiện tại? Trong thai kỳ, thai phụ được khuyến cáo phải bảo vệ cơ thể tốt nhất, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm siêu vi như Rubella, virus cúm… Đặc biệt, trong 6 – 8 tuần đầu tiên, nếu mẹ bầu nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi bởi đây là thời kỳ biệt hóa phôi, tạo lập các cơ quan quan trọng của em bé. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe trong lúc mang thai là điều được ưu tiên đặt lên hàng đầu đối với tất cả phụ nữ có thai, cũng như tất cả phụ nữ đang chuẩn bị mang thai. Thai phụ cần tuân thủ quy tắc 5K để bảo vệ tốt sức khỏe giữa tình hình dịch bệnh phức tạp Nhiều thai phụ lo lắng trước nguy cơ bị Covid-19 tấn công nhiều hơn so với người bình thường, gây hại đến em bé. BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, mặc dù hiện tại các dữ liệu về thai kỳ và Covid-19 vẫn chưa đầy đủ, tuy nhiên đã có những bằng chứng khoa học chỉ ra rằng việc mang thai có thể khiến cơ thể phụ nữ dễ bị tổn thương nếu mắc Covid-19 do các cơ quan coronavirus tấn công nhiều nhất là phổi và tim mạch, lại là những cơ quan hoạt động nhiều trong suốt thai kỳ. “Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19 cao hơn so với người không mang thai. Không ít trường hợp thai phụ F0 đã rơi vào tình trạng suy hô hấp nặng, phải thở máy. Bên cạnh đó, thai phụ mắc Covid-19 cũng có nguy cơ sinh non cao hơn, cùng các biến chứng thai kỳ bất lợi khác”, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi nói thêm. Ở góc độ bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và em bé, hơn ai hết thai phụ cần tự thực hiện các biện pháp bảo vệ theo khuyến cáo của quốc tế và Việt Nam hiện tại. Đầu tiên, thai phụ cần phòng ngừa nguy cơ nhiễm Covid-19 bằng cách tuân thủ quy tắc 5K, khai báo y tế những nơi từng đến, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m với những người xung quanh, không đến nơi đông người, rửa tay khử khuẩn thường xuyên. Tiếp đến, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống thêm nước hoa quả có hàm lượng vitamin đầy đủ và cao như vitamin C, A, D, E, K – những vitamin góp phần tạo miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể; sinh hoạt điều độ, giải trí, nghỉ ngơi hợp lý. Cuối cùng, thường xuyên tập hít thở để đường thở luôn khỏe mạnh. Khuyến cáo thai phụ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt các vitamin C, A, D, E, K giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể Vì sao bà bầu thường bị khó thở khi mang thai? Khó thở khi mang thai là một hiện tượng gặp ở nhiều thai phụ, có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng phổ biến nhất là vào đầu và cuối thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này thường do: Sự thay đổi hormone: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự gia tăng nồng độ hormone progesterone gây kích thích đến trung tâm hô hấp ở não và phổi, dẫn đến hơi thở thai phụ trở nên gấp gáp hơn, xuất hiện hiện tượng khó thở. Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi càng phát triển lớn dần lên thì tử cung càng mở rộng, điều này gây đè nén lên vùng dưới cơ hoành (bộ phận kết hợp với phổi để đưa không khí đến phổi). Khi cơ hoành bị chèn ép sẽ khiến thai phụ bị khó thở. Nhiều trường hợp thai nhi quá to khiến cơ hoành bị ép chặt khiến thai phụ thiếu oxy trầm trọng và ngất xỉu. Chứng phù nề: Khó thở khi mang thai thường gặp ở những thai phụ mắc chứng phù nề do phù nề làm phổi và xoang mũi bị ảnh hưởng. Thiếu máu: Khi mang thai cơ thể phải cần lượng sắt nhiều hơn để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi thai nhi và các cơ quan nội tạng. Việc thiếu sắt sẽ dẫn đến cơ thể làm việc nhiều hơn bình thường để tạo oxy khiến thai phụ bị thiếu máu và khó thở. Bệnh van tim: Thai phụ mắc bệnh lý van tim sẽ gặp các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, rối loạn nhịp tim, suy tim… Do đó, thai phụ cần được theo dõi sát sao để phát hiện sớm những ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé, có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả. Bệnh hen suyễn: Thai phụ có tiền sử bệnh hen suyễn khi mang thai sẽ làm cho triệu chứng của bệnh nặng hơn, do đó việc gặp hiện tượng khó thở là điều khó tránh khỏi. Thuyên tắc phổi: Huyết khối bị kẹt lại bên trong động mạch phổi sẽ dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi, gây ra các hiện tượng đau ngực, khó thở và ho khi mang thai. Lợi ích của việc tập hít thở khi mang thai BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, mẹ phải hít thở tốt thì mới cung cấp đủ oxy cho con. Do đó, thai phụ nên tập thở để tiếp nhận oxy một cách dễ dàng, đồng thời mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi thai nhi phát triển chèn ép lên đường hô hấp. Ở phụ nữ mang thai, dung tích lồng ngực phần nào sẽ bị hẹp lại khi thai nhi ép lên cơ hoành. Việc tập thở sẽ giúp mở bung lồng ngực, làm nở lồng ngực giúp việc trao đổi khí dễ dàng hơn, ít khí cặn tồn đọng bên trong đáy phổi hơn. Tập thở đúng cách còn chính là phương pháp giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp, nhất là khi thai phụ nhiễm siêu vi. Mẹ cần tập thở thường xuyên và đúng cách để giúp đưa oxy đến thai nhi tốt nhất Bên cạnh đó, việc tập hít thở cho bà bầu nếu làm đúng còn mang lại nhiều lợi ích khác: Tập thở đúng cách giúp thai phụ giảm thiểu các triệu chứng ốm nghén. Việc hít thở sâu cung cấp nhiều oxy hơn, giảm các hiện tượng đau khớp, đau cơ bắp khi mang thai. Tập thở hỗ trợ giảm sự lo lắng, stress khi mang thai. Đây vốn là những tâm lý khá phổ biến, nếu không được điều chỉnh có thể trở nên tiêu cực. Thai nhi càng phát triển, cơ thể mẹ cần cung cấp nhiều oxy hơn. Việc thở nông sẽ không đủ để đem lại lượng oxy dồi dào. Do đó, thai phụ cần tập luyện các bài tập thở để mẹ và con đều nhận đủ lượng oxy cần thiết. Hầu hết thai phụ đều cảm thấy sợ hãi và lo lắng về quá trình sinh nở. Tuy nhiên, việc tập hít thở trong lúc mang thai sẽ giúp thai phụ dễ dàng vượt qua được “trận chiến” này. Các bài tập hít thở cho bà bầu được chứng minh hỗ trợ thai phụ trong kiểm soát các cơn gò và cơn đau chuyển dạ được tốt hơn. Đặc biệt, các bài tập thở sẽ giúp thai phụ cảm nhận trọn vẹn quá trình “vượt cạn” đón con yêu chào đời. 5 bài tập thở cho bà bầu BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cùng ThS.BS Calvin Q Trịnh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện 1A, TP.HCM hướng dẫn cách thực hiện chuỗi bài tập thở cho bà bầu, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.  Chuỗi bài tập hít thở này được thiết kế gồm 5 bài tập, mỗi bài tập gồm 2 động tác. Các động tác đều tập trung vào việc tập hít thở như tập cách thở ra kéo dài, các kỹ thuật thở bụng, thở ngực, thở xen kẽ các nhịp ngắn, nhịp dài hoặc cách thở để mở lồng ngực. Các động tác đều nhẹ nhàng, dễ thực hiện, phù hợp với thai phụ.Thai phụ có thể thực hiện chuỗi bài tập này mỗi ngày từ 2 – 3 lần, lặp lại mỗi động tác 10 lần. Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, tất cả 5 bài tập thở này đều liên quan mật thiết với nhau, giúp đường thở được thông suốt, lồng ngực được nở tối đa để tiếp nhận oxy, giúp các cơ quan hô hấp có thể vận động một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Việc thai phụ tập hít thở thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tăng cường chức năng và sức bền đường hô hấp, cũng là cách mẹ bảo vệ bé trong quá trình mang thai. Một số lưu ý khi thực hiện bài tập Thai kỳ không phải là thời điểm phù hợp để tăng cường vận động, do đó thai phụ chỉ nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như chuỗi 5 bài tập thở được hướng dẫn. Giữ tinh thần thoải mái khi thực hiện bài tập, khi thấy mệt nên nghỉ ngơi. Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm và cường độ tập luyện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Ngưng tập luyện và đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu: Đau đầu, chóng mặt; Nhịp tim không đều, nhanh bất thường; Khó thở, hụt hơi; Co thắt tử cung; Chảy máu âm đạo; Thai ít cử động hơn so với bình thường. Với chuỗi bài tập thở cho mẹ bầu, hy vọng chị em đang mang thai có thêm nhiều kiến thức bổ ích, làm quen với cách tập thở khoa học để tăng cường sức bền cho đường hô hấp của mình, bảo vệ bản thân và con yêu trong mùa dịch!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/moi-thu-ban-can-biet-ve-benh-di-ung-vi
Mọi thứ bạn cần biết về bệnh dị ứng
Dị ứng là tình trạng mà cơ thể phản ứng quá mức với một chất gây dị ứng và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào tác nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh dị ứng. Để có thể hiểu chi tiết về cách chữa bệnh dị ứng, hãy tham khảo qua bài viết dưới đây. 1. Dị ứng là gì? Dị ứng là một tình trạng thường gặp, gây ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ (hay gọi là dị nguyên), những chất lạ này thường không gây hại cho cơ thể, nhưng cơ thể lại phản ứng một cách quá mức với nó. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng. Chúng có thể bao gồm một số loại như thực phẩm, thuốc, phấn hoa hoặc lông thú cưng...Bình thường hệ thống miễn dịch của chúng ta có nhiệm vụ là giữ cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh bằng cách phản ứng để chống lại các mầm bệnh có hại. Nó thực hiện điều này bằng cách tấn công bất cứ thứ gì mà nó cho là có thể khiến cơ thể bạn gặp nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch của chúng ta thường thích nghi với môi trường sống để có những phản ứng thích hợp, ví dụ như khi cơ thể bạn gặp phải một thứ gì đó giống như lông của vật nuôi, hệ miễn dịch sẽ nhận ra rằng vật này là vô hại. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh dị ứng thì hệ thống miễn dịch coi nó như một kẻ gây hại từ bên ngoài đe dọa cơ thể và tấn công, gây ra những triệu chứng dị ứng.Tùy thuộc vào chất gây dị ứng, phản ứng dị ứng có thể bao gồm viêm kết mạc mắt, hắt hơi hoặc một loạt các triệu chứng khác. 2. Các triệu chứng của dị ứng Các triệu chứng gặp phải do dị ứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh dị ứng.2.1 Các dấu hiệu dị ứng tùy thuộc vào tác nhân và mức độ dị ứngĐối với dị ứng thực phẩmDị ứng thực phẩm có thể gặp sau khi bạn ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây ra dị ứng với bản thân. Một số dấu hiệu có thể gặp bao gồm: Sưng tấy, phát ban trên da, buồn nôn, mệt mỏi... Có thể mất một thời gian để bạn có thể nhận ra được bạn bị dị ứng với thực phẩm, sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng thông thường phải ở lần thứ 2 trở đi mới có những biểu hiện dị ứng từ nhẹ tới nặng. Nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng sau bữa ăn và không biết tại sao thì bạn cần đến gặp chuyên gia y tế ngay lập tức để có thể biết nguyên nhân chính xác gây ra dị ứng và nên tránh nó ở những lần sau.Đối với dị ứng theo mùaCác triệu chứng bệnh dị ứng có thể xuất hiện vào một mùa nhất định, vì các tác nhân gây dị ứng chỉ xuất hiện vào mùa đó. Ví dụng như bệnh sốt cỏ khô, có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự như của cảm lạnh. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi và sưng mắt.Đối với dị ứng nghiêm trọngDị ứng nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ. Đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng của người bệnh có thể dẫn đến khó thở, sưng mặt, họng, choáng váng và mất ý thức. Nếu bạn gặp những triệu chứng này sau khi tiếp xúc với chất có thể gây ra dị ứng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.2.2 Một số biểu hiện bệnh liên quan tới dị ứngDị ứng trên daDị ứng da có thể là một triệu chứng của dị ứng. Chúng cũng có thể là kết quả của việc tiếp xúc với chất gây dị ứng. Dị ứng trên da có thể do bạn ăn phải hay uống phải một tác nhân nào đó có thể gây ra dị ứng. Còn viêm da tiếp xúc dị ứng là do bạn tiếp xúc trực tiếp vùng da đó với chất gây dị ứng như rửa tay bằng xà phòng, cồn...Các loại dị ứng da bao gồm:Phát ban trên da: Các vùng da bị kích ứng, đỏ hoặc sưng và có thể kèm theo đau, ngứa.Bệnh chàm: Hay còn gọi là viêm da cơ địa, triệu chứng là xuất hiện các mảng da bị viêm, có thể ngứa và gây ra chảy máu do gãi.Viêm da tiếp xúc: Các mảng da đỏ, ngứa xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.Hen suyễn hay hen phế quảnHen suyễn là một tình trạng viêm đường hô hấp và dẫn tới co thắt đường hô hấp phổ biến. Nó làm cho việc thở trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra thu hẹp đường dẫn khí trong phổi.Bệnh hen suyễn có liên quan mật thiết đến dị ứng. Đợt cấp hen phế quản có thể do sự phản ứng quá mức của niêm mạc đường hô hấp với tác nhân gây bệnh, từ đó có thể làm cho bệnh hen suyễn hiện tại trở nên tồi tệ hơn. Khi dị ứng và hen xảy ra cùng nhau được gọi là hen suyễn do dị ứng, hoặc hen suyễn dị ứng. Theo ước tính của Tổ chức Dị ứng và Hen suyễn Hoa Kỳ, hen suyễn do dị ứng có nguy cơ ảnh hưởng đến khoảng 60% số người bị hen suyễn ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, nhiều người bị dị ứng có thể cũng bị hen suyễn.Viêm mũi dị ứngKhi bị dị ứng, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi ngứa mũi và ho. Điều này, có thể do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.Đôi khi những dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là dị ứng có thể xuất hiện thêm các biểu hiện trên da, ngứa mắt...còn cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến đau nhức cơ thể, thậm chí là sốt.Một vấn đề có thể xảy ra khiến hai tình trạng này dễ xảy ra. Dị ứng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trong thời gian dài, khi hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng nó có thể khiến bạn có nhiều khả năng nhiễm virus, do đó tăng nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn.Sốt cỏ khôSốt cỏ khô có thể gây ra các triệu chứng bao gồm hắt hơi, ho dai dẳng. Đó là kết quả của việc cơ thể phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng. Không giống như ho trong bệnh viêm phế quản mãn tính, ho do sốt cỏ khô ( do dị ứng) chỉ là tạm thời. Bạn chỉ có thể gặp các triệu chứng của tình trạng dị ứng theo mùa này vào những thời điểm cụ thể trong một năm, đặc biệt là mùa xuân.Viêm phế quản do dị ứngVirus hoặc vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm phế quản, hoặc bệnh này cũng có thể là kết quả của tình trạng dị ứng. Trong đó, viêm phế quản cấp tính thường do tác nhân vi sinh, nhất là virus thường khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Còn viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài nhiều tháng, có thể lâu hơn và cũng hay tái phát, nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng thông thường. Một số chất dị ứng gây ra bệnh dị ứng bao gồm: Khói thuốc lá, tình trạng ô nhiễm không khí, bụi, phấn hoa, khói hóa chất. Không giống như bệnh dị ứng theo mùa, nhiều chất gây dị ứng có thể tồn tại trong các môi trường như nhà ở hoặc văn phòng. Điều đó có thể làm cho bệnh viêm phế quản mãn tính dai dẳng hơn và có nhiều khả năng tái phát hơn.Dị ứng và trẻ sơ sinhDị ứng da phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và nó đang có xu hướng ngày càng gia tăng so với trước đây. Tuy nhiên, bệnh dị ứng da thường sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn. Dị ứng đường hô hấp và tình trạng thức ăn lại thường trở nên phổ biến hơn khi trẻ lớn hơn.Dị ứng da thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm:Bệnh chàm: Đặc trưng bởi viêm da và ngứa dai dẳngViêm da tiếp xúc dị ứng: Loại dị ứng da này xuất hiện một cách nhanh chóng, thường ngay sau khi bé tiếp xúc với chất gây dị ứng Nổi mày đay: Là tình trạng xuất hiện các sẩn phù trên bề mặt da sau khi ăn hay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Chúng sẽ không đóng vảy và nứt nẻ, thường mất đi sau một thời gian, nhưng thường kèm theo ngứa dữ dội. 3. Nguyên nhân gây bệnh dị ứng Các nhà nghiên cứu không đưa ra nguyên nhân chính xác lý do tại sao hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng một cách quá mức khi một chất lạ bình thường là vô hại xâm nhập vào cơ thể. Dị ứng có liên quan tới yếu tố di truyền. Tuy nhiên, chỉ có di truyền tính nhạy cảm chung với phản ứng dị ứng, chứ không di truyền tác nhân cụ thể gây bệnh. Ví dụ, nếu mẹ bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, điều đó cũng không nhất thiết có nghĩa là bạn cũng sẽ bị dị ứng với động vật có vỏ, mà có thể dị ứng với thực vật khác.Mặc dù không rõ thực sự vì sao mà cơ thể bạn lại có phản ứng mạnh với tác nhân nào đó. Nhưng người ta nhận thấy một số loại chất gây dị ứng phổ biến bao gồm:Sản phẩm từ động vật: Bao gồm lông động vật, chất thải của mạt bụi và gián, thịt động vật.Thuốc: Hay gặp nhất là thuốc penicillin và sulfa, các thuốc khác cũng có thể gây bệnh dị ứng.Thực phẩm: Dị ứng với lúa mì, các loại hạt, sữa, động vật có vỏ và trứng là phổ biến hơn.Côn trùng đốt: Thường là nọc độc của côn trùng, bao gồm ong, ong bắp cày và muỗi.Các bào tử trong không khí của nấm mốc có thể gây ra phản ứng.Cây: Phấn hoa của cỏ dại và cây cối, nhựa từ thực vật như nhựa cây thường xuân độc và cây sồi độc, là những chất gây dị ứng do thực vật rất phổ biến.Các chất gây dị ứng khác ít phổ biến hơn: Cao su, thường được tìm thấy trong găng tay và bao cao su, các kim loại như niken cũng là những chất gây dị ứng phổ biến.Ngoài ra, các tác nhân khác cũng có thể gây dị ứng cho bạn. Vì vậy, hãy theo dõi để biết tác nhân nào có nguy cơ gây dị ứng. 4. Cách chẩn đoán bệnh dị ứng Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ tình trạng dị ứng, bác sĩ thường sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng của bạn, tiền sử tiếp xúc với các chất có nguy cơ dị ứng. Sau đó, để xác định cần tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm da để có thể xác nhận hoặc chẩn đoán các chất gây dị ứng mà bác sĩ nghi ngờ:Xét nghiệm máu dị ứngXét nghiệm máu được dùng để tìm sự hiện diện của các kháng thể gây dị ứng đặc hiệu được gọi là immunoglobulin E (IgE) đặc hiệu. Kháng thể IgE đặc hiệu dương tính chỉ ra rằng chúng ta mẫn cảm với dị nguyên đặc hiệu đó. Kết quả này cần sự phiên giải của bác sĩ chuyên khoa dị ứng để hướng dẫn người bệnh tránh đúng dị nguyên dị ứng. Test daĐây là xét nghiệm chuyên khoa do bác sĩ, kĩ thuật viên chuyên khoa dị ứng thực hiện. Test da với thuốc, thức ăn, dị nguyên hô hấp,...nghi ngờ dị ứng cần được tiến hành khi người bệnh không đang trong đợt dị ứng cấp tính và không sử dụng những thuốc chống dị ứng. 5. Phương pháp điều trị bệnh dị ứng Cách tốt nhất để không bị dị ứng là tránh dị nguyên gây dị ứng, tuy nhiên có những trường hợp không tránh được hoặc có nhu cầu bắt buộc sử dụng, chúng ta có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch để được tư vấn về phương pháp điều trị giải mẫn cảm.Khi có phản ứng dị ứng xảy ra. Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện dị ứng, chúng ta có thể sử dụng những thuốc sau: Điều trị dị ứng thường bao gồm các loại thuốc như thuốc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng bệnh dị ứng. Thuốc có thể không cần kê đơn, những loại thuốc khác có thể được sử dụng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị ứng, bao gồm các loại thuốc khác như:Thuốc kháng histamine như diphenhydramine ( Benadryl ), cetirizine (Zyrtec), loratadine ( Claritin ): Đây là thuốc điều trị cơ bản tình trạng dị ứng.Thuốc corticosteroid: Medrol, prednisolon...Được dùng khi tình trạng dị ứng nghiêm trọng hay không kiểm soát được bằng thuốc kháng histamin thông thường.Thuốc thông mũi (Afrin, Suphedrine PE, Sudafed). Dùng trong trường hợp dị ứng gây viêm mũi, ngạt mũi.Singulair: chỉ nên được kê đơn thuốc này nếu không có lựa chọn điều trị thích hợp nào khác. Đây là bởi vì nó làm tăng rủi ro gây thay đổi hành vi và tâm trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy nghĩ và có thể hành động tự sát.Liệu pháp miễn dịch: Nhiều người chọn liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh dị ứng. Điều này liên quan đến việc tiêm nhiều lần trong một vài năm để giúp cho cơ thể quen với tình trạng dị ứng của bạn. Liệu pháp miễn dịch nếu thành công có thể ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng quay trở lại.Điều trị trong trường hợp khẩn cấpNếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ sẽ đe dọa đến tính mạng, cần điều trị bằng việc tiêm epinephrine ( adrenaline) khẩn cấp. Thuốc tiêm giúp ngăn chặn sự co thắt đường thở. Một số phản ứng dị ứng là một trường hợp cấp cứu y tế, nên các loại thuốc điều trị tình trạng này thường được chuẩn bị sẵn và có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần thực hiện nhanh chóng và quan trọng cần phát hiện sớm.Các biện pháp tự nhiên điều trị bệnh dị ứngNhiều biện pháp tự nhiên và chất bổ sung được bán trên thị trường như một phương pháp điều trị và thậm chí là một cách để ngăn ngừa dị ứng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, bởi vì một số phương pháp điều trị tự nhiên có thể chứa các chất gây dị ứng và làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. 6. Một số biện pháp ngăn ngừa triệu chứng Không có cách nào để có thể ngăn ngừa bệnh dị ứng, vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện những cách để ngăn chặn các triệu chứng dị ứng xảy ra. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng là tránh các chất gây dị ứng như tránh ăn các loại thực phẩm khiến bạn dị ứng hay tiếp xúc các tác nhân khác.Làm sạch không khí trong nhà hay nơi làm việc, vì không khí có thể chứa tác nhân gây dị ứng. Để có thể biết chính xác tác nhân dị ứng bạn có thể thực hiện test da, từ đó tránh được chúng dễ hơn. 7. Các biến chứng của bệnh dị ứng Hầu hết các trường hợp dị ứng có biểu hiện nhẹ, tuy nhiên không hẳn như bạn nghĩ bệnh dị ứng chỉ gây ra cơn ngứa ngáy và hắt hơi...Một số tình trạng dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống:Sốc phản vệ: Gây ra đường thở đột ngột bị thu hẹp, tăng nhịp tim, sưng lưỡi và miệng...điều này gây nguy hiểm tới tính mạng.Ngứa ngáy khó chịu: Dị ứng trên da liên tục có thể gây ra ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ vì gây ra thâm, sẹo trên da.Viêm mũi xoang dị ứng có thể làm tăng nguy cơ gây viêm xoang mạn, viêm tai giữa ở trẻ em...Bệnh dị ứng thường phổ biến và đa số không gây nguy hiểm cho người mắc bệnh, nhưng nó có thể gây ra phản ứng nặng, đe dọa tính mạng. Cho nên, cần đề phòng việc sử dụng những chất nguy cơ cao gây dị ứng. Biện pháp chữa bệnh dị ứng tốt nhất đó là tránh xa tác nhân gây dị ứng và nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh để điều trị phù hợp nhất. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thay-tre-thu-dam-cha-me-can-lam-gi-vi
Thấy trẻ thủ dâm, cha mẹ cần làm gì?
Thấy trẻ thủ dâm, cha mẹ cần làm gì? Hiện nay nhiều bé chỉ mới biết đi nhưng lại rất tò mò về cơ quan sinh dục và có các hành vi tự kích thích. Bé trai có thể có hành vi kéo và co dương vật, trong khi các bé gái lấy tay chà xát lên bộ phận sinh dục. Nhiều cha mẹ cảm thấy bối rối và khó xử, thậm chí không biết làm thế nào khi con có những hành động này. 1. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có hành vi thủ dâm? Theo BS Loan hướng dẫn, nếu phát hiện những hành vi thủ dâm ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên:Thứ nhất: Bình tĩnh và dạy con rằng, thủ dâm là điều hoàn toàn bình thường. Cha mẹ cần dạy để trẻ hiểu việc thủ dâm là một hành động riêng tư.Thứ hai: Nếu trẻ thủ dâm ở nơi công cộng, hãy cố gắng đánh lạc hướng trẻ. Nếu không thể đánh lạc hướng trẻ, hãy hướng trẻ sang một bên để nhắc nhở về sự riêng tư và hành vi của trẻ sẽ gây ảnh hưởng đến người khác thế nào.Theo Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, đôi khi, việc trẻ thủ dâm thường xuyên sẽ gây ra vấn đề không tốt đối với sức khỏe của trẻ, là dấu hiệu của lạm dụng tình dục. Do đó, phụ huynh nên chú trọng giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm, ít nhất là với trẻ tiểu học và trẻ mầm non.Trong quá trình giáo dục giới tính cho con, cha mẹ cần nhấn mạnh với con rằng, không ai được phép chạm vào những bộ phận riêng tư trên cơ thể trừ trường hợp đi khám và bác sĩ phải có sự đồng ý của cha mẹ.Nếu lo lắng về hành vi và nhận thức của con về giới tính, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên đúng đắn. Nên đưa trẻ đi khám trong các trường hợp:Thủ dâm quá mức trong ngày.Thủ dâm nơi công cộng kể cả sau khi cha mẹ đã nhắc nhở.Thủ dâm xảy ra cùng với những triệu chứng khó khăn về hành vi hoặc cảm xúc như sự cách ly với xã hội, hung hăng, buồn rầu...Nói chuyện về tình dục hay hoạt động giới tính khác không thích hợp.Do nhận thức ở con còn khá non nớt, vì thế cha mẹ cần bình tĩnh khi nhận thấy con có những hành vi không đúng và quan trọng nhất là hãy dành nhiều thời gian để quan sát và phát triển cùng con.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-ho-du-doi-can-phai-lam-gi-vi
Trẻ ho dữ dội, cần phải làm gì?
Ho là phản xạ có lợi để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng. Tuy nhiên, không phải trẻ ho dữ dội, nặng tiếng là đang mắc bệnh nặng và ngược lại. Vì vậy cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. 1. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em Ho là một phản xạ của cơ thể để đường thở được thông thoáng, bảo vệ hệ hô hấp. Khi đường hô hấp có vấn đề và bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, khói thuốc, khói xe, bụi... thì phản xạ cơ thể sẽ ho để tống những virus, vi khuẩn đó ra ngoài.Trẻ có thể bị ho do nhiều nguyên nhân từ nhẹ đến nặng như: Nhiễm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn, ô nhiễm không khí...Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho rằng thói quen sinh hoạt của gia đình cũng ảnh hưởng đến mức độ của ho của trẻ. Thói quen ăn uống đồ lạnh, tắm nước lạnh, chạy nhảy lâu dưới mưa, nghịch nước... là những yếu tố kích thích, khởi phát dễ cho virus vào cơ thể gây bệnh. Nhưng đa phần các cơn ho do virus ở trẻ là lành tính, chỉ cần chăm sóc ở nhà.Nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao trẻ lại hay bị ho vào mùa lạnh nhiều? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp trên sẽ co lại, làm giảm lượng máu lưu thông cung cấp cho các khu vực này.Khi giảm cung cấp máu, sẽ giảm luôn cung cấp dưỡng chất và các tế bào để chống lại tác nhân gây bệnh trong máu. Ngoài ra, khi trời lạnh, nhiệt độ thấp tạo môi trường thuận lợi kích thích một số virus phát triển tốt. Thời tiết thay đổi cũng là điều kiện thuận lợi cho một số virus tồn tại lâu hơn, vì thế họng, mũi, dễ bị bệnh hơn.Nếu trẻ có hệ miễn dịch, sức đề kháng tốt, rửa tay xà phòng, sát khuẩn thường xuyên, che miệng khi ho và hắt hơi thì sẽ hạn chế được virus xâm nhập hơn. Phụ huynh chú ý nhắc nhở trẻ tạo những thói quen tốt để giữ gìn sức khỏe tốt hơn. 2. Những lưu ý khi trẻ bị ho 2.1. Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩKhi trẻ bị ho, nhiều bậc phụ huynh thường tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc nhỏ cho trẻ. Tuy nhiên nếu con dưới 4 tuổi, bố mẹ không nên tùy tiện cho uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều quan trọng là phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bé ho dữ dội để tìm các biện pháp khắc phục phù hợp.Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể mua thuốc tại nhà thuốc nhưng cần có sự hướng dẫn của dược sĩ tại quầy. Không được tự ý mua thuốc theo kinh nghiệm hay người thân mách vì trẻ em và người lớn có thể sẽ không sử dụng cùng loại thuốc hay liều lượng.2.2. Nên làm gì khi trẻ bị ho?Khi trẻ bị ho, nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, theo dõi thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho dữ dội kèm khó thở, thở gấp thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đối với những trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra cần bổ sung nhiều nước, vitamin C và điện giải cho bé.Việc tắm nước ấm cũng có thể làm giảm cơn ho của trẻ. Hơi nước ấm, nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Cha mẹ cần ngồi cùng bé khi tắm hơi và tránh để trẻ bị bỏng.Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng nước chanh ấm hấp mật ong để giảm cơn ho của trẻ. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm không tốt trong việc giảm triệu chứng như bạc hà; chocolate; đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích; đồ uống có ga,... Nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất là 1 giờ. Nếu trẻ bị ho nhiều, kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời.Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng. Đây là cách thức đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giúp trẻ tránh được những cơn ho và các bệnh lý khác liên quan đến hệ hô hấp. Không phải trẻ ho dữ dội, nặng tiếng là đang mắc bệnh nặng và ngược lại 3. Tại sao trẻ ho dữ dội về đêm? Trẻ em có hệ miễn dịch yếu kém hơn so với người lớn, lại chưa biết cách tự bảo vệ cơ thể nên rất dễ bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh lý về hô hấp. Trong đó, ho - đặc biệt là ho dữ dội về đêm là phổ biến nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho dữ dội về đêm, bao gồm:Nhiệt độ thấp, không khí khô: Nhiệt độ ban đêm luôn thấp hơn nhiệt độ ban ngày. Vào thời điểm giao mùa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có thể chênh nhau 10 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cộng với không khí khô vào ban đêm và nhiệt độ máy lạnh thấp sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh và ho về đêm nhiều.Ngủ không gối (kê) đầu: Ho thường đi kèm với nghẹt mũi, khó thở. Và tình trạng ho sẽ càng bị nghiêm trọng hơn nếu trẻ ngủ với tư thế đầu thấp. Bởi lúc này, chất nhầy và dịch từ trên mũi sẽ chảy xuống họng, gây kích ứng các cơn ho.Phòng ngủ không sạch sẽ: Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, tóc, lông thú nuôi,... Chăn, ga, gối, nệm, thú bông của bé bị ám bụi bẩn sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp của trẻ. Bởi các bé sẽ vô tình hít phải khi ngủ, không chỉ gây ra các cơn ho mà còn khiến bé bị hắt hơi, ngứa mũi, khó chịu.Viêm họng: Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Nếu bé bị viêm họng thì ban đêm, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, bé sẽ dễ bị ho và ho nhiều hơn so với ban ngày. Đi cùng với tình trạng này có thể là các triệu chứng sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,...Viêm xoang: Trẻ ho về đêm cũng có thể là do bị viêm xoang. Lúc này, lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang bị viêm nhiễm, phù nề, làm tăng tiết dịch nhầy. Ban đêm khi nằm ngủ, lượng dịch nhầy này sẽ chảy xuống họng, kích ứng niêm mạc họng. Tình trạng này sẽ khiến bé ho nhiều, thậm chí là ho dữ dội từng cơn.Bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính. Người mắc bệnh này thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của thời tiết hoặc các chất gây dị ứng. Nếu chẳng may tiếp xúc với một trong số những chất này, phế quản sẽ phù nề, co thắt, tăng tiết dịch nhầy. Người bệnh sẽ cảm thấy khò khè, khó thở, đau tức ngực, ho. Vì thế, nếu trẻ bị ho, đặc biệt ho nhiều ban đêm thì không loại trừ khả năng do bệnh hen suyễn.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Mặc dù được đánh giá là nguyên nhân phổ biến, thế nhưng ít ai biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản liên quan như thế nào đến tình trạng trẻ ho về đêm. Theo đó, nếu bé mắc bệnh này thì khi ngủ, luồng khí trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ mang theo axit dịch vị. Lượng axit này tác động đến hệ thần kinh đường khí quản, làm khí quản căng lên và kích thích phản xạ ho. 4. Làm gì khi trẻ ho nhiều về đêm? Trẻ ho về đêm sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng vì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi thấy bé ho nhiều vào ban đêm:Hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước ấm và vệ sinh mũi thường xuyên. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý ấm và nhỏ nhẹ nhàng vào mũi đều đặn mỗi sáng và mỗi tối trước khi đi ngủ. Với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể dùng nước muối dạng xịt và xịt trực tiếp vào mũi trẻ.Nếu dịch mũi của trẻ nhiều, cha mẹ có thể thực hiện rửa và hút mũi. Tuy nhiên, phải đảm bảo thực hiện thành thạo, đúng kỹ thuật. Thực tế cho thấy, việc làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng. Mũi và họng sẽ không bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Nhờ đó, trẻ dễ thở và dễ ngủ hơn vào ban đêm.Xoa dầu tràm và massage vào gan bàn chân, ngực, cổ, lưng để giữ ấm cơ thể trẻ, tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra có thể đi tất mỏng giúp giữ ấm bàn chân cho trẻ khi ngủ.Để nhiệt độ máy lạnh phù hợp (không dưới 25 độ C), có thể kết hợp với máy phun sương tạo độ ẩm không khí, giúp trẻ không bị khô mũi, họng.Vệ sinh phòng ngủ, định kỳ thay chăn, ga, gối, nệm cho giường của trẻ. Việc này rất quan trọng với những trẻ bị viêm xoang, hen suyễn, dễ dị ứng.Cho trẻ gối đầu bằng gối êm, mềm, đảm bảo phần đầu luôn cao hơn phần ngực ở mức phù hợp, tránh quá cao hoặc quá thấp. Tư thế này sẽ giúp trẻ dễ thở, đồng thời, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng.Với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến trẻ dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho. Nên cho trẻ ho dữ dội uống nhiều nước ấm và vệ sinh mũi thường xuyên 5. Hãy đưa trẻ đi khám nếu triệu chứng ho không giảm Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ ho về đêm vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đi khám:Ho nhiều, ho có đờm đặc, màu vàng lục và mùi hôi;Ho nhiều kèm sốt cao và đổ mồ hôi về chiều;Ho ra máu kèm co giật;Ho kèm theo nôn trớ;Ho kèm theo khó thở, tức ngực, tím tái;Cơn ho tăng dần, không kiểm soát được;Cơn ho kéo dài hơn 1 tuần, 10 ngày;Ho dữ dội xuất hiện một cách đột ngột;Ho kèm sốt cao;Ho khạc đàm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi;Ho kèm sụt cân, người gầy gộc, xanh xao;Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, khó nuốt, khó thở;Trẻ bị co giật;Trẻ thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường);Trẻ thở có tiếng rít;Trẻ thở rất yếu;Trẻ còn ho nhiều, không giảm sau 7 ngày chăm sóc;Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt cao.Nhìn chung, trẻ ho về đêm có nhiều nguyên nhân, để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên đưa bé đi khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
https://tamanhhospital.vn/ky-thuat-gay-te-mat-phang-co-dung-song-esp/
22/01/2023
Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP là gì? Ưu và nhược điểm
Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP là kỹ thuật giảm đau hiệu quả đước sử dụng trong các phẫu thuật mổ tim hở, nội soi lồng ngực, bệnh lý cắt phổi, phẫu thuật lõm ngực, ghép gan, ghép thận, cắt tử cung, cắt dạ dày, đại tràng… Những cuộc mổ kéo dài hơn 2 giờ đòi hỏi sử dụng nhiều dẫn xuất morphin để giảm đau trong và sau mổ. Mục lụcKỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP là gì?Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cân cơ dựng sống ESP để làm gì?Kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP có đau không?Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật ESPQuy trình thực hiện kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP1. Dụng cụ:2. Cách tiến hành gây tê mặt phẳng cơ dựng sống:3. Theo dõi, đánh giá4. Các biến chứng và cách xử trí:Đối tượng chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật1. Đối tượng chỉ định:2. Chống chỉ định:Lưu ý cần biết khi thực hiện gây tê mặt phẳng cân cơ dựng sống ESPThủ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thực hiện thành công khi:Bệnh nhân nên làm gì sau khi thực hiện kỹ thuật?Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP là gì? Gây tê mặt phẳng cân cơ dựng sống (ESP Block) là kỹ thuật gây tê vùng giảm đau được thực hiện hoàn toàn dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm đưa một liều lượng thuốc tê nhất định vào giữa khoang cân cơ dựng sống. Qua đó, thuốc tê sẽ thấm dần vào thân các rễ thần kinh và các hạch giao cảm cạnh sống và ức chế được các tín hiệu đau trước khi nó được dẫn truyền về hệ thần kinh trung ương qua sừng sau của tủy sống.(1) Hình 1: Khoang mặt phẳng cơ dựng sống và vị trí gây tê. Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cân cơ dựng sống ESP để làm gì? Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cân cơ dựng sống ESP dùng để giảm đau cấp tính trước, trong và sau mổ cho phẫu thuật tạng vùng ngực bụng. Do vị trí giải phẫu học của khối cơ dựng sống trải dài từ vùng chẩm đến mào chậu, khoang cơ dựng sống vì thế cũng kéo dài tương ứng. Tùy thuộc vào thần kinh chi phối các tạng bị phẫu thuật mà bác sĩ gây mê sẽ quyết định vị trí tiêm thích hợp để đạt được hiệu quả giảm đau mong muốn nhất. ESP được dùng phổ biến trong mổ tim hở, nội soi lồng ngực, bệnh lý cắt phổi, phẫu thuật lõm ngực, ghép gan, ghép thận, cắt tử cung, cắt dạ dày, đại tràng… Những cuộc mổ kéo dài hơn 2 giờ đòi hỏi sử dụng nhiều dẫn xuất morphin để giảm đau trong và sau mổ. Bên canh đó, ESP đang ở giai đoạn nghiên cứu để giảm đau mạn tính như đau thần kinh sau Zona, giảm đau cuối đời trong các ung thư vú, phổi, ung thư các tạng ổ bụng nhằm cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, một kết hợp điều trị với morphin để giảm liều, tránh các biến chứng hô hấp không mong muốn. Ngoài ra, hiện nay ESP được nghiên cứu để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật chỉnh hình của khớp vai nhằm giảm những biến chứng gây ra do tác dụng của morphin, giúp bệnh nhân nhanh chóng vận động sớm sau mổ. Kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP có đau không? Kỹ thuật này thực hiện dưới gây tê vùng (kết hợp giảm đau sau gây tê tủy sống để phẫu thuật khớp háng) hoặc dưới gây tê tại chỗ, gây mê toàn thân… nên không gây cảm giác đau khi thực hiện. Đặc biệt luôn thực hiện với hướng dẫn chính xác của siêu âm, bác sĩ gây mê sẽ đi kim chính xác hơn, tránh việc chọc kim mù như những kỹ thuật gây tê vùng khác. Do đó giảm số lần đi kim thất bại, nên ít gây đau hơn so với kỹ thuật tê ngoài màng cứng, tê cạnh sống không có hướng dẫn siêu âm. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật ESP Ưu điểm: giảm đau hiệu quả các cơn đau cấp tính trong và sau phẫu thuật, ít biến chứng. Đặc biệt khi dùng với catheter và bơm tiêm tự động được cài đặt, nó đem đến sự an toàn cho người bệnh. Tránh những sai sót thuốc do thiếu sự giám sát của nhân viên y tế, tránh những cơn đau do chậm trễ y lệnh bác sĩ vì thiếu nguồn nhân lực điều dưỡng. Đặc biệt nhất, ESP giảm liều morphin sau mổ một cách có ý nghĩa, góp phần giảm những biến chứng suy hô hấp, bí tiểu, nôn ói, ngứa, lệ thuộc chất gây nghiện… gây ra bởi nhóm thuốc này. Nhược điểm: cần có máy móc siêu âm, trang thiết bị vật tư tiêu hao, bác sĩ được huấn luyện, thực hiện trong môi trường vô khuẩn, phòng hồi tỉnh nên giá thành khá cao so với nhóm thuốc giảm đau morphin dùng đường tĩnh mạch. Vì thế, để tiết kiệm chi phí cho người bệnh, một số cơ sở y tế vẫn chưa thể áp dụng dù biết lợi ích lâu dài mà nó mang lại lớn hơn hẳn so với việc dùng trị liệu giảm đau theo phương pháp cổ truyền (morphin tĩnh mạch). Hình 2: Catheter ESP trên em bé trong phẫu thuật tim hở. Quy trình thực hiện kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP 1. Dụng cụ: Máy siêu âm GE với đầu dò Linear 12 Mhz. Bao đầu dò siêu âm vô khuẩn, gel siêu âm. 01 bộ catheter gây tê ngoài màng cứng dành cho người lớn hiệu BBraun. 01 bộ kit gây tê NMC gồm: 01 khay nhựa, kẹp nhựa, bông gòn, săng lổ vô khuẩn, gạc. Thuốc tê Ropivacaine 0,2%: 20 ml/ ống. Túi chứa thuốc tê, bơm tự động cài đặt sẵn chương trình IAB. Glucose 5%: 20 ml dung để test. Dây nối bơm tiêm điện, kim rút thuốc tê. Bút đánh dấu phẫu trường. 2. Cách tiến hành gây tê mặt phẳng cơ dựng sống: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên phải. Bác sỹ gây mê sẽ sử dụng đầu dò thẳng, tần số 11 Mhz đặt vào vị trí đốt sống và xác định mỏm ngang (tùy vào vùng tạng phẫu thuật có thần kinh chi phối như thế nào, bác sĩ sẽ quyết định vị trí mõm ngang để thực hiện đi kim gây tê ESP tại đốt sống tương ứng). Dùng bút lông đánh dấu vị trí mõm ngang. Vô khuẩn vùng thủ thuật bằng chlorhexidine 0.4%, sau đó trải khăn và kẹp cố định lỗ vô khuẩn, sát trùng lại bằng betadine. Bọc đầu dò vào bao vô trùng sau khi đã cho một lượng gel siêu âm vào bên trong, di chuyển đầu dò quanh vị trí đánh dấu trước đó tìm mặt phẳng cơ dựng sống. Sau khi xác định chính xác vị trí cần tiêm, đi kim vào khoang cơ dựng sống (ESM) với góc khoảng 45 độ. Tiêm tách nước để xác định khoang liên cân cơ giữa dây chằng liên mỏm ngang phía trước và cơ dựng sống phía sau để luồn catheter dưới hình ảnh siêu âm. Đầu kim luồn catheter cần được nhìn thấy dưới siêu âm ở vị trí mỏm ngang. Bác sỹ gây mê kiểm tra vị trí catheter bằng cách tiêm 0.5mL Dextrose 5% và nhìn độ lan thuốc giữa khoang liên cân cơ dưới siêu âm để đảm bảo không tiêm vào mạch máu. Dán nhãn màu vàng vào chạc nối Huer®-Lock để đánh dấu catheter gây tê vùng tránh trường hợp tiêm nhầm (màu vàng là màu quy chuẩn quốc tế dành cho đường truyền gây tê giảm đau vùng). 3. Theo dõi, đánh giá Sau khi tiêm Ropivacaine theo liều lượng cân nặng đúng theo protocol, cài đặt thông số bơm IAB đúng 48 -72 giờ hậu phẫu. Các chỉ số kiểm báo cần theo dõi: mạch, biến thiên huyết áp, điểm đau VAS mỗi 6 giờ ở trại bệnh, theo dõi trong 48-72 giờ hậu phẫu. 4. Các biến chứng và cách xử trí: Ngộ độc thuốc tê: xử trí theo phác đồ LAST. Thủng màng phổi, chọc nhầm mạch máu: tùy mức độ nặng nhẹ sẽ có phác đồ xử trí, theo dõi thích hợp. Nhiễm trùng vùng chích: rút bỏ catheter và kháng sinh điều trị thích hợp. Catheter di lệch, rút catheter khi di chuyển: rút bỏ catheter và chuyển sang giảm đau đa mô thức tĩnh mạch. Hình 3: Catheter ESP trên người lớn trong phẫu thuật tim hở. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật 1. Đối tượng chỉ định: ASA 1-3. Phẫu thuật: các tạng vùng lồng ngực như tim, phổi, thực quản, vú… đến các tạng vùng ổ bụng, nơi có vùng chi phối được của khoang mặt phẳng cân cơ dựng sống, các phẫu thuật thay khớp háng toàn phần một bên hoặc hai bên… 2. Chống chỉ định: Mổ cấp cứu. Huyết động không ổn định. Gù vẹo, dị tật, nhiễm trùng vùng làm thủ thuật. Dị ứng thuốc gây tê. Suy thận mạn giai đoạn 2,3. Béo phì BMI >35. Bệnh tâm thần. Suy gan, suy tim giai đoạn cuối ảnh hưởng huyết động. ASA 4. Lưu ý cần biết khi thực hiện gây tê mặt phẳng cân cơ dựng sống ESP Người bệnh cần được giải thích về thủ thuật giảm đau ESP và lợi ích, nguy cơ của nó mang lại, phải có đầy đủ phương tiện cấp cứu ngộ độc thuốc tê và các tai biến kỹ thuật như tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi… trước khi tiến hành thủ thuật đặt catheter ESP. Thủ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thực hiện thành công khi: Luồn được catheter vào mặt phẳng khoang cơ dựng sống dễ dàng. Khi hút ngược bơm tiêm trước khi cho liều bolus ropivacaine mà quan sát không thấy máu trong catheter, nghĩa là không có dấu chạm mạch. Khi mỗi bên thực hiện chỉ 1-2 lần đi kim. Quan sát rõ thấy khoang mặt phẳng cơ dựng sống trên siêu âm, test nước và tiêm thuốc nhẹ nhàng. Bệnh nhân không đau đớn hay có bất kỳ một tai biến nào được ghi nhận trong quá trình làm thủ thuật. Sau khi kết thúc thủ thuật, bệnh nhân ổn định về huyết động, hô hấp, không có dấu hiệu thần kinh, ngộ độc hay rối loạn nhịp. Người bệnh mất cảm giác nóng lạnh vùng ngực từ từ theo độ lan của thuốc tê sau khi tiêm. Bệnh nhân nên làm gì sau khi thực hiện kỹ thuật? Chế độ sinh hoạt hoặc chế độ dinh dưỡng: người bệnh nên được hướng dẫn vận động sớm sau mổ. Được hướng dẫn kỹ cách đánh giá mức độ đau chính xác để phối hợp với bác sĩ điều trị chỉnh liều thuốc tê sao cho đạt hiệu quả giảm đau tối ưu nhất với liều thuốc tê nhỏ nhất. Các kiêng cữ khác nếu có: vì vùng đặt catheter ESP ở phía lưng người bệnh nên cần có sự phối hợp thăm khám kiểm tra của bác sĩ và điều dưỡng, tránh những trường hợp sút, di lệch catheter, tránh việc vẩy nước, ẩm vào vùng băng dán catheter trong sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo catheter hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP là một nghiên cứu tiến bộ của y học trong mổ tim hở, giảm thối thiểu nhiều biến chứng. Người bệnh mổ tim hồi phục nhanh, ít đau. Hiện kỹ thuật đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
https://tamanhhospital.vn/cach-tay-not-ruoi/
11/10/2022
3 cách tẩy nốt ruồi tại cơ sở y tế và nhà: Lưu ý trước khi thực hiện
Nhiều người tự ý dùng cách tẩy nốt ruồitại nhà gây tình trạng sưng phù, mưng mủ, nhiễm trùng… vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa để lại sẹo xấu. Bạn nên tẩy nốt ruồi ở cơ sở y tế uy tín, bệnh viện có khoa Da liễu với bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn. Bởi qua quá trình khám, bác sĩ có thể phân biệt được nốt ruồi lành tính với ác tính (ung thư). Mục lụcNốt ruồi là gì?Có nên tẩy nốt ruồi không?Chẩn đoán nốt ruồi thông thường và nốt ruồi bệnh lýNốt ruồi nào có thể trở thành ung thư3 cách tẩy nốt ruồi tại cơ sở y tế1. Bắn tia laser2. Đốt điện3. Tiểu phẫuCách tẩy nốt ruồi tại nhà có an toàn?Các biện pháp thay thế việc xóa nốt ruồiCách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồiMột số câu hỏi thường gặp khi tẩy nốt ruồi1. Tẩy nốt ruồi có an toàn không?2. Sau khi tẩy nốt ruồi có mọc lại không?3. Tẩy nốt ruồi để lại sẹo không?4. Tẩy nốt ruồi để lại sẹo phải làm sao?5. Có nên tự tẩy nốt ruồi tại nhà không?Nốt ruồi là gì? Nốt ruồi là những vết đốm màu nâu, đen hoặc đỏ thường nổi trên bề mặt da, xuất hiện khi mới chào đời hoặc trong quá trình trưởng thành. Nốt ruồi do tế bào biểu bì và hắc tố tạo thành, có xu hướng sậm màu nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời hoặc do ảnh hưởng của nội tiết tố trong thai kỳ.(1) Nốt ruồi có thể phẳng, trơn láng, thô ráp tùy thuộc vào cấu tạo tế bào biểu bì. Một số nốt ruồi còn có lông. Mỗi người đều có từ 10 – 40 nốt ruồi trên cơ thể. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi. Ngoài ra, nốt ruồi nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có nên tẩy nốt ruồi không? Nốt ruồi là những vết đốm màu nâu, đen hoặc đỏ thường nổi trên bề mặt da, hầu hết lành tính. Ảnh: Shutterstock Hầu hết nốt ruồi lành tính và không thay đổi theo thời gian. Trường hợp nốt ruồi ác tính, cần phẫu thuật hoặc tiểu phẫu để tránh biến chứng, di căn. Với các nốt ruồi lành tính, không cần điều trị. Dù không tác động đến sức khỏe nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay những nốt ruồi to gây cọ sát với quần áo sẽ khó chịu, do đó, nhiều người tìm cách xóa nốt ruồi. Chẩn đoán nốt ruồi thông thường và nốt ruồi bệnh lý Bác sĩ da liễu chẩn đoán nốt ruồi bằng cách nhìn vào da và thực hiện soi da bằng máy hiện đại nhập từ Âu Mỹ. Bác sĩ có thể hỏi về tình trạng nốt ruồi, cụ thể: Lần đầu tiên bạn nhận thấy nốt ruồi này vào khi nào? Nốt ruồi có thay đổi về hình dạng, màu sắc không? Từng phẫu thuật/tiểu phẫu loại bỏ nốt ruồi khác chưa? Có khám trước khi phẫu thuật/tiểu phẫu hay không? Gia đình có người ung thư da hoặc các loại ung thư khác? Có từng bị cháy nắng, bong tróc hoặc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ tia cực tím? Nếu nghi ngờ nốt ruồi ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu tế bào, gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành nhìn mẫu mô dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu tìm thấy tế bào ung thư (kết quả ác tính), cần phẫu thuật hoặc tiểu phẫu nốt ruồi để tránh biến chứng, di căn. Khi thấy nốt ruồi bỗng dưng tăng kích thước, thay đổi màu sắc, bạn nên khám bác sĩ da liễu để kiểm tra, tầm soát. Nếu bạn có tiền sử ung thư da, bác sĩ da liễu sẽ khuyên bạn kiểm tra thường xuyên hơn. Nên tẩy nốt ruồi tại cơ sở y tế uy tín, bệnh viện có bác sĩ Da liễu tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Ảnh: Shutterstock Nốt ruồi nào có thể trở thành ung thư Do tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời, các tế bào hắc tố trong nốt ruồi có thể tiến triển thành tế bào ung thư. Vì thế cần chú ý kỹ đến các nốt ruồi ở những vùng cơ thể có phơi với ánh nắng như: mặt, cổ, da đầu (nếu không đội nón), lưng. Ngoài ra, các nốt ruồi ở các vị trí chịu sự va chạm thường xuyên như: da đầu (chải tóc chạm vào nốt ruồi); nốt ruồi ở dây áo ngực của phụ nữ, nốt ruồi ở thắt lưng quần… dễ bị trầy thường xuyên, kích thích sự tăng sinh tế bào và lâu ngày dẫn đến hình thành tế bào ung thư. Do đó, đối với nốt ruồi ở những vùng phơi bày với ánh nắng hoặc ở những vị trí thường xuyên bị va chạm, cần phải kiểm tra nốt ruồi thường xuyên, nếu thấy có những dấu hiệu lạ như: nốt ruồi to ra nhanh, chảy dịch, màu sắc không đều, bề mặt xù xì không trơn láng, hoặc nốt ruồi đang có lông bị rụng hết lông… cần đi gặp bác sĩ để loại trừ hoặc phát hiện sớm bệnh ung thư da. Lưu ý, người bệnh ung thư khả năng sống khi được phát hiện sớm và điều trị sớm. 3 cách tẩy nốt ruồi tại cơ sở y tế Tại cơ sở y tế, tẩy nốt ruồi thường được thực hiện theo quy trình đảm đảm an toàn với các phương pháp: 1. Bắn tia laser Phương pháp hiện đại nhất, an toàn, ít để lại sẹo và đang được ứng dụng rộng rãi. Theo đó, bác sĩ dùng máy laser chiếu vào nốt ruồi cần đốt. Tia laser sẽ loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp thượng bì bằng cơ chế làm “bốc hơi” mô nốt ruồi. Phương pháp này còn giúp tiêu diệt sắc tố nằm sâu dưới da. 2. Đốt điện Dòng điện phá hủy mô nốt ruồi nhưng cũng dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Hiện nay với công nghệ mới đốt điện bằng sóng RF hoặc bằng tia Plasma, có ưu điểm ít gây đau, giúp mau lành thương và ít để lại sẹo xấu. 3. Tiểu phẫu Thường dùng với nốt ruồi lớn, gồ ghề, sần sùi trên bề mặt da hoặc ăn sâu dưới da. Bác sĩ sẽ kiểm tra nốt ruồi có ác tính không. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước nốt ruồi và tình trạng lành hay ác tính mà bác sĩ sử dụng dao tiểu phẫu với thao tác vết rạch nông hoặc sâu. Sau đó, bác sĩ khéo léo khâu vết rạch không để lại sẹo xấu. Trường hợp nghi ngờ nốt ruồi có thể bị ung thư, bắt buộc phải làm tiểu phẩu để lấy trọn vẹn mô da có chứa nốt ruồi, đưa mẫu mô về phòng xét nghiệm để các bác sĩ giải phẫu bệnh tìm tế bào ung thư (không sử dụng laser hay đốt điện vì sẽ làm cháy mô, tế bào không còn nguyên vẹn nên không thể coi được dưới kính hiển vi). Cách tẩy nốt ruồi tại nhà có an toàn? Thay vì đến bệnh viện, nhiều người tự xóa nốt ruồi tại nhà bằng mẹo dân gian. Trong đó, tẩy nốt ruồi tại nhà với tỏi, mật ong, nước ép hành tây, giấm táo, … được ưa chuộng. Tuy nhiên, hiệu quả của mẹo dân gian thường vô thưởng vô phạt, nếu không thành công, nhiễm trùng, hình thành sẹo xấu và có thể kích hoạt tiến trình gây ung thư… người bệnh thường cho rằng do cơ địa. Một số còn truyền tai nhau sử dụng các axit trái cây, axit nhẹ để lột nốt ruồi. Nhưng các hóa chất này không tẩy hoàn toàn được nốt ruồi và còn có thể làm cho nốt ruồi biến thành tế bào ung thư. Mạng xã hội cũng quảng cáo các sản phẩm kem tẩy nốt ruồi với nội dung thổi phồng “không đau không chảy máu, bong tróc nốt ruồi, không để lại sẹo”. Trước khi dùng kem tẩy nốt ruồi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu để tránh “rước họa vào thân”.(2)  Các biện pháp thay thế việc xóa nốt ruồi Xóa nốt ruồi nếu không được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao, máy móc hiện đại, dễ để lại sẹo. Do đó, nhiều người không tẩy mà dùng kem che khuyết điểm. Tuy nhiên, trang điểm che nốt ruồi thường được áp dụng cho nốt ruồi nhỏ, ít nổi trên bề mặt da. Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi Dù tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào thì việc chăm sóc vết thương sau khi tẩy rất quan trọng. Bởi vùng da sau khi xóa nốt ruồi thường nhạy cảm, dễ tổn thương. Chỉ cần không cẩn thận, nốt nuồi có thể loang lỗ, nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là vị trí ở mặt. Hiện nay, với máy soi da thông minh, công nghệ laser, đốt điện hiện đại, nốt ruồi được loại bỏ ngay lập tức. Sau đó, bạn giữ ẩm bằng các loại băng hydrocolloid giúp sẹo bớt lõm. Khi dịch tiết từ vết thương thấm ướt băng, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch polyhexanide để rửa vết thương, rồi thay băng khác. Không nên dùng dung dịch oxy già hoặc chứa i-ốt vì chúng khiến vết thương lâu lành hơn. Khi vết thương lành, bạn bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ Da liễu. Khi vết thương tẩy nốt ruồi lành, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ Da liễu. Ảnh: Shutterstock. Để vết thương hồi phục tốt, bạn nên bảo vệ kỹ vết thương, tránh gãi, chà xát, nhất là trong giai đoạn lên da non gây ngứa, khó chịu. Khi ra ngoài, nên che chắn cẩn thận, tránh để lớp da non tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến sạm. Ngoài ra, bạn không nên dùng mỹ phẩm cho đến khi vết thương lành hẳn. Chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi. Theo dân gian, bạn nên kiêng thịt gà, rau muống, hải sản… để tránh sẹo lồi sau khi xóa nốt ruồi. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy các loại thức ăn trên ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sẹo hoặc gây ra sẹo lồi. Tuy nhiên, nếu cảm giác ngứa ngáy tăng lên sau khi ăn các thực phẩm trên, bạn nên hạn chế, thậm chí kiêng để dễ chịu hơn. Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy nốt ruồi 1. Tẩy nốt ruồi có an toàn không? Tẩy nốt ruồi có an toàn hay không đều tùy thuộc vào bạn tẩy nốt ruồi tại nhà hay cơ sở y tế. Nếu xóa nốt ruồi tại bệnh viện có bác sĩ Da liễu giỏi, công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo an toàn. Nếu tự ý tẩy nốt ruồi tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc tại các cơ sở thẩm mỹ không có chuyên môn, dễ gặp phải biến chứng viêm loét, sưng tấy, mưng mủ, sẹo lõm… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 2. Sau khi tẩy nốt ruồi có mọc lại không? Nốt ruồi hoàn toàn có thể mọc lại nếu bạn tẩy tại nơi không uy tín, cơ sở thẩm mỹ “chui”. Ngoài ra, khi tẩy tại nhà, nguy cơ nốt ruồi cũng xuất hiện trở lại rất cao. Trong khi đó, nếu xóa tại bệnh viện với bác sĩ Da liễu có tay nghề cao, chuyên môn giỏi và máy móc hiện đại, nốt ruồi hiếm khi quay trở lại. 3. Tẩy nốt ruồi để lại sẹo không? Tẩy nốt ruồi có để lại sẹo hay không đều tùy thuộc vào bạn tẩy nốt ruồi tại nhà hay cơ sở y tế và cách chăm sóc. Bạn nên xóa nốt ruồi tại bệnh viện có bác sĩ Da liễu giỏi và chăm sóc vết thương đúng cách để không bị sẹo xấu. 4. Tẩy nốt ruồi để lại sẹo phải làm sao? Nếu tự tẩy nốt ruồi tại nhà hoặc tẩy tại bệnh viện nhưng do chăm sóc vết thương không tốt dẫn đến sẹo xấu, bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu để được tư vấn cách chữa trị sẹo. Tuyệt đối không được tự ý dùng dao hay vật sắt nhọn tác động vào sẹo hoặc các loại thuốc dân gian, mỹ phẩm trên thị trường bôi vào. 5. Có nên tự tẩy nốt ruồi tại nhà không? Các phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà được mô tả trên các trang mạng xã hội có vẻ dễ dàng và tiện lợi. Nhưng nhiều người lại chọn cách xóa nốt ruồi tại nhà vì không muốn đến bệnh viện đông đúc. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các phương pháp điều trị tẩy nốt ruồi tại nhà có hiệu quả, đồng thời chúng lại gây nguy hiểm. Hơn nữa, một số nốt ruồi có kích thước lớn, chân ăn sâu vào bên trong lớp biểu bì. Các phương pháp tẩy tại nhà không làm nốt ruồi bong tróc chân hoàn toàn nên dễ mọc lại. Nếu dùng vật sắc nhọn (dao, kéo, kim…) đâm vào nốt ruồi, có nguy cơ tổn thương đến các dây thần kinh, dẫn đến nguy kịch tính mạng. Một rủi ro khác khi tự tẩy nốt ruồi là bạn không thể biết liệu nốt ruồi có phải ung thư hay không. Một nốt ruồi có thể là u ác tính. Nếu vô tình xóa nốt ruồi ác tính tại nhà, nó có thể biến chứng khắp cơ thể và đe dọa tính mạng. Cách tẩy nốt ruồi an toàn, không để lại sẹo luôn là lựa chọn hàng đầu của chị em. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với ưu thế thiết kế rộng rãi, đảm bảo sự riêng tư, bác sĩ khoa Da liễu tay nghề cao, kiến thức chuyên sâu, khám và điều trị hiệu quả các vấn đề về da. Khi có nốt ruồi, thay vì tự ý xóa, bạn nên đến khám với bác sĩ khoa Da liễu để được kiểm tra, tư vấn cách tẩy an toàn, hiệu quả nhất.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/canh-bao-nguy-co-ung-thu-vu-tu-thuoc-tranh-thai-20170630074425443.htm
20170630
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ thuốc tránh thai
Mục tiêu của nghiên cứu là để kiểm tra xem các phiên bản tổng hợp có làm tăng hay giảm sự tiếp xúc hoóc môn so với những gì phụ nữ nhận được từ chính buồng trứng của họ. Nhóm các nhà khoa học ĐH Michigan đã phân tích dữ liệu của 12 nghiên cứu trước đó (đã đo lượng estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt của những phụ nữ không uống thuốc tránh thai). Sau đó, nhóm nghiên cứu do nhà sinh học tiến hóa Beverly Strassmann GS Strassmann làm trưởng nhóm, đã so sánh mức độ estrogen và progesterone ở những phụ nữ này với tổng số hoóc môn tổng hợp progestin và estradiol ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai thông thường (loại 28 viên). Hàm lượng hoóc môn được lấy từ nhãn của các loại thuốc tránh thai. Phân tích 7 loại thuốc tránh thai thông thường, họ nhận thấy 4 loại đã làm tăng mức progestin - một dạng progesterone - 1 hoóc môn steroid được tiết ra chủ yếu từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, giúp cho trứng làm tổ và rất cần thiết để duy trì thai sản. Một loại thuốc tránh thai thì kích hoạt sự tiếp xúc với ethinyl estradiol, một estrogen tổng hợp có liên quan mật thiết với ung thư vú, tới 40%. GS Strassmann, cho biết: nghiên cứu này không nhằm khuyến khích phụ nữ từ bỏ việc dùng thuốc tránh thai, một cách tránh thai hiệu quả và kèm theo những lợi ích y học khác, mà phát hiện này là động lực để cải tiến thuốc tránh thai sao cho hạn chế thấp nhất nguy cơ gây ung thư vú. “Những bước tiến trong lĩnh vực thuốc này chưa đủ trong khi có hàng triệu người uống những loại thuốc này mỗi ngày. Ngành công nghiệp dược có lẽ chưa nên vội “nghỉ ngơi””, GS Strassmann nhấn mạnh. Đã có những bằng chứng cho thấy một giai đoạn dài có lượng hoóc môn estrogen tăng cao, như giai đoạn thai kỳ hay ở phụ nữ béo phì, có thể khiến các tế bào bất thường tăng trưởng. Các loại thuốc tránh thai Cơ chế chung: Progesterone và estrogen đều do buồng trứng sản xuất và nồng độ của chúng thay đổi tự nhiên theo chu kỳ kinh nguyệt. Và các loại thuốc tránh thai sẽ “thay thế” các hoóc môn tự nhiên này bằng các phiên bản tổng hợp. 1. Thuốc tránh thai kết hợp Thuốc tránh thai kết hợp có chứa 2 loại hoóc môn: estrogen và progestin. Chúng tránh thai theo 3 cách. Các viên thuốc khác nhau sẽ có lượng 2 hoóc môn trên khác nhau trong suốt chu kỳ. 2. Thuốc tránh thai mini-pill Mini-pill là thuốc tránh thai chỉ có progestin. Chúng ngừa thai bằng cách làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung và làm mỏng niêm mạc cổ tử cung. Thuốc dành cho phụ nữ nhạy với estrogen. Tỉ lệ thất bại của 2 thuốc này tương đương nhau - 10%. Nhân Hà
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-benh-u-nang-buong-trung-bang-thuoc-gi-vi
Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng thuốc gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên môn Phạm Thị Yến - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. U nang buồng trứng là một bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản của phụ nữ. Tuy là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh nở. Vậy khi mắc u nang buồng trứng uống thuốc gì? 1. Bệnh u nang buồng trứng là gì? Buồng trứng là cơ quan quan trọng trong hệ sinh sản của nữ giới, gồm hai buồng trứng nằm trong khung chậu, ở hai bên tử cung. Buồng trứng là nơi sản xuất các hormon sinh dục nữ, quy định sự phát triển đặc thù về hình thể, tính cách nữ giới, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và quá trình sinh nở.U nang buồng trứng là khối u lành tính hình thành và phát triển tại buồng trứng. Khối u có thể có kích thước từ 2-3 mm đến 40-50mm, có thể lỏng, rắn hoặc dạng bã đậu, bên ngoài có vỏ nang bao bọc.U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở phụ nữ bất kỳ độ tuổi nào nhưng hay gặp nhất trong độ tuổi sinh sản. Thông thường các khối u có thể tự mất mà không cần điều trị hoặc cũng có những khối u không gây triệu chứng gì cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khối u phát triển ngày càng lớn, gây nhiều biến chứng như đau bụng, chảy máu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cần điều trị. 2. Nguyên nhân bệnh u nang buồng trứng Một số nguyên nhân thường gặp gây u nang buồng trứng:Bệnh lý lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng cũng có thể sinh các mô gắn ở buồng trứng tạo thành u nang.Các bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm trùng vùng chậu có thể tăng nguy cơ hình thành u nang.Các rối loạn nội tiết như tăng sản xuất androgen trong giai đoạn dậy thì, thai kỳ, hay các thuốc tăng nội tiết làm tăng khả năng hình thành u nang. Trong giai đoạn mang thai, với sự gia tăng lượng estrogen các khối u có thể phát triển suốt quá trình mang thai.Căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh kéo dài cũng ảnh hưởng đến khả năng điều hòa nội tiết của buồng trứng làm tăng sản sinh các khối u nang.Hút thuốc lá, nhiễm bức xạ, môi trường sống ô nhiễm, thiếu các vitamin A, C, E,...Lạm dụng các loại hormon sinh dục nữ, thực phẩm chức năng nội tiết để làm đẹp, giảm cân,...Do di truyền (chiếm tỷ lệ khoảng 20%).Một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh u nang buồng trứng như:Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài gây tăng lượng hormone ở buồng trứng.Chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm từ trứng, thịt, sữa, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, béo ngọt...; ăn ít rau xanh, thiếu chất xơ và vitamin,...Bệnh nhân thừa cân, béo phì.Môi trường làm việc căng thẳng, stress kéo dài, làm việc quá sức, thiếu ngủ. 3. Biến chứng của u nang buồng trứng Mặc dù bệnh lý u nang buồng trứng thường là lành tính, tuy nhiên một số trường hợp khối u quá lớn, hoặc khối u ở những vị trí nguy hiểm có thể gây ra một số biến chứng cho cơ thể như:Xoắn cuống đối với những u nang có cuống, gây đau bụng dữ dội, có thể ngất choáng do đau.Vỡ khối u gây xuất huyết trong ổ bụng, nhiễm trùng, viêm phúc mạc. Mất máu ồ ạt do vỡ đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.Chèn ép các cơ quan lân cận như ruột gây rối loạn tiêu hóa, chèn ép đường tiết niệu - bàng quang gây tiểu khó, tiết buốt, nhiễm trùng tiết niệu.Khối u hóa ác tính thành tế bào ung thư (tỷ lệ rất thấp). 4. Điều trị u nang buồng trứng U nang buồng trứng có kích thước nhỏ thường có thể điều trị bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt.... Tuy nhiên đối với các khối u có kích thước lớn hơn (trên 40mm), gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên điều trị bằng các thuốc đặc trị u nang buồng trứng hoặc các phương pháp ngoại khoa:4.1. Điều trị nội khoaThuốc ngừa thai phối hợp: Thuốc tránh thai có nồng độ hormone estrogen và progesterone cao, có tác dụng nhanh chóng trong giảm kích thước khối u, có thể dùng trước khi phẫu thuật bóc tách u hoặc dùng điều trị trong thời gian ngắn. Thuốc không được dùng kéo dài do nguy cơ tái phát và tăng kích thước u.Thuốc Progesteron tổng hợp.Chất đồng vận GnRH.4.2. Điều trị ngoại khoaNếu các phương pháp thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc điều trị u nang thất bại, kích thước khối u tăng nhanh liên tục thì nên phẫu thuật cắt bỏ khối u.Nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định cắt bỏ luôn buồng trứng nếu kích thước khối u lớn và khả năng tái phát u cao.4.3. Chữa u nang buồng trứng bằng sản phẩm thảo dược chứa trinh nữ hoàng cungNgoài ra, một số vị thuốc y học cổ truyền cũng có hiệu quả cao trong điều trị u nang buồng trứng:Trinh nữ hoàng cung: là cây thuốc nam đặc trị các bệnh lý phụ khoa; tác dụng làm giảm kích thước khối u, kháng khuẩn.Hoàng cầm: Có tác dụng chống oxy hóa và khử các gốc tự do giúp bảo vệ tế bào.Hoàng kỳ: Có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể, hỗ trợ điều trị cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn khả năng u nang chuyển biến thành ung thư, tăng cường sự thích nghi và sức dẻo dai cho cơ thể.Nghệ vàng (Khương hoàng): Ngoài chống lão hóa, làm đẹp và là nguyên liệu trong thức ăn hàng ngày, nghệ còn giúp giảm sự phát triển của khối u. Đây là vị thuốc cho hiệu quả cao trong điều trị u nang buồng trứng.Một số bài thuốc dân gian khác như giấm táo xay nhuyễn cùng củ cải pha chút nước ấm uống; mật ong nha đam đặt sâu vào âm đạo;...Hiện nay, những loại thảo dược quý như: trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hoàng kỳ và khương hoàng đều đã được nghiên cứu và đánh giá rất cao về tác dụng giúp giải quyết nguyên nhân sâu xa gây u xơ tử cung, u nang buồng trứng.Khi dùng các loại thảo dược trên sẽ có tác dụng phòng ngừa và giảm kích thước khối u nang buồng trứng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, đau tức bụng, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rối loạn nội tiết ở những trường hợp bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng khá tốt. Đặc biệt, sản phẩm đã được chứng minh nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện đầu ngành giúp hỗ trợ giảm kích thước khối u, giảm đau bụng và rong kinh an toàn, hiệu quả. Vì thế, chị em có thể tham khảo và áp dụng để tình trạng bệnh lý được cải thiện theo chiều hướng tốt nhất.Như vậy, u nang buồng trứng là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài các phương pháp điều trị thuốc nội khoa hay phẫu thuật bóc tách u thì các bài thuốc y học cổ truyền cũng cho hiệu quả điều trị cao mà không xảy ra các tai biến hay tác dụng phụ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NGA PHỤ KHANGDùng cho người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứngHỗ trợ giảm sự tiến triển của u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u xơ tiền liệt tuyến lành tínhHiệu quả của Nga Phụ Khang với bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng đã được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013.Kết quả nghiên cứu cho thấy:78,1% người dùng giảm kích thước u xơ tử cung;87,5% trường hợp giảm triệu chứng rong kinh, đau tức bụng do khối u.Sản phẩm không gây tác dụng phụ, an toàn với người dùng.Thành phần: Cao Trinh nữ hoàng cung, cao Hoàng kỳ, cao Hoàng cầm, Khương hoàngĐối tượng sử dụng: Phụ nữ bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung, nam giới bị u phì đại tiền liệt tuyến lành tính.Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY(XNQC: 02511/2019/ATTP-XNQC)*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://tamanhhospital.vn/uong-gi-de-chong-dot-quy/
09/11/2023
Uống gì để chống đột quỵ? 6 thức uống giúp phòng ngừa hiệu quả
Không có loại thuốc hay thức uống nào có thể giúp phòng tránh đột quỵ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn thắc mắc uống gì để chống đột quỵ hay uống gì ngừa đột quỵ thì có thể tham khảo một số thức uống có thể giúp hỗ trợ phòng tránh căn bệnh này dưới đây. Đột quỵ là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi đó, các tế bào não sẽ nhanh chóng chết hàng loạt do không được cung cấp máu chứa dinh dưỡng và oxy. Đột quỵ càng để lâu thì càng nguy hiểm tính mạnh. Do đó, người bệnh cần được cần cứu kịp thời. Có nhiều cách giúp hạn chế, ngăn ngừa bệnh đột quỵ. Dinh dưỡng khoa học là một cách hiệu quả. Vậy, bạn có thể ăn uống gì ngừa đột quỵ hay uống gì để chống đột quỵ? Cần lưu ý, các gợi ý này chỉ là giải pháp giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh. Mục lụcUống gì để chống đột quỵ?1. Nước lọc2. Nước ép trái cây3. Nước ép rau củ4. Trà xanh5. Cà phê6. Thức uống giàu canxiPhòng ngừa đột quỵ không nên uống gì?Nguyên tắc chung khi chọn thức uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵUống gì để chống đột quỵ? Khoảng 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được. Theo đó, dinh dưỡng khoa học góp phần ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Mỗi ngày, chúng ta được khuyến khích uống khoảng 2 lít nước nhưng liệu bạn đã biết đâu là những loại đồ uống tốt, có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ? (1) 1. Nước lọc Nước lọc là một chất lỏng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nước lọc không chứa calo, carbs, đường, caffeine… Uống đủ nước có thể giúp làm giảm huyết áp, lưu thông máu tốt và ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông. Do đó, uống đủ nước lọc có thể là một gợi ý tốt cho câu hỏi uống gì ngừa đột quỵ mà bạn nên tham khảo. Mỗi người nên uống 1.8 – 2.2 lít nước mỗi ngày tùy theo cân nặng và mức độ hoạt động, tập luyện. Nếu bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời nắng, đổ nhiều mồ hôi, dễ bị mất nước… thì nên tăng cường uống nước lọc để đảm bảo luôn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Uống gì để chống đột quỵ là vấn đề được nhiều người quan tâm 2. Nước ép trái cây Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Các chất dinh dưỡng này có thể giúp bảo vệ não và mạch máu khỏe mạnh, hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, bạn nên chọn uống các loại nước ép trái cây tươi không đường để tránh nạp quá nhiều đường vào cơ thể. (2) 3. Nước ép rau củ Ngoài nước ép trái cây, bạn có thể uống gì để chống đột quỵ, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh? Nước ép rau củ là một gợi ý. Đây là loại nước ép giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Bạn có thể uống nước ép cần tây, nước ép dưa chuột, nước ép cải xoăn… (3) Nên uống nhiều nước ép trái cây, rau củ quả nếu bạn thắc mắc uống gì ngừa đột quỵ 4. Trà xanh Uống gì để chống đột quỵ? Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ não khỏi tổn thương do gốc tự do. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy uống trà xanh có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não. Trà xanh có chứa một hợp chất catechins giúp chống oxy hóa, chống viêm và chống đông máu. 5. Cà phê Uống một lượng cà phê vừa đủ mỗi ngày có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe não bộ, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ não. Cà phê có chứa acid chlorogenic giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – yếu tố dẫn đến đột quỵ. Nếu bạn đang thắc mắc uống gì để chống đột quỵ thì có thể thử uống một cốc cà phê đen không đường vào mỗi sáng. Lưu ý, không nên uống cà phê vào buổi chiều tối để tránh nguy cơ bị mất ngủ. Mất ngủ có thể gây mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. 6. Thức uống giàu canxi Các loại thức uống giàu canxi cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể, phòng chống đột quỵ. Bạn có thể chọn uống sữa và các chế phẩm từ sữa với lượng vừa đủ theo tư vấn của bác sĩ để bổ sung canxi tốt cho cơ thể. Xem thêm: Ăn gì phòng ngừa đột quỵ? Top 13 thực phẩm không nên bỏ qua. Phòng ngừa đột quỵ không nên uống gì? Bên cạnh những loại đồ uống giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ, bạn cần tránh hoặc hạn chế dùng những thức uống không tốt cho sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. (4) Rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nam giới không nên uống quá hai đơn vị rượu mỗi ngày và phụ nữ không nên uống quá một đơn vị rượu mỗi ngày. Một đơn vị rượu tương đương với 330 ml bia, 150 ml rượu vang, 40 ml rượu mạnh. Nước ngọt có đường: Nước ngọt có đường có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Béo phì có thể làm tăng huyết áp, cholesterol và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đây đều là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Nước ép trái cây đóng hộp: Nước ép trái cây đóng hộp thường chứa nhiều đường bổ sung, có thể làm tăng nguy cơ béo phì và đột quỵ. Caffeine: Dùng trà hay cà phê vừa đủ có thể hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ, tuy nhiên, lạm dụng caffeine có trong chúng có thể gây tác dụng ngược lại. Mỗi người chỉ nên uống caffein ở một mức độ vừa phải (khoảng 400 mg caffeine mỗi ngày). Một tách cà phê chứa khoảng 95 mg caffeine, một tách trà chứa khoảng 47 mg caffeine và một lon nước tăng lực chứa khoảng 160 mg caffeine. Nên hạn chế rượu, bia và các loại thức uống có cồn nếu bạn thắc mắc uống gì để chống đột quỵ Nguyên tắc chung khi chọn thức uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ Dưới đây là một số nguyên tắc chung khi chọn thức uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ mà bạn cần lưu ý: Nên chọn thức uống có lợi cho sức khỏe: Các loại thức uống có lợi cho sức khỏe bao gồm nước lọc, trà xanh, nước ép trái cây, rau củ, sữa và các sản phẩm từ sữa, cà phê (một lượng vừa phải). Tránh các loại thức uống có hại cho sức khỏe: Các loại thức uống có hại cho sức khỏe bao gồm rượu bia, nước ngọt có đường, nước ép trái cây đóng hộp… Hạn chế hoặc tránh uống quá nhiều thức uống có chứa caffeine: Caffeine có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nên ưu tiên chọn các loại thức uống tốt cho sức khỏe để hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng nên ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao, duy trì cân nặng ổn định (giảm cân nếu béo phì), tầm soát sức khỏe định kỳ… để có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ. Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ là một giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh. Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp 4 gói tầm soát đột quỵ toàn diện, hiệu quả. Bệnh viện sở hữu các máy móc hiện đại như hệ thống chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 – 3 Tesla, hệ thống chụp CT 768 lát cắt, máy chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA hiện đại, máy chụp X-quang treo trần kỹ thuật số thế hệ mới, hệ thống máy đo điện tim cao cấp, máy siêu âm tổng quát cao cấp, hệ thống các máy xét nghiệm chuyên sâu, khảo sát gen… Tất cả giúp tầm soát, phát hiện từ sớm những bất thường nhỏ nhất có thể gây đột quỵ. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc uống gì để chống đột quỵ hay uống gì ngừa đột quỵ. Lưu ý, các loại thức uống được gợi ý trong bài chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa bệnh, trong đó có bệnh đột quỵ, chứ không giúp ngăn chặn bệnh hoàn toàn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-boi-de-giam-can-va-dot-chay-chat-beo-vi
Cách bơi để giảm cân và đốt cháy chất béo
Bơi lội giảm cân là phương pháp an toàn và hiệu quả. Sự tác động của nước cùng với vận động thân thể giúp hệ cơ trở nên săn chắc, máu được tuần hoàn, đặc biệt mỡ thừa được tiêu hao tối đa. Nếu bơi liên tục trong 1 tiếng có thể đốt cháy được 400-500 calo. Vì vậy, bơi thường xuyên cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm cân và đốt cháy chất béo rất tốt. 1. Bơi và một số kiểu bơi phổ biến hiện nay Bơi lội là một trong các hình thức vận động toàn bộ thân thể dưới nước và là một trong những phương pháp giảm cân, tăng chiều cao lý tưởng. Do nước có độ đậm đặc gấp 800 lần so với không khí, nên mỗi khi bạn đá, kéo hoặc đẩy nước sẽ tốn rất nhiều năng lượng và tăng cường trao đổi chất nhiều hơn giúp giảm mỡ toàn diện. Sử dụng kỹ thuật bơi chuẩn, người bơi có thể giữ thăng bằng và nổi trên mặt nước mà không bị chìm xuống nước do tác dụng của trọng lực, tay và chân kết hợp nhịp nhàng để đẩy người tiến về phía trước.Hiện nay, có nhiều kiểu bơi khác nhau, tùy thuộc vào mục đích tìm đến bơi lội mà mỗi người lựa chọn kiểu bơi phù hợp. Một số kiểu bơi phổ biến nhất hiện nay như:Bơi tự do có tên khác là bơi sải, bơi trườn sấp, là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi hiện nay. Mỗi người khi bơi kiểu này sẽ bơi theo ý mình mà không cần tuân thủ quy tắc nào cả. Để đánh giá kiểu bơi này dùng yếu tố duy nhất chính là tốc độ và thời gian;Bơi ếch là một kiểu bơi giống như ếch nhảy trong nước;Bơi chó được coi là kiểu bơi đơn giản và dễ thực hiện nhất;Bơi ngửa là cách bơi độc đáo với tư thế mặt không tiếp giáp với nước như những cách bơi khác;Bơi bướm tên gọi khác là cách bơi cá heo;Bơi lượn sóng. 2. Bơi lội có giảm cân không? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bơi lội giảm cân cực kỳ hiệu quả, thậm chí chúng còn giúp tiêu hao lượng calo nhiều hơn cả đi bộ hoặc chạy bộ. Bơi lội là một môn thể thao giúp cho người tập đốt cháy calo tổng thể.Tuy nhiên, số lượng calo bạn đốt cháy bằng cách bơi lội còn phụ thuộc vào cường độ thực hiện bài tập mỗi ngày.Tốc độ bơi bình thường khoảng 50 thước một phút sẽ đốt cháy khoảng 625 calo mỗi giờ. Tốc độ bơi của vận động viên chuyên nghiệp khoảng 75 thước trong một phút sẽ đốt cháy hơn 750 calo một giờ. Để giảm 1 kilogam, cần đốt cháy khoảng 7000 calo. Vì vậy, nếu bạn bơi trong 1 giờ, 6 lần một tuần sẽ giảm được 1 kilogam trong 2 tuần với điều kiện giữ nguyên chế độ ăn uống hiện tại.Bất kỳ loại hoạt động nào cũng tốt hơn là chỉ ngồi một chỗ. Nếu trước đây ít vận động, thì chỉ cần 20 đến 30 phút bơi lội cũng có thể đốt cháy lượng calo đáng kể. Bơi lội giảm cân là phương pháp an toàn và hiệu quả 3. Bơi lội có giúp giảm mỡ bụng? Bơi lội đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, hệ xương khớp và thu gọn vóc dáng, đặc biệt là giảm mỡ thừa vùng bụng. Dưới sự tác động trực tiếp trong nước kết hợp vận động toàn thân giúp đốt cháy calo và giải phóng năng lượng nhanh chóng. Bơi lội làm đốt cháy nhiều calo hơn so với đi bộ nhanh hoặc chạy bộ. Với hình thức bơi tự do thì mỗi người có thể tiêu hao 300 calo trong vòng 30 phút, nhưng với điều kiện là bơi với vận tốc cao chứ không phải kiểu bơi thư giãn.Khi bơi, các bộ phận trên cơ thể đều phải hoạt động nên lượng calo bị đốt cháy là khá lớn. Do đó bơi lội không chỉ giúp giảm mỡ bụng mà còn giúp giảm cân trên toàn bộ cơ thể. 4. Cách bơi để giảm cân và đốt cháy chất béo Bơi lội để giảm cân và đốt cháy chất béo cần tập thường xuyên hơn, bơi lâu hơn mỗi buổi hoặc bơi ở cường độ cao hơn.Bất kỳ bài tập nào, chìa khóa để giảm cân với nó là phải kiên trì. Các huấn luyện viên bơi lội nói rằng các vận động viên muốn khỏe hơn và nhanh hơn nên bơi ít hơn mà thường xuyên hơn. Một người có thể bơi được nhiều hơn khi kỹ thuật của họ tốt hơn. Vì vậy, việc xuống nước thường xuyên hơn sẽ giúp giảm cân nhanh hơn người bơi lâu hơn. Khi kỹ thuật được duy trì trong toàn bộ quá trình tập luyện thì có thể bơi lâu hơn so với những bài khác không. Điều này không chỉ giúp đốt cháy nhiều calo hơn mà còn cải thiện sức bền, bơi mạnh hơn trong thời gian dài hơn trong các buổi tập sau này và dần dần kéo dài thời gian ở hồ bơi.Để đốt cháy nhiều calo hơn trong thời gian ngắn hơn, có thể sử dụng phương pháp luyện tập cách quãng. Thay vì bơi toàn bộ thời gian ở 65 hoặc 70 phần trăm nhịp tim tối đa của bạn, hãy chia bài tập của bạn thành nhiều hiệp. Có thể thử bơi 4 vòng với tốc độ 70%, 4 vòng ở tốc độ 80 và 4 vòng ở tốc độ 90, nghỉ giữa mỗi hiệp 4 vòng. Sau đó hạ xuống bậc thang (4 ở 90, 4 ở 80, 4 ở 70).Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải pháp để đốt cháy chất béo nhanh chóng. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống. Nguồn tham khảo: menshealth.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-mo-noi-soi-cat-hach-giao-cam-vi
Quy trình mổ nội soi cắt hạch giao cảm
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại Tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Mổ nội soi cắt hạch giao cảm là phương pháp phổ biến được lựa chọn để điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi tay quá mức. Đây là tình trạng các tuyến mồ hôi ở hai lòng bàn tay tăng tiết một cách bất thường ngay cả khi ở điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể. Nguyên nhân chính là sự rối loạn hoạt động của các dây thần kinh giao cảm từ các hạch giao cảm. Bệnh phổ biến ở những người trẻ tuổi, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh mang đến khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc hằng ngày. Mổ nội soi cắt hạch giao cảm giúp giải quyết vấn đề một cách triệt để, an toàn và thẩm mỹ với tỷ lệ tái phát thấp. 1. Tổng quan về bệnh tăng tiết mồ hôi tay Tăng tiết mồ hôi tay là tình trạng tăng hoạt động của các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, khiến cho mồ hôi được sản xuất nhiều ngay trong điều kiện sinh lý của cơ thể. Thông thường, tuyến mồ hôi đóng vai trò như một hệ cơ quan điều nhiệt của cơ thể người, mồ hôi sẽ được tiết ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao để giúp loại bỏ bớt nhiệt lượng ra ngoài cơ thể. Bệnh tăng tiết mồ hôi tay chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong tổng dân số chung, phổ biến ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và không có sự khác biệt giữa hai giới. Tăng tiết mồ hôi tay có thể xuất hiện kèm theo tăng tiết mồ hôi ở nhiều khu vực khác trong cơ thể như vùng nách, mặt, bàn chân.Hoạt động bài tiết mồ hôi ở người chịu sự chi phối của các hạch giao cảm thông qua tín hiệu dẫn truyền ở các dây thần kinh giao cảm. Sự rối loạn hoạt động của các hạch thần kinh giao cảm vùng ngực được cho là nguyên nhân dẫn đến tăng tiết mồ hôi tay mặc dù cơ chế cụ thể chưa được hiểu rõ. Vì thế, tăng tiết mồ hôi tay còn có tên gọi khác là tăng tiết mồ hôi tay nguyên phát hoặc tăng tiết mồ hôi tay vô căn.Tăng tiết mồ hôi tay không phải là một bệnh lý đe dọa tính mạng nhưng mang đến khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Tay thường xuyên ra mồ hôi gây cản trở trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc công việc như viết lách, cầm nắm. Người bệnh bị tăng tiết mồ hôi tay thường mất tự tin khi giao tiếp và tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, mồ hôi được sản xuất ra quá nhiều khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi do mất nhiều nước và muối khoáng. Vì thế, bệnh tăng tiết mồ hôi tay cần được điều trị một cách hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh tăng tiết mồ hôi tay mang đến khá nhiều phiền toái cho người bệnh 2. Chỉ định và chống chỉ định của mổ nội soi cắt hạch giao cảm Mổ nội soi cắt hạch giao cảm là phương pháp điều trị ít xâm lấn đang ngày càng được chỉ định nhiều hơn trong điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi tay. Mổ nội soi cắt hạch giao cảm được chỉ định trong những bệnh lý có tình trạng tăng hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm như tăng tiết mồ hôi tay. Ngoài ra, một số bệnh lý khi điều trị cần tăng cường hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm cũng là chỉ định của mổ nội soi cắt hạch giao cảm như bệnh lý mạch máu ở chi trên. Mổ nội soi cắt hạch giao cảm là phương pháp điều trị an toàn tuy nhiên không phải có thể được áp dụng trên mọi người bệnh. Các chống chỉ định của nội soi cắt hạch giao cảm bao gồm:Bệnh suy tim mức trung bình và nặng.Các bệnh lý gây suy hô hấp mãn tính ở mức trung bình và nặng.Các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính tại phổi như viêm phổi nặng, viêm màng phổi.Rối loạn đông cầm máu chưa được điều chỉnh.Tiền sử bệnh đã cắt hạch giao cảm trước đây.Bệnh lý cường giáp chưa được kiểm soát tốt. Bệnh suy tim mức trung bình và nặng là một trong chống chỉ định của soi cắt hạch giao cảm 3. Quy trình thực hiện mổ nội soi cắt hạch giao cảm Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, mổ nội soi cắt hạch giao cảm cần được tiến hành theo đúng các bước sau:Chuẩn bị bệnh nhân: Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần xác minh đúng người bệnh, loại trừ các chống chỉ định của mổ nội soi cắt hạch giao cảm và khai thác thông tin về tiền sử dị ứng thuốc.Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi cần được soạn đủ bao gồm: trocar, dao điện, camera, nội khí quản, bơm kim tiêm vô trùng, gạc sạch ...Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp với hai tay đặt cao ngang đầu tùy thuộc vào mục đích và kỹ thuật mổ nội soi trong từng trường hợp cụ thể. Tư thế nằm nghiêng và kê cao người một góc 30 độ là phù hợp nhất khi mổ nội soi cắt hạch giao cảm ngực một bên.Tiến hành rạch da một đoạn nhỏ và đưa trocar tiến vào lồng ngực.Trocar đầu tiên tiến đến khoang màng phổi, đồng thời cùng lúc đặt ống nội khí quản vào cùng bên phẫu thuật để dẫn khí ra ngoài phổi, khiến phổi xẹp và tránh tổn thương nhu mô phổi trong suốt quá trình mổ nội soi.Tương tự như các phẫu thuật nội soi khác, thực hiện bơm khí carbonic vào lồng ngực để làm rộng không gian dành cho phẫu thuật.Tiến hành thám sát và bộc lộ các nhóm hạch giao cảm ngực. Soi cắt hạch giao cảm ngực ở từng vị trí tương ứng với từng bệnh cảnh khác nhau. Bệnh tăng tiết mồ hôi tay được điều trị triệt để bằng cắt nhóm hạch giao cảm ngực 2 hoặc giữa ngực 2 và ngực 3. Bệnh tăng tiết mồ hôi tay đi kèm với tăng tiết mồ hôi nách cần soi cắt hạch giao cảm rộng đến ngực 4. Điều trị bệnh lý mạch máu chi trên yêu cầu cắt hạch giao cảm ngực 2 và ngực 3. Dao điện là dụng cụ được lựa chọn để phẫu tích và bóc tách các nhóm hạch giao cảm ngực. Vì thế, trong quá trình thao tác, bác sĩ thường thực hiện cẩn thận để tránh tổn thương nhóm hạch sao và gây bỏng màng xương trong lồng ngực.Cầm máu và bơm phồng phổi trở lại.Rút hết trocar và khâu kín da.Người bệnh sẽ được tiến hành chụp phim X quang tim phổi để theo dõi hình dạng hai phổi và chức năng hô hấp. Người bệnh sẽ được tiến hành chụp phim X quang tim phổi để theo dõi hình dạng hai phổi và chức năng hô hấp 4. Tai biến của mổ nội soi cắt hạch giao cảm Mặc dù mổ nội soi cắt hạch giao cảm là một phương pháp điều trị an toàn, tuy nhiên một số tai biến vẫn có thể xảy ra, bao gồm:Rối loạn nhịp tim, thường gặp là nhịp tim chậm.Mất máu trong lúc mổ hoặc sau khi kết thúc phẫu thuật do cầm máu không kỹ hoặc chưa điều chỉnh tốt các rối loạn đông cầm máu.Tổn thương nhu mô phổi.Tràn khí màng phổi.Tràn khí dưới da.Hội chứng horner do tổn thương hạch sao.Nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng lồng ngực.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
https://tamanhhospital.vn/viem-duong-tiet-nieu-co-lay-khong/
22/02/2022
Viêm đường tiết niệu có lây không? Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm
Viêm đường tiết niệu có lây không? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người đang mắc tình trạng này. Nhiễm trùng đường tiết niệu xét về bản chất không phải là loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có khả năng lây lan trong một số trường hợp dưới đây. Mục lụcViêm đường tiết niệu có lây không?Cách nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệuĐối với nữ giớiĐối với nam giớiNguyên nhân gây viêm đường tiết niệuVi khuẩn E.ColiQuan hệ tình dục không an toànVệ sinh vùng kín sai cáchNhịn tiểuNguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểuPhòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệuViêm đường tiết niệu có lây không? Viêm đường tiết niệu là tình trạng một hay nhiều cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm có thể gây ra bởi: vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. (1) Viêm đường tiết niệu có lây không? Xét về bản chất, bệnh lý này không thuộc nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu vẫn có mức độ lây nhiễm nhất định. Tùy theo nguyên nhân và vị trí viêm nhiễm mà chúng ta xác định khả năng và mức độ lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh lý này không lây từ người sang người do sử dụng chung hay tiếp xúc trực tiếp với bệ ngồi bồn cầu. Xét về lý thuyết, vi sinh vật có khả năng truyền từ bệ ngồi bồn cầu sang mông và đùi rồi lan tới bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, hình thức lây nhiễm này thực tế rất khó xảy ra. Cách nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệu Dấu hiệu lâm sàng của viêm nhiễm đường tiết niệu tùy thuộc vào vị trí viêm (viêm đường tiết niệu trên hay dưới), mức độ viêm và các biến chứng mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. (3) Đối với nữ giới Tiểu gắt buốt, lắt nhắt, liên tục, cảm giác tiểu không hết, làm cho người bệnh sợ đi tiểu, sợ uống nước. Lượng nước thải ra mỗi lần đi tiểu rất ít, thậm chí là gần như không có. Trong lúc tiểu tiện, người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới và khu vực xương chậu. Nước tiểu bị thay đổi màu sắc, có mùi hôi và nồng. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có khả năng tiểu ra máu. Một số trường hợp còn bị đau vùng hố thắt lưng và bụng dưới. Đây là vị trí tương ứng với thận và niệu quản. Cảm giác này thường xuất hiện khi cơ thể đã bị nhiễm trùng nặng. Khi bệnh gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân, người bệnh sẽ bị sốt mức độ từ sốt nhẹ đến sốt cao lạnh run, thường xuyên nôn ói. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, cần theo dõi thêm. Đối với nam giới Nam giới thường ít bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn nữ giới do đặc điểm cấu tạo niệu đạo của nam dài hơn nữ, các tác nhân gây bệnh khó bội nhiễm ngược dòng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bởi vậy, khi nam giới bị viêm đường tiết niệu thường kèm theo các yếu tố nguy cơ như: sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu quản, bàng quang thần kinh. Tiểu rắt, tiểu buốt và tần suất đi tiểu nhiều bất thường trong một ngày. Nước tiểu có sự thay đổi bất thường như có mùi hôi nồng, xuất hiện máu hoặc mủ. Thường xuyên cảm thấy khó chịu trong người vì bị các cơn đau tức, kéo dài ở vùng hạ vị hành hạ. Khi bệnh trở nặng, dương vật sẽ bị ngứa ngáy hay căng tức. Khi thức dậy vào buổi sáng, đầu dương vật xuất hiện mủ, có mùi hôi. Tình trạng viêm nhiễm đường tiểu khi kéo dài còn gây rối loạn giấc ngủ, xuất hiện tình trạng rét run từng cơn, môi khô, gương mặt tiều tụy, hốc hác. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu Vi khuẩn E.Coli Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu (chiếm 80%). Vi khuẩn xuất hiện ở bề mặt kết tràng. E.Coli sẽ dễ dàng lây lan qua đường tình dục, nhất là quan hệ qua đường hậu môn, không sử dụng bao cao su, rất dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu cho bạn tình. (2) Quan hệ tình dục không an toàn Quan hệ tình dục không an toàn là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn E.Coli thâm nhập, phát triển thành bệnh. Khi đường tiết niệu bị tổn thương, không chỉ vi khuẩn E.Coli mà các loại vi khuẩn như lậu, chlamydia… cũng có khả năng thâm nhập cơ thể dễ dàng. Lúc này, vi khuẩn ở ngoài bộ phận sinh dục sẽ bị đẩy lên bàng quang khi giao hợp, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiểu. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây lan qua đường tình dục khác, bạn nên sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đi tiểu trước và sau khi giao hợp. Tham khảo: Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ Vệ sinh vùng kín sai cách Vệ sinh vùng kín sai cách sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ở nam giới, cặn bẩn thường được lưu giữ ở bao quy đầu. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm và lây lan vào bên trong những cơ quan ở đường tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo. Ở nữ giới, cấu trúc niệu đạo thường ngắn, theo phương thẳng đứng. Cấu trúc này sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng thâm nhập, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, thói quen thụt rửa âm đạo quá sâu, dùng chất tẩy rửa mạnh cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng kín. Vi khuẩn sẽ lợi dụng thời cơ để thâm nhập và nhanh chóng phát triển, gây nhiễm trùng đường tiểu. Nhịn tiểu Khi nhịn tiểu, nước tiểu sẽ bị ngưng đọng ở bàng quang. Khi đó, vi khuẩn sẽ có thời gian để sinh sôi, phát triển nhanh chóng và gây bệnh. Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm đường tiết niệu trên. Nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu Theo cấu tạo sinh học, cấu trúc đường tiết niệu của nữ giới thường ngắn hơn nam giới. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ cao hơn. Hơn 50% nữ giới từng bị viêm nhiễm đường tiểu ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ tái phát là 20% – 30%. Viêm nhiễm tiết niệu có thể phát sinh bởi những yếu tố nguy cơ như: Quan hệ tình dục quá nhiều hay thay đổi bạn tình thường xuyên Vệ sinh cá nhân sai cách Đang mắc bệnh tiểu đường Đang đặt ống thông tiểu Tiểu tiện không tự chủ Sỏi thận Bí tiểu Phụ nữ mãn kinh Tiền sử nhiễm trùng tiểu Đang áp dụng phương pháp ức chế miễn dịch Lạm dụng kháng sinh làm phá vỡ hệ sinh thái của lợi khuẩn trong đường tiết niệu và ruột. Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị hay thuốc hóa trị (cyclophosphamide và ifosfamide) Phòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu Viêm nhiễm đường tiết niệu có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có khả năng tái phát. Vì thế, người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể (trên 2 lít nước một ngày). Tránh nhịn tiểu. Không sử dụng thức uống có cồn hoặc chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang. Vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau. Tắm bằng vòi sen, tránh tắm bồn. Ưu tiên chọn quần lót may từ chất liệu cotton thoáng mát. Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa. Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Qua bài viết này, người bệnh đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm đường tiết niệu có lây không. Nhiễm trùng đường tiểu tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có khả năng lây lan, phần lớn đều do sự chủ quan của bệnh nhân. Vì thế, người bệnh nên tự trang bị kiến thức về bệnh và vệ sinh cơ thể đúng cách để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-dich-vu-tiem-vac-xin-tai-vinmec-phan-3-vi
Chi phí khám trước tiêm, phí lưu trữ và các thắc mắc về dịch vụ tiêm vắc-xin tại Vinmec
Câu hỏi 21: Vắc-xin 6 trong 1 trong gói là của Pháp hay của Bỉ?Trả lời:Hiện tại Vinmec có cả 2 loại vắc-xin 6 trong 1 là Infanrix được sản xuất bởi công ty GSK, Bỉ và Hexaxim được sản xuất bởi công ty Sanofi, Pháp.Khách hàng sẽ lựa chọn loại vắc-xin sẽ sử dụng cho em bé ngay khi ký Hợp đồng Tiêm chủng trọn gói. Câu hỏi 22: Tôi có tra được lịch tiêm cho con không?Trả lời:Khi tham gia Chương trình tiêm chủng trọn gói, mỗi khách hàng sẽ có 1 quyển sổ tiêm chủng. Trên sổ có ghi thông tin cụ thể ở mỗi lần tiêm của bé và tư vấn thời điểm tiêm cho các mũi kế tiếp. Khách hàng có thể theo dõi lịch tiêm trong sổ theo dõi tiêm chủng. Câu hỏi 23: 01 người có thể mua từ 2 gói (giống nhau) trở lên có được không? Có được giảm giá ko?Trả lời:01 người có thể mua nhiều gói (giống nhau hoặc khác nhau), chi phí thanh toán theo giá dịch vụ của Chương trình tiêm chủng tương ứng nêu tại bảng giá của Vinmec tại thời điểm mua. Hiện tại chưa có chương trình ưu đãi giảm giá khi mua với số lượng lớn.Theo mục 1.a - Điều kiện sử dụng Voucher Chương trình tiêm chủng: Mỗi Voucher chỉ áp dụng cho 01 người sử dụng/01 chương trình tiêm chủng tương ứng được ghi trên Voucher. Vì vậy khách hàng không được chuyển nhượng 1 phần hay toàn phần Hợp đồng chương trình tiêm chủng hay Voucher cho người khác. Khách hàng có thể mua Voucher để tặng cho người khác, tuy nhiên khách hàng cần điền thông tin họ tên của người được tặng ngay khi tiến hành thủ tục đăng ký mua Voucher. Câu hỏi 24: Khuyến mãi tặng thẻ khi mua gói áp dụng đến bao giờ? Thẻ hội viên có định danh không?Trả lời:Hiện nay tất cả khách hàng đăng ký mua Voucher hay tiến hàng ký Hợp đồng Chương trình tiêm chủng trọn gói từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi, đều nhận được Thẻ hội viên dành cho trẻ em, với giá trị lên đến 8 triệu đồng/ thẻ và thời hạn sử dụng lên đến 3 năm. Voucher, Hợp đồng chương trình tiêm chủng hay Thẻ hội viên của Vinmec đều phải định danh. (Hiện chưa có quy định về thời gian KM tặng thẻ khi mua gói). Câu hỏi 25: Tôi mua gói rồi thì đặt tiêm từng lần như thế nào?Trả lời:Có thể đặt lịch hẹn cho lần tiếp theo trong ngày tiêm chủng hoặc đặt hẹn qua số tổng đài bệnh viện Vinmec thực hiện tiêm chủng. Câu hỏi 26: Tôi có được nhắc lịch không và như thế nào?Trả lời:Hiện tại Khách hàng mua Chương trình tiêm chủng trọn gói sẽ được nhắc lịch trước khi tiêm qua tin nhắn để đặt lịch tiêm. Khách hàng đã đặt lịch hẹn sẽ được nhắc hẹn trước 01 ngày. Tuy nhiên, để tránh trường hợp lỗi mạng, khách hàng không nhận được tin nhắn thì bác sĩ sẽ nhắc kế hoạch tiêm mũi tiếp theo khi khám sàng lọc trước tiêm chủng. Câu hỏi 27: Tiêm vắc-xin thì khám với bác sĩ nào?Trả lời:Bạn/con bạn sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa, có chứng chỉ tiêm chủng.Hoặc có thể liên hệ theo số Hotline tổng đài bệnh viện để hẹn trước TẠI ĐÂY để được tư vấn, đặt lịch. Câu hỏi 28: Bé nhà mình đến khám sàng lọc mà không đủ điều kiện tiêm thì có mất phí khám không?Trả lời:Khách hàng sau khi khám sàng lọc và không đủ điều kiện tiêm, khách hàng sẽ phải thanh toán phí khám trước tiêm như sau:Phí khám trước tiêm chủng của Vinmec Times City và Vinmec Central Park là 330.000vnđ/1 lần khám.Phí khám trước tiêm chủng của Vinmec Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 220.000vnđ/ 1 lần khám. Câu hỏi 29: Phí khám trước tiêm phòng của Vinmec là bao nhiêu tiền?Trả lời:Phí khám trước tiêm chủng của Vinmec Times City và Vinmec Central Park là 330.000vnđ/1 lần khám.Phí khám trước tiêm chủng của Vinmec Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 220.000vnđ/ 1 lần khám.Quý khách hàng sẽ phải thanh toán phí khám trước tiêm phòng đối với các mũi tiêm ngoài gói hoặc sau khi khám sàng lọc không đủ điều kiện tiêm. Đối với các mũi tiêm đã có trong gói, khách hàng không cần thanh toán phí khám. Câu hỏi 30: Tiêm vắc-xin có cần đặt hẹn không?Trả lời:Khách hàng cần liên hệ tổng đài Vinmec đặt hẹn trước để được phục vụ tốt Câu hỏi 31: Voucher vắc-xin có định danh không? Nếu có thì chưa có tên con sẽ để tên ai?Trả lời:Tại Vinmec, Voucher, Hợp đồng chương trình tiêm chủng và Thẻ hội viên đều phải định danh. Trường hợp chưa có tên con thì có thể để tên trên voucher là tên bố hoặc mẹ của trẻ. Câu hỏi 32: Thẻ hội viên Vinmec Baby được tặng khi mua gói vắc-xin có định danh không? Có thể cho/tặng không?Trả lời:Tại Vinmec, Voucher, Hợp đồng chương trình tiêm chủng và Thẻ hội viên đều phải định danh.Theo mục 1.a - Điều kiện sử dụng voucher Chương trình Tiêm chủng: Mỗi Voucher chỉ áp dụng cho 01 người sử dụng/01 chương trình tiêm chủng tương ứng được ghi trên Voucher. Vì vậy khách hàng không được chuyển nhượng 1 phần hay toàn phần Hợp đồng chương trình tiêm chủng hay Voucher cho người khác. Khách hàng có thể mua voucher để tặng cho người khác, tuy nhiên khách hàng cần điền thông tin họ tên của người được tặng ngay khi tiến hành thủ tục đăng ký mua voucher. Câu hỏi 33: 20% phí lưu trữ là phí gì?Trả lời:Khi lựa chọn mua Chương trình tiêm chủng trọn gói tại Vinmec, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về việc có đủ loại vắc-xin cần tiêm theo đúng lịch tiêm chủng của mình. Và 20 % phí lưu trữ là chi phí bảo quản thuốc trong kho lạnh, phục vụ cho việc tiêm chủng diễn ra theo đúng phác đồ. Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://tamanhhospital.vn/chup-x-quang-tran-khi-mang-phoi/
26/03/2023
Chụp x quang tràn khí màng phổi chẩn đoán được bệnh gì?
Chụp X quang giúp chẩn đoán, phát hiện tràn khí màng phổi là một chỉ định cận lâm sàng phổ biến (sau đây xin gọi tắt là chụp x quang tràn khí màng phổi theo cách gọi thông thường của người dân). Dựa vào phim chụp X-quang tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ phân loại tình trạng tràn khí màng phổi, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chụp X quang tràn khí màng phổi là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định tình trạng tràn khí màng phổi ở người bệnh. Đây chính là tình trạng rối loạn hô hấp phổ biến, thường gặp trong nhiều bệnh lý và xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bạn quan tâm đến việc: chụp X-quang tràn khí màng phổi ở đâu, chi phí và quy trình như thế nào, hình ảnh tràn khí màng phổi X quang phản ánh chính xác những điều gì,… hãy tham khảo những thông tin cơ bản trong bài viết sau đây. Mục lụcChụp X quang tràn khí màng phổi là gì?Hình ảnh chụp X quang tràn khí màng phổi giúp chẩn đoán gì?Hình ảnh tràn khí màng phổi X quangQuy trình chụp X quang tràn khí màng phổi1. Chuẩn bị chụp X quang tràn khí màng phổi2. Thực hiện chụp X quang tràn khí màng phổi3. Sau khi chụp X quang tràn khí màng phổiThực hư việc phải nhịn ăn trước khi thực hiện chụp X quang tràn khí màng phổiQuá trình chụp hình ảnh tràn khí màng phổi X quang có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?Chụp X quang tràn khí màng phổi giá bao nhiêu?Nên chọn chụp X quang tràn khí màng phổi ở đâu?Cơ sở y tế đạt chuẩn chất lượng chụp X-quang cần đảm bảo được những quy định nào?Chụp X quang tràn khí màng phổi đạt chuẩn chất lượng và an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm AnhChụp X quang tràn khí màng phổi là gì? Trong y khoa, việc sử dụng tia bức xạ X năng lượng cao chiếu xuyên qua các bộ phận cơ thể người có thể giúp bác sĩ thu được hình ảnh của các bộ phận cần đánh giá như xương, tim, phổi, mạch máu,… Chụp X-quang phổi thường được sử dụng trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến phổi, trong đó có tràn khí màng phổi. Dựa vào phim chụp X-quang tràn khí màng phổi, thông tin thăm khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm khác bác sĩ có thể phát hiện được bệnh, cũng như có thể chẩn đoán được các bất thường hay bệnh lý khác ở phổi. Hình ảnh chụp X quang tràn khí màng phổi giúp chẩn đoán gì? Thông thường, chụp X quang tràn khí màng phổi là xét nghiệm đầu tiên được chỉ định để đánh giá tràn khí màng phổi, bởi vì nó đơn giản, chi phí thấp, nhanh chóng và không xâm lấn. Ảnh phim tràn khí màng phổi X quang là hình ảnh tăng sáng không có vân phổi, phổi ép lại và nhìn thấy được đường viền lá tạng rõ nét. Đôi khi hình ảnh bị thu nhỏ lại thành một khối giống như khối u ở rốn phổi, gian sườn bị giãn, đẩy tim và trung thất, vòm hoành hạ thấp. Phim chụp X-quang của bệnh nhân tràn khí màng phổi sẽ phản ánh: Phổi bị xẹp: Đây là sự tích tụ khí trong khoảng trống giữa 2 lớp: lớp lót của thành ngực bên trong và lót bên ngoài của phổi. Tràn khí màng phổi sẽ tác động và làm mô phổi kéo vào bên trong, từ đó sẽ đẩy không khí ra khỏi phế nang. Hình ảnh tăng sáng và vùng ngoại vi không xuất hiện vân phổi Đường viền của màng phổi tạng rõ nét: trên phim X-quang có thể nhìn thấy mép phổi (màng phổi tạng) và có màu đen xung quanh mép này thì nên nghi ngờ có tràn khí màng phổi. Điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá ngay khí quản và trung thất của bệnh nhân. Trung thất có hiện tượng bị đè đẩy: Phát hiện này có tầm quan trọng to lớn vì đây chính là dấu hiệu lâm sàng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn ở phổi, cần được chẩn đoán và xử trí khẩn cấp. Chụp X-quang tràn khí màng phổi giúp bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng tràn khí màng phổi một cách chính xác hơn Đôi lúc, việc chẩn đoán tình trạng tràn khí màng phổi bằng hình chụp X-quang có thể bị nhầm lẫn với các kén khí lớn, chính vì vậy cần phải được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, đã có rất nhiều bệnh nhân tràn khí màng phổi nhưng hình ảnh chụp X-quang vẫn chưa thể hiện được. Vì thế, ở nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm phương pháp chụp cắt lớp vi tính để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất. Hình ảnh tràn khí màng phổi X quang Chụp X-quang tràn khí màng phổi ở những tư thế chụp khác nhau sẽ cho ra hình ảnh khác nhau. Nếu tình trạng tràn khí màng phổi ít hoặc bệnh nhân được chụp X-quang ở tư thế nằm hay tư thế nửa nằm nửa ngồi sẽ rất khó quan sát. X quang ngực thẳng có độ nhạy cao tới 92% để phát hiện tràn khí màng phổi, trong khi chụp X quang nằm ngửa chỉ có thể phát hiện 50% tình trạng này. Hình ảnh X-quang tràn khí màng phổi Ảnh chụp X-quang phổi mà bác sĩ có thể quan sát tốt nhất chính là khi được chụp bệnh nhân ở tình trạng thở ra tối đa ở tư thế ngực hướng thẳng. Tràn khí màng phổi khi chụp X-quang ngực nằm ngửa hoặc di động có thể khó nhận biết hơn nhiều trừ khi tình trạng đã trở nặng. Bởi vì không khí tự do tràn lên phía trước ngực với phổi ở phía sau, do đó ít có khả năng có khoảng trống rõ ràng giữa các phổi và thành ngực.(1) Quy trình chụp X quang tràn khí màng phổi Đầu tiên, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây để việc chụp X-quang cho ra được kết quả tốt nhất: Chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để có thể đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn, chất lượng của kỹ thuật chụp X-quang. Bệnh nhân nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mình đang mang thai hãy báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên biết trước khi thực hiện vì tia X có thể làm nguy cơ sảy thai tăng cao. Người bệnh cần mặc trang phục mỏng nhẹ hoặc mặc đồ chuyên dụng của cơ sở y tế tùy theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên điều trị. Trước khi tiến hành thực hiện quá trình chụp X-quang, nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy làm rõ chúng với bác sĩ điều trị. Quy trình để có thể thu được hình ảnh tràn khí màng phổi X quang tiến hành như sau: 1. Chuẩn bị chụp X quang tràn khí màng phổi Đầu tiên, bệnh nhân cần cởi bỏ các vật dụng kim loại, trang sức. Vì các vật dụng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tia chiếu xạ X và gây nhiễu hình ảnh X-quang thu được. Tùy thuộc vào từng loại thiết bị chụp X-quang, bệnh nhân khi tiến hành chụp có thể nằm, ngồi hoặc đứng theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên. 2. Thực hiện chụp X quang tràn khí màng phổi Khi tia chiếu xạ X chiếu xuyên qua cơ thể thì phía bên kia sẽ đặt 1 phim X-quang nhận tia X đi ra. Từ đó sẽ thu được hình ảnh X-quang tràn khí màng phổi. Càng nhiều các tia X chiếu vào phim thì hình ảnh ghi lại sẽ càng đen hơn, vùng màu trắng chính là các bộ phận cơ thể đặc, hình ảnh đen chính là phần cơ thể rỗng hoặc đầy khí, vùng màu xám chính là hình ảnh ghi lại của các mô mềm: nội tạng, cơ. 3. Sau khi chụp X quang tràn khí màng phổi Hình ảnh thu được chính là phim X-quang tràn khí màng phổi, bác sĩ sẽ đọc phim và tiến hành chẩn đoán. Thực hiện đúng quy trình chụp X-quang tràn khí màng phổi để thu được kết quả tốt nhất Thực hư việc phải nhịn ăn trước khi thực hiện chụp X quang tràn khí màng phổi Đa phần các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thì bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện. Tuy vậy dù không thường xuyên nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn hay rửa ruột trước khi tiến hành chụp X-quang phổi. Những trường hợp này thường sẽ được chỉ định chụp với thuốc cản quang barium về tá tràng, dạ dày – thực quản, đại tràng. Bệnh nhân cần phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên chụp X-quang để có thể thu được hình ảnh X-quang tốt nhất. Thông thường bạn không cần nhịn ăn trước khi chụp X-quang tràn khí màng phổi Quá trình chụp hình ảnh tràn khí màng phổi X quang có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? Về cơ bản nếu việc chụp X-quang với tần suất thấp, thời gian chụp giãn cách giữa các lần chụp tương đối xa nhau (5 – 7 lần/ năm) sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là bệnh nhân thường xuyên phải áp dụng phương pháp chụp X-quang trong thời gian ngắn với cường độ mạnh sẽ có nguy cơ tổn thương đến chức năng sinh lý của cơ thể. Có thể kể đến các tổn thương như: bị rụng tóc, bỏng da hoặc tệ hơn là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì thế nếu chỉ trong 1 tuần, bạn phải chụp X-quang với tần suất từ 2 lần trở lên thì cần phải nhận được chỉ định từ bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý thực hiện kỹ thuật này. Bộ Y Tế tại Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn cho việc thực hiện kỹ thuật chụp X-quang. Cụ thể: tất cả các máy móc thiết bị, phòng chụp cần phải đạt đủ tiêu chuẩn để có thể giảm thiểu các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị và đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện phải được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao để có thể phục vụ quá trình khám chữa bệnh một cách tốt nhất. Chỉ chụp X quang tràn khí màng phổi khi có chỉ định từ bác sĩ Chụp X quang tràn khí màng phổi giá bao nhiêu? Chi phí chụp X-quang tràn khí màng phổi là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên sẽ rất khó để có thể đưa ra chính xác được số tiền mà bạn cần phải chi trả cho kỹ thuật chụp X-quang này. Bởi vì chi phí khám chữa bệnh sẽ có sự chênh lệch khá nhiều tại những cơ sở y tế khác nhau, đồng thời chi phí chụp X-quang cũng sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh trạng không thể nhận biết chỉ qua việc chụp X-quang nên bác sĩ điều trị có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Nên chọn chụp X quang tràn khí màng phổi ở đâu? Ngoài việc nắm rõ những thông tin về quá trình chụp tràn khí màng phổi X quang thì bệnh nhân cũng cần phải quan tâm đến việc chọn bệnh viện uy tín để thực hiện. Việc lựa chọn cơ sở y tế đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thăm khám, điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết. Chọn bệnh viện uy tín đạt chuẩn chất lượng để kỹ thuật chụp X-quang tràn khí màng phổi đảm bảo chất lượng và an toàn tốt nhất Cơ sở y tế đạt chuẩn chất lượng chụp X-quang cần đảm bảo được những quy định nào? Một cơ sở y tế, bệnh viện đạt chuẩn chất lượng về kỹ thuật chụp X-quang sẽ đảm bảo được các quy định sau: Bệnh viện, cơ sở y tế đảm bảo được việc kiểm định thiết bị X-quang định kỳ 2 năm 1 lần kể từ ngày bắt đầu đưa vào sử dụng. Quá trình kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức được Bộ Khoa học & Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hiệu chuẩn và kiểm định. Tại phòng chụp X-quang cần phải được trang bị tạp dề cao su chì để có thể che chắn được cho bệnh nhân, nhân viên cũng như người hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình chụp X-quang. Phòng đặt thiết bị X-quang phải đảm bảo được thiết kế, kích thước và che chắn bức xạ đảm bảo đúng theo quy định. Tại cửa ra vào phòng chụp X-quang phải có biển cảnh báo tia X, nội quy an toàn cũng như đèn báo hiệu thời gian mà thiết bị hoạt động. Nếu phòng chụp X-quang nằm trong khu dân cư hoặc nơi làm việc phải được bảo đảm về tần suất liều bức xạ ở các điểm đo bên ngoài phòng bằng phông bức xạ tự nhiên. Kỹ thuật viên bức xạ làm việc tại phòng chụp X-quang phải đảm bảo có chuyên môn phù hợp, được đào tạo bài bản về chương trình an toàn bức xạ theo Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN. Đồng thời kỹ thuật viên cũng cần phải được đào tạo lại định kỳ 3 năm 1 lần để có thể bổ sung kiến thức mới và chuyên sâu về an toàn bức xạ. Cơ sở y tế, bệnh viện sử dụng thiết bị chụp X-quang y tế phải lập cho mình kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở cũng như định kỳ triển khai diễn tập kế hoạch ứng phó với sự cố giả định. Chụp X quang tràn khí màng phổi đạt chuẩn chất lượng và an toàn bức xạ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã triển khai đa dạng dịch vụ chụp X-quang kỹ thuật số giúp hỗ trợ phát hiện sớm những bất thường của cơ thể và tầm soát bệnh lý một cách chính xác nhất. Đối với kỹ thuật chụp X-quang phổi, Trung tâm của bệnh viện trang bị đầy đủ tấm che chắn để đảm bảo rằng các phần còn lại của cơ thể bệnh nhân không gặp phải nguy cơ nhiễm xạ. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đảm bảo kỹ thuật chụp X-quang đạt chuẩn chất lượng và an toàn bức xạ. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu trang thiết bị, máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế. Việc thăm khám chữa bệnh nói chung và kỹ thuật chụp X-quang nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn đảm bảo mang lại kết quả chính xác và an toàn cho người bệnh. Để đặt lịch thăm khám và thực hiện kỹ thuật chụp X quang tràn khí màng phổi tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Qua những kiến thức chuyên khoa được nêu trên, có thể thấy rằng chụp X quang tràn khí màng phổi là kỹ thuật cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện tại bệnh viện uy tín. Hãy chọn cơ sở y tế đảm bảo đạt chuẩn chất lượng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để có thể đạt được kết quả hình ảnh tràn khí màng phổi X quang tốt nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dut-co-hau-mon-dung-chu-quan-vi
Đứt cơ thắt hậu môn: Đừng chủ quan
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Đứt cơ thắt hậu môn thường gây ra do biến chứng phẫu thuật can thiệp vào vùng cơ thắt hậu môn, hậu quả sau sinh đẻ. Khi bị đứt cơ hậu môn, hậu quả dẫn tới việc mất kiểm soát hậu môn nhiều mức độ khác nhau. 1. Đứt cơ thắt hậu môn là gì? Cơ thắt hậu môn gồm cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, cơ thắt trong chi phối bởi thần kinh thực vật và cơ thắt ngoài được chi phối bởi thần kinh chủ động có khả năng điều khiển theo suy nghĩ của người. Cơ thắt hậu môn giúp tự chủ hậu môn trong việc đào thải các chất thải ra ngoài.Đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, do hậu quả phẫu thuật can thiệp vào hệ thống cơ thắt do sinh đẻ, chấn thương vùng hậu môn trực tràng, phẫu thuật điều trị rò hậu môn.Việc đứt cơ thắt hậu môn gây ra mất tự chủ hậu môn, tùy mức độ đứt mà khả năng mất tự chủ khác nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bênh, đừng chủ quan khi gặp phải tình trạng đứt cơ thắt hậu môn, bởi tình trạng này cần phải điều trị sớm. Khâu cơ thắt hậu môn là một biện pháp nhằm điều trị đứt cơ thắt hậu môn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. 2. Điều trị đứt cơ thắt hậu môn như thế nào? Khâu nối cơ thắt hậu môn là một biện pháp điều trị đứt cơ thắt hậu môn do hậu quả của phẫu thuật hay chấn thương vùng tầng sinh môn gây ra.2.1 Chỉ định và chống chỉ định khâu nối cơ thắt hậu mônChỉ định: Khâu nối cơ thắt hậu môn trong trường hợp mất tự chủ hậu môn do đứt cơ thắt sau phẫu thuật, chấn thương, vết thương vùng hậu môn trực tràng. Thực hiện phẫu thuật khâu nối cơ thắt khi các vết thương ở hậu môn hay tầng sinh môn ổn định, ít nhất khoảng 4 tháng sau chấn thương hay phẫu thuật lần cuối, người bệnh tỉnh táo, hệ thống thần kinh chi phối cơ thắt còn nguyên vẹn và hoạt động tốt.Một số trường hợp chống chỉ định gồm:Thương tổn cơ vòng quá rộng, trên một nửa chu vi của hậu môn.Vết thương vùng hậu môn và tầng sinh môn chưa lành hẳn dưới 4 tháng.Mắt tự chủ hậu môn do nguyên nhân thần kinh chi phối bị tổn thương.Người bệnh già yếu không đủ sức khỏe thực hiện phẫu thuật, cơ thắt hậu môn trương lực kém.Nhiễm trùng vùng hậu môn, tầng sinh môn chưa được điều trị ổn định. Đứt cơ thắt hậu môn và hình ảnh giải phẫu 2.2 Các bước tiến hành khâu nối cơ thắt hậu mônChuẩn bị trước phẫu thuật:Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ tình trạng bệnh tại chỗ và tình trạng chung của người bệnh, giải thích rõ về phương pháp phẫu thuật sẽ thực hiện, các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh lý, do phẫu thuật, do gây mê tê giảm đau, do cơ địa của người bệnh có thể xảy ra.Trước ngày phẫu thuật thụt tháo sạch phân, có thể thụt bằng thuốc tẩy, nếu bệnh nhân quá lo lắng hồi hộp dùng thuốc an thần.Ngày thực hiện phẫu thuật cần nhịn ăn uống, đi tiểu sạch trước khi phẫu thuật.Xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá toàn trạng của người bệnh trước khi phẫu thuật.Thực hiện phẫu thuậtNgười bệnh được nằm ở ở tư thế phụ khoa.Tiến hành vô cảm: Tùy từng trường hợp mà lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp như gây mê toàn thân hay gây tê vùng. Thường sử dụng nhất đó là gây tê tủy sống.Khi người bệnh rơi vào trạng thái mê hay gây tê hoàn toàn tiến hành một đường rạch vòng theo nếp hậu môn hay ở vị trí mép hậu môn hoặc đường rạch theo hình nan hoa.Lấy sẹo ở vùng da và niêm mạc và tách các khối cơ tròn khỏi tổ chức xơ dính.Khâu cơ tròn hậu môn: Nối trực tiếp cơ bằng các mũi khâu hình chữ U, bằng loại chỉ chậm tiêu. Sau khi khâu cần kiểm tra và đánh giá ống hậu môn không bị hẹp.Khâu niêm mạc hậu môn: Khâu từ trong ra ngoài, thường dùng loại chỉ chậm tiêu. Có thể khâu kiểu vắt hoặc khâu mũi rời.Cuối cùng khâu lớp dưới da và da đóng vết rạch.2.3 Theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuậtTheo dõi toàn trạng của người bệnh như: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, tri giác.Theo dõi tại chỗ: Tình trạng chảy máu, chảy dịch, đau sau phẫu thuật.Bệnh nhân dùng phương pháp gây tê tủy sống thì bệnh nhân thường bí tiểu trong ngày đầu nên cần đặt sonde bàng quang để cho người bệnh phục hồi và để thuận tiện cho việc giữ vệ sinh vùng mổ.Chăm sóc tại chỗ: Giữ sạch vết mổ nhất là sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô. Không ngâm rửa hậu môn để tránh bục đường khâu.Dùng thuốc: Thường cho kháng sinh 7 ngày loại metronidazol. Bệnh nhân nhịn ăn nuôi dưỡng tĩnh mạch 4 - 5 ngày, dùng giảm đau thường là paracetamol, thuốc làm cho phân bị khô hơn trong khoảng 3 ngày.Bắt đầu ăn trở lại 4 - 5 ngày sau phẫu thuật, khi đó được cho thuốc nhuận tràng.Nên vận động đi lại sớm sau phẫu thuật.Sau mổ 4 tuần hướng dẫn người bệnh tập cơ thắt bằng các động tác đơn giản như nín thắt cơ thắt trong động tác đại tiện. Sau phẫu thuật người bệnh cần theo dõi và được chăm sóc đặc biệt 2.4 Một số tai biến và cách xử tríChảy máu: Thường ít gặp, do vết thương đã được khâu chủ động. Nhưng nếu có sẽ thấy máu chảy ra vùng hậu môn hay đau hậu môn cần dùng thuốc cầm máu.Đau sau phẫu thuật: Đau thường xảy ra trong vài ngày đầu, xử trí bằng cách dùng thuốc giảm đau paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng.Nhiễm trùng vết mổ: Vùng sau phẫu thuật sưng nóng, chảy dịch mùi hôi, đau tăng nhiều và bệnh nhân sốt. Tình trạng này là lý do chính làm cho phẫu thuật thất bại. Nên tránh nguy cơ nhiễm trùng phải giữ vệ sinh sạch sẽ tối đa. Nếu vết mổ nhiễm trùng, thay băng hàng ngày 2 - 3 lần, dùng kháng sinh phổ rộng.Trong trường hợp các đường khâu nối cơ thắt khi vết mổ nhiễm trùng bục chỉ, sẽ cần mổ lại sau khi vết thương đã ổn định. Ít nhất trên 4 – 6 tháng.Thường thì sau những phẫu thuật hay vết thương tầng sinh môn có tình trạng đứt cơ thắt hậu môn dễ bị người bệnh không chú ý, lâu dần tình trạng năng làm khả năng kiểm soát hậu môn mất điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cho nên ngày từ khi có những biểu hiện của tình trạng đứt cơ thắt hậu môn sau phẫu thuật hay chấn thương hậu môn cần khám và điều trị sớm.=>> Lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang: Đứt cơ thắt hậu môn sau các can thiệp thủ thuật/ phẫu thuật như: sinh đẻ, điều trị trĩ, rò hậu môn,.. sẽ gây ra các biểu hiện về giảm hoặc mất kiểm soát trong việc đại tiện. Không cần khám ngay, nhưng cần khám sớm. Can thiệp điều trị sau khi tình trạng tổn thương ban đầu ổn định thường sau ít nhất 4 tháng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/axit-beta-hydroxy-bha-trong-my-pham-vi
Axit Beta Hydroxy (BHA) trong mỹ phẩm
Bạn có thể thấy quảng cáo về mỹ phẩm BHA xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông. Vậy BHA trong mỹ phẩm là gì, có an toàn khi sử dụng mỹ phẩm chứa BHA không? Trong suốt thập kỷ qua, mỹ phẩm chứa AHA (axit alpha hydroxy) đã được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích làm giảm các dấu hiệu lão hóa trên da. Trong thời gian gần đây, mỹ phẩm chứa BHA (axit beta hydroxy), hoặc kết hợp của AHA và BHA đã xuất hiện nhiều hơn như một thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da này. 1. BHA trong mỹ phẩm là gì? Axit beta hydroxy viết tắt là BHA có mặt trong danh sách thành phần của nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. BHA có các thành phần là:Axit salicylic hoặc các chất có liên quan khác như salicylate, natri salicylate và chiết xuất của cây liễuAxit beta hydroxy butanoicAxit tropicAxit trethocanicHiện nay, mỹ phẩm có chứa BHA sử dụng axit salicylic là phổ biến nhất, còn axit citric ít được sử dụng hơn trong các công thức BHA. Axit citric thường phân loại là AHA. 2. Mỹ phẩm chứa BHA có công dụng gì? Cũng như AHA, mỹ phẩm chứa BHA có công dụng là loại bỏ, tẩy tế bào chết trên da. Ngoài ra, BHA còn được khẳng định là mang lại hiệu quả trong việc giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể mà không gây kích ứng da so với AHA được sử dụng thường xuyên. Mỹ phẩm chứa BHA với công dụng tẩy tế bào chết trên da 3. Tính an toàn của mỹ phẩm BHA Với thành phần chính là axit salicylic, các sản phẩm BHA đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đánh giá là an toàn để sử dụng. Bên cạnh đó, tính an toàn của các thành phần trong mỹ phẩm chứa BHA cũng được xem xét bởi các chuyên gia thuộc Hội đồng Đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Các chuyên gia đã đưa ra kết luận ​​rằng việc sử dụng các chất liên quan đến axit salicylic trong mỹ phẩm là an toàn để sử dụng khi được pha chế để tránh kích ứng da và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.Nếu sản phẩm có khả năng gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nhà sản xuất nên bổ sung thành phần chống nắng vào trong sản phẩm hoặc chỉ dẫn khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng biện pháp chống nắng khác như bôi kem chống nắng hàng ngày.Để tuân thủ các khuyến nghị này của CIR, các nhà sản xuất mỹ phẩm chứa BHA nên thử nghiệm sản phẩm để xác định xem chúng có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của da với bức xạ tia cực tím có hại trong ánh sáng mặt trời hay không. Bên cạnh đó, tính an toàn lâu dài của axit salicylic trong mỹ phẩm cũng tiếp tục được FDA nghiên cứu và đánh giá. Được biết, những nghiên cứu này còn xem xét tác động lâu dài của cả axit glycolic (một loại AHA) và axit salicylic đối với phản ứng của da với tia cực tím (UV). Kết quả nghiên cứu cho thấy bôi axit glycolic lên da có thể khiến da dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của ánh nắng mặt trời như cháy nắng. 4. Phòng ngừa khi dùng mỹ phẩm BHA FDA đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng mỹ phẩm có chứa BHA tương tự như AHA, cụ thể:Nên thử bôi một ít sản phẩm lên khoảng nhỏ trên da trước khi thoa lên một vùng da rộng lớn hơn.Nếu bị kích ứng da hoặc có cảm giác châm chích trên da kéo dài, hãy ngừng sử dụng sản phẩm và hỏi ý kiến ​​bác sĩ da liễu.Tránh sử dụng mỹ phẩm có chứa BHA cho trẻ sơ sinh và trẻ em.Áp dụng kèm theo những biện pháp chống nắng khác khi dùng mỹ phẩm BHA.Mỹ phẩm có chứa BHA ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến với tác dụng chính là tẩy tế bào chết trên da, ngoài ra còn giúp làm giảm nếp nhăn mà ít gây ra tình trạng kích ứng da so với mỹ phẩm AHA. Nguồn tham khảo: fda.gov
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chay-mau-tinh-mach-va-dong-mach-vi
Phân biệt chảy máu tĩnh mạch và động mạch
Vết thương chảy máu tại mạch máu được xem như một cấp cứu khẩn cấp, nếu không sơ cứu kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ những đặc điểm của chảy máu tĩnh mạch, chảy máu động mạch sẽ phần nào giúp bảo tồn được chi thể và tính mạng của chính bản thân mình. 1. Thông tin chung về vết thương mạch máu 1.1. Phân loại vết thương mạch máuVết thương mạch máu có thể được phân thành những loại sau:Do nguyên nhân gây ra: Vết thương do vật sắc nhọn, do mảnh kim loại, mảnh đạn, do tiêm chích...Dựa vào vị trí vết thương: Vết thương mạch máu vùng cổ, vùng chi trên, chi dưới...Tính chất vết thương: Vết thương mạch máu đơn thuần hay phối hợp.Mạch máu bị thương: Vết thương tĩnh mạch, vết thương động mạch, vết thương mao mạch.1.2. Cách phát hiện vết thương mạch máuBệnh nhân có thể phát hiện được các vết thương mạch máu dựa vào các đặc điểm sau đây:Ngay đường đi của mạch máu có các vết thương có chảy máu ra ngoài, có thể chảy nhanh chậm, thành tia hoặc rỉ ra.Tụ máu xung quanh vết thương.Các triệu chứng kèm theo như giảm cảm giác và vận động, chân tay tê, lạnh, những mạch máu ở ngoại vi không bắt được hoặc đập yếu, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, da niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp tụt kẹt...Độ bão hòa của oxy máu giảm.1.3. Vết thương mạch máu nguy hiểm như thế nào ?Mạch máu được xem như những “con đường” của hệ thống tuần hoàn cơ thể, giúp dẫn máu đến các bộ phận trong cơ thể. Máu chứa các thành phần quan trọng như oxy, chất dinh dưỡng...giúp cung cấp và nuôi dưỡng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể. Các vết thương mạch máu làm gián đoạn những con đường vận chuyển này, đặc biệt là những vết thương mạch máu lớn có thể làm gián đoạn hoàn toàn tuần hoàn cơ thể. Từ đó, gây ra những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não, thiếu máu tạng, suy đa cơ quan, hoại tử chi...Đặc biệt, những vết thương tại mạch máu thường là vết thương hở, đây là điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, bệnh uốn ván hay hoại thư sinh hơi...Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể dần đi đến sốc mất máu và tử vong nhanh chóng. 2. Phân biệt chảy máu tĩnh mạch và động mạch 2.1 Chảy máu tĩnh mạchCông việc của các tĩnh mạch là đưa máu đã khử oxy trở lại tim. Huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong động mạch, do đó, một chấn thương ở tĩnh mạch có thể khiến máu chảy ra chậm, rỉ rả. Tuy nhiên, vết thương ở các tĩnh mạch lớn có thể khiến máu chảy nhiều, ồ ạt giống như chảy máu ở động mạch.Lúc này, ta có thể dựa vào máu chảy ra để xác định chính xác là loại mạch máu nào bị tổn thương. Vì máu tĩnh mạch là máu không còn oxy, hay đã khử oxy nên màu máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm hoặc hơi xanh.2.2 Chảy máu động mạchChức năng của động mạch là mang máu có oxy từ tim và đến cơ quan nội tạng trong cơ thể. Sau đó, oxy sẽ được các cơ quan hấp thụ và các tĩnh mạch mang máu thiếu oxy trở về tim.Do huyết áp bên trong động mạch có xu hướng cao hơn nhiều so với huyết áp trong tĩnh mạch, nên một vết thương ở động mạch lớn có thể dẫn đến một số hiện tượng chảy máu khá rõ ràng và nghiêm trọng, gây mất lượng máu lớn trong thời gian ngắn. Biểu hiện của dạng chảy máu động mạch là sự chảy máu ồ ạt, liên tục, máu phun mạnh và chảy thành tia. Bởi vì được cung cấp nhiều oxy, máu động mạch được cho là có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định chảy máu là thông qua vị trí vết thương và áp lực của vết thương, vì màu sắc của máu đôi khi có thể khó phân biệt.So với chảy máu tĩnh mạch, chảy máu động mạch khó kiểm soát hơn. Lực đập của mỗi nhịp tim làm gián đoạn quá trình đông máu, có thể dẫn đến mất nhiều máu hơn.2.3 Chảy máu mao mạchCác mao mạch nhỏ là những mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể và có đường kính chỉ từ 5 - 10 μm. Chúng tồn tại gần bề mặt da, cũng như các cơ quan bên trong như mắt và phổi. Chảy máu mao mạch là loại chảy máu phổ biến nhất.Khi bị tổn thương, máu mao mạch rỉ ra hoặc nhỏ giọt ra khỏi cơ thể. Khi mới bị thương, ban đầu có thể thấy máu chảy rất nhanh, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng chậm lại thành nhỏ giọt và thông thường có thể dễ kiểm soát. Hầu hết chảy máu mao mạch sẽ đơn giản tự ngừng. 3. Sơ cứu vết thương mạch máu Nguyên tắc trong sơ cứu chảy máuNhanh chóng, khẩn trương và chính xác.Sơ cứu theo đúng tính chất của vết thương, có thể dựa vào vị trí, kích thước, mức độ chảy máu...3.1. Sơ cứu vết thương chảy máu tĩnh mạchCác bước sơ cứu cho các vết thương ở tĩnh mạch hoặc mao mạch:Mang một đôi găng tay cao su nếu bạn không có găng tay, hãy bọc tay vào túi nhựa hoặc nhiều lớp vải sạch.Tìm vết thương. Nếu cần, hãy cởi hoặc cắt quần áo của người đó để bộc lộ vết thương.Nếu có thể, hãy nâng vết thương lên trên tim của người đó.Đặt gạc hoặc vải sạch, như khăn tay lên vết thương. Nếu không có những món đồ này, nếu vết thương nhỏ, hãy dùng ngón tay. Nếu vết thương lớn, hãy dùng lòng bàn tay của bạn.Bịt chặt và chắc chắn trong ít nhất 5 phút.Có thể sát trùng vết thương bằng nước sạch, hoặc cồn iốt hay nước muối sinh lý nếu có sẵn.Nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong 10 phút, hãy đặt thêm một miếng vải lên trên. Tránh cởi bỏ lớp vải đã ép đầu tiên, vì điều này có thể làm gián đoạn quá trình đông máu.Gọi 115 hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu máu không ngừng chảy, chảy quá nhiều máu hoặc người đó bất tỉnh.Chảy máu tĩnh mạch thường dễ kiểm soát hơn chảy máu động mạch. Tuy nhiên, nếu tĩnh mạch rất sâu, máu khó cầm được.3.2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạchCác bước sơ cứu cho các vết thương ở động mạch:Bước đầu tiên là tạo áp lực để bịt chặt vết thương gây chảy máu bằng tay có đeo găng cao su và gạc vô trùng. Điều quan trọng nữa là liên hệ với số điện thoại khẩn cấp 115 để được trợ giúp y tế.Trong thời gian chờ đợi sự giúp đỡ y tế, nếu thao tác bịt chặt làm máu ngừng chảy, bước tiếp theo là băng vết thương bằng băng gạc vô trùng và băng lại để tiếp tục tạo áp lực lên vết thương.Khi máu xuất phát từ động mạch ở tay hoặc chân, có thể giúp nâng phần cơ thể lên trên mức của tim.Nếu mọi nỗ lực cầm máu không thành công, biện pháp cuối cùng là đặt garô phía trên vết thương đang chảy máu. Chỉ nên sử dụng garô khi bị chảy máu động mạch ở tay và chân. Nên nới garo 1 phút sau mỗi 15 phút, để tránh tình trạng hoại tử chi.Nếu có phương tiện sát khuẩn hãy sát trùng vết thương bằng bông gạc sạch rồi băng lại để tránh nhiễm trùng.Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.Chảy máu động mạch và chảy máu tĩnh mạch có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau. Vì thế, việc tìm hiểu những thông tin cơ bản của hai loại chảy máu này, cũng như biết được những cách sơ cứu ban đầu sẽ giúp tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như bảo vệ đến tính mạng của chính bản thân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/pha-ca-phe-voi-chanh-co-tot-khong-vi
Pha cà phê với chanh có tốt không?
Gần đây đang nổi lên một xu hướng mới tập trung vào những lợi ích sức khỏe tiềm năng của việc uống cà phê kết hợp với chanh. Nhiều người tin rằng công thức đồ uống này có thể đánh tan mỡ, giảm cân hiệu quả và cải thiện tình trạng tiêu chảy. Thực tế, cà phê và chanh đều là hai thành phần có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh, tuy nhiên liệu kết hợp chúng lại với nhau có tốt hay không? 1. Một thức uống với hai thành phần phổ biến Hầu như, trong phòng bếp của mỗi gia đình đều có thể dễ dàng tìm thấy hai thành phần là cà phê và chanh. Điều này đã chứng tỏ được mức độ quan trọng của chúng như thế nào trong đời sống hàng ngày của con người.Cà phê được chế biến từ việc ủ hạt cà phê rang, để cho ra một loại đồ uống có mức ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu cho biết, có khoảng 75% người Mỹ sử dụng cà phê vào mỗi ngày. Do cà phê có chứa caffeine, một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể tỉnh táo và nâng cao tâm trạng cho người uống.Trong khi đó, chanh là một loại trái cây thuộc chi Citrus. Đây là một loại quả có múi, vị chua, được sản xuất nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau cam và quýt. Chanh vốn là một nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời cho cơ thể, ngoài ra nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa, cùng một số hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người lại ưa chuộng sử dụng loại quả này đến vậy. Nó đã tồn tại và đi cùng cuộc sống của người dân trong nhiều thế kỷ qua với các đặc tính dược phẩm hữu ích.Hiện nay, nhiều người đã pha chế theo công thức kết hợp giữa cà phê và chanh để sử dụng như thức uống hàng ngày: một cốc (240ml) cà phê pha với nước cốt của một quả chanh. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến trái chiều cho rằng đây là một sự kết hợp bất thường, có thể không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy thực hư của vấn đề này là gì? Nhiều người tin rằng uống chanh với cà phê có thể đánh tan mỡ, giảm cân hiệu quả và cải thiện tình trạng tiêu chảy 2. Cà phê và chanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, cà phê và chanh đều mang lại nhiều lợi ích nhất định cho sức khỏe tổng thể của con người, chủ yếu là do hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong chúng. Đây là những phân tử có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác hại từ các gốc tự do. Dưới đây là tổng quan về những lợi ích sức khỏe mà mỗi thành phần mang lại:2.1 Lợi ích sức khỏe của cà phêTrong hạt cà phê rang có chứa hơn 1000 hợp chất hoạt tính sinh học, tuy nhiên hợp chất chính có khả năng chống oxy hóa cao trong cà phê là caffeine và axit chlorogenic (CGA). Cả hai chất này đều bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, gan, vú, nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng và ung thư tiêu hóa.Bên cạnh đó, cà phê cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, bệnh Alzheimer và Parkinson, hoặc bệnh trầm cảm. Hơn nữa, hàm lượng caffeine có trong cà phê giúp tăng cường năng lượng của đồ uống, tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động khi tập các bài luyện sức bền, đốt cháy lượng calo tiêu thụ, từ đó giảm cân hiệu quả. Trắc nghiệm: Muối trong thực phẩm, natri, huyết áp và sức khỏe của bạn Muối, natri là chất khoáng cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động ổn định. Tuy nhiên, chế độ ăn thừa muối có nguy cơ cao dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu hơn về những ảnh hưởng của các khoáng chất này tới huyết áp và sức khỏe bạn thế nào nhé. Nguồn tham khảo: webmd.com Bắt đầu 2.2 Lợi ích sức khỏe của chanhChanh là một nguồn cung cấp vitamin C và flavonoid dồi dào, đây đều là những chất có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa cho cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, thực quản, ung thư vú hoặc tuyến tụy.Thêm vào đó, cả hai hợp chất đều có khả năng giúp chống lại các vấn đề về tim mạch, mặt khác vitamin C hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.Như vậy, có thể thấy cà phê và chanh đều mang lại những lợi ích sức khỏe khác nhau, nhất là bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh mãn tính hay ung thư. Tuy nhiên, việc pha trộn cả hai thành phần này với nhau chưa hẳn đã tạo thành một loại thức uống có tác dụng mạnh hơn. Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C và flavonoid dồi dào, đây đều là những chất có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa cho cơ thể 3. Những tuyên bố về lợi ích của việc uống cà phê với chanh Dưới đây là bốn tuyên bố chính về lợi ích sức khỏe của việc uống cà phê với chanh. Cụ thể là:3.1 Tuyên bố thứ nhất: Đánh tan mỡViệc sử dụng chanh có thể giúp giảm mỡ, giảm cân hiệu quả; tuy nhiên thực tế cho thấy uống cà phê và chanh đều không thể đánh tan mỡ như bạn nghĩ. Cách duy nhất để loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể là tiêu thụ ít lượng calo hơn, hoặc cố gắng đốt cháy nhiều chất béo hơn. Như vậy, tuyên bố trên là sai.Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy uống cà phê có thể giảm cân nặng, do vậy nhiều người đã lựa chọn đồ uống này như một phương pháp giúp lấy lại vóc dáng. Lượng caffein có khả năng kích thích mô mỡ màu nâu (BAT), đây là một mô mỡ chuyển hóa hoạt động giảm theo tuổi tác và giúp chuyển hóa carbs, cũng như chất béo trong cơ thể.Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, lượng caffeine có trong một tách cà phê 8 ounce (tương đương 240 ml) tiêu chuẩn có thể tăng cường hoạt động của BAT, từ đó dẫn đến tăng tỷ lệ trao đổi chất, và giúp giảm cân hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, hiệu quả giảm cân tiềm năng có thể bắt nguồn từ lượng caffeine trong cà phê, chứ không phải là hỗn hợp đồ uống cà phê và chanh.3.2 Tuyên bố thứ hai: Giảm tình trạng đau đầuHiện nay, ngày càng nhiều những người dưới 50 tuổi mắc phải các chứng nhức đầu hoặc đau nửa đầu. Do đó, việc tìm ra các biện pháp điều trị thuận tiện ngay tại nhà đang được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, có một số ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học về vấn đề sử dụng cà phê để làm giảm tình trạng đau đầu.Có giả thuyết cho rằng, caffeine trong cà phê có khả năng làm giảm cơn đau đầu bằng cách làm giảm lưu lượng máu về phía đầu, nhờ vào tác dụng làm co mạch của caffeine (nghĩa là làm co thắt các mạch máu). Ngoài ra, caffeine có thể khuếch đại cộng dụng của các loại thuốc điều trị đau đầu hoặc đau nửa đầu.Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng, caffeine chính là tác nhân gây ra các cơn đau đầu trong một số trường hợp nhất định, khi kết hợp chúng với các thực phẩm hay đồ uống khác, chẳng hạn như chanh, socola hoặc rượu.Do đó, nếu bạn uống cà phê với chanh và cảm thấy chứng đau đầu giảm nhẹ. Điều này là do caffeine có trong cà phê, chứ không phải đến từ sự kết hợp giữa cà phê và chanh.3.3 Tuyên bố thứ ba: Giảm tiêu chảyKhi bị tiêu chảy, một số người đã ăn cà phê xay với chanh thay vì uống nó. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho việc sử dụng chanh để điều trị tiêu chảy và cà phê để kích thích đại tràng, làm tăng nhu cầu đi đại tiện của bạn.Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước nhất định (tình trạng mất nước), trong khi cà phê có tác dụng lợi tiểu. Điều này có thể làm cho bệnh tiêu chảy trở nên xấu đi.3.4 Tuyên bố thứ tư: Chăm sóc daCác nhà nghiên cứu cho biết, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong chanh và cà phê mang lại nhiều lợi ích cho làn da của bạn. Nhưng, liệu rằng khi kết hợp sử dụng cả cà phê và chanh có thực sự tốt cho da. Một trong sô những tuyên bố về lợi ích của uống cà phê với chanh phải kể đến việc chăm sóc da Trong cà phê có chứa CGA, được cho là có tác dụng cải thiện lưu lượng máu và hydrat hóa trong da. Việc bổ sung hàm lượng CGA sẽ giúp giảm các tình trạng sạm da, tăng độ mịn, cũng như tăng cường hàng rào bảo vệ da.Ngoài ra, chanh cung cấp nhiều lượng vitamin C, kích thích cơ thể sản sinh ra collagen, là một loại protein giúp duy trì độ khỏe mạnh và đàn hồi của da, đồng thời làm giảm các tổn thương ở da do tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.Mặc dù không có bằng chứng cho thấy hỗn hợp cà phê và chanh sẽ mang lại lợi ích cho da, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng riêng biệt chúng với mục đích làm đẹp của mình. 4. Một số nhược điểm khi uống cà phê với chanh Các nhược điểm của việc uống cà phê kết hợp với chanh xuất phát từ chính những hạn chế của hai thành phần này.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, những người thường xuyên uống cà phê có thể bị nghiện caffeine và mắc một số rối loạn lâm sàng. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tiêu thụ một lượng lớn caffein có thể làm rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ vào ban đêm, và buồn ngủ vào ban ngày. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.Đối với chanh, một số người có thể bị dị ứng với hạt, nước ép hoặc vỏ của loại trái cây này. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm xảy ra. Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tang-sac-giam-sac-va-lan-da-cua-ban-vi
Tăng sắc tố, giảm sắc tố và làn da của bạn
Sắc tố của da giống như con dao hai lưỡi, vừa có lợi cho sức khỏe vừa là yếu tố gây ảnh hưởng về thẩm mỹ đối với làn da. Sắc tố da có thể bị rối loạn bởi các điều kiện như di truyền, bệnh tật, chuyển hóa nội tiết, dinh dưỡng... và gây ra các tình trạng bệnh do rối loạn sắc tố: Nám da, tàn nhang, sạm da, bệnh bạch tạng, bạch biến. 1. Sắc tố da là gì? Sắc tố da là màu da của một người, khi người đó khỏe mạnh thì màu da của họ sẽ xuất hiện bình thường. Các tế bào sắc tố da bao gồm:Nguyên bào sắc tố.: Đây là loại tế bào phôi có khả năng tạo ra sắc tố (melanin blaster).Tế bào sắc tố: Đây là loại tế bào vừa sản xuất vừa chứa sắc tố đã trưởng thành.Tế bào chứa sắc tố (melanophore): Đây là tổ chức bào có chức năng của đại thực bào bắt giữ sắc tố và chứa sắc tố.Trong trường hợp bị bệnh hoặc tình trạng dị thường, màu da có thể thay đổi màu sắc như trở nên tối hơn - tăng sắc tố hoặc trở nên sáng hơn - giảm sắc tố. 2. Tăng sắc tố và làn da Tăng sắc tố ở da là do sự gia tăng melanin - là chất trong cơ thể chịu trách nhiệm về màu sắc của da (sắc tố). Một số điều kiện gây nên tăng sắc tố da chẳng hạn như: mang thai, bệnh addison- giảm chức năng của tuyến thượng thận,... Chúng có thể gây ra sự sản xuất lớn nhất của melanin và gây ra tình trạng tăng sắc tố hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng là một nguyên nhân gây tăng sắc tố da đồng thời sẽ làm cho làn da tối đi ở các khu vực đã bị tăng sắc tố.Tăng sắc tố cũng có thể được gây ra bởi các loại thuốc khác nhau bao gồm như: thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp và thuốc chống sốt rét. Tăng sắc tố do sử dụng thuốc kháng sinh 3. Nám da Một ví dụ về tình trạng tăng sắc tố da là nám, tình trạng này được đặc trưng bởi các mảng màu nâu hoặc màu rám nắng, phổ biến nhất trên khuôn mặt. Nguyên nhân bị nám tàn nhang có thể xảy ra ở những phụ nữ mang thai và thường được gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Tuy nhiên, nam giới cũng có thể phát triển tình trạng này. Nám ở phụ nữ mang thai đôi khi có thể biến mất sau khi mang thai. Hơn nữa, nó cũng có thể được điều trị bằng một số kem được kê toa như hydroquinone.Nếu bạn bị nám, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi đi ra ngoài, nên đội một chiếc mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng mọi lúc, đồng thời kem chống nắng nên có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên. Vì ánh sáng mặt trời sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.Ngoài ra, kem chống nắng có chứa chất ức chế vật lý như: Kẽm oxit hoặc titanium dioxide cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn tia UVA của ánh sáng ban ngày - đây là yếu tố làm cho tình trạng tăng sắc tố trở nên tồi tệ hơn. Nám da ở phụ nữ mang thai 4. Giảm sắc tố và làn da Giảm sắc tố ở da là kết quả của việc giảm sản xuất sắc tố melanin. Một vài ví dụ về giảm sắc tố bao gồm:Bệnh bạch biến: Bệnh bạch biến gây ra các mảng trắng và mịn trên da. Ở một số người, những mảng trắng này có thể xuất hiện trên khắp cơ thể. Đây là một trong những tình trạng rối loạn tự miễn dịch trong đó các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Bệnh bạch biến không có cách chữa trị hoàn toàn, nhưng có một số phương pháp điều trị, bao gồm: sử dụng sự che phủ của mỹ phẩm, kem corticosteroid, thuốc ức chế calcineurin (kem Elidel, thuốc mỡ Protopic) hoặc điều trị bằng tia cực tím. Các phương pháp điều trị tại chỗ mới như sử dụng thuốc ức chế Janus Kinase đang được nghiên cứu.Bệnh bạch tạng: Bệnh bạch tạng là một tình trạng rối loạn do di truyền hiếm gặp. Nguyên nhân của bệnh là do không có enzyme sản xuất sắc tố melanin. Cho nên, tình trạng này sẽ dẫn đến việc thiếu hoàn toàn sắc tố ở da, tóc và mắt. Hơn nữa, ở những người bị bệnh bạch tạng sẽ có một gen bất thường hạn chế cơ thể sản xuất melanin. Bệnh bạch tạng không có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Những người mắc bệnh bạch tạng nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc vì làn da sẽ có nhiều khả năng bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và có thể gây ra ung thư da. Những rối loạn sắc tố da này có thể xảy ra trong bất kỳ chủng tộc nào và ở bất kỳ nơi đâu, nhưng bệnh bạch tạng thường phổ biến nhất ở những người da trắng.Mất sắc tố do tổn thương da: Nếu bạn bị nhiễm trùng da, phồng rộp, bỏng hoặc các tổn thương khác trên da, thì làn da của bạn có thể bị mất sắc tố ở những vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tình trạng mất sắc tố này thường không phải là tình trạng xảy ra vĩnh viễn đối với da, nhưng nó có thể cần rất nhiều thời gian để tái tạo sắc tố của làn da. Để hạn chế tình trạng mất sắc tố này, có thể sử dụng mỹ phẩm để che phủ những khu vực da bị mất sắc tố, trong khi cơ thể đang thực hiện quá trình tái tạo sắc tố cho da.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.Nguồn tham khảo: webmd.comXEM THÊMCách chọn kem chống nắng cho da dầuGiấy thấm dầu có tác dụng gì?Khi có mụn trứng cá nên làm gì? Trải nghiệm làm đẹp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-viem-thuc-quan-trao-nguoc-bac-si-se-lam-gi-neu-bai-voi-thuoc-khang-tiet-axit-ppi-phan-2-vi
Bệnh viêm thực quản trào ngược: Bác sĩ sẽ làm gì nếu thất bại với thuốc kháng tiết axit (PPI)? (Phần 2)
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Trước bệnh nhân được chẩn đoán là viêm thực quản trào ngược kháng trị, sĩ sẽ kiểm tra lại chẩn đoán, đánh giá nguyên nhân tại sao thuốc PPI lại không hiệu quả đối với bệnh nhân và sau đó đánh giá lại bệnh lý GERD kháng trị với các cận lâm sàng. Một số phương thức chẩn đoán có sẵn để đánh giá những bệnh nhân thất bại với liệu pháp PPI. 1. Sau khi đã được đánh giá đầy đủ, bác sĩ sẽ thay đổi cách thức điều trị viêm thực quản trào ngược kháng trị Phương pháp điều trị thích hợp cho những bệnh nhân viêm thực quản trào ngược kháng trị thất bại PPI một lần mỗi ngày nên nhận được không được xác định rõ trong tài liệu. Cách tiếp cận thường được sử dụng, đã trở thành tiêu chuẩn chăm sóc trong thực hành lâm sàng, là tăng gấp đôi liều PPI. Hetzel và cộng sự . so sánh tác dụng chữa bệnh của omeprazole 20 mg x 1 lần / ngày so với 40 mg x 1 lần / ngày ở những bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn trong thời gian 8 tuần.Các tác giả đã chứng minh rằng bằng cách tăng gấp đôi liều PPI, quá trình lành vết thương trên thực quản chỉ được cải thiện 6%. Điều thú vị là, điều trị thêm 4 tuần dẫn đến sự cải thiện hơn nữa trong việc chữa lành thực quản, mặc dù rất hạn chế. Mức độ cải thiện triệu chứng không được báo cáo trong nghiên cứu này nhưng các tác giả nhận thấy rằng những bệnh nhân dùng omeprazole 40 mg x 1 lần / ngày có một lợi thế nhỏ so với những người dùng omeprazol 20 mg x 1 lần / ngày.Mặc dù nghiên cứu này không nhằm mục đích cụ thể để đánh giá liệu pháp điều trị cho những bệnh nhân thất bại với PPI, nhưng nó cung cấp cho chúng ta manh mối về lợi ích của việc tăng gấp đôi liều PPI. Trong một nghiên cứu không cố gắng đánh giá cụ thể những bệnh nhân thất bại PPI, các tác giả đã đánh giá xem omeprazole 40 mg mỗi ngày có mang lại lợi ích bổ sung trên 20 mg mỗi ngày ở những bệnh nhân cần hơn 4 tuần điều trị đối với bệnh viêm thực quản trào ngược có triệu chứng hay không.Trong 4 tuần điều trị bổ sung, bệnh nhân dùng omeprazole 40 mg mỗi ngày cho thấy tỷ lệ lành bệnh cao hơn (64% so với 45%, P <0,02) và báo cáo về việc giảm ợ chua (72% so với 60%, P <0,002). Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng chỉ đạt được bởi 22–26% bệnh nhân GERD không bị thuyên giảm, những người cần PPI liều gấp đôi. Nghiên cứu thứ 2 gợi ý rõ ràng rằng hầu hết những bệnh nhân không dùng PPI mỗi ngày một lần sẽ tiếp tục có triệu chứng khi dùng PPI hai lần mỗi ngày.Các nhà nghiên cứu khác đã xem xét sự cải thiện triệu chứng hơn là việc khó đạt được kết quả lâm sàng - kiểm soát hoàn toàn triệu chứng. Trên thực tế, một số người thậm chí còn cho rằng những người thất bại với liệu pháp PPI có thể hài lòng với việc kiểm soát đủ các triệu chứng ợ chua, cho phép bệnh nhân trải qua một vài đợt ợ chua mỗi tuần.Tăng gấp đôi liều PPI dường như cũng có lợi ở những bệnh nhân bị ợ chua chức năng, những người có khả năng tạo ra nhiều bệnh nhân suy PPI. Watson và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm mù đôi, chéo, có đối chứng với giả dược dùng omeprazole 20 mg x 2 lần / ngày trong 4 tuần để điều trị bệnh nhân ợ chua chức năng. Thuốc đã cải thiện các triệu chứng ở 61% đối tượng. Đúng như dự đoán, hầu như tất cả những người được hỏi đều có mối tương quan thuận giữa các triệu chứng của họ và các trường hợp trào ngược axit. Nghiên cứu này, mặc dù không có theo dõi lâu dài, nhưng củng cố thêm quan điểm rằng phân nhóm thực quản quá mẫn cảm trong nhóm ợ chua chức năng có thể sẽ đáp ứng với liều cao hơn của PPI. Vẫn chưa được làm sáng tỏ mức độ cao mà người ta có thể tăng liều PPI mà vẫn cải thiện các triệu chứng hoặc tăng số người đáp ứng hoàn toàn. Tăng gấp đôi liều PPI dường như cũng có lợi ở những bệnh nhân bị ợ chua chức năng Biết rằng hầu hết các bệnh nhân GERD tiếp tục điều trị bằng PPI 2 lần một ngày đều có tiếp xúc với axit thực quản bình thường, rất khó có khả năng tăng liều PPI lên ba lần mỗi ngày hoặc thậm chí cao hơn sẽ mang lại bất kỳ lợích bổ sung đáng kể nào cho bệnh nhân.Đối với những bệnh nhân GERD vẫn chưa được kiểm soát bằng PPI 2 lần mỗi ngày, có rất ít thông tin trong tài liệu về các hướng điều trị tiềm năng. Ở những bệnh nhân GERD với các triệu chứng như nôn trớ, có vị chua hoặc đắng trong miệng và bằng chứng của trào ngược không có axit hoặc DGER trong khi dùng PPI hai lần mỗi ngày, việc bổ sung thuốc giảm giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua (TLESR) được cho là hữu ích.Trong một nghiên cứu, việc bổ sung baclofen (20 mg ba lần mỗi ngày), một chất chủ vận thụ thể γ ‐aminobutyric (GABA) ‐B có tác dụng ức chế TLESR, vào PPI một lần mỗi ngày làm giảm đáng kể phơi nhiễm DGER và các triệu chứng liên quan đến DGER khi so sánh với đường cơ sở. Trong khi nghiên cứu sau này ủng hộ việc sử dụng baclofen trong thực hành lâm sàng, kinh nghiệm giai thoại về thuốc ở những bệnh nhân thất bại PPI không được bổ ích.Ngoài ra, baclofen có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như lú lẫn, chóng mặt, choáng váng, buồn ngủ, suy nhược và run rẩy. Tegaserod, một chất chủ vận 5HT 4 một phần đã được chứng minh là có một số tác dụng hạn chế trên TLESR. Nó vẫn chưa được xác định trong một thử nghiệm có đối chứng với giả dược, nếu việc thêm tegaserod cho những bệnh nhân thất bại PPI một lần mỗi ngày là một chiến lược điều trị hiệu quả. Thật không may, hiện không có các bộ giảm TLESR khác và do đó chỉ giới hạn cho các tác nhân được đề cập ở trên. Vai trò của việc thêm một loại thuốc thúc đẩy ở những bệnh nhân thất bại PPI một lần một ngày vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân thất bại với PPI, những người có biểu hiện chậm làm rỗng dạ dày, thêm một loại thuốc kích thích là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng nếu bổ sung một tác nhân thúc đẩy cho những người không có bằng chứng về việc làm rỗng dạ dày chậm là một phương pháp điều trị có lợi. 2. Vai trò của các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng Các thuốc chống trầm cảm ba vòng và chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), đã được chứng minh là có hiệu quả cao ở những bệnh nhân bị đau ngực không do tim có nguồn gốc thực quản. Những thuốc giảm đau nội tạng này được sử dụng với liều lượng thấp không làm thay đổi tâm trạng, để giảm đau thực quản. Hiện tại, không có nghiên cứu nào chứng minh giá trị của chúng ở những bệnh nhân thất bại PPI, nhưng chúng có thể cung cấp một phương pháp điều trị thay thế cho đến khi có thêm các chất điều chỉnh cơn đau mới và đặc hiệu dạ dày ruột. Thêm một thuốc chống trầm cảm ba vòng vào PPI, hoặc chỉ cung cấp một thuốc chống trầm cảm ba vòng cho những người không có bất kỳ sự cải thiện nào về PPI là những chiến lược điều trị khác nhau có thể được sử dụng ở những bệnh nhân thất bại PPI.Vai trò của việc thêm chất kết dính axit mật, chẳng hạn như cholestyramine ở bệnh nhân thất bại PPI vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vẫn còn tranh cãi nếu các phương thức điều trị này thậm chí nên được xem xét trong GERD. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng và chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), đã được chứng minh là có hiệu quả cao ở những bệnh nhân bị đau ngực không do tim có nguồn gốc thực quản 3. Vai trò của phẫu thuật chống trào ngược Việc sử dụng phẫu thuật chống trào ngược ở những bệnh nhân không thành công với điều trị PPI đã không được khuyến khích rộng rãi. Đối với những bệnh nhân thất bại PPI vì các triệu chứng gợi ý trào ngược dịch vào lòng thực quản, chẳng hạn như nôn trớ, có vị chua / đắng trong miệng, phẫu thuật có thể là một phương pháp hiệu quả.Tuy nhiên, các nghiên cứu để hỗ trợ can thiệp điều trị như vậy vẫn còn thiếu. Tương tự, việc sử dụng một trong những kỹ thuật nội soi để điều trị GERD ở những bệnh nhân thất bại với PPI đã được đề xuất. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng các kỹ thuật nội soi này có thể làm giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng PPI ở những bệnh nhân chỉ đáp ứng một phần với liệu pháp PPI. Mặc dù vậy, vai trò của liệu pháp nội soi trong GERD đã được giám sát chặt chẽ trong vài năm gần đây, cho thấy các tai biến, biến chứng của thủ thuật không đáng kể và có nhiều bằng chứng cho thấy cải thiện các thông số lâm sàng. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá vai trò của liệu pháp can thiệp qua nội soi trong GERD nói chung và cụ thể ở những bệnh nhân thất bại PPI nói riêng. Việc sử dụng phẫu thuật chống trào ngược ở những bệnh nhân không thành công với điều trị PPI đã không được khuyến khích rộng rãi Tóm lại, những bệnh nhân GERD không dùng PPI một lần mỗi ngày sẽ được lợi khi tăng gấp đôi liều PPI. Nếu bệnh nhân tiếp tục có triệu chứng với PPI hai lần mỗi ngày, có thể đánh giá chẩn đoán bằng cảm biến pH MII + và Bilitech 2000 hoặc điều trị thêm. Cả 2 kỹ thuật chẩn đoán đều không sẵn có, xâm lấn, tốn kém và hơi tốn công sức. Do đó, ở những bệnh nhân bị nôn trớ và / hoặc có vị chua / đắng trong miệng, baclofen, tegaserod và phẫu thuật chống trào ngược có thể cải thiện triệu chứng. Ở những người có bằng chứng rõ ràng về việc chậm làm rỗng dạ dày, có thể cân nhắc thêm một loại thuốc bổ sung. Những bệnh nhân còn lại nên được đánh giá để có thể bổ sung thuốc điều chỉnh với thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc chống tái hấp thu serotonin.Hầu hết những người bị GERD sẽ không phát hiện các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nếu được điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng đôi khi có thể xảy ra ở những người bị GERD nặng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản trào ngược kháng trị, viêm dạ dày ...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, việc thực hiện chẩn đoán thông qua nội soi đại tràng với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét, trào ngược ở thực quản, dạ dày, các tổn thương biến đổi Barrett’s, các tổn thương ung thư ở giai đoạn sớm.... Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi đại trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tài liệu tham khảoF. Fass , M. Shapiro , Systematic review: proton‐pump inhibitor failure in gastro‐oesophageal reflux disease – where next? Alimentary Pharmacology and Theurapeutics, Volume22, Issue2, July 2005Vaezi MF. ‘Refractory GERD’: acid, nonacid, or not GERD? Am J Gastroenterol 2004; 99: 989– 90.Richter JE, Bochenek W. Oral pantoprazole for erosive esophagitis: a placebo‐controlled randomized clinical trial. Pantoprazole US GERD Study Group. Am J Gastroenterol 2000; 95: 3071– 80.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-phu-nu-vuot-qua-ung-thu-buong-trung-tim-lai-nu-cuoi-20230914100405635.htm
20230914
Người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng, tìm lại nụ cười
Cuộc đời gập ghềnh và căn bệnh ung thư buồng trứng Chị là Lưu Thị Lụa, sinh năm 1970, ngoài 20 tuổi, chị rời quê Hải Dương vào Long An đi làm công nhân. Cuộc sống phẳng lặng trôi đi được vài năm thì từ tháng 10/2019, chị thấy bụng to và vài dấu hiệu bất thường khác. Nhưng phần vì chủ quan, phần vì ở một mình và điều kiện khó khăn nên chị không đi khám. Đến đầu năm 2020, chị bị đau bụng dữ dội phải nhập viện cấp cứu trong đêm. Bác sĩ tiến hành kiểm tra và chỉ địnhphải mổ nội soi cắt tử cung và buồng trứng. Bác sĩ tư vấn chị lên Bệnh viện Ung bướu TPHCM để kiểm tra và thăm khám thêm. Sau một loạt xét nghiệm, chị nhận được kết luận của bệnh viện với 4 chữ "Ung thư buồng trứng" khiến chị cảm thấy suy sụp và tuyệt vọng. Vượt qua căn bệnh ung thư Sau khi làm một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu, chị Lụa được đặt lịch hẹn cắt mổ buồng trứng lần 2. Được bác sĩ động viên, chị tự nhủ mình phải bình tĩnh và giữ cho tinh thần thoải mái, giữ cho chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để có sức khỏe chiến đấu với bệnh tật. Với chị, ung thư là bắt đầu một hành trình mới, hành trình vượt qua thử thách để dành chiến thắng. Trong thời gian chờ mổ, chị được biết khi điều trị ung thư thì sẽ có thể có hóa trị, xạ trị. Việc truyền hóa chất vào cơ thể, có rất nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, nôn trớ, mệt mỏi, chán ăn… nên chị đã lên mạng tìm hiểu phương pháp để nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Khi tìm hiểu thông tin trên mạng, chị Lụa vô tình xem được phóng sự trên truyền hình của chị Nguyễn Thị Soi - một người phụ nữ đã thoát khỏi án tử của bệnh ung thư tử cung buồng trứng. "Tôi liền gọi điện ngay cho chị, vui mừng khi được nói chuyện với một nhân chứng sống đã chiến thắng bệnh ung thư", chị Lụa nhớ lại. Chị Lụa được khuyên phải tuân thủ phác đồ và uống thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra. Đặc biệt, chị Soi có nhắc đến một thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho người bệnh ung bướu có tênGHV KSol. Chị Lụa đã hỏi chị Soi rất nhiều thông tin về sản phẩm này. Từ đó đã có thêm niềm tin đã le lói trong chị và không còn những suy nghĩ tiêu cực nữa. Nhờ chia sẻ của chị Soi, chị Lụa cho biết, chị gọi thêm tới tổng đài 1800 6808 gặp chuyên gia tư vấn của sản phẩm và được hướng dẫn uống liều 15 viên/ngày. Chị quyết định mua thử 5 hộp về uống xem sức khỏe có cải thiện hay không. Chị uống sản phẩm KSol được mấy ngày thì tới ngày mổ lần 2 tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Các bác sĩ chỉ định chị tiếp tục phải truyền hóa chất trong 3 tuần, nhưng vì sau mổ chị không ăn được nên sức khỏe yếu đi nhiều. Không đủ điều kiện để đáp ứng với hóa chất, bác sĩ cho chị xuất viện về nghỉ ngơi. Chị cho biết: "Về nhà tôi tiếp tục uống GHV KSol, kết hợp chế độ ăn uống và tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra thì thấy sức khỏe được cải thiện, tôi thấy ăn uống ngon miệng lên, da dẻ hồng hào, làm được các công việc như trước". PGS.TS. Trần Đáng chia sẻ về sản phẩm GHV Ksol Chị nói cười và tâm sự tự nhiên, những lúc như thế này chị lại thấy nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thân hơn bao giờ hết. Vì thế, đợt này chị Lụa cho biết sẽ sắp xếp ra thăm nhà một thời gian dài, kết hợp với thăm khám tại bệnh viện K3 Tân Triều. Kết quả tốt, chỉ số xét nghiệm đã ở mức bình thường "Kết quả rất tốt", chị Lụa vừa nói vừa cười sau khi trở về từ bệnh viện K3 Tân Triều. Chị cho biết, kết quả xét nghiệm ung thư buồng trứng đã ở mức bình thường, kết quả chụp cộng hưởng từ MRI của chị không thấy bất kỳ hình ảnh tổn thương tái phát và thứ phát nào. Bây giờ chị quan niệm rằng, muốn chiến thắng được ung thư thì phải lạc quan, vui vẻ, đừng nghĩ ung thư đang nằm trong cơ thể mình, hãy yêu thương bản thân, trân quý cuộc sống của chính mình, chiến đấu đến giây phút cuối cùng, và tin mình có thể chiến thắng ung thư. Bạn đọc có thể được tư vấn trực tiếp về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GHV KSol, hoặc chia sẻ câu chuyện của mình để lan tỏa khát vọng sống đến nhiều người hơn nữa qua tổng đài miễn cước 1800 6808 hoặc số hotline 096 268 6808. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe GHV KSol có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2336/2020/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 24/7/2020. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
https://suckhoedoisong.vn/giai-toa-noi-lo-bi-bong-de-khi-ngu-169100238.htm
10-07-2015
Giải toả nỗi lo bị bóng đè khi ngủ
Mỗi khi ngủ tôi thường hay y bị bóng đè khiến có cảm giác ngạt thở, mà không sao tỉnh dậy được. Khi thức dậy thường bị mệt. Xin quý báo cho biết tôi mắc bệnh gì? Làm thế nào để hết bóng đè . Nguyễn Toàn (Hòa Bình) Hiện tượng bị bóng đè có thể khiến bạn hoảng hốt, nhất là khi bạn nghe hoặc thấy những âm thanh không có thật (ảo giác) hay một bóng người trong phòng ngủ của bạn. Có rất nhiều nguyên nhân như: tư thế ngủ, căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc. Tuy nhiên, đôi khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch. Lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ; người bị thiếu ngủ; người ngủ không theo một thời gian biểu hợp lý, ngủ không theo một giờ giấc nhất định, những người làm việc theo ca thường dễ bị bóng đè; người bị mắc chứng ngủ rũ do loại rối loạn giấc ngủ khiến cho người bệnh thường ngủ gật vào những thời điểm không phù hợp ban ngày; tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có bố, mẹ hay anh chị hay bị bóng đè thì bạn cũng dễ bị bóng đè. Để đề phòng bóng đè tư thế nằm ngủ phải thoải mái, làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ, tránh thức đêm kéo dài. Có lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí...để có được tinh thần thoải mái. Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của bạn, nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ Nguyễn Thế Những thực phẩm độc hại chúng ta vẫn thường ăn Nàng lạnh, chàng nóng, vì sao? Cách giảm nhiệt và ngủ ngon trong ngày nóng
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dong-tinh-luyen-ai-do-dau-20160126165114144.htm
20160126
Đồng tính luyến ái do đâu?
Đã từ lâu lắm rồi, nhất là trong những năm giữa đến cuối của thập kỷ 20, chúng ta đều nghĩ rằng: những khiếm khuyết về tâm lý, những sai lệch trong môi trường sống… cùng rất nhiều yếu tố tinh thần khác đã làm rối loạn khuynh hướng tình dục, biến những con người bình thường thành những con người đồng tính luyến ái, bệnh tật và bị cả xã hội lên án. Họ, những người đồng tính luyến ái, chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong cộng đồng dân cư, khoảng 3 - 5%, đã phải sống trong mặc cảm tội lỗi, không được thể hiện chính mình và trong những con người ấy có rất nhiều người là thiên tài, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Thế nhưng, đến năm 1991, nhà thần kinh học tại bệnh viện chuyên về thần kinh Salk của Mỹ đã công bố một công trình gây chấn động các nhà khoa học. Đó là công trình về giải phẫu một phần não của vùng dưới đồi của 41 người chết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó có 16 người đồng tính luyến ái, trong quá trình nghiên cứu một cách khoa học và xem xét nghiêm túc những chứng cứ thu thập được, ông cho biết: ở những người đồng tính, thành phần não điều khiển hành vi tính dục ở người và các động vật có vú cao cấp chỉ nhỏ bằng một nửa của những người bình thường. Năm 1993, các nhà nghiên cứu khác do bác sĩ Dean Harner lãnh đạo đã tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống di truyền của con người và bệnh đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một đoạn gen đặc biệt trên nhiễm sắc thể giới tính X được truyền từ người mẹ sang và hay gặp ở những người đồng tính. Đến năm 2003, các nhà nghiên cứu y học xã hội của Mỹ cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm của bàn tay nam giới với thái độ tính dục. Do tác động của các hoóc-môn giới tính nam, nhất là testosterone, đàn ông thường có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn và bàn tay của những người phụ nữ đồng tình ái cũng mang đặc điểm này. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà khoa học từ đông sang tây đều nhằm mục đích chứng minh rằng: ngay từ khi mở mắt chào đời, khuynh hướng tính dục của mỗi con người đã được định sẵn, chứ không phải do ảnh hưởng của xã hội hay môi trường sống. Một người có khuynh hướng tình dục đồng giới hay khác giới đều do cha sinh mẹ đẻ mà ra, hoàn toàn chẳng liên quan chút nào tới nền giáo dục hay môi trường xã hội. Tất cả các nghiên cứu nhằm chứng minh: đồng tính luyến ái có nguồn gốc từ những khiếm khuyết về thể chất có từ khi cha sinh mẹ đẻ, đã được sự ủng hộ của rất nhiều người và nhiều tồ chức xã hội vì nhiều mục đích khác nhau. Một số người khác theo các quan điểm bảo thủ thì luôn luôn khẳng định: những người đồng tính luyến ái đều có những khiếm khuyết quan trọng về thể chất, nhất là vùng điều khiển tính dục trong não bộ. Tuy nhiên, những người rất ủng hộ quan điểm này vẫn còn ngần ngại vì trong các công trình nghiên cứu, số lượng người được khảo sát còn quá ít và chúng ta cần phải chờ đợi một thời gian nữa với những công trình quy mô hơn để khẳng định tính khoa học của các luận điểm trên. Đó là khía cạnh khoa học, còn ở khía cạnh nhân văn, chúng ta nên bình tĩnh và không vội áp đặt một điều gì. Theo PGS.TS. Minh Anh Sức khoẻ & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-cao-huyet-ap-nao-an-toan-cho-thai-phu-169145096.htm
10-06-2018
Thuốc cao huyết áp nào an toàn cho thai phụ?
Cao huyết áp ở thai phụ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong cả mẹ lẫn con. Với thai phụ bị cao huyết áp, các mạch máu bị co thắt ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến thai nhi, nên thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân, suy dinh dưỡng và có thể sinh non. Trong quá trình khám thai định kỳ, thầy thuốc sẽ kiểm tra huyết áp. Khi huyết áp của thai phụ đo được vượt ngưỡng 140/90mmHg (huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương) là cao huyết áp. Phân loại Cao huyết áp ở thai phụ có thể chia làm ba nhóm: Cao huyết áp mãn tính: tình trạng cao huyết áp đã xảy ra từ trước khi có thai, nhưng đôi khi chỉ được biết đến khi đi khám thai định kỳ. Tiền sản giật: tình trạng cao huyết áp nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cả thai phụ lẫn thai nhi, với các biểu hiện: huyết áp cao, phù, protein niệu. Tiền sản giật thường xảy ra ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật sẽ chuyển sang cơn sản giật: thai phụ sẽ chuyển sang hôn mê do nhiễm độc huyết tiến triển, gây ra những biến chứng ở não (đau đầu, co giật), ở mắt (mờ mắt), ở gan (đau vùng bụng)… và có thể dẫn đến tử vong. Cao huyết áp đơn thuần: cũng thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng không có các biểu hiện của tiền sản giật.Tình trạng cao huyết áp này thường không cần phải điều trị, huyết áp của thai phụ sẽ trở về bình thường sau khi sinh con. Thuốc cao huyết áp an toàn cho thai phụ Thuốc cao huyết áp thuộc các nhóm sau đây là những thuốc được ưu tiên chọn lựa hàng đầu trong điều trị cao huyết áp cho thai phụ, do những thuốc này có tính an toàn, không gây ra tác hại cho thai nhi và thai phụ. Methyldopa (Aldomet) là thuốc cao huyết áp tác động trên hệ thần kinh trung ương; được chỉ định điều trị cao huyết áp ở thai phụ. Thuốc thường trình bày ở dạng thuốc viên với hàm lượng 250mg hoặc 500mg. Labetalol (Trandate) là thuốc cao huyết áp chẹn đồng thời ức chế thụ thể ở mạch ngoại vi, làm giảm sức cản ngoại vi gây hạ huyết áp. Thuốc dùng an toàn cho thai phụ va thường trình bày ở dạng thuốc viên với hàm lượng 100mg hoặc 200mg hay ở dạng thuốc tiêm với hàm lượng 50mg/ml. Hydralazin (Apresolin) là thuốc giãn mạch và giảm sức cản ngoại vi nên có tác dụng hạ huyết áp. Thuốc dùng an toàn cho thai phụ và thuờng trình bày ở dạng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch (với hàm lượng 20mg/ml) trong điều trị cao huyết áp cấp ở thai phụ. Thuốc cao huyết áp không an toàn cho thai phụ Thuốc cao huyết áp thuộc các nhóm sau đây không được sử dụng trong điều trị cao huyết áp cho thai phụ, do các thuốc này khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai, gây ra những tác hại cho thai nhi: hạ huyết áp, vô niệu, suy thận… và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí tử vong thai nhi. Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE): captopril, Enalapril… Nhóm thuốc đối kháng canxi: nifedipin, amlodipin… Nhóm thuốc chẹn : atenolol, propanolol… Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: losartan, ibersartan… Nhóm thuốc lợi tiểu: furosemid, hydrochlorothiazide…
https://suckhoedoisong.vn/cat-u-buong-trung-van-giu-nguyen-thai-nhi-16-tuan-tuoi-cho-nu-thanh-nien-169154758.htm
17-03-2019
Cắt u buồng trứng vẫn giữ nguyên thai nhi 16 tuần tuổi cho nữ thanh niên
Chiều 16/3/2019, các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cấp cứu thành công cho sản phụ mang thai 16 tuần có u nang buồng trứng phải xoắn bị hoại tử. Bệnh nhân N.T.K.T, 19 tuổi có địa chỉ tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ vào viện khám bệnh với biểu hiện đau bụng từng cơn kèm theo đi ngoài phân lỏng, đặc biệt bệnh nhân đang mang thai 16 tuần và đang theo dõi u nang buồng trứng phải phát hiện ở tuần thai thứ 11. Tiếp nhận bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy hiểm do bệnh nhân đang mang thai 16 tuần, và có cơn đau liên tục, khối u nang buồng trứng phải xoắn có kích thước lớn (78 x 115 mm) kết hợp kết quả cộng hưởng từ các bác sĩ tiến hành hội chẩn toàn viện nhanh và chuyển bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu. Khối u nang xoắn nhiều vòng có dấu hiệu hoại tử. Khi tiến vào ổ bụng bằng phương pháp phẫu thuật nội soi kiểm tra thấy khối u buồng trứng phải xoắn nhiều vòng, tím đen đang có dấu hiệu hoại tử, xung quanh khối u có nhiều dịch. Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: Phẫu thuật nội soi là phương án tối ưu trong trường hợp này do bệnh nhân đang mang thai 16 tuần và khối u có dấu hiệu hoại tử sắp vỡ. Nếu không phẫu thuật kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Sau khoảng 4 tiếng phẫu thuật bóc tách khối u, khối u không vỡ đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định, thai nhi an toàn và đang được theo dõi tại khoa Sản bệnh viện. Bệnh nhân được siêu âm ngay tại giường sau phẫu thuật, sức khỏe của mẹ và thai nhi bình thường. Bác sĩ cho biết thêm: Với những bệnh nhân đang mang thai có u nang buồng chứng, biến chứng u nang xoắn rất nguy hiểm có thể gây sinh non và sảy thai. Chính vì vậy trước khi mang thai chị em phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát để sẵn sàng cho việc mang thai và sinh con. Nếu mang thai có phát hiện u nang buồng trứng cần theo dõi sát theo chỉ định của bác sĩ và khám thai định kỳ. Khi có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, đi ngoài, mệt mỏi cần đến ngay bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời. Với các sản phụ mang thai phát hiện u ngang buồng trứng hoàn toàn có thể phẫu thuật cắt u nang bằng phương pháp nội soi để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, u nang buồng trứng xoắn là một cấp cứu có thể xảy ra đột ngột. Các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải, đường kính 8 - 10cm dễ bị xoắn do nặng hơn, tuy nhiên các u nang và nang hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng có thể bị xoắn. Thông thường, bệnh có triệu chứng đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau khắp bụng nhưng thường có điểm đau khu trú một bên hốc chậu phía có u buồng trứng xoắn, có thể bị nôn mửa. Nếu xoắn là chậm và không nghiêm trọng, sau đó cơn đau sẽ được nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng đau âm ỉ, có thể có bí trung đại tiện. Nếu trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện 1 số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó (nếu chèn ép bọng đái), táo bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)… Về điều trị, nếu phát hiện sớm thì việc điều trị đơn giản, phẫu thuật cắt u nang buồng trứng có cuống, trong điều kiện bình thường người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu phải cắt đi một phần buồng trứng thì phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng sinh sản. Nếu phải mổ cấp cứu là khi đã có biến chứng hoại tử hay viêm phúc mạc sẽ rất phức tạp, thậm chí nguy hiểm như nhiễm khuẩn và lâu dài về sau sẽ bị dính ruột gây tắc ruột. Nếu phát hiện muộn khối u sẽ bị hoại tử, có thể dẫn đến tử vong.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nen-va-khong-nen-an-gi-trong-mua-he-20230717103316802.htm
20230717
Nên và không nên ăn gì trong mùa hè?
Uống nhiều nước hơn khi nắng nóng Mùa hè nóng nực, cơ thể tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi. Vì thế, chúng ta cần uống nhiều nước hơn. Khi tập thể thao hoặc lao động nặng, thân nhiệt cũng tăng, mồ hôi ra nhiều cũng phải uống nhiều nước hơn. Người trưởng thành cần 35ml nước cho 1kg cân nặng, trung bình cần 6-8 cốc nước/ngày (1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống. Ở vị thành niên (10-18 tuổi), nhu cầu nước là 40ml/kg, từ 19 đến 30 tuổi có hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg, từ 19 đến 55 tuổi có hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg. Người trưởng thành từ 55 tuổi trở lên nhu cầu nước là 30ml/kg. Trẻ em 1-10kg, nhu cầu nước là 100ml/kg, trẻ 11-20kg nhu cầu nước là 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên. Trẻ từ 21kg trở lên nhu cầu nước là 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên. Người cao tuổi hay bị thiếu nước do cảm giác khát giảm. Do vậy người cao tuổi luôn cần nhớ uống nước ngay cả khi không khát. Lượng nước nên dùng là 8 ly/ngày (1,5-2 lít), uống làm nhiều lần, không uống quá nhiều một lúc và không uống gần bữa ăn. Trong mùa hè, bạn nên tăng cường ăn hoa quả, rau xanh (Ảnh minh họa: Istock). Chế độ ăn ngày hè Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), vào mùa hè, nắng nóng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon…, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể rất quan trọng. Nếu chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm. Lưu ý, trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao cần đảm bảo cung cấp lượng protein vừa đủ theo nhu cầu, tăng cường sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hạn chế ăn đồ nướng, chiên, rán, kho, thức ăn có nhiều cholesterol, thực phẩm chế biến sẵn… Chúng ta không nên ăn quá nhiều protein tránh gia tăng gánh nặng cho thận. Protein chiếm 50% thành phần dinh dưỡng trong thịt, cá, trứng, sữa và đậu. Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất bị mất đi do toát mồ hôi và mất nước, vì vậy tăng cường rau xanh và hoa quả là hết sức cần thiết.Hoa quả giàu vitamin C như cà chua, dưa hấu, mơ, mận và đào. Vitamin B có trong ngũ cốc, đậu, gan động vật, thịt và trứng. Chúng ta có thể sử dụng các loại nước sinh tố hoa quả không đường như dưa hấu, lê, đào, dâu tây, cà chua, rau má… Hạn chế sử dụng các loại gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu. Thực phẩm nhuận tràng như bầu, bí, rau thơm, gừng, ngó sen, lúa mạch, khoai lang cũng nên được bổ sung nếu có thể. Đồng thời, không nên ăn nhiều đồ ăn lạnh như đồ uống lạnh, kem, bia lạnh hoa quả lạnh. Ví dụ, không nên ăn dưa hấu ngay sau khi được lấy ra từ tủ lạnh, bạn nên để ra ngoài khoảng 5-10 phút. Người cao tuổi cần có một chế độ ăn mềm, dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trẻ cần được ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến thức ăn lỏng, mềm sao cho dễ tiêu hóa. Có nên uống nhiều hơn ăn? Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết của cơ thể. Người trưởng thành bình thường nặng 50kg, có tới 29-32kg nước. Chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng. Dù vậy, không có nghĩa là nên uống nhiều hơn ăn hay uống quan trọng hơn ăn, mà ăn và uống là hai vấn đề luôn gắn kết với nhau rất quan trọng với sức khỏe con người. Nhất là trong mùa hè nắng nóng, chúng ta không nên quá coi trọng việc uống mà quên việc ăn. Ăn bao nhiêu, uống như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực của mỗi người. Lưu ý, cần uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em, không nên để thiếu nước đến khi thấy khát mới uống. Đồng thời, cần chú trọng bữa ăn hàng ngày với đủ chất dinh dưỡng, nên có 4-5 món ăn (cơm, chất đạm, rau xanh, canh và món hoa quả) để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nhu cầu nước cho cơ thể. Ngoài ra, vào mùa hè chúng ta không nên ăn quá no, đặc biệt vào bữa tối.
https://suckhoedoisong.vn/benh-noi-ban-chan-va-cach-gin-giu-de-khoe-169154329.htm
10-03-2019
Bệnh nơi bàn chân và cách gìn giữ để khỏe
Bàn chân của chúng ta có nhiều chức năng, chúng có thể duy trì sự cân bằng và đảm bảo rằng chúng ta có thể di chuyển một cách năng động và dễ dàng kể cả trên các bề mặt không bằng phẳng. Vậy mà đôi khi bàn chân cũng có bệnh tật khiến cho con người không đi đứng được vì đau đớn. Vì vậy, bàn chân hay mắc bệnh gì và làm thế nào để mỗi ngày cho đôi chân chắc khỏe là điều mà nhiều người cần quan tâm. Ðau gót chân: Đau gót chân là chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ðau xảy ra khi ta vận động hoặc làm các công việc hàng ngày. Ðau gót chân thường thấy ở người ngoài 40 tuổi. Ở lứa tuổi này, sức đàn hồi của gân và dây chằng nơi gót chân đều giảm bớt. Dấu hiệu chính là cảm giác đau ngầm đôi khi cách quãng ở dưới bàn chân hoặc xung quanh gót chân. Tùy vào vị trí đau có thể báo hiệu các bệnh lý như: gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại... Ngâm chân mỗi tối và xoa bóp khắp các vùng trên của bàn chân để các cơ bắp chân được thư giãn. Viêm bao hoạt dịch ngón chân: Ðây là sự sưng dày và gây đau ở các mô bào xung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể do tính chất gia đình (bàn chân Giao Chỉ) hoặc đi giày quá chật, gót quá cao. Qua sự cọ xát với giày, lớp mô này càng ngày càng dày lên, gồ ghề, viêm và gây cảm giác đau. Lâu ngày, nếu không điều trị, đi đứng sẽ bị khó khăn. Trong nhiều trường hợp xấu, căn bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái có thể gây tàn tật. Chai cứng chân: Là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng với biểu hiện da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân. Nguyên nhân là do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại, ngoài ra, chai chân thường là do đi giày hay dép quá chật so với kích cỡ của chân. Chai chân rất dễ nhận biết, ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng. Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí. Sừng là lớp da cứng thường có ở những đầu xương, trên ngón chân, ở mắt cá chân; còn chai ở dưới bàn chân, thường ở dưới ngón chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân. Tùy từng vị trí mà có thể báo hiệu mắc một số bệnh lý như: nguy cơ mắc các bệnh về xương, rắc rối ở ruột và đại tràng, rối loạn chức năng gan..., thậm chí là dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng và cơ thể đã bị hao tổn quá nhiều năng lượng. Mụn cóc bàn chân: Mụn cóc là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ, từ 15 - 30 tuổi, do virut HPV gây nên. Vị trí hay gặp ở 1/2 trước bàn chân. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính. Thương tổn lúc này nổi cao sần sùi màu xám bẩn, đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau. Người bệnh thường lấy dao cắt phần chóp để dễ đi lại nhưng vài ngày sau, thương tổn lại mọc dày lên như cũ và xuất hiện thêm thương tổn mới, đôi khi thành đám như khảm trai. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh. Virut có ở nơi ẩm ướt, người nhiễm phải khi đi chân đất. Ngón chân búa: Ngón chân búa là một trong nhiều loại biến dạng của ngón chân. Ngón chân bất thường cong xuống như hình chữ C hoặc cụp xuống như móng chân chim vì các sợi gân của ngón chân co lại, kéo đầu ngón chân xuống và khớp lại cong lên. Lúc đầu, bạn có thể di chuyển và thẳng các ngón chân. Theo thời gian, bạn sẽ không thể di chuyển các ngón chân. Bệnh sẽ gây đau đớn. Đi bộ hoặc đi giày có thể gây đau. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới dây thần kinh bàn chân cũng có thể là rủi ro gây ra biến dạng ngón chân. U dây thần kinh: U dây thần kinh của một Morton là lành tính (không phải ung thư) sưng dọc theo dây thần kinh ở chân mang cảm giác từ các ngón chân. Lý do các dây thần kinh bắt đầu sưng lên là không rõ. Nhưng khi bắt đầu sưng thì xương và dây chằng gần đó gây áp lực lên các dây thần kinh, gây ra nhiều kích thích và viêm. Điều này tạo ra đau rát, tê, ngứa ran và cảm giác bất thường khác trong các ngón chân. U dây thần kinh của một Morton thường phát triển giữa các ngón chân thứ ba và thứ tư. Ít phổ biến hơn, nó phát triển giữa các ngón chân thứ hai và thứ ba. Các địa điểm khác là rất hiếm. Nó cũng là hiếm đối với u thần kinh của Morton phát triển trong cả hai chân cùng một lúc. Tình trạng này là phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, có lẽ do kết quả của việc đi giày cao gót, giày hẹp ngón. Kiểu giày có xu hướng dịch chuyển xương bàn chân vào một vị trí bất thường làm tăng nguy cơ u thần kinh sẽ hình thành. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ u thần kinh của Morton. Các triệu chứng điển hình là gây ra cảm giác đau rát, tê hoặc ngứa ran ở ngón chân thứ tư hoặc thứ hai, thứ ba. Lời khuyên của bác sĩ Chăm sóc bàn chân về lâu dài, hằng ngày phải rửa chân mỗi tối. Sau đó, lau khô cẩn thận, đặc biệt giữa các kẽ ngón chân. Sử dụng nước ấm rửa từ đầu gối xuống, sử dụng nước muối loãng hoặc tinh dầu như bạc hà, dầu khuynh diệp, tinh dầu thông, tinh dầu hương thảo và hoa cúc có thể làm tăng cảm giác dễ chịu. Xoa bóp khắp các vùng trên của bàn chân để làm các cơ bắp chân được thư giãn. Không chỉ có tác dụng làm thư giãn các cơ bắp trên cơ thể, giảm đau nhức, giúp lưu thông khí huyết, massage chân còn có thể chữa được một số bệnh mà các loại thuốc không đặc trị được như bệnh đau đầu, mất ngủ, kém lưu thông tuần hoàn máu, chóng mặt. Thường xuyên cắt móng chân, đi bộ và tập thể dục với giày phù hợp. Chọn giày bằng da và bên trong mềm mại là phù hợp. Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước bẩn trên đường phố, cống rãnh, nên rửa sạch chân bằng nước ấm. Khi có biểu hiện bất thường hoặc bị tổn thương, nhiễm trùng, phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị. Bàn chân có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, ít ai chú ý đến đôi bàn chân, chỉ khi chân lạnh, đau nhức hay tê buốt... thì người ta mới lo lắng và chăm sóc đôi bàn chân của mình. Chính vì thế, ngày nay, khoa học đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn bàn chân, nhất là việc massage chân, ngâm chân trị bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/sat-thu-huong-thom-16940705.htm
05-03-2019
“Sát thủ” hương thơm
Bạn có biết, không gian ấn tượng nhất là nơi ta không thể rời bước một khi đã “lạc đến”. Hiện nay, không ít khách sạn, trung tâm spa cao cấp sử dụng hiệu ứng hương thơm để níu giữ khách quý, mà chủ yếu là phái đẹp. Một thành phần không thể không kể tên trong danh sách “sát thủ” hương thơm chính là tinh dầu thiên nhiên. Ngoài tác dụng tích cực đến khứu giác, tinh dầu còn là bảo bối giữ gìn nhan sắc cho phái đẹp. Bạn hãy tham khảo một số hương thơm được phái đẹp cưng chiều nhé! Tinh dầu oải hương Nằm trong danh sách các loại tinh dầu được ưa chuộng nhất vì hương thơm đặc biệt. Được chiết xuất từ hoa của cây oải hương, là một trong số ít các loại tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp lên da. Xông hơi ướt hay xông hơi khô, ngâm tắm với tinh dầu oải hương giúp làm trẻ lại làn da đang lão hóa, phục hồi và làm dịu làn da bị cháy nắng. Massage thường xuyên với dầu oải hương giúp cho làn da săn chắc và khỏe mạnh hơn. Làm giảm các vùng da sạm màu giúp da trắng sáng, mịn màng. Tinh dầu oải hương còn được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp trị liệu bằng hương thơm, rất tốt cho hệ thần kinh, giúp cân bằng và giảm stress rất hiệu quả. Đặc biệt, hương thơm của tinh dầu oải hương giúp chữa bệnh đau đầu và thường xuyên mất ngủ. Xông hương phòng với tinh dầu oải hương mang đến cho bạn một không gian thật lãng mạn. Bên cạnh đó, tinh dầu oải hương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của sợi tóc, phù hợp cho tóc và da đầu bị khô, làm giảm các hiện tượng liên quan đến da đầu như gàu, cải thiện tình trạng da đầu ngứa và bị kích ứng. Tinh dầu oải hương có khả năng kháng viêm tự nhiên, nhờ vậy nó có thể bảo vệ tóc và da đầu tránh khỏi các tác hại của môi trường bên ngoài. Tinh dầu oải hương có thể kết hợp các loại tinh dầu sau: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu sả hồng, tinh dầu sả java, tinh dầu hương thảo, tinh dầu đinh hương, tinh dầu tuyết tùng, tinh dầu phong lữ, tinh dầu hoắc hương, tinh dầu thuộc họ cam, chanh, quýt. Tinh dầu hoa hồng Được chiết xuất từ những cánh hoa hồng, phải thu hoạch vào sáng sớm sau một đêm có nhiều sương. Lượng tinh dầu trong cánh hoa hồng rất ít nên giá thành của tinh dầu hoa hồng khá cao. So với những loại khác, tinh dầu hoa hồng có khả năng lưu giữ hương thơm lâu nhất và có nhiều công dụng nhất. Tinh dầu hoa hồng chống thâm da do sẹo để lại, dưỡng ẩm và làm da trắng, phục hồi và tái tạo làn da bị lão hóa, phù hợp với làn da khô ráp, thiếu độ ẩm. Xông hơi với tinh dầu hoa hồng giúp kích thích và điều hòa hệ thống thần kinh, làm tăng hoạt động của các tuyến nội tiết giúp bài tiết các chất độc trong cơ thể. Massage với dầu massage tay hoa hồng giúp đôi bàn tay mềm mại, loại bỏ những vùng da chai sần. Xông hương với tinh dầu hoa hồng giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, cho bạn một giấc ngủ ngon. Mùi hương thơm và sang trọng của tinh dầu hoa hồng làm bạn quyến rũ hơn trong từng hoạt động. Tinh dầu hoa hồng có thể kết hợp các loại tinh dầu sau: tinh dầu hoa cam, tinh dầu oải hương, chanh, đinh hương. An toàn khi sử dụng tinh dầu - Với người lần đầu tiên sử dụng tinh dầu nên có một bài test 24 giờ với loại tinh dầu mà mình lựa chọn bằng cách nhỏ 1 giọt tinh dầu nguyên chất vào 10ml nước ấm, lắc đều rồi thoa lên vùng da mỏng nhất để trong 24 giờ để thử phản ứng. - Cẩn thận khi sử dụng tinh dầu nguyên chất thoa trực tiếp lên da. Một số tinh dầu nguyên chất có thể gây ra cảm giác nóng rát và đỏ da. - Không bôi tinh dầu nguyên chất lên vết thương hở. - Không để tinh dầu rơi vào mắt. - Không dùng tinh dầu để uống. - Tránh uống rượu khi sử dụng tinh dầu nguyên chất. - Tránh để thấm nước hoặc các sản phẩm khác lẫn lộn dễ làm hỏng tinh dầu. - Để tinh dầu tránh xa nguồn phát nhiệt và ánh sáng. Đóng chặt nắp chai, cất giữ trong túi mát khi không sử dụng vì tinh dầu dễ bốc hơi và ôxy hoá làm giảm hiệu quả khi sử dụng. - Không sử dụng những tinh dầu nguyên chất họ cam, quýt, chanh trước ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Những tinh dầu nguyên chất này làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng. - Tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà. - Với trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai sử dụng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. - Với da nhạy cảm, da bị viêm, da thường bị dị ứng và có độ nhạy cảm với mỹ phẩm nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: tinh dầu đinh hương, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xạ hương… - Người huyết áp cao nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: khuynh diệp, hương thảo, xạ hương… - Người huyết áp thấp nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây… - Với người có tiền sử hoặc đang bị động kinh nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: khuynh diệp, hương thảo, xạ hương, long não, thì là… - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để không dùng quá liều chỉ định. SETA
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-dieu-can-luu-y-sau-khi-xa-tri-ung-thu-tuyen-giap-20221031180534353.htm
20221031
Những điều cần lưu ý sau khi xạ trị ung thư tuyến giáp
Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tuyến giáp mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau trong đó phổ biến nhất là sử dụng xạ trị bằng iod phóng xạ hoặc xạ trị bên ngoài… Iod là một khoáng chất mà cơ thể sử dụng để tổng hợp ra hóc môn tuyến giáp. Tất cả iod trong cơ thể đều đến từ chế độ ăn uống. Hầu hết iod trong chế độ ăn uống của chúng ta đến từ muối iod và các sản phẩm khác được chế biến có bổ sung iod. Chỉ một số loại thực phẩm (chẳng hạn như rong biển, sữa và một số loại cá) có chứa iod một cách tự nhiên. Tuyến giáp hấp thụ hầu hết iod trong cơ thể. Vì thế iod phóng xạ (I-131) thường được dùng điều trịung thưtuyến giáp. Các tế bào nang giáp bắt giữ iod phóng xạ, bức xạ ion hóa từ iod phóng xạ có thể phá hủy tuyến giáp và những vị trí có tế bào giáp (bao gồm cả tế bào ung thư) có khả năng lưu giữ iod phóng xạ, nhưng ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Để điều trị ung thư giáp cần liều iod phóng xạ lớn hơn nhiều so với liều dùng trong phương pháp xạ hình xác định ung thư tuyến giáp. Phương pháp điều trị này được dùng để hủy mô giáp khi chưa thể phẫu thuật triệt để, hoặc trong các thể ung thư tuyến giáp đã có di căn hạch và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Theo Trung tâm Y tế, Đại học Washington (Mỹ), trong khoảng 2 tiếng trước và sau khi uống, bạn không nên ăn đồ rắn hay uống bất cứ loại nước gì trừ nước. Bạn có thể ăn sáng trước khi đến bệnh viện, song lưu ý là ăn sớm trước 2 tiếng trước giờ uống thuốc. Người bệnh sau khi uống iod cần uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên, đi vệ sinh tại phòng vệ sinh riêng trong khu vực cách ly và xả nước nhiều lần, tránh để dây rớt ra quần áo, giày dép hoặc môi trường xung quanh. Không khạc nhổ bừa bãi, khi bị nôn phải sử dụng túi đựng chất nôn và để vào nơi quy định tránh gây ô nhiễm phóng xạ cho môi trường. Thông thường sau 1-3 ngày điều trị bằng iod phóng xạ, bệnh nhân có thể bắt đầu lại chế độ ăn iod như bình thường. Tuy nhiên, khoảng thời gian trên có thể thay đổi ở một số bệnh nhân. Cơ thể người bệnh sẽ đào thải bức xạ sau khi điều trị iod phóng xạ một thời gian. Tùy thuộc vào liều và cơ sở y tế điều trị mà người bệnh có thể phải ở trong viện vài ngày sau điều trị, trong phòng riêng để ngăn phơi nhiễm phóng xạ với những người khác. Một số người bệnh có thể không cần nằm viện. Khi người bệnh trở về nhà sau điều trị, họ sẽ được hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ những người xung quanh giảm ảnh hưởng của phóng xạ và thực hiện điều này trong thời gian bao lâu. Những hướng dẫn này có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào cơ sở điều trị. Người bệnh cần chắc chắn đã hiểu rõ các hướng dẫn trước khi ra viện.
https://suckhoedoisong.vn/cai-thien-cac-trieu-chung-viem-duong-ho-hap-bang-thao-duoc-169240102121253866.htm
02-01-2024
Cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp bằng thảo dược
Viêm đường hô hấp là bệnh lý không thể chủ quan. Hiện nay, việc sử dụng thảo dược đã trở nên phổ biến trong hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý hô hấp. Viêm đường hô hấp trên Viêm đường hô hấp trên thường được chia thành 2 loại với các triệu chứng hô hấp đặc trưng khác nhau. Thứ nhất là viêm đường hô hấp cấp tính. Bệnh này thường xảy ra khi có một số yếu tố tác động như thay đổi thời tiết; uống nước quá lạnh; ra vào thường xuyên phòng máy lạnh… Triệu chứng đầu tiên là sốt (sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm rét run), ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Cơn ho có khi chỉ húng hắng, có lúc diễn ra liên tục. Người bệnh sẽ cảm thấy đau họng khi nuốt hoặc ăn. Loại thứ hai là viêm đường hô hấp trên mạn tính. Nếu người bệnh không được điều trị hoặc chữa không dứt điểm, viêm đường hô hấp cấp tính rất dễ chuyển thành mạn tính. Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên mạn tính thường là ho nhiều và kéo dài, có thể kèm theo đờm, chảy nước mũi. Nếu xoang mạn tính có thể gây ra đau đầu. Điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, triệu chứng bệnh biểu hiện nhanh và ồ ạt. Tùy thuộc vào cơ quan bị bệnh mà triệu chứng điển hình sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, các bộ phận mũi, họng, thanh quản thông với nhau theo đường khí và dịch nên khi một bộ phận bị viêm, bệnh sẽ nhanh chóng lây sang cơ quan liền kề. Vì thế các triệu chứng cũng tương tự nhau, khó phân biệt. Viêm đường hô hấp dưới và những triệu chứng thường gặp Viêm đường hô hấp dưới là nhóm bệnh nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp dưới, cụ thể từ thanh quản trở xuống. So với viêm đường hô hấp trên, nhóm bệnh này thường nặng hơn, khó điều trị, dễ tái phát, nguy cơ biến chứng cũng cao hơn. Tùy từng cơ quan mắc bệnh, người bệnh viêm đường hô hấp dưới sẽ có triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng chung thường gặp là: Triệu chứng liên quan đến khí quản như khàn giọng, khó nói; triệu chứng liên quan đến phế quản như ho khan, ho kèm theo đờm, nặng tức ngực; triệu chứng liên quan đến tiểu phế quản như khó thở, thở khò khè, thở rít; triệu chứng tổn thương phổi như khó thở, đau ngực khi hít sâu, ho khạc đờm, ho ra máu. Ngoài ra, triệu chứng cũng có thể khác nhau ở các bệnh như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi. Phòng ngừa viêm đường hô hấp từ thảo dược Hiện nay, việc sử dụng thảo dược đã trở nên phổ biến trong hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp. Tiểu thanh long thang, Tô tử giáng khí thang là những bài thuốc cổ có lịch sử lâu đời thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý hô hấp. Trong đó, tiểu thanh long thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng có trong "Thương Hàn Luận" và "Kim Quỹ Yếu Lược" của Thánh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1.500 năm. Hiện nay, bài thuốc được ứng dụng lâm sàng rộng rãi. Dựa trên cơ sở thu thập dữ liệu của 139 bài viết về nghiên cứu ứng dụng lâm sàng của bài thuốc tiểu thanh long thang trên tổng số ca thống kê sử dụng là 3.441, bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi này được ứng dụng phổ biến trong các bệnh lý về hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm đường hô hấp… Dựa theo báo cáo ứng dụng tiểu thanh long thang trong cải thiện các triệu chứng của 45 trường hợp bệnh lý đường hô hấp, hiệu quả của bài thuốc thấy rõ nhất ở 3 nhóm triệu chứng: Ho, ho có đờm, khò khè; viêm nhiễm đường hô hấp; khó thở, tức ngực. Bài thuốc tiểu thanh long thang có lịch sử hơn 1.500 năm (Ảnh: benhhen.vn) Từ hiệu quả quý của bài thuốc, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia của Đông dược Phúc Hưng đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để bào chế ra chế phẩm thảo dược, trong sản phẩm có gia giảm một số vị thuốc phù hợp thể trạng người Việt. Sản phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hô hấp như ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn GMP với hàm lượng dược liệu cao, dạng cao lỏng – dạng bào chế truyền thống của y học cổ truyền, hiện được phân phối rộng khắp tại hơn 20.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Xem thêm thông tin về sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG Dạng bào chế: Cao lỏng Quy cách: 250 ml Thành phần: Cho 250ml chế phẩm Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g Cát cánh (Radix Platycodi): 15g Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g Tá dược vừa đủ 250ml. Công dụng: Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản mạn. Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng. Cách dùng - Liều dùng: Ngày uống 2 - 3 lần - Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml. - Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml. - Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml. Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm: CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338 Website: www.benhhen.vn Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
https://tamanhhospital.vn/benh-duong-ruot/
20/09/2023
6 bệnh đường ruột: Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa
Bệnh đường ruột rất đa dạng, chẳng hạn như viêm ruột, bệnh celiac, viêm loét đại tràng… Mỗi trường hợp đều đi kèm với những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị riêng biệt. Người bệnh nên theo dõi sát sao, thăm khám kịp thời để tránh gặp phải các biến chứng sức khỏe đáng lo ngại. Mục lụcBệnh đường ruột là gì?Các bệnh về đường ruột thường gặp1. Hội chứng ruột kích thích2. Viêm ruột mạn tính3. Viêm loét đại trực tràng chảy máu4. Bệnh celiac5. Tắc ruột6. Nhiễm trùng đường ruộtNguyên nhân bệnh đường ruột do đâu?Bệnh đường ruột có triệu chứng gì?Làm thế nào để chữa bệnh đường ruột?Bệnh đường ruột nên ăn gì?Bệnh đường ruột khám ở bệnh viện nào?Cách phòng ngừa bệnh đường ruộtBệnh đường ruột là gì? Bệnh đường ruột là các bệnh lý xảy ra ở ruột non và ruột già, gây ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa. Cụ thể, đường ruột đảm nhiệm vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất, lưu trữ và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chính bởi phải tiếp xúc thường xuyên với thức ăn, chất thải nên đường ruột rất dễ bị viêm nhiễm, tổn thương. Những bệnh lý này có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các bệnh về đường ruột thường gặp Dưới đây là các bệnh đường ruột thường gặp nhất: 1. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm các triệu chứng xảy ra cùng nhau, lặp đi lặp lại và làm thay đổi nhu động ruột, bao gồm: đau quặn bụng, táo bón, tiêu chảy, thay đổi thói quen đại tiện… Với những triệu chứng khó chịu này, đường tiêu hóa vẫn không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh lý rõ ràng nào. Hội chứng ruột kích thích là bệnh đường ruột phổ biến, thường xảy ra ở nữ giới trên 45 tuổi. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách uống thuốc, men vi sinh, kiểm soát căng thẳng và ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ.(1) 2. Viêm ruột mạn tính Bệnh viêm ruột mạn tính (IBD) là tình trạng rối loạn liên quan đến viêm mô mạn tính, bao gồm: Viêm loét đại trực tràng tràng chảy máu (UC): Đây là tình trạng viêm, lở loét dọc theo niêm mạc trực tràng và hoặc đại tràng. Bệnh Crohn (CD): Bệnh Crohn xảy ra khi niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, viêm trong Crohn là viêm xuyên thành, có thể tổn thương đến tất cả các lớp của thành ruột. Bệnh cũng có nguy cơ gây tổn thương đại tràng (ruột già), ruột non và có thể cả đường tiêu hóa trên nhưng không phổ biến. Triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột là tiêu chảy, đau bụng, sụt cân, mệt mỏi và chảy máu trực tràng. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy nhược cùng nhiều biến chứng sức khỏe đáng lo ngại. 3. Viêm loét đại trực tràng chảy máu Viêm loét đại trực tràng chảy máu (UC) là bệnh lý gây viêm, lở loét trong niêm mạc trực tràng và đại tràng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là 15 – 30 tuổi, có khả năng di truyền. Các triệu chứng điển hình của viêm loét đại tràng bao gồm: Thiếu máu Mệt mỏi Sút cân Ăn mất ngon Đại tiện phân có lẫn máu Xuất hiện vết loét trên da Đau khớp Để chẩn đoán bệnh đường ruột này, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT hoặc MRI ổ bụng … Trường hợp nhẹ thường chỉ cần uống thuốc để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có thể sẽ được xem xét. 4. Bệnh celiac Bệnh celiac là bệnh lý rối loạn tiêu hóa và miễn dịch mạn tính, gây tổn thương ruột non, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất, vitamin, khoáng chất từ thực phẩm tiêu thụ. Tình trạng này có thể khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng cùng hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thực phẩm có chứa gluten – loại protein có trong lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khác. Thành phần này cũng có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc da, kem đánh răng, son dưỡng môi… Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn khác so với tình trạng dị ứng gluten. Celiac thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, các triệu chứng điển hình gồm: Đầy hơi Tiêu chảy mạn tính, phân nhầy Táo bón Đầy hơi Buồn nôn, ói mửa Sút cân bất thường Mệt mỏi Trầm cảm và lo lắng Phát ban ngứa kèm mụn nước Đau xương khớp 5. Tắc ruột Tắc ruột là bệnh đường ruột nghiêm trọng, cần cấp cứu và tiến hành phẫu thuật kịp thời. Tắc ruột xảy ra khi phân hoặc thức ăn không thể di chuyển qua ruột, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, thoát vị, ung thư… Triệu chứng thường gặp gồm: Đau bụng dữ dội Nôn mửa Đầy hơi Bụng chướng nhiều Táo bón Tắc ruột là bệnh lý đường ruột nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp 6. Nhiễm trùng đường ruột Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị tổn thương do vi sinh vật gây hại. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, vào mọi thời điểm trong cuộc đời, phổ biến nhất ở trẻ em, người cao tuổi và những người sống trong môi trường không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như: Suy thận, chảy máu đường ruột… Triệu chứng bệnh có thể dễ dàng nhận thấy như sau: Đau bụng Tiêu chảy Buồn nôn Sốt Ớn lạnh Xuất hiện máu trong phân Nguyên nhân bệnh đường ruột do đâu? Mỗi bệnh lý đường ruột xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, phổ biến gồm: Do vi khuẩn, virus hoạt động gây viêm Di truyền Không dung nạp thực phẩm Tác dụng phụ của thuốc Có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ Bệnh đường ruột có triệu chứng gì? Hầu hết các bệnh lý liên quan đến đường ruột đều gây ra các triệu chứng khó chịu sau đây: Chướng bụng Đầy hơi Táo bón Tiêu chảy Buồn nôn, nôn mửa Sút cân Mệt mỏi, suy nhược cơ thể Ăn mất ngon Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất của các bệnh lý liên quan đến đường ruột Làm thế nào để chữa bệnh đường ruột? Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh đường ruột phù hợp, chủ yếu gồm: Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý Kiểm soát tốt căng thẳng Sử dụng thuốc kháng sinh Phẫu thuật đối với một số trường hợp cần thiết, chẳng hạn như tắc ruột, ung thư đường ruột Bệnh đường ruột nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi đối với các bệnh đường ruột, người bệnh nên tham khảo để thêm vào thực đơn hàng ngày: Các loại ngũ cốc (ngoại trừ người bệnh đang mắc bệnh lý celiac): Giúp tăng cường chức năng của lớp niêm mạc đại tràng, kích thích tế bào miễn dịch phát triển. Các loại rau lá xanh: Rau chân vịt, cải xoăn… cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, folate giúp thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột phát triển, bao gồm cả đại tràng. Thịt nạc giàu protein: Thực phẩm này rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Trái cây ít đường fructose: Trái cây ít đường fructose tốt cho người dễ bị chướng bụng, đầy hơi, bao gồm các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, chuối… Bệnh đường ruột khám ở bệnh viện nào? Hiện nay, Hệ thống BVĐK Tâm Anh đang là lựa chọn hàng đầu của người bệnh trong việc khám và điều trị các bệnh lý đường ruột thường gặp. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội Tiêu hóa – Nội soi tiêu hóa- Ngoại tiêu hóa chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ từ hệ thống thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều trị cao. Trong đó, trang bị điển hình là hệ thống nội soi tiêu hóa hiện đại, phòng mổ Hybrid vô khuẩn, hệ thống máy máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), máy chụp CT, MRI, hệ thống xét nghiệm ưu việt, hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. Cách phòng ngừa bệnh đường ruột Dưới đây là một số biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về đường ruột: Duy trì thói quen ăn các bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2 – 4 giờ Kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền, tập thái cực quyền, yoga, nghe nhạc… Ngủ đủ giấc, đúng giờ Hoạt động thể chất đều đặn Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích thích đường ruột, chẳng hạn như sữa, thức ăn nhiều gia vị, thức ăn nhiều dầu mỡ… Hạn chế uống đồ uống chứa cồn, caffeine, gas… Luôn uống đủ nước Bỏ hút thuốc lá Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường Khoa tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng. Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ: Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh đường ruột, các bệnh lý thường gặp, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Hi vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
https://tamanhhospital.vn/than-u-nuoc-do-3/
02/07/2024
Thận ứ nước độ 3: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thận ứ nước độ 3 có nghĩa là thận đang sưng to hơn mức bình thường, do lượng nước tiểu ứ đọng bên trong, không thoát ra bàng quang. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có nguy cơ tổn thương thận vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị thận ứ nước độ 3 là gì? BS CKI Lý Minh Hoàng, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp bạn hiểu thêm về thận ứ nước độ 3 trong bài viết này. Mục lụcThận ứ nước độ 3 là gì?Thận ứ nước cấp độ 3 có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây thận ứ nước cấp độ 3Triệu chứng thận ứ nước độ 3Thận ứ nước độ 3 chẩn đoán như thế nào?Cách điều trị thận ứ nước độ 3Phòng ngừa thận ứ nước cấp độ 3Những câu hỏi liên quan1. Thận ứ nước độ 3 có chữa được không?2. Thận ứ nước độ 3 có phải mổ không?3. Thận ứ nước độ 3 nên ăn gì, kiêng gì?4. Khả năng thận ứ nước độ 3 tiển triển độ 4 có cao không?5. Nên điều trị thận ứ nước độ 3 ở đâu?Thận ứ nước độ 3 là gì? Thận ứ nước độ 3 là tình trạng ứ đọng nước tiểu, gây sưng thận mức trung bình, trong thang đo 4 mức độ thận ứ nước của Hiệp hội tiết niệu thai nhi (SFU). Các bác sĩ Tiết niệu – Thận học cũng sử dụng thang đo này để mô tả về tình trạng thận ứ nước. Thận ứ nước độ 1 là nhẹ nhất, độ 4 là nặng nhất, còn độ 3 là tình trạng trung bình đến nặng. Khi bị thận ứ nước độ 3, đài thận và bể thận có mức độ giãn nở hơn 15mm, đi kèm với các triệu chứng rõ rệt của bệnh như đau vùng hông, đi tiểu nhiều, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Thận ứ nước có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 thận. Thận ứ nước không phải bệnh lý nguyên phát, đây là hậu quả của một bệnh lý khác, khiến dòng chảy nước tiểu bị tắc nghẽn tại 1 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên đường tiết niệu. Nước tiểu bị giữ lại ở thận, dần dần khiến thận to lên như quả bóng, gây tổn thương và biến chứng nguy hiểm cho thận. Thận ứ nước độ 3 do tình trạng thận ứ nước độ 1 và độ 2 không được điều trị kịp thời tiến triển thành. Ai cũng có thể mắc thận ứ nước độ 3, kể cả thai nhi trong bụng mẹ. (1) Thận ứ nước độ 3 khi thận giãn nở kích thước lớn hơn 15mm Thận ứ nước cấp độ 3 có nguy hiểm không? Thận ứ nước độ 3 là tình trạng nguy hiểm vì đã gây tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng thận. Trong hệ bài tiết, thận đóng vai trò rất quan trọng, giúp lọc máu và loại bỏ các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể. Thận ứ nước khiến dòng chảy nước tiểu không lưu thông được, không loại bỏ được độc tố ra ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Thận ứ nước độ 3 thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng thận, viêm cầu thận, tổn thương thận và tổn thương các tế bào xung quanh thận, mức độ tổn thương lớn, dễ gây suy thận. Người bị thận ứ nước độ 3 có thể đối mặt với tình trạng nguy hiểm hơn chính là bệnh tiến triển qua giai đoạn xấu nhất, thận ứ nước độ 4, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, thận ứ nước độ 3 dễ dẫn đến cao huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm chức năng thận, khiến cơ thể xuống sức nhanh chóng. Với người có cơ địa tạo sỏi, thận ứ nước độ 3 làm tăng nhanh thời gian hình thành sỏi thận. Biến chứng nguy hiểm hơn là nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước tiến triển độ 4, nguy cơ vỡ thận và tử vong. Nguyên nhân gây thận ứ nước cấp độ 3 Nguyên nhân chính gây thận ứ nước độ 3 là do thận ứ nước độ 2 tiến triển nặng, do ảnh hưởng của các yếu tố: Hẹp niệu quản: Là sự thu hẹp của niệu quản, niệu đạo. Khi xảy ra tình trạng hẹp niệu quản, thận không thể hoạt động bình thường và sẽ bị tổn thương theo thời gian, khiến nước tiểu không thể lưu thông, gây giãn nở thận. (2) Khối u chèn ép đường tiểu: Các khối u ở đường tiết niệu trên bao gồm các loại bệnh lý tương tự như ở bàng quang. Các khối u dạng nhú hoặc dạng nốt, xâm lấn cơ, chèn ép đường tiểu, gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu. Dị tật bẩm sinh đường tiết niệu: Các dị tật bẩm sinh của thận và đường tiết niệu (CAKUT) đại diện cho một loạt các rối loạn do bất thường về phát triển của đường tiết niệu dưới, hệ thống thu thập nước tiểu, sự di chuyển phôi của thận bị gián đoạn hoặc sự phát triển bất thường của nhu mô thận. Dị tật đường tiết niệu được chẩn đoán trước khi sinh. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, những bất thường về phát triển là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận giai đoạn cuối, trong đó có thận ứ nước cấp độ 3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên nhịn tiểu, lạm dụng thuốc điều trị,… cũng là nguyên nhân khiến thận ứ nước phát triển nhanh chóng. Một số bệnh lý có liên quan: Khi mắc các bệnh về đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi thận,… người bệnh có nguy cơ bị thận ứ nước 1 hoặc cả 2 bên thận. Các biến chứng sau phẫu thuật niệu quản có thể để lại sẹo, gây hẹp đường tiết niệu, khiến thận ứ nước. Trẻ em trước và sau khi sinh cũng có nguy cơ bị thận ứ nước độ 3 do những nguyên nhân sau: Hẹp niệu quản: Hẹp niệu quản bẩm sinh gây tắc nghẽn, khiến nước tiểu không thể thoát ra bàng quang. Trào ngược bàng quang, niệu quản: Bất thường trong hoạt động của van kiểm soát dòng nước tiểu giữa bàng quang và niệu quản, khiến nước tiểu không thoát ra ngoài mà trào ngược lại vào bàng quang, rồi vào thận, gây ứ nước. Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây thận ứ nước ở thai nhi vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thai kỳ, lượng nước tiểu thai nhi bài tiết sẽ tăng lên, không bài tiết kịp, dẫn đến ứ nước. Triệu chứng thận ứ nước độ 3 Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn tiến triển nặng của thận ứ nước độ 2 với các triệu chứng rõ rệt và nghiêm trọng hơn, bao gồm: Kích thước thận giãn nở quá 15mm. Kiểm tra trên ảnh chụp CT không thấy rõ hình dạng của đài và bể thận. Mất nước, mệt mỏi. Da nhợt nhạt. Thân nhiệt tăng cao, sốt trên 39 độ kéo dài. Huyết áp tăng cao, kèm theo đau đầu, chóng mặt. Cơn đau vùng hông, mạn sườn, lưng kéo dài khó chịu. Chán ăn, buồn nôn liên tục. Đi tiểu nhiều bất kể ngày đêm. Nước tiểu màu đục. Cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, không đi tiểu hết. Đối với người bệnh sỏi thận, ung thư,… triệu chứng thận ứ nước cũng có đôi chút khác biệt: Đau nhức mạn sườn, nước tiểu lẫn máu ở người sỏi thận. Người mắc ung thư khi bị thận ứ nước tần suất đi tiểu tăng cao, kèm theo cảm giác đau đớn, mệt mỏi sau mỗi lần đi tiểu, nước tiểu lẫn máu. Cơn đau vùng hông, mạn sườn, lưng kéo dài khó chịu Thận ứ nước độ 3 chẩn đoán như thế nào? Thận ứ nước độ 3 được chẩn đoán bằng khám lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn, đi sâu vào cá triệu chứng thận đường tiết niệu mà bạn gặp phải, xoa nhẹ vùng sườn và bụng để cảm nhận sự thay đổi kích thước thận. Nếu nghi ngờ bạn mắc thận ứ nước, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT, siêu âm để chẩn đoán và phân loại mức độ ứ nước. Chẩn đoán thận ứ nước bằng 2 phương pháp này an toàn, không xâm lấn, giúp xác định tình trạng, nguyên nhân tiềm ẩn gây thận ứ nước. Từ đó đưa ra phương án loại dẫn lưu dòng chảy, loại bỏ nước tiểu và khắc phục nguyên nhân gây thận ứ nước. Cách điều trị thận ứ nước độ 3 Điều trị thận ứ nước độ 3 cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nước tiểu ứ đọng trong thận. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp phẫu thuật được áp dụng để loại bỏ sỏi hoặc tán sỏi nếu bạn mắc thận ứ nước do sỏi thận. Phẫu thuật đặt ống thông bàng quang cho người bị hẹp niệu quản. Đặt stent nới rộng ống tiết niệu nếu người bệnh mắc thận ứ nước do sẹo đường tiết niệu,… Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể gây thận ứ nước độ 3, bác sĩ sẽ đề xuất phát đồ điều trị phù hợp, quan trọng nhất, họ cần loại bỏ nước tiểu bị ứ đọng, giảm áp lực lên thận và giảm nguy cơ tổn thương, tiến triển sang giai đoạn 4 của bệnh. Thận ứ nước độ 3 cần được can thiệp phẫu thuật để loại bỏ nước tiểu bị ứng động Phòng ngừa thận ứ nước cấp độ 3 Phòng ngừa thận ứ nước độ 3 chính là phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng thận ứ nước độ 1 và 2 tiến triển. Thận ứ nước độ 3 nhìn chung không phải bệnh lý nguyên phát mà là hậu quả của các bệnh lý về đường tiết niệu khác. Bên cạnh ngăn ngừa tiến triển nặng của thận ứ nước độ 1 và 2, để phòng ngừa thận ứ nước độ 3, người bệnh cần phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh như sỏi thận, thay đổi thói quen sống khoa học và lành mạnh. Thận ứ nước độ 3 có thể vô tình được phát hiện quan khám lâm sàng, tốt nhất, bạn vẫn nên khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt đối với người có khối u chèn ép hay xơ hẹp đường tiết niệu, nên khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của khối u, giải quyết vấn đề về xơ hẹp, loại bỏ nguy cơ gây thận ứ nước. Đối với người bệnh có cơ địa tạo sỏi, phòng ngừa bệnh thận ứ nước độ 3 bằng cách ngăn sỏi hình thành và phát triển: Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống. Bổ sung canxi có nguồn gốc tự nhiên, hạn chế dùng thực phẩm chức năng. Uống đủ nước. Tiêu thụ ít đạm từ động vật, các loại thịt đỏ. Ăn nhiều trái cây và rau quả. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị nhanh thận ứ nước Những câu hỏi liên quan 1. Thận ứ nước độ 3 có chữa được không? Thận ứ nước độ 3 có thể chữa được bằng cách xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời thận ứ nước độ 3 để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, gây viêm cầu thận, suy giảm chức năng thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 2. Thận ứ nước độ 3 có phải mổ không? Thận ứ nước độ 3 do sỏi tiết niệu, hẹp đường tiết niệu, khối u, dị tật bẩm sinh,… cần mổ để khắc phục nguyên nhân gây bệnh, dẫn lưu dòng chảy nước tiểu, ngăn bệnh tái phát. 3. Thận ứ nước độ 3 nên ăn gì, kiêng gì? Thận ứ nước độ 3 về nguyên tắc dinh dưỡng vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước. Cần kiểm soát lượng nước mỗi lần uống, không uống quá nhiều trong một lần uống.Tuân theo chế độ ăn ít natri, protein, kali và phốt pho, hạn chế hoặc tránh các thực phẩm như bơ, gạo lứt và khoai tây chiên. 4. Khả năng thận ứ nước độ 3 tiển triển độ 4 có cao không? Khả năng thận ứ nước độ 3 tiến triển độ 4 rất cao nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Thận ứ nước quá nhiều, căng lên gây tổn thương các mô tế bào, nhanh chóng suy giảm chức năng, tiến triển thành thận ứ nước độ 4, kéo theo nhiều biến chứng và gây tổn thương vĩnh viễn cho thận. 5. Nên điều trị thận ứ nước độ 3 ở đâu? Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là cơ sở y tế uy tín, được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn là nơi điều trị thận ứ nước các cấp độ khác nhau. Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, chữa trị các bệnh lý về Tiết niệu, Thận học, Nam khoa. Sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, khắc phục nhanh chóng tình trạng ứ nước và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm mà thận ứ nước độ 3 mang lại. Thận ứ nước độ 3 là tình trạng nguy hiểm, kích thước thận giãn nở to, gây đau kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngăn ngừa thận ứ nước độ 3 tiến triển giúp bảo vệ sức khỏe thận và toàn bộ hệ tiết niệu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-cua-mau-don-bi-vi
Tác dụng của mẫu đơn bì
Mẫu đơn bì là vị thuốc được bào chế từ rễ cây mẫu đơn. Đây là dược liệu có tính hàn, vị đắng, cay, không độc thường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp điều trị rối loạn kinh nguyệt, phong hàn và một số bệnh lý khác cho phụ nữ sau sinh. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng tác dụng của mẫu đơn bì trong bài viết dưới đây. 1. Vị thuốc mẫu đơn bì là gì? Mẫu đơn bì là vị thuốc được bào chế từ rễ cây Mẫu đơn. Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó di thực sang Việt Nam và các nước lân cận. Thuộc cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao 1 - 2 mét. Rễ cây ở dạng củ, đây là phần dùng để làm dược liệu. Lá mẫu đơn mọc cách, lá chia thành ba chét, mỗi lá chét chia thành 3 thùy. Mặt trên của lá thường có màu xanh lục đậm hoặc nhạt tùy vào số tuổi của cây mẫu đơn bì, mặt dưới có màu trắng nhạt bao quanh bởi nhiều lông tơ mịn. Hoa mẫu đơn khá to, phát triển ở phần đầu cành, hoa có màu trắng hoặc tím đỏ, có từ 5 - 6 tràng hoặc nhiều hơn tùy vào giống hoa và kỹ thuật trồng cây này.Vị thuốc mẫu đơn bì còn có tên gọi khác như: Đan bì, Đơn bì, Đơn căn, Bạch lượng kim, Thử cô, Lộc cửu, Mộc thược dược, Mẫu đơn căn bì, Hoa tướng, Huyết quỷ.Vị thuốc này có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng, chát, khi nếm có cảm giác tê ở phía đầu lưỡi.Các thành phần hóa học chứa trong vị thuốc mẫu đơn bì bao gồm:PaeoniflorinPaeonol IdeOxypaeonilorinPaeonolApiopaeonosideBenzoyl PaeoniflorinOxypaeonilorin. 2. Tác dụng của vị thuốc mẫu đơn bì Theo các nghiên cứu y học hiện đại, một số công dụng của mẫu đơn bì được liệt kê dưới đây:Có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, hỗ trợ điều trị các bệnh đại tràng.Hạ sốt, hỗ trợ giảm đau.Trấn an, chống động kinh, co giật tứ chi.Hỗ trợ điều trị huyết áp thấpKìm hãm sự hoạt động của trực khuẩn bạch hầu.Theo kiến thức y học cổ truyền, công dụng của mẫu đơn bì bao gồm:Sinh huyết, lương huyết, hòa huyết (theo Bản thảo cương mục)Thanh nhiệt, tiêu ứ, hòa huyết, lương huyết (theo Trung dược đại từ điển)Tán ứ huyết, hỗ trợ thanh nhiệt (theo Đông dược học thiết yếu)Tiêu trủng, triệt nhiệt ở huyết, hành huyết, phá huyết (theo Trấn nam bản thảo)Do đó, vị thuốc mẫu đơn bì được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý sau:Nhiệt nhập dinh huyết, gây tăng thân nhiệt về chiều tốiNổi ban ngoài daGiúp điều hòa kinh nguyệtMụn, lở, chốc, ghẻ da ngứaTrường ungThổ huyết, nôn ra máuHuyết hưLàm lành vết thương do chấn thương, cắt xẻ. 3. Liều dùng và cách dùng Tùy vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh lý cần được hỗ trợ điều trị với vị thuốc mẫu đơn bì mà các thầy thuốc sẽ cho liều lượng phù hợp. Thông thường liều dùng khuyến cáo từ 8 - 20g mỗi ngày.Mẫu đơn bì thường được sử dụng dạng bột mịn ngâm cùng rượu nóng hoắc sắc cô đặc dùng nước uống. Người dùng nên uống nước này khi còn ấm, nếu đã nguội thì nên hâm nóng trước khi uống. 4. Một số lưu ý khi sử dụng mẫu đơn bì Để sử dụng vị thuốc mẫu đơn vì được an toàn và phát huy tác dụng trong điều trị bệnh, người dùng cần lưu ý một số điểm dưới đây:Mẫu đơn bì kiêng kỵ dùng chung với một số vị thuốc khác như Thỏ ty tử, Tỏi, Hò tuy (ngò)...Để tránh bị dập nát, mẫu đơn bì nên được bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc lọ kín. Để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, đậy kín lọ sau khi dùng để tránh côn trùng, mối mọt.Chống chỉ định dùng mẫu đơn bì cho phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên sử dụng với liều lượng thích hợp, tránh dùng quá liều.Tránh dùng mẫu đơn bì cho người bệnh bị âm hư, thường đổ mồ hôi, người vị khí hư hãn, tướng hỏa suy.Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tác dụng của vị thuốc mẫu đơn bì, cũng như hướng dẫn một số bài thuốc có sử dụng mẫu đơn bì để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, nên trao đổi với thầy thuốc về liều lượng và cách dùng phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh lý cần điều trị.
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-biet-khi-bi-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-169221212081714498.htm
12-12-2022
Dấu hiệu nhận biết khi bị rối loạn thần kinh thực vật
Thế nào là rối loạn thần kinh thực vật? Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp. Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm phân bố đến toàn bộ sợi trục thần kinh và đến tất cả các hệ cơ quan. Chúng có hoạt động đối lập nhưng cân bằng với nhau giúp điều hòa hoạt động hệ tim mạch bao gồm huyết áp, nhịp tim, hoạt động hệ tiêu hóa, niệu dục, hệ thần kinh, điều hòa tiết mồ hôi, cơ vòng, thân nhiệt. Hệ thần kinh thực vật hoạt động tự động, do đó chúng ta chỉ nhận ra tầm quan trọng của nó khi chức năng của nó bị tổn thương, dẫn đến rối loạn hoạt động nhiều cơ quan. Nguyên nhân gây bệnh Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Thường gặp nhất là đái tháo đường (đặc biệt đái tháo đường kiểm soát kém), bệnh Parkinson. Đông y đẩy lùi rối loạn nhịp tim, triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật mang hiệu quả cao Phát hiện và điều trị bệnh do rối loạn thần kinh thực vật Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh thoái hóa thần kinh (teo đa hệ thống…); bệnh rối loạn miễn dịch (bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…); bệnh nhiễm amyloid hệ thần kinh; ung thư; tăng ure huyết; thiếu dinh dưỡng; thuốc (hóa trị ung thư); nhiễm virus hay vi trùng (HIV, bệnh Lyme…); Mất ngủ, Rối loạn lo âu; di truyền; tuổi già… Các dấu hiệu thường gặp Triệu chứng của bệnh rất đa dạng vì bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, do đó thường làm người bệnh nghĩ đến một bệnh thực thể của cơ quan đó mà bỏ qua nguyên nhân tổn thương thần kinh thực vật. Cụ thể là: Choáng váng, say xẩm, triệu chứng thường xảy ra khi đứng hoặc thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng, do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não kém hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột. Triệu chứng tiết niệu: tiểu khó, bí tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu, nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu… gây biến chứng nhiễm trùng tiểu. Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, sôi bụng, nôn ói, khó nuốt, ợ nóng… tất cả đều do rối loạn chức năng tiêu hóa. Phản xạ đồng tử giảm làm mắt khó điều tiết khi đi từ vùng sáng vào vùng tối và khó nhìn rõ trong đêm. Đánh trống ngực, hồi hộp: Nhịp tim nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi. Không thể vận động mạnh: Cơ thể không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể vận động gắng sức. Tê, lạnh đầu ngón tay chân: do co mạch từng lúc vùng ngoại vi Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ ngày quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ... Rối loạn khí sắc, suy nhược, lo âu, trầm cảm, rối loạn tính tình… Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Điều trị và dự phòng Bệnh gây đau khiến bệnh nhân gặp phải những hạn chế trong cuộc sống. Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gồm: Điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh (ví dụ kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, dùng thuốc hợp lý ở người bệnh Parkinson...) và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, có đến 50% trường hợp rối loạn thần kinh thực vật không tìm được nguyên nhân. Do đó các trường hợp này chúng ta chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Điều trị dựa vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi tổn thương thần kinh thực vật. Điều trị tâm lý phải cân nhắc các loại thuốc khác nhau: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhẹ, thuốc điều chỉnh thần kinh thực vật… Có thể kết hợp phục hồi chức năng với các phương thức vật lý, thể dục. Ngoài việc dùng thuốc đặc trị, bệnh nhân cần chú ý đến trị liệu y học cổ truyền như châm cứu, xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Trong mọi trường hợp luôn kết hợp liệu pháp tâm lý và hòa nhập xã hội. Xem thêm video được quan tâm Mẹo chăm sóc da khi thời tiết trở lạnh
https://tamanhhospital.vn/icu/
15/06/2024
ICU là gì? Đối tượng bệnh nhân nào chỉ định nằm phòng ICU?
ICU là đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi và điều trị tích cực 24/24 cho những trường hợp người bệnh nguy kịch. Nơi đây cũng là “chiến trường” các bác sĩ ngày đêm giành lại sự sống cho người bệnh đang ở giữa “lằn ranh sinh tử”. Dưới đây là những thông tin về phòng ICU và những đối tượng được chỉ định vào phòng ICU, do bác sĩ CKI Nguyễn Duy Khương, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ. Mục lụcICU là gì?Phòng ICU là gì?Đối tượng bệnh nhân được chỉ định nằm phòng ICU?Đặc điểm của phòng ICUMột số đơn vị chăm sóc ICU chuyên biệt tại bệnh viện1. NICU2. PICU3. CICU4. SICU5. ICU thần kinhTại sao cần để bệnh nhân nằm ở phòng ICU?1. Không ổn định về mặt y tế2. Cần can thiệp hỗ trợ hô hấp3. Ý thức suy giảm4. Cần theo dõi điều trị cụ thểThông thường bệnh nhân nằm phòng ICU khoảng bao lâu?Những lưu ý cần biết khi bệnh nhân nằm trong phòng ICUPhòng cấp cứu hoạt động như thế nào?Các tiêu chuẩn y tế phòng ICU tại Bệnh viện Đa khoa Tâm AnhHình ảnh phòng ICU Bệnh viện Đa khoa Tâm AnhICU là gì? ICU là viết tắt của cụm từ Intensive Care Unit. Đây là khoa/phòng có nhiệm vụ điều trị chuyên sâu, chăm sóc đặc biệt nhằm hỗ trợ và duy trì sự sống cho người bệnh nguy kịch hoặc đang có các chấn thương nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Phòng ICU là gì? Phòng ICU có thể hiểu đơn giản là nơi điều trị bệnh nặng, xử lý các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn theo dõi liên tục 24/24, để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình người bệnh điều trị hồi sức tích cực. Người bệnh thường được chuyển trực tiếp từ khoa cấp cứu đến phòng ICU ngay khi các dấu hiệu sống xấu đi. Đối tượng bệnh nhân được chỉ định nằm phòng ICU? Người bệnh có tình trạng nguy kịch hoặc có nguy cơ trở nặng sẽ có chỉ định điều trị tại phòng ICU, bao gồm: Người bệnh bị chấn thương/đa chấn thương (do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…), suy đa tạng, đuối nước, điện giật, sốc nhiễm khuẩn… Người bị ngộ độc cấp thuốc và các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, Paraquat… Người bị bỏng nặng, sốc bỏng. Người bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, sốc tim, suy tim nặng, tăng huyết áp thể ác tính. Người bệnh viêm phổi nặng, xẹp phổi, hen phế quản ác tính. Người bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng, hôn mê gan, viêm tụy cấp… Người suy thận cấp, suy tuyến thượng thận, người bệnh tiểu đường hôn mê. Người bệnh xuất huyết não, nhược cơ, hội chứng Guillain Barre, nhồi máu não… Những trường hợp người bệnh có nguy cơ cao, đe dọa tính mạng sẽ được chỉ định theo dõi, điều trị tại phòng ICU để duy trì sự sống. Đặc điểm của phòng ICU Không chỉ ICU là gì mà các đặc điểm của phòng ICU cũng là thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm. Phòng ICU thường được bố trí cạnh phòng phẫu thuật, nhằm tiết kiệm thời gian di chuyển trong các tình huống cần phẫu thuật khẩn cấp. Giường bệnh tại phòng ICU không cố định mà có thể di chuyển linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho quá trình chăm sóc và điều trị của người bệnh. Nhân viên y tế có thể di chuyển giường dễ dàng. Đội ngũ y bác sĩ riêng tại phòng ICU có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn để xử lý nhanh những tình huống phức tạp và bất ngờ. Phòng ICU có hệ thống máy móc hiện đại, bao gồm: hệ thống theo dõi chức năng sinh lý cho người bệnh, máy gây tê, máy thẩm tách, máy tạo nhịp tim ngoài, máy khử rung tim, máy thở, huyết ấm, máy đo điện tim… Thân nhân người bệnh không được chăm sóc hay vệ sinh cho người bệnh trong quá trình điều trị tại phòng ICU, nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng, đau đớn cho người bệnh… Các quy định về vệ sinh, an toàn nghiêm ngặt khác. Một số đơn vị chăm sóc ICU chuyên biệt tại bệnh viện Nhằm đảm bảo quá trình chăm sóc chuyên sâu cho từng tình trạng bệnh, các bệnh viện đã tổ chức các đơn vị chăm sóc ICU chuyên biệt, như: 1. NICU Là đơn vị ICU dành cho trẻ sơ sinh, có nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc cho trẻ rất nhỏ hoặc sinh non, điều trị cho trẻ sơ sinh cần phẫu thuật phức tạp, chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh có bệnh lý đã được chẩn đoán trước sinh… (1) NICU (Neonatal Intensive Care Unit) là ICU chăm sóc riêng biệt cho trẻ sơ sinh. 2. PICU PICU là đơn vị ICU dành cho trẻ em có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp do hen suyễn, nhiễm trùng, biến chứng bệnh tiểu đường, chấn thương do tai nạn, ngạt nước… (2) 3. CICU Là đơn vị ICU riêng biệt dành cho người bệnh có vấn đề về tim mạch, bao gồm bệnh tim, mạch máu, hệ tuần hoàn… (3) 4. SICU SICU là nơi tiếp nhận người bệnh có tình trạng không ổn định sau phẫu thuật, có nguy cơ đe dọa tính mạng, cần được chăm sóc toàn diện và theo dõi liên tục. (4) 5. ICU thần kinh Là nơi chăm sóc chuyên biệt cho người bệnh không ổn định về thần kinh, tình trạng đe dọa tính mạng như: xuất huyết nội sọ, viêm não, nhiễm trùng hệ thần kinh… Tại sao cần để bệnh nhân nằm ở phòng ICU? Chỉ định người bệnh nằm ở phòng ICU để chăm sóc đặc biệt được bác sĩ cân nhắc và quyết định, sau khi xem xét những nguy cơ và tình trạng cụ thể của từng ca bệnh: 1. Không ổn định về mặt y tế Người bệnh có dấu hiệu không ổn định về mặt y tế sẽ được bác sĩ chỉ định theo dõi tại phòng ICU, nhằm phòng ngừa những rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình điều trị. Bởi phòng ICU được trang bị đầy đủ thiết bị thích hợp, đáp ứng nhanh cho tình huống khẩn cấp. 2. Cần can thiệp hỗ trợ hô hấp Người bệnh gặp khó khăn, không thể tự thở và cần hỗ trợ hô hấp bằng máy móc sẽ cần nằm ở phòng ICU để được chăm sóc đặc biệt. 3. Ý thức suy giảm Trong trường hợp người bệnh hôn mê, không còn phản ứng do chấn thương sọ não hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng, chỉ định theo dõi tại phòng ICU là cần thiết để người bệnh có cơ hội hồi phục tốt. 4. Cần theo dõi điều trị cụ thể Một số trường hợp cần theo dõi điều trị một tình trạng hoặc bệnh lý cụ thể, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh vào phòng ICU. Thông thường bệnh nhân nằm phòng ICU khoảng bao lâu? Thời gian lưu trú tại ICU không cố định, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của phác đồ theo dõi, điều trị cũng như bệnh lý đi kèm và tình trạng của bệnh nhân. Những lưu ý cần biết khi bệnh nhân nằm trong phòng ICU Dưới đây là những lưu ý cần biết khi người bệnh được theo dõi và điều trị tại phòng ICU: Không gian trong phòng ICU sử dụng công nghệ áp lực âm để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng cho người bệnh. Thân nhân người bệnh phải tuân thủ quy định thăm bệnh, tuyệt đối không mang thức ăn từ bên ngoài vào ăn uống trong phòng ICU. Quá trình chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho người bệnh sẽ được thực hiện bởi đội ngũ y tá, điều dưỡng… có chuyên môn, được đào tạo bài bản. Thân nhân người bệnh không nên can thiệp. Người bệnh sẽ được nuôi ăn qua đường miệng hoặc sonde theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Phòng cấp cứu hoạt động như thế nào? Khoa ICU là đơn vị chuyên biệt, cần được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, do đó không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện thành lập. Các bệnh viện có khoa ICU vững mạnh sẽ giúp người bệnh yên tâm điều trị, bởi bất cứ khi nào xảy ra sự cố nguy hiểm đến tính mạng đều sẽ có sự can thiệp, hỗ trợ từ khoa ICU. Bên cạnh đó ICU còn giúp những khoa, phòng khác tự tin triển khai các kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh. Khoa Hồi sức cấp cứu (còn gọi là khoa Hồi sức tích cực & Chống độc, khoa ICU), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là đơn vị cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực dành cho người bệnh trong tình trạng nguy kịch. Đặc biệt là người bệnh trong các trường hợp: sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan, suy thận, suy gan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng, ngộ độc cấp,… hoặc người bệnh phẫu thuật có nguy cơ cao suy hô hấp, sốc, chảy máu sau mổ… Đặc biệt, khoa không chỉ tiếp nhận người bệnh nội viện mà luôn sẵn sàng tiếp nhận điều trị các ca nặng ngoại viện khi cần, không từ chối nhận bệnh. Khi có chỉ định vào phòng ICU, người bệnh được phân chia khu vực theo từng tình trạng cụ thể: Khu ICU dành cho người bệnh sau phẫu thuật. Khu ICU dành cho người bệnh nội khoa. Khu ICU dành cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Người bệnh được theo dõi, điều trị tại khoa ICU, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Khoa quy tụ nền tảng nhân sự chuyên môn cao, với các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, túc trực liên tục 24/24 để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình người bệnh điều trị hồi sức tích cực, kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại, là những “trợ thủ” đắc lực trong cuộc chiến cùng với bác sĩ giành lại sự sống cho người bệnh. Các tiêu chuẩn y tế phòng ICU tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Khoa ICU tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam, nhập khẩu chính hãng từ các quốc gia có hệ thống y tế phát triển mạnh mẽ, gồm: Máy trợ thở cao cấp: nhằm giảm tổn thương phổi ở người bệnh thở máy. Máy theo dõi huyết động từ phân tích sóng mạch, đến PiCCO và catheter động mạch phổi: giúp chẩn đoán nguyên nhân, theo dõi và điều trị chính xác người bệnh rối loạn huyết động, sốc. Máy theo dõi huyết động bằng phương pháp pha loãng nhiệt qua phổi. Các loại máy móc hỗ trợ tuần hoàn từ bóng đối xung nội động mạch chủ đến hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO): điều trị cho người bệnh suy tim cấp, hoặc cấp trên nền mạn không đáp ứng thuốc. Các máy lọc máu hiện đại: có thể thực hiện tất cả các phương thức thận nhân tạo, lọc máu như thận nhân tạo ngắt quãng, lọc máu liên tục, thay huyết tương, lọc máu hấp phụ cho người bệnh suy thận mạn, suy thận cấp, viêm gan cấp, viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm trùng, ngộ độc nặng và các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như hội chứng HELLP, hội chứng Guillain-Barré và các bệnh thần kinh khác, bệnh lupus ban đỏ hệ thống,… Máy hạ thân nhiệt: nhằm bảo vệ não, giảm di chứng thần kinh sau ngừng hô hấp tuần hoàn, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não nặng. Bên cạnh đó, khoa còn áp dụng nhiều kỹ thuật chuyên môn khác như: Kỹ thuật thay huyết tương bằng máy quay ly tâm hiện đại, giúp người bệnh bị yếu liệt do hội chứng Guillain – Barré phục hồi sau 4-5 lần thay huyết tương Kỹ thuật thay huyết tương cho bệnh nhân viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride, kỹ thuật hồi sức tim – phổi nhân tạo (ECMO) sử dụng cho người bệnh sau mổ tim, sốc tim do nhồi máu cơ tim… Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong số ít cơ sở y tế tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật đào thải CO2 qua màng ngoài cơ thể (ECCO2-R) điều trị cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp. Hình ảnh phòng ICU Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Mời quý khách hàng tham quan phòng ICU tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và một số máy móc tại đây. Bác sĩ theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh tại khoa ICU, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Người bệnh tại phòng ICU sẽ được theo dõi liên tục 24/24 bởi các bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm. Máy lọc mỡ Máy monitor dùng để đo, phân tích, theo dõi nhiều chỉ số sinh tồn của người bệnh như: nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nồng độ oxy bão hòa trong máu (SpO2)… Máy lọc huyết tương Hệ thống lọc huyết tương hấp phụ phân tử kép (DPMAS). Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ICU là gì, phòng ICU là gì, những trường hợp được chỉ định điều trị tại ICU… Với phương châm “Chăm sóc tận tâm, nhanh chóng phục hồi”, cùng đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại, khoa ICU, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là lựa chọn hàng đầu cho quá trình điều trị và chăm sóc đặc biệt, giúp người bệnh có cơ hội phục hồi tốt nhất.
https://suckhoedoisong.vn/nao-va-cho-tre-nhung-he-qua-sai-lam-ma-me-chua-biet-169194561.htm
10-06-2021
Nạo VA cho trẻ - những hệ quả sai lầm mà mẹ chưa biết
Tầm quan trọng của VA với sức khỏe của trẻ VA là tổ chức lympho nằm ở ngã tư hầu họng, đảm nhiệm vai trò quan trọng đó là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Có thể bạn chưa biết, VA còn có chức năng nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể VA tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi trẻ hít vào qua mũi không khí sẽ tiếp xúc với VA trước khi đi vào phổi. Vi khuẩn trong không khí sẽ bám vào bề mặt tiếp xúc rộng của VA. Lúc này các tế bào bạch cầu đang chờ sẵn ở đây sẽ bắt giữ và nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Các kháng thể này sẽ được nhân lên và đưa đi khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, tạo miễn dịch tại chỗ chống lại các vi khuẩn khi chúng tái nhiễm. Như vậy có thể nói rằng VA là một phần quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ. Nguyên nhân của viêm VA là khi lượng virus, vi khuẩn xâm nhập quá mức vào cơ thể trẻ khiến cho VA không thể kháng cự được, đây chính là thời điểm viêm VA xuất hiện. Trẻ có thể giảm khả năng miễn dịch, tái phát viêm VA sau khi nạo VA cho trẻ Nạo VA, cắt VA sẽ được chỉ định bởi bác sĩ tai mũi họng nếu quá trình mắc viêm VA của trẻ kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần, viêm VA mạn tính, viêm VA đại phì gây biến chứng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ khiến trẻ phải thở bằng miệng, nghẹt mũi, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc hay nguy hiểm hơn là xuất hiện cơn ngừng thở khi ngủ… Trên thực tế, bác sĩ cũng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi chỉ định nạo VA cho trẻ khi không còn sự lựa chọn nào khác. Nhiều mẹ băn khoăn có nên cắt VA cho con không mà chưa hiểu hết tầm quan trọng của VA với sức khỏe của trẻ (ảnh minh họa) Trẻ nạo VA có thể gặp những biến chứng như: trẻ sốt cao trên 39 độ và không hạ sốt khi dùng thuốc, trẻ buồn nôn hoặc nôn nặng, trẻ bị đau lên nhiều và bỏ ăn uống hoàn toàn, khoang miệng, mũi bị chảy máu trầm trọng hoặc nôn ra máu, đau họng nặng không đáp ứng điều trị trong vòng 48 đến 72 giờ, trẻ bị mất giọng trong suốt 24 giờ… Cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy trẻ có một trong số những biến chứng sau nạo VA nêu trên để được thăm khám kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ đã nạo VA vẫn có thể tái phát viêm VA do một số yếu tố như: chưa nạo sạch hết VA ở trẻ, VA vẫn đang trong quá trình phát triển tiếp tục tăng trưởng và viêm nhiễm. Siro An Hầu Đan Kids - Bảo vệ sức khỏe VA cho trẻ hiệu quả và an toàn Các nhà khoa học viện Y Học Bản Địa Việt Nam đã nghiên cứu kiểm định trên hơn 1230 người bệnh, phát hiện ra thảo dược cúc lục lăng có trong An Hầu Đan Kids là thảo dược thiên nhiên giàu hoạt chất DCA (axit dicaffeoylquinic) có khả năng bất hoạt các loại virus rất hiệu quả, đặc biệt là virus gây viêm VA ở trẻ, mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị viêm VA. An Hầu Đan Kids đã được đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu với mong muốn giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do viêm VA [1][2]nhờ sử dụng cúc lục lăng phối vị cùng các thành phần thảo dược đặc biệt: sơn đậu căn, thăng ma, lược vàng giúp kháng viêm, diệt khuẩn mạn.. Ngoài ra, An Hầu Đan Kids được kết hợp cùng linh chi, hoàng kỳ được biết đến là 2 thảo dược thiên nhiên quý hiếm giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Nhờ đó, giúp trẻ hạn chế tái phát sau khi dùng đủ liệu trình. TPBVSK An Hầu Đan Kids được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu, kiểm nghiệm cận lâm sàng bởi Viện Y học Bản địa Việt Nam và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP với nguồn gốc thảo dược được trồng tại Vườn dược liệu đạt chuẩn EU Tả Phìn Hồ, Hà Giang. Tư vấn viêm VA, viêm VA, viêm họng miễn phí tại: 1800 6523 Cơ hội nhận ngay móc khóa siêu nhân Gấu Đan cùng nhiều quà tặng mừng Tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 khác khi đặt mua tại đây . Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô – nhà phân phối chính thức sản phẩm An Hầu Đan Tham khảo thêm tại: https://anhaudan.com/ Sản phẩm hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc GPQC số: 00954/2019/ATTP – XNQC
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thu-tinh-trong-ong-nghiem-khac-gi-thu-tinh-nhan-tao-vi
Thụ tinh trong ống nghiệm khác gì thụ tinh nhân tạo?
Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm đều là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Sự khác biệt chính giữa phương pháp này là: thụ tinh trong ống nghiệm có rất nhiều quá trình gồm kích thích trứng, chọc hút trứng, thụ tinh, tạo phôi và chuyển phôi; trong khi đó, thụ tinh nhân tạo chỉ bơm tinh trùng vào tử cung để giảm thời gian di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng. 1. Thụ tinh nhân tạo được chỉ định cho ai? Khả năng mang thai của một cặp vợ chồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thụ tinh nhân tạo (tên tiếng Anh là Intrauterine insemination và viết tắt là IUI) được sử dụng thường được chỉ định cho các cặp vợ chồng có:Người hiến tinh trùng. Đối với những phụ nữ cần sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để mang thai thì kỹ thuật IUI được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ mang thai. Mẫu tinh trùng của người hiến tặng đã bị đông lạnh để bảo quản và làm tan băng trước khi làm thủ thuật IUI.Vô sinh không rõ nguyên nhân. IUI thường được thực hiện như là một điều trị đầu tiên cho vô sinh không rõ nguyên nhân kết hợp với các thuốc gây rụng trứng.Vô sinh liên quan đến lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ với ít nhất 1 vòi trứng thông.Bất thường tinh trùng mức độ nhẹ. Kết quả tinh dịch đồ của người chồng cho thấy mật độ tinh trùng dưới mức trung bình, tinh trùng giảm di chuyển hoặc bất thường về kích thước và hình dạng ở mức độ nhẹ thì kỹ thuật IUI có thể khắc phục một số vấn đề này qua quá trình lọc rửa tinh trùng trước khi bơm vào buồng tử cung người vợ.Yếu tố cổ tử cung gây vô sinh. Chất nhầy được sản xuất bởi cổ tử cung vào khoảng thời gian rụng trứng cung cấp môi trường lý tưởng cho tinh trùng di chuyển từ âm đạo vào ống dẫn trứng. Tuy nhiên, nếu chất nhầy cổ tử cung quá đặc, nó có thể cản trở hành trình của tinh trùng. Bên cạnh đó, bất thường ở cổ tử cung như sẹo xơ, chít hẹp do thủ thuật đốt điện, sinh thiết hoặc các kỹ thuật khác cũng có thể ngăn không cho tinh trùng đến gặp trứng. Khi thực hiện IUI tinh trùng sẽ được đưa trực tiếp vào buồng tử cung giúp tăng tỉ lệ có thai.Yếu tố rụng trứng gây vô sinh. Kỹ thuật IUI cũng có thể được thực hiện cho những phụ nữ bị vô sinh do các vấn đề về rụng trứng, bao gồm cả việc không rụng trứng hoặc giảm số lượng trứng bằng cách kết hợp với các thuốc gây rụng trứng.Phụ nữ dị ứng với tinh dịch. Đây là trường hợp hiếm gặp do người phụ nữ bị dị ứng với protein có trong tinh dịch. Trong trường hợp xuất tinh vào âm đạo sẽ gây đỏ, rát và sưng nơi tinh dịch tiếp xúc với niêm mạc âm đạo. Nếu sử dụng bao cao su thì có thể bảo vệ người phụ nữ không bị dị ứng nhưng lại không có thai. Do đó kỹ thuật IUI hiệu quả với các trường hợp này do protein trong tinh dịch đã được loại bỏ trước khi tinh trùng được đưa vào tử cung.Sử dụng tinh trùng hiến. Đối với những phụ nữ cần sử dụng tinh trùng của người hiến tặng để mang thai thì kỹ thuật IUI có thể được sử dụng. Mẫu tinh trùng của người hiến tặng được đông lạnh để bảo quản và rã đông trước khi làm thủ thuật IUI.Điều quan trọng nhất trong kỹ thuật IUI là người vợ phải có ít nhất 1 vòi tử cung thông. 2.Thụ tinh trong ống nghiệm được chỉ định cho ai? Thụ tinh nhân tạo đem lại cơ hội làm cha làm mẹ cho những cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh Thụ tinh trong ống nghiệm (tên tiếng Anh là In vitro fertilization và viết tắt là IVF) là một loạt các kỹ thuật phức tạp được sử dụng trong điều trị hỗ trợ sinh sản.Các trường hợp thường được chỉ định thực hiện IVF gồm:Tắc ống dẫn trứngGiảm chức năng buồng trứngLạc nội mạc tử cung mức độ nặngNam giới vô sinh như giảm số lượng tinh trùng hoặc bất thường về hình dạng của tinh trùng mức độ nặngVô sinh không rõ nguyên nhânIUI nhiều chu kỳ thất bạiCặp vợ chồng cũng có thể chọn IVF nếu họ có nguy cơ truyền rối loạn di truyền sang con cái. Với kỹ thuật IVF, sau khi tạo phôi các bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết và sàng lọc phôi, lựa chọn các phôi không có bất thường để chuyển vào buồng tử cung của người vợ. 3. Sự khác nhau giữa IVF và IUI là gì? 3.1 Về quy trình thực hiện Thụ tinh nhân tạo là kỹ thuật trong đó tinh trùng được lọc rửa và đưa trực tiếp vào tử cung. Quá trình bơm được thực hiện vào thời điểm rụng trứng.Quá trình IVF phức tạp hơn IUI. Trong IVF trứng trưởng thành được chọc hút từ buồng trứng và được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm để tạo phôi. Sau đó phôi sẽ được chuyển vào tử cung của người phụ nữ để mang thai. Một chu kỳ IVF đầy đủ mất ít nhất khoảng ba tuần. Đôi khi các bước này được chia thành các phần khác nhau và quá trình có thể mất nhiều thời gian hơn. Thụ tinh nhân tạo có thủ tục nhanh hơn và tăng cơ hội thụ thai 3.2 Về tỷ lệ thành công IVF là hình thức hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất, nhưng IUI có thể là một lựa chọn với giá cả phải chăng hơn nhiều cho các cặp vợ chồng. Xác định kỹ thuật nào tốt hơn sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố khác nhau tùy từng cặp vợ chồng.Sự thành công của cả hai kỹ thuật này có thể phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ, nguyên nhân gây vô sinh và các yếu tố khác. Tỷ lệ thành công trung bình đối với IUI khi sử dụng thuốc sinh sản là 8-15% mỗi chu kỳ cho bệnh nhân dưới 35 tuổi và giảm xuống chỉ còn 2-5% đối với bệnh nhân trên 40 tuổi. Đối với IVF, tỷ lệ thành công cao hơn nhiều, dao động từ 40-45% cho bệnh nhân dưới 35 tuổi và giảm xuống 15% cho bệnh nhân trên 42 tuổi. 3.3 Về chi phí và thời gian thực hiện Kỹ thuật IVF mất nhiều thời gian và tốn kém hơn so với IUI. Nếu có nhiều phôi được chuyển vào tử cung, IVF có thể dẫn đến mang nhiều thai nhi (hay còn gọi là đa thai). Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, azfertility.com, healthline.com Video đề xuất: Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra như thế nào? Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viec-bao-quan-anh-huong-nao-toi-chat-luong-vac-xin-vi
Việc bảo quản ảnh hưởng thế nào tới chất lượng vắc-xin?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Vắc-xin có thể bị hư hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không được bảo quản đúng cách. Khi tiêm những loại vắc-xin này, hiệu quả phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến.Vắc-xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống với vi sinh vật gây bệnh. Chế phẩm này đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, giúp cơ thể tự tạo miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. 1. Nguy cơ do vắc-xin bảo quản không đúng cách Khác với các loại thuốc thông thường khác, vắc-xin là một sản phẩm đặc biệt vì những lý do sau đây:Là một sinh phẩm nên chúng có tính biến thiên, thay đổi;Nhạy cảm với nhiệt độ và/hoặc sự đông đá;Nhạy cảm với ánh sáng;Thời hạn sử dụng ngắn;Sản xuất theo yêu cầu của các chương trình y tế công cộng;Phục vụ chủ yếu các bà mẹ và trẻ em khoẻ mạnh;Dùng để phòng bệnh, người tiếp nhận không thể đánh giá phương pháp điều trị;Hạn chế về số sản phẩm và số công ty sản xuất;Sử dụng một hoặc chỉ vài lần;Vì những lý do trên mà vắc xin cần được quản lý một cách đặc biệt chặt chẽ trong đó kiểm định chất lượng (Quality control: QC) đóng vai trò then chốt.Để đảm bảo hiệu lực tác dụng của vắc-xin, việc sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và bảo quản vắc-xin đều phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hòm lạnh hoặc tủ lạnh giúp bảo quản vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc-xin Tùy từng loại vắc-xin, có loại nhạy cảm hơn với nhiệt độ cao, có loại nhạy cảm với nhiệt độ đông băng, hay nhạy cảm với ánh sáng.Mất hiệu lực vì nhiệt độ caoVắc-xin bị tiếp xúc với nhiệt độ trên +8 độ C có thể bị mất hiệu lực sau một thời gian. Chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin sử dụng để phát hiện xem vắc-xin có bị hỏng bởi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn quy định không. Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay có hai loại vắc-xin có hiển thị nhiệt độ lọ vắc-xin là Quinvaxem và vắc-xin sởi - Rubella.Đông băngCác vắc-xin viêm gan B, uốn ván, bạch hầu - ho gà - uốn ván và vắc-xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) cần bảo quản ở nhiệt độ từ +2 độ C đến +8 độ C vì các vắc-xin này sẽ bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ đông băng.Sự nhạy cảm với ánh sángMột số vắc-xin rất nhạy cảm với ánh sáng và khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị mất hiệu lực. Vắc-xin BCG, sởi, sởi - Rubella là những vắc-xin rất nhạy cảm với ánh sáng, cần phải tránh để những vắc-xin này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn nê ông). Vì vậy, một số nhà sản xuất sử dụng lọ thủy tinh sẫm.Việc bảo quản vắc-xin không đúng nhiệt độ quy định (ví dụ như vắc-xin bị đông băng) có thể làm giảm hoặc mất hiệu lực vắc-xin. Ngoài ra, vắc-xin bảo quản không đúng nếu sử dụng có thể làm tăng các phản ứng tại chỗ tiêm. 3. Vắc-xin cần được bảo quản trong những điều kiện nào? Chất lượng vắc-xin là điều được rất nhiều bố mẹ quan tâm thời gian gần đây, nhất là khi các trường hợp phản ứng nặng với vắc-xin liên tiếp xảy ra thì chất lượng vắc-xin lại 1 lần nữa khiến nhiều người hoang mang. Một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vắc-xin chính là quy trình bảo quản vắc-xin. Vậy quy trình bảo quản vắc-xin chuẩn đang được thực hiện như thế nào:3.1 Quản lý chất lượng vắc-xinVắc-xin là phương tiện phòng bệnh hữu hiệu hiện nay trong việc ngăn ngừa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng, nhất là với đối tượng trẻ em. Để đảm bảo hiệu lực tác dụng, việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc-xin cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tếCác vắc-xin được nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Việt Nam. Cụ thể, các vắc-xin này phải đạt tiêu chuẩn để đăng ký lưu hành, bao gồm: đáp ứng các thử nghiệm cần thiết, đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới. Từng lô vắc-xin khi nhập từ nước ngoài vào Việt Nam đều phải được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và Sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào sử dụng.3.2 Vận chuyển vắc-xinVắc-xin từ khi sản xuất tới khi được sử dụng được vận chuyển qua nhiều nơi. Để đảm bảo chất lượng, vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ +2 đến +8 độ C trong quá trình vận chuyển.Nếu vận chuyển vắc-xin từ cơ sở sản xuất hoặc từ kho vắc-xin quốc gia, vắc-xin được vận chuyển bằng đường hàng không trong các thùng lạnh. Khi vận chuyển bằng đường hàng không quốc tế, vắc-xin nhập ngoại sẽ có dụng cụ theo dõi nhiệt độ đặt trong thùng lạnh. Nếu vận chuyển bằng đường bộ, vắc-xin được chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng có các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển;Nếu vận chuyển vắc-xin từ kho khu vực tới kho của tỉnh, vắc-xin được vận chuyển trong xe tải lạnh chuyên dụng hoặc được bảo quản trong hòm lạnh và được vận chuyển bằng xe ô tô;Nếu vắc-xin được vận chuyển từ kho của tỉnh xuống huyện, từ kho của huyện tới cơ sở y tế hoặc từ trạm y tế xã tới các điểm tiêm chủng ngoài trạm thì vắc-xin được bảo quản trong hòm lạnh hoặc phích vắc-xin. Trong các thiết bị vận chuyển vắc-xin bắt buộc phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin.3.3 Bảo quản vắc-xinThời gian bảo quản vắc-xinTại kho vắc-xin tuyến quốc gia, thời gian bảo quản vắc-xin là 6 - 9 tháng. Kho tuyến khu vực quy định thời gian bảo quản vắc-xin là 3 - 6 tháng; kho tuyến tỉnh tối đa 3 tháng; kho tuyến huyện là 1 - 3 tháng và tại các cơ sở y tế nơi tổ chức tiêm chủng là 1 tháng.Cách bảo quản vắc-xin trong thiết bị dây chuyền lạnhVắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng, ở nhiệt độ phù hợp với từng loại vắc-xin theo yêu cầu của nhà sản xuất. Cụ thể là:Kho bảo quản phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc;Vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản tới điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin;Bảo quản vắc-xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc-xin từ khi bắt đầu tiêm chủng tới khi kết thúc buổi tiêm chủng;Trường hợp phải lưu trữ vắc-xin cần kiểm tra nhiệt độ bảo quản và ghi chép tối thiểu 2 lần;Có thiết bị theo dõi nhiệt độ vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao nhận;Khi tiếp nhận vắc-xin, nhân viên y tế có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản và các thông tin khác theo quy định;Bảo quản riêng vắc-xin trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với sản phẩm khác;Sắp xếp vắc-xin đúng vị trí, tránh đông băng vắc-xin;Đảm bảo vệ sinh khi thao tác với hộp, lọ vắc-xin;Theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin hằng ngày, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ngày (vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc). Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao so với tiêu chuẩn, cần điều chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp;Đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, dụng cụ chuyên dụng cho việc bảo quản vắc-xin ở tuyến trung ương và cơ sở.Cách bảo quản dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnhTrong trường hợp dung môi không đóng gói cùng với vắc-xin, dung môi có thể được bảo quản ngoài thiết bị dây chuyền lạnh nhưng vẫn phải tuân thủ đúng các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất và không để đông băng dung môi, làm lạnh ở nhiệt độ +2 đến +8 độ C trước khi sử dụng 24 giờ để pha hồi chỉnh.Cách bảo quản vắc-xin trong buổi tiêm chủngSử dụng phích vắc-xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định và phải đảm bảo duy trì nhiệt độ ở mức +2 đến +8 độ C. Những lọ vắc-xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế tiếp. Hình ảnh tủ lạnh bảo quản vắc-xin 4. Những điều cần lưu ý trước khi tiêm chủng Tại các trung tâm tiêm chủng, trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ, bác sĩ sẽ đưa vắc-xin cho bố mẹ kiểm tra một số thông tin như: hạn dùng, loại vắc-xin... Việc kiểm tra này là vô cùng quan trọng vì bằng mắt thường, bố mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu thể hiện vắc-xin đã suy giảm chất lượng do điều kiện bảo quản không đảm bảo như:Vắc-xin đổi màu, có lắng cặn, có vẩn;Vắc-xin đóng bị lỗi, bị vỡ, nứt, cái nắp lọ không đóng vào cao su;Vắc-xin bị đông đá, hết lạnh;Vắc-xin đã mở từ trước khi đưa cho người dùng kiểm tra.Trong tất cả trường hợp nói trên, vắc-xin bắt buộc phải huỷ, không được tiếp tục sử dụng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Khám phá hệ thống bảo quản vacxin hiện đại hàng đầu Việt Nam ở Vinmec Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://tamanhhospital.vn/ung-thu-gan-giai-doan-dau/
02/01/2024
Ung thư gan giai đoạn đầu: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư gan giai đoạn đầu có tiên lượng điều trị tốt, khả năng phục hồi sức khỏe khả quan. Tuy nhiên các triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu thường nghèo nàn, diễn ra âm thầm, thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm gan, xơ gan, khiến người bệnh bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất. Mục lụcUng thư gan giai đoạn đầu là gì?Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu thường bị bỏ quaTiên lượng khả năng sống sót của ung thư gan giai đoạn đầuChẩn đoán phát hiện sớm ung thư gan giai đoạn đầu1. Thăm khám lâm sàng2. Xét nghiệm sinh hóa máu3. Chẩn đoán hình ảnh4. Sinh thiết ganCách điều trị ung thư gan giai đoạn đầuPhòng ngừa bệnh ung thư gan như thế nào?Ung thư gan giai đoạn đầu là gì? Ung thư gan giai đoạn đầu là bệnh lý ác tính xuất hiện khối u ở gan, các tế bào ung thư khu trú ở gan, chưa ghi nhận xâm lấn hạch bạch huyết vùng và di căn cơ quan xa. Ung thư gan gồm có 3 loại chính gồm: Ung thư biểu mô tế bào gan (phổ biến nhất) Ung thư biểu mô đường mật U nguyên bào gan (Hepatoblastoma) Ung thư gan thứ phát là sự xuất hiện các khối u ở gan do tế bào ung thư gan từ cơ quan khác lây lan sang gan, có thể là ung thư vú, phổi, dạ dày, tuyến tụy… (1) Ung thư gan giai đoạn đầu không có nhiều triệu chứng điển hình. Dựa vào kích thước, số lượng, độ xâm lấn, di căn của ung thư, bác sĩ có thể sử dụng hệ thống phân đoạn TNM để chẩn đoán giai đoạn ung thư gan. Hệ thống phân đoạn ung thư TNM theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết ung thư gan được chia thành 4 giai đoạn chính, từ 1 đến 4. Ung thư gan giai đoạn đầu tương ứng với phân đoạn 1. (2) Ung thư gan giai đoạn 1 gồm 2 giai đoạn: 1A và 1B. Giai đoạn này tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc di căn các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư gan giai đoạn 1A: khối u duy nhất trong gan, kích thước dưới 2cm, tế bào ung thư chưa phát triển vào các mạch máu. Ung thư giai đoạn 1B: khối u duy nhất trong gan, kích thước hơn 2cm, ung thư chưa phát triển vào mạch máu. Xem thêm: Ung thư gan giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị giảm nhẹ. Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu thường bị bỏ qua Biểu hiện ung thư gan giai đoạn đầu thường nghèo nàn, khiến việc phát hiện bệnh thường khó khăn. Hoặc các chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan gan khác như viêm gan, xơ gan… Một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu như: Chán ăn Buồn nôn, nôn Cơ thể mệt mỏi, uể oải Ớn lạnh, ra mồ hôi Cảm giác nhanh no, đầy hơi sau ăn Sốt cao thường xuyên Da mặt sạm đen (do chức năng chuyển hóa melanin của gan bị suy giảm) Đau vùng thượng vị, bên phải, các cơn đau ngắt quãng Biểu hiện của ung thư gan giai đoạn đầu thường nghèo nàn, diễn ra âm thầm nên người bệnh chủ quan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư tiến triển nặng hơn, kèm theo các triệu chứng rõ ràng với mức độ nghiêm trọng hơn như: Cơn đau hạ sườn phải, tần suất và mức độ ngày càng tăng. Gan to, có thể sờ thấy. Cổ trướng Ngứa ngáy da (do bilirubin trong máu tăng) Vàng da (gồm vàng da và kết mạc mắt) Nước tiểu sẫm, phân nhạt màu Xuất huyết bất thường (chảy máu lợi, vết bầm tím dưới da). Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân. Tiên lượng khả năng sống sót của ung thư gan giai đoạn đầu Tỷ lệ sống sót 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu khoảng 31%. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư gan sẽ tốt hơn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, dữ liệu SEER khảo sát từ năm 2012 đến 2018 cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư gan cụ thể như sau: (3) Đối với người bệnh được phát hiện ung thư giai đoạn khu trú trước khi nó lan ra bên ngoài gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 31%. Đối với bệnh nhân ung thư gan có tế bào ung thư xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết vùng, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 11%. Đối với bệnh nhân ung thư gan có khối u di căn đến các cơ quan xa, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 3%. Chẩn đoán phát hiện sớm ung thư gan giai đoạn đầu 1. Thăm khám lâm sàng Khai thác các thông tin bệnh sử của người bệnh và gia đình. Đồng thời tiến hành thăm khám các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư gan. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cận lâm sàng nhằm đánh giá chính xác. 2. Xét nghiệm sinh hóa máu Các xét nghiệm sinh hóa máu cho các chẩn đoán ban đầu về dấu ấn ung thư gan, bao gồm AFP, AFP-L3 và DCP (PIVKA-II). Xét nghiệm nồng độ AFP: chất chỉ dấu tế bào ung thư gan có độ nhạy và chính xác cao, lên đến 80-90%. Theo các chuyên gia, hơn 50% các ca ung thư gan có chỉ số AFP > 363 ng/ml. Nếu AFP trong máu > 200 ng/ml nhưng người bệnh đang mắc bệnh gan, có khả năng bệnh đã hoặc nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan. Nếu nồng độ AFP < 200ng/ml, nên thực hiện thêm xét nghiệm AFP-L3 và PIVKA-II để tầm soát ung thư gan. Xét nghiệm nồng độ AFP-L3: dạng chủ yếu của AFP huyết thanh ở bệnh nhân ung thư gan. Người khỏe mạnh có chỉ số AFP-L3 < 10%. Khi giá trị cắt (cut-off) khoảng 10-15%, có thể phát hiện khối u kích thước dưới 3 cm. Nếu chỉ số AFP-L3 > 15%, độ chẩn đoán chính xác lên tới 90-92%. Xét nghiệm Des-Gamma-Carboxy Prothrombin (DCP): hay còn gọi là xét nghiệm nồng độ PIVKA-II, nhận ra dấu ấn ung thư bằng phát hiện sự bất thường của prothrombin, do thiếu hụt vitamin K ở gan. Nồng độ DCP ở người bình thường dao động 0 – 7,5ng/ml. Nồng độ DCP càng tăng tương ứng kích thước tăng trưởng khối u càng lớn. Trong trường hợp sau phẫu thuật thất bại, các chỉ số DCP sẽ tăng lên một cách bất thường. 3. Chẩn đoán hình ảnh Chẩn đoán hình ảnh giúp mô tả các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh sử xơ gan, xuất hiện cấu trúc mô bất thường. Siêu âm: phát hiện các tổn thương gan bất thường, kích thước, số lượng, sự xâm lấn vào mạch máu (huyết khối tĩnh mạch cửa…). Máy siêu âm thế hệ mới có thể phát hiện khối u có kích thước dưới 1 cm. Chụp cắt lớp vi tính CT: cho hình ảnh tương phản đa pha của gan. Hơn 90% khối u gan có đường kính trên 3 cm được phát hiện bằng chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này giúp phát hiện rõ ràng vị trí khối u, mức độ xâm lấn mô xung quanh. Chụp cộng hưởng từ MRI: Độ chính xác cao (hơn 97%) đối với các khối u có kích thước lớn hơn 2 cm. Đồng thời giúp sớm phát hiện tổn thương xâm lấn tĩnh mạch. Chụp mạch: thường được chỉ định để xác định giải phẫu gan trước khi phẫu thuật cắt bỏ hoặc hóa trị thuyên tắc qua động mạch. 4. Sinh thiết gan Sinh thiết gan là phương pháp an toàn và hiệu quả nhằm xác nhận các tổn thương gan, tính chất khối u. Các mẫu tế bào gan có thể được lấy từ thủ thuật chọc hút kim nhỏ qua da (FNA) hoặc sinh thiết qua da. Sau khi tách mẫu mô gan ở vùng chẩn đoán bất thường, nghi ngờ ung thư để gửi đến phòng xét nghiệm mô bệnh học. Cách điều trị ung thư gan giai đoạn đầu Phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vị trí khối u, giai đoạn ung thư gan, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp điều trị ung thư gan gồm: (4) Phẫu thuật gan: bao gồm phẫu thuật cắt phân thùy gan và phẫu thuật ghép gan. (5) Phẫu thuật cắt phân thùy gan chưa khối u: áp dụng với bệnh nhân có tình trạng sức khỏe khả quan, chức năng gan bình thường, khối u chưa chưa ảnh hưởng nhiều đến các mô xung quanh. Ghép gan: phẫu thuật cắt bỏ mô gan chứa khối u và được thay thế bằng mô gan hiến tặng. Tuy nhiên với nguồn gan hiến tặng hạn chế và đòi hỏi tương thích, chỉ định phẫu thuật ghép gan hiện ít. Đốt sóng cao tần RFA: sử dụng nhiệt cao (60-100 độ C) để đốt bỏ các tế bào ung thư. Áp lạnh: sử dụng nhiệt lượng cực thấp để làm lạnh, tiêu diệt tế bào ung thư. Tiêm cồn: dùng cồn nguyên chất tiêm vào khối u. Nút mạch: các bác sĩ có thể đưa thuốc hóa chất (nút mạch hóa chất – chemoembolization) hoặc các hạt vi cầu phóng xạ (nút mạch phóng xạ – radioembolization) trực tiếp đến các tế bào ung thư qua động mạch nuôi u gan. Xạ trị: sử dụng năng lượng tia X hoặc proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngày nay xạ trị chuyên biệt hiện đại có thể giúp hạn chế ảnh hưởng các mô lành khi xạ trị ung thư. Thuốc nhắm mục tiêu: loại thuốc nhắm vào những điểm yếu cụ thể trong tế bào ung thư, có tác dụng ức chế tế bào ung thư phát triển. Liệu pháp miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào lạ, tấn công tế bào ung thư. Đây là một liệu pháp thường sử dụng trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển. Các thử nghiệm lâm sàng: bệnh nhân tham gia vào các thử nghiệm phương pháp mới trong điều trị ung thư gan. Phòng ngừa bệnh ung thư gan như thế nào? Chúng ta không thể phòng ngừa mắc ung thư gan, tuy nhiên một số giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành ung thư gan như: Tiêm phòng vacxin ngừa viêm gan B. Đây là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất giảm nguy cơ mắc viêm gan B – tiền căn phát triển ung thư gan. Tránh lạm dụng rượu bia, thuốc lá. Duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý. Quan hệ tình dục an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan từ bạn tình. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người nhiễm virus viêm gan B. Duy trì cân nặng phù hợp, giảm cân, tránh béo phì. Không tự ý sử dụng thuốc Tây, chỉ sử dụng theo toa kê của bác sĩ. Kiểm tra sức khỏe và chức năng gan định kỳ. Tầm soát ung thư định kỳ 6-12 tháng/lần, đặc biệt với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư tiêu hóa, người có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia kéo dài. Để đặt lịch sàng lọc và điều trị ung thư gan tại khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin: Tầm soát ung thư gan định kỳ là cách hiệu quả giúp bác sĩ sớm phát hiện dấu ấn ung thư ở người bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn đầu ngay từ sớm, nâng cao khả năng điều trị ung thư gan thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/moi-tre-can-tiem-may-mui-thuy-dau-de-dam-bao-hieu-qua-phong-benh-vi
Mỗi trẻ cần tiêm mấy mũi thuỷ đậu để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh rất dễ lây cho những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngày nay, sự ra đời của vắc xin đã giúp bảo vệ trẻ em chống lại căn bệnh này. Vậy trẻ em cần tiêm mấy mũi thủy đậu để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh? 1. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus thủy đậu có tên là Varicella virus. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường...Thời gian đầu sau khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trên khắp cơ thể, những nốt này sẽ dần trở thành các mụn nước có chứa dịch trong.Nếu không có biến chứng nguy hiểm, bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng từ 5-10 ngày, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.Các biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu bao gồm: Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn ở trẻ em, bao gồm cả nhiễm trùng liên cầu nhóm A, nhiễm trùng phổi (viêm phổi), nhiễm trùng hoặc sưng não (viêm não), các vấn đề về chảy máu (biến chứng xuất huyết), nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết), mất nước,... Thậm chí, bệnh thủy đậu cũng có thể gây tử vong. Tuy nhiên, hiện nay rất hiếm trường hợp tử vong do sự phổ biến của chương trình tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. 2. Các loại vắc xin thủy đậu hiện nay Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu được chứng minh an toàn và được đưa vào chương trình tiêm chủng, đó là:Vắc xin Varivax (Mỹ): Đây là vắc xin dạng đông khô của virus varicella-zoster giảm độc lực, được chỉ định tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lênVắc xin Varicella (Hàn Quốc): là vắc xin dạng đông khô của virus varicella-zoster giảm độc lực, được chỉ định tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lênVắc xin Varilrix (Bỉ): là vắc xin dạng đông khô giảm độc lực của virus varicella-zoster, được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em từ 9 tháng trở lên. Trẻ cần tiêm mấy mũi thuỷ đậu loại Varivax (Mỹ) sẽ được bác sĩ tư vấn sau khi thăm khám 3. Trẻ cần tiêm mấy mũi thủy đậu để phòng bệnh? Với trẻ em, việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu rất quan trọng. Do đó, bố mẹ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm ngừa theo đúng lịch trình:Mũi 1: Tiêm cho trẻ trên 1 tuổi.Mũi 2: Trẻ từ 1 - 13 tuổi: mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.Các bậc phụ huynh thường băn khoăn liệu tiêm vắc xin cho trẻ có an toàn hay không. Kể từ khi vắc-xin thủy đậu ra đời, các nghiên cứu đã liên tục cho thấy nó an toàn và hiệu quả. Các tác dụng phụ sau tiêm thường nhẹ như mẩn đỏ, đau nhức, sưng tấy và hiếm khi có những nốt sưng nhỏ tại vị trí tiêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-yeu-to-nguy-co-gay-benh-mach-vanh-quan-trong-nhung-thuong-khong-duoc-quan-tam-vi
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành, quan trọng nhưng thường không được quan tâm?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ tại Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành là LDL cholesterol cao, huyết áp cao, tiền sử gia đình, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì, phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 45 tuổi. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành khác nhưng nhiều người thường chủ quan, không quan tâm đến sức khỏe nên bệnh mạch vành đã thường chuyển sang thể mãn tính, khó điều trị và phục hồi. 1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành Bệnh động mạch vành thường là do xơ vữa động mạch. Đây là một tình trạng nghiêm trọng do các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch vành. Thực tế, chúng là những mạch máu trơn tru và đàn hồi, mang máu giàu oxy đến tim. Nhưng khi có mảng bám mỏng xơ vữa tích tụ lên thành trong, động mạch có thể trở nên cứng và hẹp lại. Điều này làm chậm và giảm lưu lượng máu đến cơ tim, do đó tim không nhận được lượng oxy cần thiết. Các mảng bám cũng có thể bị nứt vỡ, dẫn đến đau tim hoặc đột tử do tim.Một vài yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được, số khác thì không. Cụ thể, các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được bao gồm:Thừa cân hoặc béo phìBệnh tiểu đườngHuyết áp cao và cholesterol caoThường xuyên căng thẳngÍt hoạt động thể chấtNgười có tiền sử hút thuốc hoặc hít phải khói thuốcNgười có chế độ ăn uống không lành mạnh, bao gồm nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, muối và đường.Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành không thể thay đổi được bao gồm:Tuổi cao, đặc biệt là trên 65 tuổiTiền sử gia đình, đặc biệt nếu có người thân bị bệnh tim khi còn trẻGiới tính: Nam giới dưới 70 tuổi có nguy cơ bị đau tim cao hơn và mắc bệnh sớm hơn so với nữ giớiChủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác vì họ thường có huyết áp cao hơn. Người châu Á và gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ béo phì và tiểu đường cao hơn, do đó cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim.Trong đó, béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tử vong do mọi nguyên nhân. Đây là một rối loạn chuyển hóa liên quan đến các bệnh đi kèm như bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ. Khi mô mỡ thừa tích tụ, quá trình trao đổi chất và chức năng của tim sẽ có những thay đổi. Một nghiên cứu gần đây cho biết chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn trong thời thơ ấu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở tuổi trưởng thành.XEM THÊM: Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành Người béo phì thường tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành 2. Cơ chế gây ra bệnh mạch vành của các yếu tố nguy cơ Các chuyên gia cho rằng bệnh mạch vành bắt đầu với tổn thương lớp bên trong của mình vành. Tổn thương này thậm chí có thể xảy ra ở một đứa trẻ. Mảng bám bắt đầu tích tụ dọc theo thành mạch máu từ khi bạn còn trẻ đến khi già đi.Theo thời gian, khi động mạch vành bị hẹp, tim có thể phát triển thêm các mạch máu mới xung quanh nhằm đảm bảo cung cấp đủ máu đến cơ tim. Nhưng nếu bạn đang gắng sức hoặc căng thẳng, các mạch mới không thể mang đủ máu giàu oxy đến tim.Trong trường hợp mảng xơ rữa bị vỡ, cục máu đông có thể chặn nguồn cung cấp máu cho cơ tim, gây ra một cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ timNếu mạch máu đến não bị tắc nghẽn do cục máu đông, bạn có thể bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.Nếu một mạch máu trong não bị vỡ do huyết áp cao, bạn có thể bị đột quỵ do xuất huyết.Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mỗi ngày dùng aspirin liều thấp có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ ở người từ 50 tuổi trở lên và có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng aspirin liều thấp do nguy cơ chảy máu khi dùng thuốc. Cục máu đông xuất hiện chặn nguồn cung cấp máu cho cơ tim, gây ra một cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim 3. Có thể dự phòng bệnh mạch vành sớm được không và bằng cách nào? Thay đổi lối sống là một trong những yêu cầu quan trọng khi điều trị bệnh động mạch vành. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và chuyển sang chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít mặn và ít đường. Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên dưới sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe nhằm chọn đúng loại hình hoạt động phù hợp.Nếu thay đổi lối sống là không đủ, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại. Một số loại thuốc được kê đơn cho người bệnh động mạch vành bao gồm: aspirin, thuốc giúp giảm cholesterol, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi, ranolazine, thuốc gây ức chế hệ renin- angiotensin.Ngoài ra, còn có những cách phổ biến khác để điều trị bệnh mạch vành nặng hơn, bao gồm nong mạch bằng bóng, đặt stent và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tất cả những phương pháp điều trị này đều tăng cường cung cấp máu cho tim của bạn, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành.XEM THÊM: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Giải pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quảPhục hồi chức năng tim cũng là một phần quan trọng sau khi điều trị bệnh mạch vành hoặc các vấn đề tim khác. Nghiên cứu cho thấy chăm sóc và theo dõi sức khỏe đúng cách có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và các vấn đề về tim trong tương lai. Bệnh nhân sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn:Tập thể dục và vận độngThông tin về lối sống lành mạnh, bao gồm lựa chọn thực phẩm, uống thuốc đúng cách và những thay đổi khácBỏ thuốc láKiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máuTránh rượu, hoặc ít nhất là cắt giảmGiữ cân nặng hợp lýTư vấn để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Việc tập luyện đều đặn có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành Tóm lại, xơ vữa động mạch phát triển trong nhiều năm và thường tiến triển theo thời gian, làm xuất hiện các triệu chứng ở tuổi trung niên. Nguy cơ phát triển bệnh mạch vành tăng theo tuổi, và tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm cũng là một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành liên quan đến lối sống, do đó việc thay đổi lối sống và dùng liệu pháp điều trị bằng thuốc dự phòng là rất quan trọng để phòng ngừa các bệnh tim mạch và tử vong.Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành. Do đó, nếu người bệnh có biểu hiện hoặc có các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành cần sớm đến các trung tâm Tim mạch lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, sàng lọc và điều trị trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng.Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Nguồn tham khảo: heart.org, .ncbi.nlm.nih.gov, .webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/u-mau-trong-gan-co-thuc-su-dang-so-169160200.htm
10-07-2019
U máu trong gan có thực sự đáng sợ?
Loại u này là một bướu lành ở gan, thường không gây triệu chứng và cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy sẽ tiến triển thành ung thư. Ước tính cứ 5-7% người khỏe mạnh có thể xuất hiện u máu ở gan. Tuy nhiên, nếu u gan vỡ ra cũng gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì sao u máu trong gan? U máu trong gan là khối u lành tính hay gặp nhất của gan. 5-7% người khỏe mạnh có thể xuất hiện u máu ở gan. Tỷ lệ có u máu trong gan ở nữ gặp nhiều hơn 6 lần so với nam giới. U máu trong gan ở nữ giới thường có kích thước lớn so với nam giới. U máu thường gặp ở gan phải và ở vùng dưới bao gan. Ung thư gan thường xuất hiện ở người bị viêm gan mạn tính, hay gặp là do viêm gan mạn do virut viêm gan: B, C, do rượu, viêm gan tự miễn. Ít gặp ung thư gan trên người có gan lành hoàn toàn. Xét nghiệm máu có thể thấy anpha FP (anpha feto protein) tăng cao, đây là một protein được sản sinh trong thời kỳ bào thai ở người lớn chỉ tồn tại trong máu với lượng rất thấp dưới 10ng/ml. Nguyên nhân gây u máu trong gan đến nay chưa được rõ, hormon sinh dục nữ có thể đóng vai trò trong việc hình thành và phát triển của u máu. Tuy gọi là khối u nhưng đây là khối u lành tính, rất ít khi ác tính. U máu không chỉ xuất hiện ở gan mà có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. U máu trong gan có 2 thể: thể mao mạch (capillary hemangioma) và thể hang Cavernous hemangioma). Hình ảnh khối u máu trong gan. Có nguy hiểm? Phần lớn u máu trong gan không có triệu chứng mà do tình cờ phát hiện ra trong các trường hợp như: kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính. Khi phát hiện ra, khối u có khi nhỏ dưới 1cm, đôi khi có thể rất to với kích thước lớn hơn 4cm. U máu có thể một khối hoặc nhiều khối. Trong một số ít trường hợp u máu có kích thước lớn hơn 4cm hoặc nằm ở vị trí gần bao gan gây chèn ép hoặc có huyết khối trong khối u gây ra các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn hoặc gan to. Hiếm khi u máu trong gan tự nhiên bị vỡ mà thường vỡ khi bị ngã hoặc bị chấn thương vào vùng gan. Tuy nhiên, u máu khi vỡ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần phát hiện sớm Bởi vì u máu trong gan thường không gây ra các triệu chứng, do vậy, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, chụp C.T hoặc cộng hưởng từ hạt nhân, chụp nhấp nháy phóng xạ (Scintigraphy) hoặc SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography)... Có thể dùng kim nhỏ chọc hút vào khối u tại gan thấy có nhiều hồng cầu. Trên siêu âm, u máu trong gan có thể là khối tăng âm đối với thể mao mạch hoặc giảm âm trong u máu thể hang. Trên hình ảnh điển hình của CT hoặc MRI khi tiêm thuốc cản quang hoặc đối quang từ ban đầu, thuốc chỉ ngấm viền xung quanh sau đó ngấm dần vào trung tâm, càng ngấm nhiều ở thì muộn và quá trình thải thuốc rất chậm. Hình ảnh trên chụp nhấp nháy phóng xạ điển hình là tăng mật độ phóng xạ khu trú tại khối u dạng đồng nhất tại pha muộn, có thể có hình khuyết xạ do hoại tử, xơ hóa ở trung tâm. Các xét nghiệm máu thường không có thay đổi gì, tuy nhiên, trong trường hợp u máu kích thước lớn xét nghiệm công thức máu có thể thấy giảm số lượng tiểu cầu. Theo dõi và điều trị bệnh Bệnh nhân khi phát hiện u máu trong gan thường có tâm trạng lo lắng và tìm cách điều trị. Hầu hết u máu trong gan không cần điều trị, đây là khối lành tính hiếm khi gây ác tính. Cho tới nay, chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u. Người ta chỉ điều trị khi khối u lớn và gây các triệu chứng như khi có đau nhiều bằng nút mạch gan hoặc phẫu thuật cắt một phần của gan. Trong trường hợp cực kỳ hiếm, người bệnh cần phẫu thuật ghép gan. Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp các khối u rất lớn hoặc quá nhiều và các biện pháp điều trị trên không có tác dụng. Lời khuyên của bác sĩ U máu trong gan hiếm khi gây ra các biến chứng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai đang sử dụng liệu pháp hormon (gồm cả thuốc tránh thai) hoặc có bệnh gan, có khả năng phát sinh các biến chứng như: u máu lan rộng; tổn thương gan... Vì vậy, trường hợp khối u có biến chứng, nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để giảm nguy cơ phát triển biến chứng. Việc chú ý chăm sóc gan cũng rất quan trọng. Duy trì bữa ăn khỏe mạnh, cai thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia. Thay đổi lối sống có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác về gan.
https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-canxi-dung-cach-de-phong-ngua-loang-xuong-o-phu-nu-man-kinh-169230327161022264.htm
29-03-2023
Phụ nữ mãn kinh bổ sung canxi thế nào để ngừa loãng xương?
Cách giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh SKĐS - Một trong những vấn đề phụ nữ mãn kinh hay gặp là loãng xương , một căn bệnh làm yếu xương, tăng nguy cơ gãy xương. 1. Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến bệnh loãng xương như thế nào? Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi khối lượng xương thấp và sự phá vỡ cấu trúc của xương khiến xương trở nên mỏng hơn, dễ gãy hơn. Thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phần lớn phụ nữ. Thông tin từ Tổ chức Loãng xương Quốc gia Hoa Kỳ, có tới 80% người bị loãng xương là phụ nữ. Một trong những lý do chính là do phụ nữ thường có xương nhỏ hơn và mỏng hơn so với nam giới. Một lý do khác là nồng độ estrogen (một loại hormone ở phụ nữ giúp bảo vệ xương) giảm mạnh khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Phụ nữ đạt khối lượng xương cao nhất vào khoảng 25-30 tuổi, lúc này bộ xương ngừng phát triển và xương ở trạng thái chắc và dày nhất. Estrogen là một loại nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương. Nồng độ estrogen giảm vào khoảng thời gian mãn kinh dẫn đến tình trạng mất xương gia tăng. Nếu khối lượng xương tối đa của bạn trước thời kỳ mãn kinh thấp hơn mức lý tưởng, thì bất kỳ sự mất xương nào xảy ra trong thời kỳ mãn kinh đều có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Người ta ước tính rằng, trung bình, phụ nữ mất tới 10% khối lượng xương trong 5 năm đầu sau mãn kinh (sự kết thúc thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-55). Bước sang tuổi 60-70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai... Đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế không phải người phụ nữ nào sau mãn kinh cũng đều bị loãng xương. Theo thống kê, 30% phụ nữ mãn kinh mắc bệnh loãng xương, 40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc các chứng bệnh về xương như: đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương... Cách điều trị loãng xương phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của người phụ nữ, đó là lý do tại sao bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình. Ngoài việc ngăn ngừa mất xương, liệu pháp hormone có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên, nó có thể không phù hợp với những phụ nữ mắc một số bệnh lý nhất định, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú , đột quỵ, đau tim hoặc cục máu đông. 2. Bổ sung canxi cho phụ nữ tiền mãn kinh giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương Để giảm nguy cơ loãng xương, bạn nên tuân thủ một chế độ ăn giàu canxi và tập thể dục thường xuyên. Nên chọn những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động để xương cứng cáp hơn như đi bộ, tennis. Những thói quen lối sống này tốt nhất nên bắt đầu khi còn trẻ để có được nhiều lợi ích nhất. 7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi ĐỌC NGAY Canxi rất cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như truyền xung thần kinh, co cơ và đông máu. Khoảng 99% canxi được tìm thấy trong hệ thống xương nhưng bị lấy ra khỏi xương khi nồng độ canxi trong huyết tương thấp. Khi nồng độ canxi trong máu thấp, hormone tuyến cận giáp được tiết ra, dẫn đến sự tổng hợp calcitriol, dẫn đến hủy xương và giải phóng canxi. Nếu lượng canxi dồi dào trong huyết thanh, chu kỳ này sẽ không xảy ra và quá trình luân chuyển xương sẽ trở lại mức bình thường. Do giảm sản xuất estrogen sau khi mãn kinh, cơ thể phụ nữ ít có khả năng giữ lại canxi từ các nguồn thực phẩm. Vì khối lượng xương cao nhất đạt được trong độ tuổi từ 25-35 và giảm dần sau đó, nên việc bổ sung canxi đặc biệt quan trọng ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh. Bổ sung canxi đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để ngăn chặn sự suy giảm canxi này, giúp duy trì khối lượng xương, ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương. Canxi được hấp thụ tốt nhất từ nguồn thực phẩm, nhưng hầu hết phụ nữ sau mãn kinh không tiêu thụ đủ canxi và cần phải sử dụng thực phẩm bổ sung để đạt được lượng khuyến nghị. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng bao nhiêu thì cần được các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chỉ định và theo dõi trong suốt quá trình. 3. Dinh dưỡng cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh Sự sụt giảm nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh khiến nhiều chị em dễ mắc một số bệnh như loãng xương, đau xương khớp, bệnh tim mạch, huyết áp... Một chế độ dinh dưỡng tốt trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ giúp cải thiện sự thiếu hụt các vi chất cần thiết, giảm thiểu các triệu chứng loãng xương, giảm nguy cơ tổn thương các khớp, giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch. ThS.BS. Lê Thị Thu Huyền, Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng cho biết: Ở thời kỳ mãn kinh, do sự sụt giảm estrogen nên khối lượng xương cũng mất đi nhanh chóng làm tăng nguy cơ loãng xương và biến chứng gãy xương. Phụ nữ mãn kinh nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hải sản, cá béo giàu omega-3… Các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cần lưu ý chế độ ăn uống phù hợp. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: Các loại hải sản hoặc cá đồng, tôm, cua, ốc...; Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; Bông cải xanh và các loại rau lá xanh: rau ngót, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi… Dư thừa canxi có thể ảnh hưởng đến tim mạch 6 triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thừa canxi Trong giai đoạn này, nên tăng cường chất xơ, vitamin và chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày. Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối… Mỗi ngày nên tiêu thụ ít nhất 1 khẩu phần ăn từ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… để cung cấp đủ canxi, giúp ngăn chặn sự mất xương, làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và canxi cần thiết để duy trì mật độ xương. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể tăng cường sản xuất vitamin D và góp phần vào sức khỏe của xương. Bất ngờ những thực phẩm thuần thực vật giàu canxi hơn cả sữa bò SKĐS - Trong khi sữa và các sản phẩm từ sữa nổi tiếng về hàm lượng canxi, thì các lựa chọn thay thế sữa cũng có thể giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng quan trọng này. Xem thêm video đang được quan tâm 3 nhóm người cần hạn chế ăn đậu phụ để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-bi-tieu-o-phu-nu-sau-sinh-vi
Điều trị bí tiểu ở phụ nữ sau sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu. Bí tiểu sau khi sinh là một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt đối với bà mẹ khi sinh ngả âm đạo. Các bà mẹ có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Thăm khám trên lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn là khối tử cung co hồi tốt, còn xuất hiện một khối cầu khác là cầu bàng quang. 1. Bí tiểu sau khi sinh có nguy hiểm không? Bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến bà mẹ. Có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh mắc phải tình trạng này.Những sản phụ mắc chứng bí tiểu sau sinh thường có cảm giác căng tức khi ấn bụng. Sau khi hướng dẫn sản phụ tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, hay chườm ấm lên bụng vùng dưới rốn nhưng sản phụ vẫn không tự đi tiểu được, và cảm giác căng tức và khó chịu ngày càng tăng. Những sản phụ mắc chứng bí tiểu sau khi sinh thường có cảm giác căng tức khi ấn bụng 2. Điều trị bí tiểu ở phụ nữ sau khi sinh 2.1 Nguyên tắc điều trịCó 4 nguyên tắc điều trị bí tiểu sau khi sinh:Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu.Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.Dùng kháng viêm chống phù nề chèn ép cổ bàng quang.Hỗ trợ tăng trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường. 2.2 Thứ tự xử trí khi bí tiểu2.2.1 Tập đi tiểuChườm ấm bụng, ngâm hoặc rửa vùng âm hộ bằng nước ấm.Uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng đầy đủVận động sớmTập đi tiểu theo tư thế ngồi tự nhiên, tránh nhịn tiểu do đauTránh nhiễm trùng vùng âm hộ2.2.2 Thông tiểuĐặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ nếu tập đi tiểu mà sản phụ vẫn không tiểu đượcTập bàng quang:Đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 - 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu (lưu ý: khi tháo kẹp, người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde).Trước khi rút sonde tiểu, kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mót tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde.Các điểm cần lưu ý khi thông tiểu:Dụng cụ (nhất là sonde tiểu) phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và tuyệt đối vô khuẩn.Không được dùng sonde tiểu có kích cỡ quá lớn gây tổn thương, hay phù nề.Động tác phải nhẹ nhàng, tránh thô bạo gây xây xước đường tiết niệu, nếu vướng phải làm lại hoặc bảo bệnh nhân há miệng thở đều để giảm co thắt niệu đạo.Nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn phải lấy nước tiểu giữa giữa dòng, nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.Không để lưu sonde tiểu quá 48 giờ (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ).Không thông tiểu nhiều lần trong ngày.Nếu bệnh nhân bí tiểu có bàng quang quá căng, phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang, vì sẽ làm giảm áp lực đột ngột trong bàng quang và gây chảy máu (cách dự phòng chảy máu là đặt sonde tiểu cỡ nhỏ cho chảy chậm, hoặc đặt sonde tiểu cỡ bình thường và kẹp rồi tháo rồi kẹp để làm giảm áp lực từ từ).Theo dõi bàng quang trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có xử trí kịp thời.Có thể điều trị bằng Đông y, châm cứu, nếu sử dụng thuốc không hiệu quả thì tiến hành đặt sonde tiểu. Khi bị bí tiểu sau khi sinh, sản phụ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn đặt sonde tiểu 2.2.3 Sử dụng thuốcDùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng: Thuốc dùng kháng sinh phổ rộng như cephalexin, doncef, augmentin, dùng bằng đường uống, dùng thuốc liên tục trung bình trong 7 ngày.Dùng thuốc kháng viêm: sử dụng thuốc kháng viêm để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang. Thuốc chống phù nề ví dụ như: alphachymotrypsin.Hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang: giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường bằng cách dùng thuốc dùng hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 - 5 ngày. Ngoài ra kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi.Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh. Những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và cách phòng ngừa
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-va-cach-phong-benh-tieu-chay-cap-vi
Nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy cấp
Bài viết bởi Bác sĩ Bùi Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Cấp Cứu, điều trị ban ngày -Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Nếu không được chăm sóc đúng cách, tiêu chảy cấp có thể gây ra tình trạng mất nước và điện giải, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng bệnh. 1. Định nghĩa tiêu chảy cấp Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ.Tiêu chảy cấp: Là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. 2. Nguyên nhân tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp có thể xảy ra do các nguyên nhân chính bao gồm:Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.Vi khuẩn: E.coli, Shigella, Tả, Campylobacter Jejuni , Salmonella ...Ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, amipCác nhiễm trùng khác: nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, Viêm màng não,...Tiêu chảy cấp do thuốc, thức ăn, dị ứng,... Vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy Yếu tố thuận lợi dẫn đến tiêu chảy cấp:Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy < 2 tuổi, lứa tuổi cao nhất từ 6-18 tháng .Trẻ mắc một số bệnh gây giảm miễn dịch: Suy dinh dưỡng, sau sởi, HIV/AIDS...Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp: Cho trẻ bú chai hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu; Cai sữa quá sớm; Thức ăn bị ô nhiễm; Nước uống bị ô nhiễm hoặc không đun chín; Không rửa tay trước khi ănMùa: Mùa hè các bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn cao, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus 3. Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ Để chủ động phòng chống tiêu chảy cấp, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng:Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.Hạn chế ra vào vùng đang có dịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng giúp trẻ phòng bệnh tiêu chảy Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua...Chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.Các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt; nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết.Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.Hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan... trong vùng đang có dịch. Ăn chín, uống chín giúp phòng bệnh tiêu chảy Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào.Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B.Cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối...Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp:Phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng. Sử dụng vắc-xin phòng tiêu chảy cấp cho virus rota là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay Tiêm phòng Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp đa dạng các loại vắc-xin cho trẻ, trong đó có vắc-xin phòng tiêu chảy cấp cho virus rota. Để đặt lịch khám và tiêm chủng cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.Nguồn: Bộ Y tếXEM THÊM:Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏNguy cơ sốc mất nước ở trẻ do tiêu chảy cấpBiến chứng thường gặp và sai lầm phổ biến về bệnh tiêu chảy cấp Danh sách các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin Thời điểm tốt nhất cho trẻ uống vacxin Rota
https://vnvc.vn/nguoi-lon-can-tiem-vac-xin-gi-khi-chua-tiem-vac-xin-covid-19/
20/07/2021
Người lớn cần tiêm vắc xin gì khi chưa tiêm vắc xin Covid-19?
Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan phức tạp, vắc xin Covid-19 chưa đủ độ bao phủ cộng đồng thì người lớn cần chủ động tiêm ngừa đầy đủ các vắc xin phòng các bệnh như: Cúm, viêm phổi, viêm màng não, thủy đậu, bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi – quai bị – rubella… để bảo vệ bản thân, gia đình và chặn đứng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát do trì hoãn tiêm chủng. Mục lụcTại sao người lớn cần tiêm vắc xin?Tại sao người lớn cần tiêm vắc xin Covid-19?Trong lúc chờ có vắc xin Covid-19, người lớn cần tiêm vắc xin gì?1. Vắc xin cúm2. Vắc xin phế cầu3. Vắc xin sởi – quai bị – rubella4. Vắc xin thủy đậu5. Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván6. Vắc xin viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-1357. Vắc xin viêm màng não mô cầu khuẩn BC8. Vắc xin viêm gan A+B9. Vắc xin ung thư cổ tử cung10. Vắc xin tả11. Vắc xin thương hànNgười lớn tiêm vắc xin ở đâu uy tín?Tại sao người lớn cần tiêm vắc xin? Người lớn rất cần được tiêm vắc xin đầy đủ, nhưng phần đông trong số họ đều lầm tưởng vắc xin chỉ dành cho trẻ em, phụ nữ trước khi mang thai. Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, tiêm vắc xin là biện pháp miễn dịch chủ động đặc hiệu, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể, nhằm chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Ngày nay, rất nhiều vắc xin đã được sử dụng tiêm phòng cho trẻ em, nhưng hầu hết người lớn chưa được chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt là thế hệ sinh trước 1985, khi nước ta chưa triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời, theo thời gian, đáp ứng miễn dịch một số vắc xin sẽ giảm dần, nên đến tuổi trưởng thành, người lớn cần tiêm một số mũi vắc xin nhắc lại để kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao tính bảo vệ. Bên cạnh đó, nhiều bệnh truyền nhiễm chỉ mới xuất hiện như Covid-19 gây ra do virus Sars-Cov-2, nhiều quốc gia chỉ mới sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 và thử nghiệm lâm sàng ở nhóm người trưởng thành. Bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, người lớn cần phải tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, người cao tuổi mắc bệnh nền phải chủ động tiêm vắc xin vì nếu không có kháng thể, khi họ mắc bệnh truyền nhiễm sẽ có nhiều biến chứng nặng hơn, nhập viện điều trị tốn kém dai dẳng hơn, thậm chí tử vong. Người lớn tiêm phòng đầy đủ sẽ bảo vệ gia đình vì phần lớn bệnh truyền nhiễm sẽ lây lan trong gia đình. Người lớn mắc bệnh truyền nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa, phụ nữ có thai và người cao tuổi có bệnh lý nền tim mạch, phổi mãn tính, huyết áp… Người lớn tiêm vắc xin để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Tại sao người lớn cần tiêm vắc xin Covid-19? Đại dịch Covid-19 chưa thể chấm dứt, nhưng nhiều loại vắc xin ngừa Covid-19 đã được sản xuất để phòng bệnh cho người trưởng thành. Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 thông qua các nguồn khác nhau, số vắc xin này đang được Chính phủ phân bổ cho các đơn vị địa phương tiến hành tiêm cho đối tượng thuộc danh sách ưu tiên (người trên 18 tuổi) Mỗi quốc gia sẽ cần ít nhất 70% đến 85% dân số được chủng ngừa vắc xin Covid-19 mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng và kiểm soát dịch bệnh. Do đó, người lớn thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cần đăng ký tiêm ngừa để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng và đồng hành cùng nhà nước để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Trì hoãn, kén chọn có thể “phá nát” vai trò của tiêm chủng, bỏ qua cơ hội tiêm vắc xin Covid-19 bảo vệ bản thân và cộng đồng vì: Nhiễm Covid-19 để hậu quả nghiêm trọng: Ngay cả đối với những người trẻ tuổi, khỏe mạnh nếu mắc bệnh Covid-19 cũng sẽ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: tử vong, phổi bị tàn phá, suy hô hấp, tổn thương gan, tổn thương tim, tổn thương thận, nhiễm trùng, đông máu, mất vị giác và khứu giác… Vắc xin Covid-19 được chứng minh độ an toàn cao, bảo vệ tốt: Trước khi được WHO và các cơ quan quản lý cấp quốc gia thẩm định, các vắc xin Covid-19 đã trải qua các quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt để chứng minh rằng các vắc xin đáp ứng những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về tính an toàn và hiệu quả. Tiêm vắc xin Covid-19 để bảo vệ bản thân, người có bệnh nền, trẻ nhỏ, người già. Khi bạn là người trưởng thành, tham gia lao động trong môi trường đông đúc, máy lạnh thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Khi về nhà bạn có thể lây bệnh cho người già, người có bệnh nền, trẻ nhỏ. Chúng ta cần lưu ý, trẻ vị thành niên, trẻ em là đối tượng chưa đủ điều kiện để chủng ngừa Covid-19 nên các em có nguy cơ mắc bệnh từ người lớn trong gia đình. Người lớn tuổi, người có bệnh nền (tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, thiếu máu tán huyết…), bệnh nhân ung thư đã điều trị ổn định… càng nên tiêm vắc xin Covid-19 để tránh biến chứng nặng nếu không may mắc bệnh. Tiêm chủng vắc xin Covid-19 đạt 70% dân số sẽ tạo được miễn dịch cộng đồng, từng bước khôi phục và phát triển nền kinh tế-xã hội, mở rộng giao thương quốc tế. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên đưa vắc xin ngừa Covid-19 về Việt Nam và hỗ trợ đội tiêm tình nguyện lớn nhất nước. Trong lúc chờ có vắc xin Covid-19, người lớn cần tiêm vắc xin gì? Có thể tình hình hiện tại, vắc xin ngừa Covid-19 đang “nhỏ giọt” tại Việt Nam, nhưng chúng ta thật may mắn khi đã có hàng chục loại vắc xin chống lại những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác dành cho trẻ em và người lớn, bảo vệ khỏi các biến chứng nghiêm trọng của Covid-19 và không cần đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp. 1. Vắc xin cúm Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “VNVC hiện cung cấp đủ các loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn như: Influvac 0.5ml (Hà Lan), (Hàn Quốc), Vaxigrip 0.5ml (Pháp) và Ivacflu-S 0.5ml (Việt Nam). Người lớn nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm định kỳ mỗi năm 1 lần để bảo vệ bản thân vì cúm mùa là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây nên đại dịch”. Chúng ta không nên xem nhẹ bệnh cúm vì virus cúm có thể gây biến chứng viêm não, viêm phổi, nặng hơn là gây tử vong ở người già và những người có yếu tố nguy cơ cao như người mắc các bệnh phổi mãn tính. Trước đây, tại thời điểm thế giới chưa nghiên cứu được vắc xin ngừa Covid-19 thì các chuyên gia bệnh truyền nhiễm đã khuyên người trưởng thành và trẻ em nên ưu tiên chọn tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm. Vắc xin cúm có mối liên quan mật thiết với Covid-19, theo nghiên cứu mới nhất, người được tiêm chủng vắc xin cúm đầy đủ có tỷ lệ dương tính với Covid-19 thấp hơn, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm nhu cầu thở máy và tỷ lệ chăm sóc đặc biệt do Covid-19. Bệnh nhân Covid-19 không tiêm phòng cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao; nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn 40% và khả năng bị nhiễm trùng huyết cao đến 45%. Người chưa tiêm vắc xin cúm cũng có nhiều khả năng phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt và cấp cứu hơn. 2. Vắc xin phế cầu Vắc xin phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn gây ra được khuyến cáo là vắc xin thiết yếu cho cả trẻ em và người lớn. Hiện nay, Việt Nam đã có vắc xin phế cầu tiêm được cho đối tượng người trưởng thành là vắc xin Prevenar-13 (Anh). Vắc xin Prevenar-13 dành cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi 13 tuýp vi khuẩn phế cầu nguy hiểm nhất gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa. Người trưởng thành, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính cần tiêm một mũi vắc xin Prevenar-13 để có thể bảo vệ trọn đời khỏi các tuýp phế cầu nguy hiểm. 3. Vắc xin sởi – quai bị – rubella Không chỉ trẻ em, vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella có khả năng phòng bệnh cao lên đến 95% cho cả người lớn. Đặc biệt là phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm phòng sởi – quai bị – rubella để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu mẹ chẳng may mắc bệnh khi mang thai. Hiện tại, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella là MMR II (Mỹ), MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ) Đối với vắc xin MMR II (Mỹ), người lớn, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính cần một mũi tiêm để được bảo vệ… 4. Vắc xin thủy đậu Bệnh thủy đậu gây ra những thương tổn trên da, với triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn sau đó hình thành bóng nước, vỡ và dễ nhiễm trùng, nếu chăm sóc không đúng cách sẽ để lại sẹo, thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thận cấp, viêm phổi, viêm màng não… Để phòng bệnh thủy đậu, ngoài trẻ em, người lớn cũng cần tiêm ngừa, nhất là những ai chưa có miễn dịch với virus thủy đậu. Hiện nay, VNVC có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu đó là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ). Trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn nên chủng ngừa 2 mũi. Người lớn nhiễm bệnh thủy đậu nếu không tiêm ngừa sẽ lây cho người thân, đặc biệt là trẻ chưa được chích ngừa. 5. Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván Trước khi có vắc xin, bạch hầu – ho gà – uốn ván là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra nhiều “cái chết đen” ám ảnh nhân loại. Trong khi bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 30% người mắc bệnh bạch hầu thể nặng có biến chứng viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, suy tim, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì ho gà rất dễ lây lan, có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong. Bệnh uốn ván do một vi khuẩn thường tìm thấy trong đất gây nên, khi xâm nhập vào cơ thể chúng có chất độc tấn công hệ thần kinh con người gây co thắt cơ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vắc xin là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hữu hiệu, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất, vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván có thể dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. 6. Vắc xin viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135 Bệnh do não mô cầu khuẩn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis. Vi khuẩn thường cư trú ở bề mặt niêm mạc của vùng hầu họng của người mang mầm bệnh và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất tiết đường hô hấp. Hiện nay, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có khoảng 12 nhóm huyết thanh phân loại dựa vào đặc tính của vỏ polysaccharide, trong đó các tuýp A, B, C, Y, X, và W hay gây bệnh thường gặp trên thế giới. (1) Tại Việt Nam các tuýp A, B, C, Y và W-136 là các tuýp thường xuyên gây bệnh. Bệnh viêm màng não do não mô cầu rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán, có khả năng gây tử vong nhanh với tỷ lệ 50% nếu không được điều trị kịp thời, ngay cả khi được phát hiện và điều trị thì tỷ lệ tử vong cũng chiếm tới 15%. Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất là chủ động tiêm ngừa vắc xin. Chúng ta có vắc xin Menactra (Mỹ)giúp tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng bệnh xâm lấn do vi khuẩn não mô cầu các nhóm A, C, Y, W-135 gây ra như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi… Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi cần tiêm vắc xin này để bảo vệ khỏi vi khuẩn não mô cầu, tránh di chứng không đáng có. Theo thống kê, có khoảng 20% trường hợp nhiễm bệnh viêm màng não do não mô cầu dù may mắn sống sót nhưng để lại những di chứng nghiêm trọng suốt đời như chậm phát triển tinh thần, mất thính lực 2 bên, giảm vận động, co giật, suy giảm thị lực, não úng thủy… 7. Vắc xin viêm màng não mô cầu khuẩn BC Ngoài viêm màng não do não mô cầu tuýp A,C,Y,W-135, bệnh viêm não mô cầu tuýp B và tuýp C cũng gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng màng não và tổn thương não, tỉ lệ tử vong ở người mắc bệnh này chiếm khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị. Bệnh lưu hành ở mọi nơi trên thế giới có khả năng phát tán và gây thành dịch. Hiện Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh với tên gọi Mengoc-BC (Cu Ba) giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và C.. Vắc xin này dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi. Đặc biệt, vắc xin được khuyến cáo nên tiêm cho nhóm đối tượng người lớn tham gia hoạt động chăm sóc trẻ em, trường nội trú, doanh trại quân đội, hoặc người thành thị và cộng đồng có trường hợp nhiễm não mô cầu tuýp B và C. 8. Vắc xin viêm gan A+B Viêm gan A (Hepatitis A) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A, bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến suy gan, viêm tụy, thậm chí suy tim. Trong khi đó, bệnh viêm gan B nếu không điều trị kịp thời sẽ gây xơ gan, ung thư gan. Hiện tại, 2 bệnh viêm gan trên đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin.là vắc xin Twinrix (Bỉ). Trẻ trên 16 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin Twinrix đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi tác nhân gây bệnh viêm gan A+B. 9. Vắc xin ung thư cổ tử cung HPV (Human Papilloma Virus) là loại virus lây nhiễm qua đường tiếp xúc, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và có thể tồn tại trong cơ thể người thời gian rất lâu trước khi phát triển thành bệnh. HPV nếu không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ung thư cổ tử cung. Những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60 mắc ung thư cổ tử cung gia tăng nhanh chóng. Do bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên, cách duy nhất để phòng tránh là tiêm ngừa vắc xin. Hiện tại, Hệ thống tiêm chủng VNVC có vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là Gardasil (Mỹ). Vắc xin Gardasil được tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi để phòng ung thư cổ tử cung do 4 tuýp HPV 6, 11, 16, 18 và các bệnh gây ra do virus HPV như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn… Nữ giới từ nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi cần tiêm vắc xin ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục. 10. Vắc xin tả Bệnh tả là một dịch bệnh rất đáng sợ bùng phát toàn thế giới vào thế kỷ 19, bản thân con người có kháng thể có thể được kích hoạt để đánh bại bệnh tả, tuy nhiên cơ thể không thể đợi được đến lúc cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch vì bệnh tả gây tiêu chảy, mất nhiều nước, và dẫn đến tử vong. Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu người nhiễm. Từ năm 1910-1938, hàng năm số bệnh nhân mắc tả được thông báo dao động từ 5.000 – 30.000 người. Từ năm 1993 -2004, dịch xảy ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với khoảng vài nghìn ca bệnh được báo cáo hàng năm. Hiện nay, dịch bệnh vẫn có thể xuất hiện trong cộng đồng, đặc biệt các tỉnh sau mùa mưa lũ. Để ngăn chặn dịch tả, Việt Nam đã có vắc xin tả uống (mORCVAX) dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Để được miễn dịch cơ bản chúng ta chỉ cần uống 2 liều, mỗi liều cách 14 ngày sẽ được bảo vệ trong vòng 24 tháng. Sau đó, trước mùa dịch tả vẫn phải uống theo phác đồ 2 liều. 11. Vắc xin thương hàn Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó thương hàn (Salmonella Paratyphi) gây nên trạng thái nhiễm độc toàn thân kèm theo tổn thương đặc hiệu trên đường tiêu hóa. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan. Bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên dễ bùng phát vào mùa hè từ tháng 6-8. Hiện nay th­­ương hàn vẫn còn là bệnh phổ biến ở nhiều n­­ước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nam Mỹ. Hàng năm, thế giới có khoảng 33 triệu ngư­ời mắc th­­ương hàn và trong đó tử vong khoảng 1,5 triệu ng­­ời. Cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn như Typhim VI (Pháp), Typhoid Vi (Việt Nam). Người lớn tiêm vắc xin ở đâu uy tín? Rất nhiều người dân quan tâm và đặt câu hỏi người lớn nên tiêm vắc xin ở đâu uy tín? Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng cho người lớn, người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…) Quý khách có thể liên hệ tổng đài 028 7102 6595, qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc. Hiện tại, do dịch Covid-19 nên số trẻ em và người lớn đi tiêm chủng tại Việt Nam đang giảm mạnh. Sự trì hoãn tiêm chủng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm như thủy đậu, viêm màng não, sởi… và gây thêm sức ép cho lực lượng y tế vốn đang quá tải vì gồng sức chống dịch. Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính, người dân chỉ tập trung chờ vắc xin Covid-19 trong khi nhiều bệnh từng là đại dịch toàn cầu nay đã có vắc xin phòng hiệu quả, an toàn thì lại bị bỏ qua, lãng quên hoặc thậm chí từ chối. Tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, số lượng trẻ em và người lớn tiêm chủng trên toàn hệ thống từ đầu năm 2021 giảm gần 50% so với năm 2020. Trong khi, các chuyên gia y tế khuyến cáo, Covid-19 có thể kéo dài, các bệnh nào phòng được bằng vắc xin thì người dân cần chủ động tiêm phòng trước. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng trong thời điểm dịch bệnh, Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục duy trì và siết chặt hơn nữa việc rà soát, sàng lọc, phân luồng Khách hàng ngay từ khâu đón tiếp theo các quy định sau: Khai báo y tế: Trong ngày tiêm chủng, 100% Khách hàng (kể cả người nhà) thực hiện khai báo y tế đầy đủ. 100% nhân viên tiếp đón được tập huấn sàng lọc, phân luồng được phân công trách nhiệm rõ ràng: Nhân viên tiếp đón có trách nhiệm kiểm tra thông tin khai báo y tế của Khách hàng, người thân cụ thể gồm: ngày khai báo, các cảnh báo hiện lên trên màn hình ở kết quả khai báo, dấu hiệu triệu chứng và yếu tố dịch tễ và tiếp tục thực hiện các bước sàng lọc phân luồng. Tăng cường công tác vệ sinh, khử khuẩn tất cả trung tâm trên toàn hệ thống VNVC: các Trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc thuộc VNVC đều tăng cường công tác vệ sinh sát khuẩn, khử trùng toàn bộ trung tâm lên nhiều lần trong ngày bằng dung dịch Cloramin B hoặc dung dịch hóa chất thay thế. Đồng thời, VNVC tăng cường khử khuẩn bề mặt sàn nhà, vách kính, giường, bàn ghế… và các ghế ngồi, vật dụng tại khu tiếp nhận (cân đo bé), khu vực theo dõi sau tiêm (ghế, đồ chơi của bé, thảm…) hàng ngày. Thành lập đội phản ứng nhanh tại từng trung tâm: Đội được triển khai diễn tập, sẵn sàng kích hoạt ngay khi có ca bệnh/ca nghi ngờ Covid-19 xảy ra tại trung tâm hoặc liên quan đến trung tâm. Hệ thống VNVC luôn có đầy đủ tất cả các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn. Khách hàng, đặc biệt là người lớn cần chủ động đăng ký tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc, nhất là trong mùa dịch Covid-19.