url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://dantri.com.vn/suc-khoe/men-vi-sinh-hang-dau-thuy-dien-ho-tro-cai-thien-trieu-chung-cua-hoi-chung-ruot-kich-thich-20231127235342624.htm
20231127
Men vi sinh hàng đầu Thụy Điển hỗ trợ cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Từ chủng lợi khuẩn bám dính đặc hiệu tới men vi sinh hàng đầu Thụy Điển hỗ trợ hội chứng ruột kích thích Tại Thụy Điển, vào đầu những năm 1980, với mong muốn cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống, Giáo sư Bengt Jeppsson - bác sĩ phẫu thuật Bệnh viện Đại học Lund đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp đột phá bằng cách sử dụng chủng lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843 (Lp. DSM 9843). Không chỉ vậy, qua quá trình nghiên cứu ông còn nhận thấy Lp. DSM 9843 có tác dụng hiệu quả với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Lp. DSM 9843 sản xuất trong môi trường công nghệ cao đòi hỏi kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt Từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu Thụy Điển, Lp. DSM 9843 được sản xuất bởi hệ thống nhà máy khép kín, hiện đại. Việc kiểm tra được tiến hành trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo khả năng sống sót và độ thuần chủng của lợi khuẩn. Sản phẩm lợi khuẩn đảm bảo thuần khiết - không chứa tạp chất - không nhiễm khuẩn chéo. Sau hơn 40 năm có mặt trên thị trường, Lp. DSM 9843 đã và đang lưu hành tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, chủng lợi khuẩn Lp. DSM 9843 đã có trong men vi sinh BioGastro•IBS® và được phân phối tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Công Nghệ BioVagen. Lý do Lp. DSM 9843 là chủng men vi sinh được tin dùng hàng đầu tại Thụy Điển Là chủng men vi sinh được ưa chuộng hàng đầu Thụy Điển, Lp. DSM 9843 được nhiều người sử dụng hài lòng vàtrở thành giải pháp hữu hiệu dành cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Vậy đâu là lý do khiến Lp. DSM 9843 được người dân Thụy Điển ưa chuộng như vậy? Lp. DSM 9843 chủng lợi khuẩn có khả năng bám dính đặc hiệu vào tế bào biểu mô ruột Điểm đặc biệt của Lp. DSM 9843 là khả năng bám dính đặc hiệu vào niêm mạc ruột giúp phát huy tối ưu tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Qua các nghiên cứu đã chứng minh khả năng bám dính đặc hiệu vượt trội so với những chủng lợi khuẩn khác của L.p DSM 9843, bám dính chặt vào niêm mạc ruột, từ đó tăng tiết chất nhầy giúp bảo vệ và ngăn ngừa hại khuẩn tấn công đường ruột. Ngoài ra, L.p DSM 9843 còn giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, bình thường hóa nhu động ruột cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau bụng,đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, táo bón,… Lp. DSM 9843 sở hữu nhiều nghiên cứu lâm sàng quốc tế chứng minh cải thiện hiệu quả trên hội chứng ruột kích thích (IBS) Hiện nay, Lp. DSM 9843 là chủng lợi khuẩn sở hữu số lượng nghiên cứu lớn nhất và hiệu quả nhất trên IBS. Với hơn 200 báo cáo khoa học, 65 nghiên cứu lâm sàng quốc tế trực tiếp trên bệnh nhân IBS, Lp. DSM 9843 được chứng minh hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sau 1 tuần sử dụng và thoát khỏi gánh nặng IBS sau 3 tháng. Nghiên cứu lâm sàng quốc tế cũng chứng minh 83% người bệnh sau khi dùng L.p DSM 9843 muốn giới thiệu cho những người mắc IBS khác. Được chuyên gia và các tổ chức y tế khuyên dùng Lp. DSM 9843 được Tổ chức Tiêu Hóa Thế giới (WGO) và Liên minh Giáo dục về Probiotic của Mỹ và Canada khuyên dùng cho người bị hội chứng ruột kích thích. Men vi sinh BioGastro•IBS® chứa chủng Lactobacillus plantarum DSM 9843 hiệu quả trên IBS Men vi sinh BioGastro•IBS® là sản phẩm chứa chủng lợi khuẩn Lp DSM 9843, được nhập khẩu nguyên hộp từ Thụy Điển. Đại diện nhà sản xuất khẳng định, bổ sung lợi khuẩn sẽ hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bình thường hóa nhu động ruột từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sau 1 tuần sử dụng. Khách hàng có thể tìm mua BioGastro•IBS tại biogastroibs.com hoặc trang thương mại điện tử Shopee. Sử dụng BioGastro•IBS 1 viên (10 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843) mỗi ngày, liên tục từ 1-3 tháng sẽ cho thấy kết quả khả quan. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioGastro•IBS có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 804/2023/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 10/5/2023. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
https://vnvc.vn/chan-doan-sot-xuat-huyet/
27/06/2023
Hướng dẫn chẩn đoán sốt xuất huyết để xác định bệnh đúng chuẩn
Chẩn đoán sốt xuất huyết ở giai đoạn sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, thậm chí là tử vong. Vậy theo hướng dẫn của Bộ Y tế người dân cần chẩn đoán sốt xuất huyết như thế nào? Khi nào cần đến bệnh viện? Mục lụcSốt xuất huyết Dengue là gì?Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue theo phân độ1. Sốt xuất huyết Dengue2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo3. Sốt xuất huyết Dengue nặngChẩn đoán phân biệt với các bệnh khácChẩn đoán xác định sốt xuất huyết bằng các xét nghiệm1. Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS12. Xét nghiệm kháng thể IgM3. Xét nghiệm kháng thể IgGNgười bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi nào?Cách điều trị bệnh sốt xuất huyếtSốt xuất huyết Dengue là gì? Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue, thường xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa và có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc trưng của bệnh là tình trạng thoát huyết tương, dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, suy tạng và rối loạn đông máu. Đáng lo ngại hơn, triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết thường khiến người bệnh dễ lầm tưởng với các bệnh về đường hô hấp thông thường, dẫn đến chậm trễ trong điều trị, khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Sốt xuất huyết có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh khởi phát đột ngột và thường trải qua 3 giai đoạn: Sốt, nguy hiểm và phục hồi. Nếu phát hiện bệnh sớm và hiểu rõ các vấn đề lâm sàng sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa và có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue theo phân độ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phân độ sốt xuất huyết được chia làm 3 cấp độ, cụ thể như sau: 1. Sốt xuất huyết Dengue Những người sống hoặc đi đến vùng có dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành sốt 7 ngày và có 2 trong số các dấu hiệu sau: Nôn, buồn nôn; Phát ban; Đau nhức cơ, đau khớp, nhức 2 hốc mắt; Xuất huyết dưới da; Hct (tỷ lệ hồng cầu trong thể tích máu toàn phần) bình thường hoặc tăng; Bạch cầu bình thường hoặc giảm; Tiểu cầu bình thường hoặc giảm. 2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo Người bệnh xuất hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo sau: Li bì, vật vã; Đau bụng nhiều, đau liên tục, tăng cảm giác đau vùng gan; Nôn ói nhiều 3 lần/ giờ hoặc 4 lần/ 6 giờ; Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu, tiểu máu hoặc xuất huyết âm đạo; Tiểu ít; Gan to trên 2cm dưới bờ sườn; Hct tăng, tiểu cầu giảm nhanh; AST/ ALT 400U/L; Tràn dịch màng phổi, màng bụng trên siêu âm hoặc Xquang. Xem thêm: Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo 3. Sốt xuất huyết Dengue nặng Người bệnh sốt xuất huyết Dengue thể nặng có 1 trong các dấu hiệu sau: Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc sốt xuất huyết, sốt xuất huyết nặng, ứ dịch và có biểu hiện suy hô hấp; Xuất huyết nặng; Suy đa tạng: Gan AST hoặc ALT 1000U/L, rối loạn ý thức, suy tim và các cơ quan khác. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác để bệnh nhân được điều trị sớm và đúng phác đồ, nâng cao khả năng hồi phục. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: Tay chân miệng, nhiễm siêu vi, viêm cơ tim, viêm ruột thừa, sốc nhiễm trùng, những trường hợp tiểu cầu giảm từ trước và sốt như động kinh đang điều trị, tim bẩm sinh hoặc cao áp phổi, bệnh gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết giảm tiểu cầu,… Sốc sốt xuất huyết Dengue Sốc nhiễm trùng Sốc/ tay chân miệng Sốc tim Ngày của bệnh lúc sốc 4-5 1-2 1-3 1-2 Vị trí nhiễm trùng – + – – Run giật cơ – – + – Loét miệng/ hồng ban bóng nước – – + – Xuất huyết da/ niêm mạc – – + – Gan to + Và đau – – + Band neutrophils (bạch cầu đũa trung tính) – + – – PCT Bình thường Bình thường Bình thường CRP Bình thường Bình thường Bình thường Tốc độ lắng máu Bình thường Bình thường Hct Bình thường Bình thường Bình thường/ PLT Bình thường Bình thường NS1 Ag/MAC ELISA Dengue + – – – EF, FS trên siêu âm* Bình thường Bình thường / Bình thường Siêu âm bụng, ngực Dày thành vách túi mật + ± – – Tụ dịch dưới bao gan + – – – TDMB, MP + – – – X quang phổi Bóng tim to – – – + *EF: Phân suất tống máu FS: Phân suất rút ngắn Chẩn đoán xác định sốt xuất huyết bằng các xét nghiệm Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ không chỉ căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn thông qua các xét nghiệm có độ chính xác cao. 1. Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 Đây là xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết dựa trên việc phát hiện kháng nguyên virus. Xét nghiệm được tiến hành từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm của bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã nhiễm sốt xuất huyết và ngược lại. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bệnh trên 3 ngày, kết quả xét nghiệm có thể là âm tính, dù bệnh nhân hết sốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy giảm nồng độ kháng nguyên của virus trong máu từ cuối ngày thứ 3 trở đi. 2. Xét nghiệm kháng thể IgM Kháng thể IgM thường xuất hiện trong cơ thể người bệnh từ 4-5 ngày sau khi bị sốt. Xét nghiệm kháng thể IgM giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống virus sốt xuất huyết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ có mức độ sản xuất kháng thể khác nhau, quyết định kết quả xét nghiệm dương tính hay không. 3. Xét nghiệm kháng thể IgG Đối với người lần đầu nhiễm virus sốt xuất huyết nguyên phát, IgG thường xuất hiện trong khoảng 10-14 ngày và tồn tại nhiều năm sau đó. Đối với những trường hợp bị sốt xuất huyết thể thứ phát, IgG đã có sẵn trong máu và tăng lên sau 1-2 ngày. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện cả 3 xét nghiệm trên để chẩn đoán chính xác Nếu cả 3 xét nghiệm đều cho ra kết quả âm tính, người bệnh không bị sốt do sốt xuất huyết Nếu NS1 hoặc/và IgM dương tính và xét nghiệm IgG âm tính, bệnh nhân sốt xuất huyết nguyên phát Nếu NS1 hoặc/và IgM dương tính và xét nghiệm IgG dương tính, bệnh nhân bị sốt xuất huyết thứ phát. Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi nào? Khi có các dấu hiệu báo hiệu bệnh sốt xuất huyết trở nặng sau, người bệnh cần được nhập viện càng sớm càng tốt: Vật vã, lừ đừ, li bì Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau vùng gan Gan to > 2 cm hoặc men gan tăng ≥ 200 U/l Nôn ói nhiều (≥3 lần trong vòng 1 giờ hoặc ≥4 lần trong vòng 6 giờ) Xuất huyết niêm mạc Tiểu ít Hct tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng ≤ 100.000/mm3 Ngoài ra, các yếu tố khác cần xem xét có thể kể đến như: Bệnh lý đi kèm như tim, thận, phổi; trẻ nhũ nhi, dư cân; tiểu cầu giảm quá thấp và Hct tăng cao; nhà xa. Trường hợp chưa đủ điều kiện nhập viện, bệnh nhân có thể khám lại trong cùng một ngày. Khi có các dấu hiệu báo hiệu bệnh sốt xuất huyết trở nặng sau, người bệnh cần được nhập viện càng sớm càng tốt Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Đối với những trường hợp nhẹ không cần nhập viện: Người bệnh có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, phương pháp điều trị là hạ sốt bằng thuốc Paracetamol và bù nước cho bệnh nhân. Cần lưu ý, nếu phương pháp bù nước và hạ sốt bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc khi người bệnh xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc thì người nhà cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhập viện điều trị trong thời gian dài nếu có các triệu chứng như: lạnh cóng chân tay,mạch yếu, sốt li bì, viêm họng, khó thở,… Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hạ sốt, nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, chia làm nhiều bữa, đến bệnh viện tái khám đúng lịch (nếu cần). Chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác là tiền đề quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh, giảm thời gian nằm viện và tỷ lệ biến chứng, tử vong. Để tham khảo thêm các thông tin y khoa về bệnh sốt xuất huyết bạn có thể truy cập website vnvc.vn, fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-trat-khop-goi-vi
Điều trị trật khớp gối
Trật khớp gối là một trong những tổn thương đầu gối rất hiếm gặp và thường nhầm lẫn với trật khớp bánh chè. Trật khớp gối rất nguy hiểm và cần được chẩn đoán, điều trị ngay. Vậy khi bị trật khớp gối nên làm gì, điều trị như thế nào? 1. Tìm hiểu chung về trật khớp gối Trật khớp gối là tình trạng cấu trúc xương ở đầu gối, cụ thể là khớp xương chày và xương đùi bị sai lệch so với vị trí ban đầu, khiến toàn bộ khớp gối bị trật ra phía sau.Trật khớp gối là một trong những chấn thương ở gối rất nặng và ít thấy, bởi vì cấu tạo của khớp gối rất vững chắc, các cơ khớp và dây chằng liên kết chặt chẽ với nhau, phải cần một lực rất mạnh đập vào đầu gối trong tình trạng đầu gối đang gập lại, mới có thể gây trật khớp được.Vì vậy, phần lớn trật khớp gối là chấn thương rất mạnh do tai nạn giao thông hoặc thể thao gây ra. Đôi khi, chấn thương nhẹ hơn như từ trên cao rớt xuống hố, hoặc té ngã cũng có thể khiến khớp gối bị xoắn và trật.Trong các chấn thương ở chân, trật khớp gối là tình trạng rất nguy hiểm cần được cấp cứu bởi khi đó mạch máu và các dây thần kinh bị tổn thương rất nặng, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hỏng khớp, mất vững khớp và các biến chứng liên quan đến động mạch và dây thần kinh ở chân như động mạch khoeo và dây thần kinh chày, mác. Hậu quả nặng nề cuối cùng là người bị thương có thể phải cắt cụt chân khi các chi không nhận được máu đến nuôi dưỡng.Do đó, trật khớp gối cần được phát hiện sớm và xử trí ngay nhưng phải đúng cách để hạn chế thấp nhất các biến chứng xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, phẫu thuật trật khớp gối rất phức tạp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nhiều lần để tái tạo phần cấu trúc nhằm phục hồi lại chức năng của khớp gối. Trật khớp gối là một trong những chấn thương ở gối thường gặp 2. Trật khớp gối nên làm gì? Như đã đề cập ở trên, trật khớp gối là một chấn thương rất nặng, vì vậy, tốt nhất là người bị thương nên được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là khi chấn thương gối có những biểu hiện sau:Đầu gối hoặc vùng xung quanh ở chân bị đau hoặc sưng rất nghiêm trọng, nhất là sau khi mới bị chấn thương.Đầu gối trông như bị biến dạng.Tê chân, không thấy được nhịp mạch đập ở chân.Nhiều người sau chấn thương bị trật khớp gối thường áp dụng cách chữa trật khớp thông thường là chườm lạnh và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể làm giảm tình trạng sưng, đau ở đầu gối, tốt nhất là người bị thương nên thăm khám bác sĩ, tránh để lâu gây biến chứng xấu. 3. Chẩn đoán trật khớp gối Để chẩn đoán chính xác tình trạng trật khớp gối, đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và nhìn kỹ đầu gối của người bị thương từ nhiều góc khác nhau, bác sĩ cũng có thể ấn nhẹ vào khớp gối nhằm đánh giá tình trạng tổn thương của các cấu trúc bên trong.Sau đó, người bị thương có thể được yêu cầu tiến hành một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm để kết luận chính xác tổn thương trật khớp gối như thế nào, làm cơ sở để đưa ra phương án điều trị:Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho thấy toàn bộ phần cấu trúc ở bên trong khớp gối như gãy xương hoặc xương trật khỏi khớp.Chụp X-quang động mạch siêu âm hoặc siêu âm Doppler động mạch: Kỹ thuật này cho phép đánh giá các mạch máu ở gối bị tổn thương như thế nào do trật khớp gối, lưu lượng máu ở động mạch.Chụp MRI: Hình ảnh MRI cho phép đánh giá những tổn thương ở các mô mềm của khớp gối bao gồm sụn, gân và cơ.Kiểm tra mạch đập ở bàn chân. 4. Điều trị trật khớp gối Hiện nay, điều trị trật khớp gối gồm có 2 phương pháp, đó là phẫu thuật và trị liệu.4.1. Điều trị trật khớp gối bằng trị liệuVới phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng lực tay để nắn sai khớp, điều chỉnh, đưa các xương ở khớp gối về vị trí ban đầu. Sau đó, người bị thương được bó bột và bất động đầu gối trong tư thế gập nhẹ khoảng 15 độ (thời gian 1 tuần) và bó ống (thời gian 3 tuần) để chức năng vận động của khớp gối được hồi phục và cắt cơn đau. Bác sĩ sẽ dùng tay nắn sai khớp giúp điều trị trật khớp gối Sau thời gian bó bột, người bệnh được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu ở khớp gối, co duỗi khớp gối để tránh tình trạng bị cứng khớp và giúp tăng cường sức mạnh cơ vùng đầu gối, sớm phục hồi chức năng khớp gối.4.2. Điều trị trật khớp gối bằng phẫu thuậtPhẫu thuật được chỉ định nhằm điều chỉnh cấu trúc khớp gối bao gồm xương đùi, xương chày bị sai lệch khỏi vị trí, hoặc trật khớp gối làm gãy xương, dây chằng bị rách, dây thần kinh bị tổn thương. Tùy theo tổn thương, phẫu thuật có thể đóng khung cố định bên ngoài hoặc bên trong xương chày, xương đùi bằng đinh.Tuy nhiên, dù phẫu thuật được tiến hành là mổ hở hay nội soi, đây không phải là biện pháp thường được lựa chọn để điều trị trật khớp gối bởi tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng, cứng khớp, mất chức năng khớp gối, khớp gối bị biến dạng vĩnh viễn, tổn thương dây thần kinh xung quanh. 5. Trật khớp gối bao lâu thì khỏi? Tùy vào mức độ tổn thương, thời gian phục hồi sẽ nhanh hay chậm. Với trường hợp trật khớp gối nhẹ, chỉ cần bó nẹp, giữ chân cao và vết thương được chườm đá để giảm sưng, thì người bệnh vẫn có thể di chuyển được.Thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, khoảng 6 tuần thường gặp ở những người bị trật khớp gối phần xương bánh chè. Tuy nhiên, tốt nhất là các trường hợp trật khớp gối cần được bác sĩ kiểm tra để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương, người bệnh được xử trí và hướng dẫn tập các bài tập vật lý trị liệu để hạn chế biến chứng và tránh bị trật khớp lại.Trật khớp gối là một chấn thương nghiêm trọng ở chân, dù ít gặp nhưng hậu quả có thể dẫn đến là cắt cụt chân. Trật khớp gối nhẹ có thể điều trị bằng bó nẹp, tuy nhiên với những trường hợp xương, mạch máu và các dây thần kinh xung quanh bị tổn thương thì buộc phải phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-han-sau-sinh-bao-lau-thi-het-vi
Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết?
Khá nhiều phụ nữ than phiền rằng sau sinh họ thường gặp phải tình trạng khô âm đạo, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như chuyện vợ chồng và làm cho các cuộc yêu không được trọn vẹn. Vậy khô hạn sau sinh bao lâu thì hết và có những phương pháp nào giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng này? 1. Khô hạn sau sinh là gì? Dưới tác động của Estrogen, âm đạo phụ nữ luôn được giữ ẩm, độ pH ổn định và sạch sẽ dưới tác dụng của các chất bôi trơn tự nhiên. Khô hạn hay khô âm đạo là 1 tình trạng có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào, đặc biệt là ở phụ nữ giai đoạn sau sinh hay phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.Khô hạn sau sinh biểu hiện qua việc tiết ra dịch nhờn (chất bôi trơn) không đủ hoặc thậm chí là không tiết dịch nhờn, khiến chị em cảm thấy khô rát và khó chịu trong mỗi cuộc yêu. 2. Tại sau khô hạn thường xảy ra sau khi sinh? 2.1. Những nguyên nhân liên quan tới nội tiếtThiếu hụt Hormone Estrogen: Tình trạng này thường xảy ra ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, tuy nhiên quá trình thiếu hụt Estrogen cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ sau sinh nở. Trong thai kỳ, hai hormone Estrogen và Progesterone được sản xuất nhiều hơn giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Sau sinh, nồng độ hai hormone này giảm xuống gây mất cân bằng nội tiết. Đặc biệt là sự suy giảm đột ngột nồng độ Estrogen dẫn đến mô âm đạo mỏng hơn, kém đàn hồi, giảm độ ẩm, tăng nhạy cảm, từ đó gây khô hạn sau khi sinh con.Phụ nữ cho con bú : Cho con bú sau sinh sẽ kích thích tuyến yên tăng sản xuất hoạt chất Prolactin, hoạt chất này có tác dụng gây ức chế buồng trứng, làm cho hàm lượng hormone Estrogen giảm xuống nhằm tạo điều kiện cho tuyến vú tiết sữa cho em bé.Viêm tuyến giáp sau sinh: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào quá trình sản xuất hoạt chất Thyroxine trong tuyến giáp, sau đó có thể dẫn đến suy giáp tạm thời trong khoảng 4 đến 6 tuần sau sinh.2.2. Những nguyên nhân khácNhững áp lực sau sinh: Việc trải qua một cuộc sinh hoặc cuộc mổ vất vả kèm theo áp lực chăm sóc em bé sau sinh, thiếu ngủ, mất máu... khiến nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, những lo lắng về ngoại hình sau sinh cũng khiến phụ nữ mất đi vẻ tự tin, dẫn đến không thoải mái trong chuyện vợ chồng, giảm hưng phấn và khô âm đạo.Vệ sinh âm đạo không đúng cách khiến môi trường âm đạo thay đổi và gây ra khô âm đạo.Nhiễm khuẩn âm đạo: Trong thời gian mang thai, âm đạo dễ bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, nấm...Tổn thương âm đạo: Những vết mổ ở bụng, vết khâu tầng sinh môn cũng có liên quan đến tình trạng khô âm đạo. 3. Tác hại của tình trạng khô hạn sau sinh Phụ nữ khô hạn sau sinh sẽ phải đối mặt với các tác hại như:Đau rát âm đạo do không được tiết nhờn đầy đủ. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi quan hệ tình dục hoặc vận động thể lực.Vùng kín ngứa, nóng rát và viêm nhiễm phụ khoa kéo dài.Giảm ham muốn tình dục: Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ bị khô hạn giảm ham muốn khi giao hợp. Khô hạn làm cản trở tình dục, giảm khoái cảm, đau rát hoặc thậm chí là chảy máu khi giao hợp với chồng, từ đó khó có được một cuộc yêu trọn vẹn. Tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý của cả hai vợ chồng, dần dần hình thành trạng thái né “chuyện ấy”.Đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng là một tác hại thường gặp ở những phụ nữ khô hạn sau sinh. 4. Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết? Dù trải qua một cuộc sinh thường hay mổ lấy thai thì cơ thể sản phụ sau sinh cũng như các bộ phận khác trong cơ thể như tử cung, âm đạo cũng cần một khoảng thời gian để hồi phục. Cụ thể là khoảng 4 – 6 tuần sau khi em bé chào đời, chị em có thể quan hệ tình dục lại được.Tuy nhiên, một số người phụ nữ cần thời gian dài hơn, thậm chí là vài tháng để có thể quay lại cuộc sống chăn gối như trước đây. Trong thời gian này, các cơ và cổ tử cung sẽ co hồi lại, giúp giảm chảy chảy máu sau sinh, đồng thời vết rách tại tầng sinh môn hay vết mổ trên bụng có thể lành lại hoàn toàn.Ngay cả khi cơ thể đã sẵn sàng cho cuộc yêu với chồng, chị em lại gặp phải tình trạng khô hạn sau sinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn tình trạng này diễn ra trong 1 đến 3 tháng đầu sau sinh, sau đó âm đạo của phụ nữ có thể dần dần khôi phục lại ở trạng thái bình thường như trước khi sinh. Trong giai đoạn này, Prolactin và Estrogen chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình trạng này. Sang các tháng tiếp theo (từ tháng thứ 4), khi cơ thể người mẹ nhận đủ lượng sữa cho con bú, Hormone Prolactin sau khi tiết ra đủ sẽ có xu hướng giảm dần, đồng thời lúc này lượng Hormone Estrogen của mẹ cũng bắt đầu tái tạo và tăng dần trở lại. Quá trình này sẽ góp phần cải thiện nhanh chóng tình trạng khô hạn gặp phải sau sinh con.Một số ít bà mẹ cho con bú có thể gặp tình trạng khô hạn kéo dài và trầm trọng hơn. Do nồng độ Prolactin tiết ra khi cho con bú quá nhiều làm giảm nồng độ Estrogen, ngay cả khi đã có quá trình tái tạo hormone này. Do đó, ở những phụ nữ này, chỉ khi ngừng cho con bú thì âm đạo mới có thể hồi phục lại trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng khô âm đạo không thuyên giảm và trở nên trầm trọng hơn, chị em nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất. 5. Các phương pháp giúp cải thiện khô hạn sau sinh Dưới đây là những cách trị khô hạn sau sinh tại nhà cho phụ nữ:Uống đủ nước mỗi ngày: Phụ nữ sau sinh con nên uống đủ nước từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Nếu cung cấp đủ nước, môi trường bên trong âm đạo sẽ cân bằng được độ ẩm và được bôi trơn tốt hơn.Chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, cải xoăn, rau bina, dưa hấu, cà chua...thực phẩm giàu vitamin B như súp lơ, rau xanh đậm, gan động vật, các loại cá, ngũ cốc, nấm...Axit béo Omega-3 có trong cá béo và hạt. Thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E. Thực phẩm có chứa Phytoestrogen như mầm cỏ linh lăng, mầm đậu nành, các loại đậu, hoa quả...Có thể uống các loại nước ép như nước ép lựu, nước ép trà xanh, nước ép cam...Sử dụng các loại thuốc giảm khô hạn sau sinh:Ngắn hạn: Kem dưỡng ẩm và gel bôi trơn âm đạo...Dài hạn: Liệu pháp Estrogen tại chỗ: Kem bôi âm đạo, thuốc đặt âm đạo, vòng đặt âm đạo... Liệu pháp Estrogen toàn thân: Miếng dán da, thuốc xịt, gel bôi lên da...Liệu pháp laser Estrogen: Phù hợp với phụ nữ suy giảm hormone Estrogen tại thời điểm tiền mãn kinh và mãn kinh.Áp dụng bài tập Kegel: Những bài tập Kegel phù hợp với những phụ nữ đau rát khi quan hệ hoặc khô rát âm đạo. Các bài tập này có thể giúp thư giãn các cơ âm đạo, đồng thời cải thiện lưu thông máu và tăng cường kích thích, khả năng bôi trơn, từ đó có thể cải thiện tình trạng khô hạnHoạt động tình dục đúng cách: Ngoài sử dụng các chất bôi trơn âm đạo, cách tự nhiên nhất để tạo độ trơn và ẩm cho âm đạo trước khi quan hệ chính là nên có màn “dạo đầu” kĩ càng để kích thích âm đạo tiết các chất nhờn bôi trơn.Tránh thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây cảm giác khó chịu, tạo mùi, tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý lây qua đường tình dục, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm âm đạo, khô rát âm đạo và tổn thương thành niêm mạc âm đạo.Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao: Giúp cơ thể dễ dàng phục hồi và để lấy lại tinh thần sau sinh. Có thể tham khảo các bài tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp tập thở ví dụ như đi bộ, tập yoga, bài tập vận động các khớp tay, chân, lưng, cổ...Trao đổi thẳng thắn với chồng khi bị khô hạn sau sinh: Sau sinh, cả cơ thể chị em phụ nữ và vấn đề về tâm sinh lý cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Không chỉ căng thẳng lo lắng về việc chăm sóc con cái, chị em còn tự ti về những vấn đề cơ thể đang gặp phải ví dụ như tăng cân...Vì thế, việc chia sẻ trực tiếp với chồng hoặc người thân sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất.Mặc đồ thoải mái và thoáng mát: Chị em nên lựa chọn những chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi, vải kháng khuẩn, thoáng mát và thoải mái nhất khi mặc để giảm tình trạng bí bách, nóng, ẩm ướt.Khám phụ khoa định kỳ: Nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.Mặc dù sức khỏe ổn định, chị em cũng nên thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng – 1 năm 1 lần.Tóm lại, khô hạn là một tình trạng thường xuyên xảy ra ở phụ nữ sau sinh, ngoài ra còn ở phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần cũng như đời sống vợ chồng. Thông thường, khô hạn sau sinh sẽ tự biến mất sau khoảng 1 – 3 tháng sau sinh em bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trầm trọng hơn, ngay cả khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ nêu ở trên, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nuoc-hoa-hong-loi-ich-va-cong-dung-vi
Nước hoa hồng: Lợi ích và công dụng
Do có nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện sắc đẹp, nước hoa hồng đã được nhân loại sử dụng hàng ngàn năm trước và dùng rộng rãi đến ngày nay. 1. Nước hoa hồng là gì? Nước hoa hồng được tạo ra bằng cách chưng cất cánh hoa hồng với hơi nước. Các chứng tích còn lưu lại cho thấy nước hoa hồng đã được loài người sử dụng cách đây hàng ngàn năm trước. Được cho là có nguồn gốc từ Vương quốc Ba Tư (tức đất nước Iran ngày nay), nước hoa hồng đã được lan truyền và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.Nước hoa hồng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp. Nước hoa hồng có thể dùng làm sản phẩm dưỡng da hoặc có thể dùng như một loại nước hoa có mùi thơm nhẹ nhàng. Nước hoa hồng được sử dụng trong thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra trong quá khứ, nước hoa hồng được dùng rộng rãi làm thuốc chữa bệnh ở Iran và một số quốc gia khác thuộc Trung Đông. Một số bộ lạc người da đỏ ở Bắc Mỹ cũng dùng nước hoa hồng để chữa bệnh. Nước hoa hồng có công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp 2. Nước hoa hồng có tác dụng gì? 2.1. Nước hoa hồng se khít lỗ chân lông, chống lão hóa Da bao phủ khắp bề mặt cơ thể, giúp bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi tác động có hại từ môi trường như tia UV, hóa chất và các tác nhân ô nhiễm khác. Với tác dụng làm sạch da, cung cấp độ ẩm, nước hoa hồng se khít lỗ chân lông làm da sáng, mịn màng, ngăn ngừa mụn. Bên cạnh đó hoạt chất chống oxy hóa mạnh của nước hoa hồng sẽ giúp bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương, chống lại sự lão hóa da, giảm sự hình thành các nếp nhăn. Nước hoa hồng còn có hoạt tính chống viêm, nên còn được dùng để làm dịu các kích thích gây ra bởi các bệnh về da như bệnh chàm hoặc bệnh hồng ban. 2.2. Làm dịu cơn đau họng Khi bạn bị viêm họng, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Với tác dụng làm dịu và chống viêm, nước hoa hồng có thể được dùng như một phương thức điều trị hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Uống nước hoa hồng sẽ làm dịu cơn đau họng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, đây là một phương thuốc an toàn, sử dụng lâu đời và được chứng minh là hiệu quả. Viêm họng có thể điều trị bằng cách uống nước hoa hồng 2.3. Bảo vệ mắt Nước hoa hồng có thể được điều chế để trở thành một thành phần của thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt chứa nước hoa hồng đã được chứng minh là có tác dụng tuyệt vời cho một số vấn đề thị lực như: viêm kết mạc, khô mắt, viêm túi thừa cấp tính, đục thủy tinh thể,... Thuốc nhỏ mắt có tinh chất hoa hồng giúp bảo vệ mắt 2.4. Giúp vết thương nhanh lành Do có tính sát khuẩn, nước hoa hồng sẽ giúp làm sạch và chống nhiễm trùng vết cắt và vết bỏng. Nước hoa hồng cũng giúp vết cắt, vết bỏng và vết sẹo nhanh lành hơn. 2.5. Giúp giảm stress Xông hơi bằng nước hoa hồng là một cách hiệu quả giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Uống nước hoa hồng cũng đã được chứng minh giúp chống trầm cảm và lo âu. Một số nghiên cứu còn cho thấy, nước hoa hồng có thể ức chế amyloid (một protein gây tiêu diệt tế bào não và cản trở trí nhớ) nên có lợi trong việc điều trị các bệnh như Alzheimer, bệnh mất trí nhớ. Nước hoa hồng bằng đường uống giúp chống trầm cảm, căng thẳng 2.6. Giảm đau đầu Nước hoa hồng và tinh dầu hoa hồng có thể được sử dụng trong liệu pháp mùi hương để giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu. Có thể áp dụng bằng cách xông hơi hoặc đặt một miếng vải thấm nước hoa hồng và đặt lên trán. 2.7. Tốt cho hệ tiêu hóa Uống nước hoa hồng đã được chứng minh là tốt cho hệ tiêu hóa. Nước hoa hồng giúp tăng lưu lượng mật để tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Nước hoa hồng còn giúp nhuận tràng, tốt cho người bị táo bón. Nước hoa hồng có lợi cho hệ tiêu hóa 3. Cách dùng nước hoa hồng Các sản phẩm nước hoa hồng khá đa dạng trên thị trường như nước hoa hồng mỹ phẩm để bôi ngoài da, nước hoa hồng loại dùng để uống, viên uống nước hoa hồng,... bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp tùy theo mục đích sử dụng. Bạn cũng có thể tự làm nước hoa hồng tại nhà bằng cách chưng cất hoa hồng với nước.Để làm đẹp da với nước hoa hồng, sau khi rửa mặt và lau khô, bạn thoa nước hoa hồng lên da để nước hoa hồng se khít lỗ chân lông, cung cấp độ ẩm, làm sáng da. Bạn cũng có thể trộn nước hoa hồng với các loại kem dưỡng ẩm hoặc các loại dầu tự nhiên như dầu dừa để dưỡng da.Bạn có thể cho nước hoa hồng vào một chai dạng xịt phun sương và phun nước hoa hồng, lên cổ tay, lên mặt, lên gối,... khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.Với loại nước hoa hồng dùng để uống, bạn có thể uống mỗi ngày một lượng nhỏ hoặc dùng để pha trà hoa hồng. Sử dụng đều đặn sẽ giúp đẹp da từ bên trong, điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, làm dịu cơn đau họng,...Nước hoa được xem là an toàn, không có tác dụng phụ khi dùng ngoài da hoặc dùng để uống. Tuy nhiên nếu làn da của bạn quá nhạy cảm hoặc dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, da bạn có thể bị nóng, đỏ, ngứa, sưng tấy... Nếu gặp triệu chứng trên bạn nên dừng sử dụng và đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể hơn.Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com, medicalnewstoday.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xo-vua-dong-mach-nao-co-gay-tai-bien-mach-mau-nao-vi
Xơ vữa động mạch não có thể gây tai biến mạch máu não
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Tai biến mạch máu não là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao, chỉ sau ung thư và tim mạch. Người bệnh cũng có thể gặp phải các di chứng sau đột quỵ nặng nề như tàn tật suốt đời. 1. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch não Xơ vữa động mạch não là bệnh tiến triển chậm. Mặc dù nguyên nhân xơ vữa động mạch não chính xác vẫn chưa được biết, tuy nhiên bệnh có thể bắt đầu bằng tổn thương hoặc chấn thương ở lớp bên trong của động mạch gây ra bởi:Huyết áp caoMức cholesterol caoTriglyceride cao, một loại chất béo (lipid) trong máuHút thuốc và các chế phẩm thuốc lá khácKháng insulin, béo phì hoặc tiểu đườngBệnh van tim, cơ tim, thiếu máu não cục bộ tạm thời, đột quỵ nãoViêm từ các bệnh, chẳng hạn như viêm khớp, lupus hoặc nhiễm trùng, hoặc viêm không rõ nguyên nhân.Một khi thành trong của động mạch não bị tổn thương, các tế bào máu và các chất khác thường đóng cục tại vị trí chấn thương và tích tụ trong lớp lót bên trong của động mạch.Theo thời gian, chất béo càng tích tụ làm từ cholesterol và các sản phẩm tế bào khác cũng bám tại vị trí chấn thương và làm cứng, thu hẹp các động mạch của người bệnh. Các cơ quan và mô liên kết với các động mạch bị chặn sau đó không nhận đủ máu để hoạt động bình thường. Cuối cùng, các mảnh của chất béo có thể vỡ ra và xâm nhập vào máu. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim gây bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch vành tim và não gây tai biến mạch máu não.Tùy theo vị trí của đoạn xơ vữa động mạch mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Xơ vữa động mạch não thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi phát lộ những dấu hiệu đầu tiên của động mạch vành hay động mạch não.Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch, gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch, gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh Xơ vữa động mạch não còn là nguyên nhân dẫn đến hẹp động mạch cảnh. Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Khi hẹp động mạch cảnh, các mảng xơ vữa và máu đông có thể gây tắc tại chỗ, hoặc tự vỡ ra tạo thành các mảnh nhỏ trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não, gây nên tai biến mạch máu não.Hẹp động mạch cảnh ít khi được phát hiện sớm, khi tai biến mạch máu não xảy ra thì đã quá muộn, mọi phương pháp chữa trị chỉ là hỗ trợ. 2. Xơ vữa động mạch não có những triệu chứng gì? 2.1 Triệu chứngXơ vữa động mạch não thường có triệu chứng đau đầu và ù tai. Đau đầu mang tính chất căng kéo ở vùng thái dương - trán, thường vào buổi sáng với cảm giác chóng mặt, giảm khả năng làm việc, trí nhớ kém.Có bệnh nhân chỉ bị một triệu chứng, ngược lại có bệnh nhân bị nhiều triệu chứng cùng lúc. Nếu tự phục hồi hoàn toàn trước 24 giờ, gọi là thiếu máu não thoáng qua; còn nếu tồn tại hơn 24 giờ và thường là nhiều tháng, nhiều năm gọi là tai biến mạch máu não thực sự.2.2 Biểu hiện lâm sàng theo giai đoạnGiai đoạn xơ vữa động mạch não còn bù: Huyết áp tăng nhẹ, cũng có khi huyết áp thấp. Trạng thái thần kinh bắt đầu xuất hiện rải rác như giảm khả năng làm việc, trí nhớ giảm, biến đổi tâm lý nhẹ, các dây thần kinh sọ não bình thường, điện não có tần số không ổn định.Xơ vữa động mạch não mất bù: Đau đầu như trên, rối loạn ý thức dưới dạng sa sút trí tuệ. Liệt nửa người nhẹ, kín đáo, đôi khi rõ với những dấu hiệu tháp, đáy mắt có biểu hiện xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp động mạch, ít khi có giảm huyết áp rõ. Điện não tần số dao động với các ổ sóng delta đều đặn hoặc không đều. Lưu huyết não kéo dài và thay đổi đường kính ở các động mạch lớn và trung bình, có thay đổi thành mạch máu và nhồi máu ở từng nhánh, giảm tưới máu từng ổ.Ở thời kỳ muộn: Trong giai đoạn này, trên cơ sở của bảng lâm sàng trên với mức độ tiến triển rõ và xấu hơn, nổi bật lên những rối loạn tâm thần như thay đổi tâm lý, trạng thái trầm cảm, dễ bị kích thích, hoảng sợ, trí tuệ sa sút không hồi phục. 3. Cần có những biện pháp điều trị và dự phòng gì? Xơ vữa động mạch não sớm hay muộn đều dẫn tới thiểu năng chung của tuần hoàn tim, và tai biến mạch máu não, nhất là ở những bệnh nhân sẵn có những yếu tố thuận lợi như tăng huyết áp động mạch tiến triển.3.1 Về điều trịBạn nên sử dụng các thuốc tim mạch, huyết áp. Tùy theo từng trường hợp nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch mà có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau, như trong bệnh lý tăng huyết áp có thể sử dụng các loại thuốc giãn mạch, lợi tiểu, ăn uống hạn chế muối. Điều trị rối loạn lipid máu, đặc biệt đưa chỉ số LDL-C về mức mục tiêu dưới 1.8 mmol/L... kết hợp với thay đổi lối sống, ăn uống và thể dục phù hợp.Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất Ở bệnh nhân cao tuổi thường có rối loạn hấp thu cần cho thêm hằng ngày vitamin B1 50mg, vitamin B6 50 mg, B12 100g, Rutin C, vitamin E. Để dự phòng ngưng kết tiểu cầu gây huyết khối, cần cho thêm aspirin, dipyridamol ticlid. Đối với rối loạn tâm thần (trầm cảm) cho imipramin, amitriptylin với chỉ định thận trọng và liều thích hợp. Cho các thuốc tăng chuyển hóa tế bào não: tanakan, duxil, arcalion. Kết hợp điều trị vật lý trị liệu sớm.3.2 Về dự phòngTrong đời sống hằng ngày, cần chú trọng giữ chế độ ẩm thực hợp lý với mức calo vừa đủ.Không ăn hoặc hạn chế dùng các loại thức ăn như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, kem, bơ, pho - mát, chocolat, cacao, dầu dừa, dầu lạc.Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày với cường độ nhẹ đến trung bình từ 1 - 3 lần/tuần. Đối với những bệnh nhân phòng ngừa tái phát cần có sự tư vấn của chuyên viên vật lý trị liệu.Tránh các chấn động thần kinh (stress). Bởi stress được cho là có liên quan nhiều đến việc làm tăng nặng nguy cơ bệnh ở người có tuổi và khởi phát bệnh ở người trẻ. Sự xuất hiện này thường đột ngột, nặng nề và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, hãy luôn giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh.Bỏ hẳn hút thuốc. Không chỉ bệnh nhân/nhóm nguy cơ tai biến mạch máu não mà cả những người bình thường cũng được khuyến cáo tránh xa khói thuốc bởi những tác hại đã được chứng minh của nó đối với cơ thể.Cũng giống như khói thuốc, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nghiện rượu mạn tính và uống rượu mạnh sẽ đẩy nhanh yếu tố nguy cơ đột quỵ. Bởi vì uống rượu nhiều có thể liên quan đến tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu, giảm lưu lượng máu ở não.Điều trị tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn mắc, nhất là đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, đã bị cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời theo chuyên khoa.Trong tai biến mạch máu não, cấp cứu và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nếu qua thời gian vàng, khả năng gặp biến chứng của người bệnh có thể cao hơn. Kỹ thuật điều trị lấy huyết khối động mạch não đã được áp dụng tại hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec nhằm tăng cơ hội chữa trị cho bệnh nhân nhồi máu não nói riêng và các bệnh lý về huyết khối nói chung.Kỹ thuật được chỉ định cho các bệnh nhân:Xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch nãoNhồi máu não do tắc động mạch não lớn.Xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch nãoĐiểm nổi trội ưu việt của phương pháp đó là sử dụng máy chụp cộng hưởng từ MRI 3.0 và máy chụp cắt lớp CT 640 dãy phục vụ cho kỹ thuật can thiệp lấy huyết khối động mạch não.Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh có hơn 6 năm làm việc (bắt đầu từ năm 2011) trong lĩnh vực Cấp cứu, bác sĩ từng công tác tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa, Tham gia khám, điều trị Nội khoa cho nhiều phòng khám trong khu vực Nha Trang trước khi là bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang như hiện nay.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-o-tre-em-vi
Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em
Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em thường gây sưng đau quanh vùng tai và dưới hàm của 1 hoặc 2 bên, toàn thân sốt, buồn nôn, mệt mỏi... Trẻ em bị viêm tuyến nước bọt mang tai không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe. 1. Tìm hiểu về tuyến nước bọt và tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai Tuyến nước bọt có vị trí nằm xung quanh khoang miệng, thực hiện chức năng sản xuất ra nước bọt góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của cơ thể. Trong mỗi cơ thể người sẽ có 3 cặp tuyến nước bọt chính phân bố ở 2 bên của khuôn mặt. Tuyến nước bọt mang tai được biết đến như tuyến mới nhất tập trung ở 2 má và ngay phía sau tai. Tuyến này kéo dài từ vành tai xuống đến hàm. Tuyến nước bọt dưới lưỡi thường nằm sâu trong miệng và có kích thước nhỏ hơn so với 2 tuyến còn lại.Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em thường xuất hiện với sự nhiễm khuẩn nước bọt do vi khuẩn, virus hoặc tình trạng dị ứng tự miễn. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống cũng như ống tuyến. Khi viêm ống tuyến xảy ra thì có thể sẽ gây tắc nghẽn hoặc làm giảm lượng nước bọt tiết vào miệng.Do chức năng của nước bọt sẽ hỗ trợ cơ thể trong quá trình tiêu hoá thức ăn, rửa trôi vi khuẩn và các hạt thức ăn khiến cho miệng được sạch sẽ. Bên cạnh đó, nước bọt sẽ giúp cơ thể kiểm soát số lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng, cân bằng hệ vi sinh vật. Nếu xảy ra tình trạng rối loạn trong việc tạo thành và di chuyển của nước bọt thì các vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, tồn tại, phát triển dẫn đến tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai.Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, ngay cả ở trẻ sơ sinh. Viêm tuyến nước bọt mang tai cũng như viêm tuyến nước bọt dưới hàm thường dễ bị viêm nhiễm hơn so với tình trạng viêm còn lại. Đa số các trường hợp người bệnh viêm tuyến nước bọt thường có dấu hiệu cấp tính và đột ngột bởi tình trạng viêm do tắc nghẽn hoặc làm hẹp các ống tuyến. 2. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mang tai và các dấu hiệu nhận biết Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em và người lớn thường điển hình do nhiễm khuẩn. Một trong các loại vi khuẩn thường gặp nhất có thể kể đến là Staphylococcus aureus. Ngoài ra có thể còn do sự xuất hiện các loại vi khuẩn khác như streptococcus viridans, Haemophilus influenzae, E. Coli... Nhiễm khuẩn xảy ra gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt tác động tới ống tuyến có thể hẹp hoặc nghẽn ống. Một số loại bệnh lý có thể tác động làm giảm sút quá trình tiết nước bọt của cơ thể bao gồm: Quai bị, bệnh HIV hay virus cúm A hay Herpes, tắc nghẽn ống tuyến nước bọt do nhầy...Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em có thể xuất hiện một số dấu hiệu giúp nhận biết được. Nếu trẻ gặp tình trạng này thì cần được đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác. Bởi vì các biểu hiện của tuyến nước bọt cũng có thể gây ra nhầm lẫn cho các bệnh lý khác như bị rối loạn vị giác, hôi miệng kéo dài, không thể mở rộng miệng một cách tối đa...Người bệnh hoặc trẻ em bị viêm tuyến nước bọt mang tai trong trường hợp sốt cao, khó thở hoặc các triệu chứng tiến triển xấu thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời. Staphylococcus aureus là một trong các vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em 3. Mức độ ảnh hưởng của viêm tuyến nước bọt mang tai Viêm tuyến nước bọt thường ít gặp các biến chứng nguy hại đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, nếu viêm tuyến mang tai ở trẻ em không được điều trị sẽ khiến cho mủ được tích tụ và tạo thành áp xe tuyến nước bọt. Hơn nữa tình trạng viêm tuyến nước bọt có thể bị gây ra do một khối u lành tính và làm cho tuyến nước bọt trở nên to hơn bình thường.Trong trường hợp viêm tuyến nước bọt có thể phát triển nhanh bởi các khối u ác tính khiến cho cử động bên trong khoang miệng bị hạn chế. Những khối u này cũng ảnh hưởng ngay tại vị trí nó đang phát triển và an sang các vùng khác.Những ca bệnh có tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai tái phát nhiều lần cùng với các triệu chứng về sưng nề nghiêm trọng có thể phá huyêt tuyến nước bọt. Những biến chứng này có thể xảy ra khi các vi khuẩn từ tuyến nước bọt lan ra các vùng xung quanh và xa hơn trong cơ thể. Chẳng hạn nhiễm khuẩn da, viêm tế bào mô hoặc một vài trường hợp có thể dẫn đến hội chứng Ludwig’s angina, tình trạng viêm mô tế bào cấp tính ở vùng miệng và đẩy lưỡi lên khiến cho người bệnh khó thở, khó nuốt. 4. Chẩn đoán và điều trị tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai Viêm tuyến nước bọt có thể được phát hiện thông qua quá trình thăm khám. Bởi vì bác sĩ có thể nhận biết được dấu hiệu tuyến nước bọt đau cũng như tình trạng mủ hình thành. Trong trường hợp bác sĩ vẫn còn nghi ngờ về các triệu chứng của viêm tuyến nước bọt, có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định hiệu quả và nguyên nhân gây ra bệnh. Khi áp dụng các chẩn đoán về hình ảnh bằng siêu âm, cộng hưởng từ MRI hay chụp cắt lớp điện toán sẽ giúp cho bác sĩ nhìn kỹ hơn hình ảnh viêm, ổ áp xe hoặc sỏi tuyến nước bọt, khối u.Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai có thể áp dụng các phương thức khác nhau dựa vào mức độ hoặc nguyên nhân gây ra. Hơn nữa, khi điều trị còn phụ thuộc vào triệu chứng hiện tại của người bệnh, chẳng hạn như sưng nề hay đau...Việc sử dụng kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng mủ cũng như hạ cơn sốt. Nếu người bệnh viêm nhiễm nặng đã tạo thành ổ áp xe thì bác sĩ sẽ cần thực hiện chọc hút mủ toàn bộ ra khỏi vị trí viêm.Nếu viêm tuyến nước bọt ở mức độ nhẹ thì người bệnh nên:Uống khoảng từ 8 đến 10 cốc nước chanh mỗi ngày để kích thích tuyến nước bọt hoạt động;Mát xa nhẹ vùng tuyến nước bọt bị viêm hoặc đắp gạc, khăn ấm lên vùng tuyến bị viêm;Súc miệng nước muối hàng ngày...Đa phần những người bệnh mắc viêm tuyến nước bọt có thể không cần điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng trường hợp viêm tái phát và có đặc tính riêng thì phẫu thuật có thể được lựa chọn điều trị. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em 5. Các cách phòng viêm tuyến nước bọt mang tai Đa số các bệnh nhân, bao gồm bệnh nhi gặp viêm tuyến nước bọt mang tai đều không có cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nên sử dụng nhiều nước và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể đánh răng ngày 2 lần và sử dụng chỉ nha khoa.Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai khá phổ biến và rất dễ mắc phải. Tuy nhiên, các dấu hiệu cũng như triệu chứng có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thêm vào đó, bệnh thường không nguy hiểm và ít biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, khi trẻ có triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-viem-nang-long-169126164.htm
21-12-2016
Nguyên nhân gây viêm nang lông
Con trai tôi 13 tuổi. Trên da, nhất là mùa hè và mùa đông xuất hiện rất nhiều nốt sẩn nhỏ ngứa, khó chịu và hay tái lại nhiều đợt. Đọc báo thấy cháu có triệu chứng giống viêm nang lông. Xin hỏi nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này? Nguyễn Hải Anh (Hà Nội) Biểu hiện của viêm nang lông là trên vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay... xuất hiện nhiều nốt sần nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lớp sừng quá dày, lông chân quá yếu và mảnh, cạo, nhổ không đúng khiến vùng da tại đó bị tổn thương; do bẩm sinh và di truyền dị ứng hoặc nhiễm khuẩn da... Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp. Chị nên tắm cho cháu bằng xà bông sát khuẩn hoặc rửa vùng tổn thương bằng thuốc tím pha loãng thành màu hồng nhạt; dùng các thuốc màu sát trùng như eosin 2%, milian hoặc bôi mỡ kháng sinh. Nếu sau 7-10 ngày mà tổn thương vẫn không giảm bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị bằng thuốc uống thích hợp như kháng sinh, vitamin A acid, thuốc giảm ngứa... Việc phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh, bạn nên giữ vệ sinh thân thể cho con; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín (polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)...; không nên đội nón chặt, mặc áo quần chật; hạn chế ăn ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước... BS. Nguyễn Hưng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-bien-phap-phong-ngua-benh-tim-mach-vi
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch
Bài viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tần suất mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa do những thói quen thiếu lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là việc làm cấp thiết hiện nay. 1. Phòng ngừa bệnh tim mạch là gì? Bằng chứng rõ ràng cho thấy kiểm soát tốt huyết áp, đái tháo đường, cải thiện rối loạn lipid máu, bỏ thuốc lá và thay đổi lối sống làm giảm nguy cơ đột quỵ tim lần đầu hoặc tái phát, đồng thời làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Phòng ngừa bệnh tim mạch là những biện pháp áp dụng để điều trị những yếu tố nguy cơ tim mạch góp phần ngăn chặn, trì hoãn hay làm thay đổi sự phát triển của bệnh xơ vữa mạch máu lâm sàng (phòng ngừa nguyên phát) cũng như điều trị những người đã có biểu hiện bệnh động mạch vành (phòng ngừa thứ phát). Những khuyến cáo hiện nay về phòng ngừa bệnh tim mạch dựa trên hướng dẫn của Hội Tim mạch Việt Nam và Hội Tim mạch Hoa Kỳ. Bệnh nhân tim mạch từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ tim 2. Rối loạn chuyển hóa lipid liên quan với bệnh tim mạch như thế nào? Một mối liên quan mạnh, độc lập và liên tục đã được khẳng định giữa bệnh tim mạch và mức LDL cholesterol hoặc cholesterol toàn phần. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin làm giảm có ý nghĩa 13% toàn bộ tử vong do bệnh tim mạch cho mỗi 10% cholesterol toàn phần giảm được.Mặc dù những tác động có ích đã được chứng minh nhưng tỷ lệ điều trị cholesterol đạt mục tiêu ngay cả ở nhóm bệnh nhân có bệnh tim mạch ở Việt Nam cũng như thế giới còn rất thấp. 3. Có mối liên hệ giữa HDL-C và bệnh tim mạch không? Các nghiên cứu đã chứng minh HDL-C là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch. Có mối liên hệ nghịch chiều giữa mức HDL-C và nguy cơ tim mạch. Yếu tố HDL-C có mối liên hệ với bệnh tim mạch 4. Triglyceride có phải là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch không? Có, Triglycerid có mối liên quan mạnh, độc lập tồn tại giữa mức triglyceride và bệnh tim mạch mà đặc biệt ở bệnh nhân nữ hay người lớn tuổi có sự đề kháng insulin và hội chứng chuyển hóa. Tỉ lệ biến cố tim mạch tăng gấp 2 lần ở bệnh nhân có triglyceride ≥ 200 mg/dl so với bệnh nhân có mức triglyceride bình thường. Vẫn còn nhiều tranh cãi quanh việc tăng triglyceride có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự hình thành và tính ổn định của mảng xơ vữa. Mức tăng triglyceride là dấu hiệu chỉ điểm của những bệnh khác kèm theo góp phần phát triển bệnh xơ vữa động mạch. 5. Khái niệm tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp là gì? Huyết áp tối ưu khi < 120/80 mmHg. Tiền tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 120-139 mmHg, huyết áp tâm trương 80-89 mmHg. Tăng huyết áp giai đoạn I khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg. 6. Thay đổi lối sống có nên được khuyến cáo ở những bệnh nhân tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp hay không? Có. Thay đổi lối sống ở người tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp gồm: giảm Na, tăng K (không phải bệnh nhân suy thận), bữa ăn nhiều chất xơ, giảm Na ăn vào < 2.3 g/ngày; ba khẩu phần sữa không béo hoặc ít béo hàng ngày; tập thể dục hàng ngày, giảm cân, ngưng thuốc lá, giảm stress và giảm rượu, đối với nữ bổ sung folate. Kiểm soát huyết áp tốt với bệnh nhân đang điều trị huyết áp. Giảm cân là một trong những phương pháp có lợi cho việc điều trị bệnh tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp 7. Những biện pháp nào hiệu quả để ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường? Kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn, giảm cân, tập thể dục và chế độ dùng thuốc hợp lý là những điểm chính của việc ngăn chặn những biến chứng bệnh tiểu đường. Các khuyến cáo hiện nay sử dụng mục tiêu HbA1c < 7% là chấp nhận được cho người trưởng thành không mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đưa ra mục tiêu thấp hơn HbA1c < 6.5% cho một số trường hợp bệnh nhân nếu không gây hạ đường huyết nghiêm trọng hay các tác dụng phụ khác. Những trường hợp thích hợp như thời gian bị đái tháo đường ngắn, đái tháo đường type 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hay chỉ uống metformin, bệnh nhân trẻ tuổi, hay không có biến chứng tim mạch quan trọng. Mức HbA1c < 8% cho những bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết nặng, cao tuổi, có biến chứng mạch máu lớn hay mạch máu nhỏ nghiêm trọng, có thời gian bị đái tháo đường lâu năm và mục tiêu kiểm soát đường máu khó thực hiện mặc dù đã giáo dục bệnh nhân và uống nhiều nhóm thuốc và thậm chí đã sử dụng insulin tiêm. 8. Thuốc lá có tác hại gì với tim mạch? Hút thuốc lá làm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng và tăng gấp 10 lần về tử vong do đột quỵ tim mạch ở nam (4.5 lần ở nữ) so với những người không hút thuốc lá. Nguy cơ tim mạch liên quan đến tuổi bắt đầu hút, lượng hơi thuốc hít vào, khoảng thời gian và số lượng thuốc được hút. Nguy cơ tim mạch tăng gấp 2 lần khi hút 1-4 điếu/ngày. Những bệnh nhân bị bệnh tim mạch tiếp tục hút thuốc lá có chất lượng cuộc sống và hoạt động thấp hơn, hay đau ngực hơn, nhập viện nhiều hơn và tỉ lệ tử vong sau hội chứng vành cấp cao hơn.Môi trường thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở những người không hút thuốc lá. Việc ngừng hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 9. Lối sống ít vận động có phải là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch không? Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ tiên phát, là yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được của bệnh tim mạch và tập thể dục ngăn chặn được sự phát triển, tiến triển của bệnh tim mạch. Tập thể dục đều đặn cải thiện cân nặng, kiểm soát đường huyết, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp và làm giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch.Không tập thể dục đều đặn có nguy cơ tim mạch giống như hút thuốc lá. Tập thể dục đều đặn làm giảm tử vong do nguyên nhân và tử vong tim mạch từ 20% đến 25 %. 10. Béo phì là gì? Béo phì có phải là yếu tố nguy cơ tim mạch không? Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, nhiều đồ ăn nhanh chế biến sẵn, kết hợp phong cách sống tĩnh tại ít vận động, dẫn đến tình hình béo phì tǎng lên với tốc độ báo động ở Việt Nam cũng như những nước đang phát triển.Béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư... Những người béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh tim mạch Mức độ béo phì được đánh giá theo nhiều phương pháp, trong đó công thức BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) đơn giản, dễ sử dụng và được Quốc tế công nhận:BMI = Trọng lượng (kg)/[Chiều cao (m)]2Để phù hợp với đặc điểm các nước vùng châu Á, từ nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã lấy tiêu chuẩn ban hành năm 2000 như sau:Bảng 1. Tiêu chuẩn phân loại béo phì ban hành năm 2000 Bảng 2. Đánh giá mưc độ béo phì theo tổ chức ý tể thế giới. Chỉ định đầu tiên là chế độ ăn giảm cân, phối hợp với tăng cường tập luyện - vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng. Nếu chưa đạt mục đích, chỉ định thuốc và các can thiệp khác. Mục đích điều trị là giảm cân, giảm 5-10% trọng lượng ban đầu cũng cải thiện các biến chứng của béo phì như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp...Hạn chế năng lượng khoảng 20-25 kcalo/kg/ngày. Áp dụng chế độ tiết thực giảm cân về mức độ cung cấp năng lượng còn phụ thuộc tuổi, hoạt động thể lực và mục tiêu giảm cân.Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50 % năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%), hạn chế đường đơn, mỡ bão hòa.Bệnh tim mạch là bệnh lý nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Có rất nhiều cách để phòng ngừa bệnh lý tim mạch như thay đổi lối sống lành mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cần theo dõi và sàng lọc bệnh lý tim mạch từ sớm.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tài liệu tham khảoAmerican Heart Association Scientific Statements and Practice Guidelines: http//www.americanheart.org/presenter.jhtml?identifier=9181National Center for Health Statistics, Center for Disease Control and Prevention: Compressed mortality file: underlying cause of death 1979 -2004. Available at http//wonder.cdc.gov/mortSQL.html, accessed january 15, 2008.Smith SC Jr, Clark LT, Cooper RS, et al: Discovering the full spectrum of cardiovascular disease: Miority Health Summit 2003; report of the Obesity, Metabolic Syndrome, and Hypertention Writing Group, Circulation 111 (10); 2 134-139.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/moi-lien-quan-giua-benh-vay-nen-va-beo-phi-vi
Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và béo phì
Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh vảy nến, đồng thời nó có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do các chất trung gian gây viêm và hệ vi sinh vật trong cơ thể. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu cũng như thử nghiệm lâm sàng để có thể giải thích rõ hơn về mối liên quan này. 1. Bệnh vảy nến là gì Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính phổ biến. Nó ảnh hưởng đến khoảng 2 -4 % dân số nói chung, người bệnh thường xuất hiện ban đỏ, mảng có vảy, và mảng bám với da đầu, lưng, khuỷu tay, đầu gối...Bệnh vảy nến có tỷ lệ tử vong rất thấp (có thể là hiếm) nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, bệnh còn có liên quan đến một số bệnh kèm theo như: viêm khớp vảy nến (đây là một tình trạng viêm khớp có khả năng làm suy yếu và ảnh hưởng tới khoảng 34% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến), tăng nguy cơ ung thư da, ung thư hạch, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ, và nhồi máu cơ tim.Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến được cho là kết quả của sự tương tác giữa thành phần di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và các yếu tố môi trường. Phản ứng miễn dịch trong bệnh vảy nến được đặc trưng bởi sự tăng sinh của các tế bào Th1, Th17 và Th22 dẫn đến việc sản xuất các chất trung gian gây viêm, yếu tố hoại tử khối u (TNF)-α, interleukin (IL) -6 và IL -22. 2. Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và béo phì Tỷ lệ bệnh vảy nến ở người trưởng thành ngày càng tăng cao. Có thể nguyên nhân là do di truyền, tuy nhiên nó không phải là nguyên nhân duy nhất. Ngoài ra, nó còn do các yếu tố môi trường bao gồm lối sống, thói quen ăn uống, luyện tập... cũng rất quan trọng. Ngày nay, thói quen ăn ở các quốc gia đang phát triển thường có nhiều chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa, nhiều muối và nhiều đường tạo ra lượng calo dư thừa dẫn đến thừa cân béo phì và các bệnh về hội chứng chuyển hóa. Bệnh vảy nến có liên quan đến vấn đề thừa cân béo phì 2.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và béo phìTrong một nghiên cứu ở Na Uy với 35.000 đối tượng tham gia đã cho kết quả về mối liên quan của hội chứng chuyển hóa và nguy cơ phát triển bệnh vảy nến. Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng béo phì là yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến bệnh vảy nến. Tương tự với kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu dịch tễ học cũng nghiên cứu và cung cấp bằng chứng tin cậy rằng béo phì là nguyên nhân gây bệnh vảy nến và phát triển bệnh. Thêm vào đó, nghiên cứu của Setty và đồng nghiệp ở 78.626 phụ nữ (trong đó có 892 người báo cáo mắc bệnh vảy nến) cho kết quả rằng mỡ và tăng cân là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh vảy nến. Những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên có nguy cơ phát triển bệnh vảy nến cao gấp 2.69 lần so với những người bình thường.Hay một nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng béo phì và mỡ bụng cao sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Nghiên cứu này còn đưa ra khuyến cáo rằng ngăn ngừa tăng cân hay duy trì cân nặng ở mức độ bình thường có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh vảy nến.Các nghiên cứu đều cho thấy tác động tích cực của việc giảm cân đối với mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Vì vậy, giảm cân bằng chế độ ăn kiêng được khuyến nghị ở những bệnh nhân thừa cân và béo phì bị mắc bệnh vảy nến. 2.2. Các giải thích cho mối liên quan nàyMột câu hỏi được đặt ra là liệu sự khác biệt trong chế độ ăn (chế độ ăn ít carbohydrate, ketogen, hay ăn chay) có ảnh hưởng đến cải thiện bệnh vảy nến hay không. Do đó, việc hiểu được mối quan hệ dịch tễ học giữa béo phì/hay chế độ dinh dưỡng và bệnh vảy nến là rất quan trọng trong đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi trong xuất hiện và phát triển bệnh vảy nến.Như đã được biết, mô mỡ là cơ quan nội tiết quan trọng tiết ra các yếu tố hòa tan liên quan đến viêm và miễn dịch. Cho nên sự mở rộng mô mỡ và tiết các chất trung gian gây viêm có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn. Tế bào mô mỡ có liên quan đến bệnh vảy nến Ngoài ra, béo phì làm thay đổi thành phần tế bào và hoạt động của các tế bào viêm trong da. Nakamizo và cộng sự của ông đã mô tả sự tích tụ của tế bào γδ T sản sinh IL-17A trong các tổn thương da vảy nến của chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) và dẫn đến tình trạng viêm da vảy nến. Hơn nữa, khi nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường biến đổi gen (db/db) cho thấy tình trạng viêm da vảy nến tăng lên với sự tăng của IL-17A và IL-22.Một khía cạnh quan trọng khác là thực tế béo phì và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của cơ thể. Gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng microbiome - đại diện cho toàn bộ vi sinh vật trên bề mặt bên ngoài và bên trong cơ thể người. Nó có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bệnh tự miễn. Đồng thời, đã có một số bằng chứng cho thấy đây cũng có thể là các trường hợp trong bệnh vảy nến. Vì vậy, vai trò của microbiome được nhấn mạnh trong các nghiên cứu thực nghiệm gần đây.Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mãn tính với sự tác động phức tạp giữa tế bào miễn dịch và tế bào mô. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường góp phần gây bệnh vảy nến. Một trong các yếu tố môi trường đó là béo phì và dinh dưỡng có tác động quan trọng đến khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Và các nghiên cứu đã cho thấy chất béo bão hòa trong chế độ ăn dường như là yếu tố khuếch đại viêm vảy nến. Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, webmd.com XEM THÊMBệnh vảy nến có bị lây không?Bệnh vảy nến khó trị dứt điểmBệnh vảy nến có gây ngứa không và điều trị thế nào?
https://suckhoedoisong.vn/polyp-day-thanh-quan-co-nguy-hiem-169152766.htm
15-01-2019
Polyp dây thanh quản có nguy hiểm?
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến khàn tiếng kéo dài. Nhiều người khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh polyp dây thanh quản thường lo lắng không biết bệnh có tiến triển ung thư hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Thanh quản nằm ở giữa đáy của lưỡi và khí quản. Thanh quản có thể gọi là hộp thanh vì nó có chứa các dây thanh. Các cơ của thanh quản căng và duỗi dây thanh khi thở khiến chúng tạo thành một hình chữ V để cho không khí đi qua. Polyp dây thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm mặt trên bờ trong lòng thanh quản. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường gặp nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng. Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói khàn hoặc giọng đổi (khi polyp có kích thước lớn). Hầu hết bệnh là lành tính, chủ yếu làm ảnh hưởng đến giọng nói. Vị trí, cấu tạo dây thanh. Nguyên nhân do đâu? Hầu hết do phù nề với nhiều nguyên nhân khác nhau (viêm nhiễm, nói nhiều, nói to, kéo dài, lạm dụng giọng nói hoặc do nghề nghiệp như giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch...). Hoặc do quá sản tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết hoặc quá sản niêm mạc thanh quản. Một yếu tố thuận lợi được đề cập đến là do có sự kích thích cơ học bởi sự tác động (nói nhiều, liên tục, kéo dài...) làm dây thanh căng quá mức, từ đó, các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây chảy máu, hậu quả là polyp dây thanh xuất hiện. Ngoài ra, polyp dây thanh quản có thể do viêm thanh quản mạn tính kéo dài. Bản chất của polyp dây thanh gồm một nhân xơ, ngoài là biểu mô quá sản. Có thể polyp một bên dây thanh hoặc hai bên dây thanh đối xứng nhau. Nếu là polyp dây thanh âm hai bên, khi phát âm, chúng va chạm vào nhau nên còn gọi là hạt hôn nhau (kiss nodule). Dấu hiệu nhận biết Khàn tiếng, nói mất hơi do thanh môn hở rộng khi nói là 2 triệu chứng chủ yếu. Khàn tiếng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, lý do bởi hai dây thanh âm không khép kín được, dây thanh rung động không đều dẫn đến hiện tượng tiếng nói bị khàn. Mức độ khàn tiếng hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của polyp, khi polyp càng to càng làm cho khoảng hở thanh môn càng rộng. Do đó, khi nói, giọng khàn càng nhiều. Lúc này, càng nói càng mất hơi nhiều nên người bệnh rất mệt và không nói được lâu. Khàn tiếng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt, nếu được điều trị và hạn chế nói, có thể giọng nói trở lại bình thường. Dần dần, khàn tiếng xảy ra liên tục. Mức độ nặng, nhẹ của khàn tiếng tùy thuộc hạt xơ dây thanh to hay nhỏ và mức độ nhược cơ của dây thanh. Với loại polyp có chân, khi nói, polyp có thể di động khi thanh môn đóng, mở, do đó, người bệnh có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì cản trở nên khạc nhiều càng làm cho polyp phù nề, giọng càng khàn. Ngoài khàn tiếng, người bệnh có thể có hụt hơi (nói mất hơi), ho khan. Tuy vậy, ít khi thấy người bệnh mất hẳn tiếng và khó thở thanh quản do polyp. Ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe? Chủ yếu ảnh hưởng tới giọng nói của người bệnh, đặc biệt, người bệnh làm nghề giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, bán hàng... Bệnh không trở thành ác tính (ung thư), không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng bệnh không tự khỏi. Để chẩn đoán polyp dây thanh quản, cần nội soi để biết được tình trạng của dây thanh quản, kích thước, vị trí của polyp để có hướng điều trị đúng. Nguyên tắc điều trị Nếu tình cờ phát hiện polyp dây thanh quản nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng gì, không nên điều trị, chỉ nên vệ sinh họng miệng bằng cách súc họng, đánh răng hàng ngày, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và sau khi ăn càng tốt và bắt đầu hạn chế nói. Nếu đã có hiện tượng khàn tiếng nhẹ, không liên tục, trước tiên, cần điều trị nội khoa, tạm ngưng hoặc hạn chế nói đến mức tối đa là điều cần thiết nhất cho người bệnh bị khàn tiếng giúp cải thiện triệu chứng này. Kết hợp điều trị bằng cách khí dung có thuốc chống viêm, chống phù nề, kết hợp kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh). Nếu bệnh ổn định và khỏi khàn tiếng, người bệnh cần khám bệnh định kỳ chuyên khoa tai mũi họng. Điều trị ngoại khoa được thực hiện khi điều trị nội khoa không có kết quả, đó là phẫu thuật cắt bỏ polyp. Cắt bỏ polyp dây thanh quản có nhiều phương pháp: Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel đối với polyp có cuống nhỏ (hiện nay, phương pháp này ít được sử dụng) hoặc soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản hoặc cắt bỏ polyp dưới kính hiển vi phẫu thuật (vi phẫu) hay cắt bỏ polyp bằng laser CO 2 . Áp dụng phương pháp gì tùy thuộc vào từng khoa phòng, bệnh viện, người bệnh sẽ tự lựa chọn sau khi được bác sĩ tư vấn. Sau phẫu thuật thường được bác sĩ cho dùng kháng sinh kết hợp khí dung thuốc chống viêm, chống phù nề.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bi-chay-mau-cam-khi-nao-ban-nen-lo-lang-20221121072749545.htm
20221121
Bị chảy máu cam, khi nào bạn nên lo lắng?
Ngoáy mũi, chấn thương, dị vật hoặc chà xát mũi quá mạnh cũng có thể gây chảy máu cam.Tuy nhiên, chảy máu cam khi nào thì đáng lo? Chảy máu cam có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn nếu nó xảy ra hơn 4 lần một tuần và trường hợp này được gọi là chảy máu cam mãn tính. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, một lý do khác đằng sau chảy máu cam mãn tính là giảm số lượng tiểu cầu. Một số phương pháp điều trị ung thư, như hóa trị, có thể làm tăng tần suất chảy máu. Nếu bạn bị ung thư vú, bạn có thể đang trải qua các liệu pháp nhắm mục tiêu như avastin. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu mũi của bạn. Hãy nhớ rằng thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu của bạn, sau đó có thể làm giảm khả năng đông máu của cơ thể bạn. Nếu bạn bị ung thư, bạn có thể nhận thấy tình trạng chảy máu cam ngày càng nhiều. Chúng đặc biệt phổ biến đối với bệnh nhân ung thư vì chúng có thể xảy ra do một số nguyên nhân đơn giản như xì mũi quá mạnh, hắt hơi hoặc va chạm nhẹ vào mũi. Bên cạnh đó, chảy máu mũi có thể là dấu hiệu phổbiến của ung thư mũi. Khi đó, bạn có thể có các triệu chứng khác như: nghẹt mũi mãi không khỏi, giảm khứu giác, chất nhầy chảy ra từ mũi có thể có máu, chất nhầy chảy vào phía sau mũi và cổ họng của bạn. Chảy máu cam cũng có thể xảy ra đặc biệt từ các khối u não ở vùng xoang (không phổ biến) hoặc từ các khối u bắt đầu ở đáy hộp sọ như u màng não thường lành tính. Kiểm soát chảy máu cam Nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên và nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn có thể thay đổi thuốc. Để cầm máu mũi: - Đừng nằm xuống: Ngồi thẳng giúp bạn không bị ho hoặc sặc máu có thể chảy xuống cổ họng. - Đừng ngửa đầu ra sau: Lý do vì điều này sẽ khiến bạn nuốt máu, thay vào đó nghiêng đầu về phía trước. - Bịt hai lỗ mũi lại với nhau trong 10 phút bằng ngón trỏ và ngón cái. Nhìn vào đồng hồ khi bạn làm điều này để bạn biết rằng bạn đã bịt mũi đủ lâu để cầm máu. - Nhổ máu ra khỏi miệng để tránh nuốt phải máu, có thể khiến bạn bị nôn. - Gọi cho bác sĩ nếu máu không ngừng chảy sau 15 hoặc 20 phút. Để ngăn ngừa chảy máu cam trong tương lai: - Cố gắng tránh ngứa hoặc xì mũi trong 24 giờ sau lần chảy máu cam đầu tiên. - Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà để bổ sung độ ẩm cho không khí. Đường mũi khô có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam. - Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen. Chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-amh-thap-la-gi-vi
Dấu hiệu AMH thấp là gì ?
Chỉ số AMH liên quan đến dự trữ buồng trứng trong cơ thể người phụ nữ, chỉ số này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ có còn tốt hay không, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Vậy dấu hiệu dự trữ buồng trứng thấp là gì và nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu ? 1. Chỉ số AMH là gì ? Anti-Mullerian Hormone - AMH là một loại hormon được tiết ra từ tế bào nang buồng trứng ở phụ nữ. Còn ở nam giới, nó cũng được tìm thấy trong các tế bào tinh hoàn, tuy nhiên với nồng độ rất ít hoặc không đáng kể. Do vậy, AMH vẫn chủ yếu được dùng để đánh giá dự trữ buồng trứng, từ đó đưa ra các thông tin chính xác về khả năng sinh sản ở nữ giới.Chỉ số AMH hay mức dự trữ buồng trứng cho biết số tế bào nang noãn non có trong của buồng trứng của một người phụ nữ, đặc biệt là những trường hợp suy buồng trứng sớm. Dự trữ buồng trứng của một người càng cao thì khả năng sinh sản của người đó càng tốt và ngược lại. Thông thường, chỉ số dự trữ buồng trứng - AMH cao nhất ở phụ nữ 25 tuổi và giảm dần theo thời gian. thủ thuật hoặc phẫu thuật. Những đối lượng cần làm xét nghiệm đánh giá AMH bao gồm bệnh nhân bị buồng trứng đa nang, theo dõi và điều trị vô sinh hiếm muộn, suy buồng trứng sớm, ung thư buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, kinh ít...Cụ thể, xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng thông qua chỉ số AMH mang lại những ý nghĩa sau:Đánh giá được mức độ lão hóa buồng trứng.Tiên lượng khả năng sinh sản của một người phụ nữ.Tiên lượng được độ tuổi mãn kinh.Dự đoán các tổn thương buồng trứng có thể gặp phải sau điều trị ung thư,Chỉ số AMH được xem như một xét nghiệm đáng tin cậy, giúp phát hiện sớm và trực tiếp các tổn thương ở mô buồng trứng sau phẫu thuật hoặc điều trị ung thư. Mặc dù đến nay, y học vẫn có có cách tốt nhất để phục hồi khả năng dự trữ buồng trứng khi chỉ số AMH giảm nhiều sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phụ nữ có dự trữ buồng trứng giảm vẫn có thể lựa chọn chiến lược điều trị phù hợp để có con. 2. Dấu hiệu AMH thấp Dự trữ buồng trứng thấp là tình trạng mà tổng nang thứ cấp được siêu âm nhỏ hơn 5, kèm chỉ số Anti-Mullerian Hormone (AMH) thấp, tất cả được đánh giá vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Chỉ số AMH được đánh giá như sau:Bình thường, chỉ số AMH ở phụ nữ dưới 38 tuổi khoảng từ 2,2 - 6,8 ng/mL.Nếu chỉ số AMH thấp trong khoảng từ 1,0 - 1,5 ng/mL đồng nghĩa với khả năng dự trữ buồng trứng bị suy yếu. Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn có khả năng mang thai.Nếu chỉ số AMH dưới 1 ng/ml thì đa phần tiên lượng là người này rất khó mang thai.Nếu chỉ số AMH dưới 0,5ng/ml thể hiện dự trữ buồng trứng rất thấp, hai buồng trứng đã teo nhỏ và giảm chức năng trầm trọng, buồng trứng gần như không có nang noãn thứ cấp và không có hiện tượng phóng noãn. Trường hợp này nếu có nhu cầu có thai, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân phải xin noãn để làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF.Một số triệu chứng thường gặp cảnh báo dấu hiệu dự trữ buồng trứng thấp ở phụ nữ bao gồm:Vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt thường xuyên.Có triệu chứng biểu hiện tình trạng thiếu hụt hormone Estrogen như loãng xương, giảm ham muốn tình dục, viêm âm đạo do teo...Bệnh nhân có những thay đổi trong tâm trạng, có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.Một số phụ nữ có mức dự trữ buồng trứng thấp sẽ có những triệu chứng tương tự như quá trình mãn kinh tự nhiên bao gồm buồn nôn, cơn bốc hỏa, chóng mặt, dễ kích động, mất ngủ, vã mồ hôi về đêm, khó tập trung tư tưởng, âm đạo khô, đau khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục, luôn né tránh chuyện giường chiếu, rối loạn tiết niệu như tiểu nhiều lần, són tiểu...và quan trọng nhất là mất khả năng sinh sản.Những phụ nữ có mức dự trữ buồng trứng thấp thường sẽ bị mãn kinh sớm hơn so với người bình thường. Ngoài ra, cơ hội mang thai bằng chính tế bào trứng của bản thân cũng sẽ giảm xuống rất nhiều, đặc biệt khi chỉ số AMH quá thấp thì khả năng có con gần như bằng không. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân. Nếu một bệnh nhân chỉ mới 35 tuổi có dự trữ buồng trứng thấp thì họ vẫn còn cơ hội so với những bệnh nhân trên 40 tuổi có mức AMH tương tự. Đó là nguyên nhân tại sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân có chỉ số AMH thấp nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tăng tỷ lệ có thai thành công. 3. Nguyên nhân dự trữ buồng trứng thấp Tuổi tác của người phụ nữ thường tỉ lệ nghịch với khả năng sinh sản, tuổi càng cao thì mức dự trữ buồng trứng AMH càng thấp. Tuy nhiên, hiện nay càng nhiều phụ nữ trẻ gặp phải tình trạng suy buồng trứng sớm do nhiều nguyên nhân như:Trải qua điều trị hoặc phẫu thuật như bóc u buồng trứng, cắt buồng trứng, mang thai ngoài tử cung, u lạc nội mạc tử cung hoặc các phẫu thuật khác vùng tiểu khung...Lối sống không lành mạnh biểu hiện qua việc uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, thường xuyên thức khuya, thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc, gặp nhiều căng thẳng, lo lắng, stress....Trải qua xạ trị, hóa trị trong điều trị các bệnh lý ung thư.Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên và liên tục qua nhiều năm.Tiền sử nạo phá thai nhiều lần, viêm nhiễm phụ khoa.Môi trường sống bị ô nhiễm.Một số trường hợp mang tính chất di truyền, do cơ địa, chủng tộc hoặc có thể không có nguyên nhân rõ ràng. 4. Điều trị và phòng ngừa Điều trị tình trạng dự trữ buồng trứng thấpHiện nay, y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp hay cách thức nào đặc hiệu có thể làm tăng số lượng trứng ở trên buồng trứng. Các bác sĩ luôn khuyến khích các cặp vợ chồng đang mong có con có chỉ số AMH thấp nên tiến hành thăm khám và điều trị vô sinh - hiếm muộn càng sớm càng tốt để có tiên lượng tốt hơn và tăng tỷ lệ thực hiện IVF thành công.Điều trị bằng phương pháp kích thích buồng trứng là một cách khả thi nhất để thu được nhiều trứng hơn so với các chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhằm tăng tỷ lệ đậu thai hoặc có thể dùng để lưu trữ phục vụ cho tương lai. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có đáp ứng với thuốc kích trứng như nhau và các chuyên gia về hỗ trợ sinh sản cần phải đánh giá trên từng trường hợp khác nhau. Trong thực tế, có nhiều trường hợp có mực dự trữ buồng trứng thấp do suy buồng trứng sớm nhưng vẫn có thể có thai tự nhiên hoặc mang thai bằng việc thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, trong đó phải kể đến là thụ tinh trong ống nghiệm IVF.Dự phòngDự trữ buồng trứng sẽ giảm dần theo thời gian giống như một quy luật tự nhiên của tạo hoá. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy mức dự trữ buồng trứng hay chỉ số AMH bắt đầu giảm sau khoảng 35 tuổi. Tuy nhiên, một số phụ nữ có chỉ số AMH thấp có thể bị mãn kinh sớm hơn so với lứa tuổi, điều này kéo theo cơ hội mang thai bằng chính tế bào trứng của bản thân cũng sẽ giảm. Nếu phát hiện dự trữ buồng trứng giảm, các cặp vợ chồng này nên sớm lên kế hoạch sinh con vì có thể chỉ số AMH sẽ còn giảm nhanh hơn nữa, thậm chí trong thời gian ngắn sẽ không còn trứng và bắt buộc phải xin trứng để có thể có con. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số cách dự phòng chỉ số AMH thấp bao gồm:Ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng, hạn chế sử dụng thực phẩm có chất bảo quản, nhiều phụ gia, đồ uống có chất kích thích, rượu bia, thuốc lá...Tập thể dục thường xuyên và đều đặn.Giữ một tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress, lo lắng...Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya...Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý ở buồng trứng.Chỉ số AMH dưới mức bình thường báo hiệu mức dự trữ buồng trứng thấp, điều này đồng nghĩa với việc khả năng mang thai tự nhiên cũng giảm dần theo. Các cặp vợ chồng, đặc biệt là những gia đình trẻ có thể tự phát hiện các dấu hiệu của dự trữ buồng trứng thấp, nhưng tốt nhất nên đi khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện những vấn đề về khả năng sinh sản, từ đó có thể điều trị kịp thời.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-ve-che-do-an-detox-thai-doc-co-the-20230426103212808.htm
20230426
Thực hư về chế độ ăn detox thải độc cơ thể
Việc thúc đẩy các kế hoạch ăn kiêng như một cách để thải độc cơ thể rất phổ biến. Các kế hoạch này thường liên quan đến việc hạn chế về chế độ ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng, thảo mộc khác nhau. Mặc dù chế độ ăn kiêng thảiđộc rất phổ biến, nhưng hầu hết chúng đều không cần thiết và một số thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể. Cơ thể thải độc như thế nào? Cơ thể liên tục loại bỏ các chất có hại tiềm ẩn thông qua quá trình thải độc. Hệ thống thảiđộc của cơ thể rất phức tạp và liên quan đến nhiều cơ quan, bao gồm gan, thận và da. Theo Medical News Today, các quá trình trao đổi chất bình thường tạo ra độc tố nội sinh, nhưng cơ thể cũng hấp thu từ môi trường bên ngoài thông qua việc tiếp xúc với thuốc và hóa chất trong thực phẩm và môi trường. Quá trình thảiđộc bao gồm các quá trình trao đổi chất được gọi là chuyển đổi sinh học, trong đó sự thay đổi cấu trúc hóa học của các chất độc hại khiến chúng không hoạt động. Sau đó cơ thể bài tiết các chất này ra ngoài. Khả năng thảiđộc của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, di truyền, thuốc men và chế độ ăn uống. Ví dụ, vì hầu hết các quá trình thảiđộc của cơ thể diễn ra trong tế bào gan, bệnh gan có thể làm giảm khả năng thảiđộc, dẫn đến tích tụ các chất có hại như amoniac. Hầu hết các chế độ ăn kiêng thải độc là không cần thiết (Ảnh: Healthline). Chế độ ăn kiêng thảiđộc là gì? Mặc dù cơ thể có thể thảiđộc thông qua quá trình biến đổi sinh học, nhưng mọi người vẫn coi chế độ ăn kiêng thảiđộc là một cách để thúc đẩy loại bỏ độc tố tối ưu, cải thiện sức khỏe tổng thể và khuyến khích giảm cân. Các chương trình này thường liên quan đến việc tiêu thụ nước trái cây, thực phẩm bổ sung, chế độ ăn kiêng thuần chay nghiêm ngặt, chế độ ăn kiêng bằng chất lỏng, nhịn ăn hoặc các phương pháp khác nhằm mục đích thảiđộc cơ thể. Các chương trình detox cũng có thể khuyến khích sử dụng các phương pháp nguy hiểm tiềm tàng, chẳng hạn như truyền cà phê qua hậu môn để thải độc. Các nhà nghiên cứu đã liên kết việc tự thụt rửa bằng cà phê với các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như bỏng trực tràng, mất cân bằng điện giải và thủng trực tràng. Việc này thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù có rất nhiều tuyên bố về việc cải thiện sức khỏe của những người sáng tạo và đề xuất chế độ ăn kiêng thảiđộc, nhưng hầu hết chúng đều không có bằng chứng lâm sàng chứng minh tính hiệu quả hoặc an toàn. Ngoài ra, các chương trình ăn kiêng thảiđộc có thể tốn kém, đặc biệt là những chương trình khuyến khích sử dụng các loại thảo mộc và các chất bổ sung chế độ ăn uống khác. Nhiều chế độ ăn kiêng thảiđộc không gây hại vì mọi người thường chỉ tuân theo chúng trong vài ngày và chúng thường bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như sinh tố và nước trái cây. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng thảiđộc liên quan đến việc nhịn ăn trong thời gian dài hoặc hạn chế quá nhiều calo, sử dụng các chất bổ sung thảo dược hoặc các thực hành như thụt rửa có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm và có khả năng gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Chế độ ăn kiêng thảiđộc có hữu ích không? Mặc dù hầu hết các chế độ ăn kiêng thảiđộc là không cần thiết, nhưng điều này không có nghĩa là thực phẩm mà một người chọn tiêu thụ không ảnh hưởng đến hệ thống thảiđộc của cơ thể, theo Healthline. Cơ thể tích tụ các chất độc hại từ môi trường. Chúng bao gồm các kim loại nặng, chẳng hạn như thủy ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). POP là chất gây ô nhiễm môi trường có trong thực phẩm, đất và nước. Chúng tích tụ thành mỡ trong cơ thể và nghiên cứu đã liên kết chúng với chứng viêm mãn tính, stress oxy hóa và tăng nguy cơ tử vong. Mặc dù cơ thể được trang bị để tự thảiđộc, nhưng việc tuân theo chế độ ăn uống bổ dưỡng và hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại trong thực phẩm và môi trường có thể giúp hỗ trợ các cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa sinh học và nói rộng ra là tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một người nên tuân theo chế độ ăn detox. Thay vào đó, họ nên hỗ trợ khả năng thảiđộc của cơ thể bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Ví dụ, chế độ ăn thiếu protein sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thảiđộc của cơ thể vì cơ thể cần protein cho các phản ứng enzym rất quan trọng đối với quá trình thảiđộc. Thật không may, hầu hết các chế độ ăn detox đều thiếu protein, điều này có thể làm giảm khả năng thảiđộc đúng cách của cơ thể. Chất xơ là một chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể giúp cải thiện quá trình bài tiết chất độc qua phân. Nó cũng có thể tăng cường chức năng hàng rào ruột, có thể giúp bảo vệ các cơ quan liên quan đến quá trình thảiđộc khỏi vi khuẩn gây viêm. Một số bằng chứng cũng cho thấy rằng nhịn ăn có thể giúp tăng cường sức khỏe của gan, là nơi thảiđộc chính, cũng như cải thiện chức năng của các enzyme tham gia thảiđộc. Nhịn ăn trong thời gian dài, hạn chế nhiều calo và uống một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe, chẳng hạn như thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy nhược, thay đổi tâm trạng, mất nước... Một số nhóm nên tránh chế độ ăn kiêng thảiđộc vì họ có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn. Những người này bao gồm: - Những người có bệnh mãn tính. - Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. - Trẻ em và thanh thiếu niên. - Những người bị nhẹ cân. - Những người bị rối loạn ăn uống hoặc có tiền sử mắc các bệnh này. Một chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe và hệ thống thảiđộc tự nhiên của cơ thể, nhưng không nhất thiết phải tuân theo một chế độ ăn kiêng thảiđộc đặc biệt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-mac-tay-chan-mieng-noi-mun-nuoc-nhieu-co-sao-khong-vi
Trẻ mắc tay chân miệng nổi mụn nước nhiều có sao không?
Thời tiết nắng nóng là một điều kiện thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em bùng phát. Trẻ mắc tay chân miệng nổi mụn nước nhiều có sao không? Đây là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi có con trẻ mắc bệnh lý này. 1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh lây truyền qua việc tiếp xúc với nước bọt, phỏng nước hoặc với phân của người bệnh.Virus gây bệnh xâm nhập vào tế bào niêm mạc miệng hoặc ruột non, sau 24 giờ virus đi vào trong các hạch bạch huyết vùng hồi tràng, chúng sinh sôi nảy nở tại đây trong thời gian 3-7 ngày. Sau đó virus tràn vào trong máu gây nên bệnh cảnh sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Các loại virus này có ái lực với da và niêm mạc, nên chúng tập trung gây tổn thương ở miệng, ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối...Người lớn cũng có thể bị bệnh tay chân miệng, tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh hơn cả. Do ở độ tuổi này, sức đề kháng của trẻ vẫn còn khá yếu, chưa thể chống chọi được trước sự tấn công của các loại virus. Bên cạnh đó, khi trẻ đi học mẫu giáo, việc sinh hoạt trong môi trường nhiều trẻ nhỏ sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng bùng phát và lây lan mạnh mẽ hơn.Phần lớn trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau khi được điều trị và chăm sóc tốt. Tuy vậy, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, bạn vẫn cần phải chú ý và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị và chăm sóc. Bởi nếu bạn quá chủ quan, bệnh có thẻ kéo dài và dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm. 2. Nốt tay chân miệng như thế nào? Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất đặc trưng và dễ nhận biết. Sau khi ủ bệnh khoảng 1 - 2 ngày, bệnh thường sẽ khởi phát vào ngày thứ 3 với các triệu chứng phổ biến như:Sốt: Sốt là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị nhiễm bệnh, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu như trẻ bị sốt cao không đỡ, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị phù hợp. Vì tình trạng sốt cao có thể là triệu chứng của bệnh nặng, có thể gây nguy hiểm cho trẻ, dễ dẫn tới các biến chứng mà bạn không thể lường trước được.Xuất hiện các tổn thương trên da: Các tổn thương này có thể là những nốt mẩn đỏ, mụn tay chân miệng xuất hiện tại các vị trí đặc trưng như là lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong khoang miệng, lưỡi,... Các nốt tay chân miệng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho trẻ khi bị vỡ ra. Chính vì vậy, bạn cần tránh khống để cho trẻ gãi vào vùng da bị tổn thương, cũng như không để cho bé cầm chơi hoặc ngậm các vật dụng chưa được xử lý sạch sẽ.Hình ảnh tay chân miệng ở trẻ em đặc trưng bởi các bóng nước có hình bầu dục với kích thước từ 2 – 10mm, có màu xám, và thường ấn không đau. Bóng nước trong miệng khi vỡ ra sẽ tạo thành những vết loét trong miệng làm trẻ đau và bỏ ăn. Bóng nước trên da sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, không để lại sẹo.Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn: Khi bị bệnh, bên cạnh các triệu chứng phổ biến trên, trẻ còn xuất hiện các biểu hiện khác như là đau miệng, chán ăn, mệt mỏi. Thậm chí là trẻ còn có thể bị tiêu chảy nặng khi bị bệnh tay chân miệng.Ngoài ra, nếu trẻ bị bệnh nặng có xuất hiện những hiện tượng như sốt cao trên 38 độ C, sốt kéo dài trong suốt nhiều giờ không hạ. trẻ quấy khóc liên tục và giật mình thường xuyên. Đây có thể là các dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh.Khi trẻ có các biểu hiện bị bệnh, bạn nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ tư vấn cách điều trị và chăm sóc phù hợp, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 3. Trẻ bị tay chân miệng nổi mụn nước nhiều có sao không? Bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng là triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Trong một số trường hợp, khi virus tấn công lên não sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm là viêm não - màng não. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, phù phổi cấp.Bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ có các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như:Sốt cao ≥ 39 độ C, hoặc sốt trên 2 ngày.Thở nhanh, khó thở.Giật mìnhLừ đừRun chiQuấy khóc nhiềuTrẻ bứt rứt khó ngủNôn nhiềuĐi loạng choạngDa nổi bông tímVã mồ hôiTay chân lạnhCo giậtHôn mêNhư vậy trẻ mắc tay chân miệng chỉ nổi nhiều mụn nước thì không phải là dấu hiệu nặng của bệnh, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu điều này làm bạn lo lắng và không biết phải làm sao, bạn hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. 4. Cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng mà trẻ gặp phải và phòng ngừa không để các biến chứng xảy ra.Khi trẻ bị sốt cao, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cần tuân theo liều lượng thuốc mà bác sĩ chỉ định.Đối với các nốt mụn nước bị vỡ có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc sát khuẩn bôi vào.Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để xử lý sạch sẽ trong miệng cho trẻ.Nên để trẻ ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi bệnh lành hẳn. Không cho trẻ tiếp xúc với người khác nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.Khi miệng của trẻ bị tổn thương sẽ gây đau đớn, dẫn tới trẻ chán ăn. Chính vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.Khi tắm rửa cho trẻ, bạn có thể dùng các loại nước có khả năng sát khuẩn tốt như là nước lá trầu, nước lá chè,... Các loại nước này vừa có tác dụng làm mát cơ thể vừa có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, giúp hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương. 5. Phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em Vào thời điểm này, khi dịch bệnh tay chân miệng đang bùng phát, việc phòng tránh bệnh cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Để bảo vệ cho trẻ tránh khỏi các dịch bệnh nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đối với cả người lớn và trẻ em sau khi vui chơi, làm việc, trước khi nấu ăn, trước khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã lót cho trẻ.Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc trong gia đình.Luôn giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu thức ăn chín cho trẻ.Tuyệt đối không được mớm thức ăn cho trẻ bằng miệng.Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm.Người lớn không hôn trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/hay-bo-bai-tap-co-bung-co-dien-va-thay-bang-tu-the-don-gian-nay-20240704215208412.htm
20240704
Hãy bỏ bài tập cơ bụng cổ điển và thay bằng tư thế đơn giản này
Tăng cường sức mạnh cơ lõi Sit-up (ngồi lên) thuộc bài tập bụng cổ điển được thực hiện bằng cách nằm ngửa và sử dụng trọng lượng cơ thể để nâng thân lên, tăng cường và săn chắc cơ bụng. Bài tập này cũng sẽ tác động đến các phần cơ lưng và cơ mông. Tuy nhiên, giờ đây, các bài tập plank hay tư thế "tấm ván" lại là tiêu chuẩn vàng để rèn luyện cơ cốt lõi của bạn. Trong khi đó, các động tác gập bụng và sit-up cổ điển đã không còn được ưa chuộng. Tăng cường sức mạnh cơ lõi của bạn là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình khi có tuổi. Các bài tập cơ lõi không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tăng tính linh hoạt của bạn. Bài tập sit-up có thể gây khó khăn cho lưng của bạn (Ảnh: Getty Images). Để thể hiện tốt ở hầu hết mọi môn thể thao, bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh. Cơ lõi khỏe hơn cũng giúp cuộc sống hàng ngày trở nên dễ dàng hơn, dẫn đến ít chấn thương hơn, tư thế và thăng bằng tốt hơn cũng như ít đau lưng hơn. Theo The NewYork Times, cơ lõi không chỉ là cơ bụng của bạn. Cơ bụng chỉ là một trong những nhóm cơ chính cấu thành nên phần cốt lõi, nó bao gồm cả các cơ sâu ở xương chậu, hông, lưng của bạn, cơ hoành… Nếu bạn không có cơ cốt lõi khỏe mạnh, bạn sẽ mất đi sức mạnh. Nếu các cơ cốt lõi yếu, các dây chằng ở lưng có thể bị căng, gây đau lưng. Cơ lõi cũng mang lại cho bạn sự ổn định. Để cải thiện sức bền cơ lõi, Sivan Fagan, một huấn luyện viên thể hình có trụ sở tại Maryland (Mỹ), yêu cầu khách hàng của mình thực hiện các bài tập như plank nghiêng. Những bài tập này tác động đến các cơ sâu bên trong như cơ sàn chậu, cơ bụng ngang, cơ bụng trong cùng gắn vào xương sườn, xương chậu và cột sống, nhóm cơ lưng quan trọng chạy dọc theo cột sống… Tại sao tập plank tốt hơn so với bài tập sit-up? Theo Trường Y Harvard, lý do là bài tập sit-up gây khó khăn cho lưng của bạn. Chúng ép cong cột sống cong xuống sàn và vận động các cơ gấp hông, các cơ chạy từ đùi đến đốt sống thắt lưng ở lưng dưới. Khi các cơ gấp hông bị siết chặt, có thể gây khó chịu ở lưng dưới. Ngoài ra, các bài tập plank giúp cân bằng tốt hơn các cơ ở phía trước, hai bên và phía sau cơ thể so với các bài tập gập bụng và sit-up vốn chỉ nhắm vào một số cơ. Bên cạnh đó, khi tập sit-up nhiều người sử dụng lực ở cổ để nâng cơ thể, điều này sẽ gây áp lực lên cổ và cột sống. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng và chấn thương. Cuối cùng, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, ra khỏi giường hoặc đi bộ cũng như các hoạt động thể thao và giải trí yêu cầu các cơ của bạn hoạt động cùng nhau chứ không phải tách biệt. Trong khi đó, bài tập sit-up hoặc gập bụng chỉ giúp tăng cường một số nhóm cơ. Bài tập plank giúp tăng cường toàn bộ nhóm cơ cốt lõi mà bạn sử dụng hàng ngày, giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và cân đối hơn. Plank là một bài tập cổ điển đòi hỏi ít sự phối hợp và không cần thiết bị. Bạn nên giữ tư thế plank trong bao lâu? Tư thế plank giúp tăng cường sức mạnh cơ lõi (Ảnh: Onfit). Kỷ lục thế giới về việc giữ tư thế plank là hơn 4 giờ, nhưng may mắn thay, bạn không cần phải dành nhiều thời gian như vậy. Hầu hết các chuyên gia cho rằng từ 10 đến 30 giây là đủ. Bạn hãy tập trung vào việc thực hiện nhiều khoảng thời gian nhỏ hơn. Khi tiến bộ, bạn có thể kéo dài tư thế plank của mình tối đa một hoặc thậm chí hai phút. Hoặc bạn có thể thử mình với những biến thể của tư thế plank. Lợi ích của tư thế plank TheoCleveland Clinic, tư thế plank mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể: - Bảo vệ lưng của bạn: Cơ lõi cần phải chắc chắn để bảo vệ cột sống khi làm những việc có thể gây đau lưng, chẳng hạn như bế con bạn lên hoặc cúi người về phía trước để lấy đồ ra khỏi máy rửa bát. - Ngăn ngừa chấn thương do tập thể dục: Bạn khó có thể thực hiện được tư thế squat, nâng tạ… mà không bị thương nếu không có cơ bụng khỏe. Tư thế plank cung cấp cho bạn sức mạnh cơlõi tốt hơn để có thể trụ vững trong những động tác này. - Cải thiện tư thế: Chỉ tập plank sẽ không cải thiện được tư thế của bạn, nhưng trí nhớ của cơ thì có thể. Nếu bạn có thể nhớ gồng mình suốt cả ngày, điều đó có thể giúp giữ lưng thẳng dù bạn đang ngồi hay đứng. - Tăng cườngsức khỏetinh thần: Tập thể dục có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Điều quan trọng là phải thở trong khi tập plank để tiếp tục vận động các cơ cốt lõi của bạn.
https://vnvc.vn/vac-xin-soi/
26/01/2024
Vắc xin sởi cho bé có mấy loại? Nên tiêm khi nào cho hiệu quả?
Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, có thể bùng phát thành dịch, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi có thể gây biến chứng nặng, đe dọa đến sức khỏe trẻ như viêm não, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vắc xin sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ em ngay từ 9 tháng tuổi để chặn đứng nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm. BS Phạm Văn Phú – Quản lý Y khoa KV Đông Nam Bộ 2, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Sởi là bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm xếp trên cả các bệnh ebola, lao hay cúm. Virus gây bệnh sởi có thể lây lan trong không khí và tồn tại ở môi trường bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chưa được tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi hoặc cơ thể chưa có kháng thể phòng sởi, tỷ lệ lây nhiễm nếu có tiếp xúc gần trong trường hợp này lên đến 90%”. Mục lụcVắc xin sởi là gì?Vì sao nên tiêm phòng sởi?Đối tượng nên tiêm phòng vaccine sởiCác trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin sởiTiêm vắc xin sởi có tác dụng trong bao lâu?Tiêm vắc xin sởi mấy mũi là an toàn?5 loại vắc xin phòng bệnh sởiVắc xin Sởi đơnVắc xin Sởi – RubellaVắc xin Sởi – Quai bị – RubellaMột số tác dụng phụ khi tiêm vacxin sởiNên tiêm vaccine sởi ở đâu?Vắc xin sởi là gì? Vắc xin sởi là vắc xin phòng ngừa bệnh sởi được nghiên cứu và điều chế dưới dạng vắc xin sống, giảm độc lực được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên với hiệu quả bảo vệ cao. Vắc xin phòng bệnh sởi là một trong những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay, chứng tỏ mức độ cần thiết và quan trọng của loại vắc xin này đối với trẻ nhỏ. Hiện nay, vắc xin sởi được lưu hành tại Việt Nam bao gồm vắc xin sởi đơn và vắc xin phối hợp dành cho mọi lứa tuổi. Trong đó, vắc xin phối hợp gồm vắc xin Sởi – Rubella (MR) và 3 loại vắc xin 3 trong 1 Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ), MMR (Ấn Độ) và Priorix (Bỉ) cùng vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam). Vì sao nên tiêm phòng sởi? Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, đỉnh điểm thường gặp vào mùa Đông – Xuân và có thể bùng phát thành dịch. Đây là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong hàng đầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 128.000 trường hợp chết vì bệnh sởi vào năm 2021 – chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù đã có vắc xin an toàn và tiết kiệm chi phí (1). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới. Người nhiễm virus sởi (Polinosa morbillarum) có thể lây nhiễm cho người lành thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc giao tiếp. Chính vì vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những địa điểm có mật độ dân cư đông đúc như nhà ở, trường học, ký túc xá, xí nghiệp, khu công nghiệp, bệnh viện,… Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi bởi sức đề kháng yếu. Hơn nữa, đây là độ tuổi trẻ rơi vào “khoảng trống miễn dịch” do miễn dịch thụ động nhận được từ mẹ giảm dần theo thời gian, trong khi miễn dịch tự thân chưa hoàn thiện để chống lại các tác nhân gây bệnh. Sởi vốn là bệnh lành tính và có thể điều trị được, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ em phải đối mặt với nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm như viêm não, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp trẻ phòng tránh được bệnh sởi cũng như hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Vắc xin phòng ngừa sởi được đánh giá là an toàn, ngay cả đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch như mắc bệnh HIV/ AIDS. Hầu hết các trường hợp trẻ em sau chích ngừa không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, một số ít trường hợp xảy ra thường ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như sốt, phát ban, đau tại chỗ tiêm và các tác dụng phụ thường sẽ khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Bên cạnh đó, không chỉ trẻ em mà người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ cho con bú, nhân viên y tế, nhân viên trong phòng Lab thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh cũng cần tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi, đặc biệt là những người thường xuyên đi công tác, du lịch đến những quốc gia có dịch sởi. BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tỷ lệ lưu hành bệnh sởi cao. Do đó, đối với những trẻ đã đủ 9 tháng tuổi, bố mẹ cần chủ động cho con hoàn thành phác đồ tiêm mũi sởi đơn để có thể có kháng thể phòng bệnh sớm, khi trẻ đủ 12 tháng cho trẻ tiêm mũi nhắc bằng vắc xin kết hợp 3 trong 1 phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm Sởi – Quai bị – Rubella để tăng hiệu quả miễn dịch”. Một số hình ảnh trẻ mắc bệnh sởi với các triệu chứng phát ban dạng dát sẩn lan khắp cơ thể Đối tượng nên tiêm phòng vaccine sởi Bệnh sởi có tỷ lệ lây nhiễm cao nên ngưỡng bảo vệ cộng đồng cũng rất cao, cần ít nhất 95% khả năng miễn dịch trong cộng đồng để ngăn chặn dịch bệnh. Việc tiêm chủng không đầy đủ có thể khiến dịch sởi bùng phát bất cứ lúc nào. Hầu hết mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và rất cần được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Tại Việt Nam, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi nên tiêm phòng sởi là: Trẻ nhỏ không còn miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin. Trẻ đã tiêm vắc xin phòng sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch. Thanh niên, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm vắc xin trước đây. Người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, phổi, đái tháo đường,… Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin sởi Những người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh HIV/AIDS, uống thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc kháng thể đơn dòng,… Những người mắc chứng rối loạn tế bào máu, người có những ung thư ảnh hưởng đến xương tủy hoặc hệ bạch huyết, người mắc bệnh lao đang được điều trị cũng chống chỉ định tiêm vắc xin phòng sởi. Những người dị ứng hoặc có phản ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các thành phần trong vắc xin sởi (gelatin hoặc neomycin). Không nên tiêm vắc xin phòng ngừa sởi cho phụ nữ có thai bởi đây là loại vắc xin sống giảm động lực, mặc dù bằng chứng không cho thấy nguy cơ tác dụng phụ tăng lên ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những người mẹ vô tình tiêm vắc xin sởi trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi tiêm vắc xin sởi mới phát hiện mang thai, thai phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ. Tiêm vắc xin sởi có tác dụng trong bao lâu? Tương tự các loại vắc xin khác, để vắc xin sởi đạt hiệu quả cao cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi tiêm chủng, loại vắc xin, tình trạng sức khỏe của người tiêm vắc xin, chất lượng vắc xin, chất lượng bảo quản cũng như kỹ thuật thực hành tiêm chủng an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những trường hợp cơ thể đã hình thành miễn dịch với bệnh sởi sau khi hoàn thành phác đồ tiêm phòng bệnh sởi hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này bền vững suốt đời (2). Tiêm vắc xin sởi mấy mũi là an toàn? Các Tổ chức uy tín trên thế giới cho biết chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi có đáp ứng miễn dịch. 15% còn lại là những trường hợp trẻ không đáp ứng miễn dịch bởi nhiều yếu tố như loại vắc xin, tình trạng sức khỏe, chất lượng vắc xin cũng như kỹ thuật thực hành tiêm chủng an toàn. Những trường hợp chưa có tạo được miễn dịch sau tiêm mũi đầu tiên hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi thì sẽ có cơ hội tiếp tục tạo miễn dịch ở mũi tiêm thứ hai vào lúc 18 tháng tuổi (trong chương trình TCMR), từ đó giúp tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên 95%. Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh, những trường hợp đã có miễn dịch với bệnh sởi, mũi tiêm thứ hai không nhằm mục đích làm tăng hiệu quả bảo vệ. 5 loại vắc xin phòng bệnh sởi Vắc xin Sởi đơn Vắc xin sởi MVVAC (Việt Nam) phòng ngừa bệnh sởi Vắc xin MVVAC được nghiên cứu và sản xuất bởi Polyvac – Việt Nam được chỉ định tiêm 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi với phác đồ tiêm như sau: Phác đồ tiêm Vắc xin MVVAC (Việt Nam) Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi Áp dụng lịch tiêm 03 mũi (Nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia) Mũi 1: mũi đầu tiên khi trẻ đến tiêm (9 – <12 tháng tuổi). Mũi 2: MMR 1: ít nhất 3 tháng sau mũi sởi đơn MVVAC. Mũi 3: MMR 2: ít nhất 3 năm sau mũi MMR 1. Vắc xin Sởi – Rubella Vắc xin MR (Việt Nam) Vắc xin MR được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế, Bộ Y tế (Việt Nam) được chỉ định tiêm cho trẻ em và cả đối tượng người lớn đến 45 tuổi giúp phòng bệnh Sởi – Rubella với phác đồ tiêm như sau: Phác đồ tiêm Vắc xin MR (Việt Nam) Trẻ em và cả đối tượng người lớn đến 45 tuổi Áp dụng lịch tiêm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia: Mũi 1: lúc 9 tháng tuổi tiêm vắc xin sởi đơn (MVVAC) Mũi 2: lúc 18 tháng tuổi tiêm vắc xin Sởi – Rubella (MR) Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella Vắc xin Priorix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn giúp phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella với phác đồ tiêm như sau: Phác đồ tiêm Vắc xin Priorix (Bỉ) Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II) Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn Áp dụng lịch tiêm 03 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng. Mũi 3: cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi. Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng. Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng. Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Vắc xin MMR (Ấn Độ) phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella Vắc xin MMR được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Serum Institute of India Ltd được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi giúp phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella với phác đồ tiêm như sau: Phác đồ tiêm Vắc xin MMR (Ấn Độ) Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên khi trẻ được 12-15 tháng tuổi. Mũi 2: khi trẻ được 4-6 tuổi. Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella Vắc xin MMR-II được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ tiêm như sau: Phác đồ tiêm Vắc xin MMR II (Mỹ) Trẻ từ 12 tháng tuổi – < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II) Trẻ từ 7 tuổi và người lớn Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi. Áp dụng lịch tiêm 02 mũi: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1. Một số tác dụng phụ khi tiêm vacxin sởi Sau khi tiêm vắc xin sởi, trẻ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ trong khoảng 1 – 2 ngày như sau: Phản ứng sau tiêm Mức độ Rất phổ biến (<10%) Phố biến (<1-10%) Không phổ biến (<0,1-1%) Hiếm gặp (<0,1-1%) Rất hiếm gặp (<0,001%) Phản ứng tại chỗ tiêm X Sốt X Ban đỏ X Sốt cao co giật X Viêm não tủy X Giảm tiểu cầu X Quá mẫn X Những phản ứng như sốt nhẹ, quấy khóc, khó chịu, chán ăn, bỏ bú, sưng đau tại chỗ tiêm đều là những phản ứng hoàn toàn bình thường báo hiệu cơ thể đáp ứng miễn dịch phòng bệnh và sẽ tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị. Nếu trẻ có cơ địa quá mẫn hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vắc xin sởi thì phản ứng có thể nghiêm trọng hơn, tuy nhiên là rất hiếm. Các trường hợp này, bố mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, kiểm tra kịp thời, tránh các tình huống không mong muốn có thể xảy ra. Nên tiêm vaccine sởi ở đâu? Tại Việt Nam, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng cao cấp hàng đầu, với hơn 150 trung tâm tiêm chủng quy mô lớn từ Nam ra Bắc là địa chỉ địa chỉ chích ngừa vắc xin sởi số 1 cho người dân trên toàn quốc. Các trung tâm tiêm chủng VNVC đều được trang bị kho vắc xin quy mô lớn đạt chuẩn GSP quốc tế, đảm bảo có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn với chất lượng tốt nhất, số lượng lớn được nhập khẩu chính hãng và cấp phép lưu hành tại Việt Nam, kể cả những loại vắc xin mới nhất trên thế giới, vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường. Đặc biệt, VNVC luôn sẵn các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác được các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo cần cấp thiết tiêm cho mọi lứa tuổi như: vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella, vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1, vắc xin phòng bệnh cúm mùa, vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn, vắc xin viêm màng não, vắc xin phòng bệnh thủy đậu, vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván,… đáp ứng tốt nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho hàng triệu gia đình Việt. Để đặt lịch tiêm phòng vắc xin sởi, Quý Khách hàng có thể điền thông tin tại đây hoặc gọi đến hotline: 028 7102 6595 để được tư vấn và hỗ trợ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ban-co-mua-thuoc-kich-trung-o-dau-vi
Bạn có thể mua thuốc kích trứng ở đâu?
Thuốc kích trứng là loại thuốc có khả năng giúp buồng trứng ở phụ nữ có thể sản xuất được nhiều trứng hơn, hỗ trợ cho việc mang thai ở người phụ nữ. Tuy nhiên, đây không phải là loại thuốc không kê đơn và có thể có những tác dụng không mong muốn gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của người sử dụng nên cần phải có chỉ định của bác sĩ điều trị và chỉ có thể mua thuốc kích trứng tại những cơ sở y tế được phép sử dụng loại thuốc này. 1. Thuốc kích trứng là gì? Hiện nay, tình trạng hiếm muộn thường gặp ở phụ nữ và là mối quan tâm của rất nhiều gia đình. Suy buồng trứng sớm được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiếm muộn. Suy buồng trứng sớm là tình trạng bệnh lý khi buồng trứng hai bên của người phụ nữ không còn hoạt động bình thường trước độ tuổi 40, biểu hiện lâm sàng là tình trạng mất kinh, rụng trứng bất thường, rối loạn kinh nguyệt từ đó dẫn đến giảm khả năng sinh sản ở người phụ nữ. Ngoài ra, suy buồng trứng còn gây ra một số dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi nhiều về ban đêm, mất ngủ, âm đạo khô nên thường có cảm giác đau khi quan hệ tình dục.Về vấn đề điều trị tình trạng bệnh lý sản khoa này thì chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để tình trạng này mà chỉ có một số phương pháp hỗ trợ sinh sản đối với những gia đình có mong muốn có con. Ngoài ra, cũng có một số ít người phụ nữ cũng có khả năng mang thai khi bị suy buồng trứng sớm mà không cần phải điều trị, chiếm tỉ lệ khoảng 5% - 10%. Phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng phổ biến nhất hiện tại đó là bơm tinh trùng vào tử cung IUI hoặc thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Trong những trường hợp người phụ nữ muốn lấy trứng từ chính cơ thể mình để thụ tinh trong ống nghiệm thì cần thực hiện thêm một bước nữa đó là áp dụng những biện pháp nhằm kích thích buồng trứng hoạt động.Phương pháp kích thích buồng trứng đó là dùng những thuốc điều chỉnh nội tiết tố ở người phụ nữ để kích thích buồng trứng bằng đường uống hoặc đường tiêm với mục đích thúc đẩy quá trình phát triển của trứng và rụng trứng sau đó. Sau thời gian dùng thuốc kích trứng thì kiểm tra trứng đã phát triển, khỏe mạnh hơn, đủ lớn thì người phụ nữ sẽ được tiêm hCG vào cơ thể để kích thích sự rụng trứng diễn ra. 2. Bạn có thể mua thuốc kích trứng ở đâu? Kích thích buồng trứng bằng thuốc kích trứng là một quá trình dài, cần nhiều sự kiên nhẫn, cố gắng, quyết tâm và cũng không ít tốn kém từ phía người phụ nữ và gia đình. Mặc dù dùng thuốc kích trứng là phương pháp điều trị nội khoa, không xâm lấn cơ thể và là 1 bước khởi đầu trong quá trình hỗ trợ sinh sản đối với phụ nữ nhưng phương pháp này cũng tồn tại một số biến chứng có thể diễn ra trong quá trình dùng thuốc như chảy máu âm đạo, cảm giác đau bên trong âm đạo, nhiễm trùng... Một số trường hợp khác còn có thể gặp phải tình trạng quá kích buồng trứng, teo buồng trứng hay hội chứng buồng trứng đa nang, thậm chí còn có những bệnh nhân mắc phải bệnh lý ác tính ung thư buồng trứng. Về mặt sinh sản thì người phụ nữ còn có thể gặp phải tình trạng đa thai, vô sinh nguyên nhân hết nang nguyên thủy... Vì những lý do trên mà việc mua thuốc kích trứng và sử dụng thuốc kích trứng bắt buộc phải được thực hiện trong bệnh viện chuyên khoa phụ sản, có chỉ định của bác sĩ phụ sản và cần được sự tư vấn, theo dõi sát sức khỏe của người bệnh trong quá trình dùng thuốc. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kích trứng ở những cơ sở ngoài vì sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.Hơn nữa, để việc dùng thuốc kích trứng và những phương pháp hỗ trợ sinh sản có hiệu quả tốt nhất thì người bệnh còn cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe ban đầu, tư vấn những khả năng có thể xảy ra, những khoản chi phí cần có cho quá trình điều trị dài, thời gian cần sắp xếp để phục vụ cho việc điều trị, từ đó người bệnh có thể chuẩn bị tinh thần, tâm lý một cách khỏe mạnh nhất cho quá trình này. Vì vậy, việc thăm khám và dùng thuốc ở những cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản, đặc biệt là những đơn vị chuyên về điều trị hiếm muộn và vô sinh là cực kỳ cần thiết.Thuốc kích trứng là một trong những bước đầu của quá trình điều trị hiếm muộn và hỗ trợ sinh sản đối với cặp vợ chồng có mong muốn có con. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rõ những thông tin về thuốc, nguy cơ biến chứng và những lưu ý khi dùng thuốc được cung cấp từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/is-it-necessary-to-wean-while-breastfeeding-vi
Is it necessary to wean while breastfeeding?
Many mothers are confused and worried about whether they are breastfeeding but get pregnant while not having time to wean their first baby and whether being pregnant and breastfeeding will have any effect on the fetus in the womb? The information below will help you find your answer. 1. Is it necessary to wean while breastfeeding? Many women worry about getting pregnant while breastfeeding for fear of causing mild uterine contractions or loss of milk. However, in a healthy pregnancy, these contractions are not cause for concern, as they do not usually cause preterm labor. This is because oxytocin, the hormone secreted to stimulate contractions, is usually released in small amounts during breastfeeding that are not enough to induce preterm labor. Such contractions are also harmless to the fetus and rarely increase the likelihood of miscarriage. Also, although a small amount of pregnancy hormones pass into your milk, there is no danger to your unborn baby. Although breastfeeding during pregnancy is generally considered safe, there are certain circumstances when weaning should be: - If you are pregnant there is a high risk of preterm labor; - If you are pregnant with twins ; - If you have been advised by a specialist to avoid sex while pregnant; - If you are having bleeding problems or uterine pain. If you experience these symptoms, talk to your doctor to determine if weaning is the best option for you, your baby, and your unborn baby. Normally, a mother's milk supply will decrease during the 4th and 5th months of pregnancy. This can cause changes to the milk and may make your milk unpalatable to your baby. For this reason, your infant may be ready to wean sooner than you anticipate. On the other hand, your baby may enjoy breastfeeding and not be ready to wean yet. You may question whether you yourself are ready to wean your baby. You may also wonder how pregnancy might affect your relationship with your nursing baby. Another important note is that your baby is breastfeeding primarily for nutrition or for comfort. It is important to monitor the health and development of infants under 6 months of age who are fully dependent on breast milk. Additional feedings may be needed to ensure the child is getting proper nourishment. Babies who have eaten other foods, on the other hand, may prefer other foods to breast milk as your milk supply dwindles. Đang cho con bú mà lại có thai sẽ gây ra các cơn co thắt nhẹ ở tử cung 2. Is there a loss of milk while breastfeeding? It probably will, but usually not until mid-pregnancy. Your nursing baby may notice any slowdown in milk production or a change in the consistency or taste of your milk supply as colostrum begins to be produced (again, usually towards the end of the third trimester). 2nd trimester). Some babies decide to wean themselves at some point in their mother's pregnancy, due to a decrease in milk supply or a change in taste, while others never miss the breastfeeding phase. Either way, your doctor will monitor your child's weight gain to make sure he's getting enough. 3. Parallel feeding 3.1. During pregnancy Parallel breastfeeding can affect the unborn baby. When a mother breastfeeds, her body secretes prolactin. At this time, milk will be produced and stored in the milk follicles, if the prolactin level is too low, the breast milk supply will decrease. Oxytocin is released when the baby begins to suck and pull the nipple into the mouth; it contracts the muscles around the follicle, pushing the milk out of the follicle, into the milk ducts and moving to the nipple and into the baby's mouth; contraction of the uterine muscle during and after birth, helping this organ shrink back to its original size, limiting postpartum bleeding. But for most women, these contractions usually don't cause any problems. Only women who have a history of early labor or miscarriage or have gained little weight during pregnancy or have experienced bleeding should consider continuing to breastfeed their older baby. 3.2. Once born It is generally considered safe to breastfeed your baby and an older child at the same time. But you should let your pediatrician know so they can keep a close eye on your baby's weight. Another important thing to keep in mind is that during the first few days after birth it is important to make sure your newborn is receiving colostrum - the antibody-rich liquid that nourishes the newborn until the milk turns into milk. continued in 3a or 4 days postpartum. The simplest way to make sure your new baby is full is to not feed your older baby until milk comes in. You can also monitor your milk supply by paying attention to your baby's cues. Your baby should feed at least 8 to 12 times in 24 hours, have at least 6 wet and 3 dirty diapers, and gain weight steadily. If those criteria are not met or you have other concerns, talk to your doctor. Đang cho con bú mà lại có thai sẽ không tốt cho thai nhi 4. Mother needs to supplement and eat well if breastfeeding while pregnant If you decide to breastfeed during pregnancy, it is essential that you eat well to ensure the health of your nursing baby and unborn baby. Your calorie intake will depend on the age of the child. You'll need about 500 extra calories per day if your baby is eating foods other than breast milk, or an extra 650 calories if he's under 6 months old. This adds up to the 350 calories you need in the second trimester and the extra 450 calories you need in the third trimester. If you are in the first trimester and find it difficult to eat due to nausea, you will be assured that there is no need to add calories in the first trimester. There are no official nutritional recommendations for tandem breastfeeding, but you may need an extra 800 to 1,000 calories per day to support breastfeeding for both babies, depending on how often you feed your baby. breastfeeding. Your hydration needs also increase - drink 12 to 16 cups of water a day.
https://tamanhhospital.vn/khi-hu-ba-dau/
19/07/2023
Khí hư bã đậu: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa
Khí hư bã đậu là một trong những dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ, thế nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu. Trong bài viết dưới đây, Bác sĩ Nguyễn Thị Trang, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ cụ thể về hiện tượng âm đạo tiết khí hư như bã đậu, giúp chị em chủ động theo dõi và bảo vệ sức khỏe. Khí hư âm đạo là chất dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo và cổ tử cung, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe nữ giới. Trong âm đạo luôn có một lượng khí hư nhất định để duy trì độ ẩm và cân bằng độ pH môi trường âm đạo, bảo vệ âm đạo trước nguy cơ bị vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, khí hư còn đóng vai trò là chất bôi trơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh. (1) Bác sĩ Trang chia sẻ, khí hư khi bình thường có màu trắng trong suốt, dính và dai có thể kéo thành sợi như lòng trắng trứng, không mùi hoặc có mùi nhẹ không gây khó chịu. Thông thường âm đạo chỉ có một lượng ít khí hư, và chỉ tiết ra nhiều hơn khi chuẩn bị tới kỳ kinh nguyệt, giai đoạn rụng trứng hoặc khi được kích thích tình dục. Vì thế, nếu nhận thấy khí hư có những dấu hiệu khác lạ so với bình thường chị em cần lưu ý. Mục lụcKhí hư bã đậu là gì?Nguyên nhân xuất hiện khí hư như bã đậuKhí hư bã đậu là triệu chứng của bệnh gì?1. Viêm âm đạo2. Nhiễm nấm Candida3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung4. Viêm vùng chậu5. Khô âm đạo6. Các bệnh phụ khoa khácCần làm gì nếu gặp tình trạng ra khí hư bã đậu?Điều trị khí hư bã đậu như thế nào?Cách phòng ngừa tái phát tình trạng khí hư vón cục như bã đậuKhí hư bã đậu là gì? Khí hư bã đậu là một trong những hiện tượng bất thường mà chị em cần thăm khám ngay, nhất là khi khí hư ra nhiều, kèm theo các triệu chứng như có mùi hôi tanh nồng khó chịu, ngứa rát ở âm đạo… vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Khí hư vón cục như bã đậu là hiện tượng bất thường mà chị em cần thăm khám và điều trị sớm Nguyên nhân xuất hiện khí hư như bã đậu Bác sĩ Trang cho biết, tình trạng âm đạo tiết khí hư bã đậu không mùi không ngứa diễn ra vài ngày sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 5-7 ngày và đi kèm các triệu chứng khác như có mùi hôi khó chịu, sưng đỏ, ngứa rát âm đạo, đau khi tiểu tiện hoặc đau khi giao hợp… thì chị em cần thăm khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe cơ quan sinh dục nữ cần phát hiện và điều trị sớm. (2) Có nhiều nguyên nhân khiến âm đạo ra khí hư như bã đậu, trong đó phải kể đến: Thói quen vệ sinh vùng kín không thường xuyên hoặc không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo khiến các vi khuẩn có hại tấn công và phát triển gây bệnh. Tiền sử bị viêm nhiễm âm đạo hoặc bệnh phụ khoa nhưng không được điều trị triệt để. Lạm dụng thuốc tránh thai gây ra tác dụng phụ tiết nhiều khí hư và vón cục như bã đậu. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất hoặc ăn quá nhiều chất kích thích và thực phẩm có mùi. Tâm lý lo lắng, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể cũng làm thay đổi màu sắc và mùi của khí hư. Quan hệ tình dục không lành mạnh và chung thủy, có nhiều bạn tình hoặc quan hệ thô bạo khiến vùng kín bị tổn thương. Vệ sinh vùng kín không thường xuyên và sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng âm đạo ra khí hư như bã đậu Khí hư bã đậu là triệu chứng của bệnh gì? Khí hư được ví như tấm gương phản chiếu sức khỏe của hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới, do đó bất kỳ biểu hiện khác lạ nào ở dịch tiết âm đạo đều phản ánh vấn đề bệnh lý tiềm ẩn mà cơ thể đang gặp phải. Trong đó, hiện tượng khí hư vón cục như bã đậu thường gặp ở những bệnh lý sau: 1. Viêm âm đạo Viêm âm đạo là một trong những căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Bác sĩ Trang cho biết, bình thường trong âm đạo đã tồn tại vi khuẩn và nấm không gây hại, khi cơ thể có những tác động gây thay đổi môi trường âm đạo như vệ sinh không đúng cách hoặc thói quen tình dục mạnh bạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển trở thành phần tử gây bệnh. Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh khác như tạp khuẩn, trùng roi Trichomonas… Chị em bị viêm âm đạo sẽ thấy khí hư màu xanh, có thể lẫn máu và kèm mùi hôi khó chịu. Một số trường hợp âm đạo sẽ ra khí hư như bã đậu, vón cục hoặc lợn cợn như sữa chua kèm theo bị sưng đỏ, ngứa rát ở vùng kín hoặc đau khi quan hệ tình dục. Ngay khi gặp những triệu chứng này, chị em cần thăm khám ngay để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm hoặc trùng roi là bệnh lý thường gặp ở nữ giới với triệu chứng đặc trưng là khí hư như bã đậu và có mùi hôi 2. Nhiễm nấm Candida Âm đạo ra khí hư như bã đậu là triệu chứng thường gặp của tình trạng nhiễm nấm Candida. Bình thường, loại nấm này chỉ tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ và bị ức chế bởi lợi khuẩn trong âm đạo. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida sẽ sinh sôi và phát triển mạnh làm thay đổi tính chất, màu sắc và mùi khí hư. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến âm đạo bị viêm nhiễm nặng nề. (3) 3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương lành tính do các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung đột nhiên phát triển và xâm lấn ra bên ngoài gây tổn thương. Chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ có triệu chứng đầu tiên là âm đạo tiết nhiều khí hư màu vàng hoặc vón cục, đi kèm là mùi hôi khó chịu và sưng đỏ, ngứa rát ở vùng kín. 4. Viêm vùng chậu Viêm vùng chậu là căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm với những triệu chứng đặc trưng là khí hư vón cục như bã đậu, đau âm ỉ ở bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục. Vì những triệu chứng của viêm vùng chậu khá tương đồng với nhiều bệnh phụ khoa khác nên thường bị ngó lơ. Thế nhưng, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, viêm vùng chậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng… làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. 5. Khô âm đạo Khô âm đạo chỉ tình trạng âm đạo không tiết dịch nhầy một cách thường xuyên, khiến khí hư bị ứ đọng lâu ngày và vón cục như bã đậu. Tình trạng này không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối vợ chồng, lâu ngày ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khô âm đạo khiến khí hư vón cục như bã đậu và đau khi quan hệ tình dục, nếu không được can thiệp xử trí sớm có thể ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, đe dọa hạnh phúc vợ chồng 6. Các bệnh phụ khoa khác Ngoài những bệnh lý kể trên, hiện tượng khí hư bã đậu còn là triệu chứng cảnh báo của một số căn bệnh phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… Vì thế, chị em cần chủ động theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu khí hư bất thường để thăm khám ngay, tránh những biến chứng nguy hiểm đến khả năng sinh sản và chất lượng sống. Cần làm gì nếu gặp tình trạng ra khí hư bã đậu? Khi phát hiện âm đạo tiết nhiều khí hư vón cục như bã đậu, đi kèm các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa rát ở âm đạo, đau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục… chị em hãy sắp xếp đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân. (4) “Tình trạng âm đạo ra nhiều khí hư như bã đậu không thể coi thường, cần thăm khám và điều trị sớm. Tốt nhất, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín để được điều trị một cách hiệu quả và toàn diện nhất”, bác sĩ Trang nhắn nhủ. Điều trị khí hư bã đậu như thế nào? Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi các thông tin về thói quen vệ sinh vùng kín, thói quen và tần suất quan hệ tình dục, thông tin tiền sử bệnh lý viêm nhiễm hoặc bệnh phụ khoa nếu có… Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện một số kiểm tra bổ sung như soi tươi dịch âm đạo, phết mẫu tế bào ở cổ tử cung… để xác định chính xác nguyên nhân khiến âm đạo tiết khí hư bã đậu, nhờ đó áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và mong muốn sinh con của người phụ nữ mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp, có thể là điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị, liều lượng và cách dùng thuốc của bác sĩ để mang lại kết quả nhanh chóng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc áp dụng các mẹo điều trị chưa được kiểm chứng khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh làm tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện chính xác nguyên nhân khiến âm đạo tiết khí hư như bã đậu ở nữ giới, nhờ đó can thiệp điều trị bệnh một cách hiệu quả và dứt điểm, bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng sống. Để đặt lịch hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến: Cách phòng ngừa tái phát tình trạng khí hư vón cục như bã đậu Để phòng ngừa nguy cơ tái phát các bệnh lý gây ra hiện tượng khí hư vón cục như bã đậu, chị em cần nắm rõ nhưng lưu ý sau: Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ như loại thuốc, thời gian và liều lượng dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong suốt thời gian điều trị nên kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm chéo cho đối phương khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn. Luôn giữ cân bằng môi trường âm đạo bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết, tập luyện thể dục thể thao điều độ… Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để ngăn vi khuẩn có hại gây bệnh. Chú ý vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh và trước, sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu trong âm đạo. Không mặc quần lót quá chật hoặc bó sát. Nên chọn quần có chất liệu thoáng mát. Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi hiệu quả điều trị, cũng như để điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em biết nguyên nhân của khí hư bã đậu là do đâu, nhờ đó thăm khám sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cham-soc-nguoi-bi-sot-xuat-huyet-tu-khi-bat-dau-den-luc-khoi-vi
Chăm sóc người bị sốt xuất huyết từ khi bắt đầu đến lúc khỏi
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể biến chứng gây tử vong ở người. Việc nắm được cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết đúng cách giúp giảm thiểu các nguy cơ với sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn các cách chăm sóc người sốt xuất huyết ngay sau đây. 1. Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh như thế nào? Trước khi tìm hiểu chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết bạn cần nắm được đây là bệnh gì, biểu hiện thế nào?... Theo đó, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây truyền qua đường máu bởi virus Dengue.Muỗi vằn truyền virus từ người này sang người khác khiến sốt xuất huyết lây lan trở thành dịch bệnh theo mùa.1.1 Các cấp độ của sốt xuất huyếtSốt xuất huyết thường chia thành các cấp độ khác nhau. Để chăm sóc người bị sốt xuất huyết bạn cần nắm được các cấp độ này để có các định hướng xử trí, hỗ trợ phù hợp.Sốt xuất huyết DengueĐây là giai đoạn đầu, từ khi cơ thể có mầm bệnh. Sau khoảng từ 2 – 7 ngày bạn sẽ có các biểu hiện như:Đau đầu;Buồn nôn;Nôn;Đau khớp;Đau cơ;Phát ban;...Ở cấp độ này, người bệnh thường có các biểu hiện kể trên. Khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết bạn cũng cần nắm được các biểu hiện này để chủ động hơn.Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báoLúc này, bạn có thể xuất hiện tất cả các triệu chứng như sốt xuất huyết Dengue, kèm theo đó là các biểu hiện như:Tổn thương ở mạch máu;Tổn thương ở mạch bạch huyết;Các biểu hiện dễ nhận thấy như:Đau bụng;Xuất huyết ở nhiều vị trí khác nhau;Tiểu cầu giảm;Gan to;...Lúc này, khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết, người thân cần chú ý liên hệ với bác sĩ để nhận được các biện pháp can thiệp từ y tế bởi bác sĩ.Sốt xuất huyết Dengue nặngĐây là cấp độ nặng nhất, bao gồm tất cả các triệu chứng của 2 mức độ trên. Lúc này, huyết tương đã thoát khỏi mạch máu gây ra các tình trạng chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể. Nếu như bệnh nhân không được xử trí thích hợp, có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc và thậm chí là tử vong.1.2 Nhận biết bệnh sốt xuất huyếtTuỳ thuộc vào mức độ bệnh, những biểu hiện sốt xuất huyết sẽ khác nhau. Cách nhận biết sốt xuất huyết dễ nhất đó là dựa vào các biểu hiện:Sốt cao đột ngột;Chảy máu bất thường: chân răng, nôn ra máu, đại tiện ra máu...;Nốt đỏ trên người;Đau: bụng, cơ, đầu...;Khi cắt sốt, người bệnh có thể kèm theo các biểu hiện như:Tay/ chân lạnh;Người bứt rứt;Bí tiểu;Tiểu ít;...Lúc này, người bị sốt xuất huyết cần được can thiệp y tế ngay lập tức.1.3 Biến chứng của bệnh sốt xuất huyếtSốt xuất huyết là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được chăm sóc, chữa trị. Theo đó, huyết tương thoát khỏi mạch máu gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt khó kiểm soát cả trong và ngoài cơ thể. Người bệnh có thể bị:Chảy máu cam nặng;Rong kinh nặng;Xuất huyết đường tiêu hoá;Xuất huyết nội tạng;Đông máu rải rác;...Ngoài ra, những biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng:Suy tạng;Suy gan cấp;Suy thận cấp;Viêm cơ tim;Suy tim;Rối loạn tri giác;Tử vong.Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cần được đánh giá và xử trí đúng cách. 2. Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết Khi bị sốt xuất huyết, dù nặng hay nhẹ, bạn cũng cần được chăm sóc đúng cách, kết hợp với điều trị tích cực để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nặng. Dưới đây là cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết tùy theo tình trạng bệnh. Cụ thể2.1 Chăm sóc người bị sốt xuất huyết nhẹVới các trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Cách chăm sóc sốt xuất huyết tại nhà gồm:Nghỉ ngơi, thư giãnKhi bị sốt xuất huyết, dù nhẹ bạn cũng cảm thấy mệt mỏi. Do đó, cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết hiệu quả nhất là bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể nhanh phục hồi.Bù nướcTương tự các dạng sốt khác, việc cần làm để chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà đó là bù nước. Bạn cần bổ sung đủ nước bằng cách uống nước, sữa, nước trái cây... Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung bằng các loại dung dịch Oresol để bù nước cho cơ thể.Hạ sốtĐể tránh tình trạng sốt cao gây co giật, chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà cần chú ý hạ sốt đúng cách. Người bệnh có thể uống thuốc hạ sốt để hạ sốt theo hướng dẫn. Một số loại thuốc hạ sốt có chứa Parecetamol, liều dùng theo kg trọng lượng cơ thể từ 4 - 6h/ lần. Chú ý, không dùng các thuốc kháng viêm, hay thuốc hạ sốt có chứa các thành phần như:Ibuprofen;Axit acetylsalicylic;Mefenamic axit;...Nếu đã uống các thuốc có chứa thành phần trên hãy gặp phải bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, để hạ sốt nhanh chóng, bạn cũng có thể thực hiện chườm ấmDinh dưỡngChế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết. Đây cũng được xem là một cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết hiệu quả dù nặng hay nhẹ. Thực đơn nên đa dạng tùy theo khả năng đáp ứng của người bệnh. Theo đó, cần chú ý:Tăng protein (cá, trứng, sữa...);Lipid từ thực vật;...Ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hoá như cháo, mỳ, súp... khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết. Trong quá trình chăm sóc người sốt xuất huyết nhẹ nhưng có dấu hiệu trở nặng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.2.2 Chăm sóc người bị sốt xuất huyết nặngNgười thân khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà cần theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của người bệnh để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết, từ đó sẽ có hướng để kịp thời xử trí.Với trẻ nhỏ có các dấu hiệu:Chảy máu cam;Đại tiện ra máu;Nôn liên tục;Đau bụng dữ dội;Li bì;Tím tái;Khó thở;...Cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Khi sốt xuất huyết nặng, cần chăm sóc theo các hướng dẫn của bác sĩ.2.3 Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sau khi khỏi bệnhSau khi người bệnh có dấu hiệu phục hồi sau sốt xuất huyết thì người chăm sóc cũng cần chú ý:Theo dõi sức khoẻ: Chăm sóc người bị sốt xuất huyết bằng việc theo dõi các biểu hiện sau khi phục hồi. Từ đó kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để cấp cứu kịp thời.Tắm rửa bằng nước ấm: Khi bị sốt xuất huyết hay sau khi đã phục hồi bạn vẫn có thể tắm gội nhưng chú ý nên dùng nước ấm. Bởi tắm nước lạnh dễ gây co mạch, mạch nội tạng giãn gây nguy hiểm. Khi tắm cũng không nên kỳ cọ quá kỹ để tránh gây chảy máu dưới da/ trong cơ.Tái khám đầy đủ: Chăm sóc người bị sốt xuất huyết đừng quên tái khám. Ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh, ngưng sốt vẫn nên tái khám để kiểm soát tình trạng tốt.Dinh dưỡng tốt: Trong giai đoạn bị bệnh hay phục hồi sau sốt xuất huyết thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Chăm sóc người bị sốt xuất huyết bạn cần chú ý bổ sung các vitamin, khoáng chất... đa dạng bữa ăn. Chú ý hạn chế các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... với người bị sốt xuất huyết.Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sự cân bằng. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi sốt xuất huyết, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Bạn có thể uống thêm nước trái cây (cam, dừa...), sữa,...Thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp cho người sau khi bị sốt xuất huyết. Do đó, việc tập thể dục giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.Nghỉ ngơi đầy đủ: Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sau khi bình phục bạn cũng đừng quên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức, căng thẳng quá độ.Chăm sóc người bị sốt xuất huyết dù ở mức độ nào cũng cần chú ý theo dõi sát sao các biểu hiện. Chú ý cân bằng dinh dưỡng, tìm kiếm các biện pháp y tế kịp thời để tránh các tình trạng nguy hiểm. Nếu còn các băn khoăn khác về sốt xuất huyết hay chăm sóc người bị sốt xuất huyết hãy tham khảo thông tin từ các chuyên gia.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/veo-cot-song-nhung-dieu-can-biet-vi
Vẹo cột sống: Những điều cần biết
Bài viết bởi Bác sĩ chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Vẹo cột sống là sự cong vẹo bất thường của cột sống. Có nhiều loại tùy theo nguyên nhân và độ tuổi phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, cũng tùy theo mức độ nặng của đường cong, nguy cơ tăng nặng thêm mà vẹo cột sống có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh tư thế và theo dõi, mang áo nẹp chỉnh hình, hoặc mổ nắn chỉnh. 1. Vẹo cột sống là gì? Cột sống bình thường khi nhìn ngang có đường cong uyển chuyển, ngửa ra trước ở đoạn cổ, cong ra sau ở đoạn lưng, ưỡn nhẹ ra trước ở đoạn thắt lưng và xương cùng cụt tạo thành một khối cong ra phía sau. Khi nhìn thẳng từ sau ra trước hoặc từ trước ra sau đều là một đường thẳng từ đỉnh đầu xuống đỉnh xương cùng cụt.Vẹo cột sống là sự cong vẹo bất thường của cột sống. Có nhiều loại tùy theo nguyên nhân và độ tuổi phát hiện bệnh. Tùy theo mức độ nặng của đường cong, nguy cơ tăng nặng thêm mà vẹo cột sống có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh tư thế và theo dõi, mang áo nẹp chỉnh hình, hoặc mổ nắn chỉnh.Nếu cột sống bị cong gập ra trước quá mức, gọi là còng cột sống; cột sống cong ngửa ra sau quá mức, gọi là ưỡn cột sống. Nhiều trường hợp cột sống bị biến dạng kết hợp nhiều kiểu: vừa vẹo, vừa xoay vặn xoắn; vừa vẹo vừa còng; hoặc vừa vẹo vừa ưỡn,... Vẹo cột sống gặp ở bé gái nhiều gấp đôi bé trai, thường gặp nhất là sau 10 tuổi. Hình X-quang EOS bệnh nhân nữ, 13 tuổi bị vẹo cột sống do bệnh lý thần kinh (di chứng não úng thủy - bệnh đầu nước). Cột sống bị vẹo rất nặng: N3-TL2 = 98 độ. Cột sống vừa bị vẹo vừa bị xoay và ưỡn đoạn thắt lưng: ngực 11 – Thiêng 1 = 65,2 độ. Làm biến dạng nặng lồng ngực ảnh hưởng chức năng tim và hô hấp. Bệnh nhân này có kèm theo bệnh tim bẩm sinh đã mổ. 2. Nguyên nhân gây vẹo cột sống? Khoảng 80% trường hợp vẹo cột sống là vẹo cột sống vô căn (Idiopathic scoliosis), tức không tìm ra được nguyên nhân. Trong đó, có 3 loại được phân theo 3 nhóm tuổi khởi phát bệnh:Loại 1: Dưới 3 tuổi gọi là vẹo cột sống vô căn tuổi ấu nhi (infantile idiopathic scoliosis);Loại 2: Từ 3 - 10 tuổi gọi là vẹo cột sống vô căn tuổi thiếu niên (juvenile idiopathic scoliosis);Loại 3: Trên 10 tuổi gọi là vẹo cột sống vô căn tuổi thành niên (adolescent idiopathic scoliosis). Trắc nghiệm: Những điều cần biết về vẹo cột sống Vẹo cột sống là sự cong vẹo bất thường của cột sống. Có nhiều loại tùy theo nguyên nhân và độ tuổi phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, cũng tùy theo mức độ nặng của đường cong, nguy cơ tăng nặng thêm mà áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I, Đặng Minh Quang , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đặng Minh Quang Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I, Ngoại chấn thương chỉnh hình Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đăng ký khám Bắt đầu 3. Những nguyên nhân khác gây vẹo cột sống Ngoài những nguyên nhân chính thì còn có nhiều nguyên nhân khác gây vẹo cột sống như sau:Vẹo cột sống chức năng (functional scoliosis): Cột sống bình thường nhưng bị cong vẹo do sự bất thường ở một nơi nào đó trên cơ thể, ví dụ như do tật chân cao chân thấp, do co thắt cơ lưng ...Vẹo cột sống thần kinh – cơ (neuromuscular scoliosis): Sự bất thường xảy ra trong quá trình hình thành xương sống. Trong quá trình phát triển thai nhi, sự tạo thành xương sống không hoàn chỉnh hoặc các đốt sống không tách rời nhau được. Những trẻ bị vẹo cột sống này thường có kèm theo các bệnh lý khác, bao gồm các khuyết tật bẩm sinh, loạn dưỡng cơ, bại não hoặc bệnh Marfan. Những trẻ này, cột sống thường bị uốn cong hình chữ C và yếu cơ 1 bên, không thể tự giữ tư thế đứng thẳng được. Nếu vẹo cột sống xuất hiện ngay lúc mới sinh, gọi là vẹo cột sống bẩm sinh (congenital scoliosis). Loại này nặng hơn các loại khác rất nhiều và cần phải can thiệp điều trị sớm hơn. Vẹo cột sống gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống Vẹo cột sống do thoái hóa (degenerative scoliosis): Các loại vẹo cột sống khác chỉ gặp ở trẻ nhỏ và tuổi teen (dưới 20 tuổi), vẹo cột sống do thoái hóa chỉ xảy ra ở người lớn tuổi do biến đổi thoái hóa. Do sự suy yếu của hệ thống dây chằng và các cấu trúc mô mềm khác quanh cột sống, kết hợp với sự tạo các gai xương bất thường gây nên sự cong vẹo bất thường của cột sống. Vẹo cột sống thoái hóa cũng có thể do loãng xương, gãy lún đốt sống hoặc do thoái hóa đĩa đệm. Hình X quang trước và sau mổ cùng một bệnh nhân bị vẹo cột sống thắt lưng do thoái hóa. Mổ nắn chỉnh, cố định dụng cụ 8 ốc chân cung, 2 thanh nối dọc, hàn liên thân đốt. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới vẹo cột sống như bướu xương sống, bướu xương dạng xương (osteoid osteoma). Đây là bướu lành có thể ở cột sống và gây đau. Vì khối u gây đau nên bệnh nhân đi nghiêng về bên kia để giảm chịu lực tì nén bên đau, lâu ngày dẫn đến biến dạng vẹo cột sống. 4. Các triệu chứng của vẹo cột sống? Triệu chứng thường gặp nhất là nhìn thấy cột sống cong vẹo bất thường, thường được phát hiện bởi bạn bè hoặc những người trong gia đình. Cột sống cong vẹo từ từ nên ít ai để ý, cho tới khi bệnh trở nên quá nặng mới thấy. Vẹo cột sống cũng có thể được khám sàng lọc phát hiện trong trường học. Có thể phát hiện khi thấy áo quần mặc không vừa vặn như trước hoặc thấy ống quần bên thấp bên cao.Vẹo cột sống có thể làm đầu lệch sang 1 bên hoặc 2 vai, 2 hông mất cân xứng, bên thấp bên cao. Vẹo cột sống có thể làm lồng ngực hoặc lưng bên thấp bên cao. Nếu vẹo nặng sẽ làm cản trở các hoạt động của tim, phổi (suy tim, hạn chế hô hấp); có thể làm hơi thở ngắn hoặc đau ngực. Hầu hết vẹo cột sống không gây đau nhưng cũng có loại gây đau lưng. Hơn nữa, cũng có thể bệnh nhân đau lưng do những nguyên nhân khác. Do đó, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận. Nhìn từ phía sau bệnh nhân thất 2 chậu hông bên cao bên thấp, hai vai bên cao bên thấp, lưng và thắt lưng biến dạng bên lồi bên lõm. 5. Chẩn đoán vẹo cột sống như thế nào? Khi có những triệu chứng như trên hoặc nghi bị vẹo cột sống, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống. Thường bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi tầm soát như:Gia đình có ai bị vẹo cột sống không ?Có đau lưng, yếu chân hoặc các vấn đề khác liên quan đến cột sống không?Bác sĩ sẽ quan sát hình dáng cột sống, 2 vai, 2 chậu hông từ bên hông, từ trước và từ sau. Tìm những biến đổi trên da có liên quan đến các dị tật bẩm sinh. Quan sát ở tư thế cúi người ra trước tối đa, xem có sự mất cân xứng 2 bên không? Khám tầm vận động và độ mềm dẻo của cột sống cũng như các dấu hiệu tổn thương thần kinh, tủy sống. Đo chiều cao, cân nặng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và để so sánh với lần tái khám sau đó. Dự hậu khả năng tiến triển nặng thêm của vẹo cột sống thông qua giai đoạn dậy thì, các dấu hiệu dậy thì của trẻ, tuổi bắt đầu hành kinh... Bệnh nhân nữ 14 tuổi bị vẹo cột sống vô căn tuổi thành niên (adolescent idiopathic scoliosis): Nhìn từ phía sau bệnh nhân thất 2 chậu hông bên cao bên thấp, hai vai bên cao bên thấp, lưng và thắt lưng biến dạng bên lồi bên lõm. Cho bệnh nhân cúi lưng ra trước thấy phần lưng bên phải nhô cao so với bên trái cho thấy bệnh nhân có bị vẹo cột sống cấu trúc (Nghiệm pháp Adam's forward bend test (+)). Bệnh nhân được cho chụp X-quang cột sống từ cổ đến khung chậu thẳng và nghiêng để đo độ cong vẹo cột sống (đo góc Cobb, góc còng lưng, góc ưỡn thắt lưng). Chụp X-quang tư thế nghiêng trái và phải tối đa để dự đoán độ mềm dẻo của cột sống. Nếu phát hiện có các dấu hiệu tổn thương thần kinh, tủy sống, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ để đánh giá các tổn thương liên quan đến vẹo cột sống.Cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra chiến lược điều trị và kế hoạch theo dõi diễn tiến bệnh tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của đường cong, bệnh lý kèm theo và thể trạng của bệnh nhân. 6. Điều trị vẹo cột sống như thế nào? Điều trị vẹo cột sống dựa vào mức độ vẹo và các nguy cơ làm vẹo nặng thêm. Có những loại vẹo có nhiều nguy cơ tăng nặng hơn các loại khác, vì thế việc phân loại vẹo cột sống sẽ giúp có hướng điều trị đúng. Có 3 chiến lược điều trị chính là:Quan sát theo dõi diễn tiến bệnh (observation);Nẹp thân (bracing)Mổ nắn chỉnh vẹo (surgery). 6.1. Vẹo cột sống chức năng (functional scoliosis) Cột sống bị cong vẹo do bất thường một nơi nào đó trên cơ thể. Nên chỉ điều chỉnh những bất thương đó. Ví dụ vẹo cột sống do chân thấp chân cao, người ta điều chỉnh cho 2 chân dài bằng nhau hoặc cho bệnh nhân mang giày bên cao-bên thấp ngược lại để bù trừ. Không điều chỉnh trực tiếp lên cột sống. 6.2. Vẹo cột sống do bệnh thần kinh cơ (neuromuscular scoliosis) Do sự phát triển bất thường của xương sống. Loại này có rất nhiều nguy cơ tăng nặng. Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật ngay khi có dấu hiệu tiến triển nặng thêm. 6.3. Vẹo cột sống vô căn (idiopathic scoliosis) Vẹo cột sống vô căn được điều trị tùy theo tuổi phát bệnhVẹo cột sống vô căn tuổi ấu nhi (infantile idiopathic scoliosis): Đa số trường hợp cột sống tự chỉnh mà không cần bất kỳ điều trị gì. Vì vậy, chỉ cần theo dõi và chụp X-quang định kỳ để theo dõi tiến triển của đường cong. Nẹp thân không hiệu quả trong trường hợp này.Vẹo cột sống vô căn tuổi thiếu niên (juvenile idiopathic scoliosis): Có nhiều nguy cơ tăng nặng nhất trong nhóm vẹo cột sống vô căn. Nếu vẹo chưa nặng, có thể cho bệnh nhân mang nẹp thân. Mục đích là ngăn chặn không cho vẹo nặng thêm cho tới khi cơ thể ngừng tăng trưởng. Vì vẹo cột sống xuất hiện khá sớm và thời gian tăng trưởng của cơ thể còn khá dài, do đó cần can thiệp điều trị hoặc phải mổ nắn chỉnh.Vẹo cột sống vô căn tuổi thành niên (adolescent idiopathic scoliosis): Là thể vẹo cột sống thường gặp nhất. Nếu vẹo nhẹ có thể theo dõi và chụp X-quang định kỳ, do góc vẹo (góc Cobb) để so sánh tiến triển. Nếu góc vẹo vẫn dưới 25 độ, không cần điều trị gì thêm. Tái khám khoảng 3-4 tháng 1 lần để xem vẹo có nặng thêm không? Chụp X-quang định kỳ và đo góc vẹo mỗi năm. Nếu góc vẹo trong khoảng từ 25-40 độ và bệnh nhân còn trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao, có thể cho mang nẹp thân. Nếu bệnh nhân đã hết tăng trưởng chiều cao thì không cần mang nẹp thân nữa. Trường hợp góc vẹo trên 40 độ, cần mổ nắn chỉnh.Vẹo cột sống thường không gây đau lưng nhưng nếu bệnh nhân có đau lưng thì triệu chứng cũng giảm thông qua các biện pháp vật lý trị liệu, mát xa, tập vận động, bao gồm cả tập yoga. Các biện pháp này chỉ giúp tăng cường sức mạnh khối cơ lưng chứ không chữa khỏi vẹo và không giúp nắn chỉnh vẹo. Nẹp thân dưới nách điển hình trong vẹo cột sống Có nhiều loại nẹp thân khác nhau. Một số loại nẹp bệnh nhân cần mang hầu như 24 giờ mỗi ngày và chỉ bỏ ra lúc tắm. Số khác bệnh nhân chỉ mang vào ban đêm. Hiệu quả của nẹp thân cũng tùy từng người và phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nẹp thân được thiết kế không phải để nắn chỉnh vẹo, mà chỉ để giúp vẹo chậm tiến triển hoặc dừng tiến triển. Nếu góc vẹo dưới 40 độ khi cơ thể dừng phát triển chiều cao, thì sau đó vẹo sẽ không có khuynh hướng nặng thêm. Nhưng nếu vẹo trên 40 độ thì mỗi năm sau đó có khuynh hướng tăng thêm từ 1-2 độ nữa cho đến già và có nguy cơ ảnh hưởng chức năng tim, phổi. Mục tiêu của mổ là để nắn chỉnh vẹo, ổn định cột sống, giảm đau và khôi phục đường cong của cột sống về gần như bình thường. Hình chụp X quang EOS bệnh nhân nữ 14 tuổi ở trên bị vẹo cột sống vô căn tuổi thành niên (adolescent idiopathic scoliosis): vẹo cột sống ngực: N4-N11 = 67 độ; vẹo cột sống thắt lưng: N11-TL4 = 68 độ. Mất độ còng sinh lý của cột sống ngực: N4-N12 chỉ còn 1 độ. Phẫu thuật gồm việc nắn chỉnh cột sống về càng gần như bình thường càng tốt, bằng dụng cụ ốc chân cung và thanh nối dọc phía sau, và hàn xương để cố định cột sống (thường dùng xương ghép lấy từ mào chậu của chính bệnh nhân). Dụng cụ thường để luôn trong cơ thể không cần mổ lấy ra. Sự phục hồi sau mổ cũng khác nhau tùy từng người. Sau mổ bệnh nhân được truyền máu (nếu mất máu nhiều), truyền dịch, kháng sinh, thuốc giảm đau. Bệnh nhân được khuyến cáo tập ngồi và đi lại càng sớm càng tốt nếu có thể với sự trợ giúp của chuyên viên vật lý trị liệu, để giúp phục hồi sức mạnh khối cơ. Hình X quang EOS sau mổ của bệnh nhân trên Giống như bất kỳ cuộc mổ nào, mổ chỉnh vẹo cột sống cũng có những nguy cơ (dù tỉ lệ rất thấp), tùy thuộc vào tuổi, mức độ vẹo, nguyên nhân và độ nắn chỉnh cần đạt được. Ở các nước phát triển, các bác sĩ phẫu thuật dùng máy theo dõi chức năng tủy sống trong suốt quá trình mổ (Việt Nam chưa có). Nếu có nguy cơ tổn thương tủy sống, máy sẽ báo động và phẫu thuật viên sẽ giảm thao tác nắn chỉnh để giảm nguy cơ tổn thương thần kinh. Các nguy cơ khác gồm nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, thần kinh, mất máu, vẹo tiếp tục tăng sau mổ, gãy ốc, gãy thanh nối, cần phải mổ lại. Nếu vẹo cột sống do bướu xương dạng xương thì mổ cắt bỏ bướu cũng sẽ làm hết vẹo cột sống. 6.4. Vẹo cột sống do thoái hóa (degenerative scoliosis) Thường gây đau lưng và chân do có liên quan đến bệnh viêm khớp ở cột sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau lan xuống chân. Điều trị bảo tồn gồm vật lý trị liệu, tập vận động, xoa bóp nắn chỉnh nhẹ nhàng cũng có thể giúp giảm đau. Nếu bệnh không cải thiện với các biện pháp trên thì có thể mổ. Cần chụp X-quang và cộng hưởng từ (MRI) cột sống để lên kế hoạch mổ. Mổ có thể chỉ giải ép thần kinh, cắt bỏ các gai xương chèn ép thần kinh. Một số trường hợp cần nắn chỉnh vẹo, cố định bằng dụng cụ và hàn xương. 7. Tiên lượng vẹo cột sống như thế nào? Tổ chức các chương trình khám sàng lọc trong trường học sẽ giúp phát hiện nhiều trường hợp vẹo cột sống sớm. Điều này giúp việc điều trị một cách nhẹ nhàng, dễ dàng, chỉ cần theo dõi hoặc mang nẹp thân mà không cần phải mổ trong đa số trường hợp. Hầu hết bệnh nhân vẹo cột sống đều có thể có một cuộc sống, lao động hoàn toàn bình thường, có thể mang thai và sanh con hoàn toàn bình thường mà không có bất kỳ nguy cơ biến chứng nào. Nhưng bệnh nhân có thể tăng nguy cơ đau thắt lưng lúc mang thai.Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong vẹo cột sống hiện đang còn nghiên cứu, nhưng kết quả bước đầu rất khả quan, giúp bệnh nhân ít đau, ít mất máu, phục hồi nhanh.Cho đến nay, vẹo cột sống không thể chữa khỏi. Có nhiều phương pháp điều trị tốt được chọn lựa như đã mô tả như trên. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm nguyên nhân của từng loại vẹo cột sống, để giúp điều trị tốt hơn hoặc có thể chữa khỏi bệnh.Bệnh nhân khi gặp các vấn đề về cột sống có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cơ xương khớp được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm, đủ khả năng triển khai hiệu quả những phương pháp điều trị y cột sống tiên tiến trên thế giới; hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng phục hồi chức năng đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bai-tap-phoi-hop-mat-tay-vi
Bài tập phối hợp mắt - tay
Các bài tập hoạt động hàng ngày có vai trò và tác dụng rất quan trọng với cơ thể con người đặc biệt ở trẻ em. Với hoạt động phối hợp tay và mắt chính là một hoạt động vừa đơn giản, dễ thực hiện mà lại giúp nâng cao trí tuệ và phát triển thể trạng cho trẻ. Vậy nên sau đây là tổng hợp các bài tập phối hợp mắt tay rất đơn giản. 1. Tác dụng của việc hoạt động phối hợp tay và mắt Phối hợp tay mắt là hoạt động kết hợp giữa tay và mắt giúp kiểm soát chuyển động của mắt và chuyển động của tay nhịp nhàng. Tập phối hợp mắt tay giúp nắm bắt cùng với việc sử dụng các nhận cảm của bàn tay để hướng dẫn chuyển động của mắt.Sự phối hợp tay và mắt đã được nghiên cứu trong nhiều hoạt động đa dạng khác nhau. Sự phối hợp này chính là một phần của các hoạt động được thực hiện trong các công việc hàng ngày. Nếu như không có sự phối hợp tay và mắt thì hầu hết mọi người không thể thực hiện ngay cả những hành động đơn giản nhất như nhặt một cuốn sách cũng rất khó.Vì vậy bài tập phối hợp mắt tay sẽ giúp cho trẻ linh hoạt hơn trong nhiều hoạt động. Kích thích sự tập trung và nâng cao về cả thể chất lẫn trí tuệ. Việc rèn luyện sự phối hợp tay và mắt có tác dụng giúp cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trẻ biết cách quan sát nhanh nhạy và nắm bắt được mọi thứ dễ dàng hơn. 2. Các bài tập phối hợp mắt tay Các bài tập phối hợp tay và mắt cho trẻ thực hiện như:Tô màu theo bức tranh được vẽ sẵnCho trẻ tô màu theo giới hạn được định sẵn, không tô tràn ra ngoài. Bài tập này sẽ giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng mắt và tay kết hợp với sự tập trung chú ý. Bạn có thể cho trẻ bắt đầu với những hình vẽ đơn giản.Chồng các khối gỗ lên nhau tạo thành hình thápVới hoạt động này sẽ đòi hỏi sự chính xác, khéo léo và sự chú ý của trẻ. Bạn nên hướng dẫn trẻ thực hiện bằng cách xếp các khối gỗ lên trước để tạo thành hình thù sau đó dỡ chúng ra và yêu cầu trẻ thực hiện lại. Việc cũng giúp trí nhớ của trẻ tăng lên.Vẽ và thực hiện cắt theo hìnhCho trẻ vẽ những thứ mà chúng yêu thích, hoặc cho trẻ cắt hình con vật, bông hoa hay bất kỳ những hình ảnh nào. Sau đó cho trẻ dán những hình vừa cắt lên một tấm bìa cát tông. Đây cũng là một hoạt động yêu cầu sự phối hợp tay và mắt sao cho nhịp nhàng.Thực hiện tung và bắt bóngHoạt động tung và bắt bóng chính là cách giúp trẻ phát triển sự phối hợp tay và mắt giúp trẻ nhanh nhẹn và nhạy bén hơn. Việc nhìn đồ vật từ trên cao rơi xuống để bát đúng thời điểm là một sự kết hợp giữa chuyển động quan sát và chuyển động của tay. Ngoài ra trẻ cũng có thể chơi với bong bóng xà phòng hay dải lụa. Tô màu là một bài tập phối hợp tay mắt hiệu quả được nhiều trẻ yêu thích Cho trẻ đi câu cáCâu cá cũng là một hoạt động rất nên cho trẻ thực hiện. Việc này sẽ giúp trẻ tập trung quan sát tăng khả năng nhanh nhạy của trẻ.Chơi bóng bàn hoặc cầu lôngHoạt động về quần vợt cũng là một hoạt động đòi hỏi sự phối hợp tay nhịp nhàng và mắt sao cho chặt chẽ. Việc dự đoán đường đi của bóng, chạy theo quả bóng để bắt chính là bài tập phối hợp mắt tay hiệu quả. Đây cũng là một hoạt động tuyệt vời giúp cho cha mẹ cùng con cái thư giãn.Ném bóng vào tường rồi dùng tay bắt lạiViệc thực hiện đi thực hiện lại hoạt động ném bắt bóng này sẽ có tác dụng như một bài luyện tập cho trẻ. Từ đó giúp trẻ nắm bắt chính xác và nhanh nhạy với nhiều thứ khác.Trò chơi đổ nước từ xô này qua xô khácĐây cũng là một trò chơi nên cho trẻ thực hiện, bởi nó cũng giúp cho trẻ thực hiện nhịp nhàng, phối hợp tay và mắt.Cho trẻ tập karate hay judoViệc cho trẻ tập karate hay Judo như một môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp nhanh nhạy và chính xác giữa tay và mắt.Hướng dẫn trẻ học đan lenViệc cho trẻ đan len cũng đòi hỏi sự phối hợp tay và mắt, hơn thế đây cũng là một hoạt động đem lại niềm vui sự yêu thích của trẻ khi tự đan được một sản phẩm.Trò chơi ghép hìnhVới một bộ ghép hình để cho trẻ chơi sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ cũng như nhận thức và sự nhạy bén của trẻ. Bạn có thể chơi cùng trẻ bằng cách để lẫn lộn các hình ghép, không theo thứ tự sau đó cho trẻ thực hình tìm hình ghép và lắp ráp đúng chỗ.Cho trẻ vẽ nguệch ngoạc tự doVới hoạt động này sẽ giúp cho trẻ vẽ bất kỳ những gì chúng muốn và theo ý thích của mình. Việc này sẽ giúp trẻ biết cách cầm bút hoặc màu vẽ, luyện tập cho cơ tay. Hoạt động này rất có lợi cho trẻ về cả việc sáng tạo hình vẽ . Bạn nên khuyến khích trẻ thực hiện hoạt động này để luyện tập phối hợp tay và mắt.Sắp xếp bảng chữ cáiĐưa cho trẻ một bộ chữ cái được sắp xếp theo mẫu rồi sử dụng một bộ chữ cái khác và yêu cầu trẻ lắp ráp theo cho đúng. Nếu như trẻ gặp khó khăn khi thực hiện thì hãy hướng dẫn trẻ rõ ràng hơn cho trẻ hiểu và làm theo. Việc này cũng giúp khơi dậy tư duy của trẻ thông qua sự phối hợp tay và mắt.Trên đây chính là những bài tập phối hợp mắt tay rất hiệu quả cho trẻ. Với những hoạt động này sẽ giúp trẻ nhạy bén và sáng tạo hơn với những thứ xung quanh. Bố mẹ cũng nên thực hiện và chơi cùng trẻ những hoạt động này, hãy luôn động viên khuyến khích trẻ thực hiện. Việc này vừa giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái vừa tạo mối quan hệ thân thiết cho cha mẹ và con cái.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/super-glucosamine-dx-thuc-pham-chuc-nang-ho-tro-khop-tu-nhat-ban-20230819091449870.htm
20230819
Super Glucosamine DX - Thực phẩm chức năng hỗ trợ khớp từ Nhật Bản
Xu hướng trẻ hóa của bệnh xương khớp Theo số liệu thống kê, trên thế giới, cứ 5 người trưởng thành có 1 người gặp các vấn đề về viêm xương khớp, gây khó khăn cho đi lại, sinh hoạt. Điều đáng lo ngại là các bệnh này ngày càng trẻ hóa. Viêm xương khớp là bệnh mạn tính do dịch khớp bị phá hủy, khiến xương mất đi lớp đệm và cọ xát vào nhau. Tình trạng này lâu ngày dẫn tới cứng khớp, khó cử động, đau và hạn chế chuyển động của cơ thể. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới khớp gối, hông, tay, chân cũng như cột sống. Đau, viêm xương khớp là bệnh lý phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp phải, bệnh có xu hướng trầm trọng hơn ở những người cao tuổi. Điều đáng quan ngại khi đây lại là bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm, quá trình điều trị thường dai dẳng, gây nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh. Nhiều người bị đau nhức kéo dài, trong khi đó nhiều người bị hạn chế di chuyển, và không ít người không thể thực hiện được những hoạt động hàng ngày. Glucosamine - thực phẩm chức năng dành cho xương khớp Glucosamine là một chất tự nhiên có trong sụnkhớpkhỏe mạnh của cơ thể con người và hiện được bào chế thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe để sử dụng trong hỗ trợ giảm đau khớp, giúp giảm triệu chứng của thoái hóakhớpgối mạn tính. Dạo quanh thị trường, có thể thấy, thực phẩm chức năng bổ xương khớp, hỗ trợ giảm viêm, sưng xương khớp Glucosamine với xuất xứ đa dạng phong phú, đến từ khắp nơi trên thế giới. Để người Việt dễ dàng tiếp cận với các thực phẩm chất lượng trong chăm sóc sức khỏe xương khớp, Gico Pharma đã trở thành đại diện phân phối sản phẩm Super Glucosamine DX tại Việt Nam. Đây là một trong những sản phẩm bổ xương khớp hàng đầu của Công ty Dược phẩm Hokoen, Nhật Bản. Trải qua 72 năm thành lập, hãng thực phẩm chức năng Hokoen (được thành lập vào năm 1950 tại tỉnh Kagawa, Nhật Bản) đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe bởi các chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe. Theo nhà sản xuất, viên uống Super Glucosamine DX không chỉ là glucosamine đơn thuần mà còn được phát triển nâng cấp bằng cách tăng thêm lượng glucosamine và chondroitin, những chất tạo ra các thành phần cấu tạo sụn, theo một tỷ lệ tối ưu. Bên cạnh đó, Hokoen còn bổ sung collagen - cũng là một thành phần của sụn, hỗ trợ làm trơn ổ khớp nhanh hơn. Sự kết hợp giữa glucosamine và chondroitin có thể thúc đẩy sản xuất proteoglycan, collagen hoạt dịch,... Đồng thời ngăn chặn hoạt động của các enzym phá hủy tế bào sụn, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, hỗ trợ giảm đau khớp, giúp hỗ trợ khớp vận động linh hoạt. Theo hãng dược phẩm Hokoen, sản phẩm này được ra đời từ nguyện vọng của nhiều khách hàng mong hỗ trợ giảm cơn đau nhanh chóng . Tuy nhiên, để có thể đi lại dễ dàng thì cần có thời gian. Do đó, Hokoen đã tăng cường các loại thảo mộc có tác dụng giảm đau trong sản phẩm Super Glucosamine DX, tăng lượng cây vuốt quỷ, gừng và thêm cây vuốt mèo có công dụng giảm đau hiệu quả hơn. Mang trên mình sứ mệnh vì một "Việt Nam khỏe hơn", Gico Pharma đã mang đến nhiều sản phẩm giúp người Việt chủ động chăm sóc và nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình, nhất là trong bối cảnh nguy cơ gia tăng các bệnh mãn tính về xương khớp và cần phòng hỗ trợ thông qua việc bổ sung các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, có trong thực phẩm chức năng. Các sản phẩm được nghiên cứu và sử dụng nguyên liệu thiên nhiên thân thiện cho người sử dụng với những tiêu chuẩn về sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người gắt gao nổi tiếng của người Nhật. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Super Glucosamine DX có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1368/2023/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 18/7/2023. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thông tin chi tiết sản phẩm tại đây: https://gicovietnam.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-giam-tao-bon-va-buon-non-vi
Làm thế nào để giảm táo bón và buồn nôn?
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Táo bón thường được định nghĩa là đi tiêu không thường xuyên, với nhiều người đi tiêu ít hơn ba lần một tuần. Mặt khác, buồn nôn được mô tả tốt nhất là cảm giác khó chịu hoặc nôn nao trong dạ dày. Mặc dù những tình trạng này có thể xảy ra riêng lẻ, nhưng chúng đôi khi xảy ra cùng nhau như các triệu chứng của một vấn đề cơ bản cụ thể. 1. Những lý do bạn có thể bị táo bón và buồn nôn Nếu bạn bị táo bón cấp tính hoặc mãn tính kèm buồn nôn, các nguyên nhân dẫn đến có thể bao gồm: 1.1. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng ảnh hưởng đến ruột già. Nó có thể gây ra các vấn đề như đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và táo bón. Một số người bị IBS cũng bị tiêu chảy từng cơn.IBS là một tình trạng mãn tính, nhưng nó không làm hỏng ruột già hoặc gây ung thư đại trực tràng.Nguyên nhân chính xác của IBS vẫn chưa được biết. Nó có thể được gây ra bởi sự mất cân bằng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tình trạng viêm trong ruột hoặc bất thường với các dây thần kinh trong hệ tiêu hóa. Bệnh do vi khuẩn gây ra thường gây ra tiêu chảy. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển IBS. 1.2. Mất nước Khát nước không phải là triệu chứng duy nhất của tình trạng mất nước . Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.Mất nước là khi cơ thể bạn không nhận được chất lỏng cần thiết để hoạt động bình thường.Trong đường tiêu hóa, thiếu chất lỏng có thể gây ra phân khô, cứng, khó đi ngoài. Khi cơ thể mất chất lỏng, bạn có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, choáng váng và lú lẫn. 1.3. Thuốc Nếu bạn bị táo bón và buồn nôn và gần đây bạn đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới, thì thuốc có thể là thủ phạm.Tác dụng phụ của thuốc là phổ biến, với một số thuốc gây táo bón, tiêu chảy, cũng như đau dạ dày và buồn nôn. Các tác dụng phụ đôi khi cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần. 1.4. Chế độ ăn uống không cân bằng Ăn quá nhiều thịt đỏ và không đủ trái cây và rau quả cũng có thể gây táo bón, do lượng chất xơ thấp.Hãy nhớ rằng một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thịt, chẳng hạn như thịt bò. Tiêu hóa kém cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, như buồn nôn, đầy hơi hoặc chướng bụng. 1.5. Mang thai Mang thai cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Một số phụ nữ bị táo bón do sự gia tăng hormone progesterone. Sự gia tăng này có thể làm chậm sự co bóp của ruột, dẫn đến việc đi tiêu ít hơn. Sự chèn ép lên ruột từ khi còn trong bụng mẹ cũng có thể khiến bạn khó đi tiêu.Một số phụ nữ cũng bị ốm nghén khi mang thai, có thể bao gồm buồn nôn và nôn. Tình trạng ốm nghén có thể chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đối với một số phụ nữ, nó có thể kéo dài trong toàn bộ thai kỳ. Mang thai là một nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa 1.6. Lo lắng và trầm cảm Lo lắng và trầm cảm cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Khi bạn cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra hormone và các hóa chất gây căng thẳng khác. Những chất này có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn, gây ra các triệu chứng như buồn nôn và táo bón.Hệ thống tiêu hóa của bạn cũng có thể hoạt động chậm lại trong thời gian căng thẳng hoặc lo lắng. Do đó, chất thải không thể nhanh chóng đi qua ruột. Cảm giác lo lắng và hồi hộp cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn hoặc nôn nao trong dạ dày.Trầm cảm có thể gây ra táo bón vì nhiều lý do. Những người bị trầm cảm có thể nằm trên giường và giảm hoạt động thể chất, do đó có thể dẫn đến táo bón.Những người bị trầm cảm cũng có thể thay đổi thói quen ăn uống của họ. Họ có thể bắt đầu ăn nhiều thức ăn có nhiều đường và chất béo hoặc hoàn toàn không ăn được nhiều. Những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống như vậy có thể góp phần gây ra táo bón. 1.7. Không dung nạp lactose Không dung nạp lactose là tình trạng một người khó tiêu hóa đường trong sữa. Hầu hết mọi người bị tiêu chảy với tình trạng này, nhưng những người khác bị táo bón, buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng.Thực phẩm có vấn đề bao gồm sữa, kem, pho mát, kem chua và bất kỳ món nào khác có thành phần là sữa. 1.8. Ung thư ruột kết Ung thư ruột kết xảy ra khi các tế bào ung thư hoặc một khối phát triển trong ruột. Một khối có thể gây tắc nghẽn, gây táo bón ở một số người. Các triệu chứng khác của ung thư ruột kết bao gồm phân có máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn và đau dạ dày. 2. Điều trị táo bón và buồn nôn Nếu bạn bị táo bón và buồn nôn, việc xác định vấn đề cơ bản có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị phù hợp.Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, việc nhận biết các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của bạn có thể cải thiện cả táo bón và buồn nôn.Các yếu tố kích hoạt IBS khác nhau ở mỗi người. Quá nhiều chất xơ có thể gây ra các triệu chứng ở một số người, trong khi những người khác có thể phát triển các triệu chứng sau khi tiêu thụ sôcôla, caffeine, rượu, đồ uống có ga, đồ chiên hoặc sau khi ăn nhiều bữa.Nếu bạn không dung nạp đường lactose, loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn có thể ngăn buồn nôn và táo bón. Sử dụng các sản phẩm thay thế sữa để thay thế. Chúng bao gồm sữa hạnh nhân hoặc sữa hạt điều, kem hạt điều hoặc pho mát không sữa, sữa chua và kem chua.Nếu bạn đang mang thai, hãy ghi nhật ký ăn uống để xác định loại thực phẩm nào gây buồn nôn và sau đó tránh những thực phẩm này.Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn để cải thiện tình trạng ốm nghén. Chúng có thể bao gồm vitamin B6, doxylamine, thuốc chống nôn ngăn nôn mửa.CÁC MẸO KHÁC ĐỂ GIÚP GIẢM TÁO BÓN VÀ BUỒN NÔNĂn uống bổ sung chất xơ.Tăng cường ăn trái cây và rau quả.Dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân theo chỉ dẫn.Uống thuốc chống buồn nôn.Uống trà gừng để làm dịu dạ dày.Ăn thức ăn nhạt, ít chất béo, chẳng hạn như bánh quy giòn, bánh mì và bánh mì nướng.Đừng bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu. Xác định nguyên nhân gây táo bón và buồn nôn để tìm ra biện pháp điều trị phù hợp 3. Cách ngăn ngừa táo bón và buồn nôn Những điều chỉnh đơn giản không chỉ điều trị táo bón và buồn nôn mà còn ngăn ngừa nó tái phát.Tập thể dục: Vận động ít nhất 30 phút ba đến năm lần một tuần để kích thích các cơn co thắt ruột thường xuyên.Nhiều chất lỏng hơn: Tăng lượng nước, nước trái cây và trà.Giảm căng thẳng và lo lắng: Thực hành các bài tập thở sâu. Bạn cũng có thể muốn nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc chống lo âu.Giảm hoặc loại bỏ thực phẩm chiên và béo: Tránh ăn quá nhiều chất béo và dầu vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu hóa.Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả: Ăn trái cây và rau quả hoặc bổ sung chất xơ. Theo Mayo Clinic, người lớn cần từ 21 đến 38 gam chất xơ mỗi ngày .Uống một loại enzyme lactase trước khi tiêu thụ sữa: Sử dụng enzyme lactase để giúp cơ thể tiêu hóa đường trong sữa.Chuyển thuốc: Hỏi bác sĩ về một loại thuốc thay thế hoặc điều chỉnh liều lượng của bạn để giúp giảm các triệu chứng.Uống men vi sinh: Uống bổ sung probiotic giúp khôi phục vi khuẩn tốt trong ruột của bạn và có thể cải thiện chứng táo bón và buồn nôn.Đừng bỏ bữa: Để bụng đói có thể gây buồn nôn.Tránh thực phẩm một số loại thực phẩm: Không ăn thức ăn khó tiêu hóa.Buồn nôn và táo bón xảy ra cùng nhau có thể không chịu được. Thay đổi lối sống, biện pháp khắc phục tại nhà và dùng thuốc, bạn có thể cải thiện các triệu chứng của cả hai tình trạng này và giải quyết tình trạng khó chịu về tiêu hóa.Trường hợp đã áp dụng nhiều cách chữa táo bón nhưng không mang lại hiệu quả thì người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất. Bài viết tham khảo nguồn: cancercenter.com, my.clevelandclinic.org, niddk.nih.gov, mayoclinic.org
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dong-ho-sinh-hoc-cua-nam-gioi-va-nu-gioi-khac-nhau-nhu-nao-vi
Đồng hồ sinh học của nam giới và nữ giới khác nhau như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Thực tế đồng hồ sinh học của nam giới và nữ giới rất khác nhau. Hầu hết người phụ nữ đều biết rằng vào thời kỳ mãn kinh, trứng của họ đã giảm về số lượng và chất lượng, và tuổi đóng một yếu tố rất lớn đến khả năng mang thai. Ngược lại, một người đàn ông sản xuất tinh trùng trong suốt cuộc đời của mình. Người ta ghi nhận rằng trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, bị suy giảm một chút khả năng sinh sản (bao gồm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng giảm xuống 37%, hàm lượng tinh trùng bất thường tăng khoảng 5 lần/hình dạng tinh trùng bất thường và lượng tinh dịch cũng giảm khoảng 30%), nhưng chất lượng tinh dịch của người đàn ông không giảm đi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về sự khác biệt đồng hồ sinh học ở hai giới. Không có giới hạn về độ tuổi khi sinh con, nhưng do những thay đổi trên, có thể mất nhiều thời gian hơn để mang thai với những người đàn ông lớn tuổi. Đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, những người có bạn tình nam từ 45 tuổi trở lên mất thời gian gấp 5 lần để thụ thai so với những người có bạn tình từ 25 tuổi trở xuống. Đối với phụ nữ từ 25 tuổi trở xuống có con với đàn ông từ 45 tuổi trở lên, mất thời gian gấp 4 lần để thụ thai - nói cách khác, tuổi của đàn ông là một yếu tố độc lập với tuổi của phụ nữ. 1. Những điểm giống nhau Khi phụ nữ già đi, cơ thể suy giảm sản xuất nội tiết tố nữ estrogen, suy giảm khả năng sinh sản và nguy cơ cao là khi mang thai thì con của họ sẽ mắc phải các vấn đề về di truyền như hội chứng Down, khuyết tật tim bẩm sinh, bệnh hô hấp ..... Còn khi đàn ông già đi, họ nhận thấy sự suy giảm nội tiết tố nam testosterone, giảm khả năng sinh sản và có nhiều khả năng sinh những đứa trẻ sinh ra từ những ông bố lớn tuổi, so với những đứa trẻ sinh ra từ những người cha 20-24 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao gấp 2 lần, nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao gấp 3 lần, nguy cơ mắc chứng rối loạn thiếu tập trung cao gấp 13 lần.Ở nữ giới, số lượng trứng và chất lượng của trứng sẽ giảm dần khi tuổi của họ tăng lên. Cũng tương tự như vậy, dù lượng tinh trùng của nam giới được sản xuất hàng ngày nhưng khi họ già đi, khối lượng, khả năng di chuyển (tốc độ) và chất lượng tinh trùng của họ cũng suy giảm. Chất lượng tinh trùng của nam giới sẽ giảm đi khi tuổi của họ tăng lên Cách đây vài năm, tạp chí Fertility & Sterility đã xuất bản một trong những đánh giá lớn nhất về khả năng sinh sản của nam giới cho đến nay. Các tác giả phát hiện ra rằng trong độ tuổi từ 30 đến 50, tinh trùng của một người đàn ông trung bình giảm tới 30% về khối lượng, bơi chậm hơn tới 37% và có khả năng bị dị dạng cao gấp 5 lần.Hình dạng của tinh trùng cũng rất quan trọng vì nó tương quan với nội dung di truyền của tinh trùng. Số lượng tinh trùng dị dạng cao hơn đồng nghĩa với khả năng mắc các bất thường di truyền cao hơn. 2. Những điểm khác nhau Phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng cụ thể, và vì chúng không được bổ sung, nên cấu trúc di truyền của chúng không thay đổi theo thời gian. Ngược lại, ở nam giới, tinh trùng mới được sản xuất hàng ngày, điều đó có nghĩa là DNA của chúng được sao chép đi, sao chép lại.Lượng trứng trong cơ thể người phụ nữ sẽ dần mất đi theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt và chất lượng trứng cũng sẽ giảm dần khi độ tuổi của họ tăng lên đồng thời nồng độ trứng bất thường ngày càng cao. Còn với một người đàn ông, tinh trùng được sản xuất suốt cuộc đời họ, dù có suy giảm khả năng sinh sản một chút, nhưng tinh dịch của họ vẫn không mất đi độ đậm đặc. Mark Leondires , chuyên gia sinh sản và giám đốc y tế của Hiệp hội Y học Sinh sản Connecticut cho hay “khi nam giới già đi, mức testosterone của họ giảm xuống - nhưng sự thay đổi này ít hơn nhiều so với việc mất estrogen của phụ nữ. Đến tuổi 45, 99% phụ nữ bị vô sinh trong khi hầu hết nam giới vẫn có khả năng sinh sản từ 60 tuổi trở lên”Vì vậy, đối với nam giới không có giới hạn cho độ tuổi có con và điều đó hoàn toàn ngược lại đối với phụ nữ tuổi tác đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng mang thai. Nam giới không có giới hạn cho độ tuổi có con 3. Các vấn đề di truyền có liên quan đến đàn ông lớn tuổi không? Một số vấn đề bất thường về gen từ lâu đã có liên quan mật thiết đến độ tuổi của người đàn ông, nhưng hầu hết chúng không đáng quan tâm do tương đối hiếm gặp. Trong những năm gần đây, các thử nghiệm lâm sàng đã tìm ra mối liên hệ giữa tuổi của người cha và các bệnh lý liên quan đến di truyền phổ biến như hội chứng Down hay bệnh tâm thần phân liệt.Nhìn chung những vấn đề đáng lo ngại nhất về sức khỏe của trẻ sơ sinh đều liên quan đến độ tuổi của cha mẹ, đặc biệt là sau giai đoạn 35 tuổi trở đi. Trong khi đó hơn hai thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của những cặp vợ chồng sinh con khi đã bước sang tuổi 35. Trong những nghiên cứu được công bố mới đây, tỷ lệ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down tăng gấp đôi ở phụ nữ từ 35-39 tuổi nếu bạn đời của họ cũng trên 35 tuổi. Các yếu tố nguy cơ về tuổi không thực sự là vấn đề đối với những bà mẹ từ 35 tuổi trở xuống vì buồng trứng có một cơ chế tích hợp có khả năng sửa chữa các vật chất di truyền bị hỏng được cung cấp bởi tinh trùng. Cơ chế này chỉ thực sự gặp vấn đề khi họ bước qua độ tuổi 35. 4. Đàn ông lớn tuổi có được hiến tinh trùng không? Có nhiều bằng chứng cho thấy tinh trùng của những người đàn ông lớn tuổi có nhiều bất thường về vật chất di truyền. Thậm chí vì lý do này mà một số quốc gia châu Âu đã cấm đàn ông hiến tinh trùng sau khi họ đạt đến độ tuổi nhất định. Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, chỉ cần tinh trùng của người đàn ông đó đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng, họ vẫn có quyền được hiến tinh trùng.Theo thống kê, chỉ 5% đàn ông nộp đơn xin hiến tặng tinh trùng được chấp nhận vì có quá nhiều quy tắc khắt khe trong vấn đề này. Ví dụ nếu sở hữu một hình xăm hoặc bấm lỗ tai họ hoàn toàn có thể bị loại bởi đã phơi nhiễm với viêm gan B hoặc viêm gan C. Tinh trùng của những người đàn ông lớn tuổi có nhiều bất thường về mặt di truyền 5. Cân nặng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không? Trên thực tế, một trong những cách giúp một người đàn ông có thể làm để duy trì khả năng sinh sản của mình là giữ cân nặng ở mức hợp lý. Béo phì có thể là yếu tố liên quan đến vô sinh nam. Ngoài ra, kích thước vòng eo của mỗi người đàn ông tỷ lệ nghịch với mức testosterone của chính họ do mỡ bụng có khả năng phá hủy testosterone nhanh nhất.Ngoài ra những người đàn ông thừa cân thường liên quan đến việc ít vận động và các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, vòng eo lớn là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có thể khiến lưu lượng máu đến các bộ phận trên cơ thể nói chung và đến dương vật nói riêng giảm, điều này có hại đối với khả năng sinh sản của họ.Tuy nhiên nên đặt ra mức cân nặng một cách hợp lý. Đàn ông quá gầy cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng nồng độ testosterone thấp do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và phải chuyển sang chế độ sinh tồn do đó sản xuất ít hormone sinh dục hơn. 6. Đàn ông có thể làm gì để lấy lại đồng hồ sinh học? Điều tuyệt vời về đồng hồ sinh học của nam giới là nó có thể được lấy lại như bình thường. Giảm cân, điều trị các nhiễm trùng có thể là những cách giúp lấy lại nhịp sinh học. Nếu một cặp vợ chồng gặp vấn đề trong việc mang thai, điều quan trọng nhất là người đàn ông cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.Khi đề cập đến vô sinh, có khoảng 40% nguyên nhân đến từ phía người đàn ông, 40% nguyên nhân đến từ người phụ nữ và 20% trường hợp có nguyên nhân từ 2 phía hoặc nguyên nhân không rõ ràng. Nhưng vô sinh nam thường dễ chẩn đoán và khắc phục hơn so với vô sinh nữ, do đó luôn đáng để bắt đầu từ phía người đàn ông. Người đàn ông có thể gặp bác sĩ chuyên khoa để lấy lại đồng hồ sinh học khi muốn có con Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nam là nhiễm trùng ở một số bộ phận của hệ sinh sản, chẳng hạn như tuyến tiền liệt. Nhiều trường hợp nhiễm trùng không được phát hiện sớm có thể âm thầm giết chết hàng loạt tinh trùng. Các nguyên nhân phổ biến tiếp theo gây vô sinh nam là tắc ống dẫn tinh và giãn nở các tĩnh mạch bìu hay tĩnh mạch thừng tinh. Điều quan trọng là tất cả các nguyên nhân trên đều có thể điều trị được.Nếu một cặp vợ chồng có ý định sinh con, họ cần theo dõi đồng hồ sinh học của chính mình và đối tác. Vấn đề tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản ở cả hai giới. Do đó ngoài việc xem xét độ tuổi của người vợ, độ tuổi của người chồng cũng hết sức quan trọng. Số lượng và chất lượng tinh trùng của nam giới cũng có xu hướng giảm đi theo tuổi tác, bên cạnh đó những vấn đề liên quan đến hệ sinh sản nam cũng có thể là yếu tố cản trở đến việc sinh con.=>> Lời khuyên từ Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Lượng trứng của người phụ nữ sẽ dần mất đi theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt và chất lượng trứng cũng sẽ giảm dần khi độ tuổi của họ tăng lên đồng thời nồng độ trứng bất thường ngày càng cao. Còn với người đàn ông, tinh trùng được sản xuất suốt cuộc đời họ, dù có suy giảm khả năng sinh sản một chút, nhưng tinh dịch của họ vẫn không mất đi độ đậm đặc.Đa số chị em chỉ quan tâm tới sức khỏe của mình và em bé sau khi đã mang thai, trong khi việc chuẩn bị mang thai quan trọng hơn rất nhiều. Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai cho những cặp vợ chồng đang lên kế hoạch mang thai, cho những bố mẹ đã từng mang thai hoặc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh hoặc những vấn đề liên quan đến các bệnh lí mạn tính, các bệnh lí sản phụ khoa,... là hết sức quan trọng và cần thiết để giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo.vì vậy bạn nên đi khám trước khi có kế hoạch mang thai cho cả vợ, chồng Nguồn tham khảo: babycenter.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuy-dau-de-lay-nhat-khi-nao-vi
Thủy đậu dễ lây nhất khi nào?
Bệnh thủy đậu do siêu virus Varicella Zoster gây ra, có thể lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, suy thận... Biết được bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào sẽ giúp chúng ta chủ động phòng chống bệnh. 1. Bệnh thủy đậu lây nhiễm qua con đường nào? Bệnh thủy đậu là loại bệnh rất thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Căn bệnh này do siêu virus Varicella Zoster gây ra, tạo thành các tổn thương trên da dạng bóng nước. Bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người thông qua rất nhiều con đường. Vậy thủy đậu lây như nào?Virus Varicella Zoster có thể lây nhiễm thông qua đường hô hấp như: nói chuyện, hắt hơi, ho. Virus sẽ đi theo đường nước bọt hoặc nước mũi của người bệnh bắn ra ngoài không khí, nếu người khỏe mạnh hít vào sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Bệnh lây lan với tốc độ nhanh chóng nên rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm qua nhiều con đường 2. Các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu Để biết thủy đậu dễ lây nhất khi nào để phòng tránh thì trước tiên bạn cần hiểu rõ bệnh có các giai đoạn phát triển như thế nào. Bệnh thủy đậu có 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1 Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, viêm họng. Khoảng 10 – 15 ngày sau, người bệnh sẽ xuất hiện các hạch nổi lên phía sau tai kèm sốt rất cao. Giai đoạn 2 Ở giai đoạn 2, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đỏ, khoảng 1-2 ngày thì chuyển thành các nốt đậu, có bọng nước. Các mụn nước sẽ lan rất nhanh trên khắp cơ thể, mụn nước trong, rất rát, khi vỡ nước có màu đục và đóng vảy.Đây là giai đoạn khó chịu nhất của bệnh thủy đậu, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu. Nếu bạn gãi khiến các mụn nước vỡ ra thì mụn nước sẽ mọc nhiều hơn, lây lan ra các khu vực khác trên cơ thể. Những nốt này sẽ đóng vảy và thành sẹo thủy đậu. Đây cũng là giai đoạn người bệnh dễ mắc các biến chứng nguy hiểm nếu cơ thể không có sức đề kháng tốt và điều trị đúng cách. Giai đoạn 3 Ở giai đoạn này, các vết mụn nước bị vỡ sẽ đóng vảy. Nếu người bệnh không có biến chứng thì cơ thể sẽ hồi phục rất nhanh. Sau 1 đến 2 tuần, bệnh nhân sẽ có thể phục hồi, hết đau họng, cơ thể đỡ mệt mỏi và giảm sốt. Những vết mụn nước sẽ kết vảy và nhanh chóng bong ra tạo thành sẹo. Các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu 3. Thủy đậu dễ lây nhất khi nào? Để phòng tránh thủy đậu lây lan thành dịch, bạn cần chủ động phòng tránh ở những giai đoạn bệnh dễ lây lan. Vậy thủy đậu lây ở giai đoạn nào? Bất kỳ giai đoạn nào bệnh cũng rất dễ dàng lây lan. Cụ thể: Bệnh thủy đậu lây do tiếp xúc thông thường Trong các bọng nước đều có chứa virus thủy đậu, bởi vậy khi các bọng nước này vỡ ra, nó sẽ dễ dàng lâu cho người khác hoặc lây lan ra những vùng da chưa bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, người bệnh cũng như người xung quanh không được đụng chạm vào các mụn nước. Khi tra thuốc, cần sử dụng tăm bông để tránh lây nhiễm cho người khác qua tiếp xúc tay chân.Người bệnh cần để riêng vật dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh. Người khỏe mạnh tuyệt đối không dùng chung đồ với người bệnh bởi chất dịch từ mụn nước có thể thấm vào đồ dùng cá nhân, quần áo và dễ dàng lây lan sang người khác. Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp Một trong những con đường lây lan nhanh chóng của bệnh thủy đậu đó là đường hô hấp. Trong nước bọt của người bệnh đều có chứa virus gây bệnh. Bởi vậy, khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi, các giọt nước bọt rất dễ bắn vào không khí, khi người thường hít hoặc tiếp xúc phải sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi điều trị thủy đậu cho trẻ nhỏ. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn nên đeo khẩu trang y tế và để người bệnh sinh hoạt trong điều kiện cách ly cho đến khi khỏi bệnh. Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả khi các nốt mụn đóng vảy Khi các nốt mụn nước đã đóng vảy, người bệnh và những người xung quanh thường rất chủ quan vì nghĩ rằng bệnh không thể lây lan. Chính bởi sự chủ quan này mà rất nhiều người khỏe mạnh đã bị lây bệnh bởi virus từ các mụn ban vẫn chưa chết hoàn toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể kém sẽ lập tức phát triển thành bệnh, lây lan khắp cơ thể. Trẻ nhỏ là nguyên nhân lây truyền thủy đậu nhiều nhất Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn người trưởng thành nên khả năng mắc bệnh thủy đậu cao hơn. Và cũng chính trẻ nhỏ là nguyên nhân lây truyền thủy đậu nhiều nhất. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, thường xuyên tiếp xúc với mọi người xung quanh mà không kiêng dè. Hơn thế nữa, người lớn thường hay ôm, hôn trẻ nên khả năng lây nhiễm càng cao.Thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, suy thận, viêm màng não, viêm thanh quản, viêm tai giữa, đặc biệt là phụ nữ có thai. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị mắc thủy đậu thì khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh là rất cao. Các phòng tránh thủy đậu hiệu quả nhất đó là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin thủy đậu. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:Khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.XEM THÊM:Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu ở phụ nữ mang thaiGãi nhiều, kiêng tắm có thể gây nhiễm trùng da ở người bị thủy đậuCách phân biệt bệnh sởi và bệnh thủy đậu Vacxin thủy đậu cần tiêm mấy mũi?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/rau-kinh-gioi-co-tot-khong-vi
Ăn rau kinh giới có tốt không?
Trong đời sống hằng ngày, kinh giới được biết đến là một loại rau gia vị, thường được sử dụng như một nguyên liệu làm tăng hương vị của nhiều món. Tuy nhiên, ít người biết rằng rau kinh giới còn được xem như một vị thuốc vì nhiều công dụng khác nhau của nó. 1. Tổng quan về rau kinh giới Rau kinh giới là tên gọi chỉ phần lá của cây kinh giới. Đây là một loại cây có thân vuông, chiều cao trung bình khoảng 30 – 50cm, dễ trồng và phát triển. Rau kinh giới mọc đối xứng nhau, viền lá có hình răng cưa, dài khoảng từ 2 – 5 cm.Rau kinh giới với tên khoa học là Elsholtzia ciliate, còn được gọi là rau giả tô hay tịnh giới. Rau kinh giới có vị cay và mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu. Nhiều người nhầm lẫn giữa rau kinh giới và lá tía tô do hình dạng bên ngoài có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên đây là hai loại rau khác biệt. Lá của rau kinh giới có kích thước nhỏ hơn tía tô và mặt trên của lá kinh giới có màu xanh tươi. Trong khi đó, lá tía tô có sắc tím nhiều hơn, thường tập trung ở mặt dưới của lá hoặc cả hai mặt.XEM THÊM: Ăn rau kinh giới có tác dụng gì? 2. Ăn rau kinh giới có tác dụng gì? Trong đông y, rau kinh giới từ lâu đã được xem như một vị thuốc bởi vì nhiều công dụng của nó, bao gồm:Giảm mụn, làm trắng da: đây là công dụng phổ biến và được quan tâm của rau kinh giới. Các loại mụn viêm, mụn nhọt mới xuất hiện có khả năng được điều trị với rau kinh giới. Cách sử dụng như sau: rau kinh giới được rửa sạch, nghiền nát lấy nước, sau đó thoa nước rau kinh giới lên vùng mụn, để khô và rửa sạch với nước. Có thể thực hiện lặp lại cho đến khi nốt mụn xẹp và nhỏ lại. Với công dụng làm trắng da, rau kinh giới thường được rửa sạch và đun sôi cùng với một số nguyên liệu khác như muối, chanh, tía tô hoặc ngải cứu trong khoảng 500 ml nước. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để xông hơi cho da mặt trong khoảng 15 phút. Sử dụng rau kinh giới theo cách trên trong khoảng 2 đến 3 tuần liên tục có thể giúp da mặt trắng sáng hơn. Tuy nhiên, nếu da có các biểu hiện kích ứng như ngứa, nổi ban đỏ, các nốt mụn sưng đỏ, trầm trọng hơn thì nên ngưng sử dụng ngay và tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị. Rau kinh giới có thể giúp giảm mụn, làm trắng da Chữa cảm lạnh và ho: thời tiết giao mùa là thời điểm dễ mắc các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm đường hô hấp, cảm cúm, ho. Để giảm nhẹ triệu chứng và hồi phục nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng lá rau kinh giới phối hợp với một số loại rau khác như tía tô, ngải cứu để sắc lấy nước uống 2-3 lần mỗi ngày.Trị dị ứng: người bị dị ứng thường xuất hiện các ban đỏ trên da và ngứa. Sử dụng rau kinh giới, đặc biệt là phần ngọn, giã nhỏ đắp lên vùng da có ban hoặc chà xát trực tiếp có tác dụng giảm cảm giác ngứa tại chỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng rau kinh giới để chữa dị ứng, nếu người bệnh thấy các ban đỏ lan rộng, cảm giác ngứa tăng, đau ngực, khó thở thì cần ngưng việc sử dụng rau kinh giới ngay lập tức và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị.Cầm máu: người bệnh bị chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc đại tiện phân có máu có thể sấy khô lá rau kinh giới, nghiền nhỏ rồi uống với nước khoảng 2-3 lần/ ngày.Chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ: rau kinh giới tươi được hái về, rửa sạch và nấu lên lấy nước để uống hoặc tắm là cách sử dụng phổ biến để chữa rôm sảy hoặc các nhọt da ở trẻ nhỏ.Công dụng của lá rau kinh giới khá phong phú và đã được chứng minh bằng các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, việc đáp ứng của từng người là khác nhau. Vì thế, nếu sau khi sử dụng lá rau kinh giới để chữa bệnh, các triệu chứng bất thường như nổi ban ngứa, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, buồn nôn và nôn mửa xuất hiện thì nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị tiếp theo.
https://suckhoedoisong.vn/vang-da-o-tre-so-sinh-khi-nao-can-dieu-tri-16968215.htm
05-11-2013
Vàng da ở trẻ sơ sinh - Khi nào cần điều trị?
Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh? Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng...Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Chiếu đèn điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh? Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau: - Vàng da đậm xuất hiện sớm; - Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; - Mức độ vàng toàn thân và cả mắt; - Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...); - Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh? Cho đến nay, tại các khoa sơ sinh, điều trị vàng da sơ sinh bằng 3 phương pháp chính, đó là: - Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. - Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. - Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao. Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng 1 - 2 hay 3 phương pháp cùng lúc. Chiếu đèn điều trị vàng da được chỉ định khi nào? Chiếu đèn là sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500nm, cực điểm 450 - 460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương). Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu). Chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết... Chú ý: Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã. Ở nơi có điều kiện, các trẻ vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ có sự theo dõi của bác sĩ chứ không cần ở phòng cách ly. Thực hiện việc chiếu đèn sớm có tác dụng khi trẻ xuất viện sẽ không còn nguy cơ vàng da nặng. Lời khuyên của thầy thuốc Như trên đã nói, nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân, hậu quả là để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong. Do vậy, tốt nhất để phòng vàng da bệnh lý bằng cách các bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non; khi sinh cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và đỡ đẻ; Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay. BS.Trần Minh Nguyệt
https://suckhoedoisong.vn/mieng-dan-nitroglycerin-co-the-lam-diu-con-boc-hoa-169230614233721398.htm
15-06-2023
Miếng dán nitroglycerin có thể làm dịu cơn bốc hỏa?
Cơn bốc hỏa là gì? SKĐS - Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến, thường bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh, tuy cũng có một số trường hợp bắt đầu sau khi mãn kinh ở phụ nữ. Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn mất chức năng sinh lý hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt do chức năng buồng trứng suy giảm. Những triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh thường đặc trưng bởi những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Đây là hội chứng vận mạch thời kỳ mãn kinh. Việc kiểm soát triệu chứng mãn kinh đối với nhiều người thường rất khó khăn. Thông thường để giảm / ngăn chặn các triệu chứng này , người ta dùng l iệu pháp hormone.Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp hormone có thể gây các rủi ro cho người dùng. Miếng dán nitroglycerin có thể làm giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm của thời kỳ mãn kinh? Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học California ( San Francisco , Hoa Kỳ) đã tìm ra một phương pháp có thể giúp giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh mà không gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng. Đó chính là miếng dán da n itroglycerin . N itroglycerin là một thuốc đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để điều trị chứng đau ngực ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành . Thuốc giúp làm tăng lưu lượng máu đến tim và được sử dụng 12 giờ / lần Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học chứng minh rằng , nếu nitroglycerin được sử dụng liên tục, nó có thể ngăn chặn hoặc ức chế loại lưu lượng máu tăng nhanh dưới da gây ra cảm giác nóng và đỏ bừng trong các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh . Nghiên cứu gồm 141 phụ nữ tuổi từ 40 đến 62 đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh , đã trải qua ít nhất 7 cơn bốc hỏa mỗi ngày. Những người phụ nữ này dùng miếng dán nitroglycerin hoặc giả dược trong 24 giờ . Sau đó, ghi lại những cơn bốc hỏa của họ vào tuần thứ 5 và 12. Kết quả cho thấy, các cơn bốc hỏa đã giảm khá nhiều so với trước khi dùng miếng dán. Tuy nhiên, tác dụng của việc này giảm dần theo thời gian. Các chuyên gia cho hay, mặc dù miếng dán da nitroglycerin chỉ giúp ngăn chặn các cơn bốc hỏa trong thời gian ngắn, nhưng nghiên cứu này đã đưa ra một triển vọng về các phương pháp điều trị không phụ thuộc vào hormone cho tình trạng phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Xem thêm video đang được quan tâm: 3 biện pháp khắc phụ khô da. Ngọc Nguyễn (Theo healthday.com) Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-vac-xin-comvax-vi
Công dụng của vắc-xin Comvax
Comvax là vắc-xin liên hợp giúp phòng ngừa các bệnh do virus viêm gan B và Haemophilus Influenzae type B ở trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 15 tháng tuổi. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng Comvax. 1. Comvax là gì? Comvax là vắc-xin liên hợp Haemophilus B và vắc-xin viêm gan B, được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib) và vi-rút viêm gan B gây ra. Vắc-xin hoạt động bằng cách khiến cơ thể tự sản sinh ra chất bảo vệ (kháng thể) chống lại bệnh. Nhiễm vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) có thể gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như viêm màng não, viêm nắp thanh quản, viêm màng ngoài tim, viêm phổi và viêm khớp nhiễm trùng. Viêm màng não do Hib có thể gây tử vong hoặc để lại cho trẻ những tổn thương vĩnh viễn và nghiêm trọng, chẳng hạn như chậm phát triển trí tuệ, động kinh, điếc hoặc mù một phần.Nhiễm virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây ra các bệnh gan nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm gan, xơ gan và một loại ung thư gan gọi là ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát.Phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B hoặc là người mang virus viêm gan B có thể truyền bệnh cho con khi sinh ra. Tiêm chủng ngừa bệnh viêm gan B được khuyến khích cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 2. Chỉ định của vắc-xin Comvax Comvax được chỉ định để chủng ngừa các bệnh do Haemophilus influenzae týp B và nhiễm trùng do virus viêm gan B ở trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 15 tháng tuổi sinh ra từ mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính.Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg dương tính nên được tiêm globulin miễn dịch và vắc-xin ngừa viêm gan B khi mới sinh và phải hoàn thành đợt tiêm chủng viêm gan B theo một lịch trình cụ thể.Trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ không rõ tình trạng HBsAg nên được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B khi mới sinh và phải hoàn thành liệu trình vắc-xin viêm gan B đúng quy định.Thời điểm chủng ngừa Comvax lý tưởng là khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi hoặc càng sớm càng tốt. Để hoàn thành phác đồ 3 liều Comvax trong thời gian quy định, nên bắt đầu tiêm phòng muộn nhất là khi trẻ 10 tháng tuổi. 3. Liều dùng và cách sử dụng Comvax Trẻ sơ sinh có mẹ có HBsAg âm tính nên được chủng ngừa 3 liều vắc-xin Comvax 0.5mL, lý tưởng nhất là khi trẻ được 2, 4 và từ 12-15 tháng tuổi. Nếu không thể tuân theo lịch trình khuyến cáo, khoảng cách giữa 2 liều đầu tiên phải là ít nhất 6 tuần, khoảng cách giữa liều thứ 2 và thứ 3 phải càng gần càng tốt từ 8 đến 11 tháng.Trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ có HBsAg dương tính hoặc không rõ tình trạng HBsAg phải tuân theo các quy định cụ thể.Vắc-xin Comvax được dùng để tiêm bắp. Đùi trước là vị trí được khuyến cáo để tiêm bắp ở trẻ sơ sinh. Dữ liệu cho thấy rằng các mũi tiêm ở mông thường xuyên được tiêm vào mô mỡ thay vì vào cơ. Vì tiêm như vậy đã dẫn đến tỷ lệ hoạt chất vào huyết thanh thấp hơn dự kiến.Việc tiêm phải được thực hiện bằng một kim tiêm đủ dài để đảm bảo sự hấp thu của vắc-xin trong bắp thịt. ACIP đã khuyến cáo rằng đối với tiêm bắp, kim tiêm phải có chiều dài đủ để tự chạm vào khối cơ.Lắc kỹ trước khi rút vắc-xin và sử dụng. Các sản phẩm dùng đường tiêm phải được kiểm tra bằng mắt thường để tìm các hạt lạ và sự đổi màu trước khi sử dụng.Phụ huynh nên cố gắng đưa trẻ đi tiêm đúng lịch hẹn. Nếu bỏ lỡ một liều vắc-xin Comvax, hãy đặt lịch hẹn khác càng sớm càng tốt. 4. Tác dụng phụ của Comvax là gì? Các tác dụng phụ khi sử dụng Comvax là: Sốt, khối cứng ở vị trí tiêm, đau nhức và sưng ở chỗ tiêm, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, ho, khó thở, đau đầu, mất giọng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì, viêm họng, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường,...Một số tác dụng phụ xảy ra với tần suất chưa xác định như chảy máu nướu răng, phồng rộp, bong tróc da, máu trong nước tiểu hoặc phân, co giật, bệnh tiêu chảy, khó nuốt, chóng mặt, tim đập nhanh, ngứa, đau khớp hoặc cơ, phát ban trên mặt/ mí mắt/ môi/ lưỡi/ cổ họng/ bàn tay/ bàn chân hoặc các cơ quan sinh dục, bọng mắt hoặc sưng mí mắt, mắt đỏ, khó chịu, khó thở, phát ban da, vết loét hoặc đốm trắng trong miệng/ trên môi, tức ngực, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, thở khò khè.Cha mẹ cần theo dõi sát trẻ sau khi tiêm vắc-xin. Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường nên lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời 5. Những lưu ý khi sử dụng vắc-xin Comvax Nếu trẻ bị phát ban da, nổi mề đay hoặc bất kỳ phản ứng dị ứng nào sau khi tiêm vắc-xin này, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.Không sử dụng vắc-xin Comvax cho trẻ dưới 6 tuần tuổi.Hãy cho bác sĩ biết nếu trẻ bị dị ứng với cao su latex. Các lọ vắc-xin có thể chứa cao su latex tự nhiên và do đó có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những bệnh nhân nhạy cảm với latex.Trước khi trẻ làm bất kỳ xét nghiệm y tế nào, hãy nói với bác sĩ phụ trách rằng trẻ đang được chủng ngừa với Comvax. Kết quả của một số xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi vắc-xin này.Sự hiện diện của các vấn đề y tế khác có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng vắc-xin Comvax. Hãy thông báo với bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ vấn đề y tế nào sau đây: Chảy máu (ví dụ, bệnh máu khó đông, giảm tiểu cầu) vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu tại chỗ tiêm; trẻ đang bệnh nặng kèm theo sốt; hệ thống miễn dịch yếu do bệnh hoặc thuốc (ví dụ: những người đang điều trị steroid, hóa trị ung thư, nhiễm HIV) vì Comvax có thể không hoạt động tốt ở những bệnh nhân này.Người cao tuổi: Vắc-xin Comvax không được khuyến cáo cho người lớn hoặc bệnh nhân lão khoa.Phụ nữ cho con bú: Không có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ để xác định nguy cơ trẻ sơ sinh khi sử dụng Comvax trong thời kỳ cho con bú. Cân nhắc lợi ích tiềm năng so với những rủi ro có thể xảy ra trước khi dùng Comvax khi cho con bú.Tương tác với thuốc: Một số loại thuốc không nên được sử dụng cùng nhau do nguy cơ xảy ra tương tác. Bệnh nhân hãy thông báo với nhân viên y tế tất cả các loại thuốc theo toa hoặc không theo toa đang sử dụng.Bài viết đã cung cấp các thông tin tổng quan về vắc-xin Comvax. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về loại vắc-xin này, bạn nên liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-bi-tac-tia-sua-16965373.htm
13-08-2013
Làm gì khi bị tắc tia sữa?
Tôi 32 tuổi, lần đầu làm mẹ, sinh con được hơn 4 tháng. Mấy ngày nay, thời tiết khó chịu nên con tôi bú ít hơn mọi khi. Chính vì thế mà hai bầu vú tôi có hiện tượng bị căng cứng, đau đến phát sốt. Tôi đã tìm cách vắt bớt sữa đi nhưng vẫn không cải thiện được là bao. Xin quý báo tư vấn tôi cần phải làm gì? Nguyễn Thị Lan (Nghệ An) Khi bị tắc sữa, việc đầu tiên bạn cần làm là day ép hai bầu vú bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào bầu vú. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại; Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy. Kết hợp dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như: Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu vú (trừ đầu vú), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp bầu vú thì sau 3, 4 ngày sẽ hết tắc. Hoặc dùng lá mít hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới hoặc nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai vú theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu có thể gây ra áp-xe vú. BS. Văn Đức
https://tamanhhospital.vn/viem-tai-ngoai-co-tu-khoi/
19/07/2023
Viêm tai ngoài có tự khỏi được không? Thời gian bao lâu thì khỏi bệnh?
Viêm tai ngoài xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người lớn. Viêm tai ngoài có tự khỏi hay phải điều trị? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này thường có nguyên nhân từ nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai ngoài thường gặp như ngứa, đau, hoặc cảm giác đầy tai, ù tai, chảy dịch tai, sốt, giảm thính lực. Đau dữ dội có thể lan đến cổ, mặt hoặc một bên đầu. Sưng hạch bạch huyết quanh tai hoặc ở cổ trên. Đỏ hoặc sưng da quanh tai. Viêm tai ngoài là bệnh lành tính nhưng biến chứng của nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thính lực, thần kinh mặt. Vậy viêm tai ngoài có tự khỏi khônghay phải điều trị? Nhiều người thắc mắc viêm tai ngoài có tự khỏi được không? Mục lụcThế nào là bệnh viêm tai ngoài?Viêm tai ngoài có tự khỏi không?1. Bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi được không?2. Phương pháp điều trị viêm tai ngoài cho nhanh khỏiViêm tai ngoài bao lâu thì khỏi?Khi nào cần đến bệnh viện?Làm sao để phòng ngừa viêm tai ngoài?Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài?Thế nào là bệnh viêm tai ngoài? Viêm tai ngoài là bệnh nhiễm trùng ống tai do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Bệnh thường gặp ở vận động viên bơi lội. Việc tiếp xúc trong thời gian dài với nước có thể chứa một số vi khuẩn, làm cho da ống tai sưng lên và dễ bị nhiễm trùng hơn. Độ ẩm mùa hè cũng khiến da ống tai thay đổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù bệnh về tai của người bơi lội phổ biến nhất vào mùa hè, nhưng nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Những người mắc các bệnh về da như chàm và tăng tiết bã nhờn có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Những người khác có nhiều khả năng mắc bệnh ở tai bao gồm: Bị chấn thương ống tai, thường là khi cố gắng làm sạch tai bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác; Có ống tai nhỏ không tự thoát nước tốt; Bị chảy mủ do viêm tai giữa mạn tính với thủng màng nhĩ; Thường xuyên sử dụng nút bịt tai hoặc keo xịt tóc; Thường xuyên bị nước vào tai khi tắm hoặc gội đầu. Viêm tai ngoài có tự khỏi không? 1. Bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi được không? Viêm tai ngoài thường là tình trạng nhiễm trùng nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh kéo dài lâu hơn và nhiễm trùng lan sang các mô lân cận gây ra biến chứng nghiêm trọng. Do chúng ta không thể lường trước được diễn tiến của viêm tai ngoài, nên để phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, tốt nhất, cần có biện pháp can thiệp ngay từ đầu. 2. Phương pháp điều trị viêm tai ngoài cho nhanh khỏi Viêm tai ngoài thường được điều trị bằng thuốc nhỏ tai theo toa. Các loại thuốc nhỏ được sử dụng phổ biến nhất là kết hợp axit axetic hoặc thuốc kháng sinh với corticosteroid để làm dịu tình trạng viêm. Thuốc nhỏ được nhỏ vào ống tai ba hoặc bốn lần mỗi ngày trong khoảng năm ngày. Người bệnh cần thực hiện theo các hướng dẫn trên đơn thuốc. Trước đây, phương pháp điều trị tại chỗ được kê đơn phổ biến nhất là sự kết hợp của neomycin, polymyxin và hydrocortisone. Ở những người bị dị ứng với neomycin, việc sử dụng những thuốc nhỏ này có thể khiến ống tai bị đỏ và sưng lên. Phản ứng có thể lan ra tai ngoài và vùng da xung quanh và có thể kèm theo mụn nước. Nếu bị phản ứng như vậy, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc nhỏ tai và đến bệnh viện ngay lập tức. Trong một số trường hợp viêm tai ngoài bị sưng tấy có thể khiến thuốc nhỏ khó đi xuống ống tai. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đặt một chiếc bấc vào ống tai để giúp thuốc vào sâu hơn trong ống tai. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Cần sử dụng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ. Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi? Khi được điều trị, các triệu chứng của viêm tai ngoài thường cải thiện trong vòng 1-3 ngày và biến mất hoàn toàn sau 7-10 ngày. Khi nào cần đến bệnh viện? Khi điều trị viêm tai ngoài, các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 24 giờ và khỏi hẳn sau hai hoặc ba ngày. Nếu trong quá trình điều trị xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.(1) Các triệu chứng tiến triển nặng hơn; Sốt cao, kéo dài; Xuất hiện thêm các triệu chứng khác; Các triệu chứng không thuyên giảm sau 2-3 ngày. Một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề về hệ miễn dịch khác, có thể phát triển thành một dạng nghiêm trọng của tình trạng này được gọi là viêm tai ngoài ác tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải nhập viện ngay lập tức để điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu bị đái tháo đường hoặc một tình trạng khác dễ bị nhiễm trùng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm tai ngoài. Làm sao để phòng ngừa viêm tai ngoài? Để phòng viêm tai ngoài, mỗi người cần lưu ý: Giữ cho ống tai khô ráo. Hạn chế để tai tiếp xúc với nước. Tránh nước lọt vào tai khi tắm, có thể chặn bằng một miếng bông gòn có phủ một lớp dầu khoáng. Nếu bị nước vào tai, hãy lau thật khô. Đầu tiên, nghiêng đầu sang một bên và kéo dái tai theo các hướng khác nhau để giúp nước chảy ra ngoài. Nhẹ nhàng làm khô lỗ mở của ống tai. Sau đó, sử dụng máy sấy tóc ở chế độ thấp nhất trong thời gian ngắn, giữ ở độ dài của cánh tay để làm khô phần còn lại của ống tai. Không dùng tăm bông để ngoáy tai vì có thể gây sang chấn ống tai, dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tăm bông thường đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai và nước có thể bị mắc kẹt sau lớp ráy tai tích tụ. Không sử dụng nút tai trừ khi chúng được thiết kế đặc biệt để ngăn nước vào vì nước bị mắc kẹt ở sau hầu hết các nút tai. Chúng cũng có xu hướng đẩy ráy tai trở lại ống tai. Sử dụng dung dịch nhỏ tai theo hướng dẫn của bác sĩ. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài? Để vệ sinh viêm tai ngoài người bệnh chỉ nên tự dùng bông tăm để thấm dịch ở cửa tai, không nên ngoáy sâu vào ống tai. Sau đó dùng bông tẩy trang hoặc bông y tế nhúng vào nước muối sinh lý lau quanh vành tai và phần má giáp tai. Việc rửa tai cần được thực hiện tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi hoặc ống nội soi cùng các dụng cụ y tế chuyên biệt. Quy trình làm sạch ống tai tại bệnh viện không gây chấn thương bao gồm: Loại bỏ ráy tai và dịch tiết Dịch tiết của tai có thể chứa một số loại độc tố như Pseudomonas exotoxin A. Pseudomonas exotoxin A có thể làm giảm hiệu quả của thuốc nhỏ tai và khiến quá trình viêm tai kéo dài. Bước 1: Bác sĩ Tai Mũi Họng tiến hành nội soi quan sát ống tai. Bác sĩ cũng có thể dùng kính hiển vi để thực hiện bước này thay thế cho nội soi. Bước 2: Bác sĩ sử dụng ống hút hoặc dụng cụ để làm sạch ống tai. Khi màng nhĩ được đảm bảo nguyên vẹn, bác sĩ sẽ dùng các dung dịch sát khuẩn phù hợp để tiến hành rửa ống tai một cách cẩn thận. Việc tự rửa tai tại nhà có thể làm tổn thương tai, gây viêm nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện vệ sinh và điều trị viêm tai ngoài đúng cách, giúp mau khỏi bệnh, tránh biến chứng. Nội soi tai bằng hệ thống máy nội soi hiện đại tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị viêm tai ngoài và các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ: Cũng như các bệnh lý tai mũi họng, viêm tai ngoài là bệnh lý lành tính, thường gặp không đáng lo ngại nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Tuy nhiên, viêm tai ngoài có tự khỏi được không, có cần điều trị không cần được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám và đánh giá. Do đó, khi nghi ngờ có các triệu chứng viêm tai ngoài, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị đúng cách, phòng biến chứng đáng tiếc.
https://suckhoedoisong.vn/bat-loi-qua-trung-gian-mien-dich-cua-thuoc-tri-ung-thu-noi-mac-tu-cung-169191294.htm
03-05-2021
Bất lợi qua trung gian miễn dịch của thuốc trị ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung, là bệnh ác tính phổ biến nhất ở Mỹ và là bệnh ung thư phổ biến thứ sáu ở phụ nữ trên toàn thế giới.Đối với nhiều phụ nữ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung tiến triển sau khi hóa trị chứa platinum hoặc có khiếm khuyết chức năng chỉnh lỗi trên DNA (dMMR), việc sử dụng jemperli (mới được FDA chấp thuận) mang đến một lựa chọn điều trị mới cho một nhóm bệnh nhân này. Phản ứng có hại qua trung gian miễn dịch của thuốc trị ung thư nội mạc tử cung Các phản ứng có hại qua trung gian miễn dịch, có thể nghiêm trọng hoặc gây tử vong, có thể xảy ra ở bất kỳ hệ thống cơ quan hoặc mô nào và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong hoặc sau khi điều trị bằng kháng thể ngăn chặn PD-1 / PD-L1, bao gồm cả jemperli. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của các phản ứng có hại qua trung gian miễn dịch.Đánh giá các xét nghiệm men gan, creatinin, chức năng tuyến giáp tại thời điểm ban đầu và định kỳ trong quá trình điều trị.Đối với các phản ứng có hại nghi ngờ qua trung gian miễn dịch, cần loại trừ các nguyên nhân khác bao gồm cả nhiễm trùng. Cần quản lý y tế kịp thời, và hội chẩn chuyên khoa khi cần. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của phản ứng có hại, ngừng tạm thời hoặc ngừng vĩnh viễn jemperli và dùng corticosteroid toàn thân để ứng phó với bất lợi do thuốc. Cân nhắc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân khác ở những bệnh nhân không kiểm soát được phản ứng có hại qua trung gian miễn dịch với corticosteroid. Một số tình trạng cụ thể của phản ứng có hại Viêm phổi Jemperli có thể gây viêm phổi qua trung gian miễn dịch, có thể gây tử vong.Tỷ lệ viêm phổi ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế PD-1 / PD-L1, bao gồm cả jemperli, có thể tăng lên ở những bệnh nhân đã được xạ trị lồng ngực trước đó. Viêm ruột kết Jemperli có thể gây viêm đại tràng qua trung gian miễn dịch.Tuy nhiên, viêm đại tràng không dẫn đến việc ngừng dùng jemperli ở bất kỳ bệnh nhân nào. Viêm gan Jemperli có thể gây ra bệnh viêm gan qua trung gian miễn dịch, có thể gây tử vong.Corticosteroid toàn thân được sử dụng để ứng phó với tình trạng này. Bệnh nội tiết Suy thượng thận: Jemperli có thể gây suy thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.Đối với suy thượng thận độ 2 trở lên, bắt đầu điều trị triệu chứng theo hướng dẫn của cơ sở, bao gồm thay thế hormone theo chỉ định lâm sàng.Trong một số trường hợp, suy tuyến thượng thận có thể dẫn đến ngưng thuố. Rối loạn tuyến giáp: Jemperli có thể gây rối loạn tuyến giáp qua trung gian miễn dịch.Viêm tuyến giáp có thể có hoặc không kèm theo bệnh nội tiết.Suy giáp có thể theo sau cường giáp.Bắt đầu thay thế hormone hoặc quản lý y tế cường giáp theo chỉ định lâm sàng. Đái tháo đường loại 1: Jemperli có thể gây ra bệnh đái tháo đường týp 1, có thể xuất hiện cùng với nhiễm toan ceton do đái tháo đường.Theo dõi bệnh nhân về tình trạng tăng đường huyết hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh tiểu đường.Bắt đầu điều trị bằng insulin theo chỉ định lâm sàng.Tiếp tục dùng hoặc ngừng vĩnh viễn jemperli tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Viêm thận qua trung gian miễn dịch với rối loạn chức năng thận Jemperli có thể gây viêm thận qua trung gian miễn dịch, có thể gây tử vong.Viêm thận xảy ra ở 0,5% (2/444) bệnh nhân trong thử nghiệm lâm sàng, cả hai đều là độ 2. Viêm thận không dẫn đến ngừng jemperli và khỏi ở cả hai bệnh nhân.1 trong 2 bệnh nhân bị viêm thận cần dùng corticosteroid toàn thân. Phản ứng có hại ngoài da Jemperli có thể gây phát ban hoặc viêm da qua trung gian miễn dịch.Viêm da nổi mụn nước và tróc da, bao gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS), đã xảy ra với kháng thể ngăn chặn PD-1 / PD-L1.Thuốc làm mềm da và / hoặc corticosteroid bôi tại chỗ có thể thích hợp để điều trị phát ban không bóng nước / tróc da từ nhẹ đến trung bình.Tiếp tục dùng hoặc ngừng vĩnh viễn jemperli tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Các phản ứng có hại khác Hệ thần kinh:Viêm màng não, viêm não, hội chứng nhược cơ / bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre, liệt dây thần kinh, bệnh thần kinh tự miễn Tim mạch / mạch máu:Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm mạch máu Mắt:Viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, nhiễm độc viêm mắt khác.Một số trường hợp có thể liên quan đến bong võng mạc.Có thể xảy ra nhiều mức độ khiếm thị khác nhau bao gồm mù lòa. Tiêu hóa:Viêm tụy, bao gồm tăng nồng độ amylase và lipase huyết thanh, viêm dạ dày, viêm tá tràng Cơ xương và mô liên kết:Viêm cơ / viêm đa cơ, tiêu cơ vân và các di chứng liên quan bao gồm suy thận, viêm khớp, đau đa cơ do thấp khớp Nội tiết:Suy tuyến cận giáp Độc tính đối với phôi thai và quá trình cho con bú Dựa trên cơ chế hoạt động, jemperli có thể gây hại cho thai nhi.Tư vấn cho phụ nữ có thai về nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.Tư vấn cho phụ nữ có khả năng sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi điều trị bằng jemperli và trong 4 tháng sau liều cuối cùng.Do có khả năng xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng từ jemperli ở trẻ bú sữa mẹ, khuyên phụ nữ không nên cho con bú trong khi điều trị với jemperli và trong 4 tháng sau liều cuối cùng.
https://tamanhhospital.vn/tre-dau-dau-buon-non/
09/10/2023
Trẻ đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc
Trẻ đau đầu buồn nôn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ngộ độc, viêm màng não, viêm não,… Do đó, khi trẻ có dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcTrẻ đau đầu buồn nôn là gì?Nguyên nhân trẻ đau đầu buồn nôn1. Trẻ bị đau đầu buồn nôn do ngộ độc thực phẩm2. Viêm đường hô hấp, cảm lạnh3. Viêm màng não vô khuẩn hoặc do virus ở trẻ em4. Viêm não5. Nhiễm độc chì6. Ngộ độc carbon monoxide7. Chấn thương đầu khiến trẻ bị đau đầu, buồn nôn8. Trẻ bị đau đầu, buồn nôn do chứng đau nửa đầu9. Yếu tố tâm lýCách chăm sóc trẻ bị đau đầu buồn nônKhi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế?Trẻ đau đầu buồn nôn là gì? Đau đầu là tình trạng đau nhức ở một khu vực nhất định trên đầu hoặc toàn bộ vùng đầu. Mức độ cơn đau đầu của mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau nhưng phần lớn sẽ không quá nghiêm trọng. (1) Buồn nôn là tình trạng khó chịu ở vùng bụng, dạ dày khiến người bệnh liên tục có cảm giác muốn nôn ra. Khi trẻ bị đau đầu và buồn nôn cùng lúc và càng ngày càng trở nên nặng nề hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. Nguyên nhân trẻ đau đầu buồn nôn Trẻ bị đau đầu buồn nôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng này gồm: 1. Trẻ bị đau đầu buồn nôn do ngộ độc thực phẩm Trẻ đau đầu buồn nôn sau bữa ăn có thể là do ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, thức ăn ôi thiu hay không rõ nguồn gốc. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, sốt nhẹ, đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, suy nhược, chán ăn, thậm chí, nguy hiểm hơn là các dấu hiệu mất nước, thần kinh. Bên cạnh đó, nitrat, một loại chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích hay các chất phụ gia có trong bột ngọt cũng có thể khiến trẻ bị đau đầu. Trẻ uống nhiều nước ngọt, soda,… cũng có thể bị đau đầu. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lành mạnh, có nguồn gốc, thành phần rõ ràng. Ngộ độc thực phẩm ở trẻ thường sẽ cải thiện sau một vài ngày khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ cần có sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh để cải thiện sức khỏe, ví dụ như ngộ độc thực phẩm do khuẩn Listeria. Chất bảo quản trong xúc xích có thể khiến trẻ đau đầu buồn nôn. 2. Viêm đường hô hấp, cảm lạnh Các bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang,… là nguyên nhân gây đau đầu buồn nôn phổ biến ở trẻ. Sốt là biểu hiện điển hình khi trẻ mắc các bệnh này, bố mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ để có can thiệp kịp thời, phòng trừ trường hợp bệnh trở nặng, gây biến chứng. Một số triệu chứng thường gặp khác như ho (ho khan, ho có đờm), sổ mũi, đau họng, ngứa họng, ngứa tai,… 3. Viêm màng não vô khuẩn hoặc do virus ở trẻ em Trẻ bị viêm màng não cũng có biểu hiện đau đầu, buồn nôn. Bên cạnh đó, bệnh còn gây nên một số triệu chứng như sốt, cứng cổ, chán ăn, nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn, mệt mỏi, phát ban, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn. Viêm màng não do vi khuẩn thường xuất hiện sau khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh 3 – 7 ngày, sau khi bị cảm lạnh, tiêu chảy hay mắc các nhiễm trùng khác. Đối với viêm màng não vô khuẩn, bệnh có thể khỏi sau 5 – 14 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến trẻ co giật, đột quỵ và đe dọa tử vong ở trẻ. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu viêm màng não hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 4. Viêm não Đau đầu, buồn nôn cũng là triệu chứng thường gặp của viêm não. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể được gây ra bởi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay do một số loại thuốc, bệnh lý khác. Trẻ mắc bệnh cần được cấp cứu kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng và di chứng nguy hiểm do viêm não gây ra. Một số triệu chứng khác khi trẻ bị viêm não gồm: sốt, buồn ngủ, cứng khớp, mệt mỏi, yếu cơ, lú lẫn, nhạy cảm với ánh sáng, khó nói chuyện, khó di chuyển, xuất hiện co giật, mất ý thức, hôn mê. Trẻ sơ sinh bị viêm não có thể có biểu hiện thóp phồng, cáu kỉnh, quấy khóc bất thường hoặc ngủ gà, bỏ bú. 5. Nhiễm độc chì Nhiễm độc chì là tình trạng chì tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Quá trình này có thể bắt đầu từ nhiều tháng, nhiều năm trước. Chỉ với một lượng chì nhỏ bên trong cơ thể, trẻ cũng có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy chì có thể làm hỏng hầu hết các cơ quan của cơ thể, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí não và tinh thần. Trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn bởi hệ thần kinh của chúng rất nhạy cảm với chì. Một số dấu hiệu nhiễm độc chì: Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, chán ăn, kém tăng trưởng, chuột rút, đau khớp, yếu cơ, đau đầu, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, da tái nhợt, thiếu máu, khó ngủ, hôn mê, xuất hiện co giật. 6. Ngộ độc carbon monoxide Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi, không vị được tạo ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu có chứa carbon (gỗ, than củi, xăng, than đá,…). Ngộ độc carbon monoxide là tình trạng cơ thể hít phải khí CO làm suy giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn đến sự thiếu hụt oxy trong tế bào và các cơ quan như não, tim. Các triệu chứng khi trẻ ngộ độc carbon monoxide khá giống với bệnh cúm và có thể được cải thiện khi trẻ được di chuyển ra khỏi khu vực nhiều CO. Một số triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc CO: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, hụt hơi, tức ngực, tăng nhịp tim, mất thính giác, mất phương hướng, mờ mắt. 7. Chấn thương đầu khiến trẻ bị đau đầu, buồn nôn Trẻ hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị ngã hơn người lớn. Điều này có thể gây nên các vết sưng, bầm tím ở vùng đầu khiến trẻ bị đau đầu. Tuy nhiên, các chấn thương này thường diễn ra ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm nhưng nếu trẻ bị ngã, va đập mạnh vào vùng đầu thì bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, đặc biệt, khi trẻ đau đầu buồn nôn kèm theo biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi,… Đây là dấu hiệu của chấn thương vùng đầu nghiêm trọng, cần được đưa đến bệnh viện khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Trẻ có thể bị đau đầu buồn nôn do té ngã gây chấn thương đầu. 8. Trẻ bị đau đầu, buồn nôn do chứng đau nửa đầu Đau đầu buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình của chứng đau nửa đầu. Đây là một trong những hội chứng thường được gây ra bởi yếu tố di truyền. Các triệu chứng thường gặp của chứng đau nửa đầu gồm: Nhói hoặc đau đầu Cơn đau trở nên nặng hơn khi vận động Da tái nhợt Đau bụng Buồn nôn, nôn Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. 9. Yếu tố tâm lý Cảm giác áp lực, căng thẳng do các vấn đề học tập, các mối quan hệ cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng đau đầu buồn nôn. Tình trạng này kéo theo các cảm giác buồn bã, cô đơn và có thể khiến trẻ bị trầm cảm. Do đó, bố mẹ nên chú ý đến cảm xúc của trẻ nhằm phát hiện sớm chứng đau đầu buồn nôn khi căng thẳng, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm hay hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Cách chăm sóc trẻ bị đau đầu buồn nôn Trẻ bị đau đầu buồn nôn, tốt nhất, nên được đưa đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Đối với các trường hợp tình trạng này diễn ra ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện chúng bằng một số cách dưới đây: Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng vừa phải, phù hợp. Chườm khăn mát lên trán, cổ hoặc mắt của trẻ khi ngủ. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, ăn thực phẩm lành mạnh, đảm bảo an toàn vệ sinh. Tránh để trẻ áp lực, căng thẳng, thường xuyên trò chuyện, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc có thể dùng tại nhà với liều lượng phù hợp để cải thiện các triệu chứng của trẻ. Hạn chế cho trẻ vận động mạnh. Đau đầu buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi thực hiện các phương pháp trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế? Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng, nguy cơ xuất hiện biến chứng cao, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời: Trẻ bị đau đầu, buồn nôn, nói lắp. Gia đình có tiền sử mắc bệnh thần kinh. Cường độ cơn đau ngày một dữ dội hơn, tần suất cao hơn (trên 3 lần/tuần). Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn. Nhịp tim, nhịp thở, huyết áp tăng hoặc không đều. Thân nhiệt tăng cao. Trẻ thấy đau khi vận động. Trẻ bị mất thăng bằng, thị lực kém, mất sức. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ: Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ đau đầu buồn nôn, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị phù hợp. Việc phát hiện và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nhất là các trường hợp đau đầu buồn nôn do các bệnh lý nguy hiểm.
https://suckhoedoisong.vn/luu-y-quan-trong-khi-tri-nam-da-bang-laser-169220728115030068.htm
29-07-2022
‏Lưu ý khi trị nám da bằng laser
‏1. Tác dụng của laser trong điều trị nám da ?‏ Tia laser phát ra sẽ phá hủy các hạt sắc tố thành những hạt li ti, sau đó cơ thể sẽ đào thải từ từ ra ngoài theo cơ chế tự nhiên. Kết quả đạt được là các đốm sắc tố mờ dần, da trông sáng và đều màu hơn.‏ ‏Tuy nhiên, theo BS. Hà Thị An Diên - chuyên gia da liễu, điều trị nám da bằng laser không phải lựa chọn hàng đầu khi bắt đầu điều trị nám. Sử dụng thuốc đường bôi và tránh nắng vẫn là lựa chọn đầu tiên. Hơn nữa, laser thường sẽ được lựa chọn để phối hợp điều trị nám chứ không sử dụng laser đơn thuần.‏ ‏2. Trị nám da bằng laser có an toàn không?‏ BS. Hà Thị An Diên - chuyên gia da liễu. Vậy trị nám da bằng laser có an toàn không? BS. Hà Thị An Diên cho biết, laser là phương pháp điều trị nám hiệu quả, tuy nhiên, năng lượng phát ra từ tia laser không an toàn tuyệt đối. Nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:‏ ‏- Cảm giác đau rát: Khi thực hiện laser để điều trị nám, người bệnh có thể cảm thấy nóng, đau, bỏng rát do tia laser. Cảm giác đau có thể kéo dài một vài tiếng sau khi kết thúc thủ thuật.‏ - Đỏ da: Đỏ da rất thường xảy ra sau khi thực hiện laser trị nám. Đỏ da được xem là đáp ứng bình thường của da đối với laser khi tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ đến ít ngày sau đó. ‏- Bỏng da: Bỏng da do thực hiện laser nếu sử dụng năng lượng không đúng. Tình trạng này không phải hiếm gặp, đã có nhiều trường hợp bỏng da dẫn đến sẹo.‏ - Rối loạn sắc tố: Rối loạn sắc tố là tình trạng tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố hoặc cả tăng cả giảm hoặc mất sắc tố sau quá trình tác động cơ học của laser. ‏ Để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra ngay sau khi bắn laser (như đau rát, đỏ da, bỏng da) nên tiến hành điện di lạnh và đắp mặt nạ phục hồi ngay sau khi thực hiện thủ thuật tại cơ sở điều trị. Mặt khác người dân nên chọn các cơ sở thẩm uy tín, có người thực hiện thủ thuật phải được đào tạo đúng chuyên môn để thực hiện trị liệu, đồng thời biết cách chăm sóc da sau laser tại nhà tốt để da hồi phục tốt. ‏ 3. Chăm sóc da sau khi trị nám bằng laser Để bảo vệ da sau khi trị nám bằng laser, bạn nên: TIN LIÊN QUAN Tổng quan về nám da: Nguyên nhân, điều trị và biện pháp phòng ngừa Có thuốc nào trị dứt điểm nám da? ‏ Chống nắng ‏ Chống nắng là một bước chăm sóc da rất quan trọng đặc biệt là sau khi trị nám bằng laser. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2-3 giờ để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa. Lưu ý, cần thoa kem trước khi ngoài tối thiểu 20-30 phút để da có thời gian hấp thụ kem chống nắng. Ngoài ra, luôn đảm bảo đeo khẩu trang, mũ rộng vành, kính râm khi ra ngoài để bảo vệ da chống nắng.‏ ‏ Dưỡng ẩm ‏ Ảnh hưởng từ tia laser có thể gây ảnh hưởng tạm thời đến hàng rào bảo vệ da, khiến da rất dễ mất nước và trở nên khô ráp. Vì vậy cần cấp ẩm thường xuyên giúp da không bị bong tróc và nhanh chóng hồi phục. ‏ ‏BS. Hà Thị An Diên cho biết, có thể kết hợp sử dụng các hoạt chất ức chế sắc tố phát triển, làm sáng, chống lão hóa bằng đường bôi, đường uống để làm tăng hiệu quả điều trị.‏ ‏ Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học ‏ Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh giàu vitamin và các chất chống oxy hóa. Đồng thời hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp đẩy lùi nám da và duy trì làn da khỏe mạnh. Mời bạn đọc xem tiếp video: Cách dùng nha đam làm đẹp da mà không bị ngứa | SKĐS Minh Tâm Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-cung-khop-tai-phat-khi-chuyen-mua-vi
Cảnh giác cứng khớp tái phát khi chuyển mùa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bệnh cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi khớp, vận động bị hạn chế. Cứng khớp là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp, đặc biệt cứng khớp tái phát thường xảy ra khi chuyển mùa. 1. Bệnh cứng khớp là gì? Khớp là vị trí các đầu xương kết nối với nhau, dựa vào mức độ hoạt động, khớp trong cơ thể được chia thành ba loại là: khớp bất động, khớp bán động và khớp động. Trong đó, khớp động hay còn gọi là khớp hoạt dịch, là loại khớp phổ biến ở các chi. Khớp hoạt dịch được cấu tạo gồm dây chằng giúp gắn các xương với nhau, gân giúp nối xương với cơ, sụn bao lấy đầu khớp để ngăn các xương tiếp xúc, bao khớp là lớp màng bao quanh khớp, giúp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp vận động linh hoạt và nuôi dưỡng sụn. Nhờ cấu tạo và cơ chế làm việc của khớp mà quá trình vận động, thay đổi tư thế của con người được dễ dàng, thoải mái.Bị cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác như co duỗi khớp gối, gấp duỗi khớp bàn tay, ngón tay, cúi người, xoay cổ,... Triệu chứng khớp cứng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài 1-2 giờ. Các khớp thường bị cứng khớp là khớp tay, khớp chân, khớp ở đốt ngón tay, ngón chân, khớp cổ,...Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cứng khớp như:Tuổi: sau nhiều năm sử dụng, các khớp xương đã chịu một áp lực đáng kể và sẽ trở nên yếu đi. Bị cứng khớp là một phần tất yếu của sự lão hóa. Cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người bị cứng khớp trong cộng đồng tăng lên đáng kể. Tuổi cao là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh cứng khớp hiện nay Bệnh viêm khớp dạng thấp: là bệnh tự miễn gây viêm khớp mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc của khớp gây viêm, đau và cứng khớp. Viêm khớp dạng thấp kéo dài theo thời gian có thể gây biến dạng khớp và xói mòn xương. Đây là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30 - 60.Bệnh Lupus: Cũng giống như viêm khớp dạng thấp, lupus là bệnh tự miễn dịch tấn công các mô và cơ quan. Khi tấn công các khớp, bệnh lupus có thể dẫn đến cứng khớp, đau, sưng.Viêm bao hoạt dịch: bệnh viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở một số khớp hoạt động thường xuyên như khớp vai, khớp gối, khớp hông, khớp khuỷu tay, ngón tay, gót chân. Khi bao hoạt dịch bị viêm có thể dẫn đến tình trạng đau, cứng khớp ở khớp tương ứng.Bệnh gout: gây sưng đau, cứng khớp, khó đi lại. Khớp ngón chân cái thường bị ảnh hưởng đầu tiên.Các bệnh viêm xương khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương khớp do chấn thương,... đều có thể gây tình trạng cứng khớp. 2. Cảnh giác cứng khớp tái phát khi chuyển mùa Bị cứng khớp kéo dài là một biểu hiện xấu của sức khỏe xương khớp, ngoài gây khó khăn cho vận động, sinh hoạt còn có thể gây những hậu quả xấu về sau. Cơ quan kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cảnh báo, 80% các bệnh nhân các biểu hiện cứng đơ khớp, hạn chế vận động là dấu hiệu sớm của tàn phế khớp nếu không được điều trị kịp thời.Cứng khớp tái phát rất dễ xảy ra, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh. Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này như:Trời lạnh làm các mạch máu co thắt lại, lượng máu đến nuôi khớp bị suy giảm. Đặc biệt ở người cao tuổi, các mạch máu bị lão hóa, không còn hoạt động tốt như thời trẻ, lưu lượng máu đến khớp sẽ ít đi. Khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, nếu nơi ngủ không đảm bảo đủ ấm, nhà ở không kín gió, các triệu chứng cứng khớp tái phát rất dễ xảy ra. Thời tiết lạnh các mạch máu co lại gây ra triệu chứng cứng khớp tái phát Khi trời lạnh, mọi người thường có thói quen ít vận động hơn, điều này làm giảm lưu thông khí huyết, dẫn đến tình trạng đau mỏi, cứng khớp tái phát.Ngoài ra, khi trời lạnh, sức đề kháng cơ thể suy giảm, nhiều căn bệnh như viêm khớp dạng thấp tấn công cơ thể gây cứng khớp. 3. Làm gì để ngăn ngừa cứng khớp tái phát? Để ngăn ngừa cứng khớp tái phát, khi mắc các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, chấn thương khớp, thoái hóa khớp,... người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị, đặc biệt là các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán/sản xuất từ những người không có chuyên môn y dược. Các bệnh về xương khớp cần điều trị trong thời gian dài, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nóng vội bỏ cuộc hoặc điều trị gián đoạn, sẽ khó kiểm soát tình trạng bệnh, nguy cơ bệnh diễn biến nặng, việc điều trị càng thêm tốn kém, phức tạp.Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, ở người cao tuổi cần đặc biệt giữa ấm các khớp gối, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Để giảm tình trạng đau nhức, hạn chế vận động khi khớp cứng xảy ra, người bệnh có thể áp dụng chườm nóng và chườm lạnh. Chườm nóng bằng gạc hoặc chai nước ấm giúp tăng lưu thông máu vùng khớp, giúp cơ bắp thư giãn. Còn chườm lạnh bằng gạc vào khớp cứng giúp giảm viêm và sưng. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp bị đau bằng dầu gió, dầu tràm, dầu khuynh diệp, các loại cồn xoa bóp,... cũng có tác dụng rất tốt giúp giãn cơ, giảm đau, lưu thông máu. Kỹ thuật chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm tình trạng đau nhức khớp ở người bệnh Tập thể dục và tập vật lý trị liệu cũng là một cách hiệu quả để cải thiện tính di động của khớp. Trước khi tập thể dục, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ vận động phù hợp, tập thể dục sai cách có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh xương khớp.Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa các khớp phải chịu lực như khớp háng, khớp gối. Do đó, giảm cân ở người thừa cân, béo phì là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa cứng khớp xảy ra sớm ở người trẻ tuổi. Quy trình điều trị thoái hóa khớp bằng Tế bào gốc
https://suckhoedoisong.vn/5-bai-thuoc-nam-dieu-tri-viem-dai-trang-man-tinh-169211023185019437.htm
27-10-2021
5 bài thuốc nam điều trị viêm đại tràng mạn tính
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng - Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn gây hội chứng ly như shigella, samonella... - Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia. - Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sản ruột. - Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột. - Táo bón kéo dài. - Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh : Xúc động, lo lắng, stress … ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật gây nên bệnh . Viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng - Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2-6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa. Bụng trướng hơi: khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu. - Đau bụng: Là triệu chứng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đỡ đau hơn. Bài thuốc nam chữa viêm đại tràng 1.Viêm đại tràng thể đại tiện lỏng: Dùng bài: Nam mộc hương 40g, bạch chỉ 40g, sâm đại hành 40g. Tất cả sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g, hòa nước sôi để chiêu thuốc. 2.Viêm đại tràng co thắt, đại tiện táo: Dùng bài: Bồ công anh (nấu thành cao) 100g, nam mộc hương 60g, thảo quyết minh 50g. Hai vị sao vàng, tán bột, hòa với cao bồ công anh, làm thành viên. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 6g. 3.Viêm đại tràng, đi ngoài ra máu: Dùng bài: Bột quả tơ hồng 20g, hoa hòe 30g, hoa kinh giới 20g. Các thứ trên sao đen tồn tính, lòng đỏ trứng gà (luộc chín) 1 quả, phèn phi 5g, sáp ong 15g. Lấy lòng đỏ trứng nghiền ra cho vào sáp ong, khuấy đều với các bột trên, làm thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. 4. Rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể: Dùng bài: Bố chính sâm 12g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, ý dĩ sao 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g. Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g hoặc sắc uống ngày một thang. 5. Viêm đại tràng thể táo bón, người mệt mỏi, ăn uống kém: Dùng bài: Lá dâu (đồ chín, phơi khô) 500g, vừng đen sao 250g, con tằm (đồ chín, sấy khô) 250g. Tất cả tán bột, lấy kẹo mạch nha hoặc mật ong làm viên, sấy khô. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 10g. Nam mộc hương, vị thuốc điều trị viêm đại tràng Phòng bệnh viêm đại tràng -Tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. + Chất béo: Ăn hạn chế, không quá 15g/ngày. Uống đủ nước. Khi bị táo bón: Ăn ít chất béo, tăng chất xơ. Ăn làm nhiều bữa nhỏ. Khi bị tiêu chảy: Ăn ít chất xơ. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì nên gọt bỏ vỏ. + Tránh những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sô cô la, trà… các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Không lạm dụng gia vị chua, cay, rượu, bia. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi, sống như rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, gỏi cá. + Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt. + Nên dùng các thực phẩm: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải. Mời bạn xem thêm video: Phiên chợ đặc biệt. Lương y Vũ Quốc Trung Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://vnvc.vn/cach-tri-sui-mao-ga/
28/07/2023
10 cách trị sùi mào gà an toàn, hiệu quả hiện nay
Sùi mào gà là một trong những bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục gây ra bởi virus HPV. Sùi mào gà không chỉ gây ra các biểu hiện lành tính trên bề mặt da mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật,… Vậy bệnh có thể phòng ngừa được không? Có những cách trị sùi mào gà nào an toàn và hiệu quả? BS Nguyễn Văn Quảng – Quản lý Y khoa vùng 4 khu vực miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Vắc xin Gardasil 9 có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan đến virus HPV. Nó có khả năng phòng ngừa sự mào gà ở nam giới và nữ giới, cùng với việc giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn và vòm họng. Cần thiết tiêm vắc xin Gardasil 9 càng sớm càng tốt trong độ tuổi từ 9-45, khi hệ miễn dịch của cơ thể phát triển tốt và chưa tiếp xúc quá nhiều với virus HPV.” Mục lục1. Tìm hiểu về sùi mào gà2. Bệnh sùi mào gà có chữa được không?3. Nên chủ động phòng ngừa sùi mào gà từ sớm4. Hướng dẫn cách trị sùi mào gà an toàn4.1. Dùng thuốc tây trị sùi mào gà4.2. Dùng liệu pháp áp lạnh chữa sùi mào gà4.3. Trị sùi mào gà bằng phương pháp quang động học (ALA-PDT)4.4. Đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện4.5. Sử dụng laser trị sùi mào gà4.6. Cắt bỏ sùi mào gà4.7. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà5. Điều trị sùi mào gà ở đâu tốt và an toàn?6. Những lưu ý quan trọng khi điều trị sùi mào gà7. Những tác hại của sùi mào gà khi không điều trị dứt điểm8. Các câu hỏi thường gặp về cách trị sùi mào gà1. Tìm hiểu về sùi mào gà Bệnh sùi mào gà là bệnh lý sinh dục do virus HPV gây ra, lây truyền thông qua đường tình dục, tiếp xúc trực tiếp hoặc lây truyền từ mẹ qua con trong quá trình sinh đẻ. Nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà là sự xâm nhập và tấn công của virus HPV với hơn 200 chủng virus khác nhau, trong đó có hơn 40 chủng có thể gây ra bệnh ở bộ phận sinh dục, khu vực hậu môn. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà bao gồm những mụn cóc, hạt cơm, u nhú hoặc tổn thương phẳng, mềm có màu hồng nhạt, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ quan sinh dục, từ âm hộ, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn, dương vật hoặc miệng và họng. Nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương có thể phát triển nhanh và lan rộng ra xung quanh, tạo thành các mảng, khối lớn. Bệnh sùi mào gà là một bệnh có mức độ nguy hiểm cao, có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc các tế bào bị nhiễm, nên sùi mào gà có thể là khởi đầu cho các vấn đề ung thư sinh dục (ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…), các biến chứng trong thai kỳ như lây nhiễm virus HPV sang trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ, khiến trẻ nhiễm HPV trong thanh quản, gây sùi mào gà trong miệng, cản trở hô hấp, gây tử vong. [1] Sùi mào gà có thể gây ra tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ giới, thẳng tay tước đoạt đi thiên chức làm cha, làm mẹ thiêng liêng của người bệnh. 2. Bệnh sùi mào gà có chữa được không? KHÔNG. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Điều này có nghĩa là bệnh nhân mắc sùi mào gà có thể mang theo bệnh suốt đời. Bệnh có thể xuất hiện hoặc không có triệu chứng nhưng bệnh nhân hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác nếu không thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay hầu hết chỉ có thể hỗ trợ người bệnh giảm các triệu chứng hoặc loại bỏ thương tổn, không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, mục đích của việc điều trị là phá hủy các sẩn, đồng thời tăng cường miễn dịch toàn thân và tại chỗ để diệt virus HPV. Bệnh sùi mào gà có thể bị tái phát do vệ sinh kém và tình trạng tự lây nhiễm bởi HPV không được điều trị và tiêu diệt triệt để. Nếu không được điều trị, sùi mào gà sẽ tiến triển mạn tính, các triệu chứng sẽ ngày càng tăng nặng và có thể xuất hiện những đợt bội nhiễm gây đau đớn, nguy cơ biến chứng ung thư sinh dục và tử vong cao. [2] 3. Nên chủ động phòng ngừa sùi mào gà từ sớm Bệnh sùi mào gà có thể gây ra rất nhiều biểu hiện nghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao nếu không được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, sùi mào gà là bệnh lý sinh dục truyền nhiễm hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng việc tiêm chủng vắc xin Gardasil/Gardasil 9 phòng virus HPV. Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 có thể phòng chống virus HPV, giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus HPV và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm sùi mào gà và các loại ung thư sinh dục như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư vòm họng ở nam và nữ. Trong đó, vắc xin Gardasil 9 có thể được sử dụng cho cả nam giới, gây ra nhu cầu sử dụng vắc xin này rất cao và thường xuyên bị khan hiếm. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện có đầy đủ vắc xin Gardasil và Gardasil 9 với số lượng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu tiêm phòng bệnh sùi mào gà và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Vắc xin Gardasil có thể bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus HPV phổ biến, bao gồm HPV type 6, 11, 16 và 18, được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc phải các bệnh ung thư nguy hiểm, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh lý viêm nhiễm khác do virus HPV gây ra. Vắc xin Gardasil 9 có hiệu quả bảo vệ vượt trội hơn, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi 9 type virus HPV phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, bao gồm HPV type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Đây là vắc xin được áp dụng cho trẻ em, thanh niên nam, nữ và cộng đồng LGBT, MSM từ 9 đến dưới 45 tuổi để phòng chống nhiều loại bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý khác do nhiễm HPV gây ra. Vắc xin Gardasil 9 có hiệu quả bảo vệ cao, lên đến 94%. Sùi mào gà ở nam giới có thể diễn tiến theo chiều hướng nguy hiểm, phát triển thành ung thư vòm họng, hậu môn, dương vật Bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin Gardasil/ Gardasil 9 ngừa HPV, có thể kết hợp với các phòng ngừa khác để gia tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và gây bệnh bằng cách: Xây dựng thói quen quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng hoặc với các đối tượng không rõ tình trạng mắc bệnh truyền nhiễm, nếu có phát sinh quan hệ ngoài ý muốn, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ trong quá trình quan hệ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện ra những thay đổi đáng kể trong cơ thể, sự hiện diện của virus HPV, nhất là những đối tượng có tiền sử gia đình bị ung thư. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học, hạn chế việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tuyệt đối không sử dụng chung những vật dụng cá nhân… 4. Hướng dẫn cách trị sùi mào gà an toàn Sùi mào gà có thể điều trị bằng một số phương pháp sau đây: 4.1. Dùng thuốc tây trị sùi mào gà Có một số loại thuốc tây trị bệnh sùi mào gà mà có thể được sử dụng trên da như sau: Imiquimod (Aldara, Zyclara): Có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại sùi mào gà. Khi sử dụng kem điều trị này, người bệnh nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm giảm hiệu quả của bảo vệ chống lại bệnh. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi. Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật, có khả năng phá huỷ các mô sùi mào gà. Hợp chất Podofilox có hoạt tính tương tự Podophyllin. Tuy nhiên, Podofilox không được sử dụng các khu vực bên trong bộ phận sinh dục và không được sử dụng trong khi mang thai. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm sưng, đau, kích ứng da nhẹ. Sinecatechin (Veregen): Được sử dụng để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh khu vực hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hoặc đau. Axit tricloaxetic (TCA): Có thể được sử dụng để đốt cháy sùi mào gà hoặc để điều trị mụn cóc bên trong bộ phận sinh dục. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau. Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc trị bệnh sùi mào gà khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra đau đớn, kích ứng mạnh hơn hoặc gặp phải những biến chứng không mong muốn. Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên được tư vấn bởi bác sĩ. 4.2. Dùng liệu pháp áp lạnh chữa sùi mào gà Cryotherapy là một phương pháp điều trị bằng áp lạnh nitơ lỏng vào những cụm sùi mào gà trên bề mặt da. Phương pháp này sẽ tạo ra một vết sưng xung quanh các mụn sùi mào gà sinh dục. Khi da lành lại, tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế vị trí tổn thương. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt, bệnh nhân có thể cần điều trị nhiều lần. Ngoài ra, phương pháp cryotherapy có tác dụng phụ gây đau rát và sưng. 4.3. Trị sùi mào gà bằng phương pháp quang động học (ALA-PDT) Theo các chuyên gia, hiện nay có một phương pháp chữa sùi mào gà hiệu quả, hiện đại mà bệnh nhân nên lựa chọn đó là liệu pháp ALA – PDT. Đây là một phương thức chữa mới hoàn toàn nhờ vào cơ chế đặc biệt của chất cản quang, ánh sáng và oxy, có tác dụng tác động và phá hủy toàn bộ cấu trúc của virus, tiêu diệt virus, loại bỏ nhanh và triệt để các u nhú, mụn sùi mà không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng đến các khu vực hoặc cơ quan lân cận khác trong cơ thể. Liệu pháp này được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp thế hệ cũ như sau: Hiệu quả điều trị cao: Công nghệ hiện đại giúp tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng và dứt điểm mầm mống gây bệnh. Độ an toàn cao: Công nghệ này giúp định vị và tác động chính xác vào nơi có mầm bệnh mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào lân cận. Không đau, không chảy máu: Phương pháp điều trị này hạn chế cảm giác đau đớn, chảy máu và hoàn toàn không gây tổn thương cho các cơ quan xung quanh. Thời gian điều trị ngắn: Một liệu trình điều trị chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút và không yêu cầu bệnh nhân phải nằm viện. Đảm bảo tính thẩm mỹ: Phương pháp này giúp tái tạo nhanh các vùng bị tổn thương, đảm bảo tính thẩm mỹ của da vĩnh viễn cho người bệnh. Liệu pháp điều trị quang động học dựa trên cơ chế phá hủy chọn lọc các tế bào bất thường, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. 4.4. Đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện Phương pháp đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện là một phương pháp điều trị sùi mào gà bằng cách sử dụng điện năng để đốt các u sùi để triệt để virus. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê tại vùng da chứa sùi mào gà. Sau đó, một đầu dao mổ điện được đặt lên trên sùi mào gà để phát ra một lượng điện năng cao. Nhiệt năng này sẽ phá huỷ tế bào bị nhiễm virus HPV, giúp triệt để loại bỏ virus và các u sùi. Sau khi thực hiện đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ, như sưng, đau, rát và chảy máu nhẹ tại vùng da đốt sùi. Thế nên, bệnh nhân cần cẩn thận, và hạn chế quan hệ tình dục theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều trị để tránh lây nhiễm cho đối tác. 4.5. Sử dụng laser trị sùi mào gà Đây là phương pháp điều trị sùi mào gà bằng ánh sáng cường độ cao được bác sĩ sử dụng. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp sùi mào gà diện rộng và khó điều trị do chi phí điều trị cao. Tuy nhiên, điều trị bằng laser có thể gây tác dụng phụ như đau đớn và có thể để lại sẹo. 4.6. Cắt bỏ sùi mào gà Kỹ thuật cắt bỏ sùi mào gà dùng để loại bỏ toàn bộ những tổn thương gây ra bởi virus HPV. Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật để tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối tổn thương, thường gây ra không đau hoặc đau ít. Trước khi tiến hành phương pháp Cắt bỏ sùi mào gà, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm xác định chính xác diện tích của tổn thương. Xét nghiệm giúp bác sĩ quyết định tới vị trí tổn thương và áp dụng kỹ thuật cắt bỏ sùi mào gà phù hợp nhất cho từng trường hợp. Phương pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ như chảy máu, hoặc để lại sẹo sau khi phẫu thuật. Sau khi tiến hành phương pháp cắt bỏ sùi mào gà, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về việc chăm sóc vết thương. Bệnh nhân cần kiên trì điều trị và đưa ra ý kiến của chuyên gia để đảm bảo điều trị tối ưu nhất. 4.7. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà Cách trị sùi mào gà bằng giấm táo: Giấm táo có chứa các thành phần có tính axit, giúp kháng khuẩn và tiêu diệt virus. Để sử dụng giấm táo để điều trị sùi mào gà, người dùng có thể ngâm miếng gạc vào giấm táo và áp lên các khu vực nổi sẩn. Trị sùi mào gà bằng lá trầu: Lá trầu là loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chữa lành vết thương. Vì vậy, nó có thể được sử dụng để điều trị sùi mào gà bằng cách nghiền lá trầu thành bột hoặc ép nước và đắp lên các u nhú sùi mào gà. Sử dụng trà xanh: Thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) là sản phẩm điều trị sùi mào gà được cô đặc từ trà xanh, thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân. Dùng tinh dầu tràm: Đây là một loại nguyên liệu có tác dụng điều trị nấm và các loài sinh vật khác, bao gồm cả sùi mào gà, tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp vào các u nhú bằng một giọt tinh dầu trộn với dầu dừa. Tuy nhiên, tinh dầu tràm trà có thể gây ra kích ứng, bỏng hoặc viêm. Vì vậy, bệnh nhân nên kiểm tra trên cánh tay trước khi sử dụng và ngừng sử dụng nếu thấy khó chịu. Bệnh nhân cũng cần chú ý không sử dụng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa trong âm đạo. Trị sùi mào gà bằng tỏi: Đây là một phương pháp chữa bệnh sùi mào gà theo đông y được truyền lại từ thời xa xưa và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều người khi mắc bệnh này. Tỏi chứa hợp chất Allicin, một loại kháng sinh tự nhiên có tính sát khuẩn rất cao, giúp tiêu diệt virus gây bệnh nhanh chóng và ngăn chặn sự lây lan của các u nhú, mụn sùi ở niêm mạc da. ⇒ Xem chi tiết hơn ở bài viết 18 cách trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả an toàn. Những cách trị bệnh sùi mào gà ở nhà nên được thực hiện hiện khi nhận được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ ⇒ Xem thêm: 12 cách trị sùi mào gà ở nam giới hiệu quả và an toàn. 5. Điều trị sùi mào gà ở đâu tốt và an toàn? Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa chỉ điều trị sùi mào gà an toàn và hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu, được đào tạo chuyên sâu về sự phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của da. Tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu và Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh, đội ngũ các chuyên gia đầu ngành Nội khoa và Ngoại khoa toàn tâm toàn ý đem lại sự chuyên môn và tận tâm cho các bệnh nhân. Cùng đồng hành với Trung tâm là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, da liễu có tên tuổi trong ngành Tiết niệu Thận học và Da liễu tại Việt Nam, có kỹ năng tay nghề cao và chuyên sâu trong công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiết niệu. Trung tâm luôn tự tin sử dụng những kỹ thuật mới nhất, phát hiện và điều trị hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý liên quan đến thận và đường tiết niệu. Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn cao, đảm bảo mang lại chất lượng chăm sóc hàng đầu cho bệnh nhân. Nhờ đó, người bệnh có thể rút ngắn thời gian điều trị, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trung tâm sở hữu công nghệ tiên tiến vượt trội với các thiết bị và máy móc hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực, phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao. Dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị của trung tâm rất đa dạng. Không chỉ chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan đến nam khoa mà trung tâm cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân bao gồm nội khoa và ngoại khoa. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng các phương pháp hiện đại, tối ưu hóa điều trị và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bệnh viện còn áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của virus HPV cho người khác. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cam kết mang lại sự thoải mái, an toàn và hiệu quả trong điều trị sùi mào gà cho các bệnh nhân. Các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu và Khoa liễu – Thẩm mỹ da thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã sẵn sàng giúp đỡ quý khách trong việc đặt lịch khám và điều trị sùi mào gà. Quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến thông qua những cách sau đây: Liên hệ tổng đài TP HCM: 0287 102 6789 | 0287 300 6858 Liên hệ tổng đài Hà Nội: 024 3872 3872 | 024 7106 6858 Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh luôn đi đầu trong các phương pháp, công nghệ và trang thiết bị chẩn đoán, điều trị tại Việt Nam và trong khu vực 6. Những lưu ý quan trọng khi điều trị sùi mào gà Khi điều trị sùi mào gà, có một số điều bệnh nhân cần lưu ý để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát sùi mào gà. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi điều trị sùi mào gà: Đi khám sớm: Bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm để tránh tình trạng sùi mào gà lan rộng, phát triển và gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe. Không tự điều trị: Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị không đúng cách, không được khuyến cáo của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc và phương pháp không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ nặng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tái phát sùi mào gà. Thực hiện theo đúng liệu trình và lịch hẹn: Bệnh nhân nên thực hiện đúng và đủ liều trình và lịch hẹn điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối đa và giảm nguy cơ tái phát sùi mào gà. Tránh quan hệ tình dục: Trong thời gian điều trị và điều trị xong, bệnh nhân nên hạn chế quan hệ tình dục hoặc sử dụng bảo vệ tránh lây nhiễm cho đối tác. Tăng cường miễn dịch: Bệnh nhân nên tăng cường sức khỏe bằng việc ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus HPV. Phòng ngừa tái phát: Sau khi điều trị xong, bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời tình trạng tái phát sùi mào gà. Đồng thời, nên thường xuyên thực hiện cách vệ sinh cá nhân tốt để giảm nguy cơ tái phát. Bệnh nhân sùi mào gà cần thực hiện đúng và đầy đủ các khuyến cáo, chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả điều trị tốt và ngăn chặn nguy cơ tái phát. 7. Những tác hại của sùi mào gà khi không điều trị dứt điểm Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Nếu không được điều trị dứt điểm, sùi mào gà có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh như sau: Sùi mào gà do virus HPV gây ra khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin và sợ hãi vì nó là một căn bệnh liên quan đến tình dục. Bệnh nhân thường tránh xa người khác và có xu hướng sống kín đáo, cảm thấy mình bị xã hội lên án và không muốn tiết lộ bệnh tình của mình ra ngoài. Khi bệnh sùi mào gà tiến triển nặng, các nốt sùi sẽ nhanh chóng phát triển thành chùm/cúm/đám lớn và có dịch mủ, khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu, đau rát. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, sự xuất hiện những đám sùi còn gây ra cảm giác khó chịu và đau rát, khiến bệnh nhân lo lắng và ngại gần gũi với đối tác. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến bệnh nhân mất ham muốn tình dục và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Bệnh sùi mào gà có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt qua đường tình dục, tương tự như nhiều bệnh tình dục xã hội khác. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân không thể biết mình bị nhiễm bệnh do thời gian ủ bệnh lâu, vì vậy có thể có nguy cơ cao lây nhiễm cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung đồ dùng như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bồn cầu, tắm bồn… với người bệnh cũng là một cách dễ dàng để lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Các biểu hiện phổ biến của bệnh sùi mào gà là những u nhú và nốt sùi, khi bị trầy xước hoặc chảy máu, sẽ mở ra cơ hội cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt là vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ giới. Nếu không được điều trị dứt điểm hoặc tái phát, bệnh sùi mào gà không chỉ gây tốn kém về tài chính và thời gian, mà còn có nguy cơ biến chứng thành ung thư. Trường hợp bệnh nhân nhiễm virus HPV chủng 16 và 18 đặc biệt nguy hiểm, vì chúng có thể gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, vòm họng, dương vật và hậu môn, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Đối với phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai mà không có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp thì còn có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Ngoài ra, thai nhi trong bụng cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh sau khi chào đời hoặc khi bú sữa mẹ. Có thể thấy, sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội rất nguy hiểm giống như những bệnh xã hội. Vì vậy, để tránh gặp phải các biến chứng của bệnh thì người bệnh nên chủ động tới địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để thăm khám, điều trị ngay. Nếu nghi ngờ mình bị sùi mào gà, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế hoặc nha khoa để được khám và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó điều trị và phòng ngừa các biến chứng trong thời gian sớm nhất. ⇒ Hãy tìm hiểu thêm về Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nam và nữ. Việc điều trị sùi mào gà dứt điểm là rất cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh 8. Các câu hỏi thường gặp về cách trị sùi mào gà Sùi mào gà có tái phát sau trị không? CÓ. Việc điều trị triệu chứng sùi mào gà thường không loại bỏ hoàn toàn virus HPV trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ tái phát. Thời gian tái phát của sùi mào gà phụ thuộc vào việc bệnh nhân duy trì một cuộc sống tình dục lành mạnh hay không và hệ miễn dịch có suy yếu hay không, gây điều kiện cho virus HPV phát triển. Các trường hợp có nguy cơ tái phát cao bao gồm: Người có hệ miễn dịch suy giảm, người mắc những bệnh lý viêm nhiễm sinh dục, nam giới bị dài, hẹp bao quy đầu,… Điều trị sùi mào gà có để lại sẹo không? CÓ THỂ. Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi virus HPV. Bệnh không chỉ gây ra sự khó chịu về tình dục mà còn có thể để lại sẹo trên da nếu không được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, điều trị sùi mào gà có để lại sẹo hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cách điều trị: nếu điều trị sùi mào gà của bạn được thực hiện đúng cách và kịp thời, thì khả năng để lại sẹo là rất thấp. Vị trí sùi mào gà: sự xuất hiện của sẹo cũng phụ thuộc vào vị trí của sùi mào gà. Nếu sùi mào gà xảy ra ở vùng cơ thể nhạy cảm hoặc những nơi dễ bị chà friction như bàn chân, ngón tay, tay, cổ, mặt, thì khả năng để lại sẹo là rất cao. Cơ địa của mỗi người: Mỗi người có một cơ địa khác nhau, nên khả năng để lại sẹo sẽ khác nhau cho mỗi người. Trong các trường hợp nghiêm trọng, sẹo có thể không tránh khỏi. Nhưng người tiếp nhận điều trị có thể giảm thiểu tác động bằng cách sử dụng kem dưỡng, phục hồi, tái tạo da và các sản phẩm dưỡng da giúp làm giảm sẹo hoặc thuốc giảm đau và khử trùng để giúp da hồi phục nhanh chóng. Bệnh sùi mào gà có tự khỏi mà không cần điều trị không? KHÔNG. Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus papilloma người (HPV). Bệnh có thể gây ra những u nhú, mụn nhỏ, nốt sùi và có thể lan ra nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Bệnh sùi mào gà không tự khỏi mà cần điều trị để ngăn chặn sự lây lan của virus và sự phát triển của u nhú. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục gia tăng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, ung thư sinh dục. Có một số phương pháp điều trị cho bệnh sùi mào gà như đông đặc nitơ, phương pháp phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc thuốc trị liệu Việc điều trị phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Vì vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự áp dụng các cách điều trị sùi mào gà hoặc chủ quan, để bệnh lây lan và gây hại tới bản thân và cộng đồng. Cách trị sùi mào gà có thể khác nhau tùy theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu chẳng may lây nhiễm và mắc phải bệnh sùi mào gà, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ y tế của các chuyên gia – Hệ thống bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tình phát triển nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tình trạng tâm lý, sức khỏe của người bệnh, nguy cơ biến chứng ung thư và tử vong cao.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-sao-chi-em-di-ung-voi-tinh-trung-20220822102705326.htm
20220822
Vì sao chị em dị ứng với tinh trùng?
Triệu chứng Đôi khi, phụ nữ gặp phải các triệu chứng với một đối tác cụ thể chứ không phải với tất cả mọi đối tác. Theo bác sĩ khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, dị ứng tinh dịch có thể gây ra các phản ứng tại chỗ vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc (phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng) bên trong ống âm đạo, bên ngoài môi âm hộ hoặc xung quanh hậu môn. Các triệu chứng của dị ứng tinh dịch bao gồm: phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch (sưng mặt, cánh tay hoặc chân), mẩn đỏ. Dị ứng tinh dịch cũng có thể gây ra các phản ứng toàn thân. Sốc phản vệ có thể xảy ra với dị ứng tinh dịch. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể đe dọa tính mạng. Chị em có thể gặp các biểu hiện như: - Lưỡi hoặc cổ họng bị sưng. - Thở khò khè và khó thở. - Chóng mặt hoặc ngất xỉu. - Mạch nhanh, yếu. - Phát ban trên da. - Buồn nôn, nôn. Nguyên nhân Tinh trùng là các tế bào sinh sản chứa thông tin di truyền được sử dụng để thụ tinh với trứng. Tinh dịch được tạo ra chủ yếu từ túi tinh và tuyến tiền liệt, dịch đó là hỗn hợp chất lỏng gồm rất nhiều chất dinh dưỡng cho tinh trùng có thể sống được trong đó trước khi xuất tinh. Người ta tin rằng, chất gây dị ứng chính liên quan đến dị ứng tinh dịch là các protein do tuyến tiền liệt tạo ra, nhưng các protein khác có thể có liên quan. Vì vậy, tinh trùng của đàn ông không phải là chất gây dị ứng. Các nghiên cứu khác phát hiện ra rằng thuốc hoặc chất gây dị ứng thực phẩm có thể tích tụ trong tinh dịch và gây ra các triệu chứng ở bạn tình. Chẩn đoán Cách đơn giản nhất để chẩn đoán SPH tại nhà là xem liệu các triệu chứng có được ngăn ngừa bằng cách sử dụng bao cao su trong khi giao hợp hay không (đeo bao cao su thì không bị các triệu chứng đó và ngược lại). Việc chẩn đoán chính xác có thể là một thách thức vì dị ứng tinh dịch rất hiếm. Phụ nữ thường bị chẩn đoán nhầm với: - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). - Viêm âm đạo (do vi khuẩn hoặc nấm). Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng tinh dịch, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ để da của bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng nghi ngờ (tinh dịch của đối tác) và quan sát kỹ các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Điều trị Khi bạn được chẩn đoán dị ứng với tinh dịch, bạn có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp sau đây: Bao cao su Đầu tiên và quan trọng nhất, bao cao su có thể được sử dụng trong khi giao hợp để ngăn tiếp xúc da với tinh dịch. Đây là phương pháp điều trị dễ dàng nhất và ít xâm lấn nhất. Nếu bạn và đối tác của bạn đang cố gắng mang thai, có những phương pháp khác có thể áp dụng. Giải mẫn cảm Giải mẫn cảm, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, là một phương pháp điều trị được sử dụng để hệ thống miễn dịch tiếp xúc với chất gây dị ứng trong nỗ lực tạo ra khả năng chống chịu với chất gây dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp miễn dịch có thể mất 3 - 5 năm, nhưng những thay đổi có thể kéo dài nhiều năm. Thuốc chống dị ứng Cân nhắc sử dụng kem bôi kháng histamine nếu bạn đang bị dị ứng tại chỗ. Một nghiên cứu đề xuất kem bôi âm đạo Gastrocrom (cromolyn), có thể được bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn kê đơn. Mang thai và dị ứng tinh dịch Dị ứng tinh dịch không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Trong những trường hợp nhẹ, liệu pháp miễn dịch hoặc thuốc có thể giúp loại bỏ sự khó chịu của phản ứng dị ứng. Những người nặng hơn có thể xem xét phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF ). Tinh trùng của bạn tình sẽ được rửa sạch khỏi chất gây dị ứng (protein) và sử dụng để thụ tinh. Theo bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, tinh trùng được sinh ra tại các ống sinh tinh trong tinh hoàn. Sau đó nó đi vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi xuất tinh. Toàn bộ quá trình hình thành từ tinh nguyên bào đến tinh trùng mất khoảng 70 ngày. Tuy nhiên, để trưởng thành hoàn toàn về mặt chức năng, tinh trùng phải trải qua một giai đoạn cuối cùng tại mào tinh hoàn khoảng 12-21 ngày.
https://suckhoedoisong.vn/nhung-thong-tin-khong-the-bo-qua-cho-nguoi-thieu-mau-co-tim-169169286.htm
25-02-2020
Những thông tin không thể bỏ qua cho người thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa được không? Thiếu máu cơ tim là tình trạng trái tim không nhận được đủ lượng máu cần thiết để đảm bảo duy trì chức năng co bóp như bình thường. Nguyên nhân thường là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa bám bên trong lòng động mạch vành (động mạch chính dẫn máu đi nuôi tim) tích tụ lâu ngày gây cản trở dòng máu lưu thông, khiến cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Một số ít trường hợp lại do các nguyên khác như co thắt mạch vành, dị dạng động mạch… Ảnh minh hoạ Cho đến nay vẫn chưa có cách nào chữa khỏi được hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim bởi quá trình phát triển của mảng xơ vữa là không thể đảo ngược. Mặc dù đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu lựa chọn đúng giải pháp và tuân thủ điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể làm dừng sự tiến triển của bệnh, sống lâu, sống khỏe dù đã mắc bệnh lâu năm. Thiếu máu cơ tim – Xử lý sao cho đúng? Bạn có thể hoảng hốt khi biết mình mắc bệnh thiếu máu cơ tim vì bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh về tim mạch, nhưng nếu có cơ hội chắc rằng bạn sẽ không bỏ qua, vì vậy hãy biết cách kiểm soát bệnh. Sử dụng thuốc trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh thiếu máu cơ tim Thuốc là chỉ định đầu tay trong bệnh thiếu máu cơ tim, để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết… Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc trị đau thắt ngực nhóm nitrat, thuốc hạ áp, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu…, các nhóm thuốc này giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu nuôi tim, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, đề phòng rủi ro cơn nhồi máu cơ tim, giúp cho trái tim hoạt động tốt hơn, do vậy người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tác dụng phụ của thuốc (nếu có). Chọn lựa và sử dụng thảo dược tốt Rất nhiều thảo dược truyền thống có tác dụng tốt gần đây đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia và người bệnh tim mạch bởi lợi ích lâu dài của nó, chính vì vậy chủ trương kết hợp giữa Đông y và Tây y trong cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim hiện đang là giải pháp được nhiều chuyên gia Tim mạch đánh giá cao. Theo chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống gốc tự do tốt, đặc biệt là khi chứa thành phần như bồ hoàng, đỏ ngọn, đan sâm, cao natto… nhằm cải thiện nhanh triệu chứng thiếu máu cơ tim, phòng ngừa biến chứng của xơ vữa động mạch. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp thảo dược hoặc các sản phẩm hỗ trợ chứa các thành phần trên, cùng thuốc điều trị ít nhất một liệu trình theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Can thiệp phẫu thuật khi cần thiết Ảnh minh hoạ Trước những năm 80, việc điều trị thiếu máu cơ tim ở nước ta vẫn đơn thuần là sử dụng thuốc ; nhưng kể từ năm 1995 trở đi, ứng dụng của stent trong điều trị đã giúp bác sĩ xử lý những ca bệnh khó như tắc hẹp nặng trên 70% dùng thuốc không đỡ hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim cao. Trong đó, stent là ống đỡ bằng kim loại được luồn theo đường mạch máu đến vị trí mạch bị tắc hẹp để nong rộng lòng mạch, giúp khơi thông dòng máu đến nuôi tim. Với trường hợp không thể đặt stent do mạch máu quá nhỏ hoặc bị tắc ở nhiều nhánh, người bệnh sẽ phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh lấy từ ngực hoặc chân của người bệnh, thay thế cho đoạn mạch bị xơ vữa để dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu. Duy trì lối sống khoa học Dù bệnh thiếu máu cơ tim (xơ vữa động mạch vành) có làm bạn mệt mỏi đến đâu, mức độ bệnh nhẹ hay đã từng can thiệp phẫu thuật thì việc thay đổi lối sống luôn đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị. bạn cần lưu ý: - Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Ăn giảm muối (dưới 3g/ngày). Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol như thịt đỏ, mỡ động vật, nội tạng (lòng bò, lòng lợn…); đồ ăn chế biến với dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần như xúc xích, gà rán, bánh rán sẵn… Thay vào đó nên ưu tiên ăn nhiều các loại rau quả tươi, cá biển, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch… - Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường phải hít nhiều khói thuốc. - Hạn chế uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn khác. - Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn; tránh lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh của mình để giảm bớt căng thẳng cho tim. - Bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, tăng khả năng làm việc của tim và kích thích phát triển hệ mạch mới dẫn máu đến nuôi tim. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống Có mặt trên thị trường gần 10 năm, TPBVSK Vương Tâm Thống đã được hàng trăm ngàn bệnh nhân đón nhận và đang sử dụng tốt, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe, giảm bớt lo lắng với căn bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm. Thành phần: (gồm 9 thành phần) Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, Mạch môn, Cao Natto, L–carnitine, Alpha lipoic acid. Công dụng: – Hỗ trợ giúp tan huyết khối, hạ lipid máu. – Hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim. Sản phẩm được cấp phép lưu hành, phù hợp với các đối tượng như: – Người bị bệnh mạch vành, thiểu năng vành, suy vành, thiếu máu cơ tim, đau tim, đau thắt ngực. – Người bị hẹp/hở van tim. – Người bị nhồi máu cơ tim. – Người bị rối loạn lipid máu và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tiếp thị và phân phối bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ Điện thoại: 024.3775.9051 – 0972.032.029 Địa chỉ: Số 19A, Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Số GPQC: 01303/2017/ATTP-XNQC Có thể bạn quan tâm: - Thông tin đầy đủ về sản phẩm Vương Tâm Thống TẠI ĐÂY . - Hướng dẫn sử dụng Vương Tâm Thống đúng cách và sớm có hiệu quả TẠI ĐÂY . *Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-benh-tim-o-tuoi-day-thi-vi
Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì với nhiều thay đổi về nội tiết làm cơ thể phát triển vượt bậc về thể chất cũng như tâm sinh lý. Trong đó, trẻ cũng xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch trong giai đoạn này. 1. Bệnh lý tim mạch ở tuổi dậy thì là gì? Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở những người trung niên và lớn tuổi, do đó ở người trẻ các triệu chứng tim mạch dễ bị bỏ qua gây ra những tổn thương nặng nề do phát hiện và điều trị muộn.Bệnh tim ở tuổi dậy thì là tình trạng chức năng tim hoạt động bất thường trong độ tuổi dậy thì của trẻ. Thông thường các bệnh lý này là do bẩm sinh, mắc phải khi trẻ chào đời nhưng đến tuổi dậy thì mới bắt đầu khởi phát triệu chứng. Các bệnh lý tim mạch trong giai đoạn này được tìm ẩn rất nhiều nguy cơ nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh lý tim ở tuổi dậy thì là:Các yếu tố di truyền từ kiểu gen của bố hoặc mẹ hoặc cả hai.Bất thường trong quá trình phân bào trong giai đoạn bào thai, dẫn đến hình thành các bệnh lý tim mạch lúc trẻ chào đời.Trẻ em thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý tim mạch. 2. Một số dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì Bệnh tim tuổi dậy thì hay bệnh tim ở người trẻ thường có các triệu chứng như: Xuất hiện cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân: bệnh nhân đau thắt ở vùng ngực, có thể lan ra xong vai và xuống thắt lưng. Cơn đau thường kéo dài vài phút, có thể xuất hiện lúc bệnh nhân nghỉ ngơi hoạt đang hoạt động. Nguyên nhân thường do sự tắc nghẽn mạch vành. Khó thở: Cảm giác như có vật nặng đè lên ngực, khó khăn khi hít thở sâu, khó thở tăng khi nằm và vào ban đêm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chức năng tim giảm hoặc rối loạn làm máu bị ứ đọng trong phổi gây khó thở. Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa gây buồn nôn, khó tiêu, đau thượng vị, ợ chua: đây là biểu hiện đi kèm trong cơn đau tim. Trẻ em trong giai đoạn phát triển thường hay có những biểu hiện đau bụng, viêm dạ dày, đặc biệt là trẻ nữ có các cơn đau bụng kinh làm che lấp các dấu hiệu bệnh tim tuổi dậy thì.Đau vùng cổ gáy lan xuống vai và cánh tay trái: triệu chứng đặc trưng của cơn đau tim. Choáng váng: Ngoài những nguyên nhân do hoạt động thể chất quá mức, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, bệnh lý thiếu máu, hay mất máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt,... đây còn là triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý tim không đủ khả năng bơm máu cho tế bào. Thể lực yếu, nhanh kiệt sức so với bạn bè cùng trang lứa. mệt mỏi sau như hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, vui đùa, chạy nhảy,...Đổ mồ hôi lạnh: Dấu hiệu báo trước cơn đau tim. Ho dai dẳng: Đây không phải là dấu hiệu của bệnh tim mạch, tuy nhiên nếu trẻ bị tình trạng này mà không tìm thấy nguyên nhân ở đường hô hấp thì nên nghĩ đến các bệnh lý tim bẩm sinh. Phù ở phần dưới cơ thể (bàn cân, cẳng chân): Quá trình tống máu của tim không hiệu quả sẽ gây ứ đọng dịch ở chân. Hoặc suy tim là chức năng đào thải nước và Na của thận bị suy giảm gây phù. Hồi hộp, tăng nhịp tim, nhịp tim không đều: Nếu các triệu chứng xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi thì có thể là dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi. 3. Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tim tuổi dậy thì Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh lý ở hệ tim mạch. Ngoài khai thác bệnh sử, tiền sử gia đình, thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán như sau: Đo điện tâm đồ để ghi lại các tín hiệu điện trong tim, từ đó giúp phát hiện các bất thường về nhịp hay tình trạng tổn thương cơ tim.Nếu trẻ không có triệu chứng cụ thể trên lâm sàng có thể đo Holter điện tâm đồ, giúp ghi lai các tín hiệu tim trong 24 - 72 giờ. Siêu âm tim: Phương pháp không xâm lấn giúp xác định các tổn thương tại buồng tim, cơ tim hay chức năng các van tim. Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) tim hoặc Chụp Cộng hưởng từ (MRI) tim để xác định rõ các tổn thương về cấu trúc tim.Các Test gắng sức bằng thuốc, thảm đi bộ, xe đạp có gắn lực kế,...: Mục đích kiểm tra hoạt động bơm tống máu và phản ứng của tim. 4. Điều trị và dự phòng bệnh lý tim mạch tuổi dậy thì Giống như các bệnh lý tim mạch ở người lớn tuổi, điều trị bệnh tim mạch ở tuổi dậy thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các điều trị chính bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị triệu chứng (thuốc lợi tiểu, thuốc chống loan nhip, thuốc chống đông máu,...), cấy máy phá rung, máy tạo nhịp nhân tạo cuối cùng là ghép tim.Dự phòng bệnh lý tim mạch ở tuổi dậy thì:Tầm soát, sàng lọc trước và trong quá trình mang thai để xác định sớm và có hướng điều trị các bất thường ở tim.Nuôi trẻ bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh các loại thức ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga.Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hàng ngày, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng ở nhà và ở trường học. Như vậy, dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì rất dễ bị bỏ qua do các triệu chứng không rõ ràng và xuất hiện với tần suất thấp, dễ nhầm lẫn với các thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện sớm, chẩn đoán sớm bệnh lý tim mạch.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ban-nen-an-gi-truoc-trong-va-sau-khi-chay-20231004084744959.htm
20231004
Bạn nên ăn gì trước, trong và sau khi chạy?
Số lượng calo chính xác phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm độ dài và cường độ chạy cũng như tạng người của bạn. Một người to con có thể sẽ cần nhiều calo mỗi giờ hơn một người nhỏ con hơn. Tương tự như vậy, một người chạy dài rất vất vả sẽ cần nhiều calo mỗi giờ hơn một người chạy ngắn, nhẹ nhàng. Ngoài ra, chất lượng calo của bạn, loại thực phẩm bạn ăn, là điều quan trọng. Carbohydrate là nguồn năng lượng chính trong quá trình chạy, trong khi protein và chất béo tốt hơn cho trước và sau khi chạy. Vai trò của các carbohydrate, protein, chất béo Vai trò của carbohydrate Theo Rei.com, khi bạn chạy đường dài, ban đầu cơ thể bạn dựa vào glycogen làm nhiên liệu chính. Glycogen được lưu trữ trong cơ và gan để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glycogen có nguồn gốc từ việc ăn carbohydrate. Đây là lý do tại sao các vận động viên sẽ "nạp carb" vào đêm trước một cuộc chạy lớn. Ăn nhiều carbohydrate như mì ống, bánh mì hoặc khoai tây giúp lấp đầy kho dự trữ glycogen của bạn để đảm bảo bạn bắt đầu cuộc chạy với nguồn năng lượng dồi dào. Carbohydrate là nguồn năng lượng chính trong quá trình chạy (Ảnh minh họa: Shutter Stock). Trong quá trình chạy, cơ thể bạn đốt cháy glycogen tương đối nhanh (có thể tiêu hết trong vòng vài giờ). Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng glycogen dự trữ bằng đồ ăn nhẹ giữa giờ, như thanh năng lượng, gel và đồ ăn dạng nhai có chứa carbohydrate. Nếu cơ thể hết glycogen, bạn có thể gặp phải tình trạng mà các vận động viên gọi là bonking hay "đập vào tường". Bạn sẽ cảm thấy thực sự tệ hại và mệt mỏi. Để tránh điều này, bạn hãyđảm bảo ăn đủ carbs. Vai trò của protein và chất béo Chất béo là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể nhưng phải mất một thời gian để cơ thể chuyển hóa chất béo thành nhiên liệu. Điều này có nghĩa là bạn không thể ăn một bữa ăn giàu chất béo ngay trước khi chạy và mong đợi chất béo đó sẽ cung cấp năng lượng cho bạn trong quá trình chạy. Để giữ cho nguồn dự trữ năng lượng của bạn luôn sẵn sàng cho chặng đường dài, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngàycó chất béo. Một số vận động viên chọn ăn một ít chất béo trong quá trình chạy, đặc biệt là trong những chặng dài hơn vài giờ. Làm như vậy có thể giúp vị giác của bạn giảm bớt sự đơn điệu của gel năng lượng và giúp bạn cảm thấy no hơn. Tuy nhiên, bạn đừng lạm dụng nó. Chất béo mất nhiều thời gian để phân hủy hơn so với carb, điều này có thể khiến bạn cảm thấy quá no và có thể bị đau bụng khi chạy. Tương tự, protein là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày và kế hoạch phục hồi sau khi chạy của bạn. Để chuẩn bị cho một cuộc chạy dài, bạn cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng trước, trong và Sau khi chạy (Ảnh minh họa: M.B). Protein rất tốt cho việc giúp cơ thể xây dựng lại các mô và phục hồi sau các hoạt động đòi hỏi sức bền. Vì vậy, sau một chặng đường dài, hãy ăn một bữa ăn lành mạnh gồm cả carbohydrate và protein trong khoảng 1-2 giờ. Ăn gì vào buổi tối trước một chặng đường dài? Đêm trước một cuộc chạy dài (kéo dài khoảng một giờ hoặc hơn), bạn hãy ăn một bữa ăn lành mạnh với nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, chất béo và protein. Chất béo bạn ăn phải là chất béo lành mạnh được lấy từ thực phẩm như bơ và dầu ô liu nguyên chất. Chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch, hệ thống miễn dịch, sức khỏe khớp, phục hồi và ngăn ngừa chấn thương. Dù vậy đừng lạm dụng nó, ăn một bữa lớn sẽ khiến bạn cảm thấy no vào sáng hôm sau. Ngoài ra, hãy tránh những thực phẩm có thể gây ra vấn đề cho bạn. Chẳng hạn nếu thức ăn cay khiến bạn bị kích ứng dạdày, hãy tránh xa nó. Ăn gì trước một cuộc chạydài? Khoảng 2-3 giờ trước một cuộc chạy dài, bạn nên ăn một bữa có thành phần chủ yếu là carbohydrate. Hãy bổ sung một số chất đạm để giúp bạn no trong quá trình chạy, nhưng đừng ăn quá nhiều chất béo hoặc chất xơ vì những thứ này có thể khiến bạn cảm thấy quá no. Granola (loại thực phẩm gồm các loại hạt dinh dưỡng, yến mạch, trái cây khô...) hoặc chuối là lựa chọn phù hợp. Nói chung, bạn hãy hướng tới một bữa ăn khoảng 400-600 calo. Điều quan trọng là phải cho cơ thể bạn thời gian để tiêu hóa bữa ăn trước khi chạy, đó là lý do tại sao bạn nên ăn trước 2-3 giờ. Nếu đã hơn 3 giờ kể từ lần cuối bạn ăn, hãy thử ăn một bữa ăn nhẹ khoảng 30 phút trước khi bắt đầu chạy. Ăn gì trong thời gian chạy? Trong các cuộc chạy kéo dài dưới một giờ, hầu hết mọi người có thể vượt qua bằng nước uống và không cần thức ăn. Điều kiện là cơ thể bạn phải có đủ glycogen dự trữ để giúp bạn vượt qua. Khi chạy kéo dài hơn một giờ, bạn cần mang theo một số dạng dinh dưỡng để giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và hỗ trợ phục hồi. Đối với hầu hết người chạy bộ, điều này có nghĩa là mang theo đồ ăn nhẹ giàu carbohydrate, như gel năng lượng, trái cây, đồ ăn dạng nhai và cắn. Dưới đây là một số hướng dẫn chung: - Hầu hết các vận động viên chạy bộ sẽ muốn hạn chế lượng carbohydrate tiêu thụ ở mức 30-60g mỗi giờ. 60g mỗi giờ là lượng tối đa mà hầu hết cơ thể mọi người có thể xử lý và ăn nhiều hơn mức này có thể gây khó chịu cho dạ dày. - Đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 200-300 calo mỗi giờ. Với 1g carbohydrate tương đương 4 calo, hãy nhắm tới mục tiêu không quá 240 calo carbs mỗi giờ. - Đối với những lần chạy kéo dài vài giờ trở lên Bạn hãy cân nhắc việc thêm một ít chất béo để giúp bạn cảm thấy no và giúp bạn tạm dừng sử dụng gel và đồ uống dạng cắn và nhai. Những thứ như thanh năng lượng, các loại hạt, thịt bò khô có thể là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, hãy lắng nghe cảm giác thèm ăn của bạn. Cơ thể làm tốt một cách đáng ngạc nhiên việc cho bạn biết nó cần gì. Nếu bạn thường xuyên thực hiện các bài chạy sức bền dài, một lượng nhỏ protein (khoảng 15g mỗi giờ) có thể giúp bạn tăng tốc độ phục hồi. Ăn gì sau một chặng đường dài? Sau một quãng chạy ngắn khoảng dưới 45 phút, việc bạn ăn gì không quá quan trọng. Nhưng sau một cuộc chạy dài vất vả, hãy lên kế hoạch ăn những thực phẩm giàu carbohydrate và một ít protein trong vòng khoảng 1-2 giờ sau khi hoàn thành đường chạy. Điều này để giúp bổ sung lượng glycogen dự trữ, thay thế chất điện giải bị mất và tái tạo lại cơ bắp. Một số vận động viên chạy bộ thích làm điều này bằng cách uống một loại đồ uống phục hồi được pha chế từ hỗn hợp protein, carbs, chất béo và chất điện giải. Một bữa ăn lành mạnh với các thành phần dinh dưỡng tốt cũng có tác dụng tốt. Đừng quên bù nước, bạn không cần phải uống đồ uống thay thế chất điện giải nếu bạn ăn thức ăn. Bạn có thể ăn mừng sau một cuộc chạy lớn với một cốc bia nhưng hãy làm thật nhẹ nhàng. Rượu là chất lợi tiểu, có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến dinh dưỡng hàng ngày. Là một vận động viên, điều quan trọng là phải suy nghĩ xem chế độ ăn hàng ngày của bạn bao gồm bao nhiêu carbohydrate, protein và chất béo. Có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm chủ yếu là carbohydrate, tiếp theo là chất béo và protein sẽ giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng. Mỗi người chạy bộ đều khác nhau nên rất khó để nói chính xác bạn nên ăn gì và khi nào nên ăn nhưng có một số hướng dẫn đáng tin cậy để bạn bắt đầu. Hãy thử nghiệm các loại thực phẩm trong quá trình tập luyện để xem loại nào thực sự có tác dụng với bạn.
https://tamanhhospital.vn/nguong-nghe-cua-tai-nguoi/
14/06/2024
Ngưỡng nghe của tai người bình thường là bao nhiêu dB?
Trong cuộc sống hiện nay, âm thanh mà ta có thể nghe được phụ thuộc vào tần số âm thanh (Hz) và cường độ âm thanh (dB). Con người chúng ta có thể nghe được các tần số khác nhau cũng như độ to nhỏ khác nhau. Khi 2 yếu tố này có sự thay đổi, chúng làm ảnh hưởng khả năng nghe của bạn. Vậy ngưỡng nghe của tai người bình thường là bao nhiêu dB? ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ qua bài viết dưới đây. Mục lụcNgưỡng nghe là gì?Ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu?Ngưỡng nghe được của tai người được đo bằng gì?Các yếu tố ảnh hưởng đến ngưỡng nghe của tai1. Tuổi tác2. Hình dạng và cấu trúc của tai3. Mức độ tiếp xúc với tiếng ồn4. Một số tình trạng bệnh lý5. Yếu tố di truyềnTác hại khi tiếp xúc với âm thanh vượt ngưỡng nghe của tai ngườiTổn thương thính giác có thể phục hồi không?Cách bảo vệ và duy trì thính giác khỏe mạnh1. Nghe nhạc và giải trí ở mức âm thanh an toàn2. Dùng nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn3. Lắp đặt các loại vật liệu cách âm4. Kiểm tra thính giác thường xuyên5. Sử dụng thiết bị trợ thính cho người suy giảm thính lựcNgưỡng nghe là gì? Ngưỡng nghe được định nghĩa là mức âm thanh tối thiểu mà người nghe có thể xác định được âm thanh cũng như mức âm thanh tối đa mà người nghe có thể dung nạp được. (1) Từ đó, có thể đưa đến 2 khái niệm: Mức âm thanh tối thiểu mà ta có thể nhận biết ở các tần số khác nhau trong phạm vi thính giác (phạm vi nghe) mà không có bất kỳ âm thanh nào khác được gọi là ngưỡng nghe tuyệt đối. (2) Mức âm thanh phát ra ở cường độ cao nhất tại cùng một thời điểm gây khó chịu, tổn thương tai người nghe được gọi là ngưỡng đau. Con người khi tiếp xúc lâu dài với mức áp suất âm thanh vượt ngưỡng đau gây nên nhiều tổn thương cho tai, dẫn đến suy giảm thính lực. Thông thường, ngưỡng nghe sẽ giảm theo độ tuổi. Ở mỗi nhóm tuổi, ngưỡng nghe trung bình cũng khác nhau xuất phát từ nhiều bệnh lý giữa tay phải và tay trái. Nguyên nhân do tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài, các tế bào lông trong tai bị tổn thương,… dẫn đến quá trình truyền tín hiệu âm thanh gặp ảnh hưởng. Ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu? Tai người nhạy cảm với âm thanh có tần số từ 20 – 20.000Hz, ở mỗi tần số có ngưỡng nghe khác nhau. Thông thường, ngưỡng nghe của tai người bình thường là từ 0 dB và ngưỡng đau thường từ 120 đến 130 dB: Từ 0 – 80 dB: Đây là ngưỡng âm thanh an toàn mà không cần thiết bị trợ giúp. Con người khi tiếp xúc âm thanh có cường độ dưới 80 dB sẽ không ảnh hưởng đến tai. Từ 80 – 90 dB: Âm thanh ở ngưỡng này có cường độ khá lớn, khiến nhiều người khó chịu và mất tập trung, có thể ảnh hưởng đến thính giác. Nếu tiếp xúc với ngưỡng âm thanh này trong thời gian dài gây nguy hiểm đến chức năng tai. Từ 90 dB trở lên: Ngưỡng âm thanh này là nguy hiểm, tai người bình thường chỉ nghe được trong vòng 1 giờ là tối đa. Từ 140 dB trở lên: Đây là ngưỡng âm thanh làm tổn thương thính giác khiến người nghe bị đau tai, thậm chí dẫn đến điếc. Dưới đây là ví dụ về ngưỡng nghe của tai người: Âm thanh ở môi trường bên ngoài Mức áp suất âm thanh điển hình (dB) Lá rung rinh, xào xạc 20 dB Âm thanh thì thầm vào tai 30 dB Cuộc trò chuyện, hội thoại bình thường 60 dB Xe cộ ngoài đường 60-100 dB Tiếng ở công trường xây dựng 90-100 dB Máy bay cất cánh 120 dB Ngưỡng đau (ngưỡng chịu đau) 120-140 dB Như vậy, ngưỡng nghe bình thường của tai người là 0-25 dB. Mức âm thanh nhẹ nhất là -10 dB. Ngoài ra, tần số bình thường mà con người nghe được là 20-20.000 Hz. Ngưỡng nghe bình thường của tai người là 0-25 dB. Xem thêm: Tai người nghe được bao nhiêu Hz? 4 yếu tố ảnh hưởng tới tần số nghe được Ngưỡng nghe được của tai người được đo bằng gì? Để xác định ngưỡng nghe được của tai người, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ thực hiện các bài kiểm tra thính lực bằng máy đo thính lực chuyên dụng, chuẩn y khoa. Khi đó, bác sĩ kiểm tra khả năng nghe âm thanh ở cường độ và tần số khác nhau, sau đó ghi lại tần số âm thanh dưới dạng thính lực đồ để xác định ngưỡng nghe được của một người. Mức độ thính giác Ngưỡng nghe Thính giác bình thường 25 dB hoặc thấp hơn Giảm thính lực nhẹ 26-40 dB Mất thính lực trung bình 41-65 dB Mất thính lực nặng 66-85 dB Điếc nặng 85 dB trở lên Các yếu tố ảnh hưởng đến ngưỡng nghe của tai 1. Tuổi tác Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến ngưỡng nghe của tai. Nghe kém, giảm thính giác ở tuổi già là do sự kết hợp giữa tế bào cảm giác (tế bào lông) thoái hóa và tổn thương thần kinh. Khi tiếp xúc tiếng ồn trong thời gian dài, khi càng lớn tuổi ngưỡng nghe sẽ càng ảnh hưởng. Các tần số cao hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn tần số thấp hơn khi ngưỡng nghe liên quan đến tuổi tác. 2. Hình dạng và cấu trúc của tai Tai người đảm nhận chức năng chính là chức năng thính giác và chức năng thăng bằng. Hình dạng và cấu trúc của tai khác với bình thường sẽ có khả năng ảnh hưởng đến ngưỡng nghe. 3. Mức độ tiếp xúc với tiếng ồn Mức độ tiếp xúc với tiếng ồn cũng gây ảnh hưởng, tổn thương đến ngưỡng nghe của tai người. 4. Một số tình trạng bệnh lý Một số tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, bệnh Meniere và rối loạn chức năng tai trong, cao huyết áp,… cũng ảnh hưởng đến ngưỡng nghe của tai. 5. Yếu tố di truyền Ngoài ra, ngưỡng nghe của tai người có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Ngưỡng nghe của tai người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tác hại khi tiếp xúc với âm thanh vượt ngưỡng nghe của tai người Tai người bình thường khi thường xuyên phải nghe âm thanh có cường độ lớn sẽ gây nên những tác hại tới thính giác và cả sức khỏe, bao gồm những ảnh hưởng dưới đây: Ảnh hưởng đến chức năng nghe: Khi các tiếng ồn như máy khoan, máy bay, còi hú,… văng vẳng bên tai khiến màng nhĩ dễ bị tổn thương, suy giảm thính lực và tai cũng dần mất đi độ nhạy với âm thanh. Ảnh hưởng đến thần kinh: Tâm lý, thần kinh của con người cũng có thể bị tác động tiêu cực bởi âm thanh có tần số và cường độ cao. Cơ thể khi ấy sẽ rất mệt mỏi, rơi vào trạng thái rối loạn hành vi và căng thẳng kéo dài. Rối loạn giấc ngủ: Tiếng ồn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến nhiều người trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc có thể mất ngủ. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần, ban ngày sẽ luôn mệt mỏi, lờ đờ vì thiếu ngủ, giảm chất lượng công việc và cuộc sống. Ảnh hưởng đến tim mạch: Người phải sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, nơi âm thanh có cường độ cao làm cơ thể tăng nhịp tim, tăng huyết áp, cản trở hệ tuần hoàn,… dẫn đến nguy hại cho hệ tim mạch. Tổn thương thính giác có thể phục hồi không? Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, tiếng ồn có tác động xấu tới sức khỏe của con người, gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng tiêu cực đến ngưỡng nghe. Trong vài trường hợp, ngưỡng nghe có thể hồi phục được, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân dẫn đến tổn thương. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ngưỡng nghe có vấn đề, người bệnh cần đến chuyên khoa Tai Mũi Họng như Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được bác sĩ đánh giá chính xác tổn thương đang gặp phải, thực hiện đo thính lực, sức nghe hiện tại để can thiệp và tránh tổn thương diễn tiến đến giai đoạn nặng. Cách bảo vệ và duy trì thính giác khỏe mạnh 1. Nghe nhạc và giải trí ở mức âm thanh an toàn Nhiều người có thói quen nghe nhạc qua tai nghe với âm lượng lớn gây nguy hiểm đến thính lực của chính mình. Việc điều chỉnh âm lượng ở mức an toàn sẽ giúp bảo vệ và duy trì thính giác khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cần lưu tâm một số vấn đề sau: Lựa chọn tai nghe có tính năng lọc tiếng ồn thay vì phải mở âm lượng lớn để lấn át tiếng ồn bên ngoài. Âm lượng phải được điều chỉnh ở mức vừa đủ nghe, không mở quá lớn. Hạn chế nghe nhạc với âm lượng vượt quá 60% mức âm lượng tối đa (max). Không nên đeo tai nghe liên tục hơn 1 tiếng để tránh bị tổn hại. Ngoài ra, khi tham gia các sự kiện giải trí cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng nghe mà chúng ta không hề biết. Tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ù tai, thậm chí mất thính lực ở cả hai bên tai. Khi phải tiếp xúc với tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép, hãy dành thời gian để tai phục hồi và thư giãn. 2. Dùng nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn Khi bất đắc dĩ thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn mà không cần cách nào khác, bạn có thể nút tai chống tiếng ồn, dựa theo nhu cầu và mục đích sử dụng, sẽ có loại nút tai phù hợp nhất với bạn. 3. Lắp đặt các loại vật liệu cách âm Lắp đặt vật liệu cách âm cũng là cách để bảo vệ và duy trì thính giác. Hãy tìm hiểu và lắp đặt tường xốp, cửa kính, rèm cách âm,… để không lọt tiếng ồn vào nhà hoặc làm giảm cường độ tiếng ồn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dán kín các khe cửa giúp chống ồn hiệu quả. 4. Kiểm tra thính giác thường xuyên Kiểm tra thính giác thường xuyên tại chuyên khoa Tai Mũi Họng là cách hiệu quả để bảo vệ và duy trì một thính giác khỏe mạnh. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời và những lời khuyên tốt nhất cho người bệnh. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn lành mạnh, khoa học, hợp lý cũng là cách đề bảo vệ thính giác. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp bảo đảm một sức khỏe tốt, bảo vệ chức năng tai vận hành bình thường. Bạn cần lưu tâm trong chế độ ăn nên sử dụng ít chất béo động vật bão hòa và carbohydrate tinh chế bởi chất béo có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho tai và các bộ phận khác trong cơ thể. Đo thính lực tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. 5. Sử dụng thiết bị trợ thính cho người suy giảm thính lực Ngoài ra, khi được thăm khám với bác sĩ chuyên gia, nếu có tình trạng suy giảm thính lực, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thiết bị trợ thính để cải thiện chức năng tai. Để được bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thăm khám, bạn có thể đặt lịch khám tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM qua thông tin dưới đây: Nhìn chung, ngưỡng nghe của tai người sẽ trong khoảng 0-80 dB. Khi vượt qua ngưỡng an toàn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thính giác và sức khỏe tinh thần của bạn. Nếu sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, bạn nên tham khảo các cách bảo vệ và duy trì thính giác khỏe mạnh, giúp tránh khỏi những phiền toái do tác nhân môi trường tiếng ồn đem lại.
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-hoi-chung-ruot-kich-thich-co-nen-bo-sung-men-vi-sinh-169230320134025273.htm
23-03-2023
Người mắc hội chứng ruột kích thích có nên bổ sung men vi sinh?
1. Men vi sinh là gì? Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa men vi sinh là "các vi sinh vật sống khi được cung cấp với số lượng đầy đủ sẽ mang lại lợi ích sức cho khỏe". Mặc dù không được đưa vào các khuyến nghị nhưng men vi sinh đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại bệnh tiêu hoá , bao gồm tiêu chảy truyền nhiễm, bệnh não gan, bệnh viêm ruột và hội chứng ruột kích thích ... Nhiều lợi ích sức khỏe của men vi sinh đã được chứng minh, bao gồm: Tăng cường hệ thống miễn dịch Cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng hấp thu chất dinh dưỡng Giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ... Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn phức tạp đòi hỏi các phác đồ đa dạng để chẩn đoán và điều trị. Men vi sinh giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, tăng khả năng miễn dịch, có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở một số người. 2. Tác dụng của men vi sinh trong hội chứng ruột kích thích Sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột góp phần gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Men vi sinh giúp duy trì và khôi phục sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột theo nhiều cách, không chỉ bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại mà còn giảm viêm, sửa chữa chức năng hàng rào ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hội chứng ruột kích thích - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị Men vi sinh giúp tạo ra những thay đổi chung này đối với sức khỏe tiêu hóa, nên các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ được cải thiện. Ví dụ, khi tình trạng viêm giảm, tình trạng tiêu chảy có thể được cải thiện. Khi hệ vi sinh vật đường ruột trở nên cân bằng, chứng đầy hơi và đau bụng có thể giảm. Vì vậy, men vi sinh có thể là một chất bổ sung hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích . Cụ thể, một số chủng Lactobacillus và Bifidobacterium mang lại hiệu quả trong việc giảm mức độ viêm nhiễm liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Men vi sinh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở một số người. Tuy nhiên, men vi sinh hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu các chủng vi khuẩn cụ thể, vì vậy có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Các khuyến nghị chung nên dùng men vi sinh trong 4 tuần và nếu không hiệu quả có thể đổi sang chế phẩm khác hoặc ngừng dùng. Khi chọn bổ sung men vi sinh, cũng cần đảm bảo không chứa bất kỳ thành phần gây dị ứng nào, vì những chất này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết loại men vi sinh nào phù hợp nhất. Hiệu quả của men vi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Phân loại của hội chứng ruột kích thích, chủng loại men vi sinh và hệ vi sinh vật đường ruột của từng người bệnh. 3. Tác dụng phụ của men vi sinh Mặc dù men vi sinh nhìn chung là an toàn, nhưng cũng có thể gây ra một số triệu chứng về đường tiêu hóa, đặc biệt nếu được sử dụng không đúng cách hoặc với liều lượng cao. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của men vi sinh là: Đầy hơi , đau bụng và tiêu chảy . Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng men vi sinh. Một trong những cách tốt nhất để quản lý các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là thực hiện phương pháp "phòng bệnh hơn chữa bệnh" và tránh các yếu tố kích hoạt. Các yếu tố này bao gồm: Thói quen ăn uống thất thường Thực phẩm có thể gây kích thích: Rượu, caffein, thức ăn cay, nhiều chất béo Thiếu hoạt động thể chất Ngủ không đủ giấc ... Mời xem thêm video đang được quan tâm: Đau dạ dày, Khám phát hiện bị nhồi máu cơ tim | SKĐS DS. Lê Mỹ Trang Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/viagra-co-the-gay-ung-thu-da-169114824.htm
09-04-2016
Viagra có thể gây ung thư da
Nhưng gần đây, loại thần dược giúp tăng cường hiệu suất tình dục của các quý ông này đã được các nhà khoa học cảnh báo về khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư da từ viagra. Thực tế, nghiên cứu mới này đã nhận thấy những nam giới quá phụ thuộc vào việc sử dụng viagra có nguy cơ lớn mắc bệnh ung thư da. Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đại học Tubingen của Đức phát hiện ra Sildenafil, một loại thuốc chứa thành phần viagra, kích thích các khối u phát triển mạnh mẽ. Sildenafil mà còn được bán dưới tên thương hiệu Revatio, đã có mặt trên thị trường từ cuối năm 1990. Họ tìm thấy mối liên hệ đáng lưu tâm đến bệnh ung thư. Một nghiên cứu dài hạn, được công bố năm 2014, khảo sát trên 15.000 người ở Mỹ cho thấy rằng sildenafil là tăng nguy cơ mắc u hắc tố ác tính. Các mối tương quan đã được xác nhận vào năm 2015 trong một nghiên cứu gần 24.000 người tham gia. Tuy vậy, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các thuốc uống chứa viagra là nguyên nhân hàng đâu đang gây nên đại dịch ung thư trên toàn cầu, hay cụ thể là bệnh ung thư da. Trong khi khá nhiều người vẫn có thói quen tắm nắng thường xuyên và không sử dụng kem trống nắng khi ra ngoài đường, cũng là nguyên nhân đáng quan tâm. Nhưng cũng cần khẳng định một điều chắc chắc qua các nghiên cứu rằng viagra có thể kích thích sự phát triển của ung thư da. Các nhà nghiên cứu cho biết thuốc có tác dụng kích thích trên phân tử dẫn truyền cyclic guanosine monophosphate cGMP. cGMP lần lượt thúc đẩy sự tăng trưởng của các khối u hắc tố ác tính hiện có. Các nhà khoa học phát hiện thông qua những thí nghiệm trên động vật và nuôi cấy tế bào của con người. Tác giả nghiên cứu này, giáo sư Robert Feil nói rằng: “Chúng tôi cũng phát hiện ra các tế bào của khối u ác tính cũng sử dụng con đường tín hiệu cGMP cho sự tăng trưởng của chúng.” Các tế bào thường chứa một loại enzyme – gọi là phosphodiesterase type 5 (PDE5) – đảm bảo các cGMP mới thành lập bị phá vỡ liên tục. Song viagra ức chế enzyme đó. Giáo sư Feil cho biết: “Nhận viagra trong sildenafil về cơ bản sẽ vô hiệu hóa quá trình này.” Kết quả là khối u ác tính bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là cơ chế sinh hóa giải thích tại sao nam giới khi sử dụng sildenafil có nguy cơ gia tăng các khối u ác tính. Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng đôi khi không còn cách nào khác cho nam giới điều trị chứng rồi loạn cương dương mà không dùng phương pháp ức chế PDE5. Nhưng với các bệnh nhân đang mắc ung thư thì nên cần lưu ý việc sử dụng các loại thuốc ức chế PDE5 điều trị chứng rối loạn cương dương qua hợp chất viagra.
https://suckhoedoisong.vn/xoan-buong-trung-hoai-tu-be-18-thang-phai-cat-bo-buong-trung-169230328140256998.htm
28-03-2023
Xoắn buồng trứng hoại tử, bé 18 tháng phải cắt bỏ buồng trứng
Ngày 28/3, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, vừa tiếp nhận cấp cứu cho bé gái 18 tháng tuổi bị xoắn buồng trứng hiếm gặp. Ảnh minh họa. Theo người nhà bệnh nhân, cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân H.T.U. (18 tháng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị sốt cao trên 38,5 độ, quấy khóc. Người nhà cho bé uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng không đỡ nên đưa cháu đi khám tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Qua thăm khám, bác sĩ cho làm các cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán. Tại khoa Thăm dò chức năng, bác sĩ tiến hành siêu âm ổ bụng và phát hiện kích thước buồng trứng phải của bé là 3cm. Đây là kích thước bất thường, không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Buồng trứng phải không còn thấy tín hiệu mạch máu nuôi dưỡng, nhu mô buồng trứng dày bất thường, các nang noãn bị đẩy ra ngoại vi, xung quanh có thâm nhiễm. Hình ảnh trên siêu âm nghĩ đến một tình trạng buồng trứng bị xoắn đơn thuần, không tìm thấy các khối u buồng trứng liên quan. Bệnh nhi được chuyển mổ cấp cứu, ê kíp khoa Ngoại Tổng Hợp phẫu thuật nội soi tháo xoắn. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là sau khoảng 30 phút tháo, buồng trứng phải không hồng trở lại. Xác định do phát hiện quá muộn, buồng trứng bệnh nhân đã bị hoại tử, không thể phục hồi, bác sỹ bắt buộc phải cắt bỏ buồng trứng bên phải. Xoắn buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ và tình trạng xoắn buồng trứng đơn thuần rất hiếm gặp so với xoắn nang buồng trứng. Hiện, chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 1-2 tuổi. Tuy nhiên, thực tế trong thăm khám lâm sàng tại Việt Nam rất ít ghi nhận xoắn buồng trứng ở độ tuổi này. Cách đây 1 năm, tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An ghi nhận ca xoắn buồng trứng ở trẻ 3 tháng tuổi. Chỉ thấy chướng bụng, đầy hơi người phụ nữ bất ngờ được phát hiện ung thư buồng trứng SKĐS - Các bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội vừa phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ 39 tuổi bị u túi noãn hoàng buồng trứng thể hiếm gặp. Vật Thể 'Lạ' Phát Nổ, Bé 8 Tuổi Bị Cụt 2 Bàn Tay - SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thai-som-trong-tu-cung-la-gi-vi
Thai sớm trong tử cung là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Hiện nay nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học mà người ta có thể phát hiện được hình ảnh túi thai sớm trong tử cung từ những tuần đầu của thai kỳ. Việc phát hiện sớm giúp thai phụ được quản lý thai nghén tốt hơn và hạn chế được nhiều tác nhân gây hại cho thai nhi ngay từ giai đoạn sớm. 1. Thai sớm trong lòng tử cung là gì? Sau khi có hiện tượng thụ thai xảy ra tại vòi trứng, phôi thai bắt đầu quá trình phân chia và di chuyển về buồng tử cung để làm tổ tại buồng tử cung. Khoảng thời gian di chuyển này mất từ 3 đến 4 ngày sau thụ thai. Tiếp đó mất khoảng 2 ngày để phôi đã thụ thai tìm được vị trí cố định trong buồng tử cung dưới lớp niêm mạc tử cung, rồi tiếp tục phân chia để tạo thành nhiều tế bào khác nhau, hình thành một phôi nang có nhiều tế bào và giai đoạn này tương ứng khoảng tuần thứ 3-4 của thai kỳ. Hình ảnh của phôi nang này là một dấu hiệu sớm của việc mang thai.Thai sớm trong tử cung chính là hình ảnh túi thai mới hình thành, chưa rõ cấu trúc của thai, chưa định rõ được tuổi thai và thường dưới 4 tuần tuổi. Thai sớm trong tử cung có thể được phát hiện dưới siêu âm, trước đây với kỹ thuật siêu âm đường bụng thì rất khó có thể phát hiện được túi thai sớm. Tuy nhiên ngày nay nhờ kỹ thuật siêu âm qua đầu dò âm đạo với độ phân giải hình ảnh cao hơn nên thường phát hiện được thai sớm.Với hình ảnh túi thai sớm, kết hợp những biểu hiện của của quá trình thai nghén và chắc chắn nhất đó là xét nghiệm tăng beta HCG trong máu thì phụ nữ đã xác định được mình mang thai. Tuy nhiên, do hình ảnh túi thai sớm chưa thấy rõ cấu trúc nên người ta không thể phân biệt nó với hình ảnh túi thai giả, chưa thể loại trừ được tình trạng mang thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, mà phụ nữ khi được xác định có túi thai sớm ngoài việc nên chú ý chế độ sinh hoạt, ăn uống để bảo vệ tốt cho thai, thì vẫn cần theo dõi các dấu hiệu của thai ngoài tử cung như đau bụng, ra máu đen âm đạo bất thường... Thai sớm trong tử cung là gì? bác sĩ có thể phát hiện qua siêu âm 2. Những dấu hiệu nhận biết thai sớm trong tử cung Khi có thai người mẹ có thể cảm nhận được một số thay đổi trên cơ thể bao gồm:Thay đổi khẩu vị ăn uống: Có nhiều mẹ thích ăn những thức ăn lạ và cảm thấy thèm ăn có thể ăn liên tục một loại thức ăn đó mà không thấy chán. Nhưng đồng thời khi ngửi hoặc ăn một loại thức ăn khác thì có thể thấy buồn nôn hoặc nôn.Chậm kinh: Với những người có kinh nguyệt đều thì thấy có biểu hiện kinh nguyệt không đến đúng ngày.Đau tức vùng bụng dưới, cảm giác mệt hơn, đau lưng.Ngực căng tức: Dưới tác động của hormon thì khi có thai phụ nữ thường xuyên thấy vùng ngực đau và căng tức khó chịu, có thể thấy tăng kích thước.Thử thai bằng que có thể lên hai vạch.Khi có những dấu hiệu nghi ngờ thì phụ nữ mang thai trong giai đoạn sớm có thể làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định:Siêu âm tử cung và phần phụ: Những dấu hiệu trên siêu âm có thể thấy ở thai kỳ sớm là thấy tử cung tăng kích thước hơn bình thường, niêm mạc tử cung dày, có thể thấy hình ảnh túi thai sớm trong lòng tử cung. Túi thai sớm trong lòng tử cung là gì? Chính là một cấu trúc bên trong lòng tử cung với ECHO trống nghĩa là túi trống âm, không rõ cấu trúc bên trong và kích thước thường rất nhỏ chỉ vài mm và một số trường hợp thai đôi khác trứng còn có thể thấy hình ảnh hai túi thai. Thường thì túi thai sớm được phát hiện thông qua siêu âm đầu dò âm đạo.Xét nghiệm beta HCG: Đây là một hormon tăng trong thai kỳ, việc xét nghiệm vừa giúp xác định việc mang thai, mà còn giúp việc theo dõi và quản lý thai nghén hiệu quả hơn. Thai sớm trong tử cung là gì? bạn có thể thử thai bằng que 3. Lưu ý gì khi có thai sớm trong tử cung Việc phát hiện được mang thai ở giai đoạn sớm mang lại rất nhiều lợi ích, bởi khi mang thai cơ thể phụ nữ có sự thay đổi sức đề kháng, mệt mỏi với những triệu chứng thai nghén. Nên nếu không biết, họ thường tự ý dùng một số loại thuốc và những loại thuốc này có thể vô tình gây hại cho thai nhi. Cho nên khi phát hiện thai sớm trong tử cung hay có ý định mang thai hay có những biểu hiện nghi ngờ mang thai cần lưu ý:Trong giai đoạn này không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh. Kể cả các loại thuốc thông thường không kê đơn như thuốc giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên bạn có thể dùng các loại thuốc giúp cho sự phát triển của thai được mạnh khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Giai đoạn này thai chưa ổn định nên dừng chơi thể thao, kể cả đi bộ, nên hạn chế đi lại nhiều. Không nên đi du lịch, đi xa và tránh giao hợp.Tránh một số loại thức ăn không có lợi cho thai, như rau ngót, rau cần tây, rau răm và đu đủ, măng, tránh uống bia, rượu, cà phê.Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn để tránh khó chịu.Tránh hút thuốc là và tiếp xúc khói thuốc lá: Hút thuốc lá ở người phụ nữ có thai hay luôn tiếp xúc với người đang hút thuốc lá, người ta thấy lệ sảy thai tăng gấp khoảng 3,6 lần so với những người không tiếp xúc khói thuốc lá.Nên để tinh thần được thư thái, tránh những lo lắng và căng thẳng ảnh hưởng tới sức khoẻ của hai mẹ con. Thai phụ có thể nghe nhạc, ngồi thiền và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, sự quan tâm động viên chăm sóc người thân cũng rất quan trọng giúp cho phụ nữ mang thai thích ứng với giai đoạn đầu với nhiều sự thay đổi.Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là một điều quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, nhất là với phụ nữ mang thai, cần ngủ nhiều hơn so với bình thường. Cho nên, cần sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý.Sau khi siêu âm thấy túi thai sớm thì vẫn nên đi khám thai lại sau 5 - 7 ngày, lúc này thai đã phát triển và có thể thấy một phần cấu trúc bên trong, có thể xác định được tuổi thai. Ngoài ra, mốc siêu âm này cũng rất quan trọng để xác định chính xác đó là túi thai chứ không phải túi thai giả để có thể loại trừ thai ngoài tử cung.Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được thai sớm trong tử là gì và những lưu ý khi phát hiện được thai sớm trong tử cung, giúp cho em bé có thể phát triển tốt nhất.
https://suckhoedoisong.vn/an-nhieu-mon-co-dau-mo-be-trai-phai-cat-bo-nang-tuy-khan-cap-169220607235411236.htm
08-06-2022
Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, bé trai phải cắt bỏ nang tụy khẩn cấp
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, đơn vị đang tiến hành điều trị cho nam bệnh nhi T.T. (14 tuổi, ngụ tại Sóc Trăng) trong suốt 5 tháng qua. Trước đó, T. được bệnh viện địa phương chuyển lên cấp cứu với chẩn đoán viêm tụy hoại tử nặng. Qua khai thác thông tin từ gia đình được biết, trước khi nhập viện, bệnh nhi đã ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ trong dịp Tết. Sau đó T. bị đau bụng, tình trạng ngày càng tăng kèm nôn ói nên gia đình đã đưa em đến bệnh viện cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), T. nôn ói mật xanh nguy kịch, và nhanh chóng rơi vào sốc nhiễm độc toàn thân kèm với đau bụng, nhiễm trùng đường ruột. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm tụy hoại tử nặng, có nang giả tụy , sốc nhiễm độc toàn thân. Ngay sau đó T. đã được phẫu thuật cắt bỏ nang tụy khẩn cấp, điều chỉnh nhiễm trùng bao vây triệt để. Việc dung nạp nhiều chất béo là nguyên nhân khiến tuyến tụy bị quá tải dẫn tới đến tế bào tụy bị tổn thương do sự tiêu hủy của các men tụy. Bệnh nhi được đặt ống thông hỗng tràng để đưa bột và các chất dinh dưỡng được nghiền nát hỗ trợ cho việc ăn uống. Hơn 5 tháng nằm viện điều trị tích cực tại ICU, hiện sức khỏe của T. đang dần ổn định, tinh thần lạc quan hơn rất nhiều. Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức Tích cực của bệnh viện, bệnh viêm tụy cấp ở trẻ đang là mối quan tâm lớn đối với các bậc phụ huynh. Những trẻ không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm tụy cấp là một bệnh lý ít gặp ở trẻ em nên thường bị bỏ qua. Bệnh thường có các triệu chứng không điển hình, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Nếu chẩn đoán và xử trí muộn bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như hạ huyết áp, xuất huyết, nhiễm trùng tuyến tụy, liệt ruột cơ năng, trụy tim mạch , suy giảm chức năng thận... đặc bệnh nhân có thể bị chảy máu trong tụy, nguy cơ tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh. Viêm tụy cấp ở trẻ em được điều trị bằng cách đặt ống vào dạ dày để rút dịch. Bệnh nhi sẽ phải nhịn ăn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc đặt ống xông đặc biệt qua dạ dày trong suốt thời gian điều trị. Sau đó, bệnh nhi sẽ được bù dịch, có thể phải dùng kháng sinh nếu bệnh ở mức độ nặng. Thời gian nằm viện của trẻ sẽ rất lâu, có thể vài tháng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ bị viêm tụy cấp thường có những triệu chứng đau bụng bất thường đặc biệt là sau các bữa ăn thịnh soạn nhiều chất đạm và dầu mỡ. Cơn đau bụng có thể kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau nhiều hơn sau khi ăn. Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, nôn, bệnh nhân có thể nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu. Chướng bụng, bí trung tiện cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm tụy cấp. Ngay khi trẻ gặp phải những triệu chứng trên cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng về sau. Viêm tụy cấp: Nhận biết, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa SKĐS - Viêm tụy cấp là tình trạng tình trạng tổn thương các mô tụy cấp tính với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Đa số các trường hợp viêm tụy cấp đều được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
https://suckhoedoisong.vn/tap-luyen-giup-kiem-soat-suy-than-169167597.htm
07-01-2020
Tập luyện giúp kiểm soát suy thận
Tiến triển của bệnh thận mạn tính dẫn đến suy thận mạn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận. Có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh thận nếu tuân thủ những nguyên tắc như: hoạt động thể lực phù hợp; kiểm soát đường huyết; kiểm soát huyết áp; chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát cân nặng; đảm bảo uống đủ nước; tránh các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá...); dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; khám định kỳ và kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ. Hoạt động thể lực cho người mắc bệnh thận Bệnh viêm cầu thận cấp Giai đoạn tiến triển đái ít, phù: Người bệnh cần nghỉ ngơi. Giai đoạn hồi phục: Làm việc nhẹ, học tập bình thường, thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng. Ổn định trong 6 tháng: Làm việc bình thường, thể dục nhẹ nhàng, công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đánh golf... Ổn định trong 2 năm: Làm việc bình thường, có thể tập thể dục thể thao, hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic... Hình ảnh thận bị suy. Viêm cầu thận mạn tính Nếu protein niệu dưới 1g/24giờ: Suy thận độ I: có thể thực hiện các hoạt động thể lực như bóng chuyền, bóng rổ, đá bóng, chạy tốc độ, chạy cự ly dài, tập gym...). Suy thận độ II, IIIa: hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic... Suy thận độ IIIb: công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đánh golf... Suy thận độ IV: thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng. Nếu protein niệu trên 1g/24giờ: * Không tăng huyết áp: Suy thận độ I, II: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng. Suy thận độ IIIa, IIIb: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa. Suy thận độ IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng. * Tăng huyết áp Suy thận độ II, II, IIIa: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa. Suy thận độ IIIb, IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng. Hội chứng thận hư: Đang tiến triển: Thực hiện công việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Tập luyện ở bệnh nhân suy thận Suy thận I - III: Hoạt động thể lực bình thường, vừa phải, tránh hoạt động thể lực nặng. Suy thận IV: Người bệnh cần nghỉ ngơi. Tập luyện có thể không trực tiếp tác động có lợi đối với hệ thống thận tiết niệu. Nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân-béo phì..., từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận. Béo phì dẫn đến những thay đổi trực tiếp về áp lực lọc và áp lực máu tại thận. Với người mắc bệnh thận mạn tính có kèm theo tình trạng thừa cân - béo phì cũng làm tăng tiến triển bệnh. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy thận giai đoạn cuối. Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân béo phì, bước đầu tiên phải giảm trọng lượng, do đó, việc luyện tập phù hợp để kiểm soát cân nặng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sỏi thận cũng là một bệnh lý tiết niệu thường gặp. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành, tiến triển của bệnh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt uống ít nước, nhịn tiểu..., đặc thù công việc tĩnh tại ít vận động có thể là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy, các hoạt động thể lực phù hợp thậm chí không phụ thuộc vào khối lượng, cường độ hay thời gian vận động cũng có vai trò quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ sỏi thận. Ảnh hưởng của hoạt động thể lực đối với hệ thống thận tiết niệu Hoạt động thể lực với đặc trưng là hiện tượng vận cơ và tăng tiêu hao năng lượng để phù hợp với yêu cầu vận động. Năng lượng sinh ra trong quá trình vận cơ một phần ở dạng công, một phần ở dạng nhiệt. Nhiệt làm thân nhiệt tăng cao và cơ thể điều hòa bằng cách tăng bài tiết mồ hôi, tăng nhịp thở, giãn mạch ngoại biên. Khi cơ thể mất nước qua mồ hôi, tuyến yên sẽ tăng tiết hormon thúc đẩy quá trình tăng tái hấp thu nước ở ống thận. Ðồng thời, khi hoạt động thể lực, lượng máu phân bổ tới hệ thống cơ bắp tăng cao, cùng với hiện tượng giãn mạch ngoại vi làm giảm lượng máu lưu thông tới thận dẫn đến thiếu máu nhu mô thận, ảnh hưởng đến quá trình lọc máu tạo ra nước tiểu ở thận. Do đó, lượng nước tiểu sẽ giảm thấp, thậm chí hoạt động thể lực nặng có thể dẫn tới tình trạng vô niệu tạm thời. Hoạt động thể lực cũng làm thay đổi thành phần của nước tiểu. Do thiếu máu, thiếu ôxy nhu mô thận trong khi đang hoạt động thể lực nên tính thấm của niêm mạc tiểu cầu thận thay đổi, xuất hiện protein, hồng cầu, glucose niệu. Các sản phẩm của quá trình trao đổi chất, quá trình phân giải protein tăng, PH nước tiểu giảm do nồng độ acid lactic, acid phosphoric tăng. Tỷ trọng nước tiểu tăng... Do đó, cùng với chế độ ăn uống, việc thực hiện chế độ lao động/hoạt động thể lực có vai trò rất quan trọng đối với người mắc bệnh thận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giam-can-de-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-vi
Giảm cân để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường và béo phì là 2 căn bệnh phổ biến hiện nay, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng cao một khi bạn bị tăng cân hoặc béo phì. Nhưng chúng ta có thể giảm được nguy cơ tiểu đường khi thành công trong việc giảm và kiểm soát cân nặng của mình. 1. Cân nặng và bệnh tiểu đường Nếu bạn đang bị thừa cân, việc giảm cân của bạn có thể chỉ đang ở mức suy nghĩ, cân nhắc. Nhưng trong trường hợp bạn bị thừa cân và đang đối phó với tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì bạn cần phải bắt tay vào việc thực hiện các giải pháp để giảm cân nặng. Bởi vì trọng lượng dư thừa sẽ gây căng thẳng cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Thừa cân có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư và tiểu đường. Một trong những cách thức phòng ngừa bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường là giảm cân. Bạn chỉ cần giảm một lượng cân rất khiêm tốn là đã có thể giảm nguy cơ rất lớn. Nếu giảm được 7% trọng lượng cơ thể thì có thể giảm được 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và trên thực tế, nếu bạn trên 65 tuổi, thì con số này là hơn 70%. 2. Các yếu tố để giúp bạn giảm cân 2.1 Yếu tố tập luyệnNếu bạn thừa cân và mắc đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì chắc chắn bạn phải tập thể dục. Tập thể dục cho phép cơ thể của bạn liên kết hoặc hấp thu insulin hiệu quả hơn. Tuyến tụy tạo ra insulin, một loại hormone “mở khóa” các tế bào để chúng có thể sử dụng đường từ thực phẩm chúng ta ăn làm năng lượng. Cơ thể có các vị trí tiếp nhận năng lượng và bạn càng tập thể dục nhiều, các vị trí tiếp nhận của bạn càng hoạt động. Ngược lại, nếu bạn càng ít tập thể dục, các vị trí tiếp nhận càng ít hoạt động và ít phản ứng hơn.Nếu bạn nghiêm túc về việc giảm cân thì việc tập thể dục phải là một phần của kế hoạch lớn này. Tuy nhiên bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ trước khi đưa thói quen này vào chu trình hoạt động hằng ngày.2.2 Tầm quan trọng của chế độ ăn uốngGiảm cân là một chuỗi quá trình mà bạn sẽ phải thực hiện thay đổi mỗi ngày và bạn có thể sẽ phải đối mặt với những trở ngại gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ăn kiêng nếu bạn bị đái tháo đường. Trong trường hợp này bạn phải tiêm insulin và kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày kết hợp với việc kiểm soát những thứ bạn ăn.Khi nói đến thực phẩm,chúng ta thường khó xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng mà chúng mang lại một cách chính xác. Do đó, cách giảm cân tốt nhất cần phải theo dõi lượng thức ăn bạn ăn vào. Vì nếu khi biết mình ăn bao nhiêu, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để điều chỉnh điều đó theo cách có ý nghĩa. Người bệnh có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng 2.3. Chúng ta nên ăn gì?Bạn nên duy trì một chế độ ăn kiêng ít chất béo như chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải với bao gồm chất béo lành mạnh từ dầu và cắt giảm carbohydrate. Hãy nhìn vào lượng carbohydrate mà bạn tiêu thụ, nhìn vào nguồn thực phẩm có carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày và sau đó bắt đầu giảm khẩu phần. Bằng cách đó, ngay lập tức bạn cũng giảm được lượng calo.Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đưa ra một số gợi ý về những lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho mọi người dù bạn có là bệnh nhân tiểu đường hay không:Ăn nhiều rau hơn, đặc biệt là những loại không chứa tinh bột (không có khoai tây, ngô hoặc đậu Hà Lan) và cắt giảm muối.Thực phẩm ngũ cốc. Hãy nghĩ đến bánh mì nguyên cám thay vì ngũ cốc và bột tinh chế. Một nửa số ngũ cốc bạn ăn phải là ngũ cốc nguyên hạt.Protein nạc. Hãy ăn cá ít nhất hai lần một tuần và ăn đậu hoặc đậu nành thay vì thịt. Khi bạn ăn thịt, hãy chuyển sang ăn thịt nạc và không ăn da.Trái cây. Ăn trái cây tươi là tốt nhất. Nếu bạn chọn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy đảm bảo rằng nó không có thêm đường.Chất béo. Chúng ta nên ăn chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo từ quả bơ, ô liu, quả hạch hoặc các loại hạt. Tránh pho mát nhiều chất béo và sữa nhiều chất béo. Bạn hãy nói không với bơ thông thường hoặc nước sốt kem.Kiểm soát khẩu phần cũng rất quan trọng. Phần lớn việc ăn kiêng có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào mức độ cố gắng và kiên trì của người đang giảm cân. Trong đó, duy trì chế độ ăn uống là một trong những điều mà bạn cần tuân thủ thực hiện. 3. Giảm cân mang đến hiệu quả lớn đối với người mắc tiểu đường CDC ước tính có khoảng 21 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường. Hơn 8 triệu người không biết mình bị căn bệnh này. Đáng báo động hơn nữa là ước tính có khoảng 37% người Mỹ từ 20 tuổi trở lên bị tiền tiểu đường. Theo báo cáo của Harvard Health, khoảng 90% những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, loại phổ biến nhất, bị thừa cân hoặc béo phì. Đó là yếu tố nguy cơ số 1 của bệnh tiểu đường.Để giảm thiểu rủi ro, hãy thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và tham gia một hội nhóm có thể giúp bạn tìm ra kế hoạch và thực hiện nó. Giảm cân vốn là một cuộc đấu tranh không hề dễ. Nhiều người nghĩ rằng họ phải giảm một lượng cân nặng đáng kinh ngạc trong một khoảng thời gian ngắn thì mới có tác động. Nhưng thực tế không đúng. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường toàn diện của bạn có thể giảm từ 11% đến 12% nếu bạn giảm 2 pound. Người bệnh nên có chế độ ăn uống và tập luyện đúng khoa học Có thể thấy giảm cân có vai trò rất lớn và quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, nếu bạn đang thuộc những người thừa cân, béo phì, bạn nên bắt tay vào thực hiện một chế độ ăn và lối sống khoa học để có sự cải thiện tốt về mặt sức khỏe.Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường thường khó phát hiện và dễ nhầm lẫn sang nhiều bệnh lý khác nếu chỉ dựa vào những đặc điểm nhận dạng bên ngoài. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi và khám định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời tránh nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường và biến chứng nghiêm trọng.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ chăm sóc y tế uy tín, chất lượng với nhiều dịch vụ trọn gói và cả đơn lẻ, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, khách hàng có thể tới bệnh viện để được đăng ký khám, tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/5-nguyen-nhan-tao-bon-theo-y-hoc-co-truyen-can-biet-vi
5 nguyên nhân táo bón theo Y Học Cổ Truyền cần biết
Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Hanh - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông. Táo bón (Tiện bí) chỉ chứng chất thải tích ở đường ruột quá lâu, thời gian bài tiết quá dài, từ 4 đến 7 ngày mới đại tiện một lần. Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy nguyên nhân gây bệnh dựa trên góc nhìn của Y Học Cổ Truyền có khác gì với Y Học Hiện Đại? Cùng tìm hiểu sự khác nhau đó trong bài dưới đây. 1. Tổng quan về về bệnh táo bónTáo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn, phân khô rắn, thời gian đi đại tiện kéo dài hoặc vài ngày mới đi một lần. Đây là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp, thường diễn ra và kết thúc trong vòng vài ngày nhưng nếu kéo dài thì có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề2. Nguyên nhân táo bón trong Y Học Hiện Đại2.1 Táo bón do nguyên nhân thực thểTáo bón do nguyên nhân thực thể chiếm 5-10% tổng số nguyên nhân và được chia làm 2 nhóm:Cấp tính: cho thấy nguyên nhân tổn thương cấu trúc, thường gặp trong các bệnh: tắc ruột, liệt hồi tràng hoặc do một số loại thuốc...Mạn tính: do tổn thương cấu trúc hoặc chức năng, xảy ra khi cơ thể mắc các bệnh như khối u đại tràng, đái tháo đường, suy giáp, u xơ thần kinh,.. hay do chế độ ăn thiếu chất xơ, hạn chế đường, lạm dụng thuốc nhuận tràng,...2.2 Táo bón do nguyên nhân cơ năngMột số nguyên nhân táo bón cơ năng thường gặp như:Ăn ít chất xơLười vận độngThói quen nhịn đi ngoàiUống không đủ lượng nước cần thiếtĂn kiêngYếu tố tâm lý Táo bón theo y học cổ truyền có thể do nhiều nguyên nhân gây ra 3. Nguyên nhân gây táo bón theo Y Học Cổ TruyềnTrong Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân gây bệnh hay còn gọi là thể bệnh, theo đó, dựa vào mỗi thể bệnh mà bác sĩ Đông y sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể bệnh đó. Bệnh táo bón được chia ra làm 5 thể bệnh chính:3.1. Vị Trường thực nhiệtĐây là thể bệnh hay gặp nhất, thường có biểu hiện như: táo bón lâu ngày, phân rắn khô, bụng trướng đầy, ấn vào thấy đau, mặt đỏ mình nóng, về chiều thường hâm hấp, ra nhiều mồ hôi, miệng lưỡi lở loét, hôi miệng, lưỡi khô, rêu lưỡi vàng dày nhớt hoặc vàng khô, mạch Trầm thực hoặc Hoạt thực.3.2. Can Tỳ khí trệBiểu hiện thường gặp ở người có tinh thần uất ức, hay trong trạng thái căng thẳng. Bệnh lâu ngày, ợ hơi liên tục, ngực bụng đầy chướng, phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt thấy vú căng và đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm hoặc Huyền. Can Tỳ khí trệ là biểu hiện thường gặp ở người có tinh thần uất ức, hay trong trạng thái căng thẳng 3.3. Tỳ Phế khí hưBiểu hiện: táo bón kéo dài, phân mềm hoặc rắn, muốn đi đại tiện nhưng bài tiết khó khăn, rặn mãi không ra, cố rặn thì ra mồ hôi, thở gấp, khi đại tiện xong sẽ thấy mệt mỏi cực độ, nói không ra hơi, bụng không trướng đau, có lúc đại tràng sa xuống, mặt mũi nhợt nhạt, móng tay móng chân không tươi. Chất lưỡi trắng nhợt, rêu trắng mỏng, mạch Hư nhược.3.4. Tỳ Thận dương hưBiểu hiện: Lâu ngày không đại tiện, mặt mũi xanh sạm, chân tay lạnh, mình mát, ưa nóng, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, tiểu đêm nhiều, tiểu không hết bãi, chất lưỡi trắng nhợt, rêu trắng nhuận, mạch Trầm trì.3.5. Huyết hưBiểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nở, những người thiếu máu hoặc người già, táo bón kéo dài, bài tiết khó khăn, thường vài tuần mới đi một lần, thể trạng gầy còm, miệng khô họng khát, sắc mặt nhợt, môi và móng tay móng chân trắng nhợt, dễ bị đau đầu, chóng mặt. Lưỡi nhợt hoặc đỏ khô, mạch Tế hoặc Tế sác vô lực.Trên đây là 5 nguyên nhân táo bón theo Y Học Cổ Truyền mà mọi người cần lưu ý. Khi xảy ra tình trạng táo bón kéo dài cần được thăm khám và hỏi bệnh kĩ nhằm xác định đúng nguyên nhân để được điều trị hợp lý, điều trị đúng người, đúng thuốc. Nguồn tham khảo:Sách “Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y” (Viện nghiên cứu Trung Y - NXB Hồng Đức”“ Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y” ( Viện nghiên cứu Trung Y - NXB Hồng Đức)
https://suckhoedoisong.vn/nhung-bien-co-trong-thoi-ky-hau-san-16939451.htm
25-03-2011
Những biến cố trong thời kỳ hậu sản
Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sau khi nhau sổ cho đến khi chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường, trung bình là 6 tuần lễ. Bên cạnh đó, có thể có những biến cố xảy ra trong thời kỳ hậu sản. Ảnh minh họa Chảy máu sau sinh (CMSS) CMSS bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn. CMSS do đờ TC: bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi TC không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, TC mềm nhão, ấn vào TC máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy TC giúp cho TC co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng TC sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn. CMSS do tổn thương đường sinh dục: nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ TC. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám TC co hồi tốt, TC có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề. CMSS do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu: sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm. CMSS do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh: nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần. CMSS do chảy máu muộn: đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, TC co hồi chậm, siêu âm TC thấy TC còn lớn, lòng TC có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng TC kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho TC co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng. Dự phòng chảy máu sau sinh Tùy theo nguyên nhân CMSS mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co TC sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong CMSS do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng TC bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng TC. Bế sản dịch và dự phòng Triệu chứng của bế sản dịch: người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ TC đóng kín, dùng tay nong cổ TC sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị TC lớn, đau nhiều khi ấn đáy TC. Xử trí: dùng ngón tay nong cổ TC để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ TC cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ TC từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ TC mềm và cổ TC mở kết hợp nong cổ TC. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp TC co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng. Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng TC cũng như phòng ngừa viêm nội mạc TC do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ TC sau sinh, cần nong rộng cổ TC. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng TC cần nong cổ TC từ đường mổ xuống đoạn dưới TC bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ TC. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ TC một lần nữa. Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 - 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có TC ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng. Những rối loạn về đường tiết niệu Bí tiểu sau sinh: trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 - 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu. Són tiểu: ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài. Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng. Điều trị: nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch. Dự phòng: hoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt. BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN
https://suckhoedoisong.vn/nguy-hai-tu-benh-uon-van-169160698.htm
21-07-2019
Nguy hại từ bệnh uốn ván
Hiện nay nhờ vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý những thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc- xin ngừa uốn ván cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào? Uốn ván hay bệnh phong đòn gánh (tetanus) là bệnh do vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt ở mọi nơi trên trái đất, song nó được tìm thấy chủ yếu trong lòng đất. Vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại bình thường trong ruột của động vật, đặc biệt là các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa... và kể cả ở người. Nha bào uốn ván thường được bắt gặp ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên như đất, cát, phân người, phân gia súc,...và có khả năng xâm nhập qua hầu hết các loại vết thương. Vi khuẩn uốn ván sẽ phát triển trên cơ thể người tại vị trí vết thương trong điều kiện yếm khí. Đặc biệt, vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong. Uốn ván có thể phát triển bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Khi các bào tử này xâm nhập vào vết thương trên da sẽ sinh sôi, nảy nở và tạo độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Ở trẻ sơ sinh, uốn ván thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốn. Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7-14 ngày (có thể lâu hơn - khoảng 3 tuần). Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng 48-72 giờ. Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2-5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh lại càng nặng. Nhìn chung, nếu vết thương bị nhiễm bẩn càng nặng thì thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và tiên lượng bệnh càng xấu. Dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, giới y học đã chia ra làm 4 loại uốn ván chính là: toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván rốn. Vậy, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh bao lâu? Bệnh uốn ván bao gồm một số thể bệnh sau đây: Uốn ván toàn thân: Đây là thể uốn ván thường gặp nhất. Các dấu hiệu sớm bao gồm triệu chứng khó mở miệng (cứng hàm), nuốt khó, cứng và đau ở vùng cổ, vùng vai và sau lưng. Tiếp theo là tình trạng co cứng cơ bụng, cơ ngực, cơ hoành và các cơ ở chi, cuối cùng sẽ xuất hiện các cơn co cứng kịch phát toàn thân. Cơn co cứng toàn thân được kích thích bởi ánh sáng, tiếng động và tần suất ngày càng tăng dần. Các cơn co cứng kịch phát làm bệnh nhân uốn cong người, rách hay đứt cơ, co thắt cơ hô hấp gây ngạt và dẫn đến tử vong đột ngột. Uốn ván cục bộ ít gặp hơn và là thể nhẹ, có tiên lượng tốt hơn. Triệu chứng co cứng chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương. Uốn ván ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh, nguyên nhân do sử dụng các vật dụng không vệ sinh khi cắt cuống rốn cho trẻ. Trẻ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, co cứng cơ và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván Thể trạng chung của bệnh nhân thời kỳ đầu tương đối tỉnh táo, không có biểu hiện sốt cao trong hai ngày đầu và khi mới phát bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. Bởi vậy, khi điều trị bệnh uốn ván cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh. Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván. Trung hòa độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu bằng SAT. Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật. Duy trì chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ. Để phòng tránh bệnh uốn ván các bác sĩ khuyến nghị người dân khi giẫm phải đinh, sắt gỉ... cần phải vệ sinh sạch vùng vết thương bằng oxy già, bôi thuốc sát trùng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho trẻ Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Theo thông tin từ Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trẻ cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm sau: Trẻ cần tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib) khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DPT). Sau 5 - 10 năm tiêm nhắc lại một liều.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lao-hoa-va-alzheimer-khac-gi-nhau-vi
Lão hóa và Alzheimer khác gì nhau?
Dấu hiệu lão hóa hay chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung dùng để diễn tả các dấu hiệu liên quan đến trí nhớ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và khả năng giao tiếp. Còn bệnh Alzheimer là một loại phổ biến nhất của bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer sẽ diễn biến tăng dần theo thời gian và ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và suy nghĩ. Việc phân biệt những dấu hiệu của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. 1. Trí nhớ của bạn có bị mất đi hay không?Tất cả chúng ta đôi khi đều có khả năng quên đi nhiều thứ, đặc biệt là khi cuộc sống ngày nay càng ngày càng bận rộn. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy điều này xảy ra tần suất nhiều hơn khi bạn ngày càng già đi. Mất trí nhớ nhẹ có thể là một phần bình thường trong quá trình lão hóa của cơ thể. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị sa sút trí tuệ. Chỉ 1% những người trên 65 tuổi có các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi bình thường sẽ bị sa sút trí tuệ mỗi năm. 2. Khi quên là một vấn đềNếu suy giảm trí nhớ khiến bạn khó xử lý các công việc hàng ngày thì đó là dấu hiệu bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để xác định mình có bị sa sút trí tuệ hay không.Bạn nhanh quên những điều bạn chỉ mới vừa nghe?Bạn thường xuyên hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi?Bạn cần phải rất nhiều lời nhắc trên giấy hoặc điện tử chỉ để vượt qua cả ngày?Khi câu trả lời cho những câu hỏi bên trên là có hoặc những người xung quanh cảm thấy những vấn đề đó đang xảy ra với bạn. Bạn nên đi khám bệnh và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có những giải pháp phù hợp. 3. Khó khăn trong lập kế hoạch hay giải quyết vấn đềThực tế rằng, ai cũng đều đã từng mắc những lỗi trong giải quyết công việc và cuộc sống. Bạn đã ghi sai hóa đơn vào tháng trước hoặc thanh toán sai số tiền trên hóa đơn. Đó là điều bình thường mà tất cả chúng ta đều đã từng trải qua. Nhưng nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn khi làm những việc như làm theo chỉ dẫn trong một công thức quen thuộc hoặc theo dõi các hóa đơn theo cách bạn đã từng làm, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về trí nhớ như sa sút trí tuệ.4. Khó khăn trong nhớ những công việc hàng ngàyBạn quên cách sử dụng điều khiển TV đó?Quên cách đặt lò vi sóng?Nếu bạn cần một chút trợ giúp với những vấn đề trên ngay bây giờ và sau đó thì có thể không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống thường ngày mà bạn vẫn thường làm, như lái xe đến những nơi bạn luôn đến, chơi trò chơi yêu thích hoặc tìm đường ở cửa hàng tạp hóa, thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sa sút trí tuệ nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu lão hóa hay chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau 5. Tôi đã đỗ xe ở đâu?Bất kỳ ai đều có đôi lần thắc mắc không biết mình để xe ở đâu giữa gara rộng lớn. Bạn bước ra khỏi cửa hàng và nghĩ, "Bây giờ, tôi đã để xe ở đâu?" Bây giờ và một lần nữa quên vị trí bạn đã đỗ xe là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý và đi khám, kiểm tra sức khỏe. Nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo của lão hóa hay bệnh mất trí nhớ.6. Không thể tìm thấy chìa khóaKhi bạn quên vị trí bạn đã để một thứ gì đó, chẳng hạn như chìa khóa hoặc kính của bạn, bạn sẽ có thể nghĩ lại, xem lại các bước của mình và tìm bất cứ thứ gì. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang làm mất nhiều thứ đồ và bạn không thể quay lại tìm và phát hiện chúng, đó là dấu hiệu phổ biến của vấn đề bộ nhớ lớn hơn như sa sút trí tuệ. 7. Mất thời gian trong xác định thời gianHầu hết chúng ta đều thức dậy và tự nghĩ trong đầu rằng: "Hôm nay là ngày gì?" Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để xác định điều đó. Nhưng nếu bạn thường xuyên mất dấu ngày tháng, mùa hoặc thời gian trôi qua, thì đó là một dấu hiệu tương đối nặng của sa sút trí tuệ hoặc các vấn đề trí nhớ thực sự.8. Làm thế nào tôi đến được đây?Nếu bạn bước vào phòng làm việc mà không thể nhớ mình đang làm gì, đó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng với những người bị bệnh Alzheimer đôi khi quên mất họ đang ở đâu. Hoặc họ thấy mình ở đâu đó và không nhớ mình đã đến đó bằng cách nào. Nếu đó là vấn đề bạn gặp phải, bạn cần thăm khám sức khỏe kịp thời.9. Diễn tả từ ngữ ấy thế nào?Đôi khi gặp khó khăn khi tìm đúng từ hoặc đơn giản bạn có thể sử dụng sai một số từ ngữ là điều bình thường và không cần quá lo lắng. Nhưng những người mắc bệnh Alzheimer thường bắt đầu với dấu hiệu gặp những khó khăn khi nói hoặc viết. Họ có thể khó nhớ lại thuật ngữ phù hợp cho những đồ vật quen thuộc hoặc tên của người nào đó mà họ biết rõ. Nếu bạn đang vật lộn với tên, từ hoặc những gì phải nói tiếp theo, đó có thể là dấu hiệu của việc sa sút trí tuệ nghiêm trọng hơn.10. Xa lánh bạn bè, đồng nghiệp và người thânBạn có đang tránh mặt bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp không?Bạn có khó để tiếp tục hoặc theo dõi một cuộc trò chuyện không?Khi các vấn đề về trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn, mọi người thường mất hứng thú với những sở thích, sự kiện xã hội hoặc các hoạt động khác mà họ từng thích làm. Nếu điều đó có vẻ tương đối giống bạn, đã đến lúc bạn cần nói chuyện và nhận được sự tư vấn của các bác sĩ. Người mắc bệnh Alzheimer thường bắt đầu với dấu hiệu gặp những khó khăn khi nói hoặc viết 11. Làm bài kiểm tra trí nhớNếu bạn không chắc liệu những gì bạn đang trải qua có phải là do quá trình lão hóa thường xuyên hay không, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp về y tế. Các bác sĩ sẽ đánh giá liệu tình trạng sa sút trí tuệ của bạn có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Bác sĩ sẽ hỏi bạn theo bộ câu hỏi và có thể yêu cầu bạn thực hiện một loạt các xét nghiệm. Họ cũng có thể kiểm tra cho bạn các vấn đề khác có thể giống như chứng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như tác dụng phụ của thuốc hoặc trầm cảm.12. Tôi có thể làm gì không?Nếu trí nhớ của bạn tương đối ổn nhưng bạn vẫn lo lắng, bạn có thể làm một việc gì đó để giải quyết vấn đề này. Những người dành thời gian đọc sách, giải câu đố, hoặc duy trì hoạt động thường ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn. Những hoạt động kể trên có thể giúp bạn giữ đầu óc nhạy bén. Bạn cũng nên giảm bớt căng thẳng kéo dài, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên.Tóm lại, bệnh Alzheimer là một bệnh nan y và hiện chưa có thuốc điều trị triệt để. Một người bình thường được chẩn đoán mắc Alzheimer, có tuổi thọ ước tính khoảng bốn đến tám năm sau khi chẩn đoán, nhưng cũng có những người có thể sống chung với Alzheimer thời gian kéo dài hơn.Khi bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ, điều cần làm là đến khám và tư vấn về bệnh bởi những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời có thể giúp bạn kiểm soát các dấu hiệu của bệnh, đồng thời, hạn chế những ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển theo thời gian sau khi phát hiện bệnh, tuy nhiên bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giảm quá trình tiến triển bệnh, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nguồn tham khảo: webmd
https://tamanhhospital.vn/benh-tim-bam-sinh-song-duoc-bao-lau/
02/12/2022
Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Làm sao sống chung với bệnh?
Tim bẩm sinh là bệnh lý phát triển từ trong bào thai. Có nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh, từ những bệnh lý đơn giản (không biểu hiện triệu chứng) cho đến phức tạp (gây ra các triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng). Vậy bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Có chữa khỏi được không? Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Tuấn Long, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Bệnh tim bẩm sinh, hoặc dị tật tim bẩm sinh, là một bất thường về tim xuất hiện từ trong bào thai và tồn tại sau sinh. Những dị tật này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tim, vách ngăn giữa các buồng tim, van tim hoặc mạch máu lớn từ tim. Mục lụcBệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không?Cách chung sống với bệnh tim bẩm sinh1. Ăn uống lành mạnh2. Hoạt động thể chất thường xuyên3. Duy trì cân nặng ổn định4. Uống thuốc đầy đủ và đúng chỉ định5. Tuân thủ lịch khám thai6. Đề phòng biến chứngBiến chứng bệnh tim bẩm sinhBệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Theo ThS.BS Nguyễn Tuấn Long, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tiên lượng sống của một bệnh nhân tim bẩm sinh phụ thuộc vào loại dị tật cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh nhân bị các dị tật nhẹ như thông liên thất/thông liên nhĩ lỗ nhỏ có thời gian sống gần tương tự như người bình thường. Trong khi đó, những dị tật nặng như hội chứng thiểu sản tim trái có tiên lượng sống rất kém. Trước đây khi nền y học chưa phát triển, việc được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh thường gây ra cú sốc đối với người bệnh, đặc biệt là những thai phụ có thai nhi phát hiện bệnh tim bẩm sinh khi chưa chào đời. Nguyên nhân là lúc đó, các phương pháp hiện đại giúp điều trị hiệu quả bệnh tim bẩm sinh chưa có, khiến trẻ dù đã được chữa trị nhưng thời gian sống không kéo dài. Tuy nhiên trong vòng hai thập kỷ qua, nhờ những tiến bộ của lĩnh vực thông tim can thiệp và phẫu thuật tim, 98% những trẻ sinh ra bị dị tật tim sẽ sống khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành nếu được điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ. Trong số đó, rất nhiều trường hợp đạt được tuổi thọ như những người khỏe mạnh khác. Điều quan trọng là người bệnh phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ tim mạch và tuân thủ phác đồ điều trị gần như suốt đời. (1) Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không? Khi được chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh nhiều người thắc mắc bệnh tim bẩm sinh có chữa được không? Thông thường các dị tật tim bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp: thay thế van tim bệnh lý bằng van tim nhân tạo, sửa chữa khuyết tật bất thường trong tim như đóng vách thông liên nhĩ/thông liên thất, đóng ống động mạch qua thông tim… Việc sửa chữa này nhằm mục đích ngăn ngừa các biến chứng lâu dài do bệnh gây ra, chẳng hạn như rối loạn nhịp, viêm nội tâm mạc, suy tim… (2) Bác sĩ Long cho biết, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại khuyết tật tim bẩm sinh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp: Uống thuốc: Các loại thuốc thường được kê toa cho bệnh nhân tim bẩm sinh là thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc ổn định nhịp tim, thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu… Cấy các thiết bị hỗ trợ như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim tự động (ICD)… giúp điều chỉnh nhịp tim không đều, từ đó ngăn ngừa một số biến chứng liên quan đến dị tật tim bẩm sinh. Can thiệp nội mạch: Những thủ thuật này cho phép bác sĩ sửa chữa các khuyết tật tim bẩm sinh mà không cần phẫu thuật mở lồng ngực và tim. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua mạch máu dẫn đến tim. Sau đó, các công cụ nhỏ được đưa vào cơ thể qua ống thông để tiến hành sửa chữa khiếm khuyết của tim. Thủ thuật hiện đại này giúp giảm thiểu rủi ro và biến chứng mà một ca phẫu thuật tim thường phải đối mặt. Phẫu thuật tim bẩm sinh: Nếu can thiệp qua đường ống thông không thể sửa chữa khiếm khuyết, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật tim hở (mở lồng ngực). Những cuộc phẫu thuật này được tiến hành để đóng các lỗ trong tim, mở rộng mạch máu hoặc sửa van tim. Ghép tim: Trong trường hợp khuyết tật tim bẩm sinh quá phức tạp không thể sửa chữa được, các bác sĩ có thể tiến hành ghép tim. Cách chung sống với bệnh tim bẩm sinh Khi được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, dù đã được can thiệp, phẫu thuật hay chưa, người bệnh cũng cần tuân thủ lối sống khoa học để cải thiện triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng thêm: (3) 1. Ăn uống lành mạnh Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị về chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch: Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế thực phẩm, thức uống đóng hộp. Sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật ít chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa thay cho mỡ động vật. Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì và ngũ cốc tinh chế. Hạn chế đồ uống và thức ăn nhiều đường. Sử dụng sữa không béo hoặc ít béo. Tăng cường sử dụng cá. Chỉ sử dụng thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc cũng như các loại thịt đã giảm mỡ. Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn dưới 5g/ngày. Hạn chế ăn ngoài, khuyến khích ăn ở nhà để dễ kiểm soát các thành phần có trong thức ăn. Bố mẹ tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, có lợi cho tim mạch 2. Hoạt động thể chất thường xuyên Người bị bệnh tim nói chung và tim bẩm sinh nói riêng cần tập luyện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe cho trái tim. Với trẻ nhỏ, ba mẹ nên khuyến khích con vận động tối thiểu 30 phút/ngày, tránh để trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Ở người lớn, hãy duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, bơi lội, aerobic, yoga… Nếu chưa rõ về những hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng của mình, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ. (4) 3. Duy trì cân nặng ổn định Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh. Thừa cân – béo phì góp phần làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như các bệnh mạn tính khác, chẳng hạn như đái tháo đường. Do đó nếu bạn đang có BMI >23, hãy giảm cân khoa học. Đối với trẻ em, nhất là trẻ dưới 7 tuổi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để vừa giúp trẻ giảm cân, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển thể chất và trí não. 4. Uống thuốc đầy đủ và đúng chỉ định Nhiều bệnh nhân tim bẩm sinh phải duy trì uống thuốc suốt đời. Vì thế, người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh ở mỗi thời điểm. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc dùng lại toa thuốc cũ mà bỏ qua tái khám. Tất cả những việc làm này đều có thể khiến bệnh tái phát hoặc trở nặng. 5. Tuân thủ lịch khám thai Nếu thai nhi được phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh, thai phụ cần tuân thủ các mốc khám thai định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, giúp bác sĩ có hướng điều trị đúng đắn sau khi em bé chào đời. 6. Đề phòng biến chứng Người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ phát triển các biến chứng – ngay cả khi đã được phẫu thuật lúc nhỏ. Cho nên, việc chăm sóc theo dõi người bệnh sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thực hiện các cận lâm sàng và xét nghiệm máu định kỳ để tầm soát biến chứng. Tần suất tái khám sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh: nhẹ, trung bình hay phức tạp. Trẻ cần được siêu âm tim, khám sức khỏe định kỳ để đề phòng biến chứng bệnh Biến chứng bệnh tim bẩm sinh Người bệnh tim bẩm sinh có thể gặp các vấn đề sức khỏe khác sau khi điều trị, bao gồm: Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim): Rối loạn quá trình phát và dẫn truyền tín hiệu điện học trong tim khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Ở một số người, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có nguy cơ gây đột quỵ hoặc đột tử do tim nếu không được cấp cứu kịp thời. Mô sẹo trong tim từ các cuộc phẫu thuật trước có thể là nguyên nhân góp phần gây ra biến chứng này. Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng): Vi khuẩn hoặc vi trùng có khả năng xâm nhập vào máu và di chuyển đến lớp màng trong của tim (nội tâm mạc) gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ dễ làm hỏng, phá hủy van tim hoặc gây đột quỵ. Đột quỵ: Dị tật tim bẩm sinh có thể thúc đẩy hình thành cục máu đông đi qua tim và di chuyển đến não, gây tắc nghẽn hoặc giảm cung cấp máu cho não, gây ra đột quỵ. Tăng áp phổi: Một số dị tật tim bẩm sinh khiến máu đến phổi nhiều hơn, tạo nên áp lực lớn cho phổi, lâu dài sẽ dẫn đến tăng áp phổi. Điều này khiến cơ tim yếu đi, thậm chí mất hẳn chức năng. Suy tim: Đây là biến chứng thường gặp khi bệnh tim bẩm sinh không được điều trị kịp thời. Tim bị suy yếu chức năng sẽ không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên tầm soát bệnh tim bẩm sinh, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tim bẩm sinh từ bào thai, sơ sinh đến trưởng thành. Sự phối hợp đa chuyên khoa Sản Phụ khoa – Tim mạch – Sơ sinh giúp các bác sĩ phát hiện bệnh từ giai đoạn bào thai, can thiệp ngay khi trẻ chào đời và theo dõi xuyên suốt cho đến khi trẻ trưởng thành. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn sâu, luôn thấu hiểu tâm lý các bé, đảm bảo trẻ luôn thoải mái và bố mẹ an tâm trong suốt quá trình trị bệnh. Đặt lịch khám cho trẻ tại khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại dị tật tim, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị… Việc phát hiện sớm đóng vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị. Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua các mốc khám thai quan trọng. Trẻ bệnh tim bẩm sinh cần có chế độ thăm khám, chăm sóc trẻ đặc biệt để duy trì hiệu quả điều trị, tiên lượng sống tốt và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-uong-thuoc-giai-doc-gan-bi-ngua-vi
Vì sao uống thuốc giải độc gan bị ngứa ?
Mọi loại thuốc đều có công dụng và tác dụng phụ, kể cả những loại thuốc tưởng như cần thiết và vô hại như thuốc giải độc gan. Nếu sử dụng thuốc giải độc gan quá mức có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây hại lại cho chính lá gan của bạn. 1. Khi nào cần giải độc gan ? Gan đóng vai trò chính trong hầu hết các quá trình chuyển hóa, bài tiết của các chất bao gồm cả thức ăn, đồ uống, thuốc hay các chất khác từ bên ngoài đi vào cơ thể. Vì vậy, bảo vệ gan là cực kỳ quan trọng nhằm giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe.Tuy nhiên, gan có thể bị suy yếu do các nguyên nhân khác nhau như tiếp xúc với độc chất, bệnh lý. Điều này không chỉ làm tổn thương gan mà còn làm giảm các chức năng của gan bao gồm cả chức năng giải độc, bài tiết của gan. Khi các quá trình này bị ảnh hưởng, các độc tố không bị đào thải sẽ tích tụ tại gan, vượt qua hàng rào bảo vệ và xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, mụn nhọt, vàng da hoặc chán ăn...Để cân bằng hoạt động của cơ thể, bảo vệ và và giảm tải cho lá gan, người ta thường nghĩ đến các phương pháp giải độc gan. Giải độc gan là phương pháp nhằm giúp gan tăng cường khả năng bài tiết và đào thải chất độc bằng cách tác động bằng đồ ăn, thức uống, thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các hoạt động thể chất. 2. Biển hiện sau khi uống thuốc giải độc gan Thuốc giải độc gan là một trong những phương pháp thường được lựa chọn trong việc giải độc gan. Tuy nhiên, mọi thuốc đều là con dao hai lưỡi và ngay cả thuốc tốt cũng không nên lạm dụng. Nếu dùng quá nhiều, thuốc giải độc gan có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:Tăng gánh nặng cho ganCũng như bất cứ chất nào khi vào cơ thể cũng đều buộc gan phải làm việc để hóa giải thành chất không độc và chuyển hóa thành chất có lợi. Vì vậy, khi có một tình trạng gan suy yếu, chức năng gan bị giảm sút, việc bổ sung cùng lúc và liên tục lượng thuốc lớn, cho dù là thuốc giải độc gan cũng làm gan phải tăng hoạt động, khiến gan mau suy yếu. Cùng với tăng gánh nặng cho gan, cơ thể cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng như mệt mỏi, xanh xao, nôn mửa, co thắt dạ dày.Gây tổn thương cho ganMặc dù là thuốc giải độc gan, tưởng chừng như vô hại và hoàn toàn đem lại lợi ích thì trong thành phần thuốc vẫn có những hóa chất được tổng hợp và gây hại cho gan, điển hình như Methionin.Chất Methionin làm giảm chu trình acid folic gan - ruột và giảm chức năng chuyển hóa của gan. Khi sử dụng thuốc có chứa Methionin với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài có thể gây ra thiếu acid folic hoặc bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở người bị bệnh xơ gan hoặc nghiện rượu.Bên cạnh đó, dùng Methionin liều cao hoặc kéo dài có thể làm tăng homocystein máu và homocystein niệu, làm nặng thêm bệnh xơ vữa động mạch, từ đó tăng nguy cơ tắc mạch do huyết khối. Các triệu chứng của chậm phát triển tinh thần hoặc loãng xương cũng được ghi nhận khi dùng Methionin quá liều. Vì vậy, khi dùng các loại thuốc giải độc gan có thành phần Methionin người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng theo đúng liều và thời gian được khuyến cáo.Suy giảm chức năng ganCác thuốc giúp giải độc gan chỉ là giải pháp tạm thời, giúp hỗ trợ cho gan trong vấn đề thanh nhiệt, giải độc. Việc sử dụng bừa bãi thuốc, không đúng lúc hoặc dùng quá nhiều loại thuốc bổ gan cùng lúc ngược lại còn mang lại nhiều nguy hại hơn cho gan và cho cơ thể, từ đó chức năng gan cũng dần suy giảm. 3. Vì sao uống thuốc giải độc gan bị ngứa ? Có vài nguyên nhân khiến người sử dụng gặp các tác dụng phụ như bị mụn nhọt, ngứa khi sử dụng thuốc giải độc gan bao gồm:Dị ứng với các thành phần trong thuốcCũng như các loại thuốc khác nhau, thuốc giải độc gan cũng có thể có các thành phần khiến người bệnh bị dị ứng, phát ban, mụn nhọt trên da gây ngứa, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm, mẫn cảm. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào bao gồm cả thuốc giải độc gan, người dùng cũng cần phải kiểm tra các thành phần trong thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để để hạn chế tình trạng này.Rối loạn quá trình đào thảiTrên một lá gan đang bị suy yếu, việc bổ sung lượng lớn thuốc giải độc gan làm chức năng gan càng suy yếu hơn, từ đó làm tích tụ nhiều chất độc, trong khi gan chưa kiểm soát được quá trình đào thải, dẫn đến tình trạng nổi mụn trên da hoặc gây ngứa. Đây có thể được xem là dấu hiệu bình thường trong thời gian đầu, nếu sau đó chức năng gan được cải thiện. Tuy nhiên, nếu gan không hồi phục cộng thêm các tác dụng phụ từ thuốc giải độc gan có thể làm tình trạng ngứa, mụn nhọt nặng nề hơn.Chế độ ăn thiếu khoa họcSong song với việc uống thuốc giải độc gan, người dùng cũng cần chú ý một thực đơn khoa học, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các món dầu mỡ, cay nóng, hoặc các chất kích thích để giảm tổn thương gan. Nếu không đảm bảo được điều này thì có khả năng gây ra triệu chứng ngứa, nổi mụn vì các thực phẩm bất lợi cho gan. 4. Giải pháp khi bị ngứa do uống thuốc giải độc gan Người dùng có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm tình trạng ngứa trong quá trình sử dụng thuốc giải độc gan.4.1. Dừng các thuốc có thành phần gây dị ứngNếu người bệnh xác định được các thành phần trong thuốc là lý do khiến bản thân bị mẩn ngứa thì bạn cần dừng uống và tiếp tục theo dõi tình trạng mẩn ngứa. Trường hợp triệu chứng ngứa thuyên giảm sau khi ngừng thuốc có thể đổi sang loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngược lại, nếu tình trạng ngứa không cải thiện hoặc trở nặng hơn thì người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra.4.2. Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnhThực đơn khoa học cùng với lối sống lành mạnh không chỉ giúp hạn chế và cải thiện tình trạng ngứa mà còn giúp gan mau hồi phục. Người dùng nên áp dụng các hoạt động sau:Đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C.Kiêng sử dụng thuốc lá, các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn.Tăng cường thực phẩm giàu axit béo không no như Omega 3, 6, 9.Tích cực vận động tập luyện thể dục thể thaoTránh stress, căng thẳng và không nên thức khuya.4.3. Sử dụng các thảo dược mát gan, giảm ngứaMột số thảo dược lành tính có khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan mà người dùng có thể sử dụng như diệp hạ châu, mật nhân, atiso và cà gai leo.Tóm lại, cũng như các loại thuốc khác, thuốc giải độc gan cũng có các tác dụng phụ và gây ảnh hưởng cho gan nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào, người dùng đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ công dụng, tác dụng phụ và những lưu ý để quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ket-qua-nghien-cuu-lam-sang-cua-vien-khoi-tim-bavieco-voi-nguoi-viem-loet-da-day-20240620145708771.htm
20240620
Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viên Khôi Tím Bavieco với người viêm loét dạ dày
Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y học cổ truyền nói chung và tâm huyết phát triển thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ các cây thuốc dược liệu Việt Nam của Công ty Cổ phần Bavieco nói riêng. Lễ công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và kết quả thực nghiệm trên người viêm loét dạ dày, tá tràng ngày 31/5/2024. Buổi lễ công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu diễn ra với sự hiện diện của: PGS.TS Vũ Đức Lợi - Phó viện trưởng Phụ trách, Viện Nghiên cứu Y - Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh; TS. Trần Văn Thanh - Nguyên Phó viện trưởng Phụ trách; TS. Phạm Thanh Tùng - Trưởng phòng Nghiên cứu trung tâm - Viện Nghiên cứu Y Dược Cổ truyền Tuệ Tĩnh cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu. Đại diện Công ty Cổ phần Bavieco nhận kết quả nghiên cứu. Tại buổi lễ, bác sĩ CKI Lê Văn Mạnh với 13 năm kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng đã trình bày chi tiết về quá trình triển khai nghiên cứu được kiểm soát nghiêm ngặt và sự cẩn trọng tại Viện Nghiên cứu Y Dược Cổ truyền Tuệ Tĩnh. Theo đó, nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 40 tình nguyện viên có viêm dạ dày sử dụng viên nang Viên Khôi Tím Bavieco trong 28 ngày và 56 ngày cho người loét dạ dày tá tràng. Kết quả cho thấy, viên nang Viên Khôi Tím Bavieco có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng: 72,5% giảm đau thượng vị, 73% giảm ợ hơi, 65,2% giảm ợ chua, 56,2% cải thiện đại tiện phân sống. Tổn thương dạ dày tá tràng có cải thiện qua nội soi. Viên Khôi Tím Bavieco hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày. Viên Khôi Tím Bavieco là thành quả của hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia Bavieco. Sản phẩm kết hợp các vị thuốc Nam và bài thuốc gia truyền của người Dao và người Mường với công thức được tối ưu về dược tính. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO với các thành phần thiên nhiên như lá khôi tía, hoàn ngọc, bồ công anh, nghệ và cam thảo bắc,... Đại diện doanh nghiệp cho biết, 100% nguyên liệu sản xuất ra Viên Khôi Tím được trồng tự nhiên tại trang trại Bavieco tại chân núi Ba Vì, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu không chỉ là bằng chứng khoa học khẳng định chất lượng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khôi Tím Bavieco mà còn là bước tiến quan trọng, thể hiện cam kết, trách nhiệm của Bavieco trong việc góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong sản xuất, cùng sự kết hợp tinh hoa y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, giúp Viên Khôi Tím Bavieco đáp ứng các tiêu chí, tạo dựng lòng tin với khách hàng. Cuối buổi lễ, đại diện Công ty Cổ phần Bavieco đã gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y - Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với các chuyên gia tại viện trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Bavieco từ cây thuốc Việt trong tương lai, mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho cộng đồng. Thông tin liên hệ: Công ty Cổ phần Bavieco Địa chỉ: Thôn Rùa, Xã Vân Hòa, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Hotline: 0868.606.338 Zalo: https://zalo.me/0868606338 Fanpage: https://www.facebook.com/congtybavieco Website: https://bavieco.com/ Email: info@bavieco.com Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khôi Tím Bavieco có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 303/2023/XNQC-ATTP. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-khi-ban-kho-tho-vi
Cách ăn khi bạn khó thở
Một trong các triệu chứng của COPD- bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là khó thở. Tình trạng khó thở gây cản trở nhiều hoạt động sống của người bệnh, kể cả ăn uống. Người bệnh có thể cảm thấy cạn kiệt năng lượng và suy dinh dưỡng vì chứng khó thở khi ăn. Vậy khi bị khó thở khi ăn bạn nên làm gì? 1. Ăn gì khi bị khó thở? 1.1 Ưu tiên ăn thực phẩm bổ dưỡngVì một số người bị COPD thường gầy hoặc thậm chí bị suy dinh dưỡng do phải sử dụng lượng calo gấp 10 lần so với người thường, nên tốt nhất bạn nên chọn thực phẩm chứa nhiều calo để giữ cho mức năng lượng của bạn luôn cao, điều này sẽ tác động tích cực đến nhịp thở của bạn, giúp bạn cải thiện tình trạng khó thở khi ăn. Hãy thử lấp đầy đĩa thức ăn với chất béo thực vật như dừa, các loại hạt, trái cây, rau củ để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm.1.2 Bổ sung proteinProtein đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của mọi người, nhưng điều đó đặc biệt đúng khi bạn bị COPD. Cố gắng ăn một thực đơn lành mạnh ít nhất hai lần một ngày để tăng cường cơ thở và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thức ăn giàu protein gồm trứng, thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại đậu và các loại hạt.1.3 Ăn nhiều chất xơ hơnTáo bón có thể gây đầy hơi và gây thêm áp lực lên cơ hoành. Thực phẩm giàu chất xơ như rau, các loại đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt, gạo, ngũ cốc và trái cây tươi hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa nhờ tác dụng nhuận tràng tự nhiên của chúng giúp giảm tình trạng ăn vào khó thở. Bạn nên bổ sung từ 20 đến 35 gam chất xơ mỗi ngày.1.4 Ăn thức ăn dễ nhaiThức ăn khó nhai, khó nuốt khi ăn vào khó thở sẽ càng nhiều hơn thậm chí là nghẹt thở. Nhai quá nhiều cũng có thể làm giảm mức năng lượng của bạn trong bữa ăn, khiến bạn không thể hoàn thành bữa ăn của mình. Ăn những thức ăn dễ nhai sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng để bạn giữ lại nhiều hơn cho quá trình thở. Ăn thức ăn mềm và được nấu chín kỹ, hoặc ăn thức ăn lỏng vào những ngày bạn cảm thấy đặc biệt mệt mỏi.1.5 Giảm muốiQuá nhiều natri có thể làm giữ lại nước và điều này có thể ảnh hưởng đến hô hấp. Vì thế bạn nên ăn chế độ giảm muối bằng cách không thêm muối trong khi chế biến thức ăn và không ăn muối kèm các thực phẩm, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều muối. Ngưng thói quen ăn những thức ăn chứa nhiều muối như: Dưa cà muối các loại, mắm tôm, mắm tép, đồ ăn đóng hộp...1.6 Uống nước nhiều hơnNgoài việc để tâm đến phải ăn gì khi bị khó thở bạn còn cần lưu ý đến lượng nước uống vào để bổ sung cho cơ thể, đây cũng là một điều quan trọng để giữ cho đờm loãng và giảm bớt tình trạng khó thở khi ăn. Cố gắng uống nhiều nước trung bình từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên bạn nên hạn chế uống nước trong bữa ăn, vì sẽ khiến bạn cảm thấy no nhanh, đầy hơi, sau đó dẫn đến khó thở. Tránh các đồ uống có ga vì sẽ gây viêm và quá trình cacbonat hóa có thể làm bạn khó thở nhiều hơn. Ăn vào khó thở bạn nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể 2. Ăn như thế nào để cải thiện tình trạng khó thở khi ăn? 2.1 Ăn nhiều bữa hơnLượng thức ăn nạp vào quá nhiều trong một lần ăn sẽ tạo áp lực lên phổi và cơ hoành của bạn, khiến bạn khó thở khi ăn hơn. Thay vì ăn một ngày ba bữa chính, hãy ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ. Điều đó cũng sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng liên tục để bạn không cảm thấy mệt mỏi, giúp bạn dễ thở hơn đồng thời giảm nguy cơ ợ chua.2.2 Ăn chậmĂn quá nhanh không chỉ cản trở quá trình tiêu hóa mà còn khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết, làm tiêu hao năng lượng thiết yếu của bạn, khiến bạn khó thở khi ăn nhiều hơn. Lần ăn tới hãy cố gắng kéo dài bữa ăn ít nhất 20 phút. Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn, cố gắng hít thở có ý thức trong khi đang ăn.2.3 Làm thông thoáng đường thở trước bữa ănNếu bạn bị khó thở khi ăn ngày càng nhiều, hãy làm sạch đờm (chất nhầy) ra khỏi phổi khoảng một giờ trước khi ăn, đây là một phần quan trọng trong quản lý những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và có thể đặc biệt có lợi trước bữa ăn. Một số kĩ thuật để khai thông đường thở như: ho có kiểm soát, dẫn lưu tư thế, vỗ rung ngực để làm loãng đờm và đẩy nó ra.2.4 Ngồi thẳngNằm, ngả người hoặc chùng người có thể gây áp lực lên phổi của bạn. Thay vào đó, ngồi thẳng người, giữ hai chân trên sàn nhà giúp giảm tình trạng khó thở khi ăn. Điều đó cho phép phổi của bạn mở rộng hoàn toàn và có thể hỗ trợ cả hô hấp và tiêu hóa.2.5 Tập các phương pháp thởMột trong các phương pháp tập thở cho bệnh nhân COPD là thở chúm môi, đây là một kĩ thuật thở hữu ích được sử dụng khi bạn khó thở. Nó có thể giúp bạn giảm lo lắng và hoàn thành bữa ăn của mình. Thực hiện thở chúm môi khi bạn cảm thấy khó thở khi ăn và bạn sẽ ngạc nhiên về sự khác biệt mà nó tạo ra.Thả lỏng vai, sau đó khép miệng, hít thở bình thường bằng mũi trong 2 giây. Chu môi giống như bạn chuẩn bị thổi tắt một ngọn nến rồi thở ra bằng miệng từ từ trong 4 giây. Phương pháp tập thở có thể giúp bạn giảm khó thở khi ăn 2.6 Nghỉ ngơiNếu bạn có xu hướng mệt mỏi khó thở khi ăn nhiều, hãy chợp mắt một chút trước khi ăn. Việc làm này có thể cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt sau khi ăn, tuyệt đối không nên nằm xuống nghỉ, ít nhất là 30 phút sau đó. Vì nó có thể khiến cơ thể bạn khó tiêu hóa thức ăn hơn.2.7 Sắp xếp thời gian ăn uốngSắp xếp các bữa ăn của bạn vào khoảng thời gian bạn có nhiều năng lượng nhất. Nếu bạn có xu hướng mệt mỏi vào lúc 5 giờ chiều, hãy dời giờ ăn tối lên một giờ. Và bữa tối không nhất thiết phải là bữa ăn chính trong ngày của bạn. Nếu mức năng lượng của bạn giảm dần trong ngày, hãy lên kế hoạch ăn nhiều hơn vào bữa sáng.Với những cách ăn khi bị khó thở trên, bạn có thể áp dụng để giúp cho quá trình ăn uống trở nên dễ dàng hơn đối với người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mien-dich-qua-trung-gian-te-bao-vi
Miễn dịch qua trung gian tế bào
Bài viết bởi ThS Nguyễn Văn Phòng - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec. Hệ miễn dịch là một hàng rào với nhiều lớp phòng vệ giúp cơ thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bằng cách nhận diện và tiêu diệt các kháng nguyên lạ, không cho chúng gây hại cơ thể. 1. Phân loại hệ miễn dịch Hệ miễn dịch được chia làm 2 loại: miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) và miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được). 1.1. Miễn dịch không đặc hiệuMiễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ có sẵn trong cơ thể khi mới được sinh ra, mang tính di truyền và không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên lạ xâm nhập lần đầu hay lần sau.Miễn dịch không đặc hiệu giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vào các mô và nhanh chóng loại bỏ các sinh vật này nếu chúng xâm nhập được vào các mô trong cơ thể. Các thành phần trong hệ miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: da, niêm mạc và các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này, các tế bào có khả năng phát hiện và tiêu diệt những vật ngoại lại (tế bào tua, đại thực bào, tế bào giết tự nhiên NK, bạch cầu trung tính...), hệ thống bổ thể và các cytokine (interferon-alpha, interleukkin-1...).Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đáp ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không được củng cố khi cơ thể gặp lại cùng một tác nhân đó (không có khả năng ghi nhớ). Hình 1. Hệ miễn dịch không đặc hiệu và hệ miễn dịch đặc hiệu 1.2. Hệ miễn dịch đặc hiệuMiễn dịch đặc hiệu là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể đã tiếp xúc với kháng nguyên (được đưa vào chủ động hay ngẫu nhiên). Miễn dịch đặc hiệu còn có thể có được khi truyền các tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc kháng thể vào cơ thể.Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cần một thời gian từ vài ngày đến vài tuần để nhận biết, hoạt hóa và hiệu ứng. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu lại có khả năng ghi nhớ và nhận biết một tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch có khả năng tấn công nhanh và hiệu quả hơn nếu gặp lại tác nhân gây bệnh đó.Hệ miễn dịch đặc hiệu có 2 phương thức là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào (miễn dịch tế bào) để loại trừ kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch dịch thểMiễn dịch dịch thể là phương thức miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng việc sản xuất các kháng thể có khả năng chống lại các vi sinh vật và tế bào lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các kháng thể (globulin) được sản xuất từ những tế bào lympho B biệt hóa sẽ được tiết vào hệ thống tuần hoàn và các dịch tiết của các màng nhầy để ngăn chặn không cho các các vi sinh vật xâm nhập vào các tế bào và mô liên kết. Tuy nhiên, các kháng thể lại không có khả năng liên kết được với các vi sinh vật sống và nhân lên bên trong các tế bào của cơ thể bị nhiễm chúng.Miễn dịch qua trung gian tế bàoMiễn dịch qua trung gian tế bào là phương thức đáp ứng miễn dịch chống lại những tế bào đã bị nhiễm virus, vi khuẩn hay tế bào bất thường thông qua các tác động trung gian của tế bào lympho T. Hình 2. Vai trò của tế bào Lympho B và Lympho T trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch trung gian tế bào 2. Miễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động như thế nào? Sự khởi động và phát triển miễn dịch qua trung gian tế bào bao giờ cũng đòi hỏi kháng nguyên lạ phải được bắt giữ và trình diện cho tế bào lympho T. Tế bào chịu trách nhiệm bắt giữ và trình diện kháng nguyên được gọi là những tế bào trình diện kháng nguyên (APC – Antigen Presenting Cell).Các tế bào trình diện kháng nguyên như tế bào đuôi gai (dendritic cell-DC), tế bào đại thực bào (marcophage) và tế bào B, chúng bắt giữ vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, vận chuyển những kháng nguyên này đến các cơ quan lympho và trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho T để khởi động đáp ứng miễn dịch.Đây là loại đáp ứng miễn dịch đặc hiệu do các tế bào lympho T đảm nhiệm, tế bào lympho T có nguồn gốc từ tủy xương và được biệt hóa ở tuyến ức. Trên bề mặt của các tế bào lympho T đều biểu hiện các protein bề mặt (dấu ấn hay CD – cluster of differentiation). Dựa trên các CD bề mặt, các tế bào lympho T được phân thành 2 phân nhóm chính là tế bào T gây độc (T CD8+) và tế bào T hỗ trợ (T CD4+). Vì vậy, hoạt động của hệ miễn dịch qua trung gian tế bào chủ yếu dựa vào phương thức nhận diện phức hợp kháng nguyên-MHC (MHC-major histocompatity complex) trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên của các tế bào lympho T. Tế bào T CD4 và CD8+ 2.1 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thông qua tế bào T gây độc (T CD8+):Tế bào T CD8+ là tế bào có khả năng nhận diện và liên kết đặc hiệu với các kháng nguyên lạ có nguồn gốc nội bào (protein virus, protein vi khuẩn protein tế bào ung thư). Các kháng nguyên này được vận chuyển lên bề mặt APC bởi phức hợp MHC lớp I và trình diện cho tế bào T CD8+. Sau quá trình nhận diện kháng nguyên lạ, tế bào T (T CD8+) trực tiếp tiêu diệt tế bào bị nhiễm virus, vi khuẩn hay tế bào ung thư thông qua quá trình tiết cytokine (IFN-γ và TNF-α) và quá trình apoptosis (sự chết tế bào theo lập trình).2.2 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thông qua tế bào T hỗ trợ (T CD4+):Khác với tế bào T CD8+, tế bào T CD4+ có khả năng nhận diện và liên kết đặc hiệu với những kháng nguyên lạ (Protein vi khuẩn, protein hòa tan). Các kháng nguyên có nguồn gốc ngoại bào được các APC thực bào, xử lý để vận chuyển kháng nguyên lên bề mặt APC bởi phức hợp MHC lớp II và trình diện cho tế bào T CD4+.Sau khi nhận diện được kháng nguyên, tế bào T CD4+ được hoạt hóa và tiết ra các interleukin (IL-2, IL-4...) giúp hoạt hóa và kích thích tăng sinh nhiều tế bào khác như tế bào T CD4+, tế bào T CD8+ và tế bào Lympho B. Trong đó, tế bào Lympho B được biệt hóa để trở thành những tế bào sản xuất kháng thể giúp loại bỏ kháng nguyên, còn tế bào T CD8+ có khả năng tiêu diệt trực tiếp các tế bào nhiễm virus. Ngoài ra, một số tế bào hoạt hóa này trở thành tế bào ghi nhớ kháng nguyên này. Tế bào T hỗ trợ (T CD4+) với khả năng nhận diện kháng nguyên lạ 3. Ứng dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân trong hỗ trợ điều trị ung thư Bên cạnh chức năng ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại (virus và vi khuẩn) vào cơ thể con người, hệ miễn dịch của chúng ta còn có một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát sự hình thành phát triển các tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi thì khả năng mắc bệnh ung thư sẽ tăng cao. Do đó, việc điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch tự thân là một chìa khóa quan trọng trong ngăn ngừa sự phát triển các tế bào ung thư. Ứng dụng liệu pháp miễn dịch tự thân trong hỗ trợ điều trị ung thư tại Vinmec Các phương pháp điều trị ung thư truyền thống như xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đã đem lại được một số kết quả. Tuy nhiên, người bệnh phải trải qua đau đớn về thể xác, cũng như phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn từ các liệu pháp này như rụng tóc, mệt mỏi, mất ngủ, thiếu máu do giảm số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu, dễ nhiễm trùng... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thời gian sống của người bệnh.Ngày nay, liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân đang trở thành một trong những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và không gây đau đớn cho người bệnh, cũng như không gây hại và tiêu diệt các tế bào, các mô khỏe mạnh... do vậy, người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở lại sinh hoạt bình thường.Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam đang triển khai áp dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Trong liệu pháp này, các tế bào miễn dịch (tế bào giết tự nhiên NK và tế bào T gây độc) được phân lập từ máu ngoại vi của người bệnh và được nuôi cấy tăng sinh hoạt hóa trong điều kiện đặc biệt tại phòng thí nghiệm. Qua quá trình nuôi cấy, các tế bào miễn dịch trở lên có hoạt tính miễn dịch cao như khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, tế bào nhiễm virus hay vi khuẩn và được truyền trở lại cho người bệnh.Tài liệu tham khảo:Abbas, A. K., Lichtman, A. H., & Pillai, S. (2018). Properties and overview of immune responses. Cellular and Molecular Immunology. 9th ed. Philadelphia, PA: Elsevier.GS. TS. Nguyễn Ngọc Lanh và GS.TS. Văn Đình Hòa (2011). Miễn dịch học. Nhà xuất bản y học.XEM THÊM:Hệ miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của hệ miễn dịchTìm hiểu miễn dịch chủ động và miễn dịch bị độngLiệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân (AIET) Bạn có biết: Cách hệ miễn dịch chiến đấu để bảo vệ cơ thể
https://tamanhhospital.vn/tim-dap-nhanh-hoi-hop-lo-lang/
21/08/2023
Tim đập nhanh hồi hộp, lo lắng: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Chắc hẳn ai cũng có thể trải qua ít nhất một lần có cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng về một vấn đề nào đó. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ phản ứng làm tăng nhịp tim. Cụ thể dấu hiệu của tình trạng này như thế nào và hướng dẫn cách điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp. Mục lụcTim đập nhanh hồi hộp là bệnh gì?Tình trạng tim đập nhanh hồi hộp phổ biến như thế nào?Triệu chứng khi tim đập nhanh, hồi hộpNguyên nhân gây tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắngTình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng kéo dài bao lâu?Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán tim đập nhanh hồi hộpCách điều trị tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng1. Liệu pháp tâm lý2. Thuốc3. Vật lý trị liệuCách phòng tránh và kiểm soát tim đập nhanh, hồi hộpTim đập nhanh hồi hộp là bệnh gì? Trong cuộc sống, chắc hẳn đôi lần bạn trải qua cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh. Tình trạng này thường không đáng ngại nếu là biểu hiện cảm xúc nhất thời và sức khỏe bạn vẫn bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đó xảy ra thường xuyên kèm theo tình trạng chóng mặt, đau ngực, khó thở, căng thẳng, lo lắng… có thể tiềm ẩn dấu hiệu bệnh tim mạch, rối loạn lo âu… cần được chẩn đoán và can thiệp sớm. (1) >> Xem thêm:Hồi hộp khó thở là triệu chứng của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Tình trạng tim đập nhanh hồi hộp phổ biến như thế nào? Cảm xúc lo lắng, hồi hộp trong cuộc sống có thể là điều rất bình thường, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng, như: phỏng vấn xin việc, nói chuyện trước công chúng hoặc đi máy bay,… Hầu hết, những trường hợp tim đập nhanh này đến và mất đi nhanh chóng. Nếu một người có cảm giác lo lắng thường xuyên hoặc trong thời gian dài, hãy đến thăm khám bác sĩ vì có thể mắc chứng rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ. Điều trị bằng thuốc, dùng liệu pháp hoặc kết hợp cả hai có thể giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh. >> Xem thêm:Hồi hộp đánh trống ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Triệu chứng khi tim đập nhanh, hồi hộp Các triệu chứng của tim đập nhanh hồi hộp, bao gồm: Cảm giác phập phồng: Một số người cảm thấy phập phồng, bồng bềnh trong lồng ngực. Nhịp tim không đều: Cảm giác như tim bỏ qua một nhịp hoặc đập lạc nhịp; nhịp tim dường như tăng nhanh và chậm lại; đôi khi như thể tim ngừng đập trong 1 giây hoặc 2 giây. Tim đập thình thịch: Tim đập mạnh hoặc rất mạnh. Một số người có thể cảm thấy tim đập trong tai. (2) Tim đập thình thịch trong lồng ngực là một trong những triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp Nguyên nhân gây tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng Lo lắng là một phản ứng căng thẳng đối với một mối đe dọa nào đó, có thể thực tế (ví dụ: một cơn bão đang ập đến,…) hoặc được hình thành trong tâm trí (ví dụ: một đứa trẻ lo lắng về một con quái vật dưới gầm giường,…). Song tác động của sự lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí, mà còn kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ (ANS) của cơ thể. ANS điều chỉnh các chức năng của tim, phổi, hệ thống tiêu hóa và các cơ khác nhau trên khắp cơ thể. Khi gặp một tình huống gây lo lắng, hệ thần kinh tự chủ (ANS) được kích hoạt, một loạt các phản ứng trong cơ thể xảy ra, bao gồm cả giải phóng một số hormone nhất định (như adrenaline), hormone này sẽ làm tăng nhịp tim. Phản ứng với căng thẳng và lo lắng sẽ khác nhau ở mỗi người. Điều khiến người này lo lắng có thể có tác dụng ngược lại với người khác (ví dụ: một người sợ hãi khi nghĩ đến việc hát trước đám đông, nhưng với những người khác thì vui vẻ đứng dậy và hát một bài hát bất kỳ). Nếu đang ở trong một tình huống lo lắng, tim đập nhanh chỉ là một dấu hiệu cho thấy ANS đã bắt đầu hoạt động. Ngoài tim đập nhanh, các triệu chứng thể chất khác có thể xuất hiện, bao gồm: thở nhanh, đổ mồ hôi, căng cơ, run sợ, các vấn đề về dạ dày – ruột, cảm thấy kiệt sức… (3) Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng kéo dài bao lâu? Tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng thường biến mất trong vòng vài phút; có xu hướng bắt đầu đột ngột và kết thúc nhanh chóng. Trường hợp tim đập nhanh tái phát do lo lắng, bác sĩ có thể chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu (lo lắng quá mức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi làm, đi học hoặc gặp gỡ bạn bè). Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp có nguy hiểm không? Nếu tim đập nhanh, biến mất trong vòng vài phút hoặc xảy ra không thường xuyên, thì những hiện tượng này có thể liên quan đến sự lo lắng và ít nguy hiểm. Gần như tất cả mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng một vài lần trong đời. Một trái tim khỏe mạnh có thể chế ngự được cảm xúc lo lắng và căng thẳng thường xuyên. Nhưng với người bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành hoặc suy tim, khi có triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, cần thăm khám với bác sĩ bởi trong những trường hợp này, lo lắng làm nhịp tim nhanh sẽ gây đau ngực, khó thở. Những người mắc một số bệnh tim có thể dùng thuốc theo toa để giữ cho nhịp tim ở mức ổn định. Các loại thuốc này giúp phòng ngừa nhịp tim nhanh bất thường nếu chẳng may người bệnh gặp một tình huống gây sợ hãi. Xem thêm: Tình trạng nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Căng thẳng và lo lắng mạn tính không tốt cho tim và sức khỏe nói chung. Vì vậy, chúng ta không nên để tình trạng này kéo dài. Nếu không điều trị có thể làm tăng huyết áp, giảm chất lượng giấc ngủ. Hồi hộp, lo lắng thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch Phương pháp chẩn đoán tim đập nhanh hồi hộp Bác sĩ tiến hành khai thác bệnh sử và chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra để loại trừ các tình trạng khác trước khi chẩn đoán tim đập nhanh do lo lắng, như nghe tiếng thổi hoặc các âm thanh khác trong tim. Ngoài ra, bác sĩ còn khai thác các tiền sử bệnh, triệu chứng, lối sống (uống rượu và cafein…), các loại thuốc hiện tại đang uống,… Bên cạnh đó, một số chẩn đoán khác cũng có thể được sử dụng để xác định tình trạng tim đập nhanh có liên quan đến lo lắng hay không. X-quang ngực để xem xét tình trạng tim và phổi; Siêu âm tim để kiểm tra chức năng, cấu trúc tổng thể của tim; Kiểm tra nhịp tim bằng điện tâm đồ; Điện tâm đồ gắng sức để đánh giá hoạt động của tim khi gắng sức; Theo dõi Holter để ghi lại hoạt động của tim trong thời gian dài (một hoặc nhiều ngày); Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng rối loạn điện giải, rối loạn chức năng tuyến giáp… Cách điều trị tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng Sau khi xác nhận tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng, tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Các tùy chọn bao gồm: liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc vật lý trị liệu. (4) 1. Liệu pháp tâm lý Liệu pháp tâm lý giúp xác định và điều trị các kiểu suy nghĩ của bản thân nhằm mục đích tạo ra phản ứng tích cực đối với nỗi sợ hãi, từ đó giải tỏa lo lắng cho người bệnh. 2. Thuốc Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị giảm bớt căng thẳng tùy vào bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân. 3. Vật lý trị liệu Người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, tự tập luyện để kiểm soát bản thân, tránh rơi vào trạng thái lo lắng quá mức. Tuy nhiên, những kỹ thuật này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn điều trị. Cách phòng tránh và kiểm soát tim đập nhanh, hồi hộp Không thể ngăn chặn hoàn toàn chứng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng nhưng có thể giảm tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh bằng đúng cách: Hít thở sâu: Kiểm soát hơi thở bằng cách hít thở sâu, chậm rãi; hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng ít nhất 10 lần liên tiếp. Điều này giúp thư giãn và giảm nhịp tim. Rèn luyện sự tập trung: Khi tim đập nhanh, tâm trí có thể thay đổi theo. Để tránh điều này, hãy thử tập trung và hình dung một cụm từ, hình ảnh hoặc âm thanh giúp thư giãn. Tập trung vào cảm giác hơi thở và thực hiện co thắt bụng. Đi bộ chậm: Điều này giúp giảm nhịp tim tốt nhất. Việc đi bộ dưới hàng cây cho cảm giác khoan khoái, an lành và giải tỏa sự lo lắng. Uống nước đầy đủ: Mất nước có thể làm tim đập nhanh hơn. Do đó, bạn cần đảm bảo uống đủ nước và bổ sung chất điện giải nếu đang tập thể dục. Tránh thức ăn, thức uống có cafein có thể khiến tim đập nhanh. Tập yoga, ngồi thiền, tập thái cực quyền: giúp giải tỏa lo lắng thông qua xoa dịu tâm trí. Ngủ ít nhất 7-8 tiếng/ngày. Tránh trò chuyện với những người có xu hướng tranh luận. Kết nối tích cực với người thân trong gia đình và bạn bè xung quanh. Uống đủ nước giúp có được một trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa tim đập nhanh Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị tim đập nhanh, hồi hộp tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ: Nếu thường xuyên căng thẳng, khiến tim đập nhanh, hồi hộp, bạn hãy cố gắng giải tỏa bằng việc tập yoga vào sáng sớm, nghe những bản nhạc yêu thích, đọc sách, trò chuyện với bạn bè hay người thân… Đồng thời, bạn hãy tiết chế những lo lắng để có một cuộc sống thư giãn và chất lượng.
https://suckhoedoisong.vn/quang-ninh-tao-hinh-bang-quang-bang-ruot-non-cho-benh-nhan-ung-thu-169143879.htm
04-05-2018
Quảng Ninh: Tạo hình bàng quang bằng ruột non cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân là Phạm Ngọc O. nam, 75 tuổi, vào viện ngày 19/4 trong tình trạng tiểu buốt, tiểu dắt, đái máu từng đợt từ 3 tháng nay, đau mỏi hai thắt lưng, mệt mỏi gầy sút. Kết quả siêu âm và chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh khối u trong bàng quang kích thước 6x7 cm xâm lấn thành bàng quang, chèn ép hai lỗ niệu quản làm ứ nước thận hai bên. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư bàng quang và buộc phải chỉ định cắt toàn bộ bàng quang do khối u lớn đã xâm lấn sâu vào lớp cơ. Sau khi hội chẩn với tuyến trung ương, các bác sĩ khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã quyết định tạo hình bàng quang mới bằng ruột non để mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người bệnh. Các bác sĩ khoa Ngoại BVĐK Quảng Ninh phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột non thành công sau 5 tiếng thực hiện Ca phẫu thuật thực hiện ngày 29/4 do Ths.Bs Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại cùng các bác sĩ trong khoa đã tiến hành cắt toàn bộ bàng quang, nạo vét hạch vùng chậu bịt hai bên, sau đó lấy 50 cm hồi tràng khâu tạo hình thành bàng quang mới, cắm lại hai niệu quản rồi nối trực tiếp bàng quang này với niệu đạo. Các bác sĩ tiến hành bơm kiểm tra bàng quang mới đã được tạo hình kín và lưu thông nước tiểu tốt. Ca mổ thực hiện thành công, thuận lợi trong 5 giờ. Bệnh nhân sẽ được đặt ống thông tiểu trong 3 tuần, bơm rửa hàng ngày để làm sạch chất nhày của niêm mạc ruột, kẹp ống thông để tập cảm giác và tăng kích thước bàng quang tạo hình. Sau mổ 2 ngày, tình trạng sức khỏe tiến triển tốt, bệnh nhân đã ăn uống và vận động bình thường. Hiện ông O. và gia đình rất vui vì có thể vệ sinh theo đường tự nhiên như trước phẫu thuật mà không phải dẫn lưu nước tiểu qua thành bụng như phần lớn các bệnh nhân đã cắt bàng quang khác. Bàng quang mới đã được bơm kiểm tra sau khi được tạo hình từ ruột non Ths.Bs Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Đây là ca mổ tạo hình bàng quang bằng ruột non đầu tiên tại Quảng Ninh. Trước đây, chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ nhiều trường hợp, tuy nhiên các bệnh nhân già yếu không có đủ khả năng chịu một phẫu thuật lớn và kéo dài nên chỉ cắm niệu quản vào quai ruột và đưa ra ngoài thành bụng như hậu môn nhân tạo, tuy nhiên phương pháp này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt sau này của bệnh nhân. Với kỹ thuật tạo hình bàng quang bằng ruột non, bệnh nhân sẽ tránh được các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng do đặt ống thông, dễ dàng đi tiểu đường tự nhiên như trước khi mổ, không phải mang theo túi nước tiểu cả đời, nhờ vậy bệnh nhân sẽ không bị hạn chế khi giao tiếp ngoài xã hội, giúp nâng cao hơn chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, thời gian khỏi bệnh lâu dài, không lo ung thư tái phát trong bàng quang như các phương pháp nội soi cắt u”. Kỹ thuật tạo hình bàng quang bằng ruột non là một kỹ thuật khó và phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao mới thực hiện thành công bởi việc tạo hình bàng quang từ ruột rất tỉ mỉ, yêu cầu chính xác cao và mất nhiều thời gian, nếu không làm chủ được kỹ thuật thì nguy cơ tai biến, thậm chí tử vong trong quá trình phẫu thuật là khó tránh khỏi. Việc các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện thành công ca đầu tiên đã mở ra cơ hội điều trị tốt hơn cho những bệnh nhân không may phát hiện ung thư bàng quang ở giai đoạn muộn phải cắt đi bàng quang nhưng vẫn duy trì được cuộc sống bình thường, qua đó cũng khẳng định tay nghề và trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ ngoại khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong lĩnh vực tiết niệu. Bác sĩ Hùng cho biết thêm: Điều trị ung thư nói chung và phẫu thuật ung thư bàng quang nói riêng là các phương pháp nặng nề với mục tiêu cắt rộng rãi và vét hạch nhằm điều trị triệt để và khỏi lâu dài, nhưng đây cũng là những phẫu thuật tàn phá gây ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tâm lý người bệnh. Nhiều bệnh nhân điều trị ung thư ổn định những lại rất tự ti do những phiền phức gặp phải sau quá trình điều trị gây ra, vì vậy không ít bệnh nhân ung thư đã từ chối phẫu thuật do quá lo ngại về hậu quả sau khi điều trị nên chấp nhận cuộc sống ngắn hơn nhưng toàn vẹn cơ thể. Việc đưa phẫu thuật tạo hình nói chung và phẫu thuật tái tạo bàng quang nói riêng vào điều trị đã tạo tính nhân văn và thẩm mỹ cao, đem lại hy vọng và niềm vui cho người bệnh khi nâng cao hơn chất lượng cuộc sống. Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thư 9 trong các loại ung thư, đái ra máu từng đợt là dấu hiệu thường gặp ở cả nam và nữ, chẩn đoán ung thư bàng quang chủ yếu bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và đặc biệt là nội soi bàng quang để nhìn trực tiếp cũng như cắt khối u để điều trị và xét nghiệm giải phẫu bệnh khối u. Về điều trị, ung thư giai đoạn sớm được điều trị bằng nội soi cắt khối u kết hợp với bơm hóa chất bào bàng quang. Ở giai đoạn muộn hơn khi khối u đã xâm lấn vào lớp cơ thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp cắt một phần thành bàng quang có kèm khối u còn được gọi là cắt bàng quang bán phần. Trường hợp khối u lan rộng, nhiều khối u hơn sẽ phải cắt bàng quang toàn bộ, nạo vét hạch và có thể kèm theo tái tạo bàng quang mới bằng ruột.
https://suckhoedoisong.vn/ai-duoc-menh-danh-la-sat-thu-cua-dich-benh-cuu-nhan-loai-thoat-khoi-nhung-cai-chet-quai-ac-bac-nhat-169221023080158459.htm
23-10-2022
Ai được mệnh danh là “sát thủ” của dịch bệnh, cứu nhân loại thoát khỏi những cái chết quái ác bậc nhất?
Những nghiên cứu của Louis Pasteur đã giúp nhân loại chống lại những căn bệnh như bệnh tả, bệnh than, bệnh dại …. Khám phá của ông về vi khuẩn với quá trình tiệt trùng không chỉ giúp ngành công nghiệp rượu vang và sữa của Pháp phát triển mà còn giúp thay đổi các quy trình ở bệnh viện để trở nên vệ sinh và an toàn hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh. Phát hiện của ông về vaccine và vi khuẩn đã tạo tiền để cơ bản cho ngành y tế dự phòng hiện đại. Viện Y học Luân Đôn đã gọi Louis Pasteur là “Vị ân nhân của cả nhân loại”. Chân dung nhà khoa học Louis Pasteur (1822-1895). Không học ngành y nhưng có đam mê chữa bệnh Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1822 tại Dole, Jura (Pháp), Pasteur vốn là một học sinh bình thường với niềm đam mê dành cho hội họa. Trong khi giáo viên ra sức ủng hộ Pasteur đi theo nghệ thuật, cha ông chỉ coi đó là một thú vui và muốn con chuyên tâm vào việc học tập ở trường. Pasteur từng nói cha ông muốn con "thấm nhuần sự vĩ đại của nước Pháp" ngay từ thuở mới học chữ. Suốt thời kỳ đi học, cậu học trò Louis Pasteur chưa bao giờ được đánh giá thông minh, có khả năng vượt trội nhưng không ai có thể phủ nhận tinh thần làm việc nghiêm túc và sự kiên trì của Louis. Sau khi đến Đại học Strasbourg (Pháp), Pasteur bắt đầu sự nghiệp hóa học và nhanh chóng gây tiếng vang. Ở tuổi 25, ông mang đến cho nền khoa học cống hiến quan trọng nhất của mình khi chứng minh phân tử giống hệt nhau có thể tồn tại như hình ảnh trong gương. Nghiên cứu hóa học giúp Pasteur giải được một trong những bí ẩn lớn nhất ngành sinh học thế kỷ 19. Suốt 2.000 năm, con người tin rằng sự sống xuất hiện một cách tự nhiên, bọ chét lớn lên từ bụi còn giòi đến từ xác chết. Bằng một thí nghiệm chuẩn mực, Pasteur chứng minh thực phẩm hỏng do nhiễm vi khuẩn trong không khí. Ông đi đến kết luận những vi khuẩn này có thể gây bệnh và đây cũng là tiền đề để dẫn đến sự phát triển của thuốc khử trùng nhờ đó thay đổi nền y học mãi mãi. Louis Pasteur được xem là một trong 3 người thiết lập lĩnh vực vi sinh vật học và được gọi là "cha đẻ của vi sinh vật học". Louis Pasteur luôn nói: “Họ biến những nghiên cứu thành bài phát biểu còn tôi đưa ra thành thực tiễn”. Lý thuyết của ông về vi khuẩn và mầm bệnh không chỉ tồn tại trên giấy mà đã cứu ngành công nghiệp tơ lụa của Pháp bằng việc phát hiện ra những vi khuẩn gây bệnh trên kén tằm và loại bỏ chúng. Lý thuyết đó đồng thời cũng đưa ra quy trình thanh trùng, khử trùng giúp ngành sữa ngăn chặn sữa sớm bị chua và hỏng. Lý thuyết của Louis Pasteur cũng giúp rượu vang Pháp có thể xuất khẩu khắp nơi trên thế giới bằng việc bảo quản ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn làm hỏng men rượu. Và thành tựu vĩ đại nhất của Louis Pasteur là từ lý thuyết mầm bệnh, ông đã tìm ra các loại vaccine giúp phòng các dịch bệnh quái ác của thế giới. Mặc dù những nghiên cứu khoa học của Louis Pasteur đã được chứng minh trong thực tiễn, nhưng khi bắt đầu cho những ý tưởng đầu tiên của mình, Pasteur luôn luôn bị nhạo báng. Ở thời đại của ông, người ta tin quá trình lên men là do phản ứng hóa học giữa các chất và những vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn không thể gây bệnh cũng như có thể là nguyên nhân tử vong cho con người. Một số bác sĩ lâu năm trong ngành y thậm chí không thể chấp nhận những nghiên cứu của Louis Pasteur trong y học đơn giản bởi vì họ cảm thấy không phục khi những nghiên cứu y học lại được tiến hành bởi một người không hề được đào tạo về ngành y. Tuy nhiên, Louis Pasteur chưa bao giờ nản lòng bởi những sự phản đối, ông vẫn kiên trì và tin tưởng vào lý thuyết của mình cho đến khi cả nhân loại phải công nhận. “Ân nhân của nhân loại” Nghiên cứu khoa học là một công việc khó khăn, không có đam mê sẽ không có thành quả. Trong cuộc đời Louis Pasteur, nghiên cứu khoa học không chỉ là một công việc mà còn như một phương thuốc chữa lành những đau thương trong đời sống cá nhân. Louis Pasteur đã từng bị xuất huyết não sau khi 3 trong số 5 người con của ông qua đời do bệnh thương hàn và ung thư. Người ta tưởng như ông không thể tiếp tục công việc của mình, nhưng Louis Pasteur đã trở lại. Sự bất lực trước cái chết của 3 người con chính là động lực mạnh mẽ để ông hướng toàn bộ những nghiên cứu sau đó của mình vào y học. Gia đình của Louis Pasteur. Pasteur cùng đội ngũ phát triển nghiên cứu về bệnh tả gà. Ông tiêm vi khuẩn tả vào đàn gà, các con vật bị ốm nhưng không chết như mong đợi rồi sau hình thành khả năng kháng vi khuẩn độc lực mạnh. Pasteur nhận ra mầm bệnh yếu có thể giúp động vật tăng cường miễn dịch, tạo nên bước ngoặt tiếp nối thành tựu của Edward Jenner (Anh) trước đó một thế kỷ. Pasteur nảy sinh ý định điều chế vaccine cho các bệnh khác. Ông chuyển hướng quan tâm sang bệnh than và tuyên bố tìm ra vaccine hiệu quả trên 31 loại động vật. Pasteur tiếp tục với bệnh dại , căn bệnh với các triệu chứng khủng khiếp dẫn đến cái chết đau đớn kéo dài. Ông gặp Joseph Meister, một cậu bé bị chó dại cắn. Khi đó chẳng ai chắc chắn Joseph sẽ mắc bệnh dại nhưng Pasteur vẫn liều lĩnh thử vaccine trên cậu bé dù trước đó chưa từng tiêm cho người. Kết quả, Joseph sống sót. Cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên trên người ngày 6/7/1885 thành công dù vấp phải nhiều phản ứng rằng Pasteur vi phạm đạo đức nghề nghiệp do không có giấy phép hành nghề y. Louis Pasteur đã tìm ra được vaccine chữa nhiều bệnh dịch, cứu sống hàng triệu người trên thế giới. Kết quả nghiên cứu về bệnh dại được Pasteur trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 1/3/1886. Nhân dịp này, ông đề nghị thành lập cơ sở sản xuất vaccine chống bệnh dại. Năm 1887, Pasteur nhận 2 triệu Franc Pháp tiền quyên góp. Đến năm 1888, Tổng thống Sadi Carnot cho xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp rồi mở rộng sang các vùng thuộc địa như Senegal, Bờ biển Ngà. Tôn chỉ của Viện Pasteur từ đó đến nay không thay đổi: Nghiên cứu chế tạo vaccine và thực hiện tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Pasteur điều hành Viện Pasteur Paris cho đến khi qua đời vào ngày 28/9/1895 ở tuổi 72. Giờ đây, Louis Pasteur được nhớ đến như một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông tiếp tục cứu sống hàng triệu người trên thế giới. Ông được tôn vinh là "cha đẻ ngành vi sinh vật" và được UNESCO ghi vào danh sách "Ký ức Thế giới", trở thành nhà khoa học thứ 4 trên thế giới nhận vinh dự này. Trong suốt sự nghiệp của mình, Louis Pasteur là một nhà bác học đã thực hiện được bốn lý tưởng: Niềm tin, hy vọng, lòng bác ái và khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ca ngợi là “Vị ân nhân của nhân loại”.
https://tamanhhospital.vn/hien-trung-co-nguy-hiem-khong/
18/06/2024
Hiến trứng có nguy hiểm không? 14 tác hại có thể xảy ra
Hiến trứng là một khái niệm khái niệm không quá xa lạ với nhiều người, chỉ hành động chia sẻ trứng cho những người phụ nữ không có khả năng có con bằng trứng tự thân. Thế nhưng bên cạnh ý nghĩa sâu sắc của nghĩa cử này, nhiều chị em vẫn lo lắng và tự đặt câu hỏi: Hiến trứng có nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tham khảo bài viết sau. Mục lụcHiến trứng có nguy hiểm không?Một số tác hại của việc hiến trứng có thể xảy ra1. Đầy hơi2. Đau ngực3. Đau đầu4. Buồn nôn/khó chịu về tiêu hóa5. Khát nước và mất nước6. Thay đổi tâm trạng7. Thay đổi da8. Chảy máu âm đạo9. Các triệu chứng giống như cúm10. Phản ứng tại chỗ tiêm11. Tăng cân tạm thời12. Hội chứng quá kích buồng trứng13. Xoắn buồng trứng14. Nhiễm trùng vùng chậu15. Tác dụng phụ của một số thuốc kích trứng16. Chảy máu hoặc nhiễm trùng khi chọc hút trứngCần làm gì để giảm rủi ro sau khi hiến trứng?Người phụ nữ cần lưu ý gì sau khi thực hiện hiến trứngIVF Tâm Anh hỗ trợ tư vấn các vấn đề xảy ra sau khi hiến trứngHiến trứng có nguy hiểm không? Thắc mắc hiến trứng có nguy hiểm không luôn là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ nhận được lời ngỏ hỗ trợ từ những cặp vợ chồng xin trứng. BS Lê Xuân Nguyên cho biết quá trình hiến trứng được thực hiện và giám sát chặt chẽ từ các chuyên gia y tế, quá trình hiến tặng trứng được đánh giá là quá trình an toàn, không gây bất kỳ rủi ro sức khỏe về lâu dài. Người hiến tặng trứng vẫn có thể mang thai bình thường trong tương lai. Tuy nhiên, khi hiến trứng, các thủ tục, thuốc được kê toa cho người hiến trứng sẽ giống với quy trình và thuốc khi điều trị IVF/ICSI vì vậy. Người hiến trứng cũng sẽ có nguy cơ mắc phải một số biến chứng của việc làm thụ tinh trong ống nghiệm như có vết bầm do tiêm thuốc và lấy máu xét nghiệm, cảm giác đầy hơi, khó chịu ở bụng khi sử dụng các thuốc hỗ trợ sinh sản khi kích thích buồng trứng… (1) Bên cạnh nỗi lo hiến trứng có nguy hiểm không, hiến trứng có tác hại gì không cũng được chị em quan tâm Điều đáng mừng các triệu chứng này hầu hết chấm dứt ở kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Trong trường hợp tác phụ nguy hiểm xảy ra, người hiến trứng cần liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và điều trị kịp thời. Một số tác hại của việc hiến trứng có thể xảy ra Hiện nay chưa có thống kê chính xác về những tác hại của hiến trứng đối với sức khỏe sinh sản của người hiến tặng. Tuy nhiên người hiến trứng vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm: 1. Đầy hơi Đây là hiện tượng khá phổ biến khi phụ nữ sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong điều trị hỗ trợ sinh sản. Nguyên nhân do các thuốc kích thích buồng trứng làm cho nhiều nang trứng cùng phát triển cùng lúc, sự phát triển này có thể gây áp lực lên buồng tử cung, các cơ quan lân cận tạo cảm giác căng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, một số thuốc kích thích buồng trứng có thể gây phù nên nhẹ do tích tụ dịch ổ bụng gây cảm giác chướng bụng, đầy hơi… Mặc dù đầy hơi có thể gây khó chịu nhưng tình trạng này không đến mức nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe. Trong khi dùng các loại thuốc này, hãy uống nhiều nước để giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, đồng thời mặc quần áo rộng để thoải mái. (2) 2. Đau ngực Việc sử dụng thuốc kích thích buồng trứng cũng có thể khiến chị em cảm thấy hai bầu ngực căng tức, đau nhẹ. Triệu chứng này tương tự như tình trạng đau ngực trước chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể mặc áo ngực hỗ trợ trong thời gian này và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để giảm áp lực lên ngực. Một số phụ nữ thấy rằng việc hạn chế lượng caffeine và muối cũng giúp giảm đau ngực. Bạn có thể gặp triệu chứng đau ngực như trước kỳ kinh nguyệt 3. Đau đầu Sự dao động nội tiết tố có thể gây đau đầu do sự thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể người hiến. Người phụ nữ có thể bị đau đầu do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kích trứng. Để điều trị triệu chứng này, chị em có thể liên hệ bác sĩ về thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát những cơn đau đầu. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng chị em ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và ăn uống hợp lý. Trong trường hợp các cơn đau đầu không giảm bớt khi dùng thuốc giảm đau hoặc đi kèm với các dấu hiệu quá như thay đổi thị lực, buồn nôn, hãy thông báo đến bác sĩ điều trị. 4. Buồn nôn/khó chịu về tiêu hóa Các loại thuốc đối kháng GnRH, thuốc FSH và thuốc hCG lại có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Ngoài việc giảm cảm giác thèm ăn, bạn còn có thể bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. 5. Khát nước và mất nước Điều cần thiết là phải uống nhiều nước trong khi dùng thuốc kích trứng. Điều này không chỉ đảm bảo các hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp giải quyết vấn đề mất nước do tác dụng phụ của FSH. 6. Thay đổi tâm trạng Bốc hỏa, xuống tinh thần có thể là một trong những tác dụng phụ do tiêm FSH mà người hiến trứng gặp phải. Các triệu chứng này tương tự với hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ. Vì vậy, chị em không cần quá lo lắng, hãy nghỉ ngơi và thư giãn, hoặc gặp gỡ bạn bè để giúp bạn đỡ cảm thấy chán nản. (Các bạn sửa lại chỗ này, thường khi tiêm thuốc nội tiết sẽ k có triệu chứng bốc hoả vì nội tiết đang đủ thậm chí là cao hơn so với nội tiết cơ bản, còn vấn đề tâm lý nói chung thì việc thgia điều trị ít nhiều cũng sẽ là 1 stress về mặt tinh thần nên k thể nói thay đổi tâm trạng do thuốc) 7. Thay đổi da Người hiến trứng cũng có thể gặp những thay đổi về da như nổi mụn và tăng tiết dầu. Chăm sóc làn da của bạn bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và thuốc trị mụn không kê đơn để giúp kiểm soát những thay đổi này. Người hiến trứng cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình, bổ sung các loại thực phẩm nguyên chất tốt cho sức khỏe trong khi dùng thuốc kích thích trứng. 8. Chảy máu âm đạo Một tác dụng phụ khác sau khi chọc hút trứng là hiện tượng chảy máu âm đạo lốm đốm hoặc tăng tiết dịch âm đạo. Điều này là hoàn toàn bình thường. Chị em có thể mang theo băng vệ sinh hàng ngày để thấm hút dịch. 9. Các triệu chứng giống như cúm Nội tiết tố kích thích nang trứng FSH có thể gây ra các triệu chứng giống cúm ở một số phụ nữ hiến trứng, chẳng hạn như đau nhức cơ thể, mệt mỏi hoặc choáng váng. Chị em có thể khắc phục triệu chứng này bằng cách ngủ đủ giấc, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Chỗ này a thấy chưa đúng, không nên để nội dung này e nhé 10. Phản ứng tại chỗ tiêm Để thu được trứng trưởng thành, việc tiêm thuốc kích thích trứng là một phần quan trọng trong quá trình chọc hút noãn để hiến tặng. Trước khi bắt đầu tiêm, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn quy trình tiêm thuốc kích trứng hàng ngày để đảm bảo trứng trưởng thành đạt yêu cầu. Tuy nhiên một số ít trường hợp người hiến có thể gặp phải tác dụng phụ ở vùng tiêm thuốc, bao gồm đau nhức, tấy đỏ, kích ứng hoặc bầm tím… Các phản ứng tại chỗ tiêm có thể do tiêm thuốc không đúng cách 11. Tăng cân tạm thời Người hiến tặng có thể tăng cân khoảng 2-3 kg do kích thước buồng trứng tăng lên và tình trạng tích nước liên quan (phụ nữ cao hơn có thể tăng nhiều hơn). Điều này chỉ là tạm thời và sẽ hết hoàn toàn sau kỳ kinh đầu tiên sau khi chu kỳ hiến tặng noãn của bạn hoàn tất. 12. Hội chứng quá kích buồng trứng Hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome – OHSS) là một biến chứng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong điều trị vô sinh. Trường hợp tình trạng kích thích buồng trứng diễn tiến quá mức, hai buồng trứng sưng to, gây đau và thoát dịch nội mạch ra khoang thứ ba cơ thể được gọi là hội chứng quá kích buồng trứng. (3) Các triệu chứng OHSS mức độ nhẹ là phổ biến nhất, với 39% người hiến tặng báo cáo. 12% báo cáo là nghiêm trọng và chỉ hơn 1% báo cáo các trường hợp nguy kịch. Nguy cơ cao mắc hội chứng chứng quá kích buồng trứng ở những phụ nữ có buồng trứng đa nang, đã từng mắc OHSS trước đây, dưới 30 tuổi. Ở mức độ nhẹ, người hiến tặng noãn có thể bị đau bụng, buồn nôn, đau bụng dưới nhẹ… hầu hết sẽ tự hồi phục về bình thường và không để lại di chứng. Ở mức độ vừa phải, chị em sẽ có cảm giác căng bụng nhiều, đau bụng ở mức độ trung bình, buồn nôn, tiêu chảy, có dịch ổ bụng… trường hợp này có thể cần được theo dõi cẩn thận, nghỉ ngơi tại giường và dùng thuốc giảm đau. Ở mức độ nặng và rất nặng thường hiếm khi xảy ra, người bệnh có triệu chứng dịch ổ bụng nhiều, tràn dịch màng phổi, các chức năng gan, thận rối loạn, phù nề, khó thở. Đặc biệt đối với bệnh nhân mắc hội chứng quá kích buồng trứng rất nặng gặp tình trạng suy hô hấp cấp, thiểu niệu hoặc vô niệu… cần lập tức cấp cứu để được theo dõi và can thiệp kịp thời. 13. Xoắn buồng trứng Hiện tượng xoắn buồng trứng là tình trạng dây treo buồng trứng bị xoắn, khiến máu đến nuôi buồng trứng giảm. Triệu chứng cảnh báo người hiến noãn bị xoắn buồng trứng bao gồm đau vùng bụng dưới, cơn đau quặn từng cơn kèm triệu chứng nôn, tiêu chảy. BS Lê Xuân Nguyên cho biết nếu người hiến noãn bị xoắn buồng trứng, có thể cần thủ thuật nội soi tháo xoắn buồng trứng. Thường hay xuất hiện ở nhóm phụ nữ thu được nhiều trứng sau chọc hút nhưng tỉ lệ này hầu như rất thấp >> Xem thêm: Hiến trứng có đau không? Cảm giác kéo dài bao lâu? [GIẢI ĐÁP] 14. Nhiễm trùng vùng chậu Trong quá trình lấy trứng, một cây kim sẽ được đưa vào buồng trứng của bạn và có thể gây chảy máu. Mặc dù rất hiếm nhưng nó có thể làm tổn thương hoặc làm thủng ruột, bàng quang hoặc các mạch máu gần đó. Ra máu là hiện tượng bình thường sau khi trứng được lấy ra, nhưng nếu bạn chảy máu nhiều, hãy liên hệ với bệnh viện, phòng khám ngay lập tức. 15. Tác dụng phụ của một số thuốc kích trứng Các mũi tiêm hỗ trợ sinh sản như hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone tạo hoàng thể (LH) mà bạn sẽ phải thực hiện có chứa liều lượng cao hơn các loại hormone tương tự mà não tiết ra để kích thích buồng trứng sản xuất nhiều trứng. Chính vì vậy khi buồng trứng phản ứng, bạn sẽ có cảm giác đầy hơi, chuột rút. Cả thuốc tránh thai được kê đơn cũng như thuốc tiêm (đặc biệt là Lupron) được chỉ định đối với phụ nữ dùng khi hiến trứng đều có thể gây ra một số tác dụng phụ tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Bạn có thể bị bốc hỏa, khô âm đạo, mệt mỏi, khó ngủ, đau nhức cơ thể, thay đổi tâm trạng, đau ngực, nhức đầu, đầy hơi… >> Xem thêm:Hiến trứng có ảnh hưởng đến sinh sản không? Có hại sức khỏe? 16. Chảy máu hoặc nhiễm trùng khi chọc hút trứng Có một rủi ro rất nhỏ là kim dùng để lấy trứng có thể đâm thủng bàng quang, ruột hoặc mạch máu. Tuy nhiên, việc thực hiện hút trứng để hiến tại các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, chuyên nghiệp có thể hạn chế rủi ro tình trạng này. Tại IVF Tâm Anh, kim được sử dụng trong quá trình chọc hút trứng là loại kim chuyên dụng, quá trình chọc hút noãn được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ sinh sản giàu kinh nghiệm, hạn chế tối thiểu nguy cơ chảy máu khi hút trứng. Trong trường hợp lo ngại nhiễm trùng do chảy máu, bác sĩ có thể tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch trong quá trình thực hiện thủ thuật. >> Xem thêm: Mỗi người hiến trứng được bao nhiêu lần? Thực hiện nhiều lần có nguy hiểm không? Cần làm gì để giảm rủi ro sau khi hiến trứng? Sau khi chọc hút trứng nên làm gì? Bác sĩ Nguyên khuyên bạn nên đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau trong 3 tháng trước khi lấy trứng để noãn thu được có chất lượng tốt nhất. Một số lời khuyên để chuẩn bị cho việc hiến trứng như sau: Chăm sóc bản thân thật tốt, thực hiện lối sống lành mạnh. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein… Hãy đảm bảo bạn luôn đủ nước bằng cách uống nhiều nước và các đồ uống không chứa caffein khác. Tập thể dục vừa phải thường xuyên, như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Bạn cũng có thể tham vấn lời khuyên từ bác sĩ các bài tập bổ trợ cho quá trình lấy trứng. Kiêng các sản phẩm thuốc lá, thuốc kích thích và uống rượu quá mức. Liên hệ sự hỗ trợ tinh thần từ người thân, bạn bè của mình. Bạn cũng có thể kết nối với những người phụ nữ đã từng hiến trứng để có thể chia sẻ, tìm hiểu thêm các thông tin liên quan. Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi hiến trứng Người phụ nữ cần lưu ý gì sau khi thực hiện hiến trứng BS Lê Xuân Nguyên cho biết người phụ nữ đang hiến trứng có thể sản xuất rất nhiều trứng do sử dụng thuốc kích thích. Chính vì vậy trong thời gian này bạn không được quan hệ vợ chồng hoặc sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả để tránh có thai cũng như ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên bác sĩ Nguyên khuyến nghị tốt nhất 2 vợ chồng không nên quan hệ trong thời gian này để tránh ảnh hưởng vùng chậu. Sau khi lấy trứng, bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn uống phù hợp, tránh mang vác vật nặng hoặc thực hiện các bài tập quá sức. Trong trường hợp phát hiện các bất thường, cần nhanh chóng báo ngay đến bác sĩ điều trị hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. IVF Tâm Anh hỗ trợ tư vấn các vấn đề xảy ra sau khi hiến trứng Nhiều người lầm tưởng rằng việc hiến tặng trứng sẽ khiến bản thân “hết trứng”, khó có con trong tương lai. Thực tế đây là quan điểm sai lầm. Một đánh giá nghiên cứu năm 2015 cho thấy hầu hết phụ nữ trưởng thành có khoảng 400.000 trứng. Vì vậy, việc lấy thậm chí tới 24 noãn cho mỗi chu kỳ hiến tặng trong nhiều chu kỳ vẫn để lại nhiều noãn dự phòng cho tương lai. Những đứa trẻ được sinh ra thông qua việc hiến trứng không được coi là con hợp pháp của người hiến trứng, mặc dù chúng có quan hệ di truyền với người hiến tặng noãn. Cha mẹ dự định được liệt kê là người giám hộ trên bất kỳ tài liệu pháp lý nào, như giấy khai sinh. Nhiều phụ nữ bị vô sinh do liên quan đến trứng đã có thể trở thành mẹ nhờ trứng hiến tặng Tại IVF Tâm Anh, các trường hợp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn muốn xin trứng để làm IVF được hỗ trợ tối đa. IVF Tâm Anh không chỉ là trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng đầu nước ta hiện nay, có thể thực hiện hầu hết các thủ thuật liên quan làm thụ tinh ống nghiệm từ nguồn trứng hiến mà còn là cầu nối hỗ trợ thủ tục cho các cặp vợ chồng tặng – nhận noãn để làm IVF. Riêng đối với người hiến trứng, IVF Tâm Anh tiếp tục theo dõi, đánh giá tình trạng phục hồi của bệnh nhân nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng quan và sức khỏe sinh sản của người hiến tặng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau quá trình chọc hút noãn, người hiến trứng nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị ngay để được tư vấn, xử lý kịp thời Để đăng ký thăm khám và tìm hiểu kỹ hơn về quá trình cho – nhận trứng tại IVF Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin: Hiến trứng là nghĩa cử cao đẹp, thắp lên hy vọng mới cho các cặp đôi vô sinh do không thể sử dụng trứng tự thân. Chính vì vậy nếu có thể giúp đỡ, hy vọng bạn có thể dành nguồn trứng của mình cho những người đang thực sự cần “mầm sống” đặc biệt này. Tóm lại, về thắc mắc hiến trứng có nguy hiểm không? BS Lê Xuân Nguyên khẳng định quy trình chọc hút noãn để hiến trứng là thủ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cần lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, có ekip bác sĩ cũng như trang thiết bị máy móc hiện đại để được tư vấn, thực hiện.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhay-day-de-giam-can-co-hieu-qua-khong-vi
Nhảy dây để giảm cân có hiệu quả không?
Nhảy dây là một môn thể thao xuất hiện từ trường học được các học sinh sinh viên hưởng ứng. Lượng calo đốt cháy khi nhảy dây ra sao? Lợi ích của bài tập nhảy dây có hiệu quả đối với giảm cân không? Bài viết sau đây xin làm rõ về vấn đề nhảy dây có làm giảm cân hiệu quả không. 1. Cơ chế giảm cân khi hoạt động thể thao Nhảy dây là một môn thể thao yêu cầu sự vận động của toàn thân. Vậy mối liên hệ giữa nhảy dây và giảm cân được đánh giá như thế nào?Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng giảm năng lượng calo dư thừa sẽ khiến trọng lượng cơ thể thay đổi đáng kể. Tiêu hao hay đốt cháy calo là hoạt động luôn diễn ra hàng khi chúng ta lao động, làm việc. Tuy nhiên nếu calo nạp vào nhiều và cơ thể không đốt cháy hết, chúng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo khiến cân nặng tăng lên và bạn có nguy cơ mắc bệnh thừa cân béo phì.Theo thống kê mối liên hệ giữa cân nặng giảm và lượng calo nạp vào, mỗi tuần cơ thể sẽ đốt cháy khoảng 0,5 kg chất béo nếu khẩu phần ăn mỗi ngày được giảm đều trong khoảng 500 đến 1000 calo. Chế độ ăn giảm năng lượng nạp vào này cần được đánh giá trong những mốc thời gian dài để đưa ra con số trung bình khoảng 3500 calo/ tuần được giảm so với ban đầu.Hoạt động nhảy dây giúp cho cơ thể được vận động toàn diện và tăng khả năng đốt cháy calo nhiều hơn. Lượng calo đốt cháy khi nhảy dây được tính trung bình khoảng 10 calo / phút với người bình thường. Con số này chỉ mang giá trị tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác. Bạn có thể thể thực hiện bài tập và quan sát cơ thể để tính toán con số calo được thiêu đốt khi nhảy dây chính xác với bản thân. Cân nặng bạn càng lớn thì lượng calo được thiêu đốt sẽ có xu hướng càng tăng. Do vậy, lượng calo đốt cháy khi nhảy dây ảnh hưởng bởi cân nặng và hoạt động này luôn hướng tới mục tiêu giúp bạn có cơ thể cân đối gọn đẹp. 2. Hướng dẫn tập nhảy dây đúng cách Nhảy dây tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện bài tập một cách an toàn. Đầu tiên hoạt động nhảy dây cần được lên kế hoạch cụ thể với tần suất vận động cao thì mới thiêu đốt được nhiều chất béo dư thừa tích tụ.Việc nhảy dây cần được luyện tập đều đặn và liên tục giống như khi bạn thực hiện bài tập aerobic vậy. Bài tập cần được xây dựng thời gian tập và nghỉ thích hợp để đảm bảo đốt cháy năng lượng mà không làm cơ thể mệt mỏi uể oải. Muốn điều đó được thực hiện, bạn hãy chuẩn bị đồng hồ bấm giờ để kiểm soát quá trình tập luyện. Nhảy dây đúng cách giúp đem lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể Kiểu 1:Thực hiện động tác nhảy cơ bản trong vòng 30 giây rồi nghỉ giải lao 60 giây trước khi tiếp tục tập. Cứ như vậy lặp đi lặp lại 9 lần nhảy 30 giây bạn sẽ cảm nhận được sự nóng lên của cơ thể.Kiểu 2:Kết hợp một số động tác chân nhằm ép cơ hoạt động và siết chặt cơ lại trong 30 giây nhảy. Với động tác này thời gian nghỉ ngơi được kéo dài lên 90 giây và thực hiện lặp đi lặp lại 4 lần.Kiểu 3:Thực hiện kiểu nhảy dây kết hợp 30 giây nhảy nghỉ 12 giây rồi thả lỏng nhảy tự do 30 giây rồi lại nghỉ 12 giây và tập chống đẩy 30 giây.Đầu tiên khi muốn nhảy dây, bạn cần mua một chiếc dây nhảy tại cửa hàng bán đồ thể thao. Bạn sẽ được tư vấn loại dây tốt cùng phụ kiện đi kèm để khi tập luyện dễ dàng hơn.Nếu bạn là người mới bắt đầu chưa hiểu rõ về cách nhảy dây thì hay tham khảo cách sau:Đứng thẳng sao cho chân rộng bằng vai, để dây ở phía sau 2 chân, 2 tay cầm chắc 2 đầu dây.Sử dụng lực từ cổ tay giúp dây chuyển động đồng thời nhún đầu gối tạo sức bật nhảy. Bạn mới tập sẽ khó khăn và dễ dẫm dây tuy nhiên lâu dần bạn sẽ quen và muốn tập mỗi ngày. Để luyện tập nhảy dây, bạn cần hết sức kiên trì quan sát sự chuyển động của dây đồng thời căn chỉnh thời gian nhảy cho phù hợp. Sau một thời gian tập luyện, mọi thứ trở thành phản xạ và bạn sẽ hứng thú với bộ môn này nhiều hơn. 3. Lợi ích mà bài tập nhảy dây đem lại cho cơ thể Lợi ích mà các trò chơi thể thao mang lại cho chúng ta thường nhiều hơn là chỉ có tác dụng giảm cân. Khi bạn chăm chỉ tập luyện và nhảy dây đều đặn, cơ thể sẽ nhận được một số lợi ích tích cực như:Nâng cao và cải thiện sức khỏe tim mạchBệnh lý về tim mạch luôn là mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và đời sống của mỗi chúng ta. Khi nhảy dây đều đặn mỗi ngày tim sẽ được hoạt động bơm máu đi khắp cơ thể. Từ đó sự vận động của tim được thúc đẩy khiến cho trái tim khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ...Hạn chế tích tụ mỡ thừa tại vòng 2Nhảy dây là hoạt động vận động toàn thân giúp cơ thể săn chắc khỏe mạnh hơn. Do đó, mỡ thừa tích tụ vòng 2 cũng được loại bỏ nhanh hơn. Khi thực hiện bài tập, cơ được kéo căng về gây tác động lên vùng bụng mạnh mẽ khiến cho người tập cảm nhận được sự xuất hiện được của cơ bụng săn chắc.Giúp cơ thể có khả năng giữ thăng bằng tốt hơnKhi thực hành bài tập nhảy dây, bạn cần rèn luyện và giữ cân bằng tốt hơn. Nhờ vậy, bạn nhảy dây thường xuyên sẽ nâng cao khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Nhảy dây giúp cơ thể có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn 4. Lượng calo đốt cháy khi nhảy dây và thời gian tập luyện tối thiểu cần đảm bảo Nhảy dây là một bài tập thể dục được các nhà trường đưa vào giảng dạng và được các bạn học sinh thường xuyên tập luyện trong các giờ nghỉ giải lao. Tuy nhiên bài tập này chỉ phần nào hỗ trợ chứ không thể được lựa chọn làm một phương pháp giảm cân.Nếu bạn muốn giảm cân, ngời nhảy dây bàn cần nắm và hiểu rõ về chế độ ăn giảm cân lành mạnh, mục tiêu cân nặng trong tương lai, khả năng hoạt động của cơ thể và sự kiên trì bền bỉ trong tâm lý. Ngoài ra, tuổi tác và sự vận động của các cơ quan nội tạng cũng là yếu tố chi phối tốc độ đạt hiệu quả của bài tập.Khi nghiên cứu với người phụ nữ sở hữu gần 70 kg trọng lượng, các bác sĩ sẽ cho cô ăn uống theo chế độ để đảm bảo mỗi tuần cắt đi được 3500 calo. Khi kết hợp nhảy dây đều đặn, mỗi ngày người phụ nữ sẽ đốt đi khoảng 1000 calo.Mỗi tuần cứ như vậy, cân nặng của bạn sẽ giảm 1,5 kg / tuần nếu kết hợp ăn uống lành mạnh và nhảy dây. Như vậy nếu thời gian luyện tập kéo dài ra đồng nghĩa với sự sụt giảm của cân nặng cũng tăng lên khác cao.Nhảy dây đốt cháy calo là một điều có thể tin tưởng. Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện bài tập nhảy dây mà không kết hợp các phương pháp ăn kiêng như ăn keto... thì hiệu quả của việc luyện tập sẽ lâu hơn khiến người tập có xu hướng nản lòng bỏ cuộc.Do vậy bạn muốn nhảy dây đốt cháy calo thì có thể tham khảo tư vấn từ các bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://dantri.com.vn/suc-khoe/co-gi-o-vien-tham-my-duoc-sao-viet-ua-chuong-20211112130454752.htm
20211112
Có gì ở Viện thẩm mỹ được Sao Việt ưa chuộng?
Vậy đâu là lý do khiến người nổi tiếng lựa chọn VTM Thiên Hà thay vì nhiều cơ sở làm đẹp khác? Người nổi tiếng, các celeb đều là những người cần giữ hình ảnh và mong muốn mình hoàn hảo nhất khi xuất hiện trước công chúng. Vì thế, nhu cầu tìm một spa, viện thẩm mỹ để làm đẹp là nhu cầu vô cùng cần thiết. Người nổi tiếng, những celeb rất chú trọng trong việc làm đẹp, nâng cấp bản thân và chăm sóc da chuyên sâu. Họ thường tốn nhiều thời gian để có thể lựa chọn cho mình một địa chỉ làm đẹp uy tín. Có rất nhiều những tiêu chí được đặt ra, tuy nhiên, có ba tiêu chí chính khiến họ quyết định "chọn mặt gửi vàng" khi sử dụng dịch vụ làm đẹp. Đó chính là sự an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên có kỹ thuật cao Sao Việt lựa chọn Thiên Hà do VTM sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực chiến về mảng làm đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ, đội ngũ kỹ thuật viên tại Thiên Hà được đào tạo định kỳ để bắt kịp với những phương pháp và công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, VTM Thiên Hà còn có hội đồng cố vấn chuyên môn là những bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về da liễu của các bệnh viện lớn trong nước và nước ngoài. Sở hữu những công nghệ làm đẹp nhanh chóng, không xâm lấn, không nghỉ ngơi, phù hợp với người bận rộn VTM Thiên Hà là viện thẩm mỹ tiên phong áp dụng công nghệ cao vào trong ngành làm đẹp từ rất sớm. Sử dụng trang thiết bị, máy móc, công nghệ được nhập khẩu từ các nước hàng đầu về thẩm mỹ như Hàn Quốc, Hoa Kỳ... đã giúp quá trình điều trị, chăm sóc da cho khách hàng diễn ra an toàn hơn, chính xác hơn và cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó, VTM Thiên Hà đã nghiên cứu, tìm tòi và cho ra nhiều phác đồ điều trị chuyên sâu, phù hợp với cơ địa và tình trạng da của người Việt. Sử dụng công nghệ cao kết hợp với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia da liễu đến từ những bệnh viện lớn trong nước bảo đảm sự an toàn và hiệu quả điều trị cho các khách hàng. Đặc biệt, các công nghệ làm đẹp tại VTM Thiên Hà không xâm lấn, không đau rát và không cần nghỉ ngơi sau điều trị, rất phù hợp với những khách hàng bận rộn, không có nhiều thời gian, đặc biệt là người nổi tiếng, celeb. Không gian tiện nghi, sang trọng và đẳng cấp Đây cũng là một trong những tiêu chí khiến nhiều sao Việt lựa chọn VTM Thiên Hà là nơi chăm sóc và nâng tầm sắc đẹp của mình. Với lịch trình bận rộn, thời gian nghỉ ngơi bị hạn chế nên họ mong muốn có được cảm giác thoải mái, thư giãn trong lúc làm đẹp. Không gian tại Thiên Hà được thiết kế với tông màu sáng, nhã nhặn và sang trọng. Mùi hương nhẹ nhàng, tinh tế cùng với âm nhạc du dương, mềm mại giúp khách hàng có những giây phút thư giãn và trải nghiệm làm đẹp một cách hoàn hảo nhất. Trên đây là những lí do chính khiến sao Việt lựa chọn VTM Thiên Hà là nơi để làm đẹp và nâng tầm nhan sắc. Với lịch sử phát triển lâu đời và có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ, VTM Thiên Hà tự hào là điểm đến lý tưởng cho khách hàng và luôn nỗ lực để mang tới những giá trị tốt nhất dành cho khách hàng.
https://tamanhhospital.vn/suy-than-co-con-duoc-khong/
09/12/2021
Suy thận có con được không? Bệnh có di truyền sang con không?
Thận là cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vì thế, câu hỏi suy thận có con được không nhiều người quan tâm. Lời giải đáp theo góc nhìn chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa mọi thắc mắc một cách chính xác. Mục lụcTổng quan về suy thậnSuy thận ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?Nam giới bị suy thận có con được không?Bệnh suy thận có di truyền sang con không?Đàn ông chạy thận nhân tạo hay ghép thận có thể có con được không?Suy thận nên làm gì để tăng khả năng có con?Tổng quan về suy thận Thận là cơ quan bài tiết quan trọng, có chức năng thanh lọc máu thông qua việc loại bỏ các chất cặn bã, dư thừa trong cơ thể. Cơ quan này còn duy trì lượng muối, cân bằng điện giải để huyết áp trong cơ thể được ổn định. Vì một nguyên nhân nào đó khiến chức năng lọc máu của thận bị suy giảm. Các chất độc hại không được đào thải ra ngoài cơ thể, từ đó gây ra bệnh suy thận. Bệnh được chia thành 2 nhóm chính gồm: Suy thận cấp tính: Bệnh tập trung ở người có hệ miễn dịch kém hay người bệnh nặng cần chăm sóc đặc biệt. Tiến triển của bệnh rất nhanh, chỉ sau vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài giờ. Suy thận cấp tính tương đối hiếm xảy ra, tần suất mắc bệnh mỗi năm rất thấp. Khi được phát hiện, điều trị kịp thời, khả năng phục hồi chức năng thận rất cao. Một số trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu, quá trình điều trị có thể gặp nhiều khó khăn, thường không đạt hiệu quả. Suy thận mạn tính: Đây là tình trạng suy thận tương đối nguy hiểm. Khi mắc bệnh, khả năng lọc máu của thận gần như bằng không. Người bệnh có khả năng phải đối mặt với tình trạng rối loạn điện giải, tăng huyết áp hay thiếu máu mạn tính. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phương pháp lọc máu nhân tạo hay cấy ghép thận mới để duy trì sự sống. Suy thận ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào? Bệnh suy thận thường diễn biến âm thầm. Vì thế, người bệnh rất khó phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 25% so với bình thường, hơn 50% chức năng thận có khả năng bị mất trước khi creatinin huyết thanh tăng lên 120 μmol/l. Thai phụ có giá trị creatinin trên 124μmol có nguy cơ suy giảm chức năng thận nhanh, dẫn đến kết quả là thai kỳ kém. Bác sĩ sẽ cần xem xét tình trạng thai phụ khi bị suy thận nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của thai kỳ với chức năng thận của người mẹ và sự ảnh hưởng lên thai nhi. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chủ động lấy thai ra trước khi thai “đủ tháng”, thường là sau 32 tuần. Suy thận được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn I và II: Ảnh hưởng tới 3% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (20 – 39 tuổi). Giai đoạn III – V: Ảnh hưởng đến 1 trong 150 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do khả năng sinh sản giảm và tỷ lệ sảy thai sớm nên mang thai ở nhóm đối tượng này rất ít gặp. (1) Phần lớn nữ giới mắc bệnh thận khi mang thai sẽ bị rối loạn chức năng thận nhẹ. Mang thai thường không ảnh hưởng tới tiên lượng thận. Một số biến chứng của suy thận mà thai phụ thường gặp phải như: Vô niệu: Lượng nước tiểu bị giảm đột ngột, rất ít, thậm chí không đi tiểu được. Triệu chứng toàn thân: Đau thắt lưng, khó thở, uể oải, có thể kèm theo những cơn co giật. Nhiễm độc thai nghén: Thai phụ bị tăng huyết áp, phù nề tay chân. Viêm cầu thận: Thai phụ bị đau lưng, viêm bàng quang kèm theo tình trạng sốt, lạnh run người. Nam giới bị suy thận có con được không? Nam giới khi mắc bệnh suy thận thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm ham muốn tình dục. Nguyên nhân là do hormone nội tiết tố nam androgen được sản xuất từ tuyến thượng thận lúc này đã bị suy giảm mạnh do thận tổn thương. Ngoài ra, những cơn đau đầu, chóng mặt, đau thắt lưng, suy nhược cơ thể cũng làm tinh thần của người bệnh sa sút. Tình trạng này làm giảm chất lượng tinh trùng, giảm chức năng tình dục, làm khả năng có con thấp hơn, thậm chí có thể gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, nam giới khi bị suy thận vẫn có khả năng có con nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi phát hiện bị suy thận ở bất kỳ giai đoạn nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được nhanh chóng tiến hành những xét nghiệm tinh dịch, nội tiết tố nam song song với xét nghiệm bệnh thận. Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng khả năng đậu thai. Bệnh suy thận có di truyền sang con không? Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào cho thấy suy thận có thể di truyền từ cha mẹ sang con. Tuy nhiên, trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận, cũng có một số nguyên nhân có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Ví dụ như người mẹ bị suy thận do nguyên nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, người con nếu có tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có khả năng bị suy thận. Ngoài ra, một số bệnh lý ở thận có yếu tố di truyền như: Bệnh thận đa nang tự phát chiếm ưu thế: Đây là một tình trạng thường khởi phát muộn, dẫn tới sự phát triển của u nang. Bệnh xơ cứng củ: Đây là một dạng rối loạn thận ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ thể từ mắt tới hệ thần kinh trung ương. Hội chứng Alport: Đây là một tình trạng liên quan tới viêm thận dẫn tới suy thận mạn tính (viêm thận di truyền). Hội chứng Von-Hippel Lindau: Đây là hội chứng ung thư di truyền có khả năng dẫn tới khối u ở một số cơ quan gồm thận, tiểu não, cột sống, mắt, tai trong, tuyến thượng thận, tuyến tụy. Đàn ông chạy thận nhân tạo hay ghép thận có thể có con được không? Dù đang thẩm tách hay vừa ghép thận, nam giới vẫn có thể có con. Nếu bạn và người bạn đời đã cố gắng có con trong khoảng 1 năm hay hơn nhưng không thành công, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp phù hợp. (2) Với trường hợp nam giới mắc những bệnh về thận đang hay đã trải qua quá trình chữa trị và mong muốn có con, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ để kiểm tra liệu khả năng sinh sản có còn hoạt động bình thường hay không. Ngoài ra, nam giới cần lưu ý một số loại thuốc điều trị cho người ghép thận có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, làm giảm thiểu cơ hội làm cha. Vì thế, nam giới cần tìm hiểu kỹ các ưu và nhược điểm của những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Suy thận nên làm gì để tăng khả năng có con? Ngoài việc tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng những nguyên tắc dưới đây để tăng khả năng có con như: Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh nên tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ tốt cho sức khỏe. Bạn không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, tránh ăn các món chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, những loại nội tạng động vật, các món ăn nhiều muối, nhiều kali, photphat. Thay đổi lối sống sinh hoạt: Người bệnh nên ngủ sớm dậy sớm, thực hiện những bài tập vận động nhẹ nhàng hay một môn thể thao yêu thích. Bạn tránh thức quá khuya, hút thuốc lá. Giữ suy nghĩ tích cực: Áp lực muốn có con có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai của các đôi vợ chồng. Vì thế, người bệnh suy thận cần giữ suy nghĩ tích cực, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài để tăng khả năng thụ thai. Tham khảo: Những thói quen giúp thận luôn khỏe mạnh Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam… Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa. Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây: Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng. Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh. Suy thận có con được không phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu bệnh. Trước khi chuẩn bị chào đón một thành viên mới, cả vợ và chồng nên đi khám sức khỏe tổng quát để có sự chuẩn bị tốt nhất. Khi phát hiện dấu hiệu suy thận và điều trị sớm, khả năng có con của người bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-huyet-thanh-benh-nhiem-trung-vi
Chẩn đoán huyết thanh bệnh nhiễm trùng
Bài viết được thực hiện bởi bác sĩ khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Chẩn đoán huyết thanh có cơ sở chức năng của đáp ứng miễn dịch dịch thể với bệnh nhiễm trùng. Đối với sự cân nhắc quá khứ và hiện tại, có sự ưu tiên hơn sự đo lường đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với nhiễm khuẩn. 1. Tại sao phải sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh? Chẩn đoán huyết thanh được ưa chuộng áp dụng vì lợi ích đáng kể và còn tiếp tục là sự lựa chọn quan trọng để áp dụng mặc dù có những khuyến cáo rằng sử dụng chẩn đoán sinh học phân tử và những chẩn đoán phụ thuộc. Từ những tiền đồ trong quá khứ, chẩn đoán huyết thanh đóng vai trò to lớn trong chẩn đoán ở phòng xét nghiệm đôi khi những phương pháp nuôi cấy có những sai lầm nhất định và khi những tác nhân gây bệnh khẩn cấp hoặc chưa xác định. Quả thực, đối với một số tác nhân khó, chẩn đoán huyết thanh thường là phương pháp sử dụng đầu tiên. Đối với những tác nhân gây bệnh không thể cấy được, khả năng để nhân lên bộ gen của vi khuẩn đặc hiệu và khi đó những kháng nguyên biểu hiện, nhất là các protein, chẩn đoán huyết thanh trong in vitro được đề nghị như là bằng cớ chứng minh. Chẩn đoán huyết thanh là lựa chọn đầu tiên trong chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn Có nhiều lý do tại sao chẩn đoán huyết thanh là chọn lựa đầu tiên hoặc là chọn lựa bắt buộc trong chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn:Vi khuẩn không thể cấy được, thí dụ như vi khuẩn giang mai.Vi khuẩn có thể cấy được nhưng kết quả chậm hoặc kỹ thuật khó, thí dụ như bartonellosis.Khó lấy đủ lượng vi khuẩn để cấy (vi khuẩn sống) hoặc thực hiện những phương pháp di truyền học, thí dụ bệnh Lyme.Nơi nhiễm khuẩn khó lấy được bệnh phẩm để thực hiện những phương pháp khác.Tác nhân gây bệnh mới nhưng khó và chẩn đoán huyết thanh là phương pháp dễ nhất cho tác nhân mới.Đáp ứng huyết thanh học là duy nhất cho tác nhân gây bệnh và dịch tễ học huyết thanh thì cực kỳ thấp.Đáp ứng huyết thanh học là rất hằng định và khi tìm thấy thì khả năng chẩn đoán nhiễm khuẩn là cao.Thử nghiệm huyết thanh học có thể thường phản ứng lúc bệnh nhân đang có bệnh.Chẩn đoán huyết thanh có thể là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá những phương pháp khác, thậm chí là phương pháp tham chiếu.Kiểu ứng dụng của chẩn đoán huyết thanh có thể dễ thực hiện và dễ tự động hóa để dễ dàng thực hiện với số lượng mẫu lớn.Thử nghiệm huyết thanh có thể dễ và hiệu quả kinh tế hơn những phương pháp khác, nhất là nếu điều kiện cơ sở chỉ được trang bị dụng cụ vừa phải.Phương pháp huyết thanh học là cần để phụ thêm cho phương pháp nuôi cấy, phương pháp phát hiện gen hoặc những phương pháp khác nhằm làm tăng độ nhạy của chẩn đoán nói chung đối với bệnh nhân (patient cohort).Huyết thanh học là tốt cho việc sàng lọcHuyết thanh học có thể không cần cho chẩn đoán, nhưng dùng để xác định tình trạng miễn dịch do sự hiện diện của nó là cần thiết để loại trừ một bệnh.Quyết định chọn phương pháp huyết thanh học thường là sự cân nhắc bởi nhiều lý do chứ không phải chỉ một lý do. Bảng 1 liệt kê một số thí dụ về nhiễm khuẩn và giá trị của chẩn đoán huyết thanh. Vi khuẩn giang mai không thể cấy được nên cần sử dụng phương pháp huyết thanh 2. Những lý do không sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh Tương tự như những lý do sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh, có nhiều lý do để sử dụng những phương pháp chẩn đoán khác. Những lý do này bao gồm:Bệnh nhiễm trùng diễn tiến nhanh (tính bằng giờ đến vài ngày) và không đủ thời gian tạo đáp ứng miễn dịch (cần ít nhất từ 5-10 ngày).Đáp ứng huyết thanh học có thể chậm đối với một số bệnh nhân và kéo dài đến tuần thứ 2 và 3 của bệnh.Có thể có tần suất dịch tễ học huyết thanh cao trong dân số, do đó dẫn đến không đặc hiệu (nhiều kháng thể có từ trước có thể do vi khuẩn thường trú).Phương pháp cấy hoặc phát hiện gen hay những phương pháp chẩn đoán khác có thể được phép nhiều thời gian hơn hoặc kết quả xác đáng hơn.Nhiễm khuẩn có thể lập lại (tái nhiễm hoặc tái phát) và đáp ứng miễn dịch có từ trước hơn là hiện tại thấy ở đáp ứng IgM, do đó có khó khăn trong phát hiện IgM.Sự chậm trễ quá mức trong việc thực hiện thử nghiệm huyết thanh học có thể xảy ra nếu phải chuyển mẫu. Phương pháp cấy cho kết quả xác đáng hơn. Cần phải lấy bệnh phẩm lại để so sánh mẫu huyết thanh giai đoạn lui bệnh với huyết thanh giai đoạn cấp để xác định có đáp ứng miễn dịch với nhiễm khuẩn.Khả năng đáp ứng miễn dịch có liên quan đến tuổi tác.Tính không đặc hiệu, phản ứng chéo với những tác nhân vi khuẩn khác hoặc tác nhân không phải là vi khuẩn.Đáp ứng miễn dịch có thể biến thiên và hoạt hóa với những kháng nguyên khác nhau cho những bệnh nhân khác nhau (như đáp ứng thay đổi với ASOT hoặc anti-DNAase trong nhiễm streptococci)Đáp ứng kháng thể đo thường qui trong huyết thanh có thể không phản ánh đúng đáp ứng với nhiễm khuẩn niêm mạc hoặc nơi khác.Nhiễm khuẩn có thể chỉ thông thường mà nồng độ kháng thể cao, như IgM, có thể thấy là kết quả của nhiễm khuẩn từ những tháng trước hơn là mới đây.Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm thường được áp dụng dù có thử nghiệm huyết thanh học.Bệnh được biết trước là nhẹ và thử nghiệm chẩn đoán không ảnh hưởng lớn, thử nghiệm hiếm khi xác định (only rarely performed).Huyết thanh học có vai trò quá thứ yếu so với những phương pháp khác.Giá cả có thể là mối quan tâm cho những nơi kém phát triển.Sử dụng thử nghiệm huyết thanh học có thể đơn giản là tạm thời để chờ phát triển phương pháp mới và hiệu quả hơn.Có chống chỉ định rõ ràng vì độ đặc hiệu của thử nghiệm (như kháng bổ thể trong thử nghiệm cố định bổ thể, kháng thể kháng hồng cầu trong ngưng kết hồng cầu gián tiếp, ngưng kết không đặc hiệu trong thử nghiệm ngưng kết từng phần)Có sự biến thiên quá lớn trong những lần chạy thử nghiệm khác nhau.Đáp ứng có thể không đặc hiệu khi những dị kháng thể (heterophil antibodies) được đánh giá.Thử nghiệm có thể không di chuyển từ nơi này sang nơi khác (không thể đem đi lưu dộng được)Đánh giá đáp ứng ở trẻ sơ sinh có thể khó do có sự truyền kháng thể từ mẹ sang con qua nhau.Sử dụng chẩn đoán huyết thanh có thể thực hiện như những lý lẽ được liệt kê trong bảng dưới đây: Bảng 1: Vai trò của chẩn đoán huyết thanh trong bệnh nhiễm khuẩn. Những chữ viết tắt: EIA-enzyme immunoassay; IFA-indirect immuno fluorsecence; WB-Western Blot; IHA-inderect hemagglutination; CF-complement fixation; MIF-microimmunofluorescence; ASOT-antistreptolysin O; CT-cholera toxin; MHA-TP: micro-hemagglutination assay cho T. pallidum 3. Những phương pháp chẩn đoán huyết thanh thông thường Có nhiều mối quan tâm về sự cần thiết của những phương pháp chẩn đoán huyết thanh dù được sử dụng cho nhiễm vi khuẩn hay nhiễm những tác nhân khác. Những điểm đó được thừa nhận khác nhau như là những phương pháp thường quy trong chẩn đoán huyết thanh bệnh nhiễm khuẩn.Nếu đáp ứng thể dịch đo được trong vòng từ ngày 7-10 trong bệnh nhiễm, nhiều bệnh nhân sẽ không còn bệnh khi có đáp ứng huyết thanh. Một mẫu bệnh phẩm đơn độc có đủ chuẩn độ không xuất hiện dưới 5-7 ngày. Do đó huyết thanh kép là mong muốn để so sánh hiệu giá; mẫu đầu tiên một mình nó không có giá trị chẩn đoán, mà mẫu huyết thanh thứ 2 (giai đoạn lui bệnh) để so sánh sự thay đổi hiệu giá. Sự thay đổi hiệu giá kháng thể giữa 2 mẫu thường đòi hỏi 5-7 ngày, dù 2 tuần sẽ đảm bảo như vậy nếu mẫu huyết thanh đầu tiên có hiệu giá thấp. Nếu bệnh nhân đến trễ, 2 hiệu giá có thể gần tương đương nhưng ở mức độ cao. Mặt khác, bệnh nhân đến trễ sau vài tuần bệnh có thể có dấu hiệu giảm hiệu giá. Việc đáng quan tâm là sự thay đổi hiệu giá giữa mẫu sớm và mẫu trễ là tăng hay giảm ít nhất là bao nhiêu thì có giá trị, thường là 4 lần. Sự thay đổi hiệu giá gấp 2 lần thì không đáng kể do sai lầm vốn có của điểm gãy (inherent in such breakpoints); tuy nhiên cần phải hiểu rằng có tỉ lệ nhỏ (thường < 5% và thường tùy thuộc phương pháp sử dụng) hiệu giá cũng có thể thay đổi 4 lần do sai lầm. Ngoại trừ, sự thay đổi ASOT trong nhiễm Streptococcus pyogenes rất có ý nghĩa dù ít hơn 4 lần (1).Sử dụng chỉ một hiệu giá huyết thanh sẽ tùy thuộc vào phân bổ bình thường của kết quả huyết thanh học trong dân số không bị bệnh (the unaffected population). Sự đặc hiệu của hiệu giá có ý nghĩa sẽ được cân nhắc giữa độ nhạy phát hiện với tính không đặc hiệu liên hệ với phân phối bình thường. IgM được xác định tốt khi nhiễm khuẩn ở giai đoạn sớm Nhiễm khuẩn giai đoạn sớm thường được xác định tốt bởi đáp ứng IgM. Thông thường, IgM phát hiện được từ 7-10 ngày tùy thuộc tính chất của tác nhân nhiễm khuẩn. Thí dụ, đáp ứng IgM thường được quan sát nhiều lần trong nhiễm Mycoplasma pneumoniae hô hấp trong số những cá thể bình thường khác (2). Ngược lại, không lạ gì khi thấy đáp ứng IgM chậm trong nhiễm Treponema pallidum thời kỳ đầu (3). Tuy nhiên EIA, IFA, miễn dịch phóng xạ và immunoblotting có thể đặc hiệu để phát hiện đáp ứng IgM, nhiều thử nghiệm khác đo lường sự kết hợp tình cờ giữa IgG và IgM, như thử nghiệm ngưng kết và cố định bổ thể (CF). Thử nghiệm IHA chủ yếu để đo lường IgM (4) và thử nghiệm trung hòa để đo IgG ngoài giai đoạn giữa của nhiễm khuẩn (5).Đáp ứng thể dịch được đặc trưng bằng sử dụng huyết thanh bệnh nhân hơn là những bệnh phẩm khác. Sử dụng huyết thanh cần phải có hệ miễn dịch đầy đủ đạt được dù tác nhân vào mô sâu hay do sự huy động đáp ứng miễn dịch (như kháng thể do tế bào B tạo) từ nơi khác của nhiễm khuẩn đến nơi chứa tế bào miễn dịch. Tuy nhiên đối với một số nhiễm khuẩn, có đáp ứng nhiều ở niêm mạc hơn là hệ thống.Mong muốn có đáp ứng miễn dịch duy nhất với cơ hội nhỏ để nhận biết rằng có tiếp xúc kháng nguyên trước đó hoặc có nhiễm khuẩn trước đó (It is desirable to have a unique immune response with little opportunity for either prior recognition of the antigen or previous infection). Khi nhiều tác nhân xuất phát từ nguồn vi khuẩn thường trú và khi nhiễm những tác nhân khác gần đây, khả năng đáp ứng miễn dịch là có tiền sử bệnh (anamnestic) hơn là sơ nhiễm (primary). Đáp ứng IgM có thể kém hoặc không có trong nhiều đáp ứng tái nhiễm và khi đó IgG chiếm ưu thế. Mời Quý vị theo dõi bộ tài liệu về Chẩn đoán huyết thanh bệnh nhiễm trùng của Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh bao gồm:Chẩn đoán huyết thanh bệnh nhiễm trùngKháng nguyên và sự biến đổi kháng nguyênMối liên hệ kháng nguyênTính không đặc hiệu của đáp ứng miễn dịch thể dịchSơ lược những phương pháp chẩn đoán huyết thanh - Phần 1Sơ lược những phương pháp chẩn đoán huyết thanh - Phần 2Những khía cạnh của sự sử dụng (General aspects of utilization) trong chẩn đoán huyết thanhTình huống phức tạp trong chẩn đoán huyết thanhNguồn: Nevio CimolaiChildren’s and Women’s Health Centre of British Columbia, Vancouver, British Columbia, Canada
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-thiep-dong-mach-vanh-qua-da-nhung-dieu-can-biet-vi
Can thiệp động mạch vành qua da: Những điều cần biết
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bệnh mạch vành là bệnh lý có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao. Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiện nay gồm điều trị nội khoa, can thiệp và phẫu thuật. Can thiệp động mạch vành qua da là biện pháp điều trị không cần mổ, vừa làm giảm triệu chứng vừa giải quyết được nguyên nhân là sự hẹp lòng mạch. Nong và đặt stent mạch vành là phương pháp phổ biến trong điều trị hẹp, tắc động mạch vành 1. Trường hợp nào cần can thiệp động mạch vành qua da Can thiệp động mạch vành qua da là thủ thuật can thiệp qua ống thông, luồn dây dẫn qua tổn thương (hẹp, tắc), rồi đưa bóng và/hoặc stent lên để nong rộng chỗ hẹp/tắc và đặt stent để lưu thông lòng mạch. Can thiệp động mạch vành qua da đôi khi cũng đi kèm các thủ thuật đặc biệt khác như hút huyết khối, khoan phá mảng xơ vữa...Can thiệp động mạch vành qua da được chỉ định trong điều trị bệnh mạch vành, cụ thể:Đau thắt ngực ổn định không đáp ứng với điều trị nội khoa.Đau thắt ngực ổn định, có tình trạng thiếu máu cơ tim (nghiệm pháp gắng sức dương tính hoặc xạ hình tưới máu cơ tim dương tính) và tổn thương tại động mạch vành cấp máu cho một vùng cơ tim lớn.Đau ngực không ổn định/nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên nhưng phân tầng nguy cơ cao.Trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.Đau thắt ngực xuất hiện sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.Sau can thiệp động mạch vành qua da có triệu chứng tái hẹp.Thủ thuật nong và đặt stent động mạch vành qua da chống chỉ định với những trường hợp:Tổn thương không thích hợp cho can thiệp (ví dụ: tổn thương nặng lan tỏa, tổn thương nhiều thân mạch vành, tổn thương đoạn xa,...).Tổn thương mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu động mạch vành đó bị tắc lại trong quá trình can thiệp.Bệnh nhân có thể trạng dễ chảy máu nặng (số lượng tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu,...)Không tuân thủ điều trị trước và sau khi làm thủ thuật can thiệp.Tái hẹp mạch vành ở nhiều vị trí sau khi can thiệp... 2. Lợi ích của can thiệp động mạch vành qua da Trái với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành qua da được thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa ống thông nhỏ (catheter) vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Người bệnh chỉ cần gây tê tại chỗ chứ không gây mê như mổ mở nên bệnh nhân vẫn tỉnh táo và không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.Quá trình đặt stent diễn ra nhanh chóng, trong vòng khoảng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày. Nong và đặt stent động mạch vành qua da giúp giải quyết tình trạng hẹp tắc trong động mạch vành, giúp tưới máu cho cơ tim tốt hơn, cho phép bệnh nhân có thể hoạt động bình thường mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực.Trong trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, cùng với việc điều trị bằng thuốc, can thiệp động mạch vành giúp tái tưới máu mạch vành để hạn chế vùng cơ tim bị tổn thương do thiếu máu, đồng thời cũng giúp phòng tắc hẹp tái phát, hạn chế cơn đau thắt ngực trở lại. 3. Can thiệp động mạch vành qua da được tiến hành như thế nào? Can thiệp động mạch vành qua da được tiến hành gồm các bước sau:Bệnh nhân được bác sĩ giải thích về thủ thuật, biến chứng có thể gặp và được ký cam kết thực hiện thủ thuậtTrước khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân được dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel). Kiểm tra lại các tình trạng bệnh đi kèm, chức năng thận, tiền sử bệnh lý như tiền sử xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản quang...Sát khuẩn vùng làm thủ thuật, gây tê tại chỗĐặt ống thông can thiệpSau khi chụp động mạch vành chọn lọc, xác định tổn thương, xác định vị trí cần phải can thiệpĐưa catheter dẫn đường đặc biệt vào để lái theo động mạch đến động mạch vành. Sau đó, một dây dẫn rất nhỏ và mỏng được luồn qua ống thông trên để đưa đến vị trí tổn thương rồi xuyên qua chỗ tắc trong lòng động mạch vànhTuỳ thuộc vào tổn thương của động mạch vành, bác sĩ có thể dùng một bóng nhỏ đặc biệt đưa vào nong chỗ hẹp tắc trong động mạch vành (có thể chỉ nong bóng đơn thuần, không đặt stent hoặc nong bóng kết hợp với đặt stent)Một hoặc một vài stent sẽ được đặt vào vị trí tổn thương để tránh hiện tượng tái hẹp trở lại sau can thiệpSau khi đặt stent, chụp lại động mạch vành để đảm bảo không có biến chứng (lóc tách động mạch vành, dòng chảy chậm,...) Trước khi can thiệp động mạch vành qua da, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kĩ càng về quy trình 4. Những lưu ý sau khi thực hiện can thiệp động mạch vành qua da Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi tại giường, nếu can thiệp đường mạch quay (chọc vùng cổ tay), nên gác cao tay và để tay được ổn định giúp việc cầm máu tốt hơn. Nếu can thiệp qua đường động mạch đùi, bệnh nhân cần nằm bất động trong vòng 6 đến 8 giờ, đặc biệt là chân bên làm thủ thuật để chắc chắn rằng vết chọc đã cầm máu. Lưu ý ấn giữ vùng vết chọc khi ho hoặc hắt hơi. Gọi ngay y tá khi phát hiện ra chảy máu tái phát hoặc thấy đau nhiều vùng can thiệp. Người bệnh nên uống thêm nước để phòng tụt huyết áp và bệnh thận do tác dụng của thuốc cản quang.Sau khi xuất viện, cần lưu ý dùng thuốc đầy đủ và khám bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc. Nếu có xuất hiện đau ngực trở lại bệnh nhân phải đi khám ngay.Áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống nhằm phòng ngừa tái phát như:Kiểm soát tốt các chỉ số như huyết áp, đường máu, mỡ máuKhông hút thuốc, không uống rượu bia.Thực hiện chế độ tập luyện thể dục, nghỉ ngơi hợp lý. Bài viết tham khảo nguồn: Hội Tim học Việt Nam
https://suckhoedoisong.vn/cac-nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-phoi-taiphat-cha-me-can-biet-169221116083703632.htm
16-11-2022
Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi tái phát
Những lưu ý để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh SKĐS - Thời tiết chuyển mùa từ nắng ấm chuyển sang lạnh đột ngột, rất dễ làm cho trẻ, đặc biệt lứa tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi bị mắc các bệnh về đường hô hấp, nhẹ thì bị ho, sổ mũi, viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi . Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước Đông Nam Á tỉ lệ viêm phổi cao gấp 7 lần các nước phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu khi trẻ được đưa đến khám và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ có thể do vi khuẩn, virus , nấm và ký sinh trùng. Trong đó thường gặp nhất là viêm phổi do vi khuẩn phế cầu. Theo thống kê, tình trạng viêm phổi do phế cầu chiếm khoảng 30 - 35% trường hợp, sau đó là Haemophilus Influenzae chiếm khoảng 10 - 30%, ngoài ra còn có một số tác nhân gây bệnh khác như Straphylococcus Aureus, Streptococcus Pyogens… Nguyên nhân gây viêm phổi do virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A, B; Adenovirus. Nhiễm virus đường hô hấp còn có thể gây ra viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các nghiên cứu ghi nhận được tình trạng viêm phổi ở trẻ còn do ký sinh trùng và nấm, có thể gặp viêm phổi do Candida, Toxoplasma… Vậy lý do nào khiến cho trẻ em viêm phổi tái phát liên tục trong một năm. Nhiều cha mẹ thường lo lắng, than phiền khi trẻ nhập viện khám liên tục vì mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ là vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng. Viêm phổi ở trẻ tái lại nhiều lần do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm phổi tái phát nhiều lần, các đợt thường gần nhau, nhiều trẻ còn chưa khỏi hẳn lại tái phát, khiến trẻ phải nhập viện. - Nghiên cứu cho thấy các yếu tố khiến trẻ mắc viêm phổi tái phát nhiều lần là yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội. Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, nên khi bị viêm phổi trẻ sẽ lười ăn. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém, tạo thành một vòng luẩn quẩn, mắc viêm phổi tái phát nhiều lần trong năm. - Các yếu tố thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến bệnh viêm phổi của trẻ tái phát. Yếu tố môi trường sống, trong đó có nguồn nước, nguồn không khí ngày càng ô nhiễm và nhiều khói bụi; môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh… có tác động đến tình trạng viêm phổi tái phát ở trẻ. Tình trạng tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá từ những người xung quanh (hút thuốc thụ động) là yếu tố thúc đẩy thuận lợi khiến trẻ viêm phổi tái phát. Viêm phổi ở trẻ nhỏ - căn bệnh nguy hiểm khó lường Thuốc chữa viêm phổi ở trẻ em - Chăm sóc trẻ không đúng cách cũng là một yếu tố khiến bệnh viêm phổi ở trẻ tái phát. Trong đó thường gặp nhất là khi trẻ nô đùa, chạy nhảy khiến mồ hôi ra nhiều, nhưng cha mẹ, người chăm sóc trẻ không thay quần áo ngay, gây ra tình trạng mồ hôi ngấm ngược, khiến trẻ dễ bị lạnh và viêm phổi. Ngoài ra, tình trạng nhiễm lạnh khi cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm muộn là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi tái phát ở trẻ. - Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, không được chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng , thiếu vitamin A, thiếu kẽm… khiến viêm phổi tái phát nhiều lần. - Ngoài ra, trẻ có dị tật bẩm sinh đường hô hấp, trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc bệnh lý kèm theo, trẻ sinh thiếu tháng… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ bị viêm phổi tái lại nhiều lần hơn. - Một yếu tố khiến trẻ mắc bệnh viêm phổi tái phát nhiều lần hơn là tình trạng lạm dụng thuốc, trong đó có kháng sinh . - Những năm trở lại đây việc mua bán thuốc rất thuận tiện, nhiều cha mẹ thấy trẻ ốm đã tự mua thuốc để điều trị, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, tự điều trị uống không đủ liều, thời gian dừng chưa đúng… là những nguyên nhân khiến trẻ viêm phổi tái phát nhiều lần và ngày một trầm trọng hơn. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi cho trẻ cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh hoạ. Lời khuyên thầy thuốc Để hạn chế viêm phổi tái phát ở trẻ, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần biết chăm sóc trẻ đúng cách. - Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh , thuốc giảm ho điều trị cho trẻ tại nhà. Nếu trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. - Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ. - Đối với trẻ ăn dặm cần bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả). - Cần chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và bụi bẩn nơi ở. - Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch, tránh cho trẻ đến nơi đông người, nhất là những người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi... để tránh nhiễm sang trẻ. - Khi thời tiết chuyển mùa cần quan tâm, chăm sóc trẻ bằng cách mặc đồ thoáng mát cho trẻ vào ban ngày, nhưng phải giữ ấm vào ban đêm, đặc biệt tại ba vị trí: Lòng bàn chân, mông và mỏ ác (thóp phồng). Và mùa lạnh cần mặc ấm cho trẻ để tránh tình trạng bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến viêm phổi. Mời độc giả xem thêm video: Dấu hiệu phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ, cha mẹ không nên chủ quan
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-ra-doi-va-phat-trien-cua-vac-xin-rota-vi
Sự ra đời và phát triển của vắc-xin Rota
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ em và trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là tiêm chủng vắc-xin. Một loại vắc-xin có tác dụng để ngăn ngừa bệnh đã được cấp phép đầu tiên vào năm 1998 nhưng đã bị rút lại vào năm 1999 do liên quan đến bệnh lồng ruột. Năm 2006, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn một loại vắc-xin mới, RotaTeq(của Merch). Năm 2008 FDA phê duyệt tiếp loại thứ hai, Rotarix(của GlaxoSmithKline). 1. Rotavirus là gì? Rotavirus được bài tiết với số lượng rất lớn trong phân, tương ứng với 1011 virus trên mỗi gam được mô tả. Virus sẽ được truyền qua đường phân - miệng.Rotavirus rất ổn định trong phân và có thể tồn tại trong nhiều ngày ở nhiệt độ thường. Điều đó khiến chúng dễ truyền lây lan hơn trong các môi trường như trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em, bệnh viện...Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng rotavirus sao chép trong tế bào ruột của ruột non. Do đó, virus phải truyền sang ruột non để gây ra triệu chứng của bệnh. Sau thời gian ủ bệnh ngắn từ 24 đến 48 giờ, nôn mửa trước khi tiêu chảy sẽ xuất hiện trong hơn một nửa các trường hợp bị nhiễm trùng. Những trường hợp này sau 5-7 ngày bị tiêu chảy cấp có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng, tiếp đó là hiện tượng sốt sẽ xảy ra ở khoảng một phần ba trẻ em bị nhiễm bệnh.Các nghiên cứu lịch sử tự nhiên đã chỉ ra rằng khả năng miễn dịch tự nhiên có được do nhiễm bởi nhiễm trùng hoang dại cung cấp mức độ bảo vệ khỏi bệnh nhiễm trùng có triệu chứng trong tương lai. Và việc phơi nhiễm lặp đi lặp lại sẽ mở rộng sự đáp ứng miễn dịch dị hình đối với các chủng virus khác nhau. Đây chính là tiền đề thiết yếu để vắc-xin rotavirus sống giảm độc lực được phát triển. Rotavirus gây bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ em và trẻ sơ sinh 2. Vắc-xin rota ra đời và phát triển thế nào? Vắc-xin đầu tiên được lấy từ bò và khỉ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những vắc-xin sống dạng uống có thể ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus ở trẻ nhỏ, nhưng hiệu quả rất khác nhau. Do khả năng miễn dịch với protein G (VP7) hoặc P (VP4) có liên quan đến sự bảo vệ và phục hồi bệnh, nên vắc-xin virus sống được phát triển kết hợp protein G hoặc cả protein G và P cho từng loại huyết thanh chiếm ưu thế.Vào năm 1998, vắc-xin rotavirus hóa trị bốn dựa trên khỉ nâu/khỉ rezut (RRV-TV, Rotashield) đã được cấp phép và khuyến nghị tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, RRV-TV đã bị rút khỏi Hoa Kỳ trong vòng một năm kể từ khi được giới thiệu vì nó có liên quan đến bệnh lồng ruột. Nguy cơ mắc bệnh lồng ruột cao nhất trong vòng 3 đến 14 ngày sau khi nhận được liều vắc-xin RRV-TV đầu tiên, và nguy cơ nhỏ hơn trong vòng 3 đến 14 ngày sau khi nhận liều vắc-xin thứ hai.Nhìn chung, nguy cơ liên quan đến liều vắc-xin RRV-TV đầu tiên được ước tính là khoảng một trường hợp trên 10,000 người nhận vắc-xin. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột liên quan đến liều vắc-xin đầu tiên với sự tăng tuổi khi tiêm. Hiện nay, có hai loại vắc-xin rota được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ:RV5 (RotaTeq):Là một loại vắc-xin dạng uống được sản xuất trực tiếp bởi Merch. Đồng thời, cũng được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cấp phép vào tháng 2 năm 2006.Vắc-xin RotaTeq chứa năm loại rotavirus tái tổ hợp được phát triển từ các chủng rotavirus ở người và bò. Mỗi lọ vắc-xin 2ml chứa khoảng 2x106 đơn vị truyền nhiễm của một trong số năm chủng tái tổ hợp.Các virus trong vắc-xin sẽ bị đình chỉ trong một dung dịch đệm chứa sucrose, sodium citrate, sodium phosphate monobasic monohydrate, sodium hydroxide, polysorbate 80 và môi trường nuôi cấy mô. Một lượng dấu vết huyết thanh của bào thai bò có thể có mặt trong hỗn hợp này. Vắc-xin không chứa chất bảo quản hoặc Thiomersal. RotaTeq - vắc-xin rota Khả năng truyền virus vắc-xin không được đánh giá trong các thử nghiệm. Trong một đánh giá sau cấp phép tại Hoa Kỳ, các mẫu phân được thu thập từ trẻ sơ sinh trong 9 ngày đầu tiên. Kháng nguyên rotavirus đã được phát hiện trong phân của 21% trong số 103 trẻ sơ sinh ( từ ngày thứ 3 sau tiêm chủng và muộn nhất là vào ngày thứ 9).VRV1 (Rotarix):Là một loại vắc-xin dạng uống trực tiếp được sản xuất bởi GlaxoSmithKline, đã được FDA cấp phép vào tháng 4 năm 2008.Vắc-xin Rotarix có chứa chủng rotavirus 89-12 (loại G1P1A). RV1 (Rotarix)được cung cấp dưới dạng bột đông khô và sẽ được hoàn nguyên khi sử dụng. Mỗi liều vắc-xin hoàn nguyên 1ml chứa ít nhất 106 đơn vị truyền nhiễm tế bào nuôi cấy trong bình.Vắc-xin chứa acid amin, dextran, môi trường trung gian của Dulbecco đã được biến đổi, sorbitol và sucrose. Chất pha loãng chứa canxi cacbonat, nước vô trùng, và xanthan. Vắc-xin không chứa chất bảo quản và Thiomersal.Việc cắt bỏ phân của kháng nguyên rotavirus được đánh giá trong tất cả hoặc một tập hợp con của bảy nghiên cứu ở các nước khác nhau. Sau liều thứ nhất, sự phát hiện của kháng nguyên rotavirus bởi EIA trong 50% đến 80% (tùy theo nghiên cứu) trẻ sơ sinh vào khoảng ngày thứ 7, và 24% vào khoảng ngày 30. Vắc-xin Rotarix Sau liều thứ 2, sự phát hiện kháng nguyên của rotavirus đã được phát hiện trong 4% đến 18% trẻ sơ sinh vào khoảng ngày thứ 7 và 12% vào khoảng ngày 30. Khả năng lây truyền virus của vắc-xin đã được đánh giá trong một thử nghiệm lâm sàng giữa các cặp sinh đôi (với cặp sinh đôi được nhận vắc-xin và cặp còn lại không được nhận vắc-xin). Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng về việc truyền chủng vắc-xin ở 19% các cặp song sinh chưa được tiêm chủng và chuyển đổi huyết thanh ở 21% các cặp song sinh chưa được tiêm chủng.Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã phát triển vắc-xin Rotavin M1. Đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực sử dụng ở dạng uống. Vắc-xin này được sản xuất trên thế bào thận khỉ. Mỗi liều có chứa 2ml vắc-xin chủng rotavirus G1P. Vắc-xin Rotavin M1 có ưu điểm là giá thành rẻ hơn các vắc-xin khác.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.Nguồn tham khảo: cdc.gov; historyofvaccines.org Thời điểm tốt nhất cho trẻ uống vacxin Rota Bảo vệ gia đình bằng cách tiêm phòng đầy đủ và chủ động giữ gìn sức khỏe
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-phoi-vi
Chụp số hóa xóa nền động mạch phổi
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Lê Hồng Minh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Động mạch phổi là mạch máu có chức năng dẫn truyền máu đến phổi và từ phổi đi các cơ quan khác. Chụp số hóa xóa nền động mạch phổi sẽ giúp bác sĩ thu thập hình ảnh về bộ phận này để phục vụ cho quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh. 1. Chụp số hóa xóa nền động mạch phổi là gì? Động mạch phổi là một trong các mạch máu thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể. Không giống với các động mạch khác, động mạch phổi sẽ có lượng oxy thấp hơn so với mức trung bình của các động mạch.Chụp số hóa xóa nền động mạch phổi là một thủ thuật sử dụng thuốc đối quang i-ốt để hiện hình được toàn bộ động mạch phổi: Phễu, thân chung và động mạch phổi hai bên. Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng phổ biến nhất trong việc chẩn đoán bệnh thuyên tắc động mạch phổi, một tình trạng do các chất di chuyển từ các nơi khác nhau của cơ thể qua dòng máu đến gây tắc ở phổi.Ngoài ra, chụp động mạch phổi không chỉ giúp chẩn đoán hình thái, nó còn cho phép đánh giá huyết động học bằng việc đo các thông số như: Áp lực máu, độ bão hòa oxy... 2. Chụp số hóa xóa nền động mạch phổi được chỉ định trong những trường hợp nào? Khi người bệnh gặp chấn thương vùng ngực và nghi ngờ tổn thương mạch phổi, bác sĩ sẽ chỉ định chụp số hóa nền động mạch phổi Một số trường hợp sau đây thường sẽ được chỉ định sử dụng thủ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch phổi:Các bệnh liên quan đến hệ mạch phổi: hẹp tắc động mạch phổi, teo hay giãn động mạch phổi, thông động tĩnh mạch phổi, đảo chiều vị trí...Chấn thương vùng ngực nghi tổn thương mạch phổi.Các khối u ở phổi, trung thất nghi có xâm lấn mạch máu.Chụp mạch phổi để chuẩn bị ghép.Chụp mạch để phục vụ cho điện quang can thiệp. 3. Chống chỉ định chụp số hóa xóa nền động mạch phổi cho những trường hợp nào? Hiện nay, không có trường hợp cụ thể nào mà chụp số hóa xóa nền động mạch phổi chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ chống chỉ định tương đối với các trường hợp: Có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng với thuốc đối quang i-ốt, phụ nữ có thai. 4. Những điều người bệnh cần chú ý khi tiến hành chụp số hóa xóa nền động mạch phổi Đầu tiên người bệnh cần nắm rõ những thông tin và thủ thuật có liên quan đến chụp số hóa xóa nền động mạch phổi để có thể phối hợp với thầy thuốc. Sau đó, trong vòng 6 giờ trước khi tiến hành thủ thuật, người bệnh cần phải nhịn ăn uống, và chỉ được uống một lượng nước không quá 50ml.Khi vào phòng can thiệp, người bệnh sẽ nằm ngửa và tiến hành lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.Nếu người bệnh quá kích thích, không nằm yên thì cần cho thuốc an thần hoặc có biện pháp xử trí phù hợp. Trong vòng 6 giờ trước khi tiến hành thủ thuật, người bệnh cần phải nhịn ăn uống 5. Các bước tiến hành chụp số hóa xóa nền động mạch phổi Bước 1: Phương pháp vô cảmĐể người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đặt đường truyền tĩnh mạch. Thông thường sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, nhưng với những trường hợp ngoại lệ như trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa có ý thức cộng tác hoặc quá kích động sợ hãi thì cần gây mê toàn thân khi làm thủ thuật.Bước 2: Chọn kỹ thuật sử dụng và đường vào của ống thôngKỹ thuật được sử dụng là Seldinger, đường vào của ống thông có thể là: từ động mạch đùi, động mạch nách, động mạch cánh tay hay động mạch quay.Thông thường kỹ thuật sẽ sử dụng đường vào là từ động mạch đùi, trừ khi đường vào này không làm được mới sử dụng các đường vào khác.Bước 3: Chụp mạch chẩn đoánTiến hành sát khuẩn và gây tê chỗ chọc rồi chọc kim để đặt bộ mở đường vào tĩnh mạch.Tiếp theo, luồn ống thông 4 hoặc 5F từ tĩnh mạch đùi, qua tĩnh mạch chủ dưới tới tâm nhĩ phải rồi vào tâm thất phải. Dựa trên yêu cầu chẩn đoán của từng động mạch phổi để đặt đầu ống thông ở vị trí thích hợp như phễu động mạch phổi, thân chung động mạch phổi hay từng bên động mạch phổi phải và trái để chụp.Thuốc đối quang i-ốt sẽ được bơm vào mạch bằng máy bơm với áp lực cao 500 PSI, thể tích và tốc độ bơm tùy thuộc vị trí đặt đầu ống thông.Quá trình ghi hình và chụp phim sẽ tập trung vào từng trường phổi và tiến hành ghi hình các thì động mạch, nhu mô và thì tĩnh mạch.Sau khi hoàn thành được những yêu cầu của chụp số hóa xóa nền động mạch phổi, bác sĩ sẽ rút ống thông và ống vào lòng mạch rồi đè ép bằng tay trực tiếp lên chỗ chọc kim khoảng 10 phút để cầm máu, sau đó băng ép trong 4 giờ.Chụp số hóa xóa nền động mạch phổi thông thường sẽ được sử dụng trong chẩn đoán hình thái. Nhưng bên cạnh đó, kỹ thuật này còn phát huy tác dụng của mình trong việc đo các thông số như áp lực máu, độ bão hòa oxy...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-chung-roi-loan-nhan-cach-tranh-ne-vi
Tìm hiểu chứng rối loạn nhân cách tránh né
Người bị rối loạn nhân cách tránh né thường có cảm giác ức chế xã hội một cách cực đoan. Đây là loại bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhân cách đến nay vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Trong cuộc sống phát triển, con người bị áp lực từ mọi phía làm cho nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng. 1. Rối loạn nhân cách né tránh là gì? Bệnh rối loạn nhân cách né tránh là tình trạng người bệnh ức chế một cách cực đoan với xã hội. Người mắc bệnh cực kỳ nhạy cảm với những người từ chối hoặc chỉ trích từ người khác. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân chỉ có thái độ ngượng ngùng, khó xử, tránh né khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Rối loạn nhân cách né tránh có ảnh hưởng lớn tới các mối quan hệ trong xã hội của người bệnh.Theo một số khảo sát cho thấy ở Mỹ có khoảng 2,4% người dân mắc bệnh rối loạn nhân cách để tránh với tỉ lệ nam nữ bằng nhau. Các triệu chứng của bệnh có thể biểu hiện từng khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Loại bệnh này hay diễn biến đồng thời với một số bệnh lý khác. Phổ biến nhất có thể kể đến là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ngoài ra một chỗ trường hợp hiếm khác bệnh nhân có thể mắc đồng thời rối loạn nhân cách né tránh với rối loạn nhân cách phụ thuộc và ranh giới. 2. Triệu chứng rối loạn nhân cách né tránh Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp do đặc biệt nhạy cảm với lời nói, cách hành xử từ người ngoài. Kết quả là hiệu suất công việc giảm, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể.Trong các mối quan hệ họ khó có thể dành tình cảm cho ai đó, do họ thường đa nghi và không tin tưởng bất kỳ ai. Hơn nữa người bệnh thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Chính vì vậy mà những lời nhận xét hay phê bình đều có thể gây đả kích tới tâm lý của người mắc bệnh.Do tính cách hạn chế giao tiếp vì vậy họ rất ngại nói liên quan điểm của bản thân. Vì họ sợ làm trò cười trong mắt của người khác, nếu họ nói sai. Vậy nên ta có thể thấy người mắc bệnh rối loạn nhân cách né tránh thường có biểu hiện xấu hổ, đổ mồ hôi tay, lắp bắp khi phát biểu ý kiến.Hơn nữa, bệnh nhân thường hay suy nghĩ và lo lắng về cảm nhận của người khác dành cho họ. Họ sợ rằng bản thân mình không có được sự chấp nhận từ mọi người xung quanh. Từ đó, họ cảm thấy không thoải mái, thậm chí thấy bản thân không phù hợp với xã hội. Họ cho rằng mọi lời trêu chọc đều mang tính ác ý. Những điều này gây ra tính cách nhạy cảm cực đoan cho người bệnh.Theo thống kê của hiệp hội tâm thần Mỹ bệnh nhân rối loạn né tránh thường có các biểu hiện điển hình như sau:Hạn chế tham gia các cuộc chơi, tụ tập, tránh những nơi đông người.Hãy có cảm giác lo lắng trước và trong cuộc trò chuyện hoặc không thấy hứng thúHạn chế các mối quan hệ thân mậtSuy nghĩ quá nhiều về những lời phê và từ chối từ mọi ngườiBệnh nhân có thể cảm thấy bị ức chế trong các cuộc nói chuyện hay những tình huống xảy ra hàng ngàyNgười rối loạn nhân cách né tránh thường bị không tham gia các hoạt động đông người. Khi tham gia họ thường lúng túng, lắp bắp, khó diễn tả bằng lời nói.Khi gặp người lạ họ có thể biểu hiện sự nhút nhátHọ luôn sống trong vùng an toàn của bản thân mà không dám thử những điều mới mẻHọ luôn nhìn thái độ của mọi người đều sống, cố gắng làm hài lòng tất cả. Tuy nhiên họ không dám quá thân thiết với người khác, vì lo lắng bị đánh giá. 3. Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách né tránh Hiện nay nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:Di truyền: bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nếu người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này hoặc một số loại bệnh liên quan như rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,...Gia đình: trẻ nhỏ thường phát triển tính cách giống với những người trong gia đình. Nếu trong nhà có người mắc rối loạn nhân cách nhà tránh hoặc rối loạn lo âu thì trẻ sẽ lớn lên với hình thái phát triển nhân cách bất thường.Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày: rối loạn nhân cách né tránh có thể xuất hiện nếu người bệnh từng bị tẩy chay, cha mẹ la mắng thường xuyên, bị từ chối,...Mắc một số bệnh tâm thần khác: Người bị trầm cảm, rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ cao bị mắc loại bệnh này. Đa phần những người mắc bệnh về tâm thần thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.Người mắc bệnh rối loạn nhân cách né tránh cần phải được điều trị sớm và thường xuyên. Việc này trả góp mối quan hệ, các tìnhhuống xã hội sẽ làm cho người bệnh trở nên đau khổ, căng thẳng. Có thể nói đây là một loại bệnh có phát hiện tuy có tỷ lệ mức cao. Nếu người mắc bệnh rối loạn nhân cách để tránh không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng nặng nề.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cong-huong-tu-mri-dong-mach-toan-nhung-dieu-can-biet-vi
Chụp cộng hưởng từ (MRI) động mạch toàn thân: Những điều cần biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Chụp MRI động mạch toàn thân là một phương tiện cận lâm sàng tiên tiến, ngày càng được sử dụng rộng rãi vì nhiều tiện ích. Người bệnh không phơi nhiễm với tia X như khi chụp cắt lớp vi tính, quy trình thực hiện không quá phức tạp tuy nhiên giá thành vẫn còn khá cao. 1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) động mạch toàn thân là gì? Cộng hưởng từ (MRI) là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều cơ sở y tế. Chụp MRI nói chung và chụp MRI toàn thân nói riêng hoạt động theo cùng một cơ chế, dựa vào từ trường để tái tạo hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể, như đầu, cổ, lồng ngực, ổ bụng, tiểu khung và hệ xương sống. Hình ảnh thu được khi chụp cộng hưởng từ toàn thân rõ nét và chi tiết, quan sát được các cấu trúc bất thường có kích thước nhỏ chỉ vài milimet. Quy trình chụp cộng hưởng từ toàn thân nhìn chung không quá phức tạp khi đem so sánh với CT scan hoặc PET/CT, Người bệnh thường mất khoảng 1 giờ để chụp và 1 giờ để chờ có kết quả.Chụp MRI động mạch toàn thân là một chỉ định hỗ trợ cho các phương tiện cận lâm sàng khác khi muốn khảo sát và phát hiện các bất thường liên quan đến hệ mạch máu trong cơ thể một cách tổng quát như hẹp động mạch, túi phình mạch ... Chụp MRI động mạch toàn thân Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thêm chất cản quang. Chất cản quang sử dụng trong chụp cộng hưởng từ có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng thấp hơn so với loại thuốc cản quang được dùng khi chụp CT Scan. Trước đây, người bệnh có thể được chụp CT Scan để chẩn đoán các bệnh lý động mạch với giá thành thấp hơn. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ toàn thân mang lại nhiều lợi ích hơn vì người bệnh không phơi nhiễm với tia X như khi chụp cắt lớp vi tính, giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, chất lượng hình ảnh của chụp MRI toàn thân có độ chính xác cao, đánh giá được nhiều chi tiết về hình thái và chức năng của động mạch. Chính vì những lý do này, chụp MRI động mạch toàn thân đang ngày càng được ưu tiên lựa chọn. 2. Chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân đối với bệnh lý nào? Chụp MRI động mạch toàn thân có phạm vi sử dụng khá rộng rãi, đáp ứng vai trò chẩn đoán và điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau. Hệ động mạch trong cơ thể được khảo sát qua từng khu vực quan trọng, bao gồm: não, cổ, lồng ngực, tim, ổ bụng (gan và thận), hố chậu, hai chi dưới và hai chi trên.Chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân bao gồm:Phát hiện các bất thường như phình mạch, bóc tách động mạch ở động mạch chủ đoạn ngực và bụng, hoặc ở các động mạch khác.Phát hiện bệnh lý xơ vữa động mạch ở các vị trí quan trọng như động mạch cảnh, nguyên nhân gây đột quỵ.Đánh giá được mức độ hẹp và các mạch máu có liên quan trong bệnh lý mạch máu, hỗ trợ cho kế hoạch điều trị can thiệp mạch vành.Xác định khối dị dạng mạch máu não Chụp cộng hưởng từ xác định dị dạng động tĩnh mạch máu não Phát hiện bệnh lý mạch máu thận hoặc quan sát dòng chảy mạch máu thận để chuẩn bị cho các cuộc phẫu thuật ghép thận hoặc đặt stent mạch thận.Chẩn đoán tổn thương động mạch ở một hoặc nhiều vị trí như ở cổ, ngực, ổ bụng, khung chậu và các chi sau một chấn thương.Đánh giá hệ mạch máu nuôi khối u trước khi quyết định phương pháp phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn bằng hóa trị, xạ trị trong các bệnh lý ác tính.Chẩn đoán các bất thường mạch máu bẩm sinh ở trẻ emTầm soát các bệnh lý mạch máu toàn thân như viêm động mạch ở những đối tượng có nguy cơ cao như có yếu tố gia đình, ...Hỗ trợ lên kế hoạch can thiệp điều trị bệnh lý mạch máu chi dưới do xơ vữa động mạch.Thay thế chụp cắt lớp vi tính mạch máu khi thuốc cản quang có nguồn gốc từ iot bị chống chỉ định. 3. Chống chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân Một cách tổng quát, chụp MRI động mạch toàn thân là một kỹ thuật an toàn, không xâm lấn và không phơi nhiễm tia xạ. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên chụp cộng hưởng từ toàn thân như:Người mắc phải hội chứng sợ buồng kín vì trong lúc chụp, người bệnh được yêu cầu nằm yên trong khoang của máy trong khoảng từ 45 đến 60 phút. Người mắc hội chứng sợ buồng kín có thể khó hợp tác thực hiện được.Bệnh nhân chứa các dị vật bên trong cơ thể, bao gồm: máy tạo nhịp tim, cấy ốc tai, một vài loại clip sử dụng để điều trị phình mạch não. Từ trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị này và ngược lại chúng có thể là tác nhân làm suy giảm chất lượng hình ảnh. Các vật liệu thay thế nhân tạo thế hệ mới thường được nhà sản xuất cung cấp thông tin mô tả về nguy cơ khi chụp cộng hưởng từ trong các sổ tay hướng dẫn. Người bệnh cần trao đổi cẩn thận với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện. Bệnh nhân sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ sức khỏe không được chụp MRI 4. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân Chụp MRI động mạch toàn thân nên được thực hiện đúng theo quy trình để đảm bảo cho sự an toàn của người bệnh cũng như tính hiệu quả của phương tiện, bao gồm các bước sau:Tư vấn giải thích cho người bệnh về cách thực hiện, nguy cơ khi chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân. Dặn dò người bệnh không cần nhịn ăn trước khi chụp.Khai thác thông tin từ người bệnh để loại trừ các chống chỉ định.Bệnh nhân và người thân cùng vào phòng chụp cộng hưởng từ được yêu cầu cởi bỏ trang sức trước khi vào.Trong quá trình chụp, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của kỹ thuật viên như giữ nguyên tư thế, hít vào, thở ra, ..Khi máy vận hành sẽ tạo ra nhiều tiếng ồn, vì thế người bệnh thường được trang bị các thiết bị chống ồn như ốp tai hoặc tai nghe loại bỏ tiếng ồnTổng thời gian chụp có thể mất từ 45 đến 60 phút.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.Trước khi nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, vị trí Bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh từ tháng 09/2017, Bác sĩ Trần Công Trình từng làm việc tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ năm 2007-2017. Trong vai trò của mình, Bác sĩ Trần Công Trình đã tham gia hướng dẫn giảng dạy các sinh viên, Bác sĩ nội trú, chuyên khoa và các bác sĩ mới vào khoaĐể thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đến trực tiếp Hệ thống Y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
https://tamanhhospital.vn/benh-meniere/
22/06/2023
Bệnh meniere: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh Meniere là một rối loạn tiền đình ngoại biên, thường xảy ra ở người từ độ tuổi 40 – 60, với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới. Meniere là một bệnh lý tai trong tương đối hiếm gặp, chiếm khoản 1% các bệnh lý liên quan đến tiền đình. Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi, đỉnh cao ở 40 – 60 tuổi, tỷ lệ nữ : nam khoảng 1,89 : 1. Theo Viện Quốc gia về Khiếm thính và Rối loạn Giao tiếp khác (NIDCD) Hoa Kỳ ước tính, có khoảng 615.000 người dân ở Mỹ hiện được chẩn đoán mắc bệnh Meniere và mỗi năm có tới 45.500 trường hợp mới được chẩn đoán. Ở Việt Nam vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức cho căn bệnh này. Bệnh Meniere là một rối loạn tiền đình ngoại biên Mục lụcBệnh Ménière là gì?Những người có nguy cơ mắc bệnh MeniereCác triệu chứng của bệnh Meniere1. Giai đoạn một (sớm): Các cơn chóng mặt không thể đoán trước2. Giai đoạn hai (trung gian): Các cơn chóng mặt, ù tai, mất thính lực3. Giai đoạn ba (muộn): Nghe kém, mất thăng bằng, ù taiNguyên nhân gây bệnh Meniere1. Mạch máu và sự co mạch máu2. Nhiễm virus3. Mắc các bệnh tự miễn4. Di truyềnCác phương pháp chẩn đoán bệnh MeniereCác phương pháp điều trị bệnh Meniere1. Điều trị bằng thuốc2. Liệu pháp nhận thức3. Phẫu thuật4. Thay đổi chế độ ăn uống và hành vi khác5. Các phương pháp khácPhòng ngừa bệnh MeniereMột số câu hỏi thường gặp về bệnh Meniere1. Bệnh Meniere có chữa khỏi được không?2. Bệnh Meniere có nguy hiểm không?3. Tại sao những người bị Meniere bị mất thính lực?Bệnh Ménière là gì? Bệnh Meniere là một chứng rối loạn ở tai trong với triệu chứng kinh điển gồm chóng mặt, ù tai và giảm thính lực. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như choáng váng hoặc cảm giác đầy nặng tai. Ménière thường chỉ gây ảnh hưởng một bên tai theo ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết. Các triệu chứng của bệnh Meniere không xuất hiện liên tục mà diễn ra thành từng đợt, mỗi đợt có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến tiền đình – thính lực cùng một lúc. Chóng mặt: là cảm giác quay cuồng, có thể do người bệnh thấy mình đang xoay hoặc mọi vật xung quanh đang xoay. Trong bệnh Meniere, người bệnh có thể xuất hiện cơn chóng mặt đột ngột, kéo dài hàng giờ nhưng thường không quá 24h. Cơn chóng mặt nặng còn có thể gây nôn mửa. Giảm thính lực: Người bệnh gặp tình trạng nghe kém xảy ra ở tai bị ảnh hưởng. Các cơn nghe kém của người bệnh đến rồi đi cùng lúc với các đợt tấn công của bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian, cơ quan thính lực cũng dần dần bị tổn thương và người bệnh có thể bị nghe kém vĩnh viễn. Ù tai: âm thanh chủ quan chỉ có người bệnh nghe được. Cũng như hai triệu chứng trên, ù tai cũng xuất hiện từng đợt và thường được mô tả là nghe như tiếng ve kêu, tiếng sáo, hoặc tiếng gió bên tai… Những người có nguy cơ mắc bệnh Meniere Bệnh Meniere có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng có nhiều khả năng xảy ra ở người lớn từ 40-60 tuổi phổ biến hơn. Tỷ lệ mắc bệnh Meniere thay đổi từ 3,5/100.000 đến 513/100.000 và xảy ra thường xuyên hơn ở bệnh nhân nữ, da trắng, lớn tuổi. Các triệu chứng của bệnh Meniere Theo ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, các triệu chứng bệnh Meniere có thể khác nhau giữa mọi người và theo thời gian. Các vấn đề chính là các cơn chóng mặt không thể đoán trước kèm theo buồn nôn và nôn. Các cuộc tấn công có thể kéo dài từ nhiều phút đến 24 giờ. Người bệnh cũng có thể bị ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy trong tai. Khoảng thời gian thuyên giảm giữa các đợt tấn công có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm khiến tình trạng của Hội chứng Meniere trở nên khó đoán và khiến người bệnh khổ sở. Khi Hội chứng Meniere tiến triển, chóng mặt có thể ít nghiêm trọng hơn; tuy nhiên, sau mỗi đợt tấn công của Meniere, cơ quan tiền đình dần dần bị tổn thương cho đến khi mất chức năng hoàn toàn. Đến thời điểm này, người bệnh có thể không còn bị chóng mặt nữa mà thay vào đó là cảm giác loạng choạng, mất thăng bằng diễn ra liên tục. Và cũng trong giai đoạn này, người bệnh ù tai nhiều hơn, tình trạng mất thính lực tiến triển nặng dần. Thông thường chỉ có một tai bị ảnh hưởng, nhưng có tới 50% người mắc bệnh có thể phát triển tình trạng này ở cả hai tai. Bệnh Meniere được chia thành ba giai đoạn. Các triệu chứng ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau. 1. Giai đoạn một (sớm): Các cơn chóng mặt không thể đoán trước Đặc điểm chính là chóng mặt từng đợt có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Trong đợt cấp, mức độ mất thính lực có thể thay đổi cùng với cảm giác đầy tai. Một số người có thể bị ù tai hoặc ù tai nặng hơn ở bên tai bị ảnh hưởng. Cảm giác đầy tai và ù tai có thể xảy ra trước các cơn chóng mặt, nhưng chúng thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Giữa các cơn, thính giác và cảm giác trong tai trở lại bình thường. Có những giai đoạn thuyên giảm giữa các cơn, điều này khác nhau ở mỗi người khiến bệnh Meniere trở thành một căn bệnh khó lường và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống. 2. Giai đoạn hai (trung gian): Các cơn chóng mặt, ù tai, mất thính lực Các cơn chóng mặt tiếp tục với các đợt thuyên giảm khác nhau tuy có thể ít nghiêm trọng hơn. Sau hoặc có lẽ trước cuộc tấn công, người bệnh có thể trải qua một khoảng thời gian mất cân bằng và chóng mặt do chuyển động. Tình trạng mất thính lực vĩnh viễn có thể tiến triển dần theo các cơn chóng mặt. Chứng ù tai trở nên nổi bật hơn thường dao động hoặc tăng dần theo các cơn. 3. Giai đoạn ba (muộn): Nghe kém, mất thăng bằng, ù tai Trong các giai đoạn sau, tình trạng mất thính lực tăng lên và thường các cơn chóng mặt giảm dần hoặc mất hẳn. Khi tình trạng mất thính lực trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị méo tiếng hoặc cảm thấy khó chịu về âm thanh. Ngoài ra, giai đoạn này, cơ quan giữ thăng bằng trong tai bị tổn thương vĩnh viễn khiến người bệnh gặp các vấn đề về thăng bằng nghiêm trọng, đặc biệt là trong bóng tối. Ở giai đoạn này, sự bù trừ tốt ở hệ thống tiền đình trung ương sẽ phần nào giảm các triệu chứng choáng váng, mất thăng bằng ở người bệnh. Ngoài chóng mặt, ù tai, nghe kém cũng là một trong những triệu chứng của bệnh Meniere Nguyên nhân gây bệnh Meniere ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy cho biết, các dấu hiệu của bệnh Meniere là do sự tích tụ một lượng lớn dịch cơ thể trong hệ thống mê nhĩ của tai trong. Mê nhĩ chứa các cơ quan giữ thăng bằng (các ống bán khuyên và hệ thống soan – cầu nang) và thính giác (ốc tai). Mê nhĩ có hai phần: mê cung xương và mê cung màng. Mê đạo màng chứa đầy một chất lỏng gọi là nội dịch, sự chuyển động dạng sóng của nội dịch trong hệ thống mê nhĩ giúp đảm bảo được chức năng cân bằng của hệ thống tiền đình. Trong bệnh Meniere, sự tích tụ nội dịch quá mức trong mê nhĩ cản trở sự cân bằng bình thường và các tín hiệu nghe giữa tai trong và não. Sự bất thường này được xem là cơ chế bệnh sinh chính trong bệnh lý Meniere. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân được đặt ra để giải thích cho hiện tượng ứ dịch trong mê nhĩ này. Các nguyên nhân đó có thể gồm:(1) 1. Mạch máu và sự co mạch máu Meniere có mối liên hệ chặt chẽ với đau nửa đầu và hai tình trạng này cùng chia sẻ cơ chế bệnh sinh chung. Vì đau nửa đầu được xem là có mối liên hệ với sự co thắt mạch máu não, sự co thắt cũng có thể đóng vai trò ở Meniere. Ở mô hình này, các đợt Meniere được gây ra bởi thiếu máu cấp, và tổn thương thiếu máu tích luỹ thậm chí dẫn đến thoái hóa mô đệm và rối loạn chức năng ốc tai và tiền đình vĩnh viễn. 2. Nhiễm virus Nhiều tác nhân nhiễm trùng virus liên quan đến Meniere, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng kết luận. Các nghiên cứu lai tại chỗ cho thấy DNA từ nhiều virus herpes trong nang nội dịch, bao gồm virus thủy đậu (VZV), Epstein- Barr virus (EBV) và virus đại bào (CMV). Trong khi virus HSV1 và HSV2 không được ghi nhận, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DNA HSV1 và HSV2 cao hơn trong các mẫu bệnh phẩm đơn lẻ từ người bệnh Meniere khi so với dân số chung, mặc dù điều này không nhất quán. 3. Mắc các bệnh tự miễn Bệnh tự miễn được xem là chiếm từ 5-30% trường hợp Meniere. Những bệnh nhân này thường biểu hiện nặng và bệnh xảy ra ở hai bên tai. Bệnh Meniere xuất phát từ bệnh tự miễn được công nhận từ những năm 1980, khi một nhóm bệnh nhân Meniere có biểu hiện bất thường miễn dịch rõ ràng. Sự tăng đáng kể tỷ lệ tự miễn, các tình trạng dị ứng được ghi nhận ở dân số Meniere, sự kiểm soát y khoa phù hợp dị ứng nguyên chứng tỏ cải thiện triệu chứng Meniere. Kết hợp với những liên kết có thể giữa Meniere và gen MHC, các xu hướng này khiến một số tác giả tin vào tầm quan trọng của yếu tố miễn dịch nếu không phải là ưu thế đối với Meniere. Bằng chứng miễn dịch học về nguyên nhân tự miễn ở Meniere rất phong phú nhưng không kết luận được. Túi nội dịch được xem là vị trí chức năng miễn dịch trong tai trong, và các cytokine gây viêm được báo cáo trong nội dịch. Những bệnh nhân Meniere có biểu hiệu tăng mức tự kháng thể và phức hợp kháng nguyên kháng thể. Huyết thanh của họ cho thấy có phản ứng với tự kháng nguyên không xác định, một vài trong đó biểu hiện ở tai trong. Các nghiên cứu nhỏ cho thấy kháng với collagen type II ở bệnh nhân Meniere, và sử dụng collagen type II ngoại sinh được chứng minh gây ra EH với thoái hóa hạch xoắn ở các mẫu động vật. Sự tăng kháng thể kháng phospholipid cũng được mô tả trong Meniere. 4. Di truyền Bệnh Meniere có thể bắt nguồn từ một rối loạn đa gen. Khoảng 10% các trường hợp bệnh nhân gốc châu u mắc bệnh Meniere có tính chất gia đình. Tình trạng này có thể biểu hiện sự di truyền trội hoặc lặn trên nhiễm sắc thể thường nhưng phổ biến nhất là lẻ tẻ. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Meniere Bệnh Ménière thường được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ tai mũi họng. Tuy nhiên, không có xét nghiệm xác định hoặc triệu chứng duy nhất mà bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán. Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và sự hiện diện của các triệu chứng người bệnh gặp phải, chẳng hạn như: Có từ hai hoặc có nhiều đợt chóng mặt. Mỗi đợt chóng mặt kéo dài ít nhất khoảng 20 phút; Ù tai; Mất thính lực tạm thời; Cảm giác đầy trong tai. Một số bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thính giác để xác định mức độ mất thính lực do bệnh Ménière gây ra. Để loại trừ các bệnh khác, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) não. Các phương pháp điều trị bệnh Meniere Đến nay, bệnh Meniere vẫn chưa có phương thức điều trị tối ưu, nhưng theo ThS.BS.CKI Phạm Thái Duy, một số phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp người bệnh đối phó với tình trạng này. 1. Điều trị bằng thuốc 1.1 Thuốc kê đơn Triệu chứng gây khó chịu nhất khi bị bệnh Meniere là các cơn chóng mặt có hoặc không có buồn nôn. Các loại thuốc kê đơn có tác dụng ức chế tiền đình, chống nôn và an thần như meclizine, diazepam, glycopyrrolate và lorazepam sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng trong đợt cấp.(2) 1.2 Thuốc lợi tiểu và hạn chế muối trong chế độ ăn Hạn chế muối trong chế độ ăn uống và sử dụng thuốc lợi tiểu giúp người bệnh kiểm soát cơn chóng mặt bằng cách giảm lượng chất nước trong cơ thể từ đó cũng giảm được phần nào sự ứ nước trong hệ thống mê nhĩ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra biện pháp này chỉ đạt hiệu quả trong giai đoạn sớm của bệnh Meniere. 1.3 Thuốc corticosteroid Cơ chế hoạt động của steroid ở tai trong vẫn chưa rõ ràng, nhưng các thuốc này giúp giảm tổn thương từ phản ứng viêm, bất kể nguyên nhân. Corticoid đường uống có thể được sử dụng cho các đợt cấp của triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. 2. Liệu pháp nhận thức Trị liệu nhận thức là hình thức trò chuyện giúp người bệnh tập trung vào cách họ diễn giải và phản ứng với những trải nghiệm trong cuộc sống. Một số người thấy rằng liệu pháp nhận thức giúp họ đối phó tốt hơn với sự xảy ra bất ngờ của các cơn chóng mặt và giảm lo lắng về sự tấn công này trong tương lai. 3. Phẫu thuật Nếu các trường hợp chóng mặt không được kiểm soát bằng thuốc, phẫu thuật có thể được bác sĩ cân nhắc. Quyết định về cuộc phẫu thuật nào phụ thuộc vào tuổi tác và sức khỏe, tình trạng sức khỏe và mức độ thính lực của bệnh nhân. 3.1 Phẫu thuật cắt mê nhĩ bằng thuốc (Gentamicin chích xuyên nhĩ) Chích xuyên nhĩ aminoglycoside có thể được thực hiện nhằm phá hủy chức năng tiền đình. Còn được gọi là phẫu thuật cắt mê nhĩ bằng thuốc, kỹ thuật này thường sử dụng gentamicin có sẵn trên lâm sàng vì nó là aminoglycosid gây độc cho tiền đình mạnh nhất. Thuốc phải đến được tai trong qua mũi tiêm xuyên nhĩ, ống thông nhĩ (tympanostomy tube) hoặc MicroWick. Không có phác đồ nào là tốt nhất đối với điều trị bằng gentamicin. Có nhiều phương pháp đã áp dụng thành công, chúng khác nhau về tần suất điều trị, liều lượng thuốc và tiêu chí kết thúc điều trị trên lâm sàng (ví dụ: mất toàn bộ phản ứng nhiệt trên VNG, bắt đầu có biểu hiện nghe kém hoặc giảm các triệu chứng). Một thực tế phổ biến ngày nay với tiêm gentamicin là tiêm liều thấp, liên tục mỗi 2-4 tuần cho đến khi các triệu chứng tiền đình thuyên giảm hoặc nghe kém nặng dần. 3.2 Phẫu thuật giải áp túi nội dịch, hoặc shunt Phẫu thuật túi nội dịch được tiến hành nhằm giảm áp lực của nội dịch trong túi nội dịch và phần còn lại của hệ thống. Kỹ thuật này không phá hủy thính giác ở tai bệnh. Trong khi các triệu chứng mất thính lực, ù tai và đầy tai có thể được cải thiện, mục tiêu chính của những bệnh nhân chọn làm thủ thuật nhằm giảm tần suất và cường độ của các cơn chóng mặt mà vẫn bảo tồn được chức năng thính giác. Bệnh nhân vẫn sẽ dễ bị các cơn Meniere ở tai đã phẫu thuật và cần tiếp tục điều chỉnh lối sống và điều trị nội khoa. Trong một đánh giá hệ thống gần đây, phẫu thuật giải áp túi và phẫu thuật đặt ống nối xương chũm đều có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn chóng mặt trong ít nhất 75% bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa. 3.3 Cắt dây thần kinh tiền đình Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả giúp giảm các cơn chóng mặt mà vẫn bảo tồn chức năng thính giác. Kỹ thuật này yêu cầu phẫu thuật mở sọ tạo điều kiện tiếp cận và cắt dây thần kinh tiền đình giữa mê nhĩ và thân não. Và điều tối quan trọng là phải nhận ra rằng các sợi thần kinh tiền đình nằm cao hơn về mặt giải phẫu, các sợi ốc tai thấp hơn và các sợi thần kinh mặt nằm “sâu” ngoài tầm quan sát của phẫu thuật viên. Khả năng nghe được bảo tồn ở mức trước phẫu thuật khoảng 80% và sự bù trừ tiền đình thường hồi phục sau 3 hoặc 4 tuần. 3.4 Phẫu thuật tiệt căn mê nhĩ Đây là phương pháp điều trị bệnh Meniere, phương pháp này phá hủy hoàn toàn tai trong và do đó giúp bệnh nhân ngăn ngừa hoàn toàn các cơn Meniere từ tai đó. Bệnh nhân nghe kém mắc bệnh Meniere một bên hoặc bệnh nhân nghe kém do di chứng của chính bệnh Meniere có thể được áp dụng phẫu thuật này. Thủ thuật hiệu quả vì nó loại bỏ toàn bộ hệ thống tiền đình ở một bên tai. Phương pháp phẫu thuật cắt mê nhĩ xuyên xương chũm giúp bệnh nhân mắc bệnh Meniere kiểm soát tốt nhất các triệu chứng chóng mặt. Như đã đề cập, tai phẫu thuật sẽ mất hoàn toàn thính giác, và do đó thủ thuật này thường được áp dụng cho những bệnh nhân có thính lực kém ở tai bị bệnh. 4. Thay đổi chế độ ăn uống và hành vi khác Caffeine, chocolate, rượu và thuốc lá có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Meniere trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này trong chế độ ăn uống. Caffeine, chocolate, rượu và thuốc lá có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Meniere trở nên tồi tệ hơn. 5. Các phương pháp khác Các nhà khoa học đã nghiên cứu việc sử dụng một số liệu pháp y học thay thế trong điều trị bệnh của Meniere như châm cứu hoặc bấm huyệt, thái cực quyền hoặc các chất bổ sung thảo dược như bạch quả, niacin hoặc rễ gừng. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy những phương pháp này hiệu quả. Vì vậy, khi người bệnh muốn thử nghiệm các phương pháp này, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc độ an toàn của các loại thuốc đang điều trị thông thường. Phòng ngừa bệnh Meniere Vì không biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh Meniere nên không có cách nào để phòng ngừa. Tuy nhiên, thực hành lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống khoa học, tránh stress và tập thể dục mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa bệnh tật nói chung. Ngoài ra, hạn chế ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia, caffein, chocolate; uống nhiều nước, ưu tiên ngũ cốc có thể góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh Meniere 1. Bệnh Meniere có chữa khỏi được không? Nguyên nhân gây bệnh Meniere vẫn chưa được biết rõ. Do đó, phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn vẫn chưa được tìm ra. Một số giả thuyết liên quan đến sinh lý bệnh của Meniere bao gồm gen, nhiễm trùng, chấn thương, cơ học, tự miễn, dị ứng và nguyên nhân mạch máu…(3) Trên cơ sở đó, các phương pháp điều trị hiện nay cũng hướng đến giải quyết các nguyên nhân trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả đáp ứng vẫn gây ra nhiều bàn cãi. Một số ít bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ban đầu, thường xuyên chịu các đợt kịch phát nặng có thể xem xét đến phẫu thuật tiệt căn hệ thống tiền đình ốc tai như biện pháp cứu cánh cuối cùng. Nhưng hệ lụy là mất thính lực hoàn toàn và suy giảm khả năng thăng bằng vĩnh viễn. 2. Bệnh Meniere có nguy hiểm không? Meniere là bệnh lý của hệ thống tiền đình ốc tai với các triệu chứng chóng mặt, ù tai, nghe kém diễn ra đột ngột và khó lường trước. Chính vì đặc điểm này khiến cho Meniere trở thành một gánh nặng về tâm lý và thể chất của người bệnh. Các cơn chóng mặt kịch phát có thể dẫn đến té ngã gây ra chấn thương thứ phát. Suy giảm chức năng thính giác khiến người bệnh mắc Meniere cũng giảm khả năng giao tiếp xã hội, giảm năng suất làm việc, trở nên mặc cảm và dần cách ly khỏi xã hội. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ mắc chứng tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, có thể dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Cơn mất trương lực cấp do tiền đình (Tumarkin’s Otolithic Crisis), thường xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh Meniere, người bệnh mất trương lực cơ đột ngột, ngã sụp xuống nhưng hoàn toàn không mất ý thức. Cơn mất trương lực thường đến và đi nhanh không để lại di chứng nào, trừ trường hợp gặp chấn thương thứ phát. Cơ chế gây ra hiện tượng trên vẫn chưa rõ. 3. Tại sao những người bị Meniere bị mất thính lực? Người ta tin rằng bệnh Meniere phát triển là kết quả của sự gia tăng áp lực trong khoang nội dịch. Các triệu chứng đầy tai và giảm thính lực có thể liên quan đến sự gia tăng áp suất này. Sự gia tăng đột ngột áp lực gây ra các cơn chóng mặt kịch phát. Các giai đoạn áp suất cao đột ngột và lặp đi lặp lại đó sẽ phá hủy dần dần các cấu trúc vi thể của hệ tiền đình và ống tai. Tổn thương tích lũy này dần dẫn đến suy giảm vĩnh viễn chức năng trong cả hệ thống thính lực và thăng bằng của người bệnh. Kumagami và cộng sự (1982) mô tả ba giai đoạn của bệnh Meniere: Giai đoạn 1: Thính lực trở lại mức bình thường giữa các đợt kịch phát; Giai đoạn 2: Thính lực dao động nhưng không trở lại bình thường; Giai đoạn 3: Thính lực xuống dưới 60 dB HL. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị bệnh Meniere và các bệnh lý Tai – Mũi – Họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ: Bệnh Meniere là một loại rối loạn tiền đình ngoại biên khá phổ biến nhưng căn nguyên không được biết rõ. Điều trị bằng các loại thuốc, các liệu pháp, phẫu thuật và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Những người mắc bệnh Meniere hãy luôn chú ý trong việc phòng ngừa tai nạn té ngã. Việc điều trị nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, chuyên gia thính học, tiền đình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-tang-kali-mau-vi
Các nguyên nhân tăng kali máu
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Nhịp tim đập chậm, mạch yếu... là những triệu chứng nghiêm trọng cảnh báo tăng kali máu, người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến ngừng tim và tử vong nhanh chóng. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm cần đề phòng. 1. Tăng kali máu là gì? Nồng độ kali trong máu bình thường dao động từ 3,5-5 mmol/L. Khi kali nằm ngoài giới hạn này tăng hoặc giảm đều gây rất nhiều rối loạn có thể gây ngừng tim dẫn đến tử vong. Tăng kali là khi kali máu > 5 mmol/L. Nếu kali > 6 mmol/L có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.Bệnh tăng kali máu thường không có triệu chứng, một số trường hợp thì biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực hoặc liệt, dị cảm... Do vậy việc chẩn đoán tăng kali máu dựa vào triệu chứng lâm sàng đơn thuần là chưa đủ, thay vào đó bệnh nhân có nguy cơ cần làm xét nghiệm theo dõi định kỳ để phát hiện tăng kali máu điều trị kịp thời (xét nghiệm điện giải đồ). Tăng kali gây mệt mỏi 2. Nguyên nhân tăng kali máu Thận là cơ quan chính chịu trách nhiệm cho sự điều hòa kali, sự bài tiết kali của thận chịu sự chi phối chủ yếu của Aldosterone (nồng độ kali cao sẽ làm tăng bài tiết Aldosterone).Tăng kali máu có thể do sự chuyển dịch kali từ nội bào ra ngoại bào, giảm bài tiết kali do bệnh lý ở thận hoặc tăng kali máu đôi khi chỉ là một tình trạng giả mạo.Một số nguyên nhân tăng kali máu bao gồm:2.1 Chuyển dịch Kali từ nội bào ra ngoại bàoBệnh nhân nhiễm toan ceton trong bệnh lý đái tháo đường Type 1 (insulin là chất làm tăng sự chuyển dịch kali từ ngoại bào vào nội bào).2.2 Do sử dụng thuốcThuốc lợi tiểu giữ kali, Thuốc huyết áp ức chế men chuyển, ức chế thụ thể...là nguyên nhân tăng kali máu. Sử dụng thuốc có thể gây tăng kali máu 2.3 Nguyên nhân tăng kali máu từ thậnSuy thận cấp hoặc mạn tính.Tình trạng nhiễm toan ống thận Type IV làm thận mất khả năng bài xuất Kali.Tình trạng thiếu hormone Aldosterone (bệnh Addison).2.4 Nguyên nhân tăng kali máu khácTình trạng bổ sung quá nhiều kali hoặc do truyền máu có tan máu làm tăng kali.Nguyên nhân nội sinh như chấn thương tiêu cơ vân, tan máu, bỏng hoặc hội chứng ly giải khối u.Do thức ăn giàu Kali như chuối, khoai tây và socola.Lấy máu không đúng kỹ thuật (garo quá lâu), hoặc mẫu máu được lưu trữ quá lâu trước khi đi làm xét nghiệm. Ăn quá nhiều chuối gây tăng kali máu 3. Việc xác định nguyên nhân gây tăng kali máu ảnh hưởng gì tới phương án điều trị? Việc xác định nguyên nhân tăng kali máu để điều trị và phòng ngừa là rất quan trọng, tuy nhiên trong những trường hợp tăng kali máu nặng thì việc đó được đặt ở hàng thứ 2, việc xử trí tăng kali cấp cứu được đặt lên hàng đầu với bất cứ nguyên nhân gì.Xác định nguyên nhân tăng kali máu:Khai thác tiền sử bệnh lý mạn tínhKhai thác tiền sử dụng thuốc (thuốc đang dùng, gần đây có thay đổi thuốc và liều sử dụng không...)Điều trị lâu dài và hạn chế tăng kali máu dựa vào điều trị nguyên nhân:Ngừng hoặc giảm liều các thuốc gây suy thận hoặc gây tăng kali máu, sử dụng các thuốc khác thay thế. Hạn chế thực phẩm giàu Kali... XEM THÊM:Kali máu tăng trong trường hợp nào?Cảnh giác tăng kali máu ở bệnh nhân suy thậnCơ thể ra sao nếu thừa - thiếu kali trong máu?
https://suckhoedoisong.vn/ngua-benh-viem-hong-viem-thanh-quan-mua-he-169143679.htm
27-04-2018
Ngừa bệnh viêm họng, viêm thanh quản mùa hè
Những tác nhân gây viêm họng Viêm họng do vi khuẩn: Các dịch tiết của viêm đường hô hấp cấp rất dễ gây thành dịch trong mùa hè nhất là các virut cúm A và B trong đó virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh) và vi khuẩn, thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer... Viêm họng do nấm: Thời đại công nghiệp hóa, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản. Viêm họng do hội chứng trào ngược: Thường gặp trong mùa hè do tần suất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi khàn tiếng. Viêm họng do dị ứng: Nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói...). Thức ăn mùa hè như các loại kem, các loại nước giải khát... Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quinke thanh quản). Ăn kem lạnh khiến chênh lệch nhiệt độ vùng họng dẫn đến viêm. Biểu hiện của bệnh Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (vi rút). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Khi khám, bác sĩ sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết; nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amiđan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ. Biểu hiện của viêm thanh quản, người bệnh có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ. Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào). Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt. Khi khám sẽ thấy niêm mạc mũi họng đỏ, cuốn mũi nề, sung huyết, sàn và khe mũi có dịch xuất tiết trong hoặc vàng xanh nếu kèm theo viêm mũi họng; thành sau họng có thể có giả mạc trắng hoặc vàng; niêm mạc sụn phễu và vùng xoang lê 2 bên đều đỏ và có dịch tiết; dây thanh sung huyết, khép không kín, trên bề mặt dây thanh có thể có dịch. Điều trị viêm họng cấp và viêm thanh quản cấp Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm: Các loại thuốc này chủ yếu được dùng đường uống, theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Tùy theo biểu hiện của người mắc bệnh (thường dùng nhóm hạ sốt là paracetamol trong mùa hè để phòng tránh nếu trùng với dịch sốt xuất huyết). Điều trị triệu chứng giảm phù nề, chống dị ứng. Điều trị tại chỗ: Khí dung họng - thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề. Giữ ấm, chườm nóng vùng cổ: Đây cũng là biện pháp cần thiết, uống nước giá luộc nóng, uống trà gừng, ngậm kha tử, chanh đào ngâm mật ong... Các thuốc súc họng có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO 3 , muối sinh lý... Chú ý: Nếu viêm thanh quản cấp xảy ra ở trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng mở được khí quản. Lời khuyên của thầy thuốc Khí hậu nắng nóng thường gây ra hiện tượng khát khiến con người phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, nước có nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ khi uống dẫn đến hiện tượng kích thích niêm mạc họng, thanh quản gây viêm. Khi sử dụng thực phẩm nên chú ý đừng để quá lạnh nhất là những người đã biết có cơ địa dị ứng. Mùa hè, cần giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản. Mùa hè lại là mùa khô, nóng nên dễ phát tán bụi bẩn ra không khí ở khu vực rộng do vậy nên dùng bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc hóa chất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-gian-tinh-mach-o-ba-me-sau-khi-sinh-con-vi
Điều trị giãn tĩnh mạch ở bà mẹ sau khi sinh con
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch lớn so với bình thường, sưng thường xuất hiện ở chân và bàn chân. Chúng xảy ra khi các van trong tĩnh mạch không hoạt động như bình thường, do đó máu không lưu thông hiệu quả.Giãn tĩnh mạch hiếm khi cần điều trị vì lý do sức khỏe, nhưng nếu sưng, và đau ở chân, và nếu có cảm giác khó chịu nhiều, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, bao gồm một số biện pháp khắc phục tại nhà. Trong trường hợp nghiêm trọng, giãn tĩnh mạch có thể vỡ, hoặc phát triển thành loét giãn tĩnh mạch trên da. Những điều này sẽ cần điều trị tại các cơ sở y tế. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về một số biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch ở những bà mẹ sau khi sinh con. 1. Tôi bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Hiện tượng này sẽ bình thường sau khi tôi có con? Phụ nữ sau khi sinh rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch do khi mang thai, nội tiết tố tiết ra trong lúc mang thai sẽ làm mềm và giãn nở tất cả các cơ quan trong đó có tĩnh mạch chân. Cùng với việc phôi thai lớn lên chiếm phần lớn khoang bụng, đè nén trực tiếp vào các tĩnh mạch ở vùng bụng, do đó làm cản sự lưu thông máu của các tĩnh mạch ở chân và tăng sức ép lên thành mạch chân, khi thành mạch không thắng được áp lực sẽ dễ bị giãn nở ra và gây phù do dịch thẩm thấu từ lòng mạch ra các mô xung quanh.Giãn tĩnh mạch bao gồm giãn tĩnh mạch tay, chân hay vùng mặt ... chúng có xu hướng cải thiện một khi thai kỳ của bạn kết thúc, thường trong vòng ba đến bốn tháng sau khi bạn sinh con, mặc dù đôi khi phải mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ ít thấy chúng co lại nhiều như vậy nếu bạn bị giãn tĩnh mạch trước khi mang thai, đã mang thai nhiều lần, có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch, thừa cân béo phì hoặc có công việc phải đứng trong thời gian dài. Giãn tĩnh mạch chân rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh Suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỹ quan người bệnh và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể dẫn tới biến chứng tắc mạch máu có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch thực sự nguy hiểm khi đa phần người mắc bệnh đều không có hoặc chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh tình. Ngoài ra, họ còn ngại đi khám, không điều trị hoặc điều trị không đúng. Điều này dẫn đến những hậu quả rất khó lường.Các bà mẹ cũng có thể gặp phải tĩnh mạch mạng nhện khi mang thai. Những mạch nhỏ gần kề da thường xuất hiện nhất ở mắt cá chân, trên chân hoặc mặt. Chúng được gọi là tĩnh mạch mạng nhện vì chúng thường có hoa văn giống mạng nhện hoặc tia nắng mặt trời với các nhánh nhỏ tỏa ra từ trung tâm hoặc đôi khi chúng trông giống như các nhánh cây hoặc các đường thẳng nhỏ riêng biệt không có hoa văn cụ thể. Tĩnh mạch mạng nhện không gây khó chịu, chúng thường biến mất hoàn toàn sau sinh. Giãn tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ 2. Tôi có thể làm gì để giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch? Các mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau để giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch:Tập thể dục hàng ngày. Thậm chí chỉ cần đi bộ nhanh xung quanh nhà có thể giúp ích cho sự lưu thông mạch máu của bạn.Nâng cao chân của bạn bất cứ khi nào có thể. Sử dụng ghế đẩu hoặc hộp để đặt chân lên khi bạn ngồi và kê cao chân trên gối khi bạn nằm.Đừng bắt chéo chân hoặc mắt cá chân khi ngồi.Đừng ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi để di chuyển.Dùng loại tất đặc biệt. Tất điều chỉnh sức ép, dày gấp đôi so với loại thông thường sẽ là lựa chọn tốt nhất. Những loại tất này có sẵn từ các cửa hàng thiết bị y tế và các hiệu thuốc. Chúng bị bó chặt ở mắt cá chân và lỏng hơn ở phần trên, giúp máu dễ lưu thông về tim bạn. Do đó, chúng giúp ngăn ngừa sưng và có thể tránh cho chứng giãn tĩnh mạch của bạn trở nên tồi tệ hơn. Để điều trị giãn tĩnh mạch chân, hãy mang tất trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, đồng thời sử dụng chúng cả ngày ngay cả khi bạn nằm. Chúng có thể gây khó chịu, đặc biệt là trong thời tiết nóng, nhưng bị giãn tĩnh mạch còn khó chịu hơn nhiều.Xoa bóp, mát-xa chân với tinh dầu pha loãng hoặc kem dưỡng ẩm các vùng bị ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch có thể giữ cho máu di chuyển tốt hơn trong tĩnh mạch, có thể giúp giảm đau chân và giảm sưng chân hoặc phù nề do suy giãn tĩnh mạch.Nếu bạn thừa cân béo phì, hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn về một kế hoạch giảm cân sau sinh an toàn cho mẹ và béBạn có thể tập luyện nhẹ nhàng chọn các hình thức ít gắng sức, không tăng áp lực lên chân, do đó không nên tập các môn như tập aerobic, nâng tạ, chạy... Nên đi bộ, đạp xe, bơi lội, như thế sẽ giúp cho việc lưu hồi máu tĩnh mạch từ chân về tim được dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng lâm sàng. Điều cần thiết là phải giữ cho cổ chân được di động liên tục. Khi tập luyện cũng không nên nín thở vì nín thở làm tăng áp lực máu. Một số tư thế yoga cũng tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như tư thế hổ mang, tư thế trồng chuối, tư thế cây nến, cái cày... Đi bộ nhẹ nhàng giúp làm giảm các triệu chứng của giãn tĩnh mạch Bổ sung vào chế độ ăn giàu kali như hạnh nhân và các loại hạt, quả như đậu lăng, khoai tây, rau lá xanh, một số loại cá biển...và thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm có chứa flavonoid giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm nguy cơ máu tích tụ trong tĩnh mạch. Chúng cũng giúp giảm huyết áp trong các động mạch và có thể làm giãn mạch máu, giảm tình trạng giãn tĩnh mạch. Trắc nghiệm: Những điều cần biết về kiêng cữ sau sinh Sau sinh, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, việc thực hiện tốt các kiêng cữ sau sinh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về kiêng cữ sau sinh và thực hiện sao cho phù hợp nhất. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Tạ Quốc Bản Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Sản phụ khoa Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 3. Có cách nào để thoát khỏi chứng giãn tĩnh mạch? Nếu chứng giãn tĩnh mạch của bạn không cải thiện sau khi bạn sinh con và khiến bạn khó chịu, hoặc ngay cả khi bạn không hài lòng với vẻ ngoài của chúng, bạn có nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị chúng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ngay cả khi bạn thoát khỏi chứng giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch khác có thể bị giãn tĩnh mạch trong tương lai, đặc biệt nếu bạn dễ bị di truyền, mang thai lần nữa hoặc thừa cân. Vì vậy, tùy thuộc vào tình huống của bạn, bạn có thể được khuyên nên trì hoãn điều trị cho đến khi bạn sinh con xong. Giãn tĩnh mạch sẽ không cải thiện nếu bạn tiếp tục mang thai Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu về các lựa chọn điều trị hoặc bác sĩ của bạn quan tâm và nghĩ rằng đôi chân của bạn cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá, họ sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ hoặc phòng khám chuyên về rối loạn mạch máu. Một chuyên gia (chẳng hạn như bác sĩ phẫu thuật mạch máu hoặc da liễu) sẽ kiểm tra chân của bạn và có thể yêu cầu siêu âm đặc biệt để có một bức tranh đầy đủ hơn về vấn đề của bạn. Sau khi đánh giá bạn, chuyên gia sẽ phác thảo các lựa chọn của bạn và các rủi ro, lợi ích và chi phí của các quy trình khác nhau có thể được sử dụng để điều trị vấn đề của bạn.Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, và phương pháp mà bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ suy tĩnh mạch của bạn nghiêm trọng như thế nào. Đôi khi phương án tốt nhất là sự kết hợp của các kỹ thuật. Nếu chứng giãn tĩnh mạch của bạn gây ra các triệu chứng hoặc chuyên gia xác định rằng sự lưu thông ở chân của bạn bị tổn hại, bảo hiểm của bạn có thể chi trả cho tư vấn và phương pháp điều trị cần thiết, các quá trình thực hiện vì lý do thẩm mỹ sẽ không được bảo hiểm chi trả. 4. Suy tĩnh mạch có nghiêm trọng? Giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc đau, và chúng có thể khó coi, nhưng nói chung chúng vô hại trong thời gian ngắn. Nhưng đối với một số phụ nữ - những người có vấn đề về tuần hoàn không tự cải thiện sau khi mang thai và không được điều trị sau đó - tình trạng có thể tiến triển theo thời gian. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như sưng, thay đổi da, loét chân, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...Một tỷ lệ nhỏ những người bị giãn tĩnh mạch phát triển các cục máu nhỏ gần bề mặt da (một tình trạng gọi là huyết khối tĩnh mạch nông). Khi loại cục máu đông này phát triển, tĩnh mạch có thể cảm thấy cứng và giống như dây thừng, và khu vực xung quanh nó có thể trở nên đỏ, nóng, đau khi chạm vào. Những cục máu này hiếm khi nghiêm trọng, nhưng các mẹ hãy nhớ chia sẻ với bác sỹ để điều trị kịp thời nhé. Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở cổ chân Đôi khi, khu vực xung quanh cục máu đông bị nhiễm trùng (trong trường hợp đó bạn có thể bị sốt hoặc ớn lạnh), và bạn sẽ cần được điều trị kịp thời bằng kháng sinh. Cũng gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu một trong hai chân của bạn bị sưng lên hoặc có vết loét, đồng thời da gần tĩnh mạch thay đổi màu sắc. Những triệu chứng này cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn về lưu thông máuCác mẹ đừng nhầm lẫn huyết khối tĩnh mạch nông với một tình trạng nghiêm trọng gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, trong đó cục máu đông phát triển trong các tĩnh mạch sâu, thường ở chân. Mang thai khiến bạn dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu hơn dù bạn có bị giãn tĩnh mạch hay không, nhưng nó không phổ biến. Tỷ lệ này trong khi mang thai hoặc trong những tuần sau khi bạn sinh là khoảng 1/ 1.000. (Phụ nữ bị rối loạn đông máu hoặc nằm trên giường kéo dài có nguy cơ cao hơn.)Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể không có triệu chứng, hoặc bạn có thể bị sưng đau đột ngột, đau ở mắt cá chân, chân và đùi. Nó có thể đau hơn khi đứng hoặc gập chân lại, và bạn cũng có thể bị sốt nhẹ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức. Giãn tĩnh mạch có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch Trong trường hợp bạn bị một trong những cục máu đông này, bạn sẽ cần phải nhập viện và điều trị bằng thuốc để làm loãng máu. Nếu không được điều trị, cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, một tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là thuyên tắc động mạch phổi. Các dấu hiệu của tắc mạch phổi bao gồm khó thở, thở đau, ho (hoặc ho ra máu), cảm giác hoảng loạn và nhịp tim nhanh và nên nhanh chóng tới bệnh viện.Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Nguồn tham khảo: babycenter.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/6-loi-ich-cua-omega-3-voi-da-va-toc-vi
6 lợi ích của Omega 3 với da và tóc
Omega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có da và tóc. Một số tác dụng đáng chú ý của omega 3 là giảm kích ứng da, hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời, giảm mụn trứng cá, ... 1. Omega 3 có tác dụng gì? Omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như quả óc chó, hải sản, cá béo và một số loại hạt và dầu thực vật. Omega-3 được chia thành ba loại: axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo đó, Omega-3 nổi tiếng với những lợi ích sức khỏe như:Chống trầm cảmGiảm viêmGiảm các dấu hiệu của bệnh tim mạchCó lợi cho da và tóc Có thể bổ sung Omega 3 cho cơ thể qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng 2. 6 lợi ích của omega 3 với da và tóc 2.1. Omega 3 bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trờiOmega-3 có thể bảo vệ khỏi tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB) có hại từ mặt trời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung kết hợp DHA và EPA - hai omega-3 chuỗi dài - có thể làm giảm độ nhạy của da với tia cực tím (UV).Một số nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của omega 3 trong việc chống lại ánh nắng mặt trời:Người tham gia tiêu thụ 4 gram EPA trong 3 tháng đã tăng khả năng chống cháy nắng lên 136%, trong khi nhóm dùng giả dược không quan sát thấy thay đổi gì.Người tham gia bôi dầu cá mòi giàu EPA và DHA lên da sau khi tiếp xúc với tia UVB ít bị mẩn đỏ da hơn khoảng 25% so với nhóm đối chứng. Các loại omega-3 khác không có tác dụng tương tự.Omega-3 cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của một số rối loạn nhạy cảm với ánh sáng, bao gồm phát ban da hoặc mụn nước sau khi tiếp xúc với tia cực tím.Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về chủ đề này và cần phải nghiên cứu thêm trước khi có thể đưa ra kết luận.XEM THÊM: Vì sao Omega-3 là một chất béo "tốt"?2.2. Omega 3 làm giảm mụn trứng cáChế độ ăn giàu omega-3 có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Theo đó, Omega-3 đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và bằng chứng mới cho thấy rằng mụn nổi có thể là do viêm. Do đó, omega-3 có thể gián tiếp chống lại mụn trứng cá.Các chất bổ sung Omega-3 cũng làm giảm các tác dụng phụ của isotretinoin, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nặng hoặc kháng thuốc. Chế độ ăn giàu Omega-3 giúp ngăn ngừa và giảm viêm trên da do tác động của mụn trứng cá 2.3. Omega 3 bảo vệ da khỏi khô, đỏ hoặc ngứaOmega-3 có thể dưỡng ẩm cho da và chống lại tình trạng da đỏ, khô hoặc ngứa do rối loạn da như viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến. Đó là bởi vì omega-3 có thể cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm và ngăn chặn các chất gây kích ứng.Trong một nghiên cứu nhỏ, những phụ nữ tiêu thụ khoảng nửa thìa cà phê (2,5 ml) dầu hạt lanh giàu omega-3 mỗi ngày đã tăng 39% độ ẩm cho da sau 12 tuần. Bên cạnh đó, da cũng ít thô ráp và nhạy cảm hơn so với những người trong nhóm dùng giả dược.Bổ sung omega-3 cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến ở người lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không cho kết quả tương tự.2.4. Omega 3 giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thươngNghiên cứu trên động vật cho thấy rằng omega-3 được truyền qua tĩnh mạch hoặc bôi tại chỗ có thể nhanh chóng chữa lành vết thương. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu trên người để tăng độ tin cậy về tác dụng này của omega 3. Omega 3 được nghiên cứu trên động vật là có khả năng chữa lành vết thương 2.5. Omega 3 làm giảm nguy cơ ung thư daChế độ ăn giàu omega-3 có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u ở động vật. Tuy nhiên, nghiên cứu ở người là cần thiết để xác nhận điều này.2.6. Omega 3 thúc đẩy sự phát triển của tóc và giảm rụng tócCác nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy omega-3 có thể thúc đẩy sự phát triển của tóc. Cần thêm nhiều nghiên cứu về tác động của omega-3 đối với sự phát triển và rụng tóc ở người.Omega 3 không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có rất nhiều công dụng với da và tóc. Ngoài cách bổ sung qua chế độ ăn uống, bạn còn có thể bổ sung omega 3 qua thuốc, thực phẩm chức năng. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-tre-bi-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-vi
Vì sao trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản?
Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, chức năng cơ thắt thực quản dưới chưa trưởng thành được biểu hiện bằng việc giãn thực quản dưới thoáng qua thường xuyên, dẫn đến xuất hiện dòng chảy ngược của các chất trong dạ dày vào thực quản. 1. Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì? Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh được đặc trưng bởi dòng chảy trở lại của thức ăn trong dạ dày vào thực quản. Đó là một quá trình sinh lý bình thường, có thể diễn ra nhiều lần trong ngày. Có từ 20 - 30% trẻ sơ sinh bị trào ngược hơn 3 lần mỗi ngày trong vài tháng đầu đời.May mắn là phần lớn các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là lành tính và sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nôn trớ không cần thăm khám chuyên biệt và điều trị. 2. Các nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản Hiện tượng trào ngược sau bữa ăn xảy ra ở cả những người khỏe mạnh. Một số giả thiết được đặt ra là do dung tích trong dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thật sự gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường là do kết hợp nhiều yếu tố.Các yếu tố giải phẫu khiến trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:Góc tạo bởi thực quản và trục của dạ dày là góc tù ở trẻ sơ sinh. Góc này sẽ giảm dần khi trẻ phát triển, đảm bảo một rào cản hiệu quả hơn chống lại chứng trào ngược dạ dày thực quản.Sự hiện diện của thoát vị hoành có thể di chuyển cơ thắt thực quản dưới vào khoang ngực, nơi áp lực nội lồng ngực thấp hơn có thể tạo điều kiện cho trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, bản thân sự hiện diện của khối thoát vị không dự báo được trào ngược dạ dày thực quản, có nghĩa là nhiều trẻ thoát vị hoành không bị trào ngược dạ dày.Khi trẻ bị liệt dạ dày, tắc nghẽn đường ra dạ dày và hẹp môn vị có thể cản trở dòng chảy của dạ dày và làm tăng áp lực trong dạ dày dẫn đến trào ngược, nôn.Các yếu tố khác khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:Thuốc, ví dụ diazepam, theophylline, methylxanthines làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược thứ phát do giảm trương lực cơ vòngTiếp xúc với khói thuốc láRượuThói quen ăn uống kém, như trẻ ăn quá nhiều, ăn khuya, nằm ngửa ngay sau khi ănDị ứng thực phẩmMột số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, có tính axit caoRối loạn vận động đường ruột làm chậm thời gian làm rỗng dạ dàyGiãn cơ thắt thực quản dưới thoáng quaBéo phìKhuyết tật phát triển thần kinh, như trẻ bị bại não, hội chứng Down và các hội chứng di truyền khác liên quan đến chậm phát triển có nguy cơ đi kèm chứng trào ngược dạ dày thực quản caoChế độ ăn uống chất lỏng làm giảm độ nhớt và tăng thể tích dạ dày. Một số loại thuốc có thể gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 3. Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện như thế nào? Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường liên quan trực tiếp đến hậu quả của việc nôn trớ như trẻ tăng cân kém....Bệnh nhi bị trào ngược dạ dày thực quản thường quấy khóc, rối loạn giấc ngủ và giảm cảm giác thèm ăn. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:Khóc từng cơn, hay cáu gắtNgưng thởNhịp tim chậmĂn không ngon miệngGiảm cân hoặc tăng trưởng kémNôn mửaThở khò khèĐau bụng hoặc đau ngựcViêm phổi tái phátĐau họng, khàn giọng hoặc viêm thanh quảnHo mãn tính.Các dấu hiệu và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em lớn hơn thường bao gồm tất cả những điều trên kèm theo chứng ợ nóng và tiền sử nôn mửa, nôn trớ, sâu nhiều răng và chứng hôi miệng. 4. Làm cách nào để chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em? Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng. Từ đó, các biện pháp điều trị có thể được bắt đầu theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu biểu hiện không điển hình hoặc nếu đáp ứng điều trị là tối thiểu, cần phải đánh giá thêm qua các công cụ hỗ trợ như dùng áp kế thực quản, soi thực quản hay chụp thực quản, nghiên cứu điện sinh lý.Mục tiêu của các liệu pháp điều trị cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản là giảm tiết axit và trong nhiều trường hợp, giảm thời gian làm rỗng dạ dày.Các liệu pháp không dùng thuốc có thể áp dụng sớm cho trẻ nhỏ, bắt đầu ngay từ lứa tuổi sơ sinh:Chia nhỏ cữ bú ở trẻ nhỏ hay cung cấp các loại thức ăn nhỏ được làm đặc với ngũ cốc cho trẻ lớn hơnGiữ tư thế thẳng cho trẻ trong một khoảng thời gian sau khi cho ănNâng cao đầu giườngĐối với trẻ lớn hơn, cần áp dụng thêm các biện pháp như sau:Chế độ ăn kiêng, tránh các thức ăn có chứa cà chua và cam quýt, nước ép trái cây, bạc hà, sô cô la và đồ uống có chứa caffeineChia nhỏ bữa ănThực hiện chế độ ăn tương đối ít chất béo vì chất béo sẽ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dàyDuy trì thói quen ăn uống hợp lý, đều đặn hằng ngàyGiảm cânTránh tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp rượu, thuốc láCác loại thuốc được sử dụng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:Thuốc trung hòa axit trong dạ dày (ví dụ: nhôm hay magie hydroxit)Thuốc đối kháng histamine H2 (ví dụ: nizatidine, cimetidine, ranitidine, famotidine)Thuốc ức chế bơm proton (ví dụ: lansoprazole, omeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole, rabeprazole natri, pantoprazole). Chia nhỏ bữa ăn giúp hạn chế trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em Nếu các biện pháp nêu trên đem lại hiệu quả điều trị rất ít, các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định can thiệp duy nhất là cho ăn liên tục vào dạ dày qua ống thông mũi-dạ dày. Đây là một biện pháp thay thế cho phẫu thuật.Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là một rối loạn phổ biến. Vì nguyên nhân khá đa dạng, từ các bất thường giải phẫu và cơ năng cùng với các yếu tố kích thích từ bên ngoài, việc chẩn đoán và điều trị còn là một thách thức. Tuy các triệu chứng trong bệnh lý này không đặc hiệu từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi vị thành niên, nếu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không được phát hiện và điều chỉnh sớm, thói quen ăn uống cũng như sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.Do đó, ngay khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản trong thời gian dài mà áp dụng các phương pháp điều trị thông thường (như thay đổi lối sống, ăn uống, sinh hoạt,...) không hiệu quả, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nguồn tham khảo: emedicine.medscape.com, journals.lww.com, hopkinsmedicine.org, nuh.com.sg Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-mo-mau-triglyceride-cao-va-nguy-co-mac-benh-tim-mach-vi
Chỉ số mỡ máu triglyceride cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Chỉ số mỡ máu triglyceride cao và nguy cơ tái phát cơn đau tim đã có nhiều minh chứng từ các nhà nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ. Chỉ số này không chỉ phản ánh lối sống và chế độ ăn uống, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Bài viết này giúp hiểu rõ hơn về triglyceride, cách thức nó ảnh hưởng đến cơ thể và những biện pháp để kiểm soát mức triglyceride, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. 1. Triglyceride là gì? Triglyceride là một loại lipid (chất béo) chính có trong máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng được tạo ra từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ, đặc biệt là từ các nguồn chất béo và carbohydrate. Sau khi ăn, cơ thể sẽ biến đổi bất kỳ lượng calo nào không cần sử dụng ngay tức thì thành triglyceride và tiến hành lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ. Khi cơ thể đang cần năng lượng, triglyceride sẽ được giải phóng vào máu. Triglyceride được tạo ra từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ 2. Mối liên hệ giữa triglyceride và đau tim Theo nghiên cứu, bệnh nhân từng trải qua cơn đau tim hoặc mắc hội chứng mạch vành cấp (ACS) có chỉ số triglycerides khi đói (TG) cao sẽ tăng nguy cơ tái phát bệnh tim mạch lên đến 61%. Đối với người bệnh đã được điều trị bằng statin để giảm cholesterol LDL (xấu), kết quả cũng không thay đổi.Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối liên hệ quan trọng giữa chỉ số mỡ máu triglyceride cao và nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số chất béo trung tính cao trong máu giúp dự đoán nguy cơ ngắn hạn và dài hạn cho các biến chứng tim mạch, bao gồm tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành, đau tim, đột quỵ và cơn đau thắt ngực không ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ACS (hội chứng mạch vành cấp) được điều trị bằng statin. Chỉ số mỡ máu triglyceride cao tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đau tim Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bệnh nhân có chỉ số triglycerid từ 200 mg/dL trở lên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gây tử vong cao hơn 25% so với mức dưới 150 mg/dL. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn gần ba lần ở những người có triglycerid thấp.Cuối cùng, dù đã cân nhắc đến các yếu tố như tuổi, tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành, bệnh nhân có tỷ lệ TG/HDL (cholesterol tốt) cao nhất vẫn có nguy cơ tử vong lớn hơn gấp 5 lần so với người có tỷ lệ thấp. 4. Phương pháp điều trị và cải thiện chỉ số mỡ máu triglyceride cao Bệnh nhân có chỉ số triglyceride lúc đói trên 150 md/dL nên giảm cân, cải thiện chế độ ăn uống và tập thể dục điều độ.Đối với những trường hợp có nồng độ vượt quá 500 mg/dL cần phải điều trị bằng thuốc.Sự cân bằng giữa omega-3 và omega-6 trong chế độ ăn uống là quan trọng. Một tỷ lệ không cân đối, đặc biệt là với lượng omega-6 quá cao so với omega-3, có thể làm tăng nguy cơ viêm và các vấn đề sức khỏe bao gồm cả bệnh tim mạch. Giảm cân và tập thể dục là một trong những cách điều trị đối với bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao Chỉ số mỡ máu triglyceride cao không chỉ là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Sự hiểu biết về mối liên hệ này giúp chúng ta nhận diện và điều trị hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ tái phát đau tim và các biến chứng tim mạch khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hau-qua-neu-uong-thuoc-da-day-khong-day-du-vi
Hậu quả nếu uống thuốc dạ dày không đầy đủ
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến nhất của đường tiêu hoá. Việc điều trị các bệnh lý dạ dày tuy đơn giản nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị. Nếu uống thuốc dạ dày không đầy đủ và thậm chí là tự ý uống các loại thuốc gây đau dạ dày sẽ càng làm cho bệnh nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. 1. Tác hại của uống thuốc dạ dày không đầy đủ Việc uống thuốc dạ dày không đầy đủ thể hiện qua 3 khía cạnh là: Tự dừng thuốc, uống thuốc không đúng loại và tự ý thay đổi thuốc:Tự dừng thuốc: Một số bệnh nhân bị đau dạ dày nhưng khi uống thuốc dạ dày được 3 – 5 ngày thì hết đau, hết nôn ói, cảm thấy khỏe hơn nên tự ý dừng thuốc hoặc giảm liều. Việc dùng thuốc nửa vời như vậy sẽ gây ra một phản xạ ngược như làm tăng tiết axit dịch vị nhiều hơn. Hiểu 1 cách đơn giản, nếu đang uống thuốc dạ dày theo đà khỏi bệnh mà tự ý dừng thuốc đột ngột thì các tế bào thành đồng loạt sẽ tăng tiết axit. Hậu quả là tiết ra nhiều axit hơn. Việc điều trị không đủ liều và không tuân thủ phác đồ điều trị sẽ làm cho bệnh dạ dày tái phát nặng, kém đáp ứng điều trị hơn, dẫn đến loét dạ dày.Uống thuốc không đúng loại: Viêm loét dạ dày sẽ được điều trị đặc hiệu bằng thuốc ức chế tiết axit. Việc uống thuốc không đúng loại không những không giảm tiết axit mà còn gây hại thêm cho dạ dày.Tự ý thay đổi thuốc: Điều trị viêm loét dạ dày cần tuân thủ liệu trình (đúng thuốc, đủ thuốc, đủ ngày), nếu người bệnh tự ý thay đổi thuốc sang loại khác thì có thể làm bệnh đau dạ dày vốn đang gần khỏi sẽ tái phát trở lại, hoặc trở thành viêm mạn tính và diễn tiến thành ung thư dạ dày. Diclofenac là một trong các loại thuốc gây đau dạ dày 2. Các thuốc gây đau dạ dày Hiện nay, có nhiều loại thuốc gây đau dạ dày được bán rộng rãi trên thị trường. Mỗi loại thuốc có chỉ định điều trị riêng biệt. Nếu không được sự cho phép của bác sĩ mà tự ý uống thuốc thì sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng trầm trọng hơn, có thể gây ra thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.Các thuốc gây đau dạ dày chủ yếu theo 2 cơ chế chính là: Trực tiếp kích ứng gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm giảm sự sản xuất chất nhầy (vốn có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày) hoặc gây tăng tiết axit dịch vị, tạo điều kiện cho axit và pepsin dịch vị bào mòn niêm mạc. Thuốc gây đau dạ dày nếu dùng đường tiêm sẽ gây hại dạ dày theo cơ chế giảm sản xuất chất nhầy hoặc gây tăng tiết axit dịch vị. Nếu dùng đường uống sẽ gây loét dạ dày theo cả 2 cơ chế.Có 2 nhóm thuốc phổ biến có tác dụng phụ gây đau dạ dày là corticoid và thuốc kháng viêm không steroid.2.1 Thuốc CorticoidCác dạng thuốc Corticoid bao gồm: Cortisol, Hydrocortisone, Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone, Betamethasone, Dexamethasone, Triamcinolon... có tác dụng trực tiếp và gián tiếp làm tăng tiết axit và pepsin dịch vị, giảm tổng hợp prostaglandin E1, E2, đồng thời giảm sản xuất chất nhầy có vai trò trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Corticoid có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày, thường xảy ra khi dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài. Nếu uống thuốc dạ dày không đầy đủ sẽ càng làm cho bệnh nghiêm trọng hơn 2.2 Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có khả năng ức chế COX1, làm giảm sản xuất chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Khi lượng chất nhày giảm xuống thì axit dịch vị trong dạ dày sẽ bào mòn và phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Đặc biệt, các thuốc NSAID đều có đặc tính chung là dẫn chất axit có độ hòa tan kém, trong môi trường axit của vị dạ dày sẽ càng khó tan hơn, tích tụ trong dạ dày lâu hơn, trực tiếp kích thích niêm mạc và gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.Các loại thuốc NSAID được bán rộng rãi trên thị trường như:Aspirin: Là thuốc trong nhóm dẫn xuất của acid salicylic thường dùng nhất. Aspirin có tác dụng giảm đau hạ sốt rất tốt nên được nhiều người sử dụng khi bị sốt cao, đau răng, nhức đầu, đau nhức người, viêm thấp khớp cấp và mạn. Ngoài ra, aspirin còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ức chế quá trình hình thành cục máu đông nên được sử dụng phổ biến trong bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, aspirin lại là thuốc có khả năng rất cao gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là thủng dạ dày và xuất huyết đường tiêu hoá.Ibuprofen, thường kết hợp với paracetamol, là thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau hạ sốt như antidol, alaxan, có tác dụng làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng do ức chế quá trình tổng hợp và phóng thích prostaglandin. Tuy nhiên, Ibuprofen thường gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (5 - 15% người dùng ibuprofen) như: Buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, nặng hơn là viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá.Diclofenac (diclofen, voltaren): Là thuốc kháng viêm, giảm đau thường dùng để điều trị đau lưng, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm đa khớp, ... Diclofenac cũng là một trong các loại thuốc gây đau dạ dày.Indomethacin: Có tác dụng giảm đau kháng viêm, được dùng để điều trị đau lưng, viêm khớp mạn tính, viêm dây thần kinh,... Lạm dụng thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, rối loạn đông máu.Thuốc meloxicam (mobic, camrox, M-cam), tenoxicam (tilcotil), piroxicam (fendene) được dùng trong điều trị thoái hóa khớp, viêm cột sống cứng khớp, viêm xương khớp... Tuy tác dụng phụ ít xảy ra hơn nhưng vẫn có nguy cơ cao gây loét dạ dày tá tràng và xuất huyết đường tiêu hóa nếu bị lạm dụng hoặc dùng liều cao kéo dài. Tóm lại, việc sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày hay các thuốc thông thường nếu không theo chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ thì sẽ rất dễ gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
https://tamanhhospital.vn/tinh-trung-yeu/
01/10/2021
Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tinh trùng là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình thụ thai. Khi tinh trùng bị giảm về chất lượng và số lượng sẽ khiến khả năng thụ thai bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Vậy cần làm gì để cải thiện tình trạng tinh trùng yếu? Mục lụcTinh trùng yếu là gì?Dấu hiệu tinh trùng yếuNguyên nhân tinh trùng yếu1. Nguyên nhân bệnh lý2. Nguyên nhân môi trường3. Lối sống và các nguyên nhân khácChẩn đoán tình trạng tinh trùng yếuPhương pháp điều trị tinh trùng yếuCách phòng ngừa Tinh trùng yếu là gì? Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng của tinh trùng bị suy giảm. Tỷ lệ tinh trùng di động dưới 75%, tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%. Tinh trùng di động thấy được dưới 50%, di động nhanh dưới 25%. Mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch thường ít hơn 2ml, số lượng tinh trùng ít hơn 40 triệu con. Trường hợp này gọi là tình trùng ít. Tình trạng chất lượng tinh trùng suy giảm do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của nam giới. (1) Dấu hiệu tinh trùng yếu Những dấu hiệu dưới đây có thể gợi ý cho nam giới nhận biết tình trạng tinh trùng yếu, cụ thể: Tinh dịch loãng và số lượng ít: Tinh dịch không có độ dính, nhớt đặc trưng mà loãng như nước vo gạo. Đây là dấu hiệu gợi ý tình trạng suy giảm bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng, gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới. Tinh dịch vón cục: Biểu hiện là tinh dịch xuất hiện các hạt trắng nhỏ như hạt cơm, khi bóp cho cảm giác mịn như bột. Ở trạng thái này, tinh dịch làm tinh trùng dễ bị chết, khó di chuyển để thụ tinh cho trứng. Tinh dịch đông đặc: Ở nhiệt độ 37°C, tinh dịch từ trạng thái quánh sệt hóa lỏng sau khoảng thời gian chưa đến 60 phút. Tình trạng hóa lỏng không diễn ra hay chỉ hóa lỏng một phần là dấu hiệu tinh dịch bị đông đặc. Điều này khiến tinh trùng khó di chuyển tới gặp trứng, gây ảnh hưởng tới kết quả thụ thai. Màu sắc tinh dịch bất thường: Nếu tinh dịch có màu vàng hoặc xanh, nam giới có khả năng mắc những bệnh viêm nhiễm như viêm mào tinh, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến… Nếu tinh dịch có màu nâu (thường do lẫn máu) đi kèm những triệu chứng như đau bụng, đau tức dương vật…, đây có thể là triệu chứng ban đầu của những bệnh liên quan tới đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục. Nguyên nhân tinh trùng yếu Quá trình sản xuất tinh trùng tương đối phức tạp, cần sự hoạt động ổn định của tất cả bộ phận liên quan như tinh hoàn, vùng dưới đồi và tuyến yên. Bất cứ vấn đề nào xảy ra trong quá trình này đều có khả năng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sức khỏe của tinh trùng. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng là: 1. Nguyên nhân bệnh lý Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh nam. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được biết rõ. Giãn tĩnh mạch tinh làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Nhiễm trùng: Một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng hay tạo ra sẹo cản trở trên đường vận chuyển tinh trùng (cản trở cơ học). Các trường hợp viêm nhiễm như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, HIV…) Bệnh tự miễn: Nguyên nhân này hiếm khi xảy ra. Đây là tình trạng kháng thể tấn công và tiêu diệt tinh trùng của cơ thể. Khối u: Khối u có khả năng gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của nam giới. Ngoài ra, quá trình điều trị khối u cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông. Mất cân bằng nội tiết tố: Nội tiết tố là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất tinh trùng. Vì thế, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây tổn hại đến quá trình sản xuất tinh trùng. Sử dụng một số thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị có khả năng gây hại đến quá trình sản xuất tinh trùng, khiến khả năng sinh sản của nam giới bị suy giảm. Một số nguyên nhân khác: Dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền… có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. 2. Nguyên nhân môi trường Hóa chất công nghiệp: Tình trạng phơi nhiễm kéo dài với benzene, xylene, toluene, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn… có thể gây tác động tiêu cực lên tinh trùng. Kim loại nặng: Phơi nhiễm với chì và những kim loại nặng khác là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam. Tia xạ: Phơi nhiễm với tia xạ có khả năng làm giảm hay mất hoàn toàn khả năng sinh tinh. Để phục hồi, nam giới có thể mất đến vài năm. 3. Lối sống và các nguyên nhân khác Lạm dụng rượu bia: Rượu và những thức uống chứa cồn đều có khả năng làm giảm nồng độ testosterone, ảnh hưởng lên tình trùng. Hút thuốc lá: Hút thuốc gây hại rất nhiều khía cạnh sức khỏe, bao gồm sức khỏe sinh sản. Căng thẳng, trầm cảm: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây tác động xấu đến chất lượng tinh trùng. Cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể vừa tác động trực tiếp lên tinh trùng vừa làm mất sự cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh. Chẩn đoán tình trạng tinh trùng yếu Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài và yêu cầu người bệnh trả lời các câu hỏi về bệnh lý mắc phải trước đây và thói quen sinh hoạt tình dục. Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. (2)  Bác sĩ sẽ lấy tinh dịch từ người bệnh rồi mang đi phân tích về các thông số như số lượng, tính di động của tình trùng. Để hạn chế sai số và đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới cần lưu ý: Đảm bảo đã lấy hết toàn bộ tich dịch để làm mẫu thử. Cần kiêng xuất tinh ít nhất 2 ngày, nhưng không hơn 11 ngày trước khi lấy mẫu thử. Sau khi lấy mẫu thử lần đầu, lần lấy mẫu thử thứ hai phải cách đó ít nhất 2 tuần. Tránh dùng những chất bôi trơn vì có thể ảnh hưởng tới khả năng di động của tinh trùng Tùy theo sự bất thường lúc đầu, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiến hành thêm một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân nền của tình trạng yếu tinh trùng như: Siêu âm tinh hoàn Định lượng hormone tuyến yên, hormone nam giới Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh nhằm phát hiện tình trạng xuất tinh ngược Phân tích gen Sinh thiết tinh hoàn Siêu âm tiền liệt tuyến Phương pháp điều trị tinh trùng yếu Hiện nay đã có nhiều cách điều trị tinh trùng yếu, điều quan trọng là bác sĩ cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này ở người bệnh.(3) Nếu nguyên nhân xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, nam giới cần nhanh chóng thay đổi lối sống của mình, hạn chế tối đa những yếu tố gây hại tới số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý liên quan tới sức khỏe sinh sản, người bệnh có thể được đề xuất áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp như: Thuốc kháng sinh: Được dùng để điều trị những bệnh viêm nhiễm. Liệu pháp hormone và thuốc nội tiết: Khi nam giới mất cân bằng nội tiết tố. Phẫu thuật: Được áp dụng khi nguyên nhân là do giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh. Cách phòng ngừa Không có biện pháp nào hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng tinh trùng yếu. Tuy nhiên, một số lưu ý dưới đây có thể giảm thiểu phần nào tình trạng này: Duy trì cân nặng hợp lý: Đàn ông thừa cân, béo phì thường mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng hormone nam giới (testosterone) giảm, trong khi lại làm tăng lượng hormone nữ (estrogen). Sự mất cân bằng này khiến nam giới giảm ham muốn, rối loạn cương dương, khả năng sinh tinh trùng giảm. Chế độ ăn uống lành mạnh: Nam giới nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây giàu chất chống oxy hóa… để cải thiện sức khỏe tinh trùng. Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia, lậu… có khả năng gây vô sinh nam. Để phòng tránh, nam giới nên giới hạn số lượng bạn tình, dùng bao cao su mỗi lần giao hợp. Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài: Tinh thần căng thẳng có thể khiến khả năng hoạt động tình dục bị suy giảm, ảnh hưởng đến các nội tiết tố cần cho quá trình sản xuất tinh trùng. Thường xuyên vận động: Các hoạt động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ tinh trùng. Không hút thuốc: Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn diện, gồm cả khả năng sinh sản của nam giới. Hạn chế thức uống chứa cồn: Rượu và những thức uống chứa cồn sẽ làm giảm nồng độ testosterone, ảnh hưởng lên tinh trùng. Nếu sử dụng rượu hoặc thức uống chứa cồn, nam giới cần tự giới hạn số lượng uống vừa phải. Cẩn trọng với độc tố: Việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu, chì và những chất độc hại khác có khả năng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng. Khi bắt buộc làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại, nam giới cần cẩn trọng như mặc quần áo và trang bị bảo hộ, tránh để da tiếp xúc với hóa chất. Mặc quần áo thoáng mát: Nhiệt độ bìu tăng có thể gây hại đến quá trình sản xuất tinh trùng. Dù lợi ích chưa được chứng minh đầy đủ nhưng mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, giảm thời gian ngồi, hạn chế xông hơi hay tắm nước nóng, tránh để bìu tiếp xúc những vật ấm nóng (điện thoại, laptop…) có thể giúp tăng chất lượng tinh trùng ở nam giới. (4) Với sứ mệnh mang đến hạnh phúc và niềm tin cho các đôi vợ chồng, khoa Nam học của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ra đời, mang tới những dịch vụ cao cấp trong việc tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh phổ biến và chuyên sâu trong lĩnh vực Nam học. Đội ngũ chuyên gia của khoa thường xuyên cập nhật những nghiên cứu khoa học và các phác đồ hiện đại trong tư vấn chăm sóc sức khỏe Nam giới với hiệu quả và tính an toàn cao. Được thành lập với sứ mệnh “Vòng tay yêu thương, mang lại hạnh phúc, niềm tin cho mỗi gia đình”, khoa Nam học Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân gặp phải các vấn đề sức khỏe sinh sản, đem đến niềm vui và hạnh phúc cho hàng ngàn cặp vợ chồng. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong số ít bệnh viện có sự phối hợp chặt chẽ cả 3 khoa Hỗ trợ sinh sản, khoa Phụ sản và khoa Nam học. Bệnh viện có ngân hàng mô, giúp trữ đông mô phục vụ cho hỗ trợ sinh sản. Tại khoa Nam học, các bác sĩ áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh, chẳng hạn như phẫu thuật nội soi bằng máy Laser công suất lớn (Holmium), dùng kính hiển vi trong các phẫu thuật vi phẫu và tạo hình… Để đặt lịch khám và chữa trị tình trạng vô sinh ở nam giới cùng các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ: Tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa cần được chú ý do ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh ở đàn ông. Nam giới nên chủ động thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong đời sống tình dục. Ngoài ra, bạn cần chú trọng chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
https://suckhoedoisong.vn/viem-nang-long-do-dau-169147316.htm
14-05-2019
Viêm nang lông do đâu?
Đỗ Thu Hà (Bắc Ninh) Những dấu hiệu bạn mô tả trong thư đó là do bệnh viêm nang lông: Bệnh này có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Đa số trường hợp viêm nang lông là do tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus..., nấm men, nấm sợi, nhiễm virut herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex. Biểu hiện lâm sàng theo vùng da bị viêm và các tác nhân gây viêm như: các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Ngứa tại vùng da bị viêm, sau đó chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức. Khi nang lông bị áp-xe thì đã là biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, ổ gà, hoặc viêm mô dưới da. Diễn biến viêm nang lông dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Viêm nang lông không khó điều trị, điều quan trọng là người bệnh phải đi khám bệnh làm các xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và dùng thuốc điều trị phù hợp. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bỏ thuốc giữa chừng dùng không hết một liệu trình, khiến bệnh trở nên dai dẳng khó chữa trị dứt điểm. Chị nên đi khám chuyên khoa da liễu để điều trị theo từng thể bệnh cụ thể và dứt điểm. BS. Minh Quang
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-benh-alzheimer-co-the-lam-giam-chung-roi-loan-giat-toc-169230410215313201.htm
11-04-2023
Thuốc trị bệnh Alzheimer có thể làm giảm chứng rối loạn giật tóc
9 điểm đáng nói về bệnh nghiện giật tóc Trichotillomania là hội chứng nghiện giật tóc, căn bệnh tâm thần nghiêm trọng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhiều người không nhận biết nên coi như vô hại. Trichotillomania là một dạng rối loạn đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới yên. Trichotillomania, còn được gọi là chứng rối loạn giật tóc , là tình trạng người bệnh liên tục giật, xoắn hoặc bứt tóc khỏi bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Họ có thể nhổ tóc một cách cố ý hoặc vô thức. Bệnh nhân bị rối loạn lột da liên tục cấu véo hoặc gãi da. Một số bệnh nhân cấu những vùng da khỏe mạnh, những người khác lại cấu những vùng da có các tổn thương nhẹ như chỗ da bị chai, mụn nhọt, hoặc chỗ da có vảy... Chứng rối loạn nhổ lông tóc khiến người bệnh liên tục giật, xoắn hoặc bứt tóc khỏi bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Hiện tại, không có loại thuốc nào được Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị cả hai chứng rối loạn này và cũng có rất ít các thử nghiệm lâm sàng cho căn bệnh này. Liệu pháp hành vi cố gắng đảo ngược những thói quen này được coi là phương pháp điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, rất khó tìm được các nhà trị liệu được đào tạo bài bản. Nghiên cứu mới đây tại Đại học Chicago (Ilinois, Hoa Kỳ) cho thấy, việc dùng memantine , một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer , có thể giúp giảm các triệu chứng của rối loạn giật tóc và rối loạn lột da. Các nhà nghiên cứu cho hay, hệ thống glutamate liên quan đến thói quen vận động lặp đi lặp lại và những thôi thúc, thúc đẩy những hành động này. Thuốc trị bệnh Alzheimer - memantine - một chất đối kháng glutamate, có thể tác động vào hệ thống glutamate, từ đó, giúp giảm các triệu chứng. Nghiên cứu bao gồm 100 người trưởng thành, trong đó có 86 phụ nữ, tuổi trung bình là 31,4 bị mắc chứng cuồng giật tóc, rối loạn lột da hoặc cả hai. 55 người dùng memantine và 45 người dùng giả dược trong 8 tuần. Kết quả cho thấy, 61% người dùng memantine đã cải thiện các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, nhóm dùng giả dược chỉ so 8% là giảm các triệu chứng rối loạn giật tóc, rối loạn lột da. Trẻ hay giật tóc có phải mắc chứng rối loạn tâm lý? ĐỌC NGAY GS.TS. Jon Grant, chuyên gia tâm thần học và khoa học thần kinh hành vi tại Đại học Chicago ở Illinois, tác giả chính nghiên cứu cho hay, thuốc trị bệnh Alizheimer, memantine hiệu quả hơn nhiều so với giả dược. Đây là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến bệnh nhân mắc rối loạn giật tóc và rối loạn lột da trong thời gian dài hơi. Các thử nghiệm thuốc trước đây liên quan đến bệnh nhân này thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn với số lượng người tham gia nhiều hơn và thời gian dài hơn để có thể sớm đi đến kết luận cho phương pháp điều trị hai rối loạn này. Xem thêm video đang được quan tâm: Uốn ván nguy kịch sau vết thương nhỏ ở bàn chân. Tuệ Nhi (Theo medscape.com) Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://tamanhhospital.vn/con-dau-that-nguc-dien-hinh/
26/09/2023
Cơn đau thắt ngực điển hình: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngực là bệnh mạch vành. Ngoài ra, đau ngực có thể xảy ra do bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản, viêm phổi – màng phổi, căng cơ thành ngực… Vì thế, y khoa dùng khái niệm “cơn đau thắt ngực điển hình” để chỉ cơn đau ngực do bệnh mạch vành gây ra. Mục lụcĐau thắt ngực điển hình là gì?Triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hìnhĐau thắt ngực điển hình là dấu hiệu của bệnh gì?Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực điển hìnhĐau thắt ngực điển hình được chẩn đoán thế nào?Các biến chứng nguy hiểm của chứng đau thắt ngực điển hìnhCần làm gì khi có dấu hiệu của cơn đau thắt ngực điển hình?Cách phòng ngừa và làm giảm cơn đau thắt ngực điển hìnhĐau thắt ngực điển hình là gì? Đau thắt ngực điển hình là cơn đau xảy ra do bệnh mạch vành. Nó có đủ 3 đặc điểm: Cơn đau xuất hiện sau xương ức, xảy ra do gắng sức hoặc căng thẳng cảm xúc, thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin. Nếu bệnh nhân có 2/3 đặc điểm này thì được chẩn đoán đau thắt ngực không điển hình. Trường hợp chỉ có 1 trong 3 đặc điểm trên, đó là cơn đau không do bệnh mạch vành. Đau ngực điển hình có thể nằm trong bối cảnh đau thắt ngực ổn định (bệnh mạch vành mạn tính) hoặc đau thắt ngực không ổn định (hội chứng động mạch vành cấp). Triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hình Cơn đau thắt ngực điển hình có các đặc điểm sau: Kéo dài từ 3-5 phút; Bệnh nhân có cảm giác bị bóp nghẹt, ép chặt vùng ngực, rát bỏng phía sau xương ức; Đau lan lên vai, cằm, cánh tay, lan xuống vùng thượng vị; Xuất hiện có tính quy luật, liên quan đến gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn thịnh soạn, hút thuốc lá; Giảm, đỡ khi hết tác nhân gây gắng sức hoặc khi dùng nitroglycerin. Xem thêm:Cảm giác bị tức ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Con đau thắt ngực điển hình có thể xảy ra khi gắng sức hoặc căng thẳng Đau thắt ngực điển hình là dấu hiệu của bệnh gì? Đau thắt ngực điển hình là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành (bệnh tim thiếu máu cục bộ). Đây là bệnh lý phổ biến, chỉ tình trạng các động mạch nuôi tim bị tắc hẹp bởi mảng xơ vữa, cản trở dòng máu đến tim. Nếu không kịp thời tái thông sẽ gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng. (1) Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực điển hình Cơ tim cần được cung cấp đủ oxy để hoạt động tốt. Động mạch vành đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu giàu oxy nuôi cơ tim. Nếu lòng mạch vành bị thu hẹp bởi mảng xơ vữa/huyết khối, dòng máu đi đến cơ tim sẽ bị giảm lưu lượng dẫn tới thiếu máu nuôi tim. Khi đó, những cơn đau thắt ngực điển hình sẽ xuất hiện. (2) Đau thắt ngực điển hình được chẩn đoán thế nào? Để chẩn đoán cơn đau thắt ngực điển hình, trước tiên bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm cơn đau. Nếu cơn đau ngực xuất hiện sau khi bệnh nhân gắng sức, chẳng hạn như đi bộ một quãng đường dài, đạp xe tốc độ cao > 30 phút hoặc sau bữa ăn no, khi gặp thời tiết lạnh hay xúc động mạnh; cộng với đặc điểm đau tại các vị trí phía sau xương ức lan lên vùng hàm, cổ, vai, tay… rồi xuống vùng thượng vị; cơn đau thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc uống nitroglycerin, đây chính là cơn đau thắt ngực điển hình. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các cận lâm sàng bao gồm siêu âm tim, đo điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức, điện tâm đồ gắng sức, chụp mạch vành, xét nghiệm men tim… nhằm đưa ra kết luận chính xác cơn đau của bệnh nhân có phải đau thắt ngực điển hình hay không. (3) Liệu pháp siêu âm tim gắng sức giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau thắt ngực điển hình Các biến chứng nguy hiểm của chứng đau thắt ngực điển hình Cơn đau thắt ngực điển hình là dấu hiệu của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, đồng thời cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim cấp. Nếu không kịp thời phát hiện và có hướng xử trí đúng đắn, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, đột tử. Cần làm gì khi có dấu hiệu của cơn đau thắt ngực điển hình? Khi xuất hiện các triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hình, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, làm các xét nghiệm liên quan nhằm xác định mức độ tổn thương của mạch vành. Dựa trên kết quả, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp như thay đổi lối sống, uống thuốc theo toa, nong mạch đặt stent và phẫu thuật. (4) Cách phòng ngừa và làm giảm cơn đau thắt ngực điển hình Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa và làm giảm cơn đau thắt ngực điển hình là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân – béo phì. Muốn vậy, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống khoa học: ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, dung nạp protein từ cá và thịt trắng; hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối và đường; không lạm dụng bia rượu; tránh xa thuốc lá; tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ngày; không thức khuya quá 23 giờ… Vận động thể chất mỗi ngày với các bài tập vừa sức là biện pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi cơn đau thắt ngực điển hình Ngoài ra, cần học cách kiểm soát cảm xúc để tránh rơi vào trạng thái xúc động hay giận dữ quá mức, cân bằng thời gian làm việc – nghỉ ngơi để không bị stress ghé thăm. Nếu sau một thời gian người bệnh điều chỉnh lối sống và uống thuốc theo toa mà cơn đau thắt ngực điển hình không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị can thiệp mạch vành nhằm giải quyết triệt để tình trạng thiếu máu cơ tim. Có 2 phương pháp phổ biến: Nong mạch vành bằng ống thông, sau đó đặt stent để mở rộng lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng đến nuôi tim. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Bác sĩ dùng một đoạn tĩnh mạch hiển ngoài làm cầu nối bắc qua đoạn mạch bị tắc, khơi thông dòng máu đến tim. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị cơn đau thắt ngực điển hình với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau: Cơn đau thắt ngực điển hình thường gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, hút thuốc lá lâu năm, người có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, người có lối sống tĩnh, ít vận động. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh mạch vành. Do đó, khi xuất hiện đủ 3 đặc điểm của cơn đau thắt ngực điển hình, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/pap-smear-sinh-thiet-ct-mri-trong-chan-doan-ung-thu-co-tu-cung-vi
Pap smear, sinh thiết, CT, MRI trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra trong các tế bào của cổ tử cung. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là virus papilloma ở người (HPV), đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung bằng cách khám sàng lọc và tiêm vắc-xin chống nhiễm trùng HPV. 1. Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung (tên tiếng Anh là Cervical cancer) xảy ra khi các tế bào cổ tử cung bị thay đổi hoặc đột biến. Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến các mô sâu bên trong cổ tử cung và có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn), thường là phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm papillomavirus ở người (HPV), đây là loại virus có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm, vì vậy, người bệnh có thời gian để phát hiện và điều trị trước khi nó gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.Phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi là độ tuổi phổ biến có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên, hơn 15% trường hợp mới mắc là ở phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt là những người thường không đi khám sức khỏe định kỳ. HPV được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung 2. Triệu chứng, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung 2.1. Triệu chứng Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến triển hơn bao gồm:Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinhDịch tiết âm đạo bất thường, có mùi hôi hoặc âm đạo chảy máuĐau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp 2.2. Nguyên nhân Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển những thay đổi (đột biến) trong ADN của chúng. ADN của một tế bào chứa các hướng dẫn cho tế bào biết phải làm gì.Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên với tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết theo thời gian đã được định sẵn. Tuy nhiên, khi đột biến xảy ra, các tế bào phát triển và nhân lên vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể và chúng không chết. Các tế bào bất thường này tích lũy tạo thành một khối (khối u). Các tế bào ung thư xâm lấn các mô gần đó và có thể tách ra từ khối u để di căn ở những nơi khác trong cơ thể. Các tế bào ung thư cổ tử cung có thể di căn đến các bộ phận khác Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, nhưng chắc chắn rằng HPV đóng vai trò nhất định trong bệnh ung thư cổ tử cung. HPV rất phổ biến và hầu hết những người nhiễm virus không bao giờ bị ung thư. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác, chẳng hạn như môi trường hoặc lựa chọn lối sống cũng xác định liệu bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không. 2.3. Yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:Nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình càng nhiều và số lượng bạn tình cũng có nhiều bạn tình càng khác sẽ làm tăng nguy bạn bị nhiễm virus càng cao.Hoạt động tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh HPV.Nhiễm trùng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs). Mắc các bệnh STI khác chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV/AIDS sẽ làm tăng nguy cơ mắc HPV.Hệ thống miễn dịch suy giảm: Bạn có thể có nhiều khả năng phát triển ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu do mắc các bệnh lý và bạn bị nhiễm virus.Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có liên quan đến ung thư tế bào vảy ở cổ tử cung. Quan hệ tình dục sớm sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung Tiếp xúc với thuốc phòng ngừa sẩy thai: Nếu mẹ bạn dùng một loại thuốc được gọi là diethylstilbestrol (DES) trong khi mang thai vào những năm 1950 thì bạn có thể tăng nguy cơ mắc một loại ung thư cổ tử cung gọi là ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng (Clear cell adenocarcinoma). 3. Các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán ung thư cổ tử cung Để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể thực hiện:Pap smear: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách cạo các tế bào từ cổ tử cung. Các tế bào này sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích và phát hiện các dấu hiệu bất thường.Soi cổ tử cung: Kỹ thuật này sử dụng kính hiển vi công suất thấp (low-powered microscope) để bác sĩ xem cổ tử cung và xác định vị trí bất thường và khu vực lấy sinh thiết. Tuy nhiên, sinh thiết có thể được thực hiện mà không cần soi cổ tử cung.Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy mẫu các mô ở khu vực có nghi ngờ bệnh lý.Nếu xác định người bệnh đã mắc ung thư, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ cục bộ của ung thư nhằm xác định xem phẫu thuật cắt bỏ có phải là một lựa chọn phù hợp hay không. Các chẩn đoán kỹ thuật hình ảnh thường hữu ích để xác định xem ung thư đã lan rộng chưa. Các kỹ thuật hình ảnh sau đây có thể được thực hiện:Chụp CT toàn thân: Quy trình này kết hợp thiết bị chụp X-quang đặc biệt và máy vi tính để tạo ra nhiều hình ảnh bên trong cơ thể. Ví dụ, chụp CT ngực thường được sử dụng để tìm hiểu xem ung thư có di căn đến phổi hay không.Chụp MRI cơ thể: Kỹ thuật hình ảnh này sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy vi tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể.X-quang ngực: Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh X-quang của phổi.Chụp PET: Kỹ thuật hình ảnh y học hạt nhân này sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ để giúp xác định phạm vi của ung thư cổ tử cung. Quét PET có thể được đặt chồng lên chụp CT hoặc MRI để tạo ra các khung nhìn đặc biệt và giúp việc chẩn đoán rõ ràng hoặc chính xác hơn. Pap smear cho phép chẩn đoán ung thư cổ tử cung Do sinh thiết không cho thấy bệnh ung thư đã di căn hay chưa, do đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm để xem liệu nó có lan rộng hay không, bao gồm:X-quang ngực để kiểm tra phổiXét nghiệm máu để xem liệu nó có lây lan đến gan hay khôngChụp thận tĩnh mạch (IVP) hoặc CT scan để kiểm tra đường tiết niệu; nội soi bàng quang có thể kiểm tra bàng quang và niệu đạoSoi cổ tử cung để nhìn trực tiếp vào âm đạo và đánh giáKỹ thuật proctosigmoidoscopy và chụp hình quang tuyến (Barium Enema) dùng để kiểm tra trực tràngCT, MRI hoặc PET chụp các hạch bạch huyếtBác sĩ sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán này để xác định giai đoạn của ung thư và được phân loại tùy theo mức độ tổn thương, mức độ sâu của tổn thương và mức độ lan rộng của chúng. Ung thư cổ tử cung từ giai đoạn 0 (ít nghiêm trọng nhất) đến giai đoạn IV (bệnh di căn, nặng nhất). Nguồn tham khảo: webmd.com, radiologyinfo.org, mayoclinic.org Ung thư cổ tử cung có thể ngừa bằng vacxin?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-tim-ngay-le-holiday-heart-syndrome-vi
Hội chứng tim ngày lễ - Holiday heart syndrome.
Bài viết được viết bởi TS.BS Vũ Hoàng Huy - Bác sĩ Cấp Cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City Năm 1978, Philip Ettinger đặt ra thuật ngữ Hội chứng tim ngày lễ (HHS) là "một rối loạn nhịp tim cấp tính và/hoặc rối loạn dẫn truyền của tim, liên quan đến việc uống nhiều rượu ở những người khoẻ mạnh không có bệnh tim trước đó". 1. Hội chứng tim ngày lễ là gì? Hội chứng này bắt đầu được ghi nhận khi nghiên cứu 32 đợt rối loạn nhịp tim trên 24 bệnh nhân với đặc điểm chung là các bệnh nhân này uống nhiều rượu và thường xuyên ngay trước khi nhập viện. Đặc điểm chung của các bệnh nhân này đều đã tham gia vào một cuộc nhậu nhẹt vào cuối tuần hoặc ngày lễ ngay trước khi nhập viện. Rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là loạn nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ. Thông thường, rối loạn nhịp này được giải quyết nhanh chóng với sự phục hồi tự nhiên và kiêng rượu sau đó.Trong thời kỳ hiện đại, thuật ngữ HHS chủ yếu được sử dụng để chỉ rối loạn nhịp tim cấp tính liên quan đến uống rượu cấp tính (tức là uống rượu quá độ), bất kể bệnh tim tiềm ẩn là gì. Điều này được hỗ trợ bởi thực tế là ảnh hưởng của rượu đến việc gây rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào liều lượng và nó không phụ thuộc vào các bệnh tim mạch hoặc suy tim có từ trước. Ngay cả việc uống một lượng rượu vừa phải cũng có thể được xác định là nguyên nhân khởi phát ở một số bệnh nhân bị rung nhĩ kịch phát.Rối loạn nhịp phổ biến nhất của HHS là rung nhĩ. HHS nên được coi là chẩn đoán ở những bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc và bị rung nhĩ mới khởi phát. 2. Hội chứng tim ngày lễ có phổ biến không? Nghiên cứu tiền cứu lớn đầu tiên liên quan đến rối loạn nhịp tim và alcohol được thực hiện ở Munich vào tháng 10 năm 2015. Nghiên cứu này là duy nhất khi so sánh với các nghiên cứu trước đó ở chỗ đối tượng nghiên cứu là một nhóm bệnh nhân ngoại trú khỏe mạnh tại một lễ hội có uống rượu. Rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là nhịp nhanh xoang (25,9%); rung nhĩ (và/hoặc cuồng nhĩ) gặp trong 0,8%. Khi tất cả các rối loạn nhịp tim được xem xét cùng nhau, nồng độ cồn trong máu tăng lên có liên quan đến tỷ lệ rối loạn nhịp tim tăng lên.Tại Mỹ, tần suất mà rối loạn nhịp tim có thể do sử dụng rượu là không rõ ràng do dữ liệu khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy rượu là tác nhân gây bệnh trong 35% trường hợp rung nhĩ mới khởi phát và trong 63% trường hợp ở bệnh nhân dưới 65 tuổi. Ngược lại, một nghiên cứu khác cho thấy 5% -10% tất cả các đợt rung nhĩ mới là do sử dụng rượu. Tần suất rối loạn liên quan đến rượu phụ thuộc vào dân số được nghiên cứu. Khi xem xét bệnh nhân nhập viện vì rối loạn nhịp liên quan đến rượu, rung nhĩ và cuồng nhĩ dường như là những rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Khi xem xét một quần thể bệnh nhân ngoại trú khỏe mạnh, không có triệu chứng, nhịp tim nhanh xoang dường như là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Hội chứng tim ngày lễ chủ yếu là chỉ rối loạn nhịp tim cấp tính liên quan đến rượu 3. Hội chứng tim ngày lễ có nguy hiểm không? Nhịp tim bất thường có thể nghiêm trọng. Nếu tình trạng đánh trống ngực tiếp tục kéo dài vài giờ thì bệnh nhân nên đi khám. Một số rối loạn nhịp tim bất thường liên quan đến hội chứng tim ngày lễ sau khi uống rượu say có thể dẫn đến đột tử, điều này có thể giải thích cho một số trường hợp đột tử đã được báo cáo ở người nghiện rượu.Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trong hội chứng tim ngày nghỉ. Các triệu chứng thường tự hết trong vòng 24 giờ. Lưu ý rằng mặc dù phần lớn (> 90%) các trường hợp rung nhĩ liên quan đến rượu tự chấm dứt, khoảng 20% ​​-30% sẽ tái phát trong vòng 12 thángTiên lượng của hội chứng tim nghỉ (HHS) phụ thuộc vào sự hiện diện của bất kỳ bệnh tim tiềm ẩn nào. Sử dụng rượu lâu dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim và bệnh gan mãn tính.Khi xem xét loại rung nhĩ, uống rượu từ trung bình đến nặng là yếu tố nguy cơ mạnh nhất để tiến triển từ rung nhĩ kịch phát thành rung nhĩ dai dẳng.Rung nhĩ và các rối loạn nhịp tim khác làm gia tăng nguy cơ tử vong và đột quỵ não hoặc huyết khối tắc mạch hệ thống. 4. Biểu hiện lâm sàng của Hội chứng tim ngày lễ - HHS là gì? Bệnh nhân sau khi uống rượu có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau: Đánh trống ngực, cảm giác nhịp tim nhanh, tức ngực, nhịp tim không đều. Bệnh nhân có đáp ứng thất nhanh có thể xuất hiện với các triệu chứng gần như ngất, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, mệt mỏi, suy nhược hoặc đau thắt ngực, huyết áp giảm.Bệnh nhân HHS thường có tiền sử tiếp xúc với rượu trước đây. Điều này thường xảy ra như những cuộc vui vào ngày cuối tuần, trong các kỳ nghỉ và tất nhiên vào các ngày lễ.Khám lâm sàng người bệnh có hội chứng tim ngày lễ thấy người bệnh có biểu hiện của biểu hiện của uống rượu: Say rượu và hơi thở có mùi rượu, nhịp tim không đều, mạch không đều, huyết áp có thể giảm.Điện tim thấy các rối loạn nhịp như: Rung nhĩ, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất.Cân nhắc chẩn đoán Hội chứng tim ngày lễ khi các rối loạn nhịp tim xảy ra cấp tính hoặc tái phát sau khi tiếp xúc với rượu lần đầu hoặc tái phát nhiều lần. Đánh trống ngực, tức ngực sau khi uống rượu là biểu hiện của hội chứng tim ngày lễ 5. Lời khuyên của chuyên gia với người bệnh có Hội chứng tim ngày lễ? Bệnh nhân đến khoa cấp cứu với rối loạn nhịp nhanh kéo dài thứ phát do ngộ độc rượu cấp tính thường có thể được quan sát bằng theo dõi điện tâm đồ (ECG). Ba nguyên lý của quản lý rung nhĩ là kiểm soát tần số, kiểm soát nhịp và ngăn ngừa đột quỵ. Do tính chất thoáng qua của rung nhĩ do rượu gây ra ở tim bình thường về mặt cấu trúc, việc kiểm soát nhịp tim và chăm sóc hỗ trợ đối với tình trạng say rượu nói chung là thích hợp. Để kiểm soát tần số tim có thể cần điều trị bằng thuốc ví dụ: thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi nếu nhịp thất nhanh. Nếu thời gian rung nhĩ kéo dài từ 24-48 giờ, có thể cân nhắc chuyển nhịp tim (dùng thuốc hoặc sốc điện) sau khi bệnh nhân được tối ưu hóa về mặt y tế và thời gian thải trừ rượu.Hầu hết bệnh nhân bị bệnh tim cấu trúc đã biết nên được nhập viện để theo dõi và xử trí thêm nếu tình trạng rối loạn nhịp tim vẫn còn.Chuyên gia tim mạch sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên sau khi đo điện sinh lý cơ tim và điều trị dự phòng tái phát và nguy cơ đột quỵ.Việc sử dụng rượu nói chung không được khuyến khích, đặc biệt liên quan đến nguy cơ rung nhĩ. Không có liều lượng rượu "lành mạnh" nào để ngăn ngừa rung nhĩ.Sau rối loạn nhịp tim liên quan đến rượu, bệnh nhân thường nên hạn chế gắng sức vì catecholamine quá mức có thể gây ra các đợt tái phát trong một số trường hợp. Hầu hết bệnh nhân không có bệnh tim tiềm ẩn sẽ có thể dần dần tiếp tục hoạt động thể chất đầy đủ trong vài ngày tới.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn sau trong và ngoài nước kết hợp với cơ sở vật chất hiện đại, đặc biệt:GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Giám đốc trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Là chuyên gia đầu tiên của Việt Nam về kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI). Đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật tim mạch mới, chuyên sâu: TAVI, MitraClip, Stent Graft.Bệnh viện được trang bị Phòng mổ Hybrid và Hệ thống DSA, 2 Hệ thống chụp mạch hiện đại Discovery IGS 730 của GE và Allura Xper FD20 của Philips cho tỷ lệ bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ thành công trên 90%.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ. Tài liệu tham khảo:Lawrence Rosenthal, MD, PhD, FACC, FHRS Professor of Medicine, Director, Section of Cardiac Pacing and Electrophysiology, University of Massachusetts Memorial Medical Center, Holiday heart syndrome, https://emedicine.medscape.com/article/155050-overview.Ettinger PO, Wu CF, De La Cruz C Jr, Weisse AB, Ahmed SS, Regan TJ. Arrhythmias and the "holiday heart": alcohol-associated cardiac rhythm disorders. Am Heart J. 1978 May. 95 (5):555-62.Voskoboinik A, Prabhu S, Ling LH, Kalman JM, Kistler PM. Alcohol and atrial fibrillation: a sobering review. J Am Coll Cardiol. 2016 Dec 13. 68 (23):2567-76Yan J, Thomson JK, Zhao W, et al. Role of stress kinase JNK in binge alcohol-evoked atrial arrhythmia. J Am Coll Cardiol. 2018 Apr 3. 71 (13):1459-70Aasebo W, Erikssen J, Jonsbu J, Stavem K. ECG changes in patients with acute ethanol intoxication. Scand Cardiovasc J. 2007 Apr. 41 (2):79-84.Lowenstein SR, Gabow PA, Cramer J, Oliva PB, Ratner K. The role of alcohol in new-onset atrial fibrillation. Arch Intern Med. 1983 Oct. 143 (10):1882-5.
https://suckhoedoisong.vn/doi-mat-voi-roi-loan-noi-tiet-to-o-phu-nu-16982632.htm
03-02-2016
Đối mặt với rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ
Kỳ I: Thủ phạm giấu mặt Nếu nội tiết tố nữ bị rối loạn sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con, tạo nên tâm lý tiêu cực, dễ bị stress kéo dài,... làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết (hormon) là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khiến tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng hoặc do trục trặc ở các khu vực như: vùng hạ đồi, tuyến yên, buồng trứng... dẫn đến việc sản sinh các nội tiết tố bị ảnh hưởng. Nội tiết tố estrogen và progesterone đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người phụ nữ, hai hormon này được sản xuất mỗi tháng trong cơ thể chị em. Các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết có thể được gây ra bởi nhiều lý do, nhưng cơ bản là mối quan hệ không bình thường giữa mức độ progesterone và estrogen trong cơ thể. Đây là hai kích thích tố mà phải cùng tồn tại trong một sự cân bằng hoàn hảo và bất kỳ sự thay đổi nào phá vỡ thế cân bằng này đều gây ra rối loạn và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phụ nữ. Rối loạn nội tiết nếu được điều chỉnh kịp thời sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không được chữa trị có thể khiến chị em gặp trục trặc trong vấn đề sinh lý và sinh sản, khó thụ thai, về lâu dài dễ gây hiếm muộn, vô sinh. Thông thường, mất cân bằng nội tiết tố xảy ra ở phụ nữ trung niên. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ (dưới 30 tuổi). Stress, mỹ phẩm, rối loạn ăn uống, ô nhiễm môi trường... là những nguyên nhân gây nên rối loạn nội tiết tố nữ. Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn nội tiết ở người phụ nữ, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau: Hàm lượng estrogen cao: Hàm lượng estrogen cao trong cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Một số nhân tố có thể dẫn đến tình trạng này: khi chị em phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai, khi bị căng thẳng và lo lắng, khi hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút và khi tiếp nhận liệu pháp thay đổi nội tiết tố. Sự căng thẳng và lo lắng: Sự mất cân bằng nội tiết tố ở những người trẻ tuổi có thể là do tình trạng căng thẳng và lo lắng. Khi căng thẳng, hàm lượng progesterone trong cơ thể sẽ giảm sút. Đó là vì progesterone trong cơ thể được sử dụng để tổng hợp một loại nội tiết tố của tuyến thượng thận giúp bảo vệ cơ thể khỏi chứng căng thẳng. Tuy nhiên, khi bị căng thẳng, cơ thể không sản sinh đủ progesterone, khiến tuyến thượng thận kiệt sức. Việc này phá vỡ tỷ lệ cân bằng giữa estrogen và progesterone trong cơ thể, khiến hàm lượng estrogen tăng cao và gây mất cân bằng nội tiết tố. Mỹ phẩm: Các mỹ phẩm có gốc dầu như dầu bôi trơn, bột tan, dung dịch sáp... có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và làm khô da. Chúng kích thích sự sản sinh một số nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Thực phẩm công nghiệp: Việc sử dụng nhiều thực phẩm công nghiệp giàu estrogen có thể làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Các loài động vật được nuôi công nghiệp thường được bổ sung chất steroid estrogen để vỗ béo. Khi một người ăn phải thịt của động vật như thế, lượng estrogen dư thừa sẽ đi vào máu và gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Chứng rối loạn ăn uống: Các chứng rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn vô độ có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Khi một người mắc phải các chứng rối loạn này, hàm lượng estrogen và dehydroepiandrosterone (DHEA) trong cơ thể bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Độc tố từ môi trường: Thuốc trừ sâu, nước sơn, thuốc diệt cỏ, các loại nhựa, sơn dầu, các sản phẩm chăm sóc cá nhân... tất cả những thứ này đều có chứa các độc tố có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Chúng làm gia tăng hàm lượng xeno-estrogen trong cơ thể, ngăn cản các estrogen tốt trong cơ thể làm việc một cách bình thường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-cuu-cho-tre-khi-bi-dien-giat-vi
Sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Tính hiếu động và tò mò là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng điện giật ở trẻ. Điện giật là một tai nạn vô cùng nguy hiểm, gây nhiều tổn thương cho cơ thể như ngừng tim, ngừng thở, tổn thương các cơ quan, thậm chí có thể lấy đi tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào. Sơ cứu trẻ bị điện giật là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết để bảo vệ con mình tránh các biến chứng có thể xảy ra khi bé bị điện giật. 1. Điện giật ở trẻ có nguy hiểm không? Tai nạn điện giật xảy ra một cách đột ngột khiến nạn nhân bị bỏng ở các mức độ từ nhẹ đến nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập, ngừng thở. Điện giật có thể khiến nạn nhân tử vong do tim ngừng thở Các cơ quan trong bị tổn thương do điện giật gồm:Tim: Rung thất, rối loạn nhịp nhĩ, block tim độ 1 và 2, block nhánh và ngừng tim đột ngột là các hiện tượng có thể xảy ra khi bé bị điện giật. Trong đó rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xảy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác.Thận: Điện giật khiến thận của trẻ bị tổn thương nặng như tổn thương thận cấp do lắng đọng sắc tố của tế bào cơ trong ống thận, hoại tử ống thận cấp và tiêu cơ vân.Thần kinh: Sau khi bị điện giật, trẻ có thể bị tổn thương ở cả 2 hệ thống thần kinh là trung ương và ngoại biên. Khi bị tổn thương thần kinh trẻ thường có các biểu hiện như rối loạn trí nhớ, suy giảm hô hấp, mất ý thức, yếu hoặc liệt chi,... trong đó rối loạn cảm giác và vận động do tổn thương thần kinh ngoại biên là khá phổ biến.Da: Trẻ có thể bị bỏng nhiệt bề mặt, bỏng nhiệt một phần hoặc bỏng nhiệt toàn bộ sau khi tổn thương. Cần lưu ý không được dựa vào các tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt là các tổn thương do điện áp thấp gây nên.Cơ xương: Vùng tổn thương thường là các mô ở sâu xung quanh các xương dài, điện giật có thể gây bỏng màng xương, phá hủy bào chất xương, hoại tử xương, gãy xương...Hệ thống mạch máu, đông máu: Sau khi bị điện giật, các mạch máu của trẻ có thể bị tổn thương và xuất hiện các huyết khối động mạch, hiện tượng này xảy ra do hội chứng ép khoang hoặc đông cứng các mạch máu nhỏ.Các cơ quan khác như phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng,... cũng bị tổn thương và gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng, và thậm chí là gây tử vong. 2. Sơ cứu trẻ bị điện giật như thế nào? 2.1. Tại nơi xảy ra điện giậtKhẩn trương ngắt nguồn điện, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi dòng điện bằng các vật dụng không dẫn điện như que gỗ hay chổi.... Lưu ý không được chạm vào trẻ bằng tay trần khi chưa ngắt nguồn điện.Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn của trẻ (nhịp tim, nhịp thở, ho và cử động): Nếu trẻ bị ngừng tim, ngừng thở cần tiến hành các biện pháp hồi sinh tim phổi như sau:Đặt trẻ nằm, ngửa đầu tối đa, loại bỏ các dị vật trong miệng của trẻ, không làm nếu trẻ bị chấn thương cột sống cổ.Ấn vào vùng trước tim của trẻ, kiểm tra nếu tim trẻ không đập trở lại thì tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ (30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt), tiếp tục cấp cứu đến khi nào tim trẻ đập lại và thở được.Ngay sau khi trẻ tự thở được và tim đập trở lại cần tiến hành băng bó cầm máu, cố định các phần xương bị gãy, cố định cột sống cổ trẻ nếu nghi ngờ bị tổn thương, truyền dịch cho trẻ nếu trẻ bị hạ huyết áp và đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chăm sóc đặc biệt.Khi phát hiện con mình bị bỏng, các bậc cha mẹ không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các nhân viên y tế làm sạch và băng bó vết thương đồng thời kiểm tra những tổn thương bên trong của trẻ. Khi phát hiện bé bị bỏng nên đưa ngay đến bệnh viện để sơ cứu kịp thời 2.2. Tại bệnh việnTheo dõi liên tục tình trạng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở của trẻ.Hỗ trợ hô hấp cho trẻ bằng cách cho trẻ thở oxy thông qua xông mũi hoặc mặt nạ, trường hợp trẻ bị suy hô hấp nặng cần tiến hành bóp bóng oxy qua mặt nạ hoặc nội khí quản cho trẻ.Nếu trẻ bị tụt lưỡi cần đặt canuyn miệng vào miệng của trẻ.Kiểm tra công thức máu; ure và creatinin máu; điện giải máu; đường máu; CK; các men SGOT và SGPT,... nhằm đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ sau khi bị điện giật.Đánh giá mức độ tổn thương của trẻ:Cần chuyển trẻ vào khoa hồi sức tích cực để được chăm sóc đặc biệt nếu trẻ bị tổn thương nặng.Ngay khi trẻ đã được cấp cứu ổn định, nếu trẻ bị bỏng đáng kể nên chuyển trẻ đến trung tâm chuyên điều trị bỏng.Đối với những trẻ bị điện giật do tiếp xúc với nguồn điện cao áp, cần theo dõi sát tình trạng tim mạch từ 12 – 24 giờ mặc dù không thấy rõ bất cứ tổn thương nào. 3. Cách phòng tránh điện giật ở trẻ Đối với những trẻ lớn, cần giáo dục và dạy cho trẻ biết được những mối nguy hiểm về điện và các biện pháp phòng tránh điện giật khi sử dụng các thiết bị điện.Với những trẻ còn nhỏ:Cha mẹ cần thiết kế các ổ cắm ngoài tầm với của trẻ.Dùng chắn điện an toàn hoặc lấy băng dính bịt kín các ổ cắm ít sử dụng đến.Dây dẫn điện trong nhà cần phải dùng loại có vỏ bọc cách điện tốt, không nên sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém, nên đặt chúng trong ống cách điện để phòng điện giật khi dây dẫn điện bị rò.Không chạm vào nguồn điện, cắm phích các thiết bị điện khi tay đang ướt, chân không mang dép và đứng nơi ẩm ướt.Nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy bơm nước, máy giặt,... để phòng điện giật khi điện bị rò ra vỏ.Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do bị điện giật, các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến các thiết bị điện gia dụng trong nhà cũng như các dây dẫn điện bị sờn tróc vỏ và các ổ điện bị bể gây rò điện, nên sửa chữa hoặc thay thế ngay.
https://suckhoedoisong.vn/lan-dau-tien-bit-lo-ro-van-2-la-nhan-tao-bang-tim-mach-can-thiep-16940854.htm
03-06-2011
Lần đầu tiên bít lỗ rò van 2 lá nhân tạo bằng tim mạch can thiệp
Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, ngày 31/5/2011, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã bít thành công lỗ rò van hai lá nhân tạo bằng kỹ thuật tim mạch can thiệp có sự hỗ trợ của gây mê hồi sức và siêu âm tim qua thực quản. Đây là trường hợp đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam bằng kỹ thuật này. Khẳng định bước tiến mới của tim mạch can thiệp Do hở van hai lá nặng và sa lá van nên năm 2009 ông Trần Khánh Thọ, 59 tuổi (Hùng Vương - TP. Nam Định) phải phẫu thuật thay van hai lá nhân tạo. Tuy nhiên sau gần hai năm chung sống với van hai lá nhân tạo, bệnh nhân cảm thấy tức ngực vùng trước tim. Lo ngại những biến chứng bất thường xảy ra với van tim cơ học, ông Thọ đến Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để khám và điều trị. Các bác sĩ ở đây cho hay vòng van 2 lá nhân tạo của bệnh nhân Thọ bị bung ra, làm xuất hiện lỗ rò ở ngay chân van, đường kính khoảng 5mm và nhiều lỗ rò nhỏ khác khiến máu phụt lên trần nhĩ trái gây tức ngực. Nếu các lỗ rò này không được bít lại sẽ làm người bệnh có nguy cơ suy tim. Bệnh nhân Thọ sau khi được can thiệp bít lỗ rò van hai lá nhân tạo. TS. Nguyễn Lân Hiếu - Viện Tim mạch quốc gia, Giảng viên bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội cho biết, để xử trí biến chứng này thông thường người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật lại để thay van hai lá mới. Tuy nhiên đối với bệnh nhân Thọ đây là quyết định khó vì sức khỏe của người bệnh rất yếu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tiếp tục trải qua một ca đại phẫu có tuần hoàn ngoài cơ thể. Mặt khác, những người đã từng phẫu thuật tim mở thường bị dính rất nhiều, để mở được quả tim, phẫu thuật viên sẽ mất rất nhiều thời gian xử trí các phần bị dính của quả tim. Đây là một công việc khó vì chỉ một chút bất cẩn sẽ gây tổn thương nhiều hơn cho quả tim người bệnh, thậm chí người bệnh có thể tử vong ngay trong ca mổ. Để có thể đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh các bác sĩ Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội quyết định thực hiện kỹ thuật can thiệp tiên tiến nhất bít lỗ rò nơi chân van hai lá nhân tạo thay cho phẫu thuật tim mở. Đây là lần đầu tiên tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai ca tim mạch can thiệp có sự tham gia của bác sĩ gây mê hồi sức và bác sĩ siêu âm tim qua thực quản. Khác với những trường hợp can thiệp tim mạch khác, bệnh nhân chỉ cần gây tê tại đường vào của ống thông (động mạch quay hoặc động mạch đùi), bác sĩ can thiệp thực hiện thủ thuật dưới máy chụp mạch, còn trong ca can thiệp này bệnh nhân Thọ được gây mê nội khí quản ngay tại phòng Cathlab. Bác sĩ can thiệp không chỉ thực hiện thủ thuật dưới máy chụp mạch mà còn có hình ảnh của đầu dò siêu âm tim qua thực quản. Nhờ đó, bác sĩ thủ thuật bít triệt để lỗ rò to và tất cả các lỗ rò nhỏ xung quanh chân van hai lá nhân tạo bằng dụng cụ chuyên biệt. Sau hơn 1 giờ thực hiện, ca can thiệp đặc biệt đã thành công, bệnh nhân được rút ống thở ngay sau thủ thuật kết thúc và được xuất viện ngay ngày hôm sau. Mở ra hướng điều trị hiệu quả hơn cho các biến chứng sau thay van Theo TS. Nguyễn Lân Hiếu, bung vòng van, xuất hiện lỗ rò chân van nhân tạo là biến chứng có thể gặp ở người thay van nhân tạo, đặc biệt là van hai lá, van động mạch chủ. Hiện nay, các Trung tâm tim mạch lớn trên thế giới người ta đã bít thành công lỗ rò chân van động mạch chủ bằng can thiệp nhưng đối với van hai lá nhân tạo kỹ thuật khó hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, TS. Hiếu là người thực hiện can thiệp thành công một số ca có lỗ rò chân van động mạch chủ nhân tạo nhưng để bít lỗ rò chân van hai lá nhân tạo thì vẫn còn là một câu hỏi lớn. Hở chân van hai lá nhân tạo. Cách đây 2 tuần, TS. Hiếu cùng một chuyên gia nước ngoài thực hiện một trường hợp tương tự bệnh nhân Thọ nhưng không thể can thiệp được do lúc đó chỉ làm dưới máy chụp mạch. Sau nhiều trăn trở, TS. Hiếu và các bác sĩ can thiệp nhận thấy cần phải có sự tham gia của siêu âm tim qua thực quản mới có thể bít lỗ rò của van hai lá nhân tạo qua ống thông. Để đảm bảo an toàn cho ca can thiệp này bệnh nhân cần phải gây mê. PGS.TS Nguyễn Hữu Tú - Trưởng khoa Gây mê hồi sức và chống đau - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người trực tiếp tham gia ca can thiệp cho biết, gây mê cho bệnh nhân Thọ gần như một ca phẫu thuật vì siêu âm tim qua thực quản trong suốt thời gian can thiệp cần phải kiểm soát đường thở bằng cách đặt nội khí quản. Lượng thuốc gây mê phải được tính toán rất chuẩn vì phải đảm bảo người bệnh “ngủ an toàn” trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật nhưng không được tác động xấu đến chức năng tim của người bệnh và cần phải hồi tỉnh ngay sau khi thủ thuật kết thúc. TS. Nguyễn Lân Hiếu cho biết, biện pháp điều trị tiên tiến này đã giúp người bệnh không phải trải qua cuộc đại phẫu, chi phí thấp (bằng 1/3 so với phẫu thuật thay van), thời gian nằm viện ngắn. Đây sẽ là điểm khởi đầu quan trọng để có thể xử trí tất cả những biến chứng sau thay van hai lá, van động mạch chủ nhân tạo bằng tim mạch can thiệp. Sự kết hợp giữa bác sĩ can thiệp, gây mê và siêu âm qua thực quản còn là điều kiện để những trung tâm tim mạch lớn ở Việt Nam tiến tới xây dựng phòng mổ Hybrid, có thể sử dụng can thiệp và phẫu thuật trong cùng một ca mổ với sự hướng dẫn của siêu âm tim qua thực quản. Lê Hảo
https://suckhoedoisong.vn/huong-dan-so-cuu-ngo-doc-thuc-pham-tai-nha-169240203143853016.htm
07-02-2024
Hướng dẫn sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật gây bệnh có trong thức ăn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... Theo thống kê, nguyên nhân chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%),… và các nguyên nhân khác. Trong đó, ngộ độc thực phẩm do hóa chất gây ra có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc các bệnh lý diễn tiến trong thời gian dài như ung thư . Biểu hiện ngộ độc thực phẩm cần sơ cứu ngay Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Những triệu chứng này thường không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm: Tiêu chả y Buồn nôn hoặc nôn ói Đau bụng Sốt Thực phẩm cần lựa chọn an toàn và bảo quản đúng cách. Thông thường, những bệnh phát sinh do thực phẩm thường tự khỏi trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường như suy hô hấp, rối loạn ý thức, co giật, không thể gây nôn,… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước xử lý cần thiết. Đặc biệt, khi thấy những triệu chứng diễn ra lâu ngày như rối loạn tiêu hóa kéo dài lâu hơn 2-3 ngày; đi ngoài ra máu; tiêu ra máu trong vòng 24 giờ… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai ngay sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Do đó, cần trang bị cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để có thể nhanh chóng giúp đỡ bản thân hoặc ai đó khi không may gặp phải tình trạng này. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn bao gồm: - Kích thích giúp nôn hết thực phẩm Những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc. Lúc này, người bị ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để nôn hết những thức ăn đã ăn vào. Các cách thức có thể áp dụng như uống cốc nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy (dân gian thường gọi là móc họng) vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác nôn ở người bệnh. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại. Những lưu ý trong lúc gây nôn: Nếu người bệnh nằm nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở. Đối với trẻ em, người hỗ trợ cần thực hành động tác gây nôn khéo léo tránh gây trầy xước cổ họng trẻ. Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì không nên kích nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở. Cần rửa thực phẩm sạch và phân loại chín sống để tách riêng phòng ngộ độc. - Cần uống bù nước Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ. Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải oresol. Nếu sử dụng dung dịch oresol để bù nước cho người bệnh, người hỗ trợ cần phải đọc kỹ hướng dẫn, pha nước theo đúng liều lượng chỉ định, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch… - Người bệnh cần nghỉ ngơi, theo dõi chặt chẽ và nhập viện Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn. Cần theo dõi nhịp tim, trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp. Sau khi tiến hành quy trình sơ cứu ngộ độc thực phẩm bao gồm các cách gây nôn, bù nước,… dù tình trạng người bệnh có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tiến hành thực hiện các bước cấp cứu khi cần thiết. Dựa theo kết quả đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, cấy phân,… nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và có hướng xử trí phù hợp. Tình trạng ngộ độc thực phẩm 'bẩn' dịp cuối năm: Đừng để người dân bất an SKĐS - Cuối năm là thời điểm các loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng… được đưa ra ngoài thị trường nhiều hơn. Người dân cần lưu ý để tránh bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe. BS Nguyễn Văn Tùng Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/xu-huong-tham-my-ket-hop-da-cong-nghe-voi-chi-va-chat-lam-day-20220819220355758.htm
20220819
Xu hướng thẩm mỹ kết hợp đa công nghệ với chỉ và chất làm đầy
Đặc biệt, chiều ngày 22/7 trong Phiên khoa học thứ 9 của Công ty Cuộc Sống Tươi Đẹp: "Kết hợp đa công nghệ tạo nên vẻ đẹp toàn diện" với chủ tọa là GS.BS Nguyễn Hữu Sáu và PGS.BS Văn Thế Trung, TS.BS Vũ Thái Hà đã diện cho nhãn hàng Ultra V Lift mang đến Hội nghị báo cáo khoa học với chủ đề "Nghệ thuật kết hợp nâng kéo bằng chỉ với tăng thể tích bằng bột chỉ". Theo đó, bác sĩ Hà cũng chỉ ra được sự kết hợp giữa chỉ Ultra V Lift và chất làm đầy bột chỉ Ultra Col giúp mang đến giải pháp thẩm mỹ da toàn diện và hiệu quả tối ưu trong làm đầy. So với các cách căng da mặt thông thường, căng da mặt bằng chỉ đặc biệt không cần sử dụng dao kéo, mà vẫn kéo căng các mô cơ dưới da và vùng da chảy xệ hiệu quả. Ultra V Lift là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ, chuyên gia yêu thích thẩm mỹ nội khoa. Theo chia sẻ của TS.BS Vũ Thái Hà, nhãn hàng Ultra V Lift cho ra đời các loại chỉ khác nhau, cho từng vấn đề và từng vị trí. Mỗi vị trí trên khuôn mặt cần sử dụng những loại chỉ có cấu tạo các mấu gai khác nhau, hình dạng thích hợp, và có thể kết hợp nhiều loại chỉ khác nhau để cho kết quả tối ưu nhất. Để dễ dàng hiểu rõ về cơ chế hoạt của chỉ Ultra V Lift, bác sĩ Hà ví việc căng chỉ như một miếng thịt được chúng ta giăng một cái dây ở giữa, điều này sẽ giúp nâng đỡ và cải thiện độ võng của miếng thịt. Tuy nhiên, căng chỉ nổi bật với ưu điểm trẻ hóa nhưng tác dụng làm đầy không hiệu quả được như chất làm đầy, vậy nên sự kết hợp giữa chỉ và chất làm đầy sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ cao hơn khi riêng lẻ. Trong trường hợp này, nếu là chất làm đầy chứa HA đơn thuần sẽ làm cho chỉ tiêu nhanh hơn, và ngược lại chỉ sẽ làm giảm tác động làm đầy của HA. Chất làm đầy bột chỉ tiên tiến Ultra Col được đề cập đến với thiết kế dạng vi cầu và là một trong những phát minh nổi bật trong công nghệ chất làm đầy. Thành phần của Ultra Col ngoài HA còn chứa bột chỉ PDO, mang hiệu quả tăng sinh collagen rõ ràng, giảm hiệu ứng u hạt, và cho tác dụng làm đầy. Giúp tăng diện tích tiếp xúc bề mặt lớn, khả năng làm đầy tự nhiên, thực hiện được trên những vị trí khó và nhạy cảm của khuôn mặt. Khách hàng có thể thực hiện dịch vụ căng chỉ để trẻ hóa da mặt, và ngay sau đó sử dụng kết hợp chất làm đầy bột chỉ để làm đầy các vùng lõm trên gương mặt trong cùng một liệu trình mà không cần phải đợi sau một thời gian dài. Hiệu quả nâng kéo và làm đầy ngay lập tức, hiệu quả cải thiện vùng mắt, rút ngắn thời gian điều trị và giảm thời gian nghỉ dưỡng. TS.BS Vũ Thái Hà đặc biệt nhấn mạnh: "Chỉ là một trong những biện pháp ứng dụng trong ngành thẩm mỹ nội khoa đã có từ khoảng 10 năm nay. Gần đây, rộ lên rất nhiều loại chỉ và chất làm đầy được ứng dụng trong thẩm mỹ chống lão hóa toàn cầu. Tuy nhiên. cần lựa chọn thương hiệu chỉ và chất làm đầy uy tín, an toàn để sử dụng cho khách hàng của mình". Hội nghị Da liễu Thẩm mỹ Toàn Quốc lần thứ 5 khép lại với 2 phiên toàn thể và 16 phiên khoa học được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia da liễu đầu ngành, mang lại những bước phát triển mới trong ngành da liễu. Tại Hội nghị lần này, thương hiệu chỉ Ultra V Lift mong muốn mang đến những công nghệ, giải pháp thẩm mỹ an toàn, hiệu quả, và tiên tiến bậc nhất hiện nay để phục vụ nhu cầu làm đẹp của hàng triệu người tiêu dùng Việt. Hiện nay, Công ty Cuộc Sống Tươi Đẹp đơn vị phân phối độc quyền thương hiệu chỉ Ultra V Lift tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là địa chỉ uy tín chuyển giao công nghệ và thực hành căng chỉ, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và hướng dẫn thực hành, giúp các bác sĩ Việt tiếp cận toàn diện với công nghệ chỉ Ultra V Lift. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Website: https://ultravlift.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/ultravlift.vn/ Hotline: 0906 991 748
https://tamanhhospital.vn/yoga-can-bang-noi-tiet-to-nu/
15/01/2024
10 bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả có thể bạn chưa biết
Mất cân bằng nội tiết tố (hormone) trong cơ thể sẽ biểu hiện qua các vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ cho thấy các bài tập yoga có thể điều hòa hormone trong cơ thể, giảm căng thẳng và giữ tâm trạng thư giãn. Bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa II Trương Thị Vành Khuyên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM gợi ý cho bạn 10 bài tập yoga cân bằng nội tiết tố nữ có lợi cho sức khỏe có thể bạn chưa biết. Mục lụcRối loạn nội tiết tố là gì?Ảnh hưởng của Yoga với rối loạn nội tiết tố1. Yoga giúp giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng2. Yoga giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thểHướng dẫn thực hiện bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ giới1. Tư thế Bhujangasana hoặc tư thế rắn hổ mang2. Shalabhasana hoặc tư thế con châu chấu3. Setu Bandha Sarvangasana hoặc tư thế cây cầu4. Ustrasana hoặc tư thế con lạc đà5. Prasarita Padottanasana hoặc Cúi người về phía trước với tư thế rộng6. Ardha Chandrasana hoặc tư thế nửa vầng trăng7. Baddha Konasana hoặc tư thế thợ giày8. Supta Baddha Konasana hoặc tư thế ép hông9. Supta Padangusthasana 2 hoặc tư thế ngả bàn tay sang ngón chân cái10. Samakonasana hoặc tư thế góc thẳngNhững lưu ý về tập Yoga cân bằng nội tiết tốRối loạn nội tiết tố là gì? Rối loạn nội tiết tố là sự mất cân bằng hormone khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone. Sự mất cân bằng này xảy ra bởi hệ thống phản hồi của nội tiết gặp trục trặc, dẫn đến hệ thống điều hòa và kiểm soát hormone trong cơ thể không cân bằng được. Hậu quả là sức khỏe bị ảnh hưởng như rối loạn nhịp tim, sự phát triển của xương và mô, thậm chí cả khả năng sinh sản. (1) Một số loại rối loạn nội tiết phổ biến, bao gồm: (2) Mãn kinh. Bệnh tiểu đường. Bệnh lý Addison. Bệnh Cushing. Bệnh Graves. Viêm tuyến giáp Hashimoto. Bệnh cường giáp, suy giáp. U tiết prolactin. Ung thư tuyến nội tiết. Ảnh hưởng của Yoga với rối loạn nội tiết tố 1. Yoga giúp giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng Tập Yoga thường xuyên, cơ thể sẽ phải phóng các hormone giúp giảm căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, tăng năng lượng và cảm giác hạnh phúc. Một số hormone đó gồm: (3) 1.1. Endorphin Endorphin được xem là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Hormone này được giải phóng khi bạn vui vẻ, khi tập thể dục hoặc sau khi vượt qua khó khăn và đạt được một thành quả nào đó. Endorphin tương tác với các thụ thể trong não, tạo cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Vì vậy, hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể quản lý cảm xúc và đối phó với những tình huống khó khăn. Bạn có thể cảm nhận được tác dụng của endorphin ngay lập tức sau một buổi tập yoga. Các chuyển động thể chất khi tập sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin vào máu và duy trì ở mức cao trong vài giờ sau mỗi buổi tập, mang lại cảm giác thư giãn cho cơ thể. 1.2. Cortisol: Cortisol được gọi là “hormone căng thẳng” vì cortisol thường giải phóng để đáp ứng những lúc cơ thể căng thẳng. Hormone này rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể nhưng quá nhiều sẽ gây hại như gây tăng cân, thay đổi tâm trạng và gây mất ngủ. Việc tập yoga thường xuyên giúp giảm mức cortisol xuống, giảm căng thẳng và làm dịu tâm trí. 1.3. Serotonin: Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, cảm giác trầm cảm và buồn bã. Khi tập yoga, serotonin giải phóng làm tăng mức năng lượng trong cơ thể, cải thiện chức năng nhận thức, tăng trí nhớ, tỉnh táo và tập trung. 2. Yoga giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể Các bài tập yoga giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể, bao gồm: (4) Cơ bắp thường xuyên luyện tập giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Một số tư thế kích thích toàn bộ hệ thống duy trì chức năng giúp sản xuất và phân phối đều đặn hormone đi khắp cơ thể. Yoga tập trung vào hơi thở giúp kích thích hệ thống nội tiết hoạt động hiệu quả hơn. Mất cân bằng nội tiết tố cũng xảy ra do căng thẳng. Các nghiên cứu ghi nhận yoga giúp giảm căng thẳng. Quan trọng, người tập yoga phải thực hiện các bài tập đúng cách. Các bài tập yoga chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế cho thuốc trong các bệnh lý nội tiết. Do đó người bệnh khi mắc các bệnh lý nội tiết cần được khám bệnh theo dõi và tư vấn kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết. Tập Yoga thường xuyên, cơ thể sẽ phải phóng các hormone giúp giảm căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, tăng năng lượng và cảm giác hạnh phúc. Hướng dẫn thực hiện bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ giới Yoga cân bằng nội tiết tố nữ giới bằng cách kích thích các cơ quan nội tiết và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể. Dưới đây là một số động tác yoga giúp cân bằng nội tiết tố nữ: (5) 1. Tư thế Bhujangasana hoặc tư thế rắn hổ mang Cách thực hiện: Nằm sấp trên thảm tập yoga. Đặt lòng bàn tay dưới vai. Giữ hai chân sát nhau. Chống hai tay, lòng bàn tay xuống đất. Duỗi thẳng hai tay và từ từ nâng thân mình lên. Thả lỏng 2 vai. Khuỷu tay phải gần với cơ thể. Giữ nguyên tư thế và hít thở trong vài giây rồi hạ mình xuống. 2. Shalabhasana hoặc tư thế con châu chấu Bài tập này trong yoga giúp tăng cường cơ lưng dưới, săn chắc cơ bụng và kích thích các cơ quan. Cách thực hiện: Nằm sấp, giữ 2 tay ở bên cạnh. Giữ trán trên sàn nhà. Thở ra và từ từ nhấc đầu, vai, cánh tay, thân và chân lên khỏi sàn. Giữ thăng bằng ở bụng, xương chậu và phần ngực dưới. Giữ tay song song với sàn. Mắt nhìn về phía trước. Giữ thăng bằng trong 10 giây và từ từ hạ người xuống. 3. Setu Bandha Sarvangasana hoặc tư thế cây cầu Cách thực hiện: Nằm ngửa, giữ 2 chân cách nhau một khoảng bằng hông. Cong đầu gối, giữ 2 bàn chân cách mông một khoảng bằng nắm tay. Hít vào, hóp bụng, dùng lực 2 bàn tay, cơ bụng, cơ hông và chóng 2 chân xuống đẩy xương chậu lên cao nhất có thể. Giữ tư thế trong 10 giây và từ từ hạ người xuống thảm. Giữ thói quen tập yoga đều đặn ít nhất 10 – 15 phút/ ngày. 4. Ustrasana hoặc tư thế con lạc đà Cách thực hiện: Quỳ trên thảm và giữ 2 đầu gối cách nhau một khoảng bằng nắm tay. Lòng 2 bàn chân hướng lên trên. Hít vào Ngửa người ra sau, nâng ngực lên theo hướng trần nhà và dần dần đẩy xương chậu về phía trước. Sau khi cong lưng, giữ chặt mắt cá chân để tư thế được thăng bằng. Lưu ý, bạn hãy hít vào thở ra vài lần trước khi ngửa người ra phía sau và nâng ngực lên. 5. Prasarita Padottanasana hoặc Cúi người về phía trước với tư thế rộng Cúi người về phía trước với tư thế rộng giúp tăng lưu lượng máu trong buồng trứng, giảm căng ở hông và lưng dưới. Cách thực hiện: Đứng trên thảm và mở rộng hai chân. Đặt tay lên hông hoặc giơ lên trời. Hít vào, rướn người kéo dài thân mình, lưng duỗi thẳng. Thở ra và uốn cong người về phía trước tính từ thắt lưng. Cố gắng đưa đầu sát xuống đất. Hai tay có thể để ở hông hoặc đưa xuống sàn, giữ 2 tay thẳng và song song với nhau. Giữ tư thế trong vài giây rồi ngồi dậy. 6. Ardha Chandrasana hoặc tư thế nửa vầng trăng Tư thế nửa vầng trăng giúp tăng cường sức mạnh ở bụng và giảm đau lưng. Cách thực hiện: Đứng tư thế 2 chân rộng, chân phải hướng sang một bên và chân trái hướng về phía trước. Cúi người sang bên phải. Nâng chân trái song song với sàn. Tay phải đặt ở phía trước bàn chân phải. Tay trái hướng lên trần nhà. Toàn bộ thân mình hướng về phía trước. 7. Baddha Konasana hoặc tư thế thợ giày Tư thế thợ giày làm dịu các cơ vùng chậu. Cách thực hiện: Ngồi xuống thảm, gấp 2 chân lại và đặt 2 lòng bàn chân hướng vào nhau. Giữ các ngón chân và đưa 2 gót chân sát vào nhau. Hít thở và thư giãn. Thở ra từ từ và cúi người về phía trước. Đầu gối cố gắng giữ sát sàn. Hít thở vài giây và ngồi dậy. 8. Supta Baddha Konasana hoặc tư thế ép hông Cách thực hiện: Nằm xuống thảm, 2 chân mở rộng. Gập 2 đầu gối hướng ra ngoài. Đưa 2 bàn chân hướng về phía xương chậu và áp sát lại với nhau. Giữ 2 tay trên bụng. Giữ tư thế trong 5 nhịp thở đến 1 phút và duy trì hơi thở đều đặn. 9. Supta Padangusthasana 2 hoặc tư thế ngả bàn tay sang ngón chân cái Tư thế ngả bàn tay sang ngón chân cái giúp điều chỉnh xương chậu và giảm đau lưng dưới. Cách thực hiện: Nằm xuống thảm tập yoga. Giữ 2 chân duỗi thẳng. Cong một chân vào ngực, tay giữ ngón chân cái. Chân duỗi từ từ lên trên, qua đầu. Giữ thẳng đầu gối. Giữ tư thế trong vài giây và quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập ở chân còn lại. 10. Samakonasana hoặc tư thế góc thẳng Tư thế góc thẳng giúp tăng cường và kéo căng các cơ sàn chậu. Cách thực hiện: Ngồi xuống thảm tập yoga. Giữ thẳng và kéo dãn lưng. Duỗi thẳng chân càng căng càng tốt. Giữ tư thế trong vài nhịp thở. Những lưu ý về tập Yoga cân bằng nội tiết tố Giữ thói quen tập yoga đều đặn ít nhất 10 – 15 phút/ ngày. Theo dõi hiệu quả của việc tập yoga bằng cách ghi lại bất kỳ thay đổi về tâm trạng, năng lượng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của Yoga đối với nội tiết tố nói chung có cỡ mẫu nhỏ trên một nhóm dân số nhất định do đó về mặt chứng cứ khoa học chỉ có giá trị tham khảo, cần các nghiên cứu lớn hơn để đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn. Các bài tập yoga chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế cho thuốc trong các bệnh lý nội tiết. Do đó, người bệnh khi mắc các bệnh lý nội tiết cần được khám bệnh theo dõi và tư vấn kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Bác sĩ chuyên khoa II Trương Thị Vành Khuyên, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang khám và tư vấn cho người bệnh. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hội tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại liên tục được cập nhật trên thế giới giúp quá trình khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Yoga là một phương pháp tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe hormone của cơ thể. Nếu giữa thói quen luyện tập yoga đều đặn hàng ngày, cơ thể sẽ giảm mức cortisol và tăng sản xuất serotonin giúp mang lại cảm giác hạnh phúc. Hãy thử tập 10 bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ, bạn sẽ thấy những điều tuyệt vời đến với mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kiem-soat-benh-vay-nen-tren-ban-tay-vi
Kiểm soát bệnh vảy nến trên bàn tay
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bị bệnh vảy nến bàn tay có nhiều tác động đến cuộc sống của bạn hơn vì bạn phải sử dụng bàn tay để giao tiếp và thực hiện công việc. Các mảng vảy nến da tay cũng có thể bị nứt và chảy máu khi rửa tay. May mắn thay, có các biện pháp giúp kiểm soát bệnh vảy nến trên bàn tay. 1. Tại sao bàn tay cần được chăm sóc đặc biệt? Cũng giống như bệnh vảy nến ở những nơi khác trên cơ thể, bệnh vảy nến ở tay có thể làm cho da đỏ ửng lên, với các mảng vảy có thể nứt ra, gây đau và chảy máu. Khoảng 12–16% những người bị bệnh vảy nến bị vảy nến bàn tay, chân hoặc móng tay. Các triệu chứng khác của bệnh vảy nến ở tay có thể bao gồm:Nứt daĐauSự chảy máuDa dày lênNgứaKhô daDa ửng đỏĐóng vảy mịn với các vảy trắng bạc ở móng tayMột người bị bệnh vảy nến ở móng tay có thể nhận thấy những thay đổi sau:Dày móngBong móng tayRổ hõng móng và gờ trên móng tayNếu bạn làm các công việc cần rửa tay thường xuyên thì nguy cơ bị các đợt vảy nến bàn tay cao hơn. 2. Các biện pháp giúp kiểm soát bệnh vảy nến trên bàn tay 2.1. Dưỡng ẩm hàng ngàyDùng kem dưỡng ẩm cho da tay mỗi ngày giúp làm giảm mẩn đỏ, bảo vệ da và giúp vết thương mau lành. Bạn nên sử dụng các sản phẩm không có mùi. Lưu ý là chọn các sản phẩm có khả năng giữ nước tốt như thuốc mỡ hoặc kem đặc thay vì kem dưỡng da. Bạn hãy luôn dưỡng ẩm sau khi tắm, rửa tay hoặc rửa bát để kiểm soát vảy nến lòng bàn tay.2.2. Đừng nán lại trong bồnTắm nước nóng và tắm lâu có thể làm khô tay và làm cho các triệu chứng vảy nến tồi tệ hơn. Bạn nên tắm không quá một lần mỗi ngày và tắm trong thời gian ngắn (5 phút dưới vòi hoa sen và 15 phút trong bồn tắm).Sử dụng nước ấm nhưng không quá nóng và xà phòng dành cho da nhạy cảm. Bỏ qua xơ mướp và khăn mặt vì chúng có thể làm khô tay bạn. Sau khi hoàn tất, dùng khăn vỗ nhẹ lên da và thoa kem khi tay vẫn còn ẩm. Vẩy nến ở tay có nhiều tác động đến cuộc sống của bạn 2.3. Giữ cho bàn tay ấm và khôGăng tay có thể giúp tay bạn không bị khô khi ở ngoài trời trong thời tiết se lạnh. Nếu có thể, hãy chọn kiểu làm từ sợi tự nhiên, mềm mại như bông vì nó ít làm cho bệnh vảy nến nặng hơn so với găng tay làm bằng len. Giặt găng tay bằng xà phòng giặt không có mùi thơm và bỏ qua nước xả vải vì có thể khiến tay tình trạng vảy nến bàn tay tệ hơn.2.4. Sử dụng thuốc điều trị daKem Steroid: Kem corticosteroid (steroid) là một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh vảy nến nhẹ; giúp cải thiện tình trạng bị viêm, đỏ. Tuy nhiên, sử dụng kem steroid kéo dài làm mỏng da, vì vậy tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.Axit salicylic: chất này có trong một số loại kem trị mụn, giúp da loại bỏ tế bào chết nhanh chóng hơn và làm cho bàn tay trông mịn hơn và ít vảy hơn.Nhựa than: Nhựa than đá được làm từ than đá hoặc một số loại gỗ. Cơ chế của nó là làm chậm sự phát triển của các tế bào da nên giúp bàn tay bớt ngứa, viêm và đỏ hơn. Tuy nhiên, nhựa than có thể khó sử dụng, làm ố quần áo và tóc. Một số người phàn nàn về mùi mạnh của nó. Lưu ý rằng nhựa than đá không an toàn để sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.2.5. Ánh sáng mặt trờiMột chút ánh nắng mặt trời sẽ giúp thiện tình trạng vảy nến trên tay nhờ tia cực tím (UV) tự nhiên làm chậm hoạt động của các tế bào da. Dành thời gian ra ngoài hàng ngày và bạn có thể nhận thấy vảy nến lòng bàn tay được cải thiện dần. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó vì quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể làm cho bệnh vảy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn. 2.6. Liệu pháp ánh sángNếu bác sĩ cho rằng ánh sáng nhiều hơn những gì bạn nhận được bên ngoài có thể giúp ích cho đôi tay của bạn, họ có thể đề nghị bạn thử "liệu pháp ánh sáng". Tại phòng khám của bác sĩ, bạn sẽ nhận được những chùm tia UV ngắn từ nguồn sáng đặc biệt hoặc tia laser. Nó không đau, nhưng bạn có thể cần vài buổi trước khi bắt đầu nhận thấy sự khác biệt.2.7. Chăm sóc móng tayKhoảng một phần ba số người bị bệnh vảy nến nhận thấy những thay đổi trên móng tay của họ. Bạn có thể thấy rỗ, lỗ hoặc thay đổi màu sắc và móng tay cũng có thể bắt đầu lỏng lẻo. Giữ móng tay ngắn để bảo vệ chúng và mang găng tay cao su khi bạn dọn dẹp, nấu nướng hoặc rửa bát đĩa. Nếu bạn đã có vấn đề về móng, hãy đeo bông lót bên dưới găng tay để được chăm sóc thêm.2.8. Kiểm soát các yếu tố làm nặng tình trạng vảy nếnMột số tác động phổ biến có thể gây ra bệnh vảy nến là căng thẳng, bị ốm (như viêm họng do liên cầu khuẩn) và một số loại thuốc. Nhiều người cũng cảm thấy rằng những gì họ ăn, dị ứng và thời tiết làm cho bàn tay bị viêm nhiễm nhiều hơn. Chú ý các yếu tố tác động khiến vảy nến bàn tay xuất hiện để phòng tránh.2.9. Tránh vết cắt, vết xước và vết bọ cắnBất cứ thứ gì gây hại cho da tay đều có thể khiến bệnh vảy nến ở tay bùng phát. Nếu bạn bị đứt tay, hãy làm sạch và chăm sóc nó ngay lập tức. Cố gắng không cạy vảy. Nếu bạn bị vết cắn của bọ ngứa, hãy cố gắng hết sức để không gãi vì việc gãi làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy dùng một miếng gạc lạnh để xoa dịu. Sử dụng thuốc điều trị da khi bị vẩy nến ở tay 2.10. Nhẹ nhàng làm bong vảyMặc dù tắm bằng vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước nóng sẽ làm khô tay của bạn, nhưng ngâm tay nước ấm có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn. Cho dầu tắm, bột yến mạch hoặc muối Epsom vào một bát nước và ngâm tay để giúp bong tróc da có vảy và giảm ngứa. Chỉ nên ngâm trong vài phút, sau đó dùng khăn nhẹ nhàng vỗ nhẹ nước ra khỏi tay và dưỡng ẩm ngay khi có thể.2.11. Thuốc điều trị vảy nếnBệnh vảy nến là một tình trạng của hệ thống miễn dịch, vì vậy nếu các phương pháp điều trị ngoài da không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc ảnh hưởng đến bệnh ở cấp độ tế bào. Bao gồm các:Cyclosporine: có tác dụng làm ức chế hệ thống miễn dịchRetinoids liều thấp như acitretin (Soriatane): để giảm sự nhân lên của tế bàoMethotrexate: làm chậm một loại enzyme gây ra sự phát triển nhanh chóng của tế bào da trong bệnh vảy nến.Khi sử dụng các thuốc này, bạn có thể thấy bệnh vảy nến ở tay được cải thiện trong vòng một hoặc hai tháng, nhưng chúng có tác dụng phụ nghiêm trọng và không phải là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người.Như vậy, có thể mất một thời gian để kiểm soát bệnh vảy nến trên tay. Không có phương pháp điều trị duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người và bạn cần thử một vài cách khác nhau trước khi bàn tay của bạn bắt đầu ổn hơn. Theo dõi những thay đổi bạn thực hiện và phương pháp điều trị bạn thử, cũng như kết quả bạn nhận được. Điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ quyết định các bước tiếp theo trong quá trình điều trị. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tang-cuong-sinh-ly-nam-gioi-vi
Cách tăng cường sinh lý nam giới
Sinh lý nam giới là nhân tố quyết định đến bản lĩnh cũng như khả năng tình dục của người đàn ông. Có rất nhiều phương pháp giúp tăng cường sinh lý mà phái mạnh có thể áp dụng được tại nhà. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho những ai đang quan tâm về cách tăng cường sinh lý nam. 1. Nguyên nhân gây yếu sinh lý nam giới là gì? Yếu sinh lý ở nam giới bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:Tuổi tác: Tuổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục của người đàn ông. Độ tuổi càng lớn thì hormone sinh dục nam Testosterone và Nitric oxide – 1 hợp chất tham gia vào quá trình cương cứng sẽ bắt đầu suy giảm, thường giảm sau độ tuổi 30.Có bệnh lý nền kèm theo: Các bệnh lý về chuyển hóa như tăng lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,... cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh lý người bệnh. Ngoài ra, các bệnh lý thực thể tại cơ quan sinh dục của người bệnh như ung thư dương vật, teo tinh hoàn, ung thư tinh hoàn... gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tình dục của nam giới hoặc khi người bệnh phải trải qua các cuộc phẫu thuật hoặc có bệnh bẩm sinh về cấu trúc của tủy sống, khung xương chậu có thể sẽ gây tổn thương đến dây thần kinh và mạch máu ở dương vật, rối loạn cương dương.Tác dụng phụ của một số thuốc: Việc người bệnh sử dụng kéo dài một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu sinh lý.Chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học: Chế độ ăn không đầy đủ, không đầy đủ các thành phần chất dinh dưỡng trong cơ thể, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine, ma túy... cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh lý của nam giới.Chế độ sinh hoạt không điều độ, không khoa học như lười vận động, lạm dụng việc quan hệ tình dục hoặc thủ dâm thường xuyên khiến cho dương vật hoạt động tần suất cao và xuất tinh liên tục, lâu dần nam giới sẽ gặp phải tình trạng xuất tinh sớm, thậm chí là có nguy cơ bị liệt dương.Yếu tố tâm lý: Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những mệt mỏi, áp lực cuộc sống và công việc, sang chấn tâm lý... cũng làm ảnh hưởng đến ham muốn và chất lượng tinh trùng. Vì khi cơ thể gặp stress thì sẽ tự động tiết ra hormone steroid giúp cho cơ thể giảm bớt sự căng thẳng nhưng hormone này lại ức chế quá trình sản xuất hormone testosterone nội sinh, từ đó làm trì hoãn quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới. 2. Chế độ dinh dưỡng có thể tác động đến tình trạng yếu sinh lý như thế nào? 1 chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân đối các nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và bổ sung một số thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho quá trình sản xuất tinh trùng được thuận lợi, tinh trùng khỏe mạnh, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường ham muốn tình dục và khả năng cương dương. Ngoài ra, một chế độ ăn phù hợp cũng có thể phòng ngừa các bệnh lý nền của cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid,...giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.3. Một số cách tăng cường sinh lý nam tại nhà3.1 Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng cường sinh lý namChế độ dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nam giới. Cách tăng cường sinh lý nam tại nhà nhờ sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng sau:Hàu: Các món ăn từ hàu luôn được biết đến giúp tăng cường sinh lý cho phái mạnh nhờ có chứa kẽm giúp hỗ trợ kích thích tổng hợp testosterone tự nhiên và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh kích thích hưng phấn trong não - dopamine.Chuối: Trong chuối có chứa hàm lượng kali cao giúp hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến dương vật, đồng thời tăng cường tiết hormone testosterone.Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như: vải, việt quất, cam, mâm xôi, dưa hấu... đều là các loại quả giúp bổ sung vitamin C, kẽm, kali và phytonutrient giúp hỗ trợ chống oxy hóa đồng thời hỗ trợ giãn mạch, hỗ trợ tăng cường khả năng bơm máu đến dương vật.Tỏi: Giúp hỗ trợ ức chế hormone steroid, giảm stress, kích thích phát triển các mô, cơ bắp. Phái mạnh có thể sử dụng tỏi mỗi ngày để đạt hiệu quả.Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác như thịt đỏ, trứng, giá đỗ cũng phần nào giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh lý cho nam giới. Tuy nhiên, bạn cần tránh các thực phẩm gây hại như đồ hộp, nội tạng động vật, thịt mỡ, rượu, bia...không tốt cho sức khỏe.3.2 Một số bài tập hỗ trợ tăng cường sinh lý nam tại nhàDưới đây là những bài tập giúp rèn luyện cơ thể mà các đấng mày râu có thể tham khảo để lựa chọn cho mình bài tập phù hợp:Nâng tạ: Giúp tăng khối lượng cơ bắp, nâng cao sức chịu đựng của nam giới.Aerobic: Nam giới nếu luyện tập aerobic mỗi ngày có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe.Tập Kegel: Bài tập này sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho cơ mu cụt, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng xuất tinh sớm khi đang quan hệ tình dục.Bơi lội: Giúp cơ thể sảng khoái, giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe cho phái mạnh.Đi bộ nhanh: Mỗi ngày đi bộ 10.000 bước có thể giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu từ đó hỗ trợ khắc phục chứng rối loạn cương dương cho nam giới.3.3 Một số phương pháp hỗ trợ tăng cường sinh lý nam khác có thể thực hiện tại nhàLuôn giữ tinh thần thoải mái, giảm lo âu căng thẳng: Khi lo âu căng thẳng, sức khỏe tinh thần người đàn ông suy giảm, chức năng sinh lý tất nhiên sẽ suy giảm theo. Do đó, phái mạnh nên giữ cho mình tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều để cơ thể sản sinh hormon sinh dục và cải thiện chức năng sinh lý một cách tốt hơn.Điều chỉnh chế độ ngủ, nghỉ hợp lý: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới trưởng thành nên ngủ từ 7 - 8 giờ/ ngày. Nếu đàn ông ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày kéo dài liên tục trong 1 tuần sẽ khiến nồng độ testosterone nội sinh trong cơ thể suy giảm, khiến chức năng sinh lý nam giới bị "yếu" đi. Tốt nhất, phái mạnh nên tránh thức quá khuya, ngủ đủ giấc và có chế độ sinh hoạt hợp lý.Bỏ ngay các thói quen xấu khiến phái mạnh bị "yếu": Các thói quen xấu khiến đàn ông ngày càng suy yếu trong chuyện chăn gối như: lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, thói quen tình dục bừa bãi, quá độ, lười vận động, sử dụng thuốc tùy tiện...Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người đọc nắm rõ hơn về cách làm tăng cường sinh lý nam giới tại nhà. Để tăng cường sức khỏe sinh lý, phái mạnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thay đổi các thói quen xấu hằng ngày, đồng thời kết hợp với các bài tập thể thao đều đặn, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. QÙA TẶNG SỨC KHỎE Ý NGHĨA CÔNG TY CP DƯỢC THẢO KIM CƯƠNG VÀNG PLUS được sáng lập bởi nghệ sĩ Tiến Luật, là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam chuyên cung cấp các dòng sản phẩm sức khỏe cao cấp như Đông trùng hạ thảo, Nhân sâm, Saffron, Linh chi, Tổ Yến, Trà Ô Long và các Quà tặng sức khỏe ý nghĩa.Thông tin liên hệ:- Showroom 1: 222, Lê Văn Sĩ, Phường 01, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh- Showroom 2: 4E Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh- Showroom 3: 571E Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh- Showroom 4: 385 Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh- Hotline: 1800 234 563 (Hỗ trợ: 24/7)- Website: kimcuongvang.com.vn/vinmecƯu đãi dành riêng cho đọc giả:Nhập ngay mã “vinmec” nhận voucher giảm giá 10% ngay hôm nay.Áp dụng trên toàn hệ thống Kim Cương Vàng.
https://suckhoedoisong.vn/nam-phoi-dieu-tri-va-cach-phong-ngua-169230728151424601.htm
31-07-2023
Nấm phổi có nguy hiểm không, cách phòng ngừa
Bệnh nấm phổi thường có các dấu hiệu lâm sàng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: Ho, sốt, khó thở, đau tức ngực ... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nấm phổi có thể gây tử vong lên tới 50-70%. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Điều trị nấm phổi Nếu nấm phổi không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bào tử nấm có thể lan sang các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong điều trị nấm phổi, phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và loại nấm gây bệnh. Bệnh nhân sẽ chẩn đoán và dùng thuốc chống nấm. Với một số trường hợp, bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo, các bác sĩ sẽ phải lên phác đồ điều trị kết hợp. Phương pháp phẫu thuật cũng được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa. Nhìn chung, chi phí điều trị nấm phổi thường cao, tạo gánh nặng cho người bệnh. Phòng ngừa bệnh nấm phổi Trong môi trường tự nhiên, nấm có thể sống tồn tại trong nước, không khí, trên các bề mặt… hoặc ký sinh trên da, niêm mạc, cơ quan nội tạng như đường hô hấp , đường tiêu hóa của con người. Vì vậy việc phòng ngừa các tác nhân là khá khó khăn. BSCKII Nguyễn Văn Chiến thông tin về cách phòng ngừa nấm phổi và cảnh báo thói quen tự ý điều trị bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, các yếu tố khiến nấm phát triển và gây bệnh là dựa trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân sử dụng các loại thuốc suy giảm miễn dịch , bệnh lý mạn tính kéo dài (tiểu đường, tăng huyết áp...), bệnh nhân điều trị bệnh lý ung thư (đặc biệt là ung thư máu). Để phòng ngừa nấm phổi, mọi người cần tự nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn sẽ giúp nâng cao thể trạng. Mọi người nên ăn uống đầy đủ, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế thuốc lá, rượu bia. Bên cạnh đó, kết hợp với việc vận động thể chất đều đặn. Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm nấm phổi, những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao phải điều trị tốt bệnh lý nền. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần thăm khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, nếu đã phát hiện ra nấm và điều trị đúng phác đồ, kết quả điều trị và tiên lượng của bệnh nhân thường tốt. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân đã nhiễm nấm phổi, cần theo dõi, đánh giá để phòng ngừa các yếu tố tái phát. Để giảm nguy cơ nhiễm nấm, mọi người cần vệ sinh môi trường làm việc và nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. Đảm bảo các đồ vật trong nhà sạch sẽ, không bụi bẩn, ẩm ướt. Nên để nhà cửa trong điều kiện thông thoáng, đủ ánh nắng. Điều kiện sống tốt, thoáng mát khiến nấm không có cơ hội phát triển. Ngược lại, môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển. Bệnh nhân mắc nấm phổi sau mắc lao. Bác sĩ cảnh báo thói quen tự điều trị bệnh lý hô hấp tại nhà Hiện nay đối với nhóm bệnh lý đường hô hấp ngày càng gia tăng. Đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi, bệnh nhân trong độ tuổi lao động cũng như người già yếu. Hơn nữa, thời gian vừa qua, các bệnh truyền nhiễm lại có xu hướng phát triển không theo tiền lệ nào, nhất là sau khi dịch COVID-19 . Nhiều người xuất hiện triệu chứng ho, tuy nhiên ho là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý và thường là các bệnh lý nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ho kèm theo đau tức ngực hay khó thở kèm theo biểu hiện toàn thân như sốt thì nên đến khám tại các cơ sở y tế. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay dùng thuốc không có hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi đưa ra quyết định điều trị, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Cần lưu ý khám đúng chuyên khoa để chẩn đoán chính xác, định hướng nguyên nhân để điều trị kịp thời. Trong trường hợp có tổn thương cần tìm ra nguyên nhân tránh để trường hợp bệnh diễn biến nặng. Tránh trường hợp chần chừ không thăm khám, tự theo dõi, tự điều trị tại nhà. Xem thêm video được quan tâm: Ung Thư Phổi Có Lây Không? |SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-cua-cay-don-chau-chau-vi
Tác dụng của cây đơn châu chấu
Cây đơn châu chấu có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Do vậy hay được dùng để chữa các bệnh như viêm gan cấp, viêm amidan, viêm khớp, sưng đau vú, viêm thận phù thũng 1. Đặc điểm cây đơn châu chấu Cây đơn châu chấu thuộc họ nhân sâm với tên khoa học là Aralia armata, . Cây còn có các tên gọi khác là: cây cuồng, rau gai, cẩm giàng, độc lực, cây đuống, cây răng, đinh lăng gai...Đây là một loại cây nhỏ, có thân mảnh, cao tầm 1-2m, cành mọc lòa xòa có nhiều gai cong quắp. Lá cây đơn châu chấu thường có 2 mặt nhẵn, trên gân có những gai nhỏ mảnh như sợi tơ, cuống lá có bẹ. Hoa đơn châu chấu nhỏ có màu lục, vàng nhạt. Quả hạch hình tròn, màu đen. Mùa ra hoa và ra quả thường vào tháng 7-9.Cây đơn châu chấu có xuất xứ từ vùng núi Himalaya lan qua Ấn Độ, Lào rồi đến nước ta, Malaysia. Cây thường mọc hoang ở ven rừng hay nương rẫy, chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên... Hình ảnh cây đơn châu chấu 2. Tác dụng của cây đơn châu chấu. Cây đơn châu chấu chữa bệnh gì? Cây đơn châu chấu có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, trong lá đơn châu chấu có chứa các thành phần hoạt chất như sau:84,5g nước;1,5g tro;3,1g protid;2,5g chất xơ;8,3 glucid;1,65mg caroten;12,5mg vitamin C.Và trong rễ đơn châu chấu có chứa chất saponin triterpen, genin acid oleanolic. Ngoài việc dùng làm rau ăn (người dân vùng núi thường lấy lá non, chồi non đem luộc hay xào ăn) thì cây đơn châu chấu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là: rễ, vỏ rễ, lá, lõi thân.Trong khi lá đơn châu chấu được dùng ở dạng tươi, thì rễ, vỏ rễ, thân sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, phơi hay sấy khô để dùng dần. Theo Đông Y, loại cây này có vị cay, hơi đắng, tính ấm, lá có khả năng tiêu độc. Phần thân cây (đặc biệt là lõi thân cây) có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Phần vỏ rễ có công dụng tiêu thũng, tán ứ, thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, khu phong. Rễ có công dụng kháng sinh mạnh tương ứng với khả năng giải độc.Theo các nghiên cứu Y Học Hiện Đại, vỏ rễ đơn châu chấu có tác dụng kháng viêm, ức chế hiệu quả quá trình gây viêm khi mắc một số bệnh ở giai đoạn mãn tính. Do vậy, cây đơn châu chấu thường được dùng để điều trị các bệnh lý như:Vỏ rễ và rễ: được dùng để điều trị viêm gan cấp, viêm khớp, viêm họng, viêm amidan, viêm thận phù thũng, sưng đau vú. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc dân gian hay dùng để chữa thương tích do dao chém, rắn cắn, phong thấp tê bại, bệnh sốt rét...Lõi thân: dùng làm thuốc bổ;Lá cây: đắp ngoài để chữa mụn nhọt. Phần nhựa ở bộ phận nõn non có thể giúp tan chắp lẹo tại mắt;Quả: sao khô lên tán thành bột mịn và thổi vào mũi để chống ngạt mũi. Tác dụng của cây đơn châu chấu được ứng dụng trong Đông Y 3. Ứng dụng thực tiễn của cây đơn châu chấu Để chữa bệnh từ cây đơn châu chấu, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau đây:Điều trị hen suyễn: 12g rễ đơn châu chấu, 8g rễ cây ngấy tía, 8g rễ cây han tía. Mang đi rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô. Sau đó cho vào ấm rồi sắc với nước để uống. Uống thường xuyên sẽ thấy hiệu nghiệm;Trị viêm khớp: Rửa sạch 10-30g rễ đơn châu chấu rồi sắc với nước uống. Hoặc có thể phối thêm vị thuốc này với 10g xà cừ, 10g mặt quỷ để tăng hiệu quả điều trị;Trị ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: 20g rễ đơn châu chấu, 20g vỏ cây khế chua, mang đi rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào ấm sắc chung với nước để uống (ngậm 2-3 lần/ngày) theo liệu trình 3-5 ngày;Trị bệnh bạch cầu, bí tiểu: 8-12g rễ cây sắc với nước uống hàng ngày;Trị sưng đau vú do tắc tuyến sữa: 20g rễ đơn châu chấu, 10g vỏ rễ cây sản, 20g bồ công anh, 20g kim ngân, 20g lá mua đỏ; mang đi giã nát cùng với muối rồi trộn cùng nước vo gạo. Đắp hỗn hợp trên lên vị trí bị sưng 2 lần/ngày (liệu trình 2 ngày) sẽ thấy tình trạng sưng thuyên giảm;Trị chứng phù thũng: Sao vàng 12g rễ đơn châu chấu, 10 lá cây cối xay, 10kg thóc lép, sắc cùng với nước để uống;Trị rắn cắn: rửa sạch phần vỏ của rễ đơn châu chấu, giã nát lấy nước uống, còn bã thì đắp lên vị trí bị cắn.Trên đây là những thông tin cần biết về tác dụng của cây đơn châu chấu, gợi ý các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây dân gian này. Để nắm rõ hơn về cách điều phối, sử dụng thuốc, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc các lương y có chuyên môn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-tap-nguc-hieu-qua-nhat-vi
Cách tập ngực hiệu quả nhất
Các bài tập ngực giúp săn chắc cơ vùng ngực cũng như cải thiện ngoại hình và sức khỏe cho nam giới. Để đạt được hiệu quả cao nhất từ các bài tập ngực, bạn cần có một lộ trình tập luyện phù hợp với bản thân. 1. Cách tập ngực hiệu quả nhất Tập ngực có nghĩa là tập cơ vùng ngực hay còn được gọi là pecs. Trong khi pecs là cơ lớn nhất ở ngực, nhưng trên thực tế có một số cơ nhỏ hơn cũng tham gia vào quá trình tập luyện như cơ latissimus dorsi ở hai bên ngực và cơ trapezius xung quanh vai. Các bài tập ngực làm săn chắc cơ giúp cải thiện ngoại hình và sức khỏe.Để các bài tập ngực đem lại hiệu quả cao nhất và đảm bảo bạn hoạt động được tất cả các cơ ngực thì bạn cần lưu ý một số điều sau:Động tác nhấn: Sử dụng băng ghế phẳng hoặc nghiêng, tạ hoặc máy ép ngực ngồi.Động tác nâng: sử dụng các thanh song song, sàng hoặc băng ghế.Động tác kéo: sử dụng tạ hoặc dây cáp chéo.Nếu bạn là người mới bắt đầu tập luyện, hãy gặp một huấn luyện viên để đảm bảo rằng bạn có một chương trình tập luyện tốt và phù hợp với thể trạng. Hãy cân nhắc bắt đầu với mức cân nặng thấp hơn để giảm nguy cơ chấn thương vai. Để tăng kích thước hay cân nặng hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng. Các bài tập ngực giúp săn chắc cơ vùng ngực cũng như cải thiện ngoại hình và sức khỏe cho nam giới 2. Các bài tập ngực hiệu quả 2.1 Tập tạĐặt người trên băng ghế với hai bàn chân vững chắc trên mặt đất và lưng phẳng (thanh phải nằm ngay trên mắt và đầu, vai và mông của bạn phải nằm trên băng ghế).Nắm thanh tạ bằng lòng bàn tay về phía trước và ngón tay cái quấn quanh thanh tạ. Di chuyển thanh tạ vào vị trí bắt đầu, có thể nhờ sự trợ giúp của người định vị nếu cần.Giữ thẳng khuỷu tay và cổ tay, đặt thanh tạ ngang cằm hoặc trên ngực.Hít vào và đồng thời từ từ hạ thanh tạ xuống cho đến khi chạm vào ngực bên dưới nách. Khi bạn thực hiện động tác hạ xuống, hãy hơi khua khuỷu tay ra ngoài.Tiếp theo đó, thở ra và đẩy thanh tạ lên sao cho giữ cổ tay và lưng thẳng.2.2 Bộ bài PecBài tập này không dành cho những người bị chấn thương vai. Các bước thực hiện bao gồm:Bắt đầu với tư thế giữ cho bàn chân phẳng trên sàn và cách nhau ít nhất bằng vai.Lưng tựa chắc vào ghế.Nâng cánh tay cho đến khi chúng ngang với vai (góc của khuỷu tay của bạn phải từ 75 đến 90 độ).Đặt khuỷu tay lên giữa miếng đệm trên các cánh của máy.Hãy đẩy hai cánh vào nhau, dừng lại ngay trước khi chúng chạm vào nhau. Tập với chuyển động chậm và mượt mà.Đảo ngược chiều và từ từ trở về vị trí bắt đầu.2.3 Kéo cápBắt đầu bài tập này với tư thế hai bàn chân đặt rộng bằng hông, hoặc đặt bàn chân trước chân kia như đang đi bộ.Nắm chặt tay cầm ròng rọc cùng với cánh tay duỗi thẳng và hướng vào trong. Hãy đảm bảo rằng hai tay ở dưới vai và khuỷu tay hơi cong một chút.Thực hiện chuyển động chậm rãi và có kiểm soát, không giật khi bạn đưa hai tay lại với nhau và mở rộng cánh tay. Để có một vòng cung rộng hơn và nhiều lực cản hơn, trước tiên hãy di chuyển cánh tay xuống trước rồi đưa vào về phía nhau để bắt chéo tay này qua tay kia.Đưa cánh tay từ từ trở lại vị trí ban đầu với sự kiểm soát. Đừng để cánh tay quay ra sau vai theo lực kéo của máy để tránh chấn thương không đáng có. Bạn có thể thực hiện các bài tập chống đẩy để sắn chắc cơ ngực 2.4 Đẩy tạ đơn trên ghếĐiều chỉnh băng ghế sao cho bạn ngồi với tư thế đầu gối hơi cong và bàn chân đặt trên sàn.Nắm chặt tay cầm và thở ra khi đẩy chúng ra xa cho đến khi cánh tay của bạn duỗi thẳng ra. Giữ cho khuỷu tay của bạn hơi cong.Khi bạn hít vào đồng thời kéo các thanh về phía bạn chậm rãi một cách có kiểm soát, không để tạ chạm xuống.2.5 DipsDips là bài tập nâng người với thanh nhún, được thực hiện như sau:Nắm chặt các thanh nhún song song và nâng cơ thể lên.Bắt đầu với tư thế khuỷu tay thẳng, đầu thẳng hàng với thân người và cổ tay thẳng với cẳng tay.Vắt chéo chân vào nhau để ổn định phần dưới của cơ thể, đồng thời kéo cơ bụng vào.Thở ra và uốn cong khuỷu tay để hạ thấp cơ thể. Giữ khuỷu tay của bạn gần hai bên. Chân của bạn hãy co sát vào cơ thể để tránh nghiêng hoặc đung đưa.Hạ người xuống cho đến khi khuỷu tay ở một góc 90 độ và cánh tay trên song song với mặt sàn. Hãy luôn giữ cổ tay thẳng.Tạm dừng, sau đó duỗi thẳng khuỷu tay, dùng tay đẩy vào thanh tạ và trở về vị trí ban đầu. Giữ cơ thể ở vị trí thẳng đứng và cổ tay thẳng.Lưu ý: Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện động tác này mà không có sự trợ giúp, hãy sử dụng máy tập nhún hỗ trợ.2.6 Chống đẩyNếu bạn không có thiết bị tập ở nhà và không có thời gian đến phòng tập thể hình thì chống đẩy chính là bài tập phù hợp với bạn. Chống đẩy thông thường kích hoạt khoảng 61% cơ ngực. Điều đó ít hơn đáng kể so với máy tập ở băng ghế, nhưng chống đẩy mang lại sự tiện lợi có thể tập luyện bất cứ đâu và tăng gấp ba lần lợi ích tăng cường cơ bắp. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho ngực, cánh tay và vai của bạn. Cách thực hiện bao gồm:Siết chặt cơ bụng bụng lại đồng thời giữ cho lưng phẳng, cổ thẳng hàng với cột sống và giữ cho khuỷu tay sát vào hai bên.Đặt tay trực tiếp dưới vaiHạ từ từ người xuống một cách có kiểm soát.Cuối cùng, dùng lực để nhấn cơ thể lên.Tóm lại, các bài tập ngực giúp săn chắc cơ, cải thiện ngoại hình và sức khỏe. Để tập ngực hiệu quả nhất bạn cần có một lộ trình tập luyện phù hợp với thể trạng và thời gian biểu. Hãy tập luyện đúng cách và thường xuyên để có được kết quả tốt nhất. Nguồn tham khảo: menshealth.com, healthline.com,
https://dantri.com.vn/suc-khoe/phuong-phap-phau-thuat-trong-dieu-tri-ung-thu-dai-trang-20221220074535269.htm
20221220
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư đại tràng
TS.BS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc… là những cách điều trị ung thư đại tràng phổ biến. Các phương pháp này được chỉ định tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu ung thư đại tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tế bào ung thư trong quá trình nội soi đại tràng. Trong trường hợp bị ung thư khu trú thì có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ với biên độ thích hợp. Phương pháp này có thể thực hiện bằng hình thức mổ nội soi hoặc mổ mở. Nếu khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó mổ thì có thể xạ trị trước để khối u teo lại rồi phẫu thuật. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Loại phẫu thuật được sử dụng phụ thuộc vào giai đoạn (mức độ) của ung thư, vị trí của nó trong đại tràng và mục tiêu của phẫu thuật. Một số bệnh ung thư đại tràng giai đoạn đầu (giai đoạn 0 và một số khối u giai đoạn đầu) và hầu hết các khối u có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi. Đây là một thủ thuật sử dụng một ống mềm dẻo dài có gắn một máy quay video nhỏ ở một đầu được đưa vào trực tràng của bệnh nhân và luồn vào đại tràng. Phẫu thuật là biện pháp chính trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu (Ảnh minh họa: Mayoclinic). Bác sĩ có thể chỉ cắt polyp hoặc cắt bỏ cục bộ để loại bỏ các khối u ung thư nhỏ trên lớp lót bên trong của đại tràng cùng với một lượng nhỏ các mô khỏe mạnh xung quanh trên thành đại tràng. Khi ung thư hoặc polyp được lấy ra theo cách này, bác sĩ không phải cắt vào bụng từ bên ngoài. Mục tiêu của một trong hai thủ thuật này là loại bỏ khối u nguyên vẹn. Nếu một số bệnh ung thư còn sót lại hoặc nếu dựa trên các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, khối u được cho là có cơ hội lây lan, một loại phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có thể là phẫu thuật tiếp theo. Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần đại tràng. Các hạch bạch huyết gần đó cũng được loại bỏ. Nếu chỉ cắt bỏ một phần của đại tràng, nó được gọi là cắt bỏ nửa đại tràng, cắt bỏ một phần đại tràng hoặc cắt bỏ phân đoạn. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư và một đoạn nhỏ của đại tràng bình thường ở hai bên. Thông thường, khoảng 1/4 đến 1/3 đại tràng được cắt bỏ, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của ung thư. Các phần còn lại của đại tràng sau đó được nối lại. Ít nhất 12 hạch bạch huyết gần đó cũng được loại bỏ để có thể kiểm tra ung thư. Nếu toàn bộ đại tràng bị cắt bỏ, nó được gọi là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Cắt bỏ toàn bộ đại tràng thường không cần thiết để loại bỏ ung thư đại tràng. Nó chủ yếu chỉ được sử dụng nếu có một vấn đề khác ở phần đại tràng không bị ung thư, chẳng hạn như hàng trăm polyp (ở người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình) hoặc đôi khi là bệnh viêm ruột. Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng có thể được thực hiện theo 2 cách: - Mở đại tràng: Phẫu thuật được thực hiện thông qua một vết mổ dài ở bụng. - Phẫu thuật nội soi hỗ trợ: Phẫu thuật được thực hiện thông qua nhiều vết rạch nhỏ hơn và các dụng cụ đặc biệt. Tỷ lệ sống sót chung và khả năng ung thư quay trở lại là như nhau giữa 2 loại phẫu thuật này. Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.