url
stringlengths 20
200
| date
stringlengths 0
10
| title
stringlengths 5
162
| content
stringlengths 38
52.9k
|
---|---|---|---|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-day-thi-can-bo-sung-gi-vi | Trẻ dậy thì cần bổ sung gì? | Dậy thì là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì vậy mà trẻ ở giai đoạn dậy thì rất cần được quan tâm tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Vậy trẻ dậy thì cần bổ sung gì? Cũng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dậy thì?
Dậy thì là lúc trẻ bắt đầu phát triển mạnh và nhanh về nhiều khía cạnh như thể lực, thay đổi của hệ thần kinh, tâm lý, nội tiết mà nổi bật nhất là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Trẻ sẽ có thể phát triển một cách rất nhanh cho về chiều cao, trẻ ở tuổi dậy thì (9-11 tuổi đối với nữ, 12-14 tuổi đối với nam) có thể tăng khoảng 6-7 cm/năm. Qua giai đoạn này, khả năng tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại đáng kể.Ở tuổi dậy thì còn có sự hoạt động mạnh của tuyến nội tiết. Cơ thể bé trai bắt đầu sản xuất testosterone và tế bào tinh trùng trưởng thành. Cơ thể bé gái sẽ sản xuất estrogen và bắt đầu có sự thay đổi hoạt động của buồng trứng.Với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ quan trong cơ thể, thì nhu cầu năng lượng ở trẻ giai đoạn này cũng tăng đáng kể và tương đương như người trưởng thành.Chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể. Việc cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng phù hợp để trẻ em trong giai đoạn này có thể phát triển toàn diện và trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu nhất.
Trẻ dậy thì cần bổ sung gì?
Như đã biết chế độ dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn dậy thì rất quan trọng. Dưới đây là một số chất mà trẻ dậy thì cần bổ sung:2.1. ProteinChất đạm đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ tuổi dậy thì. Nó giúp xây dựng, sửa chữa và duy trì các mô trong cơ thể, giúp trẻ phát triển cơ bắp và thể chất một cách toàn diện.Khi trẻ dậy thì chúng sẽ phát triển cơ bắp mạnh mẽ, nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm từ 14 – 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày tương đương với khoảng 70 – 80gr/ ngày. Nguồn cung cấp đạm bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa.... Từ nguồn thực vật như các loại đậu, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành...Trong đó đạm động vật là tốt vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt(chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu). Do vậy nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật. Ngoài ra, chất đạm cũng tham gia vào hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng rất cần cho mọi lứa tuổi.2.2. Chất béoĐây cũng là chất rất cần thiết cho trẻ. Chất béo không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn là nguồn cung cấp năng lượng cho sự hoạt động hàng ngày của trẻ và giúp cho cơ thể trẻ hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Ngoài ra, chất béo cũng là thành phần cấu tạo tế bào, một số loại hormon, não. Cho nên, ở giai đoạn này trẻ cần cả chất béo no và chất béo không no khoảng 40 – 50gr mỗi ngày. Các chất béo no có trong thức ăn có chứa mỡ động vật, lòng đỏ trứng...Các chất béo không no có trong dầu ăn và các loại cá béo.2.3. Chất đường bộtCarbohydrate là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm khoảng 60 – 70% năng lượng trong ngày. Chất đường bột có trong gạo, bột mì, ngô, miến, mỳ, khoai, củ, trái cây... Nên chọn lựa những loại bột đường chưa qua chế biết để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.2.4. CanxiNếu bạn thắc mắc trẻ dậy thì ăn gì cho cao? Thì canxi là chất rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe, đạt độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt ưu nhất về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương về sau này. Mỗi ngày trẻ ở tuổi dậy thì cần 1.000 – 1.200mg canxi. Chế độ ăn cung cấp Canxi rất cần thiết, canxi có nhiều trong sữa, sữa bò và cả sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá. Nên uống 400 – 500ml sữa mỗi ngày.Ngoài ra, có nhiều người thắc mắc trẻ dậy thì có nên uống canxi không? Thực chất nếu chế độ ăn uống đã cung cấp đủ canxi thì không nên cho trẻ uống canxi bổ sung, nhưng nếu chế độ ăn của trẻ nghèo nàn và không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, thì có thể xem xét việc bổ sung bằng đường uống. Tuy nhiên, điều này cần chỉ định của bác sĩ để có thể an toàn nhất cho trẻ.2.5. Phốt phoNgoài canxi thì phốt pho cũng là một dưỡng chất rất cần thiết đi song hành cùng canxi giúp xây bộ xương vững chắc, giúp trẻ đạt hiệu quả tối ưu trong phát triển chiều cao. Trong xương của chúng ta có đến 80% là phốt pho. Vì vậy, trẻ dậy thì ăn gì cho cao, thì bạn nên lưu tâm đến các loại hạt, đậu, cá... vì đó là những loại thực phẩm chứa một lượng lớn phốt pho.2.6. Bổ sung kẽmSự thiếu hụt kẽm có thể làm cho trẻ chậm phát triển. Mặc dù, bổ sung kẽm không trực tiếp làm bạn cao thêm, nhưng lại giúp trẻ tránh được việc quá trình phát triển ở độ tuổi này chấm dứt sớm. Điều này sẽ giúp trẻ dậy thì đạt được chiều cao tối đa mà cơ thể có thể phát triển được dễ hơn.Kẽm còn là khoáng chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng hệ sinh dục trong độ tuổi dậy thì. Lượng kẽm cần phải cung cấp cho độ tuổi từ 9-13 là 8mg mỗi ngày, từ 14 - 18 tuổi là 11mg mỗi ngày. Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm hải sản đặc biệt các loại hải sản có vỏ cứng, thịt cừu, rau bina...2.7. SắtSắt tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, nên rất cần thiết đối với cơ thể. Trẻ gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn so với bé trai do trẻ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 – 18 mg sắt/ ngày, còn bé gái cần tới 20 mg sắt/ ngày.Chất sắt có nhiều trong các loại thịt, gan, tim, bầu dục...lòng đỏ trứng, đậu đỗ. Nên ăn rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn... Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng hay mệt mỏi, hay quên, dễ buồn ngủ, da xanh, niêm mạc nhợt...2.8. Các loại vitaminCác loại vitamin như vitamin A, vitamin C rất cần thiết với cơ thể trẻ. Thiếu vitamin A có thể gây ra bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Thiếu vitamin C, làm cho quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.Nên bổ sung vitamin A qua các loại rau củ có màu đỏ, cam như gấc, carot, cà chua, gan động vật...còn vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau củ như cam, quýt, ổi, nho, táo, bưởi...2.9. NướcĐây là một phần không thể thiếu đối với cơ thể ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ hay vận động nhiều tham gia các hoạt động thể chất, thì lại rất cần. Nên bổ sung từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày từ nhiều nguồn khác nhau
Các lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dậy thì
Nếu bạn có ý định bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm bổ sung nên tham khảo ý kiến bác sĩ.Nên chọn một chế độ ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp trẻ cung cấp đầy đủ chất nhất có thể.Bắt đầu quá trình bổ sung sớm từ khi trẻ chưa tới tuổi dậy thì, để bạn và trẻ làm quen với chế độ ăn của mình.Bên cạnh việc bạn thắc mắc trẻ dậy thì ăn gì cho cao? Thì để cho trẻ có thể có chiều cao tối ưu thì rất cần vận động tập thể dục thể thao để giúp trẻ phát triển tối ưu. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi lội, chạy, đạp xe, đánh cầu lông, bóng rổ...Trẻ tăng chiều cao tốt hơn và cũng là cách để ngăn thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.Hy vọng, thông qua bài viết bạn đay biết được trẻ dậy thì nên bổ sung gì và cần lưu ý gì trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khac-phuc-dau-khop-o-ba-bau-vi | Khắc phục đau khớp ở bà bầu | Đau khớp khi mang thai là tình trạng vô cùng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn nội tiết tố, tăng cân quá nhanh, căng thẳng hay stress kéo dài, do thực hiện các tư thế xấu trong sinh hoạt... Vậy chị em cần làm gì để cải thiện tình trạng đau khớp ở bà bầu?
1. Bà bầu bị đau khớp là tình trạng rất thường gặp
Đau khớp khi mang thai là tình trạng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do quá trình thay đổi hormone của cơ thể trong giai đoạn mang thai làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp và khởi phát những cơn đau. Ngoài ra, việc bà bầu có thói quen duy trì các tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống thiếu chất cũng là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp.Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bà bầu bị đau khớp còn có thể do nguyên nhân bệnh lý, vì vậy sau khi đã cố gắng cải thiện nhưng không thuyên giảm, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.Vị trí bà bầu bị đau khớp hay gặp, bao gồm khớp háng, khớp mu, cột sống, khớp cùng chậu và ở đầu gối. Ngoài ra, đau khớp khi mang thai có thể xảy ra ở các khớp bàn tay, bàn chân, cổ tay, khớp ở vùng cánh tay và một số vị trí khác. Đau khớp ở bà bầu thường kéo dài dai dẳng, trong đó thời điểm hay gặp nhất là tam cá nguyệt cuối của thai kỳ.
2. Đau khớp khi mang thai có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé không?
Tình trạng đau khớp khi mang thai thường không nguy hiểm. Nguyên nhân là vì đa số bà bầu bị đau khớp liên quan đến những sự thay đổi tự nhiên của cơ thể trong quá trình mang thai. Thông thường, cơn đau khớp ở bà bầu có thể tự thuyên giảm hoặc kiểm soát dễ dàng bằng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.Tuy nhiên, cần phải lưu ý các trường hợp đau khớp khi mang thai do nguyên nhân bệnh lý. Tùy thuộc từng sản phụ mà dấu hiệu đau khớp có thể kéo dài, đau dạng âm ỉ hoặc đau nhói, đa số thường khó kiểm soát và xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường khác. Do đó, bà bầu bị đau khớp thường sẽ ảnh hưởng đến cả vấn đề tâm lý, tâm trạng, khả năng vận động và sức khỏe tổng thể.Vì vậy, nếu nghi ngờ tình trạng đau khớp khi mang thai khởi phát do một bệnh lý nào đó hoặc triệu chứng đau quá nghiêm trọng, kéo dài, các mẹ bầu nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Bà bầu bị đau khớp kéo dài nên gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời 3. Biện pháp khắc phục đau khớp ở bà bầu
Đa số bà bầu bị đau khớp là do các nguyên nhân cơ học, rối loạn nội tiết tố nữ hoặc do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Để cải thiện tình trạng này, bà bầu có thể áp dụng những biện pháp đơn giản và an toàn dưới đây:3.1. Chườm ấm giúp giảm đau khớp ở bà bầuBà bầu bị đau khớp có thể sử dụng phương pháp chườm ấm để cải thiện hiệu quả tình trạng đau và các biểu hiện đi kèm khác. Nhiệt độ cao giúp các khớp xương của thai phụ được thư giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu nuôi, đồng thời chườm ấm còn mang lại hiệu quả giảm áp lực lên các dây thần kinh và từ đó giảm đau các khớp hiệu quả. Ngoài ra chườm ấm còn giúp bà bầu giảm căng thẳng, hạn chế tình trạng căng cơ hoặc biểu hiện đau mỏi lưng khi mang bầu.Hướng dẫn biện pháp chườm ấm ở bà bầu bị đau khớp:Dùng khăn ấm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm chườm lên khớp bị đau trong thời gian khoảng 20 phút;Thực hiện chườm ấm ít nhất 4 lần mỗi ngày;Lưu ý: Không chườm ấm lên bụng vì có thể kích thích giãn nở cổ tử cung và gây sảy thai.
3.2. Nghỉ ngơi nhiều giúp cải thiện đau khớp khi mang thaiNghỉ ngơi được xem là biện pháp phòng ngừa và giảm đau khớp khi mang thai rất hiệu quả. Khi bà bầu nghỉ ngơi, các khớp xương và mạch máu trong cơ thể sẽ được thư giãn, từ đó đảm bảo lưu thông máu đến các khớp xương bị đau nhức. Nghỉ ngơi còn giúp giảm tải áp lực lên hệ xương khớp và các mô xung quanh, làm giảm đau nhức các khớp, cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả.Bà bầu bị đau khớp nên nằm ở tư thế ngửa với 2 chân nâng lên cao hoặc có thể nằm nghiêng về phía khớp không bị đau nhức. Một số khác hoàn toàn có thể nghỉ ngơi ở tư thế ngồi và thả lỏng tay chân.Tuy nhiên, các bà bầu bị đau khớp cần phải vận động trở lại hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi cơn đau thuyên giảm. Tuyệt đối không nghỉ ngơi hoặc nằm tư thế bất động quá lâu, kéo dài trên 10 tiếng để hạn chế tình trạng cứng và giới hạn vận động các khớp.
3.3. Chườm lạnh được áp dụng cho bà bầu khi nào?Chườm lạnh là biện pháp giảm đau khớp khi mang thai do chấn thương. Chườm lạnh có tác dụng gây co mạch máu, từ đó giảm lưu thông máu. Tác dụng này giúp bà bầu hạn chế, cải thiện triệu chứng sưng phù các khớp. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp còn có tác dụng gây tê tạm thời và làm tình trạng đau khớp thuyên giảm, cải thiện khả năng vận động của bà bầu.Hướng dẫn thực hiện chườm lạnh khi bà bầu bị đau khớp:Sử dụng một túi vải bọc gọn một ít đá lạnh;Sau đó tiến hành chườm trực tiếp túi đá lên những khớp đau nhức từ 10 đến 15 phút/lần;Bà bầu có thể chườm lạnh 3 lần mỗi ngày để giảm đau khớp hiệu quả.3.4. Xoa bóp giúp giảm đau khớp ở bà bầuXoa bóp là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau khớp ở bà bầu. Xoa bóp giúp thư giãn các mạch máu, tăng lưu thông khí huyết. Qua đó mang lại tác dụng giảm tê bì tay chân, tăng khả năng nuôi dưỡng, đồng thời cải thiện các tổn thương xương khớp.Xoa bóp còn có tác dụng đả thông kinh mạch, thư giãn các khớp xương và dây chằng, giảm căng cơ, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động cho bà bầu.Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy xoa bóp còn giúp bà bầu thư giãn đầu óc, cải thiện tâm trạng, có giấc ngủ chất lượng và duy trì sức khỏe khỏe mạnh. Tuy nhiên, một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là không xoa bóp lên vùng bụng vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Tình trạng đau khớp ở bà bầu có thể áp dụng xoa bóp giúp cải thiện 3.5. Điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt hàng ngàyTrong quá trình mang thai, bà bầu phải đứng lâu, ngồi lâu hoặc duy trì tư thế xấu kéo dài là nguyên nhân rất quan trọng khiến bà bầu bị đau khớp do xảy ra hiện tượng giảm lưu lượng máu lưu thông, tăng áp lực lên khớp xương và mô mềm. Phụ nữ mang thai cần tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu, cần thường xuyên đi lại và vận động để tăng cường sức cơ và giảm áp lực lên khớp xương.Bà bầu cũng nên điều chỉnh lại tư thế chuẩn, tránh lặp lại tư thế sai lâu ngày giúp hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh cơn đau khớp.Tư thế ngồi: ngồi đúng tư thế sẽ giúp bà bầu giảm cường độ và tần suất đau khớp, đặc biệt là cơn đau ở thắt lưng. Bà bầu nên ngồi ghế có tựa, ngồi thẳng lưng, giữ vai, hông và tai thẳng hàng. Nếu bà bầu đau nhiều ở vùng xương chậu và thắt lưng thì có thể cuộn một chiếc khăn mỏng đặt giữa thắt lưng và lưng ghế, giúp làm giảm áp lực và giảm đau hiệu quả. Nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, có thể đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng.Tư thế nằm: ngủ đúng tư thế sẽ giúp bà bầu giảm căng thẳng cho hệ xương khớp, đặc biệt là giảm gánh nặng lên cột sống, từ đó làm giảm nguy cơ chèn ép dây thần kinh, hạn chế căng cơ, giảm đau nhức. Bà bầu nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nên nằm sấp khi ngủ. Nếu ngủ ở tư thế nằm nghiêng, thai phụ có thể đặt một chiếc gối vào vị trí giữa hai đầu gối và dọc theo thân người, giúp nâng đầu gối cao bằng hông, nâng đỡ cánh tay trên, duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, giúp phòng ngừa và giảm đau nhức khớp. Thai phụ có thể cuộn một chiếc khăn nhỏ đặt dưới cổ giúp hỗ trợ nâng đỡ và giảm đau vùng đầu cổ nếu có.
3.6. Vật lý trị liệu giúp giảm đau khớp ở bà bầuPhụ nữ mang thai cần duy trì thói quen vận động trong suốt thai kỳ để phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp, ngừa cứng khớp, tăng độ linh hoạt khớp xương và hỗ trợ cho quá trình sinh sản sắp đến. Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây đau khớp ở bà bầu, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ tập vật lý trị liệu với các bài tập giãn cơ, chỉnh tư thế, giãn cột sống thắt lưng và các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện phạm vi chuyển động.Lưu ý, để đảm bảo an toàn, các thai phụ cần tập luyện đúng theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu, không tự ý luyện tập hoặc thực hiện các động tác gắng sức, tránh gây ra hậu quả xấu cho thai nhi.Bà bầu bị đau khớp là tình trạng bệnh lý thường gặp, bệnh thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì bà bầu cũng cần chú ý. Theo đó, mẹ bầu nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị khi cần thiết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. |
|
https://suckhoedoisong.vn/ca-tu-vong-dau-tien-nghi-do-viem-mang-nao-mo-cau-16945735.htm | 26-01-2012 | Ca tử vong đầu tiên nghi do viêm màng não mô cầu | Viện Pasteur Nha Trang vừa có thông báo về trường hợp đầu tiên tử vong nghi do viêm màng não mô cầu trong năm nay. Bệnh nhân là một bé gái 11 tháng tuổi, ở thôn Xuân Phước, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Bệnh nhi khởi bệnh từ ngày 19/1 với các dấu hiệu sốt, ban đỏ, được cho uống thuốc hạ nhiệt trước khi đưa đến khám tại Phòng khám thị trấn Lao Bảo rồi được chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện tỉnh Quảng Trị. Cháu bé tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện TƯ Huế sau đó một ngày, tuy nhiên do tình trạng bệnh quá nặng nên cháu bé đã tử vong ngay trong ngày chuyển viện. Tại Bệnh viện TƯ Huế, bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm trùng nghi do não mô cầu.
Trẻ em là đối tượng rất dễ cảm
nhiễmkhi tiếp xúc với nguồn lây viêm màngnão mô cầu
.
(ảnh minh họa nguồn internet)
Ngay sau khi nhận được thông báo về ca tử vong đầu tiên nghi do viêm màng não mô cầu trên địa bàn Quảng Trị, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã ngay lập tức chỉ đạo tăng cường giám sát, điều tra, xử lý như đối với một trường hợp viêm màng não do não mô cầu theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng va Viện Pasteur Nha Trang.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, mùa xuân là “mùa” của bệnh viêm màng não mô cầu. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên rất khó kiểm soát. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ cảm nhiễm khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Do đó, để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý giữ vệ sinh cho trẻ bằng các biện pháp như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, cho trẻ súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; vệ sinh, thông thoáng nơi ở, nơi học tập và chủ động đưa trẻ đi tiêm vaccin phòng bệnh. Khi thấy trẻ có các biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
H.H |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-hieu-chi-diem-ung-thu-noi-mac-tu-cung-20230114081949213.htm | 20230114 | Dấu hiệu chỉ điểm ung thư nội mạc tử cung | Nếu bạn bị ung thư nội mạc tử cung, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ tăng cơ hội thuyên giảm.
TheoHealthline, triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung là chảy máu âm đạo bất thường. Điều này có thể bao gồm:
- Thay đổi về độ dài hoặc độ nặng của chu kỳ kinh nguyệt.
- Chảy máu âm đạo hoặc ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
- Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (Ảnh: NV).
Các triệu chứng tiềm ẩn khác của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
- Tiết dịch âm đạo có nước hoặc nhuốm máu.
- Đau ở bụng dưới hoặc xương chậu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Những triệu chứng này không nhất thiết phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng, nhưng điều quan trọng là bạn phải kiểm tra chúng.
Chảy máu âm đạo bất thườngthường do mãn kinh hoặc các tình trạng không phải ung thư khác. Nhưng trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung hoặc các loại ung thư phụ khoa khác.
Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp, nếu cần.
Các giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung
Ung thư được phân loại thành bốn giai đoạn dựa trên mức độ phát triển hoặc lan rộng của nó:
Giai đoạn 1: Ung thư chỉ xuất hiện trong tử cung.
Giai đoạn 2: Ung thư hiện diện trong tử cung và cổ tử cung.
Giai đoạn 3: Ung thư đã lan ra bên ngoài tử cung, nhưng không đến trực tràng hoặc bàng quang. Nó có thể có trong ống dẫn trứng, buồng trứng, âm đạo và / hoặc các hạch bạch huyết gần đó.
Giai đoạn 4: Ung thư đã lan ra ngoài vùng chậu. Nó có thể có trong bàng quang, trực tràng và / hoặc các mô và cơ quan ở xa.
Nguyên nhân
Có một số loại ung thư nội mạc tử cung khác nhau, chẳng hạn như ung thư biểu mô tuyến (phổ biến nhất), ung thư biểu mô tế bào vảy…
Các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
- Béo phì.
- Đã qua thời kỳ mãn kinh.
- Kinh nguyệt bắt đầu trước 12 tuổi.
- Chưa bao giờ mang thai.
- Mức độ estrogen cao, thay đổi cân bằng nội tiết tố.
- Sử dụng liệu pháp thay thế hormone bằng estrogen.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
- Bệnh tiểu đường.
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bịung thư vúhoặc ung thư buồng trứng.
- Các hội chứng ung thư di truyền như hội chứng Lynch. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xu-tri-con-nhip-nhanh-tranh-nguy-hiem-vi | Xử trí cơn nhịp nhanh thất tránh nguy hiểm | Cơn nhịp nhanh thất là dạng rối loạn nhịp tim khá nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy cơn nhịp nhanh thất là gì và điều trị cơn nhịp nhanh thất như thế nào?
1. Cơn nhịp nhanh thất là gì?
Cơn nhịp nhanh thất là một rối loạn nhịp tim nguy hiểm, xảy ra bởi sự bất thường trong quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tại 2 tâm thất.Để hiểu rõ hơn về vấn đề cơn nhịp nhanh thất là gì, chúng ta nên có cái nhìn tổng quan về hoạt động điện của tim. Về mặt giải phẫu, tim được tạo thành từ 4 buồng là 2 tâm nhĩ nằm ở trên và 2 tâm thất nằm phía dưới.Nhịp tim được kiểm soát bởi nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang sẽ gửi tín hiệu điện để bắt đầu cho mỗi nhịp đập của tim. Những tín hiệu điện này sẽ di chuyển qua tâm nhĩ, khiến chúng co bóp và tống máu vào tâm thất. Tiếp sau đó, tín hiệu điện tiếp tục truyền đến nút nhĩ thất (nút AV) và tốc độ sẽ chậm lại. Chính sự chậm trễ này đã cho phép tâm thất được đổ đầy máu. Khi tín hiệu điện truyền đến tâm thất, 2 buồng tim này sẽ co bóp để bơm máu đến phổi (tâm thất phải) hoặc đến các cơ quan còn lại của cơ thể (tâm thất trái).Ở điều kiện bình thường, quá trình phát và dẫn truyền tín hiệu điện tại tim sẽ diễn ra suôn sẻ, dẫn đến nhịp tim lúc nghỉ ngơi chỉ giao động từ 60 đến 100 chu kỳ trong một phút. Trong cơn nhịp nhanh thất, quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tại 2 tâm thất có vấn đề và khiến nhịp tim tăng lên hơn 100 chu kỳ mỗi phút.Cơn nhịp nhanh thất khiến các buồng tim không được đổ đầy máu, kết quả là thiếu máu nuôi cho toàn bộ cơ thể. Vì vậy cơn nhịp nhanh thất có thể làm người bệnh cảm thấy khó thở hoặc choáng váng, hoặc đôi khi ngất xỉu.Cơn nhịp nhanh thất có thể chỉ kéo dài vài giây mà không gây bất lợi cho bệnh nhân. Nhưng khi cơn nhịp nhanh thất kéo dài hơn vài giây thì hoàn toàn có khả năng đe dọa tính mạng, thậm chí gây ngừng tim đột ngột.Điều trị cơn nhịp nhanh thất có thể bao gồm các phương pháp như sử dụng thuốc, sốc điện, đặt catheter hoặc phẫu thuật để làm chậm và thiết lập lại nhịp tim bình thường.
2. Triệu chứng cơn nhịp nhanh thất
Khi tim đập quá nhanh có thể khiến tim không bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể. Vì vậy, các cơ quan sẽ không nhận đủ oxy và dẫn đến các triệu chứng như sau;Đau thắt ngực;Chóng mặt;Tim đập thình thịch, đánh trống ngực;Cảm giác muốn ngất xỉu;Khó thở.Cơn nhịp nhanh thất có thể tự biến mất trong vòng 30 giây (gọi là nhanh thất không liên tục) hoặc kéo dài hơn 30 giây (gọi là nhanh thất không liên tục). Cơn nhịp nhanh thất ngắn có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi nó kéo dài quá lâu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:Ngất xỉu;Mất ý thức;Ngừng tim (đột tử).Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây cơn nhịp nhanh thất. Điều quan trọng là bệnh nhân phải được chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và có chế độ chăm sóc, điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, việc điều trị cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp là rất cần thiết. Bệnh nhân cần liên hệ cấp cứu y tế ngay khi có các triệu chứng sau:Đau ngực kéo dài hơn vài phút;Khó thở;Ngất xỉu.
3. Nguyên nhân cơn nhịp nhanh thất
Nhiều vấn đề và yếu tố có thể thúc đẩy hoặc góp phần gây ra các vấn đề bất thường dẫn truyền tín hiệu tim tại tim, từ đó dẫn đến cơn nhịp nhanh thất, bao gồm:Nhồi máu cơ tim trước đó hoặc bệnh lý tim khác làm hình thành sẹo trên cơ tim (còn gọi là bệnh tim cấu trúc);Thiếu máu cơ tim do bệnh lý mạch vành;Tim bẩm sinh, bao gồm hội chứng QT dài;Rối loạn các chất điện giải trong máu, như Kali, Natri, Canxi và Magiê;Tác dụng phụ của thuốc;Sử dụng các chất kích thích như Cocaine hoặc Methamphetamine;Đôi khi, nguyên nhân dẫn đến cơn nhịp nhanh thất không thể xác định chính xác và được gọi là cơn nhịp nhanh thất tự phát).Bất kỳ tình trạng nào gây căng thẳng cho tim hoặc làm tổn thương cơ tim đều có thể làm tăng nguy cơ khởi phát cơn nhịp nhanh thất. Thay đổi lối sống hoặc điều trị y tế thích hợp cho những tình trạng sau có thể làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh:Tiền sử bệnh tim mạch;Tác dụng phụ của một số loại thuốc;Mất cân bằng nghiêm trong các chất điện giải;Sử dụng thuốc kích thích như Cocaine hoặc Methamphetamine;Đặc biệt, những người có tiền sử gia đình rối loạn nhịp tim nhanh hoặc các rối loạn nhịp tim khác sẽ có nguy cơ cao hơn phát triển cơn nhịp nhanh thất.
4. Biến chứng của cơn nhịp nhanh thất là gì?
Các biến chứng của cơn nhịp nhanh thất phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:Mức độ nhanh chậm của nhịp tim;Cơn nhịp nhanh thất kéo dài bao lâu;Có kèm theo các vấn đề tim mạch khác không?Các biến chứng có thể xảy ra của cơn nhịp nhanh thất bao gồm:Thường xuyên ngất xỉu hoặc bất tỉnh;Suy tim;Đột tử do ngừng tim;Rung thấtMột tình trạng nguy hiểm liên quan đến cơn nhịp nhanh thất là rung thất (V-fib). Rung thất là tình trạng tâm thất co bóp rất nhanh và không đồng bộ. Rung thất thường này xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc bị nhồi máu cơ tim trước đó. Ngoài ra rung thất cũng có thể xảy ra ở người bị mất cân bằng các chất điện giải (chẳng hạn như tăng hoặc hạ kali máu). Lưu ý: Rung thất có thể gây ngừng tim đột ngột và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
5. Điều trị cơn nhịp nhanh thất
5.1. Điều trị cơn nhịp nhanh thất có rối loạn huyết động nặngCơn tim nhanh thất gây rối loạn huyết động nặng, bao gồm ngừng tuần hoàn, phù phổi cấp nặng, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc đau ngực dữ dội, cần được xử trí như sau:Mắc Monitor theo dõi nhịp tim;Chuẩn bị thiết bị sốc điện ngoài lồng ngực cành nhanh càng tốt. Lưu ý: Có thể phải gây mê toàn thân bằng thuốc tác dụng ngắn nếu bệnh nhân tỉnh;Sốc điện ngoài lồng ngực: Lần 1 200J, nếu thất bại sốc lần 2 300J. Nếu vẫn không thành công có thể sốc lần 3 360J. Nếu vẫn không thành công kèm theo bệnh nhân vẫn chưa tỉnh thì tiếp tục bóp bóng có oxy qua mặt nạ và ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi bệnh nhân tỉnh, tự thở được;Nhập viện theo dõi.5.2. Điều trị cơn tim nhanh thất huyết động tương đối ổn địnhNhững bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất nhưng huyết động vẫn ổn cần nhập viện và điều trị tại phòng cấp cứu của khoa Tim Mạch. Bệnh nhân cần được theo dõi sát nhịp tim, huyết động, kết hợp đặt đường truyền ngoại biên và thở oxy qua sonde mũi.Những trường hợp này cần khai thác thêm các yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch như tuổi, giới tính, yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh tim (như tăng huyết áp, suy mạch vành, suy tim). Đồng thời chỉ định cho bệnh nhân chụp X quang tim phổi và siêu âm tim tại giường:Với bệnh nhân trên 40 tuổi cần khai thác tiền sử bệnh tim thiếu máu cục bộ (bao gồm cả nhồi máu cơ tim cấp hoặc di chứng mạch máu não cũ), bệnh cơ tim giãn hay phì đại, bệnh van tim tiến triển...;Tuổi dưới 40: Bệnh cơ tim, bệnh van tim do thấp, tim bẩm sinh, hội chứng Brugada, sa van hai lá...;Một số yếu tố khởi phát hoặc tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cơn nhịp nhanh thất còn bao gồm rối loạn nước-điện giải, ngừng điều trị thuốc đột ngột hoặc ngộ độc thuốc...5.3. Phân biệt 2 tình trạng bệnh của cơn nhịp nhanh thấtVới những bệnh nhân có điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp nên tránh việc sử dụng tiếp tục một thuốc chống loạn nhịp khác (vì có thể gây ngừng tim). Trường hợp này có chỉ định đặt máy tạo nhịp (vượt tần số hoặc tạo nhịp chờ để thuốc chống loạn nhịp có tác dụng) hoặc sốc điện ngoài lồng ngực (gây mê ngắn nếu bệnh nhân tỉnh).Với bệnh nhân không chấp nhận điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp trước đó vào xem xét với lãnh đạo.Lựa chọn đầu tay là Lidocaine;Liều nạp 1mg/kg tiêm mạch trong 1 phút;Liều bổ sung 0,5 mg/kg/1 phút cứ mỗi 5 phút, tổng liều không vượt quá 3 mg/kg;Liều duy trì là 1-3mg/1 phút dịch truyền trong 48 giờ;Lựa chọn thứ hai là Amiodarone (ống 150mg) với liều nạp: 5 mg/kg/30 phút (sau đó truyền TM bằng bơm tiêm điện). Duy trì đường huyết từ 600,-1200mg truyền trong 24 giờ;Đặt máy tạo nhịp trong buồng tim (loại vượt tần số) hoặc sốc điện ngoài lồng ngực đối với tất cả những bệnh nhân chuyển nhịp không thành công bằng các thuốc nói trên. Sau khi sốc điện hoặc tạo nhịp vượt tần số thành công, tiếp tục điều trị củng cố bằng Lidocain truyền TM. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-giam-tieu-cau-cua-nguoi-nhiem-sot-xuat-huyet-dengue-vi | Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu của người nhiễm sốt xuất huyết Dengue | Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Xuân Luật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh lây truyền do muỗi đốt, phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh hiện diện ở nhiều nơi như châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Hơn 100 quốc gia bị ảnh hưởng hàng năm bởi sốt xuất huyết Dengue. Ca bệnh SXHD được ghi nhận đầu tiên ở Việt nam vào năm 1960.
1. Tình hình chung về sốt xuất huyết Dengue
Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue là bệnh xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Khu vực Tây Nguyên, miền Nam là các điểm nóng với số ca mắc SXHD tăng cao hàng năm.Theo Tổ chức y tế thế giới, số ca nhiễm SXHD ở Việt Nam gia tăng qua các năm, tỷ lệ tăng các ca nhiễm ở mỗi năm là khác nhau. Năm 2009, số ca nhiễm SXHD là 102 người /100.000 dân. Năm 2017, con số này gia tăng lên 194 người nhiễm SXHD trên 100.000 dân, ước lượng khoảng 184.000 người nhiễm SXHD. Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh lây nhiễm nhanh chóng tại nước ta 2. Triệu chứng lâm sàng hay gặp của SHXD
Người nhiễm SXHD thường có các triệu chứng lâm sàng như:Sốt cao, sốt liên tục, sốt có thể kéo dài 3-7 ngày.Đau mỏi cơĐau nhức 2 hốc mắtĐau đầu, có thể đau đầu dữ dộiBuồn nôn, nônMắt đỏChảy máu chân răng, chảy máu camNặng nề hơn có thể chảy máu đường tiêu hoá, gây đi ngoài phân đen, hoặc xuất huyết não.>>> Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có mấy loại? Trẻ bị sốt xuất huyết Dengue sẽ có biểu hiện sốt cao 3. Giảm tiểu cầu trong SXHD
Dấu hiệu xét nghiệm phổ biến nhất với người nhiễm SXHD là giảm số lượng tiểu cầu. Tiểu cầu là thành phần trong máu, có vai trò quan trọng trong hệ đông máu, hình thành cục máu đông, giảm chảy máu. Khi tiểu cầu giảm số lượng trong máu, nguy cơ xuất huyết ở người nhiễm SXHD tăng lên.Số lượng tiểu cầu có thể giảm từ ngày thứ 2 của sốt, giảm nhiều từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của sốt. Số lượng tiểu cầu thường hồi phục vào ngày thứ 7 của sốt.Sự suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu được giải thích do:Sự kết tập các tiểu cầuCác tiểu cầu bị phân giảiCác tiểu cầu bị thực bàoỨc chế tủy xươngDo vậy khi bị sốt trong mùa dịch, người dân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám có nhiễm SXHD hay không? Nếu nhiễm SXHD thì sẽ cần nhân viên y tế tư vấn về theo dõi, điều trị.>>> 3 xét nghiệm tìm căn nguyên sốt xuất huyếtXét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết giúp xác định sự có mặt của virus gây bệnh trong máu. Những xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán sốt xuất huyết là xét nghiệm NS1, kháng thể IgM và kháng thể IgG.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-erwinaze-cong-dung-chi-dinh-va-luu-y-khi-dung-vi | Thuốc Erwinaze: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng | Thuốc Erwinaze hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của tế bào khối u. Liều lượng sử dụng thuốc Erwinaze dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của người bệnh.
1. Thuốc Erwinaze có tác dụng gì?
Thuốc Erwinaze có hoạt chất là asparaginase Erwinia chrysanthemi, hàm lượng 10.000IU, được bào chế ở dạng bột đông khô trong lọ đơn liều để pha tiêm.Thuốc kê đơn Erwinaze hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của khối u bạch cầu (Leukemia) nguyên bào lympho cấp tính (ALL) khi quá mẫn với enzyme asparaginase, có nguồn gốc từ E. coli.
2. Cách sử dụng thuốc Erwinaze
Thuốc Erwinaze có thể được chuyên gia chăm sóc sức khỏe tiêm vào bắp, dưới da hoặc tĩnh mạch. Liều lượng sử dụng thuốc Erwinaze dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của người bệnh.Trong quá trình dùng Erwinaze, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thêm một loại thuốc để giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng. Để có được hiệu quả cao nhất thì bạn hãy uống thật nhiều nước trong quá trình sử dụng thuốc Erwinaze. Liều lượng sử dụng thuốc Erwinaze dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của người bệnh. 3. Lưu ý về tác dụng phụ của thuốc Erwinaze và các biện pháp phòng ngừa
3.1. Tác dụng không mong muốn của thuốc Erwinaze
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Erwinaze bao gồm:Đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.Buồn nôn, nôn, để giảm thiểu tình trạng này thì người bệnh có thể được dùng thuốc chống nôn, không nên ăn trước khi điều trị hoặc chia nhiều bữa nhỏ.Co thắt dạ dày, chán ăn.Nhức đầu, thiếu năng lượng hoặc buồn ngủ.Đau dạ dày nghiêm trọng.Thay đổi tâm thần, tâm trạng.Run, co cứng cơ, đau khớp.Sưng bàn tay, bàn chân.Vàng mắt, vàng da, chảy máu hoặc bầm tím bất thường.Có dấu hiệu của lượng đường trong máu cao, như khát nước bất thường, đi tiểu thường xuyên.Sốt cao bất thường, thay đổi thị lực, ngất xỉu, đau đầu, chóng mặt, co giật, đau ngực.Ớn lạnh, lở loét trong miệng hoặc trên môi, đau họng dai dẳng.Phát ban, khó thở, ngứa hoặc sưng nề.Trên đây không phải là danh sách đầy đủ tất cả các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Erwinaze. Do vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường khác không được liệt kê ở trên thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3.2. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Erwinaze
Để hạn chế tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc Erwinaze, người bệnh cần lưu ý:Trước khi dùng thuốc Erwinaze, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác. Đặc biệt, liệt kê các tiền sử bệnh hoặc tình trạng nhiễm trùng, viêm tụy, bệnh gan... cho bác sĩ.Thuốc Erwinaze có thể làm cho bạn buồn ngủ. Vì vậy, bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo.Trong quá trình dùng thuốc Erwinaze, bạn nên chủng ngừa khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời, tránh tiếp xúc với những người vừa được uống vắc-xin bại liệt hoặc tiêm vắc-xin cúm. Rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng.Thận trọng với các vật sắc nhọn như dao cạo, máy cắt móng tay và tránh các hoạt động tiếp xúc mạnh để giảm nguy cơ bầm tím hoặc bị thương.Trước khi phẫu thuật, bạn hãy thông tin với bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các loại thực phẩm chức năng nguồn gốc từ thảo dược.Thuốc Erwinaze có nguy cơ gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mang thai hoặc dự định có thai.Tham khảo ý kiến bác sĩ về các hình thức ngừa thai đáng tin cậy trong khi sử dụng thuốc Erwinaze và ít nhất 3 tháng sau liều cuối cùng.Thuốc Erwinaze có nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, do đó không nên cho trẻ bú mẹ trong khi sử dụng thuốc và ít nhất 3 tháng sau liều cuối cùng.Tóm lại, thuốc Erwinaze có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong trường hợp sử dụng thuốc Erwinaze không thấy hiệu quả hoặc gặp các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên đến cơ y tế để thăm khám, điều trị. Nguồn tham khảo: Webmd.com, DailyMed.nlm.nih.gov, Medicines.org.uk |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khoai-tay-nay-mam-co-toan-khong-vi | Ăn khoai tây nảy mầm có an toàn không? | Khoai tây để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến mọc mầm. Ăn phải khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc hoặc ngộ độc thực phẩm. Chúng ta nên làm thế nào để xử lý khoai tây mọc mầm và bảo quản khoai tây không mọc mầm đến khi sử dụng?
1. Vì sao ăn khoai tây mọc mầm nguy hiểm
Theo nghiên cứu trong khoai tây có chứa 2 hợp chất glycoalkaloid được tìm thấy trong cà tím hoặc cà chua. Chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ cho cơ thể, hợp chất này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có đặc tính như kháng sinh giúp điều chỉnh đường huyết và cholesterol. Tuy nhiên hợp chất này nếu dư thừa sẽ trở nên độc hại.Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid sẽ tăng cao. Do vậy đó là lý do khiến xuất hiện độc tố gây nguy hại cho sức khỏe. Thông thường sau khi ăn vài giờ bạn sẽ xuất hiện biểu hiện, tuy nhiên một số trường hợp được phát hiện sau 24 giờ.Nếu chỉ bị dư thừa glycoalkaloid ở mức thấp bạn sẽ buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng. Khi lượng glycoalkaloid cơ thể nhận quá cao có thể dẫn đến hạ huyết áp, rối loạn mạch đập, sốt, nhức đầu, lú lẫn. Một số trường hợp nặng và nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.Một lưu ý khác cần được quan tâm đó là với phụ nữ mang thai. Nếu ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do vậy bạn cần chú ý và tránh sử dụng khoai tây mọc mầm để bảo vệ sức khỏe.
2. Có thể loại bỏ độc tố trong khoai tây mọc mầm
Glycoalkaloid là chất tập trung nhiều tại lá, hoa và mầm của khoai tây. Ngoài biểu hiện mọc mầm, bạn có thể gặp vấn đề như đốm xanh, đốm đen..... hoặc khi ăn có mùi vị khác lạ. Tất cả những vấn đề bất thường khi sử dụng đề là nguyên nhân làm cho nồng độ glycoalkaloid trong khoai tây tăng cao.Một số quan niệm cho răng loại bỏ vị trí bị hỏng hay đã mọc mầm sẽ giảm nguy cơ nhiễm độc cho người sử dụng. Hơn nữa nếu bạn ăn khoai tây đã bỏ vỏ sẽ giảm đi một lượng glycoalkaloid nạp vào cơ thể. Chất này gần như không chịu ảnh hưởng khi bạn sử dụng lò vi sóng hay chế biến ở nhiệt độ cao.Tuy nhiên dựa trên các nghiên cứu, vẫn chưa thực sự có giải pháp tối ưu cho vấn đề loại bỏ độc tố trong khoai tây mọc mầm. Vì vậy bạn vẫn nên chú ý hạn chế sử dụng khoai tây đã mọc mầm đề an toàn cho sức khỏe. Cũng vì thế mà các tổ chức y tế luôn khuyến cáo bạn bỏ những củ khoai đã mọc mầm hoặc chuyển màu xanh để đảm bảo an toàn. Hạn chế sử dụng khoai tây đã mọc mầm đề an toàn cho sức khỏe 3. Cách bảo quản ngăn khoai tây mọc mầm
Chúng ta thường không cẩn thận khi bảo quản nên dễ dẫn đến tình trạng khoai tây mọc mầm. Một phần lớn nguyên nhân là do thói quen tích trữ quá nhiều trong thời gian dài. Nếu bạn để khoai tây trong khí hậu môi trường khả năng mọc mầm sẽ tăng cao.Ngoài ra khi phát hiện khoai bị hư hỏng bạn nên để riêng chúng với phần chưa bị ảnh hưởng. Những củ khoai vẫn còn nguyên bạn cần để nơi khô ráo thoáng mát. Hãy đảm bảo vị trí để không ẩm ướt hay quá nóng sẽ hạn chế phần nào khoai tây mọc mầm.Có một số mẹo cho thấy rằng không nên để chung hành tây với khoai tây. Do chúng đều có khả năng mọc mầm nhanh như nhau do đó nếu xếp gần nhau sẽ tương tác và dẫn đến quá trình mọc mầm diễn ra nhanh hơn. Tuy đây là một mẹo chưa được chứng minh nhưng bạn có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ khoai tây mọc mầm.Ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ khiến cơ thể dung nạp quá nhiều glycoalkaloid. Đây là chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của chính bản thân bạn đồng thời có thể gây nên vấn đề cho hệ thần kinh. Mặc dù glycoalkaloid có thể được giảm đi khi bỏ vỏ của khoai tây nhưng vẫn chưa thống kê được chính xác mức độ nguy hiểm giảm như thế nào sau khi bỏ vỏ.Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng khoai tây mọc mầm. Tuy rằng có thể phần nào khắc phục cũng như hạn chế chất gây độc nhưng bạn vẫn không nên ăn khoai tây mọc mầm. Đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần tránh xa. Nếu bạn không may ăn phải khoai tây mọc mầm hãy theo dõi cơ thể và đến cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Cần bảo quản khoai tây đúng cách để sử dụng an toàn Nguồn tham khảo: healthline.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-va-che-do-uong-vi | Bệnh thận và chế độ ăn uống | Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thận. Phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và huyết áp cao không kiểm soát được. Khi thận không thể hoạt động bình thường, chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và chất thải có thể tích tụ trong máu. Để giảm sự tích tụ các chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa tổn thương thêm nên tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm trong chế độ ăn.
1. Tại sao một kế hoạch ăn uống lại quan trọng với bệnh thận
Thận là cơ quan có hình hạt đậu thực hiện nhiều chức năng quan trọng như: chịu trách nhiệm lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu, sản xuất hormone, cân bằng khoáng chất và duy trì sự cân bằng chất khác trong cơ thể. Khi thận gặp vấn đề có thể các chất lỏng này sẽ tích tụ trong máu gây ra ảnh hưởng chức năng thận.Để hạn chế các nguy cơ gây ảnh hưởng cho thận có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý cho những trường hợp này. Bởi vì, những gì bạn ăn và uống ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Giữ cân nặng hợp lý và ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối và chất béo có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp của mình. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình bằng cách lựa chọn cẩn thận những gì bạn ăn và uống. Kiểm soát tình trạng huyết áp cao và bệnh đái tháo đường có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận trở nên tồi tệ hơn. Một chế độ ăn uống thân thiện với thận cũng có thể giúp bảo vệ thận của bạn khỏi bị tổn thương thêm. Vậy, người bệnh thận nên ăn gì? Chế độ ăn hợp lý với bệnh thận sẽ hạn chế một số loại thực phẩm để ngăn chặn các khoáng chất trong những thực phẩm đó tích tụ trong cơ thể bạn. Một chế độ ăn uống thân thiện với thận cũng có thể giúp bảo vệ thận của bạn khỏi bị tổn thương thêm Hạn chế về chế độ ăn uống khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận. Chẳng hạn, những người đang ở giai đoạn đầu của bệnh thận mãn tính sẽ có chế độ ăn kiêng khác với những người bị bệnh thận giai đoạn cuối, hoặc suy thận. Những người suy thận ăn được gì? Những bệnh nhân thận giai đoạn cuối cần lọc máu cũng sẽ có những hạn chế về chế độ ăn uống khác nhau. Điều trị bệnh thận qua quá trình lọc máu nhằm loại bỏ nước thừa và lọc chất thải. Đa số những người bị bệnh thận giai đoạn cuối sẽ cần phải tuân theo một chế độ ăn uống có lợi cho thận để giảm sự tích tụ của một số hóa chất hoặc chất dinh dưỡng trong máu.Trường hợp bệnh thận mãn tính, thận không thể loại bỏ đủ natri, kali hoặc phốt pho dư thừa. Do đó, những người này có nguy cơ bị tăng nồng độ các khoáng chất này trong máu cao hơn.Vậy, những người bệnh thận nên ăn gì? Chế độ ăn hợp lý với bệnh thận thường bao gồm việc hạn chế natri và kali ở mức 2.000 mg mỗi ngày và giới hạn phốt pho ở mức 800-1.000 mg mỗi ngày.Quá trình chuyển hóa protein cùng với quá trình lọc các chất thải trong chuyển hóa protein sẽ gặp khó khăn khi thận bị tổn thương. Do đó, những người bị bệnh thận mãn tính ở giai đoạn 1-4 có thể cần hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo có nhu cầu về protein tăng lên.
2. Một số lời khuyên về chế độ ăn cho bệnh thận
Nếu thận của bạn không hoạt động như bình thường, bác sĩ có thể xây dựng một kế hoạch ăn uống với lượng protein, natri và kali cụ thể hàng ngày. Kiểm tra những chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận trở nên tồi tệ hơn.Nếu bạn bị bệnh thận, hoặc bạn đang gặp phải câu hỏi: bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Bạn cần gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn hợp lý đồng thời quản lý tình trạng bệnh hiện tại.Để đáp ứng chế độ ăn với bệnh thận thì tất cả các kế hoạch bữa ăn, bao gồm cả chế độ ăn uống có lợi cho thận, bạn cần theo dõi lượng chất dinh dưỡng nhất định bạn nạp vào, chẳng hạn như:Lượng caloChất đạmChất béoCarbohydrate Xây dựng một kế hoạch ăn uống với lượng protein thích hợp cho người bệnh thận 2.1. Lượng caloCơ thể bạn nhận được năng lượng từ lượng calo bạn ăn và uống. Protein, carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống sẽ cung cấp calo cho cơ thể. hàm lượng calo tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, kích thước cơ thể và mức độ hoạt động của bạn.Bạn cũng có thể cần điều chỉnh lượng calo nạp vào dựa trên mục tiêu cân nặng của mình. Một số người sẽ cần hạn chế lượng calo họ ăn. Những người khác có thể cần phải có nhiều calo hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra lượng calo bạn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.2.2. Chất đạmProtein có vai trò xây dựng, sửa chữa và duy trì mọi hoạt động của tế bào trong cơ thể và có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng nếu cần. Khi thận không hoạt động đúng chức năng khiến cho chúng không thể xử lý nhiều protein. Điều rất quan trọng là bạn phải ăn đủ carbohydrate và chất béo để cung cấp cho cơ thể tất cả năng lượng cần thiết. Lượng protein hạn chế bạn ăn sau đó sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa các tế bào của bạn. Kế hoạch ăn uống mới của bạn sẽ cần bao gồm sự cân bằng phù hợp của protein, carbohydrate và chất béo. Nguồn cung cấp protein chính bao gồm thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu và các loại hạt. Một số thực phẩm khác cũng chứa protein nhưng hàm lượng thấp hơn chẳng hạn như: bánh mì, ngũ cốc, hạt và rau...2.3. Chất béoBạn cần một ít chất béo trong bữa ăn để giữ sức khỏe. Chất béo cung cấp cho bạn năng lượng và giúp bạn sử dụng một số vitamin trong thức ăn của mình. Nhưng quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân và các bệnh liên quan đến tim mạch.Chất béo không bão hòa, bao gồm:Dầu ô liuDầu lạcDầu ngôChất béo không bão hòa có thể làm giảm cholesterol trong máu. Nếu bạn cần tăng cân, hãy cố gắng ăn nhiều chất béo không bão hòa. Nếu bạn cần giảm cân, hãy hạn chế chất béo không bão hòa trong bữa ăn của bạn. Chất béo như dầu ô liu không bão hòa có thể làm giảm cholesterol trong máu Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Chất béo bão hòa bao gồm:BơMỡ lợnSự làm ngắn lạiCác loại thịtHạn chế những thứ này trong kế hoạch bữa ăn của bạn. Thay vào đó, hãy chọn chất béo không bão hòa, lành mạnh hơn. Cắt bớt chất béo từ thịt và loại bỏ da gà hoặc gà tây cũng có thể giúp hạn chế chất béo bão hòa. Bạn cũng nên tránh chất béo chuyển hóa. Loại chất béo này làm cho lượng cholesterol "xấu" (LDL) cao hơn và cholesterol "tốt" (HDL) của bạn thấp hơn. Khi điều này xảy ra, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim, và gây tổn thương thận.2.4. CarbohydrateCác nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh bao gồm trái cây và rau quả. Các nguồn cung cấp carbohydrate không lành mạnh bao gồm: đường, mật ong, kẹo cứng, nước ngọt và đồ uống có đường khác. Một số carbohydrate có nhiều kali và phốt pho, bạn có thể cần hạn chế tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận.2.5. NatriNatri có thể làm tăng huyết áp của bạn và khiến bạn giữ nước. Đối với những người bị bệnh thận, natri và chất lỏng dư thừa có thể tích tụ trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bạn. Kế hoạch ăn uống mới của bạn có thể bao gồm giới hạn natri hàng ngày. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất để duy trì trong giới hạn này. Natri có trong muối và hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nên khi lựa chọn thực phẩm cần đảm bảo kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng để biết hàm lượng natri trong thực phẩm. Đồng thời kiểm tra nhãn của các sản phẩm thay thế muối trước khi sử dụng; nhiều loại chứa kali mà cũng có thể cần hạn chế.2.6. KaliGiống như natri, kali phải được cân bằng trong cơ thể. Nếu thận của bạn không hoạt động tốt, nồng độ kali trong máu của bạn có thể tăng lên. Mức kali cao ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn, vì vậy kế hoạch ăn uống mới của bạn có thể bao gồm giới hạn kali. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải thích cách duy trì giới hạn của bạn. Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau, đậu, các loại hạt và thực phẩm từ sữa. Lượng Kali trong khẩu phần ăn của người bệnh thận cần duy trì trong giới hạn 2.7. Một số chất khácPhốt pho. Chức năng thận kém có thể khiến lượng phốt pho tăng trong máu của bạn. Vì lý do đó, có thể cần phải hạn chế phốt pho.Canxi. Mức phốt pho cao trong cơ thể làm giảm lượng canxi cung cấp cho xương của bạn. Kế hoạch ăn uống của bạn sẽ cần cung cấp sự cân bằng phù hợp giữa phốt pho và canxi.Vitamin và chất khoáng, chẳng hạn như B-complex, vitamin C, vitamin D, sắt và kẽm. Khi hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm có thể khiến cho cơ thể bị thiếu một số vitamin và khoáng chất.Khi mắc bệnh thận, bạn nên đến cơ sở y tế tái khám thường xuyên để được các bác sĩ tư vấn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý với tình trạng bệnh. Không nên chủ quan, tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Nguồn tham khảo: eatright.org |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-viem-duong-ho-hap-tren-vi | Bài thuốc Đông Y điều trị viêm đường hô hấp trên | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Đức - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên có diễn biến nhanh chóng và phức tạp, nguy cơ gây biến chứng cao và thậm chí là tử vong. Vì vậy, việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp cần kịp thời và đúng phương pháp. Trong điều kiện y học ngày càng phát triển, sử dụng các bài thuốc Đông Y điều trị viêm đường hô hấp vẫn giữ nhiều vai trò quan trọng trong thực tiễn.
1. Tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính
Hệ hô hấp của con người được tính từ cửa mũi đến các phế nang có trong phổi, toàn bộ đường hô hấp gồm các cơ quan chính là hầu, xoang, mũi, họng và vùng thanh quản. Đường hô hấp là nơi lấy không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể, có khả năng làm ẩm và lọc không khí trước khi đưa đến phổi. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, do đó các tác nhân có hại như nhiệt độ cực đoan, bụi, virus, vi khuẩn, các khí độc... đều tấn công trực tiếp vào đường hô hấp trên.Viêm đường hô hấp trên cấp tính không phải là bệnh riêng lẻ mà là sự tổng hợp từ nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, cảm lạnh... Triệu chứng viêm đường hô hấp trên tương đối dễ nhận biết, bao gồm:Sốt cao thành cơn với thân nhiệt trung bình khoảng 39 độ C kèm với hắt hơi và sổ mũi.Chảy nhiều nước mũi trong hoặc đục tùy theo chứng bệnh.Viêm họng, khó nói chuyện, giọng khàn.Toàn thân ê nhức, không có năng lượng... Có nhiều bài thuốc đông y điều trị viêm đường hô hấp 2. Phân loại các thể bệnh viêm đường hô hấp trên theo Đông Y
Theo Đông Y, viêm đường hô hấp trên nằm trong phạm vi của chứng cảm mạo, khái thấu, nhũ nga và hầu tý với nguyên nhân chủ yếu do nhiễm phong nhiệt hoặc phong hàn gây ra.Đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên, Đông Y chia thành nhiều thể bệnh khác nhau như sau:Đối với thể ngoại cảm phong hàn:Bệnh nhân sợ lạnh và không ra mồ hôi.Nghẹt mũi, đau đầu, ngứa họng và ho thành từng cơn.Có thể sốt nhẹ, lưỡi màu hồng nhạt.Mạch khẩn.Đối với thể ngoại cảm phong nhiệt:Sốt và ra mồ hôi nhiều.Chảy nước mũi.Nghẹt mũi.Đau đầu và ê nhức mình mẩy, vùng hầu họng đau rát.Họng khô, ho có đờm, đờm đục vàng.Với thể kiêm chứng:Bất luận là ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt thì thể bệnh này có kiêm các chứng đàm, trệ hoặc co giật.
3. Bài thuốc đông y điều trị viêm đường hô hấp trên
Các bài thuốc Đông Y điều trị viêm đường hô hấp cũng được điều chế theo từng thể bệnh riêng biệt. Các phương pháp Đông Y chữa bệnh hô hấp luôn chú trọng tìm kiếm và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.Tùy thuộc vào phân loại sẽ có những bài thuốc đông y chữa bệnh hô hấp trên khác nhau.3.1. Bài thuốc viêm đường hô hấp trên đối với thể ngoại cảm phong hànBài thuốc viêm đường hô hấp trên đối với thể bệnh này trong Đông Y mang tên Tô kiều giải biểu thang, gồm các vị thuốc:Tô diệp: 6 gram.Kinh giới: 6 gram, sắc sau.Phòng phong: 6 gram.Kinh ngân hoa: 10 gram.Liên kiều: 10 gram.Cát cánh: 8 gram.Tiền hồ: 8 gram.Cam thảo: 3 gram.Sắc và dùng thang thuốc này mỗi ngày 1 lần.3.2. Bài thuốc viêm đường hô hấp trên đối với thể ngoại cảm phong nhiệtBài thuốc Đông Y chữa bệnh hô hấp dành cho thể ngoại cảm phong nhiệt có 2 nhóm:Bài liên kiều tán gia giảm trong trường hợp đau họng nhiều và sốt cao, với thành phần:Liên kiều: 10 gram.Kim ngân hoa: 10 gram.Cát cánh: 8 gram.Bạc hà: 5 gram.Trúc nhự: 6 gram.Kinh giới: 6 gram (cho vào sau khi sắc thuốc).Đạm đậu xị: 6 gram.Ngưu bàng tử: 5 gram.Cam thảo: 5 gram.Bản lam căn: 10 gram.Hoàng cầm: 7 gram.Bài tang cúc ẩm gia giảm với triệu chứng ho liên tục, với các vị thuốc:Tang diệp: 10 gram.Cúc hoa: 10 gram.Liên kiều: 10 gram.Hạnh nhân: 8 gram.Cát cánh: 8 gram.Bạc hà: 5 gram (cho vào sau khi sắc thuốc)Cam thảo: 3 gram.Bản lam căn: 10 gram.Hoàng cầm: 7 gram.Cả 2 vị thuốc này đều kiên trì sắc mỗi ngày 1 thang thuốc. Sử dụng bài thuốc Đông Y điều trị viêm đường hô hấp mang lại hiệu quả cao 3.3. Bài thuốc Đông Y chữa bệnh hô hấp dành cho thể kiêm chứngBài thuốc Đông Y điều trị viêm đường hô hấp đối với thể kiêm chứng có tác dụng đối với ngoại cảm phong và phong nhiệt. Các bài thuốc gồm:Ngoại cảm kiêm đàm: Nhiều đờm, tiếng ho nặng và giọng khàn, táo bón, nước tiểu vàng. Bài thuốc áp dụng gồm hoắc hương, chỉ xác, lai phục tử, cốc nha.Ngoại cảm kiêm co giật: sử dụng các vị thuốc gia thêm câu đằng, thuyền thoái, linh dương cốt, toàn yết.Có thể nói, các bài thuốc Đông Y điều trị viêm đường hô hấp trên được chia thành nhiều loại tùy theo triệu chứng và biểu hiện của người bệnh. Mặc dù nhiều phương pháp Tây Y có tác dụng cắt cơn nhanh chóng, song vẫn khó đáp ứng nhu cầu hạn chế sự tái phát bệnh. Vì vậy, phương pháp Đông Y chữa bệnh hô hấp vẫn được ưa chuộng nhờ khả năng trị bệnh an toàn, hiệu quả bền vững. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-dac-diem-nhan-dien-dien-tam-do-binh-thuong-o-tre-em-vi | Các đặc điểm nhận diện điện tâm đồ bình thường ở trẻ em | Điện tâm đồ viết tắt là ECG là một đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động co bóp. Điện tâm đồ bình thường ở trẻ em có thể cho thấy tốc độ và nhịp điệu của tim cũng như cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lưu lượng máu đến tim.
1. Điện tâm đồ được thực hiện như thế nào?
Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn và có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bệnh van tim,...Điện tâm đồ được thực hiện bằng máy đo điện tâm đồ gồm:Các điện cực được lắp vào cổ tay, cổ chân và ngực (vùng tim) của bệnh nhân.Máy sẽ phát hiện, khuếch đại những xung điện xuất hiện từ mỗi nhịp tim và ghi chúng lại vào giấy in hoặc máy tính.Nhịp đập của tim cũng sẽ được ghi lại bởi những điện cực khác nhau.Các điện cực ở các phần khác nhau của cơ thể phát hiện các xung điện phát ra từ các hướng khác nhau trong tim.Mỗi điện cực đều cho ra những dạng sóng bình thường của nó.Những rối loạn nhịp tim sẽ tạo ra các sóng bất thường trên điện tâm đồ.Hiện nay, ở các bệnh viện hầu như điện tâm đồ được coi là một xét nghiệm thường quy trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, điện tâm đồ còn là một trong những xét nghiệm được áp dụng tương đối rộng rãi tại các bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh nhằm sàng lọc và tầm soát các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn và có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bệnh van tim,... 2. Mục đích thực hiện điện tâm đồ
Mục đích chính của điện tâm đồ nhằm chẩn đoán các bệnh lý tim mạch dựa trên những sóng bất thường khi tiến hành làm điện tâm đồ. Các bất thường của tim được hiển thị trên sóng điện tâm đồ như:2.1 Nhịp timThông thường, nhịp tim có thể đo bằng cách kiểm tra mạch đập. Tuy nhiên, điện tâm đồ có tầm quan trọng quyết định để chẩn đoán chính xác các loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc loạn nhịp tim.2.2 Cơn đau thắt ngựcĐiện tâm đồ thực hiện trong khi đang có cơn đau có thể giúp xác định chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, điện tâm đồ thường có thể cho thấy bằng chứng của một cơn nhồi máu cơ tim trước đó hoặc đang diễn ra.Các sóng hiển thị trên điện tâm đồ có thể chỉ ra phần cơ tim đã bị tổn thương, cũng như mức độ thiệt hại của nó. Đối với bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, điện tâm đồ có vai trò không thể thiếu.2.3 Cấu trúc bất thường của timĐiện tâm đồ có thể cho thấy các bất thường về thành tim (phì đại cơ tim,...), buồng tim cũng như các khuyết tật của tim và các vấn đề tim mạch khác.Những bệnh nhân có biểu hiện bệnh tim mạch như: đau thắt ngực, khó thở, tim loạn nhịp,... hoặc những bệnh nhân đã được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, hở van tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,... cần được tiến hành làm điện tâm đồ để kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh. Điện tâm đồ có thể cho thấy các bất thường về thành tim, buồng tim cũng như các khuyết tật của tim và các vấn đề tim mạch khác 3. Như thế nào là điện tâm đồ bình thường ở trẻ em?
Các đặc điểm sau đây có thể cho thấy điện tâm đồ bình thường ở trẻ em:Nhịp tim > 100 lần / phút.Trục QRS lệch sang phải > + 90°.Đảo ngược sóng T ở V1 - V3 ("hình sóng T vị thành niên ").Sóng R trội ở V1.RSR' ở V1.Dấu ấn loạn nhịp xoang.Khoảng thời gian PR ngắn (< 120ms) và thời gian QRS (< 80ms).Sóng P hơi có đỉnh (< 3mm chiều cao là bình thường nếu ≤ 6 tháng).QTc hơi dài (≤ 490ms ở trẻ ≤ 6 tháng).Sóng Q ở các đạo trình trước tim trái và dưới.Nhịp tim 110 bpm (bình thường so với tuổi).Sóng R chiếm ưu thế ở V1 - V3.RSR' (hình thái học block nhánh phải (RBBB) một phần) ở V1.Hình sóng T vị thành niên (đảo ngược sóng T ở V1 - V3).Sự áp đảo của tâm thất phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được dần dần thay thế bởi sự áp đảo của thất trái, khi trẻ được 3 - 4 tuổi điện tâm đồ bình thường sẽ tương tự như của người lớn.Khi sinh, tâm thất phải lớn hơn và dày hơn tâm thất trái, do khi ở trong tử cung, áp lực động mạch phổi sinh lý lớn hơn tác động đến thất phải (tức là bơm máu qua đường mạch có phổi đối kháng cao).Điều này tạo ra hình ảnh điện tâm đồ tương tự như phì đại thất phải ở người lớn: Trục điện tim lệch sang phải, sóng R chiếm ưu thế ở V1 và sóng T đảo ngược ở V1-V3.Khoảng thời gian dẫn (khoảng thời gian PR, QRS) ngắn hơn so với người lớn do kích thước tim nhỏ hơn. Nhịp tim nhanh hơn nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm khi trẻ lớn lên.Điện tâm đồ ở trẻ là biện pháp đơn giản nhất để phát hiện sớm dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch. Qua đó, có thể đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời giúp trẻ luôn có sức khỏe tốt nhất để phát triển toàn diện. Điện tâm đồ ở trẻ là biện pháp đơn giản nhất để phát hiện sớm dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch Video đề xuất: 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-lua-chon-dieu-tri-trong-benh-gan-nhiem-mo-lien-quan-den-roi-loan-chuc-nang-chuyen-hoa-vi | Các lựa chọn điều trị trong bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ đóng góp của các nguyên nhân khác nhau vào tổng gánh nặng của bệnh gan mãn tính đã thay đổi. Một mặt, những thay đổi này được thúc đẩy bởi sự giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến vi rút viêm gan C (HCV) đã giảm 40% ở Hoa Kỳ và dẫn đến việc HCV trở thành một chỉ định ít phổ biến hơn để ghép gan (LT) ở châu Âu, một xu hướng có thể sẽ được nhìn thấy trên toàn cầu trong tương lai gần. Mặt khác, có sự gia tăng đều đặn và đáng kể bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, về tổng thể dẫn đến sự thay đổi tương đối của các căn nguyên bệnh gan mãn tính, và thậm chí còn gia tăng tuyệt đối hơn nữa tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.Trong khi bệnh gan liên quan đến HCV là lĩnh vực của các bác sĩ gan và đơn vị cấy ghép, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, gần đây được đề xuất đặt tên lại là bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa, có liên quan đến các bệnh ngoài gan, chẳng hạn như béo phì trung ương, ngưng thở khi ngủ, đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ typ 2), các bệnh tim mạch và rối loạn xương khớp, tất cả đều góp phần gây ra bệnh tật liên quan và ảnh hưởng đến các chuyên khoa khác nhau
1. Số lượng bệnh nhân ghép gan do xơ gan liên quan đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu đã tăng lên
Phản ánh đại dịch béo phì và phù hợp với sự thay đổi căn nguyên bệnh gan mãn tính, số lượng ghép gan do xơ gan liên quan đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu ), kết quả của sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa, đã tăng lên rõ rệt, với viêm gan nhiễm mỡ không do rượu đã đại diện cho nguyên nhân thường xuyên thứ hai đối với ghép gan ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư biểu mô tế bào gan do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu cũng đang gia tăng nhanh chóng, có thể dẫn đến nhu cầu ghép gan cao hơn nữa do bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa / viêm gan nhiễm mỡ không do rượu trong tương lai. Do đó, tổng quan này tóm tắt các lựa chọn điều trị hiện tại trong bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa, phù hợp với giai đoạn bệnh của từng bệnh nhân dựa trên bằng chứng gần đây nhất Khuyến nghị điều trị dựa trên mức độ xơ hóa gan ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa. HCC: Ung thư biểu mô tế bào gan; bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa : Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa; viêm gan nhiễm mỡ không do rượu : Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. 2. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu /bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa
Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa thường được coi là một biểu hiện gan của hội chứng chuyển hóa (MS). Nó được định nghĩa là tích tụ mỡ gan quá mức kèm theo kháng insulin, nhiễm mỡ ở> 5% tế bào gan trong phân tích mô học (hoặc> 5,6% bằng phương pháp định lượng mỡ / chụp cộng hưởng từ chọn lọc nước hoặc quang phổ cộng hưởng từ proton), và loại trừ các nguyên nhân thứ phát như cũng như bệnh gan nhiễm mỡ do rượu , ví dụ uống rượu hàng ngày <30g đối với nam và <20g đối với nữ, thường dẫn đến khó phân biệt giữa bệnh gan nhiễm mỡ do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa trong các nghiên cứu hồi cứu.
3. Mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa
Mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa có thể khác nhau, từ nhiễm mỡ đơn thuần đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu với tình trạng viêm mãn tính và xơ hóa đến xơ gan. Thật không may, cho đến nay, chẩn đoán viêm gan nhiễm mỡ không do rượu chỉ có thể được thực hiện về mặt mô học khi có hiện tượng nhiễm mỡ dạng thấu kính, thoái hóa bong bóng của tế bào gan, viêm rải rác và thể Mallory-Denk. Hạn chế này đã dẫn đến việc tìm kiếm các thủ tục thay thế không xâm lấn chẩn đoán rằng tránh sự cần thiết của sinh thiết gan.
4. Một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa
Trước khi quá trình xơ hoá phát triển đáng kể, một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, kháng insulin, adipokines, ruột hệ vi sinh vật, và di truyền cũng như các yếu tố biểu sinh. Mối liên hệ chặt chẽ giữa chuyển hóa năng lượng và bệnh gan nhiễm mỡ được minh họa bằng thực tế là bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường típ 2, cũng như bệnh thận mãn tính. Theo phân tích tổng hợp của Younossi và cộng sự, 51,3% bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và 81,8% bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu bị béo phì, 22,5% và 43,6% mắc bệnh đái tháo đường típ 2 , lần lượt là 69,2% và 72,1% bị rối loạn lipid máu. Điều này chỉ ra rằng không nên giải quyết các bệnh theo cách riêng biệt vì chúng tác động lẫn nhau và góp phần vào sự tiến triển của bệnh. Kháng insulin có thể là yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ và rối loạn chức năng chuyển hóa 5. Bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa phải được coi là bệnh đa bệnh chuyển hóa
Bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa phải được coi là bệnh đa bệnh chuyển hóa, được phản ánh bằng tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng lên so với tỷ lệ tử vong liên quan đến gan ở những người không bị xơ hóa gan đáng kể. Tuy nhiên, một khi gan bị xơ hóa, tỷ lệ tử vong liên quan đến gan trở nên phù hợp hơn. Bằng chứng gần đây từ các nghiên cứu chất lượng cao cho thấy xơ hóa đồng thời, và đặc biệt là xơ gan, chứ không phải là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu cho mỗi gia nhập tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Do đó, các công cụ được thiết lập tốt như đo độ đàn hồi thoáng qua với các giá trị ngưỡng thích hợp có thể cho phép phân tầng nguy cơ và xác định xơ hóa đáng kể nên đưa ra liệu pháp hiện đại với cách tiếp cận lấy gan làm trung tâm.
6. Các lựa chọn điều trị trong bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa / viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Như đã đề cập ở trên, bước đầu tiên trong phân tầng nguy cơ đối với từng bệnh nhân phải là đánh giá sự hiện diện/không có xơ hóa gan. Trong trường hợp không có xơ hóa gan, bất kể nguyên nhân cơ bản là gì, việc loại bỏ tác nhân gây tổn thương là rất quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của xơ hóa và các biến cố mất bù tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau đó. Trong bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa , thay đổi lối sống nên được coi là nền tảng của điều trị nguyên nhân, vì béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo và ít vận động có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển cũng như tiến triển của bệnh. Thật không may, cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị dược lý nào được phê duyệt cụ thể cho bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa và các thử nghiệm hiện tại về thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa hoặc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu chủ yếu là các con đường chuyển hóa để cải thiện tình trạng kháng insulin hoặc rối loạn lipid máu. Tình trạng béo phì liên quan đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ 7. Kết quả các thử nghiệm lâm sàng
Tính đến năm 2018, hơn 300 chất đã được thử nghiệm lâm sàng cho bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa / viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, phần lớn các thử nghiệm đã không chứng minh được hiệu quả và hiệu quả nhất cho đến nay là các loại thuốc thay thế như statin. Về các hợp chất mới được phát triển, một nghiên cứu tiền cứu gần đây có đối chứng với giả dược về axit obeticholic (OCA), là một chất chủ vận thụ thể farnesoid X đã được chứng minh là làm giảm xơ hóa gan và giảm viêm trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, cho thấy OCA cải thiện mức độ xơ hóa ở bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, lưu ý, việc phân giải viêm gan nhiễm mỡ không do rượu hoàn toàn không phổ biến hơn ở những bệnh nhân được điều trị với cường độ dùng thuốc OCA (giả dược: 8%; OCA 10 mg mỗi ngày: 11%; OCA 25 mg mỗi ngày, 12%), và cải thiện xơ hóa tổng thể vẫn chỉ là đạt được ở khoảng 1/4 bệnh nhân (cải thiện xơ hóa ≥ 1 giai đoạn: Giả dược: 12%, OCA 10 mg mỗi ngày: 18% và OCA 25 mg mỗi ngày: 23%), làm nổi bật sự phức tạp của điều trị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, với thử nghiệm thành công đầu tiên này, hy vọng sẽ có một loạt các tác nhân dược lý rộng rãi hơn trong tương lai gần. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-kich-thich-va-uc-che-u-tuy-thuong-chan-doan-benh-u-tuy-thuong-vi | Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận chẩn đoán bệnh u tuỷ thượng thận | Xét nghiệm kích thích và ức chế tủy thượng thận là một công cụ để đo mức độ động học của nồng độ catecholamine trong máu. Nhờ vào phương pháp này, bệnh nhân mắc bệnh u tuỷ thượng thận được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp ngay từ đầu. Qua đó, huyết áp của người bệnh được kiểm soát ổn định, hạn chế những tổn thương cơ quan đích cũng như biến cố tim mạch nặng nề về sau.
1. Bệnh u tuỷ thượng thận là gì?
Bệnh u tủy thượng thận (pheochromocytoma) là một khối u hiếm gặp, thường không phải ác tính và phát triển trong nhu mô tuyến thượng thận. Thông thường, loại u này chỉ ảnh hưởng đến một trong hai tuyến thượng thận nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng đến cả hai và giải phóng các hormone gây ra huyết áp cao hoặc kéo dài. Nếu không được điều trị, bệnh u tủy thượng thận có thể sẽ dẫn đến tổn thương hay những thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng trên các cơ quan khác, đặc biệt là hệ thống tim mạch.Hầu hết những người bị bệnh u tủy thượng thận là ở độ tuổi rất trẻ, từ 20 đến 50. Theo đó, bệnh cảnh đi khám là huyết áp cao mới phát hiện và được nghi ngờ nguyên nhân vô căn, kèm với các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, nhịp tim nhanh, run rẩy, xanh xao, khó thở... Tình trạng này có thể xảy ra tự phát hoặc có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như gắng sức, lo lắng hay căng thẳng, thay đổi tư thế hay khi bệnh nhân chuẩn bị gây mê và phẫu thuật. Một số loại thuốc cũng được cho là có thể kích u tủy thượng thận, bao gồm các chất ức chế monoamin oxydasec, các chất kích thích...Vì tình trạng huyết áp cao lâu dài có thể làm tổn thương các cơ quan, đặc biệt là các mô của hệ thống tim mạch, não và thận; đồng thời, can thiệp điều trị bằng phẫu thuật để lấy u sẽ đưa huyết áp nhanh chóng trở lại bình thường, việc chẩn đoán sớm vô cùng quan trọng. Do các hormone từ u tủy thượng thận tạo ra cần có các yếu tố thúc đẩy, các bác sĩ lâm sàng từ lâu đã thiết kế ra xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận nhằm đo nồng độ catecholamine trong máu để chẩn đoán bệnh lý này. Bệnh u tuỷ thượng thận 2. Xét nghiệm kích thích glucagon là gì?
Xét nghiệm kích thích glucagon là để tạo ra một tình huống giả tạo nhằm đánh giá phản ứng của tuyến thượng thận đáp ứng với tình trạng này. Nếu nồng độ hormon tăng cao quá mức thì cần nghi ngờ khả năng bạn bị mắc bệnh u tủy thượng thận.Để chuẩn bị cho xét nghiệm kích thích glucagon, bạn có thể cần phải ngừng liệu pháp estrogen nếu là phụ nữ hay các liệu pháp bổ sung hormone steroid ngoại sinh nói chung, bao gồm cả thuốc tránh thai, trong vài tuần trước khi thực hiện vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Thậm chí nếu bạn đang sử dụng kem bôi steroid hoặc dưới dạng thuốc hít, bạn cũng có thể cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc này trong một thời gian ngắn. Khi có lịch hẹn làm xét nghiệm kích thích glucagon, bạn cần nhịn ăn từ nửa đêm vào đêm trước ngày thực hiện nhưng bạn vẫn có thể uống nước theo nhu cầu.Sau khi được bác sĩ giải thích mục đích của xét nghiệm này, bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống giường trong một môi trường yên tĩnh, thoải mái suốt thời gian xét nghiệm. Hơn thế nữa, có một máy theo dõi điện tâm đồ liên tục để kiểm tra nhịp tim của bạn. Điều dưỡng hay kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ đặt một ống thông, là một ống nhỏ dùng để lấy mẫu máu, vào tĩnh mạch trong cánh tay. Các mẫu máu sẽ được lấy sau đó thông qua ống thông này nhằm hạn chế gây đau đớn cho bạn.
Một mẫu máu được lấy đầu tiên và sau đó một loại hormone gọi là glucagon sẽ được tiêm vào cơ ở mông của bạn. Glucagon cũng là một hormone tự nhiên trong cơ thể, có vai trò làm tăng lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin. Điều này sẽ tạo ra tình huống khiến cơ thể bạn gặp căng thẳng và sẽ kích thích tạo ra các hormone của tủy thượng thận. Lần lượt các mẫu máu tiếp theo sau nửa giờ và sau ba giờ cũng được thu thập nhằm đánh giá động học về nồng độ các hormone này. Xét nghiệm máu kích thích glucagon 3. Xét nghiệm ức chế clonidine là gì?
Xét nghiệm ức chế clonidine cũng là loại xét nghiệm nhằm nhận định thử và loại trừ chẩn đoán bệnh lý u tủy thượng thận. Các đối tượng nghi ngờ mắc bệnh lý này là bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị nghĩ do nguyên nhân thứ phát và có bằng chứng xét nghiệm cho thấy sự thay đổi nồng độ catecholamine huyết tương nằm ngoài khoảng bình thường.Clonidine là một loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp. Cơ chế của thuốc là hoạt động trên não để làm giảm tín hiệu giao cảm, nghĩa là giảm cường độ tín hiệu thần kinh kích thích đến tủy thượng thận. Qua đó, clonidine sẽ ức chế giải phóng catecholamine và metanephrin từ tủy thượng thận ở người bình thường. Chính vì thế, để xét nghiệm ức chế clonidine chính xác, người bệnh cần ngưng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến huyết áp trong vòng 1 đến 5 ngày như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chẹn beta. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần thư giãn trong môi trường tĩnh lặng và đã nhịn ăn qua đêm trước thử nghiệm này, tương tự như với xét nghiệm kích thích glucagon.
Đầu tiên, người bệnh sẽ được đo huyết áp và nhịp tim ba lần và được ghi chép lại trong bảng thu thập dữ liệu. Sau đó, một mẫu máu sẽ được lấy sau 30 phút nghỉ ngơi và ngay trước khi dùng clonidine. Tiếp theo, huyết áp và nhịp tim vẫn được theo dõi liên tục mỗi 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ kế tiếp. Mẫu máu lặp lại được lấy trong 3 giờ sau clonidine. Cuối cùng, các mẫu máu phải được vận chuyển đến phòng thí nghiệm ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm 3 giờ cuối cùng. Người bệnh sẽ được đo huyết áp và nhịp tim trước khi thực hiện xét nghiệm 4. Nhận định xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận chẩn đoán bệnh u tuỷ thượng thận
Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận chẩn đoán bệnh u tuỷ thượng thận bằng hai phương pháp đại diện là xét nghiệm kích thích glucagon và xét nghiệm ức chế clonidine là khá phổ biến, đơn giản để áp dụng. Nguyên tắc cơ bản của hai phương pháp này là tạo ra một bệnh cảnh giả, gây kích thích hay ức chế tuyến thượng thận. Trong bối cảnh đó, đáp ứng bài tiết của tuyến thông qua giá trị đo đạc được là nồng độ catecholamine trong máu sẽ giúp xác chẩn chẩn đoán.Cụ thể là khi thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon thì nồng độ catecholamine trong máu sẽ có phản xạ tăng lên nhưng chỉ trong một giới hạn nhất định; nếu vượt qua giới hạn đó thì cần nghĩ đến khả năng tuyến thượng thận hoạt động quá mức hay mắc phải bệnh lý u tủy thượng thận. Ngược lại, đối với xét nghiệm ức chế clonidine, ở người bình thường, tuyến thượng thận sẽ bị ức chế nên khi đo nồng độ catecholamine trong máu sẽ rất thấp trong khi bệnh nhân u tủy thượng thận lại tăng lên cao.Tuy nhiên, trong quá trình phân tích đưa ra nhận định xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận, cần lưu ý đến các yếu tố tác động xung quanh. Vì nguyên lý của hai xét nghiệm nhìn chung là khảo sát động học của nồng độ catecholamine trong máu, điều này khó có thể tránh những sai lệch khi kết quả rơi vào vùng “âm tính giả” hay “dương tính giả”. Theo đó, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng nhiều nhất đó là tính trạng sức khỏe, tâm lý thực sự của bệnh nhân khi thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần quan tâm đến thuốc men bệnh nhân đang dùng hay thói quen dùng thuốc kích thích, quy trình thực hiện, thao tác lấy mẫu... nhằm đưa ra nhận định có tính tin cậy cao. Xét nghiệm cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín Tóm lại, u tủy thượng thận là một bệnh lý nội tiết hiếm gặp. Dù vậy, với biểu hiện là những cơn tăng huyết áp cao khó kiểm soát, tình trạng sức khỏe của người bệnh khó được đảm bảo nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Để được như vậy, người bệnh tăng huyết áp, nhất là người trẻ, cần thăm khám đúng chuyên khoa nhằm được chỉ định xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận chẩn đoán bệnh u tuỷ thượng thận ngay từ đầu.Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ của u tủy thượng thận có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Vinmec quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn Nội tiết được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Vinmec chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị.Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống Y tế Vinmec hoặc đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.XEM THÊM:Vai trò của hormon Glucagon điều chỉnh nồng độ đường (Glucose) trong máuU tủy thượng thận có nguy hiểm?U tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-gi-khi-hoi-tho-tu-mui-co-mui-vi | Làm gì khi hơi thở từ mũi có mùi? | Mũi có mùi hôi khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất tự tin nhưng tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm xoang mãn tính, bệnh trĩ mũi, viêm mũi do nhiễm trùng, ung thư mũi xoang... Vậy làm gì khi hơi thở từ mũi có mùi?
1. Nguyên nhân gây mũi có mùi hôi
Bệnh viêm xoangViêm xoang xảy ra khi các mô xoang bên trong bị viêm làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết, kết quả là ứ trệ và lưu dịch nhầy. Hậu quả của tình trạng này nếu kéo dài khiến quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp bị ngưng trệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các xoang và gây nên tình trạng nhiễm trùng và tiết ra mùi hôi khó chịu, đa số thường gặp ở người mắc viêm xoang kéo dài trên 3 tháng (viêm xoang mạn tính).Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường gặp như nghẹt mũi, vùng trước trán bị đau, đau hốc mặt, mệt mỏi, ho, đau họng và mũi có mùi hôi...Viêm mũi tiền đìnhVị trí xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong bệnh lý viêm mũi tiền đình là ở phần trước của mũi. Vi khuẩn Staphylococcus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất, vi khuẩn này thường xâm nhập vào niêm mạc mũi thông qua các vết trầy xước và tổn thương ở mũi. Viêm tiền đình mũi có thể gây nghẹt mũi, sưng nóng đầu mũi, xoang mũi có mùi hôi, bên trong mũi xuất hiện các mụn nhọt, xung quanh mũi có xu hướng đỏ và nóng hơn bình thường.Polyp mũiDo quá trình tăng sinh quá mức của niêm mạc mũi gây nguy cơ phát triển các khối u lành tính bên trong mũi. Đa số các trường hợp polyp mũi không gây đau đớn cho người bệnh, cũng như không có bất kỳ triệu chứng nào đi kèm. Tuy nhiên, khi khối u có kích thước lớn có thể cản trở quá trình dẫn lưu các dịch tiết của đường hô hấp từ mũi ra bên ngoài.Lượng dịch tiết bị ứ đọng bên trong mũi trong thời gian dài có thể gây nghẹt mũi, ngứa mũi và làm phát sinh mùi hôi khó chịu. Dấu hiệu nhận biết khi mắc phải polyp mũi là khi sờ vào bên trong lỗ mũi có cảm giác cộm, thường xuyên bị nghẹt mũi không rõ nguyên nhân, xoang mũi có mùi hôi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây viêm xoang hoặc viêm mũi mạn tính. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu trên cần được thăm khám sớm để có can thiệp kịp thời.Sâu răngKhi răng miệng gặp phải các vấn đề như sâu răng, thường là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng kèm theo mũi có mùi hôi khi thở ra. Thông thường các vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng có nguy cơ di chuyển đến những cơ quan lân cận như vòm họng, amidan và mũi, sau đó tiến triển gây nhiễm trùng và là phát sinh mùi hôi. Triệu chứng thường gặp khi mũi có mùi hôi do sâu răng như không có tổn thương thực thể ở mũi, răng đau nhức và xuất hiện đốm đen, hơi thở từ mũi có mùi hôi khó chịu.Bệnh PhantosmiaBệnh lý này còn được biết đến với tên gọi khác là ảo giác khứu giác, xảy ra khi ngửi thấy các mùi không có thật. Bệnh này thường gặp chủ yếu ở nữ giới và khởi phát do các thành phần bên trong mũi - xoang - miệng. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh này như có thể do biến chứng của các bệnh động kinh, u não, chấn thương sọ não hoặc do bệnh mất trí nhớ tạm thời (Alzheimer)...Dấu hiệu nhận biết bệnh này là thường xuyên ngửi thấy lỗ mũi có mùi hôi nhưng những người xung quanh không ngửi thấy bất cứ mùi gì, mùi hôi có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi, mất khả năng nhận biết mùi... Đa số các trường hợp mắc phải bệnh này có thể biến mất sau khi được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và người bệnh tuân thủ các chỉ dẫn chăm sóc vệ sinh mũi phù hợp. Tuy nhiên có một số ít trường hợp, phải chỉ định phẫu thuật để khắc phục bệnh lý này.Bệnh trĩ mũiĐây là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm kéo dài, gây ra mủ màu xanh/vàng và có mùi hôi tanh rất khó chịu. Ngoài ra bệnh còn khiến hốc mũi ứ nhiều vảy đọng, các vảy này dễ bong tróc dẫn đến lỗ mũi có mùi khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là do yếu tố bẩm sinh, nội tiết tố, người có rối loạn giao cảm hoặc do nhiễm vi khuẩn. Dấu hiệu nhận biết thường gặp là mũi có mùi hôi khó chịu, bị tắc nghẽn mũi, chảy máu cam, biến dạng yên - mũi.Viêm mũi do nhiễm trùngKhác với tình trạng bệnh lý viêm mũi dị ứng, viêm mũi do nhiễm trùng (có thể do vi khuẩn hoặc virus) không chỉ gây phù nề niêm mạc, nghẹt mũi, chảy nước mũi... mà còn là nguyên nhân khiến mũi có mùi hôi khó chịu. Dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này như mũi đau nhức và sưng nóng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau rát cổ họng, lỗ mũi tiết dịch kèm theo mủ và có mùi hôi, người nóng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi... Nếu bệnh không được điều trị sớm rất dễ lây lan sang các bộ phận khác để lại nhiều hậu quả nặng nề hơn.Ung thư mũi xoangĐây là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng khi các khối u ác tính xuất hiện bên trong xoang hoặc niêm mạc mũi. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm có thể có nguy cơ gây tổn thương các dây thần kinh ở mặt và thậm chí gây tử vong nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.Đa số bệnh gặp ở nam giới. Mặc dù bệnh rất hiếm gặp nhưng để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết ung thư mũi xoang bao gồm: Nghẹt mũi (thường là nghẹt 1 bên), thường xuyên chảy máu cam, lỗ mũi thở ra có mùi hôi, khó khăn trong việc nghe, giảm thị lực, chảy dịch mũi sau, sưng vùng mặt.
2. Làm gì khi hơi thở từ mũi có mùi hôi?
Khi hơi thở có mùi hôi phát ra từ mũi thì đây là dấu hiệu cho thấy cấu trúc và chức năng mũi hoặc các cơ quan xung quanh mũi đã bị tổn thương. Vì vậy, trong trường hợp nhận thấy triệu chứng này kéo dài 5 - 10 ngày mà không cải thiện, người bệnh nên sắp xếp đến Bệnh viện để được thăm khám kịp thời.Nếu xác định nguyên nhân hơi thở có mùi hôi do tình trạng viêm và nhiễm trùng, người bệnh thường được chỉ định dùng các loại kháng sinh thích hợp với mức độ tiến triển của bệnh, thuốc xịt mũi và thuốc uống. Trong khi đó nếu nguyên nhân là do polyp mũi hoặc ung thư mũi xoang, có thể phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u.Ngoài ra, người bệnh nên chú ý một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt hơn như sau:Vệ sinh mũi và răng miệng đúng cách, có thể dùng nước muối loãng để súc miệng.Uống nhiều nước để hỗ trợ làm loãng dịch mủ và dễ dàng tống ra ngoài.Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hay thức ăn còn tái, sống.Tăng cường các loại rau xanh và trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày.Có thể dùng các loại tinh dầu để xông mũi nhằm giảm lượng dịch mủ ứ đọng lâu ngày trong hốc xoang mũi.Trên đây là những thông tin cần thiết giúp người bệnh có những kiến thức hữu ích khi gặp phải tình trạng mũi có mùi hôi. Việc phát hiện sớm dấu hiệu này sẽ giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tiến triển gây ra các hậu quả nặng nề cho người bệnh. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/moi-lien-quan-giua-cang-thang-stress-va-co-hoi-mang-thai-vi | Mối liên quan giữa căng thẳng (stress) và cơ hội mang thai | Căng thẳng cực độ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng hiếm khi ảnh hưởng lâu dài đến việc mang thai. Ví dụ, căng thẳng có thể khiến bạn có kinh nguyệt muộn hoặc bất thường. Vậy các căng thẳng này có tác động như thế nào đến khả năng sinh sản và căng thẳng khó có thai hay không?
1. Căng thẳng có thể dẫn đến nguyên nhân khó thụ thai
Mặc dù chỉ một mình căng thẳng thì không gây vô sinh, nhưng căng thẳng có thể khiến người bệnh thực hiện những hành vi không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ví dụ: khi bạn căng thẳng, bạn có thể:Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ítĂn uống theo cảm xúc hoặc không có đủ thời gian để ăn uống hợp lýKhông có đủ thời gian để tập thể dục hoặc ép bản thân tập thể dục quá sứcUống quá nhiều đồ uống có cồnHút thuốc lá, hoặc nếu bạn đã bỏ hút thuốc thì bắt đầu hút thuốc lạiUống quá nhiều cà phê, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu ngủMất hứng thú trong quan hệ tình dụcTất cả những điều này là những thói quen có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Uống cafe nhiều có thể gây căng thẳng 2. Giải thích khóa học giữa căng thẳng và chậm có thai vì sao?
2.1 Giấc ngủNếu lịch trình làm việc hoặc lối sống của bạn khiến bạn phải thức đêm hay phải thức dậy đêm khuya thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ngủ liên tục có thể ảnh hưởng đến cơ thể và do đó, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.Các nghiên cứu trên những người làm việc ca đêm đã chỉ ra rằng làm việc ca đêm gần với ngày rụng trứng có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai và có thể gây ra kinh nguyệt không đều ở một số phụ nữ. Kinh nguyệt không đều là một yếu tố nguy cơ cho các vấn đề sinh sản.Do đó, ngủ đủ giấc vào ban đêm và tránh ca đêm (nếu có thể) có thể giúp cải thiện cơ hội mang thai của bạn. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé! Bắt đầu Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để cải thiện thói quen ngủ bao gồm:Tạo thói quen đi ngủ đúng giờTránh làm việc hoặc kiểm tra email ngay trước khi ngủTránh dùng caffeine vào buổi chiều và tốiUống một tách trà thảo dược ngay trước khi đi ngủKhông nên làm việc trong phòng ngủ và phòng ngủ không nên có TVNếu có nhiều việc cần phải suy nghĩ, bạn hãy thử viết nhật ký trước khi đi ngủ hoặc thậm chí đơn giản là viết ra những gì bạn cần làm vào ngày mai2.2 Chế độ dinh dưỡngKhi căng thẳng, con người có xu hướng ăn kém lành mạnh hơn. Căng thẳng liên tục đã được chứng minh là dẫn đến tăng cân và tăng cân/béo phì đều có liên quan đến các vấn đề sinh sản.Nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và vô sinh ở phụ nữ. Thậm chí thừa cân nhẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Và không chỉ diễn ra ở phụ nữ, béo phì cũng có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới, dẫn đến số lượng tinh trùng thấp hơn.Cũng giống như ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc thừa cân có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản, cân nặng quá ít hoặc ăn không đủ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.Một số người đối phó với căng thẳng bằng cách ăn kiêng hoặc họ bị mất cảm giác ngon miệng khi phải chịu nhiều áp lực. Nguy hiểm hơn, chứng rối loạn ăn uống có thể chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Không có chu kỳ kinh nguyệt có nghĩa là không rụng trứng. Nếu không rụng trứng, bạn không thể mang thai.2.3 Uống cà phêKhi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng trong công việc, một tách cà phê chứa đầy caffeine có thể giúp chúng ta tỉnh táo vượt qua ca làm việc.Nhưng liệu cafein có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản? Một nghiên cứu cho thấy rằng uống quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, đặc biệt nếu bạn đang gặp các vấn đề sinh sản. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các cặp vợ chồng đã trải qua điều trị IVF nhưng sau đó tiếp tục cố gắng thụ thai một cách tự nhiên.Nếu uống bốn tách cà phê trở lên mỗi ngày sẽ làm giảm 26% cơ hội thụ thai của một cặp vợ chồng. Do đó, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng liều lượng an toàn để sử dụng là ít hơn 300 mg caffeine mỗi ngày.Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy mối liên hệ có thể có giữa sẩy thai và uống cà phê. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để khẳng định các mối liên hệ này.2.4 Uống rượu biaCác nghiên cứu nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của lối sống và khả năng sinh sản cho thấy, nếu uống đồ uống có cồn với lượng lớn hơn ba cốc mỗi tuần sẽ làm giảm đáng kể khả năng mang thai của phụ nữ, đặc biệt nếu phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc thụ thai.Theo các chuyên gia, không có lượng rượu nào được chứng minh là an toàn 100% trong thai kỳ. Để an toàn, bạn cần tránh uống rượu trong khi bạn đang cố gắng mang thai hoặc trong khi mang thai.Còn đối với nam giới, uống rượu cũng có liên quan giảm tỷ lệ thụ tinh cũng như làm tăng nguy cơ sảy thai. Theo một nghiên cứu gần đây nhằm đánh giá tác động của việc tiêu thụ rượu đối với khả năng thành công của kỹ thuật IVF, cứ mỗi lần nam giới uống rượu bia thì nguy cơ thụ thai không thành công tăng từ gấp hai đến tám lần.2.5 Hút thuốc láNếu một trong hai vợ chồng là người hút thuốc, hãy lưu ý rằng hút thuốc lá có tác động mạnh đến khả năng sinh sản của bạn. Ở phụ nữ, hút thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ tắc ống dẫn trứng, tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, tổn thương trứng trong buồng trứng và tăng nguy cơ sảy thai. Video đề xuất: Lý do chuyển phôi thất bạiĐối với nam giới, hút thuốc nam làm giảm tỷ lệ thành công của IVF và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, khi chồng hút và người vợ hít phải, thì khói thuốc lá có thể gây hại cho khả năng sinh sản của người vợ.Khi một trong hai đối tác hút thuốc sẽ giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sảy thai và gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Do đó, trước khi bạn tiếp tục cố gắng mang thai, hãy thử bỏ thuốc lá trước.2.6 Quan hệ tình dụcQuan hệ tình dục có thể là một liều thuốc giảm căng thẳng, thư giãn vào cuối một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, lịch làm việc dày đặc, chưa kể đến cảm giác kiệt sức nên khó có thể dành thời gian cho quan hệ vợ chồng.Cuộc sống đầy căng thẳng cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn, vì vậy bạn có thể không có tâm trạng thường xuyên để hai vợ chồng có thể gần gũi với nhau. Nhưng một số cặp vợ chồng căng thẳng nhầm tưởng rằng quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tháng là đủ, nhưng điều đó là chưa đủ để có thể có thai.Nếu căng thẳng hoặc lịch trình cuộc sống bận rộn đang cản trở việc sinh con của bạn, bạn có thể cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thời gian riêng tư cho hai vợ chồng. Ví dụ, nếu bạn hoặc chồng/đối tác cảm thấy quá mệt mỏi vào ban đêm, hãy cân nhắc chuyển thời gian thân mật sang buổi sáng, trước khi đi làm. Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, verywellfamily.com, babycentre.co.uk |
|
https://suckhoedoisong.vn/cac-benh-ly-viem-nhiem-vung-hau-mon-16984190.htm | 18-09-2014 | Các bệnh lý viêm nhiễm vùng hậu môn | Trên lâm sàng,
viêm nhiễm
vùng
hậu môn
gồm các thể bệnh: viêm ống
hậu môn
, viêm tấy tầng sinh môn, áp-xe cạnh
hậu môn
và rò hậu môn. Điều trị
viêm nhiễm
vùng hậu môn tùy thuộc vào thể loại bệnh bao gồm nội khoa và ngoại khoa, với kết quả mong muốn đạt kết quả tốt và tránh tái phát. Giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Xảy ra như thế nào?
Cần chú trọng việc vệ sinh thân thể tốt, tránh những thói quen không tốt như nín đi cầu, ít uống nước, không ăn rau và trái cây, lười vận động, thường ngồi lâu một chỗ.
Với chức năng chính của hậu môn là lỗ thoát của phân ra ngoài, tất cả các tác nhân từ thay đổi của hệ tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý đường tiêu hóa đều tác động và ảnh hưởng đến cơ quan này là gây tình trạng sang chấn, bị nhiễm nhiều tác nhân khác như: nấm, ký sinh trùng, lao. Đặc biệt, khả năng viêm nhiễm tăng gặp ở những bệnh nhân có những thói quen không tốt như: nín đi cầu, táo bón thường xuyên, vệ sinh vùng hậu môn kém, hoặc ở những người có cơ địa dễ nhiễm trùng như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, người già, dùng corticoid kéo dài…
Các thể lâm sàng thường gặp
Nứt hậu môn:
Những sang chấn tại chỗ gây căng giãn quá mức ống hậu môn như: đi cầu phân cứng khô đã tạo nên vết rách niêm mạc theo chiều dọc ở ống hậu môn. Ngoài ra, tiêu chảy nhiều lần hoặc các bệnh viêm vùng hậu môn trực tràng cũng có thể gây bệnh lý trên. Vết nứt cấp tính thường nông và mau lành nếu điều trị đúng. Vết nứt mạn tính (kéo dài hơn 1 tháng) gây loét sâu đến tận cơ thắt hậu môn, thường do tác nhân gây bệnh chưa được giải quyết.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vùng nứt hậu môn có sự tưới máu kém và tăng trương lực co thắt của cơ vòng trong hậu môn.
Lối sống lành mạnh như chịu khó vận động, uống nhiều nước, ăn nhiều rau hoa quả góp phần phòng tránh viêm nhiễm vùng hậu môn
Hai điều trên làm cho sự thiếu máu nuôi trầm trọng hơn nữa và hậu quả là vết nứt khó lành. Biểu hiện đau nhiều mỗi khi đi cầu, đau kiểu thắt nhói kéo dài nhiều giờ, thường kèm theo chảy ít máu tươi.
Điều trị nứt hậu môn: loại bỏ những tác nhân gây bệnh và giúp tăng cường máu nuôi đến niêm mạc tổn thương. Chống táo bón hay làm mềm phân giúp loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Bệnh nhân uống nhiều nước (hơn 2 lít/ ngày) vì nước làm phân mềm nhão nên không gây tổn thương hậu môn và cũng tránh tái phát và tăng cường các chất xơ trong bữa ăn: như rau cải, đậu, trái cây. Ngâm hậu môn nước ấm (40
0
C) có pha thêm một ít muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối ăn với 2 lít nước ấm), ngâm trong 10 - 20 phút, 3 - 4 lần ngày, giúp làm giãn cơ vòng, tăng tưới máu, giảm đau và làm bệnh nhân dễ chịu hơn. Có thể cho dùng thêm 1 số loại thuốc mỡ thoa tại chỗ thuộc nhóm Nitroglycerin hay ức chế can-xi giúp làm giãn cơ vòng trong và tăng tưới máu vùng nứt, liệu pháp này có thể giúp lành bệnh với tỉ lệ từ 65 -90%. Dùng thuốc toàn thân, giảm đau Diclophenac 50mg, Mobic 7,5mg, Kháng sinh Amoxicillin, Augmentin, Erythromycin, khi mà có triệu chứng nhiễm trùng đi kèm.
Điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa không kết quả, đặc biệt nứt hậu môn mạn tính có kèm viêm loét lâu ngày. Phẫu thuật đơn giản là cắt 1 phần bên cơ vòng trong ống hậu môn (thực hiện dưới gây tê) giúp giảm đau, giãn cơ và lành vết mổ.
Viêm ống hậu môn:
Khởi đầu cảm giác đau rát vùng hậu môn hoặc đau cạnh hậu môn, diễn tiến đau càng nhiều hơn kèm sưng nề nóng quanh hậu môn hoặc ngay ống hậu môn. Toàn thân sốt, mệt mỏi. Vùng hậu môn nề nhẹ, đỏ đau, có thể có tổn thương rách phần da niêm mạc ống hậu môn.
Điều trị thuốc kháng sinh: Augmentin 625mg, Ciprofloxacin 200mg, Zinnat 500mg. Thuốc kháng viêm, giảm đau: Mobic 7,5mg, Paracetamol 500mg, Tatanol 500mg. Ngoài ra, kết hợp ngâm vùng hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng nhằm giảm sưng nề, thuốc vitamin trợ sức, chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp cho phân mềm dễ đi cầu.
Viêm tấy tầng sinh môn:
Biểu hiện toàn thân có tình trạng nhiễm trùng nặng, vùng tầng sinh môn phù nề đỏ đau, có thể lan rộng lên bẹn hoặc vùng mông. Có thể có hoại tử mô hay viêm mủ mô mềm vùng này. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, mạch nhanh, tổng trạng gầy.
Điều trị, trong trường hợp này bệnh nhân được nhập viện để điều trị: hồi sức, bù nước và điện giải, dùng thuốc kháng sinh liều cao, phối hợp từ 2 loại thuốc kháng sinh trở lên: Augmentin 1g Metrodiazol 0,5g, Cefuroxim 1g Metrodiazol 0,5g. Dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, liều cao, dùng liên tục 7 - 10 ngày. Kết hợp thuốc giảm đau, kháng viêm bằng đường tiêm: Mobic 7,5mg, Efferalgan 1g. Phẫu thuật sau 48 giờ khi đã dùng thuốc kháng sinh, mổ rạch dẫn lưu, cắt lọc mô hoại tử nếu có.
Áp-xe cạnh hậu môn:
Áp-xe cạnh hậu môn là ổ mủ nhiễm trùng nằm cạnh hậu môn hay trực tràng. Nguyên nhân do các tuyến hậu môn nhỏ tiết nhày, khi bị tắc nghẽn nhiễm trùng bộc phát có thể tạo thành ổ mủ. Túi mủ này phát triển trong mô lỏng lẻo vùng mông và có thể phá ra ngoài da. Một số bệnh lý như viêm đại tràng hay viêm đường ruột có thể gây bệnh dễ dàng hơn.
Triệu chứng của áp-xe cạnh hậu môn đau dai dẳng vùng quanh hậu môn, đau cả không đi cầu và đi cầu. Từ hậu môn đau lan ra xa, đau tăng khi ho, bệnh nhân không dám đi nhanh, không dám ngồi mạnh, không thể ngồi yên trên xe vì đau, kích thích da vùng quanh hậu môn, chảy mủ ra ngoài (sau đó hết đau), sốt và cảm giác mệt mỏi toàn thân. Áp-xe được điều trị bằng dẫn lưu mủ từ ổ áp-xe ra ngoài, tạo lỗ mở bên cạnh hậu môn để giảm áp lực. Thường có thể thực hiện dưới gây tê tại chổ, trong những trường hợp có ổ áp-xe lớn và sâu hơn, hay nhiều ổ áp-xe có thể được dẫn lưu dưới gây tê vùng hay gây mê.
Thuốc dùng toàn thân, kháng sinh Augmetin, Ciprofloxacin, Unasyn. Thuốc giảm đau, kháng viêm: Diclophenac, Panadol, Paracetamol. Áp-xe cạnh hậu môn rất dễ dẫn đến các biến chứng: Rò hậu môn do vậy cần nhanh chóng chữa trị kịp thời, tránh kéo dài tình trạng bệnh.
Rò hậu môn:
Rò hậu môn là chỉ các ống sưng lên ở xung quanh hậu môn, do lỗ rò bên trong, đường rò, hoặc lỗ rò bên ngoài tạo thành. Lỗ rò bên trong thường ở dưới trực tràng hoặc ống hậu môn, thường là một lỗ. Lỗ rò bên ngoài thường ở trên da hậu môn, có thể 1 hoặc nhiều lỗ, là một trong số những bệnh hậu môn trực tràng thường gặp. Phần lớn rò hậu môn là do áp-xe quanh hậu môn phát triển lên.
Triệu chứng điển hình của bệnh rò hậu môn là ở lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu. Chảy mủ: cục bộ ít nhiều có liên quan đến thời kỳ viêm nhiễm, ở thời kỳ viêm nhiễm cấp tính mủ nhiều, có mùi hôi. Do đường rò quanh co, phân nhánh nhiều, không thông nên thường tích tụ mủ. Thời kỳ viêm nhiễm mạn tính mủ ít và loãng. Triệu chứng sưng nề, thấy cứng ở đường viền hậu môn là một trong những dấu hiệu chủ yếu mà người bệnh thường nói, khi đường rò không thông khối sưng sẽ to ra. Triệu chứng toàn thân: trong thời kỳ viêm nhiễm cấp tính bệnh nhân có sốt cao, lạnh run, có dấu hiệu nhiễm trùng. Qua thời gian dài sẽ có mủ và hình thành rò hậu môn phức tạp.
Điều trị: hai yêu cầu cần phải đạt, phá hủy đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt. Kỹ thuật mở đường rò, cắt trọn đường rò, cột cơ thắt, hạ niêm mạc trực tràng, cột đường rò gian cơ thắt, keo sinh học hoặc bấc sinh học. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên, loại kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn gram âm, và vi khuẩn kỵ khí. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, nâng đỡ thể trạng.
Cách phòng ngừa
Đây là thể loại bệnh thường gặp, nam nhiều hơn nữ. Hạn chế hoặc bỏ trà và cà phê, vì 2 loại này là yếu tố thuận lợi gây táo bón kinh niên.
Tăng cường vận động thân thể bằng những biện pháp: tập thể dục thường xuyên, tham gia các môn thể dục thể thao mang tính vận động toàn thân như: môn chạy bộ, bóng bàn, bóng đá, cầu lông hay bơi lặn. Có chế độ ăn uống hàng ngày nhiều rau xanh và chất xơ, các loại thức uống trái cây xay tươi.
Chế độ nghỉ ngơi và ngủ hợp lý, không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Điều trị tốt bệnh lý nội khoa đi kèm như bệnh đái tháo đường, đường huyết luôn luôn ổn định, tăng cường sức khỏe cơ thể, điều trị khỏi các bệnh lý nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Khi có vấn đề hoặc nghi ngờ viêm nhiễm vùng hậu môn, cần điều trị triệt để và tuân thủ chặt chẽ chế độ chăm sóc của bác sĩ điều trị.
BS. NGUYỄN HUY THUẬN
Món ăn, bài thuốc phòng bệnh mày đay
Cháy tòa nhà nghìn tỷ ở Đà Nẵng: Xử lý thế nào?
Rối loạn tiền mãn kinh |
https://tamanhhospital.vn/dat-tinh-hoan-nhan-tao/ | 07/11/2023 | Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Ưu và nhược điểm | Bác sĩ Đoàn Ngọc Thiện, Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ đặt tinh hoàn nhân tạo nhằm mục đích thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ sau điều trị một số bệnh như ung thư tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, teo/ẩn tinh hoàn, viêm tinh hoàn hay do chấn thương. Đây là phương pháp có tính nhân văn, giúp người bệnh vơi bớt mặc cảm, tự ti do khiếm khuyết một phần quan trọng trên cơ thể. Vậy đặt tinh hoàn nhân tạo có lợi ích gì cho nam giới?
Mục lụcTinh hoàn nhân tạo là gì?Đặt tinh hoàn nhân tạo là gì?Cơ chế hoạt động của tinh hoàn nhân tạoKhi nào nên lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo?Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?Ưu và nhược điểm của kỹ thuật đặt tinh hoàn nhân tạo1. Ưu điểm2. Nhược điểmTác dụng phụ có thể gặp khi lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạoĐối tượng nào có thể đặt tinh hoàn nhân tạo?Quy trình đặt tinh hoàn nhân tạoHướng dẫn chăm sóc sau khi đặt tinh hoàn nhân tạoCâu hỏi liên quan1. Đặt tinh hoàn nhân tạo bao nhiêu tiền?2. Đặt tinh hoàn nhân tạo ở đâu tốt?Đặt tinh hoàn nhân tạo tại BVĐK Tâm AnhTinh hoàn nhân tạo là gì?
Tinh hoàn nhân tạo (testicular prosthesis) là bộ phận mô phỏng hình dáng tinh hoàn thật, mục đích thay thế vị trí tinh hoàn thật bị mất sau khi điều trị bệnh, dị dạng do bệnh hoặc bẩm sinh hay do chấn thương vật lý. Tinh hoàn nhân tạo được làm từ silicon, bên trong chưa đầy dung dịch nước muối, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh. (1)
Tinh hoàn nhân tạo có nhiều kích thước, khối lượng khác nhau. Trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn tinh hoàn nhân tạo tương ứng với tinh hoàn thật để mang lại cảm giác tốt nhất cho người bệnh.
Về chức năng, tinh hoàn nhân tạo không có khả năng sản sinh hormone testosterone, sản xuất tinh trùng như tinh hoàn thật. Tuy nhiên, tinh hoàn nhân tạo có ý nghĩa xoa dịu mặc cảm, tự ti ở nam giới không may bị thiếu một bên hoặc toàn bộ 2 tinh hoàn, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Tinh hoàn nhân tạo
Đặt tinh hoàn nhân tạo là gì?
Đặt tinh hoàn nhân tạo là phẫu thuật nhằm đưa tinh hoàn nhân tạo thay thế vào vị trí tinh hoàn thật bị mất trong bìu. Ca phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1939 tại New York, Mỹ.
Trong số các nguyên nhân cấy ghép tinh hoàn nhân tạo, có 35% số trường hợp do teo/ẩn tinh hoàn bẩm sinh, 23% trường hợp nhằm thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ sau điều trị ung thư, 17% trường hợp do xoắn tinh hoàn, 16% trường hợp do ung thư tuyến tiền liệt di căn, 8% do viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn và chỉ 1% do chấn thương. (2)
Phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo không giúp phục hồi chức năng của tinh hoàn thật không may bị mất nhưng giúp tái tạo hình dáng và khôi phục cảm giác ở bìu, ngăn chặn bìu co rút.
Ngoài ra, việc đặt tinh hoàn nhân tạo có thể ví như “liệu pháp tâm lý” bởi giúp những người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn để điều trị bệnh hoặc không may mất đi tinh hoàn do tai nạn ổn định tinh thần, chữa lành tổn thương tâm lý do thiếu mất phần cơ thể vô cùng quan trọng của nam giới.
Cơ chế hoạt động của tinh hoàn nhân tạo
Tinh hoàn nhân tạo là một khối hình bầu dục (hoặc hình trứng) làm từ silicone chưa đầy dung dịch nước muối. Khi đặt tinh hoàn nhân tạo vào bên trong bìu (túi da chứa 2 tinh hoàn) giúp lấp đầy khoảng trống do thiết tinh hoàn thật.
Đặt tinh hoàn nhân tạo giúp lấp đầy khoảng trống do tinh hoàn thật mất đi
Khi nào nên lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo?
Đặt tinh hoàn nhân tạo hoàn toàn là lựa chọn của người bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn và hỏi quyết định của người bệnh có mong muốn đặt tinh hoàn nhân tạo sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hay không. Nếu người bệnh đồng ý, bác sĩ sẽ lựa chọn loại tinh hoàn nhân tạo phù hợp để cấy ghép cho người bệnh. Những trường hợp có thể thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo bao gồm:
Tinh hoàn bị dị dạng, teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn bẩm sinh.
Cắt bỏ tinh hoàn do xoắn tinh hoàn không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, hoại tử tinh hoàn.
Tinh hoàn đã bị cắt bỏ do nhiễm trùng.
Do gặp tai nạn ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng phải cắt bỏ.
Cắt bỏ tinh hoàn để điều trị ung thư tinh hoàn.
Là một phần của phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam.
Đặt tinh hoàn nhân tạo hay không là lựa chọn của người bệnh
Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?
Có. Tinh hoàn nhân tạo có cấu tạo gồm lớp vỏ silicone và dung dịch nước muối bên trong. Thành phần này đã được FDA chứng nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh được cấy ghép, kể cả khi cấy ghép tiến hành ngay sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn điều trị bệnh. (3)
Ưu và nhược điểm của kỹ thuật đặt tinh hoàn nhân tạo
Giống như mọi phẫu thuật, cấy ghép tinh hoàn nhân tạo tồn tại ưu và nhược điểm nhất định, bao gồm:
1. Ưu điểm
Thời gian phẫu thuật ngắn, khoảng 30 – 60 phút.
Tinh hoàn nhân tạo đáp ứng tốt với cơ thể người bệnh, nguy cơ đào thải, biến chứng rất thấp.
Ít đau, ít chảy máu.
Người bệnh phục hồi nhanh.
Giúp xoa dịu tâm lý người bệnh.
2. Nhược điểm
Không giúp người bệnh phục hồi khả năng sản xuất tinh trùng và sản sinh nội tiết tố nam testosterone.
Tác dụng phụ có thể gặp khi lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo
Có một số tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo, bao gồm:
Đau nhẹ, khó chịu trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật.
Chảy máu.
Nhiễm trùng.
Sưng, phù nề, tụ dịch vùng bìu.
Hình thành sẹo xung quanh tinh hoàn nhân tạo.
Tinh hoàn nhân tạo lạc vị trí cấy ghép ban đầu.
Vỡ hoặc rò rỉ dịch bên trong tinh hoàn nhân tạo.
Cơ thể không dung nạp tinh hoàn nhân tạo.
Kết quả sau phẫu thuật không làm người bệnh hài lòng.
Những tác dụng phụ, nguy cơ nêu trên có thể giảm thiểu khi chọn thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo tại một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Nam khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại.
Đối tượng nào có thể đặt tinh hoàn nhân tạo?
Cấy ghép tinh hoàn là lựa chọn của người bệnh. Những trường hợp sau có thể chọn thực hiện phẫu thuật này:
Người bệnh phải cắt bỏ tinh hoàn sau điều trị ung thư tinh hoàn.
Người bệnh bị xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử.
Người bệnh bị nhiễm trùng tinh hoàn phải cắt bỏ tinh hoàn và đã điều trị xong nhiễm trùng.
Người bị mất tinh hoàn do dị tật bẩm sinh như teo tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn.
Người không may gặp tai nạn nghiêm trọng ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương không thể khôi phục.
Phụ nữ có mong muốn được chuyển giới thành nam giới.
Ngoài ra, những trường hợp không nên thực hiện phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo bao gồm:
Người chưa điều trị dứt điểm nhiễm trùng tinh hoàn hoặc nhiễm trùng tại bộ phận bất kỳ trên cơ thể.
Người bệnh có bệnh toàn thân nghiêm trọng, không đáp ứng gây tê, gây mê để phẫu thuật như: bệnh tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim nặng, suy hô hấp, bệnh nội tiết chưa ổn định…
Xoắn tinh hoàn là dị tật bẩm sinh nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn nếu không cấp cứu kịp thời
Quy trình đặt tinh hoàn nhân tạo
Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo đòi hỏi cao ở kinh nghiệm, tay nghề của phẫu thuật viên do cần đặt một vật ngoại lai vào cơ thể người bệnh. Vì vậy, cần có quy trình phẫu thuật nghiêm ngặt bao gồm các bước sau:
Bước 1: Bác sĩ khám, đánh giá ban đầu điều kiện sức khỏe, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người bệnh. Bác sĩ giải thích cho người bệnh hiểu về phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo để người bệnh đưa ra quyết định cuối cùng.
Bước 2: Sau khi thống nhất ý kiến với người bệnh, bác sĩ cho người bệnh làm bộ xét nghiệm trước phẫu thuật nhằm chắc chắn tình trạng sức khỏe người bệnh có thể đáp ứng cuộc phẫu thuật.
Bước 3: Người bệnh nhập viện trước phẫu thuật 1 ngày để bác sĩ theo dõi sức khỏe.
Bước 4: Sát trùng và tiến hành phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo.
Bước 5: Theo dõi sức khỏe, chăm sóc vết thương của người bệnh sau phẫu thuật, cho người bệnh xuất viện nếu tình trạng sức khỏe ổn định trong 48 – 72 giờ sau phẫu thuật.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi đặt tinh hoàn nhân tạo
Dù là một phẫu thuật nhỏ, vết thương không lớn nhưng người bệnh cần chú ý chăm sóc vết thương tốt nhất để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật để giảm bớt cơn đau, cảm giác khó chịu.
Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm (nếu có) theo kê đơn của bác sĩ.
Không tự ý tháo băng vết thương nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi đi tiểu cần cẩn thận, tránh để nước tiểu tiếp xúc với băng gạc.
Không vận động mạnh, mang vác vật nặng tập tạ, chơi các môn thể thao cường độ cao như: bóng đá, bơi lội, đạp xe, chạy bộ… trong ít nhất 30 ngày sau phẫu thuật.
Không mặc đồ lót, mặc quần rộng, thoải mái, mềm để tránh cọ vào vết thương.
Bỏ hút thuốc lá, chất gây nghiện; hạn chế bia rượu.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất nhằm đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Nam giới phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo cần chú ý chăm sóc tốt vết thương để thúc đẩy quá trình phục hồi
Câu hỏi liên quan
1. Đặt tinh hoàn nhân tạo bao nhiêu tiền?
Chi phí phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo phụ thuộc vào loại tinh hoàn nhân tạo được lựa chọn để cấy ghép cho người bệnh. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá rồi tư vấn lựa chọn tối ưu cho người bệnh.
2. Đặt tinh hoàn nhân tạo ở đâu tốt?
Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Nam khoa.
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ không ngừng trau dồi, cập nhật các kỹ thuật điều trị mới, hiện đại trên thế giới như: phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng công nghệ Stapler tiên tiến nhất hiện nay, ít xâm lấn, nhanh chóng, không đau; phẫu thuật thắt ống dẫn tinh giúp nam giới san sẻ gánh nặng sinh nở với vợ, đặt tinh hoàn nhân tạo; điều trị rối loạn cương dương; điều trị suy giảm nội tiết tố nam…
Nam giới băn khoăn, chưa hiểu rõ về phương pháp đặt tinh hoàn nhân tạo có thể đến khám riêng với đội ngũ bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Các bác sĩ luôn sẵn sàng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tư vấn, giúp bạn an tâm và tự tin hơn trong quyết định của mình.
Đặt tinh hoàn nhân tạo tại BVĐK Tâm Anh
Người bệnh đặt tinh hoàn nhân tạo tại khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ được đội ngũ bác sĩ khám, tư vấn, chăm sóc tận tình, đảm bảo sự riêng tư, giúp người bệnh an toàn khi lựa chọn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Với hệ thống phòng mổ hiện đại tiêu chuẩn 5 sao, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị tân tiến hỗ trợ phẫu thuật như: hệ thống máy nội soi Olympus công nghệ Đức, hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K Karl Storz của Đức, máy chụp X-quang di động C-arm, máy MRI 3 tesla thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, hệ thống máy siêu âm 3D đàn hồi Real-time Tissue Elastography tiên tiến nhất thế giới… mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm thiểu tối đa biến chứng sau phẫu thuật.
Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo dù không có ý nghĩa về mặt điều trị y khoa nhưng giúp xóa mờ rào cản tâm lý do khiếm khuyết một phần cơ thể của người bệnh. Dù kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng nhưng đòi hỏi cao tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế có khoa Nam học uy tín để thực hiện phẫu thuật này an toàn, đạt kết quả tối ưu. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-vi-sinh-chan-doan-benh-bach-hau-vi | Xét nghiệm vi sinh chẩn đoán bệnh bạch hầu | Bài viết được viết bởi Bác sĩ nội trú, Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng - Bác sĩ Xét nghiệm Vi sinh, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Vi khuẩn bạch hầu có khả năng sinh ngoại độc tố. Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và formol. Ngoại độc tố khi được xử lý bằng nhiệt độ và formol sẽ mất độc lực, được gọi là giải độc tố (anatoxine) dùng làm vắc-xin.
1. Vi khuẩn bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) là trực khuẩn Gram (+), đa hình dạng, hiếu khí, không di động, không sinh nha bào, kích thước vào khoảng 1,5 - 5 μm X 0,5 - 1 μm, phình to ở một đầu giống như hình dùi trống hoặc phình to hai đầu giống như quả tạ.Vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần.Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ, ánh sáng khuếch tán sẽ bị diệt sau vài ngày. Ở nhiệt độ 580 C vi khuẩn sống được 10 phút, ở phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống được 1 phút. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu 2. Khả năng gây bệnh
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Người là ổ chứa của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu.Corynebacterium diphtheriae xâm nhập qua đường mũi, miệng rồi định vị ở niêm mạc đường hô hấp trên, sau thời gian ủ bệnh 2 - 4 ngày, ở những chủng có khả năng tiết độc tố, độc tố được sản xuất, bám vào màng tế bào rồi xuyên qua màng đi vào máu và phát tán đến các cơ quan.Hoại tử mô rất dữ dội tại nơi khuẩn lạc phát triển, sự đáp ứng viêm tại chỗ kết hợp với sự hoại tử mô tạo thành một mảng chất tiết mà trên lâm sàng được gọi là giả mạc hay màng giá, màng này có khả năng lan nhanh, khi độc tố sản xuất nhiều thì vùng viêm càng lan rộng và sâu.Màng giả bám rất chắc vào niêm mạc; màng bao gồm: các chất viêm, tế bào hoại tứ, fibrin, hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu bì, tế bào mủ, màng này lành tự nhiên trong giai đoạn bệnh hồi phục. Vi khuẩn bạch hầu tìm thấy rất nhiều ở màng giả, nhưng thông thường không tìm thấy trong máu và các cơ quan nội tạng.Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây tổn thương bất kỳ cơ quan nào hay mô nào, nhưng tổn thương chủ yếu là tim, hệ thần kinh và thận. Một lượng rất nhỏ độc tố có thể gây hoại tử ngoài da. Mặc dù kháng độc tố bạch hầu có thể trung hoà độc tố trong máu, hoặc độc tố chưa được hấp thụ vào tế bào, nó không có hiệu quả khi độc tố đã ngấm vào tế bào. Vi khuẩn bạch hầu định vị ở niêm mạc đường hô hấp trên và phát tán đến các cơ quan 3. Chẩn đoán phòng xét nghiệm
Bệnh phẩm: Màng giả bạch hầu, hoặc ngoáy họng bằng tăm bông vô trùng.Nhuộm soi trực tiếp:Thường nhuộm 2 tiêu bản, một xanh methylen kiềm (hoặc Albert hay Neisser) để xem hạt nhiễm sắc và hình thể trực khuẩn bạch hầu; một nhuộm Gram để xem các vi khuẩn khác. Nếu thấy trực khuẩn hình chùy, có hạt nhiễm sắc thì rất có ý nghĩa chẩn đoán bạch hầu.Bệnh bạch hầu diễn biến rất nhanh. Khi người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc, có màng giả và kết quả nhuộm soi trực tiếp có hình thể trực khuẩn bạch hầu có thể chẩn đoán sơ bộ, giúp bác sĩ điều trị kịp thời để cứu sống người bệnh.Nuôi cấy, định danh vi khuẩn bạch hầu: Để khẳng định trực khuẩn bạch hầu độc lực, cần xác định được ngoại độc tố của chúng bằng dùng phản ứng Elek hoặc phương pháp ELISA, ngưng kết hạt, miễn dịch điện di đối lưu, đống ngưng kết, phản ứng trung hòa da thỏ hay da chuột lang....Xác định ngoại độc tố của trực khuẩn bạch hầu: chỉ cần thiết khi xuất hiện ngoài các vụ dịch, còn trong vụ dịch không cần thiết. Chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh bạch hầu bằng các xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp 4. Phòng bệnh bạch hầu
Biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh bạch hầu là dùng vắc-xin giải độc tố bạch hầu (thường phối hợp với giải độc tố của vi khuẩn uốn ván và vi khuẩn ho gà gọi là vắc-xin DPT). Ở Việt Nam, vắc-xin này nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm ba mũi cho trẻ em 3,4 và 5 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại sau mũi thứ ba một năm.Trong trường hợp xảy ra dịch bạch hầu, phải nhanh chóng phát hiện dịch. Dập tắt ổ dịch bằng cách điều trị và cách ly bệnh nhân, khử trùng môi trường, hạn chế tập hợp đông trẻ em và có thể điều trị dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ cao.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dien-tien-tu-nhien-cua-nhiem-hbv-man-tren-benh-nhan-bi-nhiem-hbv-vao-thoi-ky-so-sinh-khi-nao-nen-dieu-tri-vi | Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn trên bệnh nhân bị nhiễm HBV vào thời kỳ sơ sinh: Khi nào nên điều trị? | Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ - Bác sĩ Xét nghiệm - Vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con là đường lâu truyền cơ bản tại những khu vực có tỷ lệ nhiễm virus HBV - virus viêm gan B trên 8% dân số. Nếu không được tiêm chủng từ khi mới chào đời thì 90% bé sinh ra từ mẹ có virus HBV sẽ trở thành người mắc viêm gan B suốt đời.
Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan mạn, xơ gan, và đặc biệt là ung thư gan. Nhiễm virus viêm gan B là vấn đề mang tính xã hội toàn cầu. Khoảng 1/3 dân số thế giới (hơn 2 tỷ người) có tiền sử nhiễm virus viêm gan B, hiện nay thế giới có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính. Một trong các khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới và cũng là nơi có số bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính nhiều nhất là vùng Tây Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam châu Á khác). Nếu không được tiêm chủng khi mới chào đời thì 90% số bé được sinh ra từ người mẹ nhiễm virus viêm gan B sẽ trở thành người nhiễm virus viêm gan B suốt đời. Trong đó, có khoảng 25% số bé này sẽ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan về sau. Việc tư vấn và điều trị dự phòng hạn chế lây nhiễm virus viêm gan B từ phụ nữ có thai sang con có ý nghĩa quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng, đồng thời góp tạo nên các thế hệ lớn lên khỏe mạnh. Virus viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con Bệnh nhân bị nhiễm HBV vào thời kỳ sơ sinh (lây nhiễm theo chiều dọc) sẽ trải qua 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn dung nạp miễn dịch (Immune Tolerance)
Giai đoạn này kéo dài từ 10-30 năm. Trong giai đoạn này:HBeAg (+).Không gây viêm gan các chỉ số về men gan ALT/AST bình thường, tổn thương mô học của gan rất ít, không có bằng chứng viêm gan hoạt động và không có triệu chứng lâm sàng.HBV nhân đôi rất mạnh với nồng độ HBV - DNA trong huyết thanh rất cao đây là do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể với HBV. Hệ miễn dịch không ngăn cản được sự nhân lên của HBV.Dung nạp miễn dịch được xem là nguyên nhân chính làm cho bệnh nhân có HBeAg (+) và men gan bình thường. Đây là quá trình ức chế sự đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho T đối với HBeAg và HBcAg. Dẫn đến làm không hiệu quả cho sự phá hủy tế bào gan bị nhiễm HBV qua trung gian tế bào lympho T. Ở giai đoạn dung nạp miễn dịch, bệnh nhân nhiễm HBV vào thời kỳ sơ sinh có chỉ số HBeAg (+) 2. Giai đoạn thải trừ miễn dịch (Immune Clearance) hay viêm gan mạn HBeAg (+)
Trong giai đoạn này có sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HBV. Hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ đã trưởng thành và nhận diện được tế bào gan bị nhiễm HBV và bắt đầu tấn công những tế bào này gây viêm gan B mạn HBeAg (+).HBV vẫn nhân đôi nhưng phản ánh sự thải trừ của HBV - DNA bởi nồng độ HBV - DNA giảm so với giai đoạn dung nạp miễn dịch.Kèm với đợt kịch phát về sinh hóa biểu hiện là các chỉ số về men gan ALT/AST tăng rất cao do sự phá hủy đột ngột những tế bào gan bị nhiễm qua trung gian miễn dịch của tế bào lympho T.Thường 50-70% bệnh nhân gia tăng thải trừ HBeAg và chuyển đổi huyết thanh từ HBeAg (+) thành HBeAg (-) vào cuối giai đoạn này.Hầu hết các đợt kịch phát trong giai đoạn thải trừ miễn dịch không có triệu chứng và được phát hiện trong quá trình theo dõi. Một số có triệu chứng như viêm gan cấp và xuất hiện anti IgM nên được chẩn đoán nhầm với viêm gan B cấp.Không phải tất cả những đợt kịch phát trong giai đoạn thải trừ miễn dịch đều đưa đến chuyển đổi huyết thanh HBeAg và thải trừ HBV - DNA. Những bệnh nhân này có thể có những đợt kịch phát tái đi tái lại nhiều lần với sự biến mất HBV - DNA từng đợt và có hay không có sự biến mất HBeAg thoáng qua. Những đợt kịch phát tái đi tái lại như thế sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Đặc biệt một số rất nhỏ các đợt kịch phát trong giai đoạn thải trừ miễn dịch dẫn đến suy gan mất bù và có thể tử vong. Suy gan có thể xảy ra trong các đợt kịch phát trong giai đoạn thải trừ miễn dịch 3. Giai đoạn virus không nhân đôi hay giai đoạn mang virus bất hoạt (Inactive carrier)
Trong giai đoạn này HBeAg âm, anti HBe dương, HBV - DNA trong huyết thanh thấp <104copies/ml hay không phát hiện được, bệnh gan thuyên giảm biểu hiện men gan ALT/AST không tăng và sinh thiết gan cho thấy giảm mức độ hoại tử.Khoảng 0.1-0.8 % người châu Á mất HBsAg mỗi năm. Một số bệnh nhân có thể qua giai đoạn tái kích hoạt sau một khoảng thời gian. Giai đoạn này có thể kéo dài suốt đời.
4. Giai đoạn tái kích hoạt ( reactivation) hay giai đoạn viêm gan mạn HBeAg (-) đột biến tiền lõi
Khoảng một phần tư bệnh nhân Châu Á bị viêm gan B mạn tính có HBeAg (-) sau khi đã có chuyển đổi huyết thanh HBeAg.HBV bị đột biến tiền lõi HBeAg (-) cho phép HBV nhân đôi trở lại và có sự ức chế của hệ miễn dịch, gây viêm gan B mạn với các chỉ số như HBV - DNA tái xuất hiện trở lại trong huyết thanh, men gan ALT/AST tăng trở lại, HBeAg (-) và anti HBe(+). Hình 1. Lịch sử tự nhiên của nhiễm VGB mạn mắc phải chu sinh và trong thời kỳ thơ ấu Chú giải: Chỉ số xơ hóa gan Ishak: 0, không xơ; 1. Lan tỏa xơ ở một vài khoảng cửa vách xơ ngắn; 2. Lan tỏa xơ ở đa số khoảng cửa đôi khi có bắc cầu cửa-cửa; 4. Lan tỏa xơ ở các khoảng cửa, cũng như bắc cầu từ của đến trung tâm; Bắc cầu đáng kể, đội khi có nốt; 6. Xơ gan.
5. Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến diễn tiến của viêm gan B mạn
Yếu tố ký chủ :Tuổi > 40Nam giớiTình trạng miễn dịch.Yếu tố siêu vi:Nồng độ HBV - DNA caoHBV kiểu gen CChuyển đổi huyết thanh HBeAg chậm.Yếu tố môi trường:Uống rượuĐái tháo đườngBéo phìĐồng nhiễm siêu vi C, D. Uống rượu bia làm ảnh hưởng xấu đến diễn tiến của viêm gan B mạn 6. Khi nào nên điều trị bệnh nhân bị nhiễm HBV vào thời kỳ sơ sinh
CHỈ ĐIỀU TRỊ KHI BỆNH NHÂN Ở GIAI ĐOẠN THẢI TRỪ MIỄN DỊCH HAY GIAI ĐOẠN TÁI KÍCH HOẠT.
6.1. Xác định các trường hợp không cần điều trị
Là lúc virus trong cơ thể người bệnh không hoạt động nên không cần điều trị bằng thuốc. Được xác định khi:Khi HBsAg (+) nhưng HBeAg (-)Định lượng virus viêm gan B: Kết quả HBV - DNA trên hoặc dưới 10 4 copies/mlChỉ số men gan ALT/AST dưới 40 UI/mlSiêu âm thấy gan chưa bị hoại tử .
6.2. Xác định trường hợp phải điều trị bằng thuốc
Khi virus đang nhân lên cần phải dùng thuốc ngay:Khi HBsAg (+) và HBeAg (+)Định lượng virus viêm gan B: Kết quả HBV-DNA trên 10 5 copies/mlChỉ số men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thườngSiêu âm thấy gan bị hoại tửKèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải..... Khi virus đang nhân lên và kèm theo triêu chứng vàng da cần điều trị bằng thuốc 6.3 Tầm quan trọng của xét nghiệm định lượng virus viêm gan B kỹ thuật HBV - DNA
Dựa trên kết quả phân tích PCR đo tải lượng virus viêm gan B kỹ thuật HBV-DNA, người bệnh có thể nắm được tình hình sức khoẻ của bản thân và bác sĩ sẽ có cơ sở để xác định đâu là trường hợp không cần sử dụng thuốc hay cần sử dụng thuốc ức chế virus.Tuy nhiên, kỹ thuật HBV-DNA đo tải lượng virus viêm gan B bằng phương pháp PCR vẫn có thể sai số trong điều kiện lấy mẫu và bảo quản không đúng cách và quy trình không đảm bảo chất lượng chuyên môn, vậy nên có thể gây khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng trong việc phân tích bệnh chính xác cho bệnh nhân để dẫn đến quyết định có điều trị hay không.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢOBệnh học Truyền nhiễm và nhiệt đới - Bộ môn Truyền nhiễm HVQY - Nhà xuất bản Y học - Hà nội - 2008Bệnh viêm gan vi rút B - Nguyễn Văn Mùi - Nhà xuất bản Y học - Hà nội - 2002Anna SF Lok, Rafael Esteban, Peter A L Bonis. Clinical manifestations and natural history of hepatitis B virus infection. Up to date version 17.1: January 2009.4 Lok ASF, McMahon BJ. Hepatology. 2009;50:661-6625. Tsang, TK, Blei, AT, O'Reilly, DJ, Decker, R. Clinical significance of concurrent hepatitis B surface antigen and antibody positivity. Dig Dis Sci 1986; 31:620.6. Yeo W, Chan PK, Zhong S, et al. Frequency of hepatitis B virus reactivation in cancer patients undergoing cytotoxic chemotherapy: a prospective study of 626 patients with identification of risk factors. J Med Virol 2000;62(3):299-307. Vinmec điều trị xơ gan thành công bằng phương pháp ghép tế bào gốc |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-tuyen-giap-va-cach-dieu-tri-vi | Nang tuyến giáp và cách điều trị | U nang tuyến giáp thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 15-20 lần so với nam giới. Chính vì chiếm tỷ lệ cao như vậy nên rất nhiều bệnh nhận đặt ra những câu hỏi như: “Nang tuyến giáp có nguy hiểm không?”, “Điều trị u nang tuyến giáp là gì ?”, “Khi nào cần phẫu thuật tuyến giáp?”. Nếu bạn đang bối rối vì chưa chưa biết về bệnh lý này thì hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng u nang tuyến giáp và những thông tin liên quan dưới đây.
1. Nang tuyến giáp là gì?
Nang tuyến giáp hay u nang tuyến giáp là một khối u phát triển từ tuyến giáp khi một vùng nào đó thuộc mô tuyến giáp tăng sinh bất thường. Khối u này bên trong chứa dịch lỏng có kích thước từ vài mm cho đến vài cm tùy trường hợp. Hầu hết các u nang nhỏ đều là u nang lành tính. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ít phổ biến hơn đó có thể là tế bào ác tính.Nang tuyến giáp phổ biến hơn ở người lớn trong độ tuổi từ 40-60, phổ biến nhất là ở phụ nữ.
2. Nang tuyến giáp có nguy hiểm không?
Thông thường các nang tuyến giáp kích thước nhỏ thì không gây triệu chứng. Tuy nhiên, với những nang kích thước lớn bạnn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng sau: khó nuốt, nuốt nghẹn, hoặc khi dùng tay sờ vào cổ bạn có thể cảm nhận được có khối u ngay dưới da.Về hình thái, u nang tuyến giáp có hai loại là loại là nang đơn thuần và nang hỗn hợp. Nếu là nang đơn thuần chỉ chứa thành phần dịch thì tỷ lệ ung thư rất thấp chỉ chiếm 0.3% trường hợp. Nếu là nang hỗn hợp bao gồm thành phần đặc trong nang, tỷ lệ ung thư khoảng 1.5%. Một số ít các trường hợp, nang phát triển nhanh bất thường, có thể kèm theo chảy máu trong nang, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, triệu chứng thường gặp: đau vùng trước cổ, nuốt khó,...Mặc dù tỷ lệ lành tính ở các nang giáp cao, nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi sự phát triển của nhân giáp thông qua siêu âm với các lần khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời xử lý và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
3. Triệu chứng của nang tuyến giáp Người bệnh cần quan tâm đến tình trạng nang tuyến giáp và cách điều trị Trong hầu hết các trường hợp, những người bị u nang tuyến giáp không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên bạn có thể gặp triệu chứng với các nang tuyến giáp kích thước lớn. Những triệu chứng này có thể bao gồm:Khó nuốt, nuốt nghẹnBị khàn tiếng, đau họng, đau vùng cổKhi sờ có cảm giác có khối u dưới da vùng cổ gây mất thẩm mỹ
4. Chẩn đoán nang tuyến giáp
a. Siêu âm: Siêu âm là phương pháp dùng để chẩn đoán nang tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay. Siêu âm có giá trị chẩn đoán cao. Thông qua hình ảnh ghi nhận trên máy siêu âm bác sĩ sẽ biết được thành phần của nang tuyến giáp: chỉ bao gồm dịch đơn thuần hay nang hỗn hợp gồm cả phần dịch và phần đặc, đánh giá kích thước, vị trí của nang tuyến giáp từ đó đưa ra khuyến cáo phù hợp với từng người bệnh.b. Chọc hút tế bào kim nhỏ: Nếu bác sĩ quan sát thấy dấu hiệu đáng lo ngại trên siêu âm thì chỉ định chọc hút kim nhỏ có thể được đưa ra. Một cây kim rất nhỏ được đưa qua da ở vùng cổ của bạn vào u nang tuyến giáp, sử dụng hình ảnh siêu âm để hướng dẫn kim.Các tế bào từ mẫu đó sau đó được phân tích dưới kính hiển vi để xác định xem có tế bào nào bất thường hay không. Chọc hút bằng kim nhỏ thường được sử dụng nhất cho u nang: Trên 1,5 cm, nang hỗn hợp với thành phần đặc trong nang có các dấu hiệu nghi ngờ của tổn thương ung thư như: giảm âm, có nốt vi vôi hóa bên trong.
5. U nang tuyến giáp có cần điều trị không?
Sau khi có kết quả cụ thể của siêu âm tuyến giáp, bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước, tính chất của nang, thể trạng của người bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp với từng bệnh nhân.a. Đối với nang tuyến giáp đơn thuần kích thước nhỏ, không gây triệu chứng vùng cổ như nuốt nghẹn, nuốt vướng, không sờ thấy, không gây đau thì người bệnh chưa cần điều trị theo bất kỳ phương pháp nào, mà chỉ cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm.b. Đối với nang tuyến giáp kích thước lớn, gây chèn ép các cơ quan lận cận: ngoài phương pháp phẫu thuật thì người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp tiêm cồn nang giáp hoặc phối hợp tiêm cồn nang giáp với đốt sóng cao tần. Hai phương pháp can thiệp ít xâm lấn này đem lại nhiều ưu điểm hơn phương pháp phẫu thuật truyền thống. Nên hiện nay được sử dụng nhiều hơn để điều trị nang giáp.Phương pháp tiêm cồn nang giáp: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp nang giáp đơn thuần, hoặc có chứa rất ít tổ chức đặc trong nang. Bác sĩ dùng cồn tuyệt đối tiêm vào nang giáp sau khi được hút dịch, với tác dụng của cồn tuyệt đối là làm hoại tử do đông máu và huyết khối tĩnh mạch nhỏ, gây mất nước tế bào và đông vón protein dẫn đến hoại tử tế bào. Hậu quả gây nhồi máu, xơ hóa mô tiếp xúc ethanol, phần nhân giáp sẽ được thay thế bằng mô hạt, sau đó là sư xơ hóa, co rút lại của tổn thương.Phương pháp đốt sóng cao tần nang giáp: Đốt sóng cao tần tuyến giáp là phương pháo dùng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tạo nhiệt giúp tiêu hủy khối mô. Kỹ thuật này thường áp dụng cho các nang giáp hỗn hợp hoặc phối hợp điều trị sau khi tiêm cồn nang giápƯu điểm của phương pháp tiêm cồn nang giáp và đốt sóng cao tần nang hỗn hợp tuyến giáp là:Thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 10-20 phútHạn chế tỷ lệ tổn thương đến dây thần kinh thanh quản. Do đó nguy cơ khàn tiếng so với phẫu thuật cũng thấp hơnPhương pháp mang tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo trên cổ bệnh nhânKhông gây suy giáp sau khi điều trị, giúp hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc hormone tuyến giáp hàng ngàyĐể đạt hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao nhất, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trang bị hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, điển hình là máy siêu âm GE Healthcare S9 có đầu dò phẳng, tần số cao, độ phân giải HD cho hình ảnh rõ nét. Kỹ thuật tiêm cồn nang giáp và đốt sóng cao tần điều trị u nang tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm cho phép bác sĩ kiểm soát được toàn bộ quá trình thủ thuật, tránh tối đa các tổn thương mạch máu, thần kinh, khí quản, thực quản nên rất an toàn, đồng thời đốt được hoàn toàn khối u.Định kỳ sau 1 - 3 - 6 - 12 tháng, người bệnh sẽ được tái khám cùng bác sĩ chuyên khoa nội tiết và chẩn đoán hình ảnh trước đó đã trực tiếp làm thủ thuật để kết quả đánh giá chính xác và khách quan nhất. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các bệnh viện Vinmec trên cả nước, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ. |
|
https://tamanhhospital.vn/ro-hau-mon-co-nguy-hiem-khong/ | 17/05/2024 | Rò hậu môn có nguy hiểm không? Gây ảnh hưởng gì không? | Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không là thắc mắc giành được nhiều sự quan tâm. Phần lớn người bệnh chỉ đến khám khi bệnh đã diễn tiến trong một thời gian dài. Điều này làm giảm hiệu quả điều trị, kéo dài quá trình phục hồi ở bệnh nhân.
Rò hậu môn là bệnh lý nhạy cảm. Vì thế, việc thăm khám thường chỉ diễn ra khi bệnh đã tiến triển nặng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị rò hậu môn có nguy hiểm không?
Mục lụcNguy cơ bị rò hậu mônBị rò hậu môn có nguy hiểm không?Các biến chứng của rò hậu mônMổ rò hậu môn có nguy hiểm không?Lưu ý khi bị rò hậu mônPhòng ngừa bệnh rò hậu mônNguy cơ bị rò hậu môn
Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc rò hậu môn có nguy hiểm không, chúng ta cùng tìm hiểu rò hậu môn là gì và các yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Rò hậu môn (mạch lươn) là tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu môn và da quanh hậu môn. Tình trạng này thường là hậu quả từ một áp xe (ổ mủ) tại hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không khỏi hẳn.
Áp xe xuất hiện khi những tuyến nhỏ tạo chất nhờn bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng. Khoảng 40% số áp xe này có nguy cơ tiến triển thành rò. Tuy nhiên, cũng có thể rò do một số nguyên nhân khác.
Rò hậu môn có nguy hiểm không? Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày
Ngoài nguyên nhân là áp xe, rò hậu môn có thể là do bệnh Crohn, bức xạ (điều trị ung thư), chấn thương, dị tật ở hậu môn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh lao, ung thư, ảnh hưởng sau phẫu thuật tại vùng gần hậu môn.
Ngoài ra, rò hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng ác tính. Tuy nhiên, ít người bệnh nhận thức được điều này. Đa phần bệnh nhân rất chủ quan khi những triệu chứng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt.
Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh rò hậu môn như:
Sưng và đau xung quanh hậu môn
Tiết dịch lẫn máu hay có mùi hôi (mủ) từ một lỗ xung quanh hậu môn. Triệu chứng đau giảm sau khi lỗ rò đã chảy dịch.
Kích ứng vùng da quanh hậu môn vì dịch bị rò ra ngoài
Đau khi đi đại tiện
Chảy máu ở hậu môn
Nhiễm trùng có thể gây sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi.
Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ là rò hậu môn, người bệnh nên nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tiêu hóa/ Hậu môn – Trực tràng. Khi trì hoãn điều trị, rò hậu môn có thể tiến triển thành rò phức tạp, có nhiều ngõ ngách khác nhau, gây nhiều khó khăn khi muốn điều trị dứt điểm.
Phân loại bệnh rò hậu môn sẽ giúp phẫu thuật viên có hướng phẫu thuật phù hợp, tiên lượng kết quả điều trị. Các loại bệnh rò hậu môn gồm:
Rò hoàn toàn: Xác định rõ ràng hai lỗ rò trong và rò ngoài tạo thành đường rò hoàn chỉnh.
Rò không hoàn toàn (rò chột): Chỉ xác định rõ một lỗ rò (rò trong hoặc rò ngoài).
Rò phức tạp (rò móng ngựa): Đường rò có nhiều ngóc ngách, xuất hiện nhiều lỗ thông ra ngoài da.
Đường rò đơn giản: Đường rò thẳng và ít ngóc ngách.
Rò trong cơ thắt: Đây là dạng rò nông, thường là hậu quả từ tình trạng áp xe dưới da cạnh hậu môn, chữa trị thường ít tái phát.
Rò qua cơ thắt: Đường rò đi qua cơ thắt, thường là hậu quả từ tình trạng áp xe vùng hố ngồi trực tràng
Rò ngoài cơ thắt: Đây thường là hậu quả từ áp xe vùng chậu hông trực tràng.
Bị rò hậu môn có nguy hiểm không?
Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không? Rò hậu môn thường là bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh nhân thường chỉ bị khó chịu, mất tự tin. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần có quá trình điều trị phù hợp, tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu rò hậu môn là biến chứng từ một loại ung thư tiêu hóa, đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm. Do những loại ung thư tiêu hóa khi phát hiện muộn, thường có tiên lượng xấu, làm giảm chất lượng sống nghiêm trọng.
Các biến chứng của rò hậu môn
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng chảy dịch tại rò hậu môn thường ít, gây đau nhẹ. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan hay nhầm lẫn với mụn, nên không đi khám sớm. Khi dịch mủ đã chảy nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân mới đi đến các cơ sở y tế để điều trị. Lúc này, bệnh có thể tiến triển sang những biến chứng nguy hiểm như:(1)
Gây nhiễm trùng: Rò hậu môn thường gây lở loét, chảy mủ, kết hợp lượng lớn vi khuẩn ẩn nấp tại hậu môn sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Tình trạng này có thể làm suy giảm sức đề kháng, gây thiếu máu, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí là đe dọa mạng sống của bệnh nhân
Tăng số lượng lỗ rò, đường rò: Khi không được phẫu thuật, bệnh tiến triển lây lan, gây viêm nhiễm các cơ quan xung quanh hậu môn, làm gia tăng số lượng lỗ rò, đường rò. Tình trạng này khiến hậu môn gặp trở ngại khi co bóp, ảnh hưởng lớn tới đại tiện và gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều trị.
Tăng nguy cơ ung thư trực tràng: Rò hậu môn đa phát có thể tạo ra những lỗ rò khác như lỗ rò trực tràng bàng quang, trực tràng âm đạo, trực tràng niệu đạo… Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu tới những cơ quan xung quanh, thậm chí dẫn tới ung thư trực tràng khi không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Suy giảm chất lượng cuộc sống: Rò hậu môn có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và đau đớn. Lâu dài, tình trạng này có thể làm mệt mỏi tâm lý, gây chán nản, mất tự tin, ảnh hưởng xấu tới công việc, học tập và đời sống vợ chồng, làm giảm sút chất lượng sống nghiêm trọng.
Rò hậu môn khi trì hoãn điều trị có thể dẫn tới ung thư trực tràng
Mổ rò hậu môn có nguy hiểm không?
Sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn, nếu người bệnh không kiêng khem và chăm sóc đúng cách, những biến chứng có thể xảy ra gồm:
Chảy máu hậu môn
Nhiễm trùng chảy mủ
Rò hậu môn tái phát
Tiêu không tự chủ (són phân, hơi)
Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn, người bệnh chỉ nên thực hiện phương pháp điều trị này tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng dàn thiết bị y tế và máy móc hiện đại.
Lưu ý khi bị rò hậu môn
Mắc bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không? Rò hậu môn là bệnh không thể tự lành. Vì thế, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt, để được áp dụng những phương pháp điều trị sớm, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Việc điều trị rò hậu môn thường đơn giản, không quá phức tạp.
Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật viên sẽ tiến hành cắt đường rò hay xẻ để mở đường rò bị nhiễm trùng, từ đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vết thương lành từ trong ra ngoài, ngăn ngừa nguy cơ hình thành những túi mủ bên trong.
Nếu người bệnh có các đường rò hậu môn đơn giản, sau khi mổ chỉ cần nghỉ ngơi tại bệnh viện khoảng 2-3 ngày là có thể về nhà. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm những loại thuốc giảm đau, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu sau mổ.(2)
Để nhanh chóng hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn, người bệnh nên lưu ý:
Chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ táo bón
Cố gắng uống nhiều nước, bổ sung nước trái cây, hạn chế dùng các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và chứa những chất kích thích, gây hại cho hệ tiêu hóa
Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ thấp, hạn chế ngồi hay nằm một chỗ trong thời gian dài
Sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn, người bệnh nên chú ý giữ gìn vệ sinh ở khu vực này bằng cách rửa hậu môn bằng nước ấm, đặc biệt là sau khi đại tiện. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thăm khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ để được đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa
Phòng ngừa bệnh rò hậu môn
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh rò hậu môn, cần lưu ý:
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ rau củ trái cây để hỗ trợ tốt cho các hoạt động của hệ tiêu hóa. Hạn chế tiêu thụ những món ăn cay nóng, thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp. Thói quen tốt này sẽ giúp giải phóng năng lượng dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ tốt cho các hoạt động trao đổi chất và lưu thông tuần hoàn, từ đó giúp những cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, ngăn mầm bệnh thâm nhập từ môi trường bên ngoài.
Khi đi vệ sinh không mang theo các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng…), sách báo vào nhà vệ sinh. Vì thời gian đi đại tiện quá lâu có thể làm gia tăng áp lực ở vùng hậu môn. Thói quen xấu này là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh khác nhau, bao gồm rò hậu môn.
Thường xuyên theo dõi, chú ý tới những biểu hiện bất thường của cơ thể để kịp thời thăm khám và điều trị hiệu quả
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giải đáp thắc mắc rò hậu môn có nguy hiểm không. Rò hậu môn là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp sớm, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, có hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện những biến chứng nặng, làm giảm chất lượng cuộc sống. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-son-co-doc-khong-vi | Mùi sơn có độc không? | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Các màu sơn giúp cho căn phòng, ngôi nhà và các đồ vật trong nhà trở lên đẹp và sống động hơn. Tuy nhiên, cùng với đó là bạn sẽ sống chung với mùi sơn. Do đó, câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là ngửi mùi sơn có độc không?
1. Mùi sơn nhà mới có độc không?
Nhiều người thắc mắc là hít mùi sơn có độc không thì câu trả lời là “Có” kể cả với người khỏe mạnh. Trên thị trường hiện nay có hai loại sơn thông dụng nhất, đó là:Sơn latex (hoặc acrylic): Đây là loại sơn phổ biến nhất hiện nay. Sơn latex không có chứa dung môi, nó có thể được xóa sạch bằng xà phòng và nước. Sơn latex hiện được cho là an toàn để sử dụng hoặc tiếp xúc đối với cả phụ nữ đang mang thai, miễn là khu vực sử dụng sơn thông thoáng. Nếu bạn ngửi mùi sơn liền cảm thấy khó chịu mệt mỏi, bạn hãy ra ngoài hít thở khí trời và nhờ người khác hoàn thành công việc của bạn.Sơn chứa dung môi dầu: Loại sơn này có chứa các loại dung môi và phải cần đến nhựa thông hoặc xăng trắng mới có thể xóa sạch loại sơn này. Một vài nghiên cứu đã cho thấy việc phụ nữ đang mang thai tiếp xúc với loại sơn này bao gồm cả hít phải mùi sơn với các loại dung môi này có thể gây tăng nguy cơ sẩy thai, và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc gặp các vấn đề về nhận thức. Chính vì vậy bạn không nên sử dụng hoặc tiếp xúc, hay đến gần loại sơn này, đặc biệt là khi bạn đang mang thai.Theo các nhà khoa học các loại polyme không gây độc, nhưng các loại dung môi dạng lỏng được sử dụng để hòa tan polyme chính là tác nhân gây ra mùi hắc nồng khó chịu của sơn, gây dị ứng, bệnh về đường hô hấp...Các hợp chất hữu cơ như là formaldehyde, xylene, benzene dễ bốc hơi trong không khí, gây độc khi bạn hít vào cơ thể. Formaldehyde với nồng độ từ 0,3 ppm trở lên có thể gây ho, dị ứng da. Ở nồng độ cao hơn nó có thể gây đau rát mắt, mũi và họng. Chất hóa học này còn được xếp vào nhóm các chất gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp.Theo các chuyên gia hóa học, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) khi hít phải sẽ gây kích ứng đường hô hấp. Đặc biệt là nó sẽ đe dọa sức khỏe của phụ nữ có thai, nó gây ảnh hưởng tới não bộ, hệ thần kinh, gây dị tật bẩm sinh... cho thai nhi.Các hạt sơn khi phun sẽ bay trong không khí, khi trẻ em hít phải, các hạt sơn này sẽ bị cuốn sâu vào trong gây phản ứng viêm, kích thích gây co thắt đường hô hấp, tăng tiết dịch... làm tổn thương phế nang, gây ho, khó thở, dẫn tới viêm phổi...Thành phần APEO là một chất phụ gia duy trì chất lượng sơn, tuy nó có ít trong sơn, nhưng lại là chất nguy hiểm nhất vì nó là chất gây ung thư không thể phân loại. Chất này có thể gây rối loạn sản xuất hormone, gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, khả năng sinh sản và làm gia tăng tế bào ung thư...Các loại sơn dùng để sơn gỗ, kim loại, khung cửa, bê tông... khi pha chế màu cũng có chứa chất độc khiến người hít phải bị nhiễm độc, gây dị ứng, nổi mẩn, phù nề, ói mửa...Vật liệu bả, sơn tường cũng góp phần dẫn tới ung thư, đặc biệt là ung thư máu ở trẻ em. Mức độ nguy hiểm của sơn tường đối với trẻ em cao gấp 10 lần người lớn, do trẻ nhỏ hay bám tay vào tường rồi lại cho tay vào miệng ngậm, hoặc hít phải bụi sơn... gây ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh, làm suy giảm trí thông minh, chậm phát triển về thể chất, có bất thường về hành vi và gây tổn thương thính lực của trẻ. Ở nồng độ cao trẻ em có thể bị hôn mê, co giật và tử vong.
2. Làm thế nào để tránh tác hại từ mùi sơn?
Cách tốt nhất là bạn không nên ngửi mùi sơn, nếu như nhà bạn mới sơn xong, bạn nên mở cửa thông thoáng trong một khoảng thời gian, chờ cho mùi sơn bay hết hãy dọn vào ở. Khoảng thời gian được khuyến cáo là 1 tuần sau khi sơn nhà xong bạn hãy về ở. Khoảng thời gian này bạn cần để khử mùi hắc nồng của sơn nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm độc, dị ứng, các bệnh về hô hấp, đau đầu, khó chịu, buồn nôn...Trong trường hợp mà bạn buộc phải tiếp xúc với các loại sơn có chứa dung môi dầu hằng ngày (như sửa nhà hoặc sống gần công trường), bạn nên thực hiện các biện pháp sau:Giảm thời gian tiếp xúc với sơn: Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết được khoảng thời gian tiếp xúc với sơn bao nhiêu là an toàn, vì vậy bạn cần phải tự đánh giá. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy ra ngoài ngay lập tức, hít thở khí trời bên ngoài cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.Luôn mở cửa sổ để tránh hít phải mùi sơn, bạn có thể đeo khẩu trang hoặc sử dụng quạt gió để hạn chế mùi sơn.Đeo găng tay, mặc quần dài, áo dài tay để bảo vệ làn da nếu như công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với sơn.Không ăn hoặc uống ngay tại nơi bạn đang sơn.Phụ nữ đang mang thai không nên làm các công việc phải tiếp xúc thường xuyên với sơn.Với nhà cũ cần sơn, bả lại, bạn cần lưu ý giữ thực phẩm và nước uống, vật dụng cần dùng... tránh xa sơn, bả nhằm hạn chế chất độc hại dính vào. Nếu bạn bị dính sơn vào da, chân tay thì bạn hãy dùng rượu trắng rửa sạch.Nếu nhà có trẻ em, tuyệt đối không được để trẻ chạm vào các vật dụng có sơn, hạn chế để cho trẻ bám tường, hay gặm song sắt cửa sổ và các vật dụng có sơn. Cần rửa tay cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn và khi đi ngủ, đặc biệt là những đứa trẻ hay nằm, bò, chơi dưới đất.Nếu bạn có nhu cầu sơn tường nhà mới, bạn nên lựa chọn loại sơn chất lượng cao, sơn sinh thái, sơn nước, sơn bột gốc xi măng... chọn lựa hàng chính hãng vì nó có ít nguy cơ phát tán mùi nhờ có công nghệ xử lý cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Không nên sử dụng các loại sơn kém chất lượng, các loại sơn rẻ tiền trôi nổi trên thị trường vì có thể có chứa mức độ chì, thủy ngân cao sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho của mọi người trong nhà.Bên cạnh đó, trong dân gian còn lưu truyền nhiều cách khử mùi sơn như sau:Đặt nhiều quả dứa ở các góc phòng để hút mùi sơn, thay vì phải hít mùi sơn, bạn sẽ ngửi thấy mùi dứa thơm.Bọc các cục than củi, than hoạt tính, than sinh học vào trong giấy báo rồi để nhiều nơi trong nhà để hút mùi sơn. Lưu ý, khi làm như vậy bạn cần đóng kín các cửa ra vào, cửa sổ... để có thể đạt được hiệu quả khử mùi cao hơn và bạn không được ở trong nhà suốt quá trình khử mùi.Đun sôi một nồi giấm ăn ở giữa phòng, đầu tiên dấm sẽ có mùi khó chịu, nhưng sau 2 ngày bám vào tường nó sẽ tỏa mùi dễ chịu.Cắt hành tây thành nhiều lát mỏng và trải nó khắp nhà giúp khử mùi sơn.Dung dịch muối ăn pha loãng cũng có tác dụng khử mùi sơn khá tốt. Cứ 10m2 nền nhà bạn đặt 1 bát nước muối pha loãng, mùi sơn sẽ giảm mạnh trong vài ngày.Đặt vài ly sữa tươi trong phòng và đóng kín của lại, sữa tươi có thể hấp thụ làm giảm mùi sơn.Hòa bột mì vào nước sau đó trộn với tỏi giã nhỏ. Cách làm này có tác dụng nhanh chóng và rõ rệt, nhưng không thể áp dụng với người bị dị ứng với tỏi.Một biện pháp hữu hiệu để loại bỏ mùi sơn đó là sử dụng các thiết bị lọc khí như là các loại máy lọc không khí là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bạn và các thành viên trong gia đình.Máy lọc không khí đã gắn liền với nhu cầu làm sạch khí, nó thực sự đem lại hiệu quả, đảm nhiệm vai trò như “lá phổi” lặng lẽ lọc bụi bẩn, nấm mốc và đặc biệt các loại vi khuẩn có trong khí thở, tạo ra một không gian sống an toàn nhất.Công nghệ sản xuất máy lọc không khí hiện nay rất phát triển, thậm chí có những thiết bị lọc không khí rất nhỏ, chỉ nặng 40g và dễ dàng đeo lên cổ của trẻ như các loại vòng cổ hoặc kẹp cổ áo trẻ hàng ngày. Các loại máy lọc không khí này sẽ liên tục tạo ra khoảng 2.000.000 ion âm/cm3, gấp 100 lần so với nồng độ ion mà rừng tự nhiên tạo ra, giúp làm sạch bụi PM2.5, khử mùi sơn độc hại, giúp cải thiện chất lượng không khí ngoài trời hoặc trong nhà mà bản thân trẻ đeo thiết bị hít vào.Hàng triệu ion âm được tạo ra từ thiết bị trên cổ sẽ khuếch tán vào vùng không khí trước mặt của người đeo, các ion này sẽ gắn kết với các hạt trong không khí tại đây (bụi mịn, phấn hoa, lông thú,...) biến chúng thành những khối lớn hơn, to hơn và rơi xuống đất. Cơ chế hoạt động này giống như một loại mặt nạ vô hình giúp loại bỏ hiệu quả các hạt trong không khí, bảo vệ người đeo không hít vào các chất ô nhiễm trong không khí.Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống hàng ngày sẽ giúp chúng ta phòng chống bệnh tật tốt hơn, chủ động hơn, bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. Máy lọc không khí cá nhân Airvida - Lọc đến 99,9% bụi mịn, vi khuẩn, phấn hoaGiải pháp hoàn hảo để cải thiện chất lượng không khí - cho bạn cuộc sống khỏe mạnh, trong lànhCơ chế hoạt động: sản phẩm tạo ra 2.000.000 ion âm/cm3 (gấp 100 lần so với nồng độ ion mà rừng tự nhiên có thể tạo ra) gắn các hạt bụi mịn PM2.5, phấn hoa, khói bụi, ... trong không khí lại nhau và rơi xuống đất. Từ đó tạo thành mặt nạ vô hình giúp bạn không hít phải các chất gây hại.Sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Ủy ban Châu Âu với nồng độ Ozon cực thấp, bức xạ và dòng điện tử cũng thấp hơn nhiều so với giới hạn quy địnhVỏ silicon được chứng nhận của FDA (Mỹ): Chống dị ứng và không độc hại.Thiết kế không quạt giúp mức âm thanh của sản phẩm gần bằng 0 dB, không gây tiếng ồn.Phù hợp để cải thiện chất lượng không khí ngoài trời hoặc trong văn phòng, trên xe hơi, trong các nhà hàng hoặc nơi giao thông công cộng, ....Airvida L1Thiết kế tạo khí kép đã được cấp bằng sáng chế với khối lượng chỉ nặng 70g, thanh lịch và thời trangThời lượng pin đến 32h, sạc tiện lợi qua cổng USB3 màu thời trang: màu Trắng Pearl, màu Đen Space ,màu hồng Soft>> Xem chi tiết và mua hàng TẠI ĐÂYAirvida M1Là máy lọc không khí nhỏ nhất hiện có trên thị trường. Thiết bị chỉ nặng 40g và dễ dàng đeo như vòng cổ titan hoặc kẹp cổ áo cho quần áo hàng ngày.Tăng tuần hoàn lưu thông máu: Phát xạ hồng ngoại từ xa bằng vòng cổ titan giúp kích hoạt lưu thông máu và trao đổi chất.Thời lượng pin đến 28h, sạc tiện lợi qua cổng USBCó 3 màu: màu đen Intrecciato, màu đen Normcore, Trắng ngọc trai Intrecciato>> Xem chi tiết và mua hàng TẠI ĐÂYAirvida C1 - Dành cho trẻ emLà máy lọc không khí cá nhân duy nhất trên thị trường được thiết kế dành riêng cho trẻ em từ 3 đến 10 tuổi,Trọng lượng siêu nhẹ, chỉ nặng 22gThời lượng pin đến 28h, sạc tiện lợi qua cổng USBCó 3 màu: màu vàng Ducklink, màu xám Koala, màu hồng Piggy>> Xem chi tiết và mua hàng TẠI ĐÂY |
|
https://suckhoedoisong.vn/cach-dieu-tri-mun-coc-bang-thuoc-169116077.htm | 06-05-2016 | Cách điều trị mụn cóc bằng thuốc | (Trần Khánh Bình
- Nha Trang)
Mụn cóc là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virút Human Papilloma virút. Human Papilloma virút xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Mụn cóc có thể phát triển trong nhiều tháng mới nhìn thấy được.Về cách lây lan, mụn cóc lây do tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh như: sờ, cọ xát, cầm nắm, dùng chung vật dụng với người có mụn cóc như khăn lau, giày dép, quần áo. Mụn có cũng tự lây nhiễm còn gọi trong dân gian là “cóc nhảy” trên bản thân người bệnh, từ vài mụn cóc lớn ban đầu, còn được gọi là “mụn cóc mẹ”, chúng lây lan sang những vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp như cào, gãi, cầm nắm, và tạo ra nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti; những mụn con này sẽ phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân.
Về điều trị, vì đây là bệnh do virút gây nên, bệnh có thể khỏi tự nhiên không để lại dấu vết, nhưng đa số trường hợp càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó cần thiết là nên điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp, phương pháp “chữa mẹo” trong dân gian nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào đáng tin cậy, thiếu cơ sở khoa học. Ngoài phương pháp điều trị thường được áp dụng như đốt điện, đốt bằng laser CO
2
thì phương dùng thuốc cũng được sử dụng rộng rãi, điều chế dưới dạng axít, chấm axít khi mụn dưới 0,5cm sử dụng dung dịch axít salicylic và lactic có tên thương mại như duofilm, collomack, ellgy corns warts... Các bước tiến hành:
Bước 1: Rửa nhẹ nhàng vùng da bệnh trong nước ấm 5 phút, lau khô bằng khăn.
Bước 2: Dùng đá bọt biển hoặc dũa móng tay chà xát cẩn thận lớp da bệnh.
Bước 3: Bôi một lớp mỏng thuốc, chẳng hạn như dùng dung dịch Ellgy Corns & Wartslên vùng da bệnh bằng dụng cụ bôi thuốc có sẵn trong chai.
Bước 4: Để khô và dán lại bằng băng dán cá nhân.
Tiếp tục sử dụng dung dịch Ellgy Corns & Warts, 1 lần/ngày đến khi vết chai, mụn cóc biến mất và làn da trở nên như cũ. Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virút ở mụn cóc, điều trị phải mất vài tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn, để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng, cọ sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay, nhằm loại bỏ lớp tế bào chết, do lần thoa thuốc ngày hôm trước; thoa thuốc lên bề mặt của mụn cóc, tránh tối đa việc để thuốc dính ra vùng xung quanh, vì axít có thể làm loét vùng da lành, tạo vết loét rộng lâu lành, thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng, thoa mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, mục đích tránh làm mất thuốc khi ta làm việc hay vận động. Thuốc không được sử dụng cho bệnh như đái tháo đường, bệnh tim - mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm trùng, không được sử dụng thuốc trên vùng mặt và bộ phận sinh dục… |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/7-loai-thuc-pham-va-chat-bo-sung-giup-tang-cuong-ham-muon-tinh-duc-cua-ban-vi | 7 loại thực phẩm và chất bổ sung giúp tăng cường ham muốn tình dục của bạn | Nếu bạn đang muốn cải thiện cuộc sống tình dục, bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm và chất bổ sung giúp tăng cường ham muốn tình dục bao gồm tribulus, maca, hồng sâm, cỏ ca ri, nghệ tây, cây rẻ quạt biloba và L-citrulline. Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin về việc "Ăn hàu có tốt cho tinh trùng không?", "Ăn hàu như thế nào để tốt cho tinh trùng" và một số các loại thực phẩm tốt cho cuộc sống tình dục.
1. Tribulus
Tribulus terrestris là một loại cây lá nhỏ có rễ và quả. Những bộ phận của loại cây này khá phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic.Tribulus có sẵn rộng rãi như một chất bổ sung thể thao và thường được bán trên thị trường để tăng nồng độ testosterone và cải thiện khả năng ham muốn tình dục.Trong một nghiên cứu tiến hành với thời gian 90 ngày ở phụ nữ có niềm vui tình dục thấp; kết quả sau nghiên cứu cho thấy 88% tổng số người tham gia dùng 750mg Tribulus terrestris mỗi ngày làm tăng sự hài lòng về tình dục.Hơn nữa, một nghiên cứu khác tiến hành trong khoảng 2 tháng ở nam giới tiết lộ dùng 750–1.500 mg Tribulus terrestris hàng ngày đã cải thiện ham muốn tình dục ở 79% trong số họ.Các nghiên cứu ở nam giới bị rối loạn cương dương cho kết quả khi dùng 1.500 mg mỗi ngày trong 90 ngày đã cải thiện khả năng cương cứng cũng như ham muốn tình dục.
2. Củ Maca
Maca (Lepidium meyenii) thuộc một loại rau củ được sử dụng để tăng cường khả năng sinh sản và ham muốn tình dục. Bạn có thể mua thực phẩm chức năng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Dạng bột, viên nang và chất chiết xuất từ chất lỏng.Một nghiên cứu thực hiện trong thời gian khoảng 12 tuần ghi nhận rằng 42% nam giới dùng 1.500–3.000 mg maca mỗi ngày có khả năng tăng ham muốn tình dục.Một nghiên cứu ở 131 người được sử dụng maca liên tục trong ít nhất 6 tuần đã cải thiện ham muốn tình dục. Thêm vào đó, macca cũng giúp điều trị chứng rối loạn cương dương nhẹ ở nam giới.Hầu hết các nghiên cứu phát hiện ra rằng dùng 1,5–3,5 gam mỗi ngày trong ít nhất 2–12 tuần là đủ để tăng ham muốn tình dục
3. Hồng sâm
Nhân sâm đặc biệt nhân sâm đỏ có thể giúp giảm ham muốn tình dục và cải thiện chức năng tình dục.Một nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian 20 tuần ở 32 phụ nữ mãn kinh cho thấy uống 3 gam hồng sâm mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể về chức năng cũng như kích thích ham muốn tình dục.Ngoài ra, hồng sâm có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric - hợp chất hỗ trợ lưu thông máu và giúp các cơ ở dương vật thư giãn.Tuy nhiên, khi sử dụng hồng sâm có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như đau đầu và khó chịu ở dạ dày. Nó cũng có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, vì vậy những người dùng chúng có thể muốn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Hồng sâm giúp tăng cường ham muốn tình dục hiệu quả 4. Cỏ ca ri
Cỏ cà ri là một loại thảo mộc phổ biến trong y học thay thế có thể giúp tăng cường ham muốn và cải thiện chức năng tình dục. Cỏ cà ri chứa các hợp chất mà cơ thể bạn có thể sử dụng để sản xuất hormone giới tính, chẳng hạn như estrogen và testosterone.Một nghiên cứu thực hiện với khoảng thời gian 6 tuần ở 30 nam giới cho kết quả rằng: Việc bổ sung 600 mg chiết xuất cỏ ca ri mỗi ngày giúp tăng sức mạnh và cải thiện chức năng tình dục.Tương tự, một nghiên cứu thực hiện kéo dài với khoảng thời gian 8 tuần, ở 80 phụ nữ có ham muốn tình dục thấp; đã xác định rằng: Dùng 600 mg cỏ ca ri mỗi ngày cải thiện đáng kể ham muốn và kích thích tình dục, so với nhóm dùng giả dược.Tuy nhiên, loại thảo mộc cỏ ca ri tương tác với các loại thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như thuốc warfarin. Nếu bạn đang gặp tình trạng loãng máu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng cỏ ca ri.
5. Saffron
Nghệ tây là một loại gia vị thơm ngon có nguồn gốc từ hoa Crocus sativus và có nhiều công dụng như: Giảm căng thẳng, kích thích tình dục (đặc biệt tốt đối với những người đang dùng thuốc chống trầm cảm).Một nghiên cứu thực hiện với thời gian khoảng 4 tuần, ở 38 phụ nữ có ham muốn tình dục thấp, đang dùng thuốc chống trầm cảm cho kết quả: Sử dụng 30mg nghệ tây mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể một số vấn đề liên quan đến tình dục, chẳng hạn như giảm kích thích và bôi trơn, so với giả dược.Tương tự, trong một nghiên tiến hành, với khoảng thời gian 4 tuần, ở 36 người đàn ông đang sử dụng thuốc chống trầm cảm và không có hưng phấn trong chuyện tình dục, khi cho sử dụng 30mg nghệ tây mỗi ngày đã cải thiện đáng kể chức năng cương dương, so với dùng giả dược.
6. Ginkgo biloba
Ginkgo biloba, một loại thảo dược bổ sung phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc.Thuốc có thể điều trị các vấn đề khác nhau, bao gồm rối loạn tình dục như rối loạn cương dương và ham muốn tình dục thấp, vì ginkgo biloba có thể làm tăng hàm lượng oxit nitric trong máu, hỗ trợ lưu lượng máu bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu.Một nghiên cứu thực hiện kéo dài khoảng 4 tuần, ở 63 người cho thấy rằng: Dùng liều trung bình 209 mg ginkgo biloba mỗi ngày, giúp điều trị rối loạn chức năng tình dục liên quan đến chống trầm cảm, mức độ ham muốn, kích thích khoái cảm thấp, ở 84% người tham gia. Ginkgo biloba có thể làm tăng cường ham muốn tình dục 7. L-citrulline
L-citrulline, một axit amin được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể của bạn. Sau đó, cơ thể bạn sẽ chuyển hóa acid amin thành L-arginine, giúp cải thiện lưu lượng máu bằng cách sản xuất oxit nitric để làm giãn mạch máu của bạn. Ngược lại, điều này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương.Chẳng hạn, một nghiên cứu thực hiện với khoảng thời gian ngắn, ở 24 người đàn ông bị rối loạn cương dương nhẹ, cho thấy: Uống 1,5 gam L-citrulline mỗi ngày đã cải thiện đáng kể các triệu chứng ở 50% người tham gia.Trong một nghiên cứu khác kéo dài 30 ngày ở nam giới, dùng kết hợp 800 mg L-citrulline và 300 mg trans-resveratrol hàng ngày đã cải thiện chức năng cương dương và độ cứng, so với điều trị bằng giả dược.L-citrulline được sản xuất ở dạng thực phẩm chức năng ở dạng viên nang hoặc bột nhưng có mặt tự nhiên trong các loại thực phẩm như dưa hấu, sô cô la đen và các loại hạt.
8. Một số thực phẩm tiềm năng khác
Một số loại thực phẩm hay chất bổ sung khác thường được quảng cáo giúp tăng cường ham muốn tình dục. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết này. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể tăng cường ham muốn tình dục của bạn:Hàu: Có nhiều người quan tâm đến câu hỏi “Ăn hàu có tốt cho tinh trùng không?”. Thực tế cho thấy, một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, hàu có thể tăng cường ham muốn tình dục, nhưng không có nghiên cứu nào trên người về lĩnh vực này. Nên các câu hỏi liên quan đến hàu như: “Ăn hàu như thế nào để tốt cho tinh trùng” và “ăn hàu có tác dụng gì cho nam giới?” cần có thêm nhiều nghiên cứu sau để có căn cứ minh chứng.Hạt dẻ cười: Một số bằng chứng từ các nghiên cứu cho kết quả thấy rằng các loại hạt, đặc biệt là hạt dẻ cười, có thể tăng cường ham muốn tình dục ở nam giới.Dưa hấu: Dưa hấu thuộc nguồn cung cấp L-citrulline dồi dào, có thể giúp điều trị chứng rối loạn cương dương.Chasteberry: Có một số bằng chứng cho thấy quả chasteberry có thể làm dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phụ nữ.Dâm dương hoắc: Thành phần thảo mộc dâm dương hoắc có chứa các hợp chất có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến dương vật và có liên quan đến việc cải thiện chức năng cương dương trong các nghiên cứu trên động vật. Nguồn tham khảo: Healthle.com, Askmen.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/thieu-mau-ac-tinh-trieu-chung-kho-nhan-biet-nhung-de-bien-chung-thi-rat-nguy-hiem-169221112083923476.htm | 12-11-2022 | Thiếu máu ác tính: Triệu chứng khó nhận biết nhưng để biến chứng thì rất nguy hiểm | Những vấn đề về sức khỏe có thể gặp khi bị thiếu máu, thiếu sắt
Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, sắt là một trong những chất vi lượng quan trọng có mặt trong hầu hết thành phần cơ thể. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia vào vận chuyển oxy và các quá trình chuyển hóa khác của cơ thể.
Theo một nghiên cứu năm 2012 trên Tạp chí Y học Huyết học,
thiếu máu
ác tính là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra ở 0,1% dân số nói chung và 1,9% ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng có tới 50% trường hợp thiếu máu do thiếu
vitamin B12
ở người lớn là do thiếu máu ác tính. Loại thiếu máu này được gọi là “ác tính” vì nó từng được coi là một căn bệnh chết người do thiếu phương pháp điều trị.
Ngày nay, tình trạng này tương đối dễ điều trị bằng cách tiêm vitamin B12 hoặc có thể bổ sung bằng đường uống. Nếu không được điều trị, việc thiếu hụt vitamin B12 do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể dẫn đến các biến chứng nặng.
Bệnh thiếu máu ác tính là gì?
Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu thấp (RBCs) hơn bình thường. Thiếu máu ác tính là một căn bệnh trong đó các tế bào hồng cầu được hình thành một cách bất thường do thiếu vitamin B12 nguyên nhân do cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin B12 cần thiết để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Khái niệm “thiếu máu ác tính” là từ dùng trước đây, khi quá trình sinh bệnh học vẫn chưa được hiểu rõ. Ngày nay, bệnh lý này thường được định danh với tên gọi thiếu máu Biermer.
Thiếu máu ác tính là một căn bệnh trong đó các tế bào hồng cầu được hình thành một cách bất thường do thiếu vitamin B12.
Vì sao thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu ác tính?
V
itamin B12 hay cobalamin đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Nó được tìm thấy với số lượng đáng kể trong gan, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu. Trong quá trình tiêu hóa thực phẩm có chứa vitamin B12, sinh tố này sẽ được gắn vào một chất gọi là yếu tố nội tại, được tạo ra bởi các tế bào thành lót trên niêm mạc dạ dày. Sau đó, phức hợp yếu tố nội tại và vitamin B12 sẽ đi vào ruột, nơi loại vitamin này sẽ được hấp thụ vào máu. Chính vì thế, vitamin B12 chỉ có thể được hấp thụ khi nó được gắn với yếu tố nội tại.
Trong bệnh thiếu máu ác tính hay thiếu máu Biermer, các tế bào thành của dạ dày ngừng sản xuất yếu tố nội tại. Khi đó, ruột hoàn toàn không thể hấp thụ được vitamin B12. Vì vậy, loại vitamin sẽ bị đào thải đi ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải. Mặc dù cơ thể có một lượng vitamin B12 dự trữ đáng kể nhưng lượng này cuối cùng cũng sẽ được sử dụng hết. Lúc này, các triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính sẽ bộc phát ra ngoài.
Triệu chứng của thiếu máu ác tính
Sự tiến triển của bệnh thiếu máu ác tính thường chậm. Có thể khó nhận ra các triệu chứng vì cơ thể có thể đã quen với việc cảm thấy không khỏe.
Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, bổ sung sắt như thế nào?
ĐỌC NGAY
Điều trị thiếu máu như thế nào?
ĐỌC NGAY
Các triệu chứng thường gặp gồm:
- Mệt mỏi.
- Sức khỏe yếu.
- Đau đầu.
- Đau tức ngực.
- Sụt cân.
- Da nhợt nhạt.
Trong những trường hợp thiếu vitamin B12 nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài, kể cả những trường hợp do thiếu máu ác tính có thể gặp phải các triệu chứng thần kinh, như:
- Dáng đi không vững.
- Bệnh thần kinh ngoại biên, như tê ở cánh tay và chân.
- Suy nhược cơ bắp.
- Trầm cảm.
- Mất trí nhớ.
- Sa sút trí tuệ.
Các triệu chứng khác của tình trạng thiếu hụt vitamin B12, bao gồm do bệnh thiếu máu ác tính là:
- Buồn nôn và nôn ói.
- Đãng trí.
- Táo bón.
- Ăn mất ngon.
- Ợ nóng.
Đau đầu, mệt mỏi là triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thiếu máu ác tính?
Có ba nguyên nhân chính gây thiếu máu ác tính, bao gồm:
Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra RBCs, do đó cơ thể cần lượng vitamin B12 đầy đủ. Vitamin B12 có trong các bữa ăn hàng ngày như thịt, gia cầm, sò, trứng…
Thiếu IF: IF là một loại protein cho phép cơ thể hấp thụ vitamin B12, được tạo ra bởi các tế bào trong dạ dày. Sau khi được tiêu thụ, vitamin B12 sẽ di chuyển đến dạ dày và liên kết với IF. Hai loại này sau đó được hấp thu vào phần cuối cùng của ruột non. Nếu các tế bào này bị phá hủy do sự tấn công của hệ thống miễn dịch, cơ thể không thể hấp thụ vitamin B12.
Chứng đại hồng cầu: Nếu không có đủ vitamin B12, cơ thể sẽ tạo ra những tế bào hồng cầu lớn bất thường gọi là các tế bào đa bào. Bệnh thiếu máu ác tính là một loại thiếu máu đa bào, đôi khi được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ do kích thước lớn bất thường của hồng cầu.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu ác tính
9 lầm tưởng về vitamin B12 trong điều trị bệnh
ĐỌC NGAY
6 nhóm thực phẩm bổ sung vitamin B12
ĐỌC NGAY
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Là người gốc Bắc Âu hoặc Scandinavi.
- Mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc các tình trạng tự miễn khác.
- Đã cắt bỏ một phần dạ dày.
- 60 tuổi trở lên.
- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính cũng tăng dần theo tuổi.
Thiếu máu ác tính có điều trị được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều trị thiếu máu ác tính Biermer có nguyên tắc cơ bản là bổ sung vitamin B12 qua đường tiêm suốt đời. Việc tiêm vitamin B12 trực tiếp vào máu thì không còn cần phải có yếu tố nội tại. Lúc đầu, người bệnh có thể cần phải tiêm vài lần một tuần để tích lũy đủ lượng vitamin cần thiết. Sau đó, các mũi tiêm có thể được giãn cách tiêm hàng tháng.
Các chất khác cũng cần thiết để sản xuất tế bào máu cũng có thể cần được bổ sung thêm như sắt và vitamin C.
Điều trị bệnh thiếu máu ác tính là một quá trình gồm hai phần. Bác sĩ sẽ điều trị bất kỳ tình trạng thiếu hụt vitamin B12 nào hiện có.
Điều trị bệnh thiếu máu ác tính thường bao gồm:
- Các mũi tiêm vitamin B12 được theo dõi chặt chẽ theo thời gian.
- Theo dõi nồng độ vitamin B12 trong máu trong quá trình điều trị.
- Điều chỉnh liều vitamin B12 cho phù hợp.
Phòng ngừa thiếu máu ác tính bằng các thực phẩm giàu vitamin B12.
Phòng ngừa thiếu máu ác tính
Có thể kiểm soát bệnh thiếu máu ác tính nếu ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B12, vì như vậy có thể giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B12. Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B12 tốt bao gồm:
- Các loại ngũ cốc ăn sáng bổ sung vitamin B12.
- Các loại thịt như thịt bò, gan, gia cầm và cá.
- Trứng và các sản phẩm từ sữa (như sữa, sữa chua và phô mai).
- Thực phẩm bổ sung vitamin B12, như đồ uống có nguồn gốc từ đậu nành và bánh mì kẹp thịt chay.
Bệnh Đậu Mùa Khỉ Được Bộ Y Tế Xếp Vào Bệnh Truyền Nhiễm Nhóm B |
https://suckhoedoisong.vn/tap-the-duc-ho-tro-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-169240508191203248.htm | 13-05-2024 | Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích | 1. Vai trò của tập luyện với người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Cải thiện triệu chứng bệnh:
Tăng cường
hoạt động thể chất
từ 20 -60 phút hoạt động vừa phải, từ 3 đến 5 ngày mỗi tuần cho thấy sự cải thiện lâm sàng về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hội chứng ruột kích thích so với nhóm đối chứng.
Nguyên nhân do hoạt động thể chất dường như làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy sự phát triển khả năng miễn dịch niêm mạc khỏe mạnh và mang lại lợi ích cho mô ruột.
-
Cải thiện tâm trạng
:
Hoạt động thể chất có thể cải thiện tâm trạng của người bệnh và các triệu chứng mệt mỏi, đầy hơi và khó chịu ở bụng.
- Cải thiện tình trạng tiêu hóa bất thường:
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện kiểu đại tiện và thời gian vận chuyển đại tràng ở những người bệnh phàn nàn về chứng táo bón mạn tính.
Ngược lại, những người ít vận động có nhiều khả năng mắc hội chứng ruột kích thích hơn, cũng như có liên quan đến các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng hơn những người hoạt động thể chất.
2. Một số hình thức tập luyện tốt cho người bệnh
hội chứng ruột kích thích
Các hoạt động như chạy,
chạy bộ
, đạp xe và bơi lội được thực hiện ở cường độ thấp đến trung bình có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của
hội chứng ruột kích thích
. Tuy nhiên, lợi ích này có thể khác nhau giữa các cá nhân.
- Tập thể dục:
Đi bộ, chạy bộ chậm, tập thể dục nhịp điệu vừa phải, bơi lội và đạp xe
thư giãn
, leo núi... Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
-
Yoga:
Người bệnh có thể tập yoga kéo dài một giờ, 3 lần/tuần. Buổi tập nên được thiết kế bắt đầu bằng các bài tập thở đơn giản, các bài tập thả lỏng và các tư thế đơn giản với sự thư giãn xen kẽ, kết thúc với việc điều hòa hơi thở và thiền định. Có thể tập các động tác cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana), chuỗi chào mặt trời (Surya Namaskar) 7 động tác…
- Các bài tập khí công,
thái cực quyền
, bát đoạn cẩm:
Đây là những bài tập có sự kết hợp thân – tâm với sự kết hợp giữa các động tác chậm, nhẹ nhàng, tập trung hơi thở cũng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Các bài tập trong Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng:
Với các tác động xoa bóp nội tạng, điều tiết hơi thở, cân bằng âm dương có thể hỗ trợ cho người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.
Đây là những bài tập có cường độ thấp, có thể tập trên giường, tại chỗ, thuận tiện, phù hợp cho mọi đối tượng và độ tuổi. Một số bài tập phù hợp như: Thư giãn, thở 4 thời có kê mông và giơ chân, xoa tam tiêu, xoa vai tới ngực, vặn cột sống, sư tử, rắn hổ mang…
Tập thể dục hàng ngày như chạy bộ tốt cho người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.
- X
oa bóp bấm huyệt
:
Bên cạnh tập luyện, xoa bóp bấm huyệt, một trong những hình thức chữa bệnh lâu đời của YHCT cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích đầy tiềm năng.
Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt dưới sự chỉ đạo của lý luận YHCT giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, làm dịu cơ bắp, thư giãn cơ thể và tâm trí. Xoa bóp vùng bụng làm tăng tuần hoàn cục bộ và nội tạng, đồng thời điều hoà thời gian đi tiêu bằng cách
kích thích nhu động ruột
.
Một số phương pháp xoa bóp bấm huyệt:
+ Cách thực hiện 1:
Người bệnh nằm ngửa, dùng cả lòng bàn tay xoa bụng trong 3 phút (ngược chiều kim đồng hồ đối với loại
tiêu chảy
, theo chiều kim đồng hồ đối với táo bón, ngược chiều kim đồng hồ và sau đó theo chiều kim đồng hồ đối với tiêu chảy và táo bón xen kẽ), day các huyệt trung quản, thiên xu và khí hải, 1 lần một ngày.
+ Cách thực hiện 2:
Day ấn các huyệt nội tiết, đại trường, phế, thần môn ở tai bằng hạt bạch giới tử, 5 ngày/tuần trong 4 tuần cho thấy giúp giảm tình trạng đi tiêu phân lỏng, đau bụng, tiêu chảy, stress ở người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, theo YHCT, can uất và tỳ hư là cơ chế bệnh thường gặp trong hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể được xoa bóp tại các huyệt vị đặc hiệu trong điều trị các hội chứng bệnh YHCT cụ thể.
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
ĐỌC NGAY
3. Một số lưu ý cho người bệnh khi tập luyện và xoa bóp
- Bắt đầu từ từ:
Người bệnh nên thực hiện tập luyện từ từ với các hoạt động mới, sau đó tăng cường độ dần dần, theo dõi xem hoạt động đó ảnh hưởng như thế nào đến các triệu chứng.
Từ đó giúp người bệnh xác định khả năng chịu đựng và liệu phương pháp tập luyện mới này có giúp ích cho các triệu chứng hay không để điều chỉnh hoạt động thể chất theo nhu cầu của bản thân.
- Lựa chọn bài tập phù hợp:
Những người mắc hội chứng ruột kích thích có thể phản ứng rất khác nhau với cùng một phương pháp điều trị. Do đó, có thể cần phải thử nghiệm các bài tập thể dục và kiểm tra xem phương pháp tập luyện nào hiệu quả nhất.
Chẳng hạn hoạt động liên quan đến chạy và nhảy khiến bụng di chuyển lên xuống có thể làm tăng áp lực trong bụng và chuyển động của nội tạng và gây ra tình trạng tiêu chảy ở một số người bệnh. Ngược lại, một số người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón thì thấy cải thiện triệu chứng khi chạy so với khi đi bộ.
- Cần tránh các loại bài tập cường độ cao hoặc kéo dài:
Tập thể dục trong hơn 2 giờ hoặc các hoạt động chạy nhảy nhiều có thể làm xuất hiện hoặc trầm trọng hơn triệu chứng bệnh. Nguyên nhân có thể do việc nhảy làm tăng áp lực bên trong các cơ quan nội tạng hoặc ảnh hưởng lên nhu động.
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh bài tập cường độ cao và kéo dài.
- Mặc quần áo phù hợp:
Nên mặc quần áo thoải mái, những bộ đồ bó sát có thể gây khó chịu hoặc hạn chế đối với những người bị đầy hơi hoặc đau bụng.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Lựa chọn thực phẩm bổ sung trong tập luyện phù hợp với cơ thể:
Tránh các loại thực phẩm gây kích phát triệu chứng bệnh. Một số loại thực phẩm chức năng, bột protein, đồ ăn nhẹ trước khi tập có thể gây ra một số vấn đề trên hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, một số chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp có trong sản phẩm đồ ăn nhẹ khi tập luyện, chẳng hạn như xylitol và
sorbitol
có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh có thể tự làm đồ ăn nhẹ giàu protein, ít các thành phần không tốt cho bệnh để bổ sung dinh dưỡng trong quá trình tập luyện.
- Thời gian tập tốt nhất:
Nên tập luyện cũng như xoa bóp vào buổi sáng sớm hoặc sau bữa ăn tối ít nhất 2 tiếng để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Trong trường hợp bệnh cấp tính:
Nếu đang có các triệu chứng tiêu chảy hoặc đau bụng dữ dội, hãy tạm dừng tập luyện và tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi các triệu chứng đang diễn tiến, người bệnh có thể nằm
nghỉ ngơi
tại chỗ, tập các bài tập thư giãn, xoa trung tiêu và day ấn các huyệt vùng bụng.
Tập luyện và xoa bóp bấm huyệt là những phương pháp không dùng thuốc hỗ trợ điều trị IBS đầy tiềm năng, kinh tế, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên còn cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá chính xác hiệu quả và độ an toàn của hoạt động thể chất đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.
Điều quan trọng là người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện hoặc xoa bóp mới nào nhằm đảm bảo tính an toàn, chính xác trước khi người bệnh có thể tự tập luyện và xoa bóp tại nhà.
Mời bạn xem tiếp video:
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ, phải làm sao? |
https://vnexpress.net/vaccine-ho-ga-ra-doi-nhu-the-nao-4767121.html | 7/7/2024 | Vaccine ho gà ra đời như thế nào? - Báo VnExpress Sức khỏe | Hai phụ nữ trên là chuyên gia vi khuẩn học tại Michigan. Cuối tháng 11/1932, họ ra đường khi hầu hết mọi người đã kết thúc công việc một ngày. Pearl Kendrick và Grace Eldering đến thăm những em bé mắc bệnh ho gà đang sống trong khu phố nghèo. Bệnh ho gà ngày nay không nguy hiểm với người dân do được bao phủ tiêm chủng. Tuy nhiên, vào năm 1932, bệnh nỗi kinh hoàng ám ảnh nhiều gia đình. Bệnh nhi được mô tả "rất xanh xao, chết dần mòn trong cơn ho dữ dội hoặc nghẹt thở". Chẩn đoán bệnh ho gà rất khó do các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn, khó phân biệt rõ ràng. Ban đầu, bệnh có vẻ không nghiêm trọng khi chỉ gây sổ mũi và ho nhẹ. Đôi khi, trẻ có dấu hiệu ngưng thở, sau đó lồng ngực nhanh chóng phập phồng trở lại. Bác sĩ cũng có thể nhầm lẫn, cho rằng trẻ chỉ mắc cảm lạnh, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, sau một đến hai tuần, trẻ có thể bị co thắt dữ dội, gây khó thở. Cơ thể có những tiếng rít sắc nhọn, nghẹn ngào khi cố gắng đưa không khí xuống cổ họng. Lúc này, bệnh đã vào giai đoạn nặng. Sự sống dần bị bào mòn trong vòng ba tháng. Cho đến nay, rất ít bác sĩ có thể can thiệp khi ho gà trở nặng. "Thật tồi tệ, tôi tự hỏi bệnh nhân làm cách nào để sống sót", Camille Locht, nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur ở Lille, Pháp, nói.
Kendrick, ngoài cùng bên phải, quan sát đồng nghiệp tiêm vaccine ho gà cho trẻ em vào năm 1942. Ảnh: Trung tâm Lịch sử Grand Rapids, Thư viện Công cộng Grand Rapids.
Quay trở lại thế kỷ 20, bệnh ho gà rất dễ lây lan. Một bệnh nhi có thể lây cho một nửa số học sinh trong lớp và tất cả thành viên trong gia đình. Ho gà gây ra tới 7.500 ca tử vong ở Mỹ vào những năm 1930, hầu hết là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người khỏi bệnh đôi khi bị tổn thương vĩnh viễn về thể chất và nhận thức. Bức tranh dịch bệnh thay đổi nhờ Kendrick và Eldering. Ban đầu, hai nhà khoa học nhận nhiệm vụ hàng ngày kiểm tra các mẫu bệnh phẩm, y tế, môi trường. Tuy nhiên, bệnh ho gà dần ám ảnh hai người phụ nữ. Họ làm việc đến đêm khuya, không có kinh phí trong thời gian đầu, ở trong tòa nhà xập xệ và đổ nát. Họ mong muốn chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác hơn, hạn chế lây nhiễm, cách ly người mắc càng sớm càng tốt. Với vũ khí là một đĩa petri (đĩa sử dụng đựng mẫu bệnh phẩm để soi dưới kính hiển vi), hai người phụ nữ nhanh chóng nuôi cấy bệnh phẩm phục vụ phân tích. Ngày 28/11/1932, phòng thí nghiệm xác nhận mẫu virus ho gà Bordetella đầu tiên. Từ đây, Kendrick và Eldering đặt mục tiêu theo dõi và kiểm soát dịch ho gà trên toàn thành phố. Vì thiếu kinh phí, hai nhà khoa học phải sử dụng máu cừu với giá rẻ hơn để nuôi cấy dịch bệnh. Cách làm này đồng thời cho phép mở rộng chương trình thí nghiệm về virus ho gà. Tháng 1/1933, chỉ bảy tuần sau khi nuôi cấy được mầm bệnh, Kendrick và Eldering đã sản xuất ra loại vaccine thử nghiệm đầu tiên. Kỹ thuật bào chế vaccine ở thời điểm này vẫn còn thô sơ, tương tự nấu ăn nhưng không có công thức. Để tìm ra vaccine hiệu quả, giới khoa học phải thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau. Đối với ho gà, trước công trình của hai nữ chuyên gia, chưa có đơn vị nào bài chế vaccine thành công. Các thất bại liên tiếp khiến Hiệp hội Y khoa Mỹ từ chối chấp thuận vaccine ho gà vào năm 1921, kết luận các mũi tiêm "hoàn toàn không có tác dụng phòng ngừa" và "vô dụng" trong điều trị. Vaccine của Kendrick và Eldering cũng bào chế theo cách truyền thống, gồm tiêu diệt vi khuẩn bằng chất khử trùng thông thường, sau đó tiếp tục tinh chế. Tuy nhiên, hai người phụ nữ cải tiến quy trình bào chế nhằm giúp chất lượng các lô vaccine đồng đều hơn, mũi tiêm hiệu quả trên trẻ nhỏ. Vòng nghiên cứu thực địa đầu tiên diễn ra ngay sau đó, có 1.592 trẻ em tham gia, trong đó 712 em bé được tiêm vaccine và 880 ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, Kendrick và Eldering không có kinh nghiệm về thử nghiệm lâm sàng, rơi vào trạng thái lo lắng tột độ khi nghiên cứu thực địa. Sau mỗi buổi tiêm, hai người phụ nữ như ngồi trên đống lửa, chờ đợi các cuộc gọi thông báo về phản ứng nghiêm trọng. Kendrick cho biết: "Tôi rất sợ hãi trong toàn bộ quá trình, mỗi đêm đều ngủ không ngon". Tuy nhiên, các cuộc gọi khẩn cấp về sự cố không xảy ra. Thay vào đó, dữ liệu nghiên cứu cho thấy kết quả khả quan: nhóm không được tiêm chủng có 63 ca mắc, trong đó có 53 ca nặng; còn nhóm nhóm tiêm vaccine chỉ 4 ca mắc, ở mức độ nhẹ.
Một bộ dụng cụ từ cuối những năm 1940, chứa phiên bản vaccine ho gà đầu tiên cùng với tài liệu giới thiệu lợi ích của tiêm chủng. Ảnh: Rachel Anderson
Song, do thất bại của nhiều vaccine ho gà tiền nhiệm, kết quả thử nghiệm không được tin cậy. Giới chức y tế yêu cầu Wade Hampton Frost bình luận. Đây là nhà dịch tễ học danh tiếng ở thời điểm đó, đang công tác tại Johns Hopkins. Ông tỏ ra nghi ngờ: "Khả năng rất cao là thí nghiệm của Kendrick có sai sót", sau đó tới phòng thí nghiệm của hai người phụ nữ để cố vấn cải tiến thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu mới thu hút hơn 4.000 người, vaccine tiếp tục chứng minh hiệu quả bảo vệ. Năm 1944, Hiệp hội Y khoa Mỹ thêm vaccine của Kendrick và Eldering vào danh sách khuyến nghị tiêm chủng. Kết quả, tỷ lệ mắc bệnh ho gà tại quốc gia này giảm hơn một nửa chỉ trong vòng 10 năm. Số ca tử vong giảm từ hơn 7.500 ca vào năm 1934 (đỉnh điểm) còn 10 ca một năm vào đầu những năm 1970. Kendrick cũng đến nhiều quốc gia khác tiêm chủng, cứu sống nhiều trẻ nhỏ. Michael Decker, chuyên gia về bệnh ho gà tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, đánh giá hai nhà khoa học đã kiên trì với niềm tin có thể tạo ra vaccine thành công, mở đường cho nghiên cứu mũi tiêm phòng ho gà trong tương lai. Chi Lê (Theo Smithsonian Magazine ) |
https://tamanhhospital.vn/dau-hieu-benh-tieu-duong/ | 16/08/2022 | 12 dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ | Bệnh tiểu đường được chia thành nhiều loại tiền tiểu đường, tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh tiểu đường, giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển.
Mục lụcTiểu đường là bệnh gì?Dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết1. Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường2. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 23. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 14. Cách nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳNgủ gà ngủ gật có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường?Khi nào thì nên gặp bác sĩ?Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh có tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đây là nguyên nhân cản trở cơ thể chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, gây ra hiện tượng đường tích tụ tăng dần trong máu.
Lâu ngày, sự tích tụ này khiến lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và các bệnh lý khác, tổn thương các bộ phận như mắt, thận…, thậm chí tử vong. Biến chứng tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người mắc bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết
Những dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết đến từ nguyên nhân lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Đối với tiểu đường type 2, các biểu hiện có thể nhẹ hoặc khó nhận thấy. Một số người không biết mình mắc bệnh cho đến khi gặp phải tổn thương lâu dài do bệnh gây ra.
Với tiểu đường type 1, các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng, trong vài ngày hoặc vài tuần. Biểu hiện tiểu đường type 1 nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh tiểu đường type 2.
1. Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 cùng có chung một số dấu hiệu cảnh báo sớm (đói và mệt mỏi; đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước; khô miệng và ngứa da; nhìn mờ) và các dấu hiệu khác biệt, bao gồm:
Khát nước là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm ở người tiểu đường
1.1. Đói và mệt mỏi
Sau khi thức ăn được thu nạp, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose – nguyên liệu để các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Tuy nhiên, tế bào còn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin do cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào và tạo năng lượng. Hệ quả, cơ thể rơi vào trạng thái đói và mệt mỏi hơn bình thường.
1.2. Đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước
Người bình thường thường đi tiểu từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường có thể đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân, thông thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, thận có thể không làm tốt công đoạn này, cơ thể vì thế sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Kết quả, người bị đái tháo đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, kéo theo biểu hiện khát nước liên tục. Một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra: uống nhiều hơn và đi tiểu nhiều hơn. Đây được xem là dấu hiệu tiểu đường rõ ràng.
1.3. Khô miệng và ngứa da
Vì cơ thể đang tập trung sử dụng chất lỏng để tạo ra nước tiểu, nên độ ẩm không đủ để dùng cho những bộ phận khác. Do đó, tình trạng mất nước và khô miệng có thể xảy ra. Da không được cung cấp nước sẽ trở nên khô, dễ kích ứng và ngứa ngáy.
1.4. Nhìn mờ
Tình trạng thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến thủy tinh thể bị sưng lên. Biểu hiện này ảnh hưởng đến tầm nhìn khiến hình dạng của vật trở nên méo mó, suy giảm độ lấy nét.
2. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2
2.1. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
Cả nam và nữ mắc bệnh đái tháo đường đều có thể mắc phải các bệnh liên quan đến nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose, vì vậy chúng sẽ phát triển nhanh ở người có mức đường cao. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở những bộ phận có nếp gấp nhờ hai yếu tố ấm và ẩm như rãnh giữa các ngón tay, ngón chân; dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
2.2. Vết loét hoặc vết cắt lâu lành
Khi lượng đường trong máu cao diễn ra trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây tổn thương dây thần kinh. Điều này khiến cơ thể khó chữa lành vết thương.
2.3. Tê bì, mất cảm giác ở chân
Cảm giác đau hay tê bì chân được xem là một biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng tổn thương thần kinh, nguyên nhân do glucose tăng cao trong máu. Tình trạng glucose tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến tay chân mà còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác của cơ thể như dây thần kinh cảm giác nóng, lạnh và đau; dây thần kinh vận động (bệnh lý thần kinh ngoại biên) hay dây thần kinh kiểm soát các hoạt động của dạ dày, nhịp đập của tim… (bệnh lý thần kinh tự chủ).
Tổn thương thần kinh là biểu hiện đặc trưng của bệnh thần kinh đái tháo đường. Đây cũng là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2. (1)
Có thể bạn chưa biết: Stress và đái tháo đường: Mối quan hệ mật thiết ít người để ý tới
3. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1
3.1. Sụt cân bất thường
Khi không thể lấy năng lượng từ thức ăn, cơ thể sẽ bắt đầu “kích hoạt” quá trình đốt cháy cơ và chất béo để lấy năng lượng. Cân nặng có thể giảm dù bạn không thay đổi thực đơn dinh dưỡng.
3.2. Buồn nôn và nôn
Khi cơ thể chuyển hóa chất béo để lấy năng lượng, một lớp hợp chất hữu cơ (ketone) sẽ được sản sinh. Những chất này có thể tích tụ trong máu, làm cho máu có tính axit. Khi tích tụ đến một mức nguy hiểm, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể xảy ra, có thể đe dọa tính mạng. Buồn nôn và nôn có thể được xem là biểu hiện của tình trạng nhiễm toan ceton. Người bệnh đái tháo đường có thể cần thực hiện xét nghiệm ketone thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
3.3. Gặp vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, ngưng thở khi ngủ…)
Người mắc bệnh đái tháo đường thường có chất lượng giấc ngủ kém, bao gồm tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc buồn ngủ. Một số ngủ quá nhiều, số khác lại gặp khó khăn để ngủ đủ giấc. Ngoài ra người đái tháo đường còn gặp phải một vài rắc rối đối với giấc ngủ, như:
Chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là triệu chứng liên quan đến việc ngừng hoạt động thở trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn trong lúc ngủ, ngăn không khí đến phổi. Mức oxy trong máu xuống thấp cũng gây ảnh hưởng đến chức năng não và tim. Có đến 2/3 số người thừa cân bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Hội chứng này cũng làm thay đổi các giai đoạn của giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã nhận thấy mối liên kết giữa tình trạng xáo trộn giấc ngủ với suy giảm hormone tăng trưởng. Hormone này vốn đảm nhiệm vai trò hỗ trợ quá trình tăng trưởng của cơ thể, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Khi rơi vào trạng thái suy giảm, hệ lụy kéo theo là tình trạng tăng mỡ toàn thân, hình thành mỡ bụng và khó tạo cơ. Ngoài ra, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tình trạng kháng insulin xảy ra ở người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của người bệnh liên quan đến giấc ngủ
Bệnh lý thần kinh ngoại biên, hoặc tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân và chân cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Tổn thương dây thần kinh này có thể gây mất cảm giác ở bàn chân hoặc các triệu chứng như ngứa ran, tê, rát và đau.
Hội chứng chân không yên là một chứng rối loạn giấc ngủ với điểm đặc trưng là sự kích thích dữ dội ham muốn di chuyển chân, người bệnh khó có thể cưỡng lại cảm giác này. Rối loạn giấc ngủ này thường đi kèm với biểu hiện ngứa ran, tê, rát hoặc đau chân, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ không thể diễn ra.
Hạ và tăng đường huyết cao. Cả hai tình trạng đường huyết này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh đái tháo đường. Nếu tăng đường huyết khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bất an, nóng nực thì hạ đường huyết gây cảm giác đói, chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi. Những biểu hiện này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ hoặc khó khăn khi vào giấc.
Ngủ ngáy. Tình trạng ngủ ngáy có thể đến từ nguyên nhân béo phì hoặc thu nạp nhiều chất béo. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng ngưng thở khi ngủ, tiểu đường loại 2, bệnh tim, tăng huyết áp, viêm khớp và đột quỵ.
4. Cách nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ có thể kể đến:
Khát nhiều
Đi tiểu nhiều hơn
Mau đói hơn
Nhìn mờ
Mang thai khiến hầu hết phụ nữ thường đi tiểu nhiều và mau đói, vì vậy những triệu chứng bệnh tiểu đường có thể dễ nhầm lẫn. Do đó, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định có hay không bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Xem ngay:Bị tiểu đường có nhổ răng được không?
Ngủ gà ngủ gật có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường?
Ngủ gà ngủ gật là trạng thái ngủ không sâu và dễ bị thức giấc bởi những tác động xung quanh như âm thanh, tiếng ồn, nhiệt độ… Căn cứ vào dấu hiệu nhận biết liên quan đến giấc ngủ, những người có biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu dễ rơi vào trạng thái này. Do đó, nếu tình trạng ngủ diễn ra trong một thời gian, người bệnh nên đi khám để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bản thân. (2)(3)
Cùng với ngủ gà ngủ gật, “trùng da mắt” sau khi “căng da bụng” cũng được xem là cách nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường. Giải thích tình trạng này, khi cơ thể thu nạp một lượng lớn tinh bột, sẽ xảy ra tình trạng dư thừa glucose. Khi ấy cần phải có một lượng lớn insulin thích hợp để đẩy nhiều glucose hơn vào tế bào. Điều này cũng khiến lượng đường trong máu giảm mạnh. Tuy nhiên, khi lượng đường dư thừa được giải phóng, cơ thể lại rơi vào trạng thái hạ đường huyết quá mức, còn các chất dinh dưỡng chưa được chuyển tới não bộ nên gây ra tình trạng buồn ngủ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, insulin tiết ra quá mức lặp lại nhiều lần được xem là biểu hiện của bệnh đái tháo đường.
Có thể bạn chưa biết: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?
Khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Bất cứ ai cũng nên đi khám chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường nếu xuất hiện các biểu hiện sớm bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu như đau bụng, yếu và rất khát; đi tiểu nhiều, đau bụng dữ dội; thở sâu và nhanh hơn bình thường; hơi thở có mùi thơm như mùi táo chín, mùi sơn móng tay (dấu hiệu cho thấy lượng ceton trong máu rất cao)…, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường đã tiến triển.
Nghiên cứu cũng cho thấy những yếu tố nguy cơ như độ tuổi, trong gia đình có người thân mắc bệnh… cũng cần được theo dõi. Theo đó, nếu bạn nằm trong độ tuổi trên 45 hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm. Việc làm này nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh, tránh những tổn thương thần kinh, rối loạn tim và các biến chứng khác. (4)
Bên cạnh các dấu hiệu sớm, khi có biến chứng xảy ra, người bệnh cũng nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị, giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn. Chúng bao gồm:
Vết loét hoặc vết cắt da lâu lành
Tiểu đường bị ngứa da (quanh âm đạo hoặc bẹn)
Nhiễm trùng nấm men thường xuyên
Tăng cân đột ngột
Màu sắc và tính chất da thay đổi (da sậm màu, mịn ở cổ, nách và bẹn)
Tê và ngứa ran bàn tay và bàn chân
Giảm thị lực
Bất lực hoặc rối loạn cương dương (ED)
Hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp, biểu hiện bởi dấu hiệu: yếu mệt; hồi hộp/lo lắng; mồ hôi, ớn lạnh; cáu kỉnh/thiếu kiên nhẫn; bối rối, chóng mặt, đói bụng, ngáy ngủ, cảm thấy đau hoặc tê môi, lưỡi/má.
Những biểu hiện đáng chú ý khác như: tim đập nhanh, da nhợt nhạt, nhìn mờ, đau đầu; gặp ác mộng hoặc khóc khi ngủ; co giật.
Tăng đường huyết cũng được xem là dấu hiệu tiểu đường với biểu hiện: khát nhiều, mờ mắt, đi tiểu nhiều, mau đói, chân tê hoặc ngứa ran, mệt mỏi, đường trong nước tiểu, giảm cân, nhiễm trùng da và âm đạo, vết cắt và vết loét lâu lành, đường huyết > 180 mg/dl.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton. Biến chứng này phổ biến hơn ở nhóm người tiểu đường type 2, có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong. Biến chứng xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao và cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm: đường huyết trên 600 mg/dl; miệng khô háo; khát nước cực độ; da khô, ấm, không đổ mồ hôi; sốt cao (trên 38 độ C); buồn ngủ hoặc lú lẫn; mất thị lực; ảo giác; yếu một bên cơ thể.
Đến nay, y học vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường. Do đó, bất cứ ai cũng cần theo dõi sức khỏe và nhận ra sớm những dấu hiệu bệnh tiểu đường. Song song với đó, cần có kế hoạch phòng ngừa bệnh tiểu đường ghé thăm thông qua những việc làm cụ thể: Giữ lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt bằng cách cân bằng lượng thức ăn với thuốc và vận động. Duy trì mức cholesterol và chất béo trung tính (lipid) trong máu ở mức bình thường: tránh thêm đường và tinh bột đã qua chế biến, giảm thu nạp chất béo bão hòa và cholesterol. Kiểm soát huyết áp, không vượt quá 130/80. Làm chậm/ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường. |
https://tamanhhospital.vn/trieu-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan/ | 26/08/2022 | Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: 7 dấu hiệu nhận biết sớm | Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, nhưng chủ yếu là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự di chuyển lên trên cơ hoành của túi acid dịch vị (ở những người thoát vị hoành). Để kiểm soát và cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.
Mục lụcHiểu thế nào là bệnh trào ngược dạ dày thực quản?1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản2. Các mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quảnTriệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản1. Ợ nóng, ợ trớ2. Buồn nôn, nôn3. Đắng miệng và hôi miệng4. Đau tức vùng thượng vị5. Miệng tiết ra nhiều nước bọt6. Khó nuốt7. Khàn giọng và hoChẩn đoán trào ngược dạ dày1. Nội soi tiêu hóa trên2. Chụp X Quang thực quản3. Đo áp lực nhu động thực quản4. Đo pH, trở kháng thực quản 24HHiểu thế nào là bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là khi các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây tổn thương và biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp. Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản rõ ràng nhất qua triệu chứng ợ nóng và trớ.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, còn được biết là GERD (Gastroesophageal reflux disease), là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh thường gặp ở người lớn. Theo thống kê từ MSD, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch vị là do suy giảm chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa này phần lớn đến từ thực phẩm. Để giảm thiểu nguy cơ bị trào ngược dạ dày, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm gồm:
Thức ăn nhiều mỡ, chocolate
Cafein
Thức uống có gas
Rượu bia
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bằng cách uống thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp nhằm chữa lành tổn thương của thực quản. Đối với trường hợp thực quản bị tổn thương nặng hoặc không đáp ứng điều trị bằng thuốc (kháng trị) bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật.(1)
2. Các mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản có 5 cấp độ, tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần:
Cấp độ 0: Tải lượng của acid lên thực quản không đủ nhiều để làm tổn thương hoặc viêm loét thực quản. Ở cấp độ này, triệu chứng ợ nóng của người bệnh không rõ ràng, có thể bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý thông thường.
Cấp độ A: Đây là cấp độ phổ biến nhất của bệnh với 90% trường hợp trào ngược dạ dày thực quản thuộc cấp độ này. Thực quản của người bệnh trào ngược cấp độ A bị tổn thương nhẹ do acid, gây ra những triệu chứng nóng rát xương ức, ợ chua, cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn nhưng không cản trở nhiều.
Cấp độ B: Người bệnh có triệu chứng trào ngược dạ dày như khó nuốt, cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn rõ ràng hơn do thực quản bị viêm nhiễm, có những vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm, có thể hội tụ gần nhau hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản.
Cấp độ C: thực quản phải liên tục tiếp xúc với acid trào ngược quá nhiều, dẫn đến việc hình thành vết loét. Màu sắc và tế bào lót ở vùng thấp của thực quản cũng vì thế mà bị thay đổi, có thể gây ra Barrett thực quản. Người bệnh sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn hoặc nôn ra máu và đau tức vùng ngực.
Cấp độ D: Với cấp độ D, tình trạng tổn thương ở thực quản đã lan rộng. Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở cấp độ C xuất hiện với tần suất cao và liên tục , đi kèm với sụt giảm sức khỏe thể chất. Cấp độ D của trào ngược dạ dày cũng là giai đoạn dễ phát triển thành ung thư nhất.
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ợ nóng và ợ trớ là những triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, bệnh cũng kèm theo những dấu hiệu lâm sàng khác giúp bạn nhận diện bệnh chính xác hơn. Hơn nữa, để tránh kéo dài tình trạng bệnh vì nhầm lẫn triệu chứng với hiện tượng sinh lý thông thường, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản để có thể kịp thời thăm khám và điều trị bệnh với bác sĩ chuyên khoa.(2)
1. Ợ nóng, ợ trớ
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất là ợ trớ, ợ nóng có thể kèm ợ chua, ợ hơi. Đây cũng là những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý.
Người bệnh cảm nhận được dấu hiệu ợ nóng khi cảm giác đau, nóng rát sau xương ức, có thể di chuyển lên cổ, thường xảy ra sau ăn hoặc cúi người ra trước.
Dấu hiệu khác của trào ngược dạ dày thực quản ợ chua, ợ hơi thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau ăn. Khi ợ lên, người bệnh cảm nhận được vị chua trong miệng. Ợ chua, ợ hơi thường đi kèm với ợ nóng.
Ợ trớ là biểu hiệu của trào ngược, có xu hướng xảy ra nhiều và rõ rệt hơn bình thường khi bạn gập, cúi người, sau ăn no hoặc uống nhiều nước và có thể xảy ra khi ngủ làm người bệnh thức giấc.
2. Buồn nôn, nôn
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này cũng xuất hiện khi người bệnh nằm ngay sau khi ăn. Buồn nôn được nhận biết rõ ràng nhất với cảm giác bị nghẹn thức ăn ở cổ, gây khó chịu cho người bệnh.
Buồn nôn và nôn là một triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường bị nhầm lẫn với hiện tượng bội thực, cũng xuất hiện khi người bệnh ăn quá no dẫn đến cảm giác khó chịu và buồn nôn. Vì thế, khi bạn gặp triệu chứng này kéo dài, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa vì đây có thể là một biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản.(3)
3. Đắng miệng và hôi miệng
Đắng miệng và hôi miệng là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do dịch mật gây ra. Tình trạng acid trào ngược lên thực quản thường có lẫn dịch mật. Dịch mật lẫn acid trào lên thực quản do sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày dẫn đến van môn vị mở to bất thường. Từ đó, dịch mật bị trào ra và lẫn vào acid dạ dày.
4. Đau tức vùng thượng vị
Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh có cảm giác bị co thắt hoặc đè nén ở ngực và các vị trí xung quanh. Dấu hiệu này được lý giải bởi việc acid trong quá trình trào ngược lên dạ dày đã gây ra sự kích thích lên đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó, dẫn đến những cơn đau ở khu vực thượng vị. Ở một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, cơn đau này có thể lan rộng ra cánh tay hoặc lưng.
5. Miệng tiết ra nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là một tình trạng mà bạn nên chú ý nếu hiện tượng tiết nước bọt diễn ra bất bình thường vì đây cũng là một biểu hiện trào ngược dạ dày. Bạn cần cảnh giác khi nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường, vì đây là phản xạ của cơ thể khi acid trào ngược lên thực quản. Nhằm trung hòa acid trong dạ dày, cơ thể sẽ để nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.
6. Khó nuốt
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khó nuốt thường xảy ra nhiều ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản mức độ B trở lên. Tình trạng thực quản lúc này đã chịu những tổn thương nhất định khi phải tiếp xúc với acid dạ dày liên tục. Do vậy, sự tổn thương thực quản sẽ dẫn đến sưng tấy niêm mạc thực quản, thậm chí gây phù nề. Đây chính là lý do khiến người bệnh có cảm giác bị nghẹn, vướng ở cổ, dẫn đến khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.
7. Khàn giọng và ho
Acid dạ dày trào ngược cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản của người bệnh. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có bao gồm khàn giọng và ho liên quan đến sự tổn thương của dây thanh quản. Người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ gặp tình trạng khó nói, khàn giọng do sự viêm phù nề của dây thanh quản. Nếu triệu chứng này kéo dài sẽ gây ho.(4)
Bên cạnh những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản được nêu trên, bạn cũng có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu lâm sàng khác như
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đối với người lớn: Đối với người lớn bị trào ngược dạ dày, người bệnh dễ bị mắc phải hoặc dễ tái phát những bệnh liên quan đến tai mũi họng, hầu, thanh quản hoặc phế quản – phổi như viêm xoang mạn, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản…. Hơn nữa, người có bệnh sử bị hen suyễn cũng dễ bị bùng phát bệnh hơn người khác.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đối với trẻ em: Ở trẻ em, phụ huynh có thể biết được trẻ đang bị trào ngược dạ dày thông qua những biểu hiệu nôn, ọc sữa qua đường mũi và miệng. Chậm tăng cân, có khả năng bị suy dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu máu kéo dài nằm ở mức đáng báo động.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày
Khi bạn đã nhận biết được bệnh thông qua những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, theo quy trình thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ trào ngược dạ dày của bạn, đồng thời phân loại trào ngược dạ dày có đi kèm với viêm thực quản hay không.
1. Nội soi tiêu hóa trên
Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc cùng với phạm vi mà nó lan rộng để biết được mức độ tổn thương của thực quản.
Có hơn 60% trường hợp ca bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi, còn được gọi là trào ngược không viêm. Bác sĩ nên phân loại đúng tình trạng để đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp.
2. Chụp X Quang thực quản
Phương pháp chẩn đoán chụp X quang thực quản được thực hiện khi dựa trên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.
3. Đo áp lực nhu động thực quản
Đo áp lực nhu động thực quản dùng để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản. Đo áp lực nhu động thực quản thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trào ngược hoặc ở những bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị, giúp bác sĩ loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.
4. Đo pH, trở kháng thực quản 24H
Đo pH +- trở kháng thực quản 24H được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán hàng đầu trong việc xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, pH hầu họng. Công cụ này giúp xác định chính xác trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.
Hầu hết, bác sĩ sẽ tập trung vào bệnh sử của người đến khám và dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau tức ngực, ợ nóng và ợ trớ để xác định được tình trạng trào ngược dạ dày.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở người lớn, liên quan đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới, túi acid dịch vị sau ăn và thoát vị hoành. Khi thực quản bị tổn thương do acid dạ dày, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, ợ trớ, ợ chua, đau vùng thượng vị hoặc khó nuốt. Những dấu hiệu lâm sàng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý thông thường, vì thế, bạn cần cẩn trọng quan sát sự thay đổi sức khỏe của bản thân, đồng thời nắm rõ những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Điều này giúp bạn phát hiện bệnh sớm và đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng bệnh phát triển nặng hơn. |
https://tamanhhospital.vn/tai-tao-num-vu-va-quang-vu/ | 03/10/2023 | Tái tạo núm vú và quầng vú sau phẫu thuật đoạn nhũ (cắt bỏ vú) | Khi điều trị ung thư vú, người bệnh thường được cắt bỏ vú, núm vú cùng với phần còn lại của vú. Nếu bạn có nhu cầu tái tạo vú sau phẫu thuật, bạn có thể được tái tạo núm vú và quầng vú thông qua phẫu thuật hay chỉ xăm màu hoặc kết hợp cả hai kỹ thuật này để có dáng ngực đẹp. Bài viết dưới đây chia sẻ về phương pháp tái tạo núm vú và quầng vú sau phẫu thuật đoạn nhũ (cắt bỏ vú).
Mục lụcTái tạo núm vú và quầng vú là gì?1. Núm vú tái tạo2. Xăm quầng vú núm vú 3DTại sao cần sử dụng tái tạo núm vú và quầng vú sau mổ vú?Ưu và khuyết điểm của phẫu thuật tái tạo núm vú1. Ưu điểm2. Khuyết điểmĐối tượng chỉ định và chống chỉ định tái tạo núm vú1. Chỉ định2. Chống chỉ địnhCác loại tái tạo núm vú và quầng vú1. Tái tạo núm vú với vùng da xung quanh2. Chia sẻ núm vú/Ghép tự thân3. Tạo núm vú mới với vùng da xung quanh và quầng vú bằng da ghépLưu ý khi chọn tái tạo núm vú và quầng vú phù hợpQuy trình tái tạo núm vú và quầng vú1. Chuẩn bị trước khi tái tạo2. Thực hiện tái tạo núm vú và quầng vú3. Sau khi tái tạo núm vúChăm sóc tình trạng tái tạo núm vú và quầng vúRủi ro và biến chứng của tái tạo núm vú1. Núm vú co lại hoặc xẹp2. Phá vỡ mô hay hoại tử3. Định vị trí không đúngKhi nào cần gặp bác sĩTái tạo núm vú và quầng vú giá bao nhiêu?Lưu ý chăm sóc khi tái tạo núm vú và quầng vúTái tạo núm vú và quầng vú là gì?
Tái tạo núm vú và quầng vú là một phẫu thuật riêng biệt được thực hiện để làm cho vú tái tạo trông giống vú ban đầu hơn. Khâu này cũng là giai đoạn cuối cùng của quy trình tái tạo vú. Thủ thuật tái tạo núm vú và quầng vú có thể được thực hiện như một cuộc tiểu phẫu. Bạn sẽ được thực hiện tái tạo núm vú và quầng vú sau 3-4 tháng tái tạo vú mới, vì chờ thời gian vết thương lành lại.
1. Núm vú tái tạo
Bác sĩ cố gắng tạo hình núm vú mới khớp vị trí, kích thước, hình dạng, kết cấu, màu sắc so với núm vú tự nhiên hoặc cho hai núm vú mới tái tạo giống hệt nhau (nếu cả hai núm vú đang được tái tạo). Điều lý tưởng nhất là tái tạo núm vú và quầng vú sao cho tự nhiên, khớp nhau trọn vẹn. Mô được sử dụng để tái tạo lại núm vú và quầng vú được lấy từ vùng da vú hoặc có khi là từ một bộ phận khác trên cơ thể bạn (ví dụ như mặt trong da đùi).
2. Xăm quầng vú núm vú 3D
Ở một số trường hợp, phụ nữ muốn màu sắc của núm vú và quầng vú bên tái tạo giống với bên vú còn lại, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn xăm màu. Kỹ thuật này có thể được thực hiện vài tháng sau phẫu thuật.
Một số phụ nữ chỉ chọn tái tạo quầng vú và núm vú 3D đơn thuần mà không tái tạo mô núm vú và quầng vú. Việc xăm quầng vú núm vú 3D sẽ được bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có tay nghề cao hoặc chuyên gia xăm thực hiện bằng cách sử dụng sắc tố giống màu da của bạn. Khi nhìn vào, hình xăm phẳng sẽ trông như hình ảnh không gian 3 chiều.
Tại sao cần sử dụng tái tạo núm vú và quầng vú sau mổ vú?
Với phụ nữ, hình dáng vú mang nhiều ý nghĩa bởi đây là biểu tượng của vẻ đẹp và sự quyến rũ. Thế nhưng, do đoạn nhũ điều trị ung thư vú, người bệnh tự ti và mặc cảm với cơ thể mình, đặc biệt trong đời sống tình cảm vợ chồng. Vì vậy, người bệnh có nhu cầu tái tạo núm vú và quầng vú sau cắt bỏ vú để:
Lấy lại dáng ngực.
Không dùng núm vú giả bất tiện.
Để cơ thể cân đối.
Tự tin trong cuộc sống, đặc biệt đời sống hôn nhân.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm và tự ti.
Ưu và khuyết điểm của phẫu thuật tái tạo núm vú
Một số ưu và khuyết điểm của phẫu thuật tái tạo núm vú, gồm:
1. Ưu điểm
Ưu điểm chính của việc tái tạo núm vú bằng phẫu thuật là giúp bầu ngực với núm vú nhô ra tự nhiên như hình dáng vú trước đây. Một số phụ nữ cảm thấy tự tin khi tạo hình núm vú và quầng vú bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật tái tạo núm vú đơn giản, thường về ngay trong ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp, người bệnh vừa tái tạo núm vú cùng lúc với một cuộc phẫu thuật khác thì phải nhập viện theo dõi thêm. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hướng dẫn về cách chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật.
2. Khuyết điểm
Nhược điểm của phẫu thuật tái tạo núm vú và quầng vú là thêm một cuộc phẫu thuật cho quá trình tái tạo vú, điều này khiến bạn thấy phiền hà không muốn làm thêm phẫu thuật nào nữa. Ngoài ra, theo thời gian, núm vú được tái tạo sẽ xẹp xuống và ảnh hưởng đến hình dáng vú.
Núm vú tái tạo mang lại cho bạn kết quả thẩm mỹ tốt nhưng hình dáng và cảm giác lại không giống núm vú cũ của bạn. Điều quan trọng bạn cần biết rằng: hầu hết phụ nữ đều mất cảm giác ở vùng vú sau phẫu thuật cắt bỏ vú và tái tạo vú, vì vậy bạn có thể không còn cảm giác ở núm vú tái tạo của mình.
Thế nhưng, bạn đừng nản lòng với vẻ ngoài của núm vú mới. Thời gian đầu phẫu thuật, chúng có thể trông to hơn và sắc nét hơn bạn mong đợi, đỏ và sưng lên, có vết rạch rõ ràng. Khi vết thương lành dần thì núm vú mới lành lại, chúng dần co lại và trông giống thật hơn.
Sau phẫu thuật tái tạo vú được 4 – 6 tháng, bạn có thể xăm lên núm vú và quầng vú đã được tái tạo để thêm màu sắc và làm cho chúng trông giống thật hơn nếu bạn muốn.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tái tạo núm vú
1. Chỉ định
Tái tạo núm vú thường chỉ định với một số đối tượng, bao gồm:
Sau chấn thương mất núm vú
Sau tái tạo vú điều trị ung thư vú mất núm vú
Nạn nhân bị bỏng da vú
Chỉnh sửa núm vú không đối xứng do phẫu thuật vú hoặc lão hóa
Chỉnh sửa núm vú bị thụt
Người núm vú to không cân xứng
2. Chống chỉ định
Đối tượng chống chỉ định tái tạo núm vú và quầng vú, gồm:
Người bệnh có da ngực tổn thương do điều trị bằng tia xạ
Vùng da ngực của người bệnh quá mỏng khi mô bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật đoạn nhũ
Người bệnh bị phù bạch huyết liên quan đến ngực
Người bệnh nhiễm trùng ở vùng vú
Tái tạo núm vú bằng phẫu thuật là núm vú sẽ nhô ra khỏi vú trông tự nhiên hơn.
Các loại tái tạo núm vú và quầng vú
Dù sử dụng kỹ thuật nào, bác sĩ phẫu thuật cũng cố gắng tạo ra núm vú mới có kích thước lớn hơn kích thước mong muốn. Cuối cùng, núm vú tái tạo sẽ xẹp xuống theo thời gian.
1. Tái tạo núm vú với vùng da xung quanh
Đây là phương pháp phổ biến nhất. Để tạo núm vú, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ sử dụng vùng da từ khu vực trên vú nơi đặt núm vú mới. Điều này bao gồm việc thực hiện các vết mổ nhỏ, tạo mô thành hình núm vú và cố định núm vú bằng các mũi khâu. Tái tạo quầng vú có thể được tạo ra sau này bằng cách xăm.
2. Chia sẻ núm vú/Ghép tự thân
Nếu bạn chỉ phẫu thuật cắt bỏ một bên vú và núm vú ở bên vú còn lại đủ lớn, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể lấy một phần núm vú còn lại và sử dụng nó để tạo núm vú mới cho bên vú được tái tạo. Với cách này, núm vú mới với núm vú tự nhiên sẽ tương đồng về kích thước, màu sắc và vị trí. Riêng quầng vú, người bệnh có thể thực hiện xăm da.
3. Tạo núm vú mới với vùng da xung quanh và quầng vú bằng da ghép
Để tạo núm vú, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng da từ vùng trên vú nơi đặt núm vú mới. Để tạo quầng vú, bác sĩ phẫu thuật sử dụng da từ một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như mép vết sẹo đã lành sau phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc vết sẹo ở phần C, hoặc từ một số vùng da lỏng lẻo ở bụng dưới.
Lưu ý khi chọn tái tạo núm vú và quầng vú phù hợp
Nếu một hoặc cả hai núm vú của bạn đều bị cắt bỏ để điều trị bệnh thì trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể chọn phẫu thuật, xăm núm vú hoặc phối hợp cả 2 kỹ thuật này để tái tạo núm vú và quầng vú. Một số người bệnh nhận thấy rằng: việc tái tạo hoặc xăm núm vú rất quan trọng và là bước cuối cùng trong quá trình tái tạo vú hoàn chỉnh, trọn vẹn. Tuy nhiên, sự lựa chọn kỹ thuật nào, bao nhiêu giai đoạn… lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường khuyên bạn đợi ít nhất 4 tháng sau phẫu thuật tái tạo vú, chờ vết thương ở ngực lành lặn rồi hãy tái tạo núm vú hoặc xăm núm vú. Điều này còn giúp các vị trí ở ngực ổn định trong quá trình tái tạo vú.
Bác sĩ phẫu thuật thường tạo ra núm vú có kích thước lớn hơn mong muốn để núm vú tái tạo sẽ xẹp xuống theo thời gian.
Quy trình tái tạo núm vú và quầng vú
Quy trình tái tạo núm vú và quầng vú được thực hiện theo trình tự sau:
1. Chuẩn bị trước khi tái tạo
Mặc áo ngực mỏng, không có đệm hoặc áo sơ mi sáng màu, vừa vặn. Trang phục này giúp bác sĩ phẫu thuật xác định vị trí đặt núm vú thuận lợi.Đừng quên mang thêm quần áo rộng rãi để bạn có thể mặc về nhà sau khi làm thủ thuật. Quần áo rộng rãi sẽ không gây khó chịu hoặc cọ xát lên vết mổ mới phẫu thuật của bạn.
Nếu bạn có ý định bắt taxi hay đi xe hơi về nhà, hãy mang theo một chiếc gối nhỏ để đặt giữa dây an toàn và vết mổ.
Nếu thủ thuật của bạn được thực hiện trong phòng mổ. Bạn hãy làm theo các hướng dẫn trong phần chuẩn bị phẫu thuật và các hướng dẫn về ăn uống bên dưới:
Không ăn bất cứ thứ gì sau nửa đêm, vào đêm trước khi làm thủ thuật, bao gồm kẹo cứng và kẹo cao su.
Từ nửa đêm đến 2 giờ trước thời gian dự kiến vào bệnh viện, bạn có thể uống tổng cộng 500 ml nước.
Trước khi vào phòng mổ 2 tiếng, bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, kể cả uống nước lọc.
Nếu thủ thuật của bạn được thực hiện tại phòng khám ngoại trú của bác sĩ:
Bạn có thể ăn bữa sáng bình thường vào buổi sáng trước khi thực hiện thủ thuật.
Bạn có thể tắm như bình thường nhưng không bôi bất kỳ loại kem dưỡng da, kem hoặc phấn nào lên ngực.
Nếu bạn nhận được đơn thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê toa, hãy dùng thuốc đúng chỉ định, nhất là sử dụng trước 1 giờ thực hiện thủ thuật. Nếu trước giờ phẫu thuật, bạn vẫn còn có bất kỳ câu hỏi nào chưa hiểu rõ, đừng ngần ngại hỏi điều dưỡng hay bác sĩ.
2. Thực hiện tái tạo núm vú và quầng vú
Bác sĩ phẫu thuật sẽ vẽ các đường mô phỏng trên vú của bạn để chỉ ra vị trí sẽ thực hiện vết mổ. Ngoài ra, nếu bạn được sử dụng phương pháp ghép da, bác sĩ sẽ vẽ mô phỏng thêm trên vùng da khác của cơ thể bạn.
Tái tạo núm vú thường được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ. Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm thuốc gây tê vào khu vực cần được tái tạo núm vú.
Nếu bác sĩ lấy da từ một nơi khác trên cơ thể bạn để tái tạo lại núm vú, vùng đó cũng sẽ được gây tê tại chỗ. Bạn yên tâm, bác sĩ chỉ lấy một diện tích da rất nhỏ ở vùng này để tái tạo núm vú.
Nếu bạn và bác sĩ đã thống nhất và đi tới quyết định phẫu thuật tái tạo núm vú dưới hình thức gây mê toàn thân thì bạn sẽ được thiết lập một đường truyền tĩnh mạch vào tay hoặc cánh tay và dán cố định. Thời gian phẫu thuật tái tạo núm vú có thể kéo dài từ 15 – 60 phút, thi thoảng lâu hơn.
3. Sau khi tái tạo núm vú
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được sử dụng tấm chắn núm vú (lớp phủ bảo vệ có hình dạng như một chiếc mũ nhỏ có vành phẳng rộng) hoặc băng bảo vệ chứa đầy thuốc mỡ kháng khuẩn được dán lên núm vú vừa được tái tạo.
Nếu bạn được gây tê, bạn có thể xuất viện về nhà sau khi đeo băng bảo vệ vùng mới tái tạo. Còn nếu bạn có gây mê toàn thân, sẽ được chuyển đến phòng hồi sức sau phẫu thuật để nhân viên y tế theo dõi sát hơn trước khi xuất viện. Khi bạn tỉnh lại và bác sĩ đã kiểm tra nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và huyết áp, bạn sẽ được về nhà.
Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể quá trình hồi phục, cách chăm sóc băng bảo vệ và các mũi khâu tại vùng vừa phẫu thuật. Băng bảo vệ thường để trong khoảng 3 – 7 ngày mới được tháo ra, lúc này bạn mới có thể tắm.
Sau phẫu thuật, ngực của bạn mất cảm giác đau hoặc nhức nhiều ở vùng núm vú sau phẫu thuật. Nếu da được ghép từ một bộ phận khác trên cơ thể, vùng đó có thể sẽ cảm thấy mềm hoặc đau trong 1 hoặc 2 tuần. Ngoài ra, bạn mạnh dạn hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể dùng để giảm bớt cơn đau.
ThS.BS Nguyễn Đỗ Thùy Giang (ở giữa) thực hiện tái tạo vú cho một bệnh nhân sau đoạn nhũ điều trị ung thư.
Chăm sóc tình trạng tái tạo núm vú và quầng vú
Cách chăm sóc tình trạng tái tạo núm vú và quầng vú, gồm:
Nếu bạn được thực hiện phẫu thuật tiểu phẫu ngoại trú, bạn có thể tự về nhà.
Nếu phẫu thuật của bạn được thực hiện tại phòng mổ có tiền mê, bạn nên có một người thân đi cùng bạn về nhà.
Quần áo
Khi xuất viện về nhà, bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Đừng mặc quần áo cọ xát vết mổ của bạn.
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi thực hiện thủ thuật, bạn tránh mặc loại áo gây áp lực lên núm vú. Nếu bạn mặc áo ngực, hãy chắc chắn rằng trang phục này vừa vặn.
Hẹn tái khám
Cuộc hẹn tái khám đầu tiên của bạn sẽ diễn ra sau 7 ngày làm thủ thuật. Nếu bạn vết mổ của bạn có chỉ khâu cần cắt bỏ, bác sĩ sẽ hẹn bạn cắt chỉ trong lần tái khám đầu tiên này.
Rủi ro và biến chứng của tái tạo núm vú
Một số rủi ro và biến chứng có thể xảy ra sau khi tái tạo núm vú, bao gồm:
1. Núm vú co lại hoặc xẹp
Thông thường, núm vú được tái tạo sẽ mất đi phần lớn độ nhô theo thời gian. Nếu bạn lo lắng về mức độ xẹp của núm vú tái tạo, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện lại việc tái tạo núm vú. Thông thường, điều này sẽ bao gồm việc rạch những đường nhỏ, tạo mô thành hình núm vú và cố định nó bằng các mũi khâu.
Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể thêm một mảnh vật liệu da nhân tạo hoặc da, sụn hoặc mỡ ghép từ một bộ phận khác trên cơ thể bạn. Cách này giúp núm vú sẽ nhô ra khỏi vú và giảm nguy cơ núm vú bị xẹp trở lại.
2. Phá vỡ mô hay hoại tử
Khi mô được sử dụng để tái tạo núm vú không nhận đủ máu, một số mô có thể chết. Sự phá vỡ mô này được gọi là “hoại tử”. Nếu hoại tử xảy ra, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ phải cắt lọc mô chết. Nếu tình trạng hoại tử chỉ diễn ra một lượng nhỏ mô như chỉ có đầu núm vú bị ảnh hưởng thì bạn có thể chỉ cần chăm sóc vết thương cơ bản sau khi loại bỏ mô chết.
Nhưng nếu mô bị phân hủy rộng hơn, bác sĩ có thể giúp bạn cắt bỏ núm vú. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể tái tạo lại núm vú.
3. Định vị trí không đúng
Có một rủi ro nhỏ là bạn có thể không hài lòng với vị trí của núm vú mới sau khi tái tạo. Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn được thực hiện tái tạo núm vú ngay trong quá trình phẫu thuật tái tạo vú tức thì mà không theo lời bác sĩ hướng dẫn. Trong một số trường hợp, bạn có thể chọn thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để định vị lại núm vú trên vú. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ thực hiện một số vết mổ và di chuyển da vú để định vị lại núm vú dính vào lớp da bên dưới.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Hãy gọi cho bác sĩ, điều dưỡng của bạn, nếu bạn có các dấu hiệu sau:
Sốt từ 101° F (38,3° C) trở lên.
Đỏ, ấm hoặc đau nhiều hơn ở vùng núm vú.
Ớn lạnh.
Các triệu chứng giống cúm (như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể và ớn lạnh).
Hụt hơi.
Dịch chảy ra từ vết mổ của bạn.
Bất kỳ loại nhiễm trùng da nào trên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn.
Sau khi tái tạo núm vú khoảng 7 ngày, người bệnh sẽ tái khám lại.
Tái tạo núm vú và quầng vú giá bao nhiêu?
Hiện chi phí phẫu thuật tái tạo núm vú và quầng vú tùy vào đối tượng. Mức chi phí điều trị ở mỗi người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp tái tạo chung với phẫu thuật khác, tái tạo một hay hai bên vú, tiểu phẫu hay trung phẫu… Vì vậy, người bệnh hãy đến khoa Ngoại Vú để được bác sĩ khám, tư vấn, tìm hiểu nhiều phương án và chi phí trước khi quyết định điều trị.
Lưu ý chăm sóc khi tái tạo núm vú và quầng vú
Một số lưu ý chăm sóc người bệnh sau khi tái tạo núm vú và quầng vú, bao gồm:
Bạn có thể tắm 48 giờ sau khi thực hiện thủ thuật.
Nếu bạn có băng, hãy tháo băng ra khi tắm. Bạn không cần băng thêm một miếng băng khác lên vết mổ sau khi tắm, trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn các vấn đề khác.
Nhẹ nhàng rửa núm vú bằng xà phòng và nước. Không sử dụng khăn lau hoặc vải chà hoặc bàn chải ảnh hưởng đến vú tái tạo.
Hoạt động thể chất
Điều dưỡng hướng dẫn bạn các bài tập và động tác có thể thực hiện trong khi vết mổ đang lành. Và quan trọng là ở bạn, hãy thực hiện đúng những gì bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn.
Trước khi bắt đầu các bài tập nặng, chẳng hạn như: chạy bộ, nâng tạ… bạn chưa tự tin, chưa chắc chắn thì hãy hỏi bác sĩ, điều dưỡng thêm lần nữa
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, điều trị hiệu quả. Đặc biệt, chị em có thể chia sẻ những khó khăn với các thành viên trong Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư vú – Bệnh viện Tâm Anh.
Kỹ thuật tái tạo vú bao gồm có tái tạo núm vú và quầng vú không ngừng phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật này, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa Ngoại Vú khám, tư vấn xem người bệnh có phù hợp thực hiện phương pháp điều trị này không và đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân. |
https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thieu-mau-nhu-the-nao-169220711195751085.htm | 13-07-2022 | Điều trị thiếu máu như thế nào? | 1.Nguyên nhân gây thiếu máu?
Các nguyên nhân thường gặp của
thiếu máu
: Di truyền; bệnh huyết sắc tố; bệnh thalassemia; các bất thường của enzyme; chảy máu;
tan máu
; bệnh lý tủy xương; các bệnh mãn tính (bệnh thận mãn tính, bệnh gan, viêm mãn tính, bệnh hệ thống, các bệnh ung thư khác…); nhiễm trùng (viêm gan do virus,
nhiễm khuẩn huyết
, sốt rét)…
Để biết có bị thiếu máu hay không, cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thì bác sĩ mới kết luận được. Khi bị thiếu máu nhẹ, các dấu hiệu lâm sàng thường không rõ ràng và dễ bị lẫn với các dấu hiệu của các bệnh khác như bệnh tim mạch, bệnh gan… Các dấu hiệu của thiếu máu chỉ rõ khi bị thiếu máu vừa hoặc nặng.
- Các dấu hiệu cơ năng gồm:
Cảm giác mệt mỏi có thể liên tục hoặc khi vận động, làm việc; ăn uống giảm sút; cảm giác tức ngực, đánh trống ngực, khó thở khi hoạt động; mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc… thiếu máu nặng có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt, thậm chí choáng hoặc ngất…
- Các dấu hiệu thực thể (được phát hiện bằng thăm khám)
: Da xanh, niêm mạc nhợt (niêm mạc môi hoặc mắt), móng tay, móng chân nhợt, khô, giòn dễ gãy, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng…
Thiếu máu mạn tính thường tiến triển rất chậm, nên người bệnh rất khó tự mình nhận biết được cho đến khi tình trạng thiếu máu nặng. Thiếu máu cấp tính thì các triệu chứng đến rất nhanh và rõ ràng nên người bệnh có thể tự phát hiện được rất sớm.
Các triệu chứng của thiếu máu.
Tuy nhiên, không phải cứ có cảm giác mệt mỏi, thậm chí choáng hoặc ngất là nghĩ ngay đến thiếu máu vì các dấu hiệu trên có thể gặp trong rất nhiều các bệnh khác nhau.
Để xác định thiếu máu cần đi khám và làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (bao gồm cả xét nghiệm hồng cầu lưới). Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm đếm số lượng các loại tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, định lượng huyết sắc tố, phân tích hình thái và tỷ lệ % của các loại tế bào máu… Với các xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được bệnh nhân có bị thiếu máu hay không, nguyên nhân gây thiếu máu và có biện pháp điều trị thích hợp.
2. Điều trị thiếu máu như thế nào?
Phương pháp và thuốc
điều trị thiếu máu
phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu. Mỗi nguyên nhân có phương pháp điều trị đặc hiệu khác nhau. Truyền máu là phương pháp điều trị chung duy nhất cho tất cả các loại thiếu máu. Tuy nhiên, truyền máu chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị không có hiệu quả hoặc bệnh nhân bị thiếu máu quá nặng.
2.1 Thiếu máu do dinh dưỡng
Tình trạng này do dinh dưỡng không đầy đủ như: Thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thiếu folate và thiếu dinh dưỡng toàn thể...
- Thiếu sắt:
Điều trịchủ yếu bằng các thuốc có chứa sắt. Các thuốc có chứa sắt có thể dưới dạng uống hoặc dưới dạng tiêm truyền đường tĩnh mạch. Nguyên nhân gây thiếu sắt có thể do chế độ ăn không đủ sắt hoặc sắt không được hấp thu do bệnh đường tiêu hóa (ví dụ như cắt đoạn ruột non…) hoặc bị mất sắt do bị mất máu kéo dài (xuất huyết đường tiêu hóa, kinh nguyện kéo dài, u xơ tử cung...). Trong quá trình điều trị thiếu máu do thiếu sắt, cần xác định được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị.
Thiếu máu là khi cơ thể thiếu hồng cầu hoặc thiếu huyết sắc tố.
- Thiếu máu do thiếu vitamin B12:
Thiếu vitamin B12 và axit folic có thể gây bệnh thiếu máu dai dẳng có đặc điểm hồng cầu kích thước to. Nguyên nhân gây bệnh thường do đường tiêu hóa không hấp thu được các chất trên hoặc do chế độ ăn uống thiếu vitamin B12 và axit folic. Điều trị chủ yếu bằng bổ sung vitamin B12 (thường là đường tiêm) và axit folic. Trong một số trường hợp, bệnh nhân phải sử dụng hai thuốc này trong suốt cuộc đời.
Thiếu folate và thiếu dinh dưỡng toàn thể ngoài bổ sung sắt và vitamin còn cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không ăn kiêng khem và không ăn chay toàn phần.
2.2 Thiếu máu trong các bệnh mãn tính
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu tập trung điều trị bệnh mãn tính chính. Trong trường hợp này, các thuốc bổ máu thường không có tác dụng, do đó không nên dùng. Nếu thiếu máu nặng thì cần chỉ định truyền khối hồng cầu. Trường hợp thiếu máu mức độ trung bình có thể chỉ định thuốc kích thích tủy sinh hồng cầu gọi là erythropoietin.
2.3 Thiếu máu do các bệnh lý tủy xương
Tùy theo từng loại bệnh có các phương pháp điều trị riêng. Theo đó có thể dùng các thuốc đơn thuần đến hóa trị liệu, xạ trị hoặc ghép tủy xương...
2.4 Thiếu máu do tan máu
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ và cách khắc phục
Hồng cầu trong cơ thể có thể bị vỡ do cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do phản ứng với một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân đang sử dụng. Hoặc do bệnh tự miễn- nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại hồng cầu của chính mình.
Các thuốc ức chế miễn dịch như prednisolon, cyclophosphamid, gamma globulin… sẽ được chỉ định để điều trị bệnh thiếu máu tan máu tự miễn. Tan máu tự miễn mãn tính, kéo dài sẽ làm cho lách to ra. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể phải chỉ định cắt lách.
2.5 Thiếu máu tan máu bẩm sinh
Loại thiếu máu này thường không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Các thể tan máu bẩm sinh vừa và nặng sẽ cần được truyền khối hồng cầu định kỳ. Bệnh nhân cũng sẽ được kiểm tra lượng sắt trong cơ thể thường xuyên để kịp thời sử dụng các thuốc có tác dụng tăng thải sắt ra khỏi cơ thể.
3. Dự phòng thiếu máu bằng cách nào?
Đa số các dạng thiếu máu đều không có dự báo trước, như vậy không thể đề phòng được. Tuy nhiên, các trường thiếu máu do thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt do chế độ ăn, thì chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng. Trong các trường hợp này, chúng ta nên ăn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và có các loại thực phẩm dưới đây:
- Sắt:
Nguồn thực phầm giàu chất sắt nhất là thịt bò và các loại thịt khác. Một số loại thực phẩm khác cũng giàu chất sắt như: Đậu xanh, đậu lăng, các loại rau xanh, các quả khô, củ lạc…
- Axit folic:
Có trong các loại quả như cam, quýt, chuối, các loại rau xanh….
- Vitamin B12:
Có trong các loại thịt và trong hầu hết các loại thực phẩm.
- Vitamin C:
Giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, thường có trong các loại hoa quả và rau…
Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ cần ăn các loại thực phẩm có giầu chất sắt nhiều hơn những người khác vì nhu cầu về sắt của nhóm người này thường cao hơn.
Mời độc giả xem thêm video:
Nghỉ hè: Trẻ ăn gì đảm bảo sức khỏe và phòng bệnh mùa hè?
TS.BS.Quốc Khánh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-cach-chua-roi-loan-nhip-tim-tai-nha-khong-vi | Có cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà không? | Nhịp tim có thể nhanh hơn, chậm hơn bình thường hoặc không đều do các nguyên nhân như căng thẳng, mất nước, nắng nóng, ngủ sâu,... Lúc này, bạn có thể áp dụng một số để cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà giúp ổn định nhịp tim. Hãy cùng tìm hiểu về rối loạn nhịp tim và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
1. Rối loạn nhịp tim là gì?
Nhịp tim bình thường bắt nguồn từ nút xoang, diễn ra nhịp nhàng và tạo nên các chu kỳ đều đặn. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi từ 60 - 100 lần/ phút. Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi có hoạt động bất thường về mặt điện học của tim, làm tim đập nhanh (> 100 lần/ phút) hoặc chậm (< 60 lần/ phút) hoặc lúc nhanh lúc chậm.Người bệnh có thể không có triệu chứng gì khi bị bệnh rối loạn nhịp tim hoặc có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực,... Tuy nhiêu, một số trường hợp bệnh rối loạn nhịp tim có thể diễn biến nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.Bệnh rối loạn nhịp tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên những đối tượng sau thường có nguy cơ cao hơn: Trên 60 tuổi, có bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh van tim, chứng ngưng thở khi ngủ, tiền sử phẫu thuật tim mở, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính, nhiễm trùng, bệnh lý nội khoa khác mức độ nặng ở tuổi trên 60, sử dụng rượu bia và chất kích thích,...
2. Cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh rối loạn nhịp tim như sử dụng thuốc chống loạn nhịp, cắt đốt qua ống thông, đặt máy tạo nhịp nhân tạo, cấy máy khử rung,... Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà nhằm giúp ổn định nhịp tim và nâng cao sức khỏe tim mạch.2.1. Điều trị rối loạn nhịp tim chậmTùy vào từng bệnh nhân mà sẽ có các phương pháp điều trị nhịp tim chậm khác nhau như đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc vĩnh viễn,...Đối với nhịp tim chậm gây rối loạn huyết động: Dùng thuốc cấp cứu (atropine, adrenalin,...) sau đó đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cấp cứu.Nhịp tim chậm mãn tính: thường cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễnTrong trường hợp nghi ngờ về chẩn đoán, khi các dấu hiệu chưa rõ ràng, có thể điều trị nội khoa bằng theophylline.2.2. Điều trị rối loạn nhịp tim nhanhNhịp tim có thể tăng khi bạn căng thẳng, sợ hãi, mất nước,... Lúc này, bạn có thể sử dụng một số cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà để giúp giảm nhịp tim như:Tạm ngưng các hoạt động: Nếu tim đập nhanh đột ngột, bạn hãy dừng các việc đang làm và ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, không cố gắng vận động hoặc gắng sức vì sẽ làm tim đập nhanh hơn.Uống đủ nước: Thiếu nước dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn, lúc này tim phải đập nhanh hơn để bù lại, kết quả là làm tăng nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, thiếu nước thường đi kèm với tình trạng rối loạn điện giải nên có thể khiến tim đập nhanh hơn. Vì vậy, nên uống đủ nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ, kể cả khi không có cảm giác khác.Bổ sung chất điện giải: Các chất điện giải như kali, canxi, magie, natri có liên quan đến hoạt động của cơ tim, sự rối loạn nồng độ các chất điện giải này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó, bổ sung đủ nước và điện giải là một cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà đơn giản và hiệu quả. Các loại thực phẩm chứa nhiều kali như bơ, chuối, nước dừa, cam,..; thực phẩm chứa nhiều magie như hạnh nhân, ngũ cốc, yến mạch, hạt điều,...; thực phẩm chứa natri như các sản phẩm từ sữa, thịt, hải sản,... có thể bổ sung hằng ngày để giúp ổn định nhịp tim. Không nên dùng muối hoặc bột canh để bổ sung natri vì có thể làm tăng huyết áp.Làm mát cơ thể: Nhiệt độ tăng cao khiến tim tăng hoạt động để bơm máu đến da, hỗ trợ làm mát cơ thể và bài tiết mồ hôi, từ đó làm tăng nhịp tim. Vì vậy, cách làm giảm nhịp tim trong trường hợp này là làm mát cơ thể bằng cách mặc đồ mỏng nhẹ, thoáng mát, đến những nơi có bóng râm, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước,...Tập thể dục: Người bị bệnh rối loạn nhịp tim nên tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, yoga, đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu,... để giúp ổn định nhịp tim.Tránh xa chất kích thích: Việc sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá khiến cơ thể tiết ra hormon gây co mạch, tăng sử dụng oxy và làm tim đập nhanh. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn dễ gây ra những đợt nhịp nhanh tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy, tránh xa chất kích thích là một cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà hiệu quả.Ho: Ho sẽ giúp tim đập bình thường trở lại. Nếu bạn hồi hộp, lo lắng và tim đập nhanh thì có thể ho nhẹ để tạo áp lực lên lồng ngực, kích thích dây thần kinh phế vị sẽ giúp tim đập chậm lại.Nghiệm pháp Valsalva: Người bệnh thực hiện nghiệm pháp này bằng cách hít sâu rồi ngậm miệng lại, dùng tay bịt mũi, bịt tai, giữ trong 5 – 10 giây hoặc lâu hơn, sau đó thở ra từ từ. Khi mới áp dụng, nghiệm pháp Valsalva có thể làm tăng nhịp tim, nhưng sua đó sẽ giảm xuống từ từ. Nghiệm pháp Valsalva không nên được thực hiện ở những người bị bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.Thư giãn: Là một cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà có hiệu quả tốt. Khi tim đập nhanh, bạn có thể nằm hoặc ngồi thả lỏng, hít thở sâu để làm giảm nhịp tim. Lo âu, căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, bạn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, làm dịu lại tâm trí bằng những điều khiến tích cực, thoải mái. Thiền hoặc tập hít thở là những cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà có thể áp dụng trong trường hợp này.Xoa động mạch cảnh: Mát xa nhẹ động mạch cảnh có thể giúp tim đập chậm lại. Vị trí động mạch cảnh ở hai bên cổ, sát với dây thần kinh lang thang. Xoa nhẹ động mạch cảnh trong 5 - 10 giây sẽ kích thích dây thần kinh lang thang dẫn đến giảm nhịp tim. Tuy nhiên, không nên xoa, ép quá mạnh vào động mạch cảnh, chỉ xoa một bên, không xoa nếu bị xơ vữa động mạch cảnh hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhịp nhanh thất, rung thất trong 3 tháng qua.Tránh các thực phẩm làm tăng nhịp tim: Các loại thực phẩm có thể gây tăng nhịp tim như thực phẩm lên men (cà muối, dưa muối,...), nước ngọt có gas, đồ uống chứa caffein, cocaine, rượu bia,... Khi bị bệnh rối loạn nhịp tim, bạn nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Thêm vào đó, không nên ăn nhiều muối, bột canh,... vì những gia vị này có thể làm trầm trọng hơn bệnh tăng huyết áp. Bạn nên bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các loại cá biển,... sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp ổn định nhịp tim.Nếu đã thử các cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà trên và vẫn không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn . Lúc này, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim như nhóm chẹn beta, nhóm chẹn canxi, thuốc ức chế kênh kali, kênh natri,... Khi được kê đơn, bạn nên dùng thuốc đúng thời gian, liều lượng, dùng thuốc sai cách có thể gây ra các tác dụng bất lợi, làm tổn thương tim và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. |
|
https://suckhoedoisong.vn/hai-bai-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-169230327152452482.htm | 28-03-2023 | Hai bài thuốc trị viêm mũi dị ứng | Những người bệnh
viêm mũi
xoang,
viêm mũi dị ứng
thường có các triệu chứng như ho,
hắt hơi
, sổ mũi, ngạt mũi, đau nhức vùng mũi. Các triệu chứng này làm cho người bệnh khó chịu nhưng điều trị lại không hề đơn giản.
Về nguyên lý, cần vệ sinh mũi họng thường xuyên, nâng cao thể trạng của cơ thể, dùng thuốc, thảo dược, tập luyện thể thao...
Các tác nhân gây dị ứng làm cho người bệnh dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
1.
Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng
Theo nguyên lý của Đông y, nhân cường tật nhược, tăng cường chính khí cơ thể để bệnh thoái lui. Để điều
trị viêm mũi dị ứng
, có thể dùng các bài thuốc sau:
1.1 Bài thuốc "Ngọc bình phong tán"
Thành phần
gồm các vị thuốc: Phòng phong, hoàng kỳ, bạch truật liều bằng nhau tán bột.
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10g pha với nước gừng ấm.
Tác dụng
của bài thuốc: Bồi bổ chính khí cơ thể, ngăn ngừa bệnh lý hô hấp mắc phải, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Trong bài thuốc "Ngọc bình phong tán":
- Hoàng kỳ
có vị ngọt, tính ấm. Theo y học cổ truyền, hoàng kỳ có tác dụng bổ khí cố biểu. Qua nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy hoàng kỳ là một trong những dược liệu có tác dụng dược lý rất phong phú như
tăng cường hệ miễn dịch
của cơ thể, kháng khuẩn,
kháng virus
, cải thiện quá trình chuyển hóa tế bào, điều tiết lượng đường huyết, cường tim, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tạo huyết, bảo vệ tế bào gan và thận,
chống lão hóa
, chống mệt mỏi, chống phóng xạ,
chống viêm
, tăng cường khả năng ghi nhớ, trấn tĩnh, giảm đau và ức chế các tế bào ung thư…
Phòng phong - vị thuốc trong bài Ngọc bình phong tán trị viêm mũi dị ứng.
- Bạch truật
có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ích khí, táo thấp lợi thủy, chỉ hãn (cầm mồ hôi), an thai. Qua nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, vị thuốc bạch truật cũng có công năng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm mỡ máu, hạ đường huyết, lợi niệu, chống ung thư, lợi mật và bảo vệ tế bào gan.
- Phòng phong
có vị cay ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng trừ phong giải biểu, trừ thấp, trấn kinh và giải thống. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, vị thuốc phòng phong có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, chống dị ứng, giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh, chống co giật, kháng ung thư và nâng cao năng lực miễn dịch không đặc hiệu.
- Gừng
có tác dụng ấm kinh lạc, mạnh cho vệ biểu.
Tân di - vị thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng.
1.2. Bài thuốc kinh nghiệm trị viêm mũi dị ứng
Thành phần
bài thuốc gồm các vị thuốc: Tân di 10g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa 15g, bạch chỉ 10g, gai bồ kết 15g, hoa cứt lợn 30g, thăng ma 8g, tỳ giải 12g, bạch đồng nam 15g, cỏ mần trầu 20g, cam thảo đất 15g, trần bì 15g, sa sâm 15g, cát căn 12g, cam thảo 5g, tô tử 15g.
Cách dùng
: Sắc uống ngày 1 thang, đổ 1 lít nước đun cạn còn 300ml, chia 2 lần, uống sáng, chiều. Uống khi thuốc còn ấm.
Với các bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng lâu ngày có hơi thở hôi, nên nhỏ thêm nước muối sinh lý hoặc nước sắc đặc lá trầu không vào mũi hằng ngày để tăng tác dụng diệt khuẩn.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng do lạnh
ĐỌC NGAY
Tác dụng:
Bài thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi xoang dị ứng lâu ngày, hay gây
đau đầu
, nhức vùng trán và cung lông mày, kèm hắt hơi sổ mũi buổi sáng sớm hay thay đổi thời tiết.
Diễn giải bài thuốc:
- Tân di
vị cay, tính ôn, vào kinh phế và vị, có tác dụng khu phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau răng,
viêm xoang mũi
má cấp hoặc mạn tính...
- Hoa cứt lợn
có tính mát, vị hơi đắng và cay có tính kháng sinh mạnh, có thể chữa trị các chứng yết hầu sưng đau… đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng của
bệnh viêm mũi xoang dị ứng
.
- Các vị thuốc khác
làm cho thông thoáng đường mũi họng miệng, giảm các chứng viêm.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng là một trong các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng.
2. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc đông y, người bệnh viêm mũi dị ứng cần kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như:
-
Xông mũi
bằng nước đun từ vỏ bưởi, sả, lá bạc hà…
- Day ấn các huyệt
nghinh hương, tứ bạch, tố liêu… nhiều lần trong ngày, day ấn hằng ngày.
-
Hoặc sử dụng các thảo dược,
món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.
Để phòng ngừa bệnh tái phát người bệnh cần chú ý:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh như bụi, nấm mốc, phấn hoa, hóa chất, thuốc, thực phẩm…;
- Thường xuyên vệ sinh ga, gối, chăn, chiếu, nhà cửa…;
- Tập thể dục đều đặn, dinh dưỡng lành mạnh… giúp nâng cao
sức đề kháng
, phòng ngừa bệnh tật nói chung, viêm mũi dị ứng nói riêng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Căn bệnh hiếm khiến thiếu niên 15 tuổi đột ngột đau yếu tứ chi. |
https://tamanhhospital.vn/tieu-duong-bi-ngua-da/ | 06/04/2023 | Tiểu đường bị ngứa da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị | Ngứa da cũng là triệu chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường nếu không điều trị sớm sẽ gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng sức khỏe. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiểu đường bị ngứa da như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn vấn đề này!
Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê: năm 2021, toàn cầu có 537 triệu người bệnh tiểu đường. Tại Việt Nam, Bộ Y tế thống kê có hơn 5 triệu người bệnh tiểu đường và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong vài năm tới.
Có khoảng 79% người bệnh tiểu đường thường gặp các vấn đề về da như: khô, ngứa, nhiễm trùng. (1)
Mục lụcChứng ngứa da ở người tiểu đường là gì?Vì sao bệnh tiểu đường gây ngứa da?1. Suy thận và xơ gan2. Vi khuẩn3. Nhiễm nấm4. Dị ứng thuốc5. Tổn thương mạch máuNhững bộ phận dễ bị ngứa daBiểu hiện tiểu đường bị ngứa da1. Da khô2. Lưu thông kém3. Nhiễm nấmGiải pháp dành cho người tiểu đường bị ngứa da1. Giữ ẩm cho da2. Mặc các loại quần áo ít kích ứng3. Hạn chế căng thẳng4. Sử dụng gạc lạnh5. Thuốc bôi6. Sử dụng thực phẩm lành mạnh7. Tập luyện thường xuyênChứng ngứa da ở người tiểu đường là gì?
Chứng ngứa da ở người bệnh tiểu đường do máu lưu thông kém, phản ứng của da với thuốc trị tiểu đường hoặc tiêm insulin… Bệnh tiểu đường khiến cơ thể mất nhiều nước khi đi tiểu hoặc bốc hơi qua da làm da khô, ngứa. Ngứa thường xuất hiện nhiều ở cẳng chân, bàn chân.
Các yếu tố nguy cơ gây ngứa da ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm: tuổi, thời gian mắc bệnh, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh võng mạc, bệnh thận mạn tính, nồng độ đường trong máu lúc đói, nhiễm trùng, nhiễm nấm Candida… (2)
Vì sao bệnh tiểu đường gây ngứa da?
Bệnh tiểu đường gây ngứa da do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất hiện các vùng ngứa cục bộ (3). Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường ngứa da thường xuyên hơn người bình thường như:
1. Suy thận và xơ gan
Người bệnh tiểu đường gặp các biến chứng như: suy thận hoặc xơ gan dễ gây ngứa da ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
2. Vi khuẩn
Người bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao làm hệ miễn dịch suy yếu, tăng khả năng nhiễm trùng da nếu vi khuẩn xâm nhập.
Vết cắt, phồng rộp hoặc vết nứt trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nguy cơ nhiễm trùng da, ngứa, viêm nang lông.
Tùy vào tình trạng da, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống bôi lên vùng da bị ngứa để tiêu diệt vi khuẩn, giúp da mau phục hồi.
3. Nhiễm nấm
Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch yếu nên dễ nhiễm nấm, nhiễm trùng gây ngứa da, thường xuất hiện ở giữa các ngón chân. (4)
Bệnh nấm da chân do nấm candida gây ra, phát triển ở các nếp gấp của da (nếp gấp ở khuyu tay, chân, háng, cổ, nách…). Người bệnh cần thoa kem chống nấm tại chỗ để tiêu diệt nấm, ngăn nhiễm trùng để cải thiện tình trạng da.
4. Dị ứng thuốc
Người bệnh tiểu đường có thể bị ngứa da do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc có phản ứng dị ứng sau khi sử dụng.
Khi gặp tình trạng ngứa da do dị ứng thuốc, người bệnh nên đến bác sĩ khám để điều trị kịp thời, thay đổi toa thuốc phù hợp, tránh làm tổn thương da.
Các sản phẩm như: nước hoa, thuốc nhuộm, xà phòng chứa chất tẩy mạnh có thể làm khô da, dẫn đến ngứa.
Một số loại thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe khác thường gặp ở người bệnh tiểu đường như: huyết áp cao, cholesterol xấu LDL trong máu cao cũng gây ngứa da.
5. Tổn thương mạch máu
Người bệnh tiểu đường dễ ngứa da do máu lưu thông kém. Trong những trường hợp này, ngứa có nhiều khả năng xảy ra ở phần dưới của chân.
Đôi khi, ngứa da xảy ra do các sợi thần kinh ở lớp ngoài của da bị tổn thương. Khi lượng đường trong máu cao làm tổn thương các sợi thần kinh, đặc biệt ở bàn chân, bàn tay sẽ gây biến chứng đa dây thần kinh hoặc bệnh thần kinh ngoại biên khiến người bệnh tiểu đường ngứa da.
Người mắc bệnh tiểu đường có lượng cytokine (chất gây viêm) cao trong cơ thể cũng gây ngứa da, tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi nồng độ cytokine trong cơ thể tăng cao, nếu người bệnh tổn thần kinh không được điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh thần kinh phát triển gây ngứa lâu khỏi.
Do đó, khi có triệu chứng ngứa da, người bệnh tiểu đường cần đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường và chuyên khoa Da liễu – thẩm mỹ da để kiểm tra sức khỏe, điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Những bộ phận dễ bị ngứa da
Ngứa da ở người bệnh tiểu đường thường xảy ra cục bộ hơn toàn thân. Những bộ phận dễ bị ngứa da bao gồm: da đầu, mắt cá chân, bàn chân, thân hoặc cơ quan sinh dục. Ngứa thường gặp ở người bệnh tiểu đường có da khô hoặc bệnh thần kinh tiểu đường.
Biểu hiện tiểu đường bị ngứa da
Ngứa có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường (có lượng đường trong máu cao gần đạt mức tiểu đường) (5). Lượng đường trong máu cao sẽ có các biểu hiện tiểu đường gây ngứa theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
1. Da khô
Khi lượng đường (glucose) trong máu quá cao. Cơ thể người bệnh sẽ cố gắng đào thải chúng bằng cách đẩy chất lỏng ra khỏi tế bào để tạo nhiều nước tiểu hơn nhằm giải phóng đường qua nước tiểu nên làm cho da khô, da mất nước dễ gây ngứa.
Lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da (lớp ngoài cùng của da bảo vệ các mô dưới da) khiến da phản ứng với các chất kích thích bằng cách ngứa. Nếu người bệnh tiểu đường gãi liên tục sẽ làm tổn thương da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Nồng độ glucose (đường) cao trong máu cũng kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể giải phóng các cytokine (tác nhân gây viêm) gây ngứa da.
2. Lưu thông kém
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn trong cơ thể bằng cách làm tổn thương lớp niêm mạc của mạch máu khiến máu lưu thông kém, chất dinh dưỡng vận chuyển không hiệu quả dẫn đến bệnh thần kinh tiểu đường, tổn thương thần kinh.
Đặc biệt, bàn chân người bệnh tiểu đường dễ tổn thương nhất do giảm tuần hoàn. Người bệnh thần kinh tiểu đường thường gây ngứa nhiều ở cẳng chân nên người bệnh cần vệ sinh bàn chân thường xuyên, chăm sóc đôi chân khỏe mạnh, tránh để trầy xước da gây nhiễm trùng, nguy hiểm sức khỏe.
3. Nhiễm nấm
Bệnh tiểu đường có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm nấm hơn. Nồng độ glucose cao trong máu và nước tiểu sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men trong âm đạo. Nhiễm nấm men âm đạo có thể gây ngứa rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giải pháp dành cho người tiểu đường bị ngứa da
Người bệnh tiểu đường chăm sóc da tốt cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ để quản lý lượng đường trong máu, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt, toàn bộ cơ thể, cả da cũng khỏe mạnh chống lại được những tác nhân gây bệnh. Sau đây là một số giải pháp dành cho người tiểu đường bị ngứa da giúp giữ cho da khỏe mạnh, mềm mại, tránh nhiễm trùng như:
1. Giữ ẩm cho da
Người bệnh nên dưỡng ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm dạng kem 2 lần/ngày để da luôn đủ độ ẩm, khỏe mạnh hơn.
Giữ cho da luôn sạch sẽ, lau khô da sau khi tắm, rửa. Không nên tắm quá nhiều lần trong ngày hay sử dụng xà phòng có mùi thơm vì các hóa chất trong các sản phẩm này dễ làm cho da khô hoặc kích ứng. Người bệnh nên chọn loại xà phòng không sút (sans savon, soap free, alkaline free); xà phòng dịu nhẹ (gentle wash , gentle cleanser), không mùi để chăm sóc da.
Tắm vòi hoa sen hoặc tắm nước ấm (không quá nóng).
Cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà khi thời tiết lạnh vì không khí lạnh dễ làm khô da.
2. Mặc các loại quần áo ít kích ứng
Một số loại quần áo từ len, lụa hay các loại vải khó thấm hút mồ hôi khiến da dễ bị kích ứng gây ngứa da. Do đó, người bệnh nên mặc các loại quần áo ít kích ứng như: cotton, vải lanh, lụa… để bảo vệ da.
3. Hạn chế căng thẳng
Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
4. Sử dụng gạc lạnh
Sử dụng gạc lạnh cũng có hiệu quả giúp giảm ngứa da. Người bệnh có thể đắp miếng gạc lạnh lên vùng da bị ngứa đến khi hết ngứa. Trường hợp hết gạc lạnh, người bệnh có thể tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen. Tuy nhiên, người bệnh không nên tắm thường xuyên nếu đường huyết không được kiểm soát tốt.
5. Thuốc bôi
Bác sĩ sẽ kê đơn thêm cho người bệnh có mức độ ngứa nặng một số loại thuốc mỡ có chứa: Camphor, Menthol, Phenol hoặc thuốc chống nấm, thuốc kháng histamin… Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng sai cách, do đó người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ.
6. Sử dụng thực phẩm lành mạnh
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, ít cholesterol, hàm lượng chất béo bão hòa thấp để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Một số loại thực phẩm lành mạnh người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn như: các loại đậu, yến mạch, trái mâm xôi, hạnh nhân, các loại ngũ cốc, hạt lanh, cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, rau lá xanh, bông cải, bí đỏ, dầu oliu nguyên chất…).
Tuy nhiên, người bệnh hạn chế dùng ngũ cốc đã qua tinh chế nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt có lớp cám và mầm nguyên vẹn để giảm nguy cơ bệnh tim do biến chứng tiểu đường. Ngũ cốc nguyên hạt bổ sung chất xơ, vitamin B, magiê, selen, ngăn lượng đường trong máu tăng cao, giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn.
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
7. Tập luyện thường xuyên
Tập thể dục không những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng mà việc tập luyện thường xuyên còn giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, kiểm soát đường huyết ổn định. Do đó, người bệnh nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh về da cho người bệnh tiểu đường. Các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh, tư vấn và giải đáp cụ thể để người bệnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tránh biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường bị ngứa da. Vì vậy, người bệnh cần khám định kỳ, sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời. Với sự phối hợp của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường và bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ giúp người bệnh tiểu đường điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiểm tra bàn chân hàng ngày xem có vết cắt, phồng rộp hoặc vết loét thì điều trị ngay, không gãi quá nhiều để tránh gây nhiễm trùng da ảnh hưởng sức khỏe. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-noi-khi-quan-phau-thuat-lay-thai-tren-benh-nhan-lao-phoi-vi | Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Gây mê hồi sức, giảm đau - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Bà bầu bị lao phổi hoặc có tiền căn lao phổi có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai. Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi để kiểm soát hoạt động hô hấp của người bệnh trong và sau khi phẫu thuật.
1. Tổng quan về gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi
Trong phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi, kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản, hay còn gọi là gây mê nội khí quản được sử dụng nhằm kiểm soát hoạt động hô hấp của người bệnh trong và sau khi phẫu thuật.Gây mê nội khí quản được chỉ định đối với sản phụ mắc bệnh lao bẩm sinh, tiền căn lao phổi hoặc lao thứ phát đã được hút dịch tràn màng phổi. Kỹ thuật gây mê này cũng được áp dụng trong trường hợp không thể kiểm soát hô hấp ở sản phụ bằng mặt nạ, hoặc sản phụ chống chỉ định hoặc từ chối gây tê vùng.
2. Cần chuẩn bị gì khi gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi?
Để thực hiện gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai đối với bà bầu bị lao phổi, cần có những phương tiện, máy móc, thiết bị, thuốc men như sau:Hệ thống bao gồm máy gây mê (kèm thở), bóp tay oxy, máy theo dõi các chỉ số chức năng sống (như huyết áp động mạch, nhịp thở, nhiệt độ, ECG, EtCO2, SpO2), máy hút, máy phá rung tim, ...Các cỡ ống nội khí quản để đặt, đèn soi thanh quản, mặt nạ, ống hút, canul miệng hầu, bóng bóp, mandrin mềm, kìm Magill.Salbutamol và Lidocain 10% dạng xịt.Các phương tiện khác hỗ trợ gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi dự phòng trường hợp đặt nội khí quản khó: mask thanh quản, ống Cook, ống soi phế quản mềm, kìm mở miệng, bộ mở khí quản, ... Bà bầu bị lao phổi có thể được chỉ định mổ lấy thai 3. Quy trình gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám gây mê để kịp thời phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, cũng như đánh giá tình trạng đặt ống nội khí quản khó.Quy trình gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi gồm các bước như sau:Bước 1: Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, trước khi khởi mê ít nhất 5 phút, cho thở oxy 100% với liều lượng 3 - 6 lít/phút. Lắp các máy móc để theo dõi, thiết lập đường truyền. Trường hợp nếu cần có thể cho người bệnh sử dụng thuốc an thần từ tối hôm trước phẫu thuật.Bước 2: Khởi mê bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch (thuốc, etomidate, propofol, ketamine, thiopental, ...), thuốc mê bốc hơi (sevofluran...), thuốc giảm đau (fentanyl, morphin, fentanyl, ...), sử dụng thuốc giãn cơ nếu cần (rocuronium, succinylcholin, vecuronium, ...). Cần đảm bảo điều kiện đặt ống nội khí quản trong phẫu thuật lấy thai đối với bà bầu bị lao phổi (bệnh nhân ngủ sâu, giãn cơ đủ độ).Bước 3: Tiến hành đặt nội khí quản đường miệng như sau: (1) Mở miệng người bệnh, đặt một tay dưới cổ để giữ cổ ở vị trí ngửa thẳng, đưa đèn soi thanh quản vào phía bên phải của miệng, gạt lưỡi sang bên trái miệng, đưa đèn vào sâu, đồng thời kết hợp dùng tay phải đè sụn giáp nhẫn để tìm nắp và lỗ thanh môn; (2) Thực hiện khởi mê nhanh và tiến hành thủ thuật Sellick khi dạ dày đầy (ngay khi bệnh nhân mất tri giác, tiến hành ấn sụn nhẫn 20 - 30 kg đến khi quá trình đặt ống nội khí quản xong); (3) Bước tiếp theo trong gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi là nhẹ nhàng luồn ống nội khí quản qua lỗ thanh môn, khi bóng ống nội khí quản đi qua dây thanh âm khoảng 2 - 3 cm thì dừng lại; (4) Nhẹ nhàng rút đèn soi thanh quản ra; (5) Bơm bóng nội khí quản; (6) Nghe phổi, xem chỉ số EtCO2 để kiểm tra ống nội khí quản đã được đặt đúng vị trí; (7) Dùng băng dính cố định ống nội khí quản. Trường hợp nếu cần tránh cắn ống nội khí quản, có thể đặt canul vào miệng người bệnh. Lưu ý, áp dụng quy trình đặt ống nội khí quản khó đối với những trường hợp đặt nội khí quản khó.Bước 4: Bước tiếp theo trong gây mê đặt nội khí quản phẫu thuật lấy thai đối với bà bầu bị lao phổi là duy trì mê với các thuốc mê (tĩnh mạch hoặc bốc hơi), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ (nếu cần) và kiểm soát hô hấp của người bệnh bằng máy hoặc dụng cụ bóp tay. Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi 4. Theo dõi trong quá trình gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi
Trong quá trình gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi, cần theo dõi các dấu hiệu và chỉ số sau:Độ sâu của gây mê: Theo dõi huyết áp, nhịp tim, huyết áp, tình trạng đổ mồ hôi, chảy nước mắt, các chỉ số BIS, MAC, Entropy (nếu có) ...Dấu hiệu sinh tồn: Theo dõi huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt, các chỉ số EtCO2, SpO2, áp lực đường thởTheo dõi phòng trường hợp sai vị trí ống nội khí quản, hoặc ống bị tắc, gập.Kết thúc quá trình gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai đối với bà bầu bị lao phổi, cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau trước khi tiến hành rút ống nội khí quản:Bệnh nhân tỉnh, thực hiện được theo lệnh.Tự thở được, thở đều, tần số thở nằm trong giới hạn bình thường.Huyết áp và mạch đập ổn định.Thân nhiệt trên 35 độ C.Nâng đầu >5 giây, chỉ số TOF >0,9 (nếu có).Bệnh nhân không gặp biến chứng của quá trình gây mê và phẫu thuật. Trong quá trình gây mê nội khí quản mổ lấy thai cần đặc biệt chú ý 5. Xử trí tai biến sau gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổii
Trong quá trình gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi có thể xảy ra một số biến chứng cần được xử trí như sau:Dịch dạ dày trào ngược đường thở: Khi phát hiện dịch tiêu hóa ở trong khoang miệng và đường thở, ngay lập tức hút sạch dịch, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu sang bên. Nhanh chóng đặt ống nội khí quản và hút sạch toàn bộ dịch trong đường thở. Theo dõi bệnh nhân đề phòng nhiễm trùng phổi sau phẫu thuật.Rối loạn huyết động: Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng như rối loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, ... sẽ xử trí phù hợp.Đặt nội khí quản khó trong gây mê phẫu thuật lấy thai đối với bà bầu bị lao phổi: Chuyển sang quy trình đặt ống nội khí quản khó hoặc tiến hành phương pháp vô cảm khác.Đặt nhầm ống nội khí quản vào dạ dày: Tiến hành đặt lại ống nội khí quản khi đặt nhầm với các triệu chứng là nghe phổi không có tiếng rì rào của phế nang, không đo được chỉ số EtCO2.Co thắt thanh quản, khí quản, phế quản: Tai biến trong gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi có thể gây khó hoặc không thể thông khí, lúc này nghe phổi sẽ có tiếng rít ran hoặc cũng có thể phổi câm. Để xử trí cần cung cấp đầy đủ oxy, đồng thời cho thêm thuốc ngủ và thuốc giãn cơ, thuốc giãn phế quản và corticoid để đảm bảo thông khí. Trường hợp không kiểm soát được hô hấp, cần áp dụng quy trình đặt nội khí quản khó.Chấn thương trong đặt ống nội khí quản: Tùy theo thương tổn như gãy răng, chảy máu, đường thở có dị vật, ... sẽ xử trí phù hợp.Biến chứng hô hấp: Tìm và xử trí nguyên nhân, đảm bảo thông khí và cung cấp đủ oxy 100% khi gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai đối với bà bầu bị lao phổi gây biến chứng hô hấp như ống nội khí quản bị gập, tụt hoặc đẩy sâu vào một bên phổi, hở hoặc tụt hệ thống hô hấp, oxy hết nguồn, hết tác dụng của soda gây thiếu oxy.Biến chứng sau khi rút ống nội khí quản: Tùy vào nguyên nhân chọn cách xử trí phù hợp khi xuất hiện các triệu chứng sau khi rút ống nội khí quản như suy hô hấp, khàn tiếng, đau họng, co thắt thanh quản, khí quản, phế quản, hẹp thanh quản và khí quản, viêm đường hô hấp trên. Mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng phổi sau phẫu thuật 6. Các yêu cầu cần lưu ý khi thực hiện gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi
Khi thực hiện gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi cần lưu ý những yêu cầu sau:Nếu sản phụ không kèm theo lao cột sống có thể chọn gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng để phẫu thuật lấy thai.Sản phụ và nhân viên gây mê cần mang khẩu trang, mặt nạ N95 để tránh bị lây lan.Tránh vi trùng lây lan vào không khí bằng cách gắn bộ lọc tác dụng cao vào chỗ nối hình chữ Y và mặt nạ hoặc ống nội khí quản, bộ lọc vi trùng đặt vào nhánh thở ra của máy gây mê.Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân lao phổi cần đảm bảo và phòng tránh vi trùng lao lây lan.Gây mê nội khí quản là một kỹ thuật gây mê thường quy được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Theo đó, quy trình gây mê nội khí quản tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại. Nhờ đó mà các tai biến sau quá trình gây mê, phẫu thuật luôn được hạn chế tối đa ở mức cao nhất.Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-noi-soi-dieu-tri-ton-thuong-phuc-hop-sun-soi-va-thoai-hoa-khop-co-tay-vi | Phẫu thuật nội soi điều trị tổn thương phức hợp sụn sợi và thoái hoá khớp cổ tay | Bài viết của ThS.BS Trần Quyết - Bác sĩ Ngoại khoa phẫu thuật chi trên - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City TFCC- Phức hợp sụn sợi tam giác ( Triangular Fibrocartilage complex) là một cấu trúc quan trọng nằm giữa đầu dưới xương trụ, xương nguyệt và xương tháp, có chức năng giữ vững và chịu lực cho cổ tay. Tổn thương TFCC là một nguyên nhân gây đau cổ tay, tổn thương này cũng không dễ chẩn đoán và điều trị.
1. Tổng quan về phức hợp sụn sợi và thoái hoá khớp cổ tay
Có 2 nhóm nguyên nhân gây nên tổn thương TFCC. Nguyên nhân chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào cổ tay do chơi thể thao đặc biệt là bóng bàn, quần vợt golf, tai nạn giao thông. Nguyên nhân thứ 2 là nguyên nhân do thoái hóa với sự tăng lên của độ tuổi với sự giảm chất lượng dây chằng, khả năng sửa chữa kém, ngoài ra các tình trạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp và bệnh gout cũng có thể làm tổn thương cổ tay theo thời gian. Hình 1: Hình ảnh tổn thương TFCC, gây ra cơn đau cổ tay cho bệnh nhân. Thoái hoá khớp cổ tay là tình trạng hư hỏng phần sụn khớp cổ tay và tổn thương xương dưới sụn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp cổ tay bị hạn chế chức năng vận động, đau nhức kéo dài cùng nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp cổ tay có thể do tuổi già, chấn thương, tiền sử mắc bệnh xương khớp hoặc những người có tần suất sử dụng cổ tay nhiều như nội trợ...
2. Chẩn đoán và phân loại tổn thương sụn sợi cổ tay và thoái hoá khớp cổ tay
Với tổn thương TFCC người bệnh thường đến khám vì đau nhiều phía bờ trụ cổ tay, đau tăng khi vận động cầm nắm, hạn chế vận động cổ tay, đặc biệt là động tác sấp ngửa, đặc biệt khi nghiêng và xoay cổ tay có thể thấy tiếng kêu hoặc cảm giác kẹt khớp. Các test chẩn đoán như: test ép TFCC, Grind test, Piano Key test,...Trên phim chụp X-quang và MRI (cộng hưởng từ) có thể quan sát thấy hình ảnh tổn thương TFCC, nhiều trường hợp khó có thể tiêm thuốc cản quang vào khớp để chẩn đoán.Với trường hợp thoái hoá khớp cổ tay người bệnh đến khám với triệu chứng đau nhiều cổ tay khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, các động tác cầm nắm yếu hơn, khó khăn khi sinh hoạt. Để khẳng định chẩn đoán Bác sĩ sẽ cho người bệnh chụp X- quang là phim đầu tay, có thể cần chụp thêm MRI hoặc CT scanner khớp cổ tay để xem mức độ tổn thương.Phân loại tổn thương TFCC theo PalmerTuyp I (Chấn thương):Ia: Tổn thương đĩa sụn trung tâm.Ib: Bong điểm bám dây chằng vào xương trụ (có hoặc không gãy mỏm trâm trụ)Ic: Bong điểm bám dây chằng vào xương thuyền hoặc xương thápId: Bong điểm bám ở khuyết trụ đầu dưới xương quay ( có thể gãy khuyết trụ xương quay)Tuyp II (Thoái hóa):IIa: Mài mòn TFCCIIb: Mài mòn TFCC với nhuyễn sụn xương nguyệt và/ hoặc xương trụIIc: Rách TFCC với nhuyễn sụn xương nguyệt và hoặc xương trụ.IId: IIc + rách dây chằng nguyệt tháp.IIe: IId + viêm khớp quay trụ dưới, trụ- tụ cốt cổ tay. Hình 2: phân loại tổn thương TFCC theo Palmer 3. Chỉ định phẫu thuật TFCC và thoái hoá khớp cổ tay
Chỉ định phẫu thuật hay bảo tổn phụ thuộc vào mức độ bệnh theo phân loại của palmer.Điều trị bảo tồn: biểu hiện lâm sàng mức độ nhẹ, không có trật khớp quay trụ dưới, tổn thương loại 1A, 1C hoặc 2A, 2B, 2C theo palmer. bột cẳng bàn tay 4-6 tuần, kèm theo dùng thuốc chống viêm, giảm đau, tiêm corticoid, vật lý trị liệu.Chỉ định phẫu thuật với tổn thương TFCC khi bảo tồn thất bại, mất vững khớp quay trụ dưới hoặc tổn thương loại 1B, 2D, 2E theo palmer. Phẫu thuật có thể mổ mở hoặc nội soi. Ngày nay với sự phát triển của Y học, tổn thương TFCC có thể thực hiện tốt bằng phẫu thuật nội soi mang lại hiệu quả cao. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt lọc, khâu lại vùng dây chằng rách, tái tạo dây chằng quay trụ dưới, làm ngắn xương trụ hoặc bất động khớp quay trụ dưới, lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào thời gian và mức độ tổn thương của TFCC.Chỉ định phẫu thuật với thoái hoá khớp cổ tay khi điều trị nội khoa bằng các biện pháp không mang lại hiệu quả hoặc bệnh tiến triển nặng gây ra biến chứng như cứng khớp hoặc biến dạng khớp cổ tay ảnh hưởng nặng nề đến chức năng. Với những trường hợp khớp cổ tay chưa bị dính khớp quá nặng thì có thể can thiệp nội soi loại bỏ các tổ chức thoái hoá, làm sạch các mảnh sụn bong giúp cải thiện vận động.
4. Cách thức thực hiện phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật viên sẽ rạch nhỏ da ngoài khớp cổ tay, đưa dụng cụ nội soi vào trong khớp cổ tay. Kiểm tra, đánh giá tổn thương TFCC và sẽ đưa ra phương án phẫu thuật có thể là cắt bỏ tổ chức tổn thương, khâu phục hồi lại điểm bám, tái tạo lại dây chằng và loại bỏ các tổ chức thoái hoá. Hình 3: Hình ảnh phẫu thuật nội soi khớp cổ tay điều trị tổn thương TFCC và thoái hoá khớp cổ tay 5. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi với mổ mở
Ngày nay với sự phát triển của y học, tổn thương TFCC có thể thực hiện tốt bằng phẫu thuật nội soi mang lại hiệu quả cao, đường mổ bé, ít biến chứng, phục hồi sau mổ nhanh chỉ 4-6 tuần, với mổ mở là 3 tháng. Các trường hợp thoái hoá khớp cổ tay có thể áp dụng nội soi giúp giảm triệu chứng đau và cải thiện chức năng cổ tay nhanh chóng.
6. Thế mạnh của bệnh viện Vinmec trong việc áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị tổn thương TFCC
Hiện tại bệnh viện Vinmec đang triển triển khai phẫu thuật nội soi điều trị tổn thương TFCC với đầy đủ dụng cụ nội soi dành riêng cho nội soi khớp cổ bàn tay. Chúng tôi cũng là cơ sở duy nhất tại miền bắc triển khai kỹ thuật này. Với đội ngũ chuyên gia về phẫu thuật vùng cổ bàn tay và phục hồi chức năng sẽ giúp việc đánh giá và điều trị tổn thương cũng như phục hồi sau mổ tốt hơn. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-seo-ga-co-tac-dung-gi-vi | Cỏ seo gà có tác dụng gì? | Cây cỏ seo gà có tên khoa học là Pteris multifida Poiret, là một trong những loại thuốc dân gian phổ biến nhất thường được sử dụng làm nguyên liệu cho đồ uống thảo mộc ở các nước châu Á. Các nghiên cứu từ trước đến nay đã cho thấy tác dụng của cây seo gà rất đa dạng như chống viêm, chống vi rút, chống ung thư, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, chống kết tụ độc chất và bảo vệ gan.
1. Giới thiệu về cây cỏ seo gà
Cây cỏ seo gà, tên khoa học Pteris multifida Poiret, là một loài dương xỉ thân thảo có nguồn gốc từ vùng ôn đới và nhiệt đới phía đông châu Á và được nhập cư tự nhiên ở nhiều lục địa do được trồng rộng rãi. Mặc dù cây seo gà cũng là một loại cỏ dại đô thị, ở hầu hết các quốc gia, đây không được coi là một loài cỏ dại xâm lấn hoặc độc hại cũng như hoàn toàn không có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài bản địa hoặc môi trường sống tự nhiên trong khi chúng dễ dàng phát tán bằng bào tử.Cấu trúc của cây cỏ seo gà là thân mảnh, cao 30 - 45 cm. Thân rễ mọc thẳng, ngắn, dài 1 - 1,5 cm, đỉnh có vảy màu đen nâu. Lá cỏ seo gà có màu vàng rơm hoặc nâu sẫm với mép màu vàng hơi bóng, kích thước 15 - 25cm × 1,5 - 2 mm. Một cuống lá thường có 3 đôi, mọc đối, tăng dần, hình mũi mác thẳng, mép lá có răng nhọn không đều đến gốc lá thường chẻ đôi, có 1 hoặc 2 thùy đáy, đôi khi có thêm tiểu thùy để tạo thành các cánh dọc theo các rãnh rộng 3-5 mm, nhỏ dần ở gốc các răng cưa. Đặc điểm nhận dạng cỏ seo gà 2. Các tác dụng của cây seo gà
Giá trị kinh tếCây cỏ seo gà là một loài dương xỉ làm cảnh phổ biến, thường có sẵn trong các vườn ươm cây. Chiết xuất của loài này được sử dụng làm chất chống oxy hóa trong các sản phẩm làm đẹp khác nhau.Giá trị dược liệuCây cỏ seo gà đã được sử dụng như trong Y Học Cổ Truyền của Trung Quốc và Ấn Độ để điều trị viêm ruột, viêm gan, kiết lỵ do vi khuẩn, nôn ra máu, đái ra máu, viêm amidan, viêm tuyến mang tai và chàm da. Bên cạnh đó, cây cũng được sử dụng để điều trị sốc nhiệt ở Đài Loan.Ở Việt Nam, nước sắc từ rễ và lá của cây cỏ seo gà được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ, tẩy giun sán. Rễ và lá phơi khô đun sôi trong dầu mè được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da ở trẻ em. Chiết xuất của cây cỏ seo gà đã được báo cáo là có các hoạt tính chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm, chống ung thư, chống nhiệt và chống đột biến, cải thiện rối loạn lipid máu.Vai trò làm thực phẩmKhông chỉ dùng làm thuốc, cây cỏ seo gà còn là một trong những loại rau và thảo mộc được sử dụng rộng rãi.Ngoài ra, cây cỏ seo gà khi được bảo quản lâu dài sau khi phơi khô sẽ là một loại nguyên liệu thô phổ biến cho các đồ uống thảo mộc, giúp củng cố chức năng gan, ổn định đường tiêu hóa, giải nhiệt và hóa độc. Cỏ seo gà được sử dụng trong Y học cổ truyền và nhiều lĩnh vực khác với những vai trò nhất định Lợi ích môi trườngCây cỏ seo gà, nhờ có hình dáng đẹp, được sử dụng làm cây dương xỉ trang trí trong vườn hoặc trồng trong chậu ngoài trời và cả trong nhà. Trong điều kiện được chăm sóc tối ưu, cây cỏ seo gà sẽ cho các cuống lá lan tỏa, tán rộng nên thường được trồng phủ sát mặt đất, tạo thành mảng xanh từ các đám cây mọc san sát có tính thẩm mỹ cao. Khi trồng cây cỏ seo gà, thêm một tác dụng của cây seo gà đem lại đã được chứng minh là cải thiện độ ẩm tương đối của các khu vực kín.Bên cạnh đó, tác dụng của cây seo gà còn đóng vai trò như một chất siêu khử asen. Chính vì vậy, cây seo gà thực sự là một loài thực vật tuyệt vời khi được sử dụng để xử lý nước và đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Vì vai trò này, bên cạnh giá trị dược liệu, các nhà khoa học đã gợi ý rằng loài cây này khi trồng trong khuôn viên nhà sẽ mang lại những đóng góp cho môi trường vườn đối với đa dạng sinh học trong lành.Tóm lại, cây cỏ seo gà có vẻ ngoài như một loại dương xỉ cứng, thích nghi rất tốt để phát triển trong không gian đá chật hẹp như các khe nứt trên tường đá. Cây có thân dài mảnh với lá hình lông chim chia thùy sâu và các lá chét dài hẹp có màu xanh nhạt ở giữa. Tác dụng của cây seo gà trong y học cổ truyền là một bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ngày nay, cỏ seo gà cũng được lựa chọn như một loại cây trồng trong nhà, sân vườn tuyệt vời, làm sạch không khí, khử độc với độ thẩm mỹ cao. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-loai-trai-cay-nen-an-khi-mac-ung-thu-dai-trang-20221127154459736.htm | 20221127 | Các loại trái cây nên ăn khi mắc ung thư đại tràng | Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, sau khi điều trị, thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả, có thể khiến bạn đi ngoài phân lỏng. Bạn có thể cần đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường.
Nếu bạn đã làm thông ruột kết, bạn có thể thấy rằng phải mất vài tháng để ruột của bạn hoạt động bình thường trở lại. Nếu bạn đã kết hợp các phương pháp điều trị, bạn có thể có những thay đổi vĩnh viễn đối với ruột của mình. Bạn có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm.
Chuối chín, táo, đào, quả mọng... là những trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng (Ảnh: G.K).
Bạn có thể cần thử nghiệm một chút để tìm ra loại thực phẩm nào làm rối loạn hệ thống của bạn. Các loại thực phẩm có nhiều khả năng gây ra vấn đề là: trái cây và rau quả rất giàu chất xơ, hành tây, cải bruxen và bắp cải, các loại đậu như đậu nướng hoặc đậu lăng, đồ uống có ga, bia,thực phẩm giàu chất béo.
Khi bạn đủ khỏe để về nhà sau ca phẫu thuật, bạn sẽ ăn uống khá bình thường. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn ít chất xơ trong khoảng 6 tuần. Sau đó, bạn có thể tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
Bạn hãy ăn thực phẩm giàu calo và protein để giúp chữa bệnh và chống nhiễm trùng. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá và trứng. Bắt đầu ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn thay vì 3 bữa ăn lớn mỗi ngày. Cố gắng tránh khoảng cách dài giữa các bữa ăn.
Bạn có thể ăn một chế độ ăn ít chất xơ lúc đầu. Ví dụ về thực phẩm ít chất xơ là bánh bột ngô, rau và trái cây được nấu chín kỹ và bóc vỏ.
Loại chất xơ mà bạn ăn có thể giúp kiểm soát các vấn đề về đường ruột. Chất xơ hòa tan từ yến mạch, chuối, táo và đào liên kết chất lỏng trong ruột để giảm thiểu tiêu chảy. Nhu động ruột sẽ làm việc hiệu quả và tốt hơn nhờ thành phần chất xơ hòa tan có trong chuối chín.
Chất xơ hòa tan lớn trong táo rất có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón và giúp giảm áp lực cho đại tràng. Loại trái cây này cũng rất giàu khoáng chất như sắt, kẽm, kali và lượng vitamin dồi dào.
Các điều chỉnh chế độ ăn uống khác để giảm tiêu chảy bao gồm hạn chế đường sữa, ăn chín, không ăn rau sống, tránh các loại hạt, cám lúa mì và trái cây tươi có vỏ…
Chất xơ không hòa tan từ cám lúa mì, quả mọng, trái cây tươi còn nguyên vỏ, rau sống, các loại hạt, hạt và ngũ cốc nguyên hạt kích thích ruột giảm táo bón. Uống đủ nước là rất quan trọng đối với cả tiêu chảy và táo bón.
Các loại quả mọng cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào như quả mâm xôi, việt quất, dâu tây, anh đào. Lượng vitamin này sẽ giúp cơ thể tăng cường chất đề kháng, hệ miễn dịch và ngăn chặn, ức chế các gốc tự do gây hại.
Bên cạnh đó, các loại quả mọng còn cung cấp hàm lượng dưỡng chất và chất xơ lớn. Điều này rất có lợi để giảm gánh nặng cho đại tràng trong việc tiêu hóa thức ăn. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-gay-tieu-buot-o-nam-va-nu-vi | Các nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam và nữ | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Tiểu buốt là triệu chứng gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân khi đi tiểu. Xác định rõ nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể bắt nguồn từ bàng quang, đáy chậu hoặc niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu nằm bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, đáy chậu là khu vực nằm giữa bìu và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực nằm giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.Tiểu buốt là hiện tượng khá phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng ngừa hữu hiệu cho tình trạng này.
2. Nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ và nam giới
2.1 Nguyên nhân gây triệu chứng tiểu buốt ở phụ nữNhững nguyên nhân điển hình gây tiểu buốt ở phụ nữ là:Viêm đường tiết niệu: Kích thước niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, chỉ bằng 1⁄3 so với nam giới. Bên cạnh đó, niệu đạo của phụ nữ rất gần với hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khi bị viêm đường tiết niệu, chị em sẽ thấy đau buốt, bỏng rát khi đi tiểu, có thể bị chảy dịch ra từ niệu đạo;Viêm âm đạo do nấm: Tiểu buốt ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm âm đạo do nấm. Căn bệnh này gây ngứa bên trong và bên ngoài âm đạo, xuất hiện khí hư có dạng giống bã đậu, niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét, tiểu buốt;Bệnh lậu: Sau khi bị lây nhiễm vi khuẩn lậu từ 3 - 5 ngày, chị em có biểu hiện tiểu buốt, tiểu nhiều lần, âm đạo chảy mủ, khí hư bất thường,...;Táo bón: Khi tình trạng táo bón kéo dài (do thói quen lười ăn rau xanh, uống ít nước,...) thì sẽ gây áp lực cho bàng quang, dẫn tới tiểu buốt;Mãn kinh: Khi tới độ tuổi mãn kinh, việc sản xuất hormone estrogen sẽ bị giảm mạnh, làm thay đổi độ pH âm đạo, xáo trộn sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt thường gặp ở phụ nữ;Đái tháo đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao thì đường dư thừa được thải qua đường nước tiểu. Điều này đã tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường thường bị suy yếu hệ miễn dịch nên các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng có cơ hội phát triển mạnh, gây triệu chứng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu;Nhịn tiểu: Theo một số nghiên cứu khoa học, việc nhịn tiểu trong vòng 6 giờ trở lên có thể làm tăng nguy cơ tiểu buốt vì lúc này các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào bàng quang. Đây là lý do chị em không nên nhịn tiểu quá lâu để tránh bị tiểu buốt;Sỏi thận: Sỏi thận có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Do vậy, khi có triệu chứng tiểu buốt đi kèm đau lưng, chị em nên đi khám thận để phát hiện, xử lý triệt để sỏi thận; Nguyên nhân gây tiểu buốt có thể do bệnh sỏi thận gây ra Mất nước: Cơ thể bị thiếu nước, dẫn tới tiểu ít, giảm khả năng đào thải vi khuẩn trong đường tiết niệu, dễ gây tiểu buốt. Do vậy, bạn nên uống nhiều nước để làm dịu cơn khát và giảm nguy cơ tiểu buốt;Sử dụng băng vệ sinh sai cách: Nếu sử dụng băng vệ sinh trong một thời gian dài mà không thay, chọn nhầm loại băng vệ sinh gây kích ứng da, dùng băng vệ sinh hết hạn,... bạn có thể bị viêm đường tiết niệu với biểu hiện đặc trưng là tiểu buốt;Mặc quần lót quá chật: Quần lót quá chật có thể gây viêm đường tiết niệu dẫn tới tiểu buốt. Do vậy, chị em nên mặc quần lót làm từ chất liệu thông thoáng, thoải mái để ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh.2.2 Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giớiMột số nguyên nhân thường gặp gây triệu chứng tiểu buốt ở nam giới gồm:Viêm niệu đạo: Ống niệu đạo của nam giới là 1 ống dài, nối từ bàng quang ra lỗ tiểu để làm nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu và dẫn tinh dịch. Khi ống niệu đạo bị viêm, vị trí viêm sưng tấy sẽ thu hẹp chu vi niệu đạo, khiến bệnh nhân bị tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu;Viêm bàng quang: Đây là 1 dạng nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn trong bàng quang, có tỷ lệ mắc bệnh cao, dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Bệnh nhân bị viêm bàng quang có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, có mùi hôi, có thể bị tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi, đau ở cơ quan sinh dục, đau 2 bên thắt lưng,...;Viêm bể thận: Là tình trạng thận bị nhiễm trùng (chủ yếu là do biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu). Viêm bể thận gây tiểu buốt, đau khi đi tiểu, nóng rát ở cơ quan sinh dục khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi, tiểu nhiều lần, ăn không thấy ngon, cơ thể mệt mỏi và suy nhược;Viêm tuyến tiền liệt: Là căn bệnh gây ra bởi các vi khuẩn gram âm đường tiêu hóa và vi khuẩn sinh dục tiết niệu. Biểu hiện điển hình của bệnh là tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt;U xơ tiền liệt tuyến: Còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, là tình trạng tuyến tiền liệt phình to, chèn ép vào ống niệu đạo và bàng quang, gây nhiều triệu chứng rối loạn đường tiểu (trong đó có tiểu buốt). Đây là căn bệnh hay gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên;Sỏi hệ tiết niệu: Gồm sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu gồm các loại muối khoáng hòa tan trong nước tiểu bị lắng đọng lại, hình thành sỏi. Triệu chứng sỏi tiết niệu gồm: Đau âm ỉ hoặc đau thành cơn ở thắt lưng, tiểu buốt, bí tiểu cấp tính, nước tiểu đục, tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu,...;
Ung thư tuyến tiền liệt: Là tình trạng các tế bào ác tính phát triển không kiểm soát, lâu dần hình thành khối u trong tuyến tiền liệt, chèn ép niệu đạo và bàng quang. Triệu chứng của bệnh gồm tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, tiểu bí, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, nước tiểu có lẫn máu,...;Bệnh lậu: Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới có thể là do bệnh lậu. Đây là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gặp cả ở nam giới và phụ nữ. Bệnh nhân có biểu hiện đi tiểu bị đau buốt, nóng rát; dương vật tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây; tinh hoàn sưng, đau,...2.3 Nguyên nhân khácMột số nguyên nhân khác gây tiểu buốt gồm: Bệnh Chlamydia, tác dụng phụ của một số loại thuốc (ví dụ thuốc điều trị ung thư, thuốc tránh thai, dung dịch vệ sinh,...), bệnh herpes sinh dục, sinh hoạt tình dục quá độ, vừa trải qua thủ thuật đường tiết niệu, dị ứng với xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân, hẹp niệu đạo, viêm ống dẫn trứng, căng thẳng hoặc áp lực tâm lý,...
3. Tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ có nguy hiểm không?
Người bị tiểu buốt thường cảm thấy khó chịu khi đi tiểu, làm suy giảm sức khỏe sinh lý, giảm cảm giác tự tin, gây e ngại khi gần gũi bạn tình,... Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt vợ chồng, dễ gây sứt mẻ tình cảm. Bên cạnh đó, hiện tượng tiểu buốt có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khó lường, thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn hoặc đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.Do vậy, khi bị tiểu buốt, tiểu rắt thì người bệnh nên đi thăm khám, điều trị kịp thời.
4. Chẩn đoán tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem tiền sử sức khỏe của bệnh nhân, đặt câu hỏi về sức khỏe tổng thể, những lần bị tiểu buốt trước đây. Bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh về số lần đi tiểu, tiền sử quan hệ tình dục,... Tùy thông tin tiền sử, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp cho từng bệnh nhân.Cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu rồi sử dụng que thử nước tiểu để kiểm tra, tìm nguyên nhân gây tiểu buốt. Phương pháp này giúp phát hiện vi khuẩn và máu (phổ biến ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu). Sau đó, mẫu nước tiểu được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi, giúp xác định nguyên nhân gây bệnh.Sau khi được thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây tiểu buốt 5. Biện pháp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của chứng tiểu buốt
Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của hiện tượng tiểu buốt hiệu quả gồm:Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, thức ăn cay, nước ngọt có ga,... vì chúng có thể gây kích thích bàng quang;Quan hệ tình dục an toàn, sống chung thủy để tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội;Sinh hoạt vợ chồng điều độ để cơ quan sinh dục có nhiều thời gian nghỉ ngơi;Bổ sung thêm rau xanh, trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu,... vào thực đơn ăn uống hằng ngày;Tránh thực phẩm có tính acid cao để giúp bàng quang có thời gian phục hồi;Uống đủ nước (khoảng 8 - 10 ly nước/ngày) nhưng cần tránh uống nước trước khi đi ngủ vào ban đêm để tránh nửa đêm thức giấc vì buồn tiểu;Không nhịn tiểu, nên đi tiểu bất cứ khi nào muốn tiểu. Tốt nhất bạn nên tạo thói quen đi tiểu vào những khung giờ cố định trong ngày;Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục;Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước các loại vi khuẩn gây bệnh.Có nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới và nữ giới. Tình trạng này có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, tránh biến chứng, bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thai-nhi-co-dau-hieu-cu-dong-may-tu-tuan-bao-nhieu-vi | Thai nhi có dấu hiệu cử động (máy) từ tuần bao nhiêu? | Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Theo dõi thai máy (cử động thai) là phương pháp giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Vậy thai phụ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ bao nhiêu?
1. Thai máy là gì?
Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được. Trắc nghiệm: Khi thai nhi 32 tuần, mẹ cần chú ý gì?
Khi bước vào tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ có bước phát triển vượt trội và dẫn đến những thay đổi về mọi mặt trong cơ thể mẹ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem khi thai 32 tuần chúng ta cần lưu ý những gì qua bài trắc nghiệm sau đây nhé. Bắt đầu 2. Có thể nhận biết thai máy từ tuần bao nhiêu?
Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.Đối với con rạ, bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần và 22 tuần đối với con so.Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của bé, thai phụ cần học cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua theo dõi cử động thai. Đây là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ theo dõi thai nhi một cách hoàn chỉnh. Theo dõi tình trạng của thai nhi 3. Những dấu hiệu thai máy cho thấy thai nhi ổn định
Số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là 16 – 45 lần, khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai máy là 50-75 phút. Mẹ có thể không cảm nhận được cử động của thai nhi trong khoảng thời gian bé ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi thường kéo dài 20-40 phút, hiếm khi quá 90 phút.Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28 – 32, sau đó giảm chút ít đến khi sắp sinh. Ở thời điểm chuẩn bị sinh số lần thai máy trung bình trong 01 giờ khi thai hoạt động là 31.
4. Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?
Thai máy là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần cử động thai giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể cho biết thai suy hay thai đã chết rồi.Để giảm thiểu những tình trạng này, các bác sĩ sản khoa trên thế giới khuyến nghị các bà mẹ tự đếm cử động thai mỗi ngày, kể từ tuần 28. Thai máy cũng là cách mà thai nhi báo với bà mẹ mang thai là “con vẫn ổn”.
6. Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu?
Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm, và tập trung đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại trong 1 biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai (có thể từ 20 đến 75 phút). Buổi tối tới đêm là lúc thai nhi hoạt động nhiều nhất.Bà mẹ cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm cử động thai. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.Một thai nhi khỏe mạnh là khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.Nếu một hôm nào đó bé yên ắng, ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thể làm một số hoạt động sau để kích thích phản ứng của bé:Chuyển từ nằm sang ngồi, đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng.Ăn đồ ngọt như bánh , uống sữaMát xa nhẹ nhàng toàn thân, hoặc xoa bụng nhẹ nhàng, hoặc gõ gõ nhẹ lên bụng để gọi bé dậy.Sau đó mẹ tiếp tục theo dõi cử động của bé. Trường hợp số lần đạp của bé ít đi đến mức chưa đến 10 lần trong 12 tiếng đồng hồ hoặc mẹ đếm số lần đạp của bé trong 1 tiếng đồng hồ sau ăn mà không đến 4 lần, thì rất có thể đây là dấu hiệu báo có sự bất thường, mẹ cần đi khám ngay lập tức để được kiểm tra. |
|
https://suckhoedoisong.vn/cach-tri-lang-ben-tuoi-day-thi-169166551.htm | 14-12-2019 | Cách trị lang ben tuổi dậy thì | Vũ Đức
(Bắc Ninh)
Theo thư anh mô tả thì những đám loang lổ đó có thể là triệu chứng bệnh lang ben. Đây là một bệnh ngoài da do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra, hay gặp ở lứa tuổi dậy thì nên còn gọi là lang lớn. Vị trí tổn thương hay gặp ở nửa người phần trên (mặt, cổ, ngực, lưng), hiếm gặp ở đùi và cẳng chân. Nơi da bị nhiễm nấm thường có những vết loang lổ màu trắng nhạt, có khi gần giống như bột phấn hoặc có màu hơi hồng, thường liên kết thành đám vằn vèo, trên mặt da có vảy cám xuất hiện. Khi ra nắng hoặc khi có mồ hôi thì ngứa ngáy râm ran, khó chịu như kim châm. Bệnh thường tiến triển âm thầm và dai dẳng, dễ tái phát nhiều lần. Thời gian bị bệnh càng lâu thì càng khó chữa. Lang ben rất dễ lây. Ngoài lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, bệnh này cũng dễ lây truyền sang người khác. Do đó, không nên dùng chung quần áo, khăn tắm, chăn màn với người bị lang ben, cũng nên hạn chế đi bơi ở bể bơi công cộng vì nơi đây có vi khuẩn của người bị nấm.
Dù anh cho cháu bôi thuốc chống nấm nhưng lại xuất hiện đám lang ben khác có thể do anh cho cháu dùng thuốc chưa đúng cách nên bệnh tái phát. Anh nên đưa cháu đi khám chuyên khoa da liễu, dùng thuốc theo đúng chỉ định để bệnh nhanh khỏi. |
https://suckhoedoisong.vn/nang-nong-viem-hong-man-de-tai-phat-16977394.htm | 17-05-2018 | Nắng nóng, viêm họng mạn dễ tái phát | Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Viêm họng
mạn tính là một bệnh thường gặp, nam mắc nhiều hơn nữ.
Để điều trị viêm họng mạn tính, ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong...
Tại sao hay bị viêm họng?
Có rất nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm họng như:
Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng. Nguyên nhân thở bằng mồm thường là: Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi. Tắc ở vùng vòm họng: do u vòm hoặc VA quá phát. Do vẩu răng, làm môi khép không kín. Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
Do các kích thích mạn tính như: hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, thức ăn cay nóng nhiều.
Môi trường ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm họng mạn
Do ô nhiễm môi trường: khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
Nhận biết dễ hay khó?
Y học chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:
Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
Viêm họng mạn tính xuất tiết: thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
Viêm họng mạn tính quá phát: niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.
Viêm họng teo: niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
Điều trị thế nào?
Để bệnh diễn tiến tốt hơn, bệnh nhân viêm họng mạn tính cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có. Giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay. Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Giữ ấm vùng cổ, ngực. Thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D.
Người bị viêm họng mạn tính nên bổ sung thêm vitamin A, C và D.
Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Khí dung họng theo chỉ định của bác sĩ. ở thể viêm họng xuất tiết có thể súc họng bằng dung dịch kiềm như nước muối nhạt, chấm glycérine iode. Trường hợp viêm họng quá phát cần phải đốt các hạt quá phát. Trường hợp viêm họng teo: phải bôi họng, súc họng bằng các thuốc kích thích (loại có iốt loãng, thuốc dầu), nước khoáng. Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat (bô-rát) Na 1% cho hết vẩy, bôi họng và khí dung.
Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong...
12 điều thú vị về dâu tây
Mẹo giúp bé chăm ăn rau quả
6 cách tạo hình đá viên cho đồ uống mùa hè mát lạnh
BS. Nguyên Diễn |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cuu-dien-vien-tvb-hong-kong-bi-ung-thu-phoi-toi-giong-nguoi-ngoai-hanh-tinh-sau-khi-hoa-tri-20210504172441237.htm | 20210504 | Cựu diễn viên TVB Hong Kong bị ung thư phổi: Tôi giống người ngoài hành tinh sau khi hóa trị | Cựu diễn viên Trần Tích Vinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 vào tháng 8 năm ngoái cho biết trong chương trình Scoop của đài TVB rằng anh đã giảm cân rất nhiều, đầu không còn tóc nữa. Anh ví von mình như một "người ngoài hành tinh" với "cái bụng phình to và đôi tay và đôi chân gầy guộc".
Trần Tích Vinh cũng cho biết hiện tại, phần dưới cánh tay phải của anh sưng và bầm tím như thế nào, trước khi giải thích rằng đó là cách cơ thể anh loại bỏ chất độc.
"Thành thật mà nói, tình trạng của tôi khá nghiêm trọng. Tất nhiên, tôi muốn bình phục nhưng tôi biết điều đó có thể không khả thi" - Trần Tích Vinh nói thành thật về thực trạng bệnh tình của mình.
Mặc dù cơ hội hồi phục hoàn toàn là "chỉ 40%" nhưng cựu diễn viên 38 tuổi của Hong Kong tiết lộ mình đã phải tiến hành hóa trị ngay lập tức vì một nửa lá phổi của anh - theo bác sĩ - "hoàn toàn trắng". Các tế bào ung thư cũng đã lan nhanh đến vai, cánh tay và dạ dày của anh.
Trần Tích Vinh 1 tháng trước. (Ảnh: Apple Daily)
Việc hóa trị đặc biệt khó khăn đối với Trần Tích Vinh khi gia đình anh không thể đến bệnh viện thăm anh vì các quy định liên quan đến đại dịch COVID-19, điều này đã cản trở quá trình hồi phục của anh.
Khi nói về sự chăm sóc và hỗ trợ tỉ mỉ mà gia đình dành cho mình, Trần Tích Vinh nói trong nước mắt: "Tôi không nghĩ rằng gia đình tôi có thể chăm sóc tôi như thế này. Hóa ra sự quan tâm và hỗ trợ của họ là rất quan trọng và mạnh mẽ".
Bạn của Trần Tích Vinh, nữ diễn viên Tôn Tuệ Tuyết, là người dẫn đầu chiến dịch huy động tiền từ cộng đồng để gây quỹ cho chi phí y tế của anh. Cô nói rằng ban đầu nam diễn viên không muốn nhờ đến sự giúp đỡ vì không muốn làm phiền người khác nhưng cô đã tự mình tiết lộ tình trạng của anh và gây quỹ cho anh. Tuệ Tuyết đã bị bất ngờ trước phản ứng quá lớn của mọi người với bệnh tình của Trần Tích Vinh.
Nam diễn viên nói anh xúc động trước tình cảm mọi người dành cho mình: "Một số người đã công khai giúp đỡ tôi, và cũng có nhiều người khác lặng lẽ làm việc đó. Tôi thực sự cảm động và khích lệ trước sự ủng hộ".
Cuối chương trình, Trần Tích Vinh Anh ấy nói thêm rằng anh sẽ cố gắng để chống lại căn bệnh ung thư và hy vọng sẽ sản xuất một bộ phim truyền hình sau khi anh bình phục.
Tháng 8 năm ngoái, Trần Tích Vinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, ban đầu anh nghĩ đơn giản là mình bị đau lưng. Tích Vinh được phát hiện có một khối u dài 6 cm ở phổi trái và bác sĩ nói với anh rằng anh chỉ còn 6 tháng để sống. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/khan-tieng-dau-nguc-co-the-canh-bao-ung-thu-phoi-20221217062323959.htm | 20221217 | Khàn tiếng, đau ngực có thể cảnh báo ung thư phổi | Ung thư phổicó nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Khi khối u lan rộng ra ngoài được gọi là ung thư phổi tiến triển. Khoảng 30% người bệnh ung thư phổi được chẩn đoán khi họ ở giai đoạn 1 hoặc 2 và có tiên lượng sống tốt hơn đáng kể so với giai đoạn sau của bệnh.
Ung thư phổi giai đoạn 2 là khi khối u đã phát triển đến một kích thước nhất định, hoặc ung thư có thể đã lan ra ngoài phổi và vào các hạch bạch huyết. Một người bị ung thư phổi giai đoạn 2 sẽ cần điều trị khác với người bị ung thư phổi ở giai đoạn khác.
Triệu chứng cảnh báo ung thư phổi giai đoạn 2
Ho không khỏi hoặc tình trạng ho ngày càng nặng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư phổi (Ảnh: Health Navigator NZ).
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), hầu hết những người sống chung với bệnh ung thư phổi sẽ không gặp phải các triệu chứng cho đến khi nó đã lan rộng.
Khi chúng xảy ra, một số triệu chứng phổ biến có thể cho thấy ung thư phổi bao gồm:
- Ho ra máu hoặc đờm màu gỉ sắt.
- Ho không khỏi hoặc triệu chứng ho ngày càng nặng.
- Khàn tiếng.
- Đau ngực, có thể xảy ra hoặc trở nên tồi tệ hơn khi hít thở sâu, cười hoặc ho.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Ăn mất ngon.
- Nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm phế quản.
- Cảm giác yếu đuối hoặc mệt mỏi.
- Khó thở.
- Thở khò khè.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù những dấu hiệu này có thể chỉ ra ung thư phổi, chúng cũng có thể chỉ ra một số vấn đề khác, phổ biến hơn.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 như thế nào?
Nếu một người mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2 đủ khỏe, họ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện cắt bỏ tiểu thùy.
Bác sĩ cũng sẽ loại bỏ bất kỳ hạch bạch huyết nào bị ảnh hưởng, có thể giúp lập kế hoạch cho các bước điều trị tiếp theo.
Nếu bác sĩ tìm thấy các tế bào ung thư gần các cạnh của các mô bị loại bỏ, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật bổ sung, sau đó là hóa trị. Bệnh nhân cũng có thể nhận được liệu pháp miễn dịch với atezolizumab trong tối đa một năm.
Đối với những người bị ung thư phổi dương tính với EGFR, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu bằng cách sử dụng osimertinib.
Đối với những người không thể hoặc chọn không phẫu thuật, xạ trị có hoặc không có hóa trị liệu có thể là hình thức điều trị chính. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-luong-va-tan-suat-cho-be-bu-sua-cong-thuc-vi | Số lượng và tần suất cho bé bú sữa công thức | Số lượng và tần suất cho bé bú là thắc mắc của hầu hết phụ huynh, bất kể là đã cho con bú sữa công thức từ đầu, đang bổ sung sữa công thức kết hợp với sữa mẹ, hay chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức. Sau đây hướng dẫn chung về việc cho trẻ uống sữa công thức. Video đề xuất: Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho trẻ Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. 1. Nên cho trẻ uống sữa công thức bao lâu một lần?
Theo khuyến cáo thông thường, nên cho trẻ bú bất cứ khi nào bé có vẻ đói, được gọi là cho ăn theo nhu cầu. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú sữa công thức mỗi 2 - 3 giờ một lần. Khi lớn hơn và bụng của bé có thể chứa nhiều sữa hơn, bạn có thể cho con bú mỗi 3 - 4 giờ một lần. Nhìn chung, trẻ sơ sinh sẽ tự ngừng bú khi đã no trong mỗi cữ.Đối với trẻ sinh non hoặc có vấn đề về tăng cân, bạn nên cho trẻ uống sữa công thức thường xuyên hơn, thậm chí phải đánh thức con dậy để cho bú. Bạn có thể thử vỗ về, vuốt ve, cởi quần áo hoặc thay tã để đánh thức trẻ dậy bú. Trong trường hợp này, hãy nói chuyện với bác sĩ về tần suất nên cho bé bú thích hợp.XEM THÊM: Chọn sữa công thức cho trẻ
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đói
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đói bao gồm:Di chuyển đầu từ bên này sang bên kiaMở miệngThè lưỡiĐặt bàn tay và ngón tay lên miệngChu môi như muốn búNép vào ngực của mẹPhản xạ bằng cách di chuyển miệng theo hướng được vuốt ve hoặc chạm vào máTrẻ khócDù có nhiều lý do, nhưng khóc thường là một dấu hiệu muộn của cơn đói. Theo đó, bạn nên cho trẻ uống sữa công thức trước khi trẻ đói đến mức khó chịu và không giữ được bình tĩnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng không nhất thiết mỗi lần con khóc đều là vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được âu yếm hoặc thay tã; hoặc bé có thể bị kích thích quá mức, buồn chán, quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu con bạn khóc chỉ 1 giờ sau khi đã bú no thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khác khiến bé khó chịu.XEM THÊM: Lưu ý khi pha sữa công thức cho bé Khi đói trẻ sơ sinh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ dễ nhận biết trẻ đói 3. Bé nên bú bao nhiêu sữa công thức?
Trong vài tuần đầu tiên, bạn có thể pha các bình 2 - 3 oz (60 - 90 ml) sữa công thức cho bé sơ sinh. Tăng dần số lượng đến mức phù hợp khi bạn đã quen với cách ăn và khẩu vị của bé.Sau đây là hướng dẫn chung về mức độ cho trẻ uống sữa công thức ở các giai đoạn khác nhau:Bụng em bé sơ sinh rất nhỏ nên không cần pha nhiều sữa công thức mỗi lần bú để đủ no. Bạn có thể bắt đầu cho con bú 1 - 2 ounce sữa bột trẻ em cứ sau 2 - 3 giờ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời (đối với bé chỉ bú sữa công thức và không có sữa mẹ). Hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ bú 8 - 12 lần trong 24 giờ. Nhưng hãy cho bé bú nhiều hơn nếu thấy bé có dấu hiệu đói.Trung bình, một đứa trẻ sơ sinh uống khoảng 1,5 - 3 ounce (45 - 90 ml) sữa mỗi 2 - 3 giờ. Số lượng này tăng lên khi bé lớn dần và có thể bú nhiều hơn trong mỗi cữ.Vào khoảng 2 tháng tuổi, con bạn có thể bú 4 - 5 ounce (120 - 150 ml) mỗi cữ cách nhau 3 - 4 giờ.Khi được 4 tháng, em bé có thể bú 4 - 6 ounce (120 - 180 ml) mỗi cữ, tùy thuộc vào tần suất bú và trọng lượng của bé.Khi được 6 tháng, con bạn có thể bú 6 - 8 ounce (180-230 ml) mỗi cữ cách nhau 4 - 5 giờ. Số lượng và tần suất cho bé bú sữa công thức cũng phụ thuộc vào chế độ ăn dặm.Từ 6 - 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ cần sữa công thức riêng hoặc thức ăn đặc khoảng 5 - 6 lần trong 24 giờ. Theo đó, bạn tiếp tục cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói. Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, lượng sữa bột trẻ cần mỗi ngày có thể sẽ giảm dầm.Từ 12 - 24 tháng tuổi, bạn có thể chuyển từ sữa công thức cho bé sơ sinh sang sữa bò hoặc loại sữa phù hợp với độ tuổi.Lưu ý: mặc dù sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có vitamin D, nhưng nếu con bạn bú ít hơn 32 ounce (946 ml) sữa công thức mỗi ngày, trẻ sẽ cần được bổ sung thêm vitamin D (bắt đầu từ khi mới sinh) từ các nguồn khác.
4. Tại sao trẻ có vẻ đói hơn bình thường?
Khi trẻ tăng cân, trẻ bắt đầu bú nhiều hơn trong mỗi cữ và thời gian giữa các lần bú cũng dài hơn. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy con có vẻ đói hơn bình thường.Lúc này, em bé có thể đang trải qua thời kỳ phát triển nhanh chóng, được gọi là một đợt tăng trưởng, thông thường là khoảng:7 - 14 ngày tuổi3 - 6 tuần tuổi4 tháng tuổi6 tháng tuổiTrong những khoảng thời gian này và bất cứ khi nào bé có vẻ đói, hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu và tăng lượng sữa công thức cho bé nếu cần. Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần bổ sung lượng sữa nhiều hơn 5. Một số dấu hiệu trẻ đã no
Mỗi em bé sẽ phát triển với tốc độ khác nhau. Đôi khi bố mẹ sẽ tự hỏi liệu con mình có được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển đúng cách hay không. Để xác định xem trẻ có bú đủ no hay không, hãy tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ để cân và đo trẻ.Bên cạnh đó, tã của trẻ sơ sinh cũng là một dấu hiệu tốt để đánh giá xem con có bú đủ hay không. Ban đầu, bạn sẽ thay ít nhất 6 chiếc tã ướt và 4 chiếc tã bẩn (có phân) mỗi ngày. Phân của trẻ sơ sinh đặc và có màu đen, sau đó chuyển sang màu vàng hoặc xanh khi trẻ lớn hơn. Trẻ bú sữa công thức thường có phân rắn chắc hơn trẻ bú mẹ.Tã ướt bình thường sẽ có nước tiểu trong hoặc rất nhạt màu. Nếu bạn nhìn thấy các tinh thể màu cam trong tã ướt, hãy liên hệ với bác sĩ. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất lỏng hoặc bị mất nước. Các dấu hiệu khác của việc cho bú thiếu chất bao gồm:Không tăng đủ cânTỏ vẻ không hài lòng, ngay cả sau khi bú xongNếu bạn lo lắng hoặc nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bé không đủ dinh dưỡng, hãy hỏi bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu hay có những bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo:cdc.gov, kidshealth.org Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://suckhoedoisong.vn/uon-van-de-phong-ngua-van-khien-nhieu-nguoi-dan-ong-tan-doi-169155490.htm | 04-04-2019 | Uốn ván - dễ phòng ngừa vẫn khiến nhiều người đàn ông tàn đời | Nằm viện hơn 2 tuần vẫn còn co giật, tính mạng của người thợ xây 52 tuổi bị đe dọa, trong khi viện phí cứ tăng lên hàng ngày. Tại BV. Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, mỗi ngày có gần 20 trường hợp tương tự. Tất cả đều trong cảnh nghèo và không có bảo hiểm.
Vì sao bị bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván (còn gọi là phong đòn gánh) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván, có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra. Thông thường nha bào uốn ván ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, có một số trường hợp do tiêm chích không an toàn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật trong những điều kiện không vệ sinh (đặc biệt là nạo thai lậu). Trẻ sơ sinh có thể bị uốn ván sơ sinh do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc không được chăm sóc rốn đúng cách. Bệnh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Sau khi nha bào vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể - thường là qua các vết thương, vi khuẩn sẽ phóng thích ra các độc tố uốn ván, các độc tố này xâm nhập vào các sợi trục thần kinh rồi di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương, gây tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau, thường khởi đầu với cứng cơ nhai, sau đó cứng cơ cổ, lưng, bụng và toàn thân. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây co giật toàn thân, nuốt sặc và khó thở.
Uốn ván có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi, và mọi thành phần từ người lao động bình dân, có thu nhập thấp đến tầng lớp trí thức, khá giả nếu chưa được tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và không biết cách chăm sóc, xử trí đúng khi có vết thương.
Một bệnh nhân uốn ván lên cơn co giật đang được điều trị
Bệnh nguy hiểm như thế nào?
Bệnh có thể khởi phát bằng triệu chứng cứng hàm (không há miệng to được).Sau đó tình trạng co cứng các cơ tăng dần, thường là cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Trong giai đoạn toàn phát, bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật toàn thân khi bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn… Bệnh nhân không thể tự ăn uống được do thực quản bị co thắt gây khó nuốt, nuốt nghẹn và nuốt sặc nên cần phải đặt ống thông dạ dày nuôi ăn, nhiều trường hợp cần phải nuôi ăn bằng thuốc truyền tĩnh mạch.
Bệnh nhân cũng bị co thắt vùng khí quản gây khó thở, cần phải mở khí quản. Để giải quyết tình trạng co thắt và co giật cơ toàn thân liên tục, các bệnh nhân nặng được điều trị thuốc an thần mạnh phối hợp với các thuốc giãn cơ, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy kéo dài (trung bình 15 - 30 ngày). Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể có biến chứng “rối loạn thần kinh thực vật” biểu hiện bởi hiện tượng rối loạn nghiêm trọng về nhịp tim (lúc rất nhanh, lúc lại rất chậm), huyết áp (lúc tăng cao, lúc hạ thấp), và nhiệt độ cơ thể (có thể tăng cao liên tục 40 - 41
0
C), dẫn đến tử vong.
Một trong những nỗi khổ khác mà người bệnh có thể gánh chịu đó chính là các biến chứng liên quan đến nằm khoa hồi sức kéo dài như nhiễm trùng cơ hội, viêm phổi do thở máy (nhiễm các tác nhân đa kháng kháng sinh), teo cơ - cứng khớp…. Nếu người bệnh có các bệnh lý nền tiềm ẩn như bệnh tim mạch, gan thận, đái tháo đường... sẽ có nguy cơ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý.
Nhìn chung tỷ lệ tử vong/mắc của uốn ván thay đổi từ 10 - 90% tùy theo các báo cáo. Những năm trước thập niên 1990, tỷ lệ tử vong của uốn ván tại BV.Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vào khoảng 50%.Hiện nay với các phương tiện hồi sức hiện đại bao gồm thở máy, lọc máu… tỷ lệ tử vong bệnh uốn ván giảm còn khoảng 6 - 10%.Bệnh tuy có thể trị khỏi nhưng luôn là một gánh nặng to lớn cho gia đình, ngành y tế và cả xã hội.
Theo thống kê tại BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, chi phí điều trị trung bình cho một ca uốn ván là 20 - 30 triệu đồng nếu không mở khí quản; 50 - 100 triệu đồng nếu có mở khí quản và thở máy, trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phối hợp có thể tiêu tốn trên 200 triệu đồng. Những con số này thật sự là gánh nặng kinh tế cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay lao động bình dân!
Kể cả khi bệnh uốn ván hồi phục có thể xuất viện, phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thể quay trở lại công ăn việc làm trước đó do hậu quả cứng cơ khớp đã nêu và tình trạng cứng cơ khớp này có thể kéo dài 6 - 12 tháng tùy theo từng cá nhân. Từ đó cho thấy tình hình kinh tế của người bệnh và gia đình vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng do bệnh uốn ván dù đã được ra viện.
Những trường hợp nguy kịch do uốn ván đang được chăm sóc tích cực tại BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Bệnh uốn ván có thể phòng ngừa?
Tuy bệnh rất nguy hiểm và gây thách thức trong điều trị, uốn ván là một bệnh có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm ngừa vắcxin đầy đủ, trong đó quan trọng nhất là tiêm ngừa chủ động, trước khi bị vết thương.
Trung bình mỗi ngày, BV.Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có từ 15 - 20 trường hợp uốn ván nguy kịch, phần lớn là nam giới, lượng bệnh đến từ TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.Tất cả các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đã có biến chứng co giật, cứng khớp, cứng hàm, gồng cứng người.Thời gian điều trị kéo dài đến nhiều tuần lễ.Điều đáng lưu tâm, hầu hết bệnh nhân đều không tiêm ngừa, không có bảo hiểm y tế.
THIÊN CHƯƠNG
Việc tiêm ngừa vắcxin bắt buộc phải đầy đủ, theo đúng lịch hẹn (tối thiểu 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng) và nhắc lại mỗi 5 - 10 năm sau đó sẽ giúp tạo đủ kháng thể bảo vệ khỏi bệnh uốn ván.
Phụ nữ có thai cần được tiêm phòng uốn ván chủ động vì miễn dịch của người mẹ do vắcxin có giá trị phòng được uốn ván sơ sinh cho con.
Đối với trường hợp không được tiêm ngừa vắcxin đầy đủ như đã nêu, khi có vết thương cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí vết thương đúng cách, đồng thời được tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván để phòng bệnh.
Tránh tuyệt đối tình trạng tự xử lý vết thương tại nhà như thoa đắp các loại lá cây, cỏ không đảm bảo vệ sinh và đây có thể là một trong các nguyên nhân tạo điều kiện xâm nhập của các vi trùng uốn ván.
Chi phí cho 1 mũi vắcxin uốn ván dao động 150.000 - 350.000 VNĐ (tùy cơ sở y tế, dịch vụ, loại vắcxin…). Vì vậy, khi so sánh về chi phí và tính hiệu quả phòng bệnh, chủ động tiêm ngừa vắcxin uốn ván trước khi bị bệnh hoặc ngay khi có vết thương vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Phòng bệnh hơn trị bệnh! |
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-tac-ruot-16949609.htm | 28-05-2012 | Nguyên nhân gây tắc ruột | (SKDS)
-
Thi thoảng tôi bị đau bụng, đau từng cơn, có người nói có thể tôi bị tắc ruột. Xin quý báo cho biết biểu hiện và nguyên nhân gây tắc ruột.
Trần Quang
(Kon Tum)
Tắc ruột là sự đình trệ lưu thông của ống tiêu hóa, với triệu chứng khởi phát của bệnh là đau bụng, điển hình là đau thành cơn. Cơn đau có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột, dữ dội, bắt đầu ở vùng rốn, có thể đau mạng sườn và nhanh chóng lan toả khắp ổ bụng. Người bệnh bị đau ở mọi tư thế và kèm theo nôn (nhưng không làm cho cơn đau giảm đi). Lúc đầu người bệnh sẽ nôn ra thức ăn, sau nôn dịch mật, muộn hơn chất nôn có thể giống như phân. Tính chất nôn phụ thuộc chủ yếu vị trí tắc, nôn nhiều và sớm trong tắc ruột vị trí gần dạ dày, nôn muộn hoặc chỉ buồn nôn trong tắc ruột vị trí xa dạ dày. Bệnh nhân sẽ bị bí trung, đại tiện có thể có ngay sau khi bệnh khởi phát vài giờ.
Tắc ruột có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, cả nam và nữ. Nguyên nhân gây tắc ruột có nhiều như: tắc ruột do lòng ruột bị bít bởi chướng ngại vật (giun đũa, u bã thức ăn...), do tổn thương ở thành ruột trong ung thư đại trực tràng, lao góc hồi manh tràng..., tắc ruột do nguyên nhân bên ngoài như dây chằng chẹn ngang quai ruột, gập ruột, …
Vì vậy, các triệu chứng đau bụng như bạn kể không phải do tắc ruột vì thời gian kéo dài. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng do đó cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị.
Bác sĩ
Nguyễn Văn Dũng |
https://suckhoedoisong.vn/vi-khuan-hp-gay-viem-da-day-lay-qua-duong-nao-169240229150750203.htm | 01-03-2024 | Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày lây qua đường nào? | Con đường lây nhiễm vi khuẩn H.P
Cho đến nay, việc chính xác bị
nhiễm H.P
như thế nào người ta cũng chưa biết rõ. Nhưng vi khuẩn H.P lây truyền từ người này qua người khác qua con đường trực tiếp qua miệng- miệng ở những thành viên trong gia đình và lây truyền qua phân, do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn.
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau vào dịp Tết
Lý do khiến bạn bị cơn đau dạ dày hành hạ
6 dấu hiệu của ung thư dạ dày, nhiều người còn chủ quan
Các ghi nhận cho thấy các vi khuẩn H.P đã được phát hiện có trong phân, nước bọt và trong cao răng của người. Có thể việc nhai cơm và mớm cơm cho con ở một số nước trong đó có Việt Nam trước đây cũng là nguyên nhân trực tiếp lây truyền H.P. Hoặc có thể lây từ người này qua người khác thông qua việc dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát, đũa…
Ở các nước đã phát triển, việc vệ sinh chung rất tốt, thì lây truyền chủ yếu là từ các thành viên trong gia đình với nhau, còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể lây truyền do mắc từ cộng đồng.
Như vậy, có thể nói rằng môi trường sống được cho là lý tưởng nhất đối với vi khuẩn H.P chính là niêm mạc của
dạ dày
. Thực chất nó là một vi khuẩn kị khí, vì vậy nó chỉ tồn tại được ở trong môi trường thiếu oxy, đồng thời nó còn sản sinh ra catalase – một loại chất có khả năng phá hủy thành niêm mạc của dạ dày. Cuộc sống tập trung đông người, điều kiện vệ sinh, chăm sóc y tế, phòng dịch kém với nguồn nước bị ô nhiễm là những nguyên nhân gây nhiễm H.P.
Vi khuẩn HP - Helicobacter pylori là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là ung thư dạ dày
Trên thực tế không phải người bệnh nào bị viêm dạ dày cũng bởi nguyên nhân từ sự tấn công của vi khuẩn H.P, tuy nhiên tỷ lệ bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn này thường được cho là phổ biến hơn cả. Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm H.P khoảng 70-80% tùy theo từng nghiên cứu.
Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm vi khuẩn H.P là nguyên nhân chính gây ra bệnh
viêm loét dạ dày
, tá tràng mạn tính. Mặc dù vi khuẩn H.P rất dễ lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, nhưng nếu biết cách phòng tránh hoàn toàn có thể tránh xa được loại vi khuẩn này.
Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn H.P thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường bệnh gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn phân,... Trong trường hợp gặp những cơn đau như vậy, tốt nhất nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất.
Có rất nhiều cách phát hiện có bị nhiễm vi khuẩn H.P trong dạ dày hay không trong đó có thể các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp qua nội soi dạ dày: sinh thiết cấy tìm vi khuẩn H.P, làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm vi khuẩn H.P, làm test nhanh urease.
Các phương pháp không cần nội soi dạ dày để xác định H.P là test thở C13, C14, xét nghiệm kháng thể IgG trong huyết thanh, xét nghiệm kháng nguyên vi khuẩn H.P trong phân. Tổ chức Tiêu hóa thế giới khuyến cáo trong thực tiễn khám và điều trị H.P hay dùng hai phương pháp đó: test thở C13, C14 và làm test nhanh urease.
Có cần điều trị diệt vi khuẩn H.P ?
Nhiều người cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn H.P là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn H.P là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn H.P cũng bị ung thư dạ dày.
Khi mắc vi khuẩn H.P, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn H.P thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, tỷ lệ nhiễm H.P trong dân số chung lên đến 60 – 70%, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có triệu chứng và tổn thương trên nội soi, những bệnh nhân này mới cần thiết phải điều trị.
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng
Theo khuyến cáo những trường hợp dưới đây có nhiễm H.P thì cần điều trị tiêu diệt H.P:
Người bị loét dạ dày; Loét hành tá tràng
Người bị mắc chứng khó tiêu: Đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị
Bị thiếu máu thiếu sắt
Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày
Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng….
Tóm lại:
Vi khuẩn H.P là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị nhiễm vi khuẩn H.P đều bị bệnh, vì thế cần điều trị diệt H.P đúng chỉ định để tránh không gây lãng phí không cần thiết.
Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn H.P, cần chủ động vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở. Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn H.P, nên tiến hành cách ly, không dùng chung đồ ăn, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
Viêm loét dạ dày có nên uống nước cam?
SKĐS - Nước cam chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, người bị viêm loét dạ dày có nên uống nước cam không là băn khoăn của nhiều người. Người bệnh cần làm gì để giảm các biểu hiện của viêm loét dạ dày?
BS. Trần Minh Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/cam-cum-khi-nao-can-nhap-vien-ai-de-bi-bien-chung-nguy-hiem-16923102410195496.htm | 25-10-2023 | Cảm cúm khi nào cần nhập viện | 7 cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản
SKĐS -
Cảm cúm
là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 - 10 ngày. Hầu hết mọi người đều bình phục hoàn toàn, nhưng ở người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.
Biểu hiện của cảm cúm
Cảm cúm thường gọi là bệnh cúm – là bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp
do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày.
Hầu hết mọi người đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.
Một số triệu chứng cơ bản của cảm cúm:
Sốt.
Đau đầu.
Đau xương khớp và các cơ.
Ho khan.
Rát họng
.
Đôi khi có chảy nước mũi.
Trên thực tế, cảm cúm có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như
sổ mũi
, hắt hơi và đau họng. Đối với cảm lạnh thường biểu hiện dần dần, trong khi đó bệnh cúm lại khởi phát đột ngột.
Mặc dù các triệu chứng cúm không phổ biến, nhưng có thể bao gồm nhiệt độ cơ thể tăng cao, đau cơ, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
Các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như nôn mửa và
tiêu chảy
có thể xảy ra khi mắc bệnh cảm cúm và thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn. Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt được bệnh cúm và cảm lạnh dựa trên sự khởi phát nhanh chóng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tránh để lại các biến chứng lâu dài.
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra.
Khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Hầu hết các triệu chứng của bệnh cúm sẽ dần biến mất sau khoảng 4-7 ngày. Nhưng các biểu hiện
ho khan
, mệt mỏi phần lớn kéo dài hàng tuần và có thể lặp lại dai dẳng. Khi đó các biến chứng có thể xảy ra như: Viêm phổi, khó thở, tức ngực, suy hô hấp… thì cần nhập viện ngay.
Đặc biệt, nếu nghi ngờ mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng như:
Sốt cao
hơn hoặc ho nặng hơn, đau rát họng nhiều, đau đầu đau cơ nhiều.
Thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau cổ hoặc cứng cổ… thì cần nhập viện để được hỗ trợ và điều trị.
Các đối tượng có nguy cơ đối diện với các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
Trẻ sơ sinh
, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Phụ nữ đang trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, bao gồm những người dự định mang thai, hiện đang mang thai hoặc mới sinh con trong mùa cúm.
Người lớn tuổi, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên.
Các cá nhân cư trú hoặc làm việc tại các cơ sở công cộng, chẳng hạn như viện dưỡng lão, doanh trại quân đội và bệnh viện.
Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm những đối tượng: Hệ thống miễn dịch suy giảm. Chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá 40. Rối loạn hệ thần kinh hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến quá trình xử lý nhận thức.
Các nhóm có nguy cơ cao khác bao gồm người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn,
bệnh tim
, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường. Những người đã từng bị đột quỵ hoặc người dưới 20 tuổi được điều trị bằng Aspirin kéo dài cũng thuộc nhóm này.
Tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh cảm cúm.
Cách phòng tránh cảm cúm
Khi có biểu hiện của cảm cúm, để nhanh khỏi cần nghỉ ngơi và uống đủ 2 - 3 lít nước/ngày là có thể khỏi bệnh. Giảm các biểu hiện của bệnh có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như Paracetamol, Ibuprofen, thuốc giảm ho, thuốc thông mũi…
Nên súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng chuyên dụng có thể làm giảm đau họng.
Để phòng cảm cúm cần có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel diệt khuẩn, dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi
ho
hoặc
hắt hơi
, vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong.
Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống lại bệnh cúm bằng nhiều cách: Uống nhiều nước, ít nhất từ 2 đến 3 lít mỗi ngày; Ăn nhiều các rau củ quả giàu
vitamin C
như ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ… Tập thể dục thể thao thường xuyên.
Ngoài ra, vaccine cúm đang được phát triển liên tục để thích ứng với hầu hết các chủng cúm thường gặp. Vì thế, nên
tiêm vaccine
phòng chống hàng năm, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.
Tham khảo thêm
Phòng và điều trị cảm cúm khi thời tiết giao mùa
BS. Nguyễn Thị Bích
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://tamanhhospital.vn/viem-cau-than-o-tre-em/ | 14/08/2023 | Viêm cầu thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán | Viêm cầu thận ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Mục lụcViêm cầu thận ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây viêm cầu thận ở trẻ?Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận?Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận ở trẻ emChẩn đoán viêm cầu thận trẻ nhỏCách điều trị viêm cầu thận ở trẻ emBiến chứng bệnh viêm cầu thận ở trẻ emLàm thế nào để phòng ngừa chứng viêm cầu thận ở trẻ nhỏ?Viêm cầu thận ở trẻ em là gì?
Thận là hai cơ quan có hình hạt đậu nằm bên dưới khung sườn non chứa những quả cầu gồm các mạch máu nhỏ bên trong (tiểu cầu thận), giữ vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải vào nước tiểu, đồng thời giữ lại protein và các tế bào máu cần thiết cho cơ thể. Khi trẻ bị viêm cầu thận, các cầu thận bị sưng, viêm khiến các chức năng của thận không hoạt động bình thường, máu và protein bị rò rỉ vào nước tiểu và các mô của cơ thể, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh khi không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các vấn đề về tiểu tiện, gây sưng ở các bộ phận của cơ thể như mặt, tay,… nguy hiểm hơn là gây tổn thương thận, suy thận. (1)
Viêm cầu thận ở trẻ được chia làm hai loại: Viêm cầu thận cấp (diễn ra một cách nhanh chóng) và viêm cầu thận mãn tính (diễn ra từ từ theo thời gian). Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc, đồng thời, thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Bên trong thận có chứa các tiểu cầu thận.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận ở trẻ?
Viêm cầu thận cấp tính thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm trùng cổ họng hoặc da do các vi khuẩn, virus gây ra, phổ biến nhất là vi khuẩn liên cầu. Ngoài ra, trẻ gặp các vấn đề về miễn dịch như ban xuất huyết Henoch-Schonlein hay Lupus cũng có thể mắc bệnh này.
Đối với các trường hợp mãn tính, bệnh có thể gây ra bởi các yếu tố di truyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bị viêm cầu thận mãn tính không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận?
Nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ có nguy cơ phát triển sỏi thận cao hơn nếu trẻ nằm trong các trường hợp sau: (2)
Trẻ dưới 10 tuổi, nhiễm Streptococcus nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn).
Trẻ mắc bệnh tự miễn dịch như Lupus, ban xuất huyết Henoch-Schonlein,…
Trẻ bị xơ cứng cầu thận cục bộ, sẹo cầu thận.
Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
Trẻ bị cao huyết áp, tăng huyết áp.
Trẻ bị viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch.
Trẻ xuất hiện các u hạt, và viêm nhiều mạch.
Trẻ mắc hội chứng Alport.
Trẻ bị viêm gan B.
Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận ở trẻ em
Trẻ bị viêm cầu thận có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Sưng, phù ở mặt (thường gặp vào buổi sáng);
Tần suất đi tiểu thấp hơn bình thường;
Nước tiểu lẫn máu, màu đục;
Nước tiểu có bọt;
Tăng huyết áp…
Ngoài ra, viêm cầu thận cấp có thể khiến chất lỏng bị tích tụ đột ngột trong phổi gây ho. Hệ bài tiết bất thường dẫn đến cơ thể giữ nước và muối quá mức khiến mắt cá chân và bàn chân bị sưng phù, trẻ cảm thấy mệt mỏi hơn và có thể xuất hiện tình trạng khô da, ngứa và bị chuột rút vào ban đêm. Viêm cầu thận cấp ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm cầu thận mãn tính.
Đối với các trường hợp trẻ bị viêm cầu thận mãn tính, triệu chứng bệnh có thể phát triển chậm trong nhiều tháng, thậm chí trong nhiều năm. Ngoài ra, trẻ có thể không xuất hiện triệu chứng đặc trưng nào và bệnh chỉ có thể phát hiện khi được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp hoặc khi kết quả xét nghiệm nước tiểu thông thường cho thấy có máu hoặc protein hoặc cả hai.
Chẩn đoán viêm cầu thận trẻ nhỏ
Để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận ở trẻ, đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng và hỏi về các triệu chứng bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số thủ thuật y khoa để kiểm tra tình trạng bệnh chi tiết hơn như:
Xét nghiệm máu;
Xét nghiệm nước tiểu;
Siêu âm thận;
Siêu âm một số cơ quan, bộ phận khác;
Sinh thiết thận.
Viêm cầu thận có thể khiến protein và máu lẫn trong nước tiểu do đó phương pháp xét nghiệm nước tiểu thường được các bác sĩ yêu cầu thực hiện để chẩn đoán bệnh.
Cách điều trị viêm cầu thận ở trẻ em
Trong một số trường hợp, trẻ bị viêm cầu thận cấp tính có thể tự khỏi mà không cần hỗ trợ điều trị. Việc điều trị viêm cầu thận ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. (3)
Trường hợp trẻ mắc bệnh do các vấn đề về hệ thống miễn dịch: bác sĩ có thể kê cho trẻ steroid và các loại thuốc khác nhằm ức chế hệ thống miễn dịch.
Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng do vi khuẩn: thuốc kháng sinh có thể được sử dụng.
Thận bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục: bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp lọc máu với một bộ lọc nhân tạo.
Trẻ xuất hiện các triệu chứng khó chịu: bác sĩ có thể kê thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc hỗ trợ thận bài tiết nước tiểu, loại bỏ chất thải ra ngoài. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ uống ít nước hơn bình thường và thực hiện chế độ dinh dưỡng ít protein, muối và kali.
Phần lớn các tổn thương gây ra do viêm cầu thận cấp tính sẽ lành lại. Thời gian hồi phục của quá tình này sẽ phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng trẻ. Đối với các trường hợp viêm cầu thận cấp tính không đáp ứng với điều trị, bệnh có thể chuyển thành mãn tính.
Đối với viêm cầu thận mãn tính, bệnh thường được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp:
Thường xuyên tập thể dục;
Uống ít nước hơn bình thường;
Bổ sung canxi;
Dùng thuốc hạ huyết áp;
Ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế ăn các chất sau trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
Protein: Mặc dù chất đạm đóng vai trò rất quan trọng nhưng khi trẻ bị viêm cầu thận, thận không thể loại bỏ quả nhiều chất thải do ăn quá nhiều protein.
Kali: Viêm cầu thận ở trẻ có thể khiến kali bị tích tụ trong máu, gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Photpho: Thông thường, thận sẽ giúp loại bỏ lượng photpho dư thừa ra khỏi cơ thể nhưng khi trẻ mắc bệnh, lượng photpho này sẽ tích tụ trong máu và khiến canxi bị tách khỏi xương, xương của trẻ trở nên yếu và dễ gãy hơn.
Natri: Hạn chế ăn natri sẽ giúp thận không phải hoạt động quá nhiều, cơ thể giảm tình trạng tích trữ nước.
Nếu viêm cầu thận mãn tính không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điều trị lọc máu hoặc ghép thận cho trẻ.
Hiện nay, phương pháp lọc máu cho trẻ bị viêm cầu thận được chia làm 2 loại:
Giải phẫu tách màng bụng: Đây là phương pháp lọc máu bằng niêm mạc khoang bụng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt một ống thông vào bụng của trẻ, sau đó đưa một dung dịch làm sạch vô trùng qua ống thông đến khoang phúc mạc. Chất lỏng này được để lại trong khoang bụng một khoảng thời gian ngắn để hấp thụ các chất thải qua phúc mạc. Cuối cùng, chất lỏng này được hút ra khỏi khoang bụng, kiểm tra và loại bỏ.
Chạy thận nhân tạo: Trước khi chạy thận nhân tạo, trẻ sẽ được thực hiện phẫu thuật nối thông tĩnh mạch để tăng lưu thông máu từ cơ thể đến máy chạy thận và ngược lại. Hiện nay, chạy thận nhân tạo có 3 phương pháp thực hiện gồm lỗ thông tĩnh mạch, AV ghép, và ống thông tĩnh mạch trung ương. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau, trong đó, lỗ thông tĩnh mạch là phương pháp được nhiều người lựa chọn bỏ tính an toàn và hiệu quả cao.
Biến chứng bệnh viêm cầu thận ở trẻ em
Bệnh viêm cầu thận mãn tính ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận. Do đó, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và có phương hướng điều trị phù hợp:
Tần suất đi tiểu bất thường: quán nhiều hoặc quá ít;
Chán ăn;
Buồn nôn, nôn;
Sụt cân;
Thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm;
Mệt mỏi, thiếu sức sống;
Cao huyết áp;
Đau nhức đầu;
Sưng/bọng mắt.
Làm thế nào để phòng ngừa chứng viêm cầu thận ở trẻ nhỏ?
Viêm cầu thận ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn nhưng bố mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
Uống đủ nước mỗi ngày là cách ngăn ngừa bệnh viêm cầu thận hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số các phòng ngừa viêm cầu thận cho trẻ nhỏ:
Tránh mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnh do liên cầu khuẩn gây ra;
Tiêm chủng vacxin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch;
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi sống sạch sẽ;
Tập thể dục thể thao thường xuyên;
Thăm khám sức khỏe định kỳ;
Thường xuyên kiểm tra huyết áp cho trẻ;
Kiểm soát bệnh (huyết áp hoặc các bệnh lý chuyển hóa) theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ;
Uống đủ nước;
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên các sản phẩm tốt cho thận;
Kiểm soát hàm lượng kali, protein, photpho và natri nạp vào cơ thể hằng ngày;
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt, nước có gas.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng đến các chứng năng của thận mà còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm do đó, trẻ mắc bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. |
https://vnexpress.net/ai-can-tiem-ngua-bach-hau-4767867.html | 9/7/2024 | Ai cần tiêm ngừa bạch hầu? - Báo VnExpress Sức khỏe | Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên, thêm rằng người dân cần rà soát sổ tiêm của gia đình để tiêm đúng lịch. Khuyến cáo đưa ra trong bối cảnh Bắc Giang ghi nhận nữ sinh 18 tuổi mắc bạch hầu, di chuyển nhiều địa phương, nguy cơ lây lan cộng đồng. Lịch tiêm vaccine cơ bản và nhắc lại theo từng nhóm như sau: Trẻ dưới hai tuổi Trẻ từ hai tháng tuổi có thể tiêm vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần bạch hầu. Mũi tiêm kết hợp phòng 4 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib; thêm bại liệt, viêm gan B tùy loại vaccine. Phác đồ tiêm gồm bốn mũi khi trẻ 2, 3, 4 và 16-18 tháng tuổi. Trẻ 4-6 tuổi Giai đoạn 4-6 tuổi, trẻ cần tiêm nhắc một mũi vaccine có thành phần bạch hầu. Phụ huynh có thể chọn tiêm nhắc cho con bằng vaccine 4 trong 1 phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt. Độ tuổi này, kháng thể nhận được từ bốn mũi vaccine đầu đời sẽ giảm dần theo thời gian. "Khi trẻ vào tiểu học, môi trường sinh hoạt đông người tăng nguy cơ mắc bệnh, cần tiêm vaccine để phòng ngừa", bác sĩ Phong cho biết.
Trẻ 4-6 tuổi tiêm nhắc vaccine ngừa bạch hầu tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh
Thanh thiếu niên Trẻ 9-15 tuổi cần tiêm nhắc một mũi phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván. Theo bác sĩ Phong, mũi tiêm này thường bị bỏ qua do lịch tiêm cách quá xa hoặc nhiều người cho rằng trẻ khỏe mạnh, không cần chủng ngừa. Việc tiêm nhắc đúng lịch giúp tăng khả năng bảo vệ của lần chủng ngừa trước đó, chuẩn bị nền tảng sức khỏe cho quá trình dậy thì. "Nếu bỏ qua lịch tiêm ở độ tuổi này, trẻ cần tiêm bù càng sớm càng tốt", bác sĩ Phong lưu ý. Người trưởng thành Sau mũi tiêm lúc 9-15 tuổi, cứ mỗi 10 năm, mọi người cần tiêm nhắc vaccine 3 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Người trưởng thành tiếp xúc xã hội nhiều, thường xuyên di chuyển do đó nguy cơ cao mắc bệnh và lây cho các đối tượng khác. Ngoài ra, càng lớn tuổi, hệ miễn dịch càng suy yếu nên cần tiêm nhắc vaccine để tăng khả năng phòng bệnh. Người mang thai Thai phụ cần bổ sung mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván vào ba tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Đây là mũi tiêm bảo vệ mẹ và thai nhi đồng thời truyền kháng thể cho em bé khi sinh ra, phòng bệnh trong những tháng đầu đời. Thai phụ nếu chưa rõ lịch sử tiêm chủng cần bổ sung hai mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván, hoàn thành phác đồ trước khi sinh tối thiểu một tháng. Trường hợp đã tiêm ngừa chỉ cần bổ sung một mũi tiêm, cách thời điểm sinh tối thiểu một tháng. Mũi nhắc tiêm vào thai kỳ tiếp theo. Người chưa rõ lịch sử tiêm chủng Bác sĩ Phong khuyến cáo trẻ em và người lớn không rõ lịch sử tiêm ngừa cần bổ sung mũi bạch hầu trong thời gian sớm nhất. Tùy tiền sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ chỉ định lịch tiêm phù hợp từng người. Người trên 7 tuổi cần tiêm ba mũi trong vòng 7 tháng, trong đó hai mũi đầu cách nhau một tháng, mũi ba tiêm 6 tháng sau mũi hai. Với trẻ dưới 7 tuổi, nếu chưa rõ phác đồ tiêm chủng, gia đình cần đến cơ sở tiêm vaccine để bác sĩ tư vấn cụ thể. Bác sĩ Phong lưu ý cần tiêm ngừa đủ lịch, đúng liều, kể cả các mũi nhắc để phát huy hiệu quả vaccine. Ngoài ra, người dân cần kết hợp nhiều biện pháp phòng bạch hầu như giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, vệ sinh vùng họng mũi, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vận động nâng cao thể trạng. Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở amidan, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Dấu hiệu là sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu. Nếu không được điều trị kịp thời, giả mạc gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là 5-10%. Nhật Linh
Hệ thống tiêm chủng VNVC có 187 trung tâm trên toàn quốc (tính đến ngày 8/7), đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em và người lớn. Các loại vaccine gồm: 6 trong 1 Hexaxim/Infanrix Hexa phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib; 5 trong 1 Pentaxim phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib. Ngoài ra còn có Tetraxim phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; Boostrix/Adacel phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; Td phòng bạch hầu hấp phụ, uốn ván.
Tất cả vaccine được bảo quản ở hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao với giá bình ổn, nhiều ưu đãi. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/khoa-tham-my-benh-vien-hong-ngoc-chinh-phuc-tin-do-lam-dep-20221114113155323.htm | 20221114 | Khoa Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Ngọc chinh phục tín đồ làm đẹp | Mô hình bệnh viện xanh - thông minh
Đi một chặng đường dài để trở thành thương hiệu có tiếng trong ngành, sứ mệnh mà Thẩm mỹ Hồng Ngọc luôn đặt hàng đầu là mang đến những dịch vụ thẩm mỹ an toàn cùng những trải nghiệm cao cấp, xứng tầm và khác biệt nhất cho khách hàng. Việc chú trọng đầu tư cơ sở tư cơ sở vật chất theo chuẩn 5 sao - tích hợp đồng bộ công nghệ trí tuệ nhân tạo Smart Hospital 4.0 được xem là bước tiến mới giúp Khoa Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Ngọc nâng cao vị thế của mình.
Cơ sở vật chất hàng đầu
Là một trong những dự án Smart hospital , Khoa Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Ngọc đã ứng dụng nhiều công nghệ thông minh trong thăm khám và điều trị như màn hình đa chức năng Entertainment Unit, bác sĩ robot RP-Lite, hội chẩn trực tuyến cùng chuyên gia qua Viewpoint, Webex, Tytocare, ứng dụng đặt lịch khám Smedic365…
Đại diện Khoa thẩm mỹ, Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, nơi đây đưa vào hoạt động hệ thống 10 phòng mổ vô khuẩn áp lực dương 1 chiều hiện đại bậc nhất Đông Nam Á Hepa, có khả năng khử khuẩn, cung cấp khí tươi đảm bảo an toàn cho mọi ca mổ. Cùng với ê kíp gây mê hồi sức đạt chuẩn FDA đảm bảo độ an toàn cao nhất cho khách hàng, dù đó là tiểu phẫu hay đại phẫu.
Việc ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D xem trước kết quả phẫu thuật Vectra XT 3D giúp tối ưu hóa quá trình điều trị, đồng thời đưa việc phẫu thuật thẩm mỹ tiến gần hơn đến với mong muốn của khách hàng.
Hậu phẫu VIP chăm sóc và phục hồi sức khỏe
Chế độ hậu phẫu 5 sao với phòng nghỉ tiện nghi được thiết kế theo không gian mở tràn ngập ánh sáng tự nhiên cùng chế độ chăm sóc VIP hỗ trợ 24/24. Bên cạnh đó, trong phòng sẽ được trang bị đầy đủ đồ đạc thiết bị như một phòng khách sạn cao cấp như giường nghỉ tiêu chuẩn quốc tế có thiết bị giải trí thông minh, sofa, bàn làm việc hay giường ngủ phụ dành cho người thân…. Điều này sẽ đem đến sự thoải mái, thư thái và hoàn toàn riêng tư cho khách hàng trong quá trình nghỉ ngơi hồi phục tại thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Ngọc.
Trải nghiệm ''hậu phẫu VIP 5 sao'' tại Hồng Ngọc cùng hotgirl Hồng Nhung.
Đại diện bệnh viện cho biết, lấy chuyên môn làm giá trị cốt lõi, đội ngũ bác sĩ của Khoa thẩm mỹ bệnh viện Hồng Ngọc được đào tạo bài bản tại các trường y khoa danh tiếng trên thế giới. Nơi đây liên tục cập nhật sử dụng các công nghệ kỹ thuật làm đẹp tiên tiến trên thế giới. Bởi sức khỏe , vẻ đẹp và sự an toàn của khách hàng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trước một số hiểm họa từ các loại hình thẩm mỹ trôi nổi, không rõ nguồn gốc, Khoa thẩm mỹ bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ cho các dịch vụ thẩm mỹ y khoa được chị em lựa chọn. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Hồng Ngọc tin rằng, đẹp và an toàn mới là vẻ đẹp bền vững thuận theo lẽ tự nhiên. |
https://tamanhhospital.vn/nguy-co-mac-ung-thu-gan/ | 19/09/2022 | 12+ yếu tố nguy cơ mắc ung thư gan phổ biến nhất bạn cần biết | Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư tại Việt Nam. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan khá nhiều, những triệu chứng lâm sàng sớm của ung thư gan thường không điển hình nên bệnh rất dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu nếu không kịp thời thăm khám.
Mục lụcTổng quan ung thư gan12+ yếu tố nguy cơ mắc ung thư gan phổ biến nhất1. Giới tính, tuổi tác2. Chủng tộc/dân tộc3. Viêm gan virus mạn tính4. Nghiện rượu bia5. Sử dụng thuốc lá6. Xơ gan7. Béo phì8. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu9. Xơ gan ứ mật nguyên phát10. Tiểu đường type 211. Bệnh chuyển hóa12. Một số bệnh hiếm gặpLàm thế nào để giảm nguy cơ ung thư gan?1. Tiêm vacxin viêm gan virus B2. Phòng tránh bệnh viêm gan virus C3. Điều trị viêm gan siêu vi và các bệnh lý khácTổng quan ung thư gan
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, ung thư gan là tình trạng các tế bào bình thường trong mô của gan phát triển, tăng trưởng không kiểm soát và có những bất thường cả về hình thái lẫn chức năng. Các tế bào này phát triển gây ảnh hưởng đến mô liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan. Từ đó phá hủy các tế bào gan và làm cản trở các hoạt động của bộ phận này. (1)
Theo số liệu thống kê từ Globocan 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư gan tại Việt Nam là 26.418 ca mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ung thư. Số ca tử vong do ung thư gan dẫn đầu với 25.272 ca, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư, gấp 3,8 lần tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông năm 2020 (6.700 ca). Đây là căn bệnh nguy hiểm không chỉ do tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro có thể gây mắc bệnh nhưng dễ chủ quan bỏ qua; mà còn do xu hướng ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ tử vong cao đe dọa tính mạng của hàng triệu người nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Không giống như các tế bào khác, tế bào ung thư có thể tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể thông qua mạch máu hoặc hệ thống hạch bạch huyết. Khi đến các cơ quan hoặc mô khác, chúng có thể bắt đầu phát triển ở đó. (2) Vì vậy dựa vào căn nguyên sinh ra các tế bào ung thư có trong gan mà ung thư gan được chia làm 2 dạng:
Ung thư gan thứ phát: Phát triển khi tế bào ung thư từ các cơ quan khác di căn đến gan như ung thư phổi, ung thư đại tràng…
Ung thư gan nguyên phát: Tế bào ung thư được hình thành từ trong gan. Bao gồm 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là phổ biến nhất, có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 trong số các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, 90% số ca ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan.
Bài viết này tập trung vào ung thư gan nguyên phát, có nghĩa là ung thư bắt đầu trong các tế bào gan.
Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan phổ biến nhất, có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 trong số các ca tử vong do ung thư.
12+ yếu tố nguy cơ mắc ung thư gan phổ biến nhất
Theo Tiến sĩ Khanh, có nhiều yếu tố rủi ro gây ung thư gan, bao gồm:
1. Giới tính, tuổi tác
Ung thư gan chủ yếu xảy ra ở nam giới. Theo thống kê từ Globocan 2020, tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư gan ở nam cao hơn gần 3 lần ở nữ (nam giới chiếm 20,5% và nữ chiếm 7,4%). Thông tin từ trường Đại học USC phía Nam California cho thấy, hiện các nhà khoa học đang xem xét vai trò của hormone người nam và nữ để lý giải điều này. Có giả thuyết cho rằng estrogen có tác dụng bảo vệ đối với phụ nữ, đặc biệt là trong những năm tiền mãn kinh. Một số nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cũng cho thấy nội tiết tố nam androgen có thể góp phần tăng nguy cơ mắc ung thư gan. (3)
Theo Tổ chức Mayfair Diagnostics (Canada), lối sống khác nhau giữa nam và nữ có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ mắc ung thư gan ở 2 đối tượng này. Ngoài thói quen hút thuốc, tiêu thụ thức uống có cồn, tác nhân tiềm ẩn gây nguy cơ mắc ung thư gan ở nam cao hơn ở nữ còn xuất phát từ việc nam giới ít kiểm tra sức khỏe định kỳ hơn nữ giới.
Bên cạnh đó tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ gây mắc ung thư gan do người cao tuổi dễ bị tổn thương gan hơn người trẻ. Ở Hoa Kỳ, ung thư gan nguyên phát ở người lớn thường xảy ra trên những người hơn 60 tuổi.(4)
2. Chủng tộc/dân tộc
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người mắc ung thư gan cũng khác nhau theo từng chủng tộc, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương – người gốc Tây Ban Nha/La-tinh – người Mỹ gốc Ấn và thổ dân da đỏ Alaska – người Mỹ gốc Phi – người da trắng.
Ở Bắc Mỹ, ung thư gan chiếm ít hơn 1% so với các loại ung thư khác trong khi ở châu Phi, Đông Nam Á và Trung Quốc chiếm tới 50% các trường hợp ung thư. Để giải thích cho sự khác biệt này, các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan ở châu Phi và châu Á cao do những người sống trong các khu vực này mang virus viêm gan B và bị xơ gan nhiều hơn. (5)
3. Viêm gan virus mạn tính
Tình trạng nhiễm trùng mạn tính do virus viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C (HCV) là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Mỗi năm thế giới có khoảng 1.3 triệu ca tử vong do ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) tiến triển từ viêm gan virus mạn tính. (6)
Viêm gan virus C mạn tính là nguyên nhân phổ biến dẫn tới ung thư biểu mô tế bào gan ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong khi ở châu Á và châu Phi, viêm gan virus B mạn tính lại là bệnh tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Nếu bị nhiễm cả HBV và HCV, người bệnh có nguy cơ cao mắc viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Thậm chí nguy cơ cao hơn nữa nếu họ là những người nghiện rượu nặng.
HCV và HBV được xác định lây từ người sang người qua 3 đường: máu, tình dục và tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể. Bên cạnh đó cũng có thể xảy ra trường hợp lây từ mẹ sang con.
Các loại virus khác như virus viêm gan A và virus viêm gan E cũng có thể gây viêm gan nhưng không diễn tiến thành viêm gan mạn tính hoặc xơ gan. Vì thế virus viêm gan A hay E không làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
4. Nghiện rượu bia
Hầu hết những người nghiện rượu nặng đều bị gan nhiễm mỡ. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong số những người bị gan nhiễm mỡ có 10-35% sẽ phát triển viêm gan do rượu. Khoảng 20-40% người viêm gan do rượu tiến triển xơ gan. Trên 20% số người bị gan nhiễm mỡ do rượu tiến triển trực tiếp sang giai đoạn xơ gan. Trong khi người bị xơ gan có nguy cơ cao mắc ung thư gan. (7)
Mỗi ngày một người tiêu thụ trên 30 g rượu, tương đương 375 ml bia sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan do rượu. Nếu uống trên 80 g rượu/ngày trong ít nhất 5 năm có nguy cơ mắc bệnh về gan. Nếu uống trên 60 g rượu mỗi ngày trong 2-4 tuần sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ ở người khỏe mạnh. Nếu uống trên 80 g/ngày có thể gây viêm gan do rượu, trên 160 g/ ngày có thể gây xơ gan trong vòng 10 năm. Do vậy nghiện rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
5. Sử dụng thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan. Nguy cơ mắc bệnh ung thư gan tỷ lệ thuận với số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày và số năm người đó đã hút.
Xơ gan là yếu tố nguy cơ mắc ung thư gan phổ biến nhất.
6. Xơ gan
Xơ gan phát triển khi các tế bào trong mô gan bị tổn thương và để lại sẹo trên gan. Lúc này gan không thể hoạt động bình thường và dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có ung thư. Phần lớn bệnh nhân ung thư gan đều tiến triển từ xơ gan. Tại Hoa Kỳ, bệnh xơ gan là yếu tố nguy cơ mắc ung thư gan phổ biến nhất.
Xơ gan do nhiễm virus viêm gan là một yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan. Theo kết quả của nghiên cứu “Ung thư biểu mô tế bào gan trong xơ gan: tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ” của khoa Tiêu hóa, Đại học Verona (Verona, Ý) công bố trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ: trong vòng 5 năm, tỷ lệ người mắc HCC từ xơ gan kèm nhiễm HCV ở Nhật Bản là 30%, cao gấp đôi các nước phương Tây với 17%.Trong xơ gan liên quan đến HBV, nguy cơ HCC là 15% ở các vùng lưu hành bệnh cao và 10% ở phương Tây.
Tình trạng đồng nhiễm HBV/HCV và HBV/HDV làm tăng nguy cơ HCC, cao gấp 2 đến 6 lần so với mỗi trường hợp nhiễm riêng lẻ.
Trường hợp không nhiễm HCV và HBV, tỷ lệ mắc HCC thấp hơn ở bệnh nhân xơ gan do rượu và bệnh nhân xơ gan mật tiến triển.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ung thư biểu mô tế bào gan hiện là nguyên nhân chính gây tử vong ở những bệnh nhân xơ gan còn bù.
7. Béo phì
Béo phì cũng là bệnh tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Do khi bị béo phì, các chất béo dư thừa tích tụ trong gan dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc xơ gan, từ đó có thể hình thành ung thư gan.
8. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng phổ biến ở người bị béo phì. Đây là một trong những yếu tố gây bệnh ung thư biểu mô tế bào gan ở Hoa Kỳ. Kết quả của một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí khoa học sciencedirect (Hoa Kỳ) năm 2021 cho thấy khoảng 41.2% bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu tiến triển ung thư gan bị tử vong.
9. Xơ gan ứ mật nguyên phát
Xơ gan ứ mật nguyên phát là tình trạng mật bị tổn thương, khiến dịch mật và các chất độc không thể đào thải được bị tích tụ lại trong gan, gây hại cho gan và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm đường mật, từ đó dẫn đến xơ gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc xơ gan ứ mật nguyên phát tiến triển có nguy cơ mắc ung thư gan cao.
10. Tiểu đường type 2
Người bị tiểu đường type 2 có nguy cơ ung thư gan khi đồng thời bị viêm gan siêu vi mạn tính hoặc nghiện rượu bia. Chưa kể nhóm người mắc tiểu đường type 2 thường có xu hướng thừa cân, béo phì nên có thể gặp nhiều vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ hay xơ gan.
11. Bệnh chuyển hóa
Một số bệnh chuyển hóa di truyền có thể gây ra nguy cơ xơ gan, ung thư gan, chẳng hạn bệnh huyết sắc tố di truyền (hemochromatosis) – một dạng rối loạn chuyển hóa sắt.
Thông thường, khi cơ thể dự trữ đủ sắt, ruột sẽ giảm hấp thụ khoáng chất này từ thức ăn và đồ uống để ngăn không cho nồng độ của nó trong máu tăng quá cao. Tuy vậy, những người bị rối loạn chuyển hóa sắt lại hấp thụ nhiều sắt hơn bình thường. Khi cơ thể không thể bài tiết được lượng sắt dư thừa, sắt sẽ bị tích tụ lại trong các mô ở gan, tim và tuyến tụy. Nếu sắt lắng đọng trong gan quá nhiều, lâu ngày có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Bệnh rối loạn chuyển hóa đồng bệnh wilson, làm tăng lăng đọng đồng ở gan dẫn tới xơ gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
12. Một số bệnh hiếm gặp
Ngoài ra còn một số bệnh tăng nguy cơ mắc ung thư gan như:
Aflatoxin
Nguy cơ phát triển ung thư gan có thể tăng lên nếu ăn phải thực phẩm bị mốc đặc biệt trong lạc mốc có chứa aflatoxin B1, nếu kết hợp trên những người bị nhiễm viêm gan B hay C.
Aflatoxin là chất độc từ một loại nấm mốc (thuộc giống Aspergillus) có trong thực phẩm không được bảo quản đúng cách, chẳng hạn như ngô, gạo, đậu phộng, lúa mì; thường xuất hiện ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và ấm.
Đồng hóa (Anabolic steroids)
Đồng hóa là một nội tiết tố nam được một số vận động viên thể thao sử dụng để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Việc lạm dụng đồng hóa trong thời gian dài là yếu tố rủi ro gây ung thư gan.
Bệnh tyrosin máu (Tyrosinemia)
Rối loạn chuyển hóa porphyrin
Vinyl clorua và thorium dioxide (Thorotrast)
Thiếu Alpha1-antitrypsin
Rối loạn tích lũy glycogen
Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư gan?
Mặc dù không có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn nhưng những giải pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan:
1. Tiêm vacxin viêm gan virus B
Bệnh viêm gan virus B mạn tính là yếu tố rủi ro gây ung thư gan hàng đầu. Vì thế tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan virus B cho trẻ em và người lớn theo đúng phác đồ có lợi ích bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc ung thư gan do virus HBV gây ra.
2. Phòng tránh bệnh viêm gan virus C
Do chưa có vacxin ngừa virus HCV nên cần nghiêm túc thực hiện một số phương pháp để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư gan do viêm gan virus C như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung kim tiêm với người khác…
3. Điều trị viêm gan siêu vi và các bệnh lý khác
Tiến sĩ Khanh khuyến cáo: Bị nhiễm viêm gan virus HBV/HCV, tiểu đường type 2, huyết sắc tố… đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Do đó cần điều trị những bệnh lý này trước khi chúng phát triển thành ung thư gan, góp phần làm giảm các nguy cơ biến chứng.
Bên cạnh đó cần thiết lập lối sống lành mạnh như hạn chế uống rượu bia, ngưng hút thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và tham gia hoạt động thể chất phù hợp để có sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Đồng thời tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần là yếu tố rất quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh |
https://suckhoedoisong.vn/nguy-co-ung-thu-do-sui-mao-ga-169147089.htm | 06-08-2018 | Nguy cơ ung thư do sùi mào gà | HPV sau khi xâm nhập cơ thể người sẽ ủ bệnh từ 2 - 9 tháng và gây nên các u nhú ở người, chủ yếu ở da và niêm mạc. Khi bị nhiễm virut này, người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sau: Sau thời gian ủ bệnh, sùi mào gà bắt đầu phát tác với sự xuất hiện của các u nhú, nốt sùi nhỏ có màu hồng, có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm, kích thước từ 1 - 2mm, có hình dáng trông giống như hoa mào gà hoặc hoa súp lơ. Với nam giới thì các nốt sùi sẽ xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, một số trường hợp có thể xuất hiện ở miệng sáo hoặc hậu môn. Với nữ giới, các nốt sùi sẽ xuất hiện ở môi nhỏ, âm vật, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung và hậu môn. Các nốt sùi thường có màu trắng, hồng hoặc màu xám, bề mặt ướt; khi bệnh nặng hơn, chúng sẽ phát triển gây khó chịu cho người bệnh khi đi đại tiện. Các nốt mụn này rất dễ vỡ ra, gây viêm nhiễm cho vùng da tổn thương. Nếu sưng to có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều thì phải điều trị ở chuyên khoa da liễu. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời, nên cần được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt.
Điều mà người bệnh quan tâm nhất là nguy cơ ung thư do sùi mào gà. Với nam giới, bệnh có thể gây ung thư dương vật nếu không được điều trị. Khoảng 15% nam giới bị sùi mào gà có nguy cơ ung thư dương vật. Sùi mào gà ở nữ nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Có khoảng 4,7 -10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung, 5% bị ung thư âm đạo, 5% bị ung thư hậu môn. Những phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà phải làm xét nghiệm soi tế bào âm đạo hằng năm để phát hiện sớm những thay đổi có thể dẫn đến ung thư. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm này 2 năm/lần. Đây là cách duy nhất để loại trừ sớm ung thư cổ tử cung ở người mắc sùi mào gà.
Thời gian bệnh sùi mào gà biến chứng thành ung thư cổ tử cung có mức độ tiến triển khác nhau, tùy cơ địa, tình trạng sức khỏe ở mỗi người. Với những người phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không có nguy cơ biến thành ung thư. Với trường hợp chần chừ khám và điều trị thì chỉ trong thời gian 2-3 năm bệnh có thể biến chứng thành ung thư. Vì vậy, phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ và nam giới nên đi khám bệnh ngay khi có dấu hiệu bệnh để phát hiện bệnh, điều trị kịp thời và tránh biến chứng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-de-lam-cho-moi-hong-va-khoe-manh-vi | Làm thế nào để làm cho môi hồng và khỏe mạnh? | Đôi môi là một bộ phận nhạy cảm nhưng thường bị tổn thương rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày mà không được nhận biết. Vì vùng môi không có tuyến dầu hoặc tuyến mồ hôi, lại thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng như đầu lưỡi, nước bọt, thức ăn và đồ uống, chất ô nhiễm môi trường, thời tiết nên rất dễ bị khô môi.
1. Bỏ thói quen liếm môi
Bản thân mỗi người có thể vô tình gây khô môi do thói quen liếm môi. Điều này dễ dẫn đến khô môi, đau rát và kích ứng. Dù việc liếm môi có thể giúp làm dịu cơn đau do nứt môi, điều này cũng làm cho vấn đề môi khô bong tróc trở nên tồi tệ hơn nhiều. Nước bọt khi phủ trên môi sẽ bay hơi nhanh chóng, khiến môi khô hơn, nhất là trong môi trường có độ ẩm thấp. Đồng thời, các enzym giúp nước bọt làm sạch miệng và tiêu hóa thức ăn thật sự là quá khắc nghiệt đối với môi.Bên cạnh đó, người thường bị khô môi cũng cần tránh thở bằng miệng. Hành động này không chỉ trông thô kệch mà khi không khí được hút và thổi liên tục trên đôi môi sẽ khiến môi bị khô hơn, trở nên kém sắc nhanh chóng.Mặt khác, cần luôn sáng suốt khi chia sẻ đôi môi của bản thân với bất cứ điều gì xung quanh. Cụ thể là đừng hôn bất cứ ai đang bị đau hoặc nhiễm trùng trên miệng hay mặt. Vi rút, nấm và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào các vết nứt trên da mỏng của môi, gây sưng đau, chảy dịch và mụn rộp.Cuối cùng, cần bỏ thói quen hút thuốc lá. Không chỉ các chất hóa học độc hại trong khói thuốc, khi tiếp xúc trực tiếp và cả nhiệt độ cao của điếu thuốc, môi sẽ bị tổn thương liên tục. Cuối cùng, vùng da quanh môi bị ố màu, khô nứt và có thể gây ung thư miệng, ung thư vòm họng.
2. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của làn da nói chung và đôi môi nói riêng. Cụ thể là sức khỏe và vẻ đẹp của đôi môi là có phụ thuộc vào lượng vitamin và khoáng chất ổn định. Vì vậy, hãy ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng như trái cây tươi và rau quả. Vitamin B và E đặc biệt quan trọng đối với làn da và đôi môi khỏe mạnh.Song song đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng cần thiết như các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nếu đã uống tám ly nước lọc mỗi ngày nhưng da vẫn khô nẻ, hãy thử bổ sung thêm độ ẩm cho môi trường. Máy tạo độ ẩm tốt có thể giữ cho không khí trong nhà không bị bay hơi quá nhanh, điều này sẽ làm giảm lượng ẩm hút ra từ da, phòng tránh được tình trạng môi khô bong tróc. Ăn uống lành mạnh đặc biệt quan trọng đối với làn da và đôi môi khỏe mạnh 3. Sử dụng son dưỡng môi phù hợp
Son dưỡng môi dùng cho người bị khô môi nên chọn loại có thành phần là sáp ong, dầu hỏa hoặc parafin. Những chất này sẽ giữ ẩm được cho môi và sẽ không bay hơi nhanh như các loại phấn phủ mỏng hoặc sơn bóng.Đối với những đôi môi cực kỳ dễ bị kích ứng, lô hội sẽ là một nguyên liệu tốt để dưỡng môi. Đặc tính làm dịu của loại cây này thường được sử dụng để chữa lành vết cháy nắng nhạy cảm và nó cũng an toàn khi ăn vào. Đồng thời, cần nhớ kem chống nắng cũng rất quan trọng, ngay cả trong mùa đông.Một mẹo khác cần lưu ý là son dưỡng môi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu không có sự tích tụ trên tế bào chết. Theo đó, các chuyên gia khuyên nên tẩy tế bào chết khoảng một lần một tuần bằng sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho môi, giúp son dưỡng môi phát huy tối đa tác dụng.Mặt khác, một số loại son dưỡng có chứa các thành phần làm khô môi nhiều hơn. Axit salicylic, nhân tố thần kì trong thuốc trị mụn, là một trong những thủ phạm như vậy. Các đặc tính giúp kem trị mụn làm khô các nốt mụn sẽ có tác dụng tương tự ở bất kỳ nơi nào khác mà nó được áp dụng. Menthol và long não, mặc dù làm dịu, cũng có thể gây ra vấn đề này. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tránh xa nước hoa và silicone, những chất này cũng hút ẩm.
4. Tạo thói quen tập thể dục cho đôi môi
Nếu có quyết tâm làm đẹp khuôn mặt của mình một cách tự nhiên nhất có thể, hãy dành vài phút mỗi ngày để trị liệu môi và các bài tập cho khuôn mặt khác nhau. Thói quen phù hợp có thể làm tăng lưu thông máu, giúp mọi người có một làn da sáng khỏe và còn cải thiện tông màu, kết cấu và hình dạng của da mặt lẫn đôi môi.Mặc dù liệu pháp môi thường được sử dụng để cải thiện các chức năng của miệng và cổ họng như nuốt, nhưng các bài tập chính xác cũng có thể cải thiện vẻ ngoài của đôi môi. Một số bài tập có thể làm cho đôi môi trở nên đầy đặn hơn trong khi trên những người khác có thể làm cho môi nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Điều này vừa an toàn, vừa không cần đến phẫu thuật nguy hiểm và tốn kém. Hãy dành vài phút mỗi ngày để trị liệu môi và các bài tập cho khuôn mặt khác nhau 5. Nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu tình trạng môi khô bong tróc trở nên tồi tệ hơn hoặc không tự biến mất, có lẽ đã đến lúc người bệnh cần được trợ giúp y tế.Ngoài ra, một số vấn đề về môi, chẳng hạn như do nhiễm trùng hoặc dinh dưỡng kém, cần có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu người bệnh cũng đang gặp phải các vấn đề như mệt mỏi hoặc đau đầu thường xuyên, đôi môi nứt nẻ có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy một vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.Tóm lại, đôi môi cũng cần được chăm sóc nhiều như phần còn lại của da - nếu không muốn nói là nhiều hơn nhưng thường bị bỏ qua hoặc bỏ bê hoàn toàn. Mỗi người, không phân biệt độ tuổi và giới tính, cần tham khảo và thực hiện các cách làm cho môi hồng và khỏe mạnh trên đây, từ những việc đơn giản như hạn chế liếm môi hay uống đủ nước, ăn đủ chất, sẽ giúp phòng ngừa môi khô bong tróc, góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nguồn tham khảo: healthline.com |
|
https://tamanhhospital.vn/tieu-duong-an-khoai-lang-duoc-khong/ | 30/06/2022 | Tiểu đường ăn khoai lang được không? Hướng dẫn ăn đúng cách | Khoai lang có lượng calo và chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh đái tháo đường vẫn ăn được. Nhưng ăn khoai lang thế nào mới đúng cách để giữ đường huyết ổn định?
Mục lụcKhoai lang với người bệnh tiểu đườngĂn khoai lang thế nào cho đúng?Khoai lang với người bệnh tiểu đường
BS CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM phân tích: Insulin là hormon đặc biệt được tuyến tụy sản sinh. Giới y học ví von insulin là chìa khóa thần kỳ, giúp các tế bào hấp thụ glucose trong máu và chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Bệnh đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin cần thiết cho cơ thể hay tế bào sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể không hiệu quả. Một khi lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ dần tích tụ trong máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm lên tim, thần kinh, mắt, thận,…
Do đó, người bệnh đái tháo đường phải chọn thực phẩm phù hợp để kiểm soát đường huyết, đặc biệt là tính toán số gam và lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày. Một trong những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn vào của những thực phẩm có chứa carbohydrate so với glucose. Chỉ số đường huyết được phân thành 3 mức độ: Thấp (GI: 1-55), trung bình (GI: 56-69), cao (GI: >=70). Những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) từ 70 trở lên được gọi là cao và người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn. Trong khi khoai lang có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp khoảng 50. Dù khoai lang có chỉ số GI thấp, nhưng người bệnh cũng cần phải biết cách ăn và chế biến khoai lang cho đúng.
Ăn khoai lang thế nào cho đúng?
Bác sĩ Thùy Dung cho biết khoai lang có chứa tinh bột nhưng lượng calo và hàm lượng đường đều thấp; đồng thời chứa nhiều chất xơ sẽ giúp người bệnh no lâu hơn, giúp giảm thiểu lượng thức ăn, duy trì lượng đường huyết. Dù khoai lang có nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng ăn ở mức độ vừa phải vì chứa nhiều carbs (trong 100g khoai lang có 28,5g carbs).
Mỗi bữa, người bệnh ăn ít hơn 200g khoai lang (tương đương một nắm tay). Nếu ăn quá nhiều khoai lang chứa carbs có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau ăn. Ngoài ra, người bệnh nên ăn khoai lang luộc, khoai lang hấp (chỉ số GI còn 44), trong khi khoai lang chiên (GI 75), khoai lang nướng (GI 82). Thậm chí, cách luộc khoai lang cũng ảnh hưởng đến lượng đường huyết khi đưa vào cơ thể. Người bệnh cần luộc khoai càng lâu càng tốt, ví dụ khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng chỉ luộc trong 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.
Việt Nam hiện có nhiều loại khoai lang, dưới đây là những loại khoai lang người bệnh tiểu đường có lựa chọn:
Khoai lang tím: Có vỏ và ruột đều màu tím, giống Nhật Bản được trồng nhiều ở tỉnh Vĩnh Long. Gần đây, khoai lang tím trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Ngoài các chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin có tác dụng tốt trong việc điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn béo phì nên người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ăn khoai lang tim với lượng thích hợp.
Khoai lang cam: Có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Nhờ hàm lượng chất xơ cao hơn khoai tây, chỉ số GI thấp nên nhiều người tiểu đường ở Âu – Mỹ cũng lựa chọn.
Khoai lang trắng Nhật Bản: Có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Loại khoai này có chứa caiapo có thể làm giảm đáng kể mức độ nhịn ăn và làm chậm hấp thu đường huyết sau ăn. Caiapo cũng được chứng minh là chất có thể làm giảm cholesterol. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, phòng các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài giá trị về chỉ số đường huyết thấp, giảm cân thì trong 100g củ khoai tươi còn chứa 109 Calo, 24,6% tinh bột, 4,17% glucose và nhiều chất khác như protein, chất béo, canxi, magiê, vitamin A, B, C, sắt,… Do đó, khoai lang tốt cho sức khỏe nếu ăn mức độ phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ nội tiết – đái tháo đường.
Qua thăm khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống tiết chế cho người bệnh, ví dụ trong khoai lang chứa nhiều tinh bột thì cần bổ sung các thực phẩm khác để cân đối, ăn thêm rau ranh, trái cây để cung cấp vitamin, chất xơ, không ăn khoai lang thường xuyên, nhất là người bệnh thận, đang đói, tiêu hóa kém. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm tầm soát đường huyết, hướng dẫn thêm các bài tập, sử dụng thuốc tiêm insulin,… để người bệnh có lượng đường huyết ổn định, tránh biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, suy thận. |
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tang-cuong-mien-dich-giup-keo-cuoc-song-o-nguoi-ung-thu-thuc-quan-169189375.htm | 04-04-2021 | Thuốc tăng cường miễn dịch giúp kéo cuộc sống ở người ung thư thực quản | Trong thử nghiệm, thuốc có tênopdivo (nivolumab) đã giúp tăng gấp đôi thời gian sống của bệnh nhân mà không bị tái phát khi được sử dụng sau phẫu thuật: Từ 11 tháng điển hình lên 22 tháng. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Ronan Kelly, Đại học Baylor ở Dallas, cho biết: Sự cải thiện này là một bước tiến lớn.
Opdivo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị các bệnh ung thư giai đoạn cuối khác nhau - bao gồm cả
ung thư thực quản
không thể phẫu thuật và đã di căn đến các vị trí xa trong cơ thể; nhưng việc sử dụng trong giai đoạn sớm của ung thư thực quản vẫn chưa được FDA chấp thuận.
Opdivo thuộc nhóm thuốc ức chế PD-1, là một dạng liệu pháp miễn dịch.Liệu pháp miễn dịch bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau để nâng cao khả năng tìm kiếm và tiêu diệt khối u của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Các khối u cũng có nhiều “thủ thuật” khác nhau để tồn tại, trong đó có việc "điều chỉnh" một loại protein có tên là PD-1, giúp chúng ẩn náu khỏi hệ thống miễn dịch. Chất ức chế PD-1 sẽ phá hủy cơ chế này.
Một số chất ức chế PD-1 được chấp thuận ở Hoa Kỳ, nhưng cho đến nay, các loại thuốc - và liệu pháp miễn dịch nói chung - phần lớn được dành cho các bệnh ung thư tiến triển.
Trong thử nghiệm này, nhóm của Kelly đã điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn sớm hơn có thể phẫu thuật được, nhằm giảm nguy cơ tái phát.
Thử nghiệm trên 794 bệnh nhân đã được điều trị ung thư thực quản giai đoạn 2 hoặc 3. Tất cả đều trải qua điều trị tiêu chuẩn: Hóa trị và xạ trị, sau đó là phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân thử nghiệm đềucó nguy cơ tái phát cao.Sau đó, 532 bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên vào một năm điều trị bằng opdivo, bắt đầu tiêm tĩnh mạch hai tuần một lần và sau đó cứ bốn tuần một lần.Những người còn lại được phân ngẫu nhiên để truyền giả dược.
Trong hơn hai năm, bệnh nhân dùng opdivo giảm tái phát hoặc tử vong hơn gần 1/3. Đây là bước tiến thực sự đầu tiên trong lĩnh vực này trong vài thập kỷ.
Tác dụng của thuốc đối với sự sống còn tổng thể vẫn chưa được biết đến.Nhưng tỷ lệ sống sót "không bệnh tật" tăng gấp đôi gần như chắc chắn sẽ kéo dài cuộc sống của một số bệnh nhân và "có khả năng tăng tỷ lệ người được chữa khỏi.Các tác dụng phụ phổ biến nhất là mệt mỏi, tiêu chảy và phát ban...
Tuy nhiên, hiện opdivo và các chất ức chế PD-1 khác rất đắt, với giá niêm yết vài nghìn đô la cho mỗi lần truyền.
>> Xem thêm:
Ung thư thực quản, uống thuốc hay phẫu thuật?
Nguyên nhân gây ra ung thư thực quản
Uống rượu và nguy cơ ung thư thực quản |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/8-cach-giam-dau-do-viem-khop-vay-nen-vi | 8 cách giảm đau do viêm khớp vảy nến | Viêm khớp vảy nến đi kèm với sự khó chịu của tình trạng bỏng rát, ngứa ngáy của bệnh vẩy nến và sự cứng, sưng tấy của bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện cả hai tình trạng này bằng những hoạt động đơn giản. Đặc biệt với những người bệnh không sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ.
1. Bệnh viêm khớp vẩy nến
Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia, khoảng 30 phần trăm những người bị bệnh vẩy nến cũng phát triển một tình trạng khớp đau đớn được gọi là viêm khớp vẩy nến.Tương tự như cách hệ thống miễn dịch tấn công da của bạn để tạo ra phát ban có vảy do bệnh vẩy nến, nó cũng có thể tấn công các khớp của bạn, khiến chúng bị sưng và viêm. Đau do viêm khớp vảy nến thường tập trung ở các ngón tay và ngón chân, nhưng cũng có thể nhận thấy đau nhức ở: cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, cổCơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn bị căng thẳng hoặc bùng phát bệnh vẩy nến. Giữa những đợt bùng phát này là những khoảng thời gian không gây đau đớn được gọi là những đợt thuyên giảm.Viêm khớp vảy nến không chỉ đau nhức, theo thời gian, nó có thể làm hỏng khớp của bạn. Nếu không điều trị, bệnh có thể làm ảnh hưởng tới một số khớp.
2. 8 cách giảm đau do viêm khớp vẩy nến
Khi bị cơn đau do viêm khớp vảy nến, bạn có thể áp dụng 8 cách giảm đau sau đây nhằm có được sự cải thiện tốt về mặt sức khỏe.Tìm không gian giúp thư giãn và mang lại cảm giác hạnh phúc. Căng thẳng có thể làm bùng phát bệnh vẩy nến, đặc biệt là đối với phụ nữ. Xử lý tình trạng căng thẳng để giảm bớt các triệu chứng và giữ cho mọi thứ không trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể thiền, nghe nhạc nhẹ nhàng, đi dạo, tập yoga hoặc tập thái cực quyền. Tìm những hoạt động phù hợp với bạn và làm điều đó ít nhất 15 phút mỗi ngày.Thư giãn cơ thể. Tắm hoặc tắm nước mát có thể làm dịu làn da đặc biệt khi bạn sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm sau đó. Nếu bạn đang tắm, có thể thêm bột yến mạch, dầu tắm, muối biển hoặc muối một số hợp chất để tạo cảm giác thoải mái hơn cho làn da. Thêm vào đó, khi đi ra ngoài, bạn nên sử dụng kem và thuốc mỡ có thể khóa ẩm và làm dịu da.Bạn cũng có thể chườm lạnh lên các khớp bị đau để giảm sưng đau. Quấn túi lạnh vào một chiếc khăn nhẹ để bảo vệ làn da của bạn khi thực hiện điều này. Bạn nên làm 10-15 phút, nghỉ 10-15 phút.Tập thể dục cho các khớp. Bạn đừng để cơn đau và cứng khớp khiến không thể di chuyển. Tập thể dục sẽ giữ cho các khớp của bạn linh hoạt và cơ bắp được chắc khỏe đồng thời cũng sẽ giữ được cân nặng hợp lý. Điều đó giúp bạn giảm bớt áp lực và giảm viêm trong cơ thể. Các bài tập có thể thực hiện bao gồm: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga - bất cứ điều gì bạn thích mà không làm cho cơn đau khớp tồi tệ hơn.Loại bỏ vảy và vảy trên da để giảm đau rát và ngứa. Khi thực hiện điều này sẽ làm cho kem dưỡng da và thuốc mỡ chống ngứa hoạt động tốt hơn. Kem dưỡng da không kê đơn có các thành phần như axit salicylic, axit lactic, urê hoặc phenol có thể giúp làm mềm và loại bỏ vảy.Khi các khớp bị căng cứng, một chút hơi ấm thực sự giúp ích cho tình trạng này. Vì tắm nước nóng toàn thân và tắm vòi hoa sen không tốt cho làn da của bạn, mà hãy sử dụng nhiệt vào đúng nơi cần thiết để cải thiện cơn đau. Bạn có thể sử dụng miếng đệm làm nóng bằng điện, miếng quấn nhiệt dùng được trong lò vi sóng hoặc túi giữ nhiệt để thực hiện việc này.Tất cả các loại gậy, nạng, nẹp và lót giày đều có thể giúp hỗ trợ, giảm đau và giúp bạn đi lại thuận lợi hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn lựa chọn loại dụng cụ phù hợp. Họ cũng có thể dạy bạn cách sử dụng các loại dụng cụ này cho đúng cách đúng cách.Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ trái cây và rau quả có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến. Và axit béo omega-3 có tác dụng giúp chống lại chứng viêm. Bạn có thể chọn một số loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng phong phú từ các loại cá như cá hồi, cá hồi hồ, cá trích, cá mòi và cá ngừ.Người bệnh cần có kế hoạch khám bệnh để có thể phát hiện kịp thời và điều trị sớm giúp cải thiện tình trạng bệnh.
3. Nguyên nhân khiến viêm khớp vẩy nến bùng phát
Kiểm soát bệnh vẩy nến là chìa khóa để quản lý các đợt bùng phát bệnh viêm khớp vẩy nến. Trong khi viêm khớp vẩy nến và bệnh vẩy nến là hai tình trạng riêng biệt, 85% những người bị viêm khớp vẩy nến có bệnh vẩy nến trước khi phát triển bệnh khớp. Mức độ nghiêm trọng của một bệnh không quy định mức độ nghiêm trọng của bệnh khác, do đó, việc điều trị nên được cá nhân hóa.Một số bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nặng, viêm khớp nhẹ, và các phương pháp điều trị được hướng dẫn bởi các vấn đề về da. Hoặc một số bệnh nhân bị viêm khớp nặng và các vấn đề về da không nghiêm trọng như vậy, trong trường hợp đó, bệnh viêm khớp sẽ quyết định liệu pháp điều trị.Dưới đây là một số cách để giải quyết các triệu chứng bệnh vẩy nến khi bùng phát:Dưỡng ẩm. Trong quá trình bùng phát, khóa ẩm là bước đầu tiên để giảm ngứa. Vào những tháng mùa đông, bệnh của bạn có thể bùng phát, vì thế bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu được khám, chẩn đoán và điều trị sử dụng thuốc theo toa tại chỗ hoặc toàn thân nếu ngứa không thuyên giảm.Tránh làm tổn thương da. Khi bạn đang bị bùng phát, hãy bảo vệ da khỏi nứt nẻ và các kích ứng khác bằng cách mặc các loại vải cotton mềm, thoáng khí.Giải quyết các vấn đề liên quan đến căng thẳng. Theo Tổ chức viêm khớp, căng thẳng sẽ làm trầm trọng thêm tất cả các triệu chứng trong thời gian bùng phát bệnh viêm khớp vẩy nến. Viết nhật ký là một cách bạn có thể giải tỏa một số cảm giác căng thẳng. Bạn cũng có thể xem qua các mục nhật ký gần đây trong thời gian bùng phát để xác định các tác nhân gây căng thẳng. Đồng thời chia sẻ những điều này với bác sĩ điều trị để có thể tìm ra được nguyên nhân cũng như cách thức để giải quyết các căng thẳng mà bạn đang gặp hiện tại. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sinh-hoat-tinh-duc-sau-dot-quy-vi | Sinh hoạt tình dục sau đột quỵ | Đột quỵ do tai biến mạch máu não rất nguy hiểm và mang đến nhiều biến chứng cho người bệnh. Việc tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tuy có mang lại hiệu quả nhưng người bệnh vẫn sẽ gặp phải khó khăn và bị ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cuộc sống, nhất là về đời sống tình dục. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về việc sau đột quỵ có nên quan hệ tình dục không và cần những lưu ý gì để sinh hoạt tình dục sau đột quỵ một cách an toàn.
1. Đời sống tình dục bị ảnh hưởng như thế nào sau đột quỵ?
Đột quỵ hay còn được gọi là bệnh tai biến mạch máu não. Đây là một bệnh cấp tính, những cơn đột quỵ nhẹ xảy ra có ý nghĩa báo hiệu tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Khi não bộ xuất hiện hiện tượng lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, ngưng trệ, không tuần hoàn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ trong não bộ thì có khả năng cao người đó sẽ bị đột quỵ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não tại thời điểm này sẽ bị giảm đáng kể chỉ trong vòng vài phút. Mặc dù thời gian ngắn ngủi nhưng đủ để khiến các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đặc biệt là đột quỵ có thể dẫn tới tử vong khi người đó mắc phải. Nếu khi cơ thể xảy ra tình trạng đột quỵ mà không được điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh đối mặt với rất nhiều di chứng tàn tật hoặc thậm chí là tử vong. Đột quỵ có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh lý và tình dục của đối tượng bị đột quỵ và bạn tình của họ ngay cả sau khi người bệnh đã hồi phục. Người bệnh trong thời gian phục hồi sức khỏe sau khi bị đột quỵ có thể gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề về thể lực và cảm xúc. Sau khi phục hồi tổn thương sau đột quỵ, người bệnh có thể sẽ dần bắt đầu xây dựng lại những mối quan hệ với người thân xung quanh. Do đó, những vấn đề về sinh lý và tình dục là điều không thể tránh khỏi.Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường bị ảnh hưởng tới sinh lý và cảm xúc trước khi bước vào 1 cuộc ái ân trọn vẹn, vì để quan hệ tình dục được thì phải đảm bảo được ít nhất phải có ba yếu tố chính như sau:Nội tiết tố sinh dục phải được đảm bảo: Nội tiết tố sinh dục có cả ở 2 giới và có thể thay đổi tùy vào những thời điểm khác nhau. Đối với nam giới thì nội tiết tố sinh dục bao gồm có các nội tiết tố như testosterone, hormone LH,...hay ở nữ giới có estrogen. Đây là những nội tiết tố liên quan trực tiếp tới khả năng hoạt động tình dục của con người.Trung khu thần kinh có khả năng tiếp nhận hưng phấn: Trung khu thần kinh của họ phải tiếp nhận được đầy đủ các cảm giác hưng phấn ham muốn trong quá trình quan hệ tình dục. Ví dụ như khi đường dẫn truyền thần kinh từ bộ phận sinh dục đến cơ quan thần kinh nó phải được toàn vẹn thì cả 2 người mới có thể thực hiện quan hệ tình dục an toàn được.Có đủ thể lực sức khỏe để quan hệ: Quan hệ tình dục là một hoạt động toàn thân, cần có sự phối hợp của nhiều nhóm cơ, xương khớp,... đều cần tới sự dẻo dai, phối hợp nhịp nhàng và vận động bình thường thì mới có thể quan hệ tình dục được. Nội tiết tố là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục sau đột quỵ Trên đây là 3 yếu tố quan trọng nhất cần có được khi các cặp đôi thực hiện quan hệ tình dục bình thường, tuy nhiên ở những người sau khi bị tổn thương do tai đột quỵ thì dẫn tới những ảnh hưởng tới 3 yếu tố trên như sau:Nội tiết tố.Nội tiết tố thường ít bị ảnh hưởng bởi các cơ quan nội tiết tiết ra nội tiết tố sinh dục hiếm khi bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não. Vì vậy, những người mắc tai biến mạch máu não ít ảnh hưởng tới ham muốn tình dục của họ. Nếu loại trừ nguyên nhân tâm lý thì người bị tai biến mạch máu não vẫn có ham muốn tình dục như trước kia.Trung khu hưng phấn của thần kinh trung ương và hệ thống dẫn truyền.Tùy từng trường hợp bị đột quỵ ở thể nặng hay nhẹ mà khả năng tiếp nhận hưng phấn bị ảnh hưởng ít hay nhiều. Trường hợp các vùng trung khu hưng phấn của thần kinh trung ương bị tổn thương ở mức độ nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt tình dục của người bị tai biến. Nhưng cũng có những trường hợp các vùng này không hoặc ít bị tổn thương thì về mặt tiếp nhận hưng phấn, người bệnh vẫn cảm nhận được hưng phấn cực khoái trong quan hệ tình dục như trước khi mắc bệnh.Các nhóm cơ thực hiện hành vi quan hệ tình dụcNếu như bệnh nhân bị đột quỵ không gặp phải những tình trạng liệt hoặc liệt ít ở các nhóm cơ, xương, khớp,... vẫn hoạt động trơn tru thì vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Còn nếu một hoặc nhiều nhóm cơ bị tổn thương nhiều thì lúc này việc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục cũng sẽ bị ảnh hưởng và cần tới sự phối hợp, hỗ trợ từ bạn tình của mình.Ngoài những yếu tố trên, người bệnh sau khi được phục hồi tổn thương do đột quỵ cũng có thể bị ảnh hưởng tới những cơ quan, cảm xúc khác của cơ thể, bao gồm:Giảm ham muốnCả nam giới và nữ giới đều gặp những vấn đề về cảm xúc giống nhau sau đột quỵ. Hầu hết người bệnh đều trải qua những cảm xúc lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm. Những suy nghĩ này chiếm phần lớn thời gian và tâm trí, do đó hầu hết người bệnh sau đột quỵ có biểu hiện giảm hoặc không còn ham muốn tình dục.Rối loạn cương dương ở namSự cương cứng của dương vật trong quan hệ tình dục là một quá trình phức tạp với sự tham gia của não, hormone, cảm xúc, thần kinh, cơ và mạch máu. Do đó, với khi não bộ bị tổn thương dù ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng tới sự cương cứng của dương và những rối loạn về cảm xúc cùng những nguy cơ sẵn có của hệ mạch máu. Vậy nên người bệnh sau đột quỵ thường gặp khó khăn trong quan hệ tình dục. Rối loạn cương dương cũng có thể gây ra do tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh nhất thiết phải dùng sau khi xảy ra đột quỵ. Ví dụ như một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc thuốc tim mạch,... Ngoài ra, rối loạn cương dương còn là hậu quả của những di chứng vận động sau đột quỵ như tình trạng yếu nửa người.Giảm tần suất quan hệ hoặc không quan hệ tình dụcQuá trình xảy ra đột quỵ là một trải nghiệm đáng sợ với người bệnh và đặc biệt bệnh có nguy cơ tái phát rất cao, những người đã từng mắc đột quỵ cũng không nên chủ quan do những lần đột quỵ nhẹ trước đó có thể là sự báo hiệu cho lần đột quỵ lớn sắp diễn ra. Do đó, có nhiều người lo lắng rằng việc quan hệ tình dục có thể dẫn đến cơn đột quỵ tiếp theo. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học hiện tại chưa cho thấy mối liên hệ giữa quan hệ tình dục và nguy cơ đột quỵ thứ phát. Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể trở lại đời sống chăn gối vài tuần sau điều trị đột quỵ, miễn là cơ thể sẵn sàng. Người bệnh quan hệ tình dục sau đột quỵ có thể gặp phải khó khăn Không thể cử độngCác cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng tới các khu vực điều khiển tại tay và chân ở bộ não, do đó khiến cho người bệnh không thể thực hiện các tư thế quan hệ yêu thích của mình. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não và thói quen quan hệ tình dục của mỗi người mà dẫn tới sự ảnh hưởng tới ít hay nhiều.Trầm cảmMột số nghiên cứu cho rằng sự trầm cảm xảy ra sau khi bị đột quỵ đã làm giảm khả năng tình dục ở cả người bệnh và bạn tình của họ. Tuy nhiên, vẫn còn những thắc mắc của mọi người là liệu chính chứng trầm cảm gây ra sự suy giảm khả năng tình dục hay là do các phương pháp điều trị vì giảm ham muốn là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống trầm cảm.Khu vực não liên quan đến tình dục bị tổn thươngNhư đã nêu ở trên, các cơn đột quỵ thường hiếm khi trực tiếp gây ra rối loạn tình dục. Tuy nhiên, một số cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh cảm giác từ vùng sinh dục đến, khiến bệnh nhân thấy bị tê ở bộ phận sinh dục. Những cơn đột quỵ thường ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, một khu vực ở não có nhiệm vụ điều khiển hormone tình dục dẫn tới những tác động đến đời sống tình dục của bệnh nhân. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm hoi, đột quỵ lại khiến cho đối tượng có thể tăng bản năng tình dục, hoặc các hành vi tình dục khác với bình thường và không thích hợp.
2. Những lưu ý sinh hoạt tình dục sau đột quỵ
Sau khi cố gắng phục hồi những tổn thương, chức năng của cơ thể, cơ thể của người bệnh có thể sẽ không còn được như trạng thái trước kia, sức khỏe có thể sẽ suy giảm một phần nào đó. Tuy nhiên, người bệnh thay vì suy nghĩ tiêu cực thì nên chấp nhận những khuyết điểm trên cơ thể mình. Đó là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tái lập lại đời sống nói chung và việc quan hệ tình dục nói riêng. Dù như thế nào thì người bệnh cũng nên tự tin và khám phá khả năng tình dục của mình theo những cách mới để thích nghi với những thay đổi của cơ thể và cảm xúc, có thể cùng bạn tình phối hợp, giúp đỡ để giúp cuộc yêu trở nên hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó, chúng ta nên chú ý tới những điều sau:Nếu đã được bác sĩ kê đơn thuốc sử dụng, bệnh nhân nên sử dụng thuốc trước khi bắt đầu mọi việc liên quan đến tình dục. Nếu có một lần khó thở khi sinh hoạt tình dục, bệnh nhân và bạn tình có thể thay đổi tư thế khác để cảm thấy thích hợp hơn. Ghế phải rộng và phải đủ thấp để chân bệnh nhân có thể để thoải mái trên sàn nhà và nghỉ ngơi sau đó.Người bệnh khi bước vào cuộc yêu nên loại bỏ hoàn toàn những suy nghĩ rằng cơ thể của mình có thể đã bị thay đổi sau khi bị đột quỵ hay cho rằng bản thân không còn tự tin như trước. Điều này rất dễ gây ý nghĩ sẽ thất bại trong lúc “chăn gối” và áp lực đối với người bệnh.Nên sử dụng gối (gối nằm, gối ôm) để giúp hỗ trợ bên phía cơ thể của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng của đột quỵ trong suốt thời gian sinh hoạt tình dục. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị liệt nửa người bên trái sau khi bị đột quỵ thì nên dùng gối kê vào bên trái bệnh nhân.Các cặp vợ chồng nên chọn những khung cảnh quen thuộc, yên bình để tránh mọi ảnh hưởng của xung quanh.Như vậy, quan hệ tình dục sau khi bị tai biến vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Các cặp đôi vẫn có thể thực hiện quan hệ tình dục như trước khi nếu đột quỵ không dẫn tới những thay đổi về cảm xúc, sức khỏe của đối tượng. Một số trường hợp sau khi bị đột quỵ thì cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên người bệnh cũng cần giữ được tâm lý để cải thiện dần tình trạng của bản thân. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dieu-tri-ung-thu-dai-truc-trang-nhu-the-nao-20221116085606201.htm | 20221116 | Điều trị ung thư đại trực tràng như thế nào? | TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, điều trị ung thư là một điều trị đa mô thức. Theo những nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cũng như là ở các nghiên cứu trong nước chứng minh điều trị ung thư khi chẩn đoán ở giai đoạn sớm mang lại kết quả tốt, giảm chi phí điều trị.
Tại Bệnh viện K, tỉ lệ chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng khoảng 20-30%. Còn lại là 70-80% là giai đoạn muộn, tức là giai đoạn 3, giai đoạn 4.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng. Các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc… là những cách chữa ung thư đại tràng phổ biến. Các phương pháp này được chỉ định tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu ung thư đại tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tế bào ung thư trong quá trình nội soi đại tràng. Trong trường hợp bị ung thư khu trú thì có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ với biên độ thích hợp. Phương pháp này có thể thực hiện bằng hình thức mổ nội soi hoặc mở bụng.
Hóa trị cũng là phương pháp điều trị căn bệnh này. Bác sĩ dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhược điểm của phương pháp này là hóa chất diệt tế bào ung thư, đồng thời làm tổn hại đến các tế bào bình thường, gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn như: tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, đau họng, dễ nhiễm trùng, cơ thể mệt mỏi…
Xạ trị là dùng tia có năng lượng cao để tiêu diệt hoặc làm teo tế bào ung thư. Phương pháp này có thể thực hiện sau mổ nhằm tiêu diệt số tế bào ung thư còn sót lại. Nếu khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó mổ thì có thể xạ trị trước để khối u teo lại rồi phẫu thuật. Thực hiện xạ trị chữa ung thư sẽ gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, da bị kích ứng… Sự kết hợp giữa xạ trị và hóa trị sẽ giúp bệnh nhân bị ung thư đại tràng nhanh lành hơn.
"Điều trị ung thư đại tràng là điều trị đa mô thức, cần phối kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh", TS Bình nói. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tho-kho-khe-ho-khac-bat-thuong-coi-chung-benh-ung-thu-nguy-hiem-20221108210742747.htm | 20221108 | Thở khò khè, ho khạc bất thường coi chừng bệnh ung thư nguy hiểm | Theo Bệnh viện Quân y 103, khối u khí quản nguyên phát rất hiếm gặp (0,1/100.000 người). Trong đó 80% là ung thư khí quản. Tuy nhiên bệnh này chỉ chiếm ít hơn 1% các khối u ác tính.
Độ tuổi trung bình khi xuất hiện là khoảng 60-65 tuổi và 60-70% các trường hợp xảy ra ở nam giới.
Các tế bào ung thư phát triển và hình thành khối u ở khí quản. Sau đó lan rộng sang vòm miệng, cổ họng và đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác nhau như cổ, đầu…
Khối u khí quản có thể gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp nghiêm trọng đe dọa tính mạng nếu không xử trí kịp thời.
Trong tất cả các khối u ác tính nguyên phát của khí quản, ung thư biểu mô tế bào vảy là loại mô bệnh học hay gặp chiếm khoảng 50%, tiếp theo là ung thư biểu mô tuyến nang chiếm khoảng 20%.
Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân mắc ung thư khí quản thường có biểu hiện khó thở nhẹ, khò khè, ho khạc dây máu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của thanh quản và phổi.
Ở giai đoạn tiến triển, tình trạng khó thở của bệnh nhân tăng dần, có thể gây suy hô hấp cấp tính tiến triển dữ dội nếu khối u kèm theo viêm, hoặc kèm theo sặc đờm. Người bệnh thở khò khè, cò cử tăng dần và có thể ho khạc ra máu tươi. Khối u có thể chèn ép thực quản gây khó nuốt; chèn ép xâm lấn các dây thần kinh và mạch máu vùng cổ.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, các khối u khí quản có thể điều trị triệt căn bằng biện pháp phẫu thuật nếu được phát hiện sớm, đặc biệt với bệnh nhân bị ung thư loại biểu mô tuyến nang có tiên lượng sống 5 năm lên tới 74,3%.
Tuy nhiên, triệu chứng của thể bệnh ung thư này thường diễn biến thầm lặng, tiến triển từ từ.
Vì vậy, các bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn, khiến những tổn thương có thể điều trị được này trở nên khó quản lý và mất đi cơ hội phẫu thuật.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt trên những nhóm đối tượng có nguy cơ cao với nhóm bệnh lý hô hấp như: tuổi cao, hút thuốc lá, yếu tố gia đình… nên đi khám sức khỏe định kì ở các cơ sở y tế chuyên khoa Hô hấp để được phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ho-tro-chuc-nang-ban-tay-cho-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao-vi | Hỗ trợ chức năng bàn tay cho người bị tai biến mạch máu não | Bài viết được viết bởi Bác sĩ Lê Thu Hương - Bác sĩ nội trú - Phục hồi chức năng, Trung tâm Y học tái tạo - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City. Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là bệnh lý ngày càng gia tăng không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Đa số các bệnh nhân có thể được cứu sống nhưng để lại các di chứng về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, khả năng nhai nuốt và tự chủ vệ sinh. Các vấn đề này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và cả người chăm sóc, là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
1.Các vấn đề về tay sau khi bị tai biến mạch máu não
Liệt vận động: Trong bệnh lý tai biến mạch máu não, do ảnh hưởng của vùng não bị tổn thương, bệnh nhân thường bị liệt vận động một nửa người, bao gồm tay, chân, thân mình, thậm chí liệt mặt và các dây thần kinh sọ não khác.Do các nhóm cơ vùng tay bị ảnh hưởng, chức năng vận động của tay bị giảm, làm bệnh nhân có thể liệt hoàn toàn hoặc một phần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, trong đó các nhóm cơ nhỏ với chức năng thực hiện các động tác tinh tế của bàn tay thường bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Co cứng cơ sau tai biến mạch não Co cứng cơ: Sau giai đoạn cáp của bệnh, người bệnh sẽ chuyển trạng thái từ liệt mềm sang liệt cứng. Cũng giống như các nhóm cơ khác bên nửa người bị tổn thương, các nhóm cơ ở tay trẻ nên co cứng, nặng hơn có thể dẫn đến co rút, biến dạng khớp. Từ đó, các khớp như khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, và các khớp bàn ngón tay bị hạn chế tầm vận động, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động bình thường của bàn tayĐau: Cùng với liệt vận động và co cứng cơ, đau là một triệu chứng khá thường gặp sau tai biến mạch máu não, đặc biệt đau tay hay đau chi trên.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề đau này, phổ biến hay gặp bao gồm:Co cứng cơ: cơ bị căng, gồng cứng, co rút, biến dạng khớpHội chứng Sudeck do rối loạn giao cảm, làm bàn tay bị phù nề, giảm hoạt động và đauBán trật khớp vai và trật khớp vaiĐau do nguyên nhân thần kinh
2.Cải thiện chức năng bàn tay
Khả năng vận động của tay, bàn tay sẽ được cải thiện dần, thời gian hồi phục tốt là trong 1 tháng đầu, và kéo dài đến 1 năm, sau đó khả năng hồi phục sẽ giảm dần.Trong thời gian này, các bài tập vận động, bài tập chức năng chi trên, bài tập sinh hoạt hàng ngày và các phương pháp vật lý trị liệu, và các dụng cụ hỗ trợ như đai treo vai, nẹp tay có thể giúp bệnh nhân cải thiện tối đa khả năng vận động của bàn tay.Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, các vận động tinh tế như khả năng cầm nắm đồ vật, sự khéo léo của bàn tay sẽ không còn được như cũ, khiến cho các sinh hoạt gặp trở ngại và cần trợ giúp của các dụng cụ hỗ trợ.2.1 Dụng cụ hỗ trợ chức năng bàn tayCó rất nhiều dụng cụ hỗ trợ chức năng bàn tay cho bệnh nhân tai biến mạch máu não với mục đích để họ có cuộc sống độc lập nhất có thể sau khi bị bệnh, từ các dụng cụ cơ bản nhất trong sinh hoạt hàng ngày như thìa, đũa, cốc uống nước, lược chải đầu cho đến các công cụ như đồ làm bếp, mặc quần áo...Các dụng cụ này sẽ được thiết kế khác biệt so với các dụng cụ nguyên bản ban đầu của người bình thường theo các nguyên tắc sau, phụ thuộc vào khả năng vận động của người bệnh. Đũa thông minh (Nguồn ảnh: amazon.com) 2.2 Tăng kích thước tay cầm của đồ dùngVì vận động tinh tế của bàn tay giảm, nên các đồ dùng cầm tay của bệnh nhân tai biến thường được thiết kế với tay cầm lớn hơn để phù hợp với khả năng cầm nắm của người bệnh Bộ dụng cụ hỗ trợ ăn uống tăng kích thước tay cầm của bệnh nhân tai biến (Nguồn ảnh: essentialaids.com) 2.3 Thay đổi hình dáng đồ vậtĐể trợ giúp tình trạng hạn chế vận động, một số đồ vật được thiết kế với các hình dáng khác biệt so với hình dáng thông thường để phù hợp với khả năng của người bệnh. Cốc khuyết mũi (Nguồn ảnh: essentialaids.com) Thìa cong (Nguồn: essentialaids.com) 2.4 Bổ sung thiết bị hỗ trợ cầm tayVới các bệnh nhân có chức năng bàn tay quá kém, ngoài thay đổi kích thước và thay đổi hình dáng của đồ vật, bệnh nhân cần hỗ trợ thêm bằng các thiết bị hỗ trợ cầm nắm để gắn vào tay khi sử dụng. Dụng cụ hỗ trợ cầm tay 2.5 Các vật dụng hỗ trợ thông minhVới các hoạt động phức tạp, cần động tác khéo léo hơn, nhiều bệnh nhân tai biến sẽ cần các dụng cụ hỗ trợ tốt hơn. Dụng cụ hỗ trợ đi tất (Nguồn: essentialaid) Dụng cụ hỗ trợ cởi giày (Nguồn ảnh: essentialaids.com) Dụng cụ hỗ trợ bấm móng tay (Nguồn ảnh: healthproductsforyou.com) |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dich-te-hoc-va-co-che-benh-sinh-benh-viem-ruot-sau-khi-ghep-vi | Dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh bệnh viêm ruột sau khi ghép thận | Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Các biến chứng đường tiêu hóa thường gặp sau khi ghép thận, và chúng có phổ lâm sàng rộng, thay đổi từ tiêu chảy đến bệnh viêm ruột sau ghép thận (IBD). Ức chế miễn dịch mãn tính có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau ghép và chấn thương liên quan đến thuốc và cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột ở những người tái ghép thận mặc dù đã ức chế miễn dịch.Việc phân biệt các dạng khác nhau của viêm đại tràng sau ghép là một thách thức, vì hầu hết đều có các đặc điểm lâm sàng và mô học tương tự nhau. Viêm đại tràng liên quan đến thuốc là bệnh viêm đại tràng thường gặp nhất sau khi ghép thận, đặc biệt là những bệnh liên quan đến việc sử dụng mycophenolate mofetil mãn tính, trong khi bệnh viêm ruột mới khởi phát khá hiếm. Tổng quan này sẽ khám phá bệnh viêm đại tràng sau khi ghép thận, đặc biệt tập trung vào các đặc điểm lâm sàng và mô học khác nhau, cố gắng xác định rõ ràng phương pháp điều trị phù hợp, do đó cải thiện kết quả cuối cùng của bệnh nhân.
1. Dịch tễ học bệnh viêm ruột sau khi ghép thận
Rất ít nghiên cứu khảo sát tỷ lệ biến chứng viêm đường tiêu hóa sau ghép thận. Một tỷ lệ mắc bệnh thực sự rất khó đánh giá do không đồng nhất về phân loại và biểu hiện lâm sàng. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ tiêu chảy, là triệu chứng phổ biến nhất, đến bệnh viêm ruột thực sự, phần lớn ít phổ biến hơn. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân được nội soi đại tràng chẩn đoán triệu chứng tiêu chảy, và trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán cuối cùng là viêm đại tràng không đặc hiệu, điều này có thể đánh giá thấp tỷ lệ phổ biến thực sự của bệnh. bệnh viêm ruột mới khởi phát sau ghép tạng đặc (SOT) cực kỳ hiếm (206 trường hợp / 100000): Phần lớn các trường hợp xảy ra ở người ghép gan, trong khi chỉ có một số trường hợp được báo cáo ở người ghép thậnTrong một đánh giá, Wörns và cộng sự đã báo cáo 44 trường hợp bệnh viêm ruột mới khởi phát, nhưng chỉ có 2 trường hợp được phát hiện ở những người tái ghép thận. Một đánh giá gần đây hơn đã xác định tổng cộng 27 bệnh nhân bệnh viêm ruột mới khởi phát (15 bệnh nhân UC và 12 bệnh nhân bệnh Crohn) sau khi ghép thận. Trong một nghiên cứu mô tả về các đặc điểm mô học của bệnh viêm ruột ở người ghép thận, Pittman và cộng sự, trong số 700 người ghép thận, đã xác định 51 bệnh nhân (7,2%) có các triệu chứng tiêu hóa. Hầu hết trong số họ (33%) cuối cùng được coi là bị tổn thương đại tràng liên quan đến thuốc, chủ yếu là viêm đại tràng MMF, trong khi 11 (22%) bị viêm đại tràng nhiễm trùng, chủ yếu là do Nhiễm trùng do Clostridium difficile và CMV. Bốn (8%) bệnh nhân bị viêm đại tràng trên lâm sàng và mô bệnh học cho thấy có bệnh viêm ruột de novo. Trong một nhóm thuần tập gồm 940 người được ghép thận, Dobies và cộng sự đã tìm thấy bệnh viêm ruột ở 7 bệnh nhân (0,7%). Một trường hợp bổ sung bệnh Crohn mới khởi phát gần đây đã được báo cáo bởi Motte và cộng sự , làm cho tổng cộng 46 trường hợp mới khởi phát chứng minh mô học bệnh viêm ruột (23 trường hợp UC và 21 trường hợp bệnh Crohn, cộng với 2 trường hợp không có quy định khác) báo cáo cho đến nay trong những người ghép thận, bao gồm ba bệnh nhi. Ngược lại, viêm đại tràng liên quan đến MMF có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, vì nó có ở 47% bệnh nhân được nội soi đại tràng vì tiêu chảy mãn tính.Bệnh viêm ruột mới khởi phát sau ghép xuất hiện thường xuyên hơn ở nam giới, với độ tuổi trung bình là 35 tuổi. Các triệu chứng biểu hiện chính là tiêu chảy, đau bụng và tiêu chảy máu đỏ tươi, và thời gian trung bình sau khi cấy ghép đến biểu hiện bệnh viêm ruột là 4,6 năm. Chỉ ở một bệnh nhân bệnh viêm ruột xuất hiện sớm, trong vòng một năm sau khi cấy ghép. Bệnh viêm ruột sau khi ghép thận thường xuất hiện ở nam giới 2. Cơ chế bệnh sinh bệnh viêm ruột sau khi ghép thận
Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự phát triển nghịch lý của bệnh viêm ruột mới khởi phát ở những người ghép thận. Trong quần thể không cấy ghép, bệnh viêm ruột nói chung là do sự kích hoạt của hệ thống miễn dịch đối với các kháng nguyên đường ruột, có thể bao gồm hệ vi sinh vật đường ruột bình thường. Trong cơ sở ghép thận, liệu pháp ức chế miễn dịch có thể gây ra rối loạn điều hòa môi trường miễn dịch ruột, làm cho nó dễ bị các xúc phạm khác nhau có thể làm hỏng hàng rào biểu mô của niêm mạc ruột, cho phép tiếp xúc lâu dài với các kháng nguyên luminal. Sự tiếp xúc này có thể dẫn đến kích thích miễn dịch mãn tính và bệnh viêm ruột, tương tự như những gì xảy ra ở những người không bị ức chế miễn dịch phát triển bệnh Crohn. Hơn nữa, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiêu chảy sau cấy ghép và các biến chứng đường tiêu hóa.Ức chế miễn dịch có thể làm tăng tính nhạy cảm của bệnh nhân với các bệnh nhiễm trùng cơ hộiỨc chế miễn dịch có thể làm tăng tính nhạy cảm của bệnh nhân với các bệnh nhiễm trùng cơ hội, chẳng hạn như CMV, Escherichia coli, Campylobacter hoặc Salmonella nhiễm trùng, có thể kích hoạt bệnh viêm ruột, được chứng minh bằng khả năng xuất hiện đồng thời bệnh viêm ruột và nhiễm trùng đường tiêu hóa.Bản thân các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể là nguyên nhân làm tăng tính nhạy cảm của niêm mạc đường tiêu hóaHơn nữa, bản thân các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể là nguyên nhân làm tăng tính nhạy cảm của niêm mạc đường tiêu hóa. Các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cho thấy interleukin-2 (IL-2) có tác dụng ức chế quan trọng đối với tế bào T, và việc giảm IL-2 có thể gây ra bệnh viêm đại tràng tự miễn tương tự như UC. Do đó, việc sử dụng rộng rãi các chất ức chế IL-2 như basiliximab và tacrolimus trong việc kích thích và duy trì liệu pháp ức chế miễn dịch sau cấy ghép có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ bệnh viêm ruột, trong khi việc sử dụng azathioprine có thể biểu hiện vai trò bảo vệ. Tuy nhiên, trong quần thể không cấy ghép, việc sử dụng tacrolimus cho thấy một lợi ích lâm sàng trong việc quản lý bệnh viêm ruột trong ngắn hạn, cho thấy rằng trong quần thể cấy ghép, cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm ruột mới khởi phát là đa yếu tố và đòi hỏi một quá trình multihit.Thuốc MMF và axit mycophenolic (MPA) thường xuyên gây ra bệnh viêm đại tràng sau cấy ghép kèm theo tiêu chảyHơn nữa, MMF và axit mycophenolic (MPA), là hai trong số những chất ức chế miễn dịch hiệu quả nhất ở những người ghép thận, là nguyên nhân thường xuyên gây ra bệnh viêm đại tràng sau cấy ghép kèm theo tiêu chảy. Tiếp xúc với MPA và MMF dường như trực tiếp gây ra ngộ độc tiêu hóa cục bộ, cuối cùng có thể xác định sự chết của tế bào apoptotic và tổn thương do tế bào chết thông qua cơ chế gây độc tế bào hoặc qua trung gian miễn dịch.Cuối cùng, người ta cho rằng steroid có thể có vai trò bảo vệ do khả năng xuất hiện của bệnh viêm ruột muộn trong quá trình theo dõi sau cấy ghép, khi liều lượng steroid ở mức tối thiểu. Thật vậy, một số bệnh nhân có biểu hiện bệnh viêm ruột trong học kỳ đầu tiên sau ghép tạng đã được rút steroid sớm.Kết luậnBệnh viêm ruột mới khởi phát sau khi ghép thận nên là một phần trong chẩn đoán phân biệt ở những bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính và đau bụng, ngay cả khi không có tiền sử bệnh đường tiêu hóa trước đó, cùng với các nguyên nhân nhiễm trùng, tác dụng phụ liên quan đến thuốc hoặc các bệnh đi kèm khác. Việc quản lý bệnh viêm ruột sau cấy ghép có thể gặp nhiều khó khăn do việc sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch hiện nay, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng. Tài liệu tham khảoGioco R, Corona D, Ekser B, Puzzo L, Inserra G, Pinto F, Schipa C, Privitera F, Veroux P, Veroux M. Gastrointestinal complications after kidney transplantation. World J Gastroenterol 2020; 26(38): 5797-5811 [PMID: 33132635 DOI: 10.3748/wjg.v26.i38.5797] |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mun-coc-sinh-duc-co-tu-bien-mat-vi | Mụn cóc sinh dục có tự biến mất? | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Thực tế, mụn cóc sinh dục có thể điều trị được nhưng không hoàn toàn loại bỏ được chúng. Ngay cả khi đã được chữa khỏi thì nguy cơ tái nhiễm bệnh là rất cao nếu không được phòng tránh cẩn thận và thường xuyên theo dõi sau điều trị.
1. Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục còn được gọi là bệnh sùi mào gà hay mồng gà, là một căn bệnh về đường tình dục do HPV (Human Papilloma Virus – Vi rút gây u nhú ở người) chủng 6 và 11 gây ra, biểu hiện qua sự phát triển của các mô ở niêm mạc cơ quan sinh dục hay hậu môn.HPV là chủng vi rút phổ biến gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Nam giới và phụ nữ hoạt động tình dục dễ bị nhiễm và tổn thương với các biến chứng của vi rút HPV. Nhiễm trùng HPV đặc biệt nguy hiểm ở nữ vì một số chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung và âm hộ. Mụn cóc sinh dục do chủng vi rút HPV 6 và 11 gây ra 2. Mụn cóc sinh dục có tự biết mất?
HPV chủng 6 và 11 có liên quan đến mụn cóc sinh dục và có xu hướng phát triển trong khoảng 6 tháng, sau đó sẽ dần dần ổn định. Đôi khi mụn cóc sinh dục có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp này là cực kỳ hiếm, tùy thuộc vào hệ miễn dịch của người nhiễm bệnh khỏe mạnh thì chúng có thể tự lặn đi sau một thời gian dài. Trong trường hợp mà khi mụn cóc sinh dục đã khởi phát, các nốt sùi mào gà có kích thước từ 1-2mm có xu hướng phát triển và lan rộng nhanh sau đó liên kết thành các tảng lớn với kích thước 1-2cm trông giống như súp lơ hay mào gà thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị hiệu quả. HPV là loại vi rút sống dai dẳng trong cơ thể người. Thậm chí ngay cả khi đã được điều trị khỏi bệnh, nếu bệnh nhân không phòng tránh cẩn thận thì nguy cơ bệnh tái nhiễm vẫn là rất cao. Khi nhiễm vi rút HPV gây mụn cóc sinh dục, bệnh nhân khó có thể nhận biết được bản thân đã bị nhiễm bệnh bởi các triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện và chưa có dấu hiệu rõ ràng. Đôi khi bệnh nhân lầm tưởng về bệnh dẫn đến tình trạng bệnh phát triển nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc chậm trễ đi khám bác sĩ có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng đe dọa đến bản thân người bệnh và có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Phương pháp điều trị mụn cóc sinh dục
Liệu pháp áp lạnh: Là kỹ thuật đóng băng các nốt mụn bằng nitơ lỏng, đây là phương pháp có tỷ lệ đáp ứng cao và có ít tác dụng phụ gây ra cho bệnh nhânPhẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc sinh dục.Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc đối với những bệnh nhân nhiễm vi rút nặng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, trong đó có đốt laser. Phương pháp này ưu điểm là có thể triệt để loại bỏ nốt sùi trên da, ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức khác xung quanh. Tuy nhiên, đốt xong không có nghĩa là sùi mào gà không tái phát. Đây chỉ là biện pháp nhất thời điều trị ngoài da, chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được vi rút, sau đó bệnh dễ phát triển trở lại. Vì vậy, cần phải tiếp tục theo dõi và điều trị đến khi hết hẳn.Điều trị bằng điện cực: Là kỹ thuật dùng dòng điện để tiêu diệt các nốt mụn sinh dục khi bệnh nhân đã được gây tê cục bộ, áp dụng khi cần loại bỏ số lượng lớn mụn cóc sinh dục. Phương pháp này gây đau đớn cho người bệnh, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.Phương pháp ALA – PDT: Một trong những phương pháp chữa mụn cóc hàng đầu hiện nay là ALA - PDT, đây là kỹ thuật áp dụng sự qua lại của ánh sáng, sử dụng oxy và chất cảm quang để ngăn chặn sự sinh trưởng và lan rộng của các nốt mụn. Đây là phương pháp nhanh chóng, an toàn nhất hiện nay, với khả năng hạn chế bệnh tái phát, không gây đau đớn và thời gian phục hồi của bệnh nhân cũng ngắn hơn.Điều trị bằng thuốc thay thế: Một số loại thuốc điều trị được sử dụng thay thế bao gồm nhựa Podophyllum được áp dụng tại bệnh viện, Podofilox là thuốc phòng ngừa sử dụng tại nhà, thuốc bôi axit trichloroacetic, axit bichloracetic sử dụng tại bệnh viện, 5 - Fluorouracil và Imiquimod dạng kem bôi, Interferon alpha n3 dưới dạng thuốc tiêm.
4. Phòng bệnh điều trị mụn cóc sinh dục
Nếu phát hiện bị mụn cóc sinh dục nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và được tư vấn điều trị.Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Không nên quan hệ bằng miệng khi chưa có biện pháp bảo vệ.Không nên quan hệ tình dục khi bạn hay đối tác đang bị nhiễm mụn cóc sinh dục.Không hút thuốc lá.Tiêm phòng ngừa HPV đối với cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi. Các mũi tiêm này được khuyến cáo tiêm trước khi quan hệ tình dục vì đây là giai đoạn vắc-xin phát huy tác dụng toàn diện nhất. Không hút thuốc lá để phòng bệnh mụn cóc sinh dục 5. Vai trò của vắc xin trong dự phòng HPV
Vi rút HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do da tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm bệnh. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng sẽ có nguy cơ cao bị lây truyền vi rút HPV. Tiêm vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh sùi mào gà và các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dịch do Human Papilloma Virus (HPV) gây ra.Hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng vi rút HPV có thể phòng ngừa, đối tượng và lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa. Để biết thông tin chi tiết hơn về bệnh và tiêm phòng bệnh cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tại đây. Vì vậy, khi tiêm phòng vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ có những lợi ích như:Khách hàng đến sử dụng dịch vụ tiêm vắc-xin sẽ được các bác sĩ chuyên khoa - Vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc khách hàng sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho người tiêm vắc-xinĐội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho khách hàng trong quá trình tiêm chủng100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra vềĐược theo dõi trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp như sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Vắc-xin tại bệnh viện được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giúp chất lượng của vắc-xin được đảm bảo tốt nhất. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ai-de-thieu-vitamin-vi | Ai dễ thiếu vitamin A? | Vitamin A là một trong 3 loại vi chất quan trọng cần thiết của cơ thể giúp cho mắt sáng khỏe. Thiếu vitamin A khiến cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng, hoặc mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bị quáng gà, thậm chí là loét giác mạc.
1. Vai trò vitamin A
Vitamin A là một trong những vi chất dinh dưỡng cần thiết, tham gia nhiều vào chức phận trong cơ thể. Vitamin A tham gia vào chức năng nhìn của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu, chống oxy hóa giúp cho mắt khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe ở giác mạc, niêm mạc.Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc mắt, và các tổ chức biểu mô dưới da, tuyến nước bọt, khí quản, ruột non,...
Ngoài ra, vitamin A tham gia vào quá trình miễn dịch cơ thể, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại virus hoặc vi khuẩn. Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cấu trúc của tế bào biểu mô tuyến lệ, bảo vệ màng tế bào trước các tổn thương và tình trạng thiếu oxy ở gốc tự do. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với con người 2. Đối tượng dễ thiếu vitamin A
Thiếu vitamin A xảy ra khi lượng vitamin A dự trữ hết và lượng vitamin A ăn vào không đủ. Đối tượng dễ dẫn tới thiếu vitamin A là những người có khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A, mắc bệnh nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng và trẻ em suy dinh dưỡng,...Do khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A: do cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A, do đó toàn bộ vitamin A có được là do thức ăn cung cấp. Nếu bữa có những loại thức ăn nghèo vitamin A và thiếu mỡ sẽ làm giảm hấp thu vitamin A. Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn vitamin A quan trọng, vì vậy trẻ không được bú mẹ rất dễ dẫn đến thiếu vitamin A.
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: những bệnh nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp,... gây thiếu hoặc mất vitamin A do nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao nhằm bảo vệ trước tác nhân gây bệnh. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường gặp nhất là giun đũa làm giảm khả năng hấp thu vitamin A.Suy dinh dưỡng protein: trẻ bị suy dinh dưỡng thường có kèm theo thiếu vitamin A. Bởi vì thiếu protein sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, nếu thiếu một số vi chất như kẽm cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin A trong cơ thể. Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ thiếu hụt vitamin A 3. Thiếu vitamin A gây bệnh gì?
Thiếu vitamin A làm cho trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Nhất là những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hay đường tiêu hóa và sởi.Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp cho mắt có khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu vitamin A khả năng nhìn thấy của mắt trong trường hợp ánh sáng yếu sẽ giảm. Hiện tượng “quáng gà” xuất hiện khi trời tối nhá nhem, là biểu hiện lâm sàng sớm của thiếu vitamin A.
Thiếu vitamin A còn làm giảm sản xuất các niêm mạc da khô và xuất hiện sừng hóa. ban đầu kết mạc khô rồi tổn thương đến giác mạc, các tế bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự giảm sút sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
4. Phòng chống thiếu vitamin A
Những cách nhằm ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A bao gồm:Bổ sung vitamin A qua bữa ăn: đối với trẻ nhỏ, cần nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất. Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: trứng, thịt, tôm, cá, rau muống, cà rốt, đu đủ, rau diếp,... Ngoài ra trong bữa ăn cần có đủ dầu mỡ để hỗ trợ hấp thụ vitamin A.Bổ sung viên nang vitamin A: bổ sung vitamin A liều cao là thực hiện cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao được uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần. Nhóm đối tượng đó bao gồm: trẻ em 6-36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng.Phòng các bệnh nhiễm khuẩn: các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là sởi gây thiếu hụt vitamin A rất nghiêm trọng. Do vậy, việc phòng chống những nguy cơ gây thiếu vitamin A rất cần thiết và được triển khai trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phòng chống thiếu vitamin a cần phối hợp với phòng suy dinh dưỡng. Trẻ được uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần Vitamin A là một vi chất rất cần thiết và quan trọng của cơ thể. Trẻ em hay những người suy dinh dưỡng, mắc những bệnh nhiễm trùng là đối tượng dễ thiếu vitamin A. Do vậy, để phòng ngừa thiếu hụt vitamin A cần phải ăn uống đầy đủ, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A và phòng ngừa những bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là sởi đối với trẻ em.Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ. Lịch cho trẻ uống vitamin A hàng năm |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-cach-chua-ro-hau-mon-tai-nha-khong-vi | Có cách chữa rò hậu môn tại nhà không? | Rò hậu môn là hiện tượng rách hoặc vỡ lớp niêm mạc của ống hậu môn do nhiều nguyên nhân, gây đau đớn, chảy máu hậu môn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh lý cần phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Vậy có cách chữa rò hậu môn tại nhà hay không?
1. Bệnh rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn (còn gọi là bệnh mạch lươn) là tình trạng nhiễm trùng các khe và nhú trong ống hậu môn (nơi để đưa phân ra ngoài) khiến cho các tuyến ở giữa hai cơ thắt bị viêm, sinh mủ, sau đó vỡ mủ tạo thành lỗ rò hoặc đường rò.Các nguyên nhân có thể gây rò hậu môn như: chấn thương niêm mạc hậu môn, vết nứt do quá trình rặn khi bị tiêu chảy, táo bón, sinh nở. Các bệnh lý suy giáp, khối u, béo phì, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột, giang mai cũng gây nên các vết rò hậu môn thứ cấp.Xung quanh ổ rò là tổ chức hạt do các phản ứng viêm tạo nên. Tùy theo phản ứng của bệnh nhân và mức độ nhiễm khuẩn mà các lỗ rò có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: rò ngoài cơ thắt, rò qua cơ thắt, rò hoàn toàn (có lỗ rò ngoài), rò không hoàn toàn (chỉ có lỗ rò trong), rò trong cơ thắt, rò đơn giản, rò phức tạp (đường rò phân nhánh, ngoằn ngoèo),...Rò hậu môn là bệnh lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể gây các biến chứng nặng nề cho cơ thể. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi; nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ giới.
2. Triệu chứng của bệnh rò hậu môn
Khi người bệnh bị rò hậu môn sẽ có các triệu chứng sau:Xuất hiện những nốt nhỏ, thường xuyên chảy dịch có mùi hôi ở hậu môn và tầng sinh môn.Khi đại tiện, phân sẽ bị rỉ qua lỗ rò khiến hậu môn sưng nóng, đau tức, căng rát và xuất hiện mủ.Sưng đau hậu môn, kích ứng da xung quanh hậu môn do dịch bị rò ra ngoài.Đau khi đại tiện.Có thể chảy máu lẫn mủ vùng hậu môn.Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi do nhiễm trùng.
3. Điều trị rò hậu môn bằng phương pháp nào?
Khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định có lỗ rò hậu môn thì phương pháp điều trị triệt để nhất là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lỗ rò.Nguyên tắc điều trị: Xác định lỗ rò trước khi tiến hành; Lựa chọn kỹ thuật, phương pháp mổ; Loại bỏ những phần xơ quanh lỗ rò; Không làm tổn thương cơ thắt vùng hậu môn.Tùy vào đặc điểm, cấu tạo của lỗ rò bác sĩ ngoại khoa sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật thích hợp. Một số phương pháp mổ thường được áp dụng hiện nay là: Phẫu thuật Fistulotomy, Advancement flap procedures hoặc Seton,...Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường mất khoảng 5 - 6 tuần để phục hồi sức khỏe. Trong thời gian này người bệnh cần nghỉ ngơi, không vận động mạnh gây tổn thương tới vết mổ.Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định sau phẫu thuật nếu có các triệu chứng đau, khó chịu vùng hậu môn.Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh tình trạng táo bón.
4. Rò hậu môn có thể điều trị tại nhà không?
Khi đã được chẩn đoán là có lỗ rò hậu môn, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để thực hiện phẫu thuật can thiệp kịp thời. Đây là biện pháp điều trị triệt để và hiệu quả nhất, tránh sử dụng các biện pháp dân gian điều trị tại nhà gây tăng tình trạng nặng nề của bệnh.Có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, phòng ngừa rò hậu môn khi có các vết nứt hoặc có các yếu tố nguy cơ như rặn nhiều do táo bón, bệnh lý viêm đại tràng, sau cuộc sinh nở thường,.... Vết nứt có thể tự lành nhờ sự hỗ trợ từ thay đổi chế độ ăn uống và các biện pháp chăm sóc tại nhà.Một số biện pháp phòng ngừa rò hậu môn có thể thực hiện tại nhà như sau:Ngâm vùng hậu môn vào chậu nước ấm trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Cách này có thể làm giảm các triệu chứng đau rát, sát khuẩn vùng hậu môn do các vết nứt. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp cải thiện triệu chứng, không phải để điều trị bệnh.Chế độ dinh dưỡng bổ sung chất xơ là vô cùng quan trọng trong giảm hình thành và tình trạng nặng nề vết nứt vùng hậu môn gây rò hậu môn. Học viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, nên bổ sung ít nhất 38 gram chất xơ với nam và 25 gram chất xơ với nữ mỗi ngày để giúp phân không quá cứng gây ra táo bón, đồng thời phân không quá lỏng đến mức gây tiêu chảy. Một số thực phẩm có chứa chất xơ nên sử dụng như ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, lúa mạch, hạt bí ngô, Atiso,...Có thể sử dụng các loại kem làm mềm phân, uống đủ nước, sử dụng các trái cây và rau xanh như bông cải xanh, rau bina, cải bắp, dâu tây, dưa lưới, ớt ngọt, rau cần tây, dưa hấu, rau diếp,... để tăng dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa táo bón.Chăm sóc vùng da quanh hậu môn bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh hậu môn bằng vòi rửa nhẹ, khăn mềm sạch, tránh dùng giấy vệ sinh để lau rửa.Tránh các tổn thương vùng hậu môn do mặc trang phục bó cứng, ngồi trên vùng không bằng phẳng,...Như vậy, rò hậu môn là bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng lành tính, nhưng nếu điều trị không đúng các có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Người bệnh không thể tự ý điều trị tại nhà khi đã xuất hiện lỗ rò. Tuy nhiên, có thể ngăn cản sự hình thành lỗ rõ từ việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Giữ gìn vệ sinh và ngăn chặn tình trạng táo bón là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-cua-cay-day-thong-vi | Tác dụng của cây Dây thần thông | Cây Đại tướng quân là một thảo được được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền từ xa xưa. Tác dụng chính của cây Đại tướng quân là điều trị đau nhức xương khớp, bong gân, trật gân khớp sau chấn thương... Tìm hiểu những thông tin cần thiết liên quan đến cây Đại tướng quân để có thể sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn.
1. Dây thần thông là cây gì ?
Đặc điểmDây thần thông là dây leo với thân mảnh có các cạnh khía và thắt lại ở những mấu. Lá của Dây thần thông có hình tim, hai mặt nhẵn, mép nguyên, có khoảng 5 - 7 gân chính. Lá cây có cuống, hình bầu dục, dài 8 cm và rộng 7 cm. Cụm hoa thần thông mọc kẽ lá thành chùm đơn, có thể mang ít hoa ở phần trên cuống, hoa có 3 lá đài ngoài kích thước nhỏ, 3 lá đài trong lớn hơn. Mùa hoa thần thông thường diễn ra vào tháng mùa đông, đặc biệt là tháng 11 – 12. Bộ phận của Dây thần thông thường được sử dụng để làm thuốc là thân và rễ.Dây thần thôngPhân bốCây thần thông thuộc chi Tinospora Miers. Tại Việt Nam, chi này đã biết có 5 loài, 4 loài trong số đó là có thể sử dụng làm thuốc. Loài Dây thần thông tại Việt Nam được phân bố rất hạn chế ở các tỉnh thành bao gồm Ninh Bình, Cần Thơ, An Giang nên những hiểu biết về mặt sinh học và hóa học của chúng cũng chưa được đầy đủ. Trên thế giới thì hiện tại Dây thần thông mới ghi nhận được ở Trung Quốc và Ấn Độ.Đây là loài cây ưa sáng, mang tính chất nhiệt đới, ra hoa trước hoặc đồng thời với mọc lá non và rụng lá vào mùa khô. Dây thần thông được tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và loài này cũng có khả năng mọc chồi sau khi chặt.Thành phần hoá họcRễ và thân của Dây thần thông chứa các nhóm chất bao gồm các chất đắng như Chasmanthium, Columbine, Acid tinospora, Palmarin, Tinospora và một Glycosid đắng có tên Giloin. Bên cạnh đó, các Glycosid không có vị đắng như Giloinin, Tinocordifolin, Tinosporaside, Tinosporaside, Tinocordifoliosid, Cordifolid, Tinocordiosid.Ngoài ra, Dây thần thông còn chứa Berberin, một số Glucosid của Siringin, các Phytosterol như Gino Sterol và các chất khác như Tinosporid, Tinosponon, Picroretin, Tembetarin, Magnoflorine, Arabinogalactan có tác dụng miễn nhiễm và Epimer của 6 – hydroxy arcangel sin. Thân và lá của Dây thần thông còn chứa tinh dầu và acid béo.
2. Dây thần thông có tác dụng gì ?
Dưới đây là một số tác dụng của Dây thần thông trong điều trị bệnh:Điều hòa khả năng miễn dịchĐặc tính điều hòa quá trình miễn dịch của Dây thần thông đã được ghi từ các thành phần như N-methyl-2-pyrrolidone, 11-hydroxy mustakone, N-formyl annonain, Magnoflorine, Cordifolioside A, Tinocordiside và Syringing. Những hoạt chất này có khả năng điều hòa quá trình miễn dịch và tác dụng gây độc tế bào của cơ thể.Tác dụng điều hòa miễn dịch của Dây thần thông thông qua các cơ chế như:Thúc đẩy và tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào.Giúp sản xuất ra các yếu tố phản ứng là các gốc tự do, từ đó giúp trung hòa được các gốc tự do có khả năng gây hại cho cơ thểTăng cường sản xuất hoạt chất oxit nitric (NO) thông qua kích thích tế bào lách và đại thực bào, từ đó cho thấy tác dụng chống khối u.Chiết xuất Dây thần thông trong nước được báo cáo có ảnh hưởng đến tính phân bào, việc sản xuất cytokine, kích thích và hoạt hóa các tế bào miễn dịch.Thuốc được làm từ thân Dây thần thôngHỗ trợ điều trị đái tháo đườngTrong y học cổ truyền của Ấn Độ, Dây thần thông có thể được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Một trong những cơ chế làm giảm đường máu sau ăn là nhờ tác dụng ức chế Enzyme Glucosidase và Amylase trong tuyến tụy và nước bọt. Bên cạnh đó, tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do của Dây thần thông còn giúp làm giảm những biến chứng gặp phải trong bệnh lý đái tháo đường.Một số các nghiên cứu trên động vật còn ghi nhận việc Dây thần thông có thể kích thích tăng bài tiết Insulin giúp điều chỉnh lượng đường máu.Chống độcChiết xuất của Dây thần thông được báo cáo là có khả năng loại bỏ đi các gốc tự do và chống lại độc tính trên thận do nhiễm Aflatoxin. Ngoài ra, chiết xuất từ lá và thân Dây thần thông cho thấy tác dụng bảo vệ gan, chống loét dạ dày, ngăn chặn những tổn thương gan có thể gặp khi gây độc bằng chì Nitrat.Tác dụng trên xương khớpTheo Đông y, có thể sử dụng Dây thần thông đơn lẻ hoặc kết hợp với Gừng để điều trị các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nghiên cứu trên mô hình nguyên bào xương cho thấy Dây thần thông có khả năng giúp giảm loãng xương thông quan những tác động đến sự tăng sinh, tăng di chuyển và biệt hóa chất khoáng từ ngoài vào trong cấu trúc xương.Chiết xuất cồn của Dây thần thông đã được chứng minh trên một nghiên cứu trên chuột bạch là có tác dụng chống loãng xương ở động vật có vú. Chiết xuất Beta-Ecdysone từ Dây thần thông làm tăng đáng kể độ dày của sụn khớp của chuột.Ngăn ngừa ung thưTác dụng chống ung thư của Dây thần thông hiện nay chủ yếu được nghiên cứu trên mô hình động vật. Chiết xuất có phân đoạn chứa polysaccharide từ Dây thần thông được đánh giá là rất hiệu quả trong việc giảm đi khả năng di căn của các tế bào u ác tính. Các dấu hiệu về sự phát triển mạch máu quanh khối u đã giảm đi một cách đáng kể ở động vật sau khi được điều trị bằng Dây thần thông so với động vật không được điều trị.Kháng khuẩnHoạt tính kháng khuẩn của Dây thần thông được chứng minh là có khả năng ức chế một số dòng vi khuẩn như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Proteus vulgaris, Shigella flexneri, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, Salmonella paratyphi, Enterobacter Gracias-positive marens.Chống oxy hóaChiết xuất Dây thần thông có khả năng chống lại các gốc tự do như gốc hydroxyl (OH), gốc NO, anion superoxide (O2-) và anion peroxynitrite (ONOO -), từ đó ức chế các chất oxy hóa và giảm độc tính gây ra bởi gốc tự do.Làm giảm căng thẳngDây thần thông là một dược liệu tốt trong việc làm giảm căng thẳng và lo lắng. Đồng thời, nó có thể được kết hợp với các loại thảo dược khác để tạo ra một loại thuốc bổ cho sức khỏe rất tốt. Dây thần thông có khả năng giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Bên cạnh đó, Dây thần thông cũng được xem như một loại thảo mộc chống lão hóa.Điều trị sốt, giảm đau, chống dị ứngMột lợi ích khác của Dây thần thông là nó điều trị các tình trạng như sốt, giảm đau, chống dị ứng. Dây thần thông có chứa các chất chống pyretic trong tự nhiên làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của các vấn đề kể trên. Bên cạnh đó, loại thảo dược này cũng làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu và làm giảm các triệu chứng sốt xuất huyết. Bệnh nhân có thể dùng chiết xuất của Dây thần thông kết hợp với mật ong để sử dụng.Một số tác dụng khácNgoài những tác dụng tuyệt vời kể trên, một số tác dụng ít gặp hơn của Dây thần thông cũng được ghi nhận, bao gồm:Tăng cường tiêu hóa: Dây thần thông cũng có thể chăm sóc hệ thống tiêu hóa rất tốt. Thảo dược này tốt cho bệnh nhân bị trĩ và ngăn ngừa chứng khó tiêu.Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Một số ghi nhận trên lâm sàng đã khẳng định khả năng hỗ trợ điều trị bệnh lý hen suyễn của Dây thần thông. Các bác sĩ đã cho phép bệnh nhân sử dụng Dây thần thông chung với các thuốc điều trị hen suyễn và cho thấy những bệnh nhân này có khả năng cải thiện triệu chứng tốt hơn những bệnh nhân không sử dụng Dây thần thông kèm theo.Chống Gout: Đặc tính chống viêm của Dây thần thông có thể làm giảm viêm khớp và một số triệu chứng của bệnh Gout.Cải thiện tình dục: Một số người cũng sử dụng Dây thần thông như một chất có khả năng kích thích tình dục, làm tăng ham muốn và cải thiện đời sống “chăn gối”.Cải thiện thị lực: Một số nơi ở Ấn Độ thường dùng Dây thần thông giã nhuyễn, đun sôi và thoa đều lên mắt để hỗ trợ điều trị các rối loạn mắt và giúp mắt nhìn rõ hơn.Cây Thần thông là một loại thảo dược ít gặp nhưng lại có thể mang đến nhiều công dụng điều trị tuyệt vời. Những tính chất của Dây Thần thông hiện nay vẫn còn chưa được hiểu rõ, vì thế để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong việc dùng Dây thần thông, bệnh nhân nên liên hệ với các bác sĩ Đông Y, để được thăm khám và chỉ định sử dụng phù hợp. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-tuy-song-phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-ben-2-ben-vi | Gây tê tủy sống phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Tịnh - Bác sĩ Gây mê - Hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ Nguyễn Xuân Tịnh đã có hơn 18 năm kinh nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực Gây mê – Hồi sức. Gây tê tủy sống phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên là một phương pháp vô cảm hiện đang được sử dụng rộng rãi với hiệu quả cao và ít tai biến, biến chứng trước, trong và sau cuộc mổ.
1. Gây tê tủy sống phẫu thuật thoát vị bẹn là gì?
Gây tê tủy sống phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên là phương pháp vô cảm gây tê vùng bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện để ức chế tạm thời dẫn truyền xung thần kinh đi qua tủy sống, từ đó đáp ứng được nhu cầu vô cảm trong quá trình phẫu thuật thoát vị bẹn và giảm đau sau mổ.Phương pháp vô cảm này được áp dụng trong các trường hợp cần phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên cũng như giảm đau sau mổ. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn có những chống chỉ định bao gồm:Người bệnh không đồng ý gây tê tủy sống.Tiền sử từng bị dị ứng thuốc gây tê.Sốc, thiếu hụt khối lượng tuần hoàn chưa được điều trị, kiểm soát tốt.Nhiễm trùng vị trí gây tê tủy sống.Rối loạn đông máu hoặc ngừng các thuốc chống đông máu chưa đủ thời gian yêu cầu.Hẹp khít van 2 lá hoặc van động mạch chủ.Tăng áp lực nội sọ. Bệnh nhân dị ứng thuốc gây tê chống chỉ đjnh thực hiện thủ thuật 2. Cần chuẩn bị gì trước khi gây tê tủy sống điều trị thoát vị bẹn 2 bên
Người thực hiện gây tê tủy sốngBác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức đã được đào tạo kỹ thuật gây tê tủy sốngĐiều dưỡng chuyên khoa gây mê hồi sức.Các phương tiện cấp cứu, theo dõi bệnh nhânPhương tiền hồi sức: oxy nguồn, bóng, mask, phương tiện đặt nội khí quản, máy thở, máy hút đàm, máy sốc điện...Thuốc hồi sức: các loại dịch truyền, adrenaline...Thuốc chống co giật, thuốc giãn cơ.Các máy móc theo dõi dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ, SpO2...Phương tiện gây tê tủy sốngBơm kim tiêm các kích cỡ.Kim gây tê tủy sống.Găng tay vô trùng, khăn lỗ vô trùng...Thuốc gây tê: Bupivacain (liều từ 3-12mg), levobupivacain (liều từ 5-12mg), ropivacain (liều từ 5-20mg). Giảm liều đối với người già (>60 tuổi), phụ nữ mang thai, bệnh nhân thiếu máu...Thuốc giảm đau họ morphin như morphine, fentanyl, sulfentanyl...Intralipid. Hình ảnh kim gây tê tủy sống Chuẩn bị người bệnhNgười bệnh và gia đình cần được giải thích rõ kỹ thuật gây tê tủy sống trong phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên cũng như những tai biến, biến chứng có thể xảy ra.Đồng ý ký vào bản cam kết chấp nhận rủi ro trong quá trình gây tê tủy sốngĐược thăm khám toàn diện, đánh giá khả năng gây tê...Vệ sinh vùng gây tê.An thần, tiền mê nếu có chỉ định.
3. Quy trình gây tê tủy sống phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên
Đặt đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả để dự phòng hạ huyết áp (liều từ 5-10ml/kg cân nặng)Tư thế bệnh nhân:+ Tư thế ngồi: người bệnh ngồi cong lưng, đầu cúi, cằm tì vào ngực, chân duỗi thẳng trên bàn mổ hoặc đặt bàn chân lên ghế.+ Tư thế nằm: người bệnh nằm nghiêng, cong lưng, 2 đầu gối áp sát vào bụng, cằm tì vào trước ngực.Bác sĩ gây mê thực hiện các thao tác vô trùng hoàn toàn trước khi gây tê tủy sống.Sát trùng vùng chọc kim gây tê, trải khăn lỗ vô khuẩn.Kỹ thuật gây tê tủy sống: đường giữa hoặc đường bên+ Đường giữa: Chọc kim gây tê tủy sống vào khe giữa 2 đốt sống, vị trí từ L2-L3 đến L4-L5.+ Đường bên: Chọc kim gây tê tủy sống vào cách đường giữa 1-2cm, hướng kim đi vào giữa, lên trên, ra trước. Kỹ thuật gây tê tủy sống có thể được thực hiện theo đường giữa hoặc đường bên + Hướng mặt vát của kim gây tê song song với cột sống bệnh nhân.+ Chọc kim vào tủy sống cho đến khi cảm giác mất sức cản khi kim đi được màng cứng tủy sống.+ Kiểm tra kim gây tê đã vào tủy sống hay chưa bằng cách quan sát có dịch não tủy chảy ra. Sau đó, xoay mặt vát kim về phía đầu bệnh nhân và bơm thuốc gây tê với liều lượng thích hợp.
4. Theo dõi trong quá trình gây tê tủy sống phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn 2 bên
Các dấu hiệu sinh tồn cơ bản như tri giác bệnh nhân, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và SpO2.Mức độ phong bế cảm giác và vận động của bệnh nhân do tác dụng của thuốc gây tê.Các tai biến, tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống.
5. Tai biến và cách xử trí
Dị ứng với thuốc gây têĐây là tai biến nghiêm trọng nhưng tỉ lệ gặp không cao. Xử trí bằng cách ngừng ngay thuốc tê và sử dụng phác đồ chống sốc phản vệ.Ngộ độc thuốc têĐây là tai biến do tiêm nhầm thuốc tê vào mạch máu. Xử trí nhanh chóng ngừng thuốc tê, bảo đảm tuần hoàn, hô hấp của bệnh nhân. Sử dụng Intralipid nếu ngộ độc thuốc tê nhóm bupivacain và ropivacain.Hạ huyết áp, nhịp tim chậmBù dịch, sử dụng atropin và các thuốc co mạch như adrenalin...Đau đầuXử trí bằng cách bất động tại chỗ, sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc có thể vá màng cứng bằng máu tự thân (Blood Patch)Gây tê tủy sống toàn bộĐây là một biến chứng nguy hiểm do thuốc tê lan vào toàn bộ tủy sống gây ức chế hô hấp, tuần hoàn nặng nề. Xử trí theo phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp. Mổ thoát vị bẹn muộn có hiệu quả không? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hit-sac-o-tre-em-nhung-dieu-can-biet-vi | Hít sặc ở trẻ em: Những điều cần biết | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Hít sặc là tình trạng xảy ra khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở, làm trẻ đột ngột ho dữ dội, khò khè, khó thở, tím tái. Vì thế, trẻ cần được cấp cứu kịp thời để hạn chế những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
1.Hít sặc là gì?Hít sặc là tình trạng xảy ra khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở, làm trẻ ho, khò khè, tím tái. Dị vật trẻ mắc có thể là sữa, thức ăn, nước uống và những vật nhỏ như viên bi, kẹp giấy... mà trẻ có thể bỏ vào miệng.Hít sặc có thể gặp ở trẻ mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở độ tuổi ăn dặm đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi. Các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục. Nếu bất cẩn cho trẻ ăn, ngậm các loại này sẽ rất dễ bị sặc gây dị vật đường thở.2. Trẻ bị hít sặc có nguy hiểm không?Tình trạng hít sặc có thể chỉ thoáng qua như trẻ ho vài tiếng, tím nhẹ rồi tự hết nhưng có những trường hợp trẻ sặc sụa, tím tái nặng, ngưng thở và tử vong. Nếu may mắn sống sót trẻ có thể bị tổn thương não do thiếu oxy, viêm phổi hít... Chính vì hít sặc nguy hiểm như vậy nên việc nhận biết trẻ đang bị hít sặc là vô cùng quan trọng.
Cách nhận biết trẻ đang có hít sặc như sau:Trẻ đột ngột ho sặc sụa, khò khè, có thể tím tái, thở nấc và suy hô hấp, nhất là khi trẻ đang ăn uống hay đang chơi với những đồ vật nhỏ.Trẻ sốt, ho, khò khè kéo dài, ho ra máu, viêm phổi tái đi tái lại phải nghi ngờ dị vật bỏ quên trong đường thở do trẻ hít sặc trước đó mà các bậc cha mẹ không phát hiện ra. Trẻ xuất hiện triệu chứng ho có thể kèm theo khó thở và sốt khi bị hít sặc 3. Khi trẻ bị hít sặc nên làm gì?
3.1. Trường hợp trẻ ho không khóc đượcLúc này, tình hình chưa quá nghiêm trọng. Thông thường, khi di chuyển trong đường hô hấp, không khí sẽ gây ra tiếng ồn. Bé ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là bé đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé không bị ngạt trầm trọng.Nếu bé thở được thì không nên can thiệp, vì điều này có thể gây nguy hiểm. Bạn không nên tìm cách lấy vật lạ ra bằng động tác vỗ lưng ấn ngực, bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, khiến bé ngừng thở.Thay vào đó, bạn hãy đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút.Bạn hãy tỏ ra bình tĩnh, để bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn ổn, như vậy bé sẽ không bị hoảng sợ. Theo dõi và xem sau khi ho bé có dễ thở hơn hay không.3.2. Trường hợp trẻ khó thở nặngNếu trẻ có biểu hiện khó thở nặng, vật vã, tím tái, ngưng thở, hôn mê... chúng ta phải thật bình tĩnh để thực hiện những động tác cấp cứu cho trẻ.Đối với trẻ sơ sinh và nhũ nhi, cần làm động tác vỗ lưng ấn ngực như sau: Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đầu dốc xuống thấp, lòng bàn tay không che miệng mũi trẻ hay siết chặt cổ trẻ. Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 lần vào lưng trẻ vùng giữa hai xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ, nếu còn khó thở dùng hai ngón tay ấn ngực trẻ 5 lần ở vị trí giữa ngực dưới đường nối hai núm vú khoảng 1cm. Nếu bé hồng hào lại bồng bé đầu cao và giữ yên, nếu còn khó thở bạn cần tiếp tục thực hiện động tác vỗ lưng ấn ngực nhiều lần và gọi đội cấp cứu.Tuyệt đối không xách ngược trẻ vì cách này thường không hiệu quả mà dễ làm tổn thương cột sống cổ và có thể làm rơi trẻ xuống đất.Đối với trẻ lớn ta làm thủ thuật Heimlich: Khi trẻ còn tỉnh, đứng hay quỳ phía sau trẻ, vòng hai tay ngang trước người trẻ, đặt một nắm tay ngay vùng thượng vị, bàn tay còn lại đặt chồng lên, đột ngột nhấn mạnh và nhanh theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau, thực hiện 5 lần. Hình ảnh mô tả kỹ thuật Heimlich ở trẻ lớn Khi trẻ mê đặt trẻ nằm ngửa, quỳ gối, đặt hai bàn tay lên nhau ở vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng về phía đầu trẻ.Sau đó kiểm tra miệng trẻ nếu thấy rõ dị vật được tống lên và có thể lấy ra dễ dàng thì có thể móc dị vật, không được móc mù (không thấy dị vật) vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, gây tắc nghẽn đường thở nhiều hơn.Trong trường hợp thất bại có thể thực hiện nhiều lần các thủ thuật trên đến khi nào dị vật được đẩy ra và trẻ thở lại bình thường. Nếu trẻ ngừng thở phải ngửa đầu, nâng cằm trẻ và hà hơi thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực. Bên cạnh việc thực hiện thủ thuật tống đẩy dị vật cho trẻ phải gọi ngay đội cấp cứu đến giúp đỡ và đưa trẻ vào bệnh viện.4. Cách phòng ngừa hít sặc ở trẻ emDị vật đường thở do hít sặc thường xảy ra ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi do trẻ bắt đầu phát triển vận động, thường cầm nắm các đồ vật và hay cho vào miệng. Với trẻ nhỏ hơn thường sặc sữa, cháo, bột khi cho trẻ ăn hoặc bú. Do vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn thận để ý đến những vấn đề sau:Không cho trẻ ăn uống khi nằm hay khi ngủ, khuyến khích trẻ không nên chạy nhảy, cười đùa trong khi ăn.Lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ và chế biến sao cho trẻ nhai và nuốt dễ dàng.Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ, không la mắng ép trẻ ăn nhanh vì nếu trẻ khóc hay nuốt vội vàng sẽ dễ làm trẻ sặc.Khi cho bú nên bồng trẻ trên tay với tư thế đầu và vai cao hơn chân, khi trẻ ọc sữa nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn không vào đường thở.Lấy hết các hạt trong trái cây khi cho trẻ ăn những loại quả như dưa hấu, mãng cầu...Cho trẻ chơi với những đồ vật lớn và khó tháo rời để trẻ không thể cho vào miệng, đồng thời để những vật dụng nhỏ xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.Hít sặc ở trẻ em có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh việc phòng ngừa hít sặc các bậc cha mẹ cũng cần trang bị thêm cho mình kiến thức sơ cứu để có thể xử trí kịp thời. Cha mẹ nên cho trẻ chơi với những đồ vật lớn giúp phòng ngừa hít sặc ở trẻ em Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-duoc-tiem-luc-nao-co-tac-dung-trong-bao-lau-vi | Vắc-xin thủy đậu được tiêm lúc nào, có tác dụng trong bao lâu? | Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Trong số các biện pháp phòng ngừa bệnh, tiêm vacxin thủy đậu là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất.
1. Vì sao nên tiêm vắc-xin thủy đậu?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân, thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện,...) khi người lành tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể lây truyền gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như ga trải giường, khăn mặt, quần áo,...Dù là loại bệnh nhẹ, lành tính, nhưng vẫn có những trường hợp bị thủy đậu gặp biến chứng, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS. Những biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng da, zona. Riêng phụ nữ mang thai bị thủy đậu dễ gặp biến chứng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi,... Một số trường hợp bị thủy đậu có thể dẫn tới tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.Vì vậy, chủ động phòng ngừa thủy đậu là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn những biến chứng khó lường của căn bệnh này. Cho đến nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm vacxin thủy đậu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin thủy đậu. 2. Thông tin cần biết khi tiêm vắc-xin thủy đậu
2.1 Vắc-xin thủy đậu được tiêm lúc nào?
Tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em có khả năng phòng bệnh lên tới 97%.Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm mũi đầu tiên lúc 12 tháng, mũi thứ hai tiêm khoảng từ 4-6 tuổi.Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn tiêm hai mũi và mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 4-8 tuần. Riêng với phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.Vắc-xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần từ 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hàng năm.
2.2 Vắc-xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu?
Sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Hiện tại chưa xác định được vắc xin thủy đậu có tắc dụng trong bao lâu sau khi tiêm, nhưng theo một số nghiên cứu thì đối với người đã tiêm phòng thì vắc xin thủy đậu có tác dụng trong khoảng từ 10 - 20 năm.. Sau khoảng thời gian này, chúng ta có thể tiêm nhắc lại để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.
2.3 Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu
Không tiêm vắc xin thủy đậu cho bé bị dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,... Khi đưa trẻ đi tiêm vacxin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình.Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,...) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.Không sử dụng vacxin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch cấp, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, có thai hoặc 2 tháng trước khi dự định có thai, đã tiêm phòng các vacxin sống khác (vắc xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,...) trong vòng 1 tháng gần đây. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Không sử dụng vắc-xin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng Vacxin thủy đậu cần tiêm mấy mũi? Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec |
|
https://tamanhhospital.vn/tre-sot-ve-dem/ | 24/06/2023 | Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc | Sốt là phản ứng của cơ thể nhằm giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sốt khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và là vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng, nhất là sốt về đêm. Vậy tại sao trẻ sốt về đêm? Tình trạng này có gây nguy hiểm cho trẻ? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sốt về đêm?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Mục lụcTrẻ sốt về đêm là gì?Nguyên nhân trẻ bị sốt về đêm1. Trẻ sốt cao về đêm: Sốt không do nhiễm trùng2. Trẻ bị sốt về đêm: Sốt do nhiễm siêu vi – vi trùngTrẻ bị sốt về đêm có nguy hiểm không?Cách điều trị trẻ con bị sốt về đêmBé sốt về đêm, khi nào cần đi viện?Trẻ sốt về đêm là gì?
Thông thường, thân nhiệt của trẻ em sẽ cao hơn người trưởng thành một chút, dao động trong khoảng từ 37 – 37.5 độ C nên khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 37.5 độ C được gọi là sốt.
Sốt về đêm ở trẻ em là hiện tượng thường diễn ra ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Trẻ sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào vào ban ngày, vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống, vui chơi bình thường nhưng vào ban đêm, trẻ lại bắt đầu có biểu hiện sốt cao. Chính vì trẻ sẽ trở về trạng thái khỏe mạnh vào sáng hôm sau nên nhiều bố mẹ chủ quan không đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm. (1)
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia, sốt về đêm ở trẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, vì vậy, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Nguyên nhân trẻ bị sốt về đêm
Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng sốt về đêm ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân (2). Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng sốt về đêm ở trẻ xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính sau:
1. Trẻ sốt cao về đêm: Sốt không do nhiễm trùng
Trong một số trường hợp, trẻ sốt về đêm có thể gây ra bởi các nguyên nhân khách quan, không do nhiễm trùng như:
Trẻ sốt chân tay lạnh hoặc cảm thông thường.
Sốt do mọc răng: Khi mọc răng, cơn sốt thường sẽ diễn ra ở mức độ nhẹ, kèm theo triệu chứng khó ngủ, quấy khóc, chán ăn và thường xuyên chảy dãi (chảy nước miếng).
Sốt sau tiêm phòng: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm phòng, nhất là các loại vacxin như 5 trong 1, 6 trong 1, Thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, uốn ván,…
Sốt do ủ ấm quá mức: Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ thể trẻ chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt được vì vậy nhiều mẹ có thói quen mặc nhiều quần áo hay quấn nhiều chăn nhằm giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, điều này lại khiến trẻ cảm thấy quá nóng, nhiệt độ không thể thoát ra ngoài được gây sốt ở trẻ.
Sốt do thời tiết thay đổi thất thường: Trẻ em có sức đề kháng còn khá yến nên khi thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ có thể không kịp thích ứng với môi trường mới, dẫn đến tình trạng sốt về đêm.
Sốt do một số bệnh lý ác tính như ung thư, bạch cầu cấp, bệnh về máu,…
Trẻ có thể bị sốt vào ban đêm thường xảy ra do các nguyên nhân không do nhiễm trùng.
2. Trẻ bị sốt về đêm: Sốt do nhiễm siêu vi – vi trùng
Sốt do nhiễm siêu vi, virus, vi trùng là nguyên nhân chủ yếu gây sốt đêm ở trẻ. Cụ thể như sau:
Sốt xuất huyết: Trẻ bị sốt xuất huyết thường sẽ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có các triệu chứng đi kèm như chảy máu mũi, răng, xuất huyết dưới da, lừ đừ, tay chân lạnh, đau bụng, đi tiêu phân đen, ói ra máu nếu bệnh trở nặng.
Sốt rét: Sốt rét ở trẻ thường không có nhiều triệu chứng điển hình như người lớn (rét run, sốt, đổ nhiều mồ hôi) mà cơ sốt sẽ kéo dài liên tục, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ, đôi khi có cảm giác ớn lạnh, lạnh run hoặc không run.
Sốt thương hàn: Trẻ rất dễ nhiễm thương hàn nếu trong khu vực sống đang có nhiều người bị thương hàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh này. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt cao (kéo dài trên 5 ngày) và gặp các vấn đề về tiêu hóa như (đau bụng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón).
Sốt phát ban ở trẻ: Trẻ sốt cao kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, sau khi hết sốt, các vết ban bắt đầu xuất hiện và có thể lan rộng ra khắp người.
Sốt do viêm tai: Viêm tai cũng là nguyên nhân khiến trẻ sốt cao về đêm kèm theo triệu chứng đau tai, ù tai, tai chảy mủ, nghe không rõ khiến trẻ thường xuyên kéo tai.
Sốt do viêm phổi: Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi gồm sốt cao, thở nhanh, thở khò khè, ho nhiều, nôn ói, và chán ăn, bỏ bú. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm trẻ sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn, điển hình là môi và móng tay tím tái.
Sốt do cảm cúm: Cảm cúm là nguyên nhan gây sốt thường gặp nhất ở trẻ. Cơn sốt do cảm cúm thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày và kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
Sốt do sởi: Khi bị sởi, trẻ sẽ bắt đầu với triệu chứng sốt cao liên tục, mắt đỏ, ho nhiều, chảy nước mũi, sau đó khoảng 4 ngày, các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở mặt và lan ra chân, tay.
Sốt do bệnh lao: Các biểu hiện thường gặp ở trẻ khi mắc bệnh lao gồm sốt kéo dài, sốt nhẹ vào buổi chiều, đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, sụt cân, ho nhiều (có thể ho ra máu), không đáp ứng với các loại thuốc kháng sinh thông thường.
Sốt do viêm màng não: Trẻ sốt cao kèm theo triệu chứng thóp phồng, cổ cứng, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng,…
Sốt do nhiễm trùng tiểu: Trẻ bị sốt do nhiễm trùng tiểu thường kèm theo triệu chứng tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu đục.
Sốt do nhiễm trùng huyết: Trẻ sốt cao liên tục, bỏ ăn, bỏ uống, nôn ói nhiều, mạch đập nhanh, thở nhanh, phát ban,…
Trẻ bị sốt về đêm có nguy hiểm không?
Sốt về đêm ở trẻ em có thể là đấy hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, điển hình như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm tai, lao, viêm màng não,… Vì vậy, khi trẻ sốt về đêm, mẹ nên lưu ý các mức thân nhiệt sau:
Sốt dưới 39 độ: sốt nhẹ, không quá nguy hiểm. Bé có thể hết sốt và khôi phục lại sức khỏe sau khi được chăm sóc và hạ sốt đúng cách cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có hiện tượng co giật, bố mẹ cần thông báo sớm cho bác sĩ và theo dõi các triệu chứng đi kèm nhằm hạn chế các rủi ro cho trẻ.
Sốt từ 39 độ trở lên: sốt cao nguy hiểm, có thể xuất hiện co giật. Trẻ cần được đưa đến bệnh viễn ngay lập tức.
Trẻ sốt về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Cách điều trị trẻ con bị sốt về đêm
Tình trạng trẻ sốt về đêm nếu không được phát hiện sớm, cơn sốt kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi phát hiện trẻ sốt về đêm, việc đầu tiên bố mẹ cần phải làm là nhanh chóng hạ sốt cho trẻ, sau đó hãy tìm nguyên nhân và quan sát các triệu chứng đi kèm để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất (3). Dưới đây là các cách chăm sóc trẻ bị sốt về đêm bố mẹ nên biết:
Theo dõi thân nhiệt của trẻ: Bố mẹ nên đo lại nhiệt độ của trẻ trung bình khoảng 15 phút/lần vào ban đêm và 30 phút/lần và ban ngày. Điều này sẽ giúp bố mẹ biết được các phương pháp hạ sốt có hiệu quả không, mức độ nguy hiểm của cơn sốt.
Chườm ấm cho trẻ khi trẻ sốt nhẹ.
Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chú ý tập trung vào những khu vực có nhiều mạch máu, nách, bẹn của trẻ, tránh lau ở vùng ngực vì điều này có thể khiến trẻ bị viêm phổi. Mẹ nên thay khăn sau khoảng 5-10 phút lau người cho trẻ để đảm bảo nhiệt độ của khăn, trẻ không cảm thấy lạnh.
Sử dụng thuốc hạ sốt theo đường uống hoặc thuốc nhét hậu môn kết hợp với việc lau người cho trẻ bằng khăn ấm khi trẻ sốt cao. Lưu ý, mẹ không được dùng nước lạnh hoặc đá để chườm cho trẻ vì điều này không những không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, bỏng lạnh,…
Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí.
Mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Cho trẻ uống nhiều nước và một số thức uống giàu vitamin, khoáng chất như nước ép trái cây.
Khi chăm sóc trẻ bị sốt đêm tại nhà, việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ, giảm đau cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị. Đặc biệt, khi trẻ sốt co giật, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức nhằm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về thần kinh của trẻ.
Mẹ có thể chườm ấm cho trẻ để hạ sốt vào ban đêm.
Bé sốt về đêm, khi nào cần đi viện?
Sốt về đêm ở trẻ có thể liên quan đến bệnh lý nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng một cách chặt chẽ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau:
Sốt cao trên 38.5 độ C và không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường;
Trẻ bị mất ý thức, lơ mơ;
Trẻ có dấu hiệu ngủ li bì, ngủ nhiều;
Xuất hiện co giật;
Đau đầu nghiêm trọng và liên tục;
Trẻ nôn khan nhiều lần;
Sốt kéo dài trên 5 ngày.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Tình trạng trẻ sốt về đêm thường sẽ có nguy cơ xảy ra cao hơn vào các thời điểm chuyển mùa. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ nên được tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thieu-mau-thieu-sat-khi-mang-thai-meo-phong-ngua-vi | Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai: Mẹo phòng ngừa | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Trần Thị Mai Hương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Trong thời kỳ mang thai, khả năng xảy ra thiếu máu thiếu sắt ở người phụ nữ tăng lên. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ sắt làm nguyên liệu sản xuất ra hồng cầu, từ đó dẫn tới thiếu máu.
1. Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai?
Cơ thể con người sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một protein có trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy tới các mô. Trong khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần gấp đôi số lượng sắt so với những người phụ nữ bình thường không mang thai khác. Số sắt này sẽ được sử dụng để tạo ra nhiều máu hơn, nhằm mục đích cung cấp oxy không chỉ cho cơ thể thai phụ mà còn cả cho thai nhi. Nếu thai phụ trước khi mang thai không có đủ lượng sắt dự trữ, hoặc trong khi mang thai không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết thì sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.Thiếu máu nhẹ là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt, thì mức độ thiếu máu có thể ở mức độ nặng.Những phụ nữ có nguy cơ cao xuất hiện thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai nếu:Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp quá gần nhau.Mang thai với hơn một thai nhi (mang thai đôi, mang thai ba, thậm chí nhiều hơn).Nôn quá thường xuyên, quá nhiều do bị nghén buổi sáng.Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên.Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết.Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu (cường kinh).Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.
2. Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới quá trình mang thai như thế nào?
Thiếu máu nặng trong khi mang thai khiến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh tăng lên. Một số nghiên cứu còn cho thấy thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi ngay trước hoặc sau khi sinh.
3. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai? Những thực phẩm giàu sắt Như đã đề cập ở trên, nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ không mang thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt. Tuy nhiên với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, chứa các loại thức ăn có hàm lượng sắt cao là đã có thể phòng tránh được tình trạng thiếu sắt.Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng ít nhất là ba khẩu phần thức ăn giàu sắt, chẳng hạn như:Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá.Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, và cải xoăn kale).Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu phụ.Các loại hạt và mầm.Trứng.Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như:Các loại hoa quả chi cam chanh và nước ép từ chúng.Dâu tây.Kiwi.Cà chua.Ớt chuông.Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng cùng các sản phẩm tăng cường calci, bởi mặc dù calci cũng là thành phần thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng calci lại có thể làm giảm hấp thu sắt. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé! Bắt đầu 4. Dấu hiệu nhận biết khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt?
Các dấu hiệu khi phụ nữ có thai bị thiếu máu thiếu sắt có thể biểu hiện là:Mệt mỏi.Yếu người.Da tái hoặc phớt vàng, đặc biệt là da, môi và móng nhợt.Nhịp tim bất thường.Thở dốc.Chóng mặt hoặc choáng váng.Đau ngực.Bàn tay, bàn chân lạnh.Đau đầu.Mất khả năng tập trung.Như đã thấy, các dấu hiệu của thiếu mắt thiếu sắt thường tương tự như các triệu chứng của mang thai, và trong giai đoạn đầu thiếu máu, có thể sẽ không có triệu chứng nào. Dù có biểu hiện hay không, phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu trong thời gian mang thai. Nếu lo lắng với bất kì triệu chứng nào, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa. Mệt mỏi, yếu người là triệu chứng thường thấy khi thai phụ thiếu máu thiếu sắt 5. Trong trường hợp cần thiết thiếu máu thiếu sắt sẽ được điều trị như thế nào?
Nếu đã thực hiện chế độ ăn đầy đủ, giàu sắt hoặc đã sử dụng các loại sản phẩm bổ sung vitamin có chứa sắt mà vẫn bị thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu, và trong một số ít trường hợp sẽ cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa huyết học. Nếu như thiếu sắt được xác định là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sản phẩm bổ sung sắt (như viên bổ sung sắt). Trong trường hợp thai phụ có tiền sử phẫu thuật nối tắt dạ dày (gastric bypass), hoặc đã từng phẫu thuật tiểu tràng, hoặc không thể bổ sung sắt theo đường uống, thai phụ có thể cần phải bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch.Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên mônThăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thườngThai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻTrẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org và webmd.com Những hoạt động cần tránh trong suốt thai kỳ |
|
https://tamanhhospital.vn/phau-thuat-noi-soi-cot-song/ | 18/03/2021 | Phẫu thuật nội soi cột sống: Ít xâm lấn, giảm đau, mau hồi phục | Phẫu thuật nội soi cột sống ra đời là một bước tiến dài của y học hiện đại, giúp hạn chế tối đa tổn thương và nhanh hồi phục. Tuy nhiên, phương pháp này được chỉ định trong trường hợp nào? Và làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả khi mổ nội soi cột sống?
Mổ nội soi dần trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ nhiều ưu điểm vượt trội so với mổ mở truyền thống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Mục lụcPhương pháp phẫu thuật nội soi cột sống là gì?Phẫu thuật nội soi cột sống được chỉ định trong trường hợp nào?1. Thoát vị đĩa đệm2. Thoái hóa cột sống3. Gai cột sốngQuá trình thực hiện phẫu thuật nội soi cột sốngBước 1: Chuẩn bịBước 2: Thực hiện phẫu thuật nội soiBước 3: Kết thúc ca mổƯu điểm so với phẫu thuật truyền thốngMột số nguy cơ khi phẫu thuật nội soiBệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Địa chỉ uy tín phẫu thuật nội soi cột sốngPhục hồi sau phẫu thuậtPhương pháp phẫu thuật nội soi cột sống là gì?
Theo định nghĩa, mổ nội soi là một quy trình phẫu thuật mới, trên cơ sở sử dụng các vết mổ có kích thước siêu nhỏ (dưới 2,54cm) và hệ thống ống nhỏ kết hợp với ống nội soi để hình dung phẫu trường. Trước đây, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng để điều trị các vùng khác của cơ thể (ví dụ: đường tiêu hóa). Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong quang học, hình dung mô và hình ảnh cột sống, mổ nội soi cột sống đã được ứng dụng trong điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Đây là hình thức phẫu thuật cột sống tiên tiến, ít xâm lấn, nhằm giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục, giảm đau và dễ chăm sóc hơn so với các phương pháp phẫu thuật cột sống truyền thống.
Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi cột sống cũng có thể giúp duy trì phạm vi di chuyển bình thường của cột sống sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, phương pháp này còn có thể được thực hiện bằng cách gây tê một vùng thay vì gây mê toàn thân để làm giảm nguy cơ ở những bệnh nhân lớn tuổi và/hoặc mắc các bệnh lý khác.
Phẫu thuật nội soi cột sống được chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật nội soi cột sống thường được chỉ định cho một số trường hợp nhất định.
Tuy phương pháp phẫu thuật này mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh, nhưng cũng có thể không phù hợp với mọi vấn đề về cột sống. Cụ thể như với vẹo cột sống, mất ổn định cột sống, ung thư hoặc chấn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở theo kiểu truyền thống.
Theo đó, những bệnh lý cột sống sau đây sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi:
1. Thoát vị đĩa đệm
Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống hay rễ thần kinh sống được gọi thoát vị đĩa đệm. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác đau lưng, đau lan xuống chân, đau tăng dần khi đứng, đi, hắt hơi… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, đi lại và nặng nhất là nguy cơ mất khả năng vận động.
Các bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi cột sống khi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính; bệnh nhân đã thất bại trong điều trị nội khoa; thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú.
2. Thoái hóa cột sống
Tình trạng thoái hóa thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh do tai nạn, tính chất công việc, dinh dưỡng kém… Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở vùng cổ và vùng thắt lưng khiến cho người bệnh dễ tê bì, đau nhức, ảnh hưởng đến vận động. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị bại liệt, teo cơ…
Nếu các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, tình trạng thoái hóa làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
3. Gai cột sống
Gai có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cột sống, nhưng tương tự như thoái hóa cột sống, vị trí thường gặp nhất chính là ở cột sống cổ và cột sống lưng. Tình trạng này khiến người bệnh đau, nhức, tê ở cổ, hai tay, lưng… và gây nên nhiều triệu chứng như yếu cơ bắp, mất thăng bằng, mất kiểm soát tiểu tiện hay đại tiện, rối loạn thần kinh thực vật.
Với các trường hợp gai cột sống, sau khi đã chữa trị bằng thuốc, massage, châm cứu, vật lý trị liệu… bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật khi có sự chèn ép làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
Quá trình thực hiện phẫu thuật nội soi cột sống
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây tê cục bộ hoặc gây mê.
Bước 2: Thực hiện phẫu thuật nội soi
Bác sĩ tiến hành rạch trên da một đường khoảng 2,5cm hoặc nhỏ hơn và đưa vào một trocar, thiết bị y tế hình ống có chiều rộng bằng một chiếc bút chì để định vị cho các dụng cụ khác.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành tiếp cận cột sống theo hai cách: từ phía sau cột sống giữa hai lá đốt sống hoặc từ phía sau/một bên của cột sống vào các tế bào thần kinh, hệ thống thần kinh ngoại vi.
Thông qua trocar, một camera nhỏ được đưa vào khu vực cần thực hiện phẫu thuật để tiến hành thao tác mổ nội soi cột sống. Camera sẽ ghi lại và truyền hình ảnh thực về vị trí phẫu thuật lên màn hình dưới góc nhìn trực tiếp của bác sĩ trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Kết thúc ca mổ
Khi ca mổ hoàn tất, camera nội soi và trocar được lấy ra ngoài. Bác sĩ tiến hành đóng vết mổ lại bằng chỉ khâu và băng dính.
Ưu điểm so với phẫu thuật truyền thống
So với phương pháp mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi có những ưu điểm như sau:
Tỷ lệ thành công cao, có thể lên đến hơn 98%;
Thường không có biến chứng lớn;
Thời gian phẫu thuật tương đối ngắn;
Hạn chế tổn thương các mô lành xung quanh;
Ít chảy máu, ít đau, được xuất viện sớm;
Vết thương nhỏ, thuận tiện cho việc chăm sóc;
Người bệnh có thể sinh hoạt nhẹ 1-2 ngày sau mổ.
Một số nguy cơ khi phẫu thuật nội soi
Bên cạnh những ưu thế so với mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi cũng có thể dẫn đến một số nguy cơ cho sức khỏe như:
Một số ca mổ có thời gian gây mê dài dễ xảy ra các biến chứng về sau;
Chảy máu hoặc thoát vị ở vết rạch;
Xuất huyết trong;
Nhiễm trùng.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Địa chỉ uy tín phẫu thuật nội soi cột sống
Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý Cơ xương khớp, điển hình như GS.TS.BS Trần Trung Dũng, TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến, PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, TTUT.TS.BS Đỗ Tiến Dũng, TS.BS Tăng Hà Nam Anh… cùng trang thiết bị hiện đại, hệ thống kiểm soát chất lượng đạt chuẩn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh làm chủ những kỹ thuật tiên tiến, thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật nội soi cột sống phức tạp nhất.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, Khoa Nội cơ xương khớp… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Phục hồi sau phẫu thuật
Để nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi và lắng nghe những thay đổi của cơ thể, đồng thời chú ý:
Không khuân vác nặng, làm việc quá sức, sai tư thế sau khi phẫu thuật;
Tuân thủ các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng;
Tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý;
Trao đổi với bác sĩ trước khi chơi thể thao, nhất là các môn vận động mạnh;
Sử dụng đai đeo bảo vệ lưng khi ra ngoài (nếu cần);
Tránh nằm quá lâu ở một tư thế hay xoay người đột ngột.
Một số lưu ý khi thực hiện phẫu thuật:
Nghiêm túc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phẫu thuật;
Nếu có các dấu hiệu khác thường như vết mổ chảy nhiều máu, đau cột sống nghiêm trọng, sốt cao… cần phải đến ngay cơ quan y tế để được kiểm tra.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: |
https://suckhoedoisong.vn/lao-xuong-169106467.htm | 13-10-2015 | Lao xương | Là tình trạng hệ thống xương khớp nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là tình trạng lao ngoài phổi phổ biến, chiếm khoảng 7% tổng số các thể lao.
Triệu chứng
•Lao cột sống còn gọi là bệnh Pott, là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất.
•Biểu hiện toàn thân: bệnh nhân sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém.
•Biểu hiện tại chỗ: thường bệnh nhân đau cột sống âm ỉ liên tục, đau tăng về đêm. Khi bị lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù nhọn.
•Lao có thể rò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Cũng có khi lao tạo thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống.
•Lao khớp ngoại biên hay gặp là lao khớp háng, khớp gối và một số khớp khác ít gặp hơn như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân…
•Biểu hiện tại chỗ là tình trạng viêm khớp: sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ thường ở một khớp đơn độc; khớp bị tổn thương hạn chế vận động, có thể có lỗ rò ra chất hoại tử bã đậu hay mảnh xương chết. Lâu ngày cơ quanh khớp viêm bị teo, hạn chế vận động.
•Biểu hiện toàn thân của lao khớp ngoại biên cũng tương tự như lao cột sống.
Cách phòng chống
•Điều trị lao xương khớp nội khoa là chủ yếu, điều trị sớm, đúng nguyên tắc từ đầu. Phối hợp 4 đến 5 loại thuốc chống lao trong giai đoạn điều trị tấn công. Điều trị phối hợp các thuốc chữa triệu chứng, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng.
Lao xương khớp có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tất cả các xương khớp trong cơ thể; trong đó lao cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60-70% tổng số lao xương khớp, sau đó đến lao khớp háng (10%), khớp gối (5%)…
Sừng tê giác
XƠ CỨNG BÌ TOÀN THỂ
Mật gấu |
https://tamanhhospital.vn/tre-so-sinh-nen-tam-luc-may-gio/ | 21/02/2024 | Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ là tốt? Thời gian tắm bao lâu? | Tắm rửa, vệ sinh cơ thể là một trong những bước quan trọng trong quy trình chăm sóc trẻ. Vậy trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ? Việc nắm rõ thời gian tắm phù hợp cho trẻ và tắm đúng cách sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt và an toàn hơn.
Mục lụcTắm cho trẻ sơ sinh có quan trọng không?Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ?Nên tắm cho trẻ sơ sinh trong thời gian bao lâu?Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?Trẻ sơ sinh tắm mấy lần 1 tuần?Khung giờ tắm lại cho trẻ sơ sinhCách ấn định thời gian tắm cho trẻ sơ sinhCách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cáchLưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốnTrẻ sơ sinh khóc khi tắm phải làm sao?Tắm cho trẻ sơ sinh có quan trọng không?
Có. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách là một trong những cách để bảo vệ trẻ khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và khỏe khoắn hơn. Khi trẻ sơ sinh chào đời, da trẻ còn dính phân su, nước tiểu, nước ối, việc tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ các chất này trên da của trẻ. Hơn nữa, tắm đúng cách còn giúp hỗ trợ hệ tuần hoàn, giúp nuôi dưỡng da và bảo vệ các tế bào thượng bì, tăng hiệu quả họat động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ sơ sinh. Mặt khác, tắm còn được xem là một cơ hội để bố mẹ kiểm tra da trẻ một cách toàn diện, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nếu có.
Nếu không được tắm trẻ có thể bị ngứa ngáy, bít tắc lỗ chân lông, trẻ khó chịu, nguy cơ mắc bệnh về da cao. Do đó, trẻ sơ sinh nên được tắm rửa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bố mẹ nên chú ý tắm cho trẻ đúng cách và với khung giờ phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ?
Thực tế, không có mốc thời gian cố định về việc tắm cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tự sắp xếp thời gian tắm cho trẻ sao cho thuận tiện nhất. Một số chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên tắm cho trẻ trong khoảng thời gian khi có ánh nắng mặt trời, trong khoảng từ 10 giờ – 11 giờ sáng hay 15 giờ – 16 giờ chiều bởi lúc này trời còn nắng, không khí ấm áp, dễ chịu.
Một số thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ:
Khi trẻ đang ngủ;
Khi trẻ đang đói hoặc mới vừa ăn no;
Khi trẻ sốt cao, bị ốm;
Khi trẻ đang thấy lạnh.
Nên tắm cho trẻ sơ sinh trong thời gian bao lâu?
Cơ thể trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ nên trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Hơn nữa, da của trẻ sơ sinh khá mỏng manh nên bố mẹ lưu ý không nên tắm cho trẻ quá lâu. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh 5 – 10 phút/lần nhằm giúp tránh làm khô da trẻ và các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Đồng thời, sau khi tắm cho trẻ, mẹ nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh để giúp da bé luôn mềm mại, khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?
Điều này có thể là không cần thiết, đôi khi có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh tắm mấy lần 1 tuần?
Trẻ sơ sinh nên tắm khoảng 2 – 3 lần/tuần hoặc tắm khi dơ. Việc tắm quá nhiều, vượt quá mức này có thể gây hại cho da và sức khỏe của trẻ. (1)
Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh được dựa vào sức khỏe tổng quan của trẻ và các biểu hiện trên da bé. Nếu da trẻ xuất hiện các đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô hay bị bong tróc, da trẻ đang rơi vào tình trạng bị kích ứng quá mức. Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chăm sóc phù hợp nhất. Mẹ có thể tự sắp xếp thời gian phù hợp để tắm cho trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể tự sắp xếp thời gian phù hợp để tắm cho trẻ sơ sinh.
Khung giờ tắm lại cho trẻ sơ sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lần tắm đầu tiên của trẻ nên thực hiện tốt nhất sau 24 giờ đầu đời. Việc tắm trước mốc thời gian này sẽ loại bỏ lớp chất gây bảo vệ, khiến thân nhiệt của trẻ hạ xuống thấp, hạ đường huyết, khô da và ảnh hưởng đến việc bú mẹ.
Cách ấn định thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Để tạo cho trẻ thói quen tắm vào một khung giờ cố định, trước tiên, bố mẹ nên nắm rõ giờ giấc ăn, ngủ. Điều này sẽ giúp bố mẹ dễ dàng chọn được khung giờ trẻ dễ chịu nhất để tắm mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ hay việc bú sữa của trẻ.
Tuy nhiên, để ấn định thời gian tắm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể mất 2 – 3 tháng để đưa trẻ vào một quy luật nhất định. Bên cạnh đó, trước mỗi lần tắm cho trẻ mẹ nên lặp đi lặp lại một thao tác nhằm giúp trẻ biết được đã đến lúc tắm. Ví dụ, trước khi tắm, mẹ có thể nhìn bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé”. Tiếp đến là mát xa cho trẻ, đưa trẻ vào nhà tắm và bắt đầu tắm nhẹ nhàng.
Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu:
Tắm bằng nước nóng: Mẹ nên dùng nước ấm 36 – 37 độ C để tắm cho trẻ bởi mức nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh này không quá chênh lệch với thân nhiệt của trẻ, không khiến trẻ quá lạnh hay quá nóng.
Quan sát các biểu hiện của trẻ: Không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích nước, vì vậy, mẹ nên quan sát cảm nhận của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện không thích ở trong nước, mẹ nên tắm nhanh cho trẻ.
Lau khô và giữ ấm cho trẻ sau khi tắm: Tắm xong, mẹ nên dùng khăn mềm lau khô người trẻ, nhất là các vùng da có nếp gấp như cổ tay, háng, cổ chân hay hậu môn. Tình trạng nước tồn đọng trên da bé kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh ở trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể bị hăm tã vì điều này.
Cân chỉnh tần suất tắm linh hoạt, phù hợp với điều kiện thời tiết: Trẻ sơ sinh và mùa hè, nắng nóng có thể tắm thường xuyên hơn. Bố mẹ nên sử dụng sữa tắm với liều lượng phù hợp để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của nó đến da bé. Ngược lại, vào mùa lạnh, bố mẹ nên tránh tắm cho trẻ quá nhiều.
Sau khi tắm, mẹ nên lau khô người cho trẻ và giữ ấm cẩn thận.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Nắm rõ cách tắm cho trẻ sơ sinh cũng là một trong những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số bước cơ bản để tắm cho trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết:
Dùng bông gòn thấm nước ấm lau mí mắt của trẻ theo hướng từ trong ra ngoài. Tiếp đến, rửa mặt, lau mặt cho trẻ. Lưu ý, tránh để nước hay bất kỳ thứ gì vào tai và mũi của trẻ.
Lau và rửa tai theo hướng dẫn của chuyên gia.
Gội đầu cho trẻ, chú ý dùng bàn tay và cánh tay hỗ trợ vùng đầu và cổ, tránh để nước và xà phòng dây vào mặt trẻ.
Cởi hết quần áo, cởi bỏ tã cho trẻ cuối cùng.
Dùng một tay nâng đỡ đầu và vai trẻ, tay còn lại nâng đỡ cơ thể trẻ nhẹ nhàng rồi từ từ hạ người trẻ vào bồn tắm, giữ chặt chân trẻ.
Khi cho trẻ nằm xuống bồn tắm, mẹ nhẹ nhàng dội nước lên người trẻ và vệ sinh cho trẻ theo thứ tự cổ, thân, chân, tay, vùng sinh dục… Chú ý các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, hay giữa các ngón tay, ngón chân.
Lưu ý, mực nước tắm chỉ nên cao khoảng 5cm. Bố mẹ cần giữ trẻ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh khi tắm. Khăn tắm, dụng cụ tắm, nước tắm cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi đưa trẻ đi tắm. Nhiệt độ phòng tắm trong khoảng 29 – 30 độ C, không có gió lùa.
>>>Xem clip Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, đúng cách:
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Trong những ngày đầu đời, rốn của trẻ sơ sinh có thể chưa rụng. Vì vậy sau khi tắm cho em bé, phụ huynh lưu ý lau khô rốn và dùng dung dịch vệ sinh rốn. Nếu rốn em bé bị nhiễm trùng, bạn cho bé đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.
Trẻ sơ sinh khóc khi tắm phải làm sao?
Trẻ sơ sinh khóc khi tắm là một trong những vấn đề khó tránh khỏi nhưng lúc này nào bố mẹ cần xử lý như thế nào? Nếu trẻ khóc khi tắm, điều quan trọng là bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh, sau đó, nhanh chóng làm sạch xà phòng trên người bé, rửa qua các bộ phận cần thiết rồi quấn bé trong một chiếc khăn mềm. Mẹ nên dùng khăn vỗ nhẹ lên khắp người trẻ sao cho cơ thể trẻ khô hoàn toàn (không chà xát người trẻ).
Bôi dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh sau khi tắm là một bước cần thiết làm dịu da trẻ, giúp trẻ thoải mái hơn, đặc biệt là khi da trẻ bị khô, chàm hay kích ứng.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề tắm cho trẻ sơ sinh cũng như trả lời cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ?”. Tắm mang đến nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn giúp kích thích các giác quan. Do đó, bố mẹ nên nắm rõ các quy tắc khi tắm cũng như lựa chọn thời gian tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh giúp trẻ cảm thấy thoải mái và đảm bảo an toàn khi tắm cho trẻ. |
https://suckhoedoisong.vn/di-ung-thuc-an-va-cach-nhan-biet-169240126213703118.htm | 08-02-2024 | Dị ứng thức ăn và cách nhận biết | Phòng và xử trí dị ứng thức ăn: Những điều cần nhớ
SKĐS - Đối với hầu hết mọi người, tiệc tùng là những sự kiện vui vẻ. Nhưng đối với người bị dị ứng thức ăn thì các hoạt động liên quan đến thức ăn có thể đem lại nhiều sự lo lắng.
Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn
là sự xuất hiện của phản ứng quá mức từ cơ thể đối với một loại chất có trong thành phần thức ăn. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn khi chúng ta ăn vào. Dị ứng thức ăn có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều gây khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Các phản ứng có hại gây ra bởi thức ăn cần được phân biệt bao gồm dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn và không dung nạp với thức ăn. Theo nghiên cứu có khoảng 6% trẻ em và 3,7% người lớn dị ứng thức ăn. Các loại thức ăn hay gây dị ứng ở trẻ em gồm sữa bò (2,5%), trứng (1,3%), lạc (0,8%), lúa mì (0,4%), tôm cua (0,1%)… trong đó tỉ lệ dị ứng lạc đang có xu hướng tăng.
Người trưởng thành chủ yếu bị dị ứng với hải sản, hạt cây… Dị
ứng với các chất bảo quản, các chất phụ gia trong thức ăn rất ít gặp. Dị ứng thức ăn có mối liên quan mật thiết với
viêm da cơ địa
dị ứng.
Cách nhận biết dị ứng thức ăn
Biểu hiện lâm sàng của dị ứng thức ăn
có thể liên quan đến da, đường tiêu hóa, hệ tim mạch và đường hô hấp. Trong đó các biểu hiện thường gặp là:
Trẻ bị dị ứng thức ăn cần phải làm gì?
ĐỌC NGAY
- Nổi sẩn phù,
ban đỏ
, ngứa nhiều trên da.
- Nôn mửa hoặc đau dạ dày.
- Thở khò khè, thở rít.
- Khàn tiếng, khó nuốt.
- Phù lưỡi gây khó nói, khó thở.
- Da nhợt nhạt.
- Chóng mặt hoặc
đau đầu
nhiều.
- Sốc phản vệ (suy tuần hoàn, hô hấp…)
Hầu hết các triệu chứng liên quan đến thức ăn xảy ra trong vòng hai giờ sau ăn, thường bắt đầu trong vòng vài phút. Trong một số trường hợp rất hiếm, các phản ứng có thể bị trì hoãn từ bốn đến sáu giờ hoặc lâu hơn, ví dụ như bệnh viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em.
Một loại phản ứng dị ứng thức ăn chậm khác được biết đến là hội chứng
viêm ruột
do protein thức ăn - FPIES biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng nghiêm trọng tại đường tiêu hóa, thường xảy ra từ hai đến sáu giờ sau khi bệnh nhân ăn sữa, đậu nành hoặc một số loại ngũ cốc khác.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh lần đầu tiên tiếp xúc với những loại thức ăn này hoặc mới tập ăn dặm. Các triệu chứng của hội chứng viêm ruột do protein thức ăn là nôn nhiều, đi phân lỏng có hoặc không kèm nhầy máu và có thể dẫn đến mất nước. Vì các biểu hiện giống với các triệu chứng của bệnh đường ruột do virus hoặc vi khuẩn, nên việc chẩn đoán hội chứng viêm ruột do protein thức ăn có thể chậm trễ.
Dị ứng với thức ăn là một hiện tượng phổ biến và thường gặp ở mọi đối tượng.
Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng bệnh dị ứng thức ăn cần tránh tiếp xúc với những thức ăn mà đã biết sẽ gây dị ứng. Đọc kỹ nhãn trên sản phẩm
thực phẩm
để xem chúng có chứa các thành phần mà cơ thể bạn bị dị ứng hay không.
Cần có
chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý, điều này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị dị ứng. Cần thận trọng với thực phẩm mới
và khi thử một loại thức ăn mới, hãy theo dõi cơ thể để nhận biết ngay các triệu chứng có thể xuất hiện.
Hãy tìm kiếm sự tư vấn và kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Bác sĩ có thể thực hiện các
xét nghiệm
để xác định chính xác thức ăn gây dị ứng và đưa ra kế hoạch phòng ngừa. Khi biết rõ thức ăn gây dị ứng, hãy thực hiện kiểm tra dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ để xác định mức độ dị ứng và cách phản ứng của cơ thể.
Tham khảo thêm
Khi bị dị ứng thức ăn, phải làm sao?
BS Nguyễn Thị Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/co-phai-mac-benh-lau-16993922.htm | 04-07-2019 | Có phải mắc bệnh lậu? | Em đang bị đi tiểu buốt, tiểu dắt, khí hư màu xanh đặc. Trong người em ngày nào cũng rờn sốt rét, bụng dưới phía trên mu đau nhức nhối. Em đi viện K và viện da liễu khám kết quả em bị nấm và viêm tiểu khung, lộ tuyến cổ tử cung. Xin hỏi đây có phải là bệnh lậu không. Gần 2 năm nay em có quan hệ với một người, nhưng người ấy không thấy có biểu hiện gì (em đã mắc bệnh 14 năm rồi).
Nguyễn Thị Xuyến
(hươngcông77@gmail.com)
Bệnh lậu cấp tính có biểu hiện đái buốt, đái dắt, đái mủ và xét nghiệm dịch tiết sẽ có song cầu khuẩn (cầu khuẩn hình hạt cà phê). Việc điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu sẽ khỏi nhưng nên nhớ đây là bệnh lây qua đường tình dục nên phải điều trị cả bạn tình. Ngoài bệnh lậu thì hiện nay y học đã phát hiện ra hơn 20 bệnh lây truyền theo đường tình dục, trong đó có bệnh nấm, sùi mào gà, giang mai, viêm gan virut và cả HIV...
Trong thư em viết đã xét nghiệm có nhiễm nấm, đây chính là nguyên nhân gây ngứa và là bệnh lây qua đường tình dục, biểu hiện ở nữ hay tái phát và nặng hơn nam. Còn hiện tượng đái buốt, đái dắt là có viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang - niệu đạo), có dịch tiết mủ xanh, đau bụng dưới (tiểu khung) là do viêm phần phụ. Một trong những nguyên nhân viêm phần phụ là do vệ sinh kinh nguyệt không tốt, quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình, bị bệnh lây qua tình dục (như bệnh lậu) không điều trị triệt để...
Em đã đi khám kết quả viêm tiểu khung (trong tiểu khung có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, bàng quang...) và cả viêm lộ tuyến cổ tử cung, vì vậy em cần điều trị tích cực bằng kháng sinh toàn thân, kết hợp thuốc chống nấm và đặt thuốc âm đạo theo chỉ định của bác sĩ. Vì em đang bị viêm phần phụ nên em có cảm giác người rờn sốt rét và khí hư có màu xanh đặc nên phải dùng kháng sinh ngay.
Vì em mắc nhiều bệnh và đã mắc 14 năm thì bệnh trở thành mạn tính, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Mặc dù bạn tình của em hiện không có biểu hiện gì nhưng bệnh nhiễm nấm cũng là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên cần điều trị cả hai người. Trong quá trình điều trị cần ngừng quan hệ tình dục. Một điều cần lưu ý nữa là nếu quan hệ tình dục quá nhiều thì cũng dễ bị viêm bàng quang dẫn đến viêm tiết niệu gây đái buốt ,đái dắt...
BS. Trần Kim Anh |
https://tamanhhospital.vn/tiem-filler-co-hai-ve-sau-khong/ | 02/02/2024 | Tiêm filler có hại về sau không? 7 tác dụng phụ thường gặp | Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Hiện tại Mỹ có hơn 3 triệu người tiêm filler mỗi năm. Vậy tiêm filler có hại về sau không? Bài viết dưới đây được thạc sĩ bác sĩ Vũ Thị Thùy Trang, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải đáp những thắc mắc về tiêm filler và lưu ý một số tác dụng phụ thường gặp để khách hàng nhận biết và điều trị kịp thời.
Mục lụcTiêm filler là gì?Có nên lựa chọn tiêm filler không?Tiêm filler có an toàn không?Tiêm filler có hại về sau không?Tác dụng phụ của tiêm filler1. Tác dụng phụ tiêm filler thường gặp2. Tác dụng phụ biến chứng tiêm filler hiếm gặpNhững ai không nên lựa chọn tiêm filler?Tiêm filler nhiều lần có sao không?Một số lưu ý đảm bảo an toàn khi lựa chọn tiêm fillerTiêm filler là gì?
Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật, được thực hiện bằng cách đưa chất làm đầy vào vùng da cần điều trị. Cách này này giúp xóa nếp nhăn, giảm các dấu hiệu lão hóa, cải thiện khuyết điểm trên khuôn mặt và mang lại vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn. (1)
Quy trình tiêm filler chỉ kéo dài khoảng 30 phút và phục hồi khá nhanh. Khách hàng có thể nhìn thấy kết quả sau tiêm filler ngay lập tức và duy trì từ 12 – 18 tháng, tùy vào loại chất làm đầy, vị trí tiêm.
Hiện trên thị trường có các chất làm đầy da thông dụng như:
Axit hyaluronic (HA): Hoạt chất này có tự nhiên trong da, giúp cấp ẩm và mang lại độ đàn hồi cho da. Chất này mang tính tương thích cao với cơ thể nên da sau khi tiêm sẽ giảm nguy cơ kích ứng, tác dụng phụ hay hiện tượng đào thải trong cơ thể. Tiêm HA thường có kết quả kéo dài từ 6-12 tháng.
Canxi hydroxylapatite (CaHA): Đây là thành phần khoáng chất tồn tại trong xương. Hợp chất này dạng bán rắn, tương tự chất khoáng và có khả năng phân hủy sinh học. Hiệu quả tiêm CaHA kéo dài khoảng 12-24 tháng. Thông thường, bác sĩ dùng chất làm đầy này cho nếp nhăn sâu hơn.
Poly-L-lactic acid (PLLA): Chất này giúp cơ thể tạo ra collagen và làm phẳng các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt. Hiệu quả của chất này thường kéo dài 9-24 tháng.
Chất làm đầy polymethylmethacrylate (PMMA): Chất này gồm collagen và những hạt siêu nhỏ nằm dưới da. Các hạt vi cầu này giúp da săn chắc và căng đầy.
Có nên lựa chọn tiêm filler không?
Có, bên cạnh các phương pháp thẩm mỹ khác như phẫu thuật căng da mặt, ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn tiêm filler. Song, việc quyết định nên hay không tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ từng người.
Khi cơ thể càng lão hóa sẽ càng mất đi collagen – chất quan trọng tồn tại trên khắp cơ thể bao gồm da, cơ, xương và các mô liên kết. Lượng collagen trong da giảm khiến da mỏng hơn, nhão, mất độ đàn hồi và chảy xệ. Khách hàng tiêm filler vào da sẽ giúp:
Da giảm chảy xệ.
Các đặc điểm trên khuôn mặt cân đối hơn.
Làm đầy đặn đôi môi và má.
Làm phẳng nếp nhăn có trên mặt.
Quy trình tiêm filler chỉ kéo dài khoảng 30 phút và phục hồi khá nhanh.
Tiêm filler có an toàn không?
Tiêm filler an toàn nếu được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm hạn chế biến chứng xảy ra.
FDA đưa ra một số khuyến cáo khi tiêm chất làm đầy, bao gồm:
Tránh tiêm ở các chỗ như ngực, mông, khoảng trống giữa các cơ nhằm tạo đường nét. Điều này dễ để lại sẹo, nhiễm trùng và thậm chí tử vong.
FDA khuyến cáo không dùng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm đưa chất làm đầy vào da. Các thiết bị thường có áp suất cao, khó kiểm soát khi đưa chất làm đầy vào da. Vì vậy, dụng cụ tiêm này có thể để lại vết thương nghiêm trọng, thậm chí khiến da, môi và mắt tổn thương vĩnh viễn.
Không tự ý mua và dùng filler được bán tràn lan khắp thị trường. Các chất này không được kiểm định và có khả năng nhiễm các virus gây bệnh hoặc hóa chất độc hại.
Vậy tiêm filler có hại không? đã được giải đáp, khách hàng tiêm filler an toàn nhưng cần lựa chọn cơ sở uy tín, giấy phép rõ ràng ràng, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,… để hạn chế rủi ro. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và liên tục cập nhật phác đồ điều trị chuẩn, đầu tư máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ, hỗ trợ tốt nhất cho các phương pháp điều trị.
Tiêm filler có hại về sau không?
Tin tốt lành là dữ liệu cho thấy việc tiêm filler không gây ảnh hưởng lâu dài về mặt sức khỏe. Đa phần filler chủ yếu là Hyaluronic Acid, một thành phần tự nhiên tồn tại trong cơ thể, làm cho filler ít biến chứng nguy hiểm và an toàn cho hầu hết khách hàng. Trên thực tế, filler còn kích thích da tăng sinh collagen.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho phép bác sĩ có chứng chỉ, đào tạo bài bản về tiêm filler thực hiện dịch vụ này cho mình để cải thiện các nếp nhăn, vùng trũng, da chảy xệ trên khuôn mặt. Tuy nhiên, việc tiêm filler quá mức có thể gây ra mức độ căng dãn không đều cho da bạn.
Vậy tiêm filler nhiều lần có hại không? đã được giải đáp là không, khách hàng có thể an tâm tiêm, lưu ý hãy chọn có sở uy tín để thực hiện.
Tác dụng phụ của tiêm filler
Tác dụng phụ của tiêm filler sẽ phân làm 2 loại, gồm:
1. Tác dụng phụ tiêm filler thường gặp
Tiêm filler vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:
Ngứa.
Bầm tím.
Sưng.
Nhiễm trùng.
Sẹo.
Áp xe.
Cơ thể phản ứng với chất làm đầy như vật thể lạ xâm nhập làm nổi u hạt.
2. Tác dụng phụ biến chứng tiêm filler hiếm gặp
Một số tác dụng phụ, biến chứng hiếm gặp khi tiêm filler, như:
Tổn thương mô mềm.
Mù.
Đột quỵ.
Xem thêm:Tiêm filler bao lâu thì hết sưng? 6 cách giảm sưng tại nhà
Những ai không nên lựa chọn tiêm filler?
Những khách hàng không nên lựa chọn tiêm filler, gồm:
Phụ nữ mang thai/cho con bú.
Dị ứng với chất tổng hợp trong một số chất làm đầy.
Bệnh rối loạn đông máu, thalassemia.
Vùng điều trị đang nhiễm trùng.
Người có bệnh ở ngoài da như vảy nến.
Tiêm filler nhiều lần có sao không?
Không, tiêm filler nhiều lần không sao. Để duy trì hiệu quả tiêm filler, khách hàng cần tiêm nhắc lại để đảm bảo kết quả tốt nhất. Thông thường, hiệu quả của việc tiêm filler kéo dài từ 12 – 18 tháng, tùy vào loại chất làm đầy, khu vực tiêm, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc và sinh hoạt của mỗi người. Sản phẩm càng độ cứng cao, ở vùng ít cử động của khuôn mặt thì hiệu quả kéo dài càng lâu.
Acid hyaluronic (HA) được dùng phổ biến, đặc biệt người lần đầu tiêm chất làm đầy. Acid hyaluronic cho hiệu quả kéo dài từ 12 – 18 tháng. Một số chất làm đầy HA như Voluma (Juvederm) có thể tồn tại lâu hơn nhưng thường chỉ giới hạn tiêm ở một số chỗ nhất định.
Hiệu quả của việc tiêm filler thường kéo dài từ 12 – 18 tháng.
Một số lưu ý đảm bảo an toàn khi lựa chọn tiêm filler
Tiêm filler thuộc thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn nhưng vẫn làm tổn thương nhẹ tại vị trí tiêm. Khách hàng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn khi tiêm filler, bao gồm:
Không dùng mỹ phẩm ở chỗ da tiêm một thời gian.
Không đeo khẩu trang áp sát mặt.
Tránh ở môi trường có nhiệt độ cao như phòng xông hơi vì tránh tan chất làm đầy trong 2 tuần đầu.
Tránh massage vùng tiêm trong 2 tuần.
Dặm trước thời gian filler tan nhằm duy trì hiệu quả lâu dài.
Tiêm filler không chỉ mang lại vẻ đẹp căng bóng cho làn da, mà còn giúp bạn tự tin hơn với vẻ ngoài của mình. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có một số tác hại nhất định. Thông qua bài “Tiêm filler có hại về sau không? Một số tác dụng phụ có thể gặp.” mong rằng khách hàng hiểu hơn về tiêm filler và đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo việc tiêm filler diễn ra an toàn, hiệu quả cao và ngừa rủi ro không may. |
https://suckhoedoisong.vn/suy-buong-trung-som-van-de-cu-cai-nhin-moi-169126255.htm | 23-12-2016 | Suy buồng trứng sớm: Vấn đề cũ - cái nhìn mới | Hiện nay, suy buồng trứng sớm chỉ được quan tâm khi bệnh nhân có vấn đề hiếm muộn, đây cũng là lý do làm bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được điều trị với mong muốn có con. Tuy nhiên, vấn đề theo dõi điều trị trước và sau khi sinh là một vấn đề rất cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng vẫn còn bỏ ngỏ.
Suy buồng trứng sớm (primary ovarian insufficiency) được định nghĩa là sự khởi phát tình trạng
thiểu năng sinh dục nguyên phát
trước 40 tuổi. Thực tế, 5 - 10% số phụ nữ được chẩn đoán suy buồng trứng sớm vẫn có thể thụ thai một cách tự nhiên sau khi được chẩn đoán suy buồng trứng sớm và 50% phụ nữ bị suy buồng trứng sớm vẫn có hoạt động buồng trứng (không liên tục và khó dự đoán trước) nhiều năm sau khi được chẩn đoán.
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm
Việc chẩn đoán sớm bệnh lý suy buồng trứng sớm là điều rất quan trọng để phòng ngừa loãng xương (và có thể ngăn ngừa bệnh lý mạch vành sau này). Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ được chẩn đoán rất trễ sau khi đã có những biểu hiện rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt (trung bình trễ ít nhất là 5 năm ở 25% các trường hợp). Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, hơn 50% phụ nữ trẻ với suy buồng trứng sớm nguyên phát bị bỏ sót không được làm xét nghiệm tầm soát suy buồng trứng; cho đến lần thăm khám thứ 3, bệnh nhân mới được làm các xét nghiệm này - đây là một điều chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị .
Phụ nữ trẻ bị suy buồng trứng sớm cần được điều trị hoóc-môn thay thế với liều estrogean đúng mức
Các triệu chứng của bệnh lý suy buồng trứng sớm tương tự như triệu chứng của các phụ nữ mãn kinh.
Suy buồng trứng sớm có tỉ lệ mắc bệnh như sau:
- 5% ở phụ nữ dưới 45 tuổi.
- 1% phụ nữ dưới 40 tuổi.
- 0,1% phụ nữ dưới 30 tuổi.
- 0,01% phụ nữ dưới 20 tuổi.
Hiện nay, việc điều trị các dạng ung thư ở trẻ em và phụ nữ trẻ ngày càng được cải thiện, vì vậy, tỉ lệ “mãn kinh sớm” ở phụ nữ ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm:
- Tự phát (không rõ nguyên nhân).
- Do thầy thuốc (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị).
- Do nguyên nhân tự miễn:
Bất thường nhiễm sắc thể.
Bất thường về gen.
- Do nhiễm virút.
Nhưng trong đa số các trường hợp, nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ. Khi bệnh nhân suy buồng trứng sớm có biểu hiện vô kinh nguyên phát, có khoảng 50% là do bất thường.
Triệu chứng lâm sàng
- Thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường (kinh thưa và hoặc vô kinh).
- Các triệu chứng thiếu hụt estrogen như cảm giác nóng bừng và khô âm đạo. Tuy nhiên, những bệnh nhân có chu kỳ kinh không đều vẫn có khả năng là do nguyên nhân suy buồng trứng sớm. Với sự tiến triển đến vô kinh và thiếu hụt estrogen trầm trọng, các triệu chứng của viêm teo âm đạo và đau khi giao hợp sẽ xuất hiện rõ rệt hơn (nếu bệnh nhân không được điều trị bằng liệu pháp thay thế hoóc-môn).
Nồng độ gonadotropin huyết thanh cao và nồng độ estradiol huyết thanh thấp.
Một số phụ nữ chỉ biểu hiện bằng triệu chứng khó thụ thai.
Ở một số phụ nữ, các triệu chứng vận mạch có thể bắt đầu trước khi có biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bất thường; các triệu chứng này có xu hướng xuất hiện ngay trước khi có kinh nguyệt khi nồng độ estrogen thấp nhất.
- Suy buồng trứng sớm đôi khi lần đầu tiên được biểu hiện rõ ràng khi mà bệnh nhân ngừng uống thuốc viên tránh thai phối hợp hoặc sau một thời kỳ mang thai một thời gian nhưng không có kinh lại.
Trong những trường hợp này, thuốc viên tránh thai phối hợp đã che giấu đi các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý suy buồng trứng sớm bao gồm: các thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa và tăng gonadotropin huyết thanh; vì vậy, đa số những trường hợp này, bệnh nhân không hề có triệu chứng gì cho đến khi ngưng thuốc ngừa thai.
50% phụ nữ trẻ với suy buồng trứng sớm nguyên phát bị bỏ sót
Thăm khám lâm sàng
Hầu hết phụ nữ bị suy buồng trứng sớm mà có nhiễm sắc thể 46,XX bình thường thì đa số đều phát triển bình thường lúc dậy thì, có kinh nguyệt và thường khó phát hiện được bất thường qua thăm khám lâm sàng, nhưng đôi khi có thể phát hiện các triệu chứng sau:
Các triệu chứng của viêm teo âm đạo được phát hiện khi khám âm đạo qua xem xét chất nhầy cổ tử cung, niêm mạc âm đạo (thể hiện tình trạng thiếu hụt estrogen).
- Sụp mi: triệu chứng này có thể có liên quan đến một dạng hiếm gặp có tính chất gia đình của suy buồng trứng sớm tự phát.
- Bướu cổ do viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves.
- Tăng sắc tố da do suy thượng thận nguyên phát. Trong trường hợp này, có thể kèm theo hạ huyết áp do tư thế (tụt huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột).
Chẩn đoán
Chẩn đoán suy buồng trứng được thiết lập với các tiêu chí sau:
- Phụ nữ <40 tuổi.
- Nồng độ FSH tăng >30 - 40 IU/L (tùy thuộc từng phòng xét nghiệm).
- Ở những trường hợp có chu kỳ kinh bất thường, có khả năng thụ thai giảm sút và đo FSH ở ngày thứ 3 của chu kỳ kinh >10 - 15IU/L và nồng độ estradiol huyết thanh đo ở cùng thời điểm ≥ 80pg/L.
- Vô kinh
không
bắt buộc phải có để chẩn đoán, vì có nhiều trường hợp chức năng buồng trứng vẫn còn hoạt động một cách không liên tục, thậm chí kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại 1 năm sau khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của suy buồng trứng sớm.
Nguyên tắc điều trị
Những phụ nữ trẻ bị suy buồng trứng sớm cần được điều trị hoóc-môn thay thế với
liều estrogen đúng mức
. Những chế phẩm có hàm lượng estrogen thấp không thể ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ trẻ chưa đạt được mật độ xương đỉnh.
- Hơn nữa, những phụ nữ trẻ cần được điều trị hoóc-môn thay thế bằng estrogen và progestin theo chu kỳ để tạo ra chu kỳ kinh đều đặn như bình thường. Tuy nhiên, khi điều trị với liệu pháp này, bệnh nhân vẫn có khả năng có thai không mong muốn (dù tỉ lệ rất thấp), vì vậy, khi bệnh nhân bị trễ kinh, cần được thử thai và ngưng liệu pháp điều trị.
Nguy cơ nếu suy buồng trứng sớm không được điều trị
5 - 10% số phụ nữ suy buồng trứng sớm vẫn có thể thụ thai một cách tự nhiên
Trong trường hợp không điều trị estrogen ngoại sinh với liều dùng phù hợp, phụ nữ bị suy buồng trứng có các nguy cơ sau đây:
- Các triệu chứng của thiếu hụt estrogen, bao gồm nóng bừng mặt do vận mạch, khô âm đạo, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, và thay đổi tâm lý, tất cả triệu chứng này đều có thể đáp ứng điều trị bằng estrogen.
- Loãng xương, thường gặp ở phụ nữ trẻ, vì những bệnh nhân này có các rối loạn chức năng buồng trứng trước khi họ đạt được đỉnh khối xương ở người trưởng thành. Phụ nữ có suy buồng trứng sớm có tỉ lệ gãy xương do loãng xương cao.
- Suy giảm chức năng nội mô, tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong, có thể liên quan đến rối loạn chức năng nội mô
- Suy giảm nhu cầu tình dục.
- Suy giảm trí nhớ: một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ dưới 43 tuổi, đã được cắt cả 2 buồng trứng và không được điều trị thay thế estrogen có gia tăng nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-phai-lam-gi-khi-bac-si-chan-doan-bi-rung-nhi-vi | Cần phải làm gì khi bác sĩ chẩn đoán bị rung nhĩ? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều và thường là nhịp tim nhanh, có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và những biến chứng khác liên quan đến tim.
1. Thế nào là rung nhĩ?
Khi bị rung nhĩ, hai buồng tâm nhĩ hoạt động “lộn xộn” và không đều - không có sự phối hợp nhịp nhàng với 2 buồng tâm thất. Triệu chứng thường gặp là hồi hộp, khó thở, hụt hơi và cảm giác yếu ớt, thiếu sức sống.Rung nhĩ cơn có thể đến rồi đi, có thể thành rung nhĩ mạn, bản thân rung nhĩ không gây đe dọa tính mạng nhưng cần điều trị càng sớm càng tốt.Rung nhĩ dễ hình thành cục máu đông trong tim và có thể di chuyển gây tắc nghẽn mạch máu. Rung nhĩ dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu 2. Tại sao xuất hiện rung nhĩ?
Trong rung nhĩ, tín hiệu dẫn truyền từ 2 buồng tim nhĩ bị rối loạn, nút nhĩ thất là nơi kết nối tín hiệu giữa nhĩ và thất sẽ bị “lộn xộn” do các tín hiệu từ trên cố gắng đi xuống thất, nhịp thất sẽ nhanh lên nhưng lại không nhanh bằng nhịp nhĩ vì không phải xung nào cũng xuống thất được.Các nguyên nhân thường gặp:- Tăng huyết áp- Nhồi máu cơ tim- Bệnh mạch vành- Bệnh van tim- Bệnh tim bẩm sinh- Cường giáp hoặc mất cân bằng về chuyển hóa- Chất kích thích- Hội chứng suy nút xoang- Bệnh phổi- Tiền sử mổ tim- Nhiễm trùng- Căng thẳng sau phẫu thuật, viêm phổi hoặc bệnh lý khác- Mất ngủ Mất ngủ cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới rung nhĩ 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim |
|
https://tamanhhospital.vn/than-u-nuoc-co-chua-duoc-khong/ | 02/07/2024 | Thận ứ nước có chữa được không? Yếu tố nào ảnh hưởng? | Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình hoạt động mà thận có thể bị ứ nước. Đây là một trong số các bệnh khá nghiêm trọng, cần được can thiệp và điều trị kịp thời. Vậy thận ứ nước có chữa được không? Yếu tố nào ảnh hưởng? BS.CKI Lý Minh Hoàng, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ thông tin làm rõ vấn đề này qua bài viết sau.
Mục lụcBệnh thận ứ nước có tự khỏi không?Bệnh thận ứ nước có chữa được không?Yếu tố rủi ro gây bệnh và phương pháp chẩn đoánCác phương pháp điều trị thận ứ nước hiện nayCần lưu ý gì trước và sau khi điều trị bệnh?1. Trước khi điều trị2. Sau khi điều trịHướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà sau điều trịBệnh thận ứ nước có tự khỏi không?
Tình trạng bệnh thận ứ nước có thể tự khỏi. Đối với người bệnh được chẩn đoán thận ứ nước ở cấp độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực và thăm khám sức khỏe định kỳ để xem xét quá trình tiến triển của bệnh. Một vài trường hợp sẽ cần uống thuốc kê toa để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. (1)
Biểu hiện của bệnh thận ứ nước thay đổi theo thời gian, nguyên nhân và mức độ bệnh. Ở giai đoạn nặng (độ 3 và độ 4), bệnh xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng. Trong khi đó, thận ứ nước độ 1 thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện khi người bệnh đi siêu âm hoặc CT scan, lúc này giãn nở bể thận và đài thận chỉ ở mức độ vừa nhẹ (5 – 7mm). Thận có thể ứ nước ở một hoặc cả 2 bên.
Trường hợp chỉ một bên thận ứ nước, người bệnh không cảm nhận được rõ sự khác biệt, vì thận còn lại sẽ tăng cường hoạt động để bù trừ. Nhưng khi cả 2 bên thận đều ứ nước sẽ gây trở ngại cho chức năng lọc máu của thận. Điều này gây rối loạn chức năng và điện giải, làm chất thải tích tụ lại trong hệ tiết niệu. Một vài triệu chứng thận ứ nước ở mức độ nhẹ gồm:
Đau nhức nhẹ tại vùng hông dưới lưng.
Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường.
Gặp khó khăn khi đi tiểu.
Người bị thận ứ nước sẽ cảm thấy đau ở vùng hông và thắt lưng
Bệnh thận ứ nước có chữa được không?
Có, tùy giai đoạn bệnh, nguyên nhân và mức độ phát triển của bệnh, thận ứ nước sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Tầm soát và sàng lọc từ sớm sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị. (2)
Yếu tố rủi ro gây bệnh và phương pháp chẩn đoán
Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý đặc trưng do tích tụ nước tiểu. Một số yếu tố dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước:
Sỏi thận: sỏi là chất cặn cứng tạo thành từ khoáng chất và muối, có thể chặn dòng nước tiểu trong hệ tiết niệu.
Hẹp niệu quản: thường xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật.
Khối u hoặc ung thư: khối u phát triển trong hoặc xung quanh hệ tiết niệu có thể gây chèn ép niệu quản, ngăn dòng nước tiểu lưu thông như bình thường.
Phì đại tuyến tiền liệt: phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới có thể gây tình trạng chèn ép niệu đạo, dẫn đến thận ứ nước.
Mang thai: thai nhi nằm trong tử cung sẽ tạo áp lực lên niệu quản, làm tăng nguy cơ mắc thận ứ nước ở phụ nữ mang thai.
Trào ngược bàng quang niệu quản: đây là tình trạng xảy ra khi nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào niệu quản và thận.
Các tình trạng khác: một số tình trạng bệnh lý như bàng quang thần kinh, tiểu đường và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ thận ứ nước, người bệnh nên đến khám với bác sĩ ngay
Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất cho từng ca bệnh:
Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải và kiểm tra khu vực gần thận và bàng quang có bị đau hoặc sưng tấy không. Sau đó thu thập thông tin tiền sử gia đình và tiền sử bệnh cá nhân. Nam giới sẽ cần khám trực tràng để phát hiện phì đại tuyến tiền liệt, trong khi nữ giới cần khám phụ khoa để đánh giá tử cung hoặc buồng trứng.
Xét nghiệm nước tiểu: bác sĩ sẽ thu thập mẫu nước tiểu và phân tích mẫu máu, sỏi, vi khuẩn hoặc nhiễm trùng. Họ có thể cần sử dụng ống thông để thoát nước tiểu.
Xét nghiệm máu: Công thức máu toàn bộ (CBC) dùng để xác định xem có nhiễm trùng hay không. Bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chức năng thận, bao gồm creatinine, GFR ước tính (eGFR) và nitơ urê máu (BUN) khi cần thiết.
Chẩn đoán hình ảnh: người bệnh sẽ được chỉ định siêu âm, chụp X-quang, CT scan hoặc MRI.
Bác sĩ có thể phát hiện thai nhi có bị dị tật bẩm sinh thận ứ nước hay không ngay từ ba tháng đầu bằng siêu âm. Nếu bác sĩ đưa ra chẩn đoán vào thời điểm này, phụ huynh sẽ cần thực hiện siêu âm bổ sung để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm:Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?
Các phương pháp điều trị thận ứ nước hiện nay
Bệnh thận ứ nước có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp điều trị thận ứ nước tùy vào nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Những trường hợp tắc nghẽn ở niệu đạo sẽ thực hiện dẫn lưu nước tiểu bàng quang, giảm tình trạng thận căng tức.
Trường hợp các đường ống hệ niệu trong cơ thể bị sẹo hẹp hoặc chèn ép bởi các cấu trúc xung quanh, bác sĩ sẽ đặt stent để nong rộng vị trí bị tắc nghẽn.
Khi thận phình to, gây ra những cơn đau dữ dội, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi đường tiết niệu. Trường hợp hình thành khối u làm tắc nghẽn đường tiểu cũng cần tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u, làm thông ống dẫn.
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn,… để hạn chế nhiễm trùng và khiến người bệnh dễ chịu hơn, ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng của thận.
Cần lưu ý gì trước và sau khi điều trị bệnh?
Dưới đây là một vài lưu ý trước và sau khi điều trị thận ứ nước để đảm bảo kết quả tối ưu và ngăn ngừa các biến chứng.
1. Trước khi điều trị
Thảo luận với bác sĩ: về các lựa chọn điều trị để hiểu rõ những lợi ích và mức độ rủi ro cũng như tác dụng phụ của từng thủ tục.
Tình trạng thể chất: người bệnh nên chuẩn bị tốt về cả thể chất lẫn tinh thần trước khi điều trị. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng và vitamin đặc biệt phù hợp để nâng cao thể trạng. Nên lựa chọn các thực phẩm phù hợp, đảm bảo vệ sinh và dễ tiêu hóa. Thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Không hút thuốc: hút thuốc sẽ giảm lưu thông máu, từ đó quá trình lành vết mổ sẽ chậm hơn, vết mổ dễ nhiễm khuẩn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp khi phẫu thuật, dễ bị viêm phổi, xẹp phổi hậu phẫu do tăng tiết dịch nhầy, đờm dãi trong khí phế quản. Nicotine trong thuốc lá cũng làm giảm enzym cytochrome P-450 – một loại men tham gia chuyển hóa thuốc tại gan. Dừng hút thuốc lá trước khi điều trị để hồi phục enzym và tăng cường miễn dịch.
Tránh đồ uống có cồn: rượu bia dễ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương, làm tăng nguy cơ chảy máu và giảm đáp ứng miễn dịch. Chúng chứa nhiều chất xúc tác gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể dung nạp thuốc gây tê hoặc gây mê.
Tình trạng sức khỏe: thông tin đến bác sĩ các loại thuốc người bệnh đang sử dụng để điều chỉnh hoặc ngưng sử dụng khi cần thiết.
2. Sau khi điều trị
Tái khám định kỳ: kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất cần thiết để theo dõi tiến trình điều trị và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm.
Kiểm soát cơn đau: bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp người bệnh vượt qua những triệu chứng khó chịu sau điều trị.
Theo dõi nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng: nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau hoặc khó tiểu, đây có thể là dấu hiệu người bệnh đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Uống đủ nước: để làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa sỏi thận tái phát hoặc tắc nghẽn các cơ quan khác trong hệ tiết niệu.
Điều chỉnh lối sống: bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống hoặc điều chỉnh lối sống khác để ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.
Bài viết liên quan:Thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà sau điều trị
Chăm sóc người bệnh tại nhà sau điều trị bệnh thận ứ nước phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị mà người bệnh thực hiện. Người bệnh cần:
Tái khám đúng lịch: bác sĩ sẽ sắp xếp lịch hẹn sau điều trị để theo dõi chức năng thận, kiểm tra bệnh có khả năng tái phát không và đảm bảo hiệu quả điều trị. Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT sẽ cần được thực hiện khi cần thiết.
Uống thuốc: tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm lượng thuốc, không nên ngừng uống thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ và liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc.
Xây dựng chế độ ăn uống: thay đổi chế độ ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa sỏi thận hoặc kiểm soát các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Điều này có thể bao gồm giảm lượng muối, uống đủ nước và tránh một số loại thực phẩm có khả năng gây sỏi thận.
Thay đổi lối sống: lối sống lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và góp phần ngăn ngừa phát sinh biến chứng trong tương lai. Nên duy trì cân nặng khỏe mạnh, thường xuyên tập thể dục và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá.
Theo dõi tình trạng: trường hợp người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) như sốt, đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu bị đục, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, hoặc thực hiện các biện pháp khác tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh để ngăn ngừa tổn thương thận.
Xây dựng và duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh như viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, vô sinh nam, bệnh lý tuyến tiền liệt, bệnh lý dương vật, bao quy đầu,… Trung tâm có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến, giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm trong suốt quá trình điều trị.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của quý độc giả về vấn đề “Thận ứ nước có chữa được không?”. Việc điều trị thận ứ nước cần được thực hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời, vì vậy người bệnh cần đi thăm khám để bác sĩ xác định được nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-cat-mong-tay-cho-be-vi | Cách cắt móng tay cho bé | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bạn có sợ cắt những móng tay nhỏ xíu của con mình không? Mặc dù móng tay của bé mềm và dẻo hơn móng tay của bạn nhưng chúng vẫn có thể gây xước và cần được cắt tỉa thường xuyên.
1. Có nên cắt móng tay cho bé không?
Trẻ sơ sinh có xu hướng có móng tay mềm, linh hoạt, phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc và có thể khá thô và sắc. Điều này có nghĩa là chúng có thể dễ dàng tự cào mình và thậm chí cào vào mặt, vì vậy bạn cần cắt móng tay cho bé sơ sinh và vệ sinh móng tay cho bé.Các ông bố bà mẹ nên cắt móng tay của bé thường xuyên bởi móng tay của chúng có thể mềm và dẻo hơn móng tay của người lớn nhưng lại rất sắc. Trẻ sơ sinh ít có khả năng kiểm soát được chân tay của mình, khi trẻ dơ chân tay của mình có thể dễ dàng chạm và gãi vào mặt của chính mình hoặc vào mặt của bố mẹ.Móng tay út mọc nhanh nên bạn có thể phải cắt vài lần một tuần. Móng chân ít phải cắt tỉa thường xuyên hơn.
2. Các cách để cắt móng tay cho bé
Thời gian tốt nhất để làm điều này là khi trẻ sơ sinh ngủ hoặc ngay sau khi tắm, thời điểm này, các móng tay của bé mềm nhất. Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ ánh sáng để xem mình cắt cho bé. Sử dụng một chiếc kéo hoặc bấm móng tay dành cho trẻ em được làm đặc biệt để sử dụng trên các ngón tay nhỏ. Nhấn miếng đệm ngón tay ra xa móng tay để tránh làm xước da và giữ chặt tay bé khi bạn kẹp. Một mẹo khác là nhờ một người dùng tay của họ để nhấc móng tay của em bé ra khỏi da để đảm bảo rằng kéo cắt không chạm vào da.Cắt móng tay cho bé theo đường cong của ngón tay. Cắt móng chân thẳng ngang. Sau đó, sử dụng một dũa móng tay để làm phẳng các cạnh bị thô.Nếu bạn quyết định cắt móng tay cho bé khi bé đang thức, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè bế và giữ bé không bé ngọ nguậy quá nhiều khi bạn cắt. Hoặc nhờ ai đó đánh lạc hướng để bạn giữ yên tay bé để cắt và dũa.Một số cha mẹ cắn móng tay của bé để tạo hình, nhưng làm theo cách này có thể đưa vi khuẩn từ miệng của bạn vào bất kỳ vết cắt nhỏ nào mà bé có thể có trên ngón tay. Bạn cũng sẽ không thể thấy mình đang làm gì, và bạn sẽ thấy rằng ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của bạn.Nếu móng tay của bé có vẻ đặc biệt sắc nhọn và bạn không thể cắt móng tay cho bé ngay bây giờ, hãy đeo găng tay vào tay bé để tránh gãi, đặc biệt là khi bé ngủ. Việc cắt móng tay cho bé cần thực hiện đúng theo hướng dẫn 3. Nếu trẻ bị chảy máu, làm cách nào để cầm máu?
Nếu trẻ bị chảy máu, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắt dưới vòi nước mát, sau đó quấn khăn giấy quanh ngón tay của bé và giữ nó một lúc để cầm máu cho bé. Ngoài ra, các bác sĩ không khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm băng dạng lỏng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi vì chúng có thể sẽ cho vào miệng hoặc làm bong các lớp dạng lỏng đó ra. Nếu con bạn bị vết thương không ngừng chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để sơ cứu cho bé.Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ |
|
https://tamanhhospital.vn/nhoi-mau-co-tim-thuong-gap-o-do-tuoi-nao/ | 28/05/2024 | Nhồi máu cơ tim thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi dễ mắc nhất? | Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng gây tử vong cao, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhồi máu cơ tim được biết đến là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều người trẻ vẫn mắc bệnh. Vậy nhồi máu cơ tim thường gặp ở độ tuổi nào?
Mục lụcTại sao tuổi tác lại là nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim?Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim có tăng lên hay không?Có sự khác biệt về nhóm tuổi thường gặp nhồi máu cơ tim giữa nam và nữ không?Bệnh nhồi máu cơ tim thường gặp ở độ tuổi nào nhất?Bảng độ tuổi trung bình bị nhồi máu cơ tim lần đầu tiên theo giới tínhLàm gì để giảm nguy cơ cho người trong độ tuổi nguy cơ cao nhồi máu cơ tim?1. Xử lý các bệnh lý nền nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim2. Có kế hoạch thay đổi lối sống tốt cho tim mạch3. Tập luyện thể dục đều đặn4. Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh với trái tim5. Thăm khám sức khỏe Tim mạch định kỳTại sao tuổi tác lại là nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim?
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp cho cơ tim bị ngăn chặn do động mạch vành bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch vành là do cholesterol tích tụ trong lòng mạch, gây viêm lớp lót trên thành mạch. Khi đó, các tế bào tiểu cầu và tế bào miễn dịch sẽ di chuyển đến vùng bị viêm để giúp làm lành những tổn thương.
Theo thời gian, các tế bào này liên kết với canxi và cholesterol dần tạo nên mảng xơ vữa. Khi mảng xơ vữa bị nứt hoặc vỡ ra sẽ tạo thành huyết khối, gây tắc nghẽn nghẽn cục bộ, dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.
Xơ vữa động mạch là một quá trình phức tạp, diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, có thể đã bắt đầu từ thời thơ ấu và tiến triển dần theo độ tuổi. Những người trên 40 tuổi có sức khỏe tốt có khoảng 50% nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch nghiêm trọng và nguy cơ này tăng dần theo độ tuổi. Hầu hết người trên 60 tuổi đều có thể bị xơ vữa động mạch nhưng thường không có triệu chứng rõ rệt. (1)
Nhồi máu cơ tim không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, mà hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh do lối sống thiếu khoa học. Khi có các triệu chứng nhồi máu cơ tim lại thường chủ quan, không đến bệnh viện ngay, bỏ qua thời gian tốt nhất để điều trị, làm tăng nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí tử vong.
Do đó, mỗi người chúng ta đều nên biết rõ về các dấu hiệu nhồi máu cơ tim để kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời. Những dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể nhận biết sớm bao gồm:
Đau nặng vùng ngực;
Khó chịu, đau mỏi từ hàm lan rộng ra sau lưng hoặc xuống bụng;
Đổ mồ hôi lạnh;
Mệt mỏi bất thường, không rõ nguyên nhân;
Khó thở, hụt hơi;
Khó chịu ở vùng thượng vị;
Hoa mắt, chóng mặt;
Tim đập nhanh;
Mất nhận thức;
Tụt huyết áp;
Ngất xỉu.
>> Xem thêm: Việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp giúp người xung quanh nhanh chóng có hướng sơ cứu nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân và liên hệ cấp cứu kịp thời.
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim có tăng lên hay không?
Theo thông tin từ Viện Lão hóa Quốc gia (NIA), nguy cơ nhồi máu cơ tim thường tăng lên ở người cao tuổi. Nguyên nhân nhồi máu cơ tim là do khi già đi sẽ có một số thay đổi thể chất đối với tim và hệ thống tim mạch nói chung, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim:
Xơ vữa động mạch: Các mảng bám tích tụ trong thành động mạch gây tắc nghẽn động mạch, hạn chế lưu lượng máu. Khi những mảng chất béo này vỡ ra sẽ hình thành huyết khối, gây tắc nghẽn động mạch vành sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Quá trình xơ vữa động mạch thường bắt đầu từ thời thơ ấu và tiến triển theo tuổi. Càng lớn tuổi càng, quá trình xơ vữa diễn ra càng nhanh hơn và nguy cơ nhồi cơ tim càng cao.
Xơ cứng động mạch: Theo thời gian, cơ thể dần già đi, thành động mạch dần cứng lại, kém linh hoạt do bị nhiễm xơ vữa. Tình trạng xơ cứng được hình thành trong nhiều năm, phát triển âm thầm, nguy cơ dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim.
Thành tim dày lên: Khi thành tim dày lên, kích thước tim cũng sẽ tăng lên, trong khi đó thể tích máu bị giảm.
Van tim suy yếu: Bệnh về van tim thường xảy ra ở người cao tuổi do bệnh lý, nhiễm trùng tim trước đó không được điều trị tốt hoặc van tim bị lão hóa, làm giảm khả năng đóng – mở van, khiến tim khó kiểm soát lưu lượng máu.
Tăng natri máu: Thường gặp ở người cao tuổi, có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. (2)
Ngoài ra, người cao tuổi thường có các bệnh nền kèm theo, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim như: huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, mỡ máu, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá trong nhiều năm…
Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người cao tuổi
Có sự khác biệt về nhóm tuổi thường gặp nhồi máu cơ tim giữa nam và nữ không?
Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người cao tuổi, người có các bệnh về tim mạch hoặc tiền sử bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay bệnh có đang xu hướng trẻ hóa. Các trường hợp nhập viện do nhồi máu cơ tim ngày càng tăng ở những người trẻ dưới 55 tuổi, đặc biệt là phụ nữ da đen. So với nam giới, phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim hơn bao gồm:
Tăng huyết áp;
Bệnh tiểu đường;
Bệnh thận mạn tính;
Đột quỵ.
>> Xem thêm:11 dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ cảnh báo sớm không nên bỏ qua
Kết quả nghiên cứu từ 9954 người trưởng thành bị nhồi máu cơ tim lần đầu ở độ tuổi từ 25 – 74 trong khoảng thời gian từ 2000 – 2016 cho thấy:
Độ tuổi khởi phát nhồi máu cơ tim giảm theo thời gian ở nam giới từ 50 đến 70 tuổi nhưng lại tăng ở nam giới dưới 50 tuổi và trên 70 tuổi.
Ở nữ giới, độ tuổi khởi phát giảm dần theo thời gian đối với những cơn nhồi máu cơ tim lần đầu trước tuổi 70 nhưng vẫn tương đối ổn định sau đó. (3)
Bệnh nhồi máu cơ tim thường gặp ở độ tuổi nào nhất?
Tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim ở những người trong độ tuổi từ 65 – 74 cao gấp 7 lần so với người trong độ tuổi từ 35-44 tuổi. Đối với những người trên 80 tuổi, tỷ lệ nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 – 3 lần so với người trong độ tuổi từ 65 – 69 tuổi.
Bên cạnh nguyên nhân phổ biến nhất gây nhồi máu cơ tim là do mảng xơ vữa gây tắc động mạch vành, có nhiều nguyên nhân khác gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ thường gặp như: stress, thừa cân – béo phì, hút thuốc lá, tăng cholesterol do di truyền, ít vận động…
Bảng độ tuổi trung bình bị nhồi máu cơ tim lần đầu tiên theo giới tính
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), độ tuổi trung bình bị nhồi máu cơ tim lần đầu tiên ở Mỹ là 65,5 tuổi đối với nam và 72 tuổi đối với nữ. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim đang gia tăng ở những người dưới 40 tuổi.
Thống kê dựa trên kết quả nghiên cứu của 322.523 người, Hiệp hội Tim mạch Mỹ ghi nhận tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim do bệnh động mạch vành tắc nghẽn và do bệnh động mạch vành không tắc nghẽn:
Độ tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim
Trên 50 tuổi
18%
50-59 tuổi
27%
60-69 tuổi
26%
70-79 tuổi
18%
80-89 tuổi
12%
Nghiên cứu vào năm 2020 tại Na Uy cho thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở những người từ 45 tuổi trở xuống như sau:
Tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim trên 100.000 người
20-29 tuổi
2,1
30-39 tuổi
16,9
40-49 tuổi
97,6
So với người lớn tuổi, những người trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim thường là nam giới, hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim có xu hướng ngày càng trẻ hóa hiện nay
Làm gì để giảm nguy cơ cho người trong độ tuổi nguy cơ cao nhồi máu cơ tim?
Tình trạng bệnh tiến triển âm thầm và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Do đó, chúng ta nên chủ động trong việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim bằng cách:
1. Xử lý các bệnh lý nền nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim
Một số bệnh lý nền làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim như: tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì, bệnh tiểu đường… Phương pháp điều trị tùy thuộc vào bệnh nền và mức độ bệnh như:
Tăng huyết áp: Kết hợp dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ với điều chỉnh lối sống, tập thể dục đều đặn, giảm cân, giảm muối trong khẩu phần ăn hoặc điều trị theo nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Cholesterol cao: Thay đổi chế độ ăn uống, ngừng hút thuốc lá, tăng cường vận động thể dục hoặc dùng thuốc giảm cholesterol nếu mức mỡ máu không giảm sau vài tháng.
Bệnh tiểu đường: Cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và dùng insulin, thuốc điều trị tiểu đường dạng uống hoặc tiêm.
2. Có kế hoạch thay đổi lối sống tốt cho tim mạch
Người có yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim nên có sự điều chỉnh phù hợp trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh:
Ngừng hút thuốc: Hóa chất trong khói thuốc lá có thể phá hủy chức năng của tim và các mạch máu nuôi tim. Thời gian lâu dài có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Do đó, cần ngừng hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử và tránh xa khói thuốc lá.
Kiểm soát tốt mức cholesterol: Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Để có thể kiểm soát tốt mức cholesterol trong cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện để ngăn ngừa bệnh tiến triển, hoặc dùng thuốc giảm cholesterol nếu có chỉ định của bác sĩ.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà, tham gia các hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu huyết áp cao.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Quản lý căng thẳng, nên dành thời gian để thư giãn tinh thần, không nên áp lực quá mức trong công việc và cuộc sống.
>> Xem thêm:Bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Có bị giảm tuổi thọ không?
3. Tập luyện thể dục đều đặn
Nên duy trì thói quen vận động đều đặn, mỗi tuần tập ít nhất 5 buổi, mỗi buổi tập khoảng 30 phút với các bài tập phù hợp. Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp ổn định huyết áp, giữ cho cân nặng phù hợp và giảm stress hiệu quả.
Nên duy trì thói quen vận động thường xuyên khi thuộc độ tuổi nguy cơ nhồi máu cơ tim cao
4. Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh với trái tim
Người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh với tim bằng cách:
Kiểm soát khẩu phần ăn, ăn vừa phải, không nên ăn quá no.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Chọn nguồn protein ít chất béo như cá, thịt nạc, thịt gia cầm đã bỏ da, các sản phẩm từ sữa ít béo, trứng, các loại đậu.
Hạn chế ăn thịt mỡ động vật, các sản phẩm được chế biến sẵn, chiên rán…
Giảm lượng muối trong thức ăn.
5. Thăm khám sức khỏe Tim mạch định kỳ
Nhồi máu cơ tim ngay cả khi đã cấp cứu và điều trị thành công vẫn có thể tái phát trở lại. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe tim mạch theo định kỳ là rất quan trọng. Đặc biệt khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim như: đau ngực, khó thở, đau ở cổ hoặc hàm, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Ngoài ra, người có các yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để thăm khám, kiểm tra thường xuyên, nhằm tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu dọa hoặc nhồi máu cơ tim.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tim mạch, Ngoại tim mạch – Lồng ngực – Mạch máu, Hồi sức Tim mạch, Can thiệp tim mạch,… cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.
Hiện BVĐK Tâm Anh đầu tư máy chụp cắt lớp vi tính CT 1975 lát cắt đồng bộ chính hãng duy nhất ở Việt Nam, được đặt hàng đầu tiên tại Đông Nam Á, có thể phát hiện nhanh tổn thương nhỏ, vùng thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu phổi trong vòng 0,23 giây, lượng tia xạ cực thấp. Đồng thời, bệnh viện đã triển khai quy trình Cấp cứu ngoại viện – Bác sĩ đến tận nhà nhằm rút ngắn thời gian điều trị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân được can thiệp sớm nhất giúp duy trì chức năng sống cho đến khi được đưa đến bệnh viện.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
Kết lại câu hỏi nhồi máu cơ tim thường gặp ở độ tuổi nào qua bài viết đã làm rõ bệnh có thể xảy ra ở bất độ tuổi, đối tượng nào. Tình trạng có thể diễn tiến âm thầm, khởi phát đột ngột ngay cả khi người bệnh đang ngủ, sinh hoạt hoặc làm việc. Bác sĩ Võ Anh Minh nhấn mạnh, việc thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao, có tiền sử bệnh tim mạch là rất quan trọng. Đồng thời, nên có sự điều chỉnh trong lối sống, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim. |
https://suckhoedoisong.vn/tam-quan-trong-cua-viec-tap-the-duc-doi-voi-nguoi-nhiem-hiv-169240422133602357.htm | 22-04-2024 | Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV | 1. Tập thể dục tốt cho người nhiễm HIV như thế nào?
Tập thể dục
thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh và rất quan trọng với người
nhiễm HIV
. Các loại bài tập khác nhau sẽ phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của một cá nhân trong quá trình
điều trị HIV
.
Tập thể dục còn giúp đóng vai trò kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc, chẳng hạn như thay đổi thành phần cơ thể và
tăng cholesterol
, chất béo trung tính và đường huyết…
Lợi ích của tập thể dục với người nhiễm HIV:
Duy trì hoặc xây dựng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ, giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính (ít nguy cơ mắc bệnh tim).
Tăng năng lượng.
Điều hòa chức năng ruột.
Tăng cường xương (ít nguy cơ loãng xương).
Cải thiện lưu thông máu.
Tăng dung tích phổi.
Giúp ngủ ngon.
Giảm căng thẳng và có thể cải thiện chứng trầm cảm.
Cải thiện sự thèm ăn.
Giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư…
Hoạt động thể chất giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư... Đây là các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV.
Người nhiễm HIV có thể lựa chọn hình thức đi xe đạp.
2. Các bài tập tốt cho người nhiễm HIV
Tập thể dục đều đặn và phù hợp là điều quan trọng, bất kể tình trạng nhiễm HIV của bạn như thế nào. Dưới đây là một số hình thức tập luyện người nhiễm HIV có thể tham khảo:
-
Đi bộ
, chạy bộ:
Đây là những hình thức tập luyện đơn giản, nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe người nhiễm HIV. Hãy biến nó thành một thói quen hàng ngày, có thể đi bộ cùng gia đình, đi dạo sau giờ làm việc hoặc đi bộ nhóm…
-
Khiêu vũ
:
Khiêu vũ không chỉ mang lại sức khỏe, niềm vui mà còn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những người thường xuyên khiêu vũ, cơ thể được vận động, máu huyết lưu thông là nền tảng để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống được nhiều loại bệnh tật như tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
- Đi xe đạp:
Đi xe đạp là một cách thú vị để giảm bớt những căng thẳng trong ngày.
-
Đi bơi:
Bơi lội được coi là một bài tập rèn luyện sức đề kháng nên rất tốt cho tim và phổi.
- Tập tạ và bài tập tim mạch
: Giúp tăng khối lượng cơ nạc và cải thiện
mật độ xương
. Giảm khối lượng cơ thể và mật độ xương là những tác dụng phụ thường gặp khi sống chung với HIV. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức và cách thức tập luyện…
3. Lưu ý khi tập luyện ở người nhiễm HIV
- Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem có bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động của bạn hay không và lựa chọn bài tập, hình thức, cường độ tập phù hợp.
- Khi bạn cảm thấy không khỏe, không nên tập thể dục. Cần phân biệt giữa tình trạng khó chịu nói chung (thường là cảm thấy không khỏe về thể chất hoặc tinh thần) và tình trạng mệt mỏi hoặc bệnh tật nghiêm trọng. Hãy lắng nghe cơ thể và nếu trong quá trình tập thể dục thấy mệt mỏi cũng nên ngừng tập.
-
Hãy
đặt mục tiêu tập thể dục 20-30 phút, ít nhất 3 lần một tuần khi bạn mới bắt đầu. Sau đó dần dần tăng lên 45 phút, ít nhất 3-4 lần một tuần, trong vài tháng. Đặt cho mình một số mục tiêu nhỏ để đạt được trong một khoảng thời gian có thể mang lại động lực và duy trì tập luyện tốt hơn.
Khuyến cáo người lớn cần ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần cho hoạt động
aerobic cường độ vừa phải, như đạp xe, đi bộ nhanh… Người lớn cũng cần hoạt động tăng cường cơ bắp, như nâng tạ hoặc chống đẩy, ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
Mời độc giả xem thêm:
HIV: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh
SKĐS - HIV là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tâm lý cho người bệnh. HIV không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho những người xung quanh. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-nen-an-khoai-lang-luc-doi-vi | Có nên ăn khoai lang lúc đói? | Khoai lang là một cách ăn lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm ăn carbohydrate. Khoai lang có các chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể bao gồm vitamin C, canxi, beta-carotene và mức độ cao của carbohydrate giải phóng chậm. Đối với những người đang muốn ăn khoai lang giảm cân, đây là lý do tại sao nó có thể là một thực phẩm quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, có nên ăn khoai lang lúc đói không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đọc thêm để hiểu hơn về điều này.
1. Khoai lang
Khoai lang thường được nhận biết bởi vỏ màu đồng và thịt màu cam rực rỡ, mặc dù hàng trăm loại được trồng trên toàn thế giới có màu sắc như trắng, kem, vàng, tím đỏ và tím đậm. Mặc dù chúng thường được tìm thấy trên các bàn ăn ngày lễ được bao phủ bởi kẹo dẻo hoặc trộn thêm chất làm ngọt, nhưng không cần thiết! Đúng như tên gọi, khoai lang có hương vị ngọt ngào tự nhiên, được tăng cường qua các phương pháp nấu nướng như rang. Chúng cũng là một trong những nguồn cung cấp beta-carotene hàng đầu - tiền thân của vitamin A.Không giống như khoai tây (củ ăn được thuộc họ rau muống), “khoai lang” là một loại củ lớn có thể ăn được trong họ rau muống. Chúng cũng khác với khoai mỡ, là loại củ ăn được trong họ hoa loa kèn và có nguồn gốc từ Châu Phi và Châu Á. Rất có thể "khoai lang" được tìm thấy trong siêu thị địa phương của bạn thực sự là nhiều loại khoai lang. Khoai mỡ thật có thể được phân biệt bằng màu đen / nâu, vỏ giống như vỏ cây và thịt có màu trắng hoặc tím.Khoai lang có thịt màu cam giàu beta-carotene nhất. Khoai lang có ruột màu tím giàu anthocyanins hơn. Beta-carotene và anthocyanins là những hóa chất thực vật “phyto” có trong tự nhiên giúp rau có màu sắc tươi sáng. Các chất phytochemical này được nghiên cứu về vai trò tiềm năng của chúng đối với sức khỏe con người và phòng chống bệnh tậtNếu đổi khoai lang lấy khoai tây trắng, bạn vẫn muốn thực hiện dễ dàng: Mặc dù khoai lang là một nguồn giàu beta carotene, nhưng chúng có chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết cao — cao bằng khoai tây trắng . Hầu hết mọi người không ăn khoai lang với số lượng quá lớn như họ ăn khoai tây trắng, đó có lẽ là lý do tại sao các nghiên cứu không tìm thấy khoai lang là thủ phạm chính gây tăng cân và tiểu đường.Khoai lang giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin A ở dạng beta-caroten, kali, Chất xơ. Khoai lang còn có nhiều công dụng hữu dụng khác, giúp duy trì vóc dáng, đẹp da, đặc biệt khoai lang còn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, tim mạch...Ngoài củ, khoai lang có thể ăn được lá và chồi, Luộc khoai lang giữ lại nhiều beta-carotene hơn và làm cho chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn so với các phương pháp nấu ăn khác như nướng hoặc chiên. Có thể giữ lại tới 92% chất dinh dưỡng bằng cách giới hạn thời gian nấu, chẳng hạn như đun sôi trong nồi có nắp đậy kín trong 20 phút. Nấu cả vỏ còn giúp giảm thiểu việc rửa trôi các chất dinh dưỡng bao gồm beta-carotene và vitamin C.Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang sai cách, đặc biệt là ăn lúc đói có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Ăn khoai lang lúc đói có thể gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe 2. Có nên ăn khoai lang lúc đói và ăn khoai lang như nào để không gây hại cho sức khỏe?
2.1. Có nên ăn khoai lang khi đóiKhoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói. Điều này do khoai lang có thể tăng sản sinh axit trong dạ dày. Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày không nên ăn khoai khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.Trong khoai lang chứa rất nhiều đường, nếu bạn ăn nhiều, đặc biệt là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị, việc này dẫn đến nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên luộc khoai và nước khoai thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Uống nước gừng sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng chướng bụng. Ngoài ra, khi bạn đói, đường huyết của bạn thấp, nếu ăn khoai lang sẽ lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.2.2. Có nên ăn khoai lang vào buổi tốiKhông nên ăn khoai vào buổi tối vì dễ bị trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc có hệ tiêu hóa kém, điều này sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, Hơn nữa, vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên sẽ càng khó tiêu hóa và dẫn đến chứng mất ngủ.Sẽ tốt cho cơ thể của bạn nếu ăn khoai lang vào buổi sáng, kèm sữa tươi hoặc sữa chua, chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.2.3. Khoai lang có nên ăn cả vỏKhoai lang là thực phẩm rất tốt với nhiều chất dinh dưỡng và tác dụng hữu ích của nó, đặc biệt là cho những người bị táo bón, tuy nhiên khoai lang ăn cả vỏ lại không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn sẽ gây mất hương vị mà lại nguy hiểm đến sức khỏe, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bạn không nên ăn cả vỏ khoai lang bởi nó không tốt cho sức khỏe Một số lưu ý khi ăn khoaiĐể tránh những tác hại đến sức khỏe, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề khi ăn khoai:Khoai vỏ đỏ ruột vàng là một trong những loại khoai có tác dụng tốt nhấtNên ăn khoai vỏ trắng ruột trắng sẽ giúp giải cảm cúm và chữa táo bónKhoai lang và rau lang chứa nhiều canxi vì thế không nên ăn thường xuyên có thể gây sỏi thậnĐể cân bằng dưỡng chất, bạn nên ăn kèm đạm động vật và thực vậtKhoai nên được bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, nơi không có chuột bọ, và nên dùng trong tuần.Khi ăn khoai nên chú ý phần khoai bị hỏng như khoai hà, khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độcHãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé! |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phat-trien-giac-quan-cua-be-xuc-giac-vi | Phát triển giác quan của bé: Xúc giác | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Chung Thị Mộng Thuý - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Xúc giác là có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời, nó giúp bé kết nối tình cảm mẹ-bé, tương tác với mọi người và khám phá thế giới xung quanh.
1. Phát triển xúc giác ở trẻ sơ sinh diễn ra khi nào?
Xúc giác của trẻ bắt đầu phát triển khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ.Khi bước sang tuần thứ 11, em bé bắt đầu cử động trong bụng mẹ. Những chuyển động này đánh dấu bước khám phá đầu tiên của bé về môi trường sống và cơ thể của mình.Sau khi sinh, bé sử dụng xúc giác để cảm nhận các sự vật xung quanh. Cũng thông qua nó mà trẻ có thể cảm nhận được tình thương của mẹ qua các hành động bế, ôm ấp, cho ăn, tắm rửa và massage. Xúc giác của trẻ bắt đầu phát triển ngay từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ 2. Các giai đoạn phát triển xúc giác ở trẻ sơ sinh
Xúc giác của trẻ bắt đầu hình thành từ trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển trong suốt trong những năm đầu đời và sau này.2.1. Giai đoạn sơ sinhEm bé mới sinh có làn da rất nhạy cảm. Một số vùng trên cơ thể bé đặc biệt nhạy cảm khi chạm vào như miệng, má, mặt, bàn tay, bụng và lòng bàn chân.Khi mới chào đời, tiếp xúc da kề da là một việc làm quan trọng nhằm gắn kết tình cảm mẹ con. Em bé có cảm giác được che chở khi được mẹ chạm vào da và phản ứng lại bằng cách chạm vào cằm của mẹ.Khi bạn vuốt lòng bàn tay của bé, bé sẽ phản ứng lại bằng cách nắm chặt tay bạn. Tương tự, nếu bạn đặt bất kỳ vật dụng nào khác vào lòng bàn tay, bé cũng sẽ nắm chặt lấy nó. Hầu hết những phản xạ này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn.Miệng của bé cũng rất nhạy cảm. Bé sử dụng miệng như một cách khác để học hỏi và khám phá. Do đó, khi bạn đặt bé lên ngực, bé sẽ dùng miệng để tìm núm vú để ngậm bú. Ngoài ra, nếu bạn chạm nhẹ vào má bé, bé sẽ quay đầu lại và dùng miệng để cảm nhận tay bạn.2.2. Giai đoạn 1 tháng tuổiKhi được 1 tháng tuổi, tay của bé hầu như khép lại. Khi ngón tay mở, trẻ thích dùng nó để cầm lấy ngón tay của bố mẹ nếu được chạm vào lòng bàn tay.2.3. Giai đoạn 2 đến 3 tháng tuổiTrẻ thích cảm giác được bố mẹ chạm vào và chạm cằm của bố mẹ. Đây là phản ứng nhẹ nhàng để trẻ kết nối tình cảm với gia đình. Lúc này, lưỡi, môi và miệng của trẻ rất nhạy cảm. Trẻ sử dụng chúng để cảm nhận về các vật dụng xung quanh.Trẻ không tự nhặt đồ chơi nhưng thích thú khi được cầm trên tay. Ở giai đoạn 2 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi, trẻ có khả năng phân biệt được các vật dụng cứng và mềm.2.4. Giai đoạn 4 tháng tuổiỞ giai đoạn 4 tháng tuổi, các khối cơ của bé đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay. Điều này tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các hành động vươn tay và chạm vào các đồ vật.2.5. Giai đoạn 5 tháng tuổiKhi được 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập nâng, cầm, nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng. Điều này giúp hình thành cảm xúc rõ ràng của trẻ đối với việc đi tắm, trẽ phân biệt được nước nóng lạnh. Khi được 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập nâng, cầm, nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng 2.6. Giai đoạn 6 tháng tuổiXúc giác của bé tiếp tục được hoàn thiện. Lúc này, trẻ đang học cách để vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và chuyền chúng từ tay này sang tay khác. Trẻ thích những đồ chơi có thể chạm và tương tác. Do đó, gia đình nên phát triển xúc giác cho trẻ sơ sinh bằng cách giới thiệu các đồ chơi phát ra âm thanh khi trẻ chạm vào.2.7. Giai đoạn 7 đến 8 tháng tuổiKhả năng nhận thức về không gian của bé đang phát triển. Kết hợp với xúc giác, trẻ có thể phân biệt được vật thể phẳng và vật thể đa chiều. Bé sẽ cảm giác thích thú khi được chạm vào các đồ vật có bộ phận để nắm như tay cầm, bộ phận có thể xoắn hoặc xoay.Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò. Gia đình nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật xung quanh để tăng cường tư duy khám phá.2.8. Giai đoạn 9 đến 10 tháng tuổiEm bé di chuyển nhiều hơn và luôn tìm đến các vật dụng mới mẻ để chạm vào. Đến giai đoạn này, trẻ vẫn dùng miệng để tìm hiểu về các loại đồ vật.Trẻ sẽ thích nhặt đồ vật và bỏ chúng vào hộp đựng. Do đó, các gia đình nên mua các đồ vật có màu sắc sặc sỡ hoặc có các bộ phận chuyển động nhưng an toàn để trẻ tiếp tục khám phá.2.9. Giai đoạn 11 đến 12 tháng tuổiKhi được 1 tuổi, bé sẽ khám phá đa dạng hơn từ các loại đồ vật với tính chất khác nhau như cứng, mềm, lạnh, ướt, dính và sệt. Trẻ không dùng miệng nữa mà dùng tay để sờ và cảm nhận các loại đồ vật.
3.Phương pháp da kề da giúp phát huy tối đa xúc giác của trẻ
Chạm nhẹ nhàng vào cơ thể bé, đặc biệt là vùng lưng, là một trong những cách tốt để xoa dịu trẻ, đặc biệt là lúc quấy khóc.Trẻ sơ sinh thích được bế, vuốt ve, đung đưa vì tạo cảm giác dễ chịu. Trẻ thích được ở gần bố mẹ, cảm nhận hơi ấm, mùi, âm thanh và cảm giác quen thuộc từ cơ thể.“Chăm sóc kiểu kangaroo” - ôm em bé sơ sinh dựa vào ngực trần của mẹ, có tác dụng tối đa hóa tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con. Các nghiên cứu cho thấy cách này có thể giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu, giảm tình trạng khóc, cải thiện giấc ngủ và giúp bé bú mẹ hiệu quả hơn.Đối với các bà mẹ, tiếp xúc gần da kề da với trẻ có tác dụng điều chỉnh huyết áp và nồng độ hormone trong cơ thể. Khi ôm trẻ vào lòng, cơ thể mẹ sẽ giải phóng oxytocin, còn được gọi là hormone tình yêu. Các nghiên cứu đã phát hiện nồng độ oxytocin của các ông bố cũng có thể tăng lên sau tiếp xúc với con.Trẻ cũng thích được mát-xa. Thường xuyên mat-xa cho trẻ sẽ giúp ích trong việc tăng cường kết nối giữa mẹ và con. Việc làm này khuyến khích các ông bố bà mẹ cùng thực hiện. Chạm nhẹ nhàng vào cơ thể bé, đặc biệt là vùng lưng, là một trong những cách tốt để xoa dịu trẻ 4. Làm thế nào để phát triển xúc giác cho trẻ sơ sinh?
Một số cách sau đây có thể giúp ích:Tiếp xúc với các loại đồ chơi và vật dụng xung quanh đa dạng , đa màu sắc: Gia đình có thể kích thích sự phát triển này bằng cách cho bé chơi các loại đồ chơi với nhiều kiểu dáng và tính chất khác nhau (mịn, thô, cứng hoặc mềm), có tiếng động, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Sách chứa họa tiết, vải, lông vũ, bìa cứng có thể giúp ích. Khi bé đủ lớn, bạn có thể cho bé chơi với cát, đất sét hoặc nước.Cho bé tiếp xúc với thức ăn: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy để trẻ tiếp xúc và chơi với thức ăn. Mặc dù có cảm giác bẩn và lộn xộn, nhưng đó là một trải nghiệm học tập tốt với bé. Hành động này có thể khuyến khích trẻ thử các món ăn mới, cho trẻ cơ hội sử dụng các ngón tay, bàn tay để tìm hiểu thức ăn. Trẻ còn tiếp tục khám phá món ăn bằng lưỡi, sau khi đưa vào miệng.Tiếp xúc bằng cách massage cho trẻ: Massage mang lại sự tiếp xúc da kề da, đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu, giúp tăng cường gắn kết và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, đặc biệt rất cần cho trẻ sinh nonQuan sát để có phản ứng phù hợp với mong muốn của trẻ: Gia đình nên chú ý đến phản ứng của trẻ trước các kiểu chạm để nhận biết cảm xúc của trẻ với chúng. Từ đó đưa ra cách làm dịu phù hợp với trẻ.Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-diem-can-luu-y-khi-dieu-tri-u-nang-buong-trung-vi | Các điểm cần lưu ý khi điều trị u nang buồng trứng | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thanh Hà - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Buồng trứng là cơ quan nội tiết quan trọng ở phụ nữ. Buồng trứng sản sinh ra trứng, sau đó trứng gặp tinh trùng để thụ thai. Vì vậy bất kỳ tăng sinh bất thường nào ở buồng trứng sẽ hình thành khối u ở buồng trứng, phổ biến nhất là bệnh lý u nang buồng trứng.
1. Bệnh lý u nang buồng trứng
Bệnh lý u nang buồng trứng xảy ra với tần suất 12.8/100 000 phụ nữ, ở mọi lứa tuổi từ trẻ em gái đến phụ nữ mãn kinh. Đa số bệnh lý u nang buồng trứng là lành tính nếu bệnh phát triển trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên nguy cơ bệnh tiến triển ác tính sẽ gia tăng theo tuổi.U nang buồng trứng chiếm tỉ lệ khoảng 80% trong các bệnh gây ra khối u ở buồng trứng nói chung. Khi phát hiện bệnh lý, bệnh nhân nên điều trị u nang buồng trứng sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những yếu tố nguy cơ gây tử vong ở phụ nữ.
2. Các dạng bệnh lý u nang buồng trứng thường gặp
Bệnh lý u nang buồng trứng có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:2.1. Bệnh lý u nang buồng trứng cơ năngNguyên nhân phát sinh khối u nang là do những rối loạn nội tiết của buồng trứng. Tuy nhiên, giải phẫu bệnh các tổ chức của buồng trứng vẫn bình thường, không có sự thay đổi. U nang buồng trứng cơ năng bao gồm 2 dạng:Nang bọc noãn: Các nang trứng phát triển nhưng không vỡ và không diễn ra quá trình rụng trứng. Sau đó chúng tiếp tục lớn lên (có thể trên 10cm) và tiếp tục bài tiết oestrogen khiến bệnh nhân chậm kinh. Một số trường nang bọc noãn vỡ có thể gây chảy máu nhiều trong ổ bụng cần phải phẫu thuật cấp cứu;Nang hoàng tuyến: Đây là loại nang hay gặp ở những bệnh nhân chửa trứng, ung thư nguyên bào nuôi, đa thai hoặc đang điều trị vô sinh hiếm muộn.2.2.Bệnh lý u nang buồng trứng thực thểĐây là những khối u có sự biến đổi về mặt tổ chức học của buồng trứng, do đó chúng có nguy cơ ung thư hóa, bao gồm các dạng sau:U nang nước buồng trứng: Là dạng gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 40%. Trường hợp trên bề mặt u nang có các mạch máu tăng sinh hình lược hoặc xuất hiện các nhú bề mặt/bên trong lòng u là những dấu hiệu gợi ý diễn tiến đến ung thư;U nang nhầy buồng trứng: Loại này chiếm tỷ lệ khoảng 20% các khối u nang buồng trứng thực thể. U nang nhầy thường có kích thước lớn, có thể nặng đến vài chục kilôgam và hay dính vào các tổ chức xung quanh;U nang bì buồng trứng: Gặp ở 25% trường hợp, trong đó hay gặp nhất là u quái với cấu trúc tổ chức rất đặc biệt. Thành khối u có cấu trúc tương tự như da, có cấu trúc sừng hoặc tuyến bã... Bên trong nang thường chứa các mô như tóc, răng, bã đậu... U nang nước buồng trứng là bệnh lý u nang buồng trứng thường gặp 3. Triệu chứng của bệnh lý u nang buồng trứng
Các triệu chứng của bệnh lý u nang buồng trứng thường diễn tiến tiến âm thầm và đa số không có triệu chứng đặc hiệu nên hầu hết được phát hiện khi người bệnh khám phụ khoa định kỳ hoặc đến khám vì những lý do khác.Tuy nhiên, trường hợp khi các u nang đã lớn người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:Đau bụng âm ỉ vùng hạ vị hoặc đau khi thực hiện các hoạt động đặc biệt. Những cơn đau của u nang thường gây hiểu lầm do một số bệnh lý phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung... Thỉnh thoảng, đau bụng nghiêm trọng xảy ra do có sự xoắn phần phụ của một u nang hay khối u có kích thước > 4 cm.Có thể rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;Các dấu hiệu do u nang chèn ép lên cơ quan lân cận như tiểu khó hoặc táo bón...;Trường hợp u nang phát triển nhanh người bệnh có thể có các triệu chứng như bụng chướng to, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi... và đây là các dấu hiệu gợi ý u ác tính.
4. Các điểm cần lưu ý khi điều trị u nang buồng trứng
4.1. Các biến chứng của bệnh lý u nang buồng trứng nếu không điều trịCác biến chứng u nang buồng trứng tùy từng bệnh nhân mà diễn tiến khác nhau, xuất hiện sớm hay muộn. Nhiều trường hợp biến chứng xuất hiện là dấu hiệu để chẩn đoán bệnh:Xoắn u nang: Xảy ra với bất kỳ loại u nang nào. Trong đó dễ xoắn nhất khi u nhỏ, cuống dài, không dính. Khi u xoắn, người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, liên tục, có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói và đôi khi choáng do đau. Qua thăm khám, bác sĩ có thể ghi nhận bụng chướng, ấn đau hạ vị và 2 hố chậu, phản ứng thành bụng dương tính. Thăm âm đạo trực tiếp phát hiện khối u rất căng, ít di động, ấn cảm giác đau chói;Vỡ nang: Đau bụng đột ngột, liên tục ở vùng hạ vị và 2 hố chậu, có phản ứng thành bụng. Một số bệnh nhân vỡ nang gây chảy máu ổ bụng và thậm chí gây choáng mất máu. Thăm âm đạo khó xác định khối u hơn, di động tử cung đau tăng lên, cùng đồ sau đầy;Chèn ép các tạng xung quanh: đây là biến chứng xuất hiện muộn, khi u đã phát triển từ trước và có kích thước lớn (ví dụ u chèn ép vào bàng quang gây đái rắt/buốt, u chèn ép trực tràng gây táo bón, u chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận). Hiếm gặp khối u nang buồng trứng rất lớn chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù 2 chân hoặc cổ trướng...4.2. Lưu ý khi mắc bệnh lý u nang buồng trứng khi mang thaiNhững thai phụ mắc bệnh lý u nang buồng trứng chủ yếu được chẩn đoán thông qua quá trình khám thai định kỳ hoặc siêu âm.Sản phụ có thể mắc bất kỳ loại u nang buồng trứng nào nhưng tỷ lệ cao nhất là nang hoàng thể hay u nang bì và rất ít trường hợp các u nang là ác tính.Điều trị u nang buồng trứng ở sản phụ nên được cân nhắc phẫu thuật ở thời điểm 13 tuần tuổi thai trở lên vì lúc này nhai thai đã bài tiết đủ lượng hormone cần thiết nuôi dưỡng bào thai.Trường hợp u buồng trứng ở thai phụ là dạng nang hoàng thể thì sau 13 tuần tuổi kích thước chúng sẽ giảm dẫn hoặc không phát triển nữa, do đó đôi khi không cần phẫu thuật mà chỉ làm giải phẫu bệnh lý để theo dõi.Trường hợp u nang buồng trứng phát triển to lên trong 3 tháng giữa thai kỳ thì cần phẫu thuật ngay. Cần thăm khám kỹ lương khi điều trị u nang buồng trứng khi mang thai 5. Điều trị u nang buồng trứng
Điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào việc chẩn đoán phân biệt u nang cơ năng và u nang thực thể vì thái độ xử trí của 2 loại rất khác nhau.Các u nang cơ năng thường không cần điều trị, tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt, cần siêu âm định kì để theo dõi. Một số bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định các thuốc tránh thai dạng kết hợp để điều trị, tuy nhiên hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng. Trường hợp các u nang buồng trứng cơ năng có biến chứng như xoắn nang, vỡ nang chảy máu... thì điều trị phẫu thuật cấp cứu có thể được chỉ định nhưng rất hiếm gặp.Đối với u nang thực thể, điều trị bằng phẫu thuật cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm. Phác đồ điều trị u nang nước buồng trứng cũng như các loại u nang thực thể khác sẽ phụ thuộc vào kích thước, tính chất khối u và nguyện vọng sinh đẻ của người bệnh.Bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng cùng bên hoặc chỉ mổ bóc tách khối u và giữ lại những phần buồng trứng lành. Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị bóc tách là làm tăng nguy cơ tái phát bệnh lý u nang buồng trứng. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u được chỉ định khi:Các khối u nang mà không thể phẫu thuật bóc bỏNang nguồn gốc từ tế bào biểu mô tuyếnU quái > 10 cmU nang dính nặng, không thể phẫu thuật tách khỏi buồng trứngU nang được phát hiện ở phụ nữ mãn kinh với kích thước > 5 cmTùy thuộc những đánh giá trước mổ mà bác sĩ điều trị sĩ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp như mổ nội soi hay mổ hở, cắt khối u nang buồng trứng hay cắt cả phần phụ và tử cung (đặc biệt ở những bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo cần điều trị). |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-van-dong-di-lai-vi | Phục hồi chức năng vận động, đi lại | Mỗi bệnh nhân sau khi bị tai nạn, đột quỵ hay tổn thương mạch máu não đều có những hạn chế về vận động và suy giảm các chức năng khác nhau. Bài viết này cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà để phục hồi chức năng vận động, đi lại.
Mặc dù gia đình bệnh nhân biết rằng sự phục hồi cũng chỉ trong một giới hạn nào đó, nhưng nếu bệnh nhân lùi bước phó mặc lại và không vận động thường xuyên, hoặc vận động không đúng cách thì tình trạng suy yếu sẽ càng ngày nặng thêm và cố thể khiến họ bị liệt. Chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp được những thông tin cơ bản nhất nhưng hiệu quả về các phương pháp giúp bệnh nhân tập luyện, nhằm phát huy tối đa sự phục hồi có thể có và giúp bệnh nhân có được sự tự tin trở lại cuộc sống thường ngày.
1. Một vài thông tin về phục hồi chức năng?
Phục hồi chức năng là một quá trình tập luyện gồm nhiều bước giúp bệnh nhân phục hồi khả năng hoạt động của những bộ phận và cơ quan sau khi bị tổn hại hoặc suy giảm chức năng do nhiều yếu tố như tai nạn, biến chứng của các bệnh lý cột sống, sau cuộc phẫu thuật lớn, sau thời gian bị đột quỵ,... Việc tập luyện phục hồi chức năng có thể giúp bệnh nhân lấy lại được khả năng vận động, di chuyển và thực hiện được đa phần các sinh hoạt hằng ngày.Thêm nữa, phương pháp này còn có tác dụng giảm nguy cơ tái phát bệnh sau cuộc điều trị, phòng chống và ngăn ngừa khuyết tật do yếu tố bệnh lý. Đối với những người bị khuyết tật, phục hồi chức năng giúp họ xử lý tốt hơn những vấn đề, thích nghi với môi trường sống và tái hòa nhập vào xã hội. Vận động giúp phục hồi các chức năng của bộ phận trên cơ thế Các biện pháp phục hồi chức năng :Phục hồi chức năng tâm lýVật lý trị liệuPhục hồi chức năng vận độngNgôn ngữ trị liệuHoạt động trị liệuMục đích phục hồi chức năng:Phục hồi lại chức năng của các bộ phận và cơ quan đang bị tổn thương, rối loạn, suy giảm hoặc mất đi vận động bình thườngPhục hồi lại giác quan do bệnh lý.Giảm nguy cơ khuyết tật, tàn phế. Đồng thời phòng ngừa một số biến chứng khác do tình trạng bệnh lý gây ra.Hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị của những phương pháp điều trị phối hợp khác.Giúp bệnh nhân khôi phục lại khả năng vận động, di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn, không còn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.Giúp người bệnh có thể sống tự lập, thích nghi được với môi trường sống hiện tại, có khả năng làm việc tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.Làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị.Nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường sức khỏe xương khớp.Giúp bệnh nhân lạc quan, vui vẻ và dễ dàng hòa nhập với xã hội. Đồng thời giúp kiểm soát căng thẳng khi làm việc.Thay đổi theo hướng tích cực điều kiện sinh hoạt, học tập và làm việc cho những người bị khuyết tật.Giúp người bệnh tận dụng và phát triển tối đa những khả năng còn lại của bản thân về tinh thần, thể chất, xã hội và kinh tế. Từ đó giúp những người tàn tật trở thành những người có ích cho xã hội.
2. Các bệnh lý cần phục hồi chức năng vận động, đi lại
Thoái hóa các khớp, đau nhức xương khớp do chấn thương, do tuổi cao: Điều trị bằng các bài tập có tác dụng giảm đau khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp, cải thiện độ linh hoạt của khớp và nâng cao sức khỏe xương khớp.Viêm xương khớp, đau khớp, hội chứng cổ vai cánh tay, căng cơ, trật khớp: Đối với những trường hợp bị viêm khớp, đau khớp, hội chứng cổ vai cánh tay, căng cơ, trật khớp... do chấn thương va đập, chơi thể thao gắng sức hoặc lao động nặng nhọc, người bệnh có thể được điều trị kết hợp bằng bài tập phục hồi chức năng với một số phương pháp khác. Điển hình như chiếu tia laser, sóng xung kích, điện xung, chiếu tia hồng ngoại IR. Phục hồi chức năng cần thiết ở những người mắc các bệnh về xương khớp Sai khớp, thoát vị đĩa đệm, đau nhức lưng - hông, trật khớp, vẹo cột sống, viêm cột sống chưa dính khớp: Đối với những bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được điều trị và phục hồi chức năng bằng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS.Phẫu thuật chấn thương sọ não, thay khớp, thay dây chằng gối, thần kinh cột sống: Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được áp dụng một số bài tập để phục hồi chức năng vận động, khả năng di chuyển và độ linh hoạt của các chi.Đột quỵ, chấn thương sọ não, phẫu thuật chỉnh hình, bệnh mạch vành, thừa cân và béo phì, chấn thương tủy sống, đa xơ cứng, bại não, phục hồi chức năng lão khoa...
2. Phục hồi chức năng vận động, đi lại
2.1. Bài tập phục hồi chức năng đi bộ
Đi bộ có thể được xem là một tư thế tĩnh phản ánh trong quá trình vận động, bởi vì cơ thể con người có xu hướng rơi xuống đất do trọng lực, và để đứng thẳng cần có sự co bóp của các cơ trên cơ thể để chống lại trọng lực.Thông thường, trọng lượng của cả hai bàn chân được phân bổ ở bên trong và bên ngoài gót chân, dưới ngón chân cái, dưới ngón chân út và ở mép ngoài của đế vì hình vòm. Con người, trong quá trình đi bộ liên tục 15 phút một lần, bàn chân có trọng tâm tiêu cực chính sẽ tự điều chỉnh, nếu bàn chân khi có các vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như bàn chân bẹt, vòm cao, thử thách, v.v., khả năng tự điều chỉnh, chân một số vùng chịu tải trong thời gian dài, liên tục, dẫn đến đau nhức cơ bàn chân, bắp chân thường dài ra, chai sầnBài tập cảm giác chân:Đứng hai chân rộng bằng vai và bàn chân hướng về phía trước. Di chuyển cơ thể về phía trước và phía sau, cảm nhận sự phân bổ trọng lượng cơ thể tại các vị trí khác nhau trên lòng bàn chân, và tập trung vào trọng tâm của lòng bàn chân. Sau đó di chuyển cơ thể từ bên này sang bên kia, đồng thời cảm nhận sự phân bố trọng lượng cơ thể tại các vị trí khác nhau trên lòng bàn chân.Sau 4 phút tập luyện, với tạ đặt ở giữa lòng bàn chân hai bên và thở bằng ngực là phương pháp chính, hãy mở rộng toàn bộ lồng ngực ra ngoài, kéo căng các cơ chính vùng psoas và cảm thấy toàn thân được kéo căng.Bài tập 1 bước: Đứng hai chân rộng bằng vai, nhấc chân phải lên, phân bố đều trọng lượng lên 5 vùng chịu lực ở dưới lòng bàn chân trái, cân bằng cơ bắp chân và giữ trong 5 - 10 giây. Nhấc chân trái lên và lặp lại. Bài tập cảm giác chân giúp tăng khả năng phục hồi Một bước cộng với xoay ngực: Khi bạn thực hiện một bước, nhấc chân phải lên và xoay khung xương sườn vài độ sang phải và về phía sau để trọng lượng của bạn được phân bổ đều hơn ở phía dưới bàn chân của bạn.Tập đi:Đứng với hai bàn chân rộng bằng vai, đẩy khỏi mặt đất bằng đầu trước của bàn chân phải, xoay nhẹ khung xương sườn về phía sau bên phải, vung cánh tay trái về phía trước, di chuyển trọng lượng cơ thể về phía trước, đặt gót chân phải trên mặt đất. Tổng thể trọng lực dồn về trọng tâm của bàn chân, nâng chân trái lên cùng chiều, xoay ngực sang trái và ra sau, vung cánh tay phải về phía trước. Hoàn thành một chu kỳ dáng đi theo cách tương tự.Khi trọng lượng của bạn được phân bổ đều trên bàn chân, hãy bắt đầu đi bộ. Yêu cầu: Khi đi phải gánh đều trọng lượng hai chân, rộng bằng vai, mũi chân hướng thẳng về phía trước.
2.2. Phục hồi chức năng chi trên
Tùy theo các giai đoạn lâm sàng và sự ổn định của quá trình lành gãy xương, nói chung được chia thành bốn giai đoạn.Giai đoạn đầu: Đau cục bộ và sưng phù chân tay xuất hiện sau chấn thương 1-2 tuần.Mục đích của bài tập phục hồi chức năng là thúc đẩy quá trình tiêu sưng, chống teo cơ, chống dính khớp.Các phương pháp chính như sau: Nắm đấm, nâng cánh tay, nâng vai. Thực hiện động tác nắm tay là động tác cơ bản của các chi trên. Cố gắng giữ cho các ngón tay của bạn hoàn toàn thẳng và linh hoạt. Sau đó thực hiện động tác nâng cánh tay và nâng vai. Nếu vết gãy gần kết thúc siêu hình, một phạm vi hoạt động nhất định của khớp cũng có thể được thực hiện để ổn định gãy xương.Tổn thương giai đoạn 2 3-4 tuần sau chấn thương: Nếu sức cơ của bệnh nhân được phục hồi và không còn đau khi gãy xương, bệnh nhân có thể thực hiện một số hoạt động duỗi và gập khớp tự động ở chi trên, bắt đầu từ một khớp, sau đó tập nhiều khớp với nhau.Tổn thương giai đoạn 3 5-7 tuần sau chấn thương: Ngoài việc hạn chế hoạt động khớp theo một hướng nào đó không có lợi cho việc lành gãy, hoạt động khớp theo các hướng khác có thể tăng lên trong phạm vi khả năng của bệnh nhân, cả về số lượng và phạm vi hoạt động.8 - 10 tuần sau chấn thương giai đoạn 4: Người bệnh có thể được phép làm một số công việc nhẹ nhàng.Phục hồi chức năng chi trên các hoạt động thụ độngKhi người bệnh bị yếu cơ, không thể tự vận động nên thực hiện các hoạt động bổ trợ với sự trợ giúp của nhân viên y tế. Ví dụ, những bệnh nhân bị gãy nhiều xương, gãy nhiều chi cùng một chi, gãy trong khớp hoặc các biến chứng toàn thân khác và không thể tự thực hiện các hoạt động của mình có thể được hỗ trợ bằng các hoạt động thụ động.Nếu xoa bóp cục bộ phù hợp với trường hợp gãy xương và các chi sưng tấy nghiêm trọng, mục đích của nó là làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn, chống kết dính. Thao tác phải nhẹ nhàng, không làm bệnh nhân tăng đau, làm nặng thêm chấn thương tại chỗ hoặc di lệch ổ gãy. Phục hồi chức năng ở các chi trên bằng cách xoa bóp Phục hồi sau gãy xương không phải là nghỉ ngơi đơn giản là có thể lành lại được mà cần có sự kết hợp giữa vận động và tĩnh tại, tức là kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện. Nó chủ yếu bao gồm ba khía cạnh:Thứ nhất, sự phát triển của mô sẹo: Sau khi sự liên tục của xương sống của cơ thể con người bị phá hủy, các nguyên bào xương và tế bào hủy xương trên màng xương sẽ được kích hoạt, và sự phát triển liên tục của hai loại tế bào này sẽ làm cho gãy xương. Kết thúc quá trình sửa chữa và kết nối, đó là quá trình hình thành của mô sẹo.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô sẹo bao gồm:Kết nối kém ở đầu đứt gãy.Suy dinh dưỡng.Thiếu vận động.Thứ hai, phạm vi chuyển động của khớp: Phục hồi hoàn toàn phạm vi chuyển động của khớp bị thương là mục tiêu phục hồi cuối cùng của điều trị gãy xương, điều này rất quan trọng.Thứ ba, phục hồi chức năng: Tích cực thúc đẩy phục hồi chức năng của chi bị tổn thương. Xoa bóp tăng cường tuần hoàn, giảm tình trạng co cơ, hạn chế tình trạng cơ suy yếu.
2.3. Phục hồi ngón tay
Gặp phải tình trạng liệt nửa tay và muốn phục hồi bình thường thì tốt nhất là có thể đi khám để tập luyện phục hồi chức năng ngón tay để luyện tập tốt hàng ngày, nhưng đối với công việc luyện tập cụ thể thì mọi người chưa hiểu lắm, vậy luyện tập phục hồi ngón tay như thế nào?-Tác động của sự tiếp hợp bắt chước chi bên được sử dụng như một hành động tương tự để gây ra hành động khó khăn, khi bệnh nhân muốn uốn cong các ngón tay bên, chúng ta có thể thấy các ngón tay bên cạnh bị uốn cong, thậm chí đôi khi thò tay vào hành động tiềm thức để gây ra. Các ngón tay uốn cong bên, nhưng nếu chú ý kiểm soát, bàn tay bên không phải tuân theo sự uốn cong, thay vào đó có thể ức chế các ngón tay thẳng xuống như đã mô tả ở trên Xoay và duỗi luân phiên, hoặc trong giai đoạn đầu luyện tập cách nắm ngón tay và thả lỏng, hiệu ứng gây ra đặc biệt là trong động tác uốn cong, và cần tập trung chú ý vào bàn tay bắt chước (bên), để xác định nắm đấm không được giữ quá chặt để cơ tay bị vận động quá mức.Cổ tay luyện tập cầm nắm nói chung, cố định cơ cổ tay và cơ gấp ngón tay có sự liên kết chặt chẽ và tình trạng này thường xảy ra sau khi mạch máu não bị tắc nghẽn, vì vậy cần phải xây dựng lại để nắm bắt hiệu quả.Mở rộng nhóm và kích thích phản xạ kính thiên văn: Sức mạnh của bàn tay tự chủ cần được tăng cường, và sức mạnh của bàn tay mở tự chủ cũng quan trọng không kém. Cơ gấp của ngón tay bị co thắt khiến ngón cái gập vào trong bốn ngón còn lại. Khi bị co thắt và bệnh nhân không thể duỗi thẳng các ngón tay của mình, hãy luân phiên cầm nắm tự động bằng cách mở lòng bàn tay thụ động để giảm căng thẳng. Các kỹ thuật viên trị liệu có thể chải nhẹ và nhanh lên mu bàn tay và cổ tay của bệnh nhân khi cẳng tay được xoay, giúp giảm căng cơ gấp một cách hiệu quả. Khi bệnh nhân chỉ bị co cứng ở cổ tay và ngón tay, có thể giảm bớt bằng cách kích thích nước lạnh kéo dài.Việc phục hồi chức năng bàn tay có thể đạt được bằng cách rèn luyện các ngón tay để cầm nắm và các hoạt động vận động tinh
2.4. Phục hồi chức năng chi dưới
Hệ thống tập luyện và phục hồi chức năng chi dưới có chức năng giúp khớp phục hồi vận động nhanh chóng sau khi hoạt động, khớp có thể vận động tự do sau khi phục hồi. Hệ thống này cho vùng đầu gối, mắt cá chân đều có thiết bị phụ trợ ổn định, có thể làm cho tay người bệnh có thể di động tay cầm, chủ động điều khiển vận động chi dưới, sau đó làm cho chân cử động, tương ứng giúp người bệnh thiết lập cảm giác đầu vào chính xác khi vận động, và hướng dẫn các động tác chính xác. mô hình chuyển động, cải thiện hiệu quả tình trạng teo cơ, cứng khớp, tăng khả năng kiểm soát vận động.Tác dụng trị liệu:Cải thiện góc vận động khớpTăng cường sức mạnh và sức bền của cơ bắp;Hạn chế căng cơ bất thường và giảm co thắt;Cải thiện chế độ chuyển động bất thường;Cải thiện chức năng thăng bằng và chức năng phối hợp vận động;Cải thiện chức năng tim phổi và chức năng tiêu hóa Phục hồi chức năng ở chi dưới mang lại nhiều hiệu quả Việc tập luyện phục hồi chức năng chi dưới cần được thực hiện tùy theo tình trạng bệnh nhân và tuân theo nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng tăng dần để đạt được mục tiêu phục hồi sớm. Tập thể dục thụ động: Tập thể dục được thực hiện hoàn toàn với sự trợ giúp của ngoại lực, bao gồm bác sĩ, người nhà, dụng cụ phục hồi chức năng, tay chân khỏe mạnh, v.v., để duy trì phạm vi chuyển động bình thường hoặc hiện có của khớp và ngăn ngừa co cứng và biến dạng. Chú ý vận động thụ động không gây đau rõ rệt, khi sờ vào có cảm giác dính khớp, tránh vận động cưỡng bức thô bạo.Việc tập luyện phục hồi toàn diện chức năng tay chân có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với việc cải thiện chức năng não bộ. Trong khi đó, tập luyện phục hồi chức năng có thể đẩy nhanh quá trình thiết lập tuần hoàn bàng hệ trong mô não, thúc đẩy tổ chức lại và bù đắp các tế bào não xung quanh tổn thương, và có lợi cho sự “dẻo dai” của mô não.
2.5. Phục hồi chức năng vận động toàn bộ cơ thể
Phục hồi chức năng toàn thân là các hoạt động thể chất có lợi cho việc phục hồi hoặc cải thiện chức năng sau chấn thương. Ngoại trừ những chấn thương nặng cần nghỉ ngơi và điều trị, những chấn thương thông thường không cần ngừng vận động hoàn toàn. Tập luyện thể dục thể thao khoa học và phù hợp có tác dụng tích cực trong việc chữa lành nhanh chóng các chấn thương và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năngĐể duy trì thể trạng tốt, có thể ngăn ngừa teo cơ và co cứng thông qua tập luyện phục hồi chức năng, duy trì khả năng vận động chân tay khỏe mạnh và chức năng tim phổi tốt để có thể ngay lập tức tập thể dục bình thường khi vết thương lành.Để ngăn ngừa hội chứng đình chỉ. Các cá nhân trong quá trình tập luyện thể chất lâu dài để thiết lập nhiều liên kết có điều kiện, một khi ngừng tập đột ngột có thể bị phá hủy, và sau đó tạo ra các rối loạn chức năng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy nhược thần kinh, giãn dạ dày, rối loạn chức năng tiêu hóa, v.v. Phục hồi chức năng toàn bộ cơ thể là các hoạt động thể chất mang lại nhiều hiệu quả tích cực Các bài tập phục hồi chức năng thích hợp sau chấn thương có thể tăng cường sự ổn định của khớp, cải thiện sự trao đổi chất và dinh dưỡng của các mô vết thương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và thúc đẩy sự thống nhất của chức năng, hình thức và cấu trúc.Tập luyện phục hồi chức năng sau chấn thương có thể cân bằng chuyển hóa năng lượng của cơ thể, ngăn ngừa tăng cân và rút ngắn thời gian phục hồi sau chấn thương.Nguyên tắc tập luyện phục hồi toàn bộ cơ thểChẩn đoán chính xác: Kế hoạch phục hồi chức năng khoa học và hợp lý phải dựa trên cơ sở chẩn đoán chính xác và toàn diện. Việc chẩn đoán sai hoặc không đầy đủ sẽ làm trì hoãn và cản trở quá trình phục hồi của chấn thương. Nếu gãy cột sống thắt lưng thường kết hợp với lồi đĩa đệm đặc biệt là thao tác xoa bóp sẽ không dễ dàng sang bên mạnh. Nếu đồng thời kết hợp với trượt đốt sống thì bài tập sức bền cơ lưng, không nên vận động quá sức.Đối xử cá nhân: Tùy theo độ tuổi, bệnh tật, trạng thái chức năng, phương pháp tập luyện, tư thế chuẩn bị và lượng vận động để phát triển và cải thiện chức năng cơ (sức mạnh, tốc độ, sức bền) và phạm vi vận động.Huấn luyện phục hồi chức năng sau chấn thương dựa trên cơ sở không làm nặng thêm chấn thương và không ảnh hưởng đến việc liền vết thương. Các hoạt động mang tính hệ thống và địa phương nên tránh càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn bắt đầu tập luyện các cơ bị thương càng sớm thì càng tốt.Kế hoạch tập luyện phục hồi chức năng tuân theo các nguyên tắc tập luyện toàn diện, tiến độ từ từ và lượng vận động lớn phù hợp. Trong quá trình chữa lành chấn thương, nên tăng dần biên độ, tần suất, thời gian và khối lượng của hành động phục hồi chức năng. Nếu không sẽ làm nặng thêm chấn thương hoặc ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, thậm chí có thể khiến vết thương lâu ngày không chữa được và trở thành vết thương cũ. Việc tập luyện phục hồi chức năng cần chú ý kết hợp giữa các bài tập chuyên biệt tại chỗ và các hoạt động thể chất toàn diện.Trong giai đoạn đầu của chấn thương, do sưng, sung huyết tại chỗ, đau và rối loạn chức năng, nên ưu tiên các hoạt động thể chất toàn diện, thực hiện các hoạt động phù hợp tại chỗ với cơ sở không làm nặng thêm sưng và đau tại chỗ. Theo thời gian, vết thương dần dần được cải thiện hoặc có xu hướng lành lại, số lượng và thời gian hoạt động cục bộ có thể được tăng dần lên. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-viem-da-dang-herpes-cua-duhring-brocq-chan-doan-va-dieu-tri-benh-nhu-nao-vi | Bệnh viêm da dạng Herpes của Duhring-Brocq: Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào? | Bệnh viêm da dạng Herpes của Duhring-Brocq là bệnh được xếp vào nhóm bệnh da bọng nước. Bệnh gây ra những thương tổn cho người mắc chủ yếu là xuất hiện những bọng nước nhỏ tập trung thành từng đám, thành cụm trên nền da đỏ.
1. Viêm da dạng Herpes là bệnh gì?
Duhring - Brocq (DH) là một bệnh viêm da dạng Herpes, tự miễn dịch. Ðây là bệnh khiến vùng da bị thương tổn sần, mọc mụn nước, gây ngứa nhiều, đặc trưng bởi tổn thương phân bố đối xứng trên bề mặt duỗi trên cơ thể như: Khuỷu tay, đầu gối, mông, da đầu, gáy, đùi, sau đó là ở lưng và bụng..., hiếm khi có tổn thương ở kẽ nách, vùng xương cùng. Phần lớn các trường hợp thương tổn có tính chất đối xứng.Bệnh viêm da dạng Herpes của Duhring- Brocq gặp chủ yếu ở người da trắng và hay gặp ở lứa tuổi từ 20-40 tuổi.
2. Triệu chứng viêm da dạng herpes
Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc không, cơ thể mệt mỏi, sút cân không đáng kể.Thấy bị ngứa, sau là cảm giác rát bỏng hoặc đau vùng da ngứa. Người bệnh cảm thấy ngứa và cảm giác bỏng rát vùng da bị ngứa Ban đầu tổn thương khởi phát là xuất hiện phát ban đỏ, mụn nước, sẩn mày đay, sau dần dần xuất hiện thành các bọng nước. Bọng nước thường xuất hiện trên vùng da bị rát đỏ.Kích thước các mụn to khoảng bằng hạt ngô, căng, tròn và bóng. Bên trong mụn chứa dịch màu vàng chanh, hiếm khi bọng nước xuất huyết, xung quanh bọng nước có các quầng đỏ. Bọng nước tồn tại trong khoảng từ 5-7 ngày, sau đó bọng nước trở nên đục (nếu có bội nhiễm). Sau vài ngày, bọng nước vỡ ra, để lại vết trợt, đóng thành vảy tiết, vảy mủ.
3. Dấu hiệu Nikolsky âm tính
Vị trí xuất hiện viêm da thường ở khuỷu tay, đầu gối, lưng, mông,Thương tổn niêm mạc ít gặp (chỉ khoảng 4,6%).Ở nhiều người bệnh, bệnh xuất hiện hoặc nặng lên chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày khi ăn chế độ ăn có gluten hoặc iod. Ngoài ra, bệnh viêm da dạng Herpes còn có thể thấy trên người bệnh đái đường typ 1, bệnh tuyến giáp, bệnh máu ác tính và các u lympho. Viêm da dạng Herpes thường xuất hiện trên bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 4. Chẩn đoán, điều trị bệnh viêm da dạng herpes
4.1 Chẩn đoán bệnhĐể chẩn đoán bệnh cần xét nghiệm máu; hoặc test miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán.4.2 Điều trị bệnh viêm da dạng HerpesViệc điều trị viêm da dạng Herpes tại chỗ chủ yếu dùng các dung dịch sát khuẩn như: Milian, tím metyl, xanh methylen bôi vào các tổn thương.Trường hợp tổn thương còn các nốt mụn phỏng nước thì cần loại bỏ bằng cách dùng kim vô khuẩn chọc để ra hết, thấm dịch trước khi bôi thuốc. Đối với các tổn thương vùng da khô có thể bôi mỡ cloroxit, flucinar.Trường hợp bị viêm da nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc bôi toàn thân như sau: Dùng corticoid 30 - 40mg/ngày, sau đó hạ liều dần trong 4 - 8 tuần. Sử dụng thêm kháng sinh erythromycin uống 1 - 1,5gam/ ngày cho từng đợt 7 ngày trong 2 - 3 đợt. Bệnh nhân đáp ứng nhanh chóng (chỉ trong 1 - 2 ngày) với thuốc dapson nhưng cần phải theo dõi sát để tránh biến chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc corticoid bôi toàn thân khi bị viêm da nặng Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc tại chỗ, giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh sát khuẩn, lau khô vùng viêm da, nâng cao thể trạng chung cho bệnh nhân bằng cách tập thể dục nâng cao sức khỏe.Chế độ ăn cũng cần chú ý, người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều gluten như gạo, ngô.Cần thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, tái khám đúng thời gian.Khi có các triệu chứng của bệnh viêm da dạng Herpes như trên, cần nhanh chóng tới các bệnh viện, trung tâm y tế phòng khám da liễu gần nhất để được khám sớm và điều trị kịp thời. XEM THÊMMang thai bị nhiễm virus herpes có ảnh hưởng đến thai nhi?Các cấp độ của bỏngNguyên nhân và triệu chứng cảnh báo viêm da tiếp xúc |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-phu-nu-mang-thai-de-bi-benh-ly-tuyen-giap-vi | Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị bệnh lý tuyến giáp? | Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị My - Giám đốc Trung tâm bệnh lý tuyến giáp - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Bệnh lý tuyến giáp rất đa dạng, ảnh hưởng từ 1% đến 2% ở phụ nữ mang thai. Khi người phụ nữ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều tác động nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý kịp thời bệnh tuyến giáp khi có thai sẽ giảm được các biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai còn phức tạp, cần có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa sản.
1. Các bệnh lý tuyến giáp có thể gặp trong thai kỳ
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có hình cánh bướm nằm ở phía trước - dưới của cổ. Hormon giáp có vai trò quan trọng trong điều tiết chuyển hóa, điều chỉnh quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Hormon giáp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, hô hấp, tim và các chức năng hệ thống thần kinh, sinh nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp, da, chu kỳ kinh nguyệt,....Bệnh lý tuyến giáp rất đa dạng, đặc biệt phụ nữ thời kỳ mang thai đã làm thay đổi hoạt động sinh lý của tuyến giáp và có thể làm thay đổi quá trình diễn tiến bệnh tuyến giáp, ảnh hưởng đến 1% đến 2% phụ nữ mang thai. Những bệnh lý tuyến giáp liên quan đến đến thai kỳ bao gồm:Suy giáp: Là tình trạng do tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone giáp. Suy năng tuyến giáp có thể bắt nguồn từ tuyến giáp, tuyến yên hay vùng hạ đồi.Cường giáp: Là tình trạng sản sinh ra quá nhiều hormone giáp, hội chứng này ít gặp hơn suy năng tuyến giápBướu giáp (bướu cổ đơn thuần): Đây không phải là một bệnh lý cụ thể. Bướu giáp có thể liên quan đến hội chứng suy năng tuyến giáp, cường năng tuyến giáp hoặc thậm chí chức năng tuyến giáp bất thường.Nhân giáp: Là những u hoặc khối bất thường nằm bên trong tuyến giáp. Nhân giáp có thể do nang giáp, bướu giáp lành tính hoặc ung thư tuyến giáp.Ung thư tuyến giáp: Thường gặp ở những phụ nữ trưởng thành hơn là nam giới hoặc người trẻ. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào đặc hiệu bên trong tuyến giáp. Đa số những trường hợp ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống sót cao, đặc biệt là những bệnh nhân khi được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu. Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng từ 1 % đến 2 % phụ nữ mang thai 2. Nguyên nhân gây bệnh lý tuyến giáp trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, hoạt động sinh lý và chức năng tuyến giáp của người mẹ có nhiều thay đổi chính vì vậy có thể dẫn tới các bệnh lý hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kì mang thai, cụ thể:Thay đổi về hormonKhi mang thai cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hormone chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hormone TSH (hormon kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hormone sinh dục nữ) sẽ làm tăng hormone tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hormone tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.Gia tăng sự chuyển hóa ở ngoại biên của hormone giáp.Thay đổi về miễn dịchHiện tượng tự miễn xuất hiện hoặc gia tăng vào quý đầu của thai kỳ, cải thiện vào quý 2 đến cuối thai kỳ. Các kháng thể kháng TPO và thyroglobulin hiện diện ở 6 - 20% thai phụ. Sự hiện diện của các kháng thể này có thể liên hệ đến tình trạng: Tăng khả năng sảy thai, suy giáp cận lâm sàng trong thai kỳ, trầm cảm và viêm giáp sau sinh.Nồng độ các kháng thể kháng tuyến giáp giảm trong quý đầu của thai kỳ, có mức thấp nhất vào quý 3, sau đó tăng trở lại vào thời kỳ hậu sản. Các kháng thể này có thể qua nhau gây rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai nhi và trẻ sơ sinh.Thay đổi về kích thướcTuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10 - 15%, gọi là bướu giáp. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi, nơi thiếu hụt iode.Thay đổi về nhu cầu iode trong thai kỳKhi mang thai, nhu cầu iode tăng 50% do chuyển hóa của cơ thể tăng, độ thanh thải iod qua thận tăng, iode cho nhu cầu của thai nhi. Vì vậy, tuyến giáp mẹ tăng hoạt động bắt giữ iode và tổng hợp hormone giáp. Thể tích tuyến giáp có thể tăng 10% ở nơi đủ iode, 20 - 40% ở nơi thiếu iode. Có thể nói, trong giai đoạn này, nếu cung cấp iode không đủ sẽ dẫn đến những rối loạn chức năng tuyến giáp có thể sẽ xuất hiện.
3. Ảnh hưởng của bệnh lý tuyến giáp đến sản phụ và thai nhi
Trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Giai đoạn này là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi nên nếu bị thiếu hormone trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề.Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai chủ yếu là suy năng tuyến giáp. Hậu quả của suy năng tuyến giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, đẻ non, rau bong non, thậm chí là sảy thai, thai chết lưu. Đối với thai nhi khi đẻ ra trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.Cường chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai ít gặp hơn, có khoảng 1,7% phụ nữ có thai bị bệnh này. Hậu quả của cường năng tuyến giáp gây ra các biến chứng như: Thai nhẹ cân, sảy thai, tiền sản giật, đẻ non... Thậm chí cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ gây tử vong cho cả mẹ và con với tỷ lệ lên đến 100%.Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt... Điều trị càng sớm thì nguy cơ bị biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp. Suy năng tuyến giáp ở người mẹ có thể dẫn đến tình trạng rau bong non 4. Những ai cần được sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong thời kỳ mang thai?
Các thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp cần phải khám sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong thời kì mang thai bao gồm:Những thai phụ đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước và/hoặc đang điều trị bệnh lý tuyến giáp như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp;Tiền sử xạ trị vùng đầu mặt cổ;Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em...) bị bệnh lý tuyến giáp;Thai phụ đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước;Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh;Người bệnh đái tháo đường type 1;Có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus...Bệnh lý tuyến giáp đặc biệt là rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có nguy cơ cao cần đi sàng lọc lâm sàng, làm xét nghiệm máu các hormon FT4 và TSH. Đối với những trường hợp nghi ngờ có thể bác sĩ sẽ cho làm thêm siêu âm tuyến giáp và một số xét nghiệm máu đặc biệt. Những sản phụ được chẩn đoán rõ có rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ được can thiệp và điều trị kịp thời.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thành lập TRUNG TÂM BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP, tại đây bạn sẽ được:Thăm khám – tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, được tu nghiệp tại các quốc gia phát triển thế giới trong quản lý quản và điều trị chuyên sâu về bệnh lý tuyến giáp.Bạn sẽ được khám, kiểm tra, đánh giá và xét nghiệm với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (máy siêu âm GE Logiq S8 tích hợp công nghệ siêu âm đàn hồi mô – một kĩ thuật siêu âm mới nhất trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp, máy chụp cộng hưởng từ 3 Tesla....)Mô hình điều trị đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa sẽ khiến là điều kiện tốt để bạn được thăm khám và điều trị với phác đồ tối ưu nhất - phù hợp nhất với mình và hoàn toàn yên tâm trong suốt quá trình thai sản. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-tang-tot-hay-khong-tot-vi | Ăn nội tạng: Tốt hay không tốt? | Thịt nội tạng đã từng là một nguồn thực phẩm được nâng niu và quý trọng. Tuy nhiên, hiện nay truyền thống ăn thịt nội tạng động vật đã không còn được ưa chuộng. Trên thực tế, nhiều người chưa bao giờ ăn thịt nội tạng có thể cảm thấy khó chịu. Nhưng, thịt nội tạng thực sự khá bổ dưỡng.
1. Tìm hiểu về thịt nội tạng
Thịt nội tạng, đôi khi được gọi nội tạng động vật, bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm để chế biến và tiêu thụ. Những động vật được con người ăn nội tạng phổ biến nhất là: Bò, lợn, cừu, dê, gà và vịt.Ngày nay, hầu hết các loài động vật được nuôi dưỡng theo xu hướng tích nạc, cho nên thịt nội tạng thường bị bỏ qua. Và hầu hết các loại thịt thường được tiêu thụ dưới dạng bít tết, thịt đùi hoặc xay thành băm.Thịt nội tạng, chẳng hạn như não, ruột và thậm chí cả tinh hoàn. Trên thực tế, thịt nội tạng được đánh giá rất cao. Ngoài ra, nó còn có thể bổ sung thịt nội tạng cho chế độ ăn, bởi vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: vitamin B12, folate, sắt và protein tuyệt vời.
2. Các loại thịt nội tạng
Một số thịt nội tạng phổ biến, bao gồm:Gan: Cơ quan giải độc: Gan cung cấp nguồn dinh dưỡng của các loại thịt nội tạng và đôi khi được gọi là “vitamin tổng hợp của tự nhiên”.Lưỡi: Lưỡi thực sự là một cơ bắp: Đó là phần thịt mềm và ngon do hàm lượng chất béo cao.Tim: Có vai trò bơm máu đi khắp cơ thể, có chứa phần nạc khá nhiều mang lại cảm giác ăn ngon.Thận: Tương tự như ở người, động vật có vú cũng có 2 quả thận. Thận sẽ thực hiện lọc chất thải và chất độc ra khỏi máu.Não: Não được biết đến món ăn ngon trong nhiều nền văn hóa và nó cung cấp nguồn giàu axit béo omega-3.Lá lách: Được tạo ra từ tuyến ức và tuyến tụy.Dạ dày bò: Phần lớn thịt ba chỉ là từ gia súc và có thể có kết cấu rất dai. Thịt nội tạng, đôi khi được gọi nội tạng động vật, bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm 3. Thành phần dinh dưỡng của thịt nội tạng
Thành phần dinh dưỡng của các loại thịt nội tạng có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguồn động vật và loại nội tạng. Nhưng hầu hết các loại thịt này đều cực kỳ bổ dưỡng.Thịt nội tạng đặc biệt giàu vitamin B, chẳng hạn như: Vitamin B12 và folate, hay các chất khoáng như: sắt, magie, selen và kẽm, và các vitamin tan trong chất béo quan trọng như vitamin A, D, E và K. Chất béo nội tạng cũng có khả năng hòa tan các vitamin tan trong dầu giúp cho quá trình hấp thu vào cơ thể.Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein khá phong phú, bao gồm tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả.Trong 100 gam gan bò nấu chín cung cấp: 175 Kcal, 27 gam đạm, 1.386%RDI vitamin B12, 730%RDI đồng, 522%RDI vitamin A, 201% RDI Riboflavin, Niacin: 87% RDI, Vitamin B6: 51% RDI, Selenium: 47% RDI, Kẽm: 35% RDI, Sắt: 34% RDI.
4. Lợi ích thịt nội tạng trong chế độ ăn
Cung cấp sắt: Thịt chứa sắt heme, có tính khả dụng sinh học cao, vì vậy nó được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt không phải heme từ thực phẩm thực vật.Mang lại cảm giác no lâu hơn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm sự thèm ăn và tăng cảm giác no. Đồng thời có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất.Duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể: Thịt nội tạng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, rất quan trọng để xây dựng và duy trì khối lượng cơ.Nguồn cung cấp choline tuyệt vời: Thịt nội tạng là một trong những nguồn cung cấp choline tốt nhất thế giới, là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe của não, cơ và gan. Thành phần dinh dưỡng của các loại thịt nội tạng có thể khác nhau 5. Một vài vấn đề khi sử dụng thịt nội tạng
5.1. Thịt nội tạng có làm tăng cholesterol không?Thịt nội tạng có hàm lượng cholesterol cao, bất kể nguồn gốc động vật. Trong 100 gam óc bò chứa 1,033% RDI cho cholesterol, trong khi thận và gan có lần lượt là 239% và 127%.Ở một số người thường có sự liên quan của cholesterol với việc động mạch bị tắc, hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, cholesterol được sản xuất bởi gan của cơ thể, điều chỉnh việc sản xuất cholesterol của cơ thể theo lượng cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày.Khi ăn thịt nội tạng có hàm lượng cholesterol cao, gan sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ít hơn. Do đó, thực phẩm giàu cholesterol chỉ có tác động nhỏ đến tổng mức cholesterol trong máu của cơ thể.Hơn nữa, lượng cholesterol từ thực phẩm có ảnh hưởng nhỏ, nếu có, thì có thể là nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Một nghiên cứu bằng phương pháp phân tích dựa trên 40 nghiên cứu tiền cứu về mức tiêu thụ cholesterol trong chế độ ăn uống và nguy cơ sức khỏe. Phân tích này đã đưa ra kết luận rằng cholesterol trong chế độ ăn uống không liên quan đáng kể đến bệnh tim hoặc đột quỵ ở người lớn khỏe mạnh.Tuy nhiên, vẫn có một số người chiếm khoảng 30% dân số nhạy cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống. Với những đối tượng này, việc tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol có thể làm tăng tổng lượng cholesterol.5.2. Những đối tượng nên hạn chế sử dụng thịt nội tạngKhông có nhiều hạn chế khi kết hợp thịt nội tạng vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với một số người có thể dễ bị ảnh hưởng bởi lượng tiêu thụ cao và cần hạn chế tiêu thụ loại thịt này.Những người bị bệnh gút cần hạn chế ăn nội tạngBệnh gút đặc trưng với viêm khớp phổ biến. Nguyên nhân có thể do lượng axit uric trong máu cao, khiến các khớp bị sưng và mềm. Purin trong chế độ ăn tạo thành axit uric trong cơ thể. Các loại thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin nên được sử dụng điều độ tránh tình trạng tăng axit uric trong cơ thể thông qua khẩu phần ăn hàng ngày.Phụ nữ mang thai nên theo dõi lượng ăn vào: Các loại thịt nội tạng nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đặc biệt là gan. Trong thời kỳ mang thai, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi rất cần được cung cấp thêm vitamin A. Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị nên tiêu thụ cao hơn 10.000 IU vitamin A từ thực phẩm mỗi ngày, vì hấp thụ quá nhiều có liên quan đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và các bất thường, bao gồm: Dị tật tim, tủy sống và ống thần kinh, bất thường về mắt, tai và mũi, đường tiêu hóa và thận. Một số nghiên cứu đã tiến hành ở những bà mẹ mang thai cho thấy khi tiêu thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày từ thực phẩm có nguy cơ có con bị dị tật bẩm sinh cao hơn những bà mẹ tiêu thụ 5.000 IU hoặc ít hơn mỗi ngày khoảng 80%. Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi lượng thịt nội tạng của bạn trong khi mang thai, đặc biệt nếu bạn đang dùng các chất bổ sung có chứa vitamin A.Bệnh bò điênBệnh bò điên hay bệnh não thể xốp ở bò (BSE), ảnh hưởng đến não và tủy sống của gia súc. Căn bệnh này có thể lây sang người thông qua các protein gọi là prion, được tìm thấy trong não và tủy sống bị ô nhiễm. Nó gây ra một bệnh não hiếm gặp, Creutzfeldt – Jakob biến thể mới (vCJD).Mặc dù, số ca mắc bệnh bò điên đã giảm đáng kể kể từ khi lệnh cấm cho ăn được ban hành vào năm 1996. Lệnh cấm này khiến việc thêm bất kỳ loại thịt và gia súc nào vào thức ăn cho gia súc là bất hợp pháp. Những người bị bệnh gút cần hạn chế ăn nội tạng 6. Hương vị của các loại thịt nội tạng
Thịt nội tạng ngày càng trở nên phổ biến trong các nhà hàng cao cấp do hương vị đậm đà và độc đáo của chúng. Vì có thể cần một khoảng thời gian để phát triển sở thích đối với các loại thịt nội tạng, nên tốt nhất bạn nên bắt đầu với các loại thịt nội tạng có hương vị nhẹ nhàng hơn như lưỡi và tim.Bạn cũng có thể thử chế biến thịt nội tạng bằng cách xay gan và thận cùng kết hợp chúng với thịt bò hoặc thịt lợn băm trong các món ăn như Bolognese.Ngoài ra, có thể thêm các loại thịt này vào món hầm nấu chín với các loại thịt khác như thịt cừu. Điều này có thể giúp bạn dần dần thích thú với những hương vị mạnh mẽ hơn.Thịt nội tạng khá phong phú với nhiều loại vitamin và khoáng chất mà khó có thể có được từ các loại thực phẩm khác. Nếu bạn thích ăn thịt, bạn nên thay thế một số thịt cơ bằng thịt nội tạng. Nó không chỉ cung cấp cho bạn một số dinh dưỡng bổ sung, mà còn dễ sử dụng và có lợi cho môi trường. Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-roi-loan-noi-tiet-to-169240520131202779.htm | 23-05-2024 | Câu hỏi thường gặp liên quan đến rối loạn nội tiết tố | Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
SKĐS - Rối loạn nội tiết tố (hay rối loạn nội tiết) có khả năng xảy ra ở cả nam và nữ trong bất kỳ lứa tuổi nào. Ngoài tuổi tác thì một số thói quen thường gặp là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rối loạn nội tiết, tình trạng này còn có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra.
1. Đông y có chữa được rối loạn nội tiết tố?
Bên cạnh những phương pháp điều trị hiện đại, phương pháp sử dụng thuốc
Đông y
điều trị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ có hiệu quả lâu dài, an toàn. Tuy nhiên, để lựa chọn được bài thuốc phù hợp, dùng thuốc đúng cách thì mọi người cần tìm đến cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y có địa chỉ rõ ràng, có khám chữa bệnh về sản phụ khoa.
Bệnh nhân không tự mua các bài thuốc được quảng cáo trên mạng xã hội, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không thực hiện theo hướng dẫn trên mạng tự mua các vị thuốc về kết hợp đun sắc. Bởi sai lượng thuốc, không hợp cơ địa có thể ảnh hưởng xấu đế cơ thể, thậm chí gây suy gan,
suy thận
vô cùng nguy hiểm.
Khi lấy thuốc được bác sĩ kê toa, bốc thuốc về dùng thì cần tuân thủ uống theo đúng liều lượng, kiên trì uống đủ liệu trình để đạt kết quả tốt nhất.
2. Cách xử trí khi bị rối loạn nội tiết tố
Để điều trị rối loạn nội tiết tố hiệu quả, trước hết bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục phù hợp.
Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy theo nguyên nhân và mức độ rối loạn nội tiết tố của từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Bác sĩ chỉ định áp dụng liệu pháp thay thế hormone bằng các hormone hóa dược. Thông thường liệu pháp này sử dụng Estrogen, Progesterone tổng hợp đưa vào cơ thể để giúp cân bằng lại
nội tiết tố.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ cân bằng nội tiết tố gồm: Thuốc an thần, vitamin...
Ngoài dùng thuốc, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể làm việc quá sức, bị căng thẳng, stress kéo dài,
mất ngủ
thường xuyên.
Bổ sung các thực phẩm có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone như: Thực phẩm giàu omega 3, omega 6, omega 9, vitamin, khoáng chất…
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra thường xuyên ở cả hai giới.
3. Cách chăm sóc rối loạn nội tiết tố tại nhà
Đồi với người bị rối loạn nội tiết, có thể áp dụng một số điều sau đây:
Xây dựng
chế độ ăn uống
sinh hoạt, lành mạnh, khoa học, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên ăn các loại rau xanh như súp lơ, đậu nành, cải bắp... vì trong các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất hỗ trợ tham gia trực tiếp quá trình sản xuất hormone, cũng như có tác dụng điều hòa nội tiết, ức chế khả năng rối loạn nội tiết.
Tăng cường uống các loại nước trái cây chứa chất xơ, axit béo beta – carotene, magie, kali, vitamin B, vitamin A… có trong bơ, lựu, đào, táo… Các loại này giàu vitamin A, C, E… rất tốt cơ thể, sẽ giúp đẩy lùi các dấu hiệu
tiền mãn kinh.
Hạn chế thực phẩm bao gồm: Thực phẩm có đường; Thực phẩm chứa chất béo bão hòa; Thực phẩm có hàm lượng estrogen cao; Thực phẩm chứa caffeine; Thực phẩm chứa chất kích thích; Thực phẩm chế biến và đồ ăn nhanh.
Vệ sinh cá nhân thật tốt là điều cần thiết, đặc biệt là những vùng da tiết nhiều dầu tự nhiên như mặt, cổ, lưng và vùng da ngực. Nên dùng chung các loại sữa rửa mặt, kem bôi hoặc gel trị mụn để giảm tình trạng mụn nặng thêm.
Hàng ngày cần uống đủ lượng nước được khuyến cáo mỗi ngày, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày.
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, luôn giữ tinh thần thoải mái. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp cơ thể thư giãn và cân bằng nội tiết tố tốt hơn như: tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, thể dục nhịp điệu,…
4. Rối loạn nội tiết tố có chữa khỏi không?
Nguyên tắc điều trị rối loạn nội tiết dựa trên cơ chế bệnh sinh của rối loạn nội tiết và tùy thuộc vào tình trạng bệnh, đa số các phương pháp điều trị đem lại hiệu quả nhất định cho người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của bệnh, việc làm đầu tiên là cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn điều trị dùng thuốc phù hợp.
Có thể sử dụng phương pháp điều trị thay thế hormone. Phương pháp sẽ đưa các loại estrogen và progesterone tổng hợp vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
5. Lưu ý với trẻ em, phụ nữ mang thai… khi bị rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra nhiều ở giai đoạn
dậy thì
và giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ. Nhưng đôi khi do một lý do nào đó, sự rối loạn này có thể xảy ra ở những giai đoạn mà lẽ ra nội tiết tố trong cơ thể ổn định nhất.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở những đối tượng như:
Người lạm dụng thuốc tránh thai.
Người luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Người thường xuyên tiêu thụ đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp.
Trường hợp có thói quen hút thuốc lá.
Người thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Ở giai đoạn thai kỳ cơ thể phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi nhất, đặc biệt là sự thay đổi hormone. Các giai đoạn chị em có thể bị rối loạn nội tiết tố nữ đó là khi
mang thai
, sau sinh, sau khi nạo hút thai.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Chẩn đoán các rối loạn nội tiết là một quá trình phức tạp, cần phối hợp giữa nhiều
xét nghiệm máu
định lượng nồng độ hormone, nước tiểu, các test động nội tiết cũng như hình ảnh học (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ), các xét nghiệm gen - di truyền.
Đối với từng loại xét nghiệm riêng lẻ, chi phí sẽ dao động từ 150.000 - 850.000 đồng, tùy vào chất lượng của từng cơ sở y tế. Nếu xét nghiệm cả gói, người bệnh sẽ mất khoảng 1.700.000 - 1.800.000 đồng.
Tuy vậy, chi phí này còn thay đổi vào cơ sở y tế công lập hay quốc tế, vì vậy người bệnh cần chủ động tìm hiểu để đến thăm khám cho phù hợp.
7 dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ cần biết
SKĐS - Thiếu hụt nội tiết tố (hay sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ) là tình trạng các hormone trong cơ thể có sự bất thường, có thể là quá ít hoặc quá nhiều. Khi nội tiết bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt còn ảnh hưởng đến cả sắc đẹp của chị em. |
https://suckhoedoisong.vn/u-mau-trong-gan-co-nguy-hiem-169240423142756185.htm | 24-04-2024 | U máu trong gan có nguy hiểm? | U máu trong gan có thành ung thư gan?
Rất nhiều bệnh nhân bị u máu trong gan thường rất lo sợ đây là một biểu hiện của ung thư gan. Phần lớn họ được phát hiện một cách tình cờ. Cho tới nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u.
U máu trong gan là gì? U máu trong gan có nguy hiểm không?
U máu gan là một khối u lành tính trong gan, được tạo ra từ một mớ mạch máu trong gan hoặc bề mặt gan bị rối. Bệnh không có nguy cơ phát triển thành ung thư. Trong đó, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới.
U máu có thể là một khối hoặc nhiều khối, thường có kích thước nhỏ, không quá 5cm, hay xuất hiện ở gan phải và dưới bao gan. U máu trong gan thường không có biểu hiện nên rất khó phát hiện. Chúng thường được phát hiện tình cờ khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, chụp cắt lớp hoặc siêu âm.
U máu trong gan là dị dạng mạch máu bẩm sinh và là khối u lành tính hay gặp nhất ở gan, với tỷ lệ 0,4 – 20% trên siêu âm và trên giải phẫu thực nghiệm.
U máu trong gan kích thước nhỏ sẽ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu những u này phát triển lớn hơn sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến người bệnh. Đối với phụ nữ mang thai nội tiết tố nữ estrogen tăng cao sẽ khiến u máu phát triển to hơn, u máu lan lan rộng thì họ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng, trong đó tổn
thương gan là biến chứng dễ thấy nhất ở bệnh nhân bị u máu trong gan.
Đơn giản là bởi vì khi gan xuất hiện những khối u thì chức năng đào thải độc tố của nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều, từ đó, sức khỏe của người bệnh bị suy giảm.
Triệu chứng u máu trong gan
Triệu chứng lâm sàng của u gan thường nghèo nàn và không đặc hiệu:
U máu trong gan
U máu trong gan có cần điều trị?
Đau tức hạ sườn phải do khối u gây căng giãn bao glisson hoặc do chèn ép.
Ăn kém, gầy sút cân.
Hiếm khi có các triệu chứng tắc mật do khối u chèn ép vào đường mật.
Hiếm gặp một số trường hợp bệnh nhân đến viện vì biến chứng của u như u vỡ gây chảy máu trong ổ bụng, hoại tử u gây sốt và đau nhiều hoặc có khi u áp xe gây viêm phúc mạc.
Triệu chứng thực thể:
Gan to do khối u có kích thước lớn.
Thiếu máu: hiếm gặp, khi u vỡ gây chảy máu hoặc u lớn có chảy máu trong u.
Hội chứng vàng da do tắc mật khi u kích thước lớn gây chèn ép đường mật.
Một số bệnh nhân đến viện vì khám sức khỏe định kỳ hay vì bệnh lý cơ quan khác, tình cờ phát hiện u gan, không có triệu chứng gì trước đó.
Điều trị u máu trong gan
Hầu hết mọi người không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp một khối u máu gan sẽ không bao giờ phát triển và sẽ không bao giờ gây ra vấn đề. Có thể lên lịch theo dõi để kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần cho sự tăng trưởng khối
u máu gan
nếu khối u máu gan lớn.
Nếu khối u máu gan phát triển đủ lớn đẩy vào cấu trúc gần đó trong bụng, nó có thể gây ra các triệu chứng báo hiệu cần điều trị.
Điều trị cho u máu gan gây ra các dấu hiệu và triệu chứng
.
Nếu khối u máu gan phát triển đủ lớn đẩy vào cấu trúc gần đó trong bụng, nó có thể gây ra các triệu chứng báo hiệu cần điều trị. Điều trị u máu gan phụ thuộc vị trí và kích thước của khối u máu gan, sức khỏe tổng thể bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị:
Phẫu thuật để loại bỏ các khối u máu gan. Nếu khối u máu gan có thể dễ dàng tách ra khỏi gan, đề nghị phẫu thuật để loại bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ một phần của gan, trong đó có khối u máu gan. Trong một số trường hợp, khi khối u máu ở vị trí khó khăn, cần phải loại bỏ một phần gan cùng với các khối u máu gan.
Phẫu thuật cấy ghép gan. Trong những tình huống rất hiếm, nếu có một khối u máu gan rất lớn hoặc nhiều u mạch máu mà không thể được điều trị bằng các phương tiện khác, có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ gan và thay thế nó bằng một gan từ người khác.
Ngăn chặn lưu lượng máu đến khối u máu gan. Nếu không có một nguồn cung cấp máu, khối u máu gan có thể ngừng phát triển hoặc thu nhỏ. Có hai cách để ngăn chặn dòng chảy của máu.
Buộc ra khỏi động mạch chính (thắt động mạch gan).
Tiêm thuốc vào động mạch để ngăn chặn nó (thuyên tắc động mạch).
Liệu pháp xạ trị. Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng mạnh, chẳng hạn như X-quang, làm tổn hại đến các tế bào của khối u máu gan. Điều trị này ít được sử dụng.
Xem thêm video được quan tâm:
Rối loạn xuất tinh có thể giảm khả năng sinh sản, Thậm chí gây vô sinh | SKĐS |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/uu-va-nhuoc-diem-cua-kem-chong-nang-vat-ly-vi | Ưu và nhược điểm của kem chống nắng vật lý | Kem chống nắng luôn là vật dụng không thể thiếu để bảo vệ làn da trước các tác hại của tia UV, dù là ngày nắng nóng hay âm u. Tuy nhiên, không ít người sử dụng vẫn chưa nắm rõ về đặc tính của các loại kem chống nắng, đặc biệt là kem chống nắng vật lý để tối ưu hóa được khả năng của sản phẩm này.
1. Kem chống nắng vật lý là gì?
Kem chống nắng vật lý (sunblock) là loại kem chống nắng tác động theo cơ chế phản xạ ánh sáng, giúp ánh sáng mặt trời bị phản xạ lại khỏi da và không xuyên qua được, từ đó giúp bảo vệ làn da.Titanium Dioxide và Zinc Oxide là hai thành phần chính của kem chống nắng vật lý, có nhiệm vụ tạo ra lớp màng chắn như tấm khiên phản xạ lại tia tử ngoại. Kem chống nắng vật lý phù hợp với nhiều loại da khác nhau, bao gồm cả da nhạy cảm hay da khô vì đặc tính không chứa oxybenzone và PABA. Kem chống nắng vật lý bảo vệ làn da của bạn theo cơ chế phản xạ ánh sáng 2. Ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý là gì?
Kem chống nắng vật lý có những ưu điểm sau:Khả năng chống nắng quang phổ rộng: Bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.Hạn chế khả năng kích ứng: Vì lớp kem chỉ nằm trên bề mặt da mà không thấm vào da như kem chống nắng hóa học.Hiệu quả sử dụng nhanh: Hoạt động ngay khi vừa bôi lên da, không cần chờ thời gian thẩm thấu.Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài, không cần phải bôi lại (trừ các trường hợp tham gia hoạt động thể chất dễ ra nhiều mồ hôi).Phù hợp với đa dạng các loại da, lành tính và an toàn, kể cả cho trẻ em.Hạn sử dụng lâu dài.Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý vẫn có một số nhược điểm nhất định:Với kết cấu dày khiến kem chống nắng vật lý dễ tạo vết trắng trên da, gây mất thẩm mỹ với một số nước da ngăm tự nhiên. Ngoài ra, còn làm đặc lỗ chân lông gây cảm giác bí bách, bóng nhờn.Kem dễ trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi, do đó không phù hợp nếu người sử dụng phải hoạt động ngoài trời nhiều hay tiếp xúc với nước. Ưu điểm của Kem chống nắng vật lý là phù hợp với các loại da, lành tính và an toàn kể cả cho trẻ em 3. Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng vật lý
Khi sử dụng kem chống nắng vật lý, người sử dụng cần thực hiện một số điều sau:Bôi đủ liều lượng kem, không quá nhiều hoặc quá ít để vừa phát huy được hiệu quả chống nắng, vừa tránh gây bít tắc lỗ chân lông.Không sử dụng kem chống nắng vật lý trước khi tham gia các hoạt động thể lực hay hoạt động ngoài trời có thể đổ nhiều mồ hôi.Không sử dụng kem chống nắng body cho da mặt vì dễ gây đổ dầu và sinh ra mụn.Nhớ sử dụng kem chống nắng ở vùng cổ, vì da vùng này khá mỏng, dễ bị tổn thương dưới tác động của tia UV.Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường sinh sống và làm việc.Tóm lại, kem chống nắng vật lý (sunblock) là loại kem chống nắng tác động theo cơ chế phản xạ ánh sáng, giúp ánh sáng mặt trời bị phản xạ lại khỏi da và không xuyên qua được, từ đó giúp bảo vệ làn da. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-chan-thuong-nguc-kin-thuong-gap-va-trieu-chung-vi | Các chấn thương ngực kín thường gặp và triệu chứng | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Chấn thương ngực kín là loại chấn thương thường gặp nhất do tai nạn xe cơ giới và là cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở mọi lứa tuổi. Các dạng chấn thương ngực kín phụ thuộc nhiều vào cường độ của chấn thương và có thể thay đổi từ những chấn thương vô hại đến những chấn thương có thể đe dọa tính mạng.
1. Tổng quan về chấn thương ngực kín
Chấn thương ngực là khái niệm chung cho các tổn thương tại vùng ngực, được chia thành hai nhóm lớn là chấn thương ngực kín và vết thương ngực. Đối với chấn thương ngực kín, đây là dạng tổn thương không làm mất tính liên tục của thành ngực.Nguyên nhân của chấn thương ngực kín thường gặp là tai nạn xe cơ giới với tỷ lệ 50–75%. Các nguyên nhân còn lại là khi té ngã hay các tai nạn trong lao động hoặc sinh hoạt. Dù là nguyên nhân gì, cơ chế chấn thương đều là do sự thay đổi tốc độ và áp lực của tác ngoại lực tác động vào thành ngực, dẫn đến lực cắt gây rách mạch máu cũng như co kéo và đứt vỡ các cơ quan rỗng và rắn.Đặc điểm lâm sàng của các trường hợp chấn thương ngực kín nhập viện là đau ngực, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thiếu oxy, giảm âm phế nang trong tràn khí màng phổi hay giảm tiếng tim trong tràn dịch màng ngoài tim.Với mọi bệnh nhân nhập viện sau một tai nạn, phương pháp tiếp cận chấn thương ngực kín bắt đầu với những khảo sát sơ bộ trước khi nhập viện, có thể yêu cầu phải cấp cứu ngay tại hiện trường nếu nguy kịch. Theo đó, nếu đến bệnh viện mà bệnh nhân có huyết động không ổn định thì cần nhanh chóng xác định các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng để can thiệp kịp thời, bao gồm cả phẫu thuật cấp cứu. Ngoài thăm khám lâm sàng, những xét nghiệm ban đầu cần thiết giúp đánh giá chẩn đoán nhanh chóng là chụp X-quang ngực - xét nghiệm ban đầu cho tất cả bệnh nhân chấn thương ngực thẳng, siêu âm và điện tim hay cả chụp cắt lớp vi tính, siêu âm tim qua thực quản, nội soi phế quản, chụp mạch máu. Thậm chí, nếu tình trạng bệnh nhân không thể giữa ổn định, chỉ định phẫu thuật ngay lập tức hay mở lồng ngực thăm dò cũng cần được đặt ra nhằm xác định bệnh cảnh tương xứng. Các bệnh cảnh trong chấn thương ngực kín thường gặp được trình bày sau đây.
2. Gãy xương sườn
Căn nguyên của gãy xương sườn trong chấn thương ngực kín chủ yếu là do các lực gây chấn thương nặng, gãy xương trên cơ địa đã có bệnh lý từ trước hay chấn thương không do tai nạn như lạm dụng trẻ em.Đặc điểm lâm sàng của gãy xương sườn là đau trên thành ngực có điểm đau chói, đồng thời quan sát thấy các dấu hiệu biến dạng thành ngực. Nếu lồng ngực có gãy nhiều xương sườn, từ trên 3 xương, ở 2 vị trí trở lên, sẽ dẫn đến một phần nổi của thành xương sườn và mô mềm trong thành ngực ra ngoài khi hít thở, gọi là mảng sườn di động. Khi đó, người bệnh nhanh chóng rơi vào suy hô hấp với biểu hiện thở nhanh và thở nông hay ngưng thở.Việc chẩn đoán gãy xương sườn nhanh chóng là bằng cách chụp X-quang ngực, vị trí chụp trước sau hay chụp chếch bên, với dấu hiệu đường gãy, gãy di lệch các thành xương sườn. CT có thể có chỉ định nếu nghi ngờ gãy xương sườn có biến chứng.Các biến chứng chính của gãy xương sườn là tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi và đụng dập phổi. Đặc biệt ở người cao tuổi, gãy xương sườn gây đau, làm người bệnh có khuynh hướng giảm thông khí, hệ quả là gây xẹp phổi và/hoặc viêm phổi. Căn nguyên của gãy xương sườn trong chấn thương ngực kín chủ yếu là do các lực gây chấn thương nặng 3. Chấn thương thần kinh
Chấn thương thần kinh trong chấn thương ngực kín là một dạng tổn thương cấp tính. Bên cạnh nguyên nhân chấn thương trực tiếp, chấn thương thần kinh cũng có thể là hệ quả của tình trạng thiếu máu cục bộ hay chèn ép tạng, chèn ép khoang.Đặc điểm lâm sàng của chấn thương thần kinh cấp tính trong chấn thương ngực kín là người bệnh bị liệt cơ hoành. Nếu chỉ liệt cơ hoành một bên, người bệnh có thể không có triệu chứng hay chỉ khó thở khi gắng sức; ngược lại, nếu liệt cơ hoành hai bên sẽ nhanh chóng dẫn đến khó thở nghiêm trọng. Các biểu hiện gián tiếp bên ngoài của chấn thương thần kinh hoành đoạn đi trong lồng ngực là giảm cử động và giảm cả tần số hô hấp, xẹp phổi một bên. Tuy nhiên, bệnh cảnh chấn thương thần kinh hoành sẽ nhanh chóng được phát hiện bởi một phim Xquang ngực thấy độ cao cơ hoành bất thường hay kéo lệch trung thất sang một bên.Đối với chấn thương thần kinh tại chỗ của các tạng, người bệnh sẽ biểu hiện bằng tổn thương tại tạng tương ứng.
4. Chấn thương tim
Chấn thương tim có thể xảy ra trong chấn thương ngực kín với các bệnh cảnh như sau:Rối loạn nhịp tim: đánh trống ngực, chóng mặt, ngấtHội chứng mạch vành cấp: đau ngực, vã mồ hôi, khó thởHạ huyết áp và nhịp tim nhanh không đáp ứng với hồi sức truyền dịchĐụng dập và vỡ cơ tim: hạ huyết áp, chèn ép timĐây là bệnh cảnh thường nặng và hầu hết các bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện.Cách chẩn đoán kiểm tra ban đầu tốt nhất là bằng siêu âm tim và điện tâm đồ. Tuy nhiên, đối với vỡ tim, phẫu thuật ngay lập tức cần phải đặt ra mới có thể cứu người bệnh. Đánh trống ngực, chóng mặt, ngất là những dấu hiệu điển hình của rối loạn nhịp tim 5. Tổn thương động mạch chủ
Tổn thương động mạch chủ trong các tình trạng chấn thương ngực kín, nhất là đối với tai nạn xe ô tô, có vị trí điển hình là tại eo động mạch chủ, gần đoạn chia ra động mạch dưới đòn trái, với tỷ lệ là khoảng 70% các trường hợp. Mức độ nghiêm trọng là từ tổn thương động mạch chủ do đụng dập đến vỡ động mạch chủ; trong đó, tính chất nguy kịch của vỡ động mạch chủ có thể được nhận định tương đương với vỡ tim.Đặc điểm lâm sàng ban đầu thường khó phát hiện do người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu (ví dụ: đau ngực, khó thở), do vị trí của động mạch chủ nằm sau trong lồng ngực. Trong trường hợp vỡ, người bệnh sẽ nhanh chóng có dấu hiệu sốc xuất huyết với biểu hiện nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.Kiểm tra ban đầu đối với tổn thương động mạch chủ cũng là bằng một chụp X quang phổi với dấu hiệu mở rộng trung thất, đẩy lệch khí quản hay tràn máu màng phổi. Ở những bệnh nhân có sự ổn định về huyết động, bác sĩ có thể xem xét chụp CT và chụp mạch CT cản quang để đạt được độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. Ngược lại, ở bệnh nhân huyết động không ổn định, siêu âm tim qua thực quản trong phòng mổ là cận lâm sàng được dùng thay thế.
6. Đụng dập phổi
Tuy phổi được xếp là một tạng đặc nhưng mật độ trống do chứa đầy khí, phổi vẫn dễ bị đụng dập trong bệnh cảnh chấn thương ngực kín. Mọi tổn thương tại phổi đều khiến cho người bệnh có biểu hiện đau ngực, khó thở, thở nhanh, nhịp tim nhanh, thiếu oxy và giảm oxy máu hay suy hô hấp cấp; có thể nặng hơn sau khi truyền dịch vì phù phổi nặng hơn.Chẩn đoán đụng dập phổi trên Xquang ngực là thâm nhiễm phế nang rải rác hay đám mờ lớn trên phế trường. Chụp cắt lớp sẽ có chỉ định nếu một phim Xquang ban đầu không đủ kết luận hay nhằm xác định có các tổn thương kèm theo. Mọi tổn thương tại phổi đều khiến cho người bệnh có biểu hiện đau ngực, khó thở, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ... 7. Tổn thương khí quản
Khí quản vốn là một ống cứng chắc được bọc bởi các vòng sụn. Do đó, khí quản sẽ rất dễ vỡ, nứt toát khi chấn thương ngực kín với mức độ nghiêm trọng. Đặc điểm lâm sàng của người bị tổn thương khí quản là khó thở, khàn tiếng, tràn khí dưới da và tràn khí màng phổi, trung thất.Một phim Xquang ngực cho thấy thành khí quản mất liên tục, có không khí trong mô mềm xung quanh vùng cổ và trung thất là dấu hiệu nhận biết nhanh chóng của vỡ khí quản. Bên cạnh đó, nội soi phế quản tại phòng mổ cũng cần thiết giúp phẫu thuật viên dễ dàng hình dung tổn thương để khâu tái tạo phục hồi phế quản.
8. Vỡ cơ hoành
Vỡ cơ hoành, còn gọi là tổn thương hoặc rách cơ hoành, là một vết rách trên bề mặt cơ hoành, gây mất tính liên tục và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp. Cơ chế gây vỡ cơ hoành trong chấn thương ngực kín có thể do ngoại lực tác động hay đâm xuyên.Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân bị vỡ cơ hoành là đau ngực hoặc bụng, kích thích ho, giảm tiếng thở ở bên vỡ, người bệnh nhanh chóng vào suy hô hấp. Đồng thời, vì áp lực trong khoang bụng cao hơn khoang ngực, nên việc vỡ cơ hoành hầu như luôn liên quan đến thoát vị các cơ quan trong ổ bụng vào khoang ngực, được gọi là thoát vị cơ hoành do chấn thương đi kèm trong chấn thương ngực kín.Các kỹ thuật chẩn đoán vỡ cơ hoành bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính và cả các kỹ thuật phẫu thuật mở ổ bụng vừa thám sát, vừa tái tạo cơ hoành.Tóm lại, chấn thương ngực kín là một nguyên nhân đáng kể gây tử vong thường gặp ở những bệnh nhân bị tai nạn giao thông nếu không được kịp thời điều trị phù hợp theo từng dạng tổn thương. Chính vì vậy, việc nhanh chóng tiếp cận và phân loại đúng theo các dạng chấn thương ngực kín như trên không chỉ giúp hướng dẫn xử trí bệnh nhân thích hợp mà còn cải thiện tiên lượng người bệnh về sau. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-tu-quan-tu-thang-vi | Công dụng của tứ quân tử thang | Bài thuốc tứ quân tử thang còn được gọi là tứ quân thang. Đây là phương thuốc nổi tiếng chuyên điều trị các bệnh về “khí” trong Y Học Cổ Truyền, ứng dụng trong trị các chứng bệnh suy nhược cơ thể, viêm phế quản,...
1. Thành phần bài thuốc tứ quân tử thang
Bài thuốc tứ quân tử thang có thành phần gồm: 12g nhân sâm (hoặc đảng sâm) + 12g phục linh + 12g bạch truật + 8g chích thảo.Cách dùng: Đem các vị dược liệu sắc uống ngày 1 thang hoặc nghiền thành bột, chế thành viên hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 9g.Bài thuốc thích hợp với những người tỳ vị khí hư với biểu hiện là sắc mặt vàng héo, tứ chi vô lực, tiếng nói nhỏ yếu, bụng đầy, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát. Bài thuốc được gọi là tứ quân tử thang vì 4 vị thuốc đều có tính bình hòa, không nhiệt, không táo, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
2. Công dụng bài thuốc tứ quân tử thang
Công năng của bài thuốc tứ quân tử thang là ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị. Bài thuốc chủ trị tình trạng tỳ vị khí hư, vận hóa kém gây các chứng dương hư, khí hư. Hiện nay, bài thuốc này thường được dùng để điều trị viêm dạ dày cấp tính/mạn tính, viêm hang vị, loét dạ dày, suy giảm chức năng dạ dày - ruột, loét hành tá tràng băng huyết, rong kinh, viêm gan mạn tính.Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, tứ quân tử thang có các tác dụng gồm:Điều tiết hệ thần kinh thực vật, thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng tiêu hóa và làm lành vết loét;Tăng sinh glycogen trong gan, gia tăng năng lượng dự trữ;Thúc đẩy chức năng tạo huyết của tủy xương;Điều chỉnh quá trình tuần hoàn huyết dịch;Tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch;Cải thiện chức năng của các tuyến nội tiết, lập lại sự cân bằng thể dịch trong cơ thể;Cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng: Sắt, kẽm, đồng, magie cho cơ thể.
3. Gia giảm bài thuốc tứ quân tử thang trong điều trị bệnh
3.1 Gia giảm theo y học cổ truyềnY học cổ truyền đã bổ sung thêm vào bài thuốc tứ quân tử thang một số vị dược liệu kiện tỳ, ích khí khác với tác dụng điều trị các bệnh sau:Chữa thổ tả khó cầm ở trẻ nhỏ: Thêm các vị thuốc hoắc hương, biển đậu, hoàng kỳ;Chữa tỳ hư đàm trệ: Thêm các vị thuốc bán hạ, trần bì;Chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, thổ tả, đầy bụng, tiêu hóa kém: Thêm vị thuốc trần bì;Chữa tỳ vị khí hư, trệ đọng, hàn thấp: Thêm các vị thuốc trần bì, bán hạ, sa nhân, mộc hương;Trị hư tổn sinh lực, nguyên khí bất túc: Bỏ 2 vị bạch truật và phục linh, thêm hoàng kỳ và nhục quế;Trị tỳ vị hư nhược, tâm khí bất túc: Thêm các vị thuốc biển đậu, hoàng kỳ, đại táo, sinh khương.3.2 Gia giảm theo y học hiện đạiTứ quân tử thang được ứng dụng trong các nghiên cứu lâm sàng hiện đại để điều trị các bệnh lý nội khoa, phụ khoa và nhi khoa. Cụ thể:Xuất huyết đường tiêu hóa trên: Thêm các vị thuốc đương quy, bạch thược, trần bì, hoàng liên, đan sâm, địa du, tam thất, bạch cập;Viêm loét đường tiêu hóa: Thêm các vị thuốc hoàng kỳ, trần bì, mộc hương;Viêm ruột do nấm: Thêm vị thuốc khổ sâm. Nếu bệnh nhân bị nhiệt nặng thì thêm các vị thuốc bạch đầu ông và xuyên hoàng liên. Nếu bệnh nhân có khí hư thì thêm hoàng kỳ; dương hư thì thêm phụ phiến và nhục quế; thấp nặng thì bổ sung thêm trạch tả, ý dĩ; bụng chướng thì thêm hậu phác, chỉ xác;Đau đầu: Thêm các vị thuốc hoàng kỳ, chế phụ phiến. Tùy trường hợp mà có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác;Viêm gan mạn tính hoạt động: Thêm vị thuốc hoàng kỳ;Nôn ói ở phụ nữ có thai: Thêm các vị thuốc bán hạ, trần bì, tô ngạnh, trúc nhự;Rong kinh, rong huyết: Thêm các vị thuốc hoàng kỳ, đan sâm, hương phụ và đương quy;U xơ tử cung: Thêm các vị thuốc ngưu tất, nga truật và tam lăng;Chán ăn ở trẻ em: Phối hợp tứ quân tử thang với tân dược chứa kẽm.
4. Cấm kỵ khi dùng tứ quân tử thang
Một số lưu ý khi dùng bài thuốc tứ quân tử thang:Các chứng âm hư hỏa động, ăn uống kém sút, nếu thấy thể bệnh cần phải dùng bài thuốc này thì bạch linh nên tẩm sữa, bạch truật nên tẩm mật, và chỉ uống tạm thời.Trẻ em thân thể gầy còm, đen sạm, màu da vàng úa, đơn nhiệt hầm hập, tân dịch khô kiệt, ăn chóng tiêu, bụng nóng, thân mình như que củi, khát nước phân táo, khóc không có nước mắt,... hoàn toàn do âm hư. Không được tùy ý sử dụng bài thuốc tứ quân tử thang cho những trẻ này mà cần tham vấn ý kiến của bác sĩ đông y;Các chứng huyết hư không nên uống chuyên bài thuốc tứ quân tử thang vì có thể làm hao mất huyết.Tứ quân tử thang là bài thuốc có tác dụng bổ trung khí, kiện tỳ vị. Có nhiều bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tỳ khí hư nhược đều gia giảm từ bài thuốc này. Người bệnh khi dùng bài thuốc này cần chú ý tuân thủ mọi hướng dẫn của thầy thuốc đông y về liều dùng, thời gian dùng thuốc,... để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-cham-soc-benh-nhan-suy-tim-va-nhung-hoat-dong-han-che-cho-nguoi-benh-vi | Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim và những hoạt động hạn chế cho người bệnh | Suy tim là một căn bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy suy tim mà có thể bạn chưa biết, vậy hãy cùng điểm qua những hoạt động tập luyện chính mà người mắc bệnh này nên tránh.
1. Bệnh suy tim là gì?
Suy tim là trạng thái tim không có khả năng bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến người bệnh nghiêm trọng, khiến bệnh nhân thường khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho và phù nề, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bệnh nhân suy tim phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm đe dọa tính mạng. Bệnh suy tim có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm Một lối sống khỏe mạnh, bao gồm duy trì thể dục thể chất, thực hiện kế hoạch ăn uống phù hợp cho tim (chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải - tăng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như cá, rau, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt và cắt giảm thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt), duy trì cân nặng phù hợp và không sử dụng thuốc lá có thể có tác động tích cực để có thể hỗ trợ quá trình chữa suy tim tốt nhất cho người bệnh.Suy tim có thể khiến bạn cảm thấy khó thở và mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức. Theo Susan Eriksen, nhà vật lý trị liệu, người đã giúp thành lập Đơn vị Suy tim tại Bệnh viện St George ở London, cho biết: “Nếu bạn bị suy tim, việc khiến bản thân hơi khó thở và mệt mỏi khi tập thể dục có thể là điều rất đáng sợ và nguy hiểm. Trước đây, những người bị suy tim được thông báo rằng họ cần được nghỉ ngơi. Nhưng bây giờ chúng tôi biết việc duy trì hoạt động thể thao và vận động đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho người suy tim”.
Tại sao tập thể dục lại tốt cho bệnh suy tim?
Tập thể dục khi bạn bị suy tim có thể làm giảm nguy cơ nhập viện. Gill Farthing, y tá tại Bệnh viện Hampshire NHS Foundation Trust, cho biết: “Nếu bạn luôn vận động cơ thể, bạn sẽ giúp các nhóm cơ và phổi hoạt động tốt hơn, từ đó giảm căng thẳng cho tim mạch”.
2. Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim và những hoạt động hạn chế cho người bệnh
2.1 Các bài tập cần tránh tập gắng sức
Các bài tập và hoạt động liên quan đến việc xây dựng cơ bắp cần tránh nhất bao gồm:● Chống đẩy và ngồi dậy/gập bụng● Bài tập plank● Bài tập cầu mông● Bài tập dùng dây kháng lực● Cử tạ (tất cả loại tạ) Tránh các bài tập gắng sức để giảm áp lực lên tim mạch của người bệnh suy tim Những bài tập này làm tăng huyết áp và thiếu oxy trong máu. Vì vậy, những người bị suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc hẹp động mạch chủ nặng nên không bao giờ thực hiện các bài tập này.Ngoài ra, bạn cũng không nên tập thể dục vào những ngày bạn không khỏe hoặc cảm thấy mệt mỏi, khó thở hơn bình thường. Nếu bạn thấy các hoạt động nhẹ ngày càng khó khăn hơn, hãy chia sẻ và lấy ý kiến với chuyên gia y tế.
2.2 Các bài tập nên thử qua và tăng dần cường độ
Dưới sự giám sát của các chuyên gia, bạn sẽ biết được những bài tập nào an toàn và phù hợp với bệnh suy tim. Các nghiên cứu cho thấy rằng các bệnh nhân có thể tự tin để tập luyện thể thao an toàn tại nhà trước, sau đó có thể tăng cường thêm các bài tập ngoài trời khác.Một khi bạn được bác sĩ cho phép, hãy bắt đầu chậm trước ở các mức thoải mái nhất và tăng dần theo từng ngày ở cả thời gian và cường độ luyện tập, đặc biệt theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bản thân. Các động tác giãn cơ linh hoạt như:
Yoga/Thái cực quyền:
Thái cực quyền và yoga đặc biệt phù hợp với bệnh nhân suy tim cao tuổi, có thể tác động tích cực đến hệ tim mạch và sức khỏe nói chung mà không cần tốn nhiều sức lực của người bệnh. Yoga và thái cực quyền là các bài tập lý tưởng nhất Đi bộ:
Đây là hình thức tập thể dục đơn giản và dễ dàng nhất dành cho bệnh nhân suy tim. Tập đi bộ nhanh hơn bình thường một chút hoặc chạy bộ để tăng nhịp tim. Sau đó bạn có thể bình tĩnh và thử đi nhanh hơn tăng dần theo từng ngày. Hãy tập đi bộ những quãng đường ngắn trong ngày và tăng dần thời gian cũng như khoảng cách đến mức bạn thấy thoải mái nhất. Bài tập giãn các nhóm cơ:
Các bài tập giãn cơ không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Đổi lại, bạn sẽ cải thiện khả năng giữ thăng bằng và khả năng vận động cũng như sức khỏe cơ và khớp. Ngoài ra, tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ nhẹ tại chỗ và đạp xe cũng sẽ cải thiện lưu lượng máu và khả năng sử dụng oxy của cơ thể.
3. Một số lưu ý tập thể dục cho người bệnh suy tim
Hãy ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đang đánh trống ngực (cảm giác như tim đang đập thình thịch hoặc lỡ nhịp), khó thở cực độ hoặc choáng váng. Nếu bạn hết năng lượng, bạn cũng có thể cần phải dừng lại. Bạn sẽ phải trả giá vào ngày hôm sau nếu cố gắng quá sức đấy. Ngừng tập thể dục ngay khi cảm thấy đau ngực hay khó thở 3.1 Đừng cố gắng quá sức
Việc sử dụng thang đo Borg có thể hữu ích, một cách để đánh giá về mức độ nỗ lực của người tập cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân trước bệnh suy tim.Mức 0 là ngồi không làm gì, và 10 là kiệt sức – hãy tập ở 'cường độ vừa phải', chỉ dùng sức ở đâu đó ở giữa mức 5, nơi bạn cảm thấy hơi nóng cơ thể một chút, thở mạnh hơn một chút nhưng bạn vẫn có thể để nói chuyện trong khi tập thể dục.
3.2 Khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập
Việc hạ nhiệt chậm là đặc biệt quan trọng. Dĩ nhiên không ai khuyên bạn nên nằm nghỉ ngay sau khi tập thể dục. Nếu bạn đã tập đứng, hãy thực hiện vài động tác giãn cơ; nếu bạn đã tập thể dục trong khi ngồi, hãy gõ nhẹ ngón chân để nhịp tim của bạn giảm dần. Người bệnh suy tim nên khởi động kĩ và nghỉ ngơi phù hợp sau quá trình luyện tập 3.3 Giữ thói quen tập thể dục đều đặn
Hướng dẫn tiêu chuẩn gợi ý rằng bạn nên hoạt động thể chất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần. Nhưng điều này có thể mở rộng hay thu hẹp tùy theo tình hình sức khỏe của mỗi người. Bạn có thể thực hiện vài buổi tập kéo dài 5-10 phút trong suốt một ngày và có một số hoạt động sẽ tốt hơn là không có hoạt động nào. |
|
https://tamanhhospital.vn/kho-ngu/ | 23/11/2023 | Khó ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giúp dễ đi vào giấc ngủ | Khó ngủ hay khó đi vào giấc ngủ có thể do một hay nhiều yếu tố gây ra. Người trưởng thành và trẻ em có thể bị khó ngủ vì những lý do khác nhau. Vậy chứng khó ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân khó ngủ và điều trị ra sao?
Ngủ đủ và ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Nếu bạn bị khó ngủ, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây khó ngủ và có cách khắc phục tình trạng khó đi vào giấc ngủ hiệu quả, khoa học.
Mục lụcKhó ngủ là bệnh gì?Ngủ bao nhiêu là đủ?Nguyên nhân khó ngủ1. Ở người lớn2. Ở trẻ em3. Phụ nữ mang thaiTriệu chứng khó ngủTác hại của khó ngủ lâu ngàyTình trạng khó đi vào giấc ngủ khi nào cần gặp bác sĩ?Cách chẩn đoán bệnh khó ngủCách điều trị khó ngủLời khuyên của bác sĩ giúp dễ đi vào giấc ngủKhó ngủ là bệnh gì?
Khó ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thường phải trằn trọc nhiều giờ đồng hồ mới ngủ được. Người bị khó ngủ cũng thường ngủ chập chờn không sâu giấc, khó duy trì giấc ngủ sâu, cảm thấy mệt mỏi uể oải. Giấc ngủ kém chất lượng và thiếu ngủ đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khó ngủ thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh, tim mạch khác hoặc làm tăng nặng các bệnh nền có sẵn. Bệnh khó ngủ còn làm suy giảm nhận thức, trí nhớ.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Số giờ ngủ cần thiết trong một ngày ở mỗi người có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, yếu tố cá nhân và tình trạng sức khỏe. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra các khuyến nghị về giấc ngủ cho từng nhóm tuổi khác nhau như sau:
Người trưởng thành (18 – 64 tuổi): Đa số người trưởng thành cần khoảng 7 – 9 giờ ngủ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tốt và cảm thấy tỉnh táo, năng động vào ban ngày.
Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi): Thanh thiếu niên cần từ 8 – 10 giờ ngủ mỗi đêm. Tuy nhiên, nhu cầu ngủ có thể thay đổi trong khoảng 7 – 11 giờ/ngày.
Trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6 – 13 tuổi): Trong giai đoạn này, trẻ cần từ 9 – 11 giờ ngủ mỗi đêm.
Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): Trẻ mẫu giáo cần từ 10 – 13 giờ ngủ mỗi đêm để có thể phát triển tối ưu.
Trẻ nhỏ (1 – 2 tuổi): Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ trong giai đoạn 1 – 2 tuổi là từ 11 – 14 giờ ngủ mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần từ 14 – 17 giờ ngủ mỗi ngày.
Người cao tuổi thường ngủ ít hơn, đa số có thể ngủ từ 5-7 giờ mỗi ngày hoặc ngủ ít hơn.
Một số người khác có thể cần ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn so với mức trung bình. Để biết ngủ bao nhiêu là đủ, bạn cần lắng nghe cơ thể và xác định mức ngủ tối ưu. Nếu thức dậy trong trạng thái tỉnh táo, sảng khoái và có đủ năng lượng, thì có thể bạn đã ngủ đủ giấc. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tập trung, bạn cần cân nhắc thực hiện các cách cải thiện chất lượng giấc ngủ và thay đổi thời gian ngủ của mình.
Nguyên nhân khó ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây khó ngủ, bao gồm sức khỏe tinh thần, các thói quen xấu trước khi ngủ, bệnh lý, thuốc… Cụ thể như sau: (1)
1. Ở người lớn
Thói quen chưa phù hợp trước khi ngủ: Trong nhiều trường hợp, các thói quen xấu trước khi ngủ có thể góp phần khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Các thói quen này bao gồm tiêu thụ nhiều caffeine (cà phê, nước có ga, nước tăng lực…) hoặc chất kích thích… Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Thói quen thức khuya, vận động mạnh, ăn no trước khi ngủ… cũng có thể làm thay đổi thời gian ngủ của mỗi người và gây ra chứng khó ngủ.
Sức khỏe tinh thần: Tình trạng tâm lý và tinh thần có thể đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của người lớn. Các yếu tố tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress… đều có thể dẫn đến bệnh khó ngủ.
Tình trạng y tế liên quan: Các bệnh lý như đau đầu, động kinh, co giật, bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi, chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Alzheimer, trào ngược axit dạ dày… có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân đã nêu, còn có nhiều yếu tố khác có thể gây khó ngủ hay khó đi vào giấc ngủ ở người lớn, chẳng hạn như do tuổi tác (người cao tuổi dễ bị mất ngủ hơn), môi trường ngủ không phù hợp (ánh sáng quá chói, tiếng ồn, nhiệt độ không thoải mái…), thói quen ngủ không điều độ, không tập thể dục vào ban ngày, jet lag…
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ gây bệnh khó ngủ, mất ngủ
2. Ở trẻ em
Lý do khó ngủ ở trẻ em có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến bao gồm: (2)
Trẻ căng thẳng, lo âu quá mức hoặc trạng thái tâm lý bị kích động quá mức: Trẻ dễ mất ngủ trước kỳ thi do lo lắng hoặc mất ngủ trước những chuyến đi chơi xa vì phấn khích quá mức.
Thay đổi lịch trình: Thay đổi lịch trình, chẳng hạn như chuyển đổi múi giờ, bắt đầu học ở trường mới hoặc thay đổi thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Bệnh lý: Trẻ cũng có thể bị khó ngủ, mất ngủ do bệnh lý như viêm phổi, chứng ngưng thở khi ngủ, tiêu chảy, sốt siêu vi…
Thói quen ngủ không tốt: Thói quen ngủ không tốt, chẳng hạn như thức dậy quá muộn hoặc thức khuya đều có thể gây khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ ở trẻ em.
3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị khó ngủ do sự thay đổi trong cơ thể và các yếu tố liên quan đến thai kỳ. Các nguyên nhân khó ngủ ở phụ nữ mang thai có thể do căng tức ngực, đau lưng, buồn nôn, nôn mửa, sự chuyển động của thai nhi trong tử cung, lo lắng, tiểu đêm nhiều…
Triệu chứng khó ngủ
Triệu chứng khó ngủ có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Một số triệu chứng phổ biến mà bạn có thể gặp phải bao gồm: (3)
Khó đi vào giấc ngủ: Bạn có thể trải qua khó khăn trong việc cố gắng ngủ, tức là mất nhiều thời gian để ngủ, nằm trằn trọc trên giường nhiều giờ liền.
Thức dậy giữa đêm và khó ngủ lại: Một triệu chứng phổ biến của bệnh khó ngủ là thức dậy vào giữa đêm và sau đó gặp khó khăn trong việc ngủ lại. Điều này có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Thức dậy quá sớm: Một số người bị khó ngủ nên ngủ rất trễ và thường thức dậy quá sớm.
Giấc ngủ nông và không sâu: Trong khi ngủ, bạn có thể trải qua giấc ngủ nông, không sâu dẫn đến cảm giác không thể nghỉ ngơi và chưa phục hồi năng lượng.
Ác mộng và giật mình khi ngủ: Khó ngủ có thể dẫn đến ác mộng và giật mình khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng.
Mất ngủ liên tục: Một số người có thể trải qua tình trạng mất ngủ liên tục, tức là không ngủ suốt thời gian dài. Đây là một tình trạng nghiêm trọng ở những người bị khó ngủ.
Buồn ngủ vào ban ngày: Khó đi vào giấc ngủ thường dẫn đến cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, làm suy giảm sự tập trung và tăng nguy cơ xảy ra sai sót.
Tăng căng thẳng và lo âu: Khó ngủ có thể làm tăng sự căng thẳng và lo âu. Ngược lại, căng thẳng và lo âu có thể làm tăng nguy cơ bị khó ngủ.
Suy giảm sức khỏe tổng thể: Một triệu chứng khác ở người bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài chính là suy giảm sức khỏe tổng thể, dễ mắc nhiều bệnh lý như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp…
Chứng khó ngủ hay khó đi vào giấc ngủ có thể gây mệt mỏi, lờ đờ, uể oải vào ban ngày
Tác hại của khó ngủ lâu ngày
Khó ngủ lâu ngày có thể gây ra một loạt tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số tác hại do khó ngủ lâu ngày, khó ngủ kéo dài có thể kể đến như:
Giảm tập trung và tăng nguy cơ sai sót: Thiếu ngủ có thể gây mất tập trung, tăng nguy cơ sai sót trong công việc, học tập và các hoạt động hàng ngày.
Sức đề kháng yếu: Khó ngủ, ngủ không đủ có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
Tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ: Khó ngủ lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường do ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong cơ thể và gây tăng huyết áp. Khó ngủ, mất ngủ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Rối loạn cảm xúc: Ngủ không đủ giấc do khó đi vào giấc ngủ có thể gây rối loạn cảm xúc, dẫn đến lo âu, căng thẳng quá mức hay thậm chí là trầm cảm.
Suy giảm ham muốn tình dục: Khó ngủ có thể làm suy giảm ham muốn tình dục và hiệu suất tình dục.
Tăng nguy cơ tai nạn giao thông: Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông do giảm tập trung và phản ứng chậm hơn.
Tình trạng khó đi vào giấc ngủ khi nào cần gặp bác sĩ?
Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể gặp tình trạng khó ngủ. Điều này có thể bình thường. Vậy khi nào thì chứng khó ngủ cần cảnh báo đi gặp bác sĩ. Triệu chứng khó ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu rơi vào các trường hợp điển hình sau:
Khó ngủ kéo dài: Nếu bạn trải qua triệu chứng khó ngủ kéo dài trong vòng 3 – 4 tuần hoặc lâu hơn, đặc biệt là khi khó ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và chất lượng cuộc sống thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá liệu có một hay nhiều bệnh lý, vấn đề nào đó đang khiến bạn bị khó ngủ hay không.
Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bạn gặp triệu các chứng nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ, mộng du hay các rối loạn giấc ngủ khác thì cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia về phương pháp điều trị phù hợp.
Đột ngột bị mất ngủ: Nếu trước đây bạn ngủ rất ngon và thường ngủ sâu nhưng đột ngột bị mất ngủ trong một vài ngày thì cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nào đó. Tốt hơn hết, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán.
Triệu chứng gắn liền với bệnh lý khác: Nếu khó đi vào giấc ngủ kèm theo các triệu chứng khác như lo âu, trầm cảm, đau đầu, buồn nôn… thì người bệnh cũng nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe.
Khó ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống: Nếu chứng khó ngủ gây mệt mỏi, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bạn nên tìm cách giải quyết vấn đề này với sự hỗ trợ từ bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực rối loạn giấc ngủ.
Phụ thuộc vào thuốc ngủ hoặc chất gây nghiện để ngủ: Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ đến mức chỉ có thể dùng thuốc ngủ/chất gây nghiện để ngủ thì nên thảo luận với bác sĩ về cách ngừng sử dụng thuốc hoặc chuyển sang các phương pháp khác để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nhìn chung, nếu triệu chứng khó ngủ trở nên nghiêm trọng, kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng khó ngủ của bạn, tìm ra nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện giấc ngủ.
Nên sớm đến bệnh viện thăm khám nếu bị khó ngủ kéo dài
Cách chẩn đoán bệnh khó ngủ
Để chẩn đoán nguyên nhân khó ngủ cũng như mức độ khó ngủ, bác sĩ có thể thăm khám sức khỏe tổng quát, đo nhịp tim, huyết áp, cân nặng… cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiến hành hỏi về giấc ngủ của người bệnh trong thời gian gần đây, chẳng hạn như thói quen ngủ, triệu chứng khó ngủ, thời gian ngủ mỗi ngày, các hoạt động trước khi ngủ… Những câu hỏi này giúp xác định nguyên nhân và mức độ của tình trạng khó ngủ.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi chép về chi tiết giấc ngủ hàng ngày trong một khoảng thời gian để nắm rõ hơn về tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Để chẩn đoán khó ngủ, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh đo đa ký giấc ngủ. Qua đó bác sĩ có thể theo dõi các diễn biến trong giấc ngủ của người bệnh, xác định đúng nguyên nhân gây khó ngủ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, CT… để phát hiện những bệnh lý liên quan gây khó ngủ, mất ngủ.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện triển khai dịch vụ đo đa ký giấc ngủ giúp chẩn đoán chính xác các nguyên nhân thần kinh gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ khác. Bệnh viện có phòng riêng rộng rãi để người bệnh nằm ngủ thoải mái trong suốt quá trình thực hiện đo đa ký giấc ngủ. Luôn có bác sĩ và điều dưỡng viên túc trực, quan sát, theo dõi để kịp thời hỗ trợ người bệnh.
Người bệnh đo đa ký giấc ngủ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Cách điều trị khó ngủ
Việc điều trị khó ngủ có thể bao gồm các phương pháp không dùng thuốc hoặc có sử dụng thuốc theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh khó ngủ. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Thay đổi thói quen ngủ: Cải thiện thói quen ngủ, chẳng hạn như duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái (nhiệt độ phòng mát mẻ, phòng tối và yên tĩnh), hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ… là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể khắc phục tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
Tư vấn tâm lý: Tư vấn tâm lý có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề về tinh thần có liên quan đến triệu chứng khó ngủ, chẳng hạn như lo âu hoặc trầm cảm.
Thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp điều trị tạm thời tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, cũng có một số loại thuốc ngủ không kê đơn (OTC), chẳng hạn như melatonin, có thể giúp bạn ngủ sớm hơn. Tuy nhiên, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn không được tự ý dừng thuốc hay thay đổi liều lượng, cách dùng… Với các loại thuốc không kê đơn, người bệnh không nên lạm dụng thuốc kéo dài vì có thể bị phụ thuộc và dễ gặp các tác dụng phụ.
Điều trị các bệnh liên quan: Khó ngủ, mất ngủ có thể do các bệnh lý khác nhau như bệnh tim mạch, đau đầu, đau nửa đầu, bệnh tiểu đường, đột quỵ, bệnh cơ xương khớp… Bác sĩ sẽ đánh giá nguyên nhân và điều trị kiểm soát các bệnh liên quan, từ đó giải quyết tình trạng khó ngủ ở người bệnh.
Thay đổi lối sống: Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, hạn chế dùng chất kích thích… Bổ sung các tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) có thể giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhờ tăng tuần hoàn máu não.
Việc điều trị khó ngủ nên dựa trên đánh giá cụ thể của bác sĩ về nguyên nhân, tình trạng khó ngủ của người bệnh. Nếu gặp triệu chứng khó ngủ, bạn nên sớm thăm khám để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
Lời khuyên của bác sĩ giúp dễ đi vào giấc ngủ
Khó ngủ, mất ngủ hay khó đi vào giấc ngủ là tình trạng nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Để ngủ ngon, dễ đi vào giấc ngủ hơn, bạn có thể: (4)
Áp dụng phương pháp 4-7-8 của Tiến sĩ Andrew Weil: Đặt đầu lưỡi của bạn gần phía sau hai răng cửa và giữ lưỡi ở vị trí này trong suốt bài tập thở. Ngậm miệng lại, từ từ hít vào bằng mũi trong khi đếm đến bốn. Nín thở và đếm đến bảy, sau đó mở miệng, thở ra trong khi đếm đến tám. Do vị trí của lưỡi, việc thở ra sẽ tạo ra âm thanh vù vù. Lặp lại chu kỳ 4-7-8 này vài lần hay nhiều lần để thư giãn và dễ ngủ hơn.
Kiểm soát hơi thở: Thở chậm và sâu có thể mang lại cảm giác bình tĩnh, giúp giảm căng thẳng trong hệ thần kinh, hỗ trợ bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể hít vào từ từ, nhẹ nhàng bằng mũi rồi thở ra từ từ và nhẹ nhàng bằng miệng. Lặp lại nhiều lần để dễ ngủ hơn.
Dọn dẹp và trang trí lại phòng ngủ: Một phòng ngủ sạch, đẹp và thoải mái cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Nên dọn dẹp lại phòng ngủ, có thể thay đổi phong cách trang trí để bạn cảm thấy dễ chịu hơn, từ đó ngủ ngon và sâu hơn.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Nhìn chung, khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ có thể xuất phát từ các yếu tố như tuổi tác, căng thẳng, lối sống chưa khoa học, mắc bệnh liên quan… Bệnh khó ngủ kéo dài với các triệu chứng khó ngủ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mỗi người không nên chủ quan khi bị mất ngủ, cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-dinh-tho-cpap-cho-tre-bi-suy-ho-hap-vi | Chỉ định thở CPAP cho trẻ bị suy hô hấp | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Thở áp lực dương liên tục hay thở CPAP là phương pháp hỗ trợ điều trị thường được sử dụng cho trẻ em bị suy hô hấp còn khả năng tự thở tại các cơ sở y tế hiện nay. Chỉ định thở CPAP cho trẻ rất đa dạng nhưng đều nhằm mục đích giảm nguy cơ thở máy và hỗ trợ hô hấp không xâm lấn cho trẻ.
1. Thở CPAP là gì?
Thở CPAP (continuous positive airway pressure) là phương pháp hỗ trợ hô hấp cho trẻ còn khả năng tự thở, bằng cách duy trì áp lực dùng khí hằng định áp lực dương liên tục suốt chu kỳ thở và duy trì dung tích khí cặn chức năng. Ngoài ra, trong thở CPAP còn có một số cụm từ chuyên môn như sau:NCPAP (nasal continuous positive airway pressure): thở áp lực dương tính liên tục qua đường mũi.ECPAP: thở CPAP qua nội khí quản.Các thông số: PEEP (áp lực dương cuối thì thở ra) và FiO2 (nồng đọ oxy của khí hít vào). Thở CPAP là thở áp lực dương tính liên tục qua đường mũi 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thở CPAP
Hệ thống CPAP được cấu tạo để tạo ra dòng khí được làm ẩm và ấm nhằm cung cấp liên tục cho trẻ trong suốt chu kỳ thở, để tạo ra áp lực dương cho đường thở thì người ta sử dụng PEEP đặt ở cuối đường thở. Hệ thống sẽ được nối với bệnh nhân bằng nội khí quản, sonde mũi hoặc cannula, mask tùy thuộc vào từng loại CPAP.Nguyên lý hoạt động: khi trẻ tự thở, áp suất đường thở sẽ âm hơn so với áp suất khí quyển trong thì hít vào, dương hơn trong thì thở ra và trở về 0 ở cuối thì thở ra. Do đó khi trẻ được thở CPAP ở mức áp lực dương là 5 cmH20 thì hệ thống CPAP sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra. Khi đó áp lực cuối thì thở ra là +5 cmH2O.
3. Mục đích của chỉ định thở CPAP
Chỉ định thở CPAP nhằm đạt được các mục tiêu như sau:Duy trì áp lực dương liên tục giúp:Tăng độ giãn nở, tăng thể tích phổi.Giãn phế quản nhỏ giúp trẻ dễ tống xuất đàm hơn.Chống xẹp phổi, giảm phù phổi và giảm máu tĩnh mạch về tim.Bên cạnh đó, thở CPAP còn là phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn giúp giảm nguy cơ thở máy của trẻ. Thở CPAP giúp làm giảm nguy cơ thở máy của trẻ 4. Chỉ định của các trường hợp thở CPAP
Các trường hợp được chỉ định thở CPAP gồm có:Suy hô hấp cấp ở trẻ em thất bại với điều trị oxy.Xẹp phổi do tắc đờm, bệnh màng trong.Viêm phổi hít phân su.Viêm tiểu phế quản.Ngạt nước.Cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh non tháng.Các bệnh lý về quá tải như phù phổi, xuất huyết phổi.Hậu phẫu mổ lồng ngực.Cai máy thở.Hỗ trợ trong các bệnh lý tim mạch ở trẻ như còn ống động mạch, suy tim.Một số chống chỉ định của thở CPAP gồm:Dị tật đường hô hấp trên: sứt môi, hở hàm ếch, teo mũi sau, teo thực quản có dò khí - thực quản. Trẻ bị dị tật đường hô hấp trên không được chỉ định thở CPAP Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu.Tăng áp lực nội sọ gặp trong xuất huyết hoặc viêm màng nãoBệnh nhân mắc khí phế thũng.Thoát vị hoành.Teo ruột non, tắc ruột. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-hoi-chung-lao-hoa-som-hutchinson-gilford-lao-nhi-vi | Tìm hiểu hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford (lão nhi) | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa- Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford là một rối loạn di truyền tiến triển, cực kỳ hiếm gặp, khiến trẻ em già trước tuổi nhanh chóng, bắt đầu từ ngay năm thứ hai của cuộc đời. Các vấn đề về tim hoặc đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong ở hầu hết trẻ em bị lão nhi, làm tuổi thọ bị rút ngắn đi nhiều lần.
1. Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford là gì?
Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford, hay còn gọi là chứng lão nhi, là một tình trạng di truyền hiếm gặp, gây tử vong ngay trong thời kỳ thơ ấu với các đặc điểm nổi bật là lão hóa sớm. Trẻ em bị lão nhi thường có ngoại hình bình thường trong giai đoạn sơ sinh nhưng đến khoảng 9 đến 24 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bị chậm phát triển một cách rõ ràng, dẫn đến tầm vóc thấp bé và nhẹ cân. Đồng thời, các trẻ này cũng phát triển một hình dạng khuôn mặt khác biệt, đặc trưng bởi một khuôn mặt nhỏ không cân đối so với đầu; hàm kém phát triển, dị dạng và làm các răng chen chúc; mắt lộ bất thường; mũi nhỏ và miệng nhỏ. Đến năm thứ hai của cuộc đời, tóc da đầu, lông mày và lông mi bị rụng nhiều, có thể được thay thế bằng những sợi tóc nhỏ như lông tơ, màu trắng hoặc vàng. Ngoài ra, trẻ còn mắc các bệnh lý khác như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch do thoái hóa và đột quỵ, trật khớp háng, nổi tĩnh mạch da đầu, mất lớp mỡ bên dưới da làm da nhăn nheo), khuyết tật của móng tay, cứng khớp và biến dạng xương. Các tình trạng này sẽ dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng trẻ ngay trong thời kỳ thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc trưởng thành sớm. Hậu quả là trẻ em mắc hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford sẽ chết vì bệnh tim do xơ vữa động mạch ở độ tuổi trung bình là 13 tuổi. Như với bất kỳ người lớn nào bị bệnh tim, các hiện tượng phổ biến khi bệnh tim tiến triển đối với trẻ em bị lão nhi cũng có thể bao gồm tăng huyết áp, đột quỵ, đau thắt ngực và suy tim. Tất cả các tình trạng này đều được nhận định là có liên quan đến lão hóa.Nguyên nhân của hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford cho đến nay được tìm thấy là do đột biến gen LMNA, hay còn gọi là lamin A. Protein lamin A, có vai trò kết nối nhân của tế bào lại với nhau. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng do protein lamin A bị khiếm khuyết, làm cho nhân tế bào không ổn định. Sự bất ổn định của tế bào dường như dẫn đến quá trình lão hóa sớm ở chứng lão nhi. Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford, hay còn gọi là chứng lão nhi, là một tình trạng di truyền hiếm gặp, gây tử vong ngay trong thời kỳ thơ ấu 2. Các triệu chứng trong hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford
Thông thường trong năm đầu đời, sự tăng trưởng của trẻ mắc chứng lão như sẽ chậm lại một cách rõ rệt trong khi sự phát triển vận động và trí tuệ của trẻ vẫn như bình thường.Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tiến triển này được mô tả bao gồm:Chậm phát triển chiều cao Cân nặng dưới mức trung bìnhKhuôn mặt hẹp, hàm dưới nhỏ, môi mỏng và mũi vểnhĐầu to không cân đối với khuôn mặtĐôi mắt nổi rõ và mí mắt khép không hoàn toànRụng tóc, rụng lông mi và lông màyDa mỏng, đốm tàn nhan và nhăn nheoTĩnh mạch nổi rõGiọng nói the thé caoNgoài ra, các trẻ bị hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford cũng có những biểu hiện của các bệnh lý do lão hóa gây ra như:Bệnh tim mạch tiến triển Da sần, dày và cứng (tương tự như bệnh xơ cứng bì)Mọc răng chậm Khiếm thínhMất lớp mỡ dưới da Teo cơBiến dạng xương, xương mỏng và dễ gãyKhớp cứngTrật khớp hángĐề kháng insulin
3. Cách chẩn đoán hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford như thế nào?
Các bác sĩ có thể nghi ngờ lão nhi là dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Sau đó, một xét nghiệm di truyền cho các đột biến LMNA có thể xác nhận chẩn đoán này.Quá trình thăm khám sức khỏe toàn diện cho một trẻ bị nghi ngờ mắc phải chứng lão nhi bao gồm:Đo chiều cao và cân nặngVẽ biểu đồ đường cong tăng trưởng Kiểm tra thính giác và thị lựcĐo các dấu hiệu sinh lý quan trọng, bao gồm cả huyết ápTìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhìn thấy được điển hình trên cơ thể như đầu, khuôn mặt, mắt, mũi, da, xương khớp. ác bác sĩ có thể nghi ngờ lão nhi là dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford 4. Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford có thể điều trị được không?
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Tuy nhiên, vì các bệnh lý do xơ vữa mạch máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, việc theo dõi thường xuyên bệnh tim, não và mạch máu có thể giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của trẻ.Trong các lần khám bệnh, cân nặng và chiều cao của trẻ cần được đo lường và vẽ trên biểu đồ tăng trưởng. Ngoài ra, các đánh giá thường xuyên khác, bao gồm điện tâm đồ và khám răng, thị lực và thính giác, cũng có thể được bác sĩ đề nghị để kiểm tra nhằm có các biện pháp hỗ trợ hay can thiệp kịp thời. Một số liệu pháp đã có bằng chứng là có thể làm thuyên giảm hoặc trì hoãn một số dấu hiệu và triệu chứng trong hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Tuy nhiên, cách thức điều trị cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng và triệu chứng của từng trẻ. Các liệu pháp này có thể bao gồm:Aspirin liều thấp: Liều dùng hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.Statin: Giảm cholesterol, cải thiện xơ vữa động mạchThuốc hạ huyết ápVật lý trị liệu và vận động: Những liệu pháp này có thể giúp chữa các vấn đề về cứng khớp để giúp trẻ duy trì khả năng hoạt động bình thường.Dinh dưỡng: Khuyến khích cho trẻ ăn lượng ít với nhiều bữa trong ngày. Thực phẩm bổ dưỡng, giàu calo và các chất sinh tố bổ sung để có thể giúp duy trì đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ.Chăm sóc răng miệng. Trẻ có thể được kê Aspirin liều thấp dùng hàng ngày đẻ ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ 5. Sống chung với hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford
Vì trẻ em bị chứng lão nhi thường phát triển sớm và nhanh chóng các bệnh lý tim mạch do xơ vữa, các nguyên nhân gây bệnh tật cũng như dẫn đến tử vong cho trẻ là:Bệnh lý mạch vành: bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim dẫn đến các cơn đau tim và suy tim sung huyếtBệnh lý mạch máu não dẫn đến đột quỵCác vấn đề sức khỏe khác liên quan đến lão hóa như viêm khớp, đục thủy tinh thể và tăng nguy cơ ung thưChính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ, để đưa trẻ đến thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, cần lưu ý thêm các điều sau đây:Cho trẻ uống đủ nước. Tình trạng thiếu nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở trẻ em bị lão nhi. Do đó, hãy chắc chắn rằng trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là khi bị ốm, khi hoạt động nhiều hoặc khi thời tiết nóng bức.Cung cấp các bữa ăn nhỏ và thường xuyên. Vì dinh dưỡng và sự tăng trưởng cơ thể là một vấn đề khó khăn đối với các trẻ này, cần cho trẻ ăn các bữa nhỏ và thường xuyên hơn có thể giúp tăng lượng calo. Bổ sung thực phẩm lành mạnh, đồ ăn nhẹ khi cần thiết.Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động thể chất thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết những hoạt động nào phù hợp với con bạn.Đi giày đệm hoặc lót giày cho trẻ. Việc giảm lớp mỡ dưới da xảy ra ở bàn chân có thể gây khó chịu cho trẻ.Cần sử dụng kem chống nắng khi trẻ hoạt động ngoài trời nhằm bảo vệ làn da cho trẻ. Chủng ngừa đầy đủ trong thời thơ ấu để đảm bảo trẻ được bảo vệ sức khỏe toàn diện. Duy trì các cơ hội học tập và xã hội bình thường cho trẻ. Do chứng lão nhi không gây ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ, trẻ vẫn có thể đi học ở mức độ phù hợp với lứa tuổiĐiều chỉnh các vật dụng, đồ đạc trong gia đình để trẻ có thể tự lập, tự tin trong các sinh hoạt cá nhân. Hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford là một bệnh di truyền hiếm gặp, gây tử vong sớm bởi các bệnh lý thoái hóa biểu hiện từ trong những năm đầu đời. Mặc dù chưa có biện pháp điều trị hiệu quả, các phương pháp chăm sóc hiện nay và các liệu pháp chủ động phòng ngừa có thể giúp phần nào cải thiện tiên lượng cho trẻ, ít nhất là đảm bảo cho trẻ có các năm cuộc sống tương đương với những trẻ đồng trang lứa. Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, rarediseases.org |