url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-cua-san-choi-ngoai-troi-doi-voi-tre-em-gap-kho-khan-ve-van-de-tam-ly-vi
Lợi ích của sân chơi ngoài trời đối với trẻ em gặp khó khăn về vấn đề tâm lý
Bài viết bởi Kỹ thuật viên Thiền Yoga trị liệu - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục Trẻ mắc bệnh tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý phần lớn là do hạn chế tiếp xúc, giao tiếp với thế giới bên ngoài khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần. Ngược lại nếu trẻ được vui chơi - giải trí - khám phá sẽ giúp trẻ học hỏi, tự tin, năng động, đồng thời phát triển được các kỹ năng toàn diện. Vì thế, việc cho trẻ ra ngoài sân chơi, tiếp xúc với thiên nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn về sau. 1. Vui chơi - giải trí - khám phá rất quan trọng đối với trẻ nhỏ Vui chơi - giải trí - khám phá tự nhiên là các hoạt động yêu thích của trẻ nhỏ, trẻ được tìm tòi và học hỏi khi được tiếp xúc với môi trường thông qua các mùa với đặc điểm khí hậu khác nhau, giúp trẻ thích nghi và lớn lên cùng với “người mẹ” thiên nhiên. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và kiến trúc đô thị, không gian sống trở nên khép kín và tách rời với thiên nhiên. Đặc biệt là tại các đô thị, thành thị lớn, nơi kiến trúc nhân tạo với mật độ dân số dày đặc đã thu hẹp không gian sống, làm hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với môi trường, điều này về lâu dài không hề tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần cũng như khả năng thích nghi của trẻ với môi trường tự nhiên.Chính vì thế, các khu vui chơi, giải trí, sân chơi ngoài trời được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ cũng như cho chúng cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường và các đồ chơi phát triển kỹ năng vận động cho trẻ.Tại Đơn nguyên phòng khám và tâm lý giáo dục - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Time City đã và đang tiếp tục tiếp nhận điều trị trẻ em gặp các vấn đề như: chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý.... Tại Vinmec đã xây dựng mô hình vui chơi - giải trí ngoài trời với các đồ chơi và không gian mở nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ với những lợi ích cải thiện điều trị tình trạng bệnh.XEM THÊM: Vui chơi với trẻ: Tại sao lại quan trọng? 2. Lợi ích của sân chơi ngoài trời đối với trẻ em gặp khó khăn về vấn đề tâm lý 2.1. Trẻ được vui chơi tự doLý do khiến sân chơi ngoài trời nơi là nơi tuyệt vời là vì ở đó trẻ có thể vui chơi tự do thỏa thích với nhiều đồ chơi ngoài trời, khác hẳn khi chơi thể thao hoặc sân chơi ở trường lớp hay không gian bó hẹp trong sân nhà. Việc trẻ được vui chơi, giải trí sẽ rất tốt cho sự phát triển cơ xương khớp và sự phát triển về não bộ cho trẻ, đặc biệt là trẻ gặp khó khăn về vấn đề tâm lý. Vì thế, trẻ trở nên vui tươi, hoạt bát và được sống với đúng độ tuổi của mình, giảm những căng thẳng về vấn đề tâm lý. Sân chơi ngoài trời giúp trẻ được tự do vui chơi 2.2. Tăng cường kỹ năng vận động cho trẻSân chơi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City được trang bị các đồ chơi và không gian để trẻ chạy nhảy, leo trèo, trượt, chơi xích đu với thảm cỏ nhân tạo trải dài, tất cả các hoạt động đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động. Ngoài ra, vui chơi thỏa thích sẽ giúp cho trẻ học hỏi các kỹ năng vận động cơ bản, trẻ khỏe mạnh hơn khi được vận động toát mồ hôi và được nô đùa theo cách riêng.2.3. Bổ sung vitamin D tự nhiênSân chơi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City là sân chơi đạt chuẩn với một nửa mái che, đảm bảo an toàn khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết.Sân chơi một nửa mái che với không gian mở và đón ánh nắng mặt trời sẽ cung cấp vitamin D cho trẻ trong quá trình vận động. Trẻ vừa được tận hưởng sự tự do, vừa được bổ sung lượng vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời sẽ rất tốt cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.XEM THÊM: Những cách đơn giản để tạo nên một ngày vui của trẻ2.4. Xây dựng kỹ năng xã hội tuyệt vờiTrong các buổi học nhóm tại sân chơi ngoài trời của Đơn nguyên, trẻ có cơ hội làm quen với các bạn mới thông qua kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể, kĩ năng chơi luân phiên... Điều này sẽ giúp trẻ dạn dĩ hơn khi xây dựng mối quan hệ và kỹ năng xã hộ cần thiết, học hỏi các quy tắc xã hội và tương tác với những trẻ khác ở nhiều độ tuổi, với nhiều tính cách khác nhau. 2.5. Giúp bé cải thiện tính cách, sự tập trungThay đổi ngoại cảnh bằng cách đưa trẻ tới sân chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ hơn, đôi khi còn giúp những trẻ hay cáu gắt, tâm lý tiêu cực có thể cải thiện tâm lý theo chiều hướng tích cực. Sự thoáng đãng của sân chơi với cây xanh và mô hình cỏ nhân tạo thu hút ánh nhìn của trẻ, khi độ tập trung tốt hơn thì trẻ cũng giải quyết các vấn đề quanh mình tốt hơn.2.6. Phát triển giác quan và khả năng cân bằngTrẻ có cơ hội được nhìn, được chạm, được nghe âm thanh, bề mặt, màu sắc, ánh sáng khác nhau, từ đó cải thiện và phát triển các vấn đề về giác quan. Ngoài ra, trẻ được trải nghiệm kỹ năng thăng bằng và bảo vệ cơ thể khi leo trèo, hoặc chạy nhảy với các chướng ngại vật trong các hoạt động vui chơi. Sân chơi ngoài trời giúp các trẻ được phát triển khả năng giác quan thực tế Dành thời gian vui chơi với trẻ ngoài trời sẽ giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ, vận động và thể chất toàn diện, đặc biệt với những trẻ đang mắc các vấn đề về tâm lý. Vì thế cha mẹ nên sáng tạo, dành thời gian chơi cùng con để con có những ký ức tuổi thơ thật đẹp. Nếu trong trường hợp trẻ có dấu hiệu về các bệnh tâm lý, tự kỷ, chậm nói thì cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và điều trị.Đơn nguyên Tâm lý giáo dục – Tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị tiên phong áp dụng các phương pháp khoa học và nghệ thuật đánh giá và trị liệu trẻ tự kỷ, mang lại hiệu quả cao.Các lĩnh vực can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ tại Vinmec:Tâm thần nhiTâm lý lâm sàng - tâm lý giáo dụcGiáo dục đặc biệtNgôn ngữ trị liệuThiền – yoga trị liệuÂm nhạc trị liệuMỹ thuật trị liệuCác Bác sĩ, chuyên viên trị liệu và giáo viên tại Trung tâm được đào tạo tại ở các trường uy tín: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện quản lý giáo dục... đồng thời thường xuyên học tập nâng cao tay nghề thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước với các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Ý.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thang-thu-2-sau-khi-be-chao-doi-vi
Tháng thứ 2 sau khi bé chào đời
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Em bé 2 tháng tuổi bắt đầu khám phá ra cuộc sống này còn có nhiều điều thú vị khác ngoài việc ăn, ngủ và khóc. Thời gian ngủ ít hơn đồng nghĩa bé 2 tháng thức nhiều hơn và cha mẹ sẽ có nhiều thời gian chơi đùa cùng với trẻ hơn. 1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tuần Trẻ nhỏ có khả năng học tập và bắt chước vô cùng nhanh, do đó để bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất hãy tận dụng tối đa những vật dụng khác nhau quanh bé, như các loại đồ chơi có các họa tiết màu sắc tương phản, đồ vật sáng màu, trò chơi vận động tay chân hay bất cứ một hoạt động nào trẻ có thể tham gia được.Tuy nhiên cũng cần có giới hạn nhất định bởi trẻ hoàn toàn có thể bị quá tải. Nếu trẻ bắt đầu tỏ ra khó chịu, cáu gắt, điều đó có nghĩa như vậy là quá đủ. Thời điểm này trẻ có thể biết lật người (đầu tiên thường từ tư thế nằm sấp sang lật ngửa).Cha mẹ sẽ bắt đầu quan tâm đến việc bé 2 tháng tuổi biết làm gì, có những biểu hiện bình thường nào. Khi cha mẹ chơi đùa với trẻ, trẻ sẽ đáp ứng lại từ nụ cười mỉm cho tới những tràng cười lớn kèm theo những tiếng thét to đầy thích thú. Nếu trẻ ít đáp ứng, có thể cho trẻ nhìn bản thân qua gương. Mặc dù ở độ tuổi này trẻ chưa thể nhận ra đang nhìn chính bản thân mình, tuy nhiên trẻ vẫn sẽ vô cùng phấn khích khi nhìn thấy “người bạn” trong gương cũng đang chăm chú nhìn và cười với mình. Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn? Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Em bé 2 tháng bao nhiêu kg? Trung bình trẻ gái 2 tháng tuổi có cân nặng là 5,1 kg và chiều cao là 57,1 cm, còn trẻ trai 2 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình là 5,5 kg và 58,4 cm.Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 8 tăng trưởng hoàn toàn nhờ vào nguồn sữa ăn vào, dù là sữa mẹ hay sữa công thức. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, trong 24 giờ trẻ cần bú từ 6 tới 10 lần, với tổng thể tích sữa mẹ vào khoảng 444 - 946 ml. Với trẻ ăn sữa công thức hoàn toàn thì cần ăn khoảng 6 bình sữa mỗi ngày, mỗi bình chứa 118 - 177 ml sữa/bữa ăn, tổng thể tích sữa cho trẻ ăn hàng ngày là 708 - 1062 ml.Trái ngược với số bữa ăn, nhu động ruột của trẻ bắt đầu giảm dần. Do đó không có gì ngạc nhiên khi một hoặc hai ngày không thấy trẻ đại tiện, bởi trẻ đang lớn lên, ruột trẻ cũng to lên, cho phép chất thải của trẻ giữ lại trong ruột lâu hơn trước khi bị thải ra ngoài. Nhưng nếu trẻ vẫn đại tiện nhiều thì vẫn là bình thường. Lựa chọn sữa phù hợp với trẻ 3. Các vấn đề sức khỏe cần quan tâm ở em bé 2 tháng Thận trọng khi tiếp nhận lời khuyên:Cha mẹ lúc này có thể nhận được rất nhiều lời khuyên khác nhau từ người thân, người quen, bạn bè về việc chăm sóc trẻ, trong đó có rất nhiều lời khuyên không có cơ sở khoa học. Cha mẹ nên lắng nghe một cách lịch sự, nhưng đừng vội vã áp dụng cho trẻ mà nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có thông tin chính xác về sự tăng trưởng, phát triển của con mình, cũng như nắm được những dấu mốc phát triển chung của trẻ ở giai đoạn này.Thời gian ngủ của trẻ:Em bé 2 tháng tuổi sẽ ngủ rải rác 3 - 4 lần vào ban ngày, với tổng thời gian khoảng 4 - 8 giờ, thêm giấc ngủ ban đêm kéo dài 8 - 10 giờ (không nhất thiết ngủ liền một mạch trong đêm), như vậy trung bình trẻ sẽ ngủ từ 14 - 16 giờ mỗi ngày. Quan tâm đến sức khỏe của bé thường xuyên Vaccin cho trẻ sơ sinh ở tuần thứ 8:Đây là thời điểm trẻ sẽ cần sử dụng khá nhiều vắc xin, như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, phế cầu, rotavirus,... Mặc dù trẻ sẽ quấy khóc khi tiêm, nhưng cha mẹ không nên vì sợ con đau mà từ chối sử dụng vắc xin, bởi vắc xin sẽ bảo vệ cho đứa trẻ trước những căn bệnh nguy hiểm trong cuộc đời sau này của trẻ.Lựa chọn cũi cho trẻ:Cũi cho trẻ phải đảm bảo hoàn toàn nhẵn, không có bất kỳ một yếu tố nào có thể gây tổn hại hoặc nguy hiểm cho trẻ (bề mặt nhẵn, không có cạnh sắc nhọn, không có khu vực nào thô ráp, phần liên kết giữa các bộ phận cũi chắc chắn, hoàn toàn không có đinh, ốc,... hay bất cứ vật gì trồi lên có thể làm trẻ bị thương).Nệm đặt trong cũi phải vừa với lòng cũi, có thể kiểm tra nhanh bằng cách đặt hai ngón tay vào khoảng trống giữa nệm và thành cũi, nếu vẫn còn thừa chỗ trống thì tấm nệm chưa đạt kích thước phù hợp. Cha mẹ lưu ý chỉ cần đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa trên nệm là đủ, không được thêm bất kì vật dụng gì (chăn, gối, đồ chơi...) lên tấm nệm trẻ nằm nhằm tránh các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ trong khi ngủ.Khi trẻ quấy khóc:Khi trẻ quấy khóc có thể sử dụng nhiều cách để dỗ trẻ như sử dụng đồ chơi, trò chuyện với trẻ, đung đưa trẻ nhẹ nhàng,... Tuy nhiên khi dỗ trẻ ngủ cha mẹ nên lưu ý chỉ dỗ đến khi trẻ bắt đầu buồn ngủ thì đặt trẻ vào cũi để trẻ tự tiếp tục giấc ngủ, không nên dỗ đến khi trẻ ngủ hoàn toàn bởi trẻ sẽ khó tự ngủ sau này.Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ:Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là vấn đề thường xuyên gặp phải, với các biểu hiện là các ban ngứa, các mụn nhỏ chứa dịch có thể vỡ ra và giải phóng dịch bên trong. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ mặt rồi lan ra toàn thân, khiến trẻ khó chịu. Viêm da cơ địa thường sẽ hết khi trẻ được 18 tháng tuổi. Để làm dịu những triệu chứng khó chịu ở trẻ, có thể nhẹ nhàng bôi cho trẻ một lớp dưỡng ẩm sau khi tắm bằng nước ấm nhẹ (lúc này da trẻ còn ẩm), sau đó đặt trong phòng trẻ một máy phun sương làm ẩm. Nếu không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ định điều trị thích hợp.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.Bác sĩ Đặng Huy Toàn đã có nhiều năm kinh nghiệm Nhi khoa và Sơ sinh, đặc biệt về các bệnh lý hô hấp trẻ em. Bác sĩ Đặng Huy Toàn nguyên là trưởng khoa nhi bệnh viện 22.12 và trưởng khoa Nội nhi bệnh viện Tâm Trí Nha Trang. Hiện tại, là Bác sĩ tại Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; whattoexpect.com Hướng dẫn chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cay-moc-hoa-trang-co-tac-dung-gi-vi
Cây mộc hoa trắng có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền, cây mộc hoa trắng là một vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng hữu ích đến tình trạng sức khỏe. Một vài công dụng phổ biến phải kể đến như điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa: tiêu chảy, lỵ amip, viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa... 1. Cây mộc hoa trắng là loại cây gì? Cây mộc hoa trắng thuộc họ Trúc đào, có tên khoa học là Holarrhena antidysenteria Wall. Trong dân gian, có một số cách gọi khác cho loại cây này như cây Sừng trâu, Mức lá to, Mộc vài, Thừng mực lá to, Mức hoa trắng,...Mộc hoa trắng là một vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng hữu ích đến sức khỏe con người. Phân bố của loài cây này khá rộng rãi, xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, có một số nơi phổ biến vị thuốc này như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... Tại Việt Nam, cây mọc nhiều tại các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn... và một số các tỉnh miền Trung.Hạt và vỏ cây của mộc hoa trắng là hai bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, lá cây cũng có nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị hiệu quả.Cây nở hoa từ tháng 3 đến tháng 7, quả bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 6 đến tháng 12. Thời điểm thu hoạch hạt thích hợp nhất là khi quả đã chín già lúc mùa đông. Sau khi hái, có thể dùng dạng tươi để điều trị hoặc đi phơi hay sấy khô để bảo quản được lâu hơn. Khi dược liệu được sơ chế khô, để giữ được lâu nhất cần đặt vào trong các túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. 2. Cây mộc hoa trắng có đặc điểm gì? Tùy thuộc vào dinh dưỡng tại nơi cây sinh sống mà Hoa mộc trắng có thể cao đến tận 13m và chu vi khoảng 1,1m. Đây là một loại cây bụi rụng lá, thân gỗ. Cành cây nhẵn hoặc có mang nhiều lông tơ màu đỏ. Bề mặt cành còn chứa nhiều bì khổng trắng, phần sẹo lá còn sót lại sẽ nổi hẳn lên.Lá cây có hình bầu dục, chiều dài khoảng 12-15cm, rộng khoảng 4-8cm. Phần đầu và đáy của lá có thể tròn hoặc nhọn. Mặt lá bóng có màu xanh lục nhạt. Lá của cây mộc hoa trắng mọc rất gần và đối nhau, nhìn như không có cuống lá và không có lá kèm.Hoa của cây có màu trắng, mọc thành từng chùm hình ngù trong kẽ lá hay đầu cành. Thùy đài hoa hình mác thuôn dài, đầu nhọn, có lông tơ. Mỗi đài hoa dài trung bình từ 2-3mm.Quả hình trụ, hình nang chia nhỏ, dài từ 15-45cm với đường kính 5-10mm. Quả mọc song song hai bên, thường một bên quả sẽ nhỏ hơn, trong có lõi có màu chấm trắng. Hạt hình thuôn dài, có đầu với lông nâu, thường dài từ 2-2,5 cm.Vì cùng thuộc họ Trúc đào nên cây mộc hoa trắng thường rất dễ bị nhầm lẫn với cây Lòng mức. Tuy nhiên, đặc điểm dược lý và đặc tính dược liệu của hai loại cây này không giống nhau nên không thể thay thế được nhau. Cây mộc hoa trắng với những chùm hoa màu trắng 3. Tác dụng của cây mộc hoa trắng Từ vỏ và hạt cây người ta đã chiết xuất các alkaloid có nhiều công dụng có ích như conessin, conesinidin, conkurchin, holarhenin, kurchine, holarrhemine... Trong vỏ cây chứa 2% các alkaloid trong có consenin. Conessin là alkaloid gây tác dụng dược lý chính của cây và chiếm 2% hoạt chất trong vỏ cây. Trong hạt có từ 36-40% dầu và 0,025% alkaloid.Với thành phần hóa học đa dạng và có dược tính cao như trên, cây mộc hoa trắng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý.3.1. Chống tiêu chảyTác dụng lên các bệnh đường tiêu hóa là một tác dụng phổ biến của cây mộc hoa trắng được nhiều người biết đến và áp dụng.Theo nghiên cứu trên ba chủng vi khuẩn E.coli, nước sắc từ vỏ cây có hoạt tính chống tiêu chảy. Ngoài ra, cây còn có khả năng ức chế sự sản xuất và bài tiết độc tố của vi khuẩn trong ruột, giảm độc lực của các chủng vi khuẩn gây độc tố ruột. Do đó,mộc hoa trắng có tác động hiệu quả lên nhiều giai đoạn tiêu chảy.Ngoài các chủng E.coli, nước sắc từ cây mộc hoa trắng còn có tác dụng lên nhiều vi khuẩn khác như lỵ, tụ cầu,.. giúp ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng.3.2. Chống ký sinh trùngConessin có trong vỏ cây và hạt của cây mộc hoa trắng có khả năng diệt trừ giun, lỵ amip, tác dụng đến cả kén của ký sinh trùng. Để có được hiệu quả như vậy nhờ vào khả năng ức chế tăng trưởng, khử trùng và chống ăn mòn của Conessin. Hiệu lực tương tự như emetin nhưng ít độc, tác dụng đến nhiều dạng ký sinh trùng và dễ sử dụng hơn.3.3. Giảm tình trạng đái tháo đườngChiết xuất etanolic từ hạt mộc hoa trắng được nghiên cứu rộng rãi về hoạt tính giảm tình trạng đái tháo đường. Với liều từ 250 -300 mg/kg, dịch chiết của nó thể hiện sự ức chế hoạt động của alpha glycosidase. Do đó làm giảm sự hấp thụ carbohydrate từ ruột, ngăn cản sự tăng đường huyết sau ăn. Hoạt lực này được so sánh tương đương với acarbose.Ngoài hạt, chiết xuất từ lá mộc hoa trắng cũng có đặc tính giảm nguy cơ đái tháo đường khi dùng trong 21 ngày liên tục ở liều 400 mg/kg. Tác dụng này có thể so sánh với glibenclamide ở liều lượng 5 mg/kg khi dùng đường uống.3.4. Chống ung thưTrong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, tác dụng gây độc tế bào của chiết xuất từ lá mộc hoa trắng có khả năng chống lại 14 dòng tế bào ung thư ở người. Các dòng tế bào này xuất phát từ 9 loại mô khác nhau gồm vú, ruột , cổ tử cung, hệ thần kinh trung ương, phổi, gan, miệng, buồng trứng, tuyến tiền liệt.Tác dụng này vẫn đang được nghiên cứu với nhiều giai đoạn chiết xuất khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng, phân đoạn hòa tan các hoạt chất của cây trong cloroform cho khả năng chống ung thư cao nhất trên các dòng tế bào ung thư ở người3.5. Các tác dụng khácỞ Ayurveda và Ấn Độ, loại cây này còn được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến rối loạn máu, sốt, vàng da, thiếu máu... Ngoài ra, mộc hoa trắng còn có thể gây hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, chống co thắt, chống oxy hóa, kích thích sự co bóp ruột và tử cung... Mộc hoa trắng có một số công dụng trị bệnh trong Y học cổ truyền 4. Mộc hoa trắng có gây hại gì không? Các hoạt chất alkaloid được chiết xuất từ cây mộc hoa trắng khá lành tính. Tuy nhiên, với liều cao conessin có thể gây liệt trung tâm hô hấp. Chất có tác dụng gây tê tại chỗ khi tiêm. Tuy nhiên, kèm theo đó là hiện tượng hoại thư. Vì vậy, bài thuốc này không được dùng làm thuốc gây tê trong y tế.Các nghiên cứu về tác dụng gây độc trên nguyên bào xương và nguy cơ ngộ độc cấp tính qua đường uống đã được thực hiện ở chuột. Các kết quả cho thấy không có độc tính tế bào nào được ghi nhận lên đến liều 16 μg/ml và tất cả các loại chiết xuất từ hạt mộc hoa trắng đều an toàn đến 2000mg/ kg ở chuột. Theo một báo cáo khác cũng được thực hiện trên chuột có kết luận chiết xuất ethanolic từ cây an toàn lên đến 3000 mg/kgMặt khác, thành phần dịch chiết etanolic của cây tạo phức hợp gây độc cho gan chuột khi dùng ở liều 270 và 530 mg/kg/ngày (thấp hơn 10 và 20 lần so với liều dùng cho người). Tác dụng này xảy ra khi dùng trong thời gian dài, liên tục trên 3 tháng. Do đó, người ta cho rằng nên tránh dùng quá liều và kéo dài để ngăn ngừa các tác dụng phụ gây độc gan của các hoạt chất.Mộc hoa trắng là dược liệu khá an toàn và dễ sử dụng, mang lại hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh các tác dụng không mong muốn đã nghiên cứu được thì việc sử dụng các hoạt chất từ cây này có hai lưu ý lớn:Cực kỳ thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏKhông dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nếu chưa được bác sĩ cho phép. 5. Liều dùng và các bài thuốc về mộc hoa trắng 5.1. Liều dùngVới các công dụng hữu ích nêu trên, các chiết xuất từ cây mộc hoa trắng được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu ở dạng cao lỏng hay thuốc bột. Một số khuyến cáo về liều lượng thuốc tùy thuộc vào các dạng hoạt chất khác nhau như:Cồn từ hạt: Khoảng 2 - 6g/ngàyBột từ hạt: Khoảng 3 - 6g/ngàyCao lỏng: Khoảng 1 - 3g/ngàyBột từ vỏ: Khoảng 10g/ngày5.2. Các bài thuốc phổ biếnMột số bài thuốc cổ truyền chữa bệnh từ dược liệu của cây mộc hoa trắng được sử dụng phổ biến hiện nay như:Bài thuốc chữa viêm đại tràngBài thuốc 1: Cần chuẩn bị vỏ cây mộc hoa trắng với lượng tùy ý. Đem đi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 10g sắc chung với nước để uống khi còn ấm.Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị phần hạt của mộc hoa trắng. Cũng đem tán dược liệu thành bột rồi mỗi ngày lấy khoảng 10 -15g sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày có thể uống nhiều lần và cần duy trì trong thời gian dài.Bài thuốc chữa bệnh lỵChuẩn bị: Phần vỏ cây mộc hoa trắng với lượng tùy ý.Thực hiện: Đem phơi khô dược liệu rồi đi tán thành bột mịn. Có thể sắc với nước hoặc hòa với nước sôi ấm uống mỗi ngày 10 – 15g. Dùng liên tục và đều đặn đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tac-dung-phu-cua-hoa-tri-20221104150245581.htm
20221104
Tác dụng phụ của hóa trị
Tế bào ung thư có xu hướng phát triển nhanh và thuốc hóa trị sẽ giết chết các tế bào phát triển nhanh. Nhưng vì những loại thuốc này đi khắp cơ thể, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào bình thường, khỏe mạnh đang phát triển nhanh. Tổn thương các tế bào khỏe mạnh gây ra các phản ứng phụ. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, một số loại thuốc hóa trị có thể làm hỏng các tế bào ở tim, thận, bàng quang, phổi và hệ thần kinh. Đôi khi, bạn có thể dùng thuốc cùng với hóa trị để giúp bảo vệ các tế bào bình thường của cơ thể. Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị để giúp giảm bớt các tác dụng phụ. Ảnh: Fussion Associate. Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ rất khác nhau ở mỗi người. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn các loại thuốc để giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ trước khi chúng xảy ra. Một số loại thuốc hóa trị gây ra các tác dụng phụ lâu dài, như tổn thương tim hoặc thần kinh hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nhiều người không gặp vấn đề lâu dài từ hóa trị. Tác dụng phụ kéo dài bao lâu? Nhiều tác dụng phụ biến mất khá nhanh, nhưng một số có thể mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm để biến mất hoàn toàn. Đây được gọi là những hiệu ứng muộn. Đôi khi các tác dụng phụ có thể kéo dài suốt đời, chẳng hạn như khi hóa trị gây tổn thương lâu dài cho tim, phổi, thận hoặc cơ quan sinh sản. Một số loại hóa trị đôi khi gây ra tác dụng chậm, chẳng hạn như ung thư thứ hai có thể xuất hiện nhiều năm sau đó. Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị là gì? Hầu hết mọi người đều lo lắng về việc liệu họ có bị tác dụng phụ của hóa trị liệu hay không, và nếu có, họ sẽ như thế nào. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến do hóa trị liệu: - Mệt mỏi. - Rụng tóc. - Dễ bị bầm tím và chảy máu. - Nhiễm trùng. - Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp). - Buồn nôn và nôn. - Thay đổi cảm giác thèm ăn. - Táo bón. - Bệnh tiêu chảy. - Các vấn đề về miệng, lưỡi và cổ họng như lở loét và đau khi nuốt. - Bệnh thần kinh ngoại biên hoặc các vấn đề thần kinh khác, chẳng hạn như tê, ngứa ran và đau. - Những thay đổi về da và móng như khô da và thay đổi màu sắc. - Thay đổi nước tiểu và bàng quang và các vấn đề về thận. - Thay đổi trọng lượng. - Thay đổi tâm trạng. - Thay đổi ham muốn tình dục và chức năng tình dục.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-gan-1500-san-pham-my-pham-khong-ro-nguon-goc-dang-tuon-ra-thi-truong-tieu-thu-20181117162230875.htm
1500
Phát hiện gần 1.500 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đang tuồn ra thị trường tiêu thụ
Ngày 17/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết, đơn vị vừa phát hiện, xử lý gần 1.500 sản phẩm về mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo đó, vào chiều 16/11, tổ công tác của Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện bà Nguyễn Thị Lệ Quyên (39 tuổi, ngụ phường Thành Nhất, TP.Buôn Ma Thuột) đang điều khiển xe máy lưu thông trên đường Hà Huy Tập (phường Tân Lợi) chở theo 2 thùng hàng có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra. Tại đây, tổ công tác phát hiện bên trong thùng hàng có chứa 180 hộp có dán nhãn kem dưỡng trắng da Q-Lady. Thời điểm này, bà Quyên cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số hàng trên. Qua đấu tranh, bà Quyên khai nhận số hàng này bà được ông Bùi Văn Tuyên (28 tuổi) – Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Q-Lady (trụ sở tại 68A Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột) thuê chở đi gửi xe khách về huyện Krông Năng cho khách hàng. Tiến hành làm việc với ông Tuyên tại công ty, ông này thừa nhận ngoài những sản phẩm giao cho bà Quyên, công ty còn có 1.300 sản phẩm mỹ phẩm các loại mang nhãn hiệu Q-Lady như: Kem dưỡng trắng da mặt, kem dưỡng ẩm, sữa tắm trắng, xịt dưỡng trắng phun sương cũng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Cơ quan chức năng xác định, công ty của ông Tuyên thường nhập các mặt hàng mỹ phẩm trên từ TP.Hồ Chí Minh với giá 50.000 – 60.000 đồng/hộp. Sau đó, dùng trang Facebook đăng quảng cáo bán lại với giá từ 270.000 – 350.000 đồng/hộp để kiếm lời. Hiện cơ quan chức năng đã niêm phong lô sản phẩm và gửi mẫu đi trưng cầu giám định để làm căn cứ xử lý vụ việc theo quy định pháp luật. Thúy Diễm
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dieu-tri-gu-veo-cot-song-kip-thoi-bao-ve-tuong-lai-cho-tre-20240517192051389.htm
20240517
Điều trị gù vẹo cột sống kịp thời, bảo vệ tương lai cho trẻ
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời gù vẹo cột sống mang ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ vẹo cột sống vô căn ước tính chiếm khoảng 2% trong cộng đồng. Hưởng ứng tháng 6 hàng năm là tháng hướng về bệnh cong cột sống, ngày 13/5, AloBacsi phối hợp cùng Medtronic Việt Nam tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Nhận biết, điều trị sớm gù vẹo cột sống - trẻ tự tin viết tiếp tương lai" với sự tham dự của TS.BS. Phan Trọng Hậu - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình Cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội và TS.BS.CK2 Võ Quang Đình Nam - Chủ tịch Liên chi hội Chỉnh hình Nhi TPHCM, Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Chương trình đã mang đến những thông tin y khoa hữu ích về bệnh gù vẹo cột sống, căn bệnh đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên lứa tuổi học đường. Đừng để gù vẹo đánh mất tương lai khỏe đẹp của con TS.BS.CK2 Võ Quang Đình Nam cho biết, cột sống của trẻ em không phải cột sống người lớn thu nhỏ, mà là cột sống đang phát triển và định hình cho sự trưởng thành của trẻ sau này. Do vậy nếu không kịp thời can thiệp khi có dấu hiệu bất thường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lâu dài của trẻ. Về tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm gù vẹo cột sống, TS.BS. Phan Trọng Hậu cho biết, gù vẹo cột sống ở ngưỡng bệnh lý không chỉ gây hạn chế vận động của hệ thống cơ xương mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch, phổi và các tạng bên trong. Những vấn đề này còn tác động lớn đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng, hệ lụy trong tương lai. Trên thế giới có 2-3% trẻ vị thành niên bị gù vẹo cột sống, nhưng chỉ 10% bệnh nhân trong số đó được chẩn đoán và chữa trị. Điều đáng ngại là phụ huynh, cộng đồng chưa nhận thức đúng đắn về tình trạng này. Những trường hợp gù vẹo cột sống từ nhỏ không điều trị đến khi trở thành người trưởng thành, điều trị khó khăn hơn. Bởi càng lớn tuổi, nguy cơ gù vẹo cột sống càng nặng hơn, kèm theo cấu trúc xương bị biến dạng theo, rất cứng khiến việc nắn chỉnh khó khăn, tăng nguy cơ tổn thương thần kinh. Nhận biết và điều trị gù vẹo cột sống cho trẻ đúng cách Chẩn đoán gù vẹo cột sống phải dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng. Theo TS. Nam, về mặt sinh lý, cột sống có mức độ gù và ưỡn nhất định, bình thường từ 12-40 độ. Ở độ gù 30 độ, bố mẹ thấy trẻ cong lưng, ngực xấu nên đến bác sĩ tư vấn. Khi mức độ gù vượt quá 40 độ, trẻ có thể có triệu chứng đau, thẩm mỹ xấu hơn cần theo dõi điều trị. Nếu trẻ gù sinh lý, không đau, không biến dạng cột sống chỉ cần theo dõi. Tình trạng gù tăng dần có thể còn là cảnh báo sự bất thường của đốt sống. Góc gù trên 40 độ nên áp dụng chế độ tập luyện, sử dụng áo nẹp để giúp giữ trẻ ở tư thế cần thiết. Nếu không mang áo nẹp, tình trạng gù có thể vượt qua ngưỡng 55-60 độ. Khi đó, có thể sẽ cần phải phẫu thuật vì ảnh hưởng nhiều đến thể chất người bệnh. Thường ở độ gù 30 độ, trẻ cong lưng, ngực xấu. Với vẹo cột sống, bố mẹ quan sát thấy người của trẻ lệch sang một bên, 2 vai không bằng nhau, lồng ngực thay đổi bên cao bên thấp, nhìn trực diện phía sau thấy đường cong hình chữ C hoặc chữ S. "Vẹo cột sống dưới 20 độ chỉ cần theo dõi từ 20 độ trở lên, ở lứa tuổi đang phát triển cần kìm tốc độ vẹo lại, bằng cách sử dụng áo nẹp. Vẹo cột sống vượt qua 40-45 độ có thể phải phẫu thuật, nếu không vẹo diễn tiến nặng lên; vẹo lên 60-70 độ là đã rất trầm trọng", TS. Nam lưu ý. "Ở nhóm 20-30 tuổi, tủy sống nằm trong ống sống đã ổn định, nắn chỉnh nguy cơ liệt là tổn thương đáng sợ nhất trong phẫu thuật cột sống. Bệnh nhân càng lớn tuổi, càng cố nắn chỉnh, nguy cơ tổn thương thần kinh càng dễ xảy ra. Vì thế, các trường hợp gù vẹo cột sống cần can thiệp nên phẫu thuật sớm, từ 16-17 tuổi để mang lại hiệu quả tốt nhất, giảm nguy cơ biến chứng", TS. Nam cho biết. "Tỷ lệ thành công phẫu thuật khá cao, nhất là khi trẻ được phát hiện điều trị sớm, mức độ an toàn tốt. Thường vẹo cột sống vô căn, tỷ lệ tai biến, biến chứng ít hơn vẹo cột sống bẩm sinh. Nhiều bệnh nhân sau can thiệp kết quả tốt, bệnh nhân vui vẻ, thậm chí có những thay đổi về nhận thức xã hội, nghề nghiệp, thói quen, tư duy…", TS. Hậu thông tin. Cùng với sự tiến bộ của y học, Việt Nam hiện có nhiều bệnh viện điều trị tốt bệnh lý này như 108, Việt Đức, Bạch Mai, Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, Nhi đồng 1 và 2… Cùng chung quan điểm, TS. Hậu và TS. Nam khuyến cáo, để trẻ có cột sống khỏe, cần tăng cường vận động và vận động ở mức độ vừa phải, tránh thói quen tư thế xấu, ngồi không thẳng lưng… Gù vẹo cột sống ở trẻ chủ yếu do vô căn, vì thế khi phát hiện bất thường về hình thể cần cho trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
https://vnvc.vn/mui-tiem-khong-co-trong-tiem-chung-mo-rong/
25/04/2024
10 mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng quan trọng cần tiêm
Những mũi tiêm không có trong Tiêm chủng mở rộng như cúm, thủy đậu, dại, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu,… rất quan trọng cần phải tiêm sớm, tiêm đầy đủ đúng lịch để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, biến chứng cao nhưng chưa được phòng ngừa từ tiêm chủng mở rộng. BS Hà Mạnh Cường, Quản lý Y khoa Vùng 3 – miền Trung – Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Bên cạnh 12 loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vẫn còn hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện có tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC nhưng chưa được các gia đình quan tâm và đưa trẻ đến tiêm đầy đủ, khiến số trẻ mỗi năm bị lây nhiễm, nhập viện, thậm chí tử vong không ngừng gia tăng”. Mục lụcVì sao cần tiêm các mũi nằm ngoài tiêm chủng mở rộng?Những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng1. Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu2. Vắc xin phòng bệnh Rotavirus3. Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn4. Vắc xin phòng bệnh cúm5. Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung (HPV)6. Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella7. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu8. Vắc xin phòng viêm gan A, viêm gan A+B9. Vắc xin phòng thương hàn10. DạiCần lưu ý gì khi tiêm các mũi không có trong tiêm chủng mở rộng?Giải đáp một số thắc mắc thường gặp1. Chi phí tiêm các mũi ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng có đắt không?2. Tiêm các mũi ngoài TCMR ở đâu tốt?3. Các mũi tiêm ngoài TCMR có cần tiêm đúng lịch không?Vì sao cần tiêm các mũi nằm ngoài tiêm chủng mở rộng? Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt, thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin dự phòng giảm hàng chục đến hàng trăm lần. Điển hình như bệnh đậu mùa được thanh toán vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, bệnh bại liệt được thanh toán vào năm 2000, uốn ván sơ sinh được thanh toán năm 2005,… Tuy nhiên, còn khá nhiều vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng. Tính đến tháng 3/2024 có 12 loại vắc xin cố định trong chương trình miễn phí này, tập trung vào phòng các bệnh truyền nhiễm cơ bản trong những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam có đến hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trẻ cần được phòng ngừa ở mỗi giai đoạn của cuộc đời. Mặt khác, lịch tiêm chủng của chương trình TCMR là cố định, gây khó khăn cho nhiều gia đình muốn tiếp cận vắc xin. Những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng 1. Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu ca viêm màng não do não mô cầu, trong đó có 135.000 bệnh nhân tử vong. Khoảng 500.000 ca bệnh được ghi nhận và 50.000 trường hợp tử vong do vi khuẩn não mô cầu. Tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu dao động từ 1-5 người/100.000 dân. Bệnh viêm màng não do não mô cầu phổ biến nhất ở lứa tuổi tiền học đường. Có 50-60% trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu xảy ra ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Các trường hợp còn lại xảy ra ở thanh thiếu niên, thanh niên và người trưởng thành từ 25-30 tuổi. Đây là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất nước ta, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim… Trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là 2 bệnh cảnh thường gặp có khả năng dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ. Có đến 20% bệnh nhân sống sót sau viêm màng não do não mô cầu chịu di chứng cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ… Viêm màng não do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất nước ta, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm Chủ động phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu bằng vắc xin ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và những biến chứng, di chứng nặng nề do bệnh mang lại. Tuy nhiên đây là một trong những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu được lưu hành tại Việt Nam như: Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B: Bexsero (Ý) Vắc xin Bexsero là loại vắc xin đa thành phần (tái tổ hợp, hấp phụ) do hãng dược phẩm Glaxosmithkline – GSK sản xuất, được chỉ định để chủng ngừa cho trẻ và người lớn từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi (chưa đến sinh nhật 51 tuổi) với hiệu quả lên đến 94% phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B. Đối với người khỏe mạnh Trẻ từ 2 tháng tuổi đến < 6 tháng tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi nhắc được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Trẻ từ tròn 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi nhắc được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng. Trẻ từ tròn 1 tuổi đến dưới 2 tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi nhắc được khuyến cáo cách mũi 2 tối thiểu 12 tháng. Trẻ từ tròn 2 tuổi đến 50 tuổi có lịch tiêm 2 mũi cơ bản: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng Đối với người có nguy cơ mắc viêm màng não do não mô cầu cần đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng để bác sĩ chỉ định phác đồ tiêm phù hợp. Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm A, C, Y, W Vắc xin Menactra được sản xuất tại Mỹ, bởi hãng vắc xin hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56) phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW do các nhóm huyết thanh A,C,Y, W-135 gây ra. Đối với người khỏe mạnh Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 3 tháng Mũi tiêm nhắc: cho Khách hàng từ 15 đến < 56 tuổi Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56): Mũi 1: lần đầu tiên Mũi 2 (mũi nhắc): cách mũi 1 ít nhất 4 năm (cho người từ 15 đến 55 tuổi) Đối với người có nguy cơ mắc viêm màng não do não mô cầu Trẻ dưới 7 tuổi: 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 2 tháng Tiêm 1 mũi nhắc sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 3 năm Sau đó mỗi 5 năm Người tròn 7 tuổi trở lên và người lớn: 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 2 tháng Sau đó mỗi 5 năm 2. Vắc xin phòng bệnh Rotavirus Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, trước khi có vắc xin, mỗi năm Rotavirus khiến 400.000 trẻ mắc bệnh, hơn 200.000 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy cấp, trong số đó có 20-60 trẻ tử vong. Tại Việt Nam, có đến 56% số trẻ nhập viện tiêu chảy cấp là do nhiễm Rotavirus. Hằng năm, số trẻ dưới 5 tuổi tử vong do Rotavirus chiếm từ 4-8% trên tổng số ca tử vong do mọi nguyên nhân. [1] Mỗi năm, Rotavirus khiến 400.000 trẻ mắc bệnh, hơn 200.000 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy cấp Từ khi có vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus đã ngăn ngừa 40.000-50.000 ca nhập viện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Hoa Kỳ. Nhờ miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ lớn và người trưởng thành không được chủng ngừa cũng đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus được lưu hành tại Việt Nam bao gồm: Vắc xin Rotateq (Mỹ) Là vắc xin sống giảm độc lực được nghiên cứu và phát triển bởi Meck Sharp and Dohme (MSD) – Mỹ, vắc xin Rotateq được chỉ định phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus cho trẻ từ 7,5 tuần tuổi, với lịch uống cụ thể như sau: Uống 3 liều, các liều cách nhau tối thiểu 4 tuần: Liều đầu tiên khi trẻ được 7.5 tuần đến tròn 12 tuần tuổi. Cần hoàn thành phác đồ muộn nhất đến trước 32 tuần. Vắc xin Rotarix (Bỉ) Là vắc xin sống, giảm độc lực được nghiên cứu và phát triển bởi GlaxoSmithKline (Bỉ), vắc xin Rotarix được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi với lịch uống cụ thể như sau: Uống 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần. Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc 6 tuần tuổi. Cần hoàn thành phác đồ muộn nhất đến trước 24 tuần (6 tháng tuổi). Vắc xin Rotavin (Việt Nam) Là vắc xin sống giảm độc lực được nghiên cứu và sản xuất bởi Polyvac – Việt Nam, vắc xin Rotavin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Có lịch uống 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần: Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc 6 tuần tuổi. Cần hoàn thành phác đồ muộn nhất đến trước 6 tháng. 3. Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn Mỗi năm trên thế giới có khoảng nửa triệu trẻ em tử vong bởi các bệnh do phế cầu khuẩn. Tại Hoa Kỳ, viêm phổi do phế cầu khuẩn khiến 150.000 người nhập viện, với tỷ lệ tử vong là 5-7% (hay 1 trong 20 người mắc bệnh). Tỷ lệ tử vong thậm chí cao hơn ở người lớn trên 65 tuổi hay ở người có bệnh lý nền mạn tính. [2] Viêm màng não do phế cầu khuẩn khiến 1 trên 6 người mắc bệnh tử vong. Viêm màng não do phế cầu có tỷ lệ tử vong cao, nếu may mắn sống sót người bệnh có thể chịu những di chứng như điếc, mù, động kinh, liệt, chậm phát triển trí tuệ… Viêm phổi do phế cầu thường gặp ở trẻ em và người lớn trên 65 tuổi, bệnh tiến triển nhanh, nguy cơ biến chứng cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng huyết khiến 1 trên 8 người bệnh tử vong. Những người có miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch (do HIV) dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường. Người bệnh có thể sốt, rét run, đau đầu, sốc nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong. Có đến 80% trẻ dưới 3 tuổi bị viêm tai giữa do phế cầu ít nhất 1 lần. Hơn ⅓ trong số đó nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh được đánh giá hiệu quả nhất cho trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ khác. Đây là mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn lưu hành tại Việt Nam, gồm: Vắc xin Synflorix (Phế cầu 10-Bỉ) Vắc xin Synflorix phòng 10 chủng vi khuẩn phế cầu gây hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp,… cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6. Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi có lịch tiêm: * Lịch tiêm gồm 4 mũi: Mũi 1: vào 2 tháng tuổi. Mũi 2: vào 3 tháng tuổi. Mũi 3: vào 4 tháng tuổi. Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Hoặc: Mũi 1: vào 2 tháng tuổi. Mũi 2: vào 4 tháng tuổi. Mũi 3: vào 6 tháng tuổi. Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi 3. Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 7-11 tháng tuổi có lịch tiêm: *Liệu trình tiêm gồm 3 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng. Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng. Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm: *Liệu trình tiêm gồm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1. Vắc xin Prevenar 13 (Phế cầu 13-Bỉ) Phòng các bệnh phế cầu xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn do 13 chủng phế cầu khuẩn gây ra. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn. Đây là vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng. Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng. Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng. Mũi 4 (mũi nhắc lại): tối thiểu 8 tháng kể từ mũi thứ 3 (Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi). Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 3 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng. Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng. (Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi) Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng. Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi. 4. Vắc xin phòng bệnh cúm Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm. Mỗi năm có khoảng 5-10% người lớn, 15-42% trẻ em trên toàn cầu nhiễm cúm, khoảng 250.000-500.000 người tử vong trong số đó. Tại Việt Nam mỗi năm, trung bình có khoảng 800.000 người mắc cúm ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cúm nguy hiểm bởi khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, qua các giọt bắn, nước bọt, dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Mỗi năm có khoảng 5-10% người lớn, 15-42% trẻ em trên toàn cầu nhiễm cúm, khoảng 250.000-500.000 người tử vong trong số đó Bệnh cúm thường diễn tiến nhẹ từ 2-7 ngày, tuy nhiên ở những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, hay người mắc bệnh nền về tim, phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa có thể diễn tiến nặng thành viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí viêm não dẫn đến tử vong. Virus cúm còn có thể tấn công tim mạch gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim. Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh, mắc bệnh vào 3 tháng giữa thai kỳ có thể sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc dị tật, mắc bệnh vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai có thể chết lưu. Vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ em và người lớn mỗi năm 1 lần, do virus cúm biến đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hằng năm. Tiêm vắc xin cúm hằng năm giúp cơ thể được bảo vệ trước những chủng virus cúm mới nhất. Hiện nay, nước ta chủ yếu lưu hành 2 loại vắc xin phòng cúm tứ giá và đây cũng là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng, bao gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp) Vắc xin Vaxigrip Tetra được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp), phòng được 4 chủng virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, với lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hằng năm. Trẻ từ 9 tuổi trở lên: tiêm 1 mũi và nhắc lại hằng năm. Influvac Tetra (Hà Lan) Vắc xin Cúm Tứ giá Influvac Tetra có khả năng phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria), được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm. Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. 5. Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung (HPV) HPV lây truyền qua đường tình dục phổ biến với gần 700 triệu người đang nhiễm virus trên toàn thế giới. Có khoảng 200 chủng, trong đó có 40 chủng lây truyền qua đường sinh dục và 15 chủng nguy cơ cao gây ung thư. HPV là nguyên nhân của 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung, 90% ca ung thư hậu môn và cổ tử cung, 70% ca ung thư âm đạo, âm hộ, 70% ung thư vòm họng và 60% ca ung thư dương vật. Ngoài ra, HPV còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh da liễu như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Nhiều người cho rằng HPV chỉ gây bệnh ở nữ giới, còn nam giới thì không cần đề phòng. Thực tế, HPV có thể gây bệnh ở cả hai giới, với khả năng gây bệnh là tương đương. Xác xuất nhiễm HPV trung bình ở nam giới là 91%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 85%. Mặt khác, hiện HPV ở nam giới vẫn chưa có các phương pháp tầm soát, phát hiện các bệnh liên quan đến ung thư do HPV, dễ lây nhiễm cho nhiều bạn tình, chẩn đoán trễ, tỷ lệ tử vong cao. Vắc xin phòng HPV được khuyến cáo cho trẻ em trai, trẻ em gái, nam và nữ giới từ 9-45 tuổi có hiệu quả lên đến 90% khi phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, mụn cóc sinh dục. Đây cũng là một trong những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin phòng HPV lưu hành tại Việt Nam gồm 2 loại: Gardasil 9 tiêm cho cả 2 giới nam nữ, cộng đồng LGBT và trẻ em từ 9 đến 45 tuổi; phòng được 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58), hiệu quả bảo vệ 90%. Trẻ từ 9-14 tuổi có thể tiêm Gardasil 9 với phác đồ 2 mũi cách nhau 6 tháng. Gardasil phòng 4 chủng HPV (6, 11, 16, 18) tiêm cho nữ giới và trẻ em gái từ 9-26 tuổi, với phác đồ 3 mũi trong 6 tháng. 6. Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella Sởi, quai bị, rubella là 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây những tổn thương nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh. Bệnh sởi: triệu chứng khởi phát đặc trưng gồm ban toàn thân, ho, sốt, chảy mũi,… Người bệnh có thể gặp biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não và tử vong. Bệnh quai bị: đặc trưng bởi triệu chứng sưng đau vùng tai, khó nhai, đau đầu, đau nhức người,… Biến chứng quai bị có thể ảnh hưởng đến thính giác, gây điếc, viêm màng não, viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh trong tương lai. Bệnh Rubella: Phát ban toàn thân, sốt nhẹ, viêm khớp. Phụ nữ mang thai mắc Rubella con sinh ra có nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh khiến trí tuệ chậm phát triển hoặc dị tật. Sởi, quai bị, rubella là 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây những tổn thương nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh sởi-quai bị-rubella trong tiêm chủng dịch vụ gồm 2 loại: Vắc xin MMR II (Mỹ) và Priorix (Bỉ). Đây là các vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin MMR II (Mỹ) Là vắc xin sống giảm độc lực, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ). Vắc xin MMR-II phòng Sởi – Quai bị – Rubella dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trẻ từ 12 tháng tuổi – < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II) có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi. Trẻ từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1. Vắc xin Priorix (Bỉ) Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ, được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn. Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi: Phác đồ 3 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng. Mũi 3: cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi. Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi Phác đồ 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng. Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn Phác đồ 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng. Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. 7. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu Ở một số quốc gia, vắc xin phòng thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nên tỷ lệ bao phủ vắc xin rất cao, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Tại Việt Nam, vắc xin phòng thủy đậu chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ và cần tiêm phòng đủ 2 mũi do miễn dịch cộng đồng đối với thuỷ đậu còn thấp. Bệnh thuỷ đậu dễ mắc, dễ lây và dễ phát thành dịch gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như bội nhiễm da, viêm phổi, viêm gan nặng, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận… Người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, thai phụ có nguy cơ bệnh trở nặng và biến chứng, tử vong cao hơn nếu mắc bệnh. Ngoài ra, virus có thể “ngủ đông” trong nhiều năm, tại các tế bào thần kinh và tái hoạt động thành bệnh Zona thần kinh (hay giời leo) gây đau đớn cho người bệnh. Vắc xin phòng thủy đậu lưu hành tại Việt Nam hiện gồm 3 loại: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ). Đây là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Varivax (Mỹ) Là vắc xin sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin Varivax được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ). * Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi. * Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng. Varicella (Hàn Quốc) Là vắc xin sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đây là một trong các vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng. Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi. Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng. Varilrix (Bỉ) Là vắc xin sống giảm độc lực cho trẻ từ 9 tháng tuổi cho đến người lớn, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ. Trẻ từ 09 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1. Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. 8. Vắc xin phòng viêm gan A, viêm gan A+B Mặc dù hiếm gặp và không gây ung thư nhưng viêm gan A vẫn là một bệnh lý cần được quan tâm và phòng ngừa. Những người hơn 50 tuổi mắc viêm gan A hoặc các bệnh về gan khác có thể dẫn đến suy gan cấp tính, nghiêm trọng hơn là tử vong. Hiện Việt nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm gan A và 1 loại vắc xin phòng viêm gan A+B kết hợp và cũng là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng, gồm: Hai loại vắc xin phòng viêm gan A: Havax (Việt Nam) và Avaxim 80U (Pháp). Vắc xin viêm gan A+B: Twinrix (Bỉ) Vắc xin viêm gan A+B Twinrix (Bỉ) Vắc xin Twinrix phòng 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ. Đây là vắc xin không có trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trẻ từ 12 tháng – dưới 16 tuổi có lịch tiêm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 6 tháng sau mũi 1. Người từ 16 tuổi trở lên có lịch tiêm 3 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1. Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1 Vắc xin phòng viêm gan A Havax (Việt Nam) Vắc xin Havax phòng viêm gan A. Vắc xin được khuyến cáo chủng ngừa cho trẻ từ 24 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi, đặc biệt cho đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm virus như người du lịch đến những vùng có dịch, người làm công tác y tế, nhân viên xử lý nước thải,… Lịch tiêm bao gồm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 6 tháng sau mũi 1. Vắc xin phòng viêm gan A Avaxim 80U (Pháp) Vắc xin Avaxim 80U do tập đoàn dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất, được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi. Đây là 1 trong những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Lịch tiêm gồm 2 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên Mũi 2: 6 tháng sau mũi 1 9. Vắc xin phòng thương hàn Thương hàn ước tính gây ra 9 triệu ca bệnh và 110.000 tử vong hằng năm trên toàn thế giới. Bệnh chủ yếu gặp nhiều nhất ở độ tuổi 5-19. Bệnh có thể dẫn đến sốt cao, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, nôn mửa và tử vong trong một số trường hợp. Vắc xin thương hàn được khuyến cáo rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó ưu tiên cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn thường xuyên đi đến các vùng lưu hành dịch thương hàn. Ngoài ra, những người sống trong khu tập thể, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng thương hàn. Vắc xin phòng thương hàn Typhoid VI (Việt Nam) Vắc xin Typhoid VI được sản xuất tại Việt Nam, do Viện Pasteur Đà Lạt (DAVAC). Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn. Lịch tiêm 01 mũi. Tiêm nhắc: mỗi 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh. Vắc xin phòng thương hàn Typhim VI (Pháp) Typhim VI được chỉ định cho trẻ từ trên 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn. Lịch tiêm 01 mũi. Tiêm nhắc: mỗi 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh. 10. Dại Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ trong lịch sử nhân loại, với nguy cơ tử vong là 100% khi phát bệnh. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có 22 ca tử vong do dại, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm 2023, 100.000 người phải nhập viện điều trị do chó mèo cắn. Trong 10 năm trở lại đây (trừ 2 năm bùng phát đại dịch Covid-19), dại là căn bệnh có tỷ lệ tử vong đứng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm. Tuy đáng sợ, nhưng bệnh dại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Tuy nhiên, đây lại là những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin phòng dại tại Việt Nam bao gồm: Vắc xin Verorab (Pháp) Do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất, được chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc (28). Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm: Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi (*): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28 Tiêm 5 mũi (**) vào các ngày N0 – N3 – N7- N14 – N28 Lưu ý: (*) Con vật sống sau 10 ngày theo dõi (**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn. Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại. Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại: Tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3. Vắc xin Abhayrab (Ấn Độ) Chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc (28). Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm: Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi (*): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28 Tiêm 5 mũi (**) vào các ngày N0 – N3 – N7- N14 – N28 Lưu ý: (*) Con vật sống sau 10 ngày theo dõi (**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn. Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại: Tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3. Cần lưu ý gì khi tiêm các mũi không có trong tiêm chủng mở rộng? Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm thêm các mũi vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ để nâng cao khả năng bảo vệ, nhất là trong bối cảnh nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dù tiêm vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng hay trong tiêm chủng dịch vụ, người dân cần nắm rõ thông tin mỗi loại vắc xin, lưu ý trước và sau tiêm để đảm bảo an toàn và phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất của vắc xin. ⇒ Xem thêm: So sánh tiêm chủng mở rộng và dịch vụ: Lựa chọn nào phù hợp cho bạn? Giải đáp một số thắc mắc thường gặp 1. Chi phí tiêm các mũi ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng có đắt không? Tùy thuộc vào từng loại vắc xin và thời điểm tiêm phòng mà chi phí tiêm vắc xin sẽ khác nhau. Thực tế, chi phí điều trị bệnh và chăm sóc sau điều trị tốn kém gấp nhiều lần so với chi phí tiêm vắc xin, đó là chưa kể các tổn thất về tinh thần và tâm lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính cứ mỗi 1 đô la đầu tư vào tiêm chủng sẽ tiết kiệm được 16 đô la cho chi phí chăm sóc y tế. Do đó tiêm chủng là một phương thức đầu tư tài chính khôn ngoan và vô cùng tiết kiệm. 2. Tiêm các mũi ngoài TCMR ở đâu tốt? Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng vắc xin dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam đầu tư lớn với hàng trăm trung tâm dọc khắp đất nước. VNVC luôn nỗ lực cung ứng đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, với hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, từ các loại vắc xin có trong chương trình TCMR như vắc xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, sởi, bại liệt,… đến các loại chỉ có trong tiêm chủng mở rộng như vắc xin phòng thủy đậu, tiêu chảy do Rotavirus, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, phòng các bệnh ung thư mụn cóc sinh dục, sùi mào gà do HPV… Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng vắc xin dịch vụ uy tín, chất lượng được nhiều người dân lựa chọn Ngoài ra, VNVC còn là nơi đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất như: Vắc xin Bexsero phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B, vắc xin Menactra phòng Viêm màng não mô cầu ACYW, vắc xin Gardasil 9 phòng sùi mào gà, mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư do HPV ở cả nam và nữ, vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản, vắc xin Prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn,… Tất cả vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín hàng đầu thế giới, được bảo quản trong hệ thống kho lạnh chuẩn GSP, hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) giúp đảm bảo chất lượng vắc xin và an toàn cho Quý khách hàng sử dụng. VNVC còn cam kết bình ổn giá vắc xin trên toàn hệ thống, thường xuyên áp dụng các chương trình ưu đãi giá vắc xin, giúp nhiều người dân được tiếp cận với vắc xin. Để được tư vấn các vấn đề liên quan đến vắc xin và đặt lịch, Quý Khách hàng có thể liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc. 3. Các mũi tiêm ngoài TCMR có cần tiêm đúng lịch không? CÓ. Bất kỳ loại vắc xin nào dù trong TCMR hay tiêm chủng dịch vụ cũng cần tiêm chủng đủ mũi và đúng lịch để vắc xin phát huy được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Tiêm vắc xin trễ mũi hoặc bỏ sót có thể tạo ra lỗ hổng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Tóm lại, tiêm chủng là phương pháp an toàn, hữu hiệu và tiết kiệm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ nhập viện và di chứng nặng khi mắc các bệnh này. Người dân nên bám sát lịch tiêm chủng, lưu ý các mũi vắc xin có trong TCMR và cả những mũi tiêm không có trong tiêm chủng mở rộng để tạo được “lớp kén” vững chắc bảo vệ bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-ruot-non-trien-vong-moi-trong-chan-doan-viem-ruot-non-vi
Nội soi ruột non – triển vọng mới trong chẩn đoán viêm ruột non
Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Nội soi viên nang (CE) và nội soi ruột non có thiết bị hỗ trợ (nội soi ruột non có thiết bị hỗ trợ) đã mở rộng đáng kể khả năng chẩn đoán các bệnh ruột non. Nội soi viên nang cung cấp một xét nghiệm không xâm lấn để hình dung toàn bộ niêm mạc ruột non, có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh Crohn ruột non và theo dõi đáp ứng điều trị. 1.Khó khăn trong chẩn đoán bệnh viêm ruột tại ruột non đơn thuần Bệnh viêm ruột (IBD) đại diện cho một nhóm các rối loạn viêm mãn tính liên quan đến đại tràng, ruột non (SB) và toàn bộ đường tiêu hóa và bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng (UC) và các thực thể chưa được phân loại . Bệnh Crohn bệnh Crohn là một bệnh viêm mãn tính qua trung gian miễn dịch thường liên quan đến hồi tràng và đại tràng, nhưng tại thời điểm chẩn đoán, nó có thể chỉ giới hạn trong ruột non, như gặp ở khoảng 30% bệnh nhân bệnh Crohn, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi.Bệnh Crohn ruột non đơn thuần có thể khó chẩn đoán và quản lý vì một số lý do. Đầu tiên, bệnh Crohn ruột non đơn thuần khó tiếp cận hơn bằng nội soi, dễ bỏ sót chẩn đoán bệnh Crohn ruột non đơn thuần với nội soi thông thường, góp phần làm chậm chẩn đoán như quan sát thấy ở nhiều bệnh nhân bệnh Crohn. Thứ hai, loét ruột non do nhiễm trùng (chẳng hạn như bệnh lao) hoặc thuốc đôi khi có thể khó phân biệt với bệnh Crohn. Thứ ba, so với các kiểu hình khác, bệnh Crohn ruột non đơn thuần có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát và phát triển nghiêm trọng. Thứ tư, ung thư ruột non liên quan đến bệnh Crohn ruột non là một vấn đề hiếm gặp nhưng khó vì chỉ một số ít các trường hợp này được chẩn đoán trước mổ và ở giai đoạn sớm. Cuối cùng, ở nhóm trẻ em, bệnh Crohn ruột non đơn thuần có liên quan đặc biệt về mặt lâm sàng vì tác động tiêu cực của nó đối với tăng trưởng và phát triển ở tuổi dậy thì .Vì vậy, đánh giá khách quan niêm mạc ruột non là điều cần thiết trong việc phân biệt bệnh Crohn với các bệnh ruột khác để đưa ra quyết định điều trị và lập kế hoạch theo dõi. Hình ảnh viêm ruột 2.Nội soi ruột non – triển vọng mới trong chẩn đoán viêm ruột non Trong nhiều năm, việc kiểm tra ruột non đã là một thách thức vì tính chất giải phẫu, vị trí và độ tra tấn tương đối của nó. Sự ra đời của các kỹ thuật hình ảnh cắt ngang như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính ruột / tiêu ruột và siêu âm SB, đã nâng cao đánh giá bệnh lý ruột non với độ chính xác cao trong việc đánh giá bệnh toàn bộ niêm mạc và trong lòng ruột, nhưng những thay đổi tinh vi ở niêm mạc vẫn có thể bị bỏ sót . Hệ thống nội soi ruột non bóng kép Nội soi viên nang (CE) và nội soi ruột non có thiết bị hỗ trợ (nội soi ruột non có thiết bị hỗ trợ) đã mở rộng đáng kể khả năng chẩn đoán các bệnh ruột non. Nội soi viên nang cung cấp một xét nghiệm không xâm lấn để hình dung toàn bộ niêm mạc ruột non, có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh Crohn ruột non và theo dõi đáp ứng điều trị. Các hạn chế chính của Nội soi viên nang ở bệnh nhân IBD là độ đặc hiệu thấp, thiếu khả năng điều trị và không có khả năng thực hiện sinh thiết .Nội soi ruột non có thiết bị hỗ trợ cho phép xác nhận mô học khi các phương thức khác, chẳng hạn như nội soi truyền thống, Nội soi viên nang và hình ảnh cắt ngang, không kết luận được và cho phép các can thiệp điều trị, chẳng hạn như nong giãn bằng bóng, tiêm steroid trong miệng, lấy viên nang và gần đây là đặt stent . 3. Các thiết bị nội soi ruột non Nội soi ruột non có thiết bị hỗ trợ DAE là một thuật ngữ chung cho bất kỳ kỹ thuật nội soi nào bao gồm tiến trình được hỗ trợ bởi các thiết bị khác ( ví dụ : bóng , ống đẩy chụp quanh dây soi overtubes hoặc các thiết bị khác) và bao gồm nội soi ruột bằng bóng kép (nội soi ruột bằng bóng kép), nội soi ruột bằng bóng đơn (SBE), nội soi có bóng dẫn hướng (BGE) và nội soi ruột non xoắn ốc (SE). Nội soi ruột non bằng bóng hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.
https://tamanhhospital.vn/dieu-tri-tiem-man-kinh-o-dau/
15/12/2016
Điều trị các bệnh lý của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh ở đâu
Bốc hoả, mất ngủ, “khô hạn”, giảm ham muốn, da nhăn, khô, sạm, loãng xương…là các triệu chứng tiền mãn kinh khiến nhiều chị em vô cùng lo lắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Dịch vụ Tư vấn và điều trị các bệnh lý của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh tại BV Đa khoa Tâm Anh giúp phụ nữ vượt qua thời kỳ “bão tố” này êm ái và nhẹ nhàng hơn. Mục lụcTriệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữTriệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS) định nghĩa, mãn kinh là sự ngưng hành kinh vĩnh viễn do mất chức năng tạo nang noãn tại buồng trứng. Tuổi trung bình của mãn kinh là 51,4. Mãn kinh trước 40 tuổi gọi là suy buồng trứng sớm. Qúa trình chuyển đổi trước giai đoạn mãn kinh hoàn toàn là thời kỳ tiền mãn kinh. Theo thống kê của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM, hiện Việt Nam có khoảng 25% phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Nguyên nhân chính dẫn đến quá trình tiền mãn kinh – mãn kinh là do sự suy giảm hoạt động từ não bộ, tuyến yên xuống buồng trứng, đặc biệt buồng trứng có sự giảm nhanh số nang noãn chức năng, do vậy giảm các hormone nữ. Tiến trình này khiến nồng độ của Progesterone và Estrogen trồi sụt thất thường gây ra “cơn giông tố” với hàng loạt rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Các triệu chứng tiền mãn kinh phụ nữ thường gặp phải như cơn bốc hỏa, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, khô teo âm đạo, giảm ham muốn, trầm cảm, làn da nhăn nheo, khô, đồi mồi… Tư vấn và điều trị các bệnh lý tiền mãn kinh – mãn kinh của BV Tâm Anh giúp phụ nữ đi qua thời kỳ này êm ái hơn. Rõ ràng, độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh với mỗi phụ nữ luôn đầy biến động. Tuy là chuyển biến tự nhiên không thể tránh khỏi nhưng vẫn có cách để vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh êm ái hơn. Hiện nay, BV Đa khoa Tâm Anh đã mở dịch vụ Tư vấn và điều trị các bệnh lý của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Về Tư vấn tiền mãn kinh – mãn kinh: Các bác sĩ sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh cho chị em phụ nữ. Đồng thời, các bác sĩ của BV Tâm Anh cũng tư vấn cách để giảm stress, căng thẳng và các rối loạn tâm lý trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Về điều trị tiền mãn kinh – mãn kinh: Dựa trên những triệu chứng tiền mãn kinh của chị em cùng những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình trạng sức khỏe sinh sản, bác sĩ của BV Đa khoa Tâm Anh sẽ chỉ định phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả như tiền mãn kinh nên uống thuốc gì, nên can thiệp gì. Các biện pháp điều trị bao gồm: Thay đổi lối sống (tập thể dục, yoga, thư giãn); điều trị kết hợp vitamin hoặc hoạt chất sinh học; Điều chỉnh chế độ ăn. Trong những trường hợp các triệu chứng mãn kinh quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc việc điều trị có thể thực hiện bằng cách sử dụng hormon thay thế (bổ sung Estrogen và Progesterone); điều trị nội tiết (bao gồm: điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp, điều trị estrogen có kèm hay không kèm với progesterone…). Tuy nhiên, để định ra phương pháp điều trị, bác sĩ của BV Đa khoa Tâm Anh sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng bệnh nhân trên cơ sở những thông báo về tiền sử sức khỏe của phụ nữ và gia đình để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. BV Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại giúp bệnh nhân tận hưởng dịch vụ “BV khách sạn” đạt tiêu chuẩn Quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh vấn đề chất lượng chuyên môn y, bác sĩ luôn được đặt lên hàng đầu, BV Đa khoa Tâm Anh còn chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất vượt trội, ưu việt, cập nhật công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực và trên Thế giới. Các trang thiết bị được nhập khẩu đồng bộ, thế hệ mới nhất tại các nước Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ…như máy siêu âm màu 4D, hệ thống máy sinh hóa… giúp việc chẩn đoán tình trạng bệnh lý chuẩn xác và điều trị rút ngắn thời gian hơn, hỗ trợ phụ nữ đi qua thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh êm ái hơn. Xem thêm >> Dịch Vụ Khám Phụ Khoa, Tư Vấn Điều Trị Bệnh Phụ Khoa Tại Tâm Anh
https://suckhoedoisong.vn/khong-the-xem-thuong-viem-gan-virut-a-1695480.htm
23-07-2013
Không thể xem thường viêm gan virut A
LTS: Vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có đưa tin về căn “bệnh lạ” chưa tìm được tên mà gần 90 người dân thuộc hai xã Ia Chiêm và Đăk Năng (TP. Kon Tum) mắc bệnh, lây lan nhanh với các triệu chứng chung là sốt, vàng da, vàng mắt, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị... khiến người dân lo lắng, hoang mang. Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Ngành y tế Kon Tum và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã tiến hành điều tra và lấy mẫu xét nghiệm xác định đây là ổ dịch viêm gan virut A. Để bạn đọc có thêm kiến thức về căn bệnh và cách phòng chống, báo SK&ĐS xin giới thiệu bài viết của BS. Việt Bắc dưới đây. Vì sao bị viêm gan virut A? Virut viêm gan A (HAV) thuộc họ Picornaviridae. Về cấu trúc, HAV có một vỏ bọc rất kiên cố giúp cho chúng sống sót được trong nhiều năm ở môi trường bên ngoài, ngay cả với nhiệt độ lạnh đến -20 o C. Vì vậy, HAV tồn tại và lan truyền trong tự nhiên một cách dễ dàng. HAV sinh trưởng nhanh và rất dễ lây lan trong môi trường qua thức ăn, nước uống, chất thải. Bởi vì điều kiện lây lan của HAV quá dễ dàng nên bệnh thường bùng phát thành những vụ dịch lan tràn trong các vùng dân cư. Bệnh liên quan chặt chẽ với vệ sinh môi trường (VSMT), vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), do đó ở địa phương nào VSMT và VSATTP càng kém thì bệnh do HAV càng dễ phát triển. Bệnh viêm gan do HAV không có nhiều triệu chứng như bệnh viêm gan do các loại virut viêm gan B, C. Xét nghiệm máu để xác định viêm gan do virut. Tùy theo sức đề kháng của từng người mà khi mắc bệnh sẽ tiến triển thành 1 trong 5 thể bệnh. Thể hay gặp nhất ở trẻ nhỏ là viêm gan không triệu chứng. Có hơn 80% trẻ em dưới 2 tuổi khi mắc bệnh không có bất kỳ một triệu chứng điển hình nào, trẻ vẫn ăn, chơi và sinh hoạt như bình thường, vì thế rất dễ làm lây lan mầm bệnh. Thể viêm gan điển hình, trong khi đó hơn 80% trẻ trên 6 tuổi có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Thời kỳ ủ bệnh của HAV thể điển hình từ vài tuần đến vài tháng, trong thời gian này không có biểu hiện gì đáng kể. Sau thời kỳ ủ bệnh, bắt đầu xuất hiện sốt, mệt mỏi, bệnh tăng nhanh như rối loạn tiêu hóa (đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, có khi đi ngoài...). Một số trường hợp biểu hiện đau nhức khớp xương. Sau đó xuất hiện vàng da, vàng niêm mạc mắt, lưỡi, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu hoặc trắng như phân cò. Thể viêm gan tái phát chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Biểu hiện của bệnh là sau khi có dấu hiệu lành bệnh, bỗng dưng tái phát với các triệu chứng như nêu ở trên. Bệnh kéo dài khoảng vài tuần lễ. Muốn biết có phải viêm gan tái phát hay không phải làm xét nghiệm chức năng gan gồm men gan (SGOT, SGPT và GGT), sắc tố mật (bilirubin trực tiếp, gián tiếp và toàn phần), siêu âm gan. Thể viêm gan vàng da mạn tính, với thể này ngoài các triệu chứng nêu trên còn có vàng da, vàng mắt kéo dài một thời gian khoảng một vài tháng, mặc dù men gan có thể trở lại như bình thường. Lúc này, người bệnh đã dần dần hồi phục, ăn được, ngủ được, tiêu hóa tốt hơn trước. Thể viêm gan ác tính có thể xảy ra đột ngột hoặc sau viêm gan cấp tính hoặc mạn tính (loại này chiếm tỷ lệ rất thấp) chỉ chiếm khoảng 0,3% nhưng nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong. Tại sao virut viêm gan A lây lan dễ dàng như vậy? HAV tồn tại trong tự nhiên một cách dễ dàng không giống như virut viêm gan B, C. Vì vậy, sau những cơn mưa, lũ lụt, các vùng đầm lầy, ao tù, nước đọng, có thể là nơi tập trung của HAV. Từ đây, chúng xâm nhập cơ thể các sinh vật thủy sinh và tồn tại trong đó. Khi con người bắt tôm, cua, ốc... để làm thức ăn mà không được chế biến kỹ có thể bị nhiễm HAV đã nằm chờ sẵn trong các cơ thể động vật này. Ngoài ra, khi ta tắm, bơi lội, rửa rau, thức ăn trong các hồ, ao có nguồn nước nhiễm HAV thì rất có thể cũng bị nhiễm bệnh. Điều này cảnh báo bệnh có tính chất bộc phát quá dễ dàng và dễ bùng phát thành dịch. Lời khuyên của thầy thuốc Virut viêm gan A có nhiều trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu và nhiều nhất là trong phân người bệnh, vì vậy mọi người cần thực hiện. Không ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi. Không mặc chung quần áo và không dùng chung các loại dụng cụ trong ăn, uống của người bệnh. Luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên tiêm phòng vaccin viêm gan A khi chưa có miễn dịch hoặc chưa bị bệnh viêm gan do HAV. Cần có biện pháp quản lý chất thải bệnh nhân viêm gan A khi phát hiện có bệnh nhân. Đặc biệt là phân của bệnh nhân cần được quản lý chặt không để vương vãi ra môi trường xung quanh và xử lý bằng các chất sát trùng mạnh như vôi bột hoặc các chất tẩy uế, khử trùng như cloramin B. Ở nông thôn cần tu bổ, sửa chữa lại nhà tiêu khi đã hư hỏng hoặc không đảm bảo vệ sinh. BS. Bùi Việt Bắc
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tiem-nhac-lai-vac-xin-giup-he-mien-dich-duoc-bao-ve-ben-vung-vi
Tiêm nhắc lại vắc-xin giúp hệ miễn dịch được bảo vệ bền vững
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Chú ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là tiêm nhắc lại vắc-xin theo đúng lịch được khuyến cáo sẽ giúp hệ miễn dịch được bảo vệ bền vững, từ đó phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hữu hiệu hơn. 1. Các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, bại liệt và sởi. Trẻ 12 - 24 tháng tuổi, ngoài vắc-xin phòng viêm não Nhật bản B, trẻ được tiêm vắc-xin nhắc lại bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 (DPT 4) và vắc-xin sởi - rubella.Trong chương trình tiêm chủng dịch vụ thì rất nhiều loại vắc-xin cần phải tiêm để cho trẻ có hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể tối ưu như: vắc-xin phòng các bệnh tiêu chảy do Rotavirus, cúm, thủy đậu, viêm gan A, thương hàn, viêm não do não mô cầu BC, AC, vắc-xin phòng phế cầu, phòng HPV....Hầu hết các loại vắc-xin này đều phải tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế cho thấy nhiều trường hợp trẻ không được tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin được khuyến cáo vì phụ huynh cho rằng tiêm chủng một lần khi trẻ còn nhỏ đã đủ để bảo vệ trẻ khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo: Với một số loại vắc-xin, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cả các mũi tiêm cơ bản ban đầu và mũi tiêm nhắc lại để giúp cơ thể được bảo vệ một cách tốt. 2. Vì sao cần tiêm nhắc lại vắc-xin? Đối với một số loại vắc-xin, sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khi lượng kháng thể này giảm đi, cơ thể sẽ không được bảo vệ tối ưu trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh nên rất dễ mắc bệnh nếu không được tiêm chủng nhắc lại. Độ bền vững của kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vắc-xin, công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của cơ thể,... Do vậy, cần tiêm nhắc lại để hệ miễn dịch được tăng cường và kháng thể bảo vệ cơ thể được duy trì lâu dài nhằm tăng khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm.Việc tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại chỉ có hiệu quả đối với các loại vắc-xin tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó. Với các vắc-xin không tạo được trí nhớ miễn dịch hoặc có miễn dịch bảo vệ tồn tại quá ngắn trong cơ thể thì việc tiêm các mũi sau đó được coi là tiêm mới. Một số loại vắc-xin có miễn dịch bền vững trong nhiều năm như vắc-xin phòng sởi nhưng vẫn được tiêm nhắc lại hay tiêm bổ sung khi có dịch bệnh thì việc tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại, mũi tiêm bổ sung này lại là phục vụ mục đích chủ yếu tạo miễn dịch cho những trẻ bị bỏ sót chưa tiêm trong các hoạt động tiêm chủng trước đó hoặc những trẻ chưa tạo được miễn dịch sau các lần tiêm trước, giúp tăng cường và duy trì miễn dịch cộng đồng.Về cơ bản, tính an toàn của các liều vắc-xin tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung không khác biệt với các liều tiêm trước đó. Chỉ không tiêm nhắc lại nếu tiền sử mũi tiêm trước đó cùng thành phần vắc-xin có phản ứng nặng, phản ứng sốc phản vệ. Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ có hiệu quả đối với các loại vắc-xin tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó 3. Vắc-xin nào cần được tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm đủ các liều cơ bản? Để giúp cơ thể trẻ được bảo vệ hiệu quả, cần tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể (hay còn gọi là sức chống đỡ của cơ thể). Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ áp dụng đối với các loại vắc-xin có nồng độ kháng thể giảm dần theo thời gian, không duy trì được nồng độ kháng thể lâu dài, thông thường là vắc-xin bất hoạt hay còn gọi là vắc-xin chết. Ngoài ra, một số vắc-xin sống giảm độc lực vẫn cần nhắc lại để duy trì kháng thể lâu dài bảo vệ trong vùng có nguy cơ dịch bệnh cao. Lịch tiêm nhắc lại các loại vắc-xin được khuyến cáo áp dụng như sau:Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Trẻ cần được tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi, sau đó nhắc lại lúc 4-6 tuổi, 10-13 tuổi hoặc muộn hơn; có thể nhắc lại mỗi 10 năm (nếu có nguy cơ cao).Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản bất hoạt: Cần tiêm nhắc mũi thứ 3 một năm sau khi tiêm mũi thứ 2. Sau đó nên tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi 15 tuổi.Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản sống giảm độc lực, tái tổ hợp (Imojev): tiêm mũi nhắc lại sau 1-2 năm cho trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi.Vắc-xin phòng bại liệt uống: Có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng nhằm nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể hoặc tiêm liều bại liệt IPV bổ sung lúc 5 tháng tuổi sau 3 liều OPV uống lúc 2,3,4 tháng tuổi theo chương trình Tiêm chủng mở rộng.Vắc-xin phòng nhiễm khuẩn do Hib: Nên tiêm nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi.Vắc-xin phòng sởi, sởi –quai bị - rubella: Vắc-xin phòng sởi đơn được tiêm liều 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi, tiêm nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi bằng vắc-xin sởi đơn giá hoặc vắc-xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh sởi - quai bị - rubella (vắc-xin MMR tiêm cách liều sởi đơn tối thiểu 6 tháng, nhắc lại liều MMR thứ 2 sau liều thứ nhất 4 năm);Vắc-xin phòng cúm: Được tiêm nhắc hằng năm, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, hen phế quản, tiểu đường,...Vắc-xin phòng thương hàn: Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm tại những vùng lưu hành virus thương hàn nặng hoặc có dịch, đặc biệt chú ý tiêm nhắc lại cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi;Vắc-xin phòng tả (uống): Nên dùng hằng năm tại những vùng thường xuyên xảy ra dịch tả, đặc biệt là cho những đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao;Vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu AC (Meningo AC): Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm.Vắc-xin phòng phế cầu: Tiêm nhắc lại tùy theo độ tuổi tiêm mũi đầu tiên và vắc-xin sử dụngVắc-xin phòng dại: Tiêm nhắc lại cho những đối tượng có nguy cơ cao như người làm nghề giết mổ gia súc. Song, vắc-xin dại chủ yếu được sử dụng để điều trị dự phòng khi bị phơi nhiễm.Hầu hết các vắc-xin này tạo được trí nhớ miễn dịch tốt nên có thể làm tăng hiệu giá kháng thể của cơ thể lên rất cao chỉ sau một mũi tiêm nhắc. Các vắc-xin cần được tiêm các liều bổ sung sau mũi tiêm đầu gồm: Vắc-xin sởi, quai bị, rubella 4. Các yếu tố cần xem xét khi đưa ra lịch tiêm nhắc lại vắc-xin Thời điểm: Thời gian duy trì của kháng thể bảo vệ sau tiêm vắc-xin và lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnhHiệu quả của mũi tiêm nhắc: Các vắc-xin có lịch tiêm nhắc lại là các vắc-xin tạo được trí nhớ miễn dịch tốt nhưng lượng kháng thể trong cơ thể giảm dần theo thời gian. Cần có lịch tiêm nhắc cụ thể để mũi tiêm giúp cơ thể nâng cao hiệu giá kháng thể bảo vệ ở mức tối ưu.Tính an toàn: Một số loại vắc-xin có thể gây ra các phản ứng phụ khi tiêm cho trẻ đã lớn. Do vậy, việc tiêm nhắc sớm sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. Với những trẻ đã có phản ứng nặng với lần tiêm trước, khi đến thời điểm tiêm các mũi nhắc lại, bác sĩ cần thận trọng cân nhắc khi chỉ định tiêm nhắc lại với vắc-xin cùng thành phần.Tình hình dịch tễ: Việc tiêm nhắc cần được tiến hành sớm theo khuyến cáo của ngành y tế tại các vùng có dịch bệnh lưu hành nặng hoặc có dịch. Với các vắc-xin có thời gian bảo vệ ngắn như cúm, tả,... cần được tiêm chủng hằng năm vào trước mùa dịch, đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em, người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính. Với các vắc-xin phòng sởi, quai bị, rubella, cần được tiêm mũi 2 để nâng cao miễn dịch cộng đồng, tăng tính hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vắc-xin vì đây là các bệnh có khả năng lây lan cao và nhanh qua đường hô hấp.Tính thuận lợi của dịch vụ: Lịch tiêm nhắc được tính toán cho phù hợp để giảm bớt sự bất tiện cho phụ huynh và trẻ nhỏ khi tiêm phòng. Cụ thể, lịch tiêm nhắc các loại vắc-xin được lồng ghép vào cùng một thời điểm như khi trẻ 18 tháng tuổi có thể tiêm nhắc các vắc-xin Hib, DPT, sởi mũi 2,...Yếu tố khác: Cơ chế miễn dịch, lứa tuổi nguy cơ, đáp ứng của cơ thể, sự biến đổi của chủng gây bệnh, điều kiện kinh tế - xã hội,... 5. Lưu ý với các trường hợp bị trễ lịch tiêm nhắc lại vắc-xin Phụ huynh không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ Lịch tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại cho trẻ thường khá lâu, đôi khi khiến các bậc phụ huynh bỏ quên lịch tiêm nhắc cho trẻ theo đúng hẹn. Bên cạnh đó, trong tình hình khan hiếm vắc-xin, lịch tiêm các mũi cơ bản của trẻ có thể bị gián đoạn. Vậy tiêm vắc-xin trễ lịch hẹn có làm mất hiệu quả của vắc-xin không? Có cần tiêm lại từ đầu nếu lịch tiêm nhắc bị trễ so với lịch hẹn không? Theo khuyến cáo của Bộ y tế, chúng ta sẽ không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn vì:Kháng thể sinh ra sau khi tiêm các loại vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian, đôi khi biến mất nhưng trí nhớ miễn dịch vẫn còn duy trì;Hầu hết các loại vắc-xin hiện nay đều sinh ra trí nhớ miễn dịch và tồn tại rất lâu. Nhờ trí nhớ miễn dịch, hệ thống miễn dịch đáp ứng rất nhanh khi tiêm vắc-xin liều nhắc lại hoặc liều bổ sung. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhanh chóng tạo ra lượng kháng thể đầy đủ, giúp bảo vệ tối ưu cho trẻ;Về mặt khoa học, tăng khoảng cách giữa các liều vắc-xin trong phác đồ tiêm cơ bản hoặc tăng khoảng cách các mũi tiêm nhắc lại không làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Ngược lại, việc giảm khoảng cách mũi tiêm nhắc (tức là tiêm vắc-xin sớm hơn so với lịch hẹn) có thể gây ra hiện tượng giao thoa giữa đáp ứng kháng thể của cơ thể đối với vắc-xin cần tiêm và kháng thể bảo vệ của những lần tiêm trước đó, làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng bảo vệ của vắc-xin chủng ngừa. 6. Biện pháp đảm bảo an toàn khi tiêm nhắc lại vắc-xin Khi đưa vào cơ thể, mặc dù vắc-xin và các chế phẩm sinh học có thể gây ra các phản ứng không mong muốn, thậm chí là những phản ứng rất nặng như sốc phản vệ (dù tỷ lệ xảy ra rất nhỏ). Song, nhờ quy trình sản xuất nghiêm ngặt và những tiến bộ của công nghệ sản xuất, nhìn chung vắc-xin rất an toàn.Với các liều vắc-xin tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung, tính an toàn của chúng không khác biệt với các liều tiêm trước đó. Và để đảm bảo sự an toàn khi tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung vắc-xin, cần lưu ý tới một số vấn đề sau:Chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ y tế về an toàn tiêm chủng từ khâu vận chuyển, bảo quản tới sử dụng;Thực hiện đúng lịch tiêm chủng nhắc lại theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin;Không tiêm nhắc lại đối với các trường hợp đã có phản ứng nặng trong những lần tiêm trước đó. Các phản ứng mạnh gồm: Sốc, sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, khó thở, tím tái,...;Với vắc xin DPT (ho gà toàn tế bào), không thực hiện mũi tiêm nhắc lại với trẻ đã bước sang tuổi quá lớn, chỉ dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Khoảng thời gian giữa mũi tiêm trước đến mũi tiêm nhắc lại có thể dài hơn quy định nhưng tuyệt đối không được ngắn hơn;Cần phải khám sàng lọc trước tiêm chủng. Gia đình cần phối hợp với bác sĩ trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho trẻ.Tiêm nhắc lại vắc-xin giúp trẻ phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra một cách toàn diện thông qua trí nhớ miễn dịch khi trẻ được tiêm ngừa bằng các loại vắc-xin tương ứng. Để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu, chúng ta cần chú ý tuân thủ đúng lịch tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ y tế, nhà sản xuất và tình hình dịch bệnh tại vùng lãnh thổ sinh sống. Tiêm vắc-xin cho bé yêu đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Vì vậy, hãy trang bị cho trẻ “tấm lá chắn” mang khả năng phòng ngừa bệnh tật vững chắc hơn bao giờ hết với các Chương trình Tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Bên cạnh các chương trình tiêm chủng sức khoẻ cho trẻ từ 0-2 tuổi, từ 1-2 tuổi, từ 4-6 tuổi, từ 9-18 tuổi, Vinmec còn có gói dành cho người lớn giúp phòng ngừa bệnh hiêụ quả - tiết kiệm chi phí và thời gian. Các nước đang nghiên cứu vaccine ngừa Covid -19 như thế nào? Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cach-uong-nuoc-sai-lam-gay-hai-cho-suc-khoe-20240708090124045.htm
20240708
Cách uống nước sai lầm gây hại cho sức khỏe
Trong cơ thể chúng ta, nước chiếm từ 60 đến 70%. Điều đó chứng tỏ nước rất cần thiết đối với sức khỏe con người, thiếu nước ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể. Tất cả các phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước, nước còn giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Vào ngày hè nóng bức, còn gì tuyệt vời hơn một cốc nước mát. Nếu bạn đặc biệt khát, việc uống nước có thể có cảm giác như bạn đã nhận được thần dược của sự sống. Nhưng liệu bạn có thể uống quá nhiều "thuốc tiên" này cùng một lúc không? Nói cách khác, có cách nào uống nước đúng để bạn luôn đủ nước không? Bạn nên uống từng ngụm nước từ từ và đều đặn hay uống hết cùng một lúc? Theo ScienceABC, vì một số lý do, nhấm nháp nước sẽ tốt hơn là tu ừng ực. Uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây hại cho sức khỏe (Ảnh: H.L). Làm đầy dạ dày Nước di chuyển từ miệng xuống thực quản vào dạ dày. Uống nước sẽ khiến dạ dày của bạn nhanh chóng no lên, khiến bạn cảm thấy no và chướng bụng. Nếu uống quá nhiều, bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn vì lúc này dạ dày sẽ cố gắng loại bỏ lượng nước dư thừa bằng cách khiến bạn nôn ra ngoài. Uống và nhấm nháp nước cũng ảnh hưởng đến tốc độ nước thoát ra khỏi dạ dày. Nước bình thường thoát ra khỏi dạ dày một cách nhanh chóng vì thế bạn đổ đầy nước vào dạ dày càng nhanh thì dạ dày sẽ đổ nước vào ruột non càng nhanh. Hầu hết nước được hấp thu ở ruột non. Nếu bạn uống quá nhiều nước quá nhanh, nó có thể phá vỡ sự cân bằng điện giải của cơ thể. Cân bằng điện giải trong cơ thể Giống như cá ở biển thích nồng độ muối nhất định trong nước mà chúng bơi vào, các phân tử và mô trong cơ thể bạn cũng vậy. Tỷ lệ giữa nước và muối rất quan trọng để duy trì tính toàn vẹn của DNA, RNA, protein, chất béo và carbohydrate tạo nên các cấu trúc quan trọng tạo nên cơ thể bạn. Quá ít nước khiến bên trong cơ thể bạn quá "mặn", có thể làm hỏng tế bào. Nhưng quá nhiều nước cũng làm hỏng tế bào của bạn. Thận có giới hạn về lượng nước chúng có thể bài tiết. Uống quá nhiều nước liên tục và cùng một lúc có thể làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể bạn. Hạ natri máu Hạ natri máu, thường được gọi là ngộ độc nước, là khi nồng độ natri trong cơ thể giảm xuống dưới 136mmol/l. Nó có thể gây buồn nôn, nôn, lú lẫn và một loạt các triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như co giật và hôn mê. Bạn có thể bị hạ natri máu nếu uống quá nhiều nước theo thời gian. Một nghiên cứu đã kiểm tra cách các vận động viên chạy marathon tại London Marathon 2016 tự bổ sung nước cho cơ thể. Họ phát hiện ra rằng một số vận động viên marathon bị hạ natri máu do uống quá nhiều chất lỏng. Điều này cũng quan trọng với bạn. Sau khi tập thể dục, bạn có thể bù đắp quá mức lượng chất lỏng bị mất bằng cách uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải hơn. Vì thế, bạn nên thận trọng bổ sung nước cho cơ thể từ từ và điều độ. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Ảnh: L.P). Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cảnh báo, nếu uống nước ừng ực sau khi tập thể dục cật lực có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn điện giải. Trong y khoa gọi đó là hội chứng refeeding (hội chứng nuôi ăn lại). "Giống như người bị đói kéo dài, khi ăn nhiều, các tế bào sẽ kích hoạt. Khi đó, các kênh được mở ra, đưa điện giải vào trong tế bào và khiến lượng điện giải trong máu tụt xuống nhanh, gây hoa mắt, chóng mặt, ngã, ngất xỉu, trụy tim mạch...", TS Hưng nói. Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thêm, ngay cả khi khát nước bạn cũng không nên uống quá nhiều một lúc. Tốt nhất là chúng ta nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước. Chúng ta cung cấp nước từ từ, không phải uống một lúc một cốc 150-200ml mà uống ngụm nhỏ 20-30ml. Ngoài ra, bạn không nên đợi khát mới uống. Bạn không nên đợi khát mới uống nước (Ảnh: Gettyimages). Bạn cũng không nên uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy bạn cần hạn chế tiêu thụ. 5 phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày, vì vậy chỉ nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Lý do vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ, điều này không tốt cho tiêu hóa và hấp thu.
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dung-trong-phi-dai-lanh-tinh-tien-liet-tuyen-169131710.htm
20-02-2019
Thuốc dùng trong phì đại lành tính tiền liệt tuyến
Nam giới tuổi 50 có khoảng 50% và tuổi 60 hơn 60% bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Trước đây hầu hết phải mổ cắt bỏ, hiện nay chỉ có khoảng 20% cần phải mổ, còn lại 80% cần theo dõi chưa điều trị ngay hoặc dùng liệu pháp nội khoa. Đánh giá thuốc theo tiêu chuẩn nào? Có ba tiêu chuẩn đánh giá: đánh giá mức giảm các triệu chứng (tính theo thang điểm IPS); đánh giá mức tăng tăng lưu lượng dòng chảy tối đa (Qmax); đánh giá mức giảm kháng thể đặc hiệu tiền liệt tuyền (PSA) máu. Theo WHO (2001) thiết kế nghiên cứu phải theo dõi đủ các chỉ số này ít nhất trong 12 tháng có so sánh với giả dược. Các nhóm thuốc Nhóm thuốc ức chế 5 alphareductase (5-ARI): Enzym 5- alphareductase có vai trò chuyển đổi dihydrotestosteron và chất này kích hoạt các thụ thể androgen trong tuyền tiền liệt gây ra sự chuyển mã và giải mã một số yếu tố tăng trưởng (như yếu tố tăng trưởng biểu mô EGF). Thuốc ức chế enzym 5- alphareductase làm chậm lại quá trình phì đại tuyến tiền liệt. Dutasterid: một nghiên cứu mù đôi, có đối chứng với với giả dược trên 1.570 người dùng thuốc này, theo dõi trong 4 năm thấy: so với lúc đầu, dutasterid làm giảm thể tích tuyến tiền liệt > 26%, làm giảm thể tích vùng chuyển tiếp 20%, giảm các triệu chứng (tính theo thang điểm ISPP)> 6% , tăng lưu lượng dòng chảy tối đa (Qmax) 2,8 ml/giây, giảm PSA máu 57%, giảm bí tiểu 57%, giảm 48% phải phẫu thuật. Finasterid: các nghiên cứu cho thấy dùng finasterid 1 năm làm giảm thể tích tuyến tiền liệt khoảng 24% làm tăng lưu lượng dòng chảy tối đa (Qmax) 23%, cải thiện khoảng 30% các triệu chứng rối loạn tiểu. Với trường hợp kích thước tuyến tiền liệt to, thuốc làm giảm 55% nguy cơ bí tiểu tiện cấp, nguy cơ phải mổ. Trong phì đại lành tính tuyền tiền liệt, rối loạn tiểu không tăng tỉ lệ thuận hoàn toàn với khối u, nên thầy thuốc chỉ cho dùng các thuốc này khi người bệnh có thể tích tuyến tiền liệt lớn. Sau khi dùng thuốc 3 - 6 tháng mới thấy có tác dụng. Không nên dùng các thuốc này khi chưa cần, lúc dùng không nên nôn nóng, không nên quá lo, không được tự ý ngừng thuốc nếu có một vài tác dụng phụ nhỏ. Nhóm thuốc chẹn 5 alpha- adrenergic: Trong phì đại lành tính tuyền tiền liệt có khoảng 60% thành phần mô tăng sinh là tế báo cơ trơn và mô liên kết. Khi các thụ thể alpha nằm trong cơ trơn tuyến tiền liệt bị kích thích thì trương lực cơ tăng, gây rối loạn tiểu. Thụ thể alpha còn có nhiều ở vùng tam giác hang, cổ bàng quang. Thuốc chẹn alpha ngăn chặn sự tăng trượng lực cơ, giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng, cải thiện các triệu chứng liên quan đến chức năng tống xuất của bàng quang, làm giảm sự rối loạn tiểu. Như vậy, thuốc chẹn thụ thể alpha chỉ làm chậm sự tiến triển, làm giảm sự rối loạn tiểu chứ không chữa khỏi bệnh. Thời gian đáp ứng của thuốc nhanh. Sau khi dùng 1 - 3 tuần sự rối loạn tiểu giảm dần. Khi dùng 3 - 4 tháng mà không hiệu quả thì không nên tiếp tục, cần khám lại chọn liệu pháp khác. Thuốc gây hạ huyết áp tư thế đứng, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, sung huyết mũi, rối loạn xuất tinh. Khoảng 20 - 45% người phì đại lành tính tuyến tiền liệt thường có kèm theo bệnh cao huyết áp. Đôi khi người bệnh đã được chỉ định thuốc hạ huyết áp trước, trong khi đó thuốc chẹn thụ thể alpha lại gây hạ huyết áp tư thế dứng nên cần phải thận trọng dùng chẹn thụ thể alpha cho những người này. Không được dùng thuốc chẹn thụ thể alpha cho người suy tim sung huyết. Nhóm thuốc chiết xuất từ thảo dược: Nhóm thuốc chiết xuất từ thảo dược chiếm một tỉ lệ cao trong tổng số thuốc chữa phì đại lành tính tuyến tiền liệt (Đức, Pháp 25,3 - 36,8% - Italia, Tây BanNha 3,5 - 10%). Toàn thế giới có 33 loại chiết xuất từ thảo dược với các thành phần khá phức tạp chủ yếu là các phytosterol, betasitosterol, axít béo, lecitin. Cơ chế của chúng được giả thiết là ức chế hoạt động của enzym 5-alphareductase, chẹn thụ thể alpha, tăng hoạt động của aromatose, chẹn androgen, ức chế tổng hợp prostaglandin, kháng viêm. Tuy nhiên, một số cơ chế nói trên ở một số thuốc mới chỉ được chứng minh trong phòng thí nghiệm mà chưa được chứng minh trong lâm sàng và vẫn còn thiếu các nghiên cứu về dược động học sinh khả dụng. Ví dụ không chứng minh được giảm PSA máu thì không thể chấp nhận cơ chế ức chế hoạt động của enzym 5-alphareductase. Các thuốc chiết xuất từ thảo dược cải thiện rối loạn tiểu cho những người có triệu chứng rối loạn tiểu đường tiểu tiện dưới. Chỉ dùng thuốc này khi phì đại lành tính tuyến tiền liệt nhẹ, ít có nguy cơ tiến triển. Hiện nay Hiệp hội Niệu khoa thế giới (SIU), Hiệp hội Niệu khoa Mỹ (AUA) chưa đưa các chiết xuất thảo dược vào danh mục thuốc chữa phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tuy nhiên trong thực tế nhiều nước vẫn dùng các thuốc này. Ba thuốc thường dùng nhất là tanedan, peponen, crila: Tanedan: chiết xuất từ quả cây cọ lùn châu Phi ( Serenoa repens) , châu Mỹ ( Saw palmetto) . Biệt dược tanedan chiết từ pygeum africanum. Thuốc làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu dưới. Cơ chế được giả thiết là ức chế 5-alpha reductase ngăn cản testosteron chuyển thành dihydrotestosteron, nhưng nghiên cứu cơ chế chưa thống nhất. Peponen: hạt quả cây bí ngô ( Curcubita pepo Curcubitaceae) có chất có delta 7-phytosterol, có tác dụng làm giảm số lần tiểu ban đêm, giảm thể tích nước tiểu tồn dư, cải thiện chứng khó tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt ; làm dịu các hoạt động quá mức của bàng quang (nguyên nhân gây tiểu són, tiểu rát và đái dầm thường gặp ở người già); ngoài ra còn có thể ngăn sự xuất hiện, làm chậm sự tiến triển rối loạn lipid - máu, phòng ngừa xơ vữa mạch. Hungary đã chuẩn hóa loại cây này để quả cho hoạt chất ổn định và chế ra biệt dược viên nang mềm Peponen. Crila: trinh nữ hoàng cung có tên khoa học Crinum latiforum. Cây này trước đây trồng trong hoàng cung Campuchia dùng chữa bệnh. Nhân dân ta dùng trinh nữ hoàng cung (từ 1989 -1990 ) là dựa theo kinh nghiệm này. Tuy nhiên thường dùng nhầm với một số cây cùng họ tương tự. Nhóm phối hợp nhóm 5- ARI và nhóm ức chế alpha adrenergic: Thử nghiệm lâm sàng CombAT tiến hành trên 35 nước phối hợp dutasterid (0,5mg) với tamsulosin (0,4mg) trên 4.844 nam giới ( với tiêu chuẩn được lựa chọn IPSS >12 điểm, thể tích tuyến tiền liệt > 30ml, định lượng PSA >1,5mg/ml, Qmax từ 5 - 15ml, khối lượng nước tiểu >125ml) so sánh với nhóm chứng chỉ dùng một loại thuốc; theo dõi trong hai năm thấy: liệu trình phối hợp so với các chỉ số khởi điểm thì IPSS giảm 6,2 điểm (dutasterid giảm 4,9 điểm, tamsulosin giảm 4,3 điểm), kích thước tuyến tiền liệt giảm 26% (dutasterid giảm 28%, tamsulosin không giảm), kích thước vùng chuyển tiếp giảm 23,4% (dutasterid giảm 22,8% tasulosin không giảm mà tăng 8,8%), PSA huyết tương giảm 56% (dutasterid giảm 55% tamsulosin không giảm mà tăng 11,2%). Các tác dụng phụ như: rối loạn cương, xuất tinh yếu, giảm ham muốn tình dục trong liệu pháp phối hợp có cao hơn liệu pháp đơn nhưng chỉ ở mức nhẹ. Như vậy dùng liêu pháp phối hợp tốt hơn dùng đơn. Cần lưu ý khi dùng thuốc Phì đại lành tính tuyến tiền liệt không đe dọa tính mạng, chỉ có 40% bị rối loạn tiểu, tiến triển chậm và tự nhiên, triệu chứng đường tiểu dưới theo thời gian có sự thay đổi, có nhóm có lúc tăng, có lúc giảm, có nhóm giảm cho dù có khi không dùng thuốc, tỉ lệ phải phẫu thuật sau 4 năm ở nhóm nhẹ là 10% ở nhóm nặng là 19%. Với trường hợp chưa cần điều trị ngay, người bệnh cần tự theo dõi, khám bệnh định kỳ để biết tiến triển bệnh, kịp thời dùng thuốc khi cần. Với trường hợp được chỉ định dùng thuốc cần thấy rõ lợi ích của liệu pháp này, tin tưởng yên tâm không nôn nóng. Chọn thời điểm dùng, chọn thuốc, dánh giá hiệu quả phải có kiến thức chuyên khoa. Chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
https://suckhoedoisong.vn/benh-xuong-khop-khong-tru-ai-16930916.htm
16-11-2009
Bệnh xương khớp không trừ ai
Bài 9: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Đau lưng là một triệu chứng hay gặp, triệu chứng này không trừ một ai, từ trẻ đến già, người làm việc văn phòng cũng như người khuân vác. Chứng đau lưng gồm các nguyên nhân tại cột sống và ngoài cột sống. Tại cột sống có thoái hoá đĩa đệm, viêm đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), vôi hóa đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hoá cột sống thắt lưng, viêm cột sống... Bài viết này xin đề cập một nguyên nhân gây đau lưng hay gặp là TVĐĐ cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây đau lưng hay gặp là TVĐĐ cột sống thắt lưng. Ảnh minh họa. Ai dễ bị TVĐĐ thắt lưng? Theo thống kê cho thấy, TVĐĐ phụ thuộc các yếu tố như: nam giới bị nhiều hơn nữ. Thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 - 50 tuổi. Dưới 18 và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống; đặc biệt sự thoái hoá đĩa đệm. Nói chung theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn. Do đó có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng. Điều trị bằng cách nào? Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10% là cần can thiệp bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa: - Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm); co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2 - 3 tuần nếu nặng, bình thường phải 1 tuần. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường. Đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh. Vật lý trị liệu: Giảm đau bằng chườm nóng (Đông y thường chườm bằng lá ngải sao nóng rất hiệu quả) hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser... - Các thuốc thường dùng giảm đau, chống viêm như aspirin, anagin, paracetamol kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B. - Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp. Phẫu thuật: mổ thoát vị khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc thoát vị gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi dưới... Phòng bệnh Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh và làm bệnh nặng thêm, do vậy để phòng ngừa chúng ta cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng cũng như chú ý thực hiện tốt những vấn đề sau: - Điều trị các chứng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm như các bệnh vẹo cột sống, chân ngắn chân dài, bụng phệ, thừa cân béo phì, ưỡn cột sống quá mức, gù vẹo cột sống do chấn thương. - Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm, nhất là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ tổn thương. Biểu hiện khi bị thoát vị đĩa đệm Đau lưng là triệu chứng khiến người ta không chịu nổi phải đi khám bệnh. Đau có khi đột ngột, có khi sau một chấn thương hoặc vận động sai lệch cột sống. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, ngồi hoặc đứng lâu, nằm nghỉ thì bớt đau nhiều. Do đau quá nên bệnh nhân tự tìm tư thế giảm đau như đi nghiêng người về một bên, nằm cong vẹo người. Quan trọng là triệu chứng đau lưng kèm theo dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh: giảm hoặc mất cảm giác, giảm sức cơ và trương lực cơ chi dưới, có thể teo cơ ở chân, giảm hoặc mất phản xạ theo rễ thần kinh bị tổn thương. Để chẩn đoán xác định: ngoài các dấu hiệu trên cần đo điện cơ, xét nghiệm dịch não tủy, chụp Xquang cột sống, CT scanner, cộng hưởng từ, chụp tủy chụp đĩa đệm... - Đứng: Đứng khom lưng lâu (cuốc đất, cấy lúa, làm cố) sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, do vậy khi làm các công việc này nên dùng dụng cụ có cán dài. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, làm các đĩa đệm chịu một lực không đều và bị tổn thương. Không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người... làm dao động áp lực đĩa đệm, thúc đẩy trao đổi dịch thể trong khoang này phòng thoái hoá đĩa đệm. - Tránh tư thế ưỡn quá mức khi đứng (như đi guốc, giày cao gót, làm việc với cao hơn tầm đầu, đi xuống dốc...). Tư thế đứng đúng là chân thẳng, đầu và thân thẳng, hai vai hơi mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước. - Nằm: Tránh nằm sấp vì ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Nằm nệm mềm làm cột sống bị biến dạng nên dễ bị tổn thương đĩa đệm. - Tập thể dục thể thao: Mục đích là làm chắc hơn các cơ và dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên tuỳ theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược, những tác động làm ảnh hưởng xấu tư thế cột sống, chẳng hạn chơi tạ không đúng cách có thể gây hư đốt sống, môn bóng chuyền nếu tập quá mức, sai phương pháp sẽ gây các vi chấn thương lên đĩa đệm. BS. Nguyễn Thị Lan Anh
https://vnexpress.net/may-tao-tieng-on-trang-qua-on-4764818.html
2/7/2024
Máy tạo tiếng ồn trắng 'quá ồn' - Báo VnExpress Sức khỏe
Tiếng ồn trắng là dạng tiếng ồn được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều âm thanh với tần số khác biệt với nhau, chẳng hạn tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, máy sấy tóc, suối chảy, tiếng TV nhiễu sóng... Những chiếc máy tạo tiếng ồn trắng được bán trên thị trường thường mô phỏng âm thanh này, giúp trẻ ngủ ngon hơn, thay cho lời hát ru của người mẹ. Nhiều người cho rằng thiết bị giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh, ngủ sâu hơn và ít bị giật mình trong đêm. Tuy nhiên, tiến sĩ Isaac Erbele, chuyên gia phẫu thuật tai và nội sọ tại Trung tâm Y tế Quân đội Brooke, một trong những tác giả của nghiên cứu, nhận định âm thanh từ các loại máy này vượt quá ngưỡng an toàn đối với trẻ sơ sinh hay bất cứ ai. Ông lo ngại nhiều sản phẩm bán trên thị trường có thể gây tổn hại đến thính giác của trẻ. Thông thường, máy tạo tiếng ồn trắng không được quản lý theo quy định liên bang, mức độ tiếng ồn đôi khi cũng không dán nhãn rõ ràng. Do không có khuyến nghị về decibel cho trẻ sơ sinh, Erbele và nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia (NIOSH). Nghiên cứu cho thấy 24 loại máy tạo tiếng ồn trắng bán trên thị trường và 6 ứng dụng điện thoại đều có mức âm thanh cao hơn cho phép. Mức tiếng ồn được NIOSH khuyến nghị là 85 decibel trong 8 giờ. Âm thanh càng to, giới hạn thời gian nghe càng ngắn. Theo NIOSH, người trưởng thành tiếp xúc với tiếng ồn bằng hoặc cao hơn ngưỡng này có nguy cơ mất thính lực đáng kể. Minh họa trẻ sơ sinh ngủ trong cũi. Ảnh: Love To Dream Tuy nhiên, tiến sĩ Erbele cho biết cần nghiên cứu thêm về giới hạn decibel cho trẻ em. Ông và các đồng nghiệp khuyến nghị con số 60 decibel, "dựa trên tìm hiểu và các tài liệu sẵn có". Hướng dẫn âm thanh nhi khoa không cung cấp cho các bậc cha mẹ ngưỡng decibel cụ thể của các loại máy tạo tiếng ồn trắng. Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho biết máy nên được đặt "càng xa trẻ sơ sinh càng tốt, bật ở mức âm lượng thấp nhất và hạn chế thời gian sử dụng". Khoảng cách an toàn với trẻ là 2 m trở lên. Hiện hậu quả sức khỏe của tiếng ồn trắng đối với thính giác trẻ em chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy tiếng ồn lớn quá có thể gây căng thẳng, song các bài hát ru và tiếng thở sẽ khiến trẻ bình tĩnh lại. APP cảnh báo việc tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn từ phương tiện giao thông, tai nghe, các buổi hòa nhạc có thể khiến trẻ mất thính lực vĩnh viễn. Tiến sĩ Landon Duyka, bác sĩ tai mũi họng tại Northwestern Medicine, cho rằng máy tạo tiếng ồn trắng không quá đáng ngại. Nó hữu ích đối với nhiều trẻ em. Nếu cha mẹ muốn cho con cai dùng máy, ông khuyến nghị giảm mức độ tiếng ồn trắng đến khi trẻ không còn cần sử dụng nữa. Thục Linh (Theo ABC News )
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-lung-gan-xuong-chau-co-dang-ngai-vi
Đau lưng gần xương chậu có đáng ngại?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Xương chậu là khu vực phần bụng dưới của cơ thể và là nơi có nhiều cơ quan và cấu trúc khác như mạch máu, dây thần kinh, cơ quan sinh sản, cấu trúc bàng quang và tiết niệu, và ruột và trực tràng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau lưng gần xương chậu. 1. Nguyên nhân đau lưng hông ở vùng xương chậu Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng chậu, bao gồm: 1.1 Táo bón Táo bón có thể gây đau vùng chậu, đặc biệt nếu tình trạng này ảnh hưởng đến đại tràng dưới. Loại đau này có xu hướng biến mất khi người bệnh có nhu động ruột. Trắc nghiệm về đau lưng và giấc ngủ Để có sức khỏe tốt cần có một giấc ngủ chất lượng. Tuy nhiên, ngủ sai tư thế hay sai cách lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Sau đây là một bài trắc nghiệm về giấc ngủ và ảnh hưởng đau nhức lưng.Chọn một hoặc một số đáp án bạn cho là đúng để đánh giá mức độ hiểu của bạn về đau lưng và giấc ngủ. Bắt đầu 1.2 Các vấn đề về đường ruột khác Một loạt các tình trạng đường ruột khác có thể gây đau ở bụng dưới hoặc xương chậu. Bao gồm các:Hội chứng ruột kích thíchViêm loét đại tràngViêm túi thừa. Viêm túi thừa có thể là nguyên nhân gây đau lưng gần xương chậu 1.3 Lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô tương tự mô niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Mô này có thể chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, cũng như dính vào các cơ quan khác, gây đau và các triệu chứng khác.Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí bị lạc nội mạc tử cung. Trong khi một số người gặp phải các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt, những người khác bị đau vào những thời điểm khác trong chu kỳ của họ. 1.4 U xơ U xơ là sự tăng trưởng lành tính (không gây ung thư) trong tử cung. Chúng có thể gây đau khắp xương chậu và lưng dưới. U xơ cũng có thể gây ra tăng áp lực trực tràng hoặc bàng quang và người bệnh có cảm giác cần phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. 1.5 Bệnh viêm vùng chậu (PID) Bệnh viêm vùng chậu (tên tiếng Anh Pelvic inflammatory disease là và viết tắt là PID) là bệnh nhiễm trùng xảy ra trong các cơ quan sinh sản của nữ giới. Bệnh này thường là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).PID gây đau vùng chậu hoặc đau thắt lưng, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và tiết dịch âm đạo bất thường. Bệnh viêm vùng chậu (PID) thường lây qua đường tình dục 1.6 Đau khi rụng trứng Đau khi rụng trứng hay hội chứng mittelschmerz có cảm giác khó chịu nhẹ đến trung bình trong giai đoạn giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Đau khi rụng trứng có thể kéo dài trong vài phút hoặc lên đến vài ngày. Cơn đau có thể cảm thấy như chuột rút hoặc đau mạnh và đột ngột. Tuy nhiên, triệu chứng này không phải là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn nào. 1.7 Mô sẹo Nhiễm trùng trước đây hoặc các kỹ thuật phẫu thuật có thể gây ra sự hình thành mô sẹo hoặc gây bám dính trong khung chậu. Loại mô sẹo này có thể gây đau vùng chậu mãn tính. 1.8 Bệnh tuyến cơ tử cung (Adenomyosis) Adenomyosis xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển sâu vào cơ tử cung. Phụ nữ có tình trạng này có xu hướng có thời gian rất nặng với đau vùng chậu nghiêm trọng. Đau lưng gần xương chậu có thể báo hiệu bệnh tuyến cơ tử cung 1.9 Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) Hầu hết các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (tên tiếng Anh là Sexually transmitted infections và viết tắt là STIs) không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng một số ít có thể gây ra chuột rút hoặc đau vùng chậu như chlamydia và lậu. Nếu không điều trị, một số STI có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, cũng có thể gây đau vùng chậu. 1.10 Chuột rút kinh nguyệt Chuột rút kinh nguyệt xảy ra ở phần dưới của khung chậu và có xu hướng bắt đầu ngay trước khi có kinh nguyệt và có thể tiếp tục trong một vài ngày. Chuột rút gây rất đau có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh tuyến cơ tử cung, vì vậy nếu bạn có các triệu chứng kể trên, bạn sẽ cần phải đi khám. 1.11 Mang thai ngoài tử cung Mang thai ngoài tử cung là mối đe dọa đến tính mạng của sản phụ, đòi hỏi phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Mang thai ngoài tử cung là khi trứng được thụ tinh và làm tổ vào xương chậu hoặc bụng bên ngoài tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, thai ngoài tử cung thường xảy ra trong ống dẫn trứng, nhưng nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong bụng hoặc xương chậu. Đau và chuột rút có thể xảy ra khi thai lớn lên, đè vào các cơ quan xung quanh hoặc dây thần kinh gần đó. Mang thai ngoài tử cung gây đau lưng hông ở vùng xương chậu 1.12 Sẩy thai Sẩy thai cũng có thể gây ra chuột rút hoặc đau vùng chậu. Mặc dù dấu hiệu chuột rút trong giai đoạn đầu của là triệu chứng bình thường khi thai nhi phát triển, tuy nhiên nếu chuột rút gây đau bất thường, cơn đau nghiêm trọng thì sản phụ cần báo cho bác sĩ sớm. 1.13 Viêm ruột thừa Ruột thừa nằm ở phía bên phải của bụng dưới và có thể gây đau vùng chậu hoặc đau thắt lưng nếu ruột thừa bị viêm và khối viêm này sẽ đè vào đại tràng. 1.14 Thoát vị Thoát vị xảy ra khi có một lỗ mở khiến các cơ quan nội tạng có thể đi qua lỗ này. Nếu thoát vị xảy ra ở cơ tại khung chậu dưới, nó có thể dẫn đến đau vùng chậu. Các triệu chứng khác có thể như xuất hiện một chỗ phình có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở vị trí đau. 1.15 Co thắt cơ ở sàn chậu Xương chậu được tạo thành từ một số cơ hỗ trợ bàng quang, cơ quan sinh sản và ruột. Giống như các loại cơ khác, cơ sàn chậu có thể co thắt, gây đau và khó chịu. 1.16 Vấn đề tuyến tiền liệt Nam giới có tuyến tiền liệt ở phần thấp trong xương chậu. Viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể gây đau vùng chậu. Phì đại tuyến tiền liệt, dù là lành tính hay ung thư, cũng có thể gây đau hoặc khó chịu vùng chậu. Ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra khi bạn bị đau lưng hông 1.17 Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng tiểu là đau rát khi đi tiểu và thường xuyên đi tiểu hơn. Một số người có triệu chứng bị đau vùng chậu hoặc chuột rút, đặc biệt đối với các bệnh nhiễm trùng nặng hoặc kéo dài. 1.18 Viêm bàng quang kẽ Viêm bàng quang kẽ (Interstitial cystitis) là bệnh mãn tính ở bàng quang gây đau ở khung chậu dưới, đặc biệt là khi nhịn đi tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ thường có nhu cầu thường xuyên và phải đi tiểu gấp. 1.19 Sỏi thận Sỏi hình thành trong thận thường thoát ra khỏi cơ thể thông qua niệu quản và bàng quang, trong quá trình sỏi di chuyển có thể gây đau ở khung chậu dưới. Cơn đau này có thể rất nghiêm trọng. Sỏi thận gây đau lưng hông 1.20 Khối u ở buồng trứng Có khối u phát triển trong buồng trứng có thể gây ra đau vùng chậu, đặc biệt là nếu khi khối u chèn vào các dây thần kinh tại buồng trứng hoặc các cơ quan lân cận. Các khối có thể bao gồm u nang buồng trứng, khối u buồng trứng lành tính hoặc ung thư buồng trứng. 2. Đau lưng gần xương chậu có đáng ngại không? Có thể kiểm soát cơn đau và sự khó chịu nếu người bác sĩ biết được chính xác nguyên nhân gây ra đau xương chậu. Nếu không chắc chắn về nguyên nhân hoặc cơn đau nghiêm trọng hoặc không cải thiện, bạn cần đi khám bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp đơn giản tại nhà có thể giúp giảm một số cơn đau. Các biện pháp khắc phục tại nhà như:Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofenĐặt túi chườm ấm lên vùng chậuTập thể dục nhẹ nhàngNghỉ ngơi và dơ hai chân nâng cao giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến xương chậu Tập thể dục nhẹ nhàng là biện pháp giúp giảm đau 3. Khi nào đi khám bác sĩ? Mặc dù đau vùng chậu là một vấn đề xảy ra phổ biến, tuy nhiên bạn cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng này không thuyên giảm khi bạn đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc cơn đau đang xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, bạn cần đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc có các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, sốt hoặc mất ý thức.Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có triệu chứng của đau lưng gần xương chậu thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp cùng các bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý cơ xương khớp. Khi thăm khám tại Hệ thống y tế Vinmec, Quý khách hàng sẽ được:Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân.Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa.Đảm bảo trọn vẹn sự an toàn và riêng tư cho khách hàng.Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, hiệu quả tối ưu. Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, mayoclinic.org, medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-so-sinh-doi-bu-qua-nhieu-co-bat-thuong-khong-vi
Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều, có bất thường không?
Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều là vấn đề khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng băn băn khoăn, lo lắng. Điều này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân và các mẹ cần nắm bắt kịp thời để đáp ứng nhu cầu của bé. 1. Những nguyên nhân trẻ sơ sinh đòi bú liên tục Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đòi bú liên tục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, được phân loại thành 3 nhóm cơ bản gồm:1.1. Trẻ đòi bú nhiều do đang trong giai đoạn phát triểnKhi mới chào đời, dạ dày của trẻ sơ sinh thường rất nhỏ, lượng sữa mà con cần lúc này chỉ khoảng từ 5 – 7ml/cữ. Tuy nhiên, dạ dày sẽ dần phát triển và tăng kích thước mỗi ngày, khiến nhu cầu bú mẹ của trẻ ngày càng cao hơn.Sau khoảng 3 ngày chào đời, trẻ có thể ăn được 22 – 30ml sữa mỗi cữ. Khi được 1 tuần tuổi, trẻ sẽ hấp thụ được khoảng 40 – 60ml sữa/cữ.Thông thường, giai đoạn từ 7 - 10 ngày sau sinh, tuần thứ 2 - 3 và tuần thứ 4 - 6 sau sinh là những cột mốc tăng trưởng nhảy vọt của con mà bố mẹ cần quan tâm chú ý. Từ đây, lượng sữa cho con cũng cần thay đổi nhanh chóng. Khi trẻ được 1-2 tháng, lúc này lượng sữa trung bình mỗi cữ sẽ là 60 – 120ml.1.2. Trẻ bú mẹ yếuMột trong những nguyên nhân bé đòi bú liên tục không chịu ngủ là do sức bú yếu. Điều này thường gặp ở những trẻ sinh non hoặc mắc phải một số vấn đề như nấm miệng, nhiệt miệng, dính thắng lưỡi,... Do mỗi lần bú mẹ, lượng sữa hấp thu được không nhiều nên trẻ sẽ thường nhanh đói và đòi ăn liên tục với nhiều lần hơn bình thường.1.3. Mẹ có ít sữaMột trong những nguyên nhân nữa khiến cho trẻ sơ sinh quấy khóc đòi bú liên tục là do lượng sữa mẹ ít. Một lần bú mẹ thường không đáp ứng được đủ nhu cầu ăn cho bé trong thời gian dài, khiến trẻ thường xuyên đòi bú.1.4. Bé muốn tiếp xúc với bầu vú mẹThực tế, có khá nhiều bé đòi bú liên tục ngay khi bụng no. Nguyên nhân là do bé muốn có cảm giác an toàn và được bảo vệ khi ở bên cạnh mẹ. Từ đây bé sẽ có phản xạ đòi bú nhiều lần trong ngày.Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh đòi bú liên tục là do gắt ngủ. Bạn có thể nhận biết trẻ khó ngủ với những dấu hiệu như ngáp nhiều, mệt mỏi, cáu kỉnh, khóc... Lúc này trẻ rất buồn ngủ nhưng không thể ngủ, cần được ôm ấp, vỗ về và ngậm ti mẹ để dễ ngủ hơn. 2. Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều lần có bất thường không? Thực tế, lịch trình sinh hoạt, ăn ngủ của trẻ sơ sinh thường phụ thuộc vào nhu cầu và sức ăn của từng bé. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy có những giai đoạn trẻ ăn nhiều, ngủ ít và ngược lại.Do đó, việc trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều cũng là điều hết sức bình thường, hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của con nên bạn cần cho trẻ bú theo đúng nhu cầu. 3. Làm gì khi trẻ sơ sinh đòi bú liên tục? Khi bé đòi bú liên tục không chịu ngủ, các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy chú ý một số điều sau đây:3.1. Cho trẻ bú theo nhu cầuBạn không nhất thiết phải cho bé bú sữa theo cữ cố định, từ 2 – 3 tiếng một lần mà nên cho bé bú khi nào bé đói. Lúc này, lực bú của bé thường mạnh, giúp bé bú nhanh và được nhiều hơn. Khi đó, tuyến sữa của mẹ cũng nhận được đủ kích thích để có thể tiết sữa dễ dàng, giúp bé ăn no bụng hơn.3.2. Cho con bú đúng cáchViệc cho bé bú sai tư thế sẽ khiến con không bú được đủ theo nhu cầu dẫn đến bị đói và thường xuyên đòi bú liên tục. Để tránh được điều này, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cho bé bú mẹ đúng cách sau đây:Mẹ cần ngồi cho bé bú với tư thế thực sự thư giãn, thoải mái.Mẹ bế bé bằng hai tay, áp sát người bé vào người mẹ sao cho mặt bé hướng vào bầu vú. Đặc biệt cần chú ý giữ cho đầu và thân bé thẳng hàng.Cho bé ngậm hết phần quầng vú để sữa có thể tiết ra dễ dàng và đều hơn.3.3. Làm gì khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú?Với trường hợp bé đòi bú liên tục dù bụng đã no, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bé mà mẹ có thể chọn cách xử lý sao cho phù hợp.Nếu bé đã no bụng nhưng vẫn đòi bú là để dễ ngủ hoặc giúp con cảm thấy dễ chịu, bạn có thể tiếp tục cho con bú khi trẻ không xuất hiện biểu hiện nôn ói, quấy khóc nhiều hơn.Ngược lại, nếu bé đòi bú liên tục nhưng có dấu hiệu ọc sữa, trớ sữa... lúc này mẹ nên ngừng cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng các phương pháp thay thế như ngậm ti giả, hát ru hoặc đổi tư thế bế con phù hợp. Điều này có thể sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.Các mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Trong trường hợp trẻ đòi bú nhiều nhưng không tăng cân, chậm phát triển hoặc có các triệu chứng bất thường, lúc này mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý (nếu có). Điều này sẽ giúp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều là điều không quá bất thường. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để thăm khám kịp thời khi cần thiết.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-freeman-sheldon-co-nguy-hiem-vi
Hội chứng Freeman-Sheldon có nguy hiểm?
Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Trẻ em mắc hội chứng Freeman-Sheldon thường có miệng nhỏ, đôi môi mím chặt tạo ra khuôn mặt như đang huýt sáo. Đây là rối loạn bẩm sinh có thể khiến trẻ mang dị tật vĩnh viễn nên cần chẩn đoán và điều trị hạn chế triệu chứng từ sớm. 1. Nguyên nhân Hội chứng Freeman-Sheldon là một rối loạn bẩm sinh ở trẻ với đặc trưng nổi bật là tình trạng biến dạng khớp (co cứng khớp) làm hạn chế các cử động của bàn tay và bàn chân, đi kèm với những bất thường ở đầu hoặc khuôn mặt trẻ.Hiện nguyên nhân gây ra hội chứng Freeman-Sheldon vẫn chưa được xác định chính xác. Theo các nhà khoa học, phần lớn các trường hợp bệnh lý xảy ra có thể là do đột biến gen MYH3 (không phải tất cả các trường hợp). Trong một số trường hợp, tình trạng này được di truyền từ nhiễm sắc thể mang tính trội (tức kế thừa gen khiếm khuyết) từ bố hoặc mẹ là đủ để hình thành hội chứng Freeman-Sheldon ở trẻ. Co cứng khớp là biểu hiện đặc trưng của hội chứng Freeman-Sheldon 2. Triệu chứng Các dấu hiệu điển hình giúp nhận biết hội chứng Freeman-Sheldon là:Trẻ có bất thường ở sọ não và mặt (miệng giống huýt sáo)Các khiếm khuyết bàn tay và bàn chân (chân khoèo bẩm sinh).Răng chen lẫn lộn xộn.Lưỡi nhỏ bất thườngCác dị tật liên quan đến miệng và quai hàm, hạn chế hoạt động của vòm miệng mềm gây tình trạng giọng mũi, khó nói, nôn liên tục, khó nuốt, khó khăn về hô hấp.Các dị tật về mắt như: vết nứt mí mắt và sụp mí mắt.Các dị dạng xương: gù cột sống, chân khoèo và biến dạng khớp (co cứng nhiều khớp) bao gồm khớp gối và khớp vai dẫn đến hạn chế vận động tại các cơ quan này. 3. Chẩn đoán và điều trị 3.1. Chẩn đoánĐể chẩn đoán hội chứng Freeman-Sheldon bác sĩ thường dựa trên bệnh sử y khoa và kiểm tra sức khỏe với quan sát những đặc điểm đặc trưng trên khuôn mặt. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT và X- quang giúp xác định sự hiện diện và tình trạng của những bất thường. Chẩn đoán hình ảnh giúp xác định tình trạng của những bất thường trên người bệnh Tư vấn di truyền từ sớm có thể sẽ hữu ích cho phụ huynh của trẻ bị ảnh hưởng bởi hội chứng Freeman-Sheldon. Những xét nghiệm về mặt di truyền cũng sẽ giúp cho việc xác định chẩn đoán nghi ngờ. Tuy nhiên, không phải tất cả những bệnh nhân mắc hội chứng Freeman-Sheldon đều có đột biến ở gen MYH3.3.2. Điều trịHiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị triệt để hội chứng Freeman-Sheldon. Mục đích của việc điều trị là hướng tới việc kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ người bệnh sống tốt hơn.Việc điều trị rối loạn bẩm sinh đặc biệt này cũng đòi hỏi một nỗ lực đa ngành từ một nhóm các chuyên gia bao gồm: bác sĩ nhi khoa, nhãn khoa, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình, thần kinh, phẫu thuật thần kinh...cùng nhau xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho trẻ mắc bệnh.Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh một số dị dạng xương, biến dạng khớp và dị tật miệng mặt. Việc phẫu thuật là cần thiết, đặc biệt là vấn đề răng miệng vì nếu miệng có kích thước quá nhỏ thì răng sẽ không phát triển đúng cách, gây nên những biến chứng nguy hiểm.Bệnh nhân mắc hội chứng Freeman-Sheldon cũng được tiến hành vật lý triệu liệu để tăng khả năng vận động, cải thiện chức năng khớp...giúp trẻ có thể đi bộ không cần trợ giúp và độc lập hơn. Việc điều trị bằng ngôn ngữ trị liệu để cải thiện khả năng phát âm và khó nuốt. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh một số dị tật miệng mặt Hội chứng Freeman-Sheldon là rối loạn bẩm sinh nghiêm trọng có thể khiến trẻ mang dị tật vĩnh viễn nên cần chẩn đoán và điều trị hạn chế triệu chứng từ sớm để có được hiệu quả nhất có thể.
https://tamanhhospital.vn/rung-toc-nhieu/
25/08/2023
Rụng tóc nhiều là bệnh gì? 18 nguyên nhân gây nên và cách khắc phục
Một người bình thường rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Những sợi tóc mới sẽ mọc thay cho những sợi tóc đã rụng, tuy nhiên ở một số người gặp tình trạng không mọc tóc mới hoặc mọc quá ít gây thưa tóc, hói một mảng trên da đầu. Vậy rụng tóc nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây rụng tóc và cách khắc phục tình trạng này? Mục lụcRụng tóc nhiều là gì?Tóc rụng nhiều là bệnh gì?Nguyên nhân bị rụng tóc nhiều bất thường?Dấu hiệu tình trạng rụng tóc nhiềuRụng tóc nhiều cảnh báo bệnh gì?Khi nào cần gặp bác sĩ?Rụng tóc nhiều có chữa được không?Đối tượng nào dễ bị rụng tóc nhất?Chẩn đoán tình trạng rụng tóc nhiềuCách điều trị khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều1. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên2. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc3. Điều trị rụng tóc bằng phương pháp chuyên sâuBiện pháp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc nhiềuMột số câu hỏi liên quan1. Rụng tóc nhiều có phải ung thư không?2. Tóc rụng nhiều có mọc lại không?3. Tóc rụng nhiều thiếu chất gì?4. Rụng tóc nhiều nên ăn gì và kiêng gì?Rụng tóc nhiều là gì? Rụng tóc nhiều là rụng trên 100 sợi mỗi ngày, làm tóc mỏng và thưa trong thời gian ngắn. Rụng tóc nhiều xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, chu kỳ phát triển của tóc sẽ rụng 50 – 100 sợi mỗi ngày và tóc mới mọc thay thế. Vì vậy, tình trạng tóc rụng nhiều hơn tóc mọc mỗi ngày có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. (1) Rụng tóc có thể chia thành rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo, cụ thể: Rụng tóc không sẹo: tình trạng rụng tóc không kèm theo tổn thương hay phá hủy nang tóc. Trong rụng tóc không sẹo, thường chúng ta vẫn nhìn thấy được chân tóc và tóc vẫn mọc lại khi kiểm soát được nguyên nhân. Rụng tóc có sẹo: tình trạng rụng tóc kèm theo sự phá hủy hoặc mất nang tóc. Nang tóc bị tổn thương không thể trị mà thay bằng mô xơ. Trong rụng tóc có sẹo, tóc sẽ không mọc lại cả khi nguyên nhân gây rụng được loại trừ. Do đó, với trường hợp này cần điều trị sớm để ngăn bệnh tiến triển lan rộng. Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Tóc rụng sinh lý: tình trạng tóc mọc rồi dài ra, theo thời gian sẽ rụng dần. Sau khi tóc rụng, 1 lớp tóc mới mọc để thay thế tóc cũ. Trung bình mỗi ngày có 50 – 100 sợi rụng và có lượng tóc mới tương đương mọc ra. Điều này là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì lo ngại. Tóc rụng bệnh lý: tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày, liên tục kéo dài và không rõ nguyên nhân. Đôi khi, tóc rụng còn gây ngứa, nổi nhiều nốt đỏ và da bong tróc. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh da liễu gây rụng tóc. Các nguyên nhân gây rụng tóc nhiều gồm: di truyền, căng thẳng, rối loạn nội tiết, mất cân bằng dinh dưỡng và viêm nhiễm. Nguyên nhân bị rụng tóc nhiều bất thường? Tuổi: lão hóa làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm, tóc yếu dần, dễ gãy rụng và đổi màu. Vì vậy, người tuổi trung niên thường xuất hiện tóc bạc, tóc rụng nhiều, mỏng hơn so với lúc còn trẻ. Di truyền: rụng tóc nhiều do di truyền ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Nam giới có thể rụng tóc nhiều bất cứ lúc nào sau tuổi dậy thì. Căng thẳng/stress, lo âu, mất ngủ: căng thẳng khiến tóc rụng nhiều. Tóc có xu hướng rụng thành từng nắm khi người bệnh gội đầu, chải hoặc vuốt tóc. Tình trạng này có thể diễn ra tạm thời và giảm rụng tóc trong 6 – 8 tháng. Rụng tóc do căng thẳng kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính. Tác động vật lý: tật nhổ tóc, kéo tóc, buộc tóc quá chặt gây áp lực lớn lên sợi tóc và làm rụng tóc nhiều. Sử dụng hóa chất và tác động nhiệt (nhuộm, uốn, duỗi,…): các tác động nhiệt khi uốn duỗi tóc; các tác động hóa học: hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc gây rụng tóc nhiều. Bài viết liên quan:Rụng tóc uống vitamin gì? Thiếu máu khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, không vận chuyển đủ oxy đến chân tóc gây rụng tóc. Rối loạn nội tiết: rụng tóc nhiều xảy ra do thay đổi nội tiết tố như: (2) Mang thai. Sinh con. Sau sinh. Mãn kinh. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Các bệnh tuyến giáp. Bệnh tự miễn: rụng tóc nhiều, lupus và các bệnh mô liên kết. Tình trạng tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nang tóc gây rụng tóc nhiều và dần xuất hiện các mảng hói vời kích thước từ nhỏ đến lớn. Một số trường hợp, người bệnh có thể rụng hết tóc. Hơn nữa, một số người bệnh không chỉ rụng tóc nhiều mà còn rụng lông mày, lông mi hoặc lông ở các bộ phận khác trên cơ thể. Các bệnh lý về da đầu (nhiễm trùng, nhiễm nấm tại chỗ): các bệnh như viêm nang lông, viêm da dầu, nấm da đầu gây viêm và rụng tóc. Nấm da đầu: dạng bệnh nhiễm nấm ảnh hưởng đến da đầu và thân tóc. Bệnh gây xuất hiện những mảng hói nhỏ có vảy và ngứa. Theo thời gian, nếu người bệnh không điều trị sớm, kích thước của mảng hói tăng lên và chứa mủ. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác như: Tóc giòn dễ gãy. Đau da đầu. Các mảng da có vảy màu xám, đỏ. Rụng tóc do Kerion De Celse: là tình trạng áp xe do nhiễm nấm, thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện thường nặng, lan rộng, có thể gây rụng tóc có sẹo. Rụng tóc do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác gây rụng tóc nhiều trên da đầu, râu và lông mày. Rụng tóc sau một đợt nhiễm trùng, nhiễm siêu vi hay sau tiêm ngừa vắc – xin. Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc nhiều như: (3) Thuốc chống đông máu. Thuốc chống co giật. Retinoid đường uống. Thuốc giãn mạch (thuốc chẹn beta thường điều trị bệnh cao huyết áp và tim mạch). Thuốc tuyến giáp. Thuốc điều trị ung thư. Thuốc trị bệnh viêm khớp. Thuốc dùng trị bệnh trầm cảm. Thuốc điều trị bệnh gút. Thuốc trị bệnh cao huyết áp. Hóa trị, xạ trị Hóa trị: thông thường, tóc không rụng ngay khi người bệnh bắt đầu hóa trị. Sau vài tuần hoặc vài chu kỳ điều trị, người bệnh mới rụng tóc. Tình trạng này sẽ hết trong vòng 1 – 2 tháng sau điều trị và tóc sẽ mọc lại như cũ. Xạ trị: phương pháp này chỉ ảnh hưởng đến lông ở vị trí mà bức xạ nhắm đến trên cơ thể. Rụng tóc phụ thuộc vào liều lượng và phương pháp xạ trị. Sau vài tháng xạ trị, tóc mọc trở lại nhưng có thể mỏng hơn hoặc trở nên xoăn, cứng, thẳng… Tuy nhiên, với liều xạ trị cực kỳ cao, tóc có thể không mọc lại. Tác động từ môi trường: ô nhiễm không khí, tia cực tím gây hại đến sự phát triển của tóc với nhiều vấn đề như rụng nhiều, chẻ ngọn, bạc tóc, suy yếu nang tóc và mỏng tóc. Mất cân bằng dinh dưỡng: người bệnh suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin, khoáng chất sẽ khiến tóc rụng nhiều, xơ, mỏng, yếu và thiếu sức sống. Thiếu máu: nguyên nhân do thiếu sắt rất phổ biến. Khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, không vận chuyển đủ oxy đến chân tóc gây rụng tóc. Ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt: những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu cũng gây rụng tóc. Bỏng, chấn thương: tình trạng này xảy ra khi các hóa chất gây bỏng da đầu, ảnh hưởng đến nang tóc như giòn, dễ gãy rụng nhưng vẫn có thể điều trị được. Tuy nhiên, trường hợp vết bỏng nghiêm trọng hơn, gây sẹo trên đầu sẽ khó điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật. (4) Lão hóa làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm, tóc yếu dần, dễ gãy rụng và đổi màu. Dấu hiệu tình trạng rụng tóc nhiều Dấu hiệu rụng tóc nhiều khi bạn thấy tình trạng sau: Nhận thấy đường rẻ chân tóc ngày càng rộng, tóc thưa dần. Khi chải đầu, trên lược có nhiều tóc bị rụng hoặc tóc rụng nhiều trên gối sau ngủ dậy, tóc rụng nhiều khi gội. Xuất hiện các mảng hói với kích thước khác nhau và theo thời gian hói nhiều hơn. Các mảng vảy lan rộng trên da dầu. Tóc, lông mày, lông mi rụng, thưa dần. Tóc rụng đột ngột nhiều, tóc mỏng thưa một cách nhanh chóng. Tình trạng này thường khởi phát sau sang chấn tâm lý hoặc cú sốc về thể chất, tinh thần. Rụng tóc nhiều cảnh báo bệnh gì? Rụng tóc nhiều cảnh báo một số bệnh, bao gồm: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Vảy nến da đầu. Bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như giang mai. Bệnh tuyến giáp. Đôi khi, rụng tóc nhiều là tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt sau hóa trị điều trị ung thư. Khi nào cần gặp bác sĩ? Người bệnh nếu bị rụng tóc nhiều nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám, tìm nguyên nhân rụng tóc để điều trị kịp thời. Khi gặp bác sĩ, người bệnh cần nói rõ tất cả triệu chứng bất thường xuất hiện gần đây, bao gồm: Mệt mỏi. Sụt cân không rõ nguyên nhân. Sốt. Da đầu hoặc cơ thể bị phát ban hoặc thay đổi lớp da khác. Da đầu bị ngứa hoặc kích ứng. Đột ngột rụng nhiều tóc. Tiền sử gia đình cụ thể có người bị hói. Hơn nữa, người bệnh cần báo rõ với bác sĩ về tình trạng bản thân xảy ra gần đây nếu có như: Phẫu thuật. Đang dùng thuốc hoặc liệu trình điều trị bệnh khác. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng thay đổi. Loại thuốc tiêm chủng. Ngoài ra, người bệnh có thể hỏi bác sĩ một số câu hỏi về tình trạng của mình như: Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều là gì? Người bệnh có cần thay đổi thuốc đang sử dụng không? Phương pháp nào điều trị tốt nhất với tình trạng rụng tóc nhiều của người bệnh? Tình trạng người bệnh có phù hợp để cấy tóc không? Có cách điều trị nào giúp người bệnh mọc lại tóc không? Tóc rụng nhiều do mất cân bằng nội tiết tố, dùng thuốc, bệnh tuyến giáp hoặc chế độ ăn uống bác sĩ đều có thể điều trị được. Rụng tóc nhiều có chữa được không? Có, tóc rụng nhiều do mất cân bằng nội tiết tố, dùng thuốc, bệnh tuyến giáp hoặc chế độ ăn uống bác sĩ đều có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị rụng tóc nhiều đạt hiệu quả không những giúp quá trình rụng tóc chậm lại mà còn kích thích tóc mới mọc lên. Đối tượng nào dễ bị rụng tóc nhất? Đối tượng dễ bị rụng tóc nhất bao gồm: Tiền sử gia đình chẳng hạn có người bị hói. Người stress, căng thẳng và thức khuya. Người mắc bệnh lý mạn tính: đái tháo đường hay các bệnh tự miễn như lupus. Thiếu hụt dinh dưỡng. Bài viết liên quan:Bị rụng tóc thiếu chất gì? Nên bổ sung gì cho tóc khỏe mạnh? Chẩn đoán tình trạng rụng tóc nhiều Trước khi chẩn đoán tình trạng rụng tóc nhiều, bác sĩ sẽ hỏi một số câu như: Tiền sử gia đình của người bệnh bao gồm tình trạng người thân rụng tóc và ở độ tuổi nào. Tiền sử bệnh của người bệnh. Chế độ ăn uống. Thói quen chăm sóc tóc. Yêu cầu xét nghiệm máu để đo chức năng tuyến giáp và nồng độ sắt. Kiểm tra da đầu xem có dấu hiệu bệnh về da hay không. Lấy sinh thiết da đầu nếu cần. Sau đó, bác sĩ chẩn đoán tình trạng rụng tóc nhiều thông qua một số bài kiểm tra, bao gồm: Thử nghiệm lực kéo: bác sĩ kéo nhẹ nắm tóc nhỏ để xem bao nhiêu sợi rụng. Điều này nhằm xác định giai đoạn quá trình phát triển của tóc. Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các bệnh có thể gây rụng tóc nhiều. Sinh thiết da đầu: bác sĩ lấy mẫu từ da hoặc một vài sợi tóc nhổ trên đầu để kiểm tra chân tóc dưới kính hiển vi. Kính hiển vi quang học: bác sĩ dùng một dụng cụ đặc biệt để kiểm tra các sợi lông được tỉa ở gốc. Kính hiển vi có thể tìm ra các rối loạn của thân tóc. Cách điều trị khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều 1. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên Mát xa: khách hàng xoa bóp da đầu kết hợp với dầu dưỡng tóc và mặt nạ cho tóc giúp làm dày tóc, lưu thông máu và giảm căng thẳng. Cần lưu ý, khách hàng mát xa da đầu bằng đầu ngón tay, không phải móng tay. Nha đam: giúp làm dịu da đầu, dưỡng tóc, giảm gàu và làm thông thoáng các nang tóc bị bít tắc do dầu thừa. Dầu dừa: chứa axit béo (axit lauric) thâm nhập vào bên trong sợi tóc và giúp giảm mất protein trong tóc. Khách hàng có thể dùng dầu dừa trước hoặc sau khi gội, tùy tình trạng tóc. 2. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc Dầu cá: tiêu thụ axit béo omega với hàm lượng chất dinh dưỡng và protein lớn giúp cải thiện mái tóc từ bên trong, giảm rụng tóc. Nhân sâm: trong nhân sâm có ginsenosides – thành phần hoạt tính giúp kích thích tóc mọc. Điều trị rụng tóc bằng thuốc: bác sĩ điều trị rụng tóc bằng các thuốc uống, thuốc thoa hay xịt nhằm hỗ trợ sự tái tạo, kích thích và hỗ trợ nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc giảm rụng, mọc trở lại và khoẻ hơn. 3. Điều trị rụng tóc bằng phương pháp chuyên sâu Laser (liệu pháp ánh sáng): điều trị rụng tóc gồm liệu pháp ánh sáng đỏ và liệu pháp laser lạnh. Các phương pháp này điều trị bằng cách chiếu photon vào các mô da dầu để các tế bào hấp thụ và kích thích tóc mọc. Điều trị bằng ánh sáng ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì an toàn và ít xâm lấn hơn so với cấy tóc. Tiêm các chất hỗ trợ, nuôi dưỡng tóc: bác sĩ sử dụng kim nhỏ (kim meso) để đưa trực tiếp các dưỡng chất vào da đầu nơi tóc rụng. Quá trình này giúp đưa nhanh và tập trung hơn các yếu tố thúc đẩy tóc mọc vào ngay những vùng tóc rụng. Huyết tương giàu tiểu cầu: bác sĩ sẽ lấy máu người bệnh rồi tách huyết tương ra. Sau đó, bác sĩ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu này vào da đầu người bệnh. Phương pháp này giúp làm chậm quá trình rụng tóc và khuyến khích tóc mới mọc. Cấy tóc: trong quá trình cấy tóc, bác sĩ sẽ lấy tóc ở những khu vực tóc dày và cấy vào da đầu tại những vùng tóc thưa, mỏng nhất. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc nhiều Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc nhiều, bao gồm: Xây dựng chế độ dinh dưỡng ăn uống đủ calo, protein và sắt. Xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày lành mạnh, hạn chế căng thẳng. Chăm sóc tóc đúng cách, tránh chải dùng lực mạnh như giật, kéo,.. hoặc buộc tóc quá chặt. Điều trị bệnh tuyến giáp hoặc các bệnh khác gây rụng tóc nhiều. Cần tham vấn bác sĩ về các loại thuốc dùng có thể gây rụng tóc Bảo vệ tóc khỏi ánh sáng mặt trời và các nguồn tia cực tím khác. Không hút lá. Nếu đang được điều trị bằng hóa trị, người bệnh hãy hỏi bác sĩ về mũ chống rụng tóc dành cho người bệnh ung thư để giảm nguy cơ rụng tóc trong quá trình hóa trị. Riêng với trường hợp rụng tóc do di truyền thì không ngăn ngừa. Một số câu hỏi liên quan 1. Rụng tóc nhiều có phải ung thư không? Không, rụng tóc nhiều không phải ung thư mà do phương pháp điều trị ung thư. Viện Y tế Quốc Gia Mỹ chứng minh, khoảng 65% người bệnh ung thư được điều trị bằng phương pháp hóa trị đều bị rụng tóc nhiều. 2. Tóc rụng nhiều có mọc lại không? Có. Tuỳ theo nguyên nhân và biểu hiện rụng tóc, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể tình trạng tóc có mọc trở lại hay không. Sau khi các sợi tóc cũ rụng khoảng 2 – 3 tháng, nang tóc tái tạo và mọc tóc mới. Tuy nhiên, đôi khi rụng tóc không chỉ do lão hóa mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tiềm ẩn khác. Vì vậy, nếu người bệnh thấy tóc rụng nhiều mà không mọc lại, hãy đến chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để bác sĩ khám và điều trị kịp thời. 3. Tóc rụng nhiều thiếu chất gì? Chế độ ăn uống thiếu chất như sắt, kẽm, canxi, silica, selen, sulfur, omega – 3, protein, biotin,….hoặc các loại vitamin A, B, C, D, E. làm ảnh hưởng đến cấu trúc, sự phát triển và dẫn đến rụng tóc. 4. Rụng tóc nhiều nên ăn gì và kiêng gì? Rụng tóc nhiều nên ăn những thực phẩm có tác động đến tóc như các loại cá, các loại hạt, đậu, bơ thực vật và rau củ. Đồng thời, người bệnh cũng nên kiêng ăn mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, caffein, đồ uống chứa cồn, đường, nước uống có ga và tinh bột tinh chế,… Đôi khi, rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được khám và điều trị phù hợp giúp làm chậm quá trình rụng tóc hoặc kích thích mọc tóc mới. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm và máy móc nhập khẩu từ các nước Âu – Mỹ, giúp điều trị hiệu quả, an toàn.
https://suckhoedoisong.vn/hoi-nach-can-lam-gi-trong-mua-nong-169230528114914054.htm
29-05-2023
‏Hôi nách cần làm gì trong mùa nóng?
‏1. Tại sao lại bị hôi nách ?‏ ‏Khi tăng tiết mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi. Nguyên do là trong mồ hôi có chứa nhiều protein và chất béo khiến cho vi khuẩn phát triển, phân hủy, từ đó gây ra mùi khó chịu .‏ ‏Hôi nách có thể xuất hiện ở các đối tượng khác nhau, gặp ở cả nam giới và phụ nữ. Trên thực tế, độ tuổi dậy thì thường dễ mắc hôi nách nhất. Trong giai đoạn này nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi mạnh mẽ, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, vì vậy dễ gây mùi khó chịu. ‏ ‏Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi nách. Nếu trong gia đình có người bị hôi nách, bạn cũng có khả năng mắc phải tình trạng này cao hơn những người khác. ‏ ‏Bên cạnh đó, nguyên nhân gây hôi nách cũng có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, lối sống. Ví dụ, người có thói quen vệ sinh kém, tắm giặt không sạch sẽ, đặc biệt là sau khi chơi thể thao, vận động ra nhiều mồ hôi sẽ khó tránh khỏi việc cơ thể có mùi khó chịu. ‏ ‏Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn uống gây ảnh hưởng không nhỏ đến mùi cơ thể. Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm có mùi như hành muối, tỏi, cà ri… sẽ khiến tuyến mồ hôi tiết ra mùi khó chịu hơn bình thường.‏ ‏Hôi nách có thể xuất hiện ở các đối tượng khác nhau, gặp ở cả nam giới và phụ nữ. ‏ ‏2. Làm thế nào để hạn chế tình trạng hôi nách?‏ ‏Nhiều người bị hôi nách có thói quen sử dụng các sản phẩm lăn nách, chất khử mùi để tạm thời ngăn chặn mùi hôi. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất khử mùi đôi khi không đúng cách (như nước hoa đậm mùi) nhiều khả năng còn làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. ‏ ‏Thay vào đó, để giảm thiểu mùi hôi khó chịu ở vùng dưới cánh tay, bạn hãy áp dụng những biện pháp sau đây:‏ ‏- Ưu tiên mặc trang phục thoáng mát: ‏ TIN LIÊN QUAN Những thói quen thường ngày gây thâm nách ‏Mùa hè nóng bức nên ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái như các chất liệu cotton, linen thoáng khí và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Việc này sẽ giúp cho vùng da dưới cánh tay khô thoáng hơn, không khí được lưu thông, từ đó giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi và phát triển. ‏ ‏Mặc quần áo có kiểu dáng bó sát, bằng chất liệu pha nhiều nilon sẽ khiến vùng nách trở nên bí hơn, tuyến mồ hôi ở nách hoạt động nhiều dẫn đến mùi hôi nách tồi tệ hơn.‏ ‏- Vệ sinh cá nhân hàng ngày đúng cách: ‏ ‏Luôn tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày để giữ cơ thể thơm tho . Có thể sử dụng loại xà phòng phù hợp để làm sạch mồ hôi vùng nách mà không gây tình trạng khô da sau khi dùng. ‏ ‏Sau khi tắm xong, dùng khăn sạch thấm khô người trước khi mặc quần áo. Tùy vào tình huống cũng như điều kiện cho phép, bạn có thể tắm 1-2 lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết như sau khi đi ngoài trời, sau khi tập luyện, vận động ra nhiều mồ hôi…‏ ‏Luôn tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày để giữ cơ thể thơm tho.‏ ‏- Chăm sóc vùng nách: ‏ ‏Đối với những người bị hôi nách, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc sử dụng biện pháp tẩy hoặc cạo lông nách sẽ làm giảm đáng kể mùi hôi nách. Bởi việc thường xuyên dùng nhíp nhổ lông nách có thể khiến các nang lông bị thương tổn, phình to, dẫn đến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn.‏ ‏Các biện pháp dân gian như sử dụng gừng, lá trầu không, dùng phèn chua chà xát vào vùng nách cũng có thể ngăn ngừa mùi hôi nhưng không thể giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra mùi khó chịu. ‏ ‏- Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt: ‏ ‏Tương tự như các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi… hút thuốc lá cũng là một trong những thủ phạm điển hình gây mùi khó chịu. Do đó, nếu bị hôi nách, bạn nên bỏ thuốc lá, đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi, cà ri, ớt, đồ chiên rán nhiều mỡ… nhờ đó có thể giúp bớt mùi hôi nách khó chịu.‏ ‏Ngoài ra, cần uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và giúp tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động ổn định. Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng làm giảm mùi hôi như chuối, bí ngô, mùi tây, cải bó xôi, quả bơ…‏ ‏Nếu tình trạng hôi nách không thuyên giảm khi đã áp dụng những biện pháp nêu trên, có thể bạn cần điều trị bằng các liệu pháp đặc trị công nghệ cao như sử dụng tia laser hoặc phẫu thuật nội soi… Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sau điều trị, tốt nhất bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín, tránh gặp biến chứng không mong muốn sau này. Mời bạn đọc xem tiếp video: Những lưu ý cho người viêm da cơ địa khi trời nắng nóng | SKĐS ‏ An Minh Theo Medical News Today và Healthshot Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mi-lot-la-mat-nhu-nao-vi
Mí lót là mắt như thế nào?
Đôi mắt mí lót thường được xem là một điểm hạn chế về ngoại hình, xuất hiện khá phổ biến đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Mắt mí lót khiến đôi mắt mất đi một phần cuốn hút và ảnh hưởng đến sự hài hòa của khuôn mặt. Vậy mí lót là mắt như thế nào và làm sao để khắc phục? 1. Mắt mí lót là gì? Mắt mí lót còn được gọi với những cái tên khác như mí ẩn, mí gấp, mí lận, mắt 2 mí mờ nhạt,... Đây là tình trạng đường nếp gấp phía trên hàng lông mi không rõ nét, mờ nhạt, thậm chí không nhìn thấy nếp gấp mí này. Dưới đây là những cách để nhận diện mắt mí lót là mắt như thế nào:Không có nếp gấp mí mắt hoặc có nhưng không rõ ràng, mờ nhạt.Mí mắt có nhiều nếp gấp, chằng chịt và đè chồng lên nhau, tạo thành đường nếp mí không rõ nét, chỉ khi để ý kỹ mới thấy.Đôi mắt có khi 1 mí nhưng có khi lại trở thành 2 mí lót. 2. Nguyên nhân hình thành mí lót là gì? Tình trạng mí lót thường khiến cho đôi mắt mất đi vẻ sắc nét và trông thiếu cuốn hút. Có nhiều nguyên nhân hình thành nên mắt mí lót, sau đây là một số lý do thường gặp:Bẩm sinh: Mí lót thường xuất hiện từ khi sinh ra và đây là trường hợp hay gặp nhất. Theo đó, mắt hình thành nếp mí lót từ lúc mới sinh. Khi còn nhỏ thì mí lót mờ, khá giống mắt một mí, sau này các nét hoàn thiện dần thì mí lót càng xuất hiện rõ hơn.Lão hóa da: Cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mí lót. Theo thời gian, vùng da ở khu vực mí mắt bị lão hóa và trở nên nhăn nheo, gây ra hiện tượng mí lót ở người trung và cao tuổi.Chế độ sinh hoạt không khoa học: Mắt mí lót cũng có thể xuất hiện ở những người hay thức khuya. Ngoài ra, lạm dụng nhiều thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính cũng là nguyên nhân hình thành nên mí lót. Mí lót là mắt như thế nào là thắc mắc của nhiều người 3. Cách khắc phục tình trạng mắt mí lót 3.1. Khắc phục bằng trang điểmĐể khắc phục mí lót, bạn có thể thực hiện trang điểm nhằm che giấu đi khuyết điểm này. Cách trang điểm cho mắt mí lót thành 2 mí dựa trên việc sử dụng các sản phẩm kích mí như keo, chỉ hay miếng dán kích mí, giúp tạo nên nếp mí to và rõ ràng hơn.Tuy nhiên, phương pháp trang điểm để tạo mắt 2 mí thường bất tiện và mất nhiều thời gian, trong khi đó hiệu quả mang lại chỉ là tạm thời, phải sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả mắt đẹp như mong muốn.Mặt khác, việc sử dụng các sản phẩm kích mí có thể mang đến rất nhiều rủi ro và ảnh hưởng sức khỏe mắt. Mí mắt là vùng da rất nhạy cảm trên cơ thể, do đó rất dễ bị tác động khi kích mí lâu dài. Việc lạm dụng miếng dán kích mí liên tục sẽ khiến mí mắt bạn luôn phải chịu lực tác động lớn và không thể thực hiện được chức năng của nó.Hơn nữa, khi sử dụng miếng dán kích mí nếu không thực hiện đúng cách dễ khiến vùng da tại mí mắt bị tác động, dẫn đến sụp mí. Khi sử dụng thường xuyên, mắt của bạn dễ rơi vào tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, thậm chí xuất hiện các triệu chứng sưng, đỏ và nặng nhất là viêm nhiễm bờ mi. Về lâu dài, dùng các sản phẩm kích mí còn đẩy nhanh quá trình lão hóa của mắt.3.2. Khắc phục bằng giải pháp thẩm mỹHiện nay, sự phát triển vượt bậc của ngành phẫu thuật thẩm mỹ hoàn toàn có thể giúp bạn khắc phục mắt mí lót mà không phải lo lắng những rủi ro gây hại cho đôi mắt.3.2.1 Phương pháp bấm mí mắtĐây là kỹ thuật khắc phục mắt mí lót bằng việc sử dụng dụng cụ bấm mí chuyên dụng. Bấm mí mắt tạo ra các liên kết giữa cơ nâng mi và vùng da mí mắt, giúp tạo ra nếp mí mới rõ ràng và sắc nét hơn.Phương pháp này hoàn toàn không đòi hỏi phải cắt, rạch hay phẫu thuật nên thời gian thực hiện khá nhanh, chỉ sau 15 - 20 phút là bạn đã có một đôi mắt ưng ý.3.3.2 Phương pháp cắt mí mắtPhẫu thuật cắt da thừa mí mắt có khả năng khắc phục mọi tình trạng liên quan đến mí. So với bấm mí mắt, tuy cắt mí có sự can thiệp phẫu thuật nhưng lại có thể khắc phục vĩnh viễn tình trạng mắt mí lót nếu bạn thực hiện tốt quá trình chăm sóc sau cắt mí.Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát và định hình tình trạng, cấu trúc phẫu thuật phù hợp nhất với gương mặt của bạn. Sau đó, bác sĩ thực hiện rạch một đường ở mí mắt để loại bỏ phần da chùng và mỡ thừa phía trên hàng lông mi, đồng thời cắt nếp gấp để tạo đường mí mắt mới.Sau quá trình phẫu thuật và phục hồi trong khoảng 7-10 ngày, tình trạng mí lót sẽ được khắc phục bằng đôi mắt hai mí với đường viền mí sâu và rõ ràng hơn. Phương pháp cắt mí mắt không gây ảnh hưởng đến chức năng thị lực, hay tổn thương cho mắt.Tùy theo tình trạng mắt mí lót và nhu cầu thẩm mỹ của bạn, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-tri-viem-cot-song-dinh-khop-169211229144216179.htm
01-01-2022
Cách nào trị viêm cột sống dính khớp?
1. Viêm cột sống dính khớp là gì? Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm đặc trưng bởi tổn thương khớp cùng chậu , cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng dính khớp , dẫn đến hạn chế cử động cột sống do hình thành cầu xương giữa các thận đốt sống, dính các khớp mỏm phía sau và vôi hoá các dây chằng cột sống. Dính cứng cột sống chỉ thấy ở giai đoạn muộn của bệnh, không thấy ở những bệnh nhân bị bệnh nhẹ hoặc giai đoạn sớm của bệnh. Bệnh thường gặp ở nam giới (khoảng trên 90%), trẻ tuổi (trên 80% bệnh nhân dưới 30 tuổi) và người ta cũng cho rằng đây là một bệnh liên quan chặt chẽ tới yếu tố cơ địa. Các yếu tố thuận lợi khác có vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh là chấn thương, gắng sức, điều kiện vệ sinh, điều kiện sống thấp, nhiễm khuẩn (gây viêm khớp phản ứng). Viêm cột sống dính khớp cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng nề dẫn đến tàn phế… 2. Triệu chứng của viêm cột sống dính khớp Viêm cột sống dính khớp có triệu chứng đặc trưng là hiện tượng viêm các khớp ở trục cột sống thắt lưng, cột sống cổ ; khớp cùng chậu hai bên và các khớp háng, khớp gối…. Bệnh diễn biến kéo dài, có thể làm bệnh nhân tàn phế rất sớm vì dính cứng khớp háng và khớp gối. Dấu hiệu sớm của việm cột sống dính khớp là đau cột sống thắt lưng. Dấu hiệu sớm nhất thường là đau tại cột sống thắt lưng hoặc vùng lưng - thắt lưng. Đau kiểu viêm, kèm theo hiện tượng cứng cột sống. Viêm khớp cùng chậu biểu hiện bởi hiện tượng đau tại vùng mông, một hoặc hai bên. Viêm khớp thể điển hình, thường biểu hiện viêm các khớp gốc chi đối xứng hai bên.. 3. Điều trị viêm cột sống dính khớp bằng cách nào? 3.1 Điều trị không dùng thuốc Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần được giáo dục nhằm hiểu biết về bệnh và thực hiện chế độ luyện tập phù hợp và đều đặn. Có thể luyện tập có hiệu quả tại nhà hoặc vật lý trị liệu tại bệnh viện có sự giám sát của bác sĩ về mức độ luyện tập. Bệnh nhân có thể tự tập một mình hoặc tập hợp nhóm. 3.2 Điều trị bằng thuốc Biện pháp dùng thuốc không điều trị dứt điểm được căn nguyên gây bệnh mà nhằm mục đích chống viêm, giảm đau; phòng chống cứng khớp, đặc biệt là phòng chống cứng ở tư thế xấu và khắc phục dính khớp. Tuy nhiên, không có phác đồ điều trị chung cho tất cả các bệnh nhân. Ở mỗi bệnh nhân cụ thể, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ quyết định điều trị, dựa vào các thông số sau đây: - Tình trạng bệnh, mức độ hoạt động bệnh, triệu chứng tiên lượng bệnh. - Biểu hiện hiện tại của bệnh (ở cột sống, khớp ngoại biên, điểm bám gân...). - Biểu hiện ngoài khớp và bệnh kèm theo: Có thể có các biểu hiện ngoài khớp như vẩy nến, viêm màng bồ đào và viêm ruột mạn tính . Đặc biệt với viêm màng bồ đào cần khám chuyên khoa mắt nhằm điều trị triệu chứng kết hợp. - Trạng thái lâm sàng chung (tuổi, giới, bệnh kèm theo, thuốc uống kèm theo, yếu tố tâm lý của bệnh nhân). Cũng cần lưu ý đến các nguy cơ bệnh loãng xương, bệnh tim mạch ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp nhằm phát hiện, theo dõi và dự phòng… Hình ảnh viêm cột sống dính khớp. Các thuốc thường được chỉ định: - Thuốc chống viêm không steroid : Thuốc chống viêm không steroid là lựa chọn đầu tiên chỉ định cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có đau và/hoặc cứng khớp. Có thể sử dụng trong thời gian dài nếu tình trạng viêm kéo dài. Cần chú ý đến các tác dụng không mong muốn trên tim mạch, dạ dày, thận ở bệnh nhân khi điều trị thuốc chống viêm không steroid. Có thể sử dụng một trong các loại sau: Celecoxib; meloxicam; diclofenac; etoricoxib... - Thuốc giảm đau , thuốc giãn cơ: Nên phối hợp điều trị thuốc giảm đau paracetamol, các dạng kết hợp theo sơ đồ sử dụng thuốc giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo. - Thuốc giãn cơ : Các thuốc như eperisone, thiocolchicoside cũng giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng đau, khó chịu. - G lucocorticoids : Tiêm corticosteroids tại chỗ được chỉ định với bệnh nhân bị viêm các điểm bám gân hoặc các khớp ngoại biên có tình trạng viêm kéo dài. Nếu là khớp háng, nên tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm. Phải tiêm thuốc tại bệnh viện và do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Không khuyến cáo điều trị corticosteroid toàn thân. - Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh - DMARD : Thuốc DMARD như sulfasalazine, methotrexat không được chỉ định cho bệnh nhân thể cột sống đơn thuần. Sulfasalazine được chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp ngoại biên với liều thấp rồi tăng dần liều dựa vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh, sau đó dùng liều duy trì. Để tránh tác dụng phụ, thuốc cần phải uống sau bữa ăn. - Điều trị bằng chế phẩm sinh học kháng TNFα: Theo khuyến cáo của Hội đánh giá viêm cột sống dính khớp quốc tế (ASAS), chỉ định thuốc kháng TNFα cho các thể bệnh hoạt động dai dẳng, mặc dù đã điều trị thường quy. Cần tuân theo quy trình chỉ định các thuốc sinh học. Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp thể cột sống: Điều trị thuốc kháng TNFα kết hợp với thuốc chống viêm non steroid, không kết hợp với nhóm DMARD kinh điển (sulfasalazine, methotrexate). Thêm liệu pháp trị viêm cột sống dính khớp, những lưu ý khi dùng Viêm cột sống dính khớp, 30 năm người phụ nữ chỉ...nằm Có thể chuyển sang kháng TNFα thứ hai nếu bệnh nhân điều trị đáp ứng kém với kháng TNFα ban đầu. 3.3 P hẫu thuật Khi các biện pháp điều trị nêu trên thất bại thì tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bằng phẫu thuật . Trong đó phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đau kéo dài, hạn chế vận động và có phá hủy cấu trúc rõ trên hình ảnh Xquang. Trước đây phẫu thuật thường chỉ định ở bệnh nhân lớn tuổi (ít nhất trên 50 tuổi), nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học y học cũng như chất liệu khớp háng nhân tạo đã được cải tiến rất nhiều nên tuổi không còn là một yếu tố cần quan tâm khi chỉ định thay khớp háng. Với bệnh nhân bị biến dạng cột sống thì sẽ được phẫu thuật chỉnh hình cột sống. Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có gãy đốt sống cấp tính sẽ xét chỉ định phẫu thuật thay đốt sống… Mời độc giả xem thêm video: Dịch Covid-19 căng thẳng, cần chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào tại nhà? TS.BS.Bùi Hải Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-nao-tot-cho-tinh-trung-169188426.htm
19-03-2021
Thực phẩm nào tốt cho tinh trùng?
Xin giấu tên Có nhiều loại thực phẩm tốt cho tinh trùng, trong đó phải kể đến: Các loại thịt đỏ: như thịt trâu bò, dê...; Chocolate đen: chứa nhiều L-Arginine, một acid amin làm tăng cường lưu lượng máu chảy về cơ quan sinh dục và oxit nitric, kích thích ham muốn và tăng sự thỏa mãn; Các loại trái cây: chuối, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, dưa hấu, cà chua, việt quất, óc chó...; Thực phẩm giàu kẽm: hàu, cua, tôm, hạt mè, hạt bí ngô và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám; Thực phẩm có nhiều acid folic: cam, chuối, dâu, ngũ cốc nguyên cám, rau có màu xanh đậm như rau diếp, măng tây, cải bó xôi, các loại cây họ đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu pinto; Thực phẩm giàu vitamin E: có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, ớt chuông, thịt gia cầm, các loại đậu, bơ, đu đủ... Giá đỗ cung cấp vitamin C, E và protein, kích thích quá trình sản sinh testosterone trong cơ thể. Ngoài ra, cần cung cấp đủ nước hàng ngày để đảm bảo khả năng tạo ra lượng tinh dịch đủ cho quá trình thụ tinh. BS. Trịnh Kiên
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/14-loai-rau-tot-nhat-tren-trai-dat-vi
14 loại rau tốt nhất trên trái đất
Rau được nhiều người biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Phần lớn các loại rau đều có rất ít calo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên, một số loại rau nổi bật hơn với những lợi ích đã được chứng minh cho sức khỏe, như chống viêm hoặc giảm nguy cơ bệnh tật. Vậy đâu là những loại rau tốt nhất? 1. Cải bó xôi Cải bó xôi là loại rau đứng đầu bảng xếp hạng. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng ấn tượng nên nó được xem là một trong những loại rau lành mạnh nhất.Chỉ với một cốc (khoảng 30 gam) rau cải bó xôi sống đã mang lại cho bạn 56% nhu cầu vitamin A hàng ngày, cộng với toàn bộ nhu cầu vitamin K hàng ngày nhưng lại chỉ chứa khoảng 7 calo.Rau cải bó xôi cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Một nghiên cứu cho thấy rằng các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi chứa nhiều beta-carotene và lutein, hai loại chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2015 cho thấy ăn rau cải bó xôi có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, vì nó có thể làm giảm huyết áp. 2. Cà rốt Cà rốt là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, cung cấp 428% giá trị khuyến nghị hàng ngày chỉ trong một cốc (nặng khoảng 128 gram).Cà rốt chứa beta-carotene, đây là một chất chống oxy hóa giúp cà rốt có màu cam và có thể giúp ngăn ngừa ung thư.Khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng, với mỗi khẩu phần cà rốt mỗi tuần sẽ làm giảm 5% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt của những người tham gia nghiên cứu.Một nghiên cứu khác cho thấy ăn cà rốt có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc lá. Khi được so sánh với nhóm người ăn cà rốt ít nhất một lần/tuần thì nhóm người tham gia có hút thuốc nhưng không ăn cà rốt có nguy cơ hình thành bệnh ung thư phổi cao gấp 3 lần. Cà rốt là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A rất tốt cho sức khỏe 3. Bông cải xanh hay súp lơ xanh Súp lơ xanh thuộc họ rau cải. Đây là loại thực phẩm rất giàu hợp chất thực vật chứa lưu huỳnh được gọi là glucosinolate, cũng như sulforaphane. Sulforaphane đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.Khi nghiên cứu trên động vật, sulforaphane có thể làm giảm kích thước và số lượng tế bào ung thư vú, đồng thời, ngăn chặn sự phát triển của khối u ở chuột. Bên cạnh đó, ăn bông cải xanh cũng có thể giúp ngăn ngừa các loại bệnh mãn tính khác. Một nghiên cứu trên động vật năm 2010 cho thấy tiêu thụ mầm bông cải xanh có thể bảo vệ tim khỏi căng thẳng oxy hóa gây bệnh bằng cách giảm đáng kể mức độ oxy hóa.Ngoài khả năng phòng ngừa bệnh tật, bông cải xanh còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chỉ một cốc (nặng khoảng 91 gram) bông cải xanh tươi cung cấp 116% nhu cầu vitamin K hàng ngày, 135% nhu cầu vitamin C hàng ngày và cũng có thêm một lượng folate, mangan và kali. 4. Tỏi Hợp chất hoạt động chính trong tỏi là allicin, đây là hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể điều chỉnh lượng đường trong máu cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch.Khi thực nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột mắc bệnh tiểu đường uống dầu tỏi hoặc diallyl trisulfide, một thành phần của tỏi. Cả hai hợp chất allicin và diallyl trisulfide trong tỏi đều làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.Một nghiên cứu khác cho những người tham gia bị và không bị mắc bệnh tim đều ăn tỏi. Kết thúc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tỏi có thể làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu, chất béo trung tính và cholesterol LDL, nhưng làm tăng cholesterol HDL ở cả hai nhóm.Tỏi cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, allicin có tác dụng gây chết tế bào ung thư gan ở người. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng chống ung thư tiềm tàng của tỏi. Tỏi có thể điều chỉnh lượng đường trong máu tốt cho sức khỏe tim mạch 5. Bông cải Brussels Loại bông cải này có vẻ bề ngoài giống như bông cải xanh, nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Cải Brussels là một thành viên của họ rau cải và có chứa các hợp chất thực vật tăng cường sức khỏe tương tự như bông cải xanh.Cải Brussels cũng chứa kaempferol, đây là một chất chống oxy hóa có thể đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào.Một nghiên cứu trên động vật cho thấy, chất kaempferol bảo vệ chống lại các gốc tự do, dây là nguyên nhân gây ra tổn thương oxy hóa cho tế bào và góp một phần phần gây ra bệnh mãn tính.Ngoài ra, cải Brussels cũng tác dụng tăng cường giải độc. Các bằng chứng cho thấy, người tham gia sau khi ăn cải Brussels đã tăng 15–30% một số enzym kiểm soát quá trình giải độc trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.Mỗi khẩu phần cải Brussels sẽ cung cấp một lượng lớn nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, vitamin A, vitamin C, folate, mangan và kali. 6. Cải xoăn Tương tự như các loại rau xanh khác, cải xoăn cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và chất chống oxy hóa.Một chén (67 gram) cải xoăn tươi chứa nhiều vitamin B, kali, canxi và đồng. Bên cạnh đó, lượng cải xoăn này cũng đáp ứng toàn bộ nhu cầu vitamin A, C và K hàng ngày.Cải xoăn cũng có thể có lợi trong việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch do có nhiều chất chống oxy hóa. Năm 2008, một nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên 32 người đàn ông có kết quả xét nghiệm cholesterol ở mức cao và họ được uống 150ml nước ép cải xoăn/ngày diễn ra trong 12 tuần. Vào cuối nghiên cứu, kết quả xét nghiệm cholesterol HDL tăng 27%, cholesterol LDL giảm 10% và hoạt động chống oxy hóa được tăng lên. Cải xoăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và chất chống oxy hóa 7. Đậu Hà Lan xanh Đậu Hà Lan được coi là một loại rau giàu tinh bột, nên đây là thực phẩm có lượng carbs và calo cao hơn so với các loại rau không chứa tinh bột khác và có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi bạn ăn một lượng lớn.Tuy nhiên, đậu Hà Lan xanh lại vô cùng bổ dưỡng. Một chén (nặng khoảng 160 gam) đậu Hà Lan xanh đã nấu chín sẽ có 9 gam chất xơ, 9 gam protein và các loại chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C và K, niacin, folate, riboflavin và thiamin.Bởi vì chứa nhiều chất xơ, đậu Hà Lan hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa bằng cách tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên. 8. Cải cầu vồng Cải cầu vồng có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.36 gram cải cầu vồng tươi chứa 1 gam chất xơ, 1 gam protein và rất nhiều vitamin A, C và K, mangan và magie, nhưng chỉ chứa 7 calo.Đặc biệt, loại cải này được biết đến với khả năng ngăn ngừa tổn thương do bệnh đái tháo đường gây ra.Trong một nghiên cứu trên động vật, chiết xuất từ loại rau cải này có thể đảo ngược tác động của bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây bệnh.Các nghiên cứu trên động vật khác đã chỉ ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong chiết xuất cải cầu vồng có thể bảo vệ gan và thận khỏi những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. 9. Gừng Một số nghiên cứu đã cho thấy gừng có tác dụng tích cực đối với chứng buồn nôn. Trong một đánh giá tổng hợp lại của 12 nghiên cứu và với gần 1.300 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu, gừng làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn so với giả dược.Bên cạnh đó, gừng còn có đặc tính chống viêm mạnh, nên thường được sử dụng để điều trị các rối loạn liên quan đến viêm như viêm khớp, lupus hoặc bệnh gút. Gừng có tác dụng tích cực đối với chứng buồn nôn 10. Măng tây Loại thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất. Chỉ cần nửa cốc (90 gram) măng tây tươi đã cung cấp 1/3 nhu cầu folate hàng ngày. Ngoài ra, lượng này cũng cung cấp nhiều selen, vitamin K, thiamin và riboflavin.Folate có trong măng tây có thể bảo vệ khỏi bệnh tật và giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh trong thai kỳ. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra rằng măng tây có thể có lợi cho gan bằng cách hỗ trợ chức năng trao đổi chất và bảo vệ gan chống lại độc tính. 11. Bắp cải đỏ Bắp cải đỏ thuộc họ rau cải và cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng như các đặc tính tăng cường sức khỏe khác. Chỉ 89 gam bắp cải đỏ tươi chứa 85% nhu cầu vitamin C hàng ngày và 2 gam chất xơ.Năm 2012, một nhóm nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm bằng cách cho những con chuột ăn một chế độ ăn được thiết kế nhằm tăng mức cholesterol và gia tăng mảng bám tích tụ trong động mạch. Những con chuột này sau đó được cho sử dụng chiết xuất anthocyanins từ ​​bắp cải đỏ. Kết quả cho thấy, chiết xuất bắp cải đỏ có thể ngăn ngừa gia tăng mức cholesterol trong máu và bảo vệ chống lại các tổn thương cho tim và gan. 12. Khoai lang Một củ khoai lang có kích thước trung bình sẽ chứa 4 gam chất xơ, 2 gam protein và một lượng lớn vitamin C, vitamin B6, kali và mangan.Khoai lang cũng chứa nhiều vitamin A hay còn được gọi là beta-carotene, do đó, chỉ với một củ khoai lang đã mang lại 438% nhu cầu vitamin A hàng ngày mà cơ thể cần. Lấy beta-carotene từ thực phẩm có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc một số loại ung thư, ví dụ ung thư phổi và ung thư vú. Khoai lang cũng chứa lượng lớn các vi chất khác nhau tốt cho sức khỏe người dùng 13. Cải rổ 190 gam rau cải rổ nấu chín chứa 5 gam chất xơ, 4 gam protein và 27% nhu cầu canxi hàng ngày.Trên thực tế, rau rổ là một trong những nguồn thực vật tốt nhất cung cấp canxi. Bổ sung đầy đủ canxi từ các nguồn thực vật có thể tăng cường sức khỏe của xương và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ loãng xương.Cải rổ cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên thậm chí, loại thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Ví dụ, những người ăn nhiều hơn một khẩu phần rau cải rổ/tuần có thể giảm 57% nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. 14. Su hào Su hào là một loại rau có họ hàng với bắp cải, có thể ăn sống hoặc nấu chín.Su hào sống có nhiều chất xơ, với khoảng 5 gam chất xơ trong mỗi cốc (135 gam). Mỗi cốc như vậy cũng cung cấp 140% vitamin C hàng ngày cho cơ thể.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong su hào có tác dụng mạnh mẽ chống lại chứng viêm và bệnh tiểu đường.Khi so sánh giữa các loại su hào khác nhau, nghiên cứu cho thấy su hào đỏ có gần gấp đôi lượng chất chống oxy hóa phenolic và nên có tác dụng chống bệnh tiểu đường và chống viêm mạnh hơn. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thua-sat-co-gay-nhung-hau-qua-khon-luong-vi
Thừa sắt có thể gây những hậu quả khôn lường
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Ths. Bs Trần Văn Quý - Phó trưởng khoa khám bệnh và nội khoa - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng. Thừa sắt Nhiều người chỉ cho rằng thiếu sắt mới gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng thực tế thì ngoài thiếu sắt, tình trạng thừa sắt cũng làm người bệnh có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. 1. Triệu chứng bệnh thừa sắt Triệu chứng sớm của bệnh thừa sắt, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu người, suy nhược cơ thể và giảm cân. Một trong những triệu chứng mà chúng ta có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường đó là da đậm màu hoặc có màu đồng. Khi thấy sự chuyển biến bất thường về màu da, chúng ta nên đến thăm khám bác sỹ để xác định rõ nguyên nhân. Ngoài ra, đau khớp và đau bụng cũng là những triệu chứng sớm mà chúng ta có thể gặp phải khi mắc bệnh thừa sắtKhi người bệnh rơi vào tình trạng mất ham muốn tình dục hay mắc các bệnh như tiểu đường hay suy tim thì đó có thể là những triệu chứng muộn của bệnh thừa sắt mà người bệnh cần hết sức lưu ý.Triệu chứng bệnh thừa sắt thường ít xuất hiện cho đến khi lớn lên, nhất là trong độ tuổi 50-60 ở nam giới và sau 60 ở nữ giới. 2. Chế độ ăn uống cho người thừa sắt Để ngăn ngừa bệnh thừa sắt, chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn uống sau đây:Vì sắt không phải là một chất muốn đưa vào cơ thể bao nhiêu cũng được nên những bệnh nhân đã mắc bệnh gan và bệnh tim mạch nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều sắt như: ngũ cốc, đậu đỗ, rau bina, hạt vừng, thịt màu đỏ...Ngoài ra, những bệnh nhân này không nên bổ sung sắt hay vitamin C hằng ngày. Bệnh nhân tổn thương gan không nên sử dụng đồ uống chứa cồn. Thay vào đó, nên kết hợp các sản phẩm ngăn cản sự hấp thu sắt như sữa, phô mai, sữa chua, trà... Đặc biệt chúng ta nên ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ để giảm hấp thu sắt.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/top-10-thu-pham-tieu-diet-tinh-trung-hang-dau-20151118044830895.htm
10
Top 10 thủ phạm tiêu diệt tinh trùng hàng đầu
Lý do rất đa dạng, trong đó có cả những yếu tố dưới đây: 1. Thực phẩm đóng hộp Vật liệu dùng để sản xuất bao gói, hộp, kể cả hộp kim loại được bọc lớp nhựa BPA, khi tan ra ngấm vào dòng máu và đi vào hệ thống sinh sản của con người gây suy yếu sức khỏe cũng như số lượng tinh trùng. Vì lý do này, những người còn giai đoạn sinh đẻ nên thay thế thực phẩm đóng hộp bằng thực phẩm tươi sống, có sẵn, giàu dưỡng chất lại không bị ô nhiễm hóa chất, nhất là nhựa BPA. 2. Đồ chơi tình dục Một trong những hóa chất độc hại gây suy giảm tinh trùng là chất viny bọc lót bên ngoài đồ chơi tình dục (sex toy) như: máy gây rung, dương vật giả... có thể gây ra mối nguy hiểm rất lớn như diệt tinh trùng, gây bệnh ung thư, vô sinh, dị ứng và rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác. 3. Các loại xà phòng tắm gội Các loại xà phòng, keo tắm, dầu gội, thuốc nhuộm tóc hiện đang có bán trên thị trường cũng là thủ phạm triệt tiêu tinh trùng, nhất là hóa chất vinyl có trong những sản phẩm này. Nên dùng dầu gội, sữa tắm không có chứa phthalate, hạn chế dùng xà phòng, sữa tắm quá thơm bởi càng thơm càng độc hại. Nên dùng sản phẩm thân thiện chế từ thực vật, cây cỏ vừa sạch gàu lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 4. Sản phẩm chứa nhiều hóa chất Ngoài sản phẩm làm đẹp, gia dụng, các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống cũng liên quan rất nhiều đến hóa chất thuốc trừ sâu và đây chính là những tác nhân làm số lượng lẫn chất lượng tinh trùng giảm. Do hóa chất ngấm vào nguồn nước, thực phẩm quá nhiều nên chọn mua sử dụng các loại thực phẩm sạch, kể cả động vật, gia cầm, nhất là thực phẩm được gieo trồng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu cho nhóm người trẻ tuổi còn trong độ tuổi sinh đẻ. 5. Ghế nóng trong xe ôtô Ngồi nhiều trên ghế ôtô lại được tăng cường bằng nhiệt độ trong xe nên ghế nóng chính là những thủ phạm tiêu diệt tinh trùng rất mạnh. Nhiệt độ cao tác động trực tiếp đến chức năng tinh hoàn và nếu lâu sẽ làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra. Không nên để tinh hoàn tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, kể cả trong xe lẫn các phương tiện giao thông khác. 6. Cá ô nhiễm Nguồn nước là nơi tích rất nhiều hóa chất độc, đặc biệt là thủy ngân và thạch tín và PCB (polychlorinated biphenyls). Nếu cá ăn vào sẽ truyền sang cho cơ thể người, gây ra nhiều bệnh trong đó có bệnh vô sinh, tiêu diệt tinh trùng ngay từ giai đoạn đầu khi chúng mới được hình thành. Những người thích ăn cá nên chọn cá đánh bắt ở nơi trong lành, không bị ô nhiễm hoặc cá nuôi trong ao hồ do gia đình tự sản xuất. 7. Hóa chất chống dính Có nhiều trong đồ nấu nướng gia dụng như chảo, xoong, nồi chống dính. Đây là hóa chất có tên PFAA (perfluoroalkyl acids) nếu ở nồng độ cao rất gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản, gây giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông. Kết luận này được dựa vào một nghiên cứu do Bộ Môi trường Đan Mạch thực hiện và công bố cuối năm 2012 vừa qua. Cách tốt nhất là giảm hoặc thay thế các đồ chống dính trong gia đình bằng vật liệu thân thiện như gang, thép trắng... 8. Chất phụ gia thực - dược phẩm Đây là nhóm hóa chất đã đang được con người lạm dụng tới mức báo động và nó là nguyên nhân rất làm suy giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông. Đặc biệt, hóa chất parbens dùng để kháng khuẩn vì nó có giá thành rẻ nhưng vừa gây diệt tinh trùng lại là thủ phạm gây bệnh ung thư vú rất mạnh ở phụ nữ. Trước khi sử dụng nhóm hàng này nên tìm hiểu kỹ các thông số liên quan trên mạng, tư vấn bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, nhất là nhóm người còn trong độ tuổi sinh đẻ. 9. Chất chống cháy “an toàn” Theo nghiên cứu của Bộ Môi trường Đan Mạch thì những chất chống cháy từ lâu được quảng cáo là an toàn lại là nhóm có chứa nhiều hóa chất có tên TDCPP và TPP. Nếu tiếp xúc trực tiếp dài kỳ sẽ bị giảm khả năng sinh sản, đặc biệt là gây ra hiện tượng suy giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông. 10. Trạm bán xăng dầu Đây là nơi có chứa rất nhiều hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của con người, nhất là hóa chất có tên benzene, dung môi công nghiệp dùng để pha chế nhiên liệu. Nó vừa làm giảm tinh trùng, suy yếu tinh trùng lại còn gây ra bệnh ung thư nguy hiểm. Nên tránh xa các trạm xăng dầu, khí gas, hoặc các loại đồ dân dụng có chứa benzene như nến thơm, các chất tẩy rửa vệ sinh trong gia đình. Bình cứu hỏa dùng trong gia đình, công sở phù hợp với tiêu chuẩn an toàn và phòng chống cháy nổ, những người không có nhiệm vụ không nên tiếp xúc với các loại hóa chất này. Theo Khắc Hùng Sức khoẻ & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/truyen-thuoc-qua-me-chua-roi-loan-nhip-tim-cho-tre-ngay-tu-khi-con-thai-nhi-169220512212754406.htm
13-05-2022
Truyền thuốc qua mẹ chữa rối loạn nhịp tim cho trẻ ngay từ khi còn thai nhi thành công
Thông tin trên được PGS.TS Trần Danh Cường- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đưa ra tại Lễ ký kết hợp tác giữa Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Dược Hà Nội ngày 12/5. Xu hướng can thiệp điều trị nội khoa cho thai nhi ngay khi còn nằm trong bụng mẹ ngày càng phát triển Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, xu hướng can thiệp điều trị nội khoa cho thai nhi ngay khi còn nằm trong bụng mẹ ngày càng phát triển. "Trước đây, với những thai nhi có rối loạn nhịp tim thường phải đợi khi trẻ sinh ra mới tiến hành điều trị. Vì thế, đa phần thai có rối loạn nhịp thường phải mổ lấy thai sớm, sinh non tháng. Việc vừa chăm sóc một bé sinh non, điều trị thêm bệnh lý rất phức tạp"- PGS.TS Trần Danh Cường nói. PGS.TS. Trần Danh Cường trực tiếp đỡ đẻ cắt dây rốn cho cháu bé chào đời tại BV Phụ sản Trung ương Trong khi đó, điều trị nội khoa cho thai nhi qua bà mẹ mang lại thành quả tốt. Đến nay Bệnh viện Phụ sản Trung ương phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị thành công 3 trường hợp, thai nhi ổn định, giữ được đủ tuổi thai, thậm chí có trường hợp còn được sinh thường. Từ thực tế điều trị các trường hợp này tại Bệnh viện, PGS.TS Trần Danh Cường cho hay, điều trị thai nhi qua mẹ, với bệnh lý rối loạn nhịp này, việc sử dụng chuẩn liều thuốc cho bà mẹ rất quan trọng. Đây là những thuốc ức chế nhịp tim rất nguy hiểm, nếu sử dụng không chuẩn liều, không đánh giá được dư lượng có ảnh hưởng bà mẹ không có thể gây nguy hại cho thai phụ. "Những rủi ro này sẽ càng được kiểm soát tốt hơn, nhờ sự hợp tác với Trường Đại học Dược trong lĩnh vực dược lâm sàng bệnh viện. Sự hỗ trợ từ các chuyên gia sẽ giúp công tác dược tại bệnh viện, sử dụng thuốc tại bệnh viện chuẩn chỉ, đúng liều lượng, không lãng phí, vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh"- Giám đốc Trần Danh Cường nhấn mạnh. Sự cần thiết của cảnh giác dược ứng dụng trong thực hành lâm sàng Tại lễ ký hợp tác giữa Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Dược Hà Nội, PGS.TS.Trần Danh Cường nêu rõ sự cần thiết của việc cảnh giác dược ứng dụng trong thực hành lâm sàng, các hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là rất quan trọng Bên cạnh tăng cường hợp tác về nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực dược và lĩnh vực liên quan khác, Bệnh viện rất mong các giảng viên, chuyên gia của Trường Đại học Dược hỗ trợ về chuyên môn dược cho đội ngũ cán bộ của Bệnh viện, đặc biệt là Trung tâm pha chế thuốc tập trung đang hoạt động. "Lợi ích của lễ ký này rất quan trọng, ví dụ như trong bệnh viện việc kê đơn thuốc trong bệnh án, cảnh giác dược và dược lâm sàng chưa được chú trọng. Đối với ngành sản khoa, hiện nay đặc biệt là can thiệp sâu trong công tác điều trị cho mẹ và thai nhi"- PGS.TS Trần Danh Cường nói. Ký kết hợp tác toàn diện về công tác dược giữa Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trường Đại học Dược Hà Nội Trẻ sinh non với những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý ĐỌC NGAY Gia tăng trẻ sinh non, bác sĩ chỉ cách phòng tránh mẹ bầu cần biết ĐỌC NGAY Bộ Y tế đề xuất tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh ĐỌC NGAY GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược đánh giá cao sự hợp tác của hai bên trong thời gian qua về chuyên môn Dược, nhất trí với việc cử thầy cô công tác tại trường kiêm nhiệm chuyên môn tại bệnh viện, từ đó phối hợp hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và những yếu tố khác phục vụ công tác điều trị cho người bệnh... Hợp tác Trường Đại học Dược Hà Nội theo mô hình hợp tác Viện – Trường để phát triển công tác dược giai đoạn 2022 – 2026. Hai bên sẽ trao đổi giảng viên, cán bộ tham gia giảng dạy thực hành cho sinh viên đại học, học viên sau đại học. Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng hỗ trợ Trường Đại học Dược Hà Nội trong triển khai các chương trình đào tạo, nghiên cứu như là một đơn vị bệnh viện thực hành của trường… Trường Đại học Dược Hà Nội hỗ trợ cập nhật kiến thức đến các cán bộ y tế, đặc biệt đội ngũ bác sĩ, dược sĩ của bệnh viện về dược lâm sàng và thông tin thuốc. Hai đơn vị sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, cùng với đó là chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến các nội dung hợp tác… ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong lĩnh vực dược... Ngày 12/5: Có 3.949 ca COVID-19 mới, số khỏi bệnh nhiều gần gấp đôi SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 12/5 cho biết có 3.949 ca mắc COVID-19 tại 55 tỉnh, thành. Trong ngày số khỏi bệnh nhiều gần gấp đôi số mắc mới Thái Bình Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-thuong-vi-du-doi-trieu-chung-canh-bao-xuat-huyet-da-day-vi
Đau thượng vị dữ dội: Triệu chứng cảnh báo xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong hoặc gặp nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. May mắn thay các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày khá dễ nhận biết. Một trong số đó là đau thượng vị dữ dội mà bạn cần đặc biệt lưu ý. 1. Chảy máu dạ dày là bệnh gì? Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu dẫn đến nôn ra máu hoặc đại tiện lẫn máu trong phân. Chảy máu dạ dày là một biến chứng cấp tính rất nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý về dạ dày.Chảy máu dạ dày là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, vết thương ở dạ dày chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra nên rất khó cầm máu.Nam giới có tỷ lệ chảy máu dạ dày nhiều hơn so với nữ giới. Lứa tuổi có mắc bệnh cao nhất là từ 20-50 tuổi. Ngoài ra, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có thể bị chảy máu dạ dày với nguyên nhân do vi khuẩn và vi rút gây ra. 2. Triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày 2.1 Đau thượng vịChảy máu dạ dày do niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể gây ra những cơn đau bụng trên dữ dội (tương ứng với vị trí của dạ dày) và lan ra khắp vùng bụng. Đau bụng dữ dội, chướng bụng khiến người bệnh xanh xao, vã mồ hôi lạnh... Đây là những dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.2.2 Nôn ra máuNhững bệnh nhân bị chảy máu dạ dày thường có cảm giác buồn nôn, kèm theo đó là cảm giác khó chịu ở cổ họng.Nôn ra máu hoặc ra chất có màu nâu như cà phê được coi là một trong những triệu chứng kinh điển của bệnh xuất huyết dạ dày. Bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, và đôi khi có lẫn thức ăn trong đó. Hoặc nôn ra máu đen lẫn với với cục máu đông, bởi đây là máu lưu trong dạ dày một khoảng thời gian trước khi nôn ra ngoài.Nôn ra máu là một trong những triệu chứng xuất huyết dạ dày kinh điển. Khi thấy dấu hiệu nguy hiểm này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.2.3 Màu sắc da thay đổiChảy máu dạ dày là biến chứng của các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như viêm loét hoặc nhiễm trùng, do đó khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng có thể bị ảnh hưởng. Trước đó, người bệnh có thể bị chảy máu nhẹ dẫn đến mất máu, khiến người bệnh yếu ớt, mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống hơn. Đau thượng vị là một trong các triệu chứng xuất huyết dạ dày 2.4 Đại tiện có lẫn máuĐại tiện có lẫn máu có nguyên nhân là do khi chảy máu dạ dày, máu trộn với thức ăn sẽ chảy xuống ruột và được thải ra ngoài theo phân. Quan sát sẽ thấy phân có màu đen như bã cà phê. Tuy nhiên, do phân có lẫn máu được phân hóa nên chúng có thể khiến phân có mùi tanh vô cùng khó chịu.Trường hợp chảy máu dạ dày nặng có thể gây ra máu đỏ tươi trong phân. Đây cũng là một triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày điển hình. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng phân lỏng có lẫn máu tươi hoặc máu đông đen để chẩn đoán lâm sàng về tình trạng xuất huyết dạ dày.2.5 Mệt mỏi do thiếu máuChảy máu dạ dày nhiều, lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, đồng thời xuất hiện hàng loạt các triệu chứng bệnh như: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tụt huyết áp, vã mồ hôi trộm...Nếu xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dạ dày trên hãy đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt. 3. Vì sau đau thượng vị dữ dội cảnh báo chảy máu dạ dày? Vùng thượng vị là vùng bụng từ rốn lên đến dưới xương ức. Những cơn đau bụng vùng thượng vị có thể thường xuyên xảy ra. Trong một số trường hợp, dấu hiệu này là cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý như viêm thực quản, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày và đặc biệt đây là triệu chứng xuất huyết dạ dày bạn không nên coi thường..Vì vậy, khi có hiện tượng căng tức vùng bụng trên, bạn không thể giả định mà phải đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng đau tức vùng bụng trên. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Nhất là trong trường hợp đau thượng vụ dữ dội, khác với các bệnh lý tiêu hóa khác, đau dữ dội thường gặp ở bệnh nhân chảy máu dạ dày. Vì vậy bạn càng cần phải quan tâm đến dấu hiệu này hơn. Sau đau thượng vị dữ dội là triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày 4. Xuất huyết dạ dày và cách điều trị Hầu hết các trường hợp chảy máu dạ dày là rất đột ngột (cấp tính) và cần phải điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp xuất huyết dạ dày mãn tính diễn ra không thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt đối với các trường hợp mãn tính, các triệu chứng thường không rõ ràng nên khó nhận biết. Vì vậy người bệnh càng phải lưu ý các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày hơn.Nếu gặp các triệu chứng chảy máu dạ dày như đã kể trên, đặc biệt là đau thượng vị dữ dội, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.Đối với những trường hợp chảy máu nhẹ, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và sử dụng điều trị, theo dõi tại nhà.Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, người bệnh cần được cầm máu ngay lập tức để tránh mất máu quá nhiều. Trong trường hợp mất máu nhiều, bệnh nhân có thể bị sốc hoàn toàn, có dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp tụt bất thường, lú lẫn, vã mồ hôi và thậm chí là tử vong nhanh chóng.Ngay khi xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dạ dày trên, bệnh nhân cần được đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt người nhà không tự ý chữa trị hoặc chậm trễ cứu chữa sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.Bên cạnh đó, để điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo lời dặn của bác sĩ, uống thuốc điều trị dứt điểm, đúng liều lượng, thăm khám tình trạng bệnh thường xuyên đúng hẹn.Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là trong trường hợp cấp tính cần được hỗ trợ y tế điều trị ngay lập tức. Việc nhận biết các triệu chứng xuất huyết dạ dày giúp bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời.
https://tamanhhospital.vn/mat-ngu/
16/05/2022
Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh
Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, có từ 10-30% người trong độ tuổi trưởng thành phải “vật lộn” với chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ kinh niên. Người bị mất ngủ thường xuyên uể oải, mệt mỏi, khó tập trung làm việc, suy giảm trí nhớ, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông,… Tuy nhiên, các vấn đề như mất ngủ là bệnh gì, triệu chứng mất ngủ ra sao, phòng ngừa và điều trị như thế nào,… vẫn chưa được quan tâm, hiểu đúng. Mục lụcMất ngủ là bệnh gì?Các loại mất ngủ thường gặp1. Mất ngủ ban đêm2. Mất ngủ kéo dài/mất ngủ kinh niên3. Mất ngủ sau sinh4. Rối loạn giấc ngủMất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gì?Nguyên nhân mất ngủTriệu chứng mất ngủChẩn đoán tình trạng mất ngủMất ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ để thăm khám?Các đối tượng dễ bị mất ngủTác hại của mất ngủ là gì?Chữa bệnh mất ngủ như thế nào?Phòng ngừa mất ngủChế độ dinh dưỡng và bài tập cho người bị mất ngủDinh dưỡngBài tập yoga giúp ngủ ngonCác thắc mắc thường gặp về bệnh mất ngủ1. Khó ngủ, thiếu ngủ có khác với mất ngủ không?2. Mất ngủ thường gặp ở người già phải không?Mất ngủ là bệnh gì? Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,… Người bị mất ngủ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng thức chính: (1) Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng. Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên. Bệnh mất ngủ có 2 nhóm chính là mất ngủ cấp tính và mạn tính Các loại mất ngủ thường gặp Có nhiều dạng mất ngủ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến: 1. Mất ngủ ban đêm Người bị bệnh mất ngủ ban đêm sẽ có các triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ vào mỗi tối, ngủ chập chờn không sâu giấc. Giấc ngủ đêm cũng không kéo dài 6-8 tiếng như bình thường mà chỉ rơi vào khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc. 2. Mất ngủ kéo dài/mất ngủ kinh niên Mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo dài và trở thành tình trạng mất ngủ kinh niên, dẫn đến nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Chứng mất ngủ kéo dài sẽ khó điều trị hơn, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân theo phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. 3. Mất ngủ sau sinh Phụ nữ sau sinh hay mất ngủ do nhiều nguyên nhân như: Cảm giác đau ở vết thương (vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn), mất ngủ do thường xuyên thức khuya chăm con nên bị rối loạn giấc ngủ, tình trạng trầm cảm sau sinh,… Phụ nữ sau sinh thường dễ bị chứng mất ngủ tấn công 4. Rối loạn giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ bao gồm tình trạng mất ngủ, ngủ rũ ban ngày và cả việc ngủ quá nhiều nhưng không cảm thấy đủ, rối loạn nhịp thức – ngủ. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể do cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, hội chứng chân không yên, ngáy và ngưng thở lúc ngủ, mộng du và nghiến răng… Mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gì? Mất ngủ là bệnh gì hay hiện tượng mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số các bệnh như: Bệnh dị ứng Bệnh viêm khớp Bệnh tim Các vấn đề về tuyến giáp Bệnh trào ngược dạ dày thực quản Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc. Bệnh lý tâm thần Bệnh lý liên quan đến giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, mộng du,…) Nguyên nhân mất ngủ Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: (2) Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm…) là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến. Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ. Thay đổi nhịp sinh học: Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ. Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,…, người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ. Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ rất phổ biến, bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,… Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi. Xem thêm: Mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa. Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội: Không hoặc ít hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm. Người già thường dễ bị mất ngủ Triệu chứng mất ngủ Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ thường bao gồm: (3) Khó ngủ vào ban đêm Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm Mệt mỏi, uể oải, không thấy thư giãn sau khi ngủ Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày Cáu gắt, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường Khó tập trung, mau quên Chẩn đoán tình trạng mất ngủ Như thế nào được xem là mất ngủ, rối loạn giấc ngủ? Làm sao chẩn đoán một người có bị mất ngủ hay không? Theo đó, có thể dựa trên các biểu hiện như: Thường xuyên trằn trọc, nằm trên giường lâu (trên 20 phút) mới đi vào giấc ngủ Ngủ chập chờn không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm Giấc ngủ ngắn, khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc,… Mất ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ để thăm khám? Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, tần suất từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục, hay người bệnh vẫn khó ngủ dù môi trường ngủ thoải mái và đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ,… thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ trong trường hợp việc chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào buổi sáng của bạn. Người bị bệnh mất ngủ kéo dài nên đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị Các đối tượng dễ bị mất ngủ Có thể thấy, tình trạng mất ngủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn bao gồm: (4) Người cao tuổi: Những người trên 60-65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn dễ mắc các bệnh lý, sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người đang mắc các bệnh lý: Các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Một số bệnh dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa,… Phụ nữ: Các thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,… Người đang gặp các yếu tố tâm lý: Người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ. Người làm ca đêm/thay đổi múi giờ: Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn. Người có lối sống thiếu khoa học: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ. Xem thêm: Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm tình trạng này. Tác hại của mất ngủ là gì? Mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến: Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo. Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường. Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong. Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn. Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm. Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân. Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông. Xem thêm: 12 tác hại của mất ngủ kéo dài cần lưu ý và khắc phục ngay. Mất ngủ làm tăng nguy cơ bị ảo giác Chữa bệnh mất ngủ như thế nào? Có 2 cách chữa mất ngủ chính là chữa mất ngủ không dùng thuốc và chữa mất ngủ có sử dụng các loại thuốc Đông hoặc Tây y, thuốc Nam. Một số biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc bạn có thể áp dụng bao gồm: Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ. Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày. Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà mộc lan,… Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh,…). Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút. Massage trước khi ngủ. Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ. Sử dụng các loại tinh dầu giúp ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ. Một số loại trà có công dụng giúp an thần, ngủ ngon, hỗ trợ trị bệnh mất ngủ Nếu áp dụng các biện pháp chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc nhưng vấn đề không được cải thiện, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Điện não đồ hay điện cơ là các kỹ thuật có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Khi điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hỗ trợ bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn. Với cách điều trị này, bạn nên lưu ý uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không như mong muốn. Phòng ngừa mất ngủ Tình trạng mất ngủ có thể được phòng ngừa hay hạn chế một cách đơn giản thông qua các thói quen tốt như: Duy trì giờ đi ngủ và giờ thức nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần. Vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Kiểm tra các loại thuốc đang uống để xem liệu chúng có góp phần gây ra chứng mất ngủ hay không. Nếu không chắc về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, hãy trao đổi với bác sĩ y khoa. Không ngủ trưa quá mức. Thông thường, thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là từ 20-40 phút và không quá 60 phút. Tránh hoặc hạn chế caffeine và rượu, không sử dụng nicotine. Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi ngủ. Không cài đặt quá nhiều thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh sử dụng thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính trước khi ngủ. Thư giãn nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ. Chế độ dinh dưỡng và bài tập cho người bị mất ngủ Dinh dưỡng Người thường xuyên bị mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, ngủ chập chờn không sâu giấc có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể: Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như: Các loại cá béo, kiwi, hạnh nhân, quả óc chó, chuối, bột yến mạch,… Một số loại nước uống như trà hoa cúc, sữa ấm, trà hoa đậu biếc,… cũng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ rất tốt. Bạn có thể uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không uống trà, cà phê, rượu bia hay sử dụng thực phẩm chứa caffein và các chất kích thích khác sau buổi sáng. Tác dụng của caffein và các chất kích thích có thể kéo dài lên đến tận 12 giờ. Vì thế, để tránh mất ngủ thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ để tránh khó tiêu, ợ chua, ợ nóng dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Nên hạn chế uống cà phê để tránh mất ngủ Bài tập yoga giúp ngủ ngon Vận động nhẹ nhàng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả. Nếu khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn có thể tranh thủ thời gian để áp dụng một số bài tập yoga được đánh giá là giúp ngủ ngon hơn. Các bài tập yoga đơn giản, kể cả người mới làm quen với bộ môn này cũng có thể luyện tập bao gồm: Utthan Pristhasana (Tư thế thằn lằn) Salabhasana (Tư thế châu chấu) Uttanasana (Tư thế cúi gập người) Prasarita Padottanasana (Tư thế gập người chân rộng) Janu Sirsasana (Tư thế đầu sát gối) Paschimottanasana (Tư thế ngồi gập mình) Ngoài các bài tập yoga, thiền hoặc đi bộ, chạy bộ chậm cũng có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, cải thiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Các thắc mắc thường gặp về bệnh mất ngủ 1. Khó ngủ, thiếu ngủ có khác với mất ngủ không? Khó ngủ, thiếu ngủ cũng là một dạng mất ngủ ở những người bị rối loạn giấc ngủ. Người bị khó ngủ, thiếu ngủ sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ, thậm chí nằm và nhắm mắt rất lâu nhưng vẫn không thể ngủ được dẫn đến giấc ngủ ngắn, không đủ để tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. 2. Mất ngủ thường gặp ở người già phải không? Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ mất ngủ ở người già thường cao hơn so với nhóm đối tượng thanh thiếu niên, người trẻ tuổi. Có đến 50% những người cao tuổi thường xuyên phàn nàn các vấn đề về giấc ngủ. Nhiều người cao tuổi chỉ có thể ngủ 4 tiếng mỗi đêm hoặc thậm chí ít hơn. Ngoài những nguyên nhân thông thường như môi trường xung quanh quá ồn ào, nhiệt độ phòng không phù hợp, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… thì mất ngủ ở người già còn do người già thường có nhiều thời gian nhàn rỗi để nghỉ ngơi vào ban ngày. Vì thế, vào ban đêm thì người cao tuổi sẽ khó ngủ hơn. Song song đó, người lớn tuổi còn có nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn lo âu mạn tính, đau nhức xương khớp, khó thở,… Các vấn đề này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến người cao tuổi gặp bệnh mất ngủ. Hơn nữa, tuổi tác càng cao thì mức độ lão hóa của não cũng cao hơn, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng hoạt động tại não, gây nên tình trạng đảo lộn giấc ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày và ít ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Có thể thấy, việc chăm sóc và đầu tư vào chất lượng giấc ngủ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu bạn đang bị mất ngủ kéo dài nhưng không thể khắc phục được, hãy đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị. Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội thần kinh. Không chỉ vậy, tại bệnh viện còn có hệ thống các máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu, phục vụ cho quá trình thăm khám, chữa bệnh. Với sự nhiệt huyết, tận tâm, đội ngũ chuyên gia và các y bác sĩ nội thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự tin trong việc đồng hành và hỗ trợ người bệnh tìm ra nguyên nhân bị mất ngủ cũng như hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể đặt lịch khám và điều trị chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nội thần kinh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua các cách sau đây: HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh Website: https://tamanhhospital.vn Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Do đó, bạn nên thăm khám và điều trị bệnh mất ngủ càng sớm càng tốt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trieu-chung-tien-dai-thao-duong-de-bi-bo-lo-vi
Triệu chứng tiền đái tháo đường dễ bị bỏ lỡ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Đái tháo đường không phải là một bệnh đột ngột xuất hiện mà nó thường trải qua một quá phát triển từ từ bệnh tiền đái tháo đường. Khi chúng ta mà phát hiện từ giai đoạn sớm và có những thay đổi về lối sống luyện tập sớm phù hợp thì có thể đẩy lùi được tiền đái tháo đường và bệnh cũng không có cơ hội phát triển thành đái tháo đường. Tuy nhiên tiếng chuông cảnh tỉnh này lại có rất ít người có thể nhận ra vì triệu chứng bệnh tiền đái tháo đường rất mờ nhạt thậm chí không có chỉ vô tình phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc điều trị một bệnh khác mà vô tình phát hiện ra. 1. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường Bệnh đái tháo đường type 2 thường không xuất hiện đột ngột ngay mà nó trải qua một quá trình phát triển kéo dài của bệnh tiền đái tháo đường trước đó. Đây là giai đoạn lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để gây ra các triệu chứng hoặc chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2. Chính vì vậy nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 vẫn có thể ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi nếu được can thiệp sớm. Vì vậy, bệnh tiền đái tháo đường được coi như là một hồi chuông cảnh tỉnh của những người đang có nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2.Tuy nhiên, thật không may là có rất ít người từng nghe thấy tiếng chuông báo động này hoặc được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho thấy trong số những người Mỹ từ 20 tuổi trở lên, chỉ có 10% những người bị tiền đái tháo đường biết mình mắc bệnh. Ước tính có tới 73 triệu người Mỹ mắc tiền đái tháo đường và con số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường sẽ rất lớn nếu họ bỏ lỡ những cơ hội điều chỉnh chế độ ăn và lối sống kịp thời.Một lý do khác khiến nhiều người không biết rằng họ có thể đang tiến gần tới bệnh đái tháo đường vì họ chưa bao giờ xét nghiệm đường huyết và vì xét nghiệm đơn giản này thường không phải là một phần của việc chăm sóc phòng ngừa sức khỏe thông thường. Vì vậy, việc thực hiện các sàng lọc tầm soát lượng đường trong máu bằng khám sức khỏe định kỳ là một chiến lược rất quan trọng để phát hiện bệnh tiền đái tháo đường sớm. Từ đó sớm có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho những người có dấu hiệu tiền tiền đái tháo đường, góp phần không nhỏ trong việc làm giảm số ca mắc bệnh đái tháo đường type 2 và giảm chi phí điều trị sau này. Bệnh tiền đái tháo đường có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường 2. Mở rộng mạng lưới tầm soát bệnh tiền đái tháo đường Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và các tổ chức khác khuyến cáo nên kiểm tra đường huyết định kỳ ở những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao bao gồm các nhóm đối tượng sau: nhóm người trên 45 tuổi, những người trẻ hơn bị thừa cân, béo phì và đồng thời có một trong các yếu tố nguy cơ đái tháo đường như ít hoặc không hoạt động thể chất, có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, bị huyết áp cao hoặc cholesterol cao, đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, bị đái tháo đường khi mang thai hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn những người bình thường. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền đái tháo đường 3. Thông điệp mà bất kỳ ai cũng cần ghi nhớ Không phải bất kỳ ai bị tiền đái tháo đường cũng sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường mà có tỷ lệ không nhỏ thoái lui trở về bình thường nếu phát hiện sớm tiền đái tháo đường và can thiệp điều trị sớm bằng điều chỉnh chế độ ăn, lối sống phù hợp. Trong thời gian từ khoảng 3 đến 5 năm có khoảng 25% những người bị tiền đái tháo đường phát triển thành bệnh đái tháo đường. Do đó, nếu chúng ta nhận được lời cảnh tỉnh về tiền tiền đái tháo đường thì sẽ rất hữu ích cho sức khỏe để sớm có biện pháp phòng tránh phù hợp. Các biện pháp can thiệp sớm có hiệu quả là: giảm cân vừa phải, tăng cường hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày và chọn một chế độ ăn uống lành mạnh ít chất ngọt, ít chất glucid, ít chất mỡ, tăng cường rau xanh vitamin đặc biệt uống nhiều nước. Biện pháp này không những giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường mà có thể giúp bảo vệ chống lại các cơn đau tim, đột qụy, loãng xương và một loạt các bệnh mãn tính khác.Bệnh đái tháo đường một khi đã phát triển có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: mắt, tim, thận, não. Glucose bổ sung có thể thay đổi cách hoạt động của mạch máu, làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột qụy hoặc các dạng bệnh tim mạch khác. Tổn thương liên quan đến bệnh tiểu đường đối với các mạch máu nhỏ có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thận và mất cảm giác - đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca nhiễm trùng và cắt cụt chi khó điều trị ở Hoa Kỳ.Nâng cao nhận thức để mọi người cùng biết rằng bệnh đái tháo đường có thể đang xuất hiện trong tất cả chúng ta và hãy chú ý đến những dấu hiệu để có thể giúp chống lại đại dịch bệnh đái tháo đường.Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra. Nguồn tham khảo: health.harvard.edu
https://suckhoedoisong.vn/su-nguy-hiem-va-bien-chung-cua-benh-bach-hau-169176623.htm
06-07-2020
Sự nguy hiểm và biến chứng của bệnh bạch hầu
Vi khuẩn này có loại độc tố cực kỳ mạnh (ngoại độc tố) có khả năng gây nên các thể bệnh như: bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản do chất giả mạc che kín thanh quản làm cho bệnh nhân không có không khí để thở gây suy hô hấp cấp và có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời, vì vậy, người ta ví bệnh bạch hầu thanh quản như kiểu chết đuối trên cạn. Một thể bệnh bạch hầu không kém phần nguy hiểm là bạch hầu cấp gây viêm cơ tim cấp, suy tim cấp do độc tố của chúng, nếu chủ quan, phát hiện muộn, không khẩn trương cấp cứu, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Cách nhận biết bệnh Có 3 (thể) bệnh bạch hầu: Thể hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi: Ở loại này thời kỳ nung bệnh khoảng vài ba ngày, sau đó có sốt, sổ mũi, viêm họng, nuốt vướng, sau vài ngày sẽ xuất hiện màng trắng ngà (giả mạc), xám, dai, dính chặt vào niêm mạc họng, amiđan rất khó bóc tách, nếu cố bóc tách sẽ chảy máu. Giả mạc phát triển rất nhanh ở amidan. Người bệnh có biểu hiện nhiễm độc tố (da xanh tái, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp giảm). Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi, nếu không phát hiện và điều trị ngay, loại này sẽ tiến triển thành loại bạch hầu thanh quản. Bạch hầu thanh quản do niêm mạc bị bao phủ bởi một lớp giả mạc gây khó thở cấp, dẫn đến suy hô hấp (thường ví là chết đuối trên cạn). Loại thứ ba là bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp), xuất hiện ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, thứ 3, với các triệu chứng sốt cao (39 - 40 o C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch góc hàm sưng to, đau làm cổ bạnh ra. Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở, khàn tiếng, huyết áp tụt, mạch rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch đe dọa tính mạng (tử vong). Những biến chứng Nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu là gây các biến chứng do độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực mạnh cho nên khi bị mắc bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm như làm tổn thương cơ tim gây suy tim cấp. Biến chứng có thể xảy ra vào thời kỳ bệnh toàn phát, thậm chí xảy ra muộn hơn sau vài ba tuần khi bệnh bạch hầu đã khỏi (hết sốt, hết giả mạc...). Có thể bị biến chứng viêm thần kinh gây liệt khẩu cái, liệt chi, cơ hoành hoặc liệt dây thần kinh vận động mắt. Liệt cơ hoành có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp kèm theo tắc nghẽn đường thở bởi giả mạc gây ra. Lời khuyên thầy thuốc Khi nghi bị bạch hầu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị ngay, bởi kháng sinh còn có tác dụng tốt diệt vi khuẩn, nếu nặng có thể được tiêm kháng huyết thanh bạch hầu (kháng thể trung hòa ngoại độc tố bạch hầu) và đo điện tim để theo dõi biến chứng suy tim cấp. Bạch hầu thanh quản có thể được mở khí quản để cấp cứu kịp thời tránh nghẹt thở gây suy hô hấp. Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai tại nước ta từ năm 1984 trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là vắc-xin cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi với lịch tiêm 3 mũi lúc 2 tháng, 3 và 4 tháng tuổi và nhắc lúc 18 tháng tuổi. Bên cạnh tiêm vắc-xin, để phòng bệnh bạch hầu, đối với người bệnh thì cách ly ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra cần phải vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn, bát đũa...
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-o-chua-co-the-cai-thien-benh-nuou-rang-169220219161926324.htm
19-02-2022
Thuốc trị ợ chua có thể cải thiện bệnh nướu răng
1. Viêm nướu là gì? Bệnh nha chu xảy ra do nhiễm trùng, viêm nướu, xương bao quanh và ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng. Bệnh xảy ra theo từng giai đoạn. Viêm nướu là một bệnh ở giai đoạn đầu, nướu có khả năng bị sưng đỏ và có thể có dấu hiệu chảy máu. Viêm lợi là giai đoạn cuối có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn dẫn đến viêm nha chu . Trong bệnh viêm nha chu, nướu có thể bị tụt ra khỏi răng, tiêu xương và răng có thể lung lay hoặc rụng. Bệnh nha chu chủ yếu xảy ra ở người lớn và cùng với sâu răng , là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sức khỏe răng miệng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỷ lệ người bị ảnh hưởng bởi viêm nha chu khác nhau giữa các nhóm tuổi. Ước tính 47,2% người lớn từ 30 tuổi trở lên có một số dạng của tình trạng này. Tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, trong khi 70,1% người lớn từ 65 tuổi trở lên có tình trạng này. TS. Lan Needleman, giáo sư về nha chu và chăm sóc sức khỏe tại Viện Nha khoa UCL Eastman ở London cho biết, trong hầu hết các nhóm dân số, một số mức độ viêm nha chu ảnh hưởng đến gần 50% số người, với khoảng 10% mắc bệnh nặng trên toàn cầu. Viêm nha chu có nguy cơ mất nhiều răng và ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng cuộc sống. 2. Nguyên nhân phổ biến của bệnh nướu răng Hình ảnh viêm nướu răng. Vi khuẩn trong miệng có thể gây nhiễm trùng ở các mô xung quanh răng, khiến nướu bị kéo ra khỏi răng. Một chất được gọi là mảng bám hình thành khi vi khuẩn lưu lại trên răng đủ lâu. Mảng bám răng cuối cùng cứng lại thành cao răng và làm cho răng khó làm sạch hơn. Ở giai đoạn này, chuyên gia sức khỏe răng miệng phải lấy cao răng để ngăn chặn bệnh tiến triển. Có rất nhiều điều một người có thể làm để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt và ngăn ngừa bệnh nướu răng phát triển. 3. Điều trị truyền thống cho bệnh nướu răng Để điều trị các bệnh về nướu, các chuyên gia nha khoa thường kê đơn thuốc kháng sinh , chẳng hạn như tetracycline , minocycline hoặc doxycycline. Thuốc theo toa như peridex và periogard cũng có hiệu quả, cùng với danh sách thuốc không kê đơn và kem đánh răng. Cũng có thể thoa dầu và gel tại chỗ - trên bề mặt nướu - để điều trị và làm dịu cảm giác khó chịu liên quan đến tình trạng nướu này. Các dạng bệnh nha chu nghiêm trọng có thể cần điều trị rộng rãi hơn, chẳng hạn như cạo vôi răng bằng sóng siêu âm và làm sạch sâu bề mặt chân răng bên dưới đường viền nướu. Điều trị bằng laser cũng là một lựa chọn và phẫu thuật chỉnh sửa có thể là lựa chọn cuối cùng. 3. Hy vọng về phương pháp điều trị mới Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Khoa Nha chu và Nội nha tại Đại học Bang New York ở Buffalo đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy, thuốc điều trị axit dạ dày PPI (ức chế bơm ptoton) có thể cung cấp một phương pháp điều trị thay thế cho những người bị viêm nha chu. Các nhà khoa học đã thu nhận hồ sơ của 1.093 bệnh nhân từ một khoa thực hành đã điều trị cho các cá nhân mắc chứng bệnh này. Họ đo tỷ lệ "độ sâu thăm dò" trong nướu - độ sâu của khoảng cách giữa nướu và răng, để so sánh mức độ nghiêm trọng của bệnh nướu răng giữa những người tham gia nghiên cứu. TIN LIÊN QUAN Viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc các dạng nặng của COVID-19 TS. Needleman kết luận: "Nếu an toàn và hiệu quả, PPI có thể được coi là biện pháp hỗ trợ điều trị viêm nha chu…". Phân tích cho thấy những người sử dụng thuốc giảm axit trong dạ dày - thuốc ức chế bơm proton (PPI) - có tỷ lệ tăng độ sâu thăm dò thấp hơn so với người không dùng PPI. Độ sâu thăm dò giảm báo hiệu bệnh ít nghiêm trọng hơn. Cụ thể, 24% răng của những người không sử dụng PPI có độ sâu thăm dò từ 6 mm trở lên so với 14% răng ở những người đã sử dụng PPI. Tương tự, 27% răng của những người sử dụng PPI có độ sâu thăm dò từ 5 mm trở lên, so với 40% răng ở những người không sử dụng PPI. Nghiên cứu cho thấy một số tác dụng phụ của PPIs, bao gồm cả những tác dụng ảnh hưởng đến chuyển hóa xương và sự đa dạng của vi sinh vật trong đường tiêu hóa, có thể là nguyên nhân làm giảm mất xương và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nướu răng. Các tác giả hy vọng rằng, nếu phát hiện của họ được xác nhận, các chuyên gia y tế có thể sử dụng PPI kết hợp với các kỹ thuật khác để cải thiện phương pháp điều trị bệnh nướu răng. Mời độc giả xem thêm video: F0 trẻ em tăng mạnh, chuyên gia báo động nguy cơ sốt cao và co giật hậu COVID-29 ở trẻ
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/7-loi-ich-cua-tra-nghe-voi-suc-khoe-cua-ban-vi
7 lợi ích của trà nghệ với sức khỏe của bạn
Hiện nay, trà nghệ được xem là một trong những thức uống lành mạnh mà nhiều người yêu thích. Nó không chỉ mang một hương vị độc đáo, tinh tế mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ, chẳng hạn như phòng chống ung thư, bệnh Alzheimer và làm giảm các triệu chứng đau do viêm. 1. 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của trà nghệ 1.1.Giúp làm giảm các triệu chứng tình trạng viêm khớpTrà nghệ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp làm giảm các triệu chứng đau đớn, viêm và sưng tấy ở những người mắc bệnh viêm khớp.Bên cạnh đó, một số cuộc nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong nghệ có chứa một hợp chất hoạt tính curcumin, có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc giảm đau ở những bệnh nhân bị viêm xương khớp.1.2. Khả năng ngăn ngừa bệnh AlzheimerChất curcumin có trong nghệ được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra, trong trà nghệ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Alzheimer.Một số bằng chứng cũng cho thấy, uống trà nghệ có thể làm giảm sự mất dấu của các synap thần kinh và sự tích tụ các amyloid có liên quan đến sự phát triển của bệnh Alzheimer.1.3. Phòng ngừa các bệnh ung thưTrà nghệ có nhiều đặc tính y học khác nhau, bao gồm cả đặc tính chống oxy hoá và chống viêm, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư một cách hiệu quả. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã công nhận rằng curcumin trong nghệ là một chất ngăn ngừa và phòng chống ung thư tuyệt vời.1.4. Thuyên giảm tình trạng viêm loét đại tràngViêm loét đại tràng (UC) là một tình trạng bệnh mãn tính, có thể gây ra các vết loét ở phần dưới của đường tiêu hoá. Bạn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh bằng cách ăn nghệ hoặc uống trà nghệ. Kết quả của một cuộc nghiên cứu đã cho thấy những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng sau khi tiêu thụ nghệ đã có tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn đáng kể. Bạn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh bằng cách ăn nghệ hoặc uống trà nghệ 1.5. Tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịchNhững đặc tính như chống viêm và chống oxy hóa trong trà nghệ cũng được chứng minh là có khả năng tăng cường được sức khoẻ của hệ thống miễn dịch, bao gồm cả ở những người mắc có hệ miễn dịch bị rối loạn. Thậm chí, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nghệ có thể kiểm soát được hệ thống miễn dịch của cơ thể.1.6.Giúp giảm mức cholesterol xấu trong máuBên cạnh những công dụng trên, việc uống trà nghệ thường xuyên cũng có thể giúp bạn kiểm soát được mức cholesterol trong cơ thể. Khi duy trì được cholesterol trong máu ở mức hợp lý, tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu, sẽ giúp giảm đáng kể được nguy cơ phát triển một số bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, chẳng hạn như đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.Kết quả của một cuộc nghiên cứu vào năm 2008 đã cho thấy, tiêu thụ một lượng nhỏ chất curcumin trong nghệ có thể giúp bạn giảm được mức cholesterol LDL (xấu) và cholesterol toàn phần.1.7. Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm màng bồ đàoViêm màng bồ đào là một căn bệnh nhiễm trùng, thường xảy ra ở mống mắt. Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chất curcumin có tự nhiên trong trà nghệ thực sự mang lại hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh viêm màng bồ đào. Hơn nữa, hiệu quả điều trị của nó cũng tương đương với việc sử dụng thuốc corticosteroid nhưng không mang lại bất kỳ tác dụng phụ đáng lo ngại nào cho sức khỏe của bạn. Chất curcumin có tự nhiên trong trà nghệ thực sự mang lại hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh viêm màng bồ đào 2. Mách bạn pha trà nghệ đúng cách? Bạn hoàn toàn có thể tự pha một ly trà nghệ đầy dinh dưỡng ngay tại nhà chỉ qua những bước đơn giản sau đây:Bước 1: Đun sôi khoảng 3 – 4 bốn cốc nướcBước 2: Cho thêm 2 thìa cà phê nghệ vào nước vừa đun sôi và khuấy đều tay.Bước 3: Tiếp tục đun trà nghệ dưới ngọn lửa vừa phải trong vòng từ 5 – 10 phútBước 4: Lọc trà nghệBước 5: Cho thêm một chút mật ong, nước cam (hoặc nước chanh tươi) và sữa vừa vặn theo khẩu vị và sở thích của bạn. 3. Một số rủi ro và biến chứng tiềm ẩn khi uống trà nghệ Nghệ được coi là an toàn đối với sức khoẻ nếu bạn tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống trà nghệ, bao gồm:Tắc nghẽn đường mậtViêm túi mật hoặc sỏi túi mậtViêm loét dạ dàyBệnh tiểu đường (lượng đường huyết có thể bị giảm xuống khi bạn sử dụng chất bổ sung nghệ)Việc dùng quá nhiều nghệ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm:Tăng axit dạ dày, có thể gây loét dạ dàyMột hiệu ứng làm loãng máuVì nghệ có khả năng làm loãng máu, do đó bạn nên ngừng uống trà nghệ khoảng 2 tuần trước khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Ngoài ra, cũng không nên uống trà nghệ nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu. Bạn không nên uống trà nghệ nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu 4. Những ai nên uống trà nghệ? Trà nghệ được coi là một thức uống an toàn đối với hầu hết mọi người. Nó có thể làm giảm các triệu chứng đau và viêm mà không gây ra các tác dụng phụ (chẳng hạn như loét, chảy máu trong và giảm số lượng bạch cầu) giống như một số loại thuốc kê đơn NSAID có công dụng tương tự.Hầu như ai cũng có thể nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời đến từ việc uống trà nghệ, đặc biệt khi có khả năng tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và có công dụng như một chất chống ung thư. Ngoài ra, uống trà nghệ cũng đặc biệt hữu ích đối với những người bị đau do viêm.Ngoài việc sử dụng trà nghệ để tăng cường sức khỏe, chúng ta cũng nên chủ động duy trì một chế độ ăn cùng lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để có những điều chỉnh phù hợp. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mot-che-do-rat-it-chat-beo-co-ngan-ngua-benh-tieu-duong-vi
Một chế độ ăn rất ít chất béo có ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Tất cả chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, ít chất béo. Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến việc bạn nạp nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể, gây tăng cân, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường và sức khỏe tổng thể. Vậy ăn ít chất béo thì có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không? 1. Chế độ ăn ít chất béo có ngăn ngừa bệnh tiểu đường không? Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm những gì bạn ăn, trọng lượng cơ thể và thậm chí là gen của bạn. Đặc biệt, việc lựa chọn thực phẩm của bạn có thể cung cấp sự bảo vệ đáng kể chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2.Mọi người phần lớn đều biết rằng chế độ ăn nhiều calo sẽ thúc đẩy tăng cân, kháng insulin và rối loạn đường huyết, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.Do chất béo là chất dinh dưỡng đa lượng giàu calo nhất, nên có nghĩa là tuân theo chế độ ăn ít chất béo có thể giúp giảm nguy cơ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chất lượng chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng lớn hơn đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường so với lượng chất dinh dưỡng mà bạn ăn.Ví dụ, nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng có nhiều ngũ cốc tinh chế, thịt chế biến sẵn và các thực phẩm thêm đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong khi đó, chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc và chất béo lành mạnh như dầu ô liu bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đườngMột nghiên cứu năm 2019 được thực hiện trên 2.139 người cho thấy rằng, chất béo từ động vật cũng như thực vật không liên quan đáng kể đến sự phát triển bệnh tiểu đường.Không có bằng chứng chắc chắn rằng chế độ ăn nhiều cholesterol từ thực phẩm như trứng và sữa đầy đủ chất béo làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến bệnh tiểu đường Các khuyến nghị về chế độ ăn uống có xu hướng tập trung vào các chất dinh dưỡng đa lượng đơn lẻ (single macronutrients), chẳng hạn như chất béo hoặc carbs, thay vì chất lượng tổng thể của chế độ ăn kiêng của bạn.Thay vì tuân theo chế độ ăn kiêng rất ít chất béo hoặc rất ít carb, bạn hãy thử tập trung vào việc cải thiện tổng thể chất lượng chế độ ăn uống của bạn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là thực hiện chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, có nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ, protein và ăn các nguồn chất béo lành mạnh. 2. Bạn có nên tránh hoàn toàn chất béo? Chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, vì vậy bạn cần bao gồm một lượng nhỏ chất béo trong chế độ ăn uống. Chất béo trong cơ thể chúng ta đáp ứng một loạt các chức năng, bao gồm:Cung cấp năng lượng cho tế bàoCung cấp axit béo thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tạo raVận chuyển vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K)Cung cấp một lớp bảo vệ xung quanh các cơ quan quan trọngLà yếu tố cần thiết trong sản xuất hormoneTuy nhiên, chất béo có lượng calo cao, do đó, điều quan trọng là hạn chế số lượng mà bạn sử dụng, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng kiểm soát cân nặng của mình. Lần tới khi bạn nấu ăn hoặc mua sắm, hãy xem nhãn dinh dưỡng để xem loại chất béo nào có trong sản phẩm bạn mua. Thực phẩm có chứa chất béo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe 3. Các loại chất béo Các loại chất béo chính được tìm thấy trong thực phẩm của chúng ta là bão hòa và không bão hòa, và hầu hết các loại thực phẩm sẽ có sự kết hợp của hai chất này. Tất cả chúng ta cần cắt giảm chất béo bão hòa và nên sử dụng chất béo và dầu không bão hòa, chẳng hạn như dầu hạt cải hoặc dầu ô liu, vì những loại này tốt hơn cho trái tim của bạn.Chất béo bão hòaChất béo bão hòa có mặt với số lượng lớn trong các sản phẩm động vật, chẳng hạn như: bơ, kem, phô mai, thịt, các sản phẩm từ thịt và gia cầm, thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt và bánh quy.Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. LDL vận chuyển cholesterol từ gan đến các tế bào và quá nhiều cholesterol LDL có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo trong thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Chất béo không bão hòaCó hai loại chất béo không bão hòa:Không bão hòa đơnKhông bão hòa đaCác loại chất béo này có thể giúp duy trì cholesterol tốt (lipoprotein mật độ cao hoặc HDL) trong cơ thể. HDL mang cholesterol ra khỏi tế bào và trở về gan, tại đây nó bị phá vỡ hoặc thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải. Chất béo không bão hòa đơn có mặt chủ yếu trong dầu ô liu, dầu hạt cải và quả bơ.Axit béo Omega 6 và Omega 3Chất béo không bão hòa đa được chia thành các axit béo Omega 6 và Omega 3. Hầu hết chất béo không bão hòa đa trong chế độ ăn uống là ở dạng Omega 6, được tìm thấy trong hướng dương, nghệ tây, ngô, lạc và dầu đậu nành. Cá cũng là nguồn dầu omega 3 tốt, chẳng hạn như cá thu, cá mòi, cá hồi. Omega 3 có thể được tìm thấy trong cá hồi Chất béo trans hoặc chất béo chuyển hóaAxit béo trans có tác dụng tương tự như chất béo bão hòa, trong đó chúng làm tăng lượng LDL trong cơ thể, nhưng chúng cũng làm giảm lượng HDL.Chất béo trans được tìm thấy với một lượng nhỏ trong sữa, phô mai, thịt bò và thịt cừu. Chất béo chuyển hóa cũng được sản xuất ra khi dầu được làm nóng để chiên thức ăn ở nhiệt độ rất cao, đó là lý do tại sao thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều chất béo chuyển hóa.Vấn đề chính nảy sinh do chất béo này cũng được tạo ra trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm bằng cách sử dụng một quá trình hóa học được gọi là hydro hóa (hydrogenation) có tác dụng làm cứng dầu thực vật thành chất béo rắn hoặc chất béo bán rắn (semi-solid fats). Những chất béo trans được sản xuất nhân tạo này được tìm thấy với số lượng đáng kể trong bơ thực vật và các loại thực phẩm được sản xuất có chứa chất béo hydro hóa một phần.Nhiều nhà sản xuất hiện đã giảm lượng chất béo chuyển hóa trong các sản phẩm của họ, do một phong trào giảm chất béo chuyển hóa trong ngành công nghiệp thực phẩm trong những năm qua.Cholesterol trong thực phẩm - tốt hay xấu?Cholesterol là một chất béo, giống như sáp và rất quan trọng đối với chức năng bình thường của cơ thể. Nó chủ yếu được sản xuất ở gan, nhưng nó cũng có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm. Thực phẩm có chứa một lượng lớn cholesterol trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như gan, lòng đỏ trứng và động vật có vỏ, có thể bạn vẫn được ăn, tuy nhiên điều quan trọng là nấu các loại thực phẩm này nhưng không cho thêm chất béo hoặc chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ chất béo không bão hòa. Cholesterol trong lòng đỏ trứng không làm tăng cholesterol trong cơ thể 4. Cách giảm chất béo trong chế độ dinh dưỡng Thực hiện theo các mẹo sau để giúp bạn giảm lượng chất béo, đặc biệt là khi cắt giảm lượng chất béo bão hòa mà bạn ăn:Sử dụng sữa tách bơ hoàn toàn hoặc sữa tách bơ một phần và các sản phẩm từ sữa ít béo khácChọn thịt nạc và cắt bất kỳ phần mỡ nào mà bạn có thể nhìn thấy.Loại bỏ mỡ và da từ thịt gia cầm.Giảm chất béo bão hòa, chẳng hạn như bơ, bơ hữu cơ ghee, mỡ hoặc dầu dừa, và thay thế bằng một lượng nhỏ chất béo không bão hòa và dầu như dầu hạt cải, hướng dương hoặc dầu ô liu.Chọn các phương pháp nấu ăn ít chất béo, chẳng hạn như nướng, luộc và hấp hoặc xào với ít dầu.Hạn chế thức ăn nhanh. Một số loại thức ăn nhanh có thể chứa rất nhiều chất béo bão hòa và thường có chất béo trans.Luôn đọc nhãn thực phẩm. Điều này có thể cho bạn biết có bao nhiêu chất béo và chất béo bão hòa trong sản phẩm. Thực ăn nhanh chứa nhiều chất béo không lành mạnh gây hại cho sức khỏe Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói khám sàng lọc tiểu đường giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Nguồn tham khảo: healthline.com; diabetes.org.uk
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-moc-rang-bo-an-phai-lam-sao-vi
Trẻ mọc răng bỏ ăn phải làm sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Trẻ từ 6 tháng trở đi sẽ bước vào giai đoạn mọc răng, dẫn đến quấy khóc, sốt và biếng ăn, thậm chí sút cân. Mỗi bữa ăn của trẻ lúc này không chỉ là nỗi sợ hãi của bé, mà còn trở thành mối lo lắng và ám ảnh của các mẹ. Vậy trẻ mọc răng bỏ ăn phải làm sao? 1. Tình trạng trẻ bỏ ăn khi mọc răng Vào khoảng 6 tháng tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu xuất hiện những chiếc răng đầu tiên. Nướu/ lợi của con sẽ sưng nứt để chuẩn bị chào đón những “người bạn mới” này, dẫn đến những triệu chứng khó chịu như: viêm, tấy đỏ, gây đau đớn, nó sẽ khiến bé chảy nước dãi nhiều, cằm và xung quanh miệng nổi ban, kèm theo sốt, tiêu chảy,... Đây chính là những lý do giải thích vì sao bé bỏ ăn khi mọc răng, cảm thấy vô cùng mệt mỏi, cáu gắt và quấy khóc thường xuyên.Lúc này, con hoàn toàn không còn hứng thú với việc ăn uống, mỗi bữa sẽ trở thành nỗi sợ hãi thực sự, thậm chí trẻ sẽ sút cân nếu không được chăm sóc đúng cách. Đối với mẹ, bé bỏ ăn vì mọc răng cũng là mối bận tâm và ám ảnh khi toàn bộ “chiêu thức dụ” con ăn trước đây đều không còn hiệu quả. 2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng Để cho con ăn trong giai đoạn mọc răng đòi hỏi phụ huynh phải thấu hiểu thể trạng hiện tại của bé, đồng thời kiên trì để nhẹ nhàng dỗ dành con trong mỗi bữa ăn. Bởi vì đang khó chịu, mệt mỏi và đau nhức, nên trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh, dễ kích động và quấy khóc nếu bị bắt ép những điều không thích. Do đó, các mẹ không nên ép con ăn bằng những biện pháp cứng rắn, điều này chỉ con càng thêm sợ ăn, xem bữa ăn như một hình thức “tra tấn cực hình” đối với răng lợi và cả tinh thần của bé.Trả lời cho câu hỏi trẻ mọc răng bỏ ăn phải làm sao, các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cho biết:Mẹ nên chế biến những món ăn mềm, loãng để con không phải nhai nhiều và dễ nuốt: Những món ăn mềm, xay nghiền nhỏ hay nấu loãng như các loại cháo, canh, súp... là thực đơn thích hợp cho những bé bỏ ăn vì mọc răng, nướu/ lợi thường xuyên đau nhức nên cần tránh phải sử dụng nhiều.Không nên ăn đồ quá nóng hay quá lạnh: Những món như thế này vừa dễ kích thích răng miệng đang nhạy cảm của con, vừa không tốt cho sự phát triển của những chiếc răng mới nhú.Bổ sung các món ăn có hàm lượng Canxi cao: Trẻ em rất cần canxi để phát triển toàn diện, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng. Vì vậy các mẹ nên ưu tiên cho con ăn trứng, sữa, phô mai, hải sản, đậu...Bên cạnh sữa, mẹ cần cho bé uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất do sốt và khóc, thêm nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết. Chất lỏng còn giúp làm mát và dịu phần nướu/ lợi đang bị sưng tấy đỏ của con.“Tô màu” bắt mắt cho bữa ăn của con: Vì bé bỏ ăn khi mọc răng nên mẹ cần sử dụng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính kết hợp với những món con yêu thích để kích thích sự thèm ăn. Chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng số lần ăn cũng là cách để tránh tình trạng sụt cân ở những trẻ bỏ ăn khi mọc răng. Cha mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi trẻ bỏ ăn khi mọc răng 3. Những lời khuyên khác khi chăm sóc trẻ đang mọc răng Khi chăm sóc bé bỏ ăn vì mọc răng, mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho đang phải chịu đựng tình trạng đau nhức, cáu gắt, bứt rứt và khó chịu. An ủi nhẹ nhàng, xoa vỗ lưng, ôm ấp, trò chuyện hoặc chơi các trò chơi cùng con là những cách bố mẹ có thể làm để thể hiện tình cảm với con.Không chỉ đau nhức và khó chịu, trẻ nhỏ cũng thường xuyên chảy nước dãi trong giai đoạn mọc răng nhằm làm mát và dịu nướu răng. Do đó người chăm sóc trẻ nên thường xuyên chú ý vệ sinh lau miệng, tránh để rớt dãi quá mức có nguy cơ gây dị ứng, thậm chí nhiễm trùng.Cuối cùng, mẹ cũng có thể dùng tay massage nhẹ nướu và răng giúp con bớt đau nhức và khó chịu. Lưu ý vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh truyền vi khuẩn vào miệng con. Trường hợp trẻ sốt mọc răng dẫn đến biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Chọn kem đánh răng cho bé thế nào để chống sâu răng? Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://suckhoedoisong.vn/gian-tinh-mach-ban-tay-co-kho-tri-169190091.htm
16-04-2021
Giãn tĩnh mạch bàn tay có khó trị?
Nguyễn Thanh Huyền (Hải Phòng) Giãn tĩnh mạch tay thường được biết đến với hình ảnh nổi gân trên mu bàn tay. Bàn tay vốn mềm mại, căng mịn ngày nào qua thời gian, trở nên thô ráp và gân guốc, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin. Phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch tay ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh mạch máu. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường khi thấy những đường gân nổi lên ở tay. Tình trạng nổi gân bàn tay sẽ càng tồi tệ hơn nếu không chữa trị. Bệnh giãn tĩnh mạch tay vẫn có thể xuất hiện ở người trẻ nếu trong gia đình có yếu tố di truyền bệnh giãn tĩnh mạch, người bị viêm tĩnh mạch hay người tập luyện các môn thể thao nặng. Điều trị giãn tĩnh mạch tay có các phương pháp như: Liệu pháp xơ hóa; liệu pháp Laser nội mạch; hoặc phẫu thuật để loại bỏ phần tĩnh mạch bị bệnh; tước và thắt tĩnh mạch. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng 1 hay kết hợp nhiều phương pháp để giảm áp lực và tình trạng phồng lên của các tĩnh mạch tay.
https://tamanhhospital.vn/do-phan-suat-du-tru-mach-vanh/
06/04/2021
Khi nào cần đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành
Đo phân suất dự trữ mạch vành (FFR ) là một kỹ thuật trong y khoa, được chỉ định cho các tổn thương hẹp mức độ từ 40-90% trên hình ảnh chụp mạch, giúp xác định chính xác tổn thương hẹp nào gây giảm lưu lượng máu thực sự. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định: tiếp tục điều trị thuốc, nong mạch vành hay phải mổ bắc cầu. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, Trưởng khoa Thông tim can thiệp, Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM Bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng bệnh lý để quyết định có thực hiện đo FFR cho người bệnh hay không Mục lụcĐo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR) là gì?Khi nào bệnh nhân cần đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành?Trường hợp nào không nên đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành?Các bước tiến hành đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vànhBước 1Bước 2Bước 3: Đánh giá kết quảĐo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành có nguy hiểm không?Thực hiện đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR) tại Hệ thống BVĐK Tâm AnhĐo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR) là gì? Phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (tên tiếng Anh Fractional Flow Reserve – FFR) là thông số được đo trong quá trình chụp mạch vành. Đó là tỷ lệ giữa áp lực sau chỗ hẹp/áp lực trước chỗ hẹp. Mạch vành không hẹp, tỷ lệ này bằng 1. Nếu mạch vành có hẹp nhẹ, tỷ lệ này giảm ít. Nếu tỷ lệ này giảm nhiều, nhỏ hơn 0.8 thì kết luận rằng tổn thương hẹp này là nặng, đã gây giảm lượng máu đến nuôi cơ tim phía sau. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định cần phải nong rộng, đặt giá đỡ (stent mạch vành) hoặc mổ bắc cầu nhánh mạch vành đó. Khi nào bệnh nhân cần đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành? Những đối tượng sau thường được chỉ định đo FFR: Bệnh nhân hẹp động mạch vành từ 40-90% trên hình ảnh chụp mạch, tính cả những trường hợp tái hẹp trong stent (số 90% dựa trên khuyến cáo Hiệp hội tim mạch châu Âu năm 2019, trước 2019 là số 70%). Bệnh nhân có hẹp nhiều nhánh động mạch vành mà không thể xác định được nhánh nào là thủ phạm gây thiếu máu cơ tim. Tổn thương hẹp lan tỏa nhiều vị trí trên cùng một nhánh động mạch vành, nhằm xác định vị trí nào là hẹp đáng kể nhất. Bệnh nhân có hẹp tại chỗ phân nhánh và cần quyết định có can thiệp vào nhánh bên không. Sau khi can thiệp nong/stent động mạch vành nhánh chính, đánh giá ảnh hưởng tới nhánh bên. Trường hợp nào không nên đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành? Kỹ thuật đo FFR chống chỉ định cho các đối tượng gặp phải: Những tổn thương hẹp quá nặng >90% vì nhánh mạch này đã gây giảm lưu lượng máu nuôi tim quá rõ ràng; Những tổn thương hẹp <40% chưa có chỉ định nong hay mổ; Những tổn thương hẹp ở phía quá xa không thích hợp về mặt giải phẫu; Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim phì đại, có nhiều tuần hoàn bàng hệ, cầu cơ động mạch vành… do khó đánh giá chính xác được mức độ ảnh hưởng huyết động. Các bước tiến hành đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành Bước 1 Người bệnh được giải thích rõ ràng về lợi và hại của thủ thuật và đồng ý thực hiện. Bước 2 Sau khi chụp mạch vành, xác định tổn thương cần đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành; Chuẩn bị dụng cụ đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành. Đó là 1 dây dẫn rất nhỏ 0.014 inch (0.35 mm). Bộ phận đo áp lực được gắn ở đầu dây dẫn (Hình bên dưới). Dụng cụ đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành Bác sĩ sẽ dùng ống thông can thiệp 6 French (đường kính 2mm) cài vào lỗ xuất phát động mạch vành bị tổn thương. Sau đó đưa dây dẫn đo áp lực qua vị trí tổn thương đến đoạn xa bình thường của mạch máu. Dây đo áp lực khi đó được kết nối với máy đo. Thuốc Heparin và Nitroglycerin được sử dụng thường quy giống như trong các thủ thuật tim mạch can thiệp. Dùng thuốc Adenosin hoặc Papaverin [D2] cho trực tiếp vào lòng động mạch vành qua ống thông hoặc bằng truyền thuốc giãn mạch qua đường tĩnh mạch để gây giãn mạch tối đa, kết quả đo được sẽ chính xác nhất. Khi đó phân suất dự trữ động mạch vành sẽ được máy tính tự động, hiện kết quả trên màn hình (hình bên dưới). Kết quả đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành Bước 3: Đánh giá kết quả Bác sĩ ghi nhận kết quả đo <0.8: Tổn thương hẹp gây thiếu lưu lượng máu nuôi cơ tim. Đo trên tất cả các nhánh có hẹp. Tổng cộng có 0, 1, 2, 3 nhánh mạch vành bị hẹp nặng, cần phải can thiệp. Từ đó đưa ra quyết định: tiếp tục uống thuốc, nong mạch vành hay mổ bắc cầu. Đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành có nguy hiểm không? Kỹ thuật FFR có khả năng gây ra một số biến chứng như: Các biến chứng nhẹ thoáng qua trong quá trình đo gồm: khó thở, đau ngực, co thắt mạch vành, blốc nhĩ thất, ngưng xoang (do thuốc adenosin). Các biến chứng này thường thoáng qua và không gây nguy hại gì. Cần phải phát hiện kịp thời, cho các thuốc giãn mạch khi bị co thắt động mạch vành. Trong trường hợp nhịp chậm do thuốc, người bệnh được thông báo ho vài tiếng hoặc nếu cần cho tiêm atropin tĩnh mạch. Các biến chứng do dây dẫn: bóc tách thành động mạch vành, thủng động mạch vành khi lái dây dẫn vào mạch vành thì rất hiếm gặp. Cần phát hiện sớm, dùng bóng bơm kéo dài hoặc stent có màng bọc (cover stent) để điều trị. Do đó, người bệnh cần thăm khám ở những cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch uy tín, chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để được thực hiện đúng cách, hạn chế biến chứng cũng như xử trí kịp thời khi có sự cố xảy ra. Thực hiện đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành (FFR) tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài, bao gồm dụng cụ đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành FFR; máy thông tim; hệ thống máy chụp CT 768 lát cắt chụp cắt lớp vi tính toàn thân chỉ từ 3 đến 4 giây; máy chụp cộng hưởng từ công nghệ tiên tiến chụp tim không cần nín thở; máy siêu âm tim, siêu âm mạch máu (động mạch cảnh, mạch máu ngoại biên…) thế hệ mới dựng hình ảnh 4D giúp hỗ trợ phẫu thuật tim, thông tim trong bệnh van tim, khảo sát thể tích và chức năng tích tim 4D… hỗ trợ thực hiện kỹ thuật đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành và các kỹ thuật can thiệp chẩn đoán – điều trị bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, trung tâm còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Nội thần kinh, Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Sản Phụ khoa, Trung tâm Nhi – Sơ sinh, khoa Ngoại tổng quát, khoa Gây mê hồi sức… hỗ trợ tối đa cho quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện, hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Liên hệ đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh: Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
https://suckhoedoisong.vn/mot-so-phuong-phap-tri-tieu-chay-169240610111948764.htm
11-06-2024
Một số phương pháp trị tiêu chảy
1. Điều trị tiêu chảy như thế nào? 1.1 Điều trị không dùng thuốc - Bổ sung chất lỏng và điện giải: Cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải sau mỗi lần đi vệ sinh. Do đó, cần bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể (đặc biệt khi tiêu chảy nhiều). Đôi khi chỉ cần làm điều này, tiêu chảy sẽ hết mà không cần dùng thuốc. Oserol là sản phẩm thường dùng giúp bổ sung nước và điện giải. Có thể mua gói oserol tại nhà thuốc, pha và uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng có thể uống các chất lỏng trong khác như nước, nước canh hoặc nước trái cây được pha loãng và không có bã - để giữ nước. Nước giải khát không có caffeine cũng có thể uống được. - Chú ý đến thực phẩm: Một số thực phẩm có thể giúp giảm tiêu chảy , trong khi những thực phẩm khác có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp trong khi bị tiêu chảy. Một cách tiếp cận là tuân theo chế độ ăn BRAT, viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng: B - Chuối: Chuối có lượng kali tốt, bổ sung chất điện giải này mà cơ thể sẽ mất đi khi bị tiêu chảy. R - Gạo: Nên ăn gạo trắng thay vì gạo lứt hoặc các loại khác để dễ tiêu hóa hơn. A - Nước sốt táo: Nên dùng loại không đường. T - Bánh mì nướng: Chọn bánh mì trắng để dễ tiêu hóa hơn. Những thực phẩm bao gồm bột yến mạch, khoai tây luộc hoặc nướng bỏ vỏ, gà nướng bỏ da… cũng là những thực phẩm nên ăn. Mặc dù các sản phẩm từ sữa nói chung, chẳng hạn như sữa, phô mai và kem, không được khuyên dùng khi bị tiêu chảy, nhưng các sản phẩm từ sữa có chứa men vi sinh có thể là một lựa chọn tốt như sữa chua, kefir… Nên tránh một số thực phẩm có thể gây khó chịu cho dạ dày và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn như: Thức ăn cay , thực phẩm chiên hoặc béo, sữa và các sản phẩm từ sữa (trừ khi có chứa men vi sinh), trái cây họ cam quýt, thực phẩm chứa nhiều đường, cà phê và đồ uống khác có chứa caffeine, các loại rau có thể khiến bạn đầy hơi (như đậu, bắp cải và cải brussels…). Có thể bổ sung men vi sinh ở dạng viên nang hoặc bột bổ sung cho người bị tiêu chảy. - Bổ sung men vi sinh (Probiotic): Probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, được sử dụng để phòng ngừa và điều trị tiêu chảy . Chúng thường được sử dụng đồng thời với kháng sinh để ngăn ngừa tác dụng phụ tiêu chảy thường gặp do kháng sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng men vi sinh có thể làm giảm thời gian tiêu chảy trung bình khoảng 1 ngày. Một ví dụ về probiotic là lactobacillus, được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua và kefir… nhưng có thể bổ sung men vi sinh ở dạng viên nang hoặc bột bổ sung. Tác dụng phụ của men vi sinh gồm đầy hơi và chướng bụng, đều ở mức độ nhẹ. Probiotic an toàn khi sử dụng cho trẻ em. 1.2. Thuốc trị tiêu chảy Trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, có thể dùng thuốc tại nhà bằng các thuốc không kê đơn (OTC). - Thuốc giảm tiêu chảy (trị triệu chứng) không kê đơn Thuốc Metformin trị đái tháo đường gây tiêu chảy khắc phục thế nào? ĐỌC NGAY Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy không cần điều trị bằng thuốc, nhưng một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn (những loại thuốc này không được khuyến cáo dùng cho trẻ em). Hai loại thuốc không kê đơn phổ biến có thể giúp giảm tiêu chảy bao gồm: + Loperamid (imodium): Hoạt động bằng cách giảm dòng chất lỏng và chất điện giải vào ruột và làm chậm chuyển động của ruột để giảm số lần đi tiêu. + Bismuth subsalicylate (kaopectate, pepto-bismol): Đây là thuốc hấp phụ hoạt động bằng cách phủ lên thành đường tiêu hóa và liên kết vi khuẩn gây bệnh hoặc độc tố để loại bỏ khỏi đường tiêu hóa qua phân. Bismuth subsalicylate cũng làm giảm chất lỏng và chất điện giải vào ruột, giảm viêm trong ruột. Tác dụng phụ của thuốc cầm tiêu chảy có thể bao gồm: Đau bụng, táo bón, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, ù tai, phát ban da… Ngoài ra, bismuth subsalicylate có thể làm cho lưỡi hoặc phân có màu sẫm (đen). Những thay đổi này thường biến mất sau khi ngừng sử dụng thuốc. - Ai không nên dùng thuốc giảm (cầm) tiêu chảy? Thuốc giảm tiêu chảy không thích hợp cho tất cả các trường hợp tiêu chảy. Không nên cầm tiêu chảy tại nhà đối với người đang bị sốt hoặc có máu trong phân. Trong trường hợp này có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác để loại bỏ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng (nguyên nhân gây tiêu chảy). Việc cầm tiêu chảy sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra: - Tránh loperamid nếu bạn có: Một vấn đề về tim hiếm gặp được gọi là khoảng QT kéo dài, nhịp tim chậm hoặc không đều, nồng độ kali thấp trong máu, sốt, đã từng bị phát ban hoặc dị ứng khi dùng thuốc trước đây, phân có máu hoặc đen. Không dùng loperamide trị tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi (trừ khi bác sĩ kê đơn), vì có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và tim. Dùng nhiều hơn liều quy định có thể gây ra nhịp tim bất thường nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Đọc nhãn thuốc cẩn thận để biết thông tin về tương tác với các thuốc khác, đặc biệt là thuốc chống loạn nhịp và thuốc chống loạn thần. - Tránh bismuth subsalicylate nếu bạn : Bị dị ứng với salicylat (bao gồm cả aspirin) hoặc nếu đang dùng các sản phẩm salicylate khác như aspirin. Không nên sử dụng ở người bị loét, có vấn đề về chảy máu, phân có máu hoặc đen… Trẻ em và thanh thiếu niên đang mắc hoặc đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống cúm không nên sử dụng sản phẩm này. Sản phẩm dạng lỏng nên được lắc đều trước khi sử dụng. Đối với thuốc viên, nên nuốt cả viên và không nhai (trừ khi chúng là viên nhai). Thuốc có thể gây ra lưỡi đen hoặc sẫm màu. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, sốt hoặc ù tai hoặc nếu tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ, hãy đi khám. Thuốc giảm (cầm) tiêu chảy không thích hợp cho tất cả các trường hợp tiêu chảy. - Thuốc trị tiêu chảy theo đơn Một số thuốc kê đơn được dùng trong các trường hợp tiêu chảy cụ thể: + Eluxadoline (Viberzi) được sử dụng để điều trị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích kèm theo tiêu chảy (IBS - D). Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm các cơn co thắt ruột. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm táo bón, đau bụng và buồn nôn. + Rifaximin (Xifaxan) là một loại kháng sinh có tác dụng trên một số vi khuẩn trong ruột gây tiêu chảy. + Alosetron (Lotronex) làm chậm quá trình chuyển động của chất thải trong ruột, chỉ dùng cho những phụ nữ mắc IBS-D nghiêm trọng. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như táo bón và giảm lưu lượng máu đến ruột. Vì vậy, chỉ nên xem xét dùng nếu các loại thuốc khác không có tác dụng. 2. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy Cần lưu ý, hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều tự khỏi trong thời gian ngắn. Mặc dù thuốc chống tiêu chảy giúp giảm bớt các triệu chứng nhưng rất hiếm khi điều trị được nguyên nhân. Do đó, nếu nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn cần dùng kháng sinh để điều trị. Khi dùng thuốc tiêu chảy cần lưu ý: - Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc liên quan đến liều lượng, khoảng thời gian được khuyến nghị đối với loại thuốc bạn dùng (dùng nhiều hơn hoặc sử dụng sản phẩm lâu hơn có thể nguy hiểm). - Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc chống tiêu chảy, vì thuốc cầm tiêu chảy có thể làm cho các loại thuốc khác kém hiệu quả hơn hoặc gây ra tác dụng phụ. - Không dùng nhiều hơn một loại thuốc chống tiêu chảy không kê đơn (OTC) cùng một lúc, trừ khi bác sĩ khuyến nghị. - Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, kèm theo sốt, đau dữ dội hoặc có máu hoặc mủ trong phân… hãy đi khám, để được điều trị thích hợp. Mời độc giả xem thêm: Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, làm thế nào để khắc phục? SKĐS – Thuốc kháng sinh được dùng để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến khi dùng các thuốc này.
https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-cai-thien-suc-khoe-cho-nguoi-benh-sot-phat-ban-169240510212427989.htm
17-05-2024
Bài tập cải thiện sức khỏe cho người bệnh sốt phát ban
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh sốt phát ban - Giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ: Vận động nhẹ nhàng, vừa sức kết hợp xoa bóp, bấm huyệt giúp người bệnh sốt phát ban tăng cường lưu thông máu não, tập trung hơi thở, thư giãn giúp giảm đau đầu , căng thẳng, lo âu, giúp người bệnh ngủ tốt hơn. - Giúp tăng cường lưu thông khí phổi: Thực hiện các bài tập thở giúp người bệnh sốt phát ban tăng cường cung cấp oxy cho phổi, tăng cường chức năng cho phổi, chống tắc nghẽn. Bên cạnh đó, thực hiện các bài tập luyện còn giúp người bệnh giãn cơ thông kinh lạc, giúp giảm đau nhức cơ khớp... Với trẻ nhỏ, việc xoa bóp, massage có sự hỗ trợ của người lớn giúp trẻ giảm khó chịu, ăn uống và ngủ tốt hơn. 2. Bài tập cải thiện sức khỏe cho người bệnh sốt phát ban Tư thế rắn hổ mang Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang mở rộng lồng ngực, giúp người bệnh sốt phát ban hít thở sâu hơn, cung cấp dưỡng khí cho phổi đồng thời giúp thư giãn, giảm đau ngực. Cách thực hiện: Nằm sấp trên tấm thảm với hai chân hướng về phía sau, cách nhau một khoảng rộng bằng hông. Đặt lòng bàn tay xuống sàn, giữ khuỷu tay ở hai bên sườn. Dùng lực ở lòng bàn tay nâng ngực và phần thân trên cơ thể lên khỏi mặt đất nhưng không chống thẳng cánh tay mà giữ cánh tay hơi cong, áp vào sườn. Hạ vai xuống và ra sau, mắt nhìn về phía trước, hít thở sâu. Gác chân lên tường Tác dụng: Tư thế đơn giản này giúp người bệnh sốt phát ban tăng cường lượng máu lên não, giảm đau đầu, ngủ tốt hơn. Cách thực hiện: Nằm ngửa, nhấc chân lên và đẩy xương cụt về phía tường cho đến khi nó rất gần hoặc chạm vào tường. Bước chân lên tường cho đến khi chúng thẳng hoặc gần như thẳng. Đặt hai cánh tay ở vị trí thoải mái. Có thể dang rộng hoặc xuôi theo thân. Giữ nguyên tư thế trong tối đa 20 phút. Tư thế em bé Nhận biết sốt phát ban dạng sởi ĐỌC NGAY Tác dụng: Giúp giãn cơ, thư giãn tinh thần, lưu thông khí huyết giảm đau nhức xương khớp trong bệnh sốt phát ban. Cách thực hiện: Hai đầu gối rộng bằng hông, quỳ trên thảm, sau đó ngồi lên gót chân. Cúi gập người về phía trước nhưng vẫn giữ mông ngồi lên gót chân, chạm trán xuống thảm, hai tay để xuôi theo thân hoặc vươn thẳng qua đầu. Tư thế con bướm Tác dụng: Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm buồn nôn , giúp giảm nhẹ triệu chứng tiêu hóa trong sốt phát ban. Cách thực hiện: Ngồi thẳng lưng, cong đầu gối và áp hai lòng bàn chân vào nhau. Dùng tay để nắm lấy bàn chân, sau đó vỗ đầu gối nhiều lần lên xuống như cánh bướm trong 60 giây rồi thả lỏng. Thực hiện các bài tập thở Tác dụng: Tập thở giúp tăng cường trao đổi, lưu thông khí phổi, hạn chế tắc nghẽn giảm ho, thư giãn tinh thần giảm triệu chứng trong bệnh sốt phát ban. Thở cơ hoành Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực. Hít vào chậm, từ từ qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển. Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống. Nên tập nhiều lần trong ngày. Thở 4 thì Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, hít tối đa đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra. Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thóp vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4: Nín thở, thời gian bằng thì 1. Các bài tập khác - Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ thở chậm hít sâu, những nơi yên tĩnh, không khí trong lành có thể giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp. - Đạp xe: Đạp xe mỗi ngày từ 30 – 45 phút sẽ giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giúp xương chắc khỏe, giảm stress, căng thẳng. Không đạp xe khi bệnh sốt phát ban có triệu chứng khó thở, mệt nhiều. Những bài tập này có thể áp dụng cho trẻ trên 10 tuổi bị sốt phát ban. Đạp xe tốt cho người bệnh sốt phát ban nhưng không nên thực hiện khi cơ thể mệt nhiều. Xoa bóp bấm huyệt Tác dụng: Giúp khu phong thanh nhiệt, thư giãn tinh thần, giảm triệu chứng ho, đau nhức cơ bắp, thời gian ngày 01 lần, mỗi lần 20 phút. Bấm các huyệt: Bấm các huyệt đại chùy (giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng 1) và hợp cốc (chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau) kết hợp xoa bóp vùng cổ gáy, day bấm huyệt 20 phút. 3. Người bệnh sốt phát ban cần lưu ý gì khi tập luyện - Thời điểm tập tốt trong ngày: Thời điểm tập tốt nhất là vào buổi sáng . Mùa hè tập sáng sớm khoảng 6-7h tránh nắng nóng, mùa đông 9-10h tránh khí lạnh. Không tập sát giờ đi ngủ có thể gây mất ngủ. - Không tập khi đang sốt (vì có thể làm bệnh tình nặng lên): Khi hết sốt, triệu chứng giảm nhẹ, bạn có thể tiếp tục tập luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức kết hợp thư giãn tinh thần, tập ngày 01 lần từ 20-40 phút. - Cách tập thể dục không gây hại sức khỏe: Tập luyện nhẹ nhàng vừa sức, tránh stress, khi tập luyện cơ thể mệt mỏi, triệu chứng nặng lên thì ngừng tập. Ngủ đủ giấc, tránh các chất kích thích , thuốc lá, cà phê, uống đủ nước, bổ sung vitamin A , C, khoáng chất kẽm, sắt. Mời bạn xem tiếp video: Cách phân biệt đơn giản nhất giữa phát ban Covid-19 và đậu mùa khỉ | SKĐS
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-khong-ngo-khien-chang-trai-tre-mac-chung-mat-tich-tinh-trung-roi-loan-cuong-duong-169220429212905399.htm
30-04-2022
Nguyên nhân không ngờ gây rối loạn cương dương
Còn trẻ nhưng đã rối loạn cương dương, không xuất tinh sau khi quan hệ Anh L.V.T (Hà Nội) 27 tuổi, vừa cưới vợ được 6 tháng, vẫn đang trong khoảng thời gian trăng mật nhưng hơn 1 tháng gần đây, anh đã rơi vào tình trạng hoang mang bởi cậu nhỏ thời gian gần đây nhiều lúc trái lệnh, "trên bảo, dưới không nghe" mỗi lần hai vợ chồng lâm trận. Hoang mang hơn, T còn thấy có một số lần, lượng tinh trùng xuất ra ít một cách khác thường. T cho biết, về tình cảm với vợ thì hoàn toàn không phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cậu nhỏ ỉu xìu như vậy mỗi khi gần gũi. T rất yêu vợ và phải mất nhiều thời gian, công phu mới chinh phục được vợ mình. Vợ của T là một cô gái xinh xắn, 25 tuổi, học khóa dưới cùng trường đại học với T. Hai vợ chồng quen và yêu nhau từ năm thứ 3 đại học, mối tình sinh viên có nhiều kỷ niệm đẹp. Hiện giờ, cả hai vợ chồng đã đi làm và có thu nhập ổn định, gia đình T cũng có điều kiện, mua cho hai vợ chồng một căn nhà chung cư nhỏ. Tinh thần thoải mái, vật chất đầy đủ vậy nhưng gần đây, T lại bị chứng không thể cương cứng mỗi lần quan hệ, T cảm giác mình không có chút "bản lĩnh đàn ông" nào mỗi lần ái ân với người vợ trẻ. Về phía vợ T, mỗi lần thấy chồng mình ỉu xìu như vậy, cô bực bội, khó chịu. Vợ T có nói với chồng rằng: "Hình như anh đã no xôi, chán chè ở chốn công sở rồi phải không?". Chỉ vì cậu nhỏ liên tục "trên bảo dưới không nghe" như vậy mà mối quan hệ của hai vợ chồng T bắt đầu có những vết rạn nứt, nghi ngờ. Ảnh: minh họa Một câu chuyện khác là chuyện của anh N.H.C (Lạng Sơn, 32 tuổi). Anh C. đã có 1 con trai lên 4 tuổi, vợ chồng đang dự tính định sinh thêm con thứ 2 nhưng những lần gần đây, mỗi lần đạt cực khoái xong xuôi nhưng lại không thấy tinh trùng xuất ra. Điều này làm anh vô cùng lo lắng. Người ta vẫn nói: "trai 30 tuổi đang xoan", lẽ nào sức khỏe anh có vấn đề nghiêm trọng? Vợ anh và bố mẹ hai bên gia đình cũng hối thúc chuyện sinh thêm em bé thứ 2 để hai bên ông bà chăm con nhỏ hộ khi đang còn có sức khỏe. Nhưng mỗi lần gần gũi vợ, cảm xúc vẫn thăng hoa nhưng tinh trùng biến đâu hết hoặc cũng có khi xuất ra quá ít khiến anh lo lắng về chuyện sinh con. Thấy chồng như vậy mỗi khi xung trận, vợ C. cũng tăng cường làm các loại thức ăn bổ dưỡng tăng kẽm cho chồng như: các món hải sản (cua, ghẹ, hàu…) thậm chí, vợ C còn làm mấy bình rượu bổ thảo dược ngâm cho C uống để mong tăng lượng tinh binh cho chồng. Nguyên nhân không ngờ của chứng rối loạn cương dương và cách khắc phục ThS.BS Nguyễn Văn Đức - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội cho biết, nhiều bệnh nhân đã tới bệnh viện khám và có biểu hiện như anh L.V.T và N.H.C. Nguyên nhân dẫn tới việc suy giảm sức khỏe tình dục của hai bệnh nhân này do bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường và đôi khi bệnh nhân gặp phải những áp lực về mặt tâm lý trong cuộc sống. ThS.BS Nguyễn Văn Đức - Khoa Phẫu thuật Tiết niệu - Nam học Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tư vấn cho bệnh nhân Theo ThS.BS.Nguyễn Văn Đức, kiểm tra đường huyết của mình là một biện pháp rất đơn giản nhưng rất nhiều người Việt hiện nay không có thói quen làm. Bạn chỉ cần ra một hiệu thuốc bất kỳ, với chi phí khoảng 10 hay 15 ngàn đồng là có thể test nhanh đường huyết của mình. Nhiều nam giới bị rối loạn cương dương nhưng không biết đái tháo đường là nguyên nhân khiến nam giới có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao gấp 3,5 lần so với nam giới không mắc bệnh. Trường hợp anh L.V.T còn rất trẻ, dù mới 27 tuổi, yêu vợ nhưng không thể cương dương mỗi lần quan hệ bởi đường huyết của anh T cao, gây tổn thương các dây thần kinh, làm hẹp các mạch máu ở dương vật. Vì vậy, lượng máu không bơm đủ để làm cương dương mỗi lần quan hệ. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng xuất tinh ngược ThS.BS Nguyễn Văn Đức cho biết, trường hợp của anh N.H.C, mỗi lần quan hệ với vợ dù vẫn đạt cực khoái nhưng không thấy xuất tinh hoặc lượng tinh trùng xuất ra rất ít vì nguyên nhân anh C. bị đái tháo đường. Tình trạng của anh C. mỗi lần quan hệ xong nhưng không thấy xuất tinh là tình trạng xuất tinh ngược dòng. Tinh dịch mỗi lần quan hệ xong không xuất tinh ra khỏi dương vật mà sẽ xuất tinh vào bàng quang. Nam giới bị xuất tinh ngược là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Xuất tinh ngược, một nguyên nhân gây hiếm muộn ĐỌC NGAY "Nguyên nhân xuất tinh ngược này do lượng đường cao dẫn tới tổn thương dây thần kinh tại các cơ vòng khiến người bệnh bị xuất tinh ngược. Bình thường, khi xuất tinh thì cơ thắt cổ bàng quang đóng lại để tinh trùng không phóng vào trong bàng quang. Khi cơ vòng không hoạt động bình thường thì tinh trùng sẽ bị phóng ngược vào bàng quang" - ThS. BS Nguyễn Văn Đức cho biết. BS. Đức cũng đưa ra lời khuyên: đối với nam giới bị rối loạn cương dương do bệnh đái tháo đường cần thay đổi lối sống như: giảm ăn các chất béo và cholesterol, tập thể dục, giảm cân, bỏ hút thuốc, rượu bia và thường xuyên tự kiểm tra đường huyết để theo dõi sức khỏe. Nếu tình trạng không được cải thiện cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chuyên khoa nam học để điều trị. Đối với nam giới bị đái tháo đường có có mức testosterone thấp, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp thay thế testosterone để điều trị tình trạng rối loạn cương dương. Tuy nhiên, liệu pháp testosterone có thể gây ra tình trạng suy tinh hoàn nên luôn cần bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi chặt chẽ. 8 cách điều trị rối loạn cương dương tại nhà không cần dùng thuốc SKĐS - Nam giới khi bị rối loạn cương dương thường ngại đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế và thay vào đó muốn tự điều trị tại nhà bằng những cách đơn giản không cần dùng thuốc. Xem thêm video đang được quan tâm: Không còn ham muốn tình dục, hãy tìm hiểu 10 căn nguyên
https://tamanhhospital.vn/trieu-chung-tut-canxi-mau/
31/10/2023
21 triệu chứng tụt canxi máu thường gặp, dễ nhận biết
Tụt canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi trong máu (không phải xương) ở mức thấp so với bình thường. Bệnh tụt canxi có thể diễn ra thời gian ngắn hoặc mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân. Các triệu chứng tụt canxi máu phụ thuộc vào nồng độ canxi trong máu hạ đến mức nào. Vậy tụt canxi máu có triệu chứng nào thường gặp, dễ nhận biết? Mục lụcTụt canxi máu là gì?Canxi là gì và có tác dụng gì?Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ calci máu21 triệu chứng tụt canxi máu1. Chuột rút2. Da khô3. Móng tay dễ gãy4. Tóc khô5. Chóng mặt6. Các vấn đề về trí nhớ7. Khó chịu hoặc bồn chồn8. Ảo giác9. Ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay, chân10. Đau cơ hoặc đau thắt cơ bắp11. Co thắt thanh quản12. Động kinh13. Rối loạn nhịp tim14. Suy tim sung huyết15. Trầm cảm16. Suy nhược thần kinh17. Loãng xương18. Hội chứng tiền kinh nguyệt19. Dậy thì muộn20. Các vấn đề răng miệng21. Vấn đề về đại tràngChẩn đoán tụt canxi trong máuCác vấn đề thường gặp khi cơ thể thiếu canxi máuKhi nào thì người bị tụt canxi nên đến gặp bác sĩ?Cách điều trị tụt canxi máuPhòng ngừa tụt canxi máuTụt canxi máu là gì? Tụt canxi máu (hạ canxi máu) là tình trạng lượng canxi trong máu ở dưới giới hạn cho phép và biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau. Ở người bình thường, nồng độ độ canxi trong máu dao động từ 8,8 – 10,4 mg/dL. Bạn được chẩn đoán tụt canxi máu khi nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường và nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL. (1) Canxi là gì và có tác dụng gì? Canxi là khoáng chất quan trọng trong cơ thể mỗi người. Phần lớn, canxi được lưu trữ trong xương và một phần trong máu. Canxi trong máu giúp các dây thần kinh hoạt động, các cơ co lại để di chuyển, cầm máu khi chảy máu và ổn định nhịp tim. Nồng độ canxi trong máu thấp (tụt canxi máu) có thể cản trở khả năng thực hiện các chức năng quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, canxi trong xương có vai trò giúp xương chắc khỏe. Nếu thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để sử dụng trong máu và xương sẽ yếu đi. Lượng canxi trong máu và xương mỗi người được kiểm soát bởi hormone tuyến cận giáp và calcitonin. Ngoài ra, vitamin D cũng giúp cơ thể hấp thụ và duy trì lượng canxi cho cơ thể. Tụt canxi máu là tình trạng nồng độ canxi máu ở dưới giới hạn cho phép. Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ calci máu Tình trạng hạ calci máu xuất phát từ một số nguyên nhân sau: (2) Suy tuyến cận giáp: đây là 4 tuyến nhỏ có kích thước bằng hạt đậu phía sau tuyến giáp ở cổ, bệnh xảy ra khi không đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể, gây giảm lượng canxi trong cơ thể. Suy tuyến cận giáp có thể xuất phát từ rối loạn di truyền hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến này. Thiếu vitamin D: Trường hợp này, do rối loạn di truyền, lâu ngày không tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc không dung nạp đủ vitamin D trong bữa ăn hàng ngày. Suy thận (suy thận): Người mắc bệnh thận mạn, nồng độ phốt pho trong máu tăng và thận giảm sản xuất một số loại vitamin D dẫn đến tụt canxi máu. Một số loại thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như bisphosphonates, corticosteroid, rifampin, calcitonin, chloroquine, cinacalcet, denosumab, foscarnet, plicamycin,… lâu ngày có thể gây tụt canxi máu. Bệnh giả suy tuyến cận giáp: Đây là rối loạn di truyền, khiến người bệnh không phản ứng đúng mức với lượng hormone tuyến cận giáp (PTH) mà cơ thể có. Hạ magie máu: Tuyến cận giáp cần magie để tạo và giải phóng hormone, khi magie của trong cơ thể quá thấp (hạ magie máu), PTH không được sản xuất đủ dẫn đến nồng độ canxi trong máu cũng thấp (hạ canxi máu). Viêm tụy: Khoảng 15% – 88% người mắc viêm tụy cấp sẽ tụt canxi máu. Một số rối loạn di truyền hiếm gặp: Đột biến gen, chẳng hạn hội chứng DiGeorge có thể gây tụt canxi máu. 21 triệu chứng tụt canxi máu Khi canxi trong máu xuống thấp, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương và những vị trí khác để duy trì các chức năng quan trọng. Do đó, khi thiếu canxi trong máu sẽ gây ra các triệu chứng sau: 1. Chuột rút Một số người tụt canxi sẽ bất chợt gặp cơn đau, thắt chặt các cơ. Vùng chuột rút không thể cử động từ vài giây đến vài phút. 2. Da khô Khi da trở nên khô ráp, dễ bong tróc,… có thể cảnh báo thiếu canxi. Ngoài ra, các rối loạn tự miễn dịch mạn tính như eczema và bệnh vảy nến có nguy cơ khởi phát do thiếu canxi. 3. Móng tay dễ gãy Móng tay cần đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cho thấy biểu hiện thiếu canxi trong cơ thể. 4. Tóc khô Ngoài xương khớp, canxi còn giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt. Nếu không đủ canxi trong máu, cơ thể phải lấy canxi từ tóc và dễ đến hiện tượng tóc khô xơ dễ gãy rụng. 5. Chóng mặt Tê chân tay khi ngồi lâu một chỗ hoặc đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt có thể cảnh báo dấu hiệu tụt canxi máu. Khi canxi trong đường huyết giảm xuống, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, diễn ra vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường. 6. Các vấn đề về trí nhớ Tụt canxi máu khiến người bệnh có thể quên việc đã làm trước đó hoặc dự định làm trong tạm thời. Ngoài ra, tụt canxi máu có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh như chán ăn, hay cáu gắt, lo lắng vô cớ, thậm chí trầm cảm. 7. Khó chịu hoặc bồn chồn Nếu nồng độ canxi trong máu hạ thấp, nồng độ hormone gây lo lắng tăng lên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bồn chồn. 8. Ảo giác Một số trường hợp tụt canxi nặng, người bệnh có triệu chứng như ngủ lịm, tinh thần mơ màng, không tỉnh táo. 9. Ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay, chân Canxi đóng vai trò quan trọng trong nhiều bộ phận khác nhau của hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Khi thiếu canxi trong máu các dây thần kinh sẽ ảnh hưởng theo và xuất hiện triệu chứng ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay, chân. 10. Đau cơ hoặc đau thắt cơ bắp Đau cơ bắp, đặc biệt ở đùi, cánh tay, nách và khi di chuyển hay khi đi bộ cho thấy dấu hiệu của thiếu canxi. 11. Co thắt thanh quản Trường hợp tụt canxi cấp tính, các cơ trơn có thể gây co thắt thanh quản dẫn đến suy hô hấp và loạn nhịp tim… cần được cấp cứu cấp cứu kịp thời. 12. Động kinh Khi thiếu canxi máu ở mức độ nặng, người bệnh sẽ cứng cơ, co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ không kiểm soát ở các bộ phận như cơ mặt, cơ miệng, cơ cổ tay, cơ cẳng tay, cơ lưng, cơ chân,…. 13. Rối loạn nhịp tim Canxi gửi tín hiệu đến tim và đảm bảo tim co bóp đưa máu đi khắp cơ thể. Tụt canxi máu dẫn đến các triệu chứng thường gặp ở tim như loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh,… 14. Suy tim sung huyết Thiếu canxi quá mức làm cơ tim hoạt động kém hiệu quả trong việc co bóp và bơm máu, dẫn đến suy tim. 15. Trầm cảm Một số nghiên cứu chỉ ra, rối loạn tâm trạng, trầm cảm có liên quan đến thiếu canxi. 16. Suy nhược thần kinh Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone melatonin – hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít hormone melatonin, dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ li bì, gây suy nhược, mệt mỏi, sa sút trí lực. Triệu chứng tụt canxi máu phổ biến như tê, ngứa râm ran tay chân, hoa mắt, chóng mặt,… 17. Loãng xương Khi tụt canxi, cơ thể sẽ “rút” ngược nguồn canxi từ xương để cân bằng lại nồng độ canxi trong máu, khiến xương suy giảm mật độ khoáng chất, lâu ngày hình thành bệnh loãng xương. Loãng xương là bệnh khiến xương mỏng, giòn và dễ gãy. Các triệu chứng của loãng xương thường gặp như đau nhức xương khớp, khó khăn di chuyển, chậm hoặc ngưng phát triển chiều cao, dễ chấn thương khi va chạm nhẹ. 18. Hội chứng tiền kinh nguyệt Các triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung… sẽ xuất hiện nhiều và mức độ cao hơn khi thiếu canxi. 19. Dậy thì muộn Ngoài hormone tuyến giáp, nồng độ canxi trong máu cũng ảnh hưởng đến điều hòa sản xuất hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone) tại tuyến yên, giúp trẻ phát triển trong giai đoạn dậy thì. Do đó, nếu trẻ thiếu canxi, sự bài tiết hormone GH sẽ “trì hoãn”, gây hiện tượng dậy thì muộn. 20. Các vấn đề răng miệng Canxi là khoáng chất giúp duy trì sức khỏe răng miệng. Nếu bạn thiếu canxi sẽ dẫn đến một số vấn đề về răng và nướu như: Răng dễ sâu: Thiếu canxi làm men răng yếu, vi khuẩn dễ tấn công gây sâu răng, ố vàng hoặc nứt mẻ. Răng nhạy cảm: Thiếu canxi làm răng nhạy cảm với nhiệt độ nên bạn dễ ê buốt răng khi ăn thực phẩm lạnh hoặc nóng. Suy giảm chức năng nướu: Chảy máu nướu, viêm nướu hoặc tổn thương nướu khi ăn đồ cay nóng thường xảy ra khi thiếu canxi 21. Vấn đề về đại tràng Canxi giúp điều tiết sự co bóp cơ đại tràng. Khi thiếu canxi, các cơ trong đại tràng co bóp không ổn định, dẫn đến triệu chứng như táo bón, đau bụng, khó tiêu hóa và khó hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu canxi có thể gây bệnh viêm đại tràng, khiến người bệnh thường xuyên tiêu chảy và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa. Do đó, bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ dinh dưỡng rất cần thiết, góp phần hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và phòng tránh ung thư đại tràng hiệu quả. Chẩn đoán tụt canxi trong máu Để chẩn đoán tụt canxi máu, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm nồng độ canxi trong máu. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây hạ canxi máu và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm sau để xác định nguyên nhân gây tình trạng hạ canxi máu như: Các xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm máu như xét nghiệm canxi toàn phần, xét nghiệm canxi ion hóa và các xét nghiệm khác để kiểm tra nồng độ magie, phốt pho, hormone tuyến cận giáp (PTH) hoặc vitamin D. Chụp xạ hình xương: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hạt nhân giúp bác sĩ tìm ra những tổn thương bên trong xương của người bệnh, chẳng hạn bệnh nhuyễn xương hoặc bệnh còi xương. Điện tâm đồ: Khi cơ thể hạ canxi máu, nhịp tim sẽ trở nên bất thường. Vì thế, phương pháp điện tâm đồ sẽ sử dụng các điện cực gắn vào ngực để đo nhịp tim, giúp cơ thể có hạ canxi máu hay không. Các vấn đề thường gặp khi cơ thể thiếu canxi máu Người hạ canxi máu ở mức độ vừa và nhẹ thường không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh thường gặp các vấn đề sau: Cơ bắp chuột rút, đặc biệt ở lưng và chân. Da khô và xuất hiện vảy. Móng tay nứt nẻ, giòn và dễ gãy. Tóc rụng nhiều bất thường và thường xuyên. BS.CKI Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết – Đái tháo đường tận tình khám cho người bệnh tụt canxi máu và đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phòng tránh tụt canxi máu. Khi nào thì người bị tụt canxi nên đến gặp bác sĩ? Đến gặp bác sĩ nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng của hạ canxi máu sau: Đau cơ và co giật. Mệt mỏi. Khó thở. Buồn nôn. Tiểu đêm. Ngoài ra, mắc các bệnh khác như loãng xương, bệnh thận hoặc bệnh tuyến giáp, người bệnh nên gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ hạ canxi máu, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh. Cách điều trị tụt canxi máu Sau khi chẩn đoán xác định người bệnh bị tụt canxi máu, bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Các phương pháp điều trị tình trạng tụt canxi máu phổ biến như: Tiêm tĩnh mạch: Phương pháp này thường được chỉ định với những người bệnh tụt canxi máu cấp tính. Tiêm trực tiếp dung dịch muối canxi clorid hoặc canxi gluconat vào mạch máu người bệnh giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt nhanh chóng mà không cần thông qua hệ tiêu hóa. Dùng thuốc: Thuốc điều trị tụt canxi có nhiều chế phẩm như siro, viên sủi, viên nén hoặc viên nang có thể được bác sĩ kê đơn để người bệnh giúp nồng độ canxi trong máu ổn định. Điều trị bệnh nền: Nếu tình trạng tụt canxi máu do bệnh nền khác gây ra như suy thận, suy tuyến giáp,… trước tiên cần điều trị dứt điểm tình trạng bệnh này sau đó điều trị tụt canxi. Phòng ngừa tụt canxi máu Để phòng ngừa tụt canxi máu bạn cần bổ sung canxi qua chế độ ăn uống giàu canxi hoặc một số loại thuốc bổ sung canxi đường uống. Sau đây là một một số biện pháp cụ thể phòng ngừa tụt canxi: Xây dựng thực đơn giàu canxi: Bữa ăn hàng ngày cần chứa nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, phô mát, hải sản, rau xanh và trái cây… để cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Uống thuốc bổ sung canxi: Khi dùng các loại thuốc bổ sung canxi, bạn cần đảm bảo uống đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bởi uống canxi quá ít có thể không đem lại hiệu quả ngừa chứng tụt canxi máu. Không uống vượt ngưỡng: Trong mọi tình huống, bạn tuyệt đối không tiêu thụ hơn 2500 mg canxi/ngày hoặc hơn 500mg canxi/lần uống. Bởi tiêu thụ quá nhiều canxi có thể gây ra tình trạng kém hấp thu và sỏi thận. Uống canxi đúng thời điểm: Acid tiêu hóa do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Do đó, tiêu thụ các loại thuốc canxi nên được tiến hành ngay trong bữa ăn để tăng khả năng hấp thụ. Duy trì lối sống lành mạnh: Không lạm dụng đồ uống chứa các chất kích thích làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể như cà phê, đồ uống có cồn, các loại bia rượu… Khoa cấp cứu và khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ phối hợp điều trị bệnh tụt canxi máu đạt hiệu quả cao. Hệ thống máy thiết bị hiện đại và các bác sĩ luôn cập nhật phác đồ điều trị hiện đại, tư vấn sức khỏe, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cụ thể cho người bệnh tụt canxi, giúp người bệnh an tâm điều trị. Tụt canxi là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn để cơ thể được hoạt động bình thường. Các triệu chứng tụt canxi thường gặp dễ nhận biết như: mệt mỏi, buồn nôn, chóng mắt, tê tay chân, co giật,… Để điều trị tụt canxi đạt hiệu quả và an toàn người bệnh nên đến bệnh viện có để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng người.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-dam-bao-nhieu-la-du-vi
Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?
“Ăn dặm bao nhiêu là đủ” được các cha mẹ quan tâm khá nhiều, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 1. Thời điểm cho trẻ ăn dặm Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi đã giữ vững đầu khi bế ở tư thế ngồi hoặc nằm sấp mà vẫn ngẩng đầu và chống thẳng tay. Tuy nhiên, thời điểm hợp lý nhất để trẻ ăn dặm là lúc trẻ được 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi, vì trẻ cần được tận hưởng tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ để đảm bảo đủ năng lượng phát triển.Bên cạnh đó, cho trẻ ăn dặm có thể hạn chế được tình trạng nghẹn, sặc, hóc khi trẻ tập làm quen với thực phẩm. Ngoài ra, khi ở độ tuổi 4 tháng, lúc này trẻ vẫn còn phản xạ đẩy lưỡi chống lại các vật khi chạm vào môi, dẫn đến việc gây khó khăn cho trẻ khi tập ăn. Hơn nữa, sau 4 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ mới bắt đầu tương đối hoàn chỉnh để tiêu hoá các thức ăn đưa từ bên ngoài vào.Mặc dù vậy, cũng không nên cho trẻ ăn trễ quá 6 tháng tuổi, vì trẻ có thể gặp nguy cơ chậm tăng trưởng do sữa mẹ hoặc sữa công thức không đảm bảo đủ để cho trẻ phát triển. 2. Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ? Về nguyên tắc, khi tập ăn thì cần cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, có thể trẻ chỉ ăn từ 1 - 2 muỗng cà phê thức ăn. Tuy nhiên, nếu trẻ háo hức với đồ ăn mới, thì cha mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm trong bữa ăn, cho đến khi bé ăn được khoảng từ 50 - 100 ml mỗi lần.Trong những năm đầu đời của trẻ, ngoài việc tăng số lượng thực phẩm cho mỗi bữa ăn thì số lượng bữa ăn của trẻ cũng được tăng dần theo thời gian, đảm bảo quá trình ăn dặm đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần cho trẻ.Thời gian đầu khi trẻ thực hiện ăn dặm có thể bắt đầu bằng một bữa ăn mỗi ngày và cứ 2 tháng thì lại tăng thêm một bữa cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Vậy với bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Với bé 6 tháng nên ăn một bữa mỗi ngày và khi bé được 8 tháng thì số bữa ăn sẽ tăng thành 2 bữa một ngày, cho đến khi bé được 10 tháng có thể tăng lên 3 bữa ăn một ngày. "Ăn dặm bao nhiêu là đủ" là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh Một số gợi ý về chế độ ăn dặm có thể thực hiện cho trẻ:Với bé từ 6 - 7 tháng tuổi: Có thể ăn bột loãng, sền sệt rồi đặc hoặc các thức ăn xay/nghiền với hàm lượng khoảng 100 - 200 ml thức ăn/bữa và bú mẹ cả ngày.Với bé từ 8 - 9 tháng tuổi: Bé có thể ăn bột đặc, thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ với hàm lượng khoảng 200ml và ăn 2 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.Với trẻ từ 10 - 12 tháng thì ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể tự cầm nắm được với hàm lượng từ 200 - 250 ml và ăn 3 bữa cùng bú mẹ cả ngày.Khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi thì có thể cho trẻ ăn cháo, thức ăn thái nhỏ cắt khúc với hàm lượng từ 250 - 300 ml và cho trẻ ăn 3 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.Sau khi trẻ được 24 tháng tuổi thì có thể ăn cơm cùng với gia đình.Thực đơn tham khảo cho trẻ ăn dặm:Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi bao gồm: Bột gạo tẻ 20 gam, tôm tươi bỏ vỏ và giã nhỏ 15 gam, trứng 10 gam (có thể một lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng cút), thịt nạc 10 gam, cá quả gỡ bỏ xương 10 gam, gan gà/lợn băm nhỏ/nghiền 10 gam, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê (~ 10 gam), mỡ/dầu ăn 1 thìa cà phê (~ 5 gam), nước 1 bát con.Thực đơn cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi bao gồm: Bột gạo tẻ 25 gam, tôm bỏ vỏ và giã nhỏ 15 gam, cua đồng 30 gam, thịt nạc 15 gam, cá quả gỡ bỏ xương 15 gam, gan gà/lợn băm nhỏ/nghiền 15 gam, rau xanh giã nhỏ 2 thì cà phê (~ 10 gam), mỡ/dầu ăn 1 thìa cà phê (~ 5 gam), nước 1 bát con.Thực đơn cho trẻ từ 12 - 23 tháng tuổi bao gồm: Gạo tẻ 40 gam, tôm tươi bỏ vỏ giã nhỏ 25 gam, trứng gà 1 quả 30 gam, thịt lợn/gà/bò 25 gam, cá chép luộc chín gỡ xương 25 gam, lượng 25 gam, rau xanh thái nhỏ 2-3 thìa cà phê (~ 10 -15 gam), mỡ/dầu ăn 1,5-2 thìa cà phê (~ 7,5-10 gam) và nước vừa đủ. 3. Một số lưu ý khi thực hiện cho trẻ ăn dặm 3.1. Thức ăn cần tránh cho trẻ dưới 12 thángĐối với trẻ ăn dặm thì cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng thực phẩm. Vì vậy, trẻ mới tập làm quen với quá trình ăn dặm thì không nên sử dụng các thức ăn quá cứng hoặc ở dạng hạt, quả tròn vì sẽ khiến cho trẻ khó có thể ăn được dẫn đến nguy cơ nghẹn, sặc, hóc. Thức ăn cho trẻ ăn không nên để loãng quá sẽ làm cho trẻ mất phản xạ nhai. "Bé dưới 12 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ" cũng là thắc mắc mà nhiều bậc phụ huynh chưa có câu trả lời Đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên cho trẻ sử dụng mật ong vì có thể tăng nguy cơ ngộ độc botulism. Bên cạnh đó đó không nên sử dụng gia vị cũng như nước hầm xương cho trẻ. Vì nước hầm xương không cung cấp đủ hàm lượng nhu cầu canxi cho trẻ. Không những vậy các thành phần dinh dưỡng như chất béo trong nước hầm xương có thể gây cho trẻ tình trạng chướng bụng, đầy hơi, do hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện, nên không đủ khả năng để hấp thu các chất này.Chỉ cho trẻ ăn sữa mà không bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm có thể sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ thiếu sắt và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ không được cân đối.3.2. Cách bắt đầu thực hiện cho trẻ ăn dặmTrong giai đoạn đầu tiên của quá trình ăn dặm có thể khá quan trọng, do đó cần tập cho trẻ làm quen dần với mùi vị thức ăn cũng như độ đặc loãng của thức ăn mới. Ở thời kỳ này, chúng ta chưa quan trong số lượng thức ăn trẻ ăn được, mà cần quan sát cũng như theo dõi những phản ứng của trẻ khi sử dụng các loại thức ăn mới để có thể phát hiện nhanh nhất tình trạng dị ứng thực phẩm.Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu của viêm da cơ địa, chàm hoặc gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn, bao gồm các triệu chứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen thì nên cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi, bao gồm cả những loại thực phẩm có khả năng dễ gây dị ứng nhằm giúp trẻ có thể làm quen và giảm nguy cơ dị ứng thức ăn sau này.Thực hiện cho trẻ ăn dặm bao gồm các bước ngửi - nếm và ăn lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc sặc sỡ nhằm thu hút sự chú ý của trẻ để khuyến khích trẻ tiếp nhận các loại thực phẩm này được tốt hơn.
https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-di-vat-khop-do-u-xuong-sun-169125979.htm
16-12-2016
Xử trí dị vật khớp do u xương sụn
U sụn màng hoạt dịch là bệnh do dị sản lành tính của bao hoạt dịch, trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Tổn thương trong ổ khớp có các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt, phát triển cuống và trở thành các u, khi các u này xơ cứng lại gọi là u sụn. Nếu u sụn lọt vào trong ổ khớp sẽ trở thành dị vật khớp. Ai dễ bị u xương sụn? Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây u xương sụn, nhất là đối với u xương sụn nguyên phát. Trên thực tế, thường gặp 2 thể u xương sụn nguyên phát và thứ phát. Thể nguyên phát: hay gặp khoảng từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ. Thể thứ phát: gặp ở người có tiền sử bệnh khớp như mắc các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp do lao, viêm xương sụn bóc tách, gãy đầu xương trong ổ khớp, vỡ sụn… Bệnh u sụn màng hoạt dịch thường gặp ở khớp gối chiếm 50-60%, tiếp đến là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân… Hình ảnh Xquang (trái) và cộng hưởng từ (phải) u sụn màng khớp gối. Biểu hiện của u xương sụn Một vài thống kê cho thấy: bệnh u xương sụn thường gặp ở người lớn 30-50 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ so sánh là 2/1. Một người mắc bệnh u xương sụn thường có các triệu chứng như sau: tại khớp có các dấu hiệu đau, sưng khớp, thường có dấu hiệu kẹt khớp; bệnh nhân bị giảm khả năng vận động khớp. Khám có thể thấy u cục quanh khớp, cứng, di động hoặc không. Triệu chứng tràn dịch khớp; viêm khớp là các dấu hiệu ít gặp. Theo Milgram chia bệnh lý u xương sụn thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là bệnh tiềm ẩn trong bao hoạt dịch nhưng không có các vật thể lạ tự do; Giai đoạn 2: tăng sinh màng hoạt dịch có kèm các vật thể lạ (dị vật) tự do; Giai đoạn 3: các u sụn tăng sinh nhiều ở bao khớp, màng hoạt dịch hoặc nhiều hạt tự do trong ổ khớp. Xét nghiệm cần làm để xác định bệnh Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hoá: kết quả là bình thường, tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang mắc bệnh. Chụp phim Xquang thấy các hình ảnh như: dày bao khớp và màng hoạt dịch; có các nốt canxi hóa trong và cạnh khớp hình tròn hoặc oval; khe khớp không hẹp; mật độ xương tại đầu khớp bình thường; các nốt u sụn thường chỉ có thể được phát hiện trên Xquang vào giai đoạn 2, khi xuất hiện các nốt canxi hóa rõ. Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh các nốt canxi hóa cản quang; tràn dịch khớp. Chụp cộng hưởng từ (MRI): ngoài các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính còn có thể quan sát thấy: dày màng hoạt dịch... Bệnh u xương sụn cần phân biệt với một số bệnh như: viêm khớp dạng thấp có hình ảnh hạt gạo; viêm khớp nhiễm khuẩn, chẳng hạn lao khớp; bệnh gút; viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố; u máu màng hoạt dịch; chấn thương vỡ xương sụn. Phương pháp điều trị Về nguyên tắc điều trị, cần giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp; phòng tránh tái phát bệnh. Phương pháp điều trị nội khoa: dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm. Nội soi khớp: có thể vừa thực hiện chẩn đoán lấy vật thể lạ hoặc cắt từng phần màng hoạt dịch bị tổn thương trong trường hợp có viêm màng hoạt dịch. Phẫu thuật điều trị trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, những tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc quá to sẽ có chỉ định cắt bỏ u sụn và phần màng hoạt dịch tổn thương qua phẫu thuật mở. Lời khuyên của bác sĩ Do chưa biết chắc nguyên nhân gây u xương sụn nên chưa thể đề ra biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có thể hạn chế bệnh và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng như gây dị vật trong khớp bằng việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp do lao, viêm xương sụn, phòng tránh chấn thương làm vỡ sụn, gãy đầu xương trong ổ khớp... Đối với bệnh nhân u xương sụn, cần thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng trên lâm sàng và Xquang nhằm đánh giá kết quả điều trị và phát hiện các u sụn mới để có biện pháp điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/5-bai-tap-de-giam-cang-thang-mat-do-may-tinh-169220208214503689.htm
13-02-2022
Bài tập tốt nhất giảm mỏi mắt dùng máy tính
Khi làm việc nhiều với máy vi tính , bạn cũng có xu hướng ít chớp mắt hơn. Vì vậy mắt bạn có thể bắt đầu khô và đau. Các bài tập giảm căng thẳng cho mắt có thể giúp giảm các loại mệt mỏi và đau nhức này. Hầu hết các trường hợp mỏi mắt , căng thẳng mắt là tạm thời và biến mất sau khi bạn đã nghỉ ngơi và cho mắt nghỉ ngơi. Trong trường hợp mỏi mắt làm phiền, bạn có thể thực hiện một số bài tập để giúp giảm căng thẳng mắt nhanh hơn. 1. Chớp mắt và ngáp giúp giẳm căng thẳng mắt Cách nhanh nhất để giảm một số triệu chứng mỏi mắt là giúp mắt tự phục hồi. Nếu mắt bạn bị khô do nhìn lâu vào máy tính, thì việc chớp mắt và ngáp có thể giúp mắt tiết ra nước mắt để làm ẩm mắt. Chớp mắt nhanh vài lần cũng có thể giúp nước mắt lan ra khắp mắt, giảm cảm giác đau rát. Thực hiện các bài tập này sau mỗi 20 hoặc 30 phút khi làm việc với máy tính. Làm việc nhiều với máy tính sẽ khiến căng thẳng mắt. 2. Thay đổi điểm nhìn của mắt Luyện tập thay đổi tiêu điểm có thể giúp giảm căng thẳng cho mắt. Bước 1: Đặt ngón tay cái trước mũi khoảng 10 cm và tập trung nhìn vào đó khoảng 15 giây, sau đó từ từ di chuyển ngón tay ra khỏi mặt. Bước 2 : Chuyển tiêu điểm của bạn sang một vật khác cách xa 3-6 mét trong 15 giây. Sau đó, lại đặt trọng tâm trở lại ngón tay cái của bạn. Bước 3: Đưa ngón tay cái trở lại khuôn mặt của bạn cho đến khi nó chạm vào mũi và tập trung vào nó toàn bộ thời gian. Sau đó, nhìn vào một vật ở phía bên kia của căn phòng và tập trung vào nó trong vài giây. Bạn có thể lặp lại động tác này cho đến khi cơ mắt bắt đầu cảm thấy thoải mái. 3. Đảo tròn mắt Đảo tròn mắt giúp giải phóng sự căng thẳng ở các cơ nhắm mắt. Đảo mắt nhẹ nhàng theo một hướng rồi quay lại có thể giúp giảm căng thẳng và đau nhức các cơ xung quanh và sau mắt. Bạn có thể thực hiện động tác này từ 3 đến 5 lần liên tục mỗi giờ để giúp giảm mỏi mắt . 4. Chuyển động mắt theo chiều dọc và ngang Tương tự như đảo mắt, di chuyển mắt theo chiều dọc và chiều ngang có thể giúp kéo căng các cơ mệt mỏi. Bước 1 : Nhắm mắt lại, sau đó từ từ "nhìn" lên trần nhà, sau đó quay xuống sàn. Lặp lại ba lần. Bước 2 : Với mắt vẫn nhắm, "nhìn" sang bên trái, rồi sang bên phải. Lặp lại ba lần. Bạn có thể thực hiện hoạt động này mỗi giờ một lần để giúp giảm mỏi mắt và thả lỏng các cơ căng ở mắt. Chuyển động nhắm mắt cũng giúp nước mắt lan tỏa khắp mắt để giảm khô mắt . 5. Làm ấm mắt Bài tập này là một trong những cách dễ dàng nhất để giảm căng thẳng mắt ngay lập tức. Đầu tiên, cố gắng thư giãn ở tư thế thoải mái và bắt đầu xoa hai lòng bàn tay vào nhau từ từ. Khi bạn cảm thấy hơi ấm trên lòng bàn tay, hãy nhắm mắt lại, sau đó áp hai lòng bàn tay vào hai mắt. Hơi nóng từ lòng bàn tay sẽ mang lại cảm giác thư giãn cho đôi mắt. Khi tay mất độ ấm, lặp lại quá trình bằng cách xoa lòng bàn tay một lần nữa. Để làm dịu mắt bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm đắp lên mắt. Hơi ấm có tác dụng giúp tiết nước mắt và thư giãn cơ mắt. Nếu thường xuyên bị căng mắt, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Căng mắt liên tục hoặc mãn tính có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có các vấn đề khác về mắt, chẳng hạn như loạn thị không được điều trị hoặc chấn thương mắt. Trong những trường hợp này, chứng mỏi mắt của bạn sẽ được điều trị tốt hơn bằng cách khắc phục các vấn đề tiềm ẩn thay vì tập các bài tập thư giãn... Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết bệnh nguy hiểm qua dáng đi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-benh-sui-mao-ga-o-mieng-va-nhiet-mieng-vi
Phân biệt bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng do virus HPV lây qua đường tình dục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, vì thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng kéo dài, biểu hiện lại gần giống với nhiệt miệng nên nhiều người không nhận biết mình đã mắc bệnh để điều trị. Vậy làm thế nào để biết mình mắc bệnh sùi mào gà ở miệng chứ không phải do bệnh nhiệt miệng? 1. Bệnh sùi mào gà ở miệng là gì, vì sao mắc bệnh? Bệnh sùi mào gà hay còn có tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Tổn thương đặc trưng của bệnh là những u nhú, nốt sần xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, những tổn thương này cũng có thể mọc ở lưỡi và trong khoang miệng, khi đó, gọi là bệnh sùi mào gà ở miệng.Cũng do virus HPV nhưng sùi mào gà ở miệng được xác định là do hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng nhưng không thực hiện các biện pháp an toàn. Bên cạnh đó, thói quen dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh cũng làm lây truyền virus nếu có tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở. Bệnh sùi mào gà ở miệng do virus HPV gây ra 2. Sùi mào gà ở môi, miệng có biểu hiện gì? Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng cũng tương đối dài như bệnh sùi mào gà nói chung, từ 2 - 9 tháng, vì vậy người bệnh thường không biết rằng mình đã mắc bệnh cho đến khi triệu chứng của bệnh khởi phát.Thời gian đầu sau khi phát bệnh, trên lưỡi, họng xuất hiện những mảng có màu trắng, gây đau rát khi nuốt rất khó chịu. Triệu chứng này thường bị bỏ qua vì lầm tưởng với bệnh nhiệt miệng hoặc viêm họng.Ngoài những mảng trắng, trên lưỡi còn xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti có màu trắng hoặc hồng, sau đó nó lớn dần lên nhìn trông giống mào gà. Khi những triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng hoàn toàn xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy trong miệng và lưỡi, việc nuốt trở nên khó khăn hơn bình thường, dù là nuốt nước bọt hay ăn uống. Hệ quả là sụt cân do không ăn uống được.Khi các u nhú phát triển sẽ gây sưng và tê lưỡi, trong khoang miệng phát ban và mẩn đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở xương hàm và cả amidan. Những mụn thịt, mụn cóc trong miệng bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, vì vậy đến khi thăm khám thì bệnh đã chuyển nặng. 3. Phân biệt nhiệt miệng với bệnh sùi mào gà ở miệng như thế nào? Cần phân biệt giữa nhiệt miệng và bệnh sùi mào gà ở môi, miệng để kịp thời chữa trị. Đối với bệnh nhiệt miệng, những vết loét thường có viền đỏ, sưng đau, đặc biệt là khi ăn uống hoặc chạm vào. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra trong khoảng 7 - 10 ngày là khỏi, sau khi người bệnh uống nhiều nước, ăn rau hoặc dùng các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát. Một số trường hợp có thể tái phát vì cơ địa nóng, tuy nhiên bệnh nhanh khỏi.Còn đối với bệnh sùi mào gà ở miệng, nếu bị nhầm lẫn với nhiệt miệng và sau khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng sẽ không thấy khỏi. Hơn nữa, các nốt sần của sùi mào gà có màu trắng hồng và li ti, chạm vào thì thấy có dịch rỉ, gây đau khi nuốt và sưng tê ở lưỡi miệng.Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Bệnh sùi mào gà ở miệng cần được chẩn đoán chính xác 4. Bệnh sùi mào gà ở miệng ảnh hưởng ra sao? Bệnh sùi mào gà ở môi, miệng nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng và nguy cơ có thể gặp phải như:Nhiễm trùng trong khoang miệng, ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt khó khăn.Nếu sùi mào gà ở miệng do virus HPV tuýp 16, 18 sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.Lây truyền bệnh cho người thân trong gia đình và những người xung quanh.Nguy cơ mắc các căn bệnh phụ khoa khác ở nam giới cao hơn, đặc biệt là các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, ...Bệnh sùi mào gà ở miệng làm giảm thẩm mỹ ở vùng miệng, gây mùi hôi khó chịu khi nói, ảnh hưởng đến tâm lý trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.Ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân và gia đình, làm giảm chất lượng đời sống tình dục.Bệnh sùi mào gà ở miệng cần được phát hiện sớm và phân biệt với nhiệt miệng để không gây biến chứng cho sức khỏe. Kịp thời chữa trị cũng làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng nếu không may mắc bệnh sùi mào gà ở môi, miệng.Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh sùi mào gà cũng như nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/troi-ret-bong-dung-dau-vung-kin-nam-gioi-nghi-ngay-den-benh-toi-cap-cuu-20240122090901482.htm
20240122
Trời rét, bỗng dưng đau vùng kín, nam giới nghĩ ngay đến bệnh tối cấp cứu
Trong 2 tuần gần đây, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận đến 5 trường hợp bị xoắn tinh hoàn, trong đó có 2 ca do nhập viện muộn nên bác sĩ buộcphải cắt tinh hoàn. Trường hợp củaVinh (tên nhân vật đã được thay đổi, 16 tuổi, Hà Nội) may mắn đến viện trong thời gian "vàng". Theo đó, khoảng 6h cậu đang ngủ thì đột ngột bị đau tức bìu trái. Cơn đau diễn biến liên tục, dữ dội khiến em không thể ăn uống và đi học được. Vô cùng lo lắng, gia đình đưa con đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở 2. Xoắn tinh hoàn là một tình trạng tối cấp cứu trong nam khoa (Ảnh: B.V). Tại đây, cậu được bácsĩnam khoa thăm khám và chẩn đoán xoắn tinh hoàn trái giờ thứ 4. Bệnh nhân có các triệu chứng đặc trưng như khởi phát đột ngột, tinh hoàn trái nằm ngang và treo cao, ấn đau chói, giảm phản xạ cơ bìu trái. Kết quả siêu âm tinh hoàn cho thấy thừng tinh trái tăng kích thước kèm hình ảnh "xoáy nước" rất đặc trưng của căn bệnh nguy hiểm này. Trước tình trạng tối cấp cứu của bệnh xoắn tinh hoàn, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở 1 để phẫu thuật cấp cứu. Cùng với đó, ekip trực cấp cứu và phòng mổ cũng chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng nhằm tranh thủ thời gian "vàng" giữ lại tinh hoàn cho bệnh nhân. Trong quá trình mổ, nhận thấy tinh hoàn sưng nề, xanh tím, xoắn 1,5 vòng, các bác sĩ quyết định tháo xoắn, ủ ấm tinh hoàn, phong bế thừng tinh bằng lidocain. May mắn thay, sau 10 phút tinh hoàn trái đã hồng ấm trở lại và được cố định vào khoang bìu cùng với tinh hoàn bên còn lại. ThS.BS Trần Văn Kiên, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra với nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người trẻ tuổi (89% dưới 25 tuổi). Bệnh thường khởi phát khi ngủ, lúc hoạt động gắng sức hay khi thời tiết trở lạnh dẫn đến kích thích cơ bìu co thắt. Một số yếu tố nguy cơ của xoắn tinh hoàn là tuổi trước hoặc trong dậy thì, di truyền, tinh hoàn hình con lắc chuông, thừng tinh dài… Thời tiết lạnh cũng là một yếu tố nguy cơ khiến tinh hoàn dễ bị xoắn hơn. Theo các báo cáo của một số tác giả, nguy cơ đau và xoắn tinh hoàn tăng cao khi nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm thấp. Lý do vì điều kiện thời tiết lạnh, hanh khô sẽ làm tăng hoạt động co thắt của cơ bìu dẫn tới tăng nguy cơ tinh hoàn chuyển động xoắn quanh trục. Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các dấu hiệu như đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, bìu sưng to và đau, đau có thể lan lên phía trên, tinh hoàn bị xoắn treo cao hơn bên đối diện. Đôi khi đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn. Theo BS Kiên, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh là mức độ xoắn và thời gian xoắn. Mức độ xoắn ảnh hưởng đến tốc độ bị phá hủy của tinh hoàn, xoắn càng chặt thì tinh hoàn càng thiếu máu nhiều và dễ bị hoại tử sớm hơn. Thời gian vàng để cứu được tinh hoàn là trước 6 giờ kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Sau 24 giờ, gần như tất cả tinh hoàn xoắn đều hoại tử. Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý tối cấp cứu, nếu không xử lý sớm thì nguy cơ cao phải cắt bỏ tinh hoàn, ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng tâm lý, khiến nam giới mất tự tin sau này khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương… Vì thế, khi xuất hiện đau tinh hoàn, đặc biệt khi có dấu hiệu đau vùng bìu, cần nghĩ ngay đến tình trạng xoắn tinh hoàn và nhanh chóng tới cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-va-nguy-co-khi-tiem-thuoc-vao-khop-vi
Lợi ích và nguy cơ khi tiêm thuốc vào khớp
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Khi bị thoái hóa khớp, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm các triệu chứng. Một trong số các phương pháp đó là tiêm thuốc vào khớp. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được chỉ định có cân nhắc nếu lạm dụng, làm không đúng kỹ thuật sẽ gây tai biến. 1. Lợi ích từ các loại thuốc tiêm vào khớp Có nhiều loại thuốc tiêm khác nhau và chúng là một phần quan trọng của phác đồ điều trị thoái hóa khớp mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Thuốc thường dùng tiêm vào khớp: Corticoid, hyaluronate sodium.1.1 Thuốc tiêm CorticoidThường dùng là loại dịch treo với các biệt dược như: Prednisolone, methylprednisolone, triamcinolone.1.1.1 Thuốc tiêm Corticoid được dùng trong các trường hợp nào?Corticoid được sử dụng là thuốc tiêm khớp gối, tiêm khớp cổ chân, tiêm vào khớp vai, tiêm khớp háng với:Liều 20mg triamcinolon (tương đương với 25mg prednisolon) hiệu quả giảm đau kéo dài 1 - 4 tuần.Liều 40mg hiệu quả giảm đau kéo dài 16 - 24 tuần.Sau khi tiêm các triệu chứng sưng, đau khớp giảm đi, giúp cải thiện vận động của người bệnh trong một thời gian ngắn. Liệu trình điều trị thường tiêm lặp lại liều 40mg mỗi 3 tháng một lần và có thể kéo dài việc điều trị này 2 năm.Ngoài ra, tiêm corticoid vào gân để chữa các tổn thương màng hoạt dịch gân, mô quanh gân, nơi bám tận gân và chính tại gân. Thuốc corticoid 1.1.2 Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm corticoidThuốc này có tác dụng rất nhanh chóng. Những mũi tiêm có thể giảm đau rất nhanh trong vòng 24-48h.Thời gian tác dụng ngắn: Trung bình tác dụng giảm đau kéo dài 6-12 tuần.Sẽ có tác dụng tốt nhất trong lần đầu tiên, tác dụng giảm đau có xu hướng giảm dần trong những lần sau đó.Không nên sử dụng thường xuyên. Sử dụng chúng quá thường xuyên có thể gây tổn hại đến các tế bào tái tạo sụn ở khớp gối.1.2 Hyaluronat sodium (hyazyn)Trong cơ thể, hyaluronate là chất tự nhiên, có nồng độ cao trong mô khớp và dịch khớp đóng vai trò như một chất bôi trơn, giảm xóc, bảo vệ khớp, làm cho khớp vận động dễ dàng. Sự giảm hyaluronate ở khớp và dịch khớp là điểm chủ yếu trong bệnh thoái hoá khớp.1.2.1 Hyaluronat sodium (hyazyn) được dùng trong những trường hợp nàoCác nghiên cứu chỉ ra rằng hyaluronate sodium (hyazyn) được sử dụng: Thoái hoá khớp gối Tiêm vào khớp gối.Tiêm khớp cổ chân.Tiêm vào khớp vai.Tiêm khớp háng.Thì sẽ làm giảm đau, giảm viêm (do làm giảm sinh ra prostaglandin, bradykinin và ngăn tác dụng của cytokine).1.2.2 Những lưu ý khi sử dụng Hyaluronat sodium (hyazyn)Nếu đang cân nhắc tiêm acid hyaluronic, hãy lưu ý rằng đây không phải là lựa chọn được sử dụng đầu tiên. Bác sĩ có thể khuyên sử dụng hyaluronate sodium nếu:Các triệu chứng không cải thiện sau khi sử dụng các thuốc giảm đau hoặc sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc.Không thể sử dụng các thuốc giảm đau như: Ibuprofen, Naproxen sodium, Acetaminophen.Tiêm Corticoid không đem lại hiệu quả đầy đủ hoặc bác sĩ lo ngại về tác dụng phụ của nó.Có thể cần nhiều hơn một mũi tiêm. Có nhiều loại hyaluronate chỉ cần tiêm một lần, có những loại cần tiêm 5 mũi, cách nhau 5 tuần. Nếu cần thiết, có thể tiêm một mũi khác sau 6 tháng. 2. Nguy cơ khi tiêm thuốc vào khớp Thuốc kháng viêm không steroid sử dùng trong trường hợp bệnh nặng 2.1 Những tai biến có thể xảy ra do tiêm thuốc vào khớpTai biến do tiêm thuốc vào khớp xảy ra do:Chỉ định sai, lạm dụng: Chỉ khi nào bệnh nặng dùng kháng viêm không steroid không đáp ứng mới chỉ định thủ thuật tiêm corticoid, hyaluronate sodium vào khớp. Do thấy một số người dùng chỉ định này có hiệu quả nên một số người lạm dùng cho các trường hợp nhẹ là không cần thiết.Tiêm không đúng kỹ thuật: Không nắm vững vị trí giải phẫu, thiếu thành thạo trong thao tác sẽ không tiêm thuốc vào đúng vị trí cần tiêm, hiệu quả kém.Nơi tiêm không đạt tiêu chuẩn: Một trong những vi phạm thường thấy là nơi tiêm không đạt tiêu chuẩn vô khuẩn hoặc không làm vô khuẩn tốt ở vùng da trước khi tiêm. Dẫn đến bị nhiễm khuẩn khớp, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết.2.2 Để tránh xảy ra tai biến khi tiêm thuốc vào khớp cần lưu ý điều gì?Để tránh xảy ra tai biến khi tiêm thuốc vào khớp cần lưu ý:Không được áp dụng tiêm thuốc vào khớp và tiêm vào phần mềm cạnh khớp cho các trường hợp: Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp...), u xương khớp, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, bệnh máu, nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp.Tiêm thuốc vào khớp phải đúng vị trí giải phẫu của các điểm bám gân, các lồi cầu, dây chằng, bao khớp và ổ khớp. Tuyệt đối tránh tiêm vào cơ, xương, mạch máu và dây thần kinh quanh khớp vì nếu không cẩn thận có thể gây teo cơ, xốp xương, làm mất luôn khả năng vận động của người bệnh.Phải đảm bảo đúng các nguyên tắc vô khuẩn (sát khuẩn, bơm kim tiêm vô khuẩn...).Tiêm đúng liều lượng thuốc. Liều lượng thuốc tiêm (từ 0,3 – 1,5ml) tùy thuộc vào kích thước khớp tiêm, tránh đưa một lượng thuốc quá lớn vào ổ khớp hay tổ chức mềm cạnh khớp vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ tổn hại tế bào màng hoạt dịch hoặc gây áp-xe tại chỗ do lượng thuốc bị thừa.Sau khi tiêm thuốc vào khớp, tại vị trí tiêm cần dán băng dính vô khuẩn. Bệnh nhân không rửa nước vào vùng tiêm và chỉ bóc bỏ băng dính ở vùng tiêm sau 8 - 12 giờ.Điều trị cơn đau bằng tiêm thuốc vào khớp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì độ hiệu quả cao, nhanh gọn, ít tốn kém. Nhưng thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa khớp, có kiến thức giải phẫu và tại các cơ sở y tế uy tín để tránh các tai biến xấu có thể xảy ra.
https://suckhoedoisong.vn/6-cach-chua-viem-hong-tai-nha-cuc-de-169220714122051797.htm
15-07-2022
6 cách chữa viêm họng tại nhà cực dễ
1. Uống mật ong giúp giảm viêm họng TS.BS. Charlotte Smith, tại Philadelphia, Mỹ giải thích, dùng mật ong là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng đau họng do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp chữa lành vết thương, giảm đau đồng thời làm giảm viêm. Mật ong cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn và giúp chống lại nhiễm khuẩn gây viêm họng. Ngoài ra, mật ong cũng có thể hoạt động như một loại thuốc giảm ho hiệu quả. Bạn nên trộn hai thìa mật ong với một cốc nước ấm hoặc trà và khuấy đều. Uống nhiều lần trong ngày nếu cần thiết. Lưu ý: Trẻ em dưới 1 tuổi nên tránh dùng mật ong. Nguyên nhân do ruột của chúng chưa có được vi khuẩn lành mạnh có thể chống lại một số vi trùng, chẳng hạn như bào tử gây ngộ độc, đôi khi xuất hiện trong mật ong. 2. Uống nước chanh tăng cường miễn dịch Tương tự như nước muối và mật ong, chanh rất tốt cho bệnh viêm họng vì chúng có thể giúp phá vỡ chất nhầy và giảm đau. Hơn nữa, chanh chứa nhiều vitamin C có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm khuẩn . Bạn có thể pha một thìa cà phê nước cốt chanh vào một cốc nước ấm và uống để giảm đau nhanh chóng. Uống nước chanh giúp tăng đề kháng chống lại bệnh viêm họng. 3. Uống trà giảm đau họng Có nhiều loại trà thảo mộc khác nhau có tác dụng giảm đau do viêm họng nhanh chóng. Trà đinh hương và trà xanh đều chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm để chống lại nhiễm trùng đồng thời giúp giảm đau. Trà hoa cúc và bạc hà là những lựa chọn tuyệt vời để giảm đau và giảm viêm. Trà hoa cúc cũng có thể đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên, vì vậy nếu giọng nói của bạn bị khàn và khó nói, đây có thể là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, trà bạc hà có thể làm tê cổ họng và giảm đau một cách tự nhiên. 9 bài thuốc chữa viêm họng bằng Đông y được áp dụng nhiều trong dân gian ĐỌC NGAY 4. Nước m uối làm giảm đau Mặc dù nước muối có thể không giúp bạn giảm đau ngay lập tức, nhưng nó vẫn là một phương thuốc hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm lỏng chất nhầy và giảm đau do viêm họng. Chỉ cần pha nửa thìa cà phê muối vào khoảng 250 ml nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày. 5. Dùng dầu dừa làm dịu cổ họng Dầu dừa làm dịu cổ họng và có thể có tác dụng chống viêm. Bạn có thể dùng dầu dừa bằng cách cho thêm vào soup, trà nóng hoặc ca cao nóng, hoặc có thể cho một thìa vào miệng, để nó tan chảy và bao phủ cổ họng. Lưu ý: Hạn chế tiêu thụ dầu dừa, chỉ nên dùng khoảng 2 muỗng canh (30 ml) mỗi ngày, vì nó có thể có tác dụng nhuận tràng ở liều lượng cao hơn. Khi sử dụng dầu dừa lần đầu tiên, hãy bắt đầu với 1 muỗng cà phê (5 ml) mỗi lần để giảm thiểu các tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuyệt đối không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. 6. Dùng quế giúp kháng khuẩn Quế là một loại gia vị thơm và ngon với hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nó cũng có thể cung cấp lợi ích kháng khuẩn. Trong y học cổ truyền, quế là một phương thuốc truyền thống để chữa cảm lạnh, bốc hỏa và viêm họng. Bạn có thể Uống trà quế hoặc thêm quế vào đồ uống ấm để giảm bớt khó chịu ở cổ họng. Mặc dù tất cả các biện pháp này đã được chứng minh là làm dịu cơn đau họng, nhưng có một số điều bạn nên tránh khi bị viêm họng như không nên ăn đồ khó nuốt. Tiến sĩ Smith khuyên bạn nên ăn súp và thức ăn mềm cho đến khi khỏi cơn đau do viêm họng. Ngoài ra, nếu bạn đã thử các biện pháp điều trị tại nhà và chúng dường như không có tác dụng, hãy đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Mời bạn xem tiếp video: Xơ phổi hậu COVID-19 - Chuyên gia chỉ cách điều trị
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-bi-son-phan-do-tao-bon-lau-ngay-phai-lam-nao-vi
Trẻ bị són phân do táo bón lâu ngày: Phải làm thế nào?
Trẻ són phân thường có biểu hiện rò rỉ một ít phân ra quần lót. Tình trạng són phân xảy ra khi phần phân lỏng ở ruột non luồn lách khỏi khối phân cứng ở trực tràng và thoát ra ngoài. Sự cố thường xảy ra khi trẻ nô đùa, chạy nhảy hay hoạt động mạnh. 1. Tổng quan tình trạng són phân ở trẻ Trẻ són phân thường là do táo bón kéo dài ở trẻ em. Khi khối lượng phân ứ đọng quá lớn và bị mắc kẹt trong đoạn ruột thấp, những khối phân mềm và lỏng hơn có thể rỉ ra từ hậu môn và gây vấy bẩn quần lót. Trong đa số trường hợp tình trạng này diễn ra không tự chủ, tức trẻ không cố ý làm bẩn quần.Nếu trẻ hay són phân, một hoặc nhiều lần mỗi ngày thì cha mẹ cần tìm cách điều trị cho trẻ.Ngoài ra, són phân còn có thể do một số nguyên nhân khác như:Trẻ cần được tập đi vệ sinh thêm.Trẻ có thể bị mắc chứng “sợ nhà vệ sinh”.Hội chứng ruột kích thích.Rất hiếm trường hợp trẻ són phân do dị tật bẩm sinh. 2. Điều trị trẻ són phân do táo bón kéo dài Nếu trẻ không thể đi tiêu trong 3,4 ngày liên tiếp, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tiến hành tháo phần phân tích tụ trong đoạn ruột dưới của trẻ bằng cách thụt tháo hoặc dùng thuốc đút hậu môn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ uống liều cao thuốc nhuận tràng để phân tự đi tiêu ra. 2.1. Làm rỗng phân trong đại tràng Bước đầu tiên để điều trị són phân do táo bón ở trẻ là làm rỗng đại tràng. Các biện pháp áp dụng thường bao gồm:Thụt tháo hậu môn: Bơm nước vào trong trực tràng để tạo cơn mót đi ngoài.Thuốc nhét hậu môn: Tăng kích thích ruột để đẩy phân ra ngoài.Thuốc nhuận tràng: Giúp làm sạch ruột già và trực tràng.Dùng tay tháo phân: Đôi khi bác sĩ nhi phải dùng tay để giúp trẻ loại bỏ những khối phân lớn và quá cứng không thể thoát ra ngoài. Điều trị trẻ són phân do táo bón kéo dài bằng cách chotrẻ dùng thuốc chống táo bón 2.2. Cho trẻ dùng thuốc chống táo bón Để làm phân mềm hơn và dễ đi tiêu, bác sĩ có thể cho trẻ dùng một trong các thuốc sau:Nhóm thuốc bổ sung chất xơ, tạo khối phân: Tăng hút nước từ ruột, làm phân mềm hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân. Ví dụ: thuốc Methylcellulose;Nhóm thuốc làm mềm phân: Giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ tống ra ngoài mà không cần rặn. Ví dụ như Parafin dạng lỏng, Docusate;Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Giúp giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, làm mềm phân hơn và dễ tống ra ngoài. Ví dụ như Lactulose, Sorbitol, Macrogol, Polyethylene glycol, Glycerin.Trẻ cần dùng các loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa tắc phân. Thường thì sau khi sử dụng thuốc, ruột của trẻ sẽ phục hồi khả năng co thắt và có thể dễ dàng tống phân ra ngoài. 2.3. Dùng thuốc nhuận tràng kích thích trẻ són phân do táo bón Trong trường hợp các thuốc chống táo bón ở mục trên không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kích thích nhuận tràng, ví dụ như Bisacodyl giúp tăng co thắt ở đại tràng và đẩy phân về phía trực tràng. Tuy nhiên thuốc nhóm này có một số tác dụng phụ như co thắt cơ bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chướng bụng, vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. 3. Các cách đối phó với chứng táo bón kéo dài ở trẻ em Nếu táo bón ở trẻ kéo dài, việc cải thiện cách chăm sóc để điều trị tận gốc bệnh hoặc ngăn bệnh tái phát là rất cần thiết. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc trẻ như sau: 3.1. Chế độ ăn giàu chất xơ Để hạn chế tình trạng táo bón gây són phân, nên động viên trẻ ăn nhiều rau củ quả hoặc các thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời hạn chế các chế phẩm từ sữa như: Sữa tươi, sữa chua, kem, phomai và cà rốt nấu chín. Trong bữa ăn cũng tránh bắt ép trẻ ăn quá mức, thay vào đó hãy đưa ra vài lựa chọn về thực phẩm để trẻ có thể tự quyết định. Để hạn chế tình trạng trẻ són phân, nên động viên trẻ ăn nhiều rau củ quả 3.2. Động viên trẻ ngồi bồn cầu thường xuyên Trẻ cần ngồi bồn cầu cho tới khi đi ngoài được hoặc ít nhất phải ngồi 10 phút mỗi lần cho đến khi đi tiêu được bãi lớn. Nếu không tập luyện như vậy thì thuốc sẽ không mang lại hiệu quả.Thông thường, trẻ có thể nhận biết rõ cảm giác trực tràng đầy phân và mót đi ngoài. Tuy nhiên nếu trẻ bị tắc phân trong thời gian dài thì rất dễ bị mất cảm giác này và cần từ 2-4 tuần để phục hồi. Trong thời gian đó, trẻ phải tập ngồi bồn cầu kể cả khi không thấy mót đi ngoài. Thời gian tốt nhất để cho trẻ tập đi vệ sinh là khoảng 20-30 phút sau bữa ăn. 3.3. Hướng dẫn cho trẻ cách đi đại tiện Cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho trẻ rằng phân sẽ không tự chui ra, trẻ cần rặn khi đi tiêu. Ngoài ra hướng dẫn thêm cho bé về cách ngồi đại tiện đúng để dễ mở hậu môn, ví dụ như ngồi gập về phía trước, ngực chạm đùi, hơi ngả người về phía trước rồi thư giãn sẽ giúp phân dễ di chuyển xuống dưới.Nếu chân của trẻ chưa thể chạm sàn, cha mẹ nên kê thêm ghế nhỏ để trẻ có chỗ tựa và ngồi đại tiện thoải mái. 3.4. Giúp trẻ học cách xử lý tình huống khi bị són phân Nếu trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ và đi đại tiện đều đặn thì tình trạng són phân sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, việc điều chỉnh đúng loại thuốc và liều dùng có thể phải kéo dài trong vài tuần. Trong thời gian này, một số trẻ dễ tái phát són phân (thường là sau 4,5 ngày không đi ngoài).Những việc cha mẹ cần làm khi trẻ són phân:Không lờ đi việc són phân: Ngay khi phát hiện trẻ bị són phân (xuất hiện mùi lạ hoặc trẻ có hành vi khác thường), cha mẹ hãy nhắc bé đi rửa ráy và thay quần ngay. Động viên trẻ tìm gặp cô giáo trước khi sự cố bị người khác phát hiện.Tiến hành rửa ráy, tốt nhất nên để trẻ học cách tự làm vệ sinh độc lập.Sau khi đã lau rửa sạch sẽ, cho trẻ ngồi vào chậu nước ấm trong vòng 5 phút để cơ hậu môn thư giãn và tạo cảm giác mót tiêu.Sau đó nhắc bé ngồi bồn cầu cho tới khi đi ngoài được bãi lớn, hoặc ít nhất là ngồi 10 phút mỗi giờ cho tới khi đi ngoài được. Nên giải thích với trẻ rằng nguyên nhân khiến phân rò rỉ là do trực tràng quá đầy và cần được làm rỗng.Giặt quần bẩn: Trẻ lớn có thể được cha mẹ hướng dẫn cách tráng phần quần dính bẩn vào bồn cầu rồi ngâm quần với chất tẩy (xà phòng, bột giặt) trong một chiếc chậu nhỏ. Với các bé dưới 7-8 tuổi, nhiều khả năng người lớn sẽ phải tự mình làm phần lớn công việc.Không trách phạt bé: Đừng nên mắng mỏ, chỉ trích hay phạt trẻ vì đây không phải là lỗi do trẻ cố tình. Đồng thời đừng cho phép anh chị em hoặc bạn bè đồng trang lứa trêu chọc bé.Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ khám nếu bắt gặp các trường hợp trẻ tiếp tục bị đau khi đi ngoài, tình trạng tắc phân tái phát, khi trẻ không chịu uống thuốc hoặc không chịu đi tiêu... Các bác sĩ Nhi khoa với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sẽ hỗ trợ được gia đình trong những trường hợp phức tạp hơn.Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... cho bé để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-10-thang-tuoi-che-do-dinh-duong-va-cham-soc-rang-mieng-vi
Trẻ 10 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Khi trẻ được 10 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên bên cạnh đó, trẻ có thể ăn được các thực phẩm bổ sung khác. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng cho trẻ 10 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ răng miệng vững chắc cho trẻ. 1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi 1.1 Trẻ 10 tháng tuổi ăn được những gì?Trẻ 10 tháng tuổi có thể ăn được những thực phẩm mà cha mẹ ăn như: trái cây, ngũ cốc, rau, sữa chua không đường, thịt, phô mai...Cha mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm ở các nhóm khác nhau, đặc biệt là trái cây và rau củ. Ở độ tuổi này, trẻ có thể tự bốc hoặc xúc đồ ăn. Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc con bạn làm rơi đồ ăn ra nhà, việc bốc hoặc tự xúc ăn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng phối hợp tay và miệng cho trẻ.Các loại thực phẩm mà trẻ 10 tháng tuổi có thể ăn bao gồm:Các loại rau: Cà rốt, đậu Hà Lan, đậu xanh, cải bó xôi (các loại rau lá xanh), bí, khoai tây, khoai lang cắt miếng nhỏ..Đậu nấu chínThịt, gia cầm và cá được nấu chín kỹLòng đỏ trứng1.2 Các loại thực phẩm không nên cho trẻ ănKỹ năng nhai - nuốt cũng như tiêu hóa của trẻ 10 tháng tuổi chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy cha mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu, khó nuốt như:Trái cây để nguyên miếngThịt khó nhai, miếng lớnBỏng ngô, các loại hạtQuả ô-liu, Mật ong, Sữa bò...Các loại kẹo, món tráng miệng, nước ngọt ....Để tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo Trẻ 10 tháng tuổi biết làm những gì?1.3 Lượng sữa cho trẻ 10 tháng tuổiSữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ 10 tháng tuổi. Lịch ăn bé 10 tháng nên bao gồm 3 - 4 bữa sữa mỗi ngày. Bé nên uống ít nhất 700 đến 950 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi 24 tiếng. Khi trẻ được 10 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức 1.4 Thực đơn tham khảo cho trẻ 10 tháng tuổi7 giờ sáng: Bữa sáng 2 khẩu phần ngũ cốc bổ sung chất sắt (30 - 60 gram) 1 khẩu phần rau (45 - 60 gram) 120 - 240 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức tùy vào cân nặng của béTừ 9 giờ sáng: 1 khẩu phần ngũ cốc (2 bánh quy, 1⁄2 lát bánh mì) 1 khẩu phần sữa (1/2 cốc sữa chua, 30 gram phô mai)Từ 11 giờ đến 12 giờ: Bữa trưa 1 khẩu phần protein (15 - 30 gram thịt xay) 1 khẩu phần rau (45 - 60 gram) 1 phần nước ép trái cây (90 - 120ml)Trước khi ngủ trưa 120 - 240 ml sữa mẹ hoặc sữa công thứcBữa xế buổi chiều 1 khẩu phần trái cây (45 - 60 gram)Từ 5 giờ đến 6 giờ: Bữa tối 1 khẩu phần protein (28 - 56 gram đậu phụ) 1 khẩu phần ngũ cốc (1/2 chén mì ống nấu chín) 1 khẩu phần trái cây hoặc rau quả (45 - 60 gram) 120 - 240 ml sữa mẹ hoặc sữa công thứcTrước khi đi ngủ: 120 - 240 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.Trên đây là thời gian và thực đơn gợi ý dành cho bé 10 tháng tuổi. Cha mẹ có thể đa dạng các món ăn và thời gian ăn dựa theo nhu cầu của con mình. Trẻ 10 tháng tuổi có thể ăn được những thực phẩm mà cha mẹ ăn như: trái cây, ngũ cốc, rau, sữa chua không đường, thịt, phô mai... 2. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 10 tháng tuổi 2.1 Chăm sóc răng miệng cho trẻHầu hết trẻ 10 tháng tuổi đã có 4 chiếc răng, trẻ có thể cắn, nhai nhưng chủ yếu nghiền nát thức ăn bằng răng cửa và nướu trước. Vì vậy cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ để giúp con có một hàm răng chắc khỏe.Với bé chưa mọc răng: Mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách dùng miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước muối sinh lý hoặc nước ấm, sau đó lau nhẹ nhàng nướu của trẻ 1 lần/ngày.Với trẻ đã mọc răng: Mẹ có thể dùng bàn chải mềm và một chiếc khăn vải mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho trẻ 10 tháng tuổi. Khi đánh răng cho trẻ, mẹ lưu ý đặt lông bàn chải hướng về đường viền nướu khoảng 45 độ, xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (khoảng 2 - 3 răng), vệ sinh cả 3 mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặmTrong quá trình vệ sinh răng miệng cho trẻ, mẹ nên tạo không khí vui nhộn để trẻ thích thú và nhớ đến việc đánh răng với tâm trạng vui vẻ. Nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày.2.2 Những lưu ý trong quá trình vệ sinh răng miệng cho trẻĐể đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý vệ sinh núm vú giả, gặm nướu, bình sữa, tránh việc hôn vào vùng miệng của trẻ để hạn chế lây truyền vi khuẩn cho trẻ.Không nên cho trẻ mút đầu ngón tay hoặc lạm dụng ti giả có thể khiến răng mọc không đều và không thẳng hàng.Cho trẻ ăn thức ăn có độ cứng phù hợp với sự phát triển răng của trẻ theo độ tuổi.Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng cho trẻ thường xuyên. Để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý vệ sinh núm vú giả Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Chọn kem đánh răng cho bé thế nào để chống sâu răng?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ken-ba-da-quy-dau-o-tre-do-ve-sinh-khong-tot-vi
Kén bã da quy đầu ở trẻ do vệ sinh không tốt
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Kén bã da quy đầu là một biểu hiện hay gặp ở các bé trai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do da quy đầu bị hẹp và dính không được vệ sinh trong một thời gian dài hay bao quy đầu của bé quá hẹp khiến cho các chất tiết không thoát ra được. 1. Kén bã dương vật là gì? Kẽn bã ở bao quy đầu là các chất tiết của các nang tuyến vùng rãnh quy đầu tiết ra, không thoát ra ngoài được và tích tụ dưới lớp da quy đầu tạo thành một kén gọi là kén bã dương vật.Các kén này có kích thước thay đổi từ 0,5-1cm, màu trắng hoặc ngà ngà vàng, hơi rắn và không gây đau và không sưng viêm nhưng khi vi trùng xâm nhập sẽ gây ngứa và khó chịu cho bé khiến bé hay lấy tay sờ bộ phận sinh dục của mình. 2. Nguyên nhân gây kén bã da quy đầu ở trẻ Nong bã quy đầu là phương pháp đang được sử dụng để điều trị kén bã dương vật cho trẻ Nong rộng da quy đầu và vệ sinh quy đầu hàng ngày là phương pháp đang được sử dụng để điều trị kén bã dương vật cho trẻNguyên nhân gây nên hiện tượng kén bã da quy đầu ở trẻ là do da quy đầu của bé không được vệ sinh trong một thời gian dài hay bao quy đầu của bé quá chít hẹp khiến cho các chất tiết không thoát ra được.Điều trị kén bã dương vật cho trẻNguyên tắc điều trịMở rộng bao quy đầuLoại bỏ các kén bã bám trong dương vật..Nong rộng da quy đầu và vệ sinh quy đầu hàng ngày là phương pháp đang được sử dụng để điều trị kén bã dương vật cho trẻ. Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước đó.Cha mẹ nong bao quy đầu cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ: bôi kem làm mềm Dexpanthenol 5% (Bepanthen) hoặc kem bôi tê Emla 5% ( Emla vừa có tác dụng tê tại chỗ vừa làm mềm ) lên vùng da hẹp khoảng 30 phút, sau đó tiến hành nong nhẹ nhàng da quy đầu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ trước đó.Mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 15-20 nhịp lộn lên xuống nhẹ nhàng và rửa trong nước sạch.Tại bệnh viện sẽ được thực hiện tại bởi các nhân viên y tế với các bước thao tác, dụng cụ chuyên nghiệp hơn.Nong bao quy đầu bằng tay với gây tê tại chỗ bằng gel Xylocain 2%, hoặc thuốc tê xịt Lidocain 10%, rửa sạch các chất bã.Trường hợp khó, chỉ cần nong nhẹ cho thấy lỗ tiểu. 3. Vệ sinh bao quy đầu đúng cách Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, lúc tắm cho bé, hãy rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi lau khô Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, lúc tắm cho bé, hãy rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi thấm khô.Vệ sinh vùng kín hay vệ sinh bao quy đầu nói chung cho nam giới là rất cần thiết, đặc biệt là với những người bị hẹp bao quy đầu.Thông thường chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng tắm thông thường để rửa bên ngoài là đủ. Chú ý không được chà rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, lúc tắm cho bé, hãy rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể, nong nhẹ da quy đầu khi rửa, rồi thấm khô. Không nên tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng, chỉ cần nong nhẹ nhàng mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 15-20 nhịp lộn lên xuống nhẹ nhàng và rửa trong nước sạch là ổn Vì nếu trẻ đươc chăm sóc như vậy đến khi trẻ được 3 tuổi thì 90% bao quy đầu tuột xuống được.Đối với trẻ lớn đã lộn bao quy đầu được hoàn toàn và có thể tự vệ sinh, tắm rửa được cha mẹ cần hướng dẫn bé tắm, vệ sinh dương vật: Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần lộn ra như vệ sinh ngón tay, rồi nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.Cha mẹ cần quan tâm, chú ý hơn đến việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ, phải kiểm tra bộ phận sinh dục của con thường xuyên và khi phát hiện có bất thường cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, hạn chế tối đa các tai biến ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ sau này.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/degos-benh-hiem-gap-vi
Degos: Bệnh hiếm gặp
Bệnh Degos là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hiện nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên đây là bệnh lý diễn tiến rất nhanh, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. 1.Bệnh Degos là bệnh gì? Bệnh Degos (hay còn gọi là bệnh Degos Kohlmeier, sẩn teo ác tính) là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến cấu trúc của các mạch máu (chủ yếu là các động mạch nhỏ).Cơ chế gây bệnh chính là quá trình viêm lớp màng bên trong của các mạch máu, làm các cấu trúc này tăng sinh, phát triển nhiều lên một cách không kiểm soát làm lòng mạch bị hẹp. Hậu quả là các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn, gây thiếu máu nuôi các mô phía hạ lưu mạch máu, triệu chứng bệnh chỉ biểu hiện ra bên ngoài khi các mô này chết đi.Bệnh Degos có thể chỉ giới hạn như một bệnh về da hoặc là một bệnh lý hệ thống toàn cơ thể, ảnh hưởng nhiều cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, tim, mắt... và gây tử vong nhanh chóng. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh Degos thường tử vong sau khoảng 2 - 3 năm từ khi khởi phát các triệu chứng (trong trường hợp bệnh ảnh hưởng toàn thân). 2.Nguyên nhân gây bệnh Degos là gì? Cơ thể nhiễm các loại virus có thể gây bệnh Degos Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh Degos vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều giả thiết cho rằng nguyên nhân chính là do di truyền bên cạnh một số yếu tố nguy cơ như sau:2.1. Nhiễm các loại virusKhi cơ thể nhiễm virus, các tế bào của cơ thể bị rối loạn trong quá trình phát triển, các cấu trúc ADN bị ảnh hưởng và quá trình nhân lên của ADN không được kiểm soát dẫn đến tăng số lượng lên một cách bất thường.2.2. Tình trạng tự miễn dịchTự miễn dịch là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể vì một lý do nào đó mà xem các mô của cơ thể là vật thể lạ và tự tấn công vào. Các kháng thể được sản xuất một cách ồ ạt và hệ quả là tất cả các mô xung quanh của cơ quan cũng bị ảnh hưởng theo. 3.Dấu hiệu của bệnh Degos là gì? 3.1. Bệnh Degos ở thể bệnh về daThương tổn trên da của bệnh Degos là các mảng hoặc sẩn hình tròn có kích thước từ 1-5mm, có màu đỏ hoặc màu hồng. Bên ngoài các tổn thương này có viền bao quanh rất đặc biệt, màu hồng nổi cộm lên mặt da. Trung tâm của các sẩn này lõm xuống do tình trạng teo da và có màu trắng sứ.Bệnh về da này có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, ngoại trừ mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Số lượng thay đổi nhưng thường là rất nhiều, lan tỏa khắp cơ thể. Ngoài ra, những sẩn hay mảng trên da của bệnh Degos không gây cảm giác ngứa và trông giống như các u nhỏ. Xuất hiện máu trong phân là một trong các dấu hiệu của bệnh Degos 3.2. Ảnh hưởng của bệnh Degos lên các cơ quan khácBệnh Degos được xem là một bệnh hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, bệnh Degos chủ yếu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như ruột non và các tạng khác nhau.Biểu hiện ở hệ tiêu hóa: Những triệu chứng của bệnh Degos ở hệ tiêu hóa thường theo sau những biểu hiện ngoài da với thời gian khác nhau, có khi một vài tuần hoặc có thể lên đến vài năm. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng trước khi có các tổn thương trên da. Các dấu hiệu của bệnh Degos bao gồm:Đau bụng với nhiều mức độ khác nhau.Tiêu chảy, đi tiêu phân lỏng nhiều lần.Ngược với tiêu chảy thì bệnh nhân vẫn có thể bị táo bón.Xuất hiện máu trong phân.Buồn nôn, nôn ói và đôi khi nôn ra máu.Hậu quả là ruột non bị kém hấp thu các chất dinh dưỡng, do đó người mắc bệnh Degos thường cảm thấy mệt mỏi, sụt cân hoặc suy dinh dưỡng.Cơ chế chính của bệnh Degos trên hệ tiêu hóa vẫn là tắc nghẽn các mạch máu nuôi ruột non, do đó các mô ruột non không được cung cấp dinh dưỡng sẽ hoại tử, chết dần và có thể bị rách hoặc thủng. Do đó, các chất bên trong như thức ăn, dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài thành bụng, gây nên tình trạng viêm phúc mạc và bệnh nhân có thể tử vong nếu không được phẫu thuật điều trị kịp thời.Biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương: Bên cạnh hệ tiêu hóa, não và tủy sống là cơ quan tiếp theo của hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi bệnh Degos. Tùy vào vị trí bị tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau như:Nhức đầuCo giậtLiệt các dây thần kinh sọ não như liệt mặt, liệt dây thần kinh vị giác, khứu giác...Yếu liệt một nửa người hoặc liệt tứ chi trong bệnh cảnh đột quỵ do tắc mạch máu não.Rối loạn tri giác như lừ đừ, lơ mơ và thậm chí là hôn mê.Mất trí nhớ. Viêm màng ngoài tim Biểu hiện bệnh Degos ở tim: Tim là một tạng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh Degos. Vị trí tổn thương có thể gặp là màng ngoài tim (viêm màng ngoài tim) và hình thành các mô sẹo vĩnh viễn. Các triệu chứng khác của bệnh hay gặp ở hệ tim mạch bao gồm:Mệt mỏi, uể oải.Khó thở.Đau nặng ngực.Biểu hiện bệnh Degos ở mắt: Mắt có thể bị ảnh hưởng với các triệu chứng như sau:Nhìn đôi – song thị là khi bệnh nhân nhìn một vật thành hai.Đục thủy tinh thể.Sụp mí mắt.Phù gai thị do viêm thần kinh thị giác. 4.Điều trị bệnh Degos như thế nào? Do hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh Degos nên việc điều trị chủ yếu là trị triệu chứng tùy cơ quan bị ảnh hưởng, hỗ trợ nâng thể trạng cho bệnh nhân.Trường hợp viêm phúc mạc do thủng ruột non thì điều trị chủ yếu bằng cách can thiệp phẫu thuật, bên cạnh các điều trị kèm theo như kháng sinh, kháng viêm, dinh dưỡng và nâng thể trạngNgoài ra, do cơ chế chính của bệnh Degos là tắc nghẽn mạch máu nên một số thuốc có tác dụng chống đông, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông được sử dụng để điều trị như aspirin, clopidogrel.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-15-thang-duoc-com-chua-vi
Trẻ 15 tháng ăn được cơm chưa?
Trẻ 15 tháng ăn được cơm chưa? Rất nhiều bậc phụ huynh đã và đang thắc mắc về điều này. Bởi giai đoạn này trẻ đã mọc được khoảng 10 cái răng và có thể thích cắn đồ ăn. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, bởi để ăn được cơm, đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhai cơm và thức ăn. 1. Trẻ 15 tháng tuổi ăn cơm được chưa? Khi nào trẻ có răng hàm để nghiền nát thức ăn thì mới nên cho trẻ ăn cơm. Răng cửa chỉ có chức năng cắn và xé thức ăn, nó không thể nghiền nát thức ăn được nên nếu cho trẻ ăn cơm khi mới chỉ có răng cửa, bé sẽ nuốt trọn cơm. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn, tiêu hao nhiều năng lượng, khiến trẻ chậm tăng cân.Thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu cho một đứa trẻ 15 tháng tuổi vẫn là sữa bao gồm sữa mẹ và sữa công thức. Các bữa ăn dặm chủ yếu nhằm mục đích cung cấp các chất trong sữa chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ như sắt, kẽm, chất xơ, chất béo và để bé dần dần làm quen với các dạng thức ăn đặc hơn. Vì vậy không nhất thiết phải cho bé ăn cơm mà cho trẻ ăn cháo sẽ giúp bé dễ tiêu hơn.Trẻ 15 tháng tuổi đã có được khoảng 10 chiếc răng, vì vậy đôi khi cũng có thể ăn cơm với điều kiện cơm và thức ăn phải thật mềm. Lượng thực phẩm trong một bữa ăn và cách lựa chọn thực phẩm cho bé ăn cơm ở giai đoạn này:Cơm: Nửa chén cơm được nấu mềm hoặc thêm một ít nước vào cơm rồi đem chưng cách thủy để cơm mềm hơn.Thực phẩm giàu protein: Sử dụng 30g thịt có nhiều mỡ (thịt ba rọi nhiều mỡ) hay cá có nạc mềm (như cá lóc, cá trê, cá basa...) hoặc lươn, tép, trứng...Canh rau mềm với hương vị ngon như canh khoai mỡ, canh rau đay, canh rau mồng tơi (bạn cần phải bỏ sống lá mồng tơi), canh bí đỏ, bí xanh, canh bầu, canh cà chua nấu với trứng.Lượng dầu mỡ trong bữa ăn từ 5 đến 10ml, dùng để chế biến món ăn cho bé.Tốt nhất là cả gia đình ăn cùng các món ăn với bé để cho việc chuẩn bị bữa ăn đỡ vất vả. Đến bữa ăn, bạn để cơm và thức ăn lên khay nhiều ngăn và cho bé ăn trong 20 – 30 phút, nếu bé không thích ăn nữa thì bạn có thể cho bé ăn vặt (bánh, sữa, sữa chua, váng sữa...) ngay sau bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng cho bé.Ngoài 3 bữa ăn chính, bạn cần cho bé uống thêm 550 đến 650 ml sữa mỗi ngày. Nếu mỗi tháng trẻ tăng ≥ 300g cân nặng và ≥ 1cm chiều cao là bạn đang làm rất tốt. Nếu trẻ không tăng cân thì bạn cần cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.Sau 19 tháng tuổi, khi đó bé đã có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Sau 24 tháng, trẻ đã có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm. Từ 18 đến 24 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc.Sai lầm mà nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này sẽ khiến cho trẻ rất dễ chán và không khuyến khích được cử động nhai ở bé. Trẻ 15 tháng ăn được cơm chưa là thắc mắc của nhiều phụ huynh Phần cơm của bé phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường cho cả nhà, bạn có thể chọn ra một phần cơm dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Một cách khác đó là bạn có thể để nghiêng nồi cơm về một phía trong khi nấu, như vậy bạn sẽ có được phần cơm hơi nhão hơn dành cho trẻ.Bữa cơm cho trẻ luôn cần có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, và bạn nên lựa chọn những món mà bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần được nấu mềm và thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần được nấu mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ và giàu vitamin. Thực phẩm giàu chất béo nên chọn lựa theo sở thích của bé và tùy theo điều kiện kinh tế gia đình.Khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, bạn cần linh hoạt, uyển chuyển trong việc sử dụng đầy đủ chất béo trong quá trình chế biến các món ăn, nhằm đáp ứng được nhu cầu của trẻ trong những năm đầu đời.Một tình trạng mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi cho trẻ ăn cơm đó là tỏ ra căng thẳng khi bé không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún... Nếu bé không thích ăn cơm, bạn có thể cho bé ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì thì bạn có thể cho thêm trứng, chả, xúc xích vào mì để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây.Khi tập cho trẻ ăn cơm, bạn cần kiên nhẫn dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn những món trẻ thích sau đó để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa ăn chính của trẻ không phải là cơm, thì bạn cần bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, các món ăn vặt... để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng. 2. Trẻ 15 tháng tuổi nên ăn gì? “Trẻ 15 tháng tuổi nên ăn gì?” là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Trẻ 15 tháng tuổi vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất lẫn tinh thần, vì thế chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng để trẻ tăng cân và đủ các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh.Về số bữa ăn, trẻ cần ăn 5 bữa mỗi ngày bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ, trẻ vẫn cần tiếp tục bú sữa mẹ. Nếu trẻ đã thôi bú mẹ, bạn nên cho trẻ uống thêm sữa công thức, hoặc sữa tươi. Các bữa phụ nên cho trẻ ăn hoa quả như là chuối, đu đủ, hồng xiêm, xoài, cam... và sữa chua, pho mai... Lượng thực phẩm trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé 15 tháng tuổi cần có:Gạo (nấu cháo): 120 - 150 g.Thịt (hay cá, tôm...): 100 - 120g, một tuần nên cho trẻ ăn 3- 4 quả trứng gà (cả lòng trắng và lòng đỏ).Sữa 500ml (nếu trẻ đã thôi bú mẹ).Dầu (mỡ): 20 - 30g (tương đương 4 - 6 thìa cà phê loại 5 ml).Rau xanh: 50 - 80g.Hoa quả chín: 100 - 120g. Trẻ 15 tháng tuổi nên ăn gì thì cha mẹ cần xem chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ Để giúp cho bé ăn ngon miệng đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bạn nên chế biến theo cách sau: Nấu một nồi cháo trắng nhừ, sau đó mỗi bữa múc một bát cho vào xoong con, rồi cho thêm thịt (như thịt bò, gà, lợn) hoặc là cá, tôm, trứng cùng với rau xanh, dầu ăn hoặc mỡ.Để trẻ tăng chiều cao, bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi (như cua, tôm, phô mai, sữa chua) và chất sắt, bổ sung kẽm hợp lý (như thịt, lươn, tim, sữa chua). Chú ý cùng với chế độ ăn uống, bạn cần tăng cường cho bé vui chơi ngoài trời để tiếp xúc với ánh nắng giúp chuyển hóa vitamin D, hấp thụ canxi tốt hơn, qua đó phòng ngừa còi xương. Ngoài ra vẫn cần cho trẻ uống đủ nước vì trẻ nhỏ có nhu cầu cao hơn người lớn (trung bình 100 ml/kg trọng lượng cơ thể/ngày), đặc biệt là vào mùa nắng nóng, bạn nên cho bé uống nhiều nước hơn.Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mat-kiem-soat-duong-mau-o-nguoi-dai-thao-duong-vi
Mất kiểm soát đường máu ở người đái tháo đường
Bài viết bởi Bác sĩ Trần Hải Hà - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm lựa chọn thực phẩm và hoạt động thể chất, bệnh tật, thuốc điều trị tiểu đường hoặc bỏ qua hoặc không dùng đủ thuốc hạ đường huyết. Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể trở nên trầm trọng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cần được chăm sóc cấp cứu, chẳng hạn như hôn mê do tiểu đường. Về lâu dài, tình trạng tăng đường huyết dai dẳng dù không nặng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch. 1. Các triệu chứng Tăng đường huyết không gây ra các triệu chứng cho đến khi giá trị glucose tăng lên đáng kể - thường trên 180 - 200 mg/dL, hoặc 10 - 11,1 mmol/L. Các triệu chứng của tăng đường huyết phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức cao càng lâu, các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng.Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầuĐi tiểu thường xuyênCơn khát tăng dầnNhìn mờMệt mỏiĐau đầu Các triệu chứng của tăng đường huyết phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần Các dấu hiệu và triệu chứng sauHơi thở thơm mùi trái câyBuồn nôn và ói mửaHụt hơiKhô miệngYếu đuốiLú lẫnHôn mêĐau bụng 2. Nguyên nhân Nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết, bao gồm:Không sử dụng đủ insulin hoặc thuốc uống tiểu đườngKhông tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin hết hạnKhông tuân theo kế hoạch ăn uống cho bệnh tiểu đường của bạnKhông hoạt độngNhiễm trùngSử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như steroidBị thương hoặc phẫu thuậtTrải qua căng thẳng cảm xúc, chẳng hạn như xung đột gia đình hoặc thách thức tại nơi làm việc Nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết trong cơ thể 3. Biến chứng Các biến chứng lâu dàiCác biến chứng lâu dài của tăng đường huyết không được điều trị có thể bao gồm:Bệnh tim mạchTổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh)Tổn thương thận (bệnh thận do tiểu đường) hoặc suy thậnTổn thương mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòaLàm mờ thủy tinh thể bình thường rõ ràng của mắt bạn (đục thủy tinh thể)Các vấn đề về chân do dây thần kinh bị tổn thương hoặc lưu lượng máu kém có thể dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng, loét và trong một số trường hợp nghiêm trọng, phải cắt cụt chânCác vấn đề về xương khớpNhiễm trùng răng và nướuBiến chứng cấp tínhNếu lượng đường trong máu tăng đủ cao hoặc trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến hai tình trạng nghiêm trọng.Nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Nhiễm toan ceton do tiểu đường phát triển khi bạn không có đủ insulin trong cơ thể. Khi điều này xảy ra, đường (glucose) không thể đi vào tế bào của bạn để tạo năng lượng. Lượng đường trong máu của bạn tăng lên và cơ thể bạn bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng.Quá trình này tạo ra các axit độc hại được gọi là xeton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường và đe dọa tính mạng.Tăng áp lực thẩm thấu máu. Khi đường máu không kiểm soát tốt, gây ra lợi niệu thẩm thấu. Nếu không được điều trị, trạng thái tăng nồng độ đường huyết do tiểu đường có thể dẫn đến mất nước và hôn mê đe dọa tính mạng. Khi đường trong máu tăng cao không kiểm soát có thể dẫn đến mất nước và hôn mê 4. Phòng ngừa Những gợi ý sau có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi mục tiêu:Thực hiện theo kế hoạch bữa ăn cho bệnh tiểu đường của bạn. Nếu bạn dùng insulin hoặc thuốc uống trị tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải nhất quán về số lượng và thời gian của các bữa ăn và đồ ăn nhẹ của mình. Thực phẩm bạn ăn phải cân bằng với insulin hoạt động trong cơ thể bạn.Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn, bạn có thể kiểm tra và ghi lại mức đường huyết của mình vài lần một tuần hoặc vài lần một ngày. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng lượng đường trong máu của bạn vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của bạn.Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.Điều chỉnh thuốc nếu bạn thay đổi hoạt động thể chất của mình. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu và loại và độ dài của hoạt động.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-so-cuu-vet-thuong-chay-mau-garo-vet-thuong-o-tay-hoac-chan-vi
Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu Garo vết thương ở tay hoặc chân
Bài viết được viết bởi ThS.BS Lê Thị Thanh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Đối với vết thương chảy máu nặng ở tay hoặc chân và không thể cầm máu bằng việc đè ép trực tiếp thì phải thực hiện garo cầm máu. 1. Mức độ chảy máu của vết thương Vết thương chảy máu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng:Vết thương chảy máu nhẹ thường gây ra bởi những vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước. Hầu hết các vết thương này sẽ có thể cầm máu được chỉ bằng việc đè ép, tuy nhiên người cấp cứu cần phải giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, vì đôi khi các vết thương trông có vẻ nghiêm trọng hơn bản chất thực sự của nó.>>> Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu bằng cách đè ép và băng vết thươngVết thương chảy máu nặng khi cắt qua hoặc gây rách các mạch máu lớn, có thể khiến nạn nhân mất một lượng máu lớn chỉ sau vài phút.>>> Sơ cứu vết thương mạch máu Vết thương chảy máu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng 2. Nguyên tắc xử trí vết thương Gọi người hỗ trợ khi:Vết thương chảy máu nhiềuKhông thể cầm máu vết thươngNhìn nạn nhân có dấu hiệu sốcNghi ngờ nạn nhân có chấn thương đầu, cổ hoặc cột sống (tránh không di chuyển nạn nhân)Hoặc bạn bối rối không biết cách xử tríGọi hỗ trợ bằng cách hô to gọi người xung quanh đến giúp. Nếu xung quanh không có ai thì dùng điện thoại gọi cấp cứu, mở chế độ loa ngoài để vừa giao tiếp và nhờ nhân viên y tế hướng dẫn cách sơ cứu an toàn, vừa đồng thời tiến hành sơ cứu cho nạn nhân.Phải đảm bảo môi trường an toàn cho bản thân mới tiến hành cấp cứu nạn nhân. Hoặc di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn trước khi cấp cứu.Lấy túi cấp cứu, hoặc nhờ người khác hỗ trợ chạy đi lấy túi cấp cứu.Mang phương tiện bảo hộ (thường được để sẵn trong túi cấp cứu) cho bản thân: Mang kín bảo hộ và đeo găng tay. 3. Các bước tiến hành đè ép và băng vết thương 3.1 Sử dụng dụng cụ garoNếu trong túi cấp cứu đã trang bị dụng cụ garo sẵn (Hình 1). Hình 1: Garo chuyên dụng 3.2 Trường hợp không có dụng cụ garoCó thể tự làm garo bằng cách dùng một dây vải hoặc một miếng vải xếp thành dây có bề rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài có thể quấn quanh hết vòng tay hoặc vòng chân vị trí phía trên vết thương và phải dư thêm một đoạn để cho vào trục quay và một cây que thẳng làm trục quay. Quấn dây quanh vị trí cần đặt garo và buộc hai đầu dây lại với nhau. Cho que làm trục quay vào giữa và xoay tròn để xiết như (Hình 2). Hình 2: Garo tự chế Đặt garo phía trên vị trí vết thương cần cầm máu 5cm (không đặt garo ngay tại vết thương hay phía dưới vết thương).Xoay trục quay để siết garo, vừa xoay vừa quan sát vết thương cho đến khi vết thương ngưng chảy máu.Cố định tay quay, nếu garo tự chế thì dùng dây hoặc băng keo cố định 2 đầu trục quay dọc chiều dài của tay hoặc chân.Ghi chú thời gian đặt garo.Ở cạnh nạn nhân, sẵn sàng dụng cụ và máy AED (nếu có) để có thể sơ cứu cho nạn nhân nếu nạn nhân xuất hiện sốc hoặc ngưng tim, cho đến khi có đội cấp cứu đến đưa nạn nhân đi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vac-xin-phong-viem-gan-b-euvax-cong-dung-lieu-dung-tac-dung-phu-vi
Vắc-xin phòng viêm gan B Euvax: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên căn bệnh này có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B. 1. Công dụng của vắc-xin Euvax B Vắc-xin Euvax B được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur của Pháp. Euvax B chứa kháng nguyên bề mặt virus viêm gan siêu vi B (HBsAg) được tinh chế cao độ, không chứa các phần tử lây nhiễm. Đây là loại vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp ADN có nguồn gốc từ HBsAg được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN trên tế bào men.Vắc-xin Euvax B đạt được những yêu cầu về vắc-xin viêm gan siêu vi B tái tổ hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Việc sản xuất vắc-xin Euvax B không có các chất có nguồn gốc từ con người.Chỉ định Euvax B: Tạo miễn dịch chủ động phòng chống bệnh viêm gan B ở người lớn và trẻ em do các tiểu nhóm virus viêm gan siêu vi B được biết. 2. Liều dùng vắc-xin Euvax B Vắc-xin Euvax B được chỉ định tiêm bắp.Liều dùng:Trẻ em (gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ dưới 16 tuổi): 0,5ml chứa 10mcg HBsAg;Người lớn (từ 16 tuổi trở lên): 1ml chứa 20mcg HBsAg.Lịch tiêm chủng Euvax B gồm 3 liều vắc-xin được tiêm theo phác đồ sau:Liều thứ nhất: Vào ngày được lựa chọn để tiêm ngừa;Liều thứ 2: 1 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên;Liều thứ 3: 6 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên.Về việc tiêm nhắc lại: Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến khích tiêm nhắc lại vì 1 đợt tiêm 3 liều viêm gan B có thời gian bảo vệ lên tới 15 năm và đáp ứng bảo vệ từ bộ nhớ miễn dịch vẫn xảy ra sau khi bệnh nhân bị phơi nhiễm virus viêm gan B kể cả khi kháng thể bảo vệ mất theo thời gian. Tuy nhiên, có một số chương trình tiêm chủng tại một số quốc gia vẫn khuyến cáo tiêm liều nhắc lại và người dân cần tuân thủ theo khuyến cáo này.Bên cạnh đó, có thể áp dụng phác đồ tiêm lúc 0, 1, 2 và nhắc lại lúc 12 tháng cho một vài nhóm đối tượng như: Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B; người trước kia hoặc gần đây có nguy cơ phơi nhiễm virus viêm gan B; người đi du lịch đến những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.Các liều vắc-xin tiêm bổ sung có thể được chỉ định cho những trường hợp phải thẩm tách máu hoặc người bị suy giảm miễn dịch khi nồng độ kháng thể bảo vệ không đạt được sau đợt chủng ngừa viêm gan B cơ bản. Hình ảnh vắc-xin Euvax B 3. Lưu ý chung khi tiêm vắc-xin Euvax B phòng bệnh viêm gan B Vắc-xin Euvax B chống chỉ định trong các trường hợp:Hoãn tiêm ở người đang bị sốt cấp tính, nặng;Không tiêm ở vùng mông và không tiêm tĩnh mạch;Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin Euvax B.Thận trọng khi sử dụng trong một số trường hợp:Thận trọng khi tiêm Euvax B cho người mắc bệnh xơ cứng rải rác. Nguyên nhân vì bất cứ một kích thích nào ở hệ thống miễn dịch cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh;Tiêm vắc-xin Euvax B không đạt được hiệu quả bảo vệ ở người bệnh viêm gan siêu vi B giai đoạn tiềm ẩn hoặc tiến triển;Chưa đánh giá được ảnh hưởng của chỉ số HBsAg lên sự phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, cũng như các vắc-xin virus bất hoạt khác, nguy cơ ảnh hưởng của Euvax B lên phôi thai hầu như không đáng kể. Dù vậy, vắc-xin Euvax B chỉ nên dùng trong thai kỳ khi thật sự cần thiết. 4. Tác dụng phụ của vắc-xin Euvax B Thường gặp: Các phản ứng tại chỗ như quầng đỏ, đau, sưng, nóng,... thường khỏi trong vòng 2 ngày;Hiếm gặp: Sốt (trên 38,8°C), phản ứng toàn thân (khó chịu, suy nhược, buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau khớp) và ban đỏ ở da, tăng men transaminase thoáng qua;Rất hiếm: Di chứng và ảnh hưởng về viêm đa dây thần kinh, viêm thần kinh mắt, liệt mặt, làm bệnh xơ cứng rải rác nặng lên và hội chứng Guillain-Barré. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ chứng cứ để kết luận giữa việc tiêm vắc-xin Euvax và các tác dụng không mong muốn trên. Tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://suckhoedoisong.vn/u-mau-va-nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-16910012.htm
11-03-2009
U máu và những khó khăn trong điều trị
Mặc dù báo SK&ĐS đã đưa tin và ảnh nhưng khi gặp anh Thanh ở Khoa phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện 103, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật. Ca bệnh nghĩa tình Khối u của anh Thanh sau khi được nút mạch lần 3. Sinh năm 1971 tại Gio Linh - Quảng Trị trong một gia đình thương binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, từ nhỏ anh Thanh đã mang một khối u máu bên dưới cằm nhưng vì gia đình nghèo khó, bố mất sớm (khi anh mới 10 tuổi), mẹ sức khỏe yếu, anh trở thành lao động chính để nuôi hai em gái còn nhỏ nên không có cơ hội điều trị. Mãi đến năm anh 19 tuổi, được sự động viên của anh em họ hàng, làng xóm, gia đình đã đưa anh đi khám tại Bệnh viện Trung ương Huế và được chẩn đoán anh mắc bệnh u máu. Tại đây, anh đã được phẫu thuật hai lần và kết hợp tiêm xơ nhưng không khỏi. Bệnh tái phát và khối u to dần, hoàn cảnh của anh đã khó khăn càng khó khăn hơn. Cách đây 5 năm, anh Thanh có cơ hội điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy- TP. Hồ Chí Minh nhưng lúc này khối u đã quá to, răng hàm dưới bên trái đã rụng hết, ăn uống khó khăn nên không điều trị được nữa. Ngày 7/1/2009, anh đến Bệnh viện 103 với thân hình gày gò, sức khỏe yếu, khối u chiếm gần hết vùng cổ và hàm dưới, răng hàm dưới bên trái rụng hết do u máu khổng lồ thông động tĩnh mạch vùng cổ mặt bẩm sinh. U máu khổng lồ có thường gặp? U máu thường gặp ở trẻ em, hầu hết các trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc những tuần đầu sau sinh. Người ta thường chia u máu thành ba loại: u máu mao mạch, u máu dạng hang hay dạng tĩnh mạch, u máu hỗn hợp. Những u máu dạng hang thường lớn, nổi gồ lên trên bề mặt da, u thường lan rộng, lấn dưới mô da, cơ và có thể làm biến dạng các vùng lân cận. Loại u máu dạng hang còn có thể thấy ở các nội tạng hay trong não. Theo các chuyên gia cho biết thì u máu phát triển nhanh trong giai đoạn từ 8-18 tháng tuổi, sau đó phát triển chậm lại và có thể hết khi trẻ 6-8 tuổi nhưng trong những trường hợp đặc biệt, do vị trí khu trú, kích thước khối u, sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu can thiệp ngoại khoa trong điều trị u máu sẽ rất phức tạp và có nguy cơ tái phát cao, có thể gây tử vong do chảy máu, hơn nữa sẽ để lại những vết sẹo xấu. Trường hợp của anh Thanh, các thầy thuốc đã lập một kế hoạch điều trị chi tiết. TS. Hoàng Mạnh An cho biết: Đầu tiên, chúng tôi thực hiện chụp mạch và làm tắc mạch, chẹn nguồn máu nuôi dưỡng khối u. Anh Thanh đã được thực hiện thủ thuật này 3 lần tính đến khi phẫu thuật. Tiếp đó, phẫu thuật bóc tách khối u là khâu quan trọng nhất. Sau khi được làm một loạt các xét nghiệm cần thiết như chụp mạch, chụp cắt lớp vi tính 64 dãy... chúng tôi quyết định sẽ can thiệp toàn bộ khối u máu thuộc phần mềm và can thiệp phần xương nếu cần. Trong quá trình phẫu thuật, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo từ nhân lực đến lượng máu để truyền nên không có bất ngờ nào xảy ra và bệnh nhân đã được truyền một lượng máu cấp tốc khá lớn khi phẫu thuật khối u bên trái. Bước cuối cùng là tạo hình xương hàm. Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt khối u cho anh Thanh. Ảnh: Trần Văn Bản Hiện nay, anh Thanh vẫn đang được điều trị vật lý trị liệu 2 lần/ngày để nhanh chóng hồi phục vì những trường hợp u máu sau mổ, khả năng trở lại bình thường tại chỗ mổ thường lâu hơn những ca bệnh khác. Cho đến nay, kinh phí điều trị và giường bệnh của anh Thanh đã lên tới gần 200 triệu đồng và được bệnh viện miễn phí hoàn toàn. Khi còn mang khối u khổng lồ trên cổ, anh Thanh lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, tự ti nên đến nay, khi đã gần 40 tuổi mà anh vẫn “phòng không nhà trống”. Giờ khối u đã được cắt bỏ, anh Thanh lại có thể mong ước về một cuộc sống bình dị như bao người với mái ấm gia đình nhỏ bé của mình. Và tôi nghĩ tương lai đó của anh không còn xa nữa. Lê Việt Thi
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cai-thien-dinh-duong-cho-benh-nhan-trong-benh-vien-vi
Cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện
Bài viết bởi Tiến sĩ - Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Suy dinh dưỡng các thể đều ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể cũng như kết quả điều trị bệnh. Có khoảng 1/3 số lượng bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng. Do vậy, sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước khi nhập viện đóng vai trò rất quan trọng. 1.Vai trò của dinh dưỡng với bệnh nhân đang điều trị bệnh Suy dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bị loét do tỳ đè cao gấp 2 lần, nhiễm trùng vết mổ cao gấp 3 lần so với bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bình thường. 45% bệnh nhân ngã trong bệnh viện bị suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ tái nhập viện của bệnh nhân.Do vậy, chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện góp phần tích cực đến kết quả và chi phí điều trị của bệnh nhân. Tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ giúp giảm 28% nguy cơ tái nhập viện, giảm 2 ngày điều trị trung bình, giảm 25% loét do tỳ đè và giảm 14% biến chứng. 2. Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân trong bệnh viện sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm trong bệnh viện Cần sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho tất cả bệnh nhân ngay khi nhập viện để phân loại và can thiệp dinh dưỡng sớm cho những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh mà có những can thiệp dinh dưỡng phù hợp cho từng bệnh nhân,Hơn 50% bệnh nhân nằm viện không ăn hết khẩu phần của mình. Cho nên, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng bệnh nhân thì việc tư vấn, hướng dẫn cũng như động viên người bệnh sử dụng chế độ ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thái độ và cách giao tiếp của nhân viên y tế khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh quyết định rất lớn đến thành công.Các lời khuyên trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân:Xây dựng thời gian ăn hợp lý cho từng bệnh nhânGiúp bệnh nhân có từ thể ăn thoải mái và dễ dàngGiám sát xuất ăn của bệnh nhânĐộng viên và hỗ trợ bệnh nhân trong bữa ănGiám sát bữa ăn phụ của bệnh nhân. Nếu không phù hợp thì tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân thay đổiNuôi dưỡng hỗ trợ qua đường tĩnh mạch hoặc Sonde ngay khi cần thiếtTránh bị gián đoạn trong nuôi dưỡng bệnh nhân dù bất kể lý do nàoLưu ý và phát hiện sớm những dấu hiệu không mong muốn xảy ra trong quá trình nuôi dưỡng.Mục đích cuối cùng của chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện là cung cấp đủ dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.
https://suckhoedoisong.vn/cuc-luc-lang-tot-cho-tre-bi-viem-amidan-nhu-the-nao-169187890.htm
11-03-2021
Cúc lục lăng tốt cho trẻ bị viêm amidan như thế nào?
Cùng với sự gia tăng ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu bất thường… tỷ lệ mắc bệnh lý hô hấp của trẻ em Việt ngày càng cao. Nhóm bệnh lý hô hấp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Viêm amidan là một dạng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp, hay tái phát nhưng do xử lý không đúng lúc, đúng cách, lạm dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ. Với ưu điểm lành tính, an toàn, thuốc Nam được nhiều người ưu tiên sử dụng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Cúc lục lăng, cây thuốc quý với khả năng kháng virus Cúc lục lăng – cây thuốc quý chữa viêm amidan ít người biết đến. Cúc lục lăng (hay còn gọi là xú linh đan, linh đan hôi, đại hắc dược) có tên khoa học là Laggera pterodonta. Đây là loại thảo dược được sử dụng lâu đời tại nhiều nền y dược lớn như Ấn Độ, Trung Quốc. Tại nước ta, cây thuốc quý này thường mọc ở các vùng núi cao giá rét như Hà Giang, Sơn La, Lào Cai… Với cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc, đây là cây thuốc được lưu truyền rất lâu đời, hỗ trợ giảm ho, đau rát cổ họng do viêm họng cấp hoặc mạn tính. Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập I, trang 677, NXB Y học, Hà Nội, cúc lục lăng có “vị đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bạt nung”. Cúc lục lăng cũng xuất hiện trong dược điển Trung Quốc với đặc tính hỗ trợ kháng virus, chống viêm rất mạnh và nhiều nghiên cứu đã cho kết quả khả quan, xếp cúc lục lăng vào vị trí hàng đầu về khả năng diệt các loại virus. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2007 để tìm kiếm hoạt chất trong cúc lục lăng có tác dụng hỗ trợ kháng virus cho thấy: 3 axit dicaffeoylquinic là axit 3,5-O-dicaffeoylquinic, axit 4,5-O-dicaffeoylquinic và acid 3,4-O-dicaffeoylquinic có tác dụng kháng virus rất mạnh, nhất là với các nhóm virus gây ra các bệnh về đường hô hấp và có tính an toàn cao. Tác dụng hỗ trợ kháng virus của cúc lục lăng có thể coi như “cứu cánh” cho trẻ em bị viêm amidan , viêm họng, đặc biệt ở nước ta với khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm khiến bệnh amidan dễ tái phát nhiều lần. Khả năng kháng viêm của cúc lục lăng Tác dụng chống viêm cấp và mạn tính của cúc lục lăng đã được các nhà khoa học đánh giá cao. Khi so sánh khả năng chống viêm của hỗn hợp các flavonoid chiết từ cây cúc lục lăng với chất dexamethasone (một loại corticoid có khả năng chống viêm mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh) trên tế bào chuột. Kết quả cho thấy hỗn hợp flavonoid có khả năng hỗ trợ chống viêm mạnh, cả viêm cấp lẫn viêm mạn tính. Cơ chế chống viêm của hỗn hợp flavonoid là ức chế sự hình thành prostaglandin, điều hòa đến hệ thống chống oxy hóa và ngăn chặn sự phóng thích lysozyme. Ngoài ra, chiết xuất flavonoid của cúc lục lăng với hoạt tính sinh học mạnh và độ an toàn cao sẽ là một chất rất tiềm năng để phát triển thành thuốc chống viêm . Vị đắng của cúc lục lăng có tác dụng sát khuẩn tại chỗ cho vùng họng, giảm xung huyết, giảm phù nề, nâng cao chức năng bảo vệ của các nang lympho vùng hầu họng. Tinh dầu của cây giúp làm dứt cơn ho nhanh chóng, trả lại sự sạch sẽ dễ chịu cho vùng họng, miệng. Người bệnh có thể cảm nhận các triệu chứng như ngứa rát cổ họng giảm đi rõ rệt ngay sau lần đầu sử dụng. Cúc lục lăng – cây thuốc hỗ trợ khắc phục viêm Amidan trẻ em đã được khoa học chứng minh Với những đặc tính hỗ trợ kháng viêm, kháng virus cực mạnh, cúc lục lăng được các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu để ứng dụng nhiều hơn trong chữa bệnh. Tiếp nối tinh hoa của y học cổ truyền có giá trị hàng ngàn đời nay với y học hiện đại, bác sĩ Hoàng Sầm (Viện trưởng Viện Y học bản địa) cùng các bác sĩ, giáo sư của viện đã nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất quan trọng có trong cây cúc lục lăng, cùng phối vị thêm các cây thuốc quý khác như sơn đậu căn, cây lược vàng, thăng ma cùng với hoàng kỳ, linh chi, mật ong và cho ra đời sản phẩm An Hầu Đan Kids. 7 loại thảo dược quý trong An Hầu Đan Kids đều được trồng tại vùng dược liệu đạt chuẩn châu Âu trên đỉnh Tả Phìn Hồ – Hà Giang. Đây là nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, không khí phù hợp cho ra nguyên liệu có thành phần tốt, đem lại hiệu quả cho người sử dụng. An Hầu Đan Kids là sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng viêm VA, viêm Amidan có chứa DCA (axit dicaffeoylquinic) hàm lượng cao chiết suất từ thảo dược quý hiếm cúc lục lăng, có khả năng kháng virus gây viêm VA, viêm Amidan. Đây cũng là sản phẩm thảo dược được nghiên cứu và kiểm định khoa học cho kết quả rõ ràng bởi Viện Y học Bản địa Việt Nam. An Hầu Đan Kids là sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô. Địa chỉ: số 12, ngách 34, ngõ 100, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Điện thoại: 1800 6523 Website: anhaudan.com An Hầu Đan có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và hỗ trợ đặt hàng trực tuyến. GPQC số: 00954/2019/ATTP-XNQC Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bach-truat-co-tac-dung-gi-tac-dung-chua-benh-cua-bach-truat-vi
Bạch truật có tác dụng gì? Tác dụng chữa bệnh của bạch truật
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Bạch truật là loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc dân gian với nhiều công dụng khác nhau. Do đó, có rất nhiều người băn khoăn thắc mắc bạch truật có tác dụng gì? Để tìm hiểu rõ hơn thì bạn hãy tìm hiểu rõ thông tin ngay trong bài viết dưới đây. 1. Bạch truật là gì? Bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc nhóm cây thân thảo sống lâu năm ở khu vực các nước Đông Á. Trong Y Học Cổ Truyền sử dụng phần rễ khô để bào chế ra những bài thuốc có tác dụng đến sức khỏe con người.Thân bạch truật thẳng, mọc đơn lẻ, ở phía trên có phân ra nhiều nhánh và phía dưới là loại thân gỗ cao từ 0.3-0.7m. Rễ phát triển rất lớn. Lá cây có hai loại khác nhau: Phần trên có cuống ngắn còn phần dưới có cuống dài và ôm sát vào thân.Bạch truật thường được thu hoạch ở vùng núi từ tháng 10 đến tháng 12 và vùng đồng bằng vào tháng 6 đến tháng 7. Không được thu hoạch quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc. Vị thuốc bạch truật có mùi thơm nồng, màu trắng ngà, vị ngọt đắng, hơi cay.Theo các nghiên cứu của Y Học Cổ Truyền, vị thuốc này không độc, tính ấm, vị ngọt dịu. Trong rễ bạch truật có chứa 1,4% tinh dầu và một số thành phần hóa học khác như vitamin A, b-Selinene, atractylon, 10E-Atractylentriol, hinesol, axit palmitic,... 2. Bạch truật có tác dụng gì? Dược liệu bạch truật có những công dụng điều trị bệnh như sau:Hệ tiêu hóa: Bạch truật có tác dụng chữa chứng táo bón và tiêu chảy. Qua các nghiên cứu trên thỏ đã chứng minh rằng, nước sắc đến từ dược liệu này giúp ức chế trạng thái kích thích ở ruột và kích thích trạng thái ruột ức chế. Ngoài ra, loại thảo dược này có chứa một lượng lớn polysacarit giúp cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột nhằm loại bỏ các chứng rối loạn tiêu hóa, kích thích quá trình biệt hóa các tế bào bên trong ống tiêu hóa và sự phát triển của các vi nhung mao.Hệ tiết niệu: Vị thuốc bạch truật giúp ức chế tiểu quản thận hấp thu nước và tăng bài tiết natri giúp lợi tiểu.Hệ tuần hoàn: Một số nghiên cứu cho thấy công dụng giãn mạch và chống đông máu sau khi sử dụng nước sắc từ bạch truật.Bảo vệ gan: Nước sắc bạch truật có tác dụng ngăn ngừa khả năng suy giảm glycogen trong gan và bảo vệ các tế bào gan.Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Bạch truật có khả năng tăng cường phát triển hệ miễn dịch thông qua việc tăng bạch cầu, tăng nồng độ IL-1, IL-2, tăng IgG huyết thanh, tăng sinh tế bào lympho ngoại biên, tăng khả năng thực bào của hệ thống các tế bào lưới. Ngoài ra, còn giúp tăng tổng hợp protein ở tá tràng.Trong dược liệu có chứa chất atractylenoid có khả năng ngăn ngừa phản ứng viêm (đặc biệt là viêm khớp) và viêm loét hệ tiêu hóa. Mặc khác, còn có khả năng chống viêm loét dạ dày tá tràng nhờ tác dụng ức chế dịch vị bài tiết ra từ dạ dày.Dưỡng thai: Các nghiên cứu đã chỉ ra trong tinh dầu của bạch truật có chứa chất atractylone giúp ức chế những hoạt động tự phát của tử cung, làm giảm những cơn co bóp nên có thể hạn chế tỷ lệ sinh non. Ngoài ra, bạch truật còn chứa inulin là hoạt chất dùng để điều trị táo bón. Táo bón ở phụ nữ mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây sinh non và cuối thai kỳ.Atractylenolide II và III có chứa trong bạch truật là thành phần hóa học có thể điều chỉnh dòng clorua do GABA gây ra. Do đó, bạch truật có thể sử dụng như một loại thuốc giúp an thần và điều trị chứng mất ngủ ở những người lớn tuổi.Bạch truật còn có tác dụng cải thiện sắc đẹp, nhất là trong việc điều trị da xỉn màu hoặc tình trạng tăng sắc tố.Bạch truật giúp cơ thể kích thích các tế bào tăng hấp thụ glucose, loại bỏ các acid béo tự do, giảm lipid gan, thúc đẩy trao đổi chất ở các mô mỡ mô cơ giúp giảm đáng kể lượng mỡ thừa trong cơ thể. Giải đáp bạch truật có tác dụng gì? 3. Các bài thuốc được chế biến từ bạch truật 3.1. Trị chứng tiêu chảy, đầy hơi, ăn uống không tiêu Bài 1: Đảng sâm, bạch truật mỗi vị 12g; 8g sinh khương, 4g cam thảo 4g. Đem sắc hỗn hợp trên với nước rồi uống.Bài 2: 12g mỗi vị đảng sâm,phục linh, bạch truật, ý dĩ, kha tử, nhục đậu khấu, liên nhục, trần bì; sơn tra, thần khúc mỗi vị 8g, mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g. Đem sắc với nước rồi uống hoặc tán nhuyễn thành bột rồi pha với nước uống. 3.2. Dưỡng thai Bài 1: 32g bạch truật; đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 64g. Đem hỗn hợp đi sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày pha với rượu loãng từ 8-12g bột. Bài thuốc này tốt cho phụ nữ có thai khí huyết kém, thai nhiệt.Bài 2: Nhân sâm, nhu mễ, hoàng cầm, tục đoạn mỗi vị 5g; 8g đương quy, 4g mỗi vị xuyên khung và chích thảo; thục địa, bạch truật mỗi vị 10g; 15g hoàng kỳ; 6g thược dược; 4g sa nhân. Sắc hỗn hợp trên với nước uống giúp dưỡng thai hiệu quả. 3.3.Cải thiện làn da Nguyên liệu gồm bạch truật 500g, nghệ đen 1kg, rượu gạo 30 độ 2 lít. Tán nhuyễn hỗn hợp trên với một ít rượu rồi cho vào hũ ngâm với phần rượu còn lại trong 3 tháng. Sau đó dùng mỗi tối hằng ngày bằng cách thoa một lớp mỏng lên da. Sau một tháng, tình trạng da sẽ có cải thiện rõ rệt. 3.4. Chữa các bệnh về gan Sắc với nước uống đối với bệnh xơ gan cổ trướng từ 30-60g, viêm gan mạn tính 15-30g hoặc ung thư gan 60-100g. Ngoài ra có thể tán nhuyễn thành bột rồi hòa với nước uống. Bạch truật có thể chữa viêm loét dạ dày 3.5. Chữa viêm loét dạ dày Chuẩn bị bạch truật 10g, cam thảo 8g, trần bì và hậu phác mỗi vị 9g, 6g hắc táo nhân. Đun sôi các nguyên liệu trên với nước rồi uống trước bữa ngày, ngày uống 3 lần. 4. Khi sử dụng bạch truật cần chú ý điều gì? Trước khi sử dụng bạch truật, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong những trường hợp dưới đây:Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.Đang trong thời gian điều trị bệnh bằng cách sử dụng loại thuốc khác cũng như các sản phẩm chức năng.Tiền sử bản thân có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hoặc thức ăn.Người mắc bệnh hen, thể trạng kém phát triển, có mụn mủ.Không sử dụng vị thuốc bạch truật cùng với phòng phong, địa du do chúng có khả năng tương tác với nhau nên sẽ gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.Khi dùng bạch truật để điều trị nếu có bất kỳ phản ứng nào hoặc tình trạng bệnh không cải thiện thì nên dừng lại và báo cho bác sĩ.Bạch truật dược liệu là vị thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng tuân theo liều lượng được chỉ định.
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-biet-khi-tre-bi-viem-tieu-phe-quan-169230630102349732.htm
30-06-2023
viêm tiểu phế quản ở trẻ chữa như thế nào
Vì sao trẻ dễ viêm tiểu phế quản? Viêm tiểu phế quản có thể lây nhiễm qua hắt hơi và ho. Bệnh cũng có thể lây khi tay chạm vào miệng hay mũi sau khi tiếp xúc với vi trùng gây bệnh. Do vậy, trẻ em dưới hai tuổi có thể bị viêm tiểu phế quản. Bệnh phổ biến đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi, nhất là trẻ có tiếp xúc với khói thuốc lá, những bé đi nhà trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn. Viêm tiểu phế quản lây nhiễm phổ biến nhất vào mùa mưa và có tới 90% các trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus gây ra. Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, có tần suất nhập viện cao. Dấu hiệu khi trẻ bị v iêm tiểu phế quản Viêm tiểu phế quản ở trẻ không có các dấu hiệu đặc trưng, bởi các triệu chứng của bệnh thường giống và cũng gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp khác. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ viêm tiểu phế quản như: - Trẻ ho, có thể có đờm hoặc không đờm. - Trẻ sốt cao hoặc nhẹ, sốt từng cơn hoặc sốt liên tục, thậm chí có trẻ không bị sốt. - Trẻ bị viêm long hô hấp trên gây sổ mũi, nghẹt mũi; đờm tiết ra nhiều, có thể có màu xanh, vàng hoặc trắng. - Trẻ có biểu hiện thở khò khè, thở nhanh. Ngoài ra, trẻ còn lười ăn, có thể nôn mửa kèm với ho hay tiêu chảy (phân lỏng, đi cầu nhiều hơn bình thường). Viêm tiểu phế quản nặng thường gặp ở những trẻ nào? - Trẻ sinh non <36 tuần, cân nặng khi sinh thấp < 2500g. - Trẻ dưới 3 tháng tuổi. - Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, có tăng áp lực động mạch phổi. - Trẻ mắc bệnh phổi mạn tính (loạn sạn phổi) - Trẻ suy giảm miễn dịch. - Trẻ suy dinh dưỡng nặng. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm tiểu phế quản ở trẻ và cách phòng tránh Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nhận biết, điều trị và những lưu ý Chẩn đoán và điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ Để chẩn đoán bệnh ngoài việc khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, chụp X quang phổi… để chẩn đoán bệnh chính xác. Ngoài ra, còn để phân biệt với các bệnh như: Hen phế quản, viêm phế quản phổi, ho gà và mềm sụn thanh quản… Về điều trị tùy vào mức độ của bệnh, độ tuổi, thể trạng sức khỏe và các triệu chứng của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng. Điều đáng lưu ý viêm tiểu phế quản thường do virus nên không điều trị bằng kháng sinh. Ngoại trừ những trẻ bội nhiễm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp. Do đó cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ. Việc chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản cũng cần chú ý hơn, cụ thể cha mẹ nên kê cao đầu cho trẻ khi ngủ. Ảnh minh họa Cha mẹ cần làm gì khi trẻ viêm tiểu phế quản? Ngoài việc dùng thuốc theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên hút dịch mũi trước khi cho trẻ ăn. Nếu trẻ bú kém hơn bình thường, nên cho trẻ bú lượng ít hơn, nhưng chia làm nhiều lần. Trong khi bú có thể cho trẻ ngưng nghỉ nhiều lần. Việc chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản cũng cần chú ý hơn, cụ thể cha mẹ nên kê cao đầu cho trẻ khi ngủ. Không hút thuốc lá xung quanh trẻ bị viêm tiểu phế quản. Đối với trẻ có chỉ định phun khí dung, cha mẹ nên phun khí dung kết hợp với tập vật lý trị liệu một hoặc nhiều lần trong một ngày, kéo dài từ ba đến năm ngày liên tục. Tuyệt đối không được cho trẻ phun khí dung khi không có y lệnh của bác sĩ. Trong quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý xem cách thở của trẻ. Cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện khi phát hiện các dấu hiệu khó thở như: - Trẻ thở ngắn sau khi ho. - Trẻ không uống hoặc bú. - Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc dễ ngủ trong lúc ăn. - Trẻ rất quấy, không thể ngủ, hoặc rất khó để giữ bình tĩnh. - Trẻ bị sốt. - Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 - 8 tiếng hoặc bị khô miệng và môi. - Trẻ có thóp lõm. - Trẻ thở khò khè hoặc ngủ li bì. Bệnh viêm tiểu phế quản là một bệnh khá phổ biến, mỗi trẻ sẽ bị ít nhất một lần vào thời kỳ còn nhỏ. Vì vậy, phòng bệnh là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trẻ cần được bú mẹ đầy đủ, theo khuyến cáo là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú tới khi trẻ được 24 tháng tuổi. Cần giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, nhất là khi có thay đổi thời tiết. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặt trẻ nằm ở phòng thoáng mát. Tránh khói thuốc và khói bụi trong nhà. Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nếu nhà có người bị cúm, nhiễm khuẩn, nên tiến hành cách ly để trẻ không bị lây bệnh. Thông thường trẻ mắc viêm tiểu phế quản được dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, bao gồm chủ yếu là các thuốc long đờm, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, bù dịch theo hướng dẫn, tái khám theo hẹn hay khám lại khi có các dấu hiệu bất thường như: Sốt và ho tăng nhiều, khò khè, thở rít hoặc bỏ ăn, bỏ bú, tím tái… thì cần nhập viện để điều trị nội trú. Xem thêm video được quan tâm Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô trong nước từ 1/7 đến hết 31/12 | SKĐS
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-ap-xe-phoi-169240620103648989.htm
21-06-2024
Thuốc trị áp xe phổi
Áp xe phổi - Bệnh có nhiều biến chứng nặng SKĐS - Áp xe phổi là một tình trạng nung mủ, hoại tử nhu mô phổi sau một quá trình viêm cấp. Các thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị áp xe phổi giúp tiêu viêm và giảm nhiễm trùng. 1. Thuốc kháng sinh nào dùng điều trị áp xe phổi? 1.1 Kháng sinh nhóm beta-lactam trị áp xe phổi Tác dụng: Sự kết hợp của β-lactam với các chất ức chế β-lactamase (ticarcillin-clavulanate, ampicillin-sulbactam, amoxicillin-clavulanate và piperacillin-tazobactam) là liệu pháp kháng sinh ban đầu được ưu tiên, sau đó là imipenem hoặc meropenem. Tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm beta-lactam chính là dị ứng như nổi mày đay, phù Quincke, phát ban... hoặc thậm chí là sốc phản vệ gây tử vong cho người dùng, tai biến thần kinh, bệnh não cấp, gây chảy máu, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng. Áp xe phổi có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm, đúng cách. 1.2 Clindamycin Tác dụng: Clindamycin không còn được khuyến cáo, nhưng vẫn là một lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân dị ứng với penicillin. Thuốc cũng ưu thế hơn penicillin về tỷ lệ đáp ứng, thời gian sốt và thời gian điều trị đờm thối do vi khuẩn kỵ khí. Tác dụng phụ : Có thể gặp phát ban, sẩn nhẹ đến trung bình, có thể kéo dài khoảng QT... Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng ở những người có tiền sử viêm ruột , viêm loét đại tràng hoặc viêm đại tràng do kháng sinh. 1.3 Metronidazole Tác dụng: Metronidazole khi dùng đơn trị liệu dường như không có hiệu quả đặc biệt, do hệ vi sinh vật đa dạng, vì vậy nên kết hợp với penicillin. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, co giật, ngất, các ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương khác, và bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể xảy ra, phát ban, sốt. Metronidazole có thể gây ra vị kim loại và nước tiểu sẫm màu. Trong điều trị áp xe phổi, sử dụng kháng sinh là rất quan trọng. Việc điều trị nhắm vào các sinh vật cư trú ở đường hô hấp trên và hầu họng, bao gồm cầu khuẩn gram dương, cầu khuẩn gram âm và trực khuẩn gram âm hiếu khí và kỵ khí. 1.4 Macrolide Tác dụng: Macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithromycin) có tác dụng điều trị rất tốt trên vi khuẩn gây áp xe phổi. Tác dụng phụ bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, kéo dài khoảng QT, ức chế chuyển hóa gan dẫn đến nhiều tương tác thuốc. Dùng thuốc với thức ăn có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc kháng sinh vancomycin, cefazolin, nafcillin hoặc oxacillin… 2. Lưu ý khi dùng kháng sinh trị áp xe phổi - Việc điều chỉnh liều được xem xét ở những bệnh nhân có chức năng thận bị tổn thương. Thời gian dùng kháng sinh thường khoảng 3 tuần nhưng thay đổi tùy theo đáp ứng lâm sàng. Nên kéo dài ít nhất cho đến khi hết sốt, hết đờm thối và dịch áp xe, thường là từ 5 - 21 ngày đối với kháng sinh tiêm tĩnh mạch và sau đó là đường uống, tổng cộng là từ 28 đến 48 ngày. - Chuyển sang dùng kháng sinh đường uống khi bệnh nhân hết sốt, ổn định và có thể dung nạp chế độ ăn uống. Amoxicillin -clavulanate là thuốc được lựa chọn làm thuốc kháng sinh đường uống điều trị áp xe phổi. - Đáp ứng hiệu quả với điều trị bằng kháng sinh có thể thấy sau 3-4 ngày, tình trạng chung sẽ cải thiện sau 4-7 ngày, nhưng vết thương sẽ lành hoàn toàn và bình thường hóa trên X quang sau 2 tháng. Áp-xe phổi điều trị thế nào? ĐỌC NGAY - Nếu tình trạng chung hoặc kết quả X-quang không cải thiện và áp xe lớn hơn 6 cm khó có thể giải quyết chỉ bằng liệu pháp kháng sinh... có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật, cắt thùy hoặc cắt phổi. Ở những bệnh nhân không đủ khả năng phẫu thuật, việc dẫn lưu qua da và nội soi sẽ được xem xét. Nội soi phế quản phải là một phần không thể thiếu trong quy trình chẩn đoán và điều trị áp xe phổi. Các biện pháp hỗ trợ chung bao gồm chế độ ăn nhiều calo, điều chỉnh chất lỏng và chất điện giải và phục hồi chức năng hô hấp bằng dẫn lưu tư thế. - Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. - Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. - Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí. Xem thêm video đang được quan tâm: Cách làm sạch giải độc phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nao-sot-nhau-sot-thai-sau-say-thai-hoac-sau-de-vi
Nạo sót nhau, sót thai sau sảy thai hoặc sau đẻ
Nạo sót nhau, sót thai sau khi sảy thai hoặc sau đẻ tuy là thủ thuật không mấy phức tạp nhưng nếu không được xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau này. 1. Vì sao phải nạo sót nhau, sót thai? Sau khi trứng được thụ tinh, tử cung sẽ hình thành nhau thai. Nhau thai có vai trò liên kết, truyền dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ đến thai nhi, giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm trùng.Sau khi sinh, nhau thai không còn vai trò gì đối với cơ thể. Thông thường, sau khi sinh khoảng nửa tiếng, nhau thai sẽ được tử cung đẩy ra ngoài. Nếu sản phụ đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra. Trường hợp một phần nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung được gọi là sót nhau thai.Sót nhau thai là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là băng huyết, đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó khi bị sót nhau thai, sản phụ cần được nạo sót nhau càng sớm càng tốt. 2. Triệu chứng sót nhau, sót thai Triệu chứng sót nhau thai đặc trưng nhất chính là ra máu bất thường. Sản phụ sau sinh sẽ ra sản dịch ở khu vực âm đạo. Nhiều người lầm tưởng việc ra máu do sót nhau chỉ đơn giản là sản dịch. Tuy nhiên, cần phân biệt sản dịch và ra máu bất thường sau sinh bằng cách nhìn màu sắc, trạng thái của vết máu.Nếu bị sót nhau thai sẽ thấy huyết ra nhiều, màu đỏ tươi có lẫn máu cục. Ngoài ra, sẽ có một vài triệu chứng đi kèm như:SốtĐau bụngNgười mệt mỏi, choáng do mất máu.Hầu hết các trường hợp sót thai thường gặp phải ở các trường hợp nạo hút thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo. 3. Quy trình nạo sót nhau, sót thai Kỹ thuật nạo sót nhau, sót thai phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Phụ sản. Bác sĩ sẽ phải rửa tay, mặc áo, đội mũ, đi găng tay, đeo khẩu trang vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật.Trước khi tiến hành nạo sót nhau, sót thai, bệnh nhân sẽ được thăm khám toàn thân, đo huyết áp, kiểm tra nhiệt độ, lấy thông tin tiền sử bệnh lý. Sau đó, sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa, đối với trường hợp sót thai bác sĩ sẽ xác định tuổi thai, tình trạng xảy, tình trạng tử cung. Nếu không có vấn đề bất ổn gì, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ về tình trạng hiện tại và quá trình tiến hành thủ thuật để bệnh nhân yên tâm điều trị. Bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật Quy trình nạo sót nhau, sót thaiTiến hành sát khuẩn âm hộ và toàn bộ vùng tầng sinh mônSát khuẩn âm đạo và cổ tử cungMột vài trường hợp bệnh nhân cần được thông tiểuSau đó, bác sĩ tiến hành đặt van bộc lộ âm đạo và cổ tử cungBác sĩ dùng kẹp Pozzi cặp cổ tử cung ở phần mép trước hoặc mép sauBệnh nhân được gây tê tại chỗ cổ tử cungBác sĩ tiến hành xác định tư thế, đo chiều cao tử cung, nong cổ tử cung nếu cầnDùng kẹp gắp thai hoăc nhau thai ra ngoàiDùng thìa cùn nạo kiểm tra tử cungTrường hợp tử cung chảy máu, co kém, bệnh nhân sẽ được tiêm OxytocinSau khi nạo, bác sĩ đo lại buồng tử cung, sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo. Tổ chức nạo sẽ được lấy mẫu thử để mang đi giải phẫu bệnh.Sau khi nạo sót nhau, sót thai, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe, đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Khám thai lần đầu vào lúc nào và cần khám những gì? Những mốc siêu âm thai quan trọng XEM THÊMDấu hiệu sót nhau thai sau khi sinhCác yếu tố nguy cơ gây sót nhau sau sinhTheo dõi và xử trí tai biến liên quan đến nhau thai sau khi sinh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canxi-chat-xo-sat-protein-va-vitamin-cho-tre-vi
Canxi, chất xơ, sắt, protein và vitamin cho trẻ
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, do đó, cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Như vậy thì các bé mới có thể phát triển tốt về cả thể chất và trí tuệ. Canxi, chất xơ, sắt và vitamin là những dưỡng chất thiết yếu cho các giai đoạn phát triển của trẻ. 1. Canxi cho trẻ Canxi là một chất cần thiết cho cơ thể, nó giúp cho xương và răng phát triển chắc khỏe. Do đó, canxi cho trẻ em cần được chú ý trong giai đoạn phát triển xương ở trẻ và giai đoạn trẻ đang mọc răng. Nếu không cung cấp đầy đủ thì có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương và chậm mọc răng.Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cũng nên bổ xung thêm canxi để trẻ phát triển về xương tốt hơn.Canxi có từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ thực phẩm hằng ngày hoặc từ các viên uống được bào chế sẵn. Với phương pháp bổ sung canxi từ thực phẩm thì thịt bò là nguồn cung cấp canxi tốt nhất.Các cách bổ sung canxi cho trẻ:Buổi sáng có thể cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt nóng hoặc lạnh với sữa không béo hoặc ít béo và một ít trái cây tươi.Có thể bổ sung thêm cho trẻ bữa phụ với sữa chua ít béo, sinh tố hoặc pho mát. Bữa ăn này giúp trẻ có thêm năng lượng cho những hoạt động học tập và vui chơi.Ngoài ra, có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng nước trái cây và ngũ cốc tăng cường canxi.Bạn cũng có thể tăng cường canxi cho trẻ bằng cách trộn sữa socola ít béo, chuối và đá vào một ly sinh tố cho bé. Có thể cho bé ăn sau những giờ học hoặc sau bữa ăn. Bổ sung thêm canxi cho trẻ bằng sinh tố vào bữa phụ 2. Chất xơ cho trẻ Chất xơ cũng là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Chất xơ có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả. Ngày nay, người ta cũng đã điều chế được chất xơ dùng sẵn rất tiện lợi. Trẻ em thường không thích ăn rau củ, do đó, cần có phương pháp chế biến thích hợp rau củ vào đồ ăn cho bé.Một số cách bổ sung chất xơ cho trẻ em:Bạn có thể cho trẻ ăn ngũ cốc giàu chất xơ để bổ sung chất xơ cho trẻ. Nên tìm loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp 3 gam chất xơ trở lên cho mỗi khẩu phần. Nên chọn loại ngũ cốc ít đường vì ngũ cốc nhiều đường thường chứa ít chất xơ. Có thể thêm sữa, sữa chua hay hoa quả vào ngũ cốc để trẻ dễ ăn và kích thích vị giác của bé.Thêm rau củ vào khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ. Có thể băm nhuyễn rau củ vào canh hoặc cháo cho bé. Ngoài ra, có thể cắt tỉa, sắp xếp tạo hình thù bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ.Thêm trái cây vào các bữa phụ cho bé. Nên chọn những trái cây ít đường vì có nhiều chất xơ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống nước ép trái cây và duy trì nước hoa quả ở mức tối thiểu.Đậu cũng là loại hạt chứa nhiều chất xơ và protein. Thường xuyên bổ sung đậu vào bữa ăn cho trẻ cũng là lựa chọn hiệu quả để bổ sung chất xơ cho trẻ. 3. Protein cho trẻ em Protein là một trong số những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Protein tham gia vào cấu tạo tế bào trong cơ thể. Do đó, nếu cung cấp không đủ protein, cơ thể sẽ không thể phát triển.Protein có nguồn gốc chủ yếu từ động vật. Nó có nhiều trong các sản phẩm như sữa, trứng, hải sản và thịt. Ngoài ra, protein cũng có trong đậu, các loại hạt, rau và ngũ cốc nhưng số lượng ít hơn.Một số cách tăng cường protein cho trẻ:Tăng cường bổ sung trứng vào bữa ăn cho bé là một lựa chọn hiệu quả để bổ sung protein. Có thể làm trứng luộc, rán, hấp cho bé ăn. Ngoài ra, có thể thêm trứng vào các món ăn như làm bánh sẽ giúp bé không bị chán khi ăn trứng nhiều.Cá hồi là một thực phẩm giàu dưỡng chất trong đó có protein và omega-3 tốt cho tim mạch. Bạn có thể tăng cường protein cho trẻ bằng ruốc cá hồi hoặc nấu cháo, cá hồi chiên,... Thêm các loại hạt vào ngũ cốc, sữa chua hoặc rau để bổ sung protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung protein có nguồn gốc từ thực vật cho bé như các loại ngũ cốc, đậu đỗ,... Trứng có khả năng tăng cường protein cho trẻ 4. Vitamin cho trẻ Vitamin là chất quen thuộc cũng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Vitamin giúp cơ thể chống chống lại các chất độc hại có thể làm hỏng các tế bào của cơ thể. Vitamin có nhiều trong các loại hoa quả như quả mọng, cam quýt, cà rốt, rau bina, cà chua và ớt chuông.Một số cách bổ sung vitamin cho trẻ em:Có thể bổ sung vitamin cho trẻ bằng các loại sinh tố hay nước ép trái cây như cam, quýt,...Thêm vào bữa ăn các loại rau củ chứa nhiều vitamin như cà rốt, cà chua nho hay ớt chuông. Bên cạnh đó, các loại rau củ này còn giúp bổ sung thêm chất xơ cho bé. 5. Sắt cho trẻ em Sắt là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, do đó, nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy mà bạn cần tăng cường bổ sung sắt vào bữa ăn của trẻ.Có thể bổ sung sắt thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc viên uống sắt tổng hợp. Với thực phẩm, sắt có nhiều trong thịt nạc, trứng, cá, rau lá xanh đậm, đậu, trái cây khô và ngũ cốc tăng cường chất sắt.Một số cách bổ sung sắt cho trẻ em:Bắt đầu ngày mới của trẻ bằng trứng và một cốc nước ép trái cây như nước ép cam là lựa chọn tuyệt vời.Làm salad rau bina với dâu tây, việt quất khô và hạnh nhân thái mỏng với dầu giấm mâm xôi cho trẻ ăn. Đây là món ăn mà được rất nhiều trẻ yêu thích.Nếu trẻ kém ăn, có thể cho trẻ ăn một bát ngũ cốc với sữa, sữa chua và trái cây là một sự thay thế hiệu quả.Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ, phụ huynh cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về việc bổ sung canxi, chất xơ, protein, vitamin và sắt cho trẻ. Từ đó, có những lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng cho bé. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Nguồn tham khảo: webmd.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-vi-thuoc-hoai-son-vi
Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Hoài sơn dược liệu là một loại thực phẩm đồng thời là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến ở trong Y Học Cổ Truyền từ lâu đời nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tác dụng củ hoài sơn là gì? Hoài sơn trị bệnh gì? 1. Hoài sơn dược liệu Hoài sơn, sơn dược hay dân dã hơn được gọi là khoai mài, củ mài. Sơn dược thuộc họ củ nâu. Điều thú vị là hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài Dioscoreae persimilis. Sơn dược được ghi danh đầu bảng ở trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt mà không lạnh bụng. Thường sử dụng trong chấn thương, thuốc bổ khi cơ thể hư nhược, tăng sức cơ bắp, chống đói và kéo dài tuổi thọ. Sơn dược được dùng như một loại thực phẩm chính và nó cũng là một loại thuốc bổ quan trọng trong Y Học Cổ Truyền.Hoài sơn là thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Khoai mài (Dioscorea oppsita)1.1. Đặc điểm thực vậtCây dạng dây leo, thân nhẵn hơi có góc cạnh và mỗi cây có khoảng 1 - 2 rễ củ. Củ hoài sơn có hình trụ tròn hơi dẹt, dài khoảng 25 - 50cm và ăn sâu xuống đất.Lá mọc đối xứng, một số cây có thể mọc so le, lá đơn, phiến lá hình tim, lá rộng 6 - 8cm và dài 8 - 10cm, cuống dài 1.5 - 3cm. Hoa nở vào tháng 5 - 7, có màu vàng. Mùa quả rơi vào tháng 8 - 10 hằng năm, quả nang có 3 cạnh và rộng khoảng 2cm.1.2. Bộ phận dùngRễ, củ của cây được dùng để làm thuốc.1.3. Phân bốCây hoài sơn phân bố chủ yếu ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Ở nước ta, cây được mọc nhiều ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,...1.4. Thu hái, sơ chếThu hoạch củ hoài sơn vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Sau khi thu hái về, đem rửa sạch đất cát, sau đó gọt vỏ và cho vào lò sấy diêm sinh trong 2 ngày đem rồi phơi khô là dùng được.1.5. Bảo quảnNơi khô ráo, tránh ẩm mốc.1.6. Thành phần hóa họcCủ mài có chứa protid 6.75%, glucide 63.25%, chất nhầy 2 – 2.8%, lipid 0.45%, choline, allantoin, dioscin, sapotoxin, dopamine, d-abscinin,... 2. Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn 2.1. Tính vịVị ngọt, tính bình.2.2. Quy kinhQuy vào kinh Thận, Tỳ, Vị và Phế.2.3. Tác dụng dược lý của hoài sơnTác dụng của hoài sơn theo Đông YCông dụng: Chỉ khát, bổ thận, sinh tân, ích phế, dưỡng vị và bổ tỳ.Chủ trị: Bồi bổ sức khỏe, viêm ruột mãn tính, ăn uống kém, hen do phế hư, tiêu chảy lâu ngày, bạch đới, di tinh, di niệu, tiểu đường.Tác dụng của hoài sơn theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa được nghiên cứu nhiều.2.4. Cách dùng, liều lượngHoài sơn - Sơn dược được dùng ở dạng thuốc sắc và bột là chủ yếu. Liều dùng thông thường khoảng: 10 - 20g/ ngày. Nếu dùng thay nước trà thì có thể dùng đến 200 - 300g/ ngày. Trong đông y hoài sơn có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý khác nhau 3. Tác dụng củ hoài sơn Hoài sơn dược liệu thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía Bắc. Nhân dân thường sẽ đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu nên cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc.Hoài sơn dược liệu thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám và thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu và màu vàng. Để làm thuốc, bà con đào củ vào mùa hè, thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, rồi gọt vỏ phơi sấy cho đến khô.Hoài sơn trị bệnh gì? Theo Y Học Cổ Truyền, hoài sơn vị ngọt, tính bình, tác dụng củ hoài sơn là bổ tỳ vị, ích tâm phế và bổ thận. Thường được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,...Theo nhiều nghiên cứu cho thấy được trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác, chẳng hạn như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và các nguyên tố vi lượng khác.Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược hoặc thực phẩm có lợi ích cho sức khỏe tiềm năng. Các thành phần chính của Hoài sơn được biết đến là saponin, sapogenin, tinh bột, dẫn xuất purine và chất nhầy. Chiết xuất Hoài sơn với liều 900 mg trên một ngày kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.Một số tác dụng dược lý của củ hoài sơn:3.1. Tác dụng của hoài sơn dược liệu đối với bệnh lý thần kinh ngoại biênBệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng phổ biến nhất liên quan tới bệnh thần kinh ngoại biên. Đây là dạng tổn thương thần kinh phổ biến nhất. Nguyên nhân là do bệnh hoặc chấn thương dây thần kinh hoặc do tác dụng phụ của bệnh hệ thống. Tác dụng bảo vệ của chiết xuất sơn dược chống lại bệnh thần kinh đái tháo đường. Được thể hiện bằng cách kích hoạt yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF).Yếu tố tăng trưởng thần kinh lại rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì kiểu hình của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên. Điều trị liệt mặt kết hợp châm cứu và chiết xuất hoài sơn có hiệu quả sau 10 - 15 ngày. 3.2. Đối với tình trạng mất xương sau mãn kinhEstrogen, bisphosphonates, hormone tuyến cận giáp (PTH) sử dụng để ngăn ngừa tình trạng mất xương sau mãn kinh. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy việc điều trị lâu dài với những thuốc này có khả năng gây ra phản ứng bất lợi. Như vậy làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, rối loạn hệ thống thần kinh và huyết khối tĩnh mạch.Hoài sơn dược liệu đã được dùng để hỗ trợ các triệu chứng về xương trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Dịch chiết hoài sơn có thể ức chế loãng xương do mất buồng trứng. Cơ chế cho tác dụng chống loãng xương này nằm ở tác dụng ức chế đồng bộ đối với cả quá trình tạo xương và tái hấp thu xương.3.3. Nguồn bổ sung estrogenHoài sơn với hoạt chất là adenosine và arbutin, có tác dụng giống estrogen. Cơ chế đóng vai trò trong các hiệu ứng giống như estrogen. Chủ yếu được điều hòa bởi các thụ thể estrogen ERα, ERβ và GPR30. Adenosine chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ER α và Erβ. Arbutin chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ERβ và GPR30.3.4. Đái tháo đườngHoài sơn dược liệu có thể thúc đẩy giải phóng GLP-1 và cải thiện chức năng của các tế bào β duy trì mức insulin. Ngoài ra, Sơn dược còn có khả năng giảm glucose bằng cách tăng tổng hợp glycogen ở gan. Hơn nữa, Tiến sĩ Shi Jinmo, một bác sĩ hiện đại nổi tiếng, đã đề xuất cặp thuốc hạ đường huyết nổi tiếng là Hoài sơn và Hoàng kỳ.3.5. Điều hòa miễn dịchHoạt động điều hòa miễn dịch của glycoprotein (DOT) cũng là một trong những tác dụng dược lý đáng kể. DOT có thể cải thiện khả năng miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và hệ thống thực bào. DOT làm tăng sản xuất TNF-a, interleukin-6, nitric oxide và tăng cường chức năng đại thực bào. Hơn nữa, DOT kích thích tăng các chất xúc tác biểu hiện protein P65 trong đại thực bào phúc mạc.Kết hợp lại với nhau, cho thấy DOT được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch. Thực hiện hoạt động điều hòa miễn dịch của nó thông qua các kinase protein. Các kinase protein được hoạt hóa bằng mitogen và đường dẫn tín hiệu NF-B. Tác dụng củ hoài sơn được đánh giá cao trong điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên 4. Bài thuốc và món ăn từ hoài sơn vị thuốc 4.1. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy kéo dài do tỳ hưBài thuốc 1Dùng bạch truật, đảng sâm, chích cam thảo, sơn dược và bạch linh mỗi vị 80g, trần bì 30g, sa nhân, liên nhục, ý dĩ nhân và cát cánh mỗi vị 40g, sao biển đậu 60g. Đem các vị tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần dùng 8 - 12g uống với nước sôi để nguội. Nếu dùng cho trẻ em nên gia giảm liều lượng.Bài thuốc 2Ý dĩ nhân 10g, sơn dược 15g và 1 gan gà (cắt nhỏ). Đem các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó trộn với gan gà, thêm ít giấm và đem hấp cơm. Chia thành 2 lần ăn (sáng - tối).Bài thuốc 3Gạo tẻ từ 50 đến 100g và hoài sơn 40 đến 80g. Đem gạo tẻ sao hơi vàng, rồi cho dược liệu vào sắc uống.Bài thuốc 4Sa nhân, trần bì mỗi vị 20g, hoài sơn, ý dĩ nhân và bạch biển đậu đều sao mỗi vị 200g, liên nhục (bỏ tim) và cốc nha mỗi vị 100g, nhục đậu khấu 30g. Đem sa nhân, trần bì và nhục đậu khấu sắc lấy nước, các vị còn lại tán bột mịn và hòa với nước sắc uống cùng với ít mật.4.2. Bài thuốc trị chứng viêm phế quản mãn tínhBài thuốc 1Thổ bối mẫu, chích cam thảo và bắc hạnh nhân mỗi vị 10g, bách hợp, mạch môn và phục linh mỗi vị 12g, đảng sâm và sơn dược mỗi vị 16g. Đem các vị sắc lấy nước để uống.Bài thuốc 2Sơn dược sống 100 - 200g, sau đó sắc lấy nước uống thay trà.4.3. Bài thuốc trị chứng bạch đới ở nữ giới và di tinh ở nam giớiChuẩn bị: Cam thảo 4g, ngũ vị tử và viễn chí mỗi thứ 6g, đảng sâm, hoài sơn, kim anh, táo nhân, bạch truật, khiếm thực và phục linh mỗi vị 12g.Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.4.4. Bài thuốc trị chứng tiểu đườngBài thuốc 1Thiên hoa phấn 12g, hoài sơn 20g, hoàng kỳ 16g, ngũ vị tử 6g, kê nội kim 8g. Đem các vị sắc lấy nước uống.Bài thuốc 2Tri mẫu, cát căn, hoàng kỳ và hoa phấn mỗi vị 12g, ngũ vị tử 6g, kê nội kim 8g, sơn dược 24g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.Bài thuốc 3Thiên hoa phấn, phúc bồn tử và mạch môn mỗi vị 12g, hoài sơn 30g. Đem các vị sắc lấy nước uống. Hoài sơn có tác dụng trong điều trị tiểu đường và một số bệnh lý khác 4.5. Canh hoài sơn sườn lợn giúp bồi bổ sức khỏe và bổ tỳ kiện vịChuẩn bị: Sườn lợn 300g, hoài sơn 300g, gừng, hành và gia vị.Thực hiện: Đem hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ và cho vào nồi, thêm sườn lợn và gia vị vào hầm trong 20 phút. Dùng canh ăn khi nóng, ăn thường xuyên để cải thiện chức năng tỳ vị.4.6. Rượu hoài sơn giúp cường tinh, hồi xuân, giảm đau và định thần kinhChuẩn bị: Rượu trắng 3 lít, đường 500g và sơn dược 400g.Thực hiện: Ngâm ở nơi thoáng mát trong vòng 1 tháng. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ trước khi ăn cơm, ngày dùng 2 lần (sáng - chiều).4.7. Cháo hoài sơn trị tiêu hóa kém, ra mồ hôi trộm, ích khí và dưỡng tâmChuẩn bị: Bột mì 100g, hoài sơn tươi 100g, hành, đường và gừng.Thực hiện: Đem hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ và mài vụn. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu chín thành cháo, ăn khi bụng đói.4.8. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tăng cholesterol máuChuẩn bị: Đơn bì, trạch tả và phục linh mỗi vị 8g, sơn thù và hoài sơn mỗi vị 10g, thục địa 20g.Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.4.9. Bài thuốc giúp tư bổ can thậnChuẩn bị: Đơn bì 8 - 12g, phục linh 8 - 12g, thục địa 20 - 32g, hoài sơn 10 - 16g, trạch tả 8 - 12g và sơn thù 10 - 16g.Thực hiện: Cho các vị tán thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 8 - 12g uống với nước sôi để nguội thêm 1 ít muối, ngày dùng từ 2 - 3 lần. Hoặc có thể dùng sắc uống hằng ngày.4.10. Bài thuốc trị chứng tiểu đêm nhiều lầnChuẩn bị: Ích trí nhân, ô dược và hoài sơn (chưng rượu) bằng lượng nhau.Thực hiện: Tán thành bột mịn, sau đó làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 8 - 12g, ngày dùng từ 2 - 3 lần.4.11. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy do tỳ hưChuẩn bị: Ô mai, trần bì, mộc hương, tiểu hồi và can khương mỗi vị 6g, hoài sơn, ích trí nhân và kha tử nhục mỗi vị 12g.Thực hiện: Đem các vị tán thành bột làm hoàn, mỗi lần dùng từ 4 - 8g, ngày dùng 2 lần.4.12. Bài thuốc trị huyết áp cao gây mờ mắt do can thận ân huyết kémChuẩn bị: Kỷ tử, sơn thù, trạch tả, bạch linh, cúc hoa và đơn bì mỗi vị 12g, hoài sơn 16g và thục địa 20g.Thực hiện: Đem thục địa sắc lấy nước, sau đó vớt bã đem sấy khô và tán mịn cùng với các vị thuốc khác. Sau đó trộn với nước sắc làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 6 - 12g, ngày dùng 2 lần.Như vậy, với vị ngọt và tính bình của hoài sơn dược liệu là bài thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh như: Đái tháo đường, tiêu chảy, thận hư, hoa mắt, chóng mặt,... Tuy nhiên, tự ý sử dụng hoài sơn có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Vì thế, điều chỉnh liều lượng sử dụng phù hợp với mỗi người phải cần phải có hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.
https://suckhoedoisong.vn/gia-tang-tinh-trang-lay-nhiem-hiv-o-nhom-nam-quan-he-dong-tinh-msm-169221020214331042.htm
21-10-2022
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ đồng tính (MSM)
Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm MSM tăng hơn 5 lần Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện nay nước ta có khoảng 220.000 người nhiễm HIV còn sống. Mỗi năm, Việt Nam phát hiện khoảng 10.000 đến 12.000 người nhiễm HIV mới và khoảng 2000 người tử vong liên quan đến HIV/AIDS. Việt Nam có tỷ lệ người biết tình trạng nhiễm HIV của mình, đạt 84%. Theo ThS.BS. Võ Hải Sơn - Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trước năm 2015, mô hình dịch HIV tập trung ở nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm thì sau năm 2015, hình thái dịch HIV đã có sự thay đổi. ThS.BS. Võ Hải Sơn - Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Ở nhóm phụ nữ bán dâm, tình hình lây truyền HIV đã có sự thay đổi rõ rệt, nếu trước đây tỷ lệ lây truyền HIV ở phụ nữ bán dâm khoảng 5- 6%, đến nay chỉ còn khoảng 3%. Mặc dù tỷ lệ giảm trong nhóm này ít, nhưng có mức ổn định và vẫn giữ ở mức thấp. Ths.BS. Võ Hải Sơn cho biết: "Nhóm nổi lên hiện nay là nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM). Năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chỉ 2%, thì đến nay đã lên 13%, tức là trong 100 người MSM có 13 người nhiễm HIV". Mức độ lây nhiễm HIV trong nhóm này tùy thuộc vào mỗi địa phương, vào các quần thể. Các tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM cao là ở phía Nam, thậm chí có tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM lên tới 20%, tức là 100 người MSM có 20 người nhiễm HIV. Các tỉnh miền Bắc tỷ lệ này ít hơn. Những người MSM trong cộng đồng rất khó nhận diện, ước tính khoảng 1% dân số nam, tức là có khoảng từ 250.000-300.000 người MSM. Với xu hướng hiện nay, khi những người MSM càng ngày càng có nhu cầu bộc lộ thì nguy cơ nhiễm HIV ngày càng cao. Xét nghiệm HIV là biện pháp duy nhất để biết một người có nhiễm HIV hay không. Cộng đồng MSM ở khắp các tỉnh, thành phố, nên nguy cơ lây nhiễm HIV xuất hiện khắp nơi, ảnh hưởng lớn đến việc chấm dứt đại dịch AIDS nếu chúng ta không có các biện pháp dự phòng đặc hiệu, đặc biệt trong vấn đề xét nghiệm HIV. Ths.BS Võ Hải Sơn Làm thế nào để giảm số người lây nhiễm HIV trong nhóm MSM? Nhằm hướng tới kiểm soát dịch HIV/AIDS bền vững vào năm 2030, Việt Nam đã đặt mục tiêu 95% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình để từ đó người bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Trong khi các nhóm đối tượng như tiêm chích ma túy, gái mại dâm tỷ lệ người nhiễm HIV đang có xu hướng ổn định và giảm dần nhờ các biện pháp can thiệp giảm hại cũng như chương trình điều trị methadone … nhóm MSM lại nổi lên như một "thách thức không nhỏ" đối với hoạt động phòng chống HIV của Việt Nam. Tư vấn cho người nhiễm HIV. Ảnh: CDC Đà Nẵng Theo Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, xét nghiệm HIV là then chốt trong chiến lược lấy điều trị làm dự phòng. Nghĩa là khi người nhiễm HIV được xét nghiệm, phát hiện và được điều trị sớm làm cho tải lượng virus HIV ức chế thì nguy cơ lây truyền HIV cho người khác đặc biệt trong nhóm MSM sẽ giảm đi nhiều lần. Nếu đến tải lượng virus đạt được dưới ngưỡng phát hiện ngưỡng thì gần như người đó không còn nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục . Khuyến cáo mới dùng PrEP dự phòng lây nhiễm HIV ĐỌC NGAY Chính vì thế, Bộ Y tế đang đẩy mạnh công tác xét nghiệm, đặc biệt nhóm MSM. "Chúng tôi đã triển khai đa dạng các mô hình xét nghiệm khác nhau. Thứ nhất là xét nghiệm tại các cơ sở y tế, khi người dân có triệu chứng hoặc có hành vi nguy cơ liên quan đến khả năng lây nhiễm HIV, chúng tôi tư vấn họ tự nguyện làm xét nghiệm HIV. Mô hình thứ 2 là xét nghiệm dựa vào các tổ chức cộng đồng, thông qua nhóm đồng đẳng viên, những người trong cùng mạng lưới xã hội của họ triển khai xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Mô hình thứ 3 là tự xét nghiệm HIV thông qua trang web tuxetnghiem.vn, qua đó cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu, người có nguy cơ lây nhiễm HIV đăng ký để nhận xét nghiệm HIV miễn phí. Đây là cách mà chúng tôi đang triển khai rộng", Ths.BS. Võ Hải Sơn khẳng định. Bên cạnh đó, để chương trình phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả, ngành y tế còn triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV – đây được coi là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát mức độ lây nhiễm HIV, đặc biệt trong nhóm đang có nguy cơ cao hiện nay là nhóm MSM. Thông qua những người đã mắc HIV, những người tư vấn sẽ tuyên truyền, thuyết phục người nhiễm HIV giới thiệu những người bạn chích, bạn tình của họ đi xét nghiệm HIV, cũng như những người trong mạng lưới của họ để phát hiện bệnh sớm, giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác. Truyền hình trực tuyến: Xét nghiệm HIV - Dễ dàng tiếp cận, hoàn toàn miễn phí SKĐS - Vào 20h, thứ Hai, ngày 17/10/2022, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề " Xét nghiệm HIV: Dễ dàng tiếp cận, hoàn toàn miễn phí". Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube, Fanpage và Tiktok của báo Sức khoẻ&Đời sống. Truyền hình trực tuyến: Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ điều trị bằng thuốc thay thế Methadone SKĐS- Vào 20 giờ, thứ Năm, ngày 6/10/2022, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ điều trị bằng thuốc thay thế". Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube, Fanpage và Tiktok của báo Sức khoẻ & Đời sống.
https://suckhoedoisong.vn/cho-coi-thuong-ap-xe-co-16955630.htm
01-11-2012
Chớ coi thường áp-xe cơ
Áp-xe cơ nhiễm khuẩn là tổn thương ở cơ vân do vi khuẩn gây nên. Bệnh thường khởi phát sau viêm nhiễm ở da, vết thương, sau các thủ thuật tiêm chích, châm cứu… không đảm bảo vô khuẩn. Bệnh có thể gây nhiễm khuẩn máu, nguy cơ tử vong cao ở người già, người bị suy giảm miễn dịch… Viêm nhiễm ngoài da và các cơ quan dẫn đến áp-xe cơ Vi khuẩn gây áp-xe cơ thường gặp gồm: tụ cầu, lậu cầu, phế cầu, não mô cầu, vi khuẩn gram âm như trực khuẩn mủ xanh và các vi khuẩn yếm khí khác. Đường xâm nhập của vi khuẩn: qua các tổn thương nhiễm khuẩn ở da, chấn thương gây dập rách cơ, viêm cơ, viêm gân, mụn nhọt, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu, thực hiện các kỹ thuật tiêm chích, châm cứu, tiêm nội khớp, tiêm bắp... không đảm bảo vô khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm đa cơ, viêm các màng. Các yếu tố nguy cơ gây áp-xe cơ gồm: bệnh nhân đái tháo đường, người sử dụng corticoid kéo dài, người già, trẻ em, người bị suy dinh dưỡng; Tình trạng suy giảm miễn dịch: bệnh nhân mắc các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ tự miễn, xơ cứng bì..., dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác như methotrexate..., nhiễm HIV, những người dinh dưỡng kém, cơ thể suy kiệt, mắc các bệnh lý ác tính. Hình ảnh áp-xe cơ trên phim của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh. Dấu hiệu phát hiện bệnh Vị trí áp-xe có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào. Số lượng thường ở một cơ. Ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc ở cơ địa suy giảm miễn dịch có thể tổn thương ở nhiều cơ. Viêm cơ thường xuất hiện sau chấn thương, mụn nhọt ở da hoặc sau khi châm cứu, tiêm truyền... không đảm bảo vô khuẩn. Viêm cơ thắt lưng chậu thường xảy ra sau các nhiễm khuẩn ở các đường tiết niệu sinh dục hoặc các phẫu thuật ở vùng bụng, thường do vi khuẩn lao hoặc do vi khuẩn sinh mủ với biểu hiện: đau ở vùng hạ sườn, không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, trong khi đó, khám khớp háng vẫn bình hường. Diễn biến một ổ áp-xe thường là: sưng cơ, có thể đỏ hoặc đau nhẹ. Sau đó từ 2-4 tuần thấy cơ sưng tấy đỏ rất đau, cảm giác bùng nhùng khi ấn, chọc hút ra mủ. Cuối cùng xuất hiện các biến chứng như áp-xe xa, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn...Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao 39-40 o C, sốt liên tục, dao động. Người gầy sút, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Xét nghiệm máu thấy: tăng số lượng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính; tăng tốc độ máu lắng, tăng fibrinogen, tăng globulin. Cấy máu có thể có vi khuẩn. Siêu âm cơ có thể thấy các hình ảnh tổn thương: cơ tăng thể tích, mất cấu trúc sợ cơ, các ổ có cấu trúc siêu âm hỗn hợp. Áp-xe cơ biểu hiện bằng hình ảnh các ổ trống âm có ranh giới rõ ràng. Chọc hút ổ áp-xe: chọc mủ hoặc hướng dẫn của siêu âm lấy mủ xét nghiệm có thể thấy nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Có thể phân lập được vi khuẩn qua soi trực tiếp hoặc nuôi cấy. Nếu là tổn thương cơ thắt lưng chậu: vùng cột sống thắt lưng có thể thấy rõ bóng cơ thắt lưng chậu, bóng khí, hình ảnh canxi hóa tại vùng áp-xe, gợi ý áp-xe do vi khuẩn lao. Chụp cắt lớp vi tính: với cơ thắt lưng chậu cho phép phát hiện sớm tổn thương, thấy khí tại vùng cơ, tức là đã có một ổ áp-xe cơ. Chụp cộng hưởng từ khi bị áp-xe cơ ở chi hoặc cơ thắt lưng chậu thấy giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên T2 thành ổ khu trú trên cơ. Áp-xe cơ cần phân biệt với một số bệnh: u cơ, sarcom cơ có triệu chứng cơ sưng to nhưng không có triệu chứng viêm. Xét nghiệm máu thì bạch cầu không tăng. Chọc hút thường chỉ có máu chứ không có mủ. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết cơ. Sarcom xương thâm nhiễm cơ: các cơ bị thâm nhiễm sưng to, không có triệu chứng viêm. Chụp Xquang hoặc chụp cắt lớp xương có thể thấy tổn thương xương. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết. Trường hợp viêm cơ thắt lưng chậu cần chẩn đoán phân biệt với tổn thương khớp háng, bệnh nhân bị hạn chế vận động khớp háng. Đám quánh ruột thừa hoặc các nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng. Áp-xe cơ ở chi. Phương pháp điều trị và phòng bệnh Nguyên tắc điều trị áp-xe cơ là phải dùng kháng sinh sớm, mạnh, liều cao, tốt nhất là dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ. Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng giàu đạm, bổ sung vitamin C, nhóm B. Chống sốc nhiễm khuẩn. Phối hợp điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm đau dùng 4-6 viên paracetemol 0,5g/ngày. Theo dõi các triệu chứng toàn thân và tại chỗ. Xét nghiệm máu, tốc độ máu lắng, định kỳ để theo dõi diễn tiến bệnh và đáp ứng điều trị. Nếu có nhiễm khuẩn huyết, cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh nhân già yếu suy kiệt thì tiên lượng bệnh rất nặng, có thể tử vong. Phòng bệnh bằng cách: đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi làm thủ thuật như tiêm chích, châm cứu…Điều trị tích cực các ổ viêm nhiễm ban đầu ở da như mụn nhọt, vết loét, vết thương, viêm phổi, viêm các màng: phổi, tim... ThS. Nguyễn Thế Minh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nicotine-thuc-day-su-lay-lan-cua-ung-thu-phoi-len-nao-vi
Nicotine thúc đẩy sự lây lan của ung thư phổi lên não
Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Anh Tuấn - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec Trong số những người mắc loại ung thư phổi phổ biến nhất, có tới 40% bệnh nhân tiến triển khối u não di căn, với thời gian sống trung bình dưới sáu tháng. Nhưng tại sao ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) thường di căn đến não vẫn còn là điều chưa được hiểu rõ. Gần đây, các nhà khoa học tại Trường Y khoa Wake Forest đã phát hiện ra rằng nicotine, một chất không gây ung thư có trong thuốc lá, thực sự thúc đẩy sự lây lan/di căn của các tế bào ung thư phổi vào não.Giáo sư Kounosuke Watabe, trưởng nhóm nghiên cứu, tại trường Y khoa Wake Forest cho biết: "Dựa trên những phát hiện của chúng tôi, chúng tôi không nghĩ rằng các sản phẩm thay thế nicotine là cách an toàn nhất để những người mắc bệnh ung thư phổi cai thuốc lá". Fig.1. Cigarette smoking increases incidence and mortality rate of lung cancer brain metastasis. (A) Incidence of brain metastasis among 281 stage IV lung cancer patients composed of both current and noncurrent smokers at the time of diagnosis. All patients were admitted to Wake Forest Baptist Hospital. (B and C) Progression-free survival (PFS; B) and overall survival (OS; C) of patients with brain metastasis (n = 79) and with or without smoking history were examined by Kaplan–Meier analysis. (D) Representative images of immunohistochemical analysis for Iba1+, CD206+, and CD45+ cells in the H&E-stained brain metastatic lesions of lung cancer patients who were current smokers (n = 7) and noncurrent smokers (n = 4). Scale bar, 100 μm. *, P < 0.05; **, P < 0.01; and ***, P < 0.001. Trong nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Y học Thực nghiệm ngày 4 tháng 6, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Watabe lần đầu tiên kiểm tra 281 bệnh nhân ung thư phổi và phát hiện ra rằng những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc ung thư não cao hơn đáng kể.Sau đó, sử dụng mô hình chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nicotine tăng cường sự di căn não bằng cách vượt qua hàng rào máu não (Blood Brain Barrier-BBB) để làm thay đổi chức năng của microglia - một loại tế bào miễn dịch trong não - từ bảo vệ sang thúc đẩy phát triển khối u. Fig.2. Nicotine promotes brain metastasis by activating microglia in vivo. (A) Expression of α4β2 nicotine receptor on human microglia (HMC3), mouse microglia (SIM-A9), human lung cancer cells (H2030BrM), and mouse lung cancer cells (LL/2) were evaluated by qRT-PCR (n = 3/group). (B) LL/2 (5×104 cells) were intracardially injected into immune-competent BALB/c mice (n = 9). After 3 d of intracardiac transplantation of LL/2 cells, mice received nicotine treatment (1 mg/kg) by intraperitoneal injection every 3 d for 60 d. Upper panel: BLI images of brain metastatic lesions of representative mice from each experimental group (vehicle alone or nicotine treatment). Lower panel: total photon flux of ex vivo image of brain metastatic lesions was measured by BLI at the end point (day 60). Quantitative data of bone and brain metastasis of lung cancer are shown in the right panel. (C) At the end point, the brain sections from mice with or without treatment with nicotine were examined for Iba1+ signal (brown) on microglia. Scale bar, 20 μm. (D) Representative images of immunohistochemical analysis for CD206+ and Iba1+ microglia in the metastatic brain lesions of mice that were treated with or without nicotine (n = 9/group). Scale bar, 100 μm. (E) Mouse lung cancer LL/2 cells were intracranially injected into wild-type BALB/c mice (n = 9/group) followed by administering PLX3397 by intracranial injection. Upper panels are BLI images of brain metastatic lesions of representative mice from each experimental group at day 40. Lower panels represent the total photon flux of ex vivo brain metastatic lesions as measured by BLI at the end point (day 40). (F) Quantitative data of in vivo brain metastasis of lung cancer (n = 9/group). (G) Ex vivo BLI signals in the brain at the end point (n = 9/group). (H) Kaplan–Meier analysis of brain metastasis–free survival was performed (n = 9/group). (I and J) Metastatic brain tumors in E were isolated from the brain and were examined by FACS for M2 (I) and M1 (J) microglial polarization (n = 4 or 5/group). The data are presented as the mean ± SD. *, P < 0.05; **, P < 0.01; and ***, P < 0.001 versus respective nicotine group. ##, P < 0.01 versus respective PLX3397 or Nico+PLX3397 group.Cúc thơm (feverfew) là một loại thảo dược thân ngắn, dạng bụi cao từ 0.3m đến 1m thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tên khoa học là Tanacetum Parthenium L. Watabe và các đồng nghiệp đã tìm kiếm các loại thuốc có thể đảo ngược tác dụng của nicotine và đã xác định parthenolide, một chất tự nhiên trong thuốc hạ sốt thảo dược này, có thể ngăn chặn sự di căn khối u lên não do nicotine ở chuột. Do cúc thơm đã được sử dụng trong nhiều năm và được coi là an toàn, do đó Watabe tin rằng parthenolide có thể cung cấp một phương pháp mới để chống lại sự di căn não, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã từng hút thuốc hoặc vẫn đang hút thuốc. Fig.3.PTL suppresses brain tumor progression by blocking nicotine-induced M2 microglia polarization. (A) Human microglia cells (HMC3) with the Arg1 reporter plasmid were cultured in the presence or absence of compounds that were identified as the top three most effective inhibitors for Arg1 during our initial screening (see Materials and methods). After 48 h of incubation, luciferase reporter activity was measured (n = 4/group). (B) Expression of surface markers of M1/M2 microglia was examined by qRT-PCR after microglial cells were treated with or without nicotine plus PTL (n = 4/group). (C) The same set of samples in B was evaluated for quantification of Iba1+/CD11b+ (M1) cells and Iba1+/CD206+ (M2) cells by FACS (n = 4/group). (D) The same set of samples in C was examined for quantification of the protein expression of JAK2 and STAT3 by Western blot. (E) Human microglial (HMC3) cells (green) with or without nicotine treatment (1 μM) in the presence or absence of PTL (1 μM) were incubated with PKH26-labeled H2030BrM cells (red) for 24 h and photographed (left panels), followed by measurement of the microglial phagocytic activity (right panel; n = 4/group). Scale bar, 10 μm. (F) CM was prepared from human microglia (HMC3) treated with or without nicotine and PTL. The CM was added to the culture of H2030BrM, and cells were incubated for 48 h followed by evaluation of CSC population by FACS. Non-nicotine, nicotine, or Nico+PTL CM: microglia were treated with PBS, nicotine, or nicotine plus PTL for 24 h. They were then washed twice with PBS and incubated in the fresh DMEM/F12 medium supplemented with 2% FBS for a further 24 h (n = 4/group). (G) For the same set of samples as F, colony-forming ability was also measured (n = 4/group). (H) Human microglia were treated with or without nicotine (1 μM) in the presence or absence of PTL for 24 h, followed by assessment of the expression of CCL20 by qRT-PCR (n = 4/group). (I) The mouse lung cancer cells, LL/2, were intracardially injected into wild-type BALB/c mice. After 3 d of intracranial transplantation of LL/2 cells, mice received nicotine (1 mg/kg) plus PTL (1 mg/kg) by an intraperitoneal injection every 3 d for 40 d. Upper panel: BLI images of representative mice from each experimental group at day 40. Lower panel: total photon flux of ex vivo brain metastatic lesions was measured by BLI at the endpoint (day 40; n = 9/group). (J) Quantitative data of BLI in the brain regions are shown (n = 9/group). (K) Ex vivo signals in the whole brains at the end point were quantified. (L) The Kaplan–Meier analysis of brain metastasis–free survival was performed (n = 9/group). (M and N) Metastatic brain tumors in I were isolated from the brain and were examined by FACS for M2 (M) and M1 (N) microglial polarization (n = 9/group). (O) A proposed model illustrating a nicotine-induced brain metastasis (n = 9/group). The data are presented as the mean ± SD. *, P < 0.05; **, P < 0.01; and ***, P < 0.001.Hiện tại, phương pháp điều trị duy nhất ung thư phổi, căn bệnh tàn khốc này là xạ trị. Các loại thuốc hóa trị truyền thống lại không thể vượt qua hàng rào máu não, tuy nhiên parthenolide lại có khả năng. Do đó, hứa hẹn đây là một phương pháp điều trị hoặc thậm chí có thể là cách để ngăn chặn sự di căn khối u lên não.Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ hợp tác với các bác sĩ ung thư tại Trường Y khoa Wake Forest, để phát triển một thử nghiệm lâm sàng nhằm thử nghiệm parthenolide trong tương lai gần. Tài liệu tham khảo:Kounosuke Watabe, Andrew Dothard, Thomas W. Lycan, Jimmy Ruiz, Michael Chan, Wei Zhang, Tamjeed Ahmed, Yusuke Shiozawa, Ravindra Pramod Deshpande, Dan Zhao, Yin Liu, Abhishek Tyagi, Kerui Wu, Sambad Sharma, Fei Xing, Shih-Ying Wu. Nicotine promotes brain metastasis by polarizing microglia and suppressing innate immune function. Journal of Experimental Medicine, 2020; 217 (8)Kakusa, B., S. Han, S. Aggarwal, B. Liu, G. Li, S. Soltys, and M. Hayden Gephart. 2018. Clinical factors associated with mortality within three months after radiosurgery of asymptomatic brain metastases from non-small cell lung cancer. J. Neurooncol. 140:705–715.Fidler, I.J.. 2015. The Biology of Brain Metastasis: Challenges for Therapy. Cancer J. 21:284–293Bacha, S., H. Cherif, D. Rabaa, S. Habibech, S. Cheikhrouhou, H. Racil, N. Chaouch, M.L. Megdiche, and A. Chabbou. 2018. Brain metastases of non-small cell lung cancer: prognostic factors and management. Tunis. Med. 96:165–171.Cứu sống người bệnh ung thư phổi bằng thuốc đích thế hệ mới
https://dantri.com.vn/suc-khoe/top-cac-thuc-pham-giau-sat-nhieu-nguoi-chua-biet-20230102101201035.htm
20230102
Top các thực phẩm giàu sắt nhiều người chưa biết
Sắt là khoáng chất thiết yếu, góp phần quan trọng duy trì các hoạt động bên trong cơ thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Bố mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bổ sung sắt từ rau củ quả - Rau bina: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g rau bina chứa 2,7 miligam sắt cùng nhiều khoáng chất và vitamin khác, đặc biệt là vitamin C. Vitamin C có khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, bảo vệ tế bào cho cơ thể. - Súp lơ xanh:Đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Ngoài việc bổ sung sắt cho trẻ, súp lơ xanh còn vitamin C, vitamin K, chất xơ… hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Các thực phẩm giàu sắt (Ảnh: Stock). Bổ sung chất sắt từ các loại thịt - Thịt đỏ:Các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò là nguồn thực phẩm dinh dưỡng rất giàu sắt. Trong 100g thịt dê chứa 3,7 miligam sắt, đối với thịt bò là 2,7 miligam. - Gà tây:Là một loại thịt thơm ngon, được rất nhiều trẻ yêu thích, 100g gà tây chứa 1,4 miligam sắt. Bên cạnh đó loại thịt này còn rất giàu đạm, kẽm, selen giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. - Cá:Các loại cá như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá nục… là những loại cá rất giàu sắt. Bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để vừa bổ sung sắt cho trẻ lại vừa giúp trẻ thưởng thức bữa ăn một cách ngon lành. Bổ sung sắt từ đậu và ngũ cốc - Các loại đậu:Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng… là những loại đậu rất giàu sắt. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều magie, kali và chất xơ hòa tan rất tốt cho sức khỏe của trẻ. - Hạt bí ngô:Hạt bí ngô rất dễ ăn, có thể làm một món ăn chơi cho trẻ vừa vui miệng lại vừa bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Trong 28g hạt bí ngô chứa khoảng 2,5 miligam sắt, con số này rất cao so với nhiều loại hạt khác. - Diêm mạch:Đây là loại ngũ cốc không chứa gluten nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ. Diêm mạch cũng bổ sung sắt cho trẻ một lượng đáng kể khi 1 cốc diêm mạch chứa đến 2,5 miligam sắt. Mẹ có thể thay đổi diêm mạch với cơm trắng để đa dạng nguồn tinh bột cho trẻ nhé. - Đậu phụ:Được làm từ đậu nành nên đậu phụ cũng chứa hàm lượng sắt rất cao. Trong 126g đậu phụ thì có khoảng 3,4 miligam sắt. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, selen, magie… tốt cho việc phát triển xương khớp của trẻ. Sắt là một trong những khoáng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nếu thiếu sắt, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm, rơi vào tình trạng thiếu máu và có nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm.
https://suckhoedoisong.vn/muc-tau-co-chua-duoc-benh-gioi-leo-16952848.htm
20-08-2012
Mực tàu có chữa được bệnh giời leo?
(SKDS) - Mực tàu, còn gọi là mực tầu, là một loại mực màu đen được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phương Đông và một vài nước khác như Ai Cập, Anh... trong quá khứ để viết, in và vẽ. Tuy nhiên nguồn gốc chính xác của nó thì cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, chỉ biết rằng, các chuyên luận sớm nhất về nghệ thuật có nói đến mực tàu do người Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại sản xuất ra. Nền tảng của mực này là chất màu cacbon đen pha trong chất keo lỏng hay các môi trường gắn kết khác. Theo cổ thư Trung Quốc, mực tàu được làm từ muội than của nhựa hoặc gỗ cây thông bị đốt cháy rồi hoà với chất keo và hương liệu. Tuy nhiên, muội than của các dạng gỗ khác nhau cũng được sử dụng và sẽ tạo ra các loại mực có tông màu khác nhau. Trong các dược thư cổ, mực tàu được gọi bằng nhiều tên khác nhau như ô kim, trần hương, huyền hương...và được dùng làm thuốc với vị cay, tính bình, không độc, vào được các đường kinh Tâm, Can và Thận, có công dụng chỉ huyết (cầm máu) và tiêu thũng (làm hết phù nề), được dùng để chữa các chứng bệnh như thổ huyết (nôn ra máu), nục huyết (chảy máu cam), băng huyết, huyết lỵ (kiết lỵ phân có lẫn máu), ung thũng phát bối (nhọt độc ở vùng gáy, lưng)... Theo sách Cương mục, mực tàu có tác dụng lợi tiểu tiện, điều hoà kinh nguyệt ; sách Khai ngọc bản thảo cho rằng mực tàu có khả năng chỉ huyết, sinh cơ phu; theo sách Bản thảo tái tân, loại mực này có công năng bình can thanh phế, trừ phong nhiệt, chỉ khái thấu, sinh tân giải khát. Theo tài liệu cổ mực tàu chữa được nhiều bệnh. Về cách dùng: nên chọn loại mực để càng lâu thì càng tốt, nếu uống trong thì lấy 1 đến 3 tiền mài uống hoặc tán bột trộn với các vị thuốc khác để làm thuốc hoàn tán, nếu dùng ngoài thì mài với nước để bôi xoa. Để chữa nôn ra máu nhiều dùng bột mực tàu 2 tiền hoà với nước a giao uống; để chữa chứng chảy máu cam nặng lấy nước mực tầu đặc nhỏ vào lỗ mũi; để trị băng huyết dùng bột mực tầu 1 thìa uống; để chữa chứng xích bạch lỵ (kiết lỵ đi ngoài phân có máu hoặc nhầy mũi) dùng can khương và mực tàu, mỗi thứ 2 lạng hoà với dấm làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống vài lần, mỗi lần 30 viên với nước cơm; để trị nhọt độc ở lưng dùng mực tàu mài với dấm xoa xung quanh tổn thương, ở giữa lấy mật lợn bôi... Như vậy, có thể thấy, trong y dược học cổ truyền mực tàu được dùng để chữa khá nhiều mặt bệnh khác nhau. Song muốn điều trị an toàn hiệu quả các bài thuốc phải do các bác sĩ, lương y có kinh nghiệm kê đơn. Vừa qua, có nhiều độc giả hỏi mực tàu có chữa được bệnh giời leo không. Tuy nhiên, với những tài liệu, sách vở có dưới tay và tham khảo kinh nghiệm của nhiều lương y, chúng tôi chưa thấy việc dùng mực tàu để chữa bệnh giời leo bao giờ. Có thể đây là kinh nghiệm dân gian của một vài địa phương hoặc lương y nào đó mà chúng tôi chưa biết được. Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục tìm hiểu và phúc đáp lại độc giả trong thời gian sớm nhất. Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-vo-sinh-nu-nhu-the-nao-vi
Dấu hiệu vô sinh nữ như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Vô sinh xảy ra khi một cặp vợ chồng cố gắng mang thai trong ít nhất một năm nhưng không thành công. Vô sinh do nữ chiếm khoảng 1⁄3 trường hợp và nguyên nhân vô sinh nữ có thể khó chẩn đoán hơn so với nam giới. 1. Dấu hiệu vô sinh nữ giới Ở phụ nữ, những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng có thể là triệu chứng của vô sinh nữ biểu hiện thông qua một số bệnh lý. Các triệu chứng bao gồm:Kỳ kinh bất thường: Chảy máu nặng hơn hoặc ít hơn bình thườngKinh nguyệt không đều: Số ngày ở mỗi thời kỳ khác nhau ở mỗi thángMất kinh nguyệt: Bạn chưa bao giờ có một khoảng thời gian, hoặc thời gian đột nhiên dừng lạiĐau trong kỳ kinh: Đau lưng, đau vùng chậu và chuột rút có thể xảy ra.Đôi khi, vô sinh nữ có liên quan đến vấn đề hormone. Trong trường hợp này, các triệu chứng cũng có thể bao gồm:Thay đổi trên da như nhiều mụn trứng cáThay đổi ham muốn và giảm ham muốn tình dụcLông mọc ở môi, ngực và cằmRụng tóc hoặc tóc mỏngTăng cânCác triệu chứng rối loạn khác có thể là dấu hiệu vô sinh nữ, bao gồm:Chất dịch màu trắng đục từ núm vú nhưng không phải là sữa cho con búĐau khi quan hệ Yếu tố cân nặng có liên quan đến vấn đề hormone ở nữ giới 2. Yếu tố nguy cơ làm tăng vô sinh ở nữ giới Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn, bao gồm:Tuổi: Chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bắt đầu giảm khi tuổi càng cao. Vào năm 30 tuổi, tốc độ mất nang trứng tăng lên, dẫn đến trứng kém chất lượng và ít hơn. Điều này làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ sảy thai.Hút thuốc lá: Bên cạnh việc làm hỏng cổ tử cung và ống dẫn trứng của bạn, hút thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai và thai ngoài tử cung. Nó cũng được cho là làm lão hóa buồng trứng và làm cạn kiệt trứng của bạn sớm hơn. Do đó, bạn cần ngừng hút thuốc trước khi bắt đầu điều trị hỗ trợ sinh sản.Cân nặng: Thừa cân hoặc thiếu cân cũng đều có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng bình thường. Chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) có thể làm tăng tần suất rụng trứng và khả năng mang thai.Tiền sử tình dục: Nhiễm trùng bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể làm hỏng ống dẫn trứng. Việc quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tác làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và có thể gây ra các vấn đề về sinh sản sau này.Rượu: Phụ nữ nên tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải, không quá một ly rượu mỗi ngày. 3. Nguyên nhân gây vô sinh nữ Ở phụ nữ, một số yếu tố có thể phá vỡ bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất trứng, rụng trứng và thụ tinh.3.1 Rối loạn rụng trứngRối loạn rụng trứng, có nghĩa là bạn rụng trứng không thường xuyên hoặc hoàn toàn không rụng trứng, nguyên nhân chiếm tỷ lệ vô sinh ở khoảng 1 trong 4 cặp vợ chồng vô sinh. Các vấn đề với sự điều hòa của hormone sinh sản ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên hoặc các vấn đề trong buồng trứng, có thể gây ra rối loạn rụng trứng. Vùng dưới đồi tuyến yên bị ảnh hưởng có thể làm thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS gây mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. PCOS có liên quan đến tình trạng kháng insulin và béo phì, mọc tóc bất thường trên mặt hoặc cơ thể và mụn trứng cá. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nữ. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi (hypothalamic dysfunction): Hai hormone do tuyến yên sản xuất có trách nhiệm kích thích rụng trứng mỗi tháng gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH). Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần quá mức, quá cân hoặc quá gầy hoặc tăng hoặc giảm cân nhanh có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hai loại hormone này và ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của rối loạn này.Suy buồng trứng sớm: Còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát, rối loạn này thường do phản ứng tự miễn hoặc do mất trứng chưa trưởng thành do di truyền hoặc hóa trị liệu. Buồng trứng không còn sản xuất trứng và giảm sản xuất estrogen ở phụ nữ dưới 40 tuổi.Quá nhiều prolactin: Tuyến yên có thể gây ra sản xuất quá mức prolactin (hyperprolactinemia), làm giảm sản xuất estrogen và có thể gây vô sinh. Bệnh này thường liên quan đến vấn đề ở tuyến yên hay do các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng để điều trị bệnh lý khác. Một số loại thuốc có thể gây tình trạng tuyến yên sản xuất quá nhiều Prolactin 3.2 Tổn thương ống dẫn trứngỐng dẫn trứng bị tổn thương hoặc bị chặn lại khiến cho tinh trùng không vào để được trứng hoặc chặn đường phôi di chuyển vào tử cung. Nguyên nhân gây tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng có thể bao gồm:Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng do chlamydia, lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khácPhẫu thuật trước đó ở ổ bụng hoặc xương chậu như phẫu thuật mang thai ngoài tử cung.Lao vùng chậu3.3 Lạc nội mạc tử cungLạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô thường phát triển trong tử cung nhưng lại phát triển ở các vị trí khác. Sự phát triển thêm mô này và phẫu thuật cắt bỏ nó có thể gây ra sẹo, sẹo sẽ chặn ống dẫn trứng và khiến cho trứng và tinh trùng không gặp nhau để thụ tinh.Lạc nội mạc tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, làm gián đoạn quá trình phôi làm tổ. 3.4 Nguyên nhân do tử cung hoặc cổ tử cungMột số nguyên nhân do tử cung hoặc cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách can thiệp vào quá trình làm tổ hoặc làm tăng khả năng sảy thai:Polyp lành tính hoặc khối u (u xơ hoặc ung thư) là các bệnh lý phổ biến trong tử cung. Một số bệnh có thể chặn ống dẫn trứng hoặc can thiệp vào quá trình làm tổ của phôi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.Bất thường bẩm sinh ở tử cung, chẳng hạn như tử cung có hình dạng bất thường nên gây ra khó khăn trong quá trình thụ thai và mang thai.Hẹp cổ tử cung có thể do dị tật di truyền hoặc tổn thương cổ tử cung gây ra.Đôi khi cổ tử cung không thể sản xuất loại chất nhầy tốt nhằm tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua cổ tử cung vào tử cung để thụ tinh. Phụ nữ có vấn đề về cổ tử cung và tử cung cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời 3.5 Vô sinh không rõ nguyên nhânĐôi khi, nguyên nhân gây vô sinh không bao giờ được tìm thấy. Có thể do sự kết hợp của một số yếu tố nhỏ ở cả hai vợ chồng gây ra các vấn đề sinh sản mà bác sĩ không thể giải thích được.Khách hàng có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.Ưu điểm khi khách hàng lựa chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec:Được trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo chất lượng lab, hệ thống tủ cấy đơn tối ưu hóa chất lượng phôi, nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên thế giới: ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn); hỗ trợ phôi thoát màng; dự trữ sinh sản: đông phôi, đông tinh, đông noãn giúp KH chủ động thời gian sinh con theo ý muốn, chuyển phôi ngày 5, giảm thiểu thai; các kỹ thuật vô sinh nam (PESA, MESA, TEFNA, TESE)Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn. Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, webmd.com Các phương pháp điều trị vô sinh: Hi vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-da-co-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri-vi
Viêm đa cơ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm đa cơ là nhóm bệnh tự miễn với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Tổng quan bệnh Viêm đa cơ Viêm đa cơ kèm theo có tổn thương da thì gọi là bệnh Viêm da – cơ hay viêm bì cơ. Ngoài tổn thương ở cơ hoặc kèm theo da, các bệnh nhân thường có biểu hiện khác ở gối, phổi, tim mạch, tiêu hóa.Ở người già, viêm đa cơ và viêm da – cơ có tỷ lệ kết hợp với bệnh ung thư cao hơn và ngược lại ung thư biểu hiện như viêm da – cơ. Nguyên nhân bệnh Viêm đa cơ Bệnh viêm đa cơ và viêm da – cơ thuộc nhóm bệnh tự miễn nên còn gọi là Viêm đa cơ tự miễn với nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh còn có xu hướng tiến triển theo mùa trong năm và có liên quan đến kháng thể tự miễn và các yếu tố di truyềnNgoài ra, các tác nhân như yếu tố môi trường, các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, các loại thuốc cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ Triệu chứng bệnh Viêm đa cơ Khi người bệnh đến khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh và hỏi bệnh. Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như:Xét nghiệm máu phát hiện các enzym cơ trong huyết thanh tăng cao như CK, GOT, GPT... ngoài ra còn có kháng thể kháng nhân dương tính, gặp các kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn trong cơ thể.Điện cơ cho thấy các hình ảnh điện thế phức tạp, biên độ thấp, yếu cơ, cơ dễ bị kích thích.Sinh thiết cơ thấy hình ảnh bất thường của cơ, có xâm lấn, thoái hóa và hoại tử, Có xuất hiện teo các tổ chức xung quanh, theo tiến triển bệnh sẽ dẫn đến việc các tổ chức xơ thay thế các tổ chức cơ bị hoại tử làm chia tách bó cơ.Sinh thiết da cho kết quả thâm nhiễm, teo da, thoái hóa các tổ chức của da.Kiểm tra bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, đo chức năng hô hấp giúp cho việc xác định tổn thương và xâm lấn để có biện pháp điều trị đạt kết quả cao. Đường lây truyền bệnh Viêm đa cơ Triệu chứng của viêm đa cơ và viêm da – cơ thường diễn biến từ từ trong vài tuần hoặc vài tháng nên rất khó phát hiện sớm. Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sút cân đặc biệt khi kết hợp với bệnh ung thư. Các triệu chứng biểu hiện như:Cơ: Bệnh nhân có biểu hiện đau cơ, xơ hóa cơ gây tình trạng co rút cơ, hạn chế vận động các khớp; yếu vùng cơ gốc chi, đối xứng hai bên; yếu cơ vùng hầu họng gây nên tình trạng khó ăn, khó nuốt, nói tiếng bị khàn; yếu cơ vùng liên sườn dẫn đến tình trạng người bệnh khó thở và cuối cùng sẽ dấn đến teo cơ...Da: Dấu hiệu quan trọng trong bệnh viêm da – cơ là tổn thương da gồm có: các dát màu đỏ tím, có vảy. Ở giai đoạn tiến triển, có thể teo da, tăng hoặc giảm sắc tố, xuất hiện các ban đỏ, giãn mao mạch ở xung quanh móng tay.Khớp: Xuất hiện đau khớp hoặc viêm khớp thường gặp ở các khớp nhỏ của bàn tay, cổ tay nhưng không gây biến dạng khớp.Lắng đọng calci ở da và các tổ chức. Bệnh nhân có thể sờ thấy các hạt cứng chắc hoặc nhìn thấy các hạt màu trắng khi tổn thương ở lớp nông. Calci hóa sẽ gây ra tình trạng vận động kém của khớp.Các biểu hiện khác: Bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở, xơ phổi, viêm phổi và tràn dịch. Ngoài ra còn có các bệnh lý về thận, hội chứng thận hư, các bệnh lý ung thư kèm theo tuy nhiên các trường hợp này hiếm gặp Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đa cơ Viêm đa cơ, viêm da – cơ thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 – 15 tuổi và người lớn tuổi từ 45 – 60 tuổi, một vài trường hợp có ghi nhận mắc phải ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh phổ biến ở người da đen hơn người da trắng và phụ nữ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Phòng ngừa bệnh Viêm đa cơ Hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh viêm đa cơ, viêm da – cơ. Người bệnh khi có các biểu hiện cần đi khám bệnh sớm tại các chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đa cơ Khi người bệnh đến khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh và hỏi bệnh. Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như:Xét nghiệm máu phát hiện các enzym cơ trong huyết thanh tăng cao như CK, GOT, GPT... ngoài ra còn có kháng thể kháng nhân dương tính, gặp các kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn trong cơ thể.Điện cơ cho thấy các hình ảnh điện thế phức tạp, biên độ thấp, yếu cơ, cơ dễ bị kích thích.Sinh thiết cơ thấy hình ảnh bất thường của cơ, có xâm lấn, thoái hóa và hoại tử, Có xuất hiện teo các tổ chức xung quanh, theo tiến triển bệnh sẽ dẫn đến việc các tổ chức xơ thay thế các tổ chức cơ bị hoại tử làm chia tách bó cơ.Sinh thiết da cho kết quả thâm nhiễm, teo da, thoái hóa các tổ chức của da.Kiểm tra bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, đo chức năng hô hấp giúp cho việc xác định tổn thương và xâm lấn để có biện pháp điều trị đạt kết quả cao. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đa cơ Việc phát hiện và điều trị bệnh rất quan trọng, điều trị bệnh sớm hiệu quả càng cao và ít biến chứng. Các biện pháp điều trị hiện nay thường sử dụng như:Điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Điều trị bằng Corticoid kết hợp với các thuốc điều trị khác theo chỉ định. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi không những không điều trị được bệnh mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc làm thất bại trong việc điều trị.Lọc huyết tươngtrong trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị thuốc không đáp ứng.Tập vật lý trị liệu tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-giac-mo-song-dong-khi-ngu-vi
Những giấc mơ sống động khi ngủ
Sự xuất hiện của những giấc mơ đẹp khi ngủ thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng những giấc mơ sống động có tính chất tiêu cực, đặc biệt là nếu chúng kéo dài hàng tuần hay hàng tháng, có thể gây rối loạn cảm xúc và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. 1. Giấc mơ đẹp khi ngủ là gì? Chúng ta luôn cho rằng, ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi để nạp năng lượng. Thực tế thì não bộ của chúng ta lại hoạt động khá tích cực trong khi ngủ, xảy ra hiện tượng mơ. Những giấc mơ ở nhiều mức độ khác nhau, có thể nhẹ nhàng hoặc đáng sợ, bí ẩn hoặc hữu ích và thực tế hoặc viển vông.Đôi khi chúng ta quên giấc mơ sau khi ngủ dậy hay không nhớ rằng mình đã mơ. Cũng có những lần chúng ta có thể nhớ lại những giấc mơ của mình vì chúng rất mãnh liệt, dữ dội, nồng nhiệt hay sôi nổi. Đây được gọi là những giấc mơ sống động. 2. Nguyên nhân dẫn đến những giấc mơ sống động Các nhà khoa học nghiên cứu về não bộ cho rằng những giấc mơ có liên quan phần nào đến trí nhớ. Mơ có thể giúp não loại bỏ bất kỳ ký ức không cần thiết và lưu trữ những thông tin quan trọng. Một số người cảm thấy thoải mái hơn sau khi ngủ và mơ, ngay cả khi họ không nhớ là mình đã mơ. Phần lớn mọi người sẽ nhớ giấc mơ cuối cùng mà xuất hiện trong thời gian ngủ của họ. Nếu xuất hiện giấc mơ có tính chất mãnh liệt, dữ dội thì bạn có thể nhớ rất lâu.Những giấc mơ khi ngủ có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, thực tế hoặc tưởng tượng. Các nhà khoa học cho rằng hầu hết những giấc mơ dữ dội, nặng nề xảy ra trong khi ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement - REM). Giấc ngủ REM thường có chu kỳ 90 phút một lần trong mỗi đêm ngủ và kéo dài từ 20 đến 25 phút. Khoảng 25% giấc ngủ đêm của một người trưởng thành được dành cho chu kỳ REM. Người lớn trung bình nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tốt nhất. Vậy, nguyên nhân nào gây ra những giấc mơ sống động? Các nhà khoa học không chắc chắn hoàn toàn nhưng họ nghĩ rằng một số yếu tố sau đây có thể đóng một vai trò:Căng thẳng hoặc lo lắng: Khi bạn đang gặp những khó khăn về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, bạn sẽ xảy ra tình trạng lo âu và căng thẳng khi phải nghĩ cách giải quyết. Các vấn đề về thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mơ thấy giấc mơ sống động. Thay đổi thời gian sinh hoạt, lịch trình ngủ của bạn bị đảo lộn, ví dụ như bay ra nước ngoài, giờ giấc sẽ thay đổi hoặc ngủ ít hơn bình thường cũng có thể làm tăng nguy cơ này.Thuốc men có thể tạo ra những giấc mơ sống động: Một số thuốc như các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc huyết áp, thuốc điều trị bệnh Parkinson và thuốc cai thuốc lá được báo cáo là góp phần tạo ra những giấc mơ sống động. Một số loại thuốc bạn sử dụng có thể khiến giấc mơ đẹp khi ngủ Lạm dụng chất gây nghiện: Sử dụng rượu, thuốc kích thích hoặc cai nghiện ma túy làm tăng cơ hội xuất hiện những giấc mơ sống động nhưng thường là ác mộng.Các rối loạn sức khỏe khác: Một số tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt hoặc các bệnh về thể chất có liên quan đến những giấc mơ sống động.Trong thời kỳ mang thai, hormone trong cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi. Nhiều phụ nữ mang thai cho biết họ trải qua những giấc mơ sống độngvà thường là mơ thấy giấc mơ đẹp. 3. Những tác dụng phụ của giấc mơ sống động tiêu cực Sự xuất hiện của những giấc mơ đẹp thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng những giấc mơ sống động có tính chất tiêu cực, đặc biệt là nếu chúng kéo dài hàng tuần hay hàng tháng, có thể gây rối loạn cảm xúc và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Chính điều đó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:Ban ngày buồn ngủ: Điều này có thể làm bạn mất tập trung và trí nhớ, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như lái xe, nấu ăn,...Các vấn đề về tâm trạng: Những giấc mơ sống động có thể làm mất dần cảm xúc, gây ra các triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm. Đây có thể là một vấn đề đáng lo ngại nếu những giấc mơ sống động kéo dài dai dẳng.Chống lại giấc ngủ: Có thể bạn có ý thức hoặc tiềm thức tránh đi ngủ vì lo sợ sẽ có một giấc mơ xấu khác.Suy nghĩ tự tử: Một số người đã cho biết ý nghĩ tự tử thường xuất hiện trong đầu khi có những giấc mơ sống động tiêu cực. Điều này cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài mơ thấy giấc mơ đẹp thì một số giấc mơ khác có thể khiến bạn có suy nghĩ tự tử 4. Điều trị những giấc mơ sống động Nguyên nhân chính xác của những giấc mơ sống động không phải lúc nào cũng có thể xác định được. Trong nhiều trường hợp, những giấc mơ này không đáng lo ngại, nó sẽ mất đi theo thời gian. Nhưng nếu những giấc mơ sống động khiến bạn bị ảnh hưởng đến tinh thần hoặc các vấn đề về thể chất khác, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để có hướng điều trị cho phù hợp với bạn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho những giấc mơ sống động.Can thiệp y tế: Tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của bạn không tốt sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các giấc mơ sống động. Hãy nâng cao sức khỏe của bản thân để hạn chế những giấc mơ đó xảy ra.Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống khoa học, lành mạnh; duy trì cân nặng hợp lý; ngủ đủ giấc, duy trì lịch ngủ đều đặn; uống đủ nước.Thư giãn: Việc gặp các vấn đề lo lắng hay áp lực, căng thẳng trong cuộc sống vẫn thường xuyên xảy ra. Nếu bạn cảm thấy mức độ căng thẳng và lo lắng của mình không kiểm soát được, bạn có thể cân nhắc ngồi thiền, hít thở thật sâu hay tự thư giãn mỗi ngày sau giờ làm việc bằng những hoạt động ưa thích.Liệu pháp diễn tập hình ảnh: Phương pháp điều trị này thường được bác sĩ áp dụng cho những người trải qua những giấc mơ sống động, đặc biệt là ác mộng do chấn thương. Liệu pháp này được thực hiện với một bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để thay đổi kết thúc của một cơn ác mộng mà bạn nhớ khi tỉnh táo cho đến khi nó không còn trở nên đe dọa.Thuốc: Hầu hết các bác sĩ không khuyên bạn nên sử dụng thuốc để điều trị những giấc mơ sống động. Tuy nhiên, trong trường hợp gặp ác mộng ảnh hưởng đến tâm lý, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu để giúp gây ngủ.Những giấc mơ sống động theo hướng tích cực thường không lo ngại. Nhưng nếu bạn gặp phải ác mộng mang tính chất dữ dội, kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến bạn thì hãy đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-cua-chong-day-mo-rong-va-cach-thuc-hien-vi
Lợi ích của chống đẩy mở rộng và cách thực hiện
Chống đẩy mở rộng (Wide Push-Up) là cách đơn giản và hiệu quả để củng cố sức mạnh phần trên cơ thể và cơ bụng của bạn. Nếu bạn đã thành thạo các bài tập chống đẩy hít đất cơ bản và muốn thử thách bản thân cao hơn thì bài tập chống đẩy mở rộng là lựa chọn tốt nhất. Bằng cách đặt 2 tay xa nhau hơn, bài tập chống đẩy mở rộng sẽ tập trung vào cơ ngực và cơ vai nhiều hơn so với chống đẩy thông thường. Để thực hiện động tác này, bạn cũng không cần chuẩn bị thêm bất kỳ thiết bị nào, đồng nghĩa với việc có thể thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào bạn muốn. Bài viết này sẽ cung cấp lợi ích của chống đẩy mở rộng và cách thực hiện chi tiết. 1. Lợi ích của chống đẩy mở rộng Theo Hội đồng Thể Thao Hoa Kỳ, chống đẩy mở rộng có thể gia tăng sức mạnh và độ bền của cơ bắp, cụ thể là các khu vực:Vùng ngực (cơ ngực - Pectoralis)Vùng vai (cơ delta trước - Anterior deltoid)Bắp tay (cơ tam đầu, cơ tay sau - Triceps)Một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy việc chống đẩy với vị trí đặt tay rộng hơn cũng có thể làm cơ răng trước (Serratus anterior muscle) hoạt động mạnh hơn so với chống đẩy thông thường. Đây là vùng cơ thường bị bỏ qua nhưng có vai trò quan trọng trong việc kéo dài các xương sườn trên, giúp bạn cử động cánh tay và vai, đồng thời hỗ trợ cho các cơ ở cổ và lưng.Theo Mayo Clinic, chống đẩy rộng tay cũng là một bài tập giúp ổn định cơ bụng hiệu quả. Cơ bụng khỏe mạnh có thể tăng cường khả năng giữ thăng bằng và ổn định tư thế, giúp bảo vệ lưng bạn khỏi nguy cơ chấn thương và thực hiện các chuyển động dễ dàng hơn.Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia thể hình, việc thay đổi vị trí tay không chỉ mang lại sự đa dạng cho chương trình luyện tập mà còn cho phép bạn kết hợp với một loạt chuyển động khác, từ đó hạn chế nguy cơ chấn thương do sử dụng cổ tay quá mức.XEM THÊM: Hướng dẫn cách chống đẩy đúng cách, hiệu quả 2. Hướng dẫn cách chống đẩy hít đất mở rộng Tương tự như tất cả các bài tập thể dục khác, điều quan trọng là phải tập đúng tư thế và đúng kỹ thuật. Chỉ có cách như vậy mới có thể đảm bảo kết quả luyện thập và giảm nguy cơ chấn thương. Để thực hiện chống đẩy mở rộng đúng cách, hãy ghi nhớ những điểm sau:Giữ vai, cột sống và hông của bạn tạo thành một đường thẳng.Thẳng cột sống của bạn để giữ cho lưng thẳng.Đảm bảo trong quá trình tập hông không bị chùng xuống hoặc hướng lên trên.Duy trì điểm nhìn thẳng trên sàn trong khi cổ vẫn ở trạng thái cân bằng.Siết cơ bắp và cơ mông khi bạn thực hiện bài tập.Khi bạn đã sẵn sàng, hãy làm theo các hướng dẫn sau:Bắt đầu ở tư thế Plank. Hai tay đặt rộng hơn vai.Hướng ngón tay về phía trước hoặc hơi hướng ra bên ngoài.Từ từ uốn cong khuỷu tay sang hai bên khi dần hạ thấp cơ thể về phía sàn.Tạm dừng khi ngực ở ngay dưới khuỷu tay.Siết cơ bụng khi bạn dùng lực để nâng cơ thể trở lại vị trí ban đầu.Thực hiện 1-3 set, mỗi set từ 8 đến 15 lần lặp lại.Nếu cơ phần thân trên của bạn đủ khỏe, bạn có thể thực hiện từ 3-4 set với 20-30 lần lặp lại. Quan trọng là nên bắt đầu từ từ và tăng dần số lần tập khi cơ thể đã dần quen với chống đẩy mở rộng.XEM THÊM: Hướng dẫn chống đẩy tại nhà cho người mới tập Hướng dẫn thực hiện chống đẩy hít đất 3. Lưu ý để tập chống đẩy an toàn Cần khởi động kỹ trước khi thực hiện một loạt các bài chống đẩy mở rộng. Bạn có thể thực hiện một số động tác kéo giãn, chẳng hạn như xoay cổ tay hoặc cánh tay để làm nóng cơ và thư giãn.Thực hiện chống đẩy mở rộng một cách thận trọng, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ chấn thương nào hoặc từng bị chấn thương trong quá khứ. Đặc biệt chú ý với các chấn thương ở vai, lưng hoặc cổ tay.Nếu bạn không chắc liệu chống đẩy mở rộng có an toàn cho mình hay không, hãy trao đổi với bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên cá nhân trước khi thử.Để tránh bị căng cơ thì bạn đừng cố tập quá khả năng của bản thân. Ngừng tập ngay nếu có dấu hiệu bị đau. Bên cạnh đó, bạn có thể tránh các chấn thương bằng cách tập luyện chéo hoặc chuyển sang thực hiện các bài tập nhắm vào các nhóm cơ khác. 4. Một số bài tập chống đẩy mở rộng 4.1. Biến thể dễ nhất Nếu là người mới bắt đầu tập, bạn có thể thử thực hiện bài tập này với tư thế khuỵu gối thay vì đặt thẳng chân. Bằng cách này bạn có thể chú ý đến tư thế của mình và dễ dàng điều chỉnh vai, lưng và hông sao cho phù hợp. Khi đã giữ đúng tư thế và làm quen với động tác, bạn có thể chuyển sang chống đẩy mở rộng thông thường. 4.2. Chống đẩy hít đất dạng khó hơn Để thực hiện chống đẩy mở rộng phiên bản khó hơn, hãy thử một trong những cách sau:Đặt chân lên một bề mặt cao (băng ghế, bậc thềm hoặc hộp cứng).Đặt 1 chân lên bóng rổ hoặc bóng chuyền và chân còn lại trên sàn.Đặt cả 2 chân lên một quả bóng.Đặt 1 đĩa cân trên lưng của bạn.Một lựa chọn khác là thử chống đẩy hít đất tay trước sau (Staggered-hand Push-up) bằng cách đặt một tay ở vị trí ngang vai thông thường và tay còn lại ngang vùng bụng trên. Phần ngực giữa sẽ được tác động nhiều tại tay để ngang vai, phần ngực dưới sẽ được tác động ở tay còn lại. Chống đẩy hít đất dạng khó hơn 5. Làm sao để kết hợp chống đẩy mở rộng vào chương trình luyện tập hàng ngày? Chống đẩy mở rộng là một bài tập đa năng và dễ kết hợp. Bạn có thể thực hiện chúng:Như một phần của bài tập khởi động, sau khi thực hiện các động tác giãn cơ.Kết hợp với bài tập Cardio hoặc rèn luyện thể lực lúc cuối buổi tập tạ.Duy trì chống đẩy mở rộng 3-4 lần mỗi tuần, cho phép cơ thể nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày giữa các buổi tập để phục hồi các cơ.Tập đúng kỹ thuật, tư thế đúng còn quan trọng hơn việc bạn thực hiện được bao lần chống đẩy. Lời khuyên là bạn nên chống đẩy ít lần hơn với tư thế đúng còn hơn là lặp lại nhiều lần với tư thế chưa chính xác.Chống đẩy mở rộng là phương thức luyện phần thân trên nâng cao, nhắm vào các cơ ở vùng ngực, vai và cánh tay trên. Biến thể chống đẩy hít đất này cũng có thể giúp xây dựng sức mạnh cơ bụng và hỗ trợ bảo vệ phần lưng. Kết hợp chống đẩy mở rộng với chống đẩy tiêu chuẩn cũng là lựa chọn tốt để ngăn ngừa chấn thương do căng cơ. Hãy từ tốn và kiên nhẫn trong quá trình nâng cao sức mạnh thể chất và độ bền thể lực, rồi bạn sẽ đạt được kết quả như ý muốn. Nguồn tham khảo: Healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cham-soc-suc-khoe-khi-tre-di-du-lich-nuoc-ngoai-nhu-nao-vi
Chăm sóc sức khỏe khi trẻ đi du lịch nước ngoài như thế nào?
Bài viết do Bác sĩ Nội trú Nguyễn Thị Hồng Tho – Chuyên khoa Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Khi trẻ đi du lịch nước ngoài, môi trường, nước uống và thực phẩm có thể không phù hợp mà cơ thể trẻ chưa thích nghi được hoặc sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý phòng ngừa để con đảm bảo sức khỏe trong những chuyến đi chơi cùng gia đình. 1. Chuẩn bị trước khi đi du lịch a. Nắm thông tin về các vấn đề y tế tại địa điểm du lịchNếu du lịch trong nước, bạn có thể đọc hoặc nghe tin tức thời sự về những dịch bệnh trên báo, đài, tivi hay trên các website chính thức của Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tại các địa phương bạn sẽ tới, ví dụ: dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng,..Nếu khu vực đó đang có dịch bệnh tốt nhất, bạn hãy đổi điểm đến hoặc tạm hoãn lại chuyến đi để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với trường hợp nơi đang có dịch COVID- 19.Khi du lịch nước ngoài, bạn nên tìm kiếm thông tin liên quan đến y tế hiện tại của quốc gia sắp đến thông qua các website như Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bạn có thể gõ các từ khóa tìm 2 website sau: Centers for Disease Control and Prevention và World Health OrganizationHãy tra cứu các dịch bệnh mới xuất hiện gần đây cũng như những yêu cầu về tiêm chủng nếu con bạn cần đến đó.Nghiên cứu trước các vấn đề liên quan đến điểm đến cũng giúp bạn và trẻ chuẩn bị hành lý phù hợp.Ví dụ bạn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng ra tham quan tại Sa Pa, Lào Cai để đón tuyết rơi vào tháng 12, sự chênh lệch nhiệt độ tới gần 20 độ mà bạn không có biện pháp giữ ấm cho trẻ có thể khiến cho trẻ bị sốc lạnh dẫn đến viêm phổi cấp.b. Kiểm tra lại sức khỏe cá nhânĐể đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho chuyến đi, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt khi đi ra nước ngoài. Lưu ý tới các thông tin về các vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết hay lưu hành dịch cúm mùa... Cần chuẩn bị màn để tránh muỗi đốt hay tiêm phòng những vắc-xin cần thiết trước vài tuần để đảm bảo vắc xin có tác dụng khi bạn đã đi du lịch.Trường hợp trẻ có các bệnh lý mạn tính hen suyễn, động kinh... thì nên tái khám trước chuyến đi và chuẩn bị các thuốc cần thiết cho trẻ. Hãy hỏi bác sĩ về những việc cần làm, cần tránh khi trẻ đi du lịch để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.Khi đi từ ngoài trời về phòng ở, không nên tắm cho trẻ ngay mà nên đợi trẻ hết mồ hôi, đỡ mệt mỏi. Đồng thời tắm nước ấm thật nhanh, lau người thật khô để tránh nhiễm lạnh.Nêu có thể, bạn chia sẻ với bác sĩ về nơi dự kiến đến, với các thông tin về y tế và hiểu biết về địa điểm đến, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đủ dùng hoặc dư ra vài liều phòng trường hợp khó khăn khi mua thuốc tại nơi bạn đến. Khi cần sử dụng thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn về thời gian và cách dùng thuốc. Bởi một số thuốc nên uống cách nhau khoảng thời gian nhất định tránh quá liều thuốc.c. Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết khi trẻ đi du lịchNgoài những thuốc theo đơn dùng để điều trị bệnh lý hiện tại của trẻ (nếu có), bạn có thể chuẩn bị một số thuốc không kê đơn cần thiết khác như:Thuốc kháng histamin (chống dị ứng)Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamolThuốc mỡ hay kem bôi ngoài da trị côn trùng/muỗi đốtThuốc nhỏ mắt, nhỏ mũiCác vật dụng sơ cứu cơ bản như băng keo cá nhân, bông gạc, kéo...Hãy nhớ mang theo đầy đủ đơn thuốc và có thể sao chụp vào điện thoại để tránh trường hợp bị thất lạc hành lý làm mất các thuốc mang theo.d. Chuẩn bị một số kỹ năng sơ cứu cơ bản. Nếu bạn sẽ đi du lịch ở những xa, hãy bổ túc hoặc kiểm tra kỹ năng sơ cứu của bạn thông qua đọc sách hoặc tham gia một lớp học sơ cứu khi đuối nước, sốc nhiệt do nắng... chẳng hạn.e. Mua bảo hiểm du lịch. Loại bảo hiểm du lịch phù hợp dự trên chính sách bảo hiểm y tế cá nhân, điểm đến và các hoạt động trong chuyến đi. Điều này sẽ rất hữu ích nếu con bạn cần sử dụng và chi trả các khoản phí cho y tế khi bị bệnh trong quá trình đi du lịch. 2. Chăm sóc sức khỏe trong quá trình trẻ đi du lịch 2.1. Phòng ngừa Tiêu chảyĐây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhiều du khách hay gặp phải. Các bệnh khác như dịch tả hoặc kiết lỵ cũng do ăn phải thức ăn và nước bị ô nhiễm. Bạn hãy lưu ý các vấn đề sau:a. Thực phẩmChỉ cho trẻ ăn thực phẩm đã đun sôi và bóc vỏ. Hạn chế ăn rau sống hoặc salad nếu bạn chưa thực sự tin tưởng về bếp nấu ăn tại đó. Đối với trái cây, chỉ ăn loại đã rửa và bóc vỏ. Nếu trái cây không thể gọt vỏ, bạn nên ngâm chúng trong dung dịch nước muối hoặc iốt khoảng 15 phút trước khi cho trẻ ăn.Nên ăn thức ăn nóng, yêu cầu cung cấp đồ ăn mới nấu để tránh các vấn đề về tiêu hóa.Tránh dùng các loại sản phẩm làm từ sữa cho bé, đặc biệt ở vùng khí hậu nhiệt đới, bởi quá trình thanh trùng các loại sản phẩm này có thể không đảm bảo.Uống men vi sinh acidophilus. Men vi sinh acidophilus là loại men sữa chua tự nhiên có thể giúp cơ thể phòng ngừa vi khuẩn. Hoặc đơn giản hơn, hãy ăn sữa chua mỗi ngày khi đi du lịch.Nếu như hợp khẩu vị, bạn cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì thực phẩm lạ sẽ khiến cho bé đầy bụng, khó tiêu sẽ nôn ói hoặc tiêu chảy ngay lập tức.b. Nước uống:Mỗi ngày, trẻ cần uống 1-1,5 lít nước. Thiếu nước có thể khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chuyến đi.Chỉ uống nước đun sôi, đã thanh lọc/ khử trùng, tốt nhất là bạn nên mua nước uống đóng chai. Nếu không, hãy đun sôi nước trước khi uống. Không nên cho trẻ uống nước đá phòng ngừa trường hợp nước không được đun trước khi làm đá. Luôn đánh răng hàng ngày cho trẻ trước khi đi ngủ.Khi mua nước đóng chai, hãy kiểm tra phần nắp để phòng trường hợp chai đã được mở và đổ lại bằng nước máy. Các loại nước khoáng có ga là ít bị làm giả nhất.2.2. Nghỉ ngơi điều độViệc di chuyển giữa các địa điểm khác nhau về múi giờ có thể khiến trẻ mệt mỏi. Tình trạng này sẽ giảm bớt khi trẻ dần thích nghi với nhịp sinh học mới. Do đó, với những chuyến đi tham quan dài ngày, cha mẹ nên có chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Không nên cho trẻ ở lại muộn trong cuộc vui đến gần sáng, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi trẻ bị say máy bay hoặc say tàu xe, trẻ càng cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi lại sức khỏe trước khi tận hưởng chuyến du lịch.2.3. Tìm thông tin y tế địa phương phòng ngừa các tình huống khẩn cấpĐể chủ động hơn khi gặp các tình huống cần cấp cứu như trẻ bị té ngã, dị ứng do côn trùng đốt, tiêu chảy, dị ứng thức ăn hay thậm chí nguy hiểm tới tính mạng bạn cần tìm hiểu về y tế nơi bạn đến và phương thức liên hệ với họ khi cần.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-x-quang-tuyen-le-co-y-nghia-gi-vi
Chụp X quang tuyến lệ có ý nghĩa gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Tắc tuyến lệ là bệnh lý thường gặp ở người, xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần. Phương pháp chụp X-quang tuyến lệ là phương pháp có giá trị cao trong việc chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này. 1. Cấu tạo tuyến lệ ở người Tuyến lệ hình thành từ trong hệ xương của đôi mắt, bắt đầu từ rãnh mũi và mắt nằm giữa mầm mũi ngoài, mầm hàm trên. Tuyến lệ có trong khoang mắt của mỗi người, ở phần bên trên và dưới mỗi con mắt đều có tuyến lệ. Kích thước tuyến lệ chỉ to bằng hạt đậu và có hình tròn dẹt. Tuyến lệ bao gồm tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ.Tuyến lệ chính nằm giữa khu vực hộ lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu. Tuyến lệ chính bao gồm 2 phần là tuyến lệ hốc và một phần của tuyến lệ mi;Tuyến lệ phụ bao gồm có rất nhiều các tuyến lệ nhỏ, nằm ngay dưới vùng kết mạc của người;Trong nhiều trường hợp khi mắt của người bị kích thích sẽ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt này sẽ rửa sạch phần trước mắt, chảy xuống theo ống lệ đi xuống vùng xoang mũi. Tác dụng của nước mắt này làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ cho mắt. Tuyến lệ chỉ to bằng hạt đậu và có hình tròn dẹt 2. Bệnh lý tắc tuyến lệ Bệnh lý tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo. Đây là bệnh thường gặp khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần, gây ra hiện tượng chảy nước mắt sống. Bệnh còn kích thích làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.Ở trạng thái bình thường nước mắt được tiết ra liên tục từ tuyến lệ ở phía trên mỗi bên mắt. Sau đó nước mắt thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới và tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mí mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi. Cuối cùng được dẫn xuống vùng mũi thông qua ống lệ mũi. Tại đây nước mắt sẽ được bốc hơi hoặc được tái hấp thu thành quá trình tương tự.Qua kết quả điều tra khảo sát hàng năm thì khoảng 20% trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh và hầu hết đều tự khỏi sau 1 tuổi.Đối với người lớn tình trạng tắc tuyến lệ xảy ra khi bệnh nhân bị các nhiễm trùng tại mắt, tình trạng sưng nề hoặc các chấn thương và khối u gây nên. 3. Phương pháp chụp X quang tuyến lệ có tác dụng gì? Chụp X quang tuyến lệ là kỹ thuật đưa thuốc đối quang có chứa i-ốt tan trong nước vào ống tuyến lệ nhằm khảo sát sự lưu thông của ống tuyến, tìm những nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ống tuyến. Đối với bệnh lý tắc tuyến lệ thì phương pháp chụp X quang có giá trị cao phục vụ chẩn đoán và chữa trị.Phương pháp chụp X quang tuyến lệ được chỉ định trong những trường hợp sau:Bệnh nhân bị chảy nước mắt thường xuyên và nghi ngờ hiện tượng tắc ống tuyến;Nghi ngờ có sỏi trong tuyến lệ hoặc thông lệ mũi thất bại.Chống chỉ định đối với những trường hợp sau:Viêm ống tuyếnViêm tuyến lệ cấpViêm xoang cấp Chụp X quang tuyến lệ chống chỉ định với người bị mắc viêm xoang cấp 4. Chuẩn bị trước khi thực hiện chụp X quang tuyến lệ Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện chụp X quang tuyến lệ với sự trợ giúp của nhân viên điện quang. Trước khi thực hiện bác sĩ cần lưu ý một số điều như sau:Kiểm tra kỹ thông tin cá nhân người bệnh như họ tên, tuổi tác, địa chỉ,...Kiểm tra hồ sơ khám bệnh, xác định xem bệnh nhân có tiền sử với bệnh dị ứng hay không. Có bị dị ứng với thuốc đối quang hay thuốc có chứa i-ốt hay không;Giải thích quy trình chụp chiếu cho người bệnh và hiện tượng tai biến có thể xảy ra.Bệnh nhân thực hiện chụp X quang tuyến lệ không cần phải làm hoặc chuẩn bị thủ tục gì. 5. Các bước tiến hành chụp X quang tuyến lệ Bác sĩ điều chỉnh tư thế bệnh nhân nằm ngửa rồi nhỏ vào mắt 2 giọt thuốc gây tê.Quy trình sát khuẩn phải diễn ra cẩn thận để tránh nhiễm trùng về sau gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.Nong ống tuyến lệ dưới bằng ống thông Bowman, hoặc có thể sử dụng kim đầu tù cho tuyến lệ. Đưa ống thông theo hướng thẳng đứng, sau khi vào khoảng 2mm rồi xoay ngang 90 độ để đẩy ống thông vào. Khi nào cảm thấy đụng đến xương thì dừng lại.Lật sấp người bệnh nhân để thực hiện chụp phim.Tiến hành bơm thuốc đối quang rồi thực hiện chụp với các tư thế Waters, Caldwell, nghiêng.Trong quá trình chụp X quang tuyến lệ bác sĩ đồng thời phải theo dõi thuốc đối quang lưu thông trong ống tuyến. Sau 15 đến 20 phút thấy thuốc đối quang xuất hiện trong sàn hốc mũi và niêm mạc họng. 6. Đánh giá kết quả sau khi chụp tuyến lệ Sau khi thực hiện chụp ta có thể quan sát được lòng ống tuyến hẹp hay tắc, có giãn trên chỗ hẹp hay không;Xác định được vị trí tắc ở túi lệ, ống lệ mũi, hay chỗ nối giữa túi và ống lệ mũi. 7. Một số vấn đề thường gặp khác trong quá trình chụp X quang tuyến lệ Nhiễm khuẩn: Trong quá trình thực hiện chụp X quang tuyến lệ cần tuân thủ các điều kiện vô khuẩn. Tuy nhiên nếu bị nhiễm khuẩn thì phải cho sử dụng kháng sinh và có biện pháp điều trị kịp thời;Trong trường hợp bệnh nhân bị thủng ống tuyến thì cần dùng kim đầu tù để thực hiện chụp tuyến lệ;Xử lý trình trạng tai biến với chất đối quang theo hướng dẫn được ban hành bởi Bộ Y tế.XEM THÊM:Xử trí khi trẻ sơ sinh bị tắc lệ đạoNhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ: Đừng tùy tiệnChảy nước mắt sống do tắc lệ đạo ở trẻ Tại sao chúng ta lại khóc?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thanh-phan-dinh-duong-cua-qua-mang-cut-vi
Thành phần dinh dưỡng của quả măng cụt
Măng cụt có sẵn đóng hộp hoặc tươi nhưng thường được tìm thấy dưới dạng nước trái cây hoặc bột bổ sung. Các sản phẩm nước ép măng cụt thường bao gồm quả, vỏ (không thể ăn được ở dạng nguyên quả) và cùi của quả. Bài viết sau đây giúp cung cấp một số thông tin cần thiết về măng cụt 1. Thành phần dinh dưỡng của quả măng cụt Măng cụt (Garcinia mangostana) là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á được cho là mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Thường được giới thiệu về tác dụng chống oxy hóa, măng cụt đôi khi được gọi là "siêu quả". Quả có vị hơi ngọt và chát.Măng cụt không được bán rộng rãi trong các cửa hàng tạp hóa ở Hoa Kỳ. Nếu bạn đang tìm kiếm cả trái cây hoặc phiên bản đóng hộp, bạn có nhiều khả năng tìm thấy nó ở các thị trường châu Á hoặc trực tuyến. Khi mua các sản phẩm đóng hộp, hãy nhớ kiểm tra nhãn để biết thêm chất tạo ngọt. Nếu được đóng hộp dưới dạng nước trái cây hoặc si-rô, bạn có thể tin tưởng vào lượng đường bổ sung, nhưng để ráo và rửa sạch có thể làm giảm lượng bạn tiêu thụ.Bạn cũng có thể tìm thấy nước ép măng cụt, trà măng cụt, hoặc các chất bổ sung măng cụt ở dạng viên nang hoặc bột tại các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe, trực tuyến hoặc ở các chợ châu Á. Như với tất cả các chất bổ sung, hãy nhớ kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để biết bất kỳ chống chỉ định tiềm ẩn nào với các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng.USDA không cung cấp thông tin dinh dưỡng cho măng cụt tươi. Thông tin sau đây dành cho 1 cốc (196g) măng cụt đã được đóng hộp trong si-rô và để ráo nước.Lượng calo: 143Chất béo: 1,1gNatri: 13,7mgCarbohydrate: 35gChất xơ: 3,5gChất đạm: 0,8gCarb: Khẩu phần 1 chén măng cụt đóng hộp cung cấp 143 calo và 35 gam carbohydrate. Loại trái cây này cũng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào với 3,5 gam mỗi cốc.USDA không cung cấp thông tin về lượng đường trong sản phẩm, tuy nhiên, vì nó được đóng hộp dưới dạng siro nên có khả năng lượng đường thêm vào tương đối cao. Dữ liệu về chỉ số đường huyết của măng cụt không có sẵn.Chất béo: Chỉ có hơn 1 gam chất béo trong 1 cốc măng cụt đóng hộp.Chất đạm: Măng cụt cung cấp ít hơn một gam protein trong một khẩu phần ăn.Vitamin và các khoáng chất: Măng cụt là một nguồn cung cấp folate và mangan dồi dào. Quả măng cụt là một nguồn cung cấp dồi dào Vitamin và các khoáng chất 2. Lợi ích sức khỏe Ở Đông Nam Á, vỏ măng cụt đã được sử dụng làm thuốc từ bao đời nay. Những người ủng hộ cho rằng măng cụt cũng có thể giúp điều trị các bệnh bao gồm mụn trứng cá, viêm khớp, ung thư và tiểu đường. Một số người cũng cho rằng măng cụt có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh và giảm cân.Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu kiểm tra tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe con người và cần có các nghiên cứu khẳng định thêm.2.1. Có thể hỗ trợ phòng chống dịch bệnhTrong nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất măng cụt có thể có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống khối u.Măng cụt chứa xanthones, một loại hợp chất polyphenolic được biết đến với các hoạt động chống oxy hóa. Một số nhà khoa học tin rằng những hợp chất này có thể hữu ích trong cuộc chiến chống lại các bệnh bao gồm bệnh lao và sốt rét. Nhưng các thử nghiệm trên người còn thiếu. 2.2. Có thể hỗ trợ điều trị cho chứng rối loạn tâm trạngMột số nhà nghiên cứu tin rằng chất chiết xuất từ ​​vỏ quả măng cụt có các đặc tính sinh học thần kinh và do đó có tiềm năng như một phương pháp điều trị đối với một số loại bệnh tâm thần.Theo một đánh giá nghiên cứu được công bố vào năm 2019, các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống apxe, bảo vệ thần kinh và tăng cường ty thể của măng cụt khiến nó trở nên hữu ích về mặt lý thuyết như một phương pháp điều trị tâm thần bổ trợ cho bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.Nhưng các tác giả nghiên cứu nói rằng cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa vì các nghiên cứu đã hoàn thành cho đến nay rất khan hiếm và một số nghiên cứu được thực hiện có quy mô nhỏ.42.3. Có thể cải thiện sức khỏe miễn dịchTrong một vài thử nghiệm lâm sàng kiểm tra tác dụng của măng cụt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng măng cụt có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc, nghiên cứu liên quan đến 59 người trưởng thành khỏe mạnh. Trong 30 ngày, những người tham gia nghiên cứu đã dùng giả dược hoặc sản phẩm măng cụt có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.Vào cuối nghiên cứu, các thành viên của nhóm ăn măng cụt đã có sự cải thiện đáng kể về phản ứng miễn dịch so với các thành viên của nhóm dùng giả dược. Măng cụt cũng làm giảm mức độ protein phản ứng C (một dấu hiệu của chứng viêm).Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy măng cụt có khả năng cải thiện chức năng miễn dịch, nhưng cần có nhiều thử nghiệm chất lượng cao hơn trên người để hiểu đầy đủ về lợi ích tiềm năng này. Quả măng cụt có khả năng cải thiện chức năng miễn dịch 2.4. Có thể giúp chống lại bệnh ung thưTheo một nghiên cứu, các nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật đã cho thấy rằng xanthones ức chế sự tăng sinh của một loạt các loại tế bào khối u ở người, mang lại tiềm năng ngăn ngừa và điều trị ung thư.Nhưng các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mặc dù có bằng chứng thuyết phục cho thấy xanthones từ măng cụt có thể là một "ứng cử viên đáng chú ý" cho các chiến lược phòng ngừa hóa học và trị liệu hóa học, các nghiên cứu sâu hơn phải được tiến hành trước khi các hợp chất này có thể được sử dụng trong điều trị ung thư.Hơn nữa, một báo cáo được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Ung thư Tích hợp, các nhà khoa học cảnh báo rằng bệnh nhân ung thư nên thận trọng trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ măng cụt. Các tác giả của báo cáo lưu ý rằng măng cụt có thể tương tác với các phương pháp điều trị ung thư và cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.2.5. Có thể hỗ trợ phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đườngTheo một đánh giá nghiên cứu năm 2019, chiết xuất từ ​​cây măng cụt có thể có đặc tính chống bệnh tiểu đường. Các tác giả nghiên cứu nói rằng một lượng lớn các nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất măng cụt có thể có tiềm năng sử dụng trong các loại thuốc chống tiểu đường.Các nhà nghiên cứu cũng giải thích rằng một cuộc khảo sát toàn quốc ở Philippines cho thấy rằng việc sử dụng măng cụt làm trà hoặc ăn sống có thể có khả năng hạn chế bệnh tiểu đường ở người dân địa phương. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng lưu ý rằng nên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng hơn trên người. Quả măng cụt có thể có đặc tính chống bệnh tiểu đường 3. Dị ứng măng cụt Trong khi các chuyên gia y tế thừa nhận rằng có thể xảy ra phản ứng dị ứng với măng cụt, thì 10 báo cáo đã được công bố là rất hiếm. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm những bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa bạch dương và thấy rằng măng cụt thường được dung nạp tốt. Những người bị dị ứng phấn hoa bạch dương thường không thể dung nạp bất kỳ loại trái cây nào. Thậm chí có một số bằng chứng (hạn chế) cho thấy măng cụt có lợi ích chống dị ứng. 4. Tác dụng phụ Nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy xanthones có khả năng cản trở quá trình đông máu bình thường. Người ta không biết liệu xanthones trong măng cụt có thể tương tác với thuốc làm loãng máu (chẳng hạn như warfarin) hay không.Trong một nghiên cứu nhỏ, một số tác dụng phụ của việc uống chiết xuất măng cụt bao gồm mệt mỏi, táo bón, khô họng, nhức đầu và khó tiêu. 5. Cách chọn lựa măng cụt và bảo quản Măng cụt chủ yếu được trồng ở Thái Lan, nơi nó được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8. Trong một thời gian, đã có lệnh cấm măng cụt ở Hoa Kỳ vì lo ngại về ruồi đục quả châu Á, nhưng lệnh cấm đã được dỡ bỏ vào năm 2007.Để chọn được quả măng cụt tươi ngon nhất nên chọn quả có màu tím đậm. Nó phải tương đối chắc chắn. Đảm bảo rằng cuống trên cùng (đài hoa) còn nguyên vẹn và có hình bông hoa nhô lên ở phía dưới.Nếu mua măng cụt tươi, bạn nên bào để dùng nhanh. Quả sẽ chỉ tươi trong khoảng 2-3 ngày. Trái cây nên được bảo quản lạnh cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng. Măng cụt không nên để đông lạnh. 6. Làm thế nào để chế biến măng cụt Mở quả măng cụt rất dễ dàng miễn là bạn hiểu rõ từng bộ phận của quả. Phần ăn được là phần giữa màu trắng được chia thành nhiều phần như quả cam. Mỗi phần có thể có hoặc không một hạt đắng (tùy theo kích thước).Dùng dao nhỏ mở quả. Giữ quả trong lòng bàn tay với các lá đài ở trên cùng. Cắt xung quanh bên ngoài của quả (đường xích đạo) mà không cắt qua giữa, sau đó cắt bỏ phần trên cùng để lộ phần mềm, trắng, ăn được bên trong.Vỏ (pericarp) và hạt được biết là có vị đắng và thường không được tiêu thụ ở dạng thô. Nhưng đây là những bộ phận của quả được nghiên cứu về công dụng đối với sức khỏe.Măng cụt thường được dùng riêng nhưng có thể dùng để trộn với salad trái cây, sữa chua hoặc các món ngọt khác. Nguồn tham khảo: webmd.com, verywellfit.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-tim-mach-chuyen-hoa-vi
Hội chứng tim mạch chuyển hóa
Bài viết bởi Bác sĩ Trịnh Ngọc Anh - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Hội chứng tim mạch chuyển hóa (Cardiometabolic syndrome – CMS) hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa, hội chứng X là một tập hợp các rối loạn chuyển hóa bao gồm đề kháng insulin, tiền đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và béo bụng. Đây là một bệnh lý đã được ghi nhận bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Nội tiết Hoa Kỳ (ASE). 1. Hậu quả của hội chứng tim mạch chuyển hóa Trong thế giới hiện nay, sự phát triển của công nghệ, sự gia tăng tiêu thụ đồ ăn nhanh cùng lối sống lười vận động khiến cho các bệnh lý không lây nhiễm lên ngôi và trở thành mối đe dọa trong tương lai trên toàn thế giới. Hội chứng tim mạch chuyển hóa là một trong những bệnh lý hàng đầu trong nhóm này.Theo điều tra dịch tễ từ 2017, có khoảng 25% người trưởng thành trên thế giới đang bị hội chứng tim mạch chuyển hóa, tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch đã giảm ở các nước phát triển nhưng lại gia tăng ở các nước đang hoặc kém phát triển. Các phân tích về kinh tế y tế tại Mỹ cho thấy chi phí y tế trung bình hàng năm ở các bệnh nhân có 1 yếu tố trong hội chứng tim mạch chuyển hóa là 5.564 $ nhưng có thể lên tới 12.287 $ nếu có đủ 4 yếu tố. Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy các bệnh nhân bị hội chứng tim mạch chuyển hóa có nguy cơ thất nghiệp tăng 40-45%, số ngày nghỉ gia tăng lên tới 179% và chi phí mất do giảm hiệu suất lao động lên tới 18.7 tỷ $/năm so với người bình thường. Hội chứng này gặp rất phổ biến ở nhóm người >65 tuổi, nhóm tuổi này sẽ gia tăng từ 12% năm 2000 lên tới 20% vào năm 2050. Bên cạnh đó, hầu hết các thành phần trong hội chứng tim mạch chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì...) đều có xu hướng gia tăng trong tương lai. Bệnh nhân bị hội chứng tim mạch chuyển hóa sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bệnh lý mạch vành và tăng gấp 3 lần nguy cơ đột quỵ so với người bình thường, rút ngắn đáng kể tuổi thọ của người bệnh. Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng tim mạch chuyển hóa ở người bệnh 2. Vì sao người bệnh bị hội chứng tim mạch chuyển hóa? Trong hội chứng này, béo bụng được xem là tổn thương cốt lõi thúc đẩy làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Về mặt bệnh sinh, béo bụng đi kèm sự gia tăng mỡ tạng do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu thụ. Bản chất mỡ tạng là mô có tác dụng chuyển hóa rất mạnh sản xuất ra rất nhiều các chất trung gian dẫn truyền liên tế bào gây ra tình trạng tiền viêm và tiền tăng đông. Thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chu vi vòng bụng là chỉ số nhạy hơn nhiều so với BMI trong tiên lượng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Trong hội chứng này, sự đề kháng insulin và giảm nồng độ adiponectin cũng là các rối loạn quan trọng góp phần thúc đẩy tình trạng viêm và xơ vữa động mạch. 3. Hội chứng tim mạch chuyển hóa biểu hiện như thế nào? Nguy cơ gặp hội chứng chuyển hóa gia tăng ở các bệnh nhân thừa cân/béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn giàu carbohydrate, lối sống lười vận động, phụ nữ mãn kinh, tiền sử gia đình có bố/mẹ bị bệnh tim mạch chuyển hóa.Trên lâm sàng, những người bệnh thường không có biểu hiện gì đặc biệt ngoại trừ thay đổi chu vi vòng bụng. Bệnh thường diễn biến âm thầm trong nhiều năm mặc dù các tổn thương viêm và xơ vữa mạch cứ tiến triển từ từ. Những người bệnh có hội chứng này đa số phát hiện bệnh một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát. Nhưng phần lớn các bệnh nhân không đi khám định kỳ, khi bệnh được phát hiện muộn thường đã có biến chứng tổn thương cơ quan đích như bệnh mạch vành, đột quỵ não hay bệnh động mạch ngoại vi. Có thể thấy rằng, các triệu chứng mờ nhạt kết hợp với hậu quả nặng nề khiến cho hội chứng này được xem như một “kẻ giết người thầm lặng” trong thế giới hiện đại. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm là điểm mấu chốt để đối phó với hội chứng này. Hội chứng tim mạch chuyển hóa có thể gây đột quỵ não ở người bệnh 4. Điều trị hội chứng tim mạch chuyển hóa như thế nào? Với các bệnh nhân bị hội chứng tim mạch chuyển hóa, việc điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch. Chính vì bệnh sinh cốt lõi là gia tăng mỡ tạng nên việc thay đổi lối sống, chế độ ăn lành mạnh, thể dục thường xuyên, giảm cân đạt cân nặng lý tưởng, bỏ thuốc lá được xem là biện pháp đầu tay cho nhóm bệnh nhân này. Sau đó, các bác sỹ sẽ phân tích các yếu tố cấu thành hội chứng tim mạch chuyển hóa để có kế hoạch điều trị cụ thể như: kiểm soát đường máu, mỡ máu, huyết áp, cân nặng... Chi phí điều trị sẽ càng cao, nếu người bệnh được phát hiện càng muộn và có càng nhiều các yếu tố. Xu hướng hiện nay trên thế giới xử trí hội chứng này tập trung vào phát hiện sớm từ giai đoạn tiền bệnh và quản lý đa chuyên khoa khi bệnh đã tiến triển. 5. Sàng lọc, quản lý bệnh tim mạch chuyển hóa ở Vinmec có gì đặc biệt? Trên thế giới, các viện/trung tâm tim mạch lớn luôn có một đơn vị chuyên trách về bệnh lý tim mạch chuyển hóa. Theo mô hình đó, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình sàng lọc hội chứng tim mạch chuyển hóa theo triết lý 4P (chủ động, dự báo, dự phòng, cá thể hóa) và quản lý bệnh nhân hội chứng tim mạch chuyển hóa theo chuỗi dịch vụ (service line) với sự tham gia kết nối của nhiều bác sĩ chuyên khoa như nội tiết – đái tháo đường, tim mạch, thận, dinh dưỡng, chuyên gia thể lực, quản lý chăm sóc... Định kỳ kiểm tra sức khoẻ giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh lý và kịp thời điều trị Với mô hình như vậy, các bệnh nhân sẽ được tư vấn sàng lọc và kiểm soát ngay từ giai đoạn tiền bệnh, áp dụng các mô hình can thiệp được cá thể hóa theo từng cá nhân riêng biệt. Còn với những người đã có các biến chứng, bệnh nhân sẽ được làm chẩn đoán, phân loại các biến chứng theo phác đồ, được gửi khám các chuyên khoa cần thiết từ đó được điều trị một cách toàn diện. Chính vì thế, các bệnh nhân tim mạch chuyển hóa đến với bệnh viện Vinmec sẽ được quản lý bệnh tật, điều trị và chăm sóc hiệu quả hơn và đích đến sau cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như dự phòng biến chứng cho người bệnh.
https://suckhoedoisong.vn/suy-thuy-truoc-tuyen-yen-1696661.htm
11-12-2008
Suy thùy trước tuyến yên
Suy thùy trước tuyến yên (STTTY) xảy ra tiên phát hoặc thứ phát sau tổn thương vùng dưới đồi, có thể suy toàn bộ hay một phần của tuyến yên. Bệnh do khối u ngoài tuyến yên phá hủy tổ chức tuyến hoặc tổn thương do viêm nhiễm, hoại tử. Bệnh có thể gây hạ đường huyết, co giật, hôn mê... Nguyên nhân gây bệnh là gì? Vị trí tuyến yên trong não. Nếu bệnh xảy ra đột ngột thường do các nguyên nhân: hoại tử một phần thùy trước tuyến yên, hoại tử hoặc chảy máu trong khối u tuyến yên, chấn thương sọ não gây đứt cuống tuyến yên. Trường hợp bệnh diễn biến từ từ là do các nguyên nhân: u tuyến yên, sau phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ, hố yên rỗng, viêm tuyến yên, rối loạn vùng dưới đồi, suy giảm hormon vô căn... Do khối u và thâm nhiễm như adenom tuyến yên, di căn vào tuyến yên, u sọ hầu, lao, sarcoidose; bệnh Sheehan do sau đẻ hoặc nạo thai mất nhiều máu, triệu chứng bắt đầu ngay sau đẻ như không có sữa, lông mu không mọc lại, hoặc mọc thưa, không có kinh trở lại; không có cơn bốc hỏa; các triệu chứng đầy đủ xuất hiện với thời gian khác nhau, có trường hợp đến khám sau rất nhiều năm mới được phát hiện. Nhiễm sắt huyết thường gây suy sinh dục đơn thuần. Hội chứng hố yên bướm rỗng (do thoát vị màng mạch não), biểu hiện STTTY không hoàn toàn, thường không đối xứng, chẩn đoán được nhờ chụp Xquang sọ, chụp cắt lớp tỷ trọng thấy: hố yên rộng, mật độ bên trong như chứa dịch lỏng hoặc không đồng nhất. Ngập máu tuyến yên là biến chứng của adenom, triệu chứng xuất hiện đột ngột: đau đầu dữ dội, rối loạn vận nhãn, viêm màng não; cũng có khi diễn biến âm thầm, phát hiện bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh. Biểu hiện bệnh Bệnh STTTY biểu hiện khá đa dạng, tùy thuộc vào loại hormon bị thiếu như suy toàn bộ tuyến tức là thiếu nhiều loại hormon; suy một phần tuyến, suy giảm hai hormon; suy đơn độc một hormon cũng có thể gặp; nếu STTTY do adenom tăng tiết phá hủy tuyến thì ngoài biểu hiện STTTY còn có triệu chứng tăng tiết hormon đó đi kèm, chẳng hạn STTTY và triệu chứng của bệnh to viễn cực. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt giúp chẩn đoán dễ dàng: da tái, teo da, với những nếp nhăn mảnh ở khóe mắt và môi; tóc mảnh và mịn, nhưng không dễ rụng, khác với trường hợp suy giáp đơn thuần thì tóc dễ rụng; lông mày thưa. Ngoài ra còn có các triệu chứng: - Hướng giáp với các dấu hiệu mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón, nhịp tim chậm điện thế nhỏ, suy nghĩ chậm chạp, cử động chậm, rụng lông. Dấu hiệu xét nghiệm: thiếu máu, tăng lipid máu, các hormon FT4, FT3, TSH giảm. - Hướng sinh dục gồm các dấu hiệu: mệt mỏi, rụng lông nách, lông mu, vô kinh nhưng không có cơn bốc hỏa, vô sinh, lãnh cảm, liệt dương, teo tinh hoàn và dương vật. Xét nghiệm hormon: testoteron giảm, estradiol giảm, FSH-LH giảm. - Hướng thân: với biểu hiện chậm lớn ở trẻ em; xét nghiệm: hạ đường huyết, các hormon GH giảm, Somatome-din C giảm. - Hướng vỏ thượng thận: Mệt mỏi, gầy sút, hạ huyết áp, mất sắc tố da ở vùng mặt, quầng và núm vú, bìu, xét nghiệm, giảm Na máu, hạ đường huyết, cortisol máu giảm, cortisol niệu giảm, aldosteron bình thường, ACTH giảm, Beta LPH giảm. - Hướng sữa: Xét nghiệm hormon prolactin giảm. Chụp hố yên thẳng và nghiêng có thể thấy: tăng kích thước hố yên; thành hố yên bị “xói mòn”, mất xương; biến dạng thành hố yên, hoặc mất thành hố yên; hình ảnh calci hóa trong hoặc trên hố yên có ý nghĩa gợi ý nguyên nhân do u sọ hầu, adenom, u màng não, phình mạch... Chụp cắt lớp có hoặc không có thuốc cản quang có thể thấy tuyến yên bình thường; microadenom với đường kính < 10mm, tăng kích thước chung của hố yên, có thể làm lệch hướng cuống tuyến yên sang bên hay làm mỏng một phần đáy hố yên tương ứng vị trí adenom; macrodenom dễ dàng phát hiện được, tăng kích thước hố yên, có hình ảnh nổi bật khi tiêm thuốc cản quang, có hình ảnh đồng nhất hoặc kyste, hình xâm lấn lên trên, vào khoảng giữa giao thoa thị giác và dây thị giác, vào não thất 3 có thể gây não úng thủy, xuống dưới vào xoang bướm, sang bên vào xoang hang, ra sau: vào vùng cầu não... Có thể sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch hệ thống mạch cảnh... Suy tuyến yên làm giảm hormon của nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể. Các phương pháp điều trị Điều trị STTTY thông thường có thể dùng một trong các thuốc như sau: corticoid, bệnh nhân vẫn ăn mặn bình thường; trong trường hợp chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn hoặc các stress cần phải tăng liều lên gấp đôi, gấp ba; hormon tuyến giáp: L.thyroxine 100-150mg/ngày, lúc đầu dùng liều nhỏ 25-50mg/ngày, tăng dần đến liều cần thiết (10 ngày- 2 tuần tăng 25mg), bao giờ cũng chỉ bắt đầu điều trị sau khi đã bổ sung corticoid từ 3-5 ngày; hormon hướng dục: ở nam giới dùng hetylate de testoteron hoặc cyclo-hexane - propionate de testoteron; ở phụ nữ dùng oestrogel 1 liều/ngày, từ ngày 1-25 của tháng; hoặc progynova 1 viên/ngày từ ngày 1-24 của tháng, từ ngày 11-24 của tháng dùng thêm progesterone. Điều trị STTTY trong cơn cấp bệnh nhân phải được điều trị tại khoa hồi sức tăng cường. BS. Ninh Thanh Tùng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-dai-trang-do-cytomegalovirus-sau-ghep-vi
Viêm đại tràng do Cytomegalovirus sau ghép thận
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Các biến chứng đường tiêu hóa ở người được ghép thận có thể là hậu quả của các bệnh nhiễm trùng điển hình xảy ra ở người nhận ghép tạng, chẳng hạn như nhiễm viêm đại tràng do cytomegalovirus (CMV) sau ghép thận, và tổn thương qua trung gian ức chế miễn dịch đối với niêm mạc đường tiêu hóa. Liệu pháp ức chế miễn dịch, về mặt lý thuyết có thể chống lại quá trình viêm này, ngược lại có thể cho phép rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch đường ruột, cuối cùng dẫn đến sự phát triển của IBD sau cấy ghép. 1. Viêm đại tràng do Cytomegalovirus (CMV) Các biến chứng nhiễm trùng là nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh tật và tử vong sau ghép. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm loại cấy ghép, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân và liệu pháp ức chế miễn dịch. Người ta ước tính rằng khoảng 80% người ghép tạng bị nhiễm trùng sau khi cấy ghép, và sự giảm dần tỷ lệ từ chối cấp tính đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh liên quan đến virus tiềm ẩn như CMV. Mặc dù việc áp dụng phương pháp điều trị dự phòng CMV đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh CMV biểu hiện trên lâm sàng trong giai đoạn đầu sau ghép tạng, nhưng CMV là loại vi rút thường lây nhiễm nhất cho bệnh nhân đang điều trị ghép tạng đặc, gây hậu quả đáng kể đối với mô ghép và sự sống còn của bệnh nhân. Trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép, 50% -70% bệnh nhân bị nhiễm trùng nguyên phát, tái hoạt hoặc tái nhiễm. 2. Cơ chế bệnh sinh Khi nhiễm CMV gây ra sự nhân lên của virus đáng kể và gây bệnh có triệu chứng, nó có thể gây ra bệnh xâm lấn mô với tổn thương cơ quan cuối do virus. Đường tiêu hóa thường bị ảnh hưởng nhất trong quá trình bệnh xâm lấn mô do CMV, dẫn đến viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm ruột hoặc viêm đại tràng. Chẩn đoán yêu cầu sinh thiết thu được trong quá trình nội soi thực quản và / hoặc nội soi đại tràng với bằng chứng dựa trên mô học hoặc nuôi cấy của CMV. Sự liên quan đến đường tiêu hóa trong quá trình nhiễm CMV được mô tả ở khoảng 5% bệnh nhân đang trải qua ghép tạng đặc và có thể liên quan đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa, nhưng tỷ lệ mắc bệnh có thể tăng lên đến 25% ở những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng gợi ý nhiễm CMV. Viêm đại tràng do CMV sau ghép thận Thật vậy, CMV lây nhiễm các tế bào biểu mô và trung mô và phá hủy chúng, gây ra vết loét trên lớp biểu mô ở các cơ quan khác nhau, bao gồm ruột non và ruột kết. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã làm nổi bật mối liên quan giữa IBD và CMV, được cho là do vai trò của virus cả về mức độ khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng lâm sàng của viêm đại tràng do CMV bao gồm sốt, khó chịu và đau bụng kèm theo tiêu chảy, trong khi các phát hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và nồng độ transaminase cao. 3. Dấu hiệu nội soi và mô bệnh học Nội soi có nhiều tổn thương từ sung huyết loang lổ, xuất tiết và viêm trợt đến niêm mạc rỉ máu với nhiều vết ăn mòn. Đặc điểm mô học chính của viêm đại tràng do CMV là tăng quá trình apoptosis của tế bào ruột, nguyên nhân là do nhiễm virus, do đó rất khó phân biệt viêm đại tràng do CMV với GVHD (bệnh mảnh ghép – vật chủ) trên sinh thiết đường tiêu hóa. Chẩn đoán xác định ở bệnh nhân ghép thận yêu cầu phát hiện mô học của các thể chứa đặc trưng trên nhuộm haematoxylin và eosin (Hình 3), ngoài các tổn thương đại thể trên nội soi. Hơn nữa, việc phát hiện CMV trong mô cố định bằng formalin bằng hóa miễn dịch, cuối cùng được tích hợp với phản ứng chuỗi polymerase (PCR) của mô nhúng parafin, là một phương pháp có giá trị cao để xác nhận chẩn đoán viêm đại tràng do CMV. Niêm mạc viêm trợt xuất huyết trên một bệnh nhân viêm đại tràng do CVM sau ghép thận Viêm đại tràng do Cytomegalovirus. A: Độ nhạy với kháng nguyên cytomegalovirus sớm trên hóa miễn dịch; và B: Độ nhạy với kháng nguyên Ki-67 trên phương pháp hóa miễn dịch. 4. Xét nghiệm huyết thanh học Xét nghiệm huyết thanh học (đối với CMVIgG) không hiệu quả để chẩn đoán bệnh CMV vì hầu hết các trường hợp biểu hiện ở trạng thái tái hoạt động của virus tiềm ẩn. Các xét nghiệm PCR kháng nguyên CMV muộn và định lượng CMV PCR có độ nhạy cao đối với virus CMV, nhưng chúng không phải là những yếu tố dự báo tốt cho bệnh xâm lấn mô do CMV và có độ nhạy kém (phạm vi, 48% –73% ) trong việc phát hiện bệnh đường tiêu hóa. Trong một nghiên cứu gần đây, Durand và cộng sự đánh giá độ nhạy của PCR định lượng (qPCR) đối với axit deoxyribonucleic CMV trong huyết tương để chẩn đoán nhiễm CMV đường tiêu hóa. Trong số 81 người ghép tạng đặc (gan và thận), 20 trường hợp CMV qua đường tiêu hóa được chứng minh bằng sinh thiết qua nội soi đã được xác định. Nhìn chung, độ nhạy của qPCR để chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa do CMV là 85% và độ đặc hiệu là 95%. Điều thú vị là độ nhạy của qPCR ở người nhận huyết thanh âm tính với CMV với người hiến huyết thanh dương tính với CMV (D + / R-) là 100%, trong khi ở người nhận CMV D + / R + là 72,3%, có thể là do sự khác biệt về đáp ứng miễn dịch. Thật vậy, ở bệnh nhân CMV R, bệnh CMV đường tiêu hóa là hậu quả của nhiễm virus huyết cấp cao nguyên phát. Ngược lại, ở bệnh nhân CMV R +, bệnh đường tiêu hóa xảy ra sau sự tái hoạt của CMV có thể bị hạn chế bởi khả năng miễn dịch đã có từ trước. Một trường hợp viêm đại tràng do CMV nặng sau ghép thận 5. Điều trị viêm đại tràng do CMV sau ghép thận Điều trị viêm đại tràng do CMV bao gồm giảm ức chế miễn dịch và sử dụng các loại thuốc kháng vi rút nội mạc cụ thể, chẳng hạn như ganciclovir IV (5 mg / kg BID) trong thời gian 10-14 ngày cho đến khi giải quyết các triệu chứng, sau đó là valganciclovir đường uống (900 mg một lần một lần ngày) trong 3-6 tháng. Valganciclovir liều cao (lên đến 1800 mg x 2 lần / ngày) và / hoặc foscarnet và cidofovir cùng với việc giảm ức chế miễn dịch có thể là một lựa chọn điều trị cho bệnh viêm đại tràng do CMV có kháng ganciclovir.Kết luậnCác bệnh đường tiêu hóa thường gặp sau khi ghép thận và có thể biểu hiện với nhiều đặc điểm lâm sàng và mô học. Việc chẩn đoán và quản lý IBD sau ghép là một thách thức vì không có tiêu chuẩn mô học xác định để chẩn đoán rõ ràng IBD sau ghép. Thật vậy, nhiều đặc điểm mô học có thể phổ biến giữa các dạng lâm sàng khác nhau, chẳng hạn như viêm đại tràng mycophenolate mofetil với bệnh Ghép vật chủ, và điều này có thể gây tranh cãi trong việc điều trị. Việc quản lý IBD sau cấy ghép có thể gặp nhiều khó khăn do việc sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch hiện nay, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng. Hơn nữa, diễn biến lâm sàng của IBD sau cấy ghép có thể nghiêm trọng hơn so với IBD trong dân số nói chung. Một định nghĩa tốt hơn về các đặc điểm lâm sàng và mô học có thể giúp chuẩn hóa phương pháp điều trị và cải thiện kết quả của IBD sau khi cấy ghép. Do sự phức tạp về mặt lâm sàng của bệnh nhân IBD. Tài liệu tham khảoGioco R, Corona D, Ekser B, Puzzo L, Inserra G, Pinto F, Schipa C, Privitera F, Veroux P, Veroux M. Gastrointestinal complications after kidney transplantation. World J Gastroenterol 2020; 26(38): 5797-5811 [PMID: 33132635 DOI: 10.3748/wjg.v26.i38.5797]
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cereviha-ho-tro-bo-nao-bo-mat-20220928112156917.htm
20220928
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cereviha - hỗ trợ bổ não, bổ mắt
Cereviha - cải thiện trí nhớ, bổ mắt, tốt cho tim mạch người dùng Cereviha phù hợp cho các trường hợp suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, mắc bệnh Alzheimer, sau tai biến, đột quỵ, nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm thị lực mắt, nồng độ cholesterol trong máu cao, cao huyết áp… Thực phẩm chức năng Cereviha ghi điểm cộng trong lòng người dùng khi chứa các thành phần an toàn, lành tính, tốt cho sức khỏe người dùng: peptide não lợn, omega 3, gelatin, sorbitol 70%, glecerin 98%, sáp ong trắng, dầu cọ, dầu đậu nành, màu nlack iron oxyd, màu red iron oxyd, nước RO, butylated hydroxy toluene, methyl paraben, ethyl- vanillin, titan dioxyd, màu brown iron oxyd, Propyl paraben… Sự kết hợp của các thành phần đó với nhau đã tạo nên một sản phẩm hỗ trợ bổ não, tốt cho mắt, tim mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch… và được người dùng đánh giá cao. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cereviha với cách sử dụng vô cùng đơn giản, đối với người dùng là trẻ em trên 2 tuổi chỉ cần uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Nếu trong trường hợp viên to khiến trẻ nhỏ khó uống có thể cắt vỏ viên nang mềm và uống dung dịch trong viên. Còn người lớn uống với liều lượng 2 viên/lần x 2 lần/ngày, chú ý uống sau bữa ăn. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cereviha luôn đảm bảo sự thuận tiện cho người dùng từ bao bì đóng gói cho tới cách sử dụng hằng ngày. Đối với trẻ em, Cereviha được sử dụng 1 viên/lần x 2 lần/ngày bằng cách cắt vỏ viên nang mềm và cho trẻ uống dung dịch bên trong. Đối với đối tượng người trưởng thành, Cereviha được sử dụng với liều lượng 2 viên/lần x 2 lần/ngày sau ăn. Thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh. Địa chỉ cung cấp Cereviha uy tín, chất lượng Nếu bạn đang băn khoăn trong vấn đề lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cereviha thì Vihapha (Công ty TNHH Dược phẩm Vihapha) là một gợi ý phù hợp cho bạn tham khảo. Vihapha chuyên cung cấp các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, nói "không" với các mặt hàng trôi nổi, hàng xách tay. Đơn vị nhận được sự quan tâm, tin tưởng, ủng hộ từ phía khách hàng. Cùng với đó đội ngũ nhân viên tâm huyết giỏi chuyên môn, sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất thông qua việc tư vấn sử dụng thực phẩm chức năng hợp lý, an toàn, hiệu quả, chất lượng tốt góp phần mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Đến với Vihapha, ngoài thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cereviha, mọi người còn có thể lựa chọn nhiều thực phẩm khác có thể kể đến như: Hacumin, Vernient, Macca Plus, Autap, Hozen đến từ các thương hiệu uy tín. Đặc biệt, các loại thực phẩm chức năng này được chế tác từ nguyên liệu an toàn, tốt cho sức khỏe người dùng và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến, hiện đại. Hơn nữa, trong suốt quá trình hoạt động, Vihapha luôn đưa ra và thực hiện theo phương châm: "Uy tín - Trách nhiệm - Tinh thần phục vụ khách hàng tận tình". Theo đó, các loại thực phẩm chức năng trước khi trực tiếp phân phối số lượng lớn, đơn vị luôn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn luôn kiểm tra, trải nghiệm đảm bảo chất lượng về mọi mặt để góp phần mang đến người dùng thực phẩm an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất. Vihapha cũng thường xuyên có chính sách ưu đãi hấp dẫn thông qua chương trình giảm giá tri ân khách hàng thân thiết, khách hàng mới nhằm mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị nhất. Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm Vihapha Văn phòng công ty: Số 90- Lô C2 Khu đô thị mới Đại Kim, Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Địa chỉ Quầy thuốc Công ty: Quầy thuốc số 1 - V354. Số 120 phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại:0243 558 5014 Hotline:0916 195 889 Email:chamsockhachhang@Vihapha.com Website: https://vihapha.com/
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-phu-la-mon-thay-the-pho-bien-cho-thit-nhung-lieu-no-co-thuc-su-tot-20230831110426607.htm
20230831
Đậu phụ là món thay thế phổ biến cho thịt nhưng liệu nó có thực sự tốt?
Đậu phụ được tạo ra từ nhiều thế kỷ trước ở châu Á. Ngày nay, đậu phụ là một trong những thực phẩm có nguồn gốc thực vật phổ biến nhất và là sản phẩm thay thế dễ dàng cho các sản phẩm động vật như thịt gà và trứng. Chị Jamie Mok, chuyên gia dinh dưỡng của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ) cho biết: "Đậu phụ có lượng protein cao. Điều này khiến nó trở thành một lựa chọn thay thế thực sự tốt cho protein có nguồn gốc từ động vật". Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), đậu phụ còn chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, mangan, sắt, vitamin A. Đậu phụ là món ăn quen thuộc của người Việt (Ảnh minh họa: N.Phương). Đậu phụ có thực sự tốt cho sức khỏe? Chuyên gia Mok chia sẻ với CNBC, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có isoflavone, một loại estrogen thực vật. Theo AHA, các sản phẩm từ đậu nành và isoflavone không được ưa chuộng ở Mỹ do lịch sử phức tạp. Một số người liên kết isoflavone với sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Mối lo ngại này bắt nguồn từ mối liên hệ giữa mức tăng estrogen và nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn. Điều này đã khiến nhiều người không coi đậu phụ như một lựa chọn thay thế lành mạnh. Vậy liệu đậu phụ có thực sự tốt? Theo chuyên gia trên, xét về các khoáng chất và vitamin, đậu phụ là một lựa chọn lành mạnh để mọi người cân nhắc. Quan niệm cho rằng đậu nành có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, mặc dù đậu nành có chứa isoflavone nhưng chúng tương tự như estrogen của con người (estrogen nội sinh) và thực tế là yếu hơn nhiều. Mok cũng lưu ý rằng isoflavone cũng rất khác so với estrogen tổng hợp, có thể góp phần gây ra một số vấn đề sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy các hóa chất thực vật này (isoflavone) thậm chí có một số lợi ích sức khỏe giúp điều chỉnh estrogen, từ đó giúp bảo vệ chống lại ung thư vú. Sau khi phân tích các nghiên cứu với hơn 9.500 người sống sót sau ung thư vú ở Trung Quốc và Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ isoflavone từ đậu nành sau chẩn đoán và nguy cơ tái phát khối u thấp hơn 25%. Và trong nhiều năm qua, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu ăn các sản phẩm từ đậu nành có thực sự có lợi cho sức khỏe tim mạch hay không. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nó thực sự tốt cho tim mạch. Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí y khoa Circulation cho thấy trong số 210.000 đàn ông và phụ nữ Mỹ, những người ăn đậu phụ ít nhất một lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 18% so với những người hầu như không ăn đậu phụ. Giá trị của đậu nành 100g đậu nành cung cấp 400 kcal năng lượng, 34g chất đạm, 18,4g chất béo và các vi chất khác như canxi, magie, photpho, kẽm và một số vitamin nhóm B. Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Đậu nành là một nguồn cung cấp protein có giá trị sinh học cao, chất xơ, kali và acid folic chất lượng cao. Nó cũng là nguồn cung cấp protein tốt, nhưng đậu nành lại không chứa cholesterol (do có nguồn gốc thực vật) và là nguồn cung cấp acid béo thiết yếu. Do đó sử dụng đậu nành rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, cho đến nay, các nghiên cứu trên những người bệnh sau điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cho thấy không có tác dụng có hại nào từ đậu nành đối với sự phát triển khối u và nguy cơ tái phát ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy isoflavone có thể "kích hoạt" các gen làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích quá trình tự hủy của chúng ("quá trình tự chết"). Các hợp chất này cũng có thể hỗ trợ khả năng chống oxy hóa của cơ thể và sửa chữa DNA, giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Đậu nành được xem như một loại thực phẩm có lợi trong khẩu phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đậu nành có thể chế biến ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng gần gũi với văn hóa và đời sống của người Việt Nam. Do đó, không có lý do gì để tránh hoặc kiêng đậu nành, đừng để những lầm tưởng về đậu nành ngăn bạn thưởng thức chúng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến nghị đậu nành cho bệnh nhân ung thư hiện nay là 1-2 đơn vị/ngày tương đương với 1-2 bìa đậu phụ, 1-2 cốc sữa đậu nành, 30-60g hạt đậu nành.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-khuyen-nghi-cho-viec-su-dung-vac-xin-rotavirus-vi
Các khuyến nghị cho việc sử dụng vắc-xin Rotavirus
Rotavirus là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây tiêu chảy ở trẻ em, nôn mửa và gây mất nước nghiêm trọng. Vắc-xin Rotavirus được sử dụng ngăn ngừa trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm trùng dạ dày. Vắc-xin này hoạt động bằng cách làm cho cơ thể tạo ra để chống lại virus. 1. Tại sao lại cần tiêm vắc-xin rotavirus? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Theo ước tính của WHO năm 2013, khoảng 215.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do nhiễm rotavirus mặc dù bệnh này có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin và đại đa số những trẻ tử vong đều sống ở các nước thu nhập thấp.Trước khi có vắc-xin rotavirus, nhiễm Rotavirus gây hơn 200.000 lượt khám tại phòng cấp cứu, 55.000 ca nhập viện và 60 đến 65 trường hợp tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ. Trên toàn thế giới, Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, dẫn đến 2 triệu ca nhập viện và hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể bị nhiễm virus, nhưng bệnh thường nhẹ hơn. 2. Virus Rotavirus dễ lây lan như thế nào? Bệnh tiêu chảy do Rotavirus rất dễ lây lan. Vi trùng này có trong phân của người bị bệnh và có thể tồn tại trong một thời gian dài trên các bề mặt bị ô nhiễm, bao gồm cả bàn tay của con người. Trẻ em có thể bị nhiễm do chạm vào vật/đồ chơi bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng.Bị lây rotavirus là một vấn đề đặc biệt trong bệnh viện và tại các nhà trẻ, nơi nó có thể dễ dàng lây lan từ trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus sang cho trẻ bị bệnh khác. Nó cũng dễ dàng lây lan khi các nhân viên Y tế hoặc người chăm sóc thay tã cho trẻ mà không rửa tay sau đó.Các triệu chứng của nhiễm rotavirus có thể kéo dài đến tám ngày, bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài ra nước. Nếu nghiêm trọng, tiêu chảy có thể gây mất nước và chính sự mất nước đó là nguyên nhân khiến người bệnh nhập viện và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Con đường truyền bệnh của Rotavirus 3. Các chuyên gia khuyến cáo gì cho tiêm vắc-xin rotavirus? 3.1 Lịch trình tiêmKhoảng cách tối thiểu giữa các liều vắc-xin rotavirus là 4 tuần. Độ tuổi tối thiểu cho liều đầu tiên là 6 tuần và tuổi tối đa cho liều đầu tiên là 14 tuần 6 ngày. Không nên uống vắc-xin cho trẻ từ 15 tuần tuổi trở lên vì không đủ dữ liệu về sự an toàn của của loại vắc-xin này cho trẻ lớn hơn. Tuổi tối đa cho liều vắc-xin rotavirus cuối cùng là khi trẻ tròn 8 tháng.3.2 Nếu trẻ đã được uống vắc-xin rotavirus liều đầu tiên và sau đó bị tiêu chảy do rotavirus, thì sau đó trẻ này có nên tiếp tục tiêm vắc-xin rotavirus không?Ủy ban tư vấn của CDC về thực hành tiêm chủng khuyến cáo, trẻ sơ sinh bị viêm dạ dày do rotavirus trước khi hoàn thành lộ trình đầy đủ của vắc-xin rotavirus thì vẫn nên bắt đầu hoặc hoàn thành lịch theo lịch được khuyến cáo về thời điểm uống và khoảng cách giữa các lần uống, do nhiễm rotavirus thời điểm này chỉ có thể tạo ra một phần kháng thể nhưng chưa đủ để bảo vệ trẻ trước bệnh tiêu chảy do rotavirus trong tương lai.3.3 Trẻ sinh non có được uống vắc-xin rotavirus?Ủy ban tư vấn của CDC về thực hành tiêm chủng khuyên nên tiêm phòng cho trẻ sinh non theo cùng lịch trình như trẻ đủ tháng với các điều kiện sau: Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh có thể thực hiện đúng theo lộ trình uống vắc-xin rotavirus (ví dụ: từ 6 tuần đến 14 tuần 6 ngày cho liều thứ nhất 1), trẻ sơ sinh ổn định về mặt lâm sàng và vắc-xin được uống tại thời điểm xuất viện hoặc sau khi xuất viện. Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ton-thuong-hoai-tu-tuyen-yen-trong-hoi-chung-sheehan-vi
Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết hiếm gặp nhưng lại đe dọa đến tính mạng người bệnh. Việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh sẽ góp phần phát hiện và tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 1. Tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan là gì? Hội chứng Sheehan hay còn gọi là suy tuyến yên sau sinh, bởi đây là các triệu chứng xuất hiện sau khi sinh ở người phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này nhưng chủ yếu là do mất máu cấp ở phụ nữ khi sinh với số lượng lớn dẫn tới máu cung cấp lên não bị suy giảm, tổn thương tuyến yên, khiến cho tuyến yên suy giảm hoặc hoại tử tuyến yên, kết quả là hàng loạt các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến nội tiết – sinh dục bị suy giảm chức năng và các triệu chứng xảy ra.Nguyên nhân các sản phụ mất máu thường do đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục, rối loạn đông máu, vỡ tử cung, mang thai nhiều lần, đa thai và đa ối, ngôi ngược, cuộc chuyển dạ kéo dài, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược,... 2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng Sheehan Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương, hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan xuất hiện chậm nên nó sẽ tổng hợp hàng loạt các triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục. Cụ thể như sau:Triệu chứng suy giáp: Người bệnh chậm chạp, tăng cân, sợ lạnh...Triệu chứng suy tuyến thượng thận: Có triệu chứng mệt mỏi nhiều, huyết áp thấp, cân nặng sụt.Triệu chứng suy tuyến sinh dục: Người bệnh rụng lông nách, lông mu, không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau sinh hoặc kinh nguyệt không đều...Các triệu chứng khác như trầm cảm, rối loạn tâm thần, thiếu máu nặngPhần lớn những dấu hiệu trên là không đặc hiệu, dễ nhầm với bệnh khác, do đó người bệnh thường bị chẩn đoán muộn và sai bệnh. Vì vậy, nhiều người nhập viện trong tình trạng cấp cứu, trụy mạch, sốc, viêm não, suy gan và tủy xương... Hội chứng Sheehan thường xuất hiện sau khi sinh ở người phụ nữ 3. Chẩn đoán tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan Chẩn đoán hội chứng Sheehan có thể khó, đặc biệt trong trường hợp người bệnh đến viện muộn, triệu chứng không đặc hiệu. Vì vậy, các phương pháp được dùng để chẩn đoán hội chứng Sheehan là:Hỏi về tiền sử sinh đẻ, nuôi con và tình trạng kinh nguyệt sau sinh.Khám và nhận thấy các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận và suy sinh dục như đầu vú nhạt, lông nách và lông mu rụng...Xét nghiệm máu để đo các hormon tuyến yên, hormon tuyến thượng thận cũng như hormon tuyến sinh dục bởi những hoocmon này thường giảm. Ngoài ra, xét nghiệm này để xem tình trạng người bệnh có bị thiếu máu, rối loạn nước và điện giải.Chụp cộng hưởng từ tuyến yên: Nhằm kiểm tra kích thước tuyến yên và loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên cũng như hoại tử tuyến yên. 4. Điều trị tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan Các phương pháp điều trị hội chứng Sheehan là bù các hormon của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận... cho người bệnh. Thuốc được sử dụng để điều trị là corticosteroids, levothyroxine, estrogen, hormone tăng trưởng... để giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.Việc tổn thương hoại tử tuyến yên trong hội chứng Sheehan thường không hồi phục. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tránh biến chứng mất máu cấp, tụt huyết áp nặng. Đặc biệt, sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.=> Lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Chẩn đoán Hội chứng Sheehan khó đặc biệt bệnh nhân đến muộn, vì vậy bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phụ nữ sau sinh nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ Để xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphin và gây tê thần kinh thẹn. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các bác sỹ, hộ sinh hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa hàng đầu.
https://tamanhhospital.vn/chen-ep-khoang-duoi-mom-cung-vai/
26/10/2020
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là một trong những nguyên nhân gây đau vai nhưng ít người biết đến. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên và cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Mục lụcCách xác định mỏm cùng vaiHội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vaiNguyên nhân gây đau mỏm cùng vaiDấu hiệu nhận biếtPhương pháp chẩn đoánĐiều trị hẹpkhoang dưới mỏm cùng vaitại BVĐK Tâm Anh1. Điều trị không phẫu thuật2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuậtCách xác định mỏm cùng vai Mỏm cùng vai đóng vai trò bảo vệ phần trên khớp ổ chảo của cánh tay, là nơi bám của cơ thang ở trên, cơ Delta ở dưới và tiếp khớp với xương đòn, mặt dưới mỏm cùng vai tiếp giáp với túi hoạt dịch. Các cơ chóp xoay nằm ở phía dưới của túi hoạt dịch. Hình dạng mỏm cùng vai theo phân loại của Bigliani Hình dạng mỏm cùng vai được biết đến theo phân loại của Bigliani gồm 3 dạng: dạng 1 là loại mỏm cùng phẳng, dạng 2 là loại có hình cong và dạng 3 là có hình móc. Mỏm cùng dạng 2 và 3 có liên quan tới hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, gây tổn thương gân chóp xoay tại vị trí mặt hoạt dịch. (1) Khoang dưới mỏm cùng vai là khoang ảo nằm giữa mỏm cùng vai và chỏm xương cánh tay. Hình ảnh xác định vị trí khoang dưới mỏm cùng vai Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai Hội chứng chèn ép mỏm cùng vai, còn được biết đến với tên hội chứng xung đột mỏm cùng vai (Subacromial Impingement Syndrome) là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị hẹp lại. Hiện tượng này dẫn đến các bệnh lý vùng vai bao gồm: Viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp và tổn thương gân cơ chóp xoay. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này là cảm giác khó chịu, kèm theo cơn đau vùng vai. Nguyên nhân gây đau mỏm cùng vai Nguyên nhân dẫn đến hẹp khoang dưới mỏm cùng vai là do chấn thương, hoặc do lặp đi lặp lại các động tác (đặc biệt hay gặp ở người chơi các môn thể thao phải đưa tay quá đầu hoặc người lao động thường xuyên có các động tác dạng tay quá đầu). Nhóm các cơ chóp xoay kết hợp với nhau tạo thành 1 gân rất chắc bám vào đầu trên xương cánh tay gọi là gân cơ chóp xoay.Khi dạng cánh tay quá đầu, các cơ trượt trong khoang dưới mỏm cùng vai. Trong khoang có các gân chóp xoay và các túi hoạt dịch, giúp bôi trơn và hỗ trợ gân cơ chóp xoay di chuyển. Khi khoang này bị thu hẹp, gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch bị chèn ép, từ đó dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay, thậm chí rách chóp xoay. Rách cơ chóp xoay vai là một trong những tổn thương vùng vai thường gây ra tình trạng hạn chế vận động của vùng vai, thậm chí thoái hóa khớp sớm ở người trẻ tuổi. Một nguyên nhân khác là do sự xuất hiện của các chồi xương trong tổn thương của bệnh lý thoái hoá. Dấu hiệu nhận biết Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bệnh nhân có các biểu hiện như: Cảm giác yếu, mỏi và đau ở khớp vai khi nhấc tay, dang tay hay đưa cánh tay về trước; Đau nhiều về đêm lúc gần sáng gây mất ngủ; đau không thể nằm nghiêng bên vai bị đau; Có cơn đau nhói xuất hiện khi cố gắng xoay tay ra túi quần phía sau. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Các cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian khiến bệnh nhân không thể cử động vai, dẫn đến hiện tượng cứng khớp vai. Phương pháp chẩn đoán Để kiểm tra toàn diện và chẩn đoán chính xác hội chứng chèn ép mỏm cùng vai, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp: Tìm hiểu bệnh sử:Khi có các dấu hiệu nghi ngờ của hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử, tính chất nghề nghiệp và các hoạt động thường ngày của bệnh nhân nhằm tìm hiểu tính chất, nguyên nhân gốc rễ của cơn đau. Thăm khám trực tiếp:Bác sĩ có thể thực hiện một số bài kiểm tra nhằm phát hiện triệu chứng ban đầu của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, đồng thời xác nhận tình trạng viêm gân, viêm túi hoạt dịch, viêm khớp hay rách chóp xoay đi kèm. Bài kiểm tra Neer: Thực hiện động tác gấp vai thụ động trong khi ngăn chặn sự xoay xương bả vai bằng cách ép bàn tay trên mỏm cùng vai. Bài kiểm tra Hawkin: Thực hiện bằng cách xoay đầu xương cánh tay khi cánh tay nâng cao 90 độ ra phía trước bên và gấp khuỷu tay. Bài kiểm tra Impingement: Nghiệm pháp này thường làm sau dấu hiệu chèn ép, giúp loại trừ khả năng bệnh lý ở vùng cổ gây ảnh hưởng đến vai. Kiểm tra bằng cách tiêm một lượng thuốc tê nhất định vào khoang dưới mỏm cùng, giúp làm giảm các cơn đau khi các dấu hiệu chèn ép được lặp đi lặp lại. Chụp X-quang khớp vai:Nhằm tìm các dấu hiệu bất thường của cấu trúc xương hay viêm khớp. Một số trường hợp phần mỏm cùng thấp hơn so với bình thường dẫn đến hẹp khoang dưới mỏm cùng. Trường hợp đó có thể được xác định trên X-quang. Gai xương cũng sẽ được thể hiện rõ trên hình chụp X-quang. Chụp cộng hưởng từ (MRI):Được chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương rách chóp xoay, viêm gân hay bệnh lý ở sụn viền. Siêu âm:Phương pháp này giúp phát hiện dịch trongkhoang dưới mỏm cùng vai. Ở một số trường hợp đặc biệt,siêu âm vùng vai cũng phát hiện được hình ảnh chóp xoay bị rách. Các bác sĩ Trung tâm Phẫu thuật khớp và Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đang hội chẩn một ca bệnh thông qua hình ảnh chụp phim X-quang. Điều trị hẹpkhoang dưới mỏm cùng vaitại BVĐK Tâm Anh Tùy theo mức độ chấn thương, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp: 1. Điều trị không phẫu thuật Giai đoạn đầu sẽ là điều trị giảm đau, kháng viêm. Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, chườm đá, kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac… Trong một số trường hợp đặc biệt, các phương pháp như siêu âm, chiếu tia hồng ngoại sẽ được áp dụng nhằm tăng cường lượng máu cho các mô ở khớp vai. Sau khi có dấu hiệu giảm các cơn đau, người bệnh sẽ được vật lý trị liệu. Chương trình phục hồi chức năng bao gồm duy trì tầm vận động, tăng cường sức mạnh cơ Delta, sự ổn định xương bả vai và cơ chóp xoay. 2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị điều trị bảo tồn không giúp cải thiện đáng kể sau từ 6 tháng đến 1 năm. Có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là mổ mở và mổ nội soi. Ngày nay, kỹ thuật phẫu thuật nội soi phổ biến hơn do những đặc tính ưu việt trong việc cải thiện các triệu chứng đau và tính thẩm mỹ. Theo báo cáo, tỷ lệ thành công của điều trị nội soi mài tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai đạt hiệu quả từ 70-90%. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thành công khi nguyên nhân bệnh lý là do yếu tố bên ngoài, chứ không phải yếu tố bên trong. Mục tiêu của phẫu thuật nhằm nới rộng khoảng cách giữa mỏm cùng và gân chóp xoay với phương pháp làm sạch các tổn thương do thoái hóa, các chồi xương cùng một phần mỏm cùng vai và phục hồi tổn thương rách chóp xoay nếu có. Sau phẫu thuật, cánh tay sẽ được giữa bất động bằng cách treo hay mang nẹp. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu nhằm tránh cứng khớp, hạn chế phù nề sau mổ. Chườm lạnh sau mổ giúp co mạch máu giúp hạn chế phản ứng viêm đau sau mổ. Sau đó, người bệnh bắt đầu tập mạnh gân cơ chóp xoay. Người bệnh cần tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là tiền căn của rất nhiều chấn thương khác ở vai. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các cơn đau mỏm cùng vai sẽ giúp hạn chế dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-u-mem-lay-de-nham-lan-voi-cac-benh-ngoai-da-khac-vi
Tại sao u mềm lây dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. U mềm lây là bệnh da liễu do virus gây nên. Thoạt nhìn qua, nhiều người có thể nhầm lẫn u mềm lây với các bệnh ngoài da khác do có nhiều tương đồng về dấu hiệu nhận biết cũng như triệu chứng. 1. U mềm lây là gì? U mềm lây là bệnh ngoài da, truyền nhiễm do một loại virus Molluscum contagiosum gây ra. Khi mắc bệnh, vùng da sẽ xuất hiện dạng cục u trên bề mặt có màu đỏ hoặc màu trắng sáp. U mềm lây không gây đau đớn cho người mắc, tuy nhiên khi người bệnh cậy, nặn tổn thương có thể gây nhiễm trùng tại chỗ. Điều nguy hiểm nhất của u mềm lây là bệnh có thể lây cho những người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh. U mềm lây là bệnh dễ lây truyền khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của người bệnh 2. Đối tượng mắc bệnh u mềm lây? U mềm lây là một bệnh nhiễm khuẩn da có thể gặp ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Trẻ nhỏ thường lây truyền trực tiếp qua da còn đối tượng người trưởng thành thường lây truyền qua đường tình dục.Ở trẻ nhỏ u mềm lây hay mọc ở mặt, thân mình còn ở người lớn thường gặp ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu, sinh dục. Còn có thể thấy ở miệng, lưỡi.Các trường hợp mắc u mềm lây còn lại thường là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang bị mắc bệnh truyền nhiễm khác. 3. Triệu chứng u mềm lây ở trẻ em Bệnh có thời gian ủ bệnh với đối tượng trẻ em từ vài tuần đến vài tháng, hầu hết bé không có triệu chứng. Một số trường hợp thấy có dấu hiệu ngứa, nhạy cảm và đau. Một vài trường hợp khác thấy xuất hiện chàm xung quanh vùng bị tổn thương.Biểu hiện lâm sàng của u mềm lây là các nốt mụn thịt nhỏ có kích thước từ 1 – 2mm, có màu trắng ngọc, màu da hoặc màu hồng nhạt. Mụn thịt thì thường có hình bán cầu, bề mặt nhẵn và có vết lõm ở trung tâm.Các mụn thịt có thể mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm tùy vào từng trường hợp. Không giống với các bệnh da liễu khác, u mềm lây không gây ngứa hay gây ra bất cứ triệu chứng nào đi kèm. Vị trí thường gặp: Vùng mặt, hậu môn – sinh dục, quanh mắt, nách,...Ở trẻ chủ yếu mụn mọc ở mặt và thân mình, ở người lớn thường gặp ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu, sinh dục. Còn có thể thấy ở miệng, lưỡi. U mềm lây xuất hiện ở mọi vùng trên cơ thể 4. Chẩn đoán u mềm lây Khi bị u mềm lây, sẽ xuất hiện những u thịt nhỏ trên những vùng da dễ bị lây như vùng mặt, mí mắt, nách và đùi. Điều đặc biệt, u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.Một số thương tổn liên kết với nhau thành một mảng.U mềm lây không gây ngứa, đau, hoặc sưng tấy. Các khối u có kích thước nhỏ hơn 0,5cm, có dạng hình tròn đi kèm theo một vết lõm ở giữa và có dịch màu trắng sáp chứa virus gây bệnh. Nếu u này bị vỡ ra trong quá trình tiếp xúc, làm dịch trắng sáp chảy ra sẽ khiến virus lan sang các vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. 5. Tại sao u mềm lây dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác? U mềm lây bị thương tổn có màu đỏ và bong vảy xung quanh trong quá trình cào, gãi hoặc do phản ứng tăng nhạy cảm của nốt sẩn. U mềm lây có các dấu hiệu bên ngoài giống như các bệnh ngoài da khác như: Mọc mụn nốt tròn, dễ lan sang các vùng xung quanh theo mảng. Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác nhất ngoài các biểu hiện lâm sàng thì các bác sĩ còn dùng các dụng cụ để soi như sử dụng kính lúp soi, có thể nhìn thấy sẩn lõm ở trung tâm. Nếu cần thiết, bác sỹ còn chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm đặc hiệu khác đi kèm như: Xét nghiệm có tế bào, làm giải phẫu bệnh,... khi còn nghi ngờ chẩn đoán hoặc là thương tổn lan rộng, không rõ ràng. U mềm lây có dấu hiệu bên ngoài giống như các bệnh ngoài da khác 6. Lưu ý khi bị u mềm lây Dưới đây là những chú ý khi bị u mềm lây:Dùng đồ dùng, vệ sinh cá nhân riêng, không dùng chung với người khác để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.Vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩKhử trùng đồ chơi và vật dụng của bé khi bị bệnh.Trong thời gian điều trị không cào hay gãi để ngăn ngừa bội nhiễmTránh dùng chung dụng cụ (ví dụ: dao cạo, bồn tắm). Bệnh nhân tránh tiếp xúc da - da với người khác để ngăn ngừa lây lan.Không đến những nơi công cộng để tránh lây nhiễm cho người khácNgoài ra, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch nhất là thời gian giao mùa – đây là thời điểm dễ mắc bệnh để hạn chế bệnh tiếnTránh quan hệ tình dục với người đang bị u mềm lây.U mềm lây là bệnh ngoài da lành tính, tuy nhiên không được chủ quan mà cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để nhanh khỏi. Nếu không được điều trị đúng bệnh có thể bị kích ứng, viêm và nhiễm khuẩn, tình trạng lây lan mụn sang vùng xung quanh nhiều hơn. Những tổn thương ở mí mắt còn có thể dẫn tới bị viêm nang lông và viêm nhú kết mạc. Các sẩn lâu khỏi dễ lây nhiễm cho mọi người. Vì vậy, khi thấy có những biểu hiện của u mềm lây, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-ung-thu-duong-vat-can-biet-169231116151340648.htm
16-11-2023
Lần đầu tiên nội soi vét hạch bẹn điều trị ung thư dương vật
Ăn hạt củ đậu, 3 bố con nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc SKĐS - Ăn hạt cây củ đậu hái trong vườn, anh V., 34 tuổi cùng 2 con ở Vĩnh Phúc có biểu hiện ngộ độc như buồn nôn, nôn, chóng mặt, phải vào viện cấp cứu. Theo lời kể của anh V, anh bị tiền sử hẹp bao quy đầu từ bé, trước khi vào Bệnh viện TWQĐ 108, anh V. thường xuyên thấy chảy dịch hôi, đau dương vật, đi khám tại bệnh viện tuyến trước được chẩn đoán ung thư dương vật . Tại Bệnh viện TWQĐ 108, sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư dương vật và chỉ định phẫu thuật cắt khối ung thư, nội soi nạo vét hạch bẹn hai bên. Quá trình phẫu thuật xác định khối u từ thân dương vật đã xâm lấn niệu đạo di động, lan dọc từ quy đầu xuống đến vật hang 2 bên. Ekip phẫu thuật của BS Nguyễn Tuấn Đạt, Khoa Nam học đã tiến hành cắt bán phần dương vật kèm khối ung thư, tạo hình niệu đạo ngoài, và đặc biệt, đã lần đầu thực hiện kỹ thuật nội soi nạo vét hạch bẹn hai bên. Trước đây, với mổ mở nạo vét hạch bẹn, bệnh nhân sẽ phải chịu mỗi bên một đường mổ dài 15-20cm vùng bẹn, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục sức khoẻ và gây đau đớn sau mổ cho bệnh nhân cũng như kéo dài thời gian nằm viện. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC Với kỹ thuật nội soi, chỉ có 3 vết mổ 1cm. Sau 24 giờ bệnh nhân có thể đi lại được, hạn chế biến chứng do nằm lâu. Bệnh nhân sau phẫu thuật nằm viện 7 ngày, không có các biến chứng hay gặp của mổ mở nội soi nạo vét hạch như hoại tử vạt da, nhiễm khuẩn vết mổ, đọng dịch sau mổ. Theo BSCKII Nguyễn Tuấn Đạt – Phụ trách Chủ nhiệm Khoa Nam học – Bệnh viện TWQĐ 108, triệu chứng ung thư dương vật biểu hiện ở vết loét, viêm nhiễm bất thường, tiết dịch mủ có mùi hôi, chảy máu bất thường từ dương vật hoặc dưới bao quy đầu, sưng đau dương vật, hạch bẹn…Ung thư dương vật nếu phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm bằng cách cắt dương vật, nạo vét hạch bẹn hai bên, kết hợp hóa xạ trị nều cần thiết bệnh nhân có thể khỏi bệnh. Ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư có thể lan rộng bộ phận sinh dục ngoài, di căn hạch bẹn, hạch ổ bụng…dẫn tới phải phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật hoặc bộ phận sinh dục ngoài, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và chức năng sinh sản, Bs Đạt nói thêm. Ung thư dương vật hay gặp ở bệnh nhân có hẹp bao quy đầu, ngoài ra còn gặp ở những người hút thuốc là, có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn bị nhiễm một số chủng HPV gây ung thư. Chính vì vậy nếu bệnh nhân có hẹp bao qui đầu, mụn sinh dục sau quan hệ tình dục nên được đến khám tại cơ sở có chuyên khoa Nam học để khám và tư vấn. Xem thêm video đang được quan tâm 4 Bí quyết để bạn sống thọ hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thai-giao-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-thai-giao-vi
Thai giáo là gì? Những điều cần biết về thai giáo
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BSCK I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Thai giáo được biết đến nhằm tạo ra một điều kiện tốt giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ một cách toàn diện ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu về thai giáo đúng cách. 1. Thai giáo là gì? Thai giáo là một phương pháp quan trọng kích thích sự phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ của trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.Thai giáo được bố mẹ áp dụng nhằm:Tạo ra một môi trường trong và ngoài cơ thể mẹ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có sự phát triển về thể chất và tinh thầnTạo mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhiTrang bị những kiến thức trong việc nuôi và dạy thai nhi, làm cơ sở khai mở và tạo tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thai giáo nhằm kích thích sự phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ của thai nhi Không có mốc thời gian quy định nên thực hiện thai giáo khi nào. Bố mẹ nên dựa vào các cột mốc phát triển của em bé về: Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác, vị giác,... để lựa chọn phương pháp thai giáo phù hợp. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm? Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé! Bắt đầu 2. Các phương pháp thai giáo Hiện nay, có 2 phương pháp thai giáo được nhiều phụ huynh áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Đó là: 2.1 Phương pháp thai giáo trực tiếp Đây là phương pháp bố mẹ sử dụng những thông tin bên ngoài trực tiếp tác động lên thai nhi thông qua các bài tập năm giác quan của cả mẹ và bé.Phương pháp thai giáo trực tiếp giúp thai nhi vui vẻ, hưng phấn qua đó kích thích sự phát triển tinh thần của thai nhi. 2.2 Phương pháp thai giáo gián tiếp Đây là phương pháp bố mẹ sử dụng các biện pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ về mặt dinh dưỡng, tinh thần. Phương pháp này giúp thai nhi tiếp nhận được mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc của mẹ bầu. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu là một phương pháp thai giáo gián tiếp 3. Thai giáo có tác dụng gì? Phương pháp thai giáo còn có tác dụng phát triển về sau cho trẻ như:Phát triển ngôn ngữ ở trẻTăng chỉ số IQ nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm.Trẻ phản xạ tốt hơnThai giáo làm tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau nàyLiên kết tình thân giữa bố mẹ và thai nhiGiảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu. 4. Thai giáo được thực hiện như nào? Thông qua các giác quan như: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác mà quá trình thai giáo đã có thể tác động đến thai nhi. 4.1. Thính giác Bố mẹ có thể thai giáo trẻ thông qua thính giác bằng các câu chuyện kể, nói chuyện, nhạc cổ điển, câu hò, câu hát,... Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển thính giác.Đồng thời, âm nhạc có thể tác dụng nhất định đến trí thông minh của trẻ nhỏ, tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi. Tuy vậy, mẹ bầu cần hạn chế hoặc tránh xa hoàn toàn các âm thanh mạnh, chói tai, cường độ mạnh.Hệ thống truyền âm thanh của tai hoàn chỉnh vào tuần thứ 24-25 của thai kỳ. Do vậy, đây là thời gian thích hợp để bố mẹ phát triển thính giác cho trẻ.Nếu sớm hơn thì hiệu quả đem lại không cao. Nguyên nhân là do, dù tai ngoài đã hình thành, nhưng trung khu thần kinh thính giác của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn chưa nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. 4.2. Thị giác Thai giáo thông qua thị giác như một trò tương tác giữa bố mẹ và thai nhi. Thị giác vốn hình thành muộn hơn so với các cơ quan khác. Nên quá trình phát triển thị giác cho thai nhi sẽ muộn hơn.Thông thường, mắt của trẻ sẽ hình thành từ tháng thứ 2 thai kỳ, đến tháng thứ 4, trẻ có khả năng cảm thụ ánh sáng. Bố mẹ nên lựa chọn thai giáo bằng thị giác ở tháng thứ 6 để đem lại hiệu quả.Bố mẹ có thể dùng ánh sáng của đèn pin để thực hiện. Sử dụng đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp qua lớp giấy nilon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi. Di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi, chờ xem các phản ứng của bé. Trong khi thực hiện chiếu đèn, mẹ bầu nên trò chuyện âu yếm với trẻ để tạo sự âu yếm, thân quen. Hành động này có thể kéo dài 5 phút, thực hiện 3 lần.Quá trình này không nên thực hiện quá thường xuyên bởi có thể gây tổn hại cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi. Ngoài ra, tắm nắng cũng là một cách để phát triển thị giác cho trẻ. Dùng ánh sáng của đèn pin là một cách thai giáo bằng thị giác 4.3 Xúc giác Thai giáo bằng xúc giác là phương pháp được thực hiện sớm nhất, có thể tiến hành từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Thời điểm này, trẻ đã có thể cảm nhận được những kích thích về xúc giác.Phương pháp này giúp các tế bào não thai nhi phát triển tốt hơn, bé cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ, làm tăng cường khả năng phản ứng của bé. Massage chính là cách phổ biến nhất để mẹ thực hành thai giáo bằng xúc giác. Tuy vậy, bố mẹ đặc biệt lưu ý quá trình massage cần phải có kỹ thuật chứ không phải dùng tay xoa lên bụng nhiều lần. Sai lầm của phương pháp này sẽ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi như: Dẫn đến những cơn co thắt tử cung dọa sinh non hoặc sẩy thai.Cách thực hiện:Mỗi ngày nên tiến hành mát xa vuốt ve bụng mẹ bầuThời gian: khoảng 5-10 phút vào buổi sáng và buổi tối 4.4 Vị giác Vị giác là công cụ giúp thai nhi cảm thụ sự kích thích từ bên ngoài. Đến tháng thứ 4 thai kỳ thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi hình thành hoàn toàn, bé có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt.Những gì thai phụ ăn uống đều sẽ đi vào trong tử cung và thai nhi đều cảm nhận được mùi vị khác nhau của các thức ăn. Để kích thích vị giác phát triển, thai phụ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, uống nước trái cây, sinh tố. 4.5 Khứu giác Từ tháng thứ 2, mũi của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 7, mũi của trẻ hoạt động hiệu quả. Những kinh nghiệm về mùi vị mà thai nhi nhận được trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên. Để phát triển khứu giác, thai phụ nên ngửi những hương thơm mà mình thích, ưu tiên mùi hương thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ và mùi của những loại thức ăn ưa thích.
https://suckhoedoisong.vn/mot-so-thuoc-thuong-dung-khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-169240610103417029.htm
10-06-2024
Một số thuốc thường dùng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh SKĐS - Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc bệnh nguy hiểm nhưviêm đại tràng. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, không dung nạp thực phẩm, dị ứng thực phẩm, rối loạn chức năng ruột, hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý. Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ:Đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và khó tiêu... Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là các thuốc thường dùng khi trẻ gặp phải rối loạn tiêu hóa . 1. Một số thuốc thông dụng trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ 1.1.Dung dịch bù nước và điện giải (ORS) Tác dụng: Bù nước và các chất điện giải bị mất trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Các sản phẩm như oresol thường được khuyến nghị. Tác dụng phụ: Thường an toàn, nhưng nếu trẻ uống quá nhiều có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải hoặc quá tải dịch. Khi pha oresol không đúng cách, sai thể tích nước, không dùng đúng liều, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: Tình trạng hôn mê nhẹ thường gặp; Tỷ lệ bù nước quá mức, tăng lượng natri huyết thường ít gặp; Suy tim xuất phát từ việc bù nước quá mức hiếm gặp... Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy... 1.2. Men vi sinh (probiotics) Tác dụng: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng tiêu chảy . Các sản phẩm như lactobacillus và bifidobacterium có thể được sử dụng. Tác dụng phụ : Thường an toàn và ít gây tác dụng phụ, nhưng một số trẻ có thể bị đầy hơi hoặc chướng bụng nhẹ. 1.3. Thuốc chống tiêu chảy Tác dụng: Các thuốc này giúp giảm tiêu chảy. Một số thuốc thường dùng: - Thuốc racecadotril (hidrasec) được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em . Hidrasec giúp giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy, nhưng không thay thế biện pháp bù nước và điện giải cần thiết trong quá trình điều trị tiêu chảy. - Diosmectite (smecta) là thuốc dùng để điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính, cũng như giảm triệu chứng đau do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Không sử dụng cho trẻ em bị tắc ruột hoặc mắc các bệnh lý gây giảm nhu động ruột. - Chỉ nên sử dụng loperamid (imodium) theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Không khuyến khích sử dụng cho trẻ em mà không có chỉ định của bác sĩ. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau bụng, táo bón và trong một số trường hợp hiếm gặp, gây tắc ruột. 1.4. Thuốc giảm nôn Tác dụng : Các thuốc giảm nôn giúp giảm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Có thể dùng domperidon (motilium). Tác dụng phụ: Thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt. Lưu ý: Thuốc chống nôn sẽ không được dùng trong trường hợp nghi ngờ trẻ có nôn do ngộ độc thực phẩm. Cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Việc chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú ý đặc biệt đến các triệu chứng và phản ứng của trẻ với các loại thuốc điều trị. Điều quan trọng nhất là luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. 1.5. Thuốc giảm đau và hạ sốt Tác dụng: Thuốc có thể giảm đau bụng và hạ sốt. Có thể dùng acetaminophen (paracetamol), ibuprofen. Tác dụng phụ: Thường an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, nhưng tác dụng phụ hiếm gặp có thể bao gồm phản ứng dị ứng, phát ban, hoặc trong trường hợp dùng quá liều, gây tổn thương gan nghiêm trọng. Lưu ý: Tránh sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ. 1.6. Thuốc chống đầy hơi và khó tiêu Tác dụng: Thuốc giúp giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu . Thường dùng thuốc simethicone (espumisal). Tác dụng: Thường an toàn và ít gây tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp hiếm, có thể gây phản ứng dị ứng. 1.7. Thuốc trị táo bón Tác dụng: Các loại thuốc nhuận tràng nhẹ nhàng như Lactulose, Polyethylene Glycol (PEG) có thể được sử dụng để điều trị táo bón . Tác dụng phụ: Có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy nếu sử dụng quá liều. 2. Lưu ý khi dùng thuốc - Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không có sự tư vấn của bác sĩ, đặc biệt là với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo. - Theo dõi tình trạng của trẻ khi dùng thuốc và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. - Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ để tránh các tương tác thuốc không mong muốn. - Đảm bảo trẻ uống đủ nước, đặc biệt khi dùng các loại thuốc nhuận tràng hoặc bù nước. - Nếu có bất kỳ lo lắng nào về tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. - Việc chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú ý đặc biệt đến các triệu chứng và phản ứng của trẻ với các loại thuốc điều trị. Điều quan trọng nhất là luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. 3. Biện pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa - Giữ gìn vệ sinh thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch sẽ và an toàn trước khi cho trẻ ăn. Rửa tay sạch trước khi chế biến và cho trẻ ăn. Tránh cho trẻ ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. - Thay đổi chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nát và trái cây chín mềm. Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Hạn chế đồ ngọt và nước uống có ga. - Cho trẻ uống đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước để tránh mất nước, đặc biệt nếu trẻ bị tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống dung dịch bù nước điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần. - Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho trẻ ăn 3 bữa lớn, hãy chia nhỏ thành 5 - 6 bữa nhỏ trong ngày để giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn. - Theo dõi triệu chứng : Quan sát các triệu chứng của trẻ như tần suất đi tiêu, màu sắc và hình dạng phân, cũng như bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. Ghi lại những gì trẻ ăn và các triệu chứng để cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ. Những điều cần lưu ý khi xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ ĐỌC NGAY - Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng: Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đủ và không tham gia các hoạt động quá sức. Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giúp tiêu hóa. - Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng như men vi sinh (probiotics), thuốc chống nôn hoặc thuốc chống tiêu chảy. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. 4. Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ? Nếu triệu chứng không cải thiện sau vài ngày hoặc trở nên nặng hơn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn chi tiết. Các dấu hiệu cần đi khám ngay bao gồm: Sốt cao, nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài, đau bụng dữ dội, mất nước nghiêm trọng hoặc trẻ trở nên lờ đờ, mệt mỏi. Việc chăm sóc kỹ lưỡng và theo dõi sát sao sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục và tránh được những biến chứng không mong muốn. Xem thêm video đang được quan tâm: Dùng thuốc điều trị đau bụng do rối loạn tiêu hóa như thế nào
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gan-la-gi-cau-tao-va-cong-dung-vi
Gân là gì? Cấu tạo và công dụng
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội cơ xương khớp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Gân được phân loại và gọi tên theo vị trí bám của chúng, chẳng hạn như gân tay, gân chân. Gân có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của cơ. Bài viết sau sẽ làm rõ khái niệm gân là gì? Cấu tạo và công dụng của gân như thế nào? 1. Gân là gì? Gân là phần cấu trúc có màu trắng sáng nằm giữa xương và cơ. Thành phần chính của gân là các sợi đàn hồi, mang lại cho chúng sức mạnh cần thiết để truyền các lực cơ học lớn. Mỗi cơ có hai gân, một gân gần và một gân xa. Điểm mà gân hình thành gắn với cơ còn được gọi là điểm nối cơ và điểm mà nó gắn vào xương được gọi là điểm nối xương.Vậy gân có vai trò gì? Theo đó, chức năng của gân là truyền lực sinh ra từ cơ đến xương và kích thích các khớp xương chuyển động. Đầu gần của gân còn được gọi là gốc và gân xa được gọi là phần chèn.Gân có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của cơ. Gân được phân loại và gọi tên theo vị trí bám của chúng, chẳng hạn như gân tay, gân chân. Các cơ bắp lớn, tạo ra nhiều lực có xu hướng gân bám ngắn và rộng hơn so với những cơ thực hiện các chuyển động tinh vi. Các gân tương ứng các cơ này có xu hướng dài và mỏng. "Gân là gì" chính là thắc mắc nhiều người quan tâm. 2. Gân bao gồm các cấu trúc gì? Thành phần tế bào của gânCác tế bào cấu tạo nên gân được gọi là nguyên bào sợi và tế bào hình sợi. Chúng chiếm khoảng 90-95% số lượng tế bào trong gân. 5-10% còn lại bao gồm tế bào sụn, tế bào hoạt dịch và tế bào mạch máu.Nguyên bào sợi là những tế bào gân chưa trưởng thành. Ban đầu chúng có kích thước và hình dạng khác nhau, nhưng khi già đi, chúng trở nên dài ra và có dạng hình trục chính cũng như biến đổi thành tế bào hình trụ. Các tế bào hình trụ chịu trách nhiệm cho việc luân chuyển duy trì chất nền ngoại bào. Các tế bào hình trụ phản ứng với tải trọng cơ học của gân và do đó tạo ra sự thích nghi. Chúng được sắp xếp thành các hàng dọc và có sự tiếp xúc rộng rãi với các tế bào lân cận thông qua các điểm nối.Các mối nối là những cấu trúc rất phức tạp. Chúng có hai bán kênh, còn được gọi là connexons (tập hợp sáu tiểu đơn vị protein liên kết). Chúng có một lỗ ở vùng trung tâm. Các connexons ở trạng thái mở cho phép các chất chuyển hóa và ion đi qua tự do giữa các điểm nối khoảng trống. Các connexons được đánh số, những connexons mà chúng ta quan tâm đến để giao tiếp tế bào và tái tạo gân là các liên kết 26, 32 và 43.Connexin 43 nằm trong các điểm giao nhau giữa các tế bào theo hàng dọc các sợi collagen. Các kết nối 26 và 32 có kiểu lan tỏa hơn. Connexin 43 chịu trách nhiệm về sự ức chế tổng hợp collagen trong các tế bào hình trụ như một phản ứng với tải cơ học. Connexin 32 có thể có vai trò kích thích, nhưng quan trọng hơn là chúng hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào trong gân để giúp tái tạo và thích nghi.Cấu trúc ma trận ngoại bàoGân chủ yếu bao gồm các sợi collagen loại 1 (nhưng cũng có những sợi khác có mặt) và proteoglycan. Các sợi collagen loại 1 chịu trách nhiệm về độ bền của gân trong khi proteoglycan chịu trách nhiệm về bản chất đàn hồi của gân. Định hướng của các sợi collagen trong gân là những sợi chạy song song, bắt chéo đơn giản, bắt chéo hai sợi với một sợi thẳng, sự hình thành bện của ba sợi và kiểu đan chéo lên của hai sợi chạy song song. Định hướng và sự sắp xếp của các sợi collagen khác nhau giữa các gân và khác nhau về vị trí của gân. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại gân. Ví dụ, các gân cần chống lại lực kéo quay sẽ có định hướng sợi collagen để thực hiện điều này.Các phân tử collagen bao gồm các chuỗi polypeptide, 3 trong số các chuỗi này kết hợp với nhau tạo thành một phân tử tropocollagen xoắn dày đặc. 5 trong số này kết hợp với nhau tạo thành một microfibril. Sau đó, các sợi microfibril kết tụ lại với nhau tạo thành các sợi nhỏ. Chúng được nhóm lại thành bó sợi và sợi gân.Các sợi có đường kính nhỏ khi còn non nhưng khi trưởng thành, chúng phát triển về kích thước, đạt cực đại ở độ tuổi từ 20-29 tuổi. Khi gân già đi, đường kính trở nên nhỏ hơn, điều này có liên quan đến khả năng giảm sức mạnh của cơ. Đường kính gân cũng có thể bị thu nhỏ lại nếu bị thương.Mạch máu nuôi gânCác mạch máu nuôi của gân rất quan trọng cho việc chữa lành vết thương. Việc cung cấp máu cho các khu vực cụ thể được bảo đảm bởi các mạch máu khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các gân bị giảm đáng kể nguồn cung cấp mạch máu xung quanh vị trí ròng rọc xương. Các đoạn mạch máu ở những vị trí kết nối hai gân có thể bị chèn ép, đặc biệt khi gân thoái hóa và/ hoặc đứt gân, ví dụ như đứt gân tay, gân chân....Thần kinhCác dây thần kinh của gân bắt đầu từ da, màng gân và dây thần kinh cơ. Tại điểm nối gân cơ, các sợi thần kinh bắt chéo trước khi đi vào gân. Sau đó, phần lớn các sợi thần kinh kết thúc và tận cùng ở trên bề mặt của gân. Các đầu dây thần kinh có thể được phân loại thành dây thần kinh có bao myelin và không có bao myelin. Các sợi thần kinh được myelin hóa là các cơ quan thụ cảm cơ học chuyên biệt (các cơ quan của gân Golgi) cảm nhận sức căng và áp lực trong gân. Chúng có xu hướng nằm gần cơ. Các sợi không có myelin chịu trách nhiệm cảm nhận và truyền cảm giác đau.Các cấu trúc xung quanh gânCác cấu trúc bao quanh gân có thể được chia thành nhiều loại. Mục đích chính của các cấu trúc này là giảm ma sát và cho phép gân trượt nhẹ nhàng. Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi lực ở mức hiệu quả nhất. Gân là gì? Đó là phần cấu trúc có màu trắng sáng nằm giữa xương và cơ 3. Gân có vai trò gì? Từ lâu, gân được coi là một cấu trúc mà thông qua đó cơ kết nối với xương cũng như kết nối giữa các cơ, có chức năng truyền lực. Kết nối này cho phép các gân điều chỉnh thụ động các lực trong quá trình chuyển động của khớp, mang lại sự ổn định.Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào các đặc tính đàn hồi của một số loại gân và khả năng hoạt động của chúng như lò xo. Không phải tất cả các gân đều phải thực hiện vai trò chức năng như nhau, với một số chi chủ yếu là định vị, chẳng hạn như các ngón tay khi viết (gân định vị) và những gân khác hoạt động như lò xo để vận động hiệu quả hơn (gân tích trữ năng lượng). Năng lượng dự trữ trong gân có thể lưu trữ và phục hồi lại với hiệu quả cao. Ví dụ, trong một sải chân của con người, gân Achilles kéo dài khi khớp mắt cá chân co lại. Trong phần cuối cùng của sải chân, khi bàn chân uốn cong (hướng các ngón chân xuống), năng lượng đàn hồi dự trữ được giải phóng. Hơn nữa, vì gân co giãn, cơ có thể hoạt động với độ dài ít hơn hoặc thậm chí không thay đổi, cho phép cơ tạo ra nhiều lực hơn.Các đặc tính cơ học của gân phụ thuộc vào đường kính và hướng sắp xếp của các sợi collagen. Các sợi collagen song song với nhau và được gắn kết chặt chẽ. Trong gân, các sợi collagen có một số tính linh hoạt do không có gốc hydroxyproline và proline tại vị trí cụ thể trong trình tự axit amin, cho phép thực hiện các chức năng như uốn cong hoặc vòng lại. Các nếp gấp trong sợi collagen cho phép các gân có độ mềm dẻo cũng như độ cứng nén thấp. Ngoài ra, bởi vì gân là một cấu trúc nhiều sợi được tạo thành từ nhiều sợi và sợi tơ độc lập một phần, nó không hoạt động như một thanh duy nhất và đặc tính này cũng góp phần vào tính linh hoạt của nó.Các thành phần proteoglycan của gân cũng rất quan trọng đối với các đặc tính cơ học. Trong khi các sợi collagen cho phép các gân chống lại căng thẳng kéo, các proteoglycan cho phép chúng chống lại ứng suất nén. Các phân tử này rất ưa nước, có nghĩa là chúng có thể hấp thụ một lượng lớn nước và do đó có tỷ lệ trương nở cao. Đặc điểm này có thể liên quan đến việc cho phép sợi gân dài ra và giảm đường kính khi bị căng. Tuy nhiên, các proteoglycan cũng có thể có vai trò trong đặc tính kéo của gân.Cấu trúc của gân thực sự là một vật liệu tổng hợp sợi, được xây dựng như một chuỗi các cấp độ phân cấp. Ở mỗi cấp độ của hệ thống phân cấp, các đơn vị collagen được liên kết với nhau bằng các liên kết chéo collagen hoặc proteoglycan, để tạo ra một cấu trúc có khả năng chống chịu lực kéo cao. Chỉ riêng độ giãn dài và độ căng của các sợi collagen đã được chứng minh là thấp hơn nhiều so với độ giãn dài và độ căng của toàn bộ gân dưới cùng một lượng ứng suất, chứng tỏ rằng chất nền giàu proteoglycan cũng phải trải qua biến dạng.Các gân tích trữ năng lượng đã được chứng minh là sử dụng lượng trượt đáng kể giữa các sợi cơ để tạo ra các đặc tính căng thẳng cao mà chúng cần, trong khi các gân định vị phụ thuộc nhiều hơn vào sự trượt giữa các sợi collagen và sợi xơ. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy rằng các gân tích trữ năng lượng cũng có thể chứa các tua cuốn có dạng xoắn hoặc xoắn, trong tự nhiên - một cách sắp xếp sẽ rất có lợi cho việc cung cấp hành vi giống như lò xo cần thiết ở các gân này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trao-nguoc-axit-va-trao-nguoc-thanh-quan-khac-nhau-nhu-nao-vi
Trào ngược axit và trào ngược thanh quản khác nhau như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Có 2 loại trào ngược khác nhau là trào ngược axit và trào ngược thanh quản. Mặc dù cả 2 bệnh lý trên đều có sự liên quan tới bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nhưng chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt về triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. 1. Sự khác biệt về cơ quan chịu tổn thương 1.1 Trào ngược axit gây tổn thương mô thực quảnTrào ngược axit (trào ngược axit dạ dày) là tình trạng liên quan tới bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, là hiện tượng axit từ dạ dày bị đẩy lên đi vào lòng ống thực quản, gây kích thích, nóng rát ở ngực.Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt dưới thực quản không được đóng đúng cách nên không tạo thành một hàng rào kín giữa dạ dày và thực quản. Trong khi đó, axit dạ dày (HCl) là một loại axit mạnh. Khi chúng trào lên thực quản sẽ gây tổn thương cho các mô thực quản.1.2 Trào ngược thanh quản gây tổn thương thanh quản, hộp thanh quản và phổiTrào ngược thanh quản (trào ngược thầm lặng) cũng có cơ chế tương tự trào ngược dạ dày - thực quản: Xảy ra khi axit dạ dày thoát ra khỏi cơ thắt thực quản dưới.Tuy nhiên, trong trào ngược thanh quản, axit dạ dày trào ngược qua thực quản vào phía sau cổ họng (khác với trào ngược axit là axit dạ dày chỉ trào lên thực quản). Điều này gây tổn thương thanh quản, hộp thanh quản và phổi.Vì vậy, trào ngược thanh quản làm tổn thương đường tiêu hóa trên, vùng hầu và họng hoặc đường mũi. Trong khi đó, trào ngược axit chỉ làm tổn thương thực quản. 2. Sự khác biệt về triệu chứng 2.1 Trào ngược axit dạ dàyBệnh nhân bị trào ngược axit dạ dày sẽ gặp các triệu chứng rất rõ ràng, có thể được phát hiện và kiểm soát sớm. Các triệu chứng thường gặp gồm:Ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói, Trào ngược axit dạ dày thường có biểu hiện ợ nóng, buồn nôn Hồi lưu thực quản, khó nuốtHo khan, hen suyễn, khó thở gián đoạn giấc ngủ2.2 Trào ngược thanh quảnBệnh còn được gọi là trào ngược thầm lặng vì các triệu chứng biểu hiện ở bệnh nhân không điển hình cho tình trạng trào ngược. Điều này là do axit trong dạ dày không lưu trong thực quản quá lâu nên nó không có đủ thời gian gây tổn thương cho thực quản.Các triệu chứng khác gặp ở bệnh nhân trào ngược thanh quản bao gồm:Khàn tiếng, kích thích họng,Có vị đắng ở cổ họng, viêm họng, nóng rát cổ họng, hắng giọng liên tục, nghẹn.Khó thở, khó nuốt, ho mạn tính và nhiễm trùng xoang,Chảy nước mũi mạn tính hoặc có cảm giác nước mũi chảy từ cổ họng, hen suyễn.Bệnh trào ngược thanh quản dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng mạn tính,... Đồng thời, bệnh có nguy cơ gây ra những biến chứng trầm trọng hơn so với trào ngược axit điển hình. 3. Sự khác biệt về đối tượng có nguy cơ mắc bệnh 3.1 Trào ngược axitĐối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là:Người bị béo phìMắc hội chứng Zollinger-Ellison, hàm lượng canxi trong máu caoXơ cứng bì và xơ cứng hệ thống, hút thuốc láMang thai, sử dụng một số loại thuốc (thuốc kháng histamin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm)3.2 Trào ngược thanh quảnTrào ngược thanh quản phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh vì cơ vòng của trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thực quản ngắn và hầu hết thời gian bé đều được đặt nằm nên dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thanh quản, hầu họng. 4. Sự khác biệt về biến chứng của bệnh 4.1 Trào ngược axitTrào ngược axit dạ dày rất nguy hiểm nếu người bệnh không chủ động điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách. Các biến chứng có thể là:Chít hẹp thực quản: Với các triệu chứng ban đầu gồm khó nuốt, đau tức ngực, đau khi ăn, dẫn tới lười ăn,...;Viêm thực quản: Thường gặp ở người bị trào ngược axit dạ dày trong một thời gian dài. Dấu hiệu của tình trạng này là đau khi nuốt, nóng rát thực quản, đặc biệt là vùng sau xương ức; Thường đau, nóng rát thực quản khi nuốt thức ăn Barrett thực quản: Thông thường không có dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có các biểu hiện của tình trạng trào ngược thông thường. Cần thực hiện nhiều xét nghiệm, đặc biệt là nội soi và sinh thiết tế bào để chẩn đoán chính xác;Ung thư thực quản: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân. Ung thư thực quản thường xuất hiện nhiều ở người trên 50 tuổi với những biểu hiện như khó nuốt, đau âm ỉ sau xương ức, khàn tiếng, sụt cân không rõ nguyên nhân,...4.2 Trào ngược thanh quảnKhi axit dạ dày tấn công cổ họng và thanh quản, sẽ gây kích ứng, tổn thương lâu dài ở các cơ quan này. Ở người lớn, trào ngược thanh quản có thể làm hình thành sẹo ở cổ họng và hộp thanh quản.Ngoài ra, trào ngược thầm lặng còn làm tăng nguy cơ ung thư vùng họng và hộp thanh quản, ảnh hưởng tới phổi, làm trầm trọng hơn ở người mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm phế quản, khí phế thũng.Về phương pháp điều trị, 2 hình thức trào ngược axit dạ dày và trào ngược thanh quản có phương pháp điều trị tương tự nhau. Với trường hợp ít nghiêm trọng, bệnh nhân thường được khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, nên tránh một số thực phẩm gây triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật trong từng trường hợp cụ thể. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để đẩy lùi bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/co-ngan-chan-duoc-ung-thu-tai-phat-khong-20220930000422271.htm
20220930
Có ngăn chặn được ung thư tái phát không?
Khi ung thư tái phát, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tất cả những cảm xúc tiêu cực đã từng có khi nhận chẩn đoán ung thư lần đầu có thể quay trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn. Người bệnh có thể cảm thấy dè chừng, cẩn trọng, và ít hy vọng hơn so với lần trước. Họ cũng có thể sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân và đội ngũ y bác sĩ đã từng điều trị cho họ. Nhiều người tự đổi lỗi cho bản thân vì đã từng bỏ lỡ một lần tái khám, đã ăn uống không đúng cách hoặc đã bỏ qua việc xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh. Nhưng ngay cả khi bạn làm mọi việc đầy đủ như hướng dẫn, ung thư vẫn có thể tái phát. Hiện nay y học đã có thêm nhiều hiểu biết mới về cách thức tăng trưởng và phát triển của ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một điều bí ẩn. Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, khi bệnh ung thư tái phát, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các phương án điều trị cũng như mức độ hiệu quả của từng phương án. Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ mục tiêu của từng phương pháp điều trị mà bạn đang cân nhắc. Điều trị nhằm kiểm soát bệnh ung thư? nhằm chữa khỏi bệnh? hay nhằm giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn? Bạn có thể hỏi thêm ý kiến từ các chuyên gia ngoài bác sĩ điều trị hoặc lựa chọn điều trị tại một trung tâm ung thư có nhiều kinh nghiệm hơn về loại ung thư của bạn. Một số người bệnh tái phát có thể được điều trị bằng phương pháp đã sử dụng khi họ mắc ung thư lần đầu. Ví dụ, một phụ nữ mắc ung thư vú tái phát tại chỗ sau phẫu thuật có thể sẽ lại được phẫu thuật lấy bỏ khối u tái phát. Bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng xạ trị, đặc biệt khi chưa từng xạ trị trước đó.. Quyết định phương pháp điều trị sẽ dựa trên: - Loại ung thư. - Thời gian tái phát. - Vị trí tái phát. - Mức độ tái phát. - Tình trạng sức khỏe chung. - Mong muốn cá nhân của người bệnh. Một điều khác cần lưu ý là tế bào ung thư khi tái phát có thể kháng với hóa trị. Khối u tái phát thường sẽ không đáp ứng tốt với điều trị như khối u ban đầu Một lý do khác khiến bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị khác với lần đầu là nguy cơ về tác dụng không mong muốn của điều trị. Ví dụ, một số thuốc hóa chất có thể gây các vấn đề cho tim hoặc tổn thương thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc đó sẽ có nguy cơ làm các vấn đề đó trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài.
https://tamanhhospital.vn/sau-thay-van-tim-nen-an-gi/
04/03/2024
Người sau thay van tim nên ăn gì và kiêng gì để tránh biến chứng? | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Sau thay van tim nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh quay trở lại với chế độ ăn thường ngày càng sớm càng tốt. Việc xây dựng thực đơn lành mạnh và đa dạng sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng về sau của phẫu thuật. Mục lụcVai trò quan trọng của chế độ ăn sau phẫu thuật thay van tim1. Các thành phần dinh dưỡng nào tốt giúp người bệnh phục hồi nhanh?2. Các thành phần dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sau thay van timNgười sau thay van tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?1. Ngũ cốc nguyên hạt2. Cá giàu omega-33. Thịt nạc4. Rau củ quả5. Sữa không béo hoặc ít béoSau khi thay van tim cần kiêng những gì?1. Thịt chế biến sẵn2. Thực phẩm nhiều đường và ngũ cốc tinh chế3. Thực phẩm nhiều muối4. Thực phẩm chứa chất béo xấu5. Trà, cà phê và thức uống có cồn6. Thực phẩm có thành phần vitamin KNhững lưu ý cho người bệnh để xây dựng chế độ ăn phù hợpMất bao lâu để cơ thể hồi phục sau phẫu thuật thay van tim?Dùng thuốc theo chỉ định kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt giúp phục hồi nhanh hơnĐến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật thay van timVai trò quan trọng của chế độ ăn sau phẫu thuật thay van tim Sau phẫu thuật thay van tim, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà về cách chăm sóc vết mổ, hướng dẫn uống thuốc đúng theo toa, chế độ sinh hoạt – vận động hợp lý… Tuy nhiên, một điều quan trọng nữa là xây dựng thực đơn những món ăn tốt cho người thay van tim một cách khoa học vì điều này không chỉ giúp hồi phục nhanh mà còn giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thay van tim. 1. Các thành phần dinh dưỡng nào tốt giúp người bệnh phục hồi nhanh? Chất béo tốt: Chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm cholesterol trong máu. Protein: Không chỉ cung cấp nguồn calo dồi dào, thực phẩm giàu protein còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp người bệnh mau khỏe hơn. Vitamin và chất xơ: Hỗ trợ quá trình lành vết thương, chất xơ giúp lưu thông tiêu hóa tốt ở người bệnh ít vận động sau phẫu thuật. Nước: Có vai trò duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp trong cơ thể. (1) 2. Các thành phần dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sau thay van tim Đường: Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ngăn cản quá trình hấp thu các chất sắt, kẽm, canxi…, khiến cơ thể thiếu hụt vi chất trầm trọng. Muối: Giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước và duy trì huyết áp ở mức bình thường. Chất béo xấu: Dễ gây đầy bụng, khó tiêu và khiến vết mổ lâu lành hơn. Caffein: Chất kích thích không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn gây đau nhức xung quanh vết thương, khiến vết thương lâu lành thậm chí để lại sẹo lồi. Vitamin K: Tiêu thụ vitamin K vượt mức cho phép sau phẫu thuật thay van sẽ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Người sau thay van tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe? Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bệnh sau thay van tim lựa chọn, việc biết và hiểu được những loại thực phẩm tốt giúp cho thực đơn hằng ngày được phong phú và hỗ trợ sức khỏe nhanh chóng hồi phục. 1. Ngũ cốc nguyên hạt Biện pháp hiệu quả để duy trì trái tim khỏe mạnh và điều hòa huyết áp là tăng cường ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn. Đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng là gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, bánh mì đen,… 2. Cá giàu omega-3 Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… rất giàu axit béo omega-3, đồng thời làm giảm chất béo trung tính (Triglyceride) trong máu. Ngoài các loại cá này, nguồn omega-3 tốt còn có trong các thực phẩm khác như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành và dầu hạt cải. 3. Thịt nạc Bạn có thể ăn thịt heo, thịt bò sau mổ thay van tim nhưng lưu ý chọn loại thịt có ít hơn 10% chất béo. Bên cạnh đó, cá và thịt gia cầm bỏ da (gà, vịt, ngan…) cũng cung cấp nguồn protein tốt. 4. Rau củ quả Đây là nguồn cung ứng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết mà cơ thể bạn cần để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy ăn đa dạng các loại rau củ quả theo nhóm màu: đỏ (cà chua, dưa hấu, táo…), vàng (cam, quýt, xoài, lê…), xanh (rau cải, tần ô, khổ qua…), trắng (củ cải, bắp cải, măng cụt…), tím (củ dền, nho, việt quất, cà tím…). 5. Sữa không béo hoặc ít béo So với sữa nguyên chất, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tươi, váng sữa, sữa chua và phô mai chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất hơn nhưng lại ít cholesterol xấu hơn, rất cần thiết cho bệnh nhân mới trải qua ca phẫu thuật thay van tim. (2) Sữa ít béo/ không béo cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ thay van tim Sau khi thay van tim cần kiêng những gì? Những loại thực phẩm người sau thay van tim nên kiêng ăn cũng tương đối giống với các thực phẩm gây hại cho bệnh tim mạch, người bệnh sau phẫu thuật cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tuân thủ đúng chế độ ăn phù hợp, hỗ trợ quá trình hồi phục. 1. Thịt chế biến sẵn Giăm bông, xúc xích, thịt nguội, thịt hộp, khô bò… vừa chứa nhiều muối và các chất phụ gia, vừa giàu cholesterol xấu nên cần hạn chế trong thực đơn của bệnh nhân sau phẫu thuật. 2. Thực phẩm nhiều đường và ngũ cốc tinh chế Các loại bánh ngọt, kem, chè, bánh mì trắng… chứa nhiều đường không tốt cho quá trình hồi phục sau mổ. Bạn nên bổ sung đường từ nguồn trái cây tự nhiên như thanh long, dưa hấu, đu đủ… (3) 3. Thực phẩm nhiều muối Cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối trong thức ăn là tự chế biến tại nhà. Ngoài ra, hãy tránh xa các loại đồ hộp, dưa muối, thức ăn nhanh, nước sốt, khoai tây chiên… vì chúng chứa khá nhiều muối. 4. Thực phẩm chứa chất béo xấu Thức ăn nhanh (hamburger, sandwich, hotdog…), mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu thực vật (dầu cọ, dầu dừa)… được xếp vào danh sách thực phẩm cần hạn chế cho bệnh nhân sau mổ vì chúng có lượng lớn cholesterol xấu. 5. Trà, cà phê và thức uống có cồn Đây đều là những loại đồ uống chứa chất kích thích, người bệnh cần kiêng tuyệt đối trong giai đoạn đầu sau thay van tim. 6. Thực phẩm có thành phần vitamin K Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, xà lách… rất giàu vitamin K nên bạn cần hạn chế để tránh nguy cơ cục máu đông hình thành gây nguy hiểm. Thức ăn nhanh cần được loại khỏi khẩu phần ăn của bệnh nhân sau mổ thay van tim Những lưu ý cho người bệnh để xây dựng chế độ ăn phù hợp Khi lên thực đơn cho bệnh nhân sau mổ thay van tim, cần lưu ý một số điểm sau: Phân chia khẩu phần ăn hợp lý: Mỗi bữa ăn nên chuẩn bị 4 phần ngũ cốc nguyên hạt, 5 phần rau và 2 phần trái cây. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu năng lượng thực tế của bệnh nhân. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa) thay vì 3 bữa lớn. Ưu tiên ăn trước thức ăn có lượng calo cao nhất trong khẩu phần, đề phòng trường hợp bạn chán ăn giữa bữa. Duy trì hoạt động thể chất phù hợp: Đi lại nhẹ nhàng, tập thể dục vừa sức. Điều này giúp tăng cường trao đổi chất và kích thích cảm giác thèm ăn. Quản lý cân nặng trong giới hạn cho phép, tránh thừa cân – béo phì hoặc gầy yếu suy dinh dưỡng. Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động. Mất bao lâu để cơ thể hồi phục sau phẫu thuật thay van tim? Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay van tim khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, chế độ hậu phẫu cũng như khả năng tự hồi phục của bệnh nhân. Trung bình, một bệnh nhân mất từ 8-12 tuần để hồi phục hoàn toàn (đối với phẫu thuật mở) và 4-6 tuần (đối với phẫu thuật nội soi). Dùng thuốc theo chỉ định kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt giúp phục hồi nhanh hơn Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau trong vài ngày đến hơn một tuần nếu đau nhiều (nếu cơn đau kéo dài hơn thời gian này, hãy đến gặp bác sĩ). Người bệnh cũng sẽ được kê toa thuốc để giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng tim mạch khác. Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá. Gặp bác sĩ để được khám, siêu âm tim khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật thay van Đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật thay van tim Sau khi mổ thay van tim, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng van (viêm nội tâm mạc) cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác như kẹt van tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. May mắn là những biến chứng này không phổ biến. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ gấp: Đau ngực dai dẳng; Nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực; Sốt liên tục trên 38 độ C; Ớn lạnh; Thay đổi cân nặng nhanh chóng (sụt > 2kg trong 24 giờ); Chóng mặt hoặc ngất xỉu; Mệt mỏi, suy nhược quá mức; Khó thở với cấp độ tăng dần; Buồn nôn và ói mửa; Vết thương nhiễm trùng với biểu hiện chảy dịch, mưng mủ, sưng tấy; Chán ăn, thay đổi khẩu vị; Cảm lạnh, đau họng. (4) Để đặt lịch khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thay van tim với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau: Thay van tim là ca phẫu thuật lớn, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đặc biệt sau mổ để nhanh hồi phục và tránh biến chứng. Thực đơn lý tưởng cho bệnh nhân biết sau thay van tim nên ăn gì để giúp cung cấp đủ protein, vitamin và chất béo lành mạnh, đồng thời tránh chất béo bão hòa, đường, muối và chất kích thích. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiểm soát cân nặng, duy trì hoạt động thể chất và tránh thuốc lá để tăng cường sức khỏe tim mạch lâu dài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cham-soc-tre-bi-viem-hong-tai-nha-nhu-nao-vi
Chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà như thế nào?
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Tuấn Nhật Hoàng - Khoa Tai – Mũi – Họng - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City Theo Bác sĩ Lê Tuấn Nhật Hoàng, Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, để đảm bảo vệ sinh mũi – họng cho trẻ tại nhà rất quan trọng trong chăm sóc trẻ bị viêm họng. Việc vệ sinh mũi – họng sẽ đảm bảo lưu thông không khí, tránh cho vi khuẩn/ virus đọng lại, phát triển. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng bình xịt nước muối biển dạng sương mù, sau đó hút/ làm vệ sinh sạch mũi để đảm bảo thông thoáng của mũi họng cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (4-5 bữa), nấu thức ăn mềm/ nhừ hơn và bổ sung nhiều rau xanh để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ vừa chăm sóc bệnh lý mũi họng ở trẻ tốt hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tránh các thực phẩm gây khó tiêu (đồ chiên, nhiều dầu mỡ...), nước ngọt/ nước có ga...Bác sĩ Bác sĩ Lê Tuấn Nhật Hoàng cho biết, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh/ thuốc từng sử dụng khi trẻ bắt đầu có các triệu chứng. Thay vào đó, cha mẹ có thể dùng các loại thuốc dân gian như chanh đào, mật ong với 1-2 thìa cà phê trước khi trẻ ngủ, hay lá hẹ, nước chanh sả, nước giấm táo kết hợp mật ong... Đặc biệt, Bác sĩ Hoàng khuyên cha mẹ không nên để trẻ ở phòng điều hòa quá lâu sẽ không tốt cho hệ hô hấp của trẻ.Vậy khi chăm sóc trẻ bị đau họng tại nhà, cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu, diễn biến bất thường của trẻ để có các biện pháp xử lý kịp thời. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
https://suckhoedoisong.vn/mua-he-canh-giac-voi-benh-kiet-ly-169133363.htm
28-06-2017
Mùa hè, cảnh giác với bệnh kiết lỵ
Bệnh lỵ có thể do vi khuẩn (Shigella) gây ra và ký sinh trùng amíp (Entamoeba histolytica) gây ra. Bệnh lây theo đường ăn uống (phân - miệng) do đó có thể gây thành dịch. Bệnh kiết lỵ có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa. Triệu chứng của bệnh Có hai thể bệnh, đó là bệnh kiết lỵ cấp tính và kiết lỵ mạn tính. Thể cấp tính có hội chứng kiết lỵ điển hình, bao gồm đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy như mũi. Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi ngoài không có nhiều phân. Một số trường hợp có thể có tiêu chảy nhưng không rầm rộ như lỵ trực khuẩn (Shigella). Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi ngoài. Đi kèm với đau bụng là mót rặn. Người bệnh đau bụng rất muốn đi ngoài nhưng khi ngồi vào nhà vệ sinh rất lâu nhưng không đi ngoài được (vì vậy, thường gọi là bệnh đi nhanh về chậm). Người bệnh bị kiết lỵ thường có bụng trướng, đầy hơi, khó chịu. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể bị suy kiệt (do phải rặn nhiều kèm theo mất máu) hoặc bị mất nước và rối loạn chất điện giải trong trường hợp có tiêu chảy. Thể mạn tính, khi bị kiết lỵ amíp cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không đúng phác đồ, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, điều trị rất phức tạp do lỵ amip đã chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amíp. Bệnh xuất hiện từng đợt gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi kèm nhày mũi nhất là khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ. Đây được gọi là viêm đại tràng mạn tính do kiết lỵ. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm là một cách phòng tránh bệnh kiết lỵ. Tiến triển của bệnh kiết lỵ Nếu chẩn đoán đúng lỵ amíp, điều trị đúng, khẩn trương và chăm sóc tốt, bệnh khỏi nhanh và khỏi hoàn toàn. Nếu để muộn, không được điều trị đúng thuốc hoặc không được chữa trị hoặc chữa trị sai sẽ dẫn đến một số hậu quả xấu. Đó là trở thành bệnh kiết lỵ mạn tính hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Để chẩn đoán kiết lỵ cấp tính có thể xét nghiệm phân bằng soi tươi có thể thấy amíp di động bởi chân giả, nhưng với kiết lỵ mạn tính, việc làm này rất khó đạt hiệu quả. Có thể nội soi đại tràng để xác định tổn thương và lấy bệnh phẩm xét nghiệm tế bào. Biến chứng do kiết lỵ gây ra Hay gặp nhất là chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm vì gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời. Có thể gây bán lồng ruột hoặc lồng ruột do các dây chằng bị sẹo làm thắt, hẹp trực tràng hoặc tạo thành các u nang amíp lành tính ở manh tràng hoặc đại tràng xích-ma. Lỵ amíp mạn tính gây nên viêm đại tràng mạn tính dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Nguy hiểm hơn của lỵ amíp là gây áp-xe gan, nếu không xử trí kịp thời sẽ vỡ tràn vào phúc mạc gây viêm phúc mạc, tràn vào cơ hoành, phổi gây áp-xe rất nguy kịch. Nguyên tắc điều trị bệnh Khi nghi bị bệnh kiết lỵ cần đến bệnh viện để được khám, xác định bệnh và điều trị ngay. Nguyên tắc là dùng thuốc Tây y đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, bên cạnh đó nếu người bệnh có hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy cần được bù đắp hoặc truyền dịch hoặc uống dung dịch oresol (ORS) để bù nước và chất điện giải. Cách phòng bệnh hiệu quả Mùa hè đã đến cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín (uống nước đun sôi để nguội), không ăn rau sống, không ăn thực phẩm còn sống (nem chua, nem chạo, tiết canh…). Cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cho cả trẻ em và người lớn bằng xà phòng. Gia đình có người bị kiết lỵ cần quản lý phân người bệnh không để vương vãi ra môi trường (nông thôn), muốn vậy, hố xí phải hợp vệ sinh để cho các chất sát khuẩn mạnh như vôi bột, cloraminB… Cơ quan chức năng nên có kiểm tra sức khỏe định kỳ (xét nghiệm phân tìm bào nang amíp) cho các đối tượng là người bán, chế biến thực phẩm (nhân viên phục vụ ăn, uống, người nội trợ…), khi phát hiện cần điều trị dứt điểm cho họ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-khi-dung-may-phun-khi-dung-vi
Lưu ý khi dùng máy phun khí dung
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Máy phun khí dung giúp đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng những hạt sương nhỏ li ti, được sử dụng khá phổ biến trong nhi khoa để điều trị bệnh lý hô hấp. Bất kỳ ai cũng có thể mua máy về nhà sử dụng nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.Để liệu pháp khí dung mang lại kết quả tốt nhất, sau đây là 10 lưu ý cho bệnh nhân và phụ huynh khi sử dụng máy phun khí dung tại nhà. 1. Ngồi đúng tư thế khi dùng máy khí dung Khi sử dụng máy phun khí dung, trẻ cần đeo mặt nạ hay ngậm ống thở miệng, đồng thời hít thở khoảng 5 - 10 phút cho đến khi hết thuốc. Nếu bé không ngồi thẳng hoặc không hợp tác thì sẽ không thể nhận đủ liều thuốc chỉ định. Do đó phụ huynh phải khuyến khích trẻ ngồi thẳng người khi dùng máy phun khí dung. 2. Chọn kích thước mặt nạ phù hợp Mặt nạ phải có kích thước thích hợp bao được mũi họng , nếu không phần lớn các hạt sương sẽ không đi vào mũi hoặc đường thở. Việc để mặt nạ cách mặt dù chỉ một khoảng hở nhỏ cũng khiến thuốc bị thất thoát với tỷ lệ lớn, tương ứng là:Khoảng cách 1,2 cm: 50% lượng thuốc sẽ không tới được phổiKhoảng cách 2,5 cm: Lên tới 80% lượng thuốc không tới phổiVì vậy yêu cầu trẻ phải đeo mặt nạ kín sát vào mặt nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng máy phun khí dung được phát huy tối đa. Nặt nạ máy khí dung 3. Dùng ống ngậm cho trẻ lớn Bệnh nhi trên 5 tuổi nên sử dụng ống thở, mặc dù khi dùng ống ngậm lượng thuốc đến phổi sẽ nhiều hơn so với mặt nạ, tuy nhiên việc sử dụng ống ngậm đòi hỏi sự hợp tác tốt của người bệnh. Vì vậy không thích hợp với trẻ dưới 5 tuổi. 4. Chọn thời điểm yên tĩnh Lưu ý này đặc biệt quan trọng, đặc biệt là đối với các bé dưới 2 tuổi. Thời điểm thích hợp nhất để dùng máy phun khí dung cho bé là khi đang ngủ hay vào giờ yên tĩnh trong ngày. Tránh khí dung ngay trước hoặc sau bữa ăn, cũng như thời gian gia đình đang có quá nhiều hoạt động.Nguyên nhân là vì trẻ cần tập trung hít thở sâu trong thời gian điều trị để thuốc có thể đi vào phổi. Phụ huynh cần giữ môi trường yên tĩnh khoảng 5 - 10 phút, tối đa là 15 phút, đến khi trẻ hoàn thành khí dung. Không gian náo động xung quanh sẽ khiến trẻ nhấp nhổm muốn đứng dậy tham gia, dẫn tới việc khó tập trung hít thở. Không gian yên tĩnh thích hợp cho trẻ dùng máy phun khí dung 5. Kiểm tra loại thuốc và liều lượng trước khi dùng Luôn đọc kỹ tên thuốc và chỉ sử dụng loại thuốc với liều lượng đúng theo bác sĩ chỉ định. Mỗi căn bệnh sẽ có những loại thuốc dùng phù hợp riêng, nếu tự ý dùng sai chẳng những không hết bệnh, mà còn làm cho tình trạng trầm trọng hơn. Chẳng hạn, thuốc giãn phế quản salbutamol có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể như:Đau ngựcCo thắt phế quảnLo lắng cực độTăng huyết ápGây đau ở chânKhiến trẻ thở hụt hơiLưu ý, không được trộn corticoid và thuốc giãn phế quản với nhau; không dùng nước để khí dung thay cho dung dịch muối sinh lý 0,9%; không tùy tiện dùng các thuốc corticoid hay kháng sinh, và ngay cả các loại tinh dầu, ống hít bán sẵn làm thông mũi.Ngoài ra, khi sử dụng máy phun khí dung cũng phải tuân thủ cách pha thuốc đúng liều lượng. Nếu thuốc quá loãng hay quá đặc sẽ khiến các hạt phun sương sai kích thước lơ lửng bám vào thành họng, không xuống đến phế quản và phát huy tác dụng chữa khỏi bệnh bên trong. Khi sử dụng khí dung cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ 6. Thư giãn và bình tĩnh Nhiều phụ huynh tin rằng khi khóc, trẻ sẽ thở sâu hơn và hít được nhiều thuốc hơn. Thực tế khóc là nhịp thở ra kéo dài, trẻ hít vào rất nhanh để lấy hơi nên hầu như không có thuốc vào được phổi. Vì vậy không được để cho các bé khóc trong lúc đang thực hiện liệu pháp khí dung.Mặt khác, trẻ em thường khó ngồi yên suốt thời gian điều trị dễ khiến cha mẹ nóng giận với con. Phụ huynh nên cố gắng thư giãn và duy trì sự bình tĩnh trong suốt thời gian điều trị khí dung cho con. Thay vì nổi cáu, hãy thử tập trung sự chú ý của bé vào những thứ khác hấp dẫn hơn, giúp trẻ bớt lo lắng về chiếc mặt nạ đang đeo trên mặt. Bạn có thể hướng sự chú ý của trẻ đến điều thú vị hơn bằng cách:Cho con xem quyển truyện yêu thích;Đặt con vào lòng và cùng chơi một trò đặc biệt dành riêng cho thời gian sử dụng máy phun khí dung cho bé;Trẻ lớn có thể cho nghe nhạc qua tai nghe hoặc chơi các games nhẹ nhàng trên điện thoại.Lưu ý, cho trẻ xem TV thường không phải giải pháp hay vì tiếng ồn từ máy phun khí dung sẽ lấn át hết âm thanh của TV từ xa. 7. Súc miệng, rửa mặt sau khi điều trị Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy phun khí dung thường là:Ho;Khàn giọng;Nhiễm nấm vùng hầu họng;Kích thích niêm mạc hầu họng;Kích thích da mặt (nếu sử dụng mặt nạ).Để phòng tránh những tác dụng phụ trên, bệnh nhân nên súc miệng và rửa mặt cẩn thận sau khi sử dụng. Sử dụng máy phun khí dung có thể làm trẻ ho 8. Không tự lên lịch khí dung cho trẻ Một số người nghĩ rằng sử dụng máy phun khí dung cho bé càng nhiều thì càng mau khỏi bệnh. Việc tùy tiện lên lịch khí dung cho trẻ khi bị ốm, sốt mà không tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình bác sĩ đề ra có thể dẫn tới:Quá liều thuốc khí dung gây tác dụng phụ nguy hiểm;Phụ thuộc/nghiện thuốc;Làm tổn hại lâu dài cho phổi.Do đó phụ huynh phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc khí dung cũng như lịch trình sử dụng máy phun. 9. Không để trẻ phụ thuộc liệu pháp khí dung Nếu đã quen với khí dung trong một thời gian dài, trẻ có thể bắt đầu dựa dẫm, xem liệu pháp này là chỗ dựa tinh thần của mình. Mỗi khi bắt đầu cảm thấy khó thở, điều đầu tiên trẻ muốn làm là dùng khí dung. Người lớn cũng không được lạm dụng bừa bãi để tránh bị nghiện và giảm khứu giác.Phụ huynh cũng nên đặc biệt lưu ý, trẻ có thể đòi dùng khí dung chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ, hoặc viện cớ này hòng trốn thoát, không bị la mắng. Để tránh rơi vào tình huống như vậy, cha mẹ không nên đồng ý cho trẻ sử dụng máy phun khí dung bất cứ khi nào bé muốn hoặc nói khó thở. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường 10. Làm vệ sinh dụng cụ Máy phun khí dung tạo môi trường ấm và ẩm, rất thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Vì vậy nếu không thay mới và muốn dùng lại, cần rửa sạch và lau khô mặt nạ / ống thở miệng sau mỗi lần sử dụng. Tháo rời ba bộ phận cốc đựng thuốc và đổ hết thuốc còn thừa, sau đó dùng nước xà phòng ấm rửa sạch các phần rồi tráng lại bằng nước. Lấy khăn sạch lau khô tất cả bộ phận, phơi dụng cụ tại nơi mát và không để nước bắn vào.Bảo quản máy phun khí dung ở nơi thoáng mát và không có bụi. Thay ống nhựa khi bị mờ hoặc đọng nước, thay màng lọc theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thường khoảng 6 tháng).Việc tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ và ghi nhớ những lưu ý trên sẽ giúp quá trình điều trị bằng máy phun khí dung cho bé tại nhà mang lại hiệu quả cao hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/theo-doi-suc-khoe-cua-ban-sau-man-kinh-vi
Theo dõi sức khỏe của bạn sau mãn kinh
Hậu mãn kinh là quãng thời gian sau khi người phụ nữ đã mãn kinh. Trong giai đoạn này, hầu hết những triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh trước đó đã giảm dần. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi vì rất có thể giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc cuả bạn. 1. Làm thế nào để nhận biết mãn kinh? Thời kỳ mãn kinh của một người phụ nữ thường xảy ra khi cơ thể không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng một năm. Bạn có thể nhận biết mãn kinh thông qua việc đo mức hormone kích thích nang trứng (FSH).Nồng độ FSH sẽ được kiểm tra dễ dàng thông qua xét nghiệm máu. Thông thường, mức FSH sẽ tăng đáng kể khi buồng trứng bắt đầu ngừng hoạt động. 2. Chăm sóc sức khỏe sau mãn kinh Nên sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục nếu bạn chưa thực sự đã mãn kinh. Để làm giảm các rủi ro về sức khỏe do mãn kinh gây ra, thuốc và sự thay đổi lối sống lành mạnh sẽ là những lựa chọn hữu ích dành cho bạn. Mặt khác, mỗi người có thể có các tình trạng khác nhau, điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp và hiệu quả.2.1 Bạn có thể mang thai khi đã mãn kinh?Thông thường, khả năng mang thai của một người phụ nữ sẽ biến mất khi họ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục cho đến khi được chẩn đoán rằng bạn thực sự đã mãn kinh.2.2 Các xét nghiệm sàng lọc trong thời kỳ mãn kinhPhụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh cũng cần đặc biệt chú trọng đến việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra thường xuyên nhằm phòng ngừa các rủi ro về sức khỏe do mãn kinh gây ra.Một số xét nghiệm sàng lọc quan trọng được bác sĩ khuyến cáo thực hiện cho những người đã mãn kinh, bao gồm: Khám phụ khoa, khám vú, xét nghiệm Pap smear, và chụp quang tuyến vú.Tần suất thực hiện các xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để xác định cụ thể thời gian tiến hành những xét nghiệm này. Xét nghiệm Pap smear 2.3 Duy trì lối sống lành mạnh sau mãn kinhNhững phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh nên thực hiện một số bước sau để giữ gìn sức khỏe tổng thể, cũng như cải thiện các triệu chứng của mãn kinh. Những phương pháp này bao gồm:Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, caffeine và hạn chế tiêu thụ muối, hoặc đường.Áp dụng một chế độ ăn uống căn bằng, bao gồm: Ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt, hoặc đậu nành nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, và giảm các cơn bốc hỏa khi mãn kinh.Bổ sung nhiều canxi và vitamin D giúp xương luôn chắc khỏe, tăng độ dẻo dai.Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.Chọn các loại thực phẩm có chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol.2.4 Giảm căng thẳngBốc hỏa là một trong những triệu chứng điển hình nhất của thời kỳ mãn kinh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để làm giảm bớt chúng:Làm mát cơ thể bằng cách mặc quần áo có lớp mỏng và ngủ trong phòng thoáng mát.Tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng.Không nên uống rượu vì nó có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa.Giảm căng thẳng.Tăng khẩu phần tiêu thụ đậu nành mỗi ngày. Một số bằng chứng cho thấy, đậu nành có tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa mức độ nhẹ, mặc dù các tác dụng của nó thường mất đến vài tuần để nhận ra. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh và hậu mãn kinh có thể bị loãng xương 2.5 Chăm sóc vùng âm đạoThời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ cảm thấy bị khô ở vùng kín. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục của họ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng gel bôi trơn âm đạo và chất giữ ẩm, từ đó giúp cho việc quan hệ tình dục trở nên thoải mái hơn, và không gây đau rát.Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ bao gồm các dạng kem bôi, thuốc viên hoặc vòng âm đạo.2.6 Bổ sung các dưỡng chất cần thiếtLoãng xương có thể xảy ra khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh và hậu mãn kinh. Để bảo vệ sức khỏe của xương, bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể.Tập thể dục thường xuyên.Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe xương.Ngoài ra, khi dến tuổi mãn kinh nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên khi tuổi tác của bạn ngày một già đi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch:Thường xuyên kiểm tra huyết áp và mức cholesterol trong máu.Nếu nồng độ cholesterol và mức huyết áp quá cao. Cần cải thiện chế độ ăn uống, lối sống khoa học hơn. Nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện được vấn đề này, bạn có thể phải sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ.Kiểm soát lượng đường trong máu.Nguồn tham khảo: webmd.com XEM THÊMNhững thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinhMãn kinh, lão hóa và trầm cảm ở phụ nữTuổi nào mãn kinh được coi là sớm?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khai-thac-tien-su-benh-kinh-khi-kham-suc-khoe-tong-quat-vi
Khai thác tiền sử bệnh thần kinh khi khám sức khỏe tổng quát
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Khai thác tiền sử bệnh thần kinh đầy đủ và chi tiết là một điểm khởi đầu thiết yếu trong khi khám sức khỏe tổng quát. Đây chính là nền tảng đảm bảo rằng các nhu cầu về sức khỏe tinh thần của những người có tiền sử bệnh thần kinh hoặc cả những người mắc bệnh tại cơ quan khác đều được giải quyết. 1. Thông tin hành chính Bác sĩ cần hỏi bệnh nhân tên tuổi của họ hoặc tên mà họ thích được gọi, mà người bệnh hoàn toàn có thể tự trả lời không cần đến sự trợ giúp. Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc thanh thiếu niên, bác sĩ có thể hỏi thêm về trình độ học vấn.Ngoài ra, những thông tin cần hỏi bệnh nhân về tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, niềm tin tôn giáo và hoàn cảnh sống của họ cũng là điều cần thiết, vừa giúp bác sĩ làm quen với người bệnh và vừa giúp họ thấy cởi mở hơn. 2. Lý do đến khám Đây là vấn đề hoặc lý do quan trọng nhất khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh thần kinh. Một số lý do thường gặp như mất ngủ, lo âu, chán nản, mệt mỏi... hay có ý định tiêu cực như tự tử.Thông thường, điều này được ghi lại dưới dạng từ riêng của bệnh nhân và bác sĩ sẽ ghi chú trong dấu ngoặc kép. Từ chính lý do này, bác sĩ sẽ thiết lập cách tiếp cận cho từng trường hợp. Đồng thời, đây cũng chính là tiêu chuẩn tiên quyết để giải quyết cho người bệnh trong mục tiêu điều trị. Thông thường, lý do đến khám được ghi lại dưới dạng từ riêng của bệnh nhân và bác sĩ sẽ ghi chú trong dấu ngoặc kép 3. Bệnh sử thần kinh ở người bệnh Đây là phần chính của cuộc thăm hỏi, khai thác toàn bộ câu chuyện liên quan đến lý do đến khám. Người bệnh cần được khuyến khích hành văn theo suy nghĩ của mình. Bác sĩ nên lắng nghe và tránh làm gián đoạn. Tuy nhiên, khi người bệnh cảm thấy đã trình bày đầy đủ, bác sĩ cần hỏi lại những gì chưa rõ ràng, chưa mạch lạc trước khi trình bày lại trong hồ sơ bệnh án. Bác sĩ có thể đọc lại cho người bệnh để họ có thể bổ sung các chi tiết chưa kịp nhớ ra. Cụ thể là ở người lớn tuổi thường đến khám vì chứng hay quên, lú lẫn, đôi khi có kèm yếu tay chân; trong khi ở người trẻ tuổi là vì mất ngủ, lo âu, căng thẳng.Trong hầu hết các câu chuyện của bệnh nhân bệnh thần kinh, bác sĩ cần phải khai thác được lý do tại sao bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ y tế tại thời điểm này. Điều này giúp phân biệt các triệu chứng thay đổi thần kinh cấp tính và mạn tính, mỗi loại có cách tiếp cận và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dù bệnh cảnh như thế nào, bác sĩ cần giữ thái độ trung tính, không thể hiện tinh thần tích cực và tiêu cực thích hợp bởi vì đây có thể là những khía cạnh quan trọng trong việc xác định chẩn đoán và điều trị trong các trường hợp phức tạp. Hơn nữa, việc ghi lại các sự kiện quan trọng trong cuộc sống người bệnh trong bệnh sử không chỉ giúp nhận định sự tác động của môi trường với bệnh thần kinh của họ mà còn giúp thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân. 4. Tiền sử y khoa Phần này sẽ liệt kê các vấn đề y tế, cả quá khứ và hiện tại, và tất cả các bệnh nội, ngoại khoa. Nếu người bệnh đi khám chỉ vì các dấu hiệu của bệnh thần kinh, bác sĩ cũng cần ít nhất là hỏi một vài câu hỏi sàng lọc liên quan là liệu người bệnh có đi khám sức khỏe thường xuyên không. Nếu có thể, bác sĩ cần thu thập toàn bộ hồ sơ y tế của bệnh nhân thay vì chỉ phụ thuộc vào lời khai của họ.Ngoài ra, ngay cả chi tiết nhỏ nhất trong tiền sử y tế của bệnh nhân, từ thời thơ ấu, cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong lần đi khám vì bệnh thần kinh này, ví dụ như các lần té ngã, chấn thương đầu, co giật và chấn thương do mất ý thức. Tất cả những điều này có thể gây ra các tổn thương thực thể trên hệ thần kinh và có liên quan đến các vấn đề hiện tại 5. Thuốc đang điều trị Liệt kê các loại thuốc hiện tại của bệnh nhân, kê toa và không kê toa, bao gồm cả liều lượng, thời gian đã dùng và liệu bệnh nhân có tuân thủ hay không. Nếu có thể, bác sĩ cần quan sát trực tiếp loại thuốc mà người bệnh dùng thực sự.Ngoài ra, bác sĩ cũng cần hỏi về các loại thuốc trong quá khứ và tìm kiếm các dấu hiệu của sự không tuân thủ hoặc lạm dụng thuốc. Nếu có vấn đề này, người bệnh nên được khuyến khích thoải mái trình bày lý do. 6. Tiền sử bệnh thần kinh trong quá khứ Bác sĩ cần liệt kê tất cả các lần khám và điều trị bệnh thần kinh trong quá khứ của bệnh nhân, bao gồm điều trị ngoại trú, nội trú và trị liệu.Trong đó, những loại thuốc hướng thần trong quá khứ người bệnh đã dùng là yếu tố gợi ý quan trọng và kết quả họ nhận được như thế nào. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên cho bác sĩ biết những loại thuốc này giúp họ cảm thấy dễ chịu nhất, hài lòng nhất trong quá khứ cũng như loại thuốc nào không thích hợp. Từ đó, bác sĩ có thể lên một phác đồ điều trị bệnh thần kinh phù hợp nhất, giảm tác dụng bất lợi cho người bệnh. Những loại thuốc hướng thần trong quá khứ người bệnh đã dùng là yếu tố gợi ý quan trọng 7. Tiền sử gia đình Bác sĩ cũng khai thác thông tin bệnh tâm thần hoặc các vấn đề y tế tương tự như trên đối với các thành viên gia đình.Nếu có ít nhất một thành viên gia đình của bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tương tự, bác sĩ cần nghi ngờ bệnh thần kinh có tính di truyền. Hơn nữa, nếu một loại thuốc bất kỳ được ghi nhận là hiệu quả đối với thân nhân của người bệnh, việc điều trị cho bệnh nhân hiện tại bằng chính loại thuốc đó có thể trở nên phù hợp. 8. Tiền sử xã hội Người bệnh cần được ghi nhận các đặc điểm xã hội đầy đủ như tình trạng hôn nhân và cuộc sống. Ngoài ra, khi hỏi về tình trạng việc làm, bác sĩ cần lưu ý đến năng lực lao động của người bệnh cũng như tần suất vắng mặt tại nơi làm việc. Trong trường hợp bệnh nhân không được tuyển dụng, hãy hỏi xem liệu bệnh nhân hiện đang tìm việc làm hay không; đồng thời, lý do mất đi công việc trước đó cũng cần được biết.Đối với trình độ học vấn, bác sĩ cần ghi lại bậc trình độ cao nhất là người bệnh đạt được. Nếu là trẻ nhỏ, trẻ cần được biết là có cần phải học lớp giáo dục đặc biệt không hay có bị khuyết tật trong học tập hay có bất kỳ vấn đề nào khác như khiếm thính hoặc vấn đề về giọng nói không. Những vấn đề này rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh nhân với các tiêu chí đánh giá tâm thần và chăm sóc vì người bệnh có thể vô tình gặp bị nguy hiểm nếu chúng không được giải quyết.Ngoài ra, bác sĩ cũng cần ghi nhận các đặc điểm về thói quen của bệnh nhân, bao gồm cả việc sử dụng thuốc lá, rượu và chất kích thích trong quá khứ và hiện tại. Điều này rất quan trọng vì nhiều bệnh nhân có thể trở nên lệ thuộc vào các chất này. 9. Tiền sử chu sinh và phát triển thành niên Điều này là quan trọng với các bệnh nhi mắc bệnh thần kinh. Bác sĩ cần ghi lại bất kỳ tiền sử chu sinh, liệu trẻ có sinh non, sinh nhẹ cân hay biến chứng liên quan đến cuộc sinh. Song song đó, bác sĩ cần đánh giá sự phát triển có phù hợp với lứa tuổi, cụ thể là cần hỏi cha mẹ hay người chăm sóc là trẻ biết nói từ đầu tiên hoặc bước đi lần đầu tiên ở tuổi nào để đưa ra nhận định phù hợp. 10. Khai thác tiền sử bệnh thần kinh khi khám sức khỏe tổng quát tại Vinmec Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai các gói khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với từng đối tượng Khi đời sống vật chất và trình độ hiểu biết không ngừng được nâng cao, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên là vô cùng cần thiết để mọi người có cơ hội sống lâu hơn và sống khỏe hơn.Bằng cách chủ động đi khám sức khỏe tổng quát ngay từ khi chưa có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, thông qua việc thăm hỏi, khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm tầm soát, bác sĩ có thể giúp xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm. Đặc biệt là các bệnh tâm thần, khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị có thể hiệu quả hơn, thành công hơn và chủ động phòng ngừa các biến cố đáng tiếc. XEM THÊMGói khám sức khỏe tổng quát Trẻ emGói khám sức khỏe tổng quát Tiêu chuẩnGói khám sức khỏe tổng quát Toàn diện Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa như thế nào trong việc dự phòng bệnh tật?
https://suckhoedoisong.vn/khac-nhau-giua-basedow-va-buou-giap-hon-hop-169121664.htm
29-08-2016
Khác nhau giữa Basedow và bướu giáp hỗn hợp?
Nguyễn Thị Thuỷ (thuynguyen@gmail.com) Bướu nhân tuyến giáp và bướu Basedow đều là bệnh của tuyến giáp. Bướu nhân tuyến giáp có 2 loại: đơn nhân và đa nhân. Đa số các nhân là u nang chứa dịch đặc hay lỏng (bướu hỗn hợp). Và ở dạng nằm im không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện gì đặc biệt. Chỉ khi nhân phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép dẫn đến khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng, thay đổi giọng nói. Điều quan trọng là xác định bướu nhân lành hay bướu ung thư phải dựa vào chọc tế bào. Nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp có những đặc điểm giống như bướu lành tính, nhất là khi nhân nhỏ. Tuy nhiên, cần nhớ là đa số các bệnh nhân ung thư tuyến giáp là bình giáp. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến người bệnh có biểu hiện cường giáp (bệnh Basedow): tay run kèm theo hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực, gầy nhanh, mắt lồi, nhịp tim nhanh, hay cáu gắt vô cớ, rối loạn giấc ngủ, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi... Bướu giáp trong Basedow thường lớn hơn, mềm, có tiếng thổi; Xét nghiệm kháng thể kháng receptor tuyến giáp (TRAb) thường tăng cao. Siêu âm Doppler thấy tăng sinh mạch trong tuyến giáp. Việc điều trị phụ thuộc loại bướu: Nếu là bướu ác tính cần phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp; nếu bướu lành cần khám định kỳ để theo dõi và có thể chung sống hòa bình; nếu bướu Basedow thì điều trị nội khoa vẫn là một phương pháp hữu hiệu để đưa bệnh nhân về tình trạng bình giáp và là cơ sở để giúp các phương pháp điều trị khác đạt kết quả tốt hơn.
https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-vu-tien-trien-nhu-the-nao-169240311112806657.htm
21-03-2024
Ung thư vú tiến triển như thế nào?
Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành trong mô vú. Đây là một trong những loại chẩn đoán ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ trên thế giới và nam giới cũng có thể mắc bệnh này. Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện K trung ương cơ sở Tân Triều, phát hiện sớm đã giúp chẩn đoán ung thư vú và cải thiện tỷ lệ sống sót. TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện K trung ương cơ sở Tân Triều. Các triệu chứng có thể bao gồm: Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu; Vết lõm da vú hoặc dày da vú; Đau nhức vùng vú hoặc núm vú; Biểu hiện tụt núm vú; Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng; Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng; Vết lõm da vú giống như da quả cam gọi là sần da cam. Việc tự kiểm tra vú và chụp quang tuyến vú thường xuyên có thể giúp bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào khi chúng xảy ra. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám ngay. 1. Các giai đoạn của ung thư vú TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng cho biết, bác sĩ xác định giai đoạn ung thư vú bằng cách xác định xem liệu ung thư là xâm lấn hay không xâm lấn, kích thước của khối u, số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng, sự hiện diện của bệnh ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể. Bác sĩ có thể cho biết thêm về triển vọng và các lựa chọn điều trị thích hợp sau khi giai đoạn bệnh được xác định thông qua các xét nghiệm khác nhau. Ung thư vú có 5 giai đoạn. 5 giai đoạn của bệnh ung thư vú là: Giai đoạn 0 – tiền ung thư Ở giai đoạn 0, ung thư được coi là không xâm lấn. Có hai loại ung thư vú giai đoạn 0: Trong ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ, ung thư được tìm thấy bên trong niêm mạc ống dẫn sữa nhưng chưa lan sang các mô vú khác. Mặc dù ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ cũng được phân loại là ung thư vú giai đoạn 0 nhưng thực tế nó không được coi là ung thư. Thay vào đó, nó mô tả các tế bào bất thường đã hình thành trong các tiểu thùy của vú. Ung thư vú giai đoạn 0 có khả năng điều trị cao. Giai đoạn 1 – xâm lấn Sau chẩn đoán và điều trị ung thư vú sống được bao lâu? ĐỌC NGAY Ở giai đoạn này, ung thư được coi là xâm lấn nhưng cục bộ. Giai đoạn 1 được chia thành dạng 1A và 1B: Ở giai đoạn 1A, ung thư nhỏ hơn 2cm. Nó chưa lan đến các hạch bạch huyết xung quanh. Ở giai đoạn 1B, bác sĩ có thể không tìm thấy khối u ở vú nhưng các hạch bạch huyết có thể có những nhóm tế bào ung thư nhỏ. Các nhóm này có kích thước từ 0,2 đến 2mm. Giống như giai đoạn 0, ung thư vú giai đoạn 1 có khả năng điều trị cao. Giai đoạn 2 – tiến triển Ung thư xâm lấn ở giai đoạn 2 được chia thành 2A và 2B: Ở giai đoạn 2A, có thể không có khối u nhưng ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Ngoài ra, khối u có thể có kích thước nhỏ hơn 2 cm và liên quan đến các hạch bạch huyết. Hoặc khối u có thể có kích thước từ 2 đến 5cm nhưng không liên quan đến các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 2B, kích thước khối u lớn hơn. Có thể được chẩn đoán mắc bệnh 2B nếu khối u có kích thước từ 2 đến 5 cm và nó đã lan đến bốn hạch bạch huyết trở xuống. Nếu không, khối u có thể lớn hơn 5 cm mà không lan rộng đến hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 2 này cần điều trị mạnh hơn so với các giai đoạn trước, tuy nhiên, triển vọng vẫn tốt. Giai đoạn 3 – lan rộng Giai đoạn này được chia thành các tập con 3A, 3B và 3C: Ở giai đoạn 3A, khối u có thể nhỏ hơn 2 cm nhưng có từ 4 đến 9 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Kích thước khối u ở giai đoạn này có thể lớn hơn 5 cm và liên quan đến việc tập hợp các tế bào nhỏ trong các hạch bạch huyết. Ung thư cũng có thể đã lan vào các hạch bạch huyết ở nách và xương ức. Ở giai đoạn 3B, khối u có thể có kích thước bất kỳ. Tại thời điểm này, nó cũng đã lan vào xương ức hoặc da và ảnh hưởng đến 9 hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 3C, ung thư có thể lan đến hơn 10 hạch bạch huyết ngay cả khi không có khối u. Các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng có thể ở gần xương đòn, nách hoặc xương ức. Các lựa chọn điều trị ở giai đoạn 3 như cắt bỏ vú, xạ vú, liệu pháp hormone và hóa trị. Những phương pháp điều trị này cũng được cung cấp trong các giai đoạn trước. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các phương pháp điều trị để có kết quả tốt nhất. Giai đoạn 4 – di căn Ở giai đoạn 4, ung thư vú đã di căn. Nói cách khác, nó đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể như não, xương, phổi, gan, các hạch bạch huyết ở xa hoặc thành ngực. Thông thường, ung thư vú di căn được phát hiện sau khi chẩn đoán ung thư vú giai đoạn đầu với tỷ lệ khoảng 6%. Bác sĩ có thể thử nhiều lựa chọn điều trị khác nhau nhưng ung thư vú giai đoạn IV không thể chữa khỏi. Tiên lượng sẽ xấu đi đáng kể khi khối u đã di căn toàn thân. Thông thường, chỉ có khoảng 22% bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IV sống sót sau 5 năm tiếp theo. 2. Sự lây lan của ung thư vú diễn ra như thế nào? Có một số cách ung thư có thể lây lan trong cơ thể. Sự xâm lấn trực tiếp xảy ra khi khối u đã lan đến một cơ quan gần đó trong cơ thể. Các tế bào ung thư bén rễ và bắt đầu phát triển ở khu vực mới này. Sự lây lan bạch huyết xảy ra khi ung thư di chuyển qua hệ thống bạch huyết. Ung thư vú thường liên quan đến các hạch bạch huyết gần đó, do đó ung thư có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn bạch huyết và xâm chiếm các bộ phận khác nhau của cơ thể. Sự lây lan qua đường máu di chuyển theo cách tương tự như sự lây lan của bạch huyết nhưng thông qua các mạch máu. Các tế bào ung thư di chuyển khắp cơ thể và bén rễ ở những vùng và cơ quan xa xôi. Khi ung thư bắt đầu ở mô vú, nó thường có thể lan đến các hạch bạch huyết trước khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư vú thường lây lan sang xương, não, gan, phổi. 3. Ung thư vú di căn được chẩn đoán như thế nào? Chụp quang tuyến vú. Một loạt các xét nghiệm có thể phát hiện sự lây lan của bệnh ung thư. Những xét nghiệm này thường không được thực hiện trừ khi bác sĩ cho rằng ung thư có thể đã lan rộng. Trước khi yêu cầu, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước khối u, sự lan rộng của hạch và các triệu chứng cụ thể mà người bệnh đang gặp phải. Các xét nghiệm phổ biến nhất bao gồm: Chụp X-quang vú Quét xương Chụp CT Chụp MRI Siêu âm Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) Loại xét nghiệm thực hiện sẽ phụ thuộc vào tiền sử bệnh và các triệu chứng của người bệnh. Ví dụ, nếu người bệnh hoặc bác sĩ nghi ngờ ung thư có thể đã lan đến bụng sẽ được siêu âm. Quét CT và MRI giúp bác sĩ hình dung các bộ phận khác nhau của cơ thể cùng một lúc. Chụp PET hữu ích nếu bác sĩ cho rằng ung thư có thể đã lan rộng nhưng không chắc chắn ở đâu. Tất cả các xét nghiệm này đều tương đối không xâm lấn và không cần phải nằm viện. Người bệnh có thể được hướng dẫn đặc biệt trước khi thử nghiệm. Nếu chụp CT, người bệnh có thể cần uống thuốc cản quang để giúp phác thảo các đặc điểm khác nhau bên trong cơ thể. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, đừng ngần ngại đến bệnh viện khám để được tiến hành kiểm tra làm rõ. Chế độ ăn đúng cũng là 'thuốc tốt' của bệnh nhân ung thư vú ĐỌC NGAY 4. Di căn được điều trị như thế nào? Ung thư vú giai đoạn 4 không thể chữa khỏi. Thay vào đó, một khi đã được chẩn đoán, việc điều trị nhằm kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các hình thức điều trị chính cho bệnh ung thư vú giai đoạn 4 bao gồm: Hóa trị Xạ trị Phẫu thuật Liệu pháp hormone Liệu pháp nhắm mục tiêu Các thử nghiệm lâm sàng Quản lý cơn đau TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm, ung thư vú lây lan như thế nào phụ thuộc vào một số yếu tố và tình huống riêng biệt đối với cơ thể và bệnh ung thư. Một khi ung thư lan sang các cơ quan khác thì không có cách chữa trị. Dù thế nào đi nữa, việc điều trị ở giai đoạn 4 có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và thậm chí kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Bác sĩ là nguồn thông tin tốt nhất để hiểu người bệnh đang ở giai đoạn nào của bệnh ung thư và đề xuất các lựa chọn điều trị tốt nhất dành cho người bệnh ung thư vú. Nếu nhận thấy một khối u hoặc những thay đổi khác ở ngực, hãy liên hệ với bác sĩ để đặt lịch hẹn. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ và cho bác sĩ biết nếu bạn bị đau, sưng tấy hoặc các triệu chứng đáng lo ngại khác. Nguyên nhân di truyền nào là phổ biến nhất của ung thư vú? SKĐS - Ung thư vú có thể di truyền trong gia đình. Đây được gọi là ung thư vú di truyền. Vậy đột biến gene nào là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư vú di truyền? Xem thêm video đang được quan tâm: Ung thư vú phát hiện điều trị sớm, 99% bệnh nhân sống trên 5 năm.