url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://suckhoedoisong.vn/phong-benh-rubella-khi-mang-thai-169128621.htm
29-08-2019
Phòng bệnh Rubella khi mang thai
Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức - là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban. Tuy Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững. Nhưng nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai mắc Rubella sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh? Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng Rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng Rubella bẩm sinh. Ðường lây truyền bệnh Rubella Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông - xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Bệnh lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh trở thành nguồn lây sau 5-7 ngày kể từ khi virut xâm nhập cơ thể người mẹ, nếu người bệnh là phụ nữ có thai trong thời gian này có thể truyền virut sang thai nhi. Người bị nhiễm virut có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên, virut có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày. Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh có thể lây truyền virut trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn. Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững. Tổn thương da do hội chứng Rubella. Dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella Sau khi virut vào cơ thể 2-3 tuần, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1-4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5 o C. Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết. Phát ban: Là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người. Đặc điểm phát ban do Rubella là chỉ 3 ngày là hết nên còn gọi sởi 3 ngày. Cần phân biệt với ban của sởi: ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vẩy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm. Những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ Khi người phụ nữ bị nhiễm virut Rubella trong 3 tháng đầu mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virut sang thai nhi. Hậu quả có tới 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não. Nếu nhiễm trong thời gian thai 13-16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai 17-20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%. Biến chứng của hội chứng Rubella bẩm sinh Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu thai tiếp tục được phát triển thì trẻ sinh ra thường thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ. Ðiều trị bệnh thế nào? Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió lạnh, trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Trẻ nhỏ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra. Phương pháp phòng bệnh hiệu quả Phương pháp phòng bệnh là tiêm phòng vắc-xin và cách ly khi bị bệnh. Phải cách ly 8-10 ngày trước và sau khi phát ban và ban bay hết. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (15-40) nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này để phòng bệnh Rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi. Lời khuyên của thầy thuốc Ở độ tuổi sinh đẻ hiện nay nhiều người chưa có kháng thể với bệnh Rubella nên có thể bị mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, để phòng mắc bệnh khi mang thai, chị em nên khám xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chưa, nếu chưa thì nên tiêm phòng vắc-xin này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Trong 3 tháng đầu mang thai chẳng may bị bệnh cần khám thai và tư vấn bác sĩ ngay.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho-tien-trien-nhanh-nhu-the-nao-20220726214013915.htm
20220726
Ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển nhanh như thế nào?
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính rằng hơn 200.000 người ở Hoa Kỳ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào năm 2022 và lưu ý rằng khoảng 84% các trường hợp ung thư phổi là NSCLC. Giống như tất cả các bệnh ung thư khác, NSCLC dễ điều trị nhất khi bác sĩ có thể chẩn đoán nó trước khi nó lây lan. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và sự tiến triển của NSCLC, bao gồm giai đoạn chẩn đoán, loại NSCLC, dân tộc của người bị NSCLC và phản ứng của người đó với điều trị. Các nhà khoa học thường đo tốc độ phát triển của khối u trong thời gian nhân đôi. Đó là thời gian để một nhóm tế bào ung thư tăng gấp đôi kích thước. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy thời gian nhân đôi trung bình của NSCLC là 230 ngày. Một số khối u được nghiên cứu có kích thước tăng gấp đôi trong vòng 19 ngày, nhưng những khối u khác thì không bao giờ phát triển nhiều như vậy. Các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia nghiên cứu thành hai nhóm: những người có khối u có số lần nhân đôi trong 400 ngày trở lên và những người có khối u có số lần nhân đôi dưới 400 ngày. Những người tham gia trong nhóm có thời gian nhân đôi ngắn hơn có nhiều khả năng là nam giới và lớn tuổi hơn. Ngược lại, một đánh giá năm 2020 liệt kê thời gian tăng gấp đôi đối với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) là 86 ngày. Các triệu chứng thường gặp - Ho: gặp trong khoảng 80% bệnh nhân, thường thấy thay đổi về tần suất và mức độ trên người hút thuốc, có thể ho khan hoặc kèm theo khạc đờm. - Ho ra máu. - Khó thở. - Viêm phổi tái diễn một vị trí. - Tràn dịch màng phổi. - Đau ngực. - Đau vai, tay. - Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên... Các triệu chứng do di căn - Nhức đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn nhận thức, vận động, triệu chứng thần kinh khu trú... - Đau xương, hạn chế vận động do đau... - Tê, yếu, mất vận động chi, đại tiểu tiện không tự chủ…
https://suckhoedoisong.vn/ngay-to-khi-ngu-vi-sao-169167122.htm
24-12-2019
Ngáy to khi ngủ, vì sao?
phamminhha@yahoo.com. Ngủ ngáy là hiện tượng gặp nhiều ở nam giới lớn tuổi. Khi thức, cơ vòng hầu họng, đường thở săn chắc. Nhưng khi nằm ngủ, đường thở được thả lỏng, bị giãn trương lục cơ, làm đường thở bị hẹp. Khi đó, hơi thở đi qua bị chẹt lại nên tạo ra âm thanh như tiếng ngáy. Nguyên nhân hay gặp nữa là do viêm tắc mũi cũng gây thở bằng miệng nên tạo ra tiếng ngáy. Có trường hợp mũi không bị viêm nhưng khi ngủ vẫn bị tắc là do thói quen ở một số người khi ngủ nằm đầu lệch sang một bên nên gây ra tắc mũi. Một số do bị viêm amidan. Khi amidan quá to cũng gây hiện tượng ngáy lúc ngủ. Để xác định nguyên nhân, bạn nên đến chuyên khoa tai - mũi - họng để khám và chữa trị. Còn về trị ngáy, tùy vào trường hợp mà các bác sĩ có chỉ định cụ thể. Nếu do viêm nhiễm thở bằng miệng thì điều trị bệnh lý liên quan sẽ hết ngáy ngủ. Và ở bệnh nhân có thể sử dụng một số các chữa hiệu quả. Cụ thể như bài tập cơ hầu họng: thổi bong bóng, hoặc phao và khi thổi lấy hai tay ép chặt, không phồng mặt. Bài tập này giúp siết cơ hầu họng, làm giảm và hết chứng ngáy. Chỉ cần tập vào sáng và chiều, mỗi lần 15 phút. Một cách điều trị khác là đeo dụng cụ nâng hàm. Cách này giúp đường thở không bị hẹp khi nằm ngủ, nhờ đó không còn bị ngáy. Một cách hiệu quả khác là bắn laser cũng sẽ giúp hết ngáy ngay lập tức nhưng chi phí khá đắt. BS. Nguyễn Trần
https://suckhoedoisong.vn/dong-y-tri-dau-than-kinh-toa-16936145.htm
10-09-2019
Đông y trị đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa, đông y gọi là Tọa thống phong. Chứng bệnh này thường phát đột ngột, ít khi có những triệu chứng báo trước. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: do cảm phong hàn, phong thấp, tà khí lưu trệ, do té ngã, lao động mệt nhọc, làm việc nơi ẩm ướt thời gian kéo dài, do ngồi lâu và sai tư thế làm cho huyết mạch bị ngưng trệ, kinh lạc bế tắc, cân cơ co kéo... Các trạng thái sinh lý âm dương không giữ được ở bình thường. Từ đó gây đau, mệt mỏi toàn thân, dáng đi lom khom hoặc nghiêng lệch, nếu bệnh nặng có thể rất khó vận động. Bệnh làm ảnh hưởng đến các phủ tạng liên đới, dẫn đến tỳ thận hư suy, tâm hỏa nhiễu động, can mộc uất kết, xương khớp đau mỏi. Phương pháp điều trị cần phải khu phong hóa thấp, bồi bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, thư giãn cơ bắp, nâng đỡ nguyên khí, ôn trung tán hàn... Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh như sau: Thể hàn thấp: Triệu chứng: đau ngang thắt lưng, đau chạy xuống mông và một bên đùi, đau nhiều về đêm, có cảm giác tê bì, chân tay lạnh, rất khó cử động, gặp thời tiết mưa lạnh thì đau tăng lên... Bài 1: Thổ phục linh 20g, cốt toái 12g, tục đoạn 12g, ngưu tất 12g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tần giao 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, giảm đau trừ thấp, thông hoạt kinh lạc. Bài 2: Tang kí sinh 16g, nam tục đoạn 20g, trinh nữ 20g, ngải diệp (khô) 16g, cẩu tích 12g, thạch xương bồ 16g, kinh giới 16g, rễ cúc tần 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, đậu đen (sao thơm) 24g, chính thảo 10g, đỗ trọng 10g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong hàn, bổ thần kinh, lưu thông huyết mạch. Cây và vị thuốc thổ phục linh. Thể huyết ứ: Triệu chứng: Lưng đau lan xuống mông, mỗi khi ho hoặc cử động đau tăng lên dữ dội, đi đứng hoặc cử động rất khó khăn, đau buốt sâu ở trong xương do huyết ứ làm bế tắc kinh lạc. Bài 1: Đan sâm 20g, ích mẫu 20g, kê huyết đằng 20g, hương phụ (chế) 12g, trần bì 10g, xuyên khung 12g, đỗ trọng 10g, thổ phục linh 20g, khởi tử 10g, tần giao 10g, tang chi 12g, bưởi bung 16g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Bệnh nhân dùng phương thuốc này thấy giảm đau nhẹ mình, gân cơ được thư giãn, vận động được cải thiện. Bài 2: Phòng phong 10g, kinh giới 12g, thạch xương bồ 16g, đan sâm 16g, củ đinh lăng (sao thơm) 16g, nam tục đoạn 20g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, trinh nữ 20g, bạch linh 10g, hắc táo nhân 16g, ngải diệp 20g, trần bì 10g, quế chi 10g, chính thảo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong hoạt huyết, thông khí an thần, bồi bổ can thận, chỉ thống, hóa ứ. Thể phong thấp: Đau từ thắt lưng chạy xuống mông và đùi, đau dọc theo đường đi của thần kinh hông, đau có di chuyển. Nếu đau kéo dài dẫn đến teo cơ, có thể suy nhược, ăn ngủ kém, bệnh dễ tái phát. Khí huyết đều hư. Bài 1: Độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, rễ cúc tần 12g, rễ cỏ xước 12g, tế tân 12g, hà thủ ô (chế) 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, tần giao 10g, kinh giới 16g, xuyên khung 10g, hoàng kì 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc. Bài 2: Ngải diệp 20g, cẩu tích 12g, nam tục đoạn 20g, rễ bưởi bung 16g, thiên niên kiện 10g, trinh nữ 20g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, rễ lá lốt 10g, rễ cúc tần 16g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, quế chi 10g, chích thảo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/khong-co-tinh-trung-nam-gioi-co-the-sinh-con-20231020070100115.htm
20231020
Không có tinh trùng, nam giới có thể sinh con?
Đại tá, PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn, Giám đốc Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội (Học viện Quân y) cho biết, nam bệnh nhân ở Bắc Ninh sau khi xác định mắc Hội chứng Klinefelter đã được điều trị thành công, có con sau nhiều năm đằng đẵng chữa trị. Nhiều nam giới vất vả trong hành trình tìm con vì không có tinh trùng (Ảnh minh họa: Getty). Trước đó 5 năm, anh V. lấy vợ. Sau kết hôn 3 năm không có con, 2 vợ chồng anh V. sốt ruột đi khám tại một bệnh viện ở Hà Nội. Bệnh nhân được chẩn đoán không có tinh trùng trong tinh dịch do suy sinh dục thứ phát và điều trị thuốc, tiêm suốt trong 2 năm, nhưng không đem lại hiệu quả, tinh trùng vẫn chưa xuất hiện. Khi bệnh nhân đến khám tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội,PGS.TS Trịnh Thế Sơn đã trực tiếp khám cho người bệnh. "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc Hội chứng Klinefelter, không phải suy sinh dục thứ phát, vì thế phương pháp điều trị cũ trước đó không mang lại hiệu quả", PGS Sơn thông tin. PGS Sơn cho biết, Hội chứng Klinefelter là tình trạng nam giới thừa 1 nhiễm sắc thể X gây ra vô sinh do không có tinh trùng trong tinh dịch. Khi mắc hội chứng này, nồng độ FSH tăng cao khiến tinh hoàn teo nhỏ. Như bệnh nhân này, tinh hoàn 2 bên chỉ khoảng 2ml. "Đây là một ca bệnh khó, cần phải điều trị nội khoa kết hợp phẫu thuật mới có thể mang lại hiệu quả. Bệnh nhân được điều trị nội tiết thay thế trong 4 tháng. Sau khi xét nghiệm lại các chỉ số, bệnh nhân được quyết định mổ micro-TESE - vi phẫu tinh hoàn trích tinh trùng - một phương pháp hiện đại nhất hiện nay để "bắt" tinh trùng", PGS Sơn thông tin. Các bác sĩ phải tổ chức 2 ekip song song thực hiện, vừa chọc hút trứng cho người vợ và mổ tinh hoàn thu tinh trùng bằng vi phẫu thuật cho người chồng. Các bác sĩ đã lần tìm từng "con giống" ẩn sâu bên trong tinh hoàn và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho hai vợ chồng anh V. "Chúng tôi đã tạo được 4 phôi. Ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên, anh V. vỡ òa cảm xúc khi biết vợ mình đã đậu thai. Ngày 6/9, em bé nặng 3,5kg chào đời mạnh khỏe trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của đại gia đình hai bên", PGS Sơn thông tin. PGS Sơn cho biết, trước đây, người ta quan niệmbệnh nhân Klinefelter không thể có con của chính mình. Nhưng ngày nay, các phương pháp điều trị đã giúp bệnh nhân có thể có con. Đặc biệt, phương pháp micro-TESE đã giúp bác sĩ "bắt" những con tinh trùng ẩn sâu trong tinh hoàn, tạo cơ hội để những nam giới này có thể được làm bố. Phương pháp micro-TESE được ứng dụng tạiViện Mô phôi lâm sàng Quân đội - Học viện Quân y từ năm 2010 và tại đây cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt nam thực hiện thành công ca micro-TESE, một em bé chào đời năm 2012 nhờ kỹ thuật này. Đến nay, các bác sĩ đã thực hành thành thục, thường quy kĩ thuật khó "soi", "bắt" tinh trùng ít ỏi, giúp nhiều nam giới được làm cha.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-cua-cay-va-qua-tam-xuan-vi
Tác dụng của cây và quả tầm xuân
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Cây tầm xuân được sử dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như trị táo bón, nhọt độc, bỏng, chảy máu cam, khó tiêu, nôn ra máu,... Bộ phận có thể dùng làm thuốc của cây bao gồm hoa, lá, rễ và quả. 1. Tác dụng của cây tầm xuân Cả phần thân, rễ, lá, ngọn non và quả tầm xuân đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Việc thu hái và sơ chế tùy thuộc vào bộ phận làm thuốc:Thu hái hoa tầm xuân vào mùa hạLá và rễ cây tầm xuân được thu hoạch quanh nămQuả được thu hái về làm thuốc khi chínCác bộ phận trên đem về rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi/sấy khô. Dược liệu khô rất dễ bị ẩm mốc, nên cần được bảo quản nơi khô ráo trong điều kiện nhiệt độ phòng là tốt nhất.Phân tích thành phần hóa học của cây tầm xuân cho thấy có một số hợp chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong quả tầm xuân còn chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Riêng phần rễ cây tầm xuân có các thành phần như triterpenoid acid, sitosterol hay cachoa extract.Tính vị của các vị thuốc từ cây tầm xuân theo Y Học Cổ Truyền:Lá cây tầm xuân có vị đắng, tính bình và hơi sáp.Quả tầm xuân có vị chua và tính ấm.Theo nghiên cứu hiện đại tác dụng của cây tầm xuân như sau:Dịch chiết từ rễ cây tầm xuân có tác dụng chống đông máu, loại bỏ cholesterol xấu và triglycerid, lipoprotein trong huyết thanh. Đồng thời rễ cây tầm xuân cũng giúp bảo vệ cơ tim, qua đó nâng cao sức khỏe tim mạch.Lá cây tầm xuân có tác dụng sinh cơ, giúp vết thương nhanh liền sẹoTheo Y Học Cổ Truyền, cây tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, giảm tình trạng nóng trong, khu phong, trừ thấp, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tiêu độc, giảm đau. Cây tầm xuân chủ trị các chứng bệnh sau:Vàng da (hoàng đản) do nhiều nguyên nhân khác nhau.Phù do viêm thậnLỵBí tiểu, tiểu khó và tiểu không tự chủ.Đái dầm ở trẻ em.Người già đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.Táo bónĐau bụng kinh, kinh nguyệt không đềuNhọt độcTrĩ xuất huyết,...Cây tầm xuân được sử dụng làm thuốc dưới dạng thuốc sắc, giã tươi để đắp vào tổn thương hoặc tán bột. Tùy theo bệnh lý bác sĩ sẽ sử dụng bộ phận thích hợp như hoa, lá, rễ hay quả. Quả tầm xuân được sử dụng làm thuốc chữa bệnh 2. Quả tầm xuân có tác dụng gì? Theo Y Học Cổ Truyền, quả tầm xuân được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các vấn đề sau đây:Cảm lạnh;Cúm;Thiếu hụt vitamin C;Các vấn đề về dạ dày bao gồm co thắt dạ dày, thiếu axit dạ dày và loét dạ dày;Bệnh đường ruột;Bệnh tiêu chảy;Táo bón;Sỏi mật;Bệnh túi mật;Chảy nước mắt hoặc phù nề;Bệnh gout;Đau thần kinh tọa;Bệnh tiểu đường;Cholesterol cao;Giảm cân;Huyết áp cao;Các bệnh về ngực;Sốt; 3. Các bài thuốc từ cây tầm xuân Điều trị tổn thương ngoài da gây chảy máu: Rễ tầm xuân khô đem tán bột mịn cất trong hộp có nắp đậy kín. Lấy một ít bột rắc lên trên vết thương hoặc trộn bột cùng với dầu vừng tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa vào vết thương.Chữa u tuyến giáp: Dùng 5g hoa tầm xuân, 5g hoa trùng bì, 5g hoa thanh bì và 5g hoa hồng. Sắc các vị thuốc trên với 500ml nước nấu lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml, chia ra uống 3 lần trong ngày, tốt nhất uống khi còn ấm.Trị cảm nắngDùng 3 - 9g hoa tầm xuân sắc lấy đặc uống.Dùng 5g hoa tầm xuân, 10g rễ cây qua lâu, 30g sinh thạch cao và 15g dương cửu. Đem sắc kỹ chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứtDùng 10g hoa tầm xuân và 10g hoa đậu ván trắng, đem hãm với nước sôi giống như pha trà. Để khoảng 15 phút vớt hoa ra, cho thêm chút đường phèn vào uống.Điều trị chảy máu cam, ói ra máu: Dùng 6g hoa tầm xuân, 15g tử tuệ căn và 30g rễ cỏ tranh, sắc trong 30 phút lấy nước uống giúp cầm máu trong các trường hợp bị thổ huyết, chảy máu cam.Trị bệnh ghẻ trong mùa hè: Lấy một ít rễ tuần xuân tươi, hãm như hãm trà uống 2- 3 chén một ngày.Chữa sốt rét (ngược tật): Dùng hoa tầm xuân tươi nấu nước uống thay cho trà.Điều trị bệnh tiểu đường và bệnh viêm loét niêm mạc miệng kéo dài: Dùng 30ml sương đọng trên hoa tầm xuân được lấy vào buổi sáng sớm pha với một chút nước ấm uống trước khi ăn.Điều trị mụn nhọt có mủ: Nghiền lá tầm xuân khô thành bột mịn sau đó trộn chung với giấm và mật ong tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Đắp trực tiếp hỗn hợp đó lên khu vực bị tổn thương mỗi ngày 1 lần. Chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp mụn đã bị vỡ loét.Trị đau răng, chữa viêm loét miệng: Dùng rễ tầm xuân tươi sắc nước đặc uống hoặc ngậm trong miệng từ 5 – 10 phút, mỗi ngày làm 3 lần.Chữa viêm loét ở chân: Dùng lá tầm xuân tươi hoặc khô đun lấy nước để vệ sinh vết thương 2- 3 lần trong ngày.Điều trị bỏng: Có thể lấy rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa vết bỏng. Hoặc dùng rễ cây tầm xuân sấy khô, nghiền thành bột rồi trộn với dầu vừng, sau đó đắp vào vết bỏng.Điều trị nhọt độc: Lấy 1 nắm lá và cành non của cây tầm xuân giã nát với muối. Sau đó, đắp thuốc lên chỗ mụn, dùng băng gạc y tế băng cố định lại, thay thuốc 1- 2 lần mỗi ngày.Chữa tiểu khó, bí tiểu: Dùng 10g quả tầm xuân, mã đề và biển súc mỗi loại 30g, sắc với 500ml nước cho cạn còn một nửa, chia uống 2 -3 lần trong ngày.Điều trị chứng chảy máu cam mãn tính: Lấy 60g rễ tầm xuân, 300g thịt vịt già cắt nhỏ hầm nhừ, ăn món này vài lần trong tuần.Điều trị đái dầm ở trẻ nhỏ và chứng đi tiểu đêm nhiều lần ở người già: Dùng 30g rễ tầm xuân, sắc nước chia uống 3 lần trong ngày hoặc hầm cùng với thịt nạc lợn ăn.Điều trị bệnh áp xe phổi: Dùng 15g rễ tầm xuân, 30g bo bo cùng với 30g hạt bí đao, sắc lấy nước đặc uống.Chữa bệnh trĩ ra máu, tổn thương do ngã hoặc bị đánh: Lấy 30g rễ tầm xuân tươi rửa sạch đất cát, giã nát rồi chắt lấy nước uống.Chữa đau bụng kinh: Sắc 120g trái tầm xuân lấy nước đặc, hòa chung với đường và rượu vang uống ấm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.Điều trị bệnh rong kinh: Dùng rễ tầm xuân và cỏ nhọ nồi, tiên hạc thảo mỗi vị 30g cùng với 10g cây ngải cứu đốt tồn tính, mỗi ngày sắc uống 1 thang.Điều trị táo bón: Dùng 10g trái tầm xuân và 3g tướng quân, sắc uống mỗi ngày 1 thang.Chữa vàng da (hoàng đản): Dùng 15 – 24g rễ tầm xuân, 60g thịt nạc lợn, một ít rượu vang. Hầm rễ tầm xuân và thịt lợn cho chín, sau đó thêm rượu vang vào, ăn vài lần trong ngày cho hết. Rễ tầm xuân tươi có thể trị đau răng, chữa viêm loét miệng 4. Lưu ý khi dùng cây tầm xuân Tính an toàn của cây tầm xuân đối với phụ nữ có thai và cho con bú chưa được chứng minh. Phụ nữ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng sữa mẹ cũng như sự an toàn của thai nhi.Mặc dù, cây tầm xuân không có độc nhưng cũng không nên lạm dụng nó, chỉ nên dùng với liều lượng cho phép. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với một thành phần nào đó có trong cây tầm xuân. Vì vậy, cần dừng việc dùng thuốc ngay nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị dị ứng như nổi mề đay, ngứa ngoài da, cảm giác bứt rứt trong người, khó thở, nôn ói, tức ngực... Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc và sản phẩm bạn đang sử dụng.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/midu-vui-mung-khi-co-mot-ngan-hang-kem-mien-phi-tien-phong-tai-viet-nam-20191206175227384.htm
20191206
Midu vui mừng khi có một "ngân hàng kềm" miễn phí tiên phong tại Việt Nam
Một bộ móng xinh xắn tuy là nét chấm phá nhỏ nhoi nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm phong cách và khẳng định cá tính cho khổ chủ. Tuy nhiên, mọi cô nàng sành điệu đều hiểu rằng một bộ móng đẹp không chỉ thể hiện bởi màu sơn hay thiết kế ấn tượng mà còn phải thực sự khỏe đẹp từ bên trong. Nhiều người gặp phải vấn đề móng tay ố vàng, thâm đen vì thường xuyên dùng sơn móng tay. Bên cạnh đó, việc dùng chung các dụng cụ làm móng, không được khử trùng kĩ càng cũng làm nhiều cô nàng lo lắng về nguy cơ bị nấm móng và các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Hiểu được điều đó, từ ngày 22/11, một trong những Spa làm đẹp tiên phong tại Việt Nam đã cung cấp hàng ngàn kềm chất lượng với khâu tiệt trùng và sát khuẩn nghiêm ngặt tại mỗi địa điểm làm nail của thương hiệu. Khi đến đây, khách hàng sẽ được nhận ngay kềm đầu nhỏ dùng để cắt da hoàn toàn miễn phí và được gắn tên riêng lên kềm. Nó đã được lưu trữ và bảo quản trong ngân hàng kềm riêng với quy trình tiệt trùng kềm suốt 2h trước khi sử dụng. Chiếc kềm này cũng được để trong tủ đặc biệt có nhiệt độ cao lên đến 375ºF triệt tiêu các vi khuẩn vô cùng nghiêm ngặt, đảm bảo sạch khuẩn, an toàn, toàn bộ kềm đều tới từ thương hiệu Kềm Nghĩa chính hãng. Tham dự sự kiện ra mắt, Midu chia sẻ: “Thật sự thì trước kia, Midu cũng không quan tâm lắm đến vấn đề sử dụng kềm chung khi làm móng, nhưng càng ngày mình càng nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng nó. Việc sử dụng kềm chung khi làm móng thường để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Thật may là giờ ZEMA đã cho ra đời Ngân hàng kềm miễn phí tiên phong tại Việt Nam nên Midu đã tức tốc đến đây để trải nghiệm liền liền. Midu tin chắc rằng, nếu mọi người đến đây chắc chắn sẽ không bao giờ thất vọng vì dịch vụ và chất lượng của nơi đây thật sự rất tốt, nhìn xem Midu đã có một bộ móng thật xinh để tối nay đi dẩy đầm rồi nè”. Cô nàng cũng không quên gửi lời đến những người đang băn khoăn, tò mò về “ngân hàng kềm” miễn phí và các dịch vụ khác ở đây: “Midu đã trải nghiệm và thực sự hài lòng ngoài cả mong đợi. Từ này Midu tin là mình đã tìm được một địa chỉ làm nail thực sự an toàn và uy tín.” Được biết, không chỉ cung cấp "Ngân hàng kềm miễn phí", các dịch vụ chăm sóc đa dạng và chuyên sâu, các nàng khi đến đây còn được chuyên gia Nail hướng dẫn cách chăm sóc móng tại nhà bằng những sản phẩm chất lượng, chứa nhiều protein Keratin và dầu jojoba dưỡng ẩm sâu giúp móng được tái tạo, chắc khoẻ và cứng cáp hơn, cũng như giảm hiện tượng đốm trắng, ố vàng, dễ gãy… Hãy bỏ túi ngay địa điểm tuyệt vời này để nâng niu đôi tay, đôi chân của bạn mùa đông này nhiều hơn nhé! Tìm hiểu thêm thông tin tại: https://www.facebook.com/ZemaVietNam/
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-moi-co-the-giup-dieu-tri-benh-alzheimer-169188155.htm
14-03-2021
Thuốc mới có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer
Không chỉ mang lại kết quả đột phá này, donanemab còn làm chậm đáng kể sự suy giảm trí não của bệnh nhân. Một thử nghiệm lâm sàng mới đây của các nhà khoa học Đại học Y Indiana cho biết. Kết quả được công bố ngày 13/3 trênTạp chí Y học New England. Theo TS Liana Apostolova, đồng tác giả nghiên cứu, donanemab có thể làm tan mảng bám amyloid-beta, một loại protein độc hại tích tụ trong não của những người mắc bệnh Alzheimer. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 bao gồm 257 bệnh nhân, khoảng một nửa trong số đó được tiêm tĩnh mạch donanemab, bốn tuần một lần, trong vòng 1,5 năm; nửa còn lại được dùng giả dược. Các nhà khoa học nhận thấy, loại thuốc này rất hiệu quả trong việc loại bỏ amyloid ra khỏi não. Vào cuối thử nghiệm, 70% số người tham gia có hàm lượng amyloid cao về cơ bản nằm trong phạm vi amyloid âm tính. Điều này thực sự ấn tượng. TS Apostolova cho biết. Bệnh Alzheimer còn được đặc trưng bởi sự tích tụ của một loại protein thứ hai gọi là tau, tạo thành các "đám rối" trong mô não của người bệnh. Các nhà khoa học ngày càng nhận ra rằng tau có thể là một tác nhân tích cực trong bệnh Alzheimer.Donanemab không nhắm mục tiêu hoặc điều trị các đám rối protein tau vốn là đặc điểm của bệnh Alzheimer giai đoạn sau, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng bằng cách tác động vào amyloid beta, chúng cũng có thể ngăn chặn sự tích tụ của tau. Trong thử nghiệm này, hơn một nửa số người tham gia có thể ngừng điều trị vì đã âm tính với amyloid.Thuốc cũng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Những kết quả này rất đáng khích lệ vì đây là thử nghiệm bệnh Alzheimer giai đoạn 2 đầu tiên cho thấy kết quả tích cực, cần tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 3 với thử nghiệm lớn hơn để xác nhận lợi ích cũng như các nguy cơ (tác dụng phụ) có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa bất lợi khi dùng donanemab.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/toc-rung-la-thieu-chat-gi-vi
Tóc rụng là thiếu chất gì?
Tình trạng tóc rụng nhiều và thường xuyên là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều chị em phụ nữ. có rất nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị khô, xơ và dễ gãy. Vậy tóc rụng vì sao và tóc rụng là thiếu chất gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời và cách điều trị hiệu quả. 1. Tóc rụng vì sao? Có nhiều nguyên nhân khiến mái tóc bị rụng nhiều, chẳng hạn như do phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, quá trình lão hóa tự nhiên, do căng thẳng, do bệnh lý, cũng có thể do làm tóc, tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng, hóa chất,... Bên cạnh đó thiếu chất là 1 trong những lý do khiến mái tóc rụng nhiều và ngày càng yếu.Tóc cũng giống các cơ quan trong cơ thể, nó cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng. Nếu để lâu và không chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thì tình trạng rụng tóc sẽ càng diễn ra nghiêm trọng. 2. Tóc gãy rụng là thiếu chất gì? Hiện tượng tóc rụng nhiều có thể báo hiệu cơ thể đang thiếu những chất dinh dưỡng dưới đây:Nhóm vitaminCác vitamin đều rất tốt và cần thiết đối với mái tóc. Các dưỡng chất này giúp tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.Vitamin A:Vitamin A đại diện cho nhóm retinoids hòa tan trong chất béo bao gồm: Retinol, retinal và retinyl ester. Vitamin A có tác dụng: Giúp thị lực khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch, phát triển biệt hóa của tế bào.Vitamin A cần thiết để các tế bào tóc được sinh trưởng và phát triển nhanh chóngTuy nhiên, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều vitamin A sẽ có thể gây ra tình trạng rụng tóc.Vitamin C:Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipoprotein nồng độ thấp và tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt và giảm huy động sắt ở ruột. Do đó, vitamin C rất cần thiết ở những bệnh nhân bị rụng tóc liên quan đến thiếu sắt.Vitamin E:Vitamin E có tác dụng giúp mái tóc và làn da luôn giữ độ ẩm tự nhiên. Khi thiếu vitamin E, tóc và da sẽ bị khô, tóc xơ và dễ gãy rụng.Vitamin B:Vitamin B7 là 1 trong những vitamin tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc giúp mái tóc chắc khỏeVitamin B6 có nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, hiệu quả ở nang tóc.Vì vậy, nếu cơ thể không bổ sung đủ vitamin B sẽ khiến tóc yếu, dễ gãy rụng. Tóc rụng là thiếu chất gì? là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ Khoáng chấtProtein:Protein hóa sừng là thành phần chính cấu thành lên tóc. Đây cũng là chất giúp sản sinh ra collagen giúp cho tóc bóng tự nhiên, chắc khỏe. vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ khiến mái tóc trở nên khô rối, yếu và dễ gãy rụng.Canxi:không chỉ cần thiết để giúp xương chắc khỏe, phát triển mà còn rất quan trọng để giúp mái tóc khỏe, hạn chế tình trạng gãy rụng. Phụ nữ sau sinh thường cần bổ sung nhiều canxi hơn bình thường, vì vậy thường xảy ra tình trạng rụng tóc nhiều.Kẽm:Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể, có thể cung cấp kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Rụng tóc là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị thiếu kẽm, và tất nhiên, tình trạng này sẽ giảm khi được bổ sung kẽm đầy đủ.Sắt:Sắt là khoáng chất có tác dụng để sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến tóc diễn ra nhịp nhàng. Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiếm giảm hồng cầu và tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.Silica:Khi cơ thể thiếu khoáng chất silica sẽ khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó chúng cũng gây tác động xấu đến mái tóc làm tóc yếu, xơ, gãy rụng.Selen:Đây là khoáng chất có nhiệm vụ bài tiết các kim loại nặng đồng thời giúp chống oxy hóa giúp nang tóc được bảo vệ, tránh khỏi những tác động xấu của gốc tự do.Sulfur:Đây là một thành phần cấu tạo keratin của tóc. Sulfur có tác dụng nuôi dưỡng và làm giúp tóc dài nhanh hơn. Nếu thiếu khoáng chất này sẽ làm tóc mọc chậm và yếu hơn bình thường. 3. Nên làm gì để giảm tình trạng rụng tóc nhiều? Như đã nói, có nhiều nguyên nhân khiến tóc gãy rụng, vì vậy trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Nếu tóc rụng bất thường, không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Để hết rụng tóc, bạn cần tìm được nguyên nhân tóc rụng vì sao? Còn nếu tóc rụng do cơ thể đang thiếu hụt chất, thì điều cần thiết nhất là cải thiện, bổ sung các chất vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày:Cung cấp protein: Có nhiều trong trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại cá, tôm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, các loại đậu, sản phẩm từ đậu, nấm, bí đỏ,...Bổ sung khoáng chất: Đa dạng thực phẩm như: thịt, hải sản như nghêu, tôm, sò, cá ngừ, gan, các loại hạt, khoai tây, các loại ngũ cốc,...Bổ sung nhiều rau xanh để giàu chất xơ, các loại trái cây mọng nước để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như cà chua, cam, quýt, bưởi,Nếu do sử dụng hóa chất, làm tóc nhiều thì cần hạn chế thay đổi, làm tóc thường xuyên, dưỡng tóc bằng các sản phẩm để giúp phục hồi, cấp ẩm đầy đủ.Để giúp hạn chế tình trạng rụng tóc nhiều, ngoài bổ sung sinh dưỡng qua chế độ ăn, có thể kết hợp dùng dầu dừa, dầu oliu để ủ tóc. Ủ từ 15-20 phút, sau đó gội lại bằng nước sạch. Dầu dừa giúp cấp ẩm cho tóc, làm giảm khô, xơ tóc, đồng thời còn giúp tóc mọc khỏe, nhanh dài.
https://suckhoedoisong.vn/kho-mat-dung-thuoc-gi-169240414092409765.htm
16-04-2024
Khô mắt dùng thuốc gì?
Các biện pháp điều trị khô mắt hiện nay thường là: Dùng nước mắt nhân tạo, duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu, làm tăng tiết nước mắt, điều trị viêm… Dùng nước mắt nhân tạo điều trị khô mắt Đây là biện pháp điều trị khô mắt đầu tiên thường được chỉ định. Các thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần là những chất bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo như: Glycerin, polyvidon, polyvinyl alcohol… có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mắt và giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt. Trường hợp khô mắt nhẹ, tra nước mắt nhân tạo thường xuyên để tạo độ ẩm cho mắt. Nước mắt nhân tạo có thể giúp làm giảm triệu chứng khô mắt, nhưng không có chứa các thành phần khác như kháng thể, vitamin, chất dinh dưỡng như nước mắt tự nhiên. Tuy nhiên, những trường hợp bị khô mắt vừa và nặng thì việc sử dụng nước mắt nhân tạo là chưa đủ, và cần có các phương pháp khác bổ sung. Lưu ý: Nên chọn các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản vì chất bảo quản sẽ gây độc cho mắt khi sử dụng kéo dài. Nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản có ưu điểm là không gây viêm hoặc làm tổn thương các tế bào nhạy cảm ở đáy mắt, nhưng giá thành khá cao. Dùng nước mắt nhân tạo có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mắt và giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt. Duy trì phim nước mắt Là phương pháp có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu do khô mắt thông qua biện pháp giữ cho nước mắt tự nhiên ở lâu trong mắt hơn. Biện pháp này được thực hiện bằng cách ngăn không cho nước mắt chảy qua đường lệ bằng cách chặn các điểm lệ bằng nút silicon hoặc phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn. Dùng thuốc theo đơn Thuốc kháng viêm : Được chỉ định trong trường hợp bị viêm do khô mắt. Các thuốc chống viêm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn do khô mắt gây ra, như: Thuốc kháng viêm corticosteroid (dexamethason, fluoromethason, prednisolon…). Thuốc kháng viêm không steroid (diclophenac, indomethacin…). Với corticosteroid có hiệu quả tốt trong điều trị viêm nhưng khi sử dụng lâu dài, nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Tỉ lệ này xảy ra ở khoảng 30% người dùng thuốc. Đặc biệt nguy cơ càng cao hơn ở người lạm dụng thuốc, dùng thuốc kéo dài, không theo chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh điều trị khô mắt: Các kháng sinh được sử dụng để điều trị khô mắt do nhiễm khuẩn. Nên dùng thuốc kháng sinh phổ rộng như: Doxycyclin, erythromycin, neomycin, cloramphenicol, sulfacetamid, tobramycin, ofloxacin, polymycin B… Thuốc nhỏ mắt ciclosporin: Là thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch từ đó ức chế quá trình viêm và hạn chế khô mắt. Nhận biết và điều trị khô mắt tránh suy giảm thị lực ĐỌC NGAY Nhóm vi chất hỗ trợ điều trị khô mắt Các thuốc có chứa vitamin A , vitamin E, vitamin C, vitamin B2, kẽm, selen… là những chất chống oxy hóa. Các chất này giúp phòng ngừa bệnh khô mắt do lão hóa và cả những người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại, tia lửa hàn điện, tia bức xạ, trong môi trường thiếu độ ẩm. Alphalipoic acid: Là một chất chống oxy hóa có khả năng ức chế mạnh quá trình stress oxy hóa, thông qua đó làm tăng sản xuất nước mắt, phòng chống bệnh khô mắt hiệu quả. Các vi chất khi dùng ở hàm lượng phù hợp, có thể ngăn ngừa được căn nguyên gây khô mắt và cải thiện đáng kể chức năng sản xuất dịch nước mắt của tuyến lệ đạo, đồng thời cũng đảm bảo đủ lượng nước mắt cần thiết để bảo vệ mắt, ngăn ngừa nguy cơ viêm, khô mắt xuất hiện. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị khô mắt Khi đang dùng thuốc điều trị bệnh khô mắt, cần lưu ý dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi. Hạn chế tối đa thời gian làm việc với máy vi tính, thiết bị điện tử có ánh sáng xanh như tivi, ipad. Hạn chế đọc nhiều. Trang bị kính râm khi đi ra đường. Không nên sử dụng kính áp tròng trong quá trình điều trị. Hằng ngày cần vệ sinh mắt đúng cách và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá mòi, cá ngừ...); vitamin A (cà chua, cà rốt, ớt chuông...). Các loại thực phẩm này giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ chữa lành chứng khô mắt. Hạn chế sử dụng máy tính để phòng ngừa khô mắt. Không nên quá lạm dụng các thuốc điều trị khô mắt vì nguy cơ gây phản ứng phụ nghiêm trọng khi dùng kéo dài. Ngoài sử dụng thuốc, nên kết hợp với các phương pháp chườm ấm, massage mí mắt, rửa sạch mi mắt. Các thuốc điều trị viêm, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng. Chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều hoặc tự ý ngưng thuốc. Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, không được sử dụng cho mắt với thời gian quá một tuần. Uống đủ mỗi ngày 8-10 cốc nước lọc. Tạo thói quen chớp mắt thường xuyên khi đọc sách hoặc sử dụng máy tính trong thời gian dài. Không nên để mắt làm việc quá sức, đặc biệt là cường độ làm việc quá mức trên máy tính. Nếu làm việc trên máy tính trong thời gian dài mà không để mắt nghỉ ngơi, sẽ khiến mắt không chỉ bị khô, mà còn phải điều tiết nhiều, gây nên cảm giác mệt mỏi cho mắt. Nếu làm phải sử dụng máy tính nhiều giờ, nên nghỉ ngơi mỗi giờ 1 lần, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút để mắt được thư giãn. Không nên thức khuya để làm việc với máy tính hoặc xem tivi. Không nên lạm dụng điều hòa. Tạo điều kiện mắt được thư thái ở không gian sạch, nhiều cây xanh. Mời độc giả xem thêm video: Tự ý mua thuốc chữa đau mắt đỏ, người đàn ông tử vong do sốc phản vệ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chat-chong-oxy-hoa-trong-tra-xanh-nhung-dieu-can-biet-vi
Chất chống oxy hóa trong trà xanh: Những điều cần biết
Trà xanh được sử dụng để làm ra các loại đồ uống khác nhau, nước trà xanh có thể làm cho người uống tỉnh táo, giảm mức cholesterol cao hoặc các chất béo khác (lipid) trong máu (tăng lipid máu) và chăm sóc da. Uống trà xanh hàng ngày liệu có tốt cho sức khỏe? 1. Cơ chế hoạt động của trà xanh Các bộ phận hữu ích của trà xanh là chồi lá, lá và thân. Trà xanh được sản xuất bằng cách hấp lá tươi ở nhiệt độ cao. Trong quá trình này, nó có thể duy trì các phân tử quan trọng được gọi là polyphenol, chịu trách nhiệm cho nhiều lợi ích của trà xanh. Polyphenol có thể ngăn ngừa viêm và sưng, bảo vệ sụn giữa xương và giảm thoái hóa khớp.Trà xanh dường như cũng có thể chống lại nhiễm trùng u nhú ở người (HPV) và làm giảm sự phát triển của các tế bào bất thường trong cổ tử cung (loạn sản cổ tử cung). Trà xanh chứa 2% đến 4% caffeine, ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự tỉnh táo, làm tăng lượng nước tiểu và có thể cải thiện chức năng của các sứ giả não quan trọng trong bệnh Parkinson. Caffeine được cho là kích thích hệ thần kinh, tim và cơ bắp bằng cách tăng giải phóng một số hóa chất trong não gọi là "chất dẫn truyền thần kinh". Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giúp bảo vệ tim và mạch máu. Ngoài những tác dụng trên, chất chống oxy hóa trong trà xanh được xem xét trong điều trị Alzheimer, ung thư và chăm sóc da. 2. Chất chống oxy hóa trong trà xanh và bệnh Alzheimer Ngày 20/9/2005, chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể bảo vệ não và chống lại các yếu tố có hại đến bộ nhớ được nhìn thấy trên bệnh Alzheimer.Một nghiên cho thấy liều cao của thành phần trà xanh được gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) làm giảm đáng kể sự hình thành protein beta-amyloid trong não của những con chuột bị thay đổi để phát triển bệnh Alzheimer. Sự tích tụ bất thường của mảng bám beta-amyloid trong não có liên quan đến tổn thương thần kinh và mất trí nhớ trong bệnh Alzheimer.EGCG là một trong một nhóm các chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid có trong thực vật. Chúng có nhiều lợi ích sức khỏe như bảo vệ chống ung thư hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Sử dụng trà xanh hàng ngày rất tốt với người bệnh Alzheimer 3.Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể bảo vệ não Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh học, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của việc điều trị chuột biến đổi gen để phát triển bệnh Alzheimer với liều cao chất chống oxy hóa trong trà xanh. Sau vài tháng tiêm EGCG hàng ngày, kết quả cho thấy các tế bào thần kinh của chuột được điều trị tạo ra protein beta-amyloid ít hơn 54% so với tế bào thần kinh chuột không được điều trị .Nhà nghiên cứu Jun Tan, Tiến sĩ Thần kinh học tại Đại học Nam Florida, cho biết: "Các phát hiện cho thấy, thành phần đậm đặc của trà xanh có thể làm giảm sự hình thành mảng bám beta-amyloid trong não". Nếu bệnh lý beta-amyloid trong mô hình chuột Alzheimer này là đại diện cho bệnh lý Alzheimer ở ​​người, thì việc bổ sung chế độ ăn uống EGCG có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh."Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các chất chống oxy hóa khác trong trà xanh có thể làm giảm khả năng của EGCG trong việc giảm sản xuất protein beta-amyloid. Do đó, uống trà xanh một mình có thể không đủ để chống lại bệnh Alzheimer. Phát hiện này cho thấy chiết xuất trà xanh cô đặc có chọn lọc EGCG sẽ cần thiết để chống tác dụng của các flavonoid khác có trong trà xanh. 4. Chất chống oxy hóa trong trà xanh chống lại ung thư Nghiên cứu mới cho thấy chất chống oxy hóa, được gọi là EGCG, liên kết với một loại protein được tìm thấy trên các tế bào khối u và làm chậm đáng kể sự phát triển của chúng. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trà xanh giúp bảo vệ chống lại nhiều loại ung thư, như ung thư phổi, tuyến tiền liệt và vú, nhưng cơ chế cho những tác động này chưa được biết đến.Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh học cấu trúc & phân tử, các nhà nghiên cứu đã xác định mục tiêu tiềm năng cho hành động chống ung thư của EGCG đối với các tế bào ung thư phổi ở người ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Bằng cách tìm hiểu thêm về mục tiêu này, nhà nghiên cứu có thể phát triển các phương pháp điều trị mới nhằm tối đa hóa tiềm năng chống ung thư của trà xanh.Để hiểu rõ hơn về cách các chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể bảo vệ chống ung thư, các nhà nghiên cứu đã xem xét cách chúng ảnh hưởng đến một loại protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào ung thư được gọi là thụ thể laminin. Nghiên cứu cho thấy rằng khi các tế bào ung thư có protein này được điều trị bằng polyphenol EGCG, sự tăng trưởng của các tế bào khối u đã giảm đáng kể.Các nhà nghiên cứu cho biết, nồng độ chất chống oxy hóa cần thiết để tạo ra các tác dụng chống ung thư này tương đương với các chất được tìm thấy trong cơ thể sau khi uống chỉ hai đến ba tách trà xanh.Các thành phần khác được tìm thấy trong trà xanh, bao gồm caffeine, không có tác dụng đối với sự phát triển của tế bào khối u. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả càng hiểu hơn về cách các chất chống oxy hóa tương tác với các tế bào ung thư và một ngày nào đó có thể dẫn đến các liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn, sử dụng trà xanh như một phương pháp điều trị ung thư. Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể bảo vệ cơ thể người dùng chống lại ung thư 5. Chất chống oxy hóa trong trà xanh và tác dụng chăm sóc da Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể bảo vệ chống ung thư, bệnh tim và loãng xương, cũng như hỗ trợ giảm cân. Và trà xanh cũng không phải là hiếm ở các cửa hàng mỹ phẩm. Nhiều người tin rằng trà trong các sản phẩm da có thể giúp tránh ung thư da và các dấu hiệu lão hóa.Có thể có một số lợi ích của trà xanh trong các sản phẩm cho da người. Tuy nhiên, không rõ liệu lượng trà xanh có trong các sản phẩm da hiện có đủ để có bất kỳ lợi ích nào hay không. Cũng như đối với các đặc tính về lợi ích khác, tính chất chống oxy hóa của trà xanh là chìa khóa cho phẩm chất bảo vệ da. Trong tất cả các chất chống oxy hóa được biết đến, các thành phần của trà xanh là mạnh nhất. Chất chống oxy hóa là những tác nhân có thể chống lại tác động của các gốc oxy hóa. Các gốc oxy hóa, hay các gốc tự do, như chúng thường được gọi là sản phẩm phụ của cơ thể có thể gây tổn thương cho các tế bào và mô. Chất chống oxy hóa liên kết với các gốc tự do, vô hiệu hóa chúng trước khi chúng có thể gây hại.Trà xanh có chứa một lượng lớn polyphenol (Tanin). Nó là một nhóm bioflavonoids, đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và chống vi rút. Hầu hết các polyphenol trong trà xanh là catechin. Catechin, chất chống oxy hóa tự nhiên, cũng đã được chứng minh có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Một trong những catechin chính trong trà xanh đã được chứng minh là tác nhân hiệu quả nhất chống lại viêm da và thay đổi ung thư trên da.Các hợp chất trong trà xanh bảo vệ da chuột khỏi ung thư do ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, một vài nghiên cứu thử nghiệm trên da người và phát hiện ra rằng polyphenol trong trà xanh cũng có đặc tính chống viêm và chống ung thư.Trà xanh là một đồ uống lành mạnh và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hầu hết những tác dụng của trà xanh được mang lại nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong trà. Tất nhiên, không ai có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Sức khỏe của bạn được gói gọn trong lối sống và gen của bạn, vì vậy ngay cả khi bạn uống trà xanh cả ngày, bạn cũng cần chăm sóc bản thân theo những cách tích cực nhất Nguồn tham khảo: webmd.comXEM THÊMNhững loại nước uống tuyệt vời nhất cho cơ thểSự thực về thảo dược rau ngổ, trà xanh trị gan nhiễm mỡLợi ích của việc uống trà với sữa là gì?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/goi-y-che-do-tang-can-nhanh-vi
Gợi ý chế độ ăn tăng cân nhanh
Chế độ ăn tăng cân là một yếu tố quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề cân nặng dưới mức trung bình. Thực tế, nhiều người gầy dù ăn rất nhiều vẫn khó tăng cân nặng. Vậy làm thế nào để thiết kế một chế độ ăn tăng cân cho người gầy hiệu quả và hợp lý nhất? 1. Nguyên nhân nào khiến bạn ăn nhiều mà vẫn khó tăng cân?Để quá trình tăng cân diễn ra thuận lợi, trước hết, bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân nào làm cân nặng của bạn mãi ở dưới mức trung bình mà không thể cải thiện.Không tăng cân do ít vận độngKhi không vận động nhiều, cơ thể sẽ không có yếu tố kích thích thèm ăn, đồng thời một số người sẽ giảm khả năng tiêu hóa cũng như chuyển hóa / hấp thụ dinh dưỡng. Cơ thể từ đó cũng mệt mỏi và thiếu sức sống hơn. Lý do này làm cân nặng của bạn không thể cải thiện ngay cả khi ăn đầy đủ chất.Dùng chất kích thích gây khó tăng cânNhiều người gầy có thói quen sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia... mà không hề biết rằng chính những tác nhân này khiến cân nặng ngày càng giảm sút, giảm kích thích vị giác và khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng trở nên khó khăn. Không những vậy, chất kích thích còn gây nhiều tác hại đến sức khỏe.Cơ thể tích lũy độc tố cũng khó cải thiện cân nặngTrong cuộc sống ngày nay, các chất độc có ở xung quanh ta từ thực phẩm đến môi trường. Mỗi ngày, cơ thể đều bị tích lũy lại một lượng độc tố nhất định. Nếu như không có phương pháp giúp đào thải chúng, dưỡng chất khi vào cơ thể sẽ khó được chuyển hóa hơn, làm cho quá trình tăng cân gặp khó khăn. Chế độ ăn tăng cân được nhiều người quan tâm 2. 6 nhóm thực phẩm theo tháp dinh dưỡng trong chế độ ăn tăng cân cho người gầyMột chế độ ăn tăng cân lành mạnh cần đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó 3 điều kiện quan trọng là:Phải giúp người thực hiện đạt đến mức cân nặng mong muốn.Cân nặng sau khi đạt được phải duy trì bền vững.Tăng cân phải đi kèm với tăng cơ và hạn chế tối đa các nguy cơ về sức khỏe.Dựa trên những yêu cầu nào, một tháp dinh dưỡng dành cho người gầy đã được thiết kế với 6 tầng, tương ứng với 6 nhóm thực phẩm từ đáy đến đỉnh (ưu tiên cao đến ưu tiên thấp) sau:Tầng 1 - nhóm thực phẩm giàu tinh bộtĐây là nhóm thực phẩm quan trọng nhất và cần được bổ sung nhiều nhất khi thiết kế chế độ ăn uống tăng cân. Một số món ăn nằm trong nhóm này gồm cơm tr8áng, bánh mì, phở... Mỗi ngày, bạn cần cung cấp một lượng tinh bột đáp ứng đủ 50% đến 60% năng lượng cho các hoạt động.Đối với người có nhu cầu tăng cân, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên ăn khoảng 12kg tinh bột hàng tháng và chia đều mỗi ngày.Tầng 2 - nhóm thực phẩm giàu chất xơTầng 2 gồm các loại thực phẩm giàu xơ và vitamin - khoáng chất. Đây là những dưỡng chất quan trọng đối với người muốn tăng cân. Theo giải thích từ khoa học, chất xơ có vai trò thúc đẩy hệ tiêu hóa và hoạt động hấp thụ / chuyển hóa dinh dưỡng nhanh chóng và tối ưu hơn, nhờ đó cung cấp đầy đủ calo cho mục tiêu tăng cân.Theo tháp dinh dưỡng trong chế độ ăn tăng cân, mỗi tháng bạn cần tiêu thụ đủ 10kg rau xanh và hoa quả, nên chia đều mỗi ngày. Đặc biệt, các loại trái cây khó với hàm lượng calo cao cũng được khuyến nghị trong các bữa ăn phụ.Tầng 3 - nhóm thực phẩm giàu đạmProtein (hay chất đạm) là một thành phần quan trọng để cấu trúc và phát triển nên cơ bắp, là tiền đề cho một quá trình tăng cân khỏe mạnh, bền vững. Tuy nhiên, để chất đạm phát huy đầy đủ hiệu quả tăng cân của nó, bạn cần kết hợp giữa dinh dưỡng và luyện tập thể chất hàng ngày.Một số loại thực phẩm giàu đạm nên được bổ sung trong chế độ ăn tăng cân cho người gầy gồm trứng, thịt gà, sữa tươi và sản phẩm từ sữa, các loại cá, đậu hũ,... Tầng 4 - nhóm thực phẩm giàu chất béoMột số người nghĩ rằng việc tăng cân sẽ gắn liền với tăng mỡ và thực phẩm giàu chất béo. Thế nhưng, nhóm thực phẩm này nằm ở tầng 4 trong tháp dinh dưỡng cho người gầy, chứng tỏ chất béo nhóm chất chỉ nên bổ sung ở mức vừa đủ. Mỗi tháng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người gầy chỉ nên tiêu thụ khoảng 600 gram chất béo (bao gồm chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật, ưu tiên dầu thực vật).Tầng 5 - thực phẩm chứa nhiều đườngĐường là một nguyên liệu tạo ra nguồn năng lượng dồi dào và nhanh chóng khi đưa vào cơ thể. Vì lý do này mà đường có thể hỗ trợ tăng cân, tuy nhiên không phải là cách tăng cân lành mạnh. Khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm như thừa cân - béo phì, vấn đề về tim mạch, bệnh đái tháo đường...Vì vậy, lượng đường phù hợp cho người gầy mỗi tháng chỉ dao động khoảng 500 gram.Tầng 6 - thực phẩm cung cấp muốiTrong các chế độ ăn uống tăng cân cho người gầy thường ít đề cập đến vấn đề kiểm soát lượng muối đi vào cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn nên hạn chế tiêu thụ muối (chỉ dao động khoảng 1g đến 1.2g muối) mới đảm bảo cơ thể tăng cân tốt. Thực phẩm giàu tinh bột cần được bổ sung nhiều nhất khi thiết kế chế độ ăn uống tăng cân 3. Người gầy nên áp dụng các chế độ ăn tăng cân như thế nào?Biết về thực phẩm giúp tăng cân là chưa đủ, bạn cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản để hiệu quả tăng cân đạt tối ưu nhất.Calo tiêu thụ hàng ngày phải thấp hơn calo bạn hấp thụĐây là nguyên tắc quan trọng nhất: khi lượng calo hấp thụ trong cơ thể cao hơn so với calo tiêu thụ ra ngoài, calo dư thừa sẽ được tích tụ thành cơ và mỡ, nhờ đó cải thiện cân nặng tổng thể.Nên ăn thành nhiều bữa trong ngàyNgoài 3 bữa ăn chính, người gầy nên tăng thêm 2 - 3 bữa ăn phụ hàng ngày để đảm bảo luôn cung cấp năng lượng cho cơ thể đầy đủ, liên tục, hạn chế tình trạng cơ thể sử dụng toàn bộ năng lượng cho hoạt động và không tích lũy lại.Nên kết hợp chế độ ăn tăng cân và chế độ tập luyệnÍt nhất hãy dành khoảng 30 phút để luyện tập thể thao. Việc này hỗ trợ hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm một cách hiệu quả, đồng thời kích thích tăng cường cơ bắp và giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc hơn.Có thể nói, bên cạnh việc hiểu và biết về chế độ ăn tăng cân cho người gầy, muốn có hiệu quả cao, bạn cần phải áp dụng nó một cách khoa học, hợp lý.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hau-qua-te-nga-o-nguoi-cao-tuoi-vi
Hậu quả té ngã ở người cao tuổi
Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Ước tính có khoảng 3,5 triệu người cao tuổi sống trong cộng đồng ở Hoa Kỳ đã từng bị ngã trong thời gian gần. Trên thế giới, khoảng một phần ba số người già trên 65 tuổi bị ngã mỗi năm. Do đó, té ngã là vấn đề y tế quan trọng bởi có thể dẫn đến tàn tật và tử vong ở người cao tuổi. Hầu hết té ngã ở người cao tuổi đều là cơ chế chấn thương năng lượng thấp, tuy nhiên hậu quả té ngã lại rất nghiêm trọng trên cả vấn đề thể chất lẫn tinh thần. 1. Sinh lý bệnh té ngã ở người cao tuổi Ngã có thể được định nghĩa là một sự kiện dẫn đến việc vô tình ngã xuống đất hoặc sàn nhà. Ít nhất 400 yếu tố liên quan đến các cú ngã, trong đó quan trọng nhất là tiền sử té ngã trước đó. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ đáng kể khác là tăng huyết áp, đái tháo đường, đau và nhiều bệnh lý mạn tính đi kèm.Giai đoạn đầu của ngã là trượt chân. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở những người bị yếu 2 chân. Tại thời điểm này, cú ngã có thể được điều chỉnh thông qua hoạt động của các cơ ở chi dưới nhưng nếu bị yếu các cơ này thì cú ngã vẫn tiếp tục khiến không thể lấy lại thăng bằng. Hơn nữa, khả năng bị ngã cũng sẽ cao hơn do yếu chi trên dẫn đến không thể vịn đồ vật để lấy lại thăng bằng. Các bệnh mãn tính là nguyên nhân chính khiến người cao tuổi hay bị té ngã Sức mạnh cơ bắp là một yếu tố quan trọng có khả năng góp phần kiểm soát tư thế. Hiện tượng yếu cơ đến sự mất ổn định tư thế và gây ngã. Trong hầu hết tất cả các nghiên cứu về sức mạnh cơ bắp, yếu cơ là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây té ngã ở người cao tuổi. Các nghiên cứu về giá trị của việc rèn luyện sức mạnh cơ bắp giúp tỷ lệ ngã giảm xuống, đặc biệt khi luyện tập sức bền. Sức mạnh cơ bắp có mối liên quan với té ngã thông qua cơ chế kiểm soát thăng bằng của cơ thể. Vì vậy, các hoạt động trị liệu làm tăng sức mạnh cơ bắp là một biện pháp dự phòng ngã quan trọng đối với người cao tuổi. 2. Hậu quả té ngã Té ngã là nguyên nhân hàng đầu của các thương tích gây tử vong và không gây tử vong ở người cao tuổi. Ngay cả những người bị ngã và không bị thương vẫn thường phải chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Người lớn tuổi bị ngã có nhiều khả năng bị ngã trở lại trong vòng một năm và tăng nguy cơ mắc chứng sợ ngã, dẫn đến trầm cảm và hạn chế khả năng vận động.>>> Khách hàng có thể tham khảo thêm: “Hội chứng sau té ngã ở người cao tuổi” Té ngã làm tăng nguy cơ hạn chế khả năng vận động ở người già Té ngã có khả năng gây tử vong và tốn kém chi phí y tế ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong liên quan đến té ngã ở người lớn tuổi ở Mỹ đã tăng từ 43 (năm 2005) lên 62 phần triệu (năm 2016). Chi phí y tế liên quan té ngã được dự đoán sẽ vượt 50 tỷ đô la vào năm 2020 khi dân số ngày càng già hóa.Khoảng 2,8 triệu người lớn tuổi sử dụng dịch vụ cấp cứu mỗi năm do ngã không chủ ý và hơn 8 triệu bệnh nhân lớn tuổi phải nhập viện vì chấn thương do ngã. Do chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên và các hậu quả liên quan đến té ngã là hết sức nghiêm trọng, nên phòng ngừa té ngã đã trở thành vấn đề được quan tâm.Sau khi bị ngã, người cao tuổi dễ bị gãy xương hơn khi bị loãng xương và / hoặc có chất lượng xương kém. Bằng chứng cho thấy ước tính khoảng 90% trường hợp gãy xương hông là do té ngã. Nhìn chung, gãy xương hông là loại gãy xương phổ biến nhất ở người cao tuổi. Gãy xương hông ở người cao tuổi cũng làm tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật. Gánh nặng y tế và kinh tế xã hội nặng nề này thậm chí còn lớn hơn nhiều ở bệnh lý đái tháo đường- bệnh lý mạn tính không lây hàng đầu của cuộc sống hiện đại. Người cao tuổi dễ bị gãy xương sau khi té ngã Tóm lại, té ngã là dấu hiệu của tình trạng suy giảm sức khỏe cấp tính và mãn tính ở người cao tuổi. Ngã làm giảm chức năng do gây thương tích, hạn chế hoạt động, sợ ngã và mất khả năng vận động. Hầu hết các chấn thương ở người cao tuổi là hậu quả của té ngã. Các trường hợp gãy xương ở người cao tuổi thường là hậu quả tổng hợp của té ngã và loãng xương.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/khi-mua-gio-sam-chop-co-can-kieng-sex-20170423060447775.htm
20170423
Khi mưa gió sấm chớp có cần kiêng sex?
Sách Tố Nữ kinh là cuốn sách tập hợp các kinh nghiệm dân gian về chuyện phòng the. Tương truyền sách có từ 2000 năm trước. Cho đến nay, dù nhiều điều trong cuốn sách chưa được khoa học làm sáng tỏ nhưng chúng vẫn được lưu truyền và nhiều người tin theo. Một trong sáu điều mà các cặp vợ chồng cần kiêng kỵ được nêu trong cuốn sách là: Khi có sấm sét, mưa gió, đất thảm trời sầu, chấn động trời đất, mặt trời, mặt trăng không sáng, mà giao hợp thì sẽ sinh ra những đứa con cuồng hủi, hoặc điếc mù, câm ngọng, thất thần, tâm ý không yên, tinh thần suy nhược, đa sầu, đa cảm, luôn luôn ủ dột. Ngoài những tác động xấu đến con cái sau này thì việc quan hệ tình dục khi trời mưa giông, sấm sét sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người “lâm trận”. Vì là kinh nghiệm được lưu truyền trong sách cổ, cuốn sách này lại có rất nhiều điểm hay hữu ích cho các cặp đôi, nên cả với điều kiêng kỵ trên, nhiều người cho là vẫn cần học theo bởi “có kiêng có lành”. Điều đáng nói là cách kiêng kỵ trên không chỉ được loan đi trên các diễn đàn mà còn được nhiều tờ báo, thậm chí báo về sức khỏe nên càng khiến nhiều người tin tưởng. Sách Lễ Ký là 1 quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử cũng chép rằng khi trời nổi cơn mưa gió sấm sét thì không nên thụ thai vì đó là lúc thiên nhiên đang cường nộ, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng. Còn sách “Vệ sinh yếu quyết” của Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên không nên quan hệ “khi trời đất chấn động như mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét, khi nằm giữa trời”. Vì đó là “thiên kỵ” theo quan niệm dân gian. Theo giải thích của người xưa thì: khí trong trời đất phát sinh và biến hóa khiến cho thiên nhiên thay đổi. Con người cũng chịu sự tác động của khí này. Vì thế quan hệ vợ chồng cũng phải thuận với đạo tự nhiên để tránh những điều khắc kỵ. Mưa gió, sấm, chớp là do đất trời đang biến động. Cơ thể con người cũng theo đó mà có biến đổi. Bởi vậy sinh hoạt tình dục lúc cơ thể không ổn định sẽ không tốt. Y khoa hiện đại nói gì? TS. BS Lê Vương Văn Vệ – Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, Tam Trinh, Hà Nội nhận định chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu hoặc khẳng định điều này là chính xác hay không chính xác. Nhưng theo cá nhân Bs Vệ thì các cặp đôi tốt nhất vẫn nên kiêng “chuyện ấy” trong những điều kiện không mấy thuận lợi như mưa to, sấm chớp hoặc chấn động đất trời… Sở dĩ nên kiêng như vậy vì khi có mưa giông, gió bão, sấm sét… nhiệt độ thay đổi, dẫn đến áp suất không khí thấp hơn, do đó dễ gây ra cho con người cảm giác đau thắt ngực, khó thở. Nếu trong người đang gặp những cảm giác khó chịu như vậy mà vẫn làm “chuyện ấy” thì đương nhiên kết quả không thể mỹ mãn, khó thăng hoa. Thậm chí, nếu vẫn cố sinh hoạt vợ chồng, nam giới có thể bị liệt dương, xuất tinh sớm. Lúc cơ thể đang có vấn đề sức khỏe thì sinh hoạt tình dục sẽ làm nội tạng bị tổn thương, tuổi thọ giảm sút. Lúc trời đất đang có sấm chớp cũng khiến thần kinh con người mất tập trung, hoảng loạn sợ hãi, nhất là với người “yếu vía”. Bác sỹ Vệ cũng phân tích tâm lý của con người chịu tác động mạnh mẽ bởi tự nhiên. Những người mắc chứng sợ sấm sét (astraphobia) thì những tiếng nổ inh tai của sấm hay vệt sáng lóa của tia chớp có thể khiến họ thót tim và toát mồ hôi. Điều này sẽ khiến cuộc giao ban bị gián đoạn và đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng của nam giới. Còn về việc thụ thai trong thời kỳ mưa gió, sấm chớp nhiều, bác sỹ Vệ cho rằng: vì sấm chớp có thể sản sinh các tia X, ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể của tế bào dẫn đến sai lạc trong quá trình thụ tinh. Tuy vậy, bác sỹ Vệ cũng cho biết, đó không hoàn toàn là lý do khiến những đứa trẻ sinh ra bị dị tật. Đồng thời, khoa học cũng chưa ghi nhận được sự ảnh hưởng tiêu cực của các tia X sinh ra bởi sét. Vì thế, những ông bố bà mẹ đã chót “hành động” cũng không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là khi quyết định có con, chúng ta cần phải biết giữ gìn sức khỏe, tâm lý ổn định, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng… để có được những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh nhất. Những cơn mưa gió, sấm, chớp cũng có những cường độ khác nhau và ảnh hưởng khác nhau tới từng người. Do đó, nếu ở những thời điểm, mưa, gió nhẹ và không khiến bạn thấy khó chịu thì “chuyện ấy” vẫn có thể diễn ra. Để tránh các ảnh hưởng tiêu cực, khi thấy sấm chớp, bạn nên kéo rèm, sinh hoạt ở những phòng có cách âm, tránh ánh sáng từ ngoài vào… Theo Tuyết Mai Sức khỏe & Đời sống
https://dantri.com.vn/suc-khoe/meibao-ra-mat-nhan-hieu-sua-hat-moi-tai-thi-truong-viet-nam-20230530073424147.htm
20230530
Meibao ra mắt nhãn hiệu sữa hạt mới tại thị trường Việt Nam
Meibao gia nhập thị trường sữa hạt dinh dưỡng Sữa là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Đó là lý do thị trường sữa luôn sôi động với nhiều thương hiệu và chủng loại khác nhau như: sữa tươi, sữa bột, sữa hạt… Trong đó, các loại sữa hạt được yêu thích bởi sản phẩm có nhiều dưỡng chất. Khi nhiều người theo đuổi lối sống xanh thân thiện với môi trường thì các dòng sữa hạt đang dần trở thành xu thế. Với mong muốn góp phần vào lối sống xanh, thương hiệu sữa hạt Meibao ra mắt, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa chất lượng, giúp nâng cao thể chất cho người dùng. "Tiền thân của thương hiệu sữa hạt Meibao là bánh bao Meibao. Nhận thấy thị trường sữa tiềm năng, sữa hạt kết hợp với bánh bao sẽ trở thành bộ đôi cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhiều người, Meibao đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu cho ra mắt các dòng sữa hạt. Đề cao chất lượng, sữa hạt được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công của bánh bao Meibao trở thành thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn", đại diện thương hiệu chia sẻ. Sữa hạt dinh dưỡng Meibao - Bạn đồng hành cho mọi gia đình Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe là cần thiết để có một cuộc sống chất lượng. Trong hành trình chăm sóc sức khỏe, sữa hạt dinh dưỡng Meibao hứa hẹn là bạn đồng hành cho mọi gia đình. Theo nhà sản xuất, sữa hạt Meibao có thành phần từ 21 loại hạt dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe kết hợp với sữa non Mỹ. Trong đó, các loại hạt như hạnh nhân, đậu nành, macca… có nguồn dinh dưỡng cao, nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Sữa non nhập khẩu Mỹ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. "Các nguồn nguyên liệu hạt dinh dưỡng và sữa non được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đầu vào để nâng cao hiệu quả khi sử dụng. Thành phần dinh dưỡng từ sữa hạt Meibao giúp tăng sức đề kháng, cải thiện khả năng hấp thu. Sữa phù hợp cho nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già", đại diện thương hiệu khẳng định. Với nhiều công dụng, sữa hạt Meibao là gợi ý về nguồn dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Sữa hạt Meibao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy có chứng nhận FDA, GMP, ISO 22000:2018. Bên cạnh đó, sản phẩm được nghiên cứu phù hợp với cơ địa người Việt. Sản phẩm có vị thơm, ngọt thanh tự nhiên. Vì vậy, người dùng sẽ thích thú hơn khi thưởng thức mỗi ngày. Với những người đề cao lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe, sữa hạt Meibao sẽ giúp cả nhà cùng sống vui khỏe. Thông tin liên hệ: Sữa hạt dinh dưỡng MeiBao Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tranglink Việt Nam Địa chỉ: số 10, Hẻm 2A/105, ngõ 75, đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hotline: 0962 639 290 Fanpage: https://www.facebook.com/meibaosuahatdinhduong
https://tamanhhospital.vn/dau-dau-kham-o-dau/
03/04/2024
Đau đầu khám ở đâu tốt? Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám nhức đầu
Hiện có nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh đau đầu. Nếu bạn chưa biết đau đầu khám ở đâu hay khám đau đầu ở đâu chất lượng thì cùng tham khảo những tiêu chí lựa chọn trong bài viết này. Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcKhám đau đầu có thể phát hiện những bệnh lý nào?Đau đầu khám ở đâu tốt?1. Được Bộ Y tế cấp phép2. Đội ngũ y bác sĩ3. Trang thiết bị, máy móc4. Dịch vụ y tế5. Chi phí6. Thanh toán bảo hiểm7. Cơ sở vật chất8. Thủ tục, quy trìnhTại sao nên chọn khám đau đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh?1. Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm2. Kỹ thuật & máy móc hiện đại bậc nhất3. Phối hợp đa chuyên khoa, toàn diện, khép kín4. Dịch vụ chuyên nghiệp, chi phí hợp lý, có thanh toán BHYTKhám đau đầu được tiến hành như thế nào?Khám đau đầu có thể phát hiện những bệnh lý nào? Khi bạn bị đau đầu, đặc biệt là cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài, mức độ đau nghiêm trọng và không thuyên giảm dù có dùng thuốc giảm đau, thì nên sớm đến bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp đau đầu đi kèm với các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm như căng cứng cổ, rối loạn ngôn ngữ, hoa mắt nhìn mờ, lú lẫn, yếu liệt tay chân, sốt cao trên 39 độ C… cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. (1) Thông qua việc khám đau đầu, bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân gây đau đầu, chẳng hạn như: (2) Thiếu máu não Viêm não, viêm màng não Đau đầu Migraine Đau đầu do căng thẳng Đau đầu do viêm xoang Rối loạn giấc ngủ Cao huyết áp Dị dạng, phình mạch máu não Tình trạng hormone thay đổi đột ngột (trong thai kỳ, giai đoạn tiền mãn kinh, trước kỳ kinh nguyệt…) Đột quỵ U não Chấn thương sọ não Khám đau đầu có thể phát hiện ra nhiều bệnh lý thần kinh Với mỗi nguyên nhân gây đau đầu khác nhau sẽ có phương pháp để điều trị khác nhau. Việc thăm khám sớm giúp bác sĩ có thể đánh giá được nguyên nhân, mức độ gây đau đầu để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đau đầu khám ở đâu tốt? Nếu muốn lựa chọn bệnh viện để thăm khám bệnh lý thần kinh nói chung và đau đầu nói riêng nhưng chưa biết khám đau đầu ở đâu tốt, chất lượng, bạn có thể dựa trên các tiêu chí sau để tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh phù hợp: 1. Được Bộ Y tế cấp phép Tiêu chí đầu tiên cần xem xét để quyết định khám đau đầu ở đâu chính là cơ sở y tế đó đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Người bệnh chỉ nên lựa chọn những địa chỉ khám chữa bệnh được Bộ Y tế cấp phép để đảm bảo các dịch vụ y tế được cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. 2. Đội ngũ y bác sĩ Một yếu tố khác đặc biệt quan trọng, cần được xem xét khi tìm địa chỉ thăm khám bệnh thần kinh chính là đội ngũ y bác sĩ đảm bảo về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm… Các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản giúp quá trình khám và chữa bệnh đạt hiệu quả tối ưu. Khi thăm khám với các bác sĩ tận tâm, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ càng, cảm thấy thoải mái hơn. Người bệnh có thể tham khảo danh sách chuyên gia, bác sĩ tại bệnh viện để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp khi tìm hiểu bị đau đầu khám ở đâu. Đau đầu khám ở đâu tốt? Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm 3. Trang thiết bị, máy móc Các thiết bị, máy móc, công nghệ, kỹ thuật hiện đại có thể hỗ trợ bác sĩ tìm ra đúng bệnh và điều trị hiệu quả hơn. Từ đó giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại… Khi đang cân nhắc xem khám đau đầu ở đâu tốt, bạn có thể lựa chọn những cơ sở y tế có đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại. 4. Dịch vụ y tế Nếu chưa biết đau đầu nên đi khám ở đâu thì người bệnh nên tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế tại những nơi mà mình đang cân nhắc. Chẳng hạn như một số bệnh viện hiện nay có dịch vụ tư vấn thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh, dịch vụ khám VIP với chuyên gia đầu ngành, các tiện ích đi kèm như bữa ăn nhẹ, wifi, giữ xe miễn phí… Các dịch vụ này giúp nâng cao chất lượng thăm khám và điều trị bệnh. 5. Chi phí Đau đầu thì khám ở đâu? Khi có nhiều cơ sở khám chữa bệnh thì bạn nên cân nhắc lựa chọn nơi khám phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình. Mức giá khám chữa bệnh tại các bệnh viện thường có sự khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ, dịch vụ… Người bệnh có thể tham khảo trước chi phí để tìm được nơi khám đau đầu phù hợp với bản thân. Nên lựa chọn địa điểm khám phù hợp với điều kiện tài chính 6. Thanh toán bảo hiểm Người bệnh cần chú ý vấn để bảo hiểm y tế khi tìm hiểu khám đau đầu ở đâu. Cụ thể, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đau đầu đó có hỗ trợ thanh toán bảo hiểm hay không, nếu có thì thủ tục có đơn giản không, bảo hiểm mà bạn đang dùng có thể sử dụng tại địa chỉ khám đau đầu này không… Việc lựa chọn những cơ sở y tế có hỗ trợ thanh toán bảo hiểm giúp người bệnh giảm được gánh nặng tài chính, đặc biệt là các trường hợp điều trị bệnh nguy hiểm, bệnh hiểm nghèo với chi phí cao. 7. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của nơi khám chữa bệnh đau đầu hiện đại, sạch sẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và mang lại cảm giác thoải mái cũng là một tiêu chí cộng thêm để bạn cân nhắc khi lựa chọn đau đầu khám ở đâu. Khuôn viên bệnh viện rộng rãi, thoáng đãng, vệ sinh sạch sẽ… có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. 8. Thủ tục, quy trình Một tiêu chí khác cũng cần được quan tâm để lựa chọn địa chỉ khám đau đầu chính là vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ khám chữa bệnh. Người bệnh có thể tham khảo quy trình và thủ tục khám bệnh tại địa chỉ thăm khám, bao gồm thời gian chờ đợi, hình thức đặt hẹn, thủ tục thanh toán. Cần đảm bảo rằng các thủ tục này đơn giản và thuận tiện cho việc khám chữa bệnh của bạn. Người bệnh có thể tham khảo thêm đánh giá của những người bệnh trước đó đã từng khám chữa bệnh đau đầu để tìm hiểu xem bệnh viện dự định đến có uy tín, chất lượng, đáp ứng các tiêu chí của bạn hay không. Tại sao nên chọn khám đau đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh? Đau đầu khám ở đâu tốt? Hiện nay, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh là địa điểm được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Trung tâm có nhiều ưu điểm trong công tác khám chữa bệnh đau đầu nói riêng và các bệnh thần kinh nói chung, bao gồm: 1. Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý thần kinh như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đột quỵ, động kinh, rối loạn tiền đình… Các chuyên gia, bác sĩ tại đây trải qua nhiều năm đào tạo, học tập, nghiên cứu, hoạt động lâm sàng thực tiễn trong và ngoài nước. Đội ngũ bác sĩ luôn ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật, máy móc hiện đại trong thăm khám và điều trị những bệnh lý thần kinh, đặc biệt là đau đầu để mang đến hiệu quả tối ưu. Các bác sĩ và chuyên gia tại Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn tận tâm phục vụ người bệnh với mục tiêu chung là điều trị hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh. 2. Kỹ thuật & máy móc hiện đại bậc nhất Trung tâm Khoa học Thần kinh ứng dụng nguồn tài nguyên thiết bị, máy móc hiện đại hàng đầu. Từ đó giúp tối ưu việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh: (3) Hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive: Hệ thống máy chụp CT 768 lát cắt có thể hỗ trợ chẩn đoán hầu như toàn bộ các bệnh lý thần kinh, đánh giá các nguyên nhân gây đau đầu, đột quỵ não. Hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI) 1,5T và 3T: Đây là hệ thống chụp MRI ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chụp siêu tốc, tự động. Máy chuyên khảo sát, phát hiện các bất thường hay tổn thương ở não, nhu mô não, mạch máu não với chất lượng hình ảnh cao và trong thời gian ngắn nhất. Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA): Giúp chẩn đoán hầu hết các bệnh lý mạch máu trong đó có vùng đầu như bệnh lý dị dạng mạch não (phình động mạch não, thông động tĩnh mạch não, hẹp động mạch não…), đánh giá tình trạng chảy máu (do chấn thương, xâm lấn khối u, chảy máu mũi). DSA còn giúp can thiệp điều trị các bệnh lý mạch máu kể trên. Máy điện não vi tính EEG-1200K: Máy điện não vi tính giúp xem nhanh và phân tích bản đồ thế theo không gian 3 chiều của sóng điện não, được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý cơ năng thần kinh như đau đầu Migraine, bệnh lý tâm thần, động kinh, co giật… Máy kích thích từ trường xuyên sọ: Máy kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) là một kỹ thuật điều trị y khoa không xâm lấn sử dụng từ trường để kích thích các neuron trong não. TMS đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng như đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh Parkinson, động kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, phục hồi sau đột quỵ… Máy kích thích từ trường xuyên sọ với hiệu quả điều trị cao, không gây đau đớn cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Máy đo đa ký giấc ngủ: Máy đo đa ký giấc ngủ dùng 8 kênh điện cực tiêu chuẩn (có thể mở rộng lên 16 điện cực), thay đổi vị trí các điện cực để tương thích với những phác đồ chẩn đoán bệnh thần kinh khác nhau; có hệ thống video/âm thanh ghi lại giấc ngủ… Máy điện cơ ULTRA S100: Máy điện cơ Natus UltraPro S100 hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh rối loạn thần kinh cơ bao gồm hội chứng ống cổ tay, bệnh nhược cơ, bệnh xơ cứng teo cơ 1 bên… Đau đầu khám ở đâu? Người bệnh nên chọn cơ sở y tế khám đau đầu có nhiều trang thiết bị hiện đại như BVĐK Tâm Anh 3. Phối hợp đa chuyên khoa, toàn diện, khép kín Bệnh viện Tâm Anh là bệnh viện đa chuyên khoa, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa khác nhau. Nếu bệnh đau đau có liên quan đến các chuyên khoa khác, người bệnh sẽ được phối hợp khám, điều trị đa chuyên khoa ngay tại bệnh viện, khép kín, nhanh chóng. Bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn dinh dưỡng, tư vấn tâm lý và các chương trình chăm sóc sức khỏe tổng thể… Đặc biệt, bệnh viện sở hữu khu khám VIP với chất lượng cao, đảm bảo nhanh chóng, riêng tư và thoải mái cho người bệnh. Người bệnh được trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị bởi các chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực. Xem thêm: Đau đầu khám khoa nào và khinào nên đi khám? 4. Dịch vụ chuyên nghiệp, chi phí hợp lý, có thanh toán BHYT Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có không gian sạch sẽ, tiện nghi và đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm, nhiệt tình, cung cấp bữa ăn nhẹ miễn phí, wifi và giữ xe miễn phí. Bệnh viện đảm bảo đầy đủ quyền lợi BHYT cho người bệnh với chi phí phù hợp với chất lượng phục vụ. Với những ưu điểm kể trên, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của hàng triệu người bệnh trong và ngoài nước đến thăm khám, điều trị bệnh nói chung và đau đầu nói riêng. Khám đau đầu được tiến hành như thế nào? Quy trình khám đau đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Người bệnh khi có nhu cầu thăm khám có thể đặt lịch trước thông qua số hotline hoặc đặt lịch trực tiếp tại website/fanpage của bệnh viện. Khi đến thăm khám, người bệnh được hướng dẫn thực hiện đăng ký thông tin trên hồ sơ khám chữa bệnh và đo các chỉ số cơ bản (huyết áp, chiều cao, cân nặng, nhịp tim…). Sau đó người bệnh được thăm khám trực tiếp với bác sĩ của Trung tâm Khoa học Thần kinh. Nếu phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác. Từ đó bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Với các thông tin trên, mong rằng bạn có thể lựa chọn được địa chỉ uy tín khi cân nhắc nên khám đau đầu ở đâu. Nếu chưa biết đau đầu khám ở đâu, địa chỉ thăm khám nào uy tín, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ khám và điều trị đau đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
https://tamanhhospital.vn/bien-chung-dau-than-kinh-toa/
01/04/2023
Cảnh báo 5 biến chứng đau thần kinh tọa nguy hiểm thường gặp nhất
Các biến chứng đau thần kinh toạ có thể tiến triển rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều tổn thương có nguy cơ tồn tại vĩnh viễn, gây cản trở rất lớn đến khả năng vận động cũng như sức khoẻ tổng thể. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp cùng quá trình chăm sóc đúng cách để đảm bảo kiểm soát hiệu quả. Mục lụcChèn ép thần kinh tọa có những triệu chứng gì?Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?5 biến chứng đau thần kinh tọa nếu điều trị kịp thời1. Nhiễm trùng cột sống tiềm tàng hoặc sự hình thành các khối u cột sống2. Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang3. Tổn thương thần kinh4. Hội chứng chùm đuôi ngựa5. Teo cơ vận độngCần làm gì khi được chẩn đoán mắc chứng đau thần kinh tọaChăm sóc bệnh nhân mắc bệnh đúng cáchChèn ép thần kinh tọa có những triệu chứng gì? Đau thần kinh tọa là tập hợp các triệu chứng do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra, chủ yếu do chấn thương hoặc kích thích dây thần kinh tọa, bắt nguồn từ vùng mông hoặc cơ mông. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên phần dưới cơ thể, xuất hiện với những triệu chứng điển hình như sau: Cơn đau kéo dài từ lưng dưới qua mặt sau của đùi và di chuyển xuống chân (có thể kéo dài đến bàn chân và ngón chân). Cảm giác đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi. Đau hông. Nóng rát hoặc ngứa ran ở chân. Chân hoặc bàn chân yếu, tê, khó di chuyển Đau nhói khiến người bệnh khó có thể đứng dậy. Đau tăng lên khi ho hoặc hắt hơi. Đau có thể xảy ra không thường xuyên nhưng ngày càng nghiêm trọng. Đau thần kinh tọa có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ, phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Chẳng hạn như, cơn đau do tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến xuất hiện triệu chứng đột ngột. Trong khi đó, tổn thương do viêm cột sống có xu hướng tiến triển chậm hơn. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, là cảnh báo cần điều trị đau thần kinh tọa ngay lập tức, bao gồm: Đau lưng kèm sốt. Lưng hoặc cột sống sưng đỏ. Cơn đau làn dần xuống chân và ngày càng nghiêm trọng. Tê, yếu vùng đùi trên, chân, xương chậu hoặc mông. Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột (rò rỉ nước tiểu hoặc tiểu mất kiểm soát, không thể đi vệ sinh kịp thời). Tham khảo: Một số triệu chứng đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai thường gặp Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Tình trạng đau thần kinh tọa thường có xu hướng khỏi sau 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, cơn đau mãn tính (xảy ra liên tục và kéo dài) có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, các triệu chứng như tê bì, yếu chân hoặc đầu gối có nguy cơ do tổn thương rễ thần kinh nghiêm trọng. Biến chứng này có thể kéo dài vĩnh viễn nếu không được điều trị hiệu quả. (1) 5 biến chứng đau thần kinh tọa nếu điều trị kịp thời Tình trạng đau thần kinh tọa nếu không được phát hiện, chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách có nguy cơ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau: (2) 1. Nhiễm trùng cột sống tiềm tàng hoặc sự hình thành các khối u cột sống Trong quá trình đau thần kinh toạ, một số người bệnh nhận thấy hai dấu hiệu nghiêm trọng sau: Đau kèm sốt, buồn nôn và chán ăn. Đau dữ dội và liên tục vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo các tình trạng y tế nguy hiểm như nhiễm trùng hoặc khối u cột sống. Khi xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại này, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, từ đó áp dụng kế hoạch điều trị hợp lý. 2. Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang Đây cũng là một trong những biến chứng của chèn ép thần kinh nặng trong đau thần kinh tọa do nguyên nhân hẹp ống sống. Theo đó, nhu động ruột, bàng quang bị mất kiểm soát có thể nhận thấy với các triệu chứng điển hình sau: Khó đi tiểu. Giảm hoặc mất cảm giác đi tiểu. Đi đại tiện mất kiểm soát, đau bụng dữ dội. 3. Tổn thương thần kinh Đây là biến chứng đáng lo ngại nhất, cần được điều trị ngay lập tức của chèn ép thần kinh tọa. Theo đó, vị trí chịu ảnh hưởng đầu tiên là một hoặc cả hai chân với những triệu chứng cảnh báo như sau: Tê yếu chân. Xuất hiện ngứa ran bất thường ở chân. Tăng mức độ nhạy cảm với cơn đau một cách bất thường. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể chỉ xảy ra phía dưới đầu gối và không liên quan đến toàn bộ chi. Mặc dù tình trạng này không nhất thiết phải can thiệp phẫu thuật nhưng cần áp dụng điều trị ngay lập tức. Theo đó, bác sĩ thường chỉ định kiểm soát cơn đau bằng thuốc điều trị đau thần kinh tọa, sau đó nếu không cải thiện thì sẽ tiến hành thực hiện phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng hoặc đốt sóng cao tần. Nếu các triệu chứng vẫn không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được khuyến nghị. Việc không điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương thần kinh vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi. 4. Hội chứng chùm đuôi ngựa Hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng chèn ép một tập hợp các rễ thần kinh cùng lúc, có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ, cần được can thiệp điều trị ngay lập tức. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây cản trở nghiêm trọng cho hoạt động hàng ngày hoặc tê liệt vĩnh viễn phần dưới cơ thể. (3) Theo đó, các bác sĩ khuyên rằng người bệnh cần điều trị khẩn cấp trong vòng 24 – 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Đây là giải pháp quan trọng để bảo tồn chức năng chi dưới. Một số vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra khi không chữa trị sớm bao gồm: Cản trở vận động. Liệt nửa thân dưới. Đau đột ngột và yếu cả hai chân. Tê vùng háng, mông, bộ phận sinh dục và/hoặc bên trong đùi. Rối loạn chức năng tình dục. Mặc dù hiếm gặp nhưng chứng đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống dưới có nguy cơ tiến triển thành hội chứng chùm đuôi ngựa. Do đó, việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời là thực sự quan trọng. 5. Teo cơ vận động Cơn đau thần kinh tọa thường gây đau nhức khó chịu kéo dài từ lưng xuống bàn chân. Điều này ít nhiều sẽ gây cản trở đến quá trình vận động của cơ thể. Theo đó, tâm lý chung vẫn là hạn chế hoạt động để giảm đau. Về lâu dài, phần chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương rất dễ gặp phải hiện tượng teo rút cơ và mất dần chức năng. Ngoài ra, đau thần kinh tọa cũng ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Cần làm gì khi được chẩn đoán mắc chứng đau thần kinh tọa Chứng đau thần kinh tọa do các nguyên nhân không do nhiễm trùng hoặc bệnh lý ác tính thường có thể cải thiện tích cực sau điều trị và chăm sóc hợp lý. Theo đó, có khoảng 80 – 90% các trường hợp đều khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Một nửa trong số này hồi phục hoàn toàn sau khoảng 6 tuần. Do đó ngay khi được chẩn đoán mắc chứng đau thần kinh toạ, người bệnh không nên quá lo lắng, thay vào đó cần tích cực thực hiện theo đúng phác đồ mà bác sĩ đề ra. Trong quá trình này, nếu một số triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để theo dõi và kiểm soát kịp thời: Cơn đau chân dữ dội kéo dài hơn vài giờ, cảm thấy không thể chịu nổi. Tê hoặc yếu cơ ở cùng một chân. Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Tham khảo các biện pháp phòng bệnh đau thần kinh tọa để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh đúng cách Người bệnh mắc chứng đau thần kinh tọa cần nghỉ ngơi và điều chỉnh mức độ hoạt động phù hợp. Tuy nhiên, việc nằm trên giường quá nhiều, không vận động thể chất rất dễ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn đồng thời làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Do đó, giải pháp tốt nhất là nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động mạnh nhưng duy trì đi lại, kéo giãn nhẹ nhàng để đảm bảo cơ bắp linh hoạt và khỏe mạnh. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, người bệnh cũng nên thảo luận trước với bác sĩ, đặc biệt là chuyên gia cột sống để được tư vấn kỹ, tránh rủi ro không mong muốn. Tham khảo: Các bài tập giảm đau thần kinh tọa hiệu quả, an toàn Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng dành cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị và hồi phục chứng đau thần kinh tọa. Dưới đây là một số thực phẩm có lợi người bệnh nên tham khảo để đưa vào thực đơn hàng ngày: Dứa. Mùi tây. Rau cần tây. Bông cải xanh. Nho. Trà xanh. Đậu nành. Tham khảo: Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên kiêng ăn gì? Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về biến chứng đau thần kinh tọa thường gặp cùng các triệu chứng điển hình, phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thể nhiều cập nhật hữu ích để chủ động kiểm soát tình trạng bệnh lý của mình.
https://tamanhhospital.vn/nang-tuy/
28/03/2024
Nang tụy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
Phần lớn trường hợp mắc bệnh nang tụy đều không có triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Nang tụy thường là tổn thương lành tính nhưng số ít vẫn có thể tiến triển thành ác tính. Vì thế, khi được chẩn đoán mắc bệnh nang tụy, người bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi, có biện pháp xử trí sớm khi cần. Mục lụcNang tụy là gì?Nguyên nhân gây nang tụyTriệu chứng nang tụyChẩn đoán nang tụyBệnh nang tụy có nguy hiểm không?Điều trị nang tụy1. Theo dõi2. Phẫu thuậtPhương pháp phòng ngừa nang tụy tiến triểnNang tụy là gì? Nang tụy là các túi chứa chất lỏng phát triển ở trên hay trong tuyến tụy. Có 2 loại nang gồm nang tụy và nang giả tụy. Nang tụy là những nang thật sự, được lót một lớp tế bào đặc biệt chịu trách nhiệm cho chất lỏng tiết ra tạo thành nang. Trong khi, nang giả tụy là những nang giả, không chứa những tế bào lót đặc biệt đó. Những nang giả phát triển trong những khoang hay khoảng trống của tụy, được bao quanh bằng những mô sợi, không có biểu mô. Nang tụy là những túi chứa chất lỏng phát triển ở trên hoặc trong tuyến tụy Nang tụy thật gồm nang thanh dịch và nang nhầy. Hai loại nang được phân biệt bởi chất lỏng bên trong, cụ thể: Nang thanh dịch: Loại nang này chứa chất lỏng, thường lành tính. Nang thanh dịch thường gặp ở phụ nữ trung niên. Nang thường xuất hiện ở thân hay đuôi tụy, có kích thước nhỏ, không gây triệu chứng. Nang nhầy: Loại nang này chứa chất dịch dày, nhớt hơn nang thanh dịch. Nang nhầy có nguy cơ cao chứa những tế nào ung thư. Nang nhầy được phân thành những nhóm nhỏ hơn như u nang nhầy chứa mô buồng trứng, u nhầy nhú trong ống tụy… Nguyên nhân gây nang tụy Hiện tại, nguyên nhân hình thành nang tụy vẫn chưa được xác định. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của những nang tụy thật thường liên quan tới những bệnh lý di truyền hiếm gặp như bệnh Von Hippel-Lindau (một dạng rối loạn di truyền ảnh hưởng tới não, tuyến thượng thận, thận, tuyến tụy), bệnh thận đa nang… Triệu chứng nang tụy Những nang tụy và nang giả tụy thường ít gây triệu chứng. Những nang ở tụy thường được phát hiện khi người bệnh đang siêu âm tụy hay chụp CT vùng bụng vì một bệnh lý khác. Những triệu chứng nếu có như: Buồn nôn và nôn, chướng bụng do nang chèn ép lên dạ dày hay tá tràng Bị đau bụng dai dẳng, cơn đau thường lan đến sau lưng do những u nang chèn ép các mô và những dây thần kinh xung quanh. Cơn đau tăng sau khi người bệnh ăn uống Sưng ở vùng bụng trên, chạm thấy khối u tại vùng thượng vị Chán ăn, sụt cân Tình trạng tắc nghẽn ống mật do các nang tụy lớn có thể gây vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu Tăng áp lực tĩnh mạch cửa Nhiễm trùng nang Người bệnh có thể bị nôn và chướng bụng do nang chèn ép dạ dày, tá tràng Chẩn đoán nang tụy Khi chẩn đoán nang tụy, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng thực thể, xem xét tiền sử bệnh của người bệnh; đồng thời dựa vào kết quả của các phương pháp chẩn đoán như:(1) Siêu âm vùng bụng Chụp CT và MRI: Phương pháp này giúp làm nổi bật những chi tiết của nang tụy, cho biết những thành phần có nguy cơ bị ung thư Siêu âm nội soi (EUS): Người bệnh sẽ được đưa vào miệng một ống nội soi có đầu dò siêu âm trên đỉnh, qua thực quản, dạ dày vào tá tràng. Tại vị trí này, bác sĩ có thể thấy được hình ảnh chi tiết của tụy, gan, túi mật. Thông qua siêu âm nội soi, có thể tiến hành lấy mô hay dịch của nang bằng kim nhỏ. Thủ thuật này được gọi là chọc hút bằng kim nhỏ qua siêu âm nội soi (EUS – FNA). Những mẫu thu được sẽ mang đi xét nghiệm, phân tích xem có chứa những tế bào ung thư hay tiền ung thư không. Dựa theo những cơ sở như độ tuổi, giới tính của bệnh nhân, đặc điểm và vị trí của nang tụy sẽ xác định được loại nang tụy. Những dạng nang tụy thường gặp như: Nang giả tụy: Đây là tổn thương dạng nang không ung thư (không tăng sinh), thường là do viêm tụy. Nang giả tụy cũng có thể xuất hiện sau các chấn thương ở bụng, phẫu thuật vùng tụy. Nang thanh dịch: Loại nang này có thể phát triển lớn, chèn ép lên những cơ quan xung quanh. Lúc này, người bệnh có thể bị đau bụng, đầy bụng. Nang thanh dịch thường xuất hiện ở nữ giới trên 60 tuổi, hiếm trường hợp hoá ung thư. U nang nhầy: U nang nhầy thường nằm tại thân hoặc đuôi tụy. Loại nang này thường gặp ở nữ giới, lứa tuổi trung niên. U nang nhầy là một loại u tiền ung thư. Chúng có nguy cơ tiến triển thành ung thư khi không được điều trị. Đôi khi, các u nang nhầy có kích thước lớn khi phát hiện đã ung thư hóa. U nhầy nhú trong ống tụy (IPMN): U nhầy nhú xuất hiện trong ống tụy chính hoặc những nhánh ống tụy. IPMN có khả năng là tiền ung thư hoặc đã ung thư hoá. U này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Tùy theo vị trí của u, người bệnh có thể cần tới điều trị phẫu thuật. Với u nhầy nhú trong ống tụy chính, bác sĩ sẽ cần phẫu thuật cắt tụy. Với những tổn thương ở các nhánh ống tụy, người bệnh sẽ được theo dõi định kỳ. U đặc giả nhú tụy: U đặc giả nhú tụy thường nằm tại thân hay đuôi tụy. Nữ giới dưới 35 tuổi có nguy cơ cao gặp phải loại u này. Đây là loại u hiếm gặp, đôi khi có thể ung thư hoá. Tuy nhiên, tiên lượng điều trị tốt khi người bệnh được phẫu thuật. U thần kinh nội tiết dạng nang: U thần kinh nội tiết dạng nang thường là u đặc. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ở dạng giống nang, thường bị chẩn đoán nhầm với những dạng nang khác ở tụy. Khi được chẩn đoán, khối u có thể là tiền ung thư hay đã ung thư hoá. Bệnh nang tụy có nguy hiểm không? Nang tụy khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ bị vỡ ra. Tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Phá huỷ hệ thống mô và mạch máu lân cận dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm phúc mạc, xuất huyết tràn lan; nhất là khi nang tụy gây vỡ động mạch lách Nang tụy gây tắc ruột, tắc mật khi chèn ép lên ruột và mật Những biến chứng nghiêm trọng khác khi nang bị vỡ như sốt cao kéo dài dai dẳng, tim đập nhanh, đau nhiều tại vùng thượng vị, đau lan đến sau lưng, nôn ra máu, ngất không rõ nguyên nhân… Khi xuất hiện các biến chứng này cần đưa người bệnh vào bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời. Điều trị nang tụy Tùy theo tính chất, kích thước, vị trí, đặc điểm và triệu chứng (nếu có) của nang tụy, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, cụ thể: 1. Theo dõi Đối với các trường hợp được xác định nang lành tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh sẽ không cần phẫu thuật, trừ khi nang phát triển lớn gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, tất cả người bệnh có nang tụy đều cần được theo dõi sức khỏe định kỳ. Hằng năm, người bệnh sẽ được đánh giá tình trạng nang thông qua siêu âm nội soi, chọc dò để tầm soát nguy cơ gây ung thư của nang tụy. 2. Phẫu thuật Phẫu thuật thường được chỉ định trong cách trường hợp: Người trẻ: Khi nang tụy lớn hơn khoảng 2cm có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ Người lớn tuổi: Khi nang tụy lớn hơn khoảng 2cm kèm theo kết quả xét nghiệm là ung thư hay tiền ung thư, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp phòng ngừa nang tụy tiến triển Để giảm thiểu nguy cơ nang tụy tiến triển, cần lưu ý: Không uống rượu bia, đặc biệt là khi có tiền sử nghiện rượu hay bệnh nang tụy Thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo và cholesterol, tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và protein nạc, có thể giảm lượng chất béo trung tính. Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiến triển Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên… Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng. Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ: Nang tụy là một dạng tổn thương thường gặp ở tụy. Phần lớn trường hợp là lành tính. Một số ít nang tăng sinh có nguy cơ ung thư hóa. Do đó, khi phát hiện nang ở tụy, người bệnh cần được đi đến các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp theo dõi, điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/danh-gia-he-van-dong-nhu-nao-vi
Đánh giá hệ vận động như thế nào?
Đánh giá hệ vận động qua việc thăm khám cơ lực và vận động của từng đoạn chi cho thấy khả năng vận động, tình trạng liệt về cường độ và địa điểm. Quá trình đánh giá được thực hiện qua thăm khám vận động tự chủ, trương lực cơ, vận động bất thường, khả năng phối hợp động tác và thăng bằng. 1. Khám vận động tự chủ để đánh giá hệ vận động Khám vận động được thực hiện thông qua nhiều nghiệm pháp nhưng đều dựa trên nguyên tắc là người bệnh thực hiện một số động tác đồng thời ở hai bên phải - trái, ở cả chi trên - dưới và tiến hành so sánh hai bên. Một số nghiệm pháp cụ thể như sau:1.1. Tìm trương lực cơ đánh giá hệ vận độngĐối với nghiệm pháp này, người bệnh thực hiện các động tác như sau:Chi trên: Gấp duỗi cẳng tay, nắm xòe bàn tay, giơ cánh tay sang ngang và lên trên;Chi dưới: Gấp duỗi cẳng chân, co duỗi ngón chân, nhấc chân lên khỏi giường.Trong khi người bệnh thực hiện các biện pháp trên, bác sĩ tiến hành đánh giá cơ lực của từng nhóm cơ.1.2. Nghiệm pháp Barré đánh giá hệ vận độngNgười bệnh thực hiện các động tác như sau:Chi trên: Người bệnh nằm ngửa và giơ thẳng hai tay tạo thành một góc 60 độ so với mặt giường. Chi ở bên nào có dấu hiệu liệt sẽ rơi xuống trước;Chi dưới: Người bệnh nằm sấp và cẳng chân tạo với mặt giường một góc 45 độ. Chi ở bên nào có dấu hiệu liệt nhẹ sẽ nằm bấp bênh nhưng không rơi xuống, trường hợp liệt nặng thì rơi xuống nhanh tuy nhiên bác sĩ cũng cần loại trừ yếu tố tâm lý. Đánh giá hệ vận động qua việc thăm khám cơ lực và vận động là việc làm cần thiết 1.3. Nghiệm pháp MingazziniĐược thực hiện đối với chi dưới, người bệnh nằm ngửa và giơ hai chân lên, đùi vuông góc với mặt giường, cẳng chân thẳng góc với đùi. Chi bên nào có dấu hiệu liệt sẽ rơi xuống trước.Kết quả thăm khám cơ lực và vận động ở từng đoạn chi không chỉ cho phép đánh giá tình trạng liệt mà còn đánh giá được cường độ liệt và vị trí liệt như sau:Cường độ liệt: Người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn khi không thực hiện được các động tác bình thường, liệt nhẹ khi thực hiện được các động tác nhưng yếu và thời gian ngắn. Bác sĩ cần so sánh kỹ động tác hai bên và loại trừ nguyên nhân dẫn động tác yếu do teo cơ hoặc do khớp làm hạn chế cử động.Vị trí: Tùy thuộc vào vị trí tổn thương thần kinh, liệt có thể lan tỏa hoặc khu trú. Do đó, xác định vị trí liệt cũng đồng nghĩa với xác định được vị trí tổn thương thần kinh. Ví dụ:Tổn thương thần kinh: Dẫn đến liệt vận động cả một nhóm cơ được chi phối bởi một dây thần kinh sọ não hoặc thần kinh tủy, gọi chung là tổn thương thần kinh ngoại biên. Các trường hợp phổ biến là liệt thần kinh quay, liệt mặt thể ngoại biên, liệt thần kinh giữa...Tổn thương rễ thần kinh: Dẫn đến liệt vận động cả một nhóm cơ được chi phối bởi một hoặc nhiều rễ tủy trước, ví dụ như liệt rễ trên do tổn thương ở C5 – C6 làm cho cơ nhị đầu, cơ delta, cơ cánh tay trước, cơ sấp dài không vận động được.Điều quan trọng nhất trong mọi trường hợp là xác định nguyên nhân gây liệt là ở trung ương hay ngoại biên. Có thể phân biệt theo phương pháp liệt rễ hay thân thần kinh là do các tổn thương thần kinh, trường hợp liệt hai chi có thể phân biệt nguyên nhân theo tiêu chuẩn sau đây:Liệt ngoại biên: Phản xạ gương giảm, liệt mềm, teo cơ và người bệnh có phản ứng thoái hóa điện;Liệt trung ương: Liệt nằm và có xu hướng tiến triển thành liệt cứng, phản xạ gân xương tăng kèm theo dấu hiệu Babinski. 2. Khám trương lực đánh giá hệ vận động Khám trương lực là một trong những tiêu chí đánh giá hệ vận động. Trương lực cơ là tình trạng co cơ chịu sự điều chỉnh và chi phối của hệ tháp, vòng cung phản xạ, tiểu não và tiền đình. Khám trương lực cơ được thực hiện trong điều kiện người bệnh hoàn toàn thư giãn nên còn được gọi là khám vận động thụ động, được thực hiện theo 3 cách và bác sĩ sau khi khám xong toàn bộ 3 cách mới tiến hành đánh giá trương lực cơ như sau:Đánh giá độ chắc của cơ: Sờ nắn bắp cơ ở tư thế dỗi hoàn toàn và đối xứng hai bên để xem cơ nhão hay săn chắc. Người bình thường cơ có độ chắc nhất định ở cả hai bên.Đánh giá độ ve vẫy: Người bệnh nằm ngửa chống hai cẳng tay vuông góc với mặt giường. Bác sĩ giữ hai cổ tay người bệnh và lắc đều, thực hiện tương tự đối với hai cổ chân nhằm mục đích xem hai bên tay và chân có độ ve vẫy đều nhau hay không. Người bình thường sẽ có độ ve vẫy đều nhau.Đánh giá độ co duỗi: Sử dụng biện pháp vòng tay qua cổ, các ngón tay đưa lên xương bả vai cùng bên. Ở người bình thường ngón tay sẽ chạm đến xương bả vai, độ co duỗi chi trên giảm khi ngón không chạm đến xương bả vai và độ co duỗi tăng khi ngón tay chạm quá nhiều. Đối với chi dưới sử dụng biện pháp gót chân chạm mông, thực hiện bằng cách nằm sấp và gấp hai cẳng chân vào phía mông. Bình thường gót chân sẽ cách mông khoảng 5cm, trong trường hợp độ co duỗi tăng khoảng cách này sẽ nhỏ hơn 5cm và ngược lại độ co duỗi giảm thì khoảng cách sẽ dao động từ 7 – 8cm. Tuy nhiên bác sĩ cũng cần loại trừ trường hợp đau xương khớp hoặc lỏng lẻo khớp dẫn đến thay đổi độ co duỗi.Kết quả khám trương lực nhằm phát hiện tình trạng tăng trương lực cơ hoặc giảm trương lực cơ. Cụ thể như sau:Trương lực cơ tăng xác định khi người bệnh có độ ve vẫy giảm, độ chắc tăng, độ co duỗi giảm và bao gồm tình trạng tăng trương lực cơ do liệt và không do liệt (kích thích màng não, bệnh Parkinson, uốn ván);Giảm trương lực cơ xác định khi người bệnh có độ ve vẫy tăng, độ chắc giảm và độ co duỗi tăng. Trong đó, giảm trương lực cơ do liệt, còn được gọi là liệt mềm, xảy ra trong tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương nơron vận động trung ương. Giảm trương lực cơ không kèm liệt gặp trong các tổn thương đường cảm giác sâu như tổn thương thần kinh cảm giác, các sừng sau tủy sống và các rễ sau. Khám trương lực là một trong những tiêu chí đánh giá hệ vận động 3. Khám thăng bằng và phối hợp động tác Bên cạnh các vị trí thăm khám trên, hệ vận động còn được đánh giá thông qua khám phối hợp động tác và thăng bằng. Sự mất khả năng phối hợp động tác và thăng bằng được gọi là loạng choạng, xảy ra khi tổn thương một trong 3 cơ quan là tiểu não, cảm giác sâu và tiền đình. Các nghiệm pháp được sử dụng trong khám phối hợp động tác và thăng bằng như sau:Ngón tay chỉ mũi: Đối với chi trên, người bệnh có thể đứng, ngồi hoặc nằm và dùng ngón tay trỏ chỉ đúng vị trí đầu mũi khi nhắm mắt 3 lần và mở mắt 3 lần. Thực hiện nghiệm pháp gót chân – đầu gối đối với chi dưới, người bệnh nằm ngửa, đặt ngón chân bên này lên đầu gối bên đối diện và trượt dọc theo xương chày khi nhắm mắt 3 lần và mở mắt 3 lần. Ở người bình thường sẽ chỉ đúng vị trí và không run, trường hợp người bệnh chỉ đúng hướng nhưng quá vị trí (chỉ lên trán hoặc đặt chân quá trên đầu gối) được gọi là quá tầm, thường gặp ở người bệnh tổn thương tiểu não. Trường hợp người bệnh rối loạn hướng đi ngay từ đầu thực hiện động tác với chân/tay run rẩy, hướng đi sai đặc biệt là khi nhắm mắt gọi là rối loạn tầm và thường gặp trong tổn thương cảm giác sâu có ý thức hay bệnh tabet (bệnh giang mai thần kinh tủy).Lật úp bàn tay liên tiếp: Bác sĩ hướng dẫn người bệnh lật úp 2 bàn tay liên tiếp. Người bình thường sẽ thực hiện động tác nhanh nhẹn, nhịp nhàng. Trường hợp người bệnh thực hiện động tác một cách khó khăn, chậm chạp, ngượng nghịu hay lẫn lộn được gọi là mất liên động và thường gặp trong tổn thương tiểu não. Cần lưu ý nghiệm pháp này chỉ có giá trị khi người bệnh không bị liệt hoặc không mắc các bệnh cơ xương khớp.Nghiệm pháp gấp phối hợp đùi – mình: Người bệnh đang ở tư thế nằm 2 chân duỗi thẳng, tiến hành khoanh tay và tự ngồi dậy không chống tay hay chụm chân. Người bình thường ngồi dậy được và 2 gót chân tì vào mặt giường. Trong trường hợp người bệnh thực hiện động tác nhưng thấy khó ngồi dậy, chân nhấc lên khó là do tổn thương tiểu não gây mất đồng lực.Nghiệm pháp Romberg: Bác sĩ hướng dẫn người bệnh đứng chụm chân, giơ hai tay thẳng ra phía trước với bàn tay để sấp, mắt nhắm. Nghiệm pháp dương tính khi xuất hiện hai yếu tố là ngã và lảo đảo, thường gặp trong tổn thương cảm giác sâu có ý thức và tổn thương tiền đình; nghiệm pháp âm tính khi xuất hiện yếu tố lảo đảo hoặc hoàn toàn bình thường (không thay đổi tư thế). Các rối loạn thăng bằng được tóm tắt như trong bảng sau: Loạng choạng Tabet Tiểu não Tiền đình Rối tầm ++ 0 0 Quá tầm 0 + 0 Mất liên động 0 ++ 0 Romberg + 0 + 4. Vận động bất thường Nhiều vận động bất thường không tự chủ và cần được phát hiện khi đánh giá hệ vận động như sau:Run: Là cử động bất thường đều nhịp, đều biên độ và thường khu trú ở vị trí các đầu chi. Run bao gồm hai kiểu chính là run khi nghỉ ngơi, hết/giảm khi hoạt động được gọi là run tĩnh trạng và thường gặp trong bệnh Parkinson; run khi thực hiện động tác chủ động và hết hoặc giảm khi nghỉ ngơi gọi là run động trạng, thường gặp trong tổn thương tiểu não.Co giật: Hiện tượng giật cơ toàn thể hoặc khu trú với biên độ lớn, tần số chậm hơi run. Co giật thường gặp trong ure máu cao, động kinh, uốn ván, sản giật, sốt cao ở trẻ em...Múa nhanh: Là cử động hỗn độn và vô nghĩa với biên độ lớn, trong đó điển hình là cơn múa nhanh Sydenham.Múa vờn: Là những động tác tự động, với tốc độ chậm và không có nhịp kiểu uốn lượng thường ở ngọn chi. Động tác có xu hướng tăng lên khi thực hiện các vận động tự chủ và biến mất khi đi ngủ, thường gặp người bệnh mắc trạng thái rối loạn myelin hoặc bệnh não sau vàng da ở trẻ em. Hệ vận động còn được đánh giá thông qua khám phối hợp động tác và thăng bằng 5. Nghiên cứu dáng đi để chẩn đoán chính xác Nghiên cứu dáng đi giúp bác sĩ có thêm hướng chẩn đoán chính xác cho người bệnh. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương thần kinh mà người bệnh có thể có các dáng đi khác nhau như sau:Trong liệt nửa người: Thông thường người bệnh liệt cứng mới quan sát được. Trong đó trường hợp co cứng nhiều người bệnh sẽ có dáng đi vòng kiềng, đi vát thành nửa vòng (như kiểu phát cỏ) và không thể gập đùi được (co cứng duỗi); trường hợp co cứng trung bình, người bệnh có dáng đi kiểu quét đất.Trong liệt cứng hai chi dưới: Người bệnh có thể di chuyển nhưng hai đùi đi sát vào nhau, bàn chân khó nhấc khỏi mặt đất và đầu gối va vào nhau. Trong trường hợp co cứng quá người bệnh phải dùng nạng và hai chân lủng lẳng như đồng hồ quả lắc.Trong bệnh Parkinson: Người bệnh có dáng đi chậm, hai tay không vung vẩy và dán sát vào thân.Tóm lại, khám vận động được thực hiện thông qua nhiều nghiệm pháp. Việc đánh giá hệ vận động qua thăm khám cơ lực và vận động của từng đoạn chi sẽ giúp bác sĩ biết được khả năng vận động, tình trạng liệt về cường độ và địa điểm của người bệnh. Do đó, khi có các rối loạn vận động, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-tre-nho-bi-viem-da-tiet-ba-vi
Vì sao trẻ nhỏ bị viêm da tiết bã?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bệnh viêm da tiết bã là một tình trạng da liễu khá phổ biến, xảy ra ở tất cả lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Bệnh biểu hiện là những mảng vảy kèm với nổi hồng ban ở các vị trí như: chân mày, sau tai, hai bên má, cổ hoặc vùng nách, bẹn... Các bậc phụ huynh rất dễ lầm tưởng là trẻ nổi sảy do nóng nhưng thực chất là bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. 1. Viêm da tiết bã là bệnh gì? Bệnh viêm da tiết bã là bệnh thường gặp, mạn tính, đặc trưng là các hồng ban tróc vảy nhờn, giới hạn tương đối rõ, tập trung chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã nhờn. 2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã ở trẻ? Tác nhân gây bệnh viêm da tiết bã chưa rõ. Một yếu tố góp phần gây bệnh này có thể là do các hormone được truyền từ mẹ sang con trước khi sinh. Những hormone này có thể làm tăng sản xuất dầu (bã nhờn) trong tuyến dầu và nang lông.Một yếu tố khác có thể là do nấm men có tên malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Các thuốc chống nấm như ketoconazole thường có hiệu quả, điều này cho thấy nấm men là một yếu tố góp phần gây bệnh.Viêm da tiết bã không lây nhiễm và không phải do vệ sinh kém.Sự không dung nạp một số thức ăn nhất định (ví dụ như gluten, các sản phẩm từ sữa), dị ứng thông thường hoặc những thay đổi trong không khí có thể dẫn đến kích ứng và viêm da tiết bã.Lịch sử gia đình bị dị ứng da, chẳng hạn như chàm, có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã ở trẻ. Dạng bệnh viêm da nhũ nhi này có thể làm tăng khả năng phát triển các loại viêm da tiết bã nhờn khác (như gàu) khi lớn. Trẻ bị viêm da tiết bã do di truyền từ bố mẹ 3. Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh Triệu chứng của bệnh ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường thấy nhất là xuất hiện nhiều vảy nhờn, dính, tập trung ở đỉnh đầu, có thể tạo thành lớp dày, lan tỏa khắp da đầu tạo nên hình ảnh giống như chiếc mũ (dân gian còn gọi là bệnh “cứt trâu”). Vị trí thường gặp khác của bệnh là ở vùng tã lót, đỏ da, có vảy. Ngoài ra có thể gặp ở mặt, vùng nếp gấp (vùng sau tai, vùng nách, vùng bẹn). Một số ít trường hợp trẻ có thể bội nhiễm thêm nấm candida hay vi trùng.Bệnh thường khởi phát sớm, ngay cả ở độ tuổi sơ sinh, lúc 2 - 10 tuần tuổi và thường thuyên giảm lúc 8 - 12 tháng tuổi. Tất cả nhóm tuổi của trẻ đều có thể gặp phải tình trạng này, ngay cả khi trẻ em không tạo nhiều tuyến bã như người lớn. 4. Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Bệnh không gây nguy hiểm, nhưng gây khó chịu chỏ trẻ và ảnh hưởng thẩm mỹ. Viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi thường có tiên lượng tốt, tự giới hạn và hầu hết đáp ứng rất tốt với điều trị tại chỗ thích hợp. Với trẻ lớn vị thành niên và người lớn thì thường cần phải điều trị kéo dài hơn. 5. Điều trị viêm da tiết bã cho trẻ nhỏ như thế nào? Chẩn đoán viêm da tiết bã hoàn toàn dựa trên triệu chứng lâm sàng. Các đặc điểm của bệnh là các mảng gàu nhờn màu trắng hoặc vàng trên da đầu trẻ sơ sinh, không ngứa, không gây chảy mủ hay rỉ nước – trừ khi bị bội nhiễm.Viêm da tiết bã ở trẻ chủ yếu xảy ra trên vùng da đầu, tuy vậy đôi khi có thể thấy ở vùng mặt, cổ, tai hoặc các nếp gấp da. Da có thể ửng đỏ dưới lớp vảy. Đôi khi có rụng tóc cùng với tróc vảy, nhưng tóc luôn mọc trở lại. Trẻ thường khỏe mạnh và phát triển bình thường.Viêm da tiết bã ở da đầuCó thể bôi dầu khoáng hay dầu dành riêng cho bé như Baby Oil để làm mềm các vảy bám trên da đầu trước khi gội đầu vài giờ.Có thể dùng lược chải đầu có lông chải mềm dành riêng cho bé để chải nhẹ nhàng hàng ngày khi gội đầu, giúp loại bỏ bớt các vảy trên da đầu.Nếu các cách trên không hiệu quả: có thể dùng các loại dầu gội trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh có các chất như pyrithione zinc hay selenium sulfide. Các dầu gội kháng nấm như ketoconazole cũng có hiệu quả.Lưu ý: các chế phẩm có chứa acid salicylic không nên sử dụng vì có thể gây kích ứng và ngộ độc salicylic ở trẻ sơ sinh.Nếu da đầu của trẻ bị viêm nhiều có thể dùng corticoid thoa tại chỗ loại nhẹ như hydrocortisone 1%, tuy nhiên thuốc nên được kê toa và tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa.Nếu trẻ bị bội nhiễm vi trùng (rỉ dịch, đóng mài vàng), bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh chống tụ cầu trước khi điều trị corticoid bôi tại chỗ.Sang thương ở vùng da khácCó thể dùng corticoid bôi tại chỗ tác dụng nhẹ như hydrocortisone 1% hay 2,5%, desonide 0.05%, bôi da 2 lần mỗi ngày khi trẻ có biểu hiện viêm nhiều. Dùng corticoid bôi tại chỗ tác dụng nhẹ như hydrocortisone 1% hay 2,5%, desonide 0.05% Ketoconazole là chọn lựa thay thế cho điều trị viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ để tránh tác dụng phụ khi dùng corticoid tại chỗ trong thời gian dài hay trên vùng da rộng lớn.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn, thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng các bệnh lý thường gặp ở khoa da liễu như: Nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi mào gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,... Và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp tối ưu nhất để mang lại sức khỏe trọn vẹn cho khách hàng.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/co-the-dan-ong-co-nhat-nheo-2015111013064024.htm
20151110
Cơ thể đàn ông có nhạt nhẽo?
Trời phú cho phụ nữ đặc lợi: Trên cơ thể gần như chỗ nào cũng là “nút bấm”, đông tay lớn vỗ góp vào bài toán khoái cảm, vì thế hầu hết đầu tư lớn nhỏ trên giường đều tập trung vào “ngọc thể” các bà. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta mặc nhiên công nhận đàn ông đương nhiên nhận phần thiệt bởi “long thể” của các ông chỉ sở hữu đôi ba chỗ được việc, còn lại chỉ là diện tích hoang hóa. Cũng phần nào có lý đơn giản vì trời sinh đàn ông giàu cơ bắp, da dày, lông rậm nên khó tìm được nơi dụng võ cho các đầu dây thần kinh cảm giác. Một phần phái mạnh thường không chấp nhất nên chẳng để ý hay đặt nặng yêu cầu người dưới gối phải tận thu cho mình. Vấn đề là có thật “da thịt” đàn ông nhạt nhẽo không? Câu trả lời là “không hề”, tuy không thể bì với phái đẹp nhưng trên cơ thể các ông không thiếu những điểm nhấn hái ra tiền. Vậy, “nguyên khí” của cánh mày râu , ngoài những tọa độ đã được khẳng định, gồm những chỗ nào? Hãy bắt đầu bằng… nhũ hoa. Rõ ràng “vòng 1” của các ông khiêm tốn và ít tiếng tăm hơn người khác phái nhưng vẫn là nơi quy tụ các dây thần kinh cảm giác đủ cung cấp cho các ông phần thưởng thú vị nếu bên tương kẻ tác đồng lòng. Hơi khó tin nhưng vùng sau gáy, mặt trong đùi hay đầu ngón tay, ngón chân của các ông vẫn có giá trị “đồng ra đồng vào”, không mười cũng tám chín so với vùng đồng hạng bên phía các cô. Có lẽ những nơi này nhờ may mắn ít bắp thịt, da mỏng nên dễ dàng phát tiết hơn với những vùng miền còn lại. Cả với những vị trí tưởng đã khai thác cạn kiệt, vẫn có thể tìm thấy mạch vàng. Đơn cử với túi da đựng tinh hoàn và mở rộng là vùng da sàn phía dưới (hơi cắc cớ, nhiều ông nhận ra chỗ chôn vàng này nhờ sự lành nghề của mấy cô chuyên nghiệp). Như vậy có thể nói phụ nữ có cái gì, các ông cũng có cái đó, tất nhiên so về lượng, còn chất thì khó qua mặt các bà. Đã rõ phần vốn liếng, việc còn lại là đầu tư, khai thác, tất nhiên chuyện này tùy tài và tâm của người dưới gối là chủ yếu. Với nhiều quý cô sau khi ngộ ra “tấm thân mười thước” của chồng, bấy lâu tưởng trơ ì hóa ra cũng… màu mỡ hẳn sẽ không keo kiệt gì mà từ chối tặng cho ông quà muộn. Một thuận lợi nữa là “mạch vàng” cũng chẳng xa lạ gì, bởi chúng cũng chỉ là những nơi mà chính bà từng thủ lợi. Vấn đề còn lại là làm sao để ông gửi đến bà bản kê chi tiết? Có nhiều cách, tùy tình hình, cầm tay chỉ việc hay mượn cảnh đề thơ đều được. Thật ra, việc có thành hay không có khi còn tùy bụng dạ của chủ nhân. Không phải quý ông nào cũng bằng lòng với những màn mơn trớn trên cơ thể mình. Với họ, hưởng thụ kiểu đó chỉ dành cho các bà. Có vẻ đây là phát hiện giá trị cho cả ông và bà. Với ông là quyền lợi tài nguyên phát lộ, với bà là cơ hội bù đắp cho cực nhọc, hy sinh bấy lâu của chồng... Theo BS Đỗ Minh Tuấn Sức Khỏe và Đời Sống
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bu-dich-trong-hoi-suc-cap-cuu-vi
Bù dịch trong hồi sức cấp cứu
Bù dịch trong hồi sức cấp cứu là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý các tình huống bất ngờ. 1. Tổng quan chung về bù dịch trong hồi sức cấp cứu Điều cần quan tâm nhiều nhất trong điều trị sốc chấn thương là xác định căn nguyên và điều trị phù hợp. Với những trường hợp sốc mất máu và sốc giảm thể tích trong chấn thương thì phương pháp hiệu quả nhất chính là truyền dịch và bù dịch.Đáp ứng bù dịch nghĩa là bệnh nhân sẽ tăng giao oxy cho mô sau khi được bù dịch. Bù dịch cần phải tiến hành kịp thời và không được chậm trễ, tuy nhiên nó không thể thay thế cho việc kiểm soát hoàn toàn tình trạng chảy máu. Đáp ứng bù dịch khi thể tích nhát bóp (SV) hoặc cung lượng tim (CO) tăng >= 10%-15% sau khi bolus 500mL dịch (trẻ em 10ml/kg) 2. Chẩn đoán sốc và theo dõi bù dịch 2.1 Chẩn đoánSốc là tình trạng tưới máu mô không đủ do mất cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu oxy của mô. Tùy thuộc vào mức độ nặng của sốc mà các tạng khác nhau bị ảnh hưởng ít hay nhiều, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng liên quan tới não và tim rõ rệt chỉ xuất hiện ở những ca nặng.Tụt huyết áp và nhịp tim nhanh không phải là các thông số nhạy để chẩn đoán sốc vì đây có thể là kết quả của rối loạn hệ thống tuần hoàn sâu sắc, có 25% bệnh nhân sốc mà huyết áp và nhịp tim bình thường.. Chỉ số huyết áp giảm và tim nhịp nhanh thường không có giá trị cao trong chẩn đoán sốc 2.2 Theo dõiDùng catheter động mạch phổi (PAC) có thể có tác dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi tổn thương nặng, tuy nhiên cần có những nghiên cứu thêm để đánh giá chính xác.Các chỉ số pH, HCO3-, thiếu kiềm và axit lactic máu động mạch là gợi ý cho thiếu tưới máu mô và các giá trị bất thường tồn tại dai dẳng phản ánh tiên lượng tồi. Do đó, các thông số này sẽ là dấu ấn tiên lượng sốc tốt nhất, hơn là các dấu hiệu sinh tồn nhưng có hạn chế khi đánh giá lâu dài. 3. Những đối tượng cần sử dụng liệu pháp bù dịch Phương pháp bù dịch trong hồi sức cấp cứu sẽ được sử dụng trong những trường hợp có dấu hiệu sốc hay giảm tưới máu mô (suy tuần hoàn). Một số triệu chứng của hiện tượng này sẽ được biểu hiện ra như:Thay đổi tri giác.Chi lạnh.TRC kéo dài.Da nổi bông.Huyết áp tụt.Mạch ngoại biên nhẹ, có sự khác biệt rõ giữa áp lực mạch ngoại biên và trung tâm.Cung lượng nước tiểu giảm < 1ml/kg/giờ. Chi lạnh là triệu chứng của hiện tượng suy tuần hoàn 4. Các phương pháp dự đoán đáp ứng bù dịch Hiện nay các phương pháp dự đoán đáp ứng bù dịch được phân thành 2 loại như sau:4.1 Phương pháp tĩnhÁp lực nhĩ Phải (RAP).Áp lực động mạch phổi bít (PAOP).Thể tích thất Phải cuối thì tâm Trương (RVEDV).Thể tích thất Trái cuối thì tâm Trương (LVEDV).4.2 Phương pháp độngNâng chân thụ động (PRL).Độ co dãn tĩnh mạch chủ dưới theo hô hấp (dIVC).Độ biến thiên của áp lực mạch (PPV).Độ biến thiên của thể tích nhát bóp (SVV).Độ biến thiên của vận tốc qua van động mạch chủ (∆Vpeak). 5. Chọn lựa dịch truyền như thế nào? 5.1 Dịch tinh thểChương trình “Hồi sinh chấn thương nâng cao” có khuyến cáo nên bù dịch tinh thể đầu tiên.Vì nguy cơ toan chuyển hóa do tăng Chlor so với dung dịch muối thông thường nên ưu tiên dùng dung dịch Ringer lactat cho bệnh nhân chấn thương. Dịch truyền Ringer lactat được lựa chọn cho người bệnh chấn thương Truyền dịch tinh thể khối lượng lớn có thể gây ra một số ảnh hưởng như: hòa loãng yếu tố đông máu, ARDS và tăng áp lực ổ bụng.Bù dịch quá mức góp phần tăng tỷ lệ tử vong. Cần xem dịch tinh thể như bất kỳ loại thuốc khác về chỉ định, tác dụng phụ, tác dụng có hại và các chống chỉ định.5.2 Dịch muối ưu trươngLợi ích theo lý thuyết của muối ưu trương là ổn định lượng dịch từ tế bào vào trong lòng mạch và khoảng kẽ mà đồng thời không làm tăng đáng kể tổng lượng nước toàn bộ cơ thể.Cho phép bù lượng dịch nhỏ hơn vì dịch muối ưu trương tái phân bố vào khoang thứ ba với tỷ lệ chậm hơn. Trừ trường hợp dùng dịch muối ưu trương thường quy.Truyền dịch muối ưu trương là biện pháp hiệu quả kiểm soát áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não vì nồng độ muối NaCl cao hơn nhiều (23,4%).5.3 Dịch keoDịch keo chứa protein cho phép chúng tồn tại trong lòng mạch và tạo ra một áp lực thẩm thấu keo làm chuyển dịch từ tế bào vào trong lòng mạch. Các dịch keo có thể cải thiện tưới máu vi mạch, tuy nhiên lại dịch này có chi phí đắt hơn dịch tinh thể và có liên quan tới nhiều tác dụng miễn dịch có hại. Trường hợp dùng liều cao dịch keo nhân tạo có thể dẫn đến rối loạn đông máu. Dịch keo được truyền vào cơ thể người bệnh giúp cải thiện tưới máu vi mạch Dịch keo Dextran có liên quan tới các ca sốc phản vệ gây tử vong, phù phổi, rối loạn chức năng tiểu cầu và tổn thương thận.Một vài thử nghiệm và phân tích tổng hợp 10 năm qua chứng minh không khác biệt về kết cục ở bệnh nhân hồi sức khi sử dụng bù dịch tinh thể và dịch keo.Phương pháp bù dịch cho bệnh nhân sốc giảm thể tích và sốc mất máu có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả điều trị.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
https://tamanhhospital.vn/chup-x-quang-soi-nieu-quan/
26/02/2024
Chụp X quang sỏi niệu quản: Quy trình thực hiện như thế nào?
Sỏi niệu quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Kỹ thuật chụp X quang sỏi niệu quản đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này. Kỹ thuật chụp X quang được bác sĩ chỉ định phổ biến trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý ở hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi niệu quản. Kết quả chụp X quang sỏi niệu quản là cơ sở giúp bác sĩ xác định được vị trí, hình dạng và kích thước của sỏi, từ đó có thể đưa ra hướng xử trí phù hợp. Mục lụcChụp X quang sỏi niệu quản là gì?Khi nào thì cần chụp X quang sỏi niệu quản?Quy trình chụp X quang sỏi niệu quản1. Trước khi chụp x quang sỏi niệu quản2. Thực hiện chụp X quang sỏi niệu quản3. Sau khi chụp X quang sỏi niệu quảnChi phí chụp X quang sỏi niệu quản là bao nhiêu?Nên chụp X quang sỏi niệu quản ở đâu?Chụp X quang sỏi niệu quản là gì? Chụp X quang sỏi niệu quản là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu quản bằng cách sử dụng tia bức xạ X để tạo ra hình ảnh giải phẫu ống niệu, bàng quang và thận một cách rõ nét. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu trải dài từ thận đến bàng quang, bộ phận này có 3 vị trí hẹp sinh lý cản trở sỏi di chuyển ra ngoài. Sỏi niệu quản là bệnh đường tiết niệu phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Chụp X quang sỏi niệu quản bao gồm 2 loại là chụp Xquang sỏi niệu quản không cần tiêm chất cản quang và chụp X quang tiêm chất cản quang đường tĩnh mạch. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh thực hiện chụp X quang có dùng thuốc cản quang hoặc không sử dụng thuốc cản quang. Kỹ thuật có tiêm thuốc tương phản để khảo sát các bệnh lý đi kèm của hệ niệu hiện nay được thay thế bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản. Kỹ thuật này sẽ cho hình ảnh chi tiết và cung cấp nhiều thông tin hơn là chụp bằng Xquang. Tuy nhiên một số cơ sở y tế không có kỹ thuật cắt lớp vi tính thì kỹ thuật này vẫn được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong khảo sát hệ niệu.[1] Chụp X quang giúp phát hiện sỏi niệu quản Khi nào thì cần chụp X quang sỏi niệu quản? Chụp X quang sỏi niệu quản thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ người bệnh mắc phải các vấn đề như: Sỏi niệu quản, sỏi thận. Dị dạng đường tiết niệu. Hẹp/giãn niệu quản. U lao thận. Chấn thương thận… Chụp xquang sỏi niệu quản cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho người đang điều trị sỏi thận với mục đích theo dõi kết quả điều trị, tốc độ phát triển hay thoái lui của sỏi. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá và điều chỉnh phác đồ điều trị sỏi thận cho phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh (nếu cần). Quy trình chụp X quang sỏi niệu quản Quy trình chụp X quang sỏi niệu quản cơ bản bao gồm các bước như sau: 1. Trước khi chụp x quang sỏi niệu quản Trước khi chụp X quang sỏi niệu quản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như: Lưu ý chung: Loại bỏ đồ dùng, trang sức kim loại khỏi cơ thể và thay trang phục người bệnh (nếu được cơ sở y tế cung cấp). Trong trường hợp cần theo dõi sự phát triển của sỏi, người bệnh sỏi niệu quản nên mang theo kết quả chụp X quang trước đó. Lưu ý cụ thể: Chụp X quang không dùng thuốc cản quang: Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tiến hành thụt tháo 2 lần để loại bỏ thức ăn, chất cặn có thể gây nhầm lẫn kết quả chẩn đoán sỏi niệu quản. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện kỹ thuật này khoảng 3 ngày, người bệnh cần tránh uống các loại thuốc có tính cản quang. Chụp X quang có tiêm thuốc cản quang qua tĩnh mạch: Trước khi thực hiện, người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm creatinin, ure huyết thanh, điền bảng thông tin nguy cơ dị ứng thuốc tương phản. 2. Thực hiện chụp X quang sỏi niệu quản Dưới đây là các bước cơ bản chụp X quang sỏi niệu quản, cụ thể như sau: Chụp X quang sỏi niệu quản không dùng thuốc cản quang: Kỹ thuật viên chụp X quang hướng dẫn người bệnh thực hiện các tư thế khác nhau. Lúc này, vùng bụng của người bệnh cần đặt ở giữa máy X quang và phim chụp. Các bộ phận khác có thể được che chắn bằng tấm chắn chất liệu chì để hạn chế lượng tia X tiếp xúc với cơ thể người bệnh. Sau đó, người bệnh cần giữ yên tư thế được hướng dẫn khoảng vài phút để máy chụp X quang có thể ghi nhận hình ảnh giải phẫu một cách chính xác. Lưu ý, để hình ảnh chụp X quang đạt chất lượng cao giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh cần hạn chế chuyển động khi máy X quang đang chụp. Chụp X quang sỏi niệu quản có dùng thuốc cản quang: Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh nằm ngửa, hai tay duỗi xuôi theo cơ thể và duỗi thẳng hai chân. Sau đó, bác sĩ tiến hành tiêm chất cản quang vào đường tĩnh mạch của người bệnh với liều lượng tham khảo khoảng 1 – 1.5 ml/kg, tốc độ tiêm ở mức 3 – 5 ml/giây. Kế tiếp, sau khi tiêm thuốc khoảng 40 – 60 giây, người bệnh bắt đầu được chụp phim thứ nhất thì nhu mô trong phút đầu tiên. Tiếp tục, người bệnh được chụp phim thứ hai thì bài tiết ở phút thứ 3 – 5. Các phim chụp cách nhau 15 phút, 30 phút và 45 phút. Trong trường hợp thuốc cản quang ngấm toàn bộ vào đài bể thận hoặc bàng quang, bác sĩ sẽ ngừng chụp X quang. Với trường hợp thận ngấm thuốc chậm (sau 60 phút), sau khoảng thời gian từ 2 – 3 giờ người bệnh sẽ được chụp X quang thêm. Cuối cùng, sau khi người bệnh đi tiểu sạch nước tiểu sẽ chụp thêm một hình chụp X quang. 3. Sau khi chụp X quang sỏi niệu quản Sau khi thực hiện xong quy trình chụp X quang sỏi niệu quản, kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh di chuyển sang phòng chờ nhận kết quả. Trong lúc đó, bác sĩ tiến hành chỉnh độ tương phản đặt dấu phải trái và in ảnh phim, đồng thời đối chiếu với tiêu chuẩn phim X quang đạt chuẩn. Tại phòng khám bệnh, dựa vào kết quả phim X quang sỏi niệu quản vừa chụp, bác sĩ tiến hành đưa ra chẩn đoán và hướng chữa trị phù hợp. Chụp X quang sỏi niệu quản cần có chỉ định từ bác sĩ Chi phí chụp X quang sỏi niệu quản là bao nhiêu? Chi phí cho một lần chụp X quang sỏi niệu quản có thể dao động từ 200.000 VNĐ đến 1.700.000 VNĐ. Ở mỗi cơ sở y tế, mức giá này có thể chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như kỹ thuật chụp X quang, chất lượng của máy chụp X quang, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ/kỹ thuật viên, mức độ chuyên nghiệp của dịch vụ… Do đó, để biết chính xác chi phí chụp Xquang sỏi niệu quản là bao nhiêu, người bệnh nên liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline hoặc đến nhận tư vấn trực tiếp. *Lưu ý giá dịch vụ trên đây là giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ. Nên chụp X quang sỏi niệu quản ở đâu? Để đảm bảo kết quả chụp X quang đạt chất lượng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản và các bệnh lý liên quan chính xác, người bệnh cần chọn thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này ở cơ sở y tế uy tín sở hữu trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ chụp chụp X quang hệ tiết niệu với quy trình chuyên nghiệp, an toàn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên có chuyên môn cao, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang kỹ thuật số treo thần cao cấp GXR-52D Ceiling System… Đến với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, nhận kết quả chính xác, phục vụ tốt cho quá trình chẩn đoán và điều trị. Chụp X quang sỏi niệu quản không gây đau đớn cho người bệnh Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Tóm lại, chụp X quang sỏi niệu quản là kỹ thuật chẩn đoán sỏi cũng như các bệnh lý liên quan ở niệu quản. Để kết quả chụp Xquang sỏi niệu quản đạt chất lượng tốt, người bệnh cần chọn thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này ở bệnh viện uy tín.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kiem-tra-sac-giac-la-gi-vi
Kiểm tra sắc giác là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Kiểm tra sắc giác được thực hiện nhằm phát hiện chứng rối loạn sắc giác hay thường được gọi là bệnh mù màu. Đây là bệnh lý khiến cho người bệnh có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh nhưng không thể phân biệt được màu sắc của chúng nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. 1. Kiểm tra sắc giác là gì? Kiểm tra sắc giác được thực hiện nhằm phát hiện chứng rối loạn sắc giác hay thường được gọi là bệnh mù màu. Đây là chứng bệnh về mắt khiến người bệnh không phân biệt được một số màu sắc. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, do lão hóa, do người bệnh mắc một số bệnh như tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường,.. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên một số loại thuốc (như một số thuốc điều trị rối loạn thần kinh, cao huyết áp, nhiễm trùng,...) hoặc tiếp xúc các hóa chất độc hại cũng có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn một số màu sắc.Rối loạn sắc giác được chia thành hai mức độ là:Huyết sắc: Người bệnh không phân biệt được một số màu sắc nhất định, trong khi những màu khác thì vẫn phân biệt được. Khuyết sắc gồm có hai dạng là người bệnh không phân được giữa màu lục và màu đỏ và dạng không phân biệt được giữa màu vàng và màu xanh da trời.Mù màu: Người bệnh hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu.Rối loạn sắc giác thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ. Theo điều tra của một bệnh viện mắt cho thấy bệnh gặp ở 3-5% nữ và 8-10% nam giới đến khám. Trong đó chủ yếu là rối loạn sắc giác dạng khuyết sắc, mù màu hoàn toàn rất hiếm gặp. Bệnh thoái hóa điểm vàng có thể gây biến chứng mù màu cho người bệnh 2. Kiểm tra sắc giác được thực hiện như thế nào? Để kiểm tra sắc giác, người bệnh sẽ được thực hiện các test mù màu. Có hai loại test mù màu đó là test định tính và test định lượng. Trong đó, test định tính giúp phát hiện bệnh nhân có các vấn đề về thị lực màu, còn test định lượng giúp xác định loại mù màu, mức độ mù màu của người bệnh.2.1. Test mù màu định tínhTest định tính mù màu được sử dụng phổ biến nhất là test thị lực màu Ishihara. Test này gồm những mẫu vẽ hình tròn, trong đó chứa nhiều chấm nhỏ với kích thước, màu sắc, độ đậm nhạt khác nhau. Một số dấu chấm trong hình vẽ tạo thành hình dạng hoặc số có từ một đến hai chữ số mà người bình thường có thể dễ dàng nhận ra được, trong khi người mù màu không thể nhìn ra hoặc nhìn ra thành một con số khác với người có sắc giác bình thường.Để thực hiện test thị lực màu Ishihara, người bệnh sẽ được nhìn các mẫu vẽ trong điều kiện ánh sáng bình thường khi đang đeo kính của chính họ. Do test Ishihara đòi hỏi người tham gia phải nhận biết và xác định được các con số nên test này không phù hợp với trẻ còn quá nhỏ. 2.2. Test mù màu định lượngTest mù màu định lượng được sử dụng phổ biến nhất là test màu Farnsworth-Munsell 100. Test này gồm 4 khay chứa nhiều đĩa nhỏ với các màu sắc khác nhau. Mỗi khay có nhiều đĩa với một dãy màu liên quan. Người tham gia test phải sắp xếp các đĩa màu trong khay sao cho màu sau phải gần giống với màu trước nhất, tạo thành một dãy liên tục tăng dần về màu sắc. Thứ tự màu sắc người thực hiện sắp xếp càng giống với mẫu thì khả năng nhận biết màu sắc của người đó càng cao. Test màu Farnsworth-Munsell 100 Test màu Farnsworth-Munsell 100 giúp phân tích chi tiết hơn bệnh mù màu, không những phát hiện người tham gia có bị mù màu hay không mà còn xác định được loại và mức độ nghiêm trọng sự rối loạn sắc giác của họ.Test màu Farnsworth-Munsell 100 được thực hiện ở nơi có ánh sáng gần với ánh sáng tự nhiên, người bệnh đeo kính của chính họ. Các đĩa màu phải được thay thế ít nhất 2 năm/lần để tránh hiện tượng phai màu làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.Hiện nay, các test mù màu online rất phổ biến trên mạng internet. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh của các test mù màu này có thể không đảm bảo. Do đó, để được đánh giá chính xác tình trạng rối loạn sắc giác, người bệnh nên đến khám mắt bởi bác sĩ chuyên khoa và làm test mù màu với dụng cụ chuyên nghiệp trong điều kiện ánh sáng đủ tiêu chuẩn. 3. Khi nào nên thực hiện test mù màu? Sự ảnh hưởng của bệnh mù màu đối với khả năng làm việc của một người tùy thuộc vào mức độ đòi hỏi cao hay thấp của công việc đối với phân biệt màu sắc. Kiểm tra sắc giác vô cùng cần thiết đối với những người làm những công việc đòi hỏi khả năng nhận biết chính xác màu sắc như nhà thiết kế, họa sĩ, thợ điện, những người làm trong ngành sản xuất, marketing... Khám mắt, kiểm tra mắt định kỳ luôn là việc làm cần thiết của mỗi con người Ngoài nguyên nhân rối loạn sắc giác do bẩm sinh thì môi trường làm việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại, mắc các bệnh mãn tính, sử dụng lâu dài một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu sắc. Do đó, kiểm tra sắc giác trong những đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ là vô cùng cần thiết, giúp phát hiện sớm sự rối loạn sắc giác, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời, tránh sự phát triển nặng của bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thanh-phan-va-gia-tri-dinh-duong-cua-giam-vi
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của giấm
Mặc dù giấm có chứa ít chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng tiêu thụ nó có thể mang lại cho bạn một số lợi ích sức khỏe. Giấm hỗ trợ trong việc quản lý cân nặng lành mạnh khi được ăn thay thế cho các chất thay thế có hàm lượng calo cao hơn. 1. Giấm là gì? Giấm là một chất lỏng có tính axit được tạo ra thông qua quá trình lên men ethanol bởi vi khuẩn axit axetic. Nó được sử dụng trong nấu ăn không chỉ vì chất lượng hương vị mà còn vì các đặc tính hóa học của nó. Nó có thể được làm từ nhiều thành phần cơ bản khác nhau góp phần tạo nên những đặc điểm độc đáo của riêng chúng cho giấm và tăng thêm hương vị và sự sống động cho thực phẩm chúng được sử dụng cùng.Giấm là sự kết hợp của axit axetic và nước được tạo ra bởi quá trình lên men hai bước. Đầu tiên, nấm men ăn đường hoặc tinh bột của bất kỳ chất lỏng nào từ thực phẩm thực vật như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây hoặc gạo. Chất lỏng này lên men thành rượu. Sau đó rượu tiếp xúc với oxy và vi khuẩn axit axetic Acetobacter để lên men trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng, tạo thành giấm.Mặc dù axit axetic là nguyên nhân tạo ra mùi và vị cay, hăng mà chúng ta nhận ra, giấm cũng chứa các vitamin vi lượng, muối khoáng, axit amin và các hợp chất polyphenolic. Hương vị từ chua, mặn đến ngọt. Giấm là một chất lỏng có tính axit được tạo ra thông qua quá trình lên men ethanol bởi vi khuẩn axit axetic 2. Thành phần chất dinh dưỡng Giấm có ít calo và chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào loại, một muỗng canh giấm chứa từ 2 đến 15 calo. Các phiên bản calo thấp nhất như giấm chưng cất không có giá trị dinh dưỡng; những loại khác chứa một lượng vi lượng chất dinh dưỡng. Bởi vì hầu hết các loại giấm đều không chứa natri và đường, chúng là một thành phần lý tưởng để tạo hương vị cho thực phẩm trong chế độ ăn kiêng hạn chế. Tuy nhiên, không phải tất cả đều không chứa calo.Một số loại giấm là sự pha trộn giữa nước ép nho và giấm rượu, đôi khi có thêm đường, vì vậy điều quan trọng là phải đọc nhãn thông tin dinh dưỡng và danh sách thành phần để biết chính xác những gì bạn đang nhận được.Hầu hết lượng calo trong giấm là từ carbohydrate - chủ yếu là đường. Ví dụ, giấm balsamic không chứa chất béo, 0,8 gam protein, 2,7 gam tổng carbohydrate và 2,4 gam đường trong mỗi muỗng canh. Mặt khác, giấm chưng cất không chứa protein, không có chất béo và chỉ chứa 0,1 gam carbohydrate tổng số, tất cả đều từ đường. Giấm không chứa chất xơ hoặc cholesterol.Ít vi chất dinh dưỡng: Mặc dù giấm có chứa một số loại vitamin và khoáng chất chọn lọc, nhưng lượng vi chất dinh dưỡng trong giấm không phải là một đóng góp đáng kể vào nhu cầu vitamin và khoáng chất hàng ngày của bạn. Ví dụ: 1 muỗng canh giấm chưng cất cung cấp 1 miligam canxi và 1 miligam phốt pho, trong khi 1 thìa canh giấm balsamic chứa 4 miligam canxi, 0,1 miligam kẽm, 18 miligam kali, 3 miligam phốt pho, 2 miligam magiê. và 0,1 miligam sắt. Hầu hết lượng calo trong giấm là từ carbohydrate - chủ yếu là đường 3. Giá trị lợi ích dinh dưỡng của giấm 3.1. Giấm có thể có một vai trò tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu (hoặc glucose) của cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường đã hình thành sức đề kháng đối với hormone insulin điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến họ không thể giảm lượng đường huyết sau bữa ăn.Trong nghiên cứu, giấm được phát hiện có thể cải thiện độ nhạy insulin trong bữa ăn nhiều carb từ 19 đến 34%, và trong một nghiên cứu khác, nó được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu tới 34% sau khi những người tham gia ăn bánh mì trắng. Nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng một liều giấm trước khi đi ngủ giúp giảm mức đường huyết khi thức dậy. Tuy nhiên, giấm có khả năng tương tác với một số loại thuốc tiểu đường, vì vậy điều quan trọng là phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị mới tại nhà nào. 3.2. Giấm có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch Một trong những lợi ích sức khỏe ấn tượng hơn của giấm là khả năng ngăn ngừa bệnh tim và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong ở cả nam giới và phụ nữ ở Hoa Kỳ, vì vậy bạn nên khám phá mọi lựa chọn khi phòng ngừa và điều trị.Chất béo trung tính cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, giấm đã được chứng minh là làm giảm mức chất béo trung tính. Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng giấm có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. 3.3. Giấm làm dịu cơn đau họng Theo giai thoại, giấm táo là một phương pháp chữa đau họng phổ biến tại nhà. Mặc dù không có nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh điều này, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều công thức nấu ăn được cho là có thể xoa dịu cơn đau. Dưới đây là những loại giấm kết hợp giúp bạn xoa dịu cơn đau họng:Giấm táo và muối: Kết hợp 1 muỗng canh giấm táo và 1 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm và súc miệng. Làm điều này một vài lần mỗi ngày hoặc khi cần thiết.Giấm, muối và mật ong: Nếu vị chua quá đối với bạn, hãy thêm một chút mật ong. Kết hợp 1 thìa giấm táo, 1 thìa mật ong và 1 thìa muối trong một cốc nước ấm và súc miệng.Trà giấm táo: Chỉ cần thêm 1 thìa giấm táo vào trà thảo mộc yêu thích của bạn, chẳng hạn như gừng. Theo giai thoại, giấm táo là một phương pháp chữa đau họng phổ biến tại nhà 3.4. Giấm có thể giúp giảm đầy hơi và ợ chua Nếu bạn dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, có khả năng giấm có thể giúp ích cho bạn. Mặc dù những tuyên bố cụ thể này có thể không được hỗ trợ bởi nghiên cứu lâm sàng, nhưng có rất nhiều bằng chứng giai thoại rằng tiêu thụ giấm (đặc biệt là giấm táo) là một cách chữa táo bón, tăng tốc thời gian vận chuyển chậm chạp. 3.5. Giấm có thể giảm cân Nếu giấm gây ra sự chậm trễ trong quá trình tiêu hóa và làm dạ dày trống rỗng, điều này có thể tạo ra cảm giác no khi ăn, do đó khiến người ta ăn ít hơn. Các lý thuyết khác cho thấy ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa chất béo. Một thử nghiệm mù đôi có đối chứng với giả dược theo dõi 155 người Nhật Bản trong 12 tuần với chỉ số khối cơ thể từ 25-30 được cho uống đồ uống có chứa 0,15 hoặc 30 mL rượu giấm táo. Kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể giảm nhỏ nhưng đáng kể sau 12 tuần.Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.
https://suckhoedoisong.vn/16-tuoi-cung-bi-ung-thu-tinh-hoan-169161007.htm
25-07-2019
16 tuổi cũng bị ung thư tinh hoàn
16 tuổi đã bị ung thư tinh hoàn Vốn được xem là bệnh ít gặp, theo y văn chỉ chiếm chừng 1% ung thư ở nam giới nhưng chỉ tính riêng trong năm 2017 và 2018, khoa Nam học, BV. Bình Dân (TP.HCM) đã tiếp nhận điều trị lần lượt là 63 và 78 trường hợp ung thư tinh hoàn, hầu hết đều còn rất trẻ. Ung thư tinh hoàn gây giảm sức khỏe, giảm chất lượng sống, hiếm muộn và có thể dẫn đến tử vong. Độ tuổi trung bình của các trường hợp bướu tinh hoàn tại BV.Bình Dân chỉ khoảng ngoài 30, trong đó nhiều trường hợp người bệnh là những thanh thiếu niên mới từ 16 đến 19 tuổi. Các chuyên gia cho rằng bệnh ung thư tinh hoàn có thể hình thành ở mọi lứa tuổi, nhưng từ 16 - 40 là lứa tuổi bị nhiều nhất.Thống kê cho thấy có hơn 50% bệnh nhân ung thư tinh hoàn nằm trong độ tuổi này.Vì vậy, nam giới trong độ tuổi này cần đặc biệt lưu ý về sức khỏe của bản thân.Ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường, cần đi thăm khám, xét nghiệm ngay. Ung thư tinh hoàn thường không gây đau, nhưng khối u ung thư có thể gây ra tổn thương cho tinh hoàn hoặc cơ quan lân cận.Lúc đầu khối ung thư còn khu trú ở tuyến, hầu như chưa có biểu hiện.Về sau, tinh hoàn tăng dần thể tích và nổi cục. Tuy nhiên, di căn lại có thể xảy ra sớm theo đường bạch mạch, xâm lấn các cụm hạch ở thắt lưng, động mạch chủ, rồi lên các hạch thượng đòn, vào phổi (nhiều nhất) và gan. Cụ thể, bệnh nhân N.T.H (19 tuổi, Bảo Lộc) đến phòng khám nam khoa vì trong vài tháng gần đây phát hiện vùng bìu phải có một khối cứng, to dần lên. Nam thanh niên bàng hoàng khi bác sĩ thông báo bị bướu tinh hoàn và khuyên anh nên đi trữ tinh trùng trước khi can thiệp điều trị. H. đã hỏi lại bác sĩ rất nhiều lần vì không tin rằng mình mắc bệnh và thậm chí rối trí vì quá sợ hãi khi được thông báo về bệnh. Một ca phẫu thuật nam khoa tại BV. Bình Dân Một trường hợp khác, bệnh nhân L.L.V (23 tuổi nhà ở Bến Tre), đến phòng khám nam khoa của bệnh viện chỉ khoảng 3 tháng sờ thấy một nốt cộm ở tinh hoàn nhưng kết quả chẩn đoán đã ghi nhận bệnh nhân bị mắc ung thư vùng kín. “Tôi phát hiện khối u một cách rất vô tình.Ngoài ra tôi không có cảm giác đau hoặc bất kỳ cảm giác nào khác”, bệnh nhân chia sẻ. Không chỉ đến bệnh viện ở giai đoạn sớm, nhiều người đến bệnh viện thì tình trạng khối u đã ở giai đoạn di căn.Rất nhiều người hoang mang đến hoảng loạn bởi trước đó họ sờ thấy có khối cứng ở tinh hoàn nhưng không đi khám vì nghĩ không sao. Cẩn trọng với một khối đặc, cứng, không đau trong bìu Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư tinh hoàn là bệnh nhân sờ thấy một khối cứng, đặc trong bìu, không đau. Các triệu chứng khác có thể gặp là: đau tinh hoàn, vú to lên, đau lưng, đau hông khi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác. Vậy nên nếu gặp triệu chứng này, đi khám ngay, thay vì chần chừ, chủ quan. Hiện y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn, tuy nhiên có một vài trường hợp có thể gia tăng nguy cơ ung thư: - Những người có tinh hoàn ẩn (tình trạng tình hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng, thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu). - Tinh hoàn bị teo. - Người mẹ trong lúc mang thai sử dụng các thuốc nội tiết (DES, estrogen). - Ngoài ra, cũng như nhiều bệnh khác, ung thư tinh hoàn cũng có tính di truyền (cha, anh em trai bị ung thư tinh hoàn). Một bé trai nếu có bố bị ung thư tinh hoàn, sau này lớn lên, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn gấp 4 lần so với các bạn cùng trang lứa. Trong trường hợp của bệnh nhân H, các bác sĩ khoa Nam học đã phát hiện một khối u tinh hoàn phải đã di căn.Bệnh nhân được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.Giải phẫu bệnh sau phẫu thuật là một u tinh hoàn ác tính.H. tiếp tục được điều trị với phác đồ hóa trị hỗ trợ tại Khoa Ung bướu để điều trị triệt căn ung thư. Cùng với bệnh nhân H, nhiều bệnh nhân khác cũng đã phải bị cắt bỏ tinh hoàn dù trước đó mình hoàn toàn khỏe mạnh. Những người may mắn phát hiện sớm cũng đã được điều trị theo phác đồ để tiêu diệt tiệt căn. Có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị sớm và theo dõi sát Điều trị chính trong ung thư tinh hoàn là phẫu thuật cắt tinh hoàn có chứa bướu.Sau khi phẫu thuật, tuỳ thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh mà có thể phối hợp hoá trị và xạ trị cho bệnh nhân. Ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị sớm tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tinh hoàn lên tới 95%. Theo thống kê tại Mỹ năm 2018 có 8500 trường hợp ung thư tinh hoàn mới mắc, nhưng chỉ có 350 trường hợp tử vong. Điều này cũng phản ánh việc ung thư tinh hoàn là ung thư có khả năng được chữa lành cao so với các loại ung thư khác. Sự chủ quan và chần chừ thường là nguyên nhân khiến người bệnh ung thư tinh hoàn đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn trễ, gây khó khăn cho việc điều trị. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là nhiều bệnh nhân chủ quan nghĩ rằng phẫu thuật cắt u là đã hết bệnh nên lơ là việc theo dõi tái khám, cho đến khi u tái phát hoặc di căn xa mới đi khám lại thì đã muộn, gây nguy hiểm đến tính mạng. Để chẩn đoán ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ được thăm khám tổng quát và chuyên sâu nam khoa, thực hiện các xét nghiệm máu để tìm chất đánh dấu ung thư (tumor marker), siêu âm bụng, siêu âm đàn hồi mô và nếu cần thiết chụp cộng hưởng từ (MRI). Nếu bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản, mong muốn có con sẽ làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu về sinh sản, tinh dịch đồ và được hướng dẫn trữ tinh trùng trước khi điều trị. Việc ung thư tinh hoàn thường phát hiện ở người trẻ còn cho thấy vai trò của gia đình trong việc cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe và hỗ trợ để người bệnh sớm đến với các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, nam giới, nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi, cần tự kiểm tra tinh hoàn bằng cách nắn nhẹ hai bên bìu ít nhất 1 lần/tháng. Đây là phương pháp theo dõi đơn giản và dễ áp dụng. Khi phát hiện có một khối đặc bất thường trong bìu, cho dù không gây đau cũng cần đến bệnh có chuyên khoa về nam học gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm.Duy trì lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.Các phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị ung thư tinh hoàn có hiệu quả đến mức độ nào, việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh vẫn được các bác sĩ cho rằng đóng một vai trò quan trọng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ba-bau-co-nen-tam-nuoc-nong-khong-vi
Bà bầu có nên tắm nước nóng không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Điều tốt nhất bản thân sản phụ có thể làm cho chính mình khi mang thai là tìm cách thư giãn và nghỉ ngơi. Một trong các cách để điều đó được thực hiện là lúc tắm rửa một cách thoải mái. Ngâm mình trong nước nóng là biện pháp được nhiều người lựa chọn nhưng bà bầu tắm nước ấm có tốt không có thể là một điều còn băn khoăn. 1. Bà bầu có nên tắm nước nóng không? Mang thai có thể là một khoảng thời gian đẹp đẽ đối với mọi người phụ nữ nhưng thật không dễ dàng để chấp nhận những thay đổi mà thai kỳ có thể gây ra trên cơ thể mình. Ngoài những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày mà phụ nữ đang mang thai gặp phải, các hormone xuất hiện trong thai kỳ thực sự có thể làm biến đổi mọi thứ. Từ ốm nghén đến đau nhức cơ bắp và rối loạn cảm xúc, thai kỳ có thể khiến nhiều phụ nữ gặp căng thẳng quá mức. Tuy nhiên, mức độ căng thẳng quá mức và liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi đang lớn dần lên trong tử cung cũng như chính sức khỏe của người phụ nữ.Lúc này, mọi việc giúp cho sản phụ được thoải mái và thư giãn đều được ủng hộ. Tuy vậy, việc tìm được một khoảng thời gian để nghỉ ngơi có vẻ như là một nhiệm vụ bất khả thi, đặc biệt nếu sản phụ vẫn phải tiếp tục làm việc trong suốt thời kỳ mang thai. Chính vì thế, việc tắm nước ấm là một cách tuyệt vời để thư giãn vào cuối một ngày dài. Tuy nhiên, khi đang mang thai, hãy nhớ kiểm tra xem nước tắm của mình có quá nóng hay không. Tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức không chỉ có thể khiến sản phụ bị bỏng da do nhiệt và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi. Tắm nước ấm là cách tuyệt vời để sản phụ thư giãn mỗi ngày 2. Vấn đề của việc tắm nước nóng và mang thai Khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể của chính mình sẽ tăng lên. Thông thường, điều này sẽ không đe dọa sức khỏe ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nếu nhiệt độ cơ thể của sản phụ quá cao và sản phụ bị tăng thân nhiệt thì em bé trong buồng tử cung có thể gặp nguy hiểm.Nhiệt độ quá nóng có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mang thai trong ba tháng đầu - 12 tuần - khi các cơ quan của em bé đang phát triển. Não và tủy sống là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất do tăng thân nhiệt; do đó, dị tật ống thần kinh dễ xảy ra trong thời kì này.Một vấn đề khác với việc nước tắm quá nóng là nó có thể làm giảm huyết áp của sản phụ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu từ cơ thể mẹ đến bào thai và có thể gây nguy hiểm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ban đầu, sản phụ có thể bắt đầu cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn; triệu chứng nặng hơn của việc hạ huyết áp là nó làm tăng nguy cơ ngất xỉu và ngã, cuối cùng là chấn thương.Hơn nữa, việc thận trọng khi dành thời gian đến spa nước nóng hoặc phòng xông hơi khô là điều cần thiết. Không phải là tiếp xúc trực tiếp với dòng nước nóng, nguy cơ quá nhiệt trong những buồng xông hơi vẫn xảy ra, thậm chí còn cao hơn. Điều này là do trong khi tắm, ngâm mình trong nước nóng, nhiệt độ của nước thực tế sẽ dần nguội đi; trong khi đó, nhiệt độ của spa hoặc phòng xông hơi khô vẫn được duy trì ở mức cao liên tục.Đó là lý do tại sao phòng xông hơi khô, phòng xông hơi ướt hay bồn tắm nước nóng được nhận định là không an toàn khi mang thai. Thực tế, các sản phụ có thể tắm nước nóng cũng được, nhưng tránh tắm nước có nhiệt độ quá nóng hay tắm nước nóng lâu.Một số bà mẹ lo lắng rằng nước tắm có thể xâm nhập vào tử cung và gây hại cho thai nhi đang phát triển. May mắn thay, em bé vẫn luôn được bảo vệ trong túi ối. Vì vậy, trừ khi nước ối bị vỡ, em bé vẫn hoàn toàn tách biệt khỏi nước đang ngâm bên ngoài. Sản phụ không nên tắm lâu trong nước có nhiệt độ quá nóng 3. Lựa chọn an toàn đối với việc tắm nước nóng trong thời kỳ mang thai Nhìn chung, lời khuyên từ các chuyên gia y tế là phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các spa và phòng tắm hơi hay tắm nước nóng. Tuy nhiên, sản phụ vẫn có thể tắm khi đang mang thai miễn là nước không quá nóng. Tránh ngâm mình trong nước nóng mà có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ C (102,2 độ F) trong hơn 10 phút.Dù vậy, cho đến nay, không có bất kỳ giới hạn nào về thời gian và nhiệt độ mà phụ nữ mang thai có thể ở trong môi trường nóng một cách an toàn. Do đó, khi đi tắm, hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cẳng tay trước khi bước vào. Những phần này của cánh tay sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ và sẽ cho cơ thể ước tính tốt hơn. Nước vẫn phải đủ ấm để sản phụ có thể giải tỏa được căng thẳng, thư giãn cơ bắp nhưng nếu nhận thấy da mình ửng đỏ hoặc bắt đầu đổ mồ hôi thì có thể là nước quá nóng.Các chuẩn xác nhất là nhúng nhiệt kế vào nước tắm hoặc sử dụng nhiệt kế dùng trong bồn tắm của trẻ em để theo dõi nhiệt độ của nước trong suốt buổi tắm. Nếu nhận thấy nhiệt độ cao, sản phụ nên nhanh chóng bước ra khỏi bồn tắm hay lập trình lại máy nước nóng để duy trì nhiệt độ thấp hơn, an toàn hơn trong thai kỳ.Tóm lại, tắm nước nóng là một cách tuyệt vời để làm dịu các cơ bị đau và thư giãn khi mang thai. Việc thực hiện có thai được tắm nước nóng không là chỉ cần giữ nhiệt độ vừa đủ ấm, không quá nóng và cẩn thận khi bắt đầu bước vào bồn là một điều đơn giản cần được tuân thủ để có một thai kỳ nhẹ nhàng. Ngoài ra, sản phụ cũng nên đảm bảo thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa bổ sung cần thiết để câu trả lời cho câu hỏi có thai được tắm nước nóng không luôn được an toàn và khỏe mạnh cho chính mình và con trẻ trong suốt thời gian thai kỳ. Bà bầu cần chú ý khi tắm nước nóng để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh
https://tamanhhospital.vn/dieu-tri-rung-nhi/
16/11/2022
3 phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả hiện nay tại Tâm Anh
Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là một trong những chứng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Bệnh nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim hoặc các vấn đề tim mạch khác. Vì thế, nhận biết sớm triệu chứng để tìm phương pháp điều trị rung nhĩ phù hợp sẽ giúp phòng tránh những biến chứng này. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Hoàng Thị Bình, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcRung nhĩ có chữa được không?Nguyên tắc và mục tiêu trong điều trị rung nhĩCác phương pháp điều trị rung nhĩ1. Uống thuốc2. Liệu pháp chuyển đổi nhịp tim3. Tiến hành thủ thuật/phẫu thuậtMột số lưu ý khi điều trị rung nhĩRung nhĩ có chữa được không? Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bắt đầu ở phần trên của tim (tâm nhĩ). Nếu bạn bị rung nhĩ, chu kỳ bình thường của các xung điện trong tim sẽ bị gián đoạn. Điều này dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh, hỗn loạn và máu di chuyển kém từ tâm nhĩ xuống các buồng dưới (tâm thất). Huyết áp cao, bệnh mạch vành và béo phì là những yếu tố nguy cơ của rung nhĩ. (1) BS.CKI Hoàng Thị Bình, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, y học hiện tại đã có những tiến bộ đáng kể trong điều trị rung nhĩ. Nhiều bệnh nhân nếu được thăm khám và điều trị sớm bởi bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim có tiên lượng và tiềm năng chấm dứt rung nhĩ tốt. Tuân thủ đúng phác đồ chữa trị rung nhĩ mà bác sĩ đưa ra, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh và cuộc sống năng động. Nguyên tắc và mục tiêu trong điều trị rung nhĩ Theo bác sĩ Đình Huy, việc điều trị rung nhĩ tùy thuộc vào thời gian bạn mắc bệnh, các triệu chứng bạn gặp phải cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mục tiêu chính của quá trình điều trị chính là: (2) Kiểm soát nhịp đập của tim; Chuyển về nhịp xoang bình thường; Ngăn ngừa cục máu đông – căn nguyên dẫn đến đột quỵ. Các phương pháp điều trị rung nhĩ Nếu không được kiểm soát tốt, những triệu chứng rung nhĩ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ và suy tim. Do đó, người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm Tim mạch được trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân rung nhĩ. Sau khi thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm: 1. Uống thuốc Bạn có thể được kê đơn thuốc để kiểm soát nhịp tim nhanh, đồng thời đưa nhịp tim trở lại bình thường. Thuốc cũng được kê đơn nhằm ngăn ngừa cục máu đông, một biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ. (3) Các loại thuốc được sử dụng để điều trị rung nhĩ là: Thuốc chẹn beta: có tác dụng làm chậm nhịp tim khi nghỉ ngơi và trong lúc hoạt động. Thuốc chặn canxi: giúp kiểm soát nhịp tim, song cần cẩn trọng đối với những trường hợp bị suy tim hoặc huyết áp thấp. Digoxin: Thuốc này có thể kiểm soát nhịp tim nhưng chỉ trong lúc nghỉ ngơi. Muốn kiểm soát nhịp tim cả khi hoạt động, người bệnh cần các loại thuốc bổ sung hoặc thay thế, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc chẹn beta. Thuốc chống loạn nhịp tim: Không chỉ kiểm soát nhịp tim, loại thuốc này còn được sử dụng để duy trì nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc chống loạn nhịp tim là có nhiều tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc kiểm soát nhịp tim. Do đó, thuốc này ít được sử dụng hơn. Thuốc chống đông (thuốc làm loãng máu): Để giảm nguy cơ đột quỵ hoặc tổn thương các cơ quan khác do cục máu đông gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm loãng máu cho bệnh nhân rung nhĩ. Chúng bao gồm các nhóm thuốc warfarin, apixaban, dabigatran, edoxaban và rivaroxaban. Nếu sử dụng warfarin, bạn sẽ cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi đáp ứng của thuốc, từ đó điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. 2. Liệu pháp chuyển đổi nhịp tim Nếu các triệu chứng rung nhĩ gây khó chịu, hoặc nếu đây là đợt rung tâm nhĩ đầu tiên, bác sĩ có thể thiết lập lại nhịp tim (nhịp xoang) bằng cách sử dụng một thủ thuật gọi là chuyển nhịp tim. Thủ thuật này được thực hiện theo hai cách: Sốc điện: Phương pháp này giúp thiết lập lại nhịp tim bằng cách gửi các cú sốc điện đến tim thông qua miếng dán (điện cực) đặt trên ngực. Thuốc chống loạn nhịp: Sử dụng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống để thiết lập lại nhịp tim. Liệu pháp chuyển đổi nhịp tim thường được thực hiện trong bệnh viện theo lịch trình, nhưng cũng có thể tiến hành trong các tình huống khẩn cấp. Nếu diễn ra theo lịch hẹn, người bệnh thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng đông ít nhất vài tuần trước khi thực hiện để giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ. Sau khi chuyển nhịp bằng sốc điện, thuốc chống loạn nhịp tim có thể được kê đơn nhằm ngăn ngừa các đợt rung nhĩ trong tương lai. Lưu ý là ngay cả khi bệnh nhân dùng thuốc đúng chỉ dẫn, vẫn có khả năng xuất hiện một đợt rung nhĩ khác. 3. Tiến hành thủ thuật/phẫu thuật Nếu triệu chứng rung nhĩ không thuyên giảm khi sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp khác, bác sĩ sẽ đề nghị một thủ thuật gọi là triệt đốt rung nhĩ. Bác sĩ Huy cho biết, có nhiều cách để triệt tiêu rung nhĩ. Việc áp dụng phương pháp nào để điều trị rung nhĩ phụ thuộc vào triệu chứng bệnh, sức khỏe tổng thể của bạn và liệu bạn có đang thực hiện một cuộc phẫu thuật tim khác hay không. Một số kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ được sử dụng là: (4) Cắt đốt bằng ống thông: Trong thủ thuật này, các bác sĩ phá hủy một số mô tim tạo ra nhịp điệu bất thường của rung nhĩ. Họ đặt một ống thông nhỏ qua một mạch máu và đến tim. Nó tạo ra những vết sẹo nhỏ bằng cách sử dụng năng lượng từ tia laser, sóng vô tuyến hoặc cực lạnh. Nếu quá trình cắt bỏ hoạt động tốt, nó có thể sửa chữa các tín hiệu điện bị đánh lạc hướng gây ra những triệu chứng rung nhĩ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân trẻ tuổi hoặc những người bị rung nhĩ tái phát, giúp các triệu chứng bệnh biến mất trong một thời gian dài. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh áp dụng kỹ thuật triệt phá rung nhĩ và các dạng rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần với sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ điện học 3D và ống thông (catheter) 64 điện cực. Hệ thống có thể dựng hình ảnh 3D của tâm nhĩ hoặc tâm thất, tái lập bản đồ điện học, giải phẫu cấu trúc buồng tim, giúp bác sĩ triệt đốt chính xác vùng rung nhĩ, rút ngắn thời gian can thiệp so với kỹ thuật thông thường. Kỹ thuật này giúp giải quyết triệt để các bất thường rối loạn nhịp phức tạp, cho hiệu quả trên 90%. Thủ thuật mê cung: Bác sĩ sử dụng nhiệt, năng lượng lạnh hoặc dao mổ để tạo ra một mô hình mô sẹo (mê cung) trong các buồng trên của tim, chặn các tín hiệu bất thường gây ra rung nhĩ. Nếu dùng dao mổ để tạo mô hình mê cung thì cần phải phẫu thuật tim hở. Đây được gọi là thủ tục mê cung phẫu thuật. Một ca can thiệp điều trị rung nhĩ do các bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM thực hiện Rung nhĩ có thể tái phát trở lại sau điều trị. Bệnh nhân có thể sẽ cần làm thủ thuật lần thứ 2 để triệt tiêu hoàn toàn rung nhĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công tăng cao tỷ lệ nghịch với thời gian bị rung nhĩ. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám sớm và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rung nhĩ. Nếu điều này xảy ra, một phương pháp cắt đốt tim khác hoặc phương pháp điều trị rung nhĩ khác sẽ được bác sĩ tiến hành. Sau khi cắt đốt tim, người bệnh cần dùng thuốc chống đông suốt đời để ngăn ngừa đột quỵ. Trường hợp bệnh nhân không thể dùng thuốc chống đông, bác sĩ sẽ cân nhắc thủ thuật đặt ống thông để bít một túi nhỏ trong buồng tim phía trên bên trái, nơi hình thành hầu hết các cục máu đông liên quan đến rung nhĩ. Thủ thuật này gọi là đóng tiểu nhĩ trái. Thiết bị đóng tiểu nhĩ trái được đặt thông qua ống thông, thủ thuật thường nhẹ nhàng và ít xâm lấn. Đây cũng là lựa chọn tốt cho các bệnh nhân rung nhĩ cần mổ tim. Phẫu thuật đóng phần phụ nhĩ trái là lựa chọn phù hợp cho những người từng phẫu thuật tim. Một số lưu ý khi điều trị rung nhĩ Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cần biết cách chăm sóc sức khỏe trái tim để sống vui khỏe với bệnh rung nhĩ. Duy trì những thói quen lành mạnh không chỉ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng do rung nhĩ. Hãy chắc chắn rằng bạn: Tập thể dục thường xuyên Thiết lập thực đơn ăn uống có lợi cho tim mạch Không dùng quá nhiều rượu, caffein và các chất kích thích khác Không hút thuốc lá Ngủ đủ giấc Giữ cân nặng hợp lý Xem thêm: Bị rung nhĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Tập thể dục đều đặn để phòng ngừa cơn rung nhĩ cũng như các bệnh lý tim mạch khác Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể dẫn đến các triệu chứng rung nhĩ. Do đó, bạn cần kiểm soát các tình trạng y tế khác, bao gồm: Huyết áp cao Các vấn đề về tim mạch khác (như đột quỵ tim và suy tim) Bệnh đái tháo đường Chứng ngưng thở khi ngủ Béo phì Cường giáp Người lớn tuổi, người có bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh van tim, bệnh nhân đột quỵ… có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim để được tư vấn và lên kế hoạch tầm soát, từ đó phát hiện sớm và điều trị rung nhĩ triệt để. Là địa chỉ uy tín trong tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân bị rung nhĩ cũng như những bệnh lý tim mạch khác (bệnh mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, suy tim…), Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến. Tại đây thực hiện các kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh lý loạn nhịp như: triệt phá nhịp nhanh kịch phát trên thất, triệt phá rung nhĩ, cuồng nhĩ, triệt phá loạn nhịp phức tạp/kháng trị trên bệnh tim bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật tim, triệt phá loạn nhịp thất: ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, cấy/đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị nhịp chậm/nghẽn dẫn truyền nhịp trong tim nặng, cấy/đặt máy phá rung tim điều trị và/hoặc phòng ngừa đột tử do loạn nhịp thất nặng, cấy/đặt máy tái đồng bộ cơ tim trong điều trị suy tim… Phác đồ điều trị được xây dựng cá thể hóa cho từng bệnh nhân, đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật hiện đại điều trị rung nhĩ và kiểm soát bệnh hiệu quả, đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt và trái tim khỏe mạnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-noi-mac-tu-cung-nguyen-nhan-dau-hieu-va-giai-doan-phat-trien-169220322181145693.htm
28-03-2022
Ung thư nội mạc tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và giai đoạn phát triển
‎ 1. Ung thư nội mạc tử cung là gì? ‎‎ Ung thư nội mạc tử cung bắt nguồn từ lớp tế bào tạo nên đường giữa của tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong độ tuổi 45 - 75 tuổi, và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Theo nghiên cứu, tuổi bệnh nhân trung bình khi chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung là 61 tuổi. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi; 92% trường hợp xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi. Ở Mỹ, ung thư này là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính năm 2017, có khoảng 61.380 trường hợp ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán và khoảng 10.920 phụ nữ sẽ tử vong vì căn bệnh ung thư này. 2.Nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung Hiện nguyên nhân chính xác gây ung thư nội mạc tử cung chưa được xác định rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có vai trò nhất định trong cơ chế sinh bệnh. Khi sự cân bằng của các hormone giới tính mất đi, nó sẽ ảnh hưởng lên nội mạc tử cung . Cụ thể là nồng độ estrogen tăng làm cho các tế bào nội mạc tử cung phân chia và nhân lên. Nếu có bất kỳ thay đổi di truyền nào xảy ra trong thời điểm này, chúng sẽ trở thành ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu sự thay đổi trong các gen nào đó có thể gây ra các tế bào trong nội mạc tử cung để trở thành ung thư cũng được quan tâm. Hình ảnh ung thư nội mạc tử cung 3.Biểu hiện ung thư nội mạc tử cung Hầu hết các trường hợp ung thư nội mạc tử cung phát triển ở phụ nữ sau mãn kinh, thời kỳ đã dừng lại. Các đầu mối đầu tiên có thể bị chảy máu âm đạo bất thường. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung có thể bao gồm: - Chảy máu âm đạo bất thường, một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh . - Kinh nguyệt ra nhiều, thời gian hành kinh dài hơn hoặc ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt. - Tiết dịch âm đạo bất thường, lượng nhiều, có mùi khó chịu. - Đau vùng chậu thường xuyên, đau khi quan hệ. - Sụt cân đột ngột không rõ lý do, kèm theo các triệu chứng phụ khoa khác. - Tiểu tiện thường xuyên hơn, tiểu buốt, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc khi đi đại tiện. Đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng Đọc ngay 4.Các giai đoạn phát triển ung thư nội mạc tử cung Ung thư nội mạc tử cung chia thành hai loại chính: -Loại 1 thường gặp nhất, điều trị khá dễ dàng, ung thư nội mạc tử cung có đặc điểm là phát triển chậm và thường chỉ được tìm thấy bên trong tử cung. Loại 2 ít phổ biến hơn, phát triển nhanh hơn và , ung thư nội mạc tử cung có xu hướng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các giai đoạn phát triển của bệnh ‎Khối u biệt hóa cao với đặc tính phát triển nhanh và xâm lấn mạnh sang những bộ phận khác của cơ thể. ‎- Giai đoạn 0: Tế bào ung thư vẫn còn ở tại chỗ, nghĩa là trên bề mặt của đường giữa tử cung. ‎- Giai đoạn 1: Ung thư đi ra khoảng đường giữa và tới lớp nội mạc tử cung hoặc có thể tới lớp cơ tử cung. ‎- Giai đoạn 2: Ung thư đi tới cổ tử cung. ‎- Giai đoạn 3: Ung thư lan rộng tới các mô xung quanh, bao gồm âm đạo hoặc 01 hạch lympho. ‎- Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn tới bàng quang hoặc ruột non, và có thể tới những vùng khác chẳng hạn như xương, gan hoặc phổi. ‎Khi ung thư nội mạc tử cung phát triển từ lớp nội mạc tới những bộ phận khác của cơ thể chẳng hạn như có khối u mới ở phổi mà khối u mới này không phải ung thư tại phổi thì được gọi là ung thư nội mạc tử cung di căn. Đau vùng chậu thường xuyên, đau khi quan hệ tình dục cần tới cơ sở y tế để được thăm khám 5. Chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung Khi nghi ngờ ung thư nội mạc tử cung các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán trong đó bao gồm: Siêu âm vùng chậu hoặc siêu âm qua ngã âm đạo thường được sử dụng để xác định độ dày nội mạc tử cung hoặc khối u trong lòng tử cung. Nội soi tử cung và sinh thiết tổn thương hoặc nạo nội mạc tử cung để chẩn đoán mô bệnh học. Bất kỳ các tổn thương ở phụ nữ tiền mãn kinh (polyp, nốt, bất thường về tưới máu,...) và dày nội mạc tử cung (> 10mm) ở phụ nữ sau mãn kinh phải được cần lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học. 6.Điều trị ung thư nội mạc tử cung Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và phần phụ hai bên là điều trị chuẩn. Nạo hạch vùng được thực hiện ở bệnh nhân bị ung thư nội mạc tử cung có khối u lớn trên 2cm; độ mô học cao, hoặc có xâm nhập cơ tử cung hoặc hạch nghi ngờ di căn. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bằng progestin ngoại sinh là một lựa chọn hợp lệ ở những bệnh nhân muốn bảo tồn khả năng sinh sản hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật… Xạ trị thường được chỉ định ở bệnh nhân giai đoạn Ib trở lên hoặc bị tái phát tại chỗ (âm đạo, vùng chậu). Hóa trị được chỉ định cho các bệnh ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn nặng có nguy cơ cao, bệnh tái phát và di căn xa. Tóm lại: Ung thư nội mạc tử cung là u biểu mô ác tính, có nguồn gốc từ nội mạc tử cung thường hay gặp ở các nước phát triển. Chính vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần tới cơ sở y tế để được khám và điều trị. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe kết hợp với thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, nhất là với những trường hợp có các yếu tố nguy cơ cao sẽ giúp bạn phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Video có thể bạn quan tâm Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/van-de-tim-mach-va-thai-ky-vi
Vấn đề tim mạch và thai kỳ
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Mang thai làm căng thẳng tim và hệ tuần hoàn của sản phụ. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu của bạn tăng từ 30-50 % để nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển, tim bơm nhiều máu hơn mỗi phút và nhịp tim cũng tăng lên. Nếu bạn bị bệnh tim, bạn sẽ cần được chăm sóc đặc biệt trong thai kỳ. Dưới đây là những điều bạn cần biết về vấn đề tim mạch và thai kỳ. 1. Mang thai ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Quá trình chuyển dạ và sinh đẻ cũng làm tăng khối lượng công việc của tim. Trong khi chuyển dạ - đặc biệt là khi bạn rặn đẻ - bạn sẽ có những thay đổi đột ngột về lưu lượng máu và áp lực. Phải mất vài tuần sau khi sinh, những căng thẳng trên tim mới trở lại mức như trước khi bạn không mang thai.>>> Bị bệnh tim mạch, cần lưu ý gì khi mang thai? Quá trình chuyển dạ và sinh đẻ làm tăng khối lượng công việc của tim 2. Những rủi ro khi mang thai là gì? Các rủi ro phụ thuộc vào từng loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ví dụ:Các vấn đề về nhịp tim. Những bất thường nhỏ về nhịp tim thường gặp trong thai kỳ. Chúng thường không gây vấn đề gì. Nếu bạn có chỉ định điều trị chứng rối loạn nhịp tim, bạn có thể sẽ được dùng thuốc, giống như khi bạn không mang thai.Các vấn đề về van tim. Có van tim nhân tạo hoặc sẹo hoặc dị dạng của tim hoặc các van có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Nếu các van tim của bạn không hoạt động bình thường, bạn có thể gặp khó khăn do lưu lượng máu tăng trong thai kỳ. Ngoài ra, van nhân tạo hoặc van bất thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng niêm mạc tim (viêm nội tâm mạc) và van tim đe dọa tính mạng. Van tim nhân tạo cơ học cũng gây ra những rủi ro nghiêm trọng trong thai kỳ do phải điều chỉnh việc sử dụng thuốc làm loãng máu (kháng đông), khả năng máu tạo huyết khối sẽ đe dọa tính mạng. Dùng thuốc kháng đông cũng có thể gây nguy cơ cho thai nhi.Suy tim sung huyết: Khi lượng máu tăng lên, trái tim phải làm việc nhiều hơn, tình trạng suy tim sung huyết có thể trở nên trầm trọng hơn.Dị tật tim bẩm sinh: Nếu bạn bị bệnh tim bẩm sinh, con bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc một số dạng dị tật tim hơn. Các vấn đề về tim có thể xảy ra và sinh non. 3. Một số bệnh tim có gây ra nhiều biến chứng hơn những bệnh khác không? Một số bệnh về tim, đặc biệt là hẹp van hai lá hoặc van động mạch chủ, có thể gây nguy cơ đe dọa tính mạng cho mẹ và con. Một số bệnh tim cần phải ưu tiên điều trị chẳng hạn như phẫu thuật tim trước khi bạn thụ thai.Mang thai không được khuyến khích cho những phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh bị hội chứng Eisenmenger hoặc huyết áp cao ảnh hưởng đến động mạch phổi và tim phải (tăng áp động mạch phổi). Một số bệnh về tim làm tăng nguy cơ đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và bé 4. Còn thuốc thì sao? Thuốc bạn dùng trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, phải dùng thuốc nếu lợi ích lớn hơn rủi ro. Nếu bạn cần thuốc để kiểm soát bệnh tim, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an toàn nhất với liều lượng thích hợp nhất cho bạn.Uống thuốc đúng theo toa. Không ngưng thuốc hoặc tự điều chỉnh liều lượng. 5. Trước khi mang thai, bạn cần làm gì? Trước khi bạn muốn mang thai, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ tim mạch. Bạn có thể sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ khoa Sản chuyên về những trường hợp mang thai có nguy cơ rất cao.Đội ngũ y tế sẽ đánh giá tình trạng tim của bạn và xem xét các thay đổi điều trị mà bạn có thể cần trước khi mang thai.Một số thuốc điều trị bệnh tim không được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tùy thuộc từng trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế và giải thích các rủi ro liên quan. 6. Tôi sẽ được kiểm tra gì trước khi sinh? Bạn sẽ gặp bác sĩ Sản thường xuyên khi mang thai. Cân nặng và huyết áp của bạn sẽ được kiểm tra mỗi lần khám, bạn có thể cần xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên.Tần suất bạn gặp bác sĩ tim mạch khi mang thai sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh tim. Bác sĩ có thể đề nghị làm cận lâm sàng để đánh giá chức năng tim của bạn, bao gồm:Siêu âm tim: Đây là một loại siêu âm sử dụng sóng âm thanh để xem cấu trúc và đánh giá chức năng tim.Điện tâm đồ: Test này ghi lại hoạt động điện của tim bạn. Bạn sẽ phải gặp bác sĩ tim mạch thường xuyên hơn khi mang thai 7. Làm thế nào tôi có thể đảm bảo rằng con tôi vẫn ổn? Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ theo dõi sự phát triển của em bé trong suốt thai kỳ. Khám và siêu âm định kỳ sẽ giúp theo dõi sự phát triển của em bé và siêu âm chuyên sâu có thể được sử dụng để phát hiện các bất thường về tim thai. Em bé của bạn cũng có thể cần theo dõi hoặc điều trị sau khi sinh. 8. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa các biến chứng? Chăm sóc sản phụ tốt là cách tốt nhất là chăm sóc thai nhi. Ví dụ:Khám thai định kỳ trước khi sinh.Uống thuốc theo toa.Nghỉ ngơi nhiều. Ngủ trưa hàng ngày.Theo dõi sự tăng cân của bạn. Tăng cân đúng mức sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của bé. Tăng cân quá nhiều sẽ gây thêm căng thẳng cho tim của bạn.Kiểm soát cảm xúc. Đặt câu hỏi về diễn tiến thai kỳ. Đưa ra những mong muốn bản thân trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Biết những gì đang và sẽ xảy ra lúc sinh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.Những điều cần tránh: hút thuốc, rượu, caffeine và ma túy. 9. Triệu chứng nào liên quan đến bệnh tim mạch? Liên hệ bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây:Khó thởKhó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơiTim đập nhanh, nhịp tim nhanh hoặc mạch không đềuĐau ngựcHo ra máu hoặc ho về đêm Đau tức ngực khi mang thai có thể là biểu hiện mắc bệnh tim mạch 10. Còn về chuyển dạ và sinh nở? Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sinh con tại cơ sở y tế chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao. Nếu có lo lắng về tim mạch hoặc bạn sẽ được một số bác sĩ chuyên khoa có mặt trong quá trình chuyển dạ.Thiết bị chuyên dụng có thể được sử dụng để theo dõi bạn trong quá trình chuyển dạ. Tần số tim và nhịp tim của bạn có thể cần được theo dõi trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh nở.Các cơn gò tử cung của bạn và nhịp tim của bé sẽ được theo dõi liên tục. Thay vì nằm ngửa, bạn có thể được yêu cầu nằm nghiêng và thu một đầu gối về phía ngực.Để giảm căng thẳng do đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc qua ống thông đến cột sống (ngoài màng cứng) hoặc tiêm vào cột sống để kiểm soát cơn đau. Nếu bạn sinh qua đường âm đạo, Bác sĩ có thể hạn chế việc bạn rặn đẻ bằng cách sử dụng kẹp hoặc máy hút chân không để giúp sinh con.Nếu bạn có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc, bạn có thể được điều trị kháng sinh ngay trước và sau khi sinh.Cần mổ lấy thai khi tình trạng bệnh tim nặng. Nếu chẳng may phải sinh mổ, các biện pháp phòng ngừa đặc biệt sẽ được thực hiện để theo dõi chức năng tim. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên lên lịch sinh để tiến hành chuyển dạ trong điều kiện có kiểm soát nếu bạn mắc một số dạng bệnh tim nặng trong thai kỳ. 11. Tôi có thể cho con bú sữa mẹ không? Cho con bú được khuyến khích đối với hầu hết phụ nữ có bệnh tim, ngay cả khi người mẹ đang dùng thuốc.Phụ nữ mắc bệnh tim đang cho con bú đòi hỏi phải xem xét hàm lượng thuốc trong sữa mẹ có thể gây tác dụng phụ cho trẻ bú mẹ cũng như tác dụng tiềm tàng của thuốc đối với tiết sữa.Việc phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa, bác sĩ tim mạch điều trị trong giai đoạn trước sinh và giai đoạn chuyển dạ là rất cần thiết để bảo đảm an toàn cho mẹ và con. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa các khoa tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và an toàn của các xét nghiệm và thăm khám trong suốt quá trình mang thai và sinh con.
https://tamanhhospital.vn/vo-u-nang-buong-trung/
23/02/2022
Vỡ u nang buồng trứng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
Vỡ u nang buồng trứng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường đối với chị em ở trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này. Hãy cùng đi tìm hiểm xem u nang buồng trứng là gì? U nang buồng trứng bị vỡ có nguy hiểm không? Mục lụcNhững điều cần biết về u nang buồng trứngVì sao u nang buồng trứng bị vỡ?Dấu hiệu nhận biết vỡ u nang buồng trứngVỡ u nang buồng trứng có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoánĐiều trị vỡ u nang buồng trứngCách phòng tránhNhững điều cần biết về u nang buồng trứng U nang buồng trứng là những khối u ở buồng trứng, có vỏ bọc ngoài và chứa dịch ở bên trong. U nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tình trạng này có thể làm rối loạn kinh nguyệt, thậm chí làm suy giảm chức năng sinh sản, gây khó chịu và suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp khối u có thể tiến triển ác tính thành ung thư thậm chí là tử vong. (1) Các khối u nang buồng trứng cơ năng như u tế bào hạt, hay u vỏ gây dậy thì sớm do tiết ra lượng Oestrogen đủ làm phát triển vú, xuất hiện lông mu, cơ quan sinh dục phát triển mặc dù thiếu sự rụng trứng. Do đó ở các em gái dậy thì sớm nếu sờ thấy buồng trứng to lên cần phải xem xét cẩn thận các khối u buồng trứng bất thường. Theo ước tính, cứ 100 phụ nữ thì có khoảng 10 người bị u nang buồng trứng. Các u nang này không phải ung thư buồng trứng và hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng, vì vậy thường không cần điều trị và rất hiếm khi phải phẫu thuật. (2) Các loại u nang bao gồm: U nang cơ năng: Đây là loại u nang buồng trứng phổ biến nhất, như nang bọc noãn, nang hoàng thể, buồng trứng đa nang. Thường không gây ra triệu chứng và sẽ biến mất trong vòng 6-8 tuần mà không cần điều trị. U nang buồng trứng thực thể U nang biểu mô buồng trứng: u nang nước, u nang nhầy, U nang lạc nội mạc tử cung, khối u tế bào sáng, khối u Brenner. U bì buồng trứng: Loại u nang này chứa các loại mô khác nhau tạo nên cơ thể, chẳng hạn như da và tóc, răng… Những u nang này có thể có từ khi sinh ra nhưng có thể phát triển trong độ tuổi sinh sản của người phụ nữ. Trong một số trường hợp rất hiếm, một số u quái có thể tiến triển thành ung thư. Vì sao u nang buồng trứng bị vỡ? Hầu hết các u nang buồng trứng chức năng là một phần bình thường trong chu kỳ của phụ nữ và chúng hầu hết là lành tính hoặc không phải ung thư. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không biết chính xác lý do tại sao u nang bị vỡ. Tuy nhiên một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ vỡ u nang buồng trứng: Kích thước của khối u có thể là một yếu tố. U nang càng lớn, càng có nhiều khả năng sẽ vỡ. Khối u bị xoắn nhiều vòng: Đối với những u nang phát triển lớn có cuống dài bị xoắn nhiều vòng, dẫn đến tình trạng các tổ chức mạch máu ở cuống u nang bị xung huyết khiến u nang bị hoại tử và vỡ ra. Các u nang có thể bị vỡ sau khi vận động gắng sức, có tác động mạnh từ ngoại lực hay sau khi quan hệ tình dục ở các tư thế đè nén lên vùng bụng. Luôn cập nhật lịch khám phụ khoa để có thể biết được các dấu hiệu về u nang buồng trứng và các yếu tố nguy cơ có thể mắc phải. Bác sĩ cũng có thể ghi nhận và trao đổi về các dấu hiệu bất thường. Dấu hiệu nhận biết vỡ u nang buồng trứng Khối u buồng trứng có thể đã được biết từ trước hoặc cũng không biết. Khi u nang buồng trứng bị vỡ người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau đột ngột ở vùng chậu. Cơn đau rõ ràng và thường xuyên nhất ở phía dưới bên có khối u, tuy nhiên có một số loại u nang, chẳng hạn như u nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở cả hai bên. (3) Bên cạnh đó, cơn đau do vỡ nang buồng trứng có thể xuất hiện khi bạn quan hệ tình dục, lao động gắng sức hay tập thể dục với cường độ cao. Những cơn đay này có thể bắt đầu vào giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc các thời điểm khác, điều này tùy thuộc vào từng loại u nang. Ngoài đau, các triệu chứng của u nang buồng trứng bị vỡ có thể bao gồm: Chảy máu âm đạo; Buồn nôn; Nôn mửa; Đau ở vùng chậu / vùng bụng; Mệt mỏi; Sốt; Cảm giác đau tăng lên khi ngồi; Sốc do mất máu… Khối u buồng trứng vỡ có thể gây cơn đau đột ngột cho người bệnh Vỡ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Trong hầu hết các trường hợp, u nang buồng trứng cơ năng bị vỡ sẽ tự biến mất mà người bệnh không hề biết đến sự tồn tại của khối u. Tuy nhiên một số trường hợp, khối u vỡ có thể gây ra đau đớn kèm theo các triệu chứng khác. Vì vậy khi có các bất thường về sức khỏe, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, tránh bỏ qua các triệu chứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, u nang buồng trứng vỡ có thể gây chảy máu nhiều kèm theo một số biến chứng nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần được cấp cứu và xử trí y tế kịp thời, tránh rơi vào trạng thái nguy hiểm, choáng mất máu. Khi u nang buồng trứng vỡ, phần máu và dịch có trong khối u nang sẽ chảy tràn vào các khoang trong ổ bụng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và người bệnh có thể bị viêm phúc mạc chậu. Viêm phúc mạc chậu là tình trạng viêm ở phần lớp thanh mạc bao quanh khoang chậu, dẫn tới sự nhiễm khuẩn trong ổ bụng. Khi bị nhiễm trùng, các loại vi khuẩn có độc tính cao phát tán khắp ổ bụng, độ tính của vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng sốc và nhiễm độc. Nếu không có xử trí y tế hay được cấp cứu kịp thời, trên 60% trường hợp người bệnh có thể tử vong. Tình trạng sẽ nguy hiểm hơn nếu u nang buồng trứng bị vỡ là u nang nhầy, vì dịch của loại u nang này rất khó rửa. Nếu các tế bào bệnh không được rửa sạch và nằm sót lại trong ổ bụng sẽ dẫn tới tình trạng bám vào ổ bụng và tạo ra rất nhiều các khối u nhỏ khác. Người bệnh mệt mỏi và suy kiệt dần theo thời gian, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đe dọa đến tính mạng. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán u nang buồng trứng đã vỡ, bác sĩ khám và hỏi tiền sử bệnh, tiến hành một số xét nghiệm hoặc các phương pháp như siêu âm để chẩn đoán: Siêu âm: Để phát hiện u nang đã vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi siêu âm. Trong trường hợp u nang đã vỡ, siêu âm có thể cho thấy các chất lỏng tồn tại xung quanh buồng trứng. Để xác định chẩn đoán vỡ u nang buồng trứng bằng siêu âm, bác sĩ sẽ phải loại trừ các tình trạng khác có cùng các triệu chứng tương tự như thai ngoài tử cung, bệnh viêm vùng chậu hay các nguyên nhân không liên quan đến phụ khoa như viêm ruột thừa hoặc sỏi thận. (4) Xét nghiệm máu: xét nghiệm beta hCG để loại trừ chửa ngoài tử cung. Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hoặc một số marker của u buồng trứng… Vì vậy nếu bạn hoặc người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc các bệnh về buồng trứng, ung thư buồng trứng, đa nang buồng trứng hoặc ung thư vú, hãy thông báo với bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Điều trị vỡ u nang buồng trứng Đối với nhiều phụ nữ, u nang buồng trứng bị vỡ không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng nhẹ thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau và theo dõi. Nếu u nang buồng trứng vỡ không phức tạp, bạn có thể sẽ tiếp tục được chăm sóc tại nhà, sử dụng các loại thuốc giảm đau khi cần thiết và cơn đau sẽ biến mất sau vài ngày. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc có các triệu chứng mới. Với trường hợp khối u bị vỡ và cơ thể không thể hấp thụ chất dịch khi u nang bị vỡ, việc điều trị có thể bao gồm: Thuốc giảm đau không kê đơn (NSAID) như Ibuprofen giúp giảm sưng, đau và sốt. Tuy nhiên một số loại NSAID có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày cũng như các vấn đề về thận. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc cần trao đổi với bác sĩ về các tình trạng bệnh lý trước đó, không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc giảm đau theo toa có thể được sử dụng như thuốc chứa Acetaminophen hoặc Morphin Sulfate. Tuy nhiên việc sử dụng quá liều Acetaminophen có thể dẫn đến các tổn thương ở gan và gây tình trạng táo bón. Vì vậy người bệnh không được tự ý dùng thuốc thêm liều hoặc bớt liều mà không có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm đau bụng dưới và chảy máu. Chảy máu không kiểm soát có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tùy thuộc vào các triệu chứng bác sĩ sẽ chỉ định có cần nhập viện hay không. Đối với các trường hợp tiên lượng nặng, phẫu thuật sẽ được chỉ định để cầm máu trong khu vực của u nang vỡ. Các phần tế bào đã chết hoặc vỡ ở bên ngoài khối u cũng cần được phẫu thuật để làm sạch và loại bỏ các nguy cơ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương và cần hạn chế hoạt động thể chất trong một thời gian. Truyền máu nếu chảy máu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh Trong một số trường hợp hiếm hoi, u nang buồng trứng bị vỡ là do ung thư, người bệnh cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa ung bướu, có thể cần can thiệp phẫu thuật và các liệu pháp khác. Cách phòng tránh Hiện nay, không có cách nào để ngăn ngừa u nang buồng trứng, nhưng khám phụ khoa định kỳ giúp bạn kiểm soát những thay đổi bất thường trong buồng trứng. Cần cảnh giác với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bao gồm các triệu chứng kinh nguyệt bất thường, đặc biệt là những triệu chứng kéo dài hơn một vài chu kỳ. Nếu bị đau bụng hoặc vùng chậu nghiêm trọng hoặc dai dẳng, bạn nên đi thăm khám sớm. Không có cách nào để chẩn đoán tình trạng bệnh bằng vị trí của cơn đau hoặc loại cơn đau đã trải qua. Mặc dù việc vỡ u nang buồng trứng hiếm khi đe dọa đến tính mạng, nhưng đây có thể là tình trạng mang thai ngoài tử cung. Việc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng, sốc và thậm chí tử vong.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bi-viem-hong-man-tinh-phai-lam-sao-vi
Bị viêm họng mãn tính phải làm sao?
Viêm họng mãn tính còn được gọi là đau họng kéo dài. Khác với viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính tồn tại trong một thời gian dài hơn đáng kể và không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. 1. Viêm họng mãn tính là gì? Viêm họng là tình trạng viêm ở phía sau họng, hầu họng. Viêm họng cấp tính thường phổ biến hơn so với viêm họng mãn tính, các triệu chứng thường khỏi trong vòng 10 ngày. Việc điều trị viêm họng cấp tính thường tập trung vào điều trị triệu chứng.Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp tính là do virus, nhưng một số trường hợp có thể là vi khuẩn. Thuốc kháng sinh chỉ hữu ích khi vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm. Vì vậy việc điều trị bằng kháng sinh không nhất thiết được khuyến nghị cho tất cả các bệnh nhân.Đối với viêm họng mãn, ngoài yếu tố nhiễm trùng thì bệnh còn có thể gây ra bởi các yếu tố khác. Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm họng mãn tính, triệu chứng đau nhức thường kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, nhất là viêm họng 3 tháng không khỏi. Viêm họng được xem là mãn tính nếu triệu chứng đau họng kéo dài hơn một vài tuần. Việc điều trị viêm họng mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 2. Triệu chứng viêm họng mãn tính Các triệu chứng của viêm họng mãn tính tương tự như viêm họng cấp tính bao gồm:Khó chịu hoặc đau ở cổ họngHoKhàn tiếngCảm giác nhột trong cổ họngCảm giác một cái gì đó bị mắc kẹt trong cổ họngKhó nuốtMệt mỏi khi nói, phổ biến ở những người ca hát hoặc cần phải sử dụng giọng nói trong công việc hàng ngàyĐau đầuSốt Người bị viêm viêm họng mãn tính cấp có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu kèm theo 3. Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính Viêm họng mãn tính kéo dài có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra. Nếu viêm họng 3 tháng không khỏi, tình trạng đau họng kéo dài kể cả sau một đợt điều trị bằng kháng sinh thì bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn thêm. Các nguyên nhân gây viêm họng mãn tính:Khói hoặc chất ô nhiễm từ môi trườngSự nhiễm trùng (viêm amidan kéo dài...)Dị ứng (viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan...)Trào ngược axit (trào ngược thanh quản, trào ngược dạ dày)Ung thư vòm họng (hiếm)3.1. Khói và các chất ô nhiễm môi trườngKhói chứa các hạt chất rắn, khí, chất lỏng mịn trong không khí và các hóa chất độc hại cũng như các mảnh vật liệu bị cháy. Khói có thể là khói thuốc lá, đốt gỗ, đốt cỏ, đốt than, nhựa, khói ở các công trình, hố đốt, cháy bãi rác, khí thải giao thông, khí thải công nghiệp... liên quan đến việc đốt cháy carbon. Ô nhiễm hạt mịn là một vấn đề phổ biến ở các khu vực đô thị.Mức độ mà khói thuốc và các chất ô nhiễm có trong không khí có thể gây đau họng và các vấn đề về phổi. Biểu hiện ban đầu là khô, đau họng, chảy nước mũi và ho, lâu dài sẽ gây viêm họng kéo dài.3.2. Viêm amidan dai dẳngMột nguyên nhân phổ biến khác của đau họng kéo dài là nhiễm trùng các cấu trúc trong hoặc xung quanh cổ họng. Amidan là cấu trúc thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các triệu chứng của viêm amidan bao gồm:HoSốtBuồn nôn và ói mửaNuốt đauSưng hạch bạch huyếtĐau đầuĐau bụng Viêm amidan dai dẳng có thể gây triệu chứng sốt 3.3. Viêm mũi dị ứngViêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh mẽ với các hạt vô hại như phấn hoa, nấm mốc hoặc vẩy da thú cưng. Tùy thuộc vào những tác nhân gây ra phản ứng miễn dịch, viêm mũi dị ứng có thể gây ra các triệu chứng theo mùa hoặc cả năm.Trong bệnh lý viêm mũi dị ứng, cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng bằng cách giải phóng histamines, khiến niêm mạc xoang, mắt và niêm mạc mũi bị viêm. Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi và ngứa họng là những triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng.Khi đó, các tuyến chất nhầy của mũi và cổ họng tạo ra quá nhiều chất nhầy dày đặc, làm cho hầu họng bị sưng và kích thích. Chảy mũi, ngứa, đau họng liên quan đến viêm mũi dị ứng có thể gây đau họng tái phát hoặc liên tục. 3.4. Trào ngược thanh quảnTrào ngược thanh quản (LPR) là một rối loạn liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hiện tượng trào ngược axit tiêu hóa từ dạ dày đến phía sau họng và đường thở mũi thường được nhận biết bởi các triệu chứng bao gồm:Cảm giác nóng rát hoặc đau cổ họng.Khàn tiếng.Khó nuốtCảm giác mắc kẹt trong cổ họng.LPR có thể gây ra bởi các vấn đề về chế độ ăn uống, bất thường của cơ thắt thực quản và thừa cân. Trong nhiều trường hợp, một số loại thực phẩm có liên quan đến LPR gồm:RượuCaffeineThức ăn nhiều chất béoThức ăn cayCăng thẳng và hút thuốc láCó thể có LPR mà không cần GERD, hoặc có GERD mà không có LPR.3.5. Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toanViêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là một rối loạn của thực quản, trong đó các phản ứng dị ứng diễn ra làm cho thực quản bị kích thích và thu hẹp. Kích ứng này có thể là do dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng môi trường. Các triệu chứng của viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan bao gồm:Đau họngỢ nóng Người bệnh có thể gặp tình trạng đau họng kèm theo ợ nóng Khó nuốt, đặc biệt là thực phẩm khô hoặc đặcNuốt đauĐau bụng tái phátBuồn nôn và ói mửaThức ăn bị kẹt lại trong thực quản.Trẻ em biếng ăn, không phát triển hoặc nôn sau bữa ăn3.6. Ung thư vòm họngUng thư vòm họng là một nguyên nhân khá hiếm gặp của viêm họng mãn tính, tuy nhiên lại là bệnh lý khá nghiêm trọng. Ung thư vòm họng thường bắt đầu ở thanh quản hoặc hầu họng, đau họng chỉ là một trong số các triệu chứng:Khó nuốtĐau họngHụt hơiHo mãn tínhThay đổi giọng nói/khàn giọngCảm giác có gì đó mắc kẹt trong cổ họngKhối u ở cổ hoặc cổ họngSưng cổChảy máu ở miệng hoặc mũiGiảm cân không có kế hoạch, không giải thích được 4. Chẩn đoán và điều trị viêm họng mãn tính Viêm họng mãn tính thường là dấu hiệu báo động của một vấn đề tiềm ẩn, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để tiến hành điều trị.Để giảm cơn đau họng, bệnh nhân bị viêm họng mãn tính có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm, bổ sung nước đầy đủ, tránh hút thuốc. Thuốc chữa viêm họng mãn tính thường sử dụng là thuốc acetaminophen (còn gọi là paracetamol) giúp giảm đau họng, hạ sốt. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản gây bệnh phải được giải quyết kết hợp với thuốc viêm họng mãn tính.Viêm họng mãn tính do khóiTrong trường hợp viêm họng mãn tính do khói hoặc các chất ô nhiễm môi trường, người bệnh phải được đưa ra khỏi môi trường bị ô nhiễm. Khói bụi hoặc các chất ô nhiễm môi trường có thể gây tình trạng viêm họng mãn tính cho người bệnh Viêm amidanThường được điều trị bằng một đợt kháng sinh. Nếu viêm amidan tái phát thường xuyên hoặc tình trạng viêm đặc biệt nghiêm trọng thì nên xem xét cắt amidan nếu có thể. Phẫu thuật cắt amidan là một thủ thuật tương đối nhỏ và không đau nhiều sau phẫu thuật.Viêm mũi dị ứngThường được điều trị bằng thuốc xịt mũi, nước muối nhỏ mũi và thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ tai mũi họng.Trào ngược thanh quảnBệnh có thể được điều trị dứt điểm bằng thay đổi lối sống để loại bỏ các tác nhân như: căng thẳng, thừa cân..., thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Thuốc ức chế bơm proton (esomeprazole hoặc omeprazole) là những thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị trào ngược trong trường hợp thay đổi lối sống không đủ hiệu quả cải thiện bệnh. Những người có trào ngược thanh quản do bất thường về thể chất của thực quản thì cần phẫu thuật để làm giảm bớt rối loạn.Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toanBệnh thường được điều trị bằng các kế hoạch ăn kiêng, corticosteroid để điều trị triệu chứng và thuốc ức chế bơm proton.Ung thư vòm họngĐiều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí và mức độ tiến triển. Nếu chẩn đoán xác định ung thư vòm họng, các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Phẫu thuật giúp chữa khỏi 80% trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Trong một số trường hợp, phẫu thuật và xạ trị có thể được sử dụng kết hợp. Phân biệt ung thư vòm họng với viêm amidan có mủ và viêm họng hạt
https://dantri.com.vn/suc-khoe/loai-nuoc-uong-re-beo-giup-kiem-soat-mo-mau-20240404180930530.htm
20240404
Loại nước uống rẻ bèo giúp kiểm soát mỡ máu
Theo Medical News Today, cholesterol là một loại chất béo mà cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào và hormone. Lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL) là hai loại cholesterol khác nhau. HDL là loại cholesterol tốt và bạn nên tăng loại cholesterol này để có sức khỏe tối ưu. Ngược lại, LDL là loại cholesterol xấu và mức độ này thấp hơn có thể giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, đồ uống làm tăng mức HDL hoặc giảm LDL có thể hữu ích. Khi mức cholesterol ở mức vượt quá ngưỡng, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ hoặc đau tim. Tuy nhiên, mức độ tối ưu có thể khác nhau giữa mọi người. Nhiều loại đồ uống có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol chẳng hạn như trà xanh. Trà xanh được coi là một trong những đồ uống tốt cho sức khỏe hàng đầu (Ảnh: Shutterstock). Uống trà xanh giúp giảm cholesterol xấu Trà xanh có chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác dường như giúp giảm mức LDL và cholesterol toàn phần. Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu năm 2020 đã kiểm tra tác động của epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa có lợi khác trong trà xanh, trên người, động vật và in vitro (thí nghiệm trong ống nghiệm). Trong mô hình con người, các nhà nghiên cứu liên quan đến việc tiêu thụ trà xanh nhiều hơn với mức cholesterol LDL thấp hơn. Trong mô hình động vật, EGCG làm giảm nồng độ enzyme nhất định và giảm mức cholesterol LDL. Theo nghiên cứu trong một bài đánh giá năm 2021, trà đen cũng có thể có tác dụng tích cực đối với cholesterol. Tương tự, theo Healthline, một đánh giá của 14 nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trà xanh hàng ngày trong ít nhất 2 tuần sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol khoảng 7mg/dL và cholesterol LDL (cholesterol xấu) khoảng 2mg/dL. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy trà xanh có thể làm giảm cholesterol bằng cách giảm sản xuất LDL của gan và tăng loại bỏ nó khỏi máu. Trà xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL và hình thành mảng bám trong động mạch. Uống ít nhất 4 cốc mỗi ngày mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tim, nhưng chỉ uống một cốc mỗi ngày có thể giảm gần 20% nguy cơ đau tim. Theo BlueZones, ở Nhật Bản, trà xanh là một trong những đồ uống phổ biến nhất. Trong một nghiên cứu trên 40.000 người Nhật uống trà thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ở phụ nữ giảm hơn 30% và nguy cơ ở nam giới giảm hơn 20%. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ thậm chí còn thấp hơn ở nhóm dân số Nhật Bản này với tỷ lệ giảm hơn 60% ở phụ nữ và hơn 40% ở nam giới. Catechin được biết là có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các gốc tự do trong động mạch và mô, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Uống trà xanh trong một năm làm giảm huyết áp cao. Trên thực tế, Tạp chí của Trường Cao đẳng Dinh dưỡng Mỹ kết luận rằng trà, đặc biệt là trà xanh và EGCG, có lợi cho sức khỏe tim mạch và quá trình trao đổi chất. Cần lưu ý gì khi uống trà xanh? Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết thêm, trà xanh được coi là một trong những đồ uống tốt cho sức khỏe hàng đầu. Thường xuyên uống loại trà này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh Alzheimer, giúp chúng ta duy trì mật độ khoáng xương tốt hơn, tránh các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực khi về già, ngăn ngừa đột quỵ, chống ung thư, chống rối loạn chuyển hóa và kéo dài tuổi thọ. Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline. Trà xanh cung cấp hỗ trợ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại bệnh tật và kéo dài cuộc sống.Lá trà có chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là polyphenol ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, loãng xương và các vấn đề mãn tính khác. Polyphenol thường được tìm thấy với số lượng lớn trong trái cây, rau, ngũ cốc, cà phê và rượu vang. Các polyphenol cụ thể trong trà được gọi là catechin hoặc EGCG, mạnh hơn các polyphenol có ở bất kỳ thực phẩm nào khác trong tự nhiên. "Nhìn chung, trà xanh được coi là một trong những đồ uống an toàn và lành mạnh nhất để tiêu thụ. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý khi uống trà xanh. Có một số tác dụng phụ, mặc dù nhiều trong số đó rất hiếm", TS Giang nói. Theo ông, hầu hết các tác dụng phụ này ảnh hưởng đến những người nhạy cảm với caffeine hoặc tannin.Các tác dụng phụ của việc tiêu thụ trà xanh có thể tránh được bằng cách chỉ tiêu thụ một lượng vừa phải. Nhiều tác dụng phụ chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng lớn. Một số người nhạy cảm với các thành phần trong trà xanh cũng nên tránh đồ uống này. Hợp chất chính trong trà xanh gây phản ứng ở những người nhạy cảm là caffeine. Chất lượng chế độ ăn uống rất quan trọng để giảm cholesterol. Ăn nhiều loại thực vật, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, hạt, trái cây và rau quả sẽ làm tăng lượng chất xơ, là chìa khóa để giảm cholesterol. Ngoài ra, bạn hãy chọn những loại protein có ít chất béo bão hòa. Hãy chọn thịt gà, cá và các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu phụ… Đồng thời, nên hạn chế thịt đỏ, phô mai, rượu và kết hợp tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
https://vnvc.vn/viem-mang-nao-mo-cau-acyw/
01/12/2022
Viêm màng não mô cầu ACYW: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm màng não mô cầu ACYW được xem là “bệnh tử”, 50% người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí tử vong chỉ trong 24h đầu tiên khởi phát bệnh. Dù sống sót, người bệnh rất dễ mắc các di chứng vĩnh viễn như liệt, điếc, cụt chi,… Mục lụcViêm màng não mô cầu ACYW là bệnh gì?Nguyên nhân viêm màng não mô cầu ACYWTriệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu ACYWViêm não mô cầu ACYW có lây không?Đối tượng dễ mắc viêm não mô cầu tuýp ACYWCác yếu tố nguy cơ của bệnh viêm màng não ACYW1. Không tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch, đặc biệt các mũi nhắc lại2. Người bị suy giảm miễn dịch3. Phụ nữ đang mang thai4. Tuổi tácChẩn đoán viêm não mô cầu ACYWLoại mẫu bệnh phẩmPhương pháp xét nghiệmBiến chứng não mô cầu ACYWCách điều trị viêm màng não mô cầu ACYWNguyên tắc điều trị viêm màng não mô cầu ACYW-135Làm thế nào để phòng ngừa bệnh não mô cầu ACYW?Viêm màng não mô cầu ACYW là bệnh gì? Viêm màng não mô cầu ACYW là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lớp màng bao bọc não và tủy sống, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis thuộc tuýp A,C,Y,W-135 gây ra. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm và rất khó nhận biết, phát hiện sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng vĩnh viễn về thần kinh. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn Neisseria meningtidis ở mũi, hầu, họng mà không có triệu chứng lâm sàng (tức là người lành mang trùng) chiếm từ 5% đến 25%. Vi khuẩn não mô cầu khu trú ở vùng hầu họng, sau đó chúng vượt khỏi hàng rào miễn dịch, tấn công người bệnh, hoặc lây sang người lành. Đáng lo ngại, vi khuẩn này dễ dàng lây trực tiếp từ người sang người, thông qua dịch tiết, giọt bắn khi tiếp xúc gần và lâu với người bệnh, lúc hôn, hắt hơi, ho.” Nguyên nhân viêm màng não mô cầu ACYW Trong tự nhiên, ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu là cơ thể người. Nguyên nhân viêm não mô cầu ACYW là do sự xâm nhập của vi khuẩn não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện tổng 13 type huyết thanh của não mô cầu khuẩn với khả năng gây bệnh tại các cơ quan với các biểu hiện khác nhau. Trong đó, theo nghiên cứu tại Việt Nam các type gây bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất là A, B, C, W và Y. Não mô cầu khuẩn là loại vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, chỉ có thể sống trong những môi trường giàu chất dinh dưỡng. Đây là một loại cầu khuẩn gram âm với hình dạng khi được soi dưới kính hiển vi là dạng song cầu, giống như hạt cà phê với kích thước khoảng 0,8 x 0,6 mm. Vi khuẩn não mô cầu lưu hành hàng năm trên thế giới. Chúng thường đứng thành đôi riêng lẻ hoặc tụ lại thành đám nhỏ. Do có sức đề kháng kém nên chúng có thể dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50oC trong 5 phút hoặc 100oC trong khoảng 30 giây. Ở môi trường bên ngoài cơ thể, chúng có thể sống trong 3 – 4 giờ. Vi khuẩn Neisseria meningitidis là tác nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu tỷ lệ di chứng và tử vong cao Triệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW Triệu chứng của viêm màng não mô cầu ACYW thường khởi phát rất đột ngột, ban đầu giống như cảm cúm thông thường, nhiễm siêu vi nên nhiều trẻ em và người lớn, thậm chí nhiều các bác sĩ khó chẩn đoán đúng bệnh ở giai đoạn sớm. Cụ thể, các triệu chứng sớm như sốt, khó chịu, đau họng… là không đặc hiệu, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh hô hấp khác. Đặc biệt, bệnh diễn tiến nhanh trong 24 giờ, kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Buổi sáng có thể trẻ rời nhà đi học với tình trạng bình thường. 8 giờ đầu, trẻ sẽ sốt, cáu gắt, buồn nôn, chán ăn. 8 tiếng tiếp theo, trẻ xuất hiện các nốt ban (xuất huyết) màu đỏ, tập trung ở các vùng da non như bẹn, đùi, kèm cứng cổ, sợ ánh sáng. 8 tiếng sau, các vết ban sẽ lan khắp cơ thể. Không chỉ viêm màng não, trẻ còn bị nhiễm trùng máu. Từ màu đỏ, ban chuyển sang thâm đen, quá trình hoại tử tiến triển mạnh. Lúc này, trẻ sẽ rơi vào hôn mê, mê sảng, co giật, mất ý thức, có thể tử vong. Trong khi đó, ghi nhận trên thực tế, thời điểm nhập viện của đa số bệnh nhân là vào giờ thứ 19 – đây là thời điểm theo các bác sĩ chuyên khoa là quá trễ để điều trị. Viêm não mô cầu ACYW có lây không? CÓ! Viêm màng não mô cầu ACYW là bệnh có thể lây truyền trực tiếp nhanh chóng từ người sang người, thông qua giọt bắn hoặc dịch tiết đường hô hấp (ho, hắt hơi, hôn) của người mang mầm bệnh. Đặc biệt, não mô cầu khuẩn là vi khuẩn có thể sống rất lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể nên chúng có khả năng lây nhiễm bệnh rất mạnh. Do vậy, việc tiếp xúc ở khoảng cách gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm màng não mô cầu sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh. Điều này gây ra mối lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những nơi công cộng như trường mầm non, ký túc xá, trường học… Đối tượng dễ mắc viêm não mô cầu tuýp ACYW Ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não do mô cầu tuýp ACYW, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Trong đó, các đối tượng nguy cơ dễ mắc viêm não mô cầu tuýp A,C,Y,W phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14 đến 20 tuổi, người già và người bị suy giảm miễn dịch. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 người mắc bệnh, nhưng có đến một nửa người mắc viêm màng não mô cầu ACYW sẽ tử vong trong vòng 24 giờ, nếu không được can thiệp kịp thời. Mỗi năm thế giới có 1,2 triệu người mắc viêm não mô cầu, 135.000 ca tử vong (1). Ở nước ta, các đợt dịch xuất hiện lẻ tẻ. Năm 1977, TP. HCM bùng phát đợt dịch viêm màng não mô cầu lớn, với 1.015 ca mắc (2). Vào dịp Tết Nguyên đán 2012, viêm màng não mô cầu lan ra 8 quận, huyện ở TP HCM với 12 ca mắc. Tháng 2/2016, khi một nữ sinh lớp 12 ở Hải Dương tử vong vì viêm màng não mô cầu, 50 người tiếp xúc gần đã phải cách ly, giám sát y tế chặt chẽ… Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm màng não ACYW Theo các chuyên gia y tế, có nhiều yếu tố nguy cơ khiến trẻ em và người lớn dễ mắc bệnh viêm màng não ACYW-135, cụ thể: 1. Không tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch, đặc biệt các mũi nhắc lại Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW và nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hiện nay, vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW chưa được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) Quốc gia nên tại nhiều địa phương, tỷ lệ tiêm ngừa các loại vắc xin này chưa cao. Trong khi đó, không cần phải sống trong khu vực có dịch bệnh lưu hành, người dân đặc biệt là trẻ nhỏ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm viêm màng não mô cầu ở lứa tuổi vị thành niên và thành niên chiếm tỷ lệ cao – đây là nhóm đối tượng chưa từng tiếp cận với vắc xin hoặc quên tiêm mũi nhắc lại. 2. Người bị suy giảm miễn dịch Những người suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc viêm màng não mô cầu cao hơn so với người bình thường, cụ thể các nhóm đối tượng như: Người bệnh HIV/ AIDS Người bị rối loạn tự miễn dịch Người bệnh ung thư, đang hóa trị liệu Người cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương Người phải sử thuốc ức chế miễn dịch 3. Phụ nữ đang mang thai Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm hơn so với bình thường. Sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch của phụ nữ trong thai kỳ có thể làm tăng tính cảm nhiễm mầm bệnh, sự bộc phát của các dạng tiềm ẩn. Do đó, phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng cần được bảo vệ trước căn bệnh viêm màng não mô cầu ACYW nguy hiểm. 4. Tuổi tác Mặc dù ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng một số nhóm tuổi nhất định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cụ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Chẩn đoán viêm não mô cầu ACYW Viêm màng não mô cầu ACYW có thể bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường, các bệnh lý về thần kinh – não như bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae b), viêm màng não do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae). Để chẩn đoán phân biệt viêm màng não mô cầu ACYW, các bác sĩ chỉ định một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sau: Loại mẫu bệnh phẩm Ngoáy họng lấy chất nhầy ở thành họng; Lấy máu hoặc chích mụn nước hoặc ban xuất huyết; Lấy dịch não tuỷ. Phương pháp xét nghiệm Nhuộm gram soi kính hiển vi tìm song cầu khuẩn hình hạt cà phê, thường trú ngụ trong bào tương của bạch cầu đa nhân. Phân lập vi khuẩn não mô cầu. Biến chứng não mô cầu ACYW Viêm màng não mô cầu diễn tiến nhanh, có thể chuyển xấu trong 24 giờ, do 2 nguyên nhân chính là nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết gây ra do não mô cầu khuẩn có ba thể gồm: tối cấp, cấp và mạn tính. Ở thể tối cấp, bệnh được tiên lượng nặng ngay từ đầu với triệu chứng trụy tim mạch, xuất huyết ồ ạt do rối loạn vi tuần hoàn kết hợp với hội chứng đông máu rải rác nội mạch. Tình trạng này khiến người bệnh bị suy hô hấp, suy tuần hoàn do tình trạng giảm oxy máu, giảm thể tích nội mạch do đông máu nội mạch rải rác hoặc rơi vào tình trạng thoát vị não (nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong giai đoạn cấp tính). Đáng lo ngại, dù được điều trị, 8-15% bệnh nhân vẫn tử vong vì biến chứng quá nặng. Trong số những người còn sống, 20% chịu hậu quả nặng nề, hoặc vĩnh viễn như bại liệt, cụt tay chân do hoại tử, điếc, động kinh, chậm phát triển trí não… Cách điều trị viêm màng não mô cầu ACYW Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh do não mô cầu có tỷ lệ tử vong cao cấp 5 lần bệnh cúm. Để phát hiện sớm các trường hợp trẻ bị viêm não và tránh bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng như: sốt rất cao kèm đau đầu, uống hạ sốt không hạ, buồn nôn và nôn ngay cả khi không đúng bữa ăn, cơ thể kích thích, vật vã, trẻ sơ sinh thì khóc thét, li bì… Bất kỳ khi nào nếu cảm thấy tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi nhanh chóng, hãy nhập viện cấp cứu ngay, kể cả trước đó được bác sĩ thăm khám trong ngày. Nguyên tắc điều trị viêm màng não mô cầu ACYW-135 Để điều trị viêm màng não mô cầu ACYW-135 hiệu quả, các bác sĩ dùng sunfamit, penicillin và/ hoặc các kháng sinh điều trị và dự phòng khác phải đảm bảo các loại thuốc này nhạy cảm với vi khuẩn não mô cầu. Điều trị dự phòng Sunfamit dùng trong 5 ngày. Ở trẻ em là 1 gram/ngày chia đều 2 lần. Ở người lớn là 2 gram/ngày chia đều 2 lần. Ở trẻ dưới 5 tuổi với liều là 0,05 gram/kg/ngày, chia đều 2 lần trong 5 ngày. Nếu Sunfamit không còn nhạy cảm với vi khuẩn não mô cầu, có thể dùng rifamycin với liều người lớn 600 mg/ngày, chia đều 2 lần trong 2 ngày. Ở trẻ em > 1 tháng tuổi liều 10 mg/kg/ngày; trẻ < 1 tháng tuổi với liều 5 mg/kg/ ngày, chia đều 2 lần trong 2 ngày. Điều trị đặc hiệu Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi uống Ampicillin 200 mg/kg, Cephalosporin thế hệ III 100 mg/kg, tiêm tĩnh mạch từ 2 đến 3 lần trong 24 giờ. Trẻ dưới 10 tuổi uống Ampicillin 200 mg/kg, Chloramphenicol 25 mg/kg hoặc Ampicillin và Cephalosporin liều như trên tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Đối với người lớn dùng Penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch cách 2 giờ/lần hoặc ampicillin 2g, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gr, tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị khoảng 10 ngày. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh não mô cầu ACYW? Để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng và họng bằng dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Kết hợp dọn dẹp vệ sinh nơi ở và nơi làm việc để đảm bảo môi trường thông thoáng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ vận động phù hợp để nâng cao thể trạng, sức đề kháng. Ngoài các biện pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW trên, tiêm chủng vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để chủ động ngăn ngừa bệnh, giúp giảm thiểu ảnh hưởng, di chứng nặng nề, nguy cơ tử vong do não mô cầu khuẩn ở trẻ em và người lớn. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình đã mất đi người thân chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ vì căn bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW-135. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cộng đồng cần cải thiện mức độ bao phủ vắc xin để nhiều người được bảo vệ hơn khỏi các bệnh do não mô cầu khuẩn ACYW. Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ vắc xin Menactra (Mỹ) – đây là vắc xin cộng hợp thế hệ mới phòng ngừa các bệnh xâm lấn như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135, dành cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi. Phác đồ tiêm cụ thể vắc xin Menactra được khuyến cáo như sau: Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng. Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56): 1 liều duy nhất. Viêm màng não mô cầu ACYW có thể gây tử vong trong 24h sau triệu chứng khởi phát đầu tiên, nếu may mắn điều trị khỏi, bệnh để lại di chứng nặng nề cho người bệnh như chậm phát triển, điếc, liệt, thậm chí tử vong. Tiêm vắc xin Menactra là “lá chắn” hữu hiệu để tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng các bệnh xâm lấn do não mô cầu khuẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-cua-axit-mat-trong-benh-xo-gan-do-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-lam-trung-gian-vi
Vai trò của axit mật trong bệnh xơ gan do hệ vi sinh vật đường ruột làm trung gian
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột hoặc rối loạn vi khuẩn ở bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính hoặc xơ gan thường đi kèm với sự giảm đáng kể tổng số acid mật và tỷ lệ acid mật thứ cấp/ acid mật chính. 1. Vai trò của Acid mật Acid mật là phân tử tín hiệu thiết yếu để điều hòa hai chiều giữa gan và đường ruột, chủ yếu được kích hoạt bởi hai con đường tín hiệu sau:Liên kết phân tử tín hiệu với thụ thể axit mật 1 với protein G (GPBAR1 hoặc TGR5)Kích hoạt sự biểu hiện của thụ thể hoạt hóa xanesoid X (FXR).Hai con đường trên kiểm soát sự cân bằng chuyển hóa năng lượng, điều chỉnh phản ứng nhiễm mỡ và viêm ở gan cũng như ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách định hình khả năng miễn dịch đường ruột và một số đặc tính kháng khuẩn của peptit nội sinh. Do đó, việc sử dụng acid mật làm phân tử tín hiệu của hệ vi sinh vật đường ruột có thể đóng một vai trò trong sinh lý bệnh của các bệnh gan. Acid mật đóng vai trò tác động hai chiều giữa gan và hệ vi sinh vật đường ruột 2. Vai trò của acid mật trong bệnh xơ gan do hệ vi sinh vật đường ruột làm trung gianCác nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột hoặc rối loạn vi khuẩn ở bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính hoặc xơ gan thường đi kèm với sự giảm đáng kể tổng số axit mật và tỷ lệ axit mật thứ cấp/ axit mật chính. Rối loạn sinh học được đặc trưng bởi sự giảm vi khuẩn 7α-dehydroxyl hóa axit mật, thay đổi tỷ lệ Bacteroides/ Firmicutes và sự gia tăng vi khuẩn Gram âm gây bệnh. Trong quá trình tiến triển của bệnh xơ gan, có sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh trong ruột non, do sự chuyển vị của lipopolysaccharide, nội độc tố và các chất chuyển hóa khác và kết quả là tạo ra sự kết tụ.Trên thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan thuận của Enterobacteriaceae với chứng viêm nội độc tố và nồng độ CDCA trong phân. Các chất chuyển hóa này có nguồn gốc từ stress oxy hóa và chuyển hóa amoniac và axit amin thơm có liên quan tích cực đến họ Porphyromonadaceae và Enterobacteriaceae cũng như liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của bệnh não gan.Kakiyama và cộng sự đề xuất rằng rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân xơ gan một phần là do nồng độ axit mật trong ruột giảm. Ví dụ, sự giảm số lượng vi khuẩn 7α-dehydroxyl hóa axit mật là do giảm mức axit mật chính trong ruột kết, đóng vai trò như một nguồn năng lượng. Giảm nồng độ axit mật đi vào ruột non có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh và chuyển hóa proin, đồng thời gây ra việc giải phóng các dấu hiệu chuyển hóa cũng như làm tăng tình trạng viêm gan. Viêm gan kích hoạt cơ chế phản hồi tích cực, cơ chế này có thể ức chế hơn nữa sự tổng hợp axit mật. Kích thước và thành phần của bể axit mật có thể điều chỉnh đáng kể cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột và dùng như một chỉ báo về mức độ nghiêm trọng của các bệnh gan. Tóm lại, sự cân bằng của trục vi sinh vật gan - axit - mật - ruột là rất cần thiết cho sức khỏe con người và chống xơ hóa gan.3. Tăng tỷ lệ DCA/ axit cholic ở bệnh nhân xơ gan có thể cải thiện chất chuyển hóa độc hại từ hệ vi sinh vật đường ruộtDCA là chất kháng khuẩn hiệu quả nhất trong acid mật, được tạo ra bởi vi khuẩn 7α-dehydroxyl hóa acid mật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng tỷ lệ DCA/ axit cholic ở bệnh nhân xơ gan có thể cải thiện các chất chuyển hóa độc hại từ hệ vi sinh vật đường ruột, tăng tỷ lệ mắc bệnh nội độc tố và bệnh não gan, có thể liên quan đến việc phá hủy hàng rào niêm mạc ruột bởi DCA. So với DCA làm trầm trọng thêm rối loạn chức năng hàng rào, LCA có tác dụng phá hủy hệ vi sinh vật đường ruột ít hơn nhiều do không hòa tan trong nước và dễ bài tiết qua phân. TGR5 là một thụ thể màng có thể được kích hoạt bởi nhiều loại acid mật, trong đó LCA là chất chủ vận tự nhiên mạnh nhất của nó. Trong nghiên cứu của Guo và cộng sự, LCA ức chế sự hoạt hóa của protein 3 thụ thể giống Nod qua trục TGR5-cAMP-protein kinase A, giúp ức chế đáng kể sự trưởng thành của caspase-1 và sự tiết IL-B. hoặc IL-18. Ngoài ra, LCA cũng được chứng minh là làm giảm sự giải phóng các cytokine tiền viêm gây ra bởi lipopolysaccharide và hoạt động thực bào của đại thực bào thông qua TGR5, do đó ức chế quá trình viêm gan.Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, hai chất chuyển hóa khác nhau của LCA cũng có thể kiểm soát các phản ứng miễn dịch của vật chủ ở cả người và chuột. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hàm lượng LCA trong phân của bệnh nhân xơ gan tiến triển thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân xơ gan giai đoạn đầu. Các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào độc tính tế bào của acid mật. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch của acid mật. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng acid mật là một mục tiêu điều trị tiềm năng chống lại các bệnh viêm nhiễm. Sự gia tăng nồng độ acid mật thích hợp ở bệnh nhân xơ gan có thể ngăn chặn tình trạng viêm gan và cải thiện tình trạng xơ hóa gan, điều này đáng được thảo luận thêm. 4. Kết luậnNhiều nghiên cứu trong những thập kỷ gần đây đã chỉ ra rằng, chức năng của acid mật vượt ra ngoài chức năng của “chất hoạt động bề mặt tiêu hóa”. Ở cấp độ vật chủ, có một mối quan hệ rõ ràng giữa tín hiệu acid mật và khả năng miễn dịch bẩm sinh trong gan và ruột. Nói cách khác, acid mật là nền tảng của trục miễn dịch giữa gan và hệ vi sinh vật đường ruột. Là một chất trung gian trong trục ruột-gan, acid mật có thể điều chỉnh phản ứng viêm, chuyển hóa vật chủ và miễn dịch bẩm sinh, là những mục tiêu điều trị hiệu quả trong bối cảnh các bệnh gan khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đương đại về axit mật đều dựa trên mô hình chuột biến đổi gen, trong khi hệ thống miễn dịch, chuyển hóa axit mật và hệ vi sinh vật đường ruột của chuột rất khác so với người.Các thử nghiệm lâm sàng gần đây về chất chủ vận FXR đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn. Dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy sự chuyển hóa axit mật của hệ vi sinh vật đường ruột cũng là một mục tiêu điều trị tiềm năng. Những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột để điều chỉnh thành phần của axit mật có thể cải thiện sức khỏe của gan thông qua việc sử dụng kháng sinh, men vi sinh, prebiotics và cấy ghép vi khuẩn trong phân. Các tương tác phức tạp giữa axit mật và vi sinh vật chủ trong trục gan ruột mới chỉ bắt đầu được hiểu. Các thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu chuyên sâu hơn có thể giúp xác định các vai trò khác nhau của axit mật ở những người khỏe mạnh và bệnh nhân mắc bệnh gan, cho phép sử dụng chúng tối ưu làm mục tiêu điều trị tiềm năng. Tài liệu tham khảo:Shao JW, Ge TT, Chen SZ, Wang G, Yang Q, Huang CH, Xu LC, Chen Z. Role of bile acids in liver diseases mediated by the gut microbiome. World J Gastroenterol 2021; 27(22): 3010-3021 [DOI: 10.3748/wjg.v27.i22.3010]
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-gan-giai-doan-dau-169220317070943341.htm
18-03-2022
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư gan giai đoạn đầu
1.Tổng quan ung thư gan Ung thư gan rất nguy hiểm bởi đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong số những bệnh ung thư phổ biến nhất. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B , viêm gan C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia , thuốc lá.... Ung thư gan để lại rất ít cơ hội điều trị cho những người mắc bệnh. Thông thường, khi bệnh được phát hiện ra ở giai đoạn muộn, người bệnh chỉ có thể sống thêm được từ 3 - 6 tháng. Để tránh xa căn bệnh ung thư gan, cách duy nhất là tiến hành ngay những biện pháp phòng ngừa. Ung thư gan tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ phòng ngừa. Bên cạnh đó, việc nhận ra những dấu hiệu sớm của bệnh cũng giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị. Tuy các triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư gan khá mơ hồ, không rõ ràng nhưng nếu chú ý thì bạn cũng có thể nhận ra. Người bệnh ung thư gan tức nặng hoặc hơi đau hạ sườn phải, đây là triệu chứng sớm, nhưng ít được chú ý ‎ 2. Biểu hiện cảnh báo ung thư gan giai đoạn đầu Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. ZỞ giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng gợi ý như: Rối loạn tiêu hóa nhẹ: ăn ít, chậm tiêu hoặc ăn nhiều mà không béo lại gầy đi. Người bệnh tức nặng hoặc hơi đau hạ sườn phải, đây là triệu chứng sớm, nhưng ít được chú ý tới. Gầy sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Tình cờ sờ thấy khối u vùng hạ sườn phải, toàn trạng vẫn bình thường, vì có khối u nên đi khám bệnh. Các biểu hiện sớm của ung thư gan ở giai đoạn đầu có thể gặp như sau: - Vàng da: Vàng da là biểu hiện của tình trạng chức năng gan suy giảm. Khi các chức năng gan suy giảm dẫn tới hiện tượng bilirubin (sắc tố mật) tăng đột ngột trong máu khiến cho sắc tố da thay đổi. Vàng da có thể là triệu chứng đầu tiên và thường thấy của nhiều căn bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng gan. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây có thể xem là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh ung thư gan, vì thế nếu thấy mình có hiện tượng này thì nhất định không được chủ quan. - Sụt cân nhanh đột ngột: Khi gan của bệnh nhân bị tế bào ung thư tấn công thường bị suy yếu, không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nên tạo thành cảm giác ăn uống không ngon miệng, bụng đầy trướng, lạo lực, ngấy đồ dầu mỡ, không hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì thế người bệnh thường bị giảm cân rất nhanh. Đây chính là biểu hiện rất quan trọng cảnh báo bệnh ung thư gan giai đoạn đầu, vì thế nên coi trọng biểu hiện này để có thể tầm soát được bệnh kịp thời. - Bất thường khó chịu vùng gan: Khi bắt đầu bị ung thư gan, người bệnh thường thấy có cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng gan, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau, có thể sờ thấy gan trở nên to hơn bình thường. - Nước tiểu sẫm màu hơn: Khi gan có vấn đề, một lượng lớn bilirubin bị phá vỡ sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu trở nên vàng sẫm thậm chí là màu nâu. Biểu hiện này khá bất thường và có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh về gan nên bạn đừng bỏ qua. - Buồn nôn và nôn: Ung thư gan sẽ dễ gây ảnh hưởng đến các chức năng của dạ dày, khiến người bệnh có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn hoặc chán ăn. Viêm gan virus B và dự phòng ung thư gan Nút mạch trong điều trị ung thư gan nguyên phát thực hiện khi nào? Điểm mặt những nguyên nhân gây ung thư gan - Ngứa da: Ngứa do ung thư gan xảy ra khi chức năng gan suy giảm khiến cho bilirubin trong cơ thể tăng cao gây ngứa da. Vì vậy, thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều nên cẩn thận. - Cảm giác mệt mỏi triền miên: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi dai dẳng, không dứt, kèm với bất kỳ triệu chứng khác liên quan đến suy giảm chức năng gan, bạn có thể có nguy cơ bị ung thư gan. Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh như: Rối loạn tiêu hóa: bụng bắt đầu chướng to lên, sau ăn thấy tức bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Người bệnh thấy mệt mỏi tăng nhiều, không lao động được, gầy sút cân nhanh (5 - 6kg/1 tháng). Đau tức vùng hạ sườn phải, có khi đau dữ dội như cơn đau quặn gan nhưng thường xuyên liên tục hơn.Vàng da, củng mạc mắt. Đi đại tiện phân trắng/bạc màu. Các giai đoạn của ung thư gan 3. Điều trị ung thư gan Cũng như nhiều căn bệnh ung thư, điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức, việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phải phụ thuộc vào mức độ lan rộng của tổn thương và tình trạng xơ gan, các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến bao gồm: phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích... 4. Phòng tránh ung thư gan Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở nước ta. Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,… Ngoài ra tiêm đầy đủ vaccin phòng viêm gan B, việc tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan B là phương pháp hiệu quả nhất để dự phòng ung thư gan, giúp bảo vệ được trên 90% trẻ em và người lớn. Việc bảo vệ này sẽ kéo dài trong nhiều năm hoặc có thể suốt đời, giúp bạn loại bỏ được 1 nguyên nhân rất lớn gây nên bệnh ung thư gan. Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh. Hạn chế đồ uống có cồn, hạn chế rượu là hạn chế được bệnh xơ gan - một trong những nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát. Cẩn thận với các loại thuốc có hại cho gan vì thế bạn cần nhớ không tự ý dùng thuốc bừa bãi mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Tránh xa các chất độc hại nếu bạn ăn đồ ăn chứa nhiều chất độc hại hoặc ở trong môi trường bị ô nhiễm khả năng gan bị tổn thương dẫn đến ung thư gan là rất cao. Ngoài ra, khi có biểu hiện nghi ngờ bất thường cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn nhằm phát hiện sớm ung thư. Video bạn có thể quan tâm Trẻ dưới 5 tuổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ Y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-2-tuoi-khong-tang-can-trong-nhieu-thang-vi
Trẻ 2 tuổi không tăng cân trong nhiều tháng
Trẻ ăn được nhưng không tăng cân hay tăng cân kém là vấn đề chung của nhiều trẻ. Điều này luôn khiến cha mẹ hay người chăm sóc trẻ vô cùng lo lắng và loay hoay không ngừng để tìm kiếm các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, nếu được trang bị những hiểu biết cơ bản về việc tại sao trẻ không tăng cân hay cách chăm sóc trẻ, cho ăn theo khoa học, chỉ số cân nặng của trẻ sẽ nhanh chóng cải thiện. 1. Những lý do tại sao trẻ ăn được nhưng không tăng cân? Có nhiều lý do có thể khiến bé không tăng cân trong nhiều tháng mặc dù trẻ vẫn ăn rất ngoan để duy trì sự phát triển liên tục khỏe mạnh, bao gồm:Không được nạp đủ caloTrong 90% các trường hợp, trẻ em không thể phát triển toàn diện nếu trẻ không tiêu thụ đủ calo. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không có thái độ đòi ăn thường xuyên hoặc khi cha mẹ ít quan tâm đến con, không hiểu con mình thực sự cần bao nhiêu calo.Thức ăn hạn chếTrẻ 2 tuổi không tăng cân có thể do không được cho ăn đa dạng, phong phú khiến trẻ mau ngán, nhàm chán. Tại lứa tuổi này, hàm răng sữa của trẻ phát triển tương đối hoàn thiện cũng như não bộ ham thích khám phá của trẻ không ngừng hoạt động. Những bữa thức ăn chế biến liên tục như lúc ban đầu trẻ tập ăn dặm sẽ không còn phù hợp với trẻ.Các vấn đề về răng miệngMột nguyên nhân bé không tăng cân trong nhiều tháng còn có thể do quá trình mọc răng sữa. Các cơn đau khi răng sữa mọc lên khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, chảy nước bọt liên tục và ăn kém.Hơn nữa, khi trẻ nổi các mụn nước hay bị loét miệng, các tổn thương này cũng khiến trẻ nhạy cảm hơn khi được cho ăn.Nôn óiChứng rối loạn tiêu hóa này thường gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ. Hơn nữa, trẻ cũng có thể bị nôn thức ăn do ép ăn quá nhiều.Ngoài ra, tình trạng nôn ói ở trẻ em còn có thể là do trào ngược axit nghiêm trọng hoặc một số vấn đề thần kinh, gây ra giảm trương lực cơ.Các vấn đề về tuyến tụyTrẻ ăn được nhưng không tăng cân còn có thể vì quá trình tiêu hóa thức ăn không đúng cách khi tuyến tụy hoạt động kém. Trong các trường hợp này, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, sủi bọt, có mùi hôi và chứa nhiều nhầy nhớt.Có bệnh tim bẩm sinhĐối với trẻ bị dị tật trong tim, ăn uống cũng là một hoạt động gắng sức. Qua đó, việc ăn kém, ăn ít hay ăn không ngon miệng khiến bé không tăng cân trong nhiều tháng dài. Có nhiều lý do có thể khiến bé không tăng cân trong nhiều tháng 2. Các giải pháp giúp bé tăng cân một cách khỏe mạnh Dưới đây là những giải pháp đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp trẻ tăng cân tốt hơn:Tạo bầu không khí thoải mái cho trẻ ăn uốngHầu hết trẻ em thường bị phân tâm bởi ti vi, điện thoại thông minh hoặc máy tính khi cho ăn. Khi có quá nhiều sự phân tâm, bản thân người lớn có thể cảm thấy áp lực trong việc cho bé ăn uống đầy đủ. Và đôi khi trẻ cũng không chịu ăn trong tình huống như vậy.Vì vậy, nên tránh xa các yếu tố gây nhiễu trong giờ ăn để tạo bầu không khí yên bình, giúp bản thân và trẻ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt một cách hiệu quả hơn.Đặt một thói quen cho giờ ăn trong ngàyDuy trì một thói quen có tổ chức là điều bắt buộc để trẻ có hành vi ăn uống đều đặn hằng ngày.Khi trẻ được 2 tuổi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ theo dõi đồng hồ và cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ mau chóng tăng cân. Khi bắt đầu, giờ ăn sẽ kéo con ra khỏi giờ chơi, sẽ khiến trẻ rất khó chịu nhưng hãy cứ làm như vậy mỗi ngày sẽ giúp trẻ hình thành thói quen.Ngoài ra, đừng bỏ bữa của trẻ ngay cả khi phải đi ra ngoài. Lúc này, cần mang theo đồ ăn nhẹ bên mình để cha mẹ có thể cho trẻ ăn theo thời gian đã quy định.Tăng lượng calo hấp thụMột số trẻ ăn với số lượng thức ăn rất nhỏ trong mỗi bữa. Vì vậy, khi việc tăng lượng thức ăn dường như không có tác dụng, cha mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao để mau chóng cải thiện tình trạng bé không tăng cân trong nhiều tháng.Chính điều này sẽ đảm bảo rằng trẻ 2 tuổi sẽ nhận được lượng dinh dưỡng phù hợp. Đó là các loại thực phẩm như các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo, pho mát kem, sốt mayonnaise hoặc bánh pudding làm từ sữa.Cân nhắc lựa chọn đồ ăn nhẹĐồ ăn nhẹ cũng là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ mới biết đi. Các món ăn nhanh tiện lợi có thể ăn bằng ngón tay luôn được trẻ em yêu thích.Tuy nhiên, cha mẹ hãy cẩn thận trong việc lựa chọn các món ăn nhẹ này, vì thường chứa nhiều muối, hóa chất tổng hợp hay chất béo bão hòa. Theo đó, để thúc đẩy tăng cân ở trẻ nhỏ một cách an toàn, hãy chế biến tại nhà các món ăn nhẹ lành mạnh như bánh bông lan nướng, bánh quy bơ đậu phộng và hay bánh ngũ cốc. Yến mạch cũng có thể là một lựa chọn lành mạnh để làm đồ ăn nhẹ cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống các loại nước hoa quả nhưng nên kiêng những loại nước có ga.Xem xét bổ sung vitamin cho trẻCha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hay các chuyên gia dinh dưỡng về việc bổ sung một số vi chất, nhằm cải thiện cân nặng của trẻ trong chế độ ăn cho trẻ nhẹ cân, đặc biệt nếu trẻ biếng ăn. Các sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ nên bao gồm vitamin A, C và D và phải được pha chế phù hợp theo tuổi. 3. Những loại thực phẩm giàu năng lượng sẽ giúp trẻ mau tăng cân Thực phẩm đóng vai trò chính trong việc nuôi dưỡng và tăng cân ở trẻ nhỏ. Theo đó, nếu trẻ ăn được nhưng không tăng cân, cha mẹ hãy thử đưa những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của trẻ để giúp trẻ tăng cân một cách lành mạnh:Khoai tâyĐa số trẻ em thường thích ăn khoai tây. Đây cũng là lựa chọn tốt giúp thúc đẩy quá trình tăng cân ở trẻ nhỏ. Lượng carbohydrate trong khoai tây là nguồn cung cấp tối ưu giúp trẻ mau lên kí. Hơn nữa, khoai tây cũng chứa các axit amin khuyến khích tăng trưởng ở trẻ em.Ngoài khoai tây, cha mẹ cũng có thể lựa chọn các nguồn giàu tinh bột khác cung cấp trong chế độ ăn của trẻ. Bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng giúp bé tăng cân một cách lành mạnh Dầu ô liuTất cả mọi người từ lâu đều nhận thức được lợi ích của việc ăn dầu ô liu. Sản phẩm này rất giàu axit béo không bão hòa đơn nên là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống hằng ngày.Hơn nữa, dầu ô liu cũng giàu chất chống oxy hóa và chứa nhiều calo. Thêm dầu ô liu vào món salad của trẻ và trong các công thức nấu ăn lành mạnh khác cho trẻ cũng là một cách tăng cường calo phù hợp.ChuốiChuối cũng đứng đầu danh sách các loại thực phẩm lành mạnh để tăng cân. Chuối chín có sẵn dễ dàng, ăn liền mà không cần chế biến.Chuối cũng là một nguồn giàu carbohydrate giúp quá trình tăng cân ở trẻ trở nên đơn giản hơn những vẫn hiệu quả. Tất cả những gì cha mẹ phải làm là bóc vỏ một quả chuối và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn cho trẻ. Một cách khác để hấp dẫn trẻ ăn chuối hơn là thêm sữa chua hoặc sữa đông, trộn thêm một số loại trái cây khác hay cho trẻ ăn dưới dạng bánh pudding.Các loại hạtCác loại hạt cũng thường được trẻ em yêu thích, như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng, hạt bí ngô và hạt vừng. Đây là nguồn thực phẩm giàu chất béo, protein và chất xơ.Theo đó, cha mẹ có thể cho trẻ ăn các loại hạt này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn nguyên hạt để tránh nguy cơ hóc dị vật mà nên chế biến thành bơ, xay làm bánh, pha sữa...TrứngTrứng luôn là một nguồn cung cấp protein tự nhiên lý tưởng và dồi dào vitamin A và vitamin B12. Loại thực phẩm này có thể bắt đầu sử dụng ngay từ khi trẻ tập ăn dặm.Khi trẻ được 2 tuổi, trẻ sẽ rất thích thú khi ăn trứng dưới nhiều cách chế biến hấp dẫn khác nhau, từ trứng tráng, trứng luộc, trứng bác, bánh mì trứng,... cho đến làm bánh, sữa trứng.Quả bơQuả bơ là một nguồn chất béo thực vật tuyệt vời. Thành phần loại trái cây này chứa đầy calo, carbohydrate, protein và chất béo... hầu hết mọi thứ giúp tăng cân.Đồng thời, cách chế biến quả bơ khá đa dạng, từ ăn chín, làm salad cho đến xay nhuyễn, làm bánh... đều khiến trẻ luôn hào hứng với từng công thức riêng biệt.Tóm lại, cha mẹ cần thường xuyên cân đo cho trẻ tại nhà để phát hiện sớm bé không tăng cân trong nhiều tháng nhằm kịp thời điều chỉnh. Trong đó, chế độ ăn uống của trẻ luôn là điều kiện tiên quyết dù trẻ ăn được nhưng không tăng cân. Theo đó, việc cung cấp cho trẻ một chế độ ăn giàu protein, carbohydrate cùng với các loại trái cây có hàm lượng calo cao như chuối và bơ có thể nhanh chóng giúp trẻ tăng cân kịp thời với những trẻ đồng trang lứa.Trường hợp trẻ không tăng cân trong nhiều tháng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://tamanhhospital.vn/bang-quang-tang-hoat/
18/08/2022
Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Kết quả thống kê ở Mỹ cho thấy, có tới 30% nam giới và 40% phụ nữ ở Hoa Kỳ bị bàng quang tăng hoạt. Thế nhưng, nhiều người bệnh lại không biết hoặc ngại ngùng không dám chia sẻ khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng hoặc gặp phải biến chứng. Các chuyên gia Tiết niệu Thận học cho rằng, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả tình trạng này để người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn. Mục lụcBàng quang tăng hoạt là gì?Triệu chứng bàng quang tăng hoạtNguyên nhân khiến bàng quang hoạt động quá mức1. Co thắt bàng quang không chủ ý2. Các yếu tố khác có thể liên quan đến các tình trạng bàng quang tăng hoạt:3. Các yếu tố nguy cơBiến chứng bàng quang tăng hoạtPhương pháp chẩn đoán1. Hỏi tiền sử bệnh2. Khám sức khỏe3. Các phương pháp xét nghiệm khácPhương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt1. Thay đổi lối sống2. Điều trị nội khoa và ngoại khoaPhòng ngừa bàng quang tăng hoạtBàng quang tăng hoạt là gì? Bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức (Overactive bladder – OAB) là tình trạng co bóp không đúng lúc của bàng quang, gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Người bị bàng quang tăng hoạt có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm và cũng có thể bị tiểu gấp. Do đó, nếu có tổng số lần đi tiểu trên 8 lần/ngày hoặc trên 2 lần vào ban đêm, bạn nên nghĩ đến chứng bàng quang tăng hoạt. (1) Tình trạng bàng quang hoạt động quá mức không gây nguy hiểm, nhưng có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến công việc và gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. May mắn là bàng quang tăng hoạt có thể được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị hiệu quả, trả lại sự tự tin cho người bệnh. Triệu chứng bàng quang tăng hoạt Theo các chuyên gia Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, nếu bị bàng quang tăng hoạt, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây: Cảm thấy đột ngột muốn đi tiểu và sợ bị rò rỉ nước tiểu Tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác buồn tiểu Đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần trong 24 giờ Thức dậy hơn 2 lần trong đêm để đi tiểu Nguyên nhân khiến bàng quang hoạt động quá mức Nguyên nhân gây bệnh bàng quang rất đa dạng và đến nay vẫn còn chưa được khảo sát đầy đủ. Song, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là: 1. Co thắt bàng quang không chủ ý Bàng quang hoạt động quá mức xảy ra do các cơ của bàng quang co thắt một cách không chủ ý, ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang của bạn thấp. Những cơn co thắt không tự chủ này tạo ra nhu cầu đi tiểu gấp ở người bệnh. Ngoài ra, người bị co thắt bàng quang không chủ ý có thể do: Rối loạn về thần kinh như đột quỵ, bệnh đa xơ cứng… Bệnh tiểu đường Nhiễm trùng đường tiết niệu Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ Bất thường trong bàng quang như khối u hoặc sỏi Các yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang như phì đại tuyến tiền liệt, táo bón hoặc do người bệnh từng trải qua các cuộc phẫu thuật trước đó để điều trị chứng tiểu không kiểm soát 2. Các yếu tố khác có thể liên quan đến các tình trạng bàng quang tăng hoạt: Người dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc gây cảm giác khát, muốn uống nhiều nước Người tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc rượu bia Người bị suy giảm chức năng nhận thức do lão hóa, khiến cho tín hiệu từ não đến bàng quang bị rối loạn Người đi đứng khó khăn nên khi bàng quang đầy, không kịp vào nhà vệ sinh Người thường không tiểu sạch có thể dẫn đến các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt vì ít không gian lưu trữ nước tiểu 3. Các yếu tố nguy cơ Tuổi tác: Người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt và gặp các vấn đề về đường tiết niệu do tăng sinh tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường… Nhận thức suy giảm: Những người từng bị đột quỵ hoặc mắc bệnh Alzheimer cũng có nhiều nguy cơ gặp tình trạng này. Bởi não bộ mất khả năng kiểm soát việc quản lý bàng quang, thời gian tích nước và nhắc nhở đi tiểu… Người mang thai nhiều lần: Nhóm người này sẽ dễ bị suy yếu cơ sàn chậu, dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt, tiểu không kiểm soát… Biến chứng bàng quang tăng hoạt Tình trạng tiểu không kiểm soát tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, khi không được điều trị đúng cách người bệnh phải đối mặt với các vấn đề sau: Thường xuyên viêm nhiễm đường tiết niệu, các phần phụ Cảm thấy tự ti, bất an, thậm chí là trầm cảm Rối loạn giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn Gặp nhiều vấn đề liên quan đến tình dục Phương pháp chẩn đoán Theo các chuyên gia Tiết niệu Thận học, để đưa ra phương án điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp như sau: 1. Hỏi tiền sử bệnh Người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng gặp phải, thời gian bao lâu và mức độ ảnh hưởng lên cuộc sống. Tiền sử bệnh sẽ bao gồm câu hỏi về các vấn đề sức khỏe trong quá khứ và hiện tại của người bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên mang theo danh sách các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn đang dùng. Bác sĩ cũng có thể hỏi người bệnh về thói quen ăn uống, lượng chất lỏng nạp vào ban ngày và ban đêm… 2. Khám sức khỏe Để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bác sĩ cũng có thể sờ bụng và khám các cơ quan trong khung chậu và trực tràng… bằng các dụng cụ chuyên dụng. Để đánh giá mức độ bất thường, người bệnh sẽ được yêu cầu ghi nhật ký bàng quang trong một vài tuần để đánh giá các triệu chứng hàng ngày. Thông tin bao gồm: số lần đi vệ sinh, thời điểm bị rò rỉ nước tiểu… để kiểm tra: thời điểm và lượng chất lỏng nạp vào; số lần và khoảng thời gian đi vệ sinh; tần suất của cảm giác khẩn cấp; thời điểm và mức độ nước tiểu bị rò rỉ… 3. Các phương pháp xét nghiệm khác Xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc máu Chụp bàng quang để đo lượng nước tiểu trong bàng quang sau khi đi vệ sinh. Các xét nghiệm khác như soi bàng quang hoặc đo niệu động học cũng có thể được chỉ định khi bác sĩ cần kiểm tra sâu hơn. Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bàng quang tăng hoạt mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp và có thể riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều liệu pháp cùng một lúc.(2) Cụ thể như sau: 1. Thay đổi lối sống Để điều trị bàng quang tăng hoạt, trước tiên các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống. Những thay đổi này cũng có thể được gọi là liệu pháp hành vi nhằm mang đến những chuyển biến tích cực cho sức khỏe. Theo đó, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên: Hạn chế thức ăn và đồ uống tác động lên bàng quang: Có một số loại thực phẩm và đồ uống được biết là có thể gây kích thích bàng quang, tạo nhiều nước tiểu như cà phê, trà, rượu bia, soda và đồ uống có gas, một số trái cây họ cam quýt, cà chua, sô cô la đen, thức ăn cay… Người bệnh nên thử loại bỏ một số loại thực phẩm không phù hợp ra khỏi chế độ ăn uống để cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời bổ sung thêm chất xơ như yến mạch, rau xanh… vào chế độ ăn để cải thiện tiêu hóa. Ghi nhật ký bàng quang: Viết ra giấy số lần đi vệ sinh trong một ngày, thực hiện liên tục 1 tuần có thể giúp bạn hiểu cơ thể mình hơn. Nhật ký này cũng có thể giúp người bệnh mối liên hệ giữa thực phẩm, thuốc điều trị với tình trạng xấu đi của các triệu chứng. Tiểu sạch 2 lần: Điều này có thể hữu ích cho những người gặp khó khăn trong việc làm rỗng hoàn toàn bàng quang. Để thực hiện biện pháp này, sau khi đi vệ sinh, bạn đợi vài giây rồi thử lại một lần nữa để tống sạch nước tiểu ra ngoài. Tập trì hoãn đi tiểu: Để chữa bằng liệu pháp hành vi này, người bệnh nên tập đợi trước khi vào nhà vệ sinh khoảng 1-2 phút rồi dần dần tăng lên, nhằm làm tăng khả năng trữ nước của bàng quang. Đi tiểu đúng giờ: Người bệnh cần tuân theo lịch đi vệ sinh hàng ngày, thay vì đi khi muốn với mục đích ngăn chặn cảm giác khẩn cấp và giành lại quyền kiểm soát bàng quang. Muốn làm được điều này, người bệnh cần phải trao đổi với các bác sĩ để được sắp xếp lịch trình hợp lý. Tập các bài tập giúp thư giãn và làm khỏe cơ bàng quang: Bài tập Kegel là một lựa chọn phù hợp, giúp thắt chặt các cơ vùng chậu nhằm tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu 2. Điều trị nội khoa và ngoại khoa Dùng thuốc theo toa: Khi các biện pháp thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả như mong muốn, bước tiếp theo có thể là dùng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định bằng dùng thuốc làm giãn cơ giúp ngăn bàng quang co bóp khi chưa đầy. Một số thuốc được dùng dưới dạng uống, gel hoặc miếng dán thẩm thấu qua da. Điều trị bằng cách tiêm botox vào bàng quang: Botox có tác dụng thư giãn cơ của thành bàng quang để giảm tiểu gấp và tiểu không tự chủ. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và sử dụng ống soi đưa vào bàng quang để tiêm một lượng nhỏ botulinum vào cơ bàng quang. Tác dụng của Botox kéo dài đến 6 tháng và điều trị lặp lại khi các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt tái phát. Kích thích thần kinh: Phương pháp này còn có tên gọi khác là điều hòa thần kinh. Phương pháp điều trị này thực hiện gửi các xung điện đến dây thần kinh có chung đường dẫn đến bàng quang, để bàng quang hoạt động bình thường và cải thiện các triệu chứng tăng hoạt. Có hai lại kích thích thần kinh gồm: kích thích thần kinh cùng và kích thích thần kinh chày. Mỗi liệu trình thường gồm 12 lần, tùy thuộc tình trạng bệnh. Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột non (hồi tràng): Với những bàng quang có thể tích nhỏ, độ giãn kém… gây bàng quang tăng hoạt, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bác sĩ sẽ can thiệp bằng biện pháp này. Tuy nhiên, nhược điểm của phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột khá lớn nên người bệnh cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn khác không thành công. Phòng ngừa bàng quang tăng hoạt Lối sống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và đường tiết niệu nói riêng. Do đó, tình trạng bàng quang tăng hoạt có thể được ngăn ngừa bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh: Duy trì cân nặng hợp lý Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia… Không hút thuốc lá Kiểm soát chặt các bệnh mạn tính Thực hiện bài tập Kegel để làm săn chắc cơ vùng chậu Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa. Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Bàng quang tăng hoạt là một trong những bệnh lý phổ biến, nhất là ở nữ giới cao tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, mỗi người nên có ý thức chăm sóc sức khỏe, đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường để được hướng dẫn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sang-ngu-day-uong-nuoc-truoc-khi-danh-rang-vi
Sáng ngủ dậy uống nước trước khi đánh răng
Uống nước trước hay sau khi đánh răng vào buổi sáng là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sinh răng miệng, tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng uống nước trước khi đánh răng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. 1. Nên uống nước trước hay sau khi đánh răng? Nên uống nước trước hay sau khi đánh răng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sỉnh răng miệng, tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng uống nước trước khi đánh răng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, sáng ngủ dậy uống nước trước khi đánh răng mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể như sau:Buổi sáng lúc mới thức dậy là lúc nước bọt có chứa nhiều enzyme amylase, loại enzym này giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, thời điểm mới thức dậy vào buổi sáng cũng là lúc nước bọt có môi trường kiềm cùng hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp trung hòa một phần axit dạ dày. Nếu không uống nước ngay khi ngủ dậy mà thay vào đó là đánh răng trước, chúng ta sẽ làm lãng phí nguồn lợi khuẩn có trong khoang miệng;Cơ thể sử dụng hết nguồn nước cung cấp vào ban đêm trong lúc ngủ, vì vậy uống một ly nước ấm lúc thức dậy là điều kiện giúp bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể;Lưu ý bạn nên đánh răng vào tối hôm trước khi đi ngủ để đảm bảo sáng hôm sau ngủ dậy vi không bị vi khuẩn phát triển. 2. Lợi ích của việc uống nước vào buổi sáng Làm sạch hệ tiêu hóa: Uống nước buổi sáng sớm khi thức dậy, lúc dạ dày rỗng sẽ giúp điều hòa chức năng chuyển hóa trong đường tiêu hóa. Các chất cặn bã trong cơ thể sẽ được loại bỏ ra ngoài, giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch hệ tiêu hóa;Hỗ trợ giảm cân: Một trong những lợi ích của việc uống nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy là có thể giúp bạn giảm cân. Nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể và làm cho cơ thể đốt cháy nhiều Calo hơn;Ngăn ngừa sỏi thận: Uống một ly nước ấm vào buổi sáng, đặc biệt là uống nước trước khi đánh răng sẽ hỗ trợ cơ thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày (một trong những yếu tố chính gây sỏi thận). Nước ấm giúp bài tiết nước tiểu nhiều hơn, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận;Giải độc trong cơ thể: Nước ấm là biện pháp tuyệt vời giúp giải độc cơ thể. Uống một ly nước ấm vào buổi sáng giúp làm ấm cơ thể, tăng tiết mồ hôi và giải độc cơ thể theo nhiều cách;Ngăn ngừa lão hóa: Độc tố trong cơ thể làm tăng tốc độ lão hóa của da, đây là một trong những lý do tại sao bạn nên loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Việc uống nước ấm vào buổi sáng giúp điều chỉnh tế bào da, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da, giảm ảnh hưởng bởi các gốc tự do có hại...Tăng cường hệ miễn dịch: Nước giúp loại bỏ chất thải, loại bỏ vi khuẩn gây hại hoặc vi khuẩn nên gây bệnh trong cơ thể. Khi uống nước vào lúc bụng đói, hệ miễn dịch được tăng cường từ đó giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh. 3. Lưu ý khi uống nước vào buổi sáng Nhiệt độ lý tưởng của ly nước uống vào buổi sáng là 20 – 25oC, nhiệt độ này của nước sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hệ đề kháng;Uống nước trước khi đánh răng vào buổi sáng nên ở tư thế đứng để giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Sau khi uống nước nên kết hợp với vận động nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và kích thích nhu cầu đi vệ sinh vào buổi sáng.Như vậy uống nước vào buổi sáng trước khi đánh răng mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin trình bày trên bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm được những thông tin hữu ích về lợi ích cũng như các lưu ý khi uống nước vào buổi sáng trước khi đánh răng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/anh-huong-cua-nhiet-do-den-kha-nang-di-chuyen-va-kha-nang-song-cua-tinh-trung-vi
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng di chuyển và khả năng sống của tinh trùng
Khi giữ các mẫu tinh dịch ở 37°C, tinh trùng bị mất khả năng di chuyển và khả năng sống. Nếu được giữ ở 4°C, chúng vẫn còn khả năng tồn tại nhưng mất khả năng vận động do sốc nhiệt. Nhiệt độ giữ tinh dịch tốt nhất nhằm bảo tồn khả năng di chuyển của tinh trùng là 20°C. 1. Số liệu từ thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện trên 42 người đàn ông có khả năng sinh sản và tự nguyện yêu cầu thắt ống dẫn tinh. Các mẫu tinh dịch được lấy và bảo quản ở 4, 20 và 37°C. Tính di động và khả năng tồn tại được phân tích sau khi ngâm dầu và độ pH trong 3, 6, 12 và 18 giờ. Cụ thể:Khi tinh dịch được giữ ở 20°C, sự suy giảm khả năng vận động là không đáng kể sau 12 giờ.Tuy nhiên, khả năng vận động của tinh dịch giảm đáng kể khi được giữ ở 4 hoặc 37°C, trong đó tệ nhất là ở 4°C.Như vậy, khả năng di động giảm theo thời gian ở 20 và 37°C, nhưng với tốc độ cao hơn đáng kể ở 37°C (trong đó nhu động giảm một nửa sau 12 giờ).Trong những thí nghiệm này, khả năng sống sót được đánh giá bằng nhuộm eosin-nigrosin và không thể phục hồi được bằng cách hâm nóng lại tinh dịch. Kết quả như sau:Khả năng sống sót của tinh trùng cũng giảm giống như khả năng vận động ở 20 và 37°C.Khả năng sống sót được bảo toàn tốt nhất ở 4°C mặc dù mất khả năng vận động. Cụ thể ở 4°C, khả năng di động gần như không có sau 6 giờ nhưng tinh trùng vẫn tồn tại qua 18 giờ.Ở nhiệt độ cao hơn 4°C, các tinh trùng bất động đã chết do có nhiều vi khuẩn phát triển, chủ yếu là vi khuẩn gram âm như Esch. coli và Proteus. Thỉnh thoảng cũng có Enterococci gram dương được xác định. Ở 37°C, tinh dịch có tính axit đáng kể. Số lượng vi khuẩn tăng lên rõ rệt và độ pH giảm ở 37°C giải thích cho sự giảm khả năng vận động và khả năng sống.Để xác định ảnh hưởng của vi khuẩn phát triển lên khả năng vận động của tinh trùng, thí nghiệm được lặp lại với việc bổ sung kháng sinh. Kết quả:Không có bất kỳ sinh vật nào phát triển và không có sự sụt giảm độ pH, ngay cả ở 37°C.Tinh trùng trong điều kiện có kháng sinh giữ được khả năng vận động ở 20 và 37°C tốt hơn.Vẫn có sự suy giảm đáng kể nhu động trong các mẫu được giữ ở 37°C (nhiệt độ cơ thể), ngay cả khi ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.Vậy tinh trùng sống ở nhiệt độ bao nhiêu? Những nghiên cứu này cho thấy giữ mẫu tinh dịch ở nhiệt độ phòng (20°C) trong thời gian từ khi xuất tinh đến khi phân tích là tốt nhất. Các mẫu được giữ ở 37°C sẽ mất cả tính di động và khả năng sống sót. Những mẫu được giữ ở 4°C sẽ mất khả năng vận động do sốc nhiệt nhưng vẫn giữ được khả năng tồn tại. 2. Khả năng sống của tinh trùng trong các môi trường khác Sau khi xuất tinh, nếu tinh trùng không đi vào cơ thể phụ nữ mà ra ngoài môi trường thì vẫn có khả năng sống sót, nhưng thời gian rất ngắn Sau khi xuất tinh, nếu tinh trùng không đi vào cơ thể phụ nữ mà ra ngoài môi trường thì vẫn có khả năng sống sót, nhưng thời gian rất ngắn. Cụ thể như sau:Trong không khíKhi xuất tinh ra ngoài không khí, bám vào các bề mặt như drap giường, khăn giấy, sàn nhà... thì thời gian sống của tinh trùng chỉ khoảng vài phút, với điều kiện tinh tinh dịch vẫn còn ướt và bề mặt bám không có hóa chất. Khi tinh dịch đã khô lại thì tinh trùng không còn khả năng sống sót.Lưu ý, nếu tinh trùng bám gần âm đạo có đủ độ ẩm và ấm thì có thể sống được khoảng 20 phút. Do đó, nếu có những tác động khiến tinh trùng (đã xuất ra ngoài môi trường) nhưng di chuyển được đến âm đạo thì vẫn có khả năng thụ thai.Trong bao cao suThời gian sống của tinh trùng trong bao cao su có thể lên đến 24 giờ, tùy thuộc vào chất liệu và nhiệt độ bảo quản của chiếc bao. Cụ thể, nếu sử dụng bao cao su có chất diệt tinh trùng thì chúng sẽ chết trong vài phút. Nếu không, tinh trùng có thể sống được 15 - 20 phút cho đến khi tinh dịch không còn nhiệt độ và trạng thái thích hợp.Trong trường hợp nhiệt độ môi trường thích hợp, bao cao su được buộc chặt để tinh dịch không bị khô đi thì tinh trùng có khả năng sống lâu vài giờ. Nhưng nhìn chung thì hầu hết các loại bao cao su đều có chất bôi trơn và chất bảo quản, nên thời gian sống của tinh trùng không quá lâu.Trong nước nóngTinh trùng sống ở nhiệt độ nào? Nhiệt độ bìu của nam giới thường dao động ở 43°C, đây mức lý tưởng để tinh trùng sống và phát triển. Nếu xuất tinh vào nước ấm với nhiệt độ tương tự, tinh trùng có thể sống được vài phút. Trong trường hợp xuất tinh vào nước nóng hay nước sôi, tinh trùng sẽ chết ngay lập tức.Tinh trùng đông lạnhNam giới có thể chọn phương pháp đông lạnh tinh trùng để bảo tồn khả năng duy trì nòi giống trong nhiều năm. Khi được làm lạnh ở -196°C, tất cả hoạt động sinh học của tinh trùng đều dừng lại hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh trùng được đông lạnh có khả năng tồn tại mãi mãi. Những em bé được sinh ra từ tinh trùng được đông lạnh vẫn có thể phát triển bình thường, cả về thể chất lẫn trí tuệ.Dính vào tayTinh trùng không có khả năng di chuyển trên da. Chúng phải tiếp xúc trực tiếp với âm đạo mới có thể di chuyển đến tử cung và vào ống dẫn trứng. Nhưng tinh trùng có thể sống vài phút trên tay trong nếu không bị lau đi. Vì vậy, nếu đủ lượng tinh trùng trên các ngón tay được đưa vào âm đạo, vẫn có khả năng mang thai xảy ra.Trong hồ bơiSự sống của tinh trùng trong hồ bơi thường chỉ là vài giây do độ pH của nước trong bể bơi khác với độ pH bên trong âm đạo. 3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sống của tinh trùng Ngoài nhiệt độ trong phòng thí nghiệm, khả năng sống của tinh trùng chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên sau:Tuổi tácTinh trùng của nam giới từ 20 - 40 tuổi có sức sống dẻo dai nhất. Sau 40 tuổi sức sống của tinh trùng giảm đi và xuất hiện nhiều tinh trùng dị dạng. Qua 60 tuổi, khoảng 80% tinh trùng có thể bị biến dạng. Vì vậy, nam giới nên sinh con trong thời kỳ sức sống tinh trùng cao nhất để đảm bảo khả năng thụ thai.Uống rượu, hút thuốcNhững người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có chất lượng tinh trùng giảm rõ rệt, tỷ lệ tinh trùng dị dạng tăng cao. Bên cạnh đó, uống rượu lâu ngày cũng ảnh hưởng và gây teo tinh hoàn, cũng như giảm chất lượng tinh trùng. Do đó nam giới nên hạn chế sử dụng các chất kích thích để tránh ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.Nhiệt độ bên ngoàiThói quen thường xuyên mặc quần bó sát, xông hơi, ngâm mình trong nước nóng hoặc để laptop lên đùi,... sẽ khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng cao, làm giảm đi sự sinh trưởng và sức sống của tinh trùng.Vận độngNam giới bị béo phì có nhiệt độ ở háng tăng cao, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của tinh trùng. Vận động vừa phải, tạo sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, nhất là hormone sinh dục nam, có thể giúp tăng sức sống cho tinh trùng.Nếu bạn và bạn đời đang có kế hoạch mang thai thì cần tìm hiểu về sức khỏe tinh trùng, về nhiệt độ cũng như khả năng sống. Việc tìm hiểu này sẽ giúp các quý ông loại bỏ được các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và làm thế nào để tinh trùng sản xuất tốt và luôn khỏe mạnh. Nguồn tham khảo: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, sciencedirect.com Tinh trùng sống được bao lâu ở môi trường trong và ngoài cơ thể?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-ket-hop-nghi-ngoi-o-nguoi-bi-roi-loan-tien-dinh-vi
Điều trị kết hợp nghỉ ngơi ở người bị rối loạn tiền đình
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Chữa rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và thay đổi lối sống hành vi, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hạn chế căng thẳng. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn. 1. Bị rối loạn tiền đình nên làm gì? Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và thay đổi lối sống. Trong đó, bệnh nhân hoàn toàn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị về chế độ thuốc men và thời gian. Người bệnh cần được tư vấn kỹ về những vấn đề như rối loạn tiền đình nên làm gì hay nên ăn gì, tuyệt đối không được tự ý áp dụng điều trị. Như vậy, hiệu quả chữa bệnh mới có thể tối ưu và hạn chế nguy cơ tái phát, nhất là với bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngoại biên.Trong giai đoạn cấp, khi bệnh nhân đang có biểu hiện chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng tư thế thì cần xử lý như sau:Đưa vào phòng có ánh sáng nhẹ, không gian yên tĩnhNằm thấp đầu, giữ yên vùng đầuDùng thuốc chống nôn bằng đường tiêm tĩnh mạchBù nước và điện giải chơ thểCác loại thuốc chữa hội chứng rối loạn tiền đình cần dùng phối hợp theo 2 nhóm:Nhóm thuốc chống chóng mặt, bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc ức chế chọn lọc canxi, thuốc an thần benzodiazepine;Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não, cải thiện tiền đình, bao gồm betahistine, piracetam, almitrin-raubasin, ginkgo biloba. Người bệnh rối loạn tiền đình cần được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh 2. Chế độ nghỉ ngơi và vận động ở người bị rối loạn tiền đình Để chữa rối loạn tiền đình hiệu quả, ngoài chế độ dùng thuốc, bệnh nhân còn cần phải thay đổi lối sống hành vi, bao gồm:Ăn uống và dinh dưỡng khoa họcNằm đầu thấp, không kê gối quá caoPhòng ngủ và chỗ nằm nghỉ phải thoáng, tránh đèn chói sáng quá mức, không gian nhẹ nhàng, hạn chế ồn àoVận động nhẹ, thể dục vừa phải (ví dụ, tập dưỡng sinh) để máu huyết lưu thôngXoa nắn vùng thái dương, mát xa mặtCân bằng cuộc sống, tránh căng thẳngTránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc, lý tưởng nhất là ngủ từ 6 tiếng trở lên mỗi ngàyTránh tâm trạng buồn phiền, vì đôi khi cảm giác không thoải mái dẫn đến những rối loạn về nội sinh, khiến cho tình trạng rối loạn tiền đình ngày càng nặng hơn. Xoa nắn vùng thái dương, 3. Rối loạn tiền đình ăn gì? Trong quá trình chữa rối loạn tiền đình, ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ thì xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp giúp tối ưu hiệu quả điều trị. Theo đó, những bệnh nhân bị hội chứng rối loạn tiền đình nên:Tiêu thụ nhiều thực phẩm tự nhiên, chẳng hạn như rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung khoáng chất và vitamin, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.Uống nhiều và đủ nước mỗi ngày (tầm 1,5 lít nước) để bù lại lượng nước cơ thể đã mất đi. Nên để nước lọc ngay tại nơi làm việc hoặc gần vị trí làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để đến khi quá khát mới uống nước.Nên hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc và hạt. Tránh các thực phẩm hoặc đồ uống có thành phần đường và muối cao.Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích như cafein, vì chất này có thể khiến tình trạng ù tai nặng hơn. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, vì những tác nhân này sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương và gây ra các cơn đau đầu. Chế độ ăn nhiều rau xanh cho bệnh nhân rối loạn tiền đình 4. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình Nhìn chung, hội chứng rối loạn tiền đình rất dễ tái phát. Rất nhiều bệnh nhân diễn tiến bệnh theo từng đợt, có thể điều trị khỏe đợt này xong nhưng sau lại tái phát đợt mới. Cá biệt một số trường hợp có diễn tiến rất nặng, cần phải nhập viện điều trị.Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Đối với người thường xuyên làm việc trong văn phòng, nên thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thực hiện thường xuyên các bài tập để vận động cho vùng đầu, cổ gáy. Bên cạnh đó, khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, cần đi khám bác sĩ tại chuyên khoa tai mũi họng và thần kinh để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bệnh nhân rối loạn tiền đình nên điều trị sớm Vì sao bạn bị rối loạn tiền đình? Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tiem-phong-cum-hieu-qua-nhu-nao-vi
Tiêm phòng cúm hiệu quả như thế nào?
Một số nguời khỏe mạnh, khi bị cúm chỉ cần nghỉ ngơi một vài tuần sau đó sức khỏe sẽ trở lại bình thường. Nhưng với một số trường hợp virus cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, việc tiêm vắc-xin cúm mùa là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm. 1. Bệnh cúm mùa là gì? Mỗi năm trong mùa cúm, cứ 20 người ở Hoa Kỳ thì có ít nhất một người sẽ bị cúm. Đối với hầu hết chúng ta, bị cúm chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu trong vài ngày như nhức đầu, đau nhức cơ thể, sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi và kiệt sức. Sau đó mọi người tự phục hồi.Nhưng có một số đối tượng như là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn. Đây là nhưng nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến bệnh cúm theo mùa.Cúm là bệnh do vi-rút cúm gây ra nên rất dễ lây lan. May mắn thay, có nhiều cách để bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm theo mùa và cách tốt để phòng ngừa là tiêm vắc-xin cúm hàng năm.Vắc-xin cúm theo mùa được thay đổi hàng năm. Mỗi năm, một nhóm chuyên gia từ các cơ quan như Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) nghiên cứu dữ liệu hiện có và quyết định ba hoặc bốn chủng vi-rút cúm nào sẽ hoạt động nhiều nhất trong mùa cúm tiếp theo. Vào tháng Hai, họ khuyên các nhà sản xuất nên sử dụng các chủng vi-rút để sản xuất vắc-xin. Vì vậy, mỗi năm vắc-xin được sử dụng khác với vắc-xin đã được sử dụng năm trước. Vắc-xin cúm theo mùa được thay đổi hàng năm 2. Vắc-xin cúm mùa hiệu quả như thế nào? Vắc-xin cúm theo mùa có hiệu quả khoảng 80% trong việc phòng ngừa cúm. Sau khi, đã tiêm vắc-xin cúm mùa, cơ thể mất khoảng hai tuần để tạo ra kháng thể được bảo vệ cơ thể.Các virus được sử dụng trong vắc-xin có thể không phải là chủng duy nhất gây ra bệnh cúm do đó, vẫn có khả năng bạn bị nhiễm vi-rút loại khác. Tuy nhiên, những người bị cúm sau khi tiêm phòng cúm thường bị cúm nhẹ hơn và thời gian mắc ngắn hơn. 3. Hướng dẫn tiêm phòng cúm như thế nào? 3.1 Loại vắc-xin cúmThực tế có hai dạng vắc-xin cúm:Loại dưới dạng tiêm chứa virus cúm đã chết và thành phần có tối đa bốn chủng virus cúm khác nhau.Loại vắc-xin xịt mũi được tạo ra bằng các virus sống giảm độc lực.Cả hai loại vắc-xin làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể để ngăn chặn vi-rút cúm xâm nhập cơ thể bạn.Vắc-xin loại xịt mũi có thể được dùng cho những người khỏe mạnh và không mang thai ở độ tuổi từ 2 đến 49. Không nên dùng cho những người mắc bệnh mãn tính hoặc hệ miễn dịch yếu như: Người mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và những người được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp ức chế hệ thống miễn dịch. Trẻ từ 2-8 tuổi khuyến khích ngừa cúm bằng vắc-xin dạng xịt 3.2 Ai nên tiêm vắc-xin cúm?Vắc-xin cúm theo mùa được khuyến nghị tiêm cho tất cả đối tượng từ trên 6 tháng tuổi và người lớn có nguy cơ gặp biến chứng của bệnh cao như:Người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi và hệ thống miễn dịch bị suy yếu, chẳng hạn như nhiễm HIV/AIDS hoặc do điều trị HIV/AIDS.Phụ nữ mang thaiNgười sống trong các viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc và điều trị khác dành cho người bệnh có các bệnh lý mãn tínhNgười có dự định đi du lịch đến vùng nhiệt đớiNgười từ 50 tuổi trở lên. Hiện nay có các loại vắc-xin liều cao được sản xuất dành riêng cho người cao tuổi.Người chăm sóc người bệnh trong nhóm có nguy cơ caoNếu trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi và được tiêm vắc-xin cúm lần đầu tiên thì trẻ nên được tiêm hai liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần.3.3 Đối tượng không nên tiêm vắc-xin cúmNhững người không nên tiêm phòng cúm bao gồm:Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổiNgười có phản ứng nghiêm trọng với tiêm phòng cúm hoặc xịt mũi cúmNgười mắc hội chứng Guillain-Barre hoặc viêm đa dây thần kinh mãn tínhNhững người bị bệnh từ trung bình đến nặng kèm theo sốt Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm phòng cúm Từ lâu, các chuyên gia đã khuyên những người bị dị ứng với trứng không nên tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma and Immunology) cho biết: “Vắc-xin cúm chứa một lượng protein trứng thấp đến mức không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng trứng. Do đó, nếu bạn bị dị ứng trứng nặng (sốc phản vệ), hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin cúm”.3.4 Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin cúmMột số người bị đau hoặc sưng tại chỗ tiêm vắc-xin cúm và một số có tác dụng phụ nhẹ khác như nhức đầu, ho, đau nhức cơ thể hoặc sốt. Các tác dụng dụng phụ này thường biến mất trong khoảng một đến hai ngày sau tiêm.Vắc-xin cúm dạng xịt mũi đôi khi gây ra các triệu chứng nhẹ, bao gồm:Sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hoĐau đầuNônĐau cơSốt
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-massage-tri-tac-tia-sua-hieu-qua-vi
Làm thế nào để massage trị tắc tia sữa hiệu quả?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bùi Xuân Lực - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông. Tắc tia sữa là tình trạng hay gặp ở phụ nữ đang cho con bú. Biểu hiện ban đầu là tắc tia sữa, sau đó sữa bị ứ lại và gây viêm hoặc áp xe tuyến vú với các triệu chứng như nóng, vú sưng đỏ và đau, sốt. Tình trạng tắc tia sữa thường xảy ra ở một bên nhưng cũng có khi xảy ra ở cả hai bên, đồng thời kèm theo nhức đầu, buồn nôn, miệng khô, táo bón,... Nếu không trị tắc tia sữa kịp thời có thể dẫn tới vú cứng và hóa mủ. Vậy cách massage trị tắc tia sữa thế nào thì hiệu quả? 1. Tắc tia sữa là gì? Tắc tia sữa là một tình trạng hay gặp ở phụ nữ đang cho con bú, khi hệ thống ống dẫn sữa hay lỗ núm vú bị tắc và sữa không chảy ra được. Biểu hiện đầu tiên thường là tắc tia sữa, sau đó sữa ứ lại trong vú và gây viêm hoặc áp xe tuyến vú. Một số triệu chứng điển hình như sốt, vú sưng nóng, đỏ thường xảy ra ở một bên vú nhưng đôi khi có thể xảy ra ở cả hai. Ngoài ra, một số triệu chứng kèm theo có thể bao gồm buồn nôn, miệng khô, nhức đầu, táo bón,...Nếu không trị tắc tia sữa đúng phương pháp và kịp thời thì người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp xe,... lâu ngày có thể thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa của mẹ bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa và phải nuôi con bằng sữa công thức.Xem ngay: Điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp vật lý Phương pháp massage trị tắc tia sữa được nhiều người quan tâm
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/anh-huong-cua-nhiet-do-toi-cac-thanh-phan-dinh-duong-trong-thuc-vi
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
Phần lớn các loại thực phẩm cần phải trải qua chế biến mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến có nền nhiệt cao thì các biến đổi lý hóa xảy ra có thể thay đổi cấu trúc dinh dưỡng của món ăn. Nếu không chú ý đến nhiệt độ nấu ăn thì một số nhóm thực phẩm có thể bị suy giảm khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Thực tế, lượng nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được các phương pháp nấu ăn ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng thực phẩm sẽ hạn chế được tình trạng này. Một số chất có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ khi nấu ăn có thể kể đến như: 1. Chất đạm (Protit) Nhóm thực phẩm gồm các loại thịt, cá, tôm, cua, trứng, vừng, lạc, đỗ... chứa chủ yếu chất đạm. Khi đun nóng ở nhiệt độ 70 độ C thì protit sẽ đông vón và thoái hóa. Quá trình đông vón vừa phải làm cho protit dễ tiêu hơn. Ngược lại, nếu nấu ăn ở nhiệt độ quá cao như: nấu nướng, hấp thức ăn trong lò nhiệt độ cao (trên 300 độ C), rán thức ăn trong dầu mỡ quá lâu (dầu mỡ có thể lên đến nhiệt độ trên 200 độ C) sẽ tạo thành các liên kết khó tiêu, khiến giá trị dinh dưỡng của chất đạm giảm đi.Do vậy với các nhóm thực phẩm giàu protit như thịt, trứng, cá... nên sử dụng nhiệt độ từ 70 - 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn. Khi luộc các loại thức ăn như gà, ngan, vịt, cá, gan... nên luộc chín kỹ. Nên ưu tiên các món luộc, hấp và hạn chế các món nướng, rán, quay ở trong lò nhiệt độ cao hoặc dầu mỡ lâu.XEM THÊM: Bảng nhiệt độ và thời gian nướng thịt bò, cừu và bê Thực phẩm chứa đạm nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây mất đi chất dinh dưỡng 2. Chất béo (Lipit) Chất béo (dầu, mỡ) không có biến đổi đáng kể ở nhiệt độ 102 độ C trừ việc hóa lỏng. Nhưng khi nấu ăn ở nhiệt độ quá cao thì các axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất các tác dụng có ích đối với cơ thể. Đồng thời, khiến các liên kết kép trong cấu trúc của axit này bị bẻ gãy tạo thành các chất trung gian như Aldehyde, Peroxide có hại đối với sức khỏe.Khi nướng thức ăn trên bếp lửa nhiệt độ cao, mỡ chảy xuống tạo thành mùi thơm nhưng thực chất đó chính là các cacbua hydro thơm đa vòng không tốt cho cơ thể và cũng là một trong các tác nhân gây ung thư. Do vậy không nên nấu ăn ở nhiệt độ quá cao, tái sử dụng các loại dầu mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao. Không nên mua các thức ăn nướng, chiên rán, bán sẵn (bánh rán, xiên nướng...) khi thấy chảo dầu mỡ đang dùng chế biến không còn màu trong, có dấu hiệu sử dụng nhiều lần và có màu đen cháy.XEM THÊM: Nên chế biến chất béo ở nhiệt độ bao nhiêu? 3. Chất bột (Gluxit) Nhóm thực phẩm này gồm gạo, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và một số loại rau củ (khoai tây, đậu...). Trong nhiệt độ đun sôi bình thường Gluxit không có biến đổi đáng kể. Nhưng khi nấu ăn ở nhiệt độ quá cao nhất là trong môi trường không có nước (như món nướng) thì các thành phần của tinh bột cũng bị biến dạng thành khó tiêu hoặc gây hại cho cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt sẽ không biến đổi nhiều khi đun sôi bình thường 4. Các loại vitamin Trong các thành phần dinh dưỡng của thức ăn bị thay đổi do nhiệt độ, các loại vitamin là nhóm dễ bị thay đổi nhiều nhất do cấu trúc ít bền vững hơn. Dưới đây là mức ảnh hưởng của nhiệt độ nấu ăn lên từng nhóm vitamin nhất định: 4.1. Các loại vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) Các loại vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) có cấu trúc tương đối bền vững với nhiệt độ nấu ăn, trong quá trình chế biến nấu nướng thường vitamin nhóm này sẽ bị hao hụt từ 15 - 20%. Nhóm vitamin (A, D, E, K) sẽ bị hao hụt 15 - 20% khi nấu nướng 4.2. Các loại vitamin tan trong nước Các loại vitamin tan trong nước bị suy giảm nhiều hơn do bị hòa tan và dễ bị phân giải (đặc biệt trong môi trường kiềm). Do vậy, việc ngâm thực phẩm trong nước, dùng xút (hoặc vôi) trong nấu nước, luộc nhiều lần nước rồi đổ đi, bảo quản thức ăn lâu đều làm mất nhiều các vitamin nhóm B và vitamin nhóm C (lượng mất mát có thể lên tới 90%). 4.3. Vitamin nhóm B Đối với vitamin nhóm B thì vitamin B1 ít bền vững nhất, riêng vitamin B2 và vitamin PP hầu như không bị phân hủy. Khi luộc thịt, cá, một lượng tương đối vitamin B sẽ ra đi theo nước luộc, việc chế biến dưới nhiệt độ hợp lý sẽ làm mất khoảng 20% vitamin nhóm B (riêng vitamin B1 tỉ lệ hao hụt có thể cao hơn). Luộc thịt sẽ khiến vitamin B bị loại bỏ thông qua nước luộc 4.4. Vitamin C Vitamin C là nhóm có cấu trúc ít bền vững nhất: không những dễ hòa tan trong nước mà còn nhanh oxy hóa dưới nhiệt độ cao. Theo thời gian bảo quản lượng vitamin C cũng sẽ giảm dần. Do vậy, nên chọn các loại rau, hoa quả tươi và rửa thực phẩm rồi mới gọt, cắt, thái và sau khi cắt thì nên nấu ngay. Người ta ước tính lượng vitamin hao hụt trong quá trình nấu nướng như sau: vitamin C (50%), vitamin B1 (30%), Caroten (20%).Như vậy, nhiệt độ nấu ăn sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Theo đó, bạn cần chú ý đến cách chế biến, cân chỉnh nhiệt độ hợp lý để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến dạng, hao hụt và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các thành phần dinh dưỡng và hạn chế khả năng sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể. Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/uong-nuoc-tang-luc-co-tot-khong-vi
Uống nước tăng lực có tốt không?
Mặc dù nước tăng lực giúp khắc phục nhanh chóng sự mệt mỏi, tuy nhiên tác dụng này chỉ đạt được trong ngắn hạn và khi tiêu thụ chúng thường xuyên có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Các loại nước tăng lực có chứa một số thành phần có thể dẫn đến các nguy cơ như huyết áp cao, béo phì và các vấn đề về tim mạch. 1. Uống nước tăng lực có tốt không? Hầu hết các loại nước tăng lực đều chứa một lượng lớn chất kích thích caffeine, có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của bạn. Chất caffeine này cung cấp cho bạn năng lượng và tăng sự tỉnh táo. Theo nghiên cứu cho thấy, trong một tách cà phê trung bình 8 ounce có chứa khoảng 95 – 200 milligram caffeine. Trong khi đó, 2 ounce nước tăng lực có chứa lượng caffeine lên đến 200 – 207 mg.Caffeine được cho là tương đối an toàn khi sử dụng với liều lượng nhỏ, ví dụ như lượng caffeine có trong một tách cà phê hoặc trà. Tuy nhiên, nó có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với sức khoẻ nếu tiêu thụ với liều lượng lớn – trên 400 mg caffeine. Quá liều caffeine có thể dẫn đến một số triệu chứng như khó thở, nhịp tim không đều, tiêu chảy, co giật hoặc sốt. Thậm chí, nó cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đối với:Những người bị dị ứng với caffeine;Phụ nữ mang thai;Những người có vấn đề về huyết áp hoặc điều hoà nhịp tim.Bên cạnh caffeine, các sản phẩm nước tăng lực còn chứa một số thành phần khác, chẳng hạn như guarana và nhân sâm. Những chất phụ gia này có thể làm tăng năng lượng của thức uống và cả những tác dụng phụ của caffeine. Hầu hết các loại nước tăng lực đều chứa một lượng lớn chất kích thích caffeine, có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của bạn Mặt khác, các loại nước tăng lực thường chứa một lượng lớn đường để hỗ trợ cho tác dụng tăng cường năng lượng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 khẩu phần nước tăng lực có thể chứa tới hơn 30 gam đường. Việc tiêu thụ các loại đồ uống có đường có liên quan đến các tình trạng béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao trong máu, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về tim mạch.Nhiều thành phần trong nước tăng lực có thể là mới đối với các sản phẩm thương mại, do đó chưa có nhiều nghiên cứu về chúng, chẳng hạn như cartine, glucuronolactone, inositol, nhân sâm panax, siêu citrimax và taurine. Thậm chí, nhiều loại nước tăng lực còn chứa cồn, tuy nhiên, nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cấm bán vì không an toàn đối với sức khỏe. 2. Uống nước tăng lực có tốt đối với trẻ em hay không? Nước tăng lực có thể hấp dẫn đối với nhiều trẻ em và thanh thiếu niên vì chúng thường được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng tiện lợi và được sử dụng hợp pháp cho mọi lứa tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết, có khoảng 50% thanh thiếu niên tiết lộ rằng họ thường xuyên tiêu thụ nước tăng lực.Trẻ em và thanh thiếu niên đều là những đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nước tăng lực vì cơ thể chúng thường không quen với caffeine. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy, tình trạng say caffeine hoặc uống quá nhiều caffeine trong nước tăng lực có thể dẫn đến nghiện chất kích thích này và làm tăng khả năng phải cai nghiện. Lượng caffeine có trong nước tăng lực có thể tác động xấu đến sự phát triển của não, cơ, tim và xương của trẻ Ngoài ra, caffeine cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Lượng caffeine có trong nước tăng lực có thể tác động xấu đến sự phát triển của não, cơ, tim và xương của trẻ.Một số nghiên cứu tại Thuỵ Điển và Mỹ cho thấy, việc tiêu thụ nước tăng lực có liên quan đến sự xói mòn răng và sâu răng ở trẻ do hàm lượng đường cao trong loại đồ uống này. 3. Một số giải pháp thay thế nước tăng lực Nhìn chung, việc tiêu thụ một lượng caffeine vừa phải sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc uống nước tăng lực mỗi ngày không những không giúp bạn tăng cường năng lượng mà còn gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ tổng thể. Để ngăn ngừa những nguy cơ do nước tăng lực gây ra, bạn nên thực hiện theo một số phương pháp lành mạnh sau đây:Uống đủ nước: Điều này giúp duy trì hoạt động của cơ thể bạn. Bạn nên uống một cốc nước trước khi thức dậy, trong bữa ăn, trước, trong và sau khi tập luyện thể dục.Bổ sung protein và carbohydrate: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, protein và carbohydrate là những nguồn nhiên liệu tuyệt vời cho quá trình tập luyện thể chất của bạn. Carbohydrate đóng vai trò là chất cung cấp năng lượng cho cơ bắp, trong khi protein giúp hình thành nên chúng. Bạn có thể thay nước tăng lực bằng các loại đồ uống lành mạnh khác như sữa sô cô la, trái cây, sinh tố bơ đậu phộng và chuối.Uống vitamin: Các loại vitamin và khoáng chất có tự nhiên trong một số thực phẩm, chẳng hạn như magie, có thể giúp cơ thể sản sinh năng lượng. Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy cơ thể cần bổ sung năng lượng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung vitamin vào chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường nhiều nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như rau, trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua. Để ngăn ngừa những nguy cơ do nước tăng lực gây ra, bạn có thể bổ sung vitamin Vận động thể chất: Khi bạn tập thể dục, mức endorphin và serotonin sẽ tăng lên ngay sau đó, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, những người tập thể dục thường xuyên sẽ có nhiều năng lượng hơn so với những người ít vận động. Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/30-cach-tu-nhien-giup-dieu-tri-buong-trung-da-nang-pcos-vi
30 cách tự nhiên giúp điều trị buồng trứng đa nang (PCOS)
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ chuyên khoa Sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng có thể gặp như u nang buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, ít tóc, tăng cân. Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân của đa nang buồng trứng rất phức tạp, nhưng tình trạng kháng insulin và điều hòa hormon là những yếu tố chính.Bạn có thể kiểm soát các yếu tố này và giảm nhẹ các triệu chứng của mình bằng cách thay đổi lối sống và bổ sung chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp điều trị buồng trứng đa nang này đáp ứng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Sau đây là một số phương pháp tự nhiên giúp điều trị buồng trứng đa nang. 1. Thay đổi chế độ ăn uống Ăn đúng loại thực phẩm và tránh một số thành phần nhất định có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của buồng trứng đa nang. Một chế độ ăn uống bổ dưỡng có thể giúp điều chỉnh hormone và chu kỳ kinh nguyệt. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất bảo quản có thể góp phần tăng tình trạng viêm và đề kháng insulin.1.1. Sử dụng thực phẩm tự nhiênCác thực phẩm nguyên chất không chứa đường nhân tạo, hormone và chất bảo quản được ưu tiên. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là những thực phẩm nguyên chất là những thực phẩm mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm không có hormone và chất bảo quản giúp hệ thống nội tiết có thể điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn.1.2. Cân bằng lượng carb và proteinCarbohydrate và protein đều tác động đến mức năng lượng và hormone của cơ thể. Ăn protein sẽ kích thích cơ thể sản xuất insulin. Thực phẩm chưa qua chế biến, nhiều carb có thể cải thiện độ nhạy cảm insulin. Thay vì áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb cho người bị đái tháo đường, bệnh nhân có PCOS nên tập trung vào việc cung cấp đủ protein lành mạnh.Các nguồn protein từ thực vật, chẳng hạn như các loại hạt, cây họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt, là nguồn tốt nhất. Cân bằng lượng carb và protein bằng ngũ cốc nguyên hạt 1.3. Nhằm mục đích chống viêmPCOS được mô tả một số nghiên cứu là một tình trạng viêm nhẹ, mãn tính. Bổ sung thực phẩm chống viêm vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng PCOS. Dầu ô liu, cà chua, rau xanh, cá thu và cá ngừ, và các loại hạt cây đều có tính chống viêm.1.4. Tăng lượng sắtMột số phụ nữ bị PCOS bị xuất huyết nặng trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể dẫn đến thiếu sắt hoặc thiếu máu. Nếu bác sĩ đã chẩn đoán bạn có thiếu máu hoặc thiếu sắt, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp giúp tăng lượng sắt cho cơ thể. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thêm thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, trứng và bông cải xanh vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất sắt có thể làm tăng nguy cơ tăng nguy cơ các biến chứng.1.5. Tăng lượng magieHạnh nhân, hạt điều, rau bina và chuối là những thực phẩm giàu magie có lợi ở bệnh nhân PCOS.1.6. Một số chất xơ giúp tiêu hóa tốtMột chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa . Đậu lăng, đậu lima, bông cải xanh, mầm Brussels, lê và bơ đều giàu chất xơ.1.7. Không uống cà phêTiêu thụ caffein có thể được liên kết với những thay đổi nồng độ estrogen và biểu hiện của các hormone. Bạn có thể sử dụng các loại nước uống thay thế không chứa caffein, chẳng hạn như trà thảo dược. Trà xanh có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và quản lý cân nặng ở phụ nữ mắc PCOS.1.8. Sử dụng các sản phẩm từ đậu nànhĐậu nành có chứa các protein tương tự như estrogen trong cơ thể. Điều này có thể giúp cân bằng nội tiết tố nếu bạn mắc PCOS. Nhưng cũng có bằng chứng rằng việc thêm đậu nành vào chế độ ăn uống có thể phá vỡ hệ thống nội tiết .Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư liên quan đến estrogen, chẳng hạn như một số bệnh ung thư vú, nên tránh các sản phẩm từ đậu nành. Nếu bác sĩ khuyên bạn thêm đậu nành vào chế độ ăn uống , sữa đậu nành, đậu phụ, miso và tempeh là những sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân PCOS. Đậu nành giúp cân bằng nội tiết tố cho người mắc PCOS 2. Thực phẩm chức năng điều trị buồng trứng đa nang Thực phẩm chức năng có thể giúp điều chỉnh hormon, kháng insulin và tình trạng viêm liên quan đến PCOS.Thực phẩm chức năng không được chấp nhận bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Bạn nên được tư vấn với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ bổ sung thực phẩm chức năng nào. Chỉ một số thực phẩm chức năng mới được sử dụng vào các phương pháp điều trị và thuốc điều trị PCOS.2.1 InositolInositol là vitamin B có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin. Nó cũng được tìm thấy để giúp tăng cường khả năng sinh sản trong một số trường hợp PCOS.2.2. ChromiumBổ sung crom có ​​thể cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI), có thể cải thiện tình trạng PCOS. Crom cũng có thể giảm sự kháng insulin bằng cách giúp cơ thể tăng chuyển hóa đường.2.3. QuếQuế làm từ vỏ cây quế. Chiết xuất quế có tác động tích cực đến sự đề kháng insulin. Quế cũng có thể điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ bị PCOS.2.4. NghệCác thành phần hoạt chất trong củ nghệ được gọi là curcumin. Củ nghệ có thể được giúp giảm kháng insulin và là một chất chống viêm.2.5. KẽmKẽm là một nguyên tố vi lượng có thể tăng khả năng sinh sản và hệ thống miễn dịch. Rụng tóc quá mức có thể được cải thiện khi bổ sung kẽm. Bạn cũng có thể ăn thịt đỏ, đậu, hạt cây và hải sản để có thêm kẽm trong chế độ ăn uống .2.6. Dầu hoa anh thảoDầu hoa anh thảo đã được sử dụng để giúp giảm triệu chứng thống kinh và kinh nguyệt không đều. Chúng cũng có thể giúp cải thiện mức cholesterol và stress oxy hóa, cả hai đều có mối liên quan với PCOS. Quế có thể điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ bị PCOS 2.7. Vitamin D và canxi kết hợpVitamin D là một thành phần rất quan trọng đối với hệ thống nội tiết . Thiếu vitamin D là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mắc PCOS. Vitamin D và canxi có thể cải thiện kinh nguyệt một cách đều đặn và tăng khả năng rụng trứng.2.8. Dầu gan cáDầu gan cá chứa vitamin D và A, cũng như lượng axit béo omega-3 cao. Những axit này có thể giúp cải thiện kinh nguyệt đều đặn và giúp loại bỏ mỡ bụng .2.9. BerberineBerberine là một loại thảo dược được sử dụng trong y học Trung Quốc để giúp giảm đề kháng insulin. Nếu bạn có PCOS, berberin có thể tăng cường sự trao đổi chất và cân bằng các phản ứng nội tiết cơ thể. 3. Thảo dược adaptogen Khi cơ thể không thể điều tiết insulin, các hormone có thể tích tụ trong cơ thể và gây tăng nồng độ hormone nam tính cao, gọi là androgen. Một số loại thảo dược adaptogen cũng giúp giảm bớt các triệu chứng khác của PCOS, như chu kỳ kinh nguyệt không đều thông qua việc làm giảm androgen.Hãy thận trọng và nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung thảo dược nào, vì những sản phẩm này chưa được FDA đánh giá.3.1. Rễ MacaRễ cây maca là một loại thảo mộc truyền thống được sử dụng để tăng khả năng sinh sản và ham muốn tình dục. Rễ Maca có thể giúp cân bằng hormone và giảm nồng độ cortisol. Nó cũng có thể giúp điều trị trầm cảm, một trong những triệu chứng của PCOS.3.2. AshwagandhaAshwagandha còn được gọi là nhân sâm Ấn Độ. Nó có thể giúp cân bằng mức độ cortisol, có thể cải thiện căng thẳng và các triệu chứng của PCOS.3.3. Húng quếHúng quế, còn được gọi là tulsi, giúp giảm các stress hóa học và trao đổi chất. Nó được gọi là nữ hoàng của các loại thảo mộc. Húng quế có thể giúp giảm đường trong máu, ngăn ngừa tăng cân và giảm nồng độ cortisol.3.4. Rễ cây cam thảoRễ cây cam thảo có chứa một hợp chất gọi là glycyrrhizin. Rễ cam thảo là một chất chống viêm, có tác dụng giúp chuyển hóa đường và cân bằng hormone. Húng quế có thể giúp giảm đường trong máu, ngăn ngừa tăng cân và giảm nồng độ cortisol 3.5. Bạch tật lê (Tribulus terrestris)Tribulus terrestris giúp kích thích rụng trứng và hỗ trợ kinh nguyệt. Nó cũng có thể làm giảm về số lượng u nang buồng trứng.3.6. Cây trinh nữ (Chasteberry)Chasteberry đã được sử dụng cậy trong nhiều thế kỷ hỗ trợ về vấn đề sinh sản. Chúng có thể cải thiện một số triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), mặc dù ảnh hưởng của nó đối với khả năng sinh sản đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn. 4. Men tiêu hóa (Probiotic) Probiotic không chỉ có lợi cho đường tiêu hóa và sức khỏe đường ruột mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị PCOS. Chúng cũng có thể làm giảm viêm và điều chỉnh các hormone giới tính như androgen và estrogen.Cân nhắc việc bổ sung men vi sinh và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, như kim chi và kombucha. 5. Duy trì cân nặng để điều trị buồng trứng đa nang Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, rối loạn kinh nguyệt và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến PCOS. Nếu bạn thừa cân, một số nghiên cứu cho thấy giảm cân từ từ thông qua chế độ ăn ít calo như một phương pháp điều trị đầu tiên đầy hứa hẹn cho PCOS. Húng quế có thể giúp giảm đường trong máu, ngăn ngừa tăng cân và giảm nồng độ cortisol 6. Tập thể dục Tập thể dục rất quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nhưng tập thể dục quá nhiều có thể làm rối loạn nồng độ các hormone , vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể có một chế độ tập luyện cân bằng.Các bài tập nhẹ nhàng, tác động ít gây tổn thương như yoga hoặc Pilates có thể được lựa chọn. Bơi lội và thể dục nhịp điệu cũng được khuyến khích. Các bài tập cường độ cao và chạy đường dài cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của PCOS. 7. Thực hành tốt “vệ sinh giấc ngủ” (sleep hygiene) Giấc ngủ giúp làm giảm mức độ căng thẳng và giúp điều chỉnh cortisol để cân bằng hormone. Nhưng rối loạn giấc ngủ có tỉ lệ tăng gấp đôi ở phụ nữ mắc PCOS. Để tăng cường vệ sinh giấc ngủ:Đặt mục tiêu cho tám đến mười giờ ngủ mỗi đêmThiết lập thói quen đi ngủ đều đặnTránh các chất kích thích và thực phẩm giàu chất béo trước khi đi ngủ 8. Giảm căng thẳng Giảm căng thẳng có thể điều chỉnh nồng độ cortisol. Nhiều chiến lược được đề cập ở trên, chẳng hạn như yoga, ngủ đủ giấc và cắt giảm caffeine, có thể góp phần làm giảm mức độ căng thẳng.Đi dạo bên ngoài và tạo không gian sống lành mạnh để thư giãn và tự chăm sóc bản thân cũng có thể làm giảm cảm giác căng thẳng. 9. Hạn chế hoặc tránh các chất gây rối loạn nội tiết Các chất gây rối loạn nội tiết là các hóa chất hoặc thành phần gây cản trở hoặc ngăn chặn sự đáp ứng tự nhiên của các hormone. Một số chất gây rối loạn nội tiết giống với hormone giới tính nữ và nam, gây rối loạn hệ thống sinh sản. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng PCOS.Chúng thường được tìm thấy trong thực phẩm đóng hộp, xà phòng và trang điểm. Các chất gây rối loạn nội tiết phổ biến bao gồm:DioxinPhthalatesThuốc trừ sâuBPAEte glycol 10. Châm cứu điều trị buồng trứng đa nang Các nghiên cứu cho thấy châm cứu như một phương pháp điều trị thay thế cho PCOS. Châm cứu có thể cải thiện PCOS bằng cách:Tăng lưu lượng máu đến buồng trứngGiảm nồng độ cortisolGiúp giảm cânCải thiện sự nhạy cảm với insulin Châm cứu như một phương pháp điều trị thay thế cho PCOS 11. Một số lưu ý Hãy cảnh giác với các thực phẩm chức năng và các liệu pháp khác. Mặc dù có một số lượng lớn các nghiên cứu về phương pháp điều trị tự nhiên cho PCOS, nhưng vẫn cần thêm thông tin cụ thể để hỗ trợ nhiều biện pháp thay thế. Bạn nên luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp thay thế nào. Một số phương pháp điều trị được thổi phồng như một phương pháp “thần kỳ” cho PCOS thực sự có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc dẫn đến các biến chứng khác.Thận trọng khi sử dụng:Progestin, có thể khiến bạn khó mang thai hơnLiệu pháp enzyme toàn thânCác thực phẩm chức năng và thảo dược hứa hẹn sẽ chữa được tất cả các bệnh và hiệu quả ngay lập tức. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-y-khi-dung-thuoc-nho-tai-cho-tre-so-sinh-vi
Chú ý khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh
Nhỏ tai cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết giúp vệ sinh tai và khi trẻ mắc các bệnh lý về tai. Thuốc nhỏ tai cho trẻ em có nhiều loại với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, cần hiểu rõ về thuốc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh để dùng thuốc an toàn. 1. Thuốc nhỏ tai cho trẻ em có công dụng gì? Nhỏ tai cho trẻ sơ sinh là một thao tác đơn giản với mục đích:Vệ sinh ráy tai;Nhỏ thuốc khi tai bị viêm, nhiễm khuẩn;Thuốc nhỏ tai cho trẻ em sử dụng đúng cách giúp thuốc đi vào ống tai, nâng cao hiệu quả điều trị, vệ sinh. Thông thường, thuốc nhỏ tai được bào chế ở nhiều dạng gồm:Dung dịch nhỏ;Dung dịch xịt.Tùy từng tình trạng, mục đích sử dụng mà có những dạng bào chế thuốc nhỏ tai cho trẻ em khác nhau. Cách dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh gồm:Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng;Giữ trẻ ở vị trí phù hợp;Lắc nhẹ lọ thuốc nhỏ tai cho trẻ em;Kéo phần dái tai xuống để ống tai mở rộng;Nhỏ/xịt trực tiếp thuốc vào tai (có thể 1 hoặc cả 2 tai).Sau khi nhỏ xong lau đầu vòi rồi đậy nắp lọ thuốc. 2. Chú ý khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh Nhìn chung, việc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh là an toàn với các trường hợp lấy ráy tai, viêm tai... Tuy nhiên, nếu như không biết cách dùng có thể làm mất hiệu quả của thuốc, gây khó khăn trong chẩn đoán/điều trị.Khi dùng thuốc sai cách còn khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, biến chứng gây thủng màng nhĩ, nhiễm khuẩn, thậm chí làm hỏng tai. Do đó, khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh cần chú ý để đảm bảo an toàn, hiệu quả.Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ em:2.1. Thực hiện nhỏ thuốc đúng cáchKhi nhỏ tai cho cho trẻ sơ sinh bạn cần chú ý kéo vành tai về phía sau, hướng xuống. Nhỏ đúng số lượng thuốc đã được bác sĩ chỉ định vào tai rồi kéo ống tai lên một cách nhẹ nhàng. Việc làm này nhằm mục đích giúp thuốc đi vào trong tai có hiệu quả. Giữ nghiêng đầu 2-5 phút để thuốc ngấm vào tai.Lấy giấy hoặc khăn để lau lượng thuốc còn đọng ở bên ngoài tai, lau phần đầu nhỏ của lọ thuốc, đậy kín và bảo quản theo hướng dẫn.2.2. Tư thế nhỏ tai cho trẻ emKhi nhỏ thuốc tai cho trẻ em, bạn nên để bé nghiêng về một phía sao cho 1 bên tai đối diện với mặt đất. Tư thế nhỏ tai cho trẻ em hiệu quả nhất là để nghiêng đầu về một bên/ nằm nghiêng về 1 hướng.2.3. Thời gian điều trịThông thường bác sĩ thường kê đơn từ 5-7 ngày hoặc 10 ngày cho 1 liệu trình dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu quá 10 ngày mà tình trạng không cải thiện, bạn cần đánh giá và chia sẻ với bác sĩ để có phương án phù hợp khác. Nếu khi nhỏ tai cho trẻ sơ sinh mà bé có các biểu hiện bất thường thì cần hỏi bác sĩ hoặc đưa trẻ đi khám.Ngoài ra, có một số người dùng oxy già hay cạo thuốc kháng sinh như một loại thuốc nhỏ tai cho trẻ em khi bị viêm tai giữa. Tuy nhiên, việc tự ý dùng oxy già hay các thuốc bột khác để nhỏ tai cho trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:Làm bong lớp biểu bì bảo vệ ống tai;Vết thương lâu lành;Chít hẹp ống tai;Bít tắc không dẫn lưu được dịch trong ống tai;Viêm xương chũm;Viêm nội sọ...Trên đây là một số lưu ý về dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ sơ sinh cũng như cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc về cách dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ em, các bậc phụ huynh hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
https://tamanhhospital.vn/man-kinh-co-quan-he-duoc-khong/
18/09/2023
Phụ nữ mãn kinh có quan hệ được không? Những mẹo để cải thiện
“Mãn kinh có quan hệ được không” là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh gây ra những tác động ở thể chất và cảm xúc, có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người phụ nữ. Vậy làm thế nào để cải thiện cảm hứng tình dục, giúp “giữ lửa” đời sống chăn gối vợ chồng? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây. Mục lụcĐôi nét về thời kỳ mãn kinhMãn kinh ảnh hưởng đến hoạt động tình dục như thế nào?1. Ảnh hưởng về thể chất2. Ảnh hưởng về cảm xúcPhụ nữ mãn kinh có quan hệ được không?Cần làm gì để cải thiện sức khỏe tình dục thời kỳ mãn kinh?Có cần sử dụng biện pháp quan hệ an toàn ở thời kỳ này không?Đôi nét về thời kỳ mãn kinh Mãn kinh là thời kỳ chuyển tiếp sinh lý tự nhiên và tất yếu ở tất cả phụ nữ lớn tuổi. Đây là thời điểm buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn, không phóng thích trứng và cơ thể ngừng sản xuất nội tiết tố nữ . Điều này đồng nghĩa phụ nữ tuổi mãn kinh sẽ không còn kinh nguyệt và không còn khả năng mang thai. (1) Mãn kinh được chẩn đoán khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục. Ở Hoa Kỳ, thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu lúc 40-50 tuổi, độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mãn kinh sớm trước 30 tuổi hoặc mãn kinh muộn sau 60 tuổi. Nguyên nhân được biết đến có thể do yếu tố di truyền, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý mắc phải hoặc can thiệp thủ thuật y tế. Khi phụ nữ trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, thời kỳ mãn kinh hầu như bắt đầu ngay lập tức. Bất kể vì lý do nào, ngay khi thời điểm mãn kinh bắt đầu, ham muốn và trải nghiệm tình dục của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng. Mô tả sự thay đổi nồng độ Estrogen ở phụ nữ theo tuổi Mãn kinh ảnh hưởng đến hoạt động tình dục như thế nào? Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể có những thay đổi trong đời sống tình dục. Thực tế, một số phụ nữ cho biết họ thích quan hệ tình dục hơn, trong khi những phụ nữ khác cho rằng họ ít quan hệ tình dục thường xuyên hơn hoặc không còn hứng thú về nó. (2) Sở dĩ thời kỳ mãn kinh gây ra những ảnh hưởng về thể chất và cảm xúc của người phụ nữ, từ đó tác động đến cảm giác và hứng thú trong đời sống tình dục. Cụ thể như sau: 1. Ảnh hưởng về thể chất Trong thời kỳ mãn kinh, các loại hormone quan trọng chịu trách nhiệm về khả năng sinh sản và mang thai ở nữ giới như Estrogen, Testosteron đều suy giảm, dẫn đến những thay đổi trong mạch máu và ở các mô âm đạo, âm hộ. Nồng độ hormone thấp có thể làm mô âm đạo khô hơn và mỏng hơn. Tình trạng này được gọi là teo âm đạo, gây khó chịu và đau đớn khi phụ nữ quan hệ tình dục. Những tác động về mặt thể chất có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh gồm: Mất sự đàn hồi ở thành âm đạo. Đau rát hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục. Cảm giác căng tức trong quá trình giao hợp. Khó đạt cực khoái hoặc khó khăn trong duy trì sự phấn khích. Giảm ham muốn tình dục. Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần. “Những tác động của thời kỳ mãn kinh sẽ khác nhau ở mỗi người, không ai giống ai. Quan trọng nhất, nếu những tác động này gây cản trở cuộc sống hàng ngày hoặc ảnh hưởng chất lượng sống, chị em hãy thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn, cho lời khuyên hữu ích”, bác sĩ Công chia sẻ. Những ảnh hưởng của tuổi mãn kinh đến tình dục nếu không được can thiệp xử trí hiệu quả có thể đe dọa hạnh phúc vợ chồng 2. Ảnh hưởng về cảm xúc Sự thay đổi nồng độ hormone ở thời kỳ mãn kinh cũng tác động đến cảm xúc, gây rối loạn giấc ngủ và tâm trạng của người phụ nữ. Mệt mỏi, bốc hỏa, dễ cáu kỉnh, buồn bã và khó tập trung là những triệu chứng mãn kinh phổ biến nhất. Phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh nhận thấy họ không dễ bị kích thích, hoặc ít nhạy cảm hơn khi được đụng chạm và vuốt ve. Điều này có thể khiến họ ít quan tâm đến hoạt động tình dục. (3) Buồn bã và stress tuổi mãn kinh cũng ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của người phụ nữ. Một số người cảm thấy buồn bã, lo lắng sợ sắp hết tuổi thanh xuân, một số khác lại đau buồn khi không còn khả năng mang thai khi có hoặc chưa đủ số con như mong muốn. Những điều này có thể khiến phụ nữ tuổi mãn kinh mất hứng thú với tất cả những việc mang đến khoái cảm, trong đó có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều trải qua những cảm xúc tiêu cực trong thời kỳ mãn kinh. Thực tế cho thấy, một số người cảm thấy hứng thú tình dục hơn bởi không còn lo lắng về kinh nguyệt hoặc việc mang thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh ít sự bận tâm đến việc nuôi dạy và chăm sóc con cái, từ đó cho phép họ thư giãn và tận hưởng sự thân mật với người bạn đời. Tham khảo: Mãn kinh quan hệ có thai không? Phụ nữ mãn kinh có quan hệ được không? Như vậy, với câu hỏi “mãn kinh còn quan hệ được không”, phụ nữ mãn kinh hoàn toàn có thể duy trì đời sống “chăn gối” vợ chồng nếu khắc phục được những ảnh hưởng thể chất và tinh thần kể trên mà không lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, việc quan hệ tình dục đều đặn và thường xuyên sẽ làm tăng lưu lượng máu đến âm đạo, giúp giữ các mô được khỏe mạnh, độ đàn hồi, độ sâu cũng như hình dạng tổng thể của âm đạo. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh cũng cần lưu ý những điều sau để hoạt động tình dục được an toàn và trọn vẹn: (4) Không cố gắng quan hệ quá sức về cả số lần lẫn cường độ nếu tình trạng sức khỏe có bệnh nền tim mạch hoặc xương khớp. Sử dụng chất bôi trơn gốc nước để tránh làm vùng kín bị tổn thương gây đau rát hoặc chảy máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh. Phụ nữ mãn kinh nên chia sẻ cùng người bạn đời để được cảm thông, thấu hiểu và cùng nhau gỡ rối những khó khăn trong chuyện tình dục Cần làm gì để cải thiện sức khỏe tình dục thời kỳ mãn kinh? Bước vào thời kỳ mãn kinh cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, vì vậy chị em cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng bằng cách thăm khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Trong những tình huống cần thiết, khi các triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng sống của người phụ nữ, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như gel bôi trơn hoặc liệu pháp hormone thay thế. Chị em cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số mẹo nhỏ giúp phụ nữ tuổi mãn kinh nâng cao chất lượng “cuộc yêu” là: Quan hệ tình dục thường xuyên hơn. Sử dụng chất bôi trơn gốc nước trước khi giao hợp. Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để vệ sinh vùng kín. Không sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh cho vùng kín. Chú trọng màn dạo đầu để thúc đẩy hứng thú tình dục. Giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực và thoải mái. Uống nhiều nước. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất vào thực đơn hàng ngày. Tập luyện các bài tập sàn chậu nhằm tăng lưu lượng máu đến âm đạo và tăng cường các cơ liên quan đến cực khoái. Điều trị triệt để các tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng ở âm đạo. Đặc biệt, bác sĩ Công nhắn nhủ phụ nữ mãn kinh nên chia sẻ những vấn đề của mình với người bạn đời để nhận được sự cảm thông và thấu hiểu. Từ đó, bạn đời sẽ có những thay đổi giúp chị em bước vào “cuộc yêu” một cách nhẹ nhàng và êm ái hơn, chẳng hạn như kéo dài màn dạo đầu, thử nhiều cách để tăng kích thích hoặc thay đổi nhiều tư thế mới mẻ và phù hợp. Những ảnh hưởng tình dục trong thời kỳ mãn kinh là điều khó tránh khỏi. Khi các triệu chứng ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên hữu ích. Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, nhất là hệ thống máy và bài tập sàn chậu giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng sa tạng chậu, són tiểu, rối loạn tiểu tiện… ở phụ nữ mãn kinh, nâng cao sức khỏe các cơ liên quan đến cực khoái, “giữ lửa” đời sống chăn gối vợ chồng, nhờ đó nâng cao chất lượng sống của người phụ nữ. Để đặt hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến: Có cần sử dụng biện pháp quan hệ an toàn ở thời kỳ này không? Phụ nữ mãn kinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs) nếu không thực hiện đời sống tình dục an toàn và chung thủy. Thậm chí, phụ nữ mãn kinh có nhiều nguy cơ bị STIs nhiều hơn khi quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su. Vì thế, chị em nên sử dụng bao cao su khi quan hệ nếu không chắc chắn người bạn đời có nguy cơ lây nhiễm STIs hay không. Nghiên cứu cho thấy, bao cao su là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Người đàn ông không cần phải xuất tinh mới có nguy cơ lây nhiễm bệnh, vì thế chị em nên sử dụng bao cao su đầy đủ trước khi dương vật chạm vào âm đạo hoặc hậu môn. Ngoài ra, tình trạng khô và kích ứng âm đạo khá phổ biến ở thời kỳ mãn kinh. Nếu không may có vết cắt hoặc vết rách nhỏ khi quan hệ tình dục cũng sẽ khiến phụ nữ dễ mắc STIs hơn. Hy vọng qua bài viết này chị em đã có câu trả lời cho việc mãn kinh có quan hệ được không, cũng như biết cách để cải thiện tốt hơn đời sống tình dục tuổi mãn kinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cang-thang-cong-viec-lam-tang-gap-doi-nguy-co-tu-vong-do-benh-tim-vi
Căng thẳng công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Từ trước đến nay mọi người đều biết rằng căng thẳng có thể gây ra cơn đau tim ở những người đã mắc bệnh tim. Nghiên cứu mới từ Phần Lan cho thấy căng thẳng trong công việc còn làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Như vậy, stress kéo dài cũng được xem là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong do bệnh tim ở bất kỳ ai. 1. Số liệu từ nghiên cứu Nghiên cứu đã theo dõi hơn 800 công nhân (cả nam và nữ) tại một nhà máy gia công kim loại ở Phần Lan trong 25 năm nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa công việc và căng thẳng. Không ai trong số những người tham gia bị bệnh tim khi nghiên cứu bắt đầu, nhưng vào thời điểm kết thúc nghiên cứu đã có 73 người đã chết vì bệnh tim.Sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ rõ ràng như tuổi tác, hút thuốc, huyết áp cao, thừa cân và lối sống ít vận động, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những nhân viên bị căng thẳng trong công việc có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với những người không cảm thấy căng thẳng khi làm việc. Những người lao động cảm thấy yêu cầu công việc quá cao, tính bấp bênh và không ổn định, ít cơ hội thăng tiến và cảm thấy công việc của mình không bổ ích cũng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi.Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những người cho biết cảm thấy stress kéo dài khi làm việc có cùng nguy cơ tử vong vì bệnh tim như những người hút thuốc và không tập thể dục. Căng thẳng trong công việc cũng liên quan đến tình trạng thừa cân và lượng cholesterol cao.Theo trưởng nhóm nghiên cứu, không rõ liệu nguy cơ tử vong do bệnh tim gia tăng là do những thay đổi sinh lý trong cơ thể xuất hiện để phản ứng với căng thẳng mãn tính hay do căng thẳng là một yếu tố khiến sức khỏe tổng thể kém hơn.Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới và Lao động Quốc tế báo cáo làm việc quá sức dẫn đến 745.000 ca tử vong do đột quỵ và bệnh tim trong năm 2016 (tăng 29% kể từ năm 2000). Nghiên cứu của WHO cho thấy làm việc nhiều hơn 55 giờ/ tuần có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ khoảng 35% và nguy cơ tử vong do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với chế độ làm việc 35 - 40 giờ/ tuần. Tổ chức này cũng chỉ ra tác động xấu này đặc biệt nổi bật đối với nam giới, bởi có tới 72% trường hợp tử vong liên quan đến làm việc quá sức xảy ra ở phái mạnh. Người bị căng thẳng trong công việc có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao 2. Ý kiến của các chuyên gia Mặc dù kiểm soát tình trạng stress kéo dài sẽ có lợi cho sức khỏe tổng thể, nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết có rất ít bằng chứng trực tiếp cho thấy việc giảm căng thẳng có hiệu quả phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tim.Mức tăng gấp đôi số ca tử vong do bệnh tim được báo cáo trong nghiên cứu trên vẫn ít hơn sự gia tăng nguy cơ bệnh tim liên quan đến 3 yếu tố chính: Hút thuốc, huyết áp cao và cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy những người có cả 3 yếu tố nguy cơ này thì nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 16 lần so với những người không có.Chuyên gia y tế dự phòng cho biết rất có thể căng thẳng trong công việc góp phần gây ra bệnh tim, nhưng nếu không có 3 yếu tố nguy cơ chính trên thì tác động không thực sự lớn. Do đó mọi người không nên chỉ tìm cách đối phó với căng thẳng trong công việc, mà bỏ qua những yếu tố rủi ro khác quan trọng hơn. 3. Dấu hiệu căng thẳng trong công việc Số giờ làm việc nhất định (ít/ nhiều hơn 8 giờ/ ngày, 5 ngày/ tuần) không phải lúc nào cũng có thể dùng để chỉ ra bạn có đang làm việc quá sức hay không. Thay vào đó, những dấu hiệu cho thấy công việc đang khiến bạn mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe mà bạn nên chú ý là:Tâm lý: Cảm thấy đầu óc mơ hồ, khó giải quyết vấn đề, mắc lỗi bất cẩn, nóng nảy hoặc khả năng chịu đựng các vấn đề xảy ra trong công việc thấp hơn.Thể chất: Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng hoặc không thể thư giãn, buồn nôn hoặc đau bụng.Tình cảm: Hay lo lắng, có tâm lý sợ hãi, sợ đi làm hoặc cảm thấy bơ vơ.Giữa các cá nhân: Tránh đồng nghiệp dù không có mâu thuẫn gì, xung đột nhiều hơn với những người ở công ty hoặc người thân ở nhà, “chuyện bé xé ra to”.Hành vi: Thường nói rằng mình ốm, phạm lỗi nhiều, ngủ ít, uống rượu hoặc sử dụng thuốc kích thích nhiều hơn. Căng thẳng trong công việc cũng liên quan đến tình trạng thừa cân và lượng cholesterol cao 4. Cách bảo vệ sức khỏe khi làm việc Ngay cả khi biết mình đang làm việc quá sức và bị stress kéo dài, nhiều người vẫn không thể rời bỏ công việc của mình. Theo chuyên gia trị liệu tâm lý, điều quan trọng là phải đối phó với căng thẳng hoặc kiệt sức để tránh dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Bạn có thể bắt đầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình ngay cả trong giờ làm việc bằng cách:Dành thời gian để ăn trưa, đi dạo hoặc thậm chí thiền để thư giãn. Những bước nhỏ này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn tăng năng suất về lâu dài.Thiết lập ranh giới trong công việc. Hãy rõ ràng về phạm vi công việc mà bạn có thể đảm nhận và nói không với những thứ ngoài trách nhiệm. Nếu bạn có thể chủ động sắp xếp lịch trình của mình, hãy thêm thời gian nghỉ giữa các cuộc hẹn hoặc cuộc họp (dù chỉ 5 phút cũng có giá trị).Dành thời gian trong lúc di chuyển đến cơ quan hoặc vào cuối ngày để đọc sách, nghe nhạc hoặc thực hiện một số hoạt động thể chất - bất cứ điều gì giúp giải tỏa căng thẳng tích tụ và gây hại cho sức khỏe. Đây là thời gian để bạn ngừng suy nghĩ, lo toan về điều gì khác mà chỉ chăm sóc bản thân.Tránh làm việc thêm giờ thường xuyên và kéo dàiTóm lại, căng thẳng công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân đang làm việc quá sức và stress kéo dài, điều quan trọng là bạn phải đối phó với căng thẳng và chăm sóc sức khỏe tinh thần đúng cách. Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
https://vnexpress.net/tiem-vaccine-bach-hau-luc-nho-khi-lon-co-can-nhac-lai-4769053.html
12/7/2024
Tiêm vaccine bạch hầu lúc nhỏ, khi lớn có cần nhắc lại? - Báo VnExpress Sức khỏe
Trả lời: Tiêm vaccine bạch hầu là hành trình trọn đời, ở nhiều mốc tuổi. Lý do, kháng thể ngừa bệnh giảm dần theo thời gian. Nếu không được tiêm nhắc lại, khả năng mắc bệnh tăng lên nhiều lần khi tiếp xúc nguồn lây. Trường hợp bạn 28 tuổi, chưa tiêm nhắc lại, nên sắp xếp thời gian để chủng ngừa càng sớm càng tốt. Bạn cần nhắc lại một mũi, mỗi 10 năm tiêm nhắc một lần. Hiện chương trình tiêm chủng dịch vụ có loại vaccine 3 trong 1 phòng cùng lúc ba bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và vaccine uốn ván - bạch hầu hấp phụ (Td) tiêm cho người lớn, hiệu quả phòng bệnh lên đến 97%. Cơ thể chỉ cần 2-3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh miễn dịch với bệnh. Người lớn tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo Vaccine ngừa bạch hầu bắt đầu tiêm cho trẻ từ hai tháng tuổi, loại 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần bạch hầu. Phác đồ tiêm gồm bốn mũi khi trẻ 2, 3, 4 và 16-18 tháng tuổi. Giai đoạn 4-6 tuổi, trẻ cần tiêm nhắc một mũi vaccine có thành phần bạch hầu. Phụ huynh có thể chọn tiêm nhắc cho con bằng vaccine 4 trong 1 phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt. Trẻ 9-15 tuổi cần tiêm nhắc một mũi phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván. Sau mũi tiêm lúc 9-15 tuổi, cứ mỗi 10 năm, mọi người cần tiêm nhắc vaccine 3 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Thai phụ cần bổ sung mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván vào ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở amidan, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Dấu hiệu là sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu. Nếu không được điều trị kịp thời, giả mạc gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là 5-10%. Tỷ lệ tiêm phòng bạch hầu nói chung trong dân số cần đạt 95% để bảo vệ. Tuy nhiên, trong những năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và gián đoạn nguồn cung vaccine, tỷ lệ tiêm chủng chung giảm thấp, chỉ gần 80%, một số nơi thấp hơn. Trong khi đó, mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng, Bắc Giang và Nghệ An đã ghi nhận ca bệnh với nguy cơ lây lan rộng. Ngoài tiêm ngừa đủ lịch, đúng liều, người dân cần kết hợp nhiều biện pháp phòng bạch hầu như giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, vệ sinh vùng họng mũi, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vận động nâng cao thể trạng. Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cung-con-hoc-noi-giai-doan-tre-1-3-tuoi-vi
Cùng con học nói - Giai đoạn trẻ 1-3 tuổi
Bài viết bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến - Chuyên viên Âm ngữ trị liệu Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City Từ 1 – 3 tuổi, trẻ sẽ học thêm được nhiều từ mới và cách sử dụng của chúng. Đến 2 tuổi, hầu hết các em bé đều đã có một vốn từ vựng lớn và có thể ghép các từ lại với nhau thành cụm 2-3 từ để thể hiện nhu cầu và ý tưởng chơi của mình. Trẻ biết cách sử dụng nhiều cử chỉ, điệu bộ kết hợp với lời nói để giao tiếp hiệu quả. Thời điểm này, nếu có nhiều trải nghiệm về ngôn ngữ, vốn từ của trẻ sẽ vô cùng phong phú. Vì thế, cha mẹ hãy luôn ở bên cùng con vui chơi khám phá, bởi đây là giai đoạn vàng để trẻ học nói. 1. Giai đoạn từ 12 đến 15 tháng tuổi 1.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻGiai đoạn từ 12 đến 15 tháng tuổi là giai đoạn trẻ học nói. Theo đó, trẻ đã có thể nói và sử dụng nhất quán được một vài từ đơn liên quan đến nhu cầu của bản thân như: mẹ, bế, đi,...Ngoài học nói, bé còn biết bắt chước những từ ngữ và hành động đơn giản như: vẫy tay bye bye, hôn gió,...Trẻ có thể làm theo được các yêu cầu đơn giản quen thuộc như: đưa bóng cho mẹ, lại đây, ngồi xuống,... thậm chí trẻ có thể hiểu được khoảng 25 từ trở lên.1.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?Ngoài học nói các từ đơn giản, giai đoạn này bé đã có thể học nói các con vật. Vì thế, cha mẹ hãy giúp trẻ làm quen và gọi tên những đồ vật mà trẻ chưa biết. Chẳng hạn, khi con khát, bạn có thể chỉ tay đến cái cốc và nói “cốc” hoặc “cốc nước”. Nếu con thích nước trái cây, bạn có thể nói “nước cam” hoặc “nước trái cây”. Hãy kiên nhẫn và cho con thêm thời gian để ghi nhớ tên gọi của tất cả những đồ vật mà bạn giới thiệu.Bạn có thể giới thiệu với trẻ một vài cuốn sách thú vị, phù hợp với độ tuổi và sở thích của con như: sách về các loại trái cây, phương tiện giao thông, sách về các con vật, sách truyện có từ 4-8 trang, sách lật mở, sách sột soạt... Hãy dành thời gian đọc và chỉ cho trẻ xem những hình ảnh có trong sách là cách rất tốt để trẻ làm quen với những đồ vật mới lạ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tạo cơ hội, khuyến khích và chờ đợi trẻ nói về điều trẻ quan tâm. Chẳng hạn, khi trẻ nhìn thấy hình ảnh chú chó trong sách và nói “chó”, hãy mỉm cười, vỗ tay và khen ngợi con: “Đúng rồi, có một con chó. Con chó này thật to.”Quan tâm tới sở thích của con và cho con cơ hội học nói về điều con thích. Chẳng hạn, trẻ mang tới một cái ô tô, hãy kiên nhẫn chờ đợi để trẻ nói với bạn về chiếc ô tô đó. Bạn có thể cung cấp thêm cho con thông tin về chiếc ô tô, nhưng hãy đảm bảo con được nói hết ý tưởng của mình trước. Chẳng hạn, nếu con nói “xe”, bạn có thể nói “Ồ, một cái xe cứu hỏa to màu đỏ.”Ngoài ra, cha mẹ và người chăm sóc cũng có thể cung cấp đồ dùng và cho con lựa chọn. Hãy hỏi con “Con muốn uống sữa hay nước trái cây?”; “Con muốn mặc áo nào?”; “Con muốn chơi xe cứu hỏa hay xe chở rác?”. Bạn cũng có thể giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi giả vờ với búp bê, con vật hoặc đồ chơi yêu thích. Hãy biến nó thành một câu chuyện thực sự. Ví dụ: “Xe cứu hỏa đi chữa cháy rồi, cho xe cứu thương đi cứu những người bị thương nhé.”XEM THÊM: Các hoạt động thú vị để thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ Cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp dạy trẻ học nói 2. Giai đoạn từ 15 đến 18 tháng tuổi 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻNgoài học nói, giai đoạn từ 15 - 18 tháng tuổi, trẻ đã có thể:Trẻ đã biết kết hợp lời nói và cử chỉ điệu bộ để giao tiếp.Trẻ thể hiện sự quan tới sách và các hình ảnh có trong sách.Trẻ có thể gọi tên được 1-2 bộ phận cơ thể khi được hỏi.Trẻ có thể hiểu được khoảng 50 từ.2.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?Việc chơi các trò chơi với bộ phận cơ thể sẽ giúp trẻ nhận biết và gọi tên được các bộ phận cơ thể của mình. Chẳng hạn, bạn hát “Này bạn ơi, ra đây xem tôi có một cái mũi, khụt khịt”, sau đó chỉ tay vào mũi của mình, con sẽ nhìn và bắt chước làm theo bạn. Thực hiện hoạt động với mắt, miệng, ngón chân, ngón tay,... và biến nó thành một trò chơi tương tác giữa bố mẹ và con. Bạn có thể sử dụng các bài hát như: “Vai, ngón chân, đầu gối”, “Head, shoulders, knees and toes”; trò chơi Kiến bò,... trẻ sẽ rất thích.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chơi trò chơi tập tầm vông hoặc giấu đi một món đồ chơi con thích. Sau đó, bạn hãy giúp con tìm thấy nó, hãy thể hiện biểu cảm ngạc nhiên, thích thú của bạn với món đồ vừa tìm thấy, con bạn chắc chắn sẽ rất hào hứng.Khi trẻ đưa hoặc chỉ cho bạn một thứ gì đó, hãy tạm dừng công việc của mình lại và nói chuyện với con. Ví dụ: con đưa cho bạn một cái xe ô tô, bạn có thể nói “Con muốn mẹ xem ô tô này à. Ồ, mẹ thích chiếc ô tô màu đỏ này quá.”XEM THÊM: Cách giao tiếp với con bạn trước khi bé biết nói 3. Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi 3.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻNgoài học nói các con vật, ở giai đoạn từ 2 -3 tuổi thì trẻ đã có thể:Trẻ biết cách kết hợp, xâu chuỗi các từ lại với nhau, biết sử dụng các cụm 2-3 từ thường xuyên hơn.Trẻ làm theo được các yêu cầu bao gồm 2 bước không liên quan đến nhau như: “đưa ba lô cho mẹ rồi đi dép vào”.Trẻ bắt đầu biết đặt câu hỏi “Cái gì”, “Ở đâu”.Trẻ hiểu khái niệm sở hữu. Ví dụ: bóng của con, điện thoại của mẹ.Trẻ bắt đầu hiểu và trả lời được các câu hỏi phức tạp hơn như: “Khi đói con sẽ làm gì?”Trẻ hiểu được một số khái niệm như: màu sắc, không gian (ở trong, ở ngoài),...Theo đó, trẻ sẽ thích tham gia các hoạt động chơi đóng vai, tưởng tượng. Ví dụ: giả vờ mình là lính cứu hỏa đi chữa cháy, giả vờ chăm sóc búp bê,... Cha mẹ có thể dạy trẻ học nói với cách kết hợp các hoạt động 3.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?Ở giai đoạn này, ngoài việc dạy bé học nói các con vật thì cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể thực hiện các công việc sau đây:Bạn có thể dạy con trả lời câu hỏi về các thông cá nhân của mình như: tên, tuổi,...Bạn có thể gia tăng nhận thức và ngôn ngữ của con bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến đồ vật, đồ chơi mà con quan tâm như: “Con có mấy xe ô tô?”; “Cái khay này hình gì vậy?”,...Hãy giúp con học cách phát triển ý tưởng chơi của mình và diễn đạt chúng thật dễ hiểu bằng cách đặt ra các câu hỏi mở như: “Những chiếc xe này đang đi đâu vậy? Ồ, nếu các bạn đi công viên thì con nghĩ bạn sẽ mang theo gì?”... Sau khi đặt câu hỏi, bạn hãy chờ đợi và lắng nghe câu trả lời của con. Nếu trẻ đưa ra được một vài ý tưởng, hãy giúp con “hoàn thiện” lại câu nói sao cho thật dễ hiểu. Nếu trẻ tỏ ra bối rối, bạn có thể đưa ra một vài gợi ý và hướng dẫn con bổ sung thêm ý tưởng vào câu chuyện. Ví dụ: “Mẹ nghĩ các bạn sẽ cần mang thêm nước. Con nghĩ bạn có nên mang thêm một ít bánh mì không? Bạn nên mang theo sữa hay trái cây nhỉ?”...Cùng con đọc một cuốn sách yêu thích và yêu cầu con kể lại nó cho bố mẹ hoặc ông bà nghe. Bạn có thể gợi ý “Chuyện gì đã xảy ra với bạn lợn nhỉ?” để thúc đẩy con nhớ lại và diễn tả những gì con biết được.Cùng con đi mua sách hoặc đến thư viện là một cách thú vị giúp bồi đắp tình yêu sách của con.Đưa con đi chơi cùng cả gia đình hoặc nhóm bạn đồng trang lứa sẽ giúp con học hỏi và gắn kết với mọi người hơn.Chơi các trò chơi đóng vai hoặc giả vờ là các nhân vật trong một “câu chuyện”. Hãy cố gắng tạo ra thật nhiều “tình huống” bất ngờ và mới mẻ để thử thách và cho con cơ hội để học hỏi cũng như sử dụng ngôn ngữ đã được học.Lên lịch cho tất cả các hoạt động và chuẩn bị trước khi chơi, đảm bảo con được tham gia và trải nghiệm hoạt động một cách hoàn toàn. Ví dụ: tắt tivi, điện thoại để con chơi; chuẩn bị thêm đồ dùng trước khi bắt đầu chơi,...Hãy nuôi dưỡng tình yêu với ngôn ngữ, và sách ngay từ những năm tháng đầu đời của con, đó sẽ là món quà đặc biệt bạn dành tặng con. Thử thách một chút trong chuyến hành trình chinh phục ngôn ngữ sẽ giúp khả năng học hỏi của con phát triển tốt hơn. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chu-ky-kinh-nguyet-35-45-ngay-co-binh-thuong-khong-vi
Chu kỳ kinh nguyệt 35-45 ngày có bình thường không?
Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày có bình thường không? Giới hạn cho phép của chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 35 - 45 ngày. Tuy nhiên, việc khoảng giữa các kỳ kinh nguyệt quá xa, kết hợp với các triệu chứng nhiễm bệnh phụ khoa hoặc nghi ngờ mang thai thì cần đi kiểm tra ngay. 1. Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 45 ngày liệu có bình thường không? Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên và kết thúc vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Mặc dù một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày, nhưng giới hạn bình thường của nó có thể nằm từ 21 - 45 ngày. Như vậy, với các chu kỳ kinh nguyệt sau đều được đánh giá là bình thường:Chu kỳ kinh nguyệt 35 ngàyChu kỳ kinh nguyệt 40 ngàyChu kỳ kinh nguyệt 45 ngàyDao động chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngàyDao động chu kỳ kinh nguyệt 35 - 45 ngàyKhoảng cách lớn giữa các kỳ kinh nguyệt thường xảy ra với những người mới có kinh nguyệt. Trong khi đó, chu kỳ ngắn hơn và đều đặn thường gặp ở phụ nữ đã chững tuổi. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt không đều còn liên quan đến việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai. Trắc nghiệm: Sự hiểu biết của bạn về kinh nguyệt Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Bắt đầu 2. Dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bình thường? Các triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt thay đổi theo từng chu kỳ, nhưng nhìn chung, chúng đều có các đặc điểm sau:Mọc mụnĐau bụng kinhĐói hơnCác vấn đề về giấc ngủThay đổi tâm trạngCăng ngựcĐầy hơiKhi xảy ra các triệu chứng bất thường dưới đây thì bạn cần đi khám ngay:Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngàyThay băng vệ sinh hàng giờKinh nguyệt nặng hơn bình thườngĐột ngột dừng kinh nguyệt trong hơn 90 ngàyĐau dữ dộiNghi ngờ có thai Bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu đau dữ dội 3. Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để nắm được chu kỳ của bản thân có bình thường hay không. Thông tin cần ghi nhớ trong quá trình theo dõi kinh nguyệt gồm:Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi chu kỳHành kinh nặng hay nhẹCó cục máu đông hay khôngTần suất thay băng vệ sinhMức độ đau, co thắt vùng bụng, thắt lưngThay đổi tâm trạngDịch tiết âm đạo giữa các chu kỳ 4. Điều gì xảy ra trong thời kỳ rụng trứng? Rụng trứng là hiện tượng giải phóng trứng vào buồng trứng. Khi bắt đầu có kinh, 1 quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng. Sau khi rụng, trứng có thời gian tồn tại là 24 giờ.Mang thai xảy ra khi tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng. Thời gian tồn tại của tinh trung trong ống dẫn trứng lên đến 07 ngày sau quan hệ tình dục.Thỉnh thoảng có nhiều hơn 1 quả trứng được phóng ra. Điều này có thể tạo điều kiện cho nhiều tinh trùng thụ tinh với trứng hơn, dẫn đến hiện tượng sinh đôi, sinh ba.Phụ nữ không thể mang thai nếu không rụng trứng. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, có thể ngăn chặn quá trình rụng trứng. 5. Khi nào dễ thụ thai nhất? Khoảng thời gian rụng trứng chính là lúc mà phụ nữ có thể mang thai. Rất khó để xác định thời gian rụng trứng chính xác nhưng với hầu hết phụ nữ, nó thường xảy ra vào khoảng 10 - 16 ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo.Việc tất cả phụ nữ đều có khả năng sinh sản vào ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt là không chính xác. Điều này có thể đúng với những phụ nữ có chu kỳ 28 ngày đều đặn, nhưng không đúng với những phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn. 6. Dịch tiết âm đạo như thế nào được gọi là bình thường? Dịch tiết âm đạo thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Vào khoảng thời gian rụng trứng, chúng trở nên mỏng hơn và co giãn, giống như lòng trắng trứng sống. Nếu phát hiện dịch âm đạo có màu sắc thay đổi bất thường hoặc có mùi hôi, hãy đi khám phụ khoa để được tư vấn và điều trị khi cần thiết.Khám phụ khoa là phương pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản hiệu quả trước nhiều căn bệnh phụ khoa có xu hướng trẻ hóa như ung thư cổ tử cung. Khoa Sản phụ khoa của hệ thống y tế Vinmec được khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ và tính riêng tư bảo mật.Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: các bác sĩ tại đây đều là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, II, Thạc sĩ được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại các trường đại học trong nước và quốc tế.Thăm khám phụ khoa toàn diện: Cung cấp nhiều gói khám phụ khoa đa dạng từ tiền hôn nhân đến sau hôn nhân. Khách hàng sẽ được: Khám chuyên khoa phụ khoa, siêu âm tuyến vú hai bên, siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường âm đạo, tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động và thực hiện xét nghiệm vô sinh, giang mai, tầm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư.Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Các thiết bị chẩn đoán, điều trị tối tân, hiện đại nhất thế giới, đều được nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Singapore, sánh ngang tầm với các bệnh viện trong khu vực.Đảm bảo sự riêng tư cho bệnh nhân: Áp dụng mô hình khám chữa bệnh 1:1 (một bác sĩ - một bệnh nhân), mọi thông tin về bệnh lý được bác sĩ phân tích, đánh giá tỉ mỉ sau khi thăm khám được bảo mật tuyệt đối. Không quan khám riêng biệt, đáp ứng tiêu chuẩn. Nguồn tham khảo: nhs.uk, webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/ap-xe-phoi-benh-co-nhieu-bien-chung-nang-169151444.htm
06-12-2018
Áp xe phổi - Bệnh có nhiều biến chứng nặng
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên có tỷ lệ cao hơn và xảy ra nhiều hơn ở những người cơ địa suy kiệt, giảm miễn dịch, nghiện rượu, thuốc lá, đái tháo đường, mắc các bệnh phổi mạn tính... Nguyên nhân nào gây bệnh? Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, ký sinh trùng, cụ thể: Vi khuẩn kỵ khí: Đây là những vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ hơn 60%. Khi nhiễm vi khuẩn kỵ khí rất dễ phát hiện vì chúng khiến cho hơi thở và đờm của bệnh nhân có mùi hôi, có thể gây nên những áp xe lan tỏa, bán cấp và thường kết hợp với các loại vi khuẩn khác như liên cầu, phế cầu... Các loại vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Bacteroide melaniogenicus, Fusobaterium nucleotum, Bacteroide fragilis Peptococus, Peptostreptococcus... Tụ cầu vàng: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ còn bú với các triệu chứng như sốt cao, rối loạn tiêu hóa (nôn, chướng bụng...) sụt cân. Bệnh cảnh lâm sàng vừa phổi vừa màng phổi (tràn khí, dịch màng phổi) gây suy hô hấp, nhiễm trùng nhiễm độc nặng... Chụp Xquang là biện pháp hữu hiệu chẩn đoán áp xe phổi Nhiễm Klebsiella Pneumoniae: Tiến triển lan rất nhanh, khái huyết, bệnh cảnh rất nặng và nguy cơ tử vong cao. Những vi khuẩn khác: Như phế cầu, liên cầu nhóm A hay tan máu, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila cũng gây áp xe phổi. Ký sinh trùng: Thường gặp nhất là amip, có thể là nguyên phát nhưng hầu hết là thứ phát sau áp xe gan, ruột.Thương tổn thường gặp ở đáy phổi phải, sát với cơ hoành và thường kèm thương tổn ở màng phổi (phản ứng), đờm có thể có màu nâu sẫm nhưng thường gặp là máu tươi. Đối với những bệnh nhân có các bệnh u phổi, phế quản gây nghẽn, bội nhiễm hay hoại tử (ung thư), giãn phế quản, hang lao, kén phổi bẩm sinh, các chấn thương lồng ngực hở, đặt nội khí quản... thì nguy cơ bị áp xe phổi cao. Ngoài ra, ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng, nghiện rượu... cũng có nguy cơ cao bị áp xe phổi. Thông thường, áp xe phổi là nguyên phát, vi khuẩn gây ra áp xe phổi theo các đường khí - phế quản. Do hít phải vi khuẩn từ không khí hoặc do nhiễm trùng ở mũi họng, răng - lợi, amidan. Hoặc sau phẫu thuật ở tai mũi họng, răng hàm mặt, các dị vật đường thở, trong lúc hôn mê, đặt nội khí quản, trào dịch dạ dày... Do bệnh nhân bị rối loạn phản xạ nuốt, không ho và khạc đờm được, liệt các cơ hô hấp, cơ hoành, tắc nghẽn đường thở gây ứ đọng... Áp xe phổi có nguy hiểm không? Đối với áp xe phổi, khi không được điều trị sớm, người bệnh chủ quan hoặc điều trị không đúng cách đều sẽ có khả năng gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Các biến chứng nguy hiểm như: Tràn mủ màng phổi: Đây là biến chứng đầu tiên do bệnh áp xe phổi gây ra. Khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi sẽ gây tràn mủ màng phổi, nguy hiểm cho người bệnh. Ho ra máu: Với người bệnh bị áp xe phổi mạn tính, các triệu chứng ho, ho nhiều, ho có thể ra máu do tình trạng vỡ mạch máu lớn, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi áp xe ở gần rốn phổi. Nhiễm trùng huyết: Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi mà vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu, gây sốc và có thể tử vong. Ngoài các biến chứng trên, áp xe phổi còn dẫn tới các biến chứng như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não... Các biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Phòng bệnh như thế nào? Áp xe phổi là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sinh mạng của người bệnh. Do đó, việc phòng bệnh cần thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên bằng cách sau: Luôn luôn giữ gìn vệ sinh răng, miệng, mũi và họng sạch sẽ để tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi gây áp xe; giữ ấm cơ thể vào mùa đông, nhất là vùng cổ và ngực; phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở; tập thể dục thường xuyên; bổ sung các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C và nhóm B để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Khi có dấu hiệu ho, đau ngực, sốt cao cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán từ đó có hướng điều trị kịp thời.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/baemin-ra-mat-thuong-hieu-my-pham-lazy-bee-20230525194411489.htm
20230525
Baemin ra mắt thương hiệu mỹ phẩm Lazy Bee
Mỹ phẩm theo chuẩn Hàn Quốc cho người Việt Hiểu được nhu cầu chăm sóc da và làm đẹp của người tiêu dùng với những sản phẩm chất lượng và tiện lợi, ứng dụng Baemin đã giới thiệu thương hiệu mỹ phẩm riêng Lazy Bee sau gần hai năm nghiên cứu, phát triển. Theo Baemin, Lazy Bee được sản xuất tại Hàn Quốc, áp dụng công nghệ tiên tiến và quy trình kiểm nghiệm theo chuẩn quốc tế. Với nguyên liệu từ thiên nhiên, các sản phẩm của Lazy Bee hứa hẹn mang đến cho người dùng những giải pháp chăm sóc da và làm đẹp tối ưu, tích cực và hiệu quả hơn. Theo đó, hai sản phẩm chủ lực của thương hiệu Lazy Bee là Toner Pad cho người bận rộn và Cushion chống nắng. Toner Pad là sản phẩm tuy phổ biến ở Hàn Quốc nhưng vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Toner pad là các miếng cotton tẩm nước chứa thành phần chính là chiết xuất hoa cúc, có khả năng làm sạch, làm dịu da và cấp ẩm chuyên sâu. Sản phẩm còn chứa chiết xuất từ rau má, lô hội, 5 loại Hyaluronic Acid và Ceramide, giúp da giữ ẩm tự nhiên, chống lại tình trạng khô da. Đối với dòng sản phẩm trang điểm, Cushion chống nắng Lazy Bee có chỉ số chống nắng lên đến SPF 50+ và PA +++ cùng với công nghệ marshmallow powder giúp hấp thụ dầu nhưng không hút ẩm từ da, kiểm soát bã nhờn và duy trì độ ẩm, mang lại làn da mềm mại và không bóng dầu. Dù vận động dưới thời tiết nắng nóng hay sử dụng khẩu trang, Cushion chống nắng vẫn giữ cho làn da lớp nền ẩm mịn tự nhiên. Sản phẩm thích hợp cho nhiều loại da, với 2 tông màu là #21 (cho làn da sáng) và #23 (cho làn da đậm màu). Chăm sóc làn da từ nguyên liệu thiên nhiên Trong lần ra mắt sản phẩm đầu tiên này, Lazy Bee giới thiệu đến người dùng bộ sưu tập mặt nạ nhỏ gọn bao gồm 4 loại, tùy nhu cầu sử dụng và đặc tính riêng biệt của từng loại da. Bốn loại mặt nạ có chứa chiết xuất từ thiên nhiên, giúp làn da chăm sóc khỏe mạnh hơn. Mặt nạ detox than tre và trà xanh: chứa chiết xuất lá hoa trà Nhật Bản có công dụng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất tối ưu, làm sáng bề mặt da xỉn màu. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa than tre hoạt tính giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, các tế bào da chết, thu nhỏ lỗ chân lông và cung cấp các thành phần nuôi dưỡng da trên bề mặt. Mặt nạ hồng sâm và prebiotics: chứa chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc giúp giữ ẩm và làm mềm dịu da. Prebiotics có trong sản phẩm có tác dụng cung cấp dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và ức chế vi khuẩn có hại trên bề mặt da. Đây là mặt nạ để qua đêm, dạng gel, chị em có thể chăm sóc da khi ngủ. Mặt nạ chiết xuất từ nghệ: chiết xuất nghệ mang lại các dưỡng chất vitamin C, kali... giúp làm sáng da cũng như dưỡng ẩm, làm mịn da. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa hạt nho nghiền nhỏ, giúp tẩy nhẹ tế bào chết, se khít lỗ chân lông, để lại làn da mềm mại và mịn màng hơn sau khi sử dụng. Mặt nạ chiết xuất hoa cúc: ở dạng gel mỏng nhẹ giúp cấp ẩm và làm tươi tắn làn da khô, mang tới cho bạn làn da khỏe mạnh, rạng rỡ hơn. Sự kết hợp giữa hoa cúc và nha đam giúp dưỡng ẩm, đem lại cho da cảm giác mềm mại, mịn màng. Tăng đôi tự tin, thêm phần rạng rỡ Thấu hiểu tình trạng thời tiết nắng nóng ở Việt Nam, Lazy Bee còn giới thiệu đến người dùng xịt khoáng chuyên biệt, giúp làn da cấp ẩm và rạng rỡ hơn. Xịt khoáng của Laze Bee chứa nhiều khoáng chất tự nhiên. Ngoài ra, sự kết hợp giữa Vitamin C và E trong sản phẩm còn giúp làm trắng sáng và dưỡng ẩm cho da, phục hồi và bảo vệ làn da khỏi tác động của môi trường. Sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản phẩm lần đầu trình làng của Lazy Bee là công cụ làm đẹp cần thiết trong túi trang điểm của các cô nàng thế hệ mới - son môi. Son Lazy Bee chứa tinh dầu hoa trà Nhật Bản, giúp tăng cường dưỡng ẩm cho môi, giúp làm mềm môi. Sản phẩm có 3 màu: cam đất, đỏ đất và hồng san hô, giúp người dùng có thể lựa chọn màu sắc phù hợp với cá tính và sở thích của mình. Đại diện thương hiệu cho biết, như tên gọi của mình, Lazy Bee tượng trưng cho sự thảnh thơi cần thiết của những người trẻ luôn bận rộn, chăm chỉ, và không ngừng cố gắng để có được một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp. Trên bao bì của sản phẩm là những lời nhắn nhủ cho các "nàng ong" bận rộn tận hưởng quá trình làm đẹp và đón nhận những năng lượng tích cực trong cuộc sống như Cushion "Nghỉ chơi ông mặt trời", mặt nạ tươi sáng "Tươi tắn nhất nhà", hay xịt khoáng "Có công xịt khoáng, cả ngày xinh tươi". Từ đó, Lazy Bee kỳ vọng các chị em có thể tự thưởng cho bản thân với những trải nghiệm làm đẹp tiện lợi, tích cực. Thương hiệu đang có chương trình ưu đãi mừng sinh nhật ứng dụng Baemin tròn 4 tuổi từ ngày 16 đến 31/5.
https://suckhoedoisong.vn/bach-tang-vi-hon-nhan-can-huyet-16924713.htm
24-06-2015
Bạch tạng vì hôn nhân cận huyết
Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng có thể chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần. Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến vai trò của men tyrosinase trong việc chuyển hóa tyrosin thành DOPA. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. Người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt. Biểu hiện của bệnh bạch tạng Bệnh bạch tạng hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả và người bệnh vẫn phải chịu đựng những khó chịu do bệnh gây ra như rối loạn thị giác, giảm sức nhìn, sợ ánh sáng và phải đối mặt với nguy cơ ung thư da rất cao. Để được tư vấn trực tiếp, người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu để tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa Lời khuyên của thầy thuốc Để ngăn ngừa, hạn chế tốt nhất những bệnh gien lặn do hôn nhân cận huyết gây ra, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc các chính sách về dân số cũng như các quy định của Nhà nước về việc không nên kết hôn cận huyết, ít nhất là phải cách 3 đời. Ngoài ra cần phải huy động sức mạnh của hệ thống chính trị ở các địa phương đang phổ biến tình trạng này để tuyên truyền cho người dân hiểu biết và tiến tới bỏ hẳn tập tục kết hôn cận huyết thống. Ngoài ra, để hạn chế bệnh tật, cần chú trọng trong việc tư vấn di truyền nhằm tránh kết hôn giữa 2 người cùng mang gien bệnh và chẩn đoán trước sinh nhằm loại bỏ những bào thai mang bệnh thể nặng. Mời các bạn xem bài sau: Da vảy cá vì hôn nhân cận huyết vào ngày 25/6/2015 Ngủ để hồi sức "Thăng hoa" nhờ...mật ong Những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe khi đi biển
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hinh-anh-ton-thuong-soi-truc-lan-toa-tren-cong-huong-tu-vi
Hình ảnh tổn thương sợi trục lan tỏa trên cộng hưởng từ
Bài viết được viết bởi ThS, BS. Nguyễn Thục Vỹ, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang Tổn thương sợi trục lan tỏa là bệnh lý nặng của chấn thương sọ não gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tối ưu nhất trong trường hợp này là chụp cộng hưởng từ MRI. 1. Giới thiệu Tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI) là một thể tổn thương não do chấn thương sọ não. Tổn thương não do chấn thương có thể được phân làm thể nhẹ, vừa, nặng dựa vào thang điểm Glasgow (Glasgow coma scale). Tổn thương não do chấn thương với điểm Glasgow từ 13-15 điểm được xếp mức độ nhẹ, từ 9-12 điểm được xếp độ vừa và dưới 8 điểm được phân loại mức độ nặng.Tổn thương sợi trục lan tỏa nguyên phát ảnh hưởng đến đường đi của chất trắng trong não. Về mặt lâm sàng, bệnh nhân với DAI có biểu hiện trong một loạt rối loạn thần kinh có thể từ không đáng kể về mặt lâm sàng đến trạng thái hôn mê. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân DAI được xác định là nặng và thường có điểm Glasgow dưới 8. 2. Nguyên nhân Căn nguyên phổ biến nhất của chấn thương trục lan tỏa liên quan đến tai nạn xe cơ giới tốc độ cao. Cơ chế phổ biến nhất liên quan đến chuyển động tăng tốc và giảm tốc dẫn đến lực cắt các vùng chất trắng của não. Điều này dẫn đến tổn thương vi thể và đại thể đối với các sợi trục trong não tại ranh giới của chất xám và chất trắng. Tổn thương trục lan tỏa thường ảnh hưởng đến các vùng chất trắng ở ranh giới chất trắng-chất xám, liên quan đến thể chai và thân não. Điều thú vị là không có mối liên hệ nào giữa tổn thương sợi trục lan tỏa và gãy xương sọ. Tai nạn xe cơ giới tốc độ cao là nguyên nhân thường gặp nhất của chấn thương trục lan tỏa 3. Dịch tễ học Tỷ lệ mắc bệnh DAI thực sự vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng khoảng 10% tổng số trường hợp chấn thương sọ não nhập viện sẽ có một tỷ lệ nhất định của DAI. Trong số những bệnh nhân bị DAI, ước tính khoảng 25% sẽ dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu tử thi đã chỉ ra rằng bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có tỷ lệ đáng kể có tổn thương sợi trục lan tỏa. 4. Bệnh học Tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI) thường là do lực gia tốc quay hoặc do sự giảm tốc đột ngột. Vị trọng lượng riêng khác nhau của chất trắng và chất xám, khi có sự thay đổi vận tốc đột ngột dẫn đến sự cắt xét/bứt giật các sợi trục tại phần tiếp giáp chất trắng xám.Trong phần lớn các trường hợp, các lực này dẫn đến tổn thương các tế bào và dẫn đến phù nề, sự đứt hoàn toàn của sợi trục chỉ gặp trong những trường hợp nặng. Một số tế bào thần kinh có thể bị thoái hóa trong vài tuần hoặc vài tháng sau chấn thương, nó được gọi là axonotmesis thứ phát.Thông thường, những bệnh nhân bị tổn thương trục lan tỏa có biểu hiện khiếm khuyết thần kinh hai bên, thường ảnh hưởng đến chất trắng vùng trán và thái dương, thể chai và thân não.Phân loại của Adams về tổn thương sợi trục lan tỏa sử dụng các tổn thương sinh lý bệnh của chất trắng và biểu hiện lâm sàng:Độ 1: Tổn thương sợi trục lan tỏa nhẹ với những thay đổi vi thể về chất trắng ở vỏ não, thể chai và thân não.Độ 2: Tổn thương sợi trục lan tỏa mức độ vừa với tổn thương khu trú đại thể ở thể chai.Độ 3: Tổn thương sợi trục lan tỏa nghiêm trọng với những phát hiện ở độ 2 và các tổn thương khu trú ở thân não. Hình ảnh minh họa chất trắng và chất xám trong não 5. Lịch sử DAI là một chẩn đoán lâm sàng. Thông thường, DAI được xem xét ở những bệnh nhân có điểm Glasgow dưới 8 trong hơn sáu giờ. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị tổn thương trục lan tỏa liên quan đến mức độ nghiêm trọng của tổn thương sợi trục lan tỏa. Ví dụ, bệnh nhân bị tổn thương sợi trục nhẹ có các dấu hiệu và triệu chứng phản ánh chấn động não. Các triệu chứng này thường bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị tổn thương sợi trục lan tỏa nghiêm trọng cũng có thể có biểu hiện mất ý thức và ở trạng thái thực vật dai dẳng. Một số rất nhỏ những bệnh nhân bị chấn thương trục lan tỏa nặng sẽ tỉnh lại trong năm đầu tiên sau chấn thương. 6. Chẩn đoán Hình ảnh minh họa mô học của DAI (nguồn Radiopaedia) Nhìn chung, tổn thương sợi trục lan tỏa là một dạng nặng của chấn thương sọ não. Những bệnh nhân bị chấn thương đầu do lực quay hoặc giảm tốc nên được nghi ngờ là mắc chứng DAI. Nói chung, DAI được chẩn đoán sau một chấn thương sọ não với GCS dưới 8 trong hơn sáu giờ liên tục.Chẩn đoán hình ảnh của DAI:CT não không cản quang được thực hiện thường quy ở những bệnh nhân có chấn thương đầu. Tuy nhiên CT không đủ nhạy với tổn thương trục lan tỏa tinh tế, một số bệnh nhân chụp CT sẽ có kết quả tương đối bình thường trong khi về mặt lâm sàng bệnh nhân có các khiếm khuyết thần kinh nặng không thể giải thích được. CT chỉ có thể phát hiện các tổn thương DAI có biểu hiện xuất huyết. Độ nhạy phụ thuộc vào việc các tổn thương có xuất huyết nhiều hay không. Các tổn thương xuất huyết có thể có đường kính từ vài mm đến vài cm nằm ở chất trắng vị trí ranh giới giữa chất trắng và chất xám, ở thể chai và thân não.Các tổn thương không xuất huyết là những vùng giảm đậm độ, có thể trở nên rõ ràng hơn trong vài ngày đầu tiên khi phù nề phát triển xung quanh. CT đặc biệt không nhạy cảm đối với các tổn thương DAI không xuất huyết (không tăng đậm độ trên CT), chỉ có thể phát hiện 19% các tổn thương như vậy, so với 92% sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ. Khi các tổn thương xuất huyết và đặc biệt là khi tổn thương lớn thì CT là khá nhạy. Do đó thường nếu một vài tổn thương xuất huyết nhỏ có thể nhìn thấy trên CT, mức độ tổn thương DAI lớn hơn nhiều.Nhìn chung CT sọ não có giá trị thấp trong đánh giá tổn thương sợi trục lan tỏa.MRI sọ não: MRI là phương thức được lựa chọn để đánh giá các trường hợp nghi ngờ DAI, ngay cả ở những bệnh nhân có CT não hoàn toàn bình thường. MRI với chuỗi xung SWI hoặc GRE, có độ nhạy cao với các tổn thương vi xuất huyết. Một số tổn thương có thể hoàn toàn không xuất huyết (thậm chí sử dụng xung SWI với từ trường cao). Tuy nhiên, những vùng này sẽ hiển thị dưới dạng các vùng có tín hiệu FLAIR cao.Điều quan trọng, cần lưu ý, rằng ngay cả với các máy cộng hưởng từ hiện đại cường độ trường cao, việc không phát hiện cũng không loại trừ sự hiện diện của tổn thương sợi trục.MRI phổ (MRI spectroscopy): có thể thấy tăng đỉnh Cholin và giảm NAACác nghiên cứu gần đây cũng cho thấy chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (tractography) hay chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (DTI - Diffusion Tensor Imaging) có giá trị trong việc phát hiện các tổn thương chất trắng trong những bệnh nhân tổn thương sợi trục lan tỏa.Về mặt hình ảnh cần chẩn đoán phân biệt DAI với các bệnh lý khác như: dập não, tổn thương mạch máu lan tỏa, các bệnh lý có biểu hiện có các ổ tổn thương tín hiệu thấp đen trên trên xung T2* như bệnh mạch máu não dạng bột, bệnh não tăng huyết áp mạn tính, u mạch dạng hang type IV. Xung T2* ở bệnh nhân DAI (nguồn Radiopaedia) Tóm lại DAI là bệnh lý nặng của chấn thương sọ não, chẩn đoán DAI là một chẩn đoán thuộc về lâm sàng, CT có giá trị thấp trong chẩn đoán DAI và MRI là phương tiện chẩn đoán được lựa chọn trong các trường hợp lâm sàng nghi ngờ.Thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả MRI, vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện các chẩn đoán tổn thương sợi trục lan tỏa. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công nghệ Silent. Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla với công nghệ Silent của hãng GE Healthcare (Hoa Kỳ).Công nghệ Silent đặc biệt có lợi cho các trường hợp người bệnh là trẻ em, người già, người bệnh sức khỏe yếu và người bệnh đang phẫu thuậtHạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.Công nghệ chụp cộng hưởng từ là công nghệ được áp dụng trong phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, an toàn bậc nhất hiện nay bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia X. Tài liệu tham khảo: radiopaedia.org, ncbi.nlm.nih.gov
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-nao-nhat-ban-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-vi
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em: Những điều cần biết
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là một trong những bệnh lý viêm nhiễm phổ biến do virus gây ra. Bệnh có những triệu chứng lâm sàng đa dạng và di chứng nặng nề, hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. 1. Tổng quan về bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các nước thuộc khu vực Châu Á với tỷ lệ tử vong trung bình khá cao, khoảng từ 20% đến 30%. Ở nước ta, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận ở hầu hết tất cả các tỉnh thành rải rác vào nhiều thời điểm suốt năm, dê phát triển thành các đợt bệnh vào những tháng hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 7. Trẻ em từ 2 đến 8 tuổi là nhóm đối tượng chính của bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em xuất hiện phổ biến ở vùng đồng bằng hơn miền núi, ở nông thôn nhiều hơn thành thị.Do virus là nguyên nhân gây bệnh nên hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn. Cách tốt nhất để đối mặt với bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là phòng bệnh bằng tiêm chủng, dự phòng và phát hiện sớm các di chứng. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản giảm dần khi tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản tăng lên. 2. Nguyên nhân và cách thức truyền bệnh Virus viêm não Nhật Bản là nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Virus này có vật liệu di truyền là ARN và kém chịu nhiệt. Ở nhiệt độ khoảng 70 độ C, virus bị bất hoạt hoàn toàn trong khoảng 10 phút và chỉ mất 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn, axeton cũng có khả năng tiêu diệt virus.Trong tự nhiên, virus viêm não Nhật Bản cư ngụ chủ yếu ở các loài chim như chim liêu điêu, cò, cu gáy, chim sẻ,... và các loại gia súc như lợn, trâu, bò, cừu dê,... Virus xâm nhập vào cơ thể người theo đường máu, thông qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Muỗi culex có màu nâu đen, thích để trứng ở các vùng ao tù, nước đọng gần các kênh mương, ruộng lúa và các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Muỗi cái culex có thói quen hút máu vào lúc chập choạng tối, đưa virus gây bệnh viêm não Nhật Bản từ máu của các ổ chứa trong tự nhiên sang con người.Virus sau khi vào cơ thể trẻ em theo đường máu sẽ sinh sôi và được đưa đi khắp cơ thể, tập trung nhiều với mật độ cao nhất ở các tế bào thần kinh trung ương. Màng não và nhu mô não phản ứng lại với sự hiện diện của virus bằng các phản ứng viêm, gây ra các thương tổn dạng phù nề và xuất huyết. Các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, tim, phổi cũng xuất hiện các ổ viêm nhiễm, xung huyết và chảy máu ở niêm mạc và nhu mô. Con đường truyền bệnh của viêm não Nhật Bản 3. Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em được chẩn đoán chủ yếu dựa trên sự phối hợp giữa yếu tố dịch tễ, tiền sử tiêm chủng của trẻ, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.Biểu hiện bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em rất đa dạng nhưng không đặc hiệu. Những đứa trẻ mắc bệnh thường khởi đầu bằng sốt cao đột ngột, liên tục trên 39 độ C, kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn và nôn mửa. Trẻ nhũ nhi còn có dấu hiệu của những cơn khóc thét, tăng trương lực cơ, bỏ bú. Một số trường hợp rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do xuất hiện đơn độc các triệu chứng đau bụng, đại tiện phân lỏng và nôn mửa. Giai đoạn tiên phát này thường kéo dài khoảng 1 đến 4 ngày.Sau khi khởi phát, bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em chuyển sang giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần với các triệu chứng nổi bật liên quan đến hệ thần kinh. Trẻ có biểu hiện rối loạn tri giác, li bì, ít vận động và chơi đùa, ngủ gà, khó đánh thức, thậm chí rơi vào hôn mê. Co giật cục bộ hoặc co giật toàn thể, cứng cổ, các dấu thần kinh khu trú, yếu liệt tay chân, rối loạn trương lực cơ, liệt các dây thần kinh sọ não,... cũng là những dấu hiệu của tổn thương hệ thần kinh. Ngoài ra, triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như khó thở, suy hô hấp, tím tái, vã nhiều mồ hôi cũng xuất hiện trong giai đoạn toàn phát này.Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em có khả năng để lại các di chứng nặng nề với tỷ lệ khoảng 50%. Đây là điều rất đáng lo ngại vì những di chứng của bệnh thường liên quan đến khả năng vận động, giao tiếp, và các rối loạn tinh thần, cản trở cuộc sống sau này của trẻ. 4. Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Các xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định chủ yếu với vai trò chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý nhiễm trùng khác và đánh giá mức độ nặng của bệnh, bao gồm:Xét nghiệm máu: công thức máu để khảo sát số lượng bạch cầu, định lượng protein phản ứng C (CRP), glucose máu, bilan điện giải, bilan khí máu chẩn đoán rối loạn toan kiềm khi có suy hô hấp.Xét nghiệm dịch não tủy: Quan sát màu sắc, độ trong và xét nghiệm tế bào học, sinh hóa. Dịch não tủy trong bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường trong suốt, không màu, với protein và số lượng bạch cầu tăng nhẹ, ưu thế bạch cầu đa nhân.Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng virus hoặc phân lập virus gây bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em từ máu, dịch não tủy bằng kỹ thuật PCR, phản ứng ELISA.Phương tiện chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT Scan sọ não có thuốc hoặc không có thuốc, MRI sọ não để đánh giá tổn thương của hệ thần kinh trung ương, X quang phổi đánh giá tổn thương viêm và mức độ thâm nhiễm. Chụp CT Scan sọ não giúp chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản 5. Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra và hiện nay không có phương pháp điều trị viêm não Nhật Bản đặc hiệu. Các biện pháp điều trị được sử dụng chủ yếu trên lâm sàng với mục đích nâng đỡ, cải thiện triệu chứng, tuân theo các nguyên tắc sau:Đảm bảo dinh dưỡng nuôi dưỡng trẻĐiều trị suy hô hấp, lưu thông đường thở, cung cấp đủ oxyĐiều trị chống phù não trong những trường hợp phù nề nhu mô não, xuất huyết não màng não nhiềuChỉ định kháng sinh khi có di chứng viêm phổi, viêm phổi nặng hoặc xuất hiện bội nhiễm ở các cơ quan khác. Kháng sinh nên được lựa chọn theo kháng sinh đồ có được từ việc nuôi cấy bệnh phẩm.Điều trị các di chứng và biến chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ em. 6. Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản là việc làm quan trọng giúp giảm số lượng trẻ tử vong và tỷ lệ di chứng do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Một số biện pháp dự phòng mà mọi người dân có thể thực hiện được bao gồm:Diệt muỗi: Muỗi là vật trung gian truyền bệnh vì vậy muốn giảm tỷ lệ mắc bệnh cần diệt muỗi. Dọn dẹp các khu vực quanh kênh mương và quanh các chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm, không để nước đọng tạo môi trường cho muỗi sinh sản và đẻ trứng. Phun hóa chất trên diện rộng là biện pháp có hiệu quả cao.Ngủ trong màn, mặc áo và quần dài tay cho trẻ để tránh bị muỗi đốt.Xây dựng các chuồng trại chăn nuôi gia súc cách xa khu vực sinh sống.Thực hiện lịch tiêm vắc - xin viêm não Nhật Bản cho tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Đây là biện pháp phòng bệnh chủ động, có hiệu quả và tính an toàn cao nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Cảnh báo viêm não Nhật Bản bùng phát ở trẻ em Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://tamanhhospital.vn/tieu-duong-tuyp-1/
01/09/2022
Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 hiệu quả là sử dụng insulin hợp lý, duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Mục lụcĐái tháo đường type 1 (tiểu đường tuýp 1) là gì?Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 1Đái tháo đường tuýp 1 có di truyền không?Triệu chứng đái tháo đường type 1Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1Chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 11. Bệnh tim và mạch máu2. Bệnh thần kinh (tổn thương dây thần kinh)3. Bệnh thận đái tháo đường4. Tổn thương mắt5. Bàn chân đái tháo đường6. Nhiễm trùng da và miệng7. Các biến chứng khi mang thaiPhương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 11. Insulin2. Thay đổi lối sống3. Chế độ ănĐái tháo đường type 1 (tiểu đường tuýp 1) là gì? Đái tháo đường type 1 (hay còn gọi là tiểu đường tuýp 1) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít insulin dẫn đến thiếu hụt insulin nội sinh nghiêm trọng. Insulin là một hormone giúp đưa glucose trong máu đi vào các tế bào trong cơ thể để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Nếu không có insulin, glucose trong máu không thể đi vào tế bào và tích tụ dần trong máu dẫn đến tăng đường máu, trong khi các tế bào lại bị “đói năng lượng” do không thể tiếp nhận được glucose. Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng của bệnh đái tháo đường. Do đó, bệnh đái tháo đường tuýp 1 từng được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em hoặc người trẻ nên cũng có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường vị thành niên, tuy nhiên bệnh cũng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. (1) Bệnh đái tháo đường tuýp 1 ít phổ biến hơn tuýp 2. Thống kê cho thấy, đái tháo đường tuýp 1 chiếm khoảng 5-10% trong số người mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 1 Tiểu đường tuýp 1 chiếm 10% trong tổng số người mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy khiến cơ thể không còn hoặc còn rất ít insulin. Điều này dẫn đến việc lượng đường trong máu người bệnh không hóa thành năng lượng. Trong nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 thì đến 95% trường hợp do cơ chế tự miễn (còn được gọi là tuýp 1A) và 5% không rõ nguyên nhân (gọi là tuýp 1B). Ở tuýp 1A do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin ở tuyến tụy. Người bệnh phải phụ thuộc nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào. Dù các yếu tố nguy cơ khiến xảy ra đái tháo đường tuýp 1 vẫn đang còn nghiên cứu nhưng dựa trên số trường hợp mắc, các nhà khoa học ghi nhận tình hình chung: khi thành viên trong gia đình có người bị đái tháo đường tuýp 1 thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh, hoặc người bệnh bị phơi nhiễm với một số loại virus… dẫn đến sự phá hủy của hệ miễn dịch, cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Đái tháo đường tuýp 1 có di truyền không? Bệnh đái tháo đường tuýp 1 được cho rằng gây ra bởi một phản ứng tự miễn (các tế bào của cơ thể bị tấn công bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể). Phản ứng này phá hủy các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy, các tế bào này gọi là tế bào beta. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều tháng đến nhiều năm trước khi khởi phát các triệu chứng. Một tình trạng khác được gọi là đái tháo đường thứ phát giống với đái tháo đường tuýp 1, nhưng các tế bào beta bị phá hủy bởi các nguyên nhân khác, chẳng hạn các bệnh hoặc chấn thương của tuyến tụy, chứ không đến từ nguyên nhân tự miễn. (2) Nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1 vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Mặc dù đái tháo đường tuýp 1 không được xếp vào nhóm bệnh rối loạn di truyền tuy nhiên một người có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hơn nếu có người thân trực hệ chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu cho rằng tiền sử gia đình đóng vai trò quan trọng. Nhiều người mang một số gen nhất định (truyền từ cha mẹ sang con cái) khiến họ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 1 hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số này đều mắc bệnh ngay cả khi có yếu tố gen di truyền. Một yếu tố khởi phát trong môi trường sống, chẳng hạn như nhiễm virus, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đái tháo đường tuýp 1. Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt không dẫn đến đái tháo đường tuýp 1. Triệu chứng đái tháo đường type 1 Bệnh thường diễn tiến vài tháng đến vài năm trước khi các triệu chứng đầu tiên được chú ý. Các triệu chứng đái tháo đường có thể hình thành và khởi phát trong một thời gian ngắn từ vài tuần đến vài tháng. Một khi xuất hiện các triệu chứng có thể khá nghiêm trọng. Bao gồm: Đi tiểu nhiều: cơ thể tăng thải lượng đường dư thừa trong máu qua thận dẫn đến tình trạng tiểu nhiều. Khát nước nhiều: khi có nhiều đường trong máu, cơ thể sẽ đi tiểu nhiều hơn để loại bỏ đường. Điều này dẫn đến tình trạng mất nước, khô miệng, khát nước. Uống nước nhiều: khi cơ thể bị mất nước sẽ cố gắng bù trừ bằng cách uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ngọt. Giảm cân/Cảm thấy đói nhanh chóng (đặc biệt là sau khi ăn). Khi glucose đi ra ngoài cơ thể qua đường tiểu sẽ mang theo calo. Điều này giải thích vì sao nhiều người có lượng đường trong máu cao lại có xu hướng giảm cân hoặc xuất hiện tình trạng nhanh đói. Mất nước cũng là một trong những yếu tố gây sụt cân. Mệt mỏi Mờ mắt Thường xuyên bị nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc âm đạo Cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng Đái dầm mới xuất hiện ở trẻ trước đó không có Các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 bao gồm: Bứt rứt, lú lẫn Thở nhanh sâu (nhịp thở Kussmaul) Hơi thở có mùi trái cây (mùi táo chín…) Đau bụng Mất ý thức (hiếm gặp) Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 Bệnh ảnh hưởng như nhau ở cả hai giới. Yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 không rõ ràng như đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, người có một trong những yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Người da trắng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hơn so với những nhóm người khác Dưới 20 tuổi Chủng tộc da trắng Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc đái tháo đường tuýp 1 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1 Xét nghiệm máu khi đói sẽ giúp chẩn đoán đái tháo đường. Các trường hợp thử đường máu bằng test nhanh cần phải được xét nghiệm máu lại để đảm bảo kết quả chính xác. (3) Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm tự kháng thể. Sự xuất hiện các kháng thể này cho thấy cơ thể đang tự tấn công chính các tế bào của mình và thường được tìm thấy ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 nhưng không phải với tuýp 2. Ngoài ra, có thể xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để tìm ketones, là chất được tạo ra khi cơ thể ly giải lipid để tạo năng lượng vì không sử dụng được glucose. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 1 Theo thời gian, đái tháo đường tuýp 1 không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng lên các cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Việc duy trì mức đường huyết bình thường có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. 1. Bệnh tim và mạch máu Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về tim và mạch máu, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và tăng huyết áp. 2. Bệnh thần kinh (tổn thương dây thần kinh) Lượng đường tăng cao trong máu lâu ngày có thể làm tổn thương thành mạch (thường là các mao mạch) nuôi các dây thần kinh. Điều này đặc biệt hay xảy ra ở chân với biểu hiện ngứa ran, tê, rát hoặc đau. Biểu hiện thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên trên. Đường huyết kiểm soát kém có thể khiến người bệnh mất dần cảm giác ở các chi và tăng dần ảnh hưởng theo thời gian. Tổn thương các dây thần kinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở nam giới có thể dẫn đến rối loạn cương. 3. Bệnh thận đái tháo đường Đái tháo đường có thể làm tổn thương các hệ thống mạch máu nhỏ ở thận. Các trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục. Lúc này, người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc ghép thận. 4. Tổn thương mắt Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc hay bệnh võng mạc đái tháo đường, có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. 5. Bàn chân đái tháo đường Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc giảm lưu lượng máu nuôi đến chân do hẹp mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng ở chân. Nếu không được điều trị đúng, các vết cắt và mụn nước có thể trở thành nhiễm trùng nặng, thậm chí dẫn đến cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân (cắt cụt chi). 6. Nhiễm trùng da và miệng Người bệnh đái tháo đường có thể dễ bị nhiễm trùng da và miệng hơn so với người không mắc bệnh. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra do nhiễm vi khuẩn và nấm. Bệnh nướu răng và khô miệng cũng có thể xảy ra. 7. Các biến chứng khi mang thai Lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguy cơ sảy thai, thai lưu và dị tật bẩm sinh tăng lên khi đường huyết không được kiểm soát tốt. Đối với thai phụ, đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton, các vấn đề về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc) cũng thường nặng hơn trong thai kỳ, huyết áp cao do mang thai và tiền sản giật. >>>Có thể bạn chưa biết: Tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 1 Hiện tại, chưa có cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh đái tháo đường tuýp 1 nhưng bệnh có thể điều trị thành công bằng cách: Thực hiện lối sống lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tiếp cận được các kiến thức và được hỗ trợ cách tự quản lý bệnh đái tháo đường. Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để kiểm soát tình trạng bệnh 1. Insulin Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1, người bệnh cần phải sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có thể sử dụng ở dạng tiêm hoặc là bơm tiêm tự động insulin. Insulin dạng hít cũng đang được nghiên cứu. Người bệnh không thể dùng insulin dưới dạng thuốc viên vì axit trong dạ dày sẽ phá hủy thuốc trước khi đi vào máu. Bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra loại và liều lượng insulin hiệu quả nhất cho người bệnh. Bác sĩ cũng sẽ giải thích về các loại insulin khác nhau và đặc điểm để bệnh nhân nắm rõ. Người bệnh cũng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Bác sĩ sẽ cho biết về tần suất kiểm tra và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. >>>Tham khảo: Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường thương gặp 2. Thay đổi lối sống Các stress (căng thẳng) có thể khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn, trong đó có vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu và chăm sóc người bệnh mỗi ngày. Hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc, duy trì các bài tập để thư giãn, tư vấn bởi bác sĩ là cách khắc phục để kiểm soát căng thẳng. Việc tập thể dục đều đặn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, cần cân bằng liều lượng insulin, bữa ăn và cường độ tập luyện cho phù hợp. 3. Chế độ ăn Cần có kiến thức về các thực phẩm và ảnh hưởng của mỗi loại lên đường huyết. Từ đó có thể xây dựng được kế hoạch ăn uống lành mạnh để giúp ổn định đường huyết. Hãy đến khám để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về đái tháo đường và chuyên gia dinh dưỡng. Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến: Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 tương tự như các biểu hiện bệnh khác. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên khám bác sĩ để được xét nghiệm lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
https://suckhoedoisong.vn/viem-hang-vi-sung-huyet-dieu-tri-the-nao-169172404.htm
16-04-2020
Viêm hang vị sung huyết, điều trị thế nào?
Xin quý báo tư vấn cách điều trị căn bệnh này. Trần Lực (Hải Phòng) Viêm hang vị sung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như cà phê, ớt... Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Nếu đã biết mình mắc bệnh, bạn cần xét nghiệm xem có nhiễm vi khuẩn HP không? Nếu có, cần phải điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các thuốc băng niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần có một tinh thần thoải mái; Chế độ ăn uống hợp lý: Không ăn quá nhanh, tránh vừa ăn vừa chú ý xem tivi, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn... Ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, các gia vị chua cay, loại nước gây kích thích như rượu, bia, cà phê, chè, nước có gas... Không nên vận động ngay sau khi ăn, không ăn no quá, hạn chế ăn đêm, ăn uống đúng thời gian, không bỏ bữa thất thường. Thường xuyên tập thể dục hàng ngày, có thể tập những môn như dưỡng sinh, khí công, yoga... BS. Nguyễn Thị Phương Anh
https://dantri.com.vn/lam-dep/beauty-center-dia-chi-phun-theu-dieu-khac-long-may-dep-va-uy-tin-20181207145438621.htm
20181207
Beauty Center, địa chỉ phun thêu điêu khắc lông mày đẹp và uy tín
Thẩm mỹ Beauty Center với cơ sở vật chất hiện đại và trang bị các máy móc kỹ thuật cao, mong muốn mang lại trải nghiệm thư giãn cho khách hàng và cung cấp dịch vụ phun thêu tiên tiến nhất. Khách hàng lựa chọn dịch vụ phun thêu điêu khắc lông mày tại thẩm mỹ Beauty Center sẽ cải thiện được nhược điểm của lông mày xấu, ngắn, thưa thớt, đứt gãy và không phù hợp với khuôn mặt. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ phun thêu điêu khắc lông mày tại thẩm mỹ Beauty Center, bạn sẽ được thực hiện trực tiếp bởi các nghệ nhân có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Dựa trên tỷ lệ vàng và những đặc tính hình học của gương mặt, tính đối xứng của lông mày, các chuyên gia sẽ tạo nên một đôi lông mày mới chuẩn hài hòa với từng đường nét của từng khuôn mặt tạo nên một đôi chân mày mới đẹp tự nhiên, phù hợp với giới tính, lứa tuổi và tính cách của mỗi người. Quy trình thực hiện không gây đau đớn, không làm tổn thương da, không cần kiêng khem và không tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Beauty Center sử dụng mực xăm nhập khẩu từ châu Âu, chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên nên có thể giữ được màu lông mày nâu đen tự nhiên phù hợp với làn da của người Việt Nam. Đặc biệt, màu mực xăm chỉ nằm ở lớp thượng bì nên sau thời gian khoảng 3 - 4 năm tùy theo cơ địa của mỗi người, mực sẽ tự bong tróc và trả lại làn da nguyên thủy. Lúc này bạn có thể thay đổi một kiểu dáng lông mày mới thời thượng theo xu hướng thời trang mới. Với lượng thuốc tê vừa đủ cùng đôi bàn tay khéo léo kết hợp kỹ thuật điêu luyện của các nghệ nhân, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ mà không hề có cảm giác đau đớn. Nghệ nhân sẽ bôi thuốc làm liền và giữ màu khi kết thúc liệu trình để chân mày bền màu hơn. Công nghệ phun thêu điêu khắc lông mày hiện đại của Beauty Center bao gồm các dịch vụ sau: - Điêu khắc lông mày vi sợi 9D: Là phương pháp khắc sợi trên nền chân mày thật tạo dáng hài hòa với khuôn mặt, đan nhuyễn xen kẽ vào những chỗ chân mày bị lưa thưa, bị thiếu sợi. Điêu khắc lông mày vi sợi 9D đường mực sẽ chạy theo đúng đường mọc của lông mày thật một cách nhịp nhàng và mềm mại tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện, tự nhiên như chân mày thật. - Phun ủ bột lông mày 6D: Là phương pháp tạo khuôn chân mày bằng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, tạo đường kim di chuyển từ đầu đến cuối chân mày với những đường kim siêu nhỏ. Phương pháp này kết hợp tán bột màu tự nhiên để lên hình dạng và màu sắc mong muốn, khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm của đường chân mày kém duyên, tạo dáng chân mày đẹp hoàn hảo. Đồng thời để khẳng định chất lượng hàng đầu, Beauty Center luôn luôn thực hiện chế độ bảo hành có lợi nhất dành cho khách hàng. Beauty Center luôn hướng tới dịch vụ hoàn hảo và bền vững. Thẩm mỹ viện Beauty Center, tiền thân là Tấm Spa được thành lập bởi bà chủ Thu Hoàng (tên thường gọi là Tấm) - tổng giám đốc công ty. Thẩm mỹ Beauty Center vượt trội về chất lượng dịch vụ, cùng đội ngũ chuyên viên trình độ chuyên môn giỏi suất sắc, luôn đem đến kết quả hài lòng nhất cho từng khách hàng. Để khẳng định được thương hiệu thẩm mỹ viện 5 sao đẳng cấp Quốc tế, Beauty Center được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại hàng đầu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ chuyên viên thực hiện quy trình làm đẹp long mày. Các máy móc làm đẹp được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Điều Tấm hướng tới, đề cao nhan sắc khách hàng lên hơn lợi nhuận, đó là điều góp phần cho trung tâm có hơn 1000 khách hàng phun xăm lông mày thành công mỗi năm. Thẩm mỹ Beauty Center tự hào lot top 10 thương hiệu làm đẹp uy tín tại Việt Nam, là địa chỉ tin cậy của nhiều người nổi tiếng. Thẩm mỹ viện Beauty Center Địa chỉ : - 36 Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Số 40/ đường 45, Phường 6, Quận 4, TP. HCM Hà Thu
https://tamanhhospital.vn/phau-thuat-sua-van-tim-hai-la/
26/12/2023
Phẫu thuật sửa van tim hai lá: Quy trình và một số lưu ý
Khi van tim 2 lá gặp một số vấn đề bất thường như hẹp van, hở van hoặc sa van tim, cần được tiến hành cho phẫu thuật sửa van tim hai lá. Quy trình của cuộc phẫu thuật này cần chuẩn bị những gì, nó được tiến hành như thế nào, người bệnh cần lưu ý điều gì để phẫu thuật có hiệu quả cao? Thông tin trả lời cho những vấn đề này sẽ có trong phần nội dung dưới đây. Mục lụcSửa van tim hai lá là gì?Khi nào cần phẫu thuật sửa van tim hai lá1. Hở van hai lá2. Hẹp van hai lá3. Sa van hai láVì sao cần tiến hành sửa van tim hai lá?Sự khác biệt giữa sửa van hai lá và thay van hai lá là gì?1. Sửa van tim hai lá2. Thay van hai láĐối tượng cần được phẫu thuật van hai láSửa van tim hai lá phổ biến như thế nào?Quy trình sửa van tim hai lá diễn ra thế nào?1. Trước khi phẫu thuật2. Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật3. Sau khi phẫu thuậtNhững kỹ thuật phẫu thuật được sử dụng để sửa van tim hai lá1. Tạo hình vòng van2. Phẫu thuật sửa vanCác biến chứng sửa van tim hai láThời gian phục hồi sau sửa van tim hai lá là bao lâu?Những câu hỏi thường gặp1. Sửa van tim hai lá sống được bao lâu?2. Sửa van tim hai lá ở đâu?Sửa van tim hai lá là gì? Van hai lá nằm giữa hai buồng tim trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái). Nếu van hai lá bị hở, hẹp hoặc bị sa ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho thực hiện can thiệp phẫu thuật để khắc phục. Phẫu thuật sửa van hai lá sẽ giúp bệnh nhân giải quyết được các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, tránh tai biến mạch máu não, suy tim và giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. (1) Khi nào cần phẫu thuật sửa van tim hai lá Phẫu thuật sửa van tim hai lá có thể được chỉ định tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh, cụ thể: 1. Hở van hai lá Hai lá van khi đóng lại không được kín hoàn toàn, làm cho máu bị phụt ngược từ thất trái về lại nhĩ trái. Lưu lượng máu ở tim trái bị tăng lên do lượng máu bình thường cộng với máu bị trào ngược khiến cho nhĩ trái và thất trái bị giãn quá mức, gây ra tình trạng suy tim. Nếu van hai lá bị hở ở mức độ nặng, cần được phẫu thuật để sửa chữa, nhằm tránh các biến chứng như rối loạn nhịp tim, suy tim tiến triển, rung nhĩ, đột tử, tử vong. (2) Hở van hai lá nặng cần được phẫu thuật để sửa chữa 2. Hẹp van hai lá Hẹp van hai lá là tình trạng diện tích lỗ van hai lá bị nhỏ lại bất thường do các lá van bị dày, cứng và dính lại với nhau. Van hai lá không thể mở ra hoàn toàn để máu đổ từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Khi đó, máu bị ứ đọng lại ở tâm nhĩ trái, làm tăng áp lực động mạch phổi khiến người bệnh bị mệt và khó thở. Hẹp van hai lá có thể dẫn đến các biến chứng như rung nhĩ, tăng áp lực mạch phổi, huyết khối, suy tim, tim to. Chính vì vậy, phẫu thuật sửa van tim bị hẹp là phương pháp giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng và tránh được những biến chứng trên. 3. Sa van hai lá Đây là tình trạng một hoặc hai lá van bị tổn thương và phồng lên, bờ van hai lá không áp sát với nhau và bị sa vào tâm nhĩ trái trong suốt thời gian đoạn tâm thu. Khi tim co bóp để đẩy máu đi thì sẽ có một lượng máu phụt ngược trở lại buồng tâm nhĩ trái. Sa van hai lá nếu để lâu, có thể dẫn đến hở van hai lá nặng, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc. Vì sao cần tiến hành sửa van tim hai lá? Van hai lá là vị trí nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Khi van hoạt động đóng, mở tuần tự theo chu kỳ, dòng máu đi qua van sẽ dễ dàng và chảy theo một chiều, không bị rò rỉ ngược trở lại. Tuy nhiên, nếu van tim hai lá bị tổn thương, bị hẹp van, hở van hoặc sa van sẽ làm ảnh hưởng đến lượng máu chảy, gây ra tình trạng máu bị chảy ngược lại. Điều này có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy cơ làm tổn thương tim và phổi. Việc sửa chữa van tim hai lá sẽ giúp cải thiện hiệu quả những triệu chứng của bệnh lý van tim, đồng thời giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Nếu van tim bị vấn đề nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh, kết hợp theo dõi thường xuyên. Nhưng khi van tim hai lá bị tổn thương nặng thì việc tiến hành sửa chữa là điều cần thiết, đem lại kết quả cao và lâu dài cho người bệnh. (3) Sự khác biệt giữa sửa van hai lá và thay van hai lá là gì? Sửa van hai lá và thay van hai lá đều là những phẫu thuật quan trọng, giúp điều trị tận gốc các triệu chứng do tình trạng van tim tổn thương gây ra. Đồng thời, cũng hạn chế tối đa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, tùy mức độ bất thường van tim hai lá khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Trong đó, sửa chữa van tim hai lá và thay van tim là hai sự lựa chọn phù hợp cho trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Vậy sự khác biệt giữa sửa van tim hai lá và thay van hai lá là gì? 1. Sửa van tim hai lá Phương pháp sửa van hai lá được thực hiện trong trường hợp van tim bị tổn thương nặng nhưng vẫn có thể can thiệp để sửa chữa. Sửa van hai lá sẽ giúp khắc phục được các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, tránh tai biến mạch máu não, suy tim và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Phương pháp này thường đem lại kết quả tốt. Lợi ích của việc sửa van là tổ chức van tự nhiên của bệnh nhân được bảo tồn, nên nguy cơ của nhiễm trùng van hay dùng thuốc chống đông sau mổ sẽ giảm đi rất nhiều. Theo thời gian, van tim có thể dần dần bị hẹp, hở hoặc bị sa trở lại. Vì vậy, cần có sự theo dõi thường xuyên để kiểm tra và kịp thời có biện pháp khắc phục. 2. Thay van hai lá Khi phẫu thuật sửa van không phù hợp với tổn thương của van hoặc không hiệu quả, tim cần được thay một van mới. Van mới này được khâu một cách chắc chắn vào tổ chức mô của vòng van cũ. Có hai loại van thay thế được dùng là van sinh học và van cơ học. Van được thay mới cần đảm bảo có sự tương thích sinh học, hệ thống miễn dịch của cơ thể không từ chối. Đối tượng cần được phẫu thuật van hai lá Các trường hợp gặp vấn đề van tim hai lá nên được phẫu thuật để điều trị. Vì sử dụng thuốc ban đầu cũng chỉ có thể giúp làm giảm bớt những triệu chứng mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, nó lại không thể điều trị dứt điểm được. Nhất là khi van tim hai lá bị tổn thương nặng, hẹp van, hở van hoặc sa van nghiêm trọng thì thuốc không đáp ứng hiệu quả. Lúc này, người bệnh cần được chỉ định cho phẫu thuật sửa van hai lá hoặc thay van để có được kết quả cao và lâu dài. Bệnh nhân sẽ được cho làm phẫu thuật sửa van hai lá nếu xuất hiện thêm một số triệu chứng như: Bị trào ngược nghiêm trọng. Điều này cho thấy van hai lá bị hở nghiêm trọng và cần được can thiệp sớm. Tâm thất trái không thể bơm đủ máu cho cơ thể, đó là dấu hiệu của chứng suy tim trái. Đau tức ngực dữ dội, khó thở. Bị ngất xỉu. Khi van tim hai lá bị tổn thương nặng cần được phẫu thuật sửa chữa Sửa van tim hai lá phổ biến như thế nào? Hiện nay, các phương pháp sửa van tim hai lá được áp dụng phổ biến là: Phẫu thuật tim hở và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Với sự phát triển của y học hiện đại thì những phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh, đặc biệt là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, vết mổ nhỏ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Thực hiện sửa chữa van tim hai lá thì van tim tự nhiên của bệnh nhân vẫn sẽ được bảo tồn, tránh được tình trạng nhiễm trùng van. Phần lớn bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật sửa van tim, sức khỏe đều có chuyển biến tốt. Quy trình sửa van tim hai lá diễn ra thế nào? 1. Trước khi phẫu thuật Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang ngực, điện tâm đồ, siêu âm tim và các xét nghiệm khác để bác sĩ nắm rõ hơn về tình trạng của van tim hai lá. Bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, thoải mái. 2. Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật Sau khi gây mê, thiết bị hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể sẽ được kết nối với cơ thể người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật. Sửa chữa van tim hai lá bằng phẫu thuật tim hở sẽ có một vết rạch ở ngực. Đối với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thì vết rạch này sẽ nhỏ hơn, người bệnh nhanh phục hồi và thời gian nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật tim hở. 3. Sau khi phẫu thuật Người bệnh cần được nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng phục hồi. Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tập hít thở sâu, tránh các hoạt động thể chất nặng. Tránh căng thẳng, áp lực. Sau khi xuất viện về nhà, cần có sự chăm sóc, hỗ trợ của người thân. Nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có vấn đề. Những kỹ thuật phẫu thuật được sử dụng để sửa van tim hai lá 1. Tạo hình vòng van Phẫu thuật tạo hình vòng van có ưu điểm là bảo tồn được van tim của người bệnh, giữ được cấu trúc tim, người bệnh không cần phải dùng thuốc chống đông,… Đây là kỹ thuật phức tạp, bác sĩ sẽ cho đặt một vòng hoàn chỉnh hoặc một phần xung quanh mép van. Tùy vào từng trường hợp van tim hai lá bị tổn thương mà bác sĩ sẽ kết hợp với các kỹ thuật khác để điều chỉnh, sửa chữa, giúp chức năng van tim trở lại trạng thái bình thường. Trẻ nhỏ gặp vấn đề về van tim hai lá được điều trị bằng tạo hình vòng van rất quan trọng vì có thể hạn chế việc dùng thuốc chống đông cho trẻ. Khi trẻ trưởng thành, kích thước van phù hợp, không bị nhỏ hơn bình thường. (4) 2. Phẫu thuật sửa van Phẫu thuật tim hở: Đối với phẫu thuật này, xương ức của người bệnh được cắt mở rộng để bác sĩ dễ dàng tiếp cận vị trí van tim bị tổn thương. Người bệnh có thể cần khoảng 6-12 tuần, hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng để hồi phục sau phẫu thuật. Một số trường hợp cần phải dùng đến thuốc chống đông để tránh tình trạng hình thành huyết khối. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Đối với kỹ thuật này, đường mổ trên ngực chỉ từ 4-5 cm, nhỏ hơn nhiều so với phẫu thuật tim hở. Bác sĩ sử dụng dụng cụ phẫu thuật nội soi để tiếp cận tim, có thể mổ can thiệp cùng lúc 2 van tim, sửa một van và thay một van. Với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân hồi phục nhanh chỉ sau 2-4 tuần, ít đau, giảm sẹo, giảm chấn thương về thể chất và tâm lý. Phẫu thuật sửa van tim hai lá bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu giúp rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh Các biến chứng sửa van tim hai lá Bất kỳ cuộc phẫu thuật về tim nào dù ít hay nhiều cũng có thể xảy ra rủi ro và biến chứng, chẳng hạn như: Đau tim Bị chảy máu sau phẫu thuật Có thể bị nhiễm trùng Suy tim Bị rối loạn nhịp tim Nguy cơ đột quỵ Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy có bất thường, để bác sĩ theo dõi và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý. Thời gian phục hồi sau sửa van tim hai lá là bao lâu? Sau phẫu thuật sửa van tim hai lá, bệnh nhân có thể mất khoảng 4-6 tuần để dần hồi phục. Tuy nhiên, thời gian hồi phục nhanh hay chậm hơn còn phụ thuộc vào loại phẫu thuật và thể trạng của người bệnh. Nếu phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được áp dụng thì bệnh nhân có thể khỏe và nhanh xuất viện hơn so với phẫu thuật tim hở. Những câu hỏi thường gặp 1. Sửa van tim hai lá sống được bao lâu? Thời gian sống của bệnh nhân sau khi sửa van tim hai lá kéo dài được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Kỹ thuật được áp dụng để can thiệp sửa van tim hai lá, tình trạng tổn thương van tim hai lá, sức khỏe tổng thể, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, chế độ dinh dưỡng, lối sống, sự chăm sóc hỗ trợ từ người thân,… Tuy nhiên, nếu sửa van tim hai lá sớm có thể giúp người bệnh kéo dài được thời gian sống đáng kể, sức khỏe vẫn có thể được như người bình thường. 2. Sửa van tim hai lá ở đâu? Phẫu thuật sửa van hai lá là phẫu thuật lớn, người bệnh nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa điểm khám chữa bệnh uy tín, đảm bảo về cơ sở vật chất, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi được rất nhiều người tin tưởng chọn đến để khám, chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch. Bệnh viện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch có nhiều năm kinh nghiệm, phối hợp liên chuyên khoa chẩn đoán toàn diện và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Để đặt lịch hẹn khám, điều trị với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau: Khi có bất thường về van tim hai lá, người bệnh nên khám chuyên sâu về Tim mạch để được tư vấn phẫu thuật sửa van tim hai lá sớm. Điều trị kịp thời giúp khắc phục được các triệu chứng bệnh, ngăn bệnh tiến triển gây ra các biến chứng nguy hiểm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-so-sinh-ba-ngay-khong-i-co-sao-khong-vi
Trẻ sơ sinh ba ngày không ị có sao không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Trẻ sơ sinh ba ngày không ị là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Tần suất đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào tuổi và chế độ ăn uống, Việc trẻ sơ sinh hai ba ngày không đi ngoài hầu hết không phải là vấn đề nghiêm trọng và không cần điều trị. 1. Trẻ sơ sinh ba ngày không ị có sao không? Trẻ sơ sinh thường đi ị sau mỗi lần bú sữa, khoảng 6 lần mỗi ngày. Trong vài tuần đầu sau khi sinh, ruột bé của bé đang dần hoàn thiện và trở nên hiệu quả hơn trong việc hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi ruột của trẻ trở nên tốt hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, thời gian giữa các lần đi tiêu sẽ dài hơn.Trẻ sơ sinh từ 8 tuần tuổi trở lên có thể 4 hoặc 5 ngày mà không đi ị đồng nghĩa với việc trẻ bị táo bón.Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hầu như không bao giờ bị táo bón. Sữa mẹ là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Những trẻ bú kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ ít đi ngoài hơn so với bình thường.Trẻ sơ sinh bú sữa công thức và trẻ sơ sinh đã bắt đầu ăn dặm thường bị táo bón. Do hệ tiêu hóa còn chưa phát triển nên trẻ có thể bị ảnh hưởng, bởi những thành phần có trong sữa công thức và các sản phẩm làm từ sữa bò. Kết quả là trẻ sẽ đi ngoài ít hơn hơn. Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ba ngày không ị Khi trẻ sơ sinh hai ba ngày không đi ngoài, mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau đây để giúp bé thoải mái hơn:Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu dùng sữa công thức thì xem xét đổi loại sữaNếu em bé cảm thấy khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu, hoặc có phân cứng, rắn, có thể trẻ đã bị táo bón. Hãy thử mát xa bụng cho bé, tắm cho bé hoặc cho bé ngâm hậu môn trong nước ấm. Massage không chỉ giúp tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, kích thích tăng nhu động ruột, giúp trẻ đại tiện được dễ dàng và thường xuyên hơn. Trẻ đang uống sữa công thức cần phải xem xét đổi sữa Nếu trẻ sơ sinh ba ngày không ị kèm theo các dấu hiệu như: Đau bụng, rặn đỏ mặt tía tai, phân cứng vo tròn, có lẫn máu. Trẻ thường hay khó chịu, quấy khóc mỗi lần đi ị thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Bởi có thể bé đã bị táo bón hoặc mắc một số bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiêu hóa.
https://suckhoedoisong.vn/viem-tui-mat-cap-tinh-hay-man-tinh-deu-nguy-hiem-169158234.htm
30-05-2019
Viêm túi mật cấp tính hay mạn tính đều nguy hiểm
Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở phía bên phải của bụng, ngay dưới gan. Túi mật dự trữ mật được gan tiết ra sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo. Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật, có thể xảy ra đột ngột (viêm túi mật cấp tính) hoặc tái phát nhiều lần (viêm túi mật mạn tính) gây đau, sốt, đầy trướng, khó tiêu, chậm tiêu, sụt cân, vàng da, vàng mắt… Viêm túi mật có thể gây ra cơn đau quặn bụng (ảnh minh hoạ) Sỏi mật là nguyên nhân chính gây viêm túi mật Có lẽ nhiều người chưa biết nguyên nhân chính của viêm túi mật chính là sỏi mật. Khi sỏi bị kẹt lại ở cổ túi mật, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vị trí tổn thương và gây viêm túi mật cấp. Nhiều đợt viêm cấp tính nếu không được xử lý dứt điểm sẽ dẫn tới viêm túi mật mạn tính. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác ngoài sỏi mật cũng có thể gây viêm túi mật như: chấn thương vùng bụng, nhiễm giun, u đường mật. Người tiểu đường, béo phì, mỡ máu, phụ nữ mang thai… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Viêm túi mật có nguy hiểm không? Những người bị viêm túi mật cấp tính thường xuất hiện những cơn đau quặn dữ dội ở hạ sườn phải có thể lan lên vai phải và sau lưng, kèm theo nôn, sốt hoặc vàng da. Trong khi đó, viêm túi mật mạn tính thường có biểu hiện: đau âm ỉ vùng mạn sườn phải, đầy trướng bụng, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn…, tuy không dữ dội nhưng dai dẳng, kéo dài. Viêm túi mật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó viêm túi mật cấp tính là 1 cấp cứu ngoại khoa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện điều trị. Viêm túi mật có thể gây biến chứng hoại tử túi mật (ảnh minh hoạ) Một số biến chứng do viêm túi mật gồm: - Túi mật to, ứ nước túi mật: Sỏi mật hoặc viêm phù nề chèn ép gây tắc mật, làm túi mật căng to quá kích thước bình thường, gây đau đớn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, thủng túi mật. - Nhiễm trùng: Dịch mật tích tụ lâu trong túi mật sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. - Hoại tử túi mật: Viêm mủ túi mật không được xử lý triệt để có thể gây ra hoại tử mô túi mật, đe dọa vỡ túi mật. - Thủng túi mật: Là biến chứng rất nguy hiểm bởi khi túi mật bị thủng, dịch mật và vi trùng từ ổ viêm tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, có thể tử vong. - Ung thư túi mật: Viêm túi mật mạn tính làm tăng đáng kế nguy cơ ung thư túi mật. Giải pháp giúp phòng ngừa viêm túi mật Mặc dù viêm túi mật nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với sử dụng thảo dược thiên nhiên. Chế độ ăn uống, sinh hoạt - Ăn ít chất béo, tránh đồ chiên rán, chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh gây khó tiêu. - Nên ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành và tăng cường chất xơ, rau xanh và trái cây. - Luyện tập thể thao 30 phút/ngày để tăng cường miễn dịch, giúp đường mật lưu thông tốt hơn. Dùng thảo dược thiên nhiên Phần lớn viêm túi mật là do sỏi mật. Vì vậy, để phòng viêm túi mật và ngăn ngừa tái phát viêm sau điều trị, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thảo dược giúp làm tan sỏi mật. Tiêu biểu như 8 loại thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Chỉ xác, Diệp hạ châu có tác dụng hỗ trợ bào mòn sỏi mật, kháng khuẩn, kháng viêm, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, đầy trướng và phòng ngừa biến chứng do viêm túi mật gây ra. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang – Dùng cho người sỏi mật Với thành phần gồm 8 thảo dược quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm sử dụng thích hợp cho người: - Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật - Viêm đường mật, viêm túi mật - Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi. - Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ. Có thể bạn cần thêm: - Thông tin đầy đủ về sản phẩm Kim Đởm Khang TẠI ĐÂY . - Chia sẻ kinh nghiệm giảm đau, bài sỏi của người bị sỏi mật TẠI ĐÂY . Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về sỏi mật hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang, hãy gọi điện tới chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0963 022 986 để nhận được tư vấn hỗ trợ. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng sản phẩm Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật >>> XEM THÊM: Thông tin chia sẻ về quá trình cải thiện sỏi mậtcủa khách hàng TẠI ĐÂY (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Lan Anh
https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-bi-viem-hang-vi-da-day-16989820.htm
04-01-2015
Làm gì khi bị viêm hang vị dạ dày?
Tôi mắc bệnh viêm hang vị dạ dày đã 5 năm, đã chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Xin hỏi, với căn bệnh này thì những thực phẩm sau đây có dùng được không: xoài chín, măng cụt, vải, bưởi, đào, dừa, dưa hấu, chuối, mía, cam, mơ ngâm, kem, sữa chua, khoai lang luộc, lạc luộc? Phùng Bá Trung (Nghệ An) Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh khá phổ biến. Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm loét hang vị, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét tá tràng... Điều này có nghĩa, phương pháp điều trị viêm loét hang vị cũng tương tự như điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Theo như trong thư thì bạn đã bị loét hang vị 5 năm, chữa trị nhiều nhưng không khỏi. Bạn không nói rõ là đã điều trị ở đâu, bằng phương pháp nào, dùng những thuốc gì... nên chúng tôi không dám chắc là phương pháp điều trị bệnh của bạn có đúng không, vì bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng phải tìm được đúng nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị mới hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phương pháp cũng như các thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng cho kết quả rất khả quan. Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hoá, làm các xét nghiệm cần thiết... để được bác sĩ chuyên khoa kê đơn điều trị đúng. Bạn cần tuân thủ nghiêm chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Không được bỏ thuốc giữa chừng, cũng như không được tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài dùng thuốc thì thói quen sinh hoạt và ăn uống cũng đóng vai trò trong hiệu quả điều trị bệnh. Trước tiên, bạn cần giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng; không nên làm việc quá sức; không thức khuya. Tiếp theo, điều quan trọng là bảo đảm vệ sinh ăn uống: nên ăn chín, uống sôi; hạn chế thức ăn béo, chiên xào, đồ ăn quá mặn; kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay, thuốc lá, trà đặc, cà phê... vì các chất này dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Như vậy, để bảo đảm sức khoẻ, cũng như bệnh không tiến triển nặng thêm, bạn nên tránh dùng các thực phẩm có vị chua như cam, chanh, mơ, bưởi chua, măng cụt, xoài chua, dưa muối, cà muối... Nên dùng trứng, sữa (và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, kem...) vì thực phẩm này vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng axit. Ngoài ra, nên chọn những thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mì... Riêng khoai lang không nên ăn nhiều, nhất là khi đói vì sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. BS. Cẩm Nga 15 thực phẩm giải rượu tốt nhất Chóng mặt liên tục, chữa cách nào? Cấp cứu người bị hạ thân nhiệt thế nào?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bam-huyet-chua-roi-loan-tieu-hoa-kho-tieu-co-hieu-qua-khong-vi
Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu có hiệu quả không?
Xoa bóp, bấm huyệt đơn giản tại một số huyệt vị đặc hiệu có thể chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng. Tuy nhiên, ăn không tiêu bấm huyệt nào không phải ai cũng biết. Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về phương pháp trị liệu này. Theo quan niệm của Y Học Cổ Truyền, việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về chức năng của 2 cơ quan chủ yếu là phủ Vị và tạng Tỳ. Để cải thiện chức năng tiêu hóa, phòng chống và điều trị các chứng trạng này có thể tiến hành thao tác xoa bóp, bấm huyệt đơn giản tại vùng bụng, 2 đường kinh Vị, Tỳ và một số huyệt vị đặc hiệu. 1. Xoa bóp bụng trên và toàn bụng chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu Bạn có thể lựa chọn tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi sao cho thoải mái, lấy điểm giữa đường nối mỏ ác và rốn làm trung tâm, dùng 2 bàn tay đặt lên nhau, xoa vùng trên rốn với một lực ấn vừa phải theo chiều kim đồng hồ khoảng 50 - 100 vòng.Tương tự như vậy, lại lấy rốn làm trung tâm để xoa toàn bụng theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài và ngược lại từ ngoài vào khoảng 50 - 100 vòng sao cho toàn bụng ấm lên là được. 2. Xoa bóp mặt trước cẳng chân là cách bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa Bấm huyệt chữa khó tiêu, rối loạn tiêu hóa bằng cách xoa bóp mặt trước cẳng chân mang lại hiệu quả cao. Để xoa bóp cẳng chân, bạn nên ngồi gác cẳng chân phải lên trên đùi trái. Sau đó dùng bàn tay phải ôm lấy cẳng chân, đặt hổ khẩu vào bờ trước xương chày ở dưới gối, xát dọc cẳng chân từ trên xuống dưới mắt cá chân với một lực ấn vừa phải từ 30 – 50 lần sao cho cẳng chân nóng lên là được.Sau đó, đổi sang chân trái, tiến hành các thao tác tương tự như đối với cẳng chân phải. Đường kinh Tỳ và Vị nằm 2 bên phía trước cẳng chân, khi bạn xoa như vậy có tác dụng làm lưu thông khí huyết trong kinh mạch, tăng cường công năng của tạng Tỳ và phủ Vị, góp phần cải thiện chức năng tiêu hoá. 3. Day ấn huyệt Trung quản chữa khó tiêu Bạn có thể chọn tư thế nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi, sau đó dùng ngón tay cái để day bấm huyệt Trung quản trong 1 phút. Cách xác định huyệt Trung quản đó là tìm điểm giữa của đoạn nối rốn và điểm mũi ức.Nghiên cứu hiện đại cho thấy, khi day bấm huyệt Trung quản sẽ có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày và ruột, kích thích tiết dịch, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu, qua đó điều trị và dự phòng tốt các chứng bệnh như đầy bụng và khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, nấc... Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu mang lại hiệu quả tức thì 4. Day ấn huyệt Kiến lý chữa rối loạn tiêu hóa Bạn có thể nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi sao cho thoải mái, sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa để day ấn huyệt Kiến lý trong 1 phút. Cách xác định huyệt Kiến lý: Huyệt nằm ở điểm 3/8 dưới và 5/8 trên của đoạn nối từ rốn và điểm gặp nhau của hai bờ sườn.Huyệt Kiên lý có tác dụng kiện tỳ, lý khí, hòa vị tiêu tích, nó thường được dùng để phòng chống và điều trị các chứng bệnh như đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, đau bụng, nôn mửa... 5. Day ấn huyệt Thiên khu chữa rối loạn tiêu hóa Cũng như trên, bạn có thể lựa chọn tư thế nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi. Sử dụng hai ngón tay cái hoặc hai ngón giữa để day ấn đồng thời cả hai huyệt Thiên khu ở hai bên trong 1 phút. Cách xác định vị trí huyệt Thiên khu từ rốn đo ngang ra 2 thốn.Day bấm huyệt Thiên khu có tác dụng điều hòa vị tràng, lý khí tiêu trệ, phù thổ hóa thấp, thường được sử dụng để phòng chống và chữa các chứng bệnh như đau bụng vùng quanh rốn, đầy bụng, sôi bụng, chán ăn, ăn không tiêu, nôn, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ... 6. Day ấn huyệt Túc tam lý chữa rối loạn tiêu hóa Để day bấm huyệt Túc tam lý, bạn nên ngồi, dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa để day ấn huyệt Túc tam lý trong 1 phút. Cách xác định huyệt Túc tam lý: Sờ dọc theo bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, khi đến gần khớp gối ngón tay của bạn bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ vị trí đó đo ra ngoài một khoát ngón tay là huyệt Túc tam lý, khi ấn có cảm giác tê tức nặng lan xuống bàn chân.Huyệt Túc tam lý có công năng điều hòa tỳ vị, kiện vận tỳ dương, hóa thấp tiêu trệ, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, bổ hư cường thân, điều hòa khí huyết, chuyên được dùng để phòng chống và chữa các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.Nghiên cứu hiện đại cho thấy, khi day bấm huyệt Túc tam lý có tác dụng điều hòa chức năng co bóp và tiết dịch của dạ dày và ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu, dự phòng tích cực các chứng bệnh như đau dạ dày, khó tiêu, táo bón, sôi bụng, tiêu chảy, nôn nấc... Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả là nhờ vào việc kích thích các nhu động đường ruột 7. Day ấn huyệt Tam âm giao chữa rối loạn tiêu hóa Để day bấm huyệt Tam âm giao bạn cũng chọn tư thế ngồi thích hợp, dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt Tam âm giao trong 1 phút. Các xác định huyệt Tam âm giao: Huyệt nằm ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, ngay sau bờ trong xương chày.Huyệt Tam âm giao là huyệt vị thuộc kinh Tỳ, có tác dụng bổ tỳ thổ, hỗ trợ tiêu hoá, thông khí trệ, kiện tỳ trừ thấp, bổ can ích thận (vì nó là điểm giao của ba kinh Tỳ, Can và Thận ở dưới chân). Huyệt thường được dùng để phòng chống và chữa các chứng bệnh ở đường tiêu hoá như ăn kém, đầy bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy...Tóm lại, xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp điều trị thông qua việc sử dụng bàn tay tác động lên các kinh huyệt trong cơ thể. Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả là nhờ vào việc kích thích các nhu động đường ruột, tăng co bóp dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn suôn sẻ và thông thoáng hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chuan-bi-mot-che-do-dinh-duong-tot-cho-nguoi-dieu-tri-ung-thu-vi
Chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng tốt cho người điều trị ung thư
Tình trạng phổ biến của bệnh nhân ung thư chính là sự suy kiệt cơ thể dẫn đến tình trạng sụt cân, suy duy dưỡng... Để có kết quả tốt cho quá trình điều trị ung thư, thì việc chuẩn dinh dưỡng trước điều trị ung thư là bước quan trọng mà mỗi người bệnh cần lưu ý. 1. Dinh dưỡng và ung thư Dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với bệnh ung thư. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm bức xạ, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu, phẫu thuật... Các thủ thuật và thuốc cũng khiến cho nhiều người mất cảm giác thèm ăn và mất năng lượng, dẫn đến tình trạng người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn.Lựa chọn thực phẩm tốt khi bạn bị ung thư và trước điều trị có thể rất khác so với những gì bạn từng ăn. Cố gắng duy trì cân nặng không đổi là mục tiêu khá quan trọng. Để hạn chế sự thay đổi về cân nặng và có năng lượng để đối phó với việc điều trị, bạn có thể được yêu cầu ăn các loại thực phẩm giàu calo và đạm. Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư bao gồm:Sữa, kem và pho mátTrứng nấu chínThịt nạc đỏ, cá và thịt gia cầmNước sốt và nước thịtBơ, bơ thực vật và dầuMột số khuyến nghị này có thể sẽ ngược lại với những gì bạn đã luôn nghe về một chế độ ăn uống lành mạnh nên áp dụng. Nhưng lúc này, những người bệnh ung thư có thể cần một chế độ ăn giàu calo, giàu protein. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang cảm thấy yếu hoặc nhẹ cân. Việc nạp đủ chất dinh dưỡng có thể là một thách thức vì bạn có thể cảm thấy không khỏe hoặc không muốn ăn, tuy nhiên quan tâm đúng mức đến chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn phục hồi, cảm thấy tốt hơn về khỏe hơn. Có thể thấy chữa trị ung thư bằng ăn uống là bước khá quan trọng trước khi tiến hành cách phương pháp khác. Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư 2. Trước khi bắt đầu điều trị ung thư cần được thực hiện như thế nào? Ăn uống đầy đủ trước khi bắt đầu điều trị có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ được tốt hơn, giúp bạn chống lại nhiễm trùng và giảm tác dụng phụ khi thực hiện quá trình điều trị. Để chuẩn bị dinh dưỡng trước điều trị ung thư, hãy áp dụng lời khuyên sau:Dự trữ thức ăn yêu thích của bạn trong tủ lạnh và tủ đông để bạn không cần phải mua sắm thường xuyên. Bao gồm những thực phẩm mà bạn biết rằng bạn có thể ăn ngay cả khi bạn bị ốm.Nấu trước những phần lớn món ăn yêu thích của bạn và đông lạnh chúng thành những phần vừa ăn.Để tiết kiệm năng lượng của bạn, hãy mua thực phẩm dễ chế biến. Ví dụ như bơ đậu phộng, bánh pudding, bữa tối đông lạnh, súp, cá đóng hộp hoặc thịt gà, pho mát và trứng.Nhờ gia đình và bạn bè giúp bạn nấu ăn và mua thực phẩm.Nói chuyện và cùng với chuyên gia dinh dưỡng thực hiện việc lập kế hoạch bữa ăn, lựa chọn thực phẩm và giảm tác dụng phụ của điều trị, như buồn nôn và tiêu chảy.Nếu điều trị của bạn bao gồm bức xạ vào đầu hoặc cổ, bạn có thể được khuyên đặt một ống dẫn thức ăn vào dạ dày trước khi bắt đầu điều trị. Điều này có thể ngăn ngừa các vấn đề về dinh dưỡng và mất nước trong quá trình điều trị.Với việc lên kế hoạch trước, bạn có thể có sẵn những món ăn đúng theo sở thích của mình ngay cả khi bạn cảm thấy không đủ khỏe để nấu một bữa ăn.Trước khi bắt đầu điều trị, bản thân người bệnh ung thư có thể gặp các vấn đề dẫn đến khó ăn hoặc giảm cân. Thông thường:Các vấn đề với đường sữa (không dung nạp lactose)Buồn nôn và ói mửaTiêu hóa kém, hoặc có cảm giác no sớmBuồn ngủHay quên Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất cần thiết cho bệnh nhân ung thư 3. Vấn đề không dung nạp lactose Không dung nạp lactose khiến cơ thể không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Tình trạng không dung nạp này thường do thiếu enzym gọi là lactase. Lactase giúp phân hủy lactose để bạn có thể tiêu hóa nó.Một số người bị bức xạ vùng bụng hoặc xương chậu, phẫu thuật ảnh hưởng đến ruột, hoặc dùng một số loại thuốc, phát triển chứng không dung nạp lactose. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đau dạ dày hoặc chuột rút. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn các sản phẩm từ sữa, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch hạn chế số lượng sữa trong bữa ăn.Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, kem, sữa chua và quả anh đào đều có chứa lactose. Một số thực phẩm chế biến sẵn bao gồm các sản phẩm từ sữa cũng có chứa lactose. Nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể có nguồn lactose ẩn. Để nhận biết được điều này bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm để tìm hiểu thông tin này cùng với phụ phẩm từ sữa hoặc đường lactose. Chúng ta có thể tìm kiếm những thông tin thông qua các thuật ngữ như:SữaSữa đặcSữa bột tách kemKemSữa bơSữa Mạch nhaWhey lactosesữa đôngSữa khôSữa khô không béoNhững thực phẩm này đều có chứa lactose. Một số thực phẩm có thể ẩn lactose bao gồm:Bánh mì, bánh quy và bánh kếpKẹoCookies và bánh ngọtThịt nguội và bolognaXúc xích và thịt xông khóiNước sốt, nước thịt và nước sốt saladSúp kemHỗn hợp tráng miệngFrostingsHỗn hợp đồ uống sô cô laNgũ cốcCà phê sữa không sữa và kem phủBột protein, sinh tố và thanhBơ thực vậtBạn có thể không cần loại bỏ tất cả thực phẩm chứa lactose khỏi chế độ ăn uống của mình, vì cơ thể bạn vẫn có thể tạo ra một lượng nhỏ lactase. Mức độ lactose khác nhau trong các loại thực phẩm chẳng hạn như: phô mai cứng và sữa chua có ít đường lactose nhất. Tìm hiểu lượng lactose bạn có thể dung nạp bằng cách thử uống 1/4 cốc sữa và từ từ tăng lượng ăn vào. Bởi không dung nạp lactose không phải là một phản ứng dị ứng. Các triệu chứng sẽ giảm bớt khi đường lactose di chuyển trong hệ tiêu hóa của bạn.Bạn có thể phải thay thế những thứ khác bằng các sản phẩm sữa mà bạn quen sử dụng. Việc bổ sung các nguồn canxi khác cũng rất quan trọng khi bạn loại bỏ thực phẩm có chứa lactose khỏi chế độ ăn. Bạn có thể thử sữa không có lactose hoặc ít lactose. Lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa 4. Duy trì hoạt động trước quá trình điều trị ung thư Điều trị ung thư có thể khiến bạn rất mệt mỏi. Bạn thậm chí có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Bạn cũng có thể không muốn bắt đầu những bài tập thể dục mới. Tuy nhiên những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tập thể dục hàng ngày có thể giúp bạn giảm bớt mệt mỏi, ngay cả tập thể dục nhẹ cũng có thể cải thiện sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Hoạt động thể chất cũng sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và duy trì cơ bắp. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện hoạt động thể dục để tìm ra hoạt động phù hợp cho bạn ở thời điểm hiện tại. Đi bộ ngắn có thể là một khởi đầu tốt.Chữa trị ung thư bằng ăn uống hiện đang là giải pháp được nhiều người áp dụng để giúp cải thiện sức khỏe từng ngày. Tuy nhiên việc bạn ăn gì, kiêng gì, chế độ ra sao nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn.Bên cạnh đó người bệnh ung thư cũng cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sự phát triển của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu sẽ giúp quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa cho khách hàng. Nguồn tham khảo: cancer.org
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-cac-loai-da-nhu-nao-vi
Phân biệt các loại da như thế nào?
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang - Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ - Bệnh viện ĐKQT Central Park Phân loại da là việc rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da đúng cách để có làn da mịn màng, trắng hồng. Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park. Cách phân biệt đơn giản nhất là dựa vào quan sát da bằng mắt thường với 5 loại cơ bản: Da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm.Đầu tiên, cần tẩy trang và rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, không dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào và đợi sau 2h để quan sát và nhận định 5 các loại da như sau: Da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm.Phân biệt các loại da bằng cách dùng giấy thấm mang lại kết quả chính xác cao và dễ thực hiện tại nhà. Cách sử dụng loại giấy này theo quy trình sau:Chuẩn bị: Giấy thấm dầu, khăn thấm dầu hoặc giấy Poluya và gương.Tẩy trang và rửa mặt trước 30 phút.Cắt giấy thấm dầu thành 6-8 mảnh và để áp vào 2 bên gò má, trán, cằm và hai cánh mũi.Sau khoảng 5 phút, lấy giấy ra và kiểm tra các loại da theo tiêu chuẩn sau:Da thường: Không thấy vệt dầu hoặc rất ít, lỗ chân lông nhỏ, da mịn;Da khô: Giấy thử không có dầu, da sần sùi, tối màu;Da dầu: Có những vệt nhờn thấy rõ, lỗ chân lông to;Da hỗn hợp: Giấy ở vùng trán và mũi có dầu nhờn, hai bên má không có.Lưu ý, da nhạy cảm khó có thể nhận biết theo các cách trên.Ngoài ra, soi da là một cách hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Tại Vinmec có các máy soi da hiện đại nhằm chuyên sâu phân tích da, xác định các loại da và đánh giá các vấn đề như mụn, lão hóa da, các vấn đề về sắc tố da... Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-chu-y-dieu-tri-ho-van-tim-va-hoi-phuc-sau-phau-thuat-thay-hoac-sua-van-tim-vi
Các chú ý điều trị hở van tim và hồi phục sau phẫu thuật thay hoặc sửa van tim
Thay hoặc sửa van tim là một trong những phương pháp hiệu quả để điều trị hở van tim hiện nay, tuy nhiên người bệnh cũng cần hiểu được quá trình chăm sóc hậu phẫu và thay đổi lối sống về sau để giúp người bệnh dần có cuộc sống bình thường sau phẫu thuật. 1. Phẫu thuật thay hoặc sửa van tim là gì? Trong trường hợp van tim bị tổn thương, hỏng nặng, phẫu thuật thay van tim trở thành một phương pháp điều trị cần thiết để điều trị hở van tim. Quá trình này nhằm sửa chữa hoặc thay thế van tim bị tổn thương, giúp tim hoạt động bình thường và ngăn ngừa suy tim cũng như các biến chứng khác. Mục tiêu của phẫu thuật van tim là sửa chữa hoặc thay thế van tim bị tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến khả năng bơm hoặc hút máu của tim. Sửa chữa hoặc thay van là một bước cần thiết để ngăn ngừa suy tim cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác trong tương lai. 2. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật van tim 2.1 Ngay sau khi phẫu thuật Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi chặt chẽ diễn biến hậu phẫu. Bệnh nhân thường bắt đầu tỉnh dậy vào khoảng 2 giờ sau phẫu thuật, tuy nhiên một số bệnh nhân có thể thức dậy muộn hơn tùy theo tình trạng sức khỏe và lượng thuốc gây mê sử dụng.Vài giờ sau phẫu thuật, gia đình có thể được phép thăm nhưng giữ khoảng cách trong khi bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nhưng việc này thường được giới hạn để tránh nguy cơ nhiễm trùng.Sau khi phẫu thuật, cơ thể bệnh nhân sẽ có đặt ống dẫn lưu, dây dẫn và các thiết bị theo dõi, hỗ trợ gắn liền với máy móc. Những thiết bị này cung cấp khả năng giám sát để đảm bảo quá trình hậu phẫu an toàn và hiệu quả. Các thiết bị cần thiết có thể được tháo ra khi tình trạng của bệnh nhân ổn định và được chuyển đến phòng điều trị hậu phẫu và quá trình này thường mất khoảng 24 giờ sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật là khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu là phẫu thuật nội soi hở van tim, thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn và có thể chỉ mất từ ​​3 đến 5 ngày. Bệnh nhân thay van tim sẽ có thời gian nằm viện trung bình khoảng hơn 1 tuần Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim cần chú ý: ● Hầu hết bệnh nhân điều trị hở van tim thường cảm thấy đau ở vùng vết thương sau phẫu thuật với mức độ khác nhau nhưng thường không nghiêm trọng. Tư thế nằm thoải mái và cử động tay nhẹ nhàng sẽ làm giảm cơn đau cho người bệnh. Nếu đau nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê thêm đơn thuốc giảm đau. Thông thường, cảm giác này hiếm khi kéo dài quá 3 ngày.● Ngay sau khi phẫu thuật, y tá sẽ băng vết mổ bằng băng thoáng khí vừa phải. Điều này sẽ giúp làm khô vết mổ và giúp vết mổ dễ lành hơn. Vết mổ sẽ được khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu giúp cho vết mổ lành đẹp và không phải cắt chỉ.● Bài tập thở sâu và ho sẽ giúp bệnh nhân vừa phẫu thuật điều trị hở van tim hồi phục nhanh hơn. Ho làm giảm tắc nghẽn trong phổi, giảm nguy cơ viêm phổi và sốt. Ho không ảnh hưởng đến sẹo phẫu thuật hoặc vết khâu ở tim. Hầu hết bệnh nhân sợ ho sau phẫu thuật vì sợ đau, do đó bạn có thể đặt một chiếc gối dưới lưng có thể giúp dễ ho hơn. Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên cũng sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi. Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình phục hồi điều trị hở van tim ● Trong khi ngủ, hãy ngủ nghiêng và xoay người thường xuyên, thay đổi tư thế vài giờ một lần nếu có thể. Nằm ngửa khi ngủ trong thời gian dài không tốt cho phổi của bệnh nhân.● Sau khi rút ống nội khí quản, bạn có thể ăn thức ăn lỏng như súp hoặc cháo. Tùy thuộc vào hệ tiêu hóa mà quá trình chuyển đổi từ thức ăn lỏng sang dinh dưỡng thông thường sẽ diễn ra sớm hay muộn.● Bệnh nhân thường có thể ngồi và đi lại trong phòng 2 ngày sau phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân có thể được yêu cầu đi bộ một quãng ngắn dọc hành lang, ngay cả khi phải leo cầu thang hoặc đi bộ lâu hơn để chuẩn bị về nhà.● Vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân có thể lau người ngay sau khi phẫu thuật. Sau một vài ngày, bạn có thể tắm và gội đầu bình thường. 2.2 Đã hồi phục sau khi phẫu thuật Khi bạn đã hồi phục sau phẫu thuật van tim, được xuất viện và có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày, có một số điều quan trọng cần lưu ý:Kiểm tra theo dõi thường xuyên: Bạn sẽ cần được kiểm tra lại thường xuyên trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật để bác sĩ xác nhận loại thuốc trị và liều lượng chính xác cũng như điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết. Sau đó, khi tình trạng của bạn ổn định, bạn có thể chỉ cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất hai lần một năm. Nếu bệnh nhân thay van tim cơ học, cần uống kháng đông suốt, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ điều trị để tránh nguy cơ hư van tim nhân tạo và các biến chứng khác.Theo dõi cân nặng của bạn: Những thay đổi bất thường về cân nặng có thể là một dấu hiệu không tốt. Nếu có thể, bệnh nhân sau phẫu thuật van tim nên tự cân đo hàng ngày để theo dõi sức khỏe. Bệnh nhân có thể giảm cân nhẹ khoảng 3 tuần sau phẫu thuật. Nếu bạn tăng hơn 2,5 kg mỗi tuần, tình trạng phù nề có thể xảy ra. Theo dõi sức khỏe hậu phẫu rất quan trọng đối với các bệnh nhân mổ tim 2.3 Chế độ dinh dưỡng duy trì Bạn nên hạn chế ăn muối hoặc các thực phẩm chứa nhiều muối (dưa muối, cà tím muối, cá khô, đồ hộp, đồ ăn nhanh,...). Đối với bệnh nhân thay van tim, một số loại rau xanh đậm cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc làm loãng máu mà họ đang dùng.Tốt nhất, hãy cố gắng tạo một thực đơn cân bằng gồm thịt, cá, và rau cho mỗi bữa ăn. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe hiện tại. Thực đơn cân bằng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị hở van tim 2.4 Các hoạt động thể lực an toàn sau khi thay van tim Một chương trình hoạt động thể chất phù hợp có thể giúp bệnh nhân phục hồi và cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Bằng cách tăng dần hoạt động thể chất hàng ngày, hầu hết mọi người sẽ có thể đi bộ 3 đến 4 km mỗi ngày trong vòng vài tuần sau phẫu thuật. Bạn vẫn có thể quay lại các bài tập thể thao nhẹ nhàng sau khi phẫu thuật Trong một số trường hợp, làm việc quá sức hoặc căng thẳng có thể khiến bệnh nhân không phù hợp với công việc trước đây. Bạn cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh để tìm được công việc phù hợp hơn với sức khỏe của mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-quan-he-tinh-duc-voi-nhieu-nguoi-lai-co-nguy-co-cao-nhiem-hiv-vi
Tại sao quan hệ tình dục với nhiều người lại có nguy cơ cao nhiễm HIV?
Quan hệ không an toàn với nhiều người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Người mắc bệnh này sẽ phải điều trị suốt đời bằng liệu pháp kháng virus do hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Tỷ lệ người nhiễm HIV ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. 1. HIV là gì? HIV là tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Điều này có thể làm cho người bị nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị đúng phác đồ. Nguyên nhân gây bệnh do virus HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. 2. Các con đường lây bệnh của HIV HIV lây truyền theo 3 con đường chính2.1 Lây nhiễm qua đường máuKhi virus HIV xâm nhập vào cơ thể theo đường máu, chúng sẽ tác động trực tiếp vào Lympho T - yếu tố giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời gây vô hiệu hóa tế bào này. Người nhiễm HIV qua đường máu có thể do:Sử dụng chung bơm kim tiêm, kim xâu tai, kim xăm hình, kim xăm hình và các vật dụng sắc nhọn khác,...Lây nhiễm qua các vật dụng y tế vệ sinh không đảm bảoDo truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc từ trướcLây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn với nhiều ngườiTỷ lệ lây nhiễm qua đường này ngày càng tăng cao. Người nhiễm virus HIV có thể lây nhiễm sang cho bạn tình nếu không sử dụng các phương pháp phòng tránh.2.2 Lây nhiễm từ mẹ sang conTỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 30%. Trường hợp trẻ em mắc HIV không sống không quá 3 năm. Quan hệ không an toàn với nhiều người có nguy cơ mắc HIV 3. Khả năng nhiễm HIV ở phụ nữ Nhiều chứng minh cho thấy phụ nữ có tỷ lệ mắc HIV cao hơn nam giới do:Cấu tạo sinh học: Diện tích niêm mạc âm đạo của nữ thường lớn hơn nam cùng với virus HIV trong tinh trùng của nam nhiều hơn dịch âm đạo của nữ. Chính vì vậy, nữ giới thường có nguy cơ mắc HIV cao ở nam giới.Dịch tễ học: Ở nước ta phụ nữ đa số lấy chồng nhiều hơn tuổi, do đó trước hôn nhân người chồng có thể đã quan hệ không an toàn với nhiều người dẫn đến nhiễm HIV. Thể trạng của nữ yếu hơn nam có thể phải truyền máu nhiều hoặc sinh đẻ bị mất máu.Nguyên nhân xã hội: Do là phái yếu nên thường là nạn nhân của những cuộc cưỡng hiếp hoặc bị ép dâm. 4. Tại sao quan hệ với nhiều người lại bị HIV Theo thông báo của cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam vào năm 2018 có 63% người nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn. Những trường hợp nhiễm mới có 24% do quan hệ đồng giới, 10% là trường hợp mua dâm, 2% là trường hợp do bán dâm.Cả nam và nữ đều có nguy cơ nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. Khi quan hệ tình dục với nhiều người tỷ lệ nhiễm sẽ càng cao, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm mà không sử dụng bao cao su. Do HIV có thể lây từ người này sang người khác qua những vết trầy, xước, vết thương nhỏ trong quá trình quan hệ. Vì vậy trường hợp bắn tinh ra ngoài vẫn có thể mắc bệnh bình thường. Việc quan hệ không an toàn với nhiều người làm gia tăng tỷ lệ mắc HIV 5. Cách phòng ngừa lây nhiễm HIV đối với phụ nữ Dự phòng sớm là điều quan trọng để phụ nữ phòng tránh HIV. Chúng giúp hạn chế sự lan di truyền từ mẹ sang con vì nếu người mẹ không mắc HIV có nghĩa con cũng sẽ không có khả năng mắc. Các phương pháp hạn chế sự lây nhiễm HIV ở phụ nữ:Sống một vợ một chồng, tránh quan hệ không an toàn với nhiều người.Cần sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn (dùng bao cao su)Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu khi thật cần thiết, chỉ nhận máu với các mẫu đã được sàng lọc HIV trước đó. Nhân viên y tế khi chăm sóc người bệnh cần tránh tiếp xúc với các loại dịch cơ thể và máu.Không được sử dụng chung bơm kim tiêm, các thiết bị phẫu thuật, kim xăm, kim châm cứu,...cần đảm bảo vô trùng.Phụ nữ khi nhiễm HIV được khuyến cáo không nên sinh con. Trong trường hợp muốn có con cần phải đến gặp chuyên gia để tư vấn thêm.Không dùng chung các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày (dao cạo râu, bàn chải đánh răng,..) với người bị nhiễm.Hiện nay, tuy chưa có phương pháp điều trị HIV triệt để nhưng có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh bằng cách điều trị ARV cho phụ nữ bị nhiễm. Do chúng có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người bệnh, giảm nguy cơ tử vong, nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục. Hơn nữa, chúng còn có thể làm giảm khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con xuống còn dưới 2% và làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.HIV được coi là một căn bệnh thế kỳ, tỷ lệ mắc bệnh hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Vì vậy quan hệ tình dục an toàn là điều cần thiết để phòng tránh. Khi có những dấu hiệu bất thường từ cơ thể cần đến địa chỉ uy tín để phát hiện sớm cũng như điều trị căn bệnh này.
https://tamanhhospital.vn/bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-di-bo-khong/
19/05/2023
Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có bị ảnh hưởng gì không?
Nhiều người bệnh luôn thắc mắc liệu bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và lo lắng về một số vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thói quen vận động nhẹ nhàng này lại mang đến vô vàn lợi ích tích cực trong việc cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hoạt động đúng cách, đúng tần suất, tư thế… để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất. Mục lụcBị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?Lợi ích của bài tập đi bộ tình trạng thoát vị đĩa đệmLưu ý khi thực hiện đi bộ cho bệnh nhânCường độ tập luyệnTư thếCác môn thể thao khác có thể thực hiện1. Bơi lội2. Đi xe đạp3. YogaCác bài tập cần tránhBị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Người bệnh có thể đi bộ nhưng thời gian vận động sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương, đau đớn và khó chịu gặp phải. Nguyên nhân bởi triệu chứng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động thể chất khác. (1) Trong một số trường hợp, đi bộ có tác động tích cực đến chứng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, triệu chứng đau đớn, khó chịu dần được cải thiện nhờ tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống và lưu thông máu đến vùng tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh cần lắng nghe cơ thể mình, tránh vận động quá mức khiến cơn đau trở nên trầm trọng. Thực tế, đi bộ là một hoạt động ít tác động, tương đối nhẹ nhàng đối với cột sống. Điều này có lợi với chứng thoát vị đĩa đệm bởi làm giảm áp lực lên vùng tổn thương, cải thiện thể lực tổng thể, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, hình thức vận động này cũng đi kèm một số rủi ro đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu người bệnh đi bộ không đúng cách, tình trạng tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, thói quen đi quá nhanh, đi sai tư thế, đi trên bề mặt không bằng phẳng, giày không vừa chân… sẽ làm cột sống bị căng thẳng, khiến chứng thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hình thức vận động này có thể mang lại lợi ích cho cột sống nếu thực hiện đúng cách, ngược lại sẽ làm tình trạng tiến triển tiêu cực. Nếu người bệnh không chắc chắn liệu có nên đi bộ hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quyết định chính xác nhất. Lợi ích của bài tập đi bộ tình trạng thoát vị đĩa đệm Trong quá trình điều trị và phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần di chuyển đều đặn để kích thích tuần hoàn máu lưu thông thuận lợi, rút ngắn thời gian tái hấp thu và phục hồi tổn thương. Lúc đó, đi bộ là một lựa chọn thay thế lý tưởng so với các bài tập vận động khác. Hình thức hoạt động này mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cột sống và vấn đề phục hồi tổn thương nếu thực hiện đúng cách. (2) Đi bộ giúp tăng cường lưu lượng máu và oxy đến tế bào, duy trì tính ngậm nước của đĩa đệm. Đây đều là những yếu tố quan trọng đối với quá trình chữa lành tổn thương. Lợi ích cụ thể phải kể đến như sau: Đi bộ giúp tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống Cơ bắp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định và chuyển động của lưng dưới. Tuy nhiên, cơ dễ bị thoái hóa và yếu đi do lối sống ít vận động, gây ra tình trạng lệch cột sống. Điều này khiến cơn đau thoát vị đĩa đệm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, thói quen đi bộ có khả năng khắc phục được vấn đề này bởi: Tăng lưu lượng máu: Ngưng hoạt động thể chất có thể khiến các mạch máu nhỏ trong cột sống bị co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ. Ngược lại, đi bộ sẽ làm giãn nở mạch máu, từ đó tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ cột sống. Đào thải độc tố: Cơ bắp tạo ra chất độc sinh lý trong quá trình co lại và giãn ra. Theo thời gian, những chất độc này có thể tích tụ ở các mô cơ ở lưng dưới và gây cứng khớp, làm trầm trọng hơn chứng thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này. Giúp vùng lưng dưới trở nên linh hoạt hơn: Ngưng hoạt động thể chất có thể khiến các cơ và khớp ở vùng hông, lưng dưới bị cứng. Điều này làm gia tăng áp lực lên cột sống thắt lưng, làm thay đổi độ cong tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng thoát vị đĩa đệm. Trong khi đó, thói quen đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt cho vùng lưng dưới bằng cách kéo căng cơ, dây chằng ở lưng, mông, chân. Đây là tác động tích cực hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương diễn ra thuận lợi hơn. Lưu ý khi thực hiện đi bộ cho bệnh nhân Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh thoát vị đĩa đệm nên cân nhắc để đảm bảo đạt được hiệu quả cải thiện tích cực đồng thời hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn: (3) Cường độ tập luyện Người bệnh nên bắt đầu với thói quen đi bộ ngắn, từ 5 – 10 phút mỗi ngày sau đó tăng dần lên. Ngoài ra, việc sử dụng máy chạy bộ cường độ phù hợp cũng là gợi ý có thể tham khảo, nhưng cần trao đổi trước với bác sĩ để có quyết định hợp lý. Tư thế Đi bộ với tư thế đúng giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Điều này càng quan trọng hơn ở người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm. Cụ thể như sau: Khi di chuyển, phần vai cần được thư giãn, phần đầu nên cân bằng với cột sống, không được uốn cong về trước hoặc sau. Đảm bảo cằm được giữ thẳng, mắt hướng về phía trước để làm giảm căng thẳng cho vùng cổ và lưng. Di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi, hít thở đều. Các môn thể thao khác có thể thực hiện Ngoài đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể tham khảo thêm các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, đơn giản để cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt cho vùng lưng, chẳng hạn như: 1. Bơi lội Bơi lội là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh trong quá trình phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, di chuyển nhẹ nhàng dưới nước cùng lực cản trong hồ bơi sẽ giúp kéo căng các cơ, cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức lưng, đem đến cảm giác dễ chịu hơn. Một ưu điểm đáng nói là môi trường nước ít gây áp lực lên cột sống nên tình trạng chấn thương được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý cần thực hiện chậm rãi, kiểm soát tốt hoạt động của bản thân để tránh tổn thương không đáng có. 2. Đi xe đạp Đi xe đạp giúp kéo căng và thư giãn các cơ bị căng cứng ở cột sống đồng thời làm giảm áp lực trọng lượng lên cơ thể. Hoạt động này dường như không gây tác động tiêu cực cho cột sống, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau lưng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần duy trì tư thế đạp xe đúng, đảm bảo phương tiện có kích thước phù hợp đồng thời nên điều chỉnh yên xe và tay lái sao cho tạo cảm giác thoải mái nhất. Thực tế cho thấy, xe đạp thông thường và xe đạp cố định đều mang lại hiệu quả giảm đau như nhau. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Tránh hoạt động cường độ cao vì dễ khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng. Tránh đạp xe trên các con đường có bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng vì dễ khiến cơn đau bùng phát. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn và sử dụng xe đạp. 3. Yoga Các bài tập giãn cơ đơn giản như yoga hay pilates đều có khả năng cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt cho lưng, làm giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống. Điều này có tác động tích cực đến cơn đau cũng như tốc độ phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số tư thế nên tham khảo: Tư thế rắn hổ mang. Tư thế đầu gối chạm ngực. Tư thế chống tay vào ngón chân cái. Các bài tập cần tránh Bên cạnh một số hoạt động có lợi, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tránh các bài tập tác động mạnh để tránh cơn đau bùng phát và tổn thương nghiêm trọng hơn: Squat (bài tập đứng lên – Ngồi xuống). Deadlifts (bài tập dạng phức hợp). Leg press (bài tập đạp đùi). Nâng vật nặng. Uốn cong cột sống đột ngột hoặc lặp đi lặp lại. Xoay cột sống (gập người, vặn mình). Tập tạ. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Trên đây là tổng hợp các giải đáp chi tiết liên quan đến thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thể nhiều cập nhật hữu ích để chủ động kiểm soát tình trạng bệnh lý của mình, ngăn hạn chế tổn thương thêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi một cách tích cực.
https://vnexpress.net/dau-bung-suot-4-nam-do-nang-tuy-4768559.html
11/7/2024
Đau bụng suốt 4 năm do nang tụy - Báo VnExpress Sức khỏe
Chị Loan đau ở vùng bụng trên rốn thi thoảng lan ra sau lưng, đau nhiều hơn khi ngồi và có thể sờ thấy khối u to ở mạn sườn. Gần đây, đau nhiều, mệt mỏi, chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, kết quả chụp MRI cho thấy một khối tổn thương choán chỗ nằm sát mặt dưới thân - đuôi tụy, tiếp xúc thân tụy, kích thước 6,7x7,5x9,2 cm. Người bệnh được xét nghiệm máu, siêu âm nội soi lấy dịch để kiểm tra nang tụy lành hay ác tính. Nang tụy là các túi chứa chất lỏng phát triển ở trên hay trong tuyến tụy. Ngày 11/7, BS.CKII Võ Ngọc Bích, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, cho biết nang lớn nên chị Loan cần phẫu thuật để giải quyết tình trạng đau và phòng ngừa các biến chứng. Đánh giá ban đầu nang nằm ở vị trí khó nên phẫu thuật phức tạp, có khả năng phải cắt từ giữa thân tụy đến đuôi tụy, cắt lách và đoạn ruột vì những bộ phận này dính vào nhau. Trường hợp nang mạc treo, nang tách biệt với các bộ phận khác, phẫu thuật dễ dàng, không cần can thiệp các cơ quan lân cận. Trong quá trình nội soi, bác sĩ ghi nhận gan hồng trơn láng, không dịch bụng bất thường, u dạng nang xuất phát từ mặt dưới thân tụy, nằm ở vùng bụng trái 15x10 cm, dính nhẹ phần phúc mạc, không dính bó lách và mô lách. Bác sĩ tách khối u ra khỏi các mô xung quanh, sau đó cắt u ra khỏi mô tụy dễ dàng, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác như ruột và lách, bệnh nhân mất máu ít. Hậu phẫu, chị Loan hồi phục tốt, không còn đau bụng , ăn uống ngon miệng, đi lại bình thường và xuất viện sau 5 ngày. Điều dưỡng kiểm tra cho chị Loan sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Có hai loại nang gồm nang tụy và nang giả tụy . Nang tụy là những nang thật, được lót một lớp tế bào đặc biệt chịu trách nhiệm cho chất lỏng tiết ra tạo thành nang. Nang giả tụy là nang không chứa tế bào lót này, phát triển trong những khoang hay khoảng trống của tụy, được bao quanh bằng những mô sợi, không có biểu mô. Nang tụy thường là tổn thương lành tính nhưng số ít vẫn có thể tiến triển thành ác tính. Nang tụy ít biểu hiện triệu chứng nên thường được phát hiện khi siêu âm tụy hay chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng bụng. Triệu chứng có thể gặp như buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng dai dẳng, chán ăn, sụt cân, sưng ở vùng bụng trên, chạm thấy khối u vùng thượng vị (trên rốn). Hiện, nguyên nhân hình thành nang tụy vẫn chưa xác định chính xác. Các yếu tố như bệnh lý di truyền Von Hippel-Lindau (dạng rối loạn di truyền ảnh hưởng tới não, tuyến thượng thận, thận, tuyến tụy), bệnh thận đa nang... làm tăng nguy cơ phát triển nang tụy. Bác sĩ Bích (thứ 2, bên trái qua) cùng ê kíp thực hiện một ca phẫu thuật nội soi. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Bác sĩ chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào tính chất, vị trí, kích thước, đặc điểm và triệu chứng của nang. Trường hợp nang lành tính, kích thước nhỏ dưới 2 cm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe có thể theo dõi, đánh giá hàng năm qua siêu âm nội soi, chọc dò để tầm soát nguy cơ gây ung thư. Nếu nang lớn hơn 2 cm và gây ra các triệu chứng dai dẳng, cản trở tuyến tụy hoặc tuyến mật, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ. Nang lớn có nguy cơ vỡ, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, xuất huyết tràn lan, nang tụy có thể gây tắc ruột, tắc mật... cũng cần phẫu thuật. Bên cạnh khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ Bích khuyến nghị người có dấu hiệu hay phát hiện nang tụy đi khám sớm và tuân thủ lịch tầm soát của bác sĩ. Quyên Phan *Tên nhân vật đã được thay đổi Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-dau-hieu-iui-bai-vi
Các dấu hiệu IUI thất bại
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung – IUI là một phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng cho những cặp vợ chồng vô sinh. Tuy nhiên, không phải phương pháp điều trị nào cũng có tỉ lệ thành công 100% và phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung cũng vậy. Do vậy, tìm hiểu các dấu hiệu IUI thất bại sẽ giúp các cặp vợ chồng và bác sĩ có cách xử lý phù hợp. 1. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung – IUI là gì? Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung có tên tiếng anh là Intrauterine Insemination (viết tắt IUI). Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản đơn giản được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng của người chồng vào tử cung của người vợ thông qua dụng cụ đặc biệt là Catheter, dụng cụ này sẽ không làm ảnh hưởng và tổn thương đến tử cung.Lượng tinh trùng trước khi được đưa vào tử cung của người phụ nữ cần phải được lấy và lọc rửa cẩn thận. Sau đó, tinh trùng được lựa chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm có được mức độ khỏe mạnh và có chất lượng tốt. Như vậy sẽ giúp nâng cao được khả năng thụ tinh sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung.Không phải ai cũng có thể và được chỉ định sử dụng IUI, những đối tượng thường được chỉ định thực hiện phương pháp này bao gồm:Những phụ nữ có các vấn đề ở buồng tử cung.Vùng chậu có hiện tượng bị dính nhẹ do bất thường bẩm sinh.Những cặp vợ chồng bị vô sinh - hiếm muộn không rõ nguyên nhân.Do cổ tử cung của người vợ có vấn đề hoặc bị lạc nội mạc tử cung mức độ từ nhẹ đến trung bình.Những cặp vợ chồng đã được điều trị vô sinh – hiếm muộn từ lâu nhưng không có tiến triển. Trong trường hợp này, người phụ nữ đảm bảo vẫn còn 1 trong 2 vòi trứng còn hoạt động bình thường, vẫn còn có thể lưu thông và có rụng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.Tinh trùng của người chồng có chất lượng chưa tốt hoặc số lượng khá ít, hay có tình trạng đề kháng tinh tinh trùng, Tuy nhiên, mức độ yếu của tinh trùng cần phải nằm trong mức chấp nhận được vì nếu tinh trùng quá yếu sẽ không thể thực hiện được phương pháp IUI dễ dàng. 2. Các dấu hiệu IUI không thành công Giống như mọi phương pháp điều trị khác thì IUI cũng có một tỷ lệ thất bại nhất định. Một số trường hợp thực hiện bơm tinh trùng khó có thể làm kết quả cuối cùng không được thành công. Theo đó, xác định sau khi bơm tinh trùng có đậu thai hay không thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng que thử thai, kết hợp với một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm định lượng Beta hCG huyết thanh. Thời điểm để thực hiện thăm khám và thử que là thường sau 2 – 3 tuần kể từ ngày thực hiện liệu pháp, nếu que thử thai âm tính, nồng độ Beta hCG không đạt đủ giá trị để chẩn đoán và không phát hiện túi thai trên siêu âm thì phương pháp bơm tinh trùng IUI được cho là thất bại.Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác giúp nhận biết IUI không thành công, bao gồm:Ra máu âm đạo lượng nhiều: Khi phôi bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung người mẹ, hiện tượng chảy máu âm đạo có thể sẽ xảy ra, tuy nhiên chỉ xuất hiện khoảng 1 - 2 giọt, đó thường là dấu hiệu của việc thực hiện bơm tinh trùng thành công. Ngược lại, khi âm đạo chảy nhiều máu, máu chảy từ buồng tử cung, điều này cảnh báo một thai kỳ thất bại sớm (sảy thai lưu sớm) hoặc máu này chỉ là máu kinh bình thường. Điều này cho thấy phương pháp thụ tinh nhân tạo đã không thành công.Quá trình hành kinh vẫn diễn ra bình thường, không bị trễ kinh: Nếu hiện tượng hành kinh vẫn diễn ra đều đặn, điều này là dấu hiệu hết sức rõ ràng cho thấy người phụ nữ không hề mang thai và đồng nghĩa với việc phương pháp IUI đã thất bại. Để chắc chắn với nhận định, chị em nên dùng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ để được đánh giá khả năng mang thai.Không có hiện tượng ốm nghén hoặc các dấu hiệu khác liên quan đến thai nghén: Khi mang thai, lượng hormone thai nghén bao gồm Estrogen và Progesterone trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, đây là nguyên nhân khiến chị em có các triệu chứng của việc mang thai như buồn nôn khi ngửi thấy một mùi nào đó, nôn và cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tức ngực, buồn ngủ.... Nếu không có hiện tượng này thì khả năng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung đã thất bại. 3. Nguyên nhân IUI thất bại Thực tế cho thấy, bơm tinh trùng là một biện pháp thụ tinh nhân tạo mang lại hiệu quả cao, nhiều cặp vợ chồng chỉ cần thực hiện bơm tinh trùng một lần đã có thể thụ tình và có thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình chưa được may mắn như vậy, đã thực hiện bơm tinh trùng 3 - 5 lần nhưng vẫn không thể thụ thai tự nhiên thành công.Một số nguyên nhân dưới đấy có thể làm phương pháp IUI thất bại:Do chất lượng tinh trùng kém hoặc số lượng tinh trùng không đảm bảoĐây thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thất bại của biện pháp hỗ trợ sinh sản này. Cụ thể, tinh trùng di động kém, có hình thái không bình thường, hoặc số lượng không đảm bảo sẽ rất khó có thể bơi vào và gặp được trứng, mặc dù đã được bơm đến buồng tử cung. Do đó, trước khi thực hiện bơm tinh trùng thì người chồng nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chất lượng và số lượng tinh trùng tại bệnh viện để biết được liệu mình có đủ tiêu chuẩn để thực hiện phương pháp này không. Qua đó sẽ được bác sĩ lên kế hoạch hỗ trợ nhằm cải thiện hoặc duy trì để có chất lượng tinh trùng luôn khỏe mạnh và tốt đáp ứng được việc bơm tinh trùng IUI.Thể trạng của người vợ không đảm bảoSức khỏe của vợ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp bơm tinh trùng IUI. Do vậy, trước khi bơm tinh trùng, các bác sĩ sẽ kiểm tra để biết chắc chắn liệu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ có đủ khả năng thực hiện phương pháp IUI hay không, các xét nghiệm kiểm tra như đánh giá số lượng và chất lượng nang noãn, độ dày niêm mạc tử cung, nồng độ hormone sinh sản...Để có thể thụ thai tự nhiên thành công, độ dày niêm mạc tử cung phải đảm bảo đạt ít nhất là 7 mm, nếu mỏng hơn sẽ không đạt tiêu chuẩn. Có thể thấy, thể trạng của người vợ sẽ tỉ lệ thuận với cơ hội thực hiện IUI thành công.Vấn đề tuổi tácMột số nghiên cứu cho rằng tuổi của người mẹ càng cao, tỷ lệ thất bại của bơm tinh trùng vào buồng tử cung sẽ càng tăng lên. Nhóm tuổi có tỷ lệ thành công nhiều nhất là trong độ tuổi từ 25 - 30 tuổi. Phụ nữ lớn tuổi có tỷ lệ thực hiện thành công rất thấp, phụ nữ trên 40 tuổi có tỷ lệ thất bại lên đến 96% vì đối tượng này thường có khả năng sinh sản rất kém, đồng thời gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, chức năng nội tiết, chức năng gan thận...Do vậy, những phụ nữ lớn tuổi sẽ được khuyến cáo không nên thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân cũng như thai nhi khi mang bầu. Ngoài ra, mang thai khi lớn tuổi có thể làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh và nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con của họ.Vô sinh không được điều trị sớmVô sinh hiếm muộn càng càng phát hiện trễ sẽ càng khó điều trị, chính vì vậy nhiều bác sĩ khuyến khích các cặp vợ chồng, đặc biệt là những cặp đôi mới cưới nên sớm đi khám sàng lọc sức khỏe sinh sản và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản khi cần thiết. 4. Làm gì sau khi bơm tinh trùng thất bại? Đây là một thắc mắc lớn mà nhiều cặp vợ chồng gặp thất bại sau khi bơm tinh trùng băn khoăn. Các bác sĩ thường khuyên các cặp đôi không nên nóng vội và tránh lo lắng căng thẳng. Nếu lần đầu không thành công, các bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định thử thực hiện lại thêm một vài lẫn nữa.Thời gian các cặp đôi có thể biết kết quả của phương pháp IUI là khoảng 2 – 3 tuần.Từ 1 đến 3 tháng sau khi thất bại là khoảng thời gian thích hợp để thực hiện kích trứng lần tiếp theo. Trong thời điểm này, buồng trứng của người phụ nữ sẽ có khả năng phục hồi lại gần như là hoàn toàn.Các cặp vợ chồng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian bơm tinh trùng cho lần tiếp theo vì với mỗi trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian thực hiện khác nhau.Nếu sau 3 lần kích trứng và bơm tinh trùng mà vẫn không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ không thực hiện thêm. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân lựa chọn sang làm thụ tinh trong ống nghiệm - IVF để tránh mất thời gian và tiền bạc. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm - IVF sẽ tăng khả năng thụ thai thành công lên đến 50%.Bơm tinh trùng vào buồng tử cung – IUI là một phương pháp thụ tinh nhân tạo đơn giản và mang lại nhiều hiệu quả cho các cặp vợ chồng khó có con, tuy nhiên, phương pháp này cũng có một tỷ lệ thất bại nhất định. Các cặp vợ chồng cần biết các dấu hiệu của IUI thất bại, từ đó phát hiện sớm và cùng bác sĩ thảo luận về cách xử trí phù hợp nhất.
https://vnvc.vn/cum-trai-mua/
10/07/2022
Cúm trái mùa tăng đột biến: Bệnh mùa đông lại tăng giữa mùa hè
Bệnh cúm A trái mùa tăng đột biến ở mùa hè năm nay với hàng loạt ca bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao, diễn biến nhanh, dễ trở nặng, nhiều trường hợp cấp cứu với tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp. Mục lụcBệnh mùa đông – Cúm A tăng đột biến giữa mùa hèBệnh cúm trái mùa là gì?Nguyên nhân gây bệnh cúm trái mùaCúm trái mùa lây lan qua đường nào?Triệu chứng cúm A trái mùaBiến chứng của cúm A trái mùaPhòng ngừa bệnh cúm trái mùaCác loại vắc xin cúm phòng bệnh cúm mùaBệnh mùa đông – Cúm A tăng đột biến giữa mùa hè Ghi nhận vài tuần vừa qua, số bệnh nhân nhập viện vì cúm A tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội tăng đột biến, đủ mọi lứa tuổi, nhiều trường hợp phải cấp cứu chỉ sau vài tiếng xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nhập viện cấp cứu sau cơn sốt “chớp nhoáng”, chị M.A (quận Long Biên, TP. Hà Nội) được xác định mắc cúm A. Chia sẻ về trận sốt nhớ đời, chị M.A cho biết: “Ban đầu tôi cảm thấy bị sốt và rét, đau buốt xương và nhức người. Cứ nghĩ rằng mình bị tái nhiễm Covid-19 chủng mới nhưng khi làm test nhanh tại nhà lại cho kết quả âm tính. Tôi sốt 39 – 40 độ C, uống thuốc hạ sốt lại không giảm. Sau 8 tiếng đồng hồ, tôi từ người khỏe mạnh phải nhập viện cấp cứu vì sốt cao.” Tương tự, ghi nhận tại khoa nhi bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhi mắc cúm A tăng “bất thường” so với cùng thời điểm các năm trước. Lúc cao điểm, đơn vị tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân mỗi ngày, trước đó chỉ lác đác vài ca. Đặc biệt, các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao, mệt mỏi, đau người. Cá biệt có bệnh nhân bị viêm phổi, suy hô hấp,… “Mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát, do vậy ban đầu các bác sĩ không nghĩ đến căn bệnh này. Tuy nhiên trong quá trình thăm khám thấy bệnh nhân có những biểu hiện rầm rộ và điển hình của bệnh cúm, khi tiến hành thêm xét nghiệm khẳng định, đã phát hiện nhiều trẻ mắc cúm A.” PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội chia sẻ. Tương tự, ghi nhận Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội),… cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân cúm A vào nhập viện tăng đột biến, cụ thể trong hàng trăm trường hợp đến thăm khám mỗi ngày thì có đến 1/4 – 1/5 số bệnh nhân bị cúm A. Bệnh cúm trái mùa là gì? Bệnh cúm trái mùa là hiện tượng số ca mắc cúm xuất hiện và tăng nhanh giữa mùa hè, đặc biệt là cúm A, trong khi cao điểm bệnh cúm thường bùng phát vào mùa đông – xuân (chủ yếu tháng 3-4 và tháng 9-10). Theo các chuyên gia y tế, số bệnh nhân cúm A tăng vào mùa hè như hiện nay là bất thường so với mọi năm. Cúm A rất ít xuất hiện trong mùa nắng nóng, ca bệnh xuất hiện lác đác không đáng kể. Lý do là virus cúm không phát triển và gây bệnh trong thời tiết khô, nóng, mà thường sinh sôi mạnh vào mùa đông – xuân khi tiết trời lạnh, nồm ẩm. Nguyên nhân gây bệnh cúm trái mùa Bệnh cúm A (Influenza virus A) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra rầm rộ vào mùa Đông – Xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Ở thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh cúm trái mùa là do virus cúm bùng phát mạnh mẽ giữa mùa Hè, chủ yếu do các chủng virus như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,… gây nên. Đặc biệt, trong 3 tuýp cúm mùa A,B,C thì cúm tuýp A có nguy cơ gây bệnh rầm rộ hơn và nhanh chóng lây lan thành dịch. Cần lưu ý, virus cúm A có đặc điểm rất đặc trưng như tính cảm thụ cao, thời gian ủ bệnh rất ngắn từ 1- 2 ngày, cơ chế lây truyền, khả năng tồn tại lâu dài khiến bệnh cảnh diễn biến nhanh chóng, gây ra biến chứng nặng nề, thời gian điều trị kéo dài và tốn kém chi phí. Influenza virus là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp – cúm mùa Cúm trái mùa lây lan qua đường nào? Bệnh cúm A trái mùa lây lan rất nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ từ cơ thể người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có virus, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Cúm có tốc độ lây lan cực nhanh: Người lớn có thể lây virus cúm cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi có triệu chứng và khả năng lây kéo dài từ 5-7 ngày sau khi nhiễm bệnh. Một hành khách trên máy bay có triệu chứng nhiễm cúm có thể lây bệnh cho 72% số người còn lại. Trong khi đó, môi trường làm việc như công sở có nguy cơ lây nhiễm cúm cao thứ 2 chỉ sau bệnh viện. Virus cúm tồn tại khắp nơi, virus có thể bắn xa và lây trong phạm vi 2m. Chính vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi. Các chuyên gia cảnh báo, cúm mùa năm 2022 đang có diễn biến nguy hiểm rất bất thường, nếu không chủ động phòng ngừa chúng ta rất có thể đối mặt với tình trạng cúm mệt mỏi, đau nhức thậm chí gặp các biến chứng viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận… Virus cúm lây lan cực nhanh, đặc biệt các nơi công cộng như bệnh viện, trường học, trạm tàu,… Triệu chứng cúm A trái mùa Triệu chứng ban đầu của bệnh cúm A tương tự các bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác như: Sốt kèm cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, ăn không ngon; cơ thể suy nhược, đau họng, viêm họng, ho khan; hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, có thể tiêu chảy,… Điểm khác là trẻ thường sốt cao 39-40 độ C, da mắt, họng bị sung huyết. Trẻ nhỏ có thể mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, khi bệnh nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Khi có những triệu chứng cảnh báo trên, trẻ em và người lớn cần được đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, chăm sóc thích hợp. Bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu trẻ bị biến chứng gồm viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ được nhập viện. Biến chứng của cúm A trái mùa Thông thường bệnh cúm A diễn biến nhẹ và không gây nguy hiểm tính mạng, bệnh có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày; song đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 60s trôi qua lại có 1 người tử vong vì cúm, người ta không chết vì cúm mà chết vì những biến chứng của cúm: viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cũng theo WHO, ước tính hàng năm cúm mùa tấn công 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em, gây ra các mức độ bệnh tật, nhập viện và tử vong. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em, người già trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì, suy giảm miễn dịch… Do đó, việc tiêm phòng vắc xin có ý nghĩa quan trọng. Covid-19 đang quay trở lại đe dọa nguy cơ “dịch chồng dịch” cùng với cúm và các bệnh hô hấp nguy hiểm. Trẻ em và người lớn có thể bị đồng mắc với các virus khác như virus cúm, virus hợp bào hô hấp và các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác. Về bản chất cả virus Covid-19 và virus cúm đều có thể tấn công phổi, có khả năng gây viêm phổi, tình trạng đồng nhiễm có thể làm tăng tỷ lệ suy hô hấp thở máy lên hơn so với chỉ nhiễm một loại, đặc biệt trên nhóm trẻ ở độ tuổi đến trường hoặc trẻ có bệnh nền (bệnh tim bẩm sinh, hen, béo phì…) mà chưa tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19. Cúm mùa có thể gây biến chứng viêm tim (viêm cơ tim), não (viêm não) hoặc các mô cơ (viêm cơ, tiêu cơ vân) và suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận) Phòng ngừa bệnh cúm trái mùa Để chủ động ngăn bệnh cúm trái mùa, trẻ em và người có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc được khuyến cáo như: Rửa tay thường xuyên trước khi đưa tay lên mắt – mũi – miệng. Khi ho, hắt hơi cần che miệng, mũi bằng khăn giấy rồi bỏ vào thùng rác. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Giữ ấm cơ thể, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Thường xuyên tập luyện thể thao, vận động ngoài trời. Mang khẩu trang khi đến chỗ đông người. Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (trên 1m). Giữ gìn vệ sinh nhà cửa thông thoáng, lau chùi bề mặt các vật dụng bằng dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ. Tiêm phòng vắc xin cúm mùa định kỳ hàng năm là biện pháp đơn giản, an toàn phòng ngừa cúm hiệu quả và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tiêm vắc xin có thể hạn chế nguy cơ trẻ em nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm do cúm mùa, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh, nhất là người có nguy cơ cao mắc cúm mùa và người chưa có đủ điều kiện tiêm chủng. Nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) được thực hiện mỗi năm để xác định mức độ bảo vệ của vắc xin cúm đối với bệnh cúm cho thấy, tiêm vắc xin cúm giúp giảm đến 80-90% tỷ lệ mắc bệnh. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, tiêm phòng giảm nguy cơ nhập viện và giảm 74% nguy cơ diễn tiến nặng nhập khoa hồi sức nhi trong các mùa cúm 2010-2012; giảm 80% tử vong liên quan đến cúm (theo nghiên cứu năm 2018); giảm chi phí y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bệnh; đặc biệt giảm gánh nặng lệ hệ thống chăm sóc sức khỏe đang quá tải về Covid-19 và các bệnh về đường hô hấp. Một mũi tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp trẻ em và người lớn tránh nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng do cúm mùa Các loại vắc xin cúm phòng bệnh cúm mùa Hiện nay, tại Việt Nam đã có vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành, có thể gây thành đại dịch và tử vong cao là 2 chủng cúm A (A/H1N1), (A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Hiệu quả phòng bệnh do cúm với các chủng virus có trong vắc xin khoảng 2-3 tuần sau tiêm. Thời gian duy trì miễn dịch sau tiêm thường 6-12 tháng. Các loại vắc xin cúm tứ giá phổ biến hiện nay và lịch tiêm phòng cúm mùa ở trẻ em. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC được đầu tư về cả quy mô và uy tín, chất lượng trải dài từ Bắc vào Nam, với danh mục vắc xin đa dạng, nguồn vắc xin dồi dào, bảo quản và vận chuyển bằng Hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP. Đặc biệt, VNVC luôn có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn với chất lượng tốt nhất, nhập khẩu chính hãng, kể cả những loại vắc xin mới, vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường, đặc biệt các loại vắc xin cúm mùa thế hệ mới nhất. Tên vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) Influvac Tetra (Hà Lan) Ivacflu S (Việt Nam) Đối tượng Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi Lịch tiêm Trẻ từ 6 tháng tuổi – dưới 9 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm. Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi: tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Ở Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ học cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3-4, tháng 9-10 hàng năm, có xu hướng gia tăng trong mùa xuân và mùa đông. Trẻ em và người lớn có thể đi tiêm phòng cúm vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khuyến cáo nên tiêm vắc xin trước đỉnh dịch cúm 1 tháng và có thể tiêm vắc xin cúm mùa cùng thời điểm với các vắc xin khác nhưng trên vị trí khác nhau. Số ca bệnh cúm trái mùa tăng bất thường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu lơ là việc phòng bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin. Hiện nay, tiêm vắc xin phòng dịch cúm A là chìa khóa đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng nặng và nguy cơ lây lan cho những người xung quanh, đặc biệt những đối tượng không đủ điều kiện chủng ngừa.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/khac-phuc-chung-xuat-tinh-som-20170420153830517.htm
20170420
Khắc phục chứng xuất tinh sớm
Xuất tinh sớm là hiện tượng phóng tinh trước khi bạn muốn và cảm thấy không thể kiểm soát nổi. Hầu hết đàn ông đều bị ra sớm trong một số trường hợp, đặc biệt khi bị căng thẳng hoặc quá phấn khích. Xuất tinh sớm cũng có thể là hậu quả của một trục trặc thể chất như nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay đường tiết niệu. Nghiên cứu gần đây cho thấy đàn ông có thể mắc một bẩm chất sinh lý trong hệ thần kinh gây ra xuất tinh nhanh. Nhưng với hầu hết đàn ông, phóng tinh sớm sẽ xuất hiện trong những lúc bị stress hoặc sức khỏe kém. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể tập luyện như sau: Thư giãn: Đây là điều quan trọng nhất bạn cần làm. Đi tắm, hít thở sâu hoặc ngồi tĩnh tâm. Đảm bảo rằng cả đầu óc và con tim đều sẵn sàng cho sex; Luyện tập khung xương chậu: Nhiều đàn ông cho biết họ có thể trì hoãn việc xuất tinh bằng cách siết chặt hoặc đẩy mạnh cơ xương chậu. Dừng lại rồi tiếp tục: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong liệu pháp tâm lý. Luyện tập kích thích bản thân lên đến điểm trước khi xuất tinh rồi dừng lại. Làm lại từ đầu khi xúc cảm đã giảm xuống. Lặp lại 3 lần. Bạn sẽ thấy khoảng thời gian trước mỗi lần dừng lại sẽ kéo dài ra; Thay đổi kiểu kích thích: Nếu bạn thấy đã giành được nhiều sự kiểm soát bằng phương pháp trên, thử thay đổi kiểu tác động của mình để giảm bớt kích thích, thay vì dừng lại tất cả; Thay đổi vị trí: Trong quá trình giao hợp, thử biện pháp dừng lại rồi tiếp tục khi cảm xúc quá mạnh. Khi bạn tự tin hơn, đổi vị trí thay vì dừng hẳn lại. Để tìm hiểu đúng nguyên nhân và cách điều trị, bạn nên đi khám tại các phòng khám Nam khoa. Theo BS. Anh Vũ Sức khỏe & Đời sống
https://tamanhhospital.vn/viem-mang-nao-mu/
05/12/2022
Viêm màng não mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Viêm màng não mủ là bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi dưới 5 tuổi. Ngay cả khi được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực bệnh vẫn có thể để lại di chứng nặng nề về thần kinh, vận động thậm chí là tử vong. Mục lụcViêm màng não mủ là gì?Triệu chứng viêm màng não mủNguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ?Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mủBiến chứng bệnh viêm màng não mủCách chẩn đoán viêm màng não mủCách điều trị viêm màng não mủCách phòng tránh viêm màng não mủViêm màng não mủ là gì? Viêm màng não mủ là tình trạng viêm của màng não khi có sự xâm lấn và tăng sinh của các yếu tố gây bệnh trong dịch não tủy. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn sống sốt, trẻ có thể chịu những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động. Có 3 loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ phổ biến nhất là H. influenza (Haemophilus influenza); phế cầu (Streptococcus pneumonia); não mô cầu (Neisseria meningitidis). Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ phổ biến là Escherichia coli, Listeria monocytogenes, B.streptococcus. Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn và nấm khác cũng có thể là căn nguyên dẫn đến bệnh viêm màng não mủ nhưng ít gặp hơn và thường xảy ra trên những người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết… (1) Haemophilus influenzae type B (Hib) nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não cấp ở trẻ. Triệu chứng viêm màng não mủ Bệnh nhân bị viêm màng não mủ có triệu chứng lâm sàng thường là sốt, li bì, mệt mỏi, trẻ bỏ ăn, quấy khóc và có thể kèm theo viêm long đường hô hấp trên, với những bệnh nhi lớn trên 18 tháng có thể có dấu hiệu hiệu cứng cổ. (2) Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh: Với những trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi bệnh viêm màng não mủ thường xảy ra ở những trẻ sinh non, bị nhiễm khuẩn ối và ngạt sau đẻ. Khi mắc bệnh, các hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, trẻ có thể không xuất hiện triệu chứng sốt, thậm chí có trẻ bị hạ thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không quá rõ ràng. Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, nôn trớ, thở không đều và có những cơn ngưng thở. Mẹ quan sát có thể thấy thóp bé phồng hoặc căng nhẹ thóp, bụng trướng, tiêu chảy và giảm trương cơ lực, bé giảm hoặc mất các phản xạ sinh lý, một số trường hợp có kèm theo co giật. Viêm màng não mủ trẻ em: Đối với trẻ em, các triệu chứng rõ ràng hơn, bé bị sốt và có thể kèm theo long đường hô hấp trên. Trẻ hay quấy khóc, khó chịu và li bì, nhiều trẻ mệt mỏi, bỏ ăn kèm da tái xanh. Trẻ có hội chứng màng não, thường nôn và buồn nôn, đau đầu, có các rối loạn về tiêu hóa, trẻ có dấu hiệu sợ ánh sáng, thường nằm ở tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể khác có thể gồm gáy cứng, có dấu hiệu Kernig, vạch màng não, co giật, liệt khu trú và rối loạn tri giác hoặc hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ? Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh viêm màng não mủ như Hemophilus influenza type b (Hib), vi khuẩn phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn và các loại vi khuẩn gram âm. Tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn có liên quan đến tuổi cũng như một số yếu tố về đề kháng của cơ thể. (3) Do mắc vi khuẩn Hib: Vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib) được biết đến là nguyên nhân gây ra viêm màng não mủ ở người, vi khuẩn này khu trú ở mũi họng và dễ dàng lây truyền từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp hay dịch mũi họng. Từ năm 1930, các nhà khoa học tìm ra 2 dạng của vi khuẩn Hib là loại có vỏ và không có vỏ, gần như các bệnh nhiễm trùng có xâm lấn do Hib đều do vi khuẩn Hib dạng có vỏ với chủng huyết thanh B mang độc lực cao nhất gây ra (H. influenzae B). Vi khuẩn này có khả năng lây lan nhanh và gây bệnh ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể người chưa có miễn dịch, lớp vỏ này giúp vi khuẩn Hib tránh không bị tiêu diệt bởi các bạch huyết cầu và hệ thống complement. Viêm màng não mủ do Hib thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ từ 1 đến 36 tháng, lúc này bộ não của trẻ còn non nớt và nếu trẻ chưa được tiêm phòng và chưa có kháng thể. Nếu trẻ không may nhiễm vi khuẩn Hib có thể dẫn tới những biến chứng nặng, thậm chí là tử vong nhanh chóng. Do mắc vi khuẩn E.Coli: Vi khuẩn E.coli thường cư trú trong hệ tiêu hóa, có thể gây nên viêm màng não mủ cho trẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ mắc viêm màng não mủ do E.coli thường nằm trong bệnh cảnh nặng, nhiễm trùng huyết gây tử vong cao. Vi khuẩn E.Coli thường có trong thực phẩm tươi sống, thịt và sữa. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hay đang điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, người có sức đề kháng yếu thường là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Do vi khuẩn Listeria Monocytogenes: Listeria là một loại vi khuẩn nhỏ hiếu khí, không có vỏ bọc, kháng acid, không hình thành bào tử, chúng thường tồn tại trong ruột người hoặc ở động vật có vú, chim, hươu và các loại giáp xác, có một số loài listeria nhưng Listeria Monocytogenes là vi khuẩn gây bệnh chính ở người. Vi khuẩn này rất phổ biến trong môi trường, khả năng lây nhiễm nhiều trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm, đặc biệt các thực phẩm lạnh mà không cần qua nấu trước khi ăn. Vi khuẩn này gây lên đến 20% trường hợp viêm màng não ở trẻ và ở bệnh nhân trên 60 tuổi. Người bệnh có những biểu hiện về thay đổi ý thức, liệt dây thần kinh sọ, mất vận động hoặc cảm giác… Do mắc phế cầu khuẩn: Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumonia) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não mủ tại các quốc gia đã chủng ngừa Haemophilus influenzae tuýp b. Tỷ lệ người bị viêm màng não mủ do phế cầu khoảng 1-3/1.000 dân. Tức là cứ khoảng 1.000 người thì có khoảng 1-3 người viêm màng não mủ do phế cầu. Vi khuẩn phế cầu thường cư trú ở niêm mạc họng gây viêm xoang và viêm tai giữa, từ đó tấn công lên dịch não tủy và gây nên bệnh viêm màng não mủ Do não mô cầu khuẩn: Viêm màng não mủ do não mô cầu khuẩn thường xảy ra ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Với những trẻ trên 1 tuổi có mắc nhưng ở tỷ lệ thấp hơn. Bệnh lây trực tiếp từ người qua người thông qua giọt bắn. Người bị viêm màng não mủ do não mô cầu thường có dấu hiệu đặc trưng là có ban xuất huyết hình sao. Tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt có thể tử vong trong vòng 24h sau khi nhập viện. Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mủ Viêm màng não mủ là bệnh nguy hiểm với nhiều tác nhân gây bệnh. Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể đi từ tai, mũi, họng, phổi hoặc theo đường máu vào não hoặc theo các đường kế cận từ các ổ nhiễm khuẩn cạnh màng não hoặc đi trực tiếp vào não thông qua các chấn thương sọ não hoặc nứt sọ não. Trẻ em và những người có bệnh nền liên quan đến tổn thương não, tai, viêm xoang hay suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc bệnh. Theo bác sĩ Trương Trọng Tuấn, các tác nhân gây viêm màng não mủ thường phát triển mạnh về mùa hè, đặc biệt là tụ cầu khuẩn, chỉ với một tổn thương nhỏ ở tai cũng có thể khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh, vì vậy bố mẹ cần chú trọng trong việc vệ sinh cá nhân, điều trị các bệnh lý nền và tiêm phòng đầy đủ để ngăn chặn viêm màng não. Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mủ Biến chứng bệnh viêm màng não mủ Triệu chứng và thời gian ủ bệnh của viêm màng não mủ tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh. Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ từ 2-10 ngày, người bệnh có những biểu hiện như sốt, kích thích, li bì, đau đầu… Với trẻ trên 18 tháng thường kèm theo dấu hiệu cứng cổ. Với những trẻ dưới 3 tháng các biểu hiện sẽ kín đáo hơn. (4) Viêm màng não mủ là bệnh lý nguy hiểm, bệnh có thể xuất hiện quanh năm và gây ra những hậu quả nặng nề đối với người bệnh. Vì là bệnh lý tại vị trí nhạy cảm như hệ thần kinh, vì vậy nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ để lại những di chứng thần kinh vĩnh viễn như liệt tay chân, tổn thương não, tràn dịch dưới màng cứng, mất thính lực, câm, não úng thủy, lác mắt, sa sút trí tuệ, động kinh. Theo các nghiên cứu cho thấy, với viêm màng não mủ do Hib, bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 15-20%, đặc biệt cao hơn ở trẻ dưới 2 tháng tuổi và người suy giảm miễn dịch. Khoảng 45% trẻ bị viêm màng não mủ do Hib có thể phục hồi mà không để lại di chứng, 15-25 trường hợp bị suy yếu thần kinh thể nhẹ, 20-40% trường hợp bị suy yếu thần kinh ở mức độ nghiêm trọng và 10% gặp phải các di chứng thần kinh tàn phế nặng. Việc chậm trễ trong điều trị có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Cách chẩn đoán viêm màng não mủ Để chẩn đoán viêm màng não mủ cần dựa trên các biểu hiện lâm sàng kết hợp kết quả xét nghiệm dịch não tủy. Biểu hiện lâm sàng: Viêm màng não mủ có diễn tiến cấp tính với các triệu chứng như sốt, thường sốt cao đột ngột, trẻ li bì, mệt mỏi, bỏ ăn và da tái xanh. Xuất hiện hội chứng màng não với các dấu hiệu cơ bản như nôn, buồn nôn, đau đầu, táo bón có thể có biểu hiện sợ ánh sáng và nằm ở tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể như gáy cứng, hoặc cổ mềm ở trẻ nhỏ, dấu hiệu Kernig, Brudzinsky, thóp phồng, căng, li bì, mắt nhìn vô cảm. Một số biểu hiện khác như co giật, liệt khu trú, shock nhiễm khuẩn hay rối loạn tri giác, trẻ rơi vào hôn mê. Đối với trẻ sơ sinh, viêm màng não mủ thường xảy ra với trẻ sinh non, bị nhiễm trùng ối hoặc ngạt sau đẻ. Với trẻ sơ sinh, các biểu hiện nhiễm trùng không rõ rệt, trẻ có thể không sốt, nhiều trẻ còn hạ thân nhiệt, trẻ thường bỏ bú, tiêu chảy, mất phản xạ sinh lý và giảm trương cơ lực. Xét nghiệm xác định chẩn đoán viêm màng não mủ: Xét nghiệm dịch não tủy: Đây là xét nghiệm quan trọng mang tính chất quyết định để chẩn đoán viêm màng não mủ. Xét nghiệm này cần được tiến hành ngay khi thăm khám lâm sàng có những biểu hiện nghi ngờ bệnh. Nếu dịch não tủy có màu lờ đục hoặc màu trong như nước vo gạo cần phải điều trị ngay. Công thức máu: Nếu công thức máu cho thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế và ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có giảm nồng độ huyết sắc tố. Cấy máu và dịch tỵ hầu việc cấy máu và mẫu bệnh phẩm có thể xác định được vi khuẩn gây ra bệnh. Bên cạnh đó, có một số phương pháp như siêu âm qua thóp hay chụp CT sọ não có thể xác định được các biến chứng viêm màng não có thể gặp. Ngoài ra một số xét nghiệm DNT có thể chẩn đoán phân biệt trong một số trường hợp viêm màng não mủ không điển hình. >>>Tham khảo: Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không? Cách điều trị viêm màng não mủ Viêm màng não mủ là bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng tỷ lệ trẻ được phát hiện và nhập viện kịp thời lại thấp, không ít trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng. Với biểu hiện lâm sàng đa dạng như sốt, quấy khóc, chảy mũi… nên bố mẹ dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường và tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Chỉ đến khi trẻ có những biểu hiện tăng nặng như co giật, mất ý thức, hô mê thì mới đưa đến viện điều trị. Bác sĩ Trọng Tuấn khuyến cáo, nếu phụ huynh thấy trẻ có những dấu hiệu như quấy khóc, li bì, sốt cao, thóp phồng, co giật… cần nghĩ ngay đến viêm màng não mủ và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Đặc biệt, bố mẹ không nên tự ý điều trị cho bé tại nhà trong khi chưa rõ bệnh lý bé mắc phải và chưa có chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc chung trong điều trị viêm màng não mủ là cần nhanh chóng được chẩn đoán, điều trị và theo dõi chặt chẽ tình trạng tiến triển của bệnh. Trong điều trị viêm màng não mủ, liệu pháp sử dụng kháng sinh cần phải được chỉ định đúng và càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần tập trung các biện pháp điều trị tích cực để cứu sống được người bệnh và giảm thiểu tối đa các di chứng. Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đe dọa sốc nhiễm khuẩn thì cần được điều trị và chăm sóc tại phòng cấp cứu hoặc phòng điều trị tích cực. Với trường hợp suy hô hấp cần được thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp, trong trường hợp đặc biệt có thể thở máy nếu có chỉ định. Người bệnh cần được đảm bảo về thông khí, chống ứ đọng đàm dãi… trong trường hợp bệnh nhân không ăn được cần truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc cho ăn qua sonde. Cách phòng tránh viêm màng não mủ Theo bác sĩ Tuấn, “Hiện nay tiêm phòng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh viêm màng não mủ cũng như hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Ngoài những biện pháp như vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh, bố mẹ nên có những biện pháp chủ động trong phòng bệnh như tiêm vaccine. Hiện nay, các loại vắc xin được khuyến cáo tiêm phòng viêm màng não mủ như vaccine Hib có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, vaccine não mô cầu và phế cầu cũng được khuyến cáo tiêm chủng để phòng viêm màng não mủ. Bố mẹ nên có những biện pháp chủ động trong phòng bệnh như tiêm vaccine Với những người có tiếp xúc với nguồn lây và có nguy cơ mắc bệnh có thể dùng Rifampicin theo liều chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó cần theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly, khử khuẩn môi trường cũng như các dụng cụ sinh hoạt theo đúng quy định của Bộ y tế. Khoa Nhi BVĐK Tâm Anh là một trong những chuyên khoa mũi nhọn được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Nếu bé có triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ, bố mẹ có thể nhanh chóng đưa bé đến khoa Nhi BVĐK Tâm Anh để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Bên cạnh việc đưa ra phác đồ điều trị, bố mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe. Viêm màng não mủ là bệnh nguy hiểm có tính chất lây lan nhanh và để lại nhiều di chứng. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho phụ huynh về cách nhận biết, các triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này.
https://vnvc.vn/sui-mao-ga-o-moi/
25/09/2023
Sùi mào gà ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Sùi mào gà ở môi không chỉ gây ra những vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và trải nghiệm sống của người bệnh. Bệnh có thể gây ra bất tiện và đau đớn, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn tiến thành các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm và lở loét vùng miệng và lưỡi, cũng như ung thư miệng và vòm họng. BS Nguyễn Văn Quảng – Quản lý Y khoa vùng 4 khu vực miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Theo sự phát triển của xã hội, xu hướng quan hệ tình dục cũng đang biến hóa đa dạng, phức tạp hơn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, việc chủng ngừa vắc xin phòng các bệnh sinh dục do HPV là cần thiết, cần được thực hiện càng sớm càng tốt cho bé nam, bé nữ và người trưởng thành từ 9 – 45 tuổi.” Mục lụcSùi mào gà ở môi là bệnh gì?1. Sùi mào gà ở môi lây qua đường nào?2. Bệnh sùi mào gà ở môi có nguy hiểm đến tính mạng không?Hình ảnh sùi mào gà ở môiPhân biệt sùi mào gà ở môi và nhiệt miệngCác dấu hiệu sùi mào gà ở môiNguyên nhân gây sùi mào gà ở môi1. Virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở môi2. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà môiNguy cơ ung thư miệng, vòm họngChẩn đoán sùi mào gà ở môiCách phòng bệnh sùi mào gà ở môi1. Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ3. Sinh hoạt tình dục lành mạnh4. Bỏ ngay các thói quen xấuCách điều trị sùi mào gà ở môi1. Điều trị nội khoa2. Điều trị ngoại khoa3. Điều trị sùi mào gà ở môi ở đâu tốt?Các câu hỏi thường gặp1. Sùi mào gà ở môi có đau không?2. Sùi mào gà ở môi có thể tự khỏi không?3. ùi mào gà ở môi có để lại sẹo không?Sùi mào gà ở môi là bệnh gì? Sùi mào gà ở môi (Genital Warts) là bệnh lý truyền nhiễm do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Hiện nay, sùi mào gà được coi là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu, chỉ sau HIV. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn, đặc biệt là thanh, thiếu niên, những người đã từng quan hệ tình dục hoặc đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh sùi mào gà biểu hiện ở môi và mụn cóc ở miệng là một trong những dạng bệnh khá phổ biến với gần 7% dân số có phát sinh hoạt động tình dục mắc phải và nguyên nhân chủ yếu là do quan hệ tình dục và quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở môi 1. Sùi mào gà ở môi lây qua đường nào? Sự lây nhiễm sùi mào gà ở môi có thể diễn ra thông qua các đường sau: Đường tình dục: Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh sùi mào gà ở môi. Hoạt động tình dục qua đường miệng hoặc miệng tiếp xúc với vùng sinh dục của người bị nhiễm HPV mà không sử dụng các biện pháp an toàn đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà ở môi. Từ mẹ sang con: Sùi mào gà cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Sự lây nhiễm có thể xảy ra thông qua cuống rốn và nước ối hoặc khi thai nhi tiếp xúc với máu và dịch sản của người mẹ. Đặc biệt, nếu mẹ mang thai mắc sùi mào gà, virus HPV có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai kỳ. Tiếp xúc trực tiếp qua đồ dùng cá nhân: Virus HPV có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân như quần lót, khăn tắm, đồ chơi tình dục,… Tiếp xúc trực tiếp với chất lây nhiễm từ những vật dụng này có thể dẫn đến lây nhiễm sùi mào gà, đặc biệt là khi có vết thương hở trên cơ thể. Cần lưu ý những con đường lây truyền bệnh sùi mào gà để có những biện pháp phòng tránh phù hợp, hiệu quả. 2. Bệnh sùi mào gà ở môi có nguy hiểm đến tính mạng không? KHÔNG. Bệnh sùi mào gà ở môi không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể lan rộng và tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư vòm họng, ung thư cổ, ung thư trực tràng,… nhất là đối với những đối tượng người bệnh bị nhiễm virus HPV type 16, 18. Hình ảnh sùi mào gà ở môi Xác định sớm và điều trị sùi mào gà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm Phân biệt sùi mào gà ở môi và nhiệt miệng Nhiều người bị sùi mào gà ở môi ban đầu thường lầm tưởng triệu chứng của họ là dị ứng da hoặc nhiệt miệng. Tuy nhiên, khi các mụn sùi mào gà bắt đầu xuất hiện dưới dạng những cụm như hoa súp lơ hoặc mào gà, người bệnh mới nhận ra rằng họ đã mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cả sùi mào gà ở môi và nhiệt miệng đều có triệu chứng như sưng họng, đau họng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Cả hai bệnh có thể gây ra đau và khó chịu trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Tuy nhiên, nhiệt miệng được xác định bởi việc xuất hiện lở miệng, loét có bờ đỏ ở khoang miệng. Bệnh thường gây ra đau khi ăn uống và có xuất hiện các vết loét nhỏ ở môi, sàn miệng, lưỡi, nướu răng hoặc trong miệng. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 10-15 ngày và bệnh thường tự khỏi mà không để lại sẹo. Trong khi đó, sùi mào gà ở môi thường xảy ra ở người có yếu tố nguy cơ. Triệu chứng điển hình của sùi mào gà ở môi là môi và lưỡi đau và tê, xuất hiện nhiều mảng đỏ hoặc trắng trên niêm mạc. Sau đó, xuất hiện những mụn nhỏ, trắng hoặc màu hồng nhạt trên vết loét, và chúng tăng kích thước dần. Các mụn nhỏ này có thể tạo thành nốt sùi lớn dần, liên kết với nhau tạo thành từng mảng như súp lơ. Khi ăn uống, các nốt sùi dễ vỡ, lở loét và gây ra đau đớn. Có thể đi kèm với tình trạng hôi miệng. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà ở môi thường kéo dài từ 2 – 9 tháng trước khi các triệu chứng trở nên rõ rệt và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các dấu hiệu sùi mào gà ở môi Triệu chứng sùi mào gà ở môi thường xuất hiện sau 2 – 9 tháng từ khi bị nhiễm bệnh. Những triệu chứng cơ bản bao gồm: Xuất hiện những mảng đỏ hoặc trắng ở khoang miệng và viền môi. Gây ra những mụn nhỏ li ti không ngứa, không đau, mọc một cách độc lập với bề mặt trơn nhẵn, màu hồng, sờ vào thấy mềm, kích thước khoảng 1 – 2mm. Theo thời gian, những mụn sẽ tụ lại với nhau thành mảng lớn có bề mặt trông giống hoa cà hoặc hoa mào gà. Các mụn sùi mào gà này dễ vỡ do tác động bên ngoài, chẳng hạn như khi ăn uống hoặc vô tình ma sát nhẹ, có thể khiến chúng tiết mủ, chảy máu và lây lan. Vùng da môi tổn thương thường sưng đỏ, dễ viêm loét gây đau đớn khó chịu. Virus HPV trên vùng da mắc bệnh tiếp xúc với các vùng da khác có thể lây bệnh và gây sùi mào gà ở lưỡi, mắt và các vùng khác. Nguyên nhân gây sùi mào gà ở môi Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở môi, bao gồm: Quan hệ tình dục bằng miệng: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở môi. Thân mật với người mắc sùi mào gà ở môi/miệng, đặc biệt là khi bản thân có các vết thương hở ở khoang miệng, nguy cơ lây nhiễm virus HPV và mắc sùi mào gà ở môi rất cao. Dùng chung đồ dùng cá nhân: Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm với người mắc virus HPV có thể làm virus lây nhiễm sang cá thể mới, đặc biệt là khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Trẻ sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc sùi mào gà: Trẻ có thể mắc bệnh bẩm sinh ở các vùng da như mắt, môi, họng nếu sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc sùi mào gà. Thông qua việc hiểu và nhận biết các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở môi, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp 1. Virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở môi Nguyên nhân chính gây sùi mào gà ở môi là do virus HPV. Virus chủ yếu lây qua việc tiếp xúc với vùng da đã bị nhiễm bệnh hoặc qua các hoạt động tình dục không an toàn. Virus HPV có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian dài mà không gây triệu chứng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch yếu đột ngột, virus HPV có thể hoạt động, gây ra sự phát triển của các mụn sùi mào gà ở môi. 2. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà môi Có một số yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở môi, bao gồm: Tiếp xúc trực tiếp với người mắc virus HPV qua quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây mắc bệnh sùi mào gà ở môi. Bắt đầu quan hệ tình dục từ độ tuổi trẻ, khi cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Quan hệ tình dục với nhiều đối tác khác nhau cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Người đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà. Kết hôn hoặc có quan hệ tình dục với người mang virus HPV cũng có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Các yếu tố như suy giảm hệ miễn dịch do HIV, stress, bệnh tật hoặc thuốc không kiểm soát, có thể làm giảm khả năng chống lại và tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Một số nghiên cứu đã liên kết hút thuốc lá với tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Nếu có yếu tố nguy cơ cao, nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn và xét nghiệm định kỳ Nguy cơ ung thư miệng, vòm họng Sùi mào gà ở môi, là một vị trí ẩm ướt trên cơ thể, có tần suất hoạt động cao nên nguy cơ lan rộng là rất cao, có thể nhanh chóng lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể như mặt, cằm, cổ, họng, lưỡi,… khiến cho việc sinh hoạt, chăm sóc và điều trị trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu sùi mào gà xuất hiện ở môi, có thể có nguy cơ ung thư miệng, ung thư vòm họng. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà nói chung và sùi mào gà ở môi nói riêng. HPV cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư miệng và ung thư vòm họng. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, sự lây nhiễm HPV từ sùi mào gà có thể gây tình trạng ung thư miệng và vòm họng ở 10% nam giới và 3,6% nữ giới trên toàn thế giới. Ngoài ra, HPV còn là tác nhân gây ra 70% các trường hợp ung thư ở cổ họng, gốc lưỡi và amidan. Tuy nhiên, không phải ai bị sùi mào gà trên môi cũng có nguy cơ tiến triển ung thư miệng, vòm họng. Nguy cơ này tăng nếu sùi mào gà được lây qua đường tình dục hoặc khi người bệnh có các thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc uống rượu bia thường xuyên. ⇒ Bạn có thể tham khảo thêm về Ung thư vòm họng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa. Chẩn đoán sùi mào gà ở môi Các phương pháp chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở môi thường bao gồm: Kiểm tra bằng Acid Acetic: Phương pháp này được thực hiện bằng cách bôi dung dịch Acid Acetic lên vùng bệnh nghi nhiễm sùi mào gà và thực hiện quan sát sự thay đổi của Protein và Acid Acetic. Các tế bào nhiễm virus gây sùi mào gà sẽ tăng sinh và chuyển sang màu trắng, trong khi các tế bào bình thường phản ứng với dung dịch này không giống nhau. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là có thể cho kết quả dương tính giả với vết thương ngoài da. Kiểm tra tổ chức miễn dịch: Phương pháp này được thực hiện để phát hiện sự tồn tại của virus sùi mào gà. Nếu kết quả là dương tính, các mụn có ở tế bào biểu mô trên da sẽ có phản ứng. Kiểm tra hóa học tế bào: Phương pháp này sử dụng kháng thể đặc biệt để kiểm tra sự tồn tại của virus sùi mào gà. Nếu kết quả là dương tính, kháng nguyên Peroxidase chống peroxidase có trong xét nghiệm sẽ chuyển thành màu đỏ. Kiểm tra bệnh lý: Đây là một phương pháp đặc trưng, trong đó các biểu bì có tăng sinh được phân tích để tìm ra các tế bào mang virus sùi mào gà. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sùi mào gà, nên sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác và tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác Cách phòng bệnh sùi mào gà ở môi 1. Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV Tiêm vắc xin Gardasil/Gardasil 9 là một biện pháp phòng ngừa virus HPV ở cả nam và nữ giới, giúp giảm nguy cơ mắc sùi mào gà do nhiễm virus. Vắc xin này cũng được sử dụng để phòng ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản và nhiều loại ung thư khác do virus HPV gây ra. Việc tiêm vắc xin Gardasil 9 được khuyến nghị cho cả nam giới và nữ giới từ 9 đến 45 tuổi, với khả năng giảm đến 90% nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV gây ra, đặc biệt là khi tiêm trước khi bắt đầu hoạt động tình dục. Vắc xin Gardasil/Gardasil 9 được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm các chủng virus HPV nguy hiểm và phổ biến nhất gây ra bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Với tính an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, vắc xin phòng HPV thường có tình trạng khan hiếm trên toàn thế giới do nhu cầu sử dụng lớn. Tại Việt Nam, Trung tâm Tiêm chủng VNVC hiện đang cung ứng đầy đủ cả hai loại vắc xin phòng ngừa virus HPV là Gardasil và Gardasil 9 với số lượng lớn. Các loại vắc xin đều được bảo quản trong kho vắc xin và hệ thống dây chuyển lạnh quy mô lớn, đạt chuẩn GSP Quốc tế, đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tính an toàn cao. Đồng thời, giá thành của vắc xin cũng được bình ổn hóa. Tìm hiểu ngay về vắc xin Gardasil tại đây; Tìm hiểu ngay về vắc xin Gardasil 9 tại đây. Khách hàng nam tiêm mũi 3 vắc xin Gardasil 9 tại Trung tâm tiêm chủng VNVC trước khi nhập học 2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ Việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa và điều trị bệnh tật ở giai đoạn sớm. Sùi mào gà ở môi là một trong số các bệnh lây nhiễm phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ, có xu hướng cởi mở hơn trong quá trình quan hệ tình dục, quan hệ qua đường miệng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ được khuyến cáo để giúp phòng ngừa sự xuất hiện của sùi mào gà bằng cách phát hiện sớm tác nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nhiều chuyên gia khuyên cáo nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn mỗi 6 tháng một lần để bắt đầu nhận thấy các thay đổi quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là những vấn đề bệnh lý liên quan đến sự lây nhiễm qua đường tình dục. 3. Sinh hoạt tình dục lành mạnh Mặc dù việc duy trì một cuộc sống tình dục lành mạnh không thể hoàn toàn đảm bảo tránh bị nhiễm virus HPV gây sùi mào gà ở môi, nhưng biện pháp này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đáng kể. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà khi sinh hoạt tình dục, có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Đảm bảo sử dụng bảo vệ như bao cao su, màng chắn y khoa để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV trong quá trình giao hợp. Tuy nhiên, bao cao su và màng chắn y khoa không đảm bảo an toàn tuyệt đối, vẫn có một số vùng da không được bảo vệ hoàn toàn. Hạn chế quan hệ qua đường miệng cũng là một biện pháp để tránh lây nhiễm virus HPV. Duy trì một mối quan hệ hôn nhân chung thủy với một vợ và một chồng, tránh các quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là với những người bạn tình “”mập mờ”” về tình trạng sức khỏe của họ. Duy trì một mối quan hệ chung thủy có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với virus HPV. 4. Bỏ ngay các thói quen xấu Các thói quen cần loại bỏ để tránh mắc bệnh sùi mào gà gồm có: Quan hệ tình dục không an toàn: Phòng ngừa bệnh sùi mào gà yêu cầu sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ và giới hạn số lượng đối tác trong quá trình quan hệ. Hạn chế quan hệ tình dục chỉ với một đối tác đã xác định tình trạng sức khỏe là hoàn toàn khỏe mạnh. Chia sẻ đồ dùng cá nhân: Tránh chia sẻ các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, khăn tắm, quần áo nội y với người khác để tránh lây nhiễm HPV. Thói quen sống không lành mạnh: Hạn chế tham gia và có mặt tại những nơi có nguy cơ lây bệnh cao. Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu gây suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà và các bệnh liên quan đến HPV. Thói quen không vệ sinh cơ thể đúng cách: Đảm bảo vệ sinh cơ thể hàng ngày, thay quần áo thường xuyên và rửa vùng kín để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào HPV. Cần loại bỏ ngay các thói quen có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh và xây dựng một chế độ sống, sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học. Cách điều trị sùi mào gà ở môi 1. Điều trị nội khoa Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa là phổ biến cho các trường hợp nhẹ và giai đoạn đầu khi các u nhú chỉ mới xuất hiện. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn từ bệnh nhân để thực hiện đúng theo hướng dẫn và liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số loại thuốc thông thường được sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu: Imiquimod: Loại thuốc này tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus. Acid Trichloroacetic: Thuốc được sử dụng để đốt cháy các u sùi. AHCC: Loại thuốc này giúp cải thiện hệ miễn dịch. 2. Điều trị ngoại khoa Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khi các u nhú có kích thước lớn và không có hiệu quả khi sử dụng thuốc. Dưới đây là các phương pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa: Liệu pháp Nitơ lỏng: Phương pháp này sử dụng Nitơ lỏng để làm lạnh và phá hủy mô của các u nhú. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau đớn và sưng tại vị trí điều trị. Sử dụng dao mổ điện: Phương pháp này sử dụng dòng điện cao tần để đốt cháy các u nhú. Cắt hoặc nạo các u nhú bằng phương pháp thủ công. Sử dụng tia Laser: Phương pháp này sử dụng ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ các u nhú. ALA-PDT: Phương pháp này sử dụng ánh sáng huỳnh quang kích hoạt hoạt chất ALA để tạo ra phản ứng oxi hóa và khống chế sự phát triển của các u nhú. Để chọn phương pháp ngoại khoa phù hợp, cần tìm kiếm ý kiến và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để điều trị hiệu quả bệnh sùi mào gà theo trạng thái riêng biệt của mỗi người 3. Điều trị sùi mào gà ở môi ở đâu tốt? Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam trong việc khám, điều trị các bệnh lý nam khoa và sản phụ khoa, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu được đào tạo sâu về việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, trong đó có sùi mào gà. Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nội khoa và Ngoại khoa, làm việc với tấm lòng tận tụy, chuyên nghiệp và đảm bảo sự chính xác tuyệt đối về mặt chuyên môn, đồng thời lưu ý đến các vấn đề tâm sinh lý nhạy cảm của bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại và tối ưu hóa, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đảm bảo các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của virus HPV cho người khác. Cam kết của bệnh viện là mang lại sự thoải mái, an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị sùi mào gà cho các bệnh nhân. Khách hàng có thể đặt lịch hẹn trực tuyến thông qua các phương thức sau: Liên hệ tổng đài TP HCM: 0287 102 6789 | 0287 300 6858 Liên hệ tổng đài Hà Nội: 024 3872 3872 | 024 7106 6858 Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. ⇒ Xem thêm: Sùi mào gà ở miệng: Hình ảnh, dấu hiệu và cách phòng ngừa. Các câu hỏi thường gặp 1. Sùi mào gà ở môi có đau không? CÓ THỂ. Mức độ đau có thể khác nhau đối với mỗi cá nhân và tùy thuộc vào kích thước, vị trí và tình trạng của nốt sùi. Một số người có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu khi ăn, nói chuyện hoặc thực hiện các hoạt động ở miệng như nói chuyện, cười, nhai, nghiền, nghiến,… Nếu gặp vấn đề về đau hoặc môi đau liên quan đến sùi mào gà, nên tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. 2. Sùi mào gà ở môi có thể tự khỏi không? KHÔNG. Bệnh sùi mào gà không tự khỏi bệnh, cần thăm khám điều trị và loại bỏ hoặc giảm bớt sự hiện diện và gây hại của virus HPV. Việc phòng ngừa sự lây lan và nhiễm trùng HPV là rất quan trọng trong việc quản lý và điều trị căn bệnh sùi mào gà. 3. ùi mào gà ở môi có để lại sẹo không? CÓ. Sùi mào gà ở môi có thể để lại sẹo vì sùi mào gà là những tổn thương tế bào không thể hoàn toàn phục hồi như trước. Do đó, liệu pháp để giảm sẹo có thể được áp dụng sau quá trình điều trị, bao gồm: Sử dụng kem mờ sẹo: Có nhiều loại kem có thể giúp làm mờ sẹo, như kem chống sẹo, kem tẩy sẹo và vitamin E dạng kem. Điều trị sẹo bằng laser: phương pháp này sử dụng công nghệ laser để làm giảm đốm sẹo, phục hồi màu sắc và kích thước của vùng da bị tổn thương. Phẫu thuật sẹo: Nếu sẹo từ sùi mào gà ở lưỡi gây rối nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để loại bỏ sẹo hoặc tái tạo vùng da bị tổn thương. Sùi mào gà ở môi có thể gây ra nhiều tình trạng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nó có thể gây ra đau rát, nhức nhối, chảy máu và chảy dịch mủ. Nếu không được điều trị, sùi mào gà ở môi cũng có thể lây lan rộng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như ung thư vùng đầu cổ họng. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng virus HPV Gardasil/Gardasil 9 cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 – 27 là vô cùng cấp thiết để bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ mắc bệnh và tiến triển thành biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà.
https://tamanhhospital.vn/sot-xuat-huyet-o-tre-nho/
08/06/2022
Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân, các triệu chứng thường gặp
Sốt xuất huyết ở trẻ em bùng phát, tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đặc biệt ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Nhiều trẻ mắc bệnh có thể hết sốt vào ngày thứ 4, thứ 6 nhưng lại lừ đừ, mệt mỏi, đau bụng, lạnh tay chân… Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng mà không ít phụ huynh thường bỏ sót dẫn đến trẻ bị sốc sốt xuất huyết, nguy kịch. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcSốt xuất huyết ở trẻ em là gì?Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ emNguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏSốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?Khi nào cần gặp bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánCách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ emCách phòng ngừa sốt xuất huyếtSốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguồn lây từ muỗi vằn. Vì vậy, những nơi xuất hiện loài muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh. Cụ thể, muỗi vằn mang virus từ một người mắc bệnh và chích sang người khác. Thế nên, sự lây lan của virus sốt xuất huyết có thể diễn ra trên diện rộng từ nơi này qua nơi khác. Sốt xuất huyết Dengue còn được gọi là “virus đen”, một căn bệnh kinh khủng và hiện vẫn còn là gánh nặng với các nước nhiệt đới. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, một người có thể trải qua 4 lần bị bệnh với 4 tuýp khác nhau. (1) Đặc biệt riêng ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang bước sâu vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn gây bệnh sinh sôi và phát triển, dẫn tới nguy cơ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục diễn ra phức tạp hơn. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận gần 26.000 ca với 13 ca tử vong, tập trung tại các tỉnh phía Nam. Riêng TP.HCM chiếm khoảng 30% số ca mắc với hơn 11.000 ca tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM, sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ đang bùng phát và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Khoa Nhi BVĐK Tâm Anh hiện nay tiếp nhận khá nhiều số ca sốt xuất huyết nhập viện. Bác sĩ Thoa cho biết, khi trẻ sốt cao, phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám vì có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao liên tục và không kèm các triệu chứng đường hô hấp như ho hay sổ mũi; trong khi nhiễm Covid-19, trẻ có thể sốt cao hay sốt nhẹ, kèm triệu chứng ho, chảy mũi, nghẹt mũi… Mặc dù có sự khác biệt giữa các bệnh như sốt xuất huyết, nhiễm Covid-19 nhưng cả 2 bệnh đều do siêu vi nên giai đoạn sớm bệnh có thể biểu hiện khá giống nhau. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em Sốt xuất huyết ở trẻ cũng giống như các bệnh do virus thông thường, tuy nhiên biểu hiện có thể đặc biệt hơn một chút. Đầu tiên trẻ có thể đau đầu, đau mỏi người, tiếp đến là trẻ bị sốt phát ban và do có xung huyết, chảy máu cam và đi ngoài có phân đen. Tuy theo từng giai đoạn bệnh các triệu chứng sẽ khác nhau. Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, thường khó phân biệt với các bệnh sốt do virus thông thường. Bé có biểu hiện sốt cao ngột ngộ từ 39-40 độ và liên tục trong 1-2 ngày đầu sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm. Giai đoạn nguy hiểm: Sau giai đoạn đầu trẻ tiến vào giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Lúc này bé có thể có các triệu chứng nặng như bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Với những trẻ lớn hơn, có thể bé thường than đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn. Khi bố mẹ quan sát ở trên da có biểu hiện sung huyết, 2 mắt đau nhức và có thể chảy máu chân răng hoặc máu cam, thậm chí xuất huyết nội tạng (đái ra máu,…). Sau đó bệnh chuyển qua giai đoạn 3 – giai đoạn phục hồi. Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hết sốt và sức khỏe tốt dần lên, trẻ dần có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định, trẻ đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên khôi phục về tình trạng bình thường. Tuy vậy, ở những trẻ nặng, từ giai đoạn này có thể xuất hiện một số biến chứng diễn tiến rất khó lường. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ Bệnh sốt xuất huyết do nhiễm virus dengue sau khi bị muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Người là ổ chứa virus chính. (2) Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh, chúng hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Sau khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi vào cơ thể người, virus tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Muỗi sau khi chích người bệnh hoặc người nhiễm siêu vi (chưa có dấu hiệu bệnh) sẽ mang mầm bệnh lây qua những người khỏe mạnh nó nó chích sau đó. Vì vậy ở trẻ em nếu sống trong môi trường có ổ muỗi và có người bệnh thì nguy cơ trẻ mắc bệnh cũng cao hơn nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Trẻ nhỏ có thể nhiễm 1 trong 4 chủng và tạo ra miễn dịch trọn đời với chủng đó, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể mắc 4 lần sốt xuất huyết trong đời. Muỗi mang virus Dengue khi đốt người, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết nếu không được theo dõi và điều trị phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của bé. Một số phụ huynh thường lầm tưởng rằng bé hết sốt là khỏi bệnh, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai. Dù tình trạng bé có thể hết sốt vào ngày thứ 3 nhưng bệnh có thể chuyển biến nặng vào các ngày sau đó. Thời điểm này virus Dengue sẽ làm cho cơ thể suy yếu, miễn dịch kém gây ra tình trạng xuất huyết dưới da. Đã có không ít trường hợp gia đình không đưa bé đi thăm khám mà tự ý điều trị, không phát hiện kịp những bệnh cảnh nguy hiểm của sốt xuất huyết dẫn đến việc bé nhập viện muộn, tình trạng nặng, có biến chứng. Trước hết, biến chứng nguy hiểm của bệnh phải kể đến là sốc do mất máu, thoát huyết tương. Virus Dengue khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng tính thấm mao mạch dẫn đến thoát huyết tương, máu bị cô đặc dẫn đến sốc và tống máu ra ngoài. Tình trạng này kéo dài có thể làm ứ đọng dịch huyết tương trong màng não, gây phù não, dẫn đến các vấn đề về thần kinh và hôn mê. Bên cạnh đó thoát huyết tương có thể tràn và xâm nhập vào đường hô hấp, gây nên tình trạng viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, phù phổi…. Bên cạnh đó còn một số biến nguy hiểm như suy đa tạng, biến chứng về mắt như mù đột ngột, hạ huyết áp, viêm não… Vì vậy, đối với sốt xuất huyết, việc theo dõi rất quan trọng để đánh giá được tình trạng của bé. Khi nào cần gặp bác sĩ? Theo bác sĩ Kim Thoa, đa số trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết bố mẹ có thể để bé ở nhà và tự điều trị chỉ cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc theo dõi và tái khám và dùng thuốc. Bác sĩ Kim Thoa lưu ý phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý một số dấu hiệu cảnh báo như: bé ngủ nhiều, lừ đừ, không chơi, hay bứt rứt, quấy khóc liên tục; các bé lớn than đau bụng, vùng bẹ sườn phía bên phải hoặc bé ói; bé uống nước không được, có nguy cơ bị thiếu nước hay đặc máu; bé bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, cầu ra máu, tiểu ra máu; một số bé gái đến kỳ hành kinh có lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường. Lúc này, cần đưa bé đến viện ngay. Đặc biệt chú ý, nếu bé đi tiểu ít, 3 tiếng không tiểu, 6 tiếng không tiểu thì coi chừng bé bị thiếu dịch; nặng hơn nữa là khó thở do dịch thoát ở mạch máu ra nhiều quá hoặc dịch thoát ra trong phổi thì đó là giai đoạn nặng, và đừng để bé đến giai đoạn này. ThS.BS Lê Phan Kim Thoa đang thăm khám cho bệnh nhi. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ thường dựa vào các yếu tố như dịch tễ, biểu hiện lâm sàng của bệnh và một số xét nghiệm cơ bản dựa trên số lượng bạch cầu, tiểu cầu và và hematocrit. Sốt xuất huyết Dengue thường có giảm bạch cầu, vì vậy trường hợp bạch cầu tăng thường là cơ sở để loại trừ bệnh. Một số xét nghiệm khác để đánh giá mức độ bệnh như điện giải đồ, khí máu, đánh giá chức năng đông máu, đo men gan, X-quang phổi để phát hiện tràn dịch màng phổi. Phân lập virus để phát hiện mầm bệnh trong máu và huyết thanh, xác định kháng nguyên virus bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gen của virus bằng kỹ thuật khuếch đại chuỗi DNA (PCR). “Để biết chính xác có phải trẻ bị sốt xuất huyết hay không, trẻ cần được thăm khám và và làm xét nghiệm. Ngoài xác định được bệnh, xét nghiệm máu còn giúp tiên lượng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Do đó, dù người bệnh nghi ngờ mình bị bệnh gì, khi trẻ bị sốt cao khó hạ hay đã qua 48 tiếng mà trẻ vẫn còn sốt thì nên đi khám ngay”, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa nói thêm. Xem chi tiết: 24 bênh thường gặp ở trẻ em có thể bạn chưa biết Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em Theo bác sĩ Kim Thoa, đối với sốt xuất huyết, quan trọng bố mẹ cần theo dõi bé ở nhà vì không phải tất cả trẻ mắc sốt xuất huyết đều phải nhập viện, trong khi điều trị tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau: (3) Thứ nhất, bác sĩ sẽ là người trực tiếp quyết định bệnh nhi đó có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để điều trị tại nhà hay không. Dựa và các yếu tố như xét nghiệm máu, đánh giá máu có cô đặc nhiều không, tiểu cầu thấp quá không, nếu các điều kiện này ở mức chấp nhận được và an toàn, không gây xuất huyết bệnh nhi sẽ được chấp thuận điều trị tại nhà. Bố mẹ cần theo dõi và giúp bé tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không ít phụ huynh thấy con bệnh chán ăn nên cho bé đi truyền nước biển. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm vì tùy giai đoạn sẽ có lúc bé thiếu nước, có lúc bé dư nước. Vì vậy việc tự ý cho bé đi truyền nước vô hình chung làm bệnh của bé trầm trọng hơn. Cho bé uống nhiều nước, oresol theo dõi. Trong trường hợp bé không muốn uống oresol bố mẹ có thể bổ sung thay thế như nước dừa, các loại nước hoa quả hoặc nước cháo muối đường. Nếu bé có dấu hiệu lừ đừ, bứt rứt khó chịu, đau bụng, ói nhiều, không ăn uống được, tiểu ít, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu, khó thở… thì cần đưa đến bệnh viện gấp. Nếu bé bị sốt cao, co giật từ 2 lần trở lên thì có thể là sốt cao co giật đơn thuần. Đây là sốt co giật toàn thể, bé có thể mắt nhìn trợn ngược lên, tay chân giật và miệng có sùi bọt,… cơn co giật kéo dài từ 1-2 phút là hết, trường hợp này được xác định đối với những bé không có tiền sử chấn thương não, viêm màng não, gia đình không có tiền sử động kinh hay bệnh về não bộ thì chúng tôi gọi đó là sốt cao co giật đơn thuần. Trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh xử trí bằng cách cho bé nghiêng sang 1 bên ngay lập tức vì nếu nằm ngửa sẽ có nguy cơ bé bị sặc. Cho bé uống thuốc hạ sốt, đặt thuốc, theo dõi đồng hồ để biết thời gian bé bị giật, không đưa tay vào miệng bé và cho lưỡi bé thụt vào trong chứ không lè ra ngoài qua răng. Với việc ăn uống, bố mẹ cho bé ăn thực phẩm mềm, lỏng, không ăn đồ chiên rán, và không để bé ăn thực phẩm có màu đen hoặc đỏ vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu bé ăn những thực phẩm này thì khi bé ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt có đi ra máu hay không, gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán. Xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi? Bên cạnh đó, bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ cho bé để xem khi nào bé cần được hạ sốt, nếu bé hạ sốt đột ngột kèm theo không khỏe thì cần đặc biệt chú ý vì có thể đó là tình trạng chuyển nặng. Khi bé sốt mẹ có thể lau mát cho bé, hạn chế dùng thuốc, uống nhiều nước và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh việc lạm dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan. Chỉ nên hạ sốt khi bé trên 38.5 độ và không tự ý điều chỉnh liều thuốc của con. Theo bác Thoa, ngoài paracetamol, nhiều gia đình tự trữ thuốc ibuprofen và thấy thuốc này hạ sốt tốt nên tự ý sử dụng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên tự ý sử dụng ibuprofen nếu không có chỉ định vì ibuprofen ảnh hưởng và làm giảm chức năng tiểu cầu và dễ xuất huyết hơn. Nếu ở nhà bé uống oresol, uống nước dừa hoặc nước cháo tốt, cứ 4-6 tiếng mới sốt lại thì bạn cứ yên tâm, đến ngày thứ 3 mới cần đưa bé đến khám lại. Sau ngày thứ 3 có thể có giảm tiểu cầu, ngày thứ 4-5 có thể nguy hiểm nên cần theo dõi kỹ. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh ở trẻ con nhiều khi không thể lường trước, nên bạn phải để ý và đưa bé đến ngay bệnh viện để chúng tôi theo dõi lượng dịch. Nếu bé sốt cao và không ăn thì cần cho bé nhập viện ngay để được truyền dịch kịp thời. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết Hiện tại, sốt xuất huyết đã có vắc xin phòng ngừa nhưng hiệu quả không được như mong đợi nên chưa được tiếp cận với người dân, vì vậy cách phòng tốt nhất là diệt môi trường sống và triệt đường sinh sản của muỗi. Với những khu vực có nước đọng trong nhà cần được dọn dẹp sạch sẽ, bình chứa nước cần được đậy nắp kín tránh muỗi trẻ trứng trong đó. Những vật phế thải như rác, tô chén, chum vỡ… vật có thể chứa nước đọng cần được dọn dẹp sạch sẽ vì muỗi có thể sinh sôi nảy nở ở đó. Bên cạnh giữ môi trường xung quanh sạch sẽ thì bố mẹ cần phòng ngừa việc bị muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ có mùng/màn và giăng lưới khu vực cửa sổ. Đặc điểm của muỗi vằn sốt xuất huyết là chích ban ngày trong khi đó chúng ta có khuynh hướng ngủ ban đêm mới giăng mùng/màn, còn ban ngày thì không. Vì vậy cần chú ý sáng sớm và chiều tối là 2 thời điểm để bảo vệ trẻ, tránh không cho trẻ đi đến những chỗ có nước đọng, đặc biệt là nước sạch vì muỗi sốt xuất huyết không đẻ trứng ở những nơi nước dơ như cống rãnh. (4) Chủ động tiêu diệt loăng quăng tránh muỗi sinh sôi gây bệnh. Nguồn: Bộ Y tế Sốt xuất huyết ở trẻ em vẫn là nỗi lo của nhiều gia đình, bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Để bảo vệ sức khỏe của bé và gia đình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh bố mẹ cần chú ý trong việc diệt muỗi, sử dụng các biện pháp phòng ngừa. Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết cần đưa trẻ đến có cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám và hướng dẫn chăm sóc.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ngoi-qua-nhieu-se-lam-tang-nguy-co-chet-som-20240318144428770.htm
20240318
Ngồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ chết sớm
Về mặt sinh học, cơ thể con người được tạo ra để di chuyển, việc ngồi nhiều sẽ rất có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu mới của trường Đại học California ở San Diego (UCSD), Mỹ, đã xác nhận điều này. Tổng cộng có 5.856 phụ nữ từ 63 đến 99 tuổi tham gia vào nghiên cứu này được đeo thiết bị theo dõi hoạt động trong bảy ngày. Sau đó các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi họ trong 10 năm. Trong thời gian đó 1.733 người trong số những phụ nữ đó đã chết. Các nhà nghiên cứu sử dụng sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo để xác định lượng thời gian mà những người này ngồi thay vì đi lại và tìm hiểu mối liên hệ giữa việc đó với nguy cơ tử vong của họ. Dữ liệu cho thấy những người ngồi hơn 11 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 57% so với những người ngồi dưới 9,5 tiếng/ ngày. Vậy nếu ngồi nhiều nhưng có tập thể dục thể thao đều đặn thì có loại bỏ được những nguy cơ do ngồi nhiều không? Theo nghiên cứu nói trên của UCSD thì không phải như vậy. Nguy cơ tử vong sớm vẫn còn ngay cả khi một người tập thể dục ở mức độ vừa đến nhiều. Một nghiên cứu năm 2019 cũng cho biết tập thể dục nhiều hơn không làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ do ngồi quá nhiều. Mặc dù vậy, một nghiên cứu ở Australia cho thấy mỗi ngày đi từ 9.000 đến 10.500 bước thì có thể giảm nguy cơ tử vong sớm kể cả ở những người ngồi nhiều. Các kết luận trái ngược như vậy có thể được lý giải là do người tham gia nghiên cứu của UCSD đeo máy theo dõi hoạt động ở hông, còn người tham gia nghiên cứu ở Australia thì đeo máy ở cổ tay. Nghiên cứu ở Australia cũng không sử dụng phần mềm đặc biệt nào để xử lý dữ liệu theo dõi hoạt động nhằm biết được khi nào thì người tham gia đứng và khi nào ngồi, có nghĩa là thời gian đứng cũng có thể bị tính nhầm thành thời gian ngồi. Ví dụ nếu một người đứng im trong nửa tiếng đồng hồ thì cũng được tính là nửa giờ đó họ ngồi. Điều này có nghĩa là nghiên cứu ở Australia chưa tính chính xác thời gian ngồi và thời gian đứng. Các bằng chứng từ nghiên cứu của Trường đại học California đáng tin cậy hơn và nhấn mạnh rằng mọi người cần giảm bớt thời gian ngồi. Các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe hiện nay của Tổ chức Y tế thế giới cũng cho rằng người lớn nên hạn chế thời gian ngồi và trong những quãng thời gian ngồi nhiều thì nên tăng số lần ngắt quãng không để ngồi liên tục. Ngồi bao lâu là quá nhiều? Nghiên cứu của UCSD cho rằng câu trả lời là 11 tiếng. Các nghiên cứu khác cho rằng 7 tiếng ngồi mỗi ngày cũng là quá nhiều. Cũng có nhiều nghiên cứu khác nữa khuyến nghị không nên ngồi lâu hơn 30 phút liên tục vì như vậy có thể tăng mức đường huyết và huyết áp. Vậy chúng ta nên làm gì để tránh ngồi quá nhiều? Một chiếc bàn đứng có thể giúp ích nếu bạn là nhân viên văn phòng, hoặc bạn có thể đứng dậy và đi lại khi gọi điện thoại hoặc đi lại giữa những phần công việc. Ở nhà, bạn có thể đứng dậy khi TV quảng cáo hoặc khi ấm nước sôi. Hãy dùng thiết bị thông minh đặt nhắc giờ nếu bạn ngồi quá lâu. Nhưng có người có thể đặt câu hỏi là nếu họ không thể đứng hoặc đi lại thì sao? Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những bài tập thể dục nhanh cho cánh tay, ví dụ mỗi 20 phút lại tập 2 phút, cũng giúp giảm lượng đường trong máu ở người sử dụng xe lăn. Miễn là bạn đang làm gì đó không phải là ngồi im, thì bạn sẽ thu về những lợi ích cho sức khỏe. Theo ScienceAlert
https://suckhoedoisong.vn/dau-moi-hong-lung-tieu-buot-tieu-rat-canh-giac-voi-than-u-nuoc-169211219183455421.htm
20-12-2021
Đau mỏi hông lưng, tiểu buốt, tiểu rắt: cảnh giác với bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước cần kiêng gì? SKĐS - Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Ứ nước bể thận và niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng tại thận. Nếu nhiễm trùng nặng có thế dẫn đến tình trạng ứ mủ bể thận. Tùy theo nguyên nhân thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện lâm sàng có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong những trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và không có khả năng hồi phục, thận chí có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối. Ứ nước bể thận và niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng tại thận. 1. Nguyên nhân thận ứ nước, ứ mủ bể thận Nguyên nhân chủ yếu gặp trong ứ nước, ứ mủ bể thận là do những cản trở cơ học từ bên trong hoặc bên ngoài cũng như những tổn thương chức năng đơn thuần không liên quan đến sự tắc nghẽn cố định trong hệ thống dẫn niệu. Nghẽn, tắc cơ học có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của đường dẫn niệu, bắt đầu từ đài thận đến lỗ ngoài của niệu đạo . Ở trẻ em các dị tật bẩm sinh chiếm ưu thế bao gồm hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau . Ở người lớn, tắc nghẽn đường tiểu chủ yếu do các nguyên nhân mắc phải: Sỏi thận và sỏi niệu quản là nguyên nhân hay gặp, ngoài ra là các nguyên nhân như hẹp niệu quản , u niệu quản, cục máu đông. Nguyên nhân do chấn thương niệu quản trong phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đại tràng, do các khối u bên ngoài chèn ép vào niệu quản như ung thư cổ tử cung hay đại tràng, u lympho sau phúc mạc, viêm nhiễm quanh niệu quản . Xơ hóa sau phúc mạc chưa rõ nguyên nhân cũng thường gặp ở nam tuổi trung niên và có thể dẫn đến tắc nghẽn niệu quản 2 bên. Nguyên nhân chủ yếu gặp trong ứ nước bể thận là do những cản trở cơ học từ bên trong hoặc bên ngoài. 2. Dấu hiệu nhận biết thận ứ nước, ứ mủ bể thận Triệu chứng lâm sàng của thận ứ nước, ứ mủ bể thận còn tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm hay khám sức khỏe định kì, hoặc bệnh nhân đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận Bài thuốc trị thận ứ nước Làm gì khi thận ứ nước? Tuy nhiên, triệu chứng hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do đài bể thận, bao thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên do tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có nhiễm trùng. Sốt rét run từng đợt chỉ xuất hiện khi có nhiễm khuẩn. Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiểu tiện: Tiểu buốt , tiểu rắt, tiểu máu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn. Thận to là dấu hiệu thường gặp, do giãn đài bể thận làm thận to lên có thể phát hiện được qua khám lâm sàng. - Thay đổi số lượng nước tiểu: Lượng nước tiểu có thể tăng > 2 lít/ ngày do rối loạn chức năng cô đặc nước tiểu, hoặc có khi bệnh nhân bị thiểu niệu, vô niệu do tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên. - Tăng huyết áp : Khoảng 1/3 bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp khi thận bị ứ nước, huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc trung bình do thận tăng tiết renin hoặc có thể do giữ muối giữ nước. Trong trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục thì có thể có phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện một tình trạng thiếu máu. Nhiều trường hợp bị ứ nước bể thận chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm hay khám sức khỏe định kì. 3. Chẩn đoán xác định thận ứ nước, ứ mủ bể thận Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định chụp hệ tiết niệu để xác định nguyên nhân tắc nghẽn, trên phim X quang chuẩn có thể thấy được bóng thận to, sỏi cản quang ở thận, niệu quản, bàng quang. Nếu có thể nên thụt đại tràng cho bệnh nhân trước khi chụp để tránh các hình ảnh nhầm lẫn do bã thức ăn, bóng hơi của đại tràng. Kỹ thuật đơn giản nhưng có thể phát hiện tới trên 90% sỏi tiết niệu cản quang gây tắc đường tiết niệu trên. - Siêu âm hệ thận tiết niệu cho phép đánh giá kích thước thận, độ dầy của nhu mô, mức độ ứ nước thận, tình trạng dịch ứ đục hay đồng nhất, phát hiện được một số nguyên nhân tắc nghẽn như sỏi, khối u đường tiết niệu hay bên ngoài chèn ép vào, các dị dạng bẩm sinh ở đường tiết niệu. Tuy nhiên, hạn chế của siêu âm: khó đánh giá được toàn bộ niệu quản. - Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) có độ nhậy cao 95 - 98% và độ đặc hiệu 96 - 100%. Đặc biệt chính xác trong chẩn đoán ứ nước thận - niệu quản về vị trí giãn, độ dầy của thành niệu quản, vị trí, kích thước sỏi, dấu hiệu của tắc nghẽn có thể được đánh giá mà không cần thuốc cản quang. Cách phát hiện sớm thận ứ nước - Chụp CT Scan cho phép chẩn đoán các bệnh lý khác như khối u sau phúc mạc, khối u vùng tiểu khung, xơ hóa sau phúc mạc, hạch di căn, ung thư … - Phương pháp thăm dò chức năng thận (Chụp xạ hình chức năng thận bằng Tc - 99m – DTPA). Xạ hình chức năng thận là kỹ thuật chẩn đoán đơn giản, dễ tiến hành, rất có giá trị trong các bệnh lý của thận, không chỉ cung cấp các thông tin về chức năng riêng rẽ của từng thận qua phân tích định lượng và định tính mà còn cho các thông tin về vị trí, kích thước và giải phẫu thận. - Xạ hình cũng rất có ích trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thuốc cản quang có iod hoặc chức năng thận suy giảm nhiều mà không thể sử dụng thuốc cản quang đường tĩnh mạch khi chụp CT Scan… - Xét nghiệm máu và nước tiểu: Xét nghiệm Ure, Creatinin huyết thanh… Xét nghiệm công thức máu, máu lắng… cấy máu nếu cần thiết. - Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích, tế bào niệu, cấy nước tiểu… Chẩn đoán xác định dựa vào yếu tố lâm sàng bệnh nhân đau vùng hông lưng. Sốt trong trường hợp có nhiễm trùng. Rối loạn tiểu tiện. Biểu hiện triệu chứng suy giảm chức năng thận của bệnh thận cấp hoặc mạn tùy theo giai đoạn bệnh. Nhiễm trùng nặng có thế dẫn đến tình trạng ứ mủ bể thận. 4. Điều trị thận ứ nước, ứ mủ bể thận Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng toàn thận, mức độ ứ nước, ứ mủ ở thận, nguyên nhân gây ứ nước và chức năng thận suy giảm cấp tính hay mạn tính mà có phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Với nguyên tắc chung là loại bỏ yếu tố gây tắc nghẽn. Thông thường các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh . Phối hợp các nhóm thuốc hạ huyết áp nếu cần để khống chế huyết áp. Dẫn lưu bể thận qua cần thiết trong điều trị thận ứ nước, ứ mủ do các nguyên nhân khác nhau. Đây là một thủ thuật đơn giản, ít tốn kém, ít tốn thời gian, ít chấn thương và cho kết quả khả quan giúp giảm nhanh áp lực tại thận, giải quyết nhanh tình trạng ứ đọng và nhiễm khuẩn góp phần hồi phục nhu mô và chức năng thận. Những trường hợp nguyên nhân không thể giải quyết được, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn việc dẫn lưu tạm thời thành biện pháp lâu dài để duy trì chức năng thận, hoặc để tránh việc phải lọc máu ngắt quãng vì việc lọc máu ngắt quãng quá tốn kém và mất nhiều thời gian. Cắt bỏ thận được chỉ định khi thất bại trong điều trị bảo tồn và nhu mô thận đã bị phá hủy nhiều dẫn đến mất chức năng hoàn toàn và không có khả năng hồi phục. Để phòng bệnh thận ứ nước, chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày, giảm ăn mặn, ăn nhiều rau quả. 5. Phòng bệnh thận ứ nước, ứ mủ bể thận Để phòng bệnh thận nói chung và thận ứ nước, ứ mủ bể thận nói riêng chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày. Thông thường uống khoảng 8 -10 ly nước mỗi ngày, giảm ăn mặn, ăn nhiều rau quả, hạn chế uống các loại vitamin C kéo dài nếu trong nước tiểu đã có tinh thể Oxalate (yếu tố hình thành sỏi), ăn uống thực phẩm chứa Calci vừa phải. Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt không được nhịn tiểu, khi buồn tiểu cần đi ngay, không nên nín tiểu quá lâu. Cần vệ sinh vùng kín kỹ và siêu âm mỗi năm một lần để đánh giá tình trạng của thận. Tóm lại: Thận ứ nước là hậu quả của tắc đường dẫn nước tiểu trong thận hoặc ngoài thận làm cho thận to lên do chứa nước tiểu . Nếu là thận ứ nước cấp tính thì chức năng thận vẫn tốt. Nhưng nếu kéo dài, không được xử trí thì xảy ra thận ứ nước mạn tính làm các đơn vị thận bị huỷ hoại dần, mức lọc cầu thận giảm đi và cuối cùng đưa đến suy thận mạn tính. Nếu có kết hợp nhiễm khuẩn nặng sinh mủ, thận sẽ bị ứ mủ làm tổ chức thận bị huỷ hoại và phải cắt bỏ thận. Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau: Ở trẻ em thường do u bẩm sinh; ở người trung niên thường do sỏi tiết niệu ; còn ở người cao tuổi là do ung thư bàng quang, u tuyến tiền liệt (nam), u tử cung, phần phụ (nữ). Chính vì vậy, nếu thấy có biểu hiện bất thường như đau lưng hông, tiểu buốt tiểu rắt… cần tới cơ sở y tế để được thăm khám để được tư vấn cụ thể. Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm: Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vo-cam-hoi-suc-tren-benh-nhan-co-benh-tim-mach-vi
Vô cảm hồi sức trên bệnh nhân có bệnh tim mạch?
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Gây mê là thuật ngữ để chỉ các hình thức vô cảm bao gồm gây ngủ và/hoặc không đau nhằm mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân khi thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các trường hợp gây mê ngày nay trở nên an toàn hơn khi được thực hiện, theo dõi bởi đội ngũ y bác sĩ/ điều dưỡng gây mê được đào tạo bài bản và thực hành chuyên nghiệp. Với tình trạng bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng như hiện nay, số lượng bệnh nhân cần phẫu thuật và đồng thời mắc bệnh tim kèm theo có xu hướng gia tăng. Song song đó là thách thức cho việc gây mê phẫu thuật điều trị những bệnh lý ngoài tim cho nhóm bệnh nhân này. 1. Vai trò của gây mê trên bệnh nhân có bệnh tim mạch Khi bệnh nhân tim mạch cần phẫu thuật vì bệnh lý khác thì vai trò của việc gây mê là đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện phẫu thuật/ thủ thuật như các bệnh nhân khác, đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị chu phẫu.Đánh giá bệnh nhân trước mổ nhằm đưa ra chiến lược gây mê phù hợp là rất quan trọng. Việc này cần có sự phối hợp, nhất trí giữa các bác sĩ gây mê, phẫu thuật và tim mạch.Trong buổi khám tư vấn gây mê, ngoài việc đánh giá các vấn đề tổng quát chuẩn bị gây mê, bệnh nhân tim mạch còn được khám và đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch khi thực hiện phẫu thuật. Ví dụ khả năng bị nhồi máu cơ tim, bị suy tim chu phẫu, tiên liệu tình trạng tim mạch nặng hơn như thế nào nếu bắt buộc phải phẫu thuật,...Đối với những bệnh nhân tim mạch cần phẫu thuật chương trình, việc đánh giá trước mổ được thực hiện đầy đủ bao gồm thăm khám lâm sàng, theo dõi các chỉ số cận lâm sàng và có thể phải bao gồm các phương pháp chuyên sâu hơn như đo điện tim gắng sức, chụp mạch vành. Tuy nhiên, trường hợp mổ khẩn việc đánh giá cần nhanh chóng, ngắn gọn không kéo dài thời gian và có thể được đánh giá lại tình trạng tim mạch sau mổ đầy đủ hơn.Hiện nay, xác suất gặp phải các biến cố tim mạch (tức là tỉ lệ bị tử vong do tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim trong 30 ngày) trong phẫu thuật ngoài tim có thể được phân chia thành ba mức tuỳ theo loại phẫu thuật. Những loại phẫu thuật có xác suất thấp < 1% như phẫu thuật mắt, vú hoặc nội soi tuyến giáp. Những phẫu thuật có xác suất trung bình 1-5% như sửa chữa thoát vị, cắt lách, ghép thận. Trong khi đó, phẫu thuật động mạch chủ, tuỵ -tá tràng, cắt gan,...đều có nguy cơ biến cố tim mạch cao > 5%. Người bệnh cần thực hiện đo điện tim để đánh giá tình trạng trước khi gây mê 2. Quá trình gây mê diễn ra thế nào? Tùy theo tình trạng bệnh lý mà mỗi bệnh nhân sẽ được áp dụng gây mê khác nhau. Tuy nhiên có nguyên tắc chung là tiền mê đầy đủ, gây tê vùng thay vì gây mê toàn thân, ưu tiên lựa chọn phương pháp gây mê đảm bảo đủ độ mê nhưng không gây ra sự dao động lớn về nhịp tim, huyết áp và các thông số huyết động khác.Giai đoạn thoát mê và chăm sóc sau mổ cần đặc biệt lưu ý về vấn đề đau, tình trạng cung cấp oxy cho cơ thể. Tình trạng đau nhiều sau mổ có thể làm huyết áp và nhịp tim tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng tim và có thể gây thiếu máu cơ tim trầm trọng thêm. Ngoài ra, nếu bị hạ thân nhiệt hoặc thiếu oxy cũng ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, gây loạn nhịp tim, theo dõi monitor chặt chẽ giúp phát hiện và xử trí kịp thời. Bệnh nhân sau đó được trở lại chế độ điều trị tim mạch như lúc trước phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân tim mạch có thể nặng lên những ngày thứ 3 đến thứ 5 sau mổ do đó cần theo dõi chặt chẽ. 3. Gây mê cho bệnh nhân có bệnh mạch vành như thế nào ? Tình trạng thiếu máu mạch vành hoặc nặng hơn là nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện ngay cả trước, trong và sau phẫu thuật, thường có liên quan đến sự biến động nhiều về nhịp tim, huyết áp hoặc tăng nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim. Ngoài ra, nguy cơ tổn thương cơ tim tăng lên trong thời gian chu phẫu nhất là những bệnh nhân có nhồi máu cơ tim gần đây hoặc có đặt stent mạch vành. Do đó kế hoạch đánh giá trước mổ để biết tình trạng mạch vành là rất quan trọng cũng như xét nghiệm theo dõi men tim kết hợp với đo điện tâm đồ là hai bước không thể thiếuVề vấn đề dùng thuốc tim mạch trước phẫu thuật, một số có thể tiếp tục dùng như nhóm thuốc ức chế beta, hạ mỡ máu, ức chế canxi, ức chế men chuyển. Tuy nhiên việc tiếp tục dùng hoặc ngừng thuốc aspirin phụ thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng phẫu thuật khẩn hay chương trình. Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng của gây mê là làm sao giảm được nhu cầu sử dụng oxy cơ tim bằng cách giữ nhịp tim ở mức thấp từ 50-80 lần/ phút, duy trì huyết áp ở mức bình thường hoặc cao khoảng 20% so với mức cơ bản, giữ ấm, tránh thiếu máu nhiều,...Với nhiều tình huống bệnh tim nặng, bệnh nhân có thể được xem xét áp dụng chế độ theo dõi bằng những phương tiện cao cấp ví dụ như đặt thêm catheter theo dõi áp lực trong buồng tim, siêu âm tim qua ngã thực quản thay vì chỉ cần theo dõi điện tim, huyết áp liên tục như thông thườngTiếp theo, sự lựa chọn kỹ thuật gây mê sẽ phụ thuộc vào nhu cầu phẫu thuật, bệnh lý kèm theo và có sự thống nhất giữa bác sĩ phẫu thuật viên, gây mê và cả bệnh nhân. Việc kiểm soát đau chu phẫu là vô cùng quan trọng đối với những phẫu thuật lớn như phẫu thuật vùng bụng hoặc lồng ngực. Thông thường gây mê kết hợp thêm gây tê để giảm đau trong và sau mổ là một trong những kỹ thuật được ưu tiên lựa chọn. Kiểm soát đau tốt giúp tình trạng nhịp tim, huyết áp ít biến động, nguy cơ thiếu máu cơ tim cũng được giảm bớtSau cùng, một bước quan trọng sau mổ là rà soát lại tình trạng tim mạch. Những bệnh nhân có than phiền về đau ngực kèm theo đó là những thay đổi trên điện tim sẽ giúp nghi ngờ tình trạng thiếu máu cơ tim đang diễn tiến. Việc làm xét nghiệm men tim cũng có thể giúp ích khi đối chiếu với kết quả trước khi phẫu thuật. Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật 4. Gây mê trên bệnh nhân suy tim được thực hiện như thế nào ? Ở những bệnh nhân bị suy tim có trải qua bất kỳ loại phẫu thuật nào thì nguy cơ tàn tật, tử vong đều tăng vì vậy hội chẩn trước mổ nhằm đánh giá mức độ nặng của suy tim, khả năng xuất hiện các triệu chứng mới và nguy cơ tử vong. Những thăm dò chức năng trước phẫu thuật như đo điện tim, siêu âm tim và các xét nghiệm máu theo dõi mức độ suy tim cần được thực hiện đầy đủ. Trong một số tình huống, có thể cần những thăm dò chuyên sâu hơn như siêu âm tim gắng sức. Trường hợp bệnh nhân suy tim nặng và mất khả năng bù trừ, việc phẫu thuật nên được hoãn nếu có thể nhằm điều trị tình trạng suy tim ổn định hơn sau đó mới tiến hành phẫu thuật.Trước phẫu thuật, việc quan trọng cần thực hiện là điều chỉnh các thuốc tim mạch, những thuốc cần tiếp tục dùng đến trước khi phẫu thuật có thể kể đến như ức chế beta, ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, trợ tim,...trừ khi có tình trạng tụt huyết áp, giảm thể tích trong lòng mạch hoặc suy chức năng thận. Cân nhắc thời điểm ngưng dùng thuốc kháng đông uống chuyển sang dạng tiêm nhằm cân bằng nguy cơ giữa tình trạng tạo lập huyết khối và chảy máu.Việc gây mê và theo dõi trong mổ cũng gần tương tự nhóm bệnh mạch vành như trên. Dùng các biện pháp theo dõi nâng cao nếu tình trạng suy tim không ổn định và thực hiện các phẫu thuật lớn kéo dài. Lựa chọn gây tê hay gây mê toàn thân tuỳ thuộc vào tính chất cuộc phẫu thuật và tình trạng người bệnh. Nếu cả gây tê và gây mê đều có thể áp dụng, lựa chọn gây tê cho bệnh nhân có thể mang lại lợi ích so với gây mê. Ngoài ra, lựa chọn thuốc trợ tim và kiểm soát dịch truyền trong mổ cũng rất quan trọng, bệnh nhân suy tim thông thường cần hạn chế dịch truyền so với người có tim khỏe mạnh nhằm tránh tình trạng quá tải cho tim. Cân nhắc truyền máu và các chế phẩm từ máu cho bệnh nhân suy tim nếu lượng huyết sắc tố trong máu ở mức thấp hoặc có rối loạn đông máu hoặc có tình trạng tưới máu các cơ quan không đủ.Sau phẫu thuật, bệnh nhân suy tim dễ gặp các biến chứng như phù phổi, thiếu máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp. Cần tiếp tục theo dõi điện tim liên tục, các thông số về máy thở cũng như tình trạng đờm bọt hồng. Làm lại xét nghiệm các chất đánh dấu suy tim để đối chiếu với trước phẫu thuật. Bệnh nhân có thể bị phù phổi sau phẫu thuật XEM THÊMVinmec hướng đến mục tiêu bệnh viện an toàn nhất Đông Nam Á về gây mê phẫu thuậtSự khác nhau giữa gây tê và gây mêTìm hiểu về gây tê, gây tê vùng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cay-mo-tu-hoc-mat-va-nhung-dieu-can-biet-vi
Cấy mỡ tự thân hốc mắt và những điều cần biết
Hiện nay, phương pháp dùng tế bào mỡ khỏe mạnh để làm đầy hốc mắt trũng sâu được rất nhiều bác sĩ thẩm mỹ tin tưởng sử dụng, bởi tính hiệu quả và an toàn cao. Tìm hiểu về kỹ thuật cấy mỡ tự thân hốc mắt, bạn sẽ biết mình có phù hợp với phương pháp này hay không. 1. Cấy mỡ tự thân hốc mắt là gì? Cấy mỡ tự thân hốc mắt là phương pháp sử dụng mỡ thừa ở một số vùng, bộ phận trên cơ thể (như đùi, bắp tay, bụng,..) của chính bạn để cấy ghép vào vùng mắt trũng sâu.Trước đó, lượng mỡ được lấy ra sẽ được bảo quản, phân tách trong máy ly tâm để chắt lọc những nguyên bào tinh khiết. Điều này giúp mỡ được bơm vào hốc mắt tồn tại dưới dạng nguyên chất, giúp kết quả thẩm mỹ cao hơn gấp 10 lần so với các công nghệ thông thường như tiêm Filler.Sau khi sử dụng kĩ thuật cao tách lấy phần mỡ nguyên bào tinh khiết, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm đầy vùng mắt trũng bằng dụng cụ chuyên dụng. Chỉ sau 30 phút, hốc mắt sâu sẽ biến mất hoàn toàn, da căng mịn, độ đàn hồi cao. Gương mặt của bạn được cải thiện vô cùng đáng kể, có thể giúp bạn trông trẻ ra đến 10 tuổi. Cấy mỡ tự thân hốc mắt giúp hốc mắt sâu sẽ biến mất hoàn toàn, cho bạn làn da căng mịn, độ đàn hồi cao 2. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp cấy mỡ tự thân hốc mắt Chị em phụ nữ trong độ tuổi trung niên bắt đầu có dấu hiệu khuyết thiếu mỡ ở vùng mắt, da nhăn, rãnh lệ chảy xệ được xem là đối tượng phù hợp nhất để thực hiện cấy mỡ tự thân hốc mắt.Không chỉ vậy, cấy mỡ tự thân hốc mắt còn được áp dụng đa dạng với các trường hợp sau:Người có hốc mắt trũng sâu do bẩm sinh, do cơ địa, phần bầu mắt có dấu hiệu thâm quầng, da mỏng, lộ rõ vẻ mệt mỏi trên gương mặt.Người có vùng hốc mắt lão hóa sớm, túi mỡ tự nhiên teo khiến cho mắt kém sức sống, da chảy xệ nhiều.Người đã từng phẫu thuật cắt mí mắt nhưng bị hỏng, nhiều phần mỡ tự nhiên bị loại bỏ khiến hốc mắt trũng sâu.Tình trạng hốc mắt sâu rất dễ để nhận biết bởi nó có đặc điểm rõ rệt như: Vùng da quanh mắt rỗng và trũng xuống gần như thấy rõ nhãn cầu, mắt bị thâm quầng, da vùng mắt mỏng, trông đôi mắt lờ đờ và kém sức sống. Chính vì những điểm này mà trông tổng thể khuôn mặt kém xinh tươi hơn.Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ thì trong nhân tướng học, khi nhận xét về những người có đôi mắt sâu thì họ được cho là người có tính độc đoán, dễ cáu giận và khó tính.Như vậy có thể thấy hốc mắt sâu là điểm xấu cần được khắc phục trên khuôn mặt. Có nhiều phương pháp làm đầy hốc mắt đang được sử dụng hiện nay, nhưng có thể nói cấy mỡ tự thân hốc mắt là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất tại thời điểm này.Mặc dù vậy không phải tất cả mọi người đều có thể thực hiện cấy mỡ tự thân hốc mắt, phương pháp này chống chỉ định trong một số trường hợp sau:Người dưới 18 tuổi.Phụ nữ có thai, hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.Người không đảm bảo yếu tố sức khỏe, như có tiền sử bị bệnh tim mạch, huyết áp không ổn định, thiếu máu, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.Người có tiền sử bệnh tâm thần, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới được tiến hành. 3. Phương pháp cấy mỡ hốc mắt có nguy hiểm không? Phương pháp cấy mỡ tự thân hốc mắt đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng và tìm tới như một cách giữ sắc đẹp, độ trẻ trung trên gương mặt. Tuy nhiên, có khá nhiều thông tin khiến bạn lo lắng không biết cấy mỡ hốc mắt có nguy hiểm không.Hốc mắt là vùng rất nhạy cảm vì đây là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh. Vì vậy, những tác động đến vùng này cần phải hết sức cẩn thận, yêu cầu bác sĩ phải thực hiện kỹ thuật một cách chính xác và có con mắt thẩm mỹ cao.Bản chất của phương pháp cấy mỡ tự thân vào hốc mắt không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta có khá nhiều cơ sở thẩm mỹ, Spa nhỏ lẻ, hoạt động chui. Các cơ sở này không áp dụng đúng quy trình phân tách ly tâm mỡ, người thực hiện không có trình độ cao hoặc các thao tác thực hiện có nhiều sai sót khiến cho việc cấy mỡ hốc mắt trở nên nguy hiểm hơn.Do đó, nếu bạn thực hiện tại những địa chỉ làm đẹp không uy tín vẫn có thể gặp phải nguy hiểm, dẫn tới tình trạng “tiền mất tật mang”. 4. Quy trình cấy mỡ tự thân hốc mắt Để có được kết quả cấy mỡ tự thân làm đầy vùng mắt hoàn hảo nhất, bạn sẽ cần trải qua các bước cơ bản như sau:Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng hốc mắt thực tế và độ lão hóa da mà bạn đang gặp phải. Đồng thời, bạn cũng cần phải thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo bạn có tình trạng sức khỏe tốt khi thực hiện thủ thuật.Bước 2: Lấy mỡ từ vùng thừa của cơ thể bạn (như vùng bụng, đùi, bắp tay, chân,..) sau đó đưa vào máy ly tâm hiện đại để lấy các tế bào mỡ khỏe mạnh nhất.Bước 3: Tiến hành gây tê vô cảm trên khuôn mặt bạn để bạn hoàn toàn không có cảm giác đau đớn hay khó chịu trong suốt thời gian thực hiện thủ thuật.Bước 4: Bác sĩ tiến hành cấy mỡ đã được xử lý vào vùng hốc mắt đã được xác định, khoanh vùng trước đó.Bước 5: Chăm sóc cho bạn sau thủ thuật.Trên đây là 5 bước cơ bản của quá trình cấy mỡ tự thân hốc mắt, quy trình này đã được Bộ y tế cấp phép kiểm định an toàn chất lượng, bạn có thể yên tâm về vấn đề sức khỏe sau khi thực hiện phương pháp này. Quá trình cấy mỡ tự thân hốc mắt gồm 5 bước cơ bản, đã được Bộ Y Tế cấp phép kiểm định an toàn chất lượng 5. Ưu điểm của phương pháp cấy mỡ tự thân hốc mắt Phương pháp cấy mỡ tự thân hốc mắt có những ưu điểm vượt trội như so với các phương pháp làm đầy hốc mắt khác hiện nay. Các ưu điểm đó bao gồm:An toàn cao: Mỡ là một phần của cơ thể, do đó khi hút ra từ vùng dư thừa để cấy lên vùng thiểu sẽ hoàn toàn không xảy ra phản ứng đào thải như các chất liệu thẩm mỹ khác. Có thể khẳng định, mỡ tự thân hiện đang là “chất làm đầy” an toàn nhất, có độ tương thích 100% với cơ thể bạn. Phương pháp này đảm bảo không cần phẫu thuật, xâm lấn, không gây nguy hiểm đến giác mạc của khách hàng. Tính đến thời điểm này, cấy mỡ tự thân vẫn là công nghệ được khuyến khích sử dụng vì mức độ an toàn khi muốn làm trẻ hóa da.Hiệu quả lâu dài: Mô mỡ được chiết tách nhờ công nghệ cao sau khi bơm vào vùng hốc mắt sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, sinh trưởng. Mô mỡ đi vào cơ thể còn kích thích tăng sinh Collagen giúp da bạn tươi sáng, trẻ trung, được làm đầy tự nhiên. Nhờ độ tương thích cao với cơ thể cùng với khả năng “tự phát triển” của mô mỡ mà kết quả có thể kéo dài, duy trì nhiều năm.Không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng: Mọi quá trình hút mỡ, cấy mỡ vào vùng hốc mắt, bạn đều được thực hiện tiêm tê vô cảm để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu. Sau khi tiến hành bơm tinh chất mỡ vào hốc mắt, bạn sẽ chỉ mất một thời gian ngắn để ổn định sức khỏe, sau đó có thể quay về sinh hoạt bình thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. 6. Cấy mỡ tự thân vào hốc mắt duy trì được bao lâu? Trước khi biết được cấy mỡ tự thân hốc mắt duy trì được lâu dài hay không thì bạn phải chắc chắn rằng mình làm đẹp tại địa chỉ uy tín. Bạn cần lựa chọn cơ sở có đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Vì điểm mấu chốt để duy trì thời gian làm đẹp bao lâu còn phụ thuộc vào vùng mỡ cấy vào mắt.Điều này có nghĩa là bác sĩ phải cẩn thận trong khâu tách chiết mỡ nhiều lần để lấy tế bào mỡ khỏe mạnh nhất. Như vậy, khi cấy vào mắt thì các tế bào mỡ mới có thể tương thích với vùng da tại mắt và phát triển tự nhiên. Nhờ đó mà hiệu quả cấy mỡ vào hốc mắt mới duy trì lâu, có thể lên đến 10 năm. Tuy nhiên, kết quả này còn phụ thuộc vào cơ địa của bạn và sự tiêu biến của mỡ. Để đạt hiệu quả cao, trước khi tiến hành cấy mỡ tự thân vào hốc mắt, bạn hãy lựa chọn cơ sở làm đẹp có đội ngũ bác sĩ uy tín, nhiều kinh nghiệm 7. Cách chăm sóc sau khi cấy mỡ hốc mắt như thế nào? Cách chăm sóc sau khi cấy mỡ hốc mắt đó là:Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ: Việc vệ sinh sạch sẽ không chỉ ở trên vùng mắt mà còn cả không gian sống của bạn. Bởi môi trường xung quanh bạn có tác động rất lớn. Đặc biệt là việc vệ sinh chăn, ga, gối thường xuyên để vi khuẩn không thể bám dính vào khuôn mặt, vùng mắt của bạn khi ngủ.Làm theo hướng dẫn của bác sĩ: Chăm sóc sau cấy mỡ tự thân vào hốc mắt tại nhà bạn nên lưu ý vào những ngày đầu. Bởi trong những ngày này có thể xuất hiện tình trạng vùng mắt bị sưng nề, chảy máu và tiết dịch gây khó chịu. Đây là biểu hiện bình thường, lúc này bạn có thể uống thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm đau.Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quy trình làm đẹp. Cụ thể, nếu bạn ăn uống thả ga thì rất có thể khiến mắt bị sưng, hình thành sẹo thâm hoặc lâu lành. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, sau khi cấy mỡ tự thân hốc mắt thì không nên ăn các loại thực phẩm như: Thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp, trứng, rượu, bia, nước uống có gas, thức ăn cay nóng. Thay vào đó, nên ăn những thực phẩm giúp mắt mau hồi phục, da hồng hào mà không bị thâm. Đó là các loại thực phẩm có chứa vitamin A, C, E và chất xơ, protein, các khoáng chất... Những dưỡng chất này có trong những loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông, rau diếp cá, các loại trái cây...Chế độ sinh hoạt sau khi cấy mỡ hốc mắt: Chế độ sinh hoạt sau cấy mỡ hốc mắt cần đặc biệt lưu ý, bởi lúc này các mô mỡ được cấy chưa có sự liên kết chặt chẽ với tế bào mỡ gốc ở hốc mắt nên rất dễ bị dịch chuyển. Vì vậy, trong sinh hoạt bạn cần lưu ý những điều sau đây:Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt mỗi ngày nhằm tránh bị nhiễm trùng, tránh chạm nước, bụi bẩn vào vùng mắt.Trong 2 ngày đầu sau khi cấy mỡ hốc mắt, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và hạn chế những tác động đến vùng mắt, tránh nhướng mắt gây ảnh hưởng đến hiệu quả.Tránh mọi lực tác động vào vùng mặt vào lúc này, bao gồm cả massage mặt, sờ tay lên mặt.Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý là cách chăm sóc sau khi cấy mỡ hốc mắt. Bên cạnh đó, bạn cần giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh biểu lộ cảm xúc trên gương mặt vì nó sẽ ảnh hưởng đến vùng mắt.Sau 1 tháng, khi vùng mắt của bạn đã dần hồi phục thì có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để mỡ vùng mắt có tính đàn hồi tốt.Mỗi khi ra đường, bạn cần bôi kem chống nắng, đeo kính để mắt hạn chế tiếp xúc với tia UV.Khi trang điểm, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm quanh mắt trước để giúp dưỡng da mềm mịn. Đồng thời có thể dưỡng da mặt vào ban đêm để khắc phục tình trạng mắt thâm quầng.Thường xuyên dưỡng da mặt bằng túi trà xanh để thúc đẩy tuần hoàn máu. Bạn cũng có thể dùng dưa chuột ướp lạnh và đắp lên vùng mắt hay toàn bộ mặt trong khoảng 10-20 phút để giúp tăng độ ẩm cho da.Tóm lại, phương pháp dùng tế bào mỡ khỏe mạnh để làm đầy hốc mắt trũng sâu được rất nhiều bác sĩ thẩm mỹ tin tưởng sử dụng, bởi tính hiệu quả và độ an toàn (độ tương thích cơ thể cao) cao. Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta có khá nhiều cơ sở thẩm mỹ, Spa nhỏ lẻ, hoạt động chui nên việc cấy mỡ hốc mắt tại những địa chỉ này có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Do đó, bạn nên thực hiện cấy mỡ tự thân hốc mắt tại những địa chỉ làm đẹp uy tín, trang thiết bị y tế hiện đại cũng như trình độ chuyên môn bác sĩ cao để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-bi-mung-mu-sau-tiem-phong-lao-co-dang-lo-vi
Trẻ bị mưng mủ sau tiêm phòng lao có đáng lo?
Sau khi tiêm vắc-xin lao cho trẻ, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy biểu hiện mưng mủ và quầng đỏ xung quanh vị trí tiêm. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường chứng tỏ trẻ có đáp ứng với vắc-xin và thường sẽ tự khỏi trong sau một vài ngày. 1. Tổng quan về bệnh lao và vắc-xin lao Giới thiệu về bệnh laoBệnh lao là bệnh lý do vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis - MTB) gây ra. Đây là loại vi khuẩn lây truyền qua không khí nên có tốc độ truyền nhiễm rất nhanh. Chỉ cần hít chung không khí với người mắc bệnh thì đã có nguy cơ mắc bệnh cao. Khi nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh dễ bị mắc các biến chứng ở phổi, có thể lây sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác. Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ định đưa vắc-xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, áp dụng rộng rãi cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng.Vắc-xin phòng bệnh lao - BCGLịch tiêm: 1 mũi duy nhất, liều 0,1ml.Đối tượng tiêm chủng: tiêm cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt trong tháng đầu sau sinh với trẻ có cân nặng trên 2500g)Đường tiêm: Tiêm trong da, ở mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái. Tiêm phòng bệnh lao ở mặt ngoài phía trên cánh tay 2. Các phản ứng thường gặp sau tiêm lao Cũng như khi tiêm chủng các loại vắc-xin khác, tiêm vắc-xin lao sơ sinh có thể khiến trẻ có những phản ứng thông thường như:Sưng, đỏ đau tại vị trí tiêm;Sốt sau tiêm vắc-xin lao;Quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi;Nổi ban;Nổi nốt sần nhỏ tại chỗ tiêm (thường mất sau 30’).Ngoài ra, sau 3-4 tuần, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ sau tiêm phòng lao. Cụ thể là tại vết mưng mủ sẽ xuất hiện một lỗ rò tiết dịch trong 2-3 ngày rồi đóng vẩy. Sau 2 tuần, vẩy sẽ bong ra để lại vết sẹo lõm đường kính khoảng 5mm. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin lao cho trẻ đã có hiệu quả.Ở một số trường hợp khác, sau tiêm lao trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch quanh vùng cổ hoặc sau tai sau khi tiêm từ 3-5 tuần và sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Trẻ có thể bị nỗi hạch quanh cổ sau khi tiêm lao 3. Chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm Những biểu hiện như sốt nhẹ, mưng mủ và sưng tấy tại vết tiêm sau tiêm lao là rất bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Khi đưa trẻ về nhà gia đình có thể theo dõi thêm các phản ứng và xử lý theo các chỉ dẫn sau:Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị phản ứng nhẹNếu trẻ bị sốt nhẹ: dùng nước lau mát cho trẻ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.Nếu sưng đau tại vị trí tiêm: có thể chườm mát tại nơi tiêm bằng khăn sạch thấm nước lạnh. Tránh không chạm vào vết tiêm khi bế hoặc ôm trẻ. Tuyệt đối không xát chanh hoặc đắp khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để tránh gây kích thích chỗ tiêm, gây đau và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết tiêm.Nếu các phản ứng sau khi tiêm vắc-xin lao cho trẻ trở nên nặng hơn như: sốt cao, bỏ bú...kéo dài từ 1-2 ngày, vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị thích hợp.Trường hợp trẻ bị sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, co giật, da tím tái, hôn mê...thì cần đưa trẻ đi cấp cứu nhanh chóng. Nếu trẻ quấy khóc nhiều không dứt kèm theo mệt sốt thì nên đưa ngay đi cấp cứu Trường hợp trẻ không bị mưng mủ sau tiêm phòng laoNgược lại với trường hợp trên, trong một số trường hợp sau tiêm lao trẻ phải mất từ 1-5 tháng mới xuất hiện vết mưng mủ. Nếu trong vòng 5 tháng chưa thấy tình trạng mưng mủ sau tiêm phòng lao thì phụ huynh phải chờ. Trong trường hợp vẫn không thấy bị mưng mủ, không thành sẹo thì gia đình nên cân nhắc tiêm vắc-xin lao cho trẻ lại.Hiện nay, tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang có dịch vụ tiêm vắc-xin lao sơ sinh nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung. Đến với Vinmec, cha mẹ có thể lựa chọn tiêm lẻ hoặc mua các gói tiêm chủng cho bé. Các gói tiêm chủng cho trẻ em từ 0-6 tuổi bao gồm:Gói tiêm chủng vắc-xin cho bé từ 0-1 tuổiGói tiêm chủng vắc-xin cho bé từ 1-2 tuổiGói tiêm chủng vắc-xin cho bé từ 0-2 tuổiGói tiêm chủng vắc-xin cho bé từ 4-6 tuổiĐể được tư vấn chi tiết về việc tiêm vắc-xin lao cho trẻ, cha mẹ vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY. Lơ là tiêm phòng – sự hối hận muộn màng
https://vnvc.vn/viem-mang-nao-co-the-gay-tu-vong-trong-24-gio-nhiem-benh/
09/04/2021
Viêm màng não có thể gây tử vong trong 24 giờ nhiễm bệnh
Viêm màng não là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh. Nhận biết sớm bệnh viêm màng não giúp người bệnh được điều trị kịp thời, tránh được di chứng, tử vong. Mục lụcViêm màng não là gì?Các loại viêm màng não1. Viêm màng não do não mô cầu2. Viêm màng não do phế cầu khuẩn3. Viêm màng não do các virus đường ruột4. Viêm màng não do Haemophilus influenzae typ B (Hib)Nguyên nhân viêm màng não1. Viêm màng não do virus2. Viêm màng não do vi khuẩn3. Viêm màng não do nấm4. Viêm màng não mãn tínhTriệu chứng viêm màng nãoViêm màng não có lây không?Đối tượng bị viêm màng nãoViêm màng não ở trẻ emViêm màng não ở trẻ sơ sinhViêm màng não ở người lớnCác yếu tố nguy cơ của bệnh viêm màng não1. Không tiêm chủng2. Suy giảm miễn dịch3. Mang thai4. Tuổi tácChẩn đoán viêm màng nãoBiến chứng viêm màng nãoĐiều trị viêm màng nãoPhòng ngừa viêm màng nãoKhông chia sẻ đồ dùng cá nhânGiữ khoảng cách với người bệnhRửa tay thật sạchTăng cường hệ thống miễn dịchTiêm phòng vắc xinViêm màng não là gì? Viêm màng não là hiện tượng viêm của màng xung quanh não và tủy sống, dẫn đến hàng loạt triệu chứng như đau đầu, cứng gáy, sợ sáng, tăng số lượng bạch cầu trong dịch não tủy. Nguyên nhân viêm màng não có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn. Viêm màng não có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, viêm màng não có thể được chữa khỏi sau vài tuần, hoặc có thể là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Các loại viêm màng não 1. Viêm màng não do não mô cầu Vi khuẩn não mô cầu là tác nhân gây viêm màng não, viêm não khá phổ biến. Trẻ em và người lớn tuổi là 2 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Viêm màng não do não mô cầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, với các biểu hiện thường gặp như sốt cao đột ngột trong khoảng 39 đến 40 độ C, đau đầu dữ dội (ở trẻ quấy khóc rất nhiều), nôn và buồn nôn (trẻ kém ăn, bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi, lừ đừ), dấu hiệu cổ cứng là đặc trưng cho tình trạng bệnh (do bác sĩ khám và xác định). Trẻ dưới 1 tuổi có thể thấy thóp phồng lên bất thường. Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị tích cực. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nên khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh rất cao; đồng thời nguy cơ phát triển thành ổ dịch là rất lớn nếu không có các biện pháp khống chế kịp thời. 2. Viêm màng não do phế cầu khuẩn Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm màng não thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bệnh lý kèm theo như bệnh tim, phổi, thận mãn tính, suy giảm miễn dịch,… và ở người lớn; đặc biệt là người nghiện rượu, suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người suy giảm miễn dịch… Bệnh nhân viêm màng não do phế cầu thường có các ổ áp xe cận kề sọ não hoặc các cơ quan khác như tai giữa, tai xương chũm, xoang, nội tâm mạc, phổi,.. Người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu trong một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như nôn mửa, nhạy cảm ánh sáng, ăn không ngon, đau cứng cổ, rối loạn ý thức, li bì, ngủ gà,… Viêm màng não do phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ lên đến 8%, ở người lớn là 22%. Nếu may mắn sống sót, người bệnh có thể hứng chịu những di chứng nặng nề kéo dài. Có đến 21% trẻ sống sót sau bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn bị mất thính lực. Một số trường hợp khác rối loạn khả năng học tập, sử dụng ngôn ngữ, vận động, thỉnh thoảng lên cơn co giật. Phế cầu khuẩn không chỉ đe dọa sức khỏe, cuộc sống và tương lai của chính bản thân người bệnh, mà còn là gánh nặng to lớn với gia đình, xã hội và ngành y tế. Viêm màng não có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó mô cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất 3. Viêm màng não do các virus đường ruột Virus đường ruột (hay Enterovirus) lây truyền qua đường tiếp xúc phân – miệng hoặc hô hấp, thường gây bệnh ở trẻ em, người trẻ tuổi và xuất hiện vào mùa hè. Virus Coxsackie nhóm A và B, virus ECHO gây viêm màng não nước trong, có thể kèm bại nhẹ. Biểu hiện thường gặp của bệnh là mệt mỏi, sốt, đau đầu, nôn và hội chứng màng não. Một số chủng virus Coxsackie nhóm A và B biểu hiện bằng hội chứng tay, chân, miệng với nốt phồng ở niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng. Một số loại Enterovirus khác gây đau cơ ngực, cơ bụng, viêm cơ tim. Phần lớn các ca bệnh do virus đường ruột thường diễn biến lành tính và khỏi hoàn toàn. Nhưng cũng có một số bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong. 4. Viêm màng não do Haemophilus influenzae typ B (Hib) Haemophilus influenzae typ B (hay Hib) là nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn, viêm màng não do Hib thường liên quan đến các ổ nhiễm khuẩn cận kề như viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm tai giữa, hay một số bệnh lý tiềm tàng như viêm phổi, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,… Viêm màng não do Hib có thể đi kèm một số biểu hiện của nhiễm khuẩn toàn thân như viêm cơ, viêm phổi, viêm mủ hầu họng, viêm xương tủy, nhiễm khuẩn huyết,… Triệu chứng lâm sàng của viêm màng não do Hib thường không có nhiều khác biệt với so với các bệnh viêm màng não khác: sốt, đau đầu, nôn,… Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm màng não do Hib thường rơi vào khoảng 5%. Nếu may mắn sống sót, người bệnh có thể có một số di chứng về thần kinh như giảm thính lực, điếc, chậm nói, não úng thủy. Xem thêm video giải đáp của bác sĩ về Viêm màng não Nguyên nhân viêm màng não Viêm màng não có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: virus, vi khuẩn, nấm và viêm màng não mãn tính. 1. Viêm màng não do virus Virus gây bệnh phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi là Enterovirus. Đặc biệt virus này chiếm 85% nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ em. Nhóm Coxsackie hoặc Echovirus là căn nguyên phổ biến nhất, hay gặp nhất như Coxsackie virus A6 và B3, Echovirus type 30, 18, 9, 11,…. Ở trẻ 3 tháng tuổi thường gặp Coxsackie virus nhóm B. EV-71 và Coxsackievirus A16. Một số chủng virus khác không chỉ gây viêm màng não, mà còn viêm não phối hợp. Virus bại liệt cũng có thể gây viêm não nước trong. Tuy nhiên với sự ra đời của vắc xin đã làm giảm đáng kể bệnh bại liệt, từ đó giảm nguy cơ viêm não nước trong. 2. Viêm màng não do vi khuẩn Viêm màng não do vi khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính màng não do một số loại vi khuẩn gây nên. Có ít nhất 14 căn nguyên gây viêm màng não vi khuẩn. Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp nhất là vi khuẩn Hemophilus influenza typ B (Hib), phế cầu và não mô cầu; Ở người lớn lớn là liên cầu khuẩn, phế cầu và não mô cầu. Biểu hiện lâm sàng của màng não nhiễm khuẩn thường là sốt, có hội chứng màng não. Trong một số trường hợp có biểu hiện của ổ nhiễm trùng khởi điểm. Hiện việc điều trị viêm màng não do vi khuẩn vẫn còn khá phức tạp và khó khăn, tốn kém nhiều chi phí. 3. Viêm màng não do nấm Viêm màng não do nấm là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hiếm gặp, thường gặp nhất ở những người suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV, sử dụng corticoid kéo dài, bệnh máu ác tính,… Bệnh thường diễn biến kéo dài, tỷ lệ tử vong cao, khó chẩn đoán nếu không có hỗ trợ lâm sàng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau đầu, sốt, buồn nôn, lú lẫn và động kinh. Có trường hợp người bệnh giảm thị lực và tiến triển đến mù. 4. Viêm màng não mãn tính Viêm màng não mãn tính kéo dài từ 4 tuần trở lên, do nhiều loại vi sinh vật và yếu tố nguy cơ như: Nấm, spirochetes, Mycobacterium tuberculosis, rickettsiae, Toxoplasma gondii, HIV, enteroviruses và một số bệnh rối loạn thấp khớp tự miễn dịch (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp) và ung thư. Các triệu chứng cơ năng và thực thể tương tự như triệu chứng viêm màng não khác. Triệu chứng viêm màng não Viêm màng não thường có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với viêm đường hô hấp thông thường, sốt siêu vi như: sốt cao, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc ho, chảy nước mũi, nôn… Để phân biệt bệnh lý viêm màng não với các bệnh viêm đường hô hấp thông thường khác, có thể dựa vào các triệu chứng quan trọng sau: Co giật: Người bệnh có thể co giật một phần cơ thể như tay, chân, mắt, miệng hoặc cũng có thể co giật toàn thân. Một số trường hợp co giật đơn thuần do sốt cao hoặc do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không. Rối loạn ý thức: người bệnh dễ bị kích động, sau đó ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê. Đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người. Đối với trẻ sơ sinh: dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt, đi kèm một trong các triệu chứng trên. Một số biểu hiện thần kinh hay gặp là ngủ li bì, thóp phồng, co giật. Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu viêm màng não thường không đặc hiệu & khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác Viêm màng não có lây không? Các tác nhân gây bệnh viêm màng não thường có trong những chất tiết ra từ đường hô hấp. Người khỏe mạnh hít phải chất tiết này khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi có khả năng mắc bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc qua da, khi người lành dùng chung các đồ vật hàng ngày như ly chén,…. với người bệnh. Một số nghiên cứu còn phát hiện ra, vi khuẩn Neisseria meningitidis gây bệnh viêm màng não có thể lây cho những người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trong thời gian dài với người bệnh. Người trong gia đình, bạn học, bạn cùng phòng… bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với chất dịch bệnh nhân đều có nguy cơ mắc bệnh. ⇒ Xem thêm: Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không? Các tác nhân gây bệnh viêm màng não có trong những chất tiết ra từ đường hô hấp Tỷ lệ lây truyền bệnh thường cao hơn ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt, ổ dịch đang bùng phát, những nơi có điều kiện sống, sinh hoạt, vệ sinh kém. Thời gian ủ bệnh viêm màng não thông thường là 4 ngày; dao động trong khoảng 2 – 10 ngày. Đối tượng bị viêm màng não Bất kì ai ở bất kì tuổi nào đều có thể mắc viêm màng não, từ trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, cho đến tuổi thanh thiếu niên, người già. Trong đó, trẻ nhỏ và người già là hai nhóm đối tượng dễ bị bệnh tấn công và diễn tiến nặng. Viêm màng não ở trẻ em Viêm màng não ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi trung học. Triệu chứng do virus và vi khuẩn ở trẻ tương tự như các triệu chứng bệnh ở người lớn như: sốt đột ngột, nhức mỏi cổ và cơ, buồn nôn, nhầm lẫn hoặc mất phương hướng, mệt mỏi, nôn. Viêm màng não ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh mắc viêm màng não có các triệu chứng nhiễm trùng khác với người lớn. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như: sốt, khóc the thé, buồn ngủ và khó thức dậy, cáu kỉnh, gắt gỏng, bú yếu. Viêm màng não do virus thường phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng nghiêm trọng ở vùng lân cận trên cơ thể. Ví dụ, vi khuẩn từ nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang có thể xâm nhập vào máu, tìm đến não hoặc tủy sống, gây nhiễm trùng nặng. Viêm màng não ở người lớn Sau tuổi thanh niên, nguy cơ mắc bệnh viêm màng não giảm dần. Nguyên nhân phần lớn là do hoàn cảnh sống thay đổi. Trường học, ký túc xá là nơi có điều kiện lý tưởng cho bệnh lây lan. Khi ra khỏi môi trường này, nguy cơ nhiễm trùng sẽ giảm xuống. Tuy nhiên ở những người lớn tuổi có bệnh nền, hệ miễn dịch suy giảm khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là những người sống trong nhà dưỡng lão, mầm bệnh có thể lây lan nhanh chóng. Giáo viên, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhân viên trông trẻ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. ⇒ Xem thêm: 8 dấu hiệu viêm màng não ở người lớn: Nguyên nhân và điều trị Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm màng não 1. Không tiêm chủng Tiêm chủng được đánh giá là phương pháp phòng bệnh viêm màng não và nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hiện nay, một số loại vắc xin phòng viêm màng não như viêm màng não do não mô cầu type BC, viêm màng não do mô cầu type ACYW, viêm màng não do phế cầu khuẩn chưa được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng. Do vậy tại nhiều địa phương, tỷ lệ tiêm ngừa các loại vắc xin này chưa cao. Trong khi đó, không cần phải sống trong khu vực có dịch bệnh lưu hành, người dân đặc biệt là trẻ nhỏ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. 2. Suy giảm miễn dịch Những người suy giảm miễn dịch có nguy cơ nhiễm trùng do viêm màng não cao hơn so với người bình thường. Cụ thể, một số trường hợp suy giảm miễn dịch điển hình có thể kể đến như: HIV / AIDS Rối loạn tự miễn dịch Hóa trị liệu Cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương Ung thư Thuốc ức chế miễn dịch Cryptococcus và nấm là hai nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não ở người nhiễm HIV. 3. Mang thai Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của thai phụ suy giảm hơn so với bình thường. Sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch của phụ nữ trong thai kỳ có thể làm tăng tính mẫn nhiễm của nhiều mầm bệnh, sự bộc phát của các dạng tiềm ẩn. Do đó, mặc dù phụ nữ mang thai không thuộc nhóm suy giảm miễn dịch, nhưng cũng là nhóm đối tượng cần được bảo vệ trước căn bệnh viêm màng não nguy hiểm. 4. Tuổi tác Mặc dù mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não, nhưng một số nhóm tuổi nhất định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não do virus. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc viêm màng não do vi khuẩn. Người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng dẫn đến viêm màng não. Chẩn đoán viêm màng não Các phương pháp được các bác sĩ dùng chẩn đoán viêm màng não có thể kể đến như: Chọc dịch não tủy: Là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm màng não phổ biến thực hiện bằng cách lấy dịch não tủy xét nghiệm nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, tác nhân gây bệnh viêm màng não và sự nhạy cảm của vi sinh vật với sản phẩm thuốc. Xét nghiệm máu: Là xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, người bệnh phải xét nghiệm máu để xác định tác nhân gây bệnh. CT, MRI: Là phương pháp hiện đại được sử dụng để phát hiện biến chứng viêm màng não ảnh hưởng đến não. Biến chứng viêm màng não Viêm màng não nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề về sau. Một số biến chứng viêm màng não đã được ghi nhận như: Tổn thương dây thần kinh sọ não: viêm màng não mủ có thể gây tổn thương một số dây thần kinh sọ não II, III, IV, VI,… Áp xe não, áp xe màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm quanh mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch. Tắc nghẽn dịch não tủy, dính màng não, cản trở lưu thông dịch não, hội chứng não nước,… Ngoài ra, viêm màng não còn gây biến chứng ngoài hệ thần kinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm màng não mà dẫn đến các biến chứng ngoài hệ thần kinh khác nhau như xuất huyết phủ tạng, sốc độc tố, viêm thận, viêm phổi, viêm nội mạc, viêm khớp, viêm ngoại tâm mạc,… Hậu quả nặng nề nhất của viêm màng não là tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tử vong do viêm màng não giai đoạn sớm có thể do suy hô hấp, phù não thể nặng và sốc không hồi phục. Ở giai đoạn muộn, người bệnh tử vong do biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não và ngoài não (như viêm phổi, viêm thận,, loét rộng và suy kiệt,…). Điều trị viêm màng não Điều trị viêm màng não phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng, mức độ phổ biến và nghiêm trọng của bệnh lý, biến chứng và bệnh lý nền. Đối với những trường hợp nhẹ được các bác sĩ chỉ định điều trị ở cơ sở ngoại trú. Những trường hợp nặng cần có sự hỗ trợ về y tế và được các chuyên gia theo dõi thường xuyên. Nguyên tắc điều trị viêm màng não gồm: Điều trị nguyên nhân: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm màng não như vi khuẩn, virus, nấm mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Chọn lựa thuốc điều trị phải phù hợp với độ mẫn cảm của vi sinh vật. Thuốc kháng sinh có thể được tiêm đường tĩnh mạch hoặc tiêm thông qua ống truyền dịch. Giảm áp lực nội sọ: thông thường các bác sĩ sử dụng thuốc lợi tiểu để làm giảm phù nề mô và áp lực trong hệ thống dịch não tủy. Thuốc điều trị triệu chứng gồm: thuốc hạ sốt, giảm đau, chống nôn,… ⇒ Xem thêm: Bệnh viêm màng não có chữa được không? Có di chứng không? Viêm màng não trường hợp nặng cần có sự hỗ trợ về y tế và được các chuyên gia theo dõi thường xuyên Phòng ngừa viêm màng não Viêm màng não hiện là gánh nặng bệnh tật đáng báo động do tỷ lệ tử vong cao, di chứng kéo dài ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của người bệnh. Để chủ động phòng bệnh viêm màng não ngay từ sớm, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau: Không chia sẻ đồ dùng cá nhân Các tác nhân gây bệnh viêm màng não có thể lây truyền khi người lành tiếp xúc chất tiết hô hấp của người bệnh, thông qua dùng chung các đồ dùng cá nhân. Do đó, để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, virus gây bệnh mọi người không nên dùng chung đồ dùng có chứa chất tiết như ly uống nước, chai nước, ống hút, bàn chải đánh răng, son môi và thuốc lá. Giữ khoảng cách với người bệnh Ngoài sử dụng chung các đồ vật cá nhân có nguy cơ lây nhiễm viêm màng não, người lành có thể mắc bệnh nếu ở gần người bệnh, do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết. Giữ khoảng cách tối thiểu 1m, khi người tiếp xúc gần có dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp. Dùng khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh các giọt bắn lan xa, sau đó rửa tay. Rửa tay thật sạch Virus và vi khuẩn gây viêm màng não có thể bám trên tay và đi vào cơ thể qua đường miệng. Rửa tay sạch với xà phòng và nước kháng khuẩn là phương pháp phòng bệnh đơn giản, đặc biệt là sau khi ở nơi đông người, sau ho hoặc hắt hơi. Tăng cường hệ thống miễn dịch Khi bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại các tác nhân xâm nhập. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc có thể giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chăm sóc sức khỏe giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang có một hay nhiều bệnh lý mãn tính làm tổn hại hệ thống miễn dịch, hoặc sử dụng các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch. Tiêm phòng vắc xin Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não là tiêm phòng vắc xin. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, người dân nên tiêm vắc xin phòng viêm màng não ở độ tuổi 11 hoặc 12, sau đó tiêm nhắc khi 16 đến 18 tuổi. Đặc biệt lưu ý, nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn khi sống trong môi trường tập thể có tiếp xúc gần với nhiều người, chẳng hạn như trong ký túc xá đại học. Vắc xin phòng viêm màng não cũng được khuyến cáo với những người đang có ý định vào quân đội, đi du lịch hoặc định cư ở quốc gia nơi đang lưu hành bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não hiện đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay gồm: 1. Vắc xin Bexsero – Ý Vắc xin Bexsero phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B thế hệ mới, cung cấp hiệu quả bảo vệ cao lên đến 94% cùng phạm vi bảo vệ rộng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 50 tuổi. 2. Vắc xin VA-Mengoc-BC – CuBa Vắc xin VA-Mengoc-BC có thể tạo miễn dịch phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và C, cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên đến người lớn 45 tuổi. 3. Vắc xin Menactra – Mỹ Vắc xin cộng hợp Menactra phòng ngừa các bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135, dành cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi. 4. Vắc xin Synflorix – Bỉ Vắc xin Synflorix phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. 5. Vắc xin Prevenar 13 – Bỉ Vắc xin Prevenar 13 chứa huyết thanh 13 chủng vi khuẩn phế cầu, phòng bệnh phế cầu xâm lấn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)…, Vắc xin tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi mắc các bệnh lý mãn tính. 6. Vắc xin phòng viêm màng não Hib (Haemophilus influenzae týp B) Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ): phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB. Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ); Hexaxim (Pháp): phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB. Vắc xin Quimi-Hib (Cu Ba): phòng viêm phổi – viêm màng não do vi khuẩn HIB. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có danh mục vắc xin đa dạng, đầy đủ, với hơn 40 loại vắc xin quan trọng phòng ngừa hơn 50 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn. Trong đó, đã bao gồm các loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và Hib cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. Tất cả các loại vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP theo quy định của Bộ Y tế đảm bảo nguồn vắc xin chất lượng, an toàn đối với Quý Khách hàng. Để được tư vấn về vắc xin, tiêm chủng và đặt lịch tiêm tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, Khách hàng có thể gọi tới hotline 028 7102 6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC. Viêm màng não là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, không chỉ có nguy cơ tử vong cao mà còn để lại những di chứng thần kinh nặng nề và kéo dài cho người bệnh. Tiêm phòng đủ liều, đúng lịch là phương pháp bảo vệ an toàn và hiệu quả nhất trước căn bệnh nguy hiểm này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/u-xo-tu-cung-co-lam-ivf-duoc-khong-vi
U xơ tử cung có thể làm IVF được không?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là một giải pháp cho những người mắc u xơ tử cung khó thụ thai. Phụ nữ mắc u xơ tử cung cần được khám để xác định tình trạng khối u xơ, tiên lượng khả năng thụ thai trước khi làm IVF. Nếu kích thước lớn hoặc hình thành khối u ở lớp niêm mạc thì cần xem xét điều trị thích hợp trước khi làm IVF. 1. U xơ tử cung là bệnh gì? U xơ tử cung là hiện tượng xuất hiện các khối mụn thịt mọc bất thường từ cơ tử cung. Khối u có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trên buồng tử cung, có trường hợp nằm dưới thanh mạc, niêm mạc tử cung, các trường hợp khác nằm trong lớp cơ tử cung, thậm chí bên ngoài tử cung. Bệnh u xơ tử cung có thể gây vô sinh 2. U xơ tử cung và nguy cơ vô sinh U xơ tử cung có thể gây ra các hệ quả sau:Khó thụ thaiChèn ép thai gây sảy thaiRong kinh, băng huyếtĐau bụng nhiềuGây tiểu rắt (khối u chèn ép bàng quang), táo bón, tiêu chảy (khối u chèn ép đại tràng)Hiện nay, nguyên nhân gây ra u xơ tử cung chưa được chứng minh, nhưng có nhiều khả năng liên quan đến tăng nồng độ estrogen quá mức. U xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u xơ:Hình dạng cổ tử cung thay đổi có thể gây cản trở tinh trùng đi vào tử cung.Khối u xơ có thể chặn đường lên ống dẫn trứngTác động đến độ dày của niêm mạc tử cung gây khó thụ thaiGiảm lưu lượng máu đến khoang tử cung làm hạn chế khả năng phát triển của phôi thai Rong kinh có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung 3. Thụ tinh trong ống nghiệm - Kỹ thuật điều trị vô sinh Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật giúp trứng của vợ và tinh trùng của chồng được thụ tinh và phát triển thành phôi ở môi trường bên ngoài trước khi cấy ghép vào tử cung của người vợ để tiếp tục phát triển thành thai nhi.Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cần trải qua nhiều quy trình khác nhau từ khám, đánh giá sức khỏe của cặp vợ chồng, kích thích buồng trứng, chọc hút trứng và lấy tinh trùng, tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đến chuyển phôi vào tử cung của người phụ nữ, và cuối cùng là theo dõi sự phát triển của thai. Thụ tinh trong ống nghiệm đem lại cơ hội mang thai cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn 4. U xơ tử cung có thể làm IVF được không? Phụ nữ bị u xơ tử cung có ý định mang thai sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với những phụ nữ bình thường. Trong giai đoạn mang thai, bạn dễ có nguy cơ bị sảy thai, ngôi thai bất thường, rau cài răng lược, rau tiền đạo. Khi sinh con dễ bị chuyển dạ khó khăn, băng huyết và nhiễm trùng. Do đó, những phụ nữ mắc u xơ tử cung gặp khó khăn trong sinh đẻ nên thử thụ tinh trong ống nghiệm.Phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung có thể làm IVF. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám tử cung, xác định kích thước và vị trí của khối u. Nếu khối u nằm trong cơ tử cung, sát với niêm mạc tử cung sẽ làm tăng nguy cơ biến dạng buồng tử cung và niêm mạc tử cung, ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ thai, làm tăng nguy cơ sảy thai. Khối u cần được bóc tách trước khi chuyển phôi nếu có kích thước lớn hơn 5cm, sát niêm mạc tử cung và làm IVF thất bại. Trong quá trình mổ bóc tách, bác sĩ cần chú ý sử dụng kỹ thuật thành thạo, tỉ mỉ, tránh ảnh hưởng đến niêm mạc buồng tử cung.Trường hợp khối u nằm dưới thanh mạc, cách xa lớp niêm mạc tử cung thì ít ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Do đó, bà mẹ sẽ vẫn được làm IVF, chuyển phôi như bình thường, đến giai đoạn mổ đẻ sẽ kết hợp bóc tách khối u. Kỹ thuật bóc tách u xơ cùng với quá trình sinh con sẽ khá phức tạp vì các mạch máu tăng sinh, nguy cơ chảy máu rất cao.Do đó, để hạn chế các biến chứng làm IVF trên người bệnh u xơ tử cung, bạn cần chọn một cơ sở thực hiện uy tín, có kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chuyên sâu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ket-qua-chup-xquang-voi-trung-noi-len-dieu-gi-vi
Kết quả chụp Xquang vòi trứng nói lên điều gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Anh Việt - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Chụp X- quang tử cung và vòi trứng là thủ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng để khảo sát sự lưu thông của vòi trứng. Thủ thuật này được chỉ định trong nhiều trường hợp nhằm đánh giá nguyên nhân vô sinh. Vậy kết quả chụp X- quang vòi trứng nói lên điều gì? 1. Chụp X-quang vòi trứng là gì? Chụp X-quang tử cung vòi trứng tên tiếng Anh là Hysterosalpingography - HSG là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được tiến hành nhằm mục đích quan sát bên trong tử cung và các ống dẫn trứng. Thủ thuật này đòi hỏi phải bơm thuốc cản quang vào buồng tử cung thông qua âm đạo và cổ tử cung. Sau đó tiến hành chụp X- quang thu được hình ảnh, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện được các tình trạng như các ống dẫn trứng có bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn hay không, hình dạng và kích thước bên trong của tử cung có bình thường hay không, dính buồng tử cung, giãn vòi trứng... hay các bệnh lý về u xơ, niêm mạc, polyp tử cung. Từ đó đưa ra được chẩn đoán chính xác và đem lại hiệu quả đặc biệt trong quá trình điều trị vô sinh. Hình ảnh chụp X-quang tử cung vòi trứng Ngoài ra chụp HSG cũng được tiến hành sau khi thực hiện thắt ống dẫn trứng vài tháng, nhằm đảm bảo các ống dẫn trứng đã được đóng hoàn toàn.Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được chỉ định hạn chế và khi thực sự cần thiết bởi đây là một thủ thật có xâm lấn do đó có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho tử cung và vòi trứng.Cần lưu ý rằng khảo sát HSG chỉ giúp quan sát được bên trong tử cung và các ống dẫn trứng. Để đánh giá các bất thường ở buồng trứng, thành tử cung và các cấu trúc khác ở vùng chậu thì cần phải khảo sát siêu âm hoặc chụp Cộng hưởng từ. 2. Kết quả chụp X-quang buồng trứng nói lên điều gì? Chụp X- quang vòi trứng giúp chẩn đoán 1 số bệnh lý như:Phát hiện các vấn đề liên quan đến dị dạng sinh dục như: bất thường về hình dạng, kích thước tử cung: tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung 2 sừng, lạc nội mạc tử cung,...Chẩn đoán bên trong tử cung như dính buồng, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung,...Kiểm tra tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng ở những phụ nữ hiếm muộn đánh giá tắc hoàn toàn hay tắc một phần, giãn vòi, hẹp eo vòng tử cung,...Kiểm tra, đánh giá xem việc ống dẫn trứng đã được thắt hoàn toàn hay chưa trong triệt sản ở nữ. Chụp X-quang buồng trứng cho phép chẩn đoán sớm bệnh u xơ tử cung 3. Chỉ định và chống chỉ định chụp X-quang tử cung vòi trứng Chỉ định:Tìm nguyên nhân vô sinh ở nữ. Kiểm tra, đánh giá, nghi ngờ vô sinh nguyên phát và thứ phát do tắc nghẽn vòi trứng gây ra.Kiểm tra và đánh giá dụng cụ ngừa thai trong tử cung.Các vấn đề bất thường bên trong và ngoài buồng tử cung, ví dụ như khối u.Chống chỉ định:Đang mang thai do ảnh hưởng của tia XNhiễm trùng vùng chậu. Không nên thực hiện thủ thuật này nếu bệnh nhân đang trong tình trạng bị viêm nhiễm. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị triệt để viêm nhiễm vùng chậu trước khi thực hiện thủ thuật.Chảy máu nhiều ở tử cung tại thời điểm thực hiện thủ thuật.Người có tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc cản quang. Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang không được chỉ định chụp X-quang tử cung vòi trứng 4. Một số lưu ý khi chụp X-quang tử cung vòi trứng Trước khi chụp cần làm một số thủ thuật như: khám phụ khoa, xét nghiệm chlamydia, soi tươi dịch âm đạo, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụngThời điểm tốt để chụp HSG là sau sạch kinh từ 3 - 7 ngày.Trước khi chụp HSG từ 5 - 8 ngày không chụp ống tiêu hóa có sử dụng thuốc cản quang.Trước khi chụp khoảng 2 ngày, làm vệ sinh âm đạo với thuốc sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh dự phòng nếu có chỉ định của bác sĩKiêng quan hệ vài ngày trước khi chụp tử cung vòi trứng.Sau khi hoàn tất chụp tử cung vòi trứng, người bệnh sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện từ 30 - 45 phút để theo dõi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân phải báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời.Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau khi thực hiện chụp X- quang vòi trứng như:Chảy máu ít ở âm đạo.Co thắtCảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó chịu ở bụng.Dịch âm đạo có mùi hôiNôn óiNgất xỉuĐau bụng hoặc co thắt dữ dộiSốt hoặc ớn lạnh. Sốt là một trong những tác dụng phụ sau khi chụp X-quang tử cung vòi trứng
https://tamanhhospital.vn/viem-gan-a/
21/06/2021
Viêm gan A: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm gan A là một trong những loại viêm gan siêu vi phổ biến trên thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước có thu nhập thấp, trung bình. Đối tượng mắc bệnh hầu hết là trẻ nhỏ hơn 10 tuổi (90%). Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện rải rác, tập trung ở khu vực Tây Nguyên và những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Theo BS.CKI Huỳnh Văn Trung, viêm gan A chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa (đường phân-miệng). Virus thông qua các thực phẩm ô nhiễm xâm nhập vào bên trong cơ thể, theo máu đến gan, gây nhiễm trùng và hình thành nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Mục lụcViêm gan A là gì?Triệu chứng bệnh viêm gan ANguyên nhân gây bệnh và con đường lây truyền virus viêm gan ACon đường lây truyền virus viêm gan AĐối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan siêu vi ANhững biến chứng của viêm gan AChẩn đoán bệnh viêm gan A1. Kháng thể IgM (Anti HAV-IgM)2. Kháng thể IgG (Anti HAV-IgG)Điều trị bệnh viêm gan APhòng bệnh viêm gan ACác câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan A1. Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan A là bao lâu?2. Virus viêm gan A – HAV tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể được bao lâu?3. Tôi có thể bị tái nhiễm virus HAV không?Viêm gan A là gì? Viêm gan A (viêm gan siêu vi A) là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh khiến các tế bào biểu mô gan bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng gan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc viêm gan A. Dạng viêm gan này rất dễ lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Hầu hết người mắc viêm gan A đều hồi phục sau vài tháng và không để lại bất cứ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. (1) Triệu chứng bệnh viêm gan A Vàng da ở bệnh nhân viêm gan siêu vi A Các dấu hiệu và triệu chứng viêm gan A thường xuất hiện đột ngột, sau khi người bệnh bị nhiễm virus từ 2 – 4 tuần. Chúng có thể bao gồm: Mệt mỏi: Hoạt động của gan bị suy giảm, các chất độc không được đào thải đúng cách khiến cơ thể trở nên uể oải, mệt mỏi và khó chịu. Rối loạn tiêu hóa: Nhiễm trùng gan làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng, tiêu chảy, đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng phía trên bên phải… Sốt nhẹ: Nếu người bệnh bị sốt nhẹ và kéo dài thì nên đi khám để kiểm tra xem liệu mình có bị nhiễm virus HAV hay không. Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt là triệu chứng điển hình khi mắc phải tình trạng viêm gan siêu vi. Mức độ vàng da, vàng mắt tùy thuộc mức độ tổn thương gan. Bệnh nhân có thể ngứa da khi vàng da tắc mật nặng. Nước tiểu màu vàng đậm; phân nhạt, chuyển màu xám xỉn: Sự thay đổi nồng độ bilirubin máu cũng ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu và phân. Đau cơ, khớp: Triệu chứng này khá ít gặp (chỉ chiếm khoảng 10%) nhưng lại thường là dấu hiệu cho thấy bệnh diễn biến nặng, phức tạp, cần được khám và điều trị kịp thời. Không phải tất cả những ai nhiễm bệnh cũng đều biểu hiện các triệu chứng trên. Người lớn thường có các triệu chứng rõ ràng hơn trẻ em. Chỉ khoảng 10% trẻ nhỏ dưới 6 tuổi bị nhiễm virus viêm gan A có biểu hiện vàng da, trong khi đó, tỷ lệ các trường hợp bị vàng da ở trẻ lớn và người lớn nhiễm bệnh lên đến hơn 70%. Các triệu chứng của viêm gan A thường biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn, kéo dài đến vài tháng hoặc dẫn đến biến chứng nguy hiểm. (2) Nguyên nhân gây bệnh và con đường lây truyền virus viêm gan A Ăn uống không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan A Nguyên nhân gây viêm gan A là do virus viêm gan A xâm nhập vào tế bào gan và gây viêm. Căn bệnh này có liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Theo bác sĩ Trung, virus gây bệnh có thể sống hàng tháng trong môi trường ô nhiễm, do đó, các khu vực có điều kiện vệ sinh và thực hành vệ sinh kém có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan A là rất cao. Con đường lây truyền virus viêm gan A Con đường lây lan chủ yếu của virus viêm gan A là qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng), tức là ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nước uống có chứa virus. Bên cạnh đó, loại virus này cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi (quan hệ tình dục miệng-hậu môn) với người bị nhiễm bệnh. Cụ thể, một số trường hợp có thể làm lây lan virus như sau: Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người chế biến bị nhiễm virus viêm gan A hoặc không tuân thủ quy trình rửa tay đúng cách trước khi chạm vào thức ăn Ăn sống các loại động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc…) từ nguồn nước bị ô nhiễm Sử dụng nguồn nước nhiễm virus viêm gan A Ăn chung, dùng chung đồ dùng cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn, bàn chải đánh răng …) với người mắc bệnh viêm gan A. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus. Ngoài ra, virus cũng có thể lây truyền qua đường máu, tuy nhiên khả năng lây lan theo cách này là rất thấp vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu người bệnh.  Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan siêu vi A Virus viêm gan A rất dễ lây lan, bất kỳ ai chưa được tiêm phòng viêm gan A đều có thể bị nhiễm bệnh. Đối tượng mắc bệnh thường gặp nhất là trẻ em 5 – 14 tuổi. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan A, bao gồm: Sinh sống, làm việc hoặc đi du lịch tại các khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan A cao Làm nghề giữ trẻ hoặc làm việc tại các trung tâm chăm sóc trẻ em Sống cùng nhà với người bệnh viêm gan A Sử dụng ma túy trái phép Dương tính với HIV Thường xuyên có quan hệ tình dục không bảo vệ, đặc biệt là quan hệ đồng tính nam Mắc chứng rối loạn đông máu. Không có các yếu tố nguy cơ trên không đồng nghĩa với việc không thể lây nhiễm virus viêm gan A. Trong mọi trường hợp, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để hỏi về nguy cơ cũng như tình trạng cụ thể của mình. Đặc biệt, người bệnh cần sớm đi kiểm tra nếu có các triệu chứng của bệnh viêm gan A hoặc nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus viêm gan A gần đây nhưng chưa biểu hiện triệu chứng. Mặc dù viêm gan A không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần thăm khám để bác sĩ loại trừ các tình trạng nghiêm trọng hơn. Những biến chứng của viêm gan A Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm gan A có thể dẫn đến suy gan cấp tính Không giống như các loại viêm gan siêu vi khác, viêm gan A không gây tổn thương gan lâu dài và không phát triển thành viêm gan mãn tính. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau 1 – 2 tháng điều trị. Virus gây bệnh cũng không tồn lại trong cơ thể khi đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuổi tác cao hoặc đang gặp các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu máu, suy tim ứ huyết…, bệnh có thể nặng lên, làm kéo dài thời gian điều trị. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm gan A có thể dẫn đến suy gan cấp tính. Biến chứng này thường gặp nhất ở người lớn tuổi và những người có bệnh gan mãn tính trước đó. Người bệnh bị suy gan cấp cần nhập viện ngay để theo dõi và điều trị. Một số người bị suy gan cấp tính có thể cần ghép gan. Chẩn đoán bệnh viêm gan A Để chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi A, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, cũng như xem xét tiền sử bệnh cá nhân. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể đặc hiệu của HAV trong máu. Khi nhiễm virus viêm gan A, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus này, gọi là anti-HAV (gồm 2 loại là IgM và IgG). Việc kiểm tra các kháng thể này giúp bác sĩ xác định tình trạng nhiễm virus HAV. (3) 1. Kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) Nếu kết quả xét nghiệm dương tính (có hiện diện kháng thể IgM trong huyết tương), người bệnh có thể đang nhiễm hoặc nhiễm virus viêm gan A trong thời gian gần đây. Kháng thể IgM xuất hiện sớm sau khi người bệnh có biểu hiện lâm sàng đầu tiên và đạt đỉnh sau 60 – 90 ngày nhiễm virus. Sau 3 – 12 tháng nhiễm virus, kháng thể này sẽ biến mất. 2. Kháng thể IgG (Anti HAV-IgG) Nếu hiện diện kháng thể IgG trong máu, người bệnh có thể đã nhiễm virus viêm gan A gần đây hoặc đã từng nhiễm nhiều năm trước đó. Sau khi kháng thể IgM biến mất, kháng thể IgG sẽ xuất hiện và tồn tại vĩnh viễn trong máu để bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của virus HAV. Kết quả của các xét nghiệm này cũng cho biết người được xét nghiệm đã từng được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A hay chưa. Nếu bệnh nhân đã từng được tiêm vắc xin này và xét nghiệm cho kết quả dương tính với kháng thể anti-HAV nghĩa là vắc xin có hiệu quả. Ngoài xét nghiệm viêm gan A, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh kiểm tra nồng độ bilirubin máu, nồng độ men gan để xác định mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị bệnh viêm gan A Rửa sạch tay để phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan A cho người khác Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A. Nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với virus viêm gan A, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành tiêm vắc xin hoặc globulin miễn dịch viêm gan A để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Lưu ý rằng cách này chỉ phát huy hiệu quả khi người bệnh tiêm vắc xin sớm ngay sau khi tiếp xúc với virus (trong vòng 2 tuần). Việc điều trị viêm gan A chủ yếu tập trung vào giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cơ thể sẽ tự loại bỏ virus, đa số người bệnh sẽ khỏi bệnh và phục hồi trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm bệnh. Bác sĩ Trung khuyên người bệnh viêm gan A nên chú ý những vấn đề sau: Tập trung nghỉ ngơi: Người bị nhiễm viêm gan A thường cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu và ít năng lượng hơn. Do đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều cho đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn. Chăm sóc làn da: Một số người bị viêm gan A cảm thấy ngứa ngáy ngoài da dữ dội. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên giữ nhà cửa thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi và không tắm nước quá nóng. Nạp đủ calo cho cơ thể: Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Để vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, người bệnh nên chọn các loại thực phẩm chứa nhiều calo. Người bệnh cũng có thể uống nước ép trái cây hoặc sữa thay cho nước lọc. Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì các bữa lớn sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu. Tránh uống rượu và sử dụng thuốc cẩn thận: Lá gan đang bị viêm có thể gặp khó khăn trong việc xử lý thuốc và rượu. Do đó, người bệnh viêm gan A không nên uống rượu, đồng thời thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ lây truyền virus viêm gan A cho người khác: Tránh quan hệ tình dục: Người bệnh viêm gan A cần tránh tất cả các hoạt động tình dục để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho đối phương. Việc sử dụng bao cao su không đem lại hiệu quả phòng tránh lây nhiễm đối với căn bệnh này. Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh: Rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình 6 bước của Bộ y tế không chỉ giúp ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan A mà còn bảo vệ người bệnh khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Không chuẩn bị thức ăn cho người khác: Người bệnh dễ dàng lây truyền virus HAV trong quá trình chế biến thức ăn. Do đó, bệnh nhân không nên làm điều này cho đến khi tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn được chữa khỏi. Phòng bệnh viêm gan A Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan siêu vi A Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan A là tiêm phòng vắc xin viêm gan A. Vắc xin viêm gan A thường được tiêm hai mũi. Mũi thứ hai được tiêm nhắc lại sau mũi đầu 6 – 12 tháng. Vắc xin được khuyến nghị cho các đối tượng sau: Tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên Người lớn có nguy cơ cao nhiễm HAV như: Làm việc hoặc đi du lịch ở những nơi có tỷ lệ viêm gan A cao Trong gia đình có người nhiễm HAV Nhân viên phòng thí nghiệm có thể tiếp xúc với virus viêm gan siêu vi A Đối tượng đang làm các công việc có nguy cơ phơi nhiễm cao như: cô nuôi dạy trẻ, hộ lý, y tá, nhân viên xử lý nước thải… Người có các vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như rối loạn đông máu, mắc bệnh gan mãn tính, bao gồm cả viêm gan B hoặc viêm gan C Người sử dụng ma túy trái phép Người đồng tính nam hoặc lưỡng tính. Ngoài ra, để hạn chế khả năng lây nhiễm viêm gan A, bạn cũng nên: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài Tự gọt vỏ và rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả tươi trước khi ăn. Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan A 1. Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan A là bao lâu? Theo WHO, thời gian ủ bệnh của viêm gan A thường từ 14–28 ngày. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện từ 2 – 6 tuần sau khi bị phơi nhiễm và kéo dài trong khoảng 2 tháng, mặc dù một số người (khoảng 10 – 15%) có triệu chứng kéo dài đến 6 tháng. 2. Virus viêm gan A – HAV tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể được bao lâu? Virus viêm gan A có thể tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể trong nhiều tháng nếu điều kiện tốt. Loại virus này không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh nhưng có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như khi đun nấu thức ăn ở nhiệt độ 185 độ F (85 độ C) trong ít nhất 1 phút. Đó là lý do tại sao việc ăn chín, uống sôi có thể giúp phòng ngừa sự lây nhiễm của căn bệnh này. 3. Tôi có thể bị tái nhiễm virus HAV không? Người bị nhiễm virus HAV có thể tái nhiễm với tỉ lệ 3-20%, thường xảy ra sau một thời gian ngắn (< 3 tuần) với triệu chứng lâm sàng tương tự trước đó, và thường nhẹ hơn. Viêm gan A là căn bệnh dễ lây lan và có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm khi có biểu hiện hoặc nghi ngờ nhiễm HAV là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh xác định tình trạng viêm và mức độ tổn thương gan, kiểm tra để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng có biểu hiện tương tự cũng như hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị để nhanh chóng phục hồi. Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ khám và điều trị các bệnh về gan như viêm gan siêu vi (bao gồm viêm gan A), xơ gan, suy gan, ung thư gan… Bên cạnh đó, trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp cho các bệnh lý tiêu hóa khác như bệnh thực quản, dạ dày, ruột, đại tràng, hậu môn – trực tràng… Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm của Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm, thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất mới, khang trang, chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp, quý khách hoàn toàn có thể an tâm và thoải mái trong quá trình khám chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gia-tri-dinh-duong-tu-hau-vi
Giá trị dinh dưỡng từ hàu
Hàu là một món ăn có nhiều nơi trên thế giới. Dù thích món hàu hay không, bạn nên biết những lợi ích sức khỏe ẩn đằng sau vỏ thô của hàu, rồi quyết định dùng hay không vẫn chưa muộn. 1. Hàu là động vật như thế nào? Hàu là động vật thân mềm hai mảnh nước mặn sống trong môi trường sống biển như ở vịnh và đại dương.Chúng là một phần quan trọng của hệ sinh thái, lọc các chất ô nhiễm ra khỏi nước và cung cấp môi trường sống cho các loài khác, chẳng hạn như vượn và trai. Có rất nhiều loại hàu khác nhau thịt thơm, có hương vị của chúng được coi là một món ngon trên khắp thế giới.Mặc dù nổi tiếng với phẩm chất kích thích tình dục có chủ đích của chúng, những động vật thân mềm này có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. 2. Thành phần dinh dưỡng của hàu Hàu có lớp vỏ cứng, hình dạng không đều giúp bảo vệ cơ thể bên trong đầy đặn, màu xám. Cơ thể bên trong này được gọi là thịt rất bổ dưỡng.Trên thực tế, dinh dưỡng từ hàu với một con hàu 100 gram cung cấp các chất dinh dưỡng sau: calo 68, protein 7 gam, chất béo 3 gram, Vitamin D, Thiamine (vitamin B1), Niacin, Vitamin B12, Sắt, Magie, Photpho, Kẽm, Đồng, Mangan, Selen.Hàu có lượng calo thấp nhưng vẫn chứa đầy chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.Ví dụ, một khẩu phần 100 gram cung cấp cho vitamin B12, kẽm và đồng và hơn 75% nhu cầu hàng ngày của bạn về selen và vitamin D.Những động vật thân mềm ngon này cũng là một nguồn axit béo omega-3 tốt, một họ chất béo không bão hòa đa có vai trò quan trọng trong cơ thể bạn.Những người ăn chế độ ăn nhiều chất béo omega-3 có nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 thấp hơn. Hàu có lượng calo thấp nhưng vẫn chứa đầy chất dinh dưỡng 3. Một số các chất dinh dưỡng quan trọng có trong hàu 3.1. Vitamin và khoáng chất- Vitamin B12: chất dinh dưỡng này rất quan trọng để duy trì hệ thần kinh, trao đổi chất và hình thành tế bào máu. Nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bị thiếu vitamin này.- Kẽm: khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ thống miễn dịch, bổ sung kẽm giúp trao đổi chất và tăng trưởng tế bào. Một con hàu 3,5 ounce (100 gram) cung cấp hơn 600% RDI.- Selen: khoáng chất này duy trì chức năng tuyến giáp thích hợp và trao đổi chất. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do.- Vitamin D: Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, tăng trưởng tế bào và sức khỏe của xương. Nhiều người bị thiếu vitamin này, đặc biệt là những người sống ở vùng khí hậu lạnh hơn.- Hơn nữa, kẽm và vitamin B12 và D cũng có tác dụng chống oxy hóa, tăng lợi ích bảo vệ của hàu thậm chí cao hơn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, một số bệnh ung thư và tử vong do mọi nguyên nhân.3.2. Nguồn Protein chất lượng caoHàu là một nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời với 100 gram có 7 gam chất dinh dưỡng làm đầy này. Chúng cũng là một nguồn protein hoàn chỉnh, có nghĩa là chúng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần. Thêm nguồn protein vào bữa ăn và đồ ăn nhẹ có thể giúp thúc đẩy cảm giác no và khuyến khích giảm cân.Thực phẩm giàu protein giúp ổn định cơn đói bằng cách tăng mức độ kích thích tố đầy đủ như peptide và cholecystokinin.Chế độ ăn giàu protein đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc thúc đẩy giảm cân và dẫn đến giảm cân nhiều hơn so với chế độ ăn ít chất béo hoặc chế độ ăn nhiều carb.Theo chế độ ăn giàu protein cũng có thể có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, một đánh giá của nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn giàu protein làm giảm đáng kể nồng độ hemoglobin A1c - một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu dài hạn ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn nữa, chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hàu là một nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời 3.3. Chứa chất chống oxy hóaBên cạnh các chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, khoáng chất, protein. Hàu còn chứa một chất chống oxy hóa độc đáo được phát hiện gần đây có tên là 3,5-Dihydroxy-4-methoxybenzyl alcohol (DHMBA).DHMBA là một hợp chất phenolic thể hiện tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng nó mạnh hơn 15 lần trong việc chống lại stress oxy hóa so với Trolox, một dạng vitamin E tổng hợp thường được sử dụng để ngăn ngừa thiệt hại do stress oxy hóa. Một số nghiên cứu ống nghiệm chỉ ra rằng DHMBA từ hàu có thể có lợi đặc biệt cho sức khỏe gan.Ví dụ, một nghiên cứu ống nghiệm đã chứng minh rằng nó bảo vệ các tế bào gan của con người khỏi bị hư hại và chết tế bào do căng thẳng oxy hóa gây ra.DHMBA làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL (có hại). Oxy hóa cholesterol là một phản ứng hóa học liên quan đến chứng xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn), một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim. Hàu có tác dụng tốt tới sức khỏe tim mạch 4. Lợi ích từ hàu sữa Ngày nay hàu là động vật hải sản biển rất có giá trị. Vậy ăn hàu có tốt không? Dưới đây là 10 lợi ích từ hàu:1. Tăng cường miễn dịchTrong hàu có nhiều vitamin E và C. Chúng cũng chứa các khoáng chất khác nhau mà giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của hàu cũng bảo vệ chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể.4.2. Tốt cho sức khỏe tim mạchHàu có tác dụng tốt tới sức khỏe tim mạch. Chúng giảm mảng bám tích tụ trong lòng động mạch bằng cách ức chế nó liên kết với các thành động mạch và mạch máu. Hơn nữa, hàm lượng cao magiê và kali trong hàu giúp giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu. Vitamin E làm tăng tính linh hoạt và sức mạnh của màng tế bào.4.3. Tốt cho mắtHàu đứng đầu danh sách các nguồn tự nhiên của kẽm, khoáng chất để đảm bảo rằng sắc tố của mắt được sản xuất đầy đủ trong võng mạc.4.4. Cải thiện chức năng nãoHàu là một nguồn đa dạng của B12, axit béo omega-3, kẽm và sắt, có lợi cho chức năng của não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng sắt thấp trong não làm giảm khả năng tập trung của một người, trong khi thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.4.5. Cải thiện tâm trạngDo nồng độ cao của kẽm được tìm thấy trong hàu, chúng được biết đến để ổn định tâm trạng. Kẽm được coi là một khoáng chất cần thiết, vì nó không được lưu trữ trong cơ thể và cần phải được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ American Journal of Clinical Nutrition cho thấy tăng nồng độ kẽm trong máu ở trẻ em có liên quan với giảm lo âu và giảm trầm cảm.4.6. Tốt cho daCác khoáng chất kẽm đóng một vai trò lớn trong chăm sóc da bằng cách giúp tạo ra và thúc đẩy collagen. Collagen là rất quan trọng đối với hỗ trợ cấu trúc da và làm giảm chảy xệ. Nó cũng giúp duy trì móng tay khỏe mạnh hơn, và giữ cho da đầu và tóc khỏe mạnh.4.7. Sức khỏe hệ thống mạch máuMột suất ăn hàu có chứa 16-18% nhu cầu của vitamin C hàng ngày. Vitamin C giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách kích hoạt các coenzyme cơ thể cần để tạo ra norepinephrine. Chúng cũng có nhiều chất axit béo omega-3, kali, magiê và được biết đến để làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, và cũng có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp.4.8. Thúc đẩy năng lượngHàu chứa một số lượng tốt của vitamin B12, giúp tăng cường năng lượng và biến các thực phẩm chúng ta ăn thành năng lượng. Hàu cũng chứa chất sắt, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào cơ thể để cung cấp năng lượng.4.9. Tốt cho sức khỏe xươngSự hiện diện của selen, đồng, sắt, kẽm, phốt pho và canxi được tìm thấy ở những động vật thân mềm dẫn đến sức khỏe và mật độ của xương mạnh mẽ hơn.4.10. Tốt cho sức khỏe tình dụcKẽm được tìm thấy trong hàu, là lý do tại sao chúng được coi là một chất kích thích tình dục tuổi già. Kẽm giúp cơ thể sản xuất testosterone, một hormone quan trọng trong việc điều chỉnh ham muốn tình dục của phụ nữ và nam giới và chức năng tình dục. Ở nam giới, nghiên cứu cho thấy khoáng chất này giúp cải thiện số lượng và khả năng bơi lội tinh trùng. Ở phụ nữ, kẽm có thể giúp buồng trứng, và do đó giúp cân bằng và điều tiết sự kết hợp của estrogen, progesterone, và testosterone.
https://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-dieu-tri-moi-ung-thu-buong-trung-169221209203012054.htm
10-12-2022
Phương pháp điều trị mới ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị SKĐS- Ung thư buồng trứng là tình trạng các tế bào trong buồng trứng tăng sinh vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Một số loại ung thư buồng trứng có thể khởi phát tại vòi tử cung (ống nối tử cung và buồng trứng). Ung thư buồng trứng thường phát hiện muộn, tiên lượng xấu Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phụ khoa ở Hoa Kỳ. Mỗi năm có khoảng 20.000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc các khối u này và khoảng 13.000 người chết vì căn bệnh này. Ung thư buồng trứng thường được phát hiện khi khối u ở giai đoạn tiến triển và đa số bệnh nhân đều có tiên lượng xấu ngay cả sau khi được điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị . Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư buồng trứng thay đổi tùy theo loại khối u và thời gian được phát hiện. Những người bị ung thư biểu mô buồng trứng (dạng phổ biến nhất của các khối u ác tính) có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 93% khi khối u được phát hiện sớm, nhưng khi khối u đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ này chỉ còn 31%. Nhiều trường hợp, khối u buồng trứng không đáp ứng với hai hóa trị liệu thường được sử dụng là cisplatin (một hợp chất kim loại nặng) và carboplatin (có chứa thành phần bạch kim platinum) hay còn gọi là khối u "kháng bạch kim", khó điều trị. Thuốc mới trị ung thư buồng trứng kháng bạch kim Mới đây, FDA đã chấp thuận một loại thuốc mới để điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng kháng bạch kim, có tên là mirvetuximab soravtansine-gynx (elahere). Loại thuốc này được dùng cho một số bệnh nhân mắc bệnh ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư ở ống dẫn trứng và phúc mạc (màng mỏng bao phủ thành bụng, tử cung, bàng quang và trực tràng). FDA cho hay, elahere chỉ được chấp thuận dùng cho những bệnh nhân ung thư buồn trứng kháng bạch kim alpha dương tính với thụ thể folate, những người trước đây đã được điều trị toàn thân bằng các phương pháp hóa trị , liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp hormone. Trong thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học đã cho 106 bệnh nhân ung thư buồng trứng dùng liệu pháp điều trị ung thư bevacizumab (avastin) và tối đa ba chế độ điều trị toàn thân khác nhau. Sau đó, họ được kiểm tra để sàng lọc những trường hợp kháng bạch kim alpha dương tính với thụ thể folate. Những bệnh nhân này tiếp tục được truyền tĩnh mạch elahere 3 tuần/1 lần. Kết quả cho thấy, có 31,7% bệnh nhân đáp ứng với điều trị. Hầu hết các trường hợp này đều có các khối u nhỏ lại hoặc số lượng tế bào ung thư trong cơ thể giảm đi. Trong đó, có 5 bệnh nhân đã không còn các dấu hiệu ung thư. Thời gian trung bình bệnh nhân đáp ứng với điều trị là 6,9 tháng. Thuốc có tác dụng phụ không? Cảnh báo sớm về ung thư buồng trứng ĐỌC NGAY Các chuyên gia cho hay, khoảng 20% bệnh nhân dùng elahere gặp phải các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân, tiêu chảy, táo bón và một số bệnh về mắt. Có 61% bệnh nhân dùng elahere gặp các tác dụng phụ liên quan đến mắt: Suy giảm thị lực, bệnh giác mạc, khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng và viêm mô ở thành mắt… Do đó, cần cảnh báo về những tác dụng phụ này. Đồng thời khuyến cáo bệnh nhân dùng elahere nên khám mắt thường xuyên trong quá trình điều trị. Việc FDA chấp thuận nhanh chóng liệu pháp điều trị ung thư buồng trứng kháng bạch kim là một bước tiến vượt bậc trong mô hình điều trị ung thư và mang lại những tín hiệu khả quan cho bệnh nhân. Xem thêm video đang được quan tâm: Mẹo chăm sóc da khi thời tiết trở lạnh. Tuệ Nhi (Theo everydayhealth) Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-ceruloplasmin-vi
Xét nghiệm Ceruloplasmin
Xét nghiệm ceruloplasmin dùng để xác định hàm lượng ceruloplasmin, một chất gắn đồng trong cơ thể. Nó thường được chỉ định đối với người có các biểu hiện của thiếu đồng, bệnh Wilson, hội chứng Menkes và sàng lọc sớm bệnh Wilson ở người chưa có triệu chứng bệnh. 1. Ceruloplasmin là gì? Ceruloplasmin là một glycoprotein được sản xuất tại gan. Nó có vai trò chủ yếu là vận chuyển đồng trong máu. Đồng là một chất quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ sản xuất năng lượng, hình thành mô liên kết và hỗ trợ các hoạt động của hệ thần kinh trung ương.Xét nghiệm ceruloplasmin được thực hiện nhằm xác định hàm lượng ceruloplasmin trong cơ thể, đặc biệt là trong chẩn đoán bệnh Wilson, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp. Bệnh Wilson xảy ra do tích tụ quá nhiều đồng trong gan, não, và các mô cơ quan khác trong cơ thể. 2. Tại sao cần làm xét nghiệm ceruloplasmin? Xét nghiệm ceruloplasmin thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ bệnh Wilson với các triệu chứng kèm theo gồm:Mệt mỏiVàng da hoặc vàng mắtPhát ban daBuồn nônĐau khớpChảy nước dãiDễ bị bầm tímĂn mất ngonThiếu máuThay đổi trong hành viKhó kiểm soát chuyển động hoặc khó đi bộ.Ngoài xét nghiệm ceruloplasmin, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm đồng trong máu và nước tiểu khác để xác định chẩn đoán. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh Wilson, xét nghiệm ceruloplasmin thường được chỉ định để đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị đang sử dụng.Xét nghiệm ceruloplasmin còn được chỉ định để chẩn đoán Wilson sớm, trong trường hợp trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Wilson ngay khi chưa có biểu hiện của bệnh. Triệu chứng của bệnh Wilson thường xuất hiện từ độ tuổi 5 - 35, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn.Nếu nghi ngờ bạn bị thiếu đồng, chỉ định xét nghiệm ceruloplasmin sẽ được đưa ra. Biểu hiện của thiếu đồng trong cơ thể gồm:Da nhợt nhạtLượng bạch cầu thấp bất thườngLoãng xươngMệt mỏiNgứa ran ở tay và chân.Trẻ em cũng có thể được chỉ định xét nghiệm ceruloplasmin nếu có các triệu chứng của hội chứng Menkes, gồm:Tóc dễ gãy, thưa hoặc rốiKhó cho ănKhông hoặc chậm phát triểnThiếu trương lực cơCo giật.Hầu hết trẻ em mắc hội chứng này chết trong vài năm đầu đời, nhưng điều trị sớm có thể giúp một số trẻ sống lâu hơn. Xét nghiệm ceruloplasmin khi người bệnh có kèm triệu chứng buồn nôn 3. Xét nghiệm ceruloplasmin được thực hiện như thế nào? Xét nghiệm ceruloplasmin được thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch ở cánh tay. Máu sẽ được cho vào ống nghiệm để gửi đến phòng xét nghiệm phân tích. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích về ý nghĩa của xét nghiệm đối với trường hợp của bạn. 4. Có rủi ro gì khi làm xét nghiệm ceruloplasmin không? Những rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện xét nghiệm ceruloplasmin tương đối nhỏ, chủ yếu liên quan đến vết tiêm, gồm có:Khó lấy máu, cần phải đâm kim tiêm nhiều lầnChảy máu nhiều ở vị trí lấy máuNgất do mất máuĐông máu dưới daNhiễm trùng da tại vị trí lấy máu. 5. Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm ceruloplasmin? Trước khi làm xét nghiệm ceruloplasmin bạn không cần phải chuẩn bị gì cả. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ điều gì đặc biệt cần làm trước khi thực hiện xét nghiệm trong trường hợp của bạn. 6. Kết quả xét nghiệm ceruloplasmin có ý nghĩa gì? 6.1. Giới hạn bình thường của ceruloplasminPhạm vi bình thường đối với ceruloplasmin cho những người từ 20 tuổi trở lên là:Nam giới: 22 - 40 mg/dLPhụ nữ không uống thuốc tránh thai: 25 - 60 mg/dLPhụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc estrogen: 27 - 66 mg/dLPhụ nữ mang thai: 30 - 120 mg/dLTrẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 31 - 90 mg/dL.Phạm vi bình thường trong kết quả xét nghiệm ceruloplasmin có thể khác nhau đôi chút giữa các phòng xét nghiệm khác nhau.6.2. Hàm lượng ceruloplasmin trong máu thấpHàm lượng ceruloplasmin thấp có thể là chỉ điểm của bệnh Wilson. Ngoài ra, nó còn có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như:Bệnh ganSuy ganXơ ganHội chứng kém hấp thuSuy dinh dưỡngBệnh menkesHội chứng thận hư nếu kèm theo các biểu hiện khác như protein trong nước tiểu, protein thấp trong máu, mức cholesterol cao, mức chất béo trung tính cao.6.3. Hàm lượng ceruloplasmin trong máu caoHàm lượng ceruloplasmin trong máu cao hơn bình thường trong các trường hợp:Có thaiDùng thuốc estrogenUống thuốc tránh thai kết hợp, là một loại thuốc tránh thai có chứa estrogen và progesteroneTình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh ung thư. Hàm lượng ceruloplasmin trong máu cao ở phụ nữ đang mang thai Nồng độ ceruloplasmin cao cũng có thể liên quan đến các chứng:Nhiễm độc đồngViêm khớp dạng thấp (RA)Nhiễm trùng nặngViêm đường mật nguyên phátLupus ban đỏ hệ thốngUng thư hạch, chẳng hạn như bệnh HodgkinBệnh bạch cầuUng thư biểu mô. 7. Điều gì xảy ra khi nhận kết quả xét nghiệm ceruloplasmin? Xét nghiệm ceruloplasmin thường không được sử dụng để chẩn đoán hầu hết các tình trạng gây ra nồng độ bất thường của ceruloplasmin. Nó thường được sử dụng trong chẩn đoán bệnh Wilson.Điều trị bệnh Wilson thường bắt đầu bằng các loại thuốc giúp giảm mức độ đồng trong các cơ quan. Trong các giai đoạn sau, kẽm cũng có thể được kê đơn. Hàm lượng kẽm cao có thể ức chế sự hấp thụ đồng.Nếu xét nghiệm cho thấy bất kỳ bất thường nào khác, bác sĩ sẽ giúp giải thích kết quả. Đa số nếu nghi ngờ tình trạng bệnh liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Nguồn tham khảo: Healthline.com, Medlineplus.gov
https://vnvc.vn/benh-truyen-nhiem/
20/03/2024
Bệnh truyền nhiễm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh truyền nhiễm, trong đó có những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng ngừa. Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, lao, hạch, cúm… bùng phát thành đại dịch, tạo nên những “cái chết đen” thảm khốc cho nhiều quốc gia thậm chí là nhiều vùng lãnh thổ. Gần đây nhất, Covid-19 một lần nữa đã chứng minh cho toàn nhân loại thấy tác động khủng khiếp gây ra do bệnh truyền nhiễm, không chỉ gây tổn thất về nhân mạng, kinh tế mà còn bộc lộ các vấn nạn về tham nhũng, trục lợi trên phạm vi toàn cầu… Bệnh truyền nhiễm không chỉ tác động đến sức khỏe, tính mạng của mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng xã hội. Vậy bệnh truyền nhiễm là gì, bao gồm những bệnh nào, nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm, cách phòng ngừa hiệu quả như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề nêu trên. BS. Phan Nguyễn Trường Giang, Quản lý Y khoa Khu vực Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Năm 1980, bệnh đậu mùa trở thành bệnh truyền nhiễm đầu tiên và duy nhất đến nay được WHO tuyên bố loại trừ thành công. Từ đó đến nay có rất nhiều bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và âm ỉ tạo dịch trong cộng đồng. Các bệnh truyền nhiễm cơ bản và những bệnh truyền nhiễm mới nổi đang là gánh nặng đối với ngành y tế dự phòng, cần người dân nâng cao ý thức chủ động phòng bệnh”. Mục lụcBệnh truyền nhiễm là gì?1. Những đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm2. Phân biệt bệnh truyền nhiễm với các bệnh khácNguyên nhân bệnh truyền nhiễm1. Vi khuẩn2. Virus3. Ký sinh trùng4. NấmMức độ lây nhiễm và nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm1. Bệnh lây truyền nhóm A2. Bệnh lây truyền nhóm B3. Bệnh lây truyền nhóm CĐường lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm1. Đường hô hấp2. Đường tiêu hóa3. Đường máu, dịch tiết cơ thể4. Đường tiếp xúc trực tiếp5. Đường gián tiếp6. Đường côn trùng truyền bệnh7. Ô nhiễm thực phẩmAi dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn bình thường?Hướng dẫn phòng ngừa bệnh truyền nhiễm1. Tiêm ngừa đầy đủ vắc xin2. Vệ sinh cá nhân thường xuyên3. An toàn thực phẩm4. Sinh hoạt tình dục an toàn5. Phòng tránh các côn trùng truyền bệnh6. Giữ môi trường sống sạch sẽCác biến chứng của bệnh truyền nhiễmBệnh truyền nhiễm được chẩn đoán như thế nào?Các bệnh truyền nhiễm phổ biến1. Các bệnh truyền nhiễm do Vi khuẩn2. Các bệnh truyền nhiễm do Virus3. Các bệnh truyền nhiễm do Ký sinh trùng4. Các bệnh truyền nhiễm do NấmCác bệnh truyền nhiễm thường được điều trị như thế nào?Kết luậnBệnh truyền nhiễm là gì? Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây nhiễm, gây ra bởi các mầm bệnh là virus, vi khuẩn, nấm…, xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Bệnh cúm, sởi, Covid-19,… đều là những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến. [1] Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013, bệnh lây đã khiến con người mất hơn 45 triệu năm vì khuyết tật, hơn 9 triệu người tử vong. Các bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới đang có xu hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt là khi thời tiết liên tục diễn biến cực đoan, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến điều kiện sống của con người xuất hiện nhiều tác nhân tiêu cực, virus, vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng. Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo, thời tiết và ô nhiễm là những tác nhân làm gia tăng tình trạng bệnh tật của nhân loại như các bệnh hô hấp, các bệnh tim mạch, sốt xuất huyết… Bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các mầm bệnh, chủ yếu là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,.. 1. Những đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm thường có các đặc điểm đặc điểm chung như sau: Tác nhân gây bệnh: do một hoặc nhiều mầm bệnh gây ra, có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… lây lan từ người qua người hoặc từ động vật qua người. Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thường chưa xuất hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh chủ yếu phụ thuộc vào độc tính của mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể mỗi người. Khả năng lây nhiễm: Bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây nhiễm sang chủ thể khác bằng nhiều đường khác nhau: máu, hô hấp, qua vết thương hở,… Triệu chứng lâm sàng: Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình theo từng nhóm bệnh, đa số các bệnh truyền nhiễm thường có biểu hiện chung như: sốt cao, ho, ớn lạnh, chán ăn, tiêu chảy,… Khả năng bùng phát thành dịch: Khi không có biện pháp kiểm soát và phòng ngừa kịp thời, bệnh có thể bùng phát thành dịch. Khả năng phòng ngừa: Một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin, hiện nay đã có hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khả năng điều trị: Các bệnh truyền nhiễm đa số có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có diễn tiến bệnh rất nhanh, người bệnh tử vong khi chưa kịp chẩn đoán bệnh. Gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng: Bệnh lây nhiễm nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, gây áp lực lên hệ thống y tế tại địa phương. Cần có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. 2. Phân biệt bệnh truyền nhiễm với các bệnh khác Các triệu chứng bệnh truyền nhiễm khác với căn bệnh không lây nhiễm khác. Dưới đây là bảng phân biệt bệnh lây truyền với các căn bệnh không lây nhiễm thông thường: LOẠI BỆNH NGUYÊN NHÂN SỰ LÂY NHIỄM VÍ DỤ Truyền nhiễm Sinh vật gây hại: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… xâm nhập từ bên ngoài vào trong cơ thể. Có khả năng lây nhiễm từ người sang người (đường máu, hô hấp, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con…) hoặc từ vật sang người (vết côn trùng cắn,…) Cúm, thuỷ đậu, HIV, HPV, Covid-19, sốt xuất huyết, quai bị, sởi, HPV, bạch hầu… Bệnh không lây nhiễm Do tuổi già, môi trường sống ô nhiễm… Không lây Ung thư, đái tháo đường, hô hấp mãn tính, tim mạch. Nguyên nhân bệnh truyền nhiễm Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh lây truyền. Các căn bệnh lây nhiễm có thể gây ra do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. 1. Vi khuẩn Vi khuẩn là những vi sinh vật sống hay còn gọi là sinh vật đơn bào, sinh vật nhân sơ, chúng có kích thước siêu vi, cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân. Vi khuẩn ở khắp mọi nơi, xung quanh ta, có thể ở bên trong cơ thể và trên da. Có nhiều vi khuẩn vô hại (thường sống trong ruột giúp tiêu hoá thức ăn, nâng cao miễn dịch) nhưng một số vi khuẩn nhất định giải phóng độc tố và gây bệnh. Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau, hình xoắn, hình cầu, hình que… [2] Vi khuẩn khi xâm nhập vào trong cơ thể sẽ giải tán độc tố và gây bệnh 2. Virus Virus là ký sinh trùng không có cấu trúc tế bào. Virus gồm các chuỗi đơn hoặc chuỗi kép acid nucleic và một vỏ protein bao quanh vật liệu di truyền là AND (axit deoxyribonucleic) hoặc ARN (axit ribonucleic) . Virus sống trong tế bào của cơ thể sống (vật chủ) và nhân lên. Một khi virus lây nhiễm vào cơ thể sẽ điều khiển bộ máy tế bào tạo ra nhiều virus hơn và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các bệnh lây nhiễm do virus gây ra như: cúm, HIV, HPV,… [3] 3. Ký sinh trùng Ký sinh trùng sống ký sinh trên vật sống khác như cơ thể người, động vật, thực vật,…Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào vật chủ để tồn tại, phát triển. Ký sinh trùng không phải là một bệnh lý nhưng chúng có khả năng truyền bệnh, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể, trong đó có nhiều bệnh truyền nhiễm: sốt rét, sốt xuất huyết,… Ký sinh trùng có khả năng truyền bệnh, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể 4. Nấm Giống như vi khuẩn, nấm có nhiều loại khác nhau, sống trên hoặc trong cơ thể. Nấm khi phát triển quá mức hoặc xâm nhập vào bên trong cơ thể qua miệng, mũi, vết cắt trên da có thể gây bệnh lây nhiễm. Mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm được chia làm 3 nhóm. Mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của từng nhóm khác nhau, cụ thể: 1. Bệnh lây truyền nhóm A Nhóm A là các bệnh đặc biệt nguy hiểm: sốt vàng, cúm A-H5N1, bệnh bại liệt… Bệnh thuộc nhóm này có khả năng lây nhiễm nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao, chưa rõ tác nhân gây bệnh. 2. Bệnh lây truyền nhóm B Nhóm B gồm các bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, thủy đậu, tay chân miệng, HIV/AIDS,… Khả năng lây lan bệnh nhanh và có thể gây tử vong. 3. Bệnh lây truyền nhóm C Nhóm C gồm: giang mai, lậu, sán lá gan, bệnh Nocardia, bệnh phong,… là các bệnh lây nhiễm ít nguy hiểm, có khả năng lây bệnh không nhanh và ít có nguy cơ gây tử vong. Đường lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm Bệnh lây nhiễm có thể lây lan qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu, ….Trong đó, có 7 con đường lây truyền bệnh phổ biến nhất: 1. Đường hô hấp Đây là con đường dễ phát tán nguồn bệnh nhất và rất khó kiểm soát. Bởi khi ho, hắt hơi, nói chuyện,.. sẽ tạo giọt bắn có chứa mầm bệnh. Giọt bắn này sẽ làm cho người tiếp xúc với người bệnh trong phạm vi dưới 1 mét có thể bị lây nhiễm. Các bệnh lây qua đường hô hấp: Cúm A/H5N1, cúm mùa, quai bị, Mycoplasma, dịch hạch, Haemophilus Influenzae type B,… Lây truyền bệnh qua đường hô hấp khó kiểm soát 2. Đường tiêu hóa Các bệnh lây qua đường tiêu hóa chủ yếu là do ăn, uống những loại thực phẩm nhiễm vi sinh vật có hại, còn được gọi là mầm bệnh. Chúng có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. Khi xâm nhập, chúng phát triển và làm tổn thương đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây bệnh: tiêu chảy cấp, lỵ, thương hàn, tả,… 3. Đường máu, dịch tiết cơ thể Bệnh lây qua đường máu, dịch tiết cơ thể thường chứa mầm bệnh là vi sinh vật như virus hoặc vi khuẩn. Các bệnh lây qua đường máu, dịch tiết phổ biến nhất có thể kể đến: viêm gan B, viêm gan C, HIV, bạch cầu Lympho T. Các bệnh lây truyền chứa mầm bệnh là virus, vi khuẩn và gây ra bệnh mãn tính 4. Đường tiếp xúc trực tiếp Đây là con đường lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh, có thể truyền trực tiếp từ người sang người mà không thông qua các vật trung gian. 5. Đường gián tiếp Lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp được hiểu là lây nhiễm do tiếp xúc giữa cơ thể với vật trung gian đã nhiễm mầm bệnh, thường là dụng cụ y tế, bơm kim tiêm, quần áo, tay bẩn,… 6. Đường côn trùng truyền bệnh Côn trùng mang mầm bệnh, truyền bệnh qua người thông qua các vết đốt, chích trên cơ thể. Do côn trùng có nhiều loại, số lượng lớn nên nguy cơ lây lan bệnh nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh truyền qua côn trùng như: virus Zika, sốt vàng da, sốt rét, sốt phát ban Rocky Mountain,… Côn trùng mang mầm bệnh, truyền bệnh qua người thông qua các vết đốt, chích trên cơ thể 7. Ô nhiễm thực phẩm Nguồn thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn gây lây nhiễm vi trùng gây bệnh. Cơ chế lây truyền bệnh này cho phép vi trùng lây sang nhiều người qua một nguồn duy nhất. Ai dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn bình thường? Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm. Trong đó, trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Người cao tuổi, người mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch như: người đang điều trị ung thư, người sống chung với bệnh HIV,… Người mắc các bệnh ung thư. Người mắc các rối loạn liên quan đến miễn dịch. Người chưa tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm thông thường. Người thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh: bác sĩ, điều dưỡng,.. Hướng dẫn phòng ngừa bệnh truyền nhiễm Để giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền, bạn cần biết cách để phòng ngừa. Một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm hiệu quả bao gồm: 1. Tiêm ngừa đầy đủ vắc xin Vắc xin là phương pháp đơn giản, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tăng cường, huấn luyện hệ thống miễn dịch cách nhận biết, chống lại sự lây nhiễm từ tác nhân gây bệnh. Các bệnh lây truyền có thể phòng ngừa bằng vắc xin như: lao, bạch hầu, uốn ván, thương hàn, sởi, rubella, thủy đậu, viêm gan virus, viêm não Nhật Bản,… Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn, danh mục lên đến hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm đa dạng, đa chủng loại với số lượng lớn, chất lượng cao. VNVC sẵn sàng cung ứng, bình ổn giá, cam kết không tăng giá cả trong thời điểm khan hiếm vắc xin. Với các gia đình Việt, VNVC là địa chỉ tiêm ngừa đáng tin cậy. Các bệnh lây truyền có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin 2. Vệ sinh cá nhân thường xuyên Vệ sinh cá nhân thường xuyên giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Cụ thể, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay thường xuyên vào thời điểm trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, sau khi tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt, tiếp xúc với thú cưng,… Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể, bạn cần lưu ý không chạm tay lên mắt, mũi, cho tay vào miệng,… 3. An toàn thực phẩm Một trong những nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh, đó là sử dụng thực phẩm không an toàn. Do đó, để ngăn mầm bệnh xâm nhập, bạn nên ăn chín uống sôi, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,… Đồng thời, dụng cụ nấu ăn, bếp nên được vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm để hạn chế nguy cơ lây nhiễm gián tiếp mầm bệnh. 4. Sinh hoạt tình dục an toàn Sinh hoạt tình dục an toàn là cách để phòng ngừa bệnh qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV,… Vì vậy, hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, nên hạn chế quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ đồng giới để tránh nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. 5. Phòng tránh các côn trùng truyền bệnh Côn trùng là nguồn phát tán bệnh lây truyền nhanh chóng. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh, mỗi cá nhân, gia đình cần phòng tránh côn trùng truyền bệnh bằng cách sử dụng màn ngủ, hương xua, kem thoa, xịt côn trùng,… 6. Giữ môi trường sống sạch sẽ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khử trùng môi trường xung quanh một cách thường xuyên để phòng tránh bệnh. Theo đó, khu vực phòng ngủ, phòng khách, sân vườn,… nên được quét dọn hàng ngày. Các biến chứng của bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào loại vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm gây bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến có thể xảy ra do bệnh lây nhiễm: Suy hô hấp: Các bệnh như cúm, COVID-19, viêm phổi có thể dẫn đến suy hô hấp, gây khó khăn trong việc thở. Nhiễm trùng máu (Sepsis): Sepsis là một phản ứng viêm cực kỳ nghiêm trọng có thể lan rộng khắp cơ thể và dẫn đến tổn thương nghiêm trọng các cơ quan, thậm chí tử vong. Biến chứng thần kinh: Một số bệnh như viêm màng não, Zika có thể gây ra các biến chứng thần kinh: viêm não, co giật, rối loạn chức năng thần kinh. Suy giảm chức năng cơ quan: Nhiều loại bệnh lây truyền có thể gây suy giảm chức năng của một hoặc nhiều cơ quan như suy thận, tổn thương gan do viêm gan B và C. Biến chứng tim mạch: Bệnh lây truyền có thể ảnh hưởng đến tim mạch, gây ra các vấn đề như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Biến chứng trong thai kỳ: Một số bệnh có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi: sinh non, khuyết tật bẩm sinh. Kháng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và gây ra các nhiễm trùng khó điều trị hơn. Bệnh truyền nhiễm được chẩn đoán như thế nào? Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm được thực hiện bởi các chuyên gia, đơn vị chăm sóc sức khỏe: bệnh viện, phòng khám,…thông qua một hoặc nhiều xét nghiệm: Lấy mẫu máu, nước tiểu, phân, nước bọt. Lấy sinh thiết hoặc cạo một mẫu da nhỏ. Chụp X-quang, chụp cộng hưởng MRI, chụp cắt lớp CT các bộ phận bị ảnh hưởng trên cơ thể. Nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm. Các bệnh truyền nhiễm phổ biến Các căn bệnh lây truyền phổ biến thường gặp bao gồm: 1. Các bệnh truyền nhiễm do Vi khuẩn Viêm họng liên cầu khuẩn Nhiễm trùng đường tiết niệu Bệnh lao Viêm phổi Viêm màng não Nhiễm trùng huyết 2. Các bệnh truyền nhiễm do Virus Viêm gan A, B, C Thuỷ đậu Cảm lạnh Cúm Quai bị Sởi Rubella, HIV HPV Covid-19 Bệnh dại SARS 3. Các bệnh truyền nhiễm do Ký sinh trùng Sán lá Sán dây Giun đũa, giun kim Sốt rét Sốt xuất huyết Trùng kiết lỵ (Entamoeba Histolytica) 4. Các bệnh truyền nhiễm do Nấm Bệnh candida Ghẻ ngứa Tinea cruris Bệnh ecpet mảng tròn Bệnh nấm men ⇒ Bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Danh sách 47 bệnh truyền nhiễm thường gặp và độ nguy hiểm. Các bệnh truyền nhiễm thường được điều trị như thế nào? Các bệnh lây truyền được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dựa trên đặc tính bệnh, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng để ức chế mầm bệnh, ngăn chặn tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh do vi khuẩn: có thể được điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ sử dụng loại kháng sinh phù hợp để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bệnh do virus: đa phần bệnh đều có thể điều trị được bằng thuốc không kê đơn dựa trên các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm virus cần có các loại thuốc đặc biệt để điều trị, ức chế virus phát triển như liệu pháp kháng virus điều trị bệnh HIV. Bệnh do nhiễm nấm: được điều trị bằng thuốc chống nấm, có thể dùng theo đường uống như fluconazole (Diflucan) hoặc bôi thoa trực tiếp lên vùng da bị nấm như clotrimazole (Lotrimin). Bệnh do ký sinh trùng: có thể điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng như mebendazole (Em Verm). Kết luận Bệnh truyền nhiễm gây ra do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng và có thể phòng ngừa bằng nhiều phương pháp, trong đó tiêm vắc xin được khuyến cáo là phương pháp phòng bệnh đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất Trong trường hợp mắc bệnh có triệu chứng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, tránh bệnh tiến triển nặng, giảm nguy cơ lây truyền cho cộng đồng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-quam-mi-o-mat-vi
Nguyên nhân gây quặm mi ở mắt
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Quặm mi là hiện tượng lông mi mọc ngược mọc sai hướng, hướng của lông mi về phía mắt. Lông mi mọc ngược có thể chạm vào nhãn cầu gây kích thích nhãn cầu hoặc vùng da xung quanh mắt. Hậu quả là dẫn đến đau, đỏ, chảy nước mắt và tổn thương giác mạc 1. Triệu chứng của lông mi bị quặm Lông mi bị quặm (tên tiếng Anh là trichiasis) có thể xảy ra ở một vài lông mi, nhưng dần dần sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả lông mi dẫn đến các triệu chứng nhưBị kích thích do cảm thấy có vật gì đó trong mắtĐỏ quanh mắtTăng độ nhạy cảm với ánh sángChảy nước mắtNgứa hoặc đau mắtNếu không được điều trị, bệnh nhiễm trùng mắt có thể làm tổn thương mắt, ví dụ như khi bị kích thích, người bệnh hay dùng tay để dụi mắt khiến tổn thương giác mạc và dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng mắt có thể xảy ra khi lông mi bị quặm 2. Nguyên nhân dẫn đến quặm lông mi Các nguyên nhân phổ biến gây quặm lông mi bào gồm:Chấn thương. Mô sẹo phát triển sau chấn thương có thể khiến lông mi mọc theo một hướng khác. Phẫu thuật mắt cũng có thể có hậu quả này.Lông mi và nang lông có thể tạm thời thay đổi hình dạng khi trẻ lớn lên.Viêm bờ mi. Viêm bờ mi mãn tính do viêm và kích ứng mí mắt dẫn đến da bị bong tróc, chuyển sang màu đỏ và tăng tiết chất nhầy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.Lộn mi mắt khiến mí mắt bị gập vào bên trong do yếu các cơ và mô xung quanh mắt khi tuổi già, hậu quả dẫn đến nhiễm trùng hoặc chấn thương.Nhiễm trùng Herpes ở mắt có thể làm hỏng mí mắt và nhiễm trùng mắt.Bệnh đau mắt hột. Bệnh đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng mí mắt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến lông mi và thậm chí gây mù.Trong một số ít trường hợp, các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến mí mắt hoặc niêm mạc, như hội chứng Stevens-Johnson gây ra quặm lông mi. Một trong những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mí mắt là đau mắt và nhiều biến chứng nguy hiểm 3. Điều trị quặm mi ở mắt Trong trường hợp người bệnh chỉ có một ít lông mi bị mọc ngược, bác sĩ thường sẽ loại bỏ lông mi và lông nang để lông mi có thể mọc lại đúng hướng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần phải điều trị nguyên nhân gây ra lông mi bị quặm.Khi nhiều lông mi mọc ngược hoặc khi lông mi mọc lại sai hướng, các phương pháp điều trị sau đây có thể được thực hiện:Triệt lông vĩnh viễn (Permanent hair removal):Lông mi mọc ngược có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp điện phân hủy. Bác sĩ sẽ phá hủy nang lông bằng điện để ngăn lông mọc lại.Người bệnh có thể thực hiện thay thế phương pháp trên bằng biện pháp triệt lông bằng laser. Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 đã so sánh hiệu quả của hai phương pháp này cho kết quả triệt lông bằng laser có tỷ lệ thành công lần đầu là 81% nhưng tỷ lệ lông mi mọc trở lại là 19%. Tỷ lệ thành công lần đầu tiên của phương pháp điện phân hủy là 49% nhưng với 63 % trường hợp sẽ xuất hiện lông mi mọc lại.Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery):Kỹ thuật này này được thực hiện để đóng băng và loại bỏ các lông mi và nang lông mị bị quặm.Phẫu thuật tái định vị (Repositioning surgery)Bác sĩ có thể phẫu thuật tái định vị mí mắt hoặc lông mi để điều chỉnh hướng lông mi bị quặm.Nguồn tham khảo: Healthline.com; Medicalnewstoday.com
https://suckhoedoisong.vn/benh-tram-trong-mac-them-nam-tai-do-dung-thuoc-theo-mach-bao-tri-viem-tai-giua-cho-tre-169230413104448757.htm
13-04-2023
Mắc thêm nấm tai do trị viêm tai giữa theo mách bảo
Viêm tai giữa ở trẻ em, dùng thuốc như thế nào? SKĐS - Viêm tai giữa ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể mất thính lực... 1. Tai chảy mủ trầm trọng hơn vì chữa theo… tin đồn Bé Nguyễn Văn A., 16 tháng tuổi (Vĩnh Phúc) được người nhà đưa vào viện khám trong tình trạng ho, sổ mũi, sốt, rối loạn tiêu hóa, quấy khóc nhiều… Sau khi được khám, trẻ được chẩn đoán viêm tai giữa cấp, mủ hai bên và được bác sĩ kê đơn thuốc. Tuy nhiên, sau khi điều trị theo đơn thuốc được 2 ngày, thấy bệnh không thuyên giảm, người nhà bé A. đã bỏ thuốc, không cho trẻ điều trị nữa. Nghe lời mách bảo nên người nhà đã cho cháu đến 'cơ sở tư nhân' để 'xông khói' vào tai kèm theo thổi bột thuốc. Điều trị theo cách này được 4-5 ngày, thấy trẻ quấy khóc nhiều hơn, kèm theo sốt, ăn kém và tai chảy dịch vàng… bố mẹ cháu A. lại đưa con vào viện khám. Lúc này, bé A. đã chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa cấp chảy mủ , ống tai đầy các cặn bột, sạn do thổi bột thuốc. Bác sĩ phải làm sạch tai và tiếp tục điều trị nội khoa. Tuy nhiên, do trước đó bé A. đã dùng nhiều kháng sinh và tự ý bỏ thuốc nên lần này đáp ứng thuốc kém hơn và kéo dài thời gian trị bệnh. Viêm tai giữa cấp hay tái phát và điều trị khó khỏi hơn các nhiễm trùng hô hấp thông thường khác. Trường hợp bé N. 3,5 tuổi (Vĩnh Phúc) cũng tương tự như vậy. Bé đang điều trị theo đơn thì bỏ thuốc đi thổi thuốc vào tai theo mách bảo. Được 1-2 lần, tai bé khô, không chảy mủ nữa. Người nhà cho rằng bé đã khỏi bệnh nên không cho bé đi kiểm tra, khám xét gì thêm. Tuy nhiên, sau đó bé vẫn kêu khó chịu, ngứa tai, quấy khóc nhiều… buộc phải đưa cháu đi khám. Lúc này bác sĩ cho biết, tình trạng viêm tai chưa ổn mà mủ tai chảy ra đã quện với bột thuốc thổi vào tạo thành nút kín ống tai, làm ảnh hưởng đến dẫn truyền âm thanh, nên sẽ khiến sức nghe không được tốt, trẻ sẽ hay bị ù hoặc khó nghe. Thêm nữa, do mủ tai không được làm sạch, điều trị không đúng nên tai chưa khô, kết hợp với bột thuốc tạo nút ráy khiến bị phát sinh nấm tai, viêm ống tai ngoài . Rất may các trường hợp trên chưa bị biến chứng viêm xương chũm hay các tổn thương xương con. Tuy vậy đều làm trẻ bị chậm trễ điều trị đúng, gây khó chịu cho trẻ, phải điều trị lại kéo dài. Viêm tai giữa cấp là bệnh lý rất thường gặp ở độ tuổi dưới 3 tuổi, hay tái phát và điều trị khó khỏi hơn các nhiễm trùng hô hấp thông thường khác, nên cần kiên trì dùng thuốc... 2. Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cần cảnh giác với các phương pháp điều trị theo mách bảo Hiện nay, các phương pháp điều trị dân gian như xông khói, thổi bột thuốc, rắc phèn chua… vào tai trẻ chưa chứng minh được hiệu quả và chưa được khuyến cáo điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Việc điều trị không đúng cách có thể khiến trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm: Viêm tai xương chũm, nhiễm trùng huyết, thậm chí viêm màng não mủ... Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ. Màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa. Tai giữa được bảo vệ bởi màng nhĩ. Do đó, việc thổi thuốc, hoặc xông khói không thể lọt vào tai giữa để có hiệu quả điều trị viêm tai giữa được. Không những thế, trong trường hợp trẻ bị thủng màng nhĩ, bột thuốc có thể gây dẫn lưu mủ kém, các loại khói có thể gây tổn thương thêm niêm mạc hòm nhĩ. Trong khi đó, một số trẻ mắc viêm tai giữa cấp có khả năng tự khỏi rất cao mà không cần điều trị. Bao gồm: Trẻ trên 2 tuổi, không chảy mủ tai, viêm tai một bên, mức độ nhẹ (không sốt cao, không đau tai dữ dội/không đau quá 48h). 3. Lời khuyên của thầy thuốc Viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ và những điều cần biết ĐỌC NGAY Viêm tai giữa cấp ở trẻ dễ bị tái phát và cần thời gian điều trị dài hơn, nên rất nhiều cha mẹ sốt ruột. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cần tỉnh táo lựa chọn các phương pháp điều trị khoa học, địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Khi con có dấu hiệu bệnh, cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất. Để phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau: - Không sử dụng ti giả sau sáu tháng, không nên cho trẻ bú bình ở tư thế nằm. - Hạn chế tiếp xúc thuốc lá, khói từ bếp đốt củi hoặc than... các loại khói này làm tăng nguy mắc viêm tai sau nhiễm trùng hô hấp. - Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, giảm thời gian ở trường học trực tiếp giúp trẻ ít tiếp xúc với mầm bệnh hơn. - Tiêm vaccine cúm, phế cầu và hib, phòng được các mầm bệnh chính gây bệnh cho trẻ. - Điều trị tốt các bệnh mắc đồng thời như: Viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm V.A… Xem thêm video đang được quan tâm: Cách nhận biết nốt ban thủy đậu. BS. Trần Văn Đồng Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-noi-soi-khop-goi-va-nhung-dieu-can-biet-vi
Phẫu thuật nội soi khớp gối và những điều cần biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Phẫu thuật nội soi khớp gối được xem là một trong những kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, nhằm mục đích chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lý về tổn thương khớp gối. 1. Khớp gối là gì? Khớp gối là một khớp ở chi dưới, có vai trò to lớn trong việc di chuyển và vận động của cơ thể. Mặt khớp gối bao gồm những cấu trúc nhỏ như lồi cầu xương đùi, lồi cầu xương chày, xương bánh chè cùng với sụn chêm.Khớp gối có bao khớp giữ nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho khớp trước những tác nhân gây tổn thương khớp gối. Dây chằng khớp gối đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững khớp gối, bao gồm dây chằng trong, ngoài, chéo trước và chéo sau.Ở một số ngành nghề nhất định hoặc những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ở cường độ cao, hay người già thì khả năng khớp gối bị tổn thương là một điều không thể tránh khỏi, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Video đề xuất: Tiêm tế bào gốc vào khớp gối tại Vinmec: Hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ 2. Vai trò của nội soi khớp gối Vai trò của nội soi khớp gối là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối Nội soi khớp gối có những ưu điểm mà việc mổ hở truyền thống khớp gối vẫn còn nhiều hạn chế và không đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Vì vậy, vai trò của nội soi khớp gối trong việc điều trị những bất thường liên quan đến khớp gối ngày nay là cực kỳ quan trọng.Vai trò của nội soi khớp gối bao gồm:Quan sát được những cấu trúc và tổ chức nhỏ bên trong khớp gối rõ ràng nhằm đánh giá được tổn thương một cách chính xác nhất mà phương pháp chụp X – quang thông thường không nhìn thấy được.Chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý như: Rách dây chằng, rách sụn chêm, viêm bao hoạt dịch.Lấy những dị vật gây tổn thương khớp gối như mảnh sụn, gai xương...Đặc biệt, với những bệnh nhân lớn tuổi thì vai trò của nội soi khớp gối là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối. Ở những bệnh nhân này, mặc dù đã được điều trị bằng những loại thuốc như kháng viêm, giảm đau, áp dụng phương pháp vật lý trị liệu nhưng tình trạng viêm khớp, đau khớp... vẫn tiếp diễn trong thời gian dài sau khi điều trị. Nội soi khớp gối ra đời giúp giải quyết được những tình trạng bệnh lý như vậy một cách hiệu quả hơn. 3. Phẫu thuật nội soi khớp gối Bệnh nhân bị gãy xương cần phẫu thuật nội soi khớp gối Nội soi khớp gối được thực hiện bằng cách rạch những đường nhỏ trên da vùng khớp gối của bệnh nhân, sau đó đưa ống nội soi vào bên trong khớp gối để quan sát cũng như khảo sát tổn thương, tiếp đó sẽ tiến hành phẫu thuật sửa chữa những vị trí tổn thương. Một số phẫu thuật nội soi khớp gối thường được thực hiện bao gồm:Cắt sụn chêm bán phần hoặc toàn phầnKhâu và đính lại phần sụn chêm bị ráchSinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoánCắt bỏ màng hoạt dịch một phần hay toàn phần.Thực hiện nội soi khớp gối để giải phóng bao khớp gốiĐiều trị khớp thoái hóa bằng cách nội soi khớp gối để khoan một số lỗ nhỏ trên sụn khớp nhằm mục đích tăng tưới máu đến vị trí này, hoặc dùng phương pháp ghép sụn tự thânCắt bỏ những gai xương gây tổn thương đến khớp gối.Lấy bỏ chuột khớp.Khâu lại dây chằng bên, dây chằng chéo hoặc có thể là tái tạo phục hồi lại dây chằng đã bị tổn thương bằng cách thay thế dây chằng chéo bị rách, đứt.Một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải sau phẫu thuật nội soi khớp gối là:Động tĩnh mạch khoeo bị tổn thươngThần kinh gối bị tổn thương khiến cảm giác da ở một vùng trên gối bị rối loạn hoặc mất điTắc mạch, tụ máu sau nội soi khớp gối ... 4. Kết luận Phẫu thuật nội soi khớp gối là một phương pháp điều trị bệnh lý khớp gối mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Nội soi khớp gối cho phép khảo sát và xử lý những tổn thương nhỏ bên trong khớp gối, đồng thời thực hiện được nhiều kỹ thuật mổ khác nhau trong quá trình nội soi. Vì vậy, cần biết được những vai trò của nội soi khớp gối để áp dụng vào việc điều trị bệnh lý khớp gối được hiệu quả và an toàn nhất.
https://suckhoedoisong.vn/sot-xuat-huyet-va-cach-phan-biet-voi-sot-phat-ban-169175668.htm
15-06-2020
Sốt xuất huyết và cách phân biệt với sốt phát ban
SXH là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua trung gian muỗi vằn, hút máu người mắc bệnh rồi truyền sang cho người lành. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, thời tiết thất thường (có tính chất lan truyền nhanh, nhiều người mắc cùng lúc, trong cùng một khu vực). SXH diễn biến khá thất thường và dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương do SXH. Trong mùa hè, nhiều loại bệnh do virus cũng dễ xảy ra như sởi, sốt phát ban. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu các bệnh nhằm ứng phó và chăm sóc phù hợp. Sốt phát ban và SXH đều có triệu chứng điển hình ban đầu là sốt cao nhưng 2 căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt sốt phát ban khác SXH như thế nào, chúng ta có thể dùng tay căng vùng da tại nốt phát ban hoặc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán. Dùng tay căng vùng da tại nốt phát ban có thể phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban. Dấu hiệu đặc trưng của sốt phát ban Sốt phát ban là bệnh lý đặc trưng bởi dấu hiệu sốt và nổi ban đỏ, do nhiều loại virus gây ra. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra sốt phát ban là virus sởi và virus gây bệnh Rubella. Bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Sau khoảng thời gian ủ bệnh (thường trong 7 ngày), trẻ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện đặc trưng: Sốt: Những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao (từ 38-40 0 C), thường sốt theo từng cơn. Nổi ban đỏ: hay xuất hiện trong vòng 12-24 giờ sau sốt. Nổi ban hay hồng ban với mức độ như thế nào tùy theo đặc điểm của virus gây bệnh và thể trạng của từng trẻ. Một đặc điểm có thể phân biệt sốt phát ban với các loại sốt khác, đó là ban trong sốt phát ban sẽ biến mất gần như lập tức nếu thực hiện căng da tại vùng nổi ban. Dấu hiệu phát ban xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày rồi lặn hẳn. Một số biểu hiện kèm theo: chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, uể oải, đỏ mắt, trẻ chán ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Ngoài ra, một số bệnh nhi có thể kèm theo triệu chứng đau họng, sưng hạch cổ. Hầu hết các trẻ bị sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi sẽ giảm sốt dần, ăn uống được. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt phát ban có thể gây ra biến chứng. Đặc biệt, bệnh càng trở nên nguy hiểm đối với các trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, trẻ dưới 12 tháng tuổi, thể trạng suy nhược. Một số biến chứng thường gặp do sốt phát ban như: viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm loét giác mạc (nguy cơ gây mù vĩnh viễn), suy dinh dưỡng nặng... Nhật biết SXH Nhận biết người mắc SHX căn cứ vào các triệu chứng như: Sốt: Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39-40 0 C, liên tục trong 2-7 ngày. Biểu hiện sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt. Xuất huyết: Khi sốt bắt đầu giảm thì bệnh nhân chuyển sang biểu hiện phát ban xuất huyết, khoảng từ ngày thứ 3-4 kể từ khi có sốt. Các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu ở da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ kèm theo đau bụng, nôn ói. Có khoảng 30% số ca mắc SXH trở nặng vào ngày thứ 3-7 sau khi khởi phát bệnh. Lưu ý những trường hợp bệnh nhi béo phì hoặc dưới 12 tháng tuổi, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khác biệt giữa sốt phát ban và SXH Cách đơn giản nhất để phân biệt sốt phát ban khác SXH là dùng ngón tay cái và ngón trỏ để căng vùng da tại nốt phát ban (vị trí nổi ban đỏ) hoặc căng vùng da bị sung huyết. Sau khi căng da ra, nếu chấm đỏ mất đi, buông ra thì màu đỏ hồi phục ngay cho thấy đây là ban của sốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti không lặn đi sau khi căng da thì đó là phát ban do SXH. Lưu ý: dù là sốt phát ban hay SXH thì cũng đều do virus gây ra và ẩn chứa sự nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có dấu hiệu sốt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuy từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh các biến chứng đáng tiếc.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-viem-gan-virus-b-man-tinh-co-the-dieu-tri-khoi-20230517072722241.htm
20230517
Bệnh viêm gan virus B mạn tính: Có thể điều trị khỏi
Tọa đàm: Chuyên gia "gỡ rối" bệnh viêm gan B. Chương trình do Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp với Báo điện tử Dân trí tổ chức, nhằm cung cấp kiến thức bổ ích, giải đáp thắc mắc về virus viêm gan B và cách phòng tránh hiệu quả. Chương trình có sự tham gia của PGS.TS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực gan mật, hiện là cố vấn chuyên môn, bác sĩ khoa khám bệnh của Thu Cúc TCI. Bác sĩ Thành đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và trực tiếp điều trị cho bệnh nhân gan mật, nhất là viêm gan virus, xơ gan. Tọa đàm có sự tham gia của Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh - Trưởng đơn vị tiêm chủng của Thu Cúc TCI, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng tại Hà Nội. Mối nguy từ bệnh viêm gan virus B Các báo cáo tại hội thảo thường niên nhân Ngày Viêm gan Thế giới với chủ đề "Chung tay phòng chống viêm gan, xơ gan và ung thư gan" (tổ chức vào cuối tháng 7/2022) cho thấy, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao trên thế giới. Theo đó, nước ta có khoảng 8 triệu người nhiễm viêm gan B và 1 triệu người mắc viêm gan C, mỗi năm có hơn 40.000 người tử vong vì các bệnh lý liên quan đến viêm gan B và viêm gan C. Ở khu vực châu Á - Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ ung thư gan, sau Mông Cổ. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại ung thư tại Việt Nam, ung thư gan gây tử vong cho 25.000 người Việt - gấp 3 lần số tử vong hàng năm do tai nạn giao thông tại nước ta. Trong đó, một trong những nguyên nhân gây ung thư gan là viêm gan virus và bia rượu. Nguy hiểm ở chỗ, ung thư gan thường được phát hiện muộn và khó cứu chữa, do gần 90% người mắc bệnh này không biết mình nhiễm virus viêm gan B trước đó. Các thống kê cho thấy khoảng 80% - 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B trong 1 năm đầu đời và 30% - 50% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B dưới 6 tuổi khi trưởng thành sẽ bị viêm gan mạn tính. Không chỉ ở Việt Nam, viêm gan B là một trong những căn bệnh mạn tính nguy hiểm đối với nhân loại, khi mỗi năm gây ra cái chết cho hơn 600.000 người trên khắp thế giới. Số người mắc viêm gan B trên toàn cầu không ngừng tăng lên từ 3 đến 4 triệu người mỗi năm. Vì sao bệnh gan do virus viêm gan B nguy hiểm và khó phát hiện? Một yếu tố quan trọng khiến viêm gan B hay các bệnh lý gan mật nói chung trở nên nguy hiểm là do bệnh diễn biến âm thầm với triệu chứng không rõ ràng, khó phân biệt. Lý giải về điều này, bác sĩ Thành cho biết: "Gan là một tạng có khả năng bù trừ rất tốt, chỉ khi chức năng chỉ còn dưới 25%, các triệu chứng mới biểu hiện ra ngoài. Do đó, khi bệnh được phát hiện thì thường đã ở giai đoạn nặng". Viêm gan B không được điều trị có thể gây xơ gan rất nguy hiểm. Ở giai đoạn cuối, xơ gan rất khó điều trị, có thể gây tử vong do các biến chứng như hội chứng gan thận, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn dịch cổ trướng, bệnh não do gan và hôn mê gan. Ngoài ra, bệnh nhân viêm gan B có thể bị suy gan cấp khi bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy đa tạng và có thể dẫn đến tử vong. Riêng với ung thư gan phát hiện ở giai đoạn cuối hoặc gần cuối, cơ hội điều trị hầu như là không có. Điều này đặt ra thách thức trong việc dự phòng và ngăn chặn virus viêm gan B nói riêng và các tác nhân gây bệnh gan nói chung. Chuyên gia chia sẻ cách phòng tránh và điều trị viêm gan B Tọa đàm trực tuyến "Virus Viêm gan B: Thủ phạm ung thư gan, phòng ngừa bằng cách nào" tổ chức vào 14h ngày 18/5. Các bác sĩ đã chia sẻ viêm gan B là gì, lây truyền như thế nào; vì sao tỷ lệ mắc viêm gan ở Việt Nam cao; làm thế nào để phòng tránh và hạn chế sự lây lan của các virus này; trường hợp đang nhiễm virus viêm gan thì cần theo dõi và điều trị như thế nào để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và phòng ngừa ung thư… Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã giải đáp tất cả thắc mắc của người bệnh đang mắc virus viêm gan B hoặc những người quan tâm đến các vấn đề kể trên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-polyp-tui-mat-vi
Tìm hiểu về polyp túi mật
Bài viết được viết bởi Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Khắc Điền - Bác sĩ Đa khoa - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Polyp túi mật là một bệnh lý tình cờ phát hiện trên siêu âm, hay khi người bệnh đi khám vì lý do đầy bụng, khó tiêu. Bệnh thường lành tính nhưng có một tỉ lệ nhỏ có thể biến đổi ác tính thành ung thư, vì vậy việc tầm soát, theo dõi polyp túi mật là cần thiết để có can thiệp một cách kịp thời. 1. Polyp túi mật là gì? Polyp túi mật là tình trạng xuất hiện tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, thường được phát hiện một cách tình cờ thông qua khám sức khỏe. Bệnh thường lành tính nhưng có một tỉ lệ nhỏ có thể biến đổi ác tính thành ung thư, vì vậy việc tầm soát, theo dõi polyp túi mật là cần thiết để có can thiệp một cách kịp thời. 2. Nguyên nhân Cho đến nay, nguyên nhân gây ra polyp túi mật vẫn còn chưa rõ ràng, các yếu tố liên quan có thể là nguy cơ làm hình thành polyp như: Chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, mỡ máu cao, béo phì, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virus viêm gan,... 3. Triệu chứng Hầu hết các trường hợp polyp túi mật đều không có biểu hiện triệu chứng cụ thể. Một số ít trường hợp có thể có cơn đau quặn mật, thường do sỏi mật kết hợp với polyp túi mật hoặc là những polyp lớn (trên 10mm) gây ra sự co thắt túi mật, xảy ra ở vùng hạ sườn phải, đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau từng cơn và đau sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ, trứng,... Ngoài ra, bệnh nhân có thể có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệng. Hầu hết các trường hợp polyp túi mật đều không có biểu hiện triệu chứng cụ thể 4. Chẩn đoán Do không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng, nên polyp túi mật đôi khi chỉ được phát hiện và chẩn đoán một cách tình cờ thông qua các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay các thăm dò khác như nội soi mật tuỵ,... Tuy nhiên, các thăm dò này chỉ đưa ra được hình ảnh chẩn đoán polyp, còn để xác định được tính chất khối u là lành hay ác cần phải thực hiện các xét nghiệm tế bào học hoặc mô bệnh học. 5. Điều trị Thông thường, phương pháp điều trị polyp túi mật hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, tuy vậy đây không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả mọi bệnh nhân.Đối với những bệnh nhân không triệu chứng với kích thước polyp nhỏ <1cm có thể chỉ cần theo dõi định kỳ sự phát triển của polyp mỗi 3-6 tháng mà chưa cần có các can thiệp ngoại khoa.Ngược lại, với các bệnh nhân có polyp lớn hơn 1cm có nhiều khả năng trở thành ung thư, đặc biệt là những polyp lớn hơn 1,5 cm, vì vậy, cắt bỏ túi mật có thể được đề nghị để ngăn chặn sự phát triển ung thư túi mật. Polyp túi mật xuất hiện ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ túi mật.Những ưu điểm khi mổ nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:Vinmec sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc y tế tiến tiến, hỗ trợ tối đa cho quá trình phẫu thuật;Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường vô trùng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, hạn chế biến chứng;Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, dày dặn kinh nghiệm, có thể ứng biến và xử lý kịp thời khi có các vấn đề bất thường;Bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi sát sao sau phẫu thuật, được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe tại phòng bệnh đạt tiêu chuẩn, đầy đủ tiện nghi.
https://vnexpress.net/lam-tuong-thuong-gap-ve-roi-loan-mo-mau-4766718.html
6/7/2024
Lầm tưởng thường gặp về rối loạn mỡ máu - Báo VnExpress Sức khỏe
Mỡ máu luôn có hại PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết mỡ máu (lipid máu) không có hại, cơ thể cần nó để duy trì sự sống. Cấu trúc tế bào cần các loại lipid máu bao gồm triglyceride, cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới... Người trẻ không cần xét nghiệm mỡ máu Không ít người trẻ 20-30 tuổi, thậm chí trẻ 4-5 tuổi cũng bị nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân có thể do tình trạng di truyền gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH). Những trường hợp có người thân bị cholesterol cao hoặc nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi với nam và 65 tuổi đối với nữ, trẻ em, thanh thiếu niên nên kiểm tra FH. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol sau mỗi 4-6 năm. Người trên 45 tuổi hoặc có tiền sử gia đình, tiền sử bản thân mắc bệnh tim có thể sàng lọc thường xuyên hơn. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị tất cả trẻ em nên được sàng lọc cholesterol cao trong độ tuổi 9-11, sớm hơn nếu trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm. Không thể kiểm soát được lượng cholesterol trong cơ thể Di truyền là yếu tố nguy cơ rối loạn mỡ máu không thể thay đổi được. Bên cạnh di truyền, các nguyên nhân góp phần gây rối loạn mỡ máu thường bắt nguồn từ thói quen, lối sống không lành mạnh. Người tiêu thụ quá nhiều calo, chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa, lạm dụng đồ uống kích thích, đồ uống có cồn, ít vận động, thừa cân béo phì dễ mắc bệnh. Người mắc các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường, suy giáp, xơ gan - mật nguyên phát, các bệnh gan ứ mật khác, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing, rối loạn đường ruột (IBS)... cũng có nguy cơ cao. Phó giáo sư Vinh khuyến cáo kiểm soát cholesterol trong cơ thể, phòng ngừa rối loạn mỡ máu bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày để tăng chất xơ. Dùng chất béo không bão hòa lành mạnh có trong các loại hạt, đậu, dầu cá, dầu ô liu... Hạn chế chất béo không lành mạnh có trong thịt đỏ, sản phẩm từ sữa, carbohydrate tinh chế, chocolate, thực phẩm chiên rán. Duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì, tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Người hút thuốc lá nên bỏ hút thuốc, không uống rượu bia hay đồ uống có cồn, hạn chế nước ngọt, nên uống nhiều nước. Tránh ngồi trong thời gian dài, nên đi lại, vận động nhẹ trong thời gian làm việc. Phó giáo sư Vinh khám và tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh Chỉ số mỡ máu thấp không bị nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim hay đột quỵ không chỉ bắt nguồn từ rối loạn mỡ máu. Tiền căn gây ra những tình trạng này là quá trình xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch liên quan đến 4 yếu tố là thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường. Người có chỉ số mỡ máu trong giới hạn cho phép nhưng ba yếu tố còn lại vẫn hiện diện thì vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Mỡ máu mức độ trung bình đến nặng không cần dùng thuốc kiểm soát Mục tiêu trong điều trị rối loạn mỡ máu là hạn chế biến chứng do xơ vữa động mạch như hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, bệnh động mạch ngoại biên. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bị rối loạn mỡ máu nhẹ có thể chưa cần dùng thuốc. Điều trị hướng tới tuân thủ lối sống lành mạnh, tái khám định kỳ để theo dõi chỉ số mỡ máu có tăng hoặc giảm hay không. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, nhóm người có chỉ số mỡ máu trung bình đến cao cần dùng thuốc kiểm soát mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. Thu Hà
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xay-khau-phan-hop-ly-cho-tuoi-day-thi-vi
Xây khẩu phần ăn hợp lý cho tuổi dậy thì
Đến tuổi dậy thì, nếu cả bé trai và bé gái không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, thiếu chiều cao, cân nặng, khả năng học tập giảm sút. Vậy trẻ cần ăn gì và cách xây dựng khẩu phần ăn cho tuổi dậy thì như thế nào? 1. Tại sao cung cấp đủ dinh dưỡng trong độ tuổi dậy thì lại quan trọng? Dậy thì là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ bởi đây là dấu hiệu chuyển giao trước khi trẻ chính thức trở thành một người trường thành thực thụ.Lứa tuổi dậy thì theo quy định là từ 12 đến 18 tuổi. Tuy nhiên, quá trình dậy thì ở mỗi người thường không giống nhau, các bé gái thường bắt đầu từ 10 đến 14 tuổi, còn bé trai lại dậy thì trong khoảng 12 đến 16 tuổi.Dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp, khung xương, hệ thần kinh và nội tiết tố. Ở lứa tuổi dậy thì, khối lượng, kích thường xương tăng lên khoảng 4% một năm, tính từ khi trẻ 8 tuổi đến qua giai đoạn dậy thì.Sự phát triển nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao, đồng thời là sự hoạt động của các loại hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục. Đặc biệt là hoạt động của các tuyến sinh dục, chúng tạo ra các biến đổi lớn về cơ thể bé gái xuất hiện kinh nguyệt và bé trai bắt đầu xuất tinh.Theo các khảo sát mới đây nhất của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) chỉ ra rằng, con người thường chỉ phát triển mạnh nhất ở 3 giai đoạn, đó là 9 tháng bào thai, 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì.Cũng ở giai đoạn này, nếu trẻ có được chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với khả năng vận động, nghỉ ngơi hợp lý thì chúng sẽ phát triển tốt cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. 2. Khẩu phần ăn hợp lý cho tuổi dậy thì Có thể nói, khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ đang lớn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì hợp lý là cân đối được các nhóm chất sau:Chất đạm:Ở giai đoạn này, trẻ cần phát triển cơ bắp nên có nhu cầu về chất đạm nhiều hơn người trưởng thành. Chính vì vậy, chất đạm chiếm từ 14-15% tổng số năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.Lượng đạm có thể đến từ các loại thực phẩm như cá, thịt, cua, tôm, trứng, sữa, ... Trong đó, đạm động vật là tốt nhất vì chúng có chứa nhiều chất sắt, giúp đẩy mạnh quá trình tái tạo máu. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được bổ sung nhiều đạm động vậy để có thể xây dựng được các cấu trúc tế bào và hoàn thiện được nội tiết tố về giới tính.Ngoài ra, ở lứa tuổi này trẻ còn hoạt động nhiều với môi trường bên ngoài nên chất đạm còn giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, tăng sức đề kháng.Chất béo:Dầu, mỡ không chỉ giúp cho trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn là một nguồn cung cấp năng lượng tốt, tăng khả năng hấp thụ các loại vitamin tan trong chất béo cho cơ thể như Vitamin A, E, D, K.Trong khẩu phần ăn hợp lý trong ngày của trẻ, chất béo nên chiếm 20 - 25% năng lượng khẩu phần, trong đó cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và cả chất béo không no có trong dầu ăn và cá. Chính vì vậy, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và cả dầu thực vật.Chất bột đường:Đây là chất mang lại năng lượng chính cho cơ thể, chiếm từ 55 - 56% năng lượng, trong đó có gạo, bột mì, khoai, củ,.... Nên lựa chọn những loại bột đường thô để có thể cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống được nguy cơ béo phì trong độ tuổi dậy thì cho trẻ.Canxi:Đây là một loại khoáng chất rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi dậy thì, nó giúp cho xương chắc khỏe và tăng mật độ xương để trẻ tăng cường được chiều cao, phòng ngừa bệnh loãng xương sau này.Mỗi ngày, trẻ ở tuổi dậy thì cần phải được cung cấp đủ 700mg canxi để có thể phát triển tốt nhất. Canxi có trong nhiều thủy sản, sữa, ...Chất sắt:Trong giai đoạn dậy thì, bé gái cần phải được cung cấp nhiều sắt hơn bé trai vì bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, các bé trai chỉ cần khoảng 11-18mg sắt/ngày, trong khi đó các bé gái lại cần từ 12-24 mg sắt/ngày.Chất sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, ...Ngoài ra, trẻ cần ăn nhiều rau xanh để có thể bổ sung thêm vitamin C để có thể hấp thu sắt tốt hơn. Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ gặp các tình trạng như mệt mỏi, buồn ngủ, hay quên, da xanh xao, ...Các loại vitamin và khoáng chất:Trẻ trong độ tuổi dậy thì cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung được đầy đủ các loại vitamin. Nếu thiếu vitamin A, trẻ có thể sẽ bị các bệnh về mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa, chậm phát triển chiều cao.Nếu thiếu vitamin C thì quá trình tổng hợp collagen sẽ bị trở ngại, làm giảm đi quá trình hình thành các tế bào ở thành mạch, xương, răng, làm giảm đi sức đề kháng của cơ thể.3. Xây khẩu phần ăn hợp lý cho tuổi dậy thìĐể có thể xây dựng được khẩu phần ăn hợp lý cho độ tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh có thể dựa vào tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì, bao gồm 7 tầng: muối đường, chất béo, chất đạm, sữa và các loại chế phẩm từ sữa, các loại rau quả xanh, ngũ cốc và nước. Cụ thể:Nhóm chất bột đườngĐây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần cho người trưởng thành. Nhóm này tập hợp nhiều loại thực phẩm như: ngũ cốc, gạo, bánh mì, khoai tây, ngô, ... . Trong đó, gạo là thực phẩm chính quen thuộc trong gia đình người việt, tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm ngũ cốc đã được tinh chế.Nhóm rau, củ, quảNhóm này cũng chiếm phần lớn trong tháp dinh dưỡng dành cho trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, rau củ quả và các loại hạt cũng là nguồn cung cấp chính các loại chất xơ cho cơ thể. Chính vì vậy, trẻ dậy thì cần phải ăn từ 3 phần trái cây và 3 đến 4 phần rau, đậu mỗi ngày.Nhóm thực phẩm chứa đạmĐây là nhóm tầng giữa tháp dinh dưỡng dành cho trẻ dậy tihf, bao gồm sữa và các loại chế phẩm từ sữa, gia cầm, thịt nạc, trứng, cá, hạt và các loại thực phẩm họ đậu. Đây là nhóm thực phẩm chính cung cấp canxi, protein cùng các dưỡng chất như sắt, iốt, kẽm, vitamin B12 và các chất béo.Nhóm dầu, mỡNhóm này sẽ giúp cung cấp cho trẻ dậy thì nhiều năng lượng và là dung môi giúp hòa tan các loại vitamin tan trong dầu dễ dàng hơn. Trong số đó cần phải kể đến các loại vitamin quan trọng như Vitamin A, E, D và K.Nhóm đường, muốiĐây là những chất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ gây ra những tác hại xấu đối với thận và huyết áp. Chính vì vậy, trong quá trình nấu nướng, phụ huynh chỉ nên cho một lượng muối vừa phải.Uống đủ nướcNước sẽ giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế vào, giúp nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ trong độ tuổi dậy thì cần phải uống từ 1,6 đến 2,4 lít nước mỗi ngày.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thể xây dựng được khẩu phần ăn hợp lý cho tuổi dậy thì. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có các sở thích ăn uống và tình trạng dinh dưỡng khác nhau nên sẽ có các yêu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và nắm rõ tình trạng sức khỏe của con để có những cách bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
https://suckhoedoisong.vn/tre-tieu-chay-cap-va-sai-lam-can-tranh-169210801112609944.htm
02-08-2021
Trẻ tiêu chảy cấp và những sai lầm cần tránh
Những hệ lụy của tiêu chảy cấp khiến trẻ bị suy dinh dưỡng , tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến cho trẻ nhẹ cân thấp còi. Ngoài ra, tiêu chảy cấp còn có nguy cơ khiến trẻ có thể tử vong do chăm sóc sai lầm của các bậc cha mẹ. Bài thuốc trị tiêu chảy Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, việc chăm sóc cần được chú ý. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với trẻ, giúp tăng cường thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong do mất nước, điện giải… Nguyên tắc dinh dưỡng với trẻ tiêu chảy cấp Khi trẻ bị tiêu chảy, bụng sẽ ậm ạch, ăn không ngon, nhưng không nên cho trẻ ăn giảm đi. Cần tiếp tục cho ăn để phòng suy dinh dưỡng và nhanh chóng đổi mới các tế bào niêm mạc ruột, giúp sự phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Rửa tay sạch làm giảm nguy cơ tiêu chảy. Mặc dù có sự giảm hấp thu đường ở trẻ tiêu chảy nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì sữa mẹ hay sữa công thức. Tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng phù hơp, chế biến các món ăn hợp khẩu vị đối với trẻ. Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc tăng cường nước 100 - 150ml/kg/ngày. Cần lưu ý tăng đậm độ năng lượng, những ngày đầu trẻ bị tiêu chảy do trẻ lười ăn nên chắc chắn sẽ ăn ít. Vì vậy cần tăng đậm độ năng lượng từ thấp đến cao. Thấp trong những ngày đầu và tăng dần đạt tới nhu cầu trong những ngày tiếp theo. Cần đảm bảo đủ nhu cầu và dùng dầu thực vật, nhưng giảm chất xơ, giảm đường đơn trong những ngày đầu. Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất khoáng (chuối nhiều kali, thịt gà nhiều kẽm, cà rốt, bí đỏ nhiều vitamin A). Khi tiêu chảy kéo dài, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Với những trẻ tiêu chảy liên tiếp và kéo dài thì dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thu thức ăn giảm là do niêm mạc ruột bị tổn thương. Tùy vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà ta chọn chế độ ăn phù hợp với trẻ. Cần giảm tạm thời lượng sữa động vật và giảm lượng đường lactose và sucrose trong khẩu phần ăn: lactose giảm còn 2-3g/kg/ngày (khoảng 30-50ml sữa/kg/ngày). Ngoài ra, cần lưu ý cung cấp đủ năng lượng. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Giai đoạn phục hồi cần tăng cường các chất dinh dưỡng. Chú ý giảm carbohydrates và đường. Cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất khi bị tiêu chảy. Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy Trên thực tế khi trẻ bị tiêu chảy, lúc cho trẻ ăn, nhiều bậc cha mẹ đã mắc phải sai lầm như: kiêng khem quá mức khiến trẻ càng thiếu vi chất và các vitamin. Ngược lại, nhiều mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, nuông chiều trẻ vì cho rằng trẻ ăn được gì thì cứ cho… điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻ thêm trầm trọng. Vậy cho trẻ ăn như thế nào khi bị tiêu chảy, lựa chọn thực phẩm nào, cần hạn chế gì là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Những thực phẩm nên dùng cho trẻ tiêu chảy - Gạo: Có ít chất xơ nên dễ tiêu hóa và hấp thu ( nên nấu cháo ) - Thịt gà: Là nguồn dinh dưỡng rất tốt cung cấp protein và các dưỡng chất quan trọng khác. - Chuối: Dễ tiêu hóa và hấp thu. Hàm lượng vitamin K cao, giúp cho việc bổ sung vitamin K bị mất đi khi bị tiêu chảy. Chuối cũng giàu pectin và inulin là chất xơ hòa tan, rất tốt cho việc hấp thu dịch trong lòng ruột. - Táo: Giàu pectin, nên đun chín sẽ dễ hấp thu hơn. - Sữa chua: Sữa chua giàu probiotic giúp cho sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Thực phẩm không nên dùng cho trẻ tiêu chảy - Đồ ăn nhanh - Sản phẩm từ sữa - Sản phẩm có nhiều đường đơn: nước ngọt, kẹo, bánh. - Các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, cải bắp, súp lơ, hành, cải xanh. - Thức ăn nhiều chất béo. Mời quý độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
https://suckhoedoisong.vn/suy-than-cap-vi-chua-benh-bang-thao-duoc-ban-dao-169131880.htm
22-05-2017
Suy thận cấp vì chữa bệnh bằng thảo dược bán dạo
Gia đình người bệnh cho biết, từ đầu tháng 5/2017 đã đưa người bệnh đến cơ sở y tế tư nhân để khám, được chẩn đoán suy thận độ III, được tư vấn nhập viện điều trị nhưng người bệnh không đồng ý mà quyết định về nhà đi “bốc thuốc nam” để uống, sau 2 tuần uống không thấy đỡ, bệnh trở nặng, tiểu ít hơn, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng không tự chủ được, nên mới đến Bệnh viện đa khoa tỉnh để khám bệnh và điều trị. BSCKI NGuyễn Văn Long thăm khám cho bệnh nhân DUng Sau khi người bệnh nhập viện, các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng cho thấy các chỉ số sinh hóa máu về chức năng thận đều tăng cao (ure: 20.5 mmol/l, Creatinin: 643 µmol/l...). Các Bác sỹ khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã điều trị tích cực cho người bệnh bằng các phương pháp: bù dịch, điều chỉnh điện giải... Bác sỹ CKI Nguyễn Văn Long, Phó trưởng khoa Nội Thận Khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Bệnh nhân Trần Thị Dung được chẩn đoán suy thận mạn, đã tự ý dùng thảo dược không rõ nguồn gốc để uống nên tình trạng bệnh đã nặng hơn, hiện tại, sau 2 ngày, người bệnh đã đỡ đau bụng, đỡ tức ngực, không còn buồn nôn, giảm đi ngoài, không còn bị tiểu ít...bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang. BS Long cũng khuyến cáo, khi người bệnh thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nên đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị chính xác, đúng bệnh. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, thì nên đến các cơ sở y tế có các bác sỹ đã được đào tạo chuyên khoa sâu về y học dân tộc khám bệnh và kê đơn thuốc điều trị bệnh.