text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Dưới đây là danh sách các giải thưởng và đề cử của Apink - một nhóm nữ Hàn Quốc. Nhóm ra mắt lần đầu tiên, vào ngày 21 tháng 4 năm 2011, với bài hát "Mollayo" (몰라요; "I Don't Know") trích từ mini-album đầu tiên Seven Springs of Apink, trong chương trình Mnet's M! Countdown. Nhóm đã giành được nhiều giải thưởng dành cho các nhóm nhạc mới như Golden Disk Awards lần thứ 26, Seoul Music Awards lần thứ 21 và Mnet Asian Music Awards lần thứ 13. Chương trình âm nhạc đầu tiên mà A Pink giành thắng lợi là M! Countdown vào ngày 5 tháng 1 năm 2012 cho ca khúc "My My" nằm trong mini-album thứ 2, Snow Pink. Kể từ khi ra mắt đến nay nhóm đã đạt hơn 100 giải thưởng từ lớn đến bé và các music shows. Giải thưởng và đề cử Mnet Asian Music Awards MelOn Music Awards MTV Best Of the Best Seoul Music Awards Golden Disc Awards Bugs Music Awards Gaon Chart Music Awards World Music Awards Korean Entertainment Art Awards Soribada Best K-Music Awards Các giải thưởng khác Chương trình âm nhạc Music Bank |- | 2013 | 19 tháng 7 | "No No No" |- | rowspan="5"| 2014 | 11 tháng 4 | "Mr. Chu" |- | 5 tháng 12 | rowspan="4"| "Luv" |- | 12 tháng 12 |- | 19 tháng 12 |- | 26 tháng 12 |- | 2015 | 31 tháng 7 | "Remember" |- | 2018 | 13 tháng 7 | "I'm so sick" |- | 2020 | 24 tháng 4 | "Dumhdurum" |} Show! Music Core |- | rowspan="4"| 2014 | 12 tháng 4 | "Mr. Chu" |- | 6 tháng 12 | rowspan="5"| "Luv" |- | 13 tháng 12 |- | 20 tháng 12 |- | rowspan="2"|2015 | 3 tháng 1 |- | 10 tháng 1 |- | rowspan="2"| 2017 | 8 tháng 7 | rowspan="2"| "Five" |- | 15 tháng 7 |- | rowspan=2| 2020 | 25 tháng 4 | rowspan=2| "Dumhdurum" |- | 2 tháng 5 |} Inkigayo |- | rowspan="4"| 2014 | 13 tháng 4 | "Mr. Chu" |- | 7 tháng 12 | rowspan="3"| "Luv" |- | 14 tháng 12 |- | 28 tháng 12 |- | 2018 | 15 tháng 7 | "I'm so sick" |- | 2019 | 20 tháng 1 | "Eung Eung (%%)" |- | rowspan=2|2020 | 26 tháng 4 | rowspan=2|"Dumhdurum" |- | 03 tháng 5 |} M Countdown |- | 2012 | 5 tháng 1 | "My My" |- | rowspan="4"| 2014 | 10 tháng 4 | rowspan="2"| "Mr. Chu" |- | 8 tháng 5 |- | 18 tháng 12 | rowspan="2"| "Luv" |- | 25 tháng 12 |- | 2015 | 30 tháng 7 | "Remember" |- | 2019 | 17 tháng 1 | "Eung Eung (%%)" |- | 2020 | 23 tháng 4 | "Dumhdurum" |} The Show |- | rowspan="3"| 2014 | 2 tháng 12 | rowspan="3"| "Luv" |- | 9 tháng 12 |- | 16 tháng 12 |- | rowspan="2"| 2017 | 4 tháng 7 | rowspan="2"| "Five" |- | 11 tháng 7 |- | rowspan="2"| 2018 | 10 tháng 7 | rowspan="2"| "I'm so sick" |- | 17 tháng 7 |- |2020 |21 tháng 4 |"Dumhdurum" |- |2022 |22 tháng 2 |"Dilemma" |} Show Champion |- | 2013 | 17 tháng 7 | "No No No" |- | 2014 | 9 tháng 4 | "Mr. Chu" |- | 2015 | 29 tháng 7 | "Remember" |- | rowspan="2"| 2017 | 5 tháng 7 | rowspan="2"| "Five" |- | 12 tháng 7 |- | 2018 | 11 tháng 7 | "I'm so sick" |- | 2019 | 16 tháng 1 | "Eung Eung (%%)" |- | 2020 | 22 tháng 4 | "Dumhdurum" |} Xem thêm Danh sách đĩa nhạc của Apink Tham khảo Apink Apink
wiki
Đề bài: Bài Văn Tả Cảnh Đêm Trăng Ở Quê Em Bài Làm Em đã được bố mẹ dẫn đi rất nhiều nơi có địa điểm đẹp như Đà Nẵng, Nha Trang,… Nhưng đối với em tất cả những cảnh đẹp đó không thể nào có thể sánh được với một đêm trăng rằm tại quê em. Đó là một đêm trăng sáng, nhưng không tĩnh mịch, buồn bã mà ngược lại đó lại là đêm trăng được hiện lên rất sinh động với sự góp mặt của những ‘nhân vật’ nổi tiếng. Bắt đầu vào những tháng hè oi bức. Ban ngày, ông mặt trời tỏa ra những ánh nắng chói chang, nóng bức. Nhưng trời bắt đầu tối dần, ông mặt trời bắt đầu đi ngủ, để nhường chỗ cho mặt trăng lên. Trăng tròn và rất sáng, nhất là vào những ngày rằm hay mùng một. Mặt trăng to tròn, trăng bắt đầu lấp ló đằng sau rặng tre già, lúc nào mặt trăng vàng và to nhất, nhưng càng lên cao, mặt trăng càng nhỏ lại và sáng hơn. Những ánh sáng của mặt trăng bao phủ mọi nơi, phủ xuống cánh đồng lúa đang rì rào trong gió. Những cây lúa như những nàng vũ công thực sự khi đang ‘uốn lượn’ trước những cơn gió mát lành. Dưới ruộng, những chú cá rô hay những chú lươn đang nổi lên, khuấy động cả mặt nước đang yên tĩnh. Những chú dế mèn, những chú nhái bén bắt đầu cất lên dàn đồng ca, lúc du dương, lúc lại dồn dập tạo làm phá vỡ bầu không khí ban đêm tưởng chừng sẽ rất buồn chán. Trước sân nhà em, lúc trăng mới lên, lấp ló sau rặng tre, trăng như một cô nàng đang e ấp, ngại ngùng. Nhưng khi đã lên cao, trăng lại biến hóa, trở thành một người đàn ông với sức mạnh có thể phủ ánh sáng lên mọi ngóc ngách của làng. Những ánh sáng ấy còn có thể thay cho đèn cao áp. Ánh sáng đó vừa trong trẻo, vừa dịu mát. Cũng chính bởi vậy mà trẻ em chúng em thích tụ tập lại rồi lại chơi những trò như: đuổi bắt, ô ăn quan,… dưới ánh trăng này. Trăng dường như cũng muốn vui chơi cùng chúng em, nên chúng em đi đến đâu thì trăng lại tỏa ánh sáng tới đó. Thật là thích! Em thích cảnh đêm trăng của quê em lắm. Đó không chỉ là sở thích của mỗi em mà còn là của tất cả những bạn nhỏ. Thật là thích nếu được chơi đùa với ánh trăng!
vanhoc
Chaetodon semilarvatus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Rabdophorus) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831. Từ nguyên Từ định danh semilarvatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố semi ("một nửa") và larvatus ("mang mặt nạ"), hàm ý đề cập đến vệt xanh chỉ che phủ một phần mặt của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống C. semilarvatus có phân bố giới hạn ở khu vực Biển Đỏ và vịnh Aden; một số cá thể lang thang được bắt gặp dọc theo bờ biển phía nam Oman. Mẫu định danh của C. paucifasciatus được thu thập ngoài khơi Massawa (Eritrea) và Al Luḩayyah (Yemen). C. semilarvatus sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ, độ sâu đến ít nhất là 20 m. Mô tả C. semilarvatus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 23 cm. Loài này có dạng hình tròn, màu vàng, hai bên thân có những vệt sọc dọc màu đỏ cam. Ngay sau mắt có một mảng màu xanh lam xám, vùng màu này lan rộng sang nắp mang và má. Dọc theo rìa vây lưng và vây hậu môn có một đường sọc mảnh màu xanh đen; phần rìa vây cũng có màu vàng nhạt hơn. Rìa sau của vây đuôi có dải màu nâu. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 21; Số tia vây ở vây ngực: 15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Sinh thái học C. semilarvatus phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn là san hô. C. semilarvatus thường sống thành đôi (đặc biệt là vào thời điểm sinh sản) và có thể hợp thành đàn lên đến 20 cá thể. C. semilarvatus đôi khi được bắt gặp đang bơi lơ lửng ở một vị trí cố định trong khoảng thời gian dài dưới tán của san hô Acropora. Phân loại học Trong phân chi Rabdophorus, C. semilarvatus hợp thành nhóm chị em với các loài Chaetodon falcula, Chaetodon ulietensis, Chaetodon lineolatus và Chaetodon oxycephalus dựa theo kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử. Thương mại C. semilarvatus được thu thập trong ngành kinh doanh cá cảnh nhưng không phổ biến. Tham khảo S Cá Ấn Độ Dương Cá biển Đỏ Cá Ai Cập Cá Yemen Động vật Eritrea Động vật được mô tả năm 1831
wiki
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Sau phút chia ly” Bài làm Tác phẩm “Sau phút chia ly” trích trong Chinh phụ ngâm khúc hiện nay đoạn trích này chưa rõ nguồn tác giả là ai. Tuy nhiên đây là đoạn trích hay thể hiện nỗi lòng của người con gái trong thời phong kiến khi cho chồng đi chinh chiến phương xa. Thông qua đoạn trích tác giả muốn tố cáo tội ác phi nghĩa, trong thời kỳ xưa khiến nhiều người dân lâm vào cảnh lầm than, cơ cực. Nhiều người phụ nữ phải xa chồng, nhiều người chồng phải chịu cảnh đầu rơi máu chảy nơi chiến trường. Giây phút chia ly đầy đau đớn, nhiều xót xa, luyến tiếc của đôi vợ chồng trẻ. Tác giả đã diễn tả tinh tế tâm trạng kẻ ở người đi. Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh Trong bốn câu thơ này tác giả đã khắc họa sâu sắc tâm trạng của người vợ trẻ khi tiễn người chồng của mình ra trận. Một tình cảnh khắc nghiệp, thê lương tới tê tái lòng người. Người vợ trẻ nhìn theo bóng dáng người chồng thân thương của mình trong không gian mịt mờ, mênh mông, chỉ thấy sự chia ly cách biệt dài đằng đẵng không thấy sự tương phùng hiện diện. Một tâm trạng buồn đau tới não lòng, sự vấn vương lưu luyến thể hiện trong từng câu từng chữ của đoạn trích. Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng Trong khổ thơ này nghệ thuật đối lập được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế thể hiện sự tiêu điều, ảm đạm của cảnh biệt ly, kẻ đi người ở. Trong không gian bao la mênh mông, trong giây phút tiễn biệt đầy xúc động. Hình ảnh sự chờ trông ngóng chờ của người con gái, hiện lên trong những câu thơ làm nhói lòng người ra đi, khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn lòng cho tâm sự của người phụ nữ cho chồng đi viễn xứ. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Trong bốn câu thơ này tác giả đã biến đổi phong cách thơ linh hoạt, người con gái vò võ một mình trong căn phòng hoang lạnh thiếu hơi ấm, vòng tay che chở của người đàn ông. Sự cô đơn gối chiếc, người chồng nơi xa không biết khi nào trở lại. Tuổi xuân của người con gái thì chỉ có giới hạn nhất định, nhưng chiến tranh đã không cho họ hạnh phúc trọn vẹn. Không cho họ sống những thời khắc tuổi xuân hạnh phúc, mà bắt người con gái phải sống trong hiu quạnh, hoang lạnh mỗi đêm. Đoạn trích này thể hiện nỗi niềm, tâm sự của người con gái khi tiễn chân chồng đi đánh trận. Những giờ phút tiễn biệt, bi thương nhiều nước mắt. Thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của tác giả với số phận những người chinh phụ thời xưa.
vanhoc
Bài làm 1 Hôm qua bác em sang nhà chơi và mang cho em một con ngan con để nuôi, vì hôm trước em sang nhà bác có lẽ bác thấy em thích chú ngan nhỏ này nên nay bác ghé chơi và cho em luôn. Em cũng rất thích người bạn mới này. Chú ngan nhỏ mà bác em cho có kích thước lúc này dường như cũng chỉ khoảng bằng nắm tay của em. Nhưng có thể thấy được đáng nổi bật lên với màu vàng óng ả, bộ lông của chú ngan vô cùng mượt mà, êm ái. Em dường như cũng đã thấy chú ngan nhỏ này cũng rất giống mấy chú vịt mà mẹ em đang nuôi. Nhưng mẹ e lại nói, lúc lớn lên nếu là giống ngan sẽ lớn hơn vịt rất nhiều, trứng ngan cũng to hơn trứng vịt lag bởi vì vậy. Chú ngan của em lại có đôi mắt nhỏ xíu, và đen ánh như hạt na. Thật không thể không khen đôi cách nhỏ và ngắn trông rất đang yêu, mỗi khi chú ngan đập nhẹ nhẹ đôi cánh ngắn ngũn của mình trông thật buồn cười biết bao nhiêu. Chú ngan con này dường như không chỉ đôi mắt nhỏ, đôi cánh nhỏ mà cả đôi chân của chú ngan cũng rất nhỏ bé. Và ấn tượng nhất đó chính là cái dáng đi lạch bạch của chú ngan trông rất buồn cười. Chú ngan này cũng đã được bố em thả cùng vào với đàn vịt của nhà em. Em cũng rất lo, những thấy được rằng tuy không cùng giống nhưng chú ngan này sống rất hòa đồng, không hề tranh giành với những chú vịt, chúng sống với nhau thân thiết như người một nhà vậy. Chú ngan con vì còn nhỏ nên cũng chưa biết bơi, cứ ngày ngày cùng đàn vịt con ở trên bờ chạy nhảy, cùng ăn rất vui vẻ với nhau và ngan con cũng lớn nhanh lắm. Em đã hỏi bố mẹ là ngan thường ăn gì để em có thể chăm sóc, bố em nói “thức ăn của chú ngan con là cám, bèo sống băm nhỏ”. Ngoài ra thì chúng còn rất thích ăn những con ốc bươu vàng. Có lẽ chính bởi vì cả ngan và vịt còn rất nhỏ nên mỗi khi cho chúng ăn thì mẹ em đều phải băm bèo, hay là băm ốc thật kĩ. Nhìn chúng ăn trông rất ngon miệng và em cũng thấy rất vui. Chú ngan con nhà em rất đáng yêu cho nên em cũng yêu chú lắm, hàng ngày em đều cho chú ngan ăn no. Văn tả con ngan Bài làm 2 Sáng nay em được bà đưa đi chợ để mua ngan về nuôi. Chợ rất nhiều người bán ngan con, em với bà chọn được những chú ngan khỏe mạnh để nuôi
vanhoc
Camiguin là một tỉnh đảo ở Philippines nằm ở biển Bohol, cách 10 km về phía bắc bờ biển của tỉnh Misamis Oriental thuộc Bắc Mindanao. Đây là tỉnh nhỏ thứ hai cả nước cả về diện tích lẫn dân số sau Batanes. Tỉnh lỵ là Mambajao Cái tên Camiguin có nguồn gốc từ ngông ngữ bản địa "Kamagong", một loài cây gỗ mun mọc nhiều ở gần hồ Maibit ở tỉnh Surigao del Norte. Những người nhập cư đầu tiên đến đảo là người Manobos có nguồn gốc từ vùng Surigao. Địa lý Camiguin được tạo thành từ các hoạt động của núi lửa. Ngọn núi lửa phun trào gần đây nhất là núi Hibok-Hibok vào năm 1953. Lịch sử Ngày 04/07/1946, Philippines được độc lập khỏi Hoa Kỳ và trở thành Cộng hòa Philippines. Hòn đảo Camiguin là một phần của tỉnh Misamis Oriental cho đến năm 1958 khi đảo trở thành một phó tỉnh. Đảo được tách ra làm một tỉnh riêng vào ngày 18/06/1966 nhưng đi vào hoạt động từ năm 1968. Nhân khẩu Người Camiguin còn được gọi là "Camiguingnon". Dân tộc nguyên trú tại Camiguin là "Manobos" đến từ Surigao. Hiện nay, dân số chủ yếu là người có nguồn gốc từ Visayas và ngôn ngữ Visayas cũng như tiếng Cebuano được sử dụng rộng rãi. Một số vẫn nói tiếng Kinamigin, một phương ngữ bản địa tại Camiguin, tương tự như thứ ngôn ngữ được sử dụng tại Surigao. Gần như mọi người đều nói tiếng Anh trôi chảy. Hành chính Camiguin có 5 đô thị tự trị: Catarman Guinsiliban Manihog Mambajao Sagay Chú thích Liên kết ngoài Website chính thức Camiguin Tỉnh của Philippines Tỉnh đảo của Philippines
wiki
Cốc Ái Lăng (, sinh ngày 3 tháng 9 năm 2003), còn được biết với tên tiếng Anh là Eileen Feng Gu là một vận động viên trượt tuyết tự do Thế vận hội, thi đấu trong các bộ môn half-pipe, slopestyle, và big air. Kể từ năm 2019, cô thi đấu cho Trung Quốc. Tại Thế vận hội Mùa đông 2022, cô trở thành nhà vô địch trượt tuyết tự do nhỏ tuổi nhất khi giành được huy chương vàng trong môn big air ở tuổi 18. Cô cũng là một người mẫu. Tuổi trẻ và giáo dục Cô sinh ra tại San Francisco, California, Hoa Kỳ, vào ngày 3 tháng 9 năm 2003; cha cô là người Mỹ và mẹ cô là một người Trung Quốc. Mẹ cô là Cốc Yến () đã di cư từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ ở độ tuổi đôi mươi, ghi danh học tại các trường Đại học Auburn và Đại học Rockefeller. Trong lúc học tập tại Rockefeller, bà đã trượt tuyết lần đầu trong đời tại khu trượt tuyết Hunter Mountain ở tiểu bang New York, và chịu sự cuốn hút của môn thể thao này sau khi dọn đến Khu vực vịnh San Francisco và lấy bằng MBA tại Đại học Stanford. Tại đây, mẹ cô đã đưa con gái mình đến Lake Tahoe để tập trượt tuyết để có thể theo kịp mẹ. Theo Cốc, mẹ cô đã "vô tình tạo trong tôi một nhà trượt tuyết chuyên nghiệp." Trong trang cá nhân Sina Weibo của mình vào ngày 1 tháng 3 năm 2021, Cốc Ái Lăng cho biết cô đã được công nhận là một ứng viên cho Chương trình Học bổng Tổng thống (Presidential Scholars Program) của Hòa Kỳ, với tư cách là một học sinh từ Trường Trung học Đại học San Francisco; tuy nhiên cô không nhận được học bổng này, và tốt nghiệp trung học sớm. Theo tờ Washington Post, với các thành tích thể thao và học tập của mình (trong đó có số điểm SAT là 1580), cô đã được tuyển vào Đại học Stanford, vốn là alma mater của mẹ mình. Cô sẽ bắt đầu học sau khi thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2022. Sự nghiệp Thể thao Cốc Ái Lăng tham gia FIS Freestyle Ski and Snowboarding World Championships 2021, giành hai huy chương vàng trong các bộ môn Freeski Halfpipe và Freeski Slopestyle. Cô trở thành vận động viên trượt tuyết đầu tiên gianh hai huy chương vàng tại FIS Freeski World Championship. Cô cũng giành một huy chương đồng trong bộ môn Freeski Big Air. Trong sự kiện này, cô cũng bị thương ở bàn tay. Năm 2021, cô trở thành phụ nữ đầu tiên thực hiện được thao tác forward double cork 1440. Thế vận hội Bắc Kinh 2022 Tại Thế vận hội Mùa đông 2022, cô trở thành người trẻ tuổi nhất từng giành huy chương vàng trong bộ môn trượt tuyết tự do, giành giải này trong môn big air. Cô đã thành công trong lần đầu thực hiện thao tác double cork 1620, trở thành phụ nữ thứ nhì trong lịch sử thực hiện thành công thao tác này, chỉ sau Tess Ledeux cũng trong cuộc thi này trước đó. Kết quả World Cup Tấc cả các kết quả lấy từ Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế (FIS). 8 chiến thắng: 5 halfpipe, 2 slopestyle, 1 big air 12 lần trên bục huy chương: 6 halfpipe, 5 slopestyle, 1 big air Kết quả tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2022. Người mẫu Cô cũng có một sự nghiệp người mẫu thời trang, được cơ quan IMG Models đại diện. Tính đến tháng 1 năm 2022, cô đã tham gia một số chiến dịch quảng cáo, kể cả cho Fendi, Gucci, IWC Schaffhausen, Tiffany và Louis Vuitton. Cô cũng đã xuất hiện trên nhiều tạp chí, trong đó có Super Elle và Vogue+ China . Quốc tịch Sinh ra tại Hoa Kỳ với cha là người Mỹ và mẹ là người nhập cư từ Trung Quốc, Cốc Ái Lăng đã thi đấu cho Trung Quốc từ năm 2019, khi cô xin phép thay đổi quốc gia đại diện với Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế. Mục đích của cô là thi đấu cho Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông 2022. Với tuyên bố này, cô cho biết qua trượt tuyết mình hy vọng sẽ "giúp truyền cảm hứng cho hàng triệu người trẻ tuổi" ở Trung Quốc và "đoàn kết mọi người, phát huy sự hiểu biết chung, tạo liên lạc, và gây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia." Cô không trả lời các câu hỏi được đặt ra về tình trạng quốc tịch của mình. Trung Quốc không công nhận song tịch; Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York trả lời đài BBC rằng cô phải nhập tịch hoặc đăng ký sinh sống dài hạn tại Trung Quốc mới được phép thi đấu trong đội tuyển quốc gia. Trong các cuộc phỏng vấn, cô phát biểu, "Không ai có thể phủ nhận tôi là người Mỹ, không ai có thể phủ nhận tôi là người Trung Quốc" và "Khi tôi ở Hoa Kỳ, thì tôi là người Mỹ, nhưng khi tôi ở Trung Quốc, thì tôi là người Trung Quốc." Cuộc sống cá nhân Cô được người mẹ và bà ngoại người Trung Quốc nuôi nấng nên có thể sử dụng thông thạo tiếng Quan thoại cũng như tiếng Anh. Cô có thể chơi dương cầm. Vào tháng 3 năm 2021, cô cho biết đã nhận nhiều căm ghét sau khi quyết định thi đấu cho Trung Quốc, kể cả các đe dọa tính mạng và "thù ghét bất tận" trên mạng xã hội từ khi cô chỉ mới 15 tuổi. Các quan điểm Cô là một nhà hoạt động cho phong trào Stop AAPI Hate chống tệ nạn phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á và Thái Bình Dương ở Hoa Kỳ, và cũng đã phát biểu chống lại các hành động phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á trong đại dịch COVID-19, sau vụ xả súng spa ở Atlanta và sau khi Vicha Ratanapakdee bị sát hại ở San Francisco. Cô cũng đã kể lại trải nghiệm bị phân biệt chủng tộc khi cô và bà ngoại bị một người đàn ông văng lời thóa mạ về việc người gốc Á gây nhiễm COVID-19 vào nước Mỹ khi ở một quán cửa hàng. Cô cũng ủng hộ phong trào Black Lives Matter. Cô từng được miêu tả là "một người ủng hộ mạnh sự bình đẳng giới tính và ủng hộ phụ nữ tham gia trong thể thao". Dù có nhiều quan điểm chính trị Mỹ, cô từ chối bình luận về các đề tài chính trị liên quan đến Trung Quốc. Người đại diện của cô tại Mỹ là Tom Yaps, đã nói với tờ The Economist rằng "nếu [cô] tham gia một bài viết nào mà có hai đoạn chỉ trích Trung Quốc và nhân quyền, cô sẽ bị lao vào nguy hiểm ở đó. Cứ một việc là làm hư luôn sự nghiệp." Cô phải đối mặt với những câu hỏi khó trả lời, như tại sao một vận động viên sinh ra ở Mỹ, sống cuộc sống của một thiếu niên phương Tây - nhưng lại đại diện cho một đất nước có chính phủ đã bị chỉ trích rộng rãi vì vi phạm nhân quyền và những vụ đàn áp chống lại đòi hỏi tự do dân chủ. Chú thích Vận động viên Thế vận hội Mùa đông 2022 Sinh năm 2003 Vận động viên Trung Quốc Nhân vật còn sống Time 100 năm 2022
wiki
SNK Corporation (biết đến ngắn gọn là SNK) là một công ty phần cứng và phần mềm trò chơi điện tử của Nhật Bản. SNK là viết tắt của Shin Nihon Kikaku (新日本企画?, lit. "Dự án Nhật Bản mới"), là tên ban đầu của công ty. Cái tên SNK bắt đầu được sử dụng từ năm 1986. SNK nổi tiếng với những trò chơi trong nhóm Neo Geo, bao gồm nhiều trò chơi console và arcade vào những năm 90. Hệ máy cầm tay nổi tiếng và phổ biến nhất của công ty là Neo Geo Pocket Color. Lịch sử Công ty SNK ban đầu được thành lập vào tháng 7 năm 1978 tại Osaka, Nhật Bản, bởi Eikichi Kawasaki. Nhận thấy sự đóng cửa của công ty này, Eikichi Kawasaki đã thành lập công ty Playmore vào tháng 8 năm 2001 và trở thành SNK Playmore vào năm 2003. Năm 1990, hệ máy Neo Geo được hình thành, đánh dấu thời kỳ vàng son của công ty. Hệ máy này đã kéo theo sự phát triển của một số trò chơi như Sengoku, The King of Fighters, The Last Blade, Super Sidekicks, Art of Fighting, Metal Slug, Burning Fight, Samurai Shodown và Fatal Fury. Vào ngày 25 tháng 4 nǎm 2016, SNK chính thức bỏ tên "Playmore" khỏi logo của công ty và đưa ra khấu hiệu "The Future Is Now", như một phưtơng tiện đễ biễu thị "sự trở lại của lịch sử chơi game phong phú của SNK". Các công ty con SNK H.K. Co., Ltd. SNK USA Corporation Neo Geo do Brasil Tham khảo Liên kết ngoài Cũ SNK Chính thức Cũ SNK TRANG WEB Cũ SNK Trang chủ SNK Chính thức SNK (Hoa Kỳ) Trang kênh Youtube The History of SNK from GameSpot The History of SNK from Jap-Sai.com The History of SNK from Penny Arcade The History of SNK from G4 (TV channel) The History of SNK from MobyGames Công ty trò chơi điện tử của Nhật Bản Công ty phát triển trò chơi điện tử Công ty thành lập năm 2001
wiki
Cầu Kiệu là một cây cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối đường Hai Bà Trưng thuộc Quận 1 và Quận 3 với đường Phan Đình Phùng thuộc quận Phú Nhuận. Lịch sử Cầu Kiệu là một trong những cây cầu có lịch sử lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết cầu Kiệu xưa thuộc huyện Bình Dương, dài 6 trượng, được làm từ thời Gia Long. Học giả Trương Vĩnh Ký cũng có ghi chép về cầu số 3 (do đây là cây cầu thứ 3 bắc qua rạch Thị Nghè bấy giờ, sau cầu Thị Nghè và cầu Bông) hay cầu Xóm Kiệu nối vùng Tân Định với chợ Xã Tài (Phú Nhuận). Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư mô tả cảnh quan khu vực Cầu Kiệu vào năm 1945 như sau: "Cầu Kiệu năm 1945 đã đúc bằng xi măng, rộng đủ cho hai làn xe chạy. Hai bên có lề hẹp dành cho khách đi bộ, lát gạch, thành cầu có lan can thấp bằng sắt. Từ đầu cầu bên phía Sài Gòn là đường tráng nhựa. Phía đầu cầu bên Phú Nhuận là đường đất đỏ đá ong. Hai bên đường trũng sâu, có mương thoát nước và hai hàng cây bàng râm mát." Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho đóng cầu Kiệu để phá dỡ và xây mới. Cầu Kiệu mới dài 77,2 m, có kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực giản đơn kết hợp cống chui sau mố để các phương tiện lưu thông thông suốt trên hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Công trình có tổng vốn đầu tư 115 tỷ đồng, được thông xe vào ngày 1 tháng 1 năm 2015. Chú thích Xem thêm Cầu Thị Nghè Cầu Bông Kiệu Phú Nhuận Quận 3 Quận 1
wiki
Trang web tĩnh hay trang cố định là trang web được gửi đến trình duyệt web của người dùng chính xác như nó được lưu trữ, trái ngược với trang web động được tạo bởi ứng dụng web. Do đó, một trang web tĩnh hiển thị cùng một thông tin cho tất cả người dùng, từ mọi bối cảnh, tùy thuộc vào khả năng hiện đại của máy chủ web để gửi nội dung hoặc ngôn ngữ của tài liệu có sẵn các phiên bản đó và máy chủ được cấu hình để làm như vậy. Tổng quan Các trang web tĩnh thường là các tài liệu HTML được lưu dưới dạng tệp trong hệ thống tệp và được máy chủ web cung cấp qua HTTP (tuy nhiên các URL kết thúc bằng ".html" không phải lúc nào cũng tĩnh). Tuy nhiên, việc giải thích thuật ngữ lỏng lẻo có thể bao gồm các trang web được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và thậm chí có thể bao gồm các trang được định dạng bằng mẫu và được phân phối qua máy chủ ứng dụng, miễn là trang được cung cấp không thay đổi và được trình bày về cơ bản là giống như khi nó được lưu trữ. Các trang web tĩnh phù hợp với nội dung không bao giờ hoặc hiếm khi cần cập nhật, mặc dù các hệ thống mẫu web hiện đại đang thay đổi điều này. Duy trì số lượng lớn các trang tĩnh vì các tệp có thể không thực tế nếu không có các công cụ tự động, chẳng hạn như trình tạo trang tĩnh. Một cách khác để quản lý các trang tĩnh là các sân chơi mã nguồn được biên dịch trực tuyến, ví dụ GatsbyJS và GitHub có thể được sử dụng để di chuyển một trang web WordPress vào các trang web thống kê. Bất kỳ cá nhân hóa hoặc tương tác nào cũng phải chạy phía máy khách, điều này đang hạn chế. Tham khảo Phát triển Web Web 1.0
wiki
Natri saccharin (benzoic sulfimide) là chất làm ngọt nhân tạo không chứa năng lượng . Nó ngọt gấp 300-400 lần so với sucrose nhưng có cảm giác vị đắng hoặc vị kim loại sau khi dùng, đặc biệt là ở nồng độ cao. Saccharin được sử dụng để làm ngọt các sản phẩm như đồ uống, kẹo, bánh quy và thuốc. Lịch sử Câu chuyện về sự ra đời của saccharin được bắt đầu vào năm 1877, khi đó, Constantin Fahlberg, một nhà hóa học người Nga chuyên nghiên cứu về đường đã được một công ty nhập khẩu đường ở thành phố Baltimore của Mỹ thuê sang làm nhiệm vụ kiểm nghiệm độ tinh khiết của đường. Vào một buổi tối tháng 6 năm 1878, sau một ngày làm việc ở phòng thí nghiệm, Fahlberg ngồi vào bàn ăn và nhặt một ổ bánh mỳ với bàn tay chưa kịp rửa sạch, khi ăn ông đã nhận thấy có một vị ngọt rất mạnh dính trên bánh. Để truy tìm nguồn gốc của vị ngọt, Fahlberg đã ngay lập tức quay lại phòng thí nghiệm và thử nếm tất cả mọi đồ vật đã tham gia vào công việc trong ngày của mình, bao gồm các lọ, cốc và đĩa được ông dùng để thí nghiệm. Cuối cùng, ông đã phát hiện ra chất ngọt này bắt nguồn từ một chiếc bình đun quá sôi, trong đó có chứa benzoic sunfimit, được tạo ra từ phản ứng của axit o-sunfobenzoic với phosphor pentaclorua và amonia. Tính chất Đường hoá học này ở dạng tinh thể không màu, nhiệt độ nóng chảy khoảng từ 224 – 226 °C. Là chất tan trong nước với tỷ lệ 1/250 (ít tan) nhưng muối natri của saccharin là chất dễ tan trong nước. Đường hoá học Saccharin ngọt hơn đường thường khoảng từ 200 đến 600 lần. Khuyến cáo Đây không phải là chất dinh dưỡng, vì cơ thể không đồng hoá được. Liều dùng khuyến cáo  Tuy cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh saccharin là an toàn tới sức khỏe, nhưng để đảm bảo sức khỏe đối với người tiêu dùng các nhà chức trách cũng đã đưa ra liều dùng khuyến cáo. Theo FDA thì liều dùng cho phép mỗi ngày (ADI) là 5 mg/kg thể trọng còn theo WHO là 0–15 mg/ kg thể trọng. Tức là, với một người có cân nặng là 50 kg thì lượng saccharin tối đa được đưa vào cơ thể là 50 kg x15mg/kg = 750 mg/ ngày. Tốt nhất là chỉ dùng lượng đường hóa học ở mức 30% ADI tức là chỉ khoảng 250 mg/ngày. Sử dụng Saccharin (E954i) là một phụ gia tạo ngọt nhân tạo, còn được gọi với tên khác là đường không sinh năng lượng; độ ngọt của saccharin cao hơn đường saccharose 300 lần nhưng ở nồng độ cao saccharin có dư vị của kim loại. Saccharin được sử dụng để làm ngọt các sản phẩm như đồ uống giải khát, kẹo, bánh bích quy, thuốc chữa bệnh, kem đánh răng… Cũng như nhiều chất ngọt thay thế khác saccharin không bị hấp thu bởi hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới hàm lượng insulin trong máu, không tạo năng lượng. Vì vậy saccharin được xếp vào nhóm chất ngọt không calo, còn được sử dụng trong cả những sản phẩm mỹ phẩm, vitamin và dược phẩm. Trên thị trường saccharin xuất hiện với những tên thương mại như: Sweet’n Low, Sugar Twin, Sweet Magic, Zero-Cal. Nhiều năm sau khi saccharin được tổng hợp và ứng dụng trong sản xuất như một chất ngọt thay thế duy nhất lúc đó, thì đến năm 1977 một nghiên cứu của Canada cho biết saccharin gây ung thư bàng quang ở chuột đã gây hoang mang lớn cho người tiêu dùng. Khi đó FDA cũng đã phát lệnh cấm sử dụng saccharin trong thực phẩm và dược phẩm, nhưng do vào thời điểm đó saccharin là chất ngọt nhân tạo duy nhất và nhiều người vẫn muốn sử dụng những sản phẩm thực phẩm có chứa nó đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Trước những sức ép của người dân và cả nhà sản xuất Quốc hội Mỹ đã buộc phải cho sử dụng nhưng yêu cầu trên nhãn sản phẩm ghi rõ sản phẩm có chứa saccharin có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Sau đó, đã có hơn 30 nghiên cứu chứng minh saccharin hoàn toàn an toàn trên người. Đến cuối năm 2000 FDA đã chính thức loại bỏ saccharin ra khỏi danh mục những chất gây ung thư và cho phép gỡ bỏ những cảnh báo trên. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo tới khả năng gây dị ứng sunfonamid ở những người sử dụng thuốc sulfa. Triệu chứng với dị ứng này là đau đầu, khó thở, phát ban, tiêu chảy. Saccharin được tìm thấy trong sữa công thức còn có nguy cơ gây rối loạn chức năng cơ. Với những đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh không nên sử dụng sản phẩm chứa saccharin. Xem thêm Đường ăn Tham khảo Hợp chất hữu cơ Chất ngọt
wiki
Nước sông Mekong tăng cao bất thường giữa mùa khô Mực nước sông Mekong gần đây tăng 20-30% so với cùng kỳ nhiều năm trước giúp các tỉnh miền Tây giảm hạn mặn, song chuyên gia nhận định sẽ để lại những tác động tiêu cực. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu về Đồng bằng sông Cửu Long tăng dần, cao hơn trung bình nhiều năm, dự báo trong tháng 4 cao hơn 15-20%, hai tháng tiếp cao hơn 20-30%. Dòng chảy tăng bất thường do đập thủy điện ở Trung Quốc tăng xả. Số liệu từ Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, mực nước thực đo cao nhất ngày 21/4 tại trạm Tân Châu (sông Tiền) là 1,45 m, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 0,4 m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 m. Tương tự, trạm Châu Đốc (sông Hậu) là 1,65 m, cao hơn cùng kỳ 0,5 m và cao hơn trung bình nhiều năm 0,7 m. Theo Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mekong, lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc đã tăng 1.000 m3 mỗi giây lên 5.600 m3/s. Trong tháng 3/2022, tổng lượng dòng chảy qua hai trạm này đạt khoảng 12,3 tỷ m3, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 30%. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết trong điều kiện thời tiết bình thường như năm 2021 các đập thủy điện thượng nguồn tích đủ nước sẽ xả để phát điện vào mùa khô năm sau. Trước mắt, lượng nước này giúp giảm hạn mặn cho các tỉnh miền Tây, song để lại những tác động tiêu cực, lâu dài. Cụ thể, việc xả lũ vào mùa khô sẽ khiến dòng chảy mùa lũ (tháng 7, 8, 9) yếu đi, khiến cát, phù sa – vốn đã bị các đập chặn lại một lượng đáng kể nay càng ít về Đồng bằng sông Cửu Long . Việc thiếu phù sa, cát làm tăng nguy cơ sạt lở ở miền Tây. Lũ biến mất bên cạnh đất đai bạc màu, nguồn thủy sản tự nhiên mùa lũ sẽ càng khan hiếm. Ngoài ra, xả lũ trong mùa khô từng đợt khiến mực nước biến động bất thường, hệ sinh thái bị rối loạn. Ông Thiện cho biết có ba nhóm vấn đề mà miền Tây đối mặt: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển thiếu bền vững nội tại; tác động từ phía thượng nguồn Mekong. Trong đó, hai nhóm vấn đề đầu đang dần được người dân miền Tây thích ứng, khắc phục, cùng với hỗ trợ của những chính sách phát triển như Nghị quyết 120, cải cách nông nghiệp, quy hoạch vùng… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu trước vấn đề đập thủy điện ở thượng nguồn. Ngọc Tài
vanhoc
Tuần 7: Luyện tập tả cảnh sông nước (Vịnh Hạ Long) Hướng dẫn Câu 1.Đọc bài văn Vịnh Hạ Long, SGK Tiếng Việt, tập 1, trang 70. a)Xác định phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. b)Phần thân bài gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì? c)Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn văn và trong cả bài. Gợi ý: a.Bài văn gồm có ba phần: -Mở bài: Câu đầu của văn bản vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. -Thân bài: Gồm ba đoạn. Mỗi đoạn được giới hạn bằng câu mở đầu in đậm và kết thúc bằng một dấu chấm xuông dòng. -Kết bài: Câu cuôi cùng của văn bản. b.Phần thân bài có ba đoạn: -Đoạn 1: Giới thiệu về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long. -Đoạn 2: Nét duyên dáng của thiên nhiên vịnh Hạ Long. -Đoạn 3: Những nét riêng biệt hấp dẫn về mỗi mùa của vịnh Hạ Long. c.Những câu văn in đậm có vai trò quan trọng trong mỗi đoạn và cả bài. Đó là câu nêu lên ý chính của mỗi đoạn làm cơ sở cho người đọc hiếu được nội dung chính của cả bài. Câu 2.Đọc nội dung của các đoạn và các câu đã cho dưới mỗi đoạn (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 72). Em hãy lựa chọn câu mở đoạn thích hợp làm câu mơ đầu cho mồi đoạn. Gợi ý: -Đoạn 1: Em có thể chọn câu (a) “Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng”. -Đoạn 2: Em có thề chọn câu (c) “Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm lụa muôn màu, muôn sắc”. Câu 3.Hãy viết câu mở đoạn cho hai đoạn văn ở bài tập 2 theo ý của riêng em. Gợi ý: – Em có thể viết như sau: *Đoạn 1: Đến với Tây Nguyên, bạn sẽ thấy một vùng đồi núi bạt ngàn với những cánh rừng hoang sơ, nguyên thủy. *Đoạn 2: Tây Nguyên không chỉ có núi cao rừng rậm mà còn là miền đất rực rỡ với những sắc màu tuyệt đẹp. Xem thêm: Viết đoạn văn tả buổi chiều trên cánh đồng
vanhoc
Tỉnh dòng La San Việt Nam là một phân cấp của Dòng La San. Trong thời kỳ mở đầu, dòng La San tại Đông Dương trực thuộc tỉnh dòng Ấn Độ. Lịch sử Nhóm tu sĩ Dòng La San đầu tiên đến Việt Nam gồm sáu người, khởi hành từ Toulon vào năm 1865 và đến Sài Gòn ngày 6 tháng 1 năm 1866. Tại đây, họ bắt đầu điều hành trường d’Adran vào ngày 9/1/1866. ngôi trường này vốn do các linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris mở trước đó. Mọi chi phí ăn ở, giảng dạy, cơ sở vật chất, giáo cụ và trợ huấn cụ của các sư huynh và học sinh đều do Hội Thừa sai Paris đài thọ. Theo đúng chủ trương của dòng La San, các tu sĩ này dạy học bằng chữ quốc ngữ, không dạy bằng chữ Nho và tiếng Pháp. Năm 1867, dòng mở thêm chi nhánh ở Chợ Lớn, Mỹ Tho, rồi đến năm 1869 là Vĩnh Long và Sóc Trăng. Trong thời gian đầu, mọi chi phí của trường d’Adran do Hội Thừa sai Paris tài trợ. Sau đó, chính quyền thực dân tài trợ chi phí trường dòng và học bổng cho học sinh. Tuy nhiên, tới năm 1879, chính quyền ở Pháp thay đổi chính sách, ngưng tài trợ cho trường tư thục; chính quyền đô hộ Pháp ở Việt Nam cũng ngưng tài trợ các trường dòng La San. Trường d’Adran đóng cửa vào khoảng năm 1887. Vào năm 1873, linh mục Kerlan có mở một trường nghĩa thục dạy cho các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều trẻ là người lai. Trường được gọi theo tên Giám mục Taberd - Giám mục địa phận Nam Việt từ năm 1830 đến 1840. Khi trường d’Adran đóng cửa, cha mẹ học sinh trường này đem con đến theo học trường Taberd. Linh mục Kerlan thấy không đủ sức lo cho những học trò mới liền mời các tu sĩ Dòng La San trở qua giúp ông. Năm 1889 có chín tu sĩ từ Marseille qua. Năm sau đó, các tu sĩ tiếp nhận Trường Trung học Lasan Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm năm tu sĩ theo qua, mở thêm một trường nghĩa thục nằm ngay cạnh trường Taberd. Các tu sĩ lại mở thêm một chi nhánh ở Vũng Tàu(tên cũ là Ô Cấp). Qua sự sắp xếp của linh mục Kerlan,dòng Sai chịu trách nhiệm tài chính đối với những trường do các tu sĩ dòng La San điều hành và giảng dạy. Năm 1894, hai tu sĩ ra Hà Nội mở trường. Số học sinh tăng lên quá nhanh, Giám mục Hà Nội khi ấy là Gentreau phải mua một thửa đất rộng hơn để xây trường mới. Trường được khánh thành năm 1897 với 400 học sinh, và được đặt tên là trường Puginier, tên vị Giám mục tiền nhiệm. Vào tháng 1 năm 1896, dòng La San ở Đông Dương được tách ra khỏi Tỉnh Dòng La San Ấn Độ để thành lập Tỉnh Dòng La San Sài Gòn. Năm 1897, trường Taberd được mở rộng thêm. Năm 1898, nhà dòng mở trường đào tạo thầy giáo ở Thủ Đức (Lasan Thủ Đức) cạnh tiểu chủng viện đã được mở năm trước đó nhằm đào tạo các tu sĩ tương lai cho dòng. Thế kỷ 20 Tính đến đầu thế kỷ 20, dòng La San tại Việt Nam đã có sáu trường, 76 tu sĩ, 17 người tập sự học ở nhà tập sư phạm, và 6 chủng sinh. Chính quyền thuộc địa đã ngưng yểm trợ các nhà trường và không tài trợ cho dòng nữa. Năm 1904, nhà dòng mở trường Pellerin ở Huế. Năm 1906, nhà dòng mở trường Thánh Giuse ở Hải Phòng. Năm 1908, nhà dòng mở trường Thánh Giuse ở Mỹ Tho. Năm 1924, nhà dòng mở trường Thánh Tomasso d'Aquino ở Nam Định. Năm 1932, nhà dòng mở trường Thánh Louis ở Phát Diệm và trường Gagelin ở Bình Định. Đến năm 1933, nhà dòng lập ra Nhà tập (gồm tiểu chủng viện và chủng viện) ở Nha Trang, tọa lạc trên đồi La San. Năm 1934, dòng tiếp tục lập ra nhà tập sự (probatorium) ở Bùi Chu. Năm 1941, dòng La San thành lập trường d’Adran bên rừng Ái Ân, Đà Lạt. Ngoài ra còn trường La San Đức Minh ở Tân Định, trường La San Kỹ thuật ở Đà Lạt, trường Thánh Phanxicô Xaviê ở Sóc Trăng, và trường Bá Ninh (Bénilde) ở Nha Trang không rõ được mở vào năm nào. Vào năm 1955, tất cả các trường La San ở miền Bắc được chuyển vào miền Nam, học sinh các trường này tùy vị trí định cư mà theo học các trường đang có trong Nam. Riêng học sinh các trường Puginier ở Hà Nội, trường Thánh Giuse ở Hải Phòng được theo học ở trường Taberd, Sài Gòn. Năm 1956, nhà dòng mở trường La San Kim Phước ở Kontum. Năm 1957 thì mở trường La San Bình Lợi ở Qui nhơn. Năm 1958, nhà dòng mở trường La San Ban Mê Thuột, đồng thời trường La San Nghĩa Thục ở Sài Gòn dường như cũng được mở vào năm này. Trường La San Nghĩa Thục thu học phí rất thấp vì dành cho trẻ em nghèo; tiền học phí thu ở trường La San Taberd dùng để giúp học sinh La San Nghĩa Thục. Cũng giống như La San Nghĩa thục, trường La San Chánh Hưng và các trường thu học phí thật thấp như Xóm Bóng ở Nha trang và Phú Vang ở Huế. Năm 1962, nhà dòng thành lập trường Trung Tiểu học Lasan Văn Côi, Hố Nai, Biên Hòa. Từ năm 1961, Hiệp hội Thánh Mẫu Taberd có thêm Đoàn Thánh Mẫu Sinh viên do Sư huynh Adrien tổ chức, tham gia hoạt động trong khuôn khổ Công giáo Tiến hành với Tổng hội Sinh viên Công giáo Sài Gòn, dưới sự hướng dẫn của linh mục Nguyễn Văn Lập. Trong những năm đầu thập niên 1970, dòng La San đưa học sinh Taberd các lớp 9 và 10 hằng tuần đi thăm viếng các khu lao động nghèo, hớt tóc cho các em nhỏ và phát thuốc cho những người đến khám bệnh ở những trạm chẩn bệnh miễn phí như ở La San Chánh Hưng (theo toa các bác sĩ và các sinh viên y khoa). Dòng phụ trách dạy các học sinh lớp 9 và 10, một số nghề như chụp hình, rửa ảnh, sửa radio... Vào đầu năm 1975, dòng La San ở Việt Nam đã có 300 tu sĩ và khoảng 15 chủng sinh. Ngoài các trường học, Dòng La San còn có trang trại Mai Thôn ở khu vực Thanh Đa để các tu sĩ lớn tuổi về đây hưu dưỡng, và cũng là nơi để các hội đoàn cấm phòng. Dòng La San sau 1975 Sau năm 1975, tất cả các trường La San bị chính quyền tịch thu. Trường Lasan Taberd bị đóng cửa vào năm 1976, sau đó cơ sở trường này được dùng làm trường cao đẳng sư phạm và sau đó là Trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa. Trường d'Adran Đà Lạt bị trưng dụng và nay trở thành trụ sở của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng. Chỉ trong vỏn vẹn 1 năm, toàn bộ tài sản của dòng La San chỉ còn có trang trại Mai Thôn (Thanh Đa). Hoạt động của các sư huynh Dòng La San bị hạn chế rất nhiều. Bắt đầu từ năm 1980, các tu sĩ trong dòng bắt đầu tự lực tổ chức lại quy chế của dòng bất chấp khó khăn chính trị và xã hội. Sự tự lực tái tổ chức giúp dòng có sẵn sinh khí khi Việt Nam áp dụng chính sách đổi mới. Các tu sĩ dòng La San trở về với sứ vụ của dòng là giáo dục và bắt đầu tạo dựng những cơ sở mới. Đến nay, các tu sĩ dòng La San đã mở lại một số trung tâm dạy nghề, các trường tình thương, được phép tổ chức một số sinh hoạt cứu trợ. Một số sinh hoạt hiện nay của dòng La San tại Việt Nam: Trung tâm Huấn nghệ La San Đức Minh, tên chính thức "Trung tâm dạy nghề dân lập Đức Minh", tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Trường tình thương Xóm Huế, tại Tân Cang, Hố Nai Lớp Tình Thương La San Tân Hưng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. Các nhà nội trú dành cho học sinh và sinh viên tại nhiều cộng đoàn La San ở Việt Nam Trường Tiểu học Dân Lập Trương Vĩnh Ký, thị trấn ĐắkĐoa, tỉnh Gia Lai Cứu trợ bão lụt Các chương trình giúp đỡ người nghèo, khám bệnh phát thuốc Trung Tâm dành cho trẻ khuyết tật - Liên San Nha Trang, 137 Nguyễn Khuyến, Tp Nha Trang, Khánh Hòa. Nền giáo dục Dòng La San Chú thích Tham khảo Dòng La San tại Việt Nam
wiki
Lưu Quang Minh Cơm nhà Bước vào quán lề đường dựng bảng “bình dân”, bác ngó qua dãy thức ăn được bày biện sẵn sàng sau lớp kính, chỉ chờ thực khách chọn món sẽ gắp vào dĩa cơm, bưng ra bàn. Bác đảo qua một lượt. Hôm nay có sườn nướng, đậu hũ dồn thịt, thịt kho hột vịt, cá chiên, mực xào thơm… Nhiều quá. Thực đơn đa dạng nhưng bụng chỉ chứa nổi một, cùng lắm là hai món thôi. - Ăn gì bác ơi? - Cho bác thịt kho hột vịt… Bác lom khom ngồi xuống ghế, giở cái mũ lưỡi chai cũ sờn đặt lên bàn. Mái đầu bác lộ ra đầy sợi bạc, làn da xù xì sương gió, vầng trán nhăn nheo, áo quần luộm thuộm nhàu nhĩ, bộ dạng thường thấy nơi những người chồng người cha trụ cột gia đình ngày ngày lăn xả với đời bươn chải kiếm sống, thương vợ, chăm con khôn lớn. Trưa trời trưa trật. Mấy cái bàn hầu hết đã lấp kín bởi những tấm lưng thoang thoảng mồ hôi. Xa xa ngồi kia đang ngấu nghiến cái đùi gà có lẽ là một anh xe ôm. Hai ba cậu choai choai ồn ào góc này làm thợ hồ. Mấy cô kế bên xoen xoét tám chuyện chắc buôn bán đồ lặt vặt ở chợ. Và đám thanh niên rôm rả bàn đó: công nhân khu chế xuất. - Cơm đây bác ơi! Con bé phụ việc nhanh nhẹn bưng dĩa cơm ra, kèm một chén canh chua. Bác với đũa, lại tìm chén ớt. Không thấy đâu, bác gọi: - Cho bác mấy trái ớt đi cháu. Con bé dạ dạ chạy vào lấy ngay. Bác ngồi chờ, buồn thiu. Mấy hôm rồi vợ bác sốt cao, ra nhà thuốc mua chục viên trắng viên xanh về uống mà chẳng thấy bớt, chiều qua bác chở đi khám liền nghe ông bác sĩ phán: “Cần nhập viện!”. Vậy là hôm nay nhà còn mỗi một mình, bác đành phải tự túc khoản cơm nước. - Ớt nè bác. Bác cho ớt vào dằm dằm, trộn đều với nước thịt. Chẳng bằng bà ấy được! Tay nghề nấu nướng của bà ấy mới là số một. Bác vừa nhai cơm, vừa ngẫm nghĩ. Tuần nào trong bếp cũng sẵn một nồi thịt kho hột vịt, món “ruột” của mình. Bao giờ bà ấy cũng tinh ý… Trong tâm tưởng, bác thấy hai vợ chồng ngồi ăn cơm: mình lấy đũa xắn đôi quả trứng, gắp một nửa vào chén cho vợ, nửa cho mình, rồi vừa và cơm vừa tấm tắc: Ngon tuyệt! Ngon tuyệt! Vợ bác cười tủm tỉm, múc nước kho rưới vào chén cho bác, lại gắp thêm miếng thịt. Bác ăn cay lắm, biết tính nên bữa cơm nào bà ấy cũng bỏ sẵn vào mâm mấy trái ớt hiểm. Dằm quả ớt nát nát vào nước thịt, cay cay mặn ngọt, ăn với cơm, sao mà… tuyệt! Nhai mấy hạt cơm trộn trạo trong miệng, bác ngó miếng trứng vừa ăn. Lắc đầu. Hột vịt kho của vợ bác sao mà ngon bao nhiêu tuyệt bao nhiêu, thì ở đây lại dở tệ bấy nhiêu! Bác liếc cái bảng đề chữ “bình dân” to tướng dựng đằng trước kia mất một lúc. Ừ thì cũng phải, ăn cơm “bình dân” còn đòi hỏi gì nhiều. Dĩa cơm ngoài món chính vừa gọi còn bỏ thêm một nhúm rau muống xào. Nhưng ôi thôi rau gì lại vừa dai vừa già, ăn chỉ muốn nhả bã. Vợ bác vẫn thường trêu: “Ông là kén cá chọn canh lắm nhé, chẳng biết ai phục vụ nổi cho ông vừa lòng!”. “Thì có bà chứ còn ai vào đây nữa!”. Thằng con trai độc nhất đi học xa, năm nao còn bé tý mà giờ đã ra dáng sinh viên năm hai. Cuối tuần nào gọi điện về cũng than: “Cơm sinh viên “ẹ” lắm bố ơi. Con thèm cơm mẹ…”. Nghe nó phát âm chữ “thèm” thôi, bác cầm ống gọi bên này cũng đủ hiểu lòng con trẻ, mắt đỏ hoe: “Ráng đi con, học tốt, được nghỉ rồi về ăn thịt kho hột vịt”. Hai cha con giống nhau, đều mê món thịt kho hột vịt mẹ nó làm. Bác nhớ ngày ấy ba người ngồi dùng cơm, hễ thấy dĩa thịt kho là bao giờ thằng con trai cũng múc lấy múc để nước thịt chan như canh. Bác rầy: “Mặn con!”. Cơm trắng chuyển cả thành nâu vì màu nước thịt, nó cứ xì xụp xì xụp. Có khi chẳng cần thịt trứng gì, cứ nhai không mỗi cơm với nước thịt như thế, vậy mà cu cậu ních căng tròn bụng sạch sẽ không còn hạt cơm nào vẫn đưa cho mẹ: “Con xin bát nữa”. Bây giờ thì những bữa cơm chỉ còn lại hai ông bà già. Vợ bác tới bữa nhìn mâm cơm hay thở dài: “Tội nó quá, lên đó cơm nước cứ tạm bợ, riết rồi gầy rộc hẳn đi…”. Bác vội vã trấn an: “Trên thành phố thiếu gì món ngon, không cơm tấm thì phở, hủ tíu, bánh canh… Rồi nó cũng thích nghi được thôi”. Nói vậy chứ giờ đây, đang trong quán “bình dân” này, bác hiểu điều mình nói nào có dễ dàng gì với con trai. Bà ấy mới vắng nhà một ngày, mình mới chỉ ăn cơm ngoài một ngày, đã không chịu được. Huống chi nó quanh năm suốt tháng… Cái cảm giác một mình im lặng ngồi ăn bên những người xa lạ, tai phải nghe loáng thoáng mấy mẩu chuyện vụn vặt xa xôi mình chẳng hề dính líu liên quan, quả vô cùng đơn độc. Hàng ngày bác có chuyện vui chuyện buồn, tin tức trên báo trên đài gì mình đọc mình nghe, được tới bữa đều vừa ăn vừa tâm tình với vợ, bà ấy lại kể bác nghe chuyện ngoài đường ngoài chợ, những điều mắt thấy tai nghe, cứ thế cùng trao đổi thông tin, rõ thêm chuyện lại hiểu nhau hơn. Ăn cơm mà mạnh ai biết người nấy, cố cho xong bữa rồi thôi, buồn lắm! Mỗi người mỗi việc, đến bữa là dịp để gặp nhau, không tranh thủ thì còn lúc nào. Bác thì nghĩ thế, vậy mà trên đài người ta vẫn khuyên: “Không nên vừa nói vừa ăn, dễ đau bao tử”. Có đau chút cũng được, còn hơn ở chung một nhà mà chẳng mấy khi chuyện trò cùng nhau. “Con Mai mới bị chồng đánh nữa đó mày, tội nó ghê. Thằng chả tối ngày nhậu nhẹt say xỉn, chỉ khổ vợ khổ con…”. “Sao nó không bỏ quách cho rồi, cái hạng đàn ông hèn hạ vương chi cho mệt xác!”. Hai cô ngồi kế bên đang “bà tám”. Bác nhai cơm, chẳng hiểu sao trong đầu lại tưởng tượng ra một bữa cơm không phải của nhà mình. Bữa cơm ấy có “cô Mai” và “ông chồng say xỉn tối ngày”, thêm một đứa con gái nhỏ xinh như thiên thần. Cô Mai bới cho chồng một chén cơm, lại gắp bỏ lên trên miếng đậu hũ chiên: “Anh ăn đi cho nóng!”. Ông chồng cười hiền hậu, khác hẳn những khi mang cơn say triền miên khuya khoắt về nhà đập cửa om sòm, la lối inh ỏi. Cắn miếng đậu hũ nóng giòn, hết ngắm vợ lại sang con gái. Tự nhiên mắt anh cay cay, chỉ bật ra được vài tiếng: “Em ơi… tha lỗi cho anh…”. Những ông chồng say xỉn có thể thức tỉnh khi ăn một bữa cơm nhà vợ nấu hay không? Bác tin rằng có. Vì người đàn ông nào đứng trước bao nhiêu thăng trầm cuộc sống đe doạ vật ngã cũng có thể tìm niềm xoa dịu bởi bàn tay đảm đang chu tất của vợ thương yêu, thay cho chén đắng chén cay nơi những quán nhậu xô bồ ngoài kia. Bác húp canh xong, lấy tăm trong hũ rồi kêu tính tiền. - Mười hai nghìn bác ạ! Đưa tiền cho con bé, bác bước khỏi quán. Mặt trời đứng bóng chói chang. Bác tạt qua quán cháo bên kia đường. Máng cái cặp lồng lên xe, bác chạy bon bon một lúc thì đến bệnh viện, leo cầu thang vào phòng số 41. “Bà thấy đỡ hơn chưa, tôi đem cháo cho bà đây”. - Bác giở cặp lồng khói bốc nghi ngút, đưa cho vợ cái muỗng. Vợ bác nằm trên giường bệnh trắng muốt, kéo gối ngồi lên: - Đỡ rồi ông ạ. Khổ thân ông quá… - Khổ thân bà ấy chứ. Nhà bao nhiêu việc cứ vơ hết vào để đến đổ bệnh ra. Ăn đi cho nóng, bà. - Ông ăn chưa? - Rồi, bà… - Ông ăn gì? - … Cơm bình dân. Thịt kho hột vịt. Rau muống xào. Canh chua. Bà nhìn bác lặng im, múc một muỗng cháo cho vào miệng. “Ăn nóng cho giã cảm đi ông!”. Nhớ những lần trái gió trở trời bác đổ bệnh, bà ấy đều nấu một nồi cháo to. Khi cháo thịt bằm, lúc cháo trắng hột vịt muối, lại lắm lần cả cháo tim cháo cật…. Bà vốn khéo tay hay làm, món nào món nấy ăn rồi cũng khiến bác thòm thèm mong có lần sau được xơi thêm. “Muốn bệnh nữa sao ông, mà cứ thèm cháo?”. Thế mà lần này đến lượt bà ấy ốm, bác lại mua cháo từ ngoài vào. Cháo ở ngoài cách nào bằng cháo bà ấy nấu cho được… Bác rưng rưng, thốt lên khẽ khàng: “Bà ơi, tôi thương bà lắm…”. Người vợ một đời vì chồng vì con cần mẫn tảo tần quên mất mái tóc huyền đen nhánh khi xưa dần nhường chỗ cho sợi trắng sợi bạc xâm chiếm xơ xác, làn da trắng mịn gương mặt tươi xinh thuở nào giờ đây là hai đuôi mắt hằn đầy vết dấu chân chim. Dẫu thế, trong mắt bác, cũng như bữa cơm nhà, ai hơn được bà ấy. Vợ bác là người đẹp nhất. “Tôi cũng thương ông. Tôi phải mau khoẻ để còn về làm cơm cho ông ăn nữa, khổ thân ông, cơm hàng cháo chợ nuốt chi nổi…”. * * * “Mẹ đã đỡ chưa bố, con lo quá!” - Giọng thằng con thảng thốt trong điện thoại. - Đỡ rồi con, chiều bác sĩ cho về rồi. Không phải lo lắng gì, trên ấy ráng mà học tốt. - Dạ… - Ừ, cứ thế nhé. Đầu tháng bố gửi tiền. Ăn uống cho đàng hoàng, có sức để học! - Bố ơi… - Gì con? Giọng con trai bỗng chùng hẳn xuống. Như một mối giao cảm vô hình giữa cha và con, bác biết nó sẽ nói một câu làm tim bác thắt lại, nghẹn đi tột cùng: “Con… thèm cơm mẹ…”. Mục lục Cơm nhà Cơm nhà Lưu Quang MinhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.SƯu tầm: senandbom Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 15 tháng 5 năm 2010
vanhoc
Bộ xử lý Efficeon là bộ xử lý 256-bit thế hệ thứ hai của Transmeta ứng dụng thiết kế VLIW củng cố bộ máy phần mềm để chuyển mã được viết cho bộ xử lý thuộc kiến trúc x86 thành các thủ tục chuẩn cho chip (CMS). Như người tiền nhiệm của nó, bộ xử lý Transmeta Crusoe (dùng kiến trúc VLIW 128-bit), Efficeon tăng hiệu năng tính toán, tiêu thụ điện thấp. Tập hợp các chức năng của Efficeon gần như giống với bộ xử lý Intel Pentium 4, như vậy cũng gần như AMD Opteron, nó hỗ trợ hoàn toàn trình điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp, một bus I/O HyperTransport, và NX bit, hoặc phần mở rộng không thực thi x86 đến phần mở rộng địa chỉ vật lý (tức PAE mode). Sự hỗ trợ của NX bit xuất hiện từ CMS phiên bản 6.0.4. Khả năng tính toán của Efficeon gần như các bộ xử lý cho các thiết bị di động như Intel Pentium M mặc dù có vẻ thấp hơn, và có một số đặc điểm khác có liên quan đến hiệu năng hoạt động. Efficeon có hai dạng đóng gói: 783 và 592 bi trên mảng. Khả năng tiết kiệm điện của nó có thể nhận ra được (3W với tốc độ 1Ghz và 7W với tốc độ 1,5Ghz), nên việc làm lạnh cũng ít khi cần. Cả hai thế hệ của chip đã được sản xuất. Thế hệ đầu tiên (TM8600) sản xuất sử dụng TSMC 0.13 micrô-mét có tốc độ 1.1 GHz. Thế hệ thứ hai (TM8800 và TM8820) sản xuất sử dụng tiến trình của Fujitsu 90 nm và có tốc độ từ 1 đến 1.7 GHz. Bên trong, Efficeon có hai đơn vị thuật toán logic, 2 đơn vị nạp/lưu/thêm, 2 đơn vị thực thi, 2 dấu phẩy động/ đơn vị SSE2, một hành động phân nhánh, một đơn vị biệt hiệu, một đơn vị điều khiển. Efficeon có thủ tục 128 k + bộ nhớ đệm cấp 1 64k và bộ nhớ đệm cấp 2 trên chip. Thêm vào đó Efficeon CMS lấy một phần bộ nhớ (thường là 32MB) để bộ dịch sang mã máy hoạt động theo kiến trúc x86. Các sản phẩm Sharp Actius MM20 Sharp Actius MP30 Sharp Mebius Muramasa PC-CV50F Sharp MP70G Orion's Cluster Workstation Microsoft FlexGo Computer Elitegroup A532 Tham khảo Liên kết ngoài Transmeta Microprocessor Technology Vi xử lý x86 Vi xử lý nhúng Vi xử lý
wiki
Những chú mèo đáng yêu là người bạn thân thiết giúp mang lại những niềm vui nho nhỏ cho ta sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi. Việc cùng chơi đùa với mèo hoặc đơn giản chỉ ngồi xem chúng đùa nghịch cũng có thể khiến chúng ta có những giây phút thư giãn thoải mái. Không chỉ đóng vai trò là một vật nuôi hay thú cưng, những chú mèo nhỏ nhắn, xinh xắn còn biết đuổi bắt những con vật có hại để giúp ích cho gia đình bạn.Và chắc chắn rằng ai cũng yêu quý mèo cưng của mình và nuôi dưỡng, chăm sóc chúng thật tốt. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn triển khai bài viết thuyết minh về con mèo lớp 9. Hình ảnh con mèo cute I. MỞ BÀI Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,…). II. THÂN BÀI Khái quát chung về loài mèo: Đặc điểm: Tập tính loài mèo: Vai trò: Lời khuyên:
vanhoc
Hồ Khắc Ngọc (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Nam Định. Sự nghiệp Hồ Khắc Ngọc sinh năm 1992 tại Vinh. Được đôn lên đội một Sông Lam Nghệ An từ năm 2012, giai đoạn đầu Hồ Khắc Ngọc gặp khó khăn khi phải cạnh tranh suất đá chính với những cầu thủ như Ngô Hoàng Thịnh, Nguyễn Quang Tình,... Từ mùa giải 2012 đến 2015, anh chỉ có 5 trận đấu được đá chính, 32 trận vào sân từ băng ghế dự bị và không ghi được bàn thắng nào. Tuy nhiên, đến V-League 2016, Khắc Ngọc hoàn toàn "lột xác" và trở thành trụ cột của đội bóng xứ Nghệ. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Danh hiệu Sông Lam Nghệ An Cúp Quốc gia: 2017 Viettel V-League 1: 2020 Cúp Quốc gia: 2020 Siêu cúp Quốc gia: 2020 Tham khảo Liên kết ngoài Người Nghệ An Tiền đạo bóng đá Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá nam Việt Nam Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Viettel Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Nam Định
wiki
John Gray (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1951) là một cố vấn, giảng viên và tác giả người Mỹ. Năm 1969, ông bắt đầu một liên hệ kéo dài 9 năm với Maharishi Mahesh Yogi trước khi bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một tác giả và cố vấn quan hệ cá nhân. Năm 1992, ông xuất bản cuốn sách Men Are from Mars, Women Are from Venus, trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong thời gian dài và hình thành chủ đề trung tâm của tất cả các cuốn sách và hoạt động nghề nghiệp tiếp theo của ông. Sách của ông đã bán được hàng triệu bản. Tuổi thơ và giáo dục ban đầu Gray sinh ra ở Houston, Texas, vào năm 1951, có cha là giám đốc điều hành dầu mỏ và mẹ làm việc tại một cửa hàng sách tâm linh, và lớn lên với năm anh em. Cha mẹ ông đều là Kitô hữu, dạy ông Yoga và đưa ông đến thăm thiền sư Ấn Độ Yogananda trong thời thơ ấu. Cuốn tự truyện của một Yogi đã truyền cảm hứng cho ông rất nhiều trong cuộc đời. Ông đã nhận bằng cử nhân và thạc sĩ về Khoa học Trí tuệ Sáng tạo, mặc dù các nguồn khác nhau về việc những bằng cấp này có được nhận từ Đại học Nghiên cứu Châu Âu Maharishi (MERU) ở Thụy Sĩ hay Đại học Quốc tế Maharishi được công nhận ở Fairfield, Iowa là chưa rõ ràng. Grey đã nhận được bằng tiến sĩ không được công nhận bằng thư từ năm 1982 từ Đại học Columbia Pacific (CPU), một tổ chức đã không còn tồn tại ở San Rafael, California sau khi hoàn thành khóa học qua trao đổi thư từ và bằng tiến sĩ danh dự của Thống đốc Đại học bang Illinois sau khi ông đọc diễn văn tại đây vào năm 2002. Năm 1969, Gray tham dự một bài giảng Thiền siêu việt, sau đó trở thành thị giả cá nhân cho Maharishi Mahesh Yogi trong chín năm. Gray viết một chuyên mục báo Hoa Kỳ với 30 triệu độc giả trong các báo và tạp chí Tạp chí Atlanta-Hiến pháp, New York Daily News, New York Newsday, Denver Post, và San Antonio Express-News. Trên bình diện quốc tế, các cột báo viết của Gray đã xuất hiện trên các ấn phẩm ở Anh, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương.   Gray là một nhà trị liệu gia đình và là thành viên của Hiệp hội Tư vấn Hoa Kỳ và Hiệp hội Tư vấn Hôn nhân và Gia đình Quốc tế. Ấn phẩm Năm 1992, Gray xuất bản cuốn sách của mình, Đàn ông đến từ Sao Hỏa, Phụ nữ đến từ Sao Kim đã bán được hơn 15 triệu bản và theo báo cáo của CNN, đó là "tác phẩm phi hư cấu được xếp hạng cao nhất" của những năm 1990. Cuốn sách đã trở thành một "mô hình phổ biến" cho các vấn đề trong các mối quan hệ dựa trên các xu hướng khác nhau ở mỗi giới và dẫn đến quảng cáo, âm thanh và băng video, CD-ROM (đầu tiên từ HarperReference), hội thảo cuối tuần, kỳ nghỉ chủ đề, chương trình Broadway, một bộ phim sitcom truyền hình cộng với hợp đồng điện ảnh với 20th Century Fox. Cuốn sách đã được xuất bản bằng 40 ngôn ngữ và đã giúp Gray thu về gần 18 triệu đô la. Liên doanh khác Năm 1996, Gray và Maia và Bart Berens đồng sáng lập Viện Mars Venus. Bart Berens là chủ tịch và Maia Berens là giám đốc. Năm 1997, Gray bắt đầu mở Trung tâm Tư vấn Sao Hỏa & Sao Kim, nơi anh đào tạo các nhà trị liệu theo "kỹ thuật Sao Hỏa & Sao Kim" để đổi lấy phí cấp phép một lần và "thanh toán tiền bản quyền" hàng tháng. Dorothy Cantor, cựu chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, đã đặt câu hỏi đạo đức của việc tạo ra một nhượng quyền thương mại cho những thứ thực chất chỉ là một quá trình trị liệu. Phỏng vấn và xuất hiện trên truyền thông Grey đã xuất hiện rất nhiều chương trình truyền thông bao gồm Oprah, The Phil Donahue Show, và Larry King Live. Gray đã được mô tả sơ lược trên tạp chí Newsweek, People và Forbes.   Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 2014 với Agence France-Presse, Grey đã được trích dẫn khi nói về vấn đề nữ quyền, "Lý do tại sao có quá nhiều vụ ly hôn là vì nữ quyền thúc đẩy sự độc lập ở phụ nữ. Tôi rất vui khi phụ nữ tìm thấy sự độc lập lớn hơn, nhưng khi bạn đi quá xa theo hướng đó thì ai sẽ ở nhà?" Gray cũng tuyên bố rằng "chủ nghĩa nữ quyền ở Mỹ kìm hãm doanh số bán sách của ông", trong khi các khu vực khác trên thế giới - ông đã trích dẫn đáng chú ý Úc và Mỹ Latinh - phù hợp hơn với thông điệp cơ bản của ông. Liên quan đến nội dung khiêu dâm trực tuyến, Gray tuyên bố: "Với phim khiêu dâm trên internet miễn phí, có một bệnh nghiện lớn đang diễn ra", ông nói thêm: "có hàng triệu người... trải nghiệm sự thỏa mãn tình dục của họ thông qua sự tưởng tượng hoàn toàn. Ảnh hưởng của phim khiêu dâm lên não cũng giống như dùng heroin." Liên quan đến sự gia tăng của các trang web ngoại tình như Ashley Madison và Arrangement Finders, ông nói, "Khi bạn có quan hệ tình dục không chính đáng... thì cũng không sao, bạn là những người vợ lừa dối, đàn ông họ muốn quan hệ tình dục với bạn"... Vì vậy, bạn đi quan hệ tình dục với người mà bạn không biết và người bạn không yêu... tình dục không chính đáng sẽ thúc đẩy việc nghiện tình dục," ông nói thêm," nó là cùng một dạng với phim khiêu dâm." Chỉ trích Năm 2002, tác giả Julia T. Wood đã xuất bản một phản ứng phê phán đối với chân dung đàn ông và phụ nữ của Gray khi ông miêu tả chúng trong cuốn sách Đàn ông đến từ sao Hỏa, Phụ nữ đến từ sao Kim. Vào năm 2007, Deborah Cameron đã xuất bản một bài phê bình về Grey và các dự án tự giúp đỡ khác có tiền đề về định kiến khác biệt giới tính trong Thần thoại về sao Hỏa và sao Kim: Đàn ông và phụ nữ có thực sự nói ngôn ngữ khác nhau không? Gray bị buộc tội mượn nội dung từ tác phẩm của tác giả Deborah Tannen và Gray đã thừa nhận có một số điểm tương đồng nhưng nói thêm: "Tôi đã dạy những ý tưởng đó trước khi tôi nghe nói về tác giả ấy" và ông đã không đọc cuốn sách của cô. Các nhà phê bình khác đã cáo buộc Grey giới hạn tâm lý con người theo các khuôn mẫu. Đời tư Gray đã kết hôn với tác giả sách tự giúp đỡ Barbara De Angelis và họ đã ly dị vào năm 1984, sau đó ông đã đánh giá lại ý tưởng của mình về các mối quan hệ khác giới. Gray kết hôn với người vợ thứ hai, Bonnie, vào năm 1986. Gray có một cô con gái chung và hai cô con gái riêng. Tham khảo Tâm lý học đại chúng Nhân vật còn sống Sinh năm 1951
wiki
Nadia Davids (sinh năm 1977, tại Cape Town) là một nhà văn Nam Phi từng đoạt giải thưởng. Tác phẩm của cô đã được xuất bản, sản xuất và biểu diễn ở Nam Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ. Tiểu sử Nadia Davids lớn lên ở Cape Town, Nam Phi. Vào tháng 6 năm 2008, cô đã nhận được bằng Tiến sĩ về Kịch nghệ của Đại học Cape Town (UCT) cho luận án của mình với tựa đề "Ký ức được kế thừa; Thực hiện Lưu trữ", trong đó khám phá lịch sử, ký ức và chấn thương của việc loại bỏ cưỡng bức khỏi Quận Sáu trong Khu vực nhóm Hành động trong thời kỳ Apartheid ở Nam Phi, qua lăng kính biểu diễn. Nadia Davids đã có học bổng Mellon từ năm 2000 đến năm 2005 và là Học giả thỉnh giảng tại UC Berkeley (2001) và Đại học New York (2004.05). Nadia Davids là một trong mười nhà viết kịch tham gia Phòng thí nghiệm dành cho nữ của Nhà hát Dự án Nhà hát tại New York trong năm 200810. Cô đã đảm nhận một vị trí giảng dạy toàn thời gian trong Khoa Kịch tại Đại học Queen Mary Luân Đôn vào tháng 9 năm 2009. Năm 2017 Nadia Davids được bầu làm chủ tịch của PEN Nam Phi, tiếp quản nhiệm kỳ từ Margie Orford. Tác phẩm Nghiên cứu của Nadia Davids nằm ở một mối quan hệ giữa Nghiên cứu hậu thuộc địa, Nghiên cứu hiệu suất và Hiệu suất trực tiếp. Công việc của cô góp phần tái hiện một cách hiệu quả các tài liệu lưu trữ của Nam Phi và các câu hỏi về các chấn thương, trí nhớ văn hóa, tính vật chất (im) của kho lưu trữ, về chủng tộc, địa điểm và giới tính. Thông qua các chủ đề về địa điểm, nhà cửa, lưu vong, kháng chiến và phục hồi, cô kiểm tra sự mất mát vật chất, tham gia vào các chiến thuật biểu diễn tái xây dựng địa điểm thông qua ký ức và đề xuất một dòng chảy ý thức hệ giữa lịch sử truyền miệng, chứng kiến và nhà hát. Nadia Davids tham khảo các bối cảnh khác nhau trong đó những kinh nghiệm này đã được hình thành - Quận Sáu, chế độ nô lệ, chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc, nhập cư, hồ sơ chủng tộc / dân tộc sau ngày 9/11, hình thành bản sắc xen kẽ - thông qua các hoạt động sáng tạo khác nhau: nhà hát, truyện ngắn, phim tài liệu và màn hình. Trong đó, Nadia Davids phá vỡ ranh giới giả định giữa công việc lý thuyết và thực tế, thay vào đó nhấn mạnh vào mối quan hệ trao đổi trí tuệ và trao đổi sáng tạo. Tác phẩm của cô được phổ biến thông qua nhiều hình thức (bài báo, buổi biểu diễn trực tiếp, văn bản chơi, phim tài liệu, tiểu thuyết) cho nhiều đối tượng (thương mại, học thuật / giáo dục). Tham khảo Nữ nhà văn thế kỷ 21 Nhà soạn kịch thế kỷ 21 Nhân vật còn sống Sinh năm 1977
wiki
Họ Cá vây tua, họ Cá nhụ, họ Cá thiên đường, họ Cá chét hoặc họ Cá phèn nước ngọt (danh pháp khoa học: Polynemidae) là một họ chủ yếu là cá biển, trừ chi Polynemus là cá nước ngọt, dạng cá vược màu xám bạc. Họ này được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Họ này chứa khoảng 8-9 chi và 33-42 loài. Theo truyền thống, họ Polynemidae được xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được coi là có vị trí không xác định (incertae sedis) trong nhánh Carangimorphariae và được cho là có quan hệ họ hàng gần với họ Menidae. Đặc điểm Dao động về chiều dài từ 20 cm ở cá gộc vây đen (Polydactylus nigripinnis) tới 200 cm ở cá nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum) và cá gộc lớn châu Phi (Polydactylus quadrifilis), các loài cá vây tua có tầm quan trọng thương mại trong nghề đánh bắt cá để làm cá thực phẩm cũng như phổ biến trong nghề câu cá giải trí. Thói quen sinh sống và di chuyển thành bầy lớn làm cho việc đánh bắt chúng là tiết kiệm về mặt kinh tế và đáng tin cậy. Cơ thể của chúng thuôn dài và thon với các vây lưng mềm và có gai. Vây đuôi lớn và xẻ thùy sâu; dấu hiệu chỉ ra sự nhanh nhẹn và tốc độ của chúng. Miệng lớn và hạ (ở dưới); mõm tù lồi về phía trước. Các hàm và vòm miệng có các dải như nhung chứa các răng nhỏ và mảnh dẻ. Đặc trưng phân biệt nhiều nhất của cá vây tua là các vây ngực của chúng. Các vây này bao gồm 2 phần khác biệt, phần phía dưới bao gồm 3-7 tia vây dài, độc lập, trông giống như các sợi chỉ, riêng ở các loài chi Polynemus có thể có tới 15 tia vây như vậy. Ở một số loài, chẳng hạn như cá vây tua hoàng gia (Pentanemus quinquarius), các tia vây như sợi chỉ này có thể kéo dài quá cả vây đuôi. Đặc trưng này giải thích cho cả tên gọi vây tua và danh pháp khoa học của họ Polynemidae, từ tiếng Hy Lạp poly nghĩa là "nhiều" và nema nghĩa là "sợi dây nhỏ". Các loài tương tự, chẳng hạn cá đối (họ Mugilidae) và cá măng sữa (họ Chanidae) có thể dễ dàng phân biệt với cá vây tua do chúng không có các vây ngực dạng sợi chỉ. Cá vây tua thích sống trong các vùng biển khơi có nước nông và đáy nhiều bùn hay cát; chúng ít khi tới gần các vùng đá ngầm. Các tia vây ngực dạng tua của chúng được coi là các kết cấu xúc giác, giúp chúng tìm kiếm mồi trong các lớp trầm tích dưới đáy biển. Cá vây tua có thể sống trong môi trường với sự dao động lớn về độ mặn của nước. Đặc điểm này cho phép chúng có thể tiến tới gần các cửa sông và thậm chí là ngược vào trong sông. Chúng chủ yếu ăn các loại động vật giáp xác và cá nhỏ. Là nhóm cá đẻ trứng ngoài biển, cá vây tua đẻ nhiều trứng nhỏ trôi nổi trên mặt nước và sau đó trở thành một phần của phiêu sinh vật. Các trứng này trôi nổi theo dòng nước cho đến khi nở ra. Các loài Khoảng 40 loài trong 8 chi được liệt kê tại đây: Chi Eleutheronema Eleutheronema rhadinum (Jordan & Evermann, 1902): Cá nhụ bốn râu Đông Á Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804): Cá nhụ bốn râu, cá lụ, cá lậu, cá chát, cá chét Eleutheronema tridactylum (Bleeker, 1849): Cá nhụ ba râu Chi Filimanus Filimanus heptadactyla (Cuvier, 1829): Cá nhụ bảy râu Filimanus hexanema (Cuvier, 1829): Cá nhụ Java Filimanus perplexa Feltes, 1991: Cá nhụ Splendid Filimanus sealei (Jordan & Richardson, 1910): Cá nhụ tám râu Filimanus similis Feltes, 1991 Filimanus xanthonema (Valenciennes, 1831): Cá nhụ râu vàng Chi Galeoides Galeoides decadactylus (Bloch, 1795): Cá vây tua châu Phi nhỏ Chi Leptomelanosoma Leptomelanosoma indicum (Shaw, 1804): Cá nhụ Ấn Độ Chi Parapolynemus Parapolynemus verekeri (Saville-Kent, 1889): Cá thiên đường lùn Chi Pentanemus Pentanemus quinquarius (Linnaeus, 1758): Cá vây tua hoàng gia Chi Polydactylus Polydactylus approximans (Lay & Bennett, 1839) Polydactylus bifurcus Motomura, Kimura & Iwatsuki, 2001: Cá gộc năm râu mảnh Polydactylus longipes Motomura, Okamoto & Iwatsuki, 2001: Cá gộc vây dài Polydactylus macrochir (Günther, 1867): Cá gộc vua Polydactylus macrophthalmus (Bleeker, 1858): Cá gộc sông Polydactylus malagasyensis Motomura & Iwatsuki, 2001: Cá gộc đốm đen châu Phi Polydactylus microstomus (Bleeker, 1851): Cá gộc miệng nhỏ Polydactylus mullani (Hora, 1926) Polydactylus multiradiatus (Günther, 1860): Cá gộc Úc Polydactylus nigripinnis Munro, 1964: Cá gộc vây đen Polydactylus octonemus (Girard, 1858): Cá gộc Đại Tây Dương Polydactylus oligodon (Günther, 1860): Cá gộc vảy nhỏ Polydactylus opercularis Seale & Bean, 1907: cá Bobo vàng Polydactylus persicus Motomura & Iwatsuki, 2001: Cá gộc đốm đen Ba Tư Polydactylus plebeius (Broussonet, 1782): Cá gộc vằn hay cá chát chèo Polydactylus quadrifilis (Cuvier, 1829): Cá gộc lớn châu Phi Polydactylus sexfilis (Valenciennes, 1831): Cá gộc sáu râu Polydactylus sextarius (Bloch & Schneider, 1801): Cá gộc đốm đen Polydactylus siamensis Motomura, Iwatsuki & Yoshino, 2001: Cá gộc vằn miệng to Polydactylus virginicus (Linnaeus, 1758) Chi Polynemus: Cá phèn nước ngọt, cá thiên đường Polynemus aquilonaris Motomura, 2003: Cá thiên đường phương Bắc Polynemus bidentatus Motomura & Tsukawaki, 2006 Polynemus dubius Bleeker, 1854: Cá phèn vàng hay cá thiên đường phương Đông Polynemus hornadayi Myers, 1936: Cá thiên đường Hornaday Polynemus kapuasensis: Cá thiên đường Kapuas Polynemus melanochir P. m. dulcis: Cá phèn tay đen Tonle Sap P. M. melanochir: Cá phèn tay đen Polynemus multifilis Temminck & Schlegel, 1843: Cá thiên đường tao nhã Polynemus paradiseus Linnaeus, 1758: Cá phèn trắng Chú thích Tham khảo The Paradise threadfin, Polynemus paradiseus Offshore aquaculture project yields a traditional Hawaiian delicacy Cá vây tua Cá Hawaii
wiki
là một diễn viên, người mẫu thời trang, ca sĩ người Nhật Bản. Tiểu sử Từ nhỏ, Takei đã ước mơ trở thành người mẫu, thời còn học trung học cơ sở, cô đã nói rõ với cha mẹ rằng cô sẽ trở thành một người mẫu trong khi đang học. Năm 2006, cô tham gia Cuộc thi Bishōjo Nhật Bản lần thứ 11 và giành chiến thắng ở hai hạng mục: Giải Model Division và giải Đa phương tiện. Cô ra mắt với tư cách người mẫu trên tạp chí Seventeen tháng 11 năm 2006, đây là công việc đầu tiên của cô trong ngành giải trí. Vào tháng 2 năm 2007, cô trở thành người mẫu độc quyền cho tạp chí và được lên trang bìa đầu tiên trên số ra ngày 15 tháng 2. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2010, cô trở thành nhân vật hình ảnh cho "Beamie", một trang web SNS được sử dụng bởi khoảng 5.500 người nổi tiếng. Vào tháng 11 cùng năm, cô là người trẻ nhất trong lịch sử nhận được "Giải thưởng Người ăn mặc đẹp nhất", một giải thưởng từ The Men's Fashion Unity từ năm 1972. Vào tháng 1 năm 2011, cô xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim truyền hình dài tập Taisetsu na Koto wa Subete Kimi ga Oshiete Kureta của đài Fuji TV. Cô đã vượt qua 800 ứng viên để trở thành diễn viên đóng vai thứ chính trong bộ phim truyền hình này. Sau đó không lâu, vào tháng tư, cô đã có vai chính đầu tiên trong loạt phim truyền hình Asuko March! của TV Asahi. Cô đã giành được giải thưởng "Nụ cười đẹp nhất của năm" vào tháng 11, vào tháng 12, cô trở thành người Nhật Bản đầu tiên được ký hợp đồng với thương hiệu xa xỉ Gucci của Ý. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2011, cô ra mắt với tư cách là một ca sĩ dưới quyền quản lý của Universal Japan, phát hành đĩa đơn "Koisuru Kimochi". Takuro của nhóm nhạc rock Glay là người viết cho Emi Takei bản ballad này, Takuro tự nhận mình là một fan hâm mộ lớn của Takei. Vào tháng 8 năm 2012, cô tốt nghiệp trở thành người mẫu Seventeen sau 5 năm 9 tháng. Năm 2013, trong bộ phim Người cộng sự hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, đóng vai y tá Akane Oiwa, làm việc ở bệnh viện của Sakitaro. Trong phim, cô đã dạy Phan Bội Châu tiếng Nhật và dần dần có thiện cảm với ông. Cô đã thắng giải Bông Sen Vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất của Liên hoan phim Việt Nam năm 2013. Xuất hiện Phim truyền hình Otomen ~ Summer ~ (2009), vai Kuriko Tachibana Otomen ~ Autumn ~ (2009), vai Kuriko Tachibana Trò chơi dối trá mùa 2 (2010), vai Hiroka Saeki GOLD (2010), vai Akira Saotome Em đã cho anh biết điều gì là quan trọng nhất (Taisetsu na Koto wa Subete Kimi ga Oshiete Kureta) (2011), vai Hikari Saeki Đội Quân Asuko (Asuko March!~ Kenritsu Asuka Kōgyō Kōkō Kōshinkyoku ~) (2011), vai Nao Yoshino Honto ni Atta Kowai Hanashi Summer Special 2011 (2011), vai Kyoka Koyama Taira no Kiyomori tập 14 - 43 (2012), vai Tokiwa Gozen W no Higeki (2012), Mako Watsuji / Satsuki Kurasawa Iki mo Dekinai Natsu (2012), Rei Tanizaki Flat Out Tokyo Girl (Tōkyō Zenryoku Shōjo - 東京 全力 少女) (2012), Urara Saeki Chị gái thời tiết (Otenki Oneesan - お天気お姉さん) (2013), Haruko Abe Thám tử Kindaichi: Kindaichi Kōsuke VS Akechi Kogorō (2013), Hatsue Yoshiike Phòng khám trên biển (Umi no Ue no Shinryōjo - 海の上の診療所) (2013), Mako Togami Lực lượng bổ trợ điều tra (Senryokugai Sōsakan - 戦力外捜査官) (2014), Chinami Umidzuki Zero no Shinjitsu ~ Kansatsui Matsumoto Mao ~ (2014), Mao Matsumoto The Perfect Insider (Subete ga F ni Naru - すべてがFになる) (2014), Moe Nishinosono Age Harassment (エイジハラスメント) (2015), Emiri Yoshii Yêu Bằng Cả Trái Tim (Seisei Suruhodo, Aishiteru - せいせいするほど、愛してる) (2016), Mia Kurihara Fragile (フラジャイル) (2016), Chihiro Miyazaki Setouchi Shonen Yakyu dan (2016), Komako Nakai Quyển Sổ Da Màu Đen (Kurokawa no Techo - 黒革の手帖) (2017), Motoko Haraguchi Ima kara Anata wo Kyouhaku Shimasu (2017) Phim The Cherry Orchard: Blossoming (Sakura no Sono - 櫻の園) (2008), Maki Mizuta Vì tình yêu (For Love's Sake) (2012), Ai Saotome Rurouni Kenshin (2012), Kamiya Kaoru Hôm nay, chúng ta bắt đầu yêu (Kyō, Koi o Hajimemasu - 今日、恋をはじめます) (2012), Tsubaki Hibino Người cộng sự (2013), Akane Oiwa Rurouni Kenshin: Đại hỏa Kyoto (2014), Kamiya Kaoru Rurouni Kenshin: Kết thúc một huyền thoại (2014), Kamiya Kaoru Clover (2014), Saya Suzuki Terra Formars (2016), Nanao Akita Rurouni Kenshin: The Final (2021), Kamiya Kaoru Chương trình truyền hình Unbelievable (tháng 4 năm 2010-tháng 2 năm 2011) K-Pop & Phim truyền hình Hàn Quốc... Star ga Umareru Bashō ~ Takei Emi và Youn-a Hanryū Roots e no Tabi ~ (2011) Takei Emi 19sai no Kyūjitsu - Kankoku Hitori Tabi ~ Micchaku! Sugao ni Modotta Mikakan ~ (2013) Đài Đài phát thanh Kūsō Kagaku Kenkyūsho của Emi Takei và Rikao Yanagida (2010 – nay) Daiichi Seimei Takei Emi "Kyō no Ikku" (2012 – nay) Lồng tiếng Fast & Furious 5: Phi vụ Rio (2011), Elena Neves (lồng tiếng Nhật) Doctor Lautrec and the Forgotten Knights (2011), Sophie Coubertin (bản phát hành tiếng Nhật) Miền nhị phân (2012) - Yuki (bản phát hành tiếng Nhật) Crayon Shin-chan: Gachinko! Gyakushu no Robo To-chan (2014) Dragon Quest Heroes II (2016), Teresia Nioh (2017), Okatsu Thương hiệu - Quảng cáo Yokohama Hakkeijima Sea Paradise Petting Lagoon (2007) Takara Tomy Hi-kara (2008) Shiseido Nước Tsubaki (2010) Maquillage (2011 – nay) Lotte Sôcôla sữa Ghana (2011 – nay) Ghana Chocolate & Cookie Sandwich (2011-2012) Fruitio (2012 – nay) Fit's Link & Fruitio x Movie Rurouni Kenshin Tie-up Campaign (2012) SoftBank Mobile (2011) Coca-Cola Nhật Bản Sokenbicha (2011) ÆON (2011 – nay) MaxValu (2012 – nay) Nintendo " Rhythm Heaven Fever " (2011) Nissin Spa King (2011 – nay) Fast & Furious 5: Phi vụ Rio (2011) Máy tính cá nhân NEC (2011 – nay) Sekisui Chemical Company Sekisui Heim (2011 – nay) Aoyama Trading Yōfuku no Aoyama (2011 – nay) Daiichi Seimei (2011 – nay) J Sports (2011 – nay) Tokyo Metro (2012 – nay) Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Tokyo Triển lãm Bảo tàng Mauritshuis (2012) JTB (2012 – nay) GREE Tsuri Star (2012 – nay) Gia vị bánh mì nướng House Foods (2012 – nay) Seiko Lukia (2012 – nay) Mobcast Mobile Pro / Mobile Soccer (2013 – nay) Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản Hatachi no Kenketsu (2014 – nay) SSP Alesion 10 (2014 – nay) Tạp chí Seventeen (tháng 2 năm 2007-tháng 10 năm 2012) - Người mẫu độc quyền Photobook Kaze no Naka no Shōjo (Wani Books, ngày 28 tháng 10 năm 2010) Plumeria (Phiên bản đặc biệt của Tinh linh) (Shogakukan, ngày 20 tháng 6 năm 2011) Emi Takei Photobook Bloom (Kadokawa Shoten, ngày 6 tháng 6 năm 2015) Danh sách đĩa nhạc Đĩa đơn Giải thưởng và sự công nhận 2006 Giải thưởng Người mẫu Division và Giải thưởng Đa phương tiện Cuộc thi Bishōjo Nhật Bản lần thứ 11 2011 Giải thưởng Học viện Truyền hình lần thứ 68 - Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho "Taisetsu na Koto wa Subete Kimi ga Oshiete Kureta" Giải thưởng Phụ nữ của năm 2011 của tạp chí Vogue Nhật Bản 2012 2012 E-Line Beautiful Grand Prix (Hiệp hội chỉnh nha người lớn Nhật Bản) Giải thưởng điện ảnh Yamaji Fumiko lần thứ 24 - Giải nữ diễn viên mới xuất sắc nhất Giải thưởng phim thể thao Nikkan lần thứ 25 - Giải dành cho người mới xuất sắc nhất Giải thưởng FECJ lần thứ 54 - Giải thưởng Người nổi tiếng của năm 2013 Giải thưởng Elan d'or lần thứ 37 - Giải thưởng Người mới xuất sắc nhất Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 36 - Giải Nam diễn viên mới xuất sắc nhất cho "Rurouni Kenshin", "Ai to Makoto", "Kyō, Koi o Hajimemasu" Giải thưởng phê bình phim Nhật Bản lần thứ 22 - Giải nữ diễn viên mới xuất sắc nhất cho "Kyō, Koi o Hajimemasu" Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 - Diễn viên nữ xuất sắc phim truyện video cho vai Y tá Akane trong phim Người cộng sự 2015 Giải thưởng Hành động Nhật Bản 2015 - Nữ diễn viên hành động xuất sắc nhất cho Rurouni Kenshin: Kyoto Inferno Tham khảo   Diễn viên Nhật Bản
wiki
Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Lời nói đầu Trong lãnh vực nghiên cứu văn học ở hải ngoại từ sau năm 1975, bộ Văn Học Miền Nam gồm 7 tập của Võ Phiến, dù gây nên nhiều tranh cãi sôi nổi và dù mắc một số hạn chế nhất định, vẫn là một trong những thành tựu lớn nhất. Nó không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác trong tài năng của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng: văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975. Với ý nghĩa như thế, bộ Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, đặc biệt tập đầu, “Tổng quan”, đã được đón nhận nồng nhiệt. Cuốn sách đã được tái bản nhiều lần. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, nhất là những bạn đọc ở xa các trung tâm thương mại của người Việt ở hải ngoại, và được sự đồng ý của nhà văn Võ Phiến, Tiền Vệ đăng lại cuốn Văn Học Miền Nam: Tổng Quan thành nhiều kỳ. Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, cuốn Văn Học Miền Nam: Tổng Quan gồm có ba phần chính: I. Khái quát: Trong phần này, Võ Phiến khảo sát một số yếu tố chính trong sinh hoạt văn học miền Nam như: nhà văn, độc giả, và xuất bản; sau đó, ông lần lượt trình bày các giai đoạn chính và phân tích những đặc điểm nổi bật nhất; cuối cùng, đối chiếu sơ lược văn học miền Nam với văn học miền Bắc và văn học “tiền chiến”. II. Các giai đoạn: Võ Phiến đi sâu vào các đặc điểm nổi bật trong từng giai đoạn: 1954-63 và 1964-75. III. Các bộ môn: Võ Phiến phân tích năm bộ môn chính: tiểu thuyết, tuỳ bút, thi ca, kịch và ký. Ở mỗi bộ môn, ông cố gắng nhận điện những đặc điểm và những thành tựu chính. Ðể bạn đọc dễ theo dõi, mỗi kỳ chúng tôi sẽ đăng một chương. Nếu có chương quá dài, chúng tôi tách ra làm hai hay làm ba kỳ.Tiền VệSách, hễ thích thì viết; từ hồi nào tới giờ tôi vẫn yên trí thế nên thấy không việc gì phải phân trần tại sao viết cuốn này tại sao viết bài nọ. Người đọc sách trên đời chẳng ai cần biết những cái tại sao ấy, chỉ cần sách đừng quá dở, quá nhảm. Vả lại đến như đệ nhất danh phẩm của dân tộc là Truyện Kiều mà về lý do sáng tác tác giả cũng chỉ cho biết là để bà con “mua vui” trong “một vài trống canh”, thế thôi; mình chưa chi đã bi bô lắm lời chẳng hóa ra muốn chọc cười thiên hạ sao? Ấy thế mà hôm nay trước khi bắt đầu tôi lại thấy cần bàn qua về lý do biên soạn cuốn sách đầy những lôi thôi thiếu sót này. Sở dĩ thế là vì thoạt tiên thấy sờ sờ trước mắt những lý do không nên biên soạn. Trước hết mình không phải là một nhà phê bình nhà biên khảo gì ráo mà tự dưng xông ra làm công việc biên khảo phê bình là chuyện không nên. Đây không phải việc dễ dàng; ngay trong giới chuyên môn bình và khảo mỗi một thời đã có được mấy người thành công để lại những công trình đáng tin cậy, huống hồ kẻ tay ngang sao dám xía vào bôi bác? Hơn nữa hoàn cảnh thật là khó: xung quanh không có tài liệu mà mình thì không có điều kiện để đi tìm tài liệu, lấy gì tham khảo? Bảo rằng tác phẩm của một thời gần gũi như thời 1954-1975 vừa qua mà không còn tìm được ở các thư viện Âu Mỹ thì khó tin, nhưng trong thực tế làm sao có thể đi tìm ở khắp các thư viện Âu Mỹ. Cho đến nay người cầm bút thoát nước ra đi kể ra đã khá nhiều, mấy ai trong số ấy đem theo được tác phẩm của chính mình. Hiện còn được lấy một vài tác phẩm của mình trong nhà đã là trường hợp may mắn đáng mừng rồi; rất nhiều kẻ không có lấy một cuốn nào. Tự mình cố công tìm kiếm, mua hay mượn sao lại sách của mình đã thiên nan vạn nan, nói gì đến việc sưu tầm khắp các văn thi gia? Xin được lấy chuyện riêng làm thí dụ: hồi còn ở trong nước trước sau viết và in được vài chục cuốn sách, sang đây tôi thử tìm thì thấy tại thư viện trường Cornell có 11 cuốn, thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có 5 cuốn, thư viện trường Yale có 9 cuốn, thư viện trường Nam Illinois có 6 cuốn; phần lớn các danh sách lặp nhau, những cuốn thiếu thì các nơi đều thiếu; ấy là chưa kể đối với những bài đã đăng tản mác trên các báo mà chưa in thành sách thì sự săn tìm còn vất vả hơn nhiều (mà đây là phần quan trọng nhất trong toàn bộ trước tác của một số văn gia). Tôi vừa nói đến chuyện “tìm kiếm”, đó chẳng qua là tìm ra cái tên sách mà thôi, chứ không phải là tìm mang được sách về nhà, nhẩn nha thưởng thức, suy ngẫm, khảo bình: thư viện đại học Mỹ bây giờ không hay gửi sách Việt ngữ đến các độc giả xa xôi. Vậy thì nên bỏ công ăn việc làm để từ tây nam sang đông bắc Hoa Kỳ đến với sách chăng? nên nhờ bạn bè những miền gần thư viện bỏ công ăn việc làm của họ mà đi sao chép hộ chăng? sao hết tác phẩm của hai mươi năm văn học?! Hoặc có kẻ bĩu môi: “Chao ôi! chỉ tìm đọc lại những cuốn sách ra đời cách đây mới hơn mười năm mà nói như chuyện dời non lấp biển!” Vâng, có lẽ chuyện ấy sẽ rất dễ dàng, sau này, đối với những nhà văn chuyên nghiệp thành công tại nước này, sẽ dễ dàng khi cộng đồng Việt kiều đã bắt rễ, lớn mạnh, có khả năng đài thọ cho các hoạt động văn hóa. Còn hiện nay, chúng ta sống trong một hoàn cảnh khác. Hiện nay chúng ta không có kẻ cầm bút chuyên nghề chuyên nghiệp nào cả trên đất Mỹ, chỉ có những người vừa làm ăn theo cái đà hối hả của xã hội này vừa viết lách qua quýt vào những ngày nghỉ, những dịp hở tay hiếm hoi. Tiến hành công việc trong điều kiện như thế chắc chắn sẽ bị chê là thiếu tinh thần trách nhiệm. Thi phú làm ra để vịnh hoa xuân lá thu, vịnh cây quạt cây đa, hay thậm chí để ca ngợi lãnh đạo xưng tụng cách mạng v.v..., thơ phú ấy có thể làm thật kỹ cũng có thể làm qua quýt: hay thì được truyền tụng dở sẽ bị vất đi là rồi. Làm dở có hại chăng bất quá chỉ hại cái “danh” của tác giả. Còn như viết cái gì có liên quan đến kẻ khác, có chê khen người nọ người kia mà viết qua quýt thì bị mắng mỏ xỉa xói tưng bừng là cái chắc. Đã thế, lại còn cái này mới thật rắc rối: Số là trong thời kỳ 1954-75 riêng phần tôi trót múa may vung vít khá nhiều, bây giờ viết về thời kỳ văn học đó mình lại “nhận định” về những hoạt động của mình thì sự lố lăng biết để đâu cho hết? Hoặc giả đừng nhắc nhở gì tới, cứ vờ vĩnh làm như không hề biết có mình, lờ tịt đi, được chăng? Như thế, có vẻ gian quá. Hay là hãy giả vờ chê bai nhặng xị cả lên? Khốn nỗi quân tử khắp hải nội hải ngoại có phải là trẻ con cả đâu, người ta sẽ che miệng cười rinh rích. Còn như rủi ro mà hở ra cái giọng âu yếm thì chết với thiên hạ ngay. Cho nên xưa nay chẳng ai làm cái việc dại dột này. Nếu gặp lúc đứng ngồi không yên, trong người cảm thấy muốn viết quá lắm, thì trên đời thiếu gì chuyện để viết mà cứ phải nhất định lao vào cái công việc vừa nhọc nhằn vừa lố bịch như thế? Ấy vậy mà nghĩ đi nghĩ lại chán chê rồi tôi lại quyết định cứ viết cuốn sách này. Trước hết là vì chỗ nặng tình với một thời kỳ văn học kém may mắn. Thật vậy, thời kỳ 1954-75 gặp cái rủi ro hiếm thấy, là trong suốt hai mươi năm trời không có được lấy một nhà phê bình chuyên nghiệp. Trên báo chí vẫn có những bài điểm sách, giới thiệu, phê bình; nhưng hầu hết là bài của giới sáng tác nhận xét lẫn nhau. Như thế không phải là không có giá trị, dĩ nhiên. Tuy vậy những cái đó không thể thay thế công việc của nhà phê bình chuyên nghiệp. Người sáng tác nhân khoái một tác phẩm hay bực mình về một tác phẩm nào đó mà cất lời, lời nói lắm lúc chủ quan. Họ nói theo cái quan niệm nghệ thuật của họ, thường khi thiếu công bình. Mà thực ra họ cũng chẳng bận tâm mấy đến chỗ công bình trong sự khen chê; bận tâm chính yếu của họ là thành công trong sáng tác. Trong khi ấy nhà phê bình lấy việc phát huy được cái hay cái đẹp của người khác làm sự thành công của mình, xem những bất công, lầm lẫn, thiếu sót trong sự nhận xét người khác như sự thất bại của chính mình; do đó mà phải thận trọng. Ngoài ra, đã chọn lấy nghiệp, người phê bình trước khi đi vào các tác phẩm thuộc những lãnh vực, bộ môn khác nhau, đến với những tác giả thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, trước khi khảo sát sự kiện văn nghệ trong những liên hệ với bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau v.v..., họ lại phải tự trang bị lấy một cái vốn kiến thức rộng rãi, điều không nhất thiết cần nơi những người sáng tác. Trong sự tìm hiểu về các thời kỳ văn nghệ, quần chúng trông cậy ở họ. Bảo rằng ở Miền Nam[1] Việt Nam trong vòng hai mươi năm không người có tài phê bình văn học thì không đúng. Đặng Tiến chẳng hạn, vào đầu những năm 60, khi ông hãy còn rất trẻ, đã viết trên Tin Sách những bài phê bình thật sắc sảo thâm trầm, và sau này khi Miền Nam gần sụp đổ nhà Giao Điểm có in một tác phẩm xuất sắc của ông, nhận định về một số thi sĩ cả xưa lẫn nay, cuốn Vũ trụ thơ. Thế nhưng Đặng Tiến không hề nhận cái công việc theo dõi suy tìm về thời kỳ văn học 1954-75; ông chợt đến chợt đi, khi sống trong nước khi ở nước ngoài, khi xuất hiện khi vắng mặt thật lâu trên văn đàn. Lại như Lê Huy Oanh, như cô Phương Thảo, như Cao Huy Khanh, từng viết những bài về các thi sĩ và tiểu thuyết gia; tuy nhiên mới chỉ có những bài lẻ tẻ đăng báo. Rốt cuộc văn học Miền Nam Việt Nam vẫn chưa hề được ai theo dõi nhận xét trên toàn bộ, cho chúng ta một cái nhìn tổng quát, dù là đại khái. Trong quần chúng khi nhắc lại thời kỳ 54-75 ở Miền Nam, có kẻ nhớ đến bà Tùng Long được yêu thích rộng rãi, có người nêu tên nữ sĩ Lệ Hằng viết hay ác, có kẻ bảo Thanh Tâm Tuyền mới thật cao siêu, có người lại nhớ đến ông Chu Tử tài ba quấy động thiên hạ một thời v.v... Chín người mười ý, loạn xị cả lên. Thậm chí, hồi trước 75, ở ngay trong nước, trong giới giáo chức giảng dạy về văn chương ở bậc trung học chẳng hạn, mấy ai đưa ra cho học sinh được một ý niệm chung chung về tình hình văn học thời kỳ mình đang sống, về những diễn biến tâm trạng của thời đại phản ảnh trong từng giai đoạn nghệ thuật, về các khuynh hướng của thi ca, của tiểu thuyết v.v... Chẳng qua trên các sách giáo khoa chỉ có những đoạn trích giảng và chút ít tiểu sử của một số tác giả may mắn. (Ông Cao Huy Khanh có nghiên cứu về bộ môn tiểu thuyết cùng các tiểu thuyết gia trong thời kỳ này, nhưng sách chưa kịp phát hành thì Miền Nam sụp đổ.) Đối với cái sinh hoạt tinh thần và tình cảm của một thời kỳ xa hơn, thời kỳ trước 1945, chúng ta không hề có sự bối rối như thế; được vậy là nhờ ở công trình tổng kết của Vũ Ngọc Phan và Hoài Thanh. Cũng như đối với tình hình văn học hiện tại ở Pháp, ở Anh, ở Mỹ v.v..., dù là người ngoại cuộc, chúng ta nhìn vào cũng không đến nỗi lúng túng: bao nhiêu sách nhận định phê bình sẵn sàng hướng dẫn những kẻ bỡ ngỡ qua các ngóc ngách diễn biến, các chủ trương trường phái phức tạp nhất. Bối rối hơn cả vẫn là cái nhìn của chúng ta về ngay những hoạt động tinh thần của chính chúng ta. Cả một thế hệ văn học không có phê bình, toàn bộ thành tích văn nghệ phản ảnh những cảm nghĩ băn khoăn, những buồn vui khóc cười của hai mươi triệu đồng bào trong suốt thời gian hai mươi năm, rồi lây lất phôi pha với năm tháng, chẳng ai màng xét đến, tìm hiểu đến. Buồn biết mấy! Hoặc có người bảo: “Hãy thong thả! làm gì mà cuống lên thế. Bây giờ chưa có phê bình thì rồi sau sẽ có. Muốn phán đoán công bình sáng suốt cần có một khoảng cách thời gian.” — Có lẽ thế. Nhưng trước khi có sự công bình, sự sáng suốt, hãy chỉ mong được chút lưu tâm. Vả lại kẻ đồng thời nếu thiếu sáng suốt thì lại có sự cảm thông của người trong cuộc. Giả sử trong khi suy nghĩ về mấy bài thơ của Lý Thường Kiệt, Đặng Dung, Hồ Xuân Hương v.v... mà ta bắt gặp đâu đó một tài liệu viết về văn học của một người đương thời, chắc chắn không khỏi lấy làm mừng rỡ. Có được một ý kiến phát biểu ngay lúc bấy giờ dù thế nào vẫn quí hóa hơn là phải chờ hoặc tám chín trăm hoặc đôi ba trăm năm sau để nghe lời “sáng suốt” của những kẻ lạ hoắc, xa lạ với tâm sự của người xưa, với phong tục xưa, xã hội xưa, và trong tay chỉ nắm dăm ba tư liệu còm cõi, lạc loài. Sau hiệp định Genève, tôi về gia nhập vào cái sinh hoạt văn nghệ Miền Nam tuổi đã ba mươi; từ đó trong hai mươi năm viết văn làm báo, cùng với hàng trăm bạn bè, kẻ tả người hữu, kẻ già người trẻ, kẻ Nam người Bắc v.v... mải miết say mê. Có lúc ai nấy chứa chan hy vọng, ăm ắp hoài bão ước mơ; có lúc hầu hết não nề chán ngán. Chuyện mừng vui đắc ý có nhiều mà điều vất vả khổ nhục cũng lắm. Thế rồi khi đời đã về chiều, bỏ cuộc ra đi, ở nơi đất lạ không khỏi có lúc ngơ ngác: “Những bạn bè vui buồn có nhau trong hai mươi năm cũ bây giờ ở đâu?” Tại một thị trấn tây bắc Hoa Kỳ, Thanh Nam có lần kiểm điểm: “Bằng hữu qua đây dăm bảy kẻĐứa nuôi cừu hận, đứa phong baĐứa nằm yên phận vui êm ấmĐứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa.”(‘Thơ xuân đất khách’, Đất khách)Đó là những “đứa” may mắn nhất. Trải qua một thời chiến tranh dài rồi trong cơn tan rã sụp đổ mà lại thoát đi được chẳng qua là một số ít. Trong số còn lại, có kẻ gục ngã trên chiến trường (Y Uyên, Doãn Dân v.v...), có người phải dùng cách nọ cách kia mà kết liễu cuộc đời (Nhất Linh, Tam Ích, Dzoãn Bình v.v...), có kẻ bỏ mình trên đường thoát thân tìm tự do (Chu Tử, Trần Đại...), có người gục ngã vì tù đày (Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn...), và rất đông là cái số quằn quại trong lao tù, có kẻ đến tận ngày nay chưa thoát khỏi (Như Phong, Duy Lam, Phan Nhật Nam, Trần Dạ Từ, Doãn Quốc Sỹ...). Thân thế của họ thế ấy, văn nghiệp như thế kia..., làm sao mình chẳng nặng lòng. Vừa rồi ta nói đến những thiệt thòi của một thời kỳ văn học không phê bình. Thời kỳ 1954-75 không phải chỉ chịu một điều bất hạnh ấy thôi: câu chuyện hủy diệt văn hóa phẩm Miền Nam từ 1975 đến nay không ai là không biết. Còn nhớ hôm thứ hai 26 tháng 5 năm 1975, lúc bấy giờ chúng tôi còn ở một trại tị nạn trên đảo Guam, buổi sáng thức giấc nghe phát thanh cái tin tại Sài Gòn có lệnh cấm bán sách xuất bản dưới chế độ cũ và từ thứ năm tuần trước các tiệm sách đều đóng cửa. Mấy anh em cầm bút có mặt trong trại nhìn nhau lắc đầu: Chúng tôi mới ra đi được nửa đường thì sách ở quê nhà đã đi đời. Sách cũ bị cấm bán, rồi bị tịch thu. Tịch thu đi tịch thu lại năm lần bảy lượt cho kỳ sạch vết tích. Mãi sáu năm sau ngày chiếm Sài Gòn, đầu năm 1981 cộng sản lại mở một đợt càn quét sách báo đối lập. Sau ba tháng hoạt động, tức là đến tháng 6-81, họ đã đạt được những thành tích đăng tải trên Tạp chí Cộng Sản số tháng 10-81: trên toàn quốc tịch thu 3 triệu ấn bản, riêng tại Sài Gòn 60 tấn ấn phẩm. Những câu chuyện về tịch thu, đốt phá, cấm đoán, hủy hoại sách báo tại xứ ta từ xưa đến nay xảy ra quá nhiều, đã thành chuyện quá phổ biến. Sự mất mát trong văn học lớn lao đến nỗi một nữ sĩ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương mà chỉ không đầy hai thế kỷ sau đã mất gần hết dấu vết, khiến văn giới có lúc đâm ra nghi ngờ về bà, nghĩ rằng người nữ sĩ tinh nghịch nọ chỉ là một huyền thoại, một chuyện bịa đặt lưu truyền trong quần chúng. Ông Lữ Hồ đã nêu ra câu hỏi: “Có chăng một bà Hồ Xuân Hương?”[2]Cái sự rủi ro xảy đến cho Hồ Xuân Hương chẳng qua chỉ là sự mất mát tự nhiên, vì thiếu bảo quản; đàng này lớp văn gia đối thủ của cộng sản là nạn nhân của một chính sách hủy diệt nghiệt ngã mọi vết tích. Thành thử, nếu xứ xứ vẫn còn cách biệt nhau như hồi thế kỷ XVIII, nếu sách Việt ngữ không thoát ra ngoài và được lưu giữ ở ngoại quốc, thì sau này người ta tha hồ ngơ ngác hỏi nhau: “Có chăng một ông Khái Hưng? Có chăng một bà Nhã Ca? Có chăng một ông Phan Khôi? Có chăng một bà Thụy Vũ? v.v... Có chăng những nhân vật huyền hoặc, tuyệt vô tung tích ấy?” Mà dù cho có sự tàng trữ ở nước ngoài, có sự trốn chạy của sách Việt, thì cái phần được cứu thoát cũng không mấy lớn lao. Thật vậy, trước 1975 học giả Nguyễn Hiến Lê đã cho xuất bản hơn một trăm tác phẩm, bây giờ mở tập thư mục thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ấn bản 1982 đếm thử được bảy nhan đề! Ta đã không thể ngăn chận được việc phá hủy, không thể bảo tồn được cái thành tích văn học nọ, thì ngay lúc này cũng nên có một tổng kết, một kiểm điểm sơ lược, để về sau những ai lưu tâm còn có chút căn cứ sưu khảo. Không thế, sao đành? Văn học Miền Nam 54-75 không có phê bình, văn học Miền Nam đang bị tiêu hủy. Chưa hết. Chung quanh nó còn diễn ra lắm trò lố bịch: tôi muốn nói đến câu chuyện “văn học giải phóng Miền Nam”. Nhà nước cộng sản dựng lên một nền văn học, cho cán bộ nghí ngố om sòm về nền văn học ấy, cố gây ra cái cảm tưởng đây mới là nền văn học chân chính của Miền Nam, là tiếng nói tự do của nhân dân Miền Nam; còn bao nhiêu sách báo xuất hiện trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong vòng 20 năm qua không phải là văn hóa phẩm đâu, đó là những món sản xuất theo lệnh của CIA cả đấy. CIA sai khiến ngụy quyền, ngụy quyền sai khiến bồi bút viết cái nọ cái kia, cái thì gieo rắc chủ nghĩa hiện sinh, cái thì mô tả cảnh dâm ô đồi bại, cái thì xúi giục chống cộng v.v..., tất cả cùng nhằm một mục đích đầu độc quần chúng làm hại nhân dân cả. “Văn học giải phóng” mới là văn học chân chính của Miền Nam, ông Phạm Văn Sĩ viết một cuốn sách về nền văn học ấy,[3] trong sách ông cẩn thận dành ra một phần phụ lục để thóa mạ “văn nghệ vùng tạm chiếm”. Đáng tiếc là không có phần nào dành nói về việc tạo thành văn nghệ giải phóng. Bởi vì việc đánh tráo một nền văn học tất nhiên ngộ nghĩnh, mà sự chế tạo nên một nền văn học cũng ly kỳ, đáng nói lắm chứ, không sao? Xem nào, văn học giải phóng là do những ai? Ông Phạm Văn Sĩ kể ra những tên như: Nguyễn Đức Thuận, Thanh Hải, Giang Nam, Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Huỳnh Minh Siêng, Trần Bạch Đằng, Anh Đức, Trần Hiếu Minh, Nguyễn Trung Thành, Phan Tứ, Nguyễn Vũ v.v... Ông không chịu nói ra cái điều lý thú này: là tất cả những kẻ vừa kể trên đều được phái từ ngoài Bắc vào. Những kẻ mới lớn lên thì được đảng dạy dỗ cẩn thận, cũng có người được cho đi rèn luyện tận bên Tàu bên Nga, có người là con ông cháu cha, xuất thân từ gia đình đảng viên cao cấp, bố là yếu nhân trong chính phủ. Hạng cao niên hơn thì lại là những văn nghệ sĩ đã có tên tuổi ngoài Bắc, đổi tên đổi họ, hóa thân làm người mới: Lưu Hữu Phước hóa làm Huỳnh Minh Siêng, Nguyễn Văn Bỗng hóa thành Trần Hiếu Minh, Nguyên Ngọc hóa ra Nguyễn Trung Thành, Bùi Đức Ái thành ra Anh Đức, Trần Bạch Đằng làm Hưởng Triều, làm Hiểu Trường, Lê Khâm hóa thành Phan Tứ, Nguyễn Ngọc Tấn thành Nguyễn Thi v.v... Bảo rằng những văn nghệ sĩ ấy gốc từ Miền Nam nên những gì họ viết ra có thể cho vào văn học Miền Nam? - Nếu thế thì tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương v.v... phải trả về văn học Miền Bắc cả? Lại bảo rằng những người gốc Nam kia đã trở về sáng tác ngay tại Miền Nam cho nên rất có thể cho vào văn học Miền Nam? - Những cán bộ kia chợt ra chợt vào chưa hẳn đã viết ở trong Nam. Mà giả sử họ có ở lại hẳn trong Nam một thời gian[4] thì lại vẫn là chuyện kỳ cục. Hãy tưởng tượng trường hợp chúng ta đưa nhạc sĩ Phạm Duy ra thả dù ở một vùng biên giới Hoa Việt nào đó, đổi tên làm ông Trần Doai, thi sĩ Tú Kếu đổi làm Tú Cối, các nhà văn Trần Dạ Từ, Doãn Quốc Sỹ v.v... thành những ông Phạm Nhật Nghiêm, Hồ Hải Dương v.v..., rồi trốn nấp trong khoảng núi rừng Bắc Việt, cứ cất lên đều đều tiếng nói của nhân dân cách mạng, nhân dân giải phóng Miền Bắc, được chăng? Lại thử tưởng tượng ngày trước chúa Nguyễn bỗng có ý kiến đưa Đào Duy Từ ra Đàng Ngoài? Vâng, bình thường thì Đào Duy Từ cứ ở Đàng Trong; lấy vợ sinh con đều đặn, ăn lộc chúa Nguyễn, lãnh quan tước Đàng Trong, đến một lúc nào đó chúa Nguyễn thấy “nhân dân” Đàng Ngoài cần lên tiếng bèn hạ lệnh cho Đào Duy Từ mang tay nải lẻn lút trở ra Bắc, đào cái hầm thật sâu nấp thật kín, rồi ngồi dưới đó cất lên tiếng nói giải phóng của toàn thể nhân dân Đàng Ngoài. Người của Đàng Ngoài sáng tác ngay trên lãnh thổ Đàng Ngoài đấy mà. Được chăng? Nghe chuyện như thế chúng ta ở Miền Nam bò lê bò càng ra mà cười, rồi xúm nhau đàn ngang cung, xúm nhau làm thơ chua thơ đen thơ xám v.v... Thế là hỏng. Người cộng sản không cười. Họ trịnh trọng trình bày vấn đề. Xong, họ trịnh trọng đưa hai tay lên ngang ngực vỗ lép bép; tất cả cùng vỗ tay theo. Mọi người nhất trí, họ tiến hành kế hoạch. Chuyện kỳ cục đến đâu họ cũng làm được. Họ làm ra mặt trận giải phóng Miền Nam bằng người của họ, họ làm ra chính phủ giải phóng Miền Nam bằng người của họ, họ làm ra quân đội giải phóng Miền Nam bằng người của họ, tại sao họ không làm ra được một đội ngũ văn nghệ sĩ, một nền văn học giải phóng Miền Nam bằng người của họ mang vào, sau khi đã dạy dỗ kỹ càng và tiếp tục “lãnh đạo”, kiểm soát chặt chẽ. Vả lại trong một xã hội mà người quốc trưởng có thể lần lượt đội hết tên này đến tên kia, ký hết “bút hiệu” này đến “bút hiệu” nọ, viết sách tự ca tụng mình inh ỏi, tự tâng bốc mình lên tới mây xanh, cho in đi in lại phổ biến tưng bừng khắp nước, như thế mà vẫn đẹp mặt như thường,[5] thì văn nghệ sĩ thay đổi vùng để kể xấu đối phương có gì là kỳ cục đâu? Làm được tất. Họ làm một cách trịnh trọng, không cười, và thế giới Tây phương trịnh trọng ghi nhận những gì họ nói họ làm. Do chính sách tiêu diệt tàn tích văn hóa Mỹ ngụy, một ngày kia dần dần không ai tìm thấy sách của Chu Tử, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương để đọc nữa, không ai nghe nói đến Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn... nữa, những tên tuổi ấy mỗi lúc một phai mờ, trở nên mơ hồ, rồi tác phẩm của Phạm Văn Sĩ tái bản sẽ lặng lẽ bỏ đi phần phụ lục. Lúc bấy giờ khi cần biên khảo về văn học Việt Nam thời kỳ 1954-75, với tài liệu sách báo do nhà nước Việt Nam phổ biến rộng rãi, cung ứng đầy đủ, các học giả Tây phương tha hồ hăng hái nghiên cứu về cái văn học giải phóng như là nền văn học chân chính, nền văn học duy nhất của Miền Nam Việt Nam, với những tác phẩm sáng chói kể chuyện anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, chuyện “tục ăn thịt người” ở Miền Nam[6] v.v... với những văn nghệ sĩ cách mạng Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Huỳnh Minh Siêng v.v... thường thường nhất trí quan điểm với những nghệ sĩ cách mạng Miền Bắc Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Bỗng, Lưu Hữu Phước. Và đối với Tây phương sẽ chỉ còn có nền văn học ấy ở Miền Nam. Chúng ta thấy hài hước? Thật hài hước chết người. Vì những chuyện như thế, rốt cuộc đành miễn cưỡng viết cuốn sách này trong những điều kiện rất không nên viết. Viết như là một sơ thảo, một bản nháp, một gợi ý, nhắc nhở, một cách nêu vấn đề, để sau này những người có đầy đủ tư cách và điều kiện sẽ viết lại một cuốn xứng đáng. Sách gồm nhiều tập, tập này trình bày một cái nhìn tổng quát; các tập kế tiếp sẽ được dành cho từng bộ môn sáng tác: thi ca, tiểu thuyết, tùy bút, kịch, phóng sự, ký sự. Trong sách chúng ta sẽ gặp một số tác giả tiền chiến, tức những vị đã nổi danh từ trước 1954, không những thế lại có những vị mà phần quan trọng nhất của sự nghiệp thuộc về thời kỳ trước 1945. Thiết tưởng dù vậy, nếu sau Genève họ còn hoạt động thì các hoạt động ấy vẫn phải được nói đến. Còn lớp nhà văn 54-75, sau khi Miền Nam sụp đổ vẫn có kẻ không ngừng viết văn làm báo: nên thêm một phần phụ lục dành cho các hoạt động ấy chăng? Tôi nghĩ là việc ấy không thích hợp. Sau 1975, trong chúng ta có kẻ tiếp tục viết ở hải ngoại, có kẻ tiếp tục viết âm thầm trong nước, có người lén lút viết trong tù; ngoài ra lại cũng có một số cộng tác với chế độ mới. Đây là một thời kỳ văn học khác hẳn, với tất cả sự phức tạp của nó, xứng đáng một công trình nghiên cứu riêng; nó không thể coi là một phần “phụ” vào thời kỳ 1954-75, cũng như thời kỳ sau 54 không hề “phụ” vào thời văn học tiền chiến: không có một thời kỳ nào nên “phụ” vào thời kỳ khác. Vả lại nếu chỉ nói riêng về văn học lưu vong sau 1975, cái văn học tự do ngoài chế độ cộng sản, tôi thấy về tinh thần nó cũng không mấy gần gũi với thời kỳ 1954-75. Trước 1975 trong nước và sau 1975 ngoài nước chỉ có chung một số tên tác giả, ngoài ra hoàn cảnh trước tác khác nhau, bối cảnh xã hội khác nhau, tâm tư con người khác nhau, động cơ viết lách khác nhau... Vậy ở đây xin chỉ có thời kỳ văn học 1954-75 với những người đã đóng góp vào thời kỳ văn học này. Những người ấy về sau làm gì, thay đổi ra sao, cái đó thuộc về vấn đề khác mà chúng ta không đề cập đến. Tôi đã phân trần về những lý do không nên viết, rồi lại phân trần về những lý do phải viết. Rõ thật nhiều lời. Nhưng khi xong việc, không khỏi ngẩn ngơ tự hỏi: Cái đã viết ra đó là cái gì vậy? Là lịch sử hai mươi năm văn học Miền Nam chăng? Là kiểm điểm phê bình nền văn học Miền Nam chăng? ¾ Rõ ràng nó không xứng đáng là lịch sử, là phê bình gì cả. Nó không có cái tầm tổng hợp rộng rãi, nó thiếu công phu suy tìm và phân tích đến nơi đến chốn về bất cứ môn loại nào khuynh hướng nào. Chẳng qua chỉ có những nhận xét rất khái lược, liên quan đến nền văn học và các văn gia một thời mà thôi. Thôi thì của ít lòng nhiều vậy. Mặt khác, nhân đọc lại bản thảo chợt thấy sao mà lắm trích dẫn ghi chú, sao mà rườm ra đến thế? Nghĩ đi nghĩ lại, đâm bật cười: thì ra đó là một điểm yếu về tâm lý. Xưa nay kẻ xấu hay làm tốt, người thiếu chữ thường hay nói chữ. Vậy vì thiếu tài liệu mà ham khoe tài liệu cũng là thường tình. Số là trong hoàn cảnh ít sách báo Việt ngữ, mỗi khi bắt gặp được trang chữ nào in từ Sài Gòn trước 1975 tôi không cầm lòng được, cứ nhấp nhổm muốn xòe ra cho ai nấy cùng xem. Có lúc đã toan gạch toẹt bỏ tuốt các trích dẫn không cần thiết, nhưng rồi lại thôi: Chỗ yếu đó chẳng qua là một biểu lộ tâm lý của người xa xứ, mạnh tay trấn áp nó làm chi! Tập sách được hoàn tất là do sự giúp đỡ về tài chánh của Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Xã hội (Hoa Kỳ) và sự giúp đỡ chí tình về tài liệu của nhiều bạn hữu sống ở Âu châu và Mỹ châu, mà tôi xin chân thành cảm tạ. Lẽ ra tôi nên công khai tạ ơn từng vị, tuy nhiên nhiều người không muốn nêu tên, vậy nên đành để lòng biết lòng mà thôi. Võ PhiếnTháng 1-1986 _________________________[1]Nước Việt Nam, trong thời Pháp thuộc, chia ra làm 3 phần, gọi là Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ. Cũng 3 phần đất ấy, về sau có khi được gọi là Nam phần, Trung phần, Bắc phần, lại có lúc còn được gọi là Nam Việt, Trung Việt, Bắc Việt, hay Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ, hay miền Nam, miền Trung, miền Bắc. Trong trường hợp sau cùng vừa kể, ở sách này chúng tôi không viết hoa chữ miền. Trong khoảng thời gian 21 năm sau hiệp định Genève, nước Việt Nam bị phân chia làm 2 miền, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Trong trường hợp ấy, chúng tôi viết hoa chữ Miền (Miền Nam, Miền Bắc).[2]Tạp chí Sáng Tạo, số 34, tháng 9-1958.[3]Văn học giải phóng Miền Nam, nhà xuất bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1975.[4]Nguyễn Văn Bỗng chẳng hạn, suốt một thời gian dài, cứ chân trong chân ngoài. Thoắt cái ông vào Nam làm nhà văn Miền Nam Trần Hiếu Minh, rồi vụt cái ông lại ra Bắc làm việc ở trụ sở hội Văn nghệ “trung ương” với Xuân Diệu, Huy Cận, trong tư cách Nguyễn Văn Bỗng (Xem Bên lề các cuốn sách).[5]Hồ Chí Minh viết Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch ký Trần Dân Tiên, viết Vừa đi vừa kể chuyện ký T. Lan.[6]Văn học giải phóng Miền Nam, nhà xuất bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1975. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Khái quát 1954-1975, chúng ta có những thời điểm ngộ nghĩnh: 1954 chấm dứt một cuộc chiến tranh, 1975 chấm dứt một cuộc chiến tranh khác; 1954 một cuộc di cư, 1975 lại một cuộc di cư nữa; 1954 đất nước đang là một bị chia hai, 1975 đất nước đang chia hai lại hoàn làm một... Chiến tranh phát sinh rồi chiến tranh kết thúc trên nước ta xưa nay đã nhiều lần, nước qua phân rồi nước trở lại thống nhất xảy ra ở ta cũng nhiều lần, duy có chuyện hàng triệu người kéo nhau ra đi là chưa từng thấy. Đó là đặc điểm một thời. Vậy có thể nói thời kỳ chúng ta đang nói đây là thời kỳ văn học giữa hai cuộc di cư. Mặc dù 1954 và 1975 là những thời điểm ngộ nghĩnh, chúng ta không chọn thời kỳ văn học này vì cái ngộ nghĩnh, dĩ nhiên. Cũng như chiến tranh, qua phân, thống nhất, di cư đều là những biến cố quân sự, chính trị, xã hội trọng đại, nhưng chúng ta không chọn vì những cái trọng đại ấy: Quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến văn học, nhưng không phải là văn học. Sở dĩ chúng ta tách cái khoảng thời gian nọ làm một thời kỳ văn học riêng biệt tại Miền Nam Việt Nam là vì nhận thấy quả thực trong vòng hai mươi năm ấy văn học nghệ thuật ở đây đã có những sắc thái riêng, đặc biệt, khác hẳn trước đó và sau đó. Trong vòng hai mươi năm ấy ở Miền Nam quần chúng đã có những cảm nghĩ khác, văn nghệ sĩ đã có một quan niệm sáng tác khác thời trước và thời sau. Cái khác, cái thay đổi trong tâm tình con người vào thời kỳ này thật sâu xa và thật đột ngột: chỉ trong vòng năm trước năm sau, vụt cái lòng người biến đổi, văn nghệ chuyển hướng hoàn toàn. Ở ngoài Trung trong những năm đầu thập niên 50, cho đến 1954, những tên tuổi nổi bật là Kiêm Minh, là Vân Sơn PMT; trong Nam tiếng tăm vang dội nhất là Vũ Anh Khanh, Thẩm Thệ Hà, Trúc Khanh, Lý Văn Sâm... với những nhà khảo luận như Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc v.v... Sau 1954, loay hoay chừng mấy tháng, tự dưng những vị ấy lui vào bóng tối, lặng lẽ, từ đó cho đến suốt hai chục năm kế tiếp không còn có cơ hội xuất hiện thắng lợi trên văn đàn nữa. Và một lớp người mới xông ra, ồ ạt: Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Võ Phiến, Sơn Nam, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Mạnh Côn, rồi Dương Nghiễm Mậu, rồi Nhã Ca v.v... Thật nhanh chóng: Thoắt cái những người mới được quần chúng độc giả đón tiếp niềm nở, chừng một vài năm sau họ nghiễm nhiên thay thế các lớp nhà văn trước. Đây không phải là sự thay thế của những cái tên suông, mà là sự thay thế cả một chiều hướng tinh thần. Không có gì khác nhau xa bằng cái tinh thần Nửa bồ xương khô của Vũ Anh Khanh với tinh thần Dòng sông định mệnh của Doãn Quốc Sỹ, Mưa đêm cuối năm của Võ Phiến, bằng tư tưởng của Thiên Giang với tư tưởng của Nguyễn Mạnh Côn chẳng hạn. Giữa lớp trước 54 và sau 54 ở Miền Nam chỗ khác nhau không phải chỉ có ở thái độ chính trị. Thế hệ độc giả này không phải chỉ đột nhiên lạnh nhạt với những Vũ Anh Khanh, Trúc Khanh, Vân Sơn PMT v.v..., mà cũng hững hờ luôn cả đối với những nhà văn chống cộng như Nhất Linh, Tam Lang v.v... Họ chối bỏ hết quá khứ. Một giai đoạn mới tự xác nhận một cách mạnh mẽ, ồn ào, có khi quá lố. Thật vậy, một trong những danh từ thời thượng lúc bấy giờ là “hôm nay”: lớp trẻ hôm nay, văn nghệ hôm nay, tiếng nói hôm nay v.v... Hôm nay không hẳn là giỏi hơn hôm qua, hôm nay không hẳn là hay hơn hôm qua. Miễn nó là hôm nay. Nếu không thế nó không được chấp nhận. “Chấp nhận” là chữ của Thế Uyên. Ông bảo: “Riêng hai đứa chúng tôi[1] thán phục Nhất Linh tiền chiến và chấp nhận Nhất Linh hậu chiến.”[2] Thế Uyên cho thấy không phải ai cũng “rộng rãi” được như thế: chỉ riêng hai đứa thôi. Còn về phía Nhất Linh, ông có lần tâm sự với Nguyễn Vỹ: “Tôi thì hết tin tưởng vào đời sống và thế hệ ngày nay (...) Thế hệ trẻ ngày nay, họ không hiểu được tụi mình. Họ bảo tôi là kiêu ngạo, là tự cao, tự đại, anh xem có vô lý không? Tôi không chịu được họ, không có nghĩa là tôi tự cao, tự đại.”[3]Cả đôi bên cùng xác nhận sự cách biệt; cả đôi bên cùng từ chối lẫn nhau. Sự thay đổi hồi 1954 đã hiển nhiên. Và rồi đến đầu năm 1975 cuộc đổi đời còn đột ngột, còn sâu xa hơn nữa. Đến đây kết thúc một thời kỳ ở Miền Nam, về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Cả cái xã hội ở Miền Nam từ sau 1975, cả nếp sống vật chất lẫn tinh thần ở đây sau 1975 không còn giữ được mấy tí của ngày trước. Rụp một cái: báo chí, sách vở, ca xướng, kịch tuồng, tranh vẽ... nhất nhất đều đổi chiều. Cho nên có thể nói thời kỳ văn học 1954-1975 khởi đầu và chấm dứt không có chuyển tiếp. Hiếm có thời kỳ văn học nào trong lịch sử được qui định giữa những thời điểm dứt khoát như thế. Giữa hai thời điểm dứt khoát, tại Miền Nam một nền văn học thành hình thật nhanh, phát triển tưng bừng và vội vã, rồi bị vùi dập một cách tức tưởi. Nền văn học ấy có nhiều nét đặc sắc về phẩm cũng như về lượng, rất quí báu đối với bất cứ ai muốn tìm hiểu về đời sống của dân tộc Việt Nam trong thời hiện đại. _______________________[1]Tức Duy Lam và Thế Uyên, hai anh em văn sĩ, hai người cháu gọi Nhất Linh bằng bác.[2]Nhật Thịnh, Chân dung Nhất Linh, trang 160. Những tác phẩm tái bản tại Hoa Kỳ hầu hết không ghi tên nhà xuất bản cùng ngày tháng ấn loát, vì vậy trong sách này đành không nêu được các điểm cần thiết ấy.[3]Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến, Khai Trí, 1970, trang 162. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các yếu tố của sinh hoạt văn học Phần 1 Nhà văn Trước khi đi vào từng giai đoạn phát triển của nền văn học này, tưởng nên có một kiểm điểm qua về đôi ba yếu tố quan trọng trong sinh hoạt văn học: về người văn nghệ sĩ, về cuốn sách, về người độc giả của thời 54-75. Những cái này vẫn luôn thay đổi, tùy nơi, tùy thời. Nếu không được nhắc lại những nét đặc điểm trong hoàn cảnh hoạt động mỗi nơi mỗi thời, lắm lúc chúng ta khó thông cảm được với tâm lý, tư tưởng của người văn nghệ, lấy làm khó hiểu về những thái độ, phản ứng của họ trước việc nọ việc kia. Hồi 1978 có mấy người cầm bút Việt Nam vượt biển sang Mỹ, đến Los Angeles, tìm gõ cửa Henry Miller kêu gọi nhà văn hào này làm một cái gì cho Việt Nam. Ông cụ bấy giờ tuy đã gần đất xa trời nhưng không thiếu nhiệt thành: ông bảo rất sẵn sàng. Ông cụ sẵn sàng, mà thái độ tỏ ra không mấy tin tưởng ở ảnh hưởng của mình, không tin bằng mấy người cầm bút trẻ từ phương xa đến. Quả nhiên, rồi sự lên tiếng của một uy tín văn nghệ quốc tế cũng chẳng đi đến đâu. Henry Miller không tin tưởng vì ông biết cái vị trí của người văn nghệ, của nhà tư tưởng, của người trí thức trong xã hội Mỹ. Ở đây có khi ông không sánh nổi một cô đào hát, một cầu thủ bóng bầu dục... Ở đây lời nói của ông không có tiếng vang rộng rãi như lời nói của những đồng nghiệp ở Âu châu, Á châu. Đối với những chuyện chiến tranh, chuyện hòa bình, chuyện chính trị quốc tế, những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, lương tâm nhân loại, quần chúng chờ đợi tiếng nói của những Joan Baez, Jane Fonda, họ reo hò hưởng ứng ầm ĩ những nhân vật ấy, chứ có chờ đâu những Henry Miller, Maurice Durand? Ở một vị trí như thế trong xã hội, các nhà văn Mỹ không thể có thái độ suy tưởng, có phản ứng giống như những Sartre, Malraux ở Pháp; rồi cái cách họ nhìn đời, cái quan niệm về trách nhiệm của họ đối với xã hội, rồi mối quan tâm của họ, những đề tài chọn lựa của họ cũng phải khác đi chứ. Sau câu chuyện về Henry Miller, xin nhắc lại câu chuyện của Hà Thúc Sinh, chắc chắn cũng là của đa số anh chị em văn nghệ sĩ Miền Nam sau 1975. Hà quân là sĩ quan lại là thi sĩ, sau 30-4-75 bị cộng sản bắt. Một lần trong cuộc thẩm cung ông bị họ dùng khúc cây vẫn căng đầu giường bố của quân đội Mỹ ngày trước mà quật tới tấp vào người vì ông không chịu nhận là CIA. Tên công an cộng sản tức giận điên người: “Tuổi anh mới 30, đã có hàng chục cuốn sách xuất bản. Nhất định phải nằm trong guồng máy CIA (...) Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngay những nhà văn hàng đầu mà mỗi ba năm mới được in một quyển sách; mà là sách phải đạt yêu cầu của hội nhà văn đấy nhé. Anh làm gì mà mới 30 tuổi ngụy quyền nó cho anh in nhiều sách thế? (...) Bây giờ hỏi tiếp: Thủ trưởng CIA của mày bây giờ ở đâu? (...) Tao bảo thật. Bọn vừa là sĩ quan vừa viết văn như chúng mày không CIA cũng là CIB.” Hà Thúc Sinh bảo: “Vĩnh buồn trong bụng quá. Giải thích chưa xong vụ in sách, bây giờ lại được đội thêm cái mũ CIA nữa!”[1]Thôi, Phạm quân,[2] đã đến nước này còn buồn trong bụng mà chi. Muộn mất rồi. Hàng triệu người đã chết cho cái ý muốn được vừa là sĩ quan vừa viết văn mà không bắt buộc phải làm CIA, làm công an gì ráo, mà có thể “dạo núi mình ta”[3] tự do, muốn dạo kiểu nào thì dạo; nhưng rốt cuộc rồi thất bại. Người công an Miền Bắc đeo cứng lấy cái quan niệm viết văn phải theo đường lối của thủ trưởng CIA, nhất định không chịu hiểu cái chuyện phi lý, dị thường ở Miền Nam. Bỏ qua cho hắn. Lớn lên trong một xã hội như thế, hắn đã là một kẻ bạc phước rồi. Như vậy người văn nghệ sĩ trong xã hội mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Ngay đồng bào cùng một nước với nhau mà kẻ Bắc người Nam, kẻ già người trẻ đã có cái nhìn khác nhau đối với người văn nghệ. Vậy trước khi nói về các hoạt động văn nghệ, trước khi nói về chuyện các văn nghệ sĩ họ đã làm gì, xin hãy thử tìm hiểu xem họ là cái gì trong xã hội bấy giờ. Thế giá Ở Đông phương ngày xưa văn nghệ sĩ từng được quý trọng. Tài như Lý Bạch thì ngất ngưởng vào triều sai bảo người này mài mực người kia cởi giày đã đành, mà trong dân gian cũng không thiếu những câu chuyện về các chàng thanh niên hoặc nhờ đối được một câu hóc búa mà được hưởng ân huệ của gái đẹp, hoặc trót phạm tội mà làm được thơ hay nên quan trên tha tội. Cho tới hồi tiền chiến, gần đây thôi, văn nhân hãy còn hưởng được rất nhiều cảm tình của quần chúng và nhiều kính nể của nhà cầm quyền. Trong đời ông Bảo Đại có vài lần ông nghĩ mình thực sự tiến hành một khởi đầu quan trọng, tức là ngày ông từ Pháp hồi loan lên ngôi hoàng đế và ngày Nhật lật đổ Pháp trao quyền lại cho ông. Tìm người có tài kinh bang tế thế để dìu dắt quốc dân, lần trước ông chọn Phạm Quỳnh, lần sau ông chọn Trần Trọng Kim, cả hai không có quan tước, bằng cấp gì lớn, mà là những học giả nổi tiếng trong văn giới. Ngay xung quanh Hồ Chí Minh và trong chính phủ ông này vào những năm đầu của chế độ cũng không ít văn nghệ sĩ: Huy Cận, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Nhất Linh, Hoàng Đạo... Thi sĩ tài danh như Tản Đà thì tha hồ ngang tàng: làm khách dài hạn ở nhà người ta mà buồn buồn cạy gạch bông ở phòng khách lên, xới đất nền nhà để... trồng rau mùi. Tây Sơn là kẻ thù của nhà Nguyễn, thế mà dưới thời Nguyễn triều Tản Đà đi ngang qua Bình Định, cứ tìm đến tận đền thờ các vua Tây Sơn, mở cửa ra, hương đèn cúng tế khóc lóc; hương chức sở tại hoảng hồn bắt giải lên tỉnh; viên tổng đốc nghe đến tính danh bèn... cho qua: ai khác làm việc ấy thì phải tội, thi sĩ làm thì được mời nhậu rượu đàm đạo chuyện đời cho vui. Lừng lẫy thì thế, còn khiêm tốn như một anh phóng viên đi nhặt những mẩu tin vặt ở tỉnh lẻ gửi về cho báo hàng ngày cũng cứ được trọng vọng: ngày trước ở cái tỉnh lỵ Thanh Hóa của Nguyễn Tuân làm phóng viên như thế được gọi là “quan tham nhật trình” (Chiếc lư đồng mắt cua). “Quan tham nhật trình” đi hát ả đào, đi nhà thổ đều đều, thường được chị em hoan nghênh. Đến như các danh sĩ Nhất Linh, Khái Hưng v.v... mà một hôm bỗng nhiên cao hứng kéo đến Khâm Thiên thì, ôi thôi, náo động cả xóm. Nghệ sĩ là vậy: từ triều đình cho đến khắp bá tánh đều kính yêu, thậm chí các chị em ta trong giới ăn chơi nghe danh nghệ sĩ cũng cuống lên. Không trách nghệ sĩ thời trước vênh váo nghênh ngang, khinh thế ngạo vật; không trách Huyền Kiêu treo bảng trước gác trọ: “Nơi đây cao ngọa Huyền KiêuMột trong nhóm Tây Hồ danh sĩ”Là danh sĩ thì phải “cao ngọa” chứ, Huyền Kiêu có làm gì quá đáng đâu; ông chỉ tiếp tục một truyền thống. Vào cuối năm 1983, để ngăn chận Hoa Kỳ mang hỏa tiễn sang Âu châu đối đầu với những hỏa tiễn Nga xô đã dàn ra từ lâu, cả một phong trào “hòa bình” nổi dậy ào ào, vẽ ra một viễn tượng khủng khiếp để dọa dẫm thiên hạ, phản đối vũ khí nguyên tử, phản đối ý định đối đầu với Nga xô. Xã hội Tây phương nhốn nháo, quần chúng hoang mang, hoảng hốt. Đài truyền hình Pháp hỏi ý kiến các nhân vật tai mắt: Triết gia André Glucksmann cả tiếng nhận định về sự sống còn của nền văn minh trong thời đại nguyên tử; tổng thống Francois Mitterand trầm ngâm đọc thơ Valéry; rồi khi đến lượt cựu thủ tướng Raymond Barre, ông này lại cũng không thua, viện dẫn đến y phục của bà De Guermantes trong bộ Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust. Một bà giáo tuổi ngoại lục tuần chịu quá: “Tôi không thích ông Mitterand vì tôi không phải là đảng viên Xã hội. Nhưng xét ông ấy trong tư cách một nhà trí thức thì tôi phục quá đi mất.” Một nhà ngoại giao Mỹ ở Pháp nhận xét: Bên Pháp nếu một chính khách bị kẻ nào đó tung ra cái tin đồn là ông ta ít đọc sách thì tai hại không khác nào bên Mỹ một chính khách bị tung tin đồng tính luyến ái. Bị một quả như thế khó lòng khá nổi. Regis Debray, nhà văn tả phái viết vừa tiểu thuyết vừa triết học, từng cặp kè với “Che” Guevara độ nọ, đã bảo: “Không có xã hội nào tâng bốc người trí thức kỹ như xã hội ta.” Kỹ chứ: thì chính Debray đang làm cố vấn cho Mitterand, tiểu thuyết gia Max Gallo làm phát ngôn viên chính phủ, cũng như André Malraux từng làm bộ trưởng dưới thời De Gaulle, Jean Giraudoux làm bộ trưởng Thông tin hồi Thế chiến thứ II v.v... Mà ngay những người lãnh đạo: De Gaulle, Mitterand, hay Pompidou, hay Giscard D Estaing v.v... họ cũng đều là trí thức cả, họ làu làu thơ phú, thông sử thạo triết cả... Nếu không thế, sức mấy họ được các bà giáo già giáo trẻ kính phục, quần chúng quý trọng, cử tri dồn phiếu? Ở Pháp văn chương, tư tưởng, văn nhân nghệ sĩ có vai trò rất quan trọng, không tâng bốc không xong. Mà có tâng bốc lắm khi vẫn không xong cho: Hạng ấy khó tính lắm cơ. Có lần phát ngôn viên chính phủ Max Gallo lên tiếng phàn nàn là giới trí thức không chịu ủng hộ tổng thống Mitterand. Có phàn nàn là có bận tâm, có buồn trong bụng. Ở Mỹ, trí thức ủng hộ hay không ủng hộ, chính phủ đâu thèm để ý đến làm gì. Có phiền chăng là phiền cái đám phóng viên truyền hình, phóng viên báo chí cứ chạy lăng xăng, nhặt những hình ảnh tin tức có lợi cho địch vậy thôi, còn triết gia với văn sĩ làm nhảm thứ gì mặc họ, can gì đến chính phủ. Trông tình hình xã hội Pháp, ký giả Mỹ Stanley Meisler chịu nước này là một hiện tượng có một không hai trên hoàn cầu.[4]Chuyện giữa Mỹ với Pháp thôi không xen vào làm gì. Chỉ biết Việt Nam ta trước theo truyền thống trọng văn của Tàu sau lại chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, “hiện tượng có một không hai trên hoàn cầu” về mặt quý chuộng văn học; như vậy Việt Nam quý trọng văn nghệ sĩ là phải cách lắm. Được cưng chiều quá đáng thường đâm hư hỏng. Nghệ sĩ tiền chiến, thuộc thế hệ mà Vũ Ngọc Phan xếp vào “lớp sau”, một số sống trụy lạc, trác táng: nhảy nhót, say sưa, nghiện ngập. Có kẻ đem ngay cái hư hỏng ấy ra mà phô trương như một thành tích. Thỉnh thoảng họ có thể ranh mãnh tự mắng qua loa mấy câu, rồi thì tha hồ nghênh ngang hưởng lạc vô trách nhiệm và tự ca ngợi mình như những chí lớn thất thế, những tâm hồn nghệ sĩ siêu đẳng v.v..., khinh thị cái xã hội cần lao, coi sự đứng đắn chăm chỉ như một bằng cớ của tầm thường, coi sự nghiêm chỉnh lành mạnh như một tang chứng của ngờ nghệch. Từ hạng quan tham nhật trình trở lên, họ đua nhau biểu diễn nhiều trò lố lăng của đời sống “nghệ sĩ” khắp các trà đình, tửu điếm, nhà chứa, tiệm hút v.v... Như thế cho đến 1945. Rồi thời thế đổi khác, trong văn chương thì hạng nhân vật lanh tay lẹ mắt như cậu Lãnh Út trong Chùa Đàn thoắt cái đã tự biến mình ra một con số; đang họanh hoẹ giữa những rượu ngon với cô đầu với đàn hát, thấy khí thế đằng đằng xung quanh, rụp một cái, cậu “hóa” ngay ra một... nhà cách mạng, tù tội hẳn hoi, thể thống ra phết. Ấy, “cậu” lanh trí như thế quyền biến như thế mà vẫn không được tha thứ, từ ấy đến giờ chẳng bao giờ được nhà nước cho ló mặt ra, vì cái nhà cách mạng nọ vẫn cứ ra làm sao ấy! Chùa Đàn[5] không hề được tái bản. Dầu sao nhân vật vẫn dễ xoay xở hơn tác giả. Sau 1945 các tác giả ngoài Bắc không thể nhất đán biến ra được cái gì ngoạn mục cả, người nào người nấy bị bắt buộc phải đấm ngực thùm thụp, tự sỉ vả mình, tự chối bỏ mình, thề thốt inh ỏi cả lên, xin nhất quyết vâng lời lãnh đạo... Rồi thì tất cả danh sĩ từ những kẻ khiêm cung từ tốn cho đến cái đám từng cao ngọa các thanh lâu, tửu điếm, đều bị xua làm những trò ti tiện: tranh nhau nhớ râu thương dép nhao nhao. Danh sĩ kẻ trước người sau hóa thành hề: mỗi lần được vinh dự nói đến Bác là hoặc rút mùi-xoa chặm nước mắt giả, hoặc chắp tay ngước mặt đờ đẫn, thế mà vẫn lo chưa diễn tả được hết vẻ hèn mọn. Ở Miền Nam văn nghệ sĩ không bị đè bẹp dí dưới chân lãnh tụ, nhưng văn nghệ sĩ cũng không còn ngất ngưởng như xưa. Có lần Nguyễn Ngu Í đến phỏng vấn Sơn Nam. Ngu Í nói: “Bây giờ, hễ nói đến Miền Nam thì người ta nhớ ngay đến Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam. Còn với anh em văn nhân toàn quốc, anh cũng có ‘hạng’”.[6] Sau câu nói ấy Ngu Í nhận thấy: “Anh không cãi lại điểm này.”[7] Kẻ nói và người nghe không cãi, cả hai có lý: Sơn Nam là một trong những tiểu thuyết gia có tiếng nhất Miền Nam. Nhưng khi chuyển sang chuyện làm chính trị, Ngu Í nhận xét: “Bây giờ phiêu lưu vào con đường chánh trị cam go, anh sẽ được gì? Ghế bộ trưởng, đổng lý văn phòng, chắc chẳng ai giao cho anh đâu, mà cả cái chức tỉnh trưởng...”[8] Tức thì Sơn Nam đưa tay lên: “Đừng nói gì đến cái chức tỉnh trưởng, quận trưởng cũng chẳng ai dám giao chức ấy cho mình.”[9] Cả hai lại có lý nữa! Không những văn nghệ sĩ không được mời vào các chức vụ chính trị, hành chánh, mà thậm chí những công việc chuyên về văn học nghệ thuật họ cũng không được giao cho nữa: Văn hóa vụ trưởng, Quốc vụ khanh Văn hóa v.v... chẳng bao giờ là một văn nghệ sĩ, một học giả cả. Có thể bảo đây không còn là thời thái bình mà nhà nước muốn rước các văn nhân danh sĩ vào làm thơm tho chế độ. Đây là một thời nhiễu nhương, đời sống khó khăn, chiến tranh ác liệt, khắp nơi toàn những giết chóc, giành giật dữ dằn, không thích hợp với văn nghệ sĩ. Vả lại sự kiện không được nhà nước mời mọc đâu có làm giảm giá nhà văn? Sự trọng đãi của chính phủ không quý bằng lòng ái mộ của quần chúng, sự trọng vọng của xã hội. Có thể lắm. Tuy nhiên ngay cả những cái ấy nhà văn của thế hệ này cũng không được hưởng bao nhiêu. Cứ xem trường hợp Sơn Nam thì biết: đó là một trong vài “Nam kỳ danh sĩ” chứ phải chơi sao. Ông ở trọ năm năm liền một căn nhà nhỏ hẹp, trong một con hẻm, cạnh một rạp chiếu bóng nên rất ồn. Ông sống như một cậu học trò trung học, thường khi lẫn lộn với họ trong nhà trọ, và ông khoe “bà chủ trọ hiền từ, đối đãi với tôi như con cháu trong nhà” .[10]Cái thái độ của quần chúng, của xã hội đối với một nhà văn danh tiếng chỉ có vậy thôi: coi như con cháu trong nhà. Tôi tưởng tượng một người như thế khó treo bảng như Huyền Kiêu trước cửa, mặc dù mức độ thành đạt của Sơn Nam tứ tuần hẳn phải cao hơn của Huyền Kiêu thuở thiếu thời. Vì sao mà địa vị của người cầm bút bỗng dưng xuống thấp như vậy? Họ đã làm điều gì sai quấy? Hay đồng bào ta đã đánh mất cái truyền thống trọng văn đi rồi? Thiết tưởng sự tình này không do văn nghệ sĩ cũng không do đồng bào. Thủ phạm là cuộc chiến tranh, hay nói cho đúng hơn là tình hình đất nước từ sau cuộc Thế chiến thứ II. Tình hình ấy thường khiến cho các hoạt động chính trị và quân sự áp đảo hẳn sinh hoạt văn học nghệ thuật. Có một thời câu chuyện gửi bó rau sắng chùa Hương, gửi mớ que diêm Thanh Hóa làm đóm hút thuốc lào cho thi sĩ Tản Đà, rồi những thơ qua thơ lại ỡm ờ được người đời theo dõi, thích thú, nhắc đi nhắc lại hoài mấy năm chưa chán. Nhưng lại có thời khác chuyện sống chết của mọi người, chuyện mất còn của đất nước được định đoạt trên bàn hội nghị hay trên chiến trường: lúc bấy giờ chỉ có các ông tướng với các chính trị gia là quan trọng. Đất nước càng gặp gian truân, những nhân vật nọ càng thu hút sự chú ý của dư luận. Còn văn nhân chẳng ai ghét bỏ gì, nhưng họ bị lu mờ, họ tự xóa trong cảnh gió bụi. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,Khách văn thơ nhiều nỗi thiệt thòi.”Nguyễn Hiến Lê có lần nói một câu chua chát: “Trong những thời loạn thì văn hóa chỉ đóng một vai trò chạy cờ, nghĩa là một vai trò rất phụ, có thì thêm rôm mà chẳng có thì cũng chẳng ai thấy thiếu.” (Tin Sách, số tháng 5-1965). Con người nói ra câu ấy tận tụy đóng vai trò chạy cờ suốt ba mươi năm loạn lạc của đất nước, cho đến khi nước nhà có hòa bình thì ngưng bút hẳn. Ít ra là ngưng viết lách công khai. Oái ăm là thế. Loạn lạc tuy vậy vẫn chưa tai hại cho văn hóa bằng độc tài. Nói sinh hoạt văn nghệ bị hoạt động quân sự và chính trị áp đảo, nói nhà văn sau 1954 bị lu mờ, nói vậy không hề hàm cái ý ở Miền Nam bấy giờ nhà văn “xuống nước”, phải quỵ lụy giới chính trị và quân sự. Ở Miền Nam trong hai mươi năm tuyệt nhiên không có thứ thơ văn ca ngợi lãnh tụ, xưng tụng các nhân vật quyền thế. Trái lại, thơ văn đả kích chế giễu nhà cầm quyền đã có lúc thịnh hành thành phong trào. Thật vậy, sau 1963 những Chu Tử, Sức Mấy, Kiều Phong, Đạo Cấy v.v... liên tiếp “đánh phá” lung tung, từ chánh phó Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội cho đến các tướng tá, tỉnh trưởng, trên gần khắp các báo hàng ngày, hàng tuần. Lời lẽ của họ sát phạt, cay độc, lắm lúc hỗn xược thậm tệ, không chút kiêng nể gì. Ngay cả một tổ chức hàng năm vẫn nhận trợ cấp của chính quyền như hội Bút Việt mà có lúc vẫn lớn tiếng công kích chính quyền. Chính quyền định cúp tài trợ, Bút Việt đòi kiện trước Quốc hội. Về vấn đề này, linh mục Thanh Lãng trình bày không chút mặc cảm: “... từ 18 năm nay, tức là từ ngày có Văn bút, từ đầu năm 1957, hàng năm Ngân sách Quốc gia vẫn đài thọ cho Văn bút một ngân khoản, để sinh hoạt nội bộ và đi dự hội nghị quốc tế. Ngân khoản đó đã từng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Ngân khoản đó, tài trợ cho Văn bút không phải để Văn bút trả lương cho hội viên. Tất cả mọi người làm việc cho Văn bút đều không có lãnh lương lậu gì cả. Nguồn tài trợ đó chỉ để tiêu cho các sinh hoạt thuần túy văn hóa: tổ chức giải thưởng Văn học hàng năm, tổ chức các cuộc nói chuyện hàng tháng, sinh hoạt hội thoại hàng tuần. Theo quan niệm đại học, ngân sách quốc gia phải đài thọ Văn hóa cũng như đài thọ cho Y tế để xây nhà thương, trả lương bác sĩ để chữa bịnh cho dân, đài thọ cho Giáo dục để xây trường trả lương giáo chức dạy học, đài thọ cho Công chánh để làm đường, bắc cầu cho dân đi.”[11]Đó là một điều. Lại vẫn có điều nữa phải nói thêm cho rõ. Trên đây, chúng tôi bảo văn nhân trong thời kỳ này bị lu mờ, tuy “chẳng ai ghét bỏ gì”. Nói thế e có thể bị hiểu một cách quá đáng. Sao mà đến nổi ghét bỏ. Ở đâu trên thế gian này lại có nơi người ta ghét bỏ văn nhân nghệ sĩ? Chẳng qua là sau 1954, thời buổi nhiễu nhương khổ ải có đánh trụt sự sùng bái chữ nghĩa nơi đồng bào ta, chứ còn đối với văn nghệ sĩ có bao giờ đồng bào không quý không yêu? Yêu như chủ nhà trọ yêu thương Sơn Nam. Yêu như một người bạn tù yêu quý Hà Thúc Sinh: mới quen biết nhau trong tù, người bạn thức khuya dậy sớm, chăm nom thuốc thang, đổ phân đổ đái cho Phạm quân vì đã đoán không lầm Phạm quân là một người văn nghệ; ra ngoài tù người bạn không nề đạp xích-lô chở Phạm quân dạo phố Sài Gòn, tìm mối cho Phạm quân đi chui vượt biển, rồi lúc nguy biến không ngần ngại hi sinh thân mình để cứu văn nghệ sĩ và hai cái xắc chứa bản thảo.[12] Liệu ở đâu, ở thời nào có thể tìm được một lòng yêu quý cao hơn, một sự tin tưởng sâu hơn đối với văn nhân thi sĩ, lòng yêu quý tin tưởng làm chúng ta ai nấy hổ thẹn, ngại mình không xứng đáng. Những “danh sĩ” thời nay có mất đi cái trọng vọng bên ngoài, họ lại được sự tin yêu trong lòng đồng bào. Anh cựu sĩ quan bảo anh cựu sĩ quan thi sĩ: “... tao biết từ lâu mày là thằng viết lách.” “Mày cứ biết rằng tao từng đọc thơ của mày trên Văn.” [13]Đó là lý do tin yêu. Cứ “mày” với “tao” thế thôi. Chẳng cần cung kính trọng vọng gì ráo; những “mày” với “tao”, trong xưng hô ấy biết bao nhiêu tình. Không ngôi vị cao sang trong xã hội nữa, nhưng mật thiết gắn bó với xã hội với quần chúng hơn xưa: phải chăng đó là một đặc điểm trong cái vị trí của người văn sĩ thời kỳ 54-75? Thời kỳ mà bom đạn, chết chóc đã làm tan tác những hia mão xênh xang, những phù danh hư ảo, để chỉ còn trơ lại... tấm chân tình? Thành phần Chúng ta vừa nói về cái cương vị của nhà văn trong xã hội, về thế giá của họ, về cái độc lập tinh thần của họ đối với nhà cầm quyền. Những cái đó tùy thuộc ít nhiều ở cuộc sống vật chất của họ: họ sinh sống bằng những nghề nghiệp gì, mức sống ra sao v.v... Trong khi ở Miền Bắc đội ngũ công tác văn nghệ do nhà nước nuôi (và dạy), thì ở Miền Nam nhà văn phần nhiều sống đời vật chất ít dính dấp đến chính quyền. Trong một danh sách 33 nhà văn viết tiểu thuyết, phóng sự, bút ký, quen biết nhất đối với độc giả Miền Nam, tôi nhận thấy 19 vị làm những nghề tự do, 9 vị là giáo chức, 4 vị là quân nhân, chỉ có một người là công chức. Nghề tự do chiếm gần 58%, trong đó đa số là nghề làm báo. Nhiều vị làm chủ báo (như Chu Tử, Mai Thảo, Viên Linh, Mặc Đỗ, Nguyễn Thị Vinh v.v...), những vị khác hoặc viết bài hoặc trông coi tòa soạn các nhật báo, tạp chí v.v... (như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Thụy Vũ, Lê Xuyên, Trùng Dương v.v...). Giáo chức từ tiểu học đến đại học chiếm 27%, trong số này có những vị về sau không còn dạy học nữa, mà lại phục vụ trong quân đội. Nhân tiện cũng xin thưa rằng trong khi phân chia chúng tôi không xem những vị nguyên là giáo chức bị động viên hay đang làm nghề tự do bị trưng tập vào quân đội là những quân nhân: chúng tôi xếp các vị ấy vào nghề cũ. Tuy nhiên đối với những vị bất cứ vì lý do nào đã vào quân đội khá lâu, cuộc đời trong quân ngũ dài đôi ba mươi năm, dài suýt soát bằng cuộc đời làm văn nghệ, thì chúng tôi xem như là quân nhân chuyên nghiệp. Cái tỉ số khá cao của giáo chức trong văn giới cũng là một điều có ý nghĩa, bởi vì sau nghề tự do thì nghề dạy học có lẽ là hưởng được nhiều độc lập hơn cả: ở Miền Nam vẫn có chủ trương chính trị không xâm nhập học đường. Cộng lại, hai thành phần nghề tự do và nghề giáo chiếm 85% tổng số nhà văn Miền Nam. Trong giới biên khảo thì thành phần giáo chức (đại học) nhiều nhất. Trong một danh sách 14 vị, có đến 7 vị là giáo sư đại học (50%), 5 vị làm nghề tự do (36%). Trong giới thi sĩ thì thành phần làm nghề tự do và thành phần quân nhân số lượng suýt soát ngang nhau. Lớp thi sĩ này nếu không bị kẹt trong quân đội (như Nguyễn Bắc Sơn, Hà Thúc Sinh, Hà Thượng Nhân, Tô Thùy Yên v.v...) thì vẫn thích nghêu ngao ngoài vòng cương tỏa (như Tú Kếu, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn v.v...) hơn là tự trói buộc vào khuôn khổ mô phạm nên lảng tránh giáo nghiệp? Một cái nhìn thoáng qua cho ta thấy so với lớp văn nghệ sĩ tiền chiến thì lớp 54-75 có nhiều thành phần quân nhân và giáo chức hơn. Hồi tiền chiến không có những Văn Quang, Thanh Nam... - những quân nhân - cái đó dễ hiểu. Nhưng còn giáo chức, tại sao sau 1954 dưới mái trường bỗng phát ra văn tài đông đảo? Số là trong thời buổi chiến tranh nghề giáo quả có chỗ được ưu đãi nên thu hút nhiều nhân tài. Ở Miền Nam sau 1954 sĩ số ở mọi cấp tăng lên vùn vụt: số trường và số thày đều không theo kịp nhu cầu. Nhà nước đã không đào tạo kịp thày giáo thì chớ, nhà nước nỡ nào bắt đi những thày giáo đang dạy tại lớp? Bởi vậy trong khi thanh niên làm việc tại các ngành khác đến tuổi quân dịch đều bị gọi vào quân trường thì giáo chức dễ xin hoãn dịch vì lý do nhu cầu công vụ. Mặt khác đời giáo chức thời chiến vẫn thuận lợi cho việc trước tác hơn các cuộc đời khác. Giáo chức ít gặp gian truân, được gần sách vở: ngày ngày giảng dạy ở trung, đại học, và lui tới đều đều các thư viện tại thủ đô chẳng hạn, thật là một hoàn cảnh thích hợp cho việc biên khảo. Trong khi ấy nhiều khả năng văn nghệ một khi bị cuốn vào guồng máy chiến tranh ở các khu vực hoạt động náo nhiệt khác đành không có cơ hội phát triển. Duy Lam ngay ở những tác phẩm đầu tay đã chứng tỏ một tài năng có nhiều triển vọng, được Nhất Linh tin cậy; thế nhưng rồi về sau mỗi lúc trách nhiệm trong quân đội của ông mỗi nặng nề, làm sao ông còn có thì giờ và tâm trí để suy tưởng, sáng tác nữa. Lại như Lôi Tam từ thuở còn là sinh viên đã xuất hiện trên tạp chí Sáng Tạo; nhưng sau khi rời học viện Quốc gia Hành chánh ông chợt biến mất khỏi văn đàn. Từ một chức phó quận trưởng miền núi ngoài Trung cho đến chức Tổng thư ký Giám sát viện, lúc tả xông hữu đột để giữ một căn cứ hẻo lánh bất an, và cũng để giữ lấy mạng sống của mình, khi bù đầu vào những lem nhem tràn ngập một bộ máy chính quyền bị kẹt cứng vì nạn tham nhũng: làm sao viết nổi! Những Đỗ Tiến Đức bên hành chánh, Giao Chỉ bên quân đội, có thể đã lâm trường hợp ấy cả. Cả việc quan lẫn việc quân đều trở ngại cho sáng tác như nhau. Đây không phải cái thời làm quan phong lưu như thời Chu Mạnh Trinh, thời Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Cho nên giả sử ở một hoàn cảnh khác, hoàn cảnh cho phép mọi người ở mọi ngành hoạt động cùng được hưởng cuộc sống tương đối thoải mái như ngành giáo dục, chắc chắn thời kỳ văn học 1954-75 sẽ phong phú hơn nhiều. Chắc chắn chứ. Có hoàn cảnh tốt, không chắc viết hay hơn (thật ra nào ai biết được có cái gì thì viết hay?); nhưng có hoàn cảnh tốt thì dễ viết được nhiều hơn, thì dễ có nhiều người viết hơn: như vậy không đủ quý rồi sao? Phái tính Đã nói về thành phần trong văn giới, nên có sự phân biệt hai thành phần này: nam và nữ. Nói chung, suốt thời kỳ 54-75 trong văn giới nữ phái vẫn còn ít hơn nam phái, mặc dù so với thời tiền chiến thì đã thấy có sự gia tăng rõ rệt. Hồi tiền chiến chỉ có dăm ba nữ thi sĩ, và một nữ tiểu thuyết gia; thời 1954-75 ở Miền Nam nữ giới viết tiểu thuyết mỗi lúc mỗi nhiều. Tuy nhiên vẫn có một địa hạt vắng bóng phụ nữ: biên khảo. Viết từng bài khảo luận thì phụ nữ có viết, lắm khi viết về những vấn đề chuyên môn ở trình độ cao; nhưng chuyên khảo hẳn về từng đề tài, biên soạn thành sách thì không thấy. Vào thời kỳ ấy chúng ta có nữ luật sư, nữ bác sĩ, nữ giáo sư, nữ chủ nhiệm, chủ bút v.v... nhưng không có nữ học giả, nữ biên khảo gia. Như thế không hẳn là phụ nữ tiến chậm. Ít ra trong thời kỳ này và riêng trong địa hạt văn học, phụ nữ tiến nhanh hơn nam giới. Ban đầu thì thấp, càng về sau tỉ số nữ sĩ trên văn đàn càng tăng cao và càng thêm thế chủ động. Nhớ có lần, trên tạp chí Bách Khoa, Nguyễn Mộng Giác từng để ý đến hiện tượng ấy. Ông đặt ra một mốc thời gian: Đó là khoảng những năm 1965, 1966. Trước đó lớp người chủ động trên văn đàn toàn gồm nam phái. Sau 1966, nữ phái xuất hiện ngày một nhiều: Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Túy Hồng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ v.v... Tên tuổi họ có mặt thường xuyên trên các tạp chí, nhật báo; có năm họ chiếm cả ba giải của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật toàn quốc; họ dẫn đầu số sách phát hành. Vào những năm cuối cùng của thời kỳ, hàng ngũ của họ lại được tăng thêm nữa: Trần Thị NgH, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Du Li, Vô Ưu... Tại sao vậy? Lại vẫn chiến tranh! Trong thời giặc giã làm thân trai chỉ có một đường, là chúi đầu vào sách vở, học liên miên, học ráo riết. Nhà nước ấn định số tuổi tối đa được hưởng hoãn dịch vì lý do học vấn, đến tuổi ấy mà không lên đến lớp ấy thì phải xếp sách đi vào quân trường. Cho nên con gái được phép hỏng thi, con trai thì không. Con trai hỏng thi có thể hỏng cả một đời. Văn chương thơ phú con trai không dám nghĩ tới, làm sao mà ra đời thành văn thi sĩ được. Đầu năm 1975 nha Sinh hoạt Học đường thuộc bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên có tổ chức một cuộc thi dành cho báo Xuân học đường. Giải nhất về tay trường Gia Long (Sài Gòn), giải nhì trường Bùi Thị Xuân (Đà Lạt): toàn trường nữ cả! Trong tổng số sáu giải thưởng, trường nữ chiếm hết bốn. Từ lớp 12 tiến lên thành cô tú, rồi ra đời, mấy chốc. Các cô tú lấn át các cậu tú mạnh đến thế, cứ đà này tương lai văn nghệ Miền Nam thuộc về nữ phái là cái chắc. Ngày xưa Xuân Diệu từng có lần kêu: “Mùa thi sắp tới! - em Thơ,Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau!”Thuở ấy hỏng thi chẳng qua không được làm tham tá sở Đoan mà một thi sĩ tài danh đã phải chọn thi trước thơ, huống chi sau này chuyện hỏng thi mở ra cả một viễn tượng hãi hùng. Chiến tranh chèn ép nam giới ủng hộ nữ giới không thể chối cãi. Tôi còn nghĩ rằng giá hoàn cảnh xã hội thuận lợi hơn thì số văn nghệ sĩ nữ phái ở Miền Nam còn cao hơn nhiều nữa. Vì quả thực mãi đến thời kỳ này phái thứ hai vẫn còn chịu lắm ràng buộc trong gia đình hơn phái thứ nhất. Để ý mà xem, một phần rất lớn các nữ sĩ của chúng ta đều có chồng đồng nghiệp: Mộng Tuyết, Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Phương Khanh, Nguyễn Thị Vinh, Tuệ Mai, Nguyễn Thị Hoàng, Hoàng Hương Trang v.v... Chàng có cầm bút nàng mới cầm vững được cây bút của nàng. Không thế, bút nàng trước sau rồi cũng đến rơi mất. Các nữ sĩ cần sự tán trợ của chồng, trong khi ấy nam phái không cần: dù vợ làm gì đi nữa, chồng vẫn cứ viết văn làm thơ được như thường. Tất nhiên tình hình ấy không do luật pháp qui định, chẳng qua nếp sống gia đình và xã hội hãy còn gây trở ngại cho hoạt động nghệ thuật của nữ giới. Dù sao hoàn cảnh thay đổi dần, mỗi lúc mỗi thuận lợi. Hình như những nữ sĩ lớp sau chót, như Lệ Hằng, Vô Ưu, Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Ngọc Minh v.v... không cần sự tán trợ từ gia đình nữa. Thành thử đứng về phương diện phái tính, văn học Miền Nam thời kỳ 54-75 càng ngày càng nghiêng về nữ phái. Thời gian ủng hộ hồng quần. Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo. Dù sao trên một danh sách sáu chục văn thi sĩ (kể cả biên khảo gia), tính ra vẫn chỉ có chừng mươi nữ sĩ: 17 phần trăm. Nam phái chỉ kịp trông thấy một viễn tượng thua sút, chứ kỳ thực chưa nếm mùi thua sút. Mức sống Bây giờ chúng ta muốn biết chút gì cụ thể về đời sống vật chất của nhà văn. Và điều đó thật khó. Bởi vì tài sản của mỗi người, lợi tức hàng năm hàng tháng của mỗi người, những cái ấy ở ta chẳng bao giờ được thống kê cả. Muốn biết tài sản và lợi tức của những tướng lãnh, những viên chức cao cấp trong chính quyền, những người có lương bổng nhất định, rõ ràng, còn khó thay, huống hồ đi tìm biết tài sản lợi tức của văn nghệ sĩ, của hạng người làm nghề tự do, cái thu đã bất thường mà cái chi càng bất thường hơn nữa. Trong giai đoạn mà tham nhũng thành một tai tiếng ở Miền Nam ai nấy đều muốn có một tài liệu minh bạch về mức độ giàu có của các giới lãnh đạo quân chính, thế nhưng rốt cuộc cho đến ngày nay chúng ta vẫn chỉ có những lời đồn đại phỏng đoán về va-li vàng của ông này, về trương mục của ông nọ, tất cả đều mơ hồ. Thế thì làm sao mong có được cái gì “cụ thể” về các nhà văn! Sau đây chẳng qua là những suy đoán căn cứ trên sự quan sát trong những dịp tiếp xúc giữa bạn bè với nhau, vậy thôi. Trước hết trong xã hội các nhà văn cũng có sự khác biệt nhau như ở cái xã hội rộng lớn bên ngoài. Có nhà văn giàu cũng có nhà văn nghèo. Cái giàu ấy thường không do lợi tức văn chương mà do những khoản thu từ văn phòng luật sư, từ phòng mạch bác sĩ, từ một trường tư thục, một cơ sở kinh doanh do vợ điều khiển v.v... Nghiêm Xuân Hồng, Nguyên Sa, Ký Giả Lô Răng, Trần Ngọc Ninh v.v... sống sung túc. Trái lại, có những văn thi sĩ nghèo như Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Kiêm Minh, Hoàng Ngọc Tuấn, Doãn Dân v.v..., hoặc sống lang bạt ở đô thành hoặc lao tác vất vả ở một góc rừng xa. Phần lớn các văn nghệ sĩ đều có nghề sinh sống ngoài văn thơ; cái lợi tức như thế không liên hệ đến văn chương nên không nói làm gì. Mà riêng về cái lợi tức của nghề văn, vấn đề cũng không đơn giản. Nếu chỉ kể tiền nhuận bút các bài đăng báo và tiền tác quyền các sách được xuất bản thì chẳng là bao. Nhuận bút từ các tạp chí chỉ là những món tiền nhỏ, mà tác quyền một cuốn sách cũng không phải là món thu trông cậy để nuôi sống gia đình. Vào khoảng 64, 65 về trước, một cuốn sách vài trăm trang bán chừng 50$. Trừ những tác giả được quần chúng hâm mộ, sách ít khi in hơn 2.000 bản lần đầu; cho rằng sách được in đến mức ấy thì tác quyền 10% vẫn chỉ là 10.000$. Trong khi đó lương cán bộ phù động của chính quyền cũng hơn 3.000$ mỗi tháng, tức gần 40 nghìn một năm. Mà lương cán bộ thì năm nào cũng có tháng nào cũng lãnh, chứ nhà văn làm sao dám chắc năm nào cũng được xuất bản một cuốn sách? Lương là khoản thu thường lệ, còn tác quyền vẫn được xem như một khoản bất thường, một dịp vui mừng đánh dấu một thành công nghệ thuật. Bởi vậy cách tiêu tiền lương và tiền tác quyền có khác. Còn nhớ Y Uyên khi được nhà Nguyễn Đình Vượng nhắn tin, từ Phú Yên về Sài Gòn lãnh hình như bảy nghìn (?) đồng tiền tác quyền tập truyện Ngựa tía, thì ngay đêm hôm ấy rủ bạn bè ăn chả cá ở đường Lý Trần Quán, rồi kéo nhau đi vui chơi, tiêu sạch khoản tiền sách trước khi trời sáng. Tuy vậy không thể bảo nhất định chỉ viết văn viết sách thì không thể sống nổi. Thỉnh thoảng, thực tế vẫn đưa ra những chứng minh ngược lại. Một nhà văn thành công, được độc giả yêu thích tương đối rộng rãi, biết dung hòa quan niệm sáng tác của riêng mình với nhu cầu của quần chúng, lại khéo biết tính toán cân nhắc, thì vẫn có thể sống đầy đủ bằng lợi tức các tác phẩm. Như ông Nguyễn Hiến Lê chẳng hạn. Trong suốt một thời gian dài gần vài mươi năm, ông chỉ viết văn thôi, không làm một việc gì khác, mà luôn luôn giữ được mức sống khá cao. Vào giai đoạn sau cùng, ông ở một ngôi biệt thự lầu; trong thời buổi lạm phát phi mã không lúc nào thấy ông gặp lúng túng, lo ngại; ngoài ra còn có thể dành dụm cho một tuổi già phong lưu. Nhiều vị khác cũng lấy ngòi bút làm sinh kế duy nhất, như Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo, Sơn Nam, Ngọc Linh, Lê Xuyên, Duyên Anh, Nhã Ca v.v... và cũng sống vững. Tuy nhiên ở đây cái gọi là “lợi tức của nghề văn” có nghĩa rộng rãi hơn, không chỉ gồm có nhuận bút và tác quyền. Ngoài những khoản thu có tính cách bất thường ấy, còn có một món lương hàng tháng: hoặc lương thư ký tòa soạn, lương chủ bút, lương chủ nhiệm, hoặc lương phụ trách trang thiếu nhi, trang phụ nữ, trang thể thao v.v... cho một tờ nhật báo; hoặc lương tổng thư ký một tuần báo, một tờ tạp chí nào đó. Trong các thứ “lương” hàng tháng trả cho một cây bút, ở Miền Nam còn có món này: lương viết truyện phơi-dơ-tông. Theo Thanh Nam, địa vị của truyện đăng nhật trình trong Nam quan trọng hơn ngoài Bắc nhiều lắm, ngay trước 1954 đã xảy ra cái hiện tượng Ngọc Sơn – Phi Long: Hai tờ nhật báo Tiếng Chuông và Sài Gòn Mới giành nhau Ngọc Sơn (còn ký bút hiệu khác là Phi Long), từ 15 nghìn mỗi tháng trả lên đến 50.000$ một tháng! Nhật báo với số phát hành lớn, nhằm vào quảng đại quần chúng, cho nên trong giai đoạn đầu của thời kỳ 1954-75, không có mấy nhà văn tên tuổi chịu viết truyện bình dân. Nhưng sau 1963, nhật báo tung ra nhiều rồi lạm phát tăng mạnh thì kẻ trước người sau khá nhiều nhà văn líu ríu gia nhập hàng ngũ những cây bút phơi-dơ-tông. Bấy giờ không nghe có ai đạt đến số lương của Ngọc Sơn trước kia, nhưng lương phơi-dơ-tông vẫn là một món thu đáng kể vào một giai đoạn khó khăn. Trên nhật báo Chính Luận số ra ngày 4 tháng 2 năm 1974 có kẻ lược tính về chi phí hàng tháng cho một gia đình bảy người: độ 47 nghìn đồng, chưa kể các khoản bất thường về xăng nhớt cho xe, sách báo, quần áo, thuốc men. (Cộng thêm những khoản ấy vào thì độ chừng 65 nghìn đồng.) Đó là căn cứ trên giá gạo mỗi tạ 16 nghìn đồng, tiền chợ mỗi ngày 400$, giá dầu hôi một lít 140$. Lúc bấy giờ một nhà văn viết được sáu cái truyện nhật trình đều đều, mỗi truyện lãnh 10 nghìn một tháng, là đủ nuôi gia đình.[14] Sáu cái truyện, có nhiều đấy; nhưng một số nhà văn không chịu viết có sáu cái, mà còn nhiều hơn nữa, mười cái chẳng hạn.[15] Nếu không viết đến sáu cái thì hãy bằng lòng đôi ba cái thôi, cộng với lương thư ký tòa soạn, lương phụ trách trang nọ trang kia, thỉnh thoảng cộng thêm món tác quyền của một vài cuốn sách vừa xuất bản hay tái bản, thế cũng xong. Gia đình bảy người chỉ một người ngồi nhà viết lách tí toáy, vợ nghỉ ngơi toàn thời gian tại gia, con đi học toàn thời gian tại trường: so với cuộc sống của chúng ta ở Hoa Kỳ hiện nay thì nhà văn Miền Nam bấy giờ dễ chịu quá rồi. Trên đây là sự phỏng tính chung chung, bây giờ thử đưa ra vài trường hợp cụ thể. Đầu năm 1969, Lê Phương Chi có phỏng vấn sáu nữ sĩ để tìm hiểu về ‘Thời cuộc và đời sống’, bài này đăng trên tạp chí Bách Khoa số 292 (ra ngày 1 tháng 3 năm 1969). Trong các nữ sĩ được phỏng vấn có Túy Hồng và Nhã Ca. Gia đình Túy Hồng và gia đình Nhã Ca cả vợ chồng cùng là văn sĩ; họ là những cặp thuần túy nghệ sĩ, sống bằng ngòi bút. Vào độ ấy Túy Hồng kêu than: “Cuộc sống của chúng tôi cực khổ và lem luốc lắm anh ạ.” Tuy nhiên khi Lê Phương Chi hỏi kỹ hơn, nữ sĩ cho biết vợ kiếm hàng tháng ba chục nghìn, chồng “cũng vậy”. Cả hai sáu chục nghìn đồng một tháng, tiền thuê nhà bảy nghìn đồng. “Kiếm thì cũng khá, nhưng chúng tôi tiêu hoang quá. Thanh Nam xài rộng quen rồi khó mà thu hẹp.” (Cũng trên cùng một số báo Bách Khoa này, Thế Uyên có nhắn tìm một căn nhà thuê cho gia đình ở, khoảng ba nghìn đồng mỗi tháng.) Về phần gia đình Nhã Ca, theo lời Trần Dạ Từ thì lợi tức của Nhã Ca mỗi năm về sáng tác phẩm vào khoảng sáu trăm ngàn đồng. Cộng thêm với lợi tức làm báo của Trần nữa thì vượt xa gia đình Túy Hồng Thanh Nam. Bảy trăm nghìn một năm mà không “tiêu hoang quá” thì cũng không đến nỗi cực khổ lem luốc, huống hồ hơn một triệu một năm tất nhiên dù là gia đình văn nghệ thuần túy cũng có thể thảnh thơi như thường. Nói vậy nhưng vào những ngày tháng cuối cùng của chế độ, khi vật giá leo thang ngày một, khi hạm gạo bị lôi ra bắn mà khủng hoảng kinh tế cũng không giải quyết nổi thì dù làm nghề gì đi nữa cũng không thể tránh khỏi những lúc lận đận. Giá gạo tháng 2-74 là 16 nghìn đồng, hồi tháng 1-74 chỉ có 11 nghìn, và đến 11-74 là 23 nghìn. Tiền chợ tháng 2-74 chi 400$, đến tháng 11-74 phải đến 835$ mỗi ngày. Tháng 2-74 mỗi sáng bỏ ra 150$ điểm tâm tạm đủ, tháng 11-74 phải chi ngót 350$ mới gọi được là lót lòng v.v... Cho nên Tết năm ấy, cái Tết cuối cùng của Miền Nam tự do, giai phẩm Bách Khoa gửi phóng viên đi hỏi han về đời sống của giới cầm bút thì ai nấy kêu trời như bọng: Kêu túng, kêu thiếu, kêu đói. Nguyễn Thị Thụy Vũ làm om sòm: bà phải “đi khách” văn nghệ (tức viết bừa viết bãi cho báo hàng ngày), bà phải hành nghề bói bài để kiếm sống (thì cũng như Tản Đà xem tướng số!). Dù sao trừ một giai đoạn đặc biệt bất thường, tôi không nghĩ rằng người văn sĩ trung bình của thời kỳ 54-75 bị khó khăn về vật chất. Bởi vì ngoài các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, một số lớn văn thi sĩ Miền Nam bấy giờ còn đủ sức chủ trương những nhà xuất bản. Đó là điều không phải lúc nào cũng làm được. Có tác phẩm đưa cho nhà xuất bản chuyên nghiệp in để nhận tác quyền, như thế “khỏe” nhất, giản dị nhất. Tuy nhiên nhiều tác giả vẫn muốn tự in lấy sách của mình. Thứ nhất là để có tiền nhiều hơn gấp hai gấp ba. Thứ nhì là mình có thể chọn in cuốn nào tùy thích, in của mình và của bạn bè mình. Mang bản thảo đến nhà xuất bản phải chịu sự định đoạt của họ: có những cuốn mình thích mà họ từ chối, có những cuốn họ niềm nở mình lại chưa vừa ý. Nhưng in sách phải có vốn, nên trước kia thường thường văn sĩ đành mang bản thảo đến nhà xuất bản, rồi chờ đợi quyết định, rồi tới lui chờ chực nhận tác quyền, rồi than thở bị bóc lột v.v... Lớp văn thi sĩ sau 1954 ở Miền Nam nếu muốn thì bán bản thảo; nếu không, có thể “chủ trương” ngay lấy một nhà xuất bản riêng. Và rất nhiều vị chọn cách này. Lối sống Ngoài vấn đề mức sống, còn có vấn đề lối sống. Đa số văn nghệ sĩ trước 1975 họ sống ra sao? họ “hiện sinh” như thế nào? họ làm việc như thế nào? họ ăn chơi, hưởng thụ, tìm hứng cách nào? Chuyện lối sống cũng như chuyện mức sống: không làm gì có một mẫu chung cho văn giới. Ngoài đời phức tạp thế nào thì trong văn giới rắc rối thế ấy. Có người sống rất mực đài các như Đông Hồ ở Đại ẩn am, rất mực phong lưu như Nhất Linh ở bên bờ suối Đa Mê, có người hết sức mực thước nghiêm chỉnh như Nguyễn Hiến Lê, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, có người sống đơn sơ như Sơn Nam, lại cũng có kẻ ngông nghênh như Nguyễn Đức Sơn, phóng khoáng như Hoàng Ngọc Tuấn, phóng khoáng nữa như Mai Thảo, Duyên Anh v.v... Thiên hình vạn trạng. Tuy nhiên, đa số nói chung thì các nhà văn Miền Nam thời 54-75 là những người sống đời bình dị, lành mạnh và làm việc nhiều. Nhân một dịp cuối năm ký giả Lê Phương Chi đến thăm Lê Xuyên ở tòa báo Đại Dân Tộc, thấy ông bận tíu tít. Đây là công việc của ông ở tòa soạn: “Mọi khi, buổi sáng bù đầu với công việc tin, mi, phim, bài vở v.v... cho đến khi tờ Đại Dân Tộc lên khuôn là anh ăn một dĩa cơm với một chai bia, rồi nằm lên bàn viết, đánh một giấc, hoặc tiếp bạn bè lai rai cho đến 21 giờ đêm mới mò về nhà.”[16] Như thế chưa hết đâu: “hiện nay Lê Xuyên chỉ còn một truyện dài ở Quật Cường ( Cậu Ba Thời ), vì không còn thì giờ để viết, dù vẫn còn vài tờ nhật báo nhờ viết.”[17] Hiện nay thì vậy, có lúc khác mỗi ngày ông viết nhiều lắm chứ đâu phải chỉ một truyện dài. Lần khác, Ngu Í hỏi Bình Nguyên Lộc về chuyện giờ giấc. Nhà văn cho biết mỗi ngày từ năm giờ sáng ông đã phải có mặt ở tòa báo. Ngu Í giật mình kêu: “Năm giờ sáng! Mùa này năm giờ, trời còn tối đen. Chắc anh kiếm xe khó lắm.” Bình Nguyên Lộc bảo ông không cần kiếm xe: ông đi bộ. Và tới nơi là làm việc “bù đầu bù óc”, sợ khách, sợ cả điện thoại, vì phải lo nghe tin, viết tin.[18] Hết việc ở tòa soạn, về nhà lại việc nhà: đọc, viết. Bình Nguyên Lộc có thói quen mở cát-xét nho nhỏ, vừa nghe nhạc êm dịu vừa viết. Ông viết đều đặn mỗi ngày, không chờ hứng chờ thú gì cả. Suốt hai mươi năm biết ông, tôi chỉ thấy ông giản dị trong bộ đồ trắng: quần trắng, áo trắng, nịt trắng, giày vải trắng, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt long trọng bắt buộc phải mặc khác. Doãn Quốc Sỹ vừa dạy ở đôi ba trường đại học, vừa viết văn, vừa chủ trương một nhà xuất bản, cho nên tổ chức ngay trong gia đình một nếp sống “khoa học” để tiết kiệm thì giờ, ngay bữa ăn cũng “cải cách” theo lối mới: Cơm và mọi món ăn đều cho chung vào một cái đĩa lớn, tất cả “sống chung hòa bình” với nhau, bố mẹ con cái mỗi người một đĩa duy nhất, ăn xong phần ai nấy rửa.[19]Tiêu biểu cho nếp sống mẫu mực, nghiêm chỉnh là Nguyễn Hiến Lê. Ông không thức quá khuya, dậy quá sớm, ông không làm việc “bù đầu bù óc”. Ông làm vừa sức mình, nhưng rất đều, giữ đúng chương trình, mỗi ngày ngồi vào bàn viết vào giờ nhất định, rời khỏi bàn viết vào giờ nhất định. “Tôi tự đặt cho mình một kỷ luật, trừ khi đau ốm còn ngày nào thì cũng dậy từ 6 giờ hay 6 giờ rưỡi, điểm tâm lúc 7 giờ, rồi nằm đọc sách, chín giờ lại bàn viết để viết luôn đến 12 giờ, bữa trưa. Ăn trưa xong tôi nghỉ khoảng một giờ, nhắm mắt lại, chợp được độ nửa giờ là nhiều; một giờ rưỡi dậy, nằm ở giường đọc sách đến 3 giờ. Chiều lại viết từ 3 giờ đến 5 giờ rưỡi, 6 giờ; tắm xong, ăn bữa tối lúc 7 giờ. Cả buổi tối, cho tới 10 giờ, tôi chỉ nằm đọc sách báo.” Cứ như vậy trong hơn 30 năm ông viết được 120 nhan đề. Ông tính ra: “120 nhan đề đó được khoảng 30.000 trang, chia cho 33 năm chỉ có khoảng 900 trang một năm, trung bình chưa được 3 trang mỗi ngày mà!” (Đời viết văn của tôi). Sau 1975 dưới chế độ mới, ông không cho xuất bản tác phẩm nữa nhưng ngoài bảy mươi tuổi ông vẫn tiếp tục viết. Trong một lá thư từ Long Xuyên năm 1982, ông nói về đời sống hàng ngày: “Năm giờ sáng dậy, làm mươi exercises nhẹ, cử động khắp các bắp thịt, thở bụng khoảng 1 giờ thì xong. Ra vườn bắt sâu cho mấy chậu kiểng, đi bách bộ trong mấy đường chung quanh nhà, ăn sáng, rồi nằm đọc sách, 9 giờ viết tới 12 giờ; chiều viết từ 3 giờ đến 5 giờ; tối đi bách bộ trong vườn, 9 giờ đi ngủ.” (Thư đề ngày 15-10-1982) Còn Sơn Nam, lối sống có thể nói là hơi... dưới mức giản dị. Như đã biết, ở thì ở trọ như một cậu học trò, viết văn còn cực hơn học trò làm bài: “Xóm này ồn, tôi thường phải đợi đến khuya mới làm việc. Có khi viết ở các quán cà-phê. Có những buổi trưa, vào giờ ăn cơm, anh lại đây tìm tôi mà không gặp, là vì tôi mệt, về đây ồn ào mệt thêm, nên tạt vào tiệm chệt nào đó ăn cơm, rồi tấp vô nhà bạn quen gần đó mà nghỉ một chút.”[20]Làm thì làm thế, còn hưởng thụ? Lê Phương Chi bảo: “Hỏi anh, khi được nghỉ mấy ngày Tết, anh sẽ làm gì để vui với gia đình, Lê Xuyên cho biết: ‘Được nghỉ là ngủ, rồi nhậu lai rai, và nghe nhạc; sau khi ngủ, nghe nhạc và nhậu chán rồi thì đi chơi với người yêu. Như vậy được không?’” Được quá chứ còn đòi gì nữa. Vì cái “người yêu” nói oang oang lên báo cho cả-và-thiên-hạ cùng biết đây nhất định không ai khác hơn là bà Lê Xuyên. Lành mạnh, mẫu mực quá. Nên nhớ Lê Xuyên là một trong những cây bút nam phái viết “dữ” nhất lúc bấy giờ, có nhiều tác phẩm bị kẹt ở sở Kiểm duyệt mãi không xuất bản được. Về chuyện hưởng thụ, xin trở lại lần nữa với Sơn Nam, vì một ý kiến táo bạo. Cũng trong cuộc phỏng vấn do Ngu Í hồi 1965 ấy, có một lúc “bỗng nhiên khói thuốc ngưng tỏa và giọng nói trở nên khác lạ! - Nói anh nghe. Tình thế nước nhà mà cứ thế này mãi, thì đôi ba năm nữa, tên Sơn Nam này sẽ bắt tình với Phù Dung tiên nữ!” Nguyễn Ngu Í ngạc nhiên, Sơn Nam giải thích: - “Anh nghĩ coi: chịu cực, chịu khổ, chịu thiếu, chịu thốn năm này đến năm khác, mong có ngày được thấy quê hương mình yên ổn, thế mà căm hờn, chia rẽ, chết chóc cứ diễn ra mãi, mà đã hai mươi năm rồi, chứ ít ỏi gì sao, thì mình cũng có quyền cho phép mình tìm lãng quên và an ủi trong tay nàng Tiên Nâu! Vì dầu sao mình cũng làm chủ đời mình một phần nào chớ! Bằng không sẽ tủi phận đến chừng nào: người Việt mình có khác nào con ong cái kiến.” [21]Phẫn chí thì nói vậy nhưng, như chúng ta đều biết, ba năm sau, tức vào khoảng tết Mậu Thân, Sơn Nam không bắt tình với Phù Dung tiên nữ, rồi thêm ba năm sau nữa vẫn chưa bắt tình, và rồi lại thêm một lần ba năm nữa Sơn Nam vẫn cứ còn chịu cực chịu khổ. Tất cả sự “hưởng thụ” của nhà văn này chỉ là mua một số sách đẹp, sắm và chăm sóc một mớ cây kiểng không nhiều để có thể đùm túm mang theo mỗi lần dời nhà trọ, và họa hoằn mua một món đồ cổ... nhẹ tiền. Và Sơn Nam không phải là người hiền Nhan Hồi duy nhất của thế hệ mình. Đại khái lớp người cầm bút này sống đạm bạc, lành mạnh, đạo hạnh, cơ hồ khắc khổ như thế cả: Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Nguyễn Đức Sơn, Dương Nghiễm Mậu, Túy Hồng, Y Uyên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Văn Hầu, Thế Uyên, Viên Linh v.v... Hoặc có kẻ bảo: Những nhà văn nhà giáo vừa kể trong thời chiến lấy đâu ra tiền mà vung vít? lành mạnh là cái bắt buộc. - Không hẳn thế đâu. Nghệ sĩ tiền chiến không nghèo sao? Những cây bút phóng đãng nhất thời ấy đâu phải là những kẻ giàu sang? Vả lại hãy lấy một người không nghèo chút nào của thời 54-75: Nguyên Sa chẳng hạn. Nhà thơ của tình yêu, nhà nghệ sĩ hào hoa, tiền của dư dật, con người ấy “ăn chơi” ra sao? Suốt đời “áo ngủ, quần ngủ, ở nhà thôi”, quanh năm ăn cơm nhà. Mai Thảo biết Nguyên Sa từ ngày ông này mới ở Pháp về cho tới ngày bỏ nước sang Mỹ, Mai Thảo kêu: “Hàng quán gặp những gia đình quanh năm cơm nhà như gia đình Nguyên Sa là sập tiệm.” Không có bạn bè nào quyến rủ được Nguyên Sa rời mái gia đình đi chơi đêm. “Rủ, cười cười: Ông thức khuya được. Tôi không thức khuya được. Phải ngủ sớm mai đi dạy học sớm. Rủ nữa, lắc: Ông uống rượu được, tôi không uống rượu được. Ở nhà thôi. Ở nhà thôi. Cứ sớm cứ tối. Cứ cái này ông được tôi không được. Rất minh bạch, gọi đó là điệp khúc Nguyên Sa ở nhà thôi.”[22] Những gia đình nề nếp nhất cũng chỉ dám ao ước có được mấy nàng con gái ngoan đến thế thôi. Đến đây không khỏi có kẻ mỉm cười, cho là tôi đang cố gắng biến giới văn nghệ thành ra những ông đạo ăn chay trường. Vâng, tôi biết người ta có thể kể ra một số tên tuổi khác để phản đối, để chế giễu tôi. Quả nhiên, không ai chối cãi được điều này là trong giới văn nghệ sĩ sau 1954 tại Miền Nam vẫn có những vị chú trọng hưởng thụ: phiện, rượu, đỏ đen... Nhưng xin thử lưu ý một tí xem: tôi ngờ rằng cái tệ trạng ấy không thuộc thời kỳ này, không tiêu biểu cho thời kỳ này, nó là một tàn tích di lưu lại từ cuộc sống “nghệ sĩ” kiểu tiền chiến, được mang vào từ Hà Nội, thủ đô văn nghệ tiền chiến, do những vị nghệ sĩ của thời ấy, hoặc những “mầm non” đã từng lui tới gần gũi những vị ấy, từng tham dự hay học đòi nếp sống “nghệ sĩ” thời ấy. Còn văn nghệ thời kỳ 54-75, đến giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi thể xác đã trải qua đủ mọi bề hiểm nguy gian khổ, khi tinh thần đã cực kỳ mệt mỏi não nề, đến giai đoạn mà quân đội Mỹ đổ qua đông đảo nhất, mà cuộc sống trở nên hỗn độn xô bồ nhất, đến giai đoạn ấy họ thất vọng chán nản có đổ ra liều lĩnh hưởng thụ chẳng qua cũng chỉ rủ nhau đến các quán cà-phê lúc bấy giờ thi nhau mọc như nấm. Những quán Gió, quán Mây, quán Tre, quán Trúc... độ ấy thành ra một phong trào. Nghe điệu nhạc buồn êm dịu, “phản chiến”; nhấm nháp tách cà-phê ngon, thế thôi. Thế gọi là hưởng thụ! Nhân một chuyện làm bạn với Phù Dung tiên nữ, chúng ta đã nghe câu phát biểu của Sơn Nam. Hãy đối chiếu với cách nói của một người văn nghệ lớp trước là Vũ Bằng: “... ăn một bữa chả thật ngon, được chủ nhân để dành cho vài chục gắp ‘lòng’, chan mỡ nước kêu lách tách, rồi uống nước trà mạn sen, ăn một miếng trầu nóng ran cả người lên, đoạn đi ngất ngưởng trong gió lạnh, tìm một cái xe bỏ áo tơi cánh gà trực chỉ Khâm Thiên hay Vạn Thái nghe một vài khẩu trống, không, anh phải nhận với tôi là cái bọn tiểu tư sản sống vô bổ và đầy tội lỗi thực đấy, nhưng sướng lắm ¾ sướng không chịu được (...) Về khuya trời rét ngọt, nằm trên một tấm nệm rồi trùm cái chăn len trên mình, nghe các em lẩy Kiều hay hát vo bài Tỳ bà, thỉnh thoảng lại làm một điếu, hãm một miếng táo hay một trái nho, rồi lim dim con mắt lại mơ mơ màng màng, tôi quả quyết với anh rằng cách mạng, đảo chánh, chống bất công xã hội... tất cả những cái đó anh cho là ‘đồ bỏ’ không ăn nhằm gì hết.”[23]Một bên buồn giận thời thế mà hờn dỗi, mà dọa dẫm chứ kỳ thực chưa hề biết đến cái chuyện động trời kia nó ra làm sao cả; một bên thì đã hưởng đến tận cùng và rít lên tiếng xuýt xoa: “sướng không chịu được”. Ngoài Vũ Bằng, thời tiền chiến còn gửi lại một Vũ ông nữa, không kém sành sõi. Vũ Khắc Khoan hồi tưởng một thời hào hùng: “Rằng ta tự thuở nào tuổi trẻNguyện không hùa theo kẻ làm caoRằng ta trượng phu hề lòng như trăng saoChí như Hy-mãĐỉnh nhọn hề vươn caoThời nhiễu nhương hề, ta phù suy vùng vẫy.”“Ta” nhớ lại những đêm mê ly: “Sương khuya nhuốm bạc mái đầuBạn vàng: kẻ trước người sauGiới nghiêm cũng mặc, hẻm nào cũng vôỜ, lại có những chiều nổi gióRượu ngà ngà, cổ áo nâng caoKhói huyền dâng lên mờ saoĐêm Ba-tư quánh màu ma túy.”Những hề hiếc huênh hoang nọ vọng về từ một thời xưa, cũng như cái khói huyền mờ sao ngang nhiên tỏa nghi ngút trong trang thơ ấy nó cũng bay về từ một thuở xa. Người ta không bắt gặp giọng ấy khói ấy trong thi phẩm của lớp sau này, trong Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Trần Đức Uyển, Nhã Ca, Nguyễn Bắc Sơn, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn v.v... Dĩ nhiên ở đây không có cái ý định đem những cá nhân ra khen chê kẻ “hư” người “ngoan” làm gì. Lại cũng không phải là một vụ đấu đạo đức giữa các thời kỳ văn học để tranh hơn tranh thua. Trong lịch sử văn học chỉ có kẻ viết hay người viết dở, thời rực rỡ thành tích với thời tàn lụi lu mờ mà thôi, chứ làm gì có sự ưu tiên dành cho lối sống đạo hạnh? Hiền như bụt mà viết nhạt như nước ốc, chắc chắn không phải là nghệ sĩ xuất sắc, đáng mơ ước. Tuy vậy ở đây chuyện ấy vẫn đáng được nêu lên. Vì một cái tiếng oan. Số là sau 1954 có một độ tư tưởng của J.P. Sartre ảnh hưởng mạnh mẽ ở Miền Nam. Chủ nghĩa hiện sinh được nhắc nhở rộng rãi. Trong quần chúng, nếp sống “hiện sinh” lại thường được hiểu như một nếp sống phóng túng, đọa lạc. Thế rồi sau 1975 nhà cầm quyền cộng sản trong chủ trương hạ uy thế chế độ trước đã làm ầm lên về nền văn hóa “đồi trụy” trước 1975: nào “tố” trên sách trên báo, nào tổ chức triển lãm, học tập..., bấy nhiêu vu cáo tạo cho người ta cái cảm tưởng thời 54-75 là thời hoành hành của quỉ dâm dục, của Phù Dung tiên nữ, và văn nghệ thời ấy chỉ những hoan hô ca ngợi tội ác. Nhảm cả. Trong giới nào cũng vậy, ngoài cái đa số thuộc hạng trung bình phải có một số ngoại khổ; và ngay trong cái hạng lành mạnh cũng có một đời sống bình thường và những lúc bất thường. Những lúc ấy văn nghệ sĩ nhậu cũng tưng bừng như ai, và họ không giấu giếm. Những trận nhậu trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, Hà Thúc Sinh v.v... Phật hay Chúa có chứng kiến cũng lấy làm thương cảm: những trận nhậu hoặc trước khi đụng độ, hoặc sau cuộc giao tranh, hoặc được tin thằng bạn vừa ngã xuống, hoặc lâu ngày ở mặt trận về gặp lại bạn bè v.v..., những trận nhậu của quân nhân thời chiến. Tường Linh mời Vũ Hữu Định thêm một ly rượu mà nói: “Xin hứa ly này thôi, ráng lênPhải chăng ngươi mới nhắc vài tênChúng không về nữa... không về nữaHãy cố say rồi ngươi sẽ quên...”(‘Gặp lại Vũ Hữu Định’) Trần Tuấn Kiệt kể về một trận nhậu như thế của Mặc Tưởng. “Nhớ lại buổi cùng Tiễn, Thành uống rượu đế cùng Mặc Tưởng ở tại nhà bên Gia Định có cả họa sĩ Nguyễn Trung. Mặc Tưởng đau buồn chi đó uống bằng thau rượu đế pha đủ thứ, lúc đó chàng say khước, và Nguyễn Trung cũng say, Nguyễn Trung chở hai đứa sau xe Honda, lúc đó Mặc Tưởng nằm ngang cánh tay, chúng tôi ngâm thơ vang đường phố khiến mấy chú cảnh sát gác cầu phải lắc đầu.”[24] Cái “đau buồn chi đó” của thi sĩ phải đến một mức nào mới đến nỗi thế, chứ về chàng Thục Viên đã bảo: “Tôi không biết nói sao về nỗi mến tiếc một người quá hiền hậu quá đàng hoàng.” Thục Viên có lý do để mến tiếc một người như Mặc Tưởng, một người say khước mà vẫn quá hiền hậu quá đàng hoàng. Có một độ nhiều văn thi sĩ trẻ tuổi đã thành lập những đoàn công tác xã hội ¾ đoàn công tác “Sống” chẳng hạn - từ Sài Gòn rủ nhau đi về những thôn ấp xa xôi, nghèo nàn, sống với dân địa phương, làm việc với họ, giúp đỡ họ. Thục Viên và Mặc Tưởng cùng tham gia đoàn công tác “Sống”. Thục Viên ghi nhớ [25] chuyến đi công tác ở ấp Tân Lợi. Ấp này trước kia có tên là ấp Bon Sa, dân cư hầu hết là người gốc Miên, và 70% mắc bệnh cùi! Nghĩ rằng mình đang đi đứng ăn uống tại một nơi đầy vi trùng nguy hiểm không khỏi có kẻ lo lắng. Thi sĩ Mặc Tưởng ngại tắm chung một dòng nước với dân trong ấp, và ông có ý muốn làm một cái bình lọc nước để dùng riêng. Thái độ ấy đã bị anh chị em trong đoàn cho là thiếu tế nhị, sợ tủi thân dân địa phương, “nếu không thể làm cho dân chúng mỗi nhà một cái bình lọc nước, thì đừng để dân thấy cán bộ cách biệt họ trong cái sống!” Họ nhao nhao phản đối, Mặc Tưởng đỏ mặt rút lui ý kiến. Rồi “cán bộ” quả không chết vì bệnh cùi, ông không có thì giờ để chết vì bệnh: ít lâu sau đó ông gục ngã trên chiến trường. Trong văn giới lớp trẻ chắc chắn cũng có kẻ thích ve chai hũ cốc như một thứ... hốp-bi! Cũng như có một số khác chọn cái ghế thường trực ở Đêm Màu Hồng, chọn giọng hát tiếng đàn làm hốp-bi. Cũng lại có số được tiếng là những tay câu cá rất tài tình: Nguyễn Đình Toàn, Tường Linh, Duy Sinh; có người trồng rau rất thiện nghệ như Nguyễn Đức Sơn. Nhưng đã kể những thú chơi của họ, sao lại không kể những hy sinh của họ? Đây không phải là sự hi sinh bắt buộc ngoài mặt trận trong thời chiến, mà là những hi sinh tự nguyện của nghệ sĩ trước cảnh đời thiếu thốn của một vài lớp người trong xã hội, như Thục Viên vừa kể. Nói chung, hiền hậu, đàng hoàng, với những cái hốp-bi lành, vô hại thường thuộc lớp trẻ. Cái cầu kỳ, tai quái, rớt lại từ thời tiền chiến và thường khi thuộc về... đàn anh. Tất nhiên người văn nghệ sĩ Miền Nam dù sống ở Sài Gòn, ở Cần Thơ, hay ở Huế, Đà Nẵng, dù là sống đời tự do hay bị khép vào khuôn khổ kỷ luật nhà binh cũng không sống khắc khổ như anh cán bộ cộng sản trên núi Trường Sơn hay nằm vùng ở miệt U Minh. Họ cũng không đến nỗi khắc khổ như những cán bộ văn nghệ ngoài Bắc: cái ăn cái mặc của họ nhất định đầy đủ hơn. Nhưng không phải chỉ vì thế mà họ thành ra đồi trụy! Trước 1975, Sài Gòn nó “phồn vinh giả tạo” ra sao, ai nấy đều biết; thế mà sống giữa Sài Gòn những nhà văn như Nguyễn Hiến Lê, Lê Ngọc Trụ, Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trần Đại, Y Uyên v.v..., học giả cũng như nghệ sĩ, lớp già cũng như lớp trẻ, phần lớn họ sống đứng đắn, lành mạnh như thế nào, điều ấy không cần biện bạch. Sau này, sau 1975, văn công văn sĩ ngoài Bắc đổ vào, trong số những kẻ được đảng dạy dỗ kỹ càng nhất được mấy người từ chối hưởng thụ các thú vui tư sản, dù chỉ hưởng thụ được cái rơi rớt của một thời tàn. Đã kể qua mấy nếp sống giản dị, chúng ta cũng không việc gì phải giấu giếm những nếp sống cầu kỳ của các bậc tuổi tác: cầu kỳ như lối chơi lan của Nhất Linh, chơi cổ ngoạn của Vương Hồng Sển, chơi trầm hương của Đông Hồ v.v... Dù cầu kỳ, những cái ấy không hề dính líu gì đến chuyện sa đọa với hiện sinh. Thú chơi lan của Nhất Linh đã được nhiều người nhắc nhở trên sách báo; thú chơi cổ ngoạn đã được chính Vương tiên sinh viết thành sách. Giờ chỉ xin nói qua về Đông Hồ. Cuối năm Tân Sửu (1961) Nguyễn Ngu Í cùng bạn bè đến Đại ẩn am thăm Đông Hồ như thường lệ mọi năm. Và cũng như mọi năm thi sĩ đón bạn với thơ, rượu, với hoa, câu đối, với món ăn linh đình. Nhà thì đầy mai, những cây bạch mai từ Hà Tiên đưa lên, tranh thơm với hương trầm. Khắp phòng la liệt tranh vẽ cùng câu đối. Chủ nhân “ung dung với bộ y phục thời xưa, đôi tay áo rộng quyện khói hương trầm, càng tăng thêm phong thái của những thất hiền lục dật”, mời mỗi vị khách nếm thử một chén rượu “Bạch mai quỳnh dịch” do mình “giám chế” với hoa tươi, chính thứ mai Hà Tiên nọ. Rượu khai vị xong, rồi làm thơ vịnh hoa bằng chữ nho, rồi dịch thơ, viết lên giấy màu hoàng yến v.v... Rồi chủ khách ngồi vào bàn, trước cái thực đơn gồm những: “Quần hào tập đại - Lão bạng sinh châu - Ngọc duẩn hoành hành - Phượng hoàng chi - Anh vũ liệp - Hỗn độn sơ khai - Kiền khôn thủy diện - Bình thủy tương phùng - Đông hồ xuân sắc - Bồ đào ngọc dịch - Vũ di kỳ chủng!”[26]Ngu Í không vẽ vời thêm thắt đâu, và đây cũng không phải là một dịp bất thường đâu. Tôi có dịp dự một bữa ăn như thế tại nhà thi sĩ Đông Hồ (sau này, khi ông dời về Gia Định chứ không còn ở Yểm Yểm thư trang nữa) và cũng gặp một quang cảnh cùng không khí như Ngu Í đã mô tả. Và không phải chỉ vào một dịp tất niên thi sĩ mới chỉnh tề trịnh trọng: bất cứ lần nào hoặc ông đến nhà tôi hoặc tôi đến thăm ông, đều thấy ông nghiêm chỉnh kỹ lưỡng từ y phục cho đến từng cử chỉ. Mỗi lần đến ông, chúng tôi thường được mời ngồi chờ ở phòng khách một lúc khá lâu (Doãn Quốc Sỹ nói đùa là thi sĩ còn bận “trang điểm”), lúc xuất hiện ông luôn luôn mặc áo dài, đốt một lò trầm trước khi bắt đầu câu chuyện. Ông hết sức tinh nhạy trong việc phân biệt các thứ mùi hương: hương trầm, hương bông hoa, mùi nước hoa... Lớp lớn lên sau 45 và nhất là sau 54, sống một thời vội vàng hối hả, thỉnh thoảng có cơ hội tiếp xúc với một nhân vật thuộc thế hệ trước như thi sĩ Đông Hồ, không khỏi vừa tò mò thích thú lại vừa bâng khuâng trước vẻ đẹp của một nếp sống đang thành xa lạ dần: sống thanh nhàn, trang nhã, nhẩn nha nghe ngóng thưởng thức từng giây phút của cuộc nhân sinh. Bâng khuâng, có thể với nhiều quý mến, nhưng không mấy ai nghĩ đến chuyện học đòi, tiếp tục nữa. Các nhóm, các đoàn Chúng ta vừa đề cập tới một cuộc gặp gỡ tất niên tại nhà Đông Hồ với Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang, Hư Chu v.v..., tới một đoàn công tác xã hội “Sống” tại ấp Bon Sa với những Thục Viên, Mặc Tưởng v.v... Những cái ấy đưa ta đến ý nghĩ: Văn nghệ sĩ thời kỳ 54-75 có chia ra làm nhiều nhóm khác nhau không? Những nhóm ấy có chủ trương, đường lối riêng, có sinh hoạt chặt chẽ, có ảnh hưởng vào văn học đương thời ra sao? Nhóm thì có đấy, có nhiều. Có những nhóm qui tụ xung quanh một quan niệm văn nghệ như nhóm Văn Hóa Ngày Nay (sau đó được tiếp tục bằng Tân Phong) với những Nhất Linh, Duy Lam, Nhật Tiến, Thế Uyên, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo v.v... Có những nhóm qui tụ chung quanh một lập trường chính trị như nhóm Tin Văn với Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Nguyên... , nhóm Trình Bày với Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Văn Trung... Có nhóm qui tụ những người bạn gần nhau trên một lập trường tư tưởng như nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ Văn Nho v.v... Lại có những nhóm văn nghệ khác qui tụ xung quanh một tờ báo, thường thường là một tạp chí sống tương đối dài và có ảnh hưởng tương đối rộng. Chẳng hạn nhóm Bách Khoa với Võ Phiến, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh, Nguyễn Ngu Í..., nhóm Sáng Tạo với Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh v.v..., nhóm Văn với Trần Phong Giao, Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng... Cũng có một vài nhóm qui tụ xung quanh một nhân vật. Chẳng hạn xung quanh Nguyễn Đức Quỳnh có Thế Phong, Hồ Nam, Uyên Thao v.v...; xung quanh Chu Tử một độ có nhóm Sống với Thục Viên, Trần Phong Vũ, Tú Kếu... Trong giới biên khảo người ta có thể qui tụ vào một lãnh vực chuyên môn, chẳng hạn nhóm Nghiên Cứu Sử Địa với Nguyễn Khắc Ngữ, Lâm Thanh Liêm v.v... Về mặt sinh hoạt, rầm rộ nhất chắc chắn là nhóm Nguyễn Đức Quỳnh với những buổi họp “Đàm trường viễn kiến” hàng tuần có thuyết trình, có thảo luận, cho đến năm 1963 thì bị chính quyền giải tán vì lý do chính trị. Nhóm Bách Khoa trong những năm từ 1954 cho đến 1963-64 gì đó cũng có những buổi họp hàng tuần, vào buổi tối, tại tòa soạn 160 Phan Đình Phùng, thường thường chỉ để chuyện trò, trao đổi ý kiến về những số báo vừa ra và sắp tới. Ngoài ra, trong các nhóm khác anh chị em gặp nhau ở tòa soạn, ở quán cà-phê, ở những chỗ cùng nhau vui chơi giải trí, chuyện văn chương nghệ thuật lẫn lộn với chuyện tiêu khiển, thỉnh thoảng mới có những cuộc hội họp chính thức để bàn việc. Nhóm thì có, văn đoàn cũng có nữa, nhưng không thấy có một kết tập nào chặt chẽ như Tự Lực văn đoàn thời tiền chiến. Cái văn đoàn của Nhất Linh trước kia gồm một số nhà văn trước sau gắn bó với nhau, cùng chung một tôn chỉ, một quan niệm văn nghệ, hoạt động có qui củ trên tinh thần đồng đội. Sau này, khi chủ trương Văn Hóa Ngày Nay Nhất Linh vẫn có quan niệm rõ ràng, nhưng ông không thuyết phục được những bạn trẻ cộng tác với ông, rồi tờ báo cũng không tồn tại được bao lâu, cho nên thực ra Văn Hóa Ngày Nay không thành nổi một thế lực trong sinh hoạt văn học mà sinh hoạt nội bộ của nhóm thì nghểnh ngảng. Còn trong nhóm Tin Văn, các tay chủ trương có gặp nhau trên một ý đồ chính trị, tuy nhiên giữa Nguyễn Nguyên với Vũ Hạnh không có sự đề huề, Vũ Hạnh lại chân trong chân ngoài không hẳn thiết tha với tờ báo của nhóm: trong khi chủ trương Tin Văn vẫn không rời Bách Khoa. Đến như Bách Khoa thì tờ tạp chí sống mười tám năm, gần bao trùm hết thời kỳ từ cuộc di cư Bắc-Nam Việt Nam cho tới cuộc di cư mùa xuân 1975, vậy mà cái “nhóm” Bách Khoa vẫn lỏng lẻo thế nào. Trong số những cây bút đã cộng tác với tờ báo ngay từ đầu như Võ Phiến, Vũ Hạnh thì kẻ hữu người tả chưa hề bao giờ chung một chí hướng; lại có người luôn luôn lảng tránh chuyện thời sự chính trị như Nguyễn Hiến Lê, Cô Liêu... Vũ Hạnh thỉnh thoảng có bài đăng đây đó; còn tôi thì ngoài Bách Khoa ra vẫn có sự cộng tác với hầu hết các tạp chí văn nghệ: Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Khởi Hành, Thời Tập, Văn, Văn Hữu v.v... Ở Nam Việt Nam sau 1954 không có những văn đoàn như Tự Lực văn đoàn, không có trường thơ như trường thơ Bạch Nga, không có nhóm như nhóm Xuân Thu nhã tập, không có tổ chức đoàn nhóm chặt chẽ lâu bền, không có trường phái nêu cao cờ xúy, không có thi văn phái với tuyên ngôn tuyên bố minh bạch. Nhưng nói vậy không phải có ý cho rằng các nhóm văn nghệ Miền Nam lúc bấy giờ đều hữu danh vô thực. Dù không kết hợp chặt chẽ, những kẻ gần nhau vẫn thường có chỗ giống nhau, không nhiều thì ít, không ở mặt này thì ở mặt khác. Quí vị trong các nhóm Tin Văn, Trình Bày có một thái độ chính trị gần nhau; quí vị trong Quan Điểm có thái độ sống gần nhau; quí vị được Nhất Linh chọn đưa vào Văn Hóa Ngày Nay cũng có một cách viết gần nhau... Điều đáng nói nữa là các nhóm có vai trò hẳn hoi trong sự phát triển của văn học nghệ thuật Miền Nam. Trong những cuộc gặp gỡ giữa bạn bè trong nhóm với nhau nhiều vấn đề đã được đưa ra bàn cãi, những cuốn sách tờ báo ngoại quốc được trao đổi lẫn nhau, những quan điểm chiều hướng nghệ thuật mới, những tên tuổi mới xuất hiện hoặc trong nước hoặc ngoài nước, một hiện tượng lạ hay một mầm non xuất sắc vừa nhú lên đâu đó liền được thông báo cho nhau biết v.v... Trong trường hợp của tôi chẳng hạn, hồi tôi còn sống ngoài Qui Nhơn, mỗi lần mua được sách báo ngoại văn tòa soạn Bách Khoa đều gửi ra cho xem. Ngay khi đã vào sống ở Sài Gòn không phải sách gì muốn mua cũng được: ngân sách gia đình của một người Việt trung bình không dồi dào tới mức ấy. Tòa soạn Bách Khoa là chỗ trao đổi tài liệu: một vị giáo sư già có nhiều quen biết với Trung tâm Văn hóa Pháp và mua lại đều đều nhiều thứ sách báo Pháp với giá rẻ, một vị giáo sư Văn khoa trẻ tuổi và cũng là một trong số khảo luận gia viết nhiều nhất bấy giờ thường tìm cách mua được nhiều sách báo xuất bản ở Hà Nội, các vị ấy sẵn lòng cho Bách Khoa mượn; riêng tòa soạn cố nhiên cũng sắm được nhiều sách báo. Tôi đã nhờ vả nhiều vào cái vốn tài liệu chung của nhóm để bồi dưỡng sự hiểu biết của mình. Mặt khác, từng nhóm riêng đã đem cái “thế lực” và phương tiện của mình để “tung” các văn tài mới: giới thiệu họ với các báo, với các nhà xuất bản, với những người điểm sách, phê bình v.v... Chắc chắn những lời khuyến khích ngợi khen rộng rãi của Nguyễn Đức Quỳnh đã thêm tự tín cho nhiều cây bút trẻ đương thời. Các anh em trong nhóm Bách Khoa đã cố gắng góp phần làm dễ dàng bước đầu của một số nhà văn sau này càng ngày càng vững vàng bản lĩnh: Trùng Dương, Túy Hồng, Y Uyên, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ v.v... Tạp chí Sáng Tạo đã tạo cơ hội xuất hiện cho những Dương Nghiễm Mậu, Cung Tiến, Doãn Quốc Sỹ... Tạp chí Văn sau đó lại giới thiệu với độc giả một lớp mới: Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Ngọc Minh v.v... Năng suất Cuối cùng, có lẽ không thể không nói đến điều này: nhà văn thời kỳ 54-75 viết lách ra sao? Có nhóm hay không nhóm, mức sống cao hay thấp, sống lành mạnh hay bê bối, địa vị xã hội lên xuống thế nào?..., những chuyện đó sẽ thành vô vị cả nếu chúng ta không biết được chuyện viết lách. “Viết lách ra sao”, chúng tôi không có ý nói đến vấn đề tài nghệ, vốn quá rắc rối. Hãy chỉ đề cập đến những gì cụ thể đơn giản. Chẳng hạn đến cái lượng viết. Về mặt này phải chịu trong thời kỳ ấy đa số viết khỏe. Biên khảo như Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Hiến Lê, Kim Định; sáng tác như Nhã Ca, Bình Nguyên Lộc, Thảo Trường, Duyên Anh v.v..., trong vòng hai mươi năm rất nhiều người cho xuất bản ba, bốn chục tác phẩm, có kẻ đã viết hay in đến hơn trăm tác phẩm. Điều nên nhớ là họ sống giữa một thời chiến tranh, lắm người tay súng tay bút. Hãy nghe Thanh Nam kể lại chuyện giờ giấc của ông hồi làm cho đài “Tiếng nói quân đội”, vào giai đoạn “dễ chịu” nhất tức là lúc đài được thoát khỏi bộ Tổng tham mưu mà dọn ra đặt ké ở chân cầu thang đài phát thanh Sài Gòn. Ở đó, quân nhân Thanh Nam ngày hai buổi phải có mặt tại bàn giấy, hì hục viết đủ bài vở cho đài rồi “quãng 11 giờ rưỡi, tôi đã phải thay thường phục ra đón xe tới tòa báo Thẩm Mỹ làm việc. Tô Kiều Ngân cũng vậy, nhưng vì làm việc ở bộ Tổng tham mưu giờ giấc gắt gao nên hơn 12 giờ anh mới phóng Mobylette tới. Hai đứa làm cho đến 2 giờ thì xuống Grimaud ngay trước tòa báo, xế cửa tiệm sách Lê Phan, ghé vào một trong những kiosque ở đó ăn vội vã một đĩa cơm rồi lại hấp tấp trở về sở làm. Hôm nào nhiều việc, chúng tôi lại trở lại tòa báo buổi tối làm cho đến 10 giờ khuya rồi đi chơi luôn.”[27]Trong số những cây bút siêng năng phải kể đến các thi sĩ trào phúng: Thần Đăng, Hà Thượng Nhân, Tú Kếu... Mỗi ngày họ đều ít nhất có một bài, lắm khi đôi ba bài trên mặt báo: báo hàng ngày, hàng tuần v.v... Như thế liên tiếp trong nhiều năm. Trong truyền thống bỡn cợt của ta Tú Xương chỉ mới lai rai, Tú Mỡ đã thành chuyên nghiệp, đến Tú Kếu thì ôi thôi, cười như máy, cười thật dễ dàng mà không hề gượng gạo. Trong chuyện viết lách của thế hệ này còn có điểm nữa tưởng cũng không nên bỏ qua: là đến một tuổi nào đó có nhiều tiểu thuyết gia xoay sang biên khảo. Sơn Nam cũng là tác giả của Tìm hiểu đất Hậu giang, Văn minh miệt vườn..., Bình Nguyên Lộc viết Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Lột trần Việt ngữ..., Nguyễn Văn Xuân viết về Phong trào duy tân, Khi những lưu dân trở lại, khảo về hát bộ, về Phan Chu Trinh v.v..., Võ Phiến viết Tiểu thuyết hiện đại, Chúng ta qua cách viết, Chúng ta qua tiếng nói, Tạp luận v.v..., Doãn Quốc Sỹ soạn sách về ngữ pháp, về văn học Việt Nam hiện đại (bằng Anh văn)... Những hoạt động ấy ít thấy ở giới sáng tác tiền chiến, ở những Khái Hưng, Nhất Linh, Lan Khai, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân v.v... Đặc điểm này do đâu, và có ý nghĩa như thế nào, hãy khoan xét đến. Chỉ biết rằng được thế nó cũng làm cho cái giai đoạn sau của cuộc đời các tiểu thuyết gia Miền Nam thời kỳ 54-75 không đến nỗi tàn tạ. Trong cuốn sách về tuổi già hình như Simone de Beauvoir có nhận xét tuổi tác không làm suy giảm khả năng của triết gia, nhạc sĩ, họa sĩ, nhưng thường làm giảm khả năng sáng tác của tiểu thuyết gia. Lớp 54-75 về già tự dưng có một lối thoát! Thời kỳ văn học 54-75 thì đến 75 dĩ nhiên là chấm dứt; nhưng các nhà văn của thời kỳ ấy lại không hề đồng loạt chấm dứt đời mình vào năm 1975. Nói về họ mà ngừng lại ở thời điểm này, e thiếu hào hứng; bởi vì cái “ly kỳ” của đời họ, giai đoạn “ngoạn mục” nhất của cuộc đời đa số các văn thi sĩ thuộc thế hệ này lại bắt đầu chính từ sau 1975. Tuy vậy chúng ta đành từ giã họ ngay lúc này. Sau đó có kẻ vẫn tiếp tục là nhà văn, có người lại hóa làm công nhân viên, làm phu phen, làm nông dân, làm tù nhân, một số đã ra khỏi cuộc đời; sau đó có những kẻ lưu lạc sang Tây phương sống một cuộc đời mới, có thể là giàu sang nhàn tản, lại có người còn kẹt trong một thế bần cùng nhục nhã v.v... Những chuyện thiên biến vạn hóa như thế chưa chấm dứt, vả lại cũng không giúp chúng ta hiểu gì thêm về thời kỳ văn học trước 75 ở Nam Việt Nam, bởi vậy xin dành lại cho những ai sau này còn lưu tâm đến cái sinh hoạt tinh thần Việt Nam sau 1975 ngoài vòng kiểm soát của nhà cầm quyền cộng sản. ________________________[1]Hà Thúc Sinh, ‘Phòng Thẩm cung’, đặc san Lướt Sóng, 1983, xuân Quý Hợi, xuất bản tại California, trang 37, 38.[2]Hà Thúc Sinh tên thật là Phạm Vĩnh Xuân. [3]Nhan đề một thi tập của Hà Thúc Sinh, xuất bản ở Sài Gòn trước 1975.[4]Stanley Meisler, “Politics and Proust, Intellect is très chic in France”, nhật báo Los Angeles Times, số ra ngày 19–12–1983.[5]của Nguyễn Tuân.[6]Nguyễn Ngu Í, Sống và viết với..., Ngèi Xanh xuất bản, Sài Gòn, 1966, trang 206, 207.[7]Như trên.[8]Như trên.[9]Như trên.[10]Như trên, tr. 209.[11]Tạp chí Nhà Văn, Sài Gòn, số tháng 2.1975, tr. 118.[12]Hà Thúc Sinh, ‘Người bạn’, tạp chí Nhân Văn, Hoa Kỳ, số Xuân Giáp Tý, 1984.[13]Như trên.[14]Hồi 73, 74 một truyện dài đăng nhật báo mỗi tháng có thể được trả đến 15.000$; mỗi ngày một bài hài đàm, hàng tháng có thể lãnh 20.000$.[15]Trên tạp chí Văn số 199 ra ngày 1-4-72, trong cuộc phỏng vấn của Nguyễn Nam Anh, ông Bình Nguyên Lộc cho biết vào năm 1957 ông viết mỗi ngày 11 feuilletons. Sau đó Lê Xuyên và An Khê dẫn đầu. An Khê từng viết tới 12 feuilletons mỗi ngày.[16]Bách Khoa, số Xuân, phát hành ngày 24-1-75, trang 108.[17]Như trên.[18]Nguyễn Ngu Í, Sống và viết với..., Ngèi Xanh, Sài Gòn, 1966.[19]Như trên.[20]Như trên, trang 200, 201.[21]Như trên.[22]Chân dung, Văn Khoa xuất bản, California, 1985.[23]Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sống Mới tái bản tại Arizona, Hoa Kỳ, trang 208, 211.[24]Trần Tuấn Kiệt, Tác giả và tác phẩm, tái bản tại Hoa Kỳ, không ghi năm tháng và tên nhà xuất bản.[25]Thục Viên, ‘Cây cầu của Mặc Tưởng ở Bon Sa’, in lại trong cuốn Tác giả và tác phẩm của Trần Tuấn Kiệt.[26]Nguyễn Ngu Í, Sống và viết với..., Ngèi Xanh xuất bản, Sài Gòn, 1966, trang 156.[27]Thanh Nam, ‘Hai mươi năm viết văn làm báo ở Sài Gòn’, tạp chí Văn, Hoa Kỳ, số 18, trang 65. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các yếu tố của sinh hoạt văn học Phần 2 ĐỘC GIẢ Số lượng Rời tác giả quay về phía độc giả, ta thấy cái nổi bật đầu tiên có lẽ là vấn đề số lượng. Số tác giả sau 54 ở Miền Nam vượt cao hơn hồi tiền chiến toàn quốc rất xa, trong khi số độc giả dành cho mỗi tác phẩm thì không thấy tăng. Trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến,[1] Nguyễn Vỹ có nói về chuyện in sách: các nhà văn tự in lấy tác phẩm của mình và tự phát hành lấy. Ông bảo: “Một số đại lý sẵn sàng gởi bưu phiếu về tác giả, để mua một số sách trừ tiền hoa hồng khá cao, thường thường là 25 phần trăm hoặc 30 phần trăm. Họ có thể mua từ 100 quyển đến 500 quyển hoặc 1.000 quyển tùy theo quyển sách mà họ biết trước sẽ bán được nhiều hay ít, và tùy theo địa điểm của họ.” Tôi ngạc nhiên. Đại lý có thể mua đến hàng nghìn cuốn sách một lần? Theo Nguyễn Vỹ, có “một số đại lý sẵn sàng” làm như thế: “một số” là bao nhiêu? Thực ra trên toàn cõi Việt Nam chỉ cần được vài ba đại lý như thế đã đủ làm nên sự lạ, bởi vì riêng vài nhà họ tiêu thụ tất cả số ấn hành trung bình mỗi tác phẩm ở Miền Nam sau 1954. Thật vậy, trong khoảng 54-75 số sách tiêu thụ đại khái đôi ba nghìn cuốn mỗi lần in. Phải vận dụng mọi cách phát hành mới tiêu thụ nổi chừng ấy sách, làm gì có chuyện vài đại lý gửi bưu phiếu mua hết veo ngay! Nguyễn Vỹ nhớ lầm chăng? Nếu “một số đại lý” mua được mỗi nhà một nghìn cuốn thì tổng số sách bán được e lên đến hàng vạn cuốn mỗi lần ấn hành. Lẽ nào rực rỡ quá vậy? Cứ theo số lượng ấn hành ghi ở phần nhiều các sách tiền chiến thì đại khái cũng không khác thời kỳ 54-75 ở Miền Nam, tức đôi ba nghìn cuốn mỗi kỳ.[2] Như thế đã đáng suy nghĩ rồi. Mặc dù quần chúng độc giả tiền chiến của Nguyễn Vỹ là quần chúng toàn quốc, còn độc giả Miền Nam sau 54 là quần chúng nửa nước, nhưng dân số có gia tăng lớn và cuộc di cư 1954 đã đưa thêm người vào Nam cho nên sự chênh lệch không bao nhiêu. Trước 1945 trên toàn cõi Việt Nam và sau 54 ở Miền Nam đại khái dân số cùng xấp xỉ vài chục triệu. Tuy nhiên trong cái số đông của tiền chiến đại đa số là thất học, hạng thoát nạn mù chữ đã ít, kẻ có trình độ trung học rất hiếm hoi (cả xứ Trung kỳ chỉ có 4 trường trung học công lập ở Vinh, Huế và Qui Nhơn!), nói gì đến tầng lớp đại học. Sau 1954 ở Miền Nam trường học mở đầy dẫy, trong giai đoạn sau của chế độ sinh viên các phân khoa nhân văn từ Huế vào đến An Giang có đến hàng trăm nghìn: thế mà số người đọc sách không tăng thêm, ít ra là không tăng một cách rõ rệt, đáng kể. Lạ chứ. Nhớ có lần nói chuyện với một nhà sách kỳ cựu ở Sài Gòn, đã hành nghề dưới nhiều chế độ, theo dõi tâm lý của độc giả trải qua nhiều thời kỳ ¾ tức ông Khai Trí ¾ có nghe ông đưa ra một nhận xét: Quả là sau này người ta ít mua sách hơn thời tiền chiến. Một trong các lý do là cuộc sống bất định của thời buổi chiến tranh. Ngày trước mỗi khi có cuốn sách mới của văn sĩ nổi danh vừa phát hành thường thường độc giả mua ngay, dù có thì giờ để đọc hay không cũng mua. Mua cất vào tủ sách gia đình cho đủ, để đọc dần. Sau 1945 nhiều biến cố liên tiếp xảy ra khiến thiên hạ rời nhà rời quê chạy tán loạn, nay lánh cư chỗ này mai lánh nạn nơi khác, tủ sách gia đình hao hụt dần, mười phần mất bảy còn ba, rồi mất hai còn một! Khắp Nam kỳ Lục tỉnh sau 45, nhất là sau 68, chẳng còn mấy ai giữ được tủ sách gia đình nữa. Đã không có tủ sách thì sách chỉ mua khi nào cần đọc mà thôi. Nghĩa là ít đi nhiều lắm. Về các tai họa xảy đến cho sách vở trong thời loạn, có thể nghe qua một vài câu chuyện do ông Vương Hồng Sển kể: “Một bữa trưa, tháng hai năm 1946, để tránh nạn ‘dân thổ dậy’, tôi và gia quyến đưa nhau đến gõ cửa xin tá túc dưới mái ngói một giáo đường mà cụ cố già trên tám mươi tuổi được đôi bên Miên Việt kính vì và đồng lòng chừa khu vực giáo đường không đốt phá. Trưa bữa ấy, tôi ngồi dưới gác chuông, chiếc nóp lá trên vai, mặt ngó ra sông, xảy thấy một Miên già gánh hai giỏ tre lớn đựng đầy sách vở chữ Hán, từ xa đi lại. Giỏ đi ngang mắt tôi, may thời tôi đọc được hai chữ ‘... thi tập’ trên một quyển sách ghép thành bộ có bìa bọc gấm đỏ và gồm bốn chữ mà tôi đã dốt hết hai! Tôi chạy theo cố nài mua cho được bộ sách ấy, sau biết lại là bộ Vĩ dã thi tập của Tuy Lý vương.” [3]“Đến năm đảo chánh 1945-1946, khi chạy vô làng Hòa Tú một đêm trăng bị binh Tây bố, bắn đạn hỏa châu đỏ trời, chúng tôi sợ quá bỏ nhà chạy vào rừng, cách mươi hôm sau trở về thì tủ sách bị lục phá tơi bời, nhiều sách in trên giấy mỏng, nhứt là loại xuất bản trên giấy bản xứ vào thời chiến tranh Nhật, đã bị các nông dân cứu quốc trong xóm dùng làm giấy hút thuốc thay cho lá chưn bầu, lá dừa nước non.”[4]Ngoài lý do an ninh, sách còn bị khổ vì lý do chính trị. Sau 1945 ở vùng cộng sản mà chứa sách Pháp hay sách “trong thành”, ở “trong thành” mà chứa sách ngoài khu; sau 1954 ở vùng cộng sản mà chứa sách quốc gia, ở vùng quốc gia mà chứa sách cộng sản, đều có thể gặp rắc rối. Sách đôi khi thành ra một món nguy hiểm, không tiện chứa chấp, tích trữ. Lại vẫn nhà chơi sách Vương Hồng Sển góp thêm với chúng ta một mẩu chuyện nữa: “Một ông cưng sách như trứng mỏng, cắp nắp, ôm đồm từ những quyển sách học trường lớn bên Pháp đến những tập hai ba xu Việt văn. Việt Minh bùng dậy, phá làng đốt xóm. Tủ sách ông ra tro. Từ ấy, tóc ông càng bạc thêm, ông chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo, những ai giở chuyện sách ra nói, mí mắt ông ướt hồi nào không hay.” [5]Sách mà gần đây không bán được nhiều, cái ấy lại còn có một lý do khác nữa tưởng cũng quan trọng. Sau 1960 tình hình Miền Nam mỗi ngày mỗi khẩn trương, thanh niên bị động viên. Muốn được hoãn dịch để tiếp tục học vấn, họ phải lên lớp không ngừng, phải thi đậu liên tiếp. Vì vậy ai nấy lo chúi đầu vào sách giáo khoa, học trối chết, không mấy ai dám “phí” thì giờ vào các trò nghệ thuật văn chương. Cùng trong khoảng thời gian ấy, sách ở Miền Bắc nêu lên số lượng ấn hành cao hơn ở Miền Nam nhiều: thường thường mỗi nhan đề in đến hàng vạn cuốn. Những con số ghi trên sách Miền Bắc đáng được tin tới chừng nào? Liệu có nên liên tưởng đến những con số xác “địch” trên chiến trường, số phi cơ “địch” bị bắn rơi v.v... trong các bản thông cáo chiến sự của Hà Nội trước đây chăng? Ở Tây phương người ta vẫn không mấy khi dám tin vào con số thống kê từ các xứ cộng sản. Dù sao, trước khi có chứng liệu rõ ràng, hãy cứ cho rằng sách ở Miền Bắc phát hành nhiều hơn Miền Nam. Có chênh lệch chăng, sự chênh lệch Nam Bắc không do sở thích đọc sách của quần chúng, mà do cách phổ biến sách, do chính sách phổ biến văn hóa mỗi nơi một khác. Ở Nam, viết và đọc sách báo là chuyện tự do của công dân; sách báo lắm khi gây khá nhiều khó khăn cho chính quyền, cho chế độ, bởi vậy chính quyền có vẻ không mấy sốt sắng phổ biến, cứ mặc cho nó... tự do. Ở Bắc, sách báo là phương tiện tuyên truyền chủ nghĩa, quảng cáo chế độ, xưng tụng chính quyền, mê hoặc dân chúng; dân càng đọc nhiều càng thấm nhuần công đức nhà nước, càng ngoan ngoãn, càng hồ hởi, vì thế nhà nước lúc nào cũng hăng say phổ biến sách báo. Sách nào in nhiều sách nào in ít, sách nào phổ biến rộng sách nào phổ biến hẹp, chuyện ấy không do đòi hỏi của độc giả mà do sự cân nhắc “lợi hại” của nhà nước. Thơ “Bác” với thơ Tố Hữu số in cao hơn thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Hồ Dzếnh là tất nhiên. Cuốn Chữ nôm của Đào Duy Anh in 5.200 bản, cuốn Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần in 6.400 bản, cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ của Trương Chính in 10.000 bản, mà cuốn Tây Dương Gia-tô bí lục in 20.500 bản, lẽ nào vì quần chúng ham đọc bí lục hơn xem thơ Nguyễn Công Trứ hay tìm hiểu chữ nôm! Ở Bắc nhà nước tha hồ đưa sách xuống tận xã thôn: hễ công văn đi tới đâu thì sách báo đi tới đó. Trái lại trong Nam sách báo chỉ xuống đến tỉnh lỵ là cùng đường. Họa hoằn mới gặp một đôi quận lỵ có tiệm sách bày bán dăm ba thứ kiếm hiệp nhảm nhí. Thiện chí của các tổ chức phát hành tư nhân biểu lộ đến chừng ấy là quá mức rồi: xuống quá tỉnh lỵ nhu cầu không có mấy, lợi lộc chẳng bao nhiêu, mà tình hình an ninh có lúc không tốt đẹp, bảo họ phiêu lưu làm chi? Chính quyền không thiết, tư nhân không ham, chuyện đưa sách báo đến dân quê gặp bế tắc. Trước tình trạng ấy trong các phiên họp Hội đồng Văn hóa Giáo dục (nhiệm kỳ 70-74) chúng tôi nhiều lần đề nghị thành lập tủ sách xã thôn, bằng cách khuyến khích các xã dành một khoản trong ngân sách hàng năm để mua sách báo cho dân chúng địa phương mượn đọc. Nhưng tình hình đất nước lúc bấy giờ đã quá rối ren, chính quyền bận đối phó với nhiều vấn đề khẩn bách nên chuyện văn hóa bị bỏ qua. Ấy ở Miền Nam với Miền Bắc sự tình khác nhau như thế, cho nên khó có sự so sánh đứng đắn. Chúng ta đã đem số lượng độc giả Miền Nam thời 54-75 đối chiếu với thời tiền chiến, rồi đối chiếu với Miền Bắc. Đối chiếu tình hình thời chiến tranh với thời thanh bình, đối chiếu tình hình dưới chế độ tự do với chế độ độc tài, không phải để rút ra những kết luận dễ dãi. Chẳng qua chỉ thấy nếu không có sự can thiệp của chính quyền, đồng bào ta đọc chưa lấy gì làm nhiều. Nếu lại đem ra so sánh với số lượng ở lắm nước ngoài, vẫn thấy có sự thua sút đáng buồn. Chẳng hạn ở những nước Tây phương như Anh, Pháp v.v..., ở nhiều nước Đông phương như Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản v.v... tỉ số độc giả so với dân số cao hơn ở ta rõ rệt. Ở ta một tờ nhật báo có uy tín như tờ Chính Luận phát hành mỗi ngày không quá 20 nghìn số, trong khi Đại Hàn (dân số chừng 30 triệu trước 1975) các tờ Chosun Ilbo và Dong A Ilbo mỗi ngày in ngót một triệu số.[6] Tạp chí và sách ở Đại Hàn, Đài Loan đều được ấn hành nhiều hơn ở ta, vượt ta rất xa. Họ là những nước tự do, ở đó người ta đọc là vì thích đọc, không có chuyện nhà cầm quyền dúi sách báo vào tay dân chúng để giáo dục lòng yêu đảng, yêu chủ nghĩa v.v... Dĩ nhiên Việt Nam là nước văn hiến, nhưng cái văn hiến ấy nó phát huy có phần éo le: kẻ viết càng ngày càng đông mà người đọc cứ thưa thớt mãi, thế có khổ không? Nghĩ ngợi loanh quanh về cái tính ít đọc của đồng bào ta, tôi đoán chừng nguyên nhân của nó không phải chỉ ở gần đây, như chuyện ngoại thuộc với chế độ ngu dân, như tình hình chiến tranh v.v... Không phải chỉ có ngần ấy. Có lẽ có những lý do xa hơn. Chẳng hạn sự xuất hiện muộn màng của văn tự dân tộc. Không hiểu sao mãi cho tới khi tiếp xúc với Tây phương chúng ta không chịu đặt ra một thứ văn tự riêng, ta xài tạm chữ Hán, chế biến qua quít, vừa xài vừa coi rẻ thứ chữ chế biến ấy. Cái gì mà muốn viết được đọc được tiếng ta lại phải biết qua chữ nước người mới xong. Mà chữ Hán đâu phải dễ học! Thành thử trong suốt quá trình lịch sử dài dằng dặc tối đại đa số đồng bào ta chẳng hề đọc cái gì bao giờ. Những gì họ biết là biết qua tai nghe. Chuyện đọc chữ là chuyện của một số người hiếm hoi trong xã hội. Riết rồi thành thói quen. Đến khi ta có chữ, có sách, ta vẫn chưa kịp tập được thói quen xem sách. Làng trên xóm dưới, khắp khóm phường khu phố, đâu là một gia đình có sắm tủ sách? Cái kỷ niệm về sách vở đậm đà nhất trong một đời người, cho đến khi đã luống tuổi, đối với một số đông vẫn là mấy bài quen thuộc trong cuốn Quốc văn giáo khoa thư. Không viết không đọc được bằng ngôn ngữ dân tộc, quần chúng khó lòng thưởng thức văn chương xứ người, khó lòng vui buồn với thơ phú Trung Hoa, quần chúng chỉ sống với nền văn chương truyền khẩu. Cho nên văn chương truyền khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử văn học nước ta. Nó rất phong phú, nó lại có sức sống mạnh: lệ thường khi văn học ký tải xuất hiện thì văn học truyền khẩu tàn lụi, nhưng ở ta nó không chịu tàn lụi, nó cứ sống, tiếp tục sống, sinh sôi phát triển cho đến những thời gần đây nhất, cho đến tận ngày nay; nó cứ tồn tại hoài, song song với nền văn học ký tải hiện đại. Ngay bây giờ, bất cứ ở nơi nào trên đất nước Việt Nam, từ Bắc chí Nam, người ta đều có thể nhặt được những câu chuyện, những câu hát câu ca châm chọc nhà cầm quyền liên quan đến những thời sự mới toanh. Văn chương truyền khẩu sở trường về vận văn. Có vần có điệu mới dễ nhớ, dễ truyền. Phải chăng vì vậy mà có cái địa vị ưu tiên đặc biệt cho thi ca trong nền văn học quốc âm của ta xưa nay? Mặc dù phát triển trong vòng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa hàng ngàn năm, văn học ta vẫn giữ những nét đặc thù căn bản khác biệt với văn hóa Trung Hoa; cái đặc thù ấy liên hệ đến thi ca: Truyện Tàu không hề bắt nguồn từ thơ, trong khi truyện và thơ của ta cứ dính liền nhau cho đến tận đầu thế kỷ này! Trên thế giới có được mấy nơi mà văn loại tiểu thuyết cứ bám chặt lấy thi ca không chịu rời ra như thế? Thật vậy, tác phẩm nổi tiếng nhất của dân tộc, Truyện Kiều, là một truyện bằng thơ, ra đời giữa bao nhiêu truyện thơ khác. Giả sử bản in Truyện Kiều nôm đầu tiên ra đời vào khoảng 1820 thì số ấn bản hãy còn ít lắm, làm sao tới được dân gian; mãi tới 1875 có bản Kiều quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký, nhưng chữ quốc ngữ hãy còn mới mẻ, tỉ số người mù chữ hãy còn hết sức cao, thì sách đâu có mấy ai xem được. Hơn một thế kỷ sau khi Nguyễn Du qua đời, cách phổ biến chủ yếu của Kiều vẫn cứ là cách truyền miệng. Trong gia đình chòm xóm, ngoài các bến đò, bến xe, các chợ búa v.v... người ta kể Kiều, ngâm Kiều, cũng như kể Phạm Công Cúc Hoa, nói Vân Tiên v.v... Thế rồi mãi cho tới gần đây, khi chúng ta đã có những tiểu thuyết gia du học từ Âu châu về, khi trên lãnh vực tiểu thuyết trong nước đã có những xôn xao bàn luận về trường phái lãng mạn, tả chân, về xu hướng tâm lý, xã hội v.v..., tức là những món rất “hiện đại” của Tây phương, thì trong dân gian người ta vẫn cứ còn “nói” vè Thông Tằm, “nói” thơ Sáu Trọng, thơ Thầy Thông Chánh, thơ Cậu Hai Miên v.v... như thời trung cổ. “Nói” và nghe vẫn còn thích hợp hơn là viết và đọc. Ngâm nga mãi, chúng ta có hẳn cái khiếu về thi ca. Thơ bàng bạc khắp cuộc sống: buồn làm thơ, vui cũng làm thơ, sinh đẻ có thơ mừng, chết chóc có thơ khóc, thưởng cảnh đẹp có thơ, gặp hoạn nạn cũng có thơ..., và mọi người ai nấy đều như làm thơ được cả. Cả dân tộc như thở ra thơ. Mấy năm trước đây, nhớ báo chí có nói đến một người Gia-nã-đại đi nghiên cứu về thái độ chết của con người khắp nơi, đến Việt Nam bỗng ngạc nhiên về một tử tội ê a hát xướng gì đó trong đêm trước buổi thọ hình: hỏi ra thì người ấy ngâm thơ. Đã lấy gì làm quái dị? Đêm trước hãy còn xa cái chết chán; trong lịch sử có nhiều người Việt Nam ra đến pháp trường hãy còn ngâm thơ. Người Việt Nam ngâm thơ vào cái lúc thiên hạ đọc kinh cầu nguyện Thượng Đế. Khắp Âu Mỹ, nhật trình mỗi ngày tuôn ra từng đống chẳng hề có bài thơ nào, trên nhật trình Tàu, Nhật ở Á Đông cũng không thấy thơ, nhưng ở ta thì có: có một mảnh giấy in ra là có thơ trên đó rồi. Thơ ở ta nó lan tràn ra ngoài phạm vi văn học, nó lan tràn khắp mọi lãnh vực của cuộc sống: các đấng Thích Ca, Jesus, Mohammed truyền đạo bằng lời giảng tản văn, còn đức Huỳnh Phú Sổ lại thường dùng vận văn, và trong đạo Cao Đài các tiên thánh giáng cơ cũng toàn làm thơ cả. Bởi thơ được trau luyện, cho nên ở ta nó vượt bỏ tản văn rất xa. Cùng một thời với nhau mà thơ Kiều đã đạt tới tuyệt đỉnh tinh vi, còn văn xuôi trong các lá thư của vua Gia Long, vua Quang Trung thô sơ biết chừng nào. Thậm chí, đến thời Trương Vĩnh Ký, thời Đông Dương Tạp Chí tản văn Việt Nam vẫn hãy còn xa cái trình độ có thể dùng được vào một công trình nghệ thuật. Tóm lại, vì nhiều nguyên nhân, người Việt Nam tuy có yêu văn chương, có khiếu thi ca, nhưng ít đọc sách, mà thời buổi chinh chiến lại càng thêm trở ngại cho việc phổ biến, lưu trữ sách báo, vì vậy số lượng độc giả ở Miền Nam sau 54 không gia tăng mấy. Sự kiện ấy có lẽ cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học, không chừng đến giá trị của một số tác phẩm bấy giờ cũng nên! Nếu đồng bào ta cũng đọc nhiều như người Nhật người Anh chẳng hạn, nếu mỗi tác phẩm đem lại cho người viết món tác quyền lớn hơn thì những tác giả đã thành danh như Bình Nguyên Lộc, Thụy Vũ v.v... đâu đến nỗi phải chạy đôn chạy đáo kiêm đôi ba công việc, phải dành cái phần thì giờ “ngon lành” nhất trong ngày cho việc làm báo mưu sinh, phải viết văn bằng tay trái? Có nhiều thì giờ hơn dành cho nghệ thuật, chắc chắn họ viết kỹ hơn, và có nhiều hi vọng hay hơn. Nghe một tác giả nào đó đổ tội viết kém hay cho độc giả lười đọc, ai nấy tha hồ cười cợt mỉa mai. Mặc kệ, tôi vẫn cứ ngờ rằng giá mỗi ngày có thể ngồi nhẩn nha viết tới viết lui, chữa đi chữa lại đôi ba trang sách thì kết quả vẫn có cơ tốt hơn là phải còng lưng viết ào ào mười cái phơi-dơ-tông để kiếm sống. Địa phương Độc giả ta ít, thế số độc giả ít oi ấy họ ở nơi nào? Về thời trước Nguyễn Vỹ chỉ rõ: “Các tiệm sách lớn ở Huế, Sài Gòn và Nam Vang (Cao Miên) thường thường là những khách hàng quan trọng hơn cả. Thời tiền chiến ba nơi ấy tiêu thụ hơn một nửa tổng số phát hành. Kế đến Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Mỹ Tho, Biên Hòa, Long Xuyên, Battambang (Cao Miên), Vientiane (Lào), rồi sau cùng là các thành phố khác.”[7] Ở đoạn này ông không nói đến Hà Nội và cả Bắc bộ. Tính sơ qua: Huế, Sài Gòn, Nam Vang đã tiêu thụ hơn một nửa; rồi từ Thanh Hóa vào Nam (tức Trung bộ và Nam bộ cũ) cùng với Lào Miên lẽ nào không được một phần tư nữa: cộng chung là hơn ba phần tư. Phần còn lại của Hà Nội và toàn Bắc bộ là non một phần tư: ít vậy sao? Một điểm đáng chú ý nữa là thời bấy giờ những nhà xuất bản “cò con” (các tác giả tự xuất bản sách mình) không những đã trực tiếp phát hành đến Nam Vang, Vạn Tượng, các thủ đô Miên Lào, mà còn gửi sách đến tận các tỉnh Miên, như Battambang chẳng hạn. Sau này, mặc dù ở những nơi ấy vẫn có Việt kiều, có độc giả, nhưng sự liên lạc giữa Việt Miên Lào không còn chặt chẽ như trước, sách Việt không còn đi khắp cõi Đông Pháp một cách thong dong như trước nữa. Về sau, năm 1964, đáp lời phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í, chủ nhà xuất bản Sáng Tạo là Doãn Quốc Sỹ nhân trận lụt lớn ở ngoài Trung, cho biết: “Độc giả của tôi ba phần tư là ở miền Trung. Lụt này rồi ảnh hưởng nhiều đến công cuộc xuất bản sách, trong đó có Sáng Tạo chúng tôi.” Ngu Í nói: “Anh Võ Phiến cũng vừa nói với tôi: để đến Tết xem tình hình sinh hoạt miền Trung ra sao anh mới có thể quyết định được sự sống còn nhà Thời Mới của anh.”[8]Tôi không còn được những con số chính xác về tình hình tiêu thụ sách trong nước, chỉ biết rằng miền Trung có vai trò rất quan trọng. Thường thường số sách phát hành tại Sài Gòn là một nửa tổng số; trong số còn lại, sách gửi đi Đà Nẵng nhiều hơn cả, rồi đến Huế. Sách bán ở Sài Gòn là gồm cả sách bán cho các hiệu sách và cho các nhà phát hành; những nhà này rồi sẽ phân phối cho các tỉnh trong Nam, trên Cao nguyên, mà cũng lại có một số ra Trung nữa. Bởi vậy tôi không thể biết cuối cùng rồi mỗi địa phương thực sự tiêu thụ bao nhiêu. Một phỏng ước qua loa cho thấy: Sài Gòn lấy một nửa tổng số để bán lẻ và phân phối khắp nơi, vậy riêng số sách bán lẻ tại Sài Gòn chẳng qua chừng trên dưới một phần tư tổng số; và những Cần Thơ, Đà Lạt (có trường đại học khá lâu) cũng chỉ chia với các nơi khác một phần tư tổng số còn lại: quá ít so với Đà Nẵng là nơi chưa có đại học. Một thói quen đọc sách trong trường hợp này quan trọng hơn là trình độ học thức của quần chúng. Tôi không có ý gì ngờ vực con số Doãn Quốc Sỹ đưa ra, nhất là con số ấy sau này lại được Túy Hồng xác nhận.[9]Viết đến đây tôi nghĩ đến những sự kiện Thanh Nam đã để ý khi mới vào đến Sài Gòn: đến huyền thoại Ngọc Sơn, đến người độc giả bình dân miền Nam. Ngọc Sơn viết truyện đăng trên các nhật báo Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, truyện ăn khách, báo bán chạy quá sức, và Ngọc Sơn (sau đổi ra bút hiệu Phi Long) đòi tăng lương. Các chủ báo (ông Đinh Văn Khai, bà Bút Trà) ban đầu không tin rằng báo chạy là do truyện Ngọc Sơn, không chịu tăng; Ngọc Sơn cúp ngang, bỏ đi, báo suy sụp cấp kỳ. Chủ báo hoảng hốt chạy tìm Ngọc Sơn điều đình. Lúc bấy giờ là 1953, dân Sài Gòn còn tiêu đồng bạc giấy xé đôi và tô phở 79 mới có 3 đồng, thế mà lương của Ngọc Sơn ban đầu 15.000$ một tháng, tăng lên 20.000$ rồi $30.000, rồi $50.000 một tháng! Ngoài ra bà Bút Trà còn phải trả thêm cho Ngọc Sơn 100.000$ một năm để giành độc quyền bút hiệu Phi Long cho Sài Gòn Mới. Ngọc Sơn hay Phi Long là tác giả những truyện Bàn tay máu, Rừng thẳm bể khơi, Cung đàn lỗi nhịp v.v..., những truyện cho giới bình dân. Thanh Nam nhận xét: “Hiện tượng ‘Ngọc Sơn’ thoạt nghe có vẻ hoang đường, khó tin nhưng sau này khi đã chính thức nhập cuộc sinh hoạt với báo chí miền Nam thì tôi không còn thấy thắc mắc hay ngạc nhiên nữa. Sở dĩ có một vài tác giả ‘ăn khách’ được các chủ báo o bế, chiều chuộng, trả lương cao như vậy là vì thành phần độc giả của các báo hàng ngày cũng như hàng tuần ở Sài Gòn đa số thuộc giới bình dân, lao động, những bà những cô bán hàng ngoài chợ. Khác hẳn ngoài Bắc, giới lao động trong Nam rất chịu mua báo, đọc báo. Ở Hà Nội, người ta không thể nào bắt gặp một anh xích-lô ghếch mũi xe vào một hè đường vắng, dưới bóng cây râm mát nằm khểnh trên nệm, phì phèo điếu thuốc, đọc báo suốt một buổi trưa, từ chối chở khách, cũng như khó tưởng tượng được cái cảnh một bà bán cá trong chợ vừa trả lời giá cả với khách hàng vừa coi tiểu thuyết trong báo.”[10]Sự ngạc nhiên của Thanh Nam từ Bắc vào cũng là sự ngạc nhiên của người miền Trung chúng tôi nữa: ngoài Trung cũng không có hạng bình dân lao động đọc nhật trình. Ngay từ trước khi Thanh Nam vào Sài Gòn dân ngoài Trung chúng tôi thỉnh thoảng đã nghe những bà con đồng hương đi Nam kỳ Lục tỉnh làm ăn về kể chuyện phu xích-lô đọc báo, cùng nhau trầm trồ chuyện lạ... xứ người! Ngẫm lại như thế cũng phải: Nam kỳ là cái nôi của báo chí Việt Nam. Tờ báo xưa nhất ra đời ở đây, phổ biến trước nhất xuống người dân ở đây, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, những người cầm bút viết bằng chữ quốc ngữ viết khỏe nhất đầu tiên là ở nơi này; nếu có ngày nào chuyện đọc báo thành một thói quen phổ biến, chuyện ấy không bắt đầu ở Sài Gòn Lục tỉnh thì bắt đầu ở đâu? Và sức đọc của giới bình dân Sài Gòn phải chịu là cao: Hồi 1953 những tờ Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới hẳn không bán được ở các tỉnh ngoài Trung, mà ngoài Bắc (như Thanh Nam cho biết) thì người lao động không đọc mấy, thế mà các chủ báo trả cho Ngọc Sơn những món lương tháng thật cao, vậy báo phải tiêu thụ được nhiều lắm, riêng một miền Sài Gòn Lục tỉnh. Chắc chắn sau 1953, mãi suốt thời kỳ 54-75 chiều hướng ấy cũng không thay đổi: dân Nam vẫn còn đọc nhật trình nhiều.[11]Tóm lại, cứ theo nhận xét của một số nhà xuất bản và ký giả thì bấy giờ người độc giả chính yếu của sách biên khảo nghệ thuật sống ở Miền Trung, đặc biệt là ở vùng Quảng Nam, Huế; còn độc giả nhật trình, xem truyện tiêu khiển, thì ở trong Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Nông thôn và thành thị Thế những độc giả ấy, họ sống trong khung cảnh nào? họ là dân quê ở nông thôn chăng? là dân thành thị chăng? Về giới bình dân đọc truyện nhật trình, như vừa nói, đa số là thị dân trong Nam. Tuy vậy nông dân khắp nước ở ngoài Trung, ở Cao nguyên không hẳn là không đọc báo. Do hệ thống Thông tin, báo được phổ biến rộng rãi, được đưa sâu vào thôn quê. Thường thường tại các quận lỵ đều có phòng đọc báo, tại các ban Thông tin xã có báo gửi về, những báo ấy có thể chia ra luân phiên phân phối đến các thôn. Loại ấn phẩm do Thông tin phổ biến là những thứ báo chí hoặc của chính quyền, hoặc thân chính quyền, hoặc có hiệu năng chống cộng mạnh, hoặc có giá trị, như các báo Cách Mạng Quốc Gia, Tự Do, Ngôn Luận, các tạp chí Sinh Lực, Quê Hương, Bách Khoa, Sáng Dội Miền Nam..., là những tác phẩm hoặc có nội dung chống cộng, hoặc có giá trị cao, như những cuốn Bí danh (dịch của Lâm Ngữ Đường), Đêm hay ngày (dịch của Arthur Koestler), Đất Hồ của Lưu Kiếm, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc v.v... Sách chỉ được mua một ít với số lượng cũng ít luôn, nên không xuống đến xã, mà chỉ được bày xa nhất là đến phòng Thông tin các quận; tạp chí thường cũng vậy; chỉ có nhật trình được đi xa hơn. Nhưng càng về sau tình hình an ninh càng tồi tệ, cho nên dường như đường xuống nông thôn bị tắc nghẽn.[12]Dù sao, trên thực tế, trước sau cũng chỉ có một số nhật báo mang tin tức thời sự đi vào thôn quê, còn sách văn nghệ thì không hay vượt quá giới hạn các tỉnh lỵ. Người độc giả chính yếu của văn học nghệ thuật Miền Nam trong thời kỳ 1954-75 là người dân thành phố, bất kỳ là thành phố Trung phần, hay Nam phần. Tại sao có sự rút lui của nông dân ra ngoài sinh hoạt văn nghệ? Ông Phạm Văn Sĩ nói về giai đoạn 1954-59 ở Miền Nam: “Để gìn giữ tinh thần yêu nước, lối sống lành mạnh, đồng bào tìm đọc những truyện dân gian cũ như Phạm Công Cúc Hoa, Dương Ngọc, Trần Minh khố chuối...”[13] Chữ “đồng bào” đây chắc chắn là chỉ về dân quê, thành phần xưa nay vẫn gắn bó với kho văn học dân gian, văn học truyền khẩu, với các truyện thơ v.v..., bởi tôi không nhận thấy có nam nữ sinh viên các đô thị tìm đọc Trần Minh khố chuối “để gìn giữ tinh thần yêu nước”. Vậy có sự tẩy chay của nông dân tại Miền Nam đối với văn nghệ sau 54? E không có đâu. Không phải trong mọi sự mọi việc xảy ra đều có một ý nghĩa chính trị. Nông dân và thị dân dần dần xa nhau, họ có những thói quen những sở thích khác nhau: sở thích văn chương cũng như sở thích ăn uống, ăn mặc v.v... Nông dân khoái thuốc lá, rượu đế, họ không nhậu la-de, không hút thuốc thơm, không nhai bò khô, không ghiền cà-phê, không xài khăn mùi-xoa v.v..., cũng như họ đọc Phạm Công Cúc Hoa trong khi giới trẻ Sài Gòn đọc truyện Nhã Ca, Chu Tử, Duyên Anh, đọc thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím. Họ khác nhau vậy thôi, không hẳn vì bên nào “gìn giữ tinh thần yêu nước” trong khi bên kia thiếu gìn giữ. Ở thôn quê người nông dân không đọc truyện Chu Tử, nhưng con cái của họ qua khỏi bậc tiểu học, lên tỉnh học trung học, đi Sài Gòn, Cần Thơ, Huế v.v... học đại học thì lại đọc Chu Tử, Nguyễn Mạnh Côn và không còn nhớ tới Trần Minh khố chuối nữa đâu. Đồng bào ở nông thôn yêu nước, còn những tử đệ ưu tú của họ lại hết yêu nước rồi chăng? Lẽ nào? Tôi nghĩ nông dân bị trụt lại với nền văn học thời trước là vì sau này các hoạt động văn học nghệ thuật đã dồn về đô thị cả khiến nông thôn bị bỏ rơi, bị xa lìa. Ngày xưa, thời Trần Minh khố chuối, thời Phạm Công Cúc Hoa, nho sĩ sống ngay tại thôn quê, lẫn lộn với nông dân. Nguyễn Du, con quan quận công, dòng dõi trâm anh thế phiệt đời đời khanh tướng, ông Nguyễn Du vang danh văn hay chữ tốt từ thuở thiếu thời ấy, đêm đêm cũng đi hát với trai làng, cũng mê những cô lái ở bến đò làng, những cô gái phường vải phường nón, tranh giành nhau với những chàng nông phu chăn bò, cắt cỏ, và bị họ hạ sát ván như đã than vãn trong bài ‘Sinh tế Trường Lưu nhị nữ’. Những nho sĩ lỗi lạc mà lận đận, những vị khoa bảng không thích bon chen, những vị đại thần chán công danh xin về quê trí sĩ, mở trường dạy học, vừa nghỉ ngơi vừa truyền đạo thánh hiền: đó là tiểu học mà cũng là đại học. Đám anh tài trẻ tuổi được đào tạo ở những trường ấy gặp khoa thi có kẻ đậu thi hương, người đậu thi hội, rồi lại có kẻ dự đình thí luôn. Họ đi thẳng từ làng mạc đồng ruộng đến chốn triều đình. Nông thôn là chỗ họ sinh sống, trưởng thành, học hành, vui chơi, tình tự, là nơi họ ngâm vịnh, sáng tác, đọc sách, xem thơ v.v... Những câu ca dao gọi là của bình dân có sự góp phần của nho sĩ; những bài thơ câu đối của nho sĩ được truyền ngay xuống dân gian, có ngay sự bình phẩm của đám bình dân v.v... Những câu thơ Hồ Xuân Hương, Phạm Công Cúc Hoa, Lục Vân Tiên... thành hình trong khung cảnh như thế. Dù có ý định gìn giữ lòng yêu nước dù không, bà con nông dân sống xung quanh Hồ nữ sĩ cũng cứ truyền nhau những câu như “Cá giếc le te lách giữa dòng”, “Hòn đá xanh rì lún phún rêu” v.v... để cười rúc rích chơi. Sau này Tú Kếu chẳng hạn cũng có những câu đáo để, giá nông dân nghe được chắc họ cũng vui lòng góp một tiếng cười mà không sợ sút giảm lòng yêu nước, chỉ tiếc Tú Kếu ở xa quá, quá tầm với của nông dân, trong một khung cảnh cơ hồ không có đường giao tiếp với nông dân. Thôi thì nông dân đành tiếp tục đọc Trần Minh khố chuối vậy, mặc cho đám thị dân múa men thế nào tùy ý. Họ đâu cố tình tẩy chay? Văn học cộng sản, “văn học giải phóng” thì không thế. Trong xã hội của họ không có sự phân hóa thành thị - thôn quê. Cán bộ của họ ¾ cán bộ chính trị cũng như văn nghệ ¾ phân tán lẫn lộn vào nông dân. Và nhất là ở Miền Nam trong thời kỳ 54-75, chỗ hoạt động ẩn náu của họ chính là thôn quê và rừng núi. Cho nên, dân quê rất có thể vừa đọc Trần Minh khố chuối vừa nghe mấy câu vè câu ca dao chống ngụy mà một cán bộ mới giả vờ bắt được trong quần chúng, hay vừa nghe Phạm Công Cúc Hoa vừa nghe truyện anh hùng Nguyễn Văn Bé mà cán bộ cố thổi vào tai. Người văn nghệ sĩ, giới sinh viên, giới trí thức Miền Nam quốc gia sống dồn cả ở thành thị, sinh hoạt văn nghệ của Miền Nam diễn ra ở thành thị, văn nghệ phẩm không được phổ biến đến nông thôn: đó là một lẽ khiến không có độc giả nông dân trong thời kỳ 54-75. Lẽ khác nữa là trong cái hoàn cảnh của xã hội Miền Nam bấy giờ người nông dân có vai trò nhỏ bé, họ không được quan tâm đến, hình ảnh của họ mờ nhạt hẳn trong văn nghệ phẩm: không thấy có mình trong ấy, tự nhiên họ không thiết tha đến nền văn nghệ này. Bảo rằng nông dân không được quan tâm, e dễ gây thắc mắc. Ai không quan tâm? Chính quyền ư? Thì chính quyền vẫn có bộ Xây dựng Nông thôn, vẫn có chính sách cải cách điền địa, chương trình Người Cày Có Ruộng, vẫn ra sức lập ấp chiến lược, lập khu trù mật v.v... Văn nghệ ư? Thì văn nghệ vẫn có truyện Hương rừng Cà Mau, Vợ thầy Hương, Chú Tư Cầu...Vâng, có thế thật. Nông thôn là chiến trường sống mái giữa đôi bên, chính quyền không thể quên nông thôn. Trên chính sách thì thế, nhưng trên chính trường không mấy khi thấy vấn đề nông dân hay nông thôn gây ra xáo động nào. Cái làm đảo điên các chính phủ là những vụ xuống đường của dân thành phố, những đêm không ngủ, những vụ tăng giá xăng giá gạo ở đô thị, là những vụ đòi quyền sống diễn ra ở chợ Bến Thành, chợ Tân Định, những vụ ký giả đi ăn mày trên đường Lê Lợi, đường Trần Hưng Đạo v.v... Nông dân không phải họ không có ý kiến, họ không biết biểu tình; thế nhưng bất quá là thỉnh thoảng một nhóm người từ làng kéo về quận biểu tình chống pháo kích bừa bãi: những cuộc biểu tình bị giải tán dễ ợt, không gây nên khó khăn cho một chính quyền nào, dù là chính quyền cấp quận. Cũng đã lâu không mấy ai trông thấy đại diện của nông dân loáng thoáng trên chính trường. Ngày trước có các ông Hàn nọ, ông Bá kia, ông Nghị viên, ông Cai tổng v.v...; sau này Bá hộ với Cai tổng mất tích hẳn. Đại diện (hay tự xưng là đại diện) cho dân nghèo bây giờ là những ông nghị nhà lá, ông nghị ka-ki, ông nghị còi ô-tô v.v..., tức những nhân vật của đô thị, với các đề tài tranh cử gồm toàn những giá gạo, giá xăng, sửa chữa đường ổ gà, dựng thêm cột điện v.v... mà thôi. Còn sách còn truyện viết về thôn quê và dân quê trong thời kỳ này của những Sơn Nam, Lê Xuyên, thì như thể kể chuyện lạ... bốn phương, chuyện xưa tích cũ cho bà con thành thị nghe chơi, trầm trồ kinh ngạc chơi. Nghe chơi vì xa vời, vì không mấy quan thiết đến mình. Những nam nữ thanh niên trong tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng v.v..., có những cặp loáng thoáng bên các ngôi chùa ở thôn quê, quang gánh bán buôn kiếm sống ở những gian lều chợ nơi làng quê v.v..., họ yêu nhau thơ mộng, họ làm thổn thức lòng người độc giả thành thị. Còn lão Chòi Mui của Sơn Nam, chú Tư Cầu, vợ thầy Hương của Lê Xuyên xuất hiện là để kích thích óc tò mò hay kích thích dục tình vậy thôi. Người thành thị sau này không thổn thức mà cũng không buồn cười cợt vì nhân vật thôn quê nữa: trên báo chí không còn hình ảnh Xã Xệ, Lý Toét. Trẻ con thành thị lớp sau này lớn lên không còn biết Xã Xệ, Lý Toét là ai. Người đọc báo chỉ cười giỡn với những cô Ký Điệu, cô Oanh Rinh, anh Tám Xạc-ne, với gia đình Ly Ly, Mai Bê Bi v.v..., toàn thị là dân thành phố. Người độc giả Miền Nam thời 54-75 chuyển từ quê ra tỉnh không phải vì lý do yêu nước nào cả, chẳng qua là thuận theo chiều hướng thay đổi chung chung xảy ra ở các nước kỹ nghệ thời nay. Ở Âu Mỹ từ lâu thành phố đã là những trung tâm hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa v.v... đã thu hút thanh niên nam nữ như ánh sáng thu hút đám thiêu thân, từ lâu các mối tình trong văn chương đã thôi diễn ra bên những bờ “ao ma” của George Sand mà là trong những nhà máy, phòng giấy, những góc phố, công viên, trong các chúng cư v.v... Ở Miền Nam chiến tranh xua người về đô thị gấp hơn, ngăn trở lối về thôn quê ngặt nghèo hơn, cho nên có lẽ nông dân bị bỏ rơi có phần đột ngột. Nông dân xa rời sinh hoạt văn học nghệ thuật vì thế. Phái tính Bây giờ thử tò mò một chút về vấn đề tính phái của người độc giả. Và chúng ta nhận thấy trong vòng hai mươi năm, không cần trải qua một cuộc giải phẫu nào cả, người độc giả Miền Nam lặng lẽ chuyển hóa từ nam ra nữ. Thật vậy, đầu thời kỳ, những kẻ đọc Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến..., phải là đàn ông; cuối thời kỳ đám độc giả trung thành của tủ sách “Trăng mười sáu” Nhã Ca, độc giả của Lệ Hằng, của sách dịch Quỳnh Dao... chắc là thuộc phái thứ hai. Dĩ nhiên không phải vào khoảng 1954-60 không có nữ độc giả, sau 1967-68 không còn nam độc giả nữa: làm gì có chuyện tuyệt đối như vậy ở đời! Nhưng rõ ràng là người độc giả tiêu biểu, chủ động, của giai đoạn thứ nhất có nam tính nổi bật, trái với người độc giả chủ động của giai đoạn thứ hai. Thế chủ động mạnh mẽ của họ rốt cuộc đã khuất phục nhiều tác giả: Hồi 1955 Mai Thảo viết Đêm giã từ Hà Nội, chắc chắn không phải là thứ sách dành cho các thiếu nữ; mười lăm năm sau ông viết những Hạnh phúc đến về đêm, Mười đêm ngà ngọc v.v... mà tôi nghĩ rằng các “nàng” chịu hơn. Hồi 1955 Nguyễn Mạnh Côn đưa ra Đem tâm tình viết lịch sử, đặt một vấn đề chính trị cho đàn ông với nhau, mười lăm năm sau ông viết Tình cao thượng, hình như cũng trong cái chiều hướng muốn nhích đến gần phái nữ; cũng trong giai đoạn sau này Viên Linh “nghiên cứu” một thứ truyện thích hợp với đàn bà con gái: Hạ đỏ có chàng tới hỏi, Tình gương ý lược v.v... Tuổi tác Trong vòng hai mươi năm người độc giả Miền Nam không phải chỉ lăm le đổi giống, họ còn bị trụt tuổi nữa. Trước, họ đứng tuổi, về sau họ trẻ dần trẻ dần, cuối cùng họ sắp thành trẻ nít. Thật vậy giai đoạn trước là của những Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan, Bình Nguyên Lộc, Mặc Đỗ v.v... Không một ai trong số ấy có hạng tri kỷ vị thành niên cả. Không có thiếu niên nào khoái đọc Thần tháp Rùa, Mưa đêm cuối năm, Bốn mươi... Sau đó là giai đoạn của Nhã Ca Bóng tối thời con gái, của Nguyễn Thị Hoàng, của Hoàng Ngọc Tuấn Hình như là tình yêu v.v..., tức của nam nữ thanh niên thuộc tuổi đôi mươi. Sau nữa, đến giai đoạn của Duyên Anh, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện, của Nhã Ca “Trăng mười sáu”, của Hoàng Ngọc Tuấn Thư về đường Sơn Cúc..., là giai đoạn của tuổi sợ ma, tuổi biết buồn, tuổi thích ô mai, của “tuổi ngọc”, tuổi ngu-ngơ v.v... Gớm, mới hồi nào người lớn làm văn chương để thưởng thức với nhau nói toàn chuyện cao xa, chẳng thèm biết đến các oắt-tì kia muốn gì; bây giờ bao nhiêu danh sĩ xúm ùa nhau tán tụng o bế các cô các cậu kỹ quá. Cả văn cả nhạc cùng nhau gây thành một cao trào thiếu nhi: lão nhạc sĩ Phạm Duy độ ấy cũng xoắn xuýt hơi nhiều xung quanh “tuổi mười ba tuổi mười bốn”, không sao? Kể ra đổi giống và trụt tuổi là chuyện xảy ra ở khắp nơi, là chuyện thường tình, thuận lẽ. Văn chương nghệ thuật ban đầu là thứ xa xí dành cho hàng ưu tú ở tầng lớp cao trong xã hội, về sau theo đà văn minh nó mới được phổ biến rộng rãi dần dần xuống các thành phần vốn chịu thiệt thòi: quan đọc sách trước dân đọc sau, đàn ông đọc sách trước đàn bà đọc sách sau, người lớn đọc trước con nít đọc sau, thế là phải cách, hợp lý. Ở Pháp, trong một cuốn nhận định về văn học hiện đại của nước ông vào thập niên 1960, khi đề cập đến người độc giả đương thời, François Nourricier nêu lên câu hỏi: “Qu est ce qu un lecteur?”, và ông đáp: “C est une lectrice.” Cũng độ ấy các cô cậu teen-ager đang tung hoành, làm ồn lên khắp Âu Mỹ, ban hát The Beattles hốt bạc vô số kể. Ở ta vào thời các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh ra tay làm báo viết sách, Tản Đà viết truyện làm thơ: “Đời đáng chán hay không đáng chánCất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm”chúng ta nghĩ trong đám bạn độc giả “tri âm” của họ bấy giờ không thể có cô nào ở tuổi sợ ma: toàn thị là những khách nam nhi ưu thời mẫn thế, tuổi tâm tình (không phải tuổi đời) hẳn không dưới ba mươi. Kế sau đó, vào thời Nhất Linh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính v.v... quần chúng tri âm có lẽ là những thanh niên ở lứa tuổi hai mươi cả nam lẫn nữ. Sau nữa, sau 1954, vì lẽ thời cuộc và chiến tranh có làm cho con người già đi, khắc khổ đi phần nào, cho nên đám bạn tri âm của những Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ v.v... chẳng những không tiếp tục cái chiều hướng xuống tuổi mà lại có vẻ như già dặn hơn lớp trước, lại có nhiều nam tính hơn trước. Thế rồi chừng mười năm sau, như chúng ta vừa thấy, xảy ra một cuộc đổi giống và trụt tuổi ào ào. Văn hóa càng lan rộng càng thấm xuống thấp càng hay. Về phương diện xã hội người ta phải mừng cho những tiến bộ đạt được trong thời kỳ này, người ta phải hãnh diện về vai trò của đàn bà và trẻ em trong sinh hoạt văn nghệ nước nhà. Tuy nhiên, về mặt nghệ thuật, chuyện không hẳn luôn luôn đáng mừng. Tôi nghĩ đến trường hợp những tác giả bị các độc giả “thân ái” của mình nắm tay lôi tụt theo, lôi từ tuổi cao xuống tuổi thấp, từ một tuổi trung niên đầy ưu tư xuống một lứa tuổi ô mai nũng nịu hay toe toét chẳng hạn. Tôi nghĩ đến trường hợp rủi ro của những Sartre, Malraux... vào thập niên 60 ở Pháp bỗng thấy mình lẻ loi và đột nhiên xoay ra viết truyện kiểu Yêu, kiểu Vòng tay học trò v.v... cho hợp nhu cầu thị trường. Nhất Linh có lần nói đến vai trò của người đọc trong sự phát triển văn hóa; và vai trò ấy ông coi nặng, nặng lắm, nặng hơn vai trò của... người viết: “Nền văn hóa của một nước cao hay thấp không phải ở chính các nhà văn mà chính là ở độc giả.”[14] Tại sao vậy? Ông cắt nghĩa: “Không phải ở các nhà văn mà chính là ở sự đòi hỏi của đa số dân chúng nên ở các nước Âu Mỹ và Nhật Bản mới có một lâu đài đồ sộ về văn hóa vượt xa nước mình một bực. Kể riêng về mặt văn hóa, nước mình có một số nhà văn có thể sánh ngang với các nhà văn nước khác, nhưng trình độ độc giả lại thấp kém; các nhà văn Việt Nam không thể sống nổi được nếu cứ cố viết có nghệ thuật cao. Vì sinh kế họ sẽ phải viết theo thị hiếu của độc giả mới có người coi và sách mới bán được.”[15]Một lần nữa, tôi lại trở về với cái “tội” lớn của độc giả đối với văn chương, lần này dựa lưng cẩn thận vào một uy tín! Tôi quá quắt vậy sao? Thực ra, chủ ý không phải thế. Viết theo thị hiếu là do văn sĩ mềm lòng, đừng trách độc giả nặng quá. Dân ta từ trước vốn ít đọc, gần đây khối quần chúng độc giả được mở rộng thêm, thế đã là một điều quí hóa rồi. Cái đám quần chúng độc giả mới gia nhập ấy thoạt đầu trình độ thấp, rồi dần dần sẽ cao, cao như ở Âu Mỹ, ở Nhật Bản. Trước mở rộng phạm vi, sau nâng cao trình độ: cứ tuần tự tiến dần. Trong khi chờ đợi, nếu có những nhà văn nóng lòng xuống đường thì xin cứ tự tiện, lẽ nào vừa vội vàng hốt bạc vừa nghiêm khắc mắng mỏ độc giả. Còn Nhất Linh, ông nhấn mạnh vào trách nhiệm của độc giả là vì ông đang chỉ dạy về cách đọc sách, ông đang làm công việc nâng cao trình độ quần chúng. Có lẽ chỉ vì vậy thôi. _________________________[1]Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1970, trang 508.[2]Theo Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I, cuốn Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách “lần in thứ nhất 3.000 cuốn, chỉ trong nửa tháng là bán hết, lần thứ hai in 2.000 cuốn, cũng hết ngay.” (trang 21), và “từ 1933 đến 1936, nhà xuất bản Đời Nay đã bán được 58.000 cuốn tiểu thuyết và thơ.” (trang 51, 52); cuốn Bước đường cùng in khoảng năm nghìn, còn những cuốn tiểu thuyết chạy nhất của Tự Lực văn đoàn như Nửa chừng xuân thì bốn năm in được 14 nghìn (trang 262). Như vậy nếu mỗi năm in lại một lần thì mỗi lần Nửa chừng xuân in ra ba nghìn rưởi bản.[3]Vương Hồng Sển, Thú chơi sách, Tự Do xuất bản, Sài Gòn, 1961, các trang 53, 54, 92 và 112.[4]Như trên.[5]Như trên. [6]Năm 1972 trên toàn cõi Miền Nam mỗi ngày phát hành độ nửa triệu tờ nhật báo và bán được 300 nghìn tờ. (Nguyễn Huỳnh Mai, Để tiến tới việc thành lập một nhật báo địa phương, viện đại học Vạn Hạnh xuất bản, tháng 6-1972).[7]Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn 1970, trang 508, 509.[8]Nguyễn Ngu Í, Sống và viết với..., Ngèi Xanh xuất bản, Sài Gòn 1966, trang 144.[9]“Thời gian trước 1975 ở Việt Nam, sách báo xuất bản tại Sài Gòn như báo Văn, báo Bách Khoa, sách khảo cứu, tiểu thuyết v.v... miền Trung đã tiêu thụ hết ba phần tư số lượng xuất bản.” (Túy Hồng, ‘Đất mới, đời mới, lòng vẫn cũ’, đăng trên báo Đất Mới, Seattle, Washington, số tân niên Giáp Tý 1984, trang 14.)[10]Thanh Nam, ‘Hai mươi năm viết văn làm báo ở Sài Gòn’, đăng trên Văn, Hoa Kỳ, số 2, tháng 8-1982, trang 69.[11]Theo tài liệu của Nguyễn Huỳnh Mai trong tập khảo luận Để tiến tới việc thành lập một nhật báo địa phương thì mỗi ngày trên toàn Miền Nam bán được độ 300.000 tờ nhật báo, phân phối như sau: 50% tại thủ đô Sài Gòn, 30% bán tại miền Tây, còn lại 20% cho các vùng khác. Như vậy riêng Sài Gòn với miền Tây đã mua 80%, rồi các tỉnh khác của Nam phần lại còn chia bớt cái 20% còn lại nữa chứ. Đồng bào trong Nam gần như mua tất cả nhật trình trong nước![12]Theo tài liệu đã dẫn của Nguyễn Huỳnh Mai thì tại miền Tây số độc giả nhật báo ở đô thị là 26% so với ở nông thôn là 10%.[13]Phạm Văn Sĩ, Văn học giải phóng Miền Nam, nhà xuất bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1975, trang 22.[14]Nhất Linh, Viết và đọc tiểu thuyết, nhà xuất bản Đời Nay, Sài Gòn, 1969, trang 101.[15]Như trên. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các yếu tố của sinh hoạt văn học Phần 3 Xuất bản Một thời kỳ mới Sau tác giả và độc giả, nên nhìn qua một chút vào giới xuất bản. Trong sinh hoạt văn nghệ, ngoài kẻ viết người đọc ra, hoạt động xuất bản lắm lúc cũng có một ảnh hưởng đáng kể. (Bằng chữ “xuất bản” tôi muốn nói chung cả các công việc in sách, phát hành sách.) Chẳng hạn trong cái sinh hoạt văn nghệ lưu vong của chúng ta hiện nay, việc xuất bản sách gặp khó khăn trong sự phát hành ở những quốc gia quá rộng lớn: chắc chắn điều đó có kiềm hãm sự phát triển văn nghệ không ít. Giả sử có được một tổ chức phát hành đứng đắn, phổ biến ấn phẩm rộng rãi, thu nhặt đầy đủ tiền bạc từ các đại lý để thanh toán cho nhà xuất bản, cho tác giả, thì từ 1975 đến nay hẳn phải có nhiều tác phẩm Việt ngữ ra đời hơn, nền văn học Việt Nam ở hải ngoại hẳn là phong phú hơn nhiều. Lại chẳng hạn trong thời kỳ 1954-75 ở Miền Nam có hiện tượng những nhà xuất bản do văn nghệ sĩ chủ trương, cái đó chắc chắn cũng gây một ảnh hưởng không nhỏ vào cục diện văn hóa: nếu không có những nhà xuất bản ấy, có thể một số lớn tác phẩm giá trị đã không có cơ hội ra đời, và thành tích văn học Miền Nam do đó nghèo đi nhiều. Liên quan đến chuyện xuất bản, trong khoảng trước sau vài mươi năm ở Miền Nam có những sự kiện đáng chú ý: Hồi tiền chiến một cuốn “Sách Hồng” cho trẻ con giá bán 50 xu thì 1 xu mua được 2 cái trứng vịt; sau này lúc một cuốn sách cho trẻ bán 50$ thì mỗi cái trứng vịt giá 45$.[1] So với vật thực, với món ăn cho thể chất, thì món ăn tinh thần xuống giá gần 100 lần. Sách báo rẻ hẳn đi, rẻ mạt, dễ mua quá chừng. Hồi trước người Việt Nam còn học bằng tiếng Pháp, đa số độc giả đọc Pháp văn, trong các hiệu sách phần sách báo ngoại ngữ quan trọng hơn là phần Việt ngữ. Hiệu sách Khai Trí lúc bấy giờ thường bán 70% sách ngoại văn (trong số ấy 50% là Pháp văn), so với 30% sách Việt ngữ. Sau này hàng ngày bán ra độ chừng 80% sách Việt, 20% sách ngoại văn.[2] Ấy là ở tại Sài Gòn, chứ tại các tỉnh sách báo ngoại ngữ càng ít hơn nhiều. Sách Việt thắng lớn, gần như độc chiếm thị trường. Ấy là chưa kể những chuyện vẫn thường được nói đến, như dân số gia tăng, như sĩ số gia tăng cực nhanh, số trường đại học mở thêm nhiều, trong đó các phân khoa về nhân văn bao giờ cũng vượt xa những ngành học về khoa học kỹ thuật. Như thế, ngành xuất bản có nhiều lý do để phát triển mạnh. Và thực ra, nó đã phát triển. Riêng ở đô thành Sài Gòn đã có cả nghìn nhà in, 150 nhà xuất bản.[3] Những nhà xuất bản như Sống Mới, Khai Trí, Trường Thi, Nguyễn Đình Vượng, Trí Đăng... những nhà phát hành như Thống Nhất, Nam Cường, Đồng Nai, Á Châu v.v..., mức hoạt động của họ chắc chắn các đồng nghiệp thời tiền chiến không thể nào sánh nổi. Nhà Lá Bối chẳng qua là một nhà xuất bản cò con: không có hàng đoàn xe chở sách đi các tỉnh, không có nhà in riêng, không xuất bản sách giáo khoa, thậm chí không có cả một cửa tiệm ngoài đường phố; ấy vậy mà khi cộng sản chiếm Miền Nam, đến tịch thu kho sách Lá Bối ở Tân Phú (ngoại ô đô thành Sài Gòn) chở đi suốt hai ngày mới hết, số sách tịch thu trị giá đến 60 triệu đồng tiền cũ.[4]Số lượng các nhà xuất bản tăng lên nhiều, số lượng ấn hành của mỗi tác phẩm cũng tăng thêm dù không cao lắm. Hồi tiền chiến mỗi tác phẩm mỗi lần in trung bình chừng hai nghìn bản; sau 1954 đại khái số ấn hành trung bình mỗi lần cho một tác phẩm văn nghệ là ba nghìn bản.[5]Ngành xuất bản phát triển về qui mô, và cũng cải tiến về kỹ thuật. Cuốn sách ra đời ở Sài Gòn trước 1954 về mặt hình thức trông xoàng xĩnh. Thanh Nam có một nhận xét: “Hình bìa do họa sĩ Lê Trung trình bày. Ông này vẽ cả trăm cô gái trên bìa sách, bìa báo đều giống nhau như đúc, gái quê hay gái thành phố thì cũng đều có khuôn mặt như đầm lai, mắt to như mắt búp-bê, riềm mi cong vút, mũi cao, môi trái tim, ngực nở, eo thon và đặc biệt thân mình cô nào cô nấy ngắn ngủn”.[6] Loại bìa trình bày kiểu ấy về sau này rồi vẫn còn tiếp tục xuất hiện trên các sách bình dân, nhưng phần lớn sách báo khác đã có bộ mặt trang nhã mỹ thuật hơn nhiều; sách do các nhà Cảo Thơm, An Tiêm, Quan Điểm, Thời Mới, Lá Bối, Sáng Tạo v.v... ấn hành, có thứ giản đơn có thứ cầu kỳ kiểu cách, nhưng nói chung đều đẹp, nhờ ở sự cộng tác của một thế hệ họa sĩ lớp mới: Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Nguyễn Trung, Đinh Cường v.v... Một hiện tượng mới: xuất bản tài tử Ngành xuất bản có lớn mạnh nhưng giới văn nghệ không hưởng được mấy ở cái qui mô lớn mạnh ấy: các nhà xuất bản chuyên nghiệp dần dần chuyển hướng hoạt động về phía sách giáo khoa, họ bỏ rơi các nhà văn. Và đó là một đặc điểm của tình hình xuất bản trong thời kỳ này. Trước 1954 một mặt sĩ số trong nước chẳng được bao nhiêu, một mặt sách giáo khoa tiếng Việt do nhà nước soạn thảo ấn hành, sách tiếng Pháp được in từ Pháp gửi sang bán, do đó mà giới xuất bản chỉ có in sách văn nghệ. Văn gia với xuất bản gia lúc bấy giờ thật khắng khít. Sau 1954 mối liên hệ ấy dần dần hóa lỏng lẻo. Độc giả văn nghệ không tăng mấy mà kẻ cần sách giáo khoa thì tăng vùn vụt. In một nhan đề sách văn nghệ mỗi kỳ đôi ba nghìn cuốn, tiêu thụ chậm chạp; in một nhan đề sách giáo khoa bậc trung học vào mỗi kỳ khai giảng có thể tới mười lăm, hai chục nghìn bản, bán vèo vèo, tới tấp. Như thế mãi tíu tít dồn người trông coi khu vực sách giáo khoa chưa xiết, có đâu ôm đồm cả sách văn nghệ. Do đó có nhà đành từ biệt sách văn nghệ, có nhà chỉ còn thì giờ in văn nghệ phẩm lai rai vào những tháng rảnh rỗi giữa niên khóa, có nhà không trực tiếp đảm trách mà chỉ bảo trợ một số tay xuất bản cò con chuyên về sách văn nghệ: nhà Sống Mới đỡ đầu những nhóm Vàng Son, Phù Sa, Đất Sống..., nhà phát hành Hiện Đại thì đỡ đầu những nhà xuất bản Gió, Kinh Thi, Khai Phóng, Kẻ Sĩ v.v... Chúng ta đã có lần nói về hoạt động xuất bản của các nhà văn thời kỳ 54-75, cho rằng tự xuất bản lấy sách mình thì văn sĩ kiếm được một món tiền khá hơn là bán tác phẩm, và họ lại được tự do chọn in những cuốn mình thích, khỏi phải tùy thuộc vào sự phán đoán của nhà xuất bản. Đến đây chúng ta thấy rằng ngoài những lý do chủ quan ấy còn có cái lý do khách quan do tình thế đặt ra: nhà văn bấy giờ không tiện chen lấn nhau với các nhà giáo, chen lấn trong thế bất lợi, trước con mắt hững hờ của giới xuất bản. Họ ra tay tự lo lấy việc của mình vậy. Trong số các văn gia kiêm việc xuất bản có kẻ làm vì lý do này người làm vì lý do khác, không phải ai nấy đều chờ đợi đủ ba lý do. Tự xuất bản sách sớm nhất là Nguyễn Hiến Lê, Thế Phong (nhà Đại Nam Văn Hiến), Bình Nguyên Lộc (nhà Bến Nghé); những vị này trước sau gần như chỉ in sách của mình mà thôi: nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê ra đời năm 1954 in đến hàng trăm nhan đề, nhà Bến Nghé thì ít hơn. Sau đó nhà Thời Mới do Võ Phiến chủ trương bắt đầu hoạt động từ năm 1962 đã xuất bản trên 50 nhan đề, nhà Sáng Tạo của Doãn Quốc Sỹ ra đời năm 1963, nhà Lá Bối của Nhất Hạnh ra đời từ tháng 10-1964 đã ấn hành chừng 120 nhan đề, nhà An Tiêm tách từ Lá Bối ra năm 1965 cũng in chừng 80 nhan đề, rồi nhà xuất bản Huệ Minh của Hồ Hữu Tường, nhà Phù Sa của Sơn Nam và Ngọc Linh, nhà Giao Điểm của Trần Phong Giao, nhà Ngèi Xanh của Nguyễn Ngu Í, nhà Thương Yêu của Nhã Ca, nhà Tuổi Ngọc của Duyên Anh, nhà Trình Bày của Thế Nguyên, nhà Thái Độ của Thế Uyên, nhà Ca Dao của Hoài Khanh, nhà Huyền Trân của Nhật Tiến, nhà Kẻ Sĩ của Tô Thùy Yên, nhà Quan Điểm của nhóm Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, nhà Mặt Đất của Nguyễn Đức Sơn, nhà Hoàng Đông Phương của Nguyễn Thị Hoàng v.v... Từ trước đến nay chưa bao giờ văn giới ào ào lăn vào doanh nghiệp đông đảo đến thế. Đó là hiện tượng độc đáo của một thời kỳ. Nguyễn Hiến Lê tính ra trong năm 1964 tại Sài Gòn có bốn năm nhà gọi là lớn trên tổng số trên tám chục nhà xuất bản. Số còn lại là... cò con; có lẽ đa số là của văn nghệ sĩ. (Con số này tăng dần cho đến “những ngày cuối cùng” của Nguyễn Khắc Ngữ, thành ra là 150 nhà.) Ông Nguyễn Hiến Lê cũng có mô tả cảnh “hoạt động” của các nhà xuất bản nghệ sĩ, một chuyện ngộ nghĩnh chắc chắn là hiếm thấy ở các nước Tây phương: “Các vị ấy rán bóp bụng để dành một số tiền, xuất bản lấy tác phẩm rồi phát hành lấy. Không mướn một người làm công nào cả. Vợ chồng con cái chia nhau mà làm hết mọi việc và chịu sống rất chật hẹp để có chỗ chứa sách ngay ở phòng viết, phòng ăn, phòng ngủ, bất kỳ nơi nào có một chút chỗ trống. Khách tới mua sách dù chỉ là mươi cuốn được vài trăm đồng thì gia đình cũng nhốn nháo cả lên: tìm xem sách chất ở đâu (nhiều người chưa quen có thứ tự), leo lên lấy, phủi bụi, rồi mở ra đếm, giao cho khách, tính tiền, thu tiền..., cảnh cảm động mà thực vui. Hạnh phúc trong gia đình ở chỗ cùng tiếp tay nhau làm việc.”[7] Trong số “các vị” được hưởng thứ hạnh phúc này tất nhiên có ông Nguyễn Hiến Lê, kẻ dẫn đầu, kẻ khởi xướng, có đầy đủ thẩm quyền để phát biểu thay cho cả giới. Về mặt kinh doanh, in sách văn nghệ không đem lại một lợi tức lớn lao, đúng như sự tính toán khôn ngoan của các nhà xuất bản chuyên nghiệp. Bằng chứng hiển nhiên là sau mười năm, mười lăm năm hoạt động, không có một nhà văn nào giàu có nhờ xuất bản cả. Trái lại, vào cuối thời kỳ, vào những năm 72, 73, 74, khi mà các nhà sách giáo khoa “hốt bạc” lớn thì các nhà xuất bản in sách văn nghệ đa số lâm cảnh kẹt vốn, lần lượt ngưng hoạt động. Đến 1974 thì hoạt động này như tê liệt hẳn. Kể ra trong tình trạng bình thường, in sách (kể cả sách văn nghệ) không phải là một sự phiêu lưu mạo hiểm, một cuộc “hy sinh” cho văn hóa. Ở ta lúc bấy giờ cuốn sách in ra phải trả cho nhà in 25%, trả tác quyền 10%, giảm cho nhà phát hành từ 40% (nếu gửi bán, thu tiền sau) đến 50% (nếu bán ngay lấy tiền mặt), tặng biếu, hư hao, ế đọng chừng 10% (nếu bán lấy tiền mặt được ngay thì khỏi bị hư hao ế đọng). Như vậy chi ra tất cả 85%, lời được 15%. Ấy là nói về trường hợp sách tiêu thụ được trọn vẹn. Dĩ nhiên thỉnh thoảng có những cuốn không bán được, nằm ì ra hàng đống, đè lên cái vốn nhỏ nhoi èo uột của người văn nghệ sĩ. Dù sao cuốn này bù cuốn khác, rốt cuộc công việc vẫn tiến hành được đều đều hàng chục năm trời, cho đến giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nó mới gặp bế tắc, cái bế tắc chung cho nhiều hoạt động khác trong xã hội. Nhưng về mặt văn hóa, hiện tượng người văn nghệ làm xuất bản đã cải thiện tình thế đáng kể. Văn nghệ sĩ xuất bản thì thường thường về hình thức sách in đẹp hơn, về nội dung sách được chọn lựa tinh hơn giới kinh doanh chuyên nghiệp. Như thế là phải, bởi vì việc trình bày minh họa do các họa sĩ bạn bè thân hữu, việc tìm chọn bản thảo do chính người văn nghệ đảm nhiệm. Người ta nhận thấy các nhà xuất bản này dám chọn dám in những tác phẩm đầu tay của các tác giả chưa có tên tuổi, điều mà giới chuyên nghiệp rất ngần ngại; mặt khác họ lại không bị cái món lợi lớn lao của những sách bình dân sách tiêu khiển cám dỗ: hình như không có nhà xuất bản nào do văn nghệ sĩ chủ trương mà in loại truyện Kim Dung, Quỳnh Dao, in truyện gián điệp, trinh thám v.v... Hơn nữa, sự tin cậy vào một tên tuổi văn nghệ, vào một cơ sở xuất bản có uy tín khiến độc giả mạnh dạn hơn trong việc mua sách. Nhất là vào giai đoạn mà tình hình chiến tranh sôi động và kinh tế khó khăn làm giảm sức mua của quần chúng thì vai trò của những nhà xuất bản này thật là quan trọng. Võ Hồng trước cho xuất bản một cuốn truyện là Hoài cố nhân, sau đó nhiều năm vẫn không được mấy ai chú ý, từ khi sách của ông được các nhà Thời Mới và Lá Bối ấn hành tự dưng số người đọc ông tăng hẳn lên. Lại như trường hợp cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên. Cuốn ấy trước đã do Nhượng Tống dịch, sau này do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi dịch lại. Khi Lá Bối định in cuốn sau thì bản dịch của Nhượng Tống, do Khai Trí tái bản vẫn còn trên thị trường. Ông Nguyễn Hiến Lê đến nhà Khai Trí dò hỏi tình hình, được ông Khai Trí cho biết: bản dịch Nhượng Tống in ba nghìn bản cách đã ba năm, chỉ bán được hai nghìn. Nhà Lá Bối bèn in ra ba nghìn bản khác và bán trong vòng sáu tháng thì hết sách mà thư các nơi còn gửi về tới tấp đòi mua thêm. Trong các nhà xuất bản loại này, Lá Bối là trường hợp đặc biệt: tuy do cá nhân phụ trách nó lại có cái danh nghĩa của giáo hội Phật giáo, nó vừa nương theo sức mạnh của phong trào Phật giáo lúc bấy giờ vừa dựa vào uy tín của nhà văn Nhất Hạnh vừa nhờ ở sự quản trị tận tình của tu sĩ Từ Mẫn. Kiểm duyệt Liên quan đến chuyện xuất bản trong thời kỳ này, chúng ta nghe nhiều tiếng kêu than về vấn đề kiểm duyệt. Kiểm duyệt, thật ra giới cầm bút Việt Nam đã phải đối đầu với nó lâu rồi, từ hồi Pháp thuộc, Nhật thuộc cho đến nay; dưới các chế độ thực dân, phong kiến rồi cộng sản, chưa bao giờ sách báo Việt Nam được hưởng tự do thực sự. Tuy vậy trước kia ta không có sức chống đối, sau này ở Miền Nam sự chống đối bày tỏ công khai và mỗi lúc mỗi ồn ào: công kích trên báo chí, sách vở, phản đối bằng kiến nghị, chế giễu bằng thơ, bằng họa v.v..., dựa trên Hiến pháp mà chống đối thẳng tay. Tú Kếu chẳng hạn réo chửi “mụ già Kiểm duyệt” thậm tệ: “Mặt vác lên như cái mẹt! Mõm heo đớp chẳng vừa Răng chuột chuyên đục khoét Hôi như bọ hung Độc hơn bọ chét Nhìn thấy chữ là cắn là cào Trông thấy mặt là la là hét!”Không những mắng Kiểm duyệt, ông còn xỉ vả đích danh Chánh sở Kiểm duyệt nữa: “Ông chánh sở thiệt là huê mỹ Mang họ Văn thì vẻ phải hay Thế mà từ bấy lâu nay Riêng ta cứ tưởng là tay cù lần. ... Họ Văn đục chữ đã đau Lại còn tên Thái, cơ cầu hay chưa? ... Đè đầu ông Thái hết mình Giống như thằng mõ giữa đình thái... gân!” Có lúc Tú Kếu nổi sùng, văng tục: “Phối hợp như ông phối cái gì Càng thêm mọi rợ xứ man ri Phối vê bạc cắc, quân cường đạo Hợp giết ngôn từ, lũ tặc nhi Nghệ đã tinh thông nghề thái thịt Thuật đang bành trướng thuật nâng bi! Mẹ cha văn hóa buồn năm phút Sửa soạn mang chôn chốn nhị tỳ.” Kể ra một “mụ Kiểm duyệt” chịu đựng được chừng ấy lời réo chửi dữ dằn thì mụ cũng không có vẻ gì hung tợn. Vả lại xứ sở đang lâm chiến với cộng sản, và thực tế sau 1975 cho thấy rõ là trước đó đã có rất nhiều cán bộ văn hóa cộng sản nằm vùng chấp hành những kế hoạch phá hoại hiểm độc tại Sài Gòn, cho nên chế độ kiểm duyệt bấy giờ không phải không cần thiết. Một số nhà văn như Nguyễn Mạnh Côn hồi ấy trước sau không chịu ký tên vào bất cứ bản kiến nghị chống kiểm duyệt nào. Nhưng điều oái ăm là kiểm duyệt không hoàn toàn hữu hiệu trong việc ngăn chống hoạt động của cộng sản mà lại gây ra nhiều rắc rối trở ngại cho sinh hoạt văn nghệ. Phần lớn các tai hại bực mình gây ra là do luật lệ điều hành có những khoản lúng túng, luộm thuộm, không hợp lý, nhất là do nhân viên phụ trách thiếu hẳn khả năng và tư cách. Chẳng hạn giấy phép xuất bản có lúc có giá trị trong sáu tháng, có lúc lại chỉ có giá trị trong vòng ba tháng. Những tác phẩm dày từ khi nhận được giấy phép cho đến khi in xong thường quá thời hạn ấy, phải xin kiểm duyệt lại, và rồi lại bị cấm: bao nhiêu là vốn liếng của nhà xuất bản đi đời! Lại chẳng hạn một cuốn triết luận của Đoàn Nhật Tấn bị cấm vì đề cập đến thuyết tiến hóa của Darwin (Chấp nhận vượn thành người là duy vật cộng sản!), một cuốn truyện của Võ Hồng bị cấm vì kể chuyện kháng chiến chống Pháp, một cuốn truyện của Bùi Đăng đã được chính bộ Thông tin mang ra quay thành phim lại bị nhân viên cấm lầm để rồi sau đó hối hả cấp giấy phép trở lại! v.v... Thậm chí chánh sở kiểm duyệt có người đã nói bô bô là sở có nhiệm vụ ngăn chận những sách “kém giá trị”, chỉnh đốn hay loại bỏ những chỗ “văn chương tồi tệ” v.v... Thoạt đầu dưới nền đệ nhất cộng hòa, tình hình còn ổn định, chính sách không thay đổi liên tiếp, giấy phép xuất bản sách không cần phải hạn định hiệu lực quá ngắn. Về sau, tình hình biến đổi thoăn thoắt, chính phủ lập lên đổ xuống liền liền, chủ trương đường lối của mỗi chính phủ mỗi khác, có những vấn đề những nhân vật lúc này nói được mà lúc khác không tiện nói đến, sự thực hôm nay không thực đến ngày mai: bản thảo đành ba tháng xét lại một lần! Lại nữa ban đầu, hồi đệ nhất cộng hòa, kiểm duyệt là công việc của cả một hội đồng liên bộ, chủ tịch là giám đốc nha Báo chí bộ Thông tin; vì vậy kêu rêu có kêu rêu (văn giới lúc nào chẳng kỵ kiểm duyệt?), nhưng nhiếc móc xỉ vả thì chưa có. Về sau, nó tụt dần xuống hàng một sở nằm trong bộ Thông tin, do một viên chánh sự vụ điều khiển; nhân sự ban đầu còn khá, càng lâu kẻ khá rút đi dần, phải vơ bèo vạt tép, dùng đến hạng chẳng có kiến thức gì, ngồi làm mục tiêu cho những giễu cợt xỉa xói của dư luận. ________ GHI CHÚ Khi tập sách này đang in, tôi may mắn được đọc bộ Hồi ký của cố học giả Nguyễn Hiến Lê, gặp đoạn nói về ngành xuất bản và lối làm việc của văn giới Miền Bắc, xin mạn phép trích dẫn ý kiến của một nhân vật vẫn được tin cậy: (...) Tôi thấy ngành xuất bản ngoài đó không phát triển mạnh, sách báo in chỉ bằng một phần năm trong Nam; đa số, có thể nói là gần hết nhà văn, nhà biên khảo làm việc ít, chậm, không hăng say, không “đua nở”. Trong hai chục năm sau ngày tiếp thu Hà Nội, không có nhà văn nào cho ra được chín, mười tác phẩm, trung bình chỉ được một, hai. Không có gì kích thích họ sáng tác mạnh. Họ đều là công chức, dù không viết gì thì cũng được lãnh khoảng 60$ một tháng, thời trước 1975, tạm đủ sống một mình; nếu viết lách thì phải có danh lớn, hoặc bồ bịch, bè phái thì mới hi vọng được in; vì vậy ta thấy nhiều cuốn có lời đề tựa của một “anh lớn”, thứ trưởng, viện trưởng... nào đó, điều đó tối kỵ ở trong Nam. Bản thảo gởi tới một nhà xuất bản, phải bị kiểm duyệt vài ba lần, một lần về tư tưởng, một lần về hình thức, gì gì đó; thoát được mấy cửa ải đó lại phải qua vài lần duyệt nữa xem có hợp thời không, có đáng in ngay không và có ngân sách, có giấy để in không. Phải có ông lớn nào đặc biệt ủng hộ mới mau được in, nếu không thì bị dìm cả chục năm như bộ Tự điển truyện Kiều của Đào Duy Anh; hễ năm sáu năm sau được in thì cũng đã là may rồi. Nhà xuất bản nào cũng có cả mấy chục tác phẩm chưa in được, nhà văn có tên tuổi nào cũng có vài ba tác phẩm nằm ở nhà xuất bản. Có nhà khảo cứu bỏ ra mấy năm soạn một bộ công phu mà không in được, chính phủ an ủi bằng cách trả cho một số tiền nhỏ vài ba trăm đồng rồi giữ bản thảo làm tài liệu cho một cơ quan. Như vậy ông giám đốc một nhà xuất bản lớn thành như một lãnh chúa về văn hóa.(Hồi ký, trang 584) _________________________[1]Nhận xét của ông Khai Trí trong phiên họp tiểu ban Nhân văn thuộc Hội đồng Văn hóa và Giáo dục, ngày 27-2-1974.[2]Do ông Khai Trí cho biết vào phiên họp đã nói.[3]Nguyễn Khắc Ngữ, Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, tủ sách Nghiên Cứu Sử Địa, Gia-nã-đại, 1979, trang 97.[4]Thư của ông Từ Mẫn, giám đốc nhà Lá Bối, viết ngày 13-3-84.[5]Đầu năm 1969, tạp chí Bách Khoa từ số 289 đến số 295 có đăng loạt bài phóng sự của Ngê Bá Lí về ‘Tình hình xuất bản sách trước và sau biến cố tết Mậu Thân 1968’. Theo ý kiến của các vị được phỏng vấn thì các năm 1965-1966 là những năm cực thịnh của ngành xuất bản ở Miền Nam. Chúng tôi xin lược kê một ít con số hoạt động như sau: Nhà xuất bản Số lượng ấn hành mỗi kỳ cho mỗi tác phẩm Trung bình Ít nhất Nhiều nhất Nguyễn Hiến Lê 3000 cuốn 2000 5000 An Tiêm ? 800 (thơ) 7000 Nam Chi 3000 1000 ? Giao Điểm 1000 ? 3000 Thời Mới 1500 1000 2500 Ca Dao 2000 ? 3000 Nguyễn Đình Vượng 1000 ? ? Văn & Văn Uyển 6000 ? ? Miền Nam 3000 ? ? Hoàng Đông Phương 3000 ? 5000 Văn Nghệ 5000 ? 9000 Trong số các nhà xuất bản trên đây, hai nhà đặc biệt in nhiều: nhà Văn Nghệ chuyên tái bản sách của Khái Hưng và nhà Văn chuyên in loại sách phổ thông bán giá hạ, trả tác quyền thấp. Ngoài ra, nhà Miền Nam chuyên in lại các tiểu thuyết đã đăng vào nhật trình.[6]Thanh Nam, ‘Hai mươi năm viết văn làm báo ở Sài Gòn’, Văn, Hoa Kỳ, số 21, trang 99 và 100.[7]‘Tình hình xuất bản trong năm 1964’, tạp chí Tin Sách bộ mới số 35, tháng 5-1965. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 4 Bối cảnh Thời kỳ 1954-1975 mở đầu tưng bừng, kết thúc bi đát. Trong hai mươi năm ấy Miền Nam trải qua nhiều diễn biến dồn dập, và toàn là những diễn biến lớn lao, ảnh hưởng đến xã hội, đến đời sống mọi người một cách sâu xa, căn bản. Thật vậy, những cuộc di cư hàng triệu người từ Bắc vào Nam, rồi hàng triệu người từ Việt Nam sang Tây phương là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử dân tộc, cũng là chuyện hiếm thấy trong lịch sử nhân loại; cuộc chiến tranh quốc cộng giữa Nam Bắc Việt Nam vừa rồi là một cuộc chiến tranh cực kỳ ác liệt tàn nhẫn; sự có mặt của hàng triệu quân nhân Mỹ tại Miền Nam, cuộc tiếp xúc đầu tiên của người Việt với nếp sống Mỹ là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với dân tộc ta... Một tình hình như thế nhất định phải đưa đến những thay đổi sâu xa trong tâm hồn chúng ta, và do đó, trong chiều hướng văn học nghệ thuật Miền Nam lúc bấy giờ.Trước đó, trước 1954, trong thời kháng chiến chống Pháp, dân chúng trong các vùng quốc gia sống những ngày thiếu tự tin trong khu vực bị trị, trong một hoàn cảnh xã hội sa đọa, bất công. Năm 1954, cùng với cuộc ngưng bắn 20-7, đã xảy ra nhiều sự kiện liên tiếp khiến tình hình ở Miền Nam trở nên sáng sủa. Với tinh thần tin tưởng, phấn khởi, Miền Nam bắt đầu xây dựng trên mọi lãnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn học nghệ thuật v.v... Khi thuận lợi Trong những yếu tố quan trọng của tình hình Miền Nam vào giai đoạn này phải kể đến cuộc ngưng bắn, việc Pháp ký kết hiệp ước trao trả chủ quyền cho Việt Nam, rút quân về nước, cuộc di cư ồ ạt của đồng bào Miền Bắc vào Nam, lòng tin tưởng của dân Miền Nam đối với vị thủ tướng mới là Ngô Đình Diệm.Cuộc ngưng bắn 20-7 tạm thời chấm dứt tiếng súng, gây một cảm tưởng an bình, khiến người ta yên lòng bắt tay vào công việc xây dựng. Việc thu hồi chủ quyền quốc gia, sự rút quân của Pháp, cùng với lòng tin tưởng ở một vị lãnh đạo trong sạch đánh tan cái mặc cảm của khối người Việt ở vùng quốc gia, khiến họ thấy mình có chính nghĩa. Trong phấn khởi của những ngày đầu sau hiệp ước Độc Lập 4-6-54, Miền Nam thống nhất các lực lượng vũ trang, truất phế Bảo Đại dựng lên chế độ cộng hòa, tiến hành ngay những công trình xây dựng qui mô: xây đập, dựng cơ sở thủy điện, thành lập các vùng định cư, khu dinh điền v.v...Mặt khác cuộc di cư hàng triệu đồng bào từ Bắc vào tuy có lúc gây khó khăn lớn cho chính quyền trong việc định cư, nhưng lại đem đến những lợi ích lớn lao về nhiều phương diện: nó gây một tác dụng mạnh mẽ vào tinh thần của lớp người thân cộng bấy lâu sống “trong thành”; nó đưa vào Nam một số nhân tài Miền Bắc, số người này về sau đã có những đóng góp đáng kể trên nhiều lãnh vực tại Miền Nam; nó tiếp phụ vào Miền Nam thêm một số đặc điểm quí báu của nếp sống Bắc, của cá tính Miền Bắc, khiến cho sinh hoạt Miền Nam thêm phong phú...Cũng trong khoảng thời gian này xảy ra những cuộc nổi dậy ở Ba-lan, ở Hung-gia-lợi, cuộc khởi nghĩa ở Quỳnh Lưu, xảy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm ở Hà Nội v.v... Các khủng hoảng bên phía cộng sản gây thêm tin tưởng cho khối trí thức văn nghệ sĩ đã chọn lựa Miền Nam, đem lại cho họ một hào hứng mới.Trong hoàn cảnh như thế, nền văn học Miền Nam bắt đầu tưng bừng với sự xuất hiện một loạt văn nghệ sĩ mới: Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân v.v... với một chiều hướng mới là nhất nhất chống lại độc tài cộng sản, với sự ra đời tới tấp những cơ sở báo chí, xuất bản mới: Bách Khoa, Sáng Tạo, Tự Do, Văn Hóa Ngày Nay, v.v...Tiếp theo lớp đầu tiên ấy là một loạt đông đảo những nhà văn trẻ hơn: Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Viên Linh, Duy Lam, Thế Uyên, Duyên Anh, Nguyễn Đình Toàn v.v...Trong vòng chưa tới năm năm, nền văn học mới thành hình, trưởng thành vững vàng. Lúc suy đồi Nhưng từ khoảng 1959 về sau tình hình suy đồi dần dần. Cộng sản bắt đầu đánh phá các nơi; cơ sở nằm vùng của họ xuất lộ, hoạt động. Ở nông thôn đời sống trở nên bất an, ở thành phố nổi lên những thì thào bất mãn. Trong hàng ngũ quốc gia có những chia rẽ mỗi lúc mỗi trầm trọng. Ban đầu là sự bất bình của các chính khách, về sau lại thêm sự hiềm khích giữa các tôn giáo, rồi cuối cùng là sự xích mích trầm trọng giữa đồng minh Việt Mỹ. Cộng sản đẩy mạnh cuộc đánh phá: từ các hoạt động du kích họ tiến lên những trận đánh lớn với quân đội từ Miền Bắc đưa vào, từ những cơ sở nằm vùng địa phương họ tiến lên thành lập Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận Giải phóng Miền Nam v.v..., trong lúc ấy thì ở phía bên này lại có sự ra đời của nhóm Caravelle, có chuyện quân nhân bất mãn dội bom dinh Độc Lập, rồi lại xảy ra cuộc nổi loạn của một số tướng lãnh v.v... Rồi bên ta Phật giáo ra sức chống chính quyền, biểu tình, tự thiêu; bên Mỹ nổi lên phong trào phản chiến. Tình thế càng rối, cộng sản càng đánh phá cho rối thêm. Trong cảnh túng quẩn Mỹ đỡ đầu một cuộc đảo chánh: tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát.Từ đây cho đến ngày mất về tay cộng sản, Miền Nam không còn có được khoảng thời gian nào sáng sủa. Sau tháng 11-1963 các tướng lãnh liên tiếp đảo chính, phản đảo chính, chỉnh lý v.v..., các chính phủ kế tiếp nhau sụp đổ, các lực lượng tôn giáo, sinh viên chống đối nổi dậy liên miên trong thành phố. Hỗn loạn như thế, tất nhiên đời sống xã hội phải đảo điên: lạm phát mạnh, vật giá tăng cao vùn vụt, tham nhũng hoành hành, gian thương đầu cơ tích trữ, dân quê trốn bất an tràn về thành thị, nghèo đói khổ sở v.v... Chính quyền ta lúng túng loay hoay. Cộng sản thừa cơ đẩy mạnh các hoạt động đặc công và phá rối trong thành phố, tấn công lớn ở nông thôn, xua quân ào ạt từ Miền Bắc vào. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa không đủ sức ứng phó, quân đội Mỹ và đồng minh được gởi vào.Sự can thiệp trực tiếp của đồng minh, sự hiện diện của người Mỹ trên đất Việt Nam lại gây ra một số rắc rối nữa: Xã hội sa đọa thêm bên phía Việt Nam, phong trào phản chiến bùng nổ mạnh hơn bên phía Mỹ. Cộng sản cố gắng biểu diễn một vài màn ngoạn mục: Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa v.v... Và thế là bên Mỹ báo chí la hoảng lên, quốc hội nhất định trói tay chính phủ. Mỹ đành kéo quân về nước, bỏ mặc Miền Nam dưới núi vũ khí đổ tới từ Nga, Hoa, Tiệp-khắc...Từ khi chiến tranh tái phát và cảnh chia rẽ nội bộ xảy ra, tinh thần dân chúng Miền Nam đâm hoang mang: những công kích phỉ báng, hoặc phơi bày trên báo chí hoặc lan tràn trong dư luận vô danh, làm mất lòng tin tưởng; cảnh chết chóc kéo dài làm nản lòng, phong trào phản chiến cùng với những báo chí, văn chương, phim ảnh từ ngoài tràn vào nuôi dưỡng tinh thần phản chiến trong nước. Trong tình cảnh buông xuôi ấy, sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng thoái hóa theo. Sách tiêu khiển, sách dịch lấn át sáng sáng tác. Không có thêm những tạp chí văn nghệ mới có giá trị ra đời, chỉ còn những tờ cũ (Văn, Bách Khoa) tiếp tục. Nhiều tác giả lớp trước vì mưu sinh phải chạy theo phong trào viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày; tác phẩm viết hối hả không còn giữ được mức giá trị như trước. Một lớp mới xuất hiện: Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Phan Nhật Nam, Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Thiên Thư, Trần Thị Ng.H., Lệ Hằng v.v... Có người băn khoăn trong hoàn cảnh bế tắc, lại có những người phản ánh cảnh sống đọa lạc đồi trụy; có người nản lòng trước chết chóc hoang tàn...Nói chung trong thời kỳ từ 1954 đến 1975 Miền Nam Việt Nam đã sống một thời kỳ tự do. Tình trạng chiến tranh và hoàn cảnh chậm tiến tất nhiên có hạn chế cái tự do ấy, nhưng rõ ràng trong suốt hai mươi năm, so với cuộc sống ở Miền Bắc thì Miền Nam lúc nào cũng đầy đủ hơn, thoải mái hơn, tự do cởi mở hơn một trời một vực. Trên sách báo cũng như trong dư luận quần chúng sự phê bình chỉ trích nhà cầm quyền được bày tỏ công khai. Các tôn giáo, các tư tưởng triết học, các khuynh hướng văn nghệ tha hồ phát triển, cạnh tranh nhau, có lúc va chạm nhau, xung đột nhau.Thoạt đầu, Miền Nam xây dựng trong tin tưởng, phấn khởi, và đã đạt được những thành công khả quan trên nhiều lãnh vực. Dần dần các mối bất hòa xung đột nội bộ và sự công phá từ phía cộng sản làm cho tình hình suy đồi. Rồi cách can thiệp vụng về sai lầm của Hoa Kỳ đưa đến sự đổ vỡ.Miền Nam hân hoan bắt đầu thời kỳ sau Genève bằng những nỗ lực tạo tác, bằng một đời sống thanh khiết, đạo hạnh (không mãi dâm, không cờ bạc, hút xách, không đa thê, nhân vị duy linh v.v...). Thế rồi sau một loạt lục đục, thất bại, Miền Nam sống những năm cuối cùng của mình trong chết chóc thảm thê, trong máu me bê bết, ngụp lặn trong đọa lạc nhầy nhụa, trong tội ác ngập tràn v.v...Lý do tồn tại của Miền Nam biệt lập và đối lập với Miền Bắc là lý tưởng tự do. Từ buổi đầu đến khi sụp đổ, ở Miền Nam không ngớt có những kêu ca vì tự do, đòi hỏi thêm về tự do; tuy nhiên có lẽ cái tự do giới hạn mà nó đã hưởng cũng có một phần “đóng góp” vào cảnh hỗn loạn lúc bấy giờ. Phần còn lại là do sự bất lực của nhà cầm quyền, tham vọng vô trách nhiệm của giới chính trị, sự nông nổi của quần chúng, các sai lầm của đồng minh Hoa Kỳ, và phần quan trọng nhất dĩ nhiên là do những hoạt động giảo quyệt, tài tình và tàn bạo của cộng sản. Hai giai đoạn Từ 1954 đến 1975, tùy theo cách nhìn, đã có nhiều cách chia giai đoạn khác nhau. Tôi chỉ xin giản đơn phân thời kỳ này ra làm hai giai đoạn:- Giai đoạn 1954-63, tương ứng với một tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát đạt, quân sự vững vàng, với một tinh thần dân chúng phấn khởi lúc ban đầu.- Giai đoạn 1963-75, tương ứng với một tình hình chính trị hỗn loạn, xã hội sa đọa, kinh tế suy sụp, an ninh bất ổn, với một tinh thần dân chúng dần dần trở nên thất vọng, chán nản, hoang mang.Đại khái tình hình văn học phản ánh khá trung thành tình hình chung của mỗi giai đoạn. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 5 Văn học & chính trị Đặc điểm Hai mươi năm đảo điên, thảm khốc vừa qua trong tình hình Miền Nam Việt Nam tất nhiên cũng là hai mươi năm đổi thay xáo trộn trong tâm hồn người Miền Nam. Xáo trộn đổi thay thật là sâu xa. Bởi vậy giữa tâm hồn con người thời này với tâm hồn con người thời tiền chiến, giữa văn chương thời này với văn chương thời tiền chiến có những khác biệt lớn và đột ngột. Nhất Linh bảo Nguyễn Vỹ: “Thế hệ trẻ ngày nay, họ không hiểu được tụi mình.” Ngược lại chắn chắn hai ông cũng không hiểu được “tụi họ” đâu. Họ kỳ cục lắm cơ. Cho nên cái văn chương thể hiện tâm tình của họ cũng là một thứ văn chương mà thế hệ Nhất Linh khó lòng thưởng thức được. Nhất Linh bấy giờ chưa hẳn là già, mà những Doãn Quốc Sỹ, Chu Tử không thể bảo là còn non trẻ gì; tuổi tác cách nhau không bao nhiêu nhưng tâm hồn thì vời vợi. Tính cách chính trị MỘT THẾ HỆ KHỐN ĐỐN VÌ THỜI CUỘC Giữa giới cầm bút thế hệ sau, Nhất Linh cùng những người lớp ông lạc loài thấy rõ. Một bên khốn đốn vật vã, một bên ung dung thư thái. Và oái ăm thay! trông có vẻ an nhiên vô tâm lại là lớp người đã bạc đầu vì thế cuộc. Đọc mấy trang hồi ký của Nguyễn Tường Thiết viết về thân phụ mình (trên Văn Học Nghệ Thuật, Hoa Kỳ, bộ mới số 3, tháng 7-1985) chắc không mấy ai không xúc động vì câu chuyện đêm đêm Nhất Linh khóc một mình trong phòng, ôm kín một mối đau thương thê thiết mà vợ con không ai biết được nguyên do. Người như Nhất Linh nhất định không thể là một con người đơn giản. Và trong văn giới nửa thế kỷ qua những kẻ đóng góp nhiều vào việc quốc gia xã hội như ông dễ được mấy ai? Vậy mà đọc những tác phẩm Nhất Linh viết sau 1954 người ta có cảm tưởng ông đứng bên lề thời cuộc; trái lại, những Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ v.v... thì đầy ưu tư, sôi nổi. Trong tiểu thuyết, ông chủ trương tránh biện giải cho luận đề, mà ngoài tiểu thuyết cũng không thấy Nhất Linh viết gì về chính trị, về thời cuộc nước nhà. Trái hẳn với những Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Văn Nho, Nhuệ Hồng v.v... Nhất Linh đã vậy, phần lớn văn nghệ sĩ tiền chiến khác đều thế. Đó chắc chắn là một trong những lý do khiến họ bị lu mờ, mất độc giả. Vì độc giả đứng về phía các tác giả lớp sau: đôi bên cùng “toa rập” làm cho thời kỳ văn học 1954-75 lúc nào cũng sôi động không khí chính trị. Chính trị tính là một đặc điểm của nền văn học Miền Nam bấy giờ. Đây là thời kỳ của một lớp người bị lịch sử dày vò, bị thời cuộc quật lên quật xuống nhiều quá. Sau 1945 chuyện theo “cụ Hồ” đánh Pháp làm say sưa mọi người: cả nước vùng lên, muôn người một lòng. Lúc ấy lẽ phải tưởng như thật rõ ràng giản dị. Chẳng bao lâu cái phải bày ra cái quấy, vị cứu tinh trông ra tuồng một tên gian ác láu lỉnh, chủ thuyết cách mạng đưa tới những tố cáo ti tiện, đàn áp dã man. Bèn liều lĩnh bỏ quê ra đi. Rời cứu tinh này gặp ngay cứu tinh khác; chính nghĩa quốc gia thoạt tiên sáng ngời ngời, lý tưởng tự do cao cả. Rồi dần dần đây đó lại nổi lên những lời hằn học đối với cứu tinh, chế giễu đối với lý tưởng. Đây đó dấy lên thắc mắc: Làm gì? Đi con đường nào? Chọn chủ thuyết nào? v.v... Nguyễn Kiên Trung phơi bày tâm tình đáng thương của một thế hệ trai trẻ đem tuổi xuân phó thác vào niềm tin nơi Cách mạng Mùa Thu, nơi cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, để rồi năm bảy năm sau chợt vỡ mộng. Sau Genève, sau cuộc di cư vào Nam, hy vọng mới lại bùng lên. Duyên Anh bảo: “Có hội nghị Genève, thơ, văn, nhạc dậy mùi ly hương và hẹn về xây dựng lại quê hương đổ nát cùng nối chút duyên xưa với người em gái bé nhỏ. Riêng dòng sông Bến Hải thì không những là nạn nhân của một lịch sử chia cắt mà còn là nạn nhân của những rừng thơ, biển nhạc. Quý vị nhạc sĩ, thi sĩ đòi lấp sông Bến Hải thật ồn ào, tưởng chừng dòng sông bị lấp đến nơi rồi. Tiếp đó, quê hương Miền Nam thanh bình, dựng một mùa hoa!”[1] Nghiêm Xuân Hồng không xem đây là chuyện để đùa bỡn. Ông thấy tất cả cái trọng đại của tình thế. “Đất nước Miền Nam ngày nay hiện là cơ hội cuối cùng cho những người thành thực muốn tranh đấu và xây đắp một chế độ công bằng và tự do. Đối với những người đó, thảm kịch trong tâm tư và hành động có lẽ không rộng lớn bằng, nhưng cũng tương tự như tâm tư nặng nề của Jésus trên ngọn núi Golgotha, của Thích Ca lúc khắc khoải dưới gốc cây bồ-đề.”[2]Niềm hy vọng tưng bừng ấy không kéo dài được lâu. Chừng bốn năm sau cuộc di cư đã bắt đầu có những bất mãn chống đối chính quyền, chống đối lãnh tụ trong Nam. Trong pho trường thiên tiểu thuyết Khu rừng lau của Doãn Quốc Sỹ nhiều nhân vật rời bỏ cộng sản từ Bắc vào lại tham gia mạnh vào phong trào chống chính phủ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Ông Doãn cay đắng. Cuối cuốn Những ngả sông trên dòng đời, Hiển không dằn lòng được trước thái độ xấc láo của một cán binh cộng sản cuồng tín, giơ tay thẳng cánh tát trái nó một cái, định bảo cho nó hiểu về cộng sản, sáng mắt về cộng sản, nhưng rồi “khuôn mặt ruỗng nát của miền quốc gia” hiện ra, những cái xấu xa xú uế của “bãi rác thủ đô” ùa tới, và: “chàng quay đi đôi mắt khô thật ra chàng đương khóc não nề, chàng lắc lắc mạnh cái đầu: - Ta không muốn nói làm gì! Ta không muốn nói làm gì!“ Thủ đô, đầu não của Miền Nam, nơi tập trung các thứ lãnh tụ: lãnh tụ chính trị, lãnh tụ tôn giáo, lãnh tụ trí thức, văn nghệ v.v.... thủ đô không còn là chỗ tin cậy nữa. Trái lại. Phan Nhật Nam hung hăng nguyền rủa: “một tháng ở thủ đô đủ để tạo thành sụp đổ tan hoang trong linh hồn (...) Một tháng, đủ để chúng tôi hiểu nỗi ti tiện hèn mọn của loại lãnh tụ ngã tắt, những anh hùng đường phố, những ông vua biểu tình theo ngẫu hứng, vua tôn giáo, đầy thù hận và dục vọng (...) Sài Gòn, chúng tôi thù ghét và ghê tởm thủ đô đục ngầu phản bội và thù hận. Tôi ao ước một cơn hồng thủy sẽ cuốn trôi thành phố sau lưng, một cơn hồng thủy xóa hết dấu tích nhơ bẩn, mà thủ đô đã bôi lên khuôn mặt bi thảm của quê hương.”[3] Ông ngơ ngác hỏi: “Thần tượng của tôi bây giờ là gì? Lãnh tụ? Lãnh tụ cỡ nào?”[4]- Không có nữa đâu. Không còn ai để tin tưởng nữa. Không tin vào con đường dẫn dắt nào nữa, mỗi người tự suy nghĩ, tìm kiếm lấy đường. Mỗi nhóm một “thái độ”, mỗi nhóm một cuộc “hành trình”. Nhiều kẻ hành trình luôn về phía bên kia, hành trình vào chủ nghĩa Mác Lê, vào tình tự “quốc gia” “dân tộc” của Hồ Chí Minh! Cảnh bát nháo ấy diễn ra trong tiếng bom tiếng đạn. Tú Kếu phát điên luôn: [...] “Điên từ khi mất tuổi thơMười năm loạn lạc bơ phờ tóc xanh!Súng thay câu hát ngọt lànhBom thay lời mẹ dỗ dành đêm đêmTôi điên, càng lớn càng thêmCàng cao tuổi sống, càng thèm được điên”[5]Điên được không phải dễ. Điên cuồng như Tú Kếu, lồng lên rủa xả như Phan Nhật Nam là phản ứng của lớp người trẻ tuổi, còn nhiều khí lực. Lớp khác, trong lớp đã trải qua nhiều thử thách hơn, lắm kẻ ngán ngẩm không buồn nhắc đến thế cuộc nữa. Nghiêm Xuân Hồng dần dần ngả về các suy tưởng tôn giáo; Vũ Khắc Khoan về những lộng ngôn hoài nghi, hư vô; Nguyễn Mạnh Côn đi vào lập thuyết với những trầm tư siêu hình bí hiểm... Nhưng họ chạy đâu cho khỏi! Trốn thế sự vẫn là một cách phản ứng đối với thế sự. Chính trị dù nó không xuất hiện nó vẫn có mặt. Lẩn quẩn đâu đó, nó luôn luôn ám ảnh thời kỳ 1954-75. Và sau 1975, thỉnh thoảng có dịp được hồi tưởng lại, nền văn học thời ấy vẫn không rời được các ám ảnh chính trị. CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HỌC Tạp chí Đất Mới ở tiểu bang Washington, số ra ngày 30-9-1984 có phỏng vấn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh về các nhà văn Việt Nam mà ông thích đọc, được trả lời rằng trong số những tác giả ông chọn lựa đọc đi đọc lại có Đỗ Tấn. Đối với bạn đọc ngày nay, Đỗ Tấn là một tác giả xa xôi. Mà xa xôi thật. Đỗ Tấn nay đã qua đời, từng bị cộng sản bắt giữ từ đầu năm 1975, trước đó hàng chục năm đã thôi xuất hiện trên văn đàn. Ông chỉ viết nhiều nhất trong khoảng không đầy năm năm sau hiệp định Genève. Mà ngay độ ấy Đỗ Tấn cũng không có bao nhiêu văn thơ đăng tải ở Sài Gòn; chỗ ông ra mắt chính các tác phẩm của ông là tạp chí Mùa Lúa Mới mà ông làm tổng thư ký tòa soạn, xuất bản tại Huế, một tờ báo có khuynh hướng chính trị rõ rệt. Tất nhiên, thơ văn Đỗ Tấn lúc bấy giờ cũng mang tính cách chính trị. Thơ văn ấy đã xúc động mạnh quần chúng độc giả, xúc động mạnh một thế hệ thanh niên. Ba mươi năm sau, nhà văn Toàn Phong từ lâu đã sống xa đất nước xa văn chương, đi sâu vào thế giới khoa học, nhưng vẫn còn lưu luyến Đỗ Tấn. Trường hợp Đỗ Tấn không phải là một trường hợp đặc biệt. Cùng lượt với ông, bao nhiêu người khác được độc giả chú ý ngay từ một vài tác phẩm đầu tay, tôi nghĩ cũng vì một lý do ấy: Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Nguyễn Mạnh Côn, Nghiêm Xuân Hồng v.v... Cùng là những người “ở bên kia” về, ở ngoài Bắc vào, họ đặt ra một vấn đề mới: bộ mặt thật của cộng sản. Vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với dư luận trong Nam. Họ gây xôn xao. Họ kêu gọi duyệt xét lại các giá trị, thành kiến về chính trị. Họ kêu gọi hành động, tham dự vào thế cuộc. Họ khuấy động giới trẻ. Trong lúc ấy những tác giả lặng lờ, không có thái độ chính trị, tiếp tục viết truyện tình cảm, xã hội, truyện tâm lý, truyện luân lý v.v... thường không được chú ý mấy. Tô Kiều Ngân, Kiêm Minh, Tạ Quang Khôi, Văn Quang, Thanh Nam v.v... viết không kém nhiều tác giả nổi danh ồn ào hơn họ; họ chỉ thiếu cái nhiệt tình chính trị, ngọn lửa của thời đại. Phong trào chống cộng sau hiệp định Genève ở Miền Nam có người xem là một thành công của bộ Thông tin. Chuyện không đơn giản đến thế: không phải vì nhà nước khéo khuyên bảo nên ghét cộng sản mà dân chúng xúm nhau ghét. Ở xứ ta, chưa bao giờ có một quần chúng ngoan ngoãn như vậy. Miền Nam không có một nhà văn có tầm vóc Soljenitsyne, nhưng cuộc di cư hàng triệu người và sự tố giác hàng loạt của một lớp văn sĩ mới ít ra cũng có giá trị chấn động của cuốn Quần đảo Goulag tại địa phương. Cơ sở tâm lý của quần chúng đã sẵn, sự tuyên truyền của chính quyền chẳng qua chỉ nương theo một chiều hướng thuận lợi mà thu đạt thêm kết quả. Đó là tình hình buổi đầu. Dần dần hoàn cảnh đổi khác, chuyện tố giác cộng sản không tiếp tục nữa, dĩ nhiên, nhưng không khí chính trị không lúc nào thiếu sôi nổi cho đến những năm cuối cùng. Sau này, Nguyễn Văn Trung chuyển từ nhận định triết lý sang suy luận chính trị, rồi từ suy luận tới những kêu gọi dấn thân. Dấn thân thành một danh từ thời thượng. Hoặc “dấn thân” xa như Vũ Hạnh, Lữ Phương, Lý Chánh Trung, Thế Nguyên..., hoặc dấn thân có chừng mức như Thế Uyên, Nguyễn Văn Xuân v.v..., hoặc là Phật giáo dấn thân như Nhất Hạnh, hoặc là công giáo dấn thân như Nguyễn Ngọc Lan... Có những dấn thân bênh vực cộng sản hay chống lại cuộc chiến tranh chống cộng (Nguyễn Văn Trung, Nhất Hạnh, Vũ Hạnh...); cũng lại có những dấn thân lên án cộng sản (Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Phan Nhật Nam...). Không khí chính trị trong văn giới càng ngày càng trở nên sôi động đến nỗi một người hiền lành bảo thủ như ông Thanh Lãng rốt cuộc cũng bị lôi cuốn vào cuộc dấn thân: ông đi “ăn mày” với ký giả, ông tuyên bố hung hăng chống một chính quyền sắp sụp đổ. Như thể một kẻ sĩ lúc bấy giờ không dấn thân, không đấu tranh chống đối nọ kia thì không yên ổn trong lòng, không bằng ai. Nhìn chung từ trước tới sau suốt thời kỳ này lúc nào cũng có những nhóm văn nghệ sĩ gần nhau không hẳn vì lập trường văn nghệ mà là vì một quan điểm chính trị, cũng có những tập hợp nửa văn nghệ nửa chính trị. Kéo dài từ trước Genève đến sau Genève là nhóm sinh hoạt chung quanh Nguyễn Đức Quỳnh; sau 1954 là những nhóm Quan Điểm, Nhân Loại, Tự Do...; sau 1963 là những nhóm Trình Bày, Thái Độ, Lập Trường, Văn Học, Hành Trình v.v... Mỗi giai đoạn có một số nhóm một số nhân vật nổi lên để rồi chìm xuống vào một giai đoạn khác. Có những vị từ địa hạt triết học chuyển sang địa hạt chính trị; có vị lại từ chính trị vào giai đoạn này chuyển sang triết học vào giai đoạn sau; có những vị khác từ tôn giáo nhảy sang chính trị; có những cây bút xã hội, tâm lý ngả dần sang những đề tài chính trị; lại có những tiểu thuyết gia từ các luận đề chính trị lúc đầu lảng dần sang những đề tài tâm lý, triết lý trong những năm sau v.v... Từng cá nhân có thay đồi chuyển biến; nhưng nền văn học của thời kỳ này nói chung không ngớt canh cánh những lo toan vì thế cuộc. Văn học Miền Nam thời kỳ 1954-75 đậm màu sắc chính trị hơn văn học tiền chiến, chuyện có thể hiểu được. Trước kia, dưới thời ngoại thuộc, cái chính trong hoạt động chính trị là giành độc lập quốc gia. Không có gì để suy tư, để băn khoăn cả, chỉ có dám làm hay không dám làm. Dám thì đứng ra làm, như Nhất Linh, Nguyễn Huy Tưởng, Khái Hưng, Nguyên Hồng, Hoàng Đạo, Nam Cao v.v... Không dám thì cứ ở yên mà viết dài dài: viết truyện làm thơ về xê dịch, về tình yêu, về thời tiết nắng mưa, về thế tình ấm lạnh, về ma quỉ thần linh v.v... Các nhà ái quốc, các chí sĩ có dùng thơ văn là chỉ để kêu gọi lòng yêu nước, chứ không cần biện luận cho một lập trường nào. Giữa đệ tam với đệ tứ có rắc rối chăng là rắc rối giữa các chính trị gia chuyên nghiệp với nhau, không phải chuyện văn học. Sau này, ở Miền Bắc văn học tất nhiên phải theo sát chính trị. Thành thử trong thời hậu chiến chính trị ám ảnh cả văn học Miền Bắc lẫn Miền Nam, mỗi nơi một cách khác nhau. Ở Bắc văn nghệ phục thị chính quyền bất cứ theo chủ trương nào, chiều hướng nào, giai đoạn nào: hoặc chủ trương đoàn kết toàn dân hoặc chủ trương độc tài giai cấp, hoặc lúc yêu Trung Cộng hết mình hoặc lúc chống Trung Cộng cật lực v.v... Ở Nam, khi đôi bên đi thuận chiều thì văn nghệ giục giã, thúc bách chính quyền, khi ngược chiều thì văn nghệ chống đối, phản kháng. Ở Nam, thứ văn nghệ có chính trị tính luôn luôn vật vã, nó làm khổ chính trị và tự làm khổ nó. Khổ nó, đúng thế. Nhất Linh bảo rằng luận đề từng hại ông, từng làm cho tiểu thuyết của ông mất hay, bớt hay; thế nhưng sau 1954 luận đề chính trị đã biết bao lần ám ảnh thơ, truyện, kịch ở Miền Nam, mà không ngại có thể làm cho những thơ truyện ấy bớt hay. Như vậy văn nghệ cũng khổ chứ, sung sướng gì đâu! Thế nhưng đa số văn nghệ sĩ sau Genève cứ lăn vào lối đoạn trường, và họ được đám quần chúng tri kỷ hoan nghênh (ít ra là nhất thời). Trong khi ấy những người tỉnh táo như Nhất Linh thì lại vượt thời gian trong quạnh quẽ. _________________________[1]Duyên Anh, Áo tiểu thư, Nguyễn Đình Vượng xuất bản 1971, trang 167.[2]Nghiêm Xuân Hồng, Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, nguyệt san Ngày Về tái bản tại Hoa Kỳ, trang 8.[3]Phan Nhật Nam, Dấu binh lửa, Hiện Đại tái bản, Sài Gòn, 1973, trang 54, 55.[4]Như trên, trang 23.[5]Tú Kếu, Thơ xám, trang 49. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 6 Văn học & tôn giáo / triết học Tính cách tôn giáo và triết học MỘT THẾ HỆ MẤT NIỀM TIN Giữa thế hệ tiền chiến với lớp sau Genève sự khác nhau không phải chỉ ở một mối ưu tư về chính trị. Dương Nghiễm Mậu không phải là một Trần Tiêu ưu thời mẫn thế, Trần Thị NgH, không phải là một Anh Thơ ham nói chuyện đại cuộc. Họ khác nhau từ trong tâm hồn cho tới lời ăn tiếng nói, từ quan niệm nhân sinh tới cách hưởng lạc, cách yêu đương. Tình yêu - Thật vậy, hãy thử để ý đến một nhân vật của Nhã Ca, một cô bé trong Ngày đôi ta mới lớn. Lần đầu tiên bắt gặp sự rung động ái tình của mình, cô ta kêu: “Chết cha, mình đang cảm động.” Các bậc tiền bối tha hồ kinh ngạc: “Chết cha, cái gì lạ vậy?” Tự thuở hồng hoang tới giờ, có thiếu nữ Việt Nam nào phản ứng như vậy trước tình yêu đâu? Những nàng thục nữ yêu kiều như Nguyệt Nga, Thúy Kiều, Tố Tâm không la lối như vậy trước ái tình đã đành; mà những cô Loan, cô Hiền, cô Hạnh của Nhất Linh, Khái Hưng, những cô gái trong tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Thạch Lam v.v... cũng không thế; những cô bé đi chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, cô chị bồng em đi lễ xin xăm trong thơ Hồ Dzếnh không có thế; cho đến gần đây nhất như cô Mùi của Nhất Linh, chúng ta cũng khó tưởng tượng cô ta có thể bật ra tiếng đùa giễu cái tình cảm “thiêng liêng” của chính mình như thế. Không, trước đây chưa ra đời cái mẫu người con gái khinh mạn, coi đời nhẹ tênh ấy. Lại “nhặt” thử một cô bé khác trong số vô vàn cô bé ngộ nghĩnh của Nhã Ca: Soan. Giữa một Mùa hè rực rỡ cô ta bắt đầu biết yêu: cô ta yêu một quân nhân đáng tuổi cha chú mình và cô sắp đặt một kế hoạch tỏ tình bằng cách thủ sẵn một hòn đá chực... rình ném vào anh chàng quân nhân nọ! Chúng ta không dám nói các cô gái trong thế hệ đàn chị hồi tiền chiến thiếu say đắm thiếu liều lĩnh trong tình yêu, hay ngại ngần đắn đo hơn trước tội lỗi. Từ lâu lắm trai gái đã chết vì tình rụp rụp; còn sa ngã thì cô gái khuê các bên Tàu ngày xưa như Thôi Oanh Oanh mới hẹn hò lần đầu đã sa ngã ngay dưới mắt con Hồng, Thúy Kiều cũng tại đêm hò hẹn đầu tiên mà trong âu yếm của người tình đã có chiều lả lơi (nếu trời còn cho cô cậu tiếp tục gặp nhau một vài đêm nữa, ai biết chuyện gì xảy ra). Cho nên hãy dè dặt trong sự phát biểu về đạo lý. Chỉ xin để ý đến thái độ yêu đương, đến phong cách yêu đương mà thôi. Về mặt này những cô Loan, cô Nhung, cô Mùi v.v... dù trong lòng họ có nồng nàn đến đâu đi nữa nhưng lời ăn tiếng nói cái nhìn cái liếc của họ cũng vẫn ý nhị, tinh tế, xa xôi, bóng gió. Họ không trực tiếp, đột ngột, bốp chát như những cô Soạn, cô Thuyền sau này. Lớp trước lớp sau, phong cách khác nhau như chiếc áo dài kín đáo dịu dàng khác chiếc quần jeans hồn nhiên sống sượng. Dưới lớp quần áo, nỗi niềm rạo rực có thể giống nhau; nhưng lớp che phủ bên ngoài cái rạo rực có khác, khác xa. Vậy thì một bên sống sượng một bên tao nhã ý nhị, cái khác nhau đã rõ. Có điều tưởng không thể dừng lại ở cái khác nhau về phong cách. Bởi vì mỗi phong cách không phải là một sự ngẫu nhiên. Tại sao đang bóng gió xa xôi tự dưng lại trở nên sấn sổ ngổ ngáo như thế? Phải có lý do nào đưa đến những thay đổi ấy, đó mới là vấn đề. Theo chỗ chúng tôi nhận thấy sở dĩ lớp sau này tiến tới tình yêu không còn có cái vẻ e dè, trịnh trọng nữa là vì sau này họ thấy trên đời không còn cái gì đáng e dè, trịnh trọng cả. Không còn cái gì là thiêng liêng nữa. Mối tình đầu, cái đó ngày trước người ta quí biết chừng nào, trân trọng biết chừng nào. Thế mà Thuyền coi như không. “Chết cha, mình đang cảm động”, cô bé tự chế nhạo mình đó; cô ta chế nhạo ngay cái tình cảm mới chớm nở của mình. Cô ta coi thường nó, chọc quê nó. Và rồi chúng ta sẽ thấy Thuyền không phải là thuộc vào số các cô bé ngang ngược, ngỗ nghịch nhất của thế hệ đâu. Ngày xưa chuyện lứa đôi là quan trọng cực kỳ, duyên số được xếp đặt tận trên trời: Có ông lão xe tơ đỏ; có chuyện xin xăm để hỏi ý kiến các đấng Thiêng Liêng, yêu nhau có chuyện khấn vái Trời Đất, cắt tóc thề bồi v.v... Sau này, khi chúng ta đã “văn minh” theo Tây phương, chúng ta không còn tin ở công việc của ông già lẩm cẩm dưới trăng nữa, không hay lôi nhau đi thề thốt nữa v.v..., tuy nhiên chúng ta vẫn rất mực trân trọng các mối tình, từ tình đầu đến tình cuối. Hồi tiền chiến trong tiểu thuyết của những Khái Hưng, Lê Văn Trương, Lan Khai... không thiếu gì những mối tình “lớn” diễn ra ngay cả dưới mái chùa, trong rừng thẳm; trong thi ca của những Đông Hồ, Tương Phố, cho đến Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh... hễ động nói tới ái tình là giọng lâm ly thống thiết không chịu được. Trong văn chương cũng như ngoài đời hễ phụ tình, bạc tình thì bị chê bai khinh bỉ ngay. Thoắt cái, sang thời kỳ 54-75 này, ái tình bị chọc quê. Nó gần thành lố bịch. Một cô con gái nguyên lành gặp một người đàn ông đứng tuổi, đã có vợ. Người đàn ông rủ rê, cô gái bằng lòng. Yêu thì yêu, tại sao không? Cô gái suy tính: “Thử tưởng tượng một người đàn ông đứng tuổi, đứng đắn. Một người đàn ông sắp sửa bốn mươi tuổi, có vợ, có địa vị và tiền bạc. Không lý tưởng sao, tuyệt vời nữa.” Đây là cái hôn của người tình “lý tưởng”, cái hôn đầu tiên trong đời cô gái nguyên lành: “Chúng tôi hôn nhau. Cái hôn đầu tiên chưa kịp đoán trước hay chuẩn bị dù sao cũng đã làm tôi thất vọng chút ít. Tôi quệt nước bọt trong tay áo và chàng có vẻ bồn chồn khi nhìn thấy cử chỉ đó. Tôi không biết, lúc ấy tôi khinh chàng. Tôi nói: À, thì ra! Chàng tỏ vẻ không hiểu. Tuy nhiên sau đó chàng vẫn hôn tôi hoài.” Xong chuyện hôn nhau, họ đi tới chuyện khác, xa hơn. Vì cô gái còn nguyên nên đau đớn, đau mà không kêu rên gì cả, được chàng khen ngợi. “Tôi bấu tay trên lưng chàng. Thật không còn thứ đau đớn nào hơn (...) Chàng khen: - Em can đảm lắm. Tự nhiên tôi nói lớn, giọng hờn mát: - Rồi sao nữa, trời đất! - Nằm yên...” Hôn xong, “yêu” xong, cuối cùng họ xa nhau. Trong khi cô gái xếp quần áo vào va-li để ra đi, thì chàng - người yêu “lý tưởng, tuyệt vời” - muốn có một kỷ niệm: chàng ngồi tằn mằn mớ đồ lót của nàng, bảo: “Cho anh một cái.” Như thế, ái tình được chấm dứt.[1]Đọc xong câu chuyện như thế, không khỏi có một cảm tưởng khiếp hãi. Vì đạo đức suy đồi? Vì phong tục tồi bại chăng? Không đâu. Đừng lên mặt đạo mạo mà chi. Vả lại câu chuyện đâu có gì đáng gọi là khiêu dâm? Không có chỗ nào phô bày lộ liễu, không có cảnh mùi mẫn mê ly nào cả. Trái lại, giọng kể còn hờ hững: có sao nói vậy, vắn tắt. Gần như ngây thơ. Và đó là chỗ đáng khiếp. Tác giả nhìn vào những cái “thiêng liêng” nhất trong đời như thể nhìn người ta uống tách nước, kể lại như kể chuyện đi phố lựa đôi giày. Như thể không có xúc cảm. Người trong cuộc không có xúc cảm, cũng như người ngoài cuộc, người kể chuyện. Thật vậy, nếu xúc cảm làm sao còn để ý đến chỗ nước bọt để quệt lên tay áo! Cổ lai có ai bắt gặp trong văn chương một cặp tình nhân quệt nước bọt sau khi hôn nhau? Thử tưởng tượng giữa các mối tình lớn của Paul và Virginie, của Kim và Kiều, của Bảo Ngọc cùng Đại Ngọc, của Ngọc và Lan v.v... có mấy hạt nước bọt như thế dính vào: Tai hại biết chừng nào! Có cái nhìn thành kính ngưỡng vọng cuộc đời, mới thấy đời cao đẹp, lung linh huyền ảo. Thế hệ này mở hai con mắt trắng dã, lạnh lùng, khô khấc nhìn vào cuộc đời, khiến cho cuộc đời tự thấy trống trơn, trơ trẽn. Cuộc đời khốn khổ, thẹn thùng, co rúm lại. Tội nghiệp. Độ ấy người ta thường hay nói tới cái chết của Thượng Đế. Người chết đi là phải. Chịu sao thấu? Một cái nhìn như cái nhìn của thế hệ bấy giờ có thể giết chết rụi hết: hết mơ mộng, hết thi vị, hết mọi niềm tin tưởng. Thơ mộng đến như Ái tình mà nó còn mất hết cả hào nhoáng, còn trơ nước bọt ra, thì còn gì là Thượng Đế! Trong tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, cuộc nhân sinh luôn luôn bị nhìn một cách sấn sổ như thế; trong bao nhiêu truyện ngắn truyện dài của ông là những cảnh đời trình bày phũ phàng. Bằng lối nói xông xổng, không kiêng nể bất cứ cái gì: cái tục tằn, cái thô bạo, cái xấc láo, cái hỗn xược mất dạy, ác độc, điên khùng v.v... Cha con réo chửi nhau, đàn ông đàn bà làm tình với nhau lê mê chẳng thèm đặt ra vấn đề yêu thương gì ráo trọi, kẻ ác người thiện lẫn lộn làng nhàng như nhau, không phân biệt gì hết trơn... Một nhân vật của Dương Nghiễm Mậu phàn nàn: “Có nhiều người tạo ra những ràng buộc với mình để sống, như ràng buộc với Thượng Đế, với quê hương, với bổn phận, với tình yêu và máu mủ, nhưng tôi thì mất đi gần hết những thứ ấy, dù có muốn tạo ra cũng không sao có được.”[2]Trong một không khí tinh thần như vậy người ta dễ hiểu tại sao một thiếu nữ bắt gặp những rung động tình cảm của mình lại tự cười cợt chế nhạo. Rung động thành ra lố bịch. Tình cảm thành ra lỗi thời. Yêu ấy à? Buồn cười chưa, gì mà ngố quá vậy? Đời không còn gì là cao đẹp, là thiêng liêng nữa. Trong hoàn cảnh ấy, người ta cười giễu đểu giả, khinh mạn, người ta ngỗ nghịch xấc lấc, trông đáng ghét; nhưng nghĩ lại thì mất niềm tin là cảnh trạng đáng thương. Lại vẫn nhân vật nọ của Dương Nghiễm Mậu than thở: “Cuộc sống ngày nay mất đi những tham dự của sức mạnh siêu hình mà người trước tin cẩn để sống. Nhưng có lẽ thái độ can đảm liều lĩnh ấy khiến cho chúng tôi đau đớn hơn. Chúng tôi không thể đổ lỗi cho ai được khi chúng tôi tự cho mình là Thượng Đế.”[3] Lý tưởng - Ái tình là cái dễ “tin” hơn cả mà không còn tin vào nó thì biết tin vào đâu nữa: đạo lý, chính nghĩa, lý tưởng v.v... lần lượt sụp đổ hết. Nhiều cấm kỵ của xã hội bị coi thường. Hàng rào lễ giáo thường khi bị đạp ngã. Trước kia, trong một cuốn truyện của Nguyễn Khắc Mẫn thày giáo lỡ đem lòng yêu một cô nữ sinh mà lấy làm ngại ngùng hết sức, đôi bên phải đắn đo mãi mới dám tỏ bày. Bây giờ trong truyện của Nguyễn Thị Hoàng cô giáo lăn nhào vào Vòng tay học trò với tất cả say mê; cô không giấu cái rạo rực thèm muốn khi nhìn vào những phần da thịt hở hang của cậu học trò. Và cuốn truyện được chấp nhận rộng rãi. Phản ứng đạo đức của xã hội cựa quậy rất uể oải, rất khẽ, như không có gì. Đất nước mịt mù khói lửa, và bấy giờ người ta nói thế nào, nghĩ ngợi thế nào về chiến tranh? Nguyễn Bắc Sơn ngất ngưởng bảo địch quân: “Kẻ thù ta ơi, những đứa xăm mìnhĂn muối đá và điên say chiến đấuTa vốn hiền khô, ta là lính cậuĐi hành quân, rượu đế vẫn mang theoMang trong đầu những ý nghĩ trong veoXem chiến cuộc như tai trời ách nướcTa bắn trúng ngươi, vì ngươi bạc phướcChiến tranh này cũng chỉ một trò chơiVì căn phần ngươi xui khiến đó thôiSuy nghĩ làm gì lao tâm khổ tríLũ chúng ta sống một đời vô vịNên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau”...(‘Chiến tranh Việt Nam và tôi’) “Những đứa xăm mình”, những “đứa” ấy không phải chỉ là hạng chiến sĩ Tố Hữu thôi đâu nhé. Tiểu tư sản non choẹt như Hồng Nguyên, lãng mạn như Hoàng Cầm, huênh hoang lớn lối như Vũ Hoàng Chương ngày nào từng kêu ầm lên là sao vàng xòe năm cánh lên năm cửa ô v.v..., hết thảy đều là đứa xăm mình cả. Vì đều tin chắc mẩm vào chính nghĩa của cuộc chém giết, đều hô hào cổ võ tàn sát một cách trịnh trọng. Còn “ta”, kẻ vượt lên trên “chính nghĩa”, lên trên mọi hăng say, tin tưởng, “ta” là nhân vật của thời đại, “ta” mới xuất thế đây thôi. Và bạn bè của “ta”, cùng lớp “ta” đều “hiền khô” như thế cả. “Giao thừa đâu mà vộiHãy khoan đã chú màyCứ đóng xa vài dặmmà ăn uống cho say Ta cũng người như chúcũng nhỏ bé trong đờicó núi sông trong bụngmà bất lực hôm nói thật cùng chúTrăm năm có là baoBinh đao sao biết đượcSinh tử ở nơi nào.”(‘Nghinh địch hành’ - Hà Thúc Sinh) Ta đối với chú mà nói được lời như thế vì lòng ta đã tới độ nguội lạnh, không còn gì khuấy động nổi một cơn điên say nữa. Đao to búa lớn: vô ích. Danh từ cao đẹp: vô ích. Lý tưởng thiêng liêng: vô ích. Tín ngưỡng - Tình yêu như thế, chính nghĩa như thế, còn tín ngưỡng? Có lần lão học giả Giản Chi đăng cao, và gieo mấy vần tuyệt diệu: “Sớm lên ngồi lạnh non caoThở ra mây trắng, hút vào gió xanh...Chợt thương con nguyệt nửa vànhPhiêu du trắng mộng bên cành thông khô...Vô biên bừng nở trời thơ:Bông hoa ngày dựng ánh hồ sương treo...Trần tâm nghe tắt eo xèoTrong Vô Sở Trụ bốn chiều chợt không.”(‘Chợt không’) Giản Chi là người của thời kỳ trước với tất cả cái tao nhã của thời trước. Giá ông bắt gặp thi hữu Nguyễn Đức Sơn thưởng thức cảnh núi chắc ông không khỏi giật mình thảng thốt. “Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núiCuối chiều tà chỉ gặp bãi hoang sơBước lủi thủi tôi đi luồn vô núiNghe nắng tàn run rẩy bóng cây khôChân rục rã tôi đi luồn ra núiHồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.”(‘Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi’) [4]Một già một trẻ, cả hai đều lên núi, cả hai đều mê núi dù kẻ đến sớm người tới chiều, cả hai trong hồn đều phảng phất mùi thiền, trước cảnh núi non cả hai đều xúc động vì chợt đối diện với “hư vô”, với cái “chợt không”. Thế nhưng giữa Nguyễn Đức Sơn với Giản Chi, chỗ khác nhau mới lạ lùng. Giản Chi ngồi chững chạc, còn Nguyễn Đức Sơn thì cứ đi “luồn” vô “luồn” ra mãi, cho tới thấm mệt, tới rục rã cả chân. Ông lăng quăng làm chi kỳ cục vậy? Thôi thì lăng quăng cũng được, nhưng ông kể lại trong thơ làm chi? chuyện ấy có liên quan gì đến hư vô? Đem cái nắng tàn run rẩy, cái hoang sơ, cái hư vô xáo trộn với những bước lăng quăng, ông không thấy mình đang làm một cái gì lạc điệu, hỏng kiểu sao? -Thưa, đó chính là sở trường của Nguyễn Đức Sơn. Ông còn xáo trộn lẫn lộn lắm cái kỳ cục hơn nữa, chẳng hạn nước tiểu với nước... thánh, cực lạc với chuyện... đái! “Anh sẽ đến bất ngờ ai biết trướcmiệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôiôi một đêm bụi cỏ dáng thu ngườiem chưa đái mà hồn anh đã ướt”(‘Vũng nước thánh’) Giữa trời bể bao la, sao rơi sóng vỗ, ông vừa nằm vọc c... vừa suy nghĩ mông lung về lẽ huyền vi của vũ trụ v.v... Những cái như thế không phải họa hoằn mới xảy ra. Nó xuất hiện đều đều trong thơ ông. Nó thành ra một đặc điểm của thơ ông, của tính khí, thái độ ông. Một thái độ thách thức, khiêu khích, chống đối, báng bổ thánh thần, thái độ của người méo miệng trợn mắt làm trò giữa cảnh cúng vái trang nghiêm, của người vất đồ dơ dáy lên những cái vẫn được xem là cao cả thiêng liêng. Nếu chỉ lăng quăng gàn dở ngoài đời thì có thể đó là chuyện tính nết. Nguyễn Đức Sơn đưa nó vô trong thơ, cố tình ghép nó bên cạnh cái cao siêu, vĩ đại, thì đây không còn là nết riêng nữa mà là một thái độ tinh thần. Thái độ Tản Đà rất ngông, Nguyễn Đức Sơn cũng ngông; Tản Đà ngông trong thơ mộng, Nguyễn Đức Sơn ngông mà ngỗ nghịch, phá phách. Tôi biết: có thể kể ra đây nhiều thi sĩ tên tuổi thời kỳ 54-75, những thi sĩ lúc nào cũng kính Chúa kính Phật. Nhưng nêu ra làm gì cái chuyện thời nào cũng có; vấn đề của chúng ta là chú ý đến chỗ đặc biệt của thời này thôi. Cũng như thời tiền chiến trong tiểu thuyết có biết bao nhiêu là cặp vợ chồng sống êm thấm, bao nhiêu là cô dâu sống yên lành trong nhà chồng; những kẻ ấy không được nhắc đến nhiều như cô Loan của Nhất Linh. Bởi cô Loan mới tiêu biểu cho hoàn cảnh người phụ nữ lúc bấy giờ. Thời cô Loan là thời chống đối giữa cái mới với cái cũ, chống lại gia đình cũ, xã hội cũ. Thời sau này người ta chống thần chống thánh, chống nhau với Thượng Đế, chống nhau với khuôn phép, nề nếp, với... ái tình! Trời đất! Như vậy làm sao sống được? Chẳng những sống mà còn đánh giặc nữa. TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC Quả thật mỉa mai. Làm sao tin được thời kỳ “lính cậu” đùa giễu “lính chú”, lính “ta” tán dóc với lính “ngươi” ỡm ờ như thế lại là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất lịch sử nước ta? làm sao tin được trong khi lính bảo “chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi”, lính cứ khơi khơi xem lý tưởng như lông hồng thì hàng triệu thanh niên được động viên hy sinh cho lý tưởng tự do. Làm sao tin được thời kỳ Thượng Đế chết, thời kỳ con người trâng tráo báng bổ thánh thần lại là thời kỳ tôn giáo phát triển mạnh mẽ, sôi động nhất ở nước ta? Vậy mà những chuyện ấy đều có cả, đều thực cả. Hãy khoan nói tới những con số tân tín đồ của các tôn giáo lớn vào các thập niên 50, 60, đến cái tỉ số gia tăng cao khác thường của tín đồ cũng như của các giáo đường, chùa chiền trong khoảng thời gian này; hãy khoan nói đến những biểu dương lực lượng tôn giáo cực kỳ lớn lao trong các cuộc tranh đấu chống chính quyền, các cuộc đấu tranh giữa tôn giáo với tôn giáo trong thời gian này v.v...; chỉ để ý một chút đến cái bóng dáng của tôn giáo trong sinh hoạt văn học nghệ thuật lúc bấy giờ đã thấy nó đặc biệt đến chừng nào rồi. Hồi tiền chiến chỉ có một Hàn Mặc Tử cầu nguyện Chúa mà đã làm náo động cả làng thơ: ai cũng chú ý đến hiện tượng tôn giáo này. Sau 1954 ở Miền Nam không phải chỉ có một con chiên hay những con chiên mà có nhiều kẻ chăn chiên xông pha tích cực trong làng văn làng báo; đồng thời ở phía Phật giáo cũng có bao nhiêu là tu sĩ, cao tăng múa bút trổ tài: nào những Nhất Hạnh, Phạm Công Thiện, những Thạch Trung Giả, Phạm Thiên Thư, Tuệ Sỹ v.v..., ấy là chưa kể những nhà văn nhà thơ những học giả không phải tu sĩ viết về Phật giáo như: Trần Ngọc Ninh, Nghiêm Xuân Hồng, Quách Thoại, Lê Văn Siêu v.v... Bên Thiên Chúa giáo thì các linh mục Thanh Lãng, Trần Thái Đỉnh, Kim Định v.v... đều là những cây bút dồi dào, có ảnh hưởng rộng. Các đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo đều có những viện đại học riêng (Thiên Chúa giáo và Phật giáo dĩ nhiên đã có trước những viện qui mô hơn). Nguyễn Văn Hầu viết về triết lý đạo Hòa Hảo, Hồ Hữu Tường viết về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương v.v... Chuyện nghe có vẻ khác thường nhưng không vô lý. Chính vì thiếu niềm tin, vì khủng hoảng tin tưởng cho nên người ta mới khẩn cấp tìm đến các tôn giáo, mới hấp tấp tra hỏi các triết thuyết. Ai nấy xô nhau đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề căn bản, những băn khoăn rốt ráo. TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC Trong cơn hoang mang, kẻ tìm đến tôn giáo người cật vấn các triết gia. Có lẽ ít có thời kỳ nào trong lịch sử nước ta người ta viết và đọc triết học nhiều như thời kỳ này, người ta mê triết lý dữ dằn như thời kỳ này. Trên kệ sách, thấy những nhan đề: Đi tìm một căn bản tư tưởng (của Nghiêm Xuân Hồng), Chúng ta đi về đâu (của Đoàn Nhật Tấn) v.v... Nhân vật của Vũ Khắc Khoan có lần đàm đạo với nhau: “Tôi thường nghe mỗi khi thời thế chuyển xoay là có thuyết lạ ra đời. Xưa thì Tô Tần bàn kế Hợp tung, Mạnh Tử luận ‘Dân vi quý’. Gần đây có ngươi Đăng Thục mưu việc duy nhất tư tưởng Đông Tây, Hồ Hữu Tường băn khoăn muốn vượt Mác-xít.”[5] Thời thế đang chuyển xoay mạnh, thuyết lạ nối nhau ra đời là phải cách lắm. Ngươi Đăng Thục già rồi, đã có ngươi Đình Nhu, ngươi Văn Trung, ngươi Kim Định, ngươi Thái Đỉnh v.v..., kẻ đặt thuyết riêng người mang thuyết mới từ Tây phương về xun xoe truyền bá. Rối rít cả lên. Ôi thôi, đi đâu cũng gặp triết gia; lúc nào cũng có cơ hội bàn triết học. Trong một thiên truyện của Nguyễn Thị Thụy Vũ một cô con gái được cô bạn họa sĩ rủ dự bữa tiệc của giới văn nghệ. Cô gái ngơ ngác nhận thấy: “Trong đám họa sĩ trẻ nổi lên những tiếng thì thầm nào là... ấn tượng, màu nóng, màu nguội, thời kỳ lam, thời kỳ hồng v.v... và bọn nhà văn dùng những chữ... thân phận, bản ngã, bản thể, hiện sinh v.v...” (‘Tiếng hát’, trong Chiều mênh mông). Họa sĩ nói màu nóng màu nguội, thời lam thời hồng: được đi. Nhưng văn sĩ nói những gì lạ hoắc vậy? Những cái quen thuộc xưa nay mất đâu cả rồi? về đâu những mây gió, những lá vàng, những buổi chiều vàng, non xanh nước biếc v.v...? Lần khác, Duyên Anh nói về các thi sĩ: “Viết hàng ngàn danh từ triết lý như vô thức, tâm thức, hình nhi thượng, hình nhi hạ, bản thể, bản ngã, thủy triều, cảm mạo, thương hàn, dịch hạch, phi lý... ra từng mẩu giấy nhỏ, bỏ vào cái lọ. Hễ thi hứng dào dạt, mở nút lọ xóc lia lịa. Mỗi mẩu giấy văng ra là một câu thơ. Hoặc năm bảy mẩu giấy văng ra một lượt cũng là một câu thơ.”[6] Câu chuyện xóc lọ chữ thành thơ, hồi tiền chiến cũng có từng nghe nói, nói để chế giễu các nhà thơ hũ nút. Nhưng trong cái lọ tiền chiến không bao giờ có những chữ phi lý, bản thể, hình nhi thượng với hạ. Trái lại, trong cái lọ thời nay dẫu ra sức khơi tìm cũng ít gặp các chữ chàng, nàng, người em sầu mộng, anh giang hồ, anh dãi dầu, anh sương gió v.v..., ít lắm. Thụy Vũ với Duyên Anh là những tác giả lớp sau, nhưng tâm trạng băn khoăn không chỉ thuộc lớp sau. Chuyện Duyên Anh nói trong Áo tiểu thư là chuyện đã có ngay từ những ngày ông mới ở Bắc di cư vào, hãy còn tạm trú tại Nhà Hát Tây Sài Gòn cũ. Sự thực từ khi có những người ê chề với chủ thuyết Mác-Lê, những người thất vọng phải rời bỏ kháng chiến, là đã có khổ tâm, băn khoăn. Trong các tác phẩm đầu tiên của những tác giả thuộc lớp trước như Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến..., xuất bản vào những năm đầu tiên của thời kỳ này, có thể gặp nhiều nhân vật nặng trĩu ưu tư như thế. Người trẻ tuổi họ Đỗ trong Thần tháp Rùa là một: “tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hơi nhíu, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tính vốn ít nói, trong chốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng.” (...) “Nhưng trong câu chuyện, nếu có ai đả động đến thời cuộc, so sánh lý thuyết nọ với lý thuyết kia, là lập tức sắm nắm bước vào vùng thảo luận, nói hàng giờ không biết mỏi. Hoặc nêu thuyết nhà Phật mà bác bỏ định đề Cơ-đốc. Hoặc đề cao tư tưởng của văn sĩ Pascal mà đánh đổ lý luận vô thần. Hoặc chủ trương giai cấp đấu tranh mà công kích những mưu mô tư bản. Hoặc lập luận tự do cá nhân để chống với độc tài đoàn thể. Có ai rụt rè nói đến giá trị nội tại của nghệ thuật ắt Đỗ phải lớn tiếng thích nghĩa nhân sinh. Nhưng nếu có người muốn hạ văn chương xuống ngang hàng một ‘đồ thực dụng’ thời Đỗ lại chép miệng thở dài nhắc đến quan niệm nghệ thuật của Kant.”[7]Người trẻ tuổi họ Đỗ như thế nếu lọt vào bàn tiệc văn nghệ của Thụy Vũ sợ gì mà chẳng văng ra những “bản ngã”, “bản thể” với “hiện sinh”, và nếu có tập tành thơ phú thì làm gì trong lọ chẳng có những mẩu giấy nhỏ viết “bản thể”, “bản ngã”, “dịch hạch”, “phi lý”? Từ đầu đến cuối thời kỳ này, lớp trước lớp sau đại khái như nhau. Thường thường trong giới văn nghệ những kẻ được quần chúng biết rộng rãi nhất là các thi sĩ, các tiểu thuyết gia. Nhưng vào thời kỳ này những tác giả viết triết luận lại được đọc nhiều, được tiếp đón ồn ào. Nguyễn Văn Trung, Phạm Công Thiện, Trần Thái Đỉnh, Kim Định v.v... đều nổi tiếng nhanh chóng, được giới trẻ hoan nghênh. Sách triết học thành ra sách “hốt bạc” của các nhà xuất bản, tên tuổi các triết luận gia thành ra “mốt” ăn khách trên thị trường. Theo kinh nghiệm riêng của chúng tôi khi chủ trương nhà Thời Mới thì hai cuốn sách bán được nhanh nhất nhiều nhất là hai cuốn liên quan đến triết học, tức cuốn Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh và cuốn Những trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại dịch của André Maurois. Trong các sách do nhà Huệ Minh của Hồ Hữu Tường ấn hành cuốn được yêu chuộng rộng rãi nhất chắc chắn là cuốn Trầm tư của một tên tội tử hình. Tử hình hay không tử hình, thấy “trầm tư” là khoái rồi. Khi Trần Phong bắt đầu ra tạp chí Văn và chủ trương nhà xuất bản Giao Điểm, ông kêu gọi liên tiếp trong nhiều tháng trời người hợp tác dịch các tác phẩm của Jean Paul Sartre và Albert Camus. Thơ, truyện, kịch v.v... lúc bấy giờ lắm khi lân la đến gần triết học. Thơ Thanh Tâm Tuyền được nhắc nhở rộng rãi có lẽ một phần cũng là vì những câu tối tăm trong ấy “có vẻ” ngụ một ý nghĩa triết lý, trông “hình như” có thể suy diễn ra một ý nghĩa triết lý, vì đọc “nghe như” hàm ngụ nhiều tư tưởng. Truyện và kịch của Nghiêm Xuân Hồng, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan (những cuốn Phù thế, Ảo ảnh, Thành Cát Tư Hãn, Người viễn khách thứ mười v.v...) có khuynh hướng triết lý. Nguyễn Mạnh Côn thì nói hẳn ra là ông “đi vào lập thuyết” với cuốn Mối tình màu hoa đào.Hồi trước cũng có Trần Trọng Kim viết Nho giáo, có Nguyễn Đình Thi, Lê Chí Thiệp viết về triết học Tây phương, về siêu hình học v.v..., và kẻ đọc nhiều hiểu rộng bao giờ cũng được dư luận kính trọng, tuy nhiên chưa lúc nào có cái không khí ham mê triết như trong thời kỳ sau này. Ham mê ồn ào như giới trẻ mê tài tử điện ảnh, mê ca sĩ; như giới mộ điệu tôn sùng các cầu thủ bóng bầu dục, các võ sĩ quyền Anh v.v... Dĩ nhiên số lượng người biết đọc sách ít hơn số người xem hát, xem đấu bóng đánh võ, ít hơn nhiều lắm lắm; nhưng những “phong trào” sách Kim Định, sách Phạm Công Thiện có thể làm chúng ta liên tưởng từ chuyện nọ đến chuyện kia. Thật ra, chúng ta không phải là một lớp quái nhân dị hợm. Chẳng qua thế hệ này sinh nhằm một thời hoảng loạn: không riêng ở miền Nam Việt Nam mà hầu như đâu đâu cũng dấy lên một niềm khao khát triết lý, ngoại trừ trong thế giới cộng sản. Nhiều lần trong lịch sử, loài người đã trải qua những cơn khủng hoảng, hoặc chuyển biến sâu xa, và đó cũng là những thời kỳ huy hoàng của triết học. Như thời đại Thích Ca với 62 triết thuyết và 6 đại môn phái của tư tưởng cổ điển Ấn-độ; như thời Chiến quốc ở Trung Hoa, thời của những Lão Tử, Khổng Tử, Bách gia chư tử; lại như thời kỳ chiến tranh Péloponèse ở miền bán đảo Hi-lạp với bao nhiêu là triết gia Platon, Socrate v.v...; như thời kỳ sau Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh ở Âu châu, với những Kant, Hegel, Marx... Rồi đến thời kỳ này, sau hai cuộc thế chiến, và dưới sự đe dọa của một thảm họa chiến tranh nguyên tử, lại tưng bừng những triết thuyết của Sartre, Camus, Heidegger, Jaspers v.v... Xưa kia loài người sống từng vùng cách biệt nhau, chuyện Hi-lạp không ảnh hưởng đến Trung Hoa, tình hình Trung Hoa không ảnh hưởng sang Ấn-độ. Ngày nay, khủng hoảng là khủng hoảng chung: niềm hoang mang của Âu châu cũng là hoang mang của Mỹ châu, Á châu, cơn buồn nôn phi lý ở bên này cũng làm xây xẩm đến bên kia. Ngoại trừ ở sau bức màn sắt, nơi ai nấy vẫn cứ gối đầu lên một niềm tin đơn giản; còn như chúng ta ở Miền Nam, có sự xao xuyến cũng là điều không sao tránh khỏi. _________________________[1]Các đoạn văn vừa trích là trong tập truyện Nhà có cửa khoá trái của Trần Thị NgH.[2]Dương Nghiễm Mậu, “Rượu, chưa đủ”, trong Tuyển truyện Sáng Tạo, Sống Mới tái bản, Hoa Kỳ, trang 36, 41.[3]Như trên.[4]Tạp chí Văn, Sài Gòn số ra ngày 1-3-70.[5]Vũ Khắc Khoan, Thần tháp rùa, Ngàn Lau xuất bản tại Hoa Kỳ, 1983, trang 15, 16.[6]Duyên Anh, Áo tiểu thư, Nguyễn Ðình Vượng xuất bản, Sài Gòn 1971, trang 170.[7]Vũ Khắc Khoan, Thần tháp rùa, sđd, tr. 15, 16. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 7 Văn học & tính cách cực đoan Tính cách cực đoan CHẤN ĐỘNG TÌNH CẢM Ngược xuôi tìm kiếm, xao xác hơn bao giờ hết vì triết học; mà lại thất lạc, hoang mang, ngờ vực hơn bao giờ hết. Sinh hoạt tôn giáo dấy lên tràn lan, sôi động, dữ dội hơn bao giờ hết; mà con người lại thiếu tin tưởng, bơ vơ hơn bao giờ hết. Cái khủng hoảng tinh thần đã thế, đến như các chấn động tình cảm trong thời kỳ này cũng lại thật nặng nề. Trong Đêm nghe tiếng đại bác, có một lúc đang nói về những thanh thiếu niên phải đi lính đánh giặc Nhã Ca chợt kêu lên: “Quyên tuổi trẻ. Tuổi trẻ của máu me. Tuổi trẻ của bom đạn. Tuổi trẻ của tan nát.” Đến đây, bà giật mình, tự hỏi: “Ô hay. Tôi có đang lãng mạn quá không nhỉ.”[1]Có đấy. Nếu lãng mạn là không kiềm chế được tình cảm, là để nó tuôn tràn ra dạt dào trên giấy, thì bà đã lãng mạn quá rồi chứ còn gì nữa. Thế nhưng, sau đó, cuối sách bà lại tuôn ra luôn cả một mạch thế này: “Tiếng đại bác. Tiếng đại bác. Tôi đang nghe. Tôi đang nghe đây. Gửi gì không. Có. Tôi có gửi. Hãy gọi anh Phan về đêm nay cho mẹ tôi thấy. Hãy mang anh Nghĩa về đêm nay cho chị Phương tôi thấy. Hãy mang tất cả về đêm nay cho tôi thấy. Cho ba tôi thấy. Cho em Kim tôi thấy. Cho chị Hạnh thấy. Tiếng đại bác. Tiếng đại bác. Gửi gì không. Có. Tôi có gửi. Cho tôi gửi ra những bông hồng. Những khăn tay, những bữa ăn, những gói thuốc lá. Hãy nhắn với họ. Với Đông, với Hoàng, với Mân, với Nghĩa. Với tất cả. Tôi gửi lời thăm. Thăm tất cả. Tiếng đại bác. Tiếng đại bác. Còn gửi gì nữa không. Còn. Tôi còn gửi. Ngủ đi ba. Ngủ đi mẹ. Ngủ đi chị. Ngủ đi em. Ngủ đi tiếng đại bác. Đại bác. Ngủ đi. Ngủ đi. Tôi còn gửi. Để cho tôi gửi. Gửi cả tương lai tổ quốc ta theo đó.”[2]Thôi lần này thì bà “lãng mạn” quá cỡ mất. Nhưng lần này Nhã Ca không kịp thắc mắc về chuyện mình có lãng mạn hay không, bởi vì bà đứng trước một cảnh thương tâm quá đỗi lớn lao, bà bị xúc động quá mạnh: một gia đình đầm ấm tràn ngập yêu thương bỗng đón nhận một lúc hai cái tang, cả con trai lẫn con rể cùng chết trận. Một buổi tối cả nhà đang quây quần tíu tít với nhau thình lình một quân nhân gõ cửa bước vào, lúng túng với cái tin dữ mang theo, thế là sét nổ long trời lở đất xuống giữa bữa ăn của họ: bà mẹ ngã ra bất tỉnh, cô hôn thê chết lặng, rồi lát sau một thiếu phụ nữa lại lăn vào nhà tình nhân chết giấc... Trong hoàn cảnh ấy, tác giả - vốn cũng là đàn bà - biết làm gì khác hơn: bà bất giác la toáng lên inh ỏi. Phản ứng của Nhã Ca cũng là phản ứng của rất nhiều nhà văn khác trong thời kỳ này, cả nam lẫn nữ. Bà làm ta nghĩ đến một người con gái nết na có lúc chợt thiếp mắt, ngáy khe khẽ, giật mình thức giấc, bẻn lẻn, hỏi xung quanh: “Vừa rồi tôi có ngáy không nhỉ?” Một hôm kẻ cướp xông vào nhà, cả gia đình trải qua một phen thất điên bát đảo, tối đến ai nấy lăn quay ra ngủ, ngáy vang như sấm. Cô gái cũng ngáy bằng thích, và không buồn hỏi han ai nữa, hết cả thẹn thùng. Bấy giờ cả Miền Nam ai nấy đều “lãng mạn” cả. Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố dồn dập tuôn trào. Này là Phan Nhật Nam: “Lòng nóng như lửa, trí não nổ như dông, chân tay muốn chặt ném cho chó gặm, người như nướng trên giàn hỏa (...) Tôi không cần biết, chỉ xin nói một điều: Y chết lảng, chết thối, chết vô ích, vô tích sự, chết bẩn và chết ngu... Tôi không thể nén lòng được, tôi muốn thằng này phải chết năm lần, bảy lượt, chết tan xác, chết nhục nhã, chết ghê tởm (...) Gã trẻ tuổi ngu ngốc, đần độn không được quyền chết trên quê hương bi tráng này. Tao nguyền rủa mày trong suốt ngày dài điêu linh tàn khốc của đời sống Việt Nam.”[3] Vẫn Phan Nhật Nam: “Trong cơn say, nỗi buồn chín đỏ nằm riêng một góc linh hồn không tan biến.”[4] (...) “Một khoảng đời đã đổi, tôi thành kẻ lạ rồi... Một tên hung bạo, trí não căm hờn và thù hận. Tôi chết một phần người trong tôi.”[5]Không phải chỉ có cái chết mới dữ dội. Hạnh phúc lúc bấy giờ cũng trở nên ác liệt: “Tôi gặp cả vùng chân trời nằm gọn trong mắt chàng.”[6] “Và cứ thế chúng tôi chơi với nhau. Cho nhau những ngày tháng thênh thang hạnh phúc, đổ đầy đời nhau những tư tưởng nước chóng bốc hơi thành mây bay trên trời (...) Chúng tôi mở cho nhau những thế giới và chân trời mơ ước...”[7] Du Li viết như thế trong truyện Một tâm hồn sa mạc. “Tâm hồn sa mạc”, “tâm hồn sỏi đá”, con người thì ví với “loài dã thú”, “loài rong rêu”, “loài cỏ hoang”, có khi với “loài rau hoang dại” (Nguyễn Thị Thụy Vũ, Bách Khoa, số ra ngày 13-7-74), con người thường ôm “nỗi chết không rời”, “dựa lưng nỗi chết” v.v... Sáo ngữ của thời đại nghe thảm não, khốc liệt. Câu văn của thời đại nhiều khi nghe dồn dập, hổn hển, chát chúa, như tiếng rít lên, tiếng la hét, tiếng gào, tiếng chửi rủa. Cái vui, cái buồn, cái đau đớn, cái khoái trá, cái gì cũng được đưa tới chỗ cực đoan. Cách nói năng của thời này không giống chút nào với cách nói mực thước, khoan hòa trong văn chương cổ điển; thái độ người thời này không giống thái độ truyền thống: “Nao nao dòng nước uốn quanh,Nhịp cầu nho nhỏ cuối gành bắt ngangSè sè nấm đất bên đườngRầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”Mồ hoang trong buổi chiều tà cũng không hẳn là cảnh buồn. Không có gì chịu buồn thực sự buồn, buồn đến nơi đến chốn. Cái gì cũng dìu dịu, thoang thoảng: sè sè, rầu rầu, nửa này nửa nọ... Những tiếng tĩnh từ kép làm cho nhẹ bớt ý nghĩa, nhẹ bớt cảm giác. Mà tĩnh từ kép lại là cái sở trường của ngôn ngữ dân tộc. Từ xưa đã thế, mãi cho tới gần đây ta vẫn thế. Vẫn chuyên trị về cái dìu dịu, êm êm, mơ mơ màng màng: “Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơTìm thử chân mây khói tỏa mờ”...(Thanh Tịnh) “Trước sân anh thơ thẩnĐăm đăm trông nhạn vềMây chiều còn phiêu bạtLang thang trên đồi quê”...(Hàn Mặc Tử) Thơ thẩn, lang thang, mây khói, rèm tơ, cuốn nhẹ, tỏa mờ v.v... Thơ như vậy, văn cũng vậy: Thế rồi một buổi chiều là một kiểu nhan đề, Nắng thu, Bướm trắng, Gió đầu mùa, Nắng mới, Hồn bướm mơ tiên v.v..., những nhan đề nữa. Làm sao dưới những nhan đề lành như thế mà lại có được chuyện hung dữ! Không có đâu. Dưới mái chùa nọ quả có xảy ra câu chuyện ngang trái đau lòng chẳng hạn, nhưng cái đau lòng ấy không hề làm cho người ta điên cuồng lồng lộn lên, chỉ thấy một nỗi buồn... man mác! “Lan liếc mắt ngắm phong cảnh quanh mình, lòng hoài nghi man mác đến cả cỏ, cây, mây, nước. Cúi nhìn dòng nước bạc lấp lánh dưới chân đồi quanh co uốn khúc, rì rì lướt giữa dọc cát vàng; trong cảnh êm đềm ấy, biết đâu không ẩn núp những loài rắn độc hại người.” Cuối Hồn bướm mơ tiên là: “Gió chiều hiu hiu... Lá rụng!” Và rồi cuối thời kỳ thơ mộng êm đềm ấy còn lại một người, một nhà văn nghiêm chỉnh, đàng hoàng, tao nhã. Nhà văn ấy - Nhất Linh - thong thả giảng giải về cách viết văn, cách viết thật sáng sủa, thật giản dị, thật tỉ mỉ chi tiết và hơi vui vẻ một chút. Lắm người chịu là đúng đắn hay ho rất mực, nhưng không mấy ai nghe theo. Ai nấy mãi lo văng tục, gào thét, mãi hục hặc với những cái hoặc cộc lốc, cụt lủn: Yêu, Loạn, Tiền, Con sâu..., hoặc ghê rợn: Mùa hè đỏ lửa, Giải khăn sô cho Huế, Đêm nghe tiếng đại bác v.v... Từ thời Nhất Linh sang thời này, sự thể đổi khác hẳn. Thời sau này là thời của những xúc cảm mạnh. Thời của những cực đoan, của cái quá lố. Lấy con mắt bình thản của người tiền chiến mà nhìn thái độ lớp sau có thể thấy nó như lố lăng, như lập dị. Trong cái tâm trạng cuồng nộ của thời này mà đọc lại nghệ phẩm tiền chiến, thấy nó “trà dư tửu hậu” thế nào. Trở lại câu Nhất Linh nói với Nguyễn Vỹ: “Thế hệ trẻ ngày nay, họ không hiểu được tụi mình.” Quả có vậy. Già dễ dãi bình dân như Nguyễn Vỹ hay già tinh tế trí thức như Nhất Linh, họ đều có chỗ giống nhau và họ đều khác hẳn lớp trẻ. Khác như những tờ tạp chí Phổ Thông, Văn Hóa Ngày Nay đặt bên cạnh những tờ Thế Kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Thái Độ, Sáng Tạo, Hiện Đại v.v... Một bên ung dung giản dị, cười cợt, hoặc tủm tỉm hoặc hô hố tuệch toạc: Vậy đó là già. Một bên nhăn nhíu suy tư, kêu gào, quằn quại: thế lại là trẻ. Thời cuộc làm ra thế, khủng hoảng tin tưởng khiến nên thế, những chấn động tình cảm quá mạnh gây ra thế. _________________________[1]Nhã Ca, Ðêm nghe tiếng đại bác, Sống Mới tái bản tại Hoa Kỳ, trang 69.[2]Như trên.[3]Phan Nhật Nam, Dấu binh lửa, Tinh hoa miền Nam tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 351, 352.[4]Sđd, tr. 119[5]Sđd, tr. 122.[6]Tạp chí Bách Khoa số ra ngày 5-9-74.[7]Như trên. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 8 Văn học & vai trò của miền Nam Vai trò của miền Nam Gác những đảo điên với tao loạn, khủng hoảng với chấn động sang một bên, thời kỳ 1954-75 vẫn có cái đặc biệt của nó: vai trò của miền Nam trong văn chương. Trước kia Đông Hồ ở mãi tận đất Hà Tiên xa xôi mà ông viết văn theo giọng Bắc; sau này khi người Bắc đã vào tràn khắp các nẻo đường Sài Gòn thì Lê Xuyên ngồi tại đô thành lại viết rặt giọng Nam. Cái đó không phải một sự tình cờ bị nhặt lên bất thần. Lê Xuyên không phải là trường hợp duy nhất, không phải là kẻ đầu tiên hay kẻ cuối cùng. Trước ông và sau ông, các văn thi sĩ gốc miền Nam khác đều làm thế, trong thời kỳ này. Bình Nguyên Lộc đã viết giọng Nam tuy có pha cốt cách Bắc. Đến Sơn Nam cái hơi Nam rõ rệt hơn. Rồi đến Lê Xuyên nó càng đi xa thêm nữa. Trong các cây bút khảo luận, Thu Giang hãy còn dè dặt, đến Vương Hồng Sển thôi thì rặt Nam tính. Như thế chiều hướng ấy nó tự xác nhận liên tục và mỗi lúc mỗi thêm mạnh mẽ. Cá tính miền Nam hiển hiện rõ trong nền văn học chúng ta thời kỳ 1954-75, hiển hiện có ý thức. Thực vậy, Đông Hồ đã viết được giọng Bắc thì những Sơn Nam, Lê Xuyên lớn lên trong thời thịnh mãn của văn học tiền chiến, thấm nhuần thơ văn Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính v.v... không vì lẽ gì lại không còn viết được giọng Bắc nữa. Cho nên sự hồi đầu của họ về Nam là một chủ tâm. Nhưng trước khi định nghĩa cá tính miền Nam thì câu chuyện về sự hồi đầu ấy nghe có vẻ mơ hồ. Cái gọi là giọng Nam giọng Bắc, là cốt cách Nam Bắc v.v... ấy có gì cụ thể chăng? Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.” (Người Việt có dân tộc tính không, An Tiêm xuất bản, 1969). Khẳng định như thế nghe có giọng đoàn kết, thống nhất, sát cánh lắm. Nói khác đi, e có vẻ kỳ thị địa phương chăng? Dù sao, tôi nghĩ: thì vẫn là người Việt Nam cả, nhưng người Việt Nam từ Sài Gòn xuống Cà Mau so với người Việt Nam ở Hà Nội, ở Huế, ở Bình Định có những nét đặc biệt, ngộ lắm. Sự nghiệp văn chương của Sơn Nam chính được gầy dựng nên do cái ngộ ấy. Bởi ông là người Nam, ông không để ý đó thôi. Ông đã phát huy cá tính miền Nam một cách tài tình mà không hay. Tài tình mà vô tình. Cá tính văn học miền Nam là điều không thể phủ nhận, và nó rất hấp dẫn. Sự phát huy bản sắc miền Nam là một đóng góp thật quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Đâu có phải chuyện gì xấu xa đâu mà vội khỏa lấp! Về sắc thái đặc biệt, điều nhận thấy trước nhất là những từ ngữ địa phương, những cách nói riêng của địa phương. Từ ngữ riêng của miền Nam thật nhiều, càng ngày càng lộ ra nhiều. Trước 1954, dĩ nhiên nó vẫn phong phú, nhưng nó không hay xuất hiện trên sách báo, thậm chí trong tự điển là nơi lẽ ra phải tập trung đầy đủ tiếng nói của dân tộc cũng không có được bao nhiêu tiếng địa phương miền Nam. Lúc bấy giờ địa vị của tiếng nói miền Nam hãy còn khiêm tốn, ngay những học giả người miền Nam vẫn còn ngần ngại chưa muốn đưa những cà tăng, cà ràng, chiếc nóp, lục cụ, ghe ngo, tắc ráng, với những chuyện len trâu, xà nẹo, ăn ong v.v... vào sách. Sau này, mỗi lúc các ông Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên mỗi trình ra, tuôn ra vô số; chừng ấy mới biết là chúng ta còn có cả một kho vô tận chữ nghĩa mấy trăm năm qua chưa xài đến! Chuyện đó thì “mắc mớ” gì tới tui? Tui thì “kể số” gì? Tui có ăn nhậu gì “trỏng” đâu “nà”? Ôi nghe lạ mà vui biết bao nhiêu. Vả lại dù khi không xài một tiếng mới mẻ nào, cách nói của người dân quê trong Nam nghe cũng khác lạ, ngộ nghĩnh. Ngộ nghĩnh như kiểu thằng Nhi nói với ba má nó về con trâu vừa mới chết. “Thằng Nhi về đó, coi dị hợm hơn mọi ngày, mang trên vai một đống gì cao nghệu. Chú Tư xanh mặt. Nó thảy đống ấy xuống đất: - Đ.m. chết hết một con. Đem cặp sừng bộ da của nó về nè! Nặng gần chết. Đ.m. không lẽ bỏ luôn.”[1]Nhân vật có lối nói của nhân vật, các tác giả có lối viết của các tác giả. Lối viết của các tác giả trong Nam sau này là lối viết độc đáo, nó làm trẻ lại ngôn ngữ văn chương của dân tộc. Thật vậy, ở Trung và Bắc Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ văn gia, câu văn dần dần được trau luyện đẹp đẽ. Trau luyện kỹ quá. Hoặc nó trong sáng giản dị như của Khái Hưng, Nhất Linh, hoặc nó cầu kỳ điệu bộ như của Nguyễn Tuân, hoặc nó phóng khoáng huê dạng như của Hoàng Hải Thủy, Vũ Bằng v.v..., nó vẫn mang cái dấu chung, là được đắn đo trau chuốt. Tôi không có ý bảo rằng các nhà văn trong Nam viết cẩu thả. Không ai có thể bảo người ở vùng nào viết nhanh vùng nào viết chậm, ở nơi nào viết kỹ lưỡng nơi nào lại viết sơ sài v.v..., những chuyện nhảm nhí như thế nhất định không thể được đặt ra bao giờ. Điều chúng ta đang nói đây là cái cảm tưởng khi đọc văn chứ không phải cung cách khi viết văn. Đọc những nhà văn trong Nam như Lê Xuyên, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, như Vương Hồng Sển v.v..., chúng ta có cảm tưởng văn ấy tự nhiên, thân mật mà nhanh nhẹn thoăn thoắt, mà dễ dàng lưu loát quá cỡ. Như thể không xếp đặt gì, cứ tuồng tuột ngon ơ, văn ấy cứ tuôn ra không vấp váp khục khặc bao giờ cả, nó trôi chảy, tài tình quá xá. Ngày nay, trên các báo chí hải ngoại một số nhà văn miền Nam trong đó có Hồ Trường An cũng cho ta cái cảm tưởng ấy. Trong hoàn cảnh lưu vong sầu thảm, ai nấy rầu rĩ, thì văn ông vẫn cứ tươi mơn mởn, vẫn cứ nuột nà. Người miền Trung vào làm ăn trong Nam thoạt nghe bà con trong Nam nói chuyện với nhau vẫn có cảm tưởng ấy: ôi chao, trong này người ta nói sao mà cứ trơn lu, cứ như dầu rót roong roỏng vô chai, như xoa con toán liền tay không dứt, như xua những viên bi tròn chạy rong róc trên một mặt mâm! Lối nói như thế khiến liên tưởng đến câu ca vọng cổ dài dằng dặc mà thoăn thoắt mà ngọt lịm. Người miền Nam không phải chỉ tự nhiên thân mật ở câu văn lời nói, mà còn ở cách bố trí câu chuyện, cách dàn bày vấn đề. Đọc những thiên khảo luận của Bình Nguyên Lộc về nguồn gốc dân tộc, của Sơn Nam về cá tính miền Nam, văn minh miệt vườn, của Vương Hồng Sển về các thú ăn chơi, đọc truyện Phi Lạc của Hồ Hữu Tường v.v..., tưởng như gặp những người thật vui tính, những người xuề xòa, cởi mở, đàm đạo phóng khoáng tự do, lắm lúc có phần lộn xộn, không xếp đặt, không câu nệ. Trên đây nói về cá tính miền Nam có nói đến tiếng “hấp dẫn”. Thực vậy, tôi đã có dịp mừng rỡ thấy rằng cái hấp dẫn ấy không phải là cảm tưởng chủ quan của riêng mình. Cách đây năm năm (tháng 11-1980) một nhà văn tên tuổi từ ngày lưu vong chọn sống ở Texas có thư kể cho tôi một thú vui bất ngờ: Một hôm ông thấy ở chợ có bán mấy bộ sách Tàu dịch lại, mua về đọc chơi. Tình cờ gặp bộ Tây du do Tô Chẩn dịch theo giọng văn trong Nam. “Lý thú không biết nói sao cho anh thấy rõ được (...) có dịp nào rảnh anh thử lấy cuốn Tây du bản dịch Tô Chẩn mà đằm mình trong cái tiếng Việt của nông thôn miền Nam, thích lắm.” Tất nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý: Thích lắm. Lý thú không nói sao cho xiết. Thời Tô Chẩn dịch truyện Tàu, và trước nữa, trong thời nông dân miền Nam nói truyện nói vè, nói thơ Sáu Trọng, thơ Sáu Nhỏ, thơ Thầy Thông Chánh, kiểu “nhựt trình Vĩnh Ký đặt ra”, thời của văn chương truyền khẩu, tiếng Việt miền Nam lý thú như thế. Sau đó, khi sách báo miền Bắc từ thủ đô văn nghệ tiền chiến là Hà Nội tràn vào, ảnh hưởng của nền văn nghệ rực rỡ ấy át hẳn cá tính của miền Nam. Hồ Trường An nhớ lại hồi nhỏ cùng với chị (là Nguyễn Thị Thụy Vũ) đọc Hồ Biểu Chánh và Tây du do Tô Chẩn dịch, cũng mê mệt (như Mặc Đỗ). Lúc hai chị em lớn tuổi hơn chỉ gặp Phi Vân, Trúc Giang viết tiểu thuyết bằng giọng Nam. “Thuở đó, quá ít nhà văn gốc miền Nam chịu viết văn Nam.” Nhưng rồi sau 1954, tình hình lại đổi khác. “Khi vào trung học, chúng tôi xa dần văn chương miền Nam viết theo văn Nam. Mãi đến khi Đò dọc của Bình Nguyên Lộc được xuất bản, tôi mới có dịp trở lại tiếng miền phù sa sông Cửu. Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Vân Trang, Hồ Hữu Tường đã làm sống lại ở tôi cái ngôn ngữ hồn nhiên, bộc trực, giàu thổ âm kia. Nhưng đến Lê Xuyên thì ngôn ngữ miền Nam được diễn tả quá sung mãn qua Vợ thầy Hương, Chú Tư Cầu, Kinh Cầu Muống, Xinh.”[2]Sau tiếng nói địa phương và cách nói địa phương, thử chú ý đến đề tài. Đề tài sáng tác cũng như đề tài biên khảo trong thời kỳ này cũng hướng về miền Nam nhiều hơn rõ rệt. Có thể nói tất cả sáng tác của Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh, Sơn Nam, Vũ Bình, Nguyễn Thị Thụy Vũ đều chú trọng vào nếp sống, vào xã hội, phong tục miền Nam. Và đó là cả một lãnh vực tân kỳ phong phú. Chúng ta có miền Nam từ ba trăm năm, nhưng người Việt miền Bắc miền Trung mấy ai biết về đời sống trong Nam trước ‘Rừng mắm’ của Bình Nguyên Lộc, Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam? Những sáng tác như thế mở ra trước con mắt của đồng bào khắp nước một thế giới vừa thân yêu vừa mới lạ biết chừng nào. Biên khảo cũng vậy. Nguyễn Văn Hầu, Vương Hồng Sển, Đông Hồ... viết về lịch sử, đất đai, phong tục, văn học, nhân vật miền Nam. Họ viết và lôi cuốn cả những tác giả miền Bắc miền Trung cùng viết theo, như Phạm Việt Tuyền về văn học Đàng Trong, như Nguyễn Văn Xuân về lưu dân vào Nam, Vũ Bằng về những món ăn miền Nam v.v... Thế rồi, hãy để ý thêm một điều nữa: Nhiều tác giả từ Bắc vào thoạt tiên viết về những điều xảy ra ngoài Bắc về những nhân vật Bắc, nhưng dần dần trải qua thời gian khung cảnh Bắc mờ nhạt dần, và người và cảnh miền Nam - nhất là Sài Gòn - tràn lần vào tác phẩm họ. Thoạt đầu các trẻ mồ côi của Nhật Tiến sống trong những cô nhi viện ngoài Hà Nội, về sau các trẻ mù của Lê Tất Điều ở trại mù Sài Gòn; cứ thế miền Nam len vào tiểu thuyết của Văn Quang, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, dàn ra khắp cùng. Đã viết về miền Nam, các tác giả Bắc và Trung lần hồi lại còn viết được giọng Nam: “Tôi có quen rất nhiều học trò của Thanh Tâm Tuyền, xuất thân ở các trường trung học tỉnh Bình Dương, trong đó có Võ Kỳ Điền, bạn tôi. Họ đều bảo ông Tuyền rất khoái lối văn diễn tả bằng giọng điệu miền Nam. Điều đó, tôi không lấy làm lạ là ở hai truyện ngắn ‘Tư’ và ‘Dọc đường’, ông viết bằng lối văn miền Nam rất tới. Nhưng khi tôi đọc truyện ngắn ‘Thăm chị buổi chiều’ của Võ Phiến hoặc cuốn truyện dài Mã lộ của Viên Linh, tôi kinh ngạc đến rụng rời. Trời ơi, cả hai viết đối thoại miền Nam khác nào những người đã từng sinh đẻ ở xóm lao động miền Nam, biết nhậu rượu đế với trứng ung, biết ca vọng cổ, đã tiếp xúc với nông dân, thợ thuyền, đã đàm đạo với các ông già ống vố bà già trầu...”[3]Có một thời người Nam viết giọng Bắc, lại đến một thời khác người Bắc viết giọng Nam. Phải chịu là ngộ chứ. Một nhà thơ thuộc dân tộc thiểu số Avar bên Nga có lối ví von ngộ nghĩnh: văn học như một cây đàn, mỗi nhà văn như thể một sợi dây đem đến cho đàn một cung bậc riêng. Gớm, đàn nào mà nhiều dây lắm thế. Dù sao ta có thể liên tưởng đến cây đàn pandur hai dây ở miền núi của ông. Nhớ lại ở ta hồi tiền chiến khung cảnh cùng giọng văn trong hầu hết các tác phẩm nổi tiếng là cảnh Bắc giọng Bắc, rồi nhận ra sắc thái miền Nam trong nền văn học 1954-75 chúng ta nghĩ tới sợi dây thứ hai vừa mới căng trên cây đàn nọ. Phải thú thực là tôi yêu cái cung điệu của sợi dây thứ hai ấy quá thể. Nói theo giọng trong Nam: tôi khoái nó, khoái chí tử. Tại sao có sự “đứng lên” của miền Nam trong văn học 1954-75? Trước hết nó là chuyện dĩ nhiên: Ở đây chúng ta chọn nói riêng về nền văn học từ 17 độ vĩ tuyến trở vào, nền văn học của miền Nam. Trong văn giới số tác giả gốc Nam mỗi lúc mỗi đông, độc giả cũng là độc giả Nam, khung cảnh sáng tác, địa bàn hoạt động, bối cảnh xã hội là miền Nam, chiều hướng Nam hóa của văn học là thuận lẽ. Ngoài ra, có lẽ cũng nên nghĩ đến một yếu tố khác: sự kích thích của di dân từ Bắc vào. Nếu không có cuộc di cư sau hiệp định Genève nhất định là số tác giả Nam cũng sẽ phát triển, đặc thái miền Nam cũng sẽ dần dần được phát huy; tuy nhiên có cuộc di cư ấy thì cái đà phát triển phát huy chắc chắn có nhanh hơn. Để tự nhiên, người miền Nam nhìn đất miền Nam, nhìn cuộc sống miền Nam, có lẽ chỉ thấy nó vậy vậy thôi. Nhưng từ Trung từ Bắc vào nhìn thấy lạ ngay. Món ăn trong Nam trước giờ không ai thấy lạ, Vũ Bằng vào viết ngay một cuốn Món lạ miền Nam. Dưa hấu trong Nam xưa nay vẫn nhiều không ai để ý, Nguyễn Bính vào la lên: “Dưa hấu chất cao ngang nóc chợ!” Dường như hồi xưa Xuân Diệu cũng có lần trầm trồ về cái giọng nói của người miền Nam. Và Hồ Dzếnh nữa, trầm trồ về cách nói miền Nam... Sau này Nguyễn Hoạt viết Trăng nước Đồng Nai, Chu Tử viết cuốn Yêu, cuốn Loạn, Triều Đẩu viết Trên vỉa hè Sài Gòn v.v..., mỗi người mỗi cách, mỗi người chú ý đến một phương diện khác nhau, ai nấy đều có chỗ đề cập đến những nét độc đáo của người và đất Nam phần. Như thế sao khỏi kích thích những tác giả người Nam. Nhất là những tác giả như Bình Nguyên Lộc, như Sơn Nam, vốn tha thiết với quê hương mình rất mực. Một vị “chuyên trị” miền Đông một vị “chuyên trị” miền Tây, một vị chiếm lĩnh Tiền giang một vị Hậu giang, họ đi sâu vào cuộc sống, vào lịch sử địa phương, phát huy cái hay cái lạ, làm cho miền Nam càng ngày càng bày ra những quyến rũ không ngờ. Những Đò dọc, ‘Rừng mắm’, ‘Ba con cáo’, Hương rừng Cà Mau, Thổ ngơi Đồng Nai, Tìm hiểu đất Hậu Giang v.v... của họ đã hay, sở dĩ càng hay là vì sự thưởng thức đầy cảm tình khích lệ của đồng nghiệp Trung và Bắc. “Cà phê nóng lên hơi nghi ngútLò than hồng lách tách nổ ran,Nghe người kể chuyện xóm làng,Cõi lòng ấm dịu, bàng hoàng, bâng khuâng.”“Chuyện xóm làng” ông lão kể với một kẻ “đồng tâm” đã thú: “Bàn bên cạnh, một ông bới tóc,Liếc sang nhìn đang khóc trộm thầm,Đoán mình là kẻ đồng tâm,Lân la nói chuyện. Mưa dầm cứ rơi.”(Bình Nguyên Lộc - Khai từ Thơ Ba Mén) “Chuyện xóm làng” mà mình có dịp đem kể lại trước một cử tọa đông đảo khách phương xa cũng có cái hay riêng của nó: những cặp mắt ngạc nhiên, thán phục, sự đón chờ tò mò, khao khát, những tràng pháo tay tán thưởng rào rào... Phải thêm hồ hởi chứ. _________________________[1]Sơn Nam, Mùa len trâu , Hương rừng Cà Mau.[2]Hồ Trường An, "Trên dãi tân bồi , tạp chí Văn Học Nghệ Thuật, Hoa Kỳ, số 7, tháng 11-85.[3]Như trên. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 9 Văn học & tính cách tự do Tính cách tự do Vừa rồi, trong khi nói về tâm trạng của thời kỳ 1954-75, rất nhiều lần chúng tôi nhắc đến thời tiền chiến, đối chiếu với tâm trạng tiền chiến. Thực ra cái thái độ tinh thần phản ánh trong nền văn học Miền Nam thời 54-75 không phải chỉ khác với thái độ thời tiền chiến hay thời kháng chiến 45-54. Nghĩa là không phải chỉ có sự khác nhau giữa lớp trước lớp sau, sự khác nhau qua thời gian. Cùng một thời với nhau, Nam Bắc cũng khác nhau nhiều lắm. Cái khác Nam Bắc nói đây không phải là cái khác do địa phương mà là do chế độ chính trị, xã hội gây nên. Dưới chế độ Miền Bắc, mặc dù trải qua bao nhiêu tai ương thảm khốc trong mấy chục năm trời, cũng không làm gì có chuyện băn khoăn dao động tinh thần, có suy tìm triết lý, tôn giáo, không làm gì có những tiếng kêu bi lụy thống thiết. Ít ra không thể có những bộc lộ trong văn chương theo chiều hướng ấy. Trong tác phẩm văn chương Miền Bắc chỉ có những con người lúc nào cũng tin chết vào đảng, vào chủ nghĩa Mác Lê, vào lãnh tụ v.v..., những con người đơn sơ, chắc nịch. Ngoài hai điểm trên, Miền Nam và Miền Bắc còn có một chỗ khác nhau sâu xa nữa. Là ở Miền Nam hiển nhiên có thái độ tự do, cởi mở, khoáng đạt hơn ngoài Bắc nhiều. Đọc truyện của Miền Bắc thấy toàn những nhân vật lúc nào cũng nhảy choi choi lên đòi đánh thằng Mỹ, đòi hi sinh, đòi phục vụ, đòi giúp đỡ bà con xóm giềng v.v..., nam phụ lão ấu người nào người ấy đều tốt cả, như mới được túm cổ từ trong sách luân lý giáo khoa, trong tài liệu học tập của nhà nước lôi ra, hễ cấp nhỏ thì tốt vừa, cấp lớn thì tốt hơn, cấp càng lớn càng tốt, và đồng chí bí thư thì bao giờ cũng là kẻ tốt nhất, kẻ toàn thiện: vừa tử tế, vừa khôn ngoan, vừa hết lòng vừa can đảm, đủ mọi bề. Sự tình như thế làm cho cả nhân vật lẫn tác giả đều có vẻ gì ngô nghê. Và độc giả ở bên ngoài chế độ, độc giả Miền Nam chẳng hạn, đọc những tác phẩm như thế họ có cảm tưởng đọc những loại truyện kể cho nhi đồng với mục đích giáo dục. Rồi đến khi tiếp xúc với bộ đội, với cán bộ cộng sản, với đảng viên cộng sản từ Bắc vào, mục kích những nhác nhớn, gian lận, tham nhũng trong cơ quan, trộm cắp trong xí nghiệp v.v..., họ hoang mang. Cộng sản nào trong sách? Cộng sản nào ở ngoài đời, quanh đây? Ủa, sao mà nhiều thứ cộng sản vậy? Cộng sản nhan nhản ngoài đời hồi gần đây, thứ cộng sản này thì sờ mó được, thì sống động, thực; còn loại cộng sản nói trong sách đã có bao giờ nhập thế hiện xuống một nơi nào ở trần gian chưa? Nơi nào? Trung Quốc chăng? Nga xô chăng? Ở đâu cũng đầy tham nhũng, lười lĩnh, gian lận, vô trách nhiệm, năng suất xuống thấp hết cỡ... Cái cộng sản trong sách là “hiện thực”, hiện thực khoa học, hiện thực xã hội chủ nghĩa; vậy thì thứ cộng sản ngoài đời, sờ sờ trước mắt, thứ cộng sản sờ mó được ở khắp Miền Nam sau 1975 đây là giả tưởng? là siêu thực? Ôi ly kỳ. Nhất định là ở Miền Bắc không thiếu những tác giả có tài, có thể tạo nên nhân vật sống động, nhưng họ đâu có phép làm như vậy? Nhân vật sống động thì phải giống thực tại, mà giống thực tại thì xa chủ trương lãnh đạo rồi, nguy hiểm cho họ biết bao. Họ đành... hiện thực xã hội chủ nghĩa vậy. Để kết thúc cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh kể một câu chuyện: Cuốn Đồi thông hai mộ là một cuốn truyện hết sức tầm thường, theo ông nếu cuốn ấy xuất bản trong Nam thì có lẽ không ai thèm đọc. Thế nhưng ở Miền Bắc người ta giấu giếm chuyền cho nhau xem; không những thế có người còn thức luôn mấy đêm chép tay để đọc và đưa cho các bạn bè tin cẩn đọc, cứ thế một ngày một lan rộng. Vì sao mà người Miền Bắc lại khác thường, lại ham sách dở đến thế? Nhất Linh nghĩ: “Vì họ đã chán ngấy những tiểu thuyết hết ca tụng cái nọ đến ca tụng cái kia, đều đều một giọng.”[1] Cuốn Viết và đọc tiểu thuyết đã được đăng dần trên tạp chí Văn Hóa Ngày Nay từ trước năm 1960. Mười lăm năm sau, điều tác giả nói về độc giả Miền Bắc lại diễn ra ngay dưới mắt đồng bào ta ở trong Nam: sau 1975, cán bộ, bộ đội, đồng bào từ Bắc vào Sài Gòn lại tìm đọc vồ vập các loại thơ văn, tìm nghe say mê các loại ca nhạc ra đời trong Nam trước 1975, đọc xong nghe xong lén lút mang ra Bắc chuyền cho nhau thưởng thức, báo hại nhà nước kêu lên inh ỏi là có CIA đánh phá lung tung trên mặt trận văn hóa, phải huy động lực lượng phản công đi, phản công lại nhiều đợt mà không dứt điểm nổi. Văn thơ ấy ca nhạc ấy lén lút mang từ Miền Nam về, thứ hay có mà tất nhiên thứ dở cũng nhiều. Thì ra Miền Bắc vẫn cứ còn kỳ cục. Sau ba mươi năm được lãnh đạo một cách khoa học, sáng suốt, sau ba mươi năm thấm nhuần chủ nghĩa tiến bộ nhất, họ vẫn cứ còn giữ cái ham mê kỳ cục nọ. Bảo rằng đây chỉ là vấn đề tò mò: thấy của lạ thì ham, người Bắc muốn tìm biết những món trong Nam, cũng như người Nam muốn... - Ðâu có! Chuyện ngược lại không hề xảy ra. Văn phẩm ngoài Bắc đem vào phổ biến đầy dẫy ở Sài Gòn, đâu có xảy ra cảnh tranh đọc vồ vập? Đành phải kết luận như Nhất Linh bằng cái lý do chán ngấy “chủ nghĩa” văn nghệ ca tụng vậy. Ngoan ngoãn hè hụi viết mãi những tác phẩm như thế năm này qua năm khác, riết rồi cũng đến một lúc các tác giả Miền Bắc đánh bạo lên tiếng xin đổi kiểu. Và dĩ nhiên họ bị mắng mỏ ngay. Lời qua tiếng lại giữa những Hoàng Ngọc Hiển, Tô Hoài, Kiều Vân, Hà Xuân Trường v.v... trên các tạp chí văn nghệ và chính trị ở Hà Nội trong mấy năm 1979, 1980, 1981... rốt cuộc rồi chẳng đi tới đâu. Một bên muốn “miêu tả sự vật như nó vốn tồn tại và đang tồn tại”, một bên nhất định bắt “miêu tả sự vật như nó phải tồn tại”, nhất định bắt duy trì thứ chủ nghĩa “hiện thực phải đạo”, duy trì nền “văn nghệ phải đạo”: “Sự lấn át của bình diện cái phải tồn tại đối với bình diện cái đang tồn tại trong sự phản ánh nghệ thuật là một đặc trưng của cái cao cả (le sublime) như là một phạm trù mỹ học.” Gớm, trịnh trọng quá. Sự thực đi vào thế giới những nghệ phẩm như thế, ở đâu cũng thấy lổn nhổn toàn những cái “cao cả”, cái lớn cái bé cái lỡ cỡ, cái gì cũng toàn “cao cả” do đám thợ hót sản xuất bừa bãi rụp rụp như thế, cảm tưởng cuối cùng không phải là một cảm tưởng cao cả, mà là một cảm tưởng trước cảnh... lố lăng (le grotesque), cũng một phạm trù mỹ học nữa! Nhưng nói mỹ học làm gì cho to chuyện, trịnh trọng, đao to búa lớn; tham luận, trao đổi, phê bình, góp ý làm gì cho mất công, cho hao tâm tổn trí. Vấn đề vốn giản dị: Một mặt quần chúng chán nghe ca tụng, nghệ sĩ chán ca tụng; nhưng mặt khác giới lãnh đạo giới cầm quyền không chán được ca tụng thì ca tụng chủ nghĩa cứ tiếp tục đúng. Làm sao khác được. Chính sách độc tài bủa giăng những ràng buộc làm trở ngại sáng tác, làm cho giới biên khảo xuyên tạc sự thật, lâm vào cái cảnh phải dối trá với độc giả. Làm người sống thẳng thắn theo lương tâm dưới một chế độ như thế đã khó, huống hồ là làm một văn nghệ sĩ. Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, đã rõ “không gì quí bằng tự do”. Còn tại Miền Nam, quốc gia ở trong tình trạng chiến tranh liên miên, Miền Nam có kiểm duyệt, giới cầm bút nhiều lần kích bác chống đối kiểm duyệt, sự chống đối có lúc khá ồn ào vào những năm cuối cùng của chế độ. Tuy vậy, Miền Nam có tự do là điều không thể chối cãi. Một thứ tự do tương đối, có hạn chế, nhưng là tự do rộng rãi hơn hẳn ở những phần đất hay ở những thời nước nhà thuộc quyền cộng sản. Thật vậy, vừa rồi chúng tôi có nói đến sự chống đối kiểm duyệt ồn ào trước 1975, nhưng ngay vào độ ấy văn sĩ vẫn được dõng dạc nói lên những điều họ cảm nghĩ mà không ngại xúc phạm đến người cầm quyền. Tập san Nhà Văn số xuân Ất Mão (tháng 2 năm 1975) đăng lời tuyên bố của Thanh Lãng trả lời một cuộc phỏng vấn: “Tết năm nay, đối với Trung tâm Văn Bút Việt Nam là một cái Tết tha hương, vì cũng như nhân dân Miền Nam, nhà văn Việt Nam đang sống trong một nhà tù lớn, một chốn ly thân, trong thân phận vong thân.” (trang 115). Trong cái “nhà tù lớn” ấy báo Nhà Văn được in, và phổ biến rộng rãi, nhà văn Việt Nam Thanh Lãng vẫn yên lành tiếp tục viết văn, tiếp tục chống nhà cầm quyền bằng tuyên bố này nọ và bằng những hình thức hoạt động khác. Ngay trong trường hợp bị “trù ẻo” thực sự như báo Đối Diện của linh mục Nguyễn Ngọc Lan chẳng hạn thì rốt cuộc cả tờ báo lẫn chủ báo cũng vẫn cứ nguyên lành, đến cuối cùng, dù có vất vả. Hồ Hữu Tường mang cái án tử hình, khi còn ngồi tù ngoài Côn Đảo đã có truyện đăng trên nhật báo ở Sài Gòn. Đối lập như Nhất Linh vẫn ra báo in sách, cho đến chán thì nghỉ. Đại khái thì sự ngăn cản vẫn... lành. TINH THẦN HÀI HƯỚC Thế cho nên ở Miền Nam trong thời kỳ này bùng lên một không khí nghịch ngợm, thịnh phát một nền văn chương trào phúng phong phú hiếm thấy, có lẽ trong văn học Việt Nam chưa bao giờ có một thời kỳ “vui vẻ” như thế này: số lượng các tác giả hài hước, hoặc viết bằng văn xuôi hoặc viết bằng văn vần thật nhiều (Thần Đăng, Tú Kếu, Hà Thượng Nhân, Sức Mấy, Đạo Cấy, Kiều Phong, Thương Sinh, Chu Tử...); tạp chí, nhật báo thường thường dành nhiều trang cho các loại khôi hài; lại có hẳn những tờ báo chuyên chọc cười suốt từ đầu đến cuối (Con Ong, Muỗi Sài Gòn...). Tiếng cười của thời này không phải ngẫu nhiên mà nở trong văn chương. Nó bắt nguồn từ ngoài đời. Ngoài cuộc sống, tự dưng bấy giờ thiên hạ cũng xài một thứ ngôn ngữ có nhiều tiếng dí dỏm: sức mấy, đi một đường lả lướt, rước đèn đều đều với em v.v... Nhạc sĩ hát “sức mấy mà buồn”, “bỏ đi tám”... Ngoài xã hội rộn ràng nghí ngố đùa giỡn, cho nên tiếng cười lọt vào thơ văn. Tiếng cười đùa nổ với tiếng súng lớn nhỏ. Tiếng súng càng giòn tiếng cười càng rộ. Thật vậy, rõ ràng là càng về sau cười đùa càng tợn: đùa nàng Kiều-lá-đổ trong Quốc hội, giễu ông Tổng Ngọc trong chính phủ, ghẹo Quế tướng công trong quân đội, cụ VIP K.K. lôi Tổng thống độc diễn ra xử đi xử lại tơi bời, ai nấy lôi thơ gãi háng của Phó Tổng thống ra cười cợt mãi không thôi... Thật không còn kiêng nể gì nữa. Cười mệt nghỉ, cười chết bỏ. Bảo súng càng giòn cười càng rộ, như thế có ý liên hệ chiến tranh với khôi hài, cái chết với tiếng cười. E khó tìm ra một tương quan giữa hai cái ấy. Tuy nhiên chiến tranh có làm cho cuộc sống đảo điên, cho xã hội hỗn loạn phần nào, cho kỷ cương buông thả, cho luật pháp lỏng lẻo hơn, cho nếp sống phóng túng tự do hơn, luông tuồng bừa bãi hơn. Cười nói ngả nghiêng trong khung cảnh ấy vẫn hợp hơn là trong bầu không khí trang nghiêm, gần như đạo hạnh, của Đệ nhất Cộng hòa. Có thế chăng? Dù sao, mối liên hệ giữa tự do với tiếng cười thì hiển nhiên. Ở Miền Bắc không có văn chương hài hước. Thật ra, ở Hà Nội có lần phọt lên một tràng cười lớn: tức lúc Nhân Văn, Giai Phẩm ra đời. Thế rồi tịt. Chịu khó dai dẳng chỉ còn có ông cụ Tú Mỡ. Bao nhiêu cán bộ văn nghệ được đào tạo để làm thơ trào phúng đều chẳng ai thành công. Tạp chí Văn Học, xuất bản ở Hà Nội, số tháng 9-1965 bảo: “Có người ngại rằng thơ trào phúng sẽ sút kém khi nhà thơ Tú Mỡ trăm tuổi.” Cái ngại của người nào đó có giá trị tiên tri. Tú Mỡ luyện nụ cười từ thời Pháp thuộc, đưa ra trình bày dưới chế độ cộng sản, tuy đã mòn mỏi xệu xạo nhưng vẫn còn dùng được để đánh thằng Tây thằng Mỹ. Tú Mỡ đi rồi, quả sút kém to. Hiện tượng mất tiếng cười ở Miền Bắc là cả một mối lo của nhà cầm quyền. Họ đôn đốc thúc dục cán bộ viết trào phúng, họ tổ chức những “đội ngũ” trào phúng, chỉ vẽ dạy bảo rất chăm: kết quả không được mấy. Trong đại hội văn nghệ lần thứ III hồi 1962 Nguyễn Tuân kêu gọi khẩn cấp: “Đừng khó ‘đăm đăm’... phải cười lên. Cười tủm tỉm hoặc cười nửa miệng, hoặc là cười phá lên, cười rộ lên, cái đó xin cứ theo tùy thích của mỗi người.” Yêu cầu mời mọc đến thế, vẫn không được hưởng ứng. Và, cũng lại như trường hợp xảy ra ở trong Nam: văn chương ngoài Bắc phản ánh sinh hoạt ngoài đời. Văn “khó đăm đăm” là bởi người lo ngay ngáy. Trên báo Nhân Văn số 5, Trần Lê Văn phác họa một chân dung cán bộ: “Người anh khô đét lại, thẳng đờ như một cái áo quan, mắt chỉ biết trợn chứ không biết nhìn, mặt tái đi vì luôn luôn giận dữ với các loại khuyết điểm trên đời, hai hàm răng xít lại, dầu có cạy cũng chẳng ra một nụ cười”... “Đồng chí ấy nói đùa anh cũng vâng vâng dạ dạ vì lâu ngày anh quên cả nói đùa.” Trời đất, người “anh” như thế thì dù nhà nước, dù đảng có cù cũng đành chịu chứ trào phúng trào phiếc gì được! Điều mỉa mai là đoản văn vừa trích từ báo Nhân Văn lại là một đoạn trào phúng có giá trị, ít ra có thể làm “anh” giận điên người. Thành thử, thực ra ở Miền Bắc vẫn có cười đấy, nhưng chỉ cười ở bên ngoài nền văn học chính thống mà thôi: cười trên báo “lậu” chống đối, cười trong những câu ca dao truyện tiếu lâm lưu truyền khắp dân gian. Nguyễn Tuân hướng về phía trước mời cười thì chỉ thấy toàn những mẫu người “khô đét, thẳng đờ, mắt trợn, mặt tái, răng xít lại”; nhưng sau lưng ông thì lúc nào cũng khúc khích tiếng cười trộm lén của quần chúng nghịch ngợm, tinh ma. Họ cười ¾ y như quần chúng từng cười xưa nay dưới mọi chế độ ¾ kẻ áp bức mình: các lãnh tụ, các ủy viên đảng từ tỉnh lên trung ương, các bộ trưởng, dân biểu, và chắc chắn cả những tay chân được hưởng nhiều ân sủng (như Nguyễn Tuân?). Ở Miền Bắc nhà cầm quyền cũng đôn đốc văn nghệ sĩ dùng tiếng cười như một vũ khí để đánh vào kẻ thù: hoặc thằng Pháp, thằng Mỹ, thằng địa chủ, hoặc những cán bộ thấp cổ bé miệng, những công nhân, nông dân kém ngoan ngoãn không hết mình hết sức cho đảng, cho nhà nước; nhưng tiếng cười theo lệnh chỉ huy phát ra hiếm hoi, rời rạc, đơn điệu, nhạt nhẽo. Trái lại, ở Miền Nam tự do hễ đã cười là cười các ông to bà lớn (dân biểu, nghị sĩ, tổng trưởng v.v...) còn công chức cán bộ cấp nhỏ đều được miễn. Cười như thế tiếng cười nghe ngạo nghễ, sảng khoái. Lắm khi, có thô lỗ. Thô lỗ vẫn là xấu, nhưng dù sao cũng không tệ như cái cười cầu tài. Nghệ thuật kỵ cái hèn. CÁI KỲ DỊ Tự do làm nở nụ cười; và cũng chỉ ở Miền Nam mới có cái tự do làm nảy sinh ra kỳ hoa dị thảo. Cái tầm thường thì có thể được chấp nhận dễ dàng, còn cái kỳ dị thường gặp phản ứng mạnh, phải chờ sự phán xét của thời gian. Nhưng dù chưa khẳng định được giá trị của nó vẫn phải nhận rằng thi ca của những Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, triết học của Kim Định, các thị kiến về tôn giáo, chính trị, văn hóa v.v... của Hồ Hữu Tường v.v... là những đóng góp độc đáo, phong phú. Những tài năng phóng khoáng, bất chấp khuôn khổ, không cần biết đến quan niệm chính thống ấy, sau khi Miền Nam sụp đổ thì hoặc phải bỏ nước mà đi (Kim Định) hoặc bị đày đọa thủ tiêu (Hồ Hữu Tường) hoặc bị đánh đập tơi bời (Bùi Giáng). Đến cái thân họ còn không giữ nổi, nói gì đến nghệ thuật cùng tư tưởng. _________________________[1]Nhất Linh, Viết và đọc tiểu thuyết, Ðời Nay xuất bản, Sài Gòn 1969, trang 100. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975 Phần 10 Đối chiếu thành tích Thành tích Bảo rằng thời kỳ văn học 54-75 phản ảnh một một khủng hoảng tin tưởng sâu xa; bảo rằng thời ấy chất chứa những xúc cảm mạnh bộc lộ trong lối viết cực đoan quá lố; lại bảo rằng so với Miền Bắc thì ở Miền Nam trong thời kỳ này có tinh thần cởi mở khoáng đạt hơn, thường hay cười cợt chỉ trích, lắm kẻ ngông nghênh, có khi kỳ dị, nói thế là nói về một số đặc điểm tâm tình của con người Việt Nam trong thời kỳ này. Bây giờ thử tìm hiểu về những đặc điểm nơi thành tích của nền văn học thời này. Thành tích văn học Miền Nam từ 54 đến 75, so với thời trước đó, hoặc với nền văn học cùng thời ở Miền Bắc, có chỗ hơn lại cũng có chỗ kém, và ở những chỗ không có vấn đề hơn kém thì nó vẫn có những nét khác biệt đáng chú ý. Đối chiếu với Miền Bắc Giữa Miền Nam với Miền Bắc cùng trong thời kỳ này mỗi bên quan niệm công việc khác nhau và làm việc khác nhau. Ở Miền Nam hoạt động văn hóa là việc của những cá nhân tự do, ở Miền Bắc nhà nước huy động mọi khả năng trong nước để thực hiện các chương trình văn hóa do mình vạch ra. Ở Miền Nam, Lê Văn Siêu đơn thân độc mã tiến hành soạn thảo bộ văn học sử Việt Nam và gặp những khó khăn nan giải (cố nhiên); ở Miền Bắc, để soạn bộ Thơ văn Lý Trần (3 cuốn) chẳng hạn, cả tổ Hán Nôm được chỉ định lo sưu tầm tài liệu và phiên dịch; chừng mười năm sau, hai nhóm soạn giả gồm mười hai người bắt tay làm việc dưới sự hướng dẫn thường xuyên của hai học giả Đặng Thai Mai và Cao Xuân Huy; trong khi tám học giả khác lo góp ý, theo dõi, góp tài liệu, soát lại bản thảo v.v... Ở Miền Nam một mình Nguyễn Hiến Lê dịch bộ Chiến Tranh và Hòa Bình của L. Tolstoi; ở Miền Bắc dịch phẩm ấy được một ban phiên dịch bốn người thực hiện, trong đó có kẻ thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, có người biết tiếng Hoa, tiếng Nga. Tập hợp một số người đông đảo để biên khảo dịch thuật tại Miền Nam thì tổn phí sẽ cao quá, sách đã khó bán mà phần tác quyền chia cho mỗi người sẽ chẳng được là bao. Trong khi ấy ở Miền Bắc mỗi một soạn giả mỗi tháng chỉ tốn của nhà nước mấy chục ký gạo, muốn bao nhiêu người có bấy nhiêu, và ai nấy làm việc tha hồ nhẩn nha trong tinh thần thi đua, không bị những bận tâm về lợi tức, về giá sách quấy rầy. Trong những điều kiện như thế, các bộ môn biên khảo và dịch thuật ở Miền Bắc có một số lợi thế. Tuy vậy các sự hạn chế kiểm soát gắt gao về quan điểm, về lập trường, không khỏi trở ngại công việc của người cầm bút có lương tâm, ảnh hưởng nặng nề đến giá trị tác phẩm. Còn về mặt sáng tác, cái giá mà các văn nghệ sĩ Miền Bắc phải trả cho khoản cấp dưỡng của nhà nước thật quá cao. Sáng tác càng cần một không khí tự do, chắc chắn cần hơn biên khảo và hiển nhiên là cần hơn dịch thuật. Vì vậy mặc dù được giải tỏa khỏi các lo lắng về sinh kế để dành trọn thì giờ cho trước tác, mặc dù được huấn luyện đi huấn luyện lại, được đưa vào thực tế để quan sát, tham dự các mặt sinh hoạt của xã hội, được thúc đẩy ráo riết, giới sáng tác Miền Bắc cũng không đạt được thành tích khả quan. Hiện tôi không có điều kiện để đọc đầy đủ sách Miền Bắc, vậy xin trích dẫn những nhận định của cố học giả Nguyễn Hiến Lê. Ông Nguyễn là một nhà văn độc lập không có thiên kiến chính trị, không từng cộng tác với một chính quyền nào hoặc Nam hoặc Bắc, ông đã ở lại Việt Nam sau 1975 cho đến ngày qua đời, ông lại là nhà văn từng quan tâm nghiên cứu và phê bình văn học, tác giả các cuốn Đại cương văn học sử Trung Quốc, Văn học Trung Quốc hiện đại, Hương sắc trong vườn văn, Luyện văn, Mười câu chuyện văn chương, các thiên tiểu luận Văn thể hùng vĩ, Quan niệm sáng tác của Edgar Poe, Bốn lối kết trong tiểu thuyết v.v...; ngoài ra ông còn dự tính biên soạn một bộ lịch sử văn học Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến. Trong những năm sau 1975 ông đã bỏ ra nhiều thì giờ để đọc sách Miền Bắc, và ghi nhận xét của mình vào cuốn Đời viết văn của tôi (Văn Nghệ xuất bản tại Hoa Kỳ, 1986). Ông viết như sau: “Phần lớn thì giờ của tôi dùng để đọc sách báo Bắc Việt, tìm hiểu văn học ngoài đó, và xét chung, tôi thấy về sáng tác, Bắc không phong phú bằng Nam; về khảo cứu sử và cổ văn học của mình thì Bắc hơn Nam, nhưng trừ vài ba tác phẩm thực có giá trị như Chống Nguyên Mông của Hà Văn Tấn..., còn lại đều bình thường thôi; về dịch, Bắc cũng ít hơn Nam.” (sđd, trang 228) Đối chiếu với tiền chiến Nếu thử đối chiếu với thời kỳ văn học tiền chiến, từ thuở phôi thai của văn học quốc ngữ cho đến 1945, thì phải nhận rằng thời kỳ 54-75 không theo kịp sức phát triển nhanh chóng lạ thường của thời kỳ trước. Thực ra rồi sẽ khó lòng có thời kỳ văn học nào theo kịp thời tiền chiến về phương diện này. Từ lời văn mộc mạc của Trương Vĩnh Ký kể những câu chuyện đời xưa “lựa nhón” tới câu thơ trau luyện của Vũ Hoàng Chương, từ lời lẽ vụng về trên báo Nông Cổ Mín Đàm tới câu văn cao kỳ tinh diệu của Nguyễn Tuân trong Tùy bút, trong Chùa đàn, sự cách biệt thật là thăm thẳm. Chỉ trong vòng mười lăm năm mà từ những thiên truyện thô sơ của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn đến tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, từ bổn Tuồng Lôi Xích phải dịch giới thiệu để biết thế nào là kịch cho đến những vở Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Ghen của Đoàn Phú Tứ v.v..., bộ môn nào cũng nhảy những bước nhảy vọt ngoạn mục. Riêng trong thi ca thì đã xảy ra cả một cuộc cách mạng. Những tài năng về văn thơ trưởng thành trong vòng thời gian ngắn ngủi ấy rồi tiếp tục chễm chệ trên các địa vị lãnh đạo Miền Bắc cho đến ngày nay, chưa có người kế vị: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân v.v... Mà không riêng gì trong phạm vi văn chương học thuật, ở các ngành nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc cũng thế. Từ chỗ khởi đầu, một nền hội họa mới, một nền tân nhạc được dựng lên, rồi phát triển thật nhanh đến chỗ cực thịnh với những tên tuổi còn sáng chói đến bây giờ. Thời tiền chiến ấy là thời Pháp thuộc, nhưng dĩ nhiên hiện tượng văn nghệ hưng thịnh kia không dính líu gì với chế độ chính trị. Đưa những lý do chính trị để cắt nghĩa sự thịnh phát nọ là ngớ ngẩn; mà phủ nhận nó, chủ trương che giấu, dè bĩu, chê bai nó vì lý do chính trị thì rõ là lố bịch. Tây thuộc địa không có công gì trong cuộc phát huy văn nghệ rực rỡ ấy, mà cách mạng vô sản cũng chẳng có gì để áy náy, ngượng ngùng, ganh tị trước thành quả của nó. Đây là một hiện tượng văn hóa, phát sinh do những nguyên nhân văn hóa: Cuộc tiếp xúc với Tây phương thay đổi xã hội chúng ta, thay đổi sâu xa nếp sống của chúng ta, ảnh hưởng đến quan niệm nhân sinh, đến lối cảm xúc suy tưởng của chúng ta, kích động mạnh vào tâm hồn chúng ta; mặt khác cuộc tiếp xúc với Tây phương mở ra trước mắt chúng ta một chân trời mới, kích thích óc sáng tạo nghệ thuật của chúng ta. Và chúng ta đã vùng lên đuổi theo trong vòng ba mươi năm tất cả chặng đường dài mà Tây phương đã đi trong ba thế kỷ. Những trường hợp như thế không phải mỗi lúc mỗi xảy ra. Thời kỳ 1954-75 không đi hia bảy dặm, nó có những đặc điểm khác. Sự phát triển văn nghệ theo chiều rộng trên đất nước chẳng hạn. Hồi tiền chiến, trong bộ Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan nói đến 78 vị, trong đó số người cầm bút quê quán từ 17 độ vĩ tuyến vào Nam chỉ được một phần mười. Một phần mười cho nửa nước, ít quá. Trong cái số ít ấy phần lớn là các vị học giả (như Trương Vĩnh Ký, Phan Khôi, Thiếu Sơn) và các nhà thơ (Đông Hồ, Quách Tấn v.v...). Chỉ có đôi ba vị sáng tác bằng tản văn là Hồ Biểu Chánh mà ông Vũ cho là viết truyện bình dân, và Thanh Tịnh với Nguyễn Vỹ vừa làm thơ vừa viết truyện, cả hai phía khá lu mờ. Sau 1954, số người ở Nam phần viết truyện cho quần chúng đông đảo như bà Tùng Long, Ngọc Linh... tăng nhiều, mà số tiểu thuyết gia viết cho hạng độc giả cao hơn cũng lắm: Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Thụy Vũ, Hồ Hữu Tường, Trần Thị NgH... Ở Trung phần, nơi trước kia hầu như chỉ có thi nhân thì sau 1954 đã xuất hiện rất nhiều người viết truyện: Linh Bảo, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Túy Hồng, Minh Đức Hoài Trinh, Nhã Ca, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng v.v... (Còn thi sĩ, dĩ nhiên lúc nào cũng nhiều.) Nếu sự phát triển của văn chương ¾ nhất là ở nước ta ¾ từ trước đến giờ vẫn bắt đầu bằng vận văn trước rồi mới đến tản văn sau, thì chúng ta thấy trong thời kỳ 1954-75 phần đất phía Nam của đất nước đã tiến thêm một chặng quan trọng trên đường mở mang về văn hóa. Trên đây vừa nói thời kỳ này không đi hia bảy dặm, như thế không có nghĩa là nó không đi, không tiến. Không! chẳng những nó có đi, thực ra trên một vài địa hạt nó còn chạy, còn nhảy, nhảy vọt. Trên địa hạt tiểu thuyết chẳng hạn. Kiểm điểm tình hình tiểu thuyết, năm 1973 Cao Huy Khanh nêu lên vài sự kiện nổi bật: trong hơn 30 năm của thời tiền chiến (1913-1945) Vũ Ngọc Phan chỉ đưa ra được khoảng trên 30 tiểu thuyết gia, thế mà trong vòng không đầy 20 năm từ 1954 đến 1973 đã có xấp xỉ 200 tiểu thuyết gia, trong số đó trên dưới 60 người có giá trị hẳn hoi. Mặt khác theo lời ông Cao thì “tiểu thuyết chúng ta [1] có quá nhiều sắc thái, nhiều tính chất, nhiều đặc điểm khác biệt.”[2]Tiểu thuyết gia tăng lên gấp bội, bộ môn tiểu thuyết lại phong phú hơn về màu sắc dáng vẻ, thế thì sự tiến bộ thật hiển nhiên, rành rành. Đã vậy, thời kỳ 54-73 chỉ sử dụng tài năng của nửa nước, trong khoảng hai phần ba thời gian của thời tiền chiến mà thôi. Và cái nửa nước nói đây hồi tiền chiến chưa có tiểu thuyết gia! Từ một vị thế bất lợi như thế mà tiến xa đến chừng ấy, thời kỳ 54-73 quả đã gây nên thành tích đáng ngạc nhiên đấy chứ. Thế rồi giữa thời tiền chiến với thời kỳ này còn có chỗ nữa tưởng cũng nên chú ý. Số là viết về các nhà văn tiền chiến Vũ Ngọc Phan chia ra một lớp trước và một lớp sau; lớp trước gồm hầu hết là những nhà biên khảo (như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh v.v...) với những thi sĩ (Đông Hồ, Tản Đà...), còn lớp sau lại gần như chẳng có nhà biên khảo nào, chỉ có năm vị cùng chuyên về ngành lịch sử, viết loại lịch sử truyện ký, trong số đó đã có vài ba vị còn lẫn lộn truyện ký với tiểu thuyết. Lực lượng đông đảo nhất của lớp sau gồm các tiểu thuyết gia, mà tiểu thuyết vào lớp trước chẳng qua còn phôi thai. Sang thời kỳ 1954-75, chúng ta nhận thấy các bộ môn văn học phát triển khá đồng đều (ngoại trừ ngành phê bình văn học): số lượng tiểu thuyết gia không nhiều quá đáng mà số khảo luận gia thì tăng thêm rõ rệt. Bộ môn biên khảo lúc này không những chỉ thu hút thêm nhiều tài năng mà lại còn mở rộng phạm vi nghiên cứu. Như đã thấy, hồi tiền chiến lớp sau chỉ có dăm vị tìm tòi về sử, còn sau 1954 ngoài sử học còn có bao nhiêu khảo luận về triết lý, văn học, thẩm mỹ học, dân tộc học, ngữ học, địa chất học, về âm nhạc, hội họa v.v... Sự phát triển của bộ môn biên khảo trong thời kỳ 1954-75 một phần có lẽ do nơi sự phát triển của ngành đại học Việt Nam sau khi nước nhà thu hồi độc lập: với một số lượng giáo sư và sinh viên mỗi lúc mỗi đông đảo, nhu cầu tìm hiểu, trao đổi kiến thức chuyên môn tất nhiên phải lớn hơn trước. Phần khác, sự thiên lệch quá đáng trong buổi đầu và tình trạng quân bình về sau này giữa các bộ môn có lẽ cũng phản ảnh những bước tiến triển tự nhiên của nền văn học quốc ngữ: Văn học Việt Nam là một nền văn học cố cựu, nhưng sau cuộc tiếp xúc với văn hóa Tây phương nó lại bắt đầu một cuộc đổi mới, một cuộc phục hưng. Có những môn loại tàn đi, lại có những môn loại mới xuất hiện. Bước đầu không tránh khỏi những chênh lệch, ngập ngừng. Về phương diện này, sau 1954, chúng ta thấy sự phát triển đạt đến một tình trạng ổn định hơn trước. Đối chiếu với Miền Nam trước 1954 Cuối cùng, đem đối chiếu tình hình văn học ngay ở Miền Nam trước và sau 1954, lại thấy cả một thay đổi lớn lao. Thay đổi ấy trước hết là một sự lớn mạnh. Trước 1954 số văn nghệ sĩ tên tuổi ra mặt hoạt động ở Sài Gòn khá ít oi. Họ có mặt không hẳn là ít, nhưng hoạt động thì không đáng kể. Cũng như các chính khách có uy tín, họ ngần ngại, chờ đợi. Sau hiệp định Genève một mặt lớp văn nghệ sĩ “trùm chăn” tung ra hoạt động, một mặt hàng loạt văn nghệ sĩ từ Miền Bắc di cư vào, tất cả họp thành một số lượng đông đảo, làm cho văn đàn náo nhiệt hẳn lên. Nhưng cái thay đổi quan trọng không phải thuộc về số lượng: Chiều hướng tinh thần đồng thời cũng xoay chuyển hẳn. Trước 1954 sáng tác “trong thành” phản ảnh một tâm lý vọng về chiến khu, về phía Việt Minh. Sau 1954 cả một phong trào chống cộng bừng lên, lan tràn khắp mặt sách báo. Trước 1954 văn học “trong thành” phản ảnh một thái độ hoàn toàn thiếu tự tín: Không tin ở cái nơi mình chọn sống, không tin ở chế độ của mình, không tin rằng mình có một lẽ phải; sau 1954, văn học dõng dạc nói lên cái tâm trạng của một Miền Nam đầy tin tưởng ở lý tưởng tự do của mình. Dĩ nhiên về mặt thành tích thời kỳ sau 1954 cũng vượt bỏ rất xa thời kỳ trước đó. _________________________[1]Tức của thời kỳ 1954-73.[2]Cao Huy Khanh, “Vấn đề khuynh hướng trong tiểu thuyết miền Nam từ 1954 đến 1973”, tạp chí Thời Tập số ra ngày 14-4-74 (tr. 44). Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Giai đoạn 1954-1963 Phần 11 Bối cảnh – Tình hình trước 1954 Tình hình trước 1954 Đời sống vật chất Từ ngày bùng nổ cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp cho đến khi nước Việt Nam bị chia đôi theo hiệp định Genève, ở vùng quốc gia đời sống vật chất khá đầy đủ, sinh hoạt ở các đô thị lắm lúc trông có vẻ phồn thịnh, người dồn về đông đảo, làm ăn náo nhiệt, vui vẻ, hồ hởi nữa; nhưng đời sống tinh thần thì thực ra thường khi thảm não. Theo Đoàn Thêm thì giai đoạn tươi sáng nhất là khoảng thời gian cuối năm 1949 đầu 1950, lúc cựu hoàng Bảo Đại về nước. “Trong khi các giới trí thức và chính trị xôn xao cựa cậy, thì dân chúng tấp nập hồi cư về các thành thị. Từ tháng 7, mỗi ngày có tới vài ngàn người. Số này lên tới 35.000 riêng ngày 30-10, ở Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Phải chăng vì giao thông dễ dàng từ khi quân đội Pháp lan tràn kiểm soát vùng duyên hải đông dân Bùi Chu và Phát Diệm (16-10-49). Công chức kéo về rất nhiều nên tới đầu 1950, các công sở Việt Nam đã tái thu dụng được quá nửa số nhân viên các ngạch thời Pháp thuộc. Chính giới Pháp và Việt đều hoan hỉ, và coi trào lưu hồi cư đó như một thắng lợi của giải pháp Bảo Đại: dân bỏ già Hồ về với cựu hoàng; diện tích và dân số vùng chiếm đóng, riêng ở trung châu Bắc Việt tăng lên gấp ba. Cũng tăng rất nhiều, số ruộng cày cấy; và số gạo xuất cảng: từ 59.000 tấn (1945) lại lên 379.000 tấn (1950). Nhân công dồi dào, an ninh khá hơn, các ngành sản xuất đều tiến, lụa, cao-su, than đá, vải sợi, xi-măng, đường, thủy tinh v.v... Trị giá nhập cảng từ 16 tỷ quan (1946) vọt tới 73 tỷ (1949). Hàng hóa tràn ngập các cửa tiệm và sạp chợ. Mức lương bổng công tư đều khá cao, giá sinh hoạt tương đối rẻ. Một thư ký nhà nước hay tiệm buôn lớn, có vợ và ba con, kiếm hàng tháng chừng 2500-3000đ, trong khi giá gạo số 1 tại Sài Gòn là 200đ mỗi tạ, thịt bò 8đ50 một kí, thuốc lá đen 2đ50-3đ một bao...”[1]Trước 1954 đất nước chưa phân chia cho nên những điều Đoàn Thêm nói là nói chung cho cả nước, cho tình hình vùng quốc gia từ Bắc chí Nam. Riêng tại miền Nam lúc bấy giờ cuộc sống còn hơn ở Bắc: dễ dàng hơn, “vui” hơn. Vì vậy ngay trước 1954 đã có nhiều đồng bào Bắc đi vào Sài Gòn sinh sống, trong số đó có những văn nghệ sĩ hoặc vừa rời bỏ kháng chiến trở về hoặc vẫn ở trong thành từ trước: Phạm Duy, Hồ Dzếnh, Phạm Đình Chương, Thanh Nam, Trần Lê Nguyễn v.v... Trần Lê Nguyễn vào Nam trước Thanh Nam và viết thư rủ rê bạn. Thanh Nam kể: “Khoảng đầu năm 1953, Trần Lê Nguyễn ở Sài Gòn viết thư rủ rê tôi vào Nam (làm ăn). Sài Gòn với Trần Lê Nguyễn lúc đó đúng là một thiên đường. Thư nào anh cũng ca ngợi cảnh Sài Gòn, người Sài Gòn và nhất là những nơi chốn ăn chơi đặc biệt Tây phương của Sài Gòn như các sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới...” [2]. Thanh Nam muốn soát lại cho cẩn thận bèn viết thư hỏi Vĩnh Lộc. “Lộc cũng trả lời đại khái như Nguyễn, rằng Sài Gòn rất dễ sống, dễ kiếm tiền nếu chịu khó và vấn đề ăn ở cũng giản dị hơn ở Hà Nội nhiều.”[3] Đời sống tinh thần Như vậy, dù có là thiên đường dù không, Sài Gòn trước 54 vẫn sung túc, và Hà Nội vẫn dễ sống. Nói chung, về mặt kinh tế, sinh hoạt ở vùng quốc gia khá tốt đẹp. Tuy nhiên dù được hưởng một đời sống đầy đủ người dân thành thị vẫn không bằng lòng, họ bất bình đối với sự thối nát của nhà cầm quyền; còn ở thôn quê thì dân chúng lại phải chịu nhiều tai họa, cuộc sống luôn luôn bất an. Ông Đoàn Thêm mô tả: “Dân chúng ở các thành thị tuy được tương đối yên ổn, cũng không vì thế mà có ý ủng hộ chính quyền. Trái lại, ở mọi giới, trong các gia đình, giữa tiệc cưới, đám ma, hay buổi họp bạn, câu chuyện chỉ chạy quanh thời sự. Mà thời sự là: Thủ tướng này sắp đổ, vì De Lattre không ưa; Thủ hiến kia mắc việc bê bối đương cầu cứu đức Từ; chạy tỉnh trưởng hay xin giấy nhập cảng phải tặng bao nhiêu tiền; lại còn đầu cơ, tích trữ, chuyển ngân lậu, trốn quân dịch, tuyển lính ma, biển thủ, hối lộ v.v... Tĩnh từ hay được dùng nhất, là thối nát. Đồng bào thôn quê không biết những chuyện đó, nhưng lại ta thán về bao nhiêu tai ương dồn dập: càn quét, đốt phá, hãm hiếp, giam giữ, tra tấn; Tây tha Ta bắt, bắt đi làm xâu hay đắp ụ, xẻ đường, khuân xác chết; gần ngày gặt hái, vẫn phải chạy lánh bom đạn; có chút tiền hay con gái lớn thì đành đem gửi trên tỉnh lỵ; sợ lắm, sợ quá, sợ tất cả mọi người, ông xã ủy, ông đồn, ông lê-dương, ông quận, ông du kích, ông cán bộ... vì ai cũng có thể đánh trói hay bắn giết, theo ngoài kia thì khó sống, theo trong này cũng dễ chết toi.[4]Dân chúng ở thôn quê sống dưới sự uy hiếp, sống trong bất trắc thì sợ hãi chính quyền; dân chúng thành thị sống no đủ nơi “thiên đường” thì khinh bỉ chính quyền. Một hạng người khác sống tại tầng cao nhất của cái “thiên đường” nọ thì lại càng tệ hại hơn: họ vừa khinh bỉ chính quyền vừa tự khinh bỉ mình, họ loay hoay, họ khổ sở, họ trùm chăn tức là rúc đầu trốn lánh không chịu ló mặt, họ sống bên này mà xấu hổ về bên này, họ xa lánh bên kia mà cứ mơ tưởng ca ngợi bên kia, họ xỉa xói chính quyền như thù nghịch, họ tự dày vò mình như những kẻ tội lỗi... Họ sống một đời sống tinh thần hết sức bất an. Hoàn cảnh của người trí thức chọn sống ở vùng quốc gia lúc bấy giờ quả có chỗ lúng túng, khó xử. Sống ở đây tức là sống dưới sự che chở của người Pháp; mà người Pháp thì cứ đeo lấy dã tâm đế quốc, nhất định không chịu trả độc lập cho Việt Nam. Ngày nào Pháp còn cai trị người Việt Nam không thể sống bên cạnh Pháp trong an tâm, ấy là chưa nói đến sự che chở của Pháp, sự cộng tác của ta. Chống lại Pháp? Chống bằng chiến tranh thì chính là chuyện Việt Minh đang làm, nhưng họ làm thế để rồi thiết lập một chế độ độc tài nên không thể theo họ được. Chống lại Pháp bằng cách... tạm hợp tác, để rồi thương lượng, điều đình, thì chính là chuyện bác sĩ Nguyễn Văn Thinh đã làm và Bảo Đại đang làm, nhưng kết quả rất khó tin. Nguyễn Văn Thinh đã thất vọng đến tự tử; Bảo Đại nhì nhằng trong năm năm, mỗi ngày mỗi mất thêm uy tín trong dân chúng. Bảo Đại thoạt tiên tập trung được sự tin cậy của nhiều người. Sau khi Nguyễn Văn Thinh thất bại, người ta cố tìm một nhân vật, và xoay hướng về Bảo Đại. Trước khi nhận lời về nước, ông đã gặp Bollaert ở vịnh Hạ Long ngày 6 tháng 12 năm 1947, được Bollaert tuyên bố thừa nhận Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp ngày 5-6-1948; rồi ông lại đi Pháp và đã thuyết phục được Pháp ký thỏa ước Elysée ngày 8-3-49. Với thành tích ấy trong tay, ông đặt chân về nước lần đầu tiên ngày 28-4-49 tại Đà Lạt. Năm 1949 tình hình vùng quốc gia tốt đẹp, đồng bào bỏ kháng chiến về đông đảo, Bảo Đại tỏ ra thành công. Nhưng rồi cơ sự bắt đầu tồi tệ dần; thỏa ước Elysée trên giấy tờ đã trí trá lăng nhăng mà sự thi hành lại càng rắc rối. Trên giấy tờ bảo rằng Việt Nam độc lập, nhưng lại trói buộc ta vào tổ chức tứ quốc (Pháp, Việt, Miên, Lào), bắt ta theo chính sách do Thượng Hội đồng (Haut Conseil) và Nghị viện Liên hiệp Pháp (Assemblée de l Union Francaise) hoạch định, bắt đồng bạc ta thuộc khu vực đồng quan Pháp, bắt toàn thể lực lượng quân sự ta trong thời chiến phải đặt dưới quyền sử dụng của tư lệnh hành quân Pháp v.v... Đã thế, trong thực tế người Pháp lại không chịu nghiêm chỉnh thi hành thỏa ước: họ không chuyển giao công sở, không chuyển giao quyền hành, khiến người dân không thấy đâu là sự khác nhau giữa một nước Việt Nam đã được “thừa nhận độc lập” với nước Việt Nam bị trị trước kia! Một thỏa ước như thế chỉ có thể là bước khởi đầu trên đường tranh thủ chủ quyền, Bảo Đại cố tiến thêm những bước khác, nhưng không đạt kết quả. Về nước năm năm ông không tiến xa hơn thỏa ước Elysée. Dần dần người ta thất vọng về ông. Sự thất vọng bắt đầu từ năm 1951, theo Đoàn Thêm[5]. Ông Đoàn ghi nhận sự việc, nhưng đối với Bảo Đại ông vẫn dè dặt không muốn buông lời phê bình nghiêm khắc. Còn linh mục Cao Văn Luận thì ngay cuộc gặp mặt đầu tiên đã đâm chán con người có “dáng mệt nhọc” này, linh mục chỉ nói chuyện vài phút rồi cáo từ. Ở một chỗ khác trong cuốn hồi ký Bên dòng lịch sử, ông nhận xét Bảo Đại “ham săn bắn chơi thuyền hơn là ham việc nước”[6]. Ấy là không kể những ham mê khác, gây lắm tai tiếng. Đất nước như thế, lãnh tụ như thế: kẻ thức giả có mặt trong vùng quốc gia phần nhiều “trùm chăn”. Chỉ trong vòng vài phút gặp linh mục Cao Văn Luận, Bảo Đại đã than phiền về chuyện thiếu sự hợp tác của những người quốc gia chân chính. Và linh mục Cao cũng có nói đến tình trạng của hạng này: “Ít lâu sau, một số nhà trí thức bất hợp tác với Pháp, vừa từ vùng Việt Minh trốn về đến gặp tôi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Dương Đôn v.v... Họ là những người không có một lập trường hay một thái độ nào rõ rệt, dứt khoát. Họ còn được gọi, đôi khi tự gọi, là những nhà trí thức hay chính trị trùm chăn. Họ không chịu hợp tác với Việt Minh, có lẽ vì họ thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản, không chấp nhận được chủ nghĩa cộng sản, và những thủ đoạn đàn áp tôn giáo, trí thức, địa chủ của Việt Minh. Nhưng họ cũng không muốn hợp tác với người Pháp. Nếu hỏi họ muốn làm gì, định làm gì, thì họ không thể nào trả lời được, ngoài câu chờ xem.”[7]Vừa rồi, tôi đã trích dẫn quá nhiều. Sự thực, trong khoảng thời gian trước 1954 tôi không có mặt ở vùng quốc gia, không nghe thấy gì, không biết gì đích xác về việc và người ở đây, cho nên nghĩ rằng tốt hơn nên trông cậy ở các chứng nhân. Và sau đây lại xin tiếp tục trích dẫn nữa, để mong hiểu thêm về tâm trạng của người trong vùng quốc gia lúc bấy giờ. Ông Đoàn Thêm tỏ ra rất chú ý đến tâm lý giới trí thức, trong cuốn Những ngày chưa quên ông nói về vấn đề này nhiều lần. Có lúc ông cho rằng trùm chăn có hai hạng: “Hạng thứ nhất thực ra chẳng có ý thức chính trị nào cả. Vì sinh kế, họ phải sống lụy, lụy chế độ ngoài kia, hoặc lụy chế độ trong này. Ở đâu họ cũng chịu đựng, nên chẳng ưa ai, hễ thấy sơ hở là kêu ca. Bởi họ không lý tưởng, họ có mặc cảm bị coi là thấp kém, là sợ Việt Minh hay sợ Pháp, tuy sự thực thì sợ cả hai, nên đối với họ cũng như đối với người khác, họ phải lên tiếng này nọ, để tỏ ra mình bất khuất: có thế thôi. ? Hạng thứ hai, thì tương đối cao hơn một bậc. Họ có quan tâm đến hiện tình xứ sở. Họ muốn Pháp nhả bớt nhiều quyền mà chúng còn bo bo nắm giữ, nên chê trách Pháp là ngoan cố và lạc hậu. Nhưng họ sợ phá hoại, vì họ có tài sản hoặc ít ra cũng mong có một ngày kia, và nghĩ rằng phá hoại chỉ có lợi cho cuộc tranh đấu giai cấp hơn là cho sự tranh thủ độc lập. Nên khi ở ngoài kia, họ vẫn thì thầm chỉ trích sự lợi dụng kháng chiến để đảo lộn xã hội. Họ đòi Pháp từ bỏ chính sách thuộc địa, nhìn nhận tự do và tự chủ của Việt Nam, và nếu được thế thì nhường cho Pháp một ít mối lợi cũng không sao.”[8]Lại có lúc ông mượn lời “người trong chính giới” chia chính khách trùm chăn làm ba hạng. “Những vị đó tuy không mai danh vì cũng có tên tuổi, nhưng ẩn tích tại nhà chờ thời, và cho tới nay, đã một mực từ chối khi được mời ra giúp việc công. Lý do thường được viện dẫn, là chưa có hoàn cảnh thuận tiện và chưa thấy chính nghĩa trong vùng chiếm đóng. Nhưng nhiều người trong chính giới đã mỉa mai: có ông ngại bị chê là Việt gian tuy thực tình vẫn thân Pháp; có ông bất lực, giá có được giao việc cũng chẳng làm nổi, bởi thế cứ thoái thác hoài, nhảy ra e lộ chân tướng; lại có ông quá yêu sự sống, chỉ lo đối phương ám hại nên lẩn trốn mà còn lên vẻ cao sĩ.”[9] Tình hình văn nghệ Hoặc sợ hãi “quốc gia” mà oán trách hoặc chê bai “quốc gia” mà xa lánh, tẩy chay, trùm chăn, như thế chưa lấy gì làm tệ. Tệ nhất là thái độ của giới văn nghệ lúc bấy giờ: họ công khai bỉ báng “quốc gia”, ngưỡng vọng “ngoài kia”. Thân họ gửi “trong thành”, lòng họ hướng về “ngoài khu”. Họ rất hăng hái trong sự đề cao ca ngợi phía bên kia. Họ nâng công việc ấy thành phong trào, thành cái “mốt” văn nghệ. Ở đây lại xin trích dẫn dông dài. Xin nhường lời cho kẻ có thẩm quyền, nhà văn Thanh Nam, có mặt ở cả Hà Nội lẫn Sài Gòn trước 1954: “Trước kia ở Hà Nội, tôi cũng đã có nghe tiếng Trúc Khanh và có đọc ở đâu đó một vài bài thơ của anh. Tuy không được nổi tiếng như Vũ Anh Khanh với ‘Tha la xóm đạo’ nhưng Trúc Khanh cũng có những vần thơ ‘bốc lửa đấu tranh’ như đa số thơ văn đề cao kháng chiến tại Sài Gòn những năm cuối thập niên 40, đại khái tôi còn nhớ hai câu trong bài ‘Người qua sông Dịch’ của anh đăng trên một tờ báo xuất bản ở Sài Gòn: ‘Thu xưa khói lửa tơi bờiTừng đoàn xanh tóc cả cười ra đi...’Thời đó, những bài thơ như vậy đã thành một cái ‘mốt văn nghệ’, ngay cả trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy tục bản của nhà xuất bản Tân Dân ở Hà Nội cũng đăng đều đều những loại thơ văn ca ngợi các ‘chiến sĩ ngoài kia’ như vậy. Ngoài những bài thơ của Hoàng Cầm được chuyển lén lút vào thành như bài ‘Bên kia sông Đuống’, ‘Đêm liên hoan’... tất cả những người viết văn, làm thơ tại Sài Gòn, Hà Nội bấy giờ đều hướng đề tài vào hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở Hà Nội thì còn dè dặt, xa xôi, chỉ nói bóng gió tới những người trai ‘ra đi vì nước’, những ‘cô gái một lòng chờ đợi người hùng chiến thắng trở về’ nhưng trong Sài Gòn thì khác hẳn, hầu hết báo chí, sách truyện, thi ca đều nói thẳng đến những chiến sĩ cầm súng chống Pháp trong ‘bưng’. Tôi còn nhớ có những loại sách mỏng khoảng 30, 40 trang như loại Sách Hồng, Truyền Bá thời tiền chiến tên là loại sách Bạn Trẻ của nhà xuất bản Nam Việt, mỗi tuần ra một cuốn; trình bày rất đẹp mang những cái tên rất khêu gợi, hấp dẫn như: Em không về nữa, chị ơi, Xin đắp mặt tôi mảnh lụa hồng, Cái chết của anh tiểu đội trưởng, Mây trôi về Bắc v.v... Bên cạnh những loại truyện mỏng dành cho học sinh đó là những tiểu thuyết dài cũng mang những cái tựa thật kích thích như Người yêu nước, Trái lựu đạn không kịp nổ, Hờn chinh chiến của một số nhà văn mà sau này hầu hết đã bỏ ra khu như Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang... Tuyên truyền lộ liễu nhất là tập truyện Nửa bồ xương khô của Vũ Anh Khanh, cuốn tiểu thuyết kêu gọi học sinh bỏ thành ra bưng chiến đấu này lại bán chạy ngoài sức tưởng tượng, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc đến nỗi sau khi bị tịch thu, cuốn truyện còn được bán giá chợ đen trong giới học sinh mê kháng chiến (...) (Cựu thủ tướng Nguyễn Văn Lộc hồi đó cũng là một trong số những nhà văn viết chuyện kháng chiến trong thành rất hăng say với bút hiệu Sơn Khanh.)”[10]Lý thuyết gia Mác-xít trong thành bấy giờ là các ông Thiên Giang, Thê Húc, Tam Ích. Ngoài cái xu hướng mà Thanh Nam vừa nói có một xu hướng phi chính trị. Ông Nguyễn Hiến Lê lúc ấy vừa viết vừa dịch và nhà Phạm Văn Tươi xuất bản những cuốn sách thuộc loại “Học làm người”. Ở đây không có bóng dáng thời cuộc. Chuyện chính trị bị lờ hẳn đi. Chỉ có những phương pháp học hành, làm ăn sao cho có kết quả, chỉ có chuyện tổ chức công việc, rèn luyện tính tình v.v... Lại còn có một xu hướng khác, gồm những nhân vật từng biết cộng sản, không tán thành nhưng cũng không quyết liệt chống lại cộng sản. Đó là các ông Trần Văn Ân, Nguyễn Đức Quỳnh với tờ Đời Mới, Hồ Hữu Tường với tờ Phương Đông; kẻ chủ trương một chủ nghĩa “nhân bản mới” người chủ trương trung lập chế. Nhưng ảnh hưởng rộng rãi nhất vẫn là của loại văn nghệ kháng chiến trong thành.[11]Tóm lại vùng quốc gia miền Nam trước 1954 sống đời vật chất đầy đủ, nhưng tình trạng xã hội, chính trị, văn hóa thật là bại hoại. Xã hội bất công, nạn tham nhũng lan tràn, cờ bạc đĩ điếm công khai tổ chức dưới sự bảo trợ của chính phủ; nhân tài xa lánh chính quyền, quốc gia lệ thuộc ngoại nhân, lãnh đạo bê bối làm dân chúng thất vọng; trong hoàn cảnh chán nản lòng người hướng về “ngoài kia”. Trong sự tưởng tượng của người “trong thành” thì “ngoài kia” là một cái gì mơ hồ, bởi mơ hồ nên đẹp đẽ. “Ngoài kia” không ai biết thực sự mặt mũi nó ra làm sao, mà cũng chẳng ai cần biết. Thỉnh thoảng người “trong thành” có được những kẻ mới dinh tê từ “ngoài kia” về mô tả bộ mặt thật của “ngoài kia”, kể xấu về “ngoài kia” thì họ lại không muốn nghe: họ muốn bảo vệ giấc mơ của mình, không để nó bị xâm phạm, thương tổn. Vì “ngoài kia” là giấc mơ của người “trong thành”, là một chỗ tưởng tượng cho người “trong thành” ký thác bao nhiêu nỗi ước mơ của mình, cho người “trong thành” lẫn trốn các bực dọc, tủi hổ, uất hận, bất bình. “Trong thành” bị Tây ức chế thì “ngoài kia” là “độc lập”; “trong thành” tham nhũng mục nát thì tất nhiên “ngoài kia” phải trong sạch; “trong thành” giàu nghèo chênh lệch, thì “ngoài kia” bắt buộc phải có công bình xã hội, phải là thiên đường của người nghèo v.v... Trong giai đoạn chót của thời kỳ 1945-1954, “trong thành” có mặc cảm thất bại, thua trận, xấu xa, bẩn thỉu, trụy lạc... Bấy giờ cuộc đình chiến 1954 và những biến cố khác liên tiếp xảy đến đổi hẳn tình thế, đem lại niềm tự tin và hy vọng tưng bừng cho Miền Nam. _________________________[1]Đoàn Thêm, Những ngày chưa quên, Nam Chi Tùng Thư xuất bản, Sài Gòn, 1967, trang 153, 154.[2]Thanh Nam, ‘Hai mươi năm viết văn làm báo ở Sài Gòn’, tạp chí Văn, Hoa Kỳ, số 1, trang 35,36.[3]Như trên.[4]Đoàn Thêm, sđd, trang 176.[5]Như trên, trang 177.[6]Cao Văn Luận, Bên giòng lịch sử, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, trang 202.[7]Như trên, trang 163-164.[8]Đoàn Thêm, sđd, trang 126-127.[9]Đoàn Thêm, sđd, trang 151.[10]Thanh Nam, bài đã dẫn, trang 71, 72.[11]Ngoài ý kiến của Thanh Nam, xin ghi nhận thêm ý kiến của Nguyễn Hiến Lê là nhân vật đã hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn từ trước 1954: “Trong thời kháng Pháp, văn học ở thành (vùng bị chiếm) từ Bắc tới Nam không có gì cả. Hầu hết các nhà văn tên tuổi thời tiền chiến đều theo kháng chiến, tôi không biết họ sáng tác được những gì, có lẽ chỉ một số bút ký, và một số bài thơ ái quốc, hô hào diệt địch, nhiệt tâm tuy nhiều, nhưng nghệ thuật có phần kém tiền chiến. Ở miền Nam Lý Văn Sâm viết được vài tiểu thuyết rồi ra bưng. Nhóm đệ tứ Triều Sơn, Thê Húc, Tam Ích, Thiên Giang viết được ít bài phê bình có tư tưởng xã hội, sau in thành vài tập mỏng. Triều Sơn viết khá hơn ai cả, nhưng chết sớm. Hồ Hữu Tường năm 1945 (?) còn ở Hà Nội cho ra một tập mỏng về văn hóa Việt Nam. Khi vào Nam, ông xuất bản tờ Phương Đông chủ trương trung lập, vài cuốn trào phúng Nga, Trung Cộng.” (Đời viết văn của tôi, Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1986, trang 152). Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Giai đoạn 1954-1963 Phần 12 Bối cảnh – Tình hình từ 1954 Khi hưng thịnh CUỘC NGƯNG CHIẾNTrước hết cuộc ngưng chiến đem lại một cảm tưởng hòa bình. Hiệp định Genève rồi đi tới đâu? Sau hai năm rồi có hay không có tổng tuyển cử? Đối với quần chúng, những chuyện đó thật mù mờ. Nào ai biết! Dù sao ngay lúc ấy mọi người cũng thở phào nhẹ nhõm. Ít ra tiếng súng ngưng nổ, người ngưng chết; ít ra không còn có những cuộc lùng bắt lính, không có bố ráp, thủ tiêu v.v...; ít ra người ta có thể nghĩ đến công việc làm ăn, cày cấy, dựng lại nhà cửa, những ngôi nhà hoặc bỏ hoang lâu ngày, hoặc từng bị phá đi đốt lại nhiều lần ở miền quê v.v... Đối với phía cộng sản, nhất là đối với giới cầm quyền bên phía cộng sản, thì cuộc ngưng chiến này chẳng qua là một dịp nghỉ tay. Nghỉ tay để chuẩn bị cuộc đụng độ mới. Cuộc đụng độ ấy, họ đã bố trí kỹ, ngay từ khi ký kết ở Genève, ngay cả trước khi ký kết. Họ bố trí những “cơ sở” bí mật nằm vùng tại Miền Nam, họ cho bộ đội cưới vợ thật gấp để tạo những liên hệ tình cảm mật thiết tại Miền Nam hầu làm đầu mối cho những hoạt động lẩn lút, những hoạt động phá hoại khủng bố do cán bộ của họ từ ngoài Bắc chui vào sau này v.v... Tuy nhiên đối với dân chúng Miền Nam, với giới trí thức, văn nghệ sĩ, với cả giới chính trị Miền Nam, những tính toán, mưu mô âm thầm ấy không có ai ngờ tới. Tạm thời ai nấy nhẹ nhõm, yên trí bắt đầu một thời kỳ xây dựng. ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT Thời kỳ hòa bình lại trùng hợp với thời độc lập. Điều mà Bảo Đại không đạt được suốt bảy năm nhì nhằng với Pháp (kể từ cuộc gặp gỡ Bollaert ở vịnh Hạ Long) bỗng nhiên Pháp buông tay thả ra: Ngày 4 tháng 6 năm 1954, Pháp ký hiệp ước Độc Lập (Traité d Indépendance) với thủ tướng Bửu Lộc, thừa nhận Việt Nam độc lập với chủ quyền toàn bị theo công pháp quốc tế, Pháp bằng lòng chuyển giao hết những công sở và thẩm quyền còn tạm giữ. Sau đó phái đoàn Nguyễn Văn Thoại do chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ định tiếp tục điều đình để ký với Pháp một loạt hiệp định vào ngày 29 tháng 12 năm 1956 về thể thức thi hành hiệp ước 4-6-54. Thế là chủ quyền quốc gia được thu hồi trọn vẹn. Ngày trao trả dinh toàn quyền cũ, tức phủ cao ủy cũ, tức dinh Độc Lập sau này; ngày hạ lá cờ tam tài của Pháp xuống, thượng quốc kỳ Việt Nam lên trước dinh Độc Lập; ngày quân đội Pháp xuống tàu rút về nước v.v... là những biến cố gây xúc động lớn lao trong lòng một dân tộc vừa chịu trăm năm áp bức. Tại sao Pháp đổi thái độ vào lúc ấy? Tại sao đang cứng bao nhiêu năm, tự dưng Pháp lại mềm? Có phải vì những thất bại quân sự bấy giờ làm cho Pháp nhận thấy mình không còn hy vọng trở lại Việt Nam nên chẳng thà buông trả nửa nước Việt Nam sớm vài năm cho được yên thân? Dù sao, đó là chuyện của Pháp. Còn đối với dân Miền Nam, chỉ biết lúc bấy giờ hòa bình và độc lập cùng đến một lúc: còn gì quý hơn. Đã thế, Miền Nam lại được thống nhất trong một thời gian ngắn sau đó. Trước, Pháp và Bảo Đại duy trì những lực lượng vũ trang riêng cho Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên v.v..., mỗi lực lượng kiểm soát một phần đất đai, áp dụng những luật lệ địa phương riêng biệt, thật là phiền phức, trông chẳng ra làm sao cả. Sau khi cầm quyền và gặp những rắc rối với Bình Xuyên, chính phủ Ngô Đình Diệm hoặc kêu gọi các lực lượng vũ trang tự nguyện hợp tác, hoặc tấn công các lực lượng chống đối, lần lượt thực hiện được sự thống nhất Miền Nam. Về thể chế, trước đây chữ “Quốc gia Việt Nam” dùng trong thời Bảo Đại không chỉ thị một nước có chế độ chính trị rõ rệt, có chủ quyền đầy đủ. Chữ nghĩa có tính cách hàm hồ. Sau cuộc bầu cử năm 1955, Miền Nam có một quốc hội dân cử, sau tháng 10-1956 có hiến pháp, có thể chế cộng hòa. Quốc gia có chủ quyền, chủ quyền ấy thuộc về toàn dân. Đâu ra đấy. VAI TRÒ MỘT LÃNH TỤ Mặt khác, chính sự kiện nhân vật Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh thay thế vai trò của Bảo Đại lúc bấy giờ cũng gây niềm hứng khởi, tạo được sự tin tưởng trong quần chúng. Điều đó chính ông Ngô lúc ấy cũng không ngờ đến: Ngày về nước, ông ngồi trong một chiếc xe hơi đen kín mít, kẻ đứng ngoài không nhìn thấy người bên trong, chạy vèo một cái từ phi trường về dinh thủ tướng, khiến dân chúng đón đợi hai bên đường ngơ ngác hỏi nhau: “Phải ‘ông ấy’ không nhỉ.” Lúc ông Ngô về Sài Gòn, cũng như lần ông ra Huế, có vài nhân vật chứng kiến, chú ý, và ghi nhận phản ứng nồng nhiệt của dân chúng: tướng Lansdale và linh mục Cao Văn Luận. Linh mục Cao chỉ kể vắn tắt: “Tôi có ghé qua cuộc mít-tinh tại Phú Văn Lâu, và tôi nhận thấy cảm tình của dân chúng miền Trung đối với ông Diệm thật là chân thành và nồng nhiệt.”[1] Nhưng tướng Lansdale quan sát kỹ hơn, nhận xét tinh hơn và đã không dằn lòng được trước những điều trông thấy. Ông bảo hôm đó thoạt tiên ông đi phi trường vì tò mò, nhưng lái xe ra đường Công Lý ông “ngạc nhiên vì thấy nhiều đám đông đứng nghẹt hai bên đường”. Ông Lansdale nghĩ “dân chúng của một thủ đô trong thời chiến tranh này đã quá nhàm chán chẳng thèm liếc mắt ngó những nhân vật tai to mặt lớn đi trên xe hơi lộng lẫy...”, ông cũng lại biết rằng: “không có mấy cố gắng để vận động dân chúng ra đường chào đón mà chỉ có lời loan báo giản dị rằng ông Diệm sẽ về vào sáng hôm đó.” Thế mà quang cảnh trước mắt ông thật khác thường: “Có những gia đình mọi người chụm lại bên nhau, con nít trèo lên lưng hoặc vai và vịn lấy tay cha mẹ, hoặc dồn vào một chỗ trên hè phố. Nhiều xe bán nước mía đi bán rong hai bên. Mọi người phấn khởi và vui thích trong không khí của một ngày lễ.”[2] Dân chúng ngưỡng mộ như thế mà ông Ngô ngồi trong xe kín chạy tuột một hơi, chẳng mui trần, chẳng có vẫy tay, chẳng cười với dân hai bên đường phát nào cả! Tướng Lansdale tiếc hùi hụi. Ông nóng lòng muốn bàn ngay với thủ tướng Ngô về kế hoạch vận dụng cảm tình của quần chúng vào công cuộc xây dựng xứ sở. Ông tướng nổi hăng, viết ngay hôm ấy, viết suốt đêm đến sáng cho xong một bản kế hoạch. Nhưng lúc gặp ông đại sứ Hoa Kỳ thì ông này thấy không tiện gửi đến chính phủ Việt Nam một bản ý kiến như vậy. Chính phủ không khuyên chính phủ được thì cá nhân góp ý với cá nhân vậy: tướng Lansdale trong cơn hứng chí cao độ liền lôi một thông dịch viên tiếng Pháp đi thẳng đến gặp thủ tướng Ngô. Biểu tình đông đảo, công kênh nhau chờ đón nhẫn nại bên đường, và ngay cả việc hiến kế của ông tướng Mỹ đều chưa phải là chuyện cảm động nhất: Trong cuốn Nhật ký Đỗ Thọ, người quân nhân này kể rằng năm 1955, ông đang học năm cuối cùng bậc trung học ở trường Khải Định, Huế; sau khi thủ tướng Ngô về nước, cậu học sinh Đỗ Thọ vượt sông Bến Hải về Hà Tĩnh để đưa gia đình vào Nam. Ông bảo: “Tôi viết lại chi tiết nhỏ nhặt về đời tôi, gia đình là muốn nói lên sự tin tưởng ở thủ tướng Ngô Đình Diệm (1954), động cơ đã thúc đẩy tôi nên tìm mảnh đất Miền Nam làm nghiệp sống.” (Ấn bản do Đồng Nai, Sài Gòn, phát hành ngày 27-10-70, trang 70, 71.) Giữ lòng tin tưởng kính mến ấy cho đến tận lúc ông Ngô qua đời như Đỗ Thọ có lẽ chỉ được một số người, nhưng cái thái độ lúc ban đầu của Đỗ Thọ thì có thể cũng là thái độ của số đông. Và không phải chỉ có quần chúng có mối cảm tình và lòng tin ấy đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Giới trí thức giới nghệ sĩ vốn thận trọng và thường xa cách chính quyền, thế mà vào những năm đầu sau hiệp định Genève họ cũng mất cái dè dặt cố hữu. Doãn Quốc Sỹ nói chuyện với Nguyễn Ngu Í về cái lúc ông mới từ Bắc di cư vào, viết kịch Một mùa xuân tin tưởng đăng trên báo Lửa Việt của sinh viên hồi 1955: “Thời ở chẳng yên, mà lại là thời cảm động nhất, tin tưởng ở Cách mạng; lúc bấy giờ, gặp các ông bộ trưởng, đổng lý văn phòng, là anh anh tôi tôi thân mật với nhau, không chút ngượng ngùng.”[3]Chính cái “thân mật”, “không chút ngượng ngùng” thuở ấy đã đưa một nhóm học trò trung học lên đài danh vọng, đã biến mấy cậu bé mới từ Bắc di cư vào thành những nhà văn nổi tiếng một thời: Lê Tất Điều, Trần Dạ Từ v.v... Họ bắt đầu cuộc đời cầm bút bằng cách xúm xít nhau làm báo Văn Nghệ Học Sinh của Lê Bá Thảng, tức tờ báo của Bộ Thông tin. Ba mươi năm sau Lê Đình Điểu (tức Lê Ngọc Hà thuở ấy) nhắc lại chuyện cũ trên tờ Tin Việt ở California (số 21 ra ngày 25-6-84) với tất cả bùi ngùi cảm động. Rõ ràng chính quyền lúc bấy giờ là một chính quyền được mến yêu, và lãnh tụ là một nhân vật được tin tưởng. Một thi sĩ đại danh như Vũ Hoàng Chương lúc này cũng không cần dè dặt nữa. Ông Vũ, nhân dịp Miền Nam bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc truất phế Bảo Đại, trao quyền cho Ngô Đình Diệm, đã không ngần ngại viết những lời say sưa trong Hoa đăng: “Lá phiếu trưng cầu một hiển linh, Phá tan bạo ngược với vô hình.” hay “Hợp ý toàn dân kết ý trời.”Lại chắc chắn cũng vì tin tưởng ở một triển vọng ổn định lâu dài của tình thế, vì yên tâm ở một chính quyền đứng đắn, lúc bấy giờ có rất nhiều trí thức du học ở Âu châu kéo về nước. Không còn chuyện trùm chăn, chuyện lẩn tránh chính quyền nữa. Họ tích cực tham gia xây dựng quê hương trên những lãnh vực chuyên môn khác nhau. Riêng về văn hóa, những vị hồi hương vào độ ấy như Nguyễn Văn Trung, Trịnh Viết Thành, Nguyễn Khắc Hoạch, Trần Bích Lan v.v... đã có những đóng góp đáng kể. CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Thế rồi ngay sau khi cầm quyền, trong lúc còn phải tiếp tục những cuộc hành quân bình định (ở Rừng Sát, Cái Vồn, Ba Lòng v.v...), ông Ngô đã tức thì khởi công tiến hành những kế hoạch xây dựng về giáo dục, kinh tế, xã hội... Trong thời chiến tranh, các chánh phủ quốc gia trước thu rút lại trong các thành phố lớn, bỏ nông thôn cho cộng sản hoành hành. Sau 1954, chính phủ Miền Nam tiến rộng ra, dựng cơ sở hành chánh đến khắp các thôn ấp, cả những thôn ấp thượng du. Một nhu cầu đặt ra ngay trước mắt: giáo dục. Hành chánh đặt đến đâu, trường học phải lập ngay đến đấy cho con em đồng bào có chỗ học. Trong vòng một năm đầu không xã nào không có trường tiểu học; vài năm sau gần như không có quận nào không có trường trung học, có quận cả công lẫn tư đôi ba trường. Rồi đại học cũng phát triển mạnh, phát triển cả ra ngoài thủ đô: Đà Lạt, Cần Thơ, Huế, ngay bên cạnh sông Bến Hải. Trong khi ấy thì đập Đồng Cam ở Phú Yên được xây ngay từ năm ngưng chiến đầu tiên. Rồi các vùng định cư, các khu dinh điền, các khu trù mật... được thành lập dồn dập, đập thủy điện Đa Nhim khởi công, trung tâm nguyên tử lực Đà Lạt hoàn thành; rồi đường hỏa xa được sửa sang, xe hỏa chạy thông suốt, một cuộc đua xe đạp Bến Hải ? Cà Mau tuyên dương cảnh thái bình khắp nước; rồi nhà máy xi-măng dựng lên ở Hà Tiên, xa lộ, làng đại học ở Thủ Đức; rồi chính sách cải cách điền địa đem ruộng đất chia cho dân nghèo, chính sách lành mạnh hóa xã hội: đóng cửa sòng bạc, nhà chứa, dẹp tiệm hút v.v... Không nghi ngờ gì nữa, ai cũng thấy Miền Nam phát triển mạnh. Bây giờ hơn mười năm sau mùa xuân 1975, chỉ cần một cái nhìn qua tình hình đời sống Miền Nam và một chút hồi tưởng về những thực hiện trong đôi ba năm sau cuộc ngưng chiến 1954 có thể làm ta thấy rõ không khí xây dựng hồi đó rộn rịp chừng nào và thành quả tốt đẹp hơn chừng nào. Vùng liên khu V cũ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) vốn thuộc về cộng sản trong suốt thời kháng chiến và mức sống rất thấp. Sau hiệp định Genève ba năm, đến 1957 ở thôn quê trong các xóm làng đã mọc lên nhiều nhà ngói, trong nhiều vườn nhà có giếng xi-măng, tại các quận lỵ có nhà hộ sinh, có nhà máy xay gạo, trai làng sắm xe đạp và lắm nơi sắm cả xe gắn máy, về sự di chuyển công cộng thì đi xa có xe hơi, đi gần trong phạm vi quận xã có xe Lam ba bánh, nông dân bắt đầu mua máy cày v.v... Người ta cảm thấy rõ rệt mình đang tiến sang một giai đoạn mới của cuộc sống, tươi sáng hơn trước. CUỘC DI CƯ Tuy nhiên trong các yếu tố của tình hình Miền Nam sau 1954, quan trọng hơn cả chắc chắn là cuộc di cư. Trong những ngày rối ren của 1954-55 mà tổ chức cuộc tiếp đón rồi định cư hàng triệu đồng bào từ Bắc kéo vào ào ạt, chính phủ Ngô Đình Diệm đã phải một phen vất vả không ít. Nhưng cuộc di cư ấy, một khi giải quyết xong, là cả một thắng lợi lớn cho chế độ mới. Trước hết là một thắng lợi chính trị trên bình diện quốc tế. Hàng triệu người bỏ chạy trong ngày khải hoàn của quân đội Hồ Chí Minh tại Miền Bắc, đó là cả một sỉ nhục cho họ Hồ trước dư luận, đó là màn giới thiệu ngoạn mục cho chính phủ Ngô Đình Diệm vừa ra đời. Dư luận quốc tế thoạt tiên có thể không biết đến cái chính phủ và những nhân vật lu mờ ở Sài Gòn, trong khi tiếng đồn về những Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ v.v... còn vang dội khắp nơi. Nhưng cuộc di cư hàng triệu người vào Nam phải được chú ý, phải gây được lắm suy nghĩ cho khách bàng quan, ngoại cuộc. Đối với dư luận trong nước, đối với đồng bào miền Nam cuộc di cư ấy cũng có tác dụng chấn động. Ban đầu là sững sờ, ngờ vực, là những va chạm do tập quán địa phương của đôi bên, do thành kiến chính trị. Miền Nam, nơi từng có cái “mốt” văn nghệ vọng bưng biền, Miền Nam không thể không lấy làm khó chịu trước hình thức “cải chính” phũ phàng như thế về chế độ của họ Hồ, không thể tin ngay được vào những lý do chống cộng của cuộc di cư. Nhưng ít ra lòng ngưỡng vọng về bưng phải dao động, những lời ca ngợi kháng chiến bị đánh bạt đi, và im bặt ngay. Nhất định không thể có phép lạ tuyên truyền nào của chính quyền gây được một tác động tâm lý tương đương với tác động của một cuộc di cư lớn lao như thế. Khối di dân với thái độ chính trị thuận lợi ấy là chỗ dựa chắc chắn cho một chính phủ quyết tâm chống cộng. Suốt chín năm cầm quyền, vào những giờ phút khó khăn, tổng thống Ngô vẫn được sự ủng hộ của di dân. Trong cuốn Loạn mà Chu Tử bảo là viết theo chuyện thực (ở phần “Để thay đoạn kết”), ông đã cho thấy thái độ và sự hoạt động của một nhóm trí thức di cư như thế nào trong những ngày Bình Xuyên đánh phá chính phủ. Những người di cư như Hiệp, như Huyền, họ vào Nam có lý tưởng, có nhiệt tâm, họ ý thức giá trị của mình, họ hãnh diện về vai trò của mình trong giai đoạn lịch sử này. Vì thế, mặc dù là ít so với dân số miền Nam, nhờ ý chí quả quyết, nhiều khi họ giữ vai chủ động. Hiệp, một thanh niên di cư đang nghèo, đang đi tìm việc, đến trước ngôi biệt thự đồ sộ của một ông đốc phủ sứ, chợt trông thấy tấm bảng cảnh cáo chó dữ. Chàng hơi ngại, nhưng tự nhủ ngay: “Một người di cư không có quyền ngán điều gì.” (trang 5). Thế là chàng mạnh dạn... Người ta có thể thấy trong đó một chút gì phường tuồng, quá đà, có thể ngờ rằng cái quá đà ấy rồi sẽ đưa tới thất vọng, chán nản sau này; dù sao đó là thái độ tiêu biểu lúc bấy giờ, của buổi đầu đầy tin tưởng, đầy quyết tâm. Mặt khác cuộc di cư đã đưa vào Miền Nam một số nhân tài trong giai đoạn cần kíp. Rất nhiều nhân vật từ Miền Bắc vào sau này giữ địa vị trọng yếu trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, quân sự ở Miền Nam. Riêng trong phạm vi văn học nghệ thuật, vai trò của khối văn nghệ sĩ di cư thật quan trọng. Ngay buổi đầu, sự hoạt động hăng hái của họ tạo không khí phấn khởi tưng bừng. Rồi trong cái số di dân đổ vào được đưa vội vàng đến tạm trú tại các trường học, các lều trại sơ sài, trong số đó có những sinh viên về sau thành ra các nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế..., có những cậu bé mới vào trung học về sau thành ra những văn thi sĩ Lê Tất Điều, Duyên Anh, Trần Dạ Từ, Tú Kếu, Hà Thúc Sinh... Cuộc di cư còn có ảnh hưởng vào văn hóa miền Nam một cách sâu xa hơn, tuy âm thầm lặng lẽ hơn. Thật vậy, từ sau cuộc di cư 1954, ngày một ngày hai không ai để ý đến, nhưng cuộc sống ở miền Nam đổi khác: cái quai nón của người con gái đổi khác, chiếc áo đàn bà mặc trên người đổi khác, món quà người ta ăn hàng ngày không giống xưa, cái bìa báo bìa sách biến dạng đi v.v... Giọng nói miền Nam cũng biến đổi nữa, không sao? Sau này có cô ca sĩ nào mà không hát giọng Bắc; vả lại không cần phải chờ đến lúc thành ca sĩ mới đổi giọng: mọi nữ sinh, kể cả những cô nữ sinh trung học tận dưới Rạch Giá, Cà Mau hễ cất giọng lên là cũng hát giọng Bắc luôn. Và xa tít trong đồng quê, dọc bờ biển hoặc ven rừng núi, xung quanh những vùng định cư Cái Sắn, Phước Tĩnh, Gia Kiệm... chẳng hạn, phong tục tập quán miền Bắc cũng dần dần tỏa ra, len lách thấm dần vào xã hội miền Nam. Rồi kỹ thuật canh tác, kỹ thuật ngư nghiệp cổ truyền v.v... của miền Bắc cũng lan rộng ảnh hưởng của nó. Vũ Bằng nói về sự thay đổi của cách ăn mặc, của cảnh hội hè trong Nam trước và sau cuộc di cư: “Cùng với những cái áo dài may kiểu mới thay thế cho những cái áo bà ba cũn cỡn, anh em ta ở đây, ngày tết, đã tỏ ra trang trọng hơn trước trong việc trang trí nhà cửa và ăn uống cũng như sửa soạn”[4]. “Cách đây[5] mười lăm năm (...) Sài thành không biết có xuân sang và ăn cái giao thừa không bằng vui cái đêm lễ Giáng sinh. Nhưng bây giờ đã khác: xa xa có tiếng giày dép người ta đi lễ giao thừa.”[6] Khác lắm: Trước không những mặc áo bà ba cũn cỡn mà nữ sinh đi học còn đội nón cối, trông rất ít chất thơ mộng. Trước quà bình dân trong chợ, bên đường, là những bánh cống, bánh lọt, bún nước lèo..., còn tiệc tùng yến ẩm thì toàn kéo nhau đi tiệm Tàu ăn món Tàu; sau này bún ốc, bún thang, giò chả, chả cá, gỏi cá, rồi nhất là phở Bắc vùng lên, hớn hở kết thân với đủ mọi giới đồng bào bất phân giàu nghèo Nam Bắc... Còn nhớ đâu đó thi sĩ Đông Hồ từng có lần luận về sự phát triển của phở ở miền Nam, và ông khen sau này có khi tô phở còn vui vẻ sẵn lòng chấp nhận một mớ giá sống cho hợp khẩu vị bà con địa phương, ông xem cái “đóng góp” ấy của miền Nam như là một sáng kiến để làm cho món ăn được mát dạ, giải nhiệt, thích hợp với khí hậu trong này. Người Bắc di cư, cái khối người bỏ “cụ Hồ” theo “cụ Ngô” thoạt tiên rất dễ ghét đối với người miền Nam, dần dần họ đổi kiểu nón đội trên đầu họ thay kiểu guốc mang dưới chân dân Sài Gòn, họ làm vang tiếng giày dép trong đêm giao thừa Sài Gòn, họ thêm thắt lung tung vào bữa ăn sáng bữa nhậu khuya của người Sài Gòn. Họ góp phần quan trọng vào việc chuyển hướng chính trị trong quần chúng miền Nam. Rồi chúng ta sẽ thấy vai trò của họ trong văn học nghệ thuật thời kỳ này không kém quan trọng chút nào. KHỐI NÔNG DÂN MIỀN TRUNG Nói đến sự chuyển hướng chính trị do cuộc di cư từ Miền Bắc vào, lại không thể không nói đến vai trò chính trị của khối nông dân miền Trung được tiếp thu vào khu vực quốc gia sau hiệp định Genève 7-54. Trước, Pháp và những chính phủ hợp tác với Pháp chỉ kiểm soát được các đô thị. Sau Genève, cộng sản tập kết ra Bắc, toàn thể lãnh thổ phía nam sông Bến Hải thuộc về chính phủ quốc gia, không phân biệt nông thôn hay thành thị. Sự gia nhập của khối nông dân miền Trung vào phía quốc gia, về một khía cạnh, cũng có giá trị tương tự như cuộc di cư từ Bắc vào Nam. Bởi vì khối nông dân này cũng hiểu biết về chế độ cộng sản như di dân. Cũng như di dân Miền Bắc, họ từ phía cộng sản chuyển về phía quốc gia. Cuộc chuyển vị tại chỗ không khác với cuộc chuyển di của người Bắc bao nhiêu, xét về ảnh hưởng chính trị. Chúng tôi phải nói riêng khối nông dân miền Trung mà không nói bao trùm tất cả nông dân, bởi vì hoàn cảnh nông thôn ở Nam phần và nam Trung phần vẫn khác. Chính quyền Hồ Chí Minh sở dĩ bị chối bỏ oán ghét là từ khi thi hành chính sách độc tài giai cấp, công khai xuất lộ chế độ đảng trị; điều ấy chỉ xảy ra từ liên khu V ra Bắc mà thôi. Chỉ từ liên khu V trở ra (tức từ Phú Yên ra Bắc) mới có thuế nông nghiệp, có đấu tố địa chủ phú nông, có áp chế trung nông, tiểu tư sản v.v... Cho đến 1954, đối với đồng bào trong Nam, cộng sản ít nhiều còn giữ được bộ mặt của Việt Minh: đoàn kết toàn dân kháng chiến. Vì thế những điều di dân từ Bắc vào nói về cộng sản thường được lỗ tai tri kỷ của đồng bào miền Trung đón nhận một cách thông cảm, mà lại không lọt được vào tai đồng bào Nam phần. Có phải vì vậy mà có những nhà văn từ Bắc vào, như Doãn Quốc Sỹ, thấy rằng đa số độc giả của mình ở miền Trung, và sau này, lúc sách không ra được miền Trung nữa, thì đành tính việc ngưng xuất bản (trong cuộc phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í, đã dẫn ở một phần trước). Cuộc di cư năm 1954 của đồng bào Bắc vào Nam vẫn được xem như một cuộc bỏ phiếu bằng chân để từ chối chế độ cộng sản; sau 1954 ở nam vĩ tuyến 17 đến lượt nông dân miền Trung: họ bỏ phiếu nhiều lần nữa. Những lần sau này là bỏ phiếu táo tợn, thê thảm, vì bỏ phiếu đẫm máu, dưới lửa đạn cộng quân, tại Bình Long, Phú Bổn, Quảng Trị, trên Đại lộ Kinh hoàng... Cứ mỗi lần cộng sản tới nơi nào là bà con nông dân miền Trung liều chết bỏ chạy, không cách gì ngăn cản nổi. Khi cộng quân tiến chiếm Quảng Trị, trong tổng số ba trăm nghìn dân toàn tỉnh chỉ có năm chục nghìn bị kẹt lại.[7] Nhà văn Dương Nghiễm Mậu đến thăm trại tạm cư Hòa Khánh trong dịp này chợt trông thấy ở một ngả ba đường có tấm bảng lớn sơn xanh kẽ chữ trắng: “Quận Gio Linh”. Ơ hay! Quận Gio Linh ở Hòa Khánh, sát thị xã Đà Nẵng? Thì ra đây là khu trại tạm trú của đồng bào tản cư từ Gio Linh vào. Toàn quận chừng ba chục nghìn dân thì đi thoát đến hăm tám nghìn.[8] Tấm bảng nọ không phải không có ý nghĩa: “Ở đây là người Gio Linh, ngoài kia chỉ còn đất trống trơ. Đây mới đích thực là Gio Linh sống.” Đất Gio Linh sát kề Trung Lương, bên cạnh vĩ tuyến 17. Càng gần cộng sản dân càng trốn chạy cộng sản mạnh. Nghiêm Xuân Hồng cho rằng sau hiệp định Genève, do sự bộc lộ chân tướng vô sản chuyên chính của Việt Cộng và do sự rút lui của Pháp khỏi Việt Nam, chuyện chống ngoại xâm mất đối tượng và hiểm họa độc tài phát hiện rõ rệt, cho nên trên chính trường Việt Nam chỉ còn hai đối thủ để chống chọi nhau trong một cuộc thử lửa quyết định: tức phe quốc gia và phe cộng sản.[9] Ông Nghiêm đặc biệt chú ý đến cuộc di cư 1954, ông phân tích thành phần di dân và nêu rõ cái ý thức giai cấp đấu tranh chống vô sản của di dân vốn đa số gồm trí thức tiểu tư sản, trung tiểu nông. Ở đây, chúng ta đang tiếp tay ông Nghiêm, góp vào khối di dân thêm một khối lượng đông đảo nữa. Cái tâm sự giống nhau giữa dân di cư Bắc Việt và đồng bào ở nông thôn miền Trung cũng phản ảnh vào văn nghệ: trong những năm đầu tiếng nói cất lên từ miền Trung của Võ Phiến, Đỗ Tấn... rất hợp với tiếng nói cất lên từ khối di dân của Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ v.v... Rồi những Đoàn Nhật Tấn, Lôi Tam v.v... của miền Trung cũng vẫn có những bận tâm chính trị tương tự, trong khi đa số các tác giả miền Nam tỏ ra hờ hững với “cuộc thử lửa quyết định”. CÁC BIẾN LOẠN PHÍA CỘNG SẢN Cũng lại trong giai đoạn này, giai đoạn 1954-63, đã xảy ra những biến cố ở ngoài lãnh thổ Miền Nam Việt Nam nhưng ảnh hưởng rất sâu đậm vào tinh thần của Miền Nam, nhất là vào tinh thần giới trí thức, giới văn nghệ. Tôi muốn nói đến những biến cố bên kia những bức màn sắt, màn tre. Gần gũi nhất là những cuộc nổi loạn ở Miền Bắc: vụ cán bộ Miền Nam tập kết kéo nhau đến phá bót cảnh sát Bờ Hồ, học sinh tập kết làm loạn ở Ngã Tư Sở ngay tại thủ đô Hà Nội, vụ đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An nổi dậy đánh nhau với chính quyền, vụ chính quyền công khai nhận lỗi trong chính sách cải cách ruộng đất, Trường Chinh và Hồ Viết Thắng bị cất chức, những nạn nhân oan ức của đấu tố được trả tự do trở về tìm cán bộ trả thù gây ra náo loạn trong xã hội v.v... Những chuyện như thế làm kinh ngạc thành phần dân chúng thân cộng trong Nam, và làm cho chính đồng bào Bắc Việt di cư cũng lấy làm bất ngờ. Hồi năm 1958, viết chương đầu cho cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (do Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa xuất bản ở Sài Gòn năm 1959), ông Hoàng Văn Chí bảo: “Những người thông thường, có đôi chút kinh nghiệm đau xót với cộng sản, kể cả những đồng bào Bắc Việt di cư cũng không ngờ rằng trong một thời gian không đầy hai năm tình hình ở nơi quê cha đất tổ có sự thay đổi quá nhanh chóng như vậy. Họ nhớ ngày nào quân đội của ‘Cụ’ kéo vào chiếm đóng Hà Nội, nhân dân thủ đô còn đón rước tưng bừng. Nào cờ quạt, nào biểu ngữ, nào cổng chào, nào kéo nhau đi xem văn công, xem triển lãm. Họ không ngờ rằng chỉ một năm sau khi họ bỏ nhà bỏ cửa ra đi, bộ đội oai hùng đó lại bị chính ngay nông dân vác gậy phang vỡ đầu.” Đối với giới trí thức của Miền Nam thì vụ chống đối của trí thức Miền Bắc cùng các biến loạn trong thế giới cộng sản càng làm cho họ suy nghĩ. 20 tháng 2 năm 1956 tại đại hội lần thứ 20 của cộng đảng Nga, bỗng nhiên Khrushev nặng lời tố cáo Staline, đập đổ một thần tượng sừng sững lâu đời, làm cho giới chính trị cộng và thân cộng đâm ra hoang mang, chới với, mất phương hướng; 26 tháng 5 năm 1956 Trung Cộng phát động chính sách Trăm Hoa Đua Nở; 28 tháng 6 năn 1956 vụ Poznan bùng nổ ở Ba-lan; 28 tháng 10 năm 1956 nhân dân Hung-gia-lợi lại nổi dậy ở Budapest, làm náo động dư luận thế giới; Sang năm 1957 nghệ sĩ và trí thức Trung Cộng thừa cơ hội Trăm Hoa Đua Nở xúm nhau công kích đảng và chính quyền. Nhà nước ra tay trấn áp, La Long Cơ bị “phê bình” dữ dội. Trăm hoa hết dám đua nở. Ở Miền Bắc trong thời gian ấy cũng bùng nổ một cuộc “khởi nghĩa” của trí thức và văn nghệ sĩ. Tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Đức cho ra tập Giai Phẩm Mùa Xuân, bắt đầu nêu lên các khuyết điểm của đảng. Tháng 8-56, lại ra Giai Phẩm Mùa Thu. Ngày 15-9-56 báo Nhân Văn ra số 1. Rồi bao nhiêu là báo khác: Đất Mới (của sinh viên), Trăm Hoa (của Nguyễn Bính), nhật báo Thời Mới v.v... cũng ùa theo công kích nhà nước và giới lãnh đạo. Thậm chí dần dần tờ Văn, tạp chí của hội Văn nghệ, cũng quay ra chống đảng... Đảng và nhà nước độ ấy phải một phen vất vả mới dẹp được... loạn. Ngày 15 tháng 12-1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh qui định chặt chẽ giới hạn “tự do” của báo chí, phạt đến khổ sai chung thân tịch thu gia sản những kẻ phạm cấm. 304 văn nghệ sĩ bị bắt đi chỉnh huấn. Một số bị giam vào nhà pha Hỏa Lò (Thụy An, Nguyễn Hữu Đang). Nhiều người bị cất chức, bị đưa đi “học tập lao động”, bị đày đi những nơi ma thiêng nước độc, mất tăm mất tích. Chỉ một thời gian ngắn sau khi đất nước bị chia cắt bày ra thế lưỡng phân đối địch minh bạch, một thời gian ngắn sau khi hàng triệu người chối bỏ cộng sản ra đi vào Nam, một thời gian ngắn sau khi cuộc tranh đấu cho độc lập chấm dứt và cuộc tranh đấu cho tự do bắt đầu thì “phía bên kia” chợt bày ra liên tiếp nhiều dấu hiệu suy nhược, như thế làm sao bên này không “hồ hởi”?! Nói đến tâm trạng của trí thức Miền Nam lúc bấy giờ lại nhớ đến trường hợp Nguyễn Mạnh Côn với cuốn Đem tâm tình viết lịch sử. Cuốn sách đã viết xong từ lâu, xếp chữ xong từ lâu, nhưng tác giả cứ để đấy, chần chờ. Đến năm 1958, sau những biến động vừa kể bên phía cộng sản, ông liền quyết định cho ấn hành, lòng đầy hứng khởi. Lúc suy đồi CUỘC TẤN CÔNG QUÂN SỰ CỦA CỘNG SẢN Sự trạng tốt đẹp cho đến năm 1959, Miền Nam đã bẻ gãy các mưu toan lũng đoạn tình hình do cộng sản chủ trương, đến nỗi Lê Duẩn sau hai năm hoạt động ở Miền Nam đã trở về Hà Nội báo cáo sự thất bại và đề nghị một kế hoạch mới: tấn công bằng quân sự. Về phía bên này, cũng vào năm 1959 đại sứ Hoa Kỳ Elbridge Durbrow và tướng Williams báo cáo về Hoa-thịnh-đốn tình hình lạc quan ở Việt Nam và đề nghị cho rút cố vấn Mỹ về nước trong vòng hai năm tới. Nhưng đến đây, từ năm 1959, thì các rắc rối bắt đầu. Chủ trương dùng vũ lực của cộng sản được Miền Bắc đưa ra thực hiện. Tháng 5-1959 đoàn vận tải mở đường mòn Hồ Chí Minh. Bảy mươi nghìn cán bộ tập kết được tăng phái vào Miền Nam. Tháng 12-1959, Mặt trận Giải phóng Miền Nam ra đời. Trong năm 1959 có 250 viên chức của Miền Nam bị cộng sản sát hại. Năm 1960, số viên chức bị ám sát lên đến 1400 người. Rồi dần dần xảy ra những trận đụng độ cấp đại đội, cấp tiểu đoàn v.v... Trước chính sách công khai dùng vũ lực để thôn tính Miền Nam của cộng sản, ông Kennedy vừa nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vài tháng, thay vì rút cố vấn, đã gửi ngay 15 nghìn quân Mỹ sang giúp Việt Nam. Bắc Việt lại tăng cường xâm nhập để đối phó. Cứ thế đôi bên cùng leo thang. Muốn tránh sự hiện diện đông đảo của quân đội Mỹ trên lãnh thổ ta và muốn tìm một chiến lược thích hợp để đối phó với chiến tranh du kích của cộng sản, chính phủ Ngô Đình Diệm chú ý đến các kinh nghiệm chống cộng ở Mã-lai. Một số chuyên viên người Anh được mời sang, chính sách ấp chiến lược được đề ra để tách lìa cán bộ cộng sản khỏi dân chúng. Các biện pháp này tỏ ra hữu hiệu; vào năm 1962, hoạt động cộng sản đã suy yếu nhiều. Nhưng ngay sau đó, tình hình chính trị của Miền Nam lại đổ ra tồi tệ, khiến các thắng lợi quân sự hóa ra vô ích. SỰ RỐI LOẠN Ở MIỀN NAM Sau khi cầm quyền ba, bốn năm, tổng thống Ngô bị một nguồn dư luận càng ngày càng rộng rãi chỉ trích là độc tài. Bất mãn nhóm lên từ các đảng phái quốc gia, từ các chính khách đối lập. Năm 1959, một phi công ném bom dinh Độc Lập. Đầu năm 1960 một nhóm 18 nhân vật ? nhóm Caravelle ? gửi đến tổng thống một bản nhận định chính sách và khuyến cáo sửa chữa các khuyết điểm. Ngày 11 tháng 11 năm 1960 một số sĩ quan cấp tá ? Vương Văn Đông, Nguyễn Chánh Thi... ? tổ chức một cuộc đảo chánh hụt. Nhưng tình thế đặc biệt trở nên trầm trọng từ ngày xảy ra vụ Phật giáo. Tháng 5-1963 Phật tử Huế biểu tình chống chính phủ vì vấn đề treo giáo kỳ. Câu chuyện dần dần đưa đến những cuộc chống đối rộng lớn khắp nước, rồi những cuộc tự thiêu, đến chuyện bao vây chùa, bắt sư sãi v.v... Diễn tiến sự việc ảnh hưởng mạnh đến dư luận Hoa Kỳ, tổng thống nước này đã ủng hộ một nhóm tướng lãnh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Biến cố ấy kết thúc nền đệ nhất cộng hòa, chấm dứt giai đoạn đầu của thời kỳ sau Genève ở Miền Nam. Giai đoạn mà chính phủ ta có chính sách rõ ràng, liên tục, mà ta giữ được chủ động trước tình thế cho đến trước năm cuối cùng. Sau này thì ôi thôi, toàn những thay đổi bấp bênh; ta bị sự việc dập dồn tràn ngập, chỉ những lo tả xông hữu đột để đối phó với tình hình, chẳng còn đâu là chính sách, là chủ động nữa. _________________________[1]Cao Văn Luận, Bên giòng lịch sử, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ.[2]E.G. Lansdale, Tôi làm quân sư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, bản dịch của L.T., Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 33, 34.[3]Nguyễn Ngu Í, Sống và viết với..., Ngèi Xanh, Sài Gòn, 1966, trang 139, 140.[4]Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sống Mới tái bản ở Hoa Kỳ, trang 283.[5]Câu này viết ra có lẽ vào khoảng 1970-71.[6]Vũ Bằng, sđd, trang 267, 268.[7]Dương Nghiễm Mậu, ‘Quảng Trị đất đợi về’, trong tập bút ký Những ngày dài trên quê hương, Sài Gòn, 1972.[8]Sđd.[9]Nghiêm Xuân Hồng, Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, nguyệt san Ngày Về tái bản tại Hoa Kỳ, trang 85, 245, 246. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Giai đoạn 1954-1963 Phần 13 Văn học Hoạt động tưng bừng Tình hình văn học trong giai đoạn đầu ở Miền Nam phản ảnh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực, nghiêm chỉnh của tình hình chung lúc bấy giờ. Chính quyền trong những năm đầu được sự ủng hộ của đa số dân chúng, của các đảng phái. Nhờ sự ủng hộ ấy thủ tướng Ngô chân ướt chân ráo mới về nước đã thắng lực lượng Bình Xuyên, Ba Cụt v.v..., đã thắng Bảo Đại. Giữa chính quyền và trí thức nghệ sĩ, cái quan hệ trong buổi đầu cũng rất đề huề. Ta đã thấy Doãn Quốc Sỹ từng nhắc lại với Nguyễn Ngu Í những tiếp xúc “anh anh tôi tôi”, thân mật, không ngượng ngùng, với các nhân vật chính quyền độ ấy. Chính phủ Ngô Đình Diệm thực ra không có hẳn một chính sách văn hóa, không chủ tâm “lái” văn nghệ vào một con đường nào, không có tham vọng lãnh đạo văn hóa. Nhưng chính phủ có khuyến khích, giúp đỡ phương tiện cho văn nghệ. Đối với giới họa, có các cuộc triển lãm hội họa mỗi mùa xuân. Đối với văn giới có Giải thưởng Văn chương Toàn quốc hàng năm. Đối với ngành nhiếp ảnh nghệ thuật, có các cuộc triển lãm nhiếp ảnh quốc tế cũng tổ chức hàng năm. Phải nhận rằng những cuộc triển lãm như thế đã phát huy liên tiếp trong các năm đầu thập niên 60 nhiều họa sĩ chân tài. Để đẩy mạnh sinh hoạt sân khấu kịch trường, ông Vũ Đức Diên được giúp đỡ mở quán Anh Vũ. Nhiều nghệ sĩ di cư từ Bắc vào đã được giúp đỡ phương tiện để xuất bản sách báo: Đó là trường hợp các nhóm Tự Do, Sáng Tạo v.v... Nhiều hiệp hội văn hóa như Văn Bút Việt Nam, như Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa v.v... được tiếp sức khi cần trong những nhu cầu điều hành, sinh hoạt. Về phía văn nghệ sĩ trong hoàn cảnh bấy giờ, sự hoạt động tưng bừng hẳn lên. Những nhân vật tiền chiến bấy lâu im tiếng bây giờ lại xuất hiện. Họ cảm thấy đến lúc có thể yên tâm mà tung chăn không ngượng ngùng trước dư luận, đến lúc có điều kiện ổn định cho những dự định qui mô, những công trình dài hơi. Vũ Hoàng Chương hăng say ngây ngất: “Gió nối vần mây giục đấu tranh Tâm tư lồng lộng kết nên thành Thành ngăn sóng Đỏ, mây sừng sững Nước Tổ về ngôi đẹp sử xanh” (Hoa đăng)Nhất Linh từ ngày về nước vẫn im lặng, “nghỉ ngơi”, vui với cây cỏ núi rừng như một đạo sĩ ngoài vòng trần tục, ông Nhất Linh ấy bây giờ quyết định “hạ sơn”. Ông chiêu tập anh tài, lại làm báo lại viết sách, viết trường giang tiểu thuyết phỏng ước dài mấy nghìn trang, ông thành lập hội Văn Bút Việt Nam, ông phục sinh và mở rộng Tự Lực văn đoàn v.v... Học giả Đào Đăng Vỹ đơn thân độc mã khởi công soạn bách khoa từ điển, cho in dần dần. Các ông Lê Văn Siêu, Hoàng Trọng Miên, mỗi người bắt đầu theo cách riêng một bộ lịch sử văn học Việt Nam, từ khởi thủy... Các bậc tài danh trong hàng huynh trưởng tưởng đã buông tay bỗng dưng trở lại hoạt động hăng hái, còn các khuôn mặt mới thì chen nhau xuất hiện. Nhiều tạp chí văn nghệ ra đời, mỗi tờ qui tụ một số cây bút mới: Sáng Tạo, Bách Khoa, Hiện Đại, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Nhân Loại v.v... Có khi một tờ nhật báo cũng thành chỗ hội ngộ của nhiều cây bút giá trị: tờ Tự Do chẳng hạn. Cũng có trường hợp một số tài năng chọn cách ra mắt bằng một nhà xuất bản: nhà Quan Điểm tung ra những Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Tạ Văn Nho, Mặc Đỗ v.v... Để nói lên cái náo nức tưng bừng lúc bấy giờ chắc chắn nên chọn Mai Thảo. Nhà văn này vốn thường khoa tay quá trán, nói không tiếc lời, hồi ấy đã chọn đúng lúc để vung lên những hò hét nhiệt liệt nhất, ồn ào nhất: “đem ngọn lửa văn hóa vượt vĩ tuyến sáng lên ở đây hôm nay.”[1] “Năm 1954 còn ghi lại, chói lọi, cái đẹp ấy của mùa mới, cái đẹp ấy của lên đường. Ta từng đi chật đất. Ta từng có, lớp lớp. Ta từng đến, hàng hàng. Những khởi đầu của từng hoạt động văn học, từng phát động nghệ thuật nói chung của ta tuyệt đúng, tuyệt đẹp.”[2]Cảnh tượng trăm hoa đua nở tưng bừng ấy không phải chỉ là một hiện tượng văn học. Ở các bộ môn nghệ thuật khác đại khái đều thế cả. Trong ngành nhạc, Phạm Duy từ kháng chiến bỏ về đã lâu, vào Nam cũng đã lâu, mà không có hoạt động gì đáng kể. Sau 1954, ông hoàn thành liên tiếp hai bản trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam. Trong ngành họa, ban đầu là những hoạt động của Tạ Tỵ, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn..., nhưng tiếp liền sau đó xuất hiện một loạt nhiều họa sĩ trẻ chân tài. Điện ảnh hãy còn là mới mẻ, nhưng ngay trong những năm đầu tiên đã đưa ra mấy cuốn phim giá trị, trong đó phim Chúng tôi muốn sống mười năm sau rồi đoạt một giải thưởng ở Hán Thành. Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền, có chế độ dân chủ, trong một xã hội được lành mạnh hóa dần dần, dưới một chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do để ngăn ngừa hiểm họa độc tài, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Giai đoạn đầu (1954-1963) không đạt đến nửa thời gian của thời kỳ văn học 1954-75, thế nhưng trong tổng số các tác giả nổi tiếng của toàn thời kỳ này thì giai đoạn đầu chiếm bảy, tám phần mười. Và tôi nghĩ rằng những tác giả có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, những tác giả mà tiếng nói có sức vang vọng trong dư luận, chi phối được ít nhiều nhân tâm thế đạo, loại tác giả ấy phần lớn thuộc về giai đoạn này hơn là giai đoạn sau. Hai chặng – hai thế hệ Thực ra trong một giai đoạn thứ nhất văn học Miền Nam cũng không có sự thuần nhất. Một cái nhìn thoáng qua các tác phẩm xuất hiện vào đầu giai đoạn và các tác phẩm ở cuối giai đoạn cho ta thấy một chuyển biến rõ rệt. Đem tâm tình viết lịch sử của Nguyễn Mạnh Côn không giống với Chị em Hải của Nguyễn Đình Toàn, với Kẻ tình nguyện của Lê Tất Điều. Vì vậy đã có những ý kiến muốn chia giai đoạn này ra làm hai: trong khoảng chín năm ấy chúng ta thấy xuất hiện hai đợt văn sĩ, hai thế hệ nhà văn. Trên tạp chí Bách Khoa số Xuân Ất Mão (phát hành ngày 24-1 năm 1975) Nguyễn Mộng Giác có bài đề cập đến các thế hệ văn thi sĩ ở Miền Nam. Mới đây, trên một số báo Đồng Nai vào trung tuần tháng 7-1984 tại California, ông lại có dịp trở về vấn đề ấy: “Sau hiệp định Genève, trào lưu văn học chống cộng phát triển mạnh mẽ ở Miền Nam Việt Nam, những ban chủ biên nòng cốt của các nhóm, các tạp chí hầu hết là phái nam. Nếu kể tên những cây bút quan trọng của giai đoạn này như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan... chúng ta ít có nhà văn nữ nào hiện diện. Từ 1960 về sau, một lớp nhà văn trẻ xuất hiện trên các tạp chí Văn Nghệ, Thế Kỷ Hai Mươi, Khai Phóng, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Văn, Bách Khoa, và đa số đều là nhà văn nam: Dương Nghiễm Mậu, Lê Tất Điều, Thế Uyên, Nhật Tiến, Duyên Anh, Ngô Thế Vinh, Dương Kiền... vẫn là nam giới đóng vai chủ động.”[3]“Nhà văn hai lớp” là chuyện đã rõ. Nhưng còn cái năm 1960? Nguyễn Mộng Giác chỉ nêu qua mà không giải thích. Bảo rằng lớp Dương Nghiễm Mậu, Lê Tất Điều... xuất hiện vào năm 1960, dựa vào đâu? Lấy “biến cố” gì làm cái mốc? Trong sinh hoạt văn nghệ họa hoằn mới xảy ra một biến cố. Lúc bấy giờ ở Miền Nam lớp trước lớp sau đề huề, bốn phương phẳng lặng. Trên thực tế, nhiều người trong lớp sau đã xuất hiện từ trước 1960 khá lâu và cũng đã nổi tiếng rồi: Dương Nghiễm Mậu đã viết trên Sáng Tạo bộ cũ, một tạp chí xuất bản vào các năm 1956, 57, Nhật Tiến đã cộng tác ngay từ những số đầu của tờ Văn Hóa Ngày Nay mà số 1 ra đời vào tháng 6-1958. Vả lại Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn đều đã viết từ hồi ở Hà Nội, trước 1954. Nói thế không phải là bảo nên lui thời điểm ranh giới giữa hai thế hệ lại những năm 1954, 56 hay 57. Lúc đó chẳng qua các nhà văn trẻ nọ bắt đầu có mặt, nhưng chưa có ảnh hưởng đáng kể, chưa “đóng vai chủ động”. Từ ngày có mặt trên báo cho đến khi trở thành một tác giả chủ động trên văn đàn, khá lâu. Hãy kể đến khi có sách được xuất bản thôi: được xuất bản tức là đã được ước lượng có một số độc giả phải chăng, tức đã có tiếng tăm tương đối rộng rãi. Nhã Ca viết báo và nổi tiếng trước 1960 mà mãi đến 1965 mới có thi phẩm đầu tiên ra mắt (Nhã Ca mới), 1968 mới có cuốn truyện đầu tiên xuất bản. Lê Tất Điều cũng phải chờ đến 1961 mới cho ra đời được cuốn Khởi hành, Nguyễn Đình Toàn xuất bản Chị em Hải năm 1961, Duy Lam cuốn Chồng con tôi năm 1960, nhưng Nhật Tiến thì đã tung ra Những người áo trắng từ 1959. Đã không có cái mốc nào rõ rệt, thôi thì hãy chấp nhận thời điểm 1960 của Nguyễn Mộng Giác không cần chờ giải thích. Trong lớp nhà văn này tất nhiên có kẻ sớm người muộn, nhưng đại khái vào khoảng thời gian này họ tung hoành trên văn đàn, bắt đầu có địa vị vững vàng. Chia giai đoạn 1954-63 ra làm hai chặng, với hai lớp nhà văn, như thế tức là mặc nhiên lờ đi một số khác. Bởi vì ai cũng biết ngoài hai lớp nhà văn xuất hiện sau 1954 và vào khoảng 1960, ở Miền Nam vẫn có mặt nhiều nhà văn khác. Họ thuộc hai lớp trước: một lớp tiền chiến (Vũ Bằng, Nhất Linh, Đông Hồ, Quách Tấn v.v...), một lớp nữa nổi tiếng trong thời kháng chiến (Thanh Nam, Thiên Giang, Thẩm Thệ Hà, Tô Kiều Ngân...). Hai lớp này sau 1954 có vị bớt viết đi (Đông Hồ, Tam Lang, Vi Huyền Đắc, Kiêm Minh v.v...); nhưng lại có những vị hoạt động tích cực, viết thật nhiều (Vũ Hoàng Chương, Nhất Linh, Vũ Bằng, Đinh Hùng...). Tại sao lờ họ đi? Chắc chắn đó không phải là một thiên vị, lệch lạc, hay một sự thiếu sót. Không nói đến chỉ vì các lớp ấy không còn “đóng vai chủ động” nữa. Họ còn hoạt động, còn đóng góp nhiều cho văn học, thành tích quan trọng của họ phải được ghi nhận; tuy nhiên giai đoạn nọ giai đoạn kia sau 1954 không còn thuộc về họ nữa, trong những giai đoạn ấy họ không còn là những nhà văn tiêu biểu nữa. Thế thôi. Chặng 1954-1960 Trở lại chặng 1954-60. Thoạt tiên, sau cuộc biến thiên lớn lao về chính trị và quân sự, cuộc di cư đông đảo, văn nghệ sĩ từ Bắc vào, từ vùng kháng chiến quay về hãy còn tản mác, còn lo ổn định cuộc sống mới, còn bỡ ngỡ trước cục diện mới, họ chưa kịp có thì giờ qui tụ, tổ chức một diễn đàn, một tạp chí văn học nghệ thuật. Nhưng giới làm báo thì ứng phó nhanh hơn. Ngay buổi đầu đã có những tờ nhật báo giá trị do lớp người mới xuất bản: tờ Ngôn Luận, tờ Tự Do. Trên Ngôn Luận, Hoàng Hải Thủy viết những thiên tiểu thuyết phóng sự bằng giọng dí dỏm thật có duyên. Đinh Hùng hàng ngày làm thơ hài hước đều đều, dưới bút hiệu Thần Đăng, rồi viết truyện dã sử dưới tên Hoài Điệp Thứ Lang. Viên Linh thỉnh thoảng đăng một bài thơ... Nhưng Tự Do của Phạm Việt Tuyền mới là nơi qui tụ được nhiều cây bút tên tuổi: Tam Lang, Hà Thượng Nhân, Mai Nguyệt (Tchya Đái Đức Tuấn), Hiếu Chân, Vũ Bình, Như Phong, Bùi Xuân Uyên v.v... Đây là những tờ báo được tổ chức tử tế, bài vở có trình độ cao, hình thức trình bày mỹ thuật, nhất là tờ Tự Do với những bức hí họa tài tình của họa sĩ Phạm Tăng. Những tờ báo ấy khuấy động một không khí mới: vì đó là báo của các cây bút di cư, chống cộng mạnh mẽ. Mặc dù thái độ chính trị mới mẻ, nó chinh phục quần chúng nhanh chóng nhờ giá trị bài vở. Mùa Lúa Mới Trong lúc ở Sài Gòn văn nghệ sĩ hãy còn đăng bài trên nhật báo thì ở Huế đã có một tạp chí cho những cây bút sau 54: tờ Mùa Lúa Mới, xuất bản năm 1955, với Đỗ Tấn, Võ Phiến... Thực ra đây cũng gần như trường hợp tờ Văn Nghệ Học Sinh đối với Lê Tất Điều, Trần Dạ Từ: Mùa Lúa Mới là tờ tạp chí do nha Thông tin Trung phần xuất bản. Lúc bấy giờ, những ngày tháng đầu tiên sau hiệp định Genève, không hề có sự cách biệt giữa văn nghệ sĩ và chính quyền; chỉ có sự xa cách, sự thiếu thông cảm, giữa “người cũ” và “người mới”. “Cũ” là nhân viên công chức trong thành, vẫn làm việc trong các cơ quan từ thời Pháp thuộc và thời Bảo Đại, “cũ” cũng là những văn nghệ sĩ trước sau chưa hề biết đến chiến khu, bưng biền, kháng chiến, cộng sản. “Mới” là những “anh em bên kia mới về”, kẻ có quen biết bên chính quyền thì làm việc với chính quyền, người có khả năng văn nghệ thì hoạt động bên văn nghệ, đàng nào cũng thế: cộng tác với nhau để vạch trần bộ mặt thật của Việt Minh, để cảnh tỉnh dư luận bên này về hiểm họa cộng sản, để “mở mắt” những người “cũ”, người trong thành v.v... Đó là một thời “văn chính bất phân”; ở Huế cũng như ở Sài Gòn, ở nha Thông tin cũng như ở bộ Thông tin bấy giờ đều có một số văn nghệ sĩ. Tờ Mùa Lúa Mới, ngày nay không tìm thấy ở các thư viện Hoa Kỳ mà chắc cũng chẳng được mấy ai lưu giữ. Bởi vậy xin mang những điều còn sót trong kỷ niệm riêng ra thuật lại để ghi lại chút ít hình ảnh một thời. Mùa Lúa Mới do Thu Tâm (tức Võ Thu Tịnh, giám đốc nha Thông tin Trung Việt lúc ấy) làm chủ nhiệm, Đỗ Tấn làm thư ký tòa soạn. Tờ báo ra khổ nhỏ (độ chừng 13cm x 18cm?), dày không đến trăm trang mỗi số, in ngay tại nha Thông tin bằng một cái máy cổ lỗ. Tôi không tin rằng báo được phát hành rộng rãi, chu đáo. Ấy vậy mà sau này dần dần tôi biết được những sự việc liên quan đến tờ Mùa Lúa Mới làm mình kinh ngạc. Chẳng hạn tháng 2 năm 1982 một người ở Pháp ? một nhân vật trong ngành ngoại giao Việt Nam trước 1975 đã sống ở nước ngoài từ lâu lắm, hiện dạy tại một đại học Pháp, và cũng là một tiểu luận gia từng có nhiều nhận định phê bình về văn học Việt Nam ? người ấy trong một lá thư, nhân nhắc về Đỗ Tấn, đã nhớ và ghi luôn mấy đoạn thơ của Đỗ đăng trên Mùa Lúa Mới độ nào “để cùng hồi tưởng một quá khứ”: “Ông có người con gái Chết rồi trong một chuyến dân công Mười bảy xuân xanh không mẹ không chồng Thân bỏ rừng già quạnh quẽ Nghe người ta kể Chiến trường Tây Bắc gian lao Vượt suối trèo đèo Nàng thế vai cha gánh gạo Những chiều trông về xuôi Mây vần ảo não Thương ai tóc bạc sương cài Nhớ đường làng cỏ trắng sao mai Ướt chân người lính chiến...”và: “Đảng đã bảo anh gian lao chịu đựng Thì thương nhớ nhau mà chi Đảng muốn anh quên Thì nhớ thương nhau cho lắm có làm gì Lấy nhau vừa đúng mười hôm chẵn Và chỉ mười hôm, e thế thôi Độ rày sim nở Tím sim là tím làn môi Là tím cuộc đời trong giá Là tím tình ta đã lỡ rồi Ai người gây nên màu tím Tím sim trên núi trên đồi Tím sim cho lòng lạnh lắm Buồn vương hiu hắt mái gồi Anh có về không hỡi anh Chim không đậu nữa trên cành Bình hoa đổ nát Bên ngoài tiếng gió reo nhanh...”Vị giáo sư ấy nhớ những truyện ngắn của tôi, những bài thơ của Đỗ Tấn, gọi là “nhớ lõm bõm”. Nhưng để có thể “nhớ lõm bõm” từng đoạn thơ dài như thế sau hăm bảy năm trời và sau bao nhiêu luân lạc, tôi nghĩ rằng cái xúc động ban đầu của ông lúc đọc nó hẳn phải là sâu xa. Ông đọc nó trong dịp nào? ông bắt gặp Mùa Lúa Mới ở đâu? Lại chẳng hạn lần khác, Thanh Nam bảo tôi: “Và điều chắc chắn là hầu hết những nhân vật trong nhóm Sáng Tạo đều xuất hiện sau anh, bởi tôi đọc anh và Đỗ Tấn trước rồi mới đọc những người đó.”[4]Đọc tôi và Đỗ Tấn ở đâu? Chỉ có thể trên Mùa Lúa Mới vì các sách của chúng tôi đều xuất bản sau khi Sáng Tạo ra đời. Thanh Nam và nhóm Sáng Tạo cùng ở Sài Gòn, thế mà Mùa Lúa Mới đã tìm đến tận Thanh Nam để tự trình diện trước Sáng Tạo, thật không ngờ. Lại nữa, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh ở Hoa Kỳ ngày nay vẫn còn yêu thích Đỗ Tấn (như đã thấy ở một phần trước), điều đó có lẽ cũng là do tờ Mùa Lúa Mới. Như vậy dù chỉ là một tạp chí địa phương, với phương tiện khiêm tốn, hình thức khiêm tốn, tờ Mùa Lúa Mới đã có tác động rộng rãi, vượt ra ngoài phạm vi miền Trung, mà đến tận thủ đô. Tác động của nó trong giới thanh niên và trí thức lúc bấy giờ phải khá mạnh mẽ mới để lại một ấn tượng dài lâu đến thế. Nhân nói về Mùa Lúa Mới, lại nhớ đến các cuốn sách đầu tiên của chúng tôi (những cuốn Chữ tình và Người tù của Võ Phiến, Chiều cuối năm của Đỗ Tấn) do nhà Bình Minh xuất bản hồi 1956. Sự thực, chúng tôi in sách bằng chiếc máy in nhỏ, cực kỳ thô sơ, tại Qui Nhơn. Đó là chiếc máy vốn của một nhà in cộng sản liên khu V để lại, chôn vùi dưới đất, được phát giác và khai quật lên sau Genève, đã rỉ sét hư hại bộn bề. Phương tiện như thế, kỹ thuật như thế, trình bày lại tệ hại, cho nên khi sách tung ra từ một tỉnh lẻ miền Trung được giới văn nghệ ở thủ đô chú ý, tán thưởng, chúng tôi đâm ngơ ngác, phản ứng một cách bối rối vụng về. Thái độ thân hữu niềm nở nhất tôi nhớ thoạt tiên không đến từ những bậc huynh trưởng mà là từ những cây bút trẻ, cùng lứa, phần đông là mới từ Bắc vào. Trường hợp tờ Mùa Lúa Mới và sách Bình Minh, tôi nghĩ có lẽ được cắt nghĩa bằng câu chuyện về nông thôn miền Trung đã nói trước đây. Ở liên khu V chính sách cộng sản thi hành gần giống như ở bắc vĩ tuyến 17, nhận thức của đồng bào ở đây rất gần với của đồng bào ngoài đó. Bởi vậy mà đôi bên hợp nhau: sách báo của các tác giả di cư được đón tiếp nồng nhiệt ở miền Trung và sách của người miền Trung được di dân tán thưởng. Nhất là lúc bấy giờ ở Sài Gòn giới văn nghệ di cư chỉ mới có nhật báo mà chưa có tạp chí văn nghệ, chưa kịp có diễn đàn cho những sáng tác nghệ thuật. Sáng Tạo Tháng 10 năm 1956 tạp chí Sáng Tạo ra đời. Tờ báo đáp ứng một sự thiếu vắng, nó được hoan nghênh ngay. Trước “vận hội mới” quần chúng độc giả chờ đợi một xuất hiện mới trên lãnh vực văn nghệ. Loại thơ văn trên báo Đời Mới của Trần Văn Ân chẳng hạn không còn sức thu hút nữa, những sáng tác ra mắt trên nhật báo không thể thỏa mãn, tờ Mùa Lúa Mới vẫn chỉ là của một địa phương. Tờ Sáng Tạo chính đã đến đúng lúc. Và nó đã nhằm đúng vào tâm trạng quần chúng: chờ cái mới. Thoạt ra mắt, Sáng Tạo đã phát động ngay “một nền nghệ thuật mới”, “nghệ thuật hôm nay”. Phát động thật ồn ào. Mười bốn năm sau, Mai Thảo nói về lúc khởi đầu ấy vẫn còn nói bằng giọng say sưa: “Chất nổ ném vào. Cờ phất. Xuống núi, xuống đường. Ra biển, ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng của văn chương đã bắt đầu.”[5] ? Cách mạng chống lại cái gì? phá bỏ cái gì vậy? ? Những cái không thuộc về hôm nay: “Trong một thực trạng dày đặc những chất liệu của sáng tạo và phá vỡ như vậy, văn học nghệ thuật mặc nhiên không thể còn là tả chân Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực.”[6] Cuộc cách mạng này “tựu trung vẫn chỉ là lịch sử tiến trình biện chứng của những trào lưu cạn dòng phải nhượng bộ rứt thoát cho những ngọn triều lớn dậy thay thế.”[7]Nhưng đến khi cần biết về “ngọn triều lớn” thì không thể biết gì rõ ràng. “Văn nghệ hôm nay” chủ trương ra sao? đưa ra lý thuyết gì? vạch ra những đường lối gì? bác bỏ văn nghệ hôm qua ở chỗ nào? ? Nhóm Sáng Tạo không có giải đáp: “... thế nào cũng được. Điều đáng ghi nhận là lên đường ấy đã có.”[8] Vâng, thì lên đường đã được ghi nhận xong; nhưng lên đường đi về hướng nào đây? Về thi ca, Mai Thảo bảo rất đại khái: “Và thơ bây giờ là thơ tự do.”[9]; về các bộ môn khác, không thấy có ý kiến gì. Thơ tự do không phải là cái mới mẻ nữa. Nó không phải là sáng kiến của văn nghệ hôm nay, của cách mạng. Sau này, có lần Mai Thảo thú nhận: “Tôi không nhìn Sáng Tạo như nơi phát xuất và hình thành một dòng văn học nghệ thuật. Lớn chuyện quá. Một tinh thần nào, một cách thế thì có.”[10]Nhìn như một tinh thần, thì đó là một tinh thần đổi mới đầy tự tín, đầy hứng khởi. Tinh thần ấy có sức lôi cuốn, động viên; một tinh thần đáng tán thưởng. Nhưng nhìn như một cách thế, thì cách thế Sáng Tạo có những chỗ khó bảo là “tuyệt đẹp”. Chẳng hạn trong lối “khai tử” nền văn nghệ tiền chiến có một cách thế kiêu căng; chẳng hạn trong lối diễn đạt của những vị trong nhóm chủ trương có một cách thế kiêu kỳ: hoặc hoa hòe hoa sói, kiểu cách ưỡn ẹo, hoặc tối tăm rối rắm. Tuy nhiên Sáng Tạo đã có những đóng góp đáng kể. Mặc dù chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn 31 tháng, nó đã phát huy được một số văn tài đông đảo. Nhiều người trong số đó về sau, sau khi tờ tạp chí đình bản, tiến lên giữ vai trò quan trọng trong những hoạt động văn nghệ riêng biệt của mình. Thanh Tâm Tuyền dần dần viết truyện nhiều hơn làm thơ, viết truyện rất thành công và có ảnh hưởng rộng trong văn giới lớp sau; Doãn Quốc Sỹ chủ trương một nhà xuất bản, giới thiệu thêm một số cây bút mới nữa (trong đó có Phan Nhật Nam); Nguyên Sa rồi đứng ra chủ trương các tạp chí Gió Mới, Hiện Đại, và có một uy thế riêng; Tô Thùy Yên, Sao Trên Rừng (sau đổi ra là Nguyễn Đức Sơn) rồi trở thành những thi sĩ có bản sắc đặc biệt; Dương Nghiễm Mậu sáng tác mỗi lúc mỗi phong phú mỗi độc đáo, chủ trương nào nhà xuất bản nào tạp chí Văn Nghệ (cùng với Lý Hoàng Phong), là một cây bút xuất sắc hoạt động mạnh mẽ cho đến ngày cuối cùng của Miền Nam v.v... Văn Hóa Ngày Nay Cuộc “cách mạng” của Sáng Tạo như vậy động chạm đến sự có mặt đầy uy tín của một dĩ vãng: Nhất Linh. Sau đó hai năm, Nhất Linh “xuống núi, xuống đường”. Chủ trương của ông: Thứ văn nghệ ông làm không thuộc về quá khứ, nó thuộc về mãi mãi. Ông không xem những thứ đã ra đời trên văn đàn Việt Nam trong lúc ông nghỉ tay là có giá trị gì. Những cái đó hỏng cả. Cho nên bây giờ ông lại ra tay làm văn nghệ lần nữa. Mở đầu bài phi lộ của tờ Văn Hóa Ngày Nay ra ngày 17-6-1958 là một nhận định: “Văn nghệ Việt Nam hơn mười năm nay vẫn ở trong một tình trạng ngưng đọng, chưa tìm được lối đi (...) Chúng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi vì sao bấy lâu người ta có thái độ chán nản đối với văn nghệ đến thế? (...) Sở dĩ ngày nay văn nghệ chưa rung cảm được độc giả vì văn nghệ chưa nói được lòng người.” “Hơn mười năm” trước 1958 tức là suốt thời gian từ lúc Tự Lực văn đoàn ngưng hoạt động đến lúc Văn Hóa Ngày Nay ra đời, tức là bao gồm cả thời gian Sáng Tạo làm cách mạng văn nghệ hôm nay. Cách mạng bị phủ nhận. Trên Văn Hóa Ngày Nay, Nhất Linh từ từ trình bày rành mạch quan niệm văn hóa và văn nghệ của mình, duyệt lại kinh nghiệm sáng tác của mình, phân tích cái hay cái dở, và đưa ra những phương châm đường lối sáng tác trong bộ môn tiểu thuyết. Ông cho rằng những cái lập dị của hôm nay sẽ bị đào thải cả, phù du cả: “Các nhà văn trong phái ‘lập dị’ bây giờ, tôi thấy họ quá chú trọng về hình thức kỳ quặc để cốt độc giả chú ý và tưởng họ thâm thúy. Nhưng độc giả họ tinh khôn lắm, không dễ bị ai đánh lừa và lối văn lập dị hiện nay chẳng bao lâu cũng sẽ biến mất.”[11]Nhất Linh không phất cờ, không ném “chất nổ”, không tung đao to búa lớn. Ông có một phong cách cố tình giản dị và một nụ cười tủm tỉm. Ông lại còn sức làm việc bền bỉ nữa: trên mỗi số báo đều có sáng tác và khảo luận của chính ông, có cả nét vẽ của ông nữa. Ông qui tụ một số cây bút vừa mới vừa cũ cũng không ít. Lớp đã có thành tích từ trước gồm những Nguyễn Thị Vinh, Trương Bảo Sơn, Linh Bảo v.v...; lớp trẻ có Nhật Tiến, Duy Lam, Tuyết Hương v.v... Văn hóa ngày nay với văn nghệ hôm nay không ưa nhau. Cả đôi bên cùng được quần chúng tiếp đón nồng hậu trong buổi đầu. (Những số Văn Hóa Ngày Nay đầu tiên của Nhất Linh bán chạy bất ngờ, vượt quá dự liệu của những người chủ trương.) Nhưng dần dần rồi độc giả thưa dần. Và ngày nay cũng không sống lâu hơn hôm nay. Sau khi Văn Hóa Ngày Nay đình bản, một số các cây bút chủ yếu trong nhóm tiếp tục con đường đã vạch. Hoạt động nhất là Nguyễn Thị Vinh và Nhật Tiến; hai người viết những cuốn truyện đầy lòng nhân ái với lời văn trong sáng giản dị. Riêng Nguyễn Thị Vinh còn chủ trương các tờ Tân Phong, Đông Phương, cũng noi theo tôn chỉ của Văn Hóa Ngày Nay nhưng rồi cũng không giữ nổi tờ báo được lâu. Duy Lam thì không viết được nhiều mấy, có lẽ vì quá bận rộn quân vụ. Giữa Sáng Tạo với Văn Hóa Ngày Nay, một bên sôi nổi cực đoan mà không định hướng rõ rệt, một bên ôn hòa bảo thủ với đường lối minh bạch, trong một thời gian xuất hiện ngắn, mỗi bên đều có lúc huy hoàng, đều chứng tỏ được khả năng của mình. Nhưng về sau này, với một khoảng cách đủ rộng rãi, chúng ta nhìn lại và phải nhận rằng cái tính cách của hai mươi năm văn học Miền Nam có nhiều chỗ gần gũi với Sáng Tạo hơn là với Văn Hóa Ngày Nay. Một số lớn cây bút trong thế hệ văn học này rất có thể bị chê là quái dị, là kỳ quặc, là khó hiểu, hợm hĩnh, là lập dị, là thiếu một thái độ phải chăng, một bút pháp trong sáng. Những cây bút ấy không nhất thiết là từ nhóm Sáng Tạo ra, hay chịu ảnh hưởng của Sáng Tạo. Đây không phải là chuyện ảnh hưởng: không phải bên nào có sức ảnh hưởng lớn bên nào sức ảnh hưởng nhỏ. Đây là cả sự khác biệt giữa hai tâm tình. Sự khác biệt được cảm nhận không cần biện bạch. Giữa văn nghệ mới và văn nghệ cũ, giữa tiền chiến và hậu chiến chưa bao giờ thực sự có một cuộc bút chiến. Cái phải cái trái chưa từng được biện bạch đến nơi đến chốn. Trong dư luận bậc trưởng thượng lúc nào cũng được quí trọng tôn kính; tuy nhiên, trong văn giới, các đàn anh dần dần bị xa lảng. Kính mà xa. Chủ trương của họ dù sai dù đúng không tìm được sự hưởng ứng rộng rãi. Tôi nhớ có một hôm, vào khoảng đầu thập niên 60, một văn hữu họp Bút Việt xong ghé về tòa soạn Bách Khoa gặp anh em. Người bạn nọ chợt nhớ ra là ban chiều có được nhà văn D.N.M. tặng cuốn truyện mới xuất bản, anh mang vào bàn hội nghị, nhân ngồi bên cạnh Nhất Linh, đưa cho ông xem qua. Sau khi lật mấy trang, ông bận theo dõi các ý kiến phát biểu, xếp sách lại, lơ đãng đặt ra một bên lẫn với giấy tờ riêng của ông. Lúc tan hội nghị ra về, người bạn quên lấy lại cuốn sách. Nghe xong câu chuyện mấy anh em có mặt ở tòa soạn sực nghĩ: Lâu nay tất cả chúng tôi không có ai mỗi lần ra sách mới mà nghĩ đến việc gửi tặng Nhất Linh một bản. Những anh em cầm bút trẻ khác trong vòng quen biết đại khái cũng thế cả. Ông còn đó, còn hoạt động, ? thế mà ai nấy gần như quên hẳn ông. Trong hai mươi năm sau Genève ở Miền Nam riêng tôi không nghe ai thốt ra lời gì tỏ ra không quí trọng đức độ và tài năng của ông, không tôn kính cái tư cách cái nhiệt tình của ông. Ngược lại Nhất Linh cũng tỏ ra rất sốt sắng với các tài năng mới: sau 1954, bao nhiêu lần ông bày tỏ thiện chí muốn tìm tòi khuyến khích, nâng đỡ các cây bút trẻ. Thiện chí lắm khi rất cảm động. Đọc truyện Tuyết Hương, một thiếu nữ mới bắt đầu viết, thấy hay, ông nhắn mời. Cô Tuyết Hương đang bệnh không đến ông được, ông liền đến tận nhà Tuyết Hương tìm gặp để trò chuyện. Đọc bài Nhật Tiến, bấy giờ hãy còn là một mầm non, thấy hay, ông nhắn mời tác giả và tính ngay đến việc xuất bản sách của Nhật Tiến không chờ đợi yêu cầu. Ra báo Văn Hóa Ngày Nay, ông liền dành một chỗ cho những tài năng mới. Trong tuổi già, ông viết chúc thư văn hóa đề cử những người trẻ vào Tự Lực văn đoàn v.v... Ấy vậy mà giữa ông với giới cầm bút sau 1954 cứ xa nhau dần. Báo ông, sách ông xuất bản, người ta mua đọc, nhưng đọc lặng lẽ. Trong quần chúng không nghe có dư luận, trên văn đàn không thấy có phê bình. Đó cũng là cái tình cảnh chung của các nhà văn tiền chiến. Nhất Linh mà còn đến thế, những người khác tránh sao cho khỏi. Bấy giờ ở Miền Nam có hơn hai mươi nhà văn nhà thơ danh tiếng thời trước, những vị như Đỗ Đức Thu, Vi Huyền Đắc, Đông Hồ, Trần Tuấn Khải, Vũ Bằng, Lê Văn Trương, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Quách Tấn, Tam Lang, Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, Bàng Bá Lân v.v... tất cả đều hưởng một thái độ mến trọng xa cách từ thế hệ mới. Gặp họ, anh em kính; họ giàu sang anh em mừng; họ túng thiếu hoạn nạn, anh em xót thương, có khi giúp đỡ; nhưng họ viết gì, anh em ít khi quan tâm. Chẳng qua đọc hững hờ cho biết vậy thôi. Coi như những ve vẩy của một thời đã qua. Như hoạt động tiêu khiển của những cụ già vui thú điền viên. Có vị nhờ đông bạn đông bè nên thường được nhắc nhở ? như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng ? những nhắc nhở trong tình bạn không gây ảnh hưởng gì trong tình hình văn nghệ. Không những các văn nghệ sĩ tiền chiến mà ngay cả lớp văn nghệ sĩ trong thời kháng chiến chống Pháp cũng gần như thế. Lớp này tất nhiên không già nua gì, không cách biệt vì tuổi tác chút nào, nhiều vị còn trẻ hơn lớp nhà văn sau 54. Giữa Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo với Thanh Nam chẳng hạn. Thanh Nam trẻ tuổi hơn Mai Thảo và Nguyễn Mạnh Côn, cả văn lẫn thơ đều hay, thế mà chỉ vì trót nổi tiếng trước 54 đành bị thiệt: Năm 1955 Mai Thảo ra Đêm giã từ Hà Nội tác phẩm đầu tay, năm 1958 Nguyễn Mạnh Côn (dưới bút hiệu Nguyễn Kiên Trung) ra cuốn Đem tâm tình viết lịch sử, cũng một tác phẩm đầu tay nữa, cả hai được dư luận chú ý, trở thành tên tuổi ngay; giữa khoảng thời gian ấy năm 1957 Thanh Nam cho xuất bản hai tác phẩm (Hồng Ngọc, Người nữ danh ca) mà sách không được chú ý. Lẽ dĩ nhiên Thanh Nam không chịu thiệt thòi một mình: những Tô Kiều Ngân, Sơn Khanh, Thiên Giang, Thẩm Thệ Hà, Kiêm Minh v.v... đại khái đều thế. Thế hệ trước 54, dù ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, phần lớn không còn giữ được vị thế cũ. (Phần lớn, không phải tất cả.) Thời thế đổi khác, độc giả chờ đợi những tiếng nói khác. Bách Khoa Giữa khoảng thời gian ra đời của Sáng Tạo (1956) và Văn Hóa Ngày Nay (1958), tờ Bách Khoa xuất bản số đầu vào tháng 1-1957. Thoạt tiên là tờ báo của hai nhân vật trong chính quyền: các ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh. Về sau các ông này rút lui ra khỏi chính quyền, rồi tờ Bách Khoa cũng dần dần chuyển về ông Lê Ngộ Châu. Các ông Huỳnh và Hoàng là những chuyên viên trong giới ngân hàng, rồi ngay ông Lê cũng không phải là một văn gia. Ấy vậy mà Bách Khoa phải kể là một trong những tờ báo thành công nhất ở Miền Nam trong ngót hai mươi năm. Đó là chỗ lý thú trong tình hình sinh hoạt của thời kỳ văn học này. Thật vậy, bao nhiêu tạp chí văn nghệ do chính các văn nghệ sĩ, các nhóm văn nghệ, các cây bút hoặc trẻ trung đầy nhiệt huyết hoặc kỳ cựu đầy kinh nghiệm đều vắn số, thất bại. Văn Nghệ, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió Mới, Hiện Đại, Sáng Tạo, Vui Sống, Vấn Đề, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập, Văn Hóa Ngày Nay, Tân Phong, Đông Phương v.v... có sống được bao lâu đâu. Đã không thọ thì dù có hay ho xuất sắc đến bao nhiêu cũng không kịp có một ảnh hưởng rộng lớn. Trái lại vững vàng nhất là những tạp chí do các nhân vật ngoài văn giới chủ trương: tờ Bách Khoa như đã nói trên, tờ Văn của Nguyễn Đình Vượng (tòa soạn do Trần Phong Giao trông coi, về sau chuyển lại cho Mai Thảo). Ngoài ra, tờ Văn Học cũng lẽo đẽo sống được mười hai mười ba năm, do Phan Kim Thịnh là một người không viết được mấy. Như thế phải chăng lúc bấy giờ trong hoạt động văn học chuyện quản trị đã thành một yếu tố quan trọng hơn xưa? hơn cái thời Tản Đà làm báo Hữu Thanh, Phạm Quỳnh làm báo Nam Phong, Nhất Linh làm báo Ngày Nay v.v... Bảo tờ Bách Khoa thành công là không phải chỉ nghĩ đến cái tuổi thọ của nó mà thôi. Tuổi thọ dắt theo một số ưu điểm khác. Người ta nhận thấy Bách Khoa qui tụ được đông đảo cây bút thuộc nhiều thế hệ kế tiếp nhau; nó phản ảnh các chuyển biến của văn học qua nhiều giai đoạn; nó lưu lại một khối lượng bài vở lớn lao và giá trị, một kho tài liệu cho việc tìm hiểu cuộc sống của Miền Nam trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, chính trị v.v... Trên Bách Khoa không phải chỉ có thơ văn, mà có cả những khảo luận về văn học, sử học, ngữ học, triết học, tôn giáo, hội họa, âm nhạc...; như thế không những trên Bách Khoa có những tìm tòi về nguồn gốc dân tộc, về các vấn đề của văn học cổ điển nước nhà chẳng hạn, mà còn liên tiếp có những giới thiệu các trào lưu tư tưởng Âu Tây mới nhất lúc bấy giờ: tiểu-thuyết-mới, hiện tượng học, cơ cấu luận v.v... Cũng như tờ Văn, Bách Khoa là một tạp chí dung hòa rộng rãi mọi khuynh hướng. Không có chủ trương “văn nghệ cách mạng” cũng không chủ trương “vượt thời gian”, nó đăng bài của các lão thi sĩ tiền bối Đông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, lẫn truyện của Thanh Tâm Tuyền, Trùng Dương... Về mặt chính trị, sức dung hòa của nó khiến có lần Nguyên Sa nói đùa: Bách Khoa là một vùng xôi đậu. Nó đón nhận cả Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Hạnh, lẫn Võ Phiến, Vũ Bảo... Tuy vậy kể là cây bút chủ yếu của Bách Khoa từ trước đến sau vẫn là hai người: Võ Phiến và Nguyễn Hiến Lê (xem hồi ký Đời viết văn của tôi của Nguyễn Hiến Lê). Võ Phiến khước từ cộng sản ngay từ đầu, có thái độ chính trị dứt khoát, vừa sáng tác vừa khảo luận, và dần dần đưa thêm vào Bách Khoa một số khuôn mặt trẻ; Nguyễn Hiến Lê thì không đề cập đến một lập trường chính trị nào, chuyên về khảo luận. Các vị khác, có người có mặt vào giai đoạn đầu, về sau thưa dần như: Nguyễn Ngu Í, Cô Liêu, Vũ Hạnh (Vũ Hạnh sau chủ trương tờ Tin Văn cùng với Nguyễn Nguyên, Lữ Phương, dưới sự chỉ đạo của văn sĩ cộng sản Nguyễn Văn Bỗng); có những người mới lần lượt đến vào giai đoạn sau: Lê Tất Điều, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Thị Hoàng, Hoàng Ngọc Tuấn, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Y Uyên, Vô Ưu, Nguyễn Mộng Giác v.v... Nhân Loại, Vui Sống Năm 1956 tờ Nhân Loại ra đời, qui tụ nhiều nhà văn người Nam: Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Ngọc Linh, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam v.v... Sơn Nam đã có dăm ba thành tích ngoài bưng trước 1954, nhưng từ khi về thành ông xuất hiện như một cây bút mới, chưa ai biết đến. Chẳng bao lâu, những truyện ngắn về đời sống Hậu Giang của ông được chú ý. Khi được xuất bản trong Chuyện xưa tích cũ (1957) và nhất là trong Hương rừng Cà Mau (1962), các tập truyện này đưa tác giả lên một địa vị vững vàng. Vì lý do chính trị, có những người trong nhóm Nhân Loại về sau bỏ trốn theo cộng sản, rồi tờ báo cũng đóng cửa luôn. Như đã nói, chính sách của Việt Minh từ liên khu VI vào Nam không giống như từ liên khu V trở ra, vì vậy thái độ chính trị của đồng bào ta ở hai nơi không giống nhau. Rất nhiều bà con Nam phần ủng hộ cán bộ cộng sản cho đến 30-4-1975 để rồi sau đó thấy mình bị gạt, lồng lên chửi rủa trước tai họa đã rồi. Cái khuynh hướng chính trị của Nhân Loại không thích hợp với không khí ở Sài Gòn vào độ ấy. Duy Sơn Nam, cũng như Bình Nguyên Lộc, suốt hai mươi năm trước 75 vẫn giữ sự dè dặt, không đề cập đến chuyện chính trị. Sơn Nam thì sau khi Nhân Loại chết (1958) lần lượt cộng tác với nhiều tờ báo khác, thường khi nhật báo. Bình Nguyên Lộc cũng lấy việc làm nhật báo làm sinh kế, trừ một thời gian ông đứng ra chủ trương tờ Vui Sống (1959), một tạp chí văn nghệ, không thọ được mấy. Cả hai vị không có chủ tâm kỳ thị, đối với bạn bè Trung Bắc rất hòa nhã, thỉnh thoảng vẫn có bài đăng ở các tạp chí do người Bắc chủ trương. Tuy nhiên phải nhận rằng thường thường các vị ấy vẫn làm việc với các báo của người Nam. Cũng như đề tài trước tác thường rút ra từ khung cảnh xã hội Nam phần, nhằm giới thiệu, tìm hiểu, nêu cao các đặc điểm của miền Nam. Dĩ nhiên, đó không phải do đầu óc hẹp hòi, mà là do thói quen giao du, do tình thân thuộc, do cái sở trường trong kiến thức của mình v.v... Đại Học Cũng lại trong năm 1958, ở Huế tờ Đại Học ra đời. Đó là tờ báo của viện đại học Huế, nhưng ảnh hưởng của nó mạnh và rộng ra ngoài phạm vi đại học. Nó không như những tập san nghiên cứu khác: tờ Văn Hóa Á Châu, Văn Hóa Nguyệt San, tờ Quê Hương v.v... Tôi không có ý so sánh về giá trị, chỉ muốn nói đến sức ảnh hưởng. Trên Đại Học, một giáo sư trẻ tuổi mới từ Âu châu về là Nguyễn Văn Trung bắt đầu viết những bài tiểu luận triết học rất được giới thanh niên, sinh viên và văn nghệ sĩ chú ý theo dõi. Quốc gia, cộng sản, tư bản, Mác-xít, Khổng-Phật Đông phương, tự do dân chủ Tây phương..., thanh niên đã ngột ngạt về những thứ ấy, họ mong đợi một cái gì mới, một lối thoát nào đó... Một mong đợi mơ hồ mà khẩn cấp. Khao khát triết lý, một khao khát thời đại. Ông Nguyễn đáp ứng đúng vào chỗ trông chờ ấy. Ông được hoan nghênh. Các “nhận định” của ông, giới trẻ đọc, phổ biến, bàn tán, suy luận... Và rồi đã xảy ra câu chuyện thi sĩ xóc lọ chữ của Duyên Anh, văn sĩ xổ toàn những buồn nôn với phi lý trong bữa tiệc của Thụy Vũ. Vả lại Nguyễn Văn Trung không chỉ viết về triết học, nhiều lần ông quan tâm đến các vấn đề văn học. (Nhà xuất bản Nam Sơn in ba tập Lược khảo văn học, và nhà xuất bản Tự Do sau này có in của ông cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết), cho nên càng dễ hiểu cái cảm tình của giới văn nghệ đối với ông lúc bấy giờ. Ngoài Nguyễn Văn Trung, trong nhóm Đại Học bấy giờ còn một cây bút rất được giới trẻ mến chuộng, là Nguyễn Nam Châu, tác giả các cuốn Sứ mệnh văn nghệ, Những nhà văn hóa mới v.v... Trong cuốn thứ nhất, ông điểm qua tư tưởng từ Thích Ca, Epictète, Epicure... cho đến Các Mác, J.P. Sartre, tố giác một khuynh hướng văn hóa muốn từ chối các giá trị siêu linh, khiến thế giới lâm vào hỗn loạn, nêu cao sứ mệnh cao cả của hoạt động văn nghệ. Trong cuốn Những nhà văn hóa mới, ông giới thiệu một số tác giả tiêu biểu cho cái “luồng tư tưởng đang thành hình trong thế giới hiện thời”: C.V. Gheorghiu, De Sica, Arthur Koestler, G. Guareschi, V. Doudintsev, M. Djilas, E. Mounier, Gabriel Marcel, Charles Péguy, St. Exupéry, Francoise Sagan... Thanh niên, sinh viên đọc Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Nam Châu nhiều đến nỗi những danh từ như sứ mệnh, thân phận con người, tha hóa, ngụy tín v.v... lan tràn khắp nơi, và câu văn của St. Exupéry: “Yêu không phải là nhìn nhau nhưng là cùng nhìn về một hướng” được ai nấy nhắc nhở khi giỡn khi thật rất rộng rãi. Sau này, trong “Ngày Võ Phiến” tổ chức tại California vào hôm 14-9-1985 thi sĩ Nguyên Sa có một nhận định khái quát về văn học Miền Nam trước tháng 5-1975. Theo ông “văn chương Miền Nam gồm bốn khối lớn: nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo, nhóm Đất Nước của Nguyễn Văn Trung, nhóm Bách Khoa của Võ Phiến, và nhóm thứ tư gồm những nhà văn nhà thơ độc lập đi từ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, đến Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê.”[12]Quả là “khối” Nguyễn Văn Trung có một tầm ảnh hưởng lớn. Cái ảnh hưởng ấy bắt đầu từ trước tờ Đất Nước (số 1 xuất bản vào tháng 11, 1967), ngay từ thời tờ Đại Học, mặc dù Nguyễn Văn Trung không phải là chủ nhiệm tờ báo này (chủ nhiệm là Cao Văn Luận). Tờ ĐạiHọc tiếp tục xuất bản cho tới năm 1964, nhưng nó đã mất sức thu hút từ khi Nguyễn Văn Trung rời Huế vào Sài Gòn nhiều năm trước. Quan Điểm Các tác giả trong nhóm Quan Điểm không bắt đầu đến với quần chúng độc giả qua ngả báo chí. Rất ít khi họ xuất hiện trên mặt báo. Thế nhưng sau 1954 các vị ấy có sách xuất bản sớm, và những sách ấy đã làm họ nổi tiếng ngay: Đi tìm một căn bản tư tưởng (1956?) của Nghiêm Xuân Hồng, Thần tháp Rùa (1957) của Vũ Khắc Khoan, Bốn Mươi (1957?) của Mặc Đỗ... Nhóm Quan Điểm viết về đời sống của giới tiểu tư sản, nhất là tiểu tư sản trí thức, và chủ trương một chế độ chính trị do giai cấp tiểu tư sản lãnh đạo, tin tưởng ở sự thắng lợi của chủ trương ấy trong giai đoạn bấy giờ tại Việt Nam. Lời văn trong sáng tác phẩm của họ thường khi trau chuốt, gọt dũa, cầu kỳ. Nhân vật của họ sống kiêu kỳ, sành sõi, nói năng cao xa, ăn uống chọn lọc, uống những thứ rượu ngon rượu quí, tửu lượng cao cách uống đẹp, lắm lúc có những nhân vật chỉ xem nhau thưởng thức một ly rượu mà đánh giá người... Những cái ấy có sức quyến rũ của nó. Người đọc vẫn mơ tưởng một cảnh đời cao hơn đời sống của mình: cô nữ sinh trường làng trường huyện mơ ước cuộc đời nữ sinh Đồng Khánh, Gia Long, mơ ước “cổng trường vôi tím”; các anh chị thanh niên học sinh tỉnh lẻ say mê theo dõi câu chuyện về sinh viên thủ đô Sài Gòn; các cô cậu học sinh, sinh viên Sài Gòn lấy làm thích thú đời sống lớp trí thức du học Tây phương về, sành ăn sành mặc, vốn hiểu biết được cập nhật, theo sát trào lưu tư tưởng mới nhất ở Âu Mỹ... Mặt khác, sách Quan Điểm không trình bày như những sách báo ở Sài Gòn trước 1954 mà Thanh Nam đã nói. Cũng không trình bày theo kiểu loại sách phổ biến rộng, như sách của cơ sở xuất bản Tự Do. Nó đẹp cầu kỳ, trang nhã. (Sau này, các nhà Lá Bối, An Tiêm, nhất là nhà Cảo Thơm nổi tiếng in sách đẹp; các nhà Thời Mới, Sáng Tạo, đều có nét độc đáo; nhưng đây là chuyện về sau; còn bìa báo Sáng Tạo, bìa sách Tự Do, Quan Điểm thuộc giai đoạn đầu.) Nói chuyện sách đẹp sách xấu không phải là nói về vấn đề mua bán làm ăn, vấn đề sách bán nhiều bán ít. Thực ra tôi nghĩ hình thức ấy với nội dung ấy của một số sách báo sau 1954 cho người ta cái cảm tưởng về một lớp người tài hoa tinh tế trong đời sống, đến từ một truyền thống văn hóa lâu dài, một trình độ nghệ thuật cao. Đến sau những tác phẩm chân phương xuềnh xoàng về hình thức của lớp Vũ Anh Khanh, Sơn Khanh v.v..., nó hấp dẫn lôi cuốn thành phần thanh niên học thức ở thành thị, phần nào có phải vì đó chăng? Thứ văn phẩm này thắng thứ kia như thể áo dài thắng áo bà ba, như thể phở thắng bún nước lèo v.v... vậy chăng? Không thể nói ở những dân tộc trẻ văn nghệ không bằng ở những dân tộc già, không thể nói ở chỗ cùng cư cô tịch không có bậc kỳ tài sánh kịp các công tử nơi kinh kỳ; tuy nhiên cũng khó phủ nhận sức cám dỗ của một phong cách chải chuốt, đài các. Đó là một yếu tố mới trong cái sinh hoạt văn nghệ ở Miền Nam. Chặng 1960 – 1963 Những công việc bỏ dở Từ 1960 nhiều công cuộc bắt đầu sau 1954 đã bị bỏ dở. Trong lớp tiền chiến có những kẻ bỏ cuộc. Việt Nam Bách khoa Từ điển của Đào Đăng Vỹ không đi quá vần C[13], những bộ văn học sử của Lê Văn Siêu, Hoàng Trọng Miên không tiến đến đời Trần; nhóm Nhân Loại đóng cửa báo; Mai Thảo dẹp Sáng Tạo; Nhất Linh thôi làm Văn Hóa Ngày Nay; Nguyễn Mạnh Côn thôi Chỉ Đạo, Nguyễn Hoạt không thấy sáng tác nữa; Đinh Hùng, Hà Thượng Nhân không cười đều trên nhật báo nữa... Trong văn giới lớp trước đã xảy ra một cái gì trục trặc. Một lớp mới Tuy vậy sinh hoạt văn học nghệ thuật không vì thế mà đình trệ. Bên hội họa chính từ 1959 đến 1963 đã xuất hiện những Trịnh Cung, Cù Nguyễn, Đinh Cường, Nghiêu Đề, Nguyễn Phương v.v... Trong ngành văn bấy giờ là giai đoạn dồi dào nhất của Lê Tất Điều, Nhật Tiến, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn v.v... Lê Tất Điều xuất bản Khởi hành năm 1961, sau đó liên tiếp nhiều cuốn khác. Nguyễn Đình Toàn cho in Chị em Hải năm 1961, Mật đắng (thơ) năm 1962. Dương Nghiễm Mậu ra sách muộn nhưng viết báo rất khỏe: trong năm 1963 ông cho xuất bản Cũng đành và Gia tài người mẹ. Còn Nhật Tiến, lúc này là lúc ông cho in liên tiếp Thềm hoang, Ánh sáng công viên, Chuyện bé Phượng v.v... Về phía các nữ tác giả, ngoài những Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Nhã Ca, một lớp mới bắt đầu: Túy Hồng đăng truyện ngắn trên tạp chí Văn Hữu, rồi Bách Khoa, nổi tiếng nhanh chóng và cho xuất bản tập truyện đầu tiên (Thở dài) năm 1963. Nguyễn Thị Thụy Vũ từ Vĩnh Long thỉnh thoảng gửi một truyện ngắn đăng trên Bách Khoa (dưới bút hiệu Băng Lĩnh) khá lâu nhưng chưa được chú ý. Sang giai đoạn sau 1963, cho xuất bản cuốn Mèo đêm dưới bút hiệu mới, bà liền được hoan nghênh. Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng lúc bấy giờ cũng xuất hiện trên Bách Khoa, kẻ viết truyện ngắn (Trùng Dương) người truyện dài (Nguyễn Thị Hoàng với Vòng tay học trò). Minh Đức Hoài Trinh trước vẫn có thơ đăng lai rai đây đó, bây giờ dần dần có truyện ngắn, truyện dài, bút ký, rồi có sách do nhà Sáng Tạo xuất bản. Đến đây, giới nữ thành một... lực lượng. Chờ thêm ít năm bà Nguyễn Thị Vinh tập hợp cái lực lượng đẹp đẽ ấy vào một cuốn sách: Mười hoa trổ sắc. (Bấy giờ là một giai đoạn khác, có những hoa trổ ra sắc táo bạo.) Trước 1963 chưa phải là thời kỳ của những liên hệ nam nữ táo bạo. Bất quá chỉ đến như Vòng tay học trò là cùng. Thiên hạ còn đang bị cuốn theo các cuộc đấu tranh, biểu tình, đầu óc căng thẳng vì những xáo trộn chính trị, tôn giáo. Ở Huế, tạp chí Lập Trường chuyên hẳn về chính trị. Ở Sài Gòn từ 1962, tờ Văn Học, tuy là “văn học” nhưng không ngần ngại có thái độ chính trị rõ rệt. Dương Kiền là cây bút nổi bật nhất trên tạp chí này. Tiểu-thuyết-mới Năm 1962 cơ sở Tự Do xuất bản cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Văn Trung, năm sau nhà Thời Mới in cuốn Tiểu thuyết hiện đại của Võ Phiến, nói về phong trào tiểu-thuyết-mới ở Pháp. Trường phái văn học mới này gây nhiều tò mò xao động nơi giới cầm bút ở Sài Gòn, nhưng rốt cuộc cũng không có ảnh hưởng sâu xa. Trong tiểu thuyết Dương Nghiễm Mậu có một số kỹ thuật mới được sử dụng ? hoặc dùng độc thoại nội tâm, hoặc “tôi” lần lượt đồng hóa vào nhiều nhân vật (Con sâu) v.v... ? nhưng đây có phải là bằng chứng Dương Nghiễm Mậu quả thực bắt chước tiểu thuyết Pháp (ông không phải là nhà văn có nhiều gần gũi với văn học Âu Mỹ)? Dù sao phải nhận rằng giới văn nghệ Sài Gòn tỏ ra nhạy cảm đối với các tìm kiếm ở Âu châu và không tiếc công phu suy cứu: mãi sang giai đoạn sau 1963, trên tạp chí Văn của Trần Phong Giao (ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm nhưng người đích thực trông coi đường lối là Trần Phong Giao) vẫn còn những bài khảo luận, những dịch phẩm liên quan đến phong trào tiểu-thuyết-mới. Và chính vào lúc này mới xuất hiện những cây bút thực sự đi vào đường hướng tiểu-thuyết-mới: Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh. Ông Huỳnh viết khảo luận, ông Nguyễn có một số sáng tác ngắn, ông Hoàng Ngọc Biên thì ngoài vài thiên truyện ngắn đăng trên tạp chí Trình Bày, đã có một tác phẩm do nhà Cảo Thơm xuất bản (năm 1970), tức cuốn Đêm ngủ ở tỉnh. Đặc điểm mỗi thế hệ Vừa rồi chúng tôi có nói đến sự bỏ cuộc của một số người vào cuối chặng đầu, đến tình trạng dở dang của một số dự định khởi công từ chặng đầu. Nhưng sự phân biệt giữa hai chặng 54-59 và 60-63 không phải ở đó, ở lúc hăng say khi chán nản. Sự khác nhau nằm trong nội dung sáng tác của hai thế hệ, trong đường hướng, tinh thần của hai thế hệ tác giả. Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến v.v... mở đầu thời kỳ văn học sau Genève bằng những tác phẩm nặng về chính trị, về vấn đề cộng sản và chống cộng sản. Sang chặng kế tiếp, trong thơ văn của những Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Nguyễn Thị Hoàng v.v... gần như tuyệt nhiên không hề gặp bóng dáng những ưu tư ấy. Đến đây chúng ta trở về những đề tài muôn thuở: tình yêu trai gái, cảnh khổ của giới nghèo, những éo le của kiếp người v.v... Sáu năm sau Genève người ta bắt đầu quên Genève. Quên cái lý do chia cắt đất nước làm hai miền, cái lý do của sự đối địch ruột thịt. Thế hệ mới lại trở về cuộc sống bình thường. Chữ “quên”thực ra không thích hợp. Nghe có vẻ như chê bai, như trách móc. Trong khi ấy lớp tác giả sau 1960 không làm điều gì đáng trách. Họ chỉ có thể viết về những đề tài chủ yếu của đời họ, về những điều xúc động rung cảm họ. Những cái ấy không giống như những điều đã rung động tâm hồn lớp tác giả trước. Hồi tháng 4-1966 tôi có dịp suy nghĩ về chuyện này; bây giờ xin được ghi lại những chỗ còn thích hợp. “Lớp trước[14] là lớp mà tuổi đôi mươi gặp nhằm hồi kháng chiến. Đa số có lẽ chưa có tác phẩm xuất sắc trong kháng chiến, nhưng trong kháng chiến họ đã sống những năm hào hùng nhất cũng như những năm bi đát nhất của đời họ, họ đã trải qua những tình cảm thiết tha sôi nổi nhất của đời họ. Hồi đó họ chưa viết, hoặc chưa có thì giờ (thì giờ để lo đánh giặc, để tham gia chính trị), hoặc chưa có hoàn cảnh để viết, nhưng cái tâm tình sẽ nuôi dưỡng các tác phẩm của họ sau này chính là đã thành hình từ hồi đó. Một khi cuộc kháng chiến ngưng lại, họ về phía bên này, ào ra viết và mở đầu, gây nên nền văn nghệ hậu chiến ở đây. Đây là hạng tuổi của Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ... Lớp trẻ là cái lớp đạt tới tuổi trách nhiệm sau hiệp định Genève. Hồi đình chiến họ mới mười lăm mười bảy, bây giờ họ ở giữa tuổi đôi mươi và ba mươi, như Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Viên Linh, Thế Uyên (...) (...) Lớp người lớn lên trong kháng chiến thì tất cả cuộc sống là chính trị. Dù họ là binh sĩ hay là cán bộ, họ làm nghề dạy học hay tính thuế nông nghiệp, dù họ tham gia kháng chiến trong ngành hoạt động nào, ngày ngày cũng phải suy cứu về chủ thuyết chính trị. Ở bên phía đó, lập trường là cực kỳ quan trọng. Mỗi hành vi, mỗi lời nói, mỗi chữ viết phải cân nhắc thận trọng. Cuộc kháng chiến, nhất là chế độ chính trị bên phía kháng chiến, đòi hỏi phải được hưởng ứng với tất cả tâm hồn. Hiến cho kháng chiến một thân xác để có thể gục ngã ở chiến trường, chưa đủ. Thân xác ấy phải được thường xuyên kích động bởi một niềm say mê. Bởi hưởng ứng với tất cả nhiệt tình, cho nên đến một ngày nào đó nếu họ phản đối thì cuộc phản đối cũng diễn ra trong quằn quại, đau đớn. Rời bỏ chiến khu, bưng biền, để về thành, rời miền Bắc để di cư vào Nam, đó không phải là cuộc xê dịch trong không gian, đó là từ bỏ cả một quan niệm sống, một nề nếp suy nghĩ cảm xúc, là phủ nhận hết những hoạt động hăng say, hết mọi hi vọng của thời hoa niên của mình. Sự chọn lựa về thành, vào Nam, là cái gì rất hệ trọng trong đời sống tinh thần của lớp người vừa nói, biến cố ấy sẽ để lại dấu tích không thể phai nhòa trong đời họ. Ignazio Silone sau khi từ bỏ đảng cộng sản Ý đã có lần viết: ‘Trong bao nhiêu năm ròng rã, ý tưởng đó thấm thía vào tâm hồn tôi. Đến ngày nay, tôi vẫn còn nghiền ngẫm để cố hiểu hơn. Tôi không chắc rằng tôi đã đáo cùng kỳ lý, song sự thật là thế này: ngày mà tôi từ giã đảng cộng sản, tôi rất buồn rầu. Ngày đó là một ngày tang tóc cho quãng đời niên thiếu hoài phí của tôi. Thoát ly một kinh nghiệm sâu sắc như tổ chức bí mật của cộng sản đâu phải là một việc dễ dàng. Trong tính tình, suốt đời vẫn còn vấn vương di tích. Thực ra, người ta có thể nhận ngay được một người đã theo cộng sản. Họ là một người riêng biệt, như là các nhà tu hành qui tục, hay những viên cựu sĩ quan nhà nghề.’ Kháng chiến chưa phải là cộng sản, nhưng những người, những văn nghệ sĩ đã sống bên kháng chiến đều nhận thấy rõ ý thức hệ nào đang chỉ đạo cuộc sống của mình. Và tâm trạng Ignazio Silone bỏ đảng với tâm trạng của người trí thức Việt Nam rời bỏ hàng ngũ kháng chiến có nhiều chỗ giống nhau. Về phía bên này rồi, những kẻ ly khai vẫn không ngớt bị ám ảnh: họ ngoái nhìn lại cái dĩ vãng đầy sôi nổi của mình, họ tìm tòi suy cứu về lý thuyết, về sự thực trong chế độ bên này và bên kia, để đi tới kết luận rằng mình hữu lý, mình đã hành động hợp lẽ. Rốt cuộc, càng ngày họ càng có nhiều lý lẽ để thâm thù, để chống lại bên kia. Chỉ có những kẻ không chọn lựa mới thờ ơ; còn họ, sự chọn lựa đau đớn làm cho họ bám chặt lấy lẽ phải của mình. Vẫn I. Silone đã nói đùa với Togliatti: ‘Cuộc tranh đấu cuối cùng sẽ là cuộc tranh đấu giữa đảng viên cộng sản và những người cộng sản cũ.’ Trước 1954, bên này đánh nhau với bên cộng sản bằng bom đạn tơi bời mà không có một thành tích văn nghệ chống cộng. Trái lại, phải chờ tiếng súng ngưng lại, khi ta có lớp người từ phía bên cộng sản về, khi ấy mới có phong trào chống cộng trong văn nghệ. Và phong trào ấy chắc chắn là đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ văn nghệ hãy gọi là trung niên[15], thế hệ trưởng thành trong kháng chiến mà khai bút sau ngày đình chiến. (...) Những anh em trẻ[16], có người ở bên phía kháng chiến theo gia đình về, có người lớn lên trong các đô thị ở phía bên này; nhưng dù sao cái việc hiện thời họ có mặt ở bên này vĩ tuyến 17 không phải là việc do tự họ chọn lựa. Họ không chọn lựa chế độ, họ không phải băn khoăn nhiều về chỗ ấy; bởi vậy vấn đề chủ yếu đối với họ không phải là vấn đề đã ám ảnh gần trọn sự nghiệp trước tác của Nguyễn Mạnh Côn chẳng hạn. Vả lại, dù trước đây họ có sống bên phía cộng sản chăng, thì họ cũng nhìn xã hội bên ấy với đôi mắt trẻ thơ, họ đâu có đi sâu vào những thủ đoạn tàn ác, những âm mưu đen tối bần tiện chỉ có ‘người lớn’ biết với nhau! Họ không thể nối tiếng tiếp lời lớp trước kề họ; nếu nói theo, họ sẽ nói yếu đuối hơn.”[17]Như thế, một cái nhìn tổng quát vào giai đoạn 1954-63 cho thấy thoạt tiên là một niềm tin tưởng lạc quan bồng bột, là thời chủ động của một lớp trung niên đã từng lăn lóc trong kháng chiến, họ xông ra với hoài bão chính trị, với chủ trương dấn thân; về sau một lớp trẻ tuổi tài hoa và đông đảo, xuất hiện trên cả các ngành văn lẫn họa, họ không còn mấy bận tâm về chính trị, chỉ mải miết đi vào nghệ thuật: thoạt tiên là một loạt nam nhân với những ưu tư về thời thế, về sau dần dà thấp thoáng một số nữ sĩ với những mối tình mỗi lúc một thêm táo bạo... Người ta có cảm tưởng không khí ban đầu quả tưng bừng hào hứng nhưng hơi căng thẳng; về sau trở nên yên hòa thoải mái, nhưng lại có phần trễ nãi buông thả. _________________________[1]Sáng Tạo, Sài Gòn, số 1, tháng 10-1956.[2]Vấn Đề, Sài Gòn, số tháng 5-1968.[3]Nguyễn Mộng Giác, ‘Điểm qua các cây bút nữ trong văn học hiện đại’.[4]Thư đề ngày 29-9-1982.[5]Mai Thảo, ‘Đứng về phía những cái mới’, Tuyển truyện Sáng Tạo, Sống Mới tái bản tại Hoa Kỳ, các trang 8, 11, 13.[6]Sđd.[7]Sđd.[8]Sđd, trang 12.[9]Sđd, trang 11.[10]Nguyễn Nam Anh, ‘Mai Thảo, nhà văn ở phút nói thật’, tạp chí Văn, Sài Gòn, số 192, ra ngày 15-12-1971.[11]Nhất Linh, Viết và đọc tiểu thuyết, Đời Nay xuất bản, 1969, trang 78.[12]Tạp chí Đời, California, số 37, tháng 10-1985, trang 10.[13]Cho đến năm 1961 đã xuất bản 3 tập, độ 250 trang mỗi tập, vừa tới Ch (chưa xong vần C).[14]Nguyên văn: “lớp trung niên”.[15]Xin hiểu là thế hệ 54-59.[16]Tức lớp tác giả từ 1960 về sau.[17]Xem ‘Từng lớp cách nhau’ của Võ Phiến, trong Tạp luận, Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn 1973, trang 227-233. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Giai đoạn 1964-1975 Phần 14 Bối cảnh Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, Việt Nam tiếp tục tồn tại hơn mười năm trong những điều kiện khó khăn: tình hình chính trị lắm lúc rất bất ổn: kinh tế suy sụp, vật giá tăng cao; bất công xã hội thêm trầm trọng; chiến tranh mỗi ngày mỗi ác liệt, gây thiệt hại lớn lao, gây xao xuyến hoang mang trong dân chúng; quân đội Hoa Kỳ tham chiến đông đảo, làm đảo lộn nếp sống địa phương, làm tổn thương tự ái dân tộc v.v... Chính trị bất ổnTrước ngày chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Phật giáo đã thành một lực lượng mạnh mẽ. Sau ngày 1-11-63, phong trào Phật giáo càng có thế lớn, trở nên một áp lực trên chính quyền. Công giáo cũng cố gắng phát huy thế lực. Sự chia rẽ có lúc thật sâu xa. Chia rẽ chính trị, chia rẽ tôn giáo, sự hoạt động của cán bộ cộng sản xâm nhập trong cơ quan nhà nước, trong hàng ngũ sinh viên, trong các tổ chức quần chúng v.v... làm cho Miền Nam sống những ngày hết sức hỗn loạn. Các tướng tá đảo chánh, phản đảo chánh, chỉnh lý v.v... liên tiếp. Trong vòng hai năm, xảy ra mười ba cuộc chính biến. Hết Dương Văn Minh làm “cách mạng” đến Nguyễn Khánh chỉnh lý. Rồi Nguyễn Chánh Thi, Lâm Văn Phát, rồi Phạm Ngọc Thảo, Nguyễn Cao Kỳ v.v..., cứ cách dăm ba tuần, đôi ba tháng lại nghe rục rịch có chuyện khuynh đảo nhau: sư đoàn này kéo về Sài Gòn, đại đội nọ chiếm đài phát thanh. Các chính khách bấy lâu bất bình với chế độ Ngô Đình Diệm, hoặc vẫn ở trong nước hoặc từ nước ngoài về, lần lượt thay nhau lập chính phủ: Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Nguyễn Tôn Hoàn v.v... Chính phủ nào cũng “không đáp ứng được nguyện vọng người dân”, cũng bị công kích trên báo chí, đả đảo ngoài đường phố. Tình trạng ấy làm cho ở các đô thị lớn ai nấy luôn luôn thấp thỏm, bất an, gian thương thừa nước đục hoành hành, đến nỗi phải dựng pháp trường cát ở chợ Bến Thành để đối phó; ở thôn quê thì cộng sản thừa cơ hội xông lên; ấp chiến lược bị xóa bỏ, cán bộ cơ sở bị sát hại bỏ chạy lên quận lên tỉnh trốn tránh... Mãi đến tháng 2-1965, khi Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia được thành lập, tháng 4-65 khi hiến pháp mới ra đời khai sinh nền đệ nhị cộng hòa, tình hình mới êm thấm dần. Nguyễn Văn Thiệu ít ra đã ổn định được tình thế. Mặc dù vậy, mặc dù đảo chánh chỉnh lý có ngừng, những chuyện Phật giáo xuống đường, bày bàn thờ ra đường, sinh viên bãi khóa, không ngủ, đốt xe, phụ nữ đòi quyền sống v.v..., những chuyện như thế cứ tiếp tục đều đều cho đến ngày cộng sản vào kéo cờ trước dinh Độc Lập. Chiến tranh gia trọngTrước tình trạng rối loạn của Miền Nam, tất nhiên Hà Nội không thể cầm lòng được: họ gia tăng xâm nhập, gia tăng đánh phá, bất chấp sự đe dọa hăm he của Hoa Kỳ. Họ biết tâm lý của quần chúng Mỹ, của quần chúng các nước dân chủ Tây phương. Họ đã từng thắng Pháp tại Pháp, rồi họ cũng có thể thắng Mỹ ngay tại Mỹ, cứ kéo dài chiến cuộc làm cho dân Pháp dân Mỹ chán ngán, phản chiến nổi lên, chính giới lục đục, quốc hội bị áp lực của dư luận cắt ngân sách, đòi rút quân, thế là xong. Về phía cộng sản, trong nước họ không có dư luận, quốc hội của họ không quan tâm đến ý dân, giới lãnh đạo của họ được hoàn toàn tự do quyết định. Vì thế họ không ngại leo thang chiến cuộc, bất cứ leo tới đâu. Tháng 8-64, sau vụ tàu Maddox bị tấn công, Mỹ oanh tạc Miền Bắc, trực tiếp nhảy vào vòng chiến. Sau đó Miền Bắc đánh vào các trại cố vấn, các cư xá sĩ quan Mỹ; tháng 3-65, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu đổ bộ lên Đà Nẵng; sự tham dự tiến thêm một bước nữa. Miền Bắc lại đưa sư đoàn 325, đưa quân đội chính qui vào Nam; Mỹ gia tăng quân số, gia tăng oanh tạc: năm 1966 lính Mỹ ở Miền Nam lên đến 400.000, phi cơ Mỹ thả bom cả các kho dầu tại Hải Phòng, Hà Nội... Sang năm 1967, quân số Mỹ tại Miền Nam lên đến hơn 670 nghìn. Đầu năm 1968 Miền Bắc mở cuộc tấn công nhân dịp tết, hi sinh ngót nửa quân số, đánh khắp các tỉnh lỵ và thành phố lớn để gây tiếng vang đến tận Mỹ. Sau vụ tết Mậu Thân, lại một vụ Mùa Hè Đỏ Lửa, quân Miền Bắc vượt giới tuyến tràn vào, đổ từ mật khu bên Miên sang Bình Long, An Lộc... Mặc dù cho đến trước mùa xuân 1975, trước khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi, Miền Nam đã bẻ gãy được mọi cuộc tấn công của Miền Bắc với sự tổn thất thấp hơn tổn thất của đối phương rất nhiều, mặc dù vậy trải qua những chiến trận bạo tàn, Miền Nam — nhất là ở miền quê — thật đã điêu linh. Cảnh tàn phá, chết chóc phơi bày khắp nơi. Kinh tế suy sụp Dù được Mỹ viện trợ, Miền Nam cũng lâm cảnh túng thiếu: không thể nào không túng thiếu khi bị kẹt vào một cuộc chiến tranh dằng dai và qui mô như thế. Năm 1970, trong số công chi của chính phủ 197 tỷ bạc thì đã có 164 tỷ dành cho quốc phòng. Năm 1972 trong số công chi 360 tỷ, thì 270 tỷ cho quốc phòng. Ngoài ra, còn bao nhiêu là ruộng đất bỏ hoang ở những vùng mất an ninh, bao nhiêu là miệng ăn phải nuôi, là gia đình phải săn sóc, cấp chỗ tạm trú, vì bỏ xóm làng ra đi lánh cư trốn cộng sản v.v... Vào Mùa Hè Đỏ Lửa, Dương Nghiễm Mậu gặp đại tá Hòa, tỉnh trưởng Quảng Trị, đang loanh quanh giữa các lều trại tị nạn Hòa Khánh gần Đà Nẵng. Ông đại tá buồn rầu kể với nhà văn: dân số Quảng Trị hơn ba trăm ngàn, bị kẹt lại chừng năm chục ngàn. Hai trăm năm chục ngàn trôi giạt đâu đó từ Thừa Thiên trở vào, phần lớn tự phó thác vào sự trợ cấp của chính phủ.[1]Ở nông thôn, tiếp tục chính sách cải cách điền địa của đệ nhất cộng hòa, năm 1970 chính phủ Nguyễn Văn Thiệu lại ban hành sắc luật số 3 về chương trình Người Cày Có Ruộng. Muộn quá rồi: Nông thôn bấy giờ đã trống rỗng không phải vì bất công mà là vì tình hình an ninh sa sút, chẳng còn được mấy nông dân để ta “tranh thủ” nữa. Duy nơi nào có an ninh thì đời sống nông dân khác hẳn ra, nhờ sử dụng các nông cụ cơ giới sản xuất ngay tại trong nước: ở một tỉnh An Giang đã dùng 25.000 máy cày, có thứ lớn đến 80 mã lực. Máy bơm nước vào ruộng thì phổ biến khắp nơi. Ở thành thị, vì nhà nước chi nhiều thu ít nên phần thì in ra nhiều bạc phần phát hành thêm công khố phiếu mãi, khiến đồng bạc mất giá rất nhanh (trung bình mỗi năm 30%): Quân nhân và công chức, những thành phần chủ yếu của bộ máy nhà nước, bị khốn đốn vì đồng lương cố định. Chính quyền cố gắng giải quyết tình thế: tháng 3-1971, bộ Kinh tế thi hành 7 biện pháp cấp thời, tháng 11-1971 lại tung ra 9 biện pháp nữa. Những biện pháp “cách mạng kinh tế” mùa xuân và mùa thu năm 1971 nhằm tăng thu cho ngân sách và tăng lương bổng cho quân nhân công chức. Hậu quả trái với ước định: sau đó vật giá càng tăng vụt lên, đời sống càng khó khăn. Vào những năm cuối cùng của chế độ, người ta kể nhiều mẩu chuyện bi đát. Có những thầy giáo ngoài giờ dạy ở trường về lại phải làm các nghề phụ: đi kèm trẻ, lái xe ôm, đạp xe ba gác, phụ thợ hồ; có những đám vợ con của lính nheo nhóc thảm thương trong khi chồng đi trận v.v... Tuy vậy không phải không có những ngành hoạt động kinh tế phát triển khả quan: ngư nghiệp, chăn nuôi chẳng hạn. Về ngư nghiệp, tổng số tàu đánh cá tăng từ 53.000 tấn trong năm 1963 lên 81.000 tấn vào năm 1970, nhiều kho cá đông lạnh được xây dựng ở các ngư cảng Sài Gòn, Hà Tiên, Bình Thuận v.v...; kỹ nghệ làm cá tôm đông lạnh để xuất cảng được phát triển nhanh. Về chăn nuôi, vào những năm sau 1970, thực phẩm cho gia súc được nhập cảng nhiều để khuyến khích nuôi gia súc, cho nên dân chúng các đô thị đã đủ thịt ăn, không phải nhập cảng thịt đông lạnh như trước. Chiến tranh làm ngưng mọi đầu tư kinh doanh. Dù sắc luật 004/72 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thêm nhiều dễ dãi cho các nhà tư bản ngoại quốc để khuyến khích họ bỏ vốn vào Việt Nam, nhưng rất ít người hưởng ứng. Thậm chí các nhà tư bản trong nước cũng chẳng mấy ai sốt sắng bỏ tiền ra kinh doanh: họ ngại ngùng, chỉ lo tìm cách chuyển tiền ra ngoại quốc, hay ít ra cũng giữ tiền lại trong ngân hàng để kiếm lời một cách chắc chắn. Xã hội sa đọa Mặt khác chiến tranh tạo ra tình trạng rối ren hỗn loạn ở nhiều nơi, tình trạng thuận lợi cho sự hoành hành nhũng lạm của các cấp hành chánh, quân sự: nào hối lộ, buôn lậu, nào lính ma lính kiểng, chợ đen chợ đỏ v.v... Chính phủ mãi lo đối phó với những tấn công liên tiếp, những quấy phá liên miên của cộng sản, không còn đâu đủ thì giờ, đủ người để giải quyết các tệ nạn kia. Sự bất mãn của dân chúng mỗi lúc mỗi trầm trọng. Sự hiện diện của người MỹMột yếu tố quan trọng khác trong tình hình Miền Nam ở giai đoạn này là sự hiện diện của người Mỹ. Quân đội Mỹ chiến đấu trên nước ta lúc đã quá nửa triệu người; ngoài ra lại còn những nhân viên ngoại giao, kinh tế, những nhà thầu xây cất, làm đường sá cầu cống... Người Mỹ đem theo tiền Mỹ, lối sống Mỹ, văn hóa phẩm Mỹ v.v... đó là đầu mối cho nhiều thay đổi sâu xa trong xã hội Miền Nam. Hàng năm người Mỹ chi tiêu ở Việt Nam hàng trăm tỉ mỹ kim (chẳng hạn năm 1966 là 74 tỉ, năm 1967 là 90 tỉ v.v...), gồm tiền ăn xài của quân nhân, tiền chi phí lương bổng của các hãng thầu v.v... Một đồng mỹ kim đã có lúc ăn đến 4,5 trăm bạc Việt Nam. Thành thử những người làm việc cho Mỹ, giao dịch với Mỹ, kinh doanh liên quan với Mỹ được hưởng những khoản lương, khoản thu quá lớn, so với các thành phần khác trong xã hội ta. Mức chênh lệch quá đáng ấy làm rộng thêm sự cách biệt giai cấp, làm chua chát thêm lòng người, kích thích thêm óc bài ngoại của đồng bào ta. Nếp sống của đám quân nhân Mỹ, xa nhà và dư dật, lại làm phát triển những tổ chức ăn chơi: phong trà ca nhạc, đĩ điếm, gái nhảy..., làm lan tràn nạn hút xách, cao-bồi v.v... Và dĩ nhiên người Mỹ phải xem sách Mỹ, nghe nhạc Mỹ: sự phổ biến mạnh mẽ các sản phẩm văn hóa ấy khiến người Việt Nam nghĩ đến một sức uy hiếp, lo ngại một hiện tượng vong bản. Vai trò của Phật giáoTrong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam. Chế độ đệ nhất cộng hòa có thi hành giáo trị hay không giáo trị, điều ấy hãy để sang một bên. Chỉ biết dưới chế độ ấy Công giáo là một thế lực bên cạnh chính quyền và Công giáo phát triển mạnh: số người theo Công giáo tăng nhanh; số người dựa vào Công giáo để xuất hiện, để thành công, cũng lắm; các cơ sở văn hóa (trường học, báo chí...) của Công giáo phát triển rộng; nhiều học giả văn nhân phát huy tư tưởng Công giáo và gây ảnh hưởng đáng kể... Sự thể khác hẳn sau 1963. Lúc bấy giờ Phật giáo vượt lên thành một thế lực quần chúng, một thế lực chính trị, và một thế lực văn hóa mạnh mẽ. Thế lực Phật giáo có lúc được phát huy một cách ồn ào, dữ dội, phát huy trong náo loạn kinh động. Chùa chiền mọc thêm khắp nơi; chính khách lui tới thiền môn dập dìu; biểu tình, tuyệt thực... diễn ra đều đều. Một câu tục ngữ chua chát độ ấy xếp các sư lên hàng thứ nhì và các tướng lãnh xuống mãi hàng thứ tư trong bảng xếp hạng bốn nhân vật của thời thế. Những khía cạnh tích cực của phong trào Phật giáo cũng nhiều: hiếm có thời nào ở ta sự tìm hiểu về cái hay cái đẹp của Phật giáo được tiến hành nhiệt thành như lúc này. Dương Nghiễm Mậu, ‘Quảng Trị, đất đợi về’, trong tập Những ngày dài trên quê hương, tủ sách Văn Nghệ Dân Tộc xuất bản, Sài Gòn, 1972, trang 18. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Giai đoạn 1964-1975 Phần 15 Văn học Từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau 1963 người ta có thể ghi nhận nhiều chuyển biến quan trọng trong tinh thần, trong tâm trạng đồng bào ta và trong văn học nghệ thuật Miền Nam. Thất vọng Trước hết là sự thất vọng. Những quấy đảo liên miên trong thành phố, tình hình an ninh suy sụp ở nông thôn, khiến người ta lo sợ cho số phận của Miền Nam. Những tham vọng thiển cận điên rồ của một số chính khách và tu sĩ làm cho người ta chán nản, phẫn nộ. Trong năm 1964, Phan Nhật Nam nhiều lần kêu gào thảm thiết về tình hình đất nước khi ông bị điều động từ mặt trận về Sài Gòn để đối phó với các đám biểu tình: “Mắt tôi đỏ hoe, tôi khóc hay lựu đạn làm chảy nước mắt. Ai biết được, nhưng lòng tôi là một biển buồn phiền. Làm sao tôi biết được trong ngày mãn khóa, đời sống đã dành cho người lính ngần này tàn bạo và tủi hổ (...)”[1] “Chúng tôi rời Sài Gòn trong hơi thở dài nhẹ nhõm, một tháng ở Thủ đô đủ để tạo thành sụp đổ tan hoang trong linh hồn, đủ để thấy rõ sự phản bội của hậu phương, một hậu phương lừa đảo trên máu và nước mắt của người lính (...). Một tháng đủ để ‘vỡ mặt’ lính non cũng như lính già.”[2]Phan Nhật Nam là “lính già”, nhưng là văn sĩ “non”. Ý tôi muốn nói ông thuộc lớp trẻ. Nỗi thất vọng của người trẻ lồng lên dữ dằn. Trái lại, ở lớp văn sĩ “già” sự thất vọng nó lim lỉm, không buồn lên tiếng: nó lặng lẽ chuyển hóa thành một chán chường đối với tất cả mọi sự trên đời. Vũ Khắc Khoan chẳng hạn, hồi 1957, gán cho người thần nữ của tháp Rùa câu nói giục giã tin tưởng: “Thời đã đến, ắt là cái thế chung cho phần đông thiên hạ. Vả lại kiếm thần sẽ giao phó tận tay, chàng ngần ngại ư?”[3] Thần bảo: “Thời đã đến”, thì còn ngần ngại gì nữa, chàng đòi giao kiếm ngay tức khắc! Người lúc nào cũng sôi nổi hơn thần (nhất là nữ thần), cho nên một lần khác “Khoan tôi” không ngần ngại xuất hiện, tự nhận là một trí thức tiểu tư sản, đối thoại trực tiếp với một đảng viên cộng sản, và buông lời kết thúc dứt khoát: “Sáng rồi. Chúng ta có thể từ giã nhau, như những nhân vật chính của một tấn kịch ba màn có hậu. Ông về Hà Nội. Còn tôi, tôi phải lên đường. Ông đã giữ phần chủ động trong suốt màn hai. Giờ đây màn ba khai diễn. Màn ba là của tôi, của chúng tôi.”[4] — Cũng được, màn ba của ông cũng được đi. Tiếc thay, màn tư là một màn thảm hại; và trong các vở kịch của ông Vũ, từ Thành Cát Tư Hãn về sau, đều một giọng hư vô, tuyệt chẳng còn chút tin tưởng vào cái gì nữa. Vào trí thức, không; vào giai cấp tiểu tư sản, không; vào chính nghĩa, vào thắng lợi, cũng không; thậm chí vào cuộc đời cũng không luôn. Không có cuộc sống nào đáng sống hết. Ông cợt nhả cả với Trời. Lại chẳng hạn như Nghiêm Xuân Hồng, bạn ông. Ông Nghiêm là một người lưu loát, giỏi biện luận, nặng lòng với thế cuộc. Sau hiệp định Genève ông Nghiêm liên tiếp có những tác phẩm suy cứu về một triết thuyết chính trị, một đường lối chính trị cho phía quốc gia. Không những thế, ông còn đi xa vào những vần đề rốt ráo của cuộc sống, vào cái triết lý sống, nói chung. Năm 1957, khi đề tựa cho cuốn Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, ông không hẳn là hồ hởi, nhưng giọng tin tưởng, thống thiết thấy rõ. Thế rồi thời thế chuyển sang “màn tư”, ông Nghiêm dần dần rời bỏ các vấn đề chính trị, mà suy nghĩ về... Phật giáo. Bấy giờ mọi cái thành hư ảo cả! Ác ý nào đã khiến tôi vừa nói đến cái “hố” của các ông Vũ ông Nghiêm với giọng đùa cợt? Thật ra đùa cợt thì có, ác ý quả không. Đùa vì viết đến đây chợt nghĩ đến mình: Trong những năm đầu sau hiệp định Genève tôi cũng từng có những lời lạc quan, sau này có lần cán bộ văn nghệ Miền Bắc đem ra giễu cợt bằng thích. Và từ khoảng 1960 về sau tôi cũng dần dần lảng xa những đề tài chính trị, cũng thở ra giọng hư vô, thấy đời toàn là “ảo ảnh”. Thế cuộc đổi thay, “màn” nọ tiếp “màn” kia, nhìn lại những thất thố đã qua, cười một phát cho tan vỡ những bèo bọt của cuộc đời không được sao? Nhăn nhó mà chi! Vả lại, vui lúc đầu buồn lúc cuối, hớn hở sau 54, thất vọng sau 63 trong cảnh hỗn loạn nhiễu nhương, cảnh ấy đâu có riêng gì năm ba kẻ? Nhiều lắm, nhiều lắm. Khi nhận thấy tương lai đen tối quá, bế tắc quá, khi lâm vào một tình trạng bi đát không lối thoát, thế thường người ta đâm ra “cao thượng”, coi khinh mọi sự: lúc bấy giờ Phạm Duy hát “đạo ca”, thậm chí ông Trịnh Công Sơn vừa mới lớn lên cũng thốt lời siêu thoát như một đạo sĩ đầu râu tóc bạc chống gậy trúc dưới một chân núi nào: “Tôi nay ở trọ trần gianTrăm năm về chốn xa xăm cuối trời.”(‘Cõi tạm’) Vũ Hoàng Chương thoạt từ Bắc vào cất giọng ca ‘bài ca Bình Bắc’, sau này không buồn nhắc đến chính trị nữa, chỉ những nói về thiền, về tình yêu thuở bé, về lửa từ bi, hoặc tẩn mẩn xếp chữ thành nhị thập bát tú, hoặc xóc đảo ngược xuôi mấy nghìn câu Kiều trong những trò chơi thần tình... Tinh thần ông không chỉ xuống đến chừng ấy mà thôi, tức xuống đến trò chơi chữ. Có độ ông Vũ bảo hẳn với Nguyễn Mạnh Côn ông hết muốn sống. Nhận lời tiếp một phỏng vấn viên của báo Văn, ông gặp một người bạn tới lui nhiều lần, thực lòng muốn tìm hiểu mình, đến một lúc nào đó người thi sĩ chợt quên độc giả, quên cái quần chúng sẽ đọc bài phỏng vấn nọ, mà thốt lời tâm sự với bạn như thể giãi lòng trong chỗ riêng tư giữa nguời thân với nhau. Không còn chút ảo tưởng gì nữa, ông nói thẳng tuột: “Tôi bây giờ chỉ chờ ngày chết thôi. Lắm lúc muốn tự tử. Thơ không viết nữa, giá viết cũng không người đọc.” Nguyễn Mạnh Côn kêu: “Câu tâm sự thoáng qua, nghe mà lạnh gáy. Tôi về rồi, một tuần sau trở lại, yêu cầu anh xác nhận. Anh gật đầu.”[5]Đã đành ở đây ông Vũ nói về chuyện văn chương, nhưng ông cũng như Nhất Linh, chắc chắn dù có thất bại, có nản lòng, có cảm thấy cô đơn đến đâu trên văn đàn, những nhân vật nọ cũng không nghĩ tới chuyện ra đi giữa một thời kỳ ổn định, sáng lạn, một tình hình quốc gia đầy hi vọng. Thiền vịTừ khí thế hăng say đến một thái độ siêu thoát, từ thế dấn thân chính trị đến cái lối nghêu ngao đạo ca v.v..., cái đó do tình hình một phần, phần khác cũng là do tư tưởng Phật giáo bấy giờ phổ biến rộng rãi. Trong giai đoạn đầu, cái trung tâm du nhập các tư tưởng mới từ ngoài vào để phát ra khắp nước là viện đại học Huế của linh mục Cao Văn Luận, với tờ Đại Học, với những cây bút ăn khách bấy giờ là Nguyễn Văn Trung, là Nguyễn Nam Châu. Sau này, cán bộ ở Miền Bắc vào bới móc sinh hoạt văn hóa của Miền Nam cũng ghi nhận: “... Những hoạt động giới thiệu triết học Tây phương còn tấp nập hơn nhiều. Lực lượng chủ yếu là một số trí thức Thiên chúa giáo, có người dạy đại học, có người là linh mục.”[6] Họ kể một loạt những khảo luận của “người” nọ “người” kia, hoặc do nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành, hoặc đăng tải trên tạp chí Bách Khoa. Những “người” ấy không ai khác hơn là ông Nguyễn Văn Trung và linh mục Trần Thái Đỉnh. Và cái tư tưởng được mang ra phổ biến là tư tưởng của những Gabriel Marcel, Merleau Ponty, Emmanuel Mounier v.v..., đại loại những triết gia hiện sinh Thiên Chúa giáo. Sang giai đoạn sau, sự tình thay đổi. Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh vẫn viết, vẫn dạy học, dạy ở đại học Sài Gòn, đông đảo sinh viên hơn ở Huế; tuy nhiên chiều hướng tinh thần đã đổi khác, sự hâm mộ cuồng nhiệt của quần chúng độc giả chuyển sang những tác giả khác. Sang Nhất Hạnh chẳng hạn. Ông là một cây bút đa tài: ông viết luận thuyết về triết lý, về tôn giáo, viết truyện, làm thơ, viết ký v.v..., đều có giá trị. Tuy vậy, sức lôi cuốn của ông trong những năm sau 1963 không ở cả nơi cái giá trị ấy. Bởi vì sau 1975 Nhất Hạnh vẫn viết vẫn in, vẫn do nhà Lá Bối xuất bản, phát hành rộng rãi trong các cộng đồng Việt kiều, thế mà chẳng còn gây được tiếng vang nào nữa. Đến đâu, ông cũng gặp một sự dửng dưng, hờ hững. Vẫn nhà Lá Bối ấy mà in sách của Doãn Quốc Sỹ (Đi), của nhiều tác giả (Tắm mát ngọn sông đào) từ trong nước gửi ra thì gây dư luận xôn xao, bàn tán sôi nổi, nhưng in đến sách của Nhất Hạnh thì chẳng báo nào nhắc đến. Còn hồi trước, khi cuốn Đạo Phật ngày nay (1964) của ông ra đời, một sớm một chiều ông thành ngay một “hiện tượng”. Sách ông viết ra có thứ người ta mua để đọc, có thứ để chưng, có thứ để tặng biếu, như một gói trà một bó hoa vào những dịp lễ lạc: tập sách mỏng Bông hồng cài áo (1965) là một trường hợp như thế. Nhất Hạnh không phải là người duy nhất. Cùng với ông, bao nhiêu cây bút khác cũng nổi tiếng nhanh chóng trong phong trào Phật giáo: khảo luận như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, thơ ca như Phạm Thiên Thư, Trụ Vũ v.v... Nhiều người trước không chuyên về Phật học, sang giai đoạn này cũng thường đề cập đến Phật, đến thiền: Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Lê Văn Siêu. Tap chí Giữ Thơm Quê Mẹ (xuất bản từ tháng 7-1965), tạp chí Vạn Hạnh (xuất bản từ tháng 1-1970), viện đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối (ra đời tháng 10-1964), bấy nhiêu cơ sở văn hóa qui tụ văn nghệ sĩ, trí thức để phát huy ảnh hưởng văn hóa Phật giáo. Ảnh hưởng ấy rộng rãi và mạnh mẽ. Câu chuyện đã kể trước đây về một cuốn sách dịch do hai nhà Khai Trí và Lá Bối ấn hành bán khác nhau ra sao cho thấy lòng tin của quần chúng đối với một cơ sở văn hóa Phật giáo bấy giờ như thế nào. Ngoài ra nhiều nhà xuất bản khác cùng đua nhau in sách về Phật về Thiền của những Suzuki, Khrisnamurti, sách dịch Chí tôn ca (Bhagavad Gita)v.v... Hương thiền tỏa rộng và thấm sâu vào thi ca. Những quân nhân như Tô Thùy Yên, như Nguyễn Bắc Sơn... có một vẻ “ngất ngưởng” đẹp đẽ: họ uống rượu với bạn, với gió với trăng, uống trước hiên trên gác, uống ở bờ sông bến phà những lúc dừng quân, uống trước giờ đụng trận hay sau khi đụng trận, họ nói cười đùa giễu về chuyện sống cũng như chuyện chết, họ vào sanh ra tử lúc nào cũng khơi khơi, coi cái chết như không, coi chuyện đời như phù vân, coi kẻ thù như một lũ khờ dại đáng thương, coi “chính nghĩa” như chuyện nhảm nhí, chỉ có hạng mê muội mới hăng say... “Buổi chiều uống nước dòng Ma HýThằng Xuân bắn chết thằng Mang KhinhHỡi ôi sống chết là mưa nắngGió tối mưa đêm chớ lạnh mình”Nguyễn Bắc Sơn (‘Thảo khấu’)[7] “Bậc thánh triết là những tay biếng nhácSống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinhKết bạn bè cùng cây cỏ vô minhRất chán ghét những trò chơi thế sự (...)Và vĩ nhân là những cây láo lếuNhư ta đây chờ sung rụng ngoài hiên.” Nguyễn Bắc Sơn (‘Đại lãn’) Nguyễn Đức Sơn thì trước 1960 đã có nhiều thơ (ký Sao Trên Rừng) nhưng về sau này trong thơ ông bỗng thêm vài yếu tố mới: dục tình và thiền vị. Hoài Khanh sau 1963, sau một thời gian “coi sóc” tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ, cũng dịch một số tác phẩm có tư tưởng Phật, cũng đưa lác đác chữ nghĩa Phật giáo vào thơ. Nói chung, “đá” một ít danh từ nhà Phật vào văn vào thơ là chuyện khá phổ biến. Lắm khi bóng Phật không hiện, chỉ một cái gì lờ mờ gợi ra một liên hệ mơ hồ với một quan niệm thoát trần, xa tục lụy: “Sớm ra thấy núi xanh rìNgóng mây ngoài nội trôi đi giạt vềBước vào sương đục bên kheSương dâng mặt suối phủ lề cỏ xanh”Vũ Hữu Định (‘Cảm ngộ’) “Mùa Đông Bắc, gió miên man thổiKhiến cả lòng ta cũng rách tưaTa hỏi han hề Hiu Quạnh LớnMà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ”Tô Thùy Yên (‘Trường Sa hành’) Trong tiếng bom đạn ầm ĩ nghe văng vẳng tiếng chuông tiếng mõ, giữa máu lửa kinh hoàng bỗng lừng lững một thái độ thanh thản khinh khoái. Dấn thânChúng ta vừa để ý đến một thay đổi: từ tích cực dấn thân chính trị sang một thái độ hư vô tiêu cực. Đó chỉ là một. Các biến chuyển sâu xa trong tình hình Miền Nam sau 1963 đã có những tác động khác nhau trên tinh thần các lớp người, các thành phần khác nhau, và đưa tới nhiều thái độ khác nhau. Trong khi lớp người từng phản đối chối bỏ cộng sản, thấy Miền Nam ổn định thì mừng thấy hỗn loạn thì mất tin tưởng, trong khi ấy một lớp khác, thuộc thế hệ trẻ tuổi hơn, thế hệ văn nghệ chủ động vào chặng 1960-63 như đã nói trước đây, lúc bấy giờ (sau 1963) một số tác giả thuộc thế hệ ấy lại chuyển sang thái độ dấn thân chính trị. Lớp sau này — như Nhật Tiến, Dương Nghiễm Mậu, Lê Tất Điều, Nhã Ca v.v... — hồi 1954 hoặc họ còn nhỏ hoặc họ lớn lên trong thành, chưa từng biết đến cộng sản là gì, nên không hề quan tâm đến chuyện chính trị: họ chỉ viết về các đề tài xã hội, tình yêu v.v... Sau 1963, chiến tranh nổ lớn, hoặc họ bị động viên vào quân ngũ, trực tiếp nhìn rõ đối phương, hoặc ít ra họ chứng kiến “thành tích” hoạt động cộng sản đó đây quanh mình. Và đến lúc này họ có ý kiến về cộng sản. Họ lên tiếng. Nhã Ca thuở mới làm thơ viết văn là một cô gái hiền lành không từng có lời nào đề cập đến chính trị chính triếc gì cả, sang giai đoạn sau 1963 bà dần dần mỗi lúc mỗi lớn tiếng tố cáo cộng sản (Đêm nghe tiếng đại bác, Tình ca cho Huế đổ nát, Giải khăn sô cho Huế v.v...). Dương Nghiễm Mậu của Cũng đành, Con sâu, Gia tài của người mẹ v.v... là một Dương Nghiễm Mậu của triết lý xa vời; sau 1963 ông vào lính mang máy ký âm đi các chiến trường, tai nghe mắt thấy máy ghi những chuyện đau thương man dã, lúc bấy giờ ông viết về đại lộ Kinh hoàng ở Quảng Trị, về vụ chôn sống tập thể ở Huế, về những “địa ngục có thật” trên trần gian; ông bớt than phiền về nỗi cuộc đời vắng bóng Thượng Đế, vì mải lo kêu trời về nỗi đời đầy giặc dữ. Lê Tất Điều trong giai đoạn đầu chăm dõi theo những đứa trẻ ngộ nghĩnh, sau này trong Đêm dài một đời, trong Ngưng bắn ngày thứ 492 ông viết về mìn về bom đạn cộng sản. Nhật Tiến hồi 1957, 58 cho đến 1961, 62, cũng loay hoay với những đứa trẻ mồ côi, những bà con lao động trong các xóm nghèo ở đô thành (Những người áo trắng, Những vì sao lạc, Mây hoàng hôn, Ánh sáng công viên, Chuyện bé Phượng v.v...); sau này trong Giấc ngủ chập chờn (1969) ông quay sang số phận những thằng Há, thằng Đực, thằng Hoành, lão Đối, lão Năm Điếc v.v... những kẻ lăn lộn trong chém giết triền miên lẫn nhau ở một làng quê. Còn Phan Nhật Nam, ông là một cơn phẫn nộ, một trận lôi đình ầm ĩ trước những bạo tàn ngoài tiền tuyến, những xáo trộn vô trách nhiệm ở hậu phương. Ông lăn xả vào thời cuộc chính trị, vào chiến trận quân sự, ông văng tục xỉ vả tưng bừng. Trái ngược với lớp trẻ mười năm trước, ông dấn thân hết mình, bám sát thời thế. Ông nổi cáu, mạt sát những người cầm bút lè phè ở thành phố, không biết đến cuộc chiến trên quê hương, những Mai Thảo, Viên Linh (Dọc đường số 1). Cũng nên ghi nhận một điều: là giận dữ, chống báng cộng sản, không có nghĩa hài lòng đối với chế độ ở Miền Nam, xã hội Miền Nam. Nói cho đúng, hầu hết giới cầm bút nam vĩ tuyến 17 sau 1963 không nhiều thì ít đều có lời phàn nàn nhà cầm quyền. Tờ Thái Độ do Thế Uyên chủ trương (ra đời từ tháng 7-1969), tờ Đời do Chu Tử chủ trương (xuất bản từ tháng 9-1969) là những tạp chí vừa chống cộng vừa chiû trích chính quyền mạnh mẽ, hô hào cải cách xã hội, xóa bỏ bất công. (Trong hai vị vừa nói, Chu Tử không phải là một người trẻ tuổi, nhưng lại là một tác giả của giai đoạn sau, không từng có tác phẩm xuất bản trước 1963.) Và ngay Lê Tất Điều, Nhật Tiến, Phan Nhật Nam, Nhã Ca v.v... cũng không ngớt chỉ trích chính quyền và xã hội rất mạnh mẽ. Phản chiến Lớp trẻ lại có cách dấn thân khác, cách dấn thân của những người không tham dự. Không phải khi chiến tranh bùng nổ mọi người đều cùng nhau chiến đấu, tất nhiên. Có những kẻ vì lý do này lý do nọ được miễn được hoãn quân vụ, có những kẻ đi ra nước ngoài rồi chùng chình nán lại, có những người tránh né không chịu tham gia chiến cuộc v.v... Thường thường tiếng nói phản đối chiến tranh cất lên từ khối này. Kẻ ngoại cuộc nhìn cuộc chiến đấu từ một vị trí khác, từ một hoàn cảnh khác, với một tâm lý khác người trong cuộc. Hoặc mãi ở xa xôi, hoặc nơi các bàn giấy, các tòa soạn tại thủ đô, ở các tu viện giữa đô thị an toàn v.v..., không phải đối đầu với những cuộc tàn sát của đối phương, không mục kích những tang tóc đau thương do đối phương gây ra cho đồng đội, cho đồng bào, không có dịp gần gũi những nạn nhân của chính sách đối phương tại thôn quê..., họ dễ thấy lòng thanh thản, không hận thù, họ rộng thương cả đôi bên, họ ái ngại cho sự “điên cuồng” của đôi bên. Sống ở hải ngoại hay ở đô thị, không phải lặn lội ngoài chiến trường, họ cũng lại có cơ hội và thì giờ theo dõi các trào lưu tư tưởng Âu Mỹ, đọc nhiều sách báo Âu Mỹ lúc bấy giờ tràn ngập lý luận phản chiến. Từ những “Che” Guevara, ban tứ quái The Beatles, những anh em hippy giữa các đám biểu tình phản chiến trùng trùng điệp điệp, cho đến những tên tuổi vang lừng khét tiếng Bertrand Russel, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse... đều đứng về phía họ. Phía tả, phía tiến bộ, phía cách mạng. Cho nên họ đem lòng yêu chuộng hòa bình, họ tin tưởng ở sự hòa hợp hòa giải trên tinh thần dân tộc, họ nghĩ trước hết người trong một nước phải thương nhau cùng, họ thấy chống cộng giết cộng không giải quyết được gì, không giải quyết căn bản vấn đề: vấn đề là san bằng bất công xã hội, là mở rộng tự do dân chủ v.v... Trong khi Bắc Việt rầm rộ kéo vào đánh tới tấp, Miền Nam có những công việc “căn bản”: chẳng hạn chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, chẳng hạn đấm ngực tự vấn để sửa sai cho kỳ hết bất công, độc tài, tham nhũng v.v... Hết những cái xấu xa đó, họ cho rằng tức khắc cộng sản tự tiêu: nó không có chỗ bám, nó không có lý do để nẩy sinh v.v... Như thế trong khi Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng,Vũ Hoàng Chương, Võ Phiến ... từ những đề tài chính trị thoát ra những suy tưởng xa vời ngoài thế cuộc; trong khi Nguyễn Mạnh Côn đi từ Đem tâm tình viết lịch sử sang Mối tình màu hoa đào, thì Nguyễn Văn Trung lại từ những nhận định triết học chuyển sang một cuộc dấn thân chính trị mỗi lúc một sôi nổi. Như thế, trong khi Phan Nhật Nam, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu... tố cáo cộng sản, thì Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nhất Hạnh, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương v.v... mải miết tố cáo chính quyền (Miền Nam) độc tài, tham nhũng và xã hội (Miền Nam) bất công, tan rã... Nguyễn Văn Trung chủ trương tạp chí Hành Trình ra số 1 vào tháng 10 năm 1964. Đến tháng 11 năm 1967 ông xuất bản tờ Đất Nước, đi xa hơn vào chính trị. Lữ Phương cùng với Vũ Hạnh cho ra tờ Tin Văn vào tháng 6 năm 1966 dưới sự lãnh đạo của cán bộ văn nghệ cộng sản Nguyễn Văn Bỗng. Tháng 3-1968, Thế Nguyên xuất bản tờ Trình Bày.Trong bấy nhiêu tạp chí, tờ Tin Văn nhận sự chỉ đạo của cộng sản nên theo sát đường lối đấu tranh của họ trong giai đoạn bấy giờ; các tờ Hành Trình và Đất Nước nặng về lý luận, đăng những thiên luận thuyết công phu. Tất cả đều không tờ nào “dữ dội” bằng tờ Đối Diện của linh mục Nguyễn Ngọc Lan, ra đời vào tháng 7-1969. Đối Diện thẳng tay đập phá chính quyền, sẵn sàng lặn vào bí mật lúc cần để tiếp tục xuất bản ngoài vòng kiểm duyệt, đập phá cho đến lúc chính quyền Miền Nam khuỵu xuống thì Đối Diện thành ra Đứng Dậy!Sau này, tháng 11 năm 1984, trên tạp chí Nhân Văn số 31 xuất bản ở San Jose, California, sau mười năm mất nước sống đời lưu vong, cô Thủy Tiên cười cười thỏ thẻ với độc giả về một số “tiền bối”: “Trình Bày và Đối Diện là hai tạp chí đã có nhiều bài báo đóng góp rất lớn cho cộng sản trong việc thôn tính Miền Nam đó (...). Còn tạp chí Vấn Đề thì không làm như vậy, nhưng dường như họ cũng chả làm gì cả ngoài việc làm... dáng thôi.” “Đóng góp” cho cộng sản là làm giặc rồi còn gì. Như vậy hai hạng tiền bối được nói đến đều nhảm cả: kẻ làm giặc người làm dáng. Trong số làm giặc cô Thủy Tiên và độc giả chỉ có dịp đề cập tới nhóm Trình Bày và Đối Diện thôi, kỳ thực ngoài tờ Tin Văn là thuộc hẳn của “giặc” rồi, những tờ Hành Trình, Đất Nước, cũng “đóng góp” được đáng kể đấy. Nghiêm chỉnh, trịnh trọng và ngây thơ, họ đóng góp đều đều chăm chỉ cho cộng sản. Còn Vấn Đề (số 1, tháng 4-1967) là báo của Vũ Khắc Khoan với Mai Thảo, và những bạn bè trong nhóm Quan Điểm. Tức là những trí thức tiểu tư sản làm cách mạng. Làm cách mạng bằng lý luận, bằng kịch, bằng tiểu thuyết mãi không xong; nản lòng, xoay ra làm dáng. Sau Vấn Đề, rồi tờ Ý Thức (số 1, năm 1970) cũng từa tựa như vậy. Thành thử rốt cuộc đại khái lớp có kinh nghiệm thấy trước sự đổ vỡ liền thoát rời thế cuộc, đâm viễn vông, ỡm ờ; lớp thiếu kinh nghiệm thì mơ tưởng cộng sản, diễn lại cái cảnh trong thành mơ ngoài khu hồi trước 1954; mặt khác những kẻ hoặc đang ở trong quân đội, trong guồng máy chính quyền, trực diện tiếp xúc đối đầu với cộng sản, do đó hiểu biết dã tâm thủ đoạn cộng sản, hoặc có dịp tự mình hứng chịu hay mục kích các tội ác cộng sản trong chiến cuộc thì căm giận cộng sản, còn những ai ở ngoài quân đội, ngoài chính quyền, thì cứ mãi biện minh cho vị thế bàng quan, yêu hòa bình của mình. Hậu bối Thủy Tiên nhìn lại, không lấy thế làm điều đáng kính. Yêu đươngMột mặt chế độ khắc khổ của đệ nhất cộng hòa không còn, người ta muốn sống “cởi mở”. Mặt khác, chiến tranh ác liệt, sự sống càng bấp bênh, người ta càng gấp hưởng thụ, càng sống “vội”. Vả lại trong tình trạng hỗn độn của cảnh nông dân ùa về đô thị lánh nạn, của cảnh đô thị bị pháo kích tấn công, kinh tế suy sụp, tiền bạc mất giá, chợ đen chợ đỏ hoành hành, người người lăn ra làm đủ mọi nghề kiếm sống, trong tình trạng ấy mấy ai còn bảo vệ được cái giá trị đạo đức giá trị tinh thần cổ truyền nữa. Mấy ai còn duy trì nổi nếp sinh hoạt nghiêm chỉnh nữa. Cho nên thời để chết cũng là một thời... để yêu. Giai đoạn thứ nhất thiên hạ thanh bình, nhưng không thể sánh nổi với giai đoạn sau về mặt ái tình. Hoàng Ngọc Tuấn giả vờ hỏi: Hình như là tình yêu? — Ối! còn gì ngờ vực đâu! Không “hình như” gì cả. Ông là thơ là mộng, là tình; ông chính thị là tình yêu nguyên chất rồi đó. Toàn bộ tác phẩm của ông không nói chuyện gì khác hơn là chuyện yêu nhau. Ông sống giữa Tết Mậu Thân, giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, mà ông không hề nói đến chiến tranh, ông không thèm biết đến nó, đến cái chuyện rầy rà xấu xa ấy. Ông phủ nhận nó. Ông yêu ra rít từ đầu tới cuối. Ông yêu thiên nhiên, yêu người đẹp, yêu mọi thứ đáng yêu trên đời: từ điếu thuốc lá hút trong mùa đông mưa dầm giá rét đến tách cà-phê trong phòng trà ca nhạc thủ đô. Thời Nghiêu Thuấn không dễ tìm được một kẻ vô tâm ca ngợi các sinh thú ở đời kỹ như ông. Và Hoàng Ngọc Tuấn không phải là cây bút duy nhất của giai đoạn 64-75 sở trường về tình yêu. Nếu duy nhất, ông sẽ là trường hợp bất thường, là một hiện tượng, không có tính cách tiêu biểu. Hoàng Ngọc Tuấn không cô độc. Ông có đông đảo bạn bè, những bạn bè tiêu biểu cho một giai đoạn... ướt át. Thật vậy, như Nguyễn Thị Hoàng chẳng hạn, cũng sở trường không kém. Lại như Lệ Hằng, như Trần Thị NgH..., không sở trường à? Còn Lê Xuyên, tuy ông có dính líu đến những chuyện phong tục địa phương, chuyện đồng quê, chuyện bưng biền, ông hay sử dụng một số kỹ thuật kích thích dục tình v.v... nhưng thực ra độc giả theo dõi ông trước sau cốt yếu vẫn là để xem một cách yêu nhau, thế thôi. Mai Thảo, Viên Linh trước 1963 kẻ thơ người văn, vẫn có những đề tài riêng: sau 1963 các vị ấy đều xoay ra “chuyên trị” tình yêu. Viết không đủ đọc, còn dịch cả truyện tình tứ phương mà đọc. Nào Quỳnh Dao, nào Quách Lương Huệ, La Lan, Từ Tốc, Y Đạt, nào Francoise Sagan, Eric Segal, Jacqueline Suzann v.v... Truyện tình được dịch nhiều nhất là của Quỳnh Dao, trước sau ngót vài chục cuốn (16 cuốn truyện dài, 2 tập truyện ngắn, ngoài ra tạp chí Văn còn dành cho bà 2 số đặc biệt). Giai đoạn 1964-1975 không phải chỉ yêu đương đông đảo. Lại còn yêu đương một cách khác lạ nữa. Ngay từ những ngày cuối của giai đoạn trước đã có một cái gì khác thường manh nha trong tình yêu: Truyện Yêu của Chu Tử đã đăng tải trên nhật báo rồi xuất bản từ trước tháng 11-1963. Ở đây không có những pha “nóng bỏng” lắm đâu. Nhưng trong truyện một ông thầy giáo, bạn của bố, lại đi yêu cô học trò con gái bạn mình, và được yêu lại tha thiết. Rồi một ông bố một hôm trông có vẻ buồn được hai đứa con gái cùng đưa đến giới thiệu với một người đàn bà đẹp để làm quen cho vui. Thoắt cái, chặp trước chặp sau, ông bố và người đàn bà kia đã yêu nhau say đắm và ngủ với nhau. Rồi lại một ông giáo sư khác gặp một học sinh cũ của mình, bị cô ta ghẹo như điên, và hai người lại yêu nhau, dĩ nhiên. Đại khái sự việc xảy ra trong truyện thường đột ngột, bất ngờ và hơi trái khoáy như thế. Tóm lại là người đọc bắt gặp một thứ tình yêu... phá thể? Và họ khoái. Thật vậy, theo lời tác giả trong bản in lần thứ hai thì lần đầu cuốn Yêu in năm nghìn bản, bán hết ngay trong vòng hai mươi lăm ngày. Có lẽ thái độ ấy của độc giả khuyến khích các nhà xuất bản: sau này khi Nguyễn Thị Hoàng vừa đăng xong Vòng tay học trò trên Bách Khoa thì đã có nhiều nhà xuất bản đi tìm bà để điều đình in sách.[8]Truyện của Nguyễn Thị Hoàng cũng là chuyện tình yêu thầy trò. Lần này thì thầy là một cô gái. Và cô gái ấy — không giống mọi cô gái ở xã hội ta từ trước đến nay — dám nói về những rạo rực tình dục của mình: “Trâm nhìn khoảng cườm chân trắng nõn của Minh hé lên giữa ống quần và tất đen”, Trâm nhìn “chiếc áo len xanh ngắn rướn lên để hở một khoảng da bụng trắng muốt” v.v... Hồi tưởng lại những đàn bà con gái đã gặp trước đây, không thấy có thế. Tố Tâm nhìn người yêu không trông ra những chỗ như vậy; các cô Loan, cô Nhung, cô giáo Minh v.v... không trông ra; cho đến bà phó Đoan tiếng đồn lẳng nết là thế mà cũng không nhìn thấy những khoảng trắng muốt nọ. Họ yêu họ mê tơi bời, nhưng giá có hỏi họ, họ lắc đầu: “Chẳng thấy gì ráo. Chẳng nhìn chẳng thấy chút gì hết nơi thân xác đàn ông. Đừng đề cập tới những nhảm nhí ấy.” Cô giáo Trâm, cô ta đã nói ra những điều từ trước đến giờ đàn bà con gái không chịu mở miệng. Một cô giáo yêu và chung chạ với học trò đã hiếm; một cô giáo thú nhận cái nhìn thưởng thức của mình hướng vào những khoảng da trắng hé lộ như thế, cái đó càng hiếm nữa, càng mới mẻ hơn nữa. Phá thể. Lại một tình yêu phá thể mạnh quá. Và cũng như Chu Tử, Nguyễn Thị Hoàng lại được hoan nghênh: sách lại bán chạy nhanh. Chiều hướng độc giả đã rõ. Các bậc hậu tiến tha hồ... tiến. Một lần Duyên Anh chợt nhớ lại thời trẻ của mình, thời còn đi đón người yêu nữ sinh trước cổng trường “thập thò dưới gốc cây gần cổng trường con gái, chờ chuông reo tan học để nghe tim mình rộn rã, bồi hồi. Em không quên chứ, những buổi chiều vàng niên thiếu? Em thường ra sau hết. Anh ngơ ngác nhìn em. Rồi em e thẹn mỉm cười. Và thong thả bước ngược con đường về. Đã yêu nhau nhưng vẫn ngượng. Anh đi sau em, cách cả mấy thước đường. Tại sao, hồi đó, chúng mình dễ xấu hổ thế, em nhỉ? Anh theo em băng qua vườn Bờ-rô tới bến xe buýt xanh. Hai đứa leo lên xe, ngồi cạnh nhau, mỗi đứa mua một vé. Làm như xa lạ lắm.”[9]Duyên Anh nghĩ đến hiện tại: “Dường như, bây giờ, những cậu con trai đứng chờ người yêu ở trước cổng trường con gái không còn rụt rè, xấu hổ giống anh và bạn bè anh thuở ‘tuổi hai mươi đến’. Mỗi thời đại có một cách tỏ tình. Cách tỏ tình của chúng mình, ngày xưa, thơ mộng và lãng mạn tuyệt vời, em nhỉ?”[10]“Ngày xưa” với “ngày nay” cách nhau chừng mười lăm mười sáu năm. Ngày xưa Duyên Anh từ Bắc vào hẹn hò với nữ sinh vào khoảng các năm 1955, 56; ngày nay thành văn sĩ viết tựa sách năm 1971. Trong khoảng thời gian ấy, vật đổi sao dời. Nhân tâm thế đạo khác nhiều. Duyên Anh nói không sai. Không phải chỉ cô bé học trò ngồi xe buýt với “anh” là hay xấu hổ, hãy tìm xem lại những thiếu nữ trong các truyện của Thanh Nam xuất bản hồi đó: họ cũng nết na, “cổ điển” như vậy. Thành thử nào thời cuộc xáo trộn vì chia rẽ tranh chấp, nào những tai ương thảm họa vì chiến tranh, nào những triết lý những phong trào mới từ Tây phương v.v... nhiều yếu tố xúm nhau biến giai đoạn loạn lạc này thành một giai đoạn vừa mùi mẫn vừa ngổ ngáo. (Hoặc giả có người bảo: Giai đoạn trước mà thiếu ái tình à? — Thực ra chắc chắn không có giai đoạn nào thiếu hẳn món ái tình. Nguyên Sa quả tình tứ, lại còn bị người đời nhắc nhở về một bàn tay năm ngón táy máy nữa. Thế nhưng liệu ông có đa tình hơn “thầy” Phạm Thiên Thư sau này? Nói chung, đàn ông bay bướm dõi theo tà áo nọ áo kia là chuyện thế gian thường tình. Dẫu cho khi thân mật mà bàn tay có nghịch ngợm, cũng thường tình nữa. Chẳng qua cũng thuộc vào cái thời “lãng mạn tuyệt vời” cả, thời con trai con gái hay “xấu hổ”, thời Duyên Anh “trông vời áo tiểu thư”. Sao có thể sánh kịp giai đoạn nam nữ cùng hừng hực, mắt mũi hau háu chẳng buồn che giấu?) Chính sách tự do và: Xu hướng bình dânNhững kẻ gây ra biến cố 1-11-63 không bao giờ nghĩ họ sẽ gây một thay đổi khá quan trọng trong sinh hoạt văn nghệ ở Miền Nam. Sau ngày 1-11-63, chính quyền muốn làm sáng tỏ chính sách “cách mạng”, bèn mở rộng tự do. Cái tự do ấy ít ra đã đưa tới hai kết quả văn học: thứ nhất là sự phát triển của một xu hướng bình dân và của tân văn tiểu thuyết; thứ nhì là sự phát triển của văn thơ hài hước và của loại phiếm luận. Hãy nói về chuyện thứ nhất. Sau cuộc đảo chánh ai nấy tranh nhau ra báo, đặc biệt là nhật báo. Thoắt cái, nội thủ đô Sài Gòn có trên bốn chục tờ báo hàng ngày[11]. Báo ra nhiều thì cần nhiều người viết. Số lượng ký giả chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp hiện có không đủ thỏa mãn nhu cầu. Nhật báo động viên đến các thành phần cầm bút khác: văn sĩ, thi sĩ, tùy bút gia, biên khảo gia v.v... Trước kia một số nhà văn vẫn có làm báo hàng ngày: Bình Nguyên Lộc chẳng hạn; nhưng cái số ấy không lấy gì làm nhiều. Sau 1963, lần lượt kẻ trước người sau, đa số bị kéo vào làng báo. Họ đụng đầu nhau côm cốp trước cửa các tòa soạn nhật báo. Kẻ biết gieo vần thì làm thơ vui, thơ giễu để chọc cười độc giả. Người có tài biện luận thì viết “phim”, viết tạp luận, hài đàm. Nhưng ăn khách nhất là những người viết truyện: nhật báo tiêu thụ rất nhiều phơi-dơ-tông. Nhận viết truyện cho báo hàng ngày tức là ép mình vào một thế kẹt: đã “dính” vào là bị lôi đi tuồn tuột, không thể dừng được. Thành thử trong thời kỳ này sức sáng tác của tiểu thuyết gia bỗng tăng vọt lên. Cùng lượt viết cho năm ba tờ báo một lúc, viết liền trong đôi ba năm, mỗi tác giả đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Không gặp “thời thế” đưa đẩy, làm sao phong phú được đến thế. Mặt khác, viết tân văn tiểu thuyết đăng nhật báo, một việc như vậy không phải chỉ ảnh hưởng đến túi tiền của nhà văn mà thôi, nó còn ảnh hưởng đến bút pháp, văn phong, rồi có thể dần dần đến quan niệm sáng tạo của nhà văn nữa không chừng. Mai Thảo có lần nhận rằng: “Hiện tượng của truyện dài viết từng đoạn, đăng từng kỳ nơi trang trong các nhật báo (...), đẩy hầu hết những cây bút sáng tác chuyên nghiệp hiện nay tới kiếm tìm một văn thể mới, áp dụng một bút pháp mới.” Quả thật phải có văn thể bút pháp khác: truyện nhật trình không thể là thứ truyện cô đọng, văn nhật trình không thể là thứ văn chương cầu kỳ, bí hiểm. Đã chấp nhận viết nhật trình, chấp nhận “xuống đường”, thì phải hòa mình vào quần chúng. Mà một khi hòa mình đôi ba năm liền vào quần chúng, các vị cao sĩ kiểu cách làm sao còn giữ nguyên được kiểu cách xưa! Cho nên xuề xòa như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam... thì thêm một tí xuề xòa nữa sau thời kỳ trăm hoa đua nở của nhật trình; còn các nữ sĩ thoạt tiên ngại ngùng e lệ như Thụy Vũ, Túy Hồng, Nhã Ca v.v..., viết nhật trình riết một lúc rồi ai nấy lưu loát mạnh dạn, ai nấy ào ào như gió táp mưa sa, nữ cũng bạo mồn bạo miệng không kém nam; đến như Mai Thảo, như Thanh Tâm Tuyền v.v..., thuở suy tư trên Sáng Tạo và lúc dạn dày trên các trang nhật trình phong cách thật khác xa! Nhật trình là quần chúng, là quảng đại quần chúng, nhật trình là thời sự, là cuộc sống nóng hổi hàng ngày, là thực tại tươi rói... Nó đối lập với mọi thứ tháp ngà lạnh lẽo, mọi chủ trương nghệ thuật tối tăm, rắc rối, xa cách. Thời của nhật trình là thời của dấn thân vào thế cuộc. Thi sĩ Tú Kếu, thi sĩ Đỗ Quí Toàn (Đạo Cấy) chửi bới như cuốc kêu đều đều mỗi ngày: mắng dân biểu nói càn, nhiếc cộng sản tàn bạo, rủa tổng trưởng, tỉnh trưởng tham nhũng v.v... Văn sĩ Chu Tử, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân, Lê Tất Điều v.v... đeo liền bám riết theo thời sự hàng ngày, không bỏ qua một tin tức nào không “khai thác”. Có kẻ như Chu Tử, như Trần Dạ Từ, như Trùng Dương, như Duyên Anh (Thương Sinh), họ tựa hồ những viên tướng giữa trận tiền, tả xông hữu đột, đánh đông đập tây, họ là chủ báo, là những cấp chỉ huy, họ ủng hộ “cánh” này, họ húc đổ phe kia, họ gây nên sóng gió. Và có những người trong số họ chịu trả giá đắt cho sự xông pha ấy: Từ Chung, Chu Tử... Hoặc phục vụ trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật của đại chúng, hoặc lăn vào cuộc đấu tranh cho xã hội, vào những cuộc cãi cọ gấu ó xỉa xói hàng ngày, vào một thứ “trường văn trận bút” ồn ào náo nhiệt, đàng nào văn nhân cũng ở vào hoàn cảnh phải chọn lối viết sáng sủa, giản dị. Dần dần, người ta đi thẳng tới cách viết dễ đi vào quần chúng nhất, cách hồn nhiên nhất: câu viết như câu nói, lời văn đầy khẩu ngữ. Văn Thương Sinh, thơ Tú Kếu, không những giống câu nói mà còn nhại cả tiếng nói bình dân, với những cái sai cái ngọng của bình dân: mí nhau, liền bà... Theo đà ấy, tiếng lóng ngoài đường ngoài phố dắt díu nhau tràn vào sách báo với nguyên cả nét nghịch ngợm của chúng: sức mấy, bỏ đi tám, em ca-ve thơm như múi mít, đớp hít đều đều v.v... Từ giai đoạn trước 1-11-63 sang giai đoạn sau, cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần. Mất đi cái thận trọng chải chuốt, lại lãi được cái sống động, xuề xòa. Dở hay âu cũng tùy thời. Văn thơ hài hướcBây giờ, xin sang kết quả thứ hai của chính sách tự do. Hồi đệ nhất cộng hòa, chính quyền hoặc được kiêng nể, hoặc được bảo vệ kỹ hơn. Người cầm bút có chỉ trích phải dè dặt: Hiếu Chân, Mai Nguyệt, Thần Đăng, Hà Thượng Nhân lúc bấy giờ không hay “đánh phá” các nhân vật cầm quyền. Sang giai đoạn sau, thôi thì không còn kiêng kỵ gì nữa: một tờ báo phát hành mà không chỉ trích ai, không chỉ trích một cái gì là một tờ báo nhạt nhẽo không chịu được. Không kể thứ báo ra đời chỉ nhằm mục đích châm chích thiên hạ như tờ Con Ong (số 1, tháng 10, 1967), tờ Muỗi Sài Gòn (năm 1969) từ đầu đến cuối không có trang nào là trang không hài hước, hầu hết mọi báo khác đều có dành một bài để nhạo báng chế giễu. Báo nào cũng cố tìm cho được một tay đáo để, biết cách công kích, “đánh đấm”, để viết “phim”, viết hài đàm. Vì đánh đấm chuyên nghiệp, cho nên những tay ấy thường chọn bút hiệu lấy từ tên tuổi những hiệp sĩ lừng danh trong truyện Kim Dung: Kha Trấn Ác, Hư Trúc, Kiều Phong... Lại vì đánh đấm bằng nụ cười, cho nên lắm vị khác lại chọn những biệt hiệu nghe ngộ nghĩnh: Sức Mấy, Đạo Cấy, Ký Giả Lô Răng, Tú Kếu v.v... Trong nhiều năm trời dưới chế độ đệ nhị cộng hòa những tay viết phim, những thi sĩ trào phúng như thế tha hồ đánh đấm vung vít; họ nổi tiếng như cồn, được nể vì, lắm khi được sợ hãi nữa là khác. Mỗi người một nét riêng: Thương Sinh tinh quái sát phạt, Kha Trấn Ác đột ngột táo tợn, Sức Mấy hư hư thực thực, Kiều Phong hóm hỉnh thông minh v.v... Có những trường hợp khó khăn: Tiền Tuyến là báo của quân đội, không thể làm diễn đàn đả kích nhân vật chính quyền hay chính sách nhà nước, vì vậy Ký Giả Lô Răng thay vì “đánh đấm” lại chuyển sang viết loại tạp ký nhẹ nhàng, thật có duyên; đôi khi cũng chê khen phẩm bình người này việc nọ, nhưng lời lẽ khéo léo tuyệt vời. Hài đàm, trào phúng thời nào cũng có, nhưng vào giai đoạn sau 1963 ở Miền Nam không khí cười cợt bỗng trở nên náo nhiệt khác thường. Trước nhất là nhờ ở hoàn cảnh tự do tương đối rộng rãi lúc bấy giờ. Ngoài ra, nếu cần nhắc đến vai trò một đôi cá nhân, thật không nên quên Chu Tử. Nhà văn ấy cũng là một nhà báo có biệt tài, nhiều sáng kiến, can đảm, mưu cơ...; ông đã đem vào làng báo một không khí mới. Những mục “Ao thả vịt”, “Nói chuyện với đầu gối” v.v... trên báo ông có phần đóng góp đáng kể vào những sáng kiến trào phúng một thời. Thời đại mới và: Văn hóa tiêu khiểnVừa rồi chúng ta có ý nghĩ phong trào báo chí sau 1963 đã lôi văn nhân xuống đường, kéo họ nhập vào quần chúng, bắt họ tập lối viết lách giản dị, sáng sủa. Đó là khía cạnh tốt đẹp. Trong nhiều trường hợp, khi đã lôi được nó không bằng lòng ngừng lại ở chỗ nên ngừng; “được thể”, nó lôi tuột đi thật xa. Và đã có những văn nghệ sĩ kêu trời. Năm 1973, khi phải chọn cái truyện ngắn thích nhất để gửi in vào tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nữ sĩ Túy Hồng đã chọn thiên truyện thứ ba trong đời cầm bút, tức cái sáng tác hoàn thành trong những ngày đầu tiên. Bà viết: “Bây giờ, sau khi đã tự hủy diệt rất nhiều ở nghiệp viết thuê cho báo hàng ngày, tôi khó lòng viết lại được những truyện ngắn như những truyện ngắn ở tập truyện đầu tay.” Và chúng ta đã biết, Nguyễn Thị Thụy Vũ còn cay đắng hơn, độc mồm độc miệng hơn, gọi cái việc viết truyện là... đi khách! Còn Sơn Nam, ông không thèm so sánh hơn thua dở hay giữa truyện nhật trình với các truyện khác: ông phủ nhận luôn loại truyện ấy, ông cho là nó không phải văn chương. Đáp lời một cuộc phỏng vấn của tạp chí Văn, ông bảo: “Vài nhà văn đem tiểu thuyết đăng báo in thành sách, trình bày đứng đắn, không bán giảm giá, nhưng sách đó khó gọi là văn chương.” “Vài” nhà văn thôi sao? Phải nhiều hơn chứ. Và trong số ấy có...Sơn Nam, buồn thay. Bởi lẽ những cái “khó gọi là văn chương” lại ăn tiền đáng kể. Cho nên thật khó cầm lòng: tuy không chắc nó thuộc về văn chương vẫn cứ viết nó, rồi lại cứ in nó như thường. Tôi vừa kể tên Sơn Nam trong số những kẻ yếu lòng ấy, ông đừng ngờ tôi có ý xấu. Không có gì xấu cả, và những tác giả như ông không phải là một thiểu số trót làm điều nhảm nhí. Số tác giả như thế đông đảo lắm Và họ cùng nhau gây nên cái hiện tượng độc đáo của thời đại này, thời của kỹ thuật truyền thông đại chúng, của những món hàng tiêu thụ trong đó có thứ hàng hóa...văn chương. Ở Âu Mỹ ngày nay nhật trình không có lệ hay đăng truyện nữa, nhưng Âu Mỹ lại có những món khác. Những món cũng hơi khó gọi là văn chương mà lại rất gần với văn chương, cũng phục vụ đại chúng, cũng ăn tiền bộn bề. Ở Pháp chẳng hạn, Marcel Duhamel chủ trương loại sách “Série noire” từ 1945 đến nay, đã bán ra hơn nửa tỷ cuốn sách; gần đây các loại truyện khoa học giả tưởng, truyện gián điệp, rồi đến loại truyện bằng hình vẽ, bằng hình chụp (nghe nói bán đến năm triệu tập mỗi tháng) v.v...những loại đó thành công to mà một phần lớn cũng khó gọi là văn chương lắm chứ không sao? Vẫn ở Pháp bây giờ người ta nhận thấy 80% các tác phẩm bị quên mất ngay một năm sau khi xuất bản, và hai mươi năm sau thì bị quên tới 99%. Thành thử cái tính chất của sự thành công bây giờ nó cũng đổi khác so với ngày xưa. Bây giờ, quần chúng cần nhiều, đọc nhiều, tiêu thụ nhiều, nhưng xài xong là vụt ngay quên ngay, là vội vàng đi kiếm cái mới ngay, không còn cái lối chắc lưỡi tấm tắc khen đi khen lại hoài như ngày xưa. Bên ta thay vì mê “série noire” người ta mê truyện nhật trình, mê truyện chưởng Kim Dung. Đại khái cũng thế thôi. Mê Kim Dung như người Miền Nam mê vào những năm cuối thập niên 60 thật là quá cỡ: từ cậu học sinh trung học cho đến ông giáo sư đại học, từ anh lính chân chì cho tới ông tướng đôi ba sao, từ anh cán bộ phù động cho tới các ông tổng bộ trưởng, ai nấy đọc chưởng như điên, nói chuyện chưởng như điên. Bao nhiêu là văn nhân ký giả Việt Nam mang tên những nhân vật Kim Dung. Hết Kim Dung đến Quỳnh Dao. Rồi cũng có “série noire” nữa. Mặc dù không quan trọng như ở Âu Mỹ, nhưng sự đóng góp của “série noire” vào phong trào văn chương tiêu khiển Miền Nam cũng không thể bỏ qua: chuyện điệp viên này điệp viên nọ, thầy Nô thầy Niếc, chuyện rùng rợn dưới thời Đức Quốc xã, chuyện hoạt động Mafia v.v..., các thứ truyện trinh thám gián điệp Tây phương dịch ra đều được hoan nghênh. Năm 1972 sách dịch chiếm 60% tổng số sách ra đời, năm 1973 sách dịch tiến lên 80%, bao gồm nhiều loại nhưng tất nhiên loại tiêu khiển thuộc đa số. Món hàng văn hóa tiêu thụ xuất hiện tại một xứ nghèo làm phát sinh ra cái hiện tượng cho thuê sách. Thật vậy, giai đoạn sau 1963 cũng là giai đoạn của sách cho thuê và báo cho thuê: nhật trình thuê đọc xong rồi trả lại chỉ mất có tí tiền mà mỗi ngày đọc được bao nhiêu là thứ báo, bao nhiêu là truyện chưởng, tiểu thuyết phơi-dơ-tông! Còn sách, sách bị “khai thác” dữ quá, khiến giới xuất bản phải tính kế đối phó. Bấy giờ đã có những nhà xuất bản nghĩ ra cách in thật sát lề để... hại giới cho thuê: sách trước khi đem cho thuê phải đóng cặp bìa nhựa vào cho chắc, nếu không chẳng mấy lúc bị tơi tả ngay; nay chữ in sát lề thì còn đục lỗ đóng bìa sao được nữa! Sách tiêu khiển, những sản phẩm văn hóa phù du ấy từng tràn ngập Sài Gòn, hoành hành dữ dội một độ, khiến lắm người hốt hoảng. Trên các tạp chí Bách Khoa, Đất Nước, Trình Bày... đều có bài về nó. Tạp chí Văn số ra ngày 8-6-73 có cuộc phỏng vấn nhiều người trong các giới cầm bút, xuất bản, phát hành — từ Vũ Hoàng Chương cho đến các ông Sống Mới, Nam Cường — về sách dịch. Những sản phẩm văn hóa ấy, nó không đi cùng, không sánh vai với các trước tác công phu của thánh hiền, nó thích đi đôi với... phim chưởng. Nội trong một năm 1973, số phim chưởng nhập cảng là 206 bộ! Truyền thông và thương mãiCuốn sách bây giờ nó thường cặp kè với những hình thức truyền thông: dĩ nhiên nó lém lỉnh chọn cặp kè với hình thức nào có thể dễ dàng đưa nó vào quần chúng rộng rãi hơn. Thơ thì ao ước đi với nhạc, truyện thì ham đi với phim ảnh. Trước thỉnh thoảng cũng có những nhạc sĩ khoái thơ, cao hứng phổ nhạc một bài. Nhưng đó là chuyện họa hoằn. Sau này, ngoài những trường hợp kể trên, lại bao nhiêu là trường hợp khác thơ được mang đi nhờ phổ nhạc, rồi tức tốc đưa lên đài (phát thanh). Trong cái sản lượng mênh mông của thơ văn ngày nay mà một thi phẩm kiên nhẫn nằm chờ ngày nổi tiếng, chờ được thiên hạ biết đến, thì sốt ruột quá. Cứ được một “em” ca sĩ hát trên đài hay trong các phòng trà một cái là om sòm ngay. Trước 1963, phòng trà chưa thành phong trào; vào giai đoạn sau 1963 phòng trà phát triển, ca sĩ hưởng danh tiếng lớn, thơ bèn nảy ý đi sát nhạc. Để ý đến tình hình phát triển của họa và nhạc người ta nhận thấy trước 1963 là giai đoạn tung hoành của họa, sau 1963 là giai đoạn tung hoành của nhạc. Thật vậy, hầu như mọi họa sĩ tên tuổi của thời kỳ sau Genève tại Miền Nam đều xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1963. Các họa sĩ gọi là trẻ — trẻ đến như Trịnh Cung, Nguyễn Trung v.v... — đều nổi tiếng trước 1964; còn “già” như Thái Tuấn, Duy Thanh v.v...thì càng được biết tên sớm hơn. Sau 1963 không còn cái không khí sôi nổi của những cuộc Triển lãm Hội họa mùa Xuân mùa Thu nào, không còn được mấy nhân tài mới ra đời, trên báo chí cũng không mấy khi nói về hội họa nữa. (Cuốn Tìm hiểu hội họa của Đoàn Thêm được xuất bản năm 1962, cuốn Tìm đẹp cùng tác giả xuất bản năm 1964.) Trái lại sau 1964 thì có lắm nhạc sĩ mới (như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đức Quang, Miên Đức Thắng, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phạm Thế Mỹ, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương...), ca sĩ mới (như Hoàng Oanh, Khánh Ly, Thanh Lan...), ban nhạc, đoàn hát mới (như The Dreamers của gia đình Phạm Duy, đoàn du ca của Nguyễn Đức Quang), các phong trào nhạc mới (như phong trào Hát cộng đồng, như Trầm ca, Tâm ca, Du ca, Đạo ca, Dân ca...); những cứ điểm tạo không khí mới cho sinh hoạt ca nhạc là những phòng trà (được nói nhiều nhất là Đêm Màu Hồng), những quán cà-phê lớn có nhỏ có mọc lên khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Sự phổ biến rộng rãi của những phương tiện kỹ thuật (máy ghi âm, phát âm Hi Fi...) từ khi quân đội Mỹ sang Việt Nam đông đảo càng giúp cho ca nhạc lan tràn nhanh thêm. Ca nhạc thành một cái “mốt”. Năm 1970, tạp chí Đời số 57 có mở một cuộc phỏng vấn các “Văn thi sĩ hôm nay”, trong đợt đầu đưa lên 35 vị. Mỗi vị đều nhận được 16 câu hỏi của tạp chí Đời, hỏi từ chuyện sáng tác đến chuyện đời tư (tình yêu, thú tiêu khiển, kỷ niệm vui buồn v.v...). Về các sở thích riêng, báo có hỏi các vị ấy thích đọc sách gì, thích chơi bài gì, thích hút thứ thuốc lá gì? v.v... Không hề có câu hỏi: thích loại tranh nào? thích họa sĩ nào? nhưng tất nhiên là có câu hỏi: thích giọng hát nào? Một số rất ít các vị tuổi tác không có ý kiến, nhưng các văn thi sĩ “hôm nay” thì đều phát biểu sôi nổi cả. Mỗi vị mê một giọng. Thơ gặp nhạc như... rồng gặp mây. Phạm Thiên Thư mà được tình tứ thêm chắc chắn là một phần nhờ nhạc Phạm Duy. Cho nên độ ấy thi sĩ thân thiết với nhạc sĩ khá nhiều mà gây rắc rối cho nhạc sĩ vì chuyện phổ nhạc cũng có nữa! Còn truyện với phim, ôi cũng keo sơn quá lắm. Trước 1964 tiểu thuyết Việt Nam được đưa lên màn ảnh rất hiếm. Sang giai đoạn này thì cơ hồ có một phong trào thi đua nhảy vọt... vào màn ảnh, thi đua giữa các nhân vật tiểu thuyết. Vào khoảng các năm 1972, 73, 74, tạp chí Văn mở một loạt phỏng vấn các nhà văn. Đối với nhiều tiểu thuyết gia, báo có đặt ra câu hỏi về chuyện truyện được quay phim, Nhã Ca cho biết có ba tác phẩm, Bình Nguyên Lộc cũng có ba, Duyên Anh có bốn, Nguyễn Thị Hoàng nói đến vài tác phẩm; ngoài ra được biết Văn Quang có hai, Mai Thảo có bốn tác phẩm đã quay thành phim, còn như Chu Tử thì cuốn tiểu thuyết đầu tay vừa xuất bản đã lên đường vào thế giới phim ảnh ngay. Truyện của Ngọc Linh không những lên màn ảnh, còn lên cả sân khấu cải lương. Từ một bài thơ một cuốn truyện chuyển sang một bài hát một cuốn phim, số lượng quần chúng thưởng ngoạn tăng lên, phạm vi phổ biến mở rộng không biết bao nhiêu mà kể. Nhạc và phim có sức quảng cáo cho thơ và truyện hết sức mạnh mẽ. Và quảng cáo là yếu tố quan trọng trong sinh hoạt văn nghệ của giai đoạn sau này. Có những trường hợp quảng cáo làm ra giá trị tác phẩm, ít ra là giá trị nhất thời, phù du. Dĩ nhiên đây không phải là một phát minh của Sài Gòn, của Miền Nam. Bên Tây phương vai trò của quảng cáo cho món hàng nghệ thuật đã được chú trọng từ lâu, nhưng ở ta phải chờ đến thập niên 60 thì chuyện ấy mới thành sự kiện nổi bật. Xưa kia có bán vẫn phải có rao, tuy vậy cái sự rao hàng của văn nhân tài tử vẫn còn phần nào kín đáo. Sau này, bắt đầu từ Tây phương, giới làm ăn (các nhà xuất bản, phát hành) ứng dụng phép tắc quản trị kinh doanh, sử dụng các thuật truyền thông, không chịu nhường bước các đồng nghiệp kinh doanh trong những địa hạt khác. Và họ có lý. Quảng cáo quả nhiên có hiệu lực lớn. Rốt cuộc ta không thể không theo. Dùng một số kỹ thuật quảng cáo, tổ hợp Gió dựng nên “hiện tượng Lệ Hằng”. Giới thiệu cuốn Hòa bình... nghĩ gì? làm gì? (1969) Nguyễn Mạnh Côn mở tiệc ra mắt sách ở nhà hàng Văn Cảnh, quan khách vài trăm người, tai to mặt lớn, tốn kém đến mấy trăm nghìn bạc; rồi Phan Nhật Nam cũng lại có cuộc ra mắt sách ở nhà hàng Continental v.v... Hồi ở Sài Gòn nổi lên phong trào dịch sách Kim Dung, Quỳnh Dao, nhiều nguời có bài mổ xẻ hiện tượng này: Quỳnh Dao là một cây bút tầm thường, tại sao được say mê đến thế? Trên tạp chí Văn số ra ngày 27-11-72 đại khái Vũ Hạnh cho rằng đó là kết quả của quảng cáo: dân đô thị dễ bị quảng cáo chi phối, khi quảng cáo đã làm cho truyện Quỳnh Dao, phim Lý Tiểu Long thành cái mốt rồi thì kẻ không xem lo mình thành lạc điệu, lạc hậu! Thế là cùng xúm nhau xem. Sau này, Trần Hữu Tá ở Bắc vào, “chịu” lập luận ấy lắm, cho là “xác đáng hơn cả.”[12]Tóm lại vào giai đoạn từ 1964 về sau, trong sinh hoạt văn học ở Sài Gòn bắt đầu xuất hiện cái sự việc đã diễn ra từ lâu ở Âu Mỹ: truyền thông và thương mại tung rộng tác phẩm văn nghệ ra quần chúng bằng một cái đà mới rất mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng hạ thấp nó xuống, tạo ra một thứ văn chương không phải là văn chương. Cái đó, Sơn Nam bảo “khó gọi là văn chương”, Pháp bảo là paralittérature. Gọi là cái “thế vì văn chương”, là một thứ “ngụy văn chương” v.v..., sao cũng được. Nó đặt ra một vấn đề của thời đại mới: vấn đề ranh giới của văn chương. Trong số muôn vàn cuốn truyện viết ra, từ những cuốn của Tolstoi, của Balzac, Nhất Linh, cho đến những cuốn truyện gián điệp, truyện Quỳnh Dao, truyện nhật trình, đọc qua rồi vứt, đâu là ranh giới phân biệt cái văn chương với cái phi văn chương, với thứ hàng tiêu khiển để xài nhất thời? Lấy gì làm dấu hiệu nhận ra cái văn chương tính (littérarité) của một công trình xây dựng bằng ngôn ngữ? Phụ nữ và thiếu nhiChiều hướng văn chương bình dân hóa đưa đến lắm chuyện khác nữa; chính vào giai đoạn này mà người độc giả Miền Nam đổi giống và bị trụt tuổi. Như chúng ta đã biết, người độc giả tiêu biểu của giai đoạn 1954-63 là đàn ông, sang giai đoạn sau 63 là đàn bà, là con gái, rồi lại là thiếu nhi. Còn nhớ khi nữ giới tiêu thụ nhiều sách báo hơn nam phái, tạp chí Văn hỏi Mặc Đỗ, ông trả lời: “... trong chiến tranh, độc giả sách phần lớn là phụ nữ có trình độ kiến thức khiêm nhượng, họ có thì giờ và có tiền hơn bọn đàn ông bận chiến trận. Cứ nhìn vào sự thành công của những loại tiểu thuyết tình cảm và do đàn bà viết rất ‘bạo’ cho đàn bà đọc thấy thích như mó vào trái cấm, đủ thấy rõ như vậy.”[13] Lại đến khi thấy Nhã Ca viết cho các em thiếu nữ, báo Văn hỏi Nhã Ca, bà đáp: “Đầu đuôi thế này: có lẽ vì thấy mình sắp già đến nơi, tôi quyết định phải đền đáp gấp cho các bạn trẻ của tôi, bằng cách hoàn thành mười truyện dài viết riêng về tình yêu và tuổi trẻ.” Một lần khác, Nguyễn Nam Anh (cũng thay mặt báo Văn)nói chuyện với Duyên Anh, nhà văn chuyên viết về tuổi thơ cho tuổi thơ, và cũng nhặt được của Duyên Anh một câu tương tự: “Như một người về già thích tuổi thơ vậy.” Người “về già” là Duyên Anh lúc bấy giờ chừng 38 tuổi, và người “thấy mình sắp già” là Nhã Ca được 34 tuổi. Dù sao, không phải lúc nào người cầm bút bắt đầu có tuổi tác cũng lo viết cho tuổi thơ. Vả lại các vị ấy có lẽ chẳng qua muốn tìm một câu nói cho có duyên hơn là cố tình phân tích lý do, còn chúng ta thì đã có lần dông dài về vấn đề này rồi, bất tất phải thêm thắt nữa. Chỉ biết theo cái chiều hướng văn nghệ phổ cập rộng rãi thêm đến các tầng lớp độc giả mỗi lúc một thấp hơn, vào giai đoạn sau 1963 xuất hiện một phong trào sách báo cho phụ nữ và thiếu nhi. Năm 1966 ra đời tờ Tuổi Xanh, năm 1969 tờ Tuổi Ngọc của Duyên Anh, năm 1970 tờ Tuổi Hồng, tờ Thằng Bờm. Lại còn các tờ Tuổi Hoa, rồi tờ Thiếu Nhi (1971-1975) của Nhật Tiến, tờ Yết Kiêu của Lê Tất Điều v.v... Hai nhà văn vừa kể từ trước vẫn viết về thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi bất hạnh; vào giai đoạn sau này Lê Tất Điều còn có thêm một cuốn rất thành công, tức cuốn Những giọt mực (1970). Nhưng chuyên về thiếu nhi vẫn là Duyên Anh (với các cuốn Luật hè phố – 1965, Thằng Vũ – 1965, Bồn lừa – 1967, Con suối ở Miền Đông – 1969, Thằng Côn – 1969, Lứa tuổi thích ô mai – 1970, Tuổi mười ba – 1970...), là Từ Kế Tường (với Những lá thu mưa – 1968, Cánh bướm – 1970, Môi hồng – 1970...) Cái trâng tráoChiến tranh và hỗn loạn, hoàn cảnh xã hội của giai đoạn 64-75 tạo cho người ta một lối sống khác hẳn trước. Chết chóc dễ dàng quá, mạng sống mong manh quá, đành chặc lưỡi: Hơi đâu lo lắng. “Hỡi ơi, sống chết là mưa nắng.” Còn sống ngày nào hãy hưởng vội những gì có thể hưởng: đớùp hít tưng bừng, yêu cuồng sống vội v.v... Giai đoạn này là giai đoạn của những truyện tình táo bạo của dục tình sôi động, cũng là giai đoạn của khẩu ngữ trong văn chương, của những tiếng nói mới — thường thường xuất từ tờ báo của binh chủng không quân, một binh chủng trí thức, có tiếng bay bướm — tiếng nói hóm hỉnh, nghịch ngợm, mà phản ảnh một tinh thần hưởng lạc trắng trợn: đớùp một chầu, thơm em một cái, sức mấy mà buồn v.v... Trong hỗn loạn bày ra những cái ti tiện của con người: ai nấy có dịp chứng kiến cảnh các cha các thầy làm điều xằng bậy dơ bẩn, các tai to mặt lớn lừa gạt phản bội nhau, buôn lậu hột xoàn thuốc phiện, các chính khách, các nhà “cách mạng” muối mặt trở tráo v.v... Thế hệ này càng mất tin tưởng, càng luôn miệng kêu là bị các thế hệ cha anh thiếu tài thiếu đức đưa tới chỗ tai họa. Lời lẽ mỗi lúc một thêm khinh bạc, xấc láo. Người ta không tin vào ai nữa, vào cái gì nữa, coi thường tất cả, khinh miệt tất cả. Hồi 1954 có một cuộc đình chiến, đến 1973 cũng lại có một cuộc đình chiến nữa, nhưng tình hình khác nhau xa. Sau 1954 lớp nghệ sĩ trí thức từ “bên kia” về đem theo một không khí mới, gây một phấn khởi, dựng nên một nền văn nghệ mới. Lai rai từ trước tết Mậu Thân rồi sau này, sau ngưng bắn 1973, cũng có những người “bên kia” về: Kim Nhật tiết lộ về cục R (Về R, 1967), Phạm Thành Tài viết trên Khởi Hành, Xuân Vũ viết Đường đi không đến v.v..., không ai được chú ý. Dư luận dường như không còn mấy quan tâm đến cái phải cái quấy của bên này bên kia nữa, vấn đề chính nghĩa với lý tưởng không còn mấy quan trọng nữa. Chỉ còn một sự khao khát hòa bình, vậy thôi (Nhã Ca: Một mai khi hòa bình (1969), Nguyễn Mạnh Côn: Hòa bình... nghĩ gì? làm gì? (1969). Nói chung, giai đoạn trước nghiêm chỉnh tin tưởng thì giai đoạn này giễu cợt, chán chường, bất cần, ngỗ ngược, trâng tráo. Chính biến 1-11-63 có hồi được gọi là một cuộc cách mạng. Rồi sau đó toàn thị là những chuyện to lớn: cách mạng, phản cách mạng, khởi nghĩa, đồng khởi nghĩa v.v... Trong khi ấy, trên địa hạt văn nghệ chỉ xảy ra một cuộc nổi dậy: cuộc nổi dậy của cái trâng tráo. Nó nổi dậy và củng cố ngay một địa vị vững vàng, không hề bị lật đổ, thay thế, chỉnh lý chỉnh liếc gì ráo. Trâng tráo xuất hiện trên trang sách là do bởi cái trâng tráo trong lòng người. Còn cách mạng, đồng khởi nọ kia, là những xáo trộn ngoài xã hội; e nó không sâu, nó không thâm bằng chút chuyện nổi dậy trên trang sách. Vì đây là sự đảo điên tận trong tâm hồn. Người đầu tiên tung ra lối viết... tàn bạo này không phải là một người trẻ, thuộc thế hệ 64-75. Cũng không hẳn là thuộc thế hệ 54-63, về mặt tuổi tác. Đó là một kẻ đứng tuổi, từng trao tiền cho Vũ Hoàng Chương, toan xuất bản thi phẩm đầu tay của ông Vũ từ hồi tiền chiến: tức Chu Tử. Mặc dù có duyên nợ với văn chương sớm như thế, nhưng Chu Tử chỉ bắt tay viết vào cuối thời đệ nhất cộng hòa. Và khi ông đến với độc giả, ông đến như một khuôn mặt mới mẻ hoàn toàn, mới mẻ và trẻ trung, và đột ngột, xông xáo, ngổ ngáo. Ông mở đầu giai đoạn bằng cái tinh thần ấy. Trong lớp trẻ của giai đoạn sau này có bao nhiêu người — cả người đọc lẫn người viết — mê ông, theo ông. Truyện ông thành công, báo ông thành công, nghĩa là bán chạy. Lối viết của ông có ảnh hưởng rộng rãi: sau ông lắm kẻ cũng trổ tài đập phá, ngổ ngáo, chịu chơi... Nhưng cho đến cuối cùng vẫn chưa có ai qua mặt ông được, vì Chu Tử không phải chỉ chịu chơi trên trang giấy bằng ngòi bút, mà bằng cả cuộc đời. Ông sống như ông viết: Làm tiền ào ạt, vung tiền cũng dữ dằn; ăn chơi cờ bạc hưởng lạc đến nơi đến chốn, mà vì niềm tin tưởng của mình cũng không ngại lao mình vào những hoạt động táo tợn, đụng độ với những nhân vật thế lực, nhiều lần trong đời ông đã đối đầu với súng đạn và sau rốt kết liễu cuộc đời bằng súng đạn. Trong tiểu thuyết của ông có những nhân vật cynique (chữ của ông). Trên các nhân vật ấy, chính tác giả là một người cynique, cầm đầu đám cynique. Một người dám nói toạc những điều khó nói, viết thẳng những điều thiên hạ ngại ngùng, làm những điều bất ngờ, nghịch thường. Chu Tử làm như thế, và tạo ra những nhân vật như thế. Sau khi cuốn Yêu ra đời, theo lời ông[14] thì một số độc giả đã cho rằng câu chuyện bà Hằng “ủng hộ” người dân quân du kích là vô lý, riêng thi sĩ Nguyễn Vỹ còn cho rằng bà Hằng vừa gặp Thúc đã trao thân ngay cho Thúc là quá ư đột ngột. Đại khái, người ta thấy hành động như vậy cynique quá, trâng tráo quá, bất chấp lối xử sự thường tình, trông không giống ai, có vẻ không thực. Ai lại chàng trai gặp người yêu lý tưởng bỗng trắng trợn xin ủng hộ tý sinh lý là cái quái gì? ai lại một người đàn bà học thức quen biết với mấy thiếu nữ xinh đẹp nề nếp, bố con người ta vừa đến nhà, thoắt cái đã ăn nằm ngay với ông bố. Quả có trâng tráo chứ. Kỳ thực, không cần phải chờ đến những chuyện động trời như thế. Mới vào truyện, một chi tiết nhỏ nhặt đã báo hiệu một cái gì khác thường: Khi ông Thúc bảo cho gia đình biết cái tin là bạn của ông, tức ông giáo Đạt, muốn hỏi Diễm là con gái của ông làm vợ, tức thì chị của Diễm là cô Uyển hỏi ngay bố: “Sao ông ấy không hỏi con, ba nhỉ?” Trời đất, sao mà kỳ cục. Hỏi vậy cố nhiên chẳng chết ai, chẳng thiệt hại gì ai, nhưng đời nào con gái lại hỏi xông xổng như vậy bao giờ. Hỏi thế thì không có “ai” bị thiệt hại, nhưng cái nết e lệ cố hữu, cái ý tứ truyền thống của đàn bà con gái xứ ta thì nó bị thiệt hại nặng. Không cần phải giở đến trò ngoạn mục như “ủng hộ” sinh lý, Chu Tử chỉ cho nhân vật mình thỉnh thoảng ăn nói những câu sống sượng bất ngờ cũng đủ làm người độc giả lớp cũ giật mình chán. Không cần những nhát búa mạnh, chỉ gõ khe khẽ, đập khe khẽ vào nề nếp, vào truyền thống, vào cái thường tình, ông đã làm nó long lở bộn bề. Bởi nó không còn vững mấy trong hoàn cảnh xã hội lúc này. Huống chi Chu Tử không phải là kẻ thích chuyện khe khẽ. Ông là một người ồn ào, ông sản sinh ra những nhân vật gàn bướng táo tợn. Anh chàng Tiến trong cuốn Tiền thì khi quyết định “quyến rũ” bà Nguyệt liền tiến hành ngay bằng cách đón bà ta trước cửa cầu tiêu để hôn ẩu; cô Nguyệt thiếu nữ trong trắng yêu tu sĩ Thanh thì đến thẳng tại phòng anh ta, hỏi: “Em hỏi thực anh, giá lúc này em trao thân gửi thịt cho anh, để anh và em biết thế nào là ‘ái ân’ thì anh nghĩ sao?” Anh bàng hoàng, anh còn đang “nghĩ”, cô ta liền dồn tới: “Em muốn được làm vợ anh, ngay bây giờ... ngay lúc này...” Lúc ấy hai người đang ở trong một phòng của nhà chùa! Nhưng chùa thì chùa chứ, “em” đã muốn còn cách nào khác. Cynique, trâng tráo là thế. Mọi sự coi thường, mọi chuyện đều nói được, làm được hết. Sau Chu Tử, lời lẽ mỗi lúc một bạo dạn, một ngông nghênh, gàn bướng. Văn hoạt kê kiểu Thương Sinh, thơ hài hước kiểu Tú Kếu, truyện ngắn kiểu Trần Thị NgH, thơ kiểu Nguyễn Đức Sơn v.v... là cả một phong trào, một cuộc thừa thắng xông lên, một cuộc nổi dậy. “Đầu tiên tôi thở cái phào,bao nhiêu phiền não như trào ra theonín hơi tôi thở cái phèobao nhiêu mộng ảo bay vèo hư khôngsướng nên tôi thở phập phồngmây bay gió thổi trời hồng muôn nămmai sau này chỗ tôi nằmsao rơi lạnh lẽo âm thầm biển ru”[][fn15]Nhân sinh hữu hạn, vũ trụ vô cùng: được lắm. Nằm sảng khoái trên bờ biển cho quên phiền não: tốt thôi. Nhưng còn những tiếng thở “cái phào cái phèo” nghe kỳ cục và ồn ào một cách khiêu khích: đã thế lại còn cái “sướng”, chướng ơi là chướng! Chữ “sướng”, cái chữ sỗ sàng ấy nó không từng có trong ngôn ngữ thi ca xưa nay. Thành thử dù khi ý tưởng không nghịch thường đi nữa thì phong cách vẫn cứ phá cách, ngang phè, quái dị. Không phải chờ đến 1963, 64, một thế hệ trẻ mới ngờ vực, phản đối, mới mất niềm tin. Vẫn chính Chu Tử đã mô tả Hiệp, một thanh niên mới từ Bắc di cư vào Nam ngay từ hồi 1954 như một nhân vật có tâm trạng mệt mỏi, chán ngán, “tâm trạng một kẻ lạc lõng, đi tìm tin tưởng để có lý do sống (...) từ khi tỉnh mộng ‘Việt Minh’, chàng bơ vơ, cố bấu víu vào bất cứ cái gì để sống, để tạo tin tưởng, nỗi thất vọng của chàng đối với các chính quyền quốc gia liên tiếp...”[16] Tuy nhiên, sang giai đoạn sau 1963, thất vọng ấy chuyển sang một cung bực mới, hiển nhiên trầm trọng. Cái trâng tráo sau 1963 phải phổ biến rộng rãi đến một mức nào đó nên một nữ sĩ như Nguyễn Thị Thụy Vũ mới có thể thản nhiên đáp lời Du Tử Lê trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Văn: “Hình như tôi thường nghiêng nặng về những nhận vật cynique hơn là những nhân vật sống hợp lý với cuộc đời... Có lẽ tôi sống giữa lũ bạn bè cynique nhiều quá chăng?” Chắc chắn thế. Nữ sĩ có “lũ bạn bè cynique” của mình, các nhân vật bà dựng nên cũng tha hồ dập dìu đàn đúm với “lũ bạn bè cynique” nườm nượp xung quanh họ: những nhân vật của Nguyễn Thị Hoàng, của Trần Thị NgH, của Lệ Hằng v.v... chẳng hạn. Trâng tráo là cách phát biểu cực đoan của tinh thần hoài nghi. Cái cực đoan là của giai đoạn sau 63, tinh thần ngờ vực là của chung cả một thời kỳ. Sau 54 hoài nghi đưa tới xét lại, tìm kiếm; sau 63 nó đưa tới chỗ chán nản. Dù không ở trong hoàn cảnh khốn đốn như ta, hình như Pháp cũng có một hiện tượng văn học tương tự. Người ta nói đến cái xu hướng tiểu luận của thế kỷ hai mươi (l’essayisme du XXe siècle): từ đầu thế kỷ đến nay hầu như nhà văn lớn nào cũng có viết ít nhiều tiểu luận, như L’homme révolté của Albert Camus, Situations của J. P. Sartre, tuyên ngôn của A. Breton v.v... Essai là tên tác phẩm của Montaigne hồi thế kỷ XVI, tiêu biểu cho tinh thần ngờ vực, phản đối, xét lại. Ở ta từ đầu thời kỳ 1954-75 từng có phong trào mê say triết lý, ham suy tưởng, soát lại các giá trị tinh thần, “nhận định” về mọi vấn đề, “đi tìm một căn bản tư tưởng”, vạch tìm một “luyến ái quan” mới v.v... Càng về sau những tiểu luận như thế càng xuất hiện nhiều, khiến có người đã đem ra đùa giễu. Nhân vì có những kẻ ra sách Nhận định I, Nhận định II, Nhận định III, Tạp bút I, Tạp bút II, Tạp bút III, Thái độ I, Thái độ II, v.v..., trên tạp chí Văn có lần ông Nguyễn Minh Hoàng (dưới một bút hiệu nào đó) đã gợi đến những cuốn Lăng nhăng I, Lăng nhăng II! Lăng nhăng hay không lăng nhăng, đây là một thời có nhiều thắc mắc, tìm tòi. Và cuối cùng, cuối mọi suy tư rối rắm, tế nhị, là một sự trâng tráo. Phong trào về nguồnỞ đời vẫn xảy ra những cái mâu thuẫn, tréo cẳng ngỗng. Một xu hướng văn chương ngỗ nghịch lại đồng thời với một phong trào bảo tồn truyền thống. Thái độ khinh bạc đi cùng với một thái độ trân trọng. Bởi vì cũng vào giai đoạn sau 1963 từng xuất hiện một phong trào “về nguồn”. Năm 1962, một nhân viên Thông tin quê ở Quảng Ngãi cho xuất bản một cuốn sách giới thiệu tỉnh mình, cuốn Non nước xứ Quảng. Không ai hay biết, không ai chú ý đến tác phẩm khiêm tốn ấy, không một tờ báo nào nói đến nó; thế nhưng ông Phạm Trung Việt vẫn bán được chút đỉnh, bán lai rai. Đó là điều quan trọng lắm, bởi vì ông tự bỏ tiền ra in sách, dù ghi là sách do Thiên Bút văn đoàn xuất bản. Cuối cùng, ông cũng bán hết sách (chắc chắn in không nhiều, chừng một nghìn bản). Năm 1965 ông tái bản, và lại bán hết nữa. Lần này nhà xuất bản Khai Trí để ý đến tác phẩm của Phạm Trung Việt: từ năm 1969 về sau, sách ấy do Khai Trí tái bản. Cũng từ khoảng 1965 về sau, nhiều người khác viết địa phương chí và nhiều vị thành công. Ông Nguyễn Đình Tư năm 1965 cho in cuốn Non nước Phú Yên với lời tựa của Nguyễn Hiến Lê, năm 1969 lại có cuốn Non nước Khánh Hòa. Nhưng công phu và xuất sắc nhất có lẽ là hai cuốn Non nước Bình Định (1967, 515 trang) và Xứ trầm hương (1969, 480 trang) của Quách Tấn. Tất cả những tác phẩm ấy đều được độc giả đón tiếp nồng nhiệt. Loại biên khảo này trở thành phong trào từ giữa thập niên 60 đến giữa thập niên 70. Ngoài những cuốn được xuất bản, còn bao nhiêu là cuốn địa phương chí khác phổ biến dưới hình thức bản đánh máy, hay in ronéo. Khắp Miền Nam không tỉnh nào là không có một cuốn địa phương chí. Tất nhiên địa phương chí không phải là tác phẩm văn nghệ, phong trào viết địa phương chí không phải là một phong trào văn nghệ. Chỉ thỉnh thoảng chúng ta mới bắt gặp trong các sách địa phương chí một đôi cuốn có giá trị nghệ thuật, như tác phẩm của thi sĩ Quách Tấn, mà thôi. Nhưng ở đây tôi muốn ghi nhận một điểm tâm lý của đồng bào ta vào giai đoạn ấy: cái tâm lý tự dưng quay về với quê hương, chăm chút quí trọng từng đặc điểm, đặc sản của địa phương, ghi chép từng câu hò câu hát, tò mò xem xét từng lá rau ngọn cỏ nơi quê mình. Gần thì làng quê, tỉnh quê, xa rộng hơn thì cả nước là quê hương. Tất cả chợt trở nên đáng yêu đáng quí vô ngần. Địa phương chí là một hình thức quay về nguồn gốc. Loại sách tìm hiểu phong tục của Toan Ánh là một hình thức khác. Toan Ánh là một tác giả thuộc thế hệ tiền chiến, sách của ông như những cuốn Phong lưu đồng ruộng, Thanh gươm Bắc Việt (1950) ra đời đã lâu, không được chú ý. Mãi đến năm 1959 ông còn cho in cuốn Bó hoa Bắc Việt với bài tựa của Bùi Xuân Uyên và cuốn Ký vãng với lời tựa của Triều Đẩu là một tác giả không mấy tiếng tăm. Thế rồi giữa thập niên 60 bỗng dưng sách tìm hiểu quê hương, tìm hiểu dân tộc, sưu tầm cổ tục của Toan Ánh thành một món thời thượng, được tranh nhau mua, được xuất bản tới tấp, cuốn cuốn dày cộm, trông đồ sộ quá chừng. Bấy giờ chắc chắn ông nổi danh hơn cả các vị từng đề tựa cho sách ông. Cũng vào lúc bấy giờ trong giới sinh viên lại nổi lên phong trào mua một thứ sách thời thượng nữa: là sách triết học Kim Định. Sách ấy có được đọc nhiều chăng? Không thể biết được; đây không phải là thứ sách dễ đọc. Nhưng mua nhiều, yêu thích nhiều thì hiển nhiên. Kim Định phát huy cái triết lý của Việt nho. “Nho” là của Á Đông da vàng, đã là một cái khoái rồi; lại còn “Việt” nữa thì chịu sao thấu mà bảo không yêu? Chuyện dân tộc có lúc đi quá đà, hóa ra chuyện chủng tộc. “Người con gái Việt Nam da vàng”, câu hát ấy được nghêu ngao khắp nơi. Một điểm tâm lý đã thể hiện trong văn chương tất có thể hiện trong những ngành nghệ thuật khác: hát xướng chẳng hạn. Phạm Duy cho xuất bản một cuốn biên khảo về dân nhạc Việt Nam và những tuyển tập Dân ca, in đi in lại hoài. Bấy giờ có những ca sĩ chuyên hát dân ca (Tuyết Hằng, Hoàng Oanh...) Gái da vàng, qua cầu gió bay, quạ kêu, ngựa ô, con sáo qua sông v.v... trong thập niên cuối cùng trước khi sụp đổ khắp trời Miền Nam bàng bạc những điệu hát quen thuộc, những câu hò tự nghìn đời truyền lại. Sáo ngữ của giai đoạn văn học này là những tình tự dân tộc, tinh thần dân tộc, mẹ Việt Nam, mẹ đau thương, mẹ gầy mòn, nước mắt mẹ già v.v... Trên các báo Hành Trình, Đất Nước... có rất nhiều tình tự dân tộc; Lý Chánh Trung có cả một cuốn sách Tìm về dân tộc (1967); Bình Nguyên Lộc, một tiểu thuyết gia, bỗng dưng cũng đeo đuổi cả một công trình nghiên cứu qui mô về nguồn gốc dân tộc; Sơn Nam đặt vấn đề Người Việt có dân tộc tính không (1969); Doãn Quốc Sỹ ca ngợi Người Việt đáng yêu (1965); Vũ Hạnh (dưới bút hiệu Hồng Cúc) viết Người Việt cao quí, cuốn sách bán rất rộng rãi... Nhiều cơ sở văn nghệ ra đời vào độ ấy cũng chọn cho mình những cái tên thấm nhuần tinh thần về nguồn: báo Giữ Thơm Quê Mẹ, nhà xuất bản Ca Dao, Bách Bộc, An Tiêm v.v... Và một vài vấn đề trở nên sôi nổi: thơ văn yêu nước, hoạt động yêu nước chống ngoại xâm. Nguyễn Văn Trung đặt lại giá trị hoạt động văn học của Phạm Quỳnh trên tinh thần dân tộc; Thái Bạch sưu tầm thơ văn yêu nước chống Pháp; Nguyễn Văn Xuân khảo về các gương kháng Pháp, về phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh ở ngoài Trung, Sơn Nam về một phong trào tương tự trong Nam; Nguyễn Văn Hầu, Phạm Long Điền sưu tầm văn học truyền khẩu dân tộc, văn học đối kháng thực dân trong Nam v.v... Chuyện nghiêm chỉnh, công phu, có giá trị, cũng như chuyện qua quít, nhăng nhít (của Thái Bạch chẳng hạn) cùng tiến hành rầm rộ. Tiến hành trong... tình tự dân tộc, trên tinh thần về nguồn. Dù về nguồn là hay, không phải lúc nào người ta cũng hối hả về nguồn như vậy. Tất có một vài lý do. Trong trường hợp này điều đáng nghĩ đến trước tiên chắc chắn là sự hiện diện của người Mỹ. Mỹ đến là để giúp Miền Nam, nhưng người Việt vẫn cứ cảm thấy sự hiện diện nọ là một hiện diện uy hiếp. Người Mỹ đông đảo quá, giàu có quá, cao lớn nghênh ngang quá; tiền bạc Mỹ, văn hóa phẩm Mỹ và lối sống Mỹ đảo lộn nếp sống Việt. Về nguồn là một phản ứng tự vệ của dân tộc. Cuộc tiếp xúc với người Mỹ tuy ngắn ngủi nhưng đã có ảnh hưởng mạnh. Ảnh hưởng có thể chưa sâu xa, nhưng quả là mạnh mẽ. Cái quần cái áo, cái tóc cái tai, lời ăn tiếng nói, điệu bộ, bài hát của thanh niên nam nữ Việt ở các đô thị thay đổi nhanh như chớp. Vào giai đoạn này có một phong trào dịch thuật ở Sài Gòn. Nói chung chúng ta đón nghe tiếng nói bốn phương bất cứ từ đâu đến: Tàu cũng như Tây, Nam Mỹ có mà Nga xô cũng có; tuy nhiên sách Mỹ vẫn có sức tràn lấn hơn các sách khác vì nó có nhiều phương tiện hơn. Ngoài những tác phẩm Mỹ được chọn dịch theo sở thích của dịch giả, theo đòi hỏi của độc giả, lại còn những tác phẩm được cho dịch theo chủ trương của các cơ quan văn hóa Mỹ, những sách do nhà xuất bản Hiện Đại ấn hành chẳng hạn. Từ 1963 về trước, văn hóa Tây phương đối với chúng ta là Pháp, cùng lắm là Âu châu. Sau 1963, độc giả Việt Nam làm quen với văn hóa Hoa Kỳ: sách tiêu khiển thì trinh thám gián điệp Pháp phần lớn cũng dịch từ Mỹ ra; tình ái lâm ly thì Eric Segal sôi nổi kém gì Francoise Sagan; triết lý “cách mạng” thì Herbert Marcuse trẻ trung hơn Jean Paul Sartre; truyện ngắn truyện dài thì Saul Bellow, J. D. Salinger, John Updike, H. Miller v.v... “mới” ra phết. Có những tác giả nổi tiếng vì dịch sách Hoa Kỳ (như những vị đã dịch Bố già, Bắt trẻ đồng xanh v.v...). Thời gần đây, người Việt Nam từng hoan hỉ tiếp nhận sách Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, văn thơ Balzac, Lamartine, V. Hugo..., lẽ ra khi đến lượt văn hóa Hoa Kỳ, nó cũng gặp một thái độ cởi mở như thế. Tiếc rằng văn hóa phẩm Mỹ đến cùng lượt với quân đội Mỹ trong khung cảnh bom đạn chết chóc nên không được vui. Gặp ông khách mạnh át cả chủ, chủ dù vồn vã bản năng tự vệ cũng ngầm xui chuyện về nguồn. Phong trào dịch thuậtNhân chuyện sách Mỹ, nên nói luôn cả về phong trào dịch thuật nói chung, vì có lẽ đó cũng là một lý do nữa khiến phát sinh tâm lý về nguồn. Người ta nhận thấy giai đoạn sau 1963 ở Miền Nam bỗng có sự chú ý đặc biệt hướng ra ngoài. Một nhà xuất bản ra đời thoạt tiên với chủ trương là chỉ in sách dịch: nhà Giao Điểm. Tháng 4-1963 tác phẩm đầu tiên của nhà này được tung ra với lời ghi ở trang cuối: “Cơ sở xuất bản của một nhóm văn nghệ trẻ và nghèo: Giao Điểm chủ trương phiên dịch và xuất bản một số tác phẩm của ba tác giả: Albert Camus, Merleau Ponty và Jean-Paul Sartre.” Bán nguyệt san Văn là tờ tạp chí văn nghệ sống từ đầu tới cuối giai đoạn này, trong hơn mười một năm nó dành ra hơn chín chục số đặc biệt cho văn học ngoại quốc. Tức là xấp xỉ một phần ba tổng số báo xuất bản. Hình như chưa bao giờ một tạp chí văn nghệ nước nhà dành cho các nước ngoài một phần quan trọng đến thế. Và đó không phải là do cái sở thích riêng của người chủ trương tờ Văn. Bởi vì văn nghệ ngoại quốc không chỉ xuất hiện trên Văn mà thôi; nó được dịch được in lung tung, do nhiều người khác, nơi khác. Và càng về cuối giai đoạn này dịch phẩm lại càng ra đời tới tấp; sau 1970 có lúc nó ra đời nhiều hơn cả sách do tác giả Việt Nam viết! Đến mức ấy thì loạn quá: sách dịch làm xôn xao dư luận. Có nhiều người lên tiếng trên báo chí về “hiện tượng sách dịch.” Tháng 8-1973, tạp chí Văn ra số đặc biệt về “hiện tượng sách dịch”. Trả lời cuộc phỏng vấn đăng trên số báo vừa nói, ông Mặc Đỗ bảo: “... tôi thấy trước hết nên chê và lo ngại về thái độ quá hốt hoảng của người mình (...) Thấy có nhiều sách dịch mà hốt hoảng lên, sợ văn hóa ngoại quốc ăn gỏi mất văn hóa dân tộc, thì vấn đề không còn ở bình diện văn hóa nữa mà bắt sang địa hạt phân tâm học, phải đem cả nước ra nằm trên cái ghế dài kể bịnh cho ông y sĩ chuyên khoa ngồi bên cạnh cầm cuốn sổ và cây bút vừa thủ thỉ hỏi chuyện vừa ghi chép, và cho thuốc. Những người hốt hoảng không phải là thầy thuốc, họ chỉ là những con bịnh cần được chữa trị.” Trong mười nhân vật được phỏng vấn, Mặc Đỗ có câu đáp độc đáo nhất. Hầu hết mọi người đều công nhận một điều: là sách dịch có ích lợi, như vậy tại sao lo lắng? Sự lo lắng hốt hoảng kia có quá đáng, và nhận định của ông Mặc Đỗ e cũng quá lời. Dù sao, dù có là bệnh hoạn hay không bệnh hoạn, hãy ghi nhận cái tâm lý lo lắng: tôi nghĩ rằng tâm lý ấy có phần đóng góp của nó vào phong trào văn nghệ về nguồn. Làm sao khác được: một khi đã lo sợ trước sự xâm lấn từ ngoài vào thì tự dưng người ta phải quay về củng cố và phát huy cái hay cái đẹp cố hữu. Về nguồn là một phản ứng trước phong trào dịch thuật. Phản ứng để quân bình một thế nghiêng lệch mạnh về bên ngoài. Chúng ta đã nói đến hiện tượng sách dịch như một trong những nguyên nhân của khuynh hướng về nguồn? Tại sao vào khoảng những năm ấy lại phát sinh ra hiện tượng ấy tại Miền Nam? Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Văn (số vừa nói trên đây) câu hỏi cũng đã được đặt ra. Và ông Mặc Đỗ vẫn có ý kiến phong phú hơn cả. Ông cho rằng chiến tranh thường tông ra nhiều cánh cửa đóng kín cho nên sau một cuộc chiến tranh ở các nước vẫn hay có phong trào dịch sách ngoại quốc, hứng thêm gió mới. Ông lại nhận thấy trong chiến tranh đàn ông bận rộn đàn bà đọc nhiều, chiến tranh vừa dứt (ý ông muốn nói đến cuộc ngưng chiến do hiệp định Ba-lê đầu năm 1973) có một khối độc giả đàn ông rảnh tay súng, tức một khối độc giả có trình độ khá và tò mò tìm hiểu, đòi hỏi sách dịch. Thiết nghĩ bất cứ lúc nào, hễ nước nhà gặp “vận hội mới”, hoặc đối đầu với hoàn cảnh mới, hoặc tiếp xúc với một nền văn hóa mới, hoặc lâm cảnh khó khăn cần một chọn lựa v.v... thường thường chúng ta đều sẵn sàng nghiêng tai nghe ngóng, tìm tòi học hỏi, đón chờ tiếp nhận ý kiến bốn phương. Trung Quốc, Nhật Bản hồi đầu thế kỷ từng có phong trào dịch Âu Mỹ, ở ta thời Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh từng dịch nhiều vì thế. Từ 1954 về sau, ta hết giới thiệu triết hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận lại dịch thiền, dịch Phật, dịch Herman Hesse v.v..., chẳng qua cũng là một cảnh loay hoay không ngừng cố gắng “đi tìm một căn bản tư tưởng” trong hoàn cảnh lúng túng bế tắc của đất nước. Khối sách dịch vì tìm hiểu ấy vào giai đoạn cuối của thời kỳ này lại được tăng cường khủng khiếp bằng số lượng sách dịch tiêu khiển (tiêu khiển là một đặc điểm của giai đoạn này); bảo sao mà không ùn ùn tràn ngập. Mặt khác, số lượng độc giả có trình độ cao vào giai đoạn sau này khá đông đảo nhờ sự phát triển của các trường đại học; nhưng Việt ngữ đã dần dần thay thế sinh ngữ ở cấp đại học cho nên trình độ ngoại ngữ của đa số sinh viên không đủ để họ đọc hiểu dễ dàng sách nước ngoài. Ngày trước độc giả “thấp” không hay đọc văn phẩm nước ngoài, độc giả “cao” thì đã có đủ vốn ngoại ngữ để đọc thẳng ngoại thư. Vào lúc này trình độ ngoại ngữ không theo kịp trình độ kiến thức cho nên nhu cầu sách dịch tăng cao. Khảo luận phát triểnSự phát triển đại học cũng là lý do của một đặc điểm khác của giai đoạn văn học 64-75 tại Miền Nam: vào những năm cuối cùng của thập niên 60 và đầu thập niên 70 hai bộ môn biên khảo và phóng sự vượt trội hẳn lên. Sách biên khảo — như đã nói — có lẽ liên hệ với đại học: nhiều sinh viên nhiều giáo sư thì dễ được nhiều thành quả nghiên cứu hơn trước. Còn phóng sự mà phát triển vào lúc này thì chắc chắn là do tình hình chiến sự. Vào giai đoạn này ngành biên khảo ở Miền Nam không phải chỉ thêm thành tích, mà còn tăng thêm nhiều tác giả mới, mở rộng phạm vi nghiên cứu ra những địa hạt mới. Thật vậy, trong địa hạt triết học người ta thấy xuất hiện thêm những Lương Kim Định, Nhất Hạnh, Trần Văn Toàn, Tuệ Sỹ v.v..., về sử học thêm những Phạm Cao Dương, Nguyễn Khắc Ngữ, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Thế Anh..., về các hoạt động biên khảo liên quan đến văn học nghệ thuật (ngữ học, huyền thoại học, lịch sử văn học và báo chí, lý luận và phê bình văn học v.v...) có thêm những Trần Ngọc Ninh, Huỳnh Văn Tòng, Cao Huy Khanh, Cao Thế Dung, Nguyễn Văn Sâm, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Quốc Trụ v.v... Mặt khác, trước kia, hồi tiền chiến hầu hết biên khảo thường không ngoài các môn văn học, sử học, triết học; sau này lãnh vực khảo cứu mỗi lúc một mở rộng và một phần lớn thoát hẳn ra ngoài phạm vi văn học (kinh tế, chính trị, hành chánh, khảo cổ, địa chất v.v...) Ký thịnh hànhCũng vào giai đoạn này bộ môn phóng sự phát triển đột ngột. Bảo rằng có chiến tranh tất phải có ghi chép về chiến tranh thì cũng không hẳn: Suốt thời kỳ chín năm kháng chiến chống Pháp 1945-54 chúng ta không thấy phía bên này có cuốn phóng sự, hồi ký nào đáng kể. Thế nhưng khi cộng sản đánh mạnh vào Miền Nam sau 1963 tức thì xuất hiện một loạt nhiều thiên phóng sự có giá trị, do những cây bút khác nhau, phần nhiều là mới. Các phóng sự ra đời vào lúc này — hoặc xuất bản ngay thành sách, hoặc đăng tải trên mặt báo — hầu hết đều viết với giọng sôi nổi, thiết tha, đầy nhiệt tình. Ngay sau chính biến 1-11-63, khi Bắc Việt khởi binh đánh lớn, Phan Nghị đã có những cuốn Đường mòn Hồ Chí Minh (1965), Vượt Trường sơn (?), Dzoãn Bình đã cho xuất bản Những trận đánh ác liệt trong mùa mưa 1965 (1965), những tác phẩm cho thấy chiến cuộc lần này được văn giới theo sát, nhìn rõ, thuật kỹ, chứ không né tránh với nhiều mặc cảm như cuộc chiến tranh trước đây. Không những thế, trong chiến cuộc lần này lại có những kẻ bỏ cộng sản quay về tiết lộ cái mặt trái của phía bên kia, như Kim Nhật trong Về R (1967), như Xuân Vũ trong Đường đi không đến. Sau đó, chiến trận ở An Lộc, ở Quảng Trị, Thừa Thiên, cuộc hành quân qua Lào v.v... đều có người ghi chép, tường thuật. Vào những năm sau cùng, 1974-75, Nguyễn Tú bám theo các cuộc hành quân trên từng mặt trận, viết ngay ngoài mặt trận, viết trên đường di chuyển dưới lằn đạn, gửi về Sài Gòn hàng ngày từng đoạn có lúc lâm ly thê thiết, có khi phẫn nộ hào hùng, những trang chữ nóng bỏng thời sự để đăng nhật trình mà cũng nồng nàn tình cảm, xứng đáng với những tác phẩm nghệ thuật có giá trị lâu bền. Trong cuộc chiến tranh 45-54 trước kia hình như trong hàng ngũ sĩ quan Việt Nam không có ai ghi chép cả. Như thể không ai trông thấy gì, nói năng gì. Trái lại trong giai đoạn 1964-75, rất nhiều người trong quân đội, nhất là lớp sĩ quan trẻ tuổi, họ làm thơ, họ viết văn, họ viết phóng sự, ký sự, bút ký về cuộc chiến tranh với cộng sản mà họ đang tham dự: Phan Lạc Tiếp, sĩ quan Hải quân, viết Bờ sông lá mục (1969) về cuộc chiến trên sông bể; Trang Châu viết Y sĩ tiền tuyến (1970), nhìn cuộc chiến từ vị thế một bác sĩ quân y; Dương Nghiễm Mậu, trong ngành Tâm lý chiến, viết Địa ngục có thật (1969); nhất là Phan Nhật Nam, sĩ quan Nhảy dù, trải qua đủ các vinh nhục của cuộc sống quân ngũ, có mặt tại khắp các mặt trận ác liệt, tiếp xúc với đối phương từ ngoài mặt trận cho đến trong nhà tù, Phan Nhật Nam viết liên tiếp một loạt bút ký thật sôi động. Mặt khác, cũng nên để ý rằng sau 1963 có nhiều người viết hồi ký hơn trước, từ một tùy viên của tổng thống cho đến các tướng lãnh, từ một cựu tù nhân cho đến một cựu viện trưởng đại học. Hai cuốn hồi ký được nhắc nhở nhiều nhất lúc bấy giờ là cuốn Trại Đầm Đùn của Trần Văn Thái và Bên giòng lịch sử của Cao Văn Luận. Lập trường chính trị và quan điểm văn nghệ Nhìn qua các hoạt động văn nghệ của giai đoạn 1964-75, người ta thấy đến đây không còn có chủ trương trường phái, không còn có phân biệt lớp cũ lớp mới, lớp già lớp trẻ, văn nghệ hôm qua văn nghệ hôm nay gì nữa. Vào đầu giai đoạn trước, ngay sau cuộc di cư 1954 từ Bắc vào, tại Miền Nam dù không có xung đột gay cấn vẫn xảy ra cái gì như thể sự đứng dậy của một lớp mới. Giữa Sáng Tạo và Văn Hóa Ngày Nay tuy không bút chiến chính thức nhưng hiển nhiên có sự đối nghịch nhau. Hồi đó có một ý muốn “làm mới” nghệ thuật, có sự hãnh diện phô trương của một “lớp trẻ hôm nay”. (Trong ngành họa có hẳn một hội “Họa sĩ trẻ”.) Bước sang giai đoạn này — sau mười năm — lớp trẻ ba mươi bốn mươi đã không còn trẻ vào tuổi bốn năm mươi. Thế nhưng thế hệ sau không có ý nghĩ truất phế họ, kèn cựa với họ. Nghệ thuật cũng không ai cần “làm mới” thêm. Thơ tự do lặng lẽ trở về xếp hàng đều đặn trong kỷ luật vần điệu: Đại đa số những thi sĩ nổi tiếng của giai đoạn sau thường làm thơ lục bát, thơ thất ngôn, các thể thơ cũ. Thế hệ này còn tỏ ra “dễ thương” hơn nữa: Thỉnh thoảng các tạp chí văn nghệ tổ chức một cuộc phỏng vấn, hỏi họ thích đọc những ai, lắm người chọn ngay một trong những đàn anh lớp kề mình, lớp văn thi sĩ của giai đoạn trước. Từ trước đến sau 1963 có chuyển biến trong tình thế, có thay đổi trong tâm tình, có khác biệt rõ rệt giữa thế hệ này với thế hệ khác; mặc dù vậy họ sống với nhau êm thấm, sống “hòa hợp hòa giải”. Không hề có những va chạm, những phủ nhận lẫn nhau như thường xảy ra trong lịch sử văn học đó đây. Điều đáng nói nữa là thế hệ 64-75 — như ta đã biết — vốn không phải dễ tính! Họ cáu kỉnh, họ ngổ ngáo, khinh mạn... Tại sao có chuyện như vậy? Phải chăng vì từ 1964 về sau tình hình nước nhà quá ngổn ngang, người ta có quá nhiều cái để bận tâm hơn là chuyện trường phái, chủ trương văn nghệ: Trong khi đôi bên đổ máu để giành đi giành lại từng tấc đất ở An Lộc, ở cổ thành Quảng Trị, hoàng thành Huế v.v... mà mình mãi xun xoe về một vấn đề kỹ thuật thơ văn, có vẻ nhẫn tâm chăng? Hoặc giả vì vào lúc văn nghệ xuống đường tìm đại chúng, kẻ trước người sau xúm nhau viết cho đàn bà con trẻ đọc, viết lấy nhanh lấy nhiều, thử hỏi mấy ai còn tâm trí để “làm mới” nghệ thuật? Có lẽ mỗi đàng một tí, lý do nào cũng có lý. Rột cuộc, giai đoạn 64-75 là một giai đoạn văn nghệ đề huề. Ở Miền Nam, tạp chí văn nghệ có mặt gần suốt thời kỳ 1954-75 là tờ Bách Khoa, và tạp chí văn nghệ có mặt suốt giai đoạn 64-75 là tờ Văn của Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao (từ 1-1-64 đến ngày cuối cùng chế độ tự do ở Miền Nam). Kể ra còn có tờ Văn Học của Phan Kim Thịnh, ra đời từ năm 1962 và cũng tiếp tục xuất bản đến mùa xuân 1975; tuy nhiên tờ Văn Học không qui tụ được mấy văn nghệ sĩ, không có ảnh hưởng bao nhiêu, và về sau chỉ làm những số đặc san gom góp tài liệu cho học sinh trung học mà thôi. Bách Khoa là của cả hai giai đoạn, nó không tiêu biểu cho giai đoạn đầu. Những tạp chí thuộc giai đoạn đầu (như Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Hiện Đại, Văn Hóa Ngày Nay, Tân Phong v.v...) đều có quan điểm riêng đôi khi quá khích, và những tờ ấy đã tàn đi trong một giai đoạn. Tờ Văn thì có thể coi là tạp chí văn nghệ tiêu biểu cho giai đoạn thứ hai. Và cái tiêu biển ấy khác hẳn đặc điểm của những tờ tạp chí thuộc giai đoạn thứ nhất. Trong giai đoạn trước Sáng Tạo không chịu chủ trương của Văn Hóa Ngày Nay, không dung nạp các tác giả bên Văn Hóa Ngày Nay, và ngược lại. Vào giai đoạn sau, Văn là diễn đàn của tất cả mọi người, từ Đông Hồ đến Trần Thị NgH., già cũng như trẻ, kim cũng như cổ. Đây là hội hòa đồng. Chẳng những hòa đồng văn giới trong một nước với nhau, mà còn hòa đồng vui vẻ cả năm châu bốn bể: Văn mở cửa rộng đón các tác giả nước ngoài từ khắp Á Âu Phi Mỹ... Cũng không phải chỉ tờ Văn với Trần Phong Giao có thái độ ấy; về sau, vào năm cuối của tạp chí này, Mai Thảo đến thay thế Trần Phong Giao, đường lối của Văn vẫn vậy. Và trước khi đến với Văn, Mai Thảo chủ trương tờ Nghệ Thuật cũng không còn tha thiết với chuyện làm mới làm miếc gì nữa; những cây bút cùng nhóm cùng lứa với ông không còn thuộc vào lớp mới lớp trẻ nữa. Chỉ là tiếp tục một hoạt động vậy thôi. Mà người trẻ người mới bấy giờ như Viên Linh khi đứng ra chủ trương Khởi Hành và Thời Tập cũng lại không phải vì một quan điểm, một đường hướng văn nghệ nào riêng biệt. Không khởi xướng cái gì, không phản ứng chống lại cái gì. Tóm lại, về một phương diện đây là giai đoạn dễ dãi, vui vẻ cả làng. Nhưng về một phương diện khác, trong giai đoạn này giới văn nghệ tỏ vẻ gay cấn. Chẳng hạn tờ Chính Văn của Nguyễn Mạnh Côn khác hẳn Đất Nước của Nguyễn Văn Trung, những gì Phan Nhật Nam viết khác hẳn những gì được viết trên Giữ Thơm Quê Mẹ. Về mặt chính trị, có đường lối riêng, thái độ riêng rõ rệt. Ai giữ chủ trương nấy, không hòa hợp được, không vui vẻ đề huề được. Khác hẳn với không khí chính trị hồi giai đoạn trước. Thực ra, trước không phải không có thái độ chính trị riêng: nhóm Nhân Loại lập trường đâu giống Tự Do? Tuy nhiên sự lên tiếng của Nhân Loại ngắn ngủi, lẻ loi, yếu ớt; đại đa số trong văn giới đứng về phía khác. Sau này bỗng dưng chuyện nghệ thuật xem như nhẹ hẫng; mà văn giới lại tan rã, chia năm xẻ bảy vì chính trị. Thì cũng như trước kia giữa Sáng Tạo với Văn Hóa Ngày Nay không có tranh luận; sau này giữa những cây bút chống cộng với thân cộng, giữa tả với hữu cũng không có xung đột công khai nào; nhưng không khí rõ ràng nặng nề. Thậm chí trong chuyện biên khảo phê bình văn học lắm khi cũng lẩn quất một cái gì không hẳn là văn học, chuyện nghe nhạc không hẳn ra nghe nhạc: hãy nhớ lại cách nhận định về địa vị Phạm Quỳnh của Nguyễn Văn Trung và của Thanh Lãng, cách thưởng thức nhạc Phạm Duy và nhạc Trịnh Công Sơn, cách nhìn lại vai trò Trương Vĩnh Ký cùng các tờ báo đầu tiên trong Nam v.v... lúc bấy giờ. Vì dễ dãi trên quan điểm nghệ thuật cho nên bài văn nghệ gửi đăng báo nào cũng được, cũng là anh em cả, không cần mỗi nhóm một tờ báo riêng; vì gay cấn trong thái độ chính trị cho nên từng nhóm chính trị muốn cất tiếng nói riêng. Giai đoạn 64-75 ở Miền Nam rốt cuộc có nhiều tạp chí chính trị hơn là tạp chí văn nghệ. (Dĩ nhiên loại báo nói đây là không kể những thứ báo chí của chính quyền, của các đoàn thể, cơ sở văn hóa, viện đại học, cũng không kể những thứ báo cho trẻ con, báo giải trí cho bình dân, cho phụ nữ, như Tuổi Xanh, Tuổi Hồng, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai v.v...) Nhiều thật chứ: nào những Lập Trường (ở Huế), Hành Trình, Đất Nước, Làm Dân, Trình Bày, Tin Văn, Đối Diện, Thái Độ, Chính Văn, Đời...; có tờ thuần túy chính trị, có tờ mang dạng vẻ văn nghệ do một ý đồ chính trị. Còn thực sự là báo văn nghệ thì được mấy đâu: Văn, Khởi Hành, Thời Tập, Nghệ Thuật, Tân Văn... (trong đó Văn với Tân Văn cùng một gốc, Khởi Hành với Thời Tập cùng một người chủ trương). Tình hình như vậy, nghĩ lại cũng là thường tình. Trong hoàn cảnh chiến tranh thảm khốc, nhẹ văn nghệ nặng chính trị là phải lẽ; lại trong hoàn cảnh khẩn trương ác liệt, ai nấy bị dồn đến chọn lựa dứt khoát thì các mối bất đồng có trở nên gay cấn cũng là phải nữa. Tuy vậy cái thường tình ấy khiến cho văn giới Miền Nam sau mùa xuân 1975 chẳng những tan tác mà lắm kẻ còn lâm cảnh bẽ bàng. Phan Nhật Nam, Dấu binh lửa, Tinh Hoa Miền Nam tái bản ở Hoa Kỳ, tr 52.[2] Sđd.[3] Vũ Khắc Khoan, Thần tháp Rùa, Ngàn Lau tái bản, Hoa Kỳ, 1983, trang 38.[4] Sđd.[5] Nguyễn Mạnh Côn viết ngày mồng 5 tháng trọng xuân, năm Canh Tuất, 1970, đăng trên tạp chí Văn số 150, trang 94.[6]Văn hóa, văn nghệ Miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy của Trà Linh, Phong Hiền, Trịnh Tuệ, Quỳnh Hoa, Lục Bình, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1977, trang 422, 423.[7] Bài này khi đăng trên tạp chí Khởi Hành đã ghi lầm là của Trần Dzạ Lữ, lúc in vào Đầu Gió, tuyển tập những bài thơ thép, do Văn Nghệ Dân Tộc xuất bản tại Sài Gòn năm 1973 được ghi nhận là của Nguyễn Bắc Sơn.[8] ‘Đi xa với Nguyễn Thị Hoàng’, tạp chí Văn, Sài Gòn, số 228, trang 2.[9] Duyên Anh, Áo tiểu thư, tái bản tại Hoa Kỳ, không ghi năm tháng và tên nhà xuất bản, trang 10,11.[10] Sđd.[11] Theo Vũ Bằng trong Bốn mươi năm nói láo, tái bản tại Hoa Kỳ, trang 252, thì tháng 12-1963 ở Sài Gòn có 44 tờ nhật báo, đó là con số kỷ lục.[12]Văn hóa, văn nghệ Miền Nam dưới chế độ Mỹ-ngụy, của Trà Linh, Phong Hiền, Trịnh Tuệ, Quỳnh Hoa, Lục Bình, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, do nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, in năm 1977, trang 415. [13]Văn, số ra ngày 8-6-1973, trang 3.[14] “Lời người viết” trong bản in lần thứ hai.[16] Chu Tử, Loạn, tái bản tại Hoa Kỳ, không ghi nhà xuất bản và năm tháng, trang 191. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các bộ môn Phần 16 Tiểu thuyết THAY ĐỔI Nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam trước 1945 kể ra đã có nhiều vị hoàn tất được những công trình nghiêm chỉnh, đặc biệt là Vũ Ngọc Phan (cuốn thứ 4 và thứ 5 trrong bộ Nhà văn hiện đại) và Bùi Xuân Bào (trong cuốn Le roman vietnamien contemporain). Cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ có nói đến thời kỳ sau 1945, nhưng lại không đề cập tới Miền Nam. Biên khảo về tiểu thuyết Miền Nam Việt Nam sau 1954 thì hình như chỉ mới có Cao Huy Khanh. Trước tháng 4-1975, tác phẩm của ông Cao đã được ấn hành, kể như xong xuôi, tiếc rằng sách chưa kịp phổ biến thì Sài Gòn thất thủ và rồi sách cũng mất tích luôn. Thật đáng tiếc, vì sách của ông được soạn thảo tại Sài Gòn, trong hoàn cảnh thuận lợi hơn chúng ta ngày nay rất nhiều. Tiểu thuyết truyền kỳ, hoạt kê, trinh thám tàn lụiNhặt nhạnh đây đó những đoạn chắc là trích từ tác phẩm nói trên, có lần thấy ông Cao nêu lên một chỗ khác biệt giữa tiểu thuyết Việt Nam tiền chiến và tiểu thuyết Miền Nam từ 1954 đến 1973. Ông bảo: “So với ngày nay, trong mười khuynh hướng do Vũ Ngọc Phan mệnh danh thì có đến năm khuynh hướng hầu như không còn dùng được nữa đối với việc nghiên cứu ở đây: đó là những khuynh hướng tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết trinh thám”.[1]Trong khi tìm hiểu về một bộ môn văn học tất nhiên ta muốn theo dõi sự phát triển của nó qua thời gian, muốn biết từ thời kỳ này sang thời thời kỳ khác nó đã diễn biến như thế nào? đã có nhũng gì mất đi và những gì nẩy thêm trong bộ môn ấy? vì sao? Do đó ý kiến của ông Cao rất đáng chú ý. Khi nói có những khuynh hướng “không còn dùng được nữa”, có phải ý ông Cao cho rằng vào thời kỳ 1954-73 không còn ai viết tiểu thuyết thuộc các khuynh hướng ấy nữa? Nếu thế, nhận xét của ông nghiệm có chỗ đúng: quả thực truyện truyền kỳ, truyện hoạt kê, truyện trinh thám không thấy có người viết nữa, sau 1954. Không những tác giả mới không có, mà những tác giả cũ cũng không buồn tiếp tục: Đái Đức Tuấn không viết truyện truyền kỳ nữa, mà Phạm Cao Củng có mặt ở Miền Nam ngót hăm mốt năm, cho đến mùa xuân 1975, cũng không buồn viết truyện trinh thám nữa. Còn như giọng văn dí dỏm thời kỳ sau 1954 không thiếu; thế nhưng Hoàng Hải Thủy, Lê Tất Điều tuy có đùa giễu bất quá cũng đùa giễu nhẹ nhàng, như Nhất Linh trong Đi Tây chẳng hạn, chứ không hề có ý viết hẳn ra một tác phẩm nào để nhạo báng chuyện nọ chuyện kia. Tại sao vậy? Tại sao tự dưng sau 1954 chúng ta không còn thấy hứng thú trong việc kể những chuyện ly kỳ rùng rợn ma quái, trong việc bịa ra những mưu mô lắt léo xung quanh các vụ án mạng, không còn thấy hứng thú trong cái vụ châm biếm chỉ trích trò đời? Mà có thực chúng ta mất hứng chăng? Hay sự thiếu vắng ấy còn có lý do nào khác? Theo chỗ tôi nghiệm thấy thì cái không khí tinh thần ở Miền Nam vào những năm tiếp liền cuộc di cư 1954 quả không thích hợp cho loại truyện truyền kỳ và trinh thám. Cuộc đổi đời đặt Miền Nam trước một thế cuộc nghiêm trọng: Sau cuộc Cách mạng Mùa Thu 45, sau chín năm kháng chiến chống Pháp, sau một cuộc chia cắt đất nước, một cuộc di cư hàng triệu người, sau những biến cố như thế các nhà văn tuổi tác như Đái Đức Tuấn, như Phạm Cao Củng bỏ quê hương đất Bắc vào đây để mà ngồi vắt óc “sáng tác” ra loại tác phẩm nghệ thuật nói về những ông thần hổ, những con ma trành, về các ngón mưu mẹo của Kỳ Phát à? Làm như vậy, coi sao được? Xung quanh họ có ai làm thế đâu? Từ những bậc trí thức đứng tuổi ưu thời mẫn thế cho đến đám thanh thiếu niên của thời buổi mới đều không ai nghĩ đến chuyện như thế. Lớp lớn dù đã chán chường ảo não ngay từ lúc nhập vào làng văn như Vũ Hoàng Chương mà bấy giờ cũng ca bài ca Bình Bắc, huống hồ... Trẻ trung thì... ôi chao, họ toàn tính chuyện lấp bể vá trời. “Riêng dòng sông Bến Hải thì không những là nạn nhân của một lịch sử chia cắt mà còn là nạn nhân của những pho thơ, biển nhạc. Quý vị nhạc sĩ, thi sĩ đòi lấp sông Bến Hải thật ồn ào, tưởng chừng dòng sông bị lấp đến nơi rồi. Tiếp đó, quê hương Miền Nam thanh bình, dựng một mùa hoa!”[2]Lúc Duyên Anh viết những lời trên đây, tức mười lăm mười bảy năm sau cuộc di cư 1954, nhớ về cái thuở trịnh trọng xưa kia, ông thấy sự tin tưởng hăng say có một vẻ gì ngô nghê. Sau này ai nấy đã vỡ mộng, chỉ còn hăng say... giải trí và yêu đương hết mình thôi. Sau này thần hổ, ma trành với Kỳ Phát có thể tha hồ kéo nhau xuất hiện lắm. Khốn nỗi, để phục vụ nhu cầu tiêu khiển lớn lao của giai đoạn sau, thiên hạ lại tổ chức dịch ào ào truyện Tàu truyện Tây: muốn ghê rợn, quái đản đến đâu, kho sách truyền kỳ của Tàu sách trinh thám gián điệp của Tây cũng cung ứng đủ, hà tất phải khổ tâm tưởng tượng, suy nghĩ, mằn mò sáng tác cho nhọc nhằn. Còn như cuời giễu các hủ tục để sửa đổi xã hội thì từ lâu đã không còn là bận tâm của người cầm bút nữa. Xung đột cũ mới không còn là một đề tài nữa. Cái cũ nó đã ngã khuỵu từ lâu, nó yên một bề rồi, nó không còn sức chống chế nữa, giễu nó mà chi? Bây giờ, thời buổi cách mạng, đối với cái xấu người xấu — tham nhũng, gia nô, độc tài v.v... — người ta thẳng cánh phang cho nó những bài “phim” trên nhật báo, đọc mà nhức óc; cần gì phải dùng đến tác phẩm nghệ thuật để giễu cợt? Từ Cách mạng Mùa Thu 1945 về sau, khắp cả Bắc Nam không thấy có ai tiếp tục con đường của Đồ Phồn nữa. Người ta dẹp hủ tục, dẹp cái lạc hậu, không cần nhạo báng nó. Cao Huy Khanh có lý: một số khuynh hướng tiểu thuyết thời tiền chiến không còn tồn tại sau 1954 ở Miền Nam. Tiểu thuyết luận đề phát triểnTuy nhiên về các loại tiểu thuyết phóng sự và tiểu thuyết luận đề thì tôi không nghĩ chúng đã bị đào thải. Có một độ Hoàng Hải Thủy viết một loại truyện đăng trên nhật báo Ngôn Luận, và chính tác giả gọi đó là tiểu thuyết phóng sự. Hoặc giả ông Cao không đồng ý với lối mệnh danh ấy chăng? Nhưng đặc biệt là khuynh hướng tiểu thuyết luận đề, tôi không thấy nó tỏ dấu hiệu tàn lụi nào. Trái lại. Hồi tiền chiến Vũ Ngọc Phan chỉ mới thấy có hai cây bút viết luận đề tiểu thuyết là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Sau 1954, số tiểu thuyết gia chọn khuynh hướng ấy đông đảo hơn nhiều. Như thế là phải. Bởi vì sau Genève ở Miền Nam là một thời kỳ của biện luận, của nhu cầu tìm lẽ phải, của sự khao khát triết học, lý luận. Như thể ai nấy luôn luôn phải biện minh cho một cái gì, phải đánh ngã một cái gì. Hoặc tố cáo chế độ cộng sản, chống phá lý thuyết cộng sản, hoặc biện minh cho học thuyết nhân vị, cho một nhận định hiện sinh, cho thiền học, cho dân chủ, cho vai trò của giai cấp tiểu tư sản v.v..., nhiều cuốn truyện của Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, của Nhất Hạnh, Hồ Hữu Tường, của Vũ Khắc Khoan... đều có luận đề. Pho trường thiên tiểu thuyết Khu rừng lau của Doãn Quốc Sỹ cũng nhằm vào một dụng ý biện minh cho một quan niệm sống rõ rệt. Luận đề tiểu thuyết là cái sở trường một thời của Nhất Linh. Sau 1954, ông Nhất Linh ấy thấy ra chỗ lầm lẫn của mình, ông suy tìm then chốt của sự thành công trong tiểu thuyết, ông viết sách công bố để ai nấy biết. Mặc kệ! Mặc cho cái bí quyết thành công của Nhất Linh. Thế hệ tiểu thuyết gia sau 1954 ở Miền Nam không cần thành công, chỉ cần “nói lên” một cái gì. “Nói lên”, “sứ mệnh văn nghệ” v.v... là những danh từ thời thượng lúc bấy giờ. Các ông Phạm Văn Sĩ [3], Nguyễn Khắc Ngữ[4] đều có nói đến tiểu thuyết hiện sinh ở Miền Nam. Thứ tiểu thuyết gọi là hiện sinh ấy hình như ở đâu nó cũng ham “nói lên” lý thuyết cao xa. Germaine Brée và Edouard Morot-Sir cho rằng ở Pháp vào khoảng sau 1950 có những tiểu thuyết gia muốn nối tiếp một khuynh hướng xuất hiện từ hồi 1910 chính là vì cái tâm lý chống lại những quan tâm giáo dục và siêu hình của thứ tiểu thuyết “hiện sinh” ấy.[5]Ở ta, sau 1954, chẳng những có khuynh hướng giảng giải của triết lý hiện sinh lại có cái chủ tâm đánh đổ chủ nghĩa cộng sản, lẽ đâu thiếu tiểu thuyết luận đề? Dù sao, chúng ta chỉ bắt gặp một đoạn văn của Cao Huy Khanh, không thể biết thực sự ông muốn nói gì, nên vừa rồi chủ ý không phải là bắt bẻ ông Cao. Chẳng qua nhân một nhận xét của ông để nói về đôi ba đặc điểm của tiểu thuyết Miền Nam thời 1954-75 so với tiểu thuyết tiền chiến mà thôi. Còn ông Bùi Xuân Bào, ông trách Vũ Ngọc Phan đã gác qua một bên hai loại tiểu thuyết phát triển quan trọng lúc bấy giờ là tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết đường rừng[6]. Thực ra ông Vũ không quên loại tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai và Thế Lữ, ông cũng gọi đúng cái tên “đường rừng”[7] ấy hẳn hoi; tuy nhiên khi xếp khuynh hướng thì ông Vũ xếp chung truyện đường rừng cùng với truyện thần quái vào khuynh hướng truyền kỳ. (Khuynh hướng ấy sang thời kỳ sau (1954-75) chẳng những không còn “phát triển quan trọng” mà lại gặp bế tắc.) Tiểu thuyết lịch sử, ông Vũ cũng không bỏ sót. Nói về Lan Khai (ở trang 964 đã dẫn), ông nhận rằng Lan Khai có viết lịch sử tiểu thuyết. (Phan Trần Chúc với Nguyễn Triệu Luật thì Vũ Ngọc Phan bảo họ không hề viết tiểu thuyết, họ viết truyện ký.) Tiểu thuyết lịch sử biến thểNhưng vấn đề không phải ở chỗ ông Vũ thiếu hay ông Bùi sai. Vấn đề là loại tiểu thuyết lịch sử. Lại một loại tiểu thuyết nữa phát triển quan trọng hồi tiền chiến mà sau 1954 lại lâm cảnh suy đồi. Thực vậy, suốt thời kỳ này, hình như chỉ thấy Hoài Điệp Thứ Lang viết Kỳ nữ gò Ôn Khâu (1961); sau đó không ai viết theo mà chính ông cũng không tiếp tục loại sáng tác ấy nữa. Sao vậy? Có gì xảy ra khiến cho lịch sử nước nhà không còn hấp dẫn được thế hệ sau 1954? Tôi ngờ rằng không hẳn thế. Không hẳn có chuyện thế hệ sau hờ hững với lịch sử. Chỉ có chuyện mỗi thế hệ chú ý đến một thời kỳ lịch sử khác nhau. Hồi tiền chiến hầu hết các tác giả viết về lịch sử (hoặc tiểu thuyết hoặc truyện ký) đều xúm nhau khai thác giai đoạn Lê mạt Nguyễn sơ. Phải chăng vì đó là một thời tương đối gần gũi, còn gây nhiều xúc động trong lòng người? hay vì đó là một thời mà sử học cung cấp được nhiều tài liệu hơn cả? Thế nhưng sau Cách mạng Mùa Thu 45 họ Lê hay họ Mạc hay họ Nguyễn đều vụt trở nên quá xa xôi. Thế hệ này tha thiết đến một cái lịch sử gần hơn, sôi động hơn, mà chứng liệu lại khỏi phải tìm tòi trong sách vở: cái lịch sử dân tộc từ cuối thời Pháp thuộc về sau. Có phải vì vậy mà vào thời kỳ văn học 1954-75 có bao nhiêu là tác giả muốn viết những bộ trường thiên tiểu thuyết về giai đoạn lịch sử này? Trường thiên tiểu thuyết hóa thành một cám dỗ. Đại khái bấy giờ có chừng sáu bộ nổi tiếng, có bộ đã hoàn tất, có bộ còn lở dở, trong đó bốn bộ liên quan đến đề tài vừa nói: Giòng sông Thanh Thủy (3 cuốn) của Nhất Linh đề cập tới những hoạt động tiền khởi nghĩa bên Tàu, Khu rừng lau (5 cuốn) của Doãn Quốc Sỹ, Vẻ buồn tỉnh lỵ (6 cuốn) của Duyên Anh, và bộ ba Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Tiếng ca lặng lẽ (chưa in) của Võ Hồng là từ Cách mạng Mùa Thu về sau. Ngoài ra, Bình Nguyên Lộc cũng có một bộ trường thiên tiểu thuyết bắt đầu từ 1942, tức bộ Phù sa, chưa hoàn tất, nói về chuyện mở đất của miền quê ông, cũng là một thứ lịch sử. (Bộ thứ sáu, Xóm Cầu Mới của Nhất Linh là tâm lý tiểu thuyết, không liên quan đến các sự kiện lịch sử.) Khi người ta đã quá tha thiết, quá xem là quan trọng một thời kỳ nào đó, thì chắc chắn không còn mấy hứng thú mằn mò chuyện cũ các thời khác. Sau 1945 kẻ lên voi người xuống chó, kẻ chợt thấy ánh sáng chói lòa người nhìn ra địa ngục tối om om, kẻ hồ hởi người lợm giọng, tất cả đều để hết tâm hồn vào hiện tại. Thế hệ sau 1945 bị hiện tại thu hút đến mê mẩn tinh thần, họ say mê hiện tại, bám dính lấy hiện tại, không thiết dựng lại dĩ vãng: chuyện tẩn mẩn ấy bấy giờ không phải là lúc nghĩ đến . Có lẽ thế chăng? Tuy vậy, tôi không hề bảo rằng những pho truyện vừa kể trên đây cũng là một thứ lịch sử tiểu thuyết về thời hiện đại. Cùng viết về một đề tài, mỗi tác giả nhằm một chủ đích khác nhau. Nhất Linh chẳng hạn. Trong Giòng sông Thanh Thủy ông theo dõi từng nhân vật, nhẩn nha với một mối tình, phân tích tâm lý, tìm hiểu động cơ tham gia và thái độ hoạt động của mỗi đảng viên cách mạng, động cơ nhiều lúc chẳng ăn nhằm gì với lòng yêu nước. Cái chính yếu ở đây là tâm lý. Nhất Linh hậu chiến trước hết là một tiểu thuyết gia thuộc khuynh hướng tâm lý, bất luận ông viết về đề tài gì. Còn Doãn Quốc Sỹ, ông làm chúng ta nghĩ đến một nhân vật của ông: Khiết. Khiết “kiên trì theo con đường văn hóa”, nhưng “đã trót đi vào con đường chính trị, biết những ngõ ngách của nó, âu cũng thành nghiệp chướng của mình, khó bỏ lắm.”[8]Khu rừng lau phơi bày cái hiểm ác của chế độ này, lột trần nền độc tài nọ. Thái độ chính trị của tác giả luôn luôn hiển lộ trong tác phẩm. Tuy vậy, ông Doãn cũng như Khiết, trước sau “kiên trì theo con đường văn hóa”: Ông chê cái này chống cái nọ vì nó xấu nó ác. Mà ông thì nhất tâm phục vụ cái thiện cái mỹ. Thiện tâm thiện ý của tác giả tỏa ra khắp tác phẩm: trong các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo nổi người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông, thơm tho cả tâm hồn. Truyện ông Doãn vừa có luận đề chính trị vừa có chủ tâm giáo dục. Còn Võ Hồng, điều làm ông lo lắng đó là cái tinh thần của lớp trẻ sau này, của các thế hệ đàn em. Ông than thở với Nguyễn Nam Anh: “Nếu tôi không mô tả một người đàn bà bưng rổ đi chợ chẳng hạn thì ông nghĩ xem người thanh niên hôm nay có thể tưởng tượng ra được không? Bây giờ ở nông thôn chị nông dân nào đi chợ cũng xách giỏ bằng nhựa.” Nguyên một cái rổ đã thế, huống chi bao nhiêu là chuyện khác trong cuộc sống cũ đang mất đi nhanh chóng: “Thế hệ của chúng tôi bị chiến tranh tàn phá quá nhiều, một số lớn đã chết, những nếp sống cũ lần lần bị xóa đi, thay thế bằng nếp sống mới. Tôi nghĩ rằng nếu tôi dâng trọn cả cuộc đời của tôi để dựng lại cái Dĩ vãng đó cũng vẫn còn chưa đủ.” “Vậy viết về những kỷ niệm Dĩ vãng tôi nhằm vào việc lấp một cái hố trống. Tôi muốn các thế hệ đàn em có dịp để thiết tha gắn bó với quê hương hơn.”[9] Rõ ràng việc ông làm nhằm mục đích giáo dục; đó là sứ mệnh văn nghệ của ông. Đến như Duyên Anh thì đừng hỏi ông lo lắng gì, ông “dâng trọn cuộc đời” cho cái gì. Đã có lần ông la lối Nguyễn Nam Anh om sòm: “Tôi đã thưa với ông rằng tôi không lấy làm quan trọng lắm sự viết lách của mình, cũng chẳng tự làm bộ quan trọng.” Viết về nỗi khổ cực của dân nghèo, ông có viết; viết để dạy dỗ thiếu nhi, ông có viết. Nhưng bảo ông là nhà văn thuộc khuynh hướng giáo dục hay khuynh hướng xã hội, ông cự nự ngay: “Tại sao người ta lại mất công cân nhắc nhỉ? Tôi không phải là nhà văn của tuổi thơ, của tuổi trẻ hay xã hội, ái tình, phiêu lưu chi hết. Tôi là người viết tiểu thuyết. Và trong bất cứ tiểu thuyết nào tôi cũng chỉ ca ngợi Tình Người. Tôi không dấn thân, chẳng viễn mơ.” “Tôi không đeo đuổi hẳn một khuynh hướng nào. Độc giả cũng không thích đọc mãi một tác giả chỉ viết một loại.” Có điều đáng chú ý là ông hay nói đến sở thích của độc giả: “Độc giả thèm những cơn gió đồng nội, thèm đọc văn chương giản dị, tươi mát cơ.” “Tôi viết như tôi nghĩ, tôi nói, tôi thở, tôi sống. Rất dễ dàng. Người đọc, đọc tôi cũng dễ dàng như tôi viết.” “Người đọc tiểu thuyết chỉ đòi hỏi nhà văn có làm họ rung động không. Nếu làm độc giả đọc mình rung động thì y đã đạt nổi nghệ thuật viết tiểu thuyết của y.”[10] Như thế chủ tâm của Duyên Anh là viết được truyện hay, truyện gây thích thú thoải mái cho độc giả. Đừng táy máy gán cho ông ý đồ nọ kia, làm ông giận. Bộ trường thiên tiểu thuyết sáu cuốn của ông chắc cũng không ra ngoài con đường chung. Bình Nguyên Lộc trái lại, xem Phù Sa vừa là cái “mộng lớn thiết tha mà mình cần thực hiện trong đời văn, lại vừa là một món ‘nợ’ tinh thần mà mình cần phải trả.” Ông bắt tay viết truyện ấy từ 1942, hơn hai mươi năm sau nói chuyện với Ngu Í ông vẫn còn thiết tha. Quê hương miền Nam là đề tài chủ yếu của ông, lúc nào cũng ám ảnh tâm trí ông: bút hiệu ông đặt (Bình Nguyên Lộc) có nghĩa là con Nai ở Đồng, nhà xuất bản của ông có tên Bến Nghé, công trình sưu khảo đầu tiên của ông mang tên Thổ ngơi Đồng Nai, bộ truyện một đời của ông lấy tên Phù sa. Sự nghiệp trước tác một đời của ông không ra ngoài chuyện sinh hoạt chuyện phong tục một địa phương. Tóm lại, chúng ta ghi nhận thêm một vài sự kiện: thời kỳ 1954-75 mặc dù là một thời kỳ xao động, bận rộn, hối hả, trong bộ môn tiểu thuyết lại có nhiều công trình dài hơi hơn các thời trước, có nhiều bộ trường thiên tiểu thuyết hơn cả. Những bộ truyện ấy đều viết về những biến cố quan trọng xảy ra trên đất nước trong quãng thời gian trước sau cuộc cách mạng 1945. Mặc dù cùng một đề tài, các bộ truyện ấy nhằm những dụng ý, thuộc những khuynh hướng khác nhau, còn khuynh hướng lịch sử tiểu thuyết thì quả bị hờ hững ở Miền Nam sau 1954. TIẾN HÓA Freud và việc đào sâu tiềm thứcVề một phương diện khác, người ta có thể nhận thấy nhờ những tiến bộ đạt được trên các địa hạt triết học, khoa học, văn học v.v...ở các nước Tây phương, mà nhà văn ở ta thuộc thời kỳ sau cũng có điều kiện để đẩy sự sáng tác của mình tiến lên một mực cao hơn trước. Chẳng hạn trên con đường tìm hiểu tâm hồn con người, những kiến thức về học thuyết Freud càng ngày càng phổ biến đã giúp tâm lý tiểu thuyết sau 1954 ở ta thêm nhiều khám phá hơn hồi tiền chiến. Ngay ở cùng một tác giả — Nhất Linh — cũng có những tiến bộ rõ rệt. Trong vòng ba mươi năm sáng tác, Nhất Linh tạo ra những nhân vật, nhất là những thiếu nữ, có tâm lý càng ngày càng tinh tế phức tạp, phức tạp hơn cả chắc chắn là cô Mùi trong Xóm Cầu Mới. Những nhân vật sau 1954 của Nhất Linh hầu hết là những cô gái bình dân ít học, có cô lại còn thuộc thành phần nghèo khó tôi đòi, nhưng các mối tình của họ diễn ra dưới những dạng thái hết sức phong phú, phong phú hơn mọi mối tình tiền chiến trong tiểu thuyết ông. Những khám phá về bản năng tình dục, về tiềm thức, về các ẩn ức, mặc cảm, về dục tình thuở ấu thời v.v... đã làm cho tình yêu trong tiểu thuyết của Nhất Linh hậu chiến, của Chu Tử, Nguyễn Thị Hoàng, Lệ Hằng, Nhã Ca... có những khía cạnh bất ngờ sâu sắc: một câu nghe như ngây ngô của một cô bé nói với người bạn của cha mình, sự đụng chạm giữa hai đứa trẻ bà con với nhau trong một trò chơi hồi nhỏ, tự dưng sống dậy và gây nên mối tình say đắm chín mười năm sau; mối tình ngấm ngầm phát sinh giữa những kẻ tưởng như vẫn thù ghét nhau; những chàng thanh niên bị thu hút do những người yêu có một khía cạnh tâm hồn của mẹ mình v.v... Trong dư luận có thể có những bận tâm về phương diện đạo đức của những tác phẩm ấy; nhưng trong tham vọng truy tầm phát hiện những bí ẩn của lòng người, các tiểu thuyết gia thuộc khuynh hướng tâm lý của thời kỳ này rõ ràng đi có xa hơn trước. Tiểu-thuyết-mớiVà về mặt kỹ thuật, phong trào tiểu-thuyết-mới của Pháp cũng tiếp tay đắc lực một số nhà văn Miền Nam. Cho đến 1945, các tiểu thuyết gia Việt Nam dù viết loại truyện nào, dù theo khuynh hướng nào, vẫn diễn đạt trong khuôn khổ truyền thống Tây phương. Không mấy ai tính chuyện vượt ra ngoài mẫu mực của những Balzac, Tolstoi, Dostoievski v.v..., mẫu mực đã thành hình từ thế kỷ trước. Sau Thế chiến thứ hai, có những cố gắng táo bạo để phá vỡ cái truyền thống ấy, mở một chân trời mới cho tiểu thuyết, đem đến cho bộ môn này những khả năng mới. Hoặc trước kia người ta vẫn kể truyện theo sự diễn tiến của câu chuyện, theo thứ tự thời gian; sau này người ta đảo lộn diễn tiến của cốt truyện, xáo trộn thứ tự thời gian (briser the récit linéaire et chronologique). Hoặc trước kia vẫn dùng ngôi thứ ba, kể truyện trong tư cách một người đứng bên ngoài, bên trên các nhân vật, sau này có kẻ làm như hòa đồng với nhân vật, chuyển thẳng vào tác phẩm những ý tưởng âm thầm, chưa thành lời của nhân vật, chuyển những cái ấy dưới hình thức độc thoại nội tâm (monologue intérieur). Hoặc trước câu chuyện thuật lại như thể được nhìn từ một quan điểm duy nhất; sau này có những truyện được nhìn từ nhiều quan điểm khác nhau, cùng một sự việc dưới cái nhìn của nhân vật này khác hẳn dưới cái nhìn của nhân vật khác; thuật truyện như thế tác giả làm như lật qua lật lại câu chuyện, hết xem bên này lại xem phía bên kia, làm cho sự thực hiện ra toàn vẹn hơn (multiplier les points de vue à l’intérieur du récit). Hoặc giả trước kia thường thường trong mọi thiên truyện chỉ dùng một lối thuật sự mà thôi; sau này người ta có thể sử dụng nhiều lối khác nhau, ghép lại: một mẩu tin tức truyền thanh bên cạnh một câu chuyện do hành khách trao đổi với nhau trên xe buýt, bên cạnh một bài báo, một đoạn truyện truyền thống v.v... (juxtaposer des modes narratifs divers). Hoặc giả trước kia người ta vẫn kết cấu thiên tiểu thuyết bằng cách trình bày diễn tiến các tình tiết của một cốt truyện; sau này có kẻ loại bỏ vai trò của cốt truyện, tìm những mô thức kết cấu khác hơn là dõi theo diễn tiến cốt truyện (des schémas de structuration autre que le développement de l’intrigue) v.v... Một số sáng tác của Võ Phiến vào giai đoạn sau như ‘Cái còn lại’, ‘Đọc sách’ (trong cuốn Ảo ảnh), ‘Một ngày để tùy nghi’ (trong cuốn Phù thế)..., có thể bảo là truyện, cũng có thể bảo không xem là truyện được. Giống như tiểu thuyết, nó có một số nhân vật, có những suy tầm và phát giác về tâm hồn con người, về cuộc đời. Nhưng nó lại không có cốt truyện, không có diễn biến tình tiết gì. Nó không có cái kết cấu của một câu chuyện; lại phảng phất cái thi vị của thơ tản văn. Cái kết cấu chú trọng đến một tiết điệu hài hòa, đến bầu không khí chung, hơn là đến tình tiết sự việc trong câu chuyện. (Ngay những tác phẩm ra đời sớm hơn như ‘Lại thư nhà’, ‘Ngày xuân êm đềm’ (trong cuốn Thư nhà) cũng đã xa dần cốt cách của loại truyện truyền thống.) Sau 1964 một số tác giả lớp trẻ cũng đem ra thí nghiệm các quan niệm tiểu-thuyết-mới: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc v.v... Sử dụng các kỹ thuật mới sớm nhất có lẽ là Dương Nghiễm Mậu. Trong cuốn truyện dài Con sâu chẳng hạn, “tôi” không hẳn là một nhân vật nào, khi là nhân vật này khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xảy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự thay đổi đột ngột những quan điểm nhìn sự việc khác nhau. Dương Nghiễm Mậu lại có cái hay là mặc dù sử dụng kỹ thuật Tây phương ông vẫn giữ được cốt cách dân tộc: đọc ông người ta không hề cảm thấy dấu vết ảnh hưởng ngoại lai, người đọc bất cứ ở trình độ nào cũng thấy thoải mái, thấy một bầu không khí quen thuộc. Tiểu-thuyết-mới ở Pháp là một phong trào khá ngắn ngủi, số tác giả tham gia không nhiều, ảnh hưởng trong quần chúng không sâu rộng. Như thế, nếu nó không thay đổi được gì lớn lao trong tình hình tiểu thuyết ở ta, điều ấy không đáng lấy làm lạ. Dù sao, nó cũng đã góp thêm một số kỹ thuật, nó đã làm cho các nhà văn sau này có quan niệm khoáng đạt hơn về tiểu thuyết. Tiếp xúc với một số sáng tác từ thập niên 60 về sau, thường bắt gặp những lối kết cấu phóng khoáng, đa dạng, cởi mở hơn trước. PHÂN LOẠI Tiểu thuyết thời kỳ 54-75 ở Miền Nam có mấy loại, có bao nhiêu khuynh hướng? Tình hình đại khái có giống với hồi tiền chiến chăng, hay đã hoàn toàn đổi khác? Có người bảo rằng phải dùng một cách phân loại khác hẳn mới theo kịp cái phức tạp của thời này; có người lại chỉ chia ra vài loại, đơn giản đến cùng. Chúng tôi khbông đi sâu vào vấn đề, không sắp xếp vị trí từng tiểu thuyết gia vào từng dòng, từng loại, từng khuynh hướng. Tuy vậy tưởng cũng nên có một cái nhìn khái quát để xem trên con đường phát triển về phương diện này, tiểu thuyết nó đi về đâu? có liên quan như thế nào với quá khứ? Từ ngày chúng ta bắt đầu viết tiểu thuyết theo quan niệm Tây phương, đã có nhiều cách phân loại về bộ môn này. Thoạt tiên, ở một thời kỳ mà tiểu thuyết Việt Nam chưa kịp phát triển, Dương Quảng Hàm chỉ thấy có bốn khuynh hướng: 1. Khuynh hướng về học thuật — 2. Khuynh hướng lãng mạn — 3. Khuynh hướng xã hội — 4. Khuynh hướng tả thực[11]. Sau đó, Vũ Ngọc Phan, gần đến giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết Việt thời tiền chiến, đã phân chia tiểu thuyết làm mười loại: 1. Tiểu thuyết phong tục — 2. Tiểu thuyết luận đề — 3. Tiểu thuyết luân lý — 4. Tiểu thuyết truyền kỳ — 5. Tiểu thuyết phóng sự — 6. Tiểu thuyết hoạt kê — 7. Tiểu thuyết tả chân — 8. Tiểu thuyết xã hội — 9. Tiểu thuyết tình cảm — 10. Tiểu thuyết trinh thám[12]. Đến năm 1972, Doãn Quốc Sỹ cũng đưa ra một bản phân loại mười khuynh hướng nữa, có đôi chỗ khác với bản Vũ Ngọc Phan, nhưng sự khác biệt không lấy gì làm quan trọng[13]. Cũng trong năm 1972, Bùi Xuân Bào cho xuất bản một tác phẩm bằng Pháp văn, nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tức cuốn Le roman vietnamien contemporain(1925-1945)[14]. Cách phân loại trong tác phẩm của ông Bùi biệt hẳn ra một lối. Xét riêng về sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam trong thời toàn thịnh tiền chiến, từ 1932 đến 1945, ông chia ra làm hai giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ông thấy có hai dòng: một dòng hiện thực (gồm những loại tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết xã hội), và một dòng nữa hoặc có tính cách lãng mạn (gồm những loại truyện tình yêu lý tưởng, truyện người hùng, tiểu thuyết ấn tượng v.v...), hoặc gồm những loại tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết hoài cổ, tiểu thuyết tâm lý. Trong cách phân loại của ông Bùi, cái dòng quan trọng hơn các loại. Theo quan niệm của ông thì giữa những truyện đường rừng, truyện ma quái của Tchya, Lan Khai, truyện nguời hùng của Lê Văn Trương, với loại truyện luận đề của Nhất Linh có một điểm chung khiến chúng gần gũi nhau, đó là cái tính lãng mạn. Ở đây không phải chỉ có sự sắp xếp, liệt kê các loại, các khuynh hướng tiểu thuyết; mà còn có một cố gắng giải thích lý do phát triển của mỗi dòng mỗi khuynh hướng trong từng giai đoạn, căn cứ trên tình hình xã hội, kinh tế... Ngoài ra, hồi tiền chiến còn có cách phân loại của Nguyễn Xuân Huy trong cuốn Viết và sống: Tìm nghĩa văn học [15]. Theo ông Nguyễn Xuân Huy này thì có hai hạng văn sĩ, hai thứ văn học: Một là văn học phản tiến hóa, gồm: a. Những tác phẩm phản ảnh tinh thần thỏa mãn với hiện tại. b. Những tác phẩm phản ảnh tinh thần trốn hiện tại. c. Những tác phẩm phản ảnh tinh thần hoài cổ. Hai là văn học lợi tiến hóa, gồm: a. Những tác phẩm phản ảnh tinh thần bất bình với hiện tại. b. Những tác phẩm phản ảnh tinh thần dám nhìn thẳng vào thực tại. c. Những tác phẩm phản tinh thần nhìn về tương lai.[16]Người ta thấy ngay đó là quan điểm của một tác giả cộng sản. Ông Bùi nhận xét: “hẹp hòi một cách lạ lùng” (étonnament étroite). Ba mươi năm sau, một tác giả cộng sản khác phân chia “một cách rạch ròi” làm ba khuynh hướng: một là tiểu thuyết lãng mạn, hai là tiểu thuyết hiện thực phê phán, ba là những thứ... táp nham (như tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương, tiểu thuyết của nhóm trốt-kýt Hàn Thuyên, tiểu thuyết khiêu dâm, kiếm hiệp, trinh thám v.v...)[17]Về văn học Miền Nam sau 1954, một tác giả cộng sản khác là ông Phạm Văn Sĩ, trong phần phụ lục cuốn Văn học giải phóng Miền Nam cũng thấy có hai thứ văn học: một thứ phản động gồm có văn chương chống cộng, văn chương nhân vị duy linh và văn chương hiện sinh; một thứ tiến bộ gồm có văn chương hiện thực phê phán, và văn chương yêu nước và cách mạng. Dàn ra như thế, nhưng dẫn chứng thì qua quít sơ sài. Đại khái, các ông Nguyễn Xuân Huy, Phan Cự Đệ, Phạm Văn Sĩ, không khác nhau: vẫn một mực đứng trên lập trường chính trị chia văn học ra hai thứ chính tà minh bạch. Chúng ta không cần lặp lại lời nhận xét của ông Bùi Xuân Bào trên đây. Còn ông Cao Huy Khanh, người đã dành ra cả một cuốn sách nghiên cứu về tiểu thuyết Miền Nam trong khoảng thời gian 1954-73, thì cho rằng không thể dùng cách phân loại Vũ Ngọc Phan vào tiểu thuyết Miền Nam sau này, bởi vì quan niệm ấy “chỉ áp dụng được đối với những thời kỳ văn học có nếp sinh hoạt tương đối giản dị, còn riêng đối với những thời kỳ văn học phức tạp (đôi khi phức tạp quá đến chỗ hỗn độn) như thời Hiện đại thì không thể dùng được một cách có ích lợi.”[18]. Chúng ta không có được tác phẩm của ông Cao, không biết được ông phân loại như thế nào. Mỗi người có thể có một cách phân loại riêng. Dĩ nhiên cũng có cách hay cách dở, nhưng mỗi cách được nghĩ ra là tùy theo quan niệm văn nghệ từng người, tùy theo mục đích biên soạn từng tác phẩm, cho nên xin khỏi đi sâu vào các ưu khuyết dị biệt làm gì. Chỉ xin ghi nhận rằng, (bỏ qua nhận định hẹp hòi và thiên lệch của cộng sản sang một bên), nhìn chung, từ thời Dương Quảng Hàm đến nay riêng một bộ môn tiểu thuyết đã phát triển thật xa, càng ngày càng phân chia ra làm nhiều khuynh hướng, nhiều loại. Dương Quảng Hàm chỉ thấy có bốn khuynh hướng, đến Vũ Ngọc Phan đã phải xếp vào mười loại khác nhau, thế mà về sau Cao Huy Khanh còn cho là thời 54-75 văn học phức tạp hơn nhiều nữa. Xu hướng phát triển từ giản đơn đến phức tạp là thuận lẽ tự nhiên; mặc dù sau 1954 có một số khuynh hướng tiểu thuyết tiền chiến mất đi nhưng chắc chắn có một số khác lại xuất hiện thêm, chúng tôi tin lời ông Cao về câu chuyện phức tạp. Duy ta có thể phân vân tự hỏi: Cái phức tạp nọ phải chăng đã tới độ thay đổi tận căn bản tình hình văn nghệ sau 1954 đến nỗi sau này không còn dùng được cách phân chia khuynh hướng trước kia? Theo chỗ tôi nhận thấy, môn loại và khuynh hướng có thêm có bớt, nhưng trên đại thể không có sự xáo trộn quá đáng. Chúng ta không dứt lìa quá khứ. Những tác giả như Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Linh Bảo, Võ Hồng v.v... rất được độc giả lớp sau hoan nghênh mà vẫn viết như tiền chiến, và thiết tưởng rất có thể tìm được một chỗ thích hợp trong bản phân loại Vũ Ngọc Phan không khó khăn. Vả lại xóa cả cái cũ để sắp xếp lại e làm cho chúng ta mất phương hướng, khó bề theo dõi đuợc con đường chuyển biến của bộ môn tiểu thuyết từ thời kỳ nọ sang thời kỳ kia. Chuyển biến thường thường do những phản ứng chống lại cái cũ: chủ nghĩa lãng mạn là một phản ứng chối bỏ chủ nghĩa cổ điển, khuynh hướng tượng trưng trong thi ca là phản ứng chống lại khuynh hướng lãng mạn, rồi tiểu-thuyết-mới là một phản ứng đối với thứ tiểu thuyết gọi là hiện sinh v.v... Sau 1954 Miền Nam vẫn còn những nhà văn tiếp tục viết tiểu thuyết theo quan niệm truyền thống, nhưng quả nhiên đồng thời có một phản ứng chống lại truyền thống. Sự chống đối vượt ra ngoài phạm vi tiểu thuyết, phạm vi văn nghệ; sự chống đối ấy bao trùm cả nếp sống trong xã hội, cả nếp tư tưởng, cả phong cách con người, cả bút pháp các nhà văn như chúng ta đã thấy. Vậy có lẽ tiểu thuyết thời kỳ 1954-75 nên chia ra làm hai dòng: một dòng truyền thống và một dòng phản truyền thống. Trong cái dòng truyền thống, có thể gặp lại một số khuynh hướng hồi tiền chiến, và để sắp xếp vẫn có thể dùng bản phân loại Vũ Ngọc Phan, với ít nhiều gia giảm. Chẳng hạn: Khuynh hướng luận đề: Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mộng Giác... Khuynh hướng xã hội: Phan Du, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Hạnh, Nguyễn Thụy Long... Khuynh hướng phong tục: Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam... Khuynh hướng tình cảm: Linh Bảo, Thanh Nam, Nhã Ca, Nguyễn Thị Vinh, Văn Quang... Khuynh hướng luân lý: Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Võ Hồng... Khuynh hướng tâm lý: Nhất Linh, Tường Hùng... Khuynh hướng tả chân: Nguyễn Đình Thiều, Thế Uyên... Phản ứng lại truyền thống, hoặc người ta phản ứng bằng cách ngờ vực các giá trị cũ, nêu ra các thắc mắc suy tư; hoặc phản ứng bằng cách chống lại nếp sinh hoạt cũ, sống theo một quan niệm khác hẳn; hoặc giả trong phạm vi văn nghệ thì người ta phản ứng lại bằng cách chuyển hướng sáng tác theo một quan điểm nghệ thuật mới. Như vậy dòng tiểu thuyết phản truyền thống, có thể chia ra những khuynh hướng như sau: Phản ứng trong suy tưởng: Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu... Phản ứng trong nếp sống: Nguyễn Thị Hoàng, Chu Tử, Nguyễn Đình Toàn, Trần Thị NgH, Lệ Hằng... Phản ứng trong bút pháp: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc... Hai khuynh hướng đầu thường được gọi chung là khuynh hướng hiện sinh; khuynh hướng thứ ba là tiểu-thuyết-mới. Kể ra giữa truyền thống với phản truyền thống cũng không đến nỗi xa lạ hẳn nhau: Văn Quang viết về tình yêu, Nguyễn Thị Hoàng với Chu Tử cũng viết về tình yêu: Nhã Ca có nhiều truyện ái tình, Trần Thị NgH cũng thế, đề tài và chủ đích giống nhau, tất cả có thể xếp chung cùng một chỗ với nhau lắm. Tuy nhiên vì cái phong cách yêu đương mỗi bên mỗi khác, mà cái khác nhau trong phong cách ấy phản ảnh cả một sự thay đổi sâu xa trong xã hội, trong lòng người mỗi thời, vì vậy nên tách biệt vào hai dòng khác nhau. ĐẶC ĐIỂM Có lần, nhân phê bình Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan có một nhận định khái quát về tiểu thuyết Việt Nam. Ông bảo: (...) “ai đã có con mắt quan sát, đều phải công nhận rằng ở nước ta, khi muốn viết một truyện ngắn hay một truyện dài cho đúng sự thật mà lại nồng nàn, đặc sắc không những thiếu nhân vật, mà còn thiếu cả cảnh nữa. Nhà tiểu thuyết Việt Nam không khỏi có lúc phàn nàn: Thật thiếu hẳn ‘phông’ để viết cho thành một truyện có hứng thú. Không phải nói một giọng khinh bạc, chứ thật ra ở nước ta đã thiếu hẳn màu, thiếu hẳn hình, hẳn bóng, và điều quan hệ là thiếu cả cái cuộc đời thâm trầm, bí ẩn và nồng nàn, cái cuộc đời về tinh thần căn cứ vào một khuôn khổ tôn giáo cao cả hay một nền xã hội rộng rãi. Ai dám bảo người dân quê Việt Nam ta đã có một cuộc đời phiền phức như người dân quê Pháp dưới ngòi bút sáng tác của Roger Martin du Gard, hay như người dân quê Ả-rập dưới ngòi bút dịch thuật của bác sĩ Mardrus? Ai dám bảo những cảnh vật dưới trời Nam ta rực rỡ và có muôn hình nghìn trạng như những cảnh vật ở Nhật hay ở Tàu? Một văn sĩ cũng như một họa sĩ, đứng trước một người mặc áo màu nâu, bên cạnh một thửa ruộng mà đất cũng màu nâu nốt, lại dưới một trời thu cũng như dưới một trời đông, hay dưới một trời xuân cũng như dưới một trời hạ, thì dù có sẵn một cây bút xuất sắc cũng khó vẽ nên những màu tươi tốt được”[19]. Một nhà phê bình khác là Bùi Xuân Bào cùng viết về thời kỳ tiền chiến này, cũng có mấy nhận định tổng quát. Theo ông Bùi thì: “Hai nhân vật được nhiều cảm tình nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là nông dân và phụ nữ. Cứ mỗi lần một tiểu thuyết Việt Nam nói đến đời sống thôn dã, dù thuộc khuynh hướng lãng mạn hay hiện thực, dù viết truyện phong tục hay truyện xã hội, bao giờ tiểu thuyết gia ấy cũng mô tả các người dân quê bằng những nét cảm động (...). Mặt khác, qua một số lớn tiểu thuyết gia hiện đại, người ta nhận lại được những nét cố hữu của người phụ nữ Việt Nam. Thói quen cố gắng, dẻo dai, các đức tính thủy chung, nhẫn nhục và hi sinh, những cái ấy không hề làm suy giảm tính nết dịu dàng và lòng thiết tha muốn yêu và được yêu của người phụ nữ.”[20]Ông Bùi lại thấy rằng chúng ta không có “những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu hay tiểu thuyết hành động lớn”[21]. Sau cùng ông Bùi tiếc rằng “so với toàn thể dân số thì số quần chúng độc giả học thức hãy còn quá ít oi. Vì vậy họ (các nhà văn Việt Nam hiện đại) bị bắt buộc phải viết nhanh để kịp nộp bài cho các tạp chí và nhật trình. Họ khó lòng dốc tâm vào những công trình dài hơi và sâu xa.”[22]Các nhận xét ấy đối chiếu với tình hình tiểu thuyết sau 1954 đại khái vẫn còn đúng, ngoại trừ trường hợp của nông dân và phụ nữ. Người dân quê Người dân quê, không phải họ mất cái cảm tình của các nhà văn nhưng họ vắng bóng dần dần trên sách báo. Những tiểu thuyết gia thuộc giai đoạn 54-63 có viết về dân quê, và đa số các người dân quê được nói đến trong các tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ, Võ Hồng, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, đều đáng yêu. Nhưng lớp tiểu thuyết gia trẻ tuổi thuộc giai đoạn sau thì chẳng mấy ai nói đến dân quê nữa. Có thể hầu hết những nhà văn này sinh ra hay lớn lên ở đô thị; cũng có thể vì tình hình an ninh ở nông thôn về sau đâm ra tồi tệ, làm cho nông thôn cách biệt hẳn thành thị, làm cho người dân quê khuất dạng và cái sinh hoạt đồng quê mờ nhạt hẳn trong kỷ niệm của lớp tác giả và độc giả ở đô thị. Người phụ nữCòn người phụ nữ thì không lúc nào vắng bóng, nhưng cái tình cảm dành cho họ trở nên phức tạp hơn xưa. Trước hết, người mẹ thì vẫn giữ được trọn vẹn cảm tình, nếu không phải là một thứ cảm tình thiết tha hơn. Thuở bình thời người ta thương mẹ một phần, lúc chiến tranh trải qua tai ương hoạn nạn càng thương mẹ đến đôi ba phần: trong hoàn cảnh như thế còn ai trên đời lo lắng cho ta hơn mẹ. Cho nên khắp nước vang lên một điệu kêu thương mẹ Việt Nam, mẹ đau thương, mẹ gầy còm v.v... Bằng nhạc, bằng thơ, bằng họa, bằng tùy bút, hồi ký, và dĩ nhiên bằng tiểu thuyết nữa. Tai ương hoạn nạn cũng kích thích mạnh cái tình cảm đối với vợ con: trong thời 54-75 các thi sĩ nói rất nhiều về vợ và con. Thơ cho con trai đầu lòng, cho đứa mới sinh, sắp sinh, cho vợ yêu v.v..., những bài thơ như thế chắc chắn không có thời nào xuất hiện nhiều như thời này. Thời mà Thượng Đế chết, mà cả cuộc sống trở nên vô nghĩa, hư ảo v.v.. thì các cục cưng trở nên thật và lớn lao hơn bao giờ hết. Tuy vậy cái tình cảm dành cho người vợ và người yêu trong thời kỳ này có chỗ phức tạp rắc rối hơn trước nhiều. Nghịch cảnh oan khiên thử thách có khi làm cho tình thêm nồng nàn, người thêm cao cả quí giá vô ngần; lại có khi gây nên đổ vỡ, thù hận không nguôi. Vả lại trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc, yêu đương cuồng vội, người đàn bà nết na nhất trên đời cũng dễ đánh rơi mất những đức tính cố hữu của mình. Ấy là chưa kể có những trường hợp phũ phàng, các tác giả trút nỗi bất bình đối với cuộc đời, đối với xã hội, lên đầu những nhân vật phụ nữ tệ bạc. Bằng nét bạo liệt. Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca... từng vẽ nên những hình bóng đàn bà dữ dằn. Trong truyện ‘Bạc như vôi’[23], Nhã Ca kể chuyện mẹ con cô Nhiên: cô con gái thù hằn khinh bỉ người mẹ lẳng lơ lang chạ để nhục cho mình, cô ta thủ sẵn một con dao đón chận một thằng cha bần tiện vẫn ngủ với mẹ mình hỏi thẳng vào mặt xem có phải “hắn” là cha mình không? “Hắn” lính quýnh không trả lời được, cô gái vụt con dao, thằng cha nọ lách mình chuồn êm y hệt một đứa... bần tiện. Còn lại một mình, đến lượt cô gái kêu trời, không biết cái thai chính mình đang mang trong bụng là của ai, của thằng bồ nào! Tuy với nét bút không mãnh liệt nhẫn tâm như thế, Nguyễn Đình Toàn, Lệ Hằng cũng phác họa lắm mẫu phụ nữ kỳ lạ. Trong thiên truyện ‘Đóm lửa’[24] của Nguyễn Đình Toàn, một cô ca sĩ khao khát danh vọng không coi chồng con ra gì, sẵn sàng bỏ chồng đi làm bé bất cứ một nhân vật nào tạo được cho mình cơ hội nổi tiếng. Cô ta nói những điều rồ dại đến nỗi người chị phải kêu: “Nổi tiếng như thế ăn cứt còn hơn.” “Nổi tiếng”, đó không phải là một khao khát của phụ nữ ngày xưa. Thời thế đổi thay, địa vị mới của phụ nữ trong xã hội không khỏi ảnh hưởng đến tính tình, phong cách, nết na của họ. Vả lại hồi trước hầu hết tiểu thuyết gia thuộc nam phái, họ nhìn về phía nữ giới với con mắt trìu mến; sau này có nhiều nữ tiểu thuyết gia, đàn bà nhìn nhau cách khác. Đến như cái nhận xét về tình cảnh nhà văn ở xứ ta thường phải viết vội vàng, không có dư thì giờ để chuẩn bị, nghiền ngẫm chín chắn về tác phẩm nghệ thuật, để xây dựng những công trình dài hơi sâu sắc, thì bây giờ ta phải buồn rầu nhận rằng tình cảnh vẫn chưa khác trước là bao. Số người học thức có tăng, số lượng độc giả cũng có tăng, nhưng nhu cầu trong đời sống nhà văn cũng mỗi ngày mỗi tăng theo cái đà chung của xã hội mới, cho nên sống bằng ngòi bút ở nước ta vẫn cứ là chuyện gian nan. Nói chung, hầu hết những nhà văn chuyên nghiệp đều phải làm việc vội vã. Cái hùng vĩ bao laSau cùng xin trở lại với ý kiến của Vũ Ngọc Phan. Cái hay cái dở ở đâu cũng có; thiết tưởng không thể nói Tây, Tàu, hay Nga, Mỹ viết hay hơn ta, cũng không thể nói ta viết hay hơn hay kém thua Thái-lan, Ấn-độ, Phi-luật-tân v.v... Nhưng quả thực khi đọc một số tiểu thuyết của Nga của Tàu, tôi có cảm tưởng về cuộc sống phiền tạp, mênh mông, cảm tưởng trước một cái gì bát ngát bao la, điều không mấy khi bắt gặp ở tiểu thuyết Việt Nam. Chúng ta có thể làm nên tác phẩm đẹp đẽ, hoàn thành những công trình tuyệt xảo, tuyệt đẹp, nhưng là công trình gọn gàng, vừa vặn, mực thước, phải chăng. Ta không có cái phiền tạp bao la của Nga của Tàu, và hình như ta cũng không có cái ác liệt của Nhật chẳng hạn. Trong một cuốn tiểu thuyết nọ của Nhật có người yêu một cô gái mù, cô gái gặp nạn hỏng cả gương mặt xinh đẹp và cực kỳ đau khổ với cái ý nghĩ anh chàng kia trông thấy khuôn mặt bị hủy hoại của mình; anh chàng hiểu ý người yêu, lặng lẽ cầm cây kim đâm luôn vào cả hai mắt mình thành đui hẳn! Ấy là chưa kể những cảnh người mổ bụng tự tử nhan nhản. Những cái quá đáng, dữ dội như thế — quá đáng trong sự hung bạo cũng như trong hi sinh thánh thiện — làm ta cảm thấy rờn rợn trước sự bí hiểm của tâm hồn con người. Ở ta cảnh vật thì êm đềm, cuộc sống bình thường thì phẳng lặng, nhạt nhẽo, giản dị, tầm thường (nhạt nhẽo, giản dị, tầm thường là những chữ của Vũ Ngọc Phan dùng trong đoạn nói về Thạch Lam). Dân tộc ta không hay có hành động ngoạn mục: những hi sinh cao cả nhất thường thường cũng âm thầm, lặng lẽ, ẩn dưới một bề ngoài giản dị. Tại sao vậy? Ông Vũ nói đến cái thiếu một “cuộc đời về tinh thần căn cứ vào một khuôn khổ tôn giáo cao xa hay một nền xã hội rộng rãi.” Quả có thế chăng? Hay hoặc giả nước ta vốn nhỏ hẹp, nên tác phẩm nghệ thuật của ta không phản ảnh được cái lớn lao? Ở những quốc gia rộng lớn như Nga, như Tàu cảnh trí muôn nghìn vẻ khác nhau: có núi cao sông dài, có sa mạc ngút ngàn, mà cũng có hồ bể mênh mông, có nóng bức mà cũng có buốt giá tuyết băng v.v...; ở những quốc gia như thế có những bộ lạc sơ khai đồng thời lại có hạng trí thức nổi danh khắp thế giới, có hạng nghèo khó cùng cực cũng có cảnh xa hoa phú quí tột trần v.v... Tầm mắt của nhà văn xứ họ thật rộng rãi, những điều mắt thấy tai nghe của họ phong phú vô ngần. Còn ta nước nhỏ đất hẹp, cái gì cũng vừa phải, cũng trung bình. Dân nghèo có nghèo, nhưng không tìm đâu ra cô gái nghèo đến nỗi vào ở rừng đến mọc lông trắng; vua chúa thì giàu sang nhưng cũng chẳng có gì là quá lộng lẫy. Chúa Nguyễn trong khi tiếp chuyện nhà sư Thích Đại Sán nghe đám cháy cũng vội vã bỏ khách chạy đôn chạy đáo đốc thúc cuộc chữa cháy đến mệt nhoài, không khác gì một lão phú hộ nhà quê. Và mãi sau này trong số các ông hoàng bà chúa ở Huế, có lắm mệ cũng túng quẩn “chém” củ khoai đều đều, y hệt bách tính. Có phải đó cũng là một lý do của cái tầm thường giản dị trong nghệ phẩm ta chăng?[25] Dù sao nét tâm hồn đặc biệt của dân tộc không chỉ thể hiện trong tiểu thuyết mà thôi, người ta có thể nhận thấy ở khắp các ngành nghệ thuật khác. Về kiến trúc, trong quá trình lịch sử lâu dài nhiều nghìn năm chúng ta không có những công trình đồ sộ, chót vót, không có những giáo đường cao, những chùa chiền thực sự qui mô, những thành quách như Vạn Lý Trường Thành bên Tàu, như lâu đài các sứ quân bên Nhật, như Đế Thiên Đế Thích bên Miên v.v... Về hội họa điêu khắc, chúng ta không có những bức họa to, những pho tượng lớn. Ngày xưa, chúng ta cũng không có trường ca, chỉ có những câu hát nho nhỏ, xinh xinh. (Sau này ở Miền Bắc có chủ nghĩa cộng sản — tác động trên tâm hồn như một thứ tôn giáo — lại có cuộc chiến tranh tàn khốc, có cảnh sống nghèo cực tận cùng, có những yếu tố thay đổi hẳn hoàn cảnh “tầm thường, nhạt nhẽo”. Tuy nhiên chế độ độc tài làm cho người nghệ sĩ lúc nào cũng ngay ngáy lo lắng về lập trường, chính sách, làm cho dụng ý thuyết phục tuyên truyền lộ rõ trong từng câu từng lời, thái độ ấy không làm nên được tính cách lớn lao trong tác phẩm mà chỉ tạo ra những nhân vật rập khuôn, vô hồn, ngô nghê. Thật đáng tiếc, vì trong lớp trẻ ở Miền Bắc có những nghệ sĩ có tài, chịu tu dưỡng công phu, bỏ nhiều thì giờ tiếp xúc với thực tế, quan sát ghi nhận chu đáo về từng nhân vật, sự việc, khung cảnh trước khi đưa vào tác phẩm.) Trong khi ấy ở Miền Nam trong hai chục năm sau này cũng không hiếm những biến cố vượt quá mức “tầm thường”, có thể cung hiến đề tài xứng đáng cho những tác phẩm vừa “đúng sự thật” vừa “nồng nàn, đặc sắc”, nhưng hầu hết các tiểu thuyết gia lại được tự do chọn... sống xa những hoàn cảnh gay cấn, nên không phản ảnh được cái thực tại nồng nàn đặc sắc của thời kỳ này. Những trận chiến đấu hào hùng khốc liệt, những cảnh hi sinh cao cả, những tàn sát dã man, những đau thương đứt ruột v.v... thường gặp trong các cuốn bút ký, các thiên phóng sự mà hiếm thấy trong tiểu thuyết. Phóng sự, bút ký, hồi ký do ký giả chiến trường, do quân nhân từng dự chiến về ghi chép; tiểu thuyết do các nhà văn vốn thường chọn sống ở đô thị, chọn tới lui những chốn an toàn như tòa soạn, như... phòng trà ca nhạc. Họa hoằn mới có những trường hợp một vài tiểu thuyết gia bị kẹt trong khu vực “nóng” (như Nhã Ca trong tết Mậu Thân chẳng hạn), và mặc dù suốt thời gian mắc kẹt chỉ lo trốn nấp trong nhà trong hầm, bà vẫn có chất liệu để viết nên những tác phẩm thật nồng nàn. Như vậy, đa số các tiểu thuyết gia Miền Nam, về phương diện này lại cũng đáng tiếc nữa: họ bỏ mất cái cơ hội dành cho những cuốn “tiểu thuyết hành động lớn” mà ông Bùi Xuân Bào cho là từ trước đến nay ta vẫn thiếu. Ngoài Bắc nhà văn chịu “đi thực tế” nhưng thiếu tự do; trong Nam nhà văn được tự do mà lại ít chịu khó “đi thực tế”. Vào thời kỳ sau 1954 ở Miền Nam có nhiều cố gắng tạo dựng những bộ trường thiên tiểu thuyết, những công trình qui mô để phản ảnh giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố lớn lao từ 1945 về sau. Tuy nhiên sách có dày mà chưa phản ảnh được cái nồng nàn, sôi động, dữ dội của cuộc sống ngoài đời. Chưa phản ảnh đầy đủ. Chưa phản ảnh được bao nhiêu. Lần này chúng ta khó đổ lỗi cho cuộc sống. Dầu sao so với thời tiền chiến nhất định có thay đổi rõ rệt. Không thể bảo cuộc đời những người dân quê trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, cuộc đời những nhân vật trong Cũng đành của Dương Nghiễm Mậu, Tình ca trong lửa đỏ của Nhã Ca chẳng hạn là những cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường. Viết lời giới thiệu cuốn Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập[26], Tô Hoài bảo Nguyễn Huy Tưởng “thường say sưa hình ảnh cuộc trường kỳ kháng chiến”, xem đó là “một trang sử thi hùng vĩ”, ước ao có ngày có những tác giả dựng lại được cuộc kháng chiến ấy trong những tác phẩm “tuyệt vời đẹp và vô cùng ly kỳ, hấp dẫn”. Tô Hoài nói về cuộc kháng chiến chống Pháp hồi sinh thời của Nguyển Huy Tưởng. Lâu lắm về sau thứ tác phẩm ước ao ấy vẫn chưa ra đời, và Phan Cự Đệ còn phải an ủi: “Chúng ta không nên sốt ruột lại sao bây giờ chưa có nhiều những bộ tiểu thuyết lớn phản ảnh một cách qui mô cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc ta trong hơn 25 năm nay. (...) Hiện nay chúng cần loại tiểu thuyết xung kích.”[27]. Lẽ nào thế? Lẽ nào chỉ cần món xung kích còn món hùng vĩ kia chỉ để ước ao dài cổ, đừng viết ra mà cũng đừng nên sốt ruột? Ở trong Nam, có cuộc kháng chiến chống cộng, nhìn từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đức, cho đến An Lộc, cũng lắm điều “vô cùng ly kỳ hấp dẫn” vậy, và cũng lại có nhiều nhà văn ước ao có ngày dựng lại những hình ảnh ấy. Sự ước ao chưa thành, ở trong Nam cũng như ngoài Bắc. Cho đến bây giờ, chưa thấy chúng ta chứng tỏ cái sở trường, hay ít ra là cái khả năng về những công trình nghệ thuật hùng vĩ bao la, mặc dù thời cuộc ba mươi năm trở lại đây trên khắp đất nước đã cung cấp cho nhà văn những đề tài sôi động, “nồng nàn, đặc sắc, đầy hứng thú.” Tóm lại, nhìn chung trong thời kỳ 54-75 ở Miền Nam bộ môn tiểu thuyết đã có một số chuyển biến thuận lợi. Sự xuất hiện một số đông tác giả nữ phái đem một không khí mới, một cái nhìn mới về cuộc đời, một lối cảm xúc mới và cả những lối diễn tả, lời ăn tiếng nói mới, khác với cái tiểu thuyết của nam giới từ xưa đến nay. Rồi ảnh hưởng của tiểu thuyết Mỹ, của quan niệm tiểu-thuyết-mới ở Pháp, của học thuyết Freud, triết học hiện sinh v.v..., một mặt tăng cường khả năng biểu hiện của tiểu thuyết ta, đem đến cho nó những dạng vẻ mới, mặt khác mở rộng phạm vi đề tài, khuynh hướng cho tiểu thuyết ta. Hơn nữa những biến thiên lớn lao và cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra trên đất nước là nguồn cung ứng đề tài đặc sắc hiếm có thời nào theo kịp. Tiếc rằng chúng ta vẫn chưa có những cuốn tiểu thuyết xứng đáng với tình hình đặc biệt ấy. Trong số các hạn chế của hoàn cảnh có thể kể ngay cái xáo trộn đảo điên ấy khiến người viết bị cuộc sống khó khăn xô đẩy dồn dập, không có thì giờ thai nghén nên công trình qui mô và sâu sắc chăng. Cao Huy Khanh, ‘Vấn đề khuynh hướng trong tiểu thuyết Miền Nam từ 1954 đến 1973’, tạp chí Thời Tập, Sài Gòn, số ra ngày 15-4-1974, trang 45.[2] Duyên Anh, Áo tiểu thư, Nguyễn Đình Vượng xuất bản tại Sài Gòn năm 1971, trang 167.[3] Văn Học giải phóng Miền Nam.[4]Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Tủ sách Nghiên Cứu Sử Địa xuất bản, Montréal, Gia-nã-đại, 1979.[5]“En guerre contre les soucis didactiques et métaphysiques du roman “existentialiste”, des auteurs renouent avec the courant qui, depuis 1910, avait cherché à renouveler tous les arts.” Littérature francaise, Arthaud xuất bản, cuốn thứ 9, trang 178.[6]“... laisse de côté deux genres qui connaissent à cete époque un développement important: le roman historique et le roman de la forêt.”, Bùi Xuân Bào, Le roman vietnamien contemporain, Tủ sách Nhân Văn Xã Hội xuất bản, Sài Gòn, 1972, trang 56.[7] Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, quyển 4, trang 964, 965.[8] Doãn Quốc Sỹ, Những ngả sông trên dòng đời, Tinh Hoa Miền Nam tái bản, Hoa Kỳ, trang 166.[9] Tạp chí Văn, Sài Gòn, số 209 ra ngày 1-9-1972, trang 4 và 5.[10] Tap chí Văn, Sài Gòn, số 197. [11] Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1951.[12] Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Tân Dân xuất bản, Hà Nội, 1942-1945.[13]Introduction to literature and fiction, Saigon Faculty of Letters, 1972.[14] Tủ sách Nhân Văn Xã Hội xuất bản, Sài Gòn.[15] Xuất bản năm 1944, tái bản năm 1953 tại Hà Nội.[16] Dẫn theo Bùi Xuân Bào, Le roman vietnamien contemporain, trang 57, 58.[17] Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I, nhà xuất bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1974, trang 52 và 53.[18] ‘Vấn đề khuynh hướng trong tiểu thuyết Miền Nam tữ 1954 đến 1973’, tạp chí Thời Tập, số ra ngày 15-4-74, trang 45.[19]Nhà văn hiện đại, Đại Nam (Hoa Kỳ) in lại theo ấn bản do nhà xuất bản Thăng Long in lần thứ III ở Sài Gòn năm 1960, quyển IV, tập ba, trang 1153.[20]“Les deux personnages les phus sympathiques du roman vietnamien contemporain sont le paysan et la femme. Chaque fois qu’un romancier vietnamien touche à la vie rustique, qu’il soit romantique ou réaliste, qu’il soit romancier des moeurs ou romancier social, in ne manque pas de dépeindre les gens de la campagne sous des traits touchants (...) D’autre part, à travers un grand nombre de romanciers contemporains, on retrouve les traits permanents de la femme vietnamienne. L’habitude de l’effort, de la tenacité, les vertus de fidélité, de résignation et de sacrifice, ne diminuent en elle ni la douceur du caractère ni le besion de donner et de recevoir la tendresse (...) in n’y a pas de grands romans d’aventures ou de grands romans d’action (...) le public lettré est encore très restraint par rapport à l’ensemble de la population. Ausi sont-ils obligés d’écrire vite pour fournir de la copie à divers revues et journaux. In leur est difficile de se consacrer à des ouvrages de longue haleine et profondément médités.” Bùi Xuân Bào, sđd, trang 376-380.[21] Sđd.[22] Sđd.[23] Tạp chí Vấn Đề, Sài Gòn, số Xuân 1972.[24] Tạp chí Văn, phát hành tại Sài Gòn ngày 5-12-74.[25] Tô Hoài cũng từng suy nghĩ về đặc điểm này của tiểu thuyết Việt Nam, cũng đã thử suy đoán xem vì sao ta không có công trình lớn lao. Trên tạp chí Văn Học (số 3-1972) ông viết: “Gọn, trong sáng, nhanh – đặc biệt của truyện Việt Nam (...). Truyện bộ của ta như Hoàng Lê nhất thống chí cũng thật gọn, thật trong sáng, thật nhanh. Có phải từ đặc điểm đời sống dân tộc và đất nước đã sinh ra lối kể, lối viết như thế? Có phải cuộc đời một dân tộc mà lịch sử dày đặc những gian khổ chống ngoại xâm, những khai phá mở mang, những tần tảo thắt lưng buộc bụng cả nghìn năm dựng nước chưa bao giờ biết có một lúc dừng chân đã tạo nên những cách thức cho lối truyện ấy không?... Có phải cảnh gian khó của con người và đất nước Việt Nam đã tạo nên ý chí cuộc đời thế và cũng tạo nên cả cách kể câu chuyện, lời tâm sự hay câu chuyện mua vui không thể dài dòng. Đời người hôm sớm lẽo đẽo đầu sông cuối bãi, chưa lúc nào được thư thái nhàn tàn cả.” [26] Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới in tại Sài Gòn năm 1978.[27] Phan Cự Đệ, sđd, tập I, trang 264, 265. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các bộ môn Phần 17 TUỲ BÚT ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA Khi Hoài Thanh viết xong cuốn Thi nhân Việt Nam, muốn tự xếp cho mình một chỗ ngồi trên văn đàn, ông loay hoay khổ sở: Ông là gì đây? là tiểu luận tác giả chăng? là tùy bút gia, là tùy hứng gia chăng? Nhưng dù là gì đi nữa, sự phân vân ấy của ông cũng chưa diễn tả hết mọi nỗi phiền hà rắc rối ngụ trong chữ essai của Tây phương. Nó là tiểu luận, là tùy hứng, cũng là tùy bút, bút ký, là tạp ký, tạp luận. tạp bút, tạp văn, là nhận định, phiếm luận v.v... Trường hợp giống như khi muốn dịch chữ porter, chữ crier ra Việt ngữ: là gồng, gánh, bưng, xách, ẵm, bồng...; là hét, la, gào, rống, rít, gầm v.v... Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng. Âu Mỹ dùng một chữ cũng không hẳn là thiếu là gượng; vì trong bấy nhiêu văn loại vẫn có chỗ giống nhau, rất có thể gọi trùm bằng một tiếng. Cái “mệt” là khi muốn gọi trùm thì ta không gọi được, mà khi cần gọi tách ra thì Âu Mỹ lại không tách được. Trên thực tế trường hợp ấy vẫn có thể xảy ra. Chẳng hạn cái PEN Club. Đó là hiệp hội của các thi gia (poet), tiểu thuyết gia (novelist) và các essayist. Nếu bảo essayist là tùy bút gia thì Nguyễn Văn Trung không vào hội được: ông có viết tùy bút bao giờ đâu? còn nếu bảo là tiểu luận gia thì ông nhập hội được lắm, vì từng viết bốn năm tập “nhận định” văn học và triết học xuất sắc. Nhưng nếu dịch essayist là tiểu luận gia thì lại kẹt cho Nguyễn Tuân: ông này viết có cốt để luận về cái gì đâu? chẳng qua theo dòng mà giãi bày tâm tình lan man vậy thôi: Ở Nguyễn Tuân cái tâm tình là chính, cái lý luận là phụ: nếu ông muốn vào hội e cũng không tiện. Giá ta có một chữ gọi trùm cho vui vẻ mọi người thì hay biết mấy. Lại chẳng hạn chuyện sắp xếp của Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn hiện đại. Trong phần nói về bút ký ông liên hệ Phùng Tất Đắc với Tản Đà: Tản Đà luận về ăn ngon, về cái trống trong bụng người, về thằng người ngây cưỡi con ngựa hay v.v...; Phùng Tất Đắc cũng luận về cái nọ cái kia, cả hai đều là bút ký gia cả. Ông Vũ không liên hệ họ Phùng với Phạm Quỳnh, với Đào Duy Anh, mặc dù Phạm Quỳnh cũng thường hay luận lắm: luận về tiểu thuyết, luận về văn minh, luận về chính trị..., và Đào Duy Anh cũng viết Khổng giáo phê bình tiểu luận, chính thị là một essai: Giữa cái luận của Tản Đà – Phùng Tất Đắc với cái luận của Phạm Quỳnh – Đào Duy Anh rõ ràng có một sự khác nhau: ông Vũ có lý. Giá Âu Mỹ có cách gọi tách ra hai thứ luận khác nhau ấy thì sự phân biệt liên hệ của ông Vũ dễ hiểu hơn biết bao. Âu Mỹ không tách, ông Vũ tự tách lấy vậy. Ông tách cái phần essai kiểu Tản Đà – Phùng tất Đắc, gọi nó là bút ký. Nhưng essai bút ký nó khác với essai kiểu Phạm Quỳnh – Đào Duy Anh ra sao mà không liên hệ với nhau được? Qua cách trình bày của ông Vũ, nhận thấy Tản Đà và Phùng Tất Đắc có chỗ giống nhau là cùng viết phiếm luận. Phạm Quỳnh – Đào Duy Anh thì luận mà không phiếm, luận một cách nghiêm chỉnh trinh trọng. Một bên sáng tác những thiên văn chương bóng bẩy, lời lẽ duyên dáng; một bên chỉ lo suy cứu cật lực. Một bên nhằm cái đẹp; một bên nhằm tiến tới chân lý. Một bên luận như thể Trang Tử luận về lẽ tề vật về thu thủy trong kinh Nam hoa, như kiểu André Maurois kể những đàm thoại của bác sĩ O’Grady: tài hoa, bay bướm, hư hư thực thực, vẫn là phát huychân lý đấy, nhưng người đọc cứ mê mẩn vì cái hoa mỹ. Một bên như Descartes luận về phương pháp, như Chu Hy luận đạo thánh hiền. Chúng ta chọn cái bên sáng tác hướng về nghệ thuật; còn bên kia hãy đưa qua địa hạt nghiên cứu khảo luận. Đã đồng ý về nội dung rồi, xin gọi nó là tùy bút, thay vì bút ký. Vì chữ ký thấy không hợp. Ở đây chuyện ghi chép sự việc không phải là cái quan trọng. Ký và phóng sự cốt ghi nhận thực tại, đi sát thực tại. Trong tùy bút cũng có thực tại, có sự việc, có tài liệu, dĩ nhiên. Tùy bút của Phạm Đình Hổ có, tùy bút của Nguyễn Tuân cũng có nữa: có ván cầu Hiền Lương đếm kỹ từng tấm chẳng hạn; nhưng những cái đó không làm ra giá trị của tác phẩm, không phải là đặc điểm của văn loại. TÙY BÚT MỘT THỜI QUA PHÂN Số người viết tùy bút ở ta không nhiều. Từ cuốn Vũ trung tùy bút hồi thế kỷ thứ XVIII vẫn được coi là tác phẩm đầu tiên của loại này cho đến nay lâu lâu mới lại thấy có một vài người viết tùy bút. Tùy bút gia không nhiều như thi gia, tiểu thuyết gia. Hồi tiền chiến, trong Nhà văn hiện đại thấy nêu ra hai vị, thực ra chỉ có Nguyễn Tuân là sở trường. Rồi suốt ba mươi năm sau đó cũng lại có mình Nguyễn Tuân tiếp tục bộ môn ấy ở Miền Bắc. Trong Nam sau 1954 có nhiều người viết tùy bút hơn. Mai Nguyệt, Hiếu Chân có kiến văn rộng rãi, bút pháp điêu luyện, đã có những bài phiếm luận thật lý thú; Ký Giả Lô Răng cũng từng có nhiều thiên “tạp ghi” ý vị. Tuy nhiên những phiếm luận ấy viết đăng nhật báo, dính liền với thời sự và cũng phôi pha theo thời sự. Riêng Thanh Tâm Tuyền có chọn lựa cho xuất bản một tập Tạp ghi, và Mai Thảo một cuốn Tùy bút.Hai người chuyên hẳn về tùy bút ở Miền Nam là Võ Phiến và Vũ Bằng. Vũ Bằng là một nhà văn tiền chiến, nhưng trước 1945 ông viết tiểu thuyết, sau này mới chuyển sang loại tùy bút với những cuốn: Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Thương nhớ mười hai.Đề tài tùy bút Vũ Bằng là món ăn và quê hương. Quê hương mật thiết với món ăn, món ăn quấn quít lấy quê hương. Vũ Bằng thương nhớ đất Bắc qua những món ăn, ông tò mò về thức ăn miền Nam cũng là vì món ngon quê hương (miền Nam chỉ có món lạ, miền Bắc mới có miếng ngon). Vũ Bằng là một đại nghệ sĩ trong khoa ẩm thực. Ông thấu đáo đến cái tinh túy của từng món ăn dân tộc bất luận sang hèn, từ món chả cá mà giới tư bản người Hoa hâm mộ đến nỗi đặt máy bay chuyển cấp tốc từ Hà Nội về Hương Cảng để làm tiệc, cho đến mấy củ khoai lang lùi trong bếp lửa gia đình. Ông thưởng thức miếng ngon đã rành, mà cái cách ông “luận” về món ngon càng tuyệt vời. Xưa nay dễ chưa có ai luận một cách nhiệt liệt, thiết tha đến thế. Tản Đà có lẽ đã bỏ công trau luyện nghệ thuật đến mức thượng thừa, nhưng ông lặng lẽ “thực hành” nhiều hơn là đàm luận. Thạch Lam có cởi mở hơn, nhưng bên cạnh Vũ Bằng cũng hóa ra từ tốn, dè dặt hẳn. Vũ Bằng không dè dặt chút nào. Ông không ngại làm một kẻ cực đoan, quá khích. Phải chăng vì tình cảnh của ông Vũ khác người trước: ông nói về món Bắc khi không còn ở Bắc nữa, ông nói về nó, nói bằng tất cả nỗi tiếc nhớ da diết? Vả lại, có một khía cạnh này rất cần nêu lên: là miếng ngon đối với Vũ Bằng trong hoàn cảnh này không phải chỉ là miếng ngon. Món ăn đất Bắc gợi lại nơi đây, nó là cả cảnh vật cỏ cây, phong cảnh đất Bắc, nó là thời tiết nắng mưa nóng lạnh, là màn sương mù ở lưng chừng một ngọn đồi Chapa năm xưa, là cái rét nàng Bân một ngày hội “tung còn” của trai gái Thái được xem ngày còn trai trẻ, nó là phong tục tập quán từng vùng từng xứ, lại còn là kỷ niệm gia đình, là tình nghĩa vợ chồng v.v... Tất cả đã xa rồi, mất cả rồi. Cho nên nỗi nhớ tiếc những món ăn của Vũ Bằng nó vượt lên trên các món ăn, nó thành một nhớ tiếc mênh mông mà thống thiết. Giữa một thời khói lửa, tiếng bom tiếng đạn ầm ĩ quanh mình, thiên hạ điêu linh khắp nước, mà có kẻ cứ thốt lên độc một tiếng xuýt xoa về ăn ngon, có lạ thật. Nhưng nghĩ lại, chuyện lạ cũng dễ hiểu thôi. Nỗi nhớ tiếc xoắn xuýt từ miền này hướng về miền kia của Vũ Bằng là cái tình cảm rất phổ biến ở một thời đất nước qua phân. Chắc chắn trong số cán bộ và đồng bào Nam tập kết ra Bắc cũng có bao nhiêu là kẻ miệng nhai “món lạ miền Bắc” mà lòng nhớ về “miếng ngon miền Nam”, bao nhiêu là kẻ canh cánh một nỗi “thương nhớ mười hai” tháng mỗi năm. Chẳng qua một bên thổ lộ ra được, một bên đành nín lặng vậy thôi. Thực vậy, hãy nghe ông Vũ nói về trái vải làng Cầu Họ: “Thì ra cái vải gia dụng, cái vải thật ngon cũng có khác cái vải thường ta ăn rất nhiều. Ngay từ cái vỏ trái vải tiến cũng đã khác thường rồi: nó không đỏ màu huyết dụ, nhưng ong óng một màu nâu cổ kính, mà nhẵn lì đi chớ không có gai gồ ghề. Nhìn kỹ hơn một chút nữa thì trong cái làn da màu nâu ấy nổi lên những cái vân và thỉnh thoảng giữa cái vân lại có một chấm đỏ hiện lên. Trái vải này thực ra không lớn lắm, trung bình chỉ to hơn cái chén quân pha trà tàu một chút, nhưng đặc biệt là khi bóc vỏ ra rồi, không có nước tèm lem, mà hột thì nhỏ chỉ bằng cái đầu ngón tay. Cùi nó dày như cùi dừa, nhưng không trắng bạch mà lại hung hung màu ngà. Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt mà nhai thì mềm, nhưng không nhão mà lại giòn, nhai khe khẽ mà chính tai mình thấy như sậm sựt.”[1]Yêu nhớ một thứ trái cây mà đến thế tưởng thực là đã hết lòng yêu nhớ, nhưng ai dám bảo nếu được phép thì trong số đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc lại không có kẻ muốn thốt lên một tràng “sầu-riêng tụng” lâm ly như thế. Chưa hết. Thế rồi từ trái lại nhớ luôn đến người; nhớ quay nhớ quắt, nhớ đau nhớ đớn ngần này thì ai nghe qua mà không xúc động: “Nhớ ơi, nhớ sao nhớ quá thế này! Nhớ cũng vào một mùa vải như thế này, hai vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghỉ mát thay vì đi lên núi, sáng sáng, lúc mặt trời chưa mọc, hai đứa cùng đi tha thẩn dưới rặng vải cùng uống mùi thơm của vải chín tiết ra trong không khí văn vắt. Chín mười giờ sáng, vào một cái quán ăn một bát canh bún, uống một chén chè tươi rồi lại đi... đi mãi dưới các vòm cây bất tận cho tới trưa, mệt quá, không thể đi được nữa, phải ngồi dựa vào gốc cây thiêm thiếp... Mặt trời bắt đầu lên cao. Có vài chỗ mạ đã tốt, dãi ra mơn mởn, xanh màu cốm dót. Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu? Tại cái xứ có nhiều loại kèn xe hơi cực kỳ tối tân này, em có biết rằng có người chồng thỉnh thoảng trông ra nắng tháng tư lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng ta đang dựa gốc cây thiêm thiếp, sực nghe thấy tiếng chim tu hú, đều mở cả mắt ra để cùng tìm xem con chim tu hú đậu ở đâu mà kêu to như thể ở chính bên tai ta vậy?”[2] Đó cũng có thể là nỗi lòng của muôn vạn cặp vợ chồng trai gái cách xa ngang trái vì hoàn cảnh đất nước. Tình vợ chồng thương nhớ nhau xưa nay trong văn chương đã mấy khi có những biểu lộ thiết tha đến thế? Người ta nhớ vợ khi giở mảnh tàn y, khi chợt nhìn cổ kính, nhớ những lúc sớm ngõ trưa sân, những lúc đêm thanh cảnh vắng, dưới ánh trăng tà v.v... Vũ Bằng vượt hết mọi khuôn sáo cũ mòn. Ông nhớ vợ khi nhúng chân xuống một dòng nước, khi nhìn ra nắng trưa, khi ngủ ngồi dưới bóng cây, tai nghe tiếng kêu sỗ sàng của con chim tu hú. Cái tình của ông nó thực quá, cảnh của ông nó sống động quá, làm người đọc giật mình nhẩy nhổm. Trong một cuốn Thương nhớ mười hai mỗi lúc ta mỗi bắt gặp những dòng chữ đứt ruột như vậy. Có thể trách văn chương ấy cá nhân quá, thiếu lập trường, thiếu giai cấp tính, thiếu đảng tính, thiếu hiện thực tính v.v...; nó tha hồ thiếu nhiều thứ tính, miễn nó có một tính người nồng nàn đến thế là đủ cho ta lấy làm quí. Vũ Bằng viết văn làm báo non nửa thế kỷ, ông nổi danh từ thời tiền chiến, nổi danh như một tiểu thuyết gia; vào Miền Nam ông chợt quay ra viết một mạch mấy cuốn tùy bút liền. Mặc dù từng khảo về tiểu thuyết, sau này không thấy ông chú ý đến các chuyển biến trường phái, chủ nghĩa v.v... trong giới tư tưởng hay nghệ thuật. Ông không bênh vực văn nghệ tiền chiến, văn nghệ hôm qua, ông cũng không chạy theo văn nghệ hôm nay, ông không suy tư, băn khoăn, buồn nôn, quằn quại gì ráo. Mặc cho ai nấy nói điều lớn lao, ông chỉ vừa ăn món ngon vừa xuýt xoa khen ngợi, vừa nhớ vợ. Thế thôi. Nhưng tôi có cảm tưởng đây mới là thành công của ông. TÙY BÚT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG THỜI ĐẠI Cùng viết tùy bút, Võ Phiến khác Vũ Bằng, khác về nhiều phương diện. Về mặt đề tài, trong khi Vũ Bằng cố thủ lấy một điểm nhất định không rời, thì Võ Phiến bung rộng ra khắp nơi: cái ăn cái uống có, mà nhà ở mà thú ăn chơi, phong tục tập quán, cách thức trang phục của dân tộc cũng có, đặc điểm sinh hoạt từng địa phương từng thời đại có, đặc điểm trong ngôn ngữ dân tộc cũng có, mà băn khoăn chính trị, thắc mắc triết lý, suy tưởng về nghệ thuật cũng có nữa. Đề tài rộng hay hẹp là chuyện cá tính chuyện năng khiếu riêng của mỗi người, nhưng ngoài ra có lẽ cũng hàm thêm một ý nghĩa khác biệt giữa hai thế hệ. Thực vậy, mặc dù Vũ Bằng không hề nói đến chuyện vượt thời gian, nhưng cái chủ tâm chỉ viết về cái ăn cái yêu — đề tài muôn thuở — làm ông gần với Nhất Linh, Đông Hồ, Vi Huyền Đắc..., các cây bút tiền chiến. Trái lại, các xôn xao thời sự và khắc khoải tinh thần trong một số đề tài cho thấy Võ Phiến thuộc lớp nhà văn sau 1954. Ám ảnh của thời thế và triết học là đặc trưng một thời. Mặt khác, tùy bút có những thể cách khác nhau. Phùng Tất Đắc phiếm luận chuyện đời, Nguyễn Tuân biểu tỏ tâm tình; dầu hai bên không giống nhau vẫn có thể đem cái luận của Phùng Tất Đắc đối chiếu với cái luận của Phạm Quỳnh chẳng hạn, chứ Nguyễn Tuân thì không ai nghĩ có thể đem ông ra so sánh với Phạm Quỳnh. Ông không lập luận, dù phiếm dù không phiếm. Ông chủ về cái tâm, không phải cái lý. Vũ Bằng gần với Nguyễn Tuân. Chuyện giọt cà cuống, trái lê trái vải, con rươi, con chim ngói, chuyện người vợ tào khang, cô đào nương mặn mà duyên dáng v.v... không phải chuyện của lý trí. Vũ Bằng viết tùy bút tâm tình. Võ Phiến cũng viết tùy bút tâm tình, và có những thiên tùy bút như thể là thơ tản văn (trong Tạp bút, Ảo ảnh, Phù thế). Nhưng có những tùy bút khác lại là phiếm luận (Tạp luận, Tạp bút). Ngoài ra Võ Phiến còn viết cả thứ tùy bút gần như là truyện ngắn. Phê bình cuốn Thư nhà, Đặng Tiến đã nhận xét: “Thật ra các tác phẩm Võ Phiến đã cho in từ trước đến nay đều có ít nhiều tính cách tùy bút (...) Võ Phiến có lối hành văn rộng rãi, phóng túng, đưa truyện ngắn đến một lằn mức nào đó, mà lúc đã vượt qua, tác phẩm sẽ không còn là truyện ngắn.” Thành thử, từ Vũ Bằng đến Võ Phiến đã có một sự khuếch tỏa khuôn khổ của bộ môn tùy bút. Ranh giới của nó lại cũng bung rộng ra, rộng hơn bao giờ hết, lấn vào phạm vi của thơ của truyện. Lại vẫn Đặng Tiến trong bài phê bình nói trên đăng ở nguyệt san Tin Sách: “thật ra, tùy bút là một danh từ khó định nghĩa. Trong văn chương bây giờ, cái gì mà lại không tùy bút.” Như vậy, một lần nữa ở đây ngoài chuyện cá tính với năng khiếu, phải chăng lại có sự khác nhau giữa trước kia với bây giờ, giữa các thế hệ? Sự xóa nhòa ranh giới giữa các bộ môn, thể loại: một đặc trưng văn nghệ của thời đại? Lại nhân câu chuyện thời đại tính mà nêu thêm một điểm nữa. Trong Vũ Bằng có sinh ly tử biệt, có vật vã kêu thương, nhưng ngoài thảm cảnh cá nhân ra không có gì sụp đổ: Xã hội y nhiên tự tại. Còn về Võ Phiến, Đặng Tiến nhận thấy “là một nhà văn bi quan, bi quan đến cái độ có thể cười cợt với tất cả phần tàn nhẫn của số mệnh. Nụ cười của Võ Phiến không có gì cứu vãn nổi, và nói theo Hégel nụ cười là ký hiệu một sự đau khổ đến cùng cực, đã vượt quá giai đoạn nước mắt. Khóc than nguyền rủa là vẫn còn ít nhiều luyến tiếc một trật tự nào đó, khi con người bắt đầu cười với chính mình, cuộc đời không còn một trọng lực nào hết, như lúc nhân vật Julien Sorel của Stendhal mỉm cười trước khi lên máy chém (...) Võ Phiến là một nhân chứng thời đại, muốn chế riễu cả thời đại lẫn vai trò nhân chứng của mình, chế riễu bằng một nụ cười lặng lẽ. Và bên kia nụ cười, cuộc đời không còn gì nữa cả.” “Không còn gì nữa cả”, lại là một đặc trưng của thời đại. Nguyệt Nga với Thúy Kiều, các cô gái tuyệt vời ấy không những vật vã khóc than lại còn nhảy luôn cả xuống sông hủy mình, thế nhưng dẫu họ có chết đi các giá trị tinh thần phong kiến vẫn còn nguyên: trung hiếu tiết nghĩa vẫn cứ là giá trị vững bền: “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu sửa mình”. Trái lại sau những biến thiên từ 1945 đến 1955 trên đất nước ta, có một lớp người hoang mang đến nỗi không cần than thở, chỉ có lặng lẽ cười thôi cũng đủ làm cho “cuộc đời không còn gì nữa cả”. Viết đến đây không kbỏi giật mình. Không thưa thốt thì rõ ràng là thiếu sót: một bộ môn văn nghệ số phận nó ra sao? nó còn nó mất? phát triển thế nào? đâu có lẽ không nói đến. Nhưng trong bộ môn ấy lại chỉ có đôi người, mà không tiện nói về cả đôi. Nói ra thì như tự vái, e những kẻ có nhiều cảm tình với mình nhất cũng không còn tìm ra lý do để tha thứ mình. Vì vậy không thể nhiều hơn nữa. ________________________[1]Thương nhớ mười hai.[2] Sđd. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các bộ môn Phần 18 THI CA Viết về thi ca thời kỳ 1954-75, tôi nhận thấy tìm tài liệu thật khó khăn. Ngoài hàng sách, rất hiếm. Từ 1975 đến nay ở hải ngoại các nhà xuất bản in lại nhiều tiểu thuyết của thời kỳ nói trên: truyện Nhã Ca, Hoàng Hải Thủy, Nguyễn Thị Hoàng, Lệ Hằng v.v... bày nhan nhản. Không hẳn vì tiểu thuyết “dễ đọc” mà in; sách biên khảo của Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Xuân Hồng v.v... cũng được tái bản khá nhiều. Nhưng thơ thì thật là ít. Trên báo chí, cũng hiếm nữa. Một số tạp chí có dành ra chỗ riêng để in lại những thơ cũ ở quê nhà trước 1975. Thật ra hầu hết đó là thơ tiền chiến, hay của những tác giả tiền chiến. Họa hoằn mới gặp một vài bài thơ của Nhã Ca, Nguyên Sa, Bùi Giáng v.v... Dò hỏi nơi các bạn bè yêu thơ, khi bỏ nước ra đi có mang theo những tài liệu thi ca sưu tập được, thì vẫn thấy phần lớn là thi ca tiền chiến. Thoạt tiên không khỏi thắc mắc: tại sao khi tìm về dĩ vãng trước hết không nhớ đến cái dĩ vãng gần mà lại nhớ về một dĩ vãng xa; tại sao không nhớ thơ trước 75 mà lại nhớ về thơ trước 45? Thi sĩ tiền chiến nhiều kẻ theo cộng sản, tập thể tị nạn có tinh thần chống cộng mạnh, giữa tập thể ấy và các thi sĩ Miền Nam trước 75 lẽ nào tâm tình không gần gũi bằng giữa dân tị nạn với thi sĩ tiền chiến? Tại sao có sự chọn lựa kỳ cục vậy? Ngẫm lại, thấy sự “kỳ cục” xảy ra đã từ lâu. Ngày nay ở Hoa Kỳ người tị nạn tái bản các thi phẩm của Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh v.v... mà không tái bản các tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên v.v..., ta ngạc nhiên. Nhưng trước 75, ngày còn ở Sài Gòn, chuyện xảy ra còn đáng ngạc nhiên hơn nữa: hồi đó có chính quyền, có chính sách chống cộng, có kiểm duyệt, mà chúng ta vẫn tìm ra lý do để in lại cho kỳ đuợc thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh v.v... Như vậy không phải chỉ khi xa thời 54-75 ta mới quên thi ca thời ấy, mà quần chúng độc giả đã “quên” nó ngay lúc đang cùng sống với nó. Sao vậy? Bộ thơ Miền Nam hồi đó dở lắm sao? — Nói vậy không được đâu. Lê Huy Oanh từng viết: “Về các bộ môn triết học, biên khảo, tiểu thuyết, kịch phẩm... nước ta có thể còn thua kém nhiều nước khác, nhưng riêng về bộ môn thơ, nước ta đứng ngang hàng với bất cứ nước nào trên thế giới (...) đều là những nhà thơ có vóc dáng quốc tế, không những là nhà thơ lớn của xứ ta mà còn phải được coi như những thi sĩ của chung nhân loại.”[1] Mai Thảo từng bảo: “(...) ngôn ngữ và tư dung Bùi Giáng bấy giờ hiển lộng tới không bến không bờ, vô cùng vô tận, và tài năng ông cũng vậy. Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, Bùi Giáng trùng trùng một biển văn chương.”[2] Độc giả “chê”, nhưng văn giới lại có kẻ khen. Chê hơi nặng, mà khen cũng không vừa. Tình trạng khá phức tạp, ta đâu có thể buông thõng một lời kết thúc đơn giản: Xoàng! Dở! MỘT NỀN THI CA KHÔNG TÌNH ÁI Thiết tưởng thi ca của chúng ta trong thời kỳ 54-75 sở dĩ không được quần chúng thiết tha, truyền tụng, đó không phải là vì lý do giá trị, lý do nghệ thuật. Đó là vì cái nội dung, cái tinh thần của nó. Người đời đa số thích ngâm nga những câu tình tứ, hoa mỹ, không mấy ai ưa thích những lời hục hặc, đắng cay. Thơ tiền chiến là thơ của một thời thanh bình, lãng mạn, thơ của tình yêu, của mộng mơ, lời lời trau chuốt đẹp đẽ. Thơ Miền Nam 54-75 là thơ của một thời dằn vặt, suy tư, đau khổ. Hoài Thanh, nhà phê bình thơ sành nhất thời tiền chiến, trong Thi nhân Việt Nam, sau khi viết xong về 45 nhà thơ đã toan “khép cửa lại, dù có thiên tài đến gõ cũng không mở.” Vậy mà rồi rốt cuộc không cầm lòng nổi, ông đã phải mở cửa đón thêm một nguời nữa. Thi sĩ Trần Huyền Trân, người thứ 46, không phải là một thiên tài, Hoài Thanh nói đi nói lại rõ ràng như thế. Sở dĩ được quí mến chỉ vì “ít nói yêu đương”. “Thơ Trần Huyền Trân không xuất sắc lắm. Nhưng sau khi đọc hoài những câu rặt anh anh em em tôi đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió.”[3] Nói cách khác là sau khi duyệt qua hết thi ca tiền chiến, nhà phê bình mệt ngất ngư vì ái tình, ngấy tới tận cổ, cho nên vừa chợt bắt gặp một kẻ không yêu đương liền túm riệt lấy không buông ra nữa. Đó, cái khoản ái tình trong thơ tiền chiến nó sum suê, nó phồn vinh như vậy đấy. Vẫn Hoài Thanh nói về nhà thi sĩ tiền phong của phong trào thơ mới: “Thế Lữ đã làm giáo sư dạy khoa tình ái cho cả một thời đại.”[4] Thời đại ấy đúng là sở trường về “khoa” ấy. Nhưng mà giáo sư thì, ối! càng về sau càng nhiều, ông Thế Lữ đâu đã phải là tay lỗi lạc. Từ ông Tản Đà bà Tương Phố cho đến lớp sau chót như Tế Hanh, Hồ Dzếnh, suốt thời tiền chiến có ai không giảng dạy được dăm ba khóa về tình yêu. Có thứ tình nồng nàn mãnh liệt, có thứ tình mộc mạc thơ ngây, có thứ tình não nề thê thiết, có thứ tình đằm thắm dịu dàng v.v..., trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư v.v... muốn chọn thứ tình nào cũng có, thơ nào thanh niên nam nữ đều có thể đọc đi đọc lại, có thể chép vào vở, vào thư trao tặng cho nhau. Đời đời kiếp kiếp hễ trai gái lớn lên thì yêu, thì tìm những lời ngọt ngào nhất say sưa nhất cho người yêu và cho mình. Những lời ấy tất phải ở trong thứ thi phẩm có những nhan đề êm ái như Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Tiếng thu, Lửa thiêng, Lỡ bước sang ngang v.v... Nó không thể được bắt gặp trong các tập thơ mang những cái tên khổ sở như Mật đắng (của Nguyễn Đình Toàn), Lá hoa cồn (Bùi Giáng), Tôi không còn cô độc, Liên, đêm mặt trời tìm thấy (Thanh Tâm Tuyền), Thân phận (Hoài Khanh), Chiến tranh Việt Nam và tôi (Nguyễn Bắc Sơn) v.v... Thời trước cũng có đôi người quằn quại trong bệnh tật như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, trong sầu não như Chế Lan Viên, và họ cũng gặp khó khăn như thế hệ thi nhân Miền Nam sau 1954 vậy; Thơ điên, Tinh huyết, Điêu tàn không phải là thứ thơ mà nữ sinh tìm tòi sao chép vào những cuốn vở có ép hoa ép bướm. Họ chép là chép những câu: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh,Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi.” (Xuân Diệu) chứ chép làm chi: “Mặt trời mọcMặt trời mọcRưng rưng mùa hoa gạoLỡ một ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo” (Quách Thoại) Yêu đương là tốt, sầu buồn không hẳn là xấu. Không phải thơ sầu thì kém độc giả. Tiền chiến cũng có lắm người sầu, vẫn từ Tản Đà cho đến những Lưu Trọng Lư, Huy Cận đều sầu. Nhưng hồi đó người ta sầu mộng: sầu mộng thì chấp nhận được lắm. Còn sau này, sau 1954 ở Miền Nam đã sầu thì sầu đau sầu đớn, sầu quằn quại, sầu chết thôi chứ không mộng mơ gì ráo: Cái đó không hấp dẫn. Những trạng thái tâm hồn bất thường, dữ dội làm người ta bàng hoàng sợ hãi, né tránh. Nó không thu hút quần chúng. Sự thể hiện độc đáo, lạ lùng của nó chỉ gây thán phục nơi một thiểu số, nơi giới văn nghệ sĩ, phê bình gia mà thôi. Vừa rồi so sánh tiền chiến với hậu chiến, có ý cho rằng lớp sau thua lớp trước về mặt yêu đương. E không khỏi có người cự nự: Láo! Thời nào lại có thời không yêu? Chuyện gì mà đến nỗi ngừng yêu? Giặc giã hả? Giặc thì giặc chứ, tay gươm tay đàn, vẫn tình tứ như thường, ai cấm? Truyện Văn Quang, truyện Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị NgH, Hoàng Ngọc Tuấn v.v... ra đời vào hoàn cảnh nào, nghĩ lại xem? — Có thế thật. Tuy nhiên chúng ta không nói rộng về vấn đề tình yêu ngoài xã hội, ngoài đời. Chúng ta cũng không nói về tình yêu trong tiểu thuyết. Ở đây chỉ là vấn đề tình yêu trong thi ca. Có thể xảy ra trường hợp như thế lắm. Có thể bắt gặp ái tình khắp nơi, ngoại trừ trong thi ca. Trong công viên trên ghế đá người ta yêu nhau; trong rạp hát ngoài góc phố người ta yêu nhau; dưới bóng cây, trên giường trên nệm người ta yêu nhau; trong sách trong truyện người ta yêu nhau; nhưng người ta không chịu yêu nhau trong câu thơ thì sao? — Lại có chuyện như vậy nữa! — Có như vậy bất quá là có thứ tình ái không nên thơ, thế thôi. Có những lúc người ta vừa thoáng yêu, ý thơ đã lai láng; lại có những khi khác yêu nhau cho tới ngày thành đôi lứa vẫn chưa thấy cần có câu thơ nào. Trai gái yêu nhau thì thơ thì nhạc; ông già bà lão gặp nhau không mấy khi trao thơ. Vân Tiên với Nguyệt Nga mới gặp nhau đã làm thơ, Mã Giám Sinh gặp Kiều có thơ thẩn gì đâu. Những gì xảy ra trong các truyện của Lê Xuyên, Nguyễn Thị Hoàng, của Trần Thị NgH v.v... có phải là những mối tình để làm thơ chăng? — Nhưng ai bảo thời 54-75 thiếu ái tình? — Vẫn có đấy. Như thơ Nhã Ca yêu qua thơ Trần Dạ Từ yêu lại, như thơ Nguyên Sa, thơ Phạm Thiên Thư... — Đấy xem! — Vâng... Xem qua thấy ngay: Tiền chiến đa số là thơ tình trong đó có lẫn một ít thơ điên loạn khổ não; hậu chiến đa số là thơ khổ não suy tư trong đó có lẫn một ít thơ tình. Nói thế là “châm chế” cho thời kỳ 54-75 rồi đó. Có người còn dùng lời tuyệt đối, quyết rằng thơ thời này không hề có cả ái tình lẫn thiên nhiên: không người đẹp cảnh đẹp gì ráo. Chẳng hạn Thanh Tâm Tuyền, ông bảo: “Tôi không ngợi ca tình yêu, tôi nguyền rủa tình yêu (...) Trong thơ tôi không hề có tình yêu, cái báu vật mà tôi mơ ước và tưởng rằng cùng với tự do là những hy vọng cuối của đời tôi (...) Thơ hôm nay không cần đến Tình Ái và khi Tình Ái đến với thơ hôm nay cùng với vẻ tiều tụy khốn khổ chịu đựng hất hủi như cả một cuộc đời (...) Trong thơ hôm nay hoặc là Thiên Nhiên không được nhắc đến nhường chỗ cho những vỉa hè, cột đèn, gạch ngói, khối sắt khối thép, da thịt, tay chân, mắt mũi hoặc là hiện ra thản nhiên lạnh lùng khó chịu nếu không muốn nhập một với ý thức.”[5]Lại chẳng hạn Lê Huy Oanh, dù ông này có hòa hoãn hơn: “Thơ Hậu chiến vẫn có đề cập tới Ái Tình (một đề tài muôn thuở) nhưng quả thật đã không còn quá mơ màng đắm đuối với Ái Tình.”[6]Đắm đuối? Không có đâu. Nghe tới Ái tình có khi nó còn ngượng nghịu ngang xương nữa là khác! Cuốn Đường vào tình sử xuất bản năm 1962, khi trao bản thảo cho Đoàn Thêm thi sĩ Đinh Hùng vừa cười vừa bảo: “đây là loại thơ tình, có xem thì xem...” Ông Đoàn (người viết lá thư thay lời tựa cho thi phẩm này) tinh ý có ngay một ý nghĩ: “vì sao tác giả đã thốt ra câu đó?” Ông ngờ Đinh Hùng e ngại ông coi thơ tình không hợp thời chăng? Báo hại ông Đoàn phải an ủi mãi một đoạn dài trong đề từ! Một thi sĩ đàn anh lừng lẫy cuối thời trước như Đinh Hùng mà đến đây cũng đâm ra thế thì phải biết Ái tình nó đang sa sút, mất thớ quá lắm. Thơ 1954-75 đã thiếu ái tình, lại còn chất chứa toàn những thứ làm mệt người đọc. Lại xin lấy trường hợp Thanh Tâm Tuyền: ông có những lời sôi nổi về thơ của mình: “Mỗi tiếng, mỗi lời viết ra tôi đều thấy nó chứa đựng những hằn thù, khinh bỉ, dày vò, đớn đau, tuyệt vọng, nhơ nhuốc, dối trá, hằn học, trơ trẽn, bệnh hoạn, xấc láo, thô bạo, cục cằn, tủi hổ, yếu đuối, bất lực, chết chóc, nghĩa là tất cả những thứ mà tình yêu loại trừ.”[7]Thơ như vậy làm sao xếp chung với hoa với bướm trong vở lưu niệm của học trò được, làm sao trao đổi cho nhau giữa tình nhân với tình nhân được, làm sao in đi in lại cung cấp cho thị trường độc giả đông đảo được? MỘT NỀN THI CA KHÔNG TRAU CHUỐT Đã vậy, thơ 54-75 thường khi lại thiếu hình thức trau chuốt, đẹp đẽ. Không, những nguời như Quách Thoại, như Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng v.v..., những con người quằn quại ấy không thèm trau chuốt một cái gì, kể từ cái hình dáng của họ kể đi. Mặt mũi, áo quần, bộ tịch, lời ăn tiếng nói của họ đã không trau chuốt, kể gì câu thơ. Nếu thơ của họ mà hay, là bởi tự nó hay, lỡ nó hay, chứ không phải vì trau chuốt mà hay. Họ đọc họ viết năm này sang năm nọ, họ sống với chữ nghĩa, ăn nằm với chữ nghĩa, triền miên với vần điệu, cho nên tránh sao khỏi cái chuyện họ phọt miệng tung ra những câu thơ tuyệt diệu, thần tình. Những câu như thế phọt ra tình cờ, lẫn lộn với những câu cẩu thả, lôi thôi. “Câu hay lẫn với câu tồi” là thường. Họ làm thơ không phải để có những bài thơ hay, họ làm thơ vì một cơn lốc trong tâm hồn bắt họ phải bộc lộ. Hồi tiền chiến có hai người mà Hoài Thanh bảo là đã “cai trị trường thơ Loạn”: một trong hai người là Hàn Mặc Tử. Nhà phê bình nói về thi sĩ ấy: “Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê người (...) Một tác phẩm như thế, ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán.”[8] Đối với nhiều thi sĩ đau thương sau này, chuyện thơ dở hay cũng đại khái như thế. Làm thơ như Bùi Giáng, cái lạ thường nào có khác gì Hàn Mặc Tử: cũng dị kỳ khó hiểu như Hàn, cũng dào dạt phong phú vô chừng như Hàn, cũng ở ngoài vòng nhân gian như Hàn! Mai Thảo bảo: “... cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ. Bùi Giáng mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm (...) cái sức viết hồi đó đến như Bùi Giáng là tột đỉnh, là không tiền khoáng hậu (...) Ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ. Ta cứ tạm hiểu cái trạng thái thơ kỳ lạ khác thường ở Bùi Giáng là như vậy.”[9]Tuy không “ngoạn mục” bằng Bùi Giáng, nhưng những Nguyễn Đức Sơn, Vũ Hữu Định v.v... làm thơ cũng dễ dàng, nhiều, nhanh. Và lối sống của họ, hình thù của họ cũng đại khái độc đáo, gần quái đản như nhau. Mai Thảo kể một vài kỷ niệm: “Mái tóc ông đổi màu. Mấy chiếc răng cửa bị gãy, nụ cười vừa trẻ thơ vừa móm mém. Cặp mắt sâu hoắm xa khuất dần với mọi hình hài thực tế (...). Ông vào tòa soạn, ngồi xuống ghế, nhìn mọi người, cười trẻ thơ, thường nói khát quá và xin một chai bia uống. Ông uống từng ngụm nhỏ, nói thích chai bia lớn vì uống được nhiều hơn, châm thuốc hút, những ngón tay vụng về lóng ngóng, uống cạn chai bia, cái túi vải đeo lên và bỏ đi. Đó là cái đến cái đi êm ả của Bùi Giáng. Nhiều lần không thế. Ông ra tắm ở cái máy nước trước tòa soạn, thản nhiên trước người qua kẻ lại, quần áo lướt thướt đi qua đường, một đám con nít tròn mắt đi theo. Một vài lần khác, chúng tôi đi ra ngoài một lát trở về, thấy ông nằm ngủ ngon lành trên hai cái bàn viết kê liền lại. Giấc ngủ dài, quên đời, quên hết, mặc hết, phải đánh thức dậy. Những lần đó, ông ngồi dậy im lặng, bất động, thì thầm câu ‘Vui thôi mà, vui thôi mà’ rồi lặng lẽ bỏ đi, cái bóng dáng gãy đổ, gầy guộc trong chiều xuống.”[10]Về Nguyễn Đức Sơn, cứ nghe chính lời ông tự nói về mình cũng đủ, ông không hay màu mè, che đậy: “tác giả tự biết không một nơi nào trên trái đất này quạnh quẽ đến đau thương, phong phú đến chỗ muốn tự sát, như trong lòng tác giả, cũng không nơi nào có thống khổ mênh mông và cực lạc xa vời như trong hồn tác giả (...) Một buổi chiều trốn học lang thang trên bờ biển Nha Trang, thời niên thiếu, tác giả suýt nổi cơn điên khi trực nhận mãnh liệt cái quá ư ngắn ngủi của kiếp sống và từ đó đâm ra khật khùng cho đến nay.”[11]Có thể vì thấy đời quá ngắn, cũng có thể vì thấy đời quá dài, có thể vì lòng quá quạnh quẽ, cũng có thể vì lòng quá phong phú... ai hiểu được tất cả lý do, chỉ biết thế hệ này có nhiều kẻ “khật khùng” như thế. Người khật khùng thơ tất khật khùng, người cô đơn thơ cũng quằn quại theo. Và hạng người ấy làm thơ là vì sự khật khùng, vì cái cô đơn khắc khoải của mình, chứ không phải vì nghệ thuật, vì lời hoan hô của quần chúng thưởng ngoạn quanh mình. Quần chúng! quần chúng nào chịu sưu tập ngâm nga những câu như: “Hãy mang tôi tới bất ngờGiết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiênHãy mang tôi tới diện tiềnGiết tôi chết giữa người thuyền quyên kiaHãy mang tôi tới mép rìaGiết tôi chết lúc mép rìa bốc hơi.” (Bùi Giáng) như: “ôi một đêm bụi cỏ dáng thu ngườiem chưa đái mà hồn anh đã ướt.”(...)hai đứa nhìn nhau bảo phải im ruem sắp đái và hồn anh chết cứng.” (Nguyễn Đức Sơn) hay là như: “tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớthanh tâm tuyền(...)tôi gào tên tôi thảm thiếtthanh tâm tuyền” (Thanh Tâm Tuyền) Cái lối làm thơ mỗi tuần ngàn trang (hay trăm trang, hay chục trang) của họ khác hẳn lối “thôi sao” của các thi sĩ khác. Họ không làm thơ cho người đời, họ làm vì sự đòi hỏi nơi họ. Họ không gọt dũa những công trình đẹp đẽ. Làm thơ như họ không phải là vấn đề của nghệ thuật, mà là của tâm tư cá nhân. Trong một thời như thế không thể đếm bao nhiêu thi sĩ hay bao nhiêu thi sĩ dở, chỉ biết kể bao nhiêu trường hợp tâm hồn kỳ dị, khắc khoải. Hình như ở Pháp, sau 1950, làng thơ cũng “loạn” lắm. Trong cuốn Tự điển thi ca Pháp hiện đại (Dictionnaire de la póesie francaise contemporaine)Jean Rousselot trưng ra 749 thi sĩ; trong cuốn Sách vàng của thi ca Pháp 1940-1960 (Le livre d’or de la poésie francaise 1940-1960), Pierre Seghers rút lại còn 265 thi sĩ; sau đó, trong cuốn Nền Thi Ca Mới của Pháp (La Nouvelle Póesie francaise) rút gọn nữa còn trăm nhà thơ trẻ! Nhà viết lịch sử văn học hồi sau này không còn được đứng trước một tình trạng rõ ràng minh bạch như trước kia: sự thể rối rắm, khó xử hơn nhiều. Thứ thơ mỗi tuần ngàn trang của Bùi Giáng đó có phải là những công trình nghệ thuật chăng? hay đó là một phương thức biểu hiện của tâm thức dị thường, cũng như sự “tắm máy nước, quần áo lướt thướt” là một phương thức biểu hiện khác? Rồi đời sẽ còn xét đi xét lại dài dài đa! Thanh Tâm Tuyền nói về chuyện nghệ thuật Apollon với nghệ thuật Dionysos. Ông nhất định bảo mình không phải là thi sĩ. “Thơ không còn là thơ, không còn gì nghệ thuật (...) những người làm thơ hôm nay không muốn được gọi là thi nhân vì thơ đối với họ không còn là cứu cánh của đời sống, thơ chỉ còn là phương tiện để họ vào sâu trong ý thức gặp mình, gặp được đời sống và may ra gặp được hồn người (...) xin đừng ai gọi tôi là thi sĩ.”[12]Ai là thi sĩ, ai không phải là thi sĩ trong lúc này? Thơ nào là thơ, thơ nào không phải là thơ? Thơ nào, người thơ nào đáng giữ lại? thứ nào vất đi, loại đi? Pháp đã gặp chuyện khó ra sao không biết; biết riêng một chuyện của ta bây giờ đã rối lắm rồi. Hoài Thanh khen thơ Xuân Diệu có “cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã”, “cái lối làm duyên rất có duyên (...) cái vẻ đài các rất hiền lành”. Và khi nói về thơ Thâm Tâm, ông bảo nó “không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ”. Còn Vũ Ngọc Phan thì cho rằng Quách Tấn: “chú trọng vào sự gọt dũa nhiều quá, ông cân nhắc từng chữ, ông lựa từng câu”, lại cho rằng Vũ Hoàng Chương “rất chú trọng đến sự gọt dũa lời thơ”. Tóm lại các nhà phê bình tiền chiến thấy phần nhiều thơ hồi ấy mềm mại, uyển chuyển, gọt dũa, yêu kiều, phong nhã, duyên dáng. Đẹp đẽ quá đỗi. Chúng ta biết tìm đâu cho thấy trong nền văn học một thời hoang mang khổ đau khói lửa tơi bời sau này thứ thơ đẹp đẽ như thế. Người thơ cũng vậy, sau này chúng ta tìm đâu cho thấy những con người hình dáng, y phục chỉnh tề, trang trọng, chải chuốt mỗi khi ra ngoài, như Đông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương v.v... Thi sĩ với thi sĩ, họ cùng sống với nhau, cùng gặp gỡ nhau hàng ngày trong xã hội, nhưng xê xích nhau một thế hệ họ cách biệt nhau muôn trùng — từ trong ra ngoài, từ cuộc sống cho đến nghệ thuật. ĐẶC ĐIỂM HAI GIAI ĐOẠN Ngay trong một thời kỳ, giữa giai đoạn trước với giai đoạn sau cũng có sự khác nhau rõ rệt. Trước tự do sau khuôn khổ Trong giai đoạn trước (1954-63), về hình thức, câu thơ mãi hục hặc phá phách, đòi thoát khỏi khuôn khổ; trong giai đoạn sau (1964-75) nó thong thả trở về khuôn khổ, trở về những vần điệu quen thuộc. Trong giai đoạn trước, vẫn về hình thức, nó tích tập chữ nghĩa khó khăn, hiểm hóc, tối tăm, cầu kỳ; trong giai đoạn sau, nó trở nên trong sáng, dễ dàng, giản dị. Trong giai trước, về nội dung, thi ca nặng trĩu những suy tư khổ sở, trong giai đoạn sau, thơ nghe sảng khoái, khoáng đạt, thênh thang. Trong giai đoạn trước, nét suy tư trong thơ nhuốm màu triết học; trong giai đoạn sau, tư tưởng trong thơ nhuốm màu tôn giáo. Trước hết hãy nói về chuyện khuôn khổ. Sau 1954, những Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Quách Thoại v.v... đều làm thơ “tự do”. Mười năm sau, từ 1964, lớp thi sĩ mới không ai bảo ai, không biện luận, không kèn không trống lờ bỏ tự do, cứ thản nhiên viết thơ lục bát, thơ tám chữ, thơ thất ngôn, ngũ ngôn, thơ cổ phong, như không từng có gì xảy ra trước đó mười năm. Ấy là trường hợp của những Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Nguyễn Bắc Sơn, Vũ Hữu Định, Tú Kếu, Trần Dạ Từ, Nhã Ca v.v... (Tất nhiên trong lớp sau cũng có người làm thơ tự do. Nhưng chúng ta nói đây là nói cái xu thế của đa số.) Trước tự do sau khuôn khổ, đó không những là xu thế của hai lớp người, mà cũng là cái xu thế biểu hiện nơi cùng một người vào hai giai đoạn khác nhau. Thanh Tâm Tuyền suốt thời kỳ 54-75 vẫn trung thành với sự đề xướng lúc đầu: thơ tự do. Nhưng sau 1975, trong hoàn cảnh lao tù ông có nhiều bài thơ hay viết theo các thể truyền thống. Tô Thùy Yên trong giai đoạn đầu đăng trên Sáng Tạo nhiều bài thơ tự do; về sau dần dần ông trở về các luật thơ cũ. Sao Trên Rừng thoạt đầu cũng tự do tợn; về sau hầu hết các tác phẩm do Mặt Đất và An Tiêm xuất bản là thơ luật... Như vậy chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian mười năm ấy khiến cho câu thơ của chúng ta lúc thì muốn tự do lúc lại chán tự do? — Thanh Tâm Tuyền là người đề xướng thơ tự do. Bênh vực chủ trương của mình, ông cho rằng nhịp điệu trong thơ cũ “đơn giản”, “nghèo nàn”; nhịp điệu trong thơ tự do là “một thứ nhịp điệu rộng rãi phức tạp, ở một trình độ nghệ thuật cao”. Ông bảo thơ tự do “không gieo vần lối đồng âm đồng thanh, vần của nó là vần ẩn giấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó là sự phối hợp của một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định khiến cho hơi thơ tự do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác.” Trong thơ tự do, ông lại còn tìm thấy một thứ nhịp điệu gọi là “nhịp điệu của hình ảnh”, rồi ông lại “tìm đến được thứ nhịp điệu của ý tưởng”, cả hai thứ “là sự thể hiện của nhịp điệu của ý thức.”[13]Vậy, đó quả là rộng rãi và phức tạp. Nhưng tại sao sau khi tìm ra được những thứ mới lạ, có nhiều ưu điểm như vậy, cuối cùng các thi sĩ tự do lại trở về với khuôn khổ, với cái nghèo nàn, đơn giản? Thực ra trong thơ cũ không phải chỉ có vần điệu âm thanh mà thôi. Trong thơ cũ cũng có thể có màu sắc hòa hợp với màu sắc, hình ảnh phối hợp với hình ảnh, ý tưởng đối chiếu với ý tưởng: những xếp đặt hài hòa đẹp đẽ như thế trong thơ Nguyễn Du, trong thơ Đường luật, không phải là những hình thức nhịp điệu của hình ảnh, của ý tưởng sao? Tuy vậy sự xuất hiện của thơ tự do không phải không có ý nghĩa gì. Nó có ý nghĩa một thay đổi sâu xa trong tâm hồn một lớp người mới. Thường thường bất cứ thể thơ nào, trươc khi đạt đến hình thức hoàn chỉnh, cố định, cũng bắt đầu bằng những quờ quạng rất “tự do” trong một thời gian. Lục bát của ta trong ca dao có những câu dài mười lăm mười bảy chữ, và trong những tác phẩm viết trước thế kỷ thứ XIX, trong Gia huấn ca chẳng hạn, từ số chữ, luật bằng trắc, cho đến cách gieo vần đều lỏng lẻo, phóng túng, đầy những ngoại lệ bất thường. Đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì lục bát đạt tới hình thức tuyệt mỹ của nó. Đến đây không còn những sờ soạng tìm tòi, không còn thay đổi gì nữa. Hình thức lục bát trong Kiều thành cố định. Thơ mới của ta, từ bài Tình già của Phan Khôi, những bài thơ câu ngắn câu dài không đều trong buổi đầu của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, cho đến thể thơ tám chữ đều đặn sau 1940, con đường diễn biến không khác. Mà những thể ngũ ngôn, thất ngôn của Tàu cũng trải qua một quá trình tương tự: trước đời Đường là những sô hình tương đối sơ sài, đến đời Đường mới đạt tới chính thể. Chính thể tất phải đẹp đẽ tinh vi hơn các sơ thể, nhưng chính thể cũng lại có nhiều qui tắc trói buộc chặt chẽ hơn. Bởi vậy mỗi khi đời sống tinh thần trải qua một đổi thay lớn lao, người nghệ sĩ muốn diễn tả tâm trạng mình bỗng dưng cảm thấy tất cả cái khó chịu ngột ngạt trong khuôn khổ những hình thức văn nghệ cũ. Rồi thì xảy ra sự phá phách. Cuộc chiến đấu cho “tự do” trong nghệ thuật làm tan vỡ các thể điệu đã thành hình vất vả qua nhiều năm tháng. Phá phách xong, thắng lợi rồi, một thời gian sau thế hệ mới có thể cho ra đời thêm một đôi hình thức mới, có thể lại ríu ríu trở về các hình thức cũ với một vài cải cách. Sơ thể, chính thể, phá thể, rồi lại chính thể, phá thể... Truyện dài cách mạng văn nghệ nhiều hồi cứ thế tiếp tục. Thành thử nhiều năm sau khi Thanh Tâm Tuyền phát huy cái hay của thơ tự do, Trần Kha trở lại vần điệu của thơ cũ, điều ấy không có gì lạ. Và nhiều năm sau những tìm tòi phá phách của giai đoạn thứ nhất, các thi sĩ thuộc giai đoạn thứ hai của thời kỳ 1954-75 lại làm thơ cũ tỉnh bơ, ấy cũng không có gì lạ. Trước tối sau sángBây giờ đến điểm khác biệt thứ hai: trước tối sau sáng. Những thi sĩ nổi tiếng của giai đoạn trước: Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Hoàng Trúc Ly, Quách Thoại v.v... họ khó đọc hơn những Nguyễn Bắc Sơn, Tú Kếu, Nguyễn Đức Sơn... của giai đoạn sau nhiều. Nói “khó đọc” là một cách nói láu lỉnh, để cho một số người có thể hiểu tạm rằng những kẻ sành điệu (trong đó có mình?) vẫn “đọc” được. Bởi vậy tôi xin thưa trước không có mình trong cái số may mắn vẫn rành thưởng thức những câu như: “Xin mời em chối bỏ tên anhvì tên em là cuộc đờiBa. Bảy. Năm. Tám. Sáu.Hai. Bốn. Chín. Mười. Mười.Con số có tên kiếp người có tuổiAnh già rồi chối bỏ tên anh?” (Hoàng Trúc Ly) hay là như: “Một hai hai một di hàiDài hy hữu mộng an bài chẩm maChả xin? Chả hỏi? Vịt gà?Và thân thể máu me và da xương” (Bùi Giáng) Có những trường hợp cùng một người mà ở giai đoạn trước đang rối rắm khó khăn, vào giai đoạn sau bỗng giản dị, rõ ràng. Chẳng hạn Tô Thùy Yên, chẳng hạn Sao Trên Rừng... Trước, Tô Thùy Yên từng có những câu: “Tôi vốn nặng đầu như chiếc nấm. Chiếc nấm ấy, sáng hôm nào trời đất bình minh, trông thấy một con sơn ca buồn rầu lẻ bạn. Thế là chiếc nấm đột nhiên biến thành một con sơn ca nhẹ nhàng cất cánh liệng bay theo” (‘Lễ tấn phong tình yêu’). Sau này ông thường làm những bài thơ luật tuyệt vời không chút cầu kỳ. Còn Sao Trên Rừng thì... ồ, dài dòng làm chi, hãy cứ xem ngay cái tên hiệu: trước ký Sao Trên Rừng, không ngộ sao? Về sau ông hiện nguyên hình Nguyễn Đức Sơn, trình nguyên cái tên do cha mẹ đặt, không trăng sao gì nữa cả, rồi ông viết những câu thơ trong leo lẻo như nước suối nguồn. Thơ văn cũng như tên hiệu: trước còn điệu bộ, lắm trò; sau cứ thẳng toạc ra. Vừa rồi chúng ta có dịp nghe Thanh Tâm Tuyền nói về những gì chất chứa trong thơ ông. Trong thơ Quách Thoại cũng không phải là cái gì đáng mơ ước: “Ta thức một đêm trắngTỏ tình với trăng hoaTa chết nằm liêu vắngKhông bóng người đi qua” (‘Liêu vắng’) “Ta khóc than nghĩ tủi phận đời taMột linh hồn lạc lõng giữa bao laMột tình yêu chưa một chiều trao gởiTim cô đơn chưa một lần ấm sưởiLạnh trong hồn và lạnh thấu trong xương”(...)Hoàng hôn về ta lạc giữa mù sươngNghe đêm xuống tưởng buồn như tận thếTa rất nhớ cảm sầu thương thế hệLệ rất nhiều mà khóc chẳng ai lau” (‘Như Băng trường tình’) Lại như trong thơ của Hoàng Trúc Ly, của Chế Vũ, của Hoài Khanh v.v... cũng lại đầy những ưu tư hoang mang. Thật khác xa giọng thơ của những Trần Đức Uyển, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Bắc Sơn sau này. Nguyễn Bắc Sơn “luận” về chuyện sống ở đời: “Bậc thánh triết là những tay biếng nhácSống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh” (‘Đại lãn’) Cái “bữa tiệc nhân sinh” mà Nguyễn Bắc Sơn “khề khà” không có gì thịnh soạn, tôi chắc thế. Bắc Sơn là chiến binh, Tô Thùy Yên là một chiến binh khác. Tô quân mô tả cái nhân sinh của ông: “Giặc đánh lớn — mùa mưa đã tớiMùa mưa như một trận mưa liềnChâu thổ mang mang trời sát nướcHồn chừng hiu hắt nỗi không tênTiếp tế khó — đôi lần phải lụcTrên người bạn gục đạn mươi viênDi tản khó — sâu dòi lúc nhúcTrong vết thương người bạn nín rênNgười chết mấy ngày chưa lấy xácThây sình mặt nát lạch mương tanh” (‘Qua sông’) Trong cảnh nhân sinh như thế, họ cứ khề khà, tha hồ khề khà. Không một ai than thở ưu tư. Họ toàn là những người dễ tính. Tô Thùy Yên, Nguyễn Bắc Sơn thì cứ dừng quân là bạn bè nhậu nhẹt vui vẻ. Trần Đức Uyển thì: “Tự hỏi về đâu? Đâu chả được Hãy tìm bên suối ngủ đêm nayGối đầu lên đá nhìn trăng sángRừng núi sương mù ướt chẳng hay” (‘Buổi chiều ngồi trên đồi’) Cứ nghĩ rằng những dòng thơ nghe rờn rợn của Quách Thoại ra đời vào độ ngưng chiến thanh bình, mà mấy câu khơi khơi vừa rồi lại xuất hiện giữa lúc Bắc quân đánh tràn qua sông Bến Hải, đánh khắp Miền Nam, không khỏi lấy làm kỳ lạ. Sao mà khi yên lành lại nặng trĩu suy tư nhăn nhó khó khăn, lúc cùng cực khổ đau lại nhẹ nhõm cười cợt? Cho hay cái quan trọng không phải ở nơi hoàn cảnh mà là ở thái độ ứng xử trong hoàn cảnh ấy. Trong giai đoạn sau chúng ta không buồn thắc mắc quằn quại nữa. Chúng ta ngẩng mặt mà chấp nhận hoàn cảnh. Cười cười mà chấp nhận. Tha thứ, khoan dung. Chính người trong cuộc, những người cầm súng vào sinh ra tử, là những người thênh thênh khinh khoái hơn cả: Tô Thùy Yên, Nguyễn Bắc Sơn, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Tiến Cung v.v... Hiện tượng tâm lý nào đã xảy ra lúc bấy giờ? Niềm tin tưởng tôn giáo có vai trò gì trong thái độ ấy, bởi không khí tôn giáo lúc bấy giờ bàng bạc khắp thơ văn chúng ta. LÝ DO Từ giai đoạn trước tới giai đoạn sau, chúng ta thấy thi ca có nhiều điểm thay đổi về hình thức lẫn nội dung. Nhìn kỹ, những thay đổi ấy không hề có tính cách tản mạn, ngẫu nhiên. Tôi có cảm tưởng chúng cùng bắt nguồn từ một vài nguyên nhân, cùng liên hệ với nhau. Đã nhiều lần, chúng ta đối chiếu hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu chúng ta ý thức sự khác biệt sâu xa trong tâm hồn đối với lớp tiền chiến và nổi lên ý định gây dựng một nền văn nghệ mới, giai đoạn đầu là giai đoạn của những cố gắng nghiêm chỉnh, những tìm tòi thắc mắc căn bản về lẽ sống. Phải chăng chính cái ý thức về sự chuyển biến sâu xa trong lòng người đã phá vỡ khuôn khổ thơ tiền chiến? phải chăng vì những cố gắng tìm tòi nọ mà thi ca của giai đoạn trước hóa ra tối tăm, cầu kỳ, kiểu cách? mà nó nặng trĩu triết lý? Giai đoạn sau là giai đoạn của thất vọng, buông thả, của tự do, phóng túng, cũng là của ảnh hưởng Phật giáo. Vì vậy mà câu thơ có dịp hớn hở chạy về với luật lệ cũ, với cái ngôn ngữ giản dị thường nhật. Nó trở về với sự dễ dãi, xuề xòa. Như sợi dây thun đang căng được buông ra liền rút nhanh về vị trí cũ. Trong vị trí thoải mái ấy, thơ thành ra thơ của mọi người, vừa tầm thưởng thức của độc giả đông đảo. Tuy vậy, nó chưa lúc nào trở về tới cái điểm hội tụ, cái quê chung của thơ tiền chiến: tình yêu. Trong Nguyễn Đức Sơn có tình dục, trong Bùi Giáng có những mơ tưởng huyễn loạn về người nữ, trong Phạm Thiên Thư ái tình lẫn với tôn giáo mông lung. Làm gì còn có thứ tình yêu như trong thơ Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Tế Hanh v.v... Làm gì còn nữa! Một người kỹ nữ tiền chiến có lần kêu lên trong câu thơ Xuân Diệu: “Chớ để riêng em phải gặp lòng em” và ông Hoài Thanh tinh nhạy đã thấy ngay cái vấn đề lớn của thời đại: “lời khẩn cầu của người kỹ nữ cũng là lời khẩn cầu của người muôn thuở. Đời sống của cá nhân cần phải vin vào một cái gì thiêng liêng hơn cá nhân và thiêng liêng hơn sự sống.”[14] Dẫu sao cá nhân tiền chiến cũng còn tìm được niềm an ủi, tìm được hơi ấm trong sự quấn quít lấy nhau. Ngườu con gái tiền chiến run rẩy: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo; Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.” Thực ra cái cô đơn lạnh lẽo hồi ấy đã thấm vào đâu. Hồi ấy người ta có lứa đôi, người ta ríu ra ríu rít, đó đây vang dậy tiếng yêu đương, khắp xã hội ấm nồng tình ái. Thuở xưa kia là cái ta, sau cuộc gặp gỡ Tây phương là cái tôi; cá nhân có nhỏ bé thực, nhưng là cá nhân từng cặp thì cũng đỡ cô đơn, cá nhân đỏm đáng chỉnh tề trau chuốt là thứ cá nhân của những giao tiếp xã hội. Còn sau 1954, sau những đổ vỡ tinh thần, mất mát niềm tin, thậm chí tình yêu trai gái cũng không còn yên lành thơ mộng nữa. Từng cái tôi quay lưng với xã hội, từng cá nhân đơn lẻ đi sâu vào ý thức mình, riêng gặp lòng mình, riêng đối diện với những hoang mang, thắc mắc của mình. Thời tiền chiến còn lưu lại Miền Nam một số thi sĩ lỗi lạc: họ đều thành công trong xã hội, đều được trọng vọng; họ xuất hiện chỉnh tề, lắm khi chải chuốt. Và những vị lão thành ấy cho ra đời những tập thơ tình thắm thiết: Đường vào tình sử, Ta đợi em từ ba mươi năm... Trái lại, những Bùi Giáng với Nguyễn Đức Sơn chẳng hề có đời sống xã hội. Một người bạn — Bửu Ý — mô tả Nguyễn Đức Sơn như một con tê giác cô đơn (“hình ảnh của con tê giác, từ tính tình đến cách ăn nói, dáng đi (...) Đơn độc quắt queo. Dã man nghiệt ngã. Chỉ thong dong ở chốn không người: rừng và biển.”) Và Nguyễn quân lấy đó làm lời tri kỷ. Xã hội không chấp nhận những con người ấy, ngược lại những con người kỳ cục nọ cũng không biết tới xã hội. Phải mãi đến giai đoạn sau, đến cuối thời kỳ 1954-75, trong hỗn loạn chém giết tơi bời, thế hệ này mới tung hết mọi ưu tư bận bịu mà... khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh. _________________________[1]Văn, phát hành tại Sài Gòn ngày 20-8-1974, trang 2.[2]Văn, phát hành tại Hoa Kỳ, số 26, tháng 8-1984.[3] Hoài Thanh và Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Hoa Tiên tái bản lần thứ 2 taị Sài Gòn, năm 1968, trang 386, 387. [4] Sđd, trang 62.[5]Liên, đêm mặt trời tìm thấy.[6] Tạp chí Văn, số phát hành ngày 20-8-74, trang 8.[7]Liên, đêm mặt trời tìm thấy.[8] Hoài Thanh và Hoài Chân, sđd, trang 209.[9] Tạp chí Văn ở California, Hoa Kỳ, số 26, tháng 8-1984.[10] Xem 1.[11] Nguyễn Đức Sơn, Đêm nguyệt động, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1967.[12] Sđd.[13] Sđd.[14] Hoài Thanh và Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Hoa tiên tái bản lần thứ 2 tại Sài Gòn năm 1968, trang 119. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các bộ môn Phần 19 Kịch Tình hình kịch ở Miền Nam sau 1954 có chỗ lý thú. Tháng 11 năm 1974 (tức đã vào cuối thời kỳ 54-75) ông Nguyễn Đông Châu của báo Văn đến phỏng vấn ông Vũ Khắc Khoan. Ông Nguyễn bảo (hai lần) là ngành kịch bế tắc, ông Vũ cho là kịch “đang đi lên và không hề bế tắc.”[1] Hai bên không biện giải; sự khác biệt không được giải quyết. KỊCH PHÁT TRIỂN? Sự thực, thiết tưởng có thể nói kịch bế tắc cũng được, mà nói kịch đang đi lên cũng được. Ông Vũ thấy kịch đi lên thì quả nó có đi lên: Trước kia, ở Việt Nam không hề có trường nào dạy dỗ về kịch cả, sau này đã có trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài Gòn, có môn học về kịch tại Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa ở Sài Gòn, ở viện Đại học Đà Lạt có ban kịch Thụ Nhân, rồi chính ông Vũ lại đang dự định thành lập cả một phân khoa Kịch nghệ và Điện ảnh tại Học viện Tri Hành, dự định thành lập một nhóm kịch Chúng Ta tại Học viện Tri Hành này nữa, rồi cũng lại chính ông phăng phăng viết kịch đều đều, hăng hái (những năm sau này viết “ít nhất mỗi năm một vở”), ngoài ra lại còn soạn sách biên khảo về kịch nghệ Việt Nam. Như thế phải thấy làø kịch đang đi lên chứ. Ngoài ra, về một phương diện khác, phương diện phẩm chất của các vở kịch sáng tác trong thời kỳ này, thì tình hình cũng rất là đáng mừng: các vở kịch của Vũ Khắc Khoan đều có giá trị. Trong hai kịch tác gia lỗi lạc nhất của tiền chiến thì một vị là Vi Huyền Đắc có mặt ở Miền Nam. Sau 1954 ông Vi vẫn tiếp tục viết một số kịch bản, nhưng ngày càng lu mờ, không theo kịp Vũ Khắc Khoan. Hậu tiến như thế là có tiến rõ ràng chứ. Lại xét về một phương diện khác nữa, phương diện xu hướng sáng tác, thì trong thời kỳ 1954-75 kịch Miền Nam có những khai phá đáng kể. Hồi tiền chiến các ông Vũ Đình Long, Đoàn Phú Tứ, Vi Huyền Đắc viết những vở kịch về phong tục, về xã hội, về tình yêu v.v... Sau 1954, chúng ta thấy nẩy sinh thêm vài xu hướng hoàn toàn mới: tức xu hướng chính trị với Trần Lê Nguyễn (Bão thời đại), Ngô Xuân Phung (Con vật phi lý), xu hướng triết lý với Vũ Khắc Khoan (Ngộ nhận, Ga xép v.v...), Nghiêm Xuân Hồng (Người viễn khách thứ mười). Chính trị và triết học là những cái sở trường, là mối ám ảnh của thời kỳ 54-75. Người ta thấy ảnh hưởng của nó trên khắp các bộ môn: tiểu thuyết, thi ca, tùy bút, v.v... chứ không riêng gì ở kịch. Dù sao, đó không phải là lý do để lờ đi một đặc điểm của kịch hậu Genève tại Miền Nam. Thế rồi cũng không nên bỏ qua chuyện này: là số người viết kịch của thời kỳ sau này cũng không đến nỗi tiêu điều. Có người chuyên hẳn về kịch như Vũ Khắc Khoan, Trần Lê Nguyễn, Vũ Lang, Vi Huyền Đắc; có người hoặc là thi sĩ mà có kịch như Vũ Hoàng Chương (Vân Muội, Tâm sự kẻ sang Tần), hoặc là tiểu thuyết gia mà cũng có kịch như Doãn Quốc Sĩ (Trái cây đau khổ), hoặc là khảo luận gia mà cũng vẫn có kịch, như Nghiêm Xuân Hồng. Đó là những người thuộc thế hệ trước, những người đã xuất hiện từ thời tiền chiến hay xuất hiện trong giai đoạn đầu của thời kỳ hậu Genève. Về sau cũng lại có mấy cây bút trẻ tiếp tục viết kịch: Dương Kiền, Phan Tùng Mai, Phạm Đức Thịnh... Những kịch gia của giai đoạn sau quả chưa có thành tích khả dĩ sánh kịp thế hệ trước, tuy vậy họ cũng đã bắt đầu được tán thưởng. (Hai vị vừa kể sau cùng đều được giải thưởng Văn học Nghệ thuật về các kịch bản của họ.) Ấy là chưa kể cái viễn tượng mà Vũ Khắc Khoan đưa ra trong cuộc phỏng vấn nọ: Sinh viên tốt nghiệp phân khoa Kịch nghệ và Điện ảnh của học viện Tri Hành rồi sẽ đi làm giáo sư trung học, sẽ viết kịch, đạo diễn kịch, viết truyện phim, sẽ hoạt động ở các ngành vô tuyến truyền hình, vô tuyến truyền thanh, sẽ thành những ông tiến sĩ kịch nghệ nữa v.v... Con đường thênh thang ấy tha hồ thu hút thanh niên ưu tú của nước nhà. Hàng ngũ những người làm kịch viết kịch diễn kịch tha hồ đông đảo. Làm sao có thể cầm lòng được? làm sao không lạc quan trước những điều như thế? KỊCH BẾ TẮC? Tuy vậy, cái cảm tưởng của ông Nguyễn Đông Châu cũng không phải là vô căn cứ: kịch ở Miền Nam bấy giờ vẫn ở trong một tình trạng bế tắc. Nó không có quần chúng. Kịch rốt cuộc là chuyện của giới làm kịch với nhau, không liên quan gì đến giới thưởng ngoạn, đến quần chúng. Thế không phải là một bế tắc sao? Trước hết ông Vũ Khắc Khoan cũng nhận rằng giai đoạn đầu, cho đến 1963 thoại kịch vắng mặt trên sân khấu, ngoại trừ vài hoạt động của Vũ Đức Diên. Nhưng từ sau 1963, vào giai đoạn sau thì ông cho rằng thoại kịch đã “dần dần thu hút được một số khán giả”. Một trong những trung tâm phát động phong trào kịch là Đà Lạt. Tại Đà Lạt, cái trung tâm ấy là viện đại học Đà Lạt, tại viện đại học ấy cái trung tâm chắc chắn là ban kịch Thụ Nhân của đám sinh viên ông Vũ. Thành tích đáng kể nhất là thành tích năm chót: trình diễn Les Justes của Camus, Thành Cát Tư Hãn, Ga xép của Vũ Khắc Khoan ở các viện đại học, ở trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ, tại Đà Lạt, Sài Gòn. Một ban kịch của sinh viên học kịch, được trường cấp một khoản kinh phí, tập dượt và diễn kịch cho thầy cho bạn, cho một vài trường bạn khác xem chơi. Ban kịch sinh viên Đà Lạt hoạt động như thế, ban kịch của sinh viên trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ cũng đã hoạt động như thế, sau này rồi ban kịch Chúng Ta của viện Tri Hành rồi cũng hoạt động như thế nữa chăng? Nếu vậy thì bảo có bế tắc, không sai mấy. Người ta tự hỏi: Tại sao kịch đã tập xong, phông màn y trang sắm xong, sau khi diễn cho thầy cho bạn xem xong, lại không liều mình đem ra bán vé trình diễn cho đồng bào xem với? Để có chút ngân khoản cho các hoạt động kế tiếp mà phát triển ngành kịch, để gây phong trào kịch trong quần chúng v.v... Lại tự hỏi: tại sao ngoài những ban kịch sinh viên, không có những ban kịch chuyên nghiệp sống bằng lợi tức trình diễn các vở kịch có giá trị? thoại kịch ta từ Vũ Đình Long đến Vũ Khắc Khoan chắc chắn là có thừa tác phẩm để cung cấp cho một vài ban chứ. Kẻ muốn gây phong trào cũng như người muốn sống với nghề đều tránh mang kịch ra quần chúng, sự kiêng kỵ ấy tôi ngờ rằng chỉ có một lý do: quần chúng không sốt sắng, không chịu bỏ tiền mua vé xem kịch. (Ở đây chúng ta chỉ nói đến thoại kịch chứ không nói về ca kịch, và trong thoại kịch chúng ta cũng chỉ đề cập đến thứ thoại kịch có liên hệ với văn học, tức là có những kịch bản ấn hành như văn phẩm, chứ không phải loại thoại kịch vẫn diễn trên truyền hình, hay vẫn do Kim Cương soạn và diễn trên sân khấu.) Bởi kịch ở ta không có quần chúng hưởng ứng, không gây lợi tức, cho nên không có diễn viên chuyên nghiệp. Trước sau chỉ nghe nói đến những thi sĩ, văn sĩ, kịch tác gia, những bạn bè của họ và học trò của họ lên sân khấu diễn lấy kịch của mình viết ra mà thôi: Vũ Hoàng Chương, Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Vũ Khắc Khoan, Đinh Hùng v.v... Kịch sĩ đấy! Sao mà vất vả thế? Như vậy mà chưa gọi là bế tắc thì e có bao dung quá đi chăng? Mà giá có kêu lên là kịch gặp bế tắc thì tưởng cũng không bao hàm một trách cứ nào cả. Không phải lỗi của thời kỳ 1954-75, vì trước đó có thời nào là thời kịch phát triển mạnh? Không phải lỗi của Miền Nam, vì ở Miền Bắc cũng không nghe có đoàn kịch chuyên nghiệp nào sinh sống bằng đồng tiền của quần chúng; ở Miền Bắc, một vở kịch như Anh Sơ đầu quân của tác giả danh tiếng Nguyễn Huy Tưởng chẳng hạn nếu không được giải thích là nên xem để học tập, để củng cố lập trường, mà đòi phải mua vé đi xem thì chắc cũng chẳng có mấy ai chịu hưởng ứng. Cũng không phải lỗi ở các nhà soạn kịch, vì ngay từ hồi Vũ Đình Long đăng vở Chén thuốc độc trên báo Hữu Thanh thi sĩ Tản Đà đã khen là có giá trị rồi, sau đó càng ngày kịch viết càng hay còn trách vào đâu được? Kịch Việt Nam nó không phải chỉ bế tắc ở Việt Nam. Sau 1975, đồng bào ta chạy hàng triệu người ra nước ngoài, lưu vong khắp Á, Âu, Úc, Mỹ: ở đâu kịch cũng bế tắc. Tạp chí Nhân Văn (xuất bản ở San Jose, số Xuân Giáp Tý 1984, trang 13) lại phỏng vấn Vũ Khắc Khoan. Ông đáp: “Sinh hoạt èo uột, phẩm chất nghèo nàn, số lượng ít oi. Nguyên nhân? Đó là sự thiếu thốn về mọi mặt. Thiếu vở, thiếu người (đạo diễn, diễn viên, chuyên viên kỹ thuật âm thanh và ánh sáng...) và nhất là thiếu tiền (tiền thuê rạp, mướn nhân viên tổ chức, bán vé, thuế, thù lao, chuyên chở, quảng cáo...)” Ta nên đặc biệt chú ý tới cái thiếu “nhất là”: tiền! Có tiền thì có cả diễn viên, chuyên viên, rạp, thuế, quảng cáo v.v... Mà tiền thì các vị chăm lo giáo dục, phát triển kịch nghệ ở trong nước cũng không quên: ông Vũ nói với ông Nguyễn Đông Châu về tiền của viện đại học cấp cho sinh viên, ông Hoàng Trọng Miên (trong cuộc phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í đăng trên Bách Khoa số 122) thì đặt vấn đề trịnh trọng hơn: ông viện ra một ý kiến đâu đó cho rằng cứ nhìn vào sâu khấu của một nước có thể biết được trình độ văn hóa của dân tộc nước ấy, và ông cho rằng chính phủ luôn luôn có phận sự “trợ cấp hữu hiệu cho nền sân khấu quốc gia”. Chắc các ông Hoàng và Vũ đều nhận rằng chính phủ có làm cái phận sự trợ cấp đó đối với trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Nhưng sao trợ cấp lại thiếu hữu hiệu? Dầu sao trợ cấp từ nơi này nơi nọ e không phải là giải pháp vĩnh cửu cho nghệ thuật. Từ vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long đến cuối thời 1954-75 vừa qua là hơn năm mươi năm: năm mươi năm của thế kỷ XX là một thời gian dài lắm, dài quá lắm đấy nhé. Chừng ấy thời gian mà không lay chuyển nổi thái độ của quần chúng thì có lẽ chúng ta có quyền nêu lên một vài thắc mắc, ngờ vực. Thoại kịch có gì không hợp với quần chúng ta chăng? KỊCH VÀ NĂNG KHIẾU CỦA DÂN TỘC Quái, ta viết truyện theo quan niệm Tây phương: đồng bào ham đọc; ta soạn nhạc ta ca hát theo Tây phương: đồng bào ham nghe; nhưng ta diễn kịch: bà con không ham xem. Tiểu thuyết, nhà nước không nuôi dưỡng mà nó sống; hội họa ca nhạc, nhà nước không trợ cấp mà nó cũng cứ sống; thơ mới không được chính quyền chăm bón mà vẫn phát triển rộng rãi; các loại ca kịch (cải lương, hò Quảng, ca Huế v.v...) càng phất mạnh. Duy thoại kịch, thứ được giảng dạy ở đại học, trao phát bằng cấp xênh xang, được nhà nước làm phận sự trợ cấp mà lại cứ bị kẹt hoài. Quần chúng có gì đố kỵ với thoại kịch? Có một sự đố kỵ như vậy chăng? Có một sự thiên lệch như thế trong năng khiếu của dân tộc chăng? Vấn đề đáng được xem xét kỹ, đào sâu thêm, trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu giải pháp phát triển kich. Trong cuộc phỏng vấn vừa nói của tạp chí Nhân văn, ông Vũ Khắc Khoan bảo rằng: “Gần đây tôi có nghĩ một cách để giải quyết (...) Tôi nghĩ đến sự thành lập tại mỗi tỉnh lỵ trên nước Mỹ, ở bất kỳ địa phương nào có khá đông đảo người Việt lưu vong, có người Việt lưu vong yêu sân khấu — San Jose, Sacramento, Santa Ana, Washington DC, Minneapolis, Houston, Dallas, Seattle... — ở mỗi nơi một đoàn thể ‘Hội những người yêu kịch’. Hội sẽ xin được quy chế bất vụ lợi, sẽ được miễn thuế và có thể nhận tiền ủng hộ trong những dịp tổ chức trình diễn. Hội viên đóng tiền nguyệt liễm và chuyên hoạt động cho sân khấu. Sân khấu. Còn sân khấu? Nói đến sân khấu, ta phải lập tức quên đi những hình ảnh lộng lẫy năm xưa của sân khấu Việt Nam với tấm màn nhung đỏ. Sân khấu trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, sân khấu Spellman đại học Đà Lạt, nhà hát lớn Hà Nội, rạp Thống Nhất Sài Gòn. Nghĩ đến kịch ở đây, hôm nay, ta hãy trở về một quá khứ xa xưa hơn nữa, khi sinh hoạt kịch nghệ chỉ là sinh hoạt những ban hát bội, những ban hát chèo nho nhỏ, diễn viên gánh đồ trang trí và nhạc cụ, đêm đêm vượt mấy cánh đồng, hát rong từ thôn này tới xóm khác, khi sân khấu chỉ là một chiếc chiếu trải rộng giữa sân đình, khán giả quây quần chung quanh đầm ấm cùng ‘sống’ say sưa với những éo le Lưu Bình, Dương Lễ, những liếc mắt lẳng lơ Thị Mầu, hào khí ngất trời Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá.” Tội ngờ rằng cái cách mà ông Vũ mới nghĩ ra hồi gần đây cũng không giải quyết được gì. Cách mới không khác những cách cũ, ở Mỹ không khác ở Việt Nam: cũng là sự giúp đỡ của chính quyền, cũng là sự hi sinh của “người yêu kịch”. Hi sinh quá quắc: đã bỏ công đem tài ra diễn cho người ta xem, còn bỏ tiền ra đóng nguyệt liễm cho hội nuôi kịch. Mệt quá. Chung qui cũng chỉ vì thiếu người xem kịch. Chữ “yêu kịch” trong cái tên đoàn thể trên đây chưa được định rõ nghĩa: phải nói là hội của những người yêu viết kịch và diễn kịch. Còn yêu xem kịch thì cần gì phải vào hội đóng liễm phí hàng tháng: xưa nay quần chúng khán giả có lệ đóng tiền... hàng đêm. Ở ta số người yêu viết và diễn kịch đông hơn số người yêu xem kịch, cho nên... mệt! Vả lại nguyên cái ý kiến về sự thành lập “Hội những người yêu kịch” đã chứng tỏ hạng người ấy còn hiếm hoi. Trên đời không ai dám có sáng kiến lập “Hội những người yêu gái”. Một đàng e quá nhiều hội viên không quản trị nổi, một đàng quá ít không thành lập nổi. Ông Vũ có nói đến hát bội hát chèo. Hãy thêm bài chòi ở Trung, cải lương ở Nam nữa. Những hình thức ca kịch ấy, thứ “thấp” thứ “cao” đều được quần chúng Việt Nam tán thưởng. Nó sống không cần trợ cấp của chính quyền, không cần nguyệt liễm của người “yêu”. Đồng bào ta hình như chỉ “chịu” được ca kịch mà không chấp nhận thoại kịch; trên sân khấu Việt Nam phải có tí ngâm nga mới được. Tại sao vậy? Nhớ Hồ Thích nghiên cứu về hí kịch Trung Hoa có lần từng nói đại khái là kịch tuồng ban đầu kết liên với ca xướng, về sau dần dần thoát ly ra. Còn vướng víu vần điệu bổng trầm, kịch tuồng khó bề diễn tình đạt ý đến nơi đến chốn, khó bề dựng nên những nhân vật linh hoạt sống động, tâm lý sâu sắc. Từ khi thoát khỏi ca xướng, nó trở nên tinh vi hơn nhiều. — Vậy kịch tuồng ở ta là một sự chậm trễ? một sự chậm trễ cố ý? Cái ngâm nga trên sân khấu làm giảm hiệu lực tả tình đạt ý, ta bất cần. Ta nhất định cứu lấy tiếng hát; còn cái hình ảnh của thực tại đưa lên sân khấu có vì đó mà bị tổn thương, ta không ngại. Ta có vẻ không bao giờ ngại về điều đó. Nghệ thuâït của ta không chủ ý theo sát thực tại. Ta không muốn nhại thực tại. Thử nghĩ qua một chút về năng khiếu dân tộc. Diễn viên chèo không nói năng giống ngoài đời, điệu bộ trong tuồng hát bộ không giống cử chỉ ngoài đời, tình tiết xảy ra trên sân khấu cải lương không theo sát sự việc ngoài đời...: trong ca kịch không cái gì giống hẳn thực tại cả. Kịch thì giống quá. Hay ít ra nó cố gắng giống. Đồng bào ta không thích thế. Xưa kia, ta không có lối vẽ hệt người thực cảnh thực, không có truyện tả chân như Maupassant, Balzac... Á đông không có năng khiếu tả chân. Trên màn ảnh chiếu bóng tài tử Âu Mỹ diễn cứ y hệt như thực; tài tử Á Đông không nhại được thực tại, kém rõ. Tài tử trên màn ảnh của Tàu, của Nhật, của ta lúc nào cũng cứ như là... đóng phim, nhiều màu mè điệu bộ quá. Ta không có cái sở trường mô tả sát thực tại. Mà giữa thoại kịch với ca kịch thì thoại kịch theo sát cuộc đời hơn, vì vậy mà quần chúng ở ta thiên về ca kịch? Vả lại nói chung kịch tuồng của ta xưa nay vẫn èo uột. Nguyên Sa kêu: “Trong nền văn chương cổ điển, thơ khỏe ghê, đông lắm, kịch thấy gần như chẳng có gì cả.”[2] Còn trong nền văn chương tiền chiến thì: “so với tác phẩm thơ và truyện, kịch chắc chắn ở một mức độ thấp hơn. Tại sao? Thiếu sân khấu, thiếu phương tiện dựng kịch, thiếu sự trình diễn kích thích sự sáng tạo, hay vì các kịch gia Việt Nam chưa thích ứng được hình thức thoại kịch Tây phương với tâm hồn Việt Nam.”[3]Xét về tác phẩm kịch tuồng từ cổ tới kim thì như thế. Xét về mặt trình diễn thì giới diễn viên vẫn bị coi rẻ, coi là hạng “vô loài”. Ấy vậy mà thoắt cái, sau cuộc tiếp xúc với Tây phương, các văn nhân tài tử của ta bỗng nắm tay nhau hớn hở nhảy lên sân khấu, bôi mặt vẽ mày thập phần hồ hởi. Đó đã là một thay đổi đột ngột và lạ lùng rồi. Lại còn diễn ít mà viết nhiều, diễn còn bế tắc mà viết cứ hào hứng như thường, hay ho ra phết. Như thế riêng trong phạm vi văn học bộ môn kịch đã ghi được một điểm son, các kịch tác gia đã cố gắng và thành công đáng khen. Còn tác phẩm của họ rồi quần chúng khán giả nơi hí trường có tiêu thụ nổi hay không, thoại kịch rồi có dần dà thích ứng được với tâm hồn Việt Nam hay không, những vấn đề ấy thuộc phạm vi khác, nên được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh khỏi phí phạm sự nỗ lực của một số nhân tài vào một hoạt động lỡ ra không có công dụng gì xứng đáng. _________________________[1]Văn, xuất bản tại Sài Gòn, số ra ngày 15-11-74.[2] Nguyên Sa, Một bông hồng cho văn nghệ, Sài Gòn, 1967, trang 86, 87. [3] Sđd. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Các bộ môn Phần 20 Ký Giữa ký với bút có đôi điều chưa dứt khoát: tên gọi chưa nhất trí, ranh giới phân biệt chưa minh bạch. Trước kia, Vũ Ngọc Phan phân làm hai bộ môn: bút ký và phóng sự. Sau này, có người (như Phạm Văn Sĩ) gộp lại làm một, gọi chung là ký. Theo cái gọi của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại thì bút ký tương ứng với bộ môn mà chúng tôi gọi là tùy bút; còn phóng sự gần tương ứng với cái mà chúng tôi xin gọi là ký. Trong bộ môn ký, ngoài phóng sự ra, chúng tôi muốn bao gồm luôn cả các loại: ký sự, hồi ký, tạp ký, tất cả đều có một điểm chung là nặng về ghi chép sự việc. Bởi điểm ấy, ở bộ môn trước chúng tôi đã thay chữ bút ký của ông Vũ ra chữ tùy bút, chủ ý là muốn phân biệt bút với ký, tách cái này ra khỏi cái kia. Một bên nặng về cảm nghĩ, một bên thiên về ghi chép; một bên chú trọng nghệ thuật, sáng tạo, một bên chú trọng thực tại. Phóng sự có những công trình tiếng tăm lừng lẫy vì khai quật được những bí mật lớn lao, những cảnh đời bất ngờ; nhưng phóng sự lắm khi viết vội đăng lên nhật trình không nhằm tồn tại vì giá trị nghệ thuật. Mặc dù vậy, dù chỉ cốt ghi lại sự việc, vẫn có nhiều thiên ký thành công về mặt nghệ thuật. Còn theo Phạm Văn Sĩ thì thể ký bao gồm “phóng sự, bút ký, tùy bút, thư, truyện ký”[1]. Như thế e không ổn. Phóng sự với bút ký (tức tùy bút) đã được ông Vũ phân đôi; rồi đến thể truyện ký trong Nhà văn hiện đại cũng lại được tách biệt ra nữa. Gom chung lại những loại như thế được sao? Tùy bút như ‘Gió đã lên’ của Nguyễn Tuân lại có thể xếp cùng với thiên phóng sự về những trận đánh mùa mưa bên Hạ Lào hay với phóng sự về đời sống ở trại Lý Bá Sơ được sao? Khó quá. Khó quá lắm. Dù là “ký Miền Nam”, dù là “ký Miền Nam giải phóng” cũng không đến nỗi thế. Vậy hãy xin trở về cách phân loại đại khái như của Vũ Ngọc Phan với chút ít sửa đổi và mở rộng thành phần thể ký như đã nói trên. PHONG PHÚ Hiểu như vậy, ký là cái đặc biệt của văn học Miền Nam trong thời kỳ 1954-75. Hồi 1942, sau khi phóng sự đã ra đời ở Việt Nam được vài chục năm, Vũ Ngọc Phan có điều phàn nàn: “Hoàn cảnh và tình hình chính trị nước ta cũng lại không dung cho phóng sự, nên phóng sự bị cằn cỗi, không nẩy nở ra được.” Có thế thật. Trước 1945 khó lòng phanh phui những bí mật chính trị, đề cập đến những hoạt động cách mạng chẳng hạn, cho nên quanh đi quẩn lại chỉ có những phóng sự về cuộc đời lầm than của dân nghèo, của gái làng chơi, về những mánh khóe làm ăn của bọn đồng bóng, về cuộc đời ám muội của một số sư sãi v.v... Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang đều chọn những đề tài phóng sự xã hội. Sau 1945 ở khu vực cộng sản phóng sự xã hội tịt hẳn: không ai được phép nói đến bất công xã hội nữa, không ai được bới móc cảnh khổ dưới chế độ mới nữa. Người viết ký cũng như bao nhiêu người cầm bút thuộc các bộ môn khác, chỉ có một công việc: ca ngợi. Lúc đánh nhau thì ca ngợi dân và quân đánh giặc giỏi; khi ngưng chiến thì ca ngợi nông công sản xuất tốt. So với tiền chiến: mất đi một loại đề tài, lại cũng chỉ được thay thế bằng một loại đề tài khác. Ở Miền Nam sau 1954 đề tài của ký mở rộng ra, phong phú hẳn. Nhà văn có thể cứ tiếp tục đưa ra ánh sáng các tệ nạn xã hội, cứ kể xấu cuộc đời bằng thích: Triều Đẩu viết về dân làng bẹp, Hoàng Hải Thủy chuyên về các em ca-ve, và liên tiếp trên các báo có những phóng sự về gian thương tham nhũng... Nhà văn có thể chọn lãnh vực chính trị: phơi bày các hoạt động của những nhân vật lịch sử, hoạt động công khai cũng như bí mật, xấu cũng như tốt. Cao Văn Luận kể chuyện phía bên này (Bên giòng lịch sử), Kim Nhật kể chuyện phía bên kia (Về R), Lê Tử Hùng nói về những người và việc xung quanh biến cố 1-11-63 (Bốn tướng Đà Lạt, Những cái chết trong cách mạng 1-11-63, Những bí mật cách mạng 1-11-63), Đoàn Thêm vẽ lại hình ảnh một thời đang qua (Hai mươi năm qua, Những ngày chưa quên), vẽ truyền thần, tỉ mỉ, chính xác...Nhà văn lại cũng có kẻ hoặc chú ý đến phong tục sinh sống, hoặc đến một đề tài kinh tế chẳng hạn. Lê Hương có thiên phóng sự lý thú về những Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên, hội Bút Việt từng phát giải thưởng cho một phóng sự về tục thờ cá ông voi của ngư dân ở một địa phương nọ... Nhưng đề tài được chú ý đến nhiều nhất tất nhiên là cuộc chiến tranh. Mỗi người theo dõi một khía cạnh. Có người tò mò về các hoạt động bên phía đối phương (Trần Văn Thái với Trại Đầm Đùn, Dzoãn Bình với Đường mòn Hồ Chí Minh, Xuân Vũ với Đường đi không đến...). Có người là phóng viên chuyên nghiệp, dong ruổi khắp các chiến trường, tường thuật đầy đủ những cuộc hành quân lớn, những chiến dịch qui mô: cuộc hành quân sang Cam-bốt, sang Lào, cuộc tử chiến ở An Lộc, trận giải phóng cố đô Huế, cổ thành Quảng Trị, cuộc rút lui thảm hại khỏi Cao nguyên hồi mùa xuân 75 v.v...; những Nguyễn Tú, Dzoãn Bình đã cùng nhiều cây bút nhà nghề khác bám sát mặt trận, viết ngay tại chỗ những trang thật sống động. Có những nhà văn trước chưa từng chuyên về ký, nay hoàn cảnh khiến cho chạm mặt chiến tranh, lại viết ngay được những thiên ký để đời: Nhã Ca với Giải khăn sô cho Huế, Dương Nghiễm Mậu với Địa ngục có thật...Tuy nhiên viết về chiến tranh nhiều nhất phải là chính các chiến sĩ. Trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ không còn phải chỉ là lính, là hạ sĩ. Bấy giờ thành phần thanh niên trí thức, có lớp xuất thân từ các đại học trong nước, có lớp du học Âu Mỹ về, đã phục vụ trong quân đội nhiều. Họ giữ nhiệm vụ lớn, họ hoạch định chiến lược chiến thuật, họ điều khiển các trận đánh, lăn lộn trên chiến trường, tại sao chính họ lại không viết ký chiến tranh? Ở Miền Nam không có văn sĩ nhà nước được phái đi tham quan, đi thực tế v.v... Nhưng ở đây có những tư lệnh Không quân, những hạm trưởng, những cấp úy cấp tá Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Quân y v.v... tự tay viết ký. Toàn Phong (Đời phi công), Phan Lạc Tiếp (Bờ sông lá mục), Phan Nhật Nam (Dấu binh lửa...), Trang Châu (Y sĩ tiền tuyến) v.v...là những tác giả như thế. Cũng từ một vị thế nhà binh mà thi sĩ Nguyên Sa nhìn thấy một khía cạnh độc đáo của chiến tranh (Vài ngày làm việc ở chung sự vụ). Chúng ta đã thấy ký Miền Nam bấy giờ rất phong phú. Số lượng tác giả viết ký đã đông đảo, mà phạm vi đề tài khai thác cũng rộng rãi. Chẳng những thế cái phong phú còn ở nơi các dạng vẻ khác nhau nữa. Trong cái chủ ý truy tìm và ghi lại thực tại, các tác giả thời kỳ này đã sử dụng hình thức đa dạng hơn trước Từ lối ghi chép cẩn thận, đều đặn, kiên trì của Đoàn Thêm, đến lối phóng bút hùng hổ như vũ như bão của Phan Nhật Nam, từ lối kể chuyện chững chạc của Phan Lạc Tiếp đến cách bỡn cợt bay bướm hư hư thực thực của Hoàng Hải Thủy, ký bấy giờ thật lắm vẻ. Phải nhận rằng có một số phóng sự viết khá cẩu thả. Điều ấy dễ thông cảm. Phóng sự ra đời vào giai đoạn thứ hai, cuối những năm 1960 đầu 70, phần nhiều được viết vội vàng in gấp rút. Người viết không phải là văn nhân nhà nghề, không chủ tâm làm văn chương, chẳng qua vừa đánh giặc vừa hí hoáy cây bút. Viết để ghi lấy những cảnh tượng trót nghe trót thấy mà không nỡ bỏ qua, viết để trút ra những giận dữ căm uất, để vơi bớt nỗi xót thương trong lòng trước thực tại ác liệt. Có kẻ viết như nguyền như rủa (Phan Nhật Nam), có người viết như khóc than ai oán (Nhã Ca với Giải khăn sô...). Ký trong giai đoạn cuối thời kỳ 54-75 nó sôi nổi đầy xúc cảm, nó là thứ ký chủ quan của người trong cuộc, không phải là của ai đâu từ ngoài đến tham quan, tìm hiểu, điều tra, ghi nhận. THIẾT THA Bởi vậy ở đây có vài điều ngộ nghĩnh đáng để ý. Trong các bộ môn thi ca, tùy bút, tiểu thuyết, vẫn thấy sự có mặt của các cây bút tiền chiến. Nhất Linh, Nguyễn Vỹ sau 1954 tiếp tục cho xuất bản nhiều tác phẩm; Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng tiếp tục làm thơ; Vũ Bằng viết và in liên miên. Nhưng ở Miền Nam sau 1954 có bao nhiêu nhà văn tiền chiến chuyên về phóng sự, họ đều ngưng bút. Trong các phóng sự gia xuất sắc hồi tiền chiến mà Vũ Ngọc Phan đã nói đến, hai vị còn sống đều vào Nam cả: Tam Lang và Trọng Lang. Ngoài ra còn Triều Đẩu đã có thành tích truớc 1954 ở Hà Nội. Triều Đẩu hồi mới vào Sài Gòn cũng viết phóng sự xã hội. Rồi sau nín bặt. Rồi sau, lớp già tuổi tác có vẻ như là ngoại cuộc. Chiến trường là thuộc về một lớp người khác. Thực tại, cái thực tại khốc liệt đầy âm thanh cuồng nộ, đầy chết chóc máu me không phải là chỗ lảng vảng của các văn nhân luống tuổi. Mà phóng sự vào những năm cuối ở Miền Nam không bám lấy cái thực tại ấy thì còn chọn cái gì? còn gì quan trọng hơn? Ký trong thời kỳ này có sự khác nhau giữa hai giai đoạn trước và sau 1963. Trong giai đoạn trước có ít; về sau thật nhiều: chính trường càng sôi động hồi ký càng nhiều, chiến trường càng sôi động phóng sự càng nhiều. Trong giai đoạn đầu đề tài còn quanh quẩn ở những chuyện quen thuộc từ trước: chuyện hút xách ăn chơi (Hoàng Hải Thủy, Triều Đẩu), chuyện kháng chiến chống Pháp đã qua (Vũ Bình với Bảy Ngàn, máu và nước mắt, và nhiều phóng sự khác trên báo Tự Do). Về sau, ký bám sát hiện tại, thiên hẳn về đề tài chiến sự. Trong giai đoạn đầu ký hòa hợp cùng các bộ môn khác, ở giai đoạn sau ký phát triển trong một bầu không khí riêng. Sau, chiến tranh càng gay cấn, tình trạng an ninh trong nước càng suy kém, thì giới văn nghệ sĩ càng thu rút về Sài Gòn, càng cách biệt thực tại gay cấn của đất nước. Trong khi máu đổ xương phơi ở đại lộ Kinh hoàng, ở Khe Sanh, ở Bình Long... thì tại Sài Gòn thịnh phát một nền văn nghệ tiêu khiển, tràn đầy những sách Kim Dung, Quỳnh Dao, những chuyện ái tình mùi mẫn, chuyện đêm ngà ngọc v.v... Ký của Nhã Ca, của Dương Nghiễm Mậu, của Phan Lạc Tiếp, của Phan Nhật Nam, của Nguyễn Tú v.v... tách biệt hẳn ra ngoài bầu không khí tinh thần ấy. Vào giai đoạn sau, Sài Gòn dần dần xa lạc cảnh đời thực của toàn quốc, Sài Gòn thành chỗ trú ẩn trốn lánh thực tế đau thương; ở đây là chỗ hoan lạc phè phỡn của một từng lớp giàu có tiền rừng bạc bể, là chỗ nhởn nhơ của những thành phần đứng ngoài cuộc chiến, ngày ngày tìm thú tiêu khiển, hoặc thở ra giọng phản chiến, hư vô, hoặc chống phá lung tung gây xáo trộn thường xuyên, hoặc kháo nhau về những giải pháp hòa hợp hòa giải không tưởng. Ở đây thành ra trung tâm giành giật của những khối quyền lực chính trị, tôn giáo, kinh tế, với những mưu mẹo âm hiểm... Từ các trung tâm tạm trú của đồng bào tị nạn hay từ các mặt trận về Sài Gòn như từ một thế giới sang một thế giới khác. Từ thứ văn thơ của thành phần không tham dự đến loại ký của những tác giả vừa viết vừa chiến đấu hay sống sát cạnh chiến địa, sự xa cách cũng đại khái như vậy. Mặc cho những không đàm hư tưởng, những ướt át mê li, những viễn vông, những chuyển biến suy đốn của văn chương đô thị vào những năm cuối cùng, ký cứ một mực dấn thân, tích cực. Những người trẻ tuổi trực diện với địch quân, họ cùng có một thái độ như nhau. Ký không có thứ ký phản chiến, không có thứ ký viễn mơ, không có ký tả khuynh, thân cộng; không có tinh thần chủ bại, đầu hàng, hòa giải hòa hợp trong ký, không có văn công chui vô nằm vùng trong ký. Vào những ngày cuối cùng của Miền Nam, từng vùng lãnh thổ lớn lần lượt rơi vào tay địch, từng đơn vị lớn tan rã, nhiều giới chức chính trị, quân sự tìm đường thoát ra khỏi nước, trong khi ấy thì Xuân Lộc, thì một số cứ điểm rải rác đây đó trên đất nước tiếp tục giữ vị trí. Người ta có thể nghĩ đến cái vị trí kiên cường của ký Miền Nam lúc bấy giờ. Sau tháng 5-1975, thật ít người viết ký đi thoát. Trong số ở lại, có kẻ bị tù đày điêu đứng mãi đến nay chưa được buông thả, có người rồi đành tự hủy mình ngay tại Sài Gòn. Ngày nay, ngồi nghĩ và viết ba điều bốn chuyện về bộ môn ký, người viết không sao ngăn được ý nghĩ khỏi lan man vượt ra ngoài phạm vi văn chương nghệ thuật. CỞI MỞ Mà ký Miền Nam vào giai đoạn sau, lắm khi quả không phải là chuyện văn nghệ. “Thưởng thức” nó như những tác phẩm văn nghệ, hoặc khen nó hay hoặc chê nó dở, nó cẩu thả v.v..., có khi bất nhẫn. Trước kia Vũ Trọng Phụng viết về chuyện lục-xì, chuyện cơm thầy cơm cô, chuyện kỹ nghệ lấy Tây, Trọng Lang viết về những ông sư bà vãi bậy bạ với nhau, Tam Lang viết về giới phu xe v.v..., ấy là nhà văn viết về người khác, về... thiên hạ. Đàng này, những gì Phan Lạc tiếp, Trang Châu, Phan Nhật Nam, Dương Nghiễm Mậu v.v... viết trong ký của họ là cái sống cái chết của bạn bè và của chính họ. Trường hợp khác hẳn. Đến đây lại liên tưởng đến những cuốn ký bên phía cộng sản. Chắc chắn, ở bên nào lời nói chân thành của kẻ sống những giờ phút kinh hoàng ngoài mặt trận cũng cảm động. Tuy nhiên chuyện viết ký dưới chế độ cộng sản có khác ở Miền Nam chúng ta. Xuân Vũ kể lại hồi ông ở ngoài Bắc được đề cử đi tiếp xúc với một anh hùng gốc Miên tên là Sơn Ton để viết ký về vị anh hùng này. Sau một thời gian chung sống với nhau, Sơn Ton thực thà thú với Xuân Vũ là anh ta không hề biết tại sao mình thành anh hùng. Xuân Vũ dò lần lên trung đoàn mới hỏi ra nguyên do: người ta đã đem thành tích của cả huyện gán vào cho một mình Sơn Ton! Báo hại, sau vụ đó Sơn Ton bị bắt đi học xa, để tránh những gặp gỡ và tiết lộ tai hại.[2]Đối chiếu với những trò léo lận như thế, ký Miền Nam thật đường đường chính chính. Không ai đặt đường lối, ra chỉ thị, cấp giấy tờ cho Phan Nhật Nam đi “ba cùng” với bất cứ nhân vật nào để viết ký cả. Phan Nhật Nam nằm trong tù “tranh thủ” chút thì giờ rảnh rỗi, viết cuốn Dọc đường số 1. Viết vì sau tám năm lính “chính cảnh đời vừa qua kích thích và ảnh hưởng trên tôi quá đỗi”. “Thôi thì viết bút ký: Viết bút ký hay là một thứ cầu kinh trong một niềm cô đơn đen đặïc, viết bút ký để thấy những giọt nước mắt vô hình tha hồ tuôn chảy sau bao nhiêu lần nín kín, viết bút ký như một tiếng nức nở được thoát hơi sau hàm răng nghiến chặt thấm ướt máu tươi từ đôi môi khô héo. Tôi viết bút ký như một tiếng thở dài trong đêm.”[3]Sau khi xem qua những Sống như anh, Đất nước đứng lên... của văn học “giải phóng” rồi trở về với những trang phóng sự, ký sự của Phan Lạc Tiếp, Phan Nhật Nam, Dương Nghiễm Mậu, ta có cảm tưởng như khi mới vừa tiếp xúc với mấy anh điu-lơ bán xe hơi, anh brốc-cơ bán nhà, xong lại được về gặp vài “thằng” bạn cũ: họ bộc trực, họ ăn ngay nói thẳng, điều họ nói ra có cái mình đồng ý có cái không đồng ý nhưng lời nào cũng là lời để tin nhau. Nghe nhau như thế một lát, thấy đời ấm hẳn lên. Trong ký Miền Nam cùng một chính biến mỗi người có thể nhìn từ một khía cạnh, kẻ tán thưởng người trách mắng, cùng một cảnh xuống đường một vụ chỉnh lý có người này ca ngợi nồng nhiệt người nọ phản đối hết mình. Trong ký của chúng ta, ngay của quân nhân nữa, cũng không thiếu những đoạn mỉa mai hằn học đối với tướng lãnh, bỉ báng các nhân vật lãnh đạo. Chết một anh binh nhì, một anh lính truyền tin bên cạnh, có khi tác giả chửi đổng, la toáng lên: người viết ký của chúng ta có khi nhắng quá, nóng quá, cáu kỉnh quá. Nhưng bốc thơm nhảm nhí, tâng bốc, lươn lẹo thì không. Đọc ký là cốt nhìn thấy thực tại cho đúng cho rõ, thì chắc chắn phải lấy làm thích thú thứ ký của những người cởi mở, chân thành, dù tính phổi bò và đôi khi có hơi ồn ào một chút. _________________________[1]Văn học giải phóng Miền Nam, trang 62.[2]Tạp chí Văn Học, xuất bản tại California, số 4 tháng 4-1986.[3]Dọc đường số 1, trang 12 và 15. Võ Phiến VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Phần 21 Kết Trong hai mươi năm văn học — từ cuối 1954 đến đầu 1975 — ba phần tư thời gian Miền Nam bị chìm trong xáo trộn, trong chiến tranh. Nhưng loạn lạc không ngăn trở sự phát triển của văn học: Ở Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy đã phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng.Nhớ hồi đầu thập kỷ 40 Nguyễn Tuân viết Ngọn đèn dầu lạc, đang ngon trớn nói chuyện hút xách bỗng dưng tác giả nổi hứng cao giọng luận qua văn chương và con người miền Nam: “... ở xứ nhiệt đới Nam kỳ, người trong ít làm thơ ca du dương và hay có tính gây lộn và chém chặt nhau là phải. Khí hậu! Ảnh hưởng.” Sau câu nhận định nọ, vào thập kỷ 50 tiếp liền theo, trong khung cảnh những cuộc vùi dập nhau, chém chặt nhau hung tợn xảy ra hàng ngày xung quanh ông Nguyễn để thực thi chính sách cải cách ruộng đất, thơ văn Miền Bắc có phần đóng góp lớn. “Chém chém chém — Giết giết giết — Bàn tay không phút nghỉ” v.v... những hô hào gào thét như thế, thứ ngôn ngữ văn chương thiếu du dương như thế, ông Nguyễn còn lạ gì. Khi ấy, ở trong Nam (xứ nhiệt đới) là thời kỳ thơ văn của những Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Hoàng Ngọc Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên v.v... Du dương? Có nhiều đấy. Ngoài ra còn thêm nhiều thứ khác: thiền vị, triết vị, thiên nhiên, nhân sự, bảy tình, đủ cả. Ngoại trừ cái chém chặt.Cuối thời tiền chiến, Vũ Ngọc Phan kiểm điểm một thời kỳ văn học ba mươi năm. Kể từ lớp các nhà văn tiên phong cho đến lớp sau cùng, trong mọi bộ môn sáng tác bằng văn xuôi, ông chỉ đếm được có ba tác giả trên phần đất từ vĩ tuyến 17 trở vào: một Hồ Biểu Chánh ở Nam phần, và Thanh Tịnh với Nguyễn Vỹ ở Trung phần. Cả ba người đều chỉ viết truyện. Ở các bộ môn kịch, ký, tùy bút: không có ai cả.Cuối thời 1954 – 1975, ông Cao Huy Khanh kiểm điểm riêng về một bộ môn tiểu thuyết trong hai mươi năm ở Miền Nam. Theo ông, số người viết truyện xấp xỉ hai trăm; trong ấy trên dưới sáu chục người có giá trị. “Có giá trị”, lời lẽ nghe có phần mông lung. Tuy nhiên, lấy ba vị kể trên làm căn cứ, thì ước lượng của ông Cao không có gì quá đáng. Sáu chục so với ba: số lượng tiểu thuyết gia ở Miền Nam trong vòng hai mươi năm sau nhiều gấp hai chục lần so với số lượng của ba mươi năm trước. Sự phát triển ở địa hạt tiểu thuyết chưa ngoạn mục bằng ở nhiều địa hạt khác: Trước, không hề có một ai viết kịch, viết ký, viết tùy bút; sau 1954 ở khắp các bộ môn này, Miền Nam đều có những thành tích khả quan.Số văn nhân thi sĩ tăng cao, địa bàn hoạt động văn học nghệ thuật mở rộng, thể loại văn chương phát triển thêm, mà cái sáng tác bấy giờ lại hào hứng, mạnh mẽ. Ở Miền Bắc, trong thời kỳ hai mươi năm “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, từ 1954 đến 1975, chỉ có 570 tác phẩm văn xuôi (gồm 397 cuốn truyện ký và 173 cuốn tiểu thuyết) ra đời[1]. Nguyễn Hiến Lê trong Hồi ký cho rằng ngoài Bắc “sách báo in chỉ bằng một phần năm trong Nam”, rằng “trong hai chục năm sau ngày tiếp thu Hà Nội, không có nhà văn nào cho ra được chín, mười tác phẩm, trung bình chỉ được một, hai”. Cùng một thời kỳ ấy, trong Nam có đến 150 nhà xuất bản in sách rầm rập theo nhịp độ tự do cạnh tranh; có tác giả như chính ông Nguyễn Hiến Lê cho ra đời liên tiếp cả trăm nhan sách (trong đó có những bộ nhiều cuốn tổng cộng một đôi nghìn trang). Bảo rằng hơn kém nhau theo tỉ lệ bên một bên năm, ước lượng của ông Nguyễn quá dè dặt. Viết nhiều, tuy vậy, không phải lúc nào cũng hay. Nhiều có năm bảy cách nhiều. Xua nhau viết ào ào mà thơ nào văn nấy toàn một điệu tung hô lãnh tụ ca ngợi chế độ, tấm tắc kêu chiến sĩ ta giỏi khủng khiếp, từng đánh sụm cả hàng không mẫu hạm Mỹ ở bến Bạch Đằng v.v..., viết mà cả “đội ngũ” văn nghệ cứ rập ràng như thế quanh năm, thì giá trị của cái viết ít thôi.Ở Miền Nam, bao nhiêu dạng vẻ khác nhau tha hồ tự phô bày; các tìm tòi từ hình thức, kỹ thuật, đến nội dung, đề tài, tha hồ xuất hiện. Thơ tự do, tiểu thuyết mới, kịch phi lý, siêu thực, mọi xu hướng đều có kẻ say mê đeo đuổi. Những băn khoăn, trầm tư về thân phận con người, về chế độ chính trị, về ý nghĩa cuộc sống v.v... thấm sâu vào tác phẩm văn nghệ. Tất nhiên có những cái quá lố. Có lúc triết lý tràn lan như một món thời thượng lộng hành; và nó bị chế giễu. Tuy vậy, chắc chắn nó đã đến đúng lúc, hợp hoàn cảnh. Dân tộc đang chết hàng triệu người vì bất đồng ý thức hệ. Vào lúc ấy sao có thể không suy nghĩ về lẽ sống? sao có thể điềm nhiên phó thác tất cả cho một nhóm lãnh đạo, tin chết vào lãnh đạo? Mặt khác, lúc bấy giờ cũng là lúc nhiều trào lưu tư tưởng mới đang gây xúc động ở Tây phương; phản ứng ở Miền Nam chứng tỏ chúng ta có một từng lớp trí thức nhạy bén, có cuộc sống tinh thần sinh động. Gác qua mọi ý định so sánh, một nền văn học — bất luận hay dở cao thấp — tự nó vẫn quí, vẫn đáng trân trọng ở chỗ nó phản ảnh cái sinh hoạt của dân tộc vào một thời nào đó, ở một nơi nào đó. Ngoại trừ trường hợp bị chế độ độc tài điều khiển chặt chẽ một chủ trương gian dối, xuyên tạc sự thực, thì văn học luôn phản ảnh sinh hoạt: Sinh hoạt vật chất và tinh thần, sinh hoạt trí thức và tình cảm. Qua tác phẩm văn nghệ chúng ta bắt được hình ảnh của người dân xứ ta các thời trước, họ đã từng ăn ở làm lụng sinh sống ra sao, buồn vui yêu ghét ra sao. Từ cốt cách hào hùng Lý Thường Kiệt, nét thanh cao của Nguyễn Trãi, đến cái mười thương chất phác của anh nông dân, mỗi mỗi đều ghi dấu trong văn thơ. Mất đi một văn phẩm là mất dấu một cốt cách.Mới đây một hôm đọc cuốn hồi ký của ông Huỳnh Văn Lang xuất bản năm 1999 ở Hoa Kỳ, thấy có câu chuyện xảy ra ở nhà lao Tam Hiệp (tại Biên Hòa). Ông Huỳnh năm ấy (1965) bị giam cầm một thời gian. Tù được người nhà thăm nuôi mỗi tháng hai lần. Nhiều tù nhân giữ quần áo dơ lại, chờ hai tuần một lần gửi người nhà đem về giặt, kỳ thăm sau đem lại. Anh bạn tù nằm cạnh ông Huỳnh, trước khi vợ vào thăm lại tự mình giặt đồ cho sạch, chờ trao vợ mang về, mặc qua để lấy hơi trước khi đem vào trả cho chồng. Anh ta giải thích: “Không có hơi hám của vợ, tôi không làm sao ngủ được.” Ối! Đưa hơi vào tù để chồng đêm đêm an giấc ngủ, tất nhiên là quá cỡ; mà nguyên một chuyện mang quần áo tù về giặt gỵa đều đều, thăm nuôi như vậy không phải quá ra rít sao? Vợ chồng ra rít là một chuyện, chế độ lao tù này cũng có thể thêm vào một cái để suy nghĩ nữa.Chốn lao tù còn thế, ngoài xã hội tự do, trong các gia đình ắt còn đậm đà hơn. Quả có vậy. Trong nhiều cuốn truyện của Nhã Ca, của Doãn Quốc Sỹ, những cha mẹ, con cái, chú cháu, chị em quấn quít nhau, đùa giỡn với nhau, thật rộn ràng. Anh con trai (trong truyện của Nhã Ca) ngoài mặt trận viết thư về mẹ, nhắc tới “ông già Tây đen bạn thân của mẹ” (tức ống kem đánh răng Hynos), thư về cho cha hỏi thăm các cô ở sở của ba đã có cô nào lên cân bằng mẹ chưa. Đám trẻ trong xóm hẻm Thành Thái (truyện của Doãn Quốc Sỹ) vây lấy ông chú giáo sư đại học để hát ghẹo: “Vợ chú Ba trông giống đầm tây, vợ chú Ba cổ cao ba ngấn tóc mây rậm rì” v.v... Ai nấy hồn nhiên, ăn nói tự do thân mật. Họ khác hẳn các nhân vật tiểu thuyết thời Nhất Linh Khái Hưng, nhất là nhân vật của Nguyễn Tuân chẳng hạn. Vào thời 54-75, ảnh hưởng Nho giáo đã phai lạt nhiều, những tai biến khôn lường liên tiếp xảy đến trong hoàn cảnh bất an của đất nước, làm cho mối thâm tình giữa các thành phần trong gia đình càng thêm nồng nàn, các hình thức tôn ti lễ mễ được loại bỏ dần. Cái độ “ấm” trong các tổ ấm Việt Nam xưa nay dễ không bao giờ được thế.Tình gia đình như vậy, tình nam nữ cũng trải qua những thay đổi sâu xa. Cho đến Tố Tâm – Đạm Thủy, trai gái yêu nhau bằng con tim. Qua thời Nhất Linh, chàng Trương đê mê với chiếc áo lót của cô Thu, ông Giáo Đông Công Ích Tin Lành chịu cái mùi của chiếc khăn cô Bé; nhưng về phía nữ thì các cô vẫn còn dè dặt, còn nặng về cảm xúc mà úy kỵ cảm giác. Vào thời Nguyễn Thị Hoàng, cô giáo Trâm yêu “thằng” Minh, cô đã để các giác quan của cô phát biểu mạnh mẽ: người nữ đã phát giác ra cái yêu bằng mũi bằng mắt.Mặt khác, trong hoàn cảnh chiến tranh, mỗi nơi mỗi lúc con người cũng có tâm lý khác nhau, thái độ khác nhau. Cái quyết liệt của những chiến sĩ gọi phi cơ dội bom xuống ngay đầu mình như đã xảy ra tại đồn Dakseang theo lời thuật lại của phi công Lê Xuân Nhị; cái oái oăm trong trường hợp những người lính trở về hành quân ngay nơi làng quê của mình, hướng mũi súng vào chính xóm nhà của mình, chạy vào làng bồng lấy đứa cháu đeo nó theo trên lưng trước giờ khai hỏa trên trang sách Phan Nhật Nam; tâm trạng lạ lùng của người binh sĩ trong một cuộc chiến tranh ý thức hệ, cuộc chiến trên quê hương giữa đôi bên cùng một nòi giống, trước giờ lâm trận kẻ bên này thầm gọi người phía kia là “chú mày” trong những câu thơ Nguyễn Bắc Sơn v.v...Chao ôi, bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu nông nỗi của một thời! Nhất là khi nó được phản ảnh trung thành, chân thực trong văn chương. Phản ảnh tự do.Ở ta, không cứ trong những thời gian ngoại thuộc, mà ngay lúc nước nhà độc lập, ngay dưới các chế độ dân chủ cộng hòa, cộng hòa xã hội, vẫn chưa từng có tự do phát biểu. Được ban phát rộng rãi nhất thường chỉ có một cái tự do ca ngợi bề trên.Nhưng ở Miền Nam, giữa chiến thời, trên sách báo vẫn nở rộ những tràng cười sảng khoái, công kích điều sai chuyện quấy, đùa giỡn những phần tử xấu xa. Những phần tử ấy không thuộc hạng Xã Xệ – Lý Toét: Không hề có nhân vật nào thấp bé như thế bị bêu riếu trong thời kỳ này. Nạn nhân là từ hạng những tay cầm đầu một tỉnh cho đến các vị cầm đầu cả nước. Tiếng cười cợt ngang nhiên, hể hả, râm ran khắp cùng trên mặt sách báo. Mặt khác, những mất mát, lo lắng, đau đớn, kinh hoàng, đều tha hồ bày tỏ, mọi quan niệm nhân sinh, mọi tín ngưỡng, hay có dở có, cao thâm có, mà ngông cuồng gàn dở cũng có nữa, đều được phô bày. Trước và sau thời 54-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên nước ta văn học được phát triển trong hoàn cảnh cởi mở như vậy.Cái sinh hoạt của một thời như thế rồi bị xóa lấp dấu vết trong lịch sử dân tộc; nền văn học nghệ thuật đã phản ảnh cái sinh hoạt ấy, phản ảnh cái tâm tình cùng suy tưởng của hơn hai chục triệu người rồi bị chôn vùi, do chính người mình hủy diệt ngay trên đất nước mình: chuyện thật quái dị. Vậy mà chuyện quái dị cứ xảy ra.Phân tranh và chiến tranh Nam Bắc, ở nước ta sự việc ấy không phải chỉ xảy ra một lần. Trước kia, sau khi Trịnh thắng Nguyễn, Lê Quí Đôn được cử vào Thuận Hóa. Ở đây sáu tháng, ông vừa lo việc quan vừa viết sách. Trong cuốn Phủ biên tạp lục ông chê vua chúa Nguyễn chểnh mảng việc giáo dục, không biết chuộng văn học, nhưng ông cho rằng văn nhân trong Nam “Văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm.” Ông khen chung chung, rồi ông lại cẩn thận tìm hiểu mà khen từng người: Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Đăng Thịnh, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Quang Tiền, Trần Thiên Lộc... Ông sưu tầm ghi chép, thơ văn mỗi người để lưu lại đời sau. Thậm chí có kẻ như Ngô Thế Lân quyết ẩn cư, mời mãi không chịu đến, ông vẫn không tiếc lời xưng tụng.Hầu hết những kẻ được Lê Quí Đôn nêu cao tên tuổi, trân trọng tác phẩm, là những kẻ từng có địa vị cao quan tước lớn, từng có công với các chúa Nguyễn, tức từng là đối địch của ông Lê.Đối phương với đối phương, thái độ của Lê Quí Đôn hai trăm năm trước (1775) là thế. Và hai trăm năm sau, giả sử hồi 1975 mà Nam thắng Bắc, thiết tưởng đối với văn nhân và văn học Miền Bắc nhà cầm quyền Miền Nam cũng có thể, rất có thể, học theo thái độ Lê Quí Đôn.Hãy tưởng tượng: Những thứ truyện Người mẹ cầm súng, Sống như anh (được ông Phạm Văn Sĩ trằm trồ như danh phẩm), những truyện bịa anh này chị nọ mẹ kia đánh giặc giỏi, bịa đặt thô sơ dễ dãi, những thơ “đầu lòng con gọi”, “con quì trước Bác mênh mông” v.v..., những loại tác phẩm nghệ thuật như vậy, chính quyền chiến thắng có cần phải vội vàng thu giấu, tiêu hủy không? những văn nhân nghệ sĩ từng theo sự dìu dắt mà lập sự nghiệp như thế có cần phải tóm cổ nhốt tù cấp kỳ không? Chắc chắn không cần thiết đâu. Và không cần thiết phải xúi giục cán bộ dưới quyền viết bài xuyên tạc phỉ báng đâu. Cũng như báo chí Nhân Văn – Giai Phẩm, cũng như bao nhiêu thơ truyện của Phan Khôi, Trần Dần... đều nên phục hồi cả. Mọi thứ tha hồ được phơi bày y nguyên trước sự phán đoán của thiên hạ đời đời.Nhà cầm quyền Miền Nam có gì để ngần ngại? Cái xấu cái sai, những vết tích thương đau trong đời sống tinh thần dân tộc dưới một thời mê muội bạo tàn, há dám coi thường mà để phôi pha? Còn những phản ứng can trường dưới sự áp bức, dĩ nhiên càng nên trân trọng giữ gìn.Vậy mà tại Miền Nam Việt Nam vào cuối thế kỷ XX đã xảy ra một trận tiêu diệt văn học. Việc làm ấy có liên lụy đến mạng người, đến xương máu. Hăm ba năm sau ngày Miền Nam sụp đổ, tạp chí Khởi Hành (ở California), số tháng 4-1998, đăng một danh sách dài những văn nghệ sĩ đã mất mạng từ 30-4-1975 đến nay, và cho rằng trong vòng trên hai mươi năm qua số người bị sát hại nhiều hơn trong trăm năm Pháp thuộc. Trăm năm đô hộ của giặc Tây thì thế; lại còn trong nghìn năm đô hộ của giặc Tàu, liệu có sử gia nào liệt kê được một bản danh sách nạn nhân dài bằng danh sách này chăng? Mạng người là quí, đã mất là mất vĩnh viễn. Một nền văn học đã mất vẫn còn hi vọng được phục hồi, đã trót bị dìm vào cố ý quên lãng còn có thể được cố gắng nhớ lại phần nào.Sách này không phải viết để chống quên. Sách không mong có khả năng ấy. Một tập tổng quan, cái chứa của nó có là bao; mà cả bộ dăm bảy cuốn sách cũng chẳng trình bày được gì đáng kể. Cuộc sống vật chất và tinh thần của dân tộc (hay một nửa phần dân tộc) nó phản ảnh trong mọi công trình văn nghệ một thời, trong nghìn vạn pho sách lớn nhỏ dày mỏng một thời thuộc đủ môn loại. Hình ảnh của một thời, ai mà độc lực thu gọn được? Sách một thời cần được khôi phục đầy đủ.Vậy không có sách chống “quên”. Chẳng qua sách chỉ mong nêu lên cái ý chống quên. Cái ý muốn rằng người Việt Nam hãy đừng “quên” mất một mảng đời Việt Nam. Viết xong tại Los Angeles tháng 5-1986Sửa và thêm, tháng 7-1999 Mục lục Lời nói đầu Khái quát Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5 Phần 6 Phần 7 Phần 8 Phần 9 Phần 10 Phần 11 Phần 12 Phần 13 Phần 14 Phần 15 Phần 16 Phần 17 Phần 18 Phần 19 Phần 20 Phần 21 VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN Võ PhiếnChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Tienve.orgĐược bạn: ms đưa lên vào ngày: 1 tháng 3 năm 2007
vanhoc
Lộc Đỉnh ký (tiếng Trung: 鹿鼎記) là bộ phim truyền hình Trung Quốc do Trương Kỷ Trung và Hoa Nghị huynh đệ sản xuất, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung. Bộ phim gồm 50 tập, được phát sóng trên Đài truyền hình Giang Tô vào năm 2008, sau đó được phát sóng trên Đài truyền hình TVB của Hồng Kông và nhiều nước khác. Diễn viên Việc lồng tiếng do các kỹ thuật viên TVB thực hiện. Gia đình Vi Tiểu Bảo Huỳnh Hiểu Minh: Vi Tiểu Bảo (lồng tiếng: Tô Cường Văn) Vương Thành Dương: Vi Tiểu Bảo (lúc nhỏ) Hồ Khả: Tô Thuyên (lồng tiếng: Lục Huệ Linh) Hà Trác Ngôn: Song Nhi (lồng tiếng: Lâm Nguyên Xuân) Ứng Thể Nhi: A Kha (lồng tiếng: Trịnh Lệ Lệ) Thư Sướng: Kiến Ninh công chúa (lồng tiếng: Tăng Bội Nghi) Lưu Tư: Phương Di (lồng tiếng: Trần Khải Đình) Lý Phi Nhi: Tăng Nhu (lồng tiếng: Tăng Tú Thanh) Lưu Vân: Mộc Kiếm Bình (lồng tiếng: Trương Tụng Hân) Mã Linh: Vi Xuân Phương (lồng tiếng: Hoàng Lệ Phương) Trương Khải: Vi Đồng Trùy Lệ Thần: Vi Hổ Đầu (lồng tiếng: Thẩm Tiểu Lan) Kim Văn Đình: Vi Song Song (lồng tiếng: Lương Thiếu Hà) Hoàng cung Chung Hán Lương: Khang Hy (lồng tiếng: Hoàng Khải Xương) Sử Lỗi: Khang Hy (lúc nhỏ) Cao Viễn: Thái hậu (lồng tiếng: Hoàng Ngọc Quyên) Từ Cẩm Giang: Ngao Bái (lồng tiếng: Trương Bính Cường) Trương Vĩnh Kiện: Hải Đại Phú (lồng tiếng: Lâm Bảo Toàn) Tiết Trung Nhuệ: Khang thân vương Đàm Phi Linh: Sách Ngạch Đồ (lồng tiếng: Lương Chí Đạt) Hồ Đông: Đa Long (lồng tiếng: Lý Cẩm Luân) Viên Minh: Thụy Đống Lưu Hiểu Hổ: Trương Khang Niên (lồng tiếng: Trần Đình Hiên) Hàn Nguyệt Kiều: Đào Hồng Anh (lồng tiếng: Lôi Bích Na) Tôn Lý Hoa: Nhụy Sơ Triệu Đạt: Ôn Hữu Đạo Triệu Cẩm Đào: Ôn Hữu Phương Tô Ngạn: Tiểu Quế tử Tang Vĩ Lâm: Triệu Lương Đống (lồng tiếng: Lý Cẩm Luân) Nhậm Bảo Thành: Thi Lang (lồng tiếng: Lâm Bảo Toàn) Trát Tây: Ngô Chi Vinh (lồng tiếng: Lương Chí Đạt) Thiên Địa hội Chúc Diên Bình: Trần Cận Nam (lồng tiếng: Đàm Bính Văn) Dương Niệm Sinh: Từ Thiên Xuyên Cảnh Cương Sơn: Phong Tế Trung (lồng tiếng: Ngũ Bác Dân) Lý Minh: Tiền Lão Bản Lưu Nãi Nghệ: Huyền Chân đạo nhân (lồng tiếng: Lương Chí Đạt) Thần Long giáo Viên Uyển: Hồng An Thông (lồng tiếng: Phan Văn Bách) Cao Viễn: Mao Đông Châu (lồng tiếng: Hoàng Ngọc Quyên) Tần Vệ Đông: Sấu đầu đà (lồng tiếng: Diệp Chấn Thanh) Nhan Quán Anh: Bạn đầu đà (lồng tiếng: Hoàng Tử Kính) Trương Hành Bình: Vô Căn đạo nhân Tập Tiên Phong: Hứa Tuyết Đình Hầu Nguyệt Thu: Trương Đạm Nguyệt Tô Mậu: Lục Cao Hiên (lồng tiếng: Chu Tử Thông) Hình Hán: Vân Tố Mai Chu Hiểu Tân: Đặng Bính Xuân Lý Na: Liễu Yến (lồng tiếng: Ngũ Tú Hà) Mộc vương phủ Vương Hiểu Minh: Mộc Kiếm Thanh TAE: Lưu Nhất Chu (lồng tiếng: Lôi Đình) Ba Đồ: Ngô Lập Thân Đào Cát Tân: Liễu Đại Hồng Đoan Đoan: Ngao Bưu Bình Tây vương phủ Đồ Môn: Ngô Tam Quế (lồng tiếng: Lâm Quốc Hùng) Chung Lượng: Ngô Ứng Hùng (lồng tiếng: Trần Trác Trí) Hầu Kinh Kiện: Dương Dật Chi (lồng tiếng: Lương Vĩ Đức) Triệu Cương: Hạ Quốc Tướng Trịnh gia Đài Loan Kiều Chấn Vũ: Trịnh Khắc Sảng (lồng tiếng: Ngũ Bác Dân) Vu Thừa Huệ: Phùng Tích Phạm (lồng tiếng: Lư Quốc Quyền) Chùa Thanh Lương Lý Thành Nho: Thuận Trị (Hành Si) (lồng tiếng: Lưu Chiêu Văn) Đổng Chí Cương: Ngọc Lâm Lý Quân: Trừng Quang Chu Cương: Hành Điên (lồng tiếng: Trương Bính Cường) Thiết Kiếm môn Hà Giai Di: Cửu Nạn (lồng tiếng: Thái Huệ Bình) Lý Tâm Đồng: A Kỳ (lồng tiếng: Lục Huệ Linh) Khác Ninh Tĩnh: Trần Viên Viên (lồng tiếng: Thẩm Tiểu Lan) Trần Chi Huy: Lý Tự Thành Hoàng Tố Ảnh: Thất tỷ Kerry Berry Brogan (Khải Thụy): Sofia Alekseyevna (Tô Phi Á) (lồng tiếng: Hoàng Ngọc Quyên) Henry: Fedor Golovin (Phí Yếu Đa La) Trương Cung: Hồ Dật Chi Triệu Tiểu Nhuệ: Mao Thập Bát (lồng tiếng: Chiêu Thế Lượng) Mã Tử Tuấn: Hối Thông Vương Thanh Luyến: Diêu Hoa Hoàng Cách Tuyển: Cát Nhĩ Đan Kiều Vũ: Lý Tây Hoa Cao Phi: Trang tam thiếu nãi (lồng tiếng: Viên Thục Trân) Thẩm Bảo Bình: Quy Tân Thụ (lồng tiếng: Chiêu Thế Lượng) Tiểu Hương Ngọc: Quy nhị nương (lồng tiếng: Lâm Đan Phượng) Lý Trạch Phong: Quy Chung (lồng tiếng: Tào Khải Khiêm) Âm nhạc Ca khúc mở đầu: Bản Trung Quốc: Chẩm ma hốt nhiên tựu thành liễu giá dạng (怎麼忽然就成了這樣), nhạc của Trần Đồng, lời của Dụ Hồng, do Trương Tâm trình bày Bản Hồng Kông: Trung gian nhân (中間人), nhạc của Trắc Điền, lời của Lâm Tịch, do Trắc Điền và Cổ Cự Cơ trình bày Ca khúc cuối phim: Bản Trung Quốc: Hồi chuyển (回轉), nhạc của Trần Đồng, lời của Dụ Hồng, do Trương Giang trình bày Bản Hồng Kông: Thủy chung hội hành vận (始終會行運) do Cổ Cự Cơ trình bày Viên Viên khúc (圓圓曲), nhạc của Trần Đồng, thơ của Ngô Vĩ Nghiệp, do Trương Tâm trình bày Bạt căn lô sài hoa (拔根蘆柴花) do Lưu Hiểu Tuyết trình bày Tỉ suất người xem Dưới đây là tỉ suất người xem phim trên Đài truyền hình TVB: Thông tin thêm Diễn viên Huỳnh Hiểu Minh vai Vi Tiểu Bảo cũng đóng vai Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp (2006). Khi bộ phim casting diễn viên thì khán giả chắc suất nam diễn viên Đặng Siêu sẽ thủ vai Vi Tiểu Bảo vì phong cách diễn hài của anh rất hợp vai nhưng giám chế Trương Kỷ Trung lại chọn Huỳnh Hiểu Minh và ông nói "đã nhìn thấy ở Đặng Siêu sẽ diễn tốt hơn ở bộ phim khác". Và một năm sau, khi ông chế tác Ỷ thiên đồ long ký đã mời Đặng Siêu thủ vai Trương Vô Kỵ. Diễn viên Chung Hán Lương vai Khang Hy cũng đóng vai Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ (2013). Diễn viên Từ Cẩm Giang thủ vai Ngao Bái trong phim này cũng là người thủ vai Ngao Bái trong hai phim khác là Lộc đỉnh ký (bản điện ảnh 1992 của Châu Tinh Trì) và phim Tiểu Bảo và Khang Hy (2000), vai Tạ Tốn trong Ỷ Thiên Đồ Long ký 2003 và vai Âu Dương Phong trong Anh hùng xạ điêu 2008. Diễn viên Dương Niệm Sinh vai Từ Thiên Xuyên trong phim này cũng là người thủ vai Huyền Từ phương trượng trong phim Thiên long bát bộ 2003 và vai Lương Tử Ông trong Anh hùng xạ điêu 2003. Bộ phim có rất nhiều cảnh nóng nhưng khi lên phim hầu hết các cảnh này đã bị cắt bỏ gây ra cảm giác không liền mạch điều này đã gây tranh cãi cho khán giả. Tuy nhiên khi phát sóng ở châu Phi, tất cả những cảnh nóng đều được phát sóng đầy đủ Diễn viên Ứng Thể Nhi (vai A Kha) ngoài đời đã kết hôn với Trần Tiểu Xuân (vai Vi Tiểu Bảo bản 1998). Liên kết ngoài Lộc Đỉnh ký trên Sina Lộc Đỉnh ký trên TVB Lộc Đỉnh ký trên qq Phim truyền hình Trung Quốc ra mắt năm 2008 Phim truyền hình Trung Quốc kết thúc năm 2008 Tác phẩm dựa trên Lộc Đỉnh ký Phim truyền hình võ hiệp Trung Quốc Phim truyền hình dựa trên tác phẩm của Kim Dung Phim truyền hình TVB Phim truyền hình lấy bối cảnh nhà Thanh Chương trình truyền hình tiếng Quan thoại
wiki
Phosphor đơn chất có thể tồn tại trong một số dạng thù hình, phổ biến nhất trong số đó là phosphor trắng và đỏ. Phosphor tím và đen cũng được biết đến. Phosphor khí tồn tại như diphosphor và phosphor nguyên tử. Phosphor trắng Phosphor trắng, phosphor vàng hoặc đơn giản là tetraphosphor (P4) tồn tại dưới dạng các phân tử được tạo thành từ bốn nguyên tử trong cấu trúc tứ diện. Sự sắp xếp tứ diện dẫn đến sự căng vòng và mất ổn định. Phân tử được mô tả là bao gồm sáu liên kết P-P đơn. Hai dạng tinh thể khác nhau được biết đến. Dạng α được định nghĩa là điều kiện tiêu chuẩn của phần tử, nhưng thực sự có thể biến đổi ở điều kiện tiêu chuẩn. Nó có cấu trúc tinh thể lập phương tập trung vào tâm và biến đổi ngược lại thành dạng β ở 195.2 K. Dạng β được cho là có cấu trúc tinh thể hình lục giác. Phosphor trắng là một loại sáp rắn trong suốt nhanh chóng chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng. Vì lý do này, nó còn được gọi là phosphor vàng. Nó phát sáng màu xanh lục trong bóng tối (khi tiếp xúc với oxy) và rất dễ cháy khi tiếp xúc với không khí. Nó độc hại, gây tổn thương gan nghiêm trọng khi ăn và quai hàm do nuốt phải hoặc hít phải. Mùi cháy của phosphor vàng này có mùi tỏi đặc trưng và các mẫu thường được phủ bằng phosphor pentoxide màu trắng, bao gồm tứ diện P4O10 với oxy được chèn giữa các nguyên tử phosphor và ở các đỉnh của chúng. Phosphor trắng tan ít trong nước và có thể được cất ở dưới nước. Thật vậy, phosphor trắng chỉ tự cháy an toàn khi chìm trong nước. Nó hòa tan trong benzen, dầu, cacbon disulfua và disulfua dichlorid. Sản xuất và ứng dụng Phosphor trắng có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong quy trình công nghiệp, đá phosphat được nung nóng trong lò đốt bằng điện hoặc nhiên liệu với sự có mặt của cacbon và silic dioxide. Phosphor đơn chất sau đó được giải phóng dưới dạng hơi và có thể được thu thập dưới acid phótphoric. Một phương trình lý tưởng hóa cho phản ứng nhiệt hóa này được hiển thị cho calci phosphat (mặc dù đá phosphat chứa một lượng lớn fluoroapatite): 2 Ca3(PO4)2 + 6 SiO2 + 10 C → 6 CaSiO3 + 10 CO + P4 Phosphor trắng có áp suất hơi đáng kể ở nhiệt độ thường. Khối lượng riêng hơi cho thấy hơi bao gồm các phân tử P4 có nhiệt độ lên tới khoảng 800 °C. Ở nhiệt độ đó, sự phân ly thành các phân tử P2 xảy ra. Nó tự bốc cháy trong không khí ở khoảng và ở nhiệt độ thấp hơn nếu được chia nhỏ. Quá trình đốt cháy này mang lại oxide phosphor (V): + 5 → Vì tính chất này, phosphor trắng được sử dụng làm vũ khí. Sự tồn tại của P8 Mặc dù phosphor trắng chuyển thành phosphor đỏ ổn định nhiệt động hơn, sự hình thành của phân tử P8 khối không được quan sát thấy trong pha ngưng tụ. Các chất tương tự của phân tử giả thuyết này đã được điều chế từ phosphaalkynes. Phosphor đỏ Phosphor đỏ có thể được hình thành bằng cách đốt nóng phosphor trắng đến khi không có không khí hoặc bằng cách phơi phosphor trắng với ánh sáng mặt trời. Phosphor đỏ tồn tại như một chất rắn vô định hình. Khi đun nóng hơn, phosphor đỏ rắn vô định hình kết tinh. phótpho đỏ không bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ dưới , trong khi các mảnh phosphor trắng bốc cháy ở khoảng . Phosphor đỏ tự phát cháy ở nhiệt độ phòng với vật liệu được chia nhỏ. Trong điều kiện tiêu chuẩn, nó ổn định hơn phosphor trắng, nhưng kém bền hơn phosphor đen ổn định nhiệt động. Entanpi tiêu chuẩn của sự hình thành phosphor đỏ là -17,6 kJ / mol. phótpho đỏ ổn định nhất về mặt động học. Các ứng dụng Phosphor đỏ có thể được sử dụng như một chất chống cháy rất hiệu quả, đặc biệt là trong nhựa nhiệt dẻo (ví dụ polyamit) và nhựa nhiệt rắn (ví dụ như nhựa epoxy hoặc polyurethan). Hiệu ứng làm chậm ngọn lửa dựa trên sự hình thành acid polyphosphoric. Cùng với vật liệu polymer hữu cơ, acid này tạo ra than ngăn cản sự lan truyền của ngọn lửa. Các rủi ro an toàn liên quan đến việc tạo ra phốtphin và độ nhạy ma sát của phosphor đỏ có thể được giảm một cách hiệu quả bằng cách ổn định và đóng gói vi mô. Để xử lý dễ dàng hơn, phosphor đỏ thường được sử dụng dưới dạng phân tán hoặc masterbatch trong các hệ thống chất mang khác nhau. Tuy nhiên, đối với các hệ thống điện tử / điện, chất chống cháy. Phosphor đỏ đã bị cấm bởi các OEM lớn do xu hướng sớm gây ra các hỏng hóc. Có hai vấn đề trong những năm qua: thứ nhất là phosphor đỏ trong các hợp chất đúc epoxy tạo ra dòng rò cao trong các thiết bị bán dẫn và thứ hai là gia tốc các phản ứng thủy phân trong vật liệu cách điện PBT. Phosphor đỏ cũng có thể được sử dụng trong sản xuất ma túy bất hợp pháp, bao gồm một số công thức cho ma túy đá.. Phosphor đỏ có thể được sử dụng làm chất xúc tác quang nguyên tố để hình thành hydro từ nước . Chúng hiển thị tốc độ tiến hóa hydro ổn định 633ℳmol / (h • g) bằng cách hình thành phosphor sợi kích thước nhỏ . Phosphor tím của Hittorf Phosphor monoclinic, hay phosphor tím, còn được gọi là phosphor kim loại của Hittorf. Năm 1865, Johann Wilhelm Hittorf đun nóng phosphor đỏ trong một ống kín ở 530 °C. Phần trên của ống được giữ ở mức 444 °C. Kết quả là hệ tinh thể đơn nghiêng mờ đục, hoặc hình thoi, kết tinh thăng hoa như là kết quả. Phosphor tím cũng có thể được điều chế bằng cách hòa tan phosphor trắng trong chì nóng chảy trong một ống kín ở 500 °C trong 18 giờ. Khi làm lạnh chậm, thù hình của Hittorf kết tinh. Các tinh thể có thể được tạo ra bằng cách hòa tan chì trong acid nitric loãng sau đó đun sôi trong acid clohydric đậm đặc. Ngoài ra, một dạng sợi tồn tại với các lồng phosphor tương tự. Phản ứng của phosphor tím Nó không bốc cháy trong không khí cho đến khi nóng lên 300 °C và không hòa tan trong tất cả các dung môi. Nó không phản ứng với kiềm và chỉ phản ứng chậm với các halogen. Nó có thể bị oxy hóa bởi acid nitric thành acid phosphorric. Nếu nó được nung nóng trong bầu khí quyển của khí trơ, ví dụ như nitơ hoặc cacbon dioxide, nó sẽ thăng hoa và hơi ngưng tụ dưới dạng phosphor trắng. Nếu nó được nung nóng trong chân không và hơi nước ngưng tụ nhanh, thu được phótpho tím. Dường như phosphor tím là một polymer có khối lượng phân tử tương đối cao, khi đun nóng phân hủy thành các phân tử P2. Khi làm mát, chúng thường thu nhỏ lại để tạo ra các phân tử P4 (tức là phosphor trắng), nhưng trong chân không, chúng liên kết lại với nhau để tạo thành thù hình polymer tím. Phosphor đen Phosphor đen là dạng phosphor ổn định nhiệt động ở nhiệt độ và áp suất phòng, với nhiệt hình thành -39,3 kJ / mol (so với phosphor trắng được định nghĩa là trạng thái tiêu chuẩn). Nó thu được bằng cách nung nóng phosphor trắng dưới áp suất cao (12.000 atm). Về ngoại hình, tính chất và cấu trúc, phosphor đen rất giống than chì với cả hai màu đen và dễ bong, một chất dẫn điện và có các tấm nguyên tử liên kết với nhau. Phonon, photon và electron trong cấu trúc phótpho đen phân lớp hoạt động theo phương pháp dị hướng cao trong mặt phẳng của các lớp, thể hiện tiềm năng mạnh mẽ cho các ứng dụng cho điện tử màng mỏng và quang điện tử hồng ngoại. phótpho đen có cấu trúc hệ tinh thể trực thoi và là loại đồng vị ít phản ứng nhất, là kết quả của mạng các vòng sáu thành viên liên kết với nhau, trong đó mỗi nguyên tử được liên kết với ba nguyên tử khác. phótpho đen và đỏ cũng có thể có cấu trúc mạng tinh thể lập phương. Sự tổng hợp áp suất cao đầu tiên của tinh thể phosphor đen được thực hiện bởi nhà vật lý Percy Williams Bridgman vào năm 1914. Một tổng hợp gần đây của phosphor đen sử dụng muối kim loại làm chất xúc tác đã được báo cáo. Phosphor đen Những điểm tương đồng với than chì cũng bao gồm khả năng phân tách băng dính (tẩy da chết), dẫn đến phosphorene, một vật liệu 2D giống như graphen với tính chất truyền nhiệt và điện tích tuyệt vời. Độ dẫn nhiệt bất đẳng hướng cao đã được đo lường theo ba hướng tinh thể chính. Sublime đen tẩy tế bào chết ở 400 °C trong chân không. Nó dần dần bị oxy hóa khi tiếp xúc với nước với sự hiện diện của oxy, đó là một mối quan tâm khi xem nó như một vật liệu để sản xuất bóng bán dẫn, ví dụ. Phosphor xanh Phosphor xanh một lớp được sản xuất lần đầu tiên vào năm 2016 bằng phương pháp epitaxy chùm phân tử từ phosphor đen làm tiền chất. Diphosphor Thù hình diphosphor (P2) thường có thể thu được chỉ dưới điều kiện khắc nghiệt (ví dụ, nung nóng P4 gần 827 ⁰C). Năm 2006, phân tử diatomic được tạo ra trong dung dịch đồng nhất trong điều kiện bình thường với việc sử dụng các phức kim loại chuyển tiếp (ví dụ, wolfram và niobi). Diphosphor là dạng phosphor dạng khí và dạng ổn định nhiệt động giữa 1200 °C và 2000 °C. Sự phân ly của tetraphosphor() bắt đầu ở nhiệt độ thấp hơn: phần trăm của lúc 800 °C là ≈  1%. Ở nhiệt độ trên 2000  °C, phân tử lưỡng cực bắt đầu phân ly thành phosphor nguyên tử. Phosphor nano Polyme nano P12 được phân lập từ các phức CuI-P bằng cách xử lý nhiệt độ thấp. Phosphor đỏ / nâu được chứng minh là ổn định trong không khí trong vài tuần và có các tính chất khác biệt đáng kể so với phosphor đỏ.   Kính hiển vi điện tử cho thấy phosphor đỏ / nâu tạo thành các nanorod dài, song song có đường kính trong khoảng 3,4 Å đến 4,7. Tính chất Xem thêm Hàm hóa thạch Tham khảo Liên kết ngoài Phosphor trắng Phophorus trắng tại Bảng video định kỳ (Đại học Nottingham) Thông tin thêm về phosphor trắng (và phosphor pentoxide) tại Bảng video định kỳ (Đại học Nottingham) Phosphor
wiki
Những câu thơ giản dị dễ hiểu trong bài vịnh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương chắc hẳn đã gợi ra trong tâm trí mỗi người chúng ta hình ảnh cây quạt giấy với gần 20 nan quạt dài, lớp giấy mỏng bọc lấy, xòe ra gấp vào, mang từng cơn gió mát đến. Bài vịnh của nữ thi sĩ đã cho chúng ta thấy, rằng quạt giấy từ lâu đã xuất hiện ở trong thi ca, văn chương. Và chẳng quá ngạc nhiên khi chiếc quạt giấy nhỏ bé đơn sơ ấy vẫn còn là đề bài quen thuộc trong các bài thơ, bài văn của học sinh. Những bài văn miêu tả có lẽ chẳng còn là khó với những bạn học sinh lớp 9 – người đã được làm quen với dạng văn này rất nhiều năm. Nhưng là văn thuyết minh thì sao? Chắc chắn sẽ có người thấy dễ, có người không bởi văn miêu tả chỉ cần tả khái quát, còn văn thuyết minh lại bề bộn rất nhiều thứ cần trình bày. Vì vậy nên hiện tượng viết thiếu ý rất hay xảy ra nếu không lập dàn ý trước khi viết. Biết được thói quen không hay lập dàn ý của học sinh, chúng tôi đã đưa ra một dàn ý chi tiết cho đề bài Thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9, nhằm giúp các em khắc phục được lỗi bỏ sót ý của mình, đồng thời viết cũng mạch lạc thống nhất hơn. I, MỞ BÀI – Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây quạt giấy. Ví dụ Mở bài số 1: Hè đến mang theo những ánh nắng chói chang gay gắt. Một buổi trưa hè với tiếng ve kêu râm ran, không có một chút gió nào thì khó có thể nào ngủ được, nhất là những trưa mất điện. Nhưng chúng ta vẫn chợp mắt yên tĩnh bởi chiếc quạt giấy mỏng – một vật dụng vô cùng quen thuộc, đã mang đến những cơn gió mát nhân tạo, phe phẩy giữa trưa hè. Mở bài số 2: Xin chào tất cả các bạn, hẳn các bạn đang rất tò mò người vừa chào các bạn là ai đúng không? Chúng tôi rất quen thuộc với các bạn, chúng tôi xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, trong những bài múa, bài hát; trong những ngôi nhà… Chúng tôi mang đến những cơn gió mát, tô điểm cho vẻ đẹp của nhiều người chụp ảnh… Hẳn là các bạn đã đoán được chúng tôi là ai rồi nhỉ? Đúng vậy, chúng tôi chính là những chiếc quạt giấy đấy. Để chúng tôi kể cho các bạn nghe về đại gia đình quạt giấy nhà chúng tôi nhé. II, THÂN BÀI * Nguồn gốc của quạt giấy => Như vậy, chiếc quạt đã có từ rất lâu đời, nhưng chiếc quạt giấy thì phải một thời gian sau đó, trở thành vật dụng hữu ích quen thuộc cho đến tận ngày nay. * Hình dáng và các bộ phận của quạt giấy * Công dụng của quạt giấy
vanhoc
{{Thông tin nhạc sĩ | name = Bing Crosby | image = Bing Crosby 1942.jpg | caption = Bing Crosby năm 1942 | background = solo_singer | birth_name = Harry Lillis Crosby | alias = | birth_date = | birth_place =Tacoma, Washington, Mỹ | death_date = | death_place = La Moraleja, Alcobendas, Madrid, Tây Ban Nha | instrument = Hát | Voice type = Baritone/bass-baritone | genre = Pop, jazz<ref>[ Music Genre: Vocal music].Allmusic. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.</ref> | occupation = Ca sĩ, diễn viên | years_active = 1926–1977 | label = Brunswick, Decca, Reprise, RCA Victor, Verve, United Artists | associated_acts = Bob Hope, Dixie Lee, Peggy Lee, Dean Martin, Frank Sinatra, Fred Astaire, The Rhythm Boys, Rosemary Clooney, David Bowie, Louis Armstrong | website = }} Harry Lillis "Bing" Crosby (3 tháng 5 năm 1903 – 14 tháng 10 năm 1977) là một ca sĩ và diễn viên điện ảnh người Mỹ. Giọng bass-baritone vô cùng đặc trưng của Crosby đã giúp ông trở thành một trong những nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất thế kỷ 20, với ít nhất 500 triệu bản đã được thống kê. Là một ngôi sao đa năng, từ năm 1934-1954, Crosby đã trở thành biểu tượng của ngành ca nhạc, truyền hình cũng như phát thanh. Sự nghiệp của ông bắt đầu với cuộc cách mạng cải tiến kỹ thuật thu âm, cho phép ông tạo ra những đoạn giọng thả tự do – phong cách mà sau này rất nhiều ngôi sao khác đã bắt chước như Perry Como, Frank Sinatra, hay Dean Martin. Tuần báo Yank đánh giá Crosby là giọng ca có ảnh hưởng lớn nhất tới quân đội Mỹ trong suốt thời kỳ Thế chiến II, và tới năm 1948 đỉnh cao của mình, ông được gọi là "người đàn ông nổi tiếng nhất thế giới", hơn cả Jackie Robinson và Giáo hoàng Piô XII. Cũng trong năm 1948, tờ Music Digest ước tính các ca khúc của Crosby chiếm ít nhất 1 nửa trong số 80.000 giờ phát thanh của các đài radio. Crosby cũng tiếp tục đánh dấu những ảnh hưởng của mình qua những đóng góp cho ngành công nghiệp thu âm thời hậu chiến. Ông cộng tác cho đài NBC trong những đợt mà ông muốn thực hiện chương trình; tuy nhiên có khá nhiều đài truyền hình lại không có đủ điều kiện thu âm. Trong những đợt tới châu Âu lúc chiến tranh, các bản thu của Crosby chủ yếu được thực hiện với dạng thu âm tối giản, điều đó khiến Tổ chức nghiên cứu Crosby sau này phải vất vả tìm kiếm để đảm bảo bản quyền. Năm 1947, ông đầu tư tới 50.000$ cho công ty Ampex giúp đây trở thành công ty Bắc Mỹ đầu tiên sở hữu máy thu âm đa băng. Ông rời NBC để chuyển sang ABC vì NBC không quan tâm tới thu âm vào thời điểm đó và chỉ có ABC chấp nhận ông với những ý tưởng của mình. Crosby trở thành người đầu tiên thực hiện một bản thâu nháp cho một chương trình radio và chỉnh sửa nó với băng từ. Ông cũng tặng một trong những chiếc Ampex Model 200 của mình cho người bạn thân Les Paul để chính Les Paul sau này nhờ nó đã phát minh ra chiếc máy thu đa băng hiện đại đầu tiên. Cùng với Frank Sinatra, Crosby trở thành biểu tượng thu âm của hãng United Western Recorders ở Los Angeles. Khi thực hiện chương trình "Golden Age of Radio", những người tham gia thường phải diễn lại 2 lần cho khán giả ở phía bờ Tây nước Mỹ có thể xem lại. Tới giữa buổi thu, Crosby đã nghĩ ra một hệ thống ghi lại với cùng những thiết bị định hướng và ê-kíp (chỉnh sửa, lồng tiếng, thuyết minh, ghép thời gian) lấy từ những kỹ thuật của điện ảnh. Đó chính là nguồn gốc của ngành công nghiệp truyền hình. Bing Crosby từng giành giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai cha Chuck O'Malley trong bộ phim Going My Way năm 1944 và cũng được đề cử tương tự cho bộ phim The Bells of St. Mary's ngay năm sau, trở thành người đầu tiên trong số 4 nghệ sĩ duy nhất được đề cử 2 lần cho cùng một vai diễn. Năm 1963, ông được trao giải Grammy Thành tựu trọn đời. Crosby là một trong số 22 người được vinh dự có 3 ngôi sao tại Đại lộ Danh vọng Hollywood. Tham khảo Thư mục Macfarlane, Malcolm. Bing Crosby – Day By Day. Scarecrow Press, 2001. Osterholm, J. Roger. Bing Crosby: A Bio-Bibliography. Greenwood Press, 1994. Prigozy, R. & Raubicheck, W., ed. Going My Way: Bing Crosby and American Culture''. The Boydell Press, 2007. Liên kết ngoài Bing Crosby Collection tại Gonzaga University Tạp chí BING (ấn bản của ICC) Bing Crosby Official 10" (78Rpm) Discography A Bing Crosby Session based discography Bing Crosby tại Virtual History Nam ca sĩ Mỹ Người đoạt giải Grammy Thành tựu trọn đời Nam diễn viên điện ảnh Mỹ Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20 Sinh năm 1903 Mất năm 1977 Người Mỹ gốc Anh Phim và người giành giải Oscar cho nam diễn viên xuất sắc nhất Người đoạt giải Grammy Ca sĩ Mỹ thế kỷ 20 Người Mỹ gốc Ireland Chương trình và người giành giải Peabody Tín hữu Công giáo La Mã Hoa Kỳ Người giành giải Quả cầu vàng Cecil B. DeMille Nghệ sĩ của Capitol Records
wiki
Họ Rong lá lớn hay họ Cỏ lươn (danh pháp khoa học: Zosteraceae) là một họ thực vật có hoa. Nó đã được các nhà phân loại học công nhận từ lâu. Hệ thống APG II năm 2003 cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Trạch tả (Alismatales), thuộc nhánh monocots. Họ này bao gồm 2 hay 3 chi (tùy hệ thống phân loại) với khoảng trên một chục loài rong biển. Các loài này có lá giống như dải ruy băng và các thân rễ bò trườn dễ thấy. Các chi Theo L. Watson và M.J. Dallwitz trong Các họ thực vật có hoa (1992 trở đi) thì họ này có 3 chi với 18 loài, cụ thể là: Heterozostera Phyllospadix Zostera Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG II, với họ Maundiaceae vẫn nằm trong họ Juncaginaceae còn họ Limnocharitaceae vẫn đứng độc lập. Tham khảo Liên kết ngoài Zosteraceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa : miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Phiên bản ngày 27 tháng 4 năm 2006. http://delta-intkey.com Zosteraceae trong Flora of North America NCBI Taxonomy Browser Liên kết tại CSDL, Texas Rong lá lớn, họ Rong lá lớn, họ Cỏ biển Z
wiki
Abraham Verhoeven (1575 – 1652) là nhà xuất bản tờ báo đầu tiên của miền Nam Hà Lan (nay là nước Bỉ). Năm 1605, ông nhận được giấy phép in tin tức về chiến thắng quân sự trên bản khắc gỗ hoặc bản đồng. Sau đó, ông không chỉ sản xuất các bản in mà còn với tần suất ngày càng tăng các tập sách nhỏ chuyên đăng tin tức có tranh minh họa. Từ đầu năm 1620, ông đã gia hạn giấy phép với những điều khoản rộng hơn và bắt đầu in các tập sách tin tức của mình thành một bộ duy nhất. Là một tờ báo được in thường xuyên, đây là tờ báo đầu tiên của miền Nam Hà Lan. Đây cũng là tờ báo đầu tiên có tranh minh họa thường xuyên và là tờ báo đầu tiên in tiêu đề trên trang nhất. Tờ báo này không có tên hoặc tiêu đề nhất quán và được biết đến với cái tên Nieuwe Tijdinghen, một danh hiệu có hiệu lực hồi tố do giới sử học và nhà viết thư mục đặt tên cho nó. Tuy nhiên, Thư viện Anh lại liệt kê bộ sách được lưu giữ dưới cái tên Antwerp Gazette. Việc xuất bản Nieuwe Tijdinghen chấm dứt vào năm 1629, ngay sau đó là tờ Wekelijcke Tijdinghen, một tờ báo không minh họa với định dạng rút gọn tồn tại cho đến năm 1632. Các tờ báo của Verhoeven đều ghi lại thập kỷ đầu tiên của Chiến tranh Ba mươi năm và giai đoạn thứ hai của Chiến tranh Tám mươi năm từ góc độ biên tập thân Công giáo và thân Habsburg. Xem thêm Abraham Catalogue of Belgian Newspapers, một cơ sở dữ liệu trực tuyến về các tờ báo lịch sử của Bỉ trong các thư viện và các tổ chức di sản khác ở Flanders và Brussels, được đặt theo tên của Abraham Verhoeven. Tham khảo Liên kết ngoài Sommaire contenant ce qui s'est passé de plus memorable es guerres de Boheme (Abraham Verhoeven, 1621), trên Google Books. Sinh năm 1575 Mất năm 1652 Nhà xuất bản báo chí thế kỷ 17 (người) Nhà xuất bản sách (người) Hà Lan thuộc Tây Ban Nha
wiki
Von Kármán là một hố va chạm mặt trăng nằm ở bán cầu nam ở phía xa của Mặt trăng. Miệng núi lửa có đường kính khoảng 180 km và nó nằm trong một miệng hố va chạm lớn hơn được gọi là lưu vực Nam Cực–Aitken có đường kính khoảng 2.500 km (1.600 mi) và sâu 13 km (8.1 mi). Miệng núi lửa Von Kármán là địa điểm hạ cánh mềm đầu tiên trên mặt trăng xa của tàu vũ trụ Chang'e 4 của Trung Quốc vào ngày 3 tháng 1 năm 2019. Tổng quan Phần thứ ba phía bắc của đội hình này được bao phủ bởi vành và thành lũy bên ngoài của đồng bằng Leibnitz có tường bao quanh, tạo thành một vết lõm sâu trong đội hình. Phần còn lại của bức tường bên ngoài có hình dạng gần như tròn, mặc dù nó không đều và bị mài mòn nhiều bởi các tác động tiếp theo. Nội thất của Von Kármán đã bị ngập bởi dòng dung nham sau khi miệng núi lửa ban đầu hình thành, khiến phần phía nam của sàn gần như bằng phẳng. Bề mặt này có suất phản chiếu thấp hơn địa hình xung quanh và tối gần như bên trong Leibnitz. Có một đỉnh trung tâm tại vị trí mà điểm giữa của Von Kármán ban đầu được hình thành, nối với bề mặt cứng hơn ở phía bắc của miệng núi lửa. Ngoài Leibnitz ở phía bắc, miệng núi lửa Oresme nằm ở phía tây-tây bắc, và Finsen nằm ở phía đông bắc ở rìa của Leibnitz. Gần như gắn liền với vành đông nam là đội hình Von Kármán L hình chữ tám khác thường. Trực tiếp về phía đông của đây là miệng núi lửa Alder. Trước khi đặt tên chính thức vào năm 1970 bởi IAU, miệng núi lửa được gọi là Miệng núi lửa 434. Thăm dò Vào ngày 3 tháng 1 năm 2019, tàu vũ trụ Trung Quốc Thường Nga 4 đã chạm xuống miệng núi lửa Von Kármán, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên đến vùng đất mềm ở phía xa của mặt trăng. Địa điểm có giá trị biểu tượng cũng như khoa học. Theodore von Kármán là cố vấn tiến sĩ của Qian Xuesen, người sáng lập chương trình không gian Trung Quốc. Tham khảo Địa lý Mặt Trăng
wiki
Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem Gợi ý Chiều chủ nhật vừa qua, em được đi xem trận đá bóng của các anh sinh viên tại sân vận động của thị xã. Đó là một trận đấu giao lưu, nhưng cũng khá đẹp mắt và hấp dẫn. Cuộc săn đuổi bóng của haí đội diễn ra khá gay cấn trên sân. 30 phút, 40 phút, 45 phút và 3 phút bù giờ trôi qua nhưng chưa có đội nào ghi bàn. Sang hiệp 2, chiến thuật của hai đội dường như đã thay đổi. Những pha tấn công, đột phá, dẫn bóng của hai bên làm cho không khí của sân trở lên rất sôi nổi. Tiếng cổ vũ, hò reo ầm ĩ. Cả hai bên đều ngang tài ngang sức. Trận đấu kết thúc với tỉ số 0-0.
vanhoc
Abū al-Ḥusayn ‘Asākir ad-Dīn Muslim ibn al-Ḥajjāj ibn Muslim ibn Ward ibn Kawshādh al-Qushayrī an-Naysābūrī (; after 815 – May 875) hoặc Muslim Nayshāpūrī (), thường được biết là Imam Muslim,Học giả Hồi giáo, đặc biệt được gọi là muhaddith (học giả của hadith). Bộ sưu tập hadith của ông, được gọi là Sahih Muslim, là một trong sáu bộ sưu tập hadith chính trong Hồi giáo Sunni và được coi là một trong hai bộ sưu tập (sahih) chân thực nhất, cùng với Sahih al-Bukhari. Tiểu sử Hồi giáo ibn al-Hajjaj được sinh ra tại thị trấn Nishapur trong Abbasid tỉnh Khorasan, ngày nay thuộc đông bắc Iran. Các nhà sử học có số liệu khác nhau về ngày sinh của ông, mặc dù nó thường được đưa ra là 202 AH (817/818), 204 AH (819/820), hoặc 206 AH (821/822). Adh-Dhahabi nói: "Người ta nói rằng Muslim ibn al-Hajjaj được sinh ra vào năm 204 AH", mặc dù ông cũng nói, "Nhưng tôi nghĩ rằng ông ấy đã được sinh ra trước đó." Ibn Khallikan không thể tìm thấy báo cáo nào về ngày sinh của người Hồi giáo, hoặc tuổi chết, bởi bất kỳ uffāẓ (bậc thầy hadith), ngoại trừ thỏa thuận của họ rằng ông được sinh ra sau 200 AH (815/816). Ibn Khallikan trích dẫn Ibn al-Salah, người trích dẫn Ibn al-Bayyi' 's Kitab'Ulama al-Amsar, trong tuyên bố rằng Muslim 55 tuổi khi ông qua đời vào ngày 25 Rajab, 261 AH (tháng 875) và do đó năm sinh của ông phải là 206 AH (821/822). Ibn al-Bayyiʿ báo cáo rằng ông đã được chôn cất tại Nasarabad, ngoại ô Nishapur. Ghi chú Tham khảo Người Iran thế kỷ 9 Mất năm 875 Sinh năm 821
wiki
Đề bài: Thuyết minh về cây lúa nước Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”,”hạt gạo”.Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đối với người Việt nói riêng hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v.. Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó. Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”. Xem thêm: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thíchCấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất. Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh. Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng… Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ! Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó,gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Xem thêm: Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác
vanhoc
Công đồng Trent (Latin: Concilium Tridentinum), được thành lập vào giữa năm 1545 và 1563 ở thành phố Trento và Bologna, miền bắc Ý, là một trong những nhà thờ Công giáo La Mã quan trọng nhất của Công đồng đại kết (Ecumenical council), được thúc đẩy bởi cuộc cải cách Tin Lành. Cũng như các sắc lệnh, Công đồng đã ban hành những lời tuyên bố về những gì được định nghĩa là những tin đồn do đạo Tin Lành gây ra, và đáp lại họ, các tuyên bố rất quan trọng và làm sáng tỏ giáo lý và giáo huấn của Giáo hội. Những đề cập đến một phạm vi rộng lớn các chủ đề, bao gồm thánh thư, kinh điển, truyền thống thiêng liêng, tội lỗi nguyên thủy, biện minh, cứu độ, các bí tích. Thánh lễ và sự tôn kính các thánh đồ. Công đồng đã họp trong 25 phiên từ ngày 13 tháng 12 năm 1545 đến ngày 4 tháng 12 năm 1563. Hậu quả của Công đồng cũng rất quan trọng đối với phụng vụ và thực hành của Giáo hội. Trong các buổi thảo luận, Công đồng đã đưa lên Bản Tóm lược ví dụ chính thức của Kinh thánh và đưa ra một sự ủy thác cho việc tạo ra một phiên bản tiêu chuẩn, mặc dù điều này đã không đạt được cho đến những năm 1590. Năm 1565, tuy nhiên, một năm hoặc lâu hơn sau khi Công đồng đã hoàn thành công việc của mình, Piô IV ban hành các Tridentine Creed (sau Tridentum tên, Trento của Latin) và người kế nhiệm ông Piô V sau đó ban hành các Giáo Lý Rôma và các phiên bản của sách nguyện và Sách Lễ Trong, tương ứng, 1566, 1568 và 1570. Những lần lượt này, Hơn ba trăm năm trôi qua cho đến khi công đồng đại kết kế tiếp, Công đồng Vatican I, được triệu tập năm 1869. Thông tin cơ bản Những trở ngại và sự kiện trước Công đồng Vào ngày 15 tháng 3 năm 1517, Công đồng thứ năm của Lateran đã đóng cửa các hoạt động với một số đề xuất cải cách (về việc lựa chọn các giám mục, thuế, kiểm duyệt và rao giảng) nhưng không phải về những vấn đề chính mà Giáo hội gặp phải ở Đức và các khu vực khác của châu Âu. Vài tháng sau, vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đã ban hành 95 đề tài của mình ở Wittenberg. Một công đồng chung, tự do ở Đức Vị trí của Luther trên các công đồng đại kết đã thay đổi theo thời gian, nhưng năm 1520, ông kêu gọi các hoàng tử Đức phản đối Giáo hội của Giáo hoàng, nếu cần thiết với một công đồng ở Đức, mở ra và không có Giáo hoàng. Sau khi Đức Giáo hoàng lên án Exsurge Domine năm mươi hai luận văn của Luther như là dị giáo, quan điểm của Đức đã coi công đồng là phương pháp tốt nhất để hòa giải những khác biệt hiện có. Người Công giáo Đức, giảm số lượng, hy vọng một công đồng để làm rõ các vấn đề. Phải mất một thời gian để công đồng thành hiện thực, một phần là do sự miễn cưỡng của giáo hoàng, cho rằng nhu cầu của Lutheran là sự loại trừ trách nhiệm của Công đồng, và một phần do những cuộc tranh chấp chính trị đang diễn ra giữa Pháp và Đức và mối nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Dưới thời Giáo hoàng Clement VII (1523-34), quân của Hoàng đế La mã Công giáo Ca-tô V đã triệt hạ Papal Rome vào năm 1527, "hiếp dâm, giết chóc, đốt cháy, trộm cắp, giống như đã không được nhìn thấy kể từ khi Vandals". Nhà thờ Peter và Nhà thờ Sistine được sử dụng cho ngựa. Điều này, cùng với sự mâu thuẫn của Đức Thánh Cha giữa Pháp và Đức, Charles V mạnh mẽ ủng hộ một công đồng, nhưng cần sự hỗ trợ của Vua Francis I của Pháp, người đã tấn công ông quân sự. Phanxicô I thường phản đối một công đồng chung vì sự ủng hộ một phần của đạo Tin Lành trong nước Pháp, và năm 1533 ông còn làm phức tạp hơn các vấn đề khi đề nghị một công đồng chung bao gồm cả các nhà cai trị Công giáo và Tin Lành ở Châu Âu có thể đưa ra một sự thỏa hiệp giữa hai hệ thống thần học. Đề xuất này phản đối sự phản đối của Đức giáo hoàng vì nó đã công nhận những người theo đạo Tin Lành và cũng đã nâng cao các hoàng thái thế kỷ của Âu châu lên trên hàng giáo phẩm về các vấn đề của nhà thờ. Đối mặt với một cuộc tấn công Thổ Nhĩ Kỳ, Charles đã giữ sự ủng hộ của các nhà cai trị Đức Tin lành, tất cả đều trì hoãn việc khai mạc Công đồng Trent. Xem thêm Sandro Botticelli Tham khảo
wiki
Long Hổ Môn (tiếng Anh: Dragon Tiger Gate, tiếng Trung: 龍虎門) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động - võ thuật - kỳ ảo của Hồng Kông - Trung Quốc ra mắt năm 2006 do Diệp Vỹ Tín làm đạo diễn và Chân Tử Đan thực hiện phần chỉ đạo võ thuật trong phim. Bộ phim được dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Hoàng Ngọc Lang, với sự tham gia của các diễn viên gồm Chân Tử Đan, Tạ Đình Phong, Dư Văn Lạc, Đổng Khiết, Trần Quan Thái, Lý Tiểu Nhiễm, Du Cương và Nguyên Hoa. Bộ phim khởi chiếu vào ngày 27 tháng 7 năm 2006 tại các cụm rạp ở Hồng Kông, và được phát hành trên toàn cầu thông qua hãng phim The Weinstein Company. Tại Việt Nam, bộ phim cũng đã được phát hành trên các kênh sóng khác nhau, nổi bật là kênh TV360. Để quảng bá cho bộ phim, một bao cát có poster cho bộ phim nặng 400 pounds, cao 2,4m và rộng 1,5m đã được đưa vào sử dụng. Bao cát này được vinh danh là poster quảng bá bộ phim lớn nhất thế giới được Sách kỷ lục Guinness công nhận. Tham khảo Liên kết ngoài Dragon Tiger Gate tại Hong Kong Movie Database Dragon Tiger Gate trên LoveAsianFilm.com Dragon Tiger Gate plot synopsis on donnieyen.com Dragon Tiger Gate film review Phim Hồng Kông Phim võ thuật năm 2006 Phim hành động Hồng Kông Phim võ thuật Hồng Kông Phim Trung Quốc
wiki
Subaru Park (trước đây có tên gọi là PPL Park và Sân vận động Talen Energy) là một sân vận động dành riêng cho bóng đá nằm ở Chester, Pennsylvania, Hoa Kỳ, sát bên Cầu Commodore Barry dọc theo bờ Sông Delaware. Sân là sân nhà của Philadelphia Union thuộc Major League Soccer. Subaru Park là bước khởi đầu để phát triển kinh tế ở khu vực ven sông, tiếp theo là kế hoạch xây dựng một con đường đi bộ ven sông cùng với các dự án giải trí, cửa hàng và chung cư. Sân vận động được xây dựng bởi Công ty T.N. Ward, có trụ sở tại Ardmore. Dự án có vốn đầu tư bao gồm 30 triệu đô la từ Quận Delaware và 47 triệu đô la từ Thịnh vượng chung Pennsylvania. Subaru of America là nhà tài trợ hiện tại có quyền đặt tên cho sân vận động. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức PPL Park tại StadiumDB.com Chester Institute for Economic Development Địa điểm thể thao hoàn thành năm 2010 Philadelphia Union Các công trình và kiến trúc tại Quận Delaware, Pennsylvania Địa điểm thể thao Thung lũng Delaware Sân vận động Major League Soccer Đội bóng bầu dục Villanova Wildcats Sân vận động rugby union tại Hoa Kỳ Địa điểm bóng đá Pennsylvania Địa điểm Legends Football League Chester, Pennsylvania Sân vận động Cúp Vàng CONCACAF Talen Khởi đầu năm 2010 ở Pennsylvania Subaru
wiki
Đau vú là triệu chứng khó chịu ở vú. Đau liên quan đến cả hai vú và xảy ra lặp đi lặp lại trước kỳ kinh nguyệt thường không nghiêm trọng. Đau chỉ liên quan đến một phần của vú có liên quan nhiều hơn. Nó đặc biệt liên quan nếu có một khối cứng trong vú hoặc chảy dịch núm vú. Nguyên nhân có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, thuốc tránh thai, liệu pháp hormone hoặc thuốc tâm thần. Đau cũng có thể xảy ra ở những người có ngực lớn, trong thời kỳ mãn kinh và trong thời kỳ đầu mang thai. Trong khoảng 2% trường hợp đau vú có liên quan đến ung thư vú. Chẩn đoán bao gồm kiểm tra, với hình ảnh y tế nếu chỉ là một phần cụ thể của đau vú. Ở hơn 75% số người, cơn đau tự hết mà không cần điều trị cụ thể. Mặt khác, phương pháp điều trị có thể bao gồm paracetamol hoặc NSAID. Một áo ngực vừa vặn cũng có thể giúp ích. Ở những người bị đau nặng tamoxifen hoặc danazol có thể được sử dụng. Khoảng 70% phụ nữ bị đau vú tại một số thời điểm trong đời. Đau vú là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở vú, cùng với khối u ở vú và chảy dịch núm vú. Nguyên nhân Đau vú theo chu kỳ thường liên quan đến thay đổi u xơ vú hoặc ống dẫn sữa và được cho là do thay đổi phản ứng prolactin với thyrotropin. Một số mức độ đau vú theo chu kỳ là bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt, và thường liên quan đến kinh nguyệt và/hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Tham khảo RTT Phụ khoa Hormone Bệnh liên quan đến vú Đau
wiki
Phan Văn Xựng (sinh ngày 07 tháng 3 năm 1967) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy quân sự thành phố, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân Ông sinh ngày 07 tháng 3 năm 1967. Quê quán: xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện cư trú tại: Số nhà 11/35 Nguyễn Đức Thuận, Tổ 109, Khu phố 9, Phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo dục - Cử nhân xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; Cao cấp Chỉ huy – Tham mưu cấp Chiến dịch – Chiến lược. Sự nghiệp - Từ tháng 3 năm 1983 đến tháng 02 năm 1986: Công tác tại Ban Chỉ huy quân sự xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Từ tháng 3 năm 1986 đến tháng 8 năm 2003: Cán bộ trung đội, cán bộ đại đội, trợ lý cơ quan các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21 tháng 7 năm 1988. - Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 12 năm 2009: Trợ lý Tuyên huấn, Trợ lý Cán bộ/Cục Chính trị Quân khu 7. - Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011: Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự quận Tân Phú, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. - Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 02 năm 2017: Phó Chính ủy, Chính ủy Sư đoàn 5/Quân khu 7. - Từ tháng 3 năm 2017 đến nay: Phó Chính ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 Thành phố Hồ Chí Minh Tham khảo
wiki
Dorothy Parker Bữa uống trà sau cùng Người đàn ông trẻ tuổi trong bộ đồ vest màu nâu sô cô la ngồi xuống cái bàn nơi thiếu nữ với cành hoa tầm xuân nhân tạo đã ngồi ở đó gần 40 phút. “Độ chừng tôi đã đến trễ”, chàng nói, “Xin lỗi để cô phải đợi”. “ờ, trời ơi”, nàng nói, “Tôi cũng mới tới đây khoảng một giây thôi mà. Tôi gọi thức uống mà không đợi anh vì tôi đang thèm một tách trà. Chính tôi cũng đi trễ. Tôi đến đây không quá một phút đấy”. “Tốt”, chàng nói, “ệ, ê cho đường ít thôi, một cục là đủ rồi. Và dọn những cái bánh ngọt kia đi. Khủng khiếp! Quả là tôi cảm thấy khủng khiếp thật!”. “A” nàng nói, “Anh cảm thấy thế à? A, vấn đề gì vậy?”. “ờ, tôi bị suy sụp”, chàng nói, “Tôi không cảm thấy khoẻ”. “A, anh bạn tội nghiệp”, nàng nói, “Anh cảm thấy mệt à? A! Và lại đi tới đây để gặp tôi. Anh không nên làm thế - tôi hiểu. A, hãy nghĩ xem, đi tới đây trong khi anh đang mệt”. “ờ, tốt thôi mà”, chàng nói, “Tôi có thể đi tới đây hay bất cứ một nơi nào khác. Ngày hôm nay tôi cảm thấy ở chỗ này hay ở chỗ khác thì cũng thế thôi. ờ, tôi cảm thấy mệt kinh khủng”. “Sao, thật là khủng khiếp”, nàng nói, “Coi kìa, anh đang bệnh mà. Trời ơi, tôi mong đó không phải là bệnh cúm. Họ nói quanh đây có vài người bị nhiễm”. “Bệnh cúm” chàng nói, “Tôi cầu cho tôi đã mắc phải. ờ, tôi đã bị ngộ độc. Và tôi đã qua khỏi. Tôi đã bỏ uống rượu. Có biết mấy giờ tôi đi ngủ không? 5 giờ 20 sáng nay. Một cái đêm trọn làm sao. Một buổi tối trọn làm sao!”. “Tôi nghĩ rằng”, nàng nói, “Anh lưu lại văn phòng và làm việc muộn. Anh nói rằng cả tuần nay anh đều làm việc ban đêm”. “Vâng, tôi biết”, chàng nói, “Nhưng tôi lo lắng vì nghĩ đến việc tới đây và ngồi ở cái bàn này. Tôi đã đi tới nhà của May - cô ấy đang tổ chức một bữa tiệc. Này có một người nói biết cô đấy”. “Thật à?” nàng nói, “Đàn ông hay đàn bà?”. “Đàn bà”, chàng nói, “Tên là Carol McCall. Này, tại sao trước đây tôi lại không nói về cô ấy chứ hả? Đó mới đúng là một cô gái. Trông cô ấy xinh đẹp làm sao!”. “ờ, thực thế à?”, nàng nói, “Buồn cười thật - tôi chưa bao giờ nghe thấy bất cứ ai nói như thế. Tôi đã nghe người ta nói cô ấy là loại người xinh đẹp nếu như cô ấy đừng trang điểm nhiều quá. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe ai cho cô ấy là xinh đẹp”. “Xinh đẹp là chính xác”, chàng nói, “Cô ấy có đôi mắt cực kỳ!”. “Thực à?”, nàng nói, “Tôi chưa bao giờ để ý đặc biệt đến chúng. Nhưng tôi đã không gặp cô ấy trong một thời gian dài - đôi khi con người ta có thay đổi, hay khoảng chừng như vậy”. “Cô ấy nói cô thường đi đến trường với cô ấy”, chàng nói. “ừ, chúng tôi cùng học một trường”, nàng nói, “Tôi ngẫu nhiên đi học trường công bởi vì nó ở gần nhà tôi, và mẹ tôi không muốn để tôi phải đi băng qua các đường phố. Nhưng cô ấy ở trên tôi ba hay bốn lớp gì đó. Cô ấy già hơn tôi”. “Cô ấy ở trên tất cả bọn họ từ ba đến bốn lớp”, chàng nói, “Khiêu vũ! Cô ấy khiêu vũ đẹp làm sao!”. Cháy hết quần áo bây giờ, cưng”, tôi cứ luôn bảo cô ấy thế. Hẳn là tôi đã say khướt”. “Đêm qua tôi cũng ra ngoài đi khiêu vũ”, nàng nói, “Wally Dillon và tôi. Anh ấy cứ nài nỉ tôi phải đi với anh. Anh ấy là một tay khiêu vũ tuyệt vời. Trời ơi! Mãi đến sáng tôi mới về nhà. Hẳn là trông tôi tồi tàn lắm, phải vậy không?”. “Cô trông khoẻ khoắn!” chàng nói. “Wally thật điên rồ”, nàng nói, “Những cái điều anh ấy nói đấy! Vì một lý do điên khùng nào đó, anh ấy cứ giữ trong đầu cái ý nghĩ rằng tôi có đôi mắt tuyệt đẹp, và, ừ, anh ấy cứ tiếp tục nói về chúng mãi cho đến khi tôi không biết phải nhìn vào đâu nữa. Tôi xúc động. Tôi đỏ mặt, tôi nghĩ mọi người ở đó đang nhìn tôi. Tôi đỏ như một cục gạch vậy. Đôi mắt tuyệt đẹp! Anh ấy có điên không vậy?”. “Anh ta đúng đấy”, chàng nói, “Này, cô gái nhỏ nhắn McCall ấy, cô ấy có đủ mọi lời đề nghị đóng phim “Tại sao em không đóng thử đi”, tôi bảo cô ấy. Nhưng cô ấy bảo không thích”. “Có một người đàn ông ở trên bờ hồ, hai mùa hè trước”, nàng nói, “Ông ta là một nhà đạo diễn hay cái gì từa tựa như thế, cùng đi với một trong những ngôi sao điện ảnh - ồ, ông ta có thế lực rất lớn - và ông ta thường nài nỉ và nài nỉ rằng tôi có thể tham gia đóng phim. Ông nói tôi có thể đóng những vai của Greta Garbo. Tôi chỉ cười nhạo ông ta. Thật là tưởng tượng!”. “Cô ấy có khoảng chừng một triệu lời đề nghị”, chàng nói, “Tôi bảo cô ấy nhận lời đóng đi. Lúc nào cô ấy cũng nhận được lời đề nghị”. “ờ, thực vậy à?” nàng nói, “ờ, nghe đây, tôi có một điều muốn hỏi anh. Có phải đêm qua ngẫu nhiên anh gọi điện thoại cho tôi không?”. “Tôi à?” chàng nói, “Không, tôi không gọi cho cô”. “Khi tôi đi ra ngoài, mẹ tôi nói giọng người đàn ông ấy cứ gọi tới”, nàng nói, “Tôi nghĩ có lẽ đó là anh. Tôi thắc mắc không biết là ai nhỉ. ờ, tôi đoán chừng tôi biết đó là ai rồi. Phải, tôi biết đó là ai rồi”. “Không, tôi không gọi cho cô”, chàng nói, “Đêm qua tôi không gởi đi một cú điện thoại nào. Sáng nay cái đầu tôi mới mệt mỏi làm sao! Tôi gọi điện cho Carol, khoảng 10 giờ, và cô ấy nói cô ấy cảm thấy tuyệt diệu. Có thể cô ấy đang uống rượu”. “Có một điều tức cười ở tôi”, nàng nói, “Tôi cảm thấy một loại bệnh lý khi trông thấy một cô gái uống rượu. Tôi đoán có một điều gì đó trong tôi. Tôi không quan tâm đến một người đàn ông lắm, nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn khủngkhiếp khi gặp một cô gái say sưa. Tôi là vậy đó”. “Cô ta đã say”, chàng nói, “Rồi thì ngày hôm sau cảm thấy tuyệt diệu. Đó là một cô gái lạ kỳ! Ê, anh đang làm gì đó? Tôi không muốn dùng thêm trà nữa đâu, cảm ơn. Tôi không phải là kẻ pha trà. Nhưng những cái phòng uống trà này làm tôi kinh ngạc. Cô hãy nhìn tất cả những bà già kia thử xem nào? Đủ để cô phải giật nẩy người lên ấy chứ!”. “Dĩ nhiên, nếu anh ở một nơi khác, uống rượu với các loại người nào tôi không biết”, nàng nói, “Tôi chắc tôi biết có thể giúp đỡ được anh như thế nào. Trời ơi, có đủ người vui lòng mời tôi đi uống trà. Tôi không biết có bao nhiêu người đã gọi điện cho tôi và năn nỉ được đưa tôi đi uống trà. Khối người!”. “Được rồi, được rồi, tôi đã ở đây, không phải thế sao?” chàng nói, “Hãy bình tĩnh”. “Tôi có thể nêu tên họ ra cả ngày đấy”, nàng nói. “Được rồi”, chàng nói, “Phàn nàn cái gì đây?”. “Trời ơi, tôi chẳng liên quan đến việc anh làm gì”, nàng nói, “Nhưng tôi không thích nhìn thấy anh phung phí thời giờ của mình với những người gần như không tốt đẹp gì với anh cả. Đó là tất cả”. “Không cần phải lo lắng cho tôi”, chàng nói, “Tôi khoẻ mà. Nghe đây. Cô không cần phải bận tâm”. “Tôi chỉ ghét thấy anh phung phí thì giờ thôi”, nàng nói, “ở lại suốt đêm rồi ngày hôm sau cảm thấy khủng khiếp. A, tôi quên là anh bệnh. A, tôi thật tàn nhẫn, phải vậy không, gắt gỏng với anh trong khi anh khổ sở. Anh bạn tội nghiệp. Bây giờ cảm thấy ra sao rồi?”. “ờ, tôi khoẻ mà”, chàng nói, “Tôi cảm thấy khoẻ. Cô muốn gì nữa à? Gọi phiếu tính tiền nhé? Tôi còn phải gọi một cú điện thoại trước 6 giờ”. “ờ, thực vậy à?”, nàng nói, “Gọi Carol?”. “Cô ấy nói lúc này có thể gọi cho cô ấy”. “Gặp cô ấy đêm nay à?” nàng nói. “Khi nào tôi gọi điện, cô ấy sẽ nói cho tôi biết”, chàng nói, “Có lẽ cô ta nhận được cả triệu cuộc hẹn ấy chứ. Sao?”. “Tôi chỉ thắc mắc thôi”, nàng nói, “Trời ơi, tôi phải đi rồi! Tôi có hẹn ăn tối với Wally và anh ta rất nổi khùng, bây giờ có lẽ anh ta đã ở đó rồi. Hôm nay anh đã gọi cho tôi cả trăm lần”. “Hãy đợi cho đến khi tôi tính tiền cái đã”, chàng nói, “Và tôi sẽ đưa cô đến một trạm xe buýt”. “ờ, đừng bận tâm”, nàng nói, “Nó ở ngay tại góc phố này. Tôi phải đi. Tôi đoán là anh muốn ở lại đây để gọi điện cho bạn anh?”. “Đó là ý hay”, chàng nói, “Có chắc là cô khoẻ không?” “ờ, chắc mà”, nàng nói. Nàng đang bận rộn gom nhặt bao tay và ví đoạn nhổm khỏi ghế dựa. Chàng hơi nhỏm dậy khi nàng dừng lại bên cạnh chàng. “Khi nào tôi sẽ gặp lại anh?” nàng nói. “Tôi sẽ gọi cho cô” chàng nói, “Tôi đang bận chuyện văn phòng và mọi chuyện khác. Tôi sẽ gọi điện thoại cho cô”. “Thực tình tôi có nhiều cuộc hẹn”, nàng nói, “Thật kinh khủng. Tôi không biết khi nào tôi mới rảnh được một phút. Nhưng anh sẽ gọi điện chứ?”. “Tôi sẽ gọi”, chàng nói, “Hãy tự chăm sóc nhé”. “Anh cũng hãy tự chăm sóc”, nàng nói, “Hy vọng anh sẽ cảm thấy khoẻ khoắn”. “ờ, tôi khoẻ”, chàng nói, “Chỉ vừa bắt đầu quay trở lại với cuộc sống”. “Hãy chắc chắn và cho tôi biết anh cảm thấy thế nào”, nàng nói, “Anh sẽ gọi chứ? Bây giờ chắc chắn chưa? ừ, tạm biệt. ờ, chúc một đêm tốt lành!”. “Cảm ơn”, chàng nói, “Cũng chúc cô một đêm tốt lành!”. “ờ, tôi mong là tôi sẽ tốt lành thôi”, nàng nói, “Tôi phải chuồn thôi! ờ, tôi gần như quên bẵng mất rồi! Cảm ơn nhiều về bữa uống trà. Rất đáng yêu”. “Tự nhiên nhé”. “Vâng”, nàng nói, “ừ. Này, đừng có quên gọi cho tôi đấy nhé! Chắc chắn chứ? ừ, tạm biệt”. “Tạm biệt”, chàng nói. Nàng đi dọc xuống con đường nhỏ nằm giữa những cái bàn sơn màu xanh nhạt. Vĩnh Hiền dịch(Báo Văn nghệ trẻ) Mục lục Bữa uống trà sau cùng Bữa uống trà sau cùng Dorothy ParkerChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: mọt sách đưa lên vào ngày: 27 tháng 5 năm 2004
vanhoc
Samdech Preah Agga Mahā Sangharājā Dhipati Tep Vong (, ) là Đức Tăng Vương thứ VI của hệ phái Mahānikāya Vương quốc Campuchia, được biết đến với vai trò tái lập vị vua sau thời kỳ Pol Pot và liên minh với các nhà lãnh đạo chính trị từ những năm 1980. Tiểu sử Tăng Thống Tep Vong sinh vào Thứ Ba, ngày 12 tháng 01 năm 1932, (Nhằm ngày mồng 05 tháng 12 năm Tân Mùi, PL.2476), tại làng Tropeang Chouk, xã Chriev, huyện Siem Reap, tỉnh Siem Reap. Thân phụ thế danh là Tep, thân mẫu thế danh là Bich At. Năm 1941 (Tân Tỵ PL.2485) khi năm lên 10 tuổi, ông được phụ mẫu đưa đến trường học về văn học và toán học tại chùa Rāja Bopea dưới sự chỉ dạy của Hòa thượng Samuh Kana Hing Mao là trục trì chùa Rāja Bopa, tỉnh Siem Reap. Năm 1947 (Đinh Hợi PL.2491) khi năm lên 16 tuổi, ông xuất gia thọ giới Sadi từ Hòa thượng Bổn sư Hing Mao. Ông xuất gia Sadi chỉ được 09 tháng, sau đó ông xin phép Hòa thượng hoàn tục trở về đời thường với gia đình để sinh sống và phụng dưỡng cha mẹ già. Vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 06 năm 1952 (Nhâm Thìn PL.2496) ở tuổi 21, ông trở lại xuất gia và thọ Đại giới Tỳ Kheo với Hòa thượng bổn sư là Hòa thượng Hing Mao tại chùa Rāja Bopa, cùng hai thầy Yết ma tụng tuyên ngôn cho ông là Thượng tọa Ton Luy và Thượng tọa That Bit. Ông được Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp danh là Budhasara. Năm 1956 (PL.2500) lúc lên 25 tuổi, Hòa thượng Bổn sư Hing Mao đã đề cử ông làm trợ lý. Năm 1975 - 1979, trong chế độ Khmer Đỏ, ông bị buộc phải hoàn tục và bị tra tấn nặng nề như những người dân vô tội khác. Ở tuổi 48, khi người dân Khmer còn sống sót sau chế độ Khmer Đỏ, ông tái xuất gia và thọ Đại giới Tỳ Kheo lần 02 vào Thứ Tư, ngày 19 tháng 09 năm 1979 (Nhằm ngày 28 tháng 07 năm Kỷ Mùi, PL.2523) với Hòa thượng Bổn sư là Hòa thượng Thit Silo tại chùa Ounalom, Phnom Penh. Sau khi thọ giới xong, Hòa thượng Bổn sư tuyên bố trước Hội đồng chư Tôn đức rằng “Tep Vong được thăng cấp Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật”. Trình độ Ông học hết chương trình phổ thông trong thời bao cấp. Ông tốt nghiệp ba cấp độ Kỷ luật của Phật giáo. Cụ thể là cấp I, II,III. Ông tụng thành thạo Bổn giới Tỳ Kheo (Patimokha). Ông chuyên dạy về thiền chỉ và thiền Tứ niệm xứ. Công tác Giáo phẩm Năm 1957, ông được thăng chức là thầy tuyên ngôn (cánh tạ) tại Raja Bop, Siem Reap. Năm 1979, sau khi được tái thọ Đại giới Tỳ Kheo, ông được phong chức làm Trưởng Ban Trị sự Phật giáo, kiêm Hòa Thượng Bổn sư và Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật Phật giáo Campuchia. Vào Thứ Sáu, ngày 08 tháng 11 năm 1991, (Nhằm ngày mồng 02 tháng 01, năm Tân Mùi, PL.2553), ông được tấn phong danh hiệu là Preah Maha Methea Dhipati Tăng Thống Campuchia. Do Samdech Chea Sim, chủ tịch Hội đồng Chính phủ Campuchia phong chức. Vào Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 1991 (Nhằm ngày mồng 09 tháng 10, năm Tân Mùi, PL.2553), ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Đức Tăng Hoàng hệ phái Mahanikaya Vương quốc Campuchia. (Theo Nghị định của Quốc vương Norodom Sihanouk là Quốc Trưởng, kiêm Chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Cao cấp Campuchia). Vào ngày 29 tháng 04 năm 2006, (Nhằm ngày mồng 02 tháng 04 năm Bính Tuất, PL.2550), ông được Quốc vương Norodom Sihamoni thăng chức thành Samdech Preah Agga Mahā Sangharājā Dhipati Vương quốc Campuchia, và được phép sử dụng thụy hiệu và Quạt danh dự đặc biệt. Huân chương Tham khảo Tăng thống Campuchia Người tỉnh Xiêm Riệp Đại sư Phật giáo
wiki
Tỉnh ủy Bắc Giang hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, hay Đảng ủy tỉnh Bắc Giang. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy hiện nay là ông Dương Văn Thái. Lịch sử Tỉnh ủy Bắc Giang có tiền thân từ Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh - Bắc Giang được thành lập ngày 4/8/1929 tại núi Hồng Vân (núi Lim, Tiên Du), gồm hơn 20 hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên của 2 tỉnh được triệu tập. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tháng 2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh-Bắc Giang đổi tên thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang. Trong khoảng thời gian từ 1930-1940 tỉnh ủy được chỉ đạo trực tiếp từ Xứ ủy Bắc Kỳ, các ủy viên xứ ủy thường là người đứng đầu tỉnh ủy. Tháng 8/1940, thành lập đảng bộ riêng với tên gọi Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang do Xứ ủy Bắc Kỳ cử Trần Quốc Hoàn làm Trưởng ban. Cuối tháng 6/1945 Ban cán sự tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại ấp Quan Đình (Phú Bình). Hội nghị đã thành lập Ban Chấp hành Đảng và bầu bí thư tỉnh ủy là Nguyễn Trọng Tỉnh. Ban cán sự tỉnh Bắc Giang đổi tên thành tỉnh ủy Bắc Giang. Từ ngày 7/1/1963 hợp nhất 2 tỉnh ủy Bắc Ninh và Bắc Giang, và thành lập Thường trực Tỉnh uỷ lâm thời Hà Bắc. Ngày 6/11/1996 tỉnh Hà Bắc được tách trở lại thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ 1/1997 tái lập tỉnh ủy Bắc Giang, bí thư tỉnh ủy lâm thời là Đỗ Bình Dương. Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang gồm các cơ quan tham mưu và đơn vị trực thuộc sau: Văn phòng Tỉnh ủy Ban tổ chức Tỉnh ủy Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Ban Dân vận Tỉnh ủy Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Báo Bắc Giang Trường chính trị tỉnh Ban Nội chính Tỉnh ủy Các huyện ủy trực thuộc tỉnh Đảng ủy Phân đạm hóa chất Hà Bắc Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh Đảng ủy các cơ quan tỉnh Đảng ủy Quân sự Đảng ủy Công An tỉnh. Bí thư tỉnh ủy Bí thư Tỉnh ủy là người đứng đầu Đảng bộ tỉnh. Bắc Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh nên các bí thư tỉnh ủy thường là Ủy viên Trung ương Đảng. Giai đoạn 1930-1948 Giai đoạn 1948-1963 Giai đoạn 1963-1996 Giai đoạn 1996-nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX (2020 - 2025) Ngày 15/10/2020, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã ra mắt Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX. Cơ quan tham mưu Tỉnh ủy Văn phòng Tỉnh ủy Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các ban, cơ quan của Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của Tỉnh uỷ và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của Tỉnh ủy. Đồng thời quản lý mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ tỉnh. Nhiệm vụ Văn phòng tỉnh ủy Bắc Giang có nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, đề xuất Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình công tác và Quy chế làm việc của Tỉnh ủy. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tham mưu, đề xuất, thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh uỷ. Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp uỷ. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ; chế độ cung cấp thông tin cho cấp uỷ viên và các tổ chức; theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh uỷ. Chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác thông tin, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo của cấp uỷ và chế độ lưu trữ bảo mật của Đảng, Nhà nước ở văn phòng cấp uỷ cấp dưới theo quy định. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, tài sản của Đảng ở các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh uỷ và văn phòng cấp uỷ cấp dưới; thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ tài chính - kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh uỷ. Thẩm định, thẩm tra Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về: yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản. Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (nếu có khả năng hoặc được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao). Phối hợp công tác Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tham gia với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương về công tác tư pháp; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ ban hành. Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh uỷ và văn phòng cấp uỷ trực thuộc Tỉnh ủy theo phân cấp. Với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh để tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh uỷ. Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao Là đầu mối giúp Thường trực Tỉnh uỷ xử lý công việc hằng ngày; tham mưu sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các Phó Bí thư Tỉnh ủy và một số hoạt động của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo quy chế làm việc và chương trình công tác; phối hợp, điều hoà hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ. Tiếp nhận và phối hợp tham mưu xử lý đơn, thư gửi đến Tỉnh uỷ; kiến nghị với Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn thư được Thường trực Tỉnh uỷ giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân. Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh uỷ và hoạt động của các cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban, cơ quan thuộc Tỉnh uỷ. Giúp Tỉnh uỷ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất. Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội; giúp Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh theo quy định của pháp luật, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng về lưu trữ. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh uỷ; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng hằng năm đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách của Tỉnh ủy. Bảo đảm điều kiện vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; đồng thời bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các ban, cơ quan của Tỉnh uỷ, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ; hướng dẫn công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu đối với văn phòng cấp uỷ cấp dưới, các ban, cơ quan thuộc Tỉnh uỷ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Tham gia tổ chức, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh; hội nghị của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; các hội nghị do Thường trực Tỉnh uỷ triệu tập; các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao. Tham khảo Bắc Giang
wiki
Thống Nhất là một phường thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Địa lý Phường Thống Nhất nằm ở phía nam thị xã Buôn Hồ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp các xã Ea Blang và Ea Siên Phía tây giáp xã Cư Bao và huyện Cư M'gar Phía nam giáp phường Bình Tân Phía bắc giáp các phường Đoàn Kết và Thiện An. Phường Thống Nhất có diện tích 17,85 km², dân số năm 2008 là 12.815 người, mật độ dân số đạt 718 người/km². Lịch sử Trước đây, Thống Nhất là một xã thuộc huyện Krông Búk. Ngày 26 tháng 5 năm 1992, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 313-TCCP. Theo đó, thành lập xã Ea Siên trên cơ sở điều chỉnh 650 ha diện tích tự nhiên và 1.250 người của xã Thống Nhất. Sau khi điều chỉnh địa giới, xã Thống Nhất còn 4.640 ha diện tích tự nhiên với 11.656 nhân khẩu; gồm 4 Hợp tác xã: Hợp Thành, Quyết Tiến, Tân Hà, Nam Hồng. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 07/NĐ-CP về việc: Chuyển xã Thống Nhất về thị xã Buôn Hồ mới thành lập Điều chỉnh 813,2 ha diện tích tự nhiên của xã Thống Nhất về xã Ea Blang quản lý Điều chỉnh 312,2 ha diện tích tự nhiên của xã Thống Nhất về xã Bình Thuận quản lý Điều chỉnh 383,5 ha diện tích tự nhiên của xã Thống Nhất về xã Cư Bao quản lý Thành lập phường Thống Nhất trên cơ sở điều chỉnh 1.691 ha diện tích tự nhiên và 10.968 người của xã Thống Nhất; 94 ha diện tích tự nhiên và 1.847 người của xã Ea Siên Thành lập phường Bình Tân trên cơ sở 1.601,79 ha diện tích tự nhiên và 7.397 người còn lại của xã Thống Nhất. Sau khi thành lập, phường Thống Nhất có 1.785 ha diện tích tự nhiên và 12.815 người. Chú thích Tham khảo
wiki
Nickel(II) carbonat là một hoặc một hỗn hợp của các hợp chất vô cơ chứa nickel và carbonat. Từ quan điểm công nghiệp, nickel carbonat quan trọng nhất là nickel carbonat base kiềm với công thức Ni4CO3(OH)6(H2O)4 (hay NiCO3·3Ni(OH)2·4H2O). Carbonat đơn giản và dễ gặp nhất trong phòng thí nghiệm là NiCO3 và hexahydrat. Tất cả đều là chất rắn xanh thuận từ có chứa cation Ni2+. Carbonat kiềm là một chất trung gian trong việc thanh lọc nickel từ hydrocarbon của nó và được sử dụng trong mạ niken. Cấu trúc và phản ứng NiCO3 có cấu trúc như calcit, nickel trong đó có cấu trúc bát diện. Nickel(II) carbonat bị thủy phân khi tiếp xúc với các acid lỏng để tạo ra các dung dịch chứa ion [Ni(H2O)6]2+, giải phóng nước và carbon dioxide trong quá trình này. Nung nickel(II) carbonat sẽ thu được nickel(II) oxide: NiCO3 → NiO + CO2↑ Nickel(II) carbonat kiềm có thể được tạo ra bằng cách xử lý dung dịch nickel(II) sulfat với natri carbonat: 4Ni2+ + CO32− + 6OH− + 4H2O → Ni4CO3(OH)6(H2O)4 Các hydrat carbonat đã được điều chế bằng phương pháp điện phân nickel với sự có mặt của carbon dioxide: 2Ni + 2O2 + 2CO2 + 12H2O → NiCO3(H2O)4 Hợp chất khác NiCO3 còn tạo ra một số hợp chất với NH3, như NiCO3·5NH3·4H2O. Tuy nhiên, chất rắn màu tím này không ổn định và dễ thủy phân thành 2NiCO3·3NH3 – chất rắn màu lục hay NiCO3·½NH3 cũng có màu tương tự. Ở mức NH3 hóa cao hơn có thể tạo NiCO3·6NH3 là chất rắn màu xanh dương, tan trong nước. NiCO3 còn tạo ra một số hợp chất với N2H4, như NiCO3·2N2H4·0,25H2O là chất rắn màu hồng hay NiCO3·3N2H4 là chất rắn màu hoa hồng nhạt, có tính nổ. NiCO3 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như NiCO3·2NH2OH có màu xanh dương đậm trong dung dịch. Ứng dụng Nickel(II) carbonat được sử dụng trong một số ứng dụng để làm gốm sứ và như là tiền thân của chất xúc tác. An toàn Nó hơi độc và gây kích ứng nhẹ. Tránh tiếp xúc kéo dài. Tham khảo Muối carbonat Hợp chất nickel
wiki
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Zduńska Wola (tiếng Ba Lan: Muzeum Historii Miasta Zduńska Wola) là một bảo tàng tọa lạc tại số 7 Phố Stefana Prawdzic Złotnickiego, Zduńska Wola, Ba Lan. Trụ sở của Bảo tàng là một biệt thự được xây dựng vào thập niên 1930. Lược sử hình thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Zduńska Wola được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1980 theo khởi xướng của Hội những người bạn của Zduńska Wola. Cuộc triển lãm đầu tiên được diễn ra tại Bảo tàng vào ngày 30 tháng 5 năm 1980. Trong giai đoạn 1986-1993, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Zduńska Wola hoạt động với tư cách là một chi nhánh của Bảo tàng Huyện ở Sieradz, và từ ngày 1 tháng 1 năm 1994, Bảo tàng hoạt động như một tổ chức độc lập. Năm 2015, Bảo tàng ngoài trời về đầu máy xe lửa và thiết bị kỹ thuật trở thành một chi nhánh của Bảo tàng. Triển lãm Bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Zduńska Wola hiện đang bao gồm các triển lãm liên quan đến lịch sử và sự phát triển của Zduńska Wola như một trung tâm đô thị và công nghiệp. Các bộ sưu tập của Bảo tàng được giới thiệu trong các cuộc triển lãm thường trực, bao gồm: Phòng truyền thống dệt Phòng thuốc Hội trường Truyền thống Công nghiệp Phòng triển lãm Đời sống văn hóa xã hội Phòng triển lãm Salonik Mieszczański Ngoài các hoạt động triển lãm, Bảo tàng còn tổ chức các hội thảo, cuộc thi, và các thứ khác. Bảo tàng cũng điều hành một thư viện. Giờ mở cửa Bảo tàng Lịch sử Thành phố Zduńska Wola hoạt động quanh năm, mở cửa tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Hai. Khách tham quan phải trả phí vào cửa. Tham khảo Bảo tàng Ba Lan
wiki
Long Thành Trung là một phường thuộc thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Địa lý Phường Long Thành Trung nằm ở phía tây thị xã Hòa Thành, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Trường Tây Phía đông bắc giáp phường Long Thành Bắc Phía tây giáp huyện Châu Thành Phía nam giáp xã Long Thành Nam Phía bắc giáp các phường Long Hoa và Hiệp Tân. Phường Long Thành Trung có diện tích 9,66 km², dân số năm 2019 là 20.778 người, mật độ dân số đạt 2.151 người/km². Hành chính Phường Long Thành Trung được chia thành 5 khu phố: Long Chí, Long Kim, Long Thành, Long Thới, Long Trung. Lịch sử Phường Long Thành Trung trước đây là xã Long Thành Trung thuộc huyện Hòa Thành, được thành lập vào năm 1979 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Long Thành cũ, gồm các thôn: Long Kim, Long Thới, Long Trung và Long Chí. Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập phường Long Thành Trung thuộc thị xã Hòa Thành trên cơ sở toàn bộ 9,66 km² diện tích tự nhiên và 20.778 người của xã Long Thành Trung. Chú thích Tham khảo
wiki
Reichsführer-SS (, dịch nguyên nghĩa: Lãnh đạo Đế chế SS), thường được các tài liệu Việt ngữ dịch là Thống chế SS, là một danh hiệu và cấp bậc đặc biệt tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến năm 1945 đối với chỉ huy của Schutzstaffel (SS). Reichsführer-SS được sử dụng như là một danh hiệu từ năm 1925 đến 1933 và trở thành cấp bậc cao nhất của SS từ năm 1934 đến năm 1945. Reichsführer-SS có thời gian tại nhiệm lâu nhất và đáng chú ý nhất là Heinrich Himmler. Khái lược Danh hiệu Reichsführer được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1926 bởi chỉ huy thứ hai của SS, Joseph Berchtold. Julius Schreck, người sáng lập SS và người kế nhiệm Berchtold, không bao giờ xưng là Reichsführer. Tuy nhiên, danh hiệu này đã được áp dụng hồi tố cho 2 người trong những năm sau đó. Năm 1929, Heinrich Himmler trở thành Reichsführer-SS và tự gọi mình bằng danh hiệu thay vì cấp bậc SS của ông ta bấy giờ là Obergruppenführer. Điều này đặt ra tiền lệ cho chỉ huy của lực lượng SS được gọi là Reichsführer-SS. Trước đêm của những con dao dài, SS là một đơn vị tinh nhuệ của Sturmabteilung (SA), và Reichsführer-SS trực thuộc chỉ huy trưởng SA, Stabschef. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1934, SS được công nhận trở thành một nhánh độc lập của Đảng Quốc xã, chỉ chịu trách nhiệm với Hitler, như một phần của động thái thanh trừng SA. Từ thời điểm đó, danh hiệu Reichsführer-SS đã trở thành một cấp bậc thực sự, và trên thực tế là cấp bậc cao nhất của SS. Với cấp bậc này, về danh nghĩa, Himmler có địa vị tương đương một Thống chế (Generalfeldmarschall) của Quân đội Đức Quốc xã. Khi vị trí và quyền lực của Himmler tăng lên ở Đức Quốc xã, thì cấp bậc của ông cũng tăng lên dần theo nghĩa "thực tế". Hơn nữa, không bao giờ có nhiều hơn một Reichsführer-SS trong cùng một thời điểm, vì vậy, thực tế Himmler giữ danh hiệu Reichsführer-SS từ năm 1929 (trở thành cấp bậc thực tế vào năm 1934) cho đến tận tháng 4 năm 1945. Vai trò Ban đầu, danh hiệu và cấp bậc của Reichsführer-SS dùng cho người đứng đầu Allgemeine-SS. Trên cương vị này, Reichsführer là chỉ huy trực tiếp của SS-Oberabschnitt Führer; đến năm 1936, Reichsführer-SS là người đứng đầu của ba nhánh SS chính: Allgemeine-SS, SS-Verfügungstruppe (SS-VT) và SS-Totenkopfverbände (SS-TV). Trong Thế chiến thứ hai, Reichsführer-SS có những quyền lực cá nhân hết sức to lớn. Chức vụ này chịu trách nhiệm toàn bộ về an ninh nội bộ trong Đức Quốc xã; là Tổng giám thị của các trại tập trung (thông qua Thanh tra Trại tập trung và SS-TV), và các đội tử thần cơ động Einsatzgruppen (thông qua RSHA). Theo thời gian, ảnh hưởng của chức vụ này đối với cả chính sách dân sự và đối ngoại đã được xác nhận, khi Reichsführer chỉ báo cáo trực tiếp với Hitler và mệnh lệnh từ Reichsführer được thi hành mà không bị kiểm tra hoặc giám sát. Điều này có nghĩa là Reichsführer có thể thực hiện chính sách rộng rãi, chẳng hạn như kế hoạch của Đức Quốc xã về diệt chủng hoặc tiêu diệt người Do Thái, hoặc ra lệnh cho các hành vi tội phạm như vụ giết người Stalag Luft III, mà không bị cản trở. Kể từ ngày 20 tháng 4 năm 1934, Himmler ở vị trí Reichsführer-SS đã kiểm soát cả SD và Gestapo. Vào ngày 17 tháng 6 năm 1936, Himmler được mệnh danh là Tổng cảnh sát trưởng của Đức, qua đó đặt tất cả các cảnh sát mặc đồng phục (Orpo) và cảnh sát hình sự (Kripo) ở Đức dưới sự kiểm soát của mình. Trong vai trò này, về danh nghĩa Himmler là cấp dưới của Bộ trưởng Nội vụ, Wilhelm Frick. Với những quyền hạn này, có những tranh chấp về vai trò của Reichsführer và Bộ trưởng Nội vụ. Việc tranh chấp này chấm dứt vào năm 1943, khi Himmler được chính thức bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ. Mối quan hệ với Waffen-SS Reichsführer-SS được xác định trong hệ thống cấp bậc SS là cấp bậc cao nhất có thể có của Allgemeine-SS. Tuy nhiên, đối với Waffen-SS, mối tương quan lại biến chuyển từ xác định rõ ràng đến liên kết mơ hồ. Waffen-SS ban đầu là một đơn vị SS vũ trang nhỏ gọi là SS-Verfügungstruppe, và trong những năm 1930, dưới sự chỉ huy của Himmler, tư cách là Reichsführer-SS. Tuy nhiên, tồn tại một số khía cạnh của SS vũ trang độc lập với quyền hạn của Reichsführer, VD như trong đơn vị vệ sĩ đặc biệt được gọi là SS-Leibstandarte. Mặc dù trên danh nghĩa, đơn vị này dưới quyền của Himmler, tuy nhiên Sepp Dietrich mới là chỉ huy thực sự và xử lý việc điều hành hàng ngày. Waffen-SS cuối cùng đã phát triển từ ba trung đoàn lên hơn 38 sư đoàn và phục vụ cùng với Quân đội Đức, nhưng không bao giờ chính thức là một phần của nó. Trong Thế chiến thứ hai, quyền lực của Reichsführer-SS đối với Waffen-SS chủ yếu mang tính hành chính. Thực tế, Allgemeine-SS chỉ kiểm soát về các hoạt động cung ứng và hậu cần cho Waffen-SS. Himmler tuy có quyền hạn thành lập ra các sư đoàn Waffen-SS mới (hoặc những đơn vị chiến đấu SS nhỏ hơn), nhưng chủ yếu là việc thanh tra và trao huy chương cao cấp cho các sĩ quan của Waffen-SS. Reichsführer-SS không bao giờ thực thi quyền hành trực tiếp đối với các đơn vị Waffen-SS cho đến khi kết thúc chiến tranh. Trong giai đoạn cuối chiến tranh, Himmler từng có thời gian ngắn chỉ huy các đơn vị Waffen-SS, nhưng với tư cách là Tư lệnh của Cụm tập đoàn quân chứ không phải là người đứng đầu SS. Các chỉ huy hàng đầu của Waffen-SS, chẳng hạn như Sepp Dietrich, Wilhelm Bittrich, và Matthias Kleinheisterkamp, luôn duy trì một sự dè bỉu nhất định đối với Himmler, mô tả ông ta là "ranh mãnh và bất ổn". Kommandostab Reichsführer-SS Danh sách Tổng cộng có năm người từng giữ danh hiệu Reichsführer-SS trong suốt 20 tồn tại. Ba người giữ danh hiệu của chức vụ trong khi hai người giữ cấp bậc SS thực tế. Hanke được bổ nhiệm làm lãnh đạo SS vào tháng 4 năm 1945, nhưng không được thông báo cho đến đầu tháng 5. Ông đã bị giết vào ngày 8 tháng 6 năm 1945, trong khi cố gắng trốn thoát khỏi một trại tù binh Séc. Các nhà sử học thường suy đoán rằng Reinhard Heydrich lẽ ra sẽ giữ cấp bậc trong trường hợp Himmler bị giết hoặc không giữ chức vụ đó trong Thế chiến thứ hai. Thực sự Heydrich thường được xem là người thừa kế của Himmler bởi các lãnh đạo SS cấp cao. Tuy nhiên, trong một phát biểu ngoại giao tại Ý vào năm 1941, Heydrich đã nói rằng ông không muốn tranh chấp với Himmler. Chú thích Tham khảo Từ và cụm từ tiếng Đức SS Thế chiến thứ hai Đức Quốc xã
wiki
Trương Quang Ngọc (張光玉, ? - 1893), trước theo hộ giá vua Hàm Nghi, lập được một số công trạng; sau bị mua chuộc, nên đã bắt vị vua này giao nộp cho thực dân Pháp (1888). Vì vậy, năm năm sau (1893), ông bị nghĩa quân của Phan Đình Phùng giết chết. Cuộc đời Trương Quang Ngọc, người ở khe Tá Bào (hay Khê Ta Bao), thuộc châu Tuyên Hóa (nay thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Ông có tiếng là người rất cam đảm, giỏi sử dụng súng hỏa mai, cung tên, có nhiều thuộc hạ tâm phúc; nhưng phải tật nghiện rượu và thuốc phiện. Theo sách Việt Nam cách mạng cận sử, thì: Cha ông (không rõ tên), trước kia phục vụ dưới triều vua Tự Đức, vì phạm lỗi nên bị thải hồi. Bực tức việc này, ông rút về làng Vè (hay Vé) trên thượng lưu sông Nai (thuộc sông Gianh) lập đồn và chiêu tập dân Mường quanh đó, làm loạn một thời. Đã có phen, quân triều đình đến đánh dẹp mà không được. Hộ giá vua Đầu tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở. Trương Quang Ngọc khi ấy đang làm thổ tù ở quê nhà, mang đội quân Mường tinh nhuệ ra ứng nghĩa. Tướng Tôn Thất Thuyết thấy ông là một thiếu niên dũng tướng liền phong chức Hiệp quản và cho vào đội hộ giá. Nhờ thừa hưởng uy thế của cha, dân Mường ở quanh vùng rất nghe theo Quang Ngọc, cho nên việc vận động quân lương cho nhà vua và đoàn tùy tùng (gọi chung là đoàn ngự đạo) gặp nhiều thuận lợi. Bởi vậy chẳng lâu sau, Ngọc được tin dùng, mà việc có lần nhà vua đến ở nhà Ngọc ở Khê Ta Bao là một ví dụ . Cuối năm 1885, nhà vua rời Ấu Sơn ra Qui Đạt rồi đến làng Ba Vương. Trong đoàn tùy tùng, đi đầu có Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn dẫn trăm lính cùng 3 thớt voi, năm con ngựa; sau rốt là Trương Quang Ngọc cùng đạo quân Mường khoảng 200 người. Biết được, quân Pháp kéo đến Ba Vương rất đông, đoàn ngự đạo đã kịp tháo lui. Viên chỉ huy là Đại úy Hugo liền cho quân đuổi theo, nhưng đến núi Lập Cập thì đạn tên từ các khe đá và bụi rậm, bay ra như mưa, khiến Hugo phải cho quân lui về Bãi Đức (3 tháng 1 năm 1886). Trận này, nhiều quân Pháp bị tử thương. Hugo cũng bị Trương Quang Ngọc bắn trúng cánh tay và lưng, mấy hôm sau thì bị ngấm độc mà chết. Sau trận, đoàn ngự đạo lên lập đồn ở cửa Khe. Từ Hà Tĩnh, Trung úy Camus và Freystalter đem quân lên. Ngày 17 tháng Giêng năm 1886, quân Pháp tấn công, đôi bên giao chiến suốt cả ngày. Camus bị trúng tên, phải trao quyền lại cho Freystalter. Viên sĩ quan này liền xua quân tràn qua sông Vé, nhưng bị quân Việt ở bên kia bờ bắn cản phá lại, khiến quân Pháp phải lui về Bãi Đức rồi về Nghệ An. Trong lúc qua sông, Trung úy Camus nhận thêm phát đạn nữa vào bụng nên tử vong. Để phục thù, Thiếu tá Plagnol mang quân từ Bãi Đức đánh vào, Thiếu tá Pelletier từ Hà Tĩnh tiến đến Qui Hợp rồi xuống cửa Khe. Lần này, số quân Pháp lên đến hai lữ đoàn. Quân Mường do Trương Quang Ngọc chỉ huy, nép sau những lũy tre bắn ra rất dữ, Pháp bị tổn hại nhiều. Nhưng vì quân đơn súng ít, Quang Ngọc không dám ham chiến, đem vua chạy sang núi Ma Rài... Mặc dù bị thua liền ba trận, nhưng 250 quân của Thiếu tá Pelletier và Đại úy Parreaux vẫn truy kích luôn trong ba tuần, và đã đụng độ nhiều lần với đội quân hộ giá. Trận đánh ác liệt nhất diễn ra tại trại Na vào cuối tháng Giêng năm 1885. Quân Pháp vừa đánh thẳng, vừa bọc hậu, khiến đoàn ngự đạo bỏ chạy tán loạn. May nhờ một lính người Mường cõng vua chạy thoát, nhưng gạo, đồ đạc và ngay cả con ngựa của ông Thuyết cũng phải bỏ lại. Thất bại trận này, Tướng Tôn Thất Thuyết bàn với Đề đốc Trần Xuân Soạn qua Trung Quốc cầu viện. Hám danh lợi Tóm tắt theo Việt Nam sử lược: Tháng Ba (Âl) năm Đinh Hợi (1887), quân Pháp vẫn chưa biết rõ vua Hàm Nghi ở chỗ nào, sau có những người ra thú, mách rằng muốn bắt vua thì mưu với Quang Ngọc. Đại úy Mouteaux cho người đi do thám, biết được Ngọc hiện đóng ở làng Chà Mạc, bèn đem quân lên vây làng ấy, nhưng Ngọc thấy động, chạy thoát. Đại úy sai tìm trong làng chỉ thấy có một bà lão, bèn nhờ đưa thư viết cho Ngọc, rồi rút quân về đồn Minh Cầm. Được mấy hôm có viên chánh tổng ở làng mé trên đến đầu thú, Mouteaux liền nhờ ông này đưa mấy lạng thuốc phiện, mấy bì gạo trắng cho Quang Ngọc và nhờ Ngọc dụ dỗ vua Hàm Nghi về. Quang Ngọc nhận những đồ ấy và trả lời rằng sẽ hết lòng giúp, nhưng cần phải để thong thả, sợ việc tiết lộ ra thì không thành... Qua tháng Giêng (âl) năm Mậu Tý (1888), viên Đại tá coi đạo quân ở Huế ra Quảng Bình, rồi chia quân đi tuần tiễu, đến tháng 9 mà việc bắt vua Hàm Nghi vẫn không thành. Quân Pháp đã toan rút về, bỗng dưng có viên suất đội Nguyễn Đình Tình ra đầu thú ở đồn Đồng Cá, và khai rõ tình cảnh cùng chỗ vua đóng. Người Pháp bèn sai Tình đem thư lên dụ hàng Ngọc lần nữa. Ngày 26 tháng Chín (âl) năm này , Quang Ngọc và Suất đội Tình đem hơn 20 thủ hạ, lên vây làng Tả Bảo (khe Tá Bào) là chỗ vua Hàm Nghi đóng. Đến độ nửa đêm, cả nhóm xông vào đâm chết Tôn Thất Thiệp, và bắt sống được nhà vua. Sáng ngày hôm sau, nhóm tạo phản đem nhà vua nộp cho Đại úy Boulangier trông coi đồn Thanh Lang...Bắt được vua Hàm Nghi, Trương Quang Ngọc được thưởng hàm Lãnh binh, Nguyễn Đình Tình cũng được thưởng hàm quan võ. Còn những thủ hạ, người thì được thưởng hàm suất đội, người thì được thưởng mấy đồng bạc. Bị giết Theo nhà văn Phan Trần Chúc trong sách Vua Hàm Nghi: Trương Quang Ngọc được thăng Lãnh binh. Song ông đến nhậm nơi nào cũng bị các quan liêu khinh bỉ, không thèm giao thiệp, chê là một tên phản quốc. Không thể chịu mãi được sự nhục nhã, ông phải xin bổ về đóng ở đồn Thanh Lang, ngay quê nhà. Thủ lĩnh khởi nghĩa Cần Vương là Phan Đình Phùng muốn trị tội kẻ phản nghịch đã giúp Pháp bắt vua Hàm Nghi, bèn điều bộ tướng Lãnh Thạc chỉ huy quân đi giết ông. Tối 24 tháng Chạp 1893, Quang Ngọc đang hút thuốc phiện thì chợt ngoài đồn có tiếng hò reo, tiếp một toán quân có đủ khí giới phá các cửa cùng sấn vào. Ông vội giật lấy cái nỏ, món khí giới sở trường, vừa chạy ra toan chống cự thì trúng một viên đạn xuyên bả vai. Quang Ngọc vừa ngã thì họ kéo chạy đến, cắt lấy đầu và hò reo. Mất chủ tướng, quân trong đồn của ông không chống nổi, đều bị giết. Lãnh Thạc phóng hoả đốt đồn Thanh Lạng, bỏ thi thể Ngọc lại và xách đầu Ngọc đến treo ở túp nhà tại khe Tá Bào là chỗ vua Hàm Nghi ở trước đây. Thi hài thối nát và không đầu của Quang Ngọc mấy hôm sau người nhà mới dám đến lượm và chôn ở cách đồn Thanh Lạng, là chỗ ông bị giết chừng vài trăm thước. Chú thích Xem thêm Hàm Nghi Cần Vương Phan Đình Phùng Liên kết ngoài Đoạn liên trong Việt Nam sử lược . Phan Trần Chúc, Vua Hàm Nghi Cộng sự thực dân Pháp Người Quảng Bình N
wiki
Bài làm 1 Hôm nay là ngày cuối tuần, em lại được về thăm ngoại. Nhà ngoại em có rất nhiều cây cối và nuôi rất nhiều con vật, trong đó em thích nhất là con chim bồ câu trắng muốt. Theo ngoại em kể thì con chim bồ câu nhà ngoại thuộc giống bồ câu Hà Lan. Dễ nhận thấy được chính sự nổi bật của con bồ câu đó chính là có một bộ lông trắng tinh. Lông của con chim bồ câu thật là mềm mại, mịn màng biết bao nhiêu. Con cái thân hình của nó giống như một con gà ri, và nó nhỏ như cái bình trà của ông em mà thôi. Tuy nhỏ nhưng bồ câu rất nhanh nhẹn. Đầu của nó to hơn hột mít một chút mà thôi, cái đầu đó dường như cứ lắc la lắc lư thật khó hiểu, nhưng em cũng rất thích thú. Đôi mắt của con bồ đen láy và lại còn như tròn xoe như hạt đỗ nhỏ, hơn nữa đôi mắt đen với bộ lông trắng muốt như lại nổi bật. Em cứ ngắm nhìn cái đôi mắt đẹp ấy trông thật hiền lành. Ngoài ra con bồ câu lại có được cái mỏ nhỏ, xinh xinh. Nó cũng rất thường rỉa lông rỉa cánh cho thật sạch sẽ, lâu lâu lại dụi mỏ vào cánh. Đôi cánh xếp gọn hai bên mình. Em ấn tượng nhất là hai chân nó nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Đôi chân nhỏ làm cho nó bước đi những dáng đi trông kiêu sa và duyên dáng với cái đuôi xoè rất đẹp mà bà em cũng nói điều này cũng chỉ riêng giống bồ câu Hà Lan mới có. Có lúc thích thú quá con bồ câu lại như nhanh chóng xoè chiếc đuôi xinh đẹp,rung rung trong nắng thật đẹp biết bao nhiêu. Có lẽ vì vậy mà em cũng như đã thấy được chính trong sân nhà ngoại thường xuất hiện mấy con bồ câu khác đến như gọi con bồ câu nhà bà ngoaih em chơi cùng với chúng. Em rất thích cho bồ câu ăn, khi cầm những mẫu bánh mì nó bay lại gần và mổ mổ ăn Em rất thích bồ câu, nó là biểu tượng của hòa bình. Nên em sẽ cố gắng học thật giỏi để ba mẹ cho em nuôi một chú bồ câu xinh đẹp ở nhà. Văn mẫu tả con chim bồ câu Bài làm 2 Có thể nói rằng trong tất cả các loài chim em thích nhất là chim bồ câu vì đó là loài chim tượng trưng cho hòa bình và trông những con chim bồ câu lại rất dễ thương nữa.
vanhoc
Năm 2012 sắp tới. Chúng ta đã bỏ lỡ tới hai lần nguyệt thực toàn phần và nhiều hiện tượng thiên văn thú vị khác của năm 2011. Tuy nhiên năm 2012 sắp tới sẽ lại có những hiện tượng thiên văn khác không kém phần hấp dẫn mà bạn có thể quan sát. Dưới đây là danh sách các hiện tượng thiên văn có thể quan sát tại Việt Nam trong năm 2012. 1. . Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình, diễn ra vào khoảng từ mùng 1 tới mùng 5 tháng 1 hàng năm. Trận mưa sao băng này có trung tâm là chòm sao Bootes, cực điểm sẽ rơi vào đêm 3, 4 tháng 1. Nếu thời tiết thuận lợi thì vào khoảng sau 2 giờ đêm các ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 1 tới, hãy nhìn về bầu trời phía đông, bạn sẽ thấy chòm sao Bootes đã mọc lên, bạn có thể nhìn hình dưới để xác định chòm sao này, đó là tâm điểm của trận mưa sao băng. 2. , đây là cơ hội rất tốt để bạn có thể thấy trọn vẹn một nửa bề mặt của hành tinh đỏ nếu có một chiếc kính thiên văn. Với những kính thiên văn loại nhỏ hoặc các ống nhòm bạn sẽ thấy nó hiện lên là một khối cầu rất nhỏ màu đó còn với các kính lớn hơn, sẽ không quá khó để nhìn rõ màu sắc và vị trí của chỏm băng ở cực của hành tinh này. 3. trên bầu trời. Đây cũng chính là hai hành tinh sáng nhất mà bạn có thể quan sát trên thiên cầu. Vào tối 14/3 hai hành tinh này sẽ nằm rất gần nhau, chỉ cách nhau 3 độ trên bầu trời. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho những người yêu thiên văn sử dụng các thiết bị của mình quan sát hai hành tinh (nhất là Sao Mộc). và tất nhiên ngay cả với mặt thường đây vẫn là một hiện tượng thú vị, rất hiếm khi bạn có thể thấy hai đốm sáng đẹp nhất bầu trời năm ngay cạnh nhau. 4. , khi nó nằm ở vị trí phía bên kia Trái Đất so với Mặt Trời. Vị trí gần cũng như điều kiện ánh sáng như vậy sẽ là lý tưởng để người quan sát có thể chiêm ngưỡng màu sắc và vành sáng tuyệt đẹp của hành tinh này qua các kính thiên văn. 5. . Đây là trận mưa sao băng loại trung bình/nhỏ với mật độ chỉ khoảng 20 sao băng/giờ. Tâm điểm của nó là chòm sao Lyra. Bạn chỉ nên quan sát hiện tượng này nếu thời tiết và các điều kiện thực sự lý tưởng. 6. . Đây là trận mưa sao băng nhỏ, thường chỉ khoảng 10 sao băng/giờ vào lúc cực điểm. Chúng ta không nên kì vọng vào hiện tượng này. Tuy nhiên những người yêu thích thiên văn vẫn có thể dành ít thời gian ngắm bầu trời nếu thời tiết cho phép. 7. . Khu vực chính quan sát được nằm ở giữa Thái Bình Dương. Chỉ có một phần của Bắc Mỹ, Bắc và Đông Á quan sát được. Tại Việt nam chúng ta chỉ có thể quan sát pha nửa tối của hiện tượng này. 8. . Trong lần nguyệt thực này chỉ có khoảng 1/3 đĩa sáng của mặt Trăng bị che khuất. Ở Việt Nam chúng ta sẽ thấy được giai đoạn cuối của hiện tượng này. 9. Đây là hiện tượng rất hiếm xảy ra, lần tới nó xảy ra sẽ là vào năm 2117 tức là còn những hơn 1 thế kỉ nữa để chúng ta có thể quan sát hiện tượng này. Đây là cơ hội hiếm có không thể bỏ qua với các nhà quan sát và những người yêu thiên văn. Tuy nhiên hãy lưu ý cẩn thận với đôi mắt của bạn khi trực tiếp nhìn vào Mặt Trời. 10. . Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình/nhỏ với tâm điểm là chòm sao Aquarius. Nếu thời tiết cho phép, bạn sẽ có cơ hội quan sát trận mưa sao băng này. 11. . Một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm và cũng là một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhát hàng năm sẽ rất dễ quan sát nêu như thời tiết đẹp (không mây). Khác với năm 2011, năm 2012 tới chúng ta sẽ gần như không bị Mặt Trăng "làm phiền" khi quan sát hiện tượng này. 12. , rất thuận lợi cho việc quan sát hành tinh này. Tuy nhiên ngay cả với các kính thiên văn loại nhỏ, chỉ có thể thấy nó hiện ra là một quả cầu cực nhỏ màu xanh. 13. . Với các kính thiên văn trung bình và lớn, chúng ta sẽ có thể xác định được vị trí và màu xanh của hành tinh xa xôi này. 14. . Trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm có tâm điểm là chòm sao Orion. Năm 2012 tới này, Mặt Trăng sẽ không hề có mặt vào thời gian cực điểm của trận mưa sao băng nên nếu thời tiết không có biến cố gì thì chúng ta có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng này. 15. . Trận mưa sao băng khá lớn đạt cực điểm vào ngày 17, 18 tháng 11 hàng năm. Cũng như các trận mưa sao băng lớn khác mà chúng ta đã nhắc tới như Perseids, Orionids, mưa sao băng Leonids năm tới cũng sẽ rất dễ quan sát nếu thời tiết cho phép vì Mặt Trăng sẽ không có mặt làm loá mắt người quan sát. 16. trên bầu trời. Đốm sáng đẹp nhất bầu trời (Sao Kim) và hành tinh được coi là đẹp nhất Hệ Mặt Trời sẽ chỉ cách nhau 1 độ trên bầu trời vào tối 27 tháng 11. Rất hiếm khi bạn có thể thấy hai thiên thể sáng như vậy nằm ngay sát nhau, và nếu có một chiếc kính thiên văn thì đừng bỏ lỡ cô hội này để quan sát hai hành tinh (chủ yếu là Sao Thổ). 17. . Tuy không làm Mặt Trăng sang màu đỏ sẫm thú vị như với nguyệt thực toàn phần hay một phần, nhưng với việc toàn bộ Mặt Trăng tối lại và chuyển sang sắc đỏ thì đây cũng là một hiện tượng khá thú vị. Đây cũng là dịp tốt để chúng ta quan sát kĩ bề mặt thiên thể này qua kính thiên văn. Việt nam sẽ quan sát được trọn vẹn hiện tượng này. 18. . Trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm (cùng với Perseids) sẽ rất lý tưởng để quan sát nếu trời không có mây. Có thể nói năm 2012 sẽ là một năm tuyệt vời cho việc quan sát các trận mưa sao băng khi chúng ta không bao giờ bị Mặt Trăng quấy rầy. Đây cũng là hiện tượng thiên văn đáng chú ý cuối cùng của năm. (VACA) (Tham khảo: Seasky.org, NASA)
vanhoc
Jon Olav Fosse (; sinh ngày 29 tháng 9 năm 1959 tại Haugesund, Na Uy) là một nhà văn, nhà biên dịch, nhà viết kịch người Na Uy. Năm 2023, ông được trao giải Nobel Văn học vì "vì những vở kịch và tác phẩm văn xuôi đầy sáng tạo, lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời". Ông là nhà văn Nynorsk đầu tiên nhận giải Nobel Văn học và là người Na Uy thứ ba nhận được giải thưởng này, sau Sigrid Undset được trao giải năm 1928. Fosse là nhà viết kịch Na Uy có tác phẩm được biểu diễn nhiều thứ nhì sau nhà viết kịch Na Uy Henrik Ibsen. Fosse đã sáng tác các tác phẩm bằng tiếng Nynorsk, gồm khoảng 40 vở kịch, cũng như rất nhiều tiểu thuyết, tập thơ, tiểu luận, sách cho thiếu nhi và các bản dịch. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ. Fosse là một trong những nhà viết kịch có tác phẩm được biểu diễn rộng rãi nhất trên thế giới. Những vở kịch tối giản và nội tâm sâu sắc của ông, với ngôn ngữ thường gần với văn xuôi và thơ trữ tình, đã được ghi nhận là đại diện cho sự tiếp nối hiện đại của truyền thống kịch do Henrik Ibsen thiết lập vào thế kỷ 19. Tác phẩm của Fosse thường được đặt trong truyền thống của sân khấu hậu kịch nghệ. Tiểu sử Nhà văn Fosse sinh năm 1959 ở Haugesund, Na Uy, lớn lên ở Strandebarm. Tiểu thuyết đầu tay của ông là Raudt, svart (Đỏ, đen) xuất bản năm 1983. Năm 1989, ông được đánh giá cao với tiểu thuyết Naustet (Nhà thuyền). Ông sáng tác vở kịch đầu tiên năm 1992 – Nokon kjem til å kome (Ai đó sẽ đến). Năm 1994, vở Og aldri skal vi skiljast được trình diễn ở Nhà hát Quốc gia ở Bergen. Tham khảo Người Na Uy đoạt giải Nobel Nhà văn Na Uy thế kỷ 20 Người đoạt giải Nobel Văn học
wiki
Từ Đắc Ý ( Trung Quốc ) Tóc Tiên Dịch giả : Phùng Quốc Anh Ở đời, cái gì thích mãi rồi cũng thành nghiện. Hễ lúc nào các bạn ra ngoài cả thì anh lại nán ngồi lại âu yếm vuốt mái tóc đen mượt óng ả ấy... Khi còn học phổ thông, Mã Long và vợ anh bây giờ cùng học một lớp. Cô bạn gái ngồi bàn trước, Mã Long ngồi bàn sau. Buổi học nào cũng vậy. Mã Long cũng mê mẩn ngồi ngắm mái tóc của người bạn gái mà anh yêu thầm nhớ vụng. Mái tóc của cô bạn gái đen như gỗ mun, dài như một tấm rèm xoã xuống đôi bờ vai tròn lẵn. Anh cứ ngắm mãi không chán và mỗi lần như vậy, trong người anh lại rạo rực như có ngọn lửa bùng cháy. Thế rồi một hôm, vào giờ nghỉ, bạn bè ra ngoài hết, chỉ còn lại hai anh chị ở trong lớp, không kìm nổi, anh đã âu yếm vuốt mái tóc đen óng ấy. Người bạn gái ngoảnh mặt lại. Mã Long như chợt tỉnh cơn mê, định chuồn đi chỗ khác. Cô bạn gái mặt đỏ bừng mắng anh một câu: &quot;Không sợ mọi người cười cho à?&quot;. Mã Long chỉ biết im lặng. Trong lòng anh vô cùng cảm kích, anh nghĩ: Lời mắng sao lại làm cho ta sung sướng thế này? Ai gọi câu ấy là mắng nhỉ? Đấy chẳng phải là một lời mời, một câu khích lệ sao?... Anh vững tâm ngồi yên một chỗ. Ở đời, cái gì thích mãi rồi cũng thành nghiện. Hễ lúc nào các bạn ra ngoài cả thì anh lại nán ngồi lại âu yếm vuốt mái tóc đen mượt óng ả ấy. Vuốt mãi, vuốt mãi, càng vuốt càng say... Thời gian trôi đi... Sau khi tốt nghiệp, Mã Long đã vuốt cả thân thể cô bạn gái ở trong chăn... Cưới nhau được hai năm, vợ Mã Long vẫn đi làm tại một phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công việc cũng nhẹ nhàng, nhưng đơn điệu chán ngắt. Lúc này Mã Long càng say sưa bươn chải trên thương trường. Buổi đầu mới buôn bán nhỏ. Sau rồi gặp cơ hội thuận lợi, Mã Long nhanh chóng trở thành &quot;đại gia&quot; kinh doanh nhà đất. Cuộc sống càng ngày càng có của ăn của để. Mã Long là người rất yêu vợ. Anh chẳng ham mê chuyện gì khác. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ xong việc là anh lại nhanh chóng về nhà với vợ. Lúc rảnh việc, anh lại âu yếm vuốt mái tóc của vợ. Bây giờ, vợ Mã Long đã tết mái tóc lại thành một cái đuôi sam vừa dầy, vừa dài. Khi hai vợ chồng ngồi bên nhau, Mã Long cứ quấn mãi cái đuôi sam tóc của vợ vào cổ mình rồi nhỏ to trò chuyện... Một hôm Mã Long bảo vợ: Mình anh đi làm cũng đủ nuôi em. Anh không cần phải đi làm nữa, ở nhà chuẩn bị sinh cho anh một thằng Mã Long con. Nghe lời chồng, vợ Mã Long liền xin thôi việc ở nhà chuẩn bị phận sự của một người vợ. ... Mã Long bị tai nạn giao thông. Anh phải nằm liệt giường. Chỉ gần một năm mà tiền của tích cóp mấy năm trời ra đi rất nhanh. Ban đầu, hai vợ chồng cứ tưởng là đơn giản nhưng rồi giá cả thị trường cứ leo thang vùn vụt. Công ty lại thực hiện giảm biên chế nên số người ra đứng chợ ngày càng nhiều. Lúc ấy, hai vợ chồng mới nhận thấy không thể duy trì mãi cuộc sống bội chi mà không thu này. Vợ Mã Long nói: Anh bị tật nguyền như thế này, làm sao em cứ ở không được. Em muốn đi làm để phụ anh. Anh bằng lòng nhé? Nước mắt Mã Long chảy ròng ròng. Bàn tay anh lại vuốt cái đuôi sam của vợ. Anh nói với vợ những lời an ủi, vỗ về rằng anh là người chồng vô dụng không giúp ích gì được cho vợ... Hôm sau, vợ anh đi làm từ sáng sớm, tối mịt mới về. Nhìn vẻ mặt mệt mỏi của vợ, lòng anh vô cùng xót xa. Vợ anh chỉ im lặng ngồi xuống bên cạnh anh. Chị cầm cái đuôi sam đặt vào tay chồng. Mã Long nhẹ nhàng kéo vợ ngã vào lòng mình. Cả hai đều im lặng... Sáng hôm sau, khi Mã Long tỉnh dậy, vợ anh đã đi làm rồi. Trên bàn, mâm cơm và thức ăn đã sẵn cả. Mã Long bỗng giật mình khi trông thấy cái đuôi sam tóc đặt bên mâm cơm. Hiểu rõ nguồn cơn, anh khóc nấc lên. Vợ anh còn viết lại mấy chữ: &quot;Anh Mã Long! Anh đừng buồn. Em đi vắng thì mái tóc của em ở nhà làm bạn với anh&quot;. Nguyên do là khi ký hợp đồng với nhà máy, trong hợp đồng có điều khoản: phải cắt tóc ngắn thì mới được đứng máy. Sau khi cắt tóc để ở nhà, vợ Mã Long vừa đi vừa khóc. Chị thầm nói: &quot;Em biết anh yêu quí mái tóc của em biết chừng nào. Nhưng anh ơi, dù sao mái tóc cũng không thể thay cơm được phải không anh&quot;. Nói thế, nước mắt chị lại trào ra... Một thời gian sau, vợ Mã Long cảm thấy cắt tóc ngắn cũng rất tiện cho công việc và sinh hoạt. Vợ Mã Long lại tỏ ra yêu thương Mã Long hơn. Chỉ tiếc là Mã Long không còn được vuốt mái tóc dài, óng ả của vợ nữa. Mã Long cũng phải cố gắng lắm mới quen được sự thiếu hụt đó. Nhưng khi nằm bên nhau, anh lại ôm hôn mái tóc ngắn của vợ. Anh cảm thấy mái tóc ngắn này sao nó nặng tình, nặng nghĩa với đời anh như thế. Truyện ngắn của Từ Đắc Ý (Trung Quốc) Phùng Quốc Anh dịch Mục lục Tóc Tiên Tóc Tiên Từ Đắc Ý ( Trung Quốc )Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: PNCNĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 29 tháng 4 năm 2005
vanhoc
Hướng dẫn Kể tóm tắt truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo Đề bài: Em hãy kể tóm tắt truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Bài tham khảo 1 Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”. 2. Lời kể: Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại: – Giọng của người đến cầu cứu: Cầu khẩn, van nài. – Giọng sứ giả (quan Trung sứ): Hách dịch, doạ nạt. – Giọng Thái y: Khảng khái, kiên quyết. – Giọng Trần Anh Vương: Mừng rỡ, chân thành. 3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo. 4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.
vanhoc
Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Phần I - Chương một Khi thiên thần rớt xuống trần gian &quot;Một &quot;tấn trò đời&quot; với đủ âm mưu, thủ đoạn, tình tiết éo le, trớ trêu, tiền ,tình, hỉ, nộ, ái, ố, tham... đầy bi hài đã diễn ra. Tất cả những người trong cuộc ai cũng nghĩ mình là kẻ nhận của trời cho, nhưng hoá ra đó chỉ là trò chơi oái ăm của ông trời, của số phận. &quot;Hạnh phúc không ở tiền bạc&quot;, song phải có bao nhiêu tiền người ta mới hiểu ra được điều này?&quot; Tôi vẫn thường nghĩ Nhậm Đạt Ngọc là một thiên thần. Dịu dàng và nhã nhặn, điềm tĩnh, giống như một viên ngọc trong lúc người ta không chú ý, bỗng hé lộ ánh hào quang rực rỡ, rất tự nhiên, không hề khiên cưỡng. Nhẹ nhàng liếc nàng một cái, từ đầu khớp xương đến tận cùng góc tim đều lan toả một cảm giác thoải mái khôn tả. Đăng quảng cáo tìm bạn đời là một việc quá tầm thường, nhưng nếu viết mấy chữ &quot;Đại tỉ phú&quot; thì lại là một việc hiếm có. Thế nên quảng cáo vừa đăng lên đã có vô số cô gái hưởng ứng. Thiên thần sinh ra ở Thiên giới, được nuôi dưỡng bằng thức ăn tinh khiết là sương trời, nhưng cũng bị mấy chữ đầy ma lực đó thu hút. Và thế là thiên thần rớt xuống trần gian. I Tào Lợi Hồng nói rõ ràng, ai gặp Nhậm Đạt Ngọc chắc chắn sẽ phải công nhận Đạm Ngọc có dung mạo giống như tiên nữ Thiên đình. Điều này quả cũng làm tôi vì Đạm Ngọc suy nghĩ và tương tư. Tôi đã xem qua tấm ảnh. Cô gái không trang điểm, dáng vẻ thanh nhã, nụ cười nhẹ nhàng, ánh mắt mềm mại, dưới ánh mặt trời hiện rõ một vầng hào quang màu vàng chanh nhạt. Chỗ tiếp xúc với chân mày, làn tóc ấy nhẹ uốn thành một đường cong mềm mại. Tận sâu trong đôi mắt thuần khiết ấy dường như có hàng ngàn con sóng dạt dào, chẳng hề vương chút bịu trần. Giống hệt một thiên thần. Thời bây giờ, kiểu đăng quảng cáo tìm bạn đời phổ biến nhất là kiểu một số nhà doanh nghiệp thành đạt, thành công có thừa nhưng lại không đủ thời gian và sức lực đuổi theo cái thứ đỏng đảnh tên gọi ái tình, nên phải dùng cái phương pháp thẳng thừng nhất để tìm cho mình một phu nhân như ý. Tào Lợi Hồng là một người như thế. Vợ mất khi ông mới vừa vào tuổi trung niên, để lại một cậu con trai. Lợi Hồng cho đăng quảng cáo trên toàn quốc chỉ gồm mấy chữ: &quot;Đại tỉ phú địch quốc&quot;. Thế nhưng cậu con trai đã vào cái tuổi có thể dùng chung mẹ kế với bố mình rồi. Tào Lợi Hồng là một đại tỉ phú, đang tìm bạn đời. Còn tôi, tôi là luật sư. Luật sư vốn là một nghề đáng kiêu ngạo, chắng hiểu sao A Lam lại không nghĩ thế. Cậu ta nói: &quot;Em nghe kể một chuyện rất buồn cười: một thiếu nữ trẻ cho rằng tất cả luật sư đều vô cùng chính trực và liêm khiết.&quot; Lúc nói câu đó, đôi mắt cậu ta liên tục &quot;vô tình&quot; liếc sang tôi loang loáng. Mẩu quảng cáo tìm bạn đờI này quả thực đã trở thành lựa chọn số một trên toàn quốc. Gần một trăm cô gái đã đến Thượng Hải xin phỏng vấn, tất nhiên toàn bộ chi phí đền do Tào Lợi Hồng bao cả. Tào Lợi Hồng lúc nào cũng bận rộn, một trăm cô gái làm sao mà gặp mặt hết cho được (đây là đặc quyền của những ngườI có tiền). Thế nên, cái nhiệm vụ cao cả thay mặt cấp trên thụ lý vụ việc dĩ nhiên được trao cho cấp dưới là tôi. Tôi gặp mặt các cô gái, xem xét cô nào đạt yêu cầu thì sẽ tiến cử trực tiếo gặp Tào Lợi Hồng (có một giả thuyết rất hay như thế này: những cô gái mà cha đã chơi chán thì sẽ nhường cho con). Cảm giác thật tuyệt vời, thử tưởng tượng mà xem, giống như Hoàng đế phong kiến tuyển phi, không gặp mặt hết được các cô gái, phải nhờ hoạ sĩ là tôi vẽ lại chân dung từng cô để dễ tuyển chọn. Vậy là cô nào cũng phải nịnh bợ tôi, hối lộ tôi, nếu không tôi sẽ vẽ cô thành ra xấu xí hoặc là bơm thổi những điều không tốt về cô… Cứ thử đắc tội với tôi đi, rồi cả đời này kiếp này cô đừng hòng mà gặp được hoàng đế nhé! Mãi rồi cuối cùng nhân vật chính Tào Lợi Hồng cũng xuất hiện, xé toang tấm màn huyền bí. Hoặc một cú điện thoại, hoặc một lần dùng bữa; vừa mắt sẽ tiếp tục vào vòng hai, không thích thì cho tôi biết - tỉ phú cũng chẳng phải là người xấu đâu, nhiệm vụ nói lời từ chối khéo léo ngọt ngào lại đến lượt tôi xử lý. Đa số các cô gái, hoặc là sinh viên mới ra trường, hoặc là đã tốt nghiệp và có một công việc bình thường, không xuất sắc lắm. Trong khoảng từ hai mươi đến hai lăm là thời kỳ hoàng kim của người phụ nữ. Dáng vẻ kiều diễm của các nàng trong lứa tuổi này thật sự là giấc mơ của mọi chàng trai. Thế cho nên tôi thấy nực cười khi những cô gái mang khuôn mặt thiên thần, dáng vẻ tươi tắn, đang ở thời kỳ đẹp nhất của tuổi thanh xuân lại lần lượt xuất hiện trước mắt. Họ thể hiện như thể ta đây mang trong mình linh hồn cao quý của một thánh nữ vậy. Thực ra thì không phải tôi khinh thường các cô gái đó; là tôi đang bất mãn đấy thôi. Tôi bất mãn với cái việc có người lại dùng tiền bạc và quyền lực như một thứ mồi giăng câu buông lưới, sau đó giở lưới ra để thấy bên trong là một đàn những nàng tiên cá xinh đẹp. Nhưng dù sao thì tôi không thể để lộ suy nghĩ đó trước mặt các mỹ nhân. Tôi phải đóng sao cho thật giống một chàng trau hào hoa, ân cân, chăm sóc chu đáo cả những cô bị rớt lẫn những cô được chọn; mặc dù lòng đau như dao cắt. Rồi tôi sẽ dùng điệu bộ vừa đứng đắn vừa hài hước để an ủi các cô, rằng thì các cô rất tuyệt, rất hay, còn nhiều cơ hội nữa. Tôi phải thay mặt Tào Lợi Hồng mời những cô gái đến Thượng Hải ứng thí dùng bữa. Khi các cô gái tụ tập với nhau thật thú vị. Có cô linh hoạt giống như một cơn gió, nổi lên như nhân vật chính của bữa tiệc; có cô yên lặng chẳng nói gì, vừa đụng đến đã e lệ đỏ bừng hai má, cười đấy rồi lại đổi sắc mặt ngay; lại có cô ngồi riêng một góc, hoa đẹp tự thưởng, mơ mộng sẽ được chú ý đến như một người khác hẳn những người xung quanh. Cuộc sống thần tiên ngày trước hằng mơ giờ đã thành hiện thực, nhưng sao vẫn thật khó quen với nó. Tôi muốn chân thành khuyên những chàng trai mơ mộng được vô số người đẹp vây quanh rằng, có một cô gái là hạnh phúc, có hai cô gái là rất hạnh phúc, có ba cô gái là đại phúc, nhưng nhiều hơn thì có thể gọi là đám đĩ điếm rồi. Rồi quãng thời gian bận rộn với việc mặc Âu phục xem ra rất đứng đắn , khoác vào dáng vẻ một người trí thức đầy hiểu biết và kinh nghiệm để gặp mặt các mỹ nhân cũng trôi qua. Tôi đã dùng toàn bộ khứu giác nhạy bén cùng năng lực quan sát của mình vào việc thăm dò xem ai đạt hoặc không đạt yêu cầu mà Tào Lợi Hồng. Lần quảng cáo tìm bạn đời này, ngoại việc làm phong phú thêm thu nhập, ;ại giúp tôi luyện thêm được nhiều kỹ xảo tuyệt vời – trong vòng bán kính 10m, chỉ dùng miệng chứ không dùng tay tôi có thể phán đoán những cô gái đồng trinh là thật hay giả. A Lam khi biết chuyện này đã không khỏi giật mình. Cậu ta bảo là tôi quả là đã luyện được mắ thần rôi. A Lam là một nhà thơ. Quan điểm của mọi người chắc hẳn giống hệt tôi hồi còn đi học, cho các nhà thơ đều có chút quan hệ với thánh thần, mà người đời thì phục nhất thánh thần ở chỗ các ngài qua được ải mỹ nhân. Nhưng sau khi tiếp xúc với A Lam, tôi liền thay đổi quan điểm sai lầm của mình. Mấy năm trời lăn lộn, luyện rèn trong xã hội, nhà thơ cuối cùng cũng phải biến chẩt. A Lam biết tôi đang giúp một tỉ phú tuyển vợ thì nằng nặc đòi theo, mong nhận được từ mỹ nhân một chút ân huệ. Tôi mắng cậu ta chẳng biết gì; - Cậu đúng là đại ngốc, vì đàn bà mà phải như thế có đáng không? Thời bây giờ chả cần có bất kỳ yêu cầu nào khác đối với chú rể đâu. Những anh tuấn, dịu dàng, dũng mãnh… - một chữ tiền là đủ bao gồm tất cả rồi. Nói xong những lời này tôi cảm thấy mình đã nhìn thấu nhiều thứ lắm. - Thôi đi, đâu phải con gái ai cũng vậy! Em vẫn tin tiền có thể mua được mọi thứ, trừ tuổi thanh xuân! Thi nhân ai cũng mắc bệnh mộng mơ thì phải. Tôi nhìn cậu ta, cảm thấy A Lam quả là ngây thơ hết thuốc chữa. Rồi A Lam lại hỏi tôi, giúp một tỉ phú tìm vợ thì có lợi gì. Tôi nghĩ ngợi rồi nói: - Được nhận nhiều quà cáp lắm, hầu như cô nào cũng mang tặng tôi một thứ gì đó. Nói xong, tôi cảm thấy vô cùng đắc ý, nghĩ thế nào A Lam cũng nhìn tôi bằng đôi mắt kính phục. Ai ngờ A Lam liếc tôi một cái sắc lẻm: - Là em muốn nói có cô nào vì muốn gả vào nhà danh giá mà hiến thân cho anh không? A Lam hỏi như thế, tôi bỗng cảm thấy hình như cậu ta đã trưởng thành lên nhiều. Ngày xưa, A Lam ngây thơ lắm, biểu hiện rõ nhất là việc cậu ta theo đuổi các cô gái. A Lam theo đuổi các nàng chỉ bằng một phương pháp cố lỗ sĩ nhất: ôm cây đợi thỏ. Tôi thường dùng câi chuyện tỉ phú tuyển vợ được hàng loạt các cô gái hưởng ứng kia để cảnh báo cậu ta: - Cậu không có tiền thì đừng mơ việc ra đường tìm bạn gái, chẳng còn cô nào cho cậu nữa đâu. Mới đầu, A Lam chẳng chịu tin, sau nhận ra thì cũng đã muộn. Cứ như cậu ta nói, thì đại khái là thế này: “Đến khi tôi thức tỉnh ở trần gian thì cũng đã bỏ lỡ mất mùa tình yêu rồi.” Lúc cậu nói câu này, chúng tôi đang uống rượu, câu nói được cậu “nhổ” ra khỏi miệng một cách cầu kỳ, khéo léo, lại nêm chút gia vị nước mắt lâm ly. Và cũng nhờ tác dụng của rượu nữa nên ai cũng nhiệt liệt hưởng ứng. Một cậu A Lam như thế, chậm chạp và kém nhạy bén, giờ bỗng nhiên lại hỏi được một câu sâu sắc đến thế, đúng là “trường đời” có công lao dạy dỗ rất lớn. Tôi bảo: - Mấy đứa con gái đó mắt mọc trên đầu thì làm sao mà thấy tôi được? Cậu yên tâm đi, cái loại thích hy vọng hão huyền ấy thì… A Lam nhổ nước bọt: - Nếu mà có thật, anh nhất định phải cho em xem đấy. Xem để còn rút kinh nghiệm, xem để biết đứa con gái nào mà có thể hèn hạ, bẩn thỉu đến thế! Tôi cười thoải mái gật đầu. Hôm qua, tôi nhận được điện thoại của Nhậm Đạm Ngọc, thông báo nàng đã đến nơi. Chúng tôi hẹn gặp nhau lúc sáu giờ chiều bên bến Thượng Hải. Hôm đó, tôi sắp ra khỏi cổng thì gặp A Lam. Hai chúng tôi cùng giật bắn mình, tưởng như vừa trông thấy chó hoang mặc đồ hiệu. A Lam nói: - Anh diện đồ J&amp;amp;R trông chả khác gì chó sói đội lốt cừu non. Tôi lườm cậu ta, trả miếng: - Còn cậu khoác lên người đồ Pierre Cardin nhìn giống hệt một đứa bụi đời. Rồi tôi vỗ vai cậu ta, bảo: - Này người anh em, thật ra cậu không cần phải chau chuốt thế để đến gặp anh đâu. A Lam quầy quậy nói không phải đến vì tôi, mà là vì muốn đi cùng tôi tới gặp cô thiên thần trong truyền thuyết: - Anh chả bảo hôm nay sẽ gặp Nhậm Đạm Ngọc còn gì. Bộ Âu phục này em mới mượn của đứa bạn. M… nó chứ, cái thằng keo kiệt. Nó sợ em mượn rồi lấy luôn không trả, còn cẩn thận kí tên lên áo nữa! A Lam điệu bộ buồn rầu lật cổ tay áo cho tôi xem, nó thêm: - À đúng rồi, đến lúc ấy anh nhớ bảo em là trọ lý của anh nhé! Đến danh phận của mình cậu ta cũng chuẩn bị giúp tôi rồi, làm sao không đưa cậu ta đi cho được? Suốt quãng đường, A Lam nói đi nói lại: “Xem thế là được rồi. Nhưng mà anh làm sao biết được cô ta còn là gái trinh hay không?” Rồi cậu lại mơ mộng một mình: “Giá mà được thử một lần thì hay biết mấy!” Tôi đấm cậu ta một quả. Có xấu tính thì xấu tính một mình thôi, lôi kéo tôi vào nữa là sao? Nhưng trước khi gặp Nhậm Đạm Ngọc, chúng tôi còn phải tiếp một ứng viên khác nữa. Chúng tôi ngồi đợi rất lâu, mãi sau mới thấy một cô gái mặc áo dài yểu điệu đi đến. Cái cô này kì quặc ngoài dự đoán của chúng tôi. Lúc nóng lúc lạnh, lúc trầm tĩnh, lúc lại hoạt bát nhanh nhẹn. Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi về cô là lúc câu chuyện đang trầm xuống, cô ngước mắt nhìn trời. và sau khi ban cho tôi một ánh mẳt đầy vẻ u buồn, chắc là ngại không có ai tán thưởng biểu hiện đặc sắc của mình, cô ta bật ra: “Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai…” (Anh chẳng thấy, nước Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống…) Theo lý thi A Lam là một nhà thơ, chắc sẽ tìm được nhiều điểm chung với cô gái này. Nhưng cuối cùng tôi lại bị A Lam cho một trận: - Tào Lợi Hồng không thể mê nổi cái loại dở người này đâu, bỏ đi cho rồi. A Lam tuy hơi bị sốc và có chút nản chí nhưng vẫn muốn gặp mặt thiên thần, đành miễn cưỡng cùng tôi ngồi đợi Nhậm Đạm Ngọc. Đúng lúc đó, chuông điện thoại réo vang, rồi tôi nghe thấy tiếng thiên thần. Ôi thiên thần đang nói chuyện với tôi đấy, thiên thần nói: - Alô, chào anh, tôi là Nhậm Đạm Ngọc đây… Tiếng nói của nàng thiên thần thật dịu dàng, thật ngọt ngào, thật mềm mại, dẻo quánh thơm tho, cứ như là… như là xôi nếp ấy. Có lúc tôi buột miệng nói ra những điều mà một người làm nghề của tôi không bao giừo được nói. Hình dung một cô gái, bao giờ tôi cũng chỉ nghĩ đến đồ ăn mới khổ. Nhưng có lẽ rất nhiều năm nữa, mỗi khi nghĩ về thanh âm giọng nói thiên thần ấy, chắc tôi vẫn thầm khen mình giỏi, đã miêu tả chính xác và kỳ diệu đến không ngờ. Chiều tối! Cơn gió mùa xuân tháng Hai thoáng cái làm biến đổi cả đất trời. Thượng Hải trong cái tươi non của mùa xuân bỗng biến thành một biển hoa. Tôi và A Lam ngồi bên bến Thượng Hải đơih Nhậm Đạm Ngọc. Nhìn những cô gái xinh đẹp từ mọi ngả đường lũ lượt lướt qua trước mắt, tôi cảm thấy những bông hoa đang thì xuân sắc này còn đẹp hơn gấp mấy lần ngọn tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu nổi tiếng đang sừng sững trước mắt. Đông Phương Minh Châu bất động vô hồn, còn những cô gái lại sống động với trăm dáng vẻ lẳng lơ quyến rũ. Nhìn hai cô gái xinh đẹp đang chụp ảnh cạnh tôi, cậu chàng A Lam bồng bột cũng hứng chí muốn tham gia. Tôi cản lại, bảo cậu nên tỉnh táo một chút. Những cô nàg như thế, bao giừo chả xem thường loại người làm công ăn lương như chúng tôi. Giá trị của những người có hộ khẩu ở Thượng Hải bao giờ chẳng cao hơn chúng tôi một cấp. Tôi bĩu môichỉ chằng trai đang cắm cúi chụp ảnh cho mấy cô gái. A Lam thở dài một tiếng nghe rất tuyệt vọng. Tôi liền lấy tấm ảnh Nhậm Đạm Ngọc ra. Thế này mới là mỹ nhân đích thực chứ. Đúng lúc đó, A Lam liền nhắc nhở cái việc là tôi lúc nào cũng mang theo trong người tấm ảnh cô gái của tỉ phú. Lời cậu ta làm tôi hơi hoang mang, tôi chẳng thích thế này tí nào. Tôi nhận ra những cảm xúc tôi có với Đạm Ngọc cũng chỉ do dáng vẻ yêu kiều của nàng chứ không phải vì kính trọng hay quý mến gì. Tôi có gắng nghĩ đến những ưu điểm khác của Đạm Ngọc ngoài vẻ xinh đẹp hiếm thấy. Nhưng vô ích. Tôi đau khổ nhận ra rằng mình cũng chỉ là một kẻ phàm tục mà thôi. Nhân lúc tôi đang trăn trở với những suy nghĩ bộn bề ấy, A Lam giật tấm ảnh từ tay tôi: - Công nhận con bé xinh thật. - Chỉ xinh thôi à? - Nhưng mà trông thường quá. Tôi lườm cậu ta một cái, bảo cậu ta đừng có làm ra vẻ như mình đã gặp nhiều người đẹp lắm rồi vậy. - Thật đấy! A Lam trợn mắt, vung tay chỉ phía trước mặt: - Ví dụ như cái cô kia kìa, chả giống hệt như trong ảnh còn gì? Tôi gườm gườm lườm cậu ta, nhưng theo thói quen vẫn nhìn theo hướng ngón tay cậu chỉ. Trời đất, tôi kinh ngạc đến mức thấy tim mình bỗng nhảy thót lên một cái. Cô gái đó đang dựa trên hàng rào sắt trên vỉa hè. Nàng mặc quần jeans bó chặt, áo cánh trắng và đôi giày cao gót màu hồng táo. Một chân chống xuống làm trụ, chân kia thả lỏng, di di trên nền đất. Phần thân trên của nàng nhìn không rõ lắm, nhưng đôi chân thì rõ ràng vừa dại, vừa thon thả, cân đối, bắp chân thon duyên dáng. Mái tóc nàng mềm mại óng ả, dưới nắng chiều ánh lên một vầng hào quang, làn tóc nhẹ buông trên bờ vai uốn thành một đường cong mềm mại. Bên bờ sông, cơn gió xuân vô duyên lừ lừ thổi tới, làm rối tung mái tóc nàng. Nàng đưa tay vuốt lại những sợi tóc ngỗ ngược, làm lộ ra nửa khuôn mặt với những đường nét tinh tế đáng yêu. Sắc nắng phủ một màu vàng kim lên khuôn mặt và mái tóc nàng, khiến nàng trông còn đẹp hơn cả hoàng hôn. Lúc ấy, tôi chỉ ước mình được giống như cơn gió, thoả sức ve vuốt tà áo nàng, thảo sức ôm ấp hình dáng yêu kiều của nàng. Có laọi con gái chỉ dùng để tiêu khiển một đêm. Có loại con gái lại khiến người khác chỉ cần nhìn ngắm họ thôi cũng cảm thấy hình như mình đang bất kính, mạo phạm. Không nghi ngờ gì nữa, Nhậm Đạm Ngọc là loại thứ hai. Tôi có thể tự tin mà khẳng định cô gái này chính là Nhậm Đạm Ngọc. Liệu còn ai có thể khắc hoạ được 2 chứ thiên thần một cách rõ ràng và hoàn mỹ đến thế? Tất nhiên là chỉ có những nàng con gái của Thượng đế. - Này! A Lam lấy điện thoại di động huých tôi một cái: - Ngắm người đẹp thì cũng phải ý tứ chứ! Kín đáo một chút được không ông ơi! Tôi giật mình thoát khỏi giấc mơ màng, lấy lại vẻ mặt nghiêm túc, tôi hỏi một cách thô lỗ: - Can cớ gì nào? - Anh nhìn trắng trợn như thế làm cô ấy phát ngượng bỏ đi rồi còn đâu. - Cái gì? Tôi vội quay đầu lại nhìn. Nàng đã bỏ đi thật. Thế chỗ nàng, dựa vào hàng lan can sắt lúc này, là một người đàn ông trung niên. Gió lại thổi bay mái tóc ông ta, và ông cũng điệu đàng vuốt lại nó với một động tác y hệt nàng. Tôi bỗng thấy trong lòng nóng như lửa đốt. May mà thiên thần vẫn chưa đi xa lắm. Tôi chỉnh lại cà vạt, khẽ e hèm, lấy điệu bộ cực kỳ lịch sự đuổi theo nàng: - Xin lỗi, có phải cô Nhậm Đạm Ngọc không? Tôi là luật sư Hà. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương hai Máy bay dần giảm tốc độ và đáp xuống đường băng. Nhậm Đạm Ngọc vừa từ Trùng Khánh đến Thượng Hải. Sân bay đầy người, mỗi người đều mang những tâm trạng, những cảm xúc khác nhau. Nếu như khi rời Trùng Khánh, lòng Đạm Ngọc lưu luyến không nỡ ra đi thì giờ đây, khi đặt chân đến thành phố quốc tế hóa Thượng Hải phồn hoa, cô cũng không tránh khỏi đôi chút xúc động. Nói về các mốt thời thượng, Đạm Ngọc thấy rõ mấy thứ đồ Adidas loại A từ Thiên Môn mua về mà người ta vẫn mặc ở Trùng Khánh so với cuộc sống ở đây quê mùa không thể tả. Trong túi Đạm Ngọc có tờ báo với mục quảng cáo: “Đại tỉ phú tìm bạn đời… chiều cao trên 1m70, hình thức khá, tuổi trung niên, thu nhập rất cao, hiện sống ở Thượng Hải… đối tượng yêu cầu cao trên 1m65, tuối từ 20 đến 25, trình độ trung cấp trở lên, không có sở thích xấu, thuần khiết, trong sáng, chưa biết đến tình dục…” Hai tháng trước, mục quảng cáo này đã làm phòng ký túc của Đạm Ngọc xôn xao. Tâm lý căm ghét tầng lớp đại gia làm các chị em trong phòng đem mẫu quảng cáo ra mà mắng nhiếc không tiếc lời. Lúc đó Đạm Ngọc cũng có mặt. Nàng giữ thái độ im lặng từ đầu đến cuối. Ngày hôm sau, Đạm Ngọc chỉ lấy một bộ hồ sơ và một bức thư pháp viết mấy chữ “Thiên hạ đệ nhất quan”, thêm bản sao tấm bằng trình độ dương cầm cấp 10 gửi đến địa chỉ đăng trong quảng cáo. Hai tháng sau, nàng nhận được phúc đáp mời đến Thượng Hải phỏng vấn. Những anh chàng không xu dính túi theo nàng không xiết , ký gì nàng không tìm đến một đối tượng có tiềm năng hơn? Nàng vốn chẳng bao giờ quan tâm đến kiểu tình yêu sinh viên. Ở cái thế giới rác rưởi và ánh mặt trời, mệt mỏi và chán chường này, thậm chí đến bầu trời của trường đại học cũng bị phủ một lớp sương mù dày đặc, trong lớp sương mù ấy, ngoài bản thân ra, bạn chẳng có thể nhìn thấy bất cứ ai cả. Trường đại học nhìn ngoài thì có vẻ trong sáng thuần khiết lám, nhưng ở tỏng chăn mới biết chăn có rận, cứ giơ tay ra là quơ được cả nắm ái tình. Nhiều người khóc lóc vật vã vì bị người yêu phản bội, nhưng rồi vẫn say sưa với mấy loại sách báo tình cảm lãng mạn. Đạm Ngọc thấy họ ấu trĩ đến nực cười. Nàng vốn không tin vào tình yêu. Cái thú gọi là tình yêu đó, lúc hạ giá có thể dùng một xu mua về cả mớ. Đạm Ngọc vốn ít nói. Những chàng trai theo nàng nhiều không kể xiết, cho nên hồi lên nhận giải thưởng cuối học kỳ một, vẻ điềm nhiên của nàng khiến mọi người đều kinh ngạc. Đạm Ngọc cười thầm, nghĩ bụng nếu như thế giới là một trò bịp lớn với đủ các mánh khoé từ sắc sảo đến tồi tệ, thì mình chẳng qua cũng chỉ là một tên trộm vặt vãnh mà thôi. Ai mà chẳng có tham vọng đổi đời, ai cũng chỉ hy vọng một ngày nào có thể vênh vang lái một chiếc BMW đến quán cà phê sang trọng cạnh cái nơi ngày xưa mình thường ngồi uống sữa đậu nành. Cho dù y là một tên trộm vặt xinh đẹp đi nữa thì cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ở trong trường, cho dù là học sinh hay giáo viên, ai cũng đều bị vẻ đẹp dịu dàng của Đạm Ngọc làm cho mê muội. Chẳng ai biết trong lòng nàng là cả một biển quyết tâm mạnh mẽ luôn sục sôi, một điều hoàn toàn trái ngược với vẻ bề ngoài thánh thiện, hiền lành của nàng. Những cô gái trẻ lúc nào cũng mơ mộng một ngày nào đó có một chàng hoàng tử cao to, đẹp trai, hào hoa,và giàu có sẽ đến với mình… Đạm Ngọc nghe những câu chuyện rất nhi nữ thường tình ấy của đám con gái xung quanh, cảm thấy họ sao mà trẻ con lạ. Trước khi đến Thượng Hải phỏng vấn, Đạm Ngọc nói dối mẹ là đến Thượng Hải thăm bạn. Mẹ nàng tuy miệng vẫn làu bàu phàn nàn tốn kém, nhưng tay đã móc ngay ra năm ngàn tệ. Bà vốn chẳng bao giờ cần phải khắt khe với cô con gái, mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động của nàng luôn làm bà rất tự hào. Dạo bước trên những con đường của thành phố quốc tế hoá, Đạm Ngọc thấy lòng tràn đầy vui sướng. Đã đến đây rồi, thôi thì mặt mũi, tuổi tác người đàn ông đó có thế nào cũng phó mặc cho con tạo xoay vần. Nhìn thấy ngọn tháp Đông Phương Minh Châu, ngọn tháp nổi tiếng cao thứ ba thế giới đang tắm trong ánh hoàng hôn, Đạm Ngọc thấy tràn đầy cảm xúc. Gió từ phía sông thổi tới. Gió mạnh đến mức nàng tưởng như ánh mặt trời sắp tắt phía xa xa cũng rung rinh lay động, nhưng ngọn tháp Đông Phương Minh Châu hùng vĩ thì ngược lại, vẫn đứng sừng sững đầy kiên quyết, thật là đáng cảm phục. Đạm Ngọc đứng dựa vào hàng lan can sắt bên vỉa hè, cảm thấy mỗi tế bào trong cơ thể nàng đều rung động không yên, những luồng cảm xúc trong người nàng bỗng vô cớ rạo rực khôn xiết. Đạm Ngọc bắt một chiếc taxi lượn vòng vòng qua những đường phố đông đúc, ăn bữa tối kiểu Pháp ở một nhà hàng xây theo kiến trúc nhà thờ cổ điển, rồi lại ghé quán cà phê uống một li cà phê kiểu Pháp, hưởng thụ cái thú một mình trầm ngâm theo đuổi vô vàn những ý nghĩ lãng mạn, nhớ lại ngày hôm qua vần còn ngồi uống sữa đậu nành bên lề con đường xấu xí đến khó quên của Trùng Khánh. Ai bảo tiền là không tốt nào? Dạo chơi chán chê, cuối cùng nàng mới quay về khách sạn đã dự định từ trước. Từ cửa sổ phòng khách sạn ở trên cao nhìn xuống, Thượng Hải về đêm giống y hệt một biển hoa rực rỡ sắc màu, ai đã từng chiêm ngưỡng cảnh này thì thật khó mà quên được. Quần quật suốt một ngày, giờ Đạm Ngọc mới thoải mái nằm dài trên nệm giường êm ấm mà ngủ yên lành. Ngày hôm sau, Đạm Ngọc gặp luật sư Hà trên bến Thượng Hải. Anh chàng khoảng hai mươi tám tuổi, đôi lông mày rậm, cặp mắt sâu thẳm, mặc bộ complê sang trọng, nghiêm túc, mang dáng vẻ một chàng trai thành phố. Luật sư Hà, giọng nói vừa trầm tĩnh, vừa ân cần, tự giới thiệu: “Chào cô Nhậm!”, tồi giơ bàn tay đẫm mồ hôi ra định bắt tay nàng. Đạm Ngọc khẽ nhíu mày. Sau đó, anh ta chỉ người thanh niên đứng bên cạnh: “Đây là trợ lý của tôi, A Lam”. Cậu trợ lý tên A Lam trịnh trọng chìa tay ra: “Chào người đẹp!” Lúc bắt tay với cậu trợ lý, Đạm Ngọc thoáng nhìn thấy phía bên trong cổ tay áo cậu ta có ghi chữ “Vương Tuý Kiện”. Rất nhiều năm sau này, mỗi khi nghĩ về lần đầu tiên gặp A Lam, Đạm Ngọc tưởng như vẫn còn ngửi thấy mùi chua chua trên người cậu ta, giống kiểu một bác phu xe Thượng Hải thời xưa, ngày nào cũng trường kỳ lăn lộn trên đường phố, mồ hôi lâu ngày két thành một mùi khó chịu, cái mùi có đổ cả lọ nước hoa lên cũng không hết được. Trong suy nghĩ của Đạm Ngọc, đàn ông trên đời chỉ có hai loại thôi, một là những ông chủ, hai là kẻ làm công cho các ông chủ. Đạm Ngọc lịch sự cười nhẹ, nhìn 2 luật sư vẻ thản nhiên, nàng không muốn cho họ biết mình đã nhìn thấu sự nguỵ trang của họ. những kẻ nghèo khó vì chút thể diện cố tỏ ra ta đây sang trọng, cuối cùng, đến khi lộ ra lại càng trở nên đáng thương hơn mà thôi. Luật sư Hà có hỏi Đạm Ngọc vài câu chẳng vào chủ đề chút nào, kiểu như “nhân sinh quan”, “giá trị quan”, “ấn tượng đầu tiên về thành phố Thượng Hải”, nhưng nàng vẫn kiên nhẫn trả lời hết. Anh ta liên tục gật gù vẻ rất tàn thưởng. Hai người giả vờ rất khéo, ngoại hình tướng mạo đều ăn nhập, không thể chê được. Hôm đó, luật sư hà đưa Đạm Ngọc về khách sạn, lúc sắp ra về còn bảo nàng rằng Á Đương (Tào Lợi Hồng dùng tên này trong mục quảng cáo tìm bạn đời) hẹn nàng tối mai gặp mặt trực tiếp. Đạm Ngọc lặng đi một lát, rồi lịch sự cảm ơn, cố kìm nén trái tim hồi hộp đến mức như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Địa điểm nhà tỉ phú chọn để gặp mặt là nhà hàng Hoà Bình trên đường Nam Kinh Đông, nghe đâu là đặt theo tên một nhà hàng bên Pháp. Trước khi đi, Đạm Ngọc phải mất đến ba tiếng đồng hồ cẩn thận điểm lên khuôn mặt một lớp trang điểm nhẹ, bới tóc cao lên để lộ vùng cổ và vai trắng ngần. Nàng chọn một chiếc váy khá kín đáo, có nét đẹp đoan trang của áo dài kiểu Thượng Hải xưa nhưng lại không hề có vẻ cũ kỹ và bảo thủ như thế. Đạm Ngọc tốn khá nhiều công sức cho việc chọn giày. Nàng lựa một đôi giày cao gót bằng nhung đen có thêu hình con bướm, nhìn đơn giản mà cao quý. Đạm Ngọc đã biết đi giày cao gót từ lâu lắm rồi. Giày cao gót – đó là vũ khí quen thuộc nhất của một cô gái, giúp chủ nhân hoàn chỉnh dáng vẻ yêu kiều của mình. Cặp mông tròn đầy, bộ ngực vun cao, như thể chỉ khi mang giày cao gót người ta mới đạt tới tầm dáng để chiêm ngưỡng. mang giày cao gót, dáng đi lắc mông yểu điệu là vũ khí cực kỳ lợi hại của người phụ nữ trong việc chinh phục người đàn ông. Khi người phụ nữ mang giày cao gót dạo bước trong làn gió nhẹ, hoặc biểu diễn đủ kiểu nũng nịu đáng yêu, hoặc sang trọng xa vời, thật sự là một cú đánh khiến đàn ông phải xây xẩm mặt mày. Nói thật, nghĩ đến lúc gặp Á Đương, Đạm Ngọc có chút hồi hộp. Làm gì cso cô gái nào không để ý đến chuyện người bạn đời của mình trông ra sao, nhất là khi đối mặt với mấy chữ :Đại tỉ phú”? Đạm Ngọc cũng vậy, nàng không thấy tự tin lắm. Bước vào sảnh nhà hàng, ngay lập tức Đạm Ngọc không khí cao quý và tinh tế phả vào mặt. Nhưng sau khi bước theo người phục vụ vào gian phòng thiết kế đặc kiểu Pháp, nàng thấy thất vọng ngay, thậm chí còn có cảm giác mình bị lăng nhục. Hai người đàn ông mặc đồ đen đứng hai bên bàn ăn, còn người đàn ông ngồi chính giữa lại đeo một chiếc mặt nạ! Người đàn ông nhìn thấy Đạm Ngọc liền đứng dậy. - Cô Nhậm có phải không? Tôi là Á Đương! - Chào ông. – Đạm Ngọc trả lời. - Mời cô ngồi! Người đàn ông nói xong cũng ngồi xuống đối diện với Đạm Ngọc. Đạm Ngọc nhìn thẳng vào khuôn mặt ông ta, cảm thấy mình đang bị làm nhục. Đối phương thì biết hết mọi thông tin về mình, trong khi mình chẳng hề biết gì về ông ta, đến cái tên cũng là tên giả. Đấy là điểm không hay thứ nhất. Hơn nữa, trong lúc nàng trang điểm ăn mặc kiều diễm như vậy để đến gặp ông ta, ông ta lại nghênh tiếp nàng bằng một chiếc mặt nạ. Cái cảm giác này thật khó chịu, giống kiểu nàng đang khoả thân trước một người đàn ông ăn mặc sang trọng, để cho anh ta tha hồ thưởng thức thân thể mình vậy. Tuy nhiên, Đạm Ngọc vẫn để nụ cười nhẹ thường trực trên môi, không để lộ những ý nghĩ của mình, những người đàn bà khôn ngoan ai mà chả có bản lĩnh ấy. - Xin lỗi, để ông đợi lâu quá. - Không sao! – Á Đương chìa tay ra, để lộ chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Cartier. – Vừa đúng giờ đấy chứ. Xem giọng nói và dáng vẻ thì ông ta chừng năm mươi tuổi, không cao, dáng người tầm thước, mặc bộ Âu phục cắt rất khéo. Đạm Ngọc chỉ thấy được có vậy. Tron giọng nói của Á Đương không mảy may biểu lộ một cảm xúc nào, cũng không hề có một câu xã giao nào thừa thãi. Đợi Đạm Ngọc ngồi xuống, ông ta lập tức hỏi nàng một câu hoàn toàn nằm ngoài dự tính của nàng: - Tôi là một thương gia, chẳng biết ba cái thứ lãng mạn, cũng không thích vòng vèo. Hôm nay, chúng ta ngồi ở đây với mục đích gì thì cả tôi và cô đều rõ cả rồi. Tôi muốn cô cho tôi bíết, cô gnhĩ thế nào về tiền của tôi? Nói xong ông ta nhìn nàng, cái nhìn như rọi thấu mọi ngõ ngách tâm can nàng, khiến nàng suýt nghẹt thở. Đạm Ngọc lần đầu tiên biết thế nào là luống cuống. Đối diện với một người có ánh mắt xuyên suốt người khác như thế này, người ta khó có thể mà nghĩ ngợi cho tử tế, huống chi là giấu giếm điều gì. Đạm Ngọc nuốt nước bọt, nói một cách bình tĩnh và rõ ràng: - Tìền của ông, người ra chỉ có thể chi tiêu hết chỉ trong vài ngày nhưng lại đủ cho tôi và ông dùng cả đời. Nói câu này, Đạm Ngọc muốn chứng tỏ lòng thành với ngài đại tỉ phú. Nhưng vừa nói xong, nàng đã hối hận, cảm thấy câu trả lời này của mình không được hay lắm, đúng ra, theo như trí thông minh trời phú, nàng có thể sáng tác hay hơn thế nhiều. Đạm Ngọc cố nhìn vào gương mặt ẩn sau chiếc mặt nạ của Á Đương, hy vọng có thể đọc ra được chút gì. Nhưng không, gương mặt ấy vẫn hoàn toàn bình thường, không hề có chút biểu hiện hài lòng hay phật ý. Tay Đạm Ngọc bắt đầu nhớp mồ hôi. Tiếp đó, Á Đương đưa mắt ra hiệu cho một trong hai người đàn ông đứng bên cạnh. Người phục vụ bắt đầu bày đồ ăn. - Mong là cô Nhậm không chê đồ ăn Pháp. Ông ta bỗng đổi chủ đề, nhưng điều đó lại làm Đạm Ngọc, vốn đang lo lắng về câu trả lời không hay của mình giờ lại càng thêm luống cuống. Thoáng một cái, chiếc bàn phủ khăn trắng đã đầy những món ăn cao cấp nấu kiểu Pháp mà trước giờ Đạm Ngọc chỉ có thể thấy qua tivi. Từ chiếc khăn bàn được phủ cẩn thận, những đò dao nũa tinh xảo đến thái độ phục vụ vô cùng bài bản của người bồi, tất cả đều làm Đạm Ngọc bất giác cũng phải chú ý ngồi thẳng lưng, sợ người khác cười chê rằng nàng không thuộc về những chỗ sang trọng như thế này. - Phiền phức quá! – Á Đương bỗng nhún vai – Trong việc chế biến món ăn, người Pháp không chỉ coi trọng hương vị và cách thức bày biện, mà họ còn rất quan tâm đến không khí của bữa ăn. Họ cho rằng nghệ thuật ẩm thực cũng mang tính triết học. Lúc Á Đương nói câu này, Đạm Ngọc đang chăm chú xem xét chiếc giá nên mạ bạc và cây nến màu trắng rất đẹp, ngạc nhiên, thậm chí hơi sốc vì cái sự đẹp đẽ một cách quá phô trương của nó, và cái bữa ăn đậm chất cung điình quý tộc nước Pháp này, nên không chú ý lắm đến những lời Á Đương đang nói. Đến lúc hoàn hồn trở lại, nàng lại tự trách mình sao lại có thể vô ý đến thế. Á Đương chẳng nói gì nữa, chỉ dùng tay che miệng, khẽ ngáp một tiếng. Đạm Ngọc nhìn thấy, nàng hơi ngượng ngùng. Á Đương bắt đầu dùng bữa, nhưng đồ ăn dành cho Đạm Ngọc vẫn chưa thấy mang lên. Á Đương cũng không có ý gì là mời nàng cùng ăn. Năm phút trôi qua chậm chạp, cuối cùng đồ ăn cho nàng cũng được bưng lên. Lúc này, Á Đương đã ăn được một lúc. Ông ta nói: - Cô Nhậm cũng ăn đi. Có lẽ Á Đương lo Đạm Ngọc chưa biết rõ các quy tắc ăn uống theo cách phức tạp của người Pháp nên mới dùng bữa như vậy, điều này làm Đạm Ngọc không khỏi có chút khâm phục, đồng thời, cũng ngầm hiểu rằng người đàn ông này thuộc dạng không thể coi thường. Á Đương nói chuyện với Đạm Ngọc rất nhẹ nhàng, nàng thấy ông giống như một người trí thức Thượng Hải chính thống, nho nhã lịch sự, từng người từng việc ở Thượng Hải đều thuộc làu làu. Hiểu Thượng Hải đến vậy, bất cứ ai, dù ngốc nghếch đến mấy cũng nhận ra đúng là phong cách của dân gốc Thượng Hải. Những tố chất và hiểu biết của Á Đương khiến Đạm Ngọc cảm thấy hơi xấu hổ. Bữa ăn được một nửa, bỗng nhiên Á Đương nhìn thẳng vào Đạm Ngọc, hỏi: - Con trai tôi cũng gần bằng tuổi cô. Nếu như cô trở thành mẹ kế của nó, cô nghĩ nó có thể chấp nhận việc này không? - Trên danh nghĩa, trách nhiệm của một người mẹ kế, tôi nghĩ, tôi có thể làm rất tốt. Còn thực ra, tôi với cậu ấy sẽ giống như hai chị em thôi. Con gái bao giờ cũng trưởng thành hơn, trong khi những cậu trai bằng tuổi vẫn còn là những cậu nhóc. Kèm theo câu trả lời này, Đạm Ngọc nở một nụ cười rất hồn nhiên, thân thiện như một cô chị gái thương em. Qua kẽ hở của chiếc mặt nạ, nàng thấy miệng Á Đương dường như nhếch một nụ cười. Nghĩ đi nghĩ lại, Đạm Ngọc nói thêm một câu có thể cho là khá to gan: - Với lại, tôi nghĩ nếu cậu ta có thể chấp nhận được cha mình thì cũng chấp nhận được lựa chọn của ông ấy. Thoạt nghe câu nói này có lẽ hơi có xu hướng xúi giục, Đạm Ngọc nói câu này là muốn bày tỏ sự thành khẩn của mình, nhưng quả là hơi có mạo hiểm. Á Đương gật gù, điều này khiến Đạm Ngọc tự cho là có lẽ mình đã vượt qua được thêm một cửa ải. “Có lẽ nó sẽ thích bà chị mới này đấy.” Đạm Ngọc cúi đầu cười e lệ, giả bộ như đang cắt đồ ăn nhưng trong lòng không khỏi có chút đắc ý. - Cô Nhậm có vừa ý không? – Á Đương đột ngột hỏi. - Gì cơ ạ? – Đạm Ngọc nhất thời chưa hiểu rõ ý ông ta. - Là tôi hỏi về bữa ăn hôm nay ấy. - À! Thật sự rất tuyệt. – Đạm Ngọc gật đầu kèm theo nụ cười nhẹ nhàng, lịch sự. Câu nói này của Đạm Ngọc không hề có chút nịnh hót nào. Đến hôm nay, nàng mới biết vì sao sự lãng mạn, thời thượng và cả nghệ thuật ẩm thực của người Pháp lại được tôn vinh trên khắp thế giới. Từ món khai vị cho đến đồ ngọt tráng miệng, mỗi thứ lại có đến năm bảy cách chế biến khác nhau, món nào cũng tinh tế vừa phải. Nếu nói về tinh thần, thẩm thấu vào tận vật chất; nếu nói về tư tưởng, hoà hợp với cảm quan. Người Pháp thật là biết hưởng thụ cuộc sống. Bữa ăn giống như một cuộc triển lãm nghệ thuật ẩm thực vậy. Lại được mang lên thêm một chai rượu đỏ Chateau Margaux đắt tiền nữa, như để hoàn thiện cho công cuộc hưởng thụ cuộc sống của giới thượng lưu. Cuối cùng đến đồ ngọt tráng miệng. Tổng kết nhận xét về Á Đương, Đạm Ngọc thấy ông ta là một người điển hình của tầng lớp thượng lưu, ra lệnh cho nhận viên phục vụ cửa hàng cũng nghiêm khắc và oai vệ chả khác gì ra lệnh cho thuộc hạ dưới quyền. Bữa ăn kết thúc, Á Đương đưa Đạm Ngọc về bằng xe hơi. Khi hai người ngồi ở băng ghế sau, ông ta bỗng nói: - Tôi là một người không thấy hứng thú chuyện tình cảm, nên sẽ chẳng bao giờ chủ động gọi điện thoại cho các cô đâu. Lúc ông nói câu này, hai người đang ngồi cùng băng ghế sau, khoảng cách không xa lắm. Đạm Ngọc khẽ ừ hử, trong lòng hơi có chút thất vọng. Đây là câu nói phụ lòng nhất của nhà tỉ phú, Đạm Ngọc ghét nhất hai chữ “các cô”, như thể ông ta vĩnh viễn đặt mình vào vị trí chủ nhân. Đồng thời nàng cũng thấy hai chữ đó thật đáng sợ. Như thể nghĩa là nàng chẳng có chút ưu điểm nào hơn những người khác, cũng chìm lỉm trong đám những cô gái đến ứng thí ấy mà thôi. Lần gặp mặt dùng bữa này về cơ bản chẳng có tiến triển gì. Nếu nói về cảm tưởng về nhà tỉ phú, nàng gần như chẳng có chút ấn tượng ngoài thái độ bình thản, bí ẩn khó đoán và dường như chẳng có gì đặc biệt với nàng. Chiếc xe đưa nàng đến cổng khách sạn. Đạm Ngọc xuống xe, tưởng chiếc Bentley sẽ cứ thế đi tiếp, nào ngờ Á Đương cũng bước xuống: - Hẹn gặp lại cô. Đạm Ngọc hơi bất ngờ, không nghĩ mình lại được đối xử tử tế như vậy. Thấy mọi người xung quanh đều nhìn nàng và người đàn ông đeo mặt nạ với vẻ hiếu kỳ, khuôn mặt Đạm Ngọc ửng hồng lên. Sau này, Đạm Ngọc vẫn thấy vui vui mỗi lần nghĩ đến cái giây phút đỏ mặt ngượng ngùng ấy, bởi vì các hành động khác, cái nào cũng có thể giả vờ được, chỉ có những cô gái khi e lệ đỏ mặt vì chẳng thể nào giả vờ mà có được. Nhà đại tỉ phú tất nhiên chẳng bao giờ biết được, cái giây phút ửng hồng đôi má của Đạm Ngọc ấy là do hiếu kỳ của người xung quanh chứ chẳng phải là ngượng ngùng đơn thuần. Á Đương thấy Đạm Ngọc như vậy thì khẽ mỉm cười nói: - Đôi giày cao gót hôm nay rất hớp với cô đấy. Trong giọng nói của ông lúc đó không hề có chút giả tạo nào, cũng chẳng cố ý nhỏ tiếng, dường như hoàn toàn chỉ là một câu tán dương đơn thuần. Nhưng vẻ vui mừng của Đạm Ngọc trước lời khen ấy thì lại là giả vờ hoàn toàn. - Cảm ơn ông! – Đạm Ngọc nói, đồng thời khẽ cuối đầu, nói nhẹ nhàng. – Á Đương, tôi vào đây. - Được rồi! Đạm Ngọc đi thẳng vào sảnh khách sạn, không ngoái đầu lại một lần, không hề gửi cho nhà đại tỉ phú một chút ánh mắt tình tứ khiểu như “Em thích anh rồi đấy” hay đại loại như vậy. Bước vào sảnh, ánh mắt chói loá rọi thẳng vào mắt Đạm Ngọc, làm nàng cứ thấy mọi người xung quanh nhoà đi, mơ hồ không có thật. Trong thaóng chốc, Đạm Ngọc bỗng tưởng như mọi thứ đều trôi vào lãng quên, đều tan biến, kể cả Á Đương lẫn những sợi tóc bạc ánh sáng trên đầu ông. Á Đương quay lại xe, đưa tay gỡ chiếc mặt nạ xuống, để lộ khuôn mặt ung dung, bình tĩnh. Người tài xế nhìn thấy sắc hồng đào trên khuôn mặt chủ mình: - Sếp ạ, cô ấy xinh chứ! - Đàn bà vừa đẹp vừa thồn minh là điều đáng sợ! Tào Lợi Hồng nói không hề đổi sác mặt. – Ta đi thôi. Trong màn đêm, chếc Bentley màu trắng lao đi như một cơn gió, không để lại một dấu vết nào. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương ba Hơn một trăm cô gái đến Thượng Hải ứng thí, chỉ trong một tuần đã bị loại một phần ba. Những cô không vượt qua được cửa ải của tôi, thì chỉ cần an ủi vài câu là có thể dễ dàng tống về; những cô may mắn hơn gặp được Tào Lợi Hồng nhưng không được lòng ông ta thì cũng xin mời hồi sau gặp lại. Những cô bị oại ngay từ vòng đầu thì chỉ cần động viên vài câu: “Không sao, em vừa trẻ vừa xinh thế này thì sợ gì không có người yêu?” là trời yên biển lặng ngay. Nhưng những cô vượt qua được bao nhiêu khó khăn tầng tầng lớp lớp, đánh bại bao nhiêu địch thủ để được gặp mặt Tào Lợi Hồng, nhưng vì lý do này nọ mà bị rớt đài thì chẳng dễ dàng an ủi như thế. Các cô đau khổ vật vã, sống chết cũng mặc, cảm giác kinh khủng như cô dâu xinh đẹp lộng lẫy ngày đầu tiên lên xe hoa bỗng nhiên biến thành quả phụ. Cứ như giữa các cô và nhà đại tỉ phú đã hiểu nhau, hợp nhau từ thời thanh mai trúc mã, từ thời đẻ đất đẻ nước đã có tình cảm sâu sắc không thể tách rời vậy. Tôi nhìn bộ dạng đau khổ cùng cực của các cô rồi tự hoài nghi, liệu trên cái thế giới này có còn tồn tại thứ tình yêu chân chính? Thật ra, người phụ nữ bây giờ quả có bao nhiêu cái khổ, vì muốn được gả vào nhà danh giá mà phải rèn cho mình bản lĩnh và tâm lý vững vàng, để mà cạnh tranh với bao nhiêu người đẹp khác trên thế gian. Tất nhiên, xét theo những kinh nghiệm ít ỏi của tôi đối với phụ nữ thì tôi không thể nào nói ra những lời chí lý đến thế được. Câu này thật ra là do một cô gái tên Lý San nói với tôi. Lý San hai mươi ba tuổi và vẫn còn là gái trinh. A Lam nghe nói trên thế giới này vẫn còn một cô gái hai mươi ba tuổi mà vẫn còn trinh thì cảm động buột miệng than thở: - Cô ấy hai mươi ba tuổi mà vẫn còn trinh nguyên sao? Cái này cũng phải động trời ngang ngửa với việc cô ấy mới mười ba tuổi mà đã biết mùi đời vậy Lý San là mẫu người đẹp Giang Nam điển hình, trẻ trung, kiều diễm, các giác quan tinh tế nhạy bén, nhưng không hiểu sao vẫn phải đưa công cuộc trang điểm lên hàng đầu. Lý San cũng đến Thượng Hải ứng thí, đã qua hết các cửa trước nhưng đến khi gặp Tào Lợi Hồng thì bị rớt đài. Lý do là Lợi Hồng chê cô ta trông thật ngớ ngẩn, ông ta bảo những búp tóc sấy quăn của Lý San trông giống y như mấy cái vòi bạch tuộc. Con gái ai cũng thích mình đẹp, thích mình hợp thời trang. Hồi trước, phụ nữ chuộng mốt tóc thẳng tự nhiên kiểu quảng cáo Pantene thẳng mượt gì đó, rồi một thời gian sau các bà các cô lại chán tóc thẳng mà chuyển qua thích xoăn lượn sóng kiểu Madonna. Làm xoăn xong họ lại còn đắp thêm đến mấy lớp keo giữ nếp nữa. Kể ra cũng khó trách được sự kiên tưởng của nhà đại tỉ phú. Các nàng chắc chắn là rất coi trọng nhận xét của phái nam đối với vẻ ngoài của mình rồi, nếu tôi mà coppy và paste y nguyên lý do Lợi Hồng từ chối Lý San cho cô ta, dễ cô ta cắt phăng mấy búp tóc ngay tức khắc mất. Thế nên tôi nói với cô ta: - Á Đương nói cô rất được, ông ấy rất thích, nhưng cô quá tuyệt vời, ông không muốn làm lỡ cuộc đời cô. Cái kiểu mượn cớ rẻ tiền hạng nhất dùng cho trường hợp cô gái vẫn luôn tự tin quá mức như Lý San, hoá ra cũng không đến nỗi tệ, cô nghe xong thì bần thần như đang nghĩ ngợi điều gì: - Chắc cái ông tám phần mười già lão này gặp tôi thì tỉnh nghộ rồi, không muốn làm tàn héo những đoá hoa của Tổ quốc thân yêu nữa. May quá! Thế nhưng chiếu theo quy định chung, tôi vẫn phải đưa cô đi thăm thú Thượng Hải một vòng. Câu nói bất hủ đó Lý San thốt ra sai khi chúng tôi ra khỏi công viên và đang cùng ở trong nhà hàng ăn đồ biển. - Con gái thật là trăm thứ khổ. Vì muốn gả vào nơi danh giá mà phải cố trang điểm cho lộng lẫy, cạnh tranh với mọi người đẹp trên toàn quốc để mong được lọt vào mắt xanh người đàn ông. Nếu có kiếp sau, tôi thà làm con cua cho rồi, con cua cả đời bò ngang, chết cũng chết trong sung sướng! Lúc nói câu nói này, Lý San đang dùng cả hai tay cầm hai cái càng cua vàng rộm, câu nói thốt ra đầy vẻ cảm động lâm li, những âm thanh thốt ra khỏi miệng mang theo vị thương cảm rầu rĩ, ai không biết dễ tưởng cô đang chiêu hồn cho mấy con cua đáng thương sắp biến vào miệng. Nhiều năm sau, hồi tưởng lại câu nói của Lý San, tôi mới thấm thía rõ tâm tư của cô lúc ấy. Thế nhưng lúc này, tôi vẫn chưa hiểu gì.. Tôi ngồi cạnh Lý San, an ủi cô gái vì phú quý giàu sang mà sẵn sàng bán đứng cả tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình. Toàn là những lời giả dối nực cười. Tôi bảo tôi rất hiểu lòng cô, nhưng cô nên kiềm chế nỗi đau, cô hãy hiểu cho những khó khăn của tôi – một trong những kẻ làm công ăn lương chỉ biết nghe theo lệnh của cấp trên, v.v và v.v… - Tôi thật sự không biết sau này nên làm thế nào nữa. – Lý San nói, trong đôi mắt đã đong đầy nước lóng lánh. - Không đến nỗi thế đâu. Cô mới có hai mươi ba tuổi, đang trong quãng thời gian đẹp nhất của người con gái! Tôi tin chắc sau này cô sẽ có một người chồng rất tuyệt vời. Tôi nhẹ nhàng an ủi cô, sợ nếu nói to quá thì những giọt nước mắt trong cô sẽ xối xả tuôn rơi không kìm lại được mất. Lý San cúi đầu, tôi nhìn thấy những giọt lệ trong suốt rơi xuống, nhưng đôi bàn tay trắng muốt thì vẫn vân vê cái càng cua: - Tôi thật sự hy vọng kiếp sau làm con cua cho rồi! Nhìn bộ dạng của cô, tôi suýt nữa thì phì cười. Hai chúng tôi thu hút bao nhiêu ánh mắt của những người xung quanh, người ngoài nhìn vào chắc tưởng cô gái gặp phải một anh chàng không biết điều. Khi một cô gái khóc thì tất nhiên người đàn ông phải thể hiện nghĩa vụ của đấng nam nhi một cách vô điều kiện. Nhưng tôi thì không những không làm thế mà lại còn cười. Chết thật! Tôi vội vàng đưa khăn giấy cho cô, nhẹ vỗ về đôi vai nhô cao rung lên vì tức tưởi. Nửa tiếng sau, Lý San lau khô nước mắt và nói muốn vào nhà vệ sinh. Tôi cảm tưởng như trong nhà vệ sinh nấp sẵn một chuyên gia trang điểm vậy. Bước ra, Lý San lại tươi tắn xinh đẹp như thường, nhìn tôi nở nụ cười kiều diễm: - Chúng ta tiếp tục dùng bữa đi. Tôi ngồi nhìn Lý San, từng miếng từng miếng, nhai rồi nuốt “kiếp sau” của cô ta vào bụng. Quả thật đàn bà là một kỳ tích của tạo hoá. Những khi lòng không vui thì rượu quả là một người bạn dễ chịu thân thiết của con người. Hôm đó, Lý San buồn bã bao nhiêu thì cô uống nhiều bấy nhiêu. Hơi rượu bốc lên, Lý San đăm đắm nhìn tôi hỏi: - Tối nay anh rảnh không? Giọng điệu và ánh mắt của Lý San làm tôi lặng đi một lúc, lòng dạ rối rắm không hiểu ra sao. Định thần lại thì tôi bắt đầu mở cờ trong bụng. Theo con mắt của đàn ông nói chung thì ba thứ: đêm, đàn bà và tình luôn làm thành một bộ. Một cuộc hẹn hò ban đêm với người đẹp luôn là điều hiện diện trong giấc mơ của mọi đàn ông. Gặp phải tình huống như thế này, người quân tử dĩ nhiên phải từ chối. Nhưng thường thì quân tử đều không phải là quân tử thật sự mà chỉ là tiểu nhân giả dạng thôi. Nên hầu hết họ là giả lả: “Muộn thế này rồi, để cô một mình tôi không yên tâm. Dù sao có người đàn ông ở bên cạnh bảo vệ cũng tốt hơn.” Thế nhưng phương pháp bảo về tốt nhất của họ thường là ôm nàng trên giường cho đến sáng. Tôi thừa nhận không phải người quân tử, cũng không hề cố ý gải vờ quân tử trước thiếu nữ ngây thơ, thế nên trong lúc đầu vẫn òcn mông lung đắn đo nghĩ ngợi thì miệng tôi đã liến láu: - Tôi về nhà bây giờ cũng chỉ đi ngủ thôi, chẳng có việc gì cả. Sau đó, dường như có một con quỷ say đẩy tôi ra xe taxi. Tôi thật khâm phục Lý San, say đến nỗi nói không ra lời mà vẫn đọc lưu loát tên quán bar cho người tài xế. Thật ra, tôi là một người bảo thủ. Trừ đàn bà ra, tôi phản cảm với tất cả những người xa lạ. Đã quen với quán rượu nào thì tôi chỉ đến cái quán đó thôi, tôi không thích thay đổi nới khác. Cho nên khi bị kéo đến một cái quán tên Đồ Nha ở gần đường An Tây nào đó, tôi không khỏi chút hoang mang. Quán bar hôm đó đông người khủng khiếp, tôi nhìn thấy Lý San lẫn đám người đang lắc mông điên cuồng, như thể chủ đề của quán bar hôm nay là xem ai quay cuồng giống người điên nhất vậy. Và nếu xét người điên nào ở cấp bậc nhanh nhất thì nhất định không phải ai khác ngoài Lý San. Cô nhìn thấy tôi cứ trù trừ mãi không dám bước xuống sàn, liền quyết liệt lôi tôi xuống bằng được để cùng nhau điên. Lý San có dáng vóc không béo mà cũng chẳng gầy, lúc này cô nàng đã cởi tuột chiếc áo khoác ngoài để lộ chiếc áo đen gợi cảm ôm lấy bộ ngực đang rung nảy không ngừng trông rất gợi tình, cặp mông tròn trịa như mời gọi người khám phá. Từ góc tôi đứng, nửa thân dưới của Lý San trông giống như một con rắn đen dài, đẹp đẽ, mềm mại, uốn lượn, quay vòng trong vũ điệu quyến rũ đến mê người. Khoảng cách giữa tôi và cô rất gần, hai thân thể chúng tôi không ngừng **ng chạm vào nhau. Trong một khoảnh khắc tôi chỉ ước được chạm vào bộ ngực của cô ta, rồi ngầm tán dương: “Thật là mềm mại, dễ chịu quá”. Tôi cảm thấy mình thật bỉ ổi. Trong lúc tôi nhìn Lý San và nghĩ ngợi thì cô dường như chẳng hề để ý, vẫn say sưa cuồng nhiệt trong vũ điệu. Nhảy thêm một lát rồi cũng chán, chúng tôi quay lại chỗ ngồi tiếp tục uống. Khi anh chàng DJ trên bục biểu diẽn hét lên: “Hai tay của các bạn đâu rồi?”, đám đông trước mặt tôi bỗng trở thành những kè tù binh giơ cao cả hai tay lên. Tôi vốn tưởng sẽ được hưởng chút ân huệ gì đó từ thân thể của Lý San, nào ngờ cô ta đưa tôi đến quán bar, mà chẳng hiểu sao tôi bây giờ lại không hề có chút hứng thú nào với việc nhảy nhót và uống rượu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Tôi lúc đó phải nói là chán ngán cực độ. Tiếng nhạc mạnh trong quán bar lúc ấy, đối với tôi giống y hệt như tiếng gầm gào đau thuương của một đàn thú dữ. Lý San nhảy mãi cuối cùng cũng thấm mệt,, quay về ngồi bên cạnh tôi. Tôi cũng muốn về. - Gì cơ? – Cô ta nghe không rõ, vừa hét hỏi lại vừa cười, nụ cười có vẻ gì hơi điên dại. - Điiiiiii Vềeeeee!!!!! – Tôi ghé sát vào tai cô ta mà hét. - Ồ! – Lý San cười hinh hích, miệng ngậm ống hút, giả làm điệu bộ như một co gái tuổi teen. Cô ta dựa vào người tôi. – Tôi nói với anh chuyện này! - Gì thế? Tiếng nhạc ầm ĩ như đấm vào tai khiến hai chúng tôi muốn nói câu nào cũng phải hét đến rát cổ họng. - Giúp tôi nói với Á Đương, cho tôi ở lại! Vẻ mặt cô ta lúc này thật thê thảm. Vẻ mặt cô ta lúc này thật thê thảm, rõ ràng là vô cùng bối rối, rõ ràng là đang sợ tôi từ chối, cố gắng một cách tuyệt vọng, giả vờ như mình chỉ vừa mới nghỉ đến việc đó thôi. -Hả?Cái gì? - Tôi hét hỏi lại. Thật ra, tôi đã nghe rõ câu nói của cô rồi, thậm chí nghe rất rõ ràng. Nhưng tôi không biết nên trả lời sao, và hỏi lại là phản ứng tự nhiên, hoàn hảo nhất cho những tình huống từ trên trời rơi xuống. Thật là may mắn, cô ta không nói gì nữa. Lý San cắn chiếc ống hút cắm trong ly nước chanh, nghiêng người nhìn đăm đắm bức tường sau lưng với ánh mắt lạ lùng, vô cảm. Tôi nhìn cô gái xinh đẹp ngồi trước mặt. Hoá ra trên đời này, thật sự có loại người như thế, vì muốn được gả vào nhà danh giá mà đến lòng tự trọng cũng chẳng cần. Người ta đã đuổi mình đi rồi, mà vẫn còn lằng nhằng cố van nài: “Cho tôi thêm một cơ hội nữa đi”. Tôi nhân lúc cô ấy không để ý, khẽ liếc cô một cái, rồi thuận đà nhìn theo hướng ánh mắt cô. Bức tường đằng sau Lý San là một bức tranh trường phái trừu tượng. - Bức tranh đẹp quá! Anh nhìn xem, ánh mắt của người phụ nữ kia chỉ có thể là ánh mắt của một người mẹ. Lý San lộ vẻ vui mừng như một cô học sinh tuổi teen chỉ bức tranh ở giữa. - Ừ! Tôi đáp lại. Thật ra tôi chẳng hiểu tí gì về hội hoạ, hội hoạ trừu tượng lại càng mù mịt. trong mắt tôi, những bức tranh này giống hệt như bị đám trẻ mẫu giáo nghịch màu, không cẩn thận đánh đổ lem nhem vậy. Chả thấy gì hay ho cả. Nhưng bây giờ, những bức hình nghệ thuật càng khó hiểu, người ta lại càng tôn vinh. Tôi lại không phải kiểu người thích chạy theo mốt. Tuy vậy, tôi vẫn ra vẻ khâm phục rất thành thật đối với nghệ thuật và nói: - Thật là hoàn mỹ! - Người mẹ luôn luôn là vĩ đại nhất! Cô ta đột ngột cảm khái. Gần đây, hình như các cô gái đều thích bày tỏ với tôi các đạo lý ai ai cũng biết thì phải, chắc để tỏ ra ta đây có tư tưởng cao siêu. Nhưng Lý San thì rõ ràng là thông minh thật sự. Chỉ dùng một câi thôi, cô ta dễ dàng lôi kéo được sự đồng cảm của người đối diện. Thế nên, tôi bỗng cảm thấy mình nên trầm tư. Tâm trí tôi trở về quê hương và người mẹ thân yêu. - Thực ra tôi cũng đã có bạn trai. Anh ấy rất tốt. Nhưng sau đó tôi đề nghị chia tay. – Lý San nói. Bắt đầu rồi đấy, đàn bà luôn thích bắt đầu bằng cái tâm sự đầy nước mắt đó. Những chuyện tình cảm cảm động, ướt át tôi nghe được trong một tháng gần đây có lẽ đã đủ để viết một cuốn tiểu thuyết. Công nhận là một người đàn ông tốt phải biết tôn trọng quá khứ của phụ nữ. Phụ nữ chọn tôi để tâm sự những điều đau khổ thì tôi cũng đau khổ thôi. Nhưng tôi thật sự hy vọng, họ hãy để cho tôi lựa chọn thời gian và địa điểm nghe thì hay hơn nhiều. Đó là trên giường, sau khi làm tình xong, còn tôi lăn ra ngủ hay không còn tuỳ thuộc vào độ hấp dẫn của câu chuyện và mức độ du dương trong giọng của người kể. Thấy tôi chẳng tỏ thái độ hiếu kỳ hay háo hức gì, Lý San lại hỏi tiếp: - Hai chúng tôi đều rất đau khổ, nhưng tôi không còn cách nào khác. Bạn trai tôi rất nghèo, còn mẹ thì bị ung thư… Vừa đúng lúc ấy, tôi đọc được mẫu quảng cáo tìm bạn đời trên báo… Tôi cố gắng dò xét thái độ của cô ta lúc kể chuyện. Có vẻ như các cô gái bây giờ đều là những diễn viên bậc thầy. Ánh mắt cô ta nhìn đăm đắm bức tranh treo tường mà cô đặt tên là “Mẹ”, đôi mắt đã bắt đầu thấp thoáng những giọt lệ. Vũ khí lợi hại nhất của đàn bà là những giọt nước mắt. Đàn bà từ lúc lọt lòng mẹ đã biết dùng món vũ khí này để khuất phục đàn ông rồi. Tôi cũng là một đàn ông, thế nên tôi bị thứ vũ khí ấy dụ dỗ. Một cô gái xinh đẹp đáng thương đang khóc kìa. Lòng tôi bỗng chùng xuống. Ai mà dám dùng sinh mạng của mẹ mình ra lừa đảo cơ chứ? Bất giác, tôi chạm vào mu bàn tay cô ta, vỗ về cô ta như một người anh trai dỗ dành cô em gái: - Bệnh của mẹ cô giờ thế nào rồi? - Mẹ tôi vẫn đang nằm viện. Bác sĩ nói cần một trăm nghìn họ mới chịu phẫu thuật. Vừa đúng lúc đó, chiếc đèn vẫn quay tròn trên reần bỗng rọi ánh vàng lợt vào đúng khuôn mặt Lý San. Tôi nhìn thấy gitọ nước mắt lăn trên làn da mịn màng của cô, rơi xuống dưới. chìm khuất vào lớp áo len. Biết miêu tả thế nào cho đơn giản và chính xác nhất điệu bộ đáng thương của cô lúc ấy nhỉ? Lúc đó tôi suýt nữa thì nói: “Để tôi cho cô vay.” - Thế nên, tôi xin anh hãy cứu lấy mẹ tôi! – Cô ta hét lên. Ngay sau đó, ánh đèn vàng lợt đã đổi màu xanh lục. Cô ta nhào tới, chụp bàn tay tôi một cách kích động: “Cho tôi ở lại đi!” Lập tức tôi cảm thấy như ngồi trước mặt tôi là một con hồ ly tinh đang giả điệu bộ thương tâm, trong khi khoé mép vẫn còn vương chiếc lông gà. Ồ, cô em bé nhỏ, nếu cô là hồ ly thì tôi sẽ là một con sói. Tôi không hề đổi sắc mặt, đẩy móng vuốt của hồ ly ra và nói: - Thế này, thật làm khó cho tôi quá… Rồi dùng ánh mắt thông cảm, mượn một câu thơ của A Lam: - Mùa đông thường làm người ta nhớ mùa xuân. Người mẹ nào rồi cũng phải ra đi. Mẹ cô chắc cũng không muốn cô dùng cả tuổi thanh xuân để đánh đổi lấy sinh mạng cho mình đâu. Cô ta lẩm bẩm rất nhỏ rồi lại dừng lại. Tôi nhìn miệng cũng đoán chắc cô ta nói: “Nhưng…” Lý San không nói tiếp nữa, đôi mắt đờ dại nhìn đám người trên sàn nhảy. Tôi không biết cô ta đang nhớ về người mẹ bị bệnh hay lo lắng vì bị tôi lật tẩy. Thực ra, khi bạn đã tham gia thế giới chết vì tiền này thì mỗi câi bạn nói người ta đều sẽ thêm vấou một dấu chấm hỏi. Lý San lại gọi thêm một cốc bia nữa. Cô uống cho đến khi đứng không vững, chân nam đá chân chiêu. Tôi đành phải vừa cõng vừa dìu, đưa cô về khách sạn. Tôi đưa cô về đến phòng, và tất nhiên những sự việc sau đó diễn ra theo một mô típ rất thông thường. Cô ta nôn oẹ ầm ĩ vào chiếc áo tôi đang mặc làm nó bốc mùi chua lòm, tôi đành phải đi tắm và mượn chiếc áo khoác tắm của cô. Khi bước ra khỏi phòng tắm, tôi thấy Lý San vẫn nằm nguyên trên giường. Tôi nói to: - Tôi về đây. Cô ta không trả lời. Tôi thề là lúc đó tôi đến gần cô chỉ vì muốn đắp chăn cho cô, nhỡ về đêm lạnh lại ốm thì khổ. Ai ngờ tôi đắp chăn xong, bàn tay lại vô thức đảo một vòng trên khuôn ngực mềm mại. Đầu tôi bỗng vụt hiện ra hình ảnh Lý San cuồng nhiệt trong điệu nhảy, thân thể rực lửa. Đôi mắt tôi cũng hùa theo mà phản tôi. Lúc này mới phát hiện ra cửa phòng chưa đóng, làm tôi lạnh toát cả người, vội rụt tay lại như một tên trộm bị phát hiện. Lúc đó, tôi tự thấy sao mình giống một tên lưu manh cấp thấp thế. Nghĩ thế, tôi bèn đi ra cửa, định về nhà. Bây giờ đi ra khỏi phòng, đóng cửa lại. Thế là xong. Cửa đóng lại, kêu “rầm” một tiếng. Ôi hỏng rồi. Tôi vẫn còn ở bên trong phòng. Tệ nhất là khi tôi quay lại giường Lý San thì cô đã tỉnh (hoặc là cô ta chưa hề ngủ). Lý San nửa nằm nửa ngồi trên giường, dáng vẻ cực kỳ yêu kiều nữ tính với vẻ quyến rũ chết người của hồ ly, đôi mắt nheo nheo khiêu khích. Sự kết hợp không lời ấy quả là một thứ thuốc độc chí mạng. Đột nhiên, tôi thấy cổ họng khô rát. Tôi nuốt nước bọt, rồi cùng với những giọt nước tinh khiết ấy, tôi cũng anh dũng lao tới ngấu nghiến luôn cả thứ thuốc độc ngọt ngào trên giường kia… Lúc chúng tôi làm chuyện đó, Lý San không hề rên rỉ, thoả mãn hay là hét lên một cách dâm đãng như thông thường. Cô ta chỉ lặp đi lặp lại một câu rất mất hứng: - Chưa bao giờ tôi nghe thấy hoàn mỹ quá cũng là một cái tội! Nếu đã thế thì để tôi có tí khiếm khuyết đi! Tôi suýt tí nữa thì liệt dương. Ôi giời! Hoá ra cô ta vẫn còn nghĩ đến cái lý do tôi đã bịa ra về việc vì sao cô không được lọt vào mắt xanh ngài tỉ phú. Làm xong việc, nhìn vệt máu đỏ thẫm lem nhem trên tấm ga trải giường, tôi cũng có chút hoảng hốt. Lý San thì lại nhìn tôi, dường như cố nén một nụ cười, nụ cười ráta kỳ dị. Tôi thấy lạnh toát dọc sống lưng, trong đầu những ý nghĩ, những dự đoán lướt qua rất nhanh. Cô ta sẽ làm gì? Khóc nức nở hay làm ầm lên? Hoặc yêu cầu tôi bồi thường, yêu cầu tôi chịu trách nhiệm? Cũng có thể cô ta sẽ lượm đâu đó một thằng bé và bảo là con trai tôi, bắt tôi đền chắc khoảng hai trăm nghìn tiền nuôi dưỡng? … Loại nào thì cũng chết cả, tôi không hề muốn vậy. Ai ngờ, câu đầu tiên của cô ta giống y như một tiếng sét đánh ngang tai: - Đi nói ngay với Á Đương, để tôi ở lại! Tôi trợn mắt lên. Bà cô này vẫn chưa hết hy vọng hay sao? - Nhưng… cô… tôi… vừa rồi… - Tôi thấy khó mở miệng, bàn tay vê vê tấm ga, ám chỉ việc cô không còn phù hợp với yêu cầu “trong trắng trinh bạch” của Tào Lợi Hồng nữa rồi. - Cái này anh không cần phải lo! Anh chỉ cần đi thuyết phục Á Đương cho tôi ửo lại thôi! Với lại “quá hoàn mỹ” không thể coi là một khuyết điểm được. Hình như cô này tương tư quá hoá điên rồi thì phải. - Làm sao làm thế được? - Anh mà còn không đi thì tôi sẽ nói toàn bộ chuyện hôm nay với Á Đương! Xong! Biết ngay là cô ta sẽ dùng chuyện này để uy hiếp tôi mà. Tôi nhìn người đàn bà mà lúc này trở nên giống như một con bò cạp đầy nọc độc. Bảy chữ người xưa vẫn thường nói “độc nhất là lòng dạ đàn bà” đem nhổ vào mặt cô ta quả là thích hợp vô cùng. - Để tôi thử xem! – Tôi đáp qua quýt. Cô ta nghe thế bỗng xoay 180 độ, trở về cái vẻ vui mừng rất trẻ con: - Thế thì chịu thua anh rồi! Lúc này rượu đã ngấm, tôi thấy mệt. Tôi lăn lưng xuống nằm cạnh cô ta, an phận với sự sắp xếp an bài của cơn buồn ngủ. Trước khi ngủ, tôi thầm nghĩ đến A Lam: “Người anh em à, lời cậu thành sự thật rồi đấy! Anh hôm nay quả nhiên trúng độc đắc rồi”. Tôi đang chìm dần vào giấc ngủ êm đềm, bỗng nghe tiếng chuông cửa, nhất thời quên mất đây là khách sạn. Tôi lẩm bẩm: “Mẹ nó chứ, muộn thế này mà đứa nào còn đến quấy rầy không biết?!” Vẫn trong cơn mơ màng, tôi mặc vội chiếc quần lót ra mở cửa. Cái đầu óc u mê của tôi bỗng tỉnh trở lại. Ôi thiên thần Nhậm Đạm Ngọc. - Chào anh! Lý San về chưa? Thiên thần hỏi tôi, câu hỏi tặng kèm một nụ cười nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương tư Gặp Á Đương về, rất lâu sau, Đạm Ngọc vẫn chưa bình tĩnh lại được. Giống như những kỳ kiểm tra hàng tháng hồi học phổ thông, chừng nào vẫn chưa biết mình thi như thế nào thì vẫn còn hồi hộp, cứ thế cho tới tận giây cuối cùng. Khi thầy cô chấm bài bước vào cửa lớp, bọn học sinh lập tức vây kín, đứa nào cũng đua nhau hỏi xem điểm số của mình ra sao. Bây giờ, trong những người nàng quen, thân cận với Á Đương nhất chỉ có mỗi anh luật sư. Thế nên, Đạm Ngọc lập tức gọi điện cho luật sư Hà Duy xin gặp. - Tôi muốn gặp anh một lát. Đạm Ngọc nói trong điện thoại. Không hỏi anh ta có thời gian hay không mà đưa ra ngay yêu cầu, đây là một trong những đặc quyền của những người đẹp như Đạm Ngọc. Thế giới đầy rẫy những con sói nhỏ dại thèm mồi Hà Duy cũng không giấu nổi dục vọng của anh ta. Chẳng phải mỹ nhân chỉ cần ngoắc ngón tay thôi là được rồi sao? Thế nhưng đối với lời đề nghị của Đạm Ngọc, Hà Duy chỉ nói được đúng một câu: “Xin lỗi cô Nhậm, tôi đang bận.” Đạm Ngọc có cảm giác mình đã bại trận rồi. Là một người đẹp, thất bại này làm tổn thương mạnh mẽ lòng tự trọng vốn quen được cưng chiều của nàng. Thế nên cả ngày hôm đó, Đạm Ngọc không sao vui lên được. Nhi Nhi hai lần đến rủ nàng đi dạo phố nàng đều từ chối. - Đạm Ngọc! Đi dạo phố với bọn em không? Dễ gì mà đến được Paris của phương Đông này, sao chị lại bỏ qua cái thú mua sắm được nhỉ?! Đạm Ngọc có thói quen tắm bồn vào buổi sáng sớm. Nhi Nhi nói câu này đúng lúc Đạm Ngọc vừa ngâm mình xong và quấn vội chiếc khăn tắm rộng. Cô ta trầm trồ mãi, nói từ trước đến giờ chưa thấy ai có nước da đẹp như nàng. Đạm Ngọc chỉ cười. Nhi Nhi là người bạn đầu tiên của Đạm Ngọc ở Thượng Hải, cũng là một trong những cô gái đến Thượng Hải vì mẫu quảng cáo tìm bạn đời. Vào buổi tối mấy hôm trước, Đạm Ngọc vừa về khách sạn, mở cửa phòng đúng lúc cô gái phòng bên ló ra. Cô gái không chút ngại ngùng, nhìn Đạm Ngọc nở nụ cười thân thiện. Một lát sau, vẫn là cô gái đó bấm chuông phòng Đạm Ngọc, chẳng quanh co gì giới thiệu ngay mình là Nhi Nhi. Nhi Nhi là một cô gái có lối nghĩ đơn giản, như lối nói của người Trung Quốc là kiểu con gái chỉ có tế bào đơn. Điều này thể hiện rất rõ ràng ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhi Nhi nói: “Chị cũng đến phỏng vấn phải không? Em vừa nhìn là biết ngay rồi! Chị xinh đẹp vậy cơ mà. Cái lão già háo sắc đó xếp tất cả những người đến phỏng vấn vào cũng khách sạn này hết cả”. Cô nàng lúc nào cũng gọi Á Đương là “lão già háo sắc”. Nhi Nhi bảo cô đến đây, tiếng là phỏng vấn chứ thực ra là muốn nhân cơ hội du lịch miễn phí một chuyến, thậm chí chủ động thổ lộ là cô còn mang cả bạn trai theo. Lúc đó, đã mười một giờ đêm, nhưng Nhi Nhi vẫn một mực kéo bằng được Đạm Ngọc đi ăn đêm ở Thành Hoàng Miếu. Chỉ mới hai ngày quen nhau mà Nhi Nhi đã dốc hết gan ruột ra với Đạm Ngọc, kể cả lời trăn trối của cha cô trước khi mất, lúc nào cũng có thể thoải mái cười lăn lóc hoặc khó ầm ĩ, dường như mục đích duy nhất của cô nàng trong cuộc đời là bảo đảm giây tiếp theo luôn được vui vẻ thoải mái. Câu nói Nhi Nhi thường xuyên dùng nhiều nhất khi ở bên cạnh Đạm Ngọc là: “Chị xinh quá! Đẹp nghiêng nước nghiêng thành ấy”. Lần đầu tiên Đạm Ngọc có cảm giác những lời khen giữa phụ nữ với nhau cũng có lúc không mang ý ghen tị. Nhi Nhi đến tham gia phỏng vấn, đem theo bạn trai, đến giờ chưa gặp được nhà tỉ phú, nhưng cô nàng vẫn vui vẻ như thường, rủ Đạm Ngọc đi dạo phố. Đạm Ngọc nghĩ, sống như cô nàng, vô tâm vô tư, không mục tiêu rõ ràng, không chí hướng, rốt cuộc là hạnh phúc hay đáng thương? - Lý San hôm nay được là “lão già háo sắc” đó mời dùng bữa rồi chị ạ. – Nhi Nhi nói có vẻ bí mật. - Thật à? – Đạm Ngọc bỗng có cảm giác thất bại. Những mỹ nhân bao giờ chẳng hy vọng mình là duy nhất trong con mắt đàn ông. - Tất nhiên là thật rồi! Hồi sáng, trước khi đi cô ta còn đến tận phòng em, nói là để mượn đôi kính. Em thừa biết là cô ta chỉ lấy cớ thế thôi, thực ra cố ý khoe khoang ấy mà! Cô ta á, trang điểm như sắp đi dạ hội, lại còn nói là sau này sẽ không quên một người bạn như em đâu. Em ghét nhất loại đàn bà như thế. Cứ như là sắp lên chức thiếu phu nhân rồi không bằng! - Ha ha! – Đạm Ngọc cố gắng cười. Nhi Nhi lại rủ nàng đi mua sắm. Nàng từ chối, lấy cớ không có hứng thú. Cô nàng cố vật nài nũng nịu thêm một lát, thấy nàng không có vẻ hưởng ứng đành bỏ đi. Đạm Ngọc tiếp tục ngâm mình thêm một lát nữa, chầm chậm tám lại bằng vòi sen. Nàng ngồi im lặng trước bạn trang điểm, chăm chú ngắm mình trước gương. Cứ như thế cả một buổi sáng, chẳng hề động đậy. Buổi trưa xuống nhà hàng dùng bữa, nàng lại gặp Nhi Nhi, đằng sau là một cô nàng là một anh chàng còng lưng vác hai túi đồ lớn, vẻ mặt dường như không còn chút kiên nhẫn nào. Nhi Nhi lại gọi Đạm Ngọc, rủ nàng đi mua sắm, hoàn toàn quên mất việc bị vấp phải sự phản đối của nàng buổi sáng. Đạm Ngọc nhìn anh chàng đứng bên Nhi Nhi, khẽ lắc đầu. Cô gái ngây thơ sống trong thứ hạnh phúc đáng thương! Buổi tối, Nhi Nhi – vui vẻ như mọi ngày vẫn thế - xộc vào phòng Đạm Ngọc, đem tất cả đống mỹ phẩm mới sắm bày ra giường khoe với nàng. Nàng nhìn đống mỹ phẩm lao động nặng nhọc cả ngày của Nhi Nhi, tâm trạng buồn chán làm nàng không nở nổi một nụ cười động viên cho cô bạn. - À, em biết rồi. Chị xinh đẹp như vậy tất nhiên là không cần mấy thứ này rồi. Vẻ đẹp tự nhiên là hay hơn cả! Nhi Nhi khen nàng rất chân thành, làm nàng cũng vui vẻ hơn chút ít. - À đúng rồi, Lý San chưa quay về chị ạ. - Gì cơ? Đạm Ngọc thấy tim mình giật thót lên một cái, cảm giác thất bại bỗng trở lại. - Đúng thế mà! Cô ta đi gặp lão già háo sắc đến giờ vẫn chưa về! Liệu có phải… - Nhi Nhi cười hì hì, tay phát một động tác chỉ quan hệ nam nữ. - Liệu sẽ như thế nào nhỉ? – Đạm Ngọc hơi thấy hoang mang , hiểu rồi nhưng vẫn cố hỏi, không dám đối mặt với câu trả lời. - Ối giời! Để ý chuyện ấy làm gì! Dù sao lão già háo sắc ấy chọn ai cũng chả liên quan gì đến em cả! À đúng rồi, hôm nay trên truyền hình sẽ chiếu lễ trao thưởng thì phải! Chị bật tivi giúp em đi, nhanh lên chị! Nhi Nhi quả là người ruột để ngoài da, bộ não chỉ là thứ đồ trang trí. Nàng ta dĩ nhiên là không biết đến những ý nghĩ đó của Đạm Ngọc, vẫn mãi la lối đòi xem ti vi. Đạm Ngọc vẫn thẫn thờ bước tới bật tivi. Ngồi xem cũng Nhi Nhi trên ghế sô pha, mắt nhìn đấy nhưng tâm trí không hề để vào những hình ảnh trên truyền hình. Nàng đang rối loạn với hàng trăm những phỏng đoán khác nhau. Tâm trạng nàng u uất và bấn loạn như thể một người đang đứng bên vách đá cheo leo, lúc nào cũng có thể bất thần bị đẩy một cái từ đằng sau. Nhi Nhi xem tivi được một lát bỗng quay sang Đạm Ngọc: - Ôi khát quá, khát quá đi mất! Đạm Ngọc, chị có khát không? - Hả? À! Ừ, để chị đi lấy đồ uống. - Có sữa không chị? Có cà phê không? Em thích uống cà phê sữa. Đạm Ngọc nhìn cô nàng. Miệng Nhi Nhi vẫn liến láu trong khi mắt vẫn dán chặt vào màn hình không hề động đậy. Đến bái phục cô nàng này. - Có đấy. – Đạm Ngọc nói, đi về phía tủ buýp phê. Pha xong tách cà phê, Nhi Nhi lại kêu nóng quá, bắt Đạm Ngọc để ra ngoài cửa sổ để gió thổi cho nguội bớt. Đạm Ngọc hơi ngạc nhiên. Con bé này sao mà lắm yêu sách thế. Nhi Nhi rời mắt khỏi màn hình, nhìn Đạm Ngọc cười lấy lòng, nàng chẳng có cách nào khác đành chiều ý cô bạn. Nàng bước tới bên cửa sổ, mở tung hai cánh. Làn gió mát lạnh nhân đó ùa vào đầy căn phòng, thổi thấu vào tận trong tim Đạm Ngọc làm nàng bất giác rùng mình. Gần 11h đêm rồi, có lý do gì giờ này Lý San vẫn chưa về? Bên ngoài cửa sổ, đèn đường làm thành những dải sáng trưng, đèn xe nối nhau tụ thành một đám. Tắc đường rồi thì phải. Đạm Ngọc bỗng thấy một tia hy vọng, có khi Lý San chưa về vì kẹt tắc đường cũng nên. Nàng chợt thấy mình giống như một kẻ đáng thương, đau khổ ngồi nhà đón xem người ta đi chơi vui vẻ hay chán chường. Nhưng chỉ được một lát, tia hy vọng của nàng lại vỡ vụn: nếu như Lý San đi gặp Á Đương từ sáng thì bây giờ tắt đường có làm gì được? Nàng quay lại nhìn cô gái ngốc nghếch đang xem tivi với vẻ thoải mái nhất trần đời: - Này, hay là phòng Lý San xem thử đi, xem cô ta đã về chưa. Nhỡ có chuyện gì thì sao? - Cũng được chị ạ! Em cũng đang nghĩ thế! … Chuông cửa phòng Lý San reo lên! Nhưng ra mở cửa lại là Hà Duy. Đạm Ngọc ngạc nhiên. Anh chàng luật sư thường ngày lịch sự, đạo mạo, giờ chỉ mặc mỗi chiếc quần lót dạng quần đùi màu xanh, người để trần, xuất hiện trong phòng một cô gái. Nhìn thấy Đạm Ngọc, anh ta lỗ vẻ vừa luống cuống vừa giảo hoạt… Điều đó là Đạm Ngọc thấy khinh thường anh ta hơn. Nhi Nhi đứng đằng sau thấy thế kêu “á” lên một tiếng. - Chào anh, có Lý San ở đây không? Đạm Ngọc hỏi, vẫn mỉm cười bình tĩnh. Chàng luật sư rõ ràng là đang hoảng hốt, bản tay rõ ràng là đã định vân vê gấu áo nhưng lại bị phát hiện ra làm gì có áo mà vê, đành phải đổi sang quần lót vậy. Anh chàng dùng cả hai tay mân mê mép quần, lúng túng hồi lâu vẫn chưa nói được câu nào. Chiếc quần của anh chàng xấu xí đến khó quên. Thậm chí đến mức rất lâu sau này, có lần Đạm Ngọc nhìn thấy vỏ hộp bánh gatô mà xanh lăn lóc trên đường liền ngay lập tức nhớ đến chiếc quần chỉ đáng vứt đi của anh luật sư ngày ấy. - Lý San chưa về hả anh? – Đạm Ngọc hỏi lại lần nữa. - À! Ờ! Về… Về rồi… ở bên trong… - Chàng luật sư lắp bắp nhưng lại cố gắng dùng thân mình che lấp bên trong. - Bọn em muốn tìm cô ấy có việc! – Nhi Nhi từ đằng sau lưng nói với vào. - À! Cô ấy… cô ấy, chắc đang bận! Cô ấy… - Ha ha, không sao. Bọn em chỉ lo cho cô ấy thôi. Được rồi, hai người nghỉ ngơi tiếp đi. Bọn em không làm phiền nữa. Đạm Ngọc quay ngoắt kéo tay Nhi Nhi bỏ đi, khuất dần sau hành lang. - Chị làm sao thế? Mình chẳng phải là muốn tìm Lý San à? - Không cần tìm nữa đâu. - Vì sao thế? … Đạm Ngọc nắm tay Nhi Nhi đi trên tấm thảm đỏ trải trên hành lang khách sạn. Nàng tưởng như con đường trải thảm đỏ lnày là con đường đưa nàng vào sảnh đám cưới huy hoàng, nơi nàng đường hoàng bước tới đỉnh cao tiền bạc và danh vọng.. Bước một bước, nàng đều có thể tự tin quay đầu nhìn lại từng dấu chân in đậm vững chắc đằng sau. Hoá ra là Lý San ở với người khác; hoá ra anh chàng luật sư vì bận “chiến đấu” với “tình địch” nên mới “không có thời gian”; hoá ra một đối thủ nữa của nàng lại bị rớt đài. Đạm Ngọc bước đi ung dung, trên môi nở nụ cười đắc thắng. Buổi sáng hôm sau, Đạm Ngọc lại chuẩn bị ngâm mình. Nàng trông nhu một đứa trẻ, sung sướng ngắm dáng vẻ mình trong gương, dáng vẻ của người chiến thắng. Tâm trạng vui phơi phới, nàng khe khẽ hát. Mùi thơm thanh mát của sữa tắm khiến nàng cảm thấy thật dễ chịu. Bong bóng xà phòng kết thành từng chuỗi óng ánh đầy màu sắc. Ngâm mình trong nước ấm, tinh thần sảng khoái, Đạm Ngọc nghịch ngợm chu miệng thổi bong bóng bay tung. Nàng cảm thấy hôm nay là ngày đẹp nhất kể từ hôm tới Thượng Hải đến nay. Chắc con nhóc Nhi Nhi lại sắp đến gọi cửa đây. Nhi Nhi là một cô gái rất dễ là người khác vui vẻ, những lúc ở bên cạnh cô nàng thật thoải mái nhẹ nhàng, Đạm Ngọc đã quen ngày ngày có Nhi Nhi ríu rít bên cạnh rồi. Quả nhiên năm phút sau chuôn cửa réo vang, Đạm Ngọc theo thói quen thường ngày hét lên bảo sẽ ra ngay. Nàng quơ vội chiếc khăn tắm quấn quanh người rồi ra mở cửa. Sợ người qua lại nhìn thấy, Đạm Ngọc đưa tay mở khoá rồi lùi ra sau cánh cửa, đợi Nhi Nhi ló đầu vào. Lạ chưa, sao đợi mãi vẫn chưa thấy ai nhỉ? Chắc con nhóc này lại định đùa mình đây. Nàng cố tình lấy giọng không vui nói to: - Còn không vào là tôi đóng cửa bây giờ đây! Bỗng thấy một người cao hơn Nhi Nhi đến một cái đầu vội vã nhào vào, miệng kêu to: - Đừng đóng! Đạm Ngọc suýt nữa thì hét lên. Là luật sư Hà! - Anh vào đây làm cái gì thế hả? Đạm Ngọc hai tay giữ chặt nếp gấp của chiếc khăn tắm phòng nó phản chủ tuột xuống bất ngờ, đôi mắt trừng lên giận dữ nhìn người đàn ông trước mặt. - A! Tôi… cô…, cô gọi tôi vào mà! Còn may, Hà Duy cũng không đến nỗi không biết thế nào là người quân tử. Anh ta vội quay người bước ra ngoài, miệng càu nhàu bực bội: - Đúng là xui xẻo! Đạm Ngọc cũng lầm bầm, chốt chặt cửa đề phòng và quay trở vào phòng tắm. - Tôi cũng xui xẻo chả kém! Hà Duy làu bàu với cái trần nhà, rồi hạ giọng lẩm bẩm: - Nhưng mà là một sự xui xẻo dễ thương. Ha ha. Hai phút sau, Đạm Ngọc lại hiện ra trước mặt Hà Duy, ăn mặc lịch sự đẹp đẽ và nữ tính như thường. Hà Duy ngồi trên ghế sô pha. Anh ta liếc nhìn đôi chân của Đạm Ngọc: - Quả nhiên là đi giày cao gót trông đẹp hơn thật! Đạm Ngọc lúc này đang đi dép lê. - Anh thôi nói linh tinh đi được rồi đấy. Anh đến đây là để nói tôi đi giày cao gót đẹp hơn thôi à? Đạm Ngọc rót cho anh ta một ly nước rồi đổi giọng châm chọc: - Tối qua anh đi chơi vui chứ? - Cô Nhậm, tôi phải nói rõ chuyện này, tôi với Lý San chẳng có gì cả! Hôm qua mới là lần thứ hai chúng tôi gặp nhau. Xin cô về sau đừng nói đến chuyện này nữa. Thật sự… chúng tôi… là do cô ấy uống say quá, tôi đưa cô ấy về phòng, chỉ thế thôi! Hà Duy từ tốn giải thích. - Đưa về đến mức chỉ còn mỗi một chiếc quần đùi thôi? – Đạm Ngọc hỏi vẻ bình thản. - Cô không tin tôi à? - Đâu có, anh nói thế nào thì tôi biết thế thôi. Đạm Ngọc nhìn Hà Duy cười mỉm kín đáo, không ngờ nụ cười đó lập tức làm mặt Hà Duy đỏ bừng, giống kiểu một người chồng bị vợ bắt quả tang ngoại tình. Lúc này, Đạm Ngọc bỗng như chợt nghĩ ra điều gì, nàng có vẻ sợ hãi. Hoá ra, Lý San cũng chẳng phải tay vừa, chưa gì đã xây dựng được quan hệ với luật sư của Á Đương rồi, đánh nhanh thắng nhanh. May mà nhờ chuyện vô tình tối qua mình mới biết được tính toán của cô ta. Đạm Ngọc nhìn Hà Duy, tính toán của Lý San quả cũng không tồi. Có lẽ tiếp cận trước với Hà Duy cũng là một hành động thông minh. Chính là Lý San đã làm Đạm Ngọc thức tỉnh. Muốn đạt được thắng lợi cuối cùng nhất định phải cư xử thật thông minh với anh chàng luật sư này. - Thật ra, tôi vẫn phải cảm ơn anh, đã giúp tôi loại được một đối thủ. - Ầy, có gì đâu. – Xem ra Hà Duy có vẻ như định nói gì đó rồi lại thôi. - Tôi vẫn muốn hỏi anh từ lâu rồi, anh có bao giờ nghe Á Đương nói gì về tôi chưa? Đạm Ngọc tay chống cằm, khuỷa tay tì trên đùi, hàng mi dài chớp chớp, đôi môi chúm chím, làm ra một điệu bô đáng yêu điển hình. Hà Duy đăm đăm nhìn những ngón chân sơn màu hoa hồngb của Đạm Ngọc, cảm thấy cái gót chân mịn màng gần như trong suốt kia chỉ có thể so sánh với những vẻ đẹp tinh tế của những viên thạch anh được nước suối thượng nguồn nghìn năm mài dũa. Giá mình được biến thành dòng nước ấy mãi mãi dịu dàng mà ve vuốt... Mắt cá chân của người phụ nữa luôn là một sự mê hoặc đối với đàn ông. Hà Duy, dưới sự chi phối của tình cảm, mê hoặc liền nói tuốt tuồn tuốt: - Có, có đấy. Ông ta chỉ nhắc đến cô thôi. - Ô! - Đạm Ngọc thở ra một hơi thở dài khoan khoái, như thể trút ra được một hón đá nặng đè trên ngực từ lâu. Hà Duy nhìn niềm vui của nàng, đổi sắc mặt: - Tôi đến đây để bào cho cô biết, ngày mai Á Đương sẽ tham gia một buổi dạ hội và muốn cô làm bạn nhảy của ông ta. - Thật không? Đạm Ngọc vui mừng như thể muốn nhảy cẩng lên. Đây là lần đầu tiên Hà Duy nhìn thấy Đạm Ngọc trong trạng thái kích động đến thế, trông thật giống một chú khổng tước tươi vui, anh chàng càng thấy lòng chán ngán. - Thật! Ngày mai cô trang điểm đẹp đẽ một chút, còn quần áo buổi chiều sẽ được đưa đến, đều là may riêng cho cô đấy. Hà Duy thấy có vẻ như bây giờ mình nói gì cũng chẳng lọt nổi vào tai cô nàng nữa, liền đứng dậy cáo từ ra về. Giá như nụ cười kia, dáng vẻ vui mừng kia là vì mình thì có chết cũng cam lòng. - À đúng rồi, dạ hội tối mai anh có tham gia không? Đạm Ngọc bỗng hỏi, đôi mắt lấp lánh hy vọng. ( Hay là Hà Duy tự tưởng tượng ra như thế?) - Cô có muốn vậy không? Hà Duy quay lại hỏi ngược, khuôn mặt có vẻ như không dám tin mình lại nhận được sự sủng ái đến thế. - ... Anh cũng có thể coi là người bạn đầu tiên của tôi tại Thượng Hải, có anh ở đó, tôi sẽ thấy yên tâm hơn. - Đạm Ngọc nói với vẻ nghĩ ngợi, đôi mắt mở to. Hà Duy cũng không trả lời, chỉ nói tạm biệt, bộ mặt có vẻ như vì cố nhịn cười mà thành ra nhăn nhó khổ sở như bị rút gân. Buổi chiều, quả nhiên một bộ đồ dạ hội tuyệt đẹp được đưa đến. Nàng mặc thử và soi mình trong gương, tâm trí miên man nghĩ về ngày mai. Ngày mai, nàng công chúa trong cổ tích sẽ sống lại và đẹp hơn ngày xưa gấp ngàn lần. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương năm Có một thời gian rất dài, tôi yêu thích những tiệm hoa tươi. Tiệm hoa với những bông hoa đẹp rực rỡ và cô chủ còn xinh đẹp hơn cả hoa. Đó là một cách suy nghĩ không nên có đối với một người đàn ông. Đàn bà sẽ cười anh ta yếu đuối bạc nhược, đàn ông sẽ mắng anh ta kém mạnh mẽ. Thế nên tôi giữ riêng điều đó trong ý nghĩ, đôi lúc cũng tự cảm thấy đàn ông mà yêu hoa thì đúng là loại biến thái. Tôi phát hiện ra là các cô chủ tiệm hoa cô nào cũng xinh đẹp, đặc biệt ở Thượng Hải. Tôi thích ngắm những cô gái như những con bướm xinh xắn tung tăng giữa biển hoa lộng lẫy sắc màu, thích nhìn các cô chun cái mũi xinh xinh hít hà mùi hương thơm ngát của bông hoa, tinh thần thoải mái. Hình ảnh yêu kiều dễ thương ấy, không biết tự lúc nào đã làm tôi mê đắm. Hoa tươi luôn luôn là cái nền hoàn hảo cho các mỹ nhân. Thứ nào mới lạ tràn lan khắp ngoài đường ngoài phố thì được gọi là mốt. Nhưng tràn lan quá lại thành ra tầm thường. Hoa hồng là biểu tượng cho tình yêu và sắc đẹp được gần nghìn năm thì người ta bắt đầu chán. Họ cho là hoa hồng quá non tơ đẹp đẽ nhưng lại tầm thường phù phiếm đến không chịu nổi. Ở trong cái xã hội bèo bọt này, người ta đều bắt đầu tìm kiếm một thứ gọi là trong trắng thuần khiết và cao sang. Hoa bách hợp, hoa hồng bạch, hoa trà trắng… Phải chăng khi người con gái nâng niu trên tay nhành hoa trắng, nàng cũng trở nên trong sạch thuần khiết như hoa? Đó là những tình cảm thật sự mà tôi muốn thể hiện. Trên đường đưa Lý San ra sân bay, chúng tôi đi ngang một cửa hàng hoa. Lý San mặc chiếc váy trắng nhẹ, đứng giữa những bông hoa bách hợp, lưu luyến không nỡ rời tay. Sắp tết rồi, năm sau là năm Dậu nên đường phố chỗ nào cũng thấy những thứ liên quan đến gà. Tiệm hoa dùng vô số những bông hoa giả kết thành hình một chú gà trống thật to. Chú gà hoa đứng sừng sững oai vệ, nổi bật lên giữa những bông hoa trông thật buồn cười. Tôi vốn ghét tặng hoa cho phụ nữ. Tôi nghĩ người phụ nữ xinh đẹp chưa chắc đã ăn nhập được với những bông hoa đẹp. Nhìn Lý San tỏ vẻ như thể mình rất yêu hoa, tôi bỗng thấy khó chịu. - Tôi thích nhất là bách hợp đấy, màu trắng của nó tượng trưng cho vẻ thuần khiết thiếu nữ - Lý San chợt ngẩng lên nói với tôi. Chủ tiệm hoa – một cô gái thanh tú – nghe Lý San nói vậy, khẽ cười, gật đầu đồng tình: - Đúng đấy, hoa bách hợp rất hợp với cô. Lý San nghe thế thấy rất vui, khoái chí ôm đóa bách hợp vào ngực, ngửi bông hoa với điệu bộ rất thành kính. Thế nên trong đầu tôi bỗng hiện ra những cảnh tượng. Bách hợp vào một đêm nào đó, trên giường khách sạn, trang phục xộc xệch, dáng vẻ quyến rũ đầy nhục cảm, hoàn toàn thích hợp cho việc cầm tinh năm nay. Khi những bông bách hợp đều đang cố tình làm ra vẻ trong trắng thuần khiết thì những đóa hồng vẫn phóng khoáng thoải mái như muôn đời vẫn thế, hé nở những cánh hoa lả lướt đa tình. Lý San sau khi bị loại hẳn, làm ra vẻ tươi tắn đứng trước những bông bách hợp, cố gắng che giấu sự buồn thảm ai oán trong lòng. Những người muốn che giấu điều gì đó bao giờ cũng rất đáng thương. Lý San vốn dĩ đã có một kế hoạch hoàn hảo. Mà chưa nói cô, đến tôi đây, gần gũi với nhà tỉ phú thế nhưng tối qua cũng bị nàng Đạm Ngọc hạ gục dễ dàng. Tối qua, khi nghe tin Đạm Ngọc đã biết mọi chuyện giữa hai chúng tôi, Lý San đã khóc. Khóc rất to, khóc như đau khổ tột cùng, khiến tôi cũng không khỏi áy náy, bứt rứt. Tôi không biết nói thế nào để an ủi cô cho thích hợp. Tôi chỉ biết im lặng. Lý San thấy lúc cô bị tổn thương nhất, người đàn ông bên cạnh vừa mới chung hưởng sự thuần khiết của cô ấy lại bàng quan như thể đó là một việc không hề liên quan đến anh ta thì bắt đầu đem tất cả những uất ức giận dữ trút lên người tôi. Tất cả những thứ nằm trong tầm tay Lý San đều bị cô túm lấy và quăng bừa về phía tôi, vừa quăng vừa la hét giận dữ, mỗi một tiếng hét đều mang một nỗi đau uất hận nào đó mà tôi không thể lý giải được. Đến khi trời sắp sáng, không thể chịu nổi nữa, tôi đành nói tôi sẽ chịu trách nhiệm mọi việc. Tôi sẽ chịu trách nhiệm thế nào với cô gái tôi không hề yêu, cũng không hề hiểu chút gì về cô ta? Tôi đang nghĩ ngợi thì Lý San từ phòng tắm bước ra, trông lại tươi tắn, thoải mái như trước. Không thể tin nổi là chỉ mới ít phút trước, cô gái này còn đang la lối, gào thét tuyệt vọng. Cô ta nói chẳng cần tôi chịu trách nhiệm gì cả. - Không cần đâu, tôi sẽ về nhà hôm nay. - Lý San nói, nụ cười mơ hồ bí ẩn. Đàn bà đúng là thứ mà đàn ông vĩnh viễn không bao giờ lí giải nổi. Thế nên hôm nay, nhìn Lý San tỏ vẻ yêu thích đến thế đối với những bông hoa bách hợp, hình bóng cô cũng hòa vào với những đóa hoa, tôi tự nhiên muốn ôm chặt cô mà an ủi. Đàn bà, các cô vì muốn an nhàn hưởng thụ vật chất mà tìm đến, cuối cùng lại chỉ nhận được toàn thất bại đắng cay. Hóa ra, tôi và những cô gái đáng thương này, chẳng có ai là kẻ thắng cuộc cả. Thế nên, khi Lý San sắp lên máy bay, tôi ôm cô, không chặt mà cũng không hờ hững. - Sao anh không phải Á Đương nhỉ? Lý San vừa cười vừa nói, như thể đó chỉ là một câu đùa giữa những người bạn, không hề hàm ý nghi vấn mà dường như chỉ có chút bất lực. Cuối cùng, Lý San tạm biệt tôi: - Tạm biệt Hà Duy, hẹn gặp lại. Tôi thấy những giọt nước đong đầy trong đôi mắt Lý San. Không biết là chốn đô thị phồn hoa khiến cô lưu luyến không nỡ rời hay cô thương cảm cho cái thân phận thằng tôi – một kẻ nghèo sống trong một thành phố giàu có. Dù sao, tôi và cô cũng đã có một đêm hoan lạc bên nhau. Cái sức hấp dẫn mạnh mẽ đã lôi cô đến đây lúc đầu dường như đã hoàn toàn tiêu tan lúc cô quay lưng bước đi. Tôi chẳng biết cô đã nhận được gì. Nếu quả thật những gì hôm qua cô nói với tôi là sự thật, cô vẫn còn một người mẹ bệnh nặng ở nhà, liệu cô sẽ mang được gì về cho người mẹ đang mỏi mòn ngóng đợi… ngoài bó hoa đang ôm trong tay – những đóa hoa bách hợp rất thanh cao và rất thuần khiết? Tiễn Lý San về rồi, tôi gọi điện ngay cho A Lam: - Này cậu, anh trúng giải độc đắc rồi. - Thật á? Ở đâu? Cho em đến xem xem nào! Nghe tiếng A Lam trong điện thoại dường như còn kích động hơn cả tôi, như thể muốn moi từ trong điện thoại của tôi ra toàn bộ các chi tiết và tình huống. - Đi rồi. Vừa mới lên máy bay xong. - Sao? Đi rồi á? Đúng là đồ dở hơi, bảo anh là lúc nào gặp được phải giữ lại cho em xem cơ mà, em vẫn chưa bao giờ biết loại con gái hèn hạ đến thế trông như thế nào. … A Lam cứ thích nghĩ là trong các cô đến ứng thí, cô nào chịu ngủ với tôi đều là hạng hạ lưu cả. Thật ra cậu ta đâu hiểu gì về những cô gái ấy, đã muốn lọt vào nhà danh giá thì chẳng từ thủ đoạn nào cả. Trên đường về, tôi gặp một đứa bé ăn mày. Đôi mắt nó ầng ậng nước, chìa tay xin tôi tiền, đôi tay giống hệt cành củi khô. Đôi mắt nó lóng lánh sao giống hệt Lý San, thậm chí còn có sức thuyết phục hơn. Chỉ có những giọt nước mắt vì đói mới có thể coi là nước mắt đau buồn thật sự. Đưa cho đứa bé đó một đồng, tôi nhận lại lời cám ơn cảm động chân thành của nó. Bỗng nhiên, tôi nhớ đến đứa con trai nhỏ còn ở quê, thằng bé thường say mê chơi xe tăng ở bên đường, tôi nhớ ra tôi còn là một người cha. Đúng lúc đó có điện thoại. Là thư ký của Tào Lợi Hồng, lệnh cho tôi sáu giờ tối nay đến khách sạn đón Đạm Ngọc, ông ta không có thời gian. Thư ký của Tào Lợi Hồng tên Lý Bân, một anh chàng có khuôn mặt vuông và mái tóc ngắn, thường mặc Âu phục và thắt ca vát, lúc nào cũng tỏ vẻ đạo mạo. Lý Bân giải thích ngắn gọn, buổi dạ hội tối nay là một người bạn của Tào Lợi Hồng gả con gái, gửi lời mời ông ta đến dự. Tào Lợi Hồng muốn Đạm Ngọc làm bạn nhảy của ông ta. Thế nghĩa là tôi lại phải làm một tài xế tạm thời vậy. Tôi hỏi có phải đi bằng taxi không. Thế là hôm đó tôi đường hoàng nhận chìa khóa chiếc Audi A8 mới cứng. Lái chiếc xe sang trọng sếp cho mượn tạm về nhà mà tôi cứ lo lo, nhỡ không cẩn thận làm hỏng cái gì thì có mà đi đời. Điều chỉnh lại tâm lý, hít sâu thở chậm một cái, về nhà ăn tạm bát cơm, tôi vội lái xe đến khách sạn Đạm Ngọc đang ở. Thấy người bảo vệ cung kính mở giúp cánh cổng cho tôi lái xe vào, tôi bỗng giật mình, buột miệng nói cảm ơn. Vừa lái xe qua cổng, tôi lại nhận được điện thoại của Lý Bân: “Sếp có việc gấp phải đi Bắc Kinh ngay, không dự dạ hội nữa. Sếp muốn anh giúp ông ấy xin lỗi cô Nhậm.” Tôi vội vàng nói được rồi. Cúp máy xong, thật không biết làm thế nào mà bước nổi chân. Công việc, sự nghiệp là lớn nhất rồi. Vì cái bận rộn của ông ta, ông ta có thể mượn người đón giúp bạn nhảy, giờ lại nói xin lỗi giúp nữa… Tôi đồ chừng chắc sau này kết hôn, ông ta cũng đưa tiền nhờ tôi làm chú rể nốt cho xong. Đạm Ngọc biết trước là tôi sẽ đến đón lúc sáu giờ. Tôi gõ cửa, cửa lập tức mở, tưởng như Đạm Ngọc đã đứng sát ngay cánh cửa mà chờ tôi đến vậy. Cửa mở ra, tôi tưởng như trước mặt mình là một cô dâu từ đâu lạc bước tới. Chỉ một câu: “Không cần cô dự dạ hội nữa, cô nghỉ ngơi sớm đi!” mà tôi không biết phải mở miệng thế nào. Vẻ đẹp khiến người ta không thể từ chối, kiêu ngạo làm người ta không nỡ làm hại. Đạm Ngọc rõ ràng là một cô gái vừa xinh đẹp vừa kiêu kỳ, lại đang mặc bộ váy dạ hội lộng lẫy thanh nhã, cao quý mà tràn đầy sức sống. Tôi đứng trước vẻ đẹp rực rỡ của nàng, thấy lòng mềm nhũn. Tôi không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt được trang điểm rất tinh tế của Đạm Ngọc, không biết làm thế nào từ chối sự mong đợi của nàng. Mà thực ra tôi làm gì có cái quyền từ chối? - Ừm… Cô Nhậm, cô chuẩn bị xong hết rồi à? – Tôi hỏi. - Vâng! Chúng ta có thể đi được rồi. - Đạm Ngọc giống như một cô công chúa ngây thơ, lại còn ban tặng thêm cho tôi một nụ cười mê hồn. - À… Tôi, tôi hơi khát, có thể cho tôi ly nước không? – Tôi nói, đứng chắn cửa phòng. Đạm Ngọc nhìn tôi, không nói gì, đi vào trong phòng rót nước. Rồi tôi lại lấy cớ nước nóng quá, yêu cầu ngồi nghỉ một lát đợi nước nguội bớt. Đạm Ngọc có vẻ không vui, nhưng không từ chối tôi. Cầm cốc nước trong tay, không dừng được, tôi liếc nhìn Đạm Ngọc: vòng eo nhỏ nhắn, đôi chân thon thả, khuôn ngực tròn đầy và cặp mông gọn gàng quyến rũ. Trên nền trời đêm, chiếc váy màu đen nàng mặc làm nàng tỏa ra ánh hòa quang của một viên ngọc trai đen. Sợi dây chuyền bạch kim tinh xảo làm nổi bật chiếc cổ trắng ngà duyên dáng và bờ vai cân xứng hoàn mỹ. Có thể thấy nàng đã trang điểm rất kỹ càng, ngay cả một ánh nhìn hay một cái chớp mắt cũng đều tỏa ra ma lực khó cưỡng lại. Đặc biệt là đôi giày cao gót trong suốt như làm bằng thủy tinh, nửa kín nửa hở che khuất đôi gót chân xinh xắn. Nàng không ngừng đưa mắt ra phía ngoài cửa sổ, chẳng buồn nhìn đến tôi. Đôi môi mím chặt cho thấy nàng đã không còn kiên nhẫn nữa rồi. Tôi thì vẫn không nghĩ ra cách nào tránh khỏi cái việc phải dội gáo nước lạnh cho mỹ nhân lộng lẫy trước mặt. Uống nước xong, tôi lại bảo muốn vào nhà vệ sinh. Nhậm Đạm Ngọc dùng đôi mắt biểu lộ rõ ràng sự bất mãn liếc tôi một cái sắc lẻm, khoát tay chỉ về phía nhà vệ sinh. Tôi vào phòng vệ sinh, cảm thấy mình giống như đang khơi gợi, mời mọc cô gái vốn đã rất hồi hộp và hưng phấn. Nhất định nàng sẽ nghĩ là tôi cố tình làm khó nàng. Như thế, nói nặng ra thì đối với Đạm Ngọc sẽ giống như một sự lăng nhục. Cô gái trang điểm xinh tươi lộng lẫy, lại bị nhà tỷ phú từ chối một cách hững hờ đến thế… Cô gái đáng thương trước một trò chơi quái ác! Tinh thần không bình tĩnh, sẽ trở nên kích động. Phụ nữ ưa nhất chẳng phải là một không khí gia đình ấm áp dễ chịu hay sao? Chỉ cần tôi chịu khó một chút, cố gắng một chút thì những điều đó đâu có khó gì? Nghĩ đến đấy, tôi thấy phấn khởi lạ thường. Tối hôm đó, tôi đã phạm phải một sai lầm lớn nhất đời – đưa Đạm Ngọc về nhà. Tôi vừa bước ra khỏi nhà vệ sinh thì Đạm Ngọc đứng ngay dậy, nói một cách lạnh lùng: “Xin hỏi luật sư Hà hôm nay có tham gia không?” Tôi nhớ lại nụ cười tươi tắn như hoa của nàng sáng nay khi nàng nói hy vọng tôi cũng có mặt, tự nhiên thấy một luồng nhiệt chạy dọc suốt thân người. - Có, có chứ. – Tôi nói. - Vậy chúng ta đi ngay thôi, chắc Á đương đợi lâu rồi. Tôi nghĩ thầm: “Á Đương của cô đang vô tư tung tăng ở Thủ đô Tổ quốc ta thì có”. Tôi nhìn khuôn mặt xinh đẹp của nàng, “Được rồi, ta đi.” và đứng dậy đi ra ngoài. Tôi lái chiếc xe Audi của người khác, chở cô dâu của người khác lao băng băng trong khung cảnh trời đêm phồn hoa lộng lẫy, còn người ngồi bên cạnh đến một lời cũng không hề mở miệng. Phát hiện nàng không ngừng liếc hình ảnh mình phản chiếu trong gương chiếu hậu, tôi thầm nghĩ: “Được rồi, đẹp lắm rồi”. Nhậm Đạm Ngọc sợ gió thổi bay làm rồi tóc nàng, nhất định không mở cửa sổ. Gió từ phía tôi thổi tới phía nàng rồi lại quay về, đem theo một mùi hương thanh nhẹ bay vào mũi tôi. Tôi liếc nhìn bàn tay nhỏ đang nắm chặt chiếc túi xách tay của nàng, đoán chừng phải chăng bàn tay ấy đang hồi hộp đến toát mồ hôi. - Cô căng thẳng à? – Tôi giả vờ bình tĩnh, hỏi nàng. Mãi không nghe thấy gì, tôi cũng không chờ đợi câu trả lời nữa thì từ sau lưng bỗng vang lên tiếng con gái: - Có một chút. – Nàng nói. - Vậy thì tôi sẽ lái xe nhanh hơn chút nữa, tốc độ có thể giúp cô thư giãn hơn đấy. – Tôi nói với nàng, kèm theo một điệu bộ mà tôi nghĩ là trông rất lão luyện. - … Vâng, được. Nhậm Đạm Ngọc liền nhắm nghiền mắt. Ánh đèn đường ban đêm lướt qua đôi mắt nhắm nghiền của nàng lấp lánh. Nếu như nàng là cô dâu của tôi sắp đưa về nhà thì lúc đó nhất định tôi sẽ dừng xe lại, hôn lên đôi mắt nàng, giúp nàng bình tâm trở lại. Nhưng đó lại là cô gái lọt vào mắt xanh của Tào Lợi Hồng, nên tôi chiếc xe của ông ta, nhìn cô gái mình yêu quý, nhưng không dám đưa tay ra nắm lấy bàn tay nắm chặt đến trắng bệch của nàng mà an ủi. Trong lúc tâm tư buồn chán rối rắm, đốt một điếu thuốc tôi nghĩ mãi xem nên đưa nàng đi đâu. Ở đâu là tốt nhất để giúp nàng xoa dịu nỗi đau bị bỏ rơi đây? Tất nhiên người đẹp ngồi bên vẫn chưa hề biết tối nay nàng bị bỏ rơi. Tôi đoán nàng đang ngầm nhẩm lại trong đầu chút nữa gặp Tào Lợi Hồng sẽ nói những lời nào cho hay. Có lúc tôi suýt nữa đã muốn cứ như thế đưa cô Đạm Ngọc đang nôn nóng bất an kia đến một nơi chân trời góc bể nào đó, nơi mà chỉ có hai chúng tôi thôi. Cuối cùng tôi quyết định chọn con đường quen thuộc nhất – con đường về nhà mình. Căn hộ của tôi ở Thượng Hải là nhà thuê, loại có ba phòng: một phòng khách, hai phòng ngủ. Nhà cửa thì chả ra đâu vào đâu mà tiền thuê nhà thì đắt kinh người. Tôi dừng xe, đỡ người đẹp ăn mặc sang trọng ngồi đằng sau bước xuống và đưa lên lầu. Đạm Ngọc đi giày cao gót, trước sau va vấp, bước đi xiêu vạo khó nhọc, đôi chân run run, thật làm người khác không nhịn được muốn lao ngay đến đỡ cho người đẹp. Những đường cong của nàng thật bắt mắt, đôi gót giày nhọn trông giống y một lưỡi dao sáng lóng lánh. Tôi đi đằng sau nàng, nghĩ giá mà được chết dưới hai lưỡi dao kia, tôi cũng nhất định không chịu từ bỏ sự say mê xuẩn ngốc đối với nàng! Thật là sự kết hợp tuyệt vời của mỹ nhân và giày cao gót! Tưởng như đôi gót nhọn kia sắp sửa đâm thẳng vào trái tim tôi làm tôi tắt thở. Lúc đầu, do quá hồi hộp, Đạm Ngọc không nói năng gì. Nhưng đi được vài bước, nàng bắt đầu nhìn quanh, như thể cảm thấy có điều gì không ổn, rồi lại liên tục nhìn tôi một cách ngạc nhiên, tuy nhiên vẫn không quên giữ cho mình dáng vẻ hoàn hảo. Tôi không để ý đến những nghi ngờ của nàng, vẫn đưa nàng lên lầu. Tôi lo lắng không biết căn hộ đã được dọn dẹp chưa, liệu có chiếc tất bốc mùi chưa giặt nào quăng lung tung không, lo những con gián trong bếp có thể bất thần xuất hiện hay thậm chí lo không biết những bao cao su cũ hôm trước liệu đã vứt đi hết chưa v.v… Quả thật mọi việc bất ngờ quá. Quả thật tôi và Đạm Ngọc, cả hai đều giống như giai nhân bị mạo phạm vậy, tâm trí hoang mang, rối bời lo lắng. Chán nhất là khi đến được cửa thang máy, tôi nhìn thấy tấm bảng to đùng: “Đang sửa chữa”. Không còn cách nào khác, tôi đành phải đem nàng Đạm Ngọc với đôi giày cao mấy tấc leo bộ mười bốn tầng lầu. Suốt dọc đường, tôi chịu đựng ánh mắt đầy nghi ngờ nhưng không dám nói ra của Đạm Ngọc. Đáng phục là suốt dọc đường nàng không hề kêu một tiếng nào, chỉ im lặng theo sau tôi. Cuối cùng, khi lên tới nơi thì Đạm Ngọc đã mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thở không ra hơi. Điều đó lại càng làm tăng thêm cảm giác tội lỗi của tôi với nàng. Mở cửa và với tay bật đèn, chúng tôi đứng ở phòng khách căn hộ tôi thuê. Đạm Ngọc định thần, hỏi nhẹ nhàng: “Đây là đâu vậy?” Tôi biết cái lúc hai tiếng “nhà tôi” thoát ra từ miệng tôi, chắc là Đạm Ngọc sẽ chỉ hận một nỗi không thể xé xác phanh thây tôi ra cho hả cơn giận. - Vất vả khổ sở như vậy để về nhà anh làm gì? – Nàng hỏi. - Chẳng có gì, ngồi chơi chút thôi. – Tôi nhún vai, tùy tiện phác một vài cử chỉ. Tôi nhìn biểu hiện thú vị trên khuôn mặt Đạm Ngọc, từ ngạc nhiên đến nghi ngờ rồi chuyển sang tức giận, thêm nữa dư vị của cuộc leo mười bốn tầng gác vẫn còn đọng lại trong những tiếng thở dồn dập của nàng. Nàng đứng dưới ánh đèn trong phòng khách nhà tôi, mặc bộ đồ sang trọng thanh lịch, đôi giày cao gót quý phái và mái tóc được chải cầu kỳ nhưng lại bị đưa đến một nơi có vẻ như khu nhà của tầng lớp bình dân ở Thượng Hải, thậm chí không có nổi cái cầu thang máy. Chiếc váy hơi xòe ra của nàng làm căn phòng càng trở nên chật hẹp. Nhà tôi quả thật không đủ cho nàng công chúa tỏa ánh hào quang mê hồn ấy. Trước cơn giận của công chúa, tôi đành ủ rũ nói: “Á Đương bận đi Bắc Kinh công tác, việc gấp bất ngờ”. Nhậm Đạm Ngọc lặng đi trong hai giây. Giây thứ ba nàng bình tĩnh nói: “Tại sao không nói với tôi ngay, lại đưa tôi đến đây làm gì?” “Tôi không nỡ làm cô mất vui”. – Tôi cứ y sự thực mà nói. Rồi tôi ngồi xuống ghế sô pha, im lặng chờ đợi sự phẫn nộ của công chúa sắp trút lên đầu. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương sáu Lúc Đạm Ngọc biết mình bị lừa, nàng vẫn im lặng. Tôi không biết liệu có phải mỗi khi giông tố sắp nổi lên thì bầu trời thường yên tĩnh như thế hay không. Tôi dựa vào kinh nghiệm hai mươi chín năm tiếp xúc với phụ nữ mà dự đoán các khả năng. Có lẽ Đạm Ngọc sẽ nhặt những đồ vật xung quanh mà ném vào tôi chăng? Giống như Lý San lúc phẫn nộ, liền vớ tất cả những thứ trong tầm ta, vừa hét vừa ném về phía tôi. Tôi liếc nhanh bốn phía xung quanh Đạm Ngọc. Chiếc ghế sô pha đơn bên tay trái nàng là nguy hiểm nhất. Nàng bắt đầu động đậy rồi, nàng bắt đầu chuyển động. Nàng tiến về phía chiếc sô pha phía tay trái. Biết ngay mà. Mắt tôi dõi theo nàng, đề cao cảnh giác. Giây tiếp theo, biểu hiện của Đạm Ngọc làm tôi ngạc nhiên hết sức. Nàng ghé mông ngồi phịch xuống, nhanh nhẹn tuột giày ra, trong nháy mắt phi về mỗi nơi một chiếc, theo đà văng của những chiếc giày, khuôn mặt của Đạm Ngọc cũng dần dãn ra. Nàng vừa bóp chân vừa quát vào mặt tôi: - Tụt giày ra được chứ hả? Được chứ? Chả có ai cả mà không nói sớm! Ra cái vẻ bí mật. Tôi mệt chết rồi đâu này. Có nước không? Nàng Đạm Ngọc đi chân trần giơ tay về phía tôi đòi nước uống. - À! ... có, có nước đây! Tôi nói mà không dám tin vào mắt mình, vội vã cuống quýt đi lấy nước quả phục vụ công chúa. - Đừng ngọt quá! Ôi giời! Thà uống nước lọc cho xong! Nhậm Đạm Ngọckhông ngừng kêu ca, yêu cầu này nọ ở phía đằng sau. - Rồi! Rồi! ... Rồi tôi đứng ngây ra nhìn Đạm Ngọc uống ừng ực từng hớp nước lớn. Thậm chí tôi có thể nghe thấy cả tiếng òng ọc trong cổ họng nàng. Quả là một mặt khác khó tưởng tượng ra của những nàng thục nữ. Cảm thấy như đây không phải là khí chất của nàng Đạm Ngọc bình thường, tôi tưởng như đã mang về nhà một cô gái tự nhiên, đáng yêu, trong lòng chợt thấy thoải mái lạ kỳ. Tôi bắt đầu mơ mộng xem bây giờ nên làm thế nào để bày tỏ nỗi lòng mình với Đạm Ngọc, làm thế nào để nàng nhận ra rằng đứng trước mặt nàng lúc này cũng là một người đàn ông theo đúng nghĩa của nó. - Anh ngạc nhiên lắm hả? Nàng uống no nê xong, ngẩng đầu lên, bắt gặp vẻ ngạc nhiên không kịp giấu đi của tôi và cười thoải mái: - Người ta bị chèn ép nhiều thế nào chả có lúc bùng ra. Thật ra ai cũng công nhận là đi chân trần vẫn thích nhất. - Vậy tại sao cô vẫn chịu khó đi đôi giày cao thế? Tôi e dè hỏi, nhìn đôi chân bị cọ sát đến đỏ ửng lên của nàng. - Đây có thể coi là một kiểu theo đuổi bắt buộc. Phụ nữ đi giày cao gót để làm mình đẹp hơn. Mà đàn ông thì luôn thích phụ nữ đẹp. Thật ra làm người giàu có vẫn hay hơn. Nghĩ ngợi một lát, nàng lại nói thêm - Ví dụ như người nghèo, không có tiền thì phải ăn rau, không có lựa chọn nào khác. Người giàu ăn thịt ăn cá, ăn đến ngấy ra rồi cũng lại phải quay về với rau quả Tôi chẳng hiểu nhưng cũng gật gù vờ như hiểu rồi. Đại loại là người có tiền thì được chọn xem mình nên để chân trần hay đi giày dép. - Ồ, mọi người chịu khổ sở cũng chỉ là cho mgày mai tốt đẹp hơn thôi. - Tôi nói lửng lơ. - Haha, anh đúng đấy. - Nhậm Đạm Ngọc cười chân thành, dùng ngón chân tuỳ tiện gắp một chiếc giày lên nhìn ngắm, ánh mắt vừa thương vừa giận. Tôi thật sự không hiểu vấn đề của phụ nữ đối với giày cao gót. Lúc này, tôi chỉ nghĩ cách gì giấu đi đĩa thức ăn bẩn chưa kịp rửa để trên bộ đồ pha trà ngay trước mặt Đạm Ngọc. Nhưng Đạm Ngọc rõ ràng là đã nhìn thấy rồi mà chẳng nói gì cả. Nàng đang chú ý đến mấy quyển tạo chí quăng bừa bãi trên sô pha. - À, anh cũng xem mấy thứ này hả? Mấy con dở hơi ở chung ký túc với tôi ngày nào cũng say sưa đọc loại này, mê mẩn đến nỗi không rời ra được, hình như gọ là... - Nàng tiện tay giở vài trang - nội dung khiêu dâm phải không? - Không phải khiêu dâm mà là truyện tình cảm! - Tôi phản đối kịch liệt - Giống kiểu hở núm vú thì bị coi là khiêu dâm, là tội lỗi, nhưng hở vú thì lại coi là nghệ thuật vậy. Rõ ràng là khác nhau. Đối với cách nói đi nghe có vẻ văn minh hơi nhiều. Đạm Ngọc nhìn tôi, nửa như cười nửa như không phải. Tôi thấy hơi ngượng ngùng. Cái cô này, ánh mắt cô ta làm tôi rối trí, chẳng biết xử lý ra sao. Lát sau, Đạm Ngọc rút từ trong túi ra một cặp kính đen, co cả hai chân xếp bằng trên sô pha, im lặng nhìn lên. Nàng hành động tự nhiên như ở nhà vậy. Tôi nhân cơ hội đó nhanh nhẹn thu dọn một lượt căn phòng, mắt không ngừng liếc về phía nàng. Nàng đeo kính trông chả khác gì điệu bộ của một nữ sinh đại học cả. Thực ra, nghĩ cho cùng thì chúng tôi vẫn chưa thể gọi là quen thuộc được. Hành động của cô gái vừa xinh đẹp vừa thông mình này toàn là nằm ngoài dự tính của tôi. Nàng nhìn chán rồi, gỡ cặp kính xuống, lại cất vào túi, điệu bộ rất thanh tao. Tôi đang định mở miệng nói: &quot;Hay là chúng ta làm thành một đôi đi&quot;. Lời vẫn chưa đến miệng thì giọng ngọt ngào của Đạm Ngọc đã cất lên: - Tôi vẫn cứ hiều kỳ mãi, nếu như Á Đương tìm được một người vợ như ý, liệu anh có được phần thưởng gì không? Nàng nhìn tôi cười. - Chắc là có chứ. - Tôi nói. - Tôi thật sự muốn biết Á Đương tên thật là gì? Cái vấn đề kiêng kị nghiêm trọng ấy, Đạm Ngọc nói ra nhẹ nhàng như không. Tôi cuời: - Haha, cô Nhậm bây giờ vẫn chưa được biết cái đó đâu. - Anh là người ở đâu vậy? Nhậm Đạm Ngọc thoắt cái chuyển chủ đề, vừa nói vừa nhìn xung quanh phòng. Tôi có cảm giác thất bại, làm sao cô này lại nhìn ra được tôi không phải là người gốc Thượng Hải? Bởi vì loại người từ nơi khác đến đây làm việc như chúng tôi, một mặt sợ khinh thị bài xích của dân Thượng Hải, ghét mấy từ &quot;dân nhà quê&quot;, &quot;dân ngoại tỉnh&quot;, một mặt không muốn bị bật ra khỏi vòng xoay nên luôn muốn cố gắng hết sức sao cho mình hoàn toàn nhập được với cuộc sống ở đây. - Quê tôi ở Tế Nam. Nghe nàng &quot;ồ&quot; lên một tiếng. Không biết là cái quái quỷ gì đây. - Anh có gia đình chưa? - Nàng lại hỏi. - Chưa. - Tôi trả lời, lập tức nhớ ngay đến đứa con nhỏ còn ở quê. Đạm Ngọc lại &quot;ồ&quot; lên một tiếng, cúi đầu xuống nhìn những móng chân được sơn rất tinh tế của mình. -Căn hộ này là anh mua à? Tôi lặng đi một lát, rồi nói thật chỉ là thuê thôi. Nàng không nói gì nữa, chỉ nhìn quanh căn phòng, dường như đang suy tính điều gì. Một lúc lâu sau, Đạm Ngọc ngẩng đầu lên nhìn tôi chằm chằm, rồi cười duyên dáng: - Tôi vẫn nghĩ, dù sao chúng ta cũng là cùng một giuộc. Thiết lập một mối quan hệ cũng là ý hay. - Nghĩa là sao? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại. Đạm Ngọc nói một câu, câu nói làm mọi hy vọng được nàng đoái hoài của tôi hoàn toàn vỡ vụn. Đạm Ngọc liếm môi nói: - Chúng ta có thể hợp tác! Anh giúp tôi được thuận lợi gã vào chỗ đó, nói cho tôi biết những tin tức người khác không biết, những tin tức về Á Đương ấy, ví dụ như là ông ta thích gì, ghét gì chẳng hạn hay trước mặt Á Đương nói tốt cho tôi v.v... Tôi ngớ ra 1 lát, nhìn cô ta đăm đăm: - Sao cô lại nghĩ là tôi sẽ giúp cô? - Bởi vì, - Nàng đứng dậy, bước tới bên chiếc sô pha tôi ngồi, nhẹ nhàng ngồi xuống, hất hất mái tóc - Bởi vì, chúng ta sẽ có lợi như nhau. Anh giúp tôi việc tôi cần. Sau này, khi tôi có vị trí vững chắc rồi, tất nhiên sẽ chẳng thiếu phần cho anh đâu! Đèn sáng một màu trắng nhức mắt. Gió đêm hây hây thổi vào phòng, thổi chiếc rèm treo ở ban công bay phấp phới. Mùa đông ở Thượng Hải thường không lạnh lắm. Bây giờ, trời đang vào đông. Tôi đang ở Thượng Hải, và đây là lần đầu tiên tôi thấy lạnh, cái lạnh suốt dọc sống lưng. Tôi nhìn chăm chăm cô gái xinh đẹp ngồi trước mặt. Đôi mắt nàng thật trong sáng, mái tóc mượt mà, nàng vẫn xinh đẹp như trước giờ vẫn thế, đẹp 1 cách kỳ lạ và ai tưởng tượng được những điều ghê gớm đến thế lại có thể phát ra từ dáng vẻ yêu kiều kia và đôi môi mọng đỏ như hoa kia? Tôi bỗng nhiên hiểu hết những câu hỏi lúc trước nàng dành cho tôi. Một người lăn lộn với cuộc sống hằng ngày ở thành phố lớn lại có thể nghĩ được gì ngoài hai chữ &quot;hiện tại&quot; hay sao? - Chẳng biết anh đang do dự gì. Nhưng tôi thì nghĩ không ra việc chũng ta liên kết sẽ có hại gì cho anh. - Đạm Ngọc điềm nhiên cầm cốc nước lên, điệu đàng uống một ngụm. Thật ra tôi cũng không biết tôi đang do dự cái gì nữa. Đối với một cô gái toàn thân đều toát lên vẻ xinh đẹp quyến rũ và dễ gần như thế này đáng lẽ nàng cũng phải có một tâm hồn vui tươi và ngây thơ đồng điệu mới phải. Nhưng tôi nhớ cuộc sống mấy năm nay ở Thượng Hải, mới nhìn ai cũng tưởng phong lưu lắm, ngày ngày ăn ngon mặc đẹp, thật ra ai cũng có những đêm dài một mình cô độc, một mình vò đầu bứt tóc tính cách làm sao có một chỗ dựa để leo lên được vị trí ổn định vững chắc hơn, những đau khổ trong lòng đó, ai hiều được? Thật ra, tôi không hề muốn làm một người hợp tác xa lạ của nàng, chấm mút lẫn nhau, lợi dụng lẫn nhau, điều đó thật sự lăng nhục tình cảm của tôi đối với nàng. Nhưng trước khi tôi nghĩ đến điều đó thì đĩa rau ăn thừa vẫn còn nằm trên bàn ia. Tôi chầm chậm gật đầu. - Á Đương, ông ta không thích phụ nữ mạnh mẽ. - Chào thua luôn! Nhưng ông ta là ai đã? Đạm Ngọc chớp mắt rồi khẩn thiết nhìn tôi. Chà! Lúc tôi lao tâm khổ tứ nghĩ xem làm cách nào tiếp cận với nữ hoàng của lòng mình, nữ hoàng lại hứng thú đến thế đối với việc tìm ra con đường đến cánh cổng giàu sang phú quý. Tôi còn có thể nói gì hơn? - Ông ta là... Tào Lợi Hồng! Nghe Đạm Ngọc thở nhẹ một tiếng, tự lẩm bẩm một mình: &quot;Là ông ta!&quot;, rồi từ từ lộ vẻ đắc ý. Nàng biết Tào Lợi Hồng cũng không có gì là lạ. Tên tuổi của Tào Lợi Hồng nổi như cồn không chỉ ở Thượng Hải mà còn trên toàn Trung Quốc, tập đoàn công ty ông ta làm chủ trải dài từ lĩnh vực bất động sản đến thiết bị vật lý trị liệu, nói là giá trị hàng tỷ cũng không có gì quá đáng. - À đúng rồi, anh nói ông ta không thích phụ nữ mạnh mẽ, thế có nghĩa là làm vợ ông ta thì sẽ không được ra ngoài đi làm hay sao? - Như thế là tốt nhất. Ông ấy không muốn vợ mình phải lăn lộn kiếm sống ngoài xã hội. Mà quan trọng nhất là... - Tôi ngập ngừng - lần quảng cáo tìm bạn đời này chủ yếu là vì con trai ông ta. - A!? - Đạm Ngọc kinh ngạc - Thế nghĩa là thế nào? - Ông ta ly hôn ba lần rồi. Đều là vì con trai ông ta không ưa những bà mẹ kế đó. Thế nên, lần tìm bạn đời này ông ta mới phải tiêu tốn nhiều tiền của và công sức đến thế để tìm kiếm trên toàn quốc, chủ yếu là để có thể tìm thêm được một người mẹ kế hợp với con trai mình. Tôi đem những điều bí mật đáng lẽ không bao giờ được lộ ra nói với Đạm Ngọc. Nàng có vẻ tư lự ghĩ ngợi, có lẽ đang tính kế sách đối phó. Lòng tôi buồn tê tái. - Nói như vậy, lần tìm bạn đời này thành công hay không, chủ yếu phụ thuộc vào cậu con trai của ông ta rồi? Đạm Ngọc dường như không hề chú ý đến vẻ ủ rũ của tôi, vẫn nói một cách kích động. - Ừ. - Tôi gật đầu. - Ồ! Đúng rồi, ông ấy tổng cộng đẫ gặp mặt bao nhiêu co gái rồi? - Nàng hỏi. - Không nhiều, hồi trước gặp một số, sau này chán quá nên nói qua các tiêu chuẩn với tôi rồi uỷ cho tôi chọn lựa. Sở dĩ, ông ấy muốn gặp cô là bởi vì bức thư pháp cô viết, hình như ông ta rất thích nó. - Tôi vặn óc nghĩ ngợi. - Hình như là thiên hạ đệ nhất quan phải không? - Nói như thế chả phải ông ta rất quan tâm đến tôi rồi sao? Đạm Ngọc sung sướng đến mức suýt nữa nhảy cẫng lên. Lần đầu tiên tôi thấy nàng phản ứng một cách kích động như vậy. Còn nói gì được nhỉ, tôi thấy có chút gì cay đắng dâng lên trong lòng. - Cũng có thể coi là như thế. - Tôi đáp mà tâm trí để tận đâu đâu, rút điếu thuốc, châm lửa và phả một vòng khói. - Ha ha! Bức thư pháp đó tôi viết hồi còn học tiểu học. Bao nhiêu năm chẳng hề sờ đến, bây giờ sợ là đến cầm bút thế nào cũng quên sạch rồi! Nàng vui mừng nhảy nhót, tự tán dương sự sáng suốt anh minh của mình. Tôi đang hướng dẫn cô gái xinh đẹp này làm thế nào chiếm được tình cảm của nhà tỉ phú, cô gái xinh đẹp này... người đã gây cho tôi tiếng sét ái tình... nhưng ây giờ toi cảm thấy mình thật khốn nạn, không phải một thằng đàn ông nữa. Nhìn khuôn mặt Đạm Ngọc đỏ bừng lên vì sung sướng, tôi cảm thấy một niềm xúc động mãnh liệt trào dâng, muốn nắm tay nàng kéo ngay về quê, quát vào mặt nàng là tôi cũng có một người con đang thèm có mẹ. Lúc đó, Đạm Ngọc lườm tôi một cái: - Sau này hút thuốc ít thôi, có hại lắm đấy. - Cô đừng có ra vẻ quan tâm đến tôi như thế! Trong lúc kích động, tôi hất mặt gắt lên. Vừa gắt xong, tôi đã lặng người, nhìn khuôn mặt cũng đang sững sờ của Đạm Ngọc, liền hối hận ngay lập tức. Tôi vội đổi sắc mặt. - Anh đang tức giận gì thế? Haha, thế này không phải có lợi cho cả anh và tôi sao? Đạm Ngọc lúc này đã trấn tĩnh trở lại, nói bằng giọng hoà hảo. Tôi không quan tâm đến lời nàng, tiếp tục hút thuốc. Tâm lý khó chịu, bàn tay tôi cứ vô tình vầy vò khuôn mặt. Đạm Ngọc đứng dậy và đi vào bếp, loay hoay một lúc rồi bước ra với một chiếc khăn mặt ướt trên tay: - Nào, lau mặt đi, sau này chúng ta phải thường xuyên quan tâm đến nhau hơn mới được. Tôi ngẩng đầu lên nhìn nàng, trên khuôn mặt trẻ trung tươi xinh, đằng sau vẻ quan tâm ấy hình như nàng đang giấu môt nụ cười. Tôi ngoan ngoãn đón lấy chiếc khăn trên tay nàng, lau mặt rồi tiện tay vứt luôn trên chiếc bàn nước bên cạnh. - Tôi nhớ hình như khách sạn Gia Thụy cũng dùng loại khăn này thì phải. - Không ngờ lúc này mà cô nàng còn lôi được ra cái giọng chọc cười châm biếm ấy, nhẹ nhàng mà đâm tôi một phát rõ đau. Khăn mặt này là lần trước tôi lấy ở phong Lý San về. Chả lẽ số Hà Duy tôi chỉ được hưởng có độc một vị chua cay đó hay sao? Tôi nhìn Đạm Ngọc. Nàng chớp mắt, nụ cười không biết là có ý tốt hay xấu nữa. Loại đàn bà này có lấy về cũng chỉ làm hư con trai tôi thôi, không có lại càng hay! Tôi tự an ủi. - Đi thôi! Tôi đưa cô về. - Tôi uể oải đứng dậy. Đạm Ngọc lúc đó giống hệt một đứa trẻ biết nghe lời, ngoan ngoãn nói: &quot;Được rồi&quot; và cúi xuống xỏ giày. Lúc nàng cúi xuống, cổ áo nàng trễ xuống và tôi vô tình nhìn thấy cái rãnh mê hồn trên khuôn ngực trắng muốt của nàng. Nhớ lại tiếng &quot;Được rồi&quot; của nàng lúc nãy, bộ dạng rất ngoan ngoãn, lòng tôi lại thấy chút gì cay cay. Đi ra khỏi cửa nhà. Đạm Ngọc đi đằng sau tôi, cũng chẳng nói năng gì. Hành lang dài vắng ngắt, chỉ nghe tiếng giày cao gót va trên sàn từng âm thanh trong trẻo mê hồn. - Đôi giày này cọ sát chân kinh quá, chắc tôi phải mua đôi khác thôi. - Đạm Ngọc tinh nghịch nói. Chẳng biết người nói cố ý hay vô tình, nhưng người nghe lại cứ cho là cố ý. Tôi đi đằng trước, chẳng biết đáp lại thế nào. Hình như cái cầu thang máy này định vĩnh viễn hay sao ấy, cái bảng &quot;Đang sửa chữa&quot; dường như đang cười vào cái mặt mang vẻ tức giận, ác độc của tôi. Chả bù với mấy cái cầu thang máy trong toà nhà cuả Tào Lợi Hồng đang ở, chỗ đó hỏng mất một cái thì ngang khác nào trời sập. Con đường về khách sạn dường như dài ra vô tận. Đạm Ngọc ngồi phía sau xe, nhàn nhã duyên dáng nhìn ra cửa sổ, nhưng đôi mắt thì bừng bừng quyết tâm đòi gia nhập bằng được tầng lớp thượng lưu ở Thượng Hải. Đôi mắt sáng như hai vầng trằng trăng rằm của nàng lúc nào cũng trong trẻo như muôn đời nay vẫn thế, trong trẻo như thể muôn đời nay không hề biết mình là thiên thần; khuôn mặt cũng muôn đời xinh đẹp, đẹp đến chẳng còn biết gì xung quanh, vẻ đẹp mang chút dịu dàng, kiều diễm đến vô tội. Tôi lắc lắc đầu, tự nói với mình: Sắc đẹp quả là một thứ thuốc độc giết người, mà Đạm Ngọc thì không chệch đi đâu được, là một thứ linh đơn độc ra trò. Suốt dọc đường đưa Đạm Ngọc về, nàng không hề hé răng. Nhưng lúc xuống xe, nàng nói một câu, câu nói làm tôi thật sự quyết tâm ném nàng vào cái tổ của Tào Lợi Hồng cho xong: - Lái xe của người khác đưa phụ nữ đi hóng gió không biết có cảm giác gì nhỉ? Ha ha. Lúc đóng cửa xe, Đạm Ngọc vừa cười vừa vỗ vao tôi, rồi dựa vào cánh cửa bóng lộn, nói nhỏ gần như một tiếng thầm thì: - Thế nhưng, tôi có thể làm cho chiếc xe này đổi chủ đấy! Buổi tối, tôi gọi điện thoại cho Nhậm Đạm Ngọc, thông báo với nàng, ngày mai gặp mặt con trai Tào Lợi Hồng. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương bảy Sắp Tết rồi Đạm Ngọc gọi điện cho *** nói Tết năm nay không về, ở lại Thượng Hải làm thêm, tiện tìm việc làm ổn định luôn. Mẹ nàng ngạc nhiên, hỏi đi hỏi lại mãi, rồi thủ thỉ dặn dò Đạm Ngọc thân con gái một mình ở ngoài phải hết sức cẩn thận. Trước lúc cúp máy, bà lại nói thêm: “Ngọc Ngọc, con nhất định Tết này không về sao? Xin nghỉ không được sao?” Đạm Ngọc thấy chạnh lòng, hơi ngập ngừng, “Vâng” qua loa rồi cúp máy. Mẹ nàng lúc nào cũng hiền từ và đầu yêu thương. Bà là kiểu phụ nữ bình dân, ngày ngày đúng giờ đi làm, đúng giờ về nhà, đi chợ, nấu cơm như một quy luật. Tâm nguyện lớn nhất của bà là cả nhà được bình an.Có lẽ theo quan niệm của mẹ nàng, ngày Tết mà cả nhà không sum họp cùng nhau là sự đáng tiếc lớn nhất của cả năm, là một điều không vui khó tưởng tượng được. Đạm Ngọc ngồi trong quán cà phê, thầm gửi đến mẹ lời chúc sức khỏe năm mới. Ngoài của kính, khung cảnh rực lên một màu đỏ ngày Tết nhưng bọn trẻ con đang tung tăng trên phố thì vẫn giữ thái độ bình thường như mọi ngày, không thấy lộ vẻ gì là vui sướng đặc biệt. Tuổi thơ trong ký ức của nàng, Tết không chỉ là một ngày lễ đơn thuần, còn là một cái gì thuộc về tâm linh. Tiền mừng tuổi, pháo, đồ ăn Tết, nụ cười của mọi người, tất cả đều là lý do làm nên sự phấn khích của lũ trẻ. Cả ngày nô đùa chạy nhảy ở ngoài đường, mệt rồi thì quay về nhà ăn bữa cơm đoàn viên, cả nhà bên nhau ngắm đêm xuân… Như bây giờ, ngày Tết đầy đủ hơn xưa mà sao vẫn thấy thiếu đi cái gì. Hình như tuổi càng lớn, ngày Tết càng trở nên tầm thường hay sao ấy? Ngoài cửa sổ, một đứa bé trai được mẹ dắt đi, tay cầm búp bê Ultraman, thái độ dửng dưng, nhìn đông nhìn tây với vẻ vô cảm… Thế thì khung cảnh rực rỡ kia, những đồ trang hoàng lộng lẫy kia là làm cho ai xem? Đều là giả vờ, đều là lừa dối cả. Đêm ba mươi Tết, năm nào cũng thất vọng, nhưng rồi năm nào cũng vẫn chờ đợi. Đã thành một thói quen, cũng máy móc như con người phải ăn phải ngủ mà thôi. Xã hội càng văn minh thì lại càng giả dối. Kiểu như quán cà phê này, ngoài hai chiếc đèn lồng đỏ treo thêm ngoài cửa, còn lại trang hoàng cũng chả có gì đặc biệt, cái vẻ hoài cổ đơn điệu ngày thường vẫn không hề bị xoá đi. Một lúc không lâu sau, Hà Duy cũng một cậu con trai đi tới. Đạm Ngọc gật đầu tỏ ý chào. Hà Duy đưa cậu trai vào ngồi ghế đối diện với Đạm Ngọc, bắt đầu lần lượt giới thiệu: - Đây là cô Nhậm Đạm Ngọc. Đạm Ngọc đứng dậy bắt tay cậu trai, miệng nở nụ cười thân thiện. - Còn đây là Tiểu Nhiễm. Đạm Ngọc chào Tiểu Nhiễm, cậu ta chỉ lịch sự gật đầu chứ không nói gì cả. Tiểu Nhiễm mặc đồ thể thao, một bên vai đeo chiếc ba lô màu vàng chanh, trông chẳng khác mấy so với sinh viên cùng trường Đạm Ngọc. Cậu ta vừa có cái vẻ thẹn thùng của sinh viên năm nhất, lại cũng mang nét rụt rè đặc trưng của một cậu học sinh nhỏ tuổi. Im lặng khác thường. Hà Duy bắt đầu tỏ ra nhiệt tình, bạo dạn hơn, giới thiệu Tiểu Nhiễm là sinh viên năm thứ nhất của một đại học ở Thượng Hải, lại còn được học bổng nữa. Đạm Ngọc tỏ vẻ thán phục “ồ” lên một tiếng rồi nói: - Thật không?! Học bổng ở trường đại học là khó lắm! Cậu giỏi quá! - Đơn giản ấy mà. – Tiểu Nhiễm nhún vai nói nhẹ nhàng. - Ha ha, tôi thì thấy khó kinh khủng, tôi rất hâm mộ những học sinh được học bổng… chắc là tại tôi ngốc quá! Đạm Ngọc nói đến đây liền thè lưỡi nghịch ngợm. Hà Duy nhìn Đạm Ngọc ra hiệu, rồi đứng dậy nói: - Vậy hai người nói chuyện nhé! Đói thì đi ăn đâu đó! Xin lỗi, hôm nay ở văn phòng còn chút việc bận, tôi xin phép đi trước. Tiểu Nhiễm và Đạm Ngọc cùng đứng dậy. Đạm Ngọc nói nhẹ nhàng: - Vâng được rồi, anh cứ đi đi! Tiểu Nhiễm vẫn im lặng, đứng lên rồi lại ngồi xuống ngay, khuôn mặt vẫn không hề biểu lộ chút tình cảm nào, dửng dưng nhìn ra cửa sổ.Hà Duy đã đi rồi. Thời gian rất ngắn nhưng Đạm Ngọc cũng kịp ước đoán cậu con trai của Tào Lợi Hồng cao chừng 1m72. Nàng hối hận sao hôm nay lại đi giày cao đến thế, đứng thẳng người thì cũng cao tương đương cậu ta mất rồi. Bây giờ, đối với cậu con trai cố làm ra vẻ lạnh lùng này, Đạm Ngọc nhất thời không biết xoay sở thế nào, cũng nghĩ ra mấy chủ đề nhưng cũng thấy có vẻ không hợp lắm với tính cách của cậu ta nên lại thôi. Hai người đều im lặng. Tiểu Nhiễm tay chống cằm nhìn ra ngoài cửa kính, Đạm Ngọc thì khuấy mãi ly cà phê. Đúng lúc đó, trong tiệm vang lên bài hát Cô gái mang đôi cánh thiên thần. - Bài này ai hát ấy nhỉ? – Đạm Ngọc lên tiếng. - À! Bài này mà cô cũng không biết à!? Tiểu Nhiễm quay lại nhìn Đạm Ngọc, vẻ mặt như thể nàng là một đứa ngốc. - Không, tôi không biết. – Đạm Ngọc hồn nhiên lắc đầu, mím đôi môi. – Tôi nghe mấy cô bạn ở ký túc xá hay hát bài này nhưng không biết tên nó là gì, cũng không biết ai hát. - Đúng là ngốc! Là Cô gái mang đôi cánh thiên thần của Dung Tổ Nhi chứ ai. –Tiểu Nhiễm liếm môi nhấp một hớp cà phê. - Còn một bài nữa mà mấy cô bạn đó cũng hay hát lắm. Đạm Ngọc nghiêng đầu nghĩ ngợi vẻ rất đáng yêu: - Hình như là Long… long… trảo? - Long Quyền? – Tiểu Nhiễm làm điệu bộ choáng váng. - A, a, đúng rồi! Đúng là tên đó đấy! Ôi, cậu giỏi thật đấy! Cái gì cũng biết hết á! – Đạm Ngọc mở to đôi mắt, nói với vẻ khâm phục sâu sắc. - Tôi phục cô thật đấy, đến Châu Kiệt Luân mà cũng không biết! Cô không đi hát karaoke bao giờ sao? - Mẹ tôi không cho đi. – Đạm Ngọc vặn những ngón tay – Tôi chưa từng đến chỗ đó bao giờ. -À, đúng rồi, cô vừa nói đến các bạn học trong ký túc. Cô vẫn còn đang đi học sao? - Ừ, tôi đang học năm thứ tư. – Đạm Ngọc trả lời, tặng thêm cho cậu ta một nụ cười ngọt ngào. - Ồ! Được một cô gái xinh đẹp cười với mình, Tiểu Nhiễm hình như hơi ngượng ngùng, quay đi chỗ khác. Những chàng trai trẻ, chàng nào cũng thích ra vẻ hiểu biết, ra vẻ lợi hại, ra vẻ mạnh mẽ trước mặt phái nữ, thích thấy được phái nữ khâm phục, hy vọng trả lời tất cả những thắc mắc của bọn học. Con trai ngài tỉ phú cũng không phải ngoại lệ. Ngôn ngữ của Tiểu Nhiễm bị ảnh hưởng rất nặng kiểu phim Đài Loan hay chiếu trên truyền hình, ra vẻ như ta đây chẳng coi ai ra gì. Đạm Ngọc trong lòng thất rất nực cười nhưng ngoài mặt vẫn ra sức tỏ ra cổ vũ cậu ta, khâm phục cậu ta. Chẳng bao lâu sau, nàng đã thấy dấu hiệu đáng mừng. Tiểu Nhiễm bắt đầu không ngừng đưa tay lên vuốt tóc. Cậu trai đứng trước một cô gái bắt đầu biết chú ý hình ảnh của bản thân rồi, điều này nói lên cái gì? - Lúc nào rồi, Tiểu Nhiễm đưa tôi đi xem phim nhá? – Đạm Ngọc hỏi dịu dàng. - Ờ, ờ! Tiểu Nhiễm nhìn lại nàng, vừa đúng lúc chạm phải ánh mắt nàng cũng đang nhìn lại, cậu ta bèn bối rối giả vờ ho khan một tiếng, thả người dựa vào lưng ghế. - Chuyện này… khi nào có dịp hẹn hò với bạn bè, tôi sẽ xem xem! - Thật không?! Hay quá! Đạm Ngọc reo lên sung sướng, bỗng thấy những người trong quán đều ngạc nhiên quay lại phía mình, nàng rụt cổ lại, lè lưỡi ngại ngùng. Tiểu Nhiễm quả nhiên cười to: - Cô giống y như trẻ con ấy! Đạm Ngọc mở to đôi mắt phản bác lại: - Cậu thì không phải trẻ con chắc? Cậu còn kém tôi hai tuổi đấy! Tiểu Nhiễm nhìn Đạm Ngọc, miệng cười đắc ý, ngón tay ngoắc ngoắc: - Tính tiền! Người phục vụ vội vã chạy đến. Đạm Ngọc hơi hốt hoảng, chẳng lẽ mình đã nói sai cái gì khiến cậu ta phật ý hay sao? Tiểu Nhiễm đứng dậy, móc ra tờ 100 tệ đặt lên bàn rồi rảo bước đi. Đạm Ngọc vẫn lặng người ngạc nhiên không có phản ứng gì. Tiểu Nhiễm quay lại, thấy Đạm Ngọc vẫn ngồi ở chỗ cũ liền nhíu mày gọi to: - Đi thôi còn gì! - À, ừ! Đạm Ngọc thấp thỏm bước theo sau, không đoán được cậu ta định làm gì. Trộm nhìn cậu trai trước mặt đang bước những bước dài, Đạm Ngọc hận một nỗi không thể ngồi thụp xuống cho lùn đi một chút, sợ chiều cao của mình có thể làm tổn thương lòng tự tôn của cậu ta. - Mình đi ăn pizza! – Cậu ta ngoái đầu lại – Được không? - A?! Hóa ra là đi ăn. - A cái gì mà a? Cô không đói sao? – Cậu ta nói liến thoắng, nhìn Đạm Ngọc một cái rồi quay đầu đi tiếp - À, cũng hơi đói. Nhưng đôi giày làm tôi đau chân quá… Tiểu Nhiễm cúi xuống nhìn đôi giày gót cao gần một tấc của Đạm Ngọc, chớp chớp mắt: - Chịu các cô! Người yêu tôi cũng giống hệt cô, mê mệt giày cao gót nhưng vẫn sợ đau chân! Các cô không thấy thế là vớ vẩn, ngốc nghếch à? Đạm Ngọc cúi xuống không nói năng gì, tay kéo gấu váy, trong lòng nghĩ: “Đàn ông các người thì hiểu cái cóc khô gì, suy nghĩ của đàn bà sâu sắc lắm”. - Được rồi, được rồi, thế này đi, chúng ta đi mua một đôi giày thể thao trước đã nhé. Sau đó, hai người đến một cửa hàng Adidas. Tiểu Nhiễm vớ lấy một đôi, bắt Đạm Ngọc bỏ đôi giày cũ đi. Đôi giày mới của nàng được Tiểu Nhiễm ngợi khen nhiệt liệt: - Đấy, thế này mới là một cô gái đáng yêu chứ! Trong lúc Đạm Ngọc còn đang ngơ ngẩn thì chuyến đi mua sắm tốc độ nhất trong đời nàng đã kết thúc. Lúc ngồi trong nhà hàng, Đạm Ngọc hỏi Tiểu Nhiễm: - Cậu vừa nói cậu có bạn gái rồi? - Tất nhiên rồi! Tuy bố tôi bình thường rất nghiêm khắc nhưng chỉ ở nhà thôi, chứ ở trường thì quản thế nào được. Với cả tôi cũng lớn thế này rồi… Cô không có bạn trai à? Câu hỏi vô tình làm bầu không khí cuộc gặp trở nên gay go. Đạm Ngọc trong lòng thầm mắng cậu ta đã biết rõ rồi còn cố hỏi. Tiểu Nhiễm dường như cũng biết mình lỡ lời, im lặng ngồi ăn. Dùng bữa với Đạm Ngọc xinh đẹp kiều diễm, Tiểu Nhiễm thấy rất thoải mái. Nàng thường mở to đôi mắt đen tròn, chớp chớp nhìn cậu một cách vô tội nhất trên đời, nụ cười vô tư và dáng điệu hồn nhiên đáng yêu khôn tả. Tiểu Nhiễm không đừng được ý muốn trêu chọc nàng, vả lại nàng có vẻ rất dễ chọc. Đạm Ngọc nắm rất chắc thế cờ trong tay. Ở bên nàng, Tiểu Nhiễm thấy mình là một người đàn ông thật sự, có thể bao bọc phụ nữ, có thể làm chỗ dựa vững chắc cho người phụ nữ nương nhờ. Rất tự nhiên, Tiểu Nhiễm bắt đầu gạt bỏ hết cái vẻ đề phòng ban đầu, cậu ta như được bay lên mây. Tiểu Nhiễm đã ăn xong một lúc rồi, chống cằm nhìn Đạm Ngọc nhắm nháp từng miếng nhỏ như mèo liền thắc mắc: - Con gái các cô đều ăn uống nhẹ nhàng như vậy à, như thế thì lúc nào mới xong? - A!? Tôi ăn như thế này là nhanh rồi đấy. Cậu có việc à? Đạm Ngọc ngẩng đầu lên hỏi lại. - Ừ, - cậu ta nhìn đồng hồ - hai giờ chiều nay... tôi hẹn bạn đi đá bóng, buổi tối lại còn dự tiệc sinh nhật nữa. - Ồ! Vậy cậu đi đi! Nhìn dáng vẻ thất vọng của Đạm Ngọc, Tiểu Nhiễm ngập ngừng rồi nói: - Ờ... Thực ra định hẹn mấy người bạn đi hát karaoke, tiện đưa cả cô đi cùng, nhưng hôm nay không có thời gian! - Không sao. Nghĩ ngợi một lát, Đạm Ngọc cúi đầu nói nhẹ nhàng rồi lại ngẩng lên ngay, nụ cười vẫn rạng rỡ, như một chú mèo hiền lành biết điều. - Vậy để tôi gọi xe đưa cô về nhé! Tiểu Nhiễm nói với vẻ ngại ngần. - Không cần đâu. Tôi không sao mà. Chút nữa có lẽ tôi sẽ tự đi dạo một chút. Thật sự là không sao! Nàng nở nụ cười với vẻ rất kiên cường, làm lòng Tiểu Nhiễm càng thấy ái ngại. - Thật xin lỗi, hẹn cô ra đây mà lại không đưa cô về đến nơi đến chốn! - Ha ha, tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả. Đạm Ngọc cười lịch sự. Thanh niên 18,19 tuổi thường rất thích sĩ diện. Tiểu Nhiễm năm nay mười chín tuổi, Tiểu Nhiễm cảm thấy mình đã để cho cô gái này phải tuổi thân rồi, cảm thấy vô cùng ngại ngần vì mình không chăm sóc được nàng đến nơi đến chốn. Đạm Ngọc nắm được tâm lý của anh chàng, liền giả bộ chán chường nằm xoài trên mặt bàn, uể oải ngậm ống hút ly cô ca. - Cô đừng như thế mà! Để lần sau đi! Tôi hứa lần sau nhất định sẽ đưa cô đi chơi mà, được không? Tiểu Nhiễm an ủi nàng. Đạm Ngọc đột nhiên ngẩng đầu, mở to đôi mắt trong veo nhìn cậu ta: - Cậu không ghét tôi chút nào sao? - Sao tôi lại phải ghét cô chứ? - Cậu không để ý chuyện bố cậu cưới một người phụ nữ nữa sao? Nói câu này, Đạm Ngọc cúi thấp đầu, hàng mi dài cụp xuống vẻ khổ sở. - Mỗi người đều có quyền tự do của riêng mình. Bố tôi cũng có cách nghĩ và không gian sống riêng. Tôi vẫn hy vọng bố tôi đừng quản lý tôi chặt quá như vậy. Từ mình mà suy ra, tôi nghĩ bố tôi cũng có nguyện vọng như thế. Ai cũng thích được tự do một chút mà. Tôi chỉ nghĩ, cô không nên miễn cưỡng mình, cô còn trẻ quá... Nói câu này, Tiểu Nhiễm có vẻ không để tâm, nói xong liền làm điệu bộ thản nhiên, chứng tỏ ta đây chẳng cần ai hết. - Cảm ơn cậu. - Đạm Ngọc mừng thầm. - Ừ... Nhưng, tôi sợ bố tôi sẽ bị lừa. Những người đàn bà trước đây có người nào không quan tâm tới tài sản của ông ấy đâu. Thật là một lũ khốn nạn đến lộn mửa! Tiểu Nhiễm đứng đối diện, dài mồm mắng không tiếc lời, Đạm Ngọc ngoài mặt mỉm cười ngọt ngào khích lệ, trong lòng lại trào lên sự ác cảm và khinh bỉ. Đạm Ngọc thấy anh chàng không ngừng liếc nhìn đồng hồ, liền mỉm cười ân cần: - Cậu đi đi, không có bạn cậu chờ lâu rồi đấy! Tiểu Nhiễm khựng lại rồi cười nói: - Cô thật đáng yêu. Chả như bạn gái tôi, rõ nôn nóng. Được rồi, tôi đi trước đây. Cô cũng về sớm đi! Cho tôi số điện thoại của cô đi, có dịp đến KTV tôi sẽ gọi cô cùng đi! Nói rồi cậu chàng móc từ trong túi ra chiếc di động. - Ok! Trao đổi số di động xong, Đạm ngọc mỉm cười tiễn cậu nhóc tự cao tự đại đi khỏi quán pizza. - A lô, Hà Duy à? Đến đón tôi đi. Giọng nói trong điện thoại hỏi: - Thế nào rồi? - Một cậu trai quá tầm thường, ha ha. - Đạm Ngọc cười nhỏ - Chả có gì to tát cả. Chỉ cần dùng một tính từ thôi: ấu trĩ. Đang nói, bỗng một bàn tay đập nhẹ vào vai nàng, nàng quay đầu lại phát hiện ra Tiểu Nhiễm đã quay lại từ lúc nào. Đạm Ngọc sợ hết hồn, ruột gan lộn tùng phèo, nhưng ngay lập tức trấn tĩnh lại, nói thật dịu dàng với cái điện thoại: - Chúc mẹ năm mới hạnh phúc, con gái không về được, xin lỗi mẹ nhiều. Bạn con vừa đến, con cúp máy đây, chào mẹ! Rồi thân ái gởi vào điện thoại một chiếc hôn gió. Tắt máy. - Cô và mẹ tình cảm tốt quá! - Tiểu Nhiễm cười vui vẻ - Tôi chợt nhớ ra mình vẫn chưa gọi tính tiền. - Tôi trả cũng thế thôi mà! - Không giống nhau! - Tiểu Nhiễm nói quả quyết, đoạn móc ví tiền ra, - Tôi không có thói quen để phụ nữ trả tiền. Rồi chẳng thèm nhìn ai, bỏ đi ra ngoài. Một giọt mồ hôi lạnh từ từ chảy dọc sống lưng Đạm Ngọc. Buổi tối, Đạm Ngọc đang nằm trên giường, miên man nghĩ ngợi về những sự việc trãi qua trong ngày, đắn đo liệu có nên tìm một lý do nào đó chủ động gọi điện cho Tiểu Nhiễm hay không thì điện thoại tít tít báo có tin nhắn. - Ngủ chưa? Tiểu Nhiễm đây! Bọn tôi đang ngồi ở KTV, có nhiều người vui lắm, vốn cũng muốn gọi cô cùng đi nhưng mà muộn quá mất rồi. Đạm Ngọc trở mình, nằm bò trên giường, bắt đầu bấm thật nhanh trả lời: - A! Thật không? Thật là ngưỡng mộ cậu đấy! - Lần sau nhất định sẽ gọi cô đi cùng! Tôi thấy cô thật đáng thương, lớn như vậy mà đến KTV cũng chưa đi bao giờ. - Thế nên mới nói là ngưỡng mộ cậu mà. Chắc là vui lắm nhỉ? Có bao nhiêu người? - Khoảng mười mấy người đấy, đều là bạn học quen với tôi. Đạm Ngọc đang bấm tin nhắn trả lời thì chiếc điện thoại bỗng ré chuông, làm nàng giật thót mình. - A lô... - A lô! Một âm thanh ồn ào khủng khiếp đập vào tai nàng, nam nữ lẫn lộn, nhạc thì to đến thủng màng nhĩ, một giọng đàn ông hét vào ống nghe: - Tôi Tiểu Nhiễm đây! Nhậm Đạm Ngọc phải không? - Tôi đây! - Tôi gọi điện thoại để cho cô cảm nhận chút không khí ở đây... A lô, chúng mày bé mồm tí có được không? Điếc hết cả tai! Không thấy có người đang gọi điện thoại à?! Sao, mày bảo gì? Tao ra ngoài gọi á? Sao chúng mày không ra ngoài mà hát?... A lô, không, không phải nói với cô, tôi bảo chúng nó bé mồm đi một chút. Tiểu Nhiễm trong điện thoại vẫn không quên ra vẻ oai vệ, uy quyền. - Ha ha , không sao. - Đạm Ngọc giơ chiếc điện thoại ra xa tai. - Đúng rồi, tôi hát một bài cho cô nghe nhé! Cô đợi tí, đừng cúp máy... Được rồi, chúng mày tránh ra! Tìm cho tao bài &quot;Ngạ lang truyền thuyết&quot; của Trương Học Hữu đi! Nhanh lên! - Được rồi. Tôi đợi. - Đạm Ngọc ngoan ngoãn trả lời. Chỉ lát sau liền nghe thấy giọng hát của Tiểu Nhiễm từ trong ống nghe, cậu ta hát trọn cả một bài. Đạm Ngọc hết lời khen hay. - Nào, vỗ tay đi chúng mày... Ồ, không phải nói với cô đâu. Cậu chàng hét lên trong điện thoại. Nghe tiếng vỗ tay lốp bốp, rồi lại có tiếng sụt sịt. Rồi cũng cúp máy, nhưng mãi lâu sau mà tai Đạm Ngọc vẫn còn ù ù. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Phần II - Chương tám Hoài niệm là một mùi hương ấm áp đã qua Thời gian gần đây, Hà Duy thấp thỏm ghê gớm. Anh chàng cảm thấy việc được vây quanh bởi những cô gái thật là thú vị, nhưng sướng xong rồi thì những cô gái ấy sớm muộn cũng sẽ ra đi hoặc sa vào tình cảm với Tào Lợi Hồng, hoặc lại bắt đầu cuộc tìm kiếm sự che chở của một người đàn ông mới... Thế là Hà Duy lại thấy lòng trống rỗng bi thương. Thế giới là một vườn hoa lớn còn những cô gái là những con bướm, chỉ lượn lờ quanh những đóa hoa phú quý giàu sang mong được chúng chọn lựa. Còn những bông hoa tàn tạ nghèo hèn thì vĩnh viễn chỉ có thể đứng một góc mà đau khổ nhìn ngắm thôi. Đã nhiều lần, khi đi qua siêu thị thấy những tấm đệm lò xo cao cấp đắt tiền, tôi liền dài miệng mắng thầm: &quot;Bố mày chả chấp mấy thứ vụn vặt! Đợi đến khi đệm rách, lò xo bung cả ra ngoài thì biết tay bố!&quot; - những lời nói từ cái đầu không cân bằng của tôi. Đạm Ngọc là một ví dụ điển hình. Đạm Ngọc là một thiên thần. Hà Duy hàng ngày ở bên thiên thần, chỉ có từ &quot;dậy sóng&quot; mới có thể tả được đúng nỗi lòng chàng. Nhưng thiên thần ấy vĩnh viễn chỉ nghĩ đến ánh mắt của người khác mà thôi. Như lúc này đây, nàng cao 1,68m, nặng 47,5 kg. Nghe Hà Duy nói Tào Lợi Hồng chỉ thích những cô gái mảnh khảnh thì nàng run rẩy từ đầu đến chân. Trời Thượng Hải những ngày vào xuân đã không còn lạnh mấy nữa, nhưng Đạm Ngọc thì cứ đứng trong ánh nắng ấm áp mà run lẩy bẩy. Ba giây sau thì nàng rơi vào trạng thái bấn loạn. Mặc kệ lời khuyên của Hà Duy: &quot;Không phải lo gì đâu, cô thế này là vừa đẹp mà&quot;, nàng đã hoàn toàn không còn nhồi được gì vào đầu nữa, nàng chỉ nghĩ Hà Duy nói thế để an ủi nàng. Rồi nàng điên cuồng mua đủ các loại trà giảm béo, thật sự là đủ các loại. Thuốc giảm cân, thuốc giảm khẩu vị, miếng dán tiêu mỡ... vân vân. Rồi lại xem đủ các loại tạp chí giảm béo, học thuộc làu tất cả các phương pháp làm giảm cân thừa, tính toán số lượng calorie trong các loại thức ăn. Tất cả chỉ vì con số lý tưởng mà nàng nhất quyết phải đạt được. Giờ đây, Đạm Ngọc còn 45kg. Nhìn thân thể càng ngày càng suy nhược của Đạm Ngọc, đối mặt với sự cố sống cố chết phải giảm béo của nàng, Hà Duy cảm thấy vừa đau lòng vừa bất lực. Hôm đó, Đạm Ngọc ngồi xếp bằng trên sô pha nhà Hà Duy xem ti vi, còn Hà Duy thì ngồi trong phòng ngủ lên mạng. Lúc đầu, Đạm Ngọc chỉ thấy bụng bỗng nhiên đau đau tức tức. Đoán chắc lại đói, nàng liền nhón một miếng dưa vàng cho vào miệng. Ăn xong miếng dưa, không ngờ không đỡ mà lại càng đau hơn, cuối cùng Đạm Ngọc quằn quại trên sàn. Đau không chịu nổi, nước mắt bất giác trào ra. Mới đầu nàng còn cố cắn chặt môi ngăn tiếng kêu la, sau đau đến mức vã mồ hôi toàn thân, không thể chịu được nữa, nàng bật ra tiếng kêu đau đớn. Trời đất bỗng tối sầm lại và nàng rơi vào mông lung. Nghe tiếng kêu, Hà Duy vội chạy tới. Trước mắt anh, Đạm Ngọc nằm bất động trên sàn. Không nói một lời, Hà Duy vội bế xốc nàng lên và chạy ra ngoài. - Trời! Cái cầu thang máy chết tiệt này lại vẫn còn đang bãi công! Không còn cách nào khác, Hà Duy đành nhẹ nhàng an ủi Đạm Ngọc: &quot;Không sao, không sao mà, chỉ lát nữa là đến bệnh viện thôi! Cố gắng chịu đựng chút nữa!&quot;, đoạn ôm Đạm Ngọc trên tay lao suốt mười bốn tầng thang bộ. ... Vội vã vẫy một chiếc taxi đến thẳng bệnh viện. Khi những cô hộ lý nhanh nhẹn đưa Đạm Ngọc vào phòng mổ thì cơn đau đã làm nàng tỉnh lại. Mở to đôi mắt yếu ớt, nàng vẫn thấy được Hà Duy mướt mát mồ hôi chạy theo đằng sau chiếc cáng cấp cứu, hình như đang nói gì đó với nàng, có lẽ là những lời động viên... Đôi mắt đầy vẻ chân thành rõ ràng là đang lo lắng đến bấn loạn... muốn nói anh ta không cần lo lắng, nàng sẽ khỏi ngay thôi nhưng không kịp, cơn đau đã làm nàng mất đi chút ý thức còn lại... Hà Duy bị các y tá chặn lại ở ngoài phòng phẫu thuật. Cánh cửa lạnh lùng khép lại và ánh mắt chân thành ấm áp của hà Duy cũng bị chặn lại theo... Lại một lần nữa tỉnh lại, mở to đôi mắt trong chốc lát, vô tình bắt gặp đôi mắt của Hà duy. Rất nhiều năm sau này, mỗi khi nhớ về giây phút ấy, đôi mắt của Hà Duy, trong sáng, sâu sắc, khắc họa rõ ràng, không hề mang chút đau đớn, gấp gáp, muộn phiền hay dục vọng, tất cả làm nàng nhớ mãi không bao giờ quên. Cuối cùng cũng đã tỉnh lại, bắt gặp ngay ánh mắt lấp lánh mừng vui của Hà Duy. Ánh mắt ấy khuấy động trái tim nàng, làm nó run lên nhè nhẹ. - Đạm Ngọc! Cô tỉnh lại rồi? May quá! Cô làm tôi sợ chết đi được! Hà Duy vừa mở miệng đã nửa mắng nửa trách. Đạm Ngọc nhìn đôi môi khô trắng bệch của Hà Duy, chắc là do mím lại lâu quá rồi mở ra đột ngột, hình như còn tứa ra chút máu tươi. Đạm Ngọc định ngồi dậy, nhưng phát hiện ra bụng mình vẫn còn cảm giác đau. - Cô đừng có mà động đậy linh tinh! - Hà Duy tức giận quát - Đã bảo đừng có cố giảm béo, giảm cái gì mà giảm! Nhìn xem, giảm đến phát cả bệnh ra rồi! Đáng lẽ cô phải thấy cô lúc này, như sắp chết đến nơi ấy! Làm tôi sợ chết đi được! Hà Duy hét lên từng tràng như súng liên thanh, nhưng lại làm Đạm Ngọc bỗng thấy tim mình ấm lại. - Tôi bị sao thế? - Đạm Ngọc hỏi yếu ớt. - Làm sao à? Viêm ruột thừa chứ còn sao! Bác sĩ bảo nếu không đưa đến kịp thời thì cô không dễ gì mà ngồi đây hỏi han được nữa đâu. Hà Duy lúc đó vì quá lo lắng sợ hãi, bị Đạm Ngọc dọa đến mất cả hồn vía nên cứ thế hét to đến điếc tai, không chú ý gì xung quanh. Cô hộ lý bước vào: - Xin lỗi, bệnh nhân vừa mổ cần được nghỉ ngơi, yêu cầu anh nói nhỏ một chút. Nói xong, liền bỏ đi. Hà Duy bị cô y tá mắng, trong lòng không vui, quai hàm bạnh ra, giống hệt đứa trả lúc hờn dỗi, nhưng dù sao cũng không làm ồn nữa. Đạm Ngọc nhìn dáng vẻ tủi thân của Hà Duy, hơi lặng người đi, rồi cười dịu dàng: - Cảm ơn anh, Hà Duy. - Ừ! - Anh chàng đáp, cố giữ vẻ không mặn mà lắm. - Cám ơn cái gì? Tôi bảo cô đừng có cố giảm béo thì cô không nghe! Cô làm tôi sợ chết đi được! Sao lại có người cố chấp như cô không biết! - Ha ha... Đạm Ngọc nhìn điệu bộ của Hà Duy, bỗng nhiên cảm thấy anh chàng thật đáng yêu. - Cười! Cười cái gì mà cười? Tí nữa thì mất mạng mà cô vẫn còn cười được! Tiếng nói của Hà Duy vẫn còn âm sắc giận dỗi tuy đã cố nén nhỏ lại. Miệng thì mắng vậy, nhưng tay anh chàng vẫn nhẹ nhàng đắp lại chăn cho Đạm Ngọc.Cảm ơn anh Magic Q. Mình sẽ post hết phần 8 này tiếp, xem như là đền bù cho mọi người luôn. - Hà Duy. - Đạm Ngọc gọi khẽ.- Lại gì nữa đấy?- Đói quá! - Đạm Ngọc cười khúc khích nói.- Đáng đời! Ai bảo cô bao nhiêu ngày không chịu nhét gì vào miệng! Cô cứ cứng đầu ương bướng như vậy là vô trách nhiệm với chính bản thân mình đấy, biết không? Sao tôi lại phải quan tâm đến cô cơ chứ? Tôi chả thèm. Chết đói đi cũng được, có thế cô mới được bài học...Hà Duy làu bàu, nhưng vẫn đứng dậy đi về phía cửa phòng:- Cô nằm yên đấy, tôi đi mua đồ ăn cho, muốn ăn gì nào?- Ờ... muốn ăn đùi gà giống anh ăn lần trước ấy!- Không được! Bác sĩ nói bây giờ cô chỉ được ăn những đồ thật thanh đạm thôi... Vừa mới mổ xong ăn đùi gà làm sao được! tôi đi mua cho cô ít cháo, ngày mai tôi sẽ nấu canh gà cho!Hà Duy nói rồi quay bước đi ra khỏi phòng.Một lúc lâu sau, Đạm Ngọc lại nghe thấy tiếng bước chân của anh chàng nện trên hành lang bệnh viện, kèm tiếng càu nhàu:&quot; Ai bảo cô ấy không nghe lời tôi cơ? Làm tôi sợ muốn chết... Thật sự là chết đi được ấy...&quot;Bên ngoài cửa sổ, lũ chim hót ríu rít, nhảy nhót vui mừng trên những tán cây. Mặt trời mùa xuân cũng rọi những tia nắng ấm áp vào phòng bệnh, xuyên qua bình nước để cạnh giường, hắt lên những mảng vàng lấp lóa trên trần nhà màu trắng.Nghĩ lại điệu bộ lo lắng sợ hãi của Hà Duy lúc nãy, Đạm Ngọc khẽ cười, một chút cảm động dâng lên trong lòng.Một lát sau, Hà Duy bưng tô cháo đậu xanh bước vào, cẩn thận đỡ nàng dậy, dùng thìa múc từng chút một, thổi phù phù cho nguội bớt rồi bón phân cho nàng ăn.Cứ thế, cả bát cháo nóng thơm phức thoắt cái hết sạch và tâm trí Đạm Ngọc giờ cũng giống bát cháo ấy, ấm áp, mềm mại, thậm chí còn tỏa hương thơm nhẹ ngọt ngào.- Cảm ơn anh! - Đạm Ngọc nói đầy cảm kích.- Ha ha, có gì đâu!Hà Duy ngượng nghịu gãi đầu, cười ngốc nghếch.Anh chàng ở lại đến tối mới về nhà ngủ.Một mình ở nơi xa lạ, lại bị bệnh nặng đến thế, lần đầu tiên Đạm Ngọc cảm nhận được cái lạnh lẽo của Thượng Hải phồn hoa.Ngày thứ hai, sáng sớm tinh mơ, Đạm Ngọc đã thức dậy, ngồi đăm đăm nhìn ra cửa phòng dường như đang đợi chờ ai đó. Mỗi lần nghe tiếng gõ cửa và thấy cô y tá bước vào, Đạm Ngọc lại cố nén tiếng thở dài thất vọng.Đến tận gần trưa, lại có người gõ cửa, lần này kèm cả tiếng nói: &quot;Là tôi đây!&quot; Giọng Hà Duy!- Anh vào đi!Đạm Ngọc đáp, một niềm vui khó tả bỗng bung ra dào dạt không kìm được.Hà Duy đến thăm nàng rồi, tay bưng một cặp lồng canh gà.Đạm Ngọc lúc đó tâm trạng vui vẻ, đôi má đỏ bừng, ngắm khuôn mặt đầy mồ hôi của Hà Duy mà cười ngọt ngào.Nắp cặp lồng mở ra, mùi thơm của canh gà lan tỏa khắp phòng, kích thích dữ dội cái dạ dày rỗng không của Đạm Ngọc.- Ôi! Thơm thế!Đạm Ngọc không kìm được kêu lên ngạc nhiên.- Hê hê, thơm không? Tất nhiên là thơm rồi, công lao từ sáng sớm đấy! Sáu giờ tôi đã dậy nấu rồi!- Cảm ơn cái gì?Hà Duy thấy ánh mắt hàm ơn của Đạm Ngọc thì hơi ngượng ngùng. Còn Đạm Ngọc, vừa mới bước ra khỏi cơn bệnh, khuôn mặt hồng lên như trái đào, xinh đẹp khôn tả, sóng mắt mênh mông như khói, lộ ra vẻ mê hồn, mơ mơ thực thực.Hà Duy mặt bỗng đỏ bừng, bối rối đưa mắt nhìn đi chỗ khác:- Cô sớm khỏe là tốt lắm rồi. Không có thì tôi chẳng biết ăn nói sao với Tào Lợi Hồng nữa!Vào thời khắc tình cảm dào dạt ấm áp như thế này mà nhắc đến cái tên đó quả là một hành động sai lầm. Đạm Ngọc và Hà Duy không hẹn mà cùng đăm chiêu nghĩ ngợi đâu đó. Không khí trầm xuống và trở nên gượng gạo.- Canh... nguội rồi kìa!Đạm Ngọc cuối cùng không nhịn được đành mở miệng pha tan không khí im lặng khó chịu.- Ồ! Đúng rồi! Nào, để tôi đỡ cô ngồi dậy.Hà Duy nghe Đạm Ngọc nói mới bừng tỉnh, bước vội tới bên nàng.- Tôi không ốm yếu đến độ đó đâu! Tôi tự ngồi được... A...Đạm Ngọc nói. Để chứng minh mình đã hoàn toàn khỏe mạnh, nàng vội chống tay định ngồi dậy, vừa đúng lúc Hà Duy cũng đang cúi xuống toan đỡ nàng lên, hai cái đầu va nhau đánh bốp, đôi môi của Hà Duy lướt qua má Đạm Ngọc. Hà Duy luống cuống, vội vàng bỏ nàng ra đứng phắt dậy.Phút chốc, khuôn mặt cả hai người đều đỏ bừng lên, đôi mắt không ngừng chớp chớp một cách không tự nhiên, chạy trốn ánh mắt người kia. Không khí càng trở nên lúng túng, đến những hơi thở không thành tiếng cũng xen lẫn một sự ấm áp không tên.Một người là đại diện trước pháp luật của nhà tỉ phú, một người đến tham gia phỏng vấn tìm bạn đời cũng của nhà tỉ phú...- Ờ... cái này... cô tự ăn đi... Tôi vẫn còn chút việc phải đi ngay... ờ... bái bai!Nói xong, Hà Duy làm bộ vội vã sải từng bước dài ra khỏi phòng, vấp ngay phải chân giường bệnh, tí nữa thì ngã sấp mặt.Đạm Ngọc nhìn theo bóng dáng tả tơi, thảm hại của Hà Duy đi như chạy ra khỏi phòng, mới thở phào nhẹ nhỏm. Tuy nhiên, màu hồng trên mặt nàng thì mãi rất lâu, rất lâu sau mới nhạt đi.Mấy ngày sau, Hà Duy vẫn không ngừng nghĩ về thời khắc kỳ diệu ấy. Thiên thần Nhậm Đạm Ngọc ngoan ngoãn đến vậy, nuốt từng thìa từng thìa nhỏ. Từng cái liếc mắt của nàng đều được ghi lại rõ ràng trong bộ nhớ, anh chàng thường suốt đêm không tài nào chợp mắt chỉ vì nhớ đến đôi mắt như hai ngôi sao xinh đẹp lóng lánh ấy của nàng.Mỗi khi đôi mắt trong veo ấy lướt qua phía mình, Hà Duy đều cảm thấy như được tắm trong cả một vườn hoa đầy hương, thơm mát, ngọt ngào. Điều làm tâm trí anh chàng bay bổng nhất là giây phút vô tình đặt môi lên khuôn mặt mịn màng của Đạm Ngọc, sự tiếp xúc mềm mại ấy làm anh chàng cho đến tận giờ phút này vẫn còn say sưa ngây ngất.Năm đó Hà Duy 29 tuổi, năm đó Hà Duy đã để đôi má biến thành màu hồng đào như một chú học sinh phổ thông lần đầu được biết đến tình yêu. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương chín Mùa xuân đã đến rồi. Tụ tập đoàn viên vào ngày Tết trong suốt hai mươi chín năm đã trở thành một thói quen thâm căn cố đế. Cứ đến mùa xuân là bắt đầu nhớ nhà, nhớ người thân như một thứ phản xạ có điều kiện. Mọi người ở công ty đã nghỉ Tết gần hết. Chỉ còn lại những người nghèo, vì món tiền công ty trả làm thêm ngày Tết mà đành lòng ở lại với công việc, bỏ qua dịp đoàn tụ trong ngày lễ đoàn viên nhưng lại cứ cố ra vẻ ta đây vì trách nhiệm quang vinh. Tào Lợi Hồng đã đi du lịch cùng con trai ông ta rồi, tôi thì vẫn tiếp tục công việc nhàm chán là phỏng vấn những ứng cử viên đến tham gia. Về vụ này, Đạm Ngọc vẫn tỏ ra quá ngây thơ. Nàng hỏi: - Thực ra phỏng vấn chỉ là hình thức thôi phải không? - Ngốc thế, làm gì có chuyện ấy. Tào Lợi Hồng nói rồi, ông ta muốn anh tuyển ra hai mươi người xuất sắc nhất cho ông ta xem xét, mười người cuối cùng sẽ đến lượt con trai ông ta. Cái thứ vớ vẩn này mà cũng bày đặt sơ khảo chung khảo, tôi chán chả buồn đến nữa. Thế nhưng các cô gái đến dự thi thì không nghĩ thế, cô nào cũng rối rít cả lên. Một tuần trước, Đạm Ngọc vì cố giảm béo mà thành ra viêm ruột thừa, phải đi cấp cứu, tí thì hết đời, nằm bẹp trên giường suốt một tuần, như hoàng hậu bắt tôi phải hầu hạ. Thế nhưng một tuần sau cô nàng đã lại có thể xồng xộc vào nhà tôi, lăn lóc trên ghế sô pha mà đôi co với tôi. Hóa ra, sinh mệnh của đàn bà cũng kiên cường ra phết. Còn chiếc hôn vô tình với nàng ở bệnh viện, tôi đã cẩn thận đầy yêu thương mà nén chặt vào lòng. Xem ra, Đạm Ngọc cũng là một cô gái tầm thường đến không chịu nổi. Nàng hành động như thể nàng đã rõ ràng là một trong các Top ten người đẹp toàn quốc vậy, phấn khởi, đắc ý mà cũng hồi hộp. Nhưng dù sao nàng cũng khá thông minh, đã biết đem tất cả tài trí chuyển sang cậu con trai ngài tỉ phú. - Tiểu Nhiễm đã gặp mặt bao nhiêu người tất cả rồi? Nàng hỏi. - Không nhiều. Ba người thì phải. - Vậy… anh ta có nói là đặc biệt quan tâm đến ai không? Đạm Ngọc khoái chí nhào đến sát bên tôi. Tôi quay sang nhìn, bàn tay nàng vẫn nắm chặt chiếc di động, thế nên tôi nói đốp luôn: - Chẳng phải cậu ta và em vẫn nhắn tin cho nhao hàng ngày sao? Đạm Ngọc ngồi trên sô pha cười e thẹn ngốc nghếch, giống y như một nữ sinh mới lần đầu biết đến tính yêu. Vì khách sạn Đạm Ngọc ở đâu đâu cũng đầy những con mắt tò mò nên hai người chúng tôi sẽ quyết định gặp nhau ở nhà tôi. Bây giờ, Đạm Ngọc và tôi đã trở nên thân thiết, nàng không còn cố gắng giữ dáng vẻ cao quý thanh lịch như những ngày đầu nữa, nói chuyện với tôi cũng đã bớt giữ ý tứ và tự nhiên thoải mái hơn nhiều, biểu hiện rõ nhất ở việc nàng hỏi tôi: - Vì sao lúc đầu Tào Lợi Hồng lại chọn anh làm luật sư đại diện? Lúc hỏi câu này, đôi mắt nàng có ý khinh thị rõ rệt, như thể cái nghi vấn này của nàng là điều dĩ nhiên. Lườm nàng một cái, tôi nói: - Vì anh trẻ tuổi anh tài hơn người chứ sao! Vẻ kiêu ngạo trên khuôn mặt tôi lúc nói câu này lập tức bị cái nguýt dài khinh thị của Đạm Ngọc dập tắt không thương tiếc. Tôi đành cúi đầu thú nhận sự thực. Tôi tốt nghiệp trường Đại học Luật Tây Nam vừa đúng lúc mấy người – có thể miễn cưỡng tạm gọi là bạn bè của bố tôi – vừa mới chung nhau mở một văn phòng luật ở Thượng Hải. Vốn họ cũng không hề có ý định mời tôi tham gia cho đến lúc bố tôi đem quyển sổ tiết kiệm trị giá 300 nghìn – tài sản cả đời tích cóp của gia đình – ra dí vào mặt cho họ xem. Lập tức, họ thành kính mời tôi về cộng tác với văn phòng. Hơn một năm sau, một kẻ vốn chưa có việc gì ra hồn như tôi, do được đóng vai trò một trong những cổ đông lớn nên cũng có được bề ngoài đạo mạo đủ để trộn lẫn trong đám luật sư. Mang danh luật sư phó chủ nhiệm, nhưng mọi người cũng thường bỏ quên chữ “phó”. Thật ra cái chức vụ luật sư, đặc biệt là luật sư trẻ cứ tưởng tượng khó có thể mạo nhận được. Thế nhưng quan niệm “Không mạo nhận được chức danh thì mạo nhận tuổi tác” vẫn không phải là hiếm. Hồi đầu, chuyện này còn khó khăn, nhưng về sau càng ngày càng phổ biến. Mấy năm gần đây ở Thượng Hải, người ta nói thậm chí có thể tùy tiện túm một người trên đường hỏi: “Chào anh, anh làm nghề gì?” Đáp: “Luật sư” Vừa đúng lúc đó, ở Thượng Hải dấy lên phong trào bảo vệ quyền lợi dân công, tôi và mấy người cùng phòng đã giúp họ đòi bồi thường thành công 200 nghìn. Đó là lần đầu tiên có một vụ đòi bồi thường cho dân công thành công nên đã gây nên tiếng vang lớn, tạo ảnh hưởng không nhỏ ở Thượng Hải. Từ đó, văn phòng luật chúng tôi thực sự bắt đầu lên đời. Dần dần các vụ kiện cao tranh chấp được đưa đến càng ngày càng nhiều, dân sự cũng có mà hình sự cũng có. Tôi – một trong những người được xem là linh hồn của văn phòng cũng bắt đầu nảy ra những mơ mộng, ảo tưởng mình đã là một luật sư nổi tiếng và trở nên tự cao tự đại. Nghe đến đây, Đạm Ngọc đã bắt đầu ngáp ngủ, thần trí lơ mơ, hờ hững “ồ” một tiếng. Còn tôi, hồi tưởng lại cái đận gian khổ đã trãi qua trong quá khứ, lòng bỗng trào lên một cảm xúc khó lý giải, tự nhiên thành trầm ngâm không muốn nói nữa, chỉ đắm mình vào những suy nghĩ riêng tư. Cho đến bây giờ, khi đã trở nên thân thiết, tôi và Đạm Ngọc đã có thể đùa vui trêu cợt nhau, tự nhiên thoải mái không cần giữ ý. Tôi gọi nàng Đạm Ngọc, nàng gọi tôi Hà Duy, lúc hét cái tên của nhau đều có thể thêm chút gia vị phẫn nộ hoặc thân thiết, tất cả đều không gây nên sự khó chịu từ phía người kia. Bây giờ, Đạm Ngọc đã có thể tự ý đi lại thoải mái trong căn hộ ba phòng của tôi, tất nhiên là đi dép lê và không cần chú ý lắm đến lời nói cũng như phong thái nữa. Và bây giờ, nàng cũng có thể thoải mái tự nhiên xộc vào phòng ngủ của tôi, bới hòm mở tủ lục đồ. - Tìm gì thế? – Tôi lao theo, hỏi. - Giấy bút!... Anh đường đường là một người đàn ông trưởng thành mà lại nghèo đến nỗi không có nổi tờ giấy với cây bút hay sao? Rõ là mất thể diện. Nàng không tìm thấy gì, đứng dậy nhìn tôi lắc đầu vẻ nghịch ngợm, ý như muốn nói tôi hết thuốc chữa. - Thua em luôn. Nhà có máy tính, anh cần giấy bút làm gì chứ? Rồi nàng kéo tuột tôi ra đường, đi mua giấy bút, tiện quơ thêm cả đống đồ lặt vặt hàng ngày, rồi quay sang tôi: “Tính tiền đi!” Tôi đành móc ví, vô tình bắt gặp hình ảnh Đạm Ngọc đang đứng chờ bên ngoài cổng siêu thị. Nàng mặc quần Jeans và một chiếc áo len màu tím, chân vẫn còn đi đôi dép lê to tướng ở nhà tôi, nhìn vừa thân thiết vừa hiền hậu. Nàng ngồi trên ghế đá, dáng vẻ bình tĩnh… Bức tranh dàn trãi trước mắt làm tôi rung động từ tận đáy lòng. Có giống đôi tân hôn cùng đi mua sắm cho gia đình mới không nhỉ? Ai ngờ Đạm Ngọc mua giấy bút là để viết hợp đồng – hợp đồng ký kết quan hệ giữa hai chúng tôi. Hợp đồng viết rõ ràng, nếu bên A giúp bên B lấy được nhà tỉ phú, bên B hứa sẽ trong vòng hai năm trả đủ bên A ba triệu. Khi bên A ký tên, Đạm Ngọc cười lăn lóc, bảo tôi sao mà căng thẳng hệt như đặt bút ký hợp đồng bán thân vậy. Tôi trợn mắt nhìn nàng, hùng hùng hổ hổ ký ngay một chữ rõ to. Hợp đồng được lập làm hai bản. Khi cất bản hợp đồng vào đáy tủ, dường như tôi cũng chôn theo cả tấm lòng yêu yếu đuối của mình. Trong quãng thời gian đó, câu tôi nói với nàng nhiều nhất là: “Hai chúng ta là đôi thực tế nhất thành phố Thượng Hải đấy!” Đạm Ngọc gật đầu tán thành. Mùa xuân đến. Khi mùa xuân tràn đến, tôi thân ở Thượng Hải nhưng tuyệt nhiên không hề cảm thấy chút gì hương vị đất trời đang sống lại. Buổi tối đầu tiên đưa Đạm Ngọc về khách sạn, nàng bỗng nhiên chìa tay đòi chìa khóa nhà tôi. Chẳng nghĩ gì nhiều, tôi móc chìa khóa trao cho nàng. - Chìa khóa nhà anh trông lạ nhỉ, lỗ móc lại có hình hột đào. - Đạm Ngọc nói. - Chứ sao. Anh là người lãng mạn mà. Đạm Ngọc liếc nhìn tôi, mỉm cười. Thượng Hải mùa đông thường có mưa phùn, ngày thứ hai mặt trời mới bắt đầu ló rạng, trăng thanh gió mát, dường như hương xuân cũng thấm đẫm cả trong những làn gió. Buổi sáng gặp hai ứng cử viên, ngôn ngữ có cái vẻ không hợp chút nào với sở thích của Tào Lợi Hồng, tôi cho đi luôn. Buổi chiều lại là một cô gái trông đạo mạo, nói nhất định không chọi bỏ việc sau khi két hôn – cũng không đạt yêu cầu. Chiều tối, tôi mệt rã rời nhưng vẫn bị A Lam kéo đi bar uống rượu. A Lam nhắc đi nhắc lại một câu: năm 2005 là năm đổi đời của cậu ta. Tôi hỏi tại sao. A Lam, uống nhiều tới mức cả mặt và cổ đều đỏ bừng bừng, lắc lư cái đầu giải thích: “Bởi vì em đổi đời rồi”. Thế là thế nào? Tôi cố kiên nhẫn hỏi thêm tại sao mà đổi đời. “Bởi vì… à… ha ha… hê hê… bởi vì…”. Và A Lam đổ ụp xuống. Đúng là xui xẻo. Mệt mỏi cả ngày rồi lại còn phải phí sức vác anh nhà thơ tửu lượng kém từ quán bar về tận nhà.A Lam là cậu bạn duy nhất của tôi ở Thượng Hải, ngày trước học cùng trường đại học với tôi nhưng khác khoa. Tôi học đại học rồi học tiếp cao học, mất bảy năm, A Lam học cao đẳng rồi chuyển lên đại học thành ra cũng mất đến bảy năm. Ở trường, A Lam và tôi thuộc dạng quen biết nhưng gặp nhau cũng chẳng buồn chào. Tôi quen cậu ta là vì cậu ta thường làm thơ, tôi vẫn nhớ có một bài tên là… Mười năm quay lại: Tôi bước trên con đường trãi dài nắng óngVui mừng mà lòng vẫn tràn ngập hoang mang,Hồi tưởng những ký ức xứng đáng nhớ nhungNhư những điều thuộc về cuộc tình ngày ấy… Trong ý nghĩ ngây thơ ngày còn đi học ấy, tình yêu là một điều rất thiêng liêng và tốt đẹp. Thơ A Lam diễn tả được chính xác những mơ ước tình yêu của mọi người nên cũng gây dựng được chút tiếng tăm. Tôi cũng chẳng rõ vì sao cái con người văn tài thanh cao hơn người ấy lại chịu quen với tôi nữa, lúc đó tôi là một kẻ mờ nhạt chẳng có gì đặc biệt. Thời đó, chúng tôi đều rất sùng bái các nhà thơ, cứ nghĩ thi nhân cũng giống như đỉnh núi tuyết Himalaya vậy, có khí thế, có lý tưởng theo đuổi và vĩnh viễn không vấy bẩn bụi trần. Thế nhưng sau này, khi tận mắt nhìn thấy tuyết trắng sạch trong trên cao nguyên khi tan chảy cũng hòa vào sông suối dơ bẩn mà trôi ra biển hết, nhà thơ cũng nhiễm dần những thói hư tật xấu và trở nên chẳng sạch sẽ gì hơn người thường. Bốn năm trước, gặp nhau ở Thượng Hải, A Lam nói ở trong cái xã hội này mà làm văn sĩ thì sẽ sa đọa trước tiền bạc và quyền lực. Thế nên tôi hiểu ngay cái lẽ sống của anh chàng – bụi trần tục, A Lam có lẽ còn ngập sâu quá cả tôi. Đã cùng là thân phận nghèo hèn giữa chốn thành thị xa hoa, tránh sao khỏi đôi lúc có cảm giác bực tức xót xa. Ngôi nhà A Lam đang ở bây giờ là do người bác qua đời để lại – một căn nhà nhỏ xây kiểu nông thôn. Mấy năm nay giá nhà đất ở Thượng Hải tăng chóng mặt, không nhờ thế thì một văn sĩ nghèo như A Lam lăn lộn cả đời cũng đừng mong mua nổi vài mét vuông. Về đến nhà, A Lam phần nào đã tỉnh rượu, nhất định kéo tôi lại để tâm sự. Mãi sau tôi mới biết, hóa ra chuyện đổi đời của A Lam là cậu ta xin được việc làm dạy Ngữ văn tại một học viện dân lập. Dù sao cũng là một sự nghiệp “được làm những gì mình yêu thích”. Tôi hờ hững nói mấy lời chúc mừng. Rồi A Lam bắt đầu liên tục lải nhải mỗi một câu: - Mùa xuân đến rồi. - Mùa xuân đến rồi! Mùa xuân thật sự đến rồi! Thật sự là mùa xuân của tôi! Mùa xuân đẹp đẽ! A! Mùa xuân đẹp đẽ nở tung những cánh hoa đào diễm lệ! A Lam ê a kiểu giọng ngâm thơ, bắt chước con vẹt. Tôi ngồi bên cạnh trợn mắt lên: - Cậu này điên tình rồi chắc? - Hê hê, tất nhiên là không phải! Em nói mùa xuân của em thật sự đã đến rồi mà! Vận hoa đào đến rồi. Hóa ra A Lam nghêu ngao từ nãy đến giờ là bởi vì: cậu ta đang yêu. Ngày trước còn ở trường, tôi chẳng mấy khi tiếp xúc với A Lam, thấy cậu chàng trông dáng vẻ đặc biệt nam tính, lông trên người còn dài hơn cả tóc, đồ chừng là một nhân vật hung hãn. Thế nhưng nói chuyện mới thấy A Lam toát lên vẻ tài hoa, tôi lại nghĩ cậu ta chắc thể nào cũng là một tay sát gái, đào hoa có hạng, con gái đuổi đi không hết. Sau này tôi mới biết những cô gái A Lam yêu thì dùng xe xúc đi cũng không hết, còn những cô gái yêu cậu ta thì vẫn cứ mãi lưu lạc phương nào chưa xuất hiện. Quả là bi thảm cho cuộc đời một người đàn ông. Bây giờ khó khăn lắm mới có được một cô bạn gái, theo lời cậu ta thì vừa trẻ vừa xinh, chả trách cậu chàng vui mừng đến thế. Dỗ A Lam ngủ xong, khi tôi ra đường thì thành phố đã lên đèn. Về đến nhà, tôi đứng bên dưới cổng chung cư, ngước mắt nhìn lên những ánh đèn đủ màu tỏa ra từ những ô cửa sổ, lòng chợt thấy vị gì cay cay. A Lam cũng đã tìm thấy mùa xuân của cậu ấy rồi… Còn tôi vẫn một mình một bóng. Tôi trong đêm giao thừa tha hương, lù lù bóng chiếc đón nhận tuổi ba mươi, vẫn một mình kéo dây tắt đèn đi ngủ. Bước vào trong sảnh nhà, tôi phát hiện ra cầu thang máy đã hoạt động trở lại rồi. Chắc là mấy người đó thấy chúng tôi đáng thương quá, tặng chúng tôi một niềm an ủi nhỏ nhoi trong đêm giao thừa đón năm mới. Bước vào phòng, bật đèn, hình ảnh người thiếu nữ nằm cuộn tròn trên sô pha nổi bật lên trên nền căn phòng khách gần như trống trơn của tôi. Sự xuất hiện của Đạm Ngọc vào lúc muộn như thế này làm tôi có phần ngạc nhiên nhưng lại cảm thấy ấm áp trong lòng. Vào dịp Tết lớn nhất và đẹp nhất của Trung Quốc, bạn không phải một mình đối mặt với mùa đông lạnh lẽo, vẫn có thêm sự xuất hiện của một người sưởi ấm cho bạn. Đạm Ngọc cứ thế là ngủ, chăn nệm chẳng có nên nằm co ro trông y như một chú mèo nhỏ. Nhìn thấy cửa sổ vẫn chưa đóng, tôi chạy ra ngoài ban công định đóng cửa sổ. Ra đến ngoài ban công, phản ứng đầu tiên của tôi là: hình như mình vào nhầm nhà. Tôi đứng ở ban công căn hộ nhà mình, tưởng như đang sừng sững đứng ở giữa một biển cờ phướn tất cả các nước trên thế giới: những vải vóc đủ màu đủ sắc phơi rợp cả ban công; bao gồm cả cái ga giường mấy thế kỷ rồi không nỡ thay, tấm vải phủ tivi bụi đóng dày cả phân, mấy chiếc quần thay ra cả tuần chưa giặt… đủ các thể loại giăng đầy cả ban công. Gió đêm mang theo cả hơi hướng ngày Tết thổi tới lồng lộng, “cờ phướn” thơm mùi xà phòng giặt man mát trước mắt tôi bay phần phật. Tôi quay lại nhìn người con gái vẫn say sưa ngủ trên đi văng, một cảm xúc ấm áp trào dâng làm trái tim tôi mềm lại. Đóng cửa sổ lại, tôi ngơ ngẩn quỳ xuống trước đi văng, nơi nàng Đạm Ngọc của tôi đang say ngủ. giặt xong một đống đồ lớn đến vậy, chắc nàng mệt lắm. Dáng người thanh mảnh của Đạm Ngọc nằm co ro trên đi văng trông thật đáng yêu, đôi mắt nhắm nghiền không ngừng giật giật vì ánh sáng đèn. Nàng Đạm Ngọc 21 tuổi, tất nhiên khi bạn ngủ say, bạn cũng sẽ trong trắng và thuần khiết như thế. Nhớ lại lời A Lam nói cậu chàng đã tìm thấy mùa xuân của đời mình rồi. Mùa xuân đến rồi, mắt tôi, tim tôi đều bị người con gái quyến rũ mê hồn này chiếm trọn. Chỉ là tôi không nói, chỉ là tôi sợ thừa nhận điều đó mà thôi. Đột nhiên, tôi cảm thấy một sự thúc đẩy ghê gớm, thúc đẩy tôi ôm chặt cô gái kia vào lòng, thuyết phục nàng đừng cố gắng chen chân vào cái thế giới vốn đã chẳng hề thuộc về những người như chúng ta, nói với nàng rằng vẫn còn tồn tại một thứ hạnh phúc khác, cái hạnh phúc chỉ có thể có được khi chúng ta đi chợ, mặc cả mua thịt, mua rau mới cảm nhận được. Một thứ hạnh phúc tuy bình dị, nhưng vẫn là hạnh phúc. Đột nhiên, tôi nhớ đến bản hợp đồng đã ký với Đạm Ngọc ở dưới đáy tủ. Tôi vẫn nhớ trong bản hợp đồng ấy có cả ba triệu thuộc về tôi. Tôi liền bỏ qua cái tư tưởng đó. - Đạm Ngọc! Đạm Ngọc! Sao lại nằm ở đây thế này? Sao muộn thế vẫn chưa về nhà? Lắc đầu định thần lại, tôi đánh thức chú mèo trên đi văng dậy. - Ơ… ư… Đạm Ngọc còn ngáy ngủ, đôi môi hồng mấp máy ra chiều phản đối. Âm điệu du dương của giấc mơ đẹp đẽ lúc này còn lưu lại đánh thức những tình cảm và dục vọng dồn nén chật cứng trong tôi bấy lâu nay, tôi chỉ cảm thấy máu huyết toàn thân đều dồn cả xuống một chỗ. Tôi cúi đầu, ép môi tôi vào môi nàng… Nhưng Đạm Ngọc nhẹ nhàng đẩy tôi ra, nàng không hề mắng tôi té tát như tôi đã tưởng tượng, cũng không hề thi triển quyền cước tay chân gì hết. Nàng chỉ khẽ nhíu mày, ánh nhìn không hài lòng trong đôi mắt nàng cũng đủ làm tôi thức tỉnh. Tôi giống như một đứa trẻ mắc lỗi, vội vàng lùi lại phía sau. Đạm Ngọc ung dung ngồi dậy, nhìn tôi rồi nói lạnh lùng: - Anh làm sao mà phải thảm hại như thế? Tôi hoang mang nhìn nàng ngồi dậy, xỏ giày, hoang mang nhớ lại từ “thảm hại” nàng dùng trong câu nói. Nhậm Đạm Ngọc bảo tôi thảm hại, ý của nàng xét ra nghĩa là một thằng đàn ông tầm thường. Nàng tất nhiên là chưa thể hiểu hơn về giới đàn ông. Thế nhưng ánh mắt khinh bỉ của nàng đã thành công trong việc làm tôi cảm thấy tự ti, giống như tình cảnh chàng thái giám bị người ta phát hiện đang thương thầm nhớ trộm nàng cách cách triều Mãn Thanh cao quý. Không để tôi im lặng quá lâu, Đạm Ngọc đã xỏ xong giày, nàng đứng dậy nói: “Đưa em về thôi”. Tôi nhìn nàng một cái, không nói năng gì, gật gật đầu, thái độ lạnh lùng của Đạm Ngọc làm không khí căn phòng trở nên gượng gạo. Lúc bước vào buồng thang máy, Đạm Ngọc bỗng nhiên trở lại vẻ sinh động thường ngày, lại cười cười nói nói với tôi: - Cái thang máy này được sửa là công của em đấy! Vốn ra em đến từ chiều nay cơ, vừa bước vào thì phát hiện ra cái bảng “Đang sửa chữa” không còn thấy đâu nữa. Em khoái quá nhảy vào thang máy luôn, ai ngờ đang giữa đường thì nó bãi công, nhốt em trong đấy ba tiếng đồng hồ! Thế nên lúc em đến nhà anh giặt xong quần áo thì đã tối rồi. Vì vậy, em đợi anh đưa em về khách sạn. - Em bị nhốt trong thang máy ba tiếng à? – Tôi kinh ngạc nhìn nàng – Rồi em làm thế nào ra được? - Em gọi 119. - Đạm Ngọc đáp tỉnh bơ. Chúng tôi nhìn nhau, Đạm Ngọc không nhịn được, cười phì ra. Nụ cười thật là một biểu hiện tuyệt vời, cười nghĩa là mọi mâu thuẫn đã được hòa giải. Chúng tôi cười suốt cả dọc đường, vui vẻ thoải mái suốt cả quãng đường về khách sạn. Những người xung quanh nhìn thấy chắc ai cũng tưởng tôi và nàng là một đôi hạnh phúc như bao đôi khác trên đường. Một đôi tình nhân đang rất yêu nhau, ngọt ngào nắm tay nhau dạo phố. Tuy thế, điều lãng mạn ấy chỉ là sự lầm tưởng của người ta, thật ra chúng tôi đều biết rõ, trừ cái phút vô tình trước, khi môi gặp môi, thì quan hệ “hợp tác” vẫn là sợi dây gắn bó duy nhất giữa tôi và nàng. Tạm biệt Đạm Ngọc xong, tôi lại một lần nữa quay về nhà. Nằm dài trên giường, toàn thân tôi đau như dần. Trong cơn mơ màng buồn ngủ, trước khi đi dần vào mộng mị, tôi bỗng nhớ về chiếc hôn với Đạm Ngọc, từ đầu đến cuối hình như nàng không hề biểu lộ chút ác cảm nào. Ôm chiếc gối ra đi văng nằm, tôi giống như một thiếu niên tuổi hoa mơ mộng, tự cho phép mình hưởng niềm hạnh phúc nằm ở chỗ Đạm Ngọc đã nằm, mong có thể gặp nàng trong giấc mộng. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười - Ðạm Ngọc, buổi chiều đừng đi đâu nhé, mình đi ăn tối rồi anh đưa em đi xem phim Vô Gian Ðạo có Lưu Ðức Hoa diễn đấy. - Phim ấy em xem rồi. Mà em cũng chẳng thích Lưu Ðức Hoa! Với cả anh không cần gặp mấy người đến phỏng vấn sao? - Ôi dào, kệ họ! Mấy cô đó rõ phiền phức. Chậm nhất là trước năm giờ anh sẽ xử lý xong các bà ấy thôi. - Ờ… Rồi Ðạm Ngọc một mình ngồi trong phòng xem tivi suốt cả buổi chiều đợi Hà Duy xong việc đến đón đi ăn tối. Không hiểu sao dạo này, con nhóc Nhi Nhi bên cạnh chẳng mấy khi sang phòng Ðạm Ngọc buôn chuyện như trước. Mà một vài lần có đến thì cũng mặt mũi rầu rĩ, ngồi cả buổi chẳng nói chẳng cười, hỏi làm sao cũng không nói mà cứ nước mắt ngắn nước mắt dài. Ðạm Ngọc đoán chắc con bé và anh chàng bạn trai lại vì lý do vớ vẩn nào đó mà cãi lộn nhau nên cũng không chú ý lắm. Mấy hôm nay thì Nhi Nhi hoàn toàn mất hút, từ sáng đến tối đều không thấy bóng dáng cô nàng đâu. Không có Nhi Nhi ở bên ríu rít trò chuyện, Ðạm Ngọc đâm ra không quen. Cả ngày ngồi lẩn mẩn trong phòng khách sạn, nàng thấy vô vị kinh khủng. May mà có chiếc điện thoại di động, tin nhắn của Tiểu Nhiễm cứ liên tục được gởi đến. Kể về cô nàng nào cậu ta mới gặp. Buổi tối Ba mươi, Ðạm Ngọc nhắn: “Tiểu Nhiễm, giúp tôi chúc mừng năm mới cha cậu nhé”. Lát sau, tin nhắn hồi âm của Tiểu Nhiễm gửi lại làm Ðạm Ngọc sung sướng đến nhảy cẫng lên: “Ông già bảo cũng chúc cô và gia đình ăn năm mới vui vẻ. Ha ha, xem ra ông già cũng có ấn tượng sâu đậm về cô lắm đấy! Mà sao tôi lại thấy cô giống bạn tôi quá, bây giờ tự nhiên phải gọi bằng mẹ thành ra không quen tí nào! Ha ha ha”. Câu đùa cuối làm Ðạm Ngọc lâng lâng như trên mây. Ai ngờ con trai ngài tỉ phú lại có sở thích buôn chuyện bằng tin nhắn. Tiểu Nhiễm cứ rỗi rãi là lại lôi máy ra bấm cho Ðạm Ngọc, hoặc buôn mấy chuyện linh tinh trên trời dưới bể, hoặc mấy mẩu chuyện cười rẻ tiền cậu ta mới moi móc được đâu đó. Ðạm Ngọc thường ngồi xếp bằng ở đi văng nhà Hà Duy, ôm chặt cái điện thoại mà khua môi múa mép, nhận được ánh mắt mang theo ý nghĩa rõ ràng là “chán không chịu nổi” của Hà Duy. Ðạm Ngọc giả vờ không để ý dù trong lòng rõ rành rành, chỉ tự cười thầm: “Cậu chàng này ăn phải thứ gì thế không biết nữa!” Cứ thế cho đến hết kỳ nghỉ đông, các học sinh sinh viên bắt đầu lục tục trở về trường. Ðạm Ngọc là sinh viên năm thứ tư, học kỳ cuối của năm thứ tư, sinh viên nào đã hoàn thành các học phần đều không phải lên lớp nên Ðạm Ngọc cũng không cần về trường. Những tin nhắn với Tiểu Nhiễm giờ lại thêm những nội dung mới kiểu như: “Mấy tiết học này chán quá, ở trường bây giờ chẳng còn mấy những em chân dài xinh xắn, cô bạn gái càng ngày càng ngang ngạnh, vân vân”. Ðạm Ngọc kiên nhẫn trả lời tất cả, giúp cậu ta phân tích các vấn đề, khuyên giải, tư vấn tình cảm, trêu đùa giải buồn. Nàng chỉ cần đặt vào địa vị mình ngày xưa là thoải mái ứng phó mọi tình huống. Vì sự an toàn của cậu ấm, việc Tiểu Nhiễm là con nhà tỉ phú gần như không mấy ai biết. Tào lợi Hồng giáo dục con trai vô cùng nghiêm khắc, đi học cũng chẳng được cái đặc quyền xe đón xe đưa. Cậu ta cũng giống hệt mọi học sinh khác ở trường, “bùng” học đi chơi sẽ bị mắng, đánh nhau thì bị phạt. Cậu cũng đọc những tiểu thuyết võ hiệp như các học sinh nam khác, và cũng thích ra vẻ ta đây vĩ đại dù trong đầu chẳng có bao nhiêu. Lúc Hà Duy gọi điện dặn Ðạm Ngọc đợi anh cùng về đi ăn tối, tin nhắn của Tiểu Nhiễm cũng vừa đến: “Kiều Kiều (bạn gái Tiểu Nhiễm) đúng là đồ đê tiện! Cô ta đột nhiên bỏ đi chơi với thằng khác rồi! Cô nói xem, tôi có nên đá nó không?” Ðạm Ngọc không chú ý lắm, viết trả lời cậu ta mấy lời khuyên đại loại như nếu đã yêu thì nên tin nhau. “Mẹ nó chứ! Bậc đại trượng phu sá gì mấy thứ lẻ tả! Tôi nhất định bỏ nó!...” Từ những lời lẽ trong tin nhắn, có thể thấy Tiểu Nhiễm đang trong trạng thái kích động. Thế nên cậu ta nói những gì Ðạm Ngọc cũng không để tâm lắm, kể cả việc cậu ta nói sẽ đến khách sạn đón nàng. Hai mươi phút sau điện thoại đổ chuông. - A lô! Nhậm Ðạm Ngọc à? Tôi đang ở dưới nhà. Ba phút nữa cô xuống được không? Không thì nói số phòng, tôi sẽ lên! – Tiểu Nhiễm hét lên trong điện thoại. - Ơ! A! Ðạm Ngọc lúc này mới giật nảy mình, nháo nhào từ đầu phòng đến cuối phòng. - A cái gì mà a? – Ðối phương tỏ vẻ không vui – Vậy tôi lên nhé? - Tôi xuống! Tôi xuông! Ba phút! Ðạm Ngọc nói vội rồi cúp điện thoại. Hít một hơi thật sâu, nhét chiếc kẹo cao su thơm vào miệng và căn phòng bắt đầu hứng chịu một trận gió lốc quét hết tứ phía. Rửa qua mặt mũi, cào vội vài nhát lược, thay quần áo, đi ra cửa, miệng nhổ vội kẹo cao su, chân xỏ đôi giày Tiểu Nhiễm mua cho lần trước, thật thoải máu đi trên đường với vẻ thanh xuân tươi mát. Ba phút sau, nàng đã thanh thoát tuyệt vời xuất hiện trước mặt anh chàng Tiểu Nhiễm. Tiểu Nhiễm gặp lại Ðạm Ngọc, thấy nàng vẫn xinh đẹp thuần khiết như thế. Cậu chàng bất giác quay mặt đi phía khác không dám nhìn nàng, những ngang ngược và hài hước đã biểu diễn trong điện thoại dường như bay đâu mất hết chẳng còn mảy may. - Chưa ăn tối chứ hả? – Tiểu Nhiễm hỏi. - Ừ. Ðạm Ngọc gật gật đầu, bỗng vô tình nhìn thấy Hà Duy đang sải những bước dài rẽ qua con ngõ trước mặt bước đến. Hà Duy nhìn thấy Ðạm Ngọc đang đứng trước cổng khách sạn, vui mừng vẫy tay. Ðạm Ngọc giả như không nhìn thấy, quay lưng lại dùng tay phẩy phẩy, ý bảo anh chàng đừng đến. Ðạm Ngọc quay lại nói với Tiểu Nhiễm: - Cậu muốn đưa tôi đi ăn tối à? - Ừ! Muốn ăn gì nào? - Ờ… muốn ăn mì kéo! Ðạm Ngọc cười tinh nghịch, rồi đổi sắc mặt nói nghiêm trang: - Ðúng là đồ dở hơi. - Ha ha. Rồi hai người bước lên taxi. Khi chiếc xe lướt qua chỗ Hà Duy, Ðạm Ngọc còn thoáng nhìn thấy anyh chàng Hà Duy ngoài cửa xe, khuôn mặt vừa kinh ngạc vừa hoang mang khôn tả. - Ăn tối xong mình đi xem phim. – Tiểu Nhiễm nói, mắt vẫn nhìn về phía trước. - A? Ðạm Ngọc mở to mắt, há hốc miệng, bộ điệu giống một cô học sinh nhút nhát hay giật mình sợ hãi. - Ừ, phim mới! Vô gian đạo, có Lưu Ðức Hoa. - Ôi! Bạn tôi có thuê đĩa xem rồi, thấy bảo hay lắm! Ðạm Ngọc vẻ vui sướng. - Ha ha… bây giờ năm giờ, phim tám giờ mới chiếu, mình vẫn còn ba tiếng để ăn tối, tí nữa cô phải ăn nhanh lên nhé. - Ờ. – Tiếng đáp vừa hiền lành vừa ngoan ngoãn. Hai người không nói gì nữa, nhưng Ðạm Ngọc vẫn tập trung chú ý vào nét đau buồn đọng trên khuôn mặt Tiểu Nhiễm. … Ba tiếng sau, hai người đứng trước cổng rạp chiếu phim, Tiểu Nhiễm hỏi Ðạm Ngọc có muốn ăn bắp rang bơ không, nàng e lệ gật đầu. - Biết ngay mà! Chả biết dạ dày của các cô làm bằng gì nữa, trong bữa ăn có một tí đã sợ béo nhưng mà đồ ăn vặt thì không lúc nào rời tay! Ðạm Ngọc ngượng nghịu nhún vai lè lưỡi vẻ dí dỏm dễ thương. Phim đã bắt đầu chiếu. Tiểu Nhiễm có vẻ chẳng chú ý gì, lúc thì liếc qua màn hình, lúc lại lôi điện thoại ra xem. Ðạm Ngọc thì ngược lại, nàng hoàn toàn tập trung chú ý lên những tình tiết bộ phim, hai tay nắm chặt lưng ghế đằng trước, những khớp xương ngón tay bị nắm chặt đến trắng bệch. Những biểu cảm trên khuôn mặt nàng biến đổi theo tình tiết phim, lúc thì vui sướng lúc lại căng thẳng. Thật ra cả hai đều đã xem Vô gian đạo rồi. Ðúng lúc đó, điện thoại của Ðạm Ngọc reo chuông, hóa ra là Hà duy gọi. Nàng tắt đi không nghe, rồi điều chỉnh điện thoại thành chế độ rung. “Em đang ở đâu đấy? Gọi lại cho anh!” Hà Duy lại nhắn tin. “Em đang ngồi cùng Tiểu Nhiễm”. Ðạm Ngọc nhân lúc vào nhà vệ sinh nhắn lại. Lúc quay lại chỗ ngồi gặp Tiểu Nhiễm, nàng đã lấy lại được khuôn mặt tươi tắn bình thường. Lúc bộ phim lên tới cao trào, đôi mắt của Ðạm Ngọc cũng cùng lúc đẫm lệ. Bước ra khỏi rạp, Ðạm Ngọc vừa lau nước mắt vừa không ngừng nói: “Cảm động quá, buồn quá!” Ánh đèn đường hắt vào khuôn mặt xinh đẹp của nàng làm tăng tối đa hiệu quả hình ảnh cho những giọt nước mắt, khiến chúng trở nên vừa đáng thương vừa diễm lệ không thể tả. Tiểu Nhiễm nhìn nàng một cái, không nói năng gì. Cậu ta ngồi phịch xuống bên vệ đường, thở ra một hơi nặng nề, úp mặt vào hai lòng bàn tay làm mọi người qua đường đều ngạc nhiên ngoái nhìn. - Cậu… sao thế? Ðạm Ngọc lặng người, quỳ xuống bên cạnh cậu ta, rụt rè hỏi. - Xì! Tiểu Nhiễm ngẩng đầu lên, vẫy tay gọi Ðạm Ngọc, hít một hơi dài qua kẽ răng rồi lại chầm chậm thở ra: - Phù, chẳng sao cả. Ðôi mắt Tiểu Nhiễm nhìn đăm đăm về phía xa, nơi có một tòa nhà cao tầng, ánh đèn nê-ông tràn ngập. Ðạm Ngọc thật không thể tưởng tượng được, một chàng trai còn đang ở lứa tuổi hoa, sống trong giàu sang phú quý lại có thể mang khuôn mặt phiền não đầy vẻ thương cảm nhường kia. Nàng không hỏi gì nữa, im lặng ngồi kề bên cậu ta trên bậc thềm. Hai người ngồi cùng nhau khiến ai nhìn vào cũng có thể tưởng đây là một đôi thiếu niên trốn nhà đi tìm lãng mạn. Cứ ngồi thế chừng nửa tiếng, Tiểu Nhiễm bỗng thở mạnh và đứng phắt dậy, cúi xuống nói đúng một từ: - Ði! - Hả? Ði đâu? - Ðừng hỏi nhiều, cứ đi với tôi là được rồi! Ðạm Ngọc hoang mang không hiểu ra sao, đi cùng Tiểu Nhiễm đến bãi đổ xe một khu nhà ở cao cấp. Tiểu Nhiễm dừng lại trước một chiếc xe kiểu xe đua màu đỏ, mở cửa xe cho nàng bước vào. - Vào đi! - Ăn trộm xe à? - Ðạm Ngọc hỏi một cách hoang mang. - Ðừng nói vớ vẩn! Rồi cậu ta cũng bước lên, xoay chìa khóa khởi động. chiếc xe như một mũi tên rời khỏi dây cung lao vút đi. Khi ra tới đường cao tốc, tốc độ của chiếc xe không lúc nào dưới 180 km/h. Ðạm Ngọc sợ hãi nắm chặt dây an toàn, hét lên the thé: - Cậu làm gì thế? Chậm lại! - Yên tâm, chưa đến 250 thì chưa bay được đâu! Tiểu Nhiễm nắm chặt vô lăng, nói mà không hề thay đổi sắc mặt. - Mình đi đâu đây? - Ðua! Tiểu Nhiễm trả lời, cài số, nhấn mạnh ga. - Hả…? Ðạm Ngọc thấy ruột gan bàn phổi đều lộn tùng phèo, nhắm chặt mắt nhưng vẫn không nhịn được tiếng hét bật ra. Bên cạnh nàng, Tiểu Nhiễm cười, hét lên như điên: - Ha ha ha… ô hô hô… mẹ nó chứ! Bố mày đây không chấp mấy thứ lẻ tẻ! Nửa giờ sau, chiếc xe cuối cùng cũng dừng lại, Ðạm Ngọc ngồi đờ đẫn với khuôn mặt trắng bệch vì quá sợ hãi: - Tôi vẫn còn sống sao? - Xuống xe đi, đến nơi rồi. Hóa ra họ đã đến một cửa một nhà hàng KTV. Tiểu Nhiễm xuống xe trước, không quên vòng sang bên kia mở cửa xe cho Ðạm Ngọc. Trong suốt mấy tiếng sau, Tiểu Nhiễm chỉ hỏi đúng một câu: “Có muốn hát không?” Nhận lại sự từ chối, cậu ta liền dốc hết sức gân cổ lên mà gào vào cái micro. Khi cậu hát bài Thủy tinh đến câu: Tình yêu của anh và em sao giống như thủy tinh, chẳng có trách nhiệm nhưng lại ngọt ngào, trong sạch sẽ và đầy quyến rũ… Ðạm Ngọc không nhịn được nữa. Nàng đứng dậy, đến bên Tiểu Nhiễm nói nhẹ nhàng: - Cậu có chuyện gì phải không? Tiểu Nhiễm không trả lời ngay, đôi mắt nuốt hận nhìn Ðạm Ngọc hồi lâu, rồi quay phắt lại phía micro, gào lên: - Như cái cục c. mẹ mày ấy! Thủy tinh à! … Tiểu Nhiễm còn gào thét thêm một lúc lâu nữa rồi mới mệt mỏi thả người xuống ghế bành và bắt đầu uống rượu như điên. Trong lúc đó, điện thoại của Ðạm Ngọc không ngừng run bần bật, cuối cùng nàng đành quả quyết tắt máy. Thật ra cái kiểu tình cảnh này, Ðạm Ngọc chẳng lạ gì, những chàng trai còn non nớt khi bị thất tình đều rơi vào trạng thái tương tự như vậy cả. Ðạm Ngọc chọn lại bài Thủy tinh và cất giọng hát êm ái. Hát lại, để xoa dịu chàng sinh viên non trẻ vừa thất tình, để giúp chàng lý giải những lãng mạn ái tình trong tim. Cứ thế cho đến lúc Tiểu Nhiễm say mềm gục xuống ghế bành. Ðạm Ngọc nhìn chàng thanh niên có trái tim cũng non trẻ chả kém gì khuôn mặt, những giọt lệ chảy xuống từ đôi mắt cậu chàng. Trong cơn mơ màng, cậu vẫn không ngừng lẩm bẩm: - Một thằng không mẹ thì không thể đem hạnh phúc đến cho em sao? Cút! Cút ngay! Tôi không cần cô nữa! Tôi chẳng thèm quan tâm… Thật ra tôi vốn cũng chẳng thẻm quan tâm… Ðạm Ngọc giúp Tiểu Nhiễm lau những giọt nước vừa trào ra từ khóe mắt, lòng thương hại cho sự ngây thơ của cậu chàng. Cậu ta cứ tưởng những lý do tiện miệng nói ra của đàn bà trong lúc muốn chia tay đều là thật cả sao? Những thứ đó chỉ lừa được những cậu nhóc miệng còn hôi sữa như cậu thôi. Khi những giọt nước mắt trong như thủy tinh vẫn tiếp tục lăn xuống, Ðạm Ngọc vẫn kiên nhẫn giúp Tiểu Nhiễm lau đi. Nàng mỉm cười và nói dịu dàng: - Ðừng trách phụ nữ nhé, không có họ thì đàn ông bao giờ mới biết trưởng thành? Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười một Ðoán chừng Ðạm Ngọc dạo này chắc là thấy tẻ nhạt lắm. Nàng suốt ngày một mình ở phòng khách sạn, một mình tha hương nơi xứ người, tôi lo nàng sẽ cảm thấy ngột ngạt bức bối.Buổi trưa, vô tình đi qua rạp phim thấy chương trình buổi tối có phim Vô gian đạo, mấy đồng nghiệp tôi xem rồi đều bảo rất đáng xem.Vội vội vàng vàng xếp hàng mua vé.Nhướng mắt ngó nghiêng, tôi thấy hàng không quá dài và cũng không đến nỗi đông lắm nhưng độ ồn ào và nhiệt tình thì chẳng kém hơn hồi phát động phong trào từ thiện cứu đói dân nghèo thời trước.Hình như, những người xếp hàng trước tôi đều có người đi cùng cả, họ chẳng kiêng kị gì, ra sức chen lấn, xô đẩy nhau. Cũng có người đi một mình nhưng lại mua đến mấy chục vé. Cô bán vé cũng hết sức bận rộn. Cô ta một tay thu tiền, tay kia bưng hộp cơm, tranh thủ khoảng trống giữa lúc người trước vừa đi, người sau chưa kịp bước tới để múc vội một thìa cho vào miệng.Tôi đứng ở cuối hàng, khum tay lên che mắt nhìn, cảm thấy hy vọng lụi tàn, đích đến sao mà xa vời vợi.Một lúc sau, mấy người ở sở gọi điện thoại đến giục – anh cả mời cả phòng đi ăn trưa.Tôi đưa tầm mắt bao quát cả hàng, nói là không về kịp được.Mãi rồi cuối cùng cũng đến lượt tôi.Mua được hai tấm vé mà tôi mừng rơi nước mắt – hy sinh cả bữa trưa để mua cho được tấm vé.Rồi tôi vui mừng vung vẩy hai tấm vé gọi điện ngay cho Ðạm Ngọc.Mọi người xung quanh lại hiểu nhầm, họ nhìn vẻ vui sướng điên rồ của tôi, nghĩ chắc tôi vừa trúng xổ số năm triệu, nên đều nhìn tôi với vẻ ngưỡng mộ.Cô gái hẹn tôi phỏng vấn buổi chiều có lẽ là một nữ triệu phú, có hộ khẩu Thượng Hải, thỉnh thoảng lại buột một câu tiếng địa phương. Nhâm nhi tách trà được một lát, cô ta liền tỏ vẻ lẳng lơ, chưa gì đã kéo tay tôi đòi đưa tôi đi tham quan nhà trưng bày do bố cô ta làm chủ.Tôi vẫn khắc khoải từng giờ từng phút vì cái hẹn ăn tối với Ðạm Ngọc nên đành tỏ vẻ khổ não hết sức mà nói là hôm nay thật sự không được khỏe.Cô nàng triệu phú tỏ ra không vui chút nào. Tôi ngọt nhạt năn nỉ thuyết phục mãi, hứa nhất định tuần sau sẽ đi cùng cô. Lúc chia tay, cô nàng nhất quyết giúi vào tay tôi tút thuốc Trung Hoa. Tôi bảo tôi không hút thuốc nhưng cô nàng chớp chớp đôi mi:- Loại thuốc này anh chắc chắn hút được, yên tâm!Ðưa cô nàng ra cửa, tôi sốt ruột ngó đồng hồ, đã gần năm rưỡi chiều.Tôi vội vàng đi về phía khách sạn, tiện đường qua cửa hàng tạp hóa mua cho Ðạm Ngọc chai cà phê. Ðạm Ngọc không thích ăn vặt, cũng không thích đồ ngọt. Nàng chỉ thích những thực phẩm đắng nguyên chất. Tôi thường nghĩ, một cô gái dùng đồ đắng nguyên chất cả ngày như nàng, làm sao nụ cười lại có thể ngọt ngào đến thế?Chắc Ðạm Ngọc sốt ruột lắm rồi! Nghĩ thế, tôi cố bước nhanh hơn.Lúc rẽ vào con đường khúc ngoặt đến khách sạn, tôi bỗng nhìn thấy Ðạm Ngọc! Cô nàng này quả chẳng có tí kiên nhẫn nào, đã xuống tận cổng đợi tôi rồi.Ðược người đẹp đứng đợi trước mặt nên tôi sung sướng, bàn chân như mọc thêm cánh bay thẳng về phía nàng.Tôi định nhân lúc nàng chưa phát hiện ra mình đã đến, sẽ nhẹ nhàng lẻn đến sau lưng nàng mà “òa” một cái, dọa nàng sợ chơi. Có khi nàng lại nhảy dựng lên ấy chứ, sau đó chắc sẽ cho tôi một trận, giống như những cô gái thường hay làm nũng người yêu ấy!Nghĩ đến đấy, tất cả những tế bào trong người tôi đều trở nên kích động lạ kỳ.Ai ngờ, lúc tôi vẫn chưa tới nơi, Ðạm Ngọc đã bắt đầu quay đầu lại, rõ ràng là rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Rồi làm như không nhận ra tôi, nàng hững hờ quay đi hướng khác.Tôi lặng đi một lúc, rõ ràng nàng đã thấy tôi sao lại vờ như không thấy?Ðạm Ngọc quay lưng về phía tôi, quặt tay ra đằng sau vẫy vẫy.Lúc này tôi mới để ý cậu con trai Tào Lợi Hồng cũng ở đó. Tôi do dự, không biết có nên tiến đến chào hỏi hay không.Lúc tôi còn đang đắn đo, Ðạm Ngọc và Tiểu Nhiễm đã cười cười nói nói bước lên xe.Chiếc xe vô tình lướt qua trước mắt tôi. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy bình cà phê trên tay sao mà lạnh trơn đến phát sợ.Cầm bình cà phê quay về cáito63 nhỏ của mình, tôi ngồi lặng lẽ trên đi văng. Căn hộ từ khi có bàn tay của người phụ nữ trở nên gọn gàng sạch sẽ hơn nhiều. Nhớ đến lúc Ðạm Ngọc vì con trai Tào Lợi Hồng mà bỏ bom mình, tôi thấy xem ra không có lý do nào để mình phải nén giận cả.Vì viễn cảnh tươi đẹp tương lai, nàng đến với một anh chàng nhạt nhẽo, về cơ bản người ta đã hy sinh cái thằng tôi nhỏ bé rồi.Lòng chống chếnh, tôi tự an ủi mình nhưng vẫn không thấy đỡ hơn.Bật tivi lên, vừa xem vừa đợi Ðạm Ngọc gọi điện thoại giải thích mọi việc.Bây giờ mới sáu rưỡi, tám giờ mới đến giờ chiếu phim. Có khi nàng kịp về trước tám giờ cũng nên.Tủ lạnh vẫn còn một ít thức ăn Ðạm Ngọc nấu từ hôm qua còn thừa, trong nồi cơm điện cũng sót lại chút cơm nguội. Bữa trưa cũng chưa ăn, tôi đói đến hoa cả mắt, vội vàng bỏ cơm và thức ăn thừa trộn chung với nhau, hy vọng một cách vô vọng rằng chúng sẽ tự thành ra bữa tối.Ngồi một mình bên bàn ăn, tôi nhìn cái đống hỗn độn nhão nhoẹt như hồ dán trông rất phản cảm. Hai tháng nay, gần như tối nào tôi cũng ăn tối cùng Ðạm Ngọc, ăn cơm nàng nấu. Ngồi bên bàn ăn, cho dù chỉ có cơm trắng thì nhìn thấy khuôn mặt mỹ miều của nàng, tôi vẫn đánh hết ba bát to như thường.Bây giờ, Ðạm Ngọc không ở đây, tự làm tự hưởng, tôi bắt đầu nhớ đến những nét đáng yêu của nàng.Lúc ngồi ăn, tôi chợt nhớ đến bao thuốc cô nàng triệu phú giúi cho lúc chiều. Cô ta nói gì nhỉ: “Loại này anh nhất định hút được”. Lúc nghe câu này, tôi cảm thấy nét mặt cô ta có gì bí ẩn. Lòng hiếu kỳ giục tôi mở hộp lấy ra một bao. Xé lớp vỏ nhìn vào bên trong, tôi tưởng như con mắt muốn lòi khỏi tròng.Rõ ràng lớp bao đã bị đổi. Chẳng có điếu thuốc nào bên trong, chỉ có những tờ giấy bạc 100 tệ. Vị trí của mỗi điếu thuốc giờ được thay thế bằng hai tờ bạc cuốn tròn lại, mỗi bao 4000 tệ. Tôi vội vàng mở tất cả những bao thuốc khác, tất cả đều y như bao đầu. Trị giá cả tút thuốc lên tới 40 nghìn đồng.Tôi nghĩ ngợi rất lung, bàn tay run rẩy cuốn những “điếu thuốc” lại vào bao như cũ, cất kỹ dưới đáy tủ rồi thấp thỏm đợi Ðạm Ngọc về.Ăn tối xong, tôi không rời hai tấm vé, tiếp tục ngồi đợi điện thoại của Ðạm Ngọc. Cứ thế cho đến tám giờ.Tám giờ đến rối. Tám giờ qua rồi.Ðạm Ngọc vẫn chưa về, chiếc điện thoại cũng như thể đã đi ngủ đông vậy.Tôi thấy hơi thất vọng, trong lòng thầm oán trách Ðạm Ngọc cư xử không ra đâu vào đâu.Chín giờ, vẫn không có động tĩnh gì. Tôi ngồi không yên nữa, bắt đầu nôn nóng sốt ruột như một người chồng đợi vợ về muộn. Tôi giống như những con thú mệt mỏi trong vườn bách thú, vò đầu bứt tay, sốt ruột chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong phòng khách, không ngừng đấm hai nắm tay vào nhau, cảm thấy phiền não không thể chịu nổi.Lúc đầu, tôi sợ làm phiền Ðạm Ngọc lo việc lớn nên không dám gọi cho nàng. Nhưng khi chiếc kim ngắn đồng hồ nhích dần đến con số 10 thì tôi không nhị được nữa, bấm máy gọi cho nàng.Tôi đã bắt đầu thầm chuẩn bị những từ cay độc nhất để hét vào mặt nàng, làm nàng phải khốn khổ, phải bị dằn vặt, phải cảm thấy tự xấu hổ cho những hành động của mình. Nhưng điện thoại chỉ thông trong ba giây. Giây thứ tư, đầu dây bên kia tắt máy.Tôi cầm điện thoại lặng đi một hồi lâu, cho đến khi định thần lại thì tôi nổi giận bừng bừng.Không bỏ cuộc, tôi chuyển sang nhắn tin.Rất lâu vẫn không có hồi âm.Ðến tận khi tôi ngã vật xuống đi văng, cảm thấy khổ sở và tuyệt vọng vô bờ thì điện thoại báo tin nhắn: “Tôi đang ở cùng Tiểu Nhiễm.”Chỉ mấy chữ mà tôi mừng như bắt được vàng – hóa ra Ðạm Ngọc vân chưa quên mất tôi.Dù sao cũng biết được một chút tình hình, tôi lại bấm tiếp… nhưng điện thoại nàng đã lại tiếp tục rơi vào trạng thái ngủ đông bất tận.…Mười hai giờ đêm rồi!Tôi bấm số của Ðạm Ngọc, nàng vẫn không chịu nghe. Tôi bất cần, gọi liên tục liên tục, cuối cùng đầu dây bên kia đã vĩnh viễn tắt máy.Tôi nằm một đống trên đi văng, bần thần nhìn đăm đăm lên chiếc đèn treo trên trần nhà tỏa ra thứ ánh sáng trắng nhức mắt. Miệng hơi há ra, đôi mắt thì mở trừng trừng, thỉnh thoảng mới chớp một cái, nước mũi chảy ròng ròng mà vẫn không hề hay… Quả là một kẻ điên chính hiệu.Nhậm Ðạm Ngọc, tôi lại mơ về nụ cười hồn nhiên thuần khiết của nàng. Nàng là cô gái duy nhất trong những cô gái tôi từng gặp không cần dùng đến nước mắt để đạt được mục đích của mình. Nàng giống như một viên bảo ngọc quý giá vô ngần, không một ai có thể có ý muồn chà đạp nàng, bất kỳ người đàn ông nào cũng phải trân trọng nàng… Một cô gái như thế lại ngày ngày ở bên tôi. Tôi vẫn chưa thể hiểu nổi mỗi khi nàng dùng những lời lẽ và thái độ lạnh lùng vùi dập sự nhiệt tình của tôi, thật ra trong lòng nàng, liệu có vị trí nào cho tôi hay không? Nàng có thể hào phóng ban tặng những nụ cười ngọt ngào, dáng vẻ dịu dàng nhất cho nhà tỉ phú và con trai ông ta ngay trước mặt tôi, nhưng đến khi chỉ còn mình tôi thì nàng vĩnh viễn chỉ còn lại những toan tính mà thôi.Những kẻ cạnh tranh còn những ai, thực lực đối thủ thế nào, nhà tỉ phú thích gì ghét gì, còn mấy bước nữa mới tới đích… Nàng tính toán, trù liệu, nàng vui vẻ sung sướng, nàng vòng đi vòng lại.Thế nhưng tôi thậm chí không biết vào lúc ấy, Ðạm Ngọc và con trai Tào Lợi Hồng đang ở đâu, đang làm gì?Một giờ sáng.Nàng vẫn chưa bật điện thoại.Tôi móc túi lấy ra hai tấm vé mình đã hy sinh cả bữa trưa mới mua được, xé tan tành, thờ ơ ném vào thùng rác.Hai giờ sáng.Nàng vẫn chưa bật điện thoại.Tôi lục tủ lấy ra bản hợp đồng đã ký với nàng, mấy chữ “ba triệu” trông thật gai mắt. Lại chợt thấy thôi thúc muốn xé. Nhưng tôi kịp nhìn thấy bên dưới “bên B” là chữ ký mềm mại của Ðạm Ngọc, liền bỏ ngay ý định. Tôi đưa ra lối thoát cho mình: giấy cứng thế này, biết đằng nào mà xé.Ba giờ sáng.Nàng vẫn chưa bật điện thoại.Tôi bắt đầu liên tục gởi tin nhắn vào máy nàng.Tôi mạt sát “Ðồ kỹ nữ”, “Ðồ hám lợi”, “Con đĩ”…; nhưng cuối tin nhắn vẫn không quên thêm một câu: “Lúc nào bật máy nhớ gọi cho anh!” Nhưng vẫn không có bất cứ một hồi âm nào.Bốn giờ sáng.Ðiện thoại của nàng vẫn bướng bỉnh không chịu bật.Tôi mặt xác nàng… Tôi cứ nằm dài trên đi văng, mở to đôi mắt đỏ lừ tia máu cho đến tận khi trời hửng sáng.Cả đêm không chợp mắt.Tất nhiên, tôi không cần nghĩ cũng biết ngay, nàng Nhậm Ðạm Ngọc xinh đẹp chắc giờ cũng chẳng dễ chịu gì hơn tôi.Nhưng mà điểm khác biệt là tôi đợi nàng cả đêm; còn nàng lại ở bên người đàn ông khác, lao tâm khổ tứ, dùng những lời lẽ “thuần khiết đáng yêu” của nàng để nịnh bợ hắn, thậm chí có khi dùng cả thân thể “băng thanh ngọc khiết” của mình để mà giúp vui cho hắn cũng nên.…Đến sáng hôm sau, tôi mới gặp được nàng. Lúc này, tôi đã lo đến phát sốt, nằm bẹp không đi đâu được.Nàng đến nhà tôi, dáng vẻ giống như hồi đầu tôi gặp nàng, nghĩa là vẫn đôi giày cao gót nện cồm cộp trên sàn.Tôi nhìn Đạm Ngọc. Hai quầng thâm bên dưới mắt đã chứng minh rõ ràng cho suy luận của tôi – quả nhiên – cả đêm không về.Tận mắt nhìn thấy điều đó, dường như ngực tôi bị bóp nghẹt đau nhói. Nhất là khi nhìn nàng vẫn xinh đẹp, vẫn giống một thiên thần trắng trong như tuyết.Đạm Ngọc ngồi xuống đi văng, nói nhẹ nhàng: “Đừng nói với em là đêm qua anh cũng không ngủ đấy”.Tôi không trả lời, chỉ nhìn nàng bằng đôi mắt đỏ lừ.Rồi Đạm Ngọc lại giống như lần trước, lột bỏ đôi giày cao gót, ngồi xếp bằng trên đi văng, mắm môi mắm lợi mà bóp chân. Tôi nhìn bàn chân nàng, bàn chân bị cọ sát như người ta cạo củ cái.Thật không đành lòng. Tôi nghiêm mặt hỏi:- Chân sao thế?- Thì hôm qua chứ còn gì nữa, cái thằng quỷ đó, thất tình rồi đến tìm em xả giận, chán chết đi được. Cuối cùng tự nhiên lại đến KTV uống say khướt, em đành phải ở đó với cậu ta, ngồi cả đêm ở KTV! Bây giờ còn chưa được chợp mắt tí nào đây!- Cậu ta thất tình… đến tìm em giải sầu ư? Thật thế ư?Tôi không tin vào tai mình.- Thế anh tưởng thế nào?!Đạm Ngọc ngồi thẳng dậy, chỉ đôi dép lê ở gần cửa ra vào:- Anh lấy giúp em với!Tôi ngập ngừng, rồi cũng cuối đầu giúp nàng lấy dép nhưng khuôn mặt vẫn không biểu lộ chút cảm xúc nào.- Dù sao ít nhất em cũng nên gọi điện thoại cho anh biết tình hình!- Sao phải lắm chuyện thế? Đều là người lớn cả rồi.Đạm Ngọc nói vô tư, thuận tiện quăng luôn cả những quan tâm của tôi với nàng xuống đất.- Em nói như thế nào ấy, hôm qua là anh gọi điện thoại đến hẹn em trước đấy chứ?! Em không nói một lời nào, cạy vèo vèo đi luôn với thằng ấy! Em muốn anh nghĩ thế nào?Đạm Ngọc nghe tôi nói, chầm chậm cúi xuống, nghiêng đầu nghĩ ngợi rồi nói:- Anh còn mặt mũi mà nói à, hôm qua ai cả một đêm nhắn tin đến chửi mắng em? Sao anh ấu trĩ thế? Em còn chưa tính với anh mấy thứ đó, anh lại còn ra đây định giáo dục em? Với cả những trường hợp thế này có thể tiền trảm hậu tấu mà. Anh người lớn một chút đi có được không?Nàng nói không to nhưng đầy sức nặng.Lại là ánh mắt ấy, lại là cái vẻ khinh thị ấy!Những lời của Đạm Ngọc làm cơn giận của tôi bốc cao bừng bừng, tôi hét vào mặt nàng:- Anh không phải người lớn?! Còn em thì người lớn? Được rồi! Anh chỉ biết một khi đã nhận lời thì phải làm cho xong. Em nhận lời anh trước nhưng lại cho anh leo cây mà không nói một lời nào, cái này thì sao?- Sao cái gì? Anh là gì của em? Anh là bạn trai của em à? Mà kể cả bạn trai đi nữa, theo như pháp luật vẫn chẳng có bất kỳ nghĩa vụ gì!Đối lập với vẻ giận dữ của tôi, Đạm Ngọc tỏ ra lạnh lùng:- … Huống hồ anh chỉ là “bên A” trong bản hợp đồng ký với em.Thế nghĩa là chẳng có một quan hệ thân thiết nào đấy. Lời nói của nàng xúc phạm nặng nề sự tự ái của thằng đàn ông trong tôi. Lúc đó, tôi chỉ hận là không thể cho nàng một cái bạt tai!- Anh trừng mắt với em làm gì? Anh định đánh phụ nữ hả?Đạm Ngọc bình tĩnh nhìn bàn tay phải đang giơ cao của tôi.… Đấu tranh tư tưởng hồi lâu, kết cục tôi đành ủ rũ bỏ tay xuống:- Em đúng là một con đĩ!Câu nói bật thốt ra từ miệng tôi.Không ngờ câu nói ấy đã là giọt nước tràn ly, xé taong sự bình tĩnh Đạm Ngọc vẫn giữ được nãy giờ để cơn giận được thể bốc lên bừng bừng. Nàng đứng vụt dậy, đôi mắt nhìn tôi đầy thù hận, thấp giọng nói:- Anh dựa vào cái gì để mắng tôi? Một khách làng chơi lại đủ tư cách mắng cave sao? Ai thống nhất ký tên trong bản hợp đồng với tôi? Ai khát khao giúp tôi được gả vào nhà tỉ phú thuận lợi? Ừ, tôi là con đĩ đấy. Nhưng dù sao tôi cũng là một con đĩ biết tuân thủ luật lệ. Còn anh? Anh là một thằng đàn ông nhưng cái gì cũng làm không xong. Anh ngoài việc dùng chân tay dọa dẫm đàn bà thì còn làm được cái quái gì nữa?Tôi lặng người. Tiếng quát của nàng càng ngày càng to, lời kết tội cuối cùng tựa như tiếng sấm giữa trời xanh. Quát xong, ngón tay trỏ của nàng thẳng thừng chỉ vào đúng mũi tôi, ngực nàng phập phồng vì tức giận.Nhậm Đạm Ngọc lúc này trông giống hệt như một con báo mẹ trong cơn phẫn nộ.Tôi đột nhiên chẳng muốn phản bác gì nữa, nàng dù sao cũng đã có vài câu điểm trúng huyệt tôi rồi.Tôi vừa đi chơi gái điếm cừa chỉ trích gái điếm lẳng lơ. Tôi – một thằng đàn ông chẳng làm nên cái gì, ở cái thành phố này xem ra chỉ là một kẻ mờ nhạt trộn lẫn trong những kẻ khác. Nàng nói đúng. Tôi chỉ là một kẻ ăn theo, núp bóng người giàu mà ăn theo, ôm giấc mơ trần trụi chấm mút những miếng ăn tanh mùi máu mà giới thượng lưu vứt xuống!Tôi nhìn Đạm Ngọc vẫn còn nguyên giận dữ, con người mãi giãy giụa bên lề giàu sang, sợ hãi một ngày nào đó mình cũng như bông hoa kia, tàn úa rơi xuống đất bẩn mà chẳng ai biết, chẳng ai hay. Tôi bỗng phát hiện ra chúng tôi thật sự cùng một giuộc. Chúng tôi giống nhau, đi cùng nhau trong cái thành phố lấp lánh ánh vàng hoa lệ, vì quyền lực, tiền bạc mà kịch liệt chiến đấu. Tôi có thể thể nghiệm được những mẹt mỏi của nàng, mà nàng cũng cảm nhận được những chua cay tôi trãi qua… Những con người cùng chịu một cảnh đau thương lại lên tiếng chỉ trích những đau thương của người kia hay sao? Chúng tôi nên từ tận đáy lòng chia sẻ cho nhau những đắng cay ngọt bùi trong cuộc đấu tranh này mới phải.Tôi thở dài một hơi thỏa hiệp, chẳng muốn tranh luận nữa.Nhưng hình như phụ nữ trước giờ chưa bao giờ nghĩ thoáng được như phái mạnh. Trong lúc tôi cảm thấy không muốn phẫn nộ nữa thì Đạm Ngọc rõ ràng vẫn chưa bình tĩnh lại được, kích động và phẫn nộ vẫn bừng bừng bốc ra từ đôi mắt đầy thù hận của nàng.Khi người phụ nữ tức giận hay đau khổ tuyệt vọng, điều họ cần tuyệt đối không phải là chọc tức trêu ngươi, cũng không phải lạnh lùng thờ ơ mà là những tình cảm dịu dàng, những tình cảm thật sự mà họ nghĩ rằng luôn tồn tại tuyệt đối.Nhậm Đạm Ngọc cũng là phụ nữ, Nhậm Đạm Ngọc lúc này đang mệt mỏi và lại thêm giận dữ đau khổ.Nên tôi lấy vẻ hiền lành, nhởn nhơ tự đắc đi rót cho nàng một ly cà phê từ bình cà phê mua hôm qua, bưng ra đưa cho nàng, không kèm theo bất kỳ lời nói sâu sắc hoặc khẳng định nào. Tôi kiên trì tin tưởng vào kinh nghiệm hiểu biết phụ nữ trong hai mươi chín năm của mình: lượn lờ với vẻ nhiệt tình rối rít, kèm theo hương cà phê đặc sánh tình cảm ấm áp – thể hiện sự chăm sóc hiếm gặp nơi giới đàn ông vốn thô thiển, một trăm phần trăm có thể làm tan chảy trái tim phụ nữ.Đạm Ngọc bỗn òa lên khóc.Thiên thần xinh đẹp Nhậm Đạm Ngọc đang khóc. Lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy nàng khóc. Mà cái cách nàng khóc cũng không hề giống tí nào với những cô gái khác tôi đã gặp. Không có những co giật mãnh liệt, không có những tiếng hét ầm ĩ kèm theo, có thể nói là hoàn toàn yên lặng. Những đường nét trên khuôn mặt nàng dường như không hề thay đổi, và nếu không có từng hàng từng hàng lệ trong suốt tuyệt vọng chảy dài từ khóe mắt nàng thì tôi nhất định sẽ tưởng rằng nàng chỉ đang trầm ngâm nhìn về phía xa.Trong trí nhớ của tôi thì Nhậm Đạm Ngọc không hề biết khóc, những lúc gặp rắc rối không ai giúp đỡ, nàng vẫn bình tĩnh nghĩ ngợi tìm phương cách giải quyết, cùng lắm cũng chỉ nhíu mày.Nhưng bây giờ thì thật sự là nàng đang khóc. Vậy thì chắc lúc này nàng phải đang buồn kinh khủng lắm.Ngày trước, mỗi khi nhì thấy con gái khóc tôi đều thấy rất chán chường, cũng có lúc thấy đau lòng hoặc thương tâm.Nhưng cảm xúc của tôi khi nhìn Đạm Ngọc khóc lại khác hẳn.Tuy tôi chẳng rõ vì sao nàng khóc, nhưng những giọt lệ trong như pha lê lăn trên đôi má mỹ miều của nàng không hiểu sao lại kích thích dữ dội dục vọng sinh lý trong tôi.Hầu hết phụ nữ từ khi sinh ra đã yếu đuối hay khóc. Ấn tượng về Nhậm Đạm Ngọc ngày trước mà tôi còn lưu giữ là một hình ảnh vừa mạnh mẽ vừa đầy trí tuệ, khiến tôi nghĩ về nàng như một mỹ nhân chỉ có thể nhìn mà không thể với tới, nên trước giờ tôi đều chẳng dám có mơ tưởng gì sâu xa.Nhưng hóa ra nàng cũng biết khóc, nàng cũng yếu đuối như tất cả những cô gái khác, để tôi nhận ra đây cũng là một cô gái theo đúng nghĩa của từ này.Nàng khóc, còn tôi đứng cạnh bên suy nghĩ miên man, cảm thấy thật ái ngại.Cách lý giải này xem ra có vẻ khiên cưỡng, nhưng ngoài nó ra, tôi không còn thấy lý do nào hợp lý hơn để giải thích cho những hành vi của tôi sau đó.Tôi ôm nàng bế lên giường. Tôi làm tình với nàng.Đừng bảo tôi cưỡng ép nàng, vì từ đầu đến cuối nàng không hề nói tiếng “không” nào.Chỉ trừ mấy động tác phản đối mang tính tượng trưng của nàng lúc đầu và câu nói kèm theo: “Anh động vào em, em sẽ hận anh đến chết!”, ngoài ra nàng giống hệt một con cừu ngoan ngoãn, nhắm nghiền đôi mắt phó thác cho tôi.Tất nhiên là đối với một người đàn ông đang tron cơn ham muốn dục tình, những hình thức tự vệ tự phát của Đạm Ngọc lúc đó hoàn toàn chẳng phải là một thứ đáng để tâm.Lúc quấn lấy tôi trên giường, nàng vẫn khóc, nhưng khi làm xong thì nước mắt đã hoàn toàn khô trên khuôn mặt nàng.- Hôm nay mặt trời thật là tròn anh nhỉ?Nàng nói khi đứng bên khung cửa sổ nhìn ngắm khung cảnh bên ngoài.Nhưng tôi thì vẫn đang ngỡ ngàng thưởng thức niềm vui sướng và cả tự đắc đối với vệt máu màu hoa hồng trên tấm nệm – thật không thể tin được, cái trinh trắng của Nhậm Đạm Ngọc đang thấm đẫm một mảng ga giường, hình như nó đang uốn thành hình dấu chấm hỏi to tướng.- Thôi thì, chúng ta hãy ở bên nhau đi!Tôi nói, cố gắng tỏ khuôn mặt tùy ý thế nào cũng được nhưng thật ra tim tôi đang hồi hộp lo lắng đến nỗi nhảy lên loạn xạ.Nhưng Đạm Ngọc không trả lời. Nàng ung dung mặc quần áo, động tác khoan thai chậm rãi mà thanh nhã. Rồi không hề quay đầu lại, nàng bỏ ra ngoài, tiếng sập của cánh cửa làm tim tôi thót lên buốt nhói.Quay đầu lại nhìn, không biết từ lúc nào, dấu chấm hỏi mảu đỏ trên đệm giường bỗng trở nên nhạt nhòa tàn phai.Về những điếu thuốc lá Trung Hoa, tôi từ đầu tới cuối không hề hé răng với Đạm Ngọc. Trừ cậu bạn thân A Lam ra, đó là một bí mật không ai được biết.Tôi cũng đem số tiền đó ra tiêu, rồi âm thầm đưa cô nàng triệu phú đó vào danh sách 20 người được chọn. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười hai Một sớm tháng Ba, mặt trời ló rạng từ sau những đám mây phía xa.Đạm Ngọc bước ra khỏi bồn tắm một cách sảng khoái, nằm dài ở ban công mà ngắm những làn gió xuân không bóng không hình lướt qua bầu trời. Bỏ qua những quy tắc, nàng thấy thật tự do, giống như thể nàng đang đắm mình trong tình yêu ngọt ngào vậy.Bỗng có tiếng gõ cửa, là con nhóc Nhi Nhi. Đôi mắt Nhi Nhi sưng húp, có lẽ đã khóc suốt đêm qua.- Sao thế?Đạm Ngọc nhẹ nhàng hỏi, giống như một người chị thân thiết, nhẹ nhàng vén những lọn tóc mai rối bù của cô bạn lên, làm lộ ra khuôn mặt tiều tụy.- Em chẳng sao cả.Chẳng biết tự lúc nào, khuôn mặt Nhi Nhi đã vĩnh viễn mất đi vẻ tinh nghịch hoạt bát vốn có.Đạm Ngọc nhìn vẻ khổ sở của Nhi Nhi, không hỏi gì nhiều nữa, để cô ngồi cạnh mình ngoài ban công ngắm thành phố bé xíu phía dưới.- Ở đây cao thật đấy! – Nhi Nhi nói thì thầm.- Ừ.- Nhảy xuống liệu có chết ngay không nhỉ?Đạm Ngọc cảnh giác nhìn cô bạn, rồi đổi sắc mặt, thản nhiên nói:- Chắc không chết ngay được đâu, chỉ gãy vụn chân ra thôi, phải đưa vào bệnh viện để bác sĩ dùng cưa cưa hết những chỗ bị gãy vụn đi.Quả nhiên, Đạm Ngọc nghe thấy tiếng cô gái thở mạnh. Nhìn cô nàng bị dọa cho tái mặt, Đạm Ngọc cười thầm.Nhi Nhi thì không cười, cô vẫn giữ thái độ buồn bã, như thể cô đã trở nên do dự, đề phòng với tất cả mọi thứ trên thế gian.Bình thường, Đạm Ngọc ít khi quan tâm tìm hiểu những suy nghĩ của người khác, nhưng đứng trước vẻ suy sụp của Nhi Nhi, nàng cũng không đành lòng, bèn hỏi:- Em cãi nhau với bạn trai phải không?Nhi Nhi gật đầu, rồi lại lắc đầu:- Có cãi nhau, nhưng không chỉ thế.- Thế là chuyện gì?… Nhi Nhi mím chặt môi, không nói:Đạm Ngọc cứ hỏi dồn, thế là những giọt nước mắt của cô bé bắt đầu rơi xuống lã chã.Đạm Ngọc nghĩ ngợi rồi kéo Nhi Nhi vào phòng tắm, vò khăn lau mặt cho cô, lại rót một cốc nước quả đưa cô uống.- Em phải tin chị chứ! Nói chị nghe nào.Đạm Ngọc khuyên nhủ.Giọng nói dịu dàng ấm áp của Đạm Ngọc càng làm Nhi Nhi khóc to hơn.Rồi Nhi Nhi nói, câu nói làm Đạm Ngọc toát mồ hôi lạnh.- Em… em có thai rồi. Em sợ lắm!Cùng lúc với những giọt nước mắt dàn dụa, bàn tay cô bé đặt tay lên khoảng bụng xem ra vẫn không có gì khác trước. Đạm Ngọc không khỏi để ý vẻ dịu dàng Nhi Nhi tỏ ra trong hành động đó.Đạm Ngọc quá kinh ngạc, nàng hỏi nhanh:- Bạn trai em biết chuyện này chưa?- Biết! Nhưng anh ấy… anh ấy nói… dù sao thì em nhất định phải bảo vệ con em!Đạm Ngọc nhìn Nhi Nhi, khuôn mặt vẫn còn nguyên vẹn vẻ ngây thơ như thể vĩnh viễn chẳng trở thành người lớn. Bộ dạng của cô bé xem ra còn đang hưởng thụ cảm giác được làm mẹ. Đạm Ngọc nhíu mày. Nhi Nhi chắc chắn chưa thể lường hết được độ nghiêm trọng của sự việc.- Nhi Nhi, nghe chị nói đây, em gọi điện thoại ngay cho bạn trai em, bảo cậu ta nói chuyện với chị!Nhi Nhi nhìn vẻ dứt khoát trên khuôn mặt Đạm Ngọc đang ra lệnh một cách nghiêm túc cho mình, cô bé sững sờ:- Có phải là.. có vấn đề gì không? Bạn trai em nói đi là đi mượn tiền, mãi vẫn chưa thấy quay lại. Có phải là có chuyện gì rồi không chị?Đạm Ngọc thấy lòng đau nhói! Cô bé quá thiếu ý thức tự bảo vệ mình, ngồi đây ôm bụng đợi bạn trai mượn tiền về. Bạn trai mất tích đến mấy ngày rồi mà cô bé vẫn ngây thơ hỏi có phải có chuyện gì rồi không!... Đạm Ngọc xoa xoa mái tóc của Nhi Nhi, lòng đầy lo lắng và bối rối:- Cậu ta có nói muốn giữ đứa con này không?- Anh ấy… lúc đầu anh ấy nói việc này sớm quá, bảo em đi phá nhưng em không chịu. Anh ấy lại bảo em không chịu phá thì làm sao mà dự phỏng vấn tìm bạn đời được… Chúng em cãi nhau! Nhưng đến hôm sau thì anh ấy bỗng nhiên đổi ý, bảo sẽ đi mượn tiền cho em sinh em bé, anh ấy bảo em tạm thời tự chăm sóc mình đã…Nhi Nhi nghiêng đầu nhớ lại.- Sao cơ? Cậu ta vẫn còn nghĩ đến chuyện cho em đi phỏng vấn? Cậu ta nghĩ người khác là đồ ngốc hết cả hay sao? Cái đồ tồi bại này…Đạm Ngọc trầm mặt nghĩ ngợi một lát, hỏi:- Em biết có thai từ lúc nào?Nhi Nhi nhìn đôi mắt của Đạm Ngọc đang dán chặt vào bụng mình, bỗng đỏ mặt. Giống như một bà mẹ hạnh phúc, mang vẻ ngượng ngùng của lần đầu tiên được làm *** bẽn lẽn một lát rồi mới nói:- Một tháng rồi ạ.Đạm Ngọc không ngừng đi đi lại lại trong phòng vẻ lo lắng phiền não.- Sao thế chị? – Nhi Nhi hỏi.Đạm Ngọc nhìn cô bé, sự tình thế này rõ ràng mười mươi là cậu bạn trai đã bỏ cô bé để tìm đường thoát thân rồi, vậy mà nó vẫn cứ ngồi đấy ngây thơ hỏi có việc gì xảy ra thế. Đạm Ngọc vẫn nghĩ một cô bé và một thiếu nữ được phân biệt bởi đôi giày. Khi cô bé quyết định bỏ giày thể thao, giày da đế bệt mà chuyển sang giày cao gót, thể nghiệm được vẻ đẹp của giày cao gót cũng như trở nên yêu thích nó nghĩa là cô bé đã trở thành một thiếu nũ rồi.Lúc này, Nhi Nhi đang đi một đôi giày leo núi màu trắng. Lúc này, Nhi Nhi vẫn chỉ là một cô nhóc ngây thơ thôi.- Sao ấy à? Chị chỉ muốn đánh một cái cho em tỉnh ra thôi!Đạm Ngọc nói, đem những suy luận của mình ra phân tích cho Nhi Nhi nghe, chẳng nói quá lên chút nào nhưng cũng đủ thấy Nhi Nhi toát mồ hôi lạnh.- Từ đầu cậu ta đã chủ ý lợi dụng em rồi. Cậu ta nghĩ nếu em thành công, được gả cho ông tỉ phú, cậu ta sẽ dùng em bày trò moi tiền của ông ta. Nhưng bây giờ em lại có thai rồi, cũng mất quyền dự phỏng vấn, chẳng còn giá trị lợi dụng nữa, cậu ta liền tính kế chạy khỏi em ngay.- Vì… vì sao?Nhi Nhi hỏi thều thào, vẫn tỏ vẻ không dám tin vào sự thật.- Bởi vì tiền có thể khiến cho con người biến thành động vật máu lạnh.Đạm Ngọc bình tĩnh nói với cô bé về cái xã hội tàn khốc này.- Anh ấy… anh ấy không cần em và con của chúng em sao? Vậy… con em đẻ ra ai sẽ nuôi? – Nhi Nhi hỏi cuống quýt.- Trời ạ! Em vẫn còn muốn giữ đứa trẻ này à?- Nếu không thì làm thế nào? Chẳng lẽ… Tay Nhi Nhi vẫn khư khư trên bụng, đôi mắt trợn tròn kinh hãi nhìn Đạm Ngọc.- Ừ! - Đạm Ngọc gật đầu nghiêm túc. – Nhất định phải bỏ!Nhi Nhi òa khóc kinh thiên động địa, càng khóc càng to, khóc đến nỗi một lúc sau thì cạn kiệt cả sức lực, ngã ra trên đi văng. Đạm Ngọc ngồi bên không phản ứng gì, cũng chẳng nói lời an ủi, không làm phiền cô bé trút ra những đau đớn trong lòng.- Bọn đàn ông thối tha! Tôi hận các người!Nhi Nhi khóc than kêu gào.Đạm Ngọc nhìn cô bé, im lặng bước ra ngoài ban công, đăm đăm nhìn ra mọi cảnh vật trước mắt, cái thì im lìm, cái thì náo động.Tiếng khóc than của Nhi Nhi từ trong phòng vọng ra: “Bọn đàn ông thối tha, tôi hận các người!”Có bao nhiêu cô gái đã hét những lời này khi rơi lệ vì đàn ông? Có lẽ đàn ông vĩnh viễn không thể hiểu được tình cảm vừa yêu vừa hận ẩn trong những lời ấy.Rất tự nhiên, Đạm Ngọc nhớ đến Hà Duy, người đã làm hỏng bét những kế hoạch của nàng. Vốn dĩ Đạm Ngọc đã có thể rời Thượng Hải, nhưng nàng không nỡ. Mỗi sáng sớm nàng đều đứng ở ban công phòng khách sạn mà hít hà không biết nhàm chán những cảnh phồn hoa trước mắt, để rồi vĩnh viễn ấn chặt vào đáy tim không rời.Từ sau hôm đó, Đạm Ngọc không hề gặp lại Hà Duy. Lúc thất thân, nàng có khác gì Nhi Nhi đâu, nàng cũng thầm gào thét trong lòng – “Tôi hận anh!”Nhớ đến cốc cà phê anh ta pha cho nàng lúc đó… Nào ai biết, trong cái hận trộn đến mấy phần yêu?Nhi Nhi đã dần bình tĩnh lại. Đạm Ngọc ngồi bên, vòng tay ôm bờ vai vẫn còn đang rung lên từng chập của cô bé, nhẹ nhàng động viên:- Ngày mai chị sẽ đưa em đi bệnh viện, nhất định phải bỏ cái thai này!- Nhưng… - Nhi Nhi quay mặt đi, những giọt lệ lại trào ra, nhìn cô bé lúc này giống hệt một chú mèo bị chủ ngược đãi rồi bỏ rơi – Vì sao lại phải phá? Lúc nào em cũng có thể cảm thấy được một sinh mệnh cựa quậy trong bụng mình! Nó ở trong bụng em, chẳng khóc cũng chẳng quấy, ngoan lắm…Nhi Nhi nói, co mình lại, nước mắt giàn giụa.“Bởi vì đứa bé không có cha”. Đạm Ngọc định nói thế, nhưng nhìn đôi mắt đáng thương của Nhi Nhi, nàng im lặng.- Với lại, chi không thích làm mẹ đỡ đầu của em bé sao?Nhi Nhi ngẩng đầu, nhìn Đạm Ngọc vẻ mong mỏi, nghĩ ngợi rồi nói tiếp, dường như cô bé nghĩ cầu xin được ở nàng một sự thỏa hiệp nghĩa là cô sẽ có thể giữ đứa bé lại.- Gì cơ? - Đạm Ngọc sửng sốt.- Đúng rồi! Em nghĩ rồi, chị làm mẹ đỡ đầu của em bé. Chị xinh đẹp như vậy, chắc nó sẽ vui lắm!Nhi Nhi quả thật vẫn còn là một đứa trẻ! Chỉ có trẻ con mới vừa khóc vỡ nhà vỡ cửa đấy rồi lại lập tức quên ngay tất cả được. Nhi Nhi giờ mang một bộ mặt vô cùng phấn khởi, làm Đạm Ngọc suýt nữa rơi nước mắt.Cô bé yêu con mình như vậy, nhưng nàng làm sao có thể không bảo cô bé nhất định phải bỏ cái thai đi đây?Nhi Nhi đang nhìn Đạm Ngọc, cố đoán thái độ nàng, như thể đang nhìn tên sát thủ chuẩn bị giết con mình vậy.- Không được! Nhất định… phải bỏ!Đạm Ngọc nói khó khăn.- Vì sao?Nhi Nhi vòng tay ôm chặt thân mình, hét lên đau khổ.- Bởi vì… thế giới này không có chỗ cho nó…Đạm Ngọc quay đi chỗ khác, không nỡ nhìn người mẹ bé nhỏ. Nhi Nhi lại khóc, Đạm Ngọc bỏ ra ngoài.- Đạm Ngọc! – Nhi Nhi đột nhiên ngước đôi mắt đỏ lừ vì khóc lên – Ngày mai chị đi cùng em ra bờ biển nhé, được không?Đạm Ngọc nhìn cô bé, gật đầu.…- Thôi không vào phòng phẫu thuật có được không?! Tay em phát run rồi đây này!- Mình về đi chị!- Hay hôm khác lại đến?- Ôi trời ôiiiiiiiii…..Cái con nhóc Nhi Nhi này, đã vào đến phòng đợi của bệnh viện phụ sản rồi, tay cũng đã tiêm ven cả rồi mà vẫn không chịu bỏ cuộc trong việc cố thương lượng với Đạm Ngọc.- Thôi đi mà! Em lại đổi ý không muốn bỏ con em nữa rồi! Thật sự không muốn! Em không nỡ đâu, Đạm Ngọc!Đạm Ngọc không biết nên nói gì.- Hay là mình cứ về, rồi em đi tìm Á Đương, em sẽ nói thật với ông ta tất cả mọi chuyện, có khi ông ta sẽ hiểu mà thông cảm cũng nên! Có thể ông ta sẽ đón nhận em và con em! Chị nói xem! Chẳng phải ai cũng có một phần lương thiện trong người hay sao? Mà ông ta lại giàu có như vậy…Nhi Nhi vẫn không bỏ cuộc, cố gắng thuyết phục Đạm Ngọc.Đạm Ngọc ngẩng lên nhìn cô bé, nhẹ vỗ vai cô, ý bảo cô bé đừng nghĩ ngợi lung tung nữa. Người ta tiêu tốn nhiều tiền của đến vậy để tổ chức tìm bạn đời, chẳng lẽ giờ lại cam tâm đổ vỏ cho người ăn ốc sao?Đạm Ngọc ngồi bên cạnh Nhi Nhi một cách cam chịu, tỏ vẻ đang mải mê giở xem quyển tạp chí nhưng thực ra trong lòng nàng đang thương cho cô bé ngây thơ.Bây giờ mới hơn chín giờ sáng nhưng trong cái bệnh viện phụ khoa tư nhân lớn này đã chật ních người, đa số đều là các cô bé có vẻ vẫn còn là học sinh, đứng bên là những “ông bố trẻ” cũng “dốt nát” chả kém.Đạm Ngọc nhẩm tính, thời điểm này một tháng trước vừa đúng là Valentine.Có những cô gái trông bình tĩnh như Đạm Ngọc, ngồi xem tivi hoặc lật giở mấy tờ báo phụ nữ; cũng có những cô tâm trạng giống Nhi Nhi, có vẻ là lần đầu tiên nên thấp thỏm lo sợ, không ngừng lo lắng nhìn từng cô gái đi vào rồi lại đi ra khỏi “cửa ải” phòng phẫu thuật, chỉ hận một nỗi là không thể nhao đến mà hỏi han cặn kẽ về quá trình phá bỏ thai nhi mà thôi.Phòng phẫu thuật ở tít bên trong, vị trí của Đạm Ngọc vừa đúng nhìn được chiếc bảng “đang phẫu thuật…” treo trên cánh cửa.Những cô y tá mặc áo blu trắng cứ vô tư lượn qua lượn lại trước ánh mắt hãi hùng của những cô gái đang run cầm cập.Một cô gái bị đưa vào trong. Năm phút sau liền thấy cô trở ra, hai y tá xách hai bên nách, khuôn mặt trắng bệch như thể tất cả máu đã đi đâu hết, đôi chân thì mềm nhũn chỉ chực khuỵu xuống.Nhi Nhi hiển nhiên là cũng nhìn thấy tất cả, cô nàng cùng bên tay không bị tiêm ra sức níu chặt cánh tay Đạm Ngọc.Nhi Nhi vẫn là một cô bé, nạo thai làm Nhi Nhi sợ hơn những cô gái khác nhiều lần.Lúc còn chưa đến bệnh viện, Nhi Nhi đã liên tục hỏi không ngừng:- Nạo thai đau không chị?- Mình làm kiểu không đau, chắc là không đau đâu.Đạm Ngọc trả lời.- Phẫu thuật đó người ta làm thế nào hả chị? Có phải là mổ bụng mình ra không?- Không đâu.- Thế thì như thế nào?Đạm Ngọc trợn mắt lên:- Chịu cô đấy! Chị đã làm bao giờ mà biết được!Sau đó, Nhi Nhi cứ khóc mãi. Đến bệnh viện, lúc bác sĩ hỏi, cô bé thậm chi còn không đừng được, khóc ầm lên.Trước khi siêu âm, bệnh viện yêu cầu phải uống nhiều nước. Nhi Nhi vừa đổ nước vào miệng vừa hỏi Đạm Ngọc vẻ khổ sở:- Uống nhiều nước thế này liệu có làm em bé trong bụng bị chết đuối không?Cô bé ngẩng đầu lên:- Em muốn đặt tên cho nó là “Hải Hải”, vì nó được tạo ra bên bờ biển. Chị nói xem có được không? Cái tên tượng trưng cho sự to rộng sâu xa của đại dương! To rộng như bờ biển hôm qua chị em mình đến ấy.Nhi Nhi bỗng nói dồn dập, cứ như thể đặt xong một cái tên cho đứa bé thì sẽ giữ nó lại được vậy.Đạm Ngọc vỗ vỗ vai cô bé, lòng lại thấy buồn cho sự biệt ly sắp sửa diễn ra của hai mẹ con.Bây giờ sự sợ hãi của Nhi Nhi không những không giảm mà còn tăng lên rõ rệt. Cô bé trợn tròn đôi mắt nhớn nhác nhìn không chớp những cô gái đi vào phòng phẫu thuật, càng lúc càng co người lại nhỏ hơn.Bên kia dãy ghế chờ có một đôi nam nữ. Cô gái có vẻ cũng là lần đầu đến đầy, không ngừng giơ cánh tay bị tiêm lên xuýt xoa nũng nịu với chàng trai: “Tay em đau quá cơ!”“Anh thổi cho là không đau nữa đâu! Ngoan nào!” Cậu trai cẩn thận nắm bàn tay bị tiêm của cô bạn gái, ánh mắt dịu dàng, thổi nhẹ lên vết tiêm.Nhi Nhi cũng nhìn thấy cảnh ấy, bàn tay đang nắm chặt cánh tay Đạm Ngọc bỗng lỏng ra, những giọt nước mắt mới lại chan hòa.Rồi cũng đến lượt Nhi Nhi. Khi cô hộ lý đến thông báo, cô bé sợ hãi đến không đứng dậy nổi.- Cô bác sĩ ơi, tiêm thuốc mê thì có đau nữa không?Nhi Nhi níu gấu áo blu của bà bác sĩ, hỏi rụt rè.- Thuốc mê sẽ làm cháu ngủ. – Bác sĩ vừa đi đằng trước vừa đáp thờ ơ.- Cô ơi! Tiêm thuốc mê rồi, nhỡ giữa chừng cháu tĩnh lại thấy đau thì làm thế nào?- Tỉnh rồi cũng không động đậy được đâu! – Bác sĩ nghiêm mặt nói.- Ôiiiiiii…..Đạm Ngọc dìu Nhi Nhi đến tận cửa phòng phẫu thuật, cô bé còn cố ngoái lại nhìn Đạm Ngọc với ánh mắt như thể đây là một cuộc sinh ly tử biệt vậy.Ngồi một mình trên đi văng, không thể tập trung xem tivi mà cũng không nhét vào đầu được chữ nào trong quyển tạp chí, Đạm Ngọc nhắm mắt thầm cầu nguyện cho Nhi Nhi phẫu thuật được tốt đẹp.Cầu nguyện cho hai chị em đáng thương trên trần gian này.Lại nhớ chuyện hôm qua, khi nàng đưa Nhi Nhi ra bờ biển.Nhi Nhi trái ngược hoàn toàn với bộ dạng hoạt bát hay cười ngày trước, chẳng chơi nhảy sóng cũng chẳng thiết đi nhặt vỏ trai vỏ sò. Cô bé chỉ ngồi im lặng bên cạnh Đạm Ngọc, thỉnh thoảng dùng ngón tay trỏ vẽ vẽ trên nền cát.Gió thổi vù vù quanh Nhi Nhi, đưa hương kẹo trái cây thuần khiết trên người cô bé đi rất xa. Gió cũng thổi rối tung mái tóc Nhi Nhi, phát tán trong không gian mùi dầu gội đầu.Đạm Ngọc quay sang nhìn Nhi Nhi lúc đó đang ngồi dưới ánh nắng chiều rực rỡ, đôi mắt ngơ ngác như một đứa trẻ lạc mẹ không ai giúp đỡ.- Sợ không? Ngày mai ấy? - Đạm Ngọc muốn ám chỉ việc đi bệnh viện ngày mai.- Cũng không sợ lắm. Chỉ là…Tay Nhi Nhi vẫn dịu dàng xoa xoa trên bụng:- Chỉ là… thật… không nỡ…Hai chữ cuối nghẹn ngào trong những tiếng nấc.Một lúc sau, cô bé đi về phía biển, đờ đẫn nhìn những ngọn sóng dào dạt không ngừng táp vào chân mình.- Mới ít hôm trước anh ấy vẫn còn đưa em đến đây. - Nhi Nhi nói, mỉm cười và nhìn về phía mặt trời hoàng hôn xa xa. – Lúc ấy em vừa mới biết mình có em bé, vẫn chưa nói gì với anh ấy. Mỗi ngày em đều bẽn lẽn mà mơ mộng, nghĩ xem mình nên thông báo tin này với anh ấy như thế nào, liệu anh ấy sẽ vui đến mức nào khi biết điều đó…Đạm Ngọc bước đến, vỗ nhẹ vai Nhi Nhi an ủi, vòng tay ôm cô bé đang khóc như một đứa trẻ nít.- Xin lỗi chị, Đạm Ngọc! – Nhi Nhi ngẩng lên, cố gắng nặn ra một nụ cười – Em không cố ý khóc lóc như thế … Chỉ là, vô tình lại nghĩ đến anh ấy… làm bẩn hết áo chị rồi.- Có gì đâu. - Đạm Ngọc cười độ lượng.…Hôm trước, Nhi Nhi vẫn còn cố giả vờ kiên cường được, nhưng hôm sau thì cô nàng cuối cùng cũng lộ tẩy gan chuột nhắt, nhìn vị bác sĩ với con dao mổ, khuôn mặt Nhi Nhi thật hết sức hãi hùng, Đạm Ngọc nhìn mà thấy thương.Nàng nhắm mắt lại, lại một lần nữa thầm cầu nguyện.Khoảng mười phút sau, cửa phòng phẫu thuật mở ra, cô y tá đỡ Nhi Nhi hai chân mềm nhũn ra ngoài.- Cô là người nhà của cô ấy à? Mau dìu cô ấy sang bên kia nghỉ ngơi!Cô y tá vẻ lạnh lùng nói với Đạm Ngọc, chắc cô ta đã quá quen với cái trò “đi hai về một”, nên thành ra vô tình bất nhân.Đạm Ngọc cẩn thận dìu Nhi Nhi, phát hiện ra cô bé đang rất yếu.- Con… con em không còn nữa phải không chị?Đạm Ngọc đang quỳ xuống xỏ giày cho Nhi Nhi, chợt nghe tiếng hỏi yếu ớt như không còn sinh lực. Cô bé vẫn đang nằm trên đi văng, đôi mắt nhắm nghiền.- Ừ…Đạm Ngọc đứng dậy, nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của Nhi Nhi.Nhi Nhi chẳng nói gì nữa, khuôn mặt không hề biểu lộ chút cảm tình nào, từ đôi mắt vẫn nhắm chặt, những giọt lệ lách ra lăn xuống phía tai.Đạm Ngọc nhất thời không biết làm thế nào, nàng nhớ lại mười lăm phút trước, cô bé vẫn còn do dự lẩm nhẩm: “Em muốn đặt tên nó là Hải Hải… cái tên tượng trưng cho sự to rộng sâu xa của đại dương… to rộng như cái bờ biển chị em mình đến hôm qua ấy”.Gần mười lăm phút đi qua, tất cả niềm vui và sự hồn nhiên của cô bé dường như cũng đã theo “Hải Hải” mà vĩnh viễn ra đi.Còn gì nhanh hơn, lạnh lùng hơn và vô tình hơn con dao phẫu thuật đây?Lúc đó, Nhi Nhi nằm trên đi văng, khuôn mặt nhợt nhạt, hơi thở yếu ớt, đôi mắt vốn linh hoạt giờ nhắm nghiền như không còn sức sống.Cô bé bỗng mở miệng nói:- Đạm Ngọc, em cảm thấy em cứ mở mắt ra là con em sẽ ra đi vĩnh viễn, nhắm mắt vào thì Hải Hải sẽ vẫn còn ở đây… Thật đấy! Chị tin em đi! Thật đấy…Đạm Ngọc không làm phiền cô bé, để cô nằm trên đi văng mà nhớ về đứa con đã mất. Cô bé vẫn nhắm mắt, chỉ đôi khi hàng mi rung động rồi những giọt lệ từ từ ứa ra.Thế nhưng… đàn ông có bao giờ nhìn thấy cảnh đó?Có lẽ, suốt đời Đạm Ngọc cũng không thể quên rằng có một cô gái đã nói với nàng: “… Em muốn chị làm mẹ đỡ đầu cho con em, được không Đạm Ngọc…?”Đôi mắt Đạm Ngọc không kìm được cũng chợt nhạt nhòa ướt. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười ba Nhi Nhi nhận được điện thoại của Hà Duy, thông báo cô đã được lọt vào top 20 người đứng đầu. Lúc nhận cuộc điện thoại này, Nhi Nhi vẫn còn nằm trên giường, hai ngày sau khi nạo thai.Nhi Nhi bình tỉnh hỏi đầu dây bên kia:- Thế Nhậm Đạm Ngọc thì sao?- Ơ…Đối phương chắc không ngờ lại bị hỏi câu này, lặng đi một lát rồi nói qua loa:- Cô ấy cũng được vào.Nhi Nhi không hỏi gì nữa, lẳng lặng cúp điện thoại, đôi mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà, nhớ về những việc đã qua trong mấy tháng vừa rồi, nhớ về những tính toán đớn hèn của người yêu. Theo phản xạ, cô đưa tay đặt lên bụng, nhưng không còn cảm thấy tí nào những rung động của một sinh mệnh nhỏ bé đang hình thành nữa.Đạm Ngọc bước vào phòng, tay bưng tô canh gà.- Em dậy rồi à? Hôm qua, em làm chị sợ quá! Chẳng có ai nạo thai xong lại bị ngất đi như em. Bác sĩ nói tại em yếu quá. Chị bảo nhà bếp làm giúp tô canh gà, giàu dinh dưỡng lắm đấy, đun đến mấy tiếng mà! Nào, ăn hết luôn đi em.Hương thơm nức mũi từ tô canh gà kích thích mạnh vào khứu giác của Nhi Nhi, mấy hôm trước bụng dạ cứ nhộn nhạo, ăn gì cũng không thấy ngon, bây giờ đã đói ngấu nghiến rồi thì lại không ăn được…- Đạm Ngọc, chị tốt quá! Chị làm cho em bao nhiêu việc như vậy… - Nhi Nhi nói, đôi mắt lại hơi ươn ướt.- Nói mấy thứ đó làm gì chứ? Nào, ăn đi. – Nàng chúm môi thổi phù phù cho đến khi áng chừng đã nguội mới múc từng thìa đút cho Nhi Nhi. – Nào! Ai ngờ hằng ngày cô chạy nhả tung tăng chả bao giờ biết mệt mà người lại yếu như sên thế! Bác sĩ nói rồi, nửa tháng không được ra gió, không được tiếp xúc với nước lạnh… Ầy… chị phải ở bên cạnh em liên tục mới được!- Chị thật tốt quá, chắc chắn người tốt rồi sẽ được đền đáp, chị đã được vào top 20 người được chọn rồi. – Nhi Nhi nói.Bàn tay bưng tô canh của Đạm Ngọc khựng lại, nàng cố tỏ vẻ trấn tĩnh hỏi:- Thế à?- Vâng… Em sau này… Nói thế nào nhỉ? Tuy anh ấy bỏ rơi em, nhưng em vẫn nhớ anh ấy!Nhi Nhi nhìn ra ngoài cửa sổ, nói buồn buồn:- Đạm Ngọc, sau này chị nhất định phải biết quý trọng người đàn ông yêu chị nhé! Bởi vì… ít lắm!Đạm Ngọc nghe những lời ấy từ miệng cô bé vĩnh viễn không bao giờ lớn, lạ cái là không hề cảm thấy trái tai. Không biết tự lúc nào, Nhi Nhi đã trở thành một chuyên gia tình yêu, không ngừng thốt ra những đạo lý cao siêu.Lạ thay, đối với Đạm Ngọc, nó lại vừa vặn và thâm sâu ghê gớm.Hà Duy gần như ngày ngày đều gọi điện thoại nhưng Đạm Ngọc nhất định không nghe; nhìn người gọi cửa mà là Hà Duy cũng đều lập tức đóng lại… Hà Duy gửi hàng trăm tin nhắn: “Đạm Ngọc, hãy tha thứ cho anh, chỉ vì anh muốn ở bên em! Chỉ trừ những tiền bạc giàu sang mà Tào Lợi Hồng có thừa, thì cái gì anh cũng có thể cho em được…”Nếu nói Đạm Ngọc không có tình cảm gì thì cũng không phải. Đối mặt với một tấm lòng hết sức chân thành như thế, bất kỳ cô gái nao cũng phải cảm động. Chỉ là Đạm Ngọc đem cái cảm động của nàng mà nén sâu vào tận đáy lòng và để cho sự hận thù vì cái quý giá đã mất phát tiết ra ngoài mà thôi, như thể cái người đàn ông yêu nàng là kẻ thù số một của đời nàng vậy.Khi Nhi Nhi múc từng thìa, từng thìa canh gà cho vào miệng, khuôn mặt cô cũng hồng dần lên.Có vẻ như cô bắt đầu trở nên thanh nhã, bắt đầu có khí chất giống Đạm Ngọc với dáng vẻ uyển chuyển, nụ cười nhẹ xinh xắn và cũng bắt đầu có thói quen sử dụng giày cao gót khi đi lại. Rõ ràng, nếu như loại đàn ông cấp thấp nhìn thấy bạn mà phải tỏ vẻ nể sợ thì nghĩa là bạn đã có đầy đủ sự tự vệ cần thiết của người phụ nữ rồi.- Chị thấy hình như em đã trưởng thành rồi. - Đạm Ngọc nhìn Nhi Nhi nói vui vẻ.- Vâng, có lẽ thế! – Nhi Nhi quay sang cười rồi lại tiếp tục thu dọn đồ đạc – Cái đó phải cảm ơn chị, và… Hải Hải.Có vẻ như Nhi Nhi muốn nói là cảm ơn cậu người yêu cũ, nhưng nói không nên lời đành tiện miệng nói tên đứa con đã mất.- Ngày mai mấy giờ em lên máy bay? - Đạm Ngọc hỏi.- 10 giờ sáng chị ạ. – Nhi Nhi trả lời, một lần nữa những giọt lệ lại dâng đầy trong đôi mắt – Em sẽ không bao giờ quay lại Thượng Hải nữa, chắc cũng vĩnh viễn chẳng được gặp lại chị. Đạm Ngọc, em sẽ nhớ chị lắm!Nói rồi, Nhi Nhi lao đến ôm chặt lấy Đạm Ngọc.- Được rồi được rồi, vừa khen “trưởng thành” xong đã làm nũng ngay được! Sau này nên cẩn thận hơn với đàn ông nhớ chưa? Đừng có ngốc như lần này nữa đấy, gặp phải bọn lừa đảo mà cứ tưởng tình yêu đích thực đã đến.Nhi Nhi không nói gì, chỉ gật đầu, lấy tay gạt nhanh những giọt nước ướt đẫm trên khuôn mặt:- Ngày mai chị tiễn em nhé?- Em cứ nín khóc đi đã. - Đạm Ngọc cười nói.…9 giờ 40 phút sáng, mưa lất phất nhè nhẹ.- Đạm Ngọc! Em đi đây! Cảm ơn chị đã tiễn em!- Đi đi em.- Đạm Ngọc, em hy vọng sau này chị sẽ tìm được điều chị thực sự mong muốn. Chắc chắn chị cho em là một kẻ ngốc đến đáng thương, nhưng dù sao em cũng đã rất vui, bởi vì em lúc đó… - Nhi Nhi như đang hồi tưởng điều gì, đôi mắt ánh lên hạnh phúc… - Có một người yêu em, và cũng đã có lần được hưởng cảm giác làm mẹ. Nếu chị nhất định theo đuổi ước mơ mà bỏ qua những tình cảm đáng lẽ được hưởng thì sau này già đi chị sẽ tiếc đấy.Đấy là những lời khuyên chân thành cuối cùng của Nhi Nhi trước lúc lên máy bay, nói xong cô liền quả quyết quay đầu bước đi về cửa phòng đợi.Dù sao, Nhi Nhi vũng chưa từng yêu nơi đây, nên cô ấy có thể ra đi nhẹ nhàng thoải mái đến thế.Đạm Ngọc đứng ở sân bay, nhìn chiếc máy bay từ từ bò trên đường băng, nhanh dần, nhan dần rồi bay vút lẫn vào bầu trời xanh. Điều nàng nghĩ bây giờ là nàng yêu nơi đây vì lẽ gì? Nàng do dự mãi không đi là bởi vì vẫn chưa đạt được mục đích giàu sang hay vì vẫn còn luyến tiếc những kỷ niệm đã qua?Khi Nhi Nhi vì thương tiếc đứa con chưa thành hình mà than khóc, nàng đã nghĩ rằng tất cả đám đàn ông trên đời này đều không thể hiểu được điều mà những giọt nước mắt ấy muốn nói. Thật ra bản thân nàng cũng đã thể nghiệm được hoàn toàn ý nghĩa của điều đó đâu? Trước giờ đều khinh thường những thứ thuộc về tình yêu, thấy phản cảm với tình cảm những người đàn ông dành cho mình, Đạm Ngọc dựa vào cái gì để hiểu hết được những ngọt ngào cũng như cay đắng Nhi Nhi đã từng trãi qua?Tiễn Nhi Nhi đi xong, Đạm Ngọc một mình dạo bước trên con đường bên rìa Thượng Hải, nàng muốn tìm một bệnh viện nào đó nhận vá màng trinh.Nàng đứng rất lâu trước cửa một bệnh viện tư nhân, mặc cho những hạt mưa li ti vương đầy trên mặt, nàng nghĩ xem mình nên dùng thái độ nào khi bước vào đó.Nhớ lại câu nói của Nhi Nhi trước khi lên máy bay: “Em hy vọng sau này chị sẽ tìm được điều chị thực sự mong muốn”.Đấu tranh tư tưởng một lúc lâu, cuối cùng Đạm Ngọc bỏ ý định vào bệnh viện.Nàng mang vẻ ủ dốt bước vào một quán cà phê nhỏ ven đường trú mưa.Quán không lớn, cũng không có gì đặc biệt lắm. Trần nhà treo những dây bầu bí bằng nhựa trông y như những chiếc đèn lồng màu xanh, cố tạo cho khách cảm giác thiên nhiên xanh mát như thể đang ngồi dưới giàn cây. Nhưng thô thiển nhất là cái quầy thu ngân, nó được mắc đầy những dây đèn nhấp nháy xanh đỏ, một bà trung niên nhìn không rõ mặt đang nằm xoài trên mặt quầy say sưa ngủ.Cảm giác như đây là một quán cà trà đang cố gắng chuyển thành quán cà phê nhưng lại tiếc không nỡ thay đổi cách trang trí.Hóa ra ở tại một thành phố giàu mạnh như Thượng Hải cũng vẫn tồn tại những cửa tiệm không thể nhìn nổi như thế này.Đạm Ngọc chọn một chỗ ngồi cạnh cửa sổ.Trước mặt nàng là cô gái phục vụ ăn mặc khá tùy tiện, nói giọng phổ thông không được chuẩn lắm và nụ cười cũng không có vẻ gì nhiệt tình. Đạm Ngọc chỉ gọi một ly trà chanh.Đạm Ngọc ngồi trong khung kính cửa sổ, lặng lẽ ngắm nhìn thế giới không âm thanh bên ngoài đang được bao phủ một màn mưa giăng giăng. Đôi khi, nàng lạ lùng phát hiện ra một người nào đó vẫn đi lại bình thản mặc những giọt mưa làm ướt áo. Đạm Ngọc vốn chẳng bao giờ là người đa sầu đa cảm.Mưa to dần, những người vào quán cà phê tránh mưa cũng nhiều lên. Hoặc một mình, hoặc có đôi, họ vừa vào quán đã vội vã giặt giũ những giọt nước bám trên quần áo và mái tóc, miệng làu bàu than trời mưa to. Thế nên từ ngoài nhìn vào, quán cà phê có vẻ thật đông vui tấp nập.Cô gái phục vụ vẫn ăn mặc tùy tiện như lúc nãy nhưng nụ cười đã tươi tắn hơn, bà chủ ngồi quầy thu tiền cũng đã tỉnh dậy tự lúc nào, những thớ thịt trên khuôn mặt cũng nở ra sung sướng nhìn ngắm các thượng đế đang lũ lượt kéo vào quán.Khách đến đông rồi, cũng nên có chút thanh âm du dương mới hay. Thế nên nhạc bắt đầu ì èo nổi lên từ những chiếc loa.Độc tấu piano, thật là một phong vị khác lạ.Nghe những âm thanh người ta gọi là nhạc đó, Đạm Ngọc thấy mình quả vẫn còn kém hiểu biết quá. Hóa ra đàn piano cũng có thể phát ra được những âm thanh sắc nhọn chát chúa đến thế. Vừa nghe đã biết ngay đó là một trong những chiếc CD được bán mười một tệ một tá ở chợ giời. Miễn cưỡng cố nghe thì cũng ra được là diễn tấu của Fritz Kreisler, nhưng những ai không sành nghe nhạc (cũng không gọi đó là nhạc được) thì chắc sẽ tưởng là đứa trẻ sáu tuổi học lớp một hàng xóm nghịch đàn piano. Đạm Ngọc thầm thở dài chán chường cho những kẻ chuyên sao đĩa lậu và cả những người thích mua đĩa lậu nữa.Một cô gái, trông giống như một nhân vật điện ảnh đi lạc ra ngoài đời, cũng ngồi bên cửa sổ như Đạm Ngọc, say sưa ngắm màn mưa mù mịt bên ngoài, khuôn mặt lộ rõ vẻ cảm thương đầy lãng mạn.May mà ly trà chanh thật sự cũng không đến nỗi tệ, chiếc cốc thật ấm áp trong bàn tay Đạm Ngọc, vị trà ngòn ngọt chua chua mãi là ngọn gió mát thổi qua làm nàng xao lòng tự năm mười bảy tuổi.Đạm Ngọc hai mươi mốt tuổi, nhất thời hồi tưởng lại những ngày mới mười bảy, bỗng hoảng sợ phát hiện ra hình như mình đã gần quên hết những ngây thơ ngày ấy, tưởng như chúng cũng giống như chỗ nước trà chanh kia, tan chảy trong miệng và biến mất.“Đạm Ngọc, em vẫn không thích chỗ ly cốc nhà anh. Anh ném đi cả rồi. Tất cả chỉ để làm cho em được vui thôi!”“Đạm Ngọc, bây giờ nhà mình đã có thể mở tiệm cà phê rồi! Ha ha!”“Đạm Ngọc, anh đang ở siêu thị mua đồ ăn! Anh luôn bị đau đầu bời vì sao hành, tỏi, rau mầm và rau hẹ lại giống nhau đến thế. Hồi trước em làm thế nào mà phân biệt được nhỉ?”“Đạm Ngọc, cái thang máy chung cư chẳng thấy bãi công nữa! Chắc nó đã giác ngộ rồi, bắt đầu cải tà quy chính!”…Điện thoại Đạm Ngọc đã đầy những tin nhắn, toàn bộ đều là Hà Duy gửi, nói chuyện này chuyện kia, những việc bình thường trong cuộc sống của anh.Đọc kỹ lại, cùng với vị chua chua ngòn ngọt trà chanh, những tin nhắn gợi cho Đạm Ngọc một cảm giác cảm động và bình yên vô cùng.Bỗng nhiên nàng chợt bừng tỉnh ngộ, sở dĩ Nhi nhi ngày trước có thể cười giòn tan như vậy là bởi vì có một người đàn ông ngày ngày ở trước mặt cô mà nói chuyện trên trời dưới bể.Nhiều phụ nữ phải khổ vì tình như vậy, sao họ vẫn như con thiêu thân mà lao vào tình yêu, tìm chỗ dựa nơi người đàn ông? Bởi vì họ đã từng được thể nghiệm ái tinh. Họ đều trúng độc ái tình.Nghĩ về ngày trước, hồi đó cũng là mùa xuân, Đạm Ngọc túi to túi nhỏ đi chợ mua về nào là dầu ăn, xì dầu, dấm… và đủ các đồ dùng thường thức khác, những việc đó chẳng phải đều mang lại không khí gia đình ấm áp hay sao? Bỏ bao công sức xem rau hàng nào tươi nhất hay dùng cả buổi chiều nấu một con vịt, chẳng phải đều là vì câu “Đường đến trái tim người đàn ông là thông qua dạ dày của họ” hay sao?Rốt cuộc thì thế nào mới gọi là hạnh phúc?Rất lâu rồi, Đạm Ngọc thích uống trà chanh. Ngày ấy, đối với nàng, bầu trời cũng giống hệt một lát chanh tròn vành vạnh, thanh mát, vừa chua vừa ngọt.Sau này, nghe nói những người sành điệu thuộc giới thượng lưu đều có loại cà phê yêu thích của riêng mình. Và để dễ dàng gia nhập cái thế giới hào nhoáng đó, Đạm Ngọc cũng lao vào tập uống cà phê, nhưng uống mãi, uống mãi nàng vẫn chưa tìm thấy nhãn hiệu yêu thích cho mình.Bao lâu rồi không còn nhớ đến món trà chanh, nhưng dường như cái vị dễ chịu của nó vẫn chẳng thay đổi chút gì so với hồi trước, uống vào dường như cả vòm miệng đều tràn ngập những mây trắng trời xanh.Những kỷ niệm đó chắc hẳn ai ai cũng đều trân trọng. Nó giống như làn hương hoa thoang thoảng trong gió, bỗng nhiên từ đâu đó trong ký ức chầm chậm bay ra, rồi bất thần lại nghịch ngợm trốn tiêu đâu mất.Nghĩ đến đó, đôi môi Đạm Ngọc bổng mỉm cười. Nàng cầm điện thoại, bấm chữ: “Thật ra thứ mà em thích uống nhất, là trà chanh cơ”.… Rồi gửi cho Hà Duy.Màn mưa bên ngoài cửa sổ vẫn lai rai chưa dứt nhưng những tia nắng yếu ớt đã bắt đầu e ấp ló ra từ sau những đám mây, không khí xung quanh đều ăm ắp vị tươi mới.Bầu trời Thượng Hải thường bị những biển hiệu quảng cáo đủ loại che khuất lần đầu tiên bỗng trở nên mênh mông và lóng lánh sắc xanh đến kỳ lạ. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười bốn A Lam biết chuyện thì mắng ầm ĩ: “Cái gì? Thằng quỷ này lại trúng giải độc đắc nữa à?”Tôi gật đầu. A Lam hỏi dò biết được giải độc đắc lần này là thiên thần Nhậm Đạm Ngọc, lập tức, những từ “hạ cấp” không ngừng được tuôn ra.Cậu ta bắt đầu lải nhải về việc chắc tôi phải tu đến mấy đời nên mới gặp được vận đỏ liên tục đến thế.Tôi cười, chính xác đến thế là cùng!Tôi hỏi A Lam, làm thế nào mới thật sự có được trái tim của người đẹp.- Đầu tư tình cảm chứ sao! – A Lam nói vẻ sành sỏi, giả vờ như mình là một tay lão đại trong lĩnh vực chinh phục phụ nữ - Phương pháp hợp lý nhất đấy.- Với phụ nữ bây giờ á, tình cảm chẳng đáng giá một xu!Tôi lườm cậu ta.- Anh không hiểu rồi, tình cảm là thứ không đáng tiền nhất trên đời, nhưng nếu đầu tư tốt lại là phương pháp tiết kiệm tiền tốt nhất đấy. – Nói xong, A Lam nhìn tôi bằng ánh mắt như muốn nói “xem ra cậu còn nhiều thức phải học lắm” khiến tôi đâm thẹn vì kém cỏi.Hôm nay là sinh nhật lần thứ 21 của Đạm Ngọc.Tôi thấy nàng quả là khéo chọn ngày sinh, nhằm đúng mùa xuân trời xanh gió mát.Mấy hôm trước, tôi bỗng nhận được tin nhắn của Đạm Ngọc, nói nàng thích nhất là uống trà chanh. Ngẩn ra nhìn cái tin nhắn, tôi nghĩ ngợi mãi vẫn không hiểu rõ ý nàng.Liền một tuần, nàng mất tăm mất tích, giờ tự nhiên lại nhắn tin bảo tôi mình thích uống món gì… Có lẽ phụ nữ muôn đời là dấu chấm hỏi mà đàn ông có vò đầu bứt tóc cả đời cũng chưa chắc đã tìm được lời giải đáp.Nhưng dù sao thì nàng Đạm Ngọc cũng đã chịu mở miện, tôi liền sung sướng nhào ngay ra cửa hàng mua trà chanh. Nhớ lại buổi tối hôm qua.…- Ngày mai là sinh nhật em. – Đạm Ngọc nói trong điện thoại.- Thật không? Thế là lại già đi một tuổi rồi nhỉ!Đạm Ngọc chủ động gọi điện thoại đến, tôi vui đến phát rồ. Mà bực cái là cứ vui sướng tôi lại quên hết cả che mồm che miệng chứ.- Em cúp máy đây…Giọng Đạm Ngọc lại trở nên lạnh lùng.- Ấy! Đừng, đừng! Haha, anh đùa đấy mà… Thế này đi, ngày mai em đến nhà anh, anh sẽ đích thân chúc mừng em.…Như thế, cuộc hòa giải với Đạm Ngọc khiến tôi vui đến không chợp nổi mắt suốt một đêm.Từ trong cửa hàng lao ra, tôi vô tình va phải một người từ trên xe hơi bước xuống – Tào Lợi Hồng. Không hẹn mà gặp khiến tôi hơi bối rối.- Vừa may buổi chiều có thời gian, anh Hà, chúng ta đi uống trà buổi chiều một lát nhé!Ông ta nói. Nghe thế, anh chàng thư ký Lý Bân, giống như một tên hầu thân cận hiểu ý hoàng đế, vội vã đi sắp xếp chỗ ngồi.Tay tôi vẫn cầm chiếc túi to in hàng chữ “Hoa Liên”, bên trong toàn là trà chanh mua cho Đạm Ngọc.Tôi ngồi xuống ghế, Tào Lợi Hồng bắt đầu hỏi vài câu về tình hình phỏng vấn tìm bạn đời, biểu thị sự quan tâm, rồi tiếp đến là những lời thăm hỏi có tính tượng trưng dành cho tôi.Sau đó, ông ta mới vào vấn đề chính:- Vốn dĩ tôi rất chú ý đến cô Đạm Ngọc, thế nhưng con trai tôi… anh gặp rồi phải không?Tôi gật gật đầu.- Con trai tôi lại nói, cô Nhậm không hợp làm vợ tôi.Vì sao thế ạ? – Tôi như ngừng thở nhưng vẫn cố làm ra vẻ bình tĩnh.Tiểu Nhiễm nói cô Nhậm cũng chẳng khác gì mấy những cô bạn cùng lớp nó, nó bảo một cô gái như vậy làm sao có thể trở thành mẹ nó được. Tôi thấy nó cũng có lý.“Ồ”. Đã nói đến vậy rồi, tôi cũng không thể giả như không biết gì hoặc cố gắng bào chữa cho Đạm Ngọc. Tôi nói:- Tôi biết phải làm thế nào rồi.Nói câu này, tôi chợt nhớ đến bản hợp đồng dưới đáy tủ. Ba triệu! Thế nhưng điều đó cũng chỉ thoảng qua chốc lát. Cảm giác vui sướng của người đánh bạc thắng cuộc trào dâng trong tôi.Hình như trong lòng mỗi người đều có một cái bệnh “bắt cá hai tay”. Ai cũng muốn cả tiền lẫn tình. Người đẹp và ba triệu, cái gì cũng có sức hấp dẫn mê hồn của nó cả. Tôi vốn đau đầu đắn đo không biết chọn bên nào.Giờ thì tốt rồi. Người ta đã loại bỏ giúp tôi một cái, vậy thì tôi đành phải yên tâm sung sướng mà đón nhận Đạm Ngọc thôi. Mà Đạm Ngọc thì cũng làm gì còn lựa chọn nào khác ngoài việc vui vẻ chấp nhận nữa.Thế nên cái chọn lựa còn lại này, cái đáp án duy nhất này làm lòng tôi tràn ngập niềm vui sướng to lớn.Lúc này, anh chàng thư ký Lý Bân đứng bên cạnh bỗng lên tiếng:- Luật sư Hà đừng vội nói từ chối ngay, đợi thêm một thời gian nữa đã. Tôi vẫn thấy cô gái này thệt rất linh hoạt khôn ngoan. Còn ngài thì sao ạ?- Ừ.Tào Lợi Hồng nghĩ ngợi rồi gật đầu, xem ra ông ta vẫn còn chút lưu luyến đối với Đạm Ngọc.Chỉ mội lời thôi làm những xúc cảm đang bừng bừng trong tôi thoáng chốc tụt ngay xuống, cảm xúc khó chịu này rất lâu sau vẫn ko thể xua tan đi được.Tôi nhìn Lý Bân – con người vừa khom lưng cúi đầu xong đã lại nghiêm túc đứng thẳng lại được ngay, tự hỏi vì sao anh ta lại nói giúp cho Đạm Ngọc.Lúc tôi vội vàng chạy về đến nhà, Đạm Ngọc đã đang ung dung tự đắc ngồi xếp bằng trên đi văng xem tivi rồi. Nàng mặc áo len và quần Jeans, tùy tiện buộc túm mái tóc theo kiểu đuôi ngựa. Bên bậu cửa, đôi giày cao gót của nàng quăng mỗi nơi một chiếc.Thấy tôi về, nàng tinh nghịch lấy ngón tay chỉ chỉ vào nhà bếp:- Sao lâu thế? Đi nấu cơm đi chứ! Em đói sắp chết rồi đây này!- Em bắt anh nấu cơm thật à?- Anh ko nấu thì ai nấu? Hôm nay mừng thọ em cơ mà!Đạm Ngọc nghiêng đầu trông rất đáng yêu, đôi mắt nhấp nháy.Đột nhiên, tôi thấy cuộc sống thật đẹp. Một tuần ko gặp, nàng bỗng trở nên gần gũi biết bao nhiêu.Nghĩ sao nói vậy, tôi bô bô:- Đạm Ngọc, em có mùi người rồi đấy.Vừa nói tôi vừa tiến đến phía nàng, giả bộ nhún vai nhăn mũi làm trò xấu.- Cái gì hả? Trước đây em không có mùi người sao? Thế thì là mùi gì? – Đạm Ngọc nhìn tôi hét lớn.Nàng hỏi tôi ngày trước nàng có mùi gì. Tôi gãi gãi cằm, ngước mắt lên trần nghĩ ngợi.- Hôm nọ, lúc anh ôm em ấy, người em có cái mùi như là …- Aaaaaaaaa… ai cho anh nói ra hả?Đạm Ngọc càng hét to, mặt đỏ bừng, đấm cho tôi một quả và chạy tụt vào trong phòng ngủ, trốn ánh mắt tôi.Tôi nhìn cô gái xinh đẹp ấy, hóa ra nàng cũng biết ngượng ngùng xấu hổ. Đột nhiên tôi không còn thấy nàng giống một thiên thần chỉ có thể nhìn mà không thể với tới nữa. Nàng cũng có đủ cảm xúc y như những cô gái bình thường khác, cũng biết la hét, biết nhỏ nhen. Nàng ở bên tôi, tặng cho tôi một cảm giác tuy không rõ ràng nhưng thật sự vui vẻ và thoải mái.- Nhanh đi nấu cơm đi chứ! Đạm Ngọc bỗng nhiên ló đầu ra khỏi cửa phòng ngủ hét lên – Định để em chết đói hả?- Ờ! Rồi, đi ngay đây. Đúng rồi, Đạm Ngọc, em muốn ăn gì?Tôi vừa vùi đầu vào trong ngăn tủ thức ăn vừa hét ra ngoài.- Lại được chọn món nữa cơ à? Không ngờ anh chàng này lại “bách nghệ” đến thế. Em tưởng anh chỉ làm được mỗi món mì ăn liền thôi cơ!Rồi tôi thấy Đạm Ngọc đứng ở cửa phòng ngủ, nghiêng đầu sung sướng mơ mộng.- Em thích ăn cánh gà cô la, gà cay cắt lát, tốt nhất là có thêm một bát canh chân giò ngó sen…Từ trong tủ thức ăn, tôi moi ra mấy gói mì ăn liền, mỗi tay cầm một gói rồi nói to, quả là một gáo nước lạnh dội lên niềm hưng phấn của nàng:- Nào, em ăn Khang Sư Phụ hay là Quán Mì Ngon?- Anh… anh… Cái này gọi là “gọi món” đây hả? – Đạm Ngọc tức giận đến run giọng.- Ừ, ai cũng bị bệnh sợ lựa chọn cả. Thôi thế này đi, anh chọn giúp em, ờ… Khang Sư Phụ nhé! Nhãn hiệu được tín nhiệm lâu đời, chất lượng đảm bảo…Chưa kịp dứt lời, một nắm đấm đã bay theo đường parabol nhanh như cắt lao về phía mặt tôi, bất ngờ che khuất tầm mắt, kèm theo đó là tiếng hét nghe rùng rợn, hãi hùng.Sau một hồi bị Đạm Ngọc thi triển quyền cước, tôi mang cái mặt bị sưng vù đắc ý nhìn cảnh Đạm Ngọc loay hoay trong bếp, run run mỉm cười với hình ảnh chính mình đang giơ tay làm một dấu hiệu chiến thắng trong chiếc gương đối diện.Đàn ông muốn phụ nữ tự giác xuống bếp đều phải biết động não đâu ra đấy!Chợt nhớ lại những lời Tào Lợi Hồng nói hôm nay, tôi quay ra nhìn nàng Đạm Ngọc mặc tạp dề đang rửa rau trong bếp, nàng tuy chìm lỉm trong những mớ rau dưa thịt thà nhưng vẫn hoàn toàn không gây nghi ngờ gì về đến hình ảnh một bướm xinh đẹp rực rỡ sắc màu. Thế thì, để nàng rõ mọi chuyện có lẽ cũng chẳng hề gì.- Đạm Ngọc, Tiểu Nhiễm khuyên Tào Lợi Hồng đánh trượt em. – Tôi bước vào bếp nói nhỏ.- Vì sao? – Đạm Ngọc vừa rửa rau, gọt vỏ ngó sen vừa hỏi bình tĩnh.- Có vẻ như Tiểu Nhiễm thấy em nên hưởng thụ tuổi thanh xuân mà em đáng được hưởng. – Tôi nói nghiêm túc, hy vọng Đạm Ngọc sẽ hiểu những ý tôi ngầm biểu thị.- Ồ. – Đạm Ngọc trả lời, không ra vui cũng chẳng ra buồn.Tôi liền đi ra khỏi bếp, im lặng ngồi trên đi văng đọc báo. Lát sau đã thấy Đạm Ngọc nói cơm xong rồi, bảo tôi đi dọn bàn ăn. Tôi vừa lau bàn vừa cảm động đến rớt nước mắt – cuộc sống như thế này thoải mái đếch chịu được.Cơm dọn ra rồi … tôi ăn như rồng bay hổ cuốn vậy.Ăn xong bữa, ợ một tiếng no nê thoải mái, tôi nhìn những thứ còn dư lại trên bàn mà cảm giác vừa kinh ngạc vừa khâm phục:- Đạm Ngọc, tay nghề của em khá quá!- Tất nhiên! Không có bản lĩnh làm sao dám bước vào cuộc đua giành giật sang phú quý?Đạm Ngọc, nói xong dường như nhớ ra điều gì, nét mặt hơi trầm xuống.Tôi nhún vai bất lực, quơ đại một trái táo trên bàn cho vào miệng.- Ê! Từ từ!Đạm Ngọc ngăn tôi lại, cầm quả táo trên tay tôi và nhẹ nhàng gọt vỏ bằng một con dao nhỏ, miệng nói:- Anh toàn ăn hoa quả nguyên vỏ không gọt. Cứ thế rồi bệnh đấy.Đến động tác cầm dao cũng dịu dàng, chắc trên đời này chỉ có mỗi mình Đạm Ngọc.- Anh nguyện biến thành quả táo hạnh phúc kia, thoải mái nằm trong lòng bàn tay em, để mặc cho những nhát dao em như cơn gió mùa xuân thổi qua nhẹ nhàng cắt anh thành từng lát…- Thịt anh kinh chết, ai thèm!Đạm Ngọc ngẩng đầu lên lườm tôi một cái:- Hôm nay sinh nhật em mà anh không có quà gì sao?Nghe lời nhắc nhở của Đạm Ngọc tôi mới giật mình, quên thật mới chết chứ. Lúng túng, tôi đành vơ gói trà chanh mới mua lúc nãy, ân cần pha cho nàng uống rồi thấp thỏm bưng đến phía nàng:- Em uống đi đã, anh chuẩn bị quà cho em ngay đây!Đạm Ngọc nhìn tôi một cái, cầm lấy cái tách, miệng bắt đầu lẩm nhẩm nhai nhai điệp khúc Những kỷ niệm thơ bé.Trong lúc đó, tôi vội vội vàng vàng dùng đấu ngón tay viết đại lên một chỗ trong nhà: “HAPPY BIRTHDAY! Sinh nhật vui vẻ! MY LOVE”.… Rồi gọi Đạm Ngọc quay lại.Nàng Đạm Ngọc của chúng ta đeo kính mò mẫm một vòng quanh nhà, cuối cùng phát hiện được điều khác lạ trên màn hình tivi.Tivi đã lâu lắm không được lau chùi nên trên bề mặt màn hình bụi đã phủ đầu một lớp, hằn lên dấu vết lời chúc mừng sinh nhật từ ngón tay tôi.- Ha ha, tìm ra rồi phải không? Vui lắm phải không?- …- Anh thấy rất đặc biệt đấy!- …Em không thấy nó đầy tính sáng tạo sao?Đạm Ngọc lườm tôi một cái, im lặng đi vào phòng ngủ.- Này! Đợi đã…Tôi đuổi theo nàng:- Anh đùa mà. Anh quên ko mua quà sinh nhật cho em. Hôm khác mình sẽ cùng đi mua! Được không nào?Đạm Ngọc vẫn chẳng nói chẳng rằng, cũng không mĩm cười, chỉ nhìn tôi bằng đôi mắt lấp lánh.- Đạm Ngọc. – Tôi gọi.- Gì?- Anh nghĩ mãi rồi…- Sao?- Thôi thì… - Tôi nhẹ nhàng ôm nàng vào lòng - thôi thì chúng ta làm thành một đôi đi…Để tạo không khí, tôi cố tình nói thật trầm, câu cuối cùng thành giọng khàn khàn kỳ lạ.Đạm Ngọc chẳng phản ứng gì, không phản ứng cũng không ủng hộ, chỉ đôi mắt trong veo vẫn đăm đăm nhìn như thấu hết vào gan ruột tôi. Một lúc sau, nàng dịu dàng ngả đầu vào vai tôi ấm áp. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Phần III - Chương mười năm Buổi sáng, Đạm Ngọc đã thức dậy nhưng vẫn lười biếng nhắm hờ đôi mắt, không nỡ rời lớp chăn nệm êm ấm trên giường hai mét.Khoảng giường bên cạnh trống không, có lẽ Hà Duy đã dậy lâu rồi.Đạm Ngọc moi được từ dưới gối một chiếc chìa khóa, lỡ xâu khóa hình trái tim. Nàng nheo mắt nhìn lên ánh đèn qua lỗ chìa khóa, chớp một cái là thành ra bao nhiêu giấc mơ hình hạt đào.Nhớ lại đêm qua, Hà Duy giữ nàng lại qua đêm, Đạm Ngọc cũng ngượng ngùng đồng ý.Lúc anh chàng đang tắm, Đạm Ngọc một mình ngồi ngoài ban công, nhìn ngắm bầu trời màu xanh thẫm lấp lánh từng dải từng dải những ngôi sao.Nàng phát hiện ra, từ độ cao tầng 14 nhìn xuống, vẻ dịu dàng của bầu trời cũng như sự huy hoàng của thành phố Thượng Hải hòa nhập vào nhau, cả hai đều đẹp đến mê hồn.Dưới đất là cả biển ánh đèn lãng mạn, lấp lánh khoe vẻ phồn hoa của thành phố; bầu trời thì ngược lại, an bình, tĩnh lặng và cao xa, lan tỏa ánh sáng dịu dàng trong không gian rộng lớn.Bạn muốn là cô gái thành thị hưởng thụ những khoái cảm thời hiện đại hay bằng lòng chọn cả đời làm ngôi sao yên lành nơi thế giới xa xôi, cách biệt và không có cạnh tranh?Lúc đó, Đạm Ngọc đứng trong căn phòng trên tầng 14, cách rất xa với những ánh đền phồn hoa bên dưới. Người đàn ông đang tắm, còn nàng thơ thẫn nhàn nhã đứng bên ban công hóng gió…cảm thấy lòng thật yên bình, như thể chỉ cần giơ tay ra là có thể tóm được cả bầu trời vậy.Bỗng có người từ đằng sau vòng tay nhẹ ôm lấy Đạm Ngọc, nàng giật mình “á” lên một tiếng.- Ha ha, nghĩ gì mà như mất hồn vậy!?Là Hà Duy, anh chàng vừa tắm xong, toàn thân phủ một mùi hương mát rượi như sương sớm, mái tóc chưa chải ướt rượt, đôi mắt thấp thoáng ánh cười.Đạm Ngọc giãy giụa thoát khỏi vòng tay của Hà Duy, nàng vẫn chưa thể quen ngay được việc để một người đàn ông ôm ngang eo mình.- Em kiểm tra xem, có phải là rơi mất cái gì rồi không?Hà Duy nói vẻ bí mật.- Trừ cái chìa khóa hôm nọ anh đưa em thì chẳng còn gì nữa cả. – Đạm Ngọc nghĩ rồi nói chắc chắn.- Ha ha… LOOK!Anh chàng vui sướng đưa nắm tay ra trước mặt Đạm Ngọc, lòng bàn tay úp sấp, rồi “hù” lên một tiếng xòe tay ra, một chiếc chìa khóa lấp lánh ánh bạc xuất hiện dưới lòng bàn tay, xâu chìa khóa lúc lắc treo trên đầu ngón tay trỏ nên không bị rơi xuống.- Vừa rồi anh tìm thấy trong bồn tắm đấy! Anh nói rồi mà, hai người sống bên nhau phải giống như hai bánh răng cưa ấy, khuyết đầy bổ sung cho nhau, em bừa bãi lộn xộn thì anh buộc phải dùng tới bản lĩnh cẩn thận vốn có của người đàn ông ưu việt thôi!Hà Duy vừa nói vừa không ngừng lúc lắc chiếc chìa khóa, màu bạc của nó phản xạ ánh sáng hắt ra từ trong phòng, in lên khuôn mặt mang đầy nét thần bí của anh.Đạm Ngọc thấy người đàn ông này sao mà ấu trĩ đến buồn cười:- Thì cũng chỉ là tìm thấy chiếc chìa khóa thôi mà! Xem anh dương dương tự đắc kìa! Giả sử như mà tìm thấy cả một cục tiền thì anh còn vui đến mức nào?Đạm Ngọc vừa nói vừa đưa tay ra cầm lấy chiếc chìa.- Ấy!Hà Duy kịp thời thu bàn tay lại làm Đạm Ngọc quơ vào khoảng không.- Tiền, tiền, tiền! sao em hám tiền thế được nhỉ? Tiền có đổi được chìa khóa phòng anh không? Anh giao chìa khóa cho em là biểu thị sự tín nhiệm của anh đối với em. Nếu như anh đưa em một cục tiền thì đó lại là loại hành vi khác rồi đấy. – Hà Duy khuôn mặt nghiêm khắc, vẻ cứng rắn giáo dục Đạm Ngọc một bài.- Biết rồi, biết rồi! chìa khóa thích đưa thì đưa! Lộn xộn quá!Đạm Ngọc phụng phịu, từ “hám tiền” Hà Duy dùng lúc nãy làm nàng hơi nóng mặt, bất giác quay mặt ra ngoài, phía bầu trời xanh mênh mông.- Thế mà đã giận rồi? nhỏ nhen quá!Hà Duy cười to, xoay Đạm Ngọc về phía mình, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay phải của nàng, luồn xâu chìa khóa vào đầu ngón đeo nhẫn:- Giữ cẩn thận nhé, đừng làm rơi nữa đấy! Có một số thứ đánh mất rồi là không tìm lại được đâu.Hà Duy nhấn mạnh câu cuối, bàn tay anh miết trên mu bàn tay Đạm Ngọc, đôi mắt nhìn nàng say đắm, cái vẻ nghiêm túc phối hợp với khuôn mặt giận dỗi nặng như đeo đá thành ra thật khôi hài.Có một số thứ đánh mất rồi là không tìm lại được nữa?- Ví dụ? – Đạm Ngọc hỏi.- Ví dụ như… tình cảm chẳng hạn.Hà Duy nói xong, khẽ chớp đôi mắt đẹp đầy ý nghĩa rồi quày quã bước vào phòng, để lại Đạm Ngọc một mình bâng khuâng đứng giữa không gian mênh mông. Bầu trời như phủ bóng lên thân thể lười biếng của nàng. Đạm Ngọc ngáp dài, ngắm chiếc chìa khóa lấp lánh xâu trên ngón đeo nhẫn, bỗng thấy ngỡ ngàng, hóa ra hạnh phúc của một cô gái bình thường lại đơn giản đến thế.Chỉ cần nàng cam chịu trở thành một người bình thường giữa những người bình thường thôi.Nhớ lại thái độ thành kính của Hà Duy khi xâu chìa khóa vào ngón đeo nhẫn cho nàng, Đạm Ngọc nắm chặt chiếc chìa khóa áp vào ngực, nở nụ cười ngượng nghịu sung sướng.- Giờ vẫn còn vùi trong chăn chưa chịu dậy lại còn cười cái gì? Chắc đang hồi tưởng lại sự dũng mãnh của anh đêm qua chứ gì?Không may cho Đạm Ngọc là đúng lúc đó Hà Duy lại bước vào. Anh chàng làm bộ hù dọa, pha trò chọc ghẹo chú mèo cuốn trong chăn.- Làm gì có! – Đạm Ngọc nói, kéo chăn che lấp khuôn mặt đỏ bừng.- Được rồi, em dậy được rồi đấy. Chết ngột trong cái chăn ấy cũng không phải là ý hay lắm đâu. – Hà Duy lột mất chiếc chăn, lộ ra nàng Đạm Ngọc lười biếng cuộn tròn, mở to đôi mắt biểu thị rõ ràng vẻ phản đối không lời.- Trợn mắt cái gì? Hận anh đến thế cơ à? Có ngâm bồn thì dậy ngay đi, anh đã xả đầy nước nóng cho em rồi đấy. Trong lò vi sóng có sữa, anh biết em thích vừa ngâm bồn vừa nhấm nháp gì đó mà.- Đây là nguyên nhân dậy sớm của Hà Duy ư???Đạm Ngọc vào buồng tắm, lòng cảm động không nói nên lời.Tắm xong, mặc quần áo bước ra ngoài, Đạm Ngọc như một dóa hoa rải những hạt phấn ngát hương khắp căn phòng, có cái vẻ e ấp kiều mị thiếu nữ, lại mang cả nét tươi tắn linh hoạt.Hà Duy có điện thoại. anh chàng nói vài câu, cúp máy rồi quay sang Đạm Ngọc:- Đi thôi!Hà Duy khoát tay chỉ và lôi tuột Đạm Ngọc ra cửa.Ra đến cổng chung cư đã gặp ngay chàng thanh niên tên A Lam đứng đợi, tay giữ chiếc xe đạp leo núi mới coóng.- Trợ lý của anh đến tìm anh kìa! Có phải ở văn phòng có việc gấp gì không? – Đạm Ngọc ghé tai Hà Duy nói nhỏ.- Trợ lý nào ở đây?Hà Duy chợt nhớ lại lần đầu tiên gặp Đạm Ngọc, A Lam nhất định đòi đi theo nên đành phải tùy tiện kiếm đại một chức vụ nào đó để hợp lý hóa sự có mặt của cậu ta.- Anh em chiến hữu đấy mà! Là một nhà thơ “dỏm” bị xã hội vùi dập gần mười năm nay ấy mà!Hà Duy mắt nhìn A Lam cười cười, miệng tỉnh bơ đáp lại câu hỏi của Đạm Ngọc.A Lam nhìn thấy Đạm Ngọc mỉm cười, Hà Duy cũng mĩm cười, hai người đi thẳng tới chỗ cậu, tay Đạm Ngọc đặt sau lưng Hà Duy. Từ độ miễn cưỡng trong nụ cười của Hà Duy, A Lam cũng đoán được bàn tay nàng Đạm Ngọc chắc chắn đang làm một động tác kiểu như “véo”, “cấu”, “chụp” gì đó.- Dám lừa em! Kết cục là thế này đấy.Bàn tay đặt sau lưng Hà Duy siết mạnh hơn, nhưng khuôn mặt xinh đẹp của nàng Đạm Ngọc thì không hề biến sắc.Đợi họ đến gần, A Lam móc ra chùm chìa khóa ném cho Hà Duy:- Đại huynh, cả hai chiếc chìa khóa đều ở đây rồi. xe em vẫn chưa mua bảo hiểm, anh phải chăm chút nó cẩn thận đấy!- Biết rồi! cảm ơn nhá! – Hà Duy giơ tay chộp, cười trả lời.- Mà này! Anh em đi xe đến đây, chả lẽ định để thằng này đi bộ về đấy à? – A Lam mặt dày lên tiếng.Hà Duy móc trong ví ra tờ 50 tệ đưa cho, cậu ta mới chịu nguẩy mông bỏ đi.- Bạn anh là gì giống hết dân lưu manh đầu đường xó chợ thế!? Lại phải dùng đến 50 tệ mới tống đi được!Đạm Ngọc nhìn A Lam đi xa rồi mới bắt đầu nhíu mày lên tiếng.Hà Duy liếc nhìn Đạm Ngọc:- Thứ nhất, bọn anh chơi với nhau rất thân. Thứ hai, đối với những người nghèo mà nói, 50 tệ không phải là tiền boa hay để tống đi mà là cơm ăn 10 ngày đấy! Sau này em không được nói như vậy về bạn anh nữa. với cả bản thân anh cũng đâu phải loại tỉ phú lắm tiền như ai đó.Đạm Ngọc trừng mắt nhìn Hà Duy, khuôn mặt nàng rất nhiều những biểu hiện lộn xộn. chẳng lẽ nàng lại quay về lối sống của tầng lớp hạ đẳng rồi sao? Đạm Ngọc chợt thấy lòng chống chếnh.- Lê xe đi!Hà Duy nhìn Đạm Ngọc đang bần thần suy nghĩ liền nói to, tay vỗ vỗ yên sau.- Hả? Anh dùng cái thứ này để chở em à?- Sao hả? xe đạp không phải là xe à?Ánh mắt Hà Duy bỗng không kìm được, phát ra những tia kinh miệt. anh bỗng nhớ lại những cô gái học cùng đại học năm xưa, cho dù ngồi sau xe đạp cà tàng vẫn có thể cười như nắng mùa thu.Hà Duy thấy sắc mặt của Đạm Ngọc sầm xuống, bỗng mềm lòng, liền dịu giọng:- Lên xe đi em! Anh có bằng lái mà!Đạm Ngọc quả nhiên phì cười, “xììì” một tiếng dài, vén váy, nhón chân trèo lên xe, cẩn thận đặt mông xuống yên sau.Bàn chân Hà Duy vừa chuẩn bị đạp lên pê đan, ghi đông lập tức nghẹo sang một bên. Chiếc xe chao nghiêng suýt nữa thì hất cả Đạm Ngọc xuống đất.- Không sao! Lâu quá không đạp xe rồi, cũng không còn thuần thục nữa! em ngồi cẩn thận nhé, ôm chặt lưng anh đấy!Hà Duy lầm bần càu nhàu, nắm cẩn thận tay lái, ngồi lại lên xe.Thành công. Chiếc xe chở Đạm Ngọc vòng vòng vèo vèo ra khỏi khu chung cư, hướng về phía ngược lại với khu trung tâm thành phố.Chiếc xe khá thấp. Anh chàng Hà Duy cao to ngồi trên, hai cẳng chân dài ngoằng đạp đạp trông vô cùng khôi hài, lạch bạch hệt một chú vịt hậu đậu.Thật ra Đạm Ngọc rất nhẹ, chiếc xe băng băng lao đi trên đường, nhẹ nhàng như một cơn gió ngày xuân.Hà Duy ngồi trước, lòng vui phơi phới, miệng huýt sao líu lo. Đạm Ngọc ngồi đằng sau tấm lưng to rộng của anh, ngửi thấy mùi mồ hôi đàn ông lẫn trong gió … Năm đó nàng 22 tuổi, và đó là lần đầu tiên nàng ngồi sau yên xe một chàng trai, bàn chân cập kênh, ngửa mặt lên ngắm bầu trời xanh ngăn ngắt của mối tình đầu nhẹ nhàng lướt qua.Xe xuống dốc lao nhanh vun vút, Đạm Ngọc hét lên:- Từ từ thôi! Em sợ!- Yên tâm! Vẫn chưa bay lên được đâu! – Hà Duy hét trả.Bay!! Từ này sao quen thế nhỉ? Mang máng nhớ lại, một tháng trước, cũng là một chàng trai đưa nàng đi, cũng nói y như thế với khuôn mặt đang tái mét vì sợ của nàng.Chỉ có một điều khác biệt duy nhất, người ta lái xe hơi đắt tiền, còn Hà Duy thì đang đạp chiếc xe hai bánh đi mượn có điều hòa thiên nhiên.Bỗng nhiên nàng chợt thắc mắc, cuối cùng thì nàng vì cái gì?Nàng bất chấp tất cả hậu quả mà nghênh ngang lượn cùng Hà Duy bên lề phú quý giàu sang, bỏ lại đằng sau tất cả những giấc mơ từ thưở bé. Là vì muốn nếm hương vị mùa xuân của mối tình đầu ư?Nhưng nàng thật sự không thể phân tích rõ ràng, những tình cảm mù mờ này nếu đem so với bạc tiền thì liệu thứ nào nặng ký hơn??Dựa vào cái gì mà so sánh? Thật là một chuyện khôi hài.Đúng lúc đó, một đứa trẻ ở ven đường nghịch ngợm ném ngay một vỏ chai nước khoáng vào chiếc xe đạp đi qua làm Hà Duy hoảng hốt phanh kít lại. Đạm Ngọc suýt chút nữa văng ra đường. Nàng sợ hết hồn, gắng chỉnh trang lại dáng vẻ đã hơi nhếch nhác của mình.Hà Duy làu bàu tức giận, giơ nắm đấm dứ dứ dọa đứa bé.Từ đầu đến cuối, Đạm Ngọc im lặng không nói tiếng nào.Đến trước cổng một ngôi trường dân lập tầm cỡ không lớn cũng chẳng bé, Hà Duy dừng xe lại.- Đến nơi rồi!- Đây là đâu?- Một ngôi trường.- Em có mắt mà! Là em nói mình đến đây làm gì?- Bí mật! lát sẽ biết. – Hà Duy nói, nháy mắt với Đạm Ngọc.Hà Duy năm nay đã gần 30 tuổi, có thể gọi là sắp hết thời thanh niên thế nhưng tính tình vẫn giữ nguyên như ngày còn là một cậu nhóc. Anh chàng khoái nhất là trò chui lủi vào xó nào đó, để lộ ra cặp mông to đùng rồi bắt Đạm Ngọc đi tìm, hoặc ra vẻ bí mật đến cùng, làm những việc anh chàng tưởng sẽ là những bất ngờ đầy lãng mạn.Đối với những hành vi ấu trĩ của anh chàng này, Đạm Ngọc thường khịt mũi giệt cợt chứ chả buồn nói.Ví dụ như là bây giờ đây, Hà Duy rón ra rón rén đi đằng trước, che tay lên trán quan sát động tĩnh bốn phía, Đạm Ngọc thì lãnh đạm đi đằng sau, cùng bước vào vườn hoa. Nàng mím môi nói:- Chào thua anh luôn. Đừng có đi lại như thằng ăn trộm thế được không? Trông hèn hạ lắm.Hà Duy phớt lờ, vẫn dáo dác nhìn quanh. Bốn phía im lặng như tờ.- Tốt! Không có ai cả! Chạy!Hà Duy dường như không để ý gì đến sự khó chịu của Đạm Ngọc, kéo mạnh tay nàng chạy về phía khu phòng học.Hôm đó là Chủ nhật, ngôi trường ngoài người bảo vệ thì gần như chẳng có ai.- Này! Làm gì mà chạy như ma đuổi thế? Cứ như là âm mưu làm gì phạm pháp ấy. – Chạy vào khu phòng học rồi, Đạm Ngọc gắt gỏng, lần đi chơi này đối với nàng thật chả ra làm sao cả.- Ầy! em thật chẳng biết vui chơi là gì! Cái cảm giác lén lúc như thế này hay đấy chứ! Giống như trò bịt mắt bắt dê hồi bé ấy, lúc bọn bạn sắp tìm được anh, anh căng thẳng đến nỗi tim cứ đập thình thình, nhưng cái cảm giác đó lại rất khó quên!Miệng Hà Duy liến láu như súng liên thanh, và bắt đầu làm trò, nấp sau chiếc cột trong hành lang, sung sướng khoa tay múa chân.- Vớ vẫn! – Đạm Ngọc lườm, - Hóa ra anh đến đây để hồi tưởng tuổi thơ! Xin lỗi, người ta có một tuổi thơ nghiêm túc, chưa biết đến mấy trò kích động đó. Em về đây!Đạm Ngọc nói rồi quay mình bỏ đi.- Này, đừng đi! – Hà Duy thấp giọng nói, lại nắm tay Đạm Ngọc, lôi nàng lên tầng bốn của tòa nhà. – Mục đích chuyến thăm trường hôm nay vẫn chưa đạt làm sao đi được.Hai người đứng trước một căn phòng có biển đề “Phòng âm nhạc”. Hà Duy lại bắt đầu đảo mắt một vòng xem có ai không. Khi chắc chắn xung quanh hoàn toàn vắng lặng anh chàng nhẹ nhành lôi ra chùm chìa khóa và tra vào ổ.- Anh làm gì thế? Chẳng lẽ anh đưa em đến đây ăn trộm thật à?Đạm Ngọc thất kinh, vô tình đẩy giọng to lên mấy bậc.- Suỵt!Hà Duy tiếp tục mở cửa.Ổ khóa lách cách. Theo đà cánh cửa mở ra, một chiếc dương cầm mới tinh từ từ xuất hiện trước mắt hai người. ánh nắng từ cửa sổ hắt vào, những tia vàng nhảy nhót trên bề mặt đen bóng lấp lánh.- Wow!Đạm Ngọc không thể kìm được vẻ ngạc nhiên, thích thú bước ngay đến, nhìn ngắm bóng mình in trên bề mặt bóng lộn của chiếc đàn. Hình bóng ấy rõ ràng là đang rất sung sướng, niềm vui ánh lên trong đôi mắt tròn xoe. Đạm Ngọc đưa tay ra, nhẹ nhàng vuốt ve chiếc đàn, nói lẩm nhẩm:- Lâu quá không chơi nhạc rồi! Nhớ không chịu được! mừng như bạn cũ lâu ngày gặp nhau vậy.- Ha ha, anh nhớ là em biết chơi dương cầm mà, mấy tháng rồi không được **ng đến đàn chắc ngứa tay lắm phải không? Thế nên, anh cứ nghĩ mãi xem ở đâu tìm được đàn cho em.Hà Duy đứng đằng sau Đạm Ngọc, thấy vẻ mê ly trên gương mặt nàng, lại càng cảm thấy mình thật là vĩ đại.Đạm Ngọc vẫn thắc mắc:- Sao anh có chìa khóa ở đây thế?- Em vẫn chưa đoán ra à? A Lam dạy Ngữ văn ở đây! Cậu ta mượn thầy dạy nhạc cho anh đấy.Hà Duy hứng chí tung chìa khóa lên không rồi lại chụp gọn, nói một cách tự đắc:- Chỉ là anh không thích làm thôi, chứ đã làm thì việc gì chả xong!- Xem anh vênh váo kìa… - Đạm Ngọc lườm anh chàng, còn anh ta thì vẫn mang vẻ tự đắc như con nít. Không nhịn được, Đạm Ngọc nở nụ cười cảm kích.- Nhanh! Thử tay đi xem nào! Cho anh nghe thử khúc Tiên bồng thượng giới đi!Đạm Ngọc cười, ung dung ngồi xuống ghế, thử vài nốt:- Âm sắc chưa ăn lắm, nhưng cũng tàm tạm rồi.Tiếng nhạc bắt đầu vang lên, đôi tay Đạm Ngọc lướt nhanh như múa trên những phím đàn, như hai bóng hồng xinh đẹp tinh nghịch.Hà Duy ngồi gần cửa sổ, nhắm mắt lại mặc cho ánh nắng vàng óng rọi chiếu trên gương mặt, lắng nghe những âm thanh du dương Đạm Ngọc đang chơi. Đôi khi, anh chàng hé mắt, nhìn ngắm gương mặt trẻ trung thanh nhả của Đạm Ngọc, tưởng như mình quay về thời học sinh, tan học xong vênh váo tới phòng nhạc đợi cô bạn gái khoa Nhạc xinh đẹp của mình, đón nhận những ánh mắt ngượng mộ của đám bạn đồng môn và người qua đường.Người qua đường? Á, không phải là mơ. Ngoài cửa, thật sự có một người đang đứng! Hà Duy sợ đến mức nhảy dựng lên khỏi ghế.Người đàn ông lớn tuổi tức giận mở toang cửa:- Này này! Cô cậu là ai thế? Sao lại vào đây?Hóa ra là ông bảo vệ, chắc nghe tiếng đàn nên chạy lên kiểm tra.Đạm Ngọc giật mình ngừng chơi, nhạc nhiên nhìn ông ta.- Hề hề, xin lỗi bác, bọn em là bạn cảu A Lam, chỉ là muốn đến luyện tập chút thôi.- Không được! Đi ra ngay! Ông già chẳng nể nang gì, cũng chẳng cần biết A Lam A Hồng nào hết, chẳng chút khách sáo tống những vị khách không mời ra khỏi cửa.Đạm Ngọc đứng dậy không một lời phản đối, vẫn nhất định giữ dáng vẻ cao quý đài các bước ra khỏi cửa.- Ồ, hóa ra không được vào ư? Ha ha, xin lỗi, xin lỗi! chúng tôi không biết, lần sau sẽ chú ý hơn! Ha ha...Hà Duy khom lưng cúi đầu liến láu, rồi kéo tay Đạm Ngọc cắm đầu cắm cổ chạy xuống lầu.- Đạm Ngọc, ha ha, A Lam bảo thường thì chả sao đâu. Không hiểu sao lần này lại xui xẻo bị ông già bảo vệ nghe thấy, chắc là do tiếng đàn cuả em hay quá! Chắc chỉ có lí do đó thôi!…- Hay là lần sau chúng mình lại đến nhé? Mình sẽ cẩn thận hơn một chút?!- A, cuối tuần này đẹp thật! Rất thích phải không em?- Tuần sau mình đi công viên Thế Kỷ thưởng hoa mai đi! Nghe nói một tuần nữa là hoa mai ở Thượng Hải sẽ nở nhiều lắm!Trên đường về nhà, Đạm Ngọc kiên quyết không chịu ngồi xe đạp nữa, nhất định đòi đi bộ. Hà Duy chẳng biết làm thế nào, đành phải chịu theo nàng.Hà Duy dắt xe, vừa đi vừa tự huyên thuyên một mình. Đạm Ngọc chỉ im lặng, nghĩ lại tất cả những chuyện xảy ra hôm nay, cảm thấy mình giống như chú chim khổng tước cáo quý bị một con chó sói không biết thương hoa tiếc ngọc cắn trụi cả chùm lông đuôi, thật là thảm hại đến không thể tả.Nhớ lại khoảng thời gian ngắn ngủi được sống trong thế giới thượng lưu, so sánh với những xui xẻo ngày hôm nay, Đạm Ngọc nghĩ khi phú quý và ái tình **ng nhau, bạn có thể nghe thấy cái câu chuyện chắn ngắt vẫn luôn diễn ra trên toàn thế giới: “Ông chủ, cắt cho tôi hai cân tình yêu, đem về nuôi chó” Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười sáu Tôi vốn chưa bao giờ dám mơ giấc mơ kết hôn với Đạm Ngọc, bởi vì tôi thật không biết nên xử lý ra sao với đứa con trai đáng thương ở quê nhà. Tôi 29 tuổi, chưa kết hôn. Tôi có một đứa con trai mà với tôi là vô cùng xa lạ, nhưng mong là sau này lớn lên chút nữa nó không viết trong bài tập làm văn: “Tôi cũng có một người cha mà đối với tôi là vô cùng xa lạ”. như thế thì quả cũng hơi thảm. Nói thật, tôi vô cùng hối hận, hồi ấy trẻ con chả biết gì, không cẩn thật để tòi ra một đứa. Cậu con trai giờ được bố mẹ tôi nuôi ở quê nhà Tế nam, mẹ nó sinh con xong thì chơi trò mất tích luôn. Tôi đau đầu nhức óc, cũng dự định bỏ rơi luôn cái rắc rối nho nhỏ đó. Nhưng cha mẹ tôi nghe tin liền vội vội vàng vàng thu xếp lên Thượng Hải, đón đứa bé về nuôi. Tôi làm việc ở Thượng Hải, muốn xa rời cái thành phố quê nhà bé nhỏ lạc hậu ấy. tỉnh thoảng tôi mới gọi điện về cho bố *** tiện miệng hỏi thăm: “Thằng nhóc không làm phiền bố mẹ chứ ạ?” Mẹ sợ tôi vứt đứa cháu nội của bà đi mất, vội nói: “Không, không! Hân Hân ngoan lắm! Càng lớn càng giống con đấy”. Đứa con thường là kết tinh của tình yêu. Tôi chẳng có tình yêu nhưng lại có đứa con, chắc kết ra quả dưa hấu. Thế nên khi bế quả dưa hấu ấy, tôi nghĩ tình yêu chỉ tồn tại trong truyền thuyết thôi, đời này làm quái gì có cái trò ấy. Thực tế chứng minh Đạm Ngọc là một cô gái rất nhạy cảm. Khi tôi gần như quên hẳn quả dưa hấu ở nhà thì nàng lại nhắc tôi nhớ. Tối hôm qua, lúc chuẩn bị làm tình, tôi theo thói quen lấy ra chiếc bao cao su, cẩn thận đeo vào. Nàng thấy thế liền nói vẻ vô tình: “Chắc anh đã làm bố rồi phải không!?” Nàng nói câu này lúc đang nửa nằm nửa ngồi trên chiếc giường hai mét, giống như một chú mèo lười hai mắt lim dim. Ngay cả vẻ lười của nàng cũng toát lên sức hấp dẫn kỳ lạ. Cho dù những lời đó được nàng thốt ra một cách thờ ơ nhưng cũng làm tôi chợt toát sống lưng. - Ai bày đặt ra chuyện đó? Em dựa vào cái gì mà nói như vậy? Tôi ra sức lấp liếm, có làm ra vẻ bình thản. - Ha ha, em đoán vậy! Nàng ngồi hẳn dậy, choàng tay lên cổ tôi: Đàn ông chưa phạm tội tày trời thì không bao giờ tự giác như vậy! Đạm Ngọc nói, nở nụ cười yêu kiều, đôi cánh tay trắng muốt vẻ như vô tình chạm vào chiếc bao cao su trong tay tôi. Tôi nhẹ nhàng đẩy nàng ra, khịt khịt mũi ra ý “chuyện đùa”, nhưng dưới sự quan sát ánh lên trong đôi mắt đẹp của nàng, tôi cũng không thể giữ được thái độ hoàn toàn tự nhiên như trước. Trước đây, Đạm Ngọc đã hỏi tôi chuyện này một lần, hỏi tôi đã kết hôn chưa. Tôi cứ sự thật mà trả lời. mọi chuyện đã đi xa đến thế này, giờ tôi biết giải thích sao với nàng đây? Tôi đúng là chưa kết hôn nhưng lại đã có một đứa con trai ruột rồi. Cứ theo tính cách cảu Đạm Ngọc thì nàng có thể ở bên tôi đã là việc khó khăn lắm rồi, giờ chẳng lẽ lại còn vô cớ bắt nàng phải làm một người mẹ kế nữa? Có lần nàng vô tình hỏi tôi: “Hà Duy, anh thấy chúng mình có hợp nhau không?” Hôm đó là ngày thứ hai từ sau hôm tôi đưa nàng đến ngôi trường dân lập A Lam đang dạy, lúc hỏi câu đó trông nàng rất lạ, đôi mắt nhìn tôi lom lom. Tôi hỏi làm sao thế, nàng nhìn tôi một lát rồi lắc đầu bảo chẳng có gì. Tự nhiên hỏi vậy, chắc chắn nàng có chuyện gì rồi. Từ hôm đó trở đi, mỗi lần tôi gợi ý cùng đi ra ngoài, nàng đều từ chối. Lại còn thế này mới lo, khuôn mặt xinh đẹp của nàng bây giờ dường như bị một cái gì đó che khuất. nàng từng nói: “Một người không giữ được thể diện thì chẳng có mặt mũi nào mà đi trên đường phố Thượng Hải cả.” Chắc nàng vẫn còn giận vì vụ đi chơi bằng xe đạp lần trước. Nên tôi đành nói, cốt lấy lòng nàng: “Cuối tuần này mình đi shopping một chuyến đi! Anh muốn tặng em một bộ quần áo, coi như là trả nợ quà sinh nhật lần trước.” Nhìn vẻ mặt kỳ dị trên mặt Đạm Ngọc, tôi lại cảm thấy cái cảm giác của anh chàng người hầu nói chuyện với nàng cách cách, bèn nhẹ nhàng thêm một câu: “Được không?” … Sáng thứ Bảy, thay xong quần áo, thắt chiếc cà vát đích thân Đạm Ngọc chọn cho, tôi ngồi trên đi văng đợi Đạm Ngọc trang điểm. Nàng ngồi trước bàn trang điểm, thoa phấn, rồi vừa vui thích vừa cẩn thận kẻ lông mày, tô mắt, tô son… Hai tiếng trôi qua, nàng công chúa diễm lệ bước ra, khẽ nháy mắt với tôi một cái. Tôi sững sờ như sắp ngất, làm Đạm Ngọc không kìm được phá lên cười khanh khách. Rồi Đạm Ngọc, với dáng vẻ của một đứa con nít sắp được đi chơi, ăn mặc đẹp vui sướng chuẩn bị ra cửa. Nhưng đúng lúc đó, điện thoại réo chuông, là bố tôi gọi. Bố ra sức thuyết phục tôi về nhà một chuyến, nói con trai tôi ốm, viêm amiđan cấp tính. Tôi lén nhìn sang Đạm Ngọc, nàng đang tròn mắt nhìn lại tôi vẻ hiếu kỳ. Tôi nói vào điện thoại: “Viêm amiđan cũng không phải chuyện gì to tát lắm mà, cắt đi là xong. con gửi tiền là được, cần gì phải đích thân về.” Thế là bố tôi mắng cho một trận té tát, ông cụ bảo tôi không có tính người: “Con nó còn nhỏ lại bị bệnh phải vào viện, mày làm bố mà sao lòng dạ sắt đá lại thế? Con nó đang ở bệnh viện, ngày nào cũng khóc đòi bố, mày tưởng mày quẳng mấy đồng tiền về là có thể thay thế được tình cảm hay sao? Mày … mày …” Cơn giận dường như làm căn bệnh hen suyễn của ông cụ lại muốn tái phát. Tôi đành phải kiên nhẫn giải thích với bố, công việc, quan hệ, xã giao… tất cả không vượt ra ngoài chữ “bận” . bố lo cho công việc cảu tôi, lại nghe qua lời tôi thấy mọi việc có vẻ nghiêm trọng nên cũng không trách móc gì nữa. - Vậy cố gắng lúc nào ngơi ra một chút về mà thăm thằng bé nhớ chưa? Tôi vội vàng gật đầu vâng dạ. Cúp máy. Bước ra khỏi nhà bếp, tôi giơ tay ra ôm chặt lấy nàng Đạm Ngọc đang sốt ruột. - Ai gọi thế? – Nàng hỏi vẻ nghi ngờ. - Bố anh gọi từquê, cũng chả có gì đặc biệt. - Anh sắp phải đi à? – Nàng lại hỏi, có vẻ hơi lo lắng. Tôi xoa xoa đầu nàng, cười bao dung: - Không cần đâu, anh biết em không nỡ rời xa anh mà! - Nói linh tinh! Đạm Ngọc cũng cười, nụ cười xua tan hết mọi bực bội khó chịu. Hai chúng tôi ra khỏi nhà. Chiếc áo khoác nhẹ màu tím nhạt kết hợp với chiếc váy trắng xếp nếp ngắn đến đầu gói làm cho hình ảnh nàng và những tia nắng vàng óng dường như hòa tan vào nhau long lanh lóng lánh. Đôi giày cao gót màu trắng sữa càng tôn thêm vẻ đài các sẵn có của nàng, khiến từ “cao quý” dường như bật ra từng chuỗi sau mỗi bước đi. Lại còn nụ cười ngọt như mật ong luôn nở trên môi nàng, thật sự là không cần trang điểm thì nàng Đạm Ngọc của tôi cũng đã rực rỡ hơn cả mặt trời rồi. Suốt quãng đường đi, Đạm Ngọc thân mật nắm bàn tay tôi, đôi khi mặt nàng vô tình va phải vai tôi, cánh tay tôi cũng không ngừng quệt qua khuôn ngực mềm mại của nàng. Rõ ràng là mọi người trên đường đều ngưỡng mộ tôi, có một cô bạn gái kiều diễm đến vậy. Thật lạ là giữa nam nữ chỉ cần phát sinh cái mối quan hệ mang tính căn bản ấy là sẽ mất hết những biểu hiện ngại ngùng như tim đập nhanh hay đỏ mặt thẹn thùng, bắt đầu coi những cử chỉ thân mật là đương nhiên. Trên cả đường đi, mùi hương cây cỏ vừa thanh tao vừa mát mẻ luôn theo sau Đạm Ngọc của tôi, khiến những người đàn ông qua đường đều ngây người nhìn theo, tưởng mình vừa có phước được gặp tiên nữ chốn bồng lai. Điều chúng tôi phải chú ý nhất bây giờ là tránh không gặp phải những người có quan hệ với Tào Lợi Hồng. Đi đến cửa một tiệm hoa bên dưới khu trung tâm mua sắm, tôi nhìn thấy A Lam. Cậu chàng đang lom khom bên những khóm hoa, say sưa chọn lựa. đứng bên cạnh, nắm chặt bàn tay cậu ta có lẽ là cô người yêu. Nhìn từ đằng sau lưng, có vẻ cô gái cũng khá xiinh đẹp. đúng lúc đó, cô quay nghiêng sang nói gì đó với A Lam. Khuôn mặt cô gái có vẻ gì đó eất quen, nhưng khoảng cách xa quá, tôi cũng không nhìn rõ được. Nhìn thấy anh em bạn bè, theo thói quen tôi định chạy ra chào hỏi, tiện khoe khoang luôn với cô bạn gái của cậu ta Đạm Ngọc của tôi xinh đêp đến mức nào. Cứ phấn khích một cái là tôi chả còn nhớ gì, quên ngay mình đang ăn mặc theo kiểu một trí thức có địa vị, nhét ngón tay vào miệng huýt lên một tiếng sáo vừa dài vừa to. “Anh làm gì thế hả?” Đạm Ngọc nghiêm mặt ngăn tôi lại rồi kéo tay tôi đi tiếp. Lúc đó tôi mới chợt tỉnh ra – Đạm Ngọc trọng thể diện! - lại nhắc nhở bản thân phải duy trì phong thái sang trọng. Bắt đầu từ giây phúc bước vào khu mua sắm cao cấp nhất Thượng Hải, tôi phải chú ý lưng thẳng, đầu ngẩng cao, cố gắng sao cho giống phong thái một người đàng ông thành đạt. Đạm Ngọc đi bên trái tôi, phong cách, thần thái cảu nàng đúng là bẩm sinh cao quý. Nàng điềm nhiên nhìn ngắm những đồ vật sang trọng bốn phía xung quanh, ném ánh mắt coi thường xuống những cô bán hàng lịch sự đứng sau quầy, dáng điệu tuyệt đối là một thiên kim tiểu thư. Những khí chất thiên bẩm và cữ chĩ cao quý vốn có của Đạm Ngọc cũng đủ làm cho nụ cười của những cô gái bán hàng có thể vốc ra từng vốc, đến đâu nàng cũng được đón tiếp vô cùng chu đáo. Họ tin rằng làn da mềm mại mỏng manh kia của Đạm Ngọc chắc chắn có thể cảm nhận được hạt đậu nhỏ dưới 99 lần đệm, họ sợ rằng kia là công chúa của một quốc gia nào đó cải trang trốn đi chơi. Bước chân của Đạm Ngọc lưu luyến không nỡ rời quần bán giày cao gót. Hết đôi này đến đôi khác, nhưng trước những lời giới thiệu của cô gái báng hàng đứng bên cạnh, nàng vẫn lạnh lùng, chỉ gật đầu cười lịch sự. thái độ của nàng khiến cô bán hàng nghĩ đây quả là một vị công nương thiên kim vừa xinh đẹp vừa được giáo dục chu đáo. Tôi nhớ lại nửa ngày trước, công nương này vừa mới ngồi ở nhà tôi cùng tôi ăn món cháo đậu xanh với dưa góp, cảm thấy những bộ điệu ra vẻ đó của nàng thật đáng xấu hổ. Thậm chí, tôi còn cảm thấy một sự thúc đẩy, muốn chạy ra hét to lên với những cô phục vụ đang cung kính xun xoe trước Đạm Ngọc: “Đừng có kính nể cô ấy! cô ấy cũng chỉ là một người dân nghèo mà thôi!” Cũng may những thúc đẩy đó chỉ là nhất thời. Đạm Ngọc có vẻ rất thích giày cao gót, nàng mê mẩn mãi không nỡ rời. Đạm Ngọc đi đằng trước, đôi nào vừa mắt liền cầm lên xem xét, hoặc thử xỏ đôi này đôi kia trong sự giúp đỡ của cô gái bán hàng. Tôi đi sau nàng, trong vai một ông chồng yêu chiều vợ, không kêu ca, cũng không có bất cứ hành động ngăn cả nào. Đi đến hơn nửa vòng, tôi phát hiện ra Đạm Ngọc đi mua sắm không hề nhìn đến giá cả. nàng nhấc một đôi lên, xem xét rồii lại bỏ xuống. tôi trợn mắt đằng sau lưng nàng. Mẹ ơi, mấy đôi lọt vào mắt cô nàng không có đôi nào dưới năm nghìn tệ. may mà hình như nàng vẫn chưa tìm được đôi nào ưng ý. Đi hết một vòng, nàng chọn lấy một đôi, xỏ thử vào chân, vừa thử vừa nói nhỏ: - Ầy, nội địa chẳng có hàng Manolo Blahnik, tiếc thật! Cô bán hàng vốn đã rất cung kính đứng bên Đạm Ngọc nghe thế liền vui vẻ nói: - Có đấy, có đấy! nhưng chỉ có hai đôi thôi, là giám đốc chúng tôi mua xách tay từ Hồng Kông về, hạn chế số lượng bán ra. Vì loại hàng này quá quý nên chúng tôi không dám bày ra ngoài. - Thật không?! Thật không?! Đạm Ngọc bỗng vui mừng nhảy cẫn lên, kích động đến khó tả. - Thật! chị muốn xem ạ? - Ừ! Lấy cho tôi xem, nhanh lên! Rồi nàng quay sang tôi: - Những loại cho ra thị trường, có những loại đắt tiền nhưng không thực dụng, có những loại thô nặng do nhiều chi tiết thừa thãi, tuy đẹp đẽ có thừa nhưng lại không đủ độ thoải mái. Giày cao gót thường có một nhược điểm chung là trọng tâm không ổn định. Nhưng Manolo đã loại trừ nhược điểm này rất tốt. vừa nhẹ vừa đẹp, độ cong vừa phải, trọng tâm cân bằng. tiếc là nội địa vẫn chưa có hệ thống cửa hàng này. Nghe nói chỉ Hông Kông mới có. Thật đấy, chỉ có Manolo mới có thể dạy chị em thế nào là đi giày cao gót, đi lại uyển chuyển dịu dàng. Tôi kinh ngạc nhìn Đạm Ngọc, bộ điểu nàng như thể đang đứng trên bục say sưa diễn thuyết. cuối cùng, nàng xúc động bổ sung thêm một câu: “Đấy là thứ mà em ngưỡng mộ sâu sắc nhất đấy!” Hai phút trôi qua, cô gái bán hàng đã quay lại, tay cầm một hộp giày: Chị xem đi, là đôi này đây. Màu vàng nhạt, có đính hạt thủy tinh, kiểu dáng cũng như màu sắc đều là thiết kế cho tuổi trẻ như chị đấy, bảo đảm trong nước, nó là có một không hai! Hai mắt Đạm Ngọc sáng lên, miệng không nhịn được, thốt lên những lời tán dương: - Hồi trước tôi nghe cô bạn nói đi loại giày này thì đi đến đâu cũng như bước trên thiên đàng. - Đúng đấy, đúng đấy! chị cũng nghĩ thế à? Hóa ra giấc mơ của phụ nữ đều cùng một khuôn đúc. … Hai cô gái như thể tìm được tri âm. Tôi ngồi một bên ngáp dài chán chường, đối với cái nhãn mác đang làm hai cô hứng thú đến nhường kia, tôi chẳng biết và cũng chẳng muốn biết. - Tôi đi thử được không? Nụ cười của Đạm Ngọc có chút gì vừa bức thiết vừa dè dặt mà tôi không hiểu nổi. - Ồ, xin lỗi chị. Loại đặc biệt bày không được thử trước khi thanh toán. Xin thứ lỗi cho cái khó của chúng tôi. - Ờ, chắc chắn rồi. – Đạm Ngọc đứng lên nhìn tôi. - Chọn được rồi à? Tôi cho tay vào túi quần, bước tới: - Em thích đôi nào? Tôi đón lấy chiếc hộp, lật mở ra xem. Cũng chả có gì đặc biệt. - Cái gót nhọn nhọn này làm vũ khí tốt đấy. – Tôi nói. - Ha ha, anh đây nói đùa hay thật! xin hỏi, chị có cần gói lại không ạ? Nụ cười của cô gái bán hàng thật ngọt ngào. Đạm Ngọc lại nhìn tôi thật kỳ dị, độ xa lạ có thể sánh ngang với việc tôi biến thành người sao Hỏa. - Anh… Nàng đưa tay về phía đôi giày, hình như có gì muốn nói nhưng không nói. - Em không thích sao? Thích thì mua! Cô gói lại giúp tôi. Tôi nhún vai vẻ bất cần: - Dù sao cũng là quà sinh nhật của em mà, anh keo kiệt sao được! - Đúng đấy! Đúng đấy! Cô bán hàng cười đến nỗi chân răng lộ hết ra ngoài. Tôi đứng bên quầy đợi cô ta viết hóa đơn. Tôi nhịp nhịp chân, ngón tay tùy tiện gõ theo điệu nhạc đang vang lên trong của hàng. Đạm Ngọc vẫn nhìn tôi đăm đăm. - Nhìn gì thế? Em làm anh phát ngượng rồi đấy! Tôi đùa. Đạm Ngọc vẫn không cười, đối mắt nàng vẫn nhìn tôi kinh ngạc. Chắc nàng đang cảm động vì hành động của tôi. - Xong rồi đây anh! Xin sang phía quầy thanh toán bên kia quẹt thẻ. Quẹt thẻ? Tôi giật mình vì hai chữ này, tiện tay cúi xuống xem lại hóa đơn. Tôi tưởng mắt mình bị hoa. Rồi tôi kinh ngạc, thất sắc gọi Đạm Ngọc đến cùng đếm những con số 0, tôi nghĩ như thế mới tránh khỏi bị dãy số dài dằng dặc kia dọa đến phát ngất. - Mười vạn – 100 nghìn tệ! Tôi đánh cuộc là cô bán hàng kia vô ý viết nhầm rồi. - Cô ơi, có phải là cô viết nhầm rồi không? Đôi giày như thế này mà giá 100 nghìn? Tôi nhào đến bên cô bán hàng, vẫy vẫy tờ hóa đơn trước mặt cô ta: - Chắc tại tối quá phải không? Làm người ta sợ chết đi được! Chúng tôi chỉ là dân thường thôi! Đạm Ngọc đứng bên cạnh tôi, mặt trắng bệch, lén lúc giật giật gấu áo tôi, ý bảo tôi đừng thiếu lịch sự như vậy. - Đạm Ngọc, em xem. Tôi, lần đầu tiên, nhìn thấy một đôi giày giá hàng vạn nên có phần kích động. tôi quay người lại nói với Đạm Ngọc: - 100 nghìn! Số tiền ấy ở quê mình là mua được nhà rồi đấy! Hay là 100 nghìn yên Nhật? - Dạ… - Cô gái bán hàng bối rối nhìn tôi. – Hàng Manolo đều giá như vậy hết! Xin hỏi anh có mua nữa không ạ? Mặt tôi xám chàm, những ánh mắt từ bốn phía đều đổ vào tôi và Đạm Ngọc. tôi chợt tỉnh ra, bèn e hèm trong cuống họng, đứng thẳng lưng. Tôi không muốn mọi người nhận ra tôi chẳng biết cái gì ma no với ma đói. Bây giờ, tôi chỉ mong sao có thể tìm thật nhanh một lý do hợp lý nào đó mà kéo Đạm Ngọc đi khỏi chỗ này. Rồi tôi sẽ tìm một chỗ vắng người nào đó dỗ dành Đạm Ngọc: “Mình còn nghèo, không mua nổi đâu. Ngoan, mình đi ăn kem nhé!” Nhưng đấy chỉ là giấc mơ thôi. Vào giờ phút đó, các nhân viên cửa hàng đều trợn tròn mắt kinh ngạc nhìn chúng tôi, những người mua hàng cũng nghển cổ hiếu kỳ ngó nghiêng. Họ thì thầm to nhỏ những tiếng Thượng Hải địa phương mà chúng tôi không hiểu. tôi nhìn sang Đạm Ngọc, nàng vẫn ngẩng cao đầu, cố sống cố chết duy trì dáng vẻ cao sang, thái độ bình tĩnh, ánh mắt thản nhiên. Tôi nén lòng, kéo tay Đạm Ngọc, cầm tờ hóa đơn 100 nghìn tiến về phía quầy thu tiền. Đoàn người xép hàng trước quầy thu tiền rất dài và đông, ai cũng có vẻ thoải mái đứng chờ trả tiền. họ xòe những xấp tiền, hoặc nhiều hoặc ít, cho cô thu ngân, dáng vẻ có chút thoả mãn khó hiểu. Tôi nhìn tờ hóa đơn trên tay, tưởng tượng cái mặt mình sẽ thế nào lúc nóc ra ngần ấy tiền. - Anh … Anh thực sự định… - Đạm Ngọc lúc này mới mở miệng lắp bắp. - Túi em vẫn đeo trên người đấy chứ? Không bỏ quên ở chỗ thử giày lúc nãy đấy chứ? Tôi bỗng quay đầu lại ngắt lời nàng. - Vâng, vẫn ở đây. – Đạm Ngọc gật đầu. Tôi dáo dác nhìn xung quanh, đặc biệt là chỗ quầy hàng đã khai tờ hóa đơn 100 nghìn lúc nãy. Thị sát cẩn thận trong mấy giây, thấy chẳng ai cháu ý đến chúng tôi cả, tôi bèn kéo mạnh tay Đạm Ngọc chạy thật nhanh. - Á! Chạy gì thế? – Đạm Ngọc hét lên. - Tất nhiên là phải chạy rồi! 100 nghìn đấy! Anh mà trả thì cả tài khoản thành rỗng không, còn không trả thì biết ăn nói thế nào? Tôi vẫn vừa chạy vừa đảo mắt khắp bốn phía. Cúi thấp đầu xuống mà chạy, giống hệt một tên trộm vừa ăn cắp 100 nghìn của cửa hàng. Xuống đến tầng một là an toàn rồi. Vừa ra khỏi thang máy, Đạm Ngọc đã giận dữ hất tay tôi ra: - Anh mà cũng biết xấu hổ hả? – Nàng gắt. Nói câu này, nàng tuyệt đối không hề cao giọng, nhưng từ đôi mắt tóe lửa và khuôn ngực đang phập phồng của nàng, có thể đoán được nàng đang bên bờ của một cơn thịnh nộ khủng khiếp. Tôi đối mặt với đôi mắt rừng rực lửa giận, đột nhiên không biết phải nói gì về chuyện không dám dũng cảm bỏ ra 100 nghìn tệ mua đôi giày vào lúc đó… Thật sự, không có gì để nói. Nhìn hình bóng mình phản chiếu trong đôi mắt Đạm Ngọc, sao giống hệt một con chó không nhà, cúp đuôi, bất lực đến thảm hại. Điều duy nhất tôi có thể làm được là hỏi nhỏ: - Em nhìn gì anh thế? Nói xong, lập tức cảm thấy mình giống hệt con chó đáng thương đang hú lên thảm thiết, lời nói chằng hề có chút địa vị, chẳng hề có chụt trọng lượng. - Đi thôi - Đạm Ngọc bỗng dợm bước đi – ai cũng mệt rồi. Ai cũng mệt rồi! mặt trời buổi chiều vàng rực hắt xuống làm bóng nàng in trên mặt đường dài ngoẵng, tự nhiên thành trông vô cùng mệt nhọc. Đạm Ngọc đi một mình đằng trước, tôi buồn bã vô cùng, lê bước đi sau, hy vọng Đạm Ngọc sẽ quay lại gọi tôi lên đi cùng. Cái ý nghĩ đơn giản đến đáng thương ấy đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn. Cái dáng nhỏ bé cô đơn của Đạm Ngọc ngày càng nhỏ dần về phía xa, cuối cùng biến vào biển người đông đúc. Người yêu giận dỗi rồi, mà nỗi giận lại không phải là ít, cứ nhìn bước chân càng ngày càng nhanh của nàng thì biết. Thế nên tôi bắt đầu vò đầu bứt tai nghĩ cách làm nàng nguôi giận. Con gái ai cũng thích những quà tặng bất ngờ từ bạn trai, mà quà phải càng đắt càng tốt. Đạm Ngọc tuy có vẻ nhiều khác biệt và nổi bật so với những cô gái khác, nhưng về điểm này nàng lại tuyệt đối tầm thường như mọi người. Nghĩ tới đây, tôi thầm khâm phục sự nhanh trí của mình, vội vàng quay lại khu vực mua sắm. Tầng một là nơi bán đồ mỹ phẩm và trang sức vàng bạc. Dưới ánh sáng sang trọng tỏa ra từ những chiếc đèn, tôi cảm thấy mình như lạc vào chốn thần tiên với những bảo vật lộng lẫy quý giá và mùi hương thơm ngát từ bốn phía. Đi đi lại lại mãi, tôi vẫn chưa nghĩ ra nên mua gì tặng Đạm Ngọc. Bỗng, một mùi hương dễ chịu xộc vào mũi, tôi chớp mắt nhìn quanh. Mấy hôm trước Đạm Ngọc có than phiền là nước hoa sắp hết rồi, hay là mua tặng nàng một lọ nước hoa! Tôi đi đến trước một gian hàng, cô phục vụ cười tươi rói. Cô ta hỏi: - Ngài định mua nước hoa phải không ạ? Thấy nụ cười của cô, tôi vội đáp lễ và nói đúng thế. - Ngài mua tặng bạn gái phải không? Tôi nói phải. - Tặng sinh nhật cô ấy? Tôi gật đầu. - Vậy thì tôi xin tư vấn ngài một loại Lancome mới có mặt trên thị trường! Cô gái nói, trong nháy mắt đã rút từ trong tủ quầy ra một chai nước hoa, cảm tưởng như cô nàng đã cầm sẵn trong tay chỉ chờ lúc thiện tiện là giơ ngay ra vậy. - Chỉ thế mà cô đã biết bạn gái tôi hợp với loại nào rồi? cô thật là giỏi quá. Tôi tán dương, cầm lấy lọ nước hoa nhấc nhấc trong tay xem xét: - Ít quá nhỉ? Bao nhiêu… có 30 ml thôi à? Thế thì dùng chắc chỉ được hai ngày là hết rồi - Tôi làu bàu. Cô gái lại cười: - Thưa ngài, ít thế này mới lịch sự và quý phái. Loại này là loại Lancome Miracle rất được yêu thích do nữ minh tinh người mỹ Uma Thurman là đại diện đấy. màu hồng vừa thanh tao vừa dịu dàng, lấy theo màu ánh bình minh, tượng trưng cho hy vọng, đại diện cho sự lộng lẫy sáng láng của thế kỷ mới. mùi hương hoa quả và huong hoa xen lẫn; mùi hương nhẹ gồm mùi quả vải, lan hương tuyết, mùi hương trung gồm hương mộc lan, gừng non, hồ tiêu, mùi hương mạnh gồm hương nhài, hổ phách! Cô gái bán hàng giới thiệu tuốt tuồn tuột như tiêu chảy, tôi vẫn không hiểu gì, mà cũng chẳng có hứng thú nghe cho tử tế, chỉ qua loa gậu đầu: - Ừ, phải, đúng, tốt. Rồi theo thói quen, tôi lật bảng giá ra xem – 420 tệ! “Mẹ ơi!” Tôi bỗng thốt lên, làm đứt đoạn cơn lũ ào ạt từ miệng cô gái bán hàng. Cô ta ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi giơ lọ nước hoa ra trước mắt cô ta: - Có một tí nước thế này mà bán đắt thế á? Tôi nói, theo phản xạ đập mạnh chiếc lọ xuống mặt quầy. Mặt cô bán hàng gần như lập tức xuất hiện những thay đổi mang tính căn bản, nụ cười tươi tắn thoắt biến mất, thay vào đó là vẻ lạnh lùng, thờ ơ. Cô ta vừa bỏ lọ nước hoa lại vào trong tủ, vừa nói không âm sắc: - Muốn đồ rẻ thì nước hoa dởm đầy, ra chợ bên kia kìa, hai tệ một lọ, mà bảo đảm là lọ rất to ! hoặc là cứ hít không khí trong lành kia thôi cũng được… Tôi trợn mắt nhìn cô ta – cái miệng mới độc địa làm sao, thế nghĩa là khinh thường, móc mỉa tôi phải không? - Gói lại cho tôi, cái lọ lúc nãy ấy! – tôi nhướng mày nói to. Vẻ mặt tươi cười lúc nãy lập tức quay lại. Kể cũng lạ, cơ mặt hoạt động nhiều thế mà cô ta không mệt nhỉ? Về đến nhà, Đạm Ngọc không nói một lời, nàng cứ đứng bần thần mãi ở ban công. Tôi không biết nàng đang nuối tiếc đôi giày hay đang khinh bỉ tôi vì không nỡ bỏ ra 100 nghìn mà chuồn đi như một con sóc. Nàng tỏ ra u buồn như vậy, tôi cũng chẳng có hứng thú đi tìm đáp án nữa. Tôi bảo để tôi đi nấu cơm. Nàng chẳng trả lời, tôi đợi tận hai phút sau mới nhận được cái gật đầu máy móc. Tôi vào nhà bếp làm cơm, giống hệt đứa trẻ biết lỗi, biết điều tự tìm những việc nhà mà làm mong chuộc tội. Vừa làm tôi vừa tưởng tượng, tí nữa làm tình với Đạm Ngọc xong, tôi sẽ làm một màn ảo thuật lấy ra lọ nước hoa, chắc chắn nàng sẽ cười ngất luôn. Nghĩ đến đây, tôi không tránh khỏi nở một nụ cười ngớ ngẩn. Lúc đang vo gạo, tôi nghe thấy tiếng di động của Đạm Ngọc reo chuông, rồi đến tiếng nàng xưng tên trong máy. Ngôi nhà vốn yên tĩnh giờ bỗng rộn rã tiếng nói cười của Đạm Ngọc. Trí tò mò trong tôi bỗng bùng lên đòi biết người gọi điện thoại là ai và nói những gì. Tôi nhẹ nhàng đẩy cửa bếp, thò nửa cái đầu ra ngoài, ra sức áp tai vào bức tường phòng khách… nghe thấy câu nói cuối cùng của Đạm Ngọc trước khi cúp máy, “Được rồi, được rồi! Tôi sẽ đến ngay! Nhớ đợi tôi đấy!... Ừ, thế nhé. Bái bai!” … - Em định đi sao? Tôi ngay lập tức chạy ra hỏi, nhìn thấy Đạm Ngọc, lcú này đang trang điểm lại, khuôn mặt dường như đã lấy lại được sức sống. Nàng bắt đầu thay quần áo, đi giày thể thao, trang điểm trẻ trung, tươi tắn, chuẩn bị ra ngoài. - Em đi gặp ai thế? Tôi nghiêm mặt hỏi, nhưng lại không cẩn thận để lộ ra những tia lo lắng trong ánh mắt. - Con trai Tào Lợi Hồng. - Làm gì? Tôi không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục truy hỏi. Đạm Ngọc lườm tôi qua khóe mắt, trả lời: - Cậu ta tụ tập bạn bè, gọi em cùng đi. - Nhưng … Tôi nhất thời không tìm được lý do gì giữ nàng lại: - Anh sắp nấu xong cơm rồi. - Ồ, em không ăn đâu, anh đừng đợi. Nàng nói, tay mở cửa. - Không được đi! – Trong lúc cấp bách, tôi trầm giọng ra lệnh, tỏ khí thế của người đàn ông. Đạm Ngọc đến nhìn cũng chẳng buồn nhìn tôi lấy một cái, nàng ngẩng cao đầu, thở một hơi dài và không chút do dự bước ra khỏi cửa. Người con gái đã ở bên tôi, cùng tôi trải qua bao ngày tháng, giờ ra đi chằng buồn ngoái lại, thậm chí cũng không thèm nói với bạn trai một lời an ủi tượng trưng nữa. Nàng để bạn trai bàng hoàng đứng một mình giữa phòng, lưng đeo tạp dề, tay vẫn còn cầm chiếc rá vo gạo. Tất nhiên, nếu có thể gọi đó là bạn trai. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười bảy Bước ra khỏi phòng Hà Duy, Đạm Ngọc mới phát hiện ra là trời đang mưa, mưa xuân.Mưa rắc nhẹ vào mặt nàng lành lạnh, những hạt bụi nước li ti đọng trên hàng mi, làm xuất hiện trước tầm mắt nàng một vòng tròn tắng nhỏ - chớp mắt một cái, biến thành hai vòng.Đạm Ngọc nhìn lại lần cuối tòa nhà, phát hiện ra mình có thể ngay lập tức nhận ra cửa số căn hộ của Hà Duy.Ánh đèn màu trắng nhạt nhòa tỏa ra từ căn phòng khách nhà Hà Duy bỗng tắt phụt. liền đó, ánh đèn màu vàng chanh trong phòng ngủ lại bật lên thay thế.Nàng lắn đầu, rũ hết những tiếc nuối còn sót lại, thầm nói lời xin lỗi.Hà Duy là loại người mỗi ngày được ăn no, thêm cốc sữa chua trợ giúp tiêu hóa là đủ thấy mình hạnh phúc. Nhưng Đạm Ngọc thấy rõ ràng, nàng và anh ta không phải cùng một loại.Vừa mới vào trong taxi, ngồi còn chưa ấm chỗ, Đạm Ngọc đã bị vật gì đó cưng cứng ở trong túi áo khoác đâm vào người. nghi hoặc móc ra nhìn, hóa ra là xâu chìa khóa hôm nọ Hà Duy ra vẻ bí mật xỏ vào ngón đeo nhẫn của nàng, nói việc đưa chìa khóa cho nàng là tượng trưng cho sự tín nhiệm đối với nàng.Đạm Ngọc nghịch nghịch chiếc chìa trong lòng bàn tay. Nàng ghé mắt nhìn qua lỗ xâu chìa khóa ngắm những chiếc đèn xe vút qua trên đường, hình như tất cả đều trở nên mơ hồ như không có thực.Nước mưa táp vào mặt kính, từ từ chảy xuống dưới. Mưa to rồi.…Hà Duy chạy trốn không mua giày ở khu mua sắm, lại thêm cái hình ảnh khẩn cầu trông rất hèn kém lúc Đạm Ngọc chuẩn bị ra cửa gộp vào, làm lòng Đạm Ngọc vừa khó chịu vừa nhức nhối.Chiếc taxi loáng cái đã đổ lại trước khu cửa hàng Karaoke mà Tiểu Nhiễm hẹn. Đạm Ngọc vừa kịp đặt hai chân xuống đất, chiếc xe đã lao vút đi không chút do dự.Nàng cảm thấy như trên con đường rộng lớn này, trừ những ánh đèn nhấp nháy liên tục ra dường như chỉ còn lại một mình nàng đứng cô đơn trong màn mưa.Con gái thường xấu tính, có một căn nhà ấm áp thoải mái, có một người yêu tốt đẹp, ân cần thì lại không thích, thấy cuộc sống qua đi sao mà an nhàn vô vị. Họ cố sống cố chết thoát ra ngoài vì nghĩ cuộc sống bên ngoài chắc sẽ đẹp hơn.Đứng một mình trong mưa, Đạm Ngọc mới bắt đầu hoang mang, trí óc chỉ toàn là hồi ức.Ngay giây đầu tiên, khi Đạm Ngọc chẳng thèm nhìn đến những ngăn cản của Hà Duy mà bước ra khỏi phòng, lòng nàng biết rõ ràng chuyện của hai người thế là đã hết.“Đạm Ngọc!” Có tiếng người gọi tên nàng.Đạm Ngọc quay lại, thấy Tiểu Nhiễm đang đứng dưới mái hiên tòa nhà đối diện, vẫy tay rối rít. “Đến đây!” - Cậu ta hét.Cậu này thậm chí chẳng nỡ bước ra mấy bước, cứ lười biếng đứng nguyên đấy mà chào hỏi.Đạm Ngọc lặng đi mấy giây, cuối cùng nàng bước về phía Tiểu Nhiễm, thấy mình sao giống con chó vui sướng chạy lại sau tiếng huýt sáo của ông chủ thế.Nàng lại nhớ lúc ngồi sau xe đạp Hà Duy, hít hà mùi mồ hôi rất đàn ông từ người anh lẫn trong cơn gió thổi tới, chỉ ôm chặt lưng anh thôi cũng cảm nhận được những phấn khích và niềm vui trong anh. Bỗng nhiên nghĩ đến những dụng ý của Hà Duy.Giống như thời xưa, người phụ nữ ngồi trên thuyền, người đàn ông ở bên bờ quấn dây thừng vào vai ra sức kéo thuyền… Như thế mới có thể cảm nhận được vị nguyên sơ nhất của ái tình.- Nhanh lên! Cô thích dầm mưa à? – Tiểu Nhiễm thúc giục.- Ờ! – Đạm Ngọc trả lời, đẩy nhanh bước chân.Đến trước mặt Tiểu Nhiễm, cậu ta nhìn Đạm Ngọc một cái, khoanh tay kêu ca:- Xem cô ướt hết rồi kìa! Mặt toàn là nước, mau lau đi!Đạm Ngọc lôi giấy ăn từ trong túi ra, lau nước đẫm trên mặt – nhàn nhạt là nước mưa, mằn mặn là nước mắt.- Cô cũng thật là, tôi bảo cô đến thì gọi điện thoại, tôi sẽ ra đón. Cô chả thèm gọi lấy một lần! May là tôi đoán cô cũng sắp đến rồi nên ra xem sao.Tiểu Nhiễm càu nhàu mãi, nhìn Đạm Ngọc dùng giấy ăn õng ẹo lau nước trên mặt, liền sốt ruột quát:- Trời, cô thế này thì lau kiểu gì! Đầu tóc toàn nước, lau khô mặt rồi, nước từ trên đầu chảy xuống lại ướt còn đâu! Đi, tôi đưa cô đi mua khăn mặt, lau khô tóc rồi hãy vào!Đạm Ngọc bỗng thấy ấm lòng, hóa ra thằng nhóc này cũng biết chăm sóc phụ nữ ra phết.- Tôi gọi cô đến là bởi vì cần cô giúp! Con bồ tôi đá tôi hồi trước thật khốn nạn đến không biết xấu hổ là gì. Tự nhiên bây giờ nó lại cặp với một thằng bạn tôi, ngang nhiên ôm ấp thằng ấy ngay trước mặt tôi.Tuy là chính tôi bỏ nó, nhưng cứ nhìn là phát điên lên được!Tiểu Nhiễm dùng lực chứng minh cái “sự thật” đau lòng ấy:- Mấy thằng anh em trong nhóm hỏi tôi có phải dạo này không có đứa nào phải không. Tất nhiên tôi trả lời là làm gì có chuyện ấy. Rồi tôi chỉ con đĩ ấy mà nói, bồ của bố mày còn đẹp hơn nó mười lần ấy chứ! Nhưng không ngờ chúng nó nhao nhao lên, đòi tôi đưa đến ra mắt. tôi nghĩ mãi, thấy chỉ có cô là hợp hơn cả. Đạm Ngọc, cô nhất định phải giúp tôi! Không thì tôi mất mặt lắm!Tiểu Nhiễm ba hoa một hồi.Đạm Ngọc nhìn cậu ta, nghĩ không biết thằng nhóc này bao giờ mới thành người lớn được!- Thế nên cô lau tóc nhanh lên! Trang điểm cho xinh đẹp một tí! Giúp tôi giữ thể diện một chút!…Sau đó, Tiểu Nhiễm đưa Đạm Ngọc vào phòng hát cả bọn đã bao, bên trong cả nam lẫn nữ chừng mười mấy người, tất cả đều há hốc miệng nhìn nàng Đạm Ngọc vừa bước vào.- Đây, đây là bạn gái tao!Tiểu Nhiễm trừng mắt nhìn cô gái ngồi trong cùng, đặc biệt hai chữ “bạn gái” được thốt ra với âm sắc vừa nặng nề vừa hần hận.- Cô ấy tên là Nhậm Đạm Ngọc, người Trùng Khánh, vượt đường xa đến Thượng Hải thăm tao đấy!- Wow! Tình cảm hai người tốt quá nhỉ!- Chị dâu quả là mỹ nhân!- Ngưỡng mộ chết đi được! họ Tào có cô vợ xinh thế này mà bây giờ mới đưa đến giới thiệu với anh em, thật là chả có nghĩa khí gì cả!…Cả đám người say mê ngợi ca, nịnh bợ. Tiểu Nhiễm chọn một chỗ, đắc ý ngồi xuống, kéo tay Đạm Ngọc để nàng ngồi xuống bên cạnh.Cả bọn tiếp tục uống rượu, tìm đủ mọi lý do trên trời dưới đất ra sức chuốc cho Tiểu Nhiễm và Đạm Ngọc.Tiểu Nhiễm đang nở mày nở mặt, thấy lý do nào cũng hợp lý cả, chẳng từ chối ly nào:- Vợ tao không biết uống rượu! Để tao uống giúp cô ấy!Những chén rượu phần Đạm Ngọc, cậu ta cũng ga lăng giành phần uống thế. Trong tiếng ca ngợi “tửu lượng tuyệt hào” của cả đám, Tiểu Nhiễm cười to đắc ý đến quên cả chăm chút hình tượng.Đạm Ngọc khẽ nhìn quanh bốn phía, phát hiện ra cả đám đều là lũ nhóc con tập tành làm người lớn, có đứa thậm chí vẫn còn mặc áo đồng phục. Mấy đứa con gái nhiều nhất là mười tám tuổi, trang điểm như trong truyện tranh manga Nhật Bản, bắt chước bộ điệu Kawaii, tranh giành micro để gào lên những bài kiểu Cổ tích hoặc Lần đầu tiên của Quang Lương.Lũ con trai thì uống rượu, hút thuốc, nhưng không giống như đám lưu manh cấp thấp, chúng chỉ nói liên tục với ngữ khí hoặc nhanh hoặc chậm hoặc kích động, kể lể đứa nào đã có công giúp đỡ đứa nào. Rồi cả bọn không hẹn mà gặp, anh em cùng nâng cốc, cạn ly, trăm phần trăm!- Tửu lượng tuyệt hảo!- Mày cũng thế mà!- Các anh em!…Đạm Ngọc bỗng thấy hoang mang, không hiểu sao mình lại ngồi đây, giữa đám thác loạn này.- Anh Tào, cô vợ … đẹp… đẹp… thế này! Anh không phải… rất… rất sợ cô ta… đấy chứ? Dám… dám… hôn… hôn một cái… ở đây không?Một thằng nhóc ngồi cũng ngồi không vững lắc lư cái đầu, lắp bắp thách thức.- Ai bảo thế? Tao mà sợ cô ấy? Xem đây này!Rồi Đạm Ngọc cảm thấy một cái miệng nồng nặc hơi rượu lao đến, gắng sức va đánh bốp một cái vào mặt nàng.- Được!- Giỏi!- Hay lắm…Vỗ tay, uống rượu, chạm ly, mấy con sâu rượu cùng ôn lại thời oanh liệt…Lại bắt đầu một vòng tuần hoàn từ điểm xuất phát…Xem đồng hồ, đã gần một giờ sáng.Mấy đứa con gái đã mệt, nửa nằm nửa ngồi trên sa lông, ngáp cháy trời; lũ con trai đó chừng là say nghiêng ngã gần hết, nằm la liệt hàng đống. Chỉ còn lại một đôi lì nhất vẫn chưa gục, dựa vào nhau cùng đi về phía toilet.- Để anh dìu em!- Là em dìu anh mới đúng!Đi cũng không vững mà hai đứa vẫn không quên tranh luận thắng thua.- Các bạn đều học cùng một trường à?Đạm Ngọc hỏi cô bé ngồi bên.- Ừ. – Cô bé gật đầu.- hôm nay là sinh nhật anh ấy nên Tiểu Nhiễm mới gọi cả đám ra đây hát karaoke. – Cô bé nói với giọng phờ phạc hết hơi, ngón tay chỉ về phía một thằng nhóc say khướt đang thẳng cẳng bên đầu ghế đối diện.- Thế một lúc nữa các bạn có phải về trường không? Mấy giờ thì đóng cổng trường? – Đạm Ngọc lại hỏi.- Mười một giờ… có lẽ vậy… nhưng Tiểu Nhiễm nói anh ấy biết một lối đi bí mật, có thể vào trường được…Đạm Ngọc nhìn anh chàng Tiểu Nhiễm bên cạnh đang say đến không biết trời trăng, lòng thầm nghĩ say khước thế này còn biết được cái cục c. gì.- Vậy các bạn gọi mấy cậu kia dậy đi, mình gọi mấy chiếc taxi về trường.Đạm Ngọc đứng dậy, ra lệnh.Tiếp đó là một màn hỗn độn, có mấy cậu lật người nôn thốc nôn tháo, lũ con gái thấy thế thì nhảy bắn lên, hét thất thanh. Kéo cả đám sâu rượu ra ngoài, tống hết lên mấy chiếc taxi cho về trường.Trên xe, Tiểu Nhiễm lại nôn lần nữa, bắt đầu tỉnh táo hơn một chút thì dựa vào người Đạm Ngọc không ngừng rên là đau đầu.Đạm Ngọc ôm lấy đầu cậu ta, dịu dàng vỗ về lưng cậu, nhẹ nhàng dỗ dành:- Tiểu Nhiễm ngoan nào, đừng lộn xộn! chỉ lát nữa là về đến nơi, ngủ một giấc là ngày mai lại ổn thôi mà!…Ai ngờ khi đến nơi, lúc cả đám lũ lượt lặn vào trong khu vườn trường, Tiểu Nhiễm bỗng bắt đầu lên cơn điên rượu, sống chết không chịu vào trong, lại còn hét gào ầm ĩ, kéo tay Đạm Ngọc không chịu rời ra.Không có cách nào khác, Đạm Ngọc đành nói với đám kia:- Các bạn cứ vào trước đi, để tôi chăm sóc anh ấy!Thế là cả lũ đều bỏ vào trong.Con đường bỗng chốc im ắng, Tiểu nhiễm rũ xuống vệ đường, đôi mắt nhắm nghiền, chân tay run rẩy, miệng giật giật lè nhè gọi tên cô bạn gái cũ.Đạm Ngọc cũng quỳ xuống bên cạnh, ôm đầu cậu ta vào lòng.Một chiếc taxi xịch đến, Đạm Ngọc vội leo lên.- Đến khách sạn gần nhất.…Thuê một phòng, nhờ nhân viên khách sạn cùng giúp khiêng Tiểu Nhiễm say mềm lên phòng.- Cảm ơn các anh! Cảm ơn! Em trai tôi đi sinh nhật, uống say quá!Đạm Ngọc vừa cảm ơn vừa như giải thích.Mấy anh chàng nhân viên ngoài mặt gật gù, nhưng đôi mắt rõ ràng ẩn chứa nụ cười – ai mà tin họ là chị em?Dù sao anh chàng kia say đến vậy chắc cũng không đến nổi xảy ra ấn đề gì lớn, mấy người nhân viên yên tâm bỏ đi.Đạm Ngọc mệt đến mức nằm bẹp luôn trên giường, nhìn khuôn mặt trẻ trung si tình của Tiểu Nhiễm, cảm thấy cô gái được cậu chàng yêu mến quả là người hạnh phúc.“Kiều Kiều… anh yêu em…” Tiểu Nhiễm trở mình.Đạm Ngọc không nhịn được bật cười, đứng dậy lấy khăn ướt lau mặt và những chỗ bẩn do nôn trúng trên người Tiểu Nhiễm.“Kiều Kiều, sao em lại bỏ anh? Anh thật sự yêu em mà…” Tiểu Nhiễm nhíu mày kêu lên.Tình yêu của một chàng trai mười chín tuổi… Đạm Ngọc ngồi bên cạnh cậu ta, nhẹ nhàng dùng tay vuốt má cậu, nghĩ, tình yêu của Tiểu Nhiễm, thật giống hệt như khuôn mặt trẻ trung của cậu, cũng trong sáng, cũng non nớt, cũng thuần khiết.Đạm Ngọc vỗ về Tiểu Nhiễm, động viên:- Ngủ đi! Ngày mai ngủ dậy đầu sẽ không đau nữa!“Kiều Kiều… Kiều Kiều… Kiều Kiều… Kiều Kiều…” Tiểu Nhiễm vẫn không ngừng lảm nhảm. Đạm Ngọc giúp cậu ta cởi bỏ áo khoác, cẩn thận đắp chăn cho cậu.“Đạm Ngọc…xin lỗi…” Bốn chữ đó bỗng bật ra từ miệng Tiểu Nhiễm.Đạm Ngọc lặng đi một lát, dừng tay lại. nàng nghi ngờ nhìn Tiểu Nhiễm, nhưng cậu ta đã ngủ say rồi.Sáng sớm, vừa tỉnh dậy, Đạm Ngọc đã thấy Tiểu Nhiễm ngồi trên ghế sô pha, đang nhìn mình.- Cô dậy rồi à?Đạm Ngọc ngồi dậy, mỉm cười.- Hôm qua… thật là phiền cô quá.- Không sao. Đầu cậu còn đau không?- Vẫn còn một chút.- Vậy để tôi giúp cậu pha một tách trà!Đạm Ngọc nói, bật dậy khỏi giường.- Ồ… không cầu đâu!Tiểu Nhiễm đứng dậy, đi theo sau Đạm Ngọc. Cậu ta đón tách trà nóng từ tay nàng, nói cảm ơn một cách chân thành.- Tối qua, tôi… không nói gì với cô chứ?Nhấp một ngụm trà, Tiểu Nhiễm ngẩng lên, lo lắng hỏi.- Không. Cậu chỉ ngủ rất say.- Tôi không nói gì thật à?Đạm Ngọc cười nhẹ hơi giễu cợt. Nhớ đến cái tên cậu ta đã liên tục lải nhải.Tiểu Nhiễm dường như nhớ lại điều gì, đỏ mặt, ngượng ngùng nói:- Thật ra… thật ra, tôi rất thích cô ấy. nhưng cô ấy không muốn ở bên tôi, tôi bèn nhờ cô giúp giả làm bạn gái, cô không phiền gì chứ?- Không có gì đâu, chúng ta là bạn tốt mà! – Đạm Ngọc cười thoải mái.- Thật không? Cô coi tôi là bạn tốt thật ư? – Tiểu Nhiễm dường như có vẻ kinh ngạc không dám tin.- Tất nhiên rồi! – Đạm Ngọc cười thân mật.- Ấy, cô không biết đâu, tôi thật sự rất cảm động! Tuy là con trai Tào Lợi Hồng, nhưng tôi từ bé đã không có mẹ ở bên. Từ khi tối suy nghĩ đã thấy có một cô bảo mẫu luôn ở sát bên mình 24/24, làm gì cũng có người trông chừng. Cái cảm giác này… Ấy, không tin thì tôi nói cho mà nghe…- …- Tôi biết người ta thể nào cũng cho rằng tôi được sướng mà không biết sướng, nói tôi lớn thế rồi còn cứ thích lèo nhèo giả khổ giả sở. Nhưng mà ở trong chăn mới biết chăn có rận, cứ thử vào trường hợp như tôi sẽ hiểu ngay. Cho đến tận lúc học tiểu học, ước mơ lớn nhất của tôi là có thể tự do chơi đùa với các bạn cùng trang lứa.- Bây giờ không phải cậu đang rất tự do sao? Bố cậu cũng sáng suốt đấy chứ, thấy cậu lớn rồi, cũng không quản cậu quá chặt chẽ nữa. Chẳng qua hồi đó cậu còn nhỏ nên bố lo lắng cho sự an toàn của cậu thôi.- Còn lâu ấy! Nếu không vì hồi lớp 5 tôi uất ức quá tự tử một lần thì bố tôi chắc vẫn sẽ quản tôi như quản tù thôi!- Cậu bảo sao? Cậu từng tự tử à?- Ha ha, tất nhiên là không thành công! Tôi chỉ muốn dọa bố thôi! Thế nhưng mà linh lắm nhé, sau đó bố tôi đã nghĩ lại, không còn chăm tôi như chăm một tiểu hoàng đế cũng như không cho người bám sát tôi như hồi trước nữa. lúc tôi lên cấp III, bố tôi hoàn toàn thay đổi, để tôi sống y những học sinh Thượng Hải bình thường. thế nên ý bố tôi muốn tái hôn, tôi cũng không muốn xía vào nhiều, thật ra ai cũng muốn có khoảng không gian cho riêng mình mà.Tiểu Nhiễm chân thành thổ lộ những gì đã trải qua. Thấy Đạm Ngọc cứ chăm chú nhìn mình, cậu ta đâm ngượng:- Đạm Ngọc, còn chuyện này nữa, tôi thật không hiểu. Cô vừa xinh đẹp vừa trẻ trung như vậy, sao lại đến phỏng vấn? Tôi nghĩ bố tôi sẽ làm lỡ cuộc đời cô. Nên tôi đã khuyên bố đừng chọn cô. Thật đấy, cô xem ra cũng chỉ tương đương lứa tuổi tôi, nên có cuộc sống phù hợp với mình, tự mình chi phối cuộc sống mình! Tôi cứ nghĩ đến cô, như thế này mà lại phải gả cho bố tôi, tôi cảm thấy tiếc cho cô lắm.Đạm Ngọc nhìn chàng trai kém nàng đến ba tuổi, chàng trai thường thích giả vờ lạnh lùng, bỗng nhiên thấy lòng cảm động.- Cảm ơn cậu, Tiểu Nhiễm. – Đạm Ngọc nói, cúi đầu.- Vậy, Đạm Ngọc, cô nói cho tôi biết, có phải cô có gì khó khăn không? Nếu không vì sao cô lại đến phỏng vấn?Tiểu Nhiễm hỏi vậy, Đạm Ngọc nhìn cậu ta đăm đăm, không biết trả lời sao, không biết giải thích thế nào với chàng trai ngây thơ này rằng mình vì muốn hưởng cuộc sống hơn người mà đến.Đạm Ngọc không biết nói sao cho phải, liền cúi đầu xuống thật thấp.- Cô nói đi! Cô lại còn cố chấp trước mặt tôi sao? Tôi bảo cô biết, nếu tôi có thể giúp đỡ, tôi thề tuyệt đối sẽ không nói ra! Tin tôi đi, chúng ta là bạn mà, phải không?Tiểu Nhiễm nhìn vẻ mặt khó khăn của Đạm Ngọc, bối rối nói chân thành.- Tôi… không, tôi không muốn nói, và cũng không thể nói… nói ra cậu cũng không giúp gì được. – Đạm Ngọc nói lạnh lùng.Sau đó, bất kể Tiểu Nhiễm hỏi thế nào, Đạm Ngọc vẫn giữ vẻ âu sầu, ngậm miệng không nói.- Cậu đừng hỏi nữa được không? Tôi xin cậu đấy! Đừng ép tôi, chỉ biết nếu không phỏng vấn thành công, tôi… tôi nhất định sẽ không sống nổi…Nói đến đây, nước mắt Đạm Ngọc rơi xuống, những viên ngọc trong suốt.Tiểu Nhiễm quả nhiên sợ chết khiếp, vội vàng nói:- Được rồi, được rồi! Tôi không hỏi nữa, cô cũng không phải nói nữa! Chắc cô có cái khó của mình! Tôi nói rồi, tôi sẽ giúp cô! Yên tâm đi!Đạm Ngọc càng khóc to hơn.- Đừng khóc nữa, đi nào, đói rồi, đi ăn sáng! Cô chắc thể nào cũng thích KFC! Tôi đưa cô đi, rồi tôi phải về trường ngay!Sau khi giúp Đạm Ngọc chọn mấy món đùi gà và hamberger xong, Tiểu Nhiễm liền về trường.Bên trong các cửa hàng KFC vĩnh viễn là một khung cảnh náo nhiệt kiểu “hôm nay miễn phí tặng tiền”, Đạm Ngọc không hiểu nổi nụ cười sung sướng của những người đang chen chúc kia.Cảm thấy thức ăn vô vị, nàng buồn chán nhìn những người dân bình thường của thành phố, những người “cấp thấp”, đang tranh cướp đồ ăn.Nhìn sang bàn bên, nơi có hai người phụ nữ trung niên, nhìn qua cách phục sức có thể đoán là kiểu nội trợ, vừa ăn đùi gà ngon lành, vừa cười to thoải mái, vừa vô tư cho ngón tay đầy mỡ vào miệng mút chùn chụt.Chợt nhớ đến tỉ phú Tào Lợi Hồng, ông ta ngồi nhàn nhã trong tòa nhà chọc trời, bên khung cửa sổ nhìn xuống đất, chỉ cần khẽ ngoắc ngón tay là lập tức có người mang cà phê đến. Còn chỉ với món đùi gà rán bằng thứ dầu kém dinh dưỡng này cũng đã thành công trong việc làm ai đó thỏa mãn rồi ư?Vậy, mình là loại người gì? Mình đang chỉ trích những “bọn cấp thấp”, nhưng dường như lại quên mình cũng lẫn lộn trong số đó, lại thấy mình không thể nghĩ khá lên được, nàng cảm thấy họ thật khó chịu.Đạm Ngọc không nuốt nổi, nàng liền lên xe quay về nhà Hà Duy. Căn nhà trống không, những thức ăn từ hôm qua vẫn chưa hề suy suyển ở trong bếp.Nàng bỗng thất trống rỗng.Nàng phát hiện ra một tờ giấy trong phòng ngủ Hà Duy để lại: “Tôi về quê mấy ngày, người nhà bệnh.”Chẳng có gì khác. Gọi điện cho Hà Duy, máy tắt, vĩnh viễn rơi vào khoảng trống hư vô.…Về đến nhà, Tiểu Nhiễm đem những chuyện hôm trước ra, thêm mắm thâm muối kể với Tào Lợi Hồng, cuối cùng nói thêm:- Bố ạ, bố không biết đâu, Nhậm Đạm Ngọc tốt lắm, nến là người khác thì đã mặc con ở đấy rồi! Ai mà có thể chăm sóc ân cần đến vậy với một thằng say? Thật ra con cũng thích cô ấy lắm!- Thật à? Để bố xem.Tào Lợi Hồng nhìn cậu con trai đã lớn của mình, vì chiều ý con mà nói qua loa cho xong chuyện. ông ta nghĩ cái cô Nhậm Đạm Ngọc này quả được lòng người, cả viên thư ký lẫn con trai mình đều nói cho cô ta. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười tám Con trai Tào Lợi Hồng vừa gọi là Đạm Ngọc cuống lên đi ngay.Tôi nghĩ, nếu tôi cứ si tình ngồi đây đợi nàng hồi tâm chuyển ý thì sẽ mãi ôm cuộc sống đau khổ của một kẻ hèn kém mà thôi.Vật vã đau đớn một lúc, tôi quyết định từ bỏ. bởi vì, đối phương là Tào Lợi Hồng. Tình địch của tôi không phải người thường, tình địch của tôi đại diện cho đỉnh cao quyền lực và tiền bạc.Thứ tình yêu như vậy, cho dù có vật đổi sao dời thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn sẽ mãi là chiếc cây khô trong tiết trời xuân mà thôi.Bỗng nhớ lại cuộc điện thoại bố gọi sáng nay, con trai bị ốm.Con trai tôi bốn tuổi, cho đến tận bây giờ, theo như trí nhớ của tôi thì mới được gặp bố khoảng ba lần. lần thứ nhất là năm nó hai tuổi, đòi tôi mua cho chiếc xe tăng đồ chơi. Nhưng lần đó, tôi vội quá không kịp mua. Lần thứ hai là năm nó gần ba tuổi, lại đòi tôi mua xe tăng, tôi liền mua cho nó.Lần cuối cùng là cách đây nửa năm, lúc tôi gặp thì nó đang quỳ trên vũng bùn mân mê chiếc xe tăng đã rỉ sét sứt mẻ, miệng reo lên những tiếng vui sướng.Lúc đó, tôi thật không dám nhìn vào hàng lông mi thưa vàng và đôi mắt nhạt màu của nó.Con trai tôi thật buồn! Bốn tuổi, nó trông thật đúng là một đứa con riêng với cái đầu vĩnh viễn cúi gầm chẳng bao giờ dám ngẩng cao, nói năng lí nhí, đôi mắt luôn như e sợ điều gì.Đôi mắt bối rối của con trai luôn luôn quanh quẩn trong đầu tôi.Tôi móc từ trong túi ra lọ nước hoa, ngửi ngửi, vô tình nhớ tới mùi hương Đạm Ngọc… bỗng cảm thấy như bị những cú đánh vào đầu tàn nhẫn – người ta đã chạy về phía người khác rồi, còn nhớ làm gì nữa?Thế nên, nhân lý do đó, tôi bèn quyết định xin nghỉ làm ở văn phòng, ngay sáng sớm hôm sau lên máy bay về Tế nam.Khi gần đến bệnh viện, tôi lập tức nhìn thấy đôi mắt của bố trông ngóng từng chiếc xe ô tô đi qua. Nhìn thấy tôi xuống xe, bố vội sải những bước chân dài tiến đến, vừa kéo tay tôi về phía bệnh viện vừa nói: “Mệt không? Tí nữa vào đến phòng bệnh thì nghỉ đi một lát! Hân Hân cứ nhắc mày mãi, nhớ mày lắm đấy! Ầy!” Bố nhìn quần áo tôi mặc, nhíu mày: “Sao mặc ít thế con? Mấy hôm nay nhiệt độ xuống thấp lắm!”Tôi cười nói mấy hôm nay thời tiết Thượng Hải cũng ấm áp.- Tí nữa về bảo mẹ mày tìm cho ít quần áo ấm mà mặc! Lớn thế này rồi vẫn còn chưa biết tự chăm sóc mình, toàn thân làm tội đời!Bố càu nhàu, kéo tôi lên phòng bệnh ở tầng ba:- Hân Hân xem ai đến này!Bước vào cửa, tôi chưa kịp quan sát gì rõ ràng thì bố đã vui mừng gọi to.- Bố!Con trai tôi gọi yếu ớt, giơ cánh tay vẫn còn gắn ống kim lên.- Ừ.Tôi đáp dửng dưng. Không biết vì sao, lâu quá rồi không gặp con trai, nhưng tôi vẫn chỉ có cảm giác xa lạ. tóm lại là tôi có phần sợ nó, mà cũng hận nó, thật là một cái nợ.Mẹ tôi ngồi bên thằng cháu nội, đút cho nó ăn từng thìa từng thìa, cũng hiền từ và kiên nhẫn như đối với tôi hồi nhỏ. Mẹ vừa đút vừa nhìn tôi:- Dù sao cũng biết quay về rồi! Con nó bệnh đến thế này…Bà quay sang đứa cháu nội, lại đút một thìa nữa, xót xa:- Con xem, hành thằng bé đến mức này! Thành ra que tăm mất rồi, vừa vàng vừa gầy!Mẹ chọc thằng bé làm nó cười khanh khách.Thằng nhóc vốn đã vừa đen vừa gầy rồi còn gì. – Tôi thản nhiên lẩm bẩm, tìm một chỗ ngồi xuống.- Nói vớ vẫn! – Mẹ giận dữ mắng tôi.Tôi cười cười quay người nhìn ra phía cửa sổ, hình như có vật gì màu xanh nhàn nhạt, bước đến nhặt lên xem, hóa ra là cái xe tăng rỉ sét đến mức đã hoàn toàn đáng cho vào sọt rác.Tôi vừa nghe bố kể lể những chuyện nhà chuyện vườn, vừa mân mê chiếc xe tăng vẻ hờ hững. thật ra tôi đang nghĩ về Đạm Ngọc, liệu nàng có tìm tôi không? Nếu tìm liệu nàng có thấy được tờ giấy tôi viết lại không? Điện thoại thì hết pin, tôi đi vội quá quên mang cái sạc điện.Tôi lo nàng sẽ cuống lên tìm tôi khắp nơi.- Bố! Bố!Lúc đó thằng bé gọi tôi. Mãi sau tôi mới trả lời, hỏi chuyện gì.- Bố, Hân Hân bây giờ ngoan lắm, Hân Hân bị tiêm cũng không khóc đâu!Nó giơ lên cánh tay bị cắm ống tiêm tĩnh mạch, lắc lắc tay tôi.- Ừ, ngoan lắm.Tôi khen có một câu tượng trưng, làm thằng bé vui khôn xiết.Lúc này tôi mới nhận ra thằng bé quả là nhỏ hơn những đứa trẻ cùng tuổi rất nhiều. cánh tay như cành cây khô của nó đã đọng lại trong tôi những ấn tượng chua xót.- Nhưng mà Hân Hân phải ăn nhiều vào mới béo lên được!- Mẹ lại đưa chiếc thìa ra trước mặt nó, động viên.- Đúng rồi. – Hơi chút áy náy, tôi cũng góp vào. – con trai à, con phải ăn nhiều vào mới to như bố được chứ!- Ăn rồi thì thành bé ngoan phải không ạ? – Thằng bé dường như rất xem trọng việc phải trở nên thật ngoan.- Tất nhiên rồi! – Tôi nói theo, giả vờ trừng mắt.Sau đó, con trai tôi biến thành ông ba mươi, há miệng thật to ăn hết ngay những thìa cơm canh mẹ tôi đút, làm cả nhà đều khen.Thằng bé no rồi, miệng phòng lên, nói to sung sướng:- Bố ơi, con ngoan lắm rồi! Hân Hân là bé ngoan! Sau này bố sẽ không đi nữa!Nhìn thằng bé vỗ tay reo hò, tôi cảm thấy hoang mang.- Ông nội nói rồi, chỉ cần Hân Hân thật ngoan là bố sẽ về! Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiếp tục hỏi.Tôi nhìn bố. bố đang hút thuốc, đối diện với ánh mắt tôi, ông cũng không quay lại.Tôi lại nhìn thằng bé, nhìn hàng mi thưa vàng của nó, đôi mắt ươn ướt, ánh nhìn vừa hồn nhiên vừa ngây thơ, nhìn tôi đầy mong chờ. Niềm khoa khát ấy của nó làm tôi chợt liên tưởng ngay đến người đẹp Nhậm Đạm Ngọc, lúc nàng nhìn đôi giày cao gót giá 100 ngàn, sự ngưỡng mộ và ham muốn của nàng cũng hiện rõ ràng y như con trai tôi bây giờ.- Bố, Hân Hân không ngoan sao? – Thấy tôi không có phản ứng gì, thằng bé lo sợ hỏi.Giây phút đó, tôi có một niềm thôi thúc mãnh liệt, muốn ôm chặt thằng bé đã bốn tuổi mà chỉ được gặp cha có mấy lần vào lòng.- Ngoan! Con lúc nào cũng rất ngoan! – Tôi vuốt má nó, nói.- Vậy, bố còn đi nữa không? – Nó lại hỏi.Tôi bỗng sợ cái việc phải gặp thằng bé. Tôi bỗng sợ đôi mắt đầy mong mỏi của nó. Tôi sợ lúc lớn lên nó sẽ phát hiện ra rằng từ khi nó sinh ra đến giờ, tôi đều không làm tròn bổn phận nên có của người cha, thậm chí đến cái tên “Hân Hân” của nó cũng là do người mẹ trình độ văn hóa tiểu học của tôi tiện miệng đặt ra, người nào không biết có khi còn tưởng là tên gọi một chú cẩu.- Bố… ừ, bố phải kiếm tiền! bố kiếm tiền thì mới… - Tôi nghĩ đến những thứ đồ chơi nó thích, chỉ có duy nhất chiếc xe tăng. - mới mua được xe tăng cho Hân Hân chứ! Con thích xe tăng không?- Thích! Nhưng con thích bố hơn. – Thằng bé nhìn tôi nói tha thiết.Tôi lặng đi, tôi cảm thấy không đứng vững nổi nữa. Tôi không thể chịu nổi cái tình cảm thân thiết đột ngột xuất hiện của con trai khi nó ốm thế này, nó càng yêu tôi thì tôi lại càng thấy không chịu nổi.Nhớ đến lúc bố gọi điện thoại, ông có nói thằng bé lúc bệnh cứ nhắc tôi mãi… tôi liền kiếm cớ trời hơi lạnh, nói muốn về nhà một lúc.Mẹ cũng muốn đi cùng tôi về.- Hân Hân cũng phải ngủ bây giờ, đợi nó ngủ rồi cùng về một thể!Nửa tiếng sau, cô y tá đến tiêm.Mũi tiêm vừa chạm vào mông, thằng bé liền khẽ kêu lên một tiếng, thuốc ào bắp thịt chắc là đau lắm, thằng bé tỏ vẻ muốn khóc. Nhưng nó bỗng ngẩng đầu lên, thấy tôi đang nhìn, nó bèn cắn răng lại không kêu một tiếng.- Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiêm xong liền hỏi tôi.- Con còn dũng cảm hơn cả bố đấy! – Tôi nói chắc chắn.Tôi đã nói sự thật. Thằng con bốn tuổi dũng cảm hơn tôi.Chẳng bao lâu sau, thằng bé liền say ngủ yên lành.Lúc ôi đi cùng mẹ ra khỏi phòng bệnh, nắng chiều liền vào tràn ngập phòng bệnh, chiếu vào chiếc xe tăng, cũng chiếu vào cả thằng bé đang say giấc, trông nó rất thanh thản, rất yên tâm, giống y như một thiên thần trong trắng đang nhẹ nhàng đón nhận những an ủi của Thượng đế.Con trai tôi đấy.Cùng mẹ quay về con ngõ nhỏ nơi tôi đã sinh ra, nơi chẳng có những ồn ào và xa hoa của Thượng Hải, nơi chỉ có những con đường yên tĩnh và những con người hiền lành.Ban ngày những người đàn ông đều ra ngoài đi làm, phụ nữ ngồi dưới ánh nắng trước cửa nhà chậm rãi đan len, thinh thoảng chạy qua chạy lại, nói chuyện về những tin tức nhà này nhà khác. Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thì cả ngày ngồi cởi truồng chạy nhông nhông.Đấy là một ngày đẹp đẽ.Những ngôi nhà đều không cao, cao nhất là bốn tầng. dây điện thoại, dây tivi chăng ngang ngang dọc dọc suốt những con đường, nối từ nơi này đến nơi khác. Nhà nào có lắp cửa chống trộm thì nhà đó đương nhiên sẽ được coi là giàu có. Những bức tường vốn màu trắng, qua bao năm nhuốm bụi thời gian, giờ đều đen sì sứt mẻ, lại còn bị lũ trẻ con vẽ lên đủ những thứ chúng thích. Những tờ thông báo, truyền đơn dán khắp nơi khiến khung cảnh càng đặc trưng tỉnh lẻ.Đồng hồ nước lắp ở mỗi tòa nhà, phủ đầy bụi tích tụ bao năm, bụi lẫn với dầi mỡ, khiến những màng nhện chăng đầy cũng dính cả lại.Con đường đá bao năm bị những bàn chân giẫm lên, giờ thành ra nhẵn bóng. Con đướng đi giữ hai dãy nhà rất hẹp, người đàn bà ở tần một lúc nấu cơm thậm chí có thể nhìn được rõ cả những thức ăn của nhà đối diện.Nhà thấp, nên bầu trời lại thành ra cao hơn những nơi khác.Bầu trời quê tôi không phải màu xanh xám mờ đục như ở Thượng Hải mà cao và xanh ngắt.Một thiếu nữ cong lưng cúi xuống gọi đầu bên giếng nước. dưới ánh mặt trời, những giọt nước nhỏ xuống từ mái tóc cô lóng lánh. ở đầu ngõ, những cụ già chọn những chỗ có ánh mặt trời mà đàm đạo. cụ ông châm điếu thuốc lào, nhìn cụ bà đang cằn nhằn kêu ca.Những tiếng rao vang lên không ngớt: “Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, đồ điện hỏng bán đêêê!” Tiếng rao từ đầu nhánh sông dội lại, xuyên qua những con ngõ nhỏ yên tĩnh, nghe rất đặc biệt, lanh lảnh mà xa xôi.Quê tôi đấy!Giống như bát mì mẹ làm vội buổi sáng, (không có xa xỉ, không có phồn hoa, không được tô điểm những màu sắc rực rỡ), chỉ là một bát thân tình sâu đậm tụ lại, tỏa một mùi phụ nữ đang nấu cơm.- A! Chị Thục Bích à, con giai về rồi đấy hả?- Vâng! Ha ha!- Thế là coi như gia đình đoàn tụ rồi nhỉ!- Vâng, đúng rồi, đúng rồi!Mẹ thường không thích nói nhiều, mẹ chỉ gậu đầu vui vẻ.Mẹ năm nay 60 tuổi, tôi là con trai nhỏ của bà. Vốn trước tôi, mẹ cũng có một câu con trai, hồi trước nhà khó khăn quá, anh trai tôi vì đói quá ăn nhầm đồ độc, đã mất. sau này chỉ còn lại mình tôi.Tôi giờ 30 tuổi, tôi đi sau mẹ, thấy mẹ thật sự đã già rồi.Mái tóc bạc phơ, búi chặt một búi, chiếc kẹp tóc sắt đã dùng hơn mười năm nay vẫn cài trên tóc mai của bà.Một tay mẹ xách làn, trong làn là cân thịt nạc vừa tiện mua trên đường, tay kia vắt sau lưng, chân đi đôi giày vải, chậm rãi bước trong nắng chiều.Lưng mẹ hơi còng rồi.Giây phút đó, tôi chợt muốn ghi lại hình ảnh mẹ lúc ấy, ghi lại hình ảnh mẹ sáu mươi tuổi chậm bước trên con ngõ nhỏ. Trong mắt con trai, mẹ già đi đàng trước, cũng cũ kỹ như ánh nắng chiều, làm lóe ra những luồng ánh sáng rực rỡ, soi sáng cho con trai.Người mẹ tóc đã bạc của tôi đấy. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương mười chín Một tuần sau, con trai tôi ra viện, lại có thể chạy nhảy vui đùa.Tôi bắt buột phải về Thượng Hải ngay, lòng dạ tôi hướng về nơi ấy, những việc ấy, những người ấy.Hôm trước ngày tôi đi, hình như Hân Hân cũng linh cảm được điều gì, nó cứ khóc suốt.Thằng bé dính tôi quá rồi, biến thành cái đuôi im lặng theo tôi cả ngày. Khỏi bệnh rồi, nó lại quay về tính cách cố hữu, ít nói ít cười, dáng vẻ yếu đuối, cái mũi hít thở đều đều theo quy luật tự nhiên.Oán giận chán rồi, tôi lại nhìn khuôn mặt nó mà nghĩ xem đây là trách nhiệm của ai.Buổi tối, lúc rửa chân, mẹ tôi ngồi bên nói linh tinh đủ thứ chuyện, nói Hân Hân sắp đi học rồi. Tôi im lặng, biết mẹ đang thăm dò ý mình, muốn tôi đưa quyển sổ tiết kiệm cho bà.Trong sổ có khoảng 200 nghìn tệ, vốn tôi định dành mua một căn hộ ở Thượng Hải. Nhưng nuôi một đứa trẻ từ tiểu học cho đến khi học đại học thì tiền của tôi có lẽ cũng chả còn được bao nhiêu.Sau đó, bố cũng tham gia, nói con nhà người ta kiếm được tiền cũng đều nhớ đến bố mẹ… nhưng tôi vẫn lì lợm không nói năng gì.Buổi tối, lúc đi ngủ, thằng bé bỗng đòi ngủ cùng tôi, tôi ngạc nhiên rồi cũng đồng ý.Thân thể gầy gò, bé nhỏ của thằng bé giống hệt bó đuốc, áp sát vào người tôi. Lúc tôi sắp ngủ thì nó bỗng gọi.- Hả? – Tôi nhắm mắt đáp mơ hồ.Nó im lặng rất lâu, tôi đã sắp một lần nữa trôi vào giấc ngủ thì nó mới nói rụt rè:- Bố, con muốn nghe kể chuyện ạ.- Ầy… - Tôi nhíu mày, sốt ruột trở mình, cũng chẳng chú ý lắm đến lời nó.Nó cũng không dám nói gì nữa, im lặng nằm bên cạnh.Muốn ngủ nhưng không ngủ lại được nữa.- Hân Hân? – Tôi gọi nhỏ, thử xem nó đã ngủ chưa.Trẻ con chẳng biết giả vờ, nó nghe tôi gọi liền lập tức quay lại, sung sướng đáp:- Dạ!- Sao tự nhiên lại thích nghe kể chuyện?- Bởi vì… mấy đứa nhà khác, bố chúng nó… đầu hay kể chuyện cho chúng nó nghe! Bố… bố biết kể không?Thằng bé nói, ngắt quãng không liền mạch được.Bỗng nhiên tôi cảm thấy đau lòng, không ngại ngùng gì nữa, ôm chặt nó vào lòng. Tôi nói:- Bố biết kể chuyện Tam quốc diễn nghĩa ! Có muốn nghe không?Thằng bé có vẻ không ngờ mình lại được chiều ý, vừa ngạc nhiên vừa sung sướng, liền gật đầu liên tục.Tôi kr63 cho nó chuyện Thảo Thuyền mượn tên. Có vẻ như câu chuyện quá phức tạp đối với một đứa trẻ bốn tuổi, chỉ một lát, thằng bé đã ngủ say rồi.Ánh trăng chiếu qua cửa sổ vào phòng, chiếu lên khuôn mặt non nớt của thằng bé, tôi bắt gặp hình ảnh mình thời thơ bé xa xưa…- Bố, bố phải đi thật ư? – Sáng sớm thằng bé đã hỏi.- Ừ, nhất định phải đi. – Tôi vừa rửa mặt vừa nói, không quan tâm đến thái độ của nó.- Phù… - nó buột ra một tiếng thở dài kỳ quái, không hỏi thêm gì nữa.Lúc ăn cơm, thằng bé bỗng bảo: “Bố, để con tiễn bố” làm tôi vô cùng cảm động, đồng ý ngay.Cả nhà cùng đi, tôi bế thằng bé. Đến bến tàu, thằng bé bỗng nhìn đăm đăm một ngăn kính cửa hàng bày đầy đồ chơi.Tôi liền nhờ bố ra mua vé giúp, còn tôi đưa thằng bé vào trong cửa hàng.- Con thích gì nào, nói đi, bố sẽ mua cho. – Tôi đặt nó xuống nền đất, đẩy đẩy lưng.Nó không động đậy, cũng không nói gì, chỉ ngây ra nhìn tôi. Dòng nước mũi xanh xanh dưới hai lỗ mũi đã khô đi vì gió thổi, khuôn mặt màu vàng đen, cộng thêm ánh mắt u buồn, đúng y như một thằng nhóc ăn mày.Tôi nhìn mà phát chán, đang định nói không thích thì thôi đi, thằng bé bỗng lên tiếng:- Bố, bố kiếm được nhiều tiền lắm rồi ư? – Nó hỏi.Tôi cảm thấy như kiểu trẻ con dám móc mỉa người lớn. Tôi cười:- Kiếm được một ít thôi, cũng đủ để mua cho con một món đồ chơi đấy.- Bố, vậy Hân Hân không cần đồ chơi, Hân Hân muốn bố đừng đi. Bố nói kiếm được tiền bố sẽ không đi nữa mà!Như ảo thuật, những giọt nước mắt thằng bé lập tức trào ra, nó níu gấu quần tôi mà khóc trông đến tội nghiệp.Tôi quỳ xuống, bế nó đặt lên đùi, nói ân cần:- Hân Hân phải ngoan, bố nhất định phải đi. Bố mua cho con một thứ đồ chơi, sau này chơi với nó, con hãy nghĩ như bố đang ở bên cạnh chơi với con vậy, được không?Thằng bé run lên, miệng mếu máo, mặt mũi lam nhem, cái đầu lắc lư, nước mắt cứ thế trào xuống khuôn mặt đỏ gay. Nghe tôi nói thế, nó nghĩ hồi lâu rồi mới miễn cưỡng gật đầu.Tôi ôm thằng bé, đứng trước lớp kính tủ hàng giúp nó chọn đồ chơi:- Khẩu súng này thích không?Nó lắc đầu, dùng sức hít mạnh nước mũi.- Còn cái này thì sao? – Tôi chỉ con gấu bông.Nó lại lắc mạnh đầu.- Vậy con tự chọn đi, con thích cái gì nào? – Tôi đành để tùy theo sở thích của nó.- Hu… u… u… hu…Không ngờ thằng bé nghe thế đột nhiên khóc ầm lên:- Con muốn bố! Con không thích đồ chơi!! Con muốn bố cơ. Bạn nào cũng có bố mẹ, Hân Hân không có mẹ cũng chẳng có bố… Huu hu… Hân Hân đi nhà trẻ chẳng có bố đến đón… các bạn đều nói Hân Hân là con hoang… Huuu hu…”Mọi người xung quanh đều đổ dồn mắt về phía chúng tôi, tôi phải vội vàng bế thằng bé chạy ra ngoài.Ngồi trên ghế phòng đợi ga xe lửa, thằng bé ngồi trên đùi tôi, ra sức ôm tôi không chịu rời, nước mắt nước mũi lem nhem, run lên từng chặp, miệng mếu máo:- Bố đừng đi! Bố không cần Hân Hân nữa ư? Bố, Hân Hân ngoan lắm, Hân Hân không cần đồ chơi, bố đừng đi nữa bố nhé!Tôi bỗng nhớ lại cô người yêu Nhậm Đạm Ngọc, vì tôi không dám bỏ ra 100 nghìn mua đôi giày mà giận dữ dỗi hờn. Nếu so sánh giữa tôi và đôi giày thì chắc tôi sẽ thua cuộc thảm thương.Thằng bé mới bốn tuổi, thằng bé gọi tôi bằng bố. Thằng bé lúc đó khóc ngất đòi dùng vật chất đổi lấy người cha…Người yêu và con trai.Tôi ôm chặt thằng bé vào lòng, lần đầu tiên dùng tất cả những tình cảm ấm áp mà tôi có gọi nó hai tiếng: “Con trai…”Bố tôi đi mua vé về, tìm thấy chúng tôi, lúc này vẫn còn mười phút trước khi lên tàu.Cả nhà chúng tôi cùng ngồi trên chiếc ghế dài ở phòng chờ, bố ôm Hân Hân, mất bao nhiêu công mới dỗ được nó nín khóc. Mẹ bóc quả quýt, lần lượt đưa cho tôi và con trai tôi. Cả nhà bốn người chúng tôi, trong không khí đầy mùi mồ hôi của dân lao động và mùi chua lờm từ những bãi nôn mửa xú uế, lần đầu tiên thân thiết ở bên nhau.Trước khi lên tàu, tôi đem quyển sổ tiết kiệm ra đưa cho bố:- Hân Hân sắp đi học rồi, bố cần bao nhiêu thì cứ lấy.Tôi nhìn đứa con có lẽ lại sắp khóc, đôi mắt nó đang ầng ậng nước, rồi lại nói:- Tí nữa nếu cháu lại khóc, ba mẹ mua cho nó món đồ chơi nhé, con thấy nó chẳng có món đồ chơi nào cả.Bố không ngờ tôi lại đưa quyển sổ tiết kiệm ra vào lúc này, ông sợ đến run rẩy cả tay, miệng lắp bắp nói đồng ý. Ông cẩn thận bọc quyển sổ bằng nhiều lớp giấy báo, nhìn bốn phía xem có ai để ý không rồi mới lén nhét vào trong chiếc mũ màu xanh xám ông vẫn thường dùng để cất tiền.Mẹ đứng bên liên tục nhắc nhở:- Ông nhớ cất cho cẩn thận! Mất là Hân Hân nhà mình coi như hết hơi đấy!Bố càu nhàu bảo biết rồi khổ lắm nói mãi.Cả nhà cùng đưa tôi lên xe lửa, Hân Hân cứ bám chặt lấy chân tôi không chịu rời.Tàu sắp chạy, bố vội ôm lấy thằng bé, nó bắt đầu ra sức gào khóc ầm ĩ.Tôi ngồi vào chỗ mình, không yên tâm nên lại thò đầu ra nhìn nó.Tàu chạy rồi! Tiếng khóc la vẫn vẳng đến rõ mồn một. Tàu chạy xa dần… Tôi còn kịp nhìn thấy thằng bé ngã lăn xuống sân ga, giơ đôi tay bé nhỏ về phía con tàu mà gào khóc. Bố tôi đang bế xóc nó đứng lên…Tàu chạy xa rồi, tôi mới rụt đầu vào. Ngồi đối diện tôi là một bác trung niên đeo kính đang đọc báo. Tôi chẳng có việc gì làm liền lấy quả quýt mẹ đưa lúc nãy ra định ăn. Bỗng nhiên bác ta ngẩng mặt lên nói:- Cậu nhóc nhà cậu dính cậu quá!Tôi lặng đi hồi lâu, cười và nói đúng thế.Chẳng ai nói cho tôi biết, nụ cười của tôi lúc ấy đã bắt đầu nhuốm tình phụ tử sâu đậm. Chẳng trách dân gian có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Bất kể lúc đầu căm ghét thằng bé bao nhiêu, bất kể bao nhiêu thất vọng khi nó chào đời, con trai vẫn vĩnh viễn là tài sản quý giá nhất của người cha.Năm đó, tôi 30 tuổi, khi thằng con trai khóc đòi bố ở lại đừng đi, cuối cùng tôi mới hiểu ra, thậm chí còn thấm thía sâu sắc điều đó.Vừa đến công ty, tôi đã nhận được điện thoại của anh chàng thư ký Lý Bân, yêu cầu tôi buổi chiều đến ngay công ty của Tào Lợi Hồng gặp ông ta.Văn phòng của Tào Lợi Hồng đặt ở tầng 23, đây đã là lần thứ n tôi đến đây vì việc phỏng vấn tìm bạn đời rồi. Từ lần đầu tiên gặp Tào Lợi Hồng, tôi đã lập tức xóa bỏ định kiến trước đây rằng Tào Lợi Hồng là loại trọc phú mới nhất.Viên thư ký mang trà mời tôi, nói máy móc bảo tôi đợi một lát, ông chủ đang có điện thoại gặp khách hàng.Rồi anh ta bước ra ngoài.Thư ký của một ông tỉ phú độc thân lại là nam giới, điều này có lẽ làm người ta có phần ngạc nhiên.Nhìn anh thư ký thông minh, khéo léo và thạo việc của Tào Lợi Hồng mà suy ra, cuộc sống của người đàn ông thành đạt này chắc cũng rất quy củ.Lúc đó, Tào Lợi Hồng đang ở căn phòng bên trong nói điện thoại, từ chỗ tôi liên tục nghe thấy những tiếng nói vọng đến, không to, nghe không rõ ràng. Tôi, một mình ngồi trong văn phòng rộng lớn, đưa mắt nhìn xung quanh.Văn phòng được bày biện đơn giản, nhưng đơn giản không có nghĩa là xấu xí. Từ chiếc ghế sa lông tôi ngồi cho đến những vật trang hoàng xung quanh đều được chọn lựa kỹ lưỡng. Giữa khoảng trống nằm giữa chiếc bàn họp hình bầu dục là một hàng cây mà tôi không biết là cây gì, xanh tươi mơn mởn. Đằng sau chiếc bàn họp dán một bức thư pháp, chỉ có một chữ “Hồn”. Tôi không biết chữ đó có gì đặc biệt, chỉ cảm thấy cũng khá có ý nghĩa. Linh hồn là thứ luôn gắn kết với sự sống của vạn vật.Trên tường treo đầy những bức ảnh phóng to, đều chụp lúc Tào Lợi Hồng tham gia khiêu vũ tiêu chuẩn quốc tế.Lúc này, tôi bỗng đột ngột nghe thấy một tiếng nói âm sắc cao nhưng rắn rỏi từ bên trong vọng ra:- Tôi đã nói rồi, cho phí mua sách của con trai ông tôi có thể giúp đỡ!Im lặng trong chốc lát.- Việc anh cần năm triệu thì miễn bàn! Nói thật với anh, cái công ty đó của anh có thể tuyên bố phá sản được rồi!Rì rầm rì rầm, rồi lại tiếp tục:- Được rồi, được rồi, anh đừng kể lể những việc trước đây nữa! Những gì tôi có hôm nay hoàn toàn chẳng liên quan gì đến những ngày ấy cả!…- Không cần phải nói tôi không có nghĩa khí hay gì gì đó nữa, tôi nghe chán tai lắm rồi! Được rồi, tôi phải cúp máy đây! Sau này không có việc gì thì đừng gọi điện cho đến trong giờ làm việc của tôi nữa! Thế nhé! Chào.Im lặng hoàn toàn.Tôi dùng ba giây để chắp vá những mẫu đàm thoại rời rạc cũng đủ hiểu sự việc. Đại thể là người anh em bằng hữu gì đó trước đây của Tào Lợi Hồng gọi điện thoại đến xin mượn tiền, số tiền quá lớn, họ Tào không cho. Đối phương bèn kể lại những việc trước đây và nhắc đến tình anh em mong cảm động ông ta, nhưng hoàn toàn thất bại.Tôi nghĩ chắc chắn mười phần thì có đến tám chín phần đúng.Con người vốn rất thực dụng mà.Đều là tiền, nhưng một xu và một tỉ lại là hai chuyện rất khác nhau: một xu có thể tách thành hai phần cân bằng, nhưng một tỉ thì vĩnh viễn không thể chia ra.Bạn bè là dùng để cộng khổ chứ không đồng cam, đó là định nghĩa vĩnh hằng.Ba giây sau cửa mở, Tào Lợi Hồng bước ra ngoài. Không biết có thể nói ông ta trông tuấn tú hay không, vì đàn ông nhìn đàn ông thường chỉ chú ý đến quyền lực mà đối phương nắm trong tay.Nếu chỉ nhìn mặt thôi thì ông ta giống một người cha làm giáo viên, hai bên tóc mai ngả màu bạc, uy nghiêm, không thích cười. ông ta không cao, chỉ khoảng trên dưới 1m70, lúc đi lại, đầu luôn luôn ngẩng cao và lưng luôn thẳng. Thế nên kết hợp với bộ Âu phục màu ghi sang trọng và những bối cảnh ông ta xuất hiện thì có thể nhìn thấy rõ ràng Tào Lợi Hồng là một người đàn ông thành đạt.Nhìn một người đàn ông thành đạt, bỗng dưng làm tôi phản xạ không dám ngẩng đầu lên. Họ đi trên tấm thảm dệt bằng tiền, đối với những người dân bình thường, vĩnh viễn ở một đẳng cấp rất cao rất xa.Hình như ông ta không ngờ có tôi ngồi ở ngoài, nhìn thấy tôi thì khựng lại một lát rồi lập tức bình tĩnh lại ngay. Ông ta đi nhanh đến:- Xin chào luật sư Hà! Xin lỗi để anh đợi lâu quá!Tôi không dám chậm trễ, vội đứng dậy bắt tay ông ta, miệng nói đâu có đâu có, rằng tôi cũng vừa mới đến.Tào Lợi Hồng nhìn xuống trước mặt tôi, rồi gọi viên thư ký đổi cho tôi tách cà phê. Ông ta vẫn nhớ tôi chỉ thích uống cà phê chứ không dùng trà.Tào Lợi Hồng vừa nói vào máy, Lý Bân lập tức xuất hiện với hai ly cà phê nóng, tất cả thời gian không quá hai phút.Trong khoảng thời gian đợi cà phê, Tào Lợi Hồng ngồi trước mặt tôi, giữa thái độ im lặng, mặt không biểu lộ cảm xúc gì, cảm giác của ông ta lại càng khó đoán. Ông ta chìa ra trước mặt tôi bao thuốc, rồi tự mình cũng châm lửa hút, chậm rãi rít một hơi dài.Ông ta không nói, tất nhiên tôi cũng chẳng biết nói gì. Những mối quan hệ kiểu giữa hai chúng tôi kỵ nhất là nói nhiều hỏi nhiều. Ông ta bỏ tiền, tôi làm việc. Ông ta không chỉ là Thượng đế mà còn là một Thượng đế thân phận đặc biệt, cần bảo mật.Chỉ có người ngu ngốc nhất mới không đoán được tính tình đối phương, nói năng lộn xộn vào lúc không thích hợp.Hành động khôn ngoan nhất là giả vờ trầm tĩnh, cho người kia cảm giác mình là người thâm trầm khôn ngoan.Cà phê được đưa đến, Tào Lợi Hồng mới mở miệng, ông ta đưa ra một bản danh sách:- Đây là danh sách mười người được vào vòng trong, số còn lại phiền anh an ủi giùm, trong vòng ba ngày khuyên họ quay về.Ông ta cầm cốc lên:- Nếu bắt buộc thì anh cứ đưa họ đi vòng vòng Thượng Hải, coi như là lời xin lỗi của tôi.Tôi “vâng” một tiếng, đưa tay ra nhận tờ danh sách, lướt qua một lượt, bỗng dừng lại ở cái tên cuối cùng, cái tên quen thuộc đến mức làm tôi choáng váng.Dường như đoán được những suy nghĩ của tôi, Tào Lợi Hồng đứng dậy, giải thích:- Cô Nhậm Đạm Ngọc này, - ông ta nói, lấy từ trong ngăn kéo bàn ra một cuộn giấy, trên đó viết hàng chữ bằng bút lông “Thiên hạ đệ nhất quan”, - thư pháp thật không tồi, một cô gái xinh đẹp lại có thể viết ra những dòng chữ có hồn như thế, chắc cũng không phải là người nông cạn! bây giờ còn mấy cô gái chịu luyện thư pháp? Vậy cô ta nhất định xuất thân từ một gia đình truyền thống gia giáo nghiêm khắc. Vả lại tuy còn khá non nớt, nhưng nhìn kỹ thì những chi tiết nhỏ trong từng nét chữ lại không giống hoàn toàn với bản gốc, chứng tỏ cô ta không phải là con người không có đầu óc. Và tất nhiên lý do quan trọng nhất vẫn là con trai tôi thích cô ta.Nói đến đây, lần đầu tiên từ lúc bắt đầu cuộc nói chuyện, Tào Lợi Hồng mới mỉm cười, cũng không hoàn toàn có thể gọi đó là nụ cười, bởi vì ông ta chỉ để những cơ thịt quanh miệng nhếch lên một chút.Tôi muốn đáp trả lại điều gì đó, nhưng lại thấy đầu trống rỗng, hóa ra là Tiểu Nhiễm nói giúp cho Đạm Ngọc, nhưng vì sao? Đầu óc tôi rối loạn, nghĩ đến cái đêm Tiểu Nhiễm gọi điện thoại hẹn Đạm Ngọc ra ngoài…Nhậm Đạm Ngọc thật sự đẹp như một thiên thần, người đàn ông nào cũng muốn giữa nàng lại cho riêng mình… Xem ra tiền bạc lúc nào cũng có ma lực kinh người.- Tất nhiên người được chọn cuối cùng tôi vẫn chưa thể nói chắc là ai, tôi thấy mười cô này đều rất xuất sắc, nên tôi sẽ ra một đề thi. Tôi nghĩ rồi, mười cô này sẽ có cơ hội yêu cầu tôi một điều gì đó, tôi sẽ cố gắng hết sức đáp ứng. Từ những yêu cầu họ đưa ra, tôi sẽ có cơ hội nhìn thấy lòng dạ từng người tốt xấu ra sao. Luật sư Hà, việc này anh giúp tôi nhé. Ai có thể trụ lại lâu nhất, đến được bên tôi, điều đó chỉ có trời mới biết. – Tào Lợi Hồng nói vẻ ngưỡng mộ.Những điều Tào Lợi Hồng nói sau đó, tôi cũng không để ý nghe nữa, cảm thấy như tầng tầng lớp lớp hồ dán dấp dính trong lòng. Trong đầu tôi hiện ra hình ảnh khuôn mặt diễm lệ, đôi mắt trong veo, trên mái tóc là vầng hào quang màu vàng nhạt, ở chỗ tiếp xúc với lông mày, nó hơi uốn cong duyên dáng.Hận nhất là câu cuối cùng tôi thốt ra trước khi ra khỏi văn phòng của Tào Lợi Hồng:- Ông Tào yên tâm, giúp ngài làm tốt việc này là nghĩa vụ của tôi.Nghĩa vụ của tôi, nghĩa vụ của tôi là đem người con gái tôi yêu đặt lên giường tình địch.… Tôi lại thấy đau buồn – con người bé nhỏ đáng thương.Gọi A Lam đi uống rượu, mong được giải thoát khỏi những nỗi đau trong lòng.Nếu như là trước đây, A Lam thế nào cũng nói những câu kiểu như: “Thà rằng cúi đầu trước đồng tiền còn hơn quỳ xuống theo đuổi phụ nữ”. Nhưng bây giờ, A Lam đang yêu rồi, cậu A Lam bây giờ cũng đồng cảm được với sự đau khổ của tôi. Dốc ba ly rượu vào miệng, A Lam liền giúp tôi đề ra một mưu kế động trời, tiền trảm hậu tấu:- Anh cứ giấu đi thôi!- Giấu như thế nào?- Ông tỉ phú không phải yêu cầu mỗi cô đề ra một yêu cầu sao? Giấu đừng để Đạm Ngọc biết, anh cứ thay mặt cô ta hét ra yêu cầu nào đó thật ghê gớm vào, để ông tỉ phú phải phản cảm khó chịu, tất nhiên sẽ đánh trượt cô ả ngay.Tôi nghe thế, vỗ tay hoan hô cho là cao kiến.Nhưng một người đàn ông, để có thể ở bên người con gái trong lòng mình mà cần đến cái thủ đoạn như thế, thật sự cũng có phần hơi thảm hại. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Phần IV - Chương hai mươi Đạm Ngọc mở cửa bước vào căn hộ của Hà Duy, chẳng thấy một ai. Trên bàn ăn lộn xộn những bát đĩa và thức ăn thừa từ mấy hôm trước, lại còn cả một chai nước hoa Lancome mới tinh chưa mở.Đạm Ngọc cầm chai nước hoa lên ngửi ngửi, cảm thấy hơi áy náy.Nàng đành xắn tay áo dọn dẹp lau rửa, rồi chuyển đến ở luôn. Chẳng biết bao giờ Hà Duy mới về, căn hộ có người ở sẽ không đến nỗi bị bụi bặm quá.Thoắt cái đã đến giữa tháng Ba, Đạm Ngọc đến chợ hoa mua mấy giò lan về nhà. Nhà có ít hoa cỏ trông sẽ sáng sủa vui mắt hơn.Nàng lại mua cả mấy con cá vàng về nuôi. Đạm Ngọc đi ra đi vào phòng ngủ và bếp; cá vàng cũng bơi qua bơi lại mấy hòn giả sơn trong bể cá. Có động có tĩnh, Đạm Ngọc sống một mình mới thấy đỡ nhàm chán. Nàng một mình tưởng tượng lúc Hà Duy về sẽ ngạc nhiên vì căn nhà đã trở nên đẹp đến thế.Khi căn nhà đã thật sự giống căn nhà thì Hà Duy trở về.- Anh đi đâu lâu thế? Em tưởng anh trốn đóng tiền nhà nên ở lì dưới quê cơ đấy!Hà Duy vừa về đến nơi, Đạm Ngọc liền vội vàng ra đón, miệng bô lô ba la đủ thứ, giúp Hà Duy xách bớt hành lý và cả một chiếc túi gì đó rất đẹp.- Em vẫn ở đấy cơ à? – Đây là câu đầu tiên Hà Duy hỏi khi nhìn thấy Đạm Ngọc, dường như việc nhìn thấy nàng làm anh ngạc nhiên.- Anh không thích em ở đây sao? - Đạm Ngọc hỏi lại, cười hinh hích, giúp Hà Duy đặt cẩn thận chiếc túi đẹp xuống, nàng hơi hiếu kỳ không biết bên trong là thứ gì. Nàng nhìn Hà Duy, thấy anh ta chẳng nói gì, cũng không hỏi nữa.- Ầy… anh tưởng em ở khách sạn! – Hà Duy nói, mắt không ngừng liếc về phía chiếc túi lộng lẫy kia, vẻ rất căng thẳng.- Ở khách sạn chán lắm! - Đạm Ngọc cười khan mấy tiếng.- Ồ! Con trai Tào Lợi Hồng không đến tìm em sao? – Hà Duy cởi giày đi vào phòng, ngồi xuống đi văng, cố tình hỏi Đạm Ngọc vẻ lạnh lùng, thật ra là muốn thăm dò xem nàng đã biết tin mình được vào trong top 10 cô gái đứng đầu danh sách chưa.- Cậu ta ngày thường phải đi học. - Đạm Ngọc cũng giả vờ vô tư, chạy vào bếp, một lát liền bưng ra tách cà phê đưa cho Hà Duy.Hà Duy nhìn bốn phía, nhìn thấy bề cá vàng trên bậu cửa sổ:- Cá em nuôi đấy à? Anh đã bảo anh không thích nuôi động vật mà!- Nhưng lúc đó anh chỉ bảo động vật phiền phức vì hay bậy lung tung. Còn cá vàng có như vậy đâu! - Đạm Ngọc nói vẻ hơi tủi thân hờn dỗi, nũng nụi dựa vào người Hà Duy.Lần đầu tiên, Đạm Ngọc chủ động đến gần làm Hà Duy ngạc nhiên, không ngờ đến một sự ưu ái như vậy.Đạm Ngọc đã lọt vào danh sách mười người đứng đầu một cách thuận lợi, thậm chí còn là người duy nhất lọt vào mắt xanh của cả Tào Lợi Hồng và con trai ông ta, Đạm Ngọc và bản hợp đồng trị giá ba triệu đã ký… những điều đó làm lòng Hà Duy như có mộ tảng đá to đang đè nặng, như không thở nổi.Lúc đó, Đạm Ngọc đang ở trong bếp nấu cơm, xem ra có vẻ khá vui, miệng không ngừng lẩm nhẩm hát. Hà Duy chẳng biết vì sao Đạm Ngọc lại vui thế, nếu nàng biết mình đã lọt vào top 10 người đứng đầu thì nàng còn vui đến nhảy cẫng lên ấy chứ.Nghĩ đến đây, lòng bỗng thấy có gì chua cay.- À, đúng rồi! Mấy ngày nay anh đều ở quê à? Là ai trong gia đình anh bị ốm thế? – Tiếng Đạm Ngọc từ trong bếp vọng ra.- Anh… là con trai anh. – Hà Duy nghĩ ngợi, rồi quyết định nói thật, anh muốn xem phản ứng của Đạm Ngọc thế nào.- Gì cơ?Quả nhiên Đạm Ngọc kinh ngạc hết sức, nàng không tin vào tai mình, bèn ló đầu ra ngoài, tay vẫn cầm con dao làm bếp. Nàng mở to mắt, nói:- Anh có con trai rồi? Là con nuôi à?- Con trai làm sao mà tùy tiện nhận được. Em sinh một đứa cho anh nhận được chắc?Thấy Đạm Ngọc quả nhiên lập tức đổi thái độ, Hà Duy thấy lòng chùng xuống. Anh chàng lấy thái độ chán chường nhíu mày mắng:- Đồ ngốc!- Anh…Đạm Ngọc sững sờ, nàng không ngờ Hà Duy lại có thể dùng kiểu ăn nói như vậy với mình. Mà rõ ràng trong trường hợp này, anh ta là người sai, vậy mà dám cứng lý mạnh miệng như vậy mắng nàng.- Anh… anh… anh dựa vào đâu mà nói em như vậy? Hà Duy! Hả? Anh dựa vào đâu?Đạm Ngọc giận đến run người, từ bé đến lớn chưa có ai chỉ thẳng vào mặt nàng mà mắng như vậy, nàng kích động tới mức nói không ra lời.- Dựa vào đâu? Dựa vào những việc hay ho em đã làm ấy!Hà Duy gào lên.- Em làm gì hay ho?- Em và con trai Tào Lợi Hồng làm những gì thì em tự biết. Nếu không vì sao nó lại nói giúp em trước mặt bố nó chứ?Suýt nữa thì lỡ miệng nói ra rồi. Cố gắng kìm lại những nghi ngờ và bực bội, cuối cùng Hà Duy cũng nhịn được không hỏi tiếp.- Đêm hôm ấy em và thằng đó làm gì thì chỉ có trời biết.Hà Duy lầm bầm.- Em đã làm gì!? - Đạm Ngọc ngồi xuống đi văng hỏi lại.- Em đã làm gì à? Hừ! – Hà Duy nhại lại lời Đạm Ngọc, “xì” một tiếng.- Đúng đấy! Em đã làm gì nào?Đạm Ngọc bỗng đứng phắt dậy, mấy hôm nay nàng đã nghĩ rất nhiều, nàng thấy có lỗi với Hà Duy. Nàng nghĩ dù sao cũng thuộc về anh ta rồi, nàng sẽ an phận ở bên anh ta suốt đời, nghĩ vậy nàng mới chuyển đến đây ở, muốn làm anh chàng kinh ngạc một phen. Anh ta từ quê quay về, nàng sẽ làm lành với anh, làm anh vui. Ai ngờ mọi việc lại đến nước như thế này, anh ta lại cố sống cố chết tìm lý do gây sự, cãi cọ với nàng!Nàng nghĩ chắc Hà Duy không muốn ở bên mình nữa nên tìm cớ mắng mỏ nàng, mục đích để nàng tự biết mà bỏ đi.Nàng bỗn thấy tủi thân, lệ dâng đầy trong đôi mắt, hét lên:- Anh là người yêu em, nhưng lại không thể cho em một cuộc sống sung sướng, đã không biết điều lại còn nói em không ra gì! Em nói cho anh biết, em từ bé đến lớn chưa làm điều gì để phải hối hận, những sự sỉ nhục kinh khủng nhất em phải chịu đều là từ anh! Anh lại còn lừa em là chưa kết hôn, thật ra đến con trai, anh cũng đã có rồi! Cuối cùng thì anh muốn thế nào đây? Anh chơi bời sự trong trắng của em, phá hoại tiền đồ của em, rồi lại lừa dối em, đến khi không lừa được nữa thì lại đá em đi? Anh nghĩ em là cái thứ người gì? Đàn bà thì dễ bị bắt nạt phải không?Hà Duy nhớ đến đứa con trai ở Tế Nam, đứa con ra sức tìm đủ mọi cách giữ bố ở lại… bỗng nhiên cảm thấy một cơn phẫn nộ không kìm nén nỗi, anh ta hất hàm:- Lừa em cái gì? Anh có con thì làm em khổ sở lắm phải không? Tào Lợi Hồng có con thì em vui vẻ vô cùng? Phải không? Người ta là tỉ phú giàu có mà. Anh là cái gì? Là chó hoang, là rác rưởi?- Anh… im mồm! Anh dựa vào cái gì mà nói những lời đó? Anh dựa vào cái gì mà so sánh với Tào Lợi Hồng? Hai người vốn đã không thuộc một tầng lớp rồi! Người ta nghĩ ngợi những gì hàng ngày, người ta tùy tiện động đậy ngón tay là liên quan tới hàng vạn miệng ăn! Anh là cái gì? Chỉ là sự đau khổ của một kẻ nhỏ nhoi mà thôi!- Cô… đồ đàn bà thối tha… Cút ngay…Lòng tự ái đàn ông của Hà Duy bị đẩy đến bên bờ vực thẳm, anh ta cũng vụt đứng dậy, dùng ngón tay run bắn chỉ ra cửa.- Anh đuổi tôi đi hả?... Tôi đã ở đây bao nhiêu ngày đợi anh về, tôi làm thế vì cái gì chứ… Được rồi, anh đuổi tôi đi! Tốt lắm! Hôm nay tôi sẽ đi, tất cả coi như chấm hết!Rồi Đạm Ngọc bắt đầu vội vã dọn dẹp đồ đạc của nàng, miệng lẩm bẩm gì đó, những giọt nước mắt to như hạt đậu lã chã rơi xuống. Thấy Đạm Ngọc như vậy, Hà Duy tỉnh táo ra đôi chút, muốn an ủi nàng đừng khóc nữa, nhưng không biết mở miệng thế nào, tiếng “xin lỗi” không sao thoát ra khỏi cổ họng được.- Anh là loại người không có lương tâm! Anh sẽ gặp báo ứng cho xem! - Đạm Ngọc đã thu dọn xong, bước ra phía cửa, quay đầu lại rủa thêm một câu đầy hận thù.Hà Duy nhìn đôi mắt nàng đỏ hoe, hai tiếng “Đạm Ngọc” vụt bật ra.Quả nhiên, Đạm Ngọc dừng bước, đứng nguyên ở cửa chờ Hà Duy lên tiếng.- Cái đó là cho em.Hà Duy chỉ cái túi đẹp trên bàn một cách khó khăn:- Là đôi giày em vẫn hằng mơ ước, em nhận đi, em sẽ chỉ có thể ở bên anh.Nói xong, hai chân hà Duy khuỵu xuống sàn.Anh muốn giữ Đạm Ngọc lại, muốn bảo nàng đừng đi tranh cướp cái vị trí đáng nguyền rủa đó nữa mà hãy ở lại bên anh. Thế nên anh đã liều mạo danh Đạm Ngọc yêu cầu Tào Lợi Hồng mua đôi giày cao gót giá 100 nghìn. Nhận đôi giày, có nghĩa là Đạm Ngọc sẽ vĩnh viễn không thể đến bên Tào Lợi Hồng được nữa.- Anh… mua cho em sao?Đạm Ngọc quả nhiên dừng lại ở bậu cửa, nhìn Hà Duy đầy kinh ngạc, khuôn mặt vẫn còn vương những giọt nước mắt chưa kịp khô.Tất nhiên, Đạm Ngọc đã hiểu nhầm.Thế nhưng Hà Duy sẽ phải giải thích thế nào về việc đôi giày đó là tiền của nhà tỉ phú chứ không phải của anh, và nếu như nàng nhận đôi giày này có nghĩa là nàng sẽ không còn cơ hội đến với cuộc sống giàu sang nàng mơ ước nữa.Khi anh nhìn người đẹp Đạm Ngọc, vì đôi giày mà kích động đến nỗi đỏ bừng mặt, toàn thân run bắn lên cảm động… thì anh sẽ mở miệng như thế nào…Thế nên, Hà Duy khó khăn xua những ý nghĩ ra khỏi óc rồi gật đầu.- Anh thật sự vì em mà mua một đôi Manolo? Em không nghe lầm đấy chứ? - Đạm Ngọc từng bước đi đến bên chiếc túi, tay mở ra mà vẫn không dám tin cho đến khi nhìn thấy đôi giày lộng lẫy. – Đúng là nó rồi! Đúng là nó rồi!Đạm Ngọc liên tục lẩm bẩm câu đó. Trong khoảnh khắc, Hà Duy ước sao mình được biến thành cái “nó” đó, biến thành đôi giày cao gót đó của nàng.Người đẹp Nhậm Đạm Ngọc nét mặt mê mẩn xỏ thử đôi giày vào chân. Dường như mỗi tế bào trong con người nàng đều kích động đến run rẩy. Mặt trời chiếu rọi vào căn phòng, ánh lên màu xanh của hoa lan, không khí thanh tĩnh thoải mái, căn phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng. Cá vàng nhàn nhã phe phẩy cái đuôi bơi qua bơi lại trong bể.Chỉ có… một vị thiên thần… đã lấm bụi trần.Bao nhiêu lần Hà Duy muốn giật lấy cái đôi giày trong tay Đạm Ngọc, đốt đi, hoặc xé tanh bành ra, rồi cương quyết kéo tuột Đạm Ngọc vào phòng. Lúc đó, mọi thứ mới có thể yên tĩnh được.Thế nhưng, lý trí của Hà Duy không cho anh làm thế. Những đau khổ trong tình yêu, là nỗi đau của những kẻ hèn nhát… Hà Duy, mày quả là một thằng hèn.Nhậm Đạm Ngọc rất thực dụng, Nhậm Đạm Ngọc cần tiền tài hơn tình yêu.Khi Đạm Ngọc được voi đòi tiên, bỏ anh để chạy theo ông tỉ phú nhiều tiền tài, anh thật sự không biết những tư tưởng đó là do xã hội tạo nên hay là vốn đã tồn tại từ trong bản chất con người?- Anh yêu? Em thật sự không biết phải cảm ơn anh thế nào nữa! Em thật sự… Em bây giờ đang xúc động quá! Anh không hiểu được đâu!Đạm Ngọc vừa bối rối vừa vui mừng, cố gắng bày tỏ cảm xúc với Hà Duy, những lời từ tận đáy lòng làm người khác cảm động sâu sắc. Đôi mắt trong như ngọc lấp lánh nước.Nhậm Đạm Ngọc, lần đầu tiên gọi “Anh yêu”.Hà Duy dáng vẻ bối rối ngồi xuống đi văng, nhìn cô người yêu xinh đẹp và đôi giày cũng đẹp không kém, đang đi đi lại lại trong phòng, anh bất lực nhắm mắt lại, thở dài, vẻ như đang chìm trong sự chán chường suy sụp của chính mình.Rồi Đạm Ngọc lần đầu tiên chạy đến trước mặt Hà Duy, túm lấy anh chàng hôn chụt một cái, rất mạnh, thậm chí làm cho cái tôn nghiêm nam tính của Hà Duy hoàn toàn vỡ vụn.- Em không đi nữa sao? – Hà Duy lạnh lùng hỏi, câu hỏi có thêm chút vị châm biếm.- Em vốn có định đi đâu, vừa rồi chỉ là để dọa anh thôi! Em mà đi thì lấy ai nuôi cá vàng? Em đoán chắc anh không nghĩ đến chuyện cho chúng nó ăn đâu, chắc chỉ vài ngày là chết toi hết. Người bán cá nói với em là có một chú sắp sinh em bé rồi. - Đạm Ngọc không đổi sắc mặt, nhẹ nhàng nói, vẻ nũng nịu hiền lành. Rồi nàng cởi giày ra đem vào phòng ngủ, vẻ thành kính cẩn thận cất vào trong tủ.- Cảm ơn anh nhiều lắm! Em thích đôi giày đó kinh khủng! Yêu như cuộc sống của em vậy! Đến mức hàng đêm em đều mơ về nó! Em biết đắt như vậy, anh phải cố mua chắc là xót lắm! Em sẽ đền bù cho anh! Thật đấy!Đạm Ngọc từ phòng ngủ đi ra, điệu bộ khoa trương. Nói đến từ “đền bù”, nàng đeo thêm vẻ ngượng nghịu như một cô thiếu nữ mới lớn.Hà Duy bỗng cảm thấy trước mặt mình là một cô gái bán hoa lẳng lơ đĩ thõa, chợt thấy buồn nôn.- Hôm nào đưa em đi gặp gia đình anh nhé. - Đạm Ngọc chợt nói nghiêm túc.- Hả? cái gì? – Hà Duy nhất thời chưa kịp hiểu câu nói của nàng, hoang mang hỏi.- Ngốc! Tất nhiên là để em làm quen với họ rồi!Hà Duy nhìn Đạm Ngọc, mãi sau mới hiểu ra, thế nghĩa là Đạm Ngọc đồng ý lấy mình hay sao? Đây là điều anh vẫn hằng ao ước, anh nên vui mừng vô kể mới phải!Nhưng lúc đó, không thấy niềm vui nào xuất hiện, anh trầm lặng không nói gì.- Con trai anh chắc là trông giống anh lắm nhỉ? Ha ha, hay thật, một nhóc Hà Duy con, quá hay!Đạm Ngọc nói, dựa đầu vào vai Hà Duy, vừa tưởng tượng vừa cười hinh hích.Hà Duy lại chẳng có ý định kể cho nàng một câu chuyện khác hay ho hơn, chuyện một người đàn ông dùng tiền của một ông tỉ phú mua một cô vợ cho mình.Buổi tối, lúc hai người đang hôn nhau say đắm, Hà Duy chợt ngửi thấy một mùi hương lạ.- Lọ nước hoa anh mua cho em mà, anh quên rồi à? - Đạm Ngọc nói dịu dàng.Rồi hà Duy đắm mình trong mùi hương sang trọng ấy mà làm tình, suýt chút nữa liệt dương.Liền mấy hôm sau, Hà Duy cứ hy vọng có một thằng trộm nào đó đến vơ vét hết đồ đạc trong nhà đi, lấy luôn cả cái lòng tự tôn đang bị tổn thương nghiêm trọng kia đi nữa. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương hai mươi mốt Mấy con cá vàng Đạm Ngọc mua, ngày qua ngày, cứ bơi trong bể đầy mãn nguyện. Có một thời tgian, tôi vô cùng ngưỡng mộ chúng, chẳng buồn chẳng lo, thích thì bơi qua bơi lại giữa làn nước, không thích thì nằm đờ ra dưới đáy bể, chẳng ai kêu ca làm gì. Đạm Ngọc bảo tôi thiếu ý chí. Đạm Ngọc thường nghĩ là đàn ông thì phải thật cứng rắn, làm việc cẩn trọng, tạo dựng được sự nghiệp lớn… Thế nên, khi nhìn tôi, nàng đều hận sao sắt chẳng thành thép, cá chép chẳng hóa rồng, lắc đầu thất vọng. Có lúc tôi thấy Đạm Ngọc nghiêm khắc trong những yêu cầu đối với tôi quá. Từ hôm tặng đôi giày cho Đạm Ngọc đến nay đã một tuần, những trở ngại trong tâm lý tôi, theo dòng thời gian cùng sự dịu dàng của người đẹp, đã nhẹ nhàng trôi tuột đi mất. Chỉ thỉnh thoảng, tôi mới nghĩ đến thái độ của Đạm Ngọc sẽ ghê gớm đến đâu khi nàng phát hiện ra chân tướng sự việc. Mọi thứ có vẻ như đã đi vào nề nếp. Đạm Ngọc giờ giống như một người phụ nữ nội trợ chính hiệu, công việc chủ yếu là mua sắm, kiêm làm việc nhà. Ngày nào trước khi tôi đi làm, nàng cũng thủ thỉ khuyên tôi nên đối với lãnh đạo thế nào, đối với khách hàng thế nào, đi ra ngoài phải có phong độ thế nào mới hay, vân vân và vân vân… huyên thuyên liên tục, không nghỉ. Nàng luôn nghĩ rằng nàng khôn ngoan già dặn hơn tôi, tôi làm gì nàng cũng chê bai. Bỗng nhiên cảm thấy có một người đàn bà ngày nào cũng quản lý mình, ngày ngày ở trước mặt lầm bầm, thật sự là một việc chẳng sung sướng gì. Tôi chỉ muốn có một người vợ đơn giản, một gia đình bình thường, ngày ngày vui vẻ đi làm, tan sở về nhà ăn cơm xong hai vợ chồng nắm tay nhau đi dạo, buổi tối cùng vợ xem tivi, đôi lúc sẽ đi du lịch… cuộc sống ngày ngày êm đềm, chỉ như thế là đủ. Tuy chẳng có gì phi phàm, nhưng hạnh phúc. Nhớ lại mấy hôm trước cùng Đạm Ngọc đi xe buýt về nhà. Lúc đó đúng vào giờ cao điểm, xe nào cũng chật cứng người. Thấy thế, Đạm Ngọc nhíu mày đòi đi taxi, tôi bảo đi xe buýt cho rẻ. Xe đến rồi, cả đám người chờ đợi lúc này như phát điên, ra sức tranh nhau leo lên. Tôi cũng hòa vào đám đông điên cuồng ấy, cuối cùng chiếm được gai chỗ, liếc nhìn Đạm Ngọc sung sướng vẫy tay, dươg dương tự đắc. Mãi sau mới thấy Đạm Ngọc chậm rãi bước tới, vén gấu váy, khịt mũi lên xe, ngồi xuống bên cạnh tôi. Trong xe đã đầy chật người, nhưng đến trạm sau đó, tài xế vẫn dừng lại. Chiếc xe tiếp tục há mõm nuốt thêm những con mồi mới. Đạm Ngọc chán chường quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ. Lúc xe sắp chuyển bánh, cửa tự động đang từ từ đóng lại thì nghe tiếng một người đàn ông hét to gọi tài xế: “Bác tài xế! Này! Đừng đi vội!” Mọi người trên xe đều quay lại nhìn xem chuyện gì, nhưng chỉ thấy một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, bế một đứa bé chừng một tuổi trên tay, vừa kịp nhào lên xe, một tay vẫn còn ở phía ngoài. Người thiếu phụ bên cạnh anh ta đang bối rối cố giúp chồng kéo cánh tay vào… Lúc mua vé xe, chiếc ví rút mãi không ra, rút ra được rồi thì không có tiền lẻ, đứa bé khóc ngằn ngặt, người bán vé trừng mắt tức giận… Đạm Ngọc bình tĩnh nhìn tôi, nói lạnh lùng: - Đấy là chúng ta mấy năm sau phải không? - Cái gì? – Tôi nhất thời chưa hiểu rõ ý nàng, ngỡ ngàng hỏi lại. - Nếu như cùng nhau kinh qua khổ sở mới là tình yêu thì đây, không còn nghi ngờ gì nữa, chính là một ví dụ tiêu biểu của thứ ái tình trong mơ đó rồi. – Đạm Ngọc nói. - Ha ha, em lại thế rồi, sao em cứ phải hám lợi thế nhỉ? Ai bảo cứ cùng nhau chen chúc trên xe buýt thì không phải là tình yêu? Ngốc! Người giàu có làm sao được thứ hạnh phúc đặc biệt này chứ? – Tôi cười nói. - Nếu có tiền là tội ác, vậy hai vợ chồng và đứa bé kia, vì tiết kiệm mười tệ đi taxi mà chịu khó chen chúc trên xe buýt, anh chồng mệt đến vã mồ hôi toàn thân kia mới là anh hùng dân tộc phải không? Một người chồng tài giỏi có thể ngày ngày đưa vợ đi khắp các nhà hàng, nếm món ăn các nước trên thế giới cũng là có tội hay sao? - Đạm Ngọc nghiêng đầu nhìn tôi thách thức, nhẹ nhàng phản bác lại. - Cũng không nói thế được… Lúc này xe bắt đầu từ từ di chuyển, đôi vợ chồng trẻ vừa lên xe lúc nãy không biết vì chuyện gì bắt đầu cãi nhau. - Khi tình yêu, đam mê và lãng mạn biến thành trách nhiệm, chen xe buýt cũng sẽ trở thành lý do phát sinh hiềm khích giữa đôi tình nhân. - Đạm Ngọc nhìn đôi vợ chồng nọ, nói lạnh lùng. Tôi ngậm miệng không nói gì. - Có những người vung gậy đánh gôn trong sân gôn rộng lớn sang trọng, mệt rồi thì làm mấy phát spa, massage; có người lại ngồi một xó trên vỉa hè thành phố bưng cái mũ rách, vì một hai hào mà khua môi múa mép đủ kiểu, xin được thì sung sướng chạy về nhà khoe với vợ. - Đạm Ngọc nhìn ra phía ngoài cửa sổ xe. – Anh ngồi ở chỗ này trên xe buýt, anh cũng vì lý do “Tôi ngồi còn có người phải đứng” mà sung sướng, thỏa mãn phải không? Tôi vẫn không biết nói gì, đành cũng nhìn ra ngoài cửa sổ, bên ngoài, những tòa nhà cao chọc trời. Đạm Ngọc tiếp tục nói, không phải kiểu chanh chua hàng tôm, hàng cá, nàng chỉ nhẹ nhàng: - Vì sao em không thích bon chen tranh chỗ trên xe? Ở cái thế giới đông đúc này, đông đúc là niềm vui của người nghèo. Anh xem những tòa nhà chọc vào mây ngoài kia kìa, người giàu thông minh lắm, họ vĩnh viễn luôn ở chỗ cao, hít thở không khí trong lành, lúc nhàn rỗi lại có thể sung sướng thoải mái mà nhìn xuống đám nhân loại đang chen chúc nghẹt thở bên dưới, đắc ý nhìn cái vất vả của người khác. Trung Quốc 1,3 tỉ nhân khẩu, người có tiền sẽ có một không gian riêng biệt. Những thứ này anh đã nghĩ đến bao giờ chưa? Đạm Ngọc nói chậm rãi, đôi mắt nàng trợn lên, ánh mắt sắc nhọn đâm thẳng về phía tôi. Những lúc như vậy, tôi chỉ ước mong sao có cái hố cho mình đâm đầu xuống cho rồi. Tôi nhìn khuôn mặt xinh đẹp của nàng, thái độ lộ rõ ràng sự ngưỡng mộ và khát vọng của nàng đối với cuộc sống giàu sang. Tôi thậm chí có thể đoán chính xác nàng đang nghĩ gì: nàng ước ngay lúc này một vị đại tỉ phú sẽ từ trên cao thả chiếc thang mây xuống cho nàng, chẳng còn bon chen, chẳng còn tiếc nuối. Vào lúc đó, tôi chợt thấy ở Đạm Ngọc một hình ảnh mới: trong khi bát cơm tôi cho là nhạt như nước lã, nàng thậm chí không hề cười với tôi một nụ cười cho ra cười. Đó là người đẹp Nhậm Đạm Ngọc. Có lúc thậm chí tôi thấy hơi sợ Đạm Ngọc. Khi tôi trân trọng yêu quý bạn gái mình thì nàng lại lý do đó để trách tôi nhu nhược. Rõ ràng đang sống với người tôi yêu thương, nhưng sao tôi không hề cảm thấy chút hạnh phúc nào? Thật là đáng sợ. Tôi muốn chạy trốn. Có ý nghĩ như vậy rồi, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhõm hơn nhưng đồng thời cũng áy náy. Nên khi Đạm Ngọc chẳng biết vô tình hay cố ý, lại nhắc đến việc hai chúng tôi không hợp nhau, tôi cũng chẳng thiết phản ứng dữ dội như ngày trước nữa. Tôi chỉ nhìn nàng, biểu thị sự đồng tình không lời. Một cô gái như Đạm Ngọc thật sự cần người đàn ông như Tào Lợi Hồng, một người đàn ông như thế mới đủ cho nàng yên tâm dựa dẫm. Có lẽ đôi vai tôi thật không đủ rộng, đối vối Đạm Ngọc. Thế nên khi giờ phút ly biệt đến, tôi cũng không cảm thấy quá đường đột. Chiều tối hôm đó, không khí có phần thê lương bi thảm. - Sao anh lại lừa dối em? – Tôi đang ở trong bếp, bỗng Đạm Ngọc đột ngột xuất hiện, đứng ở cửa bếp. - Hả? Gì cơ? – Tôi vẫn tiếp tục công việc, cố gắng trấn tĩnh tuy trong lòng bắt đầu hoảng. Nhưng câu nói tiếp theo của Đạm Ngọc làm tôi sững sờ đến buông rơi chiếc bát trên tay. - Em lọt vào top ba người dẫn đầu. – Nàng nói, đôi mắt nhìn tôi thù hận. Vừa ăn cơm xong, tôi đi rửa bát như bình thường. Vốn tôi đang cầm chiếc bát to màu trắng, dùng khăn lau cẩn thận cho khô. Làm việc nhà được mấy tháng, gần đây Đạm Ngọc thường bực bội nói với tôi da nàng bị nước tẩy rửa làm hỏng, tay nàng vì rửa bát mà giờ này đều thành có chai rồi. Từ đó, tôi thương nàng, nhận việc rửa bát. Nghe xong câu nói của nàng, chiếc bát trên tay tôi rơi xuống, “choang” một cái trên nền đất, vỡ thành mấy mảnh trắng ởn. Phản ứng đầu tiên của tôi là giả vờ bình thản. Tôi bảo nàng đùa hay sao. Nàng liền lạnh lùng nhìn tôi: - Anh đã biết tôi lọt vào top ten từ lâu nhưng anh không hề nói cho tôi biết! Và đôi giày Manolo này vốn cũng không phải do anh mua. Tôi hít một hơi dài, gật đầu. Nàng sớm muộn gì cũng biết, chỉ là tôi không ngờ những tin tức lại đến tai nàng nhanh đến vậy. Mà tôi cũng chưa biết chuyện nàng lọt vào top ba người dẫn đầu. Đôi mắt nàng làm tôi không lạnh mà run. Sau đó, nàng bắt đầu quỳ xuống nhặt những mảnh bát vỡ trên sàn, từng miếng, từng miếng cho vào lòng bàn tay. Nàng cúi xuống nên tôi không nhìn thấy rõ khuôn mặt nàng. - Sao lại thành ra như thế? – Nàng nhìn những mảnh vỡ, ai không biết chắc sẽ tưởng nàng đang tiếc cái bát bị rơi. Tôi từ đầu đến cuối không dám nói gì, tôi cũng không biết nên nói gì cho phải. Tôi đợi những lời mắng nhiết Đạm Ngọc sắp dành cho tôi. Sau đó, tôi nghe thấy Đạm Ngọc bật ra một tiếng thở dài, nói bình thản không nhanh không chậm: - Cái kết cục này tôi thật sự chưa bao giờ ngờ đến, tôi thật không biết nên cảm ơn anh hay thù hận anh nữa. Nàng đờ đẫn ngồi xuống chiếc ghế trong bếp. Một lúc lâu sau, đầu óc tôi vẫn như trống rỗng. Cuối cùng tôi nói, giọng khàn đi: - Em đi đi. Khi bạn không có mấy hy vọng chiến thắng thì bạn cũng sẽ chẳng chờ đợi chiến thắng nhiều. Nhưng khi bạn đã nhìn rõ chiến thắng ở trước mắt rồi, thậm chí có thể sờ vào nó rồi thì tình hình lại hoàn toàn khác. Đạm Ngọc bây giờ đã có thể bắt tay với chiến thắng rồi. Tôi không muốn làm khó nàng, nên tôi nói ra câu đó. Lúc đó, Đạm Ngọc đứng bật dậy, tôi đã hy vọng nàng tặng tôi một cái tát kèm theo những lời sỉ vả: “Anh là đồ súc sinh không có nhân tính! Tôi là kiểu đàn bà để anh vẫy một cái là chạy đến, xua một cái là đi hay sao? Anh xoi thường tôi vậy sao? Tôi nói cho anh biết, tôi không đi, cả đời sẽ không đi!”… Tôi thật sự hy vọng. Nhưng nàng chẳng nói gì, nàng chỉ nói lãnh đạm: - Rửa bát xong chưa? Mình ra ngoài đi dạo đi! Tôi hiểu điều nàng nói – ra ngoài đi dạo, sau đó là sự chia ly không lời. Tôi khoát thêm áo, ngồi trên đi văng đợi Đạm Ngọc thay đồ. Nhưng nàng không thay, thậm chí cũng chẳng chải tóc nữa, chỉ đơn giản rửa tya rồi đi cùng tôi ra ngoài. Xe đạp của A Lam, tôi vẫn chưa kịp trả. Bây giờ để ở chân tòa chung cư, bị kẹp giữa hai chiếc xe trông thật đáng thương. Lúc đi qua chiếc xe đạp, Đạm Ngọc nhẹ thở dài. Thời tiết điển hình mùa xuân tháng Tư, mặt trời chỉ còn lại một nửa, treo lơ lửng trên cành cây xào xạt lá. Gió thổi nhẹ nhàng, như sợ thổi bay mất những cảm xúc phơi phới sắc xuân của con người. những đám mây dày đặc phía chân trời, khi gió thổi đến chúng vẫn lười biếng chả thèm động đậy. Rặng liễu bên hồ đã đâm những chồi cây mới. Mọi người đi qua đi lại không cẩn thận sẽ bị cành liễu quệt qua mặt nhồn nhột. Những đôi tình nhân ngồi trên ghế đá, tay nắm tay cười đùa. Tôi và Đạm Ngọc hòa vào cùng họ, tưởng như là cùng một loại. - Ở đây thật là thích hợp cho việc đi dạo, ngày trước chẳng biết, anh gọi em đi em lại không chịu đi. Đạm Ngọc nói, nhìn tôi cười ngốc nghếch, rồi lại nói tiếp một câu nữa làm hỏng hết cả cảnh đẹp xung quanh: - Em vẫn nhớ bản hợp đồng giữa chúng ta. Tôi lịch sự cười đáp lại, vẫn nhìn về phía trước chẳng nói gì. Ngày trước, ăn cơm tối xong, Đạm Ngọc không đi loanh quanh mua sắm thì cũng chỉ tắm rửa đi ngủ. mỗi lần tôi đề nghị ra bờ hồ đi dạo, nàng đều tìm một loạt lý do từ chối, hoặc nói thẳng: “Những người nghèo bằng lòng với hiện tại mới thích những chỗ đó. Ngày nào cũng đi thì sẽ cảm thấy cuộc sống mình vẫn đang trôi đi. Người già chẳng có việc gì đi còn được, thanh niên đi mất cả ý chí sống! Không đi!” Thế nhưng hôm nay, đến đây đi dạo lại là ý kiến của Đạm Ngọc, có vẻ như nàng đang cố gắng lần cuối cùng làm những điều tôi thích. Để an ủi tôi, sau đó sẽ rời xa tôi mãi mãi. Lòng tôi không hiểu sao bỗng có vị gì cay đắng. Vừa đi chậm lại, đã có bao nhiêu người vượt qua chúng tôi. Ví dụ như hai ông bà cụ trước mắt. Tóc hai người đều đã bạc trắng, cụ bà một tay nắm tay người bạn đời của mình, tay kia chống gậy, vượt lên phía trước chúng tôi. Bước chân của hai cụ dường như không được vững chãi, nhưng rất an nhàn. Dưới ánh chiều tà, họ cùng đi trên con đường hoàng hôn mênh mang. Cái nắm tay của hai cụ chính là ví dụ dễ hiểu nhất về tình yêu bình dị, cái tình yêu làm cảm động những đôi tình nhân, làm họ tràn đầy giấc mơ tương lai đẹp đẽ. Thế nên, tôi bắt đầu tưởng tượng đó là hình ảnh tôi và Đạm Ngọc sáu mươi năm sau. Tôi mơ mộng tình yêu của chúng tôi sẽ có thể kéo dài đến sáu mươi năm nữa. Đạm Ngọc nhiển nhiên cũng nhìn thấy, nàng mở to đôi mắt, im lặng nắm lấy tay tôi. Bàn tay tôi to lớn thoáng chốc cũng nắm lấy tay nàng bé nhỏ, tình yêu sao mà ấm áp, dịu dàng và yên ả đến rơi nước mắt. Nhưng chỉ giây sau đó, tôi như chợt nhớ đến điều gì, liền chủ động buông tay nàng ra. - Nếu để người của Tào Lợi Hồng nhìn thấy thì không hay đâu. – Tôi nói. Đạm Ngọc cúi đầu, không nói gì nữa. Hai bàn tay đã rời nhau như thế, một cái buông thõng chơ vơ bên người tôi, cái kia ngượng ngùng trốn vào trong túi áo khoát của Đạm Ngọc. Suốt trên đường, tôi và nàng gần như không nói gì nữa, chỉ im lặng bước đi, vòng một vòng quanh khu gần nhà tôi rồi quay về. Chiều tối hôm đó, câu cuối cùng Đạm Ngọc nói với tôi: “Sao anh không phải Tào Lợi Hồng!?” Tiếng nàng rất nhẹ, nghe rất tuyệt vọng. Mấy tháng trước, Lý San cũng nói một câu như thế, mấy tháng sau thì đến lượt Đạm Ngọc lặp lại, tôi cảm thấy mình bị sỉ nhục sâu sắc. Tôi chỉ im lặng bước đi, không trả lời. Tối hôm ấy, Đạm Ngọc ở lại nhà tôi, không về khách sạn, làm tôi vô cùng ngạc nhiên, và cũng mừng thầm, lòng cầu mong một điều kỳ diệu thực sự sẽ đến. Nằm dài trên giường, Đạm Ngọc chủ động hôn tôi, tôi lập tức trở mình đè nàng xuống dưới. Tôi bắt đầu cởi bỏ những thứ quần áo trên người nàng, những chỗ có khuy móc lại càng làm tôi dữ dội hơn, giống như một con thú hoang được uống xuân dược vậy, tôi xé bỏ thẳng tay. Tôi để Đạm Ngọc ngồi trên người mình, tóc nàng lòa xòa, ngỗ ngược bay lả tả, đôi môi đỏ au, ánh mặt lịa ngược lại, có vẻ thẹn thùng. Tất cả làm tôi như mê đắm. Thân thể trắng mịn nõn nà của nàng, in hằn những vết cào thô lỗ của tôi, không ngừng lay động, vẫy gọi trên người tôi. Bỗng nghĩ đến thân thể này chỉ ít nữa thôi cũng sẽ lay động như vậy trên cơ thể một người đàn ông khác… tôi liền tàn nhẫn thẳng người dùng lực tiến vào luôn tận cùng. Đúng lúc tôi đang thỏa mãn đến sắp điên lên thì… một giọt nước rơi trên mặt tôi. Tôi ngạc nhiên ngẩng lên nhìn, thấy khuôn mặt Đạm Ngọc đẫm nước mắt. Tôi lập tức dừng lại, vì những giọt nước mắt thật sự đang tuôn ra như suối. - Sao thế em? – Tôi dịu dàng đặt nàng xuống, để nàng nằm trên giường. Đạm Ngọc càng khóc dữ hơn, nàng dùng răng cắn chặt đôi môi, cố gắng không để phát ra tiếng nức nở, nhưng thân thể nàng thì không tránh khỏi co giật run rẩy. - Đạm Ngọc, sao thế? Anh làm em đau à? – Tôi cúi xuống hỏi nàng, lòng đau nhói. Nàng lắc đầu. Vậy thì lý do nàng khóc rất dễ giải thích rồi, ngày mai nàng sẽ rời xa người nàng yêu, nàng dùng thân thể mình chứng minh nàng thật sự không nỡ. Đạm Ngọc không để ý đến tôi, nàng vẫn khóc. Tôi ngồi một bên, cảm thấy chân tay thừa thãi. Điều duy nhất tôi có thể làm là dùng chăn nhẹ nhàng phủ lên thân thể nàng. Nàng vẫn khóc, khóc đến thương tâm, khóc như thể người yêu nàng bị giết chết và nàng bắt buộc phải cải giá. Nhưng tôi không bị giết, tôi vẫn đang ngồi bên cạnh nàng, vậy mà nàng vẫn tỏ ra đau khổ như vậy, thật là làm người khác hoang mang. Thế nên trước những giọt nước mắt chân thành của Đạm Ngọc, tôi bỗng thấy muốn cười, cười nhạo báng thật to. Nếu lúc đó nàng nói một câu đại loại kiểu như: “Em thật không muốn rời xa anh”, chắc tôi sẽ không nhịn nỗi cho nàng một cái tát, mắng nàng đúng là đồ đĩ đượi. May mà dường như Đạm Ngọc cũng hiểu được điều đó nên chỉ lặng lẽ khóc một mình. Lúc đó, tôi cảm thấy đầu óc rối rắm, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, tôi liền trở mình đi vào giấc ngủ. Trước khi ngủ, tôi lạnh lùng nói một câu: - Nếu em muốn đi vá màng trinh thì cứ nói, anh sẽ giới thiệu cho em một bệnh viện, anh quen một bác sĩ ở đó. Hai chữ “màng trinh”, tôi cố tình phun ra vừa hận vừa chuẩn, sau đó không nghe thấy Đạm Ngọc khóc một tiếng nào nữa. Căn phòng im lặng tựa bầu trời bị bao phủ mây đen. Sáng sớm thức dậy, mặt trời đã chiếu đầy vào phòng. Bữa sáng trên bàn với bánh mì, xúc xích và sữa nóng, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng. Những bông hoa lộng lẫy trong nắng vàng, lũ cá vẫn tung tăng trong bể, an nhàn thoải mái như chưa bao giờ thay đổi. Mọi thứ vẫn y như cũ! Đến không khí cũng dường như vẫn là bầu không khí của ngày hôm qua. Chỉ có một khác biệt nhỏ như con kiến, rất khó phát hiện mà thôi, ha ha, nếu không phải do những giọt nước mắt nhắc nhở thì chắc tôi đã quên tiệt mất rồi… Mở to đôi mắt tìm kiếm, lật cả chiếc gối thơm mùi hương lên, tất cả chỉ còn là một khoảng trống. Khi tôi ngoạm bữa sáng giàu dinh dưỡng nàng chuẩn bị cho tôi trong những giọt nước mắt thì có lẽ nàng đã đi xa, xa lắm rồi. Cả căn phòng bồng bềnh nỗi đau lúc ẩn lúc hiện. Điều an ủi duy nhất là: tất cả, cuối cùng đã trở về yên tĩnh. Một lát sau, Tào Lợi Hồng gọi tôi đến văn phòng gặp ông ta, tôi mới rõ sự thật. Hóa ra những cô gái lọt vào top 10, ai cũng được yêu cầu một món quà nào đó. Thật ra điều này là một hình thức kiểm tra, là đề thi mà Tào Lợi Hồng ra cho các cô. Nếu như bình thường, con người to mồm bộc tuệch bộc toạc như tôi chắc chắn đã làm Đạm Ngọc trượt thẳng cẳng rồi. Đây là ý kiến của viên thư ký Lý Bân. Anh ta nói những cô gái đến phỏng vấn chắc chắn là vì mấy chữ “đại tỉ phú”, điều này là rõ ràng, nhưng những người rõ là tham tiền mà lúc này lại giả vờ từ chối món quà, hoặc đăng ký một yêu cầu đơn giản dễ thực hiện là đã nhầm to. Ngược lại, lợi dụng kiểu tư duy này, Tào Lợi Hồng có thể thấy được ai là người thẳng thắn, ít tính toán. Tào Lợi Hồng nghe cũng có lý, dù sao những cô gái đến phỏng vấn cũng đều là dạng người thích hư vinh, vậy thì sao không tìm một cô gái thích hư vinh thật thà nhất? Thế nên lọt vào top ba người dẫn đầu là ba người đòi món quà giá trị cao nhất. Tôi bỗng thấy thật nực cười, tôi nghĩ hết cách để làm Đạm Ngọc thất bại, cuối cùng lại vô tình dọn đường cho nàng thoải mái bước đến thành công. Nhưng dù sao, nói thật lòng, từ một góc độ nào đó mà nói, tôi cũng có cảm giác thoải mái dễ chịu, để tuột khỏi tay cô gái vốn chẳng thuộc về mình, đối với cả hai đều là chuyện tốt. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương hai mươi hai Mất đi rồi, quên hết rồi &quot;Trước việc lớn cả đời là kết hôn, nhi nữ thường tình có thể cầm lên được thì cũng bỏ xuống được, mà lại phải bỏ xuống thật triệt để, không lưu lại một tí vết tích nào&quot;. Đấy là câu châm ngôn của Nhậm Đạm Ngọc tôn thờ. Nói ra thì dễ nhưng làm mới khó. Hà Duy đã lấy đi cái trong trắng của Đạm Ngọc, lại còn dùng đôi giày để lừa tình cảm của nàng, cứ theo như thế thì Đạm Ngọc nên cho anh ta một cái tát và hận anh ta đến suốt đời mới phải. Nhưng sờ lên đầu gối chẳng thấy một chữ &quot;oán hận&quot; nào, bởi vì Đạm Ngọc biết, anh ta yêu nàng. Có lúc vì tình yêu của Hà Duy, Đạm Ngọc đã suýt có những quyết định vội vàng ngốc nghếch, ví như chuyện nàng nói muốn Hà Duy đưa về Tế Nam chẳng hạn, hay là chuyện nàng định bảo con trai Hà Duy gọi nàng bằng mẹ kế... cứ nghĩ đến lại thấy sợ. Đạm Ngọc ngồi trước đôi giày Manolo giá 100 nghìn, nhẹ nhàng vuốt ve bề mặt da. Nếu xỏ đôi Manolo này vào, đi trên đường phố, tự nhiên thoải mái có một không hai, dáng vẻ cao quý không ai sánh kịp, đi nó cũng giống như đi trên tiền tài, quyền lực vậy, tuyệt đối ở vị trí cao hơn người khác rất nhiều, rất rất nhiều. Đấy là giấc mơ suốt bao nhiêu năm của Đạm Ngọc, giấc mơ đó xem ra xa xôi đến không thể với tới, nhưng chỉ cần Tào Lợi Hồng nhúc nhích ngón tay là có thể thành hiện thực rồi. Bỗng nhớ lại lúc cùng Hà Duy đi dạo bên hồ, giống như một đôi vợ chồng thành thị, lòng nàng bỗng đầy ấp những mơ ước như thời lãng mạn ngây thơ... Một bên là đôi giày giá 100 nghìn, một bên là tình yêu mà cả thế giới đều có. Nếu như thật sự phải định giá cho tình yêu, có lẽ nó cũng chẳng đáng đến một xu. Đạm Ngọc nhớ đến câu nói của Hà Duy tối qua: &quot;Nếu em muốn đi vá màng trinh thì cứ nói, anh sẽ giới thiệu cho em một bệnh viện&quot;. nàng cảm thấy như có từng cơn từng cơn ớn lạnh nổi lên sau lưng. Anh ta đeo cái mặt coi thường khinh bỉ, như thể muốn nói: cái màng trinh của mày thật là thứ rẻ tiền dễ mua. Tao đã dùng rồi, bây giờ tao trả mày. Nhưng dù sao Đạm Ngọc biết, anh ta chỉ cố gắng một cách đáng thương để bảo vệ lòng tự tôn của mình mà thôi. Ngoài đường, những tờ quảng cáo vá màng trinh nhiều như nấm sau mưa, không ở đâu là không thấy. Nó được viết rõ ràng ở những tấm biển treo trước cổng bệnh viện hoặc thẩm mỹ viện chỉnh hình ngoại khoa, ngang nhiên đập vào mắt những người qua đường. Đạm Ngọc đứng rất lâu trước cổng một bệnh viện xem ra có vẻ chính quy một chút. Nàng do dự hồi lâu, lén lút nhìn quanh xem có ai chú ý đến mình không, cứ như thể người khác vừa nhìn đã biết ngay Đạm Ngọc không phải bị bệnh mà là đi vá màng trinh vậy. Cuối cùng, thấy một cô gái đang đi vào, nàng đành đánh liều chui vào theo. Cuối tuần, người đông như kiến, tất cả đều ngồi ở băng ghế phòng đợi. Cô gái vào cùng Đạm Ngọc có vẻ như đến nạo thai, xem ra quen lắm rồi. Cô ta vừa đến đã ra sức uống nước. Lúc đợi siêu âm, cô ta bình tĩnh nằm xuống chiếc giường trong phòng khám. Cửa vừa đóng lại, cô ta không chút ngại ngùng, thành thạo và thoải mái cởi thắt lưng, tốc áo lên... Đạm Ngọc quay đi chỗ khác. Đến lượt Đạm Ngọc được vào &quot;khám&quot;, bác sĩ hỏi nàng không khỏe chỗ nào &quot;Màng trinh...&quot; Đạm Ngọc thấy khó mở miệng, không biết bị rách màng trinh có gọi là không khỏe hay không. - Rồi - Bà bác sĩ trung niên chỉ ngẩng đầu nhìn Đạm Ngọc một cái, chẳng có hành động gì hơn nhưng cũng làm Đạm Ngọc đỏ bừng mặt. Sau khi người đàn bà đeo kính lão hỏi vài câu mang tính tượng trưng để ghi vào đơn, Đạm Ngọc hỏi phập phồng: - Có gây mê không bác sĩ? - Có thể dùng thuốc mê, thường là gây mê cục bộ - Bà bác sĩ vẫn cúi đầu trên lá đơn, tiếng nói từ cổ họng bà thoát ra ngoài. - Khoảng bao nhiêu tiền ạ? - Đạm Ngọc lại hỏi. - Thường dao động từ 700 tệ đến 3000 tệ. bây giờ chưa biết được, phải khám xem độ rách màng trinh của cô đã - Bà bác sĩ nói, không hề thay đổi sắc mặt, mấy chữ &quot;màng trinh&quot; được bà nhổ ra khỏi miệng vô cùng tự nhiên và lưu loát. Đạm Ngọc dựng hết cả tóc gáy, gật đầu, cầm tờ đơn bước ra ngoài. Cô gái lúc nãy siêu âm xong, giờ đã bắt đầu tiêm ven. Cô ta dùng cánh tay còn lại thoải mái lật những trang tạp chí, miệng nhóp nhép nhai kẹo cao su, chẳng giống chút nào với hình ảnh lo lắng sợ hãi của Nhi Nhi hồi trước, cũng không buồn để ý đến vẻ xấu hổ ngại ngùng của Đạm Ngọc lúc đó. Thấy Đạm Ngọc nhìn mình, cô ta cười với nàng rất thoải mái, lại còn chìa ra phong kẹo cao su mời nàng. Đạm Ngọc cảm ơn rồi lắc đầu từ chối. Cô gái đó quả nhiên là đã quen việc lắm rồi, cô ta chỉ cần vươn cổ liếc qua màu tờ đơn trong tay Đạm Ngọc là đã đoán được nàng cần làm loại phẫu thuật gì rồi, bèn nhìn thẳng vào nàng, phác một động tác kiểu &quot;chả sao đâu&quot;. Đạm Ngọc lại cảm thấy rất bối rối, sợ hãi. Nàng cúi đầu thật thấp, không muốn bất kỳ ai có thể phát hiện ra mình. Lát sau, một cô hộ lý bước đến, đưa Đạm Ngọc vào trong kiểm tra, tiêu độc. Khi những bác sĩ đeo khẩu trang trắng chỉ để lộ đôi mắt bảo Đạm Ngọc cởi quần, nằm trên giường dạng hai chân ra, nàng thật sự kinh ngạc. Bác sĩ giục mấy lần, Đạm Ngọc đành phải làm theo. Rồi nàng cảm thấy con mắt của mấy người đang xem xét, thăm dò cái chỗ kính đáo nhất của mình, nàng đau khổ nhắm chặt cả hai mắt. Mãi rồi cái bực mình đó mới kết thúc, đắp thuốc rồi họ bảo Đạm Ngọc mặc quần vào đi ra ngoài như thể đuổi một con chó. Nàng lại quay về ngồi bên băng ghế đợi, cô gái nhai kẹo cao su đã vào phòng phẫu thuật. Chờ đợi, đó là một thứ cực hình. Đạm Ngọc thầm cầu nguyện trong đầu, nàng cố tình chọn ngồi ở góc khuất nhất, tránh xa những con mắt tò mò, cầu mong đừng có ai nhìn thấy mình. &quot;Hà Duy, một nghìn năm trăm tệ, cô có làm không?&quot; Đã có kết quả kiểm tra rồi, một cô hộ lý bỗng xuất hiện trước mặt Đạm ngọc và nói. Cô ta nói cũng không quá to, nhưng Đạm Ngọc cảm thấy như ánh mắt của tất cả mọi người đều đang hướng về phía mình. Một cô gái, đến bệnh viện làm cái phẫu thuật nhục nhã để đem ra lừa người ta, thành ra tâm điểm chú ý của mọi người. Họ sẽ đoán già đoán non, xem tại sao Đạm Ngọc phải làm cái phẫu thuật đó, chắc hẳn trí tưởng tượng của họ lại được dịp phát huy mạnh mẽ, tất cả sẽ nhìn nàng và nghĩ: Một con đĩ muốn lừa khách, một cô gái muốn lừa dối tình nhân, tự mình lừa mình... Bất kể là điều gì thì đó cũng là chủ đề cho người ta chế giễu, đàm tiếu, ánh mắt họ bỗng thoắt cái trở nên thâm trầm,dường như trong chốc lát Đạm Ngọc bỗng biến thành quái vật vậy. Đàn ông dùng ánh mắt đánh giá, nghiền ngẫm nhìn nàng từ đầu đến chân; phụ nữ thì thầm nghĩ cái phẫu thuật của mình nếu đem so với cô ta thì trong sáng đẹp đẽ hơn gấp bội, liền ngẩng cao đầu kiêu hãnh. - Có làm không? - Cô hộ lý hỏi lại. Đạm Ngọc gật gật, cúi đầu xuống đi theo cô ta vào phòng phẫu thuật. Mọi người nhìn Đạm Ngọc như thể nhìn một con đĩ, ánh mắt của họ đuổi theo Đạm Ngọc vào tận bên trong. Trên đường vào phòng phẫu thuật, nàng đụng phải một cô gái da đen vừa từ trong đó đi ra. Cô ta nhìn Đạm Ngọc, để lộ hàm răng trắng bóng mà cười nói với nàng, lại còn giơ ngón tay cái, không biết là dấu hiệu tán thành sự dũng cảm của Đạm Ngọc hay là muốn an ủi nàng: phẫu thuật sẽ thành công thôi, cô đừng sợ. Cô gái da đen cũng vừa làm phẫu thuật vá màng trinh xong, cô ta đối với Đạm Ngọc thân thiện như vậy, rõ ràng là xem Đạm Ngọc như cùng loại với mình rồi. Nàng bỗng cảm thấy nếu phải trộn lẫn với loại người như vậy thì thật là sự sỉ nhục kinh khủng nhất đời. Nhưng có nghĩ gì thì Đạm Ngọc cũng đã bị đưa vào phòng phẫu thuật rồi, đứng ở căn phòng mà lúc nãy cô gái da đen đã nằm, nhìn các bác sĩ, y tá đang bận rộn khử trùng trước mắt. Cô y tá đang chuẩn bị thuốc mê nói với một y tá khác: - Không ngờ mấy người nước ngoài cũng đến Trung Quốc làm cái này, chả biết cô ta đã làm bao nhiêu lần rồi nữa, thế mà vẫn cười tươi như hoa, tôi thật là phát ngượng cho đất nước của cô ta đấy! - Đúng đấy, tôi đoán những người đàn ông đã qua tay cô ta chắc phải đủ thành lập một đội bóng rồi cũng nên! Đạm Ngọc lặng ngắt đứng một bên, cảm thấy chân tay đều thừa thãi. Nàng cứ tưởng như những cô y tá đó đang nói mình, họ trưng quảng cáo: “Giúp phụ nữ làm lại cuộc đời”, nhưng làm xong phẫu thuật thì lại đắc ý bình luận chê bai người ta. Đàn bà có trưng tấm biển “Trong trắng tiết trinh” thì cũng chả ai khen ngợi, nhưng một khi lỡ làm điều sai sót thì lập tức phải chịu sự chán ghét sỉ nhục của người khác Đạm Ngọc bỗng cảm thấy thân phận đàn bà thật là bất hạnh. Cả hai người cùng vui vẻ sung sướng, nhưng gánh chịu những ánh mắt kỳ thị vĩnh viễn vẫn chỉ có đàn bà; đàn ông lừa được gái trinh. Nhưng phải làm phẫu thuật vá màng trinh cũng vĩnh viễn vẫn chỉ có đàn bà. Những bác sĩ ở đây cũng thế, ngoài mặt họ tỏ vẻ không quan tâm, thực ra trong lòng họ nghĩ: một khi đã bước vào căn phòng này thì cô chắc chắn là một thứ đàn bà hoang dâm, bừa bãi. - Thích buôn chuyện thì về nhà mà buôn! Đây là bệnh viện! Lúc đó bỗng một bác sĩ lớn tuổi có vẻ uy quyền bước vào, bực bội mắng hai cô y tá trẻ nhiều chuyện lúc nãy. Các y tá lúc nãy mới quay lại nhìn thấy Đạm Ngọc đứng ở đấy, họ nhìn nàng một cái, quay đi như nhìn phải một con quỷ vậy, không nói gì nữa. Bác sĩ gọi Đạm Ngọc bảo nằm trên giường, dạng chân ra. Ngay khi cái cực hình nhục nhã đó lại bắt đầu, Đạm Ngọc bỗng nhớ đến Hà Duy, nhớ đến những tình cảm mãnh liệt của họ khi cùng ở trên giường, nhớ đến tình cảm thương yêu vô bờ của anh đối với nàng… bỗng thấy tủi thân. Sao em lại phải ở đây chịu đựng cái tội này, chịu đựng ánh mắt khinh rẻ của người ta? Em rõ ràng có quyền giống như những cô gái khác, hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của người đàn ông yêu thương, được trêu chọc chàng, được hưởng tình yêu của chàng, nấu những bữa cơm hằng ngày để sung sướng nhận lại những lời khen nồng nhiệt của chàng… Thế nhưng chỉ ba mươi phút nữa thôi, thân thể Đạm Ngọc xét về một nghĩa nào đó, sẽ gột bỏ hoàn toàn những sợi dây ràng buột nàng với Hà Duy, nàng sẽ trở thành một người hoàn toàn mới, Hà Duy không thẩ kiêu ngạo đắc ý nói với mọi người: “Cô ta là của tôi” được nữa. Hà Duy… Thuốc mê đã tiêm rồi, những bộ phận trên thân thể Đạm Ngọc dần mất đi ý thức. Hà Duy… vừa rồi khi bác sĩ hỏi tên, nàng vô tình theo bản năng nói ra tên Hà Duy. Bắt đầu phẫu thuật rồi. Nàng sợ những dụng cụ phẫu thuật sáng bóng kia, nàng cũng sợ cả những bác sĩ khuôn mặt không chút biểu cảm kia. Rõ ràng, họ đang cắt đứt nốt những sợi dây quan hệ của nàng với Hà Duy, đẩy mối tình thân thiết của họ xuống tận đáy sâu cùng. Trong Đạm Ngọc bỗng bừng lên ý muốn tha thiết được gọi điện thoại cho Hà Duy, bảo anh hãy mau đến, cứu em ra khỏi chỗ này. Giống như một đứa trẻ ương bướng, nàng sẽ bất chấp tất cả nhào vào lòng anh, thoải mái cho nước mắt nước mũi nhòe ướt vai áo sơ mi cotton thơm mùi xà phòng bột của anh, hét lên trách móc: “Tại anh, tại anh cả! Đưa em đi ngay đi! Hà Duy, đưa em đi đi!” Nàng ước sao anh ở bên cạnh, ôm chặt nàng vào lòng, bảo vệ nàng khỏi những ánh mắt khinh rẻ của người ta, an toàn rời khỏi chỗ này. Đạm Ngọc nằm trên bàn mỗ, mơ màng, Hà Duy với đôi mắt đầy yêu thương: ‘Mình đi thôi, mình không làm cái thứ này nữa!” Giây phút đó, đắm mình trong hạnh phúc vô hình, cuối cùng nàng cũng nhẹ nhàng trôi vào giấc ngủ an lành… Phẫu thuật kết thúc. Bác sĩ bảo Đạm Ngọc thử xem xem, có phải là rất đẹp không. Đạm Ngọc cảm thấy mình thật hạ cấp. Đạm Ngọc nhìn bộ dạng đắc ý của vị bác sĩ, im lặng không nói gì. Bác sĩ bắt đầu dặn dò nàng, không nên quỳ gối hoặc ngồi xổm, ăn nhiều hoa quả, ngồi xe chân tạm thời không được dang rộng quá… Đạm Ngọc hoang mang gật đầu. Bước ra khỏi phòng phẫu thuật, Đạm Ngọc thấy ngay cô gái nhai kẹo cao su lúc nãy đã đang ngồi ở ghế nghỉ ngơi rồi. Vừa mới nạo thai xong, mặt cô ta trắng bệch, nhưng bằng một sức lực phi thường, cô ta tự mình đứng dậy, bước ra phía cửa. Lúc đi ngang qua Đạm Ngọc, cô ta kinh ngạc nhìn nàng, ánh mắt chẳng kiêng kị gì chiếu thẳng xuống phần bụng dưới của Đạm Ngọc, nhìn nàng nở nụ cười kỳ quái rồi đi mất dạng. Nụ cười đó sao giống như những lời chế giễu vang vọng bên tai Đạm Ngọc: Trinh nữ? Trinh nữ? Liệu làm xong phẫu thuật vá màng trinh, đi dưới ánh mặt trời, là có thể trở lại thuần khiết như ngày còn thiếu nữ không? Đạm Ngọc vừa làm phẫu thuật xong, đi dưới ánh mặt trời, vốn quen đi theo cái dáng đi đẹp đẽ ngày trước, nhưng bỗng thấy một chỗ trên người ngấm ngầm nhói đau. Từng giờ, từng phút, nàng tự nhắc nhở mình, nhắc nhở mọi người trên đường: Tôi rất trong trắng, tôi rất đoan trang, tôi là cô gái trinh sạch sẽ nhất. Trong trắng và thuần khiết như thiên thần ấy. Thật đấy! Cuối cùng lại phát hiện ra, thậm chí không thể thuyết phục nổi chính mình. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thuỷ. Chương hai mươi ba A Lam tự niên mời tôi đi ăn cơm. Cảm thấy hơi đường đột, tôi hỏi tại sao. - Anh em cùng đi ăn bữa cơm mà lại phải hỏi vì sao à? Anh tính xem anh em mình bao lâu không tụ tập rồi! Tôi bảo lâu lắm rồi. - Tất nhiên là lâu rồi, từ khi anh có bạn gái, em tìm được người yêu, bọn mình chẳng tụ tập ăn uống gì nữa! - A Lam nói thế, giải thích rõ ràng lý do. Thế thì tôi còn biết làm gì khác nữa ngoài đồng ý. - Tiện anh mang cả con xe của em đến nhé! - A Lam trước khi cúp điện thoại không quên nhắc nhở.– Lâu lắm không nhìn thấy nó, em cũng nhớ nó rồi. Tôi nói được rồi, nhớ đến lời Đạm Ngọc trước kia nói A Lam là một kẻ keo kiệt, vĩnh viễn không thể làm nổi trò trống gì.Nhớ đến lời Đạm Ngọc, mọi chuyện dường như đã trôi rất xa. Những lời nói với Đạm Ngọc trước kia đã bắt đầu trở thành xa lạ, tuy đêm nào tôi cũng ra sức ủ ấm. Từ khi Đạm Ngọc ra khỏi căn phòng này, tôi chưa hề gặp lại nàng lần nào. Tôi biết bây giờ nàng đã trở về là một cô gái hoàn mỹ rồi, bất kỳ người đàn ông nào khi nhìn nàng cũng đều có cảm giác mình đang bất kính trước một vị thiên thần.Thời gian này vẫn rất bình thường, chẳng ai đoán được tôi đang thất tình. Tôi năm nay ba mươi tuổi, có một đứa con trai bốn tuổi, tôi đã đủ trưởng thành để không cho phép mình cứ có chuyện gì đau lòng là đem đi bô bô kể lể khắp nơi. Buổi tối không ngủ được, tôi dậy bật đèn xem quyển sách thiên văn, đến khi thấy đầu óc mơ mơ màng màng là vức sách ngủ luôn.Nhưng bây giờ A Lam rủ tôi đi ăn, A Lam nói tôi trọng sắc khinh bạn, có bạn gái rồi là bao lâu không thèm tụ tập với cậu ta nữa. Cái tội danh đó khiến tôi cảm thấy mình có phần bất hạnh. Tôi phát hiện ra trong xã hội bấy giờ, rỗi rãi ngồi buôn bán chuyện trinh tiết phụ nữ đã trở thành cái mốt. Ví dụ như bây giờ, ngồi cùng A Lam trong cái quán nhỏ ngày xưa chúng tôi vẫn hay ngồi. Lúc đợi đồ ăn bưng lên, tôi chỉ im lặng, tâm trạng bây giờ không chó phép tôi vô tư ngồi nói chuyện trên trời dưới đất với anh em bạn bè nữa. A Lam thì để khỏi nhàm chán, vừa liên tục nhón những hạt lạc cho vào miệng vừa uống bia lạnh, tôi thì chẳng nghĩ gì, cứ đảo mắt nhìn quanh bốn phía.- Xong rồi, xong rồi, quả không còn phong độ uống rượu như ngày xưa nữa rồi! Người anh em à, chẳng có việc gì sao anh ngồi đây mà mặt đần ra thế? Thật là chán quá đấy! Em gọi anh đến, vậy mà anh bày cái mặt mẹt này ra cho em xem đấy phỏng? Có việc gì thì nói đi, em làm quân sư cho anh! A Lam chán quá, bắt đầu nói huyên thuyên gợi chuyện.Tôi chối, bảo chẳng có gì, với tay tóm chiếc cốc, cũng bắt đầu uống bia. A Lam nhìn tôi, bộ dạng nhà thơ thanh cao ngày trước của cậu ta, mấy năm nay đã hoàn toàn biến mất, nhìn ánh mắt đúng kiểu một thằng lưu manh. Cậu ta bỏ tọt một hạt lạc vào miệng, nhai nhai rồi nuốt ực xuống bụng, vơ lấy tờ báo bắt đầu xem. A Lam bắt đầu tự nói tự nghe, đàm luận đến chủ đề màng trinh phụ nữ:- Mẹ! Lại một đứa giả mạo đoan trang đi lừa đàn ông! Nói mình là gái trinh! Biết tỏng ra rồi! Đúng là đồ rẻ tiền! Cậu ta vừa xem báo vừa chửi. Tôi nghe đến hai chữ “gái trinh” thì giật mình, trừng trừng nhìn A Lam, không biết tại sao bỗng cảm thấy lúng túng. Ồ, tất nhiên là cậu ta đang nói cô gái trên báo đấy chứ.- Này, Hà Duy, anh không cảm tthấy loại hình phẫu thuật thẫm mỹ này xuất hiện làm đàn ông chúng mình thiệt thòi sao? Vui vẻ sung sướng rước một cô vợ trinh tiết về, cứ tưởng là thuần khiết trong trắng lắm, thờ phụng như Bồ Tát sống, ai ngờ phải dùng đồ second-hand… Không được, không thể chấp nhận được! A Lam xem xong tờ báo, tay chỉ vào chỗ mẫu tin đó, nhìn tôi nhíu mày thở dài. Tôi liếc qua mẫu tin, không còn hơi sức mà đáp lời cậu ta nữa.- À, em đột nhiên nghĩ đến chuyện này - A Lam bỗng hứng thú hẳn lên, ghé tai tôi nói thầm. – Anh nói xem, mấy cô đó rõ ràng là đã từng lên giường với đàn ông, mà có khi lại còn lên nhiều lần, thành cao thủ ấy chứ! Thế rồi cô ta đi làm một cái màng trinh nhân tạo, bắt đầu nói với những thằng ngốc nghếch mình là gái trinh, lúc hai người làm tình, chắc cô ta phải cố giả vờ đau đớn, có vẻ “ấy” quá nh nhỉ? Ha ha ha…Rồi A Lam đeo ánh mắt khinh thường, cười to, vẻ rất khoa trương, như kiểu cậu ta gặp một chuyện vui vô cùng vậy. A Lam đang ra sức tưởng tượng, còn trong đầu tôi bỗng hiện lên một hình ảnh: Đạm Ngọc đang nằm dưới thân thể nhão nhoẹt, vàng vọt của Tào Lợi Hồng, run rẩy, giả vờ căng thẳng sợ hãi, dùng móng tay bấu chặt vào lưng ông ta. Làm chuyện đó xong, hai người cùng nhìn ngắm cái vết đỏ lấm trên ga giường, Đạm Ngọc liền nũng nịu sà vào vòng tay Tào Lợi Hồng, vờ dằn dỗi nói bắt đền anh đấy…Nghĩ đến đó, quả nhiên thấy thật buồn cười! - Ha ha ha! Đúng là buồn cười thật! Tôi bỗng cười phá lên. A Lam thấy thế ngạc nhiên, lặng đi nhìn tôi giây lát rồi cũng phá lên cười. - Vá màng trinh ?! Ha ha ha ha, tôi thật sự bị họ làm cho bại trận rồi! Tôi vừa cười vừa nhấp một ngụm bia lớn. A Lam nói nên lên đời đi thôi, liền đập bàn:- Ông chủ, cho rượu trắng! Bia uống nhạt như nước lã! Mẹ nó, chả có cái vị gì cả. Một cô bé vội vã mang lên hai chai rượu trắng Thiệu Hưng. A Lam đẩy một chai về phía tôi: - Người anh em, cái này là vì hai chúng ta, uống cho vui vẻ! Tôi không nói chiều, bật nắp chai dốc vào miệng. Ngụm đầu tiên uống hơi nhiều, cổ họng tôi nóng cháy như bị đốt.Tôi cũng bắt chước A Lam, nhón vài hạt lạc. Thức ăn nóng cũng được bưng lên, A Lam vừa gắp cho tôi vừa tìm những lý do trên trời dưới bể bắt tôi uống tiếp. Ví dụ như chuyện hồi lên đại học cậu ta chẳng thể tìm nổi một cô bạn gái, hay chuyện cái trinh tiết của cậu ta bị phá vỡ bởi một cô cave…vân vân, đủ chuyện huyên thuyên vớ vẩn. Hai anh em vừa uống vừa cười nói vui vẻ.Cho dù tửu lượng của A Lam khá hơn tôi, nhưng hôm đó tôi thật sự muốn uống thật nhiều, thật sự đến mức ngàn ly không say, thế nên khi tôi đã uống đến nói không ra lời nữa thì A Lam cũng đã ngà ngà rồi. Rượu vào, tinh thần cũng tê liệt theo. Khi tôi nôn thốc nôn tháo xong thì những lời trong lòng cũng trở nên dễ nói ra.- Hà Duy, cái cô… thiên thần… người… yêu anh… Sao không… không mang đến… chơi? - A Lam miệng nồng nặc hơi rượu hỏi thăm Đạm Ngọc. - Người yêu? Người yêu… anh á? Người yêu anh… đi rồi… đi làm… vợ lẽ… của… của thằng khác rồi… ha ha ha…- Hả? - A Lam ngạc nhiên đến mức có phần hơi tỉnh ra, hỏi.– Nàng Nhậm Đạm Ngoc của anh… bỏ anh rồi ư? Vì… vì sao? Tình cảm hai người… không phải rất tốt sao?- Tốt… tốt.. cái cục cứt! Tốt nữa… cũng không.. tốt bằng… tiền của người ta!– Tôi trợn mắt hét lên tức giận. - Vậy… người anh em… chẳng phải… chịu thiệt thòi rồi sao? Thảo nào… em nhìn anh hôm nay… chả ăn ý gì cả! Hóa ra là thất tình! Em bảo cho anh biết… thất tình… thật ra không đáng sợ! A… ý nghĩ sai lầm, vượt… qua rồi… anh sẽ làm lại được từ đầu… không gượng dậy được… anh sẽ héo rũ thôi… A Lam nói.- Cứt! Tôi.. tôi… không ăn ý? Tôi làm sao… mà… thất tình? Tôi lớn tiếng phản bác, đứng phắt dậy: - Cô ta… cô ta sẽ phải trả tôi! Ba triệu… ha ha ha, cậu nói đi, ba triệu đấy, đối với lão già đó thì có đáng gì?! Cậu nói… tôi… làm sao mà phải thất tình? Tôi bắt đầu không kiểm soát được lời nói của mình nữa. Thất tình ư? Tôi cảm thấy tất cả mọi phương cách lý giải đều hóa thành tro bụi, thất tình là một loại áy náy, day dứt.- Chính thế! Mình cầm được tiền của cô ta là được rồi! Giày da chẳng cần thì thôi! A Lam không biết vì sao, bỗng nói chuyện lưu loát trở lại. Tất nhiên, lúc đó tôi chẳng có tâm trí đâu mà chú ý đến chuyện ấy, nghe A Lam nói, tôi bèn vừa mắng chửi vừa khoe khoang mình vẫn chả làm sao, nước mắt giàn giụa chảy xuống.- Vậy, hà Duy, em nói cái này, nếu anh em có muốn mượn tiền! Em đã nói ra rồi đấy, chắc anh không thể không đồng ý đâu phải không? A Lam đẩy tôi xuống ghế, ghé sát tai tôi mà nói. - Mượn… tiền? Tuy say đến đứng cũng không vững, những hai chữ nhạy cảm đó vẫn rất rõ ràng trong đầu tôi: - Mượn bao nhiêu?- 100 nghìn! - A Lam dùng ngón tay mô phỏng theo. Lúc này tôi mới tỉnh táo đôi chút, lòng nghĩ, thằng nhóc này, thảo nào vô duyên vô cớ kéo tôi ra đây uống rượu, hóa ra là có lý do! Thấy tôi bắt đầu do dự, A Lam bắt đầu cuống lên: - Anh chẳng phải có 3 triệu sao? Mượn có một ít như vậy mà cũng nghĩ ngợi à?- Không phải, anh bây giờ đã có tiền đâu! – Tôi nói. - Vậy anh tự xem xét mà giải quyết đi! Em đã nói ra rồi. Không làm được anh định để anh em mất mặt hay sao? A Lam nện mông xuống ghế. Tôi nói: - Cậu nghĩ đến tận đẩu đâu thế? Mà đúng rồi, cậu cần nhiều tiền thế làm gì? Mua nhà à?Cậu ta mà nói phải, vậy thì tôi có lý do để từ chối không cho mượn rồi, đến bản thân tôi còn chưa có nhà nữa là. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy không đúng, A Lam đã có nhà rồi còn gì. - Không phải em, là em dâu anh đấy! Cô ấy nói cần 100 nghìn, em lấy đâu ra, đành phải nhờ đến anh. Mẹ cô ấy bị ung thư, cần có tiền chữa chạy! Em dâu anh nói, nều em không có 100 nghìn, cô ấy sẽ bỏ em! A Lam lo sợ nói.Mẹ bị ung thư? Câu chuyện này sao nghe quen tay quá? Tôi giương đôi mắt lờ đờ nhìn cậu ta: - Thật à? - Tất nhiên! Em đã nói dối anh bao giờ chưa?- A Lam thấy tôi có vẻ không tin, càng cuống quít, đập bàn hét lên.- Vậy phải để tôi gặp cô người yêu cậu! Thằng nhóc này, không cẩn thận bị lừa đấy! Mưu mẹo đàn bà tôi gặp nhiều rồi! Kinh khủng lắm!– Tôi than thở. - Không vấn đề gì! Hay bây giờ để em gọi cô ấy đến luôn! A Lam vì nôn nóng muốn chứng tỏ mình trong sạch, lập tức móc điện thoại ra.- Không cần! Ầy…không cần! – Tôi bắt đầu nấc lên. – Bây giờ chưa cần, bây giờ tôi uống nhiều quá rồi, cậu chuốc cho tôi khiếp quá! Ngày mai đi, ngày mai đưa cô ta đến nhà tôi, để tôi kiểm tra xem sao! Thế nhé, tôi phải về đây… May mà tôi cũng chưa say đến mức tự bán mình mà cũng không biết, vội vàng tìm đường thoát. A Lam nghĩ ngợi rồi đồng ý, vui vẻ đưa tôi về nhà.Sáng sớm hôm sau, A Lam đã đưa cô bạn gái đến gõ cửa nhà tôi. Tôi còn đang say giấc nồng, nghe tiếng gõ cửa liền lơ mơ ra mở. Cửa mở ra, A Lam và một cô gái bước vào. Đưa mắt nhìn, cô gái thật xinh, dáng người cũng không tệ.Tôi dụi mắt, lắc lắc đầu cho tỉnh, định thần nhìn kỹ con hồ ly đã làm A Lam đến mạng cũng chẳng cần! Nhìn kỹ cô gái đứng trước mặt, tôi suýt tí nữa ngã lăn ra đất. Lý San mân mê mái tóc cuộn từng búp, cười điệu đàng, dịu dàng lên tiếng: “Hà Duy, chào anh!” Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Chương hai mươi bốn - Bông bách hợp anh tặng em, anh còn nhớ không? Lý San hỏi, tặng tôi nụ cười tràn đầy hồi ức quá khứ. Cứ làm như tôi và cô ta đã có một quãng thời gian lãng mạn vậy. Tôi chẳng thấy tôi và cô ta đã có bất cứ cái gì đáng gọi là kỷ niệm cả. Tôi cũng chẳng thấy những cái kỷ niệm chẳng thể gọi là kỷ niệm ấy lãng mạn tí nào. Nhưng cô ta đã có thể tận dụng tối đa quãng thời gian được ở một mình với tôi mà nói những lời đó, điều này cũng có vẻ chả báo trước điều gì tốt đẹp. A Lam ở trước mặt cô nàng hoàn toàn chẳng có vẻ gì của một người đàn ông, nghe Lý San ra lệnh: - Anh đi mua thức ăn đi, hôm nay em làm cơm, cho bạn anh biết ngón nghề. A Lam lầm lũi lôi tiền ra đếm rồi cun cút bước ra ngoài. A Lam vừa đi xong, Lý San liền lập tức lộ ra ngón nghề của cô ta. - Ghê quá nhỉ? – Tôi uể oải ngồi xuống đi văng, rút ra một điếu thuốc. – Có điều trình độ nói dối của cô vẫn chưa tiến bộ hơn chút nào, chẳng có gì đáng khoe khoang cả. - Nói cho anh biết, cành bách hợp đó, tôi đã vứt ngay vào thùng rác phòng vệ sinh sân bay rồi. Cô ta ngồi xuống cạnh tôi, cũng lấy một điếu thuốc trên bàn, châm lửa hút. Tôi nhìn cô ta, cô gái đến tận 23 tuổi vẫn còn trinh. Mới có mấy tháng trôi qua nhưng cô ta đã không còn vết tích gì của con người tôi gặp ngày trước. Cho dù đã không còn trinh tiết nhưng cô vẫn xinh đẹp. Tôi nhớ đến câu nói khí thế hiên ngang mà cô nói với tôi lúc ở sân bay, câu nói có mang chút khinh bỉ và thương xót cho cái thằng tôi bé nhỏ yếu hèn. Thế mà bây giờ cô ta cũng chẳng sá gì, cố sống cố chết quay lại Thượng Hải, để rồi tìm thấy một A Lam còn đáng thương hơn tôi? Nghĩ đến đây, tôi nhếch môi. Đàn bà! - A Lam chắc chưa biết gì đâu nhỉ. – Tôi nói, ám chỉ việc cô ta từng tham gia cuộc phỏng vấn của nhà tỉ phú nhưng không thành. - Đúng thế! Anh ta cũng không hề biết người anh em của anh ta đã từng qua đêm với người anh ta vẫn gọi là “vợ yêu”, ha ha. Nói xong, cô ta cất tiếng cười sắc nhọn, tiếng cười nghe kỳ quái, như khoan vào tai, giống như một thầy mo bị người ta vạch trần sự giả dối của mình, bèn cố tỏ ra mình coi khinh tất cả. Điều làm tôi khó hiểu nhất là một cô gái nhiều tham vọng như Lý San sao lại cam tâm ở bên A Lam được? Qua ánh mắt tôi nhìn, Lý San dường như cũng đoán được những thắc mắc trong lòng tôi, cô ta nói thoải mái: - Anh tưởng tình yêu thật sự cứu được tôi sao? Tôi vốn chưa bao giờ tin có cái thứ gọi là ái tình. Tôi chẳng qua chỉ là, muốn mượn một căn nhà để ở vài ngày. Anh biết khách sạn ở Thượng Hải đắt thế nào rồi mà! Ha ha. Lý San cười đắc ý. Tôi trừng mắt nhìn, chẳng muốn phí lời với cô ta làm gì. - Sao hả? Bây giờ tóm được một cô nàng giàu có là khinh bọn dân thường chúng tôi hả? Tiêu chuẩn cao hơn trước rồi sao?Ha ha, A Lam hôm qua có nhắc đến với tôi một người bạn làm luật sư đang giúp nhà đại tỉ phú chọn vợ, tôi liền đoán ngay chắc là anh. Không ngờ lại là anh thật! Càng không ngờ hơn là – miệng cô ta hé ra phả một làn khói vào mặt tôi – anh thật sự cá chép hóa rồng rồi?! Anh thăng quan tiến chức cứ vèo vèo, tôi thật sự hối hận đấy! Ngày đó, tôi coi thường anh, nghĩ anh chẳng là gì nên cứ thế mà ngoan ngoãn ra đi… Lý San nói. Khi cô ta chẳng hề ngượng ngùng, công khai nói về những ước vọng của mình, vẫn còn ôm mộng lật ngược thế cờ, tôi bắt đầu thấy chán ghét cô ta. - Rốt cuộc thì cô muốn gì?! – Tôi phẫn nộ thấp giọng. - Tất nhiên là không cần anh rồi! Cứ theo những gì A Lam kể với anh hôm qua, mẹ tôi đang bệnh, tôi cần 100 nghìn. Nhưng tôi nghĩ đi nghĩ lại, bệnh của mẹ tôi là nan y, 100 nghìn chắc chắn không đủ, dù sao anh và A Lam cũng là bạn thân, anh cứ đem lấy một phần ba con số 3 triệu của anh cho chúng tôi là được. Cô ta cười gian trá, dáng vẻ nũng nịu như thế chẳng biết sự độc ác của chính mình. - Cô… Sự chán ghét của tôi đối với vẻ gian trá của cô ta đã lên tới cực điểm, bàn tay giơ lên nhưng không dám đưa đến mục tiêu. - Tôi làm sao? Bây giờ chắc anh không cho là tôi nói dối nữa phải không? Tôi cho anh một tháng, chồng đủ một triệu, đến lúc đó tôi sẽ ngậm miệng còn chặt hơn con sò con trai nữa. - Cái gì làm cô nghĩ tôi sẽ đồng ý với yêu cầu đó? Tôi giả vờ thản nhiên hỏi lại, nhưng không thể kìm được chút run rẩy trong giọng nói. - Ha ha, chưa nói rõ thì anh vẫn chưa chịu thôi phải không? Vậy thì tôi sẽ để anh chết cho minh bạch nhé! Thứ nhất, anh là luật sư do Á Đương mời tới, nhưng lại vì tư lợi mà câu kết với thí sinh đến phỏng vấn cùng lừa tiền của tỉ phú. Anh vốn là luật sư, chắc cũng biết đây là tội danh lừa đảo tài sản công dân, vướng vào vụ này anh cũng đừng có nghĩ đến việc tiếp tục làm việc ở Thượng Hải nữa. Thứ hai, chuyện tình lén lút giữa anh và Đạm Ngọc là sự thật, theo như tính cách của anh, mèo thấy mỡ đời nào bỏ qua. Thế nhưng Đạm Ngọc vẫn cứng lý mạnh miệng tiếp tục tham gia ứng thí, tôi đoán chừng một chỗ nào đó trên người cô ta đã có sự can thiệp rồi phải không? Thứ ba, nghe A Lam nói, dựa hơi lần phỏng vấn tìm bạn đời này, anh cũng thu được khá nhiều lợi lộc phải không? Tôi nói với anh những thứ này, là chân thành khuyên anh nên thật thà một chút, việc này đối với tôi chẳng hề có hại gì, nếu để tôi có bất cứ điều gì không hài lòng, biết đâu tôi sẽ vô tình để lộ ra điều gì đó thì sao, anh sẽ mất cả người lẫn tiền đấy. Sao hả? Phân tích rõ ràng đấy chứ? Lý San nói, còn tôi thì toát mồ hôi lạnh theo từng lời nói của cô ta. Tôi bỗng cảm thấy cô gái trước mặt tôi thật sự là một con hồ ly tinh, hèn hạ, bỉ ổi và giảo hoạt. Khổ một cái mỗi lời nói của cô ta đều làm tôi kiệt sức không thể phản bác, tôi nhũn ra trên đi-văng, một hồi lâu mới thốt được mấy lời: - Để tôi nghĩ đã. - Được, tôi cũng không phải là người không biết thế nào là thấu tình đạt lý! Dù sao chúng ta cũng đã có một đêm vui vẻ tình cảm bên nhau, tôi cho anh phân ra trả ba lần, trong vòng nửa năm phải trả hết! Việc này quyết định thế nhé! Chút nữa A Lam quay về tôi sẽ giả vờ không quen biết anh, anh cũng phải làm như vậy. Tôi chẳng phản ứng gì hết, ngồi đờ đẫn trên đi-văng. Chẳng bao lâu sau, A Lam đã quay lại, túi thức ăn lớn nhỏ đủ cả, vừa vào đến cửa đã sung sướng khoe ầm lên hôm nay cậu ta mặc cả thành công được một tệ. Lý San đón cậu ta, mắng yêu: - Một tệ chứ có phải một triệu đâu, xem anh tự đắc kìa! Câu nói vô tình của Lý San chỉ làm A Lam hơi ngạc nhiên, nhưng sang đến tai tôi thì thành ra một lời nhắc nhở ngầm. Cứ như là bị ma quỷ quất roi thúc giục vậy. - Em mơ về một triệu nhiều quá thành ra hâm rồi hay sao thế?! Làm gì có một triệu dễ dàng đến thế! – A Lam ngốc nghếch nói. – Nấu cơm đi đã, có thực mới vực được đạo. Cần anh giúp không? A Lam chủ động đề nghị vào bếp nhưng Lý San từ chối. - Các anh cứ nói chuyện đi, em đoán chắc anh Hà Duy có nhiều chuyện muốn nói lắm đấy! Lý San nói, chẳng biết vô tình hay cố ý liếc tôi một cái, cái nhìn khiến tôi nổi da gà. Hình như mỗi câu nói của cô gái này đều như vô tình mà lại là cố ý vậy. - Hả? Thế à? Hà Duy, có chuyện gì anh nói đi! A Lam xem ra chẳng biết gì, A Lam xem ra vẫn vui vẻ như cũ. - Chẳng có gì. – Tôi nói. - Người anh em sao trông mệt mỏi thế này, em thấy anh hình như đang hoang mang lo lắng ấy! A Lam đoán, mắt nhìn tôi kỹ lưỡng. Tôi nói phải, hơi lo lắng một chút. - Đúng rồi, anh thấy người yêu em chưa? Có phải là rất xinh không? So với cô Nhậm Đạm Ngọc của anh cũng chẳng kém bao nhiêu phải không? A Lam nói, đôi mắt không có gì khác ngoài tình yêu và niềm tự hào đầy ắp. Tôi chẳng nói gì, nên A Lam cũng không tiếp tục nữa, cứ ở đó tự mình say sưa ngây ngất. Tôi nghĩ cậu ta không bao giờ có thể ngờ rằng, cô gái hoàn mỹ mà cậu ta yêu thương đó chính là con người đã bị cậu chửi là đồ “hạ cấp” hồi trước. Tất nhiên, nhìn cậu ta vui vẻ sung sướng như vậy, tôi cũng không nỡ vạch trần sự thật. Xem ra Lý San đối với A Lam cũng chẳng tệ, lúc ăn cơm cô ta liên tục gắp thức ăn cho cậu. Tôi ăn mà lòng để đâu đâu, cũng chẳng còn tâm trí để ý đến câu chuyện cậu ta và Lý San đã quen nhau thế nào: - Nhớ lại thấy cũng có duyên thật! Hôm đó em đi trên đường, bỗng va phải một cô gái, làm cho người ta ngã lăn ra đường ngất đi. Em nghĩ cô này yếu đuối đến gió thổi cũng bay hay sao thế, bèn vội vàng đưa vào bệnh viện, cuối cùng bác sĩ nói hóa ra cô ấy ngất là vì lâu quá chưa ăn uống gì. Ha ha ha, em liền trả tiền viện phí cho cô ấy, ngày ngày mang đồ ăn đến cho cô ấy. Kỳ lạ không? Va một cái, được ngay một cô bạn gái vừa xinh đẹp vừa đối tốt với mình thế này! A Lam nói đến đây, nhìn Lý San đầy hạnh phúc. Đàn bà đúng là có độc. Nhớ lại Lý San lúc phải rời xa Thượng Hải đã lưu luyến thế nào với những phồn hoa giàu có nơi đây, nghĩ đến sự kiên trì mà đàn bà có được trong tình huống họ cho là cần thiết, tôi cảm thấy họ thật sự không thể khinh thường. Họ đã muốn gì thì sẽ làm đủ mọi cách để đạt được mục đích, cho dù có nguy hiểm đến tính mạng cũng mặc. Tôi nhìn Lý San, phát hiện ra rằng đàn bà đều giống nhau, những lý tưởng của họ đều tràn ngập những tế bào mơ mộng màu hồng. Tôi bỗng nghĩ đến A Lam, cậu ta hạnh phúc bao nhiêu thì tôi lại càng thấy cậu ta đáng thương, thảm hại bấy nhiêu. Khi trong đầu cậu ta chỉ toàn là: “Anh yêu em, em cũng yêu anh”, thì cậu ta làm sao tin được cô gái mà cậu ta coi như niềm tự hào đó là một con hồ ly tinh, vì phỏng vấn tìm bạn đời chỗ nhà đại tỉ phú thất bại, muốn giải quyết vấn đề ăn ở mới tìm đến cậu ta. Tôi nhớ lại mấy tháng trước, Lý San như đứa trẻ lạc mẹ ngơ ngác nói với tôi rằng kiếp sau cô nguyện làm một con cua, nhớ lại lúc quan hệ với tôi xong cô ta đã khóc lóc kêu gào như thế nào, rồi tôi lại nhìn vẻ yêu thương nồng thắm anh anh em em, “chân tình bộc lộ” của cậu chàng trước mắt, tôi bỗng muốn trốn đi, thở không ra hơi. Tôi biết chân tướng sự việc, nên tôi thấy khó chịu thay cho A Lam. Nhậm Đạm Ngọc và Lý San… có phải trong mắt họ, Thượng Hải là một kho báu châu ngọc lấp lánh với bao nhiêu giàu có, sang trọng đang chờ đợi? Không biết nên dùng ánh mắt như thế nào mà nhìn đàn bà đây? Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Chương hai mươi lăm - A lô, chào cô Nhậm, tôi là Á Đương. Trong vòng ba mươi hút nữa cô hãy đến Đại Kịch viện Thượng Hải, tôi ở đó đợi cô. Không đợi Đạm Ngọc nói gì thêm, ông ta cúp máy. Nghe giọng thì đúng là Á Đương, Đạm Ngọc cũng không có thời gian nghĩ ngợi nhiều, vội vàng đi thay quần áo trang điểm. Nhìn xuống phố, hình như đang tắc đường, chắc chắn không kịp trang điểm rồi. Đạm Ngọc dùng năm phút chọn ra một bộ váy màu tím, phối với chiếc áo lót hình bướm, chải tóc kiểu phụ nữ Thượng Hải xưa, phối với sợi dây chuyền ngọc trai. Nàng dùng chiếc túi màu kem, xỏ đôi Manolo vàng nhạt vào chân, liếc qua gương, đúng là một quý cô sang trọng, xinh đẹp và trang nhã. Ra khỏi cửa, Đạm Ngọc nhìn đồng hồ, đã mất đến mười lăm phút rồi. Vốn khi những đôi tình nhân hẹn hò, phụ nữ vì trang điểm phục sức có quyền để bạn trai đợi nửa tiếng, thậm chí hơn nữa cũng không có gì quá đáng. Nhưng đây là Tào Lợi Hồng, Tào Lợi Hồng đích thân gọi điện thoại hẹn Đạm Ngọc, làm nàng hơi ngạc nhiên không dám tin, không dám chậm trễ tí nào. Ra khỏi cổng khách sạn nàng mới để ý thấy đường tắc khủng khiếp, một con ruồi cũng không qua lọt được. Hai hàng xe hơi dài hồi lâu mới nhích được vài mét, thậm chí còn chậm hơn đi bộ. Đạm Ngọc lo lắng quá, không hiểu sao Tào Lợi Hồng lại hẹn mình vào cái giờ này, nàng định gọi điện thoại giải thích nhưng ông ta đã tắt máy. Không còn cách nào khác, nàng đành gọi một chiếc taxi, ngồi vào trong và cảm nhận cả một hàng xe như một đàn ốc sên nhích trên đường. May sao năm phút sau, đường bắt đầu thông. Xe tăng tốc độ, gió luồn qua cửa sổ ùa vào trong xe. Khi cơn gió luồn qua, Đạm Ngọc mới biết toàn thân mình đã ướt đẫm mồ hôi. Chỉ nhìn về phía trước, nàng cầu mong đường thông thoáng, chỉ sợ lại tắc lần nữa. Xe đỗ xịch xuống trước cổng Đại Kịch viện Thượng Hải, Đạm Ngọc xem đồng hồ thấy còn được năm phút. Nàng vội xuống xe, vứt cho tài xề tờ 100 tệ, nhưng ông ta không có tiền lẻ trả lại. - Cô đừng lo, hay cứ đợi tôi ở đây, để tôi đi đổi tiền nhé? Bác tài xế thò đầu ra khỏi cửa sổ xe nói vẻ châm chọc. Đạm Ngọc đã vội đến cuống quýt lên rồi, chẳng còn tâm trí đâu mà đứng đợi tiền lẻ của ông ta, vén váy lên mà chạy. Đã nhìn thấy chiếc Benz của Tào Lợi Hồng trong bãi đổ xe đằng trước rồi. Người xưa nói cấm có sai bao giờ: họa vô đơn chí. Trong giờ phút gay go đó, bỗng từ bên những khóm hoa ven đường, một gã ăn mày nhảy ra! Gã giơ tay túm lấy Đạm Ngọc không chịu rời ra, miệng lầm bầm những từ tiếng địa phương mà nàng không hiểu, tay kia giơ ra trước mặt Đạm Ngọc xin tiền. - Tôi không có tiền lẻ! Buông tôi ra! - Đạm Ngọc cuống quýt hét vào mặt gã ăn mày. Không biết là thật sự không hiểu hay cố tình không hiểu tiếng phổ thông nhưng gã vẫn ra sức túm lấy nàng không có vẻ gì muốn rời tay. Đạm Ngọc cuống đến gần phát khóc, nàng cúi xuống nói với gã: - Tôi đang có việc hệ trọng, lát nữa ra sẽ cho anh tiền, được không? Gã ăn mày khoảng trên dưới 50 tuổi, hai chân đều bị tật, không mang giày. Những mảnh quần áo rách rưới trên người gã phải cố gắng lắm mới che đậy được thân thể, nhưng vẫn lộ ra từng mảng da thịt vừa đen vừa xấu, lại còn đầy mụn nhọt, lở loét. Chiếc mũ gã đội thủng một miếng, tai mũi đều đầy cặn bẩn thỉu. Đạm Ngọc bỗng thấy buồn nôn, bịt miệng lại rồi tức giận hét: - Anh mà còn tiếp tục tôi sẽ gọi cảnh sát đấy! Câu nói này có vẻ có tác dụng, gã ăn mày vừa nghe hai từ “cảnh sát” liền lập tức buông tay, chắc đã từng biết mùi cảnh sát trước đó. Đạm Ngọc thở phào, phủi phủi vết bẩn từ tay gã lấm trên váy, định bước tiếp. Ai ngờ gã ăn mày vẫn chưa buông tha Đạm Ngọc, giơ tay với theo chụp phải chân nàng, bàn tay đen đúa lở loét di di trên thân giày. Đôi giày vốn màu vàng nhạt, bàn tay gã chạm vào đã in đủ năm dấu vân tay lên bề mặt da. Đạm Ngọc cúi xuống nhìn, đôi Manolo tự nhiên bị gã ăn mày làm vấy bẩn, theo phản xạ co chân đạp gã ra, hét lên thất thanh: - Cứu tôi với! Có ai không? Cú đạp làm gã ngã lăn quay sang một bên, có vẻ đã sợ nên buông ngay tay ra. Đúng lúc đó, mấy người bảo vệ chạy tới, lập tức tóm gã ăn mày đưa đi ngay. Đạm Ngọc lúc này mới hoàn hồn, liền nhìn đồng hồ, đã quá giờ hẹn với Tào Lợi Hồng. Chạy bở hơi tai, cuối cùng Đạm Ngọc mới vào được Kịch viện, tìm một vòng vẫn không thấy Tào Lợi Hồng đâu. Gọi vào máy di động thì ông ta tắt máy, nàng buồn bã hoang mang ra cổng lớn, chỉ kịp nhìn thấy chiếc Benz lạnh lùng lướt qua êm ru, mất hút về phía xa. Đạm Ngọc lo lắng sợ hãi, nghĩ đến việc làm thế nào nhờ Hà Duy đến chỗ Tào Lợi Hồng giải thích mọi việc, nàng chỉ vì những phiền phức ngẫu nhiên ngoài ý muốn nên mới đến muộn. Đoạn đường quay trở về không còn gấp gáp như lúc đi nữa. Đi đến chỗ gặp gã ăn mày lúc nãy cũng không thấy ai ở đó nữa, nàng nghĩ gã bị bảo vệ tóm được chắc cũng chả có kết cục gì tốt đẹp đâu. Chỗ đó chỉ còn lại người nhân viên vệ sinh với khuôn mặt lạnh lùng, lặng lẽ quét rác trên vỉa hè. Đạm Ngọc cúi nhìn xuống năm vết ngón tay in rõ ràng trên đôi giày, không tránh khỏi chút đau xót. Tâm trạng buồn bực, nàng đón một chiếc taxi quay về khách sạn, đợi điện thoại chất vấn của Tào Lợi Hồng, nàng ngầm chuẩn bị sẵn trong đầu những lời giải thích hợp lý nhất. Chẳng bao lâu sau có người gọi cửa, mở ra thì là… Hà Duy. Đây là lần đầu tiên nàng gặp lại anh kể từ sau phẫu thuật, cảm giác đầu tiên là anh gầy đi nhiều. - Không mời anh vào à? – Hà Duy đứng dựa vào cửa, cười nhăn nhở nói. - À vâng... anh vào đi. Đạm Ngọc vội nói. Không hiểu vì sao mấy hôm nay nàng bỗng có cảm giác bồi hồi pha lẫn tủi thân, nhìn thấy Hà Duy, tất cả điều đó bỗng bùng ra ngoài, nàng bỗng thấy mắt ươn ướt. Đạm Ngọc không muốn Hà Duy thấy rõ được lòng mình, nàng cố giấu mặt đi, lấy cớ pha cà phê để ra chỗ khác lau khô nước mắt. Không biết có phải là do có tật giật mình hay không, nhưng nàng cứ cảm thấy hình như ánh mắt của hà Duy chĩa vào chỗ đó của mình. Nhớ lại cảm giác một mình trong phòng phẫu thuật, nàng bỗng thấy hơi ngượng ngùng bối rối. - Là gái trinh rồi chứ? – Hà Duy ngẫu hứng hỏi. Đạm Ngọc tức giận trừng mắt nhìn anh ta, nhưng khuôn mặt theo phản xạ tự nhiên bỗng đỏ hồng lên. Một không gian im lặng bao trùm. Hà Duy chăm chú nhìn cốc cà phê, như thể vừa đánh mất cái gì trong đó. Đạm Ngọc ôm một chiếc gối trên sa-lông, nấp sau đó cố trốn không dám đối mặt với sự trầm lặng của Hà Duy. Làn khói nhẹ tỏa ra từ cốc cà phê thơm phức, Hà Duy nhấp một ngụm liếc sang Đạm Ngọc. Nàng vẫn thanh khiết như thế, vẫn giống thiên thần như thế, đôi mắt vẫn trong veo, mái tóc mềm mại ánh lên một vòng hào quang màu vàng chanh nhạt, ở chỗ tiếp xúc với bờ vai, nó nhẹ uốn thành một đường cong mềm mại. Hà Duy thở dài, phá vỡ bầu không khí im lặng, câu đầu tiên anh nói suýt làm Đạm Ngọc khóc òa lên: - Em dạo này thế nào? Người yêu xưa hỏi nàng dạo này sống thế nào, giọng nói tràn ngập sự quan tâm dịu dàng nhưng cũng đầy bối rối. Làm sao Đạm Ngọc có thể nói nàng dạo này rất không tốt? Lúc này trong nàng chợt bùng lên niềm khao khát được nhào đến bên anh, được dựa vào vai anh mà khóc to lên như một đứa trẻ. Nhưng Đạm Ngọc kìm được mình lại, nàng thản nhiên: - Cũng được. Còn anh? Hai chữ cuối Đạm Ngọc phải cố kìm sự run rẩy. - Vẫn thế! Xem ra đàn ông vẫn phải nói là kiên cường, giọng Hà Duy nghe rất bình thường, vừa nói vừa ngả người thoải mái trên ghế sa lông. Lại im lặng. Đạm Ngọc đột nhiên cảm thấy người đàn ông trước mắt dường như đã trở nên xa lạ nhưng vẫn có gì rất thân thiết. Cái cảm xúc mâu thuẫn này làm Đạm Ngọc bỗng đỏ mặt khi chạm vào ánh mắt Hà Duy. - Hôm nay anh đến… Đạm Ngọc nói nhỏ. - À! Em không nói anh cũng quên mất đấy! Là thế này, cái bản hợp đồng giữa chúng ta ngày trước, có còn hiệu lực không? Câu nói của anh giống như một gáo nước lạnh hắt vào mặt Đạm Ngọc, chảy xuống thấm ướt lạnh cả trong lòng. - Chỉ cần tôi thành công thì luôn có hiệu lực. Đạm Ngọc sầm mặt xuống, nói lạnh lùng. - Chúng ta bị tống tiền rồi! – Hà Duy nói. Câu nói được Hà Duy thốt ra rất nhẹ nhàng nhưng lại làm Đạm Ngọc sợ hết hồn. - Hả? Ai? – Nàng hỏi. - Chính là cái cô Lý San bị trượt đợt phỏng vấn hồi trước ấy. Bây giờ cô ta cặp với A Lam, A Lam đem chuyện của anh và em nói với cô ta, cô ta liền yêu cầu anh trong vòng nửa năm phải nộp cho cô ta một triệu, nếu không sẽ tố cáo hai chúng ta. - Anh nói hết tất cả cho bạn anh ư? Em đã nói cậu đó không tin được đâu mà! Việc như thế này sao anh lại đem nói lung tung được nhỉ? Đạm Ngọc không kìm được hét lên. - Anh có cố ý nói ra đâu! Hôm đó anh bị chuốc say mèm! Đạm Ngọc lườm sang, thấy bộ dạng tội nghiệp của anh ta, lòng bỗng dịu lại, liền đổi giọng ôn hòa hơn: - Đã bảo anh uống rượu ít thôi, mê rượu hỏng việc, anh chẳng chịu nghe! – Nàng đứng dậy, nghĩ ngợi rồi nói. – Nếu em thật sự về được với Tào Lợi Hồng, một triệu cũng không thành vấn đề lắm. Sợ Lý San đã nắm được yếu điểm của em, lúc đó sẽ thành một cái gai khó nhổ. “Con đàn bà thối tha!” Hà Duy vốn từ lúc nghe câu “về với Tào Lợi Hồng”, lòng đã bùng lên một sự phẫn nộ không tên, sau đó nghe Đạm Ngọc phân tích cũng có lý, nên đành mượn cớ mắng mỏ lấp liếm cơn giận: - Vậy làm thế nào? Hà Duy nhìn Đạm Ngọc: - Hay là… Anh dùng tay làm động tác cắt ngang cổ: - Vậy là xong! Lúc nói câu cuối, ánh mắt của anh ta không còn ánh lên nụ cười thân thiện quen thuộc, mà là những phẫn nộ đầy hoang dại, hung tàn. - Anh… anh… Đạm Ngọc nhìn người đàn ông xa lạ trước mắt, sợ đến nỗi tê liệt hết tay chân. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Chương hai mươi sáu Ý tôi quá rõ ràng, tôi kiến nghị thôi thì sát hại luôn Lý San. Đạm Ngọc rõ ràng đã bị tôi dọa cho chết khiếp, nhưng nàng cố trấn tĩnh, nghiêm túc nói: - Anh đừng có mà quẫn quá rồi làm cái việc ngu ngốc ấy không khéo lại liên lụy đến em! - Ha ha, anh chả nói rồi đấy thôi, anh đến để bàn bạc với em mà! Ha ha, em tưởng thật hả? Lúc đó tôi không nhịn được, phá lên cười, thoáng chốc trở về bản tính vô tư vốn có. Tôi nhăn nhở: - Em bình thường toàn bảo anh nhu nhược yếu đuối, không làm được việc lớn, sao hả, anh đóng vai sát thủ tốt đấy chứ!? Đạm Ngọc lườm tôi một cái: - Bây giờ là lúc nào rồi mà anh vẫn còn đùa được! - Là anh thấy cuộc sống hàng ngày của em quá nhiều áp lực, nên mới đùa một tí, thay đổi không khí. Em xem, em bây giờ đi, hồi trước ở với anh chẳng phải cả ngày vui vẻ sao? Nói đến đây, tôi chợt nhớ về những ngày sống bên Đạm Ngọc hồi trước, giọng tôi bỗng trở nên ân cần hơn. Đạm Ngọc cũng lặng đi, không chịu nhìn tôi, nàng đưa mắt ra phía khác. Nàng cứ trốn tránh như vậy làm tôi thấy buồn ghê gớm. - Nói thật đấy, thôi thì chúng ta về với nhau đi! – Tôi nói. Câu này hồi trước tôi đã nói rồi. Lúc đó nói ra xong, hai chúng tôi đều cảm thấy vui sướng, ở một nơi xa lạ bỗng tìm được một chỗ dựa là điều vô cùng quý giá. Nhưng lúc này nói ra câu đó, chẳng thể tránh khỏi giống như một lời cầu xin thảm hại. Thật ra lòng tôi biết rõ Đạm Ngọc sẽ lựa chọn bên nào nhưng tôi vẫn cứ nói ra. Vứt bỏ lòng tự tôn của đàn ông, tôi nguyện cúi đầu trước sự cao quý của tình yêu. Đạm Ngọc có vẻ không ngờ tôi chuyển chủ đề nhanh đến thế, nàng lặng đi hồi lâu. Rồi tránh ánh mắt của tôi, nàng lập tức có ngay câu trả lời: - Anh đùa kiểu gì thế? Thật là… chẳng lẽ lúc này rồi mà anh vẫn còn mong đợi em quay về cuộc sống “chồng đi cày vợ dệt vải” với anh sao? Đạm Ngọc nửa đùa nửa thật nói vẻ châm biếm, lộ vẻ mệt mỏi. - Chồng đi cày vợ dệt vải thì có gì không tốt đâu?! Tôi hơi cuống, lao tới túm lấy Đạm Ngọc, gắng sức ôm chặt nàng vào lòng, miệng lắp bắp: - Làm một nhân viên bình thường, sống cuộc sống đầy tình thương yêu có gì không tốt? Đời này không có được nhà cao cửa rộng, sơn hào hải vị, quần là áo lượt em không chịu nổi sao? Em không tận dụng tối đa cái nhan sắc cha mẹ em ban cho là em cảm thấy lãng phí lắm sao? Anh nói em sẽ thấy buồn cười, em bảo anh ấu trĩ, nhưng anh thật sự nghĩ như thế. Chỉ cần em ở bên anh, ngày ngày ăn canh đầu tôm nấu với ruột bầu anh cũng vẫn cảm thấy hạnh phúc! Tôi gắng thử thuyết phục nàng lần cuối, Đạm Ngọc thì ra sức giãy giụa trong vòng ôm của tôi, miệng nàng không ngừng phản đối: - Không thích, không thích, không thích! Anh đừng cố thay đổi em làm gì! Đừng tưởng anh và em đã từng có tình cảm với nhau là anh có thể thay đổi được em đâu! Đấy là giấc mơ của em từ thuở bé, đã trở thành thâm căn cố đế rồi, anh làm sao mà hiểu được? Có người mãi chạy theo tình yêu, mất người yêu liền đi tự tử. Nhưng cũng có người chẳng thích đuổi theo những trò phù phiếm đó! Mẹ em suốt đời ở bên bố, hồi đó hai người cũng yêu nhau bất cần sống chết, thế nhưng mười năm sau thì sao? Khi mẹ em thành già cả rồi bố liền quay ngay về lối sống trăng gió ngày trước thì sao? Mẹ em cũng thay đổi, giống như tất cả những người phụ nữ hận chồng khác, bà quay sang dồn hết những oán giận của hôn nhân vào đứa con kết tinh tình yêu của mình… Anh liệu có tin vào tình yêu của họ hồi đó, tin vào những lời thề non hẹn biển nữa hay không? Cho nên, xin anh, đừng tỏ ra như thể mình là Chúa Cứu Thế nữa, cứ như là anh đang cố cứu lấy một kẻ xa rời cái đẹp, trốn chạy tình yêu vậy. Thật ra anh chỉ là một kẻ ngốc nghếch, chẳng hiểu gì hết! Em bảo là anh ấu trĩ là bởi vì anh chẳng tưởng tượng nổi đến ngày này ba mươi năm sau! Cuối cùng thì Đạm Ngọc cũng đã nói ra, đối với tôi, đối với cái xã hội này, đối với cha nàng, đối với tình yêu từ tận đáy lòng nàng. Nàng hét xong những lời đó, tôi lặng người, nhìn khuôn mặt đầm đìa nước mắt của Đạm Ngọc, nhìn cô gái mới hai mươi hai tuổi nhưng dường như đã thành thạo lõi đời. Nàng dùng cái tuổi thanh xuân tươi đẹp của nàng để nổ lực phản đối cả xã hội. Tôi đờ đẫn buông nàng ra, tôi hỏi chắc hẳn nàng cũng đã có một thời ngây thơ trong sáng như những cô gái khác ư. Đạm Ngọc nhìn tôi, cúi đầu, mãi lâu sau mới trầm tĩnh đáp: - Anh làm sao mà biết được, sự ngây thơ của tôi đã bị bố tôi vặt đi hết từ mẫu giáo rồi. Dáng vẻ của Đạm Ngọc lúc đó thật sầu thảm. Tôi thương xót ôm nàng vào lòng, nhẹ nhàng dỗ dành như dỗ trẻ con: - Nói ra đi em! Nói cho anh biết, em sẽ nhẹ lòng hơn đấy. Đạm Ngọc lắc đầu: - Em không muốn nói, em không muốn nói với bất kỳ ai cả. Bởi vì dù sao bố vẫn là bố, em không muốn con người em gọi bằng cha hơn hai mươi năm lại bị ai đó nhìn như một con thú dữ. - Cả anh cũng không nói? - Ừ. - Được rồi, chỉ cần em vui là được. Tôi không muốn ép nàng nên chỉ thở dài, quyết định nói ra những điều tôi vẫn hằng ấp ủ trong lòng bằng những lời chân thật nhất mà tôi có thể có. - Thật ra, anh rất muốn cùng em rời khỏi nơi đây, rời khỏi Thượng hải, về Tế Nam. Sinh một đứa con, sống cùng nhau trong một ngôi nhà bên bờ sông. Hai vợ chồng ngày ngày ăn tối xong thì ra ngoài đi dạo, hóng gió sông, cuối tuần thì về thăm bố mẹ, để cho con chúng ta cảm thấy ngày nào cũng đều là Tết. Hạnh phúc thật ra rất bình thường nhưng lại sâu sắc vô hạn. Cùng anh rời khỏi nơi này được không em? Câu cuối cùng được tôi nói ra với giọng điệu vô cùng tha thiết, đến nỗi chính tôi cũng phải cảm động. Đạm Ngọc dần dần cũng trở nên ngoan ngoãn trong vòng tay tôi, không giãy giụa, khóc lóc nữa. Nghe tôi nói xong, nàng ngẩng lên, mở to đôi mắt trong veo long lanh, miệng lắp bắp: - Điều đó, chỉ là giấc mơ của anh thôi. Không thể được, trong hiện thực… không thể có được! Hồi trước em cũng là một cô gái vô tư, thích thêu dệt mộng tưởng, thích mơ mộng tương lai. Nhưng sau này càng lớn lên, em càng thấy những thứ đó quá mơ hồ, mơ hồ như chiếc giày thủy tinh trong cổ tích! Đạm Ngọc khẳng định: - Thế nên, chúng ta phải là hai người xa lạ. Tất nhiên cũng có một lựa chọn khác, chúng ta có thể cùng hợp tác làm ăn. Câu chuyển ngoặc bất ngờ này của Đạm Ngọc như một cú đánh tàn nhẫn vào đầu tôi. Tôi nhìn cô gái bị con quỷ tham tiền mê hoặc, tôi bảo nàng thật nhẫn tâm. - Thật đấy, Hà Duy, có lẽ anh không thể lý giải được, em lớn lên trong môi trường đó, em không thể thay đổi những thứ đã bám rễ trong em bao nhiêu năm nay, em cũng không thể thuyết phục mình tin tưởng vào tình yêu, em… thật không biết nói thế nào cho anh hiểu. Đạm Ngọc vẫn còn đang giải thích vẻ khổ sở thì tôi đã chẳng nói chẳng rằng đẩy nàng ra, bước về phía cửa. Thậm chí chẳng buồn quay đầu lại nói với Đạm Ngọc một câu tạm biệt dịu dàng sâu sắc nữa. Toàn ngụy biện! Con người thật giỏi ngụy biện. Họ dùng cái ngôn ngữ và văn tự vừa uyển chuyển vừa sâu sắc kết tinh qua lịch sử 5000 năm đất nước Trung Hoa mà bao biện, mà cãi lý cho những hành vi sai trái của bản thân, cuối cùng làm cho tất cả mọi người tin rằng đứng kia là một con người phải gánh chịu oan ức và bất hạnh. Đối với một luật sư như tôi mà nói, cái kiểu này quả là đã nhàm mắt nhàm tai lắm rồi. Tội cướp giật thì có thể là vì cần tiền mua sữa cho đứa con sắp chết đói, tội giết người thì có thể là vì thay trời tiêu diệt kẻ đại gian đại ác được pháp luật bảo vệ… kiểu gì thì kiểu, họ cũng có cách nói làm cho mình trở nên trắng trong như tuyết. Nhưng tội thì vẫn là tội, pháp luật không thể yếu đuối như vậy. Bản thân là một luật sư, phương diện này tôi vẫn rõ ràng hơn hầu hết mọi người khác. Bản thân là một người đàn ông đã từng có với Đạm Ngọc một khoảng thời gian nồng thắm, tôi cũng biết khi nàng trở thành phu nhân vị đại tỉ phú, sống cuộc sống sung sướng giàu sang, chẳng lẽ nàng lại nghĩ mình đang chịu khổ sở hay sao? Bước trên con đường về nhà, lòng tôi ngùn ngụt lửa giận. Nhưng sự tức giận của một con người thường nguội dần theo dòng chảy thời gian. Đặc biệt là đối với người yêu. Đạm Ngọc là người con gái tôi yêu thương, thế nên cơn giận ngùn ngụt đó của tôi chỉ hai ba ngày sau là đã hoàn toàn trôi mất. Lại thêm mấy hôm nay nhìn thấy tôi, Đạm Ngọc toàn nở nụ cười rất đáng yêu, giống như một đóa hoa rực rỡ nở bừng trước mắt. Nàng thích ngồi khoanh chân trên ghế đi văng nhà tôi như ngày xưa, tay mân mê tập tư liệu cá nhân của ba thí sinh còn sót lại, bao gồm cả nàng. Ngày ngày, nàng say mê viết viết vẽ vẽ gì đó trên mấy tờ giấy không biết chán, tính toán, so sánh, trầm tư xem xét nghĩ ngợi xem ai nhiều khả năng chiến thắng nhất. Có lúc tôi nhìn mà thấy chướng mắt không chịu nổi, tôi liền cố ý lượn qua lượn lại trước mặt nàng, mong rằng nàng có thể dứt ra khỏi mấy tờ giấy đó mà ý thức được sự tồn tại của tôi. Nhưng thất bại hoàn toàn. Tôi liền giật tập tư liệu ra khỏi tay nàng, tức giận hét lên: - Trong đầu em chỉ toàn mấy thứ thủ đoạn này thôi đấy hả? - Em làm vậy để tốt cho cả hai ta thôi! - Đạm Ngọc ngẩng lên, khuôn mặt đầy vẻ tội nghiệp. – Anh không cần một triệu cho Lý San sao? Nếu không tiền đồ của anh bị cô ta hủy hoại hết còn gì! Nàng nói cũng có lý, tôi chẳng còn gì để nói, chỉ còn biết chiều theo ý nàng. Nghiên cứu chán chê, nàng nghiêm túc bàn bạc với tôi, hỏi tôi liệu ai có khả năng chiến thắng cao nhất. Tôi bảo ba người đều tương đương nhau, tôi không thấy ai trội hơn cả. Thế là Đạm Ngọc vò đầu bức tóc nghĩ ngợi: - Hay là anh nghĩ ra cách gì đi, cách gì làm Tào Lợi Hồng chỉ quan tâm đến một mình em thôi ấy! Đạm Ngọc bảo một người đàn ông như tôi nghĩ cái chuyện đó sao mà tôi nghĩ ra được. Trong đầu tôi chỉ có mỗi mấy cách kiểu tạt axit hay đầu độc bằng thuốc trừ sâu thôi. Đạm Ngọc lườm tôi, nàng chê tôi chẳng có đầu óc gì cả. Tức giận, tôi cãi lại đầu tôi sinh ra không phải dành giúp mấy người đàn bà tranh nhau làm vợ tỉ phú. Thế là nàng lại đau khổ vò đầu bức tai nghĩ ngợi, thật không thể nào hiểu nổi nữa. Rồi Đạm Ngọc nói một câu làm tôi khó hiểu nhất, cũng là câu làm tôi lại một lần nữa nổi giận bừng bừng. Lúc này, suốt bao nhiêu ngày đêm mất ăn mất ngủ mà không có kết quả gì, nàng bỗng ngẩng lên nhìn tôi như một con sói ngắm chú cừu non. Đôi mắt vừa tham lam vừa sung sướng làm tôi bỗng thấy lạnh sống lưng, sợ hết hồn. Tôi hỏi có chuyện gì. - Hay là anh quyến rũ họ đi! Nàng kêu lên kích động như vừa có một sáng kiến hết ý. Tôi lặng người, cái ý tưởng mà nàng nghĩ liền hai ngày hai đêm là đẩy người đàn ông của nàng vào vòng tay kẻ khác ư? Tôi chẳng nói gì hết, chằm chằm nhìn nàng đầy thù hận rồi bỏ ra ngoài. Đối với Nhậm Đạm Ngọc lúc này, khi nàng chỉ còn một bước nữa là có thể đường hoàng bước vào vòng tay ngài tỉ phú thì tất cả những hành động, ý nghĩ của nàng lại càng trở nên xa lạ hơn bao giờ hết. Tôi thật chẳng biết nói gì. Hình như càng thân thiết với nàng tôi lại càng thấy xa lạ. Đôi mắt nàng cả ngày cứ nhấp nháy những kế hoạch và dự đoán, còn tình yêu của tôi với nàng thì ngày càng chất chồng đau khổ. Tôi chợt muốn bỏ cuộc, lòng tôi không phút nào ngừng day dứt, liệu có nên tiếp tục chờ đợi hay không? Kế hoạch của Đạm Ngọc xem ra quá hoàn hảo. - Đợi em được gả cho họ Tào rồi, hễ Tào chết thì tất cả sẽ là của chúng mình – Nàng nói. Cái từ “chúng mình” – đại diện cho quan hệ thân thiết đầy yêu thương của đôi tình nhân được thốt ra gọn gàng từ cái miệng xinh xẻo của nàng. Giây phút đó tôi cảm thấy mình là con người đáng thương nhất thế gian, ngày ngày ngồi bên chân Đạm Ngọc mà chẳng dám động đậy gì. A Lam xem thường nỗi thống khổ của tôi, cậu ta bảo một người đàn ông cần một người phụ nữ ngưỡng mộ mình, giống như Lý San đối với cậu ta vậy. A Lam cảm thấy tôi yêu quá nhu nhược, cậu ta không hiểu sao tôi vẫn chờ đợi, theo đuổi mãi cái thứ tình cảm như thế. Nhưng cậu ta không hiểu, khi Đạm Ngọc long lanh đôi mắt trong trẻo nhìn tôi, miệng nở một nụ cười nhẹ nhàng thì ngay lập tức tôi không thể tự chủ được, hồn xiêu phách lạc, như được lên tiên. Tôi giống như một con nghiện, tôi đã nghiện người đẹp Nhậm Đạm Ngọc mất rồi. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Chương hai mươi bảy Đạm Ngọc nói: “Tào Lợi Hồng đã đi qua quá nửa đời người rồi, chỉ cần ông ta đặt chân vào quan tài một cái, tất cả mọi thứ sẽ thuộc về chúng ta.” Chúng ta ở đây nghĩa là tôi và nàng. Lúc đầu, câu nói này làm tổn thương nặng nề tính tự ái đàn ông trong tôi, nhưng sau nghe nhiều cũng thành quen, thậm chí tôi bắt đầu thấy nàng có lý. Lòng tôi âm ỉ vui sướng khi nghe Đạm Ngọc vẽ ra tương lai của chúng tôi. - Sau này Tào Lợi Hồng chết rồi, tất cả sẽ về tay chúng ta. Nếu em có nhiều tiền như vậy, em sẽ mua mấy ngôi biệt thự ở Thượng Hải, đón tất cả gia đình lên đây, mỗi tháng đều đưa họ đi du lịch châu Âu. Giày cao gót của em tất cả đều phải mang nhãn Manolo… Woa! Đến lúc đó, mọi người ai cũng sẽ ngưỡng mộ em phải biết! Đúng rồi, anh thì sao, có nhiều tiền như vậy anh sẽ làm gì? Đạm Ngọc hỏi. Thế là tôi khoái chí tiếp lời: - Mua ngay hai chiếc Maybach! Mở một văn phòng luật to nhất, anh không cần làm việc mà chỉ ngồi đúng giờ thu tiền thôi. Ngày ngày, anh sẽ đưa em đi tuần trăng mật khắp các nước trên thế giới… Gì nữa nhỉ…? Để anh nghĩ đã, hiện giờ vẫn chưa nghĩ ra. Đạm Ngọc liền cười tôi có tiền cũng không biết đường tiêu, tôi thanh minh đó là do trước đây chưa từng nghĩ đến… vân vân, ngồi mơ mộng thật là làm người ta dễ chịu thoải mái. Hai chúng tôi ngồi mơ mộng, lúc đó chúng tôi thấy dường như mình thật sự bơi trong tiền rồi. Tôi và nàng lần lượt hỏi nhau, giả dụ như có một tỉ, sẽ tiêu như thế nào, tiền nhiều đến mức có đốt cũng không hết… thật là một giấc mơ đẹp vô cùng. Lòng ham mê vật chất đã nổi lên, hai chữ “tự trọng” cũng chẳng nhớ viết thế nào. Tâm lý cân bằng trở lại rất nhanh. Kẻ địch lớn nhất hiện nay của tôi và Đạm Ngọc chính là cái kẻ hàng ngày đúng giờ đều gọi điện cho tôi. Ngày nào cũng vậy, trước bữa ăn, Lý San liền gọi cho tôi, nhắc tôi nhớ đến số tiền ba triệu và những thỏa thuận giữa hai chúng tôi. Tưởng tượng đến tương lai huy hoàng làm chúng tôi vui sướng bao nhiêu thì hình ảnh Lý San lại càng trở nên xấu xí, đáng ghét bấy nhiêu, giống như một khối u ác tính lúc nào cũng sẵn sàng phá hủy mọi thứ vậy. Sự tồn tại của Lý San thật sự là mối đe dọa đối với cả danh tiếng của tôi ở Thượng Hải lẫn tương lai rực rỡ của hai chúng tôi. Đạm Ngọc thậm chí còn hận cô ta, sợ cô ta hơn cả tôi, nhưng lại bất lực không thể làm gì được cô ta. Đạm Ngọc lúc nào cũng sống trong lo lắng, sợ rằng chỉ ngay giây tiếp theo thôi, Lý San sẽ xuất hiện trước mặt Tào Lợi Hồng, đem những chuyện bí mật đã được thêm mắm thêm muối kể cho ông ta nghe. Mà cứ cho là bây giờ cô ta chưa bán đứng chúng tôi đi, nhưng sau này, cầm được một triệu rồi, ai dám chắc cô ta sẽ bằng lòng buông tha cho cái mỏ vàng ngay trước mắt? Mấy ngày liền phập phồng sợ hãi, Đạm Ngọc cuối cùng cạn sức chịu đựng. - Hay là cái chuyện đùa lúc đầu ấy, mình biến nó thành sự thật đi. Nàng nói câu này lúc ngồi xếp bằng trên đi văng, lúc này, nàng không còn được cái vẻ lộng lẫy yêu kiều ngày trước nữa, khuôn mặt nàng như bị một đám mây mù che phủ, suy đoán những việc có khả năng sẽ xảy ra. Nhỡ Lý San đi tố cáo chúng tôi rồi đoạt được vị trí phu nhân họ Tào thì sao? Nhỡ Đạm Ngọc được gả vào nhà Tào Lợi Hồng rồi cô ta vẫn ngày ngày bám theo yêu sách nọ kia thì sao? Nhỡ… nhỡ… Vân vân! Đầu óc nàng tràn ngập những giả thiết tối tệ, làm nàng giống như một bà thầy mo lắm chuyện nhức đầu. Trước khi hoàn toàn sụp đổ, Đạm Ngọc nói câu này: - Hôm đó chẳng phải anh đã đề xuất ý kiến giải quyết luôn cô ta sao? Chúng ta làm đi! Lúc đó, đôi mắt nàng ánh lên sự lạnh lùng tàn bạo mà tôi chưa bao giờ thấy. Đến lượt tôi sợ hết hồn, tôi hỏi nàng có phải bị ốm rồi không. Đạm Ngọc không trả lời, lại trầm tư suy nghĩ. Nửa tiếng sau, nàng lại hồi phục vẻ lộng lẫy, tinh nhanh của một chú chim khổng ước. Tinh thần vui vẻ, nàng nói với tôi: - Người chết thì không thể tiết lộ bí mật gì được nữa! - Em… Tôi nhìn nàng, toát mồ hôi lạnh. - Cô ta là một mối đe dọa nguy hiểm! Cực kỳ nguy hiểm! Không thể không trừ bỏ! Rồi Đạm Ngọc đem cái kế hoạch táo bạo nàng đã nghiên cứu ra nói với tôi. Nghe xong, tôi có cảm giác đứng trước mặt mình là một con sói cái độc ác, giảo hoạt và thèm thuồng quyền lực, con sói đang bị thương và bị dồn vào chân tường, vì miếng ăn trước mắt mà quyết định đạp bằng mọi thứ. … Hôm đó, bầu trời u ám, lúc nào cũng sẵn sàng trút mưa xuống ầm ầm. Lúc tôi ra khỏi cửa, Đạm Ngọc thậm chí quên mất cả việc nhắc tôi mang ô. Ngày trước mà gặp hôm thời tiết như thế này, nàng chắc chắn sẽ mang chiếc ô ra tận cửa cho tôi, bảo tôi cầm vì trời đất chẳng biết thế nào. Nhưng hôm nay, nàng không nhớ việc đó, nàng chỉ tiễn tôi ra cửa, căng thẳng dặn dò: - Nhớ gọi điện thoại cho em biết tình hình. Giọng nàng không tránh khỏi hơi run run. Tôi cười cười, ý bảo nàng yên tâm. Gần đến tòa nhà A Lam ở, quả nhiên trời đổ mưa sầm sập. Tôi đứng giữa màn mưa, ngửa mặt lên tìm, mãi mới thấy cửa sổ nhà A Lam. Nhà A Lam ở là một tòa nhà cổ yên tĩnh, êm đềm. Thật ra hầu hết những người dân Thượng Hải bản địa đều sống trong những tòa nhà cổ đủ màu đủ dạng, có những cô gái mặc đồ ngủ in hoa không ngừng loẹt quẹt dép lê đi ra đi vào. Đó mới là Thượng Hải thật sự, là mặt sau của những tòa cao ốc chọc trời, những ánh đèn lấp lánh trên đường phố. Liệu nửa tiếng nữa, vẻ yên tĩnh của tòa nhà này có bị phá vỡ? Bây giờ là giờ lên lớp, A Lam chắc không có ở nhà, A Lam giờ này chắc chắn đang ngồi trong lớp dùng giọng điệu đắc ý mà đọc những bài thơ của cậu ta, đón nhận những ánh mắt học sinh đầy thán phục. Tôi nhắm nghiền mắt, tưởng tượng ra cảnh A Lam trước khi đến lớp còn ân cần nói với Lý San: “Em yêu, đợi anh nhé, tan học là anh về nhà ngay”. Nghĩ đến đó tôi bỗng do dự, sợ A Lam bất ngờ về nhà, phát hiện ra con đường bị nhuộm máu đỏ lênh láng. Những hạt mưa liên tiếp quất vào mặt tôi, làm chiếc áo dính bết vào người, giống những lưỡi dao gâm lạnh lẽo đầm đìa. Lạnh giá! Tôi bắt đầu sợ, người run rẩy. Giả dụ, ngay giây sau đó, bầu trời bỗng chuyển sang màu máu man dại… Không dám tưởng tượng nữa! Khuôn mặt xinh đẹp của Đạm Ngọc lại chập chờn trong đầu tôi. Mỗi lần trước bữa cơm, nàng lại như một con thỏ bị đe dọa, sợ hãi nhìn chiếc điện thoại của tôi, cầu mong người gọi tiếp theo đó không phải là cô gái tên Lý San. Có mấy ngày mà Đạm Ngọc gầy hẳn đi, tôi nhìn mà thấy xót. Từng bước từng bước lên lầu, gõ cửa, tiếp theo đó là khuôn mặt kinh ngạc của Lý San. Tôi vốn dự định khi Lý San vừa mở cửa, lúc cô ta chưa kịp có phản ứng gì sẽ rút ngay dao ra mà đâm tới… Nhưng chính cái giờ khắc quyết định đó, những ý nghĩ bỗng đến với tôi. Tôi nhớ đến vẻ đẹp kiều diễm điển hình Giang Nam của cô, nhớ đến lúc phải gian khổ chiến đấu với các mỹ nhân trên toàn quốc, cô đã nói rằng kiếp sau thà làm con cua cho xong, nhớ đến cái đêm hai chúng tôi ở bên nhau và vết máu đỏ thẫm loang trên giường, nhớ đến lúc cô hếch mũi trước bông bách hợp mà cứ tưởng mình thuần khiết lắm, nhớ đến lúc ở quán rượu, chữ “Mẹ” thoát ra từ miệng cô sâu sắc như thế nào. Tôi không nhấc nổi tay. - Sao anh lại đến đây? Lý San ngạc nhiên hỏi, nhưng vẫn mở cửa cho tôi vào. Tôi mân mê con dao giấu trong người, cố nặn ra nụ cười. - Đến thăm cô và A Lam, xem hai người sống thế nào. - Ha ha, anh vẫn còn nhớ đến hai chúng tôi cơ đấy! Tôi đoán chắc anh sợ tôi đi tố cáo anh phải không? Anh yên tâm, tôi nói rồi, tôi chỉ cần tiền thôi! Tôi đầu óc để tận đâu đâu, “ừ” qua loa một tiếng, ngồi xuống chiếc ghế trong phòng khách, không biết nên nhìn về hướng nào. Tôi là luật sư, tôi biết rõ hơn bất kỳ ai khác, chỉ cần tôi rút con dao ra là hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào. Thế nên, tôi ngồi trên đi văng, vừa cẩn thận vừa thấp thỏm, mồ hôi toát ra ướt đẫm quần áo. - Anh nóng lắm hả? Lý San nghi ngờ hỏi. Tôi ậm ừ mơ hồ. - Tôi phát hiện ra hình như anh rất sợ tôi! Mỗi lần xuất hiện trước mặt tôi, anh đều tỏ ra rất căng thẳng! Lý San nói đến đây, mỉm cười đắc ý. Giọng nói của cô ta mang đầy vẻ châm chọc và khinh miệt. Có lẽ cô ta đang nghĩ mấy tháng trời tôi và Đạm Ngọc vất vả mệt mỏi, nhưng cô ta không cần làm gì cũng được chia phần, cô ta mới là kẻ thắng lợi cuối cùng. Nghĩ thế, tôi thấy hết sức khó chịu. - Tôi đến đây hôm nay là để khuyên cô, làm người cần phải biết thời thế - Tôi cố tình dùng giọng thật thấp, lạnh lùng và đầy đe dọa. - Anh nói thẳng ra đi, Hà Duy! - Lý San vẫn bình tĩnh. Thái độ của cô ta kích thích tôi ghê gớm, tôi nói thẳng: - Tôi muốn cô rời khỏi Thượng Hải ngay bây giờ! - Cái gì?! - Lý San không tin vào tai mình – Ngay bây giờ? Với hai bàn tay trắng? Ha ha ha ha… Cô ta cất tiếng cười nghe rất chói tai, nó vang lên va đập trên những vách tường, nghe như tiếng một con thú hoang bị mắc bẫy. - Tôi không nghe nhầm đấy chứ?! Hay tai tôi có vấn đề? Hay là đầu óc anh có vấn đề! - Lý San hai tay khoanh trước ngực, miệng không cười nhưng lại như cười, dáng vẻ cao ngạo. – Anh cảm thấy có thể có chuyện đó hay sao? Có vẻ như cô ta cho tôi là kẻ ngốc với cái ý kiến như thế. - Anh dựa vào đâu mà cho rằng tôi sẽ cam tâm tay trắng ra đi?! Không đợi tôi trả lời, Lý San tiếp tục truy hỏi. Rõ ràng cô ta đang rất bình tĩnh thoải mái, đối lập hẳn với vẻ căng thẳng của tôi. Tôi sầm mặt, không trả lời. - Nếu anh muốn uy hiếp tôi thì cũng nên có hành động gì đi chứ?! Tôi biết chó sợ hay cắn bừa, bị bức bách quá thì việc gì các người cũng dám làm, hơn nữa các người lại còn sợ tôi lòng tham vô đáy, nhất định sẽ nghĩ đủ cách tống cổ tôi đi! Nào, các người có cao kiến gì đây? Hà Duy, chẳng lẽ tôi còn không hiểu anh sao? Những tính cách đó đều viết rõ ràng trên trán anh rồi, lá gan chuột nhắt thế kia, anh sẽ dám làm gì? Anh định giết tôi sao? Lý San nói đến đây liền cười hinh hích rồi tiến đến ngồi bên cạnh tôi trên đi văng, giọng khinh miệt: - Chắc hôm nay anh cất ở đây một con dao?! Ha ha ha, để tôi đi… Lý San nói đến đây, đùa cợt vỗ vỗ lên chỗ bụng tôi. Bỗng cô ta câm bặt, khuôn mặt đổi sang màu trắng bệch sợ hãi. “Keng” một tiếng, con dao găm từ trong người tôi tuột ra, rơi xuống nền nhà, tiếng rơi nghe sắc nhọn. - Anh… Cô ta đã sờ thấy lưỡi dao lạnh lẽo. Mặt Lý San biến sắc, sững sờ nhìn tôi, rồi lại nhìn lưỡi dao dưới đất. Trong thoáng chốc, hình như cô ta hoảng hốt không biết phải làm gì. Tôi cũng không ngờ cô ta lại ra vỗ bụng tôi, càng không ngờ con dao lại rơi ra vào chính lúc ấy. Sự việc xảy ra bất ngờ khiến tôi cũng hơi hoảng. Tôi cúi xuống nhặt con dao lên. - Anh… anh thật sự muốn giết tôi?! Tôi… tôi… Lý San đã hoàn toàn mất đi vẻ uy quyền và linh lợi lúc nãy, cô ta đã bị tôi dọa cho biến sắc rồi, khuôn mặt toàn một màu trắng bệch. Nhìn con dao sáng loáng chĩa lên trong tay tôi, Lý San sợ hãi lùi dần về phía sau: - Anh không thể giết tôi! Anh giết tôi anh cũng sẽ đền mạng! Anh là luật sư, cái này anh phải hiểu chứ? Đền mạng… Giây phút đó, tôi chợt nhớ đến thân hình vàng vọt gầy guột của con trai, đôi mắt nhạt màu và tiếng gọi “Bố” đầy yêu thương. Nhưng Lý San đã nhìn thấy con dao rồi, không dọa cho cô ta sợ, cô ta sẽ không đời nào buồng tha tôi. Nghĩ thế, tôi giơ cao con dao, bước về phía cô ta, vẻ mặt hung ác, miệng nói nhỏ: - Người chết làm sao mở miệng được nữa. Lý San hét lên thất thanh, cuống quýt lùi về phía sau, đến lúc không còn chỗ để lùi nữa, cô ta ngã ngồi xuống sàn, hoảng loạn nhìn con dao trong tay tôi, lắc đầu như điên, miệng lắp bắp mấy lời như kiểu không, đừng gì đó. Chủ ý dọa cho cô ta sợ, tôi huơ huơ con dao trước mặt cô ta: - Cô còn thích một triệu nữa không? Cô còn định dùng mấy chuyện đó uy hiếp tôi nữa không? Cô nói tôi không dám giết cô, bây giờ thử nhé… Mặt tôi lúc đó chắc là trông điên loạn gớm ghiếc lắm, bởi vì Lý San đã sợ đến mức chân tay mềm nhũn, thậm chí không còn sức cho bất kỳ một hành động chống cự nào. - Tôi đi! Tôi sẽ đi… khỏi… khỏi đây, tôi.. tôi.. cả đời sẽ không xuất hiện… ở… ở Thượng Hải nữa! Xin hãy tin tôi! Anh… đừng giết tôi… Lý San ôm lấy chân tôi cầu xin, thậm chí lời nói cũng không được lưu loát như bình thường nữa. - Làm sao mà tôi tin cô được cơ chứ? - Vậy anh muốn tôi thế nào? - Lý San khóc lóc. – Anh nhất định phải giết tôi sao? Cô ta nhìn tôi, khuôn mặt đau khổ thê lương. Tôi bỗng thấy mềm lòng, đoán chừng cô ta sẽ không dám lì lợm ở lại đây nữa, đang chuẩn bị hạ dao tha cho cô ta. Đúng lúc đó, A Lam trở về. Những tiếng gõ cửa liên hồi, tôi sợ đến run bắn người, suýt nữa buôn rơi cả con dao xuống đất. Có người gọi cửa, trong đôi mắt Lý San liền lóe lên một tia hy vọng, nhưng vẫn sợ hãi nhìn tôi đăm đăm, không dám lên tiếng, cũng không dám biểu lộ bất cứ toan tính thủ đoạn nào. Tôi cũng nhìn cô ta, khoảnh khắc đó hai chúng tôi chỉ nhìn nhau mà không dám động đậy gì. Rồi nghe tiếng A Lam gọi gấp gáp sau cánh cửa, sau đó là tiếng lách cách của ổ khóa. Giây phút đó, không khí như đông cứng lại. Hai giây sau, A Lam bước vào phòng, A Lam nhìn thấy một cảnh tượng mà trong mơ cậu ta cũng không bao giờ nghĩ đến. Người bạn thân của cậu ta đang giơ dao ra trước mặt người yêu cậu ta. - Hai người… hai người làm gì vậy? Hà Duy, anh dứ dứ dao trước mặt người yêu em làm gì thế? A Lam lặng người mất một lát rồi mới lắp bắp hỏi, không tin nổi vào mắt mình. Việc A Lam bất ngờ về nhà vào đúng lúc đó cũng là một điều tôi chưa liệu đến, hóa ra buổi chiều hôm đó trường được nghỉ sớm, thế là chàng A Lam ta sung sướng bay ngay về nhà. Đứng trước người bạn thân, trong thoáng chốc tôi không biết nên làm thế nào. Vào lúc đó, Lý San liền ra sức vừa khóc vừa hét: - Anh! Anh! Cứu em với! Anh ta muốn giết em! Anh ta muốn giết em! - Hà Duy, anh làm gì vậy? Lại còn chưa bỏ dao xuống? Đây không phải là trò đùa đâu đấy! Bọn em chỉ định mượn tiền, anh không cho thì thôi sao lại phải làm thế này? A Lam lo lắng nói, nhìn người yêu bị dọa đến mức hồn xiêu phách lạc, cậu ta đau lòng ghê gớm. A Lam là một con người đơn giản, A Lam tuyệt đối không thể tưởng tượng nổi những quan hệ giữa tôi và Lý San. A Lam tưởng tôi vì nhất thời cuống quýt không muốn cho mượn tiền mới rút dao ra. Nói rồi, cậu ta vội vã bước về phía chúng tôi, miệng liến láu: - Được rồi, được rồi, tôi về là mọi việc sẽ dễ nói thôi! Hà Duy, anh bỏ dao xuống đi, chúng em không mượn tiền nữa! - Cậu không được qua đây! Tôi cuống lên, con dao huơ huơ trước mặt Lý San, thật không ngờ sự việc lại diễn biến theo hướng này. Vốn tôi định dùng dao ra vẻ một chút, vờ dọa cho Lý San biết khó mà thôi đi, ai ngờ A Lam lại về bất ngờ làm hỏng hết cả kế hoạch. - Người anh em sao thế? Làm gì mà cứ như thâm thù mấy đời mấy kiếp không bằng thế?! A Lam nghi hoặc nhìn tôi. Tôi xốc Lý San đã mềm nhũn lên, kề con dao vào sát cổ cô ta: - A Lam, việc này tôi không muốn làm liên lụy đến cậu, cậu đi ra ngoài mau! - Đây là nhà em cơ mà! - A Lam đau khổ kêu lên. - Đi ra! – Tôi hét to hơn, con dao kề vào gần cổ Lý San hơn mấy phân làm cô ta sợ hãi hét lên the thé. - Được rồi, được! – A Lam lúc đó mới ý thức được là tôi không hề đùa chơi, cậu ta bắt đầu sợ. – Anh bảo em đi ra thì cũng phải cho em biết đã có chuyện gì chứ? Lý San đã làm gì có tội với anh sao? - Cô ta làm gì có tội với tôi à? Hừ! Cậu là thằng ngốc từ trên trời rơi xuống! Việc này chỉ có mỗi mình cậu là không biết thôi! A Lam, tôi nói cho cậu biết, con người mà cậu gọi là người yêu, là vợ yêu này chính là cô gái dự phỏng vấn tìm bạn đời của Tào Lợi Hồng mấy tháng trước, cô ta vì muốn được gả vào nơi giàu sang mà chẳng từ thủ đoạn nào, đầu tiên là dụ tôi lên giường với cô ta, rồi uy hiếp tôi, bây giờ lại uy hiếp cả Đạm Ngọc. Cô ta bảo nếu không đưa tiền, cô ta sẽ đem tất cả mọi chuyện kể cho Tào Lợi Hồng biết! A Lam, cô ta chính là người mà cậu bảo là “hạ cấp” đấy! Bây giờ cậu đã thấy kinh tởm chưa? A Lam lặng đi hồi lâu, lạnh lùng nhìn xuống Lý San rồi lại nhìn tôi, nói nghiêm túc: - Vậy anh định làm gì? - Cô ta còn sống ngày nào thì Đạm Ngọc và tôi còn không thể ăn ngon ngủ yên ngày đó. – Tôi cứ thực sự mà nói. - Anh nhất định phải giết cô ấy sao? – A lam hỏi. chưa bao giờ, tôi nhìn thấy gương mặt cậu ta vô hồn đến thế. Tôi im lặng, không nói. A Lam lại nhìn Lý San, cô ta bị cánh tay tôi giữ chặt, đang khóc thút thít nho nhỏ. Giây sau đó, A Lam lao nhanh về phía trước. Tôi tưởng cậu ta định đến giậtt con dao trong tay tôi, theo phản xạ liền ôm Lý San lùi vội về phía sau, miệng hét: - Không được lại gần! Nhưng lại thấy A Lam nhào đến bên chiếc bàn nước phòng khách, chụp con dao trên bộ ấm chén uống trà, đến nghĩ cũng không thèm nghĩ, mắm môi mắm lợi đâm phụp vào bụng mình… - Khô… ôôô… ông! Lý San điên cuồng gào lên thất thanh, vùng thoát khỏi vòng tay tôi, lao về phía trước. Tôi cứng người lại, lặng đi hai giây, giây thứ ba mới tỉnh ra, cũng vội chạy đến, miệng hét: - Cậu làm gì thế này? Cậu làm cái quái gì thế này!? A Lam nằm trên nền đất, con dao dài năm tấc cắm vào bụng lút đến tận cán, chỉ lòi ra mỗi cái chuôi. Máu, máu từ bụng cậu ta tuôn ra xối xả, nhuộm đỏ chiếc áo khoác, nhuộm đỏ cả hai bàn tay đặt trên bụng. Mồ hôi toát ra đầm đìa trên mặt cậu ta. - Cậu điên đấy à? – Tôi đau khổ hét lên, - Gọi 120 nhanh lên! Tôi đỡ đầu của A Lam lên, ra lệnh cho Lý san lúc này đang đầm đìa nước mắt lo lắng. Lý San lúc này mới run rẩy lôi vội điện thoại ra bấm số cấp cứu, rồi lại bổ nhào về phía A Lam, khóc lên khóc xuống. - Tôi biết. – Đôi mắt nhắm nghiền của A Lam cuối cùng cũng hé mở, đôi môi run rẩy vì đau, cậu ta nói nhỏ. – Lý San… đã làm… điều… có… lỗi… với… anh…, nếu không thì… anh… đã không định giết cô ấy… Anh là… bạn tốt nhất… của… em… em nên… giúp anh… Nhưng… nhưng… Cho nên… anh muốn giết cô ấy… em không thể ngăn cản… nếu không thì… có lỗi với anh em… nhưng… em chết… em chết cũng chẳng sao… A Lam nói đến đây liền giơ bàn tay đẫm máu lên, Lý San vội nhào đến, nắm lấy bàn tay nhuộm đỏ máu của cậu ta. - Em thường viết thơ… nhưng đối với… ái tình trong thơ… luôn nghi ngờ… Là… là Lý San… khẳng định lại cho em… Thật ra… tình yêu… cái đó… có thật đấy… Nói đến đây, máu từ vết thương của A Lam lại trào ra, có vẻ như việc nói chuyện làm cậu ta mất sức ghê gớm. -Tôi biết rồi, cậu đừng nói nữa! Tôi cố gắng ngăn cậu ta lại, mắt tôi cũng bắt đầu ướt. - Ôi chồng yêu! Anh đừng nói nữa! Lý San lúc đó đã khóc ngất. - Vợ yêu… - A Lam nhìn Lý San, nở nụ cười yếu ớt. – Anh rất yêu em. - Em cũng yêu anh, bây giờ anh đừng nói nữa, mình đến bệnh viện ngay! Ngoan nào! Lý San ra sức nắm chặt tay A Lam, nước mắt nước mũi tèm lem. - Anh phải nói… anh sợ… lát nữa… không nói được nữa… - A Lam! – Tôi không chịu nổi nữa, tôi sắp điên lên rồi. Tôi ôm chặt người bạn thân nhất, nếu hại chết cậu ta chắc cả đời này tôi không thể yên ổn được, tôi gào lên. – Sao cậu lại ngốc thế được? Chúng ta là thế nào với nhau? Cậu lại còn không hiểu tôi sao? Đời nào tôi lại giết người?! Tôi làm sao xuống tay được chứ! Tôi chỉ muốn dọa Lý San thôi! Con người tôi vốn làm gì có cái bản lĩnh ấy! Cậu… sao lại hồ đồ như vậy chứ? - Ài… - A Lam lườm tôi, miệng mấp máy như muốn cười. – Thôi, dù sao thì vợ em cũng đã làm những việc có lỗi với anh… coi như là đền tội đi… Hà Duy… có việc này… từ lâu… muốn nói rồi… em… A a aaa… Nói đến đây, A Lam bỗng ho từng tràng liên tục. - Chồng! Chồng ơi, em xin anh… em xin anh, anh đừng nói nữa! Sao anh lại đối tốt với em thế chứ? Em không chịu, thật sự không chịu được nữa… Chồng… anh đừng dọa em nữa… sau này anh bảo gì em cũng xin nghe… - Anh phải… nói… Hà Duy… A Lam nhìn tôi, đôi mắt ánh lên vẻ trong sáng: - Đơn giản… mới… mới là cuộc sống… đơn giản… mới… vui vẻ được… đừng… nghĩ đến… những thứ tiền… không phải… của mình nữa… Ba phút sau, xe cứu thương tới, những bác sĩ cấp cứu mặt mày lạnh lùng nhanh nhẹn để A Lam lên cáng đưa đi, Lý San cũng đi theo, khóc như đứt từng khúc ruột. Hôm đó, máu, quả thật đã nhuộm đỏ đường. Nhưng lại là máu của A Lam, người bạn thân thiết nhất của tôi. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Chương hai mươi tám Một tuần sau. - Xin hỏi cuối cùng ngài chọn ai? - Ha ha, chẳng chọn ai cả. Tôi cảm thấy chẳng ai hợp làm vợ tôi, có lẽ duyên phận của tôi vẫn chưa đến. - Ai cũng không vừa mắt ngài ư? - Ừ, thật là phiền anh quá, làm anh bận rộn suốt mấy tháng qua. - Đâu có… đây là công việc, là nghĩa vụ của tôi, tất nhiên tôi phải làm rồi. … Lúc đó, ngồi ở tiệm ăn dùng bữa với Tào Lợi Hồng, chắc là lần gặp cuối cùng liên quan tới công việc phỏng vấn tìm bạn đời mấy tháng nay. Anh chàng Lý bân không thấy đi cùng ông ta, đây là lần đầu tiên Tào Lợi Hồng một mình đến gặp tôi. Hôm nay, thời tiết đẹp một cách kỳ lạ, mặt trời rực rỡ, bầu trời xanh mênh mông, những đám mây trắng lững lờ, thỉnh thoảng lại có một cơn gió nhẹ nhàng dạo qua, làm những đám mây trắng tan ra, trôi dạt về phía chân trời. Tào Lợi Hồng đưa cho tôi món tiền đáng được nhận, rồi như một đàn anh hỏi đứa em, hỏi sau này tôi có dự định gì. Tôi cười, nhìn ra khung cửa sổ có bầu trời màu xanh, nhớ đến bầu trời Tế Nam giản đơn trong sáng. Tôi trả lời tôi muốn về quê nhà Tế Nam, cưới vợ, sinh con. “Đơn giản mới có hạnh phúc, đơn giản mới là cuộc sống”. Đó là những lời người bạn thân nhất của tôi đã dùng máu để cho tôi biết. May là A Lam chỉ bị thương ở phần bụng,tim và các nội tạng quan trọng không bị ảnh hưởng gì, hiện giờ cậu ta đã qua khỏi giai đoạn nguy hiểm. Rồi tôi bắt đầu tưởng tượng về những ngày hạnh phúc sắp tới với Đạm Ngọc, khuôn mặt bỗng bừng lên ánh hạnh phúc. - Tế Nam là một nơi đẹp đấy! – Ông ta nói chân thành, dường như đó là một lời khen ngợi tự đáy lòng. - Đúng vậy, cuộc sống nơi đó rất đơn sơ. - Đơn sơ là tốt đấy! – Tào Lợi Hồng mơ màng. Có lẽ câu này cần phải được thốt ra từ miệng Tào Lợi Hồng - một người quyền lực giàu có thì mới thật sự đạt đến ranh giới cần thiết. Tôi cười, Tào Lợi Hồng cũng cười. Tôi nhớ Đạm Ngọc có lần mắng tôi, nàng bảo tôi và Tào Lợi Hồng vốn đã không cùng đẳng cấp rồi. Ông ta tuyệt đối là một người thành đạt, cho nên ông ta đem những việc “nho nhỏ” kiểu như chọn lựa đối tượng kết hôn giao cả vào tay những kẻ nhỏ bé như tôi. Chúng ta ngày ngày lo lắng những lo lắng nho nhỏ, còn ông ta, ông ta đang nghĩ những gì? Tào Lợi Hồng châm thuốc, làn khói màu ghi bàn bạc, bồng bềnh nhởn nhơ, rít vào rồi lại nhả ra, trông ông ta rất giống với những vị trí thức già búng ngón tay một cái là cho qua câu chuyện trong xã hội Thượng Hải cũ thấm đẫm lịch sử. Cái phong cách đó đã được kinh nghiệm dày dặn luyện rèn cho đến nơi đến chốn. Tôi bỗng cảm thấy một niềm kính phục sâu sắc đối với ông ta, cái phong thái, khí chất thoát ra từ con người ông ta có lẽ là thứ mà những con người nhỏ mọn như chúng tôi cả đời phải bắt chước. - Cho dù thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn phải cảm ơn anh. – Ông ta nói, đứng dậy bắt tay tôi. Tôi hơi ngạc nhiên, không nghĩ ông lại thân thiện với mình đến vậy. Tôi từ chối, nói rằng tôi đâu có làm được gì cho ông đâu. - Cái này là do duyên số, anh bạn ạ! Duyên phận đến thì có muốn chọn cũng chẳng được. Không tìm thấy duyên phận của tôi cũng chẳng do lỗi của anh, anh làm rất tốt. – Nói rồi, ông ta móc từ trong túi áo comple ra một chiếc bút Parker, - nghe nói anh có con trai cũng sắp đến tuổi đi học rồi. Chiếc bút này do một người bạn già tặng tôi, bây giờ tôi tặng lại nó cho con trai anh, coi như tấm lòng của tôi. Hy vọng sau này cháu lớn lên, hoặc là đạt được những thành công to lớn, hoặc là có thể sống cuộc đời hạnh phúc bình dị suốt đời. Chắc anh cũng nghĩ như thế, bình yên là tốt, rất tốt! Tôi đón lấy cây bút, lòng đầy cảm động, thay con trai nói lời cảm ơn với ông. Rốt cuộc, công việc cuối cùng của tôi ở Thượng Hải cũng đã hoàn thành, tôi định sẽ gặp Đạm Ngọc trước khi về quê. Chắc nàng vẫn không biết mình đã bị trượt. Khi nàng biết giấc mơ cao xa đã thật sự tan tành mây khói, tôi tin chắc nàng sẽ cam tâm tình nguyện trở về bên tôi. Tào Lợi Hồng đã đổ vào lần phỏng vấn tìm bạn đời này tất cả bốn triệu tệ, nhưng cuối cùng vẫn không tìm được cô gái may mắn. Tôi thấy hơi nuối tiếc, trong lòng bắt đầu xuất hiện những câu than thở của thân phận một kẻ bé nhỏ. Nhưng Tào Lợi Hồng thì không có thời gian đâu mà đọc điếu văn, ông đã vội vã tiếp tục quay về cuộc sống bận rộn gấp gáp thường ngày. Đến cổng khách sạn, ngửa mặt nhìn lên, tôi nhớ lại những lần đến đây thăm Đạm Ngọc, mỗi lần mang một tâm trạng khác nhau. Lần này, tôi mang trong lòng một niềm vui phơi phới, tung tăng đến nghênh đón cô dâu tương lai Cánh cửa phòng Đạm Ngọc đóng kín như bưng, tôi liền gõ mấy tiếng vào cánh cửa. Mãi không có ai trả lời, tôi bèn đầy cửa bước vào. Hóa ra, Đạm Ngọc đang nói chuyện điện thoại trong phòng ngủ. Tiếng cười nghe có vẻ rất vui vọng ra từ trong phòng. Tôi ngồi trên ghế sa lông đợi nàng, nghĩ không biết khi nghe tin mình đã bị trượt, nàng sẽ có thái độ thế nào. Có thể nàng sẽ khóc ầm lên rồi nói: “Xem ra chỉ còn cách chúng ta về bên nhau thôi.” Tất nhiên tôi sẽ an ủi nàng, tôi sẽ trị liệu cho nỗi đau trong lòng nàng, nói với nàng, quê tôi rất đẹp, có con sông uốn lượn, hàng xóm ai cũng tốt bụng thật thà. Sống ở nơi đó người ta chẳng thích ồn ào, luôn luôn đắm trong bầu không khí thanh bình yên tĩnh. Lúc đầu, tôi tưởng Đạm Ngọc đang nói chuyện với một diễn viên hài, vì nàng cứ cười không ngớt. Nhưng càng nghĩ càng thấy vô lý. Càng nghe, tôi càng nhận thấy rõ vẻ nũng nịu xen lẫn trong tiếng cười của nàng. Tôi nhíu mày, rón rén ra áp tai vào cửa phòng ngủ, phát hiện ra cửa phòng đã được khóa kỹ. Trong tôi bỗng bùng lên ước muốn được biết ai là người đang nói điện thoại với nàng, mặc dù trước khi đến đây tôi chỉ có ý định đến thuyết phục nàng cùng tôi ra đi, tôi định sẽ không tra hỏi nhiều về những chuyện riêng tư trong quá khứ của nàng. Thế nhưng bây giờ, nếu không làm rõ được người đó là ai thì chắc cả quảng đời còn lại tôi sẽ không thể ăn ngon ngủ yên được. Tôi nhón chân bước về phía phòng tắm, sợi dây phân nhánh điện thoại của máy chủ cả dãy phòng được lắp ở đây. Lẩm nhẩm cầu mong chiếc máy Đạm Ngọc đang cầm là máy bàn chứ không phải là di động, tôi khóa cửa phòng tắm, và chỉ với vài thao tác đơn giản, tiếng Đạm Ngọc lập tức vang lên. Tôi quỳ bên ổ điện thoại, thậm chí không dám thở mạnh. - Đúng rồi, anh Bân, hôm nay anh không đi làm à? - Đạm Ngọc hỏi. - Thì anh xin nghỉ ốm mà. Với cả sếp hôm nay nói muốn tự mình đi gặp gã luật sư họ Hà đó, không để anh đi theo, anh cũng không làm thế nào được. Lạ thật, giọng đàn ông này rất quen, rõ ràng là Đạm Ngọc cũng quen thân với hắn, mới thân mật gọi hắn “anh Bân”… Viên thư ký của Tào Lợi Hồng – Lý Bân! Cái tên đó vụt hiện ra trong đầu tôi, thảo nào giọng hắn nghe quen thế. - Hả? Chẳng lẽ chuyện của bọn mình đã bị phát hiện rồi sao? - Làm gì có! Một tí bản lĩnh đó mà anh cũng không có thì làm sao có thể đảm nhiệm chức vụ thư ký cho Tào Lợi Hồng? Một tí bản lĩnh đó mà anh cũng không có thì làm sao dám cả gan đụng vào người đẹp của ông ta? - Ha ha, ghét thế, cái miệng của anh Bân tệ thật đấy! - Ầy, Ngọc Nhi, cái này em sai anh phải sửa lại. Miệng anh không hề tệ tí nào đâu nhé! - Thế thì anh còn tệ ở đâu nữa? - Hê hê… em chả biết thừa! Lần trước lúc em ngồi trên lòng anh, anh hôn em, em đã tự nói ra điều đó đấy chứ. - Em nói gì? Anh đừng có mà đổ oan cho người ta! - A, vẫn còn ngoan cố không chịu nhận hả? Có cần anh đọc cho em nghe không? Ha ha, em nói: “Anh Bân, chỗ đó của anh tệ thật, cứ dựng đứng lên làm người ta khó chịu quá, cứ buồn buồn ấy.” Sao hả? Anh nhớ sai không? - Ghét quá đấy! Ai bảo anh nhại lại người ta! Quá đáng, em ghét anh! - Ha ha ha, ầy, em chả bắt anh nhại lại còn gì? Ha ha ha ha… … Đôi nam nữ vẫn tiếp tục hú hí, tình tứ trong điện thoại như chốn không người, tiếng cười của gã Lý Bân nghe vừa dâm đãng vừa châm biếm, tàn nhẫn dội vào màn nhĩ tôi. Thật không ngờ, mới ít phút trước tôi vẫn còn cân nhắc xem nên thuyết phục nàng thiên thần kiều diễm ấy như thế nào để nàng đồng ý cùng tôi về sống nơi quê hương bình yên, đâu đâu cũng ngập tràn hoa lá và nắng. Tôi bỗng toàn thân nổi da gà. Cuối cùng không chịu nổi nữa, tôi đóng máy lại, ngã ngồi xuống bệ toilet, ánh mắt đờ đẫn. Tôi tưởng tượng ra cảnh Đạm Ngọc nằm gối đầu trên bộ ngực đầy lông lá của gã thư ký, nũng nịu: “Anh ghét thật đấy, ghét quá đấy…” Cái hình ảnh tưởng tượng ấy khiến tôi điên người, nhưng nó vẫn tiếp diễn như một cuốn phim quay chậm trong đầu tôi. Nàng đã bắt đầu câu kết với gã thư ký của Tào Lợi Hồng từ lúc nào? Từ lúc tôi ra sức phục vụ nàng như phục vụ, hầu hạ một vị thánh nữ? Từ lúc nàng mặc bộ đồ dạ hội lộng lẫy như một cô dâu lạc bước xuất hiện trong phòng khách nhà tôi? Từ lúc nàng mới đến Thượng Hải? Hay thậm chí sớm hơn? Vì sao Lý Bân ra sức nói đỡ cho nàng, vì sao khi tôi tìm đủ cách biến Đạm Ngọc thành của riêng thì nàng vẫn ung dung xinh đẹp lọt vào mắt xanh của Tào Lợi Hồng? Tất cả những câu hỏi đó bỗng trở nên dễ giải đáp hơn bao giờ hết. Bỗng tôi nhớ đến lọ nước hoa đã mua tặng Đạm Ngọc, có lẽ nó cũng góp phần giúp nàng mời gọi sự chú ý của càng nhiều người đàn ông khác. Tôi nhớ đến những lời mật ngọt nàng rót vào tai tôi khi chúng tôi cùng ở trên giường, nàng cũng dùng chính xác những lời ấy diễn lại với người đàn ông khác… Tôi xoay mình, rướn cổ cuối xuống bồn vệ sinh nôn thốc nôn tháo. Vừa nôn tôi vừa rủa thầm trong đầu: Nhậm Đạm Ngọc, đồ ác độc! Tôi thật khinh thường cô! Nôn xong, tôi vẫn thấy những thù hận trong lòng không hề giảm bớt chút nào, tôi muốn lập tức mở hộp máy ra mà cho đôi tình nhân thối tha kia một bãi nước bọt. Tôi dùng nước lạnh vã lên mặt, cố gắng làm mình tỉnh táo hơn đôi chút. Nhìn vào mặt mình trong gương, thật trông hết sức thảm hại. Đầu tôi kêu ong ong, tiếng cười dâm đãng của gã thư ký không ngừng xoay tròn trong óc, đuổi không chịu đi. Tôi dùng hai nắm tay hết sức đấm vào đầu, vào mặt mình, muốn xua đuổi những tiếng nói cười của Đạm Ngọc và gã trai kia, nhưng hoàn toàn thất bại. Đạm Ngọc, tôi thật sự đã muốn đưa em rời khỏi nơi này, mang đến cho em hạnh phúc, nhưng em lại phản bội tôi mà đến với người đàn ông khác, thậm chí còn dùng những lời lẽ mà tôi không tưởng tượng nổi… Tôi thật cứ mãi vẫn không hiểu được sự độc địa của đàn bà. Có lẽ Đạm Ngọc nói đúng: Hà Duy, anh thật là ấu trĩ, ấu trĩ quá! Một lần nữa nhìn vào tấm gương, tôi phát hiện ra trên khuôn mặt mình một nửa là nước, một nửa là nước mắt. Tôi chợt muốn nhào đến, tự mình chất vấn Đạm Ngọc, hỏi nàng tại sao lại thế, hỏi nàng trước mặt người đàn ông kia, rằng nàng yêu hắn hay yêu tôi? Bàn tay tôi do dự trên hộp máy, cuối cùng quyết định bỏ xuống. Lòng tự tôn đàn ông trong tôi không cho phép tôi làm thế. Lát sau, Đạm Ngọc nói điện thoại xong liền mở cửa phòng ngủ bước ra ngoài. Nhìn thấy tôi ngồi trên đi văng, rõ ràng nàng giật mình một cái. Nhưng ngay lập tức, nàng lấy lại vẻ mặt bình thường: - Anh… sao anh đến đây? - Em nghe điện thoại, quên không đóng cửa. – Tôi chỉ ra phía cánh cửa. - À vâng… Thư ký của Tào Lợi Hồng gọi điện. - Đạm Ngọc chủ động nói một cách bình tĩnh. - Hai người nói chuyện gì thế? – Tôi lạnh lùng hỏi. - Anh ta nói… rất thành công… nói em nhất định sẽ được gả cho họ Tào. - Đạm Ngọc nói. - Thế thôi ư? - Thế thôi… Chả lẽ còn gì nữa à? - Đạm Ngọc lo lắng nói, vừa chạm vào ánh mắt tôi, nàng vội quay đi chỗ khác. Tôi đăm đăm nhìn nàng – người con gái đang bối rối trước mặt tôi. Đôi mắt nàng trong veo lóng lánh, mái tóc óng ả, dưới ánh mặt trời hiện rõ một vầng hào quang màu vàng chanh nhạt. Ở chỗ tiếp xúc với bờ vai, làn tóc ấy nhẹ uốn thành một đường cong mềm mại. Nàng vẫn toát lên vẻ đẹp kỳ lạ như thế, trông vẫn thuần khiết trắng trong như một thiên thần. Mặt trời vẫn vàng rực trên bầu trời, mây trắng vẫn lững lờ trôi, những cơn gió lãng đãng ngoài cửa sổ. Trong thời tiết đẹp đến chẳng nỡ làm gì gây náo động này, ánh mắt trốn tránh và những lời dối trá của Đạm Ngọc giống như những cơn giông bão nhất loạt ập xuống đầu tôi. Dường như mọi vật vẫn y như cũ, dòng người dưới đường vẫn tấp nập hối hả, chỉ có Nhậm Đạm Ngọc không còn đẹp đẽ nữa, chỉ là thiên thần đã chẳng còn tồn tại nữa. Tôi đột nhiên rất muốn ôm chặt lấy nàng, hét vào tai nàng rằng nàng quả thật là hết thuốc chữa, làm sao mà tôi cứu cho được?! Nhưng tôi chẳng làm gì, chỉ nói với một giọng vô cảm: - Nhậm Đạm Ngọc, em sinh ra là để trừng phạt đàn ông! Rồi tôi quay người bước đi. - Anh… anh… anh nói thế là sao? - Đạm Ngọc đuổi theo tôi, khuôn mặt đầy vẻ kinh ngạc và sợ hãi. - Ý anh là, vốn anh muốn đưa em đi khỏi nơi đây, cùng về quê anh, vốn anh muốn cầu hôn em, cùng về Tế Nam hưởng cuộc sống thanh bình. Nhưng bây giờ anh đã biết em chắc chắn sẽ chẳng bao giờ đồng ý, với cả. – Tôi ngập ngừng, hít một hơi. – Anh cũng không thể đưa em đi nữa. Anh sợ bầu trời Tế Nam sẽ bị em làm cho ô nhiễm. Nói rõ ràng từng chữ, tôi quay đi. - Hà Duy! - Đạm Ngọc gọi to sau lưng tôi. Tôi dừng lại, vẫn quay lưng về phía nàng, đợi xem nàng còn định nói gì nữa. - Anh… nghe thấy cả rồi? – Có thể nghe rõ những thanh âm run rẩy trong từng tiếng nàng nói. - Nói chung cũng có cái chưa nghe. Nhưng những gì cần nghe tôi đã nghe đủ rồi, thật không đúng lúc quá. – Tôi lạnh lùng nói. - Thế là anh bỏ đi sao? Anh không muốn biết lý do ư? - Thật xin lỗi, cô Nhậm, tôi chán ngấy với những thứ thủ đoạn của cô rồi! - Vậy… anh không muốn biết… thật ra, không như anh nghĩ đâu… em làm vậy… hoàn toàn chỉ vì tương lai của chúng ta! Chẳng phải anh thích lái chiếc Maybach đi du lịch vòng quanh thế giới sao?... Chẳng phải anh muốn mở một văn phòng luật sư lớn nhất sao?... Em… em làm tất cả chỉ vì anh! Anh hiểu lầm em rồi… Thật đấy! Hai chữ “thật đấy” cuối câu, Đạm Ngọc nói như một lời khẳng định, làm tôi trong giây lát bỗng nhớ về những giấc mơ đẹp đẽ ngày trước… Thế nhưng tôi đã hoàn toàn thức tỉnh rồi. - Cô im đi! Tôi không muốn nghe những lời bẩn thỉu đó nữa! Tôi ngắt lời nàng, hét lên. Thật ra lúc đó tôi chỉ còn một bước nữa là ra khỏi cửa phòng rồi, tôi hoàn toàn có thể chọn lựa không nghe tiếp nhữn lời giải thích lôi thôi nhưng bùi tai của nàng mà đi ra ngay. Tôi dùng những lời nặng nề mắng nàng, nhưng bước chân thì cứ như bị chôn chặt vậy. Đứng nguyên tại chỗ, có phải tôi vẫn còn lưu luyến nàng? Thật là nực cười. - Còn gì nữa không? Không có thì tôi đi đây. Đợi hồi lâu vẫn không thấy gì, tôi nhẹ giọng hỏi Đạm Ngọc. - Hết rồi! - Đạm Ngọc nói. Lập tức, tôi nghe tiếng một vật nặng rơi xuống ghế sa lông. - À đúng rồi. – Tôi quay lại nói câu cuối cùng, thật ra là vì muốn xem nguyên nhân của tiếng động vừa rôi, xem Đạm Ngọc có xảy ra chuyện gì không. Khi tôi nhìn thấy Đạm Ngọc chỉ đang thẩn thờ trên sa lông, khuôn mặt trắng bệch, không có gì nghiêm trọng lắm, tôi mới yên tâm. – Tôi muốn thông báo cho cô biết một tin rất tệ. Đạm Ngọc nhìn tôi, chờ đợi. - Cô bị Tào Lợi Hồng đáng trượt rồi. Rồi tôi thấy Đạm Ngọc, nhìn đăm đăm vào mắt tôi, từ trong cổ họng thoát ra tiếng hét khủng khiếp: - Cái gì!? Tôi không tin! Anh nói vậy là thế nào? Anh nói gì với Tào Lợi Hồng phải không? Có phải anh không? Anh không cho tôi có được cuộc sống hạnh phuc phải không? Hay là anh đã đổi ý cấu kết với Lý San hại tôi? Anh muốn cùng Lý San làm giàu phải không? - Đạm Ngọc hét lên the thé. - Tôi chẳng bỉ ổi thế đâu! Ít nhất là… Nói đến đây, tôi ngập ngừng: - …trong tình yêu. Lòng có chút đau đớn, tôi nói tiếp: - Bây giờ, tôi chỉ muốn sống cuộc sống giản đơn, chìa khóa cánh cửa giàu có, tôi không lấy được, mà cũng chẳng muốn lấy. - Thế thì vì sao? Vì sao tôi lại bị loại chứ? – Nhậm Đạm Ngọc lại gào lên. - Tôi nghĩ chắc cô đã quên người ăn mày ở cổng Đại Kịch viện Thượng Hải rồi. Người đó, chắc cô không bao giờ nghĩ đến , chính là Tào Lợi Hồng. Cô đi đôi giày 100 nghìn tệ nhưng lại không nỡ bỏ ra một hào giúp đỡ người ăn mày tàn tật. Chỉ một hào thôi, ước mơ của cô đã thành hiện thực rồi. Nhưng cô đã không làm thế, cô chỉ cuốn lên vào gặp đại gia. Không chỉ mình cô, hai cô đứng đầu kia cũng hành động hệt như cô vậy. Cho nên, lần tìm bạn đời này chẳng có ai là người được nhận vinh quang vào nhà họ Tào. Cóp y nguyên lời của Tào Lợi Hồng nhé: “Tình cảm yêu thương của các cô đối với tôi, đến khi tôi biến thành một lão già nghèo khó chẳng đáng một đồng, liền lập tức biến thành ghét bỏ. Loại hôn nhân như vậy quả cũng hơi thảm hại một chút”. Đó là nguyên văn lời ông ta đấy. Còn nữa, vừa rồi khi tôi lên đây có người phục vụ nhắn hỏi cô bao giờ trả phòng. Bởi vì những chi phí đài thọ cho cô ở Thượng Hải đã bị Tào Lợi Hồng cắt hết rồi. Nếu cô vẫn còn muốn ở đây thì phải tự mình bỏ tiền túi ra thôi. Cuối cùng hỏi cô một câu, liên quan đến quan hệ của chúng ta từ trước đến giờ. Tôi ngẩng đầu, giữ cho những giọt nước mắt khỏi tràn xuống má, nói rõ ràng từng chữ: - Thưa cô Nhậm Đạm Ngọc, xin hỏi, cô có thật sự hạnh phúc không? Tôi nói xong, quay người đi ra khỏi cửa không chút do dự. Gần như ngay lập tức, đằng sau lưng tôi vang lên tiếng gào khóc ầm ĩ của Đạm Ngọc: - Hà Duy! Anh dám đi sao? Đi nói ngay với Tào Lợi Hồng cho tôi ở lại! Tôi sẽ cho anh ba triệu, tôi sẽ tặng anh một chiếc Benz… À không… Maybach chứ… Hà Duy, anh đừng đi! Tôi nói cho anh biết, tôi yêu anh! Chỉ yêu một mình anh! Thật mà! Thật sự là thế mà… Hà Duy… Sao mà giống một người đàn bà điên loạn thiếu giáo dục thế nhỉ! Ra đến đường cái, nhìn từng hàng xe lũ lượt diễu qua trước mắt, tôi bỗng nhận ra tôi không hề thích hợp với nơi đây. Nếu nói tôi rời đi bây giờ thì giống như sự chạy trốn của một cậu trai ba mươi tuổi cũng chẳng sao. Tôi công nhận điều đó. Nếu tôi không đi bây giờ, cái sợi dây thừng đang thít cổ tôi sẽ càng ngày càng chặt. A Lam, Lý San, Đạm Ngọc, phú quý, âm mưu, thủ đoạn, cuộc đọ sức giữa tiền bạc và tình yêu, tất cả đều như muốn cắt nhỏ tôi ra từng mảnh. Có khi một hôm nào đấy, tôi sẽ bỏ xác giữa những đường phố phồn hòa giàu có của Thượng Hải mất thôi, một trường hợp điển hình của anh luật sư vì tham tiền, tham quyền mà coi thường luật pháp, cuối cùng bị lãnh nhận hậu quả. Về đến nhà, tôi bắt tay vào thu dọn đồ đạc, gọi điện thoại tạm biệt người bạn tốt duy nhất của tôi ở Thượng Hải. Hôm đó, trước khi đi ngủ, tôi bỗng cảm thấy vô cùng thoải mái, tôi nhớ đến cha mẹ và con hẻm nhà tôi, nhớ đến cậu con trai thò lò mũi xanh chỉ cần có bố là đã thỏa mãn rồi, cuộc sống giản đơn và hưởng thụ những niềm hạnh phúc giản đơn. Xách va li đồ đạc, đến ga tàu hỏa tôi liền đổi một chiếc sim điện thoại khác. Nhớ lại mọi chuyện đã xảy ra, tôi có cảm giác như mình vừa mơ một giấc mơ rất dài, giấc mơ bốn tháng trời, giấc mơ có cả sợ hãi, có cả đẹp đẽ, nhưng cũng chỉ là giấc mơ. Ném chiếc sim với hàng loạt những tội ác, tình yêu, dục vọng đã trãi qua vào thùng rác, tôi bắt đầu một cách đơn giản là lên đường. Thiên thần chẳng còn nữa, bầu trời thì vẫn xanh. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Phần V - Chương hai mươi chín Năm đó tôi 30 tuổi - Hà Duy! Anh đi thật đấy à? Quay lại, tôi nhìn thấy Lý San đang dìu A Lam đi từng bước về phía tôi. - Làm gì thế? – Tôi nhìn Lý San vẻ cảnh giác. – Tôi bây giờ đến 100 nghìn cũng không có mà đưa cho cô đâu, bệnh của mẹ cô chắc phải tìm người khác cứu rồi. Bởi vì lần phỏng vấn này chẳng có ai thành công cả. Tôi nói lạnh lùng. Nhưng Lý San chỉ cười mủm mỉm. Hóa ra khi tình yêu vượt qua sinh ly tử biệt, cô nàng đã trở lại được với nụ cười tươi tắn ngày trước. Xem ra cô nàng định sống bên A Lam suốt đời thật. - Hê, người anh em! A Lam cười bước đến, đấm cho tôi một cú đích đáng vào lưng: - Sợ cái gì hả? Bọn em đến tiễn anh đấy, chẳng có ý gì khác đâu. Nhóc San San này tệ quá, dám tống tiền cả anh. Nói rồi, cậu ta dí dí ngón tay vào mũi Lý San, cô nàng chỉ cười khúc khích, giấu mặt trốn: - Người anh em yên tâm! Em không bao giờ là đứa trọng sắc khinh bạn đâu, em đã giúp anh cho cô ấy một bài học rồi! Câu cuối cùng của A Lam làm Lý San đỏ bừng mặt, khiến tôi biết ngay bài học đó hẳn là “tàn khốc bất nhân” lắm. Tôi cười nhẹ không nói, nhìn cặp đôi như hề xiếc trước mặt, thầm chúc họ hạnh phúc. A Lam tuy chẳng làm nên được trò trống gì ở Thượng Hải nhưng dù sao cũng đã tìm được một cô gái yêu cậu ta chân thành. Tôi cúi xuống nhìn chỗ hành lý gọn nhẹ, giản đơn của mình. Tay không đi đến, lòng trống rỗng đi về. Tôi bỗng thấy mình quả cũng hơi thảm hại. Dù sao cũng tốt, tên tôi vẫn còn được treo trong văn phòng luật sư ở Thượng Hải. - Anh mua vé chưa? – A Lam hỏi. - Mua rồi. – Tôi giơ lên tấm vé. - Mấy giờ? - Còn nửa tiếng nữa mới đi. - Ờ. Ba người chúng tôi cùng ngồi trên băng ghế phòng đợi, trầm ngâm. Xung quanh rất ồn ào, không khí chia tay thật náo nhiệt. A Lam bỗng nói: - Thật không ngờ được anh lại về quê sớm thế. Đợi vết thương lành hẳn em và Lý San cũng sẽ về quê làm đám cưới. Thật ra, Thượng Hải thật không hợp với chúng em. Thượng Hải lớn quá, em đi đi lại lại trong thành phố lớn thế này, thường thấy có phần hoang mang. Cũng tốt, dù sao em cũng không phải không có được gì, Thượng Hải đã tặng em một người anh em tốt nhất, và cả vợ em nữa, nói chung là em vẫn phải cám ơn Thượng Hải. A Lam nói, bàn tay cậu nắm chặt tay Lý San. Nghe đến chữ “vợ”, Lý San quay sang nhìn A Lam, đôi mắt dịu dàng ngập tràn thương yêu và cả ngượng ngùng. Tôi liền nghĩ, một động tác đơn giản như vậy, một ý nghĩ đơn giản như vậy, cũng cùng là phụ nữ mà sao có người lại không thể làm được? Còn 10 phút nữa, tàu rời ga. A Lam vẫn còn đang huyên thuyên: - Ngày trước một mình ở Thượng Hải, em thường lẩn mình giữa biển người tấp nập, giả vờ là mình không hề cô đơn, giả vờ là mình cũng là người có của ăn của để, bây giờ có gia đình, có trách nhiệm rồi mới biết trân trọng những bận rộn, lo toang. Một người đàn ông đúng là phải có gia đình mới khá lên được! A Lam là một nhà thơ, A Lam lúc đó nắm tay một cô gái mà ca ngợi sự vĩ đại của phụ nữ và gia đình. Cậu ta tự hào bên cạnh người phụ nữ của đời mình, đắc ý đón nhận sự khâm phục nàng dành cho. Ánh mắt cậu ta dường như quay về thời sinh viên, lại một lần nữa đầy ắp vẻ thanh cao của nhà thơ. Tôi cười: - Hôm nay cậu đến để tiễn tôi hay để tâng bốc vợ cậu đấy? Nhà thơ thường thích ca ngợi những thứ mình có mà người khác không có. A Lam cũng chẳng ngoại lệ. Lòng tự tôn của nhà thơ cũng giống như một trang giấy, A Lam nghe câu nói móc của tôi thì đỏ mặt, ngượng ngùng quay đi, miệng cười hề hề ngốc nghếch: - Em chỉ là muốn nói với anh, trong thiên hạ vẫn còn những cô gái tốt, chẳng có gì phải buồn cả! Thôi lên tàu đi anh, sắp đến giờ rồi đấy. Tôi cảm động nhìn A Lam, rồi bước lên tàu. Bầu trời Thượng Hải lúc đó bỗng bừng lên một màu xanh trong hiếm có. Tôi quay lại nói với A Lam: - Anh đã chẳng còn buồn gì nữa rồi. Mất đi rồi thì cũng quên đi. Còn tàu vừa bắt đầu khởi động thì A Lam cũng kéo tay Lý san quay đi. A lam trước kia đã từng nói, tiễn người đi đâu phải là sinh ly tử biệt, chẳng cần phải làm những thứ kiểu như khóc lóc hay đuổi theo xe, trông khổ sở lắm. Từ hồi cậu ta nói câu đó đến giờ đã mấy năm, lúc ấy tôi thấy A Lam có lẽ vẫn là một nhà thơ khá cứng rắn. Bây giờ nghĩ lại thấy buồn cười. Mọi việc có lẽ đã kết thúc ở đây rồi. Nghe thì có vẻ chán, nhưng dù sao tôi cũng đã có một câu đúng. Những cô gái cứ mải miết đi tìm hạnh phúc ở đâu đâu, vì sao họ chẳng túm nổi cái gấu áo của hạnh phúc? Bởi vì họ chẳng biết hạnh phúc ở nơi nào, thậm chí họ còn chẳng biết thế nào là hạnh phúc. Khi họ ra sức chạy chọt, ra sức theo đuổi quyền lực giàu sang phù phiếm trong xã hội thượng lưu, họ chỉ sợ mình tụt hậu nên sống chết không chịu buông tay. Thật ra chỉ cần họ dừng lại một chút thôi, để tầm mắt của mình ra xa hơn một chút, họ sẽ dễ dàng nhận thấy hạnh phúc thật ra chẳng khó khăn và nặng nề như họ vẫn tưởng. Hạnh phúc thật ra rất đơn giản nhẹ nhàng: cùng người bạn đời ngồi đu đưa trên chiếc ghế mây, tắm ánh nắng xuân ngoài thềm cửa, kể cho con cái nghe những câu chuyện từ thời thanh niên, hạnh phúc chính là tiếng ngây thơ con trẻ: “Bố, câu chuyện bố kể thật là hay!”, hạnh phúc chính là tiếng người vợ ngọt ngào: “Anh yêu, hôm nay bữa tối có món sườn xào chua ngọt anh thích đấy”. Những thứ đó có lẽ A Lam và Lý san cũng đã được thể nghiệm rồi. Tôi ngồi trên chuyến tàu về Tế Nam, bỗng thấy lòng nhẹ nhàng và trong như nước. Mấy năm trời phiêu bạt ở Thượng Hải cũng giống như một bài học cuộc đời. Năm ấy tôi vừa đúng 30 tuổi, có một cậu con trai xa lạ. Tôi vừa đúng 30 tuổi, chuẩn bị làm một vài điều gì đó cho cậu con trai, ví dụ như làm cho nó quen với việc có bố ở bên, dạy nó viết trong bài văn: “Tôi có một người cha xuất sắc và một tuổi thơ hạnh phúc vô cùng”. Còn về quãng thời gian phiêu dạt, thỉnh thoảng mon men tí chút ái tình ở Thượng Hải, tôi sẽ coi đó như những vết tích lưu lại trong lòng suốt cuộc đời, mỗi lần nhớ về sẽ đau một chút. Buổi tối một mình đi vào giấc ngủ, tôi sẽ nhìn ngắm cái vết tích đó một lát, hồi tưởng những chuyện đã qua, xem mình giữ lại được những gì, ví dụ như là những mùi vị, ví dụ như vẻ đẹp mong manh có cũng như không, ví dụ như những cô gái đã đi qua trong cuộc đời, nhất là cô gái cầm chiếc chìa khóa tôi đưa, nghịch ngợm nheo mắt nhìn tôi qua lỗ xâu hình hạt đào trông rất đáng yêu. Tàu dừng lại ở ga quê nhà. Bước ra sân ga, tôi thấy ngay bố mẹ già và con trai tôi – ba người đang nhịp nhịp chân đứng đợi. Hân Hân nhìn thấy tôi đầu tiên, nó ra sức vẫy vẫy bàn tay bé nhỏ, miệng hét: - Bố, bố! Cả nhà ở đây! Miệng gào, tay thằng bé nắm chặt chiếc xe tăng, vẫn là chiếc xe tăng cũ kĩ rỉ sét hồi trước. Xem ra nó cũng là đứa hoài cổ. Cái đặc điểm này hay đấy! Thằng bé chạy đến bên tôi, tôi liền quỳ xuống, dang hai tay ôm chầm nó vào lòng. - Bố… Thằng bé nhào đến, va vào người tôi rõ đau. Dưới sự chăm sóc ân cần của bố mẹ tôi, có vẻ thằng nhóc đã cứng cáp hơn chút ít. - Ầy, Hân Hân ngoan không nào? – Tôi ôm nó, cười hỏi. - Ngoan! - Thế thì bố về nhà với con nhé! - Bố còn đi nữa không? - Hân Hân ngoan thế, bố làm sao đi nữa được! – Tôi ân cần nói với nó. - Yeeeeeahhh Thằng bé học theo mấy nhân vật trên truyền hình, làm mấy động tác chiến thắng để biểu lộ niềm vui đang tràn ngập trong nó. Nó nhảy cẩng lên trong vòng tay ôm của tôi. Tôi mỉm cười nhìn nó, nó vẫn còn ròng ròng nước mũi xanh lè, đôi hàng mi vẫn vàng hoe lưa thưa nhưng đôi mắt thì đặc biệt sáng, giống tôi, giống bố nó. Cha nào con nấy, quả là dòng máu nhà họ Hà. Tôi bế bổng thằng bé đi về phía bố mẹ đang đứng. Nắng trưa tháng Tư chan chứa tỏa xuống hai bố con, tôi bỗng vô tình nhìn về phía hàng ray sắt. Năm đó tôi 30 tuổi, tuổi thanh xuân của tôi cũng giống như đường ray sắt cũ kĩ kia, rỉ sét, đôi chỗ méo mó xộc xệch, nhưng vẫn luôn hướng chậm rãi về phía xa tít tắp… Còn về Nhậm Đạm Ngọc, tôi thề là tôi chưa từng oán hận gì nàng hết. Cuối cùng, bạn chẳng thể hy vọng bông hồng đỏ chịu để bị cắm vào chum. Tào Đình Thiên Thần Sa Ngã Dịch giả: Tạ Thu Thủy Chương Kết “Xin lỗi, thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang tắt máy. Sorry, the number you dialed has been turned off”. “Xin lỗi, thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang tắt máy. Sorry, the number you dialed has been turned off”. “Xin lỗi, thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang tắt máy. Sorry, the number you dialed has been turned off”. Giọng nữ vang lên ấm áp dịu dàng, tiếng Trung rồi lại tiếng Anh, liên tục, liên tục không ngừng, lặp đi lặp lại. … “Bốp!” Chiếc điện thoại bay vèo xuống nền đất. Vừa lúc đó, người nhân viên phục vụ đi tới. - Thưa cô, xin hỏi cô trả phòng phải không ạ? – Cô ta thận trọng nhẹ nhàng hỏi. … Giận dữ căn cứng đầy mình, Đạm Ngọc quay lại nhìn căn phòng lần cuối, xách hành lý lên và bước ra ngoài. - Thưa cô, ơ, thưa cô! Còn điện thoại của cô? Điện thoại của cô rơi ở đây này… ầy… … Nàng chẳng quay lại, miệng lẩm bẩm như đang thầm rủa ai đó. - Thưa cô, xin hỏi cô cần gọi xe không? – Người gác cổng hỏi. - Cút ngay! Bọn đàn ông thối tha! Bước ra khỏi khách sạn, đứng trong ánh nắng rực rỡ, Đạm Ngọc bỗng nhìn xuống đôi giày Manolo dưới chân, đôi giày cũng tỏa ánh hào quang không kém gì ánh nắng, ồ, hóa ra mình vẫn chưa đến nỗi tay trắng! Một niềm vui sướng điên cuồng tràn ngập! Đôi giày giá 100 nghìn kia đấy! Trong cơn hoản loạn, Đạm Ngọc vô tình bước ra đến giữa đường cái mà không biết. Bỗng một chiếc xe hơi lao nhanh đến phanh két trước mặt làm nàng giật mình sợ hãi, theo bản năng nhảy lùi về phía sau. Mất thăng bằng, một trong hai chiếc giày bị bung ra. - Ê! Cô có mắt không đấy hả? Xớ rớ giữa đường làm cái gì thế? Cẩn thận rồi chết chả ai biết! – Người tài xế thò đầu ra khỏi cửa xe quát. … Hoàn hồn trở lại, Đạm Ngọc vẫn còn sợ hãi, nhảy lò cò về phía lề đường. … “Đưa chìa khóa nhà cho em là chứng tỏ sự tín nhiệm đối với em đấy.” Hình như cách đây không lâu lắm đã có một người đàn ông nói thế với nàng, nàng vẫn nhớ. Nàng cầm chiếc chìa, ghé mắt qua lỗ xâu, nheo nheo nhìn bờ biển mênh mông trước mắt. Trong ánh nắng như mật, mái tóc mềm mại của nàng ánh lên một vầng hào quang màu vàng chanh nhạt, ở chỗ tiếp xúc với bờ vai, làn tóc ấy nhẹ uốn một đường cong mềm mại. Gió biển thổi tới, thổi hương tóc dập dờn bay xa. Từ ngày đầu nhận chiếc chìa khóa này, Đạm Ngọc đã thích nó, bởi vì lỗ xâu của nó có hình hạt đào. Nàng thích nheo nheo mắt, nhìn thế giới qua hình hạt đào ấy, như thế bất kỳ cái gì cũng dường như được bao bọc bởi chữ “yêu”. Chỉ mỗi tội khi run tay, thế giới được tình yêu bao bọc kia lại rung rung nhạt nhòa. Cho nên nàng phải cố cầm thật chắc không động đậy, sợ chỉ rung tay một chút thôi sẽ làm cả một khối yêu lắc lư, tan biến mất. Mãi lâu sau, Đạm Ngọc mới ngẩng lên, nghiêng đầu, mở to đôi mắt, lên tiếng. Nàng mở miệng, nói thì thầm: “Nơi nào còn có yêu chứ? Nghe đi – biển cũng đang khóc.” Biển cũng khóc rồi, nàng nói, rồi tiếp tục ngồi yên không động đậy, giống một kẻ ăn mày đáng thương. Giống như tự nói với mình, cũng giống như đang thuyết phục. … Những con sóng nối tiếp nhau, làm trào lên những đám bọt trắng xóa. Rồi sóng lại rút đi, bọt cũng bị kéo tuột theo… Giống như một giấc mơ đẹp, nhưng vừa tỉnh giấc thì mọi thứ đều biến mất. Bầu trời thì vẫn xanh như thế. Người vẫn cô đơn đến đáng thương. Chẳng còn gì cả, dù sao cũng phải về nhà thôi, mẹ vẫn đang ngóng đợi con về, mẹ vẫn là người duy nhất trên thế gian chẳng bao giờ bỏ rơi con. Đạm Ngọc gọi một chiếc taxi ra sân bay, nhớ đến bầu trời Trùng Khánh màu xam xám, nghĩ đến mình lại sắp trở về cái thành phố đầy bụi bặm rác rưởi, lại sắp phải ngồi cùng phòng học với những đứa bạn cùng lớp đi giày Adidas hàng loại A rồi cùng về một phòng ký túc… Lòng nàng tràn ngập những bi thương không nói nên lời. Chiếc xe lướt qua một tiệm áo cưới, bên trong có một đôi nam nữ đang thử váy. Qua tấm kính trong suốt, cô gái mặc đồ cô dâu trông xinh đẹp mê hồn, mà quyến rũ người khác nhất có lẽ chính là nụ cười ngọt ngào tươi tắn trên môi cô. Đạm Ngọc đăm đăm nhìn cô gái, cô ta trông rất quen. Một tia sáng vụt qua đầu, chẳng lẽ là Lý San đó sao? Nhìn kỹ lại, người đàn ông mặc lễ phục chú rễ đứng bên cạnh cô ta không ai khác hơn là A Lam – nhân vật mà trước đây đã bị Đạm Ngọc tuyên bố là vĩnh viễn không làm nổi trò trống gì, chỉ cười. Xe lao nhanh, chốc lát tiệm áo cưới đã vụt qua mất. Nhưng trong khoảnh khắc điện giật ấy cũng đủ để Đạm Ngọc nhìn rõ nụ cười trên khuôn mặt Lý San, nụ cười ngọt ngào, vừa sung sướng, vừa hạnh phúc. Lý San… chẳng phải cũng giống nàng, vì muốn được gả vào nhà tỉ phú mà chẳng từ thủ đoạn nào hay sao? Chẳng lẽ cô ta tưởng gã đàn ông nghèo khổ kiết xác đó có thể tặng cho cô ta những vinh hoa phú quý mà cô ta hằng ao ước sao? Nhưng mà nụ cười đó lại hạnh phúc đến nhường ấy? Đạm Ngọc nhìn nụ cười của Lý San – nụ cười không hề có chút khiên cường giả tạo, bỗng chợt nhớ đến câu nói cuối cùng của Hà Duy trước khi anh ra đi. “Em thật sự thấy hạnh phúc ư?” Nếu như được giàu sang phú quý, tất nhiên là em sẽ hạnh phúc. Cái đó mà cũng phải nghi ngờ sao? Chính là cái thái độ hạnh phúc của Lý San vừa rồi mới đáng nghi thì có! Mọi người thật là buồn cười. Vậy thì cười lên thật to, cười lên thật to chế giễu họ, làm cho họ phải phát mgượng! “A ha ha ha…” Đời thật lắm kẻ ngốc, họ cứ tưởng cái tình yêu thanh bần ấy sẽ làm họ hạnh phúc cơ đấy! Đạm Ngọc đi trong thành phố lộng lẫy phồn hoa, Đạm Ngọc đang cười nhạo ái tình. Kỳ lạ một nỗi, khi cười xong, không biết làm thế nào mà ngăn được những giọt nước ướt đầm khuôn mặt. Hóa ra, nước mắt chẳng mời mà đã đến chan chứa. HẾT Mục lục Phần I - Chương một Chương hai Chương ba Chương tư Chương năm Chương sáu Chương bảy Phần II - Chương tám Chương chín Chương mười Chương mười một Chương mười hai Chương mười ba Chương mười bốn Phần III - Chương mười năm Chương mười sáu Chương mười bảy Chương mười tám Chương mười chín Phần IV - Chương hai mươi Chương hai mươi mốt Chương hai mươi hai Chương hai mươi ba Chương hai mươi bốn Chương hai mươi lăm Chương hai mươi sáu Chương hai mươi bảy Chương hai mươi tám Phần V - Chương hai mươi chín Chương Kết Thiên Thần Sa Ngã Tào ĐìnhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm: Chân trời mới, Bụi Tím, CTT, Đánh máy:234159, Magic_Q, Sunsmile Nguồn: Nhà xuất bản: Nxb văn học Thư viện ebookĐược bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 17 tháng 10 năm 2008
vanhoc
Đề 12 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 Hướng dẫn Mùa thảo quả Nghĩa gốc nghĩa chuyển Tả cụ già 1. Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn, tai mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển? a) Sườn: – Nó hích vào sườn tôi. – Con đèo chạy ngang sườn núi. – Tôi đi qua phía sườnnhà. – Dựa vào sườn của bản báo cáo… b) Tai: – Đó là điều tôi mắt thấy tainghe – Chiếc cối xay lúa củng có hai tairất điệu. – Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai. 2. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu: a) Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. (VD: Ở cự li chạy l00m, chị ấy luôn dẫn đầu.) b) Tìm kiếm (VD: chạy tiền) c) Trốn tránh (VD: chạy giặc) d) Vận hành, hoạt động (VD: máy chạy) e) Vận chuyển (VD: chạy thóc vào kho) 3. Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong rừng thảo quả như sau: Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
vanhoc
Thùy trán, nằm ở phía trước của não, là thùy lớn nhất trong bốn thùy chính của vỏ đại não trong động vật có vú. Thùy trán nằm ở phía trước của mỗi bán cầu đại não (ở phía trước thùy đỉnh và thùy thái dương). Nó phân tách khỏi thùy đỉnh bằng một đường rãnh giữa các mô gọi là rãnh trung tâm, và khỏi thùy thái dương bằng một đường rãnh sâu hơn gọi là rãnh bên. Phần tròn tròn ở trước nhất của thùy trán (dù không được xác định rõ ràng lắm) được gọi là cực trán, một trong ba cực của đại não. Hồi trước trung tâm, một phần của thùy trán ở ngay phía trước rãnh trung tâm, chứa vỏ não vận động chính, thứ điều khiển những chuyển động lý trí của những phần cơ thể cụ thể. Thùy trán chứa hầu hết những nơron nhạy cảm với dopamine trong vỏ đại não. Hệ thống dopaminergic thì có mối liên hệ với sự thưởng phạt, chú ý, những nhiệm vụ trí nhớ ngắn hạn, lên kế hoạch, và động cơ. Dopamine có xu hướng giới hạn và lựa chọn thông tin giác quan tới từ đồi thị đến não trước. Cấu trúc Ở bề mặt bên của não người, rãnh trung tâm ngăn cách thùy trán với thùy đỉnh. Rãnh bên ngăn cách thùy trán với thùy thái dương. Chức năng Thùy trán đóng một vai trò lớn trong các chuyển động lý trí. Nó là nơi cư ngụ của vỏ não vận động chính, thứ điều chỉnh các hành vi như đi bộ. Tham khảo Liên kết ngoài NIF Search - Frontal Lobe via the Neuroscience Information Framework Đại não
wiki
Takht-e Soleymān () là một địa điểm khảo cổ thời kỳ Sasan nằm ở tỉnh Tây Azerbaijan, Iran. Nó nằm giữa thành phố Urmia và Hamadan, rất gần Takab ngày nay, cách khoảng về phía tây thủ đô Tehran. Đây là công sự được củng cố nằm trên một ngọn đồi được tạo ra bởi dòng chảy của ao suối giàu calci. Thành cổ bao gồm phần còn lại của một Đền lửa Hỏa giáo được xây dựng trong thời kỳ Sasan và một phần được xây dựng lại như một thánh đường Hồi giáo trong thời kỳ Ilkhan. Đền thờ chứa một trong ba "Đại hỏa" hay được gọi là "Ngọn lửa Hoàng gia" mà những nhà cai trị Sasan phải hạ mình trước khi lên ngôi. Ngọn lửa tại Takht-e Soleymān được gọi là ādur Wishnāsp và được dành riêng cho Arteshtar, hay còn được biết đến là những chiến binh của Sasan. Bản thảo Armenia thế kỷ 4 liên quan đến Chúa Giê-su, Zarathustra và nhiều nhà sử học Hồi giáo thời kỳ này có đề cập đến ao này. Nền móng của đền lửa xung quanh ao được cho là do truyền thuyết đó và thành phố xuất hiện trong Bản đồ Peutinger thế kỷ 4. Địa điểm này cũng có tên trong Kinh Thánh sau khi cuộc xâm lược của người Ả Rập vào Iran thế kỷ thứ 7. Truyền thuyết dân gian kể rằng, vua Solomon từng giam cầm quái vật bên trong miệng núi lửa sâu 100 mét gần đó, được gọi là Zendan-e Soleyman ("Nhà tù của Solomon"). Solomon cũng được cho là đã tạo ra ao chảy trong pháo đài. Các cuộc khai quật khảo cổ đã tiết lộ dấu vết của sự chiếm đóng từ thế kỷ thứ 5 TCN trong thời kỳ Đế quốc Achaemenes cũng như các khu định cư của người Parthia trong thành cổ sau này. Tiền xu thuộc triều đại của các vị vua Sasan và hoàng đế Đông La Mã Theodosius II (năm 401–450) cũng đã được phát hiện ở đó. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2003. Lịch sử Nằm tại tỉnh Azerbaijan ở phía tây bắc Iran, phần còn lại quần thể Takht-e Soleymān nằm trên một khu vực đồng cỏ, bao quanh là một vùng núi lửa. Tên của nó trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Ngai vàng của Solomon" còn Sughurlukh trong Turk có nghĩa là "một nơi phong phú marmota". Takht-e Soleyman được xây dựng vào thế kỷ 13 dưới triều đại Ilkhan như là một cung điện mùa hè và săn bắn. Trước đó, địa điểm này là một đền thờ Hỏa giáo, quốc giáo dưới thời kỳ Đế quốc Sasan mà họ đã xây dựng trong thế kỷ thứ 5. Người bảo trợ của Ilkhan là A Bát Cáp là con trai của Húc Liệt Ngột đã chọn nơi này để làm nơi ở mùa hè bởi vì ở đây có một tàn tích đền thờ Hỏa giáo cũ và cung điện Sasan. Ông cho xây dựng quần thể của mình bằng cách sử dụng bố cục cổ xưa và phương diện tổng thể để đưa ra kế hoạch kiến ​​trúc của riêng mình. Chọn địa điểm lịch sử này ở Iran cũng hợp pháp hóa sự hiện diện của Ilkhan trong nền văn hóa Iran trước đây. Người Ilkhan muốn hòa nhập như là một phần lịch sử của Iran, do đó họ sử dụng cấu trúc của người Sasan trước, và sau đó là Hồi giáo để xây dựng chính quyền. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Takhtesoleiman.ir, Official Website Unesco.org, Takht-e Soleyman - UNESCO World Heritage Site Opera.com, image from Takht-e suleiman Irannegah.com, Video from Takht-e Soleyman More pictures, Tishineh Di sản thế giới tại Iran Địa điểm khảo cổ Iran Đền lửa Lâu đài Sasan Kiến trúc Iran Solomon
wiki
Người Phổ Mễ (, Hán Việt: Phổ Mễ tộc, tên tự gọi: , cũng gọi là Pumi, Primi) là một nhóm dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Dân tộc này có quan hệ với người Tạng ở huyện Mộc Lý và Diêm Nguyên tại Tứ Xuyên, tổng dân số của dân tộc này năm 2010 là 42.861 người. Các cộng đồng đáng kể người Phổ Mễ là tại Huyện tự trị dân tộc Phổ Mễ và dân tộc Bạch Lan Bình, huyện tự trị dân tộc Di Ninh Lạng, huyện tự trị dân tộc Nạp Tây Ngọc Long, huyện tự trị dân tộc Lật Túc Duy Tây và Hưng Thắng, với độ cao trên 2.700 mét. Ngôn ngữ Tiếng Pumi thuộc Nhóm ngôn ngữ Khương của ngữ tộc Tạng-Miến. Trong quá khứ, điều đáng chú ý là người Phổ Mễ tại các khu vực Mộc Lý và Ninh Lạng đã sử dụng chữ cái Tạng vì lý do tôn giáo, sau này chúng dần bị lãng quên và biến mất. Hiện nay, người Phổ Mễ tiếp nhận giáo dục bằng tiếng Hán. Một hệ thống bính âm trên cơ sở chữ cái Latinh đã được đề xuất, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Lịch sử Người Phổ Mễ có một lịch sử lâu đời và con đường di cư của họ có thể theo dõi lại. Ban đầu, họ sống như những người du mục trên cao nguyên Thanh Tạng. Sau đó, họ chuyển đến các khu vực ấm hơn dọc theo các thung lũng trong Dãy núi Hoành Đoạn vào thế kỷ IV trước Công nguyên. Tiếp theo, họ chuyển đến phía Bắc Tứ Xuyên vào thế kỷ VII và sau đó về phía tây bắc Vân Nam vào thế kỷ XIV. Nhiều người trong số họ định cư và trở thành nông dân, và địa chủ chiếm ưu thế trong nền kinh tế bản địa của người Phổ Mễ tại Lan Bình và Lệ Giang. Ngoại trừ một số ít các khu vực công, các địa chủ giữ các vùng đất rộng lớn và thu địa tô từ nông dân. Địa tô chiếm ít nhất 50% thu hoạch. Địa chủ Phổ Mễ và Tù trưởng Nạp Tây cũng thường buôn bán nô lệ nội bộ. Trong Cách mạng Văn hóa, các quyền hạn của địa chủ đã bị suy yếu. Với nền kinh tế hiện đại, chẳng hạn như bệnh viện, nhà máy, cũng đã thay đổi rất nhiều lối sống của người Phổ Mễ. Văn hóa Người Phổ Mễ chịu ảnh hưởng mạnh của người Tạng trên các mặt tôn giáo và văn hóa do có liên hệ với nhau từ thời cổ. Người Phổ Mễ theo Phật giáo Tây Tạng bên cạnh việc vẫn duy trì thờ cúng tổ tiên. Tết Nguyên đán được tổ chức vào 15 ngày đầu tiên của năm mới âm lịch. Khi đến mười ba tuổi, các chàng trai Phổ Mễ sẽ trải qua các nghi thức của lễ rửa tội nam tính và chỉ sau lễ rửa tội, họ mới có thể mặc quần áo người lớn và tham gia hoạt động xã hội. Xã hội truyền thống của người Phổ Mễ theo chế độ một vợ một chồng mặc dù chế độ đa thê vẫn được chấp nhận ở một số nơi. Chú thích Liên kết ngoài Buddhism among the Pumi and Mosuo Includes a profile of the Pumi of Sichuan Major publications on Prinmi Photographs of the Pumi Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận
wiki
Intel 4004 là bộ xử lý trung tâm (CPU) 4 bit do Intel phát hành vào năm 1971. Với giá 60 USD, nó là vi xử lý được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới, khởi đầu cho dòng vi xử lý Intel sau này. Việc thực hiện hóa thiết kế chip sử dụng công nghệ cổng silicon MOS được bắt đầu vào năm tháng 4 năm 1971 bởi Federico Faggin, người lãnh đạo dự án cho đến hoàn tất vào năm 1971. Marcian Hoff phác thảo và đưa ra đề xuất cho kiến trúc ban đầu của chip vào năm 1969. Masatoshi Shima đóng góp cho phần kiến trúc và sau này là thiết kế logic. Con chip 4004 vận hành đầy đủ đầu tiên được giao cho một công ty ở Nhật Bản là Busicom Corp. để họ hoàn thành prototype cho máy tính 141-PF (hiện được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Máy tính ở Mountain View, California). Federico Faggin đã hoàn thành điều mà chưa từng ai đạt được trước đó: tích hợp một CPU đầy đủ vào một chip silicon thương mại nhỏ. Ông đã phát minh ra cách thiết kế và bố trí 2300 transisior logic ngẫu nhiên thành một chip duy nhất với tốc độ gấp 5 lần và mật độ gấp đôi, với chi phí chỉ bằng một nửa công nghệ cổng kim loại thời đó. Sự tích hợp chưa từng có này đạt được thông qua công nghệ quy trình mới mà ông đã phát minh ra tại Fairchild Semiconductors vào năm 1968, công nghệ cổng silicon MOS (SGT), mà ông cũng đã thiết kế vi mạch thương mại đầu tiên (Fairchild 3708). Để thiết kế Intel 4004, Faggin đã sử dụng SGT với hai phát minh mới của mình, "tiếp xúc chôn" và "tải bootstrap trong cổng silicon", giúp tạo ra tốc độ, công suất và chi phí cần thiết cho một bộ vi xử lý đa năng hữu ích. 4004 là mạch logic ngẫu nhiên đầu tiên được tích hợp trong một con chip duy nhất, sử dụng công nghệ cổng silicon MOS (bán dẫn oxit kim loại). Đó là thiết kế mạch tích hợp (IC) tiên tiến nhất được thực hiện cho đến thời điểm đó. Hoff, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Ứng dụng của Intel, đã đưa ra một đề xuất kiến ​​trúc bao gồm kiến ​​trúc khối với một tập lệnh vào năm 1969, khi ông đang thảo luận với các kỹ sư của Busicom do Shima dẫn đầu và với sự hỗ trợ của Stan Mazor. Hoff và Mazor không phải là nhà thiết kế chip MOS và không tham gia vào quá trình thiết kế hoặc phát triển của 4004. Tham khảo Liên kết ngoài Intel's First Microprocessor—the Intel 4004: Intel Museum (Intel Corporate Archives) entry The Intel 4004: A testimonial from Federico Faggin, designer of the 4004 and developer of its enabling technology The New Methodology for Random Logic Design Used in the 4004 and in All the Early Intel Microprocessors Interview with Masatoshi Shima MCS-4 Micro Computer Set Data Sheet (12 pp) Intel 4004 -- 45th Anniversary Project, Schematics at the unofficial 4004 website, and a simulator in Java. Fully functional 130x scale replicas of the 4004 built using discrete transistors. The Crucial Role of Silicon Design in the Invention of the Microprocessor High resolution light microscope pictures of an Intel 4004 die together with a basic explanation of CMOS logic Intel 4004 Emulator, Assembler, and Disassembler: Simple programming tools for Intel 4004 in Javascript Datasheet Intel 4004 Datasheet Intel MCS-4 BuscomV2p1 schematic MSC-4 Assembly Language Programming Manual Chip Hall of Fame: Intel 4004 Microprocessor (IEEE Spectrum website) Story of the Intel 4004 } Vi xử lý Intel
wiki
Phận developer 12 bến nước, hơn thua nhau là ở tấm chồng, lộn, … ở cái công ty mình làm việc. May mắn vào được công ty ngon thì đời lên hương : Lương cao, đồng nghiệp cool ngầu, công việc thú vị, thăng tiến vù vù. Xui xẻo vào trúng công ty trời đánh thì coi như xuống chó : lương thấp, sếp chán đời, nhân viên không lo làm chỉ làm dìm hàng nhau, làm hoài không phát triển được. Thế nhưng, phải chui vô chăn mới biết chăn có rận, phải vào làm việc (hoặc có tay trong) mới biết công ty đó có gì ngon, có gì dở. May thay, ở Việt Nam gần đây có khá nhiều trang review . Các bạn developer có thể lên khoe công ty, hoặc chém gió phàn nàn … để bà con đi đường biết mà né ra, đừng có dại dột mà chui đầu vào. Do vậy, trong bài này, mình chia sẻ một số trang review công ty, cũng như một số kinh nghiệm và thủ thuật để anh em có thể tìm hiểu về công ty thông qua các trang review nhé. Có thể xem review ở những trang nào Ở Việt Nam, bạn có thể xem review ở một số trang sau đây: Kinh nghiệm xem review Tất nhiên, xem review cũng cần có nghệ thuật, nếu không sẽ dễ bị lừa và dắt mũi. Do vậy, mình chia sẻ thêm 1 số kinh nghiệm mình “lụm” được, qua quá trình đi phỏng vấn, tìm hiểu về công ty: Nên xem review từ nhiều nguồn khác nhau , nhiều trang khác nhau để có kết quả khách quan. Nên cẩn thận khi xem các công ty 4-5 sao, toàn review tốt, nhiều review ngắn 5 sao. Có thể là do HR bơm tiền để … xóa review xấu (Một số trang như Haymora và Glassdoor không cho phép xóa review , ta có thể yên tâm hơn) Nên bỏ qua những review quá thấp, sặc mùi chê bai hoặc công kích cá nhân (nếu nhiều tức là công ty có phốt hoặc drama, nên né) Các công ty lớn thường có nhiều team, mỗi team sẽ có trải nghiệm khác nhau , có team tốt team xấu. Do vậy nên xem kĩ chứ đừng đánh giá chung. Nếu có khá nhiều comment tốt, nhưng có 1,2 review chê, thường các comment chê sẽ … là comment thật , còn các review điểm cao khác có thể do HR gài vào Nếu thấy tên người review, có thể add account LinkedIn để liên hệ hỏi rõ hơn. Hoặc có người quen làm trong công ty đó để hỏi thì càng tốt! Các review được confirm là của nhân viên công ty thường đáng tin tưởng hơn (hiện tại chỉ haymora có chức năng này) Giới thiệu Haymora – Trang review hay anh em nên vào xem Bản thân mình thấy: Bên itviec thì review bị xét duyệt nhiều quá; bên reviewcongty hay tamsudev thì khá nhiều spam và review chửi. Tuy nhiên, các bạn có thể thử lên Haymora ( ) xem thử. So với những trang kia, haymora có nhiều tính năng vượt trội: Trừ những review cực đoan, tất cả những đánh giá tốt hay không tốt của cty đều được cho hiển thị . Hoàn toàn không can thiệp chỉnh sửa bất cứ thông tin nào! Các công ty có thể tạo tài khoản và phản hồi lại thông tin đánh giá. Tài khoản cty phải do bên Haymora duyệt trước. => Điều này giúp bạn có thể tin tưởng review do chính người công ty đó viết. Hệ thống đang tiếp tục được hoàn thiện và nâng cấp, xây dựng thêm các tính năng mới để mang lại nhiều lợi ích thêm cho người đánh giá lẫn công ty Trong thời gian này bên Haymora đang có chương trình tặng sách cho reviewer thay cho lời cám ơn đến những người đã đóng góp cho site Kết Đấy, nếu các bạn có hứng thú thì nhớ vào Haymora viết review và đọc review nhen. Biết đâu còn được tặng sách nữa đấy! Còn bạn thì sao, bạn hay xem review ở những trang nào? Nếu có kinh nghiệm đọc review, tìm hiểu công ty, hãy comment trong mục bình luận nhé. Rate this: Like this: Related
vanhoc
Bảo tàng giáo dục tại Bydgoszcz (tiếng Ba Lan: Muzeum Oświaty w Bydgoszczy) là viện bảo tàng nằm ở Bydgoszcz, trưng bày về lịch sử ngành giáo dục và thiết bị dạy học ở Bydgoszcz nói riêng và vùng Kujawsko-Pomorskie nói chung, từ thời kỳ phân vùng Phổ cho đến ngày nay. Lịch sử Bảo tàng được thành lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1979, do một nhóm nhà giáo về hưu. Đây là viện Bảo tàng Kỷ vật Nhà giáo đầu tiên của Ba Lan. Người khởi xướng thành lập bảo tàng là Stanisław Lisewski. Nhờ sự nỗ lực của ông, Hội đồng sáng lập thành lập. 2 chủ tịch đầu tiên của hộ là Bronisław Pozorski và Franciszek Grott . Hoạt động của bảo tàng được quyết định bởi Hội đồng Công trình của Hiệp hội Giáo viên Ba Lan có trụ sở số 9 phố Kołłątaj . Ban đầu, bảo tàng tập hợp khoảng 1.000 vật phẩm tồn kho, được trưng bày trong bốn phòng triển lãm ở tầng hầm của tòa nhà . Ban đầu, bảo tàng là cơ sở giáo dục ngoài nhà trường . Phòng ban Hệ thống tổ chức nội bộ gồm các phòng ban sau : Bộ sưu tập Bảo tàng - thu thập thiết bị trường học, chân dung, biểu tượng, đồ dùng học tập của học sinh và giáo viên, quần áo học sinh; Phòng Tài liệu Đời sống Xã hội - thu thập thông tin hướng dẫn, áp phích, lịch, chương trình các sự kiện và lễ kỷ niệm, quy định của trường, mã số sinh viên, văn bằng, giấy mời, giấy xác nhận, cờ hiệu, huy hiệu, ghi âm và phim giáo dục; Cục Lưu trữ - chứa bộ sưu tập và cổ vật, tiểu sử và biên niên sử; Bộ sưu tập sách - thu thập sách giáo khoa, chương trình giảng dạy, các mẩu báo chí và tạp chí được sử dụng trong giáo dục Ba Lan. Tham quan Bảo tàng mở cửa vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu từ 8 giờ đến 15 giờ, và vào thứ ba từ 8 giờ đến 17 giờ. Vé vào cửa bảo tàng có giá 2 zloty.. thế=|200x200pxthế=|200x200pxthế=|200x200pxthế=|200x200px Chú thích Xem thêm Bảo tàng tại Bydgoszcz Thư mục Podgóreczny Józef: Jeszcze jedna placówka muzealna w Bydgoszczy. [w.] Kalendarz Bydgoski 1982 Grott Franciszek: Muzeum nauczycielskich losów. [w.] Kalendarz Bydgoski 1991 Jarocińska Anna: Muzeum Oświaty. [w.] Kalendarz Bydgoski 2003 http://muzeum.pbw.bydgoszcz.pl/ Liên kết ngoài Số phận bi thảm của giáo viên Bydgoszcz trong Thế chiến II Bảo tàng Ba Lan
wiki
Cụm địa phương (The Local Group) là một quần thiên hà nhỏ trong siêu quần thiên hà Virgo, nó là một nhóm gồm trên 50 thiên hà nhỏ và 3 thiên hà lớn (mà thiên hà của chúng ta là một trong số 3 đó). Dưới đây là danh sách các thiên hà trong quần thiên hà này của chúng ta. - Các thiên hà sắp xếp theo thứ tự khoảng cách so với chúng ta, do đó trong bảng dưới khoảng cách của Milky Way (Ngân Hà, thiên hà của chúng ta) là 0 - 3 thiên hà lớn của Cụm Địa phương có thể thấy rõ qua đường kính là thiên hà Andromeda (M31), Milky Way (Andromeda có kích thước lớn hơn nhưng Milky Way có khối lượng lớn hơn) và thiên hà Triangulum (M33) (cần phân biệt tên 2 thiên hà Andromeda và Triangulum với tên 2 chòm sao có tên tương ứng) - Nhiều thiên hà được đặt tên liên quan đến chòm sao tương ứng với vị trí của chúng, tham khảo tên các chòm sao . - Danh sách trên tính tới năm 2006, sẽ tiếp tục tham khảo và bổ sung. - Dwarf: theo nghĩa thông thường là người lùn, khi đứng một mình trong thiên văn hiểu là sao lùn, trong trường hợp này hiểu là thiên hà lùn - kly: kilo light-year - nghìn năm ánh sáng - IC: Index Catalogue - NGC: New General Catatalogue - UGC: Uppsala General Catalogue - PGC: Principal Galaxies Catalogue - DDO: David Dunlap Observatory (còn gọi là Catalogue of Dwarf Galaxies) - ESO: European Southern Observatory Tham khảo từ:
vanhoc
Blue's Clues & You! là một bộ phim truyền hình hoạt hình giáo dục của Mỹ được tạo ra bởi Nickelodeon va Treehouse TV. Blue's Clues & You! đã trở thành một bộ phim thường xuyên vào năm 2019. Chương trình được thực hiện trên mạng truyền hình cáp Treehouse TV và Nick Jr. có liên quan. Nội dung Tương tự như loạt phim gốc năm 1996, loạt phim này có một máy chủ hoạt động trực tiếp trong một thế giới hoạt hình. Sê-ri có các thiết kế sản xuất mới và các nhân vật (ngoài máy chủ) được hoạt hình kỹ thuật số, mặc dù phong cách hình ảnh vẫn giống với phong cách được sử dụng trong loạt phim gốc. Giống như chương trình gốc, Blue's Clues & You!phụ thuộc vào sự im lặng tích hợp được thiết kế để khuyến khích sự tham gia của khán giả và điều mà tờ New York Times gọi là "địa chỉ trực tiếp mời trẻ mẫu giáo chơi cùng với các trò chơi và giải quyết những bí ẩn nhỏ". Các nhà sản xuất của chương trình đã nhận ra rằng sự trở lại của nó là do nỗi nhớ của những năm 1990, và mặc dù trẻ nhỏ được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và trực quan hơn so với trẻ mẫu giáo trong những năm 1990, chúng vẫn có nhu cầu phát triển và cảm xúc tương tự để "chậm lại". Diễn viên Traci Paige Johnson vai Blue Joshua Dela Cruz vai Josh Doug Murray vai Mailbox Liyou Abere vai Sidetable Drawer Brad Adamson vai Mr. Salt Gisele Rousseau vai Mrs. Pepper Shechinah Mpumlwana vai Paprika Jaiden Cannatelli vai Cinnamon Leo Orgil vai Shovel Jordana Blake vai Pail Ava Augustin vai Tickety Tock Jacob Soley vai Slippery Soap Diana Selema vai Magenta Steve Burns vai Steve Donovan Patton vai Joe Tham khảo Chương trình truyền hình tiếng Anh
wiki
Johann Christoph Glaubitz (sinh khoảng năm 1700 – mất ngày 30 tháng 3 năm 1767) là một kiến trúc sư người Ba Lan gốc Đức. Ông thường được xem là kiến trúc sư theo trường phái kiến trúc Baroque nổi bật nhất ở các vùng thuộc Đại công quốc Lietuva trước đây. Glaubitz sinh tại Schweidnitz (Świdnica), Công quốc Silesia. Ông đã ở nơi này trong 37 năm đầu đời. Sau một trận hỏa hoạn lớn xảy ra ở Vilnius vào năm 1737, ông được triệu gọi tham gia xây dựng lại một nhà thờ của giáo hội Luther - Nhà thờ Thánh Gioan. Nhà thờ này đã được các thương nhân Đức tài trợ xây dựng vào năm 1555. Là một trong những người dẫn dắt cộng đồng giáo hội Luther ở Vilnius, Glaubitz được ghi công vì đã phát triển một trường phái kiến trúc Baroque riêng biệt của Litva. Trường phái này được gọi là Vilnian Baroque với những nét đặc trưng có thể thấy rõ trong cảnh quan của Phố cổ Vilnius. Điều này đã góp phần vào việc đặt cho Phố cổ Vilnius danh hiệu là "Thành phố của kiến trúc Baroque". Glaubitz đã tái thiết ít nhất bốn nhà thờ ở Vilnius bao gồm Nhà thờ Thánh Catherine (1743), Nhà thờ Chúa Thăng thiên (1750), Nhà thờ Thánh Gioan, cổng tu viện và các tháp của Nhà thờ Chúa Ba Ngôi. Mặt chính tráng lệ và sinh động của Nhà thờ Thánh Gioan (1749), vốn trước đây được xây dựng theo kiến trúc Gothic nay được tái thiết theo kiến trúc Baroque, nằm trong số những công trình xuất sắc nhất của ông. Nhiều phần bên trong của nhà thờ, bao gồm Giáo đường Do Thái lớn của Vilna, và Tòa thị chính đã được Glaubitz tái thiết lại vào năm 1769. Một công trình đáng chú ý được ông tái thiết vào năm 1735 là nơi trước đây có tên là nhà thờ Dòng Cát Minh ở Hlybokaye, Belarus, nay đổi tên là Nhà thờ Chính thống giáo Mẹ Thiên Chúa Hạ Sinh. Các thành phố khác có kiến trúc do ông thiết kế bao gồm Mahilyow, Lida, và Nhà thờ Thánh Sophia ở Polatsk tại Belarus và Daugavpils tại Latvia. Ông còn thiết kế kiến trúc cho Nhà thờ Thánh Phê-rô và Phao-lô ở Berezwecz, nay thuộc Hlybokaye, được khánh thành vào năm 1776 và bị phá bỏ vào những năm 1960-1970. Bản sao của nhà thờ này được xây dựng lại ở Białystok vào thập niên 1990. Tham khảo S. Lorentz, Jan Krzysztof Glaubitz - architekt wileński XVIII wieku, Warszawa 1937 Liên kết ngoài Church of Sts Peter and Paul Church of Birth of Theotokos Sinh thập niên 1700 Mất năm 1767
wiki
Thỏ Satin lùn (Lapin Nain Satin) là một giống thỏ có nguồn gốc từ nước Pháp. Chúng là một giống thỏ khá phổ biến được hình thành từ việc lai chéo giữa những con thỏ lùn với thỏ Satin. Tại Đức một giống được công nhận như Giống thỏ satin lùn màu đỏ. Tại Pháp, tổ chức ZDRK nguồn tất cả các giống được công nhận tiêu chuẩn giống của thỏ là giống thỏ Satin lùn. Rất nhiều thông tin có thể được tìm thấy trên các trang web của Satin Club Français, câu lạc bộ các nhà lai tạo chuyên nghiệp dư trong cuộc thi này với nhiều màu sắc Đặc điểm Chúng có lông bóng mượt và có nhiều chủng màu sắc, giống thỏ này có trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg, chúng có đôi mắt màu hồng. Chúng là vật nuôi nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh (chốn trạy, sợ tiếng động), khả năng thích ứng với môi trường kém. Nếu được chăm sóc tốt, chúng sẽ trở nên thân thiện và vui vẻ. Sống trong nhà chúng sẽ được an toàn hơn. Cần tránh tiếp xúc với các loài động vật khác, đặc biệt là chuột. Nếu ban ngày chúng ăn không hết thức ăn thì cần vét sạch máng, nếu thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ. Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch, khi mắc bệnh chúng rất dễ chết. Dạ dày chúng co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Nhiều con bị chứng sâu răng hành hạ và có vấn đề về tiêu hóa. Chúng cũng bị mắc một số bệnh như bại huyết, ghẻ, cầu trùng, viêm ruột, do ăn thức ăn sạch sẽ, không bị nấm mốc. Nếu thấy chúng có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy. Chúng hiếu động và ham chạy nhảy, sinh trưởng tốt, nuôi chúng không cần nhiều diện tích. Chăm sóc Thỏ sơ sinh sau 15 giờ mới biết bú mẹ. Trong 18 ngày đầu thỏ hoàn toàn sống nhờ sữa mẹ. Nếu được bú đầy đủ thì da phẳng và 5-8 ngày đầu mới thấy bầu sữa thỏ mẹ căng phình ra, thỏ con nằm yên tĩnh trong tổ ấm, chỉ thấy lớp lông phủ trên đàn con động đậy đều. Nếu thỏ con đói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và đàn con động đậy liên tục. Nguyên nhân chủ yếu thỏ con chết là do đói sữa, dẫn đến suy dinh dưỡng, chết dần từ khi mở mắt. Cho ăn cà rốt có thể khiến chúng bị sâu răng, cũng như gây nên những vấn đề về sức khỏe khác. Cà rốt và táo chứa nhiều đường thực vật, chỉ nên cho thỏ ăn những loại này ít. Chúng thích cam thảo nhưng nó lại không tốt bởi thỏ không thể tiêu hóa đường. Chúng thông thường không ăn rau củ có rễ, ngũ cốc hoặc trái cây, đặc biệt là rau diếp. Nên cho thỏ ăn cỏ, cải lá xanh đậm như bắp cải, cải xoăn, bông cải xanh (phải rửa sạch). Luôn có thức ăn xanh trong khi chăm sóc, lượng thức ăn xanh cho chúng luôn chiếm 90% tổng số thức ăn trong ngày. Có thể cho chúng ăn thêm thức ăn tinh bột, không được lạm dụng vì chúng sẽ dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến chết. Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc. Tham khảo Giống thỏ
wiki
Khe hở hạnh phúc Truyện ngắn của VU GIA “Phố đêm đèn mờ giăng giăng / Màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên/ Phố đêm nhiều lần suy tư/ Ghi nhớ còn trong đời/ Những ngày thương tích lớn… Mây đen làm úa trăng gầy/ Cho nên còn tiếng say mềm/ Trước thềm ngàn người vu vơ/ Vì người hay mơ dòng đời như thơ”… Tiếng hát bay ra từ căn hộ nào đó, lắm lúc làm Ngô bực mình, nhưng riết rồi thành quen. Về ở chung cư cấp thấp, sống với những người lao động phi kết cấu cũng có cái hay là họ sống rất chân tình. Ồn ào một chút, văng tục một chút, nhưng lòng họ thẳng như ruột ngựa, giận hờn đều để lộ ra ngoài mặt. Họ rất quý trọng người có học. Lúc nào gặp Ngô, họ cũng nở nụ cười vui vẻ, một tiếng “ông giáo”, hai tiếng “ông giáo”, thậm chí biết Ngô sống một mình, nên có khi cho con mang qua khúc cá chiên, có khi tô canh chua, có khi chai nước mát do chính tay họ nấu. Có người còn muốn giới thiệu cho Ngô người phụ nữ đảm đang trên tinh thần “con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”,… Nhiều lúc trong giờ nghỉ ngơi mà có đến mấy nhà mở nhạc, ồn ào quá sá cỡ. Nhưng khi ngồi dưới quán cà phê cóc ở chân cầu thang, nghe họ khen máy này nghe rõ lời hơn, máy kia mở lớn tiếng hơi bị méo,… Ngô chỉ biết cười, đúng là nhà nhà tranh tiếng. Ở miền Nam, trước ngày giải phóng có cả phong trào chê loại nhạc ủy mị này là nhạc nước phông-tên (Fontaine – nước đã qua xử lý bằng các phương pháp công nghiệp từ hệ thống nhà máy lọc, cung cấp cho cư dân đô thị sử dụng, chỉ cần mở vòi là chảy ào ào), nhạc sến. Sau ngày giải phóng, dòng nhạc này được xếp vào loại nhạc vàng cấm lưu hành. Đời Ngô chẳng lúc nào rảnh để quan tâm tới đàn ca sáo thổi, nên mấy chuyện ê a ấy như người dưng nước lã. Khổ cực theo hết chương trình đại học, ra trường nhận được tháng lương đầu tiên phải lo đứa em kế vào đại học; hai năm sau lo tiếp một đứa em nữa. Khi chúng ra trường có công ăn việc làm, Ngô lại rước mẹ từ quê nghèo vào sống chung với ba anh em. Rồi lo nâng cao thực lực, rồi dựng vợ gả chồng cho hai đứa em, rồi cưới vợ sinh con,… Cuộc sống cứ xoay như đèn cù, có thời gian thưởng thức âm nhạc mới lạ. Hôm nay, ngẫm qua một đời người, Ngô lại thấy lời bài hát có ý nghĩa quá, nó như gan ruột của mình… “Nhớ ngày nao hoa nắng ngủ trên cây / Thương lá vàng úa tan/ Mây bơ vơ bay khắp nẽo vô tình/ Cho người yêu ước mơ” … Ừ, thưởng thức âm nhạc có khác gì uống rượu đâu. Rượu có ngon hay không, không phải xem nồng độ cũng không phải xem tư vị, nếu nó hòa tan được bi thương của người uống thì tự nhiên đó là rượu ngon. Cuộc đời một người không thể vĩnh viễn thuận buồm xuôi gió. Tất cả theo đuổi, cuối cùng rồi sẽ hóa thành bụi đất; tất cả hư danh, cuối cùng sẽ không còn lưu giữ. Nhưng đã là con người thì luôn luôn theo đuổi những thứ đó, bởi con người là loại sinh linh kỳ quái như thế nên mới trở thành vạn vật chi linh. Đường do mình chọn. Một khi đã lựa chọn thì than vãn có ích gì. Tương phùng tức là duyên, tụ tán khó lưỡng toàn. # Đời người trưởng thành phải chịu ơn nhiều người. Đạo Phật có nói đến “tứ ân”, con người cần phải báo đáp. Trong đó, ân tam bảo thì Ngô chưa biết vì Ngô không có đạo, chưa tìm hiểu về lĩnh vực này, nhưng ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân quốc gia, sống càng lâu Ngô càng thấm. Cha Ngô hy sinh lúc Ngô còn nhỏ. Mẹ Ngô ra đi với nụ cười mãn nguyện. Món nợ quê hương, Ngô nghĩ cả đời cũng không trả hết, chỉ biết cố làm hết sức mình. Ngày Ngô vào cấp 3, huyện ủy huyện nhà có chủ trương ai thi đỗ vào đại học cũng giống như trong chiến tranh bứng được cái đồn địch, nên xứng đáng được đứng vào hàng ngũ Đảng. Có chủ trương ấy, Ngô và một số bạn bè nỗ lực nhiều hơn. Nhờ thế, tốt nghiệp đại học không phải loại xuất sắc, nhưng Ngô được giữ lại trường làm công tác giáo vụ ở khoa và được các thầy cô động viên, phân công dạy thêm một số tiết ở những lớp tại chức. Từ đó, vận may luôn đến với Ngô. Trong lớp đại học tại chức có vị chủ tịch phường đang theo học, biết Ngô còn ở nhà thuê, gợi ý Ngô làm đơn xin cái bô rác của phường. Nhân dân đang kêu ca bô rác gây ô nhiễm môi trường và nằm chình ình ở mặt tiền đường chính làm mất mỹ quan đô thị, nên kỳ họp hội đồng nhân dân phường vừa rồi đã nhất trí giải phóng bô rác này. Vừa tiếp nhận mặt bằng bô rác có diện tích gần 200m 2 , thì có người đến đặt vấn đề cho họ xây 2 căn nhà, mỗi căn 3 tầng. Chủ đất chọn một căn. Chủ đầu tư xây dựng một căn. May mắn ập đến còn hơn trúng số độc đắc. Tự dưng Ngô có nhà cửa khang trang, không phải cán bộ giảng dạy nào trong trường cũng được như thế. Một hôm, hiệu trưởng nhà trường gọi Ngô lên vì nghe anh em ở khoa ngoại ngữ kháo nhau, Ngô thi TOEFL PBT đạt những 600 điểm, trong khi anh chị em là cán bộ giảng dạy ở khoa ngoại ngữ, người đạt cao nhất cũng chỉ mấp mém 550 điểm. Nghe hiệu trường nhà trường khen thật lòng, Ngô cười vui vẻ và cũng khiêm tốn thật lòng: – Dạ, cũng có chút may mắn, thầy ạ. Thầy hiệu trưởng rót tách trà, đẩy về phía Ngô, nói: – May mắn cũng là một loại lực lượng. Trường mình có trung tâm ngoại ngữ, miễn học phí cho tất cả cán bộ, công nhân viên của trường, nhưng bao năm qua có ai học ra hình ra dáng gì đâu. Nỗ lực của cậu, ai cũng thấy. Đó là ưu điểm cần phút huy hơn nữa. Nghe hiệu trưởng khen, Ngô cũng hơi ngượng. Những nỗ lực của Ngô lúc còn học cấp 2 là muốn thoát khỏi nghiệp cuốc cày, muốn có điều kiện giúp đỡ mẹ bớt phần vất vả, giúp hai đứa em ăn học nên người. Những nỗ lực sau này là muốn có việc làm ổn định, muốn mọi người xung quanh không xem thường. Nói chung, những nỗ lực ấy đều vì mình chứ chưa hề nghĩ vì mọi người. Bà con ở nông thôn, sau khi vác cuốc ngoài đồng về, ai nấy đều tranh thủ xớt mấy mảng cỏ trong vườn, hoặc vun một vài luống khoai, luống cà rồi mới nghỉ tay, chứ không mấy ai nghĩ xong công việc ngoài đồng là coi như xong. Công việc Ngô được phân công để hưởng lương, thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhất, tới tháng thò tay ký vào sổ nhận lương không thấy xấu hổ; làm thêm việc gì đó cho khoa, cho trường thì có tiền bồi dưỡng chứ có làm không đâu. Do vậy, Ngô không thể không đỏ mặt khi nhận được lời khen ấy, nhưng không thể không biết ơn lời khen thật lòng của thủ trưởng đơn vị. Thầy hiệu trưởng đưa tới trước mặt Ngô tờ giấy, nói trường vừa nhận thông báo của Tổng lãnh sự cho một suất học bổng nghiên cứu sinh. Ngô coi không có gì lấn cấn thì nộp đơn. Nhìn Ngô cau mày, thầy hiệu trưởng nói: – Về trình độ ngoại ngữ, họ chỉ yêu cầu TOEFL PBT 550 điểm. Khâu khó khăn này, với cậu xem như thông qua. Về phần chuyên môn, mình sẽ chuyển văn bằng của cậu qua ngành gần với yêu cầu là được. Chuyện này, mình đã trao đổi với bên Tổng lãnh sự bạn rồi. Họ đồng ý. Nếu cậu được đi học lần này, thì sau khi về sẽ giúp đỡ cho trường nhiều vấn đề thiết thực trong bối cảnh đất nước chúng ta mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác với các lực lượng chính trị, xã hội và nhân dân các nước. Hàng chân mày của Ngô giãn ra, hứa sẽ cố gắng. Nếu được tiếp nhận, Ngô sẽ cố gắng học tốt nhất, không phụ lòng nhà trường. Và vận may lại đến với Ngô. Sau hai năm bổ túc kiến thức, thấy Ngô am hiểu về kinh tế chính trị, chủ nghĩa trọng thương, kinh tế chính trị tư sản cổ điển, quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, quy luật kinh tế, v.v… giáo sư hướng dẫn gợi ý nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp. Theo giáo sư hướng dẫn, v ăn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp thì sẽ giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu. Các nước chậm phát triển và trên đà phát triển rất cần tìm hiểu về đề tài này. Cả đời tìm kiếm, tích lũy tri thức cũng chỉ để phục vụ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, vì thế Ngô thích thú với đề tài này. Một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu, thì có sống trăm năm, ngàn năm cũng chẳng ích gì. Lời nói của giáo sư hướng dẫn như khơi thông dòng nhiệt huyết trong Ngô, một tia kiên quyết lưu chuyển… Bốn năm sau, Ngô bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, trở về nước trong niềm vui rộng mở. # Điện thoại ngắt mạch. Ngô thoáng sững sờ và quyết định không gọi lại. Trâm đã tự ngắt điện thoại để kết thúc cuộc nói chuyện thì có gọi lại cũng chẳng được điều tốt lành gì, thậm chí còn đào sâu hố ngăn cách, gây bực bội cho nhau, làm cho cuộc sống thường ngày thiếu vui. Một khi đã không vui thì cuộc sống trở thành lao ngục. Không thể làm như thế. Đứa con mới tròn bốn tuổi của Ngô đang cần có mẹ, vẫn cần có bàn tay chăm sóc của mẹ, vẫn cần tình thương của mẹ dìu dắt vào đời,… Người ta nói yêu sinh hận. Thật chăng? Ngô hít thở mấy hơi thật sâu, bình tâm nhìn lại cuộc tình đã qua. Yêu chăng? Trâm nói đúng, cô đến với Ngô là từ ngưỡng mộ dẫn đến yêu, không phải tình yêu đích thực đến từ đáy lòng. Với Ngô thì sao? Thật tình không biết. Sau ngày cưới, Ngô chỉ biết thương vợ, tận lực giúp vợ có chút công danh sự nghiệp với đời; lúc con ra đời thì thương vợ thương con, chỉ biết nỗ lực hết mình để vợ con có được cuộc sống yên vui, cố gắng xứng đáng là người chồng, người cha đúng nghĩa. Duyên phận ư? Ngô không ít lần tự hỏi như thế, song vẫn chưa tìm được câu trả lời rõ ràng. Ngày đó, đi ngang qua căn-tin nhà trường, nghe tiếng đồng nghiệp gọi, Ngô bước vào. Chưa kịp ngồi thì cô gái đối diện với đồng nghiệp của Ngô cất tiếng chào, tự giới thiệu cho biết vừa học xong chuyên đề Ngô dạy tuần qua, khen Ngô dạy hay. Ngô vừa kéo ghế ngồi, vừa cười vui cho rằng đã là thợ cày mà cày lỏi trước lỏi sau thì gác cày vào chái hè, đi làm nghề khác kiếm sống chứ ai dại gì bỏ tiền ra thuê. Cuộc nói chuyện hôm ấy khá vui, xoay quanh việc học hành, thi cử. Qua mấy lần gặp gỡ, đồng nghiệp cố ý vun vào. Dù Ngô lớn hơn Trâm 17 tuổi, nhưng Trâm không ngại và gia đình Trâm cũng đồng thuận. Sau ngày Trâm bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, Ngô và Trâm nên vợ nên chồng. Ngô tự cười thầm, hết trách nhiệm này đến trách nhiệm khác, song lại thấy vui hơn, con đường trước mặt cứ như được trải đầy hoa thơm. Ban giám hiệu nhà trường muốn tiếp nhận Trâm về làm công tác giảng dạy, nhưng Ngô không muốn vợ chồng cùng chung đơn vị, nên nhã nhặn cám ơn, xin cho Trâm về dạy ở trường bạn. Căn nhà của Ngô cho người ta thuê. Hai vợ chồng thuê lại một căn hộ chung cư cao cấp, mỗi tháng dôi ra vài nghìn đô la. Nhờ thế, cuộc sống của hai vợ chồng khá thong dong, không quan tâm tới chuyện đói nghèo. Mỗi năm, có những mấy lần xuất ngoại dạy học, và ít ra cũng được một lần đưa vợ đi theo cho biết đó biết đây. Bạn bè thường nói vui, Ngô mới là người thể hiện được ý thơ của Nguyễn Công Trứ: “Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” . Với Ngô, tất cả không ngoài nỗ lực của bản thân và có chút vận khí. Nếu ngày đó, Ngô không nỗ lực học tập, không được nhà trường quan tâm, không được giáo sư hướng dẫn gợi ý đề tài luận án, không được giáo sư hướng dẫn tạo điều kiện tham dự mấy lần hội thảo quốc tế có liên quan tới đề tài nghiên cứu, thì ai biết đâu mà mời đến giảng dạy… Nguyễn Công Trứ cho rằng “Nợ tang bồng vay trả trả vay” , nhưng sự vay trả món nợ này thú vị hơn, sang trọng hơn, không phải ai muốn cũng được. Ai cũng biết gieo xuống hạt giống, chưa hẳn đã có thu hoạch, nhưng không gieo hạt, tuyệt đối không có thu hoạch. Ấy vậy mà không ít người chỉ muốn thu hoạch, không chịu gieo hạt giống, hoặc gieo một đôi lần không có kết quả liền buông tha. May mắn do con người kéo tới, không phải từ trên trời rơi xuống. Suy nghĩ này, về sau Ngô mới hiểu ra, trước đó chỉ muốn cố gắng để có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định nhằm giúp đỡ gia đình, chứ không nghĩ được cao xa như thế. Ba năm sau, đứa con đầu lòng ra đời, Ngô thấy cuộc đời đáng yêu hơn. Có bà ngoại chăm cháu, song lần nào về đến nhà là Ngô quấn quýt với con, vui theo sự thay đổi từng ngày của con. Nghĩ tới con, Ngô thấy nội tâm không ngừng có tình cảm ấm áp chảy qua, nhưng chuyện riêng của Ngô và Trâm không thể không thừa nhận có chút căng thẳng, có chút cảm giác chua xót, bởi bổn phận và tình yêu không giống nhau. Thời gian qua, nhiều người cho rằng Ngô là người hạnh phúc nhất trong bạn bè đồng nghiệp. Ngô cũng tin như thế, mãi đến lúc này Ngô mới thấy nước ấm lạnh ra sao chỉ có người uống mới biết. Lúc con trai được 2 tuổi, Trâm nhận được học bổng làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Ngô cũng vui mừng cho Trâm. Đã từng nhận học bổng làm nghiên cứu sinh, Ngô biết người đi kèm cũng có sinh hoạt phí hằng tháng, nên cuộc sống của hai mẹ con Trâm không đến nỗi nào. Con cũng từng gửi nhà trẻ, nên đến xứ người gửi con nhà trẻ cũng không phiền lắm. Tuy thế, Ngô cũng chuẩn bị cho vợ con một số tiền phòng thân. Ở một mình những mấy năm, có khi cả chục năm, nên Ngô mua một căn hộ của chung cư cấp thấp để ở, số tiền cho thuê nhà, Ngô dành hẳn cho vợ con. Hè năm đầu tiên du học, hai mẹ con Trâm về thăm nhà và báo cho Ngô cũng như cha mẹ biết cô đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình, xin Ngô cho cô được sống với niềm vui trong quãng đời còn lại. Gia đình khuyên nhủ rất nhiều. Ngô cũng suy nghĩ rất nhiều. Giữ người ở chẳng ai giữ người đi. Ngô đồng thuận ký đơn ly hôn. Trước tòa, Trâm không nhận bất kỳ món tiền nào của Ngô, kể cả tiền nuôi con, chỉ nhận quyền làm mẹ. Đầu mũi của Ngô có chút chua xót, cũng có chút chờ mong. Nhưng đó chỉ là giấc mộng. Mộng tỉnh, những buồn vui đều trong mộng. Thực tế buồn vui cần phải quyết đoán cho bớt nặng lòng. Thứ gì cũng muốn chất lên đôi vai thì có vai nào chịu nổi. Tại sao để hoàn cảnh mặc định tương lai mình? Ngô bình thản hơn lúc nào hết, bồng con từ tay mẹ vợ, cùng gia đình bước ra khỏi tòa án. Ngô và gia đình vợ đứng ở sân tòa án chờ xe đến đón, không ai nói với ai lời nào. Trước mắt Ngô, từng chiếc lá rụng đìu hiu, cô độc. Vòng đời đã hết, không thể không rơi, không thể không chết. Không rơi thì đâu còn chỗ cho mầm xanh nảy lộc. Cố níu giữ ở đâu đó thì cũng theo gió mà tan, trở về với đất. Nghe tiếng hô “xe đến rồi”, Ngô như choàng tỉnh, nựng mặt con rồi giao lại cho mẹ vợ ẵm, vẫy tay tiễn biệt mọi người. Về đến nhà, Ngô rót cho mình cốc rượu vang, nhấm nháp từng hớp một, không muốn nghĩ chuyện đã qua, song nó cứ đòi đến. Khi mí mắt có phần nặng, Ngô ngả lưng xuống ghế salon, thầm nhắc mình: Chuyện thế gian này, thường thường càng là truy cầu, càng không chiếm được. # Những người có học hàm, học vị đều có thể ký hợp đồng với trường làm việc mấy năm nữa, nhưng Ngô thấy như vậy đủ rồi. Tới tuổi cần phải nghỉ ngơi. Cả đời bận rộn. Cả đời chỉ biết phấn đấu, phấn đấu vươn lên để ổn định cuộc sống, để không bị khinh thường, đã đến lúc phải ngừng, nhường lại cho lóp trẻ vươn lên. Nói như Nguyễn Công Trứ, thì thời điểm này chính là “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” , Ngô đã thấy mãn nguyện, không có chút nào thẹn với lương tâm. Bằng tiền hưu hằng tháng và tiền dạy lai rai một đôi chuyên đề trong hoặc ngoài nước, hoặc cần lắm thì đăng ký dạy ở một vài trung tâm ngoại ngữ cũng có cuộc sống khá ung dung. Ngô quyết định bán căn nhà, đóng góp một phần cho quỹ khuyến học ở quê nhà, còn lại cho con. Trâm không cần nhận tiền nuôi con của Ngô, nhưng đứa trẻ là con của Ngô, không cho nó thì cho ai. Hai đứa em đã có gia đình ổn định, không phải chật vật gì. Thiên đường, địa ngục không có mở ngân hàng, mà nếu có mở cũng không nhận tiền của cõi đời trần tục này, nên Ngô cho rằng giải quyết như thế là tối ưu. Nghe chuyện này, có người nói ra nói vào, nhưng chuyện mình mình biết, cần gì phải giải thích với ai. Tốt xấu chỉ trong một ý nghĩ. Thế gian này không phân biệt rạch ròi tốt xấu. Có những chuyện tưởng là tốt nhưng chưa hẳn là tốt, có khi nguy hại gấp vạn lần hoặc ngược lại. Lấy giá trị đi luận, thế gian làm chuyện gì nhất định phải có giá của nó. Và thật sự có đáng giá hay không, tùy theo từng người. Ở đời, không chỉ có tiền mới vui. Và Ngô đã thấy vui, khi đã buông bỏ được những băn khoăn ẩn núp trong lòng. Câu chuyện về 3 ước nguyện trước phút lâm chung của vị hoàng đế vĩ đại Alexander Đại đế (356-323 TCN) vẫn được người đời truyền tụng không ngớt. 3 ước nguyện của ông là muốn nhắn nhủ với người đời: “Thứ nhất, thầy thuốc giỏi đến thế nào cũng không thể thực sự chữa khỏi bệnh cho chúng ta. Khi đối diện với cái chết, họ cũng đành bất lực. Vì vậy, hãy biết trân quý sinh mệnh của mình; Thứ hai, tiền bạc, của cải dù nhiều đến đâu, khi chết đi cũng trở thành vô nghĩa, chỉ có thể dùng để lót đường mà thôi; Thứ ba, khi giã từ cõi đời, thứ con người thực sự còn lại chỉ là hai bàn tay trắng. Ta đến và đi đều là như vậy, cớ sao phải ôm giữ quá nhiều?”. Ba mươi ba tuổi, Alexander Đại đế đã ngộ được như thế, huống gì Ngô đã sống qua một vòng hoa giáp. Nhân sinh không có nếu như, cũng không có hối hận, nếu giữ được lòng thanh tịnh. Thế thường, bướm không vì hoa mà lưu lại, hoa thì sẽ vì bướm mà đợi chờ, nhưng dường như… đã có biến đổi. Thà vác trời xanh, không phụ khanh cũng… đã biến đổi. Dưới ánh mặt trời tất có bóng mờ. Người cao to tới đâu, sau lưng cũng sẽ có nghiêng lệch bóng dáng. Hạnh phúc cũng thế, phải chấp nhận chút khe hở nào đó để đỡ phải nhọc lòng. Thế gian này không có gì là hoàn mỹ. Chuyện không bỏ xuống được, liền không cần thả xuống, chỉ cần trong lòng không buồn bã, thì bi cũng chẳng sao, thương cũng chẳng hề hấn gì. “Cho tôi mười ngón thiên thần/ Cho tôi mười ngón thiên thần/ Để rồi dìu người tôi yêu/ Dìu người không yêu/ Và người chưa yêu” … Tiếng hát dội vào trong trí não, dường như trong nháy mắt, Ngô bỏ xuống hết thảy khúc mắc tưởng chừng sẽ đọng mãi trong lòng. Ngoài trời, mưa đêm rả rích, có một loại cảm giác hiu quạnh, cô đơn. Trong mắt có bi thương, có đắng chát, nhưng càng nhiều hơn là tưởng niệm. Ngô thở dài thật khẽ. Mọi chuyện đi qua giống như giấc mộng buổi trưa hè, thập phần ngắn ngủi. Nhân sinh tràn đầy bi hoan ly hợp, có tụ liền có tán… Ngô hé miệng cười thầm và chìm vào gấc ngủ./ V.G
vanhoc
Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt Chương 1 Một Đêm Với Thần Tượng Sphinx Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập. Một bầy lừa mệt mỏi và đàn lạc đà bất kham đã lần bước chậm chạp trên đường về, với những du khách cuối cùng trong ngày. Trong khung cảnh xứ Ai Cập, bóng hoàng hôn có một vẻ đẹp siêu nhiên và khó quên. Mọi vật đều khoe màu đổi sắc, giữa khoảng trời đất bao la nổi bật lên những khoảng tương phản lạ lùng.Tôi còn ngồi lại một mình trên bãi cát vàng, đối diện với pho tượng Sphinx hùng vĩ oai nghiêm tuyệt trần. Tôi nhìn một cách say mê cái cảnh tượng những màu sắc mỏng manh như sương phai mờ dần một cách nhẹ nhàng, trong khi mặt trời lặng đã cất đi những ánh vàng lộng lẫy trên nền trời Ai Cập. Những ánh lửa diệu huyền, nét huy hoàng tuyệt đối mà mặt trời lặn của châu Phi còn bỏ sót lại trong không gian, có ai tiếp nhận bức thông điệp thiêng liêng của trời mà không cảm giác được trong giây lát cái phút lạc lõng của cõi Thiên Đàng? Niềm phúc lạc đó sẽ còn tồn tại khi con người chưa đến quá nỗi trụy lạc trong vòng trần gian ô trược, trong sự sa đọa tâm linh, nó sẽ tồn tại khi con người còn biết yêu vần Thái Dương nầy là nguồn góc của sự sống và của bao nhiêu màu sắc huy hoàng lộng lẫy xuất hiện trước mắt ta. Cổ nhân xứ Ai Cập thật ra đã không kém minh triết khi họ tôn thờ Râ, biểu tượng ngôi mặt trời, mà trong thâm tâm họ coi như một vị Thần ... Trong bối cảnh hoàng hôn Ai Cập, dưới một nền trời xám ngắt đã tối mờ dần, tôi nhìn pho tượng đá Sphinx mỗi lúc càng sậm màu, cho đến khi những tia nắng vàng sậm cuối cùng đã tắt hẳn và không còn chiếu vào gương mặt lạnh lùng bí hiểm của nó nữa. Hình thần tượng Sphinx nhô lên giữa bãi sa mạc mênh mông gương mặt khổng lồ, than hình nằm duỗi ra, trải qua nhiều thế hệ đã từng gây sự sợ hãi cho những người Ả Rập dị đoan, và làm ngạc nhiên những người du khách hoài nghi, mà bằng chứng là những câu hỏi từ người lữ khách, lần đầu tiên con quái vật khổng lồ xuất hiện trước đôi mắt kinh ngạc của họ. Pho tượng đá bí hiểm mình sư tử đầu người này có một sức hấp dẫn rất lạ lùng và phức tạp đối với bao nhiêu thế hệ du khách. Nó là một sự bí mật đối với người Ai cập, và một bài toán bí hiểm cho toàn thế giới. Ai đã điêu khắc ra nó? Vào thời đại nào? Không ai biết được. Nhà Ai Cập học chuyên môn nhất cũng chỉ đưa ra những giả thuyết vu vơ về ý nghĩa và lịch sử của hình thần tượng Sphinx.Dưới ánh sáng le lói cuối cùng của một ngày đã tàn, đôi mắt tôi ngừng lại trên đôi mắt bằng đá của pho tượng thản nhiên bất động. Nó đã từng thấy hằng bao nhiêu là tỷ ức người lần lượt đến trước mặt nó, với những cái nhìn im lặng, đưa ra những câu hỏi không lời và không giải đáp, rồi bước chân ra về trong sự hoang mang! Nó đã từng thản nhiên lặng nhìn châu Atlantide bị tràn ngập dưới cơn đại hồng thủy và biến mất dưới lòng biển sâu. Cái nụ cười thoảng qua của nó đã từng chứng hiến công trình vĩ đại của vua Mena, vị Quốc Vương Ai Cập đầu tiên đã đổi dòng sông Nile yêu quý của người Ai Cập và bắt nó chảy qua một đường hướng khác. Cái nhìn im lặng đượm mùi mến tiếc của nó đã từng thấy nhà tiên tri Moise, nghiêm cẩn và ít nói, từ giả nó lần cuối cùng. Câm lặng và đau thương, nó đã nhìn thấy những nỗi đau khổ của xứ Ai Cập bị tàn phá, suy vong sau cuộc xâm lăng của vị bạo chúa Cambyse, hoàng đế nước Ba Tư. Có lẻ vừa thích thú vừa khinh bỉ, nó từng nhìn thấy nữ hoàng Cléopâtre đẹp lộng lẫy và kiêu hãnh trong chiếc thuyền rồng mũi trạm vàng, buồm may bằng nhung đỏ thắm và mái chèo đúc bằng bạc. Nó từng sung xướng nhìn thấy đức Jesu trên đường đi tìm đạo lý phương đông để chuẩn bị chờ ngày thi hành sứ mạng, ngày mà đức Chúa Cha gửi Ngài đi truyền bá cho thế gian một thông điệp thiêng liêng về đức nhân từ bác ái. Như một kẻ báo hiệu không lời, biểu tượng Sphinx chào mừng Bonaparte, khí cụ của định mệnh các nước Châu Âu, trước khi tên Mã Phá luân nổi bật làm lu mờ những tên khác, và ngay khi ông ta hãy còn là một nhân vật chưa tên tuổi, chưa đặt chân xuống chuyến thuyền Bellérophon để sang chinh phục xứ Ai Cập. Nó cũng nhìn thấy, với ít nhiều bi ai, toàn thể thế giới chú ý đến Ai Cập khi ngôi lăng tẩm của một vị Pharaon, vua Ai Cập thời cổ bị khai quật lên để cho người đời tọc mạch nhìn xem xác ướp của vua với những đồ ngọc ngà châu báu.Thật vậy, đôi mắt bằng đá của pho tượng đã từng chứng kiến những điều đó và nhiều điều khác nữa. Nhưng bây giờ nó nhìn thấy gì? Không màng để ý kẻ thế nhân phàm tục đang bôn tẩu trên đường danh lợi, thản nhiên trước nỗi sung sướng, khổ đau của nhân loại, hình như biết rõ cái định mệnh đã ghi sẵn tất cả mọi biến cố lớn của trần gian, đôi mắt bằng đá kia nhìn thẳng vào cõi vô cùng ... Hình thần tượng Sphinx đã chuyển màu xám sang màu đen, rồi một màu đen như mực, nền trời đã mất cái nét xám bạc của lúc ban chiều, tất cả điều đắm chìm trong đêm tối, chúa tể của sa mạc. Nhưng pho tượng vẫn còn hấp dẫn sự chú ý của tôi và làm cho tôi bị thu hút như do mãnh lực của một luồn từ điện vô hình. Đó là vì tôi cảm thấy rằng màn đêm rủ xuống đã đem pho tượng trở về nguyên quán của nó. Cái bối cảnh đen âm u, đó mới đúng là cái bối cảnh thực sự của nó. Những gì là thần bí của một đêm Châu Phi tạo cho nó một bầu không khí thích nghi. Cũng trong những giờ ban đêm mà Râ và Horus, Isis và Osiris, những vị Thần Linh của xứ cổ Ai Cập, luôn luôn trở về với nhân gian. Tôi nhất định đợi lúc trăng lên và sao mọc để nhìn thấy một lần nữa cái chân tướng của hình thần tượng Sphinx. Tôi ngồi một mình giữa đóng cát bao la, nhưng tôi không cảm thấy cô đơn, thật vậy, cảm giác cô đơn hiu quạnh không thẻ nào có được với tôi.Ban đêm, tôi có thể ngắm nhìn thần tượng Sphinx dưới cái khía cạnh mà ít người du khách được nhìn thấy. Tạc trong khối đá, in trên nền trời xanh như chàm, cao bằng một ngôi nhà lầu bốn tầng, con sư tử đầu người khổng lồ vươmình nằm dài trong thung lũng của đồng cát. Dưới ánh trăng sao vừa lố dạng, những nét hùng vĩ của nó hiện rõ lần lần. Đó là cái biểu tượng lạ lùng của một xứ Ai Cập mà nguồn gốc bí ẩn được truy nguyên đến những thời đại xa xăm vô định. Giống như con vật nằm canh gát những bí mật của thời tiền sử, nghĩ đến những thế hệ của châu Atlantide mà ký ức mong manh của người đời không còn nhớ đến nữa, pho tượng đá khổng lồ chắc cũng sẽ còn tồn tại mãi qua mọi thế hệ văn minh của loài người hiện nay, và nó cũng sẽ giữ nguyên vẹn không hề tiết lộ sự bí mật nội tâm của nó. Gương mặt khắc khổ và uy nghiêm của nó không phản ánh một điều gì, đôi môi khép chặt của nó vẫn giữ một sự im lặng muôn đời. Nếu pho tượng Sphinx có giữ gìn cho nhân loại một thông điệp ẩn dấu nào mà nó đã chuyển đạt qua nhiều thế kỷ cho một số rất ít người hữu hạnh có một năng khiếu linh cảm khác thường, thì điều bí mật đó có khi sẽ được nhắn nhủ thầm bên tai của người thí sinh tầm đạo.Đêm tối dành cho hình thần tượng Sphinx một khung cảnh tuyệt hảo. Ở phía sau, bên mặt và bên trái pho tượng là &quot;Thành phố của người chết,&quot; một khoảng đất rộng dẫy đầy những nấm mộ hoang cùng lăng tẩm.Chung quanh vùng cao nguyên lởm chởm những núi đồi và đá tảng nhô lên từ dưới đồng cát ở phía nam, phía tây và phía bắc pho tượng Sphinx, những lăng tẩm và mồ mả được xây cất chứa những cổ quan tài đựng hài cốt và những xác ướp của những vị vua chúa, các vị đại thần và chức sắc của triều đình hay tôn giáo của xứ Ai Cập thời cổ.Không có một ngôi lăng tẩm nào mà khi bước vào mà người ta không thấy cỗ quan tài bật nắp ra và những đồ vàng ngọc châu báo tô điểm xác ướp đã bị lấy đi mất. Sự cướp bóc này đã xảy ra cùng lúc với sự khai quật những nấm mồ trong những cuộc đào xới để khảo cổ. Người ta chỉ lại tại chỗ những pho tượng nhỏ và những bình, vại chứa đựng ruột gan của những xác chết đã đem ướp bằng chất hương liệu. Ngay ở xứ Ai Cập thời cổ cũng đã có những kẻ trộm đào mồ, khi dân chúng nổi loạn chống giai cấp thống trị càng ngày càng trở nên suy tàn, họ trả thù bằng cách khai quật mồ mả và cướp bóc nơi nghĩa trang rộng lớn của nhà vua, tại đây những vị đại thần được cái vinh dự yên nghĩ giấc nghìn thu bên cạnh xác ướp của các bậc vua chúa mà họ đã phụng sự từ thuở sinh tiền.Một số ít những người chết mà xác ướp thoát khỏi bàn tay cướp bóc của những kẻ trộm đầu tiên, đã nằm yên nghỉ trong một thời gian khá lâu cho đến khi người Hy Lạp, người La Mã và người Ả Rập lần lượt thay phiên nhau đến đánh thức họ. Những ngôi mộ, lăng tẩm nào thoát khỏi cướp bóc và khai quật trong những cuộc biến cố sau này, được yên nghỉ thêm một thời gian khá lâu nữa cho đến đầu thế kỷ mười chín, khi các nhà khảo cổ hiện đại ra công thám hiểm dưới lòng đất của xứ Ai Cập để tìm kiếm những gì mà kẻ trộm thời xưa còn sót lại chưa lấy đi. Như thế há phải chẳng tội nghiệp cho những bậc vua chúa, vương hầu bất hạnh của thời xưa, tuy xác ướp họ còn nằm đó, mà bị người ta khai quật mồ mả và cướp bóc kho tàng? Dầu cho những xác ướp của họ không bị dập tan ra từng mảnh do bàn tay bạo tàn của những kẻ trộm báu vật, thì những xác ướp đó cũng đã bị giam cầm cho nằm yên nghỉ trong những cổ tàng viện để làm thỏa mãn sự tò mò và làm mụch tiêu dị nghị bình phẩm của mọi người.Đó là cái bối cảnh rùng rợn của thần tượng Sphinx khi nó vươn mình và nhô đầu dậy trong cô đơn tịch mịch giữa đồng cát. Nó đã từng quan sát những hầm tối trong &quot;Thành phố của xác chết,&quot; lần lượt bị sự cướp bóc của người dân Ai Cập nổi loạn và quân xâm lăng Ả Rập. Vị quản thủ đồ cổ Ai Cập tại bảo tàng viện British Museum là ông Wallis Budge không làm ai ngạc nhiên khi ông đi đến kết luận rằng: &quot;Thần tượng Sphinx là để đuổi tà ma ra khỏi những nghĩa địa và lăng tẩm ở vùng chung quanh.&quot; Cũng không ai ngạc nhiên mà thấy rằng ba ngàn bốn trăm năm trước, vua Thoutmès thứ tư của Ai Cập có cho khắc vào một tảng đá lớn mà ông đặt ngay trước ngực tượng Sphinx, hàng chữ: &quot;Một sự bí mật linh thiêng đã từng bao phủ vùng này từ lúc sơ khởi, vì gương mặt của pho tượng Sphinx là một biểu tượng của thần Khepera, vị thần của sự Bất Tử, chủ tể các vị thần linh và ngự trị vùng này. Dân chúng ở thành Memphis và ở khắp địa phương cùng đưa tay lên để cầu nguyện trước mặt Ngài&quot;.Như vậy không ai còn lạ gì mà thấy dân Ả Rập ở làng Gizeh gần bên có nhiều truyền thống rất dồi dào về những chuyện vong linh và âm hồn thường lởn vởn ban đêm trong bầu không khí chung quanh hình thần tượng Sphinx, một nơi họ cho rằng có nhiều ma nhất thế giới! Phải chăng bằng cách ướp xác những nhân vật quyền quý của thời xưa, người cổAi Cập đã kéo dài trong một thời gian vô hạn định sự tiếp xúc giữa những vong linh thời cổ với nhân loại chúng ta ngày nay? Quả thật ban đêm là lúc mà người ta có thể ngắm nhìn thần tượng Sphinx một cách thú vị nhất. Vì dường như ban đêm là lúc mà cõi giới âm linh có vẻ gần gủi với ta hơn, tâm hồn ta sẵn sàng mở rộng đối với những cảm giác bất ngờ, trong khi ở chung quanh ta, dưới màn đêm bao phủ, thậm chí những hình thể vật chất thô kệch cũng thoát lấy một vẻ mờ ảo u huyền. Màn trời ban đêm đã trở thành màu chàm pha lẫn màu đỏ thắm, một thứ màu thần bí phù hạp với sự tìm tòi thám hiểm của tôi.Đêm tối kéo dài một cách từ từ êm ả và câm lặng như một con heo, nếu người ta không để ý đến những tiếng rú rùn rợn giống như tiếng người của vài con beo đốm trong sa mạc, là những tiếng động duy nhất điểm giờ khắc trôi qua. Chúng tôi vẫn ngồi đó, thần tượng Sphinx và tôi, dưới ánh sao vằng vặc của nền trời Châu Phi, sự giao cảm giữa chúng tôi mỗi lúc càng thêm sâu đậm; từ sự quen biết nhau, chúng tôi tiến đến tình bạn, có lẽ chúng tôi bắt đầu hiểu nhau ít nhiều.Khi tôi đến với nó lần đầu cách đây vài năm, nó nhìn ra chỗ khác, yên lặng và khinh ngạo. Khi ấy tôi là gì đối với con vật khổng lồ này, nếu không phải là một kẻ phàm tục như bao nhiêu kẻ khác, là những sinh vật náo động đi bằng hai chân, làm bằng những chất liệu kiêu căng, tự mãn, những dục vọng phù phiếm và những tư tưởng điên rồ? Về phần tôi, tôi đã tưởng nó là biễu tượng của một chân lý mà chưa ai tìm ra, một biểu tượng khổng lồ bí hiểm mà mọi lời cầu nguyện không được giải đáp và rốt cuộc chỉ rơi vào khoảng hư vô. Tôi đã bước ra về, hoài nghi và thất vọnh hơn trước, chán nản cõi trần gian tục lụy và lòng tràn ngập những nỗi niềm cay đắng.Nhưng đó không phải là vô ích mà ngày tháng đã trôi qua. Cuộc đời: đó là sự giáo dục tâm linh và thầy học của chúng ta.Vị thầy học vô hình ấy đã dạy tôi một hai điều quan trọng. Tôi đã hiểu rằng bầu thế giới của chúng ta không phải xoay trong vòng không gian mà không có mục đích.Tôi đã trở lại với thần tượng Sphinx, với một tâm hồn già dặn và sáng suốt hơn. Ở lại ban đêm bên cạnh nó trên đồng cát xứ Ai Cập, tôi ngồi tịnh tọa, hai chân xếp bằng, và cố gắng thiền định để suy gẫm về ý nghĩa huyền bí của hình biểu tượng khổng lồ này.Cả thế giới đều biết hình thần tượng Sphinx và nhận ra gương mặt hủy hoại và tàn phá của nó. Điều mà thế giới không hề biết, là bằng cách nào và tự bao giờ nó được tạc ra trong tản đá nhô lên giữa đồng cát, và những bàn tay nào đã biến khối đá hùng vĩ ấy thành một pho tượng khổng lồ như thế.Khoa khảo cổ vẫn im lặng, các nhà bác học nghiêng đầu suy nghĩ với một sự hoang mang thầm lặng, vì họ phải gạt bỏ một loạt những giả thuyết mong manh mà từ trước đến nay họ đã từng nêu ra một cách quả quyết và tin tưởng. Họ không dám đưa ra một cái tên nhất định, cũng không dám mạo hiểm ra một ngày giờ chắc chắn. Họ không còn nói rằng thần tượng Sphinx là công trình của vua Khafra hay vua Khoufou, vì họ nhận thấy các tài liệu cổ tạc trên đá đã chứng minh rằng pho tượng đã có sẵn dưới triều đại của các vị vua này. Việc sưu tầm các di tích cổ do những cuộc đào xới phát hiện được, đã đưa ra ánh sáng một bản cổ tự đề cập đến hình thần tượng Sphinx như một công trình điêu khắc mà nguồn gốc đã mất đi trong vực thẳm của thời gian, mà người ta đã tình cờ khám phá ra được sau khi nó đã bị chôn lấp dưới bãi cát sa mạc và hoàn toàn bị lãng quên, không còn ai nhớ đến nữa. Bản cổ tự này xuất xứ từ triều đại thứ tư, gồm những vì vua trị vì xứ Ai Cập cách đây gần sáu nghìn năm. Đối với những vị vua ở vào thời kỳ cổ xưa ấy, hình biểu tượng Sphinx đã là một điều bí hiểm rồi, mà không ai biết có từ lúc nào!Ban đêm đem lại giấc ngủ, nhưng từ giờ này qua giờ khác, tôi đã cố gắng đánh lui cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, trong khi tôi vẫn tiếp tục cơn thiền định suy tư, đôi mí mắt của tôi đã nặng trĩu do sự phản ứng của cơ thể và tôi đã sắp thiếp đi. Bấy giờ thì có hai mãnh lực tương phản đang kình chống nhau để tranh thủ lấy tôi. Một là sự ước muốn mãnh liệt thức luôn suốt đêm như để chia xẻ phiên gác của con sử tử đá Sphinx. Hai là khuynh hướng để cho tinh thần lẫn thể xác của tôi tự thả trôi theo cái thú vị triền miên giữa cảnh vật trầm lặng và huyền ảo của đêm trường tịch mịch. Sau cùng tôi đã hòa giải được cả hai khuynh hướng đó, theo sự thỏa hiệp này, tôi ngồi lim dim, đôi mắt hé mơ chỉ còn là hai cái khe nhỏ xuyên qua đó tôi hầu như không còn nhìn thấy gì nữa, và thần trí mơ màng nữa tỉnh nữa mê, tôi để cho giòng tư tưởng của tôi đắm chìm trong một giấc mơ huyền diệu.Tôi ngồi một lúc như thế, tự trả trôi theo một sự yên tĩnh triền miên nó xảy ra khi tư tưởng chấm dứt. Tôi mơ như thế được bao lâu, tôi cũng không hay biết nhưng sau một lúc tôi không còn nhìn thấy màu sắc gì nữa, mà thay vào đó, một cảnh tượng sống động xảy ra trước mắt tôi như một cuốn phim. Trong cảnh tượng đó, ánh trăng khuya chiếu vào một tia sáng nhạt mờ huyền ảo ... Chung quanh tôi muôn nghìn gương mặt nắng rám, da sậm đang lăng xăng hoạt động, kẻ tới người lui, kẻ thì đội trên đầu những rổ đá sạn, người thì trèo lên hay bước xuống những giàn tre mỏng manh dựng lên sát cạnh một khối đá khổng lồ. Trong số đó có những người cai truyền khẩu lệnh cho những thợ thuyền, hoặc kiểm soát công việc của những người thợ đá đang sử dụng búa rìu trên ngọn đồi mà họ tạc theo một kiểu mẫu đã vạch sẵn. Những tiếng búa đục của họ giáng xuống liên tiếp vang dội trong bầu không khí chung quanh. Tất cả những người lao công thợ thuyền này điều có một gương mặt dày dạn phong trần, màu da mầu sậm đỏ, hoặc vàng mà hơi sám. Họ có một cái môi trên dày, và thân hình lực lưỡng.Công việc của họ vừa xong, thay vì một tảng đá dốc đứng kiên cố hùng vĩ trên mặt đất trước kia, nay đã nhô lên một gương mặt người khổng lồ với thân hình một con sư tử đại quy mô xem ra là một con quái vật dị kỳ đang vươn mình trong một thung lũng lớn giữa đồng cát. Trên đỉnh đầu con quái vật, mà cái bờm vĩ đại dợn sóng phủ phía sau hai mép tai, có đặt một cái dĩa tròn bằng vàng khối.Thần tượng Sphinx!Những phu thợ đã biến mất. Cảnh vật trở lại lặng im như một nấm mồ vô chủ. Khi đó ta nhìn thấy một biển lớn đang đập sóng trong khoảng không gian bên trái tôi, mà bờ biển chỉ cách đó độ một cây số. Trong cái im lặng đó có một cái gì rùng rợn, tôi cũng chưa kịp hiểu đó là gì cho đến khi từ trong lòng biển đại dương dậy lên mộ tiếng gầm kinh khủng và kéo dài, mặt đất chuyển động và rung rinh dưới chân tôi. Với một tiếng gầm long trời lở đất, nước biển trào lên, một ngọn sóng lớn và cao như vách trường thành từ xa thình lình phóng tới chúng tôi, và nuốt chửng cả con quái vật Sphinx và tôi.Cơn đại hồng thủy!Lại một cơn im lặng, nó kéo dài được bao lâu, trong khoảng một phút hay là mười hai năm trường, điều đó tôi không định chắc ra được! Rồi bỗng nhiên tôi lại thấy tôi ngồi dưới chân pho tượng đá. Tôi nhìn chung quanh, không còn thấy biển đâu nữa mà chỉ thấy một khoảng rộng lớn đầy những ao đầm đã gần cạn, và rãi rác đó đây những bãi muối rất lớn đang khô dưới ánh mặt trời. Và ngôi mặt trời ngự trị khắp nơi một cách ngạo nghễ, những bãi cát mỗi lúc càng rộng lớn và càng nhiều. Vầng thái dương vẫn thản nhiên phóng những tia nắng đỏ hút cho đến khô ráo những di tích ẩm ước cuối cùng, và biến khoảng không thành một xứ đầy cát mịn và khô, phản chiếu một màu vàng nhạt.Bãi sa mạc!Thần tượng Sphinx vẫn ngắm nhìn cảnh vật, đôi môi dầy, rắn chắc và nguyên vẹn của nó hình như sắp nở một nụ cười, dường như nó cũng mãn nguyện với sự cô đơn độc chiếc. Thật là một sự hòa hợp tuyệt diệu giữa những con quái vật cô đơn với cảnh vật đìu hiu lặng lẽ của vùng chung quanh. Dường như cái tinh thần đơn độc đã tìm thấy sự thể hiện xứng đáng của nó nơi con quái vật khổng lồ và thản nhiên này.Thần tượng Sphinx vẫn nằm giữa đồng cát như thế cho đến khi một đoàn tàu từ xa tiến đến và ngừng lại trên bờ sông, thả lên bờ một nhóm người. Nhóm người này từ từ tiến đến gần, cúi rạp xuống lạy hình thần tượng và thốt ra những lời cầu nguyện đầy vẻ vui tươi an lạc.Kể từ ngày ấy, cái im lặng thần tiên đã gián đoạn. Người ta bắt đầu dựng lên những nhà cửa ở vùng thung lũng gần bên, các bậc vua chúa cùng với triều đình và tăng lữ lục tục kéo đến để chầu thần tượng Sphinx, chúa tể của sa mạc và vua không có triều đình!Tới đây, cái linh ảnh hiện ra trong trí tôi đã chấm dứt, nó vụt tắt như ngọn lửa rụi tàn của một cái đèn đã hết dầu. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 2 Thần Canh Giữ Sa Mạc Các bầu tinh tú vẫn đua nhau chớp trên nền trời xanh thẫm con trăng thượng tuần vẫn tiếp tục chói rạng trên đỉnh đầu chúng tôi, thần tượng Sphinx có vẻ biến đổi màu sắc vẫn vươn mình một cách hùng dũng dưới ánh trăng bạc. Khi tôi day đầu qua bên trái là nơi mà trong linh ảnh vừa rồi hiện ra trong trí tôi, tôi đã nhìn thấy biển cả gầm thét như sấm động và nuốt trôi cả vùng đất liền. Một con dơi, có lẽ lầm tưởng tôi là phiến đá vô tri bất động như cái bối cảnh chung quanh, vỗ đôi cánh đụng vào đầu tôi rồi bay mất, làm cho tôi có cái cảm giác ghê tởm và rờn rợn người nơi sương xuống. Tôi nghĩ rằng có lẽ nó vừa mới chui ra từ trong một cái nấm mồ chôn xác ướp mà người ta vừa khai quật ở vùng gần bên.Tôi ngắm nhìn cái đồng cát mênh mông chiếm trọn một diện tích ba triệu dặm vuông của vùng sa mạc Sahara, diễn ra đến tận chân trời cho đến chỗ nó giáp ranh với một dãy núi đồi dài dựng đứng như thành quách, che chở xứ Ai Cập và vùng châu thổ sông Nil. Thiên nhiên dường như cố ý dựng lên những dãy đồi của xứ Libye để bảo toàn cho xứ Ai Cập khỏi bị chôn vùi dưới đống cát của bãi sa mạc này.Mối nguy cơ đó là một sự thật hiển nhiên. Mỗi năm vào đầu mùa xuân, một trận cuồng phong với một sức mạnh và tốc độ kinh khủng, khai chiến với vùng bắc phi và thổi mạnh qua như vũ bão từ bờ biển Đại Tây Dương, xuyên qua trọn cả vùng lục địa Châu Phi. Chẳng khác nào một đạo binh xâm lượt khát máu và tàn bạo, trận gió lớn đi đến đâu, càng quất cát bụi đi đến đấy. Những cơn gió trốt cát bụi đi theo thành những cơn bão cát gieo sự tàn phá khắp nơi, chôn lắp nhà cửa, dinh thự, đền đài và thậm chí chôn luôn trọn cả những thành phố. Đó là cái mãnh lực của những hột cát vàng, nó ngự trị vùng này như một lãnh chúa quyền uy vô địch. Sức mạnh của những cơn bão cát có thể làm cho nền trời hoàn toàn sẫm tối và che khuất cả mặt trời. Những cơn gió trốt cuốn cát dậy lên dày đặc như sa mù ở Luân Đôn, thổi hết tốc lực, rồi nế không có gì ngăn chặn, nó sẽ quét sạch và chinh phục mọi chướng ngại gặp ở dọc đường. Tôi nhìn pho tượng đá Sphinx, những nét trên mặt của nó chỉ hiện ra một cách lu mờ dưới ánh sao khuya, nhưng cái miệng của nó, bề rộng có đến hai thước, đượm một vẻ bi thư hầu như đến rùng rợn, khác hẳn với cái nụ cười hồn nhiên của nhân vật hiện ra trong linh ảnh của tôi khi nãy, là hình biểu tượng Sphinx của thời buổi sơ khai, của thời đại Atlantide. Những cơn gió bão của ca mạc thổi với tốc độ cuồng loạn đã sát phạt gương mặt của nó, cùng với sự hủy hoại do bàn tay phủ phàng thô bạo của những kẻ phàm phu không hề biết kính trọng quỷ thần!Tự nhiên là những cơn bảo cát đã tấn công hình biểu tượng này, khi thì âm thầm che lấp bao phủ, khi thì ào ào sát phạt với cơn thịnh nộ của vũ bảo. Nó đã từng bị chôn lấp hay chăng: Đã hẳn rồi không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi nhớ đến giấc mộng huyền bí mà vua Thoutmès IV đã kể lại bằng chữ ám tự (hiéroglyphes) khắc trên phiến đá đỏ dựng lên giữa hai chân con sư tử đá. Tôi cũng nhớ lại lời than thở của nó trong giấc mộng vừa kể, khi nó bị cát chôn lấp đến cổ:- Cát sa mạc đã lấp ta (vị thần che chở của nó nói), ta càng ngày càng bị chôn sâu hơn. Hãy mau ra tay dẹp cát đi, rồi ta sẽ coi ngươi như con ta và như ngươi trợ giúp ta.Khi tỉnh giấc, vua Thoutmès nghĩ thầm rằng: &quot;Dân chúng trong thành chỉ biết tôn sùng vị thần này, mà không có một người nào từng nghĩ đến việc giải tỏa pho tượng của ngài khỏi bị cát lấp.&quot;Những hình vẽ ở phía trên phiến đá vẽ nhà vua dâng hương cho thần tượng Sphinx, kế đó là bài tường thuật giấc mộng lạ lùng của nhà vua, khắc bằng chữ ám tự:&quot;Hoàng thân Thoutmès cùng vài người bạn đi săn trong vùng Gizeh, ở ven sa mạc. Trên đường về hướng nam, hoàng thân đã tập bắn cung vào những tấm bia bằng đồng, săn sư tử và các loại thú dữ của sa mạc, và tập dong xe với những con tuấn mã chạy nhanh hơn gió.&quot;Vào lúc giữa trưa, hoàng thân dừng cuộc du hí vì đã quá mỏi mệt. Sau khi dùng cơm trưa xong, người muốn nghỉ ngơi đôi chút, bèn cho kẻ tùy tùng lui bước. Trước khi nằm nghỉ, hoàng thân đọc kinh cầu nguyện các thần linh.&quot;Trong giấc ngủ mê, thần Thái Dương Râ nói với hoàng thân như một người cha nói với con:- Ta nhìn thấy con đây, Thoutmès, con hỡi! Ta là Herou Khout, cha của con, ta muốn cho con giang sơn này. Con sẽ kế nghiệp trên ngai vàng, giang sơn bờ cõi này sẽ thuộc về con tất cả, con sẽ sở hữu những tài nguyên phong phú của xứ Ai Cập và những lân quốc sẽ đem đồ bảo vật đến cống hiến cho con!&quot;Giấc mộng kết thúc bằng lời kêu gọi khẩn thiết hãy giải tỏa thần tượng Sphinx ra khỏi đống cát phủ phàng nếu hoàng thân muốn kế nghiệp giang sơn Ai Cập như đã hứa.&quot;Hoàng thân Thoutmès bèn triệt để tuân theo những lời kêu gọi trong giấc mộng, và dùng một số nhân công rất lớn để giải tỏa những đống cát bao phủ thần tượng Sphinx ngập lên đến ngực.&quot;Herou Khout, vị thần linh che chở hình biểu tượng Sphinx đã giữ đúng lời hứa. Hoàng thân được truyền ngôi lên làm vua Ai Cập, qua mặt cả những người anh lớn trong hoàng gia. Trở nên vua Thoutmès IV, người đem quân đi chinh phạt các lân quốc, luôn luôn thắng trận và mở rộng bờ cõi, đế quốc của người gồm thâu luôn cả xứ Mésopotamie ở phía đông, xứ Nubie ở phía nam, xứ Lybie ở phía tây, trong khi những đồ bảo vật cống hiến đem đến từ xứ Ethiopie, đúng như giấc mộng đã tiên đoán. Dưới triều đại của nhà vua, tài nguyên sung túc, quốc gia phồn thịnh, nền văn minh Ai Cập đạt đến một trình độ cao tột chưa bao giờ có, thật đúng như lời báo trước trong giấc mộng. Những sự việc kể trên không phải là chuyện huyền thoại hoang đường, mà là những sự kiện có thật trong lịch sử. Vì người cổ Ai Cập, hơn cả những dân tộc khác của thời đại cổ xưa, đã chép sử một cách chu đáo, xác thực và tinh vi đến nỗi những sự việc xảy ra trong lịch sử của họ được khắc sâu trên tảng đá, để có thể tồn lâu bền hơn gấy mực và sách vở.Những đốm sao đã lần lượt biến mất trên nền trời xanh đậm. Tôi hiểu rằng đêm thức sáng trắng của tôi đã gần chấm dứt. Tiết trời ban đêm khá lạnh, nhưng tôi cảm thấy cổ họng của tôi lại khô và nóng. Một lần nữa, tôi đưa mắt nhìn thần tượng bằng đá uy nghiêm, tượng trưng một cách thần diệu đấng thần minh câm lặng và tối cao có phận sự chăm nom gìn giữ bầu thế giới của chúng ta. Phải chăng tôi đã lật một trang bí sử của thời tiền sử Ai Cập? Có ai dám thầm ước đoán tuổi của thần tượng Sphinx? Nếu người ta chấp nhận rằng nguồn gốc của nó truy nguyên ở châu Atlantide, làm sao có thể định cho nó một năm tháng ngày nhất định? Tuy vậy tôi không có lý do để loại bỏ cái nguồn gốc đó, nó đã được phát họa một cách sơ lược trong linh ảnh của tôi dưới ánh sao khuya. Châu Atlantide không còn là một chuyện hư ảo của những triết gia Hy Lạp, những tăng lữ Ai Cập và những bộ lạc thổ dân Châu Mỹ. Không thiếu gì những nhà bác học, mỗi người tiêu biểu cho ngành học thuật chuyên môn của mình, đã thâu lượm trên hàng trăm bằng chứng cụ thể để chứng minh rằng châu ấy có thật. Tôi cũng hiểu rằng khi thần tượng Sphinx được tạc trong khối đá, thì vùng châu thổ ở chung quanh không thể đã bị cát bao phủ, vì với sự chướng ngại của đồng cát, một công trình vĩ đại như thế không thể nào thực hiện được. Như vậy điều hợp lý nhất là người ta phải nhìn nhận rằng công trình điêu khắc này đã có trước khi đồng bằng châu thổ bị cát chôn lấp, trong khi vùng sa mạc Sahara đang còn là một biển lớn, và ở phía ngoài biển Sahara là vùng lục địa đã có một định mệnh bi thảm, tức châu Atlantide.Dân Ai Cập thời tiền sử, những người đã tạc thần tượng Sphinx và thành lập ra nền văn minh cổ nhất thế giới, đã từ châu Atlantide đến lập quốc tại vùng châu thổ sông Nil trong một cuộc di cư khổng lồ. Cuộc di cư đó được thực hiện trước khi châu Atlantide sụp đổ và chìm xuống đáy biển Đại Tây Dương, một cơn tai biến mà hậu quả là làm cho biển Sahara khô cạn và trở thành một vùng sa mạc mênh mông. Những vỏ sò, vỏ hến rải rác ở nhiều nơi và những bộ xương cá khổng lồ mà người ta tìm thấy chôn dưới cát, chứng tỏ rằng đống cát này ngày xưa chính là ở dưới đáy biển trồi lên.Thật là cảm động thay khi biết rằng thần tượng Sphinx là một sợi dây liên lạc bền vững, cụ thể, bất biến giữa những thế hệ của nhân loại chúng ta ngày nay với những thế hệ cổ xưa của một thế giới đã tàn, thế giới của người Atlante đã biệt tích! Đối với thế giới hiện đại, hình biểu tượng này đã mất đi cái ý nghĩa của nó, nó chỉ còn là một kỳ quan của địa phương, thế thôi. Nhưng nó có ý nghĩa gì đối với người Atlante? Để có một ý niệm đại cương, người ta phải sưu tầm những di tích văn minh mà những dân tộc thuộc nguồn gốc châu Atlantide đã bỏ sót lại. Người ta phải truy nguyên, qua những nghi lễ đã suy tàn của những thổ dân Incas hay Mayas, đến sự thờ phụng thuần khiết hơn thuộc về tổ tiên của các dân tộc này. Nhưng sự sưu tầm đó giúp ta khám phá ra cái mục tiêu tối thượng của sự thờ phượng của họ, đó tức là ánh sáng, biểu hiện bởi ngôi Mặt Trời. Bởi lẽ đó, họ dựng lên khắp nơi bên Mỹ Châu thời cổ những ngôi đền hình kim tự tháp để thờ Mặt Trời. Những ngôi đền đó đều là những kiến trúc đồng một kiểu, hoặc có sửa đổi hình dáng chút ít, với những ngôi đền tương tự đã từng có ở châu Atlantide.Khi Platon đến Ai Cập để học đạo tại thành Heliopolis trong 13 năm, những vị tăng lữ Ai Cập, thường vẫn rất dè dặt đối với ngoại nhân, ban cho người thí sinh Hy Lạp trẻ tuổi và hăng say này cái hân hạnh là truyền thụ cho y những giáo điều rút trong kho tài liệu bí mật mà họ giữ gìn rất kỹ lưỡng. Trong số những điều tiết lộ, họ nói cho y biết rằng một Kim Tự Tháp lớn, nóc bằng, từ xưa đã được xây dựng tại trung tâm đảo Atlantide và trên nóc bằng đó, người ta đã dựng lên ngôi đền chánh của vùng lục địa để thờ phượng thần Thái Dương.Những người Atlande di cư sang Ai Cập đem theo nền tôn giáo của họ và xây dựng tại đây những ngôi đền cùng một kiểu như ở Atlantide. Cái di sản đó của người Atlante có thể biểu lộ những đặc tính của nó ngày nay ở những cột trụ khổng lồ nơi các cổng đền của nó ngày nay ở những cột trụ khổng lồ nơi các cổng đền và những lăng tâm hình dim tự tháp ở Ai Cập. Ngoài ra thần Mặt Trời luôn luôn chiếm một đẳng cấp vào hàng đầu trong các vị thần của Ai Cập.Người Atlande cũng đem vào Ai Cập cái kỹ thuật điêu khắc đại quy mô cùng cái thẩm mỹ tạc tượng khổng lồ bằng đá. Những đền cổ đã tiêu tàn ở Mễ Tây Cơ, Pérou và Yucatan, do giòng giống người Atlante dựng lên và xây bằng những khối đá to lớn với những chỗ ráp nối rất tinh vi khéo léo, có một kiểu kiến trúc giống như của Ai Cập, cũng như những tượng thần khổng lồ bên trong các thánh điện ở các xứ ấy và ở Ai Cập đều có những nét tương tự như nhau.Như thế, một điểm ánh sáng nhỏ đã loé lên trong cuộc sưu tầm của chúng tôi về ý nghĩa của thần tượng Sphinx. Người Atlante ở xứ cổ Ai Cập có lẽ muốn dựng nó lên như một pho tượng vĩ đại nhất, hình ảnh của một ý niệm thiêng liêng nhất ghi trong ký ức của họ, mà họ muốn hiến dâng cho vị thần của Ánh Sáng tức thần Mặt Trời. Có lẽ họ cũng đã dựng lên ở một nơi nào đó ngôi đền của vị thần ấy, ngôi đền này đối với họ cũng phải là ngôi đền vĩ đại nhất và cao trọng hơn tất cả mọi ngôi đền khác.Thần tượng Sphinx bằng đá là cái biểu tượng tôn quý của một giống người tôn thờ ánh sáng như một cái gì gần nhất với Thiêng Liêng. Ánh sáng là một vật tinh vi, tế nhị nhất trong những sự vật mà con người có thể cảm xúc được bằng một trong năm giác quan. Đó lá vật thanh nhẹ nhất mà khoa học có thể thực nghiệm; những luồng quang tuyến khác nhau đều là những loại ánh sáng rung động với một tốc độ ngoài phạm vi tiếp nhận được bởi con người chúng ta. Trong quyển Tạo Thiên Lập Địa cũng nói ánh sáng là vật được sáng tạo trước tiên; không có nó thì không có sinh vật nào sống được. &quot;Tinh thần của Thượng Đế lướt trên mặt của vực thẳm&quot;, Moise đã viết trong quyển sách kể trên &quot;Và Thượng Đế nói: Ánh sáng hãy hiện ra! Và ánh sáng mới có&quot;. Phải chăng đó cũng là một biểu tượng hoàn hảo của cái ánh sáng thiêng liêng nó xuất hiện ra từ chỗ thâm sâu nhất của linh hồn khi con người hiến dâng trọn vẹn cả tôm hồn lẫn trí mình cho Thượng Đế? Từ ngôi mặt trời, mới phát sinh ra ánh sáng, rồi ánh sáng mới tỏa ra khắp thế gian. Không có mặt trời, muôn loài vạn vật sẽ bị vĩnh viễn đắm chìm trong đêm tối rùng rợn, không còn cây cối thảo mộc, không còn gặt hái mùa màng, loài người sẽ không còn tồn tại và sẽ biến mất khỏi mặt đất.Nếu sự tôn thờ ánh sáng và mặt trời là cái nguyên lý chính yếu của nền tôn giáo châu Atlantide, nó cũng chiếm một địa vị tương đương trong nền tôn giáo cổ Ai Cập. Râ thần Thái Dương, là vị chủ tể, là cha và đấng sáng tạo của tất cả các vị thần linh khác, là đấng Sáng Tạo ra tạo vật, vô sinh bất diệt.Nếu thần tượng Sphinx thuộc về tôn giáo của ánh sáng, thì chắc là nó cũng có liên hệ đến Mặt Trời.Vì sau khi tôi dạy phía mặt trời mọc, tôi mới nhớ lại cái dĩa bằng vàng trong linh ảnh hiện ra trongtrí tôi hồi đêm, và sự liên hệ đó xuất hiện ra với tôi mau như chớp nhoáng. Để thử lại cho chắc chắn. Tôi mới cem kỹ lại một vật mà tôi đeo ở cườm tay phải, cái địa bàn dạ quang, nó là một hướng dẫn viên chắc chắn và bạn tốt của tôi. Vàtôi nhận thấy rằng thần tượng Sphinx day mặt về hướng mà vầng Thái Dương bắt đầu xuất hiện mỗi ngày trên chân trời! Việc định hướng đông là để tượng trưng cho sự sống tái diễn không ngừng; cũng y như thế, những lăng tẩm của các nhà vua Ai Cập được xây cất trên bờ phía Tây sông Nil để tượng trưng cho sự sống đã qua, giống như mặt trời lặn. Cũng như mặt trời lên cao tận giữa lừng trời, thì con người, sau khi được phục sinh, thăng lên cõi tinh thần. Cũng như vầng Thái Dương đi xuyên qua vòm trời rồi tiếp tục lộ trình, khuất mắt đối với chúng ta ở phía dưới chân trời, thì con người cũng phải đi nhiều vòng luân chuyển từ thế giới này qua cõi giới khác.Con quái vật khổng lồ nơi đó biểu hiện sức mạnh của con sư tử, trí thông minh của con người và sự bằng an trầm lặng của đấng thần minh, muốn dạy ta một điều chân lý bất hủ về sự cần làm chủ lấy mình, vì con người có mục đích chủ trị những thú tánh và thắng con vật nằm trong lòng y. Có ai ngắm nhìn cái thân mình to lớn bằng đá với những móng chân và móng vuốt sư tử, với cái đầu và gương mặt của một người cốt cách phong nhã như thần tượng Sphinx mà không thu thập lấy cái bài học sơ đẳng ấy? Ai có thể khám phá cái ý nghĩa của biểu tượng con rắn cobra phùng mang, tượng trưng cái uy quyền của vua Ai Cập mà các vị vua chúa thường gắn trên mão, mà không hiểu rằng hình biểu tượng Sphinx không phải khuyến khích ta thống trị kẻ khác mà hãy chủ trị lấy mình? Nó là nhà truyền giáo câm lặng, một nhà giáo sĩ bằng đá, thuyết pháp bằng sự im lặng cho những ai có tai biết nghe.Phải chăng thần tượng Sphinx tượng trưng cho một vật có tính chất thiêng liêng? Đúng thế, nếu người ta tin theo những chữ ám tự khắc trên vách các ngôi đền ở miền thượng du Ai Cập, chẳng hạn như ở Edfou, nơi đó người ta thấy một vị thần biến hình thành một con sư tử đầu người để chiến thắng Set, quỷSatan Ai Cập. Một sự kiện lạ lùng làm cho người ta nghĩ rằng thần tượng Sphinx có chứa đựng một bí mật kiến trúc nào đó và che dấu vài điều bí mật khắc trong đá. Rải rác khắp nơi ở Ai Cập, những thần tượng Sphinx kiểu nhỏ được dựng lên trước những ngôi đền miếu như là những vị thần canh gác và bảo vệ ngoài cổng thánh đường; trong vài trường hợp, ngoài cổng đền cũng có dựng lên những tượng sư tử bằng đá. Thậm chí những chìa khóa mở cửa đền cũng đúc giống hình sư tử. Thần tượng Sphinx ở Gizeh hình như là pho tượng duy nhất mà người ta không thấy đứng trước một ngôi đền nào.Vậy ngôi đền thật sự của hình biểu tượng Sphinx là ở đâu? Tôi ngửng đầu lên và nhìn về phía sau pho tượng đá. Từ chỗ tôi ngồi, tôi nhìn thấy hãy còn vương lên một cách lu mờ dưới ánh sáng đầu tiên của buổi rạng đông, đưa thẳng lên trời cái mũi nhọn hơi tà đầu ngôi kiến trúc vĩ đại nhất của thế giới, cái kho tàng bí mật bằng đá chưa hề được giải đáp, cái phép lạ tuyệt vời của vũ trụ đối với cổ nhân và đối với cả chúng ta, cái bài toán đố bí hiểm của tất cả mọi thời đại, người bạn xứng đáng của thần tượng Sphinx khổng lồ: Ngọn Kim Tự Tháp!Cả hai kỳ quan, được dựng lên từ hồi thời đại Atlantide, đều vươn lên mình như những bằng chứng của vùng lục địa đã sụp đổ, và như cái di sản câm lặng của một giống người đã biệt tích một cách cũng bí mật như vùng lục địa quê hương của họ.Cả hai thứ kỳ quan đều nhắc nhở cho hậu thế, những kẻ kế nghiệp giống người Atlante, biết những thành tích huy hoàng của nền văn minh đã mất. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 3 Ngọn Kim Tự Tháp Những vị vua Ai Cập Pharaon nay đã hóa ra người thiên cổ, nhưng ngày nay họ còn để lại cho chúng ta những Kim Tự Tháp kiến trúc hùng vĩ, kiên cố dựng trên một vùng cao nguyên nhô giữa đồng cát. Nếu nước cổ Ai Cập vẫn còn hấp dẫn sự chú ý và thích thú của thế giới hiện đại, thì trước hết là nhờ bởi những ngọn tháp này làm bằng chứng của thời đại cổ xưa ấy. Không có một đế quốc Đông Phương nào đã biệt tích mà để lại cho hậu thế những kỳ quan vĩ đại và lạ lùng như thế. Triết gia Pline khẳng định rằng uy danh của các Kim Tự Tháp Ai Cập sẽ vang dội đến chỗ tận cùng của thế giới. Kể từ ấy đã có hai nghìn năm qua, những thời gian không hề xóa mờ cái uy tín đó. Gần đây tôi có viết thư vài người bạn sống một cuộc đời rất ẩn dật tại một vùng hẻo lánh ở dưới tậncùng miền nam Ấn Độ. Những người này có lẽ không bao giờ đi xa hơn dãy đồi ở vùng chung quanh làng họ Ở, họ không hề chọc phá thế gian và thế gian cũng không hề làm phiền họ. Tôi cho họ biết về những công việc sưu tầm mà tôi đang theo đuổi ở ngọn Kim Tự Tháp lớn. Tôi không cần giải thích đó là cái gì và nó ở tại đâu, vì tôi biết chắc họ cũng biết rõ. Bức thư trả lời của họ đã xác nhận sự tin tưởng của tôi. Thật vậy những người Ấn Độ chất phát này đã biết rõ đó là cái gì. Uy danh của những Kim Tự Tháp đã vang dội xa hơn là hồi thời đại của triết gia Pline.Những ngôi kiến trúc cổ bất chấp sự tàn phá của thời gian này đã hấp dẫn sự chú ý của các nhà bác học cũng như sự tò mò của người đời. Tại sao? Bởi vì chúng xuất hiện từ vực thẩm của một dĩ vãng xa xăm, và cũng bởi vì kích thước quy mô của những ngọn tháp này đã làm ngạc nhiên cả một thế hệ loài người đã từng quen thuộc với lối kiến trúc khổng lồ. Lần đầu tiên mà chúng ta nhìn Kim Tự Tháp, chúng ta có cảm giác như trở về một thời đại cổ xưa lạ lùng, mà nét cổ kính thâm nghiêm biểu lộ rõ ràng ở lối kiến trúc dị kỳ ấy. Chúng ta lấy làm ngạc nhiên mà thấy bằng cách nào những dân tộc cổ xưa đã xây dựng trên một bãi sa mạc khô khan những ngọn núi nhân tạo như thế, không thua kém cả những công trình tạo tác thiên nhiên. Khi những viên tướng soái Hy Lạp tiến vào Ai Cập và nhìn thấy những ngôi kiến trúc phi thường này chỉ mũi nhọn thẳng lên nền trời xanh của vùng sa mạc, họ nín thở vì ngạc nhiên và đứng nhìn trân trối trong im lặng. Khi những nhà hiền triết của thời đại Alexandre soạn một quyển sách nói về những đại kỳ quan của thế giới, họ để Kim Tự Tháp đứng lên hàng đầu. Ngày nay, trong số bảy kỳ quan, chỉ còn cái kỳ quan đầu tiên là còn đứng vững.Nhưng cái tính cách cổ xưavà kích thước vĩ đại đó dẫu rằng có gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đời, cũng chưa phải lý do duy nhất đã làm cho ngọn Kim Tự Tháp có cái uy danh lừng lẫy như vậy. Có nhiều sự kiện được người đời biết rõ hoặc không hề biết về Kim Tự Tháp lớn, có thể gây cho chúng ta một sự kinh ngạc lớn lao không kém sự kinh ngạc mà nó đã gây ra cho người cổ Hy Lạp.Vậy cổ nhân xây Kim Tự Tháp với mụch đích gì? Thần tượng Sphinx tượng trưng cho cái gì? Đó là hai điều bí mật lạ lùng nhất, hào hứng sôi nổi nhất mà xứ Ai Cập dành cho du khách ngoại quốc cũng như cho dân tộc của họ. Đó cũng là những bí mật khó giải đáp nhất.Phải chăng Kim Tự Tháp Ai Cập được dựng lên chỉ để làm ngôi mộ tàng trữ cái xác ướp của vua Pharaon? Ta có nên dựa theo những quyển du lịcxh chỉ nam và nhe theo lời của những người chỉ dẫn viên Ả Rập mà tin như vậy chăng? Có lẽ nào người ta lại dựng lên một ngôi kiến trúc vĩ đại với những khối đá tảng hằng mấy người ôm, cắt ra từ vùng núi đá vôi Tourah và cưa ra từ trong động đá đỏ Syène ở xa hơn nữa, chỉ để che lấp một cái thi hài bọc lụa trắng? Có lẽ nào người ta đã phí mất biết bao nhiêu công lao khó nhọc, làm việc ráo riết dưới cái nóng thiêu người của mặt trời Châu Phi, vận chuyển trên ba mươi triệu thước khối đá tảng, chỉ để phục vụ ý muốn sau cùng của một ông vua? Có lẽ nào người ta chịu khó cẩn thận ráp nối hai triệu ba trăm nghàn tảng đá khối, mỗi tảng nặng khoảng hai tấn rưỡi, để làm một cái mộ chỉ cần có vài tảng đá cũng xong? những sử gia thận trọng cho biết rằng người ta không hề tìm thấy trong Kim Tự Tháp một quan tài, một xác chết, hay một cỗ xe tang nào, dẫu rằng có vài truyền thống cho rằng một trong những vì vua Ai Cập có cho dựng trước cửa cung một cái hòm dựng xác ướp bằng gỗ trạm trổ rất khéo, mà người ta đã lấy từ Kim Tự Tháp đem về. Trên những vách tường Kim Tự Tháp không thấy có khắc những chữ ám tự hay trạm hình nổi hoặc tranh vẽ những sự việc xảy ra trong thuở sanh tiền của các nhà vua đã băng, nói tóm lại không hề có những gì mà người ta thường thấy bên trong tất cả những ngôi mộ và lăng tẩm khác của Ai Cập. Các vách tường bên trong Kim Tự Tháp đều trống trơn, không trình bày những mỹ phẩm như tranh vẽ, hình nổi, hay ám tự để trang hoàng cho đẹp mắt các vị vua Pharaon tường hay bày biện trong các lăng tẩm của họ, cũng không có dấu vết nào của sự trang trí mà người ta thường thấy ở những ngôi mộ quan trọng nhất ở xứ Ai Cập.Điều mà có lẽ người ta cho là bằng chứng hiển nhiên nhất của giả thuyết đó là lăng tẩm của một vị vua Ai Cập, là cái hòm trống trơn bằng đá đỏ, không đậy nắm, đặt dưới đất trong phòng lớn mà về sau người ta gọi là Vương Cung. Phải chăng cái hòm đá đã quá rõ rệt là cái quan tài của vua? Đối với nhà Ai Cập Học, điều đó đã hiển nhiên và vấn đề đã được giải quyết.Nhưng tại sao hai bên chiếc hòm bằng đá này không có khắc những chữ ám tự hoặc tranh vẽ theo thủ tục thông thường của nền tôn giáo cổ Ai Cập? Tại sao không thấy có một chữ nào hay một câu văn tự nào? Mọi cỗ quan tài khác đều luôn luôn có khắc chữ hoặc hình ảnh để lưu lại những kỷ niệm, ký ức về những trường hợp xảy ra chung quanh cái chết của người quá vãng. Tại sao cỗ quan tài này lại là một ngoại lệ, nếu nó là cái quan tài của một trong các vị minh vương nổi tiếng nhất của Ai Cập? Tại sao ống thông hơi dài trên bảy mươi thước được đặt từ trong phòng đựng cỗ quan tài bằng đá để thông với không khí bên ngoài? Những xác ướp không cần thở không khí, còn phu thợ họ cũng không cần trở lại phòng làm gì nữa một khi họ đã xây xong cái nóc phòng. Không một nơi nào ở Ai Cập tôi thấy có một ngôi mộ của các bậc vua chúa mà có những ống thông hơi với bên ngoài.Tại sao người ta đặt cỗ quan tài trong một phòng năm mươi thước cao hơn mặt đất, trong khi ở những nơi khác người ta thường đào hầm đặt quan tài sâu dưới lòng đất? Đó là cái tập tục thông dụng khắp xứ, người ta đặt thi hài người chết hoặc dưới lòng đất hoặc trên mặt đất. Há ta chẳng thường nghe nhắn nhủ rằng: &quot;Ngươi là các bụi, và ngươi sẽ trở về cát bụi.&quot;Tại sao người ta đặt gian phòng thứ nhì, gọi là Hậu Cung ở gần bên gian phòng thứ nhất? Những vị vua Pharaon không hề được đem chôn ở gần bên các bà hậu phi, và một xác ướp không cần phải có đến hai huyệt. Nếu hậu cung có những hình ảnh hay những chữ ám tự khắc trên vách như phần nhiều những lăng tẩm mồ mả của Ai Cập, thì ở đây người ta có thể coi nó như một hành lang, nhưng đàng này nó cũng trống trơn và không có một bày biện trang hoàng nào như Vương Cung. Và tại sao Vương Cung lại có những ống thông hơi, mặc dù những lỗ thông hơi đều bị bịt kín khi người ta khám phá ra chúng? Tại sao người ta lại thông hơi vào những gian phòng kín mệnh danh là những ngôi mộ này? Và cũng tường nhắc lại, người chết không cần thở khí trời. Không, người ta càng tìm ra cái lý do thật sự của một công trình đòi hỏi bao nhiêu phí tổn về tiền của, thời giờ, nhân lực và nguyên liệu như thế, thì lý trí con người bắt buộc phải loại bỏ cái giả thuyết cho rằng Kim Tự Tháp là những mồ chôn xác người, hay là những kho tài liệu tiên tri bằng đá. Người ta phải quay trở lại tìm sự giải đáp khác.Cửa vào Kim Tự Tháp mà các du khách dùng hiện nay không phải là cánh cửa chính của người cổ Ai Cập. Cửa chính này từ nhiều thế kỷ vẫn là cái bí mật của Kim Tự Tháp, một bí mật được giữ gìn rất chặt chẽ, cho đến khi một ông vua Ả Rập cương quyết đã chi phí cả một gia tài khổng lồ và huy động cả một đạo binh phu thợ để chọc thủng tấm màng bí mật kia và đã phát hiện ra cái của Kim Tự Tháp đã khép chặt. Từ khi cánh cửa chính bị đóng chặt, thì nhiều thế kỷ đã lặng lờ trôi qua mà bên trong phía Kim Tự Tháp không hề có chân người bước vào, cho đến khi cái giấc triền miên ấy bị khuấy phá bởi những người đi tìm kiếm kho tàng. Sau cùng người ta đã tìm ra cái cửa chính đó vào khoảng năm tám trăm hai mươi. Vua Ả Rập Al Mamoun quy tựu trên cao nguyên Gizeh những viên kỹ sư, kiến trúc sư, nhà xây cất và thợ giỏi nhất của ông ta, rồi ra lệnh cho họ hãy tìm ra cái của vào Kim Tự Tháp. Viên kỹ sư chỉ huy chiến dịch khai phá này mới tâu rằng:- Tâu bệ hạ, việc này không thể làm được.- Quả nhân muốn việc này phải được thực hiện.Công trình khai phá này không theo một kế hoạch nào nhất định. Tục truyền rằng của chính nằm ở mặt phía bắc của Kim Tự Tháp. Tự nhiên là người ta chọn chỗ trung tâm điểm của mặt phía bắc để khởi công. Sự có mặt của vua Ả Rập ở tại chỗ là một sự khích lệ tin thần cho đám phu thợ. Nhà vua muốn trắc nghiệm truyền thuyết cho rằng những vị vua Pharaon thời cổ đã từng chôn dấu Kim Tự Tháp những kho bảo vật khổng lồ. Tưởng cũng nói thêm rằng vua Al Mamoun chính là thái tử của vua Haroun Al Rachid, nhân vật nổi tiếng trong truyện Một nghìn Lẻ Một Đêm.Vua Al Mamoun không phải là một ông vua tầm thường. Ông ta đã ra lịnh cho những văn nhân trong xứ hãy dịch những tác phẩm của các bậc hiền triết Hy Lạp. Ông luôn luôn nhắc nhở cho quốc dân Ả Rập đừng quên những lợi ích của sự học hành. Chính ông ta đã từng tham dự những cuộc thảo luận giữa những bậc thức giả trong nước.Những nhà xây cất Kim Tự Tháp thời xưa, tiên liệu rằng thế nhân lòng dạ tham lam sẽ có ngày xúc phạm đến nơi cổ kính thâm nghiêm nầy, mới trổ cánh cửa kính một trỗ ở một khoảng độ vài thước cách điểm trung tâm mặt phía bắc, và cao hơn rất xa chỗ người ta định chắc là chỗ cửa ra vào. Kết quả là những phu thợ của vua Al Mamoun đã làm việc suốt nhiều tháng mà vẫn không tìm ra dấu vết gì của một cửa vào hay lối đi. Họ không tìm thấy gì khác hơn những vách tường kiên cố bằng đá khối dày đặc và cứng ngắc. Nếu họ chỉ dùng những dụng cụ thô sơ như búa đục, thì công trình đục khoét đó có lẽ kéo dài đến hết triều đại của nhà vua hay lâu hơn nữa. Nhưng họ tìm cách đốt những đám lửa nhỏ ở những chỗ ráp nối các tảng đá đến độ nung cháy đỏ, và tưới dấm thanh lên đó cho đến khi các tảng đá nứt nẻ ra. Ngày nay người ta còn nhìn thấy các vết cháy đen xạm trên các tảng đá đã từng kháng cự lại sức búa rìu cách đây trên một nghìn năm. Thợ rèn không ngừng làm việc suốt ngày để mài dũa những búa đục bị sức mẻ vì va chạm với những tảng đá khối, trong khi những loại tảng đá bằng gỗ tiếp sức với lao công để cống gắng chọc lủng một lỗ cửa vào Kim Tự Tháp! Mặc dầu bao nhiêu cố gắng, trải qua bao nhiêu tháng trường dưới sức nóng thiêu đốt của mặt trời Ai Cập, cửa vào Kim Tự Tháp vẫn khép chặt, không ai tìm thấy, và họ bắt đầu chán nản tuyệt vọng. Phu thợ đã đào xới một khoảng trên ba mươi thước, họ đã sắp sửa buông hết dụng cụ và công khai nổi loạn không chịu tiếp tục một công việc vô ích như thế nữa, thì thình lình họ nghe thấy tiếng động của một tảng đá nặng vừa bị rơi xuống. Tiếng động ấy đến từ bên trong Kim Tự Tháp, chỉ cách họ đang làm việc một khoảng không xa.Định mệnh đã can thiệp vào vụ này. Khi đó, sự hăng say và hứng khởi làm việc đã được hâm nóng lại. Không bao lâu, người ta đã mở đường đưa đến lối vào Kim Tự Tháp lớn từ nay mở cửa lại.Kể từ lúc đó, người ta có thể đi lần theo con đường ấy để tìm thấy cái cửa bí mật. Cửa này được che dấu một cách khéo léo đến nỗi người ta không thể nào khám phá được từ bên ngoài. Sau bao nhiêu thế kỷ bị khóa chặc, cái cửa bí mật ấy không còn hoạt động được nữa mà dính luôn vào vách. Ngày nay nó đã biến mất, sau những vụ cướp phá để lấy đá về xây nhà sau vụ động đất tại thành phố Cairo. Cửa ấy giống như những cái cửa bằng đá mà người cổ Ai Cập đặt ở những lối vào những đền miếu bí mật của họ. Đó là một tảng đá xoay vòng chung quanh những bản lề và khi khép lại thì nó ăn khớp với mặt tường bên ngoài đến nỗi không ai có thể phân biệt được nó với những tảng đá khác ở chung quanh. Sự ngụy trang khéo léo đó cũng chưa đủ. Bên trong cánh cửa bí mật ấy, lối vào bị chăn lại một cánh cửa bằng gỗ rất nặng. Qua được cửa này, người ta còn phải vượt qua mười cánh cửa khác nữa trước khi lọt vào Vương Cung. Phần nhiều trong số mười cửa này đều bằng gỗ, nhưng có một cửa giống y như cánh cửa đá bên ngoài là một tảng đá khối xoay vòng trên bản lề và ăn khớp với vách tường đá như một cửa bí mật. Tất cả những cửa này về sau không còn.Sau khi những toán kỹ sư và phu thợ của nhà vua Al Mamoun đã lọt vào bên trong Kim Tự Tháp, họ nhận thấy rằng công việc của họ chưa phải đã xong.Họ còn gặp phải bao nhiêu trướng ngại vật, những tảng đá khổng lồ chận ngang lối đi mà dụng cụ của họ đem theo không làm sao chọc thủng. Có khi họ phải đục xuyên vách đá để mở một lối đi khác thông qua những dãy hành lang dài đưa đến những gian phòng trống trơn, mà về sau người ta đặt tên là Vương Cung, và Hậu Cung để cho dễ kêu gọi. Thật ra người cổ Ai Cập không hề sử dụng những danh từ đó bao giờ.Trải qua bao nhiêu gian nan, lao khổ và chướng ngại, khi họ lọt được vào gian phòng gọi là Vương Cung, thì vua Al Mamoun và toán kỹ sư, thợ thuyền đi theo điều lấy làm vô cùng thất vọng. Đó chỉ là một gian phòng trống, với một cỗ quan tài bằng đá, không đậy nắp. Trong cỗ quan tài người ta chỉ thấy có cát bụi, ngoài ra không có gì cả! Họ nghĩ phải chăng đó là một điều phi lý khi người cổ Ai Cập xây cất một ngôi mộ hùng vĩ như thế mà không có mụch đích hay dụng ý rõ rệt? Họ bèn ra công nậy bật lên những tảng đá lót dưới đất, đào xới một góc trong gian phòng, dùng búa đập mạnh vào vách để thăm dò xem chỗ nào có thể là nơi chôn dấu kho tàng. Nhưng vô ích, thâm ý của những nhà xây cất Kim Tự Tháp vẫn là một điều bí hiểm khôn dò và chôn chặt trong lòng đất lạnh. Đoàn người thám hiểm bèn lui gót ra về trong cơn thối trí và tuyệt vọng.Toán phu thợ còn thám hiểm nhiều đường hần bí mật và một cái giếng sâu thẳm và đen tối như mật ăn sâu dưới lòng đất, nhưng không hề tìm thấy kho tàng của cải, cùng bảo vật mà óc tưởng tượng loài người vẫn tin rằng có thật và vẫn nằm im một góc bí mật nào đó trong Kim Tự Tháp! Đến đây kết thúc cuộc phiêu lưu đáng ghi nhớ của vua Al Mamoun sau khi ông ta đã mở được cánh cửa bí mật của Kim Tự Tháp lớn, để mở màn cho những cuộc thám hiểm về sau này trong lịch sử tìm tòi khảo cổ về Kim Tự Tháp Ai Cập.Sau khi vua Al Mamoun đã tìm ra cái cửa bí mật vào Kim Tự Tháp, nhiều thế kỷ đã trôi qua một cách lặng lẽ không ai dám bước vào bên trong ngọn tháp này. Sự truyền tụng trong dân gian không bao lâu đã bao trùm ngôi Kim Tự Tháp với một bầu không khí dị đoan mê tín và rùng rợn với nhiều truyện huyền thoại kinh dị đến rợn người! Bởi đó người dân Ả Rập tránh việc đi vào Kim Tự Tháp như người ta tránh ôn dịch. Chỉ có những tay phiêu lưu mạo hiểm mới thỉnh thoảng đột nhập vào để thám hiểm bên trong Kim Tự Tháp. Phần lớn những hành lang đen tối và những gian phòng trống trơn trong Kim Tự Tháp vẫn tiếp tục yên nghỉ trong cái yên lặng thâm u nghìn đời không người bước chân vào. Mãi cho đến cuối thế kỷ mười tám mới có những người Châu Âu là những người nặng mùi vật chất và không mê tín, đến xem xét những đồng cát chung quanh, và từ đó người ta mới bắt đầu nghe lại những tiếng búa đục vang dội bên trong ngọn tháp cổ này.Một người Anh có tinh thần phiêu lưu tên là Nathaniel Davison, lãnh sự Anh tại Alger vào khoảng năm một ngàn bảy trăm sáu mươi, xin nghỉ phép dài hạn để sang Ai Cập. Ngọn Kim Tự Tháp làm cho ông ta suy nghĩ rất nhiều. Ông ta biết rằng người cổ Ai Cập thường chôn dấu trong ngôi lăng tẩm các vị vua chúa của họ một số vàng ngọc châu báu. Ông ta cũng biết dư luận chung của người đời coi những Kim Tự Tháp như những ngôi mộ khổng lồ.Khi ông ta lọt được vào bên trong Vương Cung, ông ta khám phá được một việc: Mỗi khi ông ta hô lên một tiếng lớn thì có một tiếng vang dội lại nhiều lần liên tiếp. Ông ta mới nghĩ rằng chắc là có một gian phòng trống gần đâu đây, ở phía sau những tảng đá đỏ bao bọc chung quanh gian phòng đầu tiên. Có thể rằng trong cái khoảng trống ấy, nguyên nhân gây ra tiếng vang dội nói trên, có nằm yên nghỉ một cái xác ướp quấn hàng lụa và có mang theo những đồ châu ngọc và bảo vật quý giá.Ông Davison bèn mộ vài người phu thợ và bắt tay vào việc. Từ nhiều thế kỷ trước, vua Al Mamoun đã thăm dò cái nền đá trong Vương Cung, nhưng không tìm thấy gì. Những tiếng vang phản dội tiếng kêu của ông Davison dường như vọng lại từ phía trên. Ông ta mới chú ý đến cái nóc Vương Cung. Khi xem xét kỹ lưỡng trần nhà và những hành lang chung quanh, ông ta thấy rằng phương pháp tiện lợi nhất để trổ lên nóc nhà là đào một lỗ trống ở phần trên tường của dãy hành lang lớn để xen xét cho chắc thì lấy làm ngạc nhiên mà thấy rằng ngay tại chỗ ấy đã có sẵn một cái lỗ trống. Ông ta bèn chui vào và thấy một gian phòng chiều dài độ bảy thước, ở ngay trên trần của Vương Cung. Cái nóc của gian phòng này rất thấp đến nỗi ông Davison phải bò trên hai đầu gối để tìm cái kho tàng vô giá nó đã hấp dẫn ông đến đây. Nhưng gian phòng hoàn toàn trống rỗng! Ông ta bèn trở về Alger tay không. Ông ta chỉ được cái vinh dự là những nhà khảo cổ đến sau ông đã lấy tên ông để đặt tên cho cái gian phòng nhỏ hẹp mà ông đã khám phá trên nóc Vương Cung!Trong những năm đầu của thế kỷ mười chín, người kế nghiệp của ông Davison trong công việc tìm tòi ở Kim Tự Tháp là một nhân vật lạ lùng, gồm những đặt tính của những triết gia mơ tưởng, một nhà thần bí và một nhà khảo cổ. Đó là đại úy Caviglia, một người Ý Đại Lợi. Ông đã dành một thời gian khá lâu cho việc sưu tầm ở Kim Tự Tháp. Lord Lindsay, người đã gặp ông ta trong một chuyến du hành sang Ai Cập, có viết một bức thư gửi về Anh Quốc như sau:&quot;Caviglia có nói với tôi rằng y đã dành cho việc học hỏi khoa Huyền Môn một sự hăng say đến nỗi làm cho y suýt chết. Y tuyên bố đã đạt tới cái giới hạn tùng cột trên lãnh vực Huyền Môn bị ngăn cấm với tầm hiểu biết của con người. Chỉ có sự trong sạch trong ý đồ của y đã cứu được y. Y có những tư tưởng lạ lùng, nó không phải là của trần gian. Y cho rằng là rất nguy hiểm mà tiết lộ những tư tưởng đó ... &quot;Trong công cuộc sưu tầm khảo cổ của ông, Caviglia tạm trú một thời gian trong gian phòng Davison, sau khi ông đã dọn dẹp cái phòng thấp và tối tăm đó thành một gian phòng để ở ngay trong Kim Tự Tháp! Công trìng khảo cổ của ông không phải chỉ là giới hạn trong Kim Tự Tháp lớn mà thôi. Ông còn để lại cho đời những sưu tầm trong hai Kim Tự Tháp thứ nhì và thứ ba, sự thám hiểm những hầm chôn xác ướp ở giữa các Kim Tự Tháp và thần Sphinx, việc khai quật vài cỗ quan tài quan trọng và những di tích lạ lùng khác của nền văn minh cổ Ai Cập.Vào thời đại của nữ hoàng Victoria, định mệnh đã đưa sang Ai Cập một viên sĩ quan ưu tú của quân đội Hoàng Gia Anh Quốc, kiêm một nhà khảo cổ học uyên bác, đó là đại tá Howard Vyse. Ông ta đã huy động hàng trăm phu thợ để thực hiện những cuộc đào xới chung quanh các Kim Tự Tháp trong một công trình thám hiểm đại quy mô chưa từng có từ một nghìn năm nay, kể từ thời đại của vua Al Mamoun. Ông ta đã kêu gọi sự hợp tác của đại úy Caviglia trong một thời gian, nhưng hai người lại xung đột nhau vì tính khí bất đồng; một người Anh kỹ lưỡng, cẩn thận, trọng nguyên tắc kỷ luật và một người Ý tay ngang, bất chấp những quy ước, cỗ lệ, đành phải sớm xa nhau.Đại tá Vyse đã chi phí cho công trình khảo cổ của ông ở Ai Cập hết mười ngàn Anh kim tiền riêng của ông và đã thu hoạch được những kết quả cụ thể. Nhiều thùng lớn chứa đầy những di tích cổ và bảo vật lý thú đã vượt biển để sung vào Bảo Tàng Viện Anh Quốc. Nhưng những cổ vật lý thú nhất vẫn còn ở lại tại chỗ.Ông Vyse đã khám phá bốn gian phòng trong Kim Tự Tháp lớn chồng chất lên nhau ở ngay trên trần nhà của gian phòng Davison. Công việc khám hiểm này không phải là dễ dàng và không nguy hiểm. Trong khi họ đào một lối đi hẹp từ dưới lên trên xuyên qua những nóc phòng đá dày đặc, những phu thợ của ông ta luôn luôn suýt ngã xuống đất từ một bề cao mười thước! Những gian phòng này cũng thấp và hẹp như gian phòng Davison, và cũng hoàn toàn trống trơn không có gì cả.Do sự khám phá kể trên và khi xem xét cái trần nhà bằng đá vôi của gian phòng ở trên chót đỉnh, người ta mới hiểu lý do của việc xây cất năm gian phòng thấp hẹp chồng chất lên nhau. Đó là để bảo vệ Vương Cung cho khỏi chịu cái áp lực nặng nề của toàn thể khối đá tảng khổng lồ ở phía trên, chẳng khác như một hệ thống trái độn bằng không khí tạo nên bởi những khoảng trống của gian phòng. Việc xây cất hệ thống trái độn này cũng che trở Vương Cung khỏi bị đè bẹp bởi khối đá tảng ở phần trên trong trường hợp có thể xảy ra một cơn động đất làm sụp đổ Kim Tự Tháp. Bởi đó, Kim Tự Tháp đã chống đỡ một cách hữu hiệu sự tàn phá của thời gian trong bao nhiêu nghìn năm và chứng tỏ sự chu toàn cùng cái kiến trúc vô cùng thần diệu của người cổ Ai Cập.Trong số những điều phát hiện của đại tá Vyse, có một điều lạ lùng là một loạt những chữ ám tự này chưa hề thấy trong Kim Tự Tháp. Những chữ ám tự này do những người đá khắc trên mặt những phiến đá tảng dùng để xây cất năm gian phòng kể trên. Trong những ám tự ấy có những tên của ba vị vua Ai Cập, là Khoufou, Khnem. Khoufou, và Khnem. Các nhà Ai Cập Học không thể đưa ra sự giải thích nào khác về cái tên khnem vì họ không tìm thấy tài liệu lịch sử về một vị vua Ai Cập nào có cái tên đó. Nhưng họ biết rõ tên vua Khoufou: Đó là vị vua Pharaon của triều đại thứ tư, mà người Hy Lạp gọi là vua Khéops. Sự khám phá của ông Vyse đã đưa đến việc xác định vua Khoufou là người đã xây dựng nên Kim Tự Tháp, và xác định Kim Tự Tháp được dựng lên từ thời nào.Tuy nhiên, cái xác ướp của vua Khoufou không hề được tìm thấy ở bất cứ nơi nào bên trong Kim Tự Tháp. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 4 Một Đêm Trong Kim Tự Tháp Tôi sắp sửa đuổi theo một hoạt động lạ lùng nhất của đời tôi, tuy lạ lùng nhưng vẫn trong sự thầm lặng. Tôi có ý định ở lại một đêm trong Kim Tự Tháp và ngồi thức suốt đêm trong Vương cung trong khi đêm tối dày đặc bao phủ nền trời Châu Phi. Tôi đã ở một đêm trong ngôi kiến trúc kỳ dị nhất mà con người đã từng dựng lên trên bầu hành tinh của chúng ta.Thật không phải dễ gì mà lọt được vào lúc ban đêm trong Kim Tự Tháp. Tuy mọi người đều có thể viếng ngọn tháp cổ này, nhưng nó không phải là tài sản của công chúng. Nó là tài sản của Chánh Phủ Ai Cập. Không phải ai cũng có thể lọt được vào trong đó và chiếm được một gian phòng trống để ngủ một đêm, chẳng khác như xâm nhập gia cư của người khác và nằm trong phòng ngủ tốt nhất của họ.Mỗi khi một du khách muốn vào trong Kim Tự Tháp, y phải mua một tấm thẻ của Sở Bảo Trì Cổ Tích với giá năm đồng. Tôi bèn đến đó và xin phép ở lại một đêm trong Kim Tự Tháp lớn.Khi công chức sở ấy nghe lời thỉnh cầu của tôi, y tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên chẳng khác nào như y nghe tôi xin giấy phép để du hành lên mặt trăng. Tôi nói vài lời vắn tắt để bày tỏ lý do sự yêu cầu của tôi. Từ sự ngạc nhiên, viên công chức bước qua sự thích thú, y mỉm cười. Tôi hiểu rằng có lẻ y coi tôi như một nhân vật có đủ điề kiện để lọt vào một nơi mà ít người muốn ở lại ban đêm trong đó. Sau cùng y nói với tôi:- Tôi chưa hề nhận được một lời thỉnh cầu như thế bao giờ. Tôi không có thẩm quyền chấp thuận hay từ chối.Y bèn giao tôi lên cho thượng cấp của y quyết định. Cái cảnh tượng buồn cười ở văn phòng viên công chức lúc nãy lại tái diễn. Tôi bắt đầu cảm thấy bớt lạc quan trong ý định của mình.- Không thể được! Viên chủ sự nói với một giọng cương quyết tuy rằng đầy hảo ý, chắc hẳn rằng y đang đứng trước một người bị loạn thần kinh. &quot;Điều ấy thật vô lý. Tôi rất tiếc.&quot; Y vừa nói vừa gằn từng tiếng vừa nhún vai, và đứng dậy để sửa soạn đưa tôi ra cửa.Tôi về nhà ngồi suy nghĩ để tìm cách thực hiện mục đích. Quyết định này của tôi trở nên một sự ám ảnh. Hôm sau, tôi bèn xin vào yết kiến Thiếu tướng El Lewa Russell pacha, chỉ huy trưởng cảnh sát thành phố Cairo. Tôi ra khỏi văn phòng ông ta với một huấn lệnh viết tay, yêu cầu viên cảnh sát trưởng quận đô thành gồm khu vực Kim Tự Tháp, hãy dành cho tôi mọi sự giúp đỡ cần thiết để thực hiện mục đích.Chiều đến, tôi bèn đến văn phòng thiếu tá Mackersey, trưởng ty cảnh sát địa phương, bót cảnh sát Mena. Họ đưa cho tôi một quyển sổ để tôi ký tên vào đó, xong rồi bóy cảnh sát có phận sự giữ gìn an ninh cho tôi cho đến sáng ngày mai. Một cảnh binh bót Mena được biệt phái để hộ tống tôi đến Kim Tự Tháp và ra chỉ thị cho viên cảnh sát có võ trang túc trực ở phía ngoài trong đêm đó.Khi chúng tôi bắt tay từ giả, Thiếu tá Mackersey nói đùa:- Chúng tôi chịu trách nhiệm lớn mà để ông một mình ở trong đó suốt đêm. Ông không có ý định đặt chất nổ để phá Kim Tự Tháp chứ? - Tôi hứa với ông không bấy nhiêu đó, mà còn hứa sẽ không vác nó lên lưng mà chạy!- Tôi e rằng chúng tôi phải tạm nhốt ông trong đó một đêm. Cứ tối đến, chúng tôi phải khóa trái cái cửa sắt ở chỗ cổng vào. Như vậy ông bị cầm tù trong mười hai tiếng đồng hồ.- Tốt lắm! Hôm nay, không có cái dinh thự nào làm cho tôi thích hơn là cái nhà giam đó.Tôi bước vào trong Kim Tự Tháp do cái khoảng trống mà ngày xưa vua Al Mamoun đã cho đào một gốc để tìm lối vào, và bắt đầu thám hiểm bên trong ngọn tháp không lồ. Thật ra trước kia tôi đã từng bước vào đó rồi, nhưng bây giờ là lần đầu tiên mà tôi đến đây để thự hiện một công trình khảo sát cũng lạ lùng như cái công trình nó thúc đẩy tôi trở lại xứ Ai Cập.Sau khi đã đi qua những dãy hành lang và đường hầm đen tối quanh co như mê cung, tôi lọt vào gian phòng chính của Kim Tự Tháp, gọi là Vương Cung. Nhưng ống dẫn khí thông hơi ra đến bên ngoài, là những bằng chứng đánh đổ giả thuyết cho rằng Kim Tự Tháp là một ngôi lăng tẩm. Tôi rọi đèn bấm lên các vách và trên trần, và lại một lần nữa lấy làm thán phục sự nối ráp một cách toàn hảo và tinh vi những khối đá rắn chắc và to lớn đã được mài dũa trơn bén. Dưới mặt đất cũng như trên các vách đá, còn những vết tích để lại do những cuộc thám hiểm của những kẻ tìm kiếm kho tàng. Ở một góc về phía tây bắc, có một lỗ vuông dài và sâu, và ở kế bên là một tảng đá dài dựng bên vách, trước kia dùng để lót sàn bằng đá nhưng bị cậy bật lên bởi những kẻ tìm vàng và còn để lại đó. Nằm song song với tảng đá này là một cái hòm bằng đá không có nắp, mặt đá phẳng lỳ không có trạm trổ hay khắc chữ chi cả giống như một cổ quan tài. Đó là vật duy nhất trong gian phòng trống trơn, đầu xoay về hướng Bắc chân xoay về hướng Nam.Tảng đá cậy bật lên từ dưới đất có thể dùng làm chỗ ngồi. Tôi bèn ngồi lên đó, hai chân sếp bằng và sửa soạn ở lại đó suốt đêm. Tôi đặt xuống bàn tay mặt tôi cái nón, áo ngoài và đôi giày, phía bên trái tôi để cái đèn bấm bậc sáng, một bình thủy thermos đựng trà nóng, một bình nước lạnh, quyển sổ tay và cây bút máy. Tôi đưa mắt nhìn một lần cuối cùng khắp chung quanh gian phòng, nhìn qua cái hòm đá ở bên cạnh tôi, rôi tắt luôn ngọn đèn bấm.Khi tôi đột nhiên đắm chìm trong đêm tối, tôi tự hỏi: Việc gì có thể xảy đến cho tôi đêm nay? Trong hoàn cảnh lạ lùng này, tôi chỉ có một việc là đợi chờ ... Giờ phúc trôi qua một cách chậm chạp, trong khi đó tôi cũng từ từ cảm thấy gian phòng Vương Cung này có một bầu không khí rất lạ mà tôi chỉ có thể gọi bằng tĩnh từ thiêng liêng. Tôi đã cố tình giữ một tinh thần thụ cảm, một cảm giác thụ động, một thái độ tiêu cực, để có thể ghi nhận một cách rõ ràng và toàn vẹn mọi sự gì vượt khỏi lãnh vực phàm gian thực tại. Tôi muốn rằng không có một thành kiến riêng tư nào ngăn cản tôi tiếp nhận sự gì có thể xảy đến từ lãnh vực siêu linh. Lần lần tôi định tĩnh tinh thần cho đến khi tâm trí tôi hầu như vắng lặng, hư không.Sự vắng lặng nó bao phủ tâm trí tôi lúc ấy đem đến cho tôi một sự hiểu biết rõ ràng về một cái vắng lặng khác, đó là cái vắng lặng tràn ngập cuộc đời tôi. Cõi thế gian, với sự náo động ồn ào của nó, đối với tôi trở nên xa lạ như nó không hề có từ bao giờ. Không một tiếng động, không một hơi thở đến với tôi từ cảnh đêm tối chung quanh. Thật ra, thế giới của những Kim Tự Tháp do im lặng ngự trị một cách im lặng đã có từ thời tiền sử xa xăm và không một người du khách nào có thể làm gián đoạn, bởi vì mỗi đêm lại đem lại sự im lặng trở về nguyên vẹn, hoàn toàn, gây cho ta sự sợ hãy nghiêm trọng nhất.Tôi bèn quan sát bầu không khí uy nghiêm trong gian phòng. Những người nhạy cảm thường nhận thức được cái kinh nghiệm thông thường này trong những nơi đền miếu cổ kính thâm nghiêm. Kinh nghiệm của tôi cũng bắt đầu bằng cái cảm giác tương tự. Thời gian càng trôi qua, cái ý thức về sự cỗ lổ thậm thâm của ngọn Kim Tự Tháp này càng in dấu vết sâu đậm trong tâm hồn tôi, tôi càng cảm thấy rằng thế kỷ hai mươi đang lui dần và mất dạng. Tuân theo cái quyết định mà tôi đã lập sẵn cho mình, tôi không đưa ra một sự phản ứng nào cả để chống lại cái cảm giác đó, trái lại, tôi để cho nó tăng cường thêm gấp đôi.Tôi bắt đầu có cái cảm giác lạ lùng về một sự hiện diện vô hình đến gián đoạn sự cô đơn của tôi. Dưới bức màn đen tối dầy đặc bao phủ chung quanh, tôi cảm thấy rằng có một cái gì cựa quậy và sống động bắt đầu xuất hiện. Đó là một cảm giác mơ hồ nhưng có thật. Phối hợp với ý niệm mỗi lúc càng tăng về sự trở về dĩ vãng, nó làm cho tôi có ý thức rõ rệt về một ảnh hưởng siêu linh, thần bí.Tuy thế, không có gì nhất định, rõ rệt trong cái ý niệm mơ hồ đó về một sự hiện diện lạ lùng và sống động trong bóng tối. Giờ phút trôi qua lặng lẻ, đưa đến một luồng khí lạnh mỗi lúc càng tăng. Ảnh hưởng của ba ngày nhịn đói mà tôi đã áp dụng để tăng gia sự nhạy cảm của tôi, lúc ấy biểu lộ bằng những cơn run rẫy mỗi lúc càng nhiều. Do những ống thông hơi, không khí lạnh từ bên ngoài lọt vào Vương Cung đã thấm vào mình tôi xuyên qua lớp áo mỏng, làm cho tôi run lên cầm cập. Tôi bèn đứng dậy mặc thêm áo ngoài mà tôi đã bỏ trên tảng đá cách đó vài giờ vì e sợ tiết trời nóng nực. Nhưng đó là tiết trời ở một vài nơi tại vùng cận Đông. Khí hậu nóng bức lúc ban ngày, và lạnh lẻo lúc ban đêm.Tôi ngồi lại trên tảng đá và đắm mình trong cái im lặng chết người và trong đêm tối rùng rợn. Cái im lặng của nhà mồ, cái hòm bằng đá trống trơn ở bên cạnh tôi không làm cho thần kinh tôi lắng dịu, trong khi sự gián đoạn vừa rồi trong cơn thiền định của tôi dường như cũng làm gián đoạn cả một chuyện khác. Thật vậy, tôi nhận thấy rằng điều nghi ngại về một sự sống vô hình lởn vởn ở chung quanh tôi đã trở thành một điều chắc chắn. Quả thật, bên cạnh tôi có một cái gì sống động, thổn thức, nhịp nhàng, tuy rằng tôi vẫn chưa nhìn thấy đó là vật gì. Đột nhiên tôi cảm thấy lo sợ khi tôi nghĩ đến sự cô quạnh của tôi và những nguy cơ có thể xảy đến. Tôi vẫn ngồi yên như thế một mình, trong gian phòng tối ở một chiều cao bảy chục thướt khỏi mặt đất, cao hơn nhiều đối với sự sinh hoạt của một triệu dân thành phố Cairo, ở giữa màn đêm đen tối như mực, bị giam lỏng trong ngọn tháp lạ lùng này mà cửa ngoài đã khóa chặt, ở ven một bãi sa mạc rộng đến hàng mấy trăm dặm, trong khi ở bên cạnh gian nhà ngục tạm thời của tôi trong một đêm, có lẽ là ngôi kiến trúc cổ xưa nhất thế giới, đang chen chúc nhau một cách la liệt hỗn độn bao nhiêu những mồ mả âm u, trong cái nghĩa địa của một đế đô cổ xưa nghìn đời ngay nay đã biệt tích.Dưới cặp mắt tôi, là cặp mắt đã từng quan sát tỉ mỉ cõi giới siêu linh, những điều huyền bí thuộc cõi siêu hình, và sưu tầm cặn kẽ khoa pháp môn phù thủy của phương Đông, thì gian phòng rộng rãi của Vương Cung lúc ấy có sự hiện diện của những nhân vật vô hình, và những vị Thần linh có nhiệm vụ canh gác ngôi kiến trúc thâm nghiêm này. Dường như một gọng nói từ cõi u minh sắp sửa thốt lên bất cứ lúc nào để phá tan cái im lặng bao la này. Tôi đã từng quen thuộc với sự cô đơn, và tôi rất thích sống trong cô đơn, nhưng sự cô quạnh của gian phòng này có một cái gì nguy hiểm và rùng rợn đáng sợ.Sự tối tăm nó làm đắm chìm tất cả mọi sự vật, bắt đầu đè nặng lên đầu tôi như một khối sắt nghìn cân. Trong người tôi phảng phất một sự sợ hãy vô lý. Tôi bèn xua đuổi nó đi tức khắc. Người ta không cần có một sự can đảm thể chất để lại bên trong Kim Tự Tháp hoang vắng, mà là cần có ít nhiều can đảm tinh thần. Người ta chắc rằng không có một con rắn nào chui ra từ một cái lỗ hay một khe đá, cũng không có một kẻ sát nhân nào ẩn núp trong đó từ lúc tối trời. Thật ra những sinh vật duy nhất hiện ra trước mắt tôi từ chặp tối là một con chuột sợ hãy chạy loạn cả lên để tìm lối thoát khi nó gặp ánh đèn sáng rực của tôi ở ngoài hành lang, kế đó tôi khám phá ra hai con cắc kè bò ở trên trần của Hậu Cung, màu da vàng đục của chúng cho thấy chúng đã sống rất lâu đời, và sau cùng là những con dơi ở dưới hầm đá. Cần nói thêm là vài con dế đã thốt ra tiếng kêu rất lớn khi tôi bước vào hành lang chính, nhưng khi nghe tiếng động, chúng nó liền im bặt. Và bấy giờ, thì cái im lặng bao trùm khắp Kim Tự Tháp. Không có gì của thế giới vật chất làm tôi bất mãn, nhưng dẫu sao, tôi lại cảm thấy một lần nữa một cảm giác khó chịu mơ hồ dường như có những cặp mắt vô hình đang rình rập tôi ở đâu đây. Chốn này thật là phảng phất một bầu không khí yêu ma hư ảo.Vài loại rung động của tinh lực, âm thanh và ánh sáng lọt ra ngoài phạm vi khả năng cảm xúc thông thường của con người. Những chương trình truyền thanh đi xuyên khắp không gian để đến tai những thính giả trên thế giới, nhưng họ sẽ không nghe thấy gì nếu họ không điều chỉnh cho máy thu thanh của họ bắt đúng luồng sóng điện. Tôi đã xả thiền và thoát ra khỏi trạng thái hoàn toàn thụ cảm, để dồn tất cả sức mạnh, tập chung ý chí vào sự cố gắng nhằm chọc thủng cái im lặng và bóng tối dày đặt nó bao phủ chung quanh tôi. Nếu do hậu quả sự tập trung tinh thần mãnh liệt vào nội tâm, khả năng quan sát của tôi được nới rộng đến một tầm mức phi thường, thì chừng đó có thể nào tôi không bắt chợt nhìn thấy sự hiện hiện của những sức mạnh vô hình? Biết đâu? Tôi chỉ biết rằng khi tôi tự điều chỉnh bằng phương pháp hồi quan phản chiếu mà tôi được truyền thụ từ lâu trước chuyến du hành lần hai sang Ai Cập, tôi nhận biết được rằng có những mãnh lực bất hảo đã xâm chiếm gian phòng, có một cái gì tiến lại gần tôi mà tôi cảm thấy là nguy hiểm. Một sự sợ hãi làm rung chuyển tâm hồn tôi. Tôi cố xua đuổi đi thì nó lại trở lại từng hồi. Tôi cố gắng áp dụng phương pháp hồi quan phảng chiếu một cách ráo riết hơn nữa sự nhạy cảm càng tăng theo cái đà thường lệ của nó và biến thành một linh ảnh. Những hình bóng lởn vởn chập chờn vô định trong gian phòng, lần lần chúng nó hiện ra với những hình thù rõ rệt hơn, đột nhiên có những vong linh hung ác xuất hiện và xáp lại gần kề bên gương mặt tôi. Kế đó, một vật đen ngòm tiến lại gần tôi với một cái nhìn dữ tợn và đưa tay lên với một cử chỉ hăm dọa, như muốn gây cho tôi một sự kiêng nể pha lẫn với sự kinh hoàng.Những vong linh mà người ta không thể lường được tuổi từ bao nhiêu đời, dường như đã kéo nhau lại đó từ cái nghĩa địa gần bên, một cái nghĩa địa cổ xưa đến nỗi những xác ướp quật lên liền tan ra thành tro bụi trong những chiếc hòm bằng đá. Chính những vong hồn còn bám víu xác ướp cổ lổ này, đã xuất hiện một cách hung dữ trong gian phòng của tôi. Tất cả những chuyện huyền thoại về những ma quái lởn vởn ở vòng chung quanh Kim Tự Tháp đã trở lại trong ký ức của tôi, với những chi tiết rùng rợn khi những chuyện ấy được kể lại cho những người Ả Rập ở làng gần bên. Khi tôi nói với một người bạn trẻ Ả Rập tôi có ý định ở lại một đêm trong Kim Tự Tháp, y cố gắng khuyên can tôi:- Mỗi tấc đất trong đó điều có ma! Vùng này có tất cả một đạo binh yêu ma và thần linh.Sự cảnh cáo này không phải là vô ích, vì bây giờ tôi có thể nhận thấy đúng như thế. Những hồn ma bóng quế đã xâm nhập vào nơi tạm trú của tôi, và quay cuồng khắp chốn, cái cảm giác khó chịu và khó tả của tôi lúc đầu nay đã được hoàn toàn giải đáp. Dưới một sự căng thẳng như thế, ở chính giữa cái thể xác bất động của tôi, tôi nhận thấy rằng quả tim của tôi đập mạnh như búa bổ. Sự sợ hãy điều quái dị, nó rình rập chúng ta luôn luôn, lại xâm chiếm chiếm lấy tôi một lần nữa. Sự sợ sệt, kinh hãi, khủng khiếp lần lượt đến với tôi và lột trần bộ mặt dữ tợn của chúng. Hai bàn tay tôi tự nhiên nắm chặt lại như những gọng kềm. Nhưng tôi quyết vượt qua cơn thử thách, tuy rằng những hình thù ma quái lúc đầu đã gây cho tôi cảm giác sợ sệt, sau cùng chúng nó làm tôi phải huy động tất cả sự can đảm và tinh thần chiến đấu mà tôi có thể.Đôi mắt tôi vẫn nhắm, trong khi tất cả những vong hồn màu xám đục, và mờ sương, lướt nhẹ chung quanh và hiện rõ rệt trong linh cảm của tôi, luôn luôn với sự thù nghịch mãnh liệt, sự nhất tâm ráo riết ngăn cản theo đuổi quyết định của tôi.Cả một đoàn ma quái thù nghịch vây phủ lấy tôi. Tôi có thể giải vây được dễ dàng bằng cách bật đèn bấm hoặc đốt đuốc lên, hoặc đứng lên để thoát mau ra khỏi phòng và chạy một quảng độ vài ba trăm bộ đến cổng ngoài, tại đó người gác cổng có võ trang có thể đem đến cho tôi một sự tăng viện đáng kể. Cơn thử thách bắt tôi phải chịu một hình thức tế nhị của sự cực hình, nó khuấy phá linh hồn tôi, trong khi thể xác tôi vẫn nguyên vẹn. Nhưng đồng thời trong tôi cũng có một sự thúc đẩy mạnh mẽ buộc tôi phải vượt qua giai đoạn thử thách ấy cho đến cùng.Sau cùng giai đoạn quyết liệt đã đến. Những loài yêu quái hình thù ghê rợn, gớm ghiếc, không thể tả nỗi mà chỉ có ở cõi Âm Ty, những loài ma quỷhình dung cổ quái, dị hợm, điên rồ, rùng rợn, quái đản, từ đâu kéo đến thật đông chung quanh tôi, sự ghê tởm mà chúng nó gây cho tôi làm cho tôi chảy qua một cơn đau khổ không thể tưởng tượng! Trong vài phúc đồng hồ, tôi đã trải qua những cơn xúc động mà kể từ đó về sau tôi không thể nào quên được. Cái cảnh tượng độc đáo ấy đã được khắc trong ký ức của tôi bằng những nét sâu đậm không thể xóa mơ. Kể từ nay, bất cứ giá nào ở cõi trần gian này tôi sẽ không bao giờ muốn tái diễn cái kinh nghiệm khủng khiếp như đêm nay; tôi sẽ không bao giờ ở lại một đêm nữa trong Kim Tự Tháp.Cảnh tượng ấy chấm dứt đột ngột lạ thường. Những loài yêu ma, quỷquái biến mất dạng trong bóng tối mà từ đó chúng đã xuất hiện ra; chúng trở về cõi U Minh của những người đã chết, đem theo luôn với chúng tất cả những sự gớm ghiếc, ghê tởm và rùng rợn. Thần kinh của tôi hầu như bị bẻ gãy hết nữa phần, đã cảm giác được một sự thoải mái dễ chịu lớn lao chẳng khác nào như một lính chiến ngoài mặt trận khi cơn oanh tạc dữ dội đột nhiên chấm dứt.Không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua cho đến khi tôi ý thức được một sự hiện diện mới trong gian phòng. Đó là một sự hiện diện tốt lành, một nhân vật có thiện cảm, đứng ngay ở chỗ cửa vào và ban cho tôi những cái nhìn đầy hảo ý. Sự có mặt của người này đem đến một sự thay đổi hoàn toàn cho bầu không khí chung quanh, một sự thay đổi rất khả quan và lành mạnh. Một yếu tố mới bắt đầu ảnh hưởng đến con người nhạy cảm của tôi, vừa bị trải qua một cơn đe dọa khủng khiếp, bây giờ thì tôi đã trấn tĩnh và trở về với sự bình yên. Nhân vật ấy bước đến gần tảng đá chỗ tôi đang ngồi, khi đó tôi thấy có một nhân vật khác nữa cùng đi theo sau. Cả hai người cùng đứng gần bên tôi và nhìn tôi một cách nghiêm chỉnh; những cái nhìn của họ chứa đầy một ý nghĩa tiên tri. Tôi cảm thấy rằng một giờ phút quan trọng của đời tôi sắp đến gần.Hai vị này hiện ra trong linh ảnh của tôi với một hình dáng khó quên. Những tà áo rộng trắng và giầy dép của họ, tất cả đều trở lại trí nhớ của tôi trong khoảnh khắc. Ngoài ra, họ có mang những phù hiệu rõ ràng về chức sắc của họ, người ta nhận ra ngay họ là những vị Đạo trưởng cao cấp của nền tôn giáo cổ Ai Cập. Một ánh hào quan bao phủ quanh mình họ chiếu một ánh sáng lạ lùng khắp một phần của gian phòng. Thật ra, họ có vẻ đặc biệt hơn những người thường; họ có cái cốt cách huy hoàng của những bậc siêu nhân, gương mặt họ toát ra một sự bằng an lạ thường, cái bằng an của một đạo viện thâm nghiêm.Hai vị vẫn đứng yên như hai pho tượng, họ chăm chú nhìn tôi với hai chắp ngang trên ngực, và giữ một sự im lặng hoàn toàn.Phải chăng tôi đang hoạt động trong một chiều đo thứ tư của không gian, và thức tỉnh để quan sát một cái dĩ vãng nghìn đời? Cái ý thức của tôi về thời gian phải chăng đã thụt lùi trở về thời cát bụi xa xăm của nước cổ Ai Cập? Không, không thể được, vì tôi đang nhận thức rõ ràng hai nhân vật ấy có thể nhìn thấy tôi, thậm chí họ cũng đang sắp sửa nói chuyện với tôi.Hai vị khuất mặt nghiên mình tới trước, một vị hình như đôi môi mấp máy; gương mặt người kề sát bên gương mặt tôi, đôi mắt người chiếu diệu một tia sáng huyền ảo. Giọng nói của người vang dội bên tai tôi:- Tại sao ngươi lại đến chốn này và định kêu gọi đến những năng lực huyền bí? Cuộc sống trần gian không đủ làm thỏa mãn ngươi hay sao? Những lời này đến với tôi không phải bằng sự xúc cảm vật chất của thích giác; vì lẽ không có một rung động âm thanh nào đã xé tan cái im lặng trong gian phòng. Nhưng dường như tôi nghe những lời ấy cũng như một người điếc nghe được ở bên trong lỗ tai của mình. Tiếng nói mà tôi nghe được, người ta có thể ngờ rằng đó là tiếng nói trong nội tâm, bởi vì tuy rõ ràng là tôi nghe thấy bên trong lỗ tai tôi, nhưng nó cũng có thể gây ra cái ấn tượng của một tư tưởng. Nhưng thật ra không phải như vậy. Đó là một tiếng nói thật sự.Tôi đáp:- Thưa không!Vị đạo trưởng nói với tôi:- Sự náo nhiệt phồn hoa của chốn thị thành đông đúc sẽ chấn an tinh thần cho những kẻ lòng còn run sợ. Đi, người hãy trở về với những thân nhân bạn bè, và ngươi sẽ chóng quên cái điều vọng tưởng vu vơ nó đã đưa ngươi đến đây.- Tôi không thể.Người lại nói:- Con đường ảo vọng sẽ làm cho ngươi mất cả lý trí. Nhiều người đã từng đi lạc vào đó, và trở về thành kẻ loạn óc, điên khùng. Người hãy trở về trong khi còn kịp thời giờ, hãy trở về với con đường dành cho những bước đi của người trần gian.Nhưng tôi lắc đầu và nói nhỏ như trong hơi thở:- Tôi phải theo con đường này, đối với tôi không còn con đường nào khác.Vị đạo trưởng lại bước đến gần và lại nghiêng mình về phía chỗ tôi ngồi. Tôi nhìn thấy đó là gương mặt một vị trưởng lão hiện ra trong đêm tối. Trưởng lão nói thì thầm vào tai tôi:- Kẻ nào tiếp xúc với chúng ta sẽ tuyệt giao với cuộc đời thế tục. Ngươi dám chắc rằng ngươi có đủ sức đi vững bước một mình chăng? - Thật ra tôi cũng không biết.Vị trưởng lão lại nói thì thầm:- Hãy theo ta, rồi khi ngươi đã nhìn thấy, ngươi hãy trả lời cho ta biết.Kế đó tôi nhìn thấy, như trong một linh ảnh xa xăm, những đường lộ ngoắt ngoéo như mê cung của một thành phố lớn. Cảnh tượng đó hiện ra rất mau chóng, cho đến khi tôi nhận thấy ở phía trước có một ngôi nhà cổ, gần một nơi có rào sắt. Tôi thấy một cầu thang tối om đưa lên một phòng nhỏ hẹp ở phía dưới nóc nhà. Vị đạo trưởng lại đột nhiên xuất hiện tại chỗ ấy, ngồi một bên giường nằm của một ông già khác mà râu tóc rối nùi, với những nét mặt gân guốc phong trần. Ông già này hẳn là đã vượt quá từ lâu về cái độ về chiều của cuộc đời, căn cứ vào nước da màu xám tro và bọc lấy xương của ông ta. Gương mặt hốc hác xương xẩu của ông ta chứng tỏ một sức lực đã tàn, làm cho tôi động lòng trắc ẩn, nhưng khi nhìn kỹ ông ta tôi cảm thấy rợn người vì tôi thấy ông ta đang vật lộn với tử thần, một cuộc vật lộn mà kết quả đã hiển nhiên không còn nghi ngờ gì nữa. Vị đạo trưởng dẫn đường cho tôi nhìn người hấp hối với cái nhìn thương hại. Người dơ tay lên và nói:- Đợi vài phút nữa thôi, ông bạn hỡi, và ông bạn sẽ được bình an. Đây tôi có đem đến cho ông bạn một người đi tìm những mãnh lực nhiệm mầu. Ông bạn hãy nói với y vài lời, để chia sẽ với y ích nhiều kinh nghiệm.Đột nhiên tôi trở nên không phải chỉ là một người chứng kiến, mà lại là diễn viên trong cái màn bi kịch lạ lùng này. Với một tiếng thở rất nhọc mệt làm se thắt lòng, người hấp hối day đầu lại và nhìn thẳng vào mặt tôi. Dẫu cho tôi có đi tận chân trời góc bể tôi cũng không bao giờ quên cái nét kinh hoàng hiện ra trong đôi mắt của y.- Anh còn trẻ hơn tôi, y nói thì thầm, nhưng tôi đã đi khắp vũ trụ một lần, hai lần, ba lần. Tôi cũng vậy, tôi đi tìm cái mà anh đang tìm. Ồ! Tôi đã tìm kiếm xiết bao!Y ngừng lại một lúc, đầu y lại rơi xuống gối, y cố gắng nhớ lại việc cũ. Kế đó y ngồi nhỏm dậy, chống đở trên hai khủy tay, rồi đưa ra một cánh tay dài và gầy ốm. Bàn tay y với những ngón tay xương xẩu, giống như tay của một bộ xương người. Y nắm lấy bàn tay tôi siết chặt như một cái kềm. Tôi cảm thấy rằng cái nhìn sâu sắc của y soi vào tận hai mắt tôi và định tìm hiểu linh hồn tôi.- Đồ điên, y nói lớn, những mãnh lực duy nhất mà tôi tìm thấy chỉ là những mãnh lực của xác thịt và của ác quỷ! Không có mãnh lực nào khác. Anh nghe chưa, không có mãnh lực nào khác nữa!Sự cố gắng ấy vượt quá sức của y. Y liền rơi xuống gối, và tắt thở. Vị hướng dẫn tôi không nói một lời. Người ngồi yên trong một phút suy tư bên cạnh giường. Khi đó, cái linh ảnh đã tan đi mất. Một lần nữa tôi lại thấy tôi ngồi trong Kim Tự Tháp. Vị đạo trưởng im lặng nhìn tôi, và tôi cũng đáp lại bằng cái nhìn câm lặng. Người đọc được tưởng tôi, nên từ trong bóng tối, vọng đến tai tôi những lời này:- Được, ngươi đã chọn con đường này. Quyết định của ngươi từ nay sẽ không thay đổi. Vĩnh biệt.Người liền biến mất. Tôi còn ngồi lại một mình với vị đạo trưởng thứ nhì, vị này từ lúc đầu chỉ đóng vai trò một nhân chứng im lặng. Người bèn bước đến trước chiếc hòm bằng đá. Người có cái gương mặt của một ông lão rất già. Tôi không thể đoán tuổi tác của người đến bao nhiêu.- Con hỡi, ông lão nói một cách bình tĩnh, những đấng cao cả gìn giữ những quyền năng thần bí đã thu nhận con trong bàn tay của các ngài. Đêm nay con phải được đắt đến phòng thụ huấn. Con hãy nằm ngữa trên tảng đá này. Hồi thời cổ xưa, thì phải nằm trong cái hòm đá kia, có lót những cành và lá cây chỉ thảo.Đoạn ông lão chỉ cỗ quan tài ở giữa phòng. Tôi không làm gì khác hơn là vâng lời vị đạo trưởng già bí mật. Tôi nằm đặt lưng trên tảng đá. Tôi vẫn chưa biết rõ chuyện gì xảy ra ngay sau khi đó. Tôi cảm thấy như ông lão đã cho tôi uống một liều thuốc mê đặc biệt, có ảnh hưởng rất chậm vì tất cả bắp thịt của tôi đều cứng đơ, kế đó thì một sự tê liệt từ từ xâm chiếm lấy cả tứ chi. Toàn thân tôi trở nên nặng nề và cứng ngắc. Trước hết, hai bàn chân tôi tê lạnh, rồi lần lần đến hai chân và cảm giác tê lạnh cứ đi dần dần từ dưới lên trên. Bây giờ thì cả hai chân tôi đều không còn cảm giác gì nữa.Dường như tôi sắp bước vào trạng thái nữa mê nửa tỉnh, một cái linh tính bí mật báo cho tôi biết rằng sự chết đã đến gần. Tuy thế, tôi vẫn không nao núng, vì từ lâu tôi đã vượt khỏi sự chết cố hữu của người đời và tôi chấp nhận điều không thể tránh được với một tinh thần triết lý.Cảm giác lạnh đã lên đến ngực, phần dưới thân hình tôi đã hoàn toàn tê liệt. Khi đó, tôi có một cái gì như là nhói vào quả tim, nhưng cái cảm giác đó qua mau và tôi hiểu rằng cơn khủng hoảng cuối cùng sẽ không còn lâu nữa. Nếu tôi có thể nới rộng hai quai hàm đã cứng thì tôi đã bật cười về cái tư tưởng đầu tiên đến với tôi lúc ấy. Cái tư tưởng đó là: &quot;Ngày mai, người ta sẽ tìm thấy xác chết của tôi trong Kim Tự Tháp, và thế là hết.&quot; Tôi biết chắc rằng tất cả những cảm giác của tôi đều do cái nguyên nhân là sự chuyển tiếp của linh hồn tôi giữa cuộc đời thế tục và cõi giới bên kia nấm mồ.Tuy tôi biết rõ ràng tôi đang trải qua những cảm giác của một kẻ đang hấp hối, nhưng tôi không có một sự phản ứng nào không thể chống cự lại. Sau cùng, tất cả ý thức của tôi đã tập trung lên đầu, một sự quay cuồng điên loạn cuối cùng diễn ra trong khốc óc của tôi. Tôi cảm thấy dường như tôi bị cuốn lôi theo một trận cuồng phong dữ dội và tôi chui qua một cái lỗ nhỏ hẹp. Rồi trong một lúc, tôi hoảng sợ như sắp bị ném vào khoảng không gian vô tận, tôi lao mình vào khoảng không ... , và tôi liền được giải thoát!Không một ngôn ngữ nào có thể diễn tả những nỗi sung sướng của sự giải thoát mà tôi vừa trải qua. Tôi đã biến thành một vật tâm linh, một vật cấu tạo bằng tư tưởng và tình cảm, không còn bị trói buộc bởi những chướng ngại của cái ngục tù nó vẫn giam hãm tôi, tức là cái thể xác nặng nề bằng xương thịt này. Thoát ly ra khỏi cái gánh nặng của thể xác. Tôi đã trở nên giống như một vong linh, như một người chết vừa chui ra khỏi mồ, nhưng tuyệt nhiên không hề mất đi cái ý thức của mình. Thật ra, ý thức về sự sống của tôi lại còn đậm đà nồng nhiệt hơn trước. Trên hết mọi sự, việc thoát lên một cõi giới thanh cao hơn đem cho tôi cái cảm giác tự do, một sự tự do sung sướng, tốt lành của cõi giới thuộc về chiều đo thứ tư nó dung nạp lấy tôi.Trước tiên, tôi thấy tôi còn nằm ngửa trên lưng, giống như cái thể xác mà tôi vừa rời bỏ, và lơ lửng trên cái sàn gạch đá. Kế đó tôi cảm thấy như có một bàn tay đẩy nhẹ tôi tới trước và đở tôi đứng dậy trên hai chân. Sau cùng, tôi cảm thấy như vừa đứng, lại vừa lơ lửng trên không.Từ trên không gian, tôi ngắm nhìn cái thể xác bằng xương thịt mà tôi vừa rời bỏ, đang nằm yên, bất động trên tảng đá. Gương mặt không cảm xúc, lật ngửa lên trần nhà, đôi mắt hé mở, tuy nhiên hai con ngươi không còn đủ sáng đểchỉ rằng hai mí mắt không đóng chặt. Hai tay chắp trước ngực, cử chỉ mà tôi không nhớ đã làm trước khi đó. Hai là ai đó đã chấp hai tay của tôi lại mà tôi không hay? Hai chân duỗi thẳng dọc theo nhau từ đầu đến cuối. Đó là cái thể xác nằm ngửa của tôi, dường như đã chết, mà tôi vừa thoát ra khỏi và bỏ lại đó.Tôi nhận thấy rằng một tia ánh sáng yếu ớt và trắng như bạc từ mình tôi, cái tôi mới, phóng xuống cái thể xác đang nằm yên bất động trên tảng đá. Đó là một điều lạ, nhưng lạ hơn nữa là tôi thấy cái sợi nhau rún vô hình bí mật đó chiếu sáng cả một gốc phòng Vương Cung mà tôi đang lơ lửng trên không, và soi lên những viên đá trên tường như một ánh trăng sáng diệu.Tôi chỉ còn là một bóng ma, một vong linh không thể xác đang vẫn vơ trong không gian. Tôi đã hiểu tại sao các nhà hiền triết cổ Ai Cập dùng con chim làm biểu tượng của linh hồn trong những chữ ám tự cổ xưa. Với cảm giác bay lơ lửng trên không chẳng khác nào như tôi có mọc hai cánh và bay lướt trên cái thể xác đã bỏ rơi, giống như con chim bay lượn trên một vật gì ở dưới đất, cái biểu tượng đó thật là khéo lựa chọn.Vậy là tôi đang ở trong không gian, tôi đã tách rời linh hồn tôi ra khỏi cái xác phàm, tôi đã tự phân thân tôi ra làm thành hai phần khác nhau, tôi đã rời bỏ cõi thế gian mà tôi vẫn ở bấy lâu nay. Tôi có cảm giác như trở nên một vật tinh anh như dĩ thái, thanh nhẹ vô cùng, trong một cái thể mới, tức cái thể vía, mà tôi khoát lấy kể từ nay. Nhìn tảng đá lạnh trên đó cái thể xác tôi đang nằm, tôi có một ý nghĩ giản dị nó biểu lộ ra một cách thầm lặng bằng những lời này:- Đó là trạng thái của sự chết. Bây giờ tôi biết rằng tôi là một linh hồn, và tôi có thể sống ngoài xác thân. Tôi sẽ tin như vậy luôn luôn, vì tôi đã trải qua kinh nghiệm đó.Cái tư tưởng đó bám chặt lấy tôi một cách ráo riết như một gong kềm, trong khi tôi vẫn lơ lửng phất phơ trên cái thể xác trống rỗng. Tôi đã kinh nghiệm sự tồn tại của linh hồn bằng phương pháp hiệu quả nhất: Bằng cách di chuyển thật sự ra khỏi thể xác, rồi thấy rằng mình vẫn còn sống! Tôi tiếp tục nhìn cái xác phàm còn bỏ xót lại. Phải chăng là nó mà trong bao nhiêu năm tôi vẫn gọi là cái tôi? Một đống nhục thể, vôtri giác, có thế thôi. Đó là điều mà bấy giờ tôi mới khán phá, với bằng chứng rõ ràng. Nhìn vào đôi mắt mù tịch không còn thấy gì nữa, không còn đáp ứng với ngoại cảnh, tôi mới nhận thấy rõ tất cả sự mỉa mai của vấn đề. Cái thể xác vật chất của tôi vẫn giam hãm lấy tôi, cái tôi thật, nhưng bây giờ tôi đã thật được tự do. Trước kia, tôi vẫn được trở đi lại đó đây trên hành tinh này, bằng một cái cơ thể mà từ lâu nay tôi vẫn lầm lẫn với cái tôi thật.Dường như cái ý thức về luật hấp dẫn đã biến mất, tôi vẫn phất phơ trên không trung và cảm thấy vừa như treo lơ lửng lại vừa như đứng một cách lạ lùng. Bỗng nhiên xuất hiện bên cạnh tôi vị đạo trưởng già đạo mạo, cốt cách thanh kỳ. Đôi mắt nhìn lên, gương mặt trầm tĩnh, phong độ ung dung, người cầu nguyện:- Ô Amen, Ô Amen ở trên trời, hãy nhìn về cái thể xác đứa con ngài và ban cho y ân huệ trong cõi giới tâm linh.Kế đó người nói với tôi:- Bây giờ con đã học xong bài học lớn. Con người, mà linh hồn sinh ra từ đấng bất diệt, không thể nào chết mất đi đâu. Con hãy ghi nhận cái chân lý đó bằng ngôn ngữ của trần gian.Ngay lúc đó, trước mặt tôi lần lượt xuất hiện gương mặt khá quen thuộc của một thiếu phụ đã quá vãng mà tôi đã đi đám táng trên hai mươi năm về trước, rồi đến những nét mặt quen thuộc của một người bạn chí thân mà tôi đã đưa đến chỗ yên nghĩ cuối cùng cách đây hai mươi năm, sau cùng là nụ cười hồn nhiên của một đứa trẻ mà tôi đã biết chết trong một tai nạn. Cả ba người điều nhìn tôi trong sự trầm lặng, giọng nói thân mật của họ đã thốt ra chung quanh tôi. Tôi nói ít lời vắn tắt với mỗi người ấy, rồi họ lui gót rồi biến mất. Vị đạo trường già nói:- Họ cũng sống như con đây, như cái Kim Tự Tháp này đã từng chứng kiến cái chết của nữa phần nhân loại và nó vẫn còn tồn tại. Con hỡi, con nên biết rằng trong ngọn tháp cổ này còn ấn tàng cái di sản đã mất của những giống người đầu tiên và sự liên minh mà họ đã ký kết với đấng tạo hóa, do sự trung gian của vị tiên tri đầu tiên. Nhưng người được chọn lựa ngày xưa đã được đưa đến đây để trình bày cho thấy cái liên minh đó và để khi họ trở về nhà, họ có thể duy trì sự bí mật đó mãi mãi trong dân gian. Con hãy ghi nhớ lời cảnh cáo này: &quot;Khi nào con người từ bỏ đấng Hóa Công và nuôi sự thù hằn với kẻ đồng loại, thì họ phải chịu cái số phận của những vị quốc vương châu Atlantide ở vào thời đại xây cất cái Kim Tự Tháp này. Họ sẽ bị diệt vong bởi chính lòng tà vạy của họ cũng như dân Atlantide ngày xưa vậy.&quot;Không phải đấng tạo hóa đã nhận chìm châu Atlantide mà chính sự ích kỷ, bạo tàn và mù quán tâm linh của những dân tộc sống trên vùng lục địa vô phước ấy. Đấng tạo hóa yêu thương tất cả nhân loại, nhưng sự sống còn của con người bị cau quản bởi những định luật huyền bí mà Ngài đặt ra cho họ. Vậy con hãy ghi nhớ những lời cảnh cáo này.Khi ấy, tôi bị xâm chiếm bởi một sự ước muốn mãnh liệt là muốn biết thêm sự liên minh bí mật ấy. Chắc hẳn vị đạo trưởng đã đọc được tư tưởng của tôi, vì người liền nói nhanh:- Mọi sự phải đến vào đúng ngày giờ của nó. Chưa phải lúc, con ạ, chưa phải lúc.Tôi cảm thấy một sự thất vọng chua cay. Người nhìn tôi trong vài giây đồng hồ rồi nói tiếp:- Chưa có một người nào thuộc chủng tộc của con được phép biết điều ấy. Nhưng vì con đã giỏi về các khoa này, vì con đã đến với chúng ta với cả tấm lòng thiện chí và hiểu biết, con có thể được vài sự hài lòng. Bây giờ, con hãy theo ta.Khi đó xảy ra một chuyện lạ kỳ. Dường như tôi đã lọt vào một cơn mê, trong một lúc tôi đã mất cả ý thức về ngoại cảnh và kế đó tôi đã được đưa đến một chỗ khác. Tôi thấy tôi đanng ở một dãy hành lang dài, có chiếu một thứ ánh sáng êm dịu, tuy tôi không thấy có cửa sổ hay đèn đuốc chi cả.Tôi nghĩ rằng cái nguồn phát ra ánh sáng này không gì khác hơn là cái hào quang bao bọc chung quanh mình vị đạo trưởng già đồng hành với tôi, pha lẫn với sự chiếu sáng với sợi dây từ điển rung động trong dĩ thái ở phía sau lưng tôi. Nhưng tôi phải nhìn nhận rằng sự giải thích nầy vẫn chưa đủ. Các vách tường điều bằng đá ửng màu đất nung, và các phiến đá được ráp nối một cách vô cùng tinh vi. Đất nghiêng theo đường dọc lài lài xuống, theo một gốc tương đương với dốc lài từ cửa vào Kim Tự Tháp. Gian phòng vuông vức và thấp, nhưng không gây trở ngại. Tôi không thể khám phá ra nguồn gốc của cái ánh sáng bí mật ấy, phía trong gian phòng cũng chiếu sáng không kém, dường như có một ngọn đèn soi sáng khắp phòng. Vị đạo trưởng già mời tôi đi theo con đường dốc. Người căn dặn:- Đừng quay đầu lại nhìn phía sau.Chúng tôi vẫn đi như thế trên một quãng đường dốc, kế đó tôi thấy một gian phòng lớn, gống như một nơi thánh điện, ở tận chỗ cuối đường. Tôi đang biết rõ là tôi đang ở phía trong hay ở phía dưới hầm Kim Tự Tháp, nhưng trước đó tôi không hề thấy con đường dốc và gian phòng này. Lẽ tất nhiên con đường dốc và gian phòng này điều bí mật cho đến khi nó vẫn chưa hề bị khám phá. Tôi không khỏi cảm thấy kinh sợ, do sự phát hiện đột nhiên này, trong khi một sự tò mò mãnh liệt cũng không kém khiến tôi tự hỏi đâu là chỗ cửa vào con đường hầm bí mật này và cửa đó ra sao. Sau cùng tôi day đầu lại và liếc nhìn ra phía sau để hy vọng tìm thấy cái cửa bí mật. Tôi lọt vào con đường dốc này mà không do một ngã nào, nhưng ờ phí cuối đường hầm tôi nhận thấy rằng hầu như chỗ cửa vào đã bị đóng chặt bởi những tảng đá vuông lớn và trét bằng một chất nhựa giống như xi măng. Tôi xem xét một vách tường đá trắng, kế đó tôi cảm thấy như bị xô té bởi sức mạnh vô hình không cưỡng lại được, cho đến khi tất cả cảnh tượng ấy biến mất dạng và tiếp tục bay lơ lửng trên không gian. Tôi còn nghe cái âm hưởng vọng lại từ xa như một tiếng vang &quot;Chưa phải lúc ... chưa phải lúc ... &quot; và trong giây phúc tôi đã nhìn thấy cái thể xác vô tri bất động của tôi nằm trên tảng đá. Vị đạo trưởng già nói nhỏ với tôi.- Con hỡi! Con có tìm thấy cái cửa bí mật hay không, điều ấy cũng không quan hệ gì. Con hãy tìm trong nội tâm con đường huyền bí nó đưa con đến nơi thánh điện ẩn dấu trong chỗ thầm kín của linh hồn, rồi con sẽ tìm thấy cái kho tàng bí mật. Sự bí mật của Kim Tự Tháp chính là sự bí ẩn trong người của con vậy. Những thánh điện thâm nghiêm, những di tích chứng minh của thời cổ, tất cả đều có chứa bên trong linh hồn của con. Bài học của Kim Tự Tháp chính là đây: Con người phải quay về nội tâm, thám hiểm tận chỗ chung tâm huyền bí của bản chất mình để tìm thấy chân ngã, cũng như người ta phải thám hiểm tận chỗ thâm sâu ẩn dấu của ngọn tháp này để khám phá ra điều bí mật tối trong của nó. Thôi, ta vĩnh biệt con từ đây!Tâm hồn tôi quay cuồng trong một cơn gió lốc nó lôi cuốn tôi đi, tôi trượt xuống dưới thấp, xuống thấp mãi, một sự mê man nặng nề xâm chiếm lấy tôi. Tôi thu thập tàn lực để cố gắng cử động những bắp thịt đã cứng đơ, nhưng vô hiệu quả, sau cùng tôi ngắt liệm đi ... Tôi giật mình và mở mắt dậy trong bóng tối dày đặc. Khi toàn thân tôi đã co giãn lại được, tôi dò dẫm trong đêm tối để tìm ngọn đèn bấm và bậc đèn lên. Tôi vẫn ở trong Vương Cung, tinh thần căng thẳng đến cực độ, làm cho tôi phải phóng mình nhảy dựng lên và kêu to, tiếng kêu của tôi vang dội lại rền rỉ trong đêm trường. Nhưng thay vì chân tôi đạp lên mặt đất phía dưới, tôi cảm thấy dường như tôi bị rơi trong khoảng không. Tôi bèn đưa hai tay quơ và bám chặt lấy cạnh của tảng đá và treo mình lủng lẳng trên vực thẳm, nhờ đó tôi mới khỏi té ngã. Khi đó tôi mới việc gì đã xảy ra. Khi tôi vừa nhảy dựng lên tôi đã đi đến đầu cuối của tảng đá mà tôi không hay và hai chân tôi đã ở phía trên một cái lỗ trống đào sẵn ở phía góc tây bắc của gian phòng.Tôi bèn định tĩnh tinh thần và tự gỡ mình thoát ra tình trạng đó một cách an toàn. Tôi lấy đèn bấm soi đồng hồ đeo tay thì thấy kiếng đã bể ở hai nơi do hậu quả của bước nhảy, khi tôi quơ tay đụng vào tường. Nhưng đồng hồ vẫn còn chạy, phát ra tiếng kêu &quot;tích tắc&quot; nhẹ nhàng và lanh lẹ. Khi tôi xem giờ, tôi muốn phát cười to lên, dẫu rằng giữa bầu không khí cỗ kính thâm nghiêm này.Đồng hồ chỉ vừa đúng nửa đêm, cái giờ cổ điển của những biến cố ly kỳ. Hai cái kim giao nhau chỉ đúng ngay vào số mười hai, không suy chuyển một phút hơn hay kém!Khi viên cảnh binh trực đêm mở cái cổng sắt vào lúc mặt trời mọc, một lãng tử mình dính bụi bậm, dáng điệu mệt nhọc hai mắt thâm quầng, tập tễnh đi ra từ phía hành lang tối om bên trong Kim Tự Tháp. Y dụi hai mắt, và nhìn ra về phía đồng bằng với những cảnh vật quen thuộc. Trước hết y hít những hơi thở dài để thở bầu không khí tự do trong lành. Rồi do bản năng thúc đẩy, y quay mặt về phía RÂ, bầu tinh tú của lúc bình minh, và âm thầm thờ kính Thần Thái Dương đã ban cho loài người cái ân huệ vô giá: Ánh Sáng! Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 5 Nhà Phù Thủy Thành Cairo Tại Cairo, người ta sống trong hai thế giới khác nhau. Bạn lọt vào thế giới Ả Rập khi từ công trường trung ương Ataba el Khadra, bạn đi về phía đông. Bạn lọt vào thế giới Âu Tây hiện đại nếu bạn đi ngược lại chiều hướng trên. Một sự sống lạ lùng hỗn hợp Đông phương với Tây phương, thời trung cổ với thời kỳ hiện đại, màu mè sặc sỡ và sự sống cẩu thả, thiếu vệ sinh của phương Đông, cùng với sự ngăn nắp sạch sẽ của Âu Tây chung lộn với nhau dưới cái nhịp độ sinh hoạt thực tế hằng ngày. Chính tại Cairo mà tôi khám phá hằng hà sa số những pháp sư, phù thủy và đồng tử, nhà tiên tri và chiêm tinh gia, thầy bói và tướng số, tu sĩ và thuật sĩ, gồm những thành phần rất đông đảo và đủ mọi hạng. Chính phủ Ai Cập đã ra lịnh cấm phần nhiều những hoạt động của họ, và áp dụng những biện pháp hạn chế. Mặc dầu tôi vẫn có thiện cảm với những người thuộc thành phần kể trên, tôi phải nhìn nhận rằng chánh phủ hoàn toàn có lý khi áp dụng biện pháp gắt gao đối với họ. Những tay bợm bãi thường lừa bịp những người mê tín nhẹ dạ, những người buôn thần bán thánh dễ thuyết phục những người sẵn sàn nghe theo họ, những kẻ tiên tri giả mạo thường làm cho công chúng tin tưởng nơi những sự lầm lạc của mình. Người ta không thể làm được đúng mức những sự tổn hại mà các ông thầy bói và tướng số sẽ gây cho thân chủ quá thật thà, thường vịn theo những lời bói toán, tiên tri làm cái kim chỉ nam cho cách sinh hoạt và sử thế của mình. Tuy vậy, người ta cũng biết khá đủ về những tệ đoan gây nên, nó là cho chánh phục phải can thiệp. Dầu sao, trong số những thành phần ấy đã có một vài nhân vật làm cho tôi thích thú ngoài phạm vi hành nghề của họ. Đó là: Một nhà phù thủy đã làm chết một con gà mái dưới mắt tôi bằng những câu thần chú và bằng khoa pháp môn: Một nữ phù thủy người Soudan, đã đoán trúng rằng xứ Ấn Độ là nơi mà tôi đã trải qua một thời gian rất may mắn tốt lành, và sau đó đã tiên đoán vài điều về tương lai; một người thanh niên Ai Cập đạo Gia Tô và gốc xứ Syrie, tin tưởng chắc chắn rằng y là hậu nhân của thánh Elie và sống một cuộc đời ẩn dật lánh xa thế tục như đấng tiên tri nọ; một ông lão dị kỳ sống với gia nhân trong một tòa nhà lớn bên cạnh một ngồi đền hồi giáo, và sống tách rời thế gian đến nỗi ông ta dùng hết thời giờ của mình để nói chuyện với các vong linh bí mật; một bà nọ rất can đảm, bất chấp lịnh cấm của vua Ibn Séoud, đã lén quay phim tại thánh địa Mecca, nhưng bây giờ lại muốn học hỏi vấn đề đạo lý với những bậc danh sư thượng thặng; nhà thuật sĩ trứ danh Tahra Bey, không ngần ngại cắn một lưỡi dao găm vào cỗ họng mình hoặc vào ngực trên cổ quả tim mà không sao cả, thậm chí cũng không chảy máu. Những nhân vật khác nữa cũng làm cho tôi phải chú ý, nhưng tôi không thể diễn tả hết mọi người với đầy đủ chi tiết, mà chỉ kể đại khái những chuyện về một vài người đáng lưu ý nhất.Một khía cạnh khác đời sống ở Cairo cũng rất hấp dẫn đối với tôi, đó là khía cạnh tôn giáo, vì thành phố này đã từng là trung tâm truyền bá nền văn minh Hồi giáo trong khoảng trên một nghìn năm.Tôi tìm thấy ở chỗ của nhà phù thủy vào một buổi trưa hè nóng bức, sau khi đã đi tìm đường rất lâu và mất rất nhiều công phu dọ hỏi. Tôi đi theo một con đường lớn vẫn còn lót bằng những tảng đá rất cũ đến một khu xóm ồn ào, cũ kỹ, bình dân, mà những con đường hẹp quanh co chen chúc nhau giữa ngôi đền hồi giáo El Azhar và khu nghĩa địa âm U Bad el Wazir. Một đoàn lạc đà nối đuôi nhau đi vào thành phố, mỗi con lạc đà đều có đeo trên cổ một cái lục lạc đồng, khiến cho cuộc diễn hành của chúng phát ra những tiếng khua nghe rất vui tai. Để tìm địa chỉ của nhà phù thủy, tôi vạch một lối đi xuyên qua nhiều ngõ ngách tối tăm, quanh co lẩn khuất như chốn mê cung, nhiều lối đi chật hẹp đến nỗi nền trời chỉ xuất hiện qua những khe hở không đều giữa những nóc nhà hai bên đường. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời rọi xuống lối đi chật hẹp đó tạo nên một khung cảnh chỗ sáng chỗ tối trông rất ngoạn mục.Sau cùng tôi đi vào một con đường khúc khủyu đưa đến nhà một người mà tôi tìm kiếm, xuyên qua những lớp bụi trắng rất dầy và những ngọn gió đưa vào từ những ngọn đồi khô khan nhô lên ở vùng ngoại ô thành phố. Ngôi nhà rộng lớn và có vẻ cũ kỹ, mặt tiền xây bằng những tảng đá dài sơn màu mè sặc sỡ, và trên gác có nhiều cửa sổ, tôi đợi một lát thì một đứa trẻ độ mười bảy tuổi ra hỏi với một giọng do dự:- Thưa ông muốn hỏi ai? Khi tôi nói đích danh nhà phù thủy, thì người thiếu niên lùi bước với vẻ ngạc nhiên. Hẳn là trong số những thân chủ của nhà này, không có nhiều người Âu.Người thiếu niên nói:- Ông kiếm cha tôi! Về chuyện chi, xin ông cho biết? Tôi cho biết ý kiến của tôi và đưa ra một tờ giấy giới thiệu viết bằng viết chì. Khi y thấy chữ kí tên, đôi mắt y sáng lên, y mời tôi vào nhà, mời tôi vào phòng khách, chỉ một cái divan có lót vải trắng và mời tôi ngồi. Kế đó, y bước lên lầu và liền trở xuống. Tôi nghe tiếng chân người lê những bước đi chậm chạp, và những người thiếu niên bước vào phòng, theo sau có một người thân hình vạm vỡ, trạc độ sáu mươi tuổi, người này vừa bước vào vừa đưa tay lên trán để chào tôi theo lối bản xứ.Y choàng trên đầu một chiếc khăn trắng phủ xuống tận vai, để một mái tóc đen như huyền. Nét mặc y già dặn và biểu lộ một tính tình cỡi mở, tốt bụng, râu mép khá rậm những bộ râu dưới cằm thì thưa. Đôi mắt y lớn luôn luôn xuống đất và đôi mí nheo lại. Y mời tôi cứ an tọa và y ngồi trên một chiếc ghế lớn.Với vài lời vắn tắt, nhà phù thủy bài tỏ sự hân hạnh được tôi đến viếng, và mời tôi dùng giải lao trước khi vào đề câu chuyện. Tôi cám ơn, nhưng vì biết rõ tập quán bổn xứ, tôi yêu cầu y đừng cho tôi uống cà phê, vì tôi không dùng thứ ấy. Y mời tôi dùng trà của xứ Ba Tư, một thứ trà rất ngon, tôi bèn vui lòng nhận. Trong khi chờ đợi, tôi định phỏng vấn nhà phù thủy về đời tư của y, nhưng vô hiệu quả. Ngoài vài lời độc âm ngắn ngủi theo phép lịch sự bổn xứ, y không chịu nói gì về cuộc đời của mình. Trái lại, y xoay chiều câu chuyện và đưa ra nhiều câu hỏi về mục đích của tôi. Tôi trả lời thành thật và không do dự. Trong khi đó, người gia bộc đã dọn ra những thức ăn đặc biệt Ai Cập, gồm có những khoanh bánh ngọt làm bằng bột mì trộn với mật ong và chiên vàng, chuối và những chén trà Ba Tư thơm phức. Khi chủ nhà hiểu rằng việc sưu tầm của tôi không có mục đích chế nhạo hoặc ác ý gì khác, y trở nên rất cở mở. Nhưng, dướ`i cái lớp nhã nhặn lịch sự bên ngoài đó, tôi nhận thấy y luôn luôn giữ mình, dường như không muốn tiết lộ cuộc đời mình cho người khách lạ. Bỗng nhiên, y thay đổi thái độ, và đề nghị cho tôi xem một vài bí thuật phù thủy của y. Y nói:- Ông hãy đưa cho tôi cái khăn tay.Tôi đưa khăn cho y, y cầm lấy rồi trả lại tôi rồi nói:- Được rồi. Bây giờ ông hãy xé nó ra làm hai mảnh.Tôi làm y theo lời. Y cầm lấy mảnh khăn và viết trên đó một vài dấu hiệu nguyệch ngoạc bằng một cây viết mực. Xong rồi, y xếp mảnh khăn lại đưa cho tôi, và yêu cầu tôi để trong một cái dĩa nhỏ bằng đồng ở cạnh tôi trên divan. Tôi theo dõi với ít nhiều thích thú. Nhà phù thủy bèn cầm một mảnh giấy và vẽ trên đó một hình tam giác lớn, trong đó y vẽ vài dấu hiệu bí mật và vài chữ Ả Rập. Y đưa cho tôi mảnh giấy và bảo tôi để lên cái khăn đã xếp làm tư. Xong, y mới nói lầm thầm trong vài phút một thứ ngôn ngữ dị kỳ khó hiểu, hai mắt y nhắm nghiền. Rồi thình lình y mở mắt ra.Ngay khi đó, cái khăn bị xé hai bốc cháy trên cái dĩa đồng bên cạnh tôi. Ngọn lửa bốc lên cao làm tôi ngạc nhiên, và trở thành một luồng khói dày đặc bay khắp phòng. Khói làm tôi ngộp thở và cay mắt. Tôi bèn vội vã đứng dậy đi ra cửa, thì nhà phù thủy đã ra đến đó trước tôi, y gọi người gia bộc mở hết các cửa sổ cho bớt khói.Phải chăng đó là khoa phù thủy chánh hiệu, hay đó chỉ là một trò ảo thuật dùng những hóa chất bắt lửa? Tôi không băn khoăn cho lắm về việc ấy, vì tôi không thấy cần một sự chứng minh để làm gì. Nhưng ông lão tỏ vẽ rất hãnh diện về cái kì công của y. Tôi hỏi:- Ông đã đốt cái khăn bằng cách nào? - Bằng cái sai khiến âm binh.Đó là câu giải thích của y, nó chẳng giải thích gì cả, nhưng tôi không hỏi thêm gì nữa. Đó là vì Ai Cập người ta thường dùng cách đó để giải thích những điều mầu nhiệm ngoài lãnh vực thiên nhiên.Nhà phù thủy bảo tôi:- Ông hãy trở lại trong ba ngày nhưng ông đừng quên đem theo một con gà lông trắng. Tôi nhận thấy nơi ông có một cái gì tôi thích, bởi đó tôi vui lòng giúp ông một việc. Ông hãy nhớ đem một con gà tơ, đừng già quá, mà lông trắng mà thôi.Tôi nghĩ đến những tay phù thủy Phi Châu thường cắt cổ gà trống trắng rồi phóng tia huyết gà lên đầu những thân chủ của họ, nên tôi từ chối lời đề nghị của ông này. Y khẩn khoản mời mọc tôi nhiều lần, và nói thêm rằng nghi thức phù thủy này có bàn tay của một vị thần linh rất cao tay ấn sẵn sàng hành động để phò trợ cho tôi. Nhưng tôi vẫn một mực từ chối. Sau cùng tôi nói cho y biết rằng loại nghi thức này làm cho tôi ghê tởm, và tôi thà không có những sự lợi ích mà y đã gán cho việc hành lễ ấy. Nhà phù thủy bảo đảm rằng sẽ không có việc đổ máu trong nghi thức này. Nghe như thế tôi đồng ý.Một lần nữa, tôi lại đi qua con đường nhỏ hẹp dưa đến chỗ ở của nhà phù thủy. Lần này, tôi đi qua chợ bán gà vịt ở phía sau công trường Ataba el Khadra, và mua một con gà mái tơ lông trắng. Tôi ôm con gà trong tay và cảm thấy hơi thở ấm của nó dưới lòng bàn tay tôi. Tôi tự hỏi không biết lão phù thủy sẽ dành cho nó một số phận ra sao.Khi tôi đến nơi, lão phù thủy không còn dè dặt nghiêm nghị như mọi ngày, mà lại mỉm cười. Y yêu cầu tôi để con gà ở giữa tấm thảm trải trên nền gạch, rồi bước qua ba lần trên một bình lư hương đốt trầm nghi ngút ở một góc phòng. Khi tôi đã bước qua ba lần trên khói trầm thơm phức, tôi bèn ngồi trên divan và nhìn lão chủ nhà. Nhà phù thủy lấy ra một tờ giấy, vẽ trên đóù một hình vuông chia làm chín ô vuông nhỏ, trong mỗi ô vuông đó y vẽ một dấu hiệu thần bí hoặc một chữ Ả Rập. Kế đó, y niệm lầm thầm, một câu thần chú và đôi mắt y nhìn chăm chú vào con gà. Thỉnh thoảng, y dậm thêm vào những câu thần chú bằng một cử chỉ ngắn như ra lệnh bằng ngón tay trỏ. Con vật bắt đầu sợ hãy và chạy chốn vào một góc phòng, núp dưới một cái ghế. Khi đó, nhà phù thủy bảo tôi bắt con gà lại và để nó ở giữa tấm thảm như cũ. Tôi nói cho y biết tôi không muốn sờ vào con gà một lần nữa. Người con trai ông lão khi đó bước vào phòng ngồi với chúng tôi, y mới bắt con gà và để lại chỗ cũ.Con gà lại bắt đầu tỏ vẻ sợ sệt và lại muốn chạy vào góc phòng. Nhưng lão phù thủy, bằng một giọng mạnh mẽ, ra lịnh cho nó hãy nằm yên. Con gà bèn nằm yên lập tức. Lúc ấy, tôi nhận thấy toàn thân nó run lên. Nhà phù thủy lại mời tôi bước qua ba lần trên lò trầm. Khi tôi trở lại ngồi trên divan, con gà không nhìn vào lão phù thủy nữa, mà hai con mắt nó nhìn về phía tôi cho đến lúc cuối cùng.Khi đó tôi nhận thấy một sự lạ lùng. Hơi thở của con gà trở nên nặng nề và khó khăn, mỗi hơi thở chỉ còn là một hơi thở dài và hổn hển, mỏ nó há ra luôn dường như nó đang cố gắng để đem không khí vào phổi. Nhà phù thủy bèn đặt lá bùa dưới đất ở một bên nó. Y lui gót một cách nhẹ nhàng về phía cửa mở, y đứng nơi đó và lại vừa đọc thần chú vừa nhìn thẳng vào con gà. Những câu thần chú của y lên giọng ra lịnh, lần lần người ta thấy con gà đã uể oải và như sắp tắt thở. Nó cố gắng một lần chót để đứng dậy nhưng lại té ngã xuống vì kiệt sức. Vài phút trôi qua, nó giật mình vài cái, hai cánh vỗ một cách yếu ớt. Những cử động của nó càng bớt dần và dứt hẳn. Thân mình nó cứng đơ, rồi đến cái đầu, rồi tôi nhận thấy rằng con gà nóng hổi mà tôi vừa đem đến nửa giờ trước đây, không thốt ra được lời nào và có một cảm giác như buồn mửa. Lão già yêu cầu tôi để cái khăn tay trên xác con gà, và nói với một giọng lạ lùng:- Khoa pháp môn đã thành công hoàn toàn. Kể từ nay, vị thần linh đã giết con gà này sẽ phù trợ cho ông. Đôi khi, tôi cũng đã làm một nghi thức như thế mà con gà không chết, đó là bởi vì thần linh từ chối không chịu phò trợ cho thân chủ của tôi.Tôi quan sát nhà phù thủy này suốt buổi hành lễ và thấy y luôn luôn nhìn xuống đất. Y giải thích thái độ đó như sau:- Khi tôi niệm chú hô thần để kêu gọi một vị, và khi thần linh xuất hiện để chịu cho tôi sai khiến, thì không bao giờ tôi nhìn thẳng vào y. Đó là một trong những quy luật phải noi theo. Nhưng cuộc lễ hy sinh này chưa phải là đã xong. Ông còn bổn phận gói xác con gà lại và đem về nhà cho đến ngày mai, đợi đến lúc nữa đêm, ông sẽ đi đến cầu Kasr el Nil và liện xác nó xuống sông. Trong khi đó, ông hãy đưa ra một lời ước nguyện, và có ngày thần linh sẽ giúp được ý ông muốn.Cái khăn của tôi không đủ để gói xác con gà. Tôi thấy trong phòng có một tờ báo, tôi bèn dùng nó để gói lại. Về đến nhà, tôi đưa cái gói cho tên gia bộc Ả Rập còn trẻ tuổi của tôi, và đăn y nên mở ra và sờ mó gì đến nó cho đến đêm sau. Nhưng lời dặn này là thừa. Tôi chỉ nói thoáng qua là con gà đã bị hy sinh do bàn tay của một nhà phù thủy, và không phải dùng để ăn. Tên gia nô lùi lại trong sự sợ hãi, và kể từ lúc ấy, y tránh không đến gần con gà.Chiều đến, tôi ra tiệm dùng cơm với hai người bạn, một người Mỹ và một người Ai Cập. Tôi thuật lại cho họ nghe chuyện con gà bị giết bằng khoa phù thủy. Họ quả quyết rằng con gà bị giết bằng những phương pháp khác hơn là khoa pháp môn. Về phần tôi, tôi không bày tỏ ý kiến gì mà chỉ giữ kín quan niệm của tôi. Khi thuật lại tất cả các chi tiết, họ phá lên cười, và con gà là đầu đề chính của câu chuyện chúng tôi trong buổi tối hôm đó. Tôi cũng phải thú nhận rằng tôi cũng mỉm cười khi tôi nghe những câu nói đùa châm biếm của những ông bạn tôi về nhà phù thủy vắng mặt, họ dùng y làm cái bia cho sự những sự chỉ trích và bỡn cợt rất ngộ nghĩnh. Thình lình tất cả đều tắt phụt trong tiệm ăn, chúng tôi còn đang ăn dở bữa chưa xong. Tất cả những cố gắng của người chủ tiệm vẫn không thể nào làm cho đèn cháy lại được, và bữa tối hôm ấy kết thúc dưới ánh đèn nửa mờ nửa tỏ. Người bạn Ai Cập của tôi, cựu sinh viên trường đại học Sorbonne và có tiếng là một con người đa nghi, bèn mất đi trong một lúc sự hài hước đùa cợt của y.-Chính nhà phù thủy của anh đã làm chuyện ấy!Y nói với một giọng với vẻ giễu cợt bề ngoài, nhưng tôi thấy bên trong có ẩn một điểm lo ngại. Có thể rằng cái cầu chì tình cờ bị nổ làm tắt điện, điều ấy là hiển nhiên. Nhưng việc này xảy ra trong những hoàn cảnh nó làm tôi nhớ lại hai việckhác đã xảy ra mợt cách lạ lùng trong những trường hợp tương tự. Việc thứ nhất là trường hợp cá nhân của tôi, còn việc thứ hai được nhà văn hào trứ danh Robert Hichens thuật lại cho tôi, có quen thân với nhân vật chính câu chuyện.Câu chuyện thứ nhất xảy đến cho tôi từ nhiều năm qua khi tôi theo đuổi về cuộc sưu tầm về những giáo phái xuất hiện về những thời kỳ đó, ở khắp Châu Âu và Mỹ Châu. Một trong những chi phái đó là do sự điều khiển của một phần tử bất hảo, cụ linh mục bị trục xuất khỏi Giáo Đường, nhưng y là một nhân vật có quyền năngvà kiến thức rộng. Do sự điều tra, tôi được biết rằng y có một thuật thôi miên rất mạnh và y lợi dụng thuật ấy để đạt những mục d8ích tà vạy, để khai thác và làm tiền những kẻ nhẹ dạ mê tín. Thay vì cảnh cáo những người mà tôi quen biết trong số các nạn nhân của y, tôi giữ kín sự khám phá của tôi, vì tôi tin rằng những kẻ bất lương sớm muộn gì cũng phải đền tội.Yếu tố quyết định đã xảy đến dường như do sự tình cờ khi tôi gặp lúc mười giờ đêm, một thiếu phụ, vợ của một người mà tôi rất quen biết. Cách đi đứng của bà ta có vẻ lạ lùng làm cho tôi phải ngừng bước giữa đường để hỏi chuyện với bà ấy, và tôi vô cùng ngạc nhiên mà nghe nói rằng bà ta đang đi đến nhà của thầy dòngtu xuất để ngủ đêm tại đó. Tôi đưa bà ấy đến cột trụ đèn gần nhất và dưới ánh đèn đện, tôi quan sát cặp tròng trắng và con ngươi trong mắt bà ta, thì thấy rằng bà ta đã hoàn toàn bị thôi miên. Tôi thấy có bổn phận phải giải tỏa phép thôi miên cho bà ấy ngay lập tức và thuyết phục bà hãy trở về nhà.Qua ngày hôm sau, tôi đến viếng một người bạn Ấn Độ để hỏi thăm ý kiến của y về vấn đề này. Tôi thuật lại cho y nghe rõ tất cả những điều tôi khám phá về hành động bất lương của tên lưu manh nọ, và nói rằng theo ý tôi một ngưới như thế thật là quá nguy hiểm mà để cho họ tự do để làm hại kẻ khác. Người Ấn Độ đồng ý với tôi, y còn tỏ ra vô cùng phẫn nộ và đề nghị trừng phạt tên lưu manh bằng một sự trù ẻo nặng nề. Tôi biết rõ người bạn tôi đã được thụ huấn về môn Yoga của Ấn Độ và về những bí thuật khác của các nhà đạo sĩ Đông phương: Một sự trù ẻo xuất phát từ cửa miệng của y không phải là chuyện tầm thường. Xét thấy rằng sự trừng phạt đó hơi quá đáng đối với trường hợp này, tôi nói rằng y có thể hành động theo như ý muốn nhưng theo tôi nghĩ rằng nên dùng phương pháp nhẹ hơn, để làm cho tên nọ phải bỏ xứ ra đi mà không trở về. Người Ấn Độ bằng lòng, nhưng về phần y thì điều đó cũng không ngăn trở y thốt ra một sự trù ẻo, và y đã làm. Xong rồi, tôi mới đi tìm tay đạo đức giả nọ, và thấy y đang tụ hợp một số đệ tử đông đảo trong một gian phòng hẹp, nơi đó đang diễn ra một sự hỗn loạn ồn ào, vang rền tiếng kêu thất thanh của tên giáo chủ bịp bợm, biểu lộ một sự vô cùng sợ hãi và tuyệt vọng.- Ác quỷ có mặt ở đây! Đó là do bàn tay của ác quỷ!Tôi bật vài cái diêm quẹt, thì thấy y nằm dài trên cái bục gỗ, dường như đang bị chứng động kinh và mê man bất tĩnh. Người ta thấp đèn cầy lên. Những đệ tử của y chở y sang một khách sạn gần bên, và cố gắng làm cho y tỉnh dậy bằng thứ giải lao quen thuộc của y là rượu Whisky. Trong khi đó những người khác thuật lại cho tôi nghe những gì đã xảy ra. Tất cả môn đồ đang ngồi trên ghế, lẳng lặng nghe vị giáo chủ của họ thuyết pháp, thình lình tất cả những bóng đèn điện đều nổ tung một lượt với một sức mãnh liệt như bom nổ, những mãnh chai của các bóng đèn bị hất văng ra tứ phía. Gian phòng bị đắm chìm trong đêm tối, và giữa những cơn hỗn loạn kinh khiếp, họ nghe tiếng thầy họ té ngã một cách nặng nề trên bục gỗ và thốt ra những tiếng kêu thất thanh vì kinh hãi. Tôi bèn theo y qua bên khách sạn, tôi một bức thư ngắn rồi bỏ trong một bao thư có niêm phong cẩn thận. Tôi đưa bức thư đó cho viên trưởng tràng của nhóm đệ tử bị gạt, và yêu cầu y đưa cho thầy y khi nào anh ta tỉnh dậy và có thể đọc được.Đó là một bức tối hậu thư, bắt buộc y phải rời bỏ thành phố trong vòng hai mươi bốn giờ và không được trở lại nữa nếu không cảnh sát sẽ truy nã y. Y bèn ra đi, và độ một năm sau, tôi nghe tin y đã chết trong một làng hẻo lánh. Nhưng điều lạ lùng nhất trong câu chuyện này là gian phòng bị tắt điện tối om đúng vào lúc mà cuộc lễ trù ẻo của người Ấn Độ bạn tôi lên đến mức độ hữu hiệu tuyệt đối!Câu chuyện thứ hai liên hệ đến Huân tước Carnavon, nhà khảo cổ đã khai quậtlăng tẩm của vua Toutankhamon. Cả thế giới đều biết câu chuyện hy hữu về sự khám phá dị kỳ này, không một ai không biết rằng người cổ Ai Cập đã trù ếm những kẻ nào xâm phạm đến ngôi lăng tẩm này. Vì chứng bịnh bạo phát, người ta phải chở Huân tước Carnavon đến Cairo để được điều trị bằng những phương liệu y khoa tốt nhất mà thành phố ấy có thể cung cấp. Người ta đưa ông Carnavon vào khách sạn Continenal Savoy, một trong những khách sạn lớn nhất của Cairo. Một buổi tối, ít lâu sau khi ông được đưa vào đây, tất cả các ngọn đèn điện bị tắt. Đêm tối kéo dài gần một giờ. Khi đường dây điện được thiết lập lại, người nữ y tá săn sóc cho Huân tước Carnavon thấy ông ta đã chết trên giường bệnh.Bây giờ, tôi hãy trở lại chuyện con gà.Hôm sau vào lúc nửa đêm, người ta thấy một người tay ôm một cái gói nhỏ lững thững đi qua cầu Kasrel Nil, đến giữa cầu y có vẻ ngập ngừng chờ đợi lúc thuận tiện để thi hành một công tác gì bí mật. Việc ấy không thể dễ làm như người ta có thể tưởng, vì chiếc cầu này ở ngay trung tâm khu vực người Âu. Một trại lýnh Anh nằm ở một phía bên cầu, ở phía bên kia, là tổng hành dinh của viên Cao Ủy Anh, có cảnh sát canh gát nghiêm nhặt. Vào giờ này mà ném từ trên cầu một vật khả nghi bọc bằng giấy xuống dòng sông đen ngòm, lỡ có ai nhìn thấy, phải chăng người ta kết luận rằng mình là một kẻ sát nhân, toan vất bỏ một mảnh thi hài của người chết để phi tan? Tuy nhiên, tôi cũng có dịp quăng cái gói xuống sông từ lan can cầu. Khi nó rơi xuống nước với một tiếng chõm, người dạ hành thở phào một cái nhẹ nhõm và rảo bước đi ngay một cách an toàn. Tên gia bộc Ả Rập của tôi cám ơn Allah khi tôi trở về nhà bình yên. Y có vẻ sung sướng như một con mèo bắt được con chuột đầu tiên.Trong những thăm viếng kế tiếp, tôi cố gắng yêu cầu nhà phù thủy giải thích những phương pháp của y với những chi tiết hơn, để có thể biết xem đó có phải là những trò ảo thuật không? Nhưng ông lão không muốn đề cập tới vấn đề ấy, và đắm chìm trong những cơn im lặng kéo dài dường như đã lọt vào một thế giới khác, có lẽ là thế giới của quỷthần. Tôi hiểu rằng thật rất khó mà muốn cho một người kín đáo trầm lặng mở miệng để nói chuyện tâm tình cởi mở với mình. Người con trai của ông lão trả lời những câu hỏi của tôi biết rằng cha y không hề nói cho bất cứ một người nào biết những bí mật của ông ta. Chính người con trai đã từng hỏi cha y về những điều bí mật đó từ lâu để cho y có thể nối nghiệp chamình, nhưng y liền bị từ chối và ông lão cho y biết rằng nghề phù thủy vừa khó thực hành lại vừa nguy hiểm. Ông lão đã thuật cho y nghe câu chuyện của một nhà phù nọ, sau khi đã kêu gọi một vị thần để sai khiến, chừng xong việc rồi thì không thể nào làm cho vị thần kia biến mất! Kết quả thì vị thần kia phản ngược lại y và gây cho y những sự đau khổ gớm giếc kinh khủng! Đó là một ví dụ của những sự khó khăn trong nghề vẫ thường xảy ra. Hiện nay những ngưới con trai theo học luật khoa, một nghành hoạt động ít nguy hiểm hơn, so với khoa phù thủy.Thế là tôi không thể hy cọng nhà phù thủy già tiết lộ những bí mật của y, dù là thật hay giả. Vì chính cái màn bí mật này nó bảo đảm cho cái quyền năng và tiếng tăm của y. Tôi đành thôi không hỏi thêm gì nữa. Đó cũng là một sự tự nhiên nếu nhà phù thủy không thấy cao hứng để tiết lộ những điều có ảnh hưởng đến tiếng tăm và sự nghiệp của mình.Nhưng nếu tôi không thể làm cho y cởi mở tấm lòng, thì tôi tưởng tôi có thể thuyết phục y nói cho tôi nghe những lý thuyết đại cương, và do đó tôi có thể học hỏi được những gì bí ẩn đằng sau những câu chuyện mà người Ai Cập thuật lại về các loại thần linh. Trong khi tôi nói chuyện với y, thì tôi nghe xuyên qua cửa sổ, tiếng trống nhịp nhàng đều đặn vọng lại từ một nhà gần bên. Bên nhà láng giềng, một tay phù thủy Ả Rập hạng trung cấp đang cố gắng, bằng những câu thần chú và tiếng trống, đuổi tà ra khỏi xác thân một người bệnh mà người ta cho là quỷphá. Nhà phù thủy thấy tôi đang ngẫm nghĩ, bèn nói:- Những dân tộc các ông bên Tây phương không tin khoa pháp môn cổ truyền của chúng tôi, bởi vì khoa này sử dụng những sức mạnh của thần linh.Tôi im lặng. Tôi hiểu thái độ tư tưởng của một người phương Đông một cách dễ dàng, nếu không, tôi đã khônhg bao giờ chú ý đến những xứ này. Ở đay, người ta cho rằng thần linh ở khắp mọi nơi. Nếu một người bị đau ốm, hay bị một điều tai họa, đau khổ, đó là họ bị hung thần nhập xác hay ám ảnh cuộc đời họ. Nếu họ được giàu sang hay quyền thế, đó là vì họ được sự phò trợ, giúp đỡ của một thần phò mạng tốt lành. Sau cùng tôi hỏi nhà phù thủy:- Những vị thần đó như thế nào? Tôi đã hỏi đúng lúc, vì y đang vui vẻ. Y đáp:- Ông nên biết rằng những vị thần linh đó có thật, tuy rằng người thời nay đã mất cái nhãn quan để nhìn thấy họ. Cũng như trong cõi vật chất có loài động vật, thì trong cõi vô hình cũng có những cõi tâm linh, không phải người chết, mà họ xuất xứ trong cõi giới tâm linh. Đó là những thần linh. Tuy thế, ta đừng lầm họ với những linh hồn thú vật, vì họ có một tính chất khác hẳn. Vài vị thần có trí khôn như người, có những vị tốt lành như những bậc thánh, cũng có những hạn khác là hung thần, ác quỷ. Nói chung những nhân vật trong cõi tâm linh có thể chia làm ba hạng chính: Thần linh, nhân loại và Thiên Thần. Các hàng Thiên Thần, thuộc về hạng tốt lành, không hề sống trên mặt đất. Những hạn thần linh gồm cả thiện lẫn ác, cũng không hề sống trên thế gian. Còn hạng nhân loại thì đó là những người, nam hay nữ, đã từng sống ở thế gian và rời bỏ sau khi chết. Cũng như loài vật có bổn phận phụng sự loài người ở cõi thế gian, như loài chó, ngựa, lạc đà được tập luyện để biết vâng lời sai khiến của con người, thì một vài thần linh có thển để con người sử dụng và sai khiến trong cõi giới vô hình hoặc hữu hình. Khoa pháp môn thời cổ, cũng như khoa pháp môn của vài nhà phù thủy chân chính còn sống vào thời đại này, phần chính yếu là biết làm thế nào để kêu gọi sự trợi giúp của những hạng thần linh ấy. Nói tóm lại, đó cũng là một loại thần linh học.- Người ta dùng phương pháp nào để có được sự trợ giúp đó? - Trước hết, cần phải biết tên mỗi vị thần linh để có thể ra lệnh cho họ. Kế đó, phải viết trên một tờ giấy một lá bùa gồm có tên của vị thần, một đoạn kinh Coran, một số hệ lồng trong khung của một sơ đồ, thường là một hình vuông hay hình tam giác. Điều thứ ba là phải đốt các loại hương trầm, mà thành phần các chất hương liệu sẽ thay đổi tùy theo tính chất vị thần mà mình muốn kêu gọi. Điều thứ tư là phải đọc những câu thần chú. Sau cùng, phải có quyền năng mà nhà phù thủy tiếp nhận được trong khi làm lễ thụ huấn do thầy y ban cho.Nhà phù thủy ngưng một chút rồi nói tiếp:- Nhưng muốn có được cái bản lĩnh đó, người học trò khoa pháp môn phải trải qua một thời kỳ tập sự lâu dài và nguy hiểm. Bởi đó khoa pháp môn bao giờ cũng vẫn là cái sở đắc của một thiểu số người. Tôi có thể trình bày cho ông biết những sự tin tưởng của chúng tôi, như tôi đang nói trong lúc này, nhưng còn tiết lộ những bí thuật có một giá trị thật sự, thì tôi đã có lời thệ nguyện với thầy tôi là không bao giờ làm điều đó, trừ khi nào tôi được truyền pháp cho một đệ tử được thâu nhận sau nhiều năm học hỏi. Thật là một điều nguy hại cho nhân loại nếu những bí mật của chúng tôi bị tiết lộ cho mọi người bởi vì chừng đó những kẻ hung dữ có thể lợi dụng khoa này để làm hại kẻ khác vì mục đích ích kỷ, còn về phần chúng tôi thì sẽ mất hết quyền năng, không còn hiệu lực gì nữa. Từ trước đến nay tôi vẫn luôn luôn từ chối việc thâu nhận học trò. Thật ra, theo những luật lệ của môn phái chúng tôi, thì tôi có bổn phận truyền pháp cho một đệ tử trước khi tôi qua đời, để cho khoa pháp môn được tồn tại mãi mãi trong nhân loại. Nhưng vì tôi đã biết trước được ngày giờ tôi chết, nên tôi sẽ thi hành bổn phận đó vào đúng lúc.Nhà phù thủy lại ngừng một lúc. Tôi lấy làm hài lòng mà được y từ bỏ sự dè dặt để nói chuyện cởi mở với tôi. Tôi bèn hỏi thăm về sự nhập môn của y. Y đáp:- Tôi xin kể một phần tiểu sử của tôi.Tôi sinh ra đã sáu mươi năm nay tại thành Suag, thuộc tỉnh Girga. Cha tôi cũng là một nhà phù thủy và chiêm tinh gia chuyên nghiệp nổi tiếng. Tôi còn nhớ rõ, khoa pháp môn của cha tôi hấp dẫn tôi một cách mãnh liệt và làm cho tôi rất say mê. Cha tôi nhận thấy tôi có khuyng hướng đó, người mới tuyên bố là truyền pháp cho tôi, và huấn luyện để chuẩn bị cho tôi nối nghiệp người. Cha tôi có rất nhiều sách cổ viết bằng bút tự Ả Rập và những loại sách quý rất hiếm có về khoa pháp môn, người mới đưa cho tôi học. Sau khi người đã truyền pháp cho rồi, tôi bèn rời khỏi nhà rồi đến Cairo để vào trường Đại Học El Azhar. Hồi đó tôi mới có 18 tuổi. Tôi học về các khoa văn chương và tôn giáo nhưn gtôi vẫn hoàn toàn giữ kín bí mật của tôi. Tôi có đem theo vài quyển bút tự của cha tôi, và tiếp tục học sách ấy ở nhà. Tôi học được một điều, là phân biệt được những tính chất khác nhau của con người, cho đến khi tôi trở nên thuần thục để có thể biết được với cái nhìn thoáng qua, tánh tình và ý muốn của một người.Tôi rời khỏi trường Đại Học lúc tôi 28 tuổi. Sau đó tôi sống biệt lập ở một nơi hẻo lánh, và tiếp tục thực hành khoa pháp môn cho đến khi tôi cảm thấy có đủ bản lãnh để có thể hoàn toàn kiểm chếvà làm chủ được nhữngThần linh. Khi đó tôi mới thực sự bước vào nghề và bắt đầu nhập thế. Trừ phi người ta có thể đạt được tới bản lãnh đó, thì tốt hơn đừng nên theo đuổi khoa pháp môn. Mấy đứa con tôi đã van xin tôi truyền pháp cho chúng, nhưng tôi đã hướng chúng đi theo con đường khác, vì tôi thấy chúng nó thiếu sự can đảm cần thiết để trở nên một nhà phù thủylành nghề và có thể thành công.Tôi cũng đã thực hành khoa chiêm tinh. Nhiều người Ai Cập có địa vị cao đã đến viếng tôi, và tôi thường tiên đoán vận mạng của họ. Những vị hoàng thân, bộ trưởng, quan chức, phú thương điều có đến hỏi ý kiến tôi. Một vị quan to của triều đình Abyssinie đã nhờ tôi đoán số; năm ngoái, tôi tiếp đoán vị công chúa của hoàng triều Abyssinie. Quốc Vương xứ Maroc đã gởi đến tôi một vị đặc sứ mang theo quốc thư để hỏi về vận mạng tương lai.một năm nọ bốn tên ăn trộm lẻn vào nhà tôi lúc ban đêm định giết tôi để cướp của, tôi đuổi chúng đi với chỉ có một cây gậy. Qua ngày hôm sau, tôi dùng bí thuật để biết tên của chúng. Sau đó tôi có đủ bằng chứng để đưa chúng ra trước pháp luật và cho chúng lãnh án năm năm tù. Cách đây không lâu, tôi được gọi đến một nhà bị ma khuấy phá, làm lật đổ bàn ghế và vật dụng trong nhà lúc ban đêm. Tôi đốt một lò hương trầm và niệm chú; trong mười lăm phút, vài âm binh đã xuất ghiện. Đó là những âm binh đã khuấy phá trong nhà nọ. Tôi ra lệnh cho chúng phải đi ngay và để cho nhà kia được bình yên. Chúng bèn đi mất và mọi sự đều trở lại bình thường.Nhà phù thủy vỗ hai tay làm hiệu, tên gia bộc bèn bưng ra một mâm đựng mứt, bánh ngọt và trà thơm Ba Tư. Nhân lúc dùng trà bánh, tôi hỏi:- Có thể nào làm cho một người khác thấy được những vị thần linh đó không? - Được chứ, sau những cuộc chuẩn bị lâu dài và nhiều cố gắng, điều đó có thể thực hiện được. Cuộc chuẩn bị gồm có việc đốt trầm hương và niệm thần chú. Khi đó một vị thần xuất hiện từ luồng khói trong gian phòng tối tăm và nói lớn tiếng. Tôi không thực hành khía cạnh đó của khoa pháp môn vì tôi đã già để làm những cố gắng dày công như thế.Tôi lấy làm ngạc nhiên trước nhân vật lạ lùng này, nếu y có thể tiếp xúc với quỷ thần một cách dễ dàng như thế thì đó thật là một người nguy hiểm. Tuy nhiên, y cũng tỏ ra có những tình cảm như mọi người, vì khi ấy đứa cháu gái y mới lên sáu tuổi và mặc quần áo ngộ nghĩnh bất chợt chạy tung tăng vào phòng, y cuối xuống hôn nó một cách rất trìu mến và chơi với nó rất lâu.Tôi lại hỏi:- Những điều ngu hiểm của khoa pháp môn này như thế nào? - Người nào kiểm soát và sai khiến được thần linhphải chịu nhiều điều nguy hiểm. Thần linh không phải chỉ là những vật vô tri trong bàn tay của y. Đó là những nhân vật có trí khôn va ý chí riêng biệt. Họ luôn luôn có thể nỗi loạn chống lại người đã khuất phục được họ. Tuy họ tuân lệnh nhà phù thủy đã làm chủ được họ và phụng sự người ấy hết lòng, nhưng nếu nhà phù thủy mất sự tự chủ và ý trí của y bị sút kém, hoặc y lạm dụng quyền năng vì mục đích tà bậy, thì khi đó vài loại thần linh có thể phản công trở lại và tác hại, gây cho y những khó khăn bất ngờ, như tai nạn hoặc chết bất đắc kỳ tử. Với sự trợ giúp của những thần linh đó, người ta có thể làm được những việc phi thường, nhưng khi nhà phù thủy không đủ sức kềm chế thần linh, họ có thể phản động lại một cách trắng trợn và hại người đã khuất phục được họ.- Phải chăng người cổ Ai Cập cũng đã từng biết rõ những hạng thần linh đó? - Lẽ tất nhiên, sự hiểu biết đó là yếu tố căn bản về quyền năng của các vị tăng lữ trong các đền cổ Ai Cập. Họ sử dụng thần linh như những vị thần canh gác mồ mả hoặc giữ kho tàng của cải rất vĩ đại. Người ta kêu gọi đến thần linh trong những cuộc hành lễ ở các đền thờ. Tôi cần nói thêm rằng có khi người ta cũng dùng các thần linh để thực hiện những mục đích tà bậy, bất chánh.Tôi thuật lại cho ông lão nghe kinh nghiệm của tôi trong Kim Tự Tháp lớn, khi tôi thức suốt một đêm trong Vương Cung, và cái kinh ảnh khi tôi nhìn thấy cái vong hồn của hai vị đạo trưởng già và con đường hầm bí mật.Nhà phù thủy cho biết:- Bên trong Kim Tự Tháp và ở vùng chung quanh thần tượng Sphinx có một hạng thần linh đặc biệt. Những thần linh này đã bị các vị pháp sư lão thành của thời cổ Ai Cập bắt nhốt tại đó để gìn giữ nhưng nơi bí mật ... Những vị thần linh ấy phóng ra những ảo ảnh để đánh lạc hướng những người nào muốn đột nhập vào những chốn thâm nghiêm bí ẩn trong các đền thờ, và nhờ đó họ giữ gìn cho những nơi ấy trở nên bất khả xâm phạm. Tôi cũng tin rằng Kim Tự Tháp lớn có những đường hầm bí mật, những gian phòng kín và những tài liệu ẩn dấu. Tôi cũng đã đến đó một lần với ý định tìm kiếm những thứ ấy, nhưng vì những người canh gác không cho bất cứ một ai đi xuống con đường hầm, nên tôi đành thất vọng trở về. Lẽ dĩ nhiên, những vị thần gìn giữ những nơi bí mật của Kim Tự Tháp và thần tượng Sphinx có thể bị lôi cuốn và mua chuộc, nhưng muốn như vậy, người ta phải biết rõ hìng dáng và tên của họ cùng những câu thần chú đặc biệt để kêu gọi các vị thần. Nhưng tiếc thay, những điều đó nay đã mất không còn nữa, và đã bị chôn vùi theo các nhà đạo sĩ cổ Ai Cập.Tôi bèn hỏi những quyền năng mà y đã đề cập đến, vì tôi được bí nhưng quyền năng đó không phải là vô giới hạn. Y đáp:- Lẽ tất nhiên chúng tôi không dám tự hào làm được bất cứ việc gì. Chúng tôi có thể làm một vài việc, chỉ có thể làm được một vài việc, thế thôi. Chỉ có đấng Allah mới biết hết tất cả và quyết định mọi sự. Chúng tôi chỉ có thể cố gắng thi thố tài nghệ của mình mà thôi, còn thành hay bại là tùy nơi đấng Allah.Tôi xin kiếu từ và lại trở ra con đường hẹp và đầy các bụi, dưới ánh nắng trong sáng của mặt trời thành Cairo. Tôi còn cất trong túi áo một viên ngọc lớn, chùi láng bóng, màu nâu đỏ, hình bầu dục mà nhà phù thủy đã tặng cho tôi để làm vật kỷ niệm, và theo như lời y cho biết thì viên ngọc này ngày xưa là vật sở hữu của một vị vua Pharaon. Tôi ngắm viên ngọc và nghĩ đến nhà phù thủy mà tôi vừa tiếp xúc, cùng những thần linh bí mật vô hình mà y nói là lúc nào cũng sẵn sàng vâng lời sai khiến của y. Tôi thấy rằng, khi đạt đến đó, người ta đã bước vào một lãnh vực nguy hiểm, gần kề với khoa pháp môn huyền bí và tà môn tả đạo.Những thần linh ấy phải chăng là những sự bịa đặt cổ truyền và vô căn cứ? Không, tôi phải nhìn nhận rằng trong những cõi giới bí ẩn của thiên nhiên, có những sinh vật không phải là loài người. Một lý luận giản dị bằng cách so sánh có thể đưa đến kết luận đó. Cũng có thể là trong hàng ngũ những sinh vật vô hình đó, có những loại hung ác, tà bậy, cũng như có những loại hiền hòa và tốt lành. Một vấn đề nữa là xác định xem những thần linh đó có thể làm những việc phi thường chăng như là phù thủy đã tuyên bố. Tôi không thể giải đáp vấn đề đó ngay tại chỗ.Tôi có ý định nghiên cứu những khía cạnh của khoa pháp môn chính hiệu. Đó là kết quả đầu tiên và lạ lùng mà tôi đã gặt hái trong chuyến du hành sang Ai Cập. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 6 Niềm An Tĩnh Của Thánh Địa Abydos Trên bảy ngàn năm trước khi đức giáo chủ Mahomet đem cho những bộ lạc du mụch xứ Ả Rập cái đức tin nơi một đấng thượng đế hoàn toàn siêu linh, thì xứ ấy đã từng có một nền tôn giáo cổ thờ những thần tượng không lồ bằng đá mà về sau đức Mahomet chủ trương phải dẹp bỏ. Tuy vậy những tín đồ ưu tú nhất của nền tôn giáo cổ xưa đó thật ra cũng chỉ tôn sùng một vị thượng đế như đức Mahomet đã khởi xướng. Sự tín ngưỡng của họ không phải chỉ là tôn thờ thần tượng mà thôi. Những nhà Ai Cập học uyên bác ngày nay không thể biết nhiều hơn về một tôn giáo thuộc về tiền sử có rất ít tài liệu đến nỗi không ai có thể vén tấm màn bí mật của nó, và người ta chỉ còn đưa ra những giả thuyết về những nhân vật và những sự việc xảy ra vào một thời kỳ quá khứ xa xăm như thế.Tại một vài nơi ở Ai Cập, những đến thờ cổ xưa và những ngôi đền Hồi Giáo ở gần sát bên nhau, chẳng hạn như tại Louqsor. Về điểm này, xứ Ai Cập cho ta thấy một sự tương phản lạ lùng. Đã bao lần những đoàn kỵ binh hùng dũng của đạo binh xâm lăng Ả Rập đã từng cắm ngọn cờ xanh màu lục của đấng tiên tri khắp xứ Ai Cập. Thời gian trôi qua, ngọn cờ màu lục đã có lúc chuyển qua các ngọn cờ màu hồng, màu trắng, màu xanh dương, rồi lại tái xuất hiện. Nhưng trong cái bối cảnh ở tận đằng sau, vẫn còn rên rỉ tiếng còi yếu ớt trong những ngôi đền cổ.Xứ Ai Cập không thể làm mất đi những dấu vết của nền tôn giáo cổ của họ. Dĩ vãng, giống như con chim phụng hoàng, luôn luôn xuất hiện thình lình trước mắt ta do công trình đào xới của các nhà khảo cổ. Những di tích thần tượng bằng đá nhắc lại những thời đại cổ xưa, mà người đời không còn biết đến nữa.Tuy nhiên, cái ranh giới giữa dĩ vãng và hiện tại vẫn còn mơ hồ. Những người nhạy cảm đều đồng nhận thấy rằng cái bầu không khí cổ thâm nghiêm cùng sự tín ngưỡng đáng quý của những dân tộc biệt tích đó vẫn còn phản phất một cách sự thật và đè nặng lên xứ này. Nếu những ngôi đền cổ của họ ngày nay chỉ còn là những di tích hoang tàn, sụp đỗ, làm nơi trú ngụ của những loài dơi vỗ cánh bay lượn trong đêm tối, nếu ở đó nay chỉ còn một vài xác chết đã bị moi ruột, được những nhà chuyên môn thời cổ dùng chất hương liệu ướp xác và tẩm liệm để giữ gìn nguyên vẹn cho đến bây giờ, thì dù sao vong hồn của họ cũng còn phản phất không xa những chốn đền đài cổ kín mà xưa kia họ đã từng quen thuộc. Cái mãnh lực, quyền uy của người chết vẫn còn tồn tại ở Ai Cập một cách bền bỉ hơn bất cứ ở xứ nào mà tôi được biết.Cái dấu vết tinh anh tế nhị đó, tôi lại có dịp nhận thấy khi tôi ngồi xếp bằng ở một chỗ kín đáo bên trong một dãy hành lang nhiều cột trong ngôi đền Seti ở Abydos. Những hình tượng lạ lùng nhìn tôi hoặc biểu dương các tư thế trên vách tường chung quanh. Cái ấn tượng mạnh mẽ của quá khứ xâm chiếm lấy tâm hồn tôi và đưa đến trước mắt tôi những linh ảnh của một thời đại đã bị xóa mờ trong dĩ vãng.Tôi nhìn thấy một cách vô ý thức những đám rước cổ xưa đi vào đền và tiến bước một cách nhịp nhàng vào những nơi thánh điện. Tôi cản thấy cái quyền uy của những vị tăng lữ kiêm pháp sư thời cổ đã từng làm cho Abydos trở thành một trung tâm tôn thờ thần Osiris, vị thần mà họ hình dung là đội một cái mão có ba ngấn. Những lời cầu nguyện của họ đã phóng ra những tiếng vang dội đến tận trời xanh và từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Sự hiển diện im lăng và huy hoàng của một đấng thần linh cao cả bắt đầu bao trùm lấy tôi và làm cho tôi ngây ngất. Dưới đôi cánh che trở của người, tôi thấy rằng cuộc đời thế tục của tôi với những dục vong lăng xăng của nó, bắt đầu mở dần và biến mất như cát trôi qua kẽ ngón tay. Vào thời trước, Strabon đã viết:- Tại Abydos, người ta thờ thần Osiris, nhưng trong ngôi đền này thì không một nhạc công nào được phép dùng nhạc khí như ống sáo hay đàn dây để mở đầu những nghi lễ cúng tế thần theo nghi thức thông thường trong những cuộc hành lễ tôn giáo.Sự an tĩnh toát ra từ những vách tường trắng của gian phòng này, một niềm an tĩnh thần tiên mà thế giới bên ngoài không biết được và không thể hiểu. Không phải trong sự náo động ồn ào mà người ta tìm thấy trong những giờ phút tốt đẹp của đời mình, chỉ khi nào sự an tĩnh từ từ lướt nhẹ vào tâm hồn ta, ta mới có được sự hợp nhất thâm thúy với hạnh phúc, minh triết và quyền lực thiêng liêng.Tôi ngồi một cách thoải mái trong một góc tường, có lẽ giống như một vị tăng lữ thời xưa, một trăm thế hệ trở về trước, và để cho cái ảnh hưởng êm đềm của bầu không khí chung quanh thấm nhuần vào người tôi như một giấc mơ. Thật là một điều kỳ diệu mà cảm thấy mìng cô lập trong giây lát, quên đi tất những kết quả mà sự văn minh tiến bộ đem đến cho ta. Quên đi sự ích kỷ cố hữu của thế nhân, những sự hiểu lầm không tránh khỏi, những thù ghét vô lý, những sự ganh tỵ đắng cay nó sẽ ngẩn đầu lên như con rắn để phun nọc và mổ vào mình ta, khi ta trở về với cõi thế tục vô minh hắc ám! Tôi tự hỏi: &quot;tại sao người ta phải trở về đấy nhỉ?&quot;Sự cô đơn dường như là một điều bất hạnh đối với chúng ta, nhưng một sự minh triết thâm sâu dạy cho ta biết nhìn nó như một ân huệ. Chúng ta phải vượt lên đỉnh núi cao tột của những điều mơ ước và hãy tập quen sống trong sự cô đơn. Bởi vì chúng ta muốn tìm thấy sự sống tâm linh giữa đám đông người, ta sẽ thấy gì? Linh hồn không có ở đó. Nếu ta muốn tìm chân lý hay sự thật, ta chỉ thấy có sự hư giả, dối trá.Sự ấm áp vốn ngự trong tâm hồn. Người ta có thể trãi qua một buổi dạ hội trong một phòng khách lớn, giữa một nhóm độ ba bốn người, và vẫn thấy mình cô độc như ở trên bãi sa mạc Sahara. Những thân hình có thể ngồi lại gần nhau, những tâm trí họ vẫn cách biệt muôn trùng, và mỗi người vẫn thấy mình cô độc. Có người mời ta đến nhà vì phép xã giao bắt buộc, theo những lề lối thông thường, chúng ta đến nơi nhưng chủ nhà không có ở đó để tiếp ta. Y chỉ để lại đó có cái xác không hồn, vì biết rằng giữa tâm hồn ta với y có một vực quá sâu thẳm để có thể lấp bằng. Làm quen với một người như thế, thà rằng đừng làm quen nữa còn hơn! Những gì thượng đế đã phân ly, ngăn cách, thì con người chớ khá kết hợp lại!Tôi đã lên dường để tìm sự bằng an của cõi trời, một cõi giới bao la mà những tin tức thời sự của trần gian không hề lọt vào. Tại sao ta không chịu sống cô đơn và nhận lấy những ân huệ tốt lành của một cuộc đời ẩn dật, thoát ly khỏi những điều phiền não vô ích, ở những nơi vắng vẻ tĩnh mịch như tại ngôi đền Abydos này? Chúng ta thường khinh rẻ những người bỏ cuộc đời thế tục để đi tìm một đời sống cao thượng hơn, trong khi mà sự ẩn dật của họ chỉ có mụch đích là sẽ trở lại để truyền cho người thế gian một vài điều tốt lành. Tôi nhớ lại lời cam kết long trọng của tôi với những bậc mà tôi kính trọng, tôi biết rằng sự trở về của tôi là không thể trq1nh khỏi. Tuy nhiên điều này không làm cho tôi lo buồn, vì tôi cũng hiểu rằng bao giờ tôi chán nản cuộc đời trần gian, tôi lại có thể trở về với cái nguồn gốc thâm trầm của bản chất tâm linh tôi và lại tìm thấy sự mát mẻ của tâm hồn, ung dung tự tại, bằng an và hạnh phúc.Thật vậy, trong sự im lặng thiên liêng đó từ trong nội tâm của tôi, tôi có thể rõ ràng nghe tiếng nói của Thượng Đế, cũng như trong cái im lặng thâm trầm của ngôi đền Abydos tôi có thể nghe những tiếng yếu ớt hơn của những đấng thần minh. Khi ta sống với ngoại cảnh, ta sống giữa những hình bóng hư ảo và những sự băn khoăn, ưu phiền, nhưng khi ta hướng vào bên trong, ta sẽ thấy những chân lý siêu việt và những niềm phúc lạc trường cửu.Chúng ta đã mất cái nghệ thuật ngồi một mình, chúng ta không còn biết phải làm gì trong những giờ phút cô đơn. Chúng ta không biết tìm hạnh phúc trong cái kho tàng thầm kín của lòng ta, chúng ta phải bỏ tiền ra để mua lấy sự tiêu khiển từ bên ngoài, hoặc trả tiền thù lao cho những kẻ đem cho ta một thú vui giả tạm trong chốc lát. Không những chúng ta không biết ngồi một mình, mà chúng ta còn không biết giữ im lặng. Nhưng nếu chúng ta biết ngồi im một chỗ trong một thời gian ngắn và sử dụng tâm trí theo một phương pháp nhất định, chúng ta sẽ thu hoạch được một sự minh triết thâm sâu đáng kể, và đem cho tâm hồn ta một sự bằng an tuyệt vời.Tôi ngồi suốt như thế trong suốt hai tiếng đồng hồ, thời gian trôi qua, tiếng kim đồng tay vẫn chạy đều vọng vào tay tôi, tôi lại mở mắt một lần nữa. Tôi nhìn quanh, những cột trụ lớn và chắc của gian phòng đỡ lấy cái trần nhà dầy đặc. Những tia nắng xuyên qua những lỗ hở trên nóc chiếu vào phòng làm nổi bậc lên những hình tượng các vị thần chạm trổ trên vách. Người ta thấy một vị vua Pharaon đứng chiêm ngưỡng một vị thần được tôn sùng vào thời đó hoặc được dắt trước tượng thần Osiris. Ngoài ra, còn có những loạt hàng chữ ám tự khắc trên vách, ý nghĩa rất bí hiểm và khó đối với người thường.Người ta thấy ở khắp nơi hình ảnh của vua Pharaon đang chiêm bái, dâng hương và nhận lãnh ân huệ của các đấng thần minh. Trong một thánh điện đặc biệt, không dành riêng cho sự thời phượng một đấng thần linh nào nhất định, có nhiều vị thần của Ai Cập được tôn sùng. Mỗi vị có một bàn thời riêng, thời hình tượng hoặc vẽ hoặc tạc trên đá, nhưng tựu trung thì thần Osiris giữ một ưu thế tuyệt đối và một cấp bậc cao hơn tất cả. Bảy nơi thánh điện xây bằng những tản đá lớn được dành cho các vị thần Horus và Isis, Ptah và Harakht cùng những đấng thần minh khác.Nữ thần Isis mang tấm màn thưa che mặt, tức nữ thần Minh Triết, được hình dung tại đây với vẻ hiền từ của một đức hiền mẫu, đưa cánh tay mặt ra đặt trên vai của vua Pharaon sùng tín. Một bên ngài là chiếc thuyền bát nhã, giữa thuyền có đặt một bàn thờ chạm hình hoa sen, giòng nước dợn sóng sẵn sàng đưa nữ thần lên tận cảnh giới Thiên Đường cực lạc là nơi cư ngụ của các đấùng thần minh, các vị nữ thần và những người trần gian được các ngài ban ân huệ. Trước cảnh tượng này, người du khách sẽ ngạc nhiên tự hỏi sao người cổ Ai Cập lại có thể quá ngây ngô để chấp nhận những sự tin tưởng đó, những vị thần nay đã hoàn toàn biệt tích và những con thuyền bát nhã linh thiêng chở các đấng ấy lên Trời. Thật ra những chiếc thuyền ấy chỉ là những biểu tượng, yếu tố của một thứ ngôn ngữ huyền bí mà các đạo gia ưu của thời xưa hiểu được dễ dàng nhưng thế giới hiện đại không thể nào hiểu nổi. Còn những đấng thần minh, đó không phải chỉ là những điều hư giả. Trong cái vũ trụ vô biên vô tận của Thượng Đế, có những cảnh giới dành cho những nhân vật khác hẳn và tiến hóa cao hơn loài người. Nếu trải qua thời gian tên họ và hình dáng của những vị ấy tiến hóa và thay đổi, thì tính chất căn bản của họ vẫn giữ nguyên vẹn, bất biến.Tôi đồng ý với Plutarque khi ông ta nói rằng: &quot;Chỉ có bấy nhiêu vị thần chung cho tất cả mọi dân tộc khác nhau, dù là dân Hy Lạp hay dân tộc dã man cũng vậy. Cũng như mặt trời, mặt trăng, các bầu tinh tú, trời cao, đất rộng, biển cả là của chung của muôn loài, thì những đấng thần minhũng là sở hữu chung của tất cả mọi người, dẫu rằng mỗi quốc gia hay dân tộc đặt cho các đấng ấy những cái tên khác nhau.&quot;Nếu những đấng ấy lọt ra ngoài tầm nhãn quang của chúng ta, công trình của họ vẫn không phải là đã chấm dứt. Họ hoạt động trên những cõi vô hình mà chúng ta không nhìn thấy, nhưng chúng ta vẫn ở trong vòng ảnh hưởng của họ. Họ luôn luôn dòm ngó đến bầu thế giới được giao phó cho họ săn sóc chăm nom. Họ vẫn tiếp tục kiểm soát, điều khiển sự tiến hóa của nhân loại, dẫu rằng họ không còn xuất hiện dưới thế gian. Tôi tin nơi các đấng thần minh, cũng như người cổ Ai Cập. Tôi cho các đấng ấy là một tập đoàn gồm những bậc siêu nhân loại, có sứ mạng trông nom điều khiển vận mạng, và dìu dắt những hoạt động chính yếu của các dân tộc, và sau cùng, hướng dẫn từng cá nhân và từng sự việc thế gian đi đến cứu cánh hoàn hảo và toàn diện.Bảy thánh điện trong ngôi đềnAbydos đã chứng minh người xưa đã từng dùng lửa và nước, dâgn hương và có những nghi thức lễ bái cầu nguyện. Những cuộc hành lễ này có tính cách thời hình tượng hoặc có tính cách tâm linh tùy theo quan niệm và ý đồ của những người hành lễ. Người nào cho rằng những nghi thức cúng tế bề ngoài là đủ thay thế cho đạo đức, rơi vào sự mê tín dị đoan. Người nào dùng nghi thức lễ bái như những biểu tượng để nhắc nhở, khiêu gợi lòng sùng tín và lòng hy sinh mà y muốn hiến dâng suốt đời cho đấng Tạo Hóa, sẽ tăng tiến đạo hạnh trong nền tôn giáo chân chính. Còn vị tăng lữ dùng những nghi lễ của khoa pháp môn cổ truyền, thì gánh lấy một trách nhiệm rất lớn, vì y có thể kêu gọi đến những mảnh lực vô song thuộc về quyềnh năng của ác quỷ hay của Thiên Thần. Kẻ phàm tục không hề được phép đột nhập vào nơi thánh điện tôn nghiêm này, mà những bàn thời thếp vàng lóng lánh hồi thời cổ xưa, nay đã biệt tích. Trong phần nhiều những đền cổ Ai Cập mà chỉ có giai cấp tăng lữ là đóng vai trò cốt yếu. Những vị tăng lữ này đã từng tranh thủ và chiếm giữ uy quyền trong lúc thhịnh thời, sau cùng đã mất hết cả ảnh hưởng đối với dân chúng khi nền tôn giáo cổ bắt đầu suy tàn.Thời gian đem đến với nó những sự biến thiên lạ lùng, chiếc hòm đá của nhà vua Pharaon sáng lập ra ngôi đền này, cổ quan tài đựng xác ướp của vua Seti, ngày nay đang nằm ở cách Abydos trên ba nghìn dậm đường, trong một cổ tàng viện ở giữa thành phố Luân Đôn náo nhiệt phồn hoa. Tôi nghĩ rằng nếu thi hài nhà vua này được chôn sâu hơn độ ba mươi thước nữa dưới lòng đất, thì có lẽ xác ướp của ông ta đã tránh khỏi cái lộ trình từ Ai Cập sang Anh Quốc.Tôi đến ngồi dưới bóng mát của gian phòng có nhiều cột. Tục truyền rằng chính Abydos là nơi mà Osiris, bậc thánh nhân thời cổ Ai Cập, được tẩm liệm và chôn cất trong nghĩa địa của nhà vua Thinis, một thành phố ngày xưa được dựng lên ở tại đó nhưng nay đã biệt tích. Vua Neferhotep cho biết rằng ông đã khám phá ra Abydos trong tình trạng điêu tàn khi lên ngôi vua Pharaon. Ông cho biết rằng ông đã sưu tầm trong thư viện thành Heliopolis để tìm ra những tài liệu nói về ngôi đền Osiris ngày xưa được dựng lên ở Abydos. Ông nói thêm rằng sau khi nghiên cứu những tài liệu cổ xưa ấy, ông đã có thể phục hồi lại những nghi lễ đã mất. Những vì vua kế nghiệp ông sau đó đã dùng tài liệu này để sửa sang lại những chỗ hoang tàn, xây cất lại ngôi đền và cất thêm nhiều kiếntrúc mới chung quanh. Như thế, những đền đài cổ đã được dựng lên trong thành Thinis, nhưng thời gian đã tàn phá tất cả.Trong thời kỳ sơ khai của xứ cổ Ai Cập, những nghi lễ huyền bí của Orisis là một nghi thức chính đại của nến tôn giáo cổ, và người ta thực hành những nghi lễ này trước tiên tại Abydos. Bởi đó, nơi này, ngày xưa là một trong những thánh địa thiên liêng nhất. Tôi hiểu rằng chính cái bầu không khí cổ xưa đó hãy còn phảng phất đâu đây và gây cho tôi một ấn tượng sâu xa, trong khi tôi vẫn dửng dưng đối với những nghi thức trịnh trọng mà người ta vẫn thực hành hằng ngày trong những tòa thánh diện rất tráng lệ nhưng kém cổ xưa của vua Seti dựng lên. Lịch sử buổi sơ khai của thánh địa Abydos có liên hệ mật thiết với tiểu sử của Osiris và thục lùi trong vực thẳm của thời gian về thời kỳ tiền sử của Ai Cập, một cái dĩ vãng xa xăm không còn dấu vết trước cả thời kỳ xuất hiện của các vì vua Pharaon, nghĩa là từ thuở ban đầu. Đó là cái thời kỳ xa xưa mà các đấng thần minh vẫn còn chưa biệt dạng khỏi tầm nhãn quang của con người, cái thời kỳ mà theo các sử gia Ai Cập, những bậc Thánh Vương hãy còn cầm quyền cai trị dân gian.Tôi nghĩ rằng: Thật là huyền diệu thay! Những luồng từ điển huyền bí vẫn tiếp tục rung động một cách thường xuyên ở tại đây, luôn luôn sống động và duy trì cái bầu không khí thần diệu của thánh địa Abydos từ thời tiền sử, mà những tâm hồn nhạy cảm mà có thể cảm xúc được.Chính tại đây, Abydos, là nơi được thành lập ngôi đền chính và đầu tiên để thời thần Osiris tại Ai cập. Nhưng Osiris là ai? Truyền thuyết và huyền thoại nói rằng đó là một nhân vật bị sát hại và phân thây, nhưng về sau những mảnh thi hài được chấp nối lại làm cho người sống lại.Tôi đã thiền định rất lâu để tìm hiểu vấn đề này và đợi câu trả lời ... Lời giải đáp đã đến với tôi từ cái im lặng chôn sâu tự muôn đời trong dĩ vãng:Hồi thời kỳ Atlantide, một vị Thánh Vương đã tiên liệu cần phải xây dựng một nơi cư trú mới cho những người đạo đức tâm linh trong giới thế hệ trẻ, và đã di cư cho họ về hướng đông, trên một vùng đất gọi là xứ Ai Cập ngày nay. Vị Thánh Vương ấy đã biến hóa rất cao đến một trình độ siêu nhân loại, tức trình độ của các bậc thần tiên, bởi đó ngài không những là một nhà lãnh đạo cai trị dân gian như người ta hiểu theo lối thường tình của thế nhân, mà người ta còn suy tôn ngài như thầm thánh. Ngài mới sắp đặt cuộc di cư cho những phần tử ưu tú đó ra khỏi lục địa, trong khi châu Alantide đang đạt tới mức văn minh tột đỉnh, vì những đấng Thần Minh đã bắt đầu chuẩn bị những vùng đất mới từ lâu trước khi châu Atlantide bị thiên tai và biệt tiùch.Như thế, không để cho châu Atlantie sụp đổ, nhiều đoàn người trong số những phần tử u tú nhất bắt đầu tảng cư. Những người ở miền tây châu ấy di cư sang vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ châu, còn những người thuộc các đế quốc miền đông châu Atlantide di cư sang Phi Châu, và đặt nền tảng cho văn minh Ai Cập.Những người ấy sửa soạn tàu bè, trương buồm lướt sóng trực chỉ hướng đông. Vùng này đối với họ hãy còn xa lạ, họ đến đó khai phá đất hoang và thiết lập nhiều vùng thuộc địa mới trên những điểm khác nhau dọc theo miền duyên hải Âu Phi. Đoàn người do sự điều khiển trực tiếp của Osiris đặt chân lên vùng đất Ai Cập thời tiền sử, họ dừng chân trên các vùng bờ biển trước khi đi ngược dòng sông Nil, vượt qua ba ngọn Kim Tự Tháp và thần tượng Sphinx, những ngôi kiến trúc và tượng đá này đã được xây cất và bỏ xót lại do đoàn người Atlantide đầu tiên đổ bộ lên Ai Cập. Sau cùng Osiris mới dừng chân tại đó, ở một vùng cách không xa vị trí thành Abydos hiện tại. Đoàn người di cư này thấy miền Bắc Ai Cập đã có một giống thổ dân bản xứ cư ngụ, họ được một nhóm dân này tiếp đón một cách hiền hòa, và vì đoàn người Atlante có một nền văn minh cao hơn, nên được dân bản xứ chịu khuất phục và chịu điều khiển. Do đó mới phát sinh ra nền Ai Cập đầu tiên.Trước khi từ giả dân chúng, Osiris đã đặt ra những nghi lễ tôn giáo thuộc về Huyền Môn mà ngài để lại cho dân Ai Cập như một cái di sản dài hạn, để duy trì tên tuổi, công nghiệp và giáo lý của ngài. Như vậy dân Ai Cập thời tiền sử đã có một nền văn minh và văn hóa trước khi thành phố Luân Đôn mới ngoi lên giữa bãi sình lầy nước đọng. Nhiều thế kỷ trôi qua, đã đến lúc mà người ta phải phục sinh và chấn chỉnh lại nền tôn giáo cổ Osiris. Khi đó mới xuất hiện một bậc giáo chủ, một vị thánh nhân danh hiệu là Thoth, ngài lập ra thành Sais một trung tâm mới để dạy khoa Huyền Môn của Osiris cho những tập đoàn dân bổ xứ của Ai Cập thời tiền sử.Nhưng còn chuyện huyền thoại về việc Osiris bị sát hại do đâu mà ra? Tôi không thể tìm ra một câu trả lời trực tiếp. Bởi vậy tôi dành cho nó một cơn thiền định sau này.Tôi đành đứng dậy sửa soạn ra về. Tôi bước qua những tản đá lớn nhỏ không đều mà mặt đá đã mòn từ lâu. Ngày xưa, những mặt đá này có chạm trỗ bông hoa rất đẹp, nhưng bây giờ thời gian đã xóa mờ tất cả. Tôi còn nhìn một lần cuối cùngnhững cột trụ to lớn hùng vĩ, đầu cột trụ nhô lên cao, đã từng nâng đỡ suốt bao nhiêu thế kỷ những tản đá lớn chạm trỗ trên nóc, và nay vẫn còn vương mình đỡ lấy nóc đền một cách hùng dũng, oai nghi. Thế là cuộc thăm viếng của tôi ở ngôi đền cổ kết thúc.Đó là thánh địa Abydos, được coi như là nơi an nghỉ cuối cùng của bậc Thánh Nhân Osiris, nhưng thật ra thì đó là ngôi đền đầu tiên để làm lễ điểm đạo cho các vị môn đồ của phái Huyền Môn thời cổ Ai Cập.Tôi đã tìm được một nơi thích thú, vì tôi biết rằng cái niềm an tĩnh thiêng liêng bất diệt của nó đã xâm chiếm lấy hồn tôi như một bàn tay vô hình.Nếu trong những giờ phút qua mau của cuộc đời, tôi đã có đôi khi sống được dài khoảnh khắc bất diệt mà tôi hằng nhớ đời đời không quên, thì chỉ khi đó tôi ý thức rằng tôi đã không sống một cách vô ích. Ấy là những giờ phút mà tôi đã trải qua tại Abydos. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 7 Lễ Điểm Đạo Huyền Bí Trong Đền Cổ Ai Cập Câu trả lời mà tôi tìm kiếm để giải đáp sự bí hiểm của câu chuyện huyền thoại về cái chết của Osiris, tôi đã thấy được sau khi đi ngược dòng sông Ni lđể khảo cứu về ngôi đền nữ thần Hathor ở Denderad. Ngôi đền này rất lớn và được giữ gìn nguyên vẹn, nhờ nó bị hoàn toàn chôn vùi dưới lớp cát mịn và nóng của sa mạc suốt hơn một nghìn năm. Từ hướng Bắc, tôi trèo lên một cầu thang rất hẹp và đã mòn. Dọc đường thỉnh thoảng tôi ngừng lại để nhìn xem, dưới ánh đuốc cầm nơi tay, những cảnh tượng chạm trổ trên vách tường. Đó là một cảnh tượng một đám rước lễ quan trọng nhất của đền Denderad vào lúc đầu năm, chính vua Pharaon đích thân dẫn đầu cuộc diễn hành. Các vị tăng lữ, vị tăng lữ, tư tế của phái Huyền Môn, những người cầm cờ nối tiếp nhau đi trên vách tường cũng như họ đã từng diễn hành như thế hồi thuở sanh tiền, và đi từ dưới lên trên chính cái cầu thang này. Lên khỏi cầu thang, tôi đã ra khỏi bóng tối để ra chỗ đầy ánh nắng chói lòa và xuyên qua những tản đá khổng lồ của nóc đền, tôi đến trước một thánh điện nhỏ đứng cô lập một mình trong một góc của nốc bằng. Nóc đền được nâng đỡ bằng những cột trụ lớn co chạm hình nữ thần Hathor. Tôi bước vào và nhận ra đó là một thánh điện mà xưa kia người ta dùng để hành lễ điểm đạo theo khoa Huyền Môn của Osiris cho đến thời đại các vị vua Ptolémée. Trên tường, những hình chạm nổi phô diễn đức Osiris nằm trên giường, chung quanh là những người trợ tá để giúp đỡ những việc vặt và những lò hương trầm. Những hàng chữ ám tự và tranh ảnh thuật lại lịch sử sự chết và sự phục sinh của Osiris, và những chữ khắc trên tường ghi lại những lời cầu nguyện từng giờ suốt một đêm mười hai giờ.Tôi ngồi xuống đất, tức là nóc bằng của ngôi đền lớn, và bắt đầu thiền định về câu chuyện huyền thoại cổ xưa. Sau khi đã ngồi yên khá lâu trong cơn trầm tư mặc tưởng, tôi bắt đầu tìm ra manh mối sự thật mà trải qua nhiều thế kỷ, nó đã biến thành một câu chuyện huyền thoại ly kỳ: Osiris bị phân thây và sau đó được ráp lại từng mảnh.Do đâu mà tôi có cái chìa khóa của bài toán đố bí hiểm này? Do một sự nhớ lại thình lình. Tôi nhớ lại lúc tôi ngồi trong Vương Cung bên trong Kim Tử Tháp lớn, khi mà từ trong bóng tối dầy đặc, hiện ra cái linh ảnh cho tôi thấy hai vị Đạo Trưởng Ai Cập đã cao niên, một trong hai vị này đã làm cho thể xác tôi mê thiếp đi và đưa linh hồn tôi vào một trạng thái ý thức rõ ràng. Trên thực tế, thể xác hôn mê của tôi lúc đó đã hoàn toàn vô tri giác, sự sống chỉ còn tồn tại là do một sự hô hấp vô ý thức, còn linh hồn thì đã thoát ra ngoài. Tôi chỉ là một người chết, mà linh hồn đã từ bỏ thể xác. Nhưng, khi kinh nghiệm ấy chấm dứt, tôi đã hồi sinh trở lại và trạng thái chết giả cũng không còn. Phải chăng đó quảù là một sự phục sinh hẳn hòi, một sự tái sinh trở lại đời sống phàm trần sau khi đã nhìn xem cõi giới bên kia? Phải chăng đó là một sự sống trong cõi vô hình? Tôi đứng dậy nhìn xem một lần nữa những hình ảnh trên tường để xác định lại điều ấy. Osiris nằm duỗi thẳng thân mình, dường như đã chết, xem giống như một xác ướp và liệm vào hòm. Tuy nhiên, tất cả những chi tiết cho thấy sự chuẩn bị một nghi lễ dành cho người sống chứ không phải cho người chết: Thể xác hôn mê, những vị tăng lữ hành lễ, những bình lư hương để làm cho mê thiếp đi.Những cuộc lễ điểm đạo này luôn luôn được cử hành vào lúc ban đêm. Người thí sinh được đặt trong trạng thái xuất thần trong một thời gian dài ngắn không chừng, trình độ điểm đạo càng cao thì cơn xuất thần của y càng dài và càng sâu hơn. Những vụ tăng lữ canh chừng y suốt những giờ ban đêm dành cho cuộc hành lễ này.Đó là cảnh tượng thường diễn ra trong những cuộc lễ điểm đạo Huyền Môn từ những thời đại cổ xưa trong dĩ vãng. Nó có ý nghĩa gì? Sự Sát Hại Osiris tức là việc đặt người đạo đồ trong một trạng thái chết giả, nghĩa là trong sự kết hợp tâm linh với Osiris, người sáng lập ra tổ chức Huyền Môn này.Lối kiến trúc các ngôi đền cổ đều theo một kế hoạch song đôi, mỗi ngôi đền đều có hai phần, một phần dành cho những hoạt động tôn giáo thông thường, một phần dành cho những cuộc lễ điểm đạo Huyền Môn. Phần sau này hoàn toàn được ngăn ra thành một chỗ riêng biệt trong đền.Bằng phương pháp thôi miên, gồm có việc xử dụng những chất hương liệu rất mạnh, dùng hai bàn tay truyền nhân điện dọc theo thân mình, cùng với việc xử dụng một chiếc đủa thần, người thí sinh được đưa vào một trạng thái đồng thiếp làm cho y mê man bất tỉnh như người chết. Xác thân y tê liệt, nhưng linh hồn y vẫn tỉnh táo và nối liền với thể xác bằng một sợi dây từ điển vô hình mà chỉ vị chủ lễ điểm đạo có thần nhãn mới nhìn thấy được. Như vậy mặc dù mọi hoạt động thể xác đã ngưng, nhưng nguồn sinh lực vẫn tồn tại. Tất cả ý nghĩa và mục đích của cuộc điểm đạo này là để dạy cho người thí sinh biết rằng vốn không có sự chết. Người thí sinh được truyền thụ cái chân lý đó bằng một phương pháp rõ ràng và thật tế nhất, nghĩa là bằng cách làm cho y kinh nghiệm qua chính bản thân mình mọi diễn biến khách quan của sự chết, bằng cách dùng một phương pháp huyền bí để đưa y lọt vào cõi giới bên kia. Cơn đồng thiếp của y thâm sâu đến nỗi người ta đặt y trong một cái hòm đựng xác ướp có vẽ tranh ảnh và khắc chữ bên ngoài, nắp hòm được đóng chặt và khóa lại cẩn thận. Xét về bên ngoài, thì y là người đã chết!Nhưng khi cơn đồng thiếp của y hết kỳ hạn, người ta mở nắp hòm ra, và bằng những phương tiện thích nghi, y được làm cho tỉnh dậy. Đó là ý nghĩa của lời huyền thoại tượng trưng nói rằng những mảnh xác bị tách rời của Osiris được ráp nối và làm cho ngài được hồi sinh. Sự phục sinh bí hiểm và hoang đường của Osiris không khác gì hơn là sự tỉnh dậy của người đệ tử Huyền Môn sau cuộc lễ Điểm Đạo.Tòa thánh điện mà tôi đang quan sát, ngày xưa đã từng là nơi chứng kiến bao nhiêu những cuộc hạ sát và những cuộc phục sinh như đã diễn tả ở trên. Hồi thời đó, trong phòng có một cái giường và những vật liệu cần thiết cho cuộc điểm đạo. Khi người thí sinh đã trải qua trạng thái đồng thiếp và sắp sửa được đánh thức dậy, người ta chở y đến một nơi thoáng khí để cho những tia nắng đầu tiên của mặt trời mọc lúc bình minh rọi thẳng vào gương mặt còn mê man của y.Trong những thời đại cổ xưa nhất, nhiề vị tăng lữ cao cấp nhất và tất cả những vị tư tế ở các đền thờ bên Ai Cập đều có sự hiểu biết thâm sâu về những điều huyền bí của các khoa thôi miên và từ điển, và có thể đặt những người thí sinh vào một cơn đồng thiếp thâm sâu đến nỗi dường như họ đã chết. Những vị tăng lữ thượng tọa còn có thể làm hơn thế nữa, hơn cả những nhà thôi miên hiện đại, vì những vị ấy biết phương pháp làm cho linh hồn người thí sinh vẫn thức tỉnh trong khi thể xác của y nằm trong cơn đồng thiếp, làm cho y thực hiện được những kinh nghiệm siêu phàm, mà y sẽ nhớ lại được sau khi y tỉnh dậy và trở về trạng thái bình thường.Bằng cách đó, họ có thể đem người thí sinh sự hiểu biết về tính chất của linh hồn, và khi bắt buộc linh hồn y tạm thời rút lui ra khỏi thể xác, họ làm cho y nhận thức được sự hiện hữu củ cõi thế giới bên kia cửa Tử, mà những hình ảnh trên hòm được xác ướp có vẽ những biểu tượng đầy ý nghĩa. Bởi đó, người cổ Ai Cập khắc trên nắp những cổ quan tài bằng đá, hoặc vẽ bằng màu trên những hòm đựng xác ướp, hoặc tô điểm ngoài bìa những kinh sách tôn giáo của họ những hình chim dị kỳ, bay ra khỏi hoặc đứng trên cái xác ướp. Đó là một con chim có đầu người và tay người, thường được hình dung một tay cầm một cánh buồm, tượng trưng cho hơi thở, và tay kia cầm một hình thập tự cuốn tròn, tượng trưng cho sự sống. Những biểu tượng này dù khắc trên đá hay vẽ trên giấy, đều ngụ ý tượng trưng dạy cho ta biết rằng ngoài cõi phàm trần vật chất này còn có một cõi giới tâm linh. Trong quyển sách Tử Thư (sách của người chết) có chỗ đề cặp đến những người chết, nhưng thật ra đó là nói về những người chết giả, nằm mê trong cơn đồng thiếp, vô tri bất động như ngươi chết thật, và linh hồn đã đi qua một kẻ khác. Đoạn sách ấy đề cập đến cuộc điểm đạo. Cõi giới bên kia đi xuyên qua cõi trần một cách huyền diệu, và những vong linh ở cõi ấy có thể ở gần bên chúng ta. Một từ ngữ khoa học nói rằng trong thiên nhiên vốn không có gì mất đi đâu. Khi một người từ bỏ cõi trần, bỏ lại cái thể xác vô tri bất động, linh hồn y lại xuất hiện trên cõi vô hình, vô hình đối với mắt phàm chúng ta, nhưng hữu hình đối với những nhân vật tinh anh trên đó.Tuy rằng phương pháp điểm đạo này có những đặc tính bề ngoài giống như khoa thôi miên hiện đại, nhưng nó vượt rất xa những phương pháp thôi miên, vì khoa này chỉ thức động đến chỗ tiềm thức, mà không thể làm cho đương sự có ý thức được sự sinh hoạt trên các cõi giới thâm sâu huyền diệu hơn.Theo sự tin tưởng của quần chúng, thì Osiris là một nhân vật đã chịu pháp nạn và bị giết, rồi được phục sinh và chui lên khỏi mồ. Tên của ngài đã trở nên đồng nghĩa với sự hồi sinh, sự bất tử của ngài gây cho mọi người một niềm hy vọng trở nên bất tử y như người sau khi chết.Hồi thời ấy, người ta đã tin tưởng ở sự bất diệt của linh hồn và ở đời sống bên kia nấm mồ. Người ta cũng tin rằng trong khi con người bước vào đời sống mới đo, những đấng thần minh xét đoán linh hồn và duyệt xét lại những hành động thiện ác của y trong quá khứ. Kẻ dữ sẽ bị trừng phạt thích dáng, người hiền sẽ được và cảnh thiên đàng hạnh phúc, và hợp nhứt với Osiris. Những điều đó khá thích hợp với quần chúng và đem đến cho những tâm hồn chất phác những viễn ảnh mà họ có thể quan niệm được dễ dàng. Người ta không nhồi sọ dân chúng với những triết lý thâm sâu hoặc những giải thích tế nhị về tâm lý. Tất cả những huyền thoại hoang đường và chuyện ngụ ngôn bình dân phải được hiểu như là những biểu tượng có hàm xúc một ý nghĩa hợp lý và chứa đựng một chân lý thâm sâu. Để duy trì cho giáo lý ấy luôn luôn tồn tại trong dân gian, giai cấp tăng lữ trong trong các đền thờ không những chỉ dùng nghi thức lễ bái thờ phượng, mà thỉnh thoảng còn tổ chức những buổi trình diễn kịch nghệ công cộng có tính cách tượng trưng dể trình bày cho dân chúng biết lịch sử của Osiris.Những nghi thức lễ bái và trình diễn công cộng là để dành cho quần chúng vì nó thích hợp với phần đông, nhưng có còn một phần giáo lý thâm sâu hơn và pháp môn huyền bí thì để truyền thụ cho những người trí thức. Những người Ai Cập có học thức, có văn hóa và những người có giai cấp quý tộc cũng biết rõ điều ấy, nếu họ cảm thấy có khuynh hướng về con đường này thì họ tìm cách để xin được nhập môn.Các ngôi đền gồm có những gian phòng kiến trúc đặc biệt và cô lập một nơi dành cho những cuộc lễ điểm đạo, mà chỉ có những vị tăng lữ ưu tú và chọn lọc mới có quyền hành lễ, những người này được gọi là Đạo Trưởng hay Thượng Tọa. Những cuộc lễ Điểm đạo này được cử hành trong vòng bí mật và ngoài phạm vi những nghi lễ hằng ngày để chiêm bái các vị thần. Người Ai Cập gọi những cuộc lễ đặc biệt này là những lễ Điểm Đạo Huyền Môn.Những vị đạo đồ (đệ tử Huyền Môn đã được điểm đạo, Initié) đã từng nói đến tính cách khác thường của những cuộc điểm đạo, không giống như những nghi lễ thông thường. Thí dụ, một vi đạo đồ đã tuyên bố rằng&quot; nhờ những lễ điểm đạo mà người ta biết rằng sự chết không phải là một điều dở mà là một điều hay cho người thế gian&quot;. Chính vì vị đạo đồ ấy đã trở nên một xác chết và đã thu hoạch được những điều lợi ích rất lớn sau cái kinh nghiệm đó. Những bài văn viết bằng chữ ám tự nói về người ấy như là&quot; được hồi sinh&quot;, và y có thể thêm vào tên họ của y dòng chữ này: &quot;Người đã tái sinh hai lần&quot;. Trên vài ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra câu này, nó diễn tả trình độ tâm linh của người chết.Những vị môn đồ chọn lọc đã học được những điều bí mật gì trong những cuộc điểm đạo ấy? Điều nay tùy nơi trình độ mà họ đã vượt qua, nhưng đại khái người ta có thể đúc kết những kinh nghiệm của họ thành hai loại kết quả chính, tiêu biểu những gì họ đã được tiết lộ cho biết.Ở những trình độ sơ khai, các thí sinh được hiểu biết về Tiểu Ngã, tức linh hồn con người mà khoa ám tự hình dung bằng một &quot;Người chim&quot; nhỏ, do đó họ đã giải đáp được điều bí mật về sự chết. Họ biết rằng người ta chỉ thoát ra một trạng thái sinh hoạt này để bước vào một trạng thái sinh hoạt khác, và sự chết chỉ là của thể xác hình hài chứ không tiêu diệt được linh hồn, tức Chân Ngã. Họ cũng biết rằng không những linh hồn còn tồn tại sau khi cái thể xác đã mất còn tiến hóa lên những cõi giới thanh cao hơn.Ở những trình độ điểm đạo cao hơn, người thí sinh được biết về Đại Ngã,họ được giao cảm trực tiếp với đấng tạo hóa, nà tiếp ngay với đấng thiêng liêng. Họ nhận được sự giải thích đúng đắn về sự đọa lạc của con người, ngày nay đã xuống quá thấp từ cái trạng thái tâm linh nguyên thủy. Ho đượcï cho biết về huyền sử của châu Atlantide, có liên hệ chặt chẽ với sự suy vong của nó. Kế đó được đưa lần lần lên những cõi thanh cao huyền diệu hơn, cho đến khi họ đạt tới cái ý thức tâm linh cao cả mà con người đã từng có từ thời kỳ nguyên thủy. Như thế trong khi họ tiếp tục con đường hành hương trong thời gian họ thu thập được những kho tàng tân linh quý báu của cõi vô cùng.Khi tôi thực lại những cảm tưởng du hành của tôi đến điểm này, có lẽ tôi không ra ngoài đề nếu tôi ghi chép nơi đây vài lời diễn tả những sinh hoạt khác trong các đạo viện Huyền Môn thời cổ, do lời tường thuật của một người đã từng sống vào một thời kỳ cổ điển và đã từng họ điểm đạo, ít nhất là ở vào những cấp bậc đầu tiên. Vì y có lời thề nguyền là sẽ không tiết lộ từng chi tiết rõ ràng những gì y đã kinh nghiệm trong cuộc điểm đạo, y chỉ có đưa ra những lời giải thích đại cương và những sự ngụ ý mơ hồ. Tuy thế, lời tường thuật này cũng là một văn kiện đầy đủ nhất mà chúng ta được biết của một vị đạo đồ để lại. Vị ấy là Apuleé, được điểm đạo ở cấp bậc đầu tiên của phái Huyền Môn Isis. Tác giả một cuốn sách tự thuật nhan đề Lucius. Trong quyển sách này, tác giả tự thuật lại cuộc đời của mình khi ông ta gõ cửa đền với tấm lòng nhiệt thành cầu Đạo.Từ lâu đời, khoa Huyền Môn Ai Cập vẫn được giử kín và được khép chặt đối với người ngoại quốc. Chỉ trong một thời kỳ về sau này mới có một số ít những người đó được thu nhận và được điểm đạo. Họ luôn luôn tôn trọng lời cam kết giữ gìn bí mật. Những luật lệ nhập môn đều rất chặt chẽ và nghiêm khắc.Trong danh sách ấy, Apulée viết:&quot;Với mỗi ngày trôi qua, sự ước muốn được điểm đạo của tôi càng gia tăng. Tôi tim đến nhiều vị Đạo Trưởng và khẩn cầu người ít nhất hãy bằng lòng điểm đạo cho tôi. Nhưng vị Đạo Trưởng, có tiếng là người rất cương nghị và áp dụng rất chặt chẽ những luật lệ nghiêm khắc của Đạo, bác bỏ lời thỉnh cầu của tôi với những lời lẽ êm ái dịu dàng, cũng như bậc cha mẹ gạt bỏ những ước vọng điên rồ của con cái hãy còn quá non dại. Người trấn an tâm hồn tôi bằng cách đưa cho tôi bằng điều hy vọng là hãy sở cậy nơi một niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Ngươi nói rằng ngày giờ điểm được chỉ định cho mỗi người do mật lệnh của vị Nữ Thần, và ngươi Đạo Trưởng đứng ra làm chủ lễ trong dịp ấy cũng phải do Thiên Ý chọn lựa.&quot; Vị Đạo Trưởng bảo tôi hãy chờ mật lệnh ấy cũng như mọi người với một tấm lòng kiên nhẫn sùng kính, và khuyên tôi nên gạt bỏ lòng nhiệt thành quá đáng cùng mọi người băn khoăn bồn chồn. Trong khi tôi cố tránh hai điều ấy, tôi cũng phải luôn luôn túc trực sẵn sàng để đáp ứng kịp thời khi có lệnh gọi, va đừng tỏ ra xôn xao nóng nảy khi tôi không được lưu ý đến.&quot;Đó là bởi vì cửa vào địa ngục và quyền ban sự sống đều ở trong tay Nữ Thần, và chính cuộc lễ điểm đạo được coi như sự chết tình nguyện của người thí sinh, có khi nguy hiểm đến tính mạng của y. Bởi đó, Nữ Thần thích chọn những người mà cuộc đời đã sắp tàn, và sắp sửa bước vào cõi Tử, đối với những người ấy, những điều huyền bí nhiệm mầu của Nữ Thần có thể được tiết lộ cho họ một cách an toàn. Do định mệnh thiêng liêng, Nữ Thần bảo đảm cho những người ấy một sự phục sinh mới mẻ, người đặt họ vào chỗ khởi điểm của một giai đoạn sinh hoạt mới. Bởi vậy, trường hợp của con cũng thế, con phải đợi đến khi có lệnh gọi của Thiêng Liêng.&quot;Ân huệ tốt lành của vị Nữ Thần đã không bỏ rơi tôi sau khi ngài đã bắt tôi phải chịu sự dày vò đay nghiến của một sự chờ đợi lâu dài. Nhưng trong ban đêm tăm tối, những mật lệnh rõ ràng của Nữ Thần đã báo cho tôi biết rằng ngày mong ước của tôi đã đến, và ngài chấp nhận những lời khẩn cầu nồng nhiệt của tôi.&quot;Bằng những lời an ủi khả ái, Nữ Thần đem đến cho tâm hồn tôi một niềm phúc lạc rất lớn, đến nỗi tôi bỏ ngủ thức dậy trước lúc bình minh và hối hả đi đến tịnh thất của vị Đạo Trưởng. Tôi vừa đến nơi thì vị Đạo Trưởng cũng đã vừa bước ra khỏi phòng, tôi bèn nghiêng mình kính cẩn chào Người. Tôi nhất định yêu cầu Người làm lễ điểm đạo cho tôi với một giọng khẩn thiết hơn trước, như là một điều mà bây giờ tôi có quyền đòi hỏi. Nhưng khi vừa thấy tôi thì người đã lên tiếng trước: &quot;À, hữu phước thay cho con, Lucius, Nữ Thần cao cả đã chiếu cố đến con để ban cho con cái ân huệ thiêng liêng đó! Ngày mà con mong đợi từ lâu, nay đã đến, do lệnh dạy thiêng liêng của Nữ Thần đáng tôn kính, ta sẽ làm lễ điểm đạo cho con được bước vào cửa đạo diệu huyền.&quot;&quot;Khi đó, vị Đạo trưởng cao niên đạo mạo đặt bàn tay mặt của người trong lòng bàn tay tôi và dắt tôi đến trước cửa Thánh Điện. Sau khi đã long trọng làm lễ khai môn và lễ dâng hương hoa buổi sáng, người mới lấy từ những chỗ bí mật của đền thờ vài quyển sách bút tự viết bằng một thứ chữ lạ kỳ.&quot;Kế đó, Người bước đến trước Thánh Điện và trong lúc mặt trời còn chưa ló dạng, Người dắt tôi đến quỳ dưới chân Nữ Thần. Sau khi đã tiết lộ cho tôi vài đều bí mật, những điều này quá thiêng liêng để có thể nói ra bằng lời, Người mới dặn tôi, trước mặt tất cả mọi người đến chứng kiến cuộc lễ hôm đó, hãy giữ gìn trai giới trong suốt mười ngày liên tiếp, không ăn thịt loài vật và không uống rượu.&quot;Tôi tuân theo những lời răn đó một cách chặt chẻ. Sau cùng, đã đến hành lễ điểm đạo, tức ngày tôi hiến dâng cuộc đời tôi cho Nữ Thần. Mặt trời đã ngả về tây, đêm tối đã sắp đến trong khi ấy từ bốn phương xuất hiện rất đông đảo những vị đạo đồ thánh thiện của quá khứ đứng vây chung quanh tôi, mỗi vị đều ban cho tôi những quà tặng theo nghi lễ cổ truyền. Kế đó, sau khi những vị chưa được điểm đạo đã được mời đi ra ngoài, tôi được cho mặt áo mới và vị Đạo trưởng cầm tay tôi để dắt tôi đến giữa thánh điện.&quot;Qúy vị độc giả hiếu kỳ có lẽ nóng lòng muốn biết những gì đã xảy ra vào lúc đó. Tôi chắc hẳn là muốn tường thuật lại cho quý vị nghe nếu tôi được phép nói, và nếu quý vị cũng được phép nghe. Nhưng lưỡi tôi sẽ tê cứng và tai quý vị cũng sẽ điếc như bị đầu độc nếu tôi vi phạm lời thề để làm thỏa mản sự tò mò của quý vị. Tuy nhiên chắc hẳn quý vị cũng bị thúc đẩy bởi một lòng mong ước thanh cao, nên tôi không để cho quý vị phải đợi chờ lâu hơn nữa. Vậy quý vị hãy nghe và tin tưởng, vì điều tôi nói đây là sự thật. Tôi đã bước đến gần kề địa hạt của Tử Thần, tôi đã đặt chân lên ngưỡng cửa của Âm Ty, tôi đã vượt qua mọi cảnh giới, và rồi tôi đã trở lại cõi trần. Tôi đã nhìn thấy mặt trời chói rạng huy hoàng, giữa lúc đêm tối. Tôi đã đến gần các đấng Thần Minh ở cõi trên cũng như hạ giới, và tôi đã đến chiêm bái các ngài tận mặt. Qúy vị hãy coi chừng: Tôi đã nói ra những điều mà, mặc dầu đã được nghe, quý vị không bao giờ nên biết.&quot;Một năm sau, Lucius đã được điểm đạo ở cấp bậc Huyền Môn Osiris, cao hơn cấp bậc Isis. Trong số ít những người ngoại quốc khác đã được điểm đạo theo khoa Huyền Môn Ai Cập, có Platon, Pythagore, Thales, Lycurgue, Solon, Jamblique, Plutarque và Hérodote.Trong những tác phẩm của Hérotote, ông đã nhắc đến điều ấy với một sự dè dặt tối đa. Ông đã diễn tả từng chi tiết những buổi trình diễn văn nghệ tượng trưng và những cuộc lễ bái công cộng, nhưng ông từ chối không chịu tiết lộ những điều bí mật bên trong. Ông ấy nói như sau: &quot;Đối với những điều huyền bí đó, mà tôi đã được biết đầy đủ, tôi có lời cam kết phải giữ một sự im lặng hoàn toàn.&quot;Sử gia Plutarque đã viết rằng:&quot;Khi ta nghe nói đến huyền thoại của người Ai Cập về các đấng Thần Minh, những chuyến du hành, sự phân thây, và những chuyện huyền hoặc hoang đường khác nữa, ta chớ nên tưởng rằng tất cả những chuyện ấy đều có thật. Mỗi dân tộc đều có những biểu tượng, khi thì mờ ám, khi thì dễ hiểu, để trình bày những điều chân lý bất hủ. Chính bằng cách đó mà ta nên đọc hoặc nghe những chuyện đó với lòng sùng kính và với một tinh thần triết lý.&quot;Plutarque nói về mục đích điểm đạo ở cấp đẳng Huyền Môn Isis như sau:&quot;Bằng phương tiện điểm đạo, người thí sinh có thể được chuẩn bị đến mức tối đa để đạt tới sự thông cảm với đấng Tối Cao. Bởi lẽ đó, đền thờ đấng Thiêng Liêng được gọi là Iseion, ám chỉ sự hiểu biết đấng Vô Cùng, bất sinh bất diệt, sự hiểu biết đó có thể đạt được bằng cách điểm đạo nếu người thí sinh đã được chuẩn bị sẵn sàng.&quot;Đó là quan điểm của triết gia Hy lạp Plutarque. Ta hãy nghe nhà hiền triết xứ Syrie tên là Jamblique nói về khoa Huyền Môn Ai Cập mà ông là một vị đạo đồ, như sau:&quot;Cái tinh hoa và toàn vẹn của mọi đều thiện đều có sẵn nơi các đấng Thần Minh, cái quyền lực đầu tiên và cổ xưa của các ngài cũng là đều sở hữu của các vị tăng lữ ở các đền thờ. Một sự hiểu biết các đấng Thần Minh sẽ phản ảnh lại nơi con người chúng ta, và giúp cho ta tự biết mình. Cái phần Thiêng Liêng nhất của con người, trước tiên được hợp nhất với Thần Minh, về sau lại bị chướng ngại bởi một sự trói buộc của mọi điều dục vọng trần gian và sự kiềm tỏa của định mệnh. Bởi vậy, cần phải xét xem bằng cách nào con người có thể được giải tỏa khỏi những trái buộc ấy. Chỉ có sự hiểu biết về Thượng Đế mới phá tan những sợi dây kiềm tỏa đó. Đó là mục đích của Huyền Môn Ai Cập, làm cho con người nâng cao linh hồn mình để hòa hợp với Thượng Đế&quot;.Một vị đạo đồ khác là Proclus nói rằng:&quot;Trong một cuộc điểm đạo ở mọi cấp đẳng Huyền Môn, các dấng Thần Minh cho thấy nhiều khía cạnh của các ngài. Đôi khi người thí sinh thấy xuất hiện trước mặt y một vầng sáng không hình thể nhất định toát ra từ các ngài, xem dường thể một vầng hào quang. Có khi vầng hào quang đó khoác lấy hình người, có khi khoác lấy một hình thể khác. Một vài hình thể đó không phải là Thần Minh, và làm cho ta sợ hãi.&quot;Triết gia Platoncũng đả từng được điểm đạo, nói rằng:&quot;Do hậu quả của lễ điểm đạo thiêng liêng, chúng ta chiêm ngưỡng những linh ảnh giản dị xuất hiện trong một vầng sáng tinh anh, và nhờ được thanh lọc để trở nên tinh khiết, chúng ta được giải thoát được cái xác thân trọng trược, mà từ trước chúng ta vẫn bị dính liền với nó như con sò dính trong cái vỏ.&quot; Như vậy ông muốn nói rằng mục đích tối hậu của sự điểm đạo Huyền Môn là đưa con ngươi trở về với những nguyên tắc tâm linh mà nhân loại đã mất đi từ lúc nguyên thủy.Một vị đạo đồ khác nữa là Moise, người Do Thái lai Ai Cập. Sách Tân Ước nói rằng &quot;Moise đã từng giáo dục trong tất cả nền minh triết của Ai Cập.&quot; Ý nghĩa của câu này là nền minh triết thâm sâu nhất của xứ Ai Cập đã được tiết lộ cho Moise, điều đó không khác gì hơn là sự hiểu biết mà Moise được truyền dạy bởi giáo lý Huyền Môn Ai Cập.Sách Tân Ước còn nói rằng: &quot;Moise phủ kín mặt bằng một tấm màng che&quot;. Tính chất tấm màng che như thế nào, thì đoạn sau này trong sách ấy đã cho ta thấy ý nghĩa của nó:&quot;Cho đến ngày nay, tấm màng che ấy vẫn phủ kín lên việc đọc sách Cựu Ước&quot; (2è épitre aux Corinthiens). Như vậy, đó không phải là tấm che bằng vải, mà là một tấm màng che kín ý nghĩa của những chữ trong sách, che lấp sự hiểu biết. Bởi đó, tấm màng che mặt của Moise thật ra lời thệ nguyện giữ im lặng và giữ bí mật mà ngài đã cam kết trong cuộc lễ điểm đạo.Moise đã thu thập được sự minh triết của ngài tại đạo viện thuộc ngôi đền tại thành phố On, mà người Hy Lạp gọi là He liopolis khi họ chinh pphục xứ Ai Cập, một thành phố đã biệt tích ở cách vài dặm phía Bắc Cairo. He liopolis và Memphis, một thành phố khác nữa cũng đã biệt tích ngày xưangười ta có thể nhìn thấy từ trên đỉnh Kim Tử Tháp, đều coi Kim Tử Tháp lớn như một nơi thánh điện tối cao để hành lễ điểm đạo Huyền Môn. Thành He liopolis và ngôi đền lớn của nó ngày nay không còn nữa, những bức tường gạch kiên cố bao bọc chung quanh thành phố và những cột trụ đền đến ngày nay đã bị chôn vùi dưới đống các sâu bốn thước. Chỉ còn cây thạch tiễn (obe lisque) bằng đá đỏ ở trước cổng thành là còn đứng vững. Moise đã từng nhìn thấy cây thạch tiễn này vì ông đã đi ngang qua đó nhiều lần. Đó là cây thạch tiễn cổ xưa nhất còn đứng vững ở Ai Cập. Trong số những vị học giả mộ đạo thời cổ đã từng bước chân đến cổng đền này để tìm ánh sánh minh triết, có triết gia Platon và sử gia Herodote. Những vị này cũng đã thấy cây thạch tiễn đến ngày nay vẫn còn trơ gan cùng tế nguyệt, đứng tro trọi một mình giữa cảnh đồng ruộng bao la. Dưới chân cây thạch tiễn, những nông phu đang cà sâu cuốc bẩm, và hàng ngày dắt trâu ra đồng. Còn một cây thạch tiễn khác nữa mà vua Thoutmès III dựng lên trước đền thờ Thái Dương ở He liopolis và ngày nay đang nhô lên cao vút bên bờ sông Tamise ở Luân Đôn. Được biết dưới cái tên là Mũi Kim của Cléopâtre, nó nhắc nhở cho dân chúng thủ đô Anh quốc náo nhiệt phồn hoa ngày nay nhớ lại cả một thế giới đã biệt tích cùng với một nền văn minh lộng lẫy huy hoàng của một thời đại cổ xưa nay không còn nữa.Cây thạch tiễn có vẽ như một tên quân canh đúng gác cổng đền, còn những hàng chữ ám tự khắc trên bốn mặt của nó thuật lại lịch sử của ngôi đền. Nhưng nó không phải chỉ là một mũi tên khổng lồ bằng đa được dựng lên để khắc chữ trên đó, nó còn là một biểu tượng thiêng liêng, và mũi nhọn của mỗi cây thạch tiễn đều lấy hình dáng một Kim Tử Tháp nhỏ.Heliopolis ngày xưa là một trung tâm rất lớn về các nghành học thuật cổ điển và đạo lý, nó gồm có đến 13,000 học viên và có một dân số rất đông đảo. Nó có một thư viện nổi tiếng, thư viện này về sau góp phần xây dựng thư viện Alexanrie, danh tiếng nhất của thời đại cổ.Lúc thiếu thời, Moise đã tiến bộ rất mau chóng, tỏ ra có một học vấn uyên thâm và một đức hạnh gương mẫu đến nỗi ông vượt qua một cách danh dự tất cả những cấp bậc điểm đạo, và đạt tới cấp đẳng cao tột ít người có, là cấp đẳng chân sư. Từ đó, ông đã có thể trở nên một vị đâo trưởng. Chính tại đạo viện mà ông được thụ huấn trước kia, dính liền với ngôi đền lớn tại Heliopolis, thành phố của mặt trời, mà ông nhận lãnh chức vị đó. Ông đứng làm chủ lễ điểm đạo cho những thí sinh khác theo nghi lễ Huyền Môn Osiris, là lễ nghi thuộc về cấp đẳng cao nhất.Hồi thời đó, ông có tên là Osarsiph, một tên chữ Ai Cập, vì ông vốn la người Ai Cập lai Do Thái. Đến khúc quanh của đời ông, khi ông nhận sứ mạng mà định mệnh giao phó, ông ghi dấu cơ hội này bằng cách đối lấy một tên người Do Thái. Những người Ai Cập trí thức đều tin rằng tên họ của mỗi người vốn có năng lực thần bí. Vì đó, mà tên Osarsiph đã trở thành Moise.Vị vua Pharaon trị vì lúc đương thời, vốn là một hôn quân vô đạo và hung ác, ngược đãi người Do Thái một cách bất nhân độc ác đến nỗi làm cho Moise phải động lòng vì chính ông cũng có dòng máu Do Thái trong huyết quản. Sử chép rằng ông đã giải phóng những bộ lạc Do Thái ra khỏi tình trạng nô lệ, giam cầm, ông đã hướng dẫn họ rời khỏi vùng thung lũng Gochen và noi theo lịch sử ngày xưa vẫn nối liền Châu Phi và Châu Á, con đương mà chính hoàng đế Nã Phá Luân đã cỡi ngựa đi qua và suýt chết chìm khi ông gần đến thành Suez.Người ta có thể tìm thấy vài mẩu chuyện về sau của Moise trong Kinh Thánh, nhưng những chuyện này lại bị pha lẫn một cách đáng tiếc với những truyền thuyết và huyền thoại mơ hồ.Năm quyển đầu tiên của bộ sách Cựu Ước, được góp nhặt lại dưới nhan đề Pentateuque là do Moise soạn ra. Những quyển sách ấy chứa đựng một nền minh triết thâm sâu mà Moise muốn truyền lại cho dân tộc Do Thái, nhưng về sau lại có lẫn lộn những yếu tố lịch sử liên quan đến sự sáng tạo thế giới và những chủng tộc đầu tiên của nhân loại.Thật ra thì Moise, với tư cách một chân sư, từng biết rõ và sử dụng lối văn tự huyền bí của các vị đạo đồ nghĩa là dùng chữ ám tự với một ý nghĩa tâm linh ẩn dấu. Ông soạn bộ sách Pentatueque bằng chữ ám tự Ai Cập mà chỉ có những bậc tăng lữ đã điểm đạo mới có thể hiểu. Nhưng khi người Do Thái tới định cư tại Palestine, trải qua nhiều thế kỷ, sự hiểu biết về khoa ám tự càng ngày càng giảm sút. Lần lần, giới tăng lữ đã không còn đọc được thứ chữ ấy nữa, và có thể đoán mò một cách khó khăn. Điều này không co gì lạ, nếu người ta nhờ rằng chính ở tại Ai Cập, vào thế kỷ thứ tư sau Thiên Chúa giáng sinh, phép diễn đạt khoa khoa ám tư đã hoàn toàn mất hẳn. Độ một nghìn năm sau cuộc di cư của dân Do Thái, khi những bậc cao niên lão thành củ dân tộc ấy góp nhặt một bộ sách mà ngày nay ta gọi là Cựu Ước, thì họ gặp phải một khó khăn rất lớn khi đem dịch những quyển sách của Moise ra chữ Do Thái. Đó là vì Moise đã viết sách ấy bằng thứ chữ riêng của các vị chân sư, còn những bậc trưởng lão Do Thái, dầu có học thức uyên thâm, cũng chưa phải là những vị chân sư đó.Bởi đó, thường có những chỗ dịch sai nghĩa, những ý nghĩa tượng trưng thì lại bị hiểu lầm như những sự việc có thật, những sự mô tả bằng ám tự được coi mô tả những việc đã xảy ra, những câu ý nghĩa bóng bẫy bị hiểu lệch lạc thành ra những chỗ dịch sai lầm. Một thí dụ là &quot;Sá ngày tạo thiên lập địa&quot; đối với Moise có nghĩa làsáu chu kỳ thời gian dài đăng đẳng, được gọi là một cách tượng trưng là sáu ngày vì những lý do mà chỉ các vị đạo đồ biết được mà thôi. Nhưng câu ấy được dịch lại sát nghĩa từng chữ, vì các nhà phiên dịch tưởng rằng đó là sáu ngày hai mươi bốn giờ!Hậu quả là những quyển đầu tiên của bộ Kinh Thánh chứa đựng nhiều sự việc dị kỳ đối với thế hệ hiện tại vì khoa học tiến bộ càng ngày càng kiểm thảo chặt chẽ những bản dịch cổ tự đó từng điểm một.Nhưng bộ sách Kinh Thánh sẽ trở nên vô cùng phong phú khi người ta đọc nó với sự hiểu biết những chìa khóa bí mật được truyền dạy cho những vị đạo đồ trong các đền cổ bên Ai Cập.Như vậy, Moise phải được coi như một trong những nhân vật đáng kể nhất đã ngộ đạo trong cơn xuất thần huyền bí của những cuộc điểm đạo Huyền Môn. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 8 Khoa Huyền Môn Thời Cổ Những vị đạo đồ trong khoa Huyền Môn thời cổ phải long trọng thề nguyền không bao giờ tiết lộ những gì xảy ra bên trong thánh điện thâm nghiêm huyền bí. Ta nên nhớ raằng dù sao lễ điểm đạo chỉ được cử hành mỗi năm cho một số ít môn đồ. Sự hiểu biết giáo lý mật truyền không bao giờ được ban bố cho nhiều người cùng một lúc. Bởi lẽ đó không một nhà văn thời cổ nào đã đưa ra một tường trình đầy đủ và mạch lạc về những gì được gọi là giáo lý Huyền Môn, vì các vị môn đồ giữ đúng lời cam kết một cách chặt chẽ. Tuy thế, người ta đã khám phá ra vài lời ngụ ý ngắn ngủi, những lời bình luận của những tác giả cổ điển, những câu bóng bẩy và những chữ khắc trên đá, có thể hé mở cho ta thấy vài điều về những sinh hoạt huyền bí của thời cổ xưa. Khao Huyền Môn thời cổ nêu ra một mục đích cao cả, hay nói đúng hơn là nêu ra một phối hợp các mục đích tôn giáo, luận lý và triết lý. Mỗi người đều được phép gõ cửa các đền thờ làm lễ điểm đạo, nhưng y được nhận hay không lại là việc khác. Người ta vẫn nhớ đến những lời của Pythagore khi ông từ chối không nhận những thí sinh không đủ tư cách xin nhập môn vào đạo viện Krotona: &quot;Mọi thứ gỗ không phải đều dùng được cho công trình của thần Mercure.&quot;Cấp bậc điểm đạo đầu tiên, với mục đích chứng minh sự tồn tại của linh hồn, đem cho người thí sinh một kinh nghiệm rùng rợn khủng khiếp trước khi y được thoát lên một cõi giới thanh cao huyền diệu hơn.Trong vài cuộc điểm đạo sơ cấp, chứ không phải cho tất cả, có khi người ta dùng những phương tiện máy móc để làm cho người thí sinh tưởng rằng y rơi xuống một vực thẳm nguy hiểm hoặc bị nhận chìm giữa dòng nước xoáy, hoặc bị thú dữ phân thay, để thử thách lòng can đảm của y. Nhưng có điều đáng sợ hơn nữa là tyrong một cấp đẳng cao hơn, y thấy xuất hiện những vật hình thù ghê rợn khủng khiếp, những loài yêu ma quỷ quái cõi âm ty, trong một lúc mà năng khiếu thần nhãn được tạm thời phục hồi cho y.&quot;Linh hồn bị dày vò, loạn động trong lúc chết, cũng như trong cuộc điểm đạo Huyền Môn, giai đoạn đầu chỉ gồm có mhững lầm lạc và bối rối, những cố gắn phất phơ vô định và tối tăm u ám. Kế đó, đến ngưỡng cửa sự chết và lễ điểm đạo, tất cả đều là kinh sợ, khủng khiếp, rùng rợn. Nhưng, một khi giai đoạn đó đã vượt qua, thì đây là tràn đầy một ánh sáng thiêng liêng, huyền diệu ... Người đạo đồ đã chịu phép mầu từ nay sẽ trở nên toàn thiện, giải thoát và đắc thắng, y đã bước và cõi giới thần tiên bất tử.&quot;Đoạn trên đây do Stobée trích lục trong một áng văn cổ xưa, nó xác nhận kinh nghiệm của tất cả các vị đạo đồ khác. Những bản văn viết tay trên lá chỉ thảo (Papyrus) thời cổ mô tả người thí sinh được đưa đến giai đoạn đó do sự hướng dẫn của thần Anubis đưa y, chuỉ tể khoa Huyền Môn, chính Anubis đưa y vượt qua cõi vô hình để cho y nhìn thấy những loài yêu quái hình thù ghê rợn.Những chân lý được truyền dạy trong các đạo viện Huyền Môn là do sự tiết lộ thiên cơ mà các đấng Thánh nhân dành cho nhân loại từ hồi phát sinh những nền văn minh cổ xưa nhất, và nay giáo lý Huyền Môn cần được giữ gìn nguyên vẹn để duy tri sự tinh khiết của nó. Như thế, người ta hiểu tại sao khoa Huyền Môn được ẩn dấu cẩn mật và giữ gìn chặt chẽ ngoài tầm tay của kẻ thế nhân phàm tục.Ta không nên lầm lộn giấc ngủ thông thường với trạng thái xuất thần của người thí sinh trong lễ điểm đạo. Đó là một cơn đồng thiếp, một trạng thái hôn mê, xuất hồn, trong khi đó y vẫn tỉnh táo ở một cõi giới khác.Người ta lại càng lầm lạc hơn nữa nếu họ lẫn lộn một kinh nghiệm siêu linh như thế với giấc ngủ thôi miên. Trong trường hợp sau này, nhà thôi miên đặt người chủ thể của y vào trong một trạng thái lạ lùng mà y không biết được rõ ràng, còn vị Đạo Trưởng Huyền Môn có một tầm hiểu biết truyền thống về các hiện tượng huyền bí, do đó người có thể sử dụng quyền năng của mình một cách hoàn toàn ý thức và làm chủ được tình hình. Nhà thôi miên đưa tâm trí và ý thức của người chủ thể lên một mức độ nào đó mà chính y không tham dự vào sự thay đồi này, trái lại vị Đạo Trưởng Huyền Môn trông nom và kiểm soát mọi sự thay đổi ý thức về loại đó, bởi vì Người có khả năng nhìn thấy sự biến đổi đó. Sau rốt, nhà thôi miên chỉ có thể làm cho người chủ thể soi sáng một vài vấn đề liên hệ đến cõi giới phàm trần và sự sống vật chất phàm tục hoặc thực hiện những việc bất thương bằng các thể xác vật chất. Vị Đạo Trưởng có khả năng hành động một cách thâm sâu hơn, người ta có thể đưa tuần tự linh hồn người thí sinh trải qua một kinh nghiệm thuộc về cõi giới tâm linh. Điều này, không một nhà thôi miên nào có thể là được.Tôi đã quan sát tất cả mọi hiện tượng thôi miên được thực hiện ở các xứ Đông Phương và Tây Phương. Tuy rằng vài loại hiện tượng đó hiển nhiên là rất lạ lùng, nhưng những hiện tượng siêu linh.Những hiện tượng đó có một ý nghĩa về khoa học, nhưng không có giá trị tâm linh sâu sắc hơn. Lẽ tất nhiên các hiện tượng đó kéo chúng ta thoát ra khỏi sự u ám nặng nề của duy vật chủ nghĩa, vì nó chứng tỏ rằng trong con người có những sức mạnh bí ẩn của tiềm thức, nhưng chúng không thể đưa chúng ta lên cao để khám phá một cách có ý thức sự hiện hữu của linh hồn vốn là một thực thể sống động, bất tử và độc lập.Nhờ kinh nghiệm của tôi trong Kim Tử Tháp và ý nghĩa rõ ràng của những hình chạm trổ trên vách các đền thờ, tôi có thể hình dung được cuộc lễ điểm đạo Huyền Môn Osiris, là nghi lễ thâm diệu và huyền bí nhất. Cuộc hành lễ này không gì khác hơn là một sự phối hợp giữa những mãnh lực thôi miên, phù phép và tâm linh nhằm giải thoát tâm hồn người thí sinh khỏi sự trói buộc của cái thể xác nặng nề trong vài giờ, có khi trong vài ngày, để cho y có thể nhớ, trong suốt cuộc đời còn lại của y, cái kỷ niệm của một kinh nghiệm độc đáo ghi dấu một ngày quyết định trong đời y, và để cho y xử thế một cách thích đáng. Sự tồn tại của linh hồn sau khi chết, mà phần đông nhìn nhận như một tín ngưỡng tôn giào, người đạo đồ từ nay có thể đem giảng dạy với một đức tin đã được tăng cường bởi bằng chứng cụ thể do kinh nghiệm bản thân.Điều mà người đạo đồ kinh nghiệm được, chỉ có những người nào bước vào con đường ấy mới có thể nhận thức được tầm quan trọng của nó. Thậm chì ở thời kỳ hiện đại, có vài người vô tình đã trải qua một phần của kinh nghiệm đó một cách bất ngờ. Tôi biết một trường hợp của một viện sĩ quan không quân Anh, được chụp thuốc mê để chịu một cuộc giải phẫ trong thời chiến. Kết quả thật lạ lùng: Mọi cảm giác đau đớn của xác thân đã biến mất nhưng bệnh nhân không ngủ mê. Y cảm thấy nhẹ bổng như được nâng lên trên không ở phía bàn mổ và y nhìn xem cuộc giải phẩu thể xác y một cách điềm nhiên dường như nhìn cái xác của người khác. Kể từ khi đó, tâm tính y thay đổi một cách lạ thường. Trước đó y vẫn có óc duy vật, nhưng nay y tuyên bố tin tưởng ở sự hiện hữu của linh hồn, cuộc đời y đã có một niềm hy vọng và chuyển hướng về một con đường khác hẳnCòn những vị Đạo Trưởng Huyền Môn đó là ai, mà có quyền năng gây nơi con người một sự biến đổi huyền diệu như thế? Những vị trưởng thượng đáng kính giữ gìn kho tàng minh triết thâm sâu đó, lẽ tất nhiên là chỉ có rất ít. Có một thời gian, tất cả những vị tăng lữ và vài vị tư tế cao cấp ở các đền thờ cổ Ai Cập đều là những Sư Trưởng hay Đạo Trưởng. Sự hiểu biết của họ được giữ gìn hoàn toàn bí mật, do đó mà những thời kỳ cổ điển, chính cái tên Ai Cập cũng được hiểu đồng nghĩa với chữ huyền bí.Trong những gian phòng Ai Cập của bảo tàng viện Louvre, ngôi mộ của Ptah Mer, đại tư tế thành Memphis, mang tấm bia đá có khắc dòng chữ sau đây: &quot;Ngài thấu triệt mọi điều huyền bí của mỗi đền thờ, không có gì là ẩn dấu đối với Ngài. Ngài bao trùm tất cả những gì Ngài đã thấy bằng một tấm màn bí mật.&quot;Tại sao những vị Đạo Trưởng lại có một sự dè dặt vô cùng chặt chẽ như thế? Đó là vì những lý do mà chỉ có các ngài mới có thể biết được. Dù sao các ngài hẳn là thấy cần phải loại những kẻ hoài nghi và bỡn cợt ra ngoài những kinh nghiệm thần bí dẫy đầy nguy hiểm cho tính mạng của người thí sinh. Người ta không ném những viên ngọc cho loài muôn lợn. Ngoài ra, rất có thể là có nhiều người, vì không đủ chuẩn bị sẵn sàng cho một kinh nghiệm như thế, sẽ bị điên khùng hoặc bị thiệt mạng sau cuộc thử thách. Bởi đó, lễ điểm đạo luôn luôn chỉ là cái đặc ân dành cho một số ít người xứng đáng. Nhiều người đã gõ cửa các đền Huyền Môn nhưng vô ích. Những người khác, bị đặt dưới hàng loạt thử thách sơ đẳng mỗi lúc càn g khó khăn hơn, không có đủ sự can đảm cần thiết để tiến xa hơn nữa, hoặc cảm thấy lòng ước muốn điểm đạo nguội bớt dần. Như vậy bằng cách đưa ra những cuộc thử thách chọn lọc nghiêm khắc, người ta làm cho những đạo viện Huyền Môn thời cổ trở thành những cơ quan độc đáo. Những điều bí ẩn dấu đằng sau những cánh cửa khóa chặt của Thánh Điện thâm nghiêm, không bao giờ được truyền dạy cho những vị đạo đồ, trừ phi với sự long trọng thề nguyền rằng họ sẽ không bao giờ tiết lộ ra ngoài. Vị môn đồ được điểm đạo bước ra khỏi đền kể như suốt đời y sẽ thuộc về một hội kín, trung thành với những mục đích cao cả và với một tầm kiến thức sâu xa thâm trầm, từ nay y sẽ lẫn lộn trong quần chúng để làm việc giúp đời. Diodore de Sicile, sau khi thăm viếng xứ Ai Cập trở về, có viết rằng: &quot;Người ta nói rằng những người tham dự những cuộc điểm đạo Huyền Môn trở nên đạo đức hơn, và tốt lành hơn về tất cả mọi phương diện.&quot;Thật ra những đạo viện Huyền Môn không phải chỉ thịnh hành ở Ai Cập. Những nền văn minh cổ đều có tìm thấy khoa Huyền Môn trong cái di sản cho họ từ một thời quá khứ xa xăm, do sự tiết lộ của các đấng Thần Minh dành cho nhân loại từ thời buổi sơ khai. Hầu hết các dân tộc, trước Thiên Chúa kỷ nguyên, đều có những truyền thống và tổ chức Huyền Môn của họ, như dân tộc La Mã, Celtes, Hy Lạp, đảo Crète, Syrie, Ấn Độ, Ba Tư, Mayas, thổ dân da đỏ bên Mỹ Châu, và những dân tộc khác nữa cũng có những đền thờ và nghi lễ dành cho những hoạt động tâm linh đưa đến trình độ điểm đạo. Aristote không do dự mà tuyên bố rằng sự thịng vượng của xứ Hy Lạp sở dĩ có là nhờ đạo viện Huyền Môn Eleusis. Socrete cũng nói rằng: &quot;Những môn đồ phái Huyền Môn tự tạo cho mình những triển vọng rất tốt đẹp vào giờ chết.&quot; Trong số người xưa đã nhìn nhận hoặc ngụ ý rằng họ đã từng đưo85c điểm đạo Huyền Môn, có nhà hùng biện Aristide, Ménippe de Babylone, kịch gia Sophocle, thi hào Eschyle, luật gia Solon, Cicéron, Héraclite d Ephèse, Pindare và Pythagore.Ngày nay tại Nhật Bổn, trong những cấp đẳng tối cao của kỷ luật Nhu đạo, mà chỉ có một số rất ít môn đệ được thu nhận bởi vì những cấp đẳng ấy gồm có một phần bí giáo không thích hợp với phần đông, người thí sinh phải theo một khóa huấn luyện tâm linh huyền bí. Y phải trải qua một cuộc lễ điểm đạo theo đó y phải bị thầy y siết cổ trong giây phút, sau đó y được đặt nằm bất tỉnh trên giường, và xét về bề ngoài thì dường như y đã chết. Trong trạng thái đó, linh hồn y đã rời khỏi xác thân và học hỏi một vài kinh nghiệm trong cõi vô hình. Đến khi dứt kỳ hạn, thần y mới phục sinh cho y bằng một phương pháp bí mật gọi là Kwappo, một danh từ Nhật bản khó dịch. Người môn đệ đã trải qua giai đoạn huyền diệu đó mới trở nên một đạo đồ.Khoa Tam Điểm (Franc-Maconnerie) ngày nay vẫn còn giữ gìn một dấu vết của khoa Huyền Môn thời cổ, mà nguồn là ở Ai Cập. Người hội viên Tam Điểm nêu ra trường hợp của Pythagore như một thí dụ điểm đạo của thời xưa. Phải chăng ho nhớ rằng Pythagore đã từng được điểm đạo bên Ai Cập? Những người đặt ra các cấp bậc của khoa Tam Điểm đã áp dụng vài biểu tượng đầy ý nghĩa của khoa Huyền Môn Ai Cập.Về sau, sự sa đọa vật chất của con đã làm cho các vị Đạo Trưởng chân chính của thời xưa lần lần biệt tích hoặc rút ra ngoài vòng thế tục, thay chân các ngài là những kẻ phàm phu mê muội, làm hoen ố và hạ thấp khoa Huyền Môn cao cả. Những kẻ bất chính,có tham vọng đạt được những phép thần thông của khoa bàng môn tả đạo, sau cùng đã chiếm ưu thế để dành quyền kiểm soát các đạo viện Huyền Môn ở Ai Cập và những nơi khác. Những gì từ lúc nguyên thủy vốn là thiêng liêng, chỉ dành cho những người chọn lọc nhằm mục đích duy trì ngọn lửa thiêng tinh khiết của sự sống tâm linh cho được trường cửu trong nhân loại, đã lọt vào tay những kẻ tà tâm, buôn thần bán thánh. Đó là những sự kiện lịch sử, làm cho cái kho tàng tâm linh quý báu của nhân loại thời cổ xưa đã trở nên suy tàn.Nhưng nếu khoa Huyền Môn của những vị Đạo Trưởng thời xưa đã mất theo các ngài, thì cái nền minh triết của các ngài đã từng ban cho những người thế gian từ thuở sinh tiền vẫn còn được chứng minh bởi danh sách bất tử của những vị đạo đồ đã từng dấn thân trên đường tầm Đạo.Những kinh sách bút tự viết trên lá chỉ thảo và những hàng chữ khắc trên vách đá của các đền thờ cổ đã chứng minh rằng người cổ Ai Cập tôn sùng lễ điểm đạo Huyền Môn Osiris một cách nồng nhiệt như thế nào, và chứng tỏ cái uy tín đối với quần chúng của những người đã từng được phép bước vào cái thánh điện uy nghiêm hoặc các hang động ẩn dấu để được làm phép điểm đạo thiêng liêng. Có một cấp bậc điểm đạo tối cao siêu đẳng mà linh hồn con người, khi đã đạt tới trình độ đó, không những chỉ được tạm thời giải thoát khỏi cái thể xác vật chất để chứng minh sự tồn tại của linh hồn, mà còn được đưa lên những cõi giới thanh cao nhất, đến tận cõi ngự tri của Thượng Đế. Kinh nghiệm huyền diệu đó giúp cho cái tinh thần hữu hạn của con người được tiếp xúc với tinh thần vô biên của đấng Tạo Hóa vô cùng. Trong một thời gian ngắn, y được cảm thông trong im lặng và một cách thần diệu với đấng Sáng Tạo ra muôn loài; sự tiếp xúc ngắn ngủi, cái giây phúc cảm thông huyền diệu đó cũng đủ làm cho y thay đổi thái độ đối với cuộc đời. Y đã chia sẽ một phần cái ân huệ thiêng liêng nhất mà con người có thể nhận được. Y đã khám phá cái ánh sáng huyền diệu thiêng liêng, nó là cái tinh hoa rốt ráo vi diệu của bản thể, mà cái thể vía tồn tại sau khi chết chỉ là cái kớp vỏ vô hình vô ảnh bên ngoài.Y đã thực sự hồi sinh trở lại, theo ý nghĩa cao cả nhất của danh từ này. Người nào được sự điểm đạo tối cao đó sẽ trở nên một vị đắc đạo hoàn toàn. Những ám văn bằng chữ ám tự đề cập đến vị ấy như một người có thể ân huệ của Thần Minh trong khi còn sống, và sau khi chết sẽ vĩnh viễn nhập cõi Thiêng đàng.Trạng thái xuất thần kèm theo với cuộc điểm đạo đó, tuy bề ngoài giống như những cơn đồng thiếp bằng phép thôi miên trong những cuộc điểm đạo sơ cấp, nhưng nếu xét về bề trong thì hoàn toàn khác hẳn. Không một quyền năng thôi miên nào có thể gây nên trạng thái đó, không một phù phép nào có thể gợi ra được nó. Chỉ có những bậc Đạo Trưởng tối cao, đã hổn hợp ý chí tâm linh với các đấng Thần Minh, mới có cái thần lực siêu đẳng phi phàm để làm cho người thí sinh ý thức được bản chất thiêng liêng của mình. Đó là sự tiết lộ cao quý nhất và huyền diwệu nhất dành cho những vị đạo đồ của thời cổ Ai Cập. Đó cũng là sự tiết lộ bí mật mà người thời nay có thể ước vọng có được bằng những phương pháp khác.Bài học kinh nghiệm của sự điểm đạo là một bài học thu ngắn của sự kinh nghiệm tâm linh được dành cho số phận của mỗi người trong sự tiến hóa tuần tự của nhân loại. Chỉ có một sự khác biệt là cuộc điểm đạo, ví như một sự vun trồng gượng ép, được thực hiện một caq1ch giã tạo bằng cách xuất thần, còn kinh nghiệm kia sẽ đến một cách tự nhiên do sự phát triển tâm linh và khai mở những quyền năng quyền bí.Như vậy, kinh nghiệm đó tái lập trong linh hồn người sự diễn biến toàn thể cuộc tiến hóa của nhân loại, nó là cái số phận đương nhiên của tất cả mọi người.Nó căn cứ trên nguyên tắc này: Cái thể chất phàm tục của con người có thể tạm thời bị tê liệt trong một cơn đồng thiếp mê man, và cái thể chất tâm linh của y, thường vẫn tiềm tàng ẩn dấu, có thể được đánh thức bằng những phương pháp huyền diệu mà chỉ có thể những vị Đạo Trưởng đắc pháp thần thông mới biết được mà thôi. Người thí sinh được đặt vào cơn đồng thiếp như thế bề ngoài xem dường như đã chết thật. Theo ngôn ngữ tượng trưng của Huyền Môn, người ta nói y xuống mồ, hay được chôn dưới mồ. Sau khi nguồn sinh lực thể chất của y bị tạm thời gián đoạn, sức mạnh của dục tình và những dục vọng cá nhân của y tạm thời lắng dịu, người thí sinh đã thực sự chết hẳn đối với những sự vật trần gian, trong khi đó tâm thức y, linh hồn y tạm thời tách ra khỏi thể xác. Chỉ có trạng thái đó mới giúp con người tiếp xúc được với cõi giới tâm linh ảnh của các đấng Thần Minh và thiên thần, say xưa niền phúc lạc trong không gian vô tận, thực hiện được chân ngã thầm kín của mình và sau cùng, cảm thông với Thượng Đế.Một người như thế mới có thể nói một cách thật tình là y đã chết rồi sống lại, y đã được chôn dưới mồ một cách tượng trưng và phục sinh trở lại một cách nhiệm mầu, y đã khám phá ra một ý niệm mới về sự chết và tiếp nhận nơi mình một sức sống thiêng liêng hơn. Y còn mang trong mình dấu vết của vị Đạo Trưởng đã ban phép mầu cho y, và từ đó về sau, một sợi dây vô cùng bền chặt và thâm sâu đã nói liền với hai người. Từ đó, giáo lý về sự bất tử của linh hồn không phải chỉ là một sự tin tưởng suông mà thôi,nó còn là một việc đã được thử thách và hoàn toàn chứng minh cho người đạo đồ. Khi y thức tỉnh trong ánh sáng bình minh, y có thể thật sự nói rằng y đã trở lại thế gian, hoàn toàn biến đổi và được hồi sinh về mặt tâm linh. Y đã vượt qua cõi âm ty và cõi Trời, và biết được những điều bí mật ấy không để lộ ra ngoài, từ nay y sẽ đặt nền tảng cho cuộc đời và phép xử thế của y trên căn bản sự hiện hữu thật sự của hai cõi ấy. Từ nay y sẽ sống giữa cả đồng loại của y với một niền tin chắc chắn tuyệy đối về sự bất tử của linh hồn.Tuy y vẫn giữ cái bí mật của nguồn gốc của sự tin tưởng chắc chắn đó, y cũng không làm sao chuyển giao, dẫu rằng một cách vô ý thức, cho người chung quanh ít nhiều đức tin của y. Y làm phấn khởi những niềm hy vọng và xác nhận sự tin tưởng của họ qua cái hiện tượng thần giao cách cảm bí mật nó luôn luôn tác động giữa mọi người. Y không còn tin ở sự chết, mà chỉ tin ở sự sống, sự sống trường tồn và luôn luôn ý thức của chân ngã. Y tin tưởng những gì mà vị Đạo Trưởng đã tiết lộ cho y những điều huyền bí: Linh hồn có thật, và đối với y, nó là một tia sáng thiêng liêng, một điểm linh quang của Thượng Đế. Câu chuyện Osiris có ngụ một ý nghĩa cá nhân. Khi con người thấy mình được phục sinh trở lại, y cũng thấy Osiris hiện diện như cái chân ngã bất diệt của mình.Đó là chân giáo lý của quyển thánh kinh cổ xưa nhất của Ai Cập, quyển Tử Thư(sách của người chết), tuy rằng dưới hình thức mà người ta chỉ biết được hiện nay, quyển sách bằng lá chỉ thảo đó đề cập đến người chết thật lẫn người chết giả, tức là người được điểm đạo, do đó mà người đọc thường hay bị lầm lộn ít nhiều. Từ lúc sơ khởi, trước khi bị sữa chữa, soạn đi soạn lại nhiều lần, quyển sách ấy chỉ nói về giáo lý Huyền Môn; điều này được làm sáng tỏa một phần do đoạn trích lục sau đây: &quot;Đây là quyển sách Huyền Môn vô cùng quý báu. Mắt kẻ phàm tục không được xem sách này; đó là một điều xúc phạm khôn lường. Sách này phãi được cất kỹ. Nó gọi là: Quyển kinh của vị Đạo Trưởng trong ngôi đền bí mật.&quot;Bởi đó, trong quyển Tử Thư, người chết (đúng ra là người đạo đồ) nhiều lần để tên Osiris đứng trước tên của mình. Trong những bản chính đầu tiên của quyển kinh ấy, người đạo đồ nói: &quot;Tôi là Osiris, tôi đã xuất như Ngài, tôi sống như các đấng Thần Minh. &quot; Câu ấy nói lên một cách hùng hồn sự diễn đạt cái chết của Osiris như là sự chết giả của người đạo đồ trong cơn xuất thần.Bây giờ chúng ta có thể hiểu cái tầm quan trọng thật sự của những tôn giáo cổ, bằng cách nhận thức rằng những nhân vật chính của những tôn giáo ấy là biểu tượng linh hồn của con người và những cuộc phiêu lưu của những nhân vật ấy diễn tả những kinh nghiệm của linh hồn trên đường phản bổn hườn nguyên để trở về chốn cũ của nó là cõi Thiên Đường cực lạc.Osiris trở nên hình ảnh của yếu tố thiêng liêng trong con người, câu chuyện Osiris là câu chuyện tượng trưng của yếu tố đó, sự giáng hạ của nó xuống những cõi vật chất và sự trở về của nó để thăng lên cõi ý thức tâm linh.Huyền thoại của Osiris bi phân thay thành mười bốn hay bốn mươi hai mảnh là tượng trưng sự phân rẽ tâm linh của con người, làm cho sự điều hòa cổ xưa của y nay đã bị gãy đổ. Lý trí của y đã bị tách rời khỏi tình cảm của y, cũng như sự tách rời giữa thể xác với tinh thần, sự lầm lẫn và những dục vọng trái ngược nhau trì kéo y về những đường hướng ngược chiều. Cũng y như thế, câu chuyện Isis thu nhặt, ráp những mảnh thi hài của Osiris và làm cho y sống dậy, tượng trưng cho sự phục hồi, sự tái lập trạng thái điều hòa trong con người đang có sự xung đột bên trong nội tâm, bằng cuộc điểm đạo lúc đương thời và bằng sự tiến hóa trong tương lai. Sự điều ghòa đó được tái lập bởi sự thỏa hiệp giữa tinh thần và thể xác cùng làm việc chung với nhau, và bởi chiều hướng song đôi của lý trí và tình cảm kể từ lúc ấy. Đó là sự phục hư6ng của trạng thái hợp nhất nguyên thủy.Giáo điều cao siêu nhất của người cổ Ai Cập, căn bản lý thuyết của những cấp bậc điểm đạo tối cao, dạy rằng linh hồn con người phải trở về với đấng Thiêng Liêng là nguồn gốc sơ khởi của nó, sự trở về đó được gọi là: Trở thành Osiris. Con người dẫu khi còn ở thế gian, được coi như có cái tiềm năng để trở thành một Osiris. Trong quyển Tử Thư, quyển sách bí truyền về lễ điểm đạo, có nói rằng linh hồn người thí sinh, một khi đã giải thoát, có bổn phận che chở cho y trong những chuyến hành trình lâu dài và nguy hiểm ở dưới cõi âm ty, không những bằng cách sử dụng bùa phép, mà còn bằng cách mạnh dạng tuyên bố: &quot;Ta là Osiris.&quot;Quyển sách ấy cũng nói: &quot;Hỡi linh hồn mù quáng! Hãy nắm lấy ngọn đuốc sáng của Huyền Môn và trong đêm tối của thế gian, người sẽ khám phá ra cái chân ngã bất diệt. Hãy noi theo sự hướng dẫn Thiêng Liêng của nó, nó sẽ là vị Thần hộ mạng của ngươi, vì nó nắm giữ cái chìa khóa sự sinh tồn trong dĩ vãng và tương lai của ngươi.&quot;Như thế, cuộc điểm đạo là sự đạt tới một viễn ảnh mới của cuộc đời, cái viễn ảnh tâm linh mà nhân loại đã đánh mất trong thời dĩ vãng xa xăm, khi nó rơi từ &quot;Thiên Đàng&quot; xuống cõi vật chất. Khoa Huyền Môn giúp ta thực hiện sự phản bổn hoàn nguyên từ bên trong, và đưa ta đi tuần tự từ bước một đến sự giác ngộ hoàn toàn. Khoa Huyền Môn hé mở cho ta thấy trước hết những cõi giới huyền bí ngoài giới hạn cõi vật chất hồng trần, và sau đó, tiết lộ cho ta điều huyền diệu rốt ráo, và tính chất thiêng liêng của con người. Khoa ấy làm cho người thí sinh phải nhìn thấy những cảnh giới địa ngục âm ty để thử thách tâm trí và lòng kiên quyết của y cũng như y có dịp học hỏi. Kế đó khoa Huyền Môn cho y thấy những cảnh giới Thiên Đàng để khuyến khích và ban ân huệ cho y. Nếu khoa ấy phải dùng đến phương tiện đồng thiếp, điều đó không có nghĩa là không còn có phương pháp nào khác. Đó chỉ là một đườnglối áp dụng, nhưng cõi tâm linh có thể đạt tới bằng cách noi theo những đườnglối khác, và không cần phải áp dụng phương pháp xuất thần.Một vị đạo đồ La Mã có nói: &quot;Nơi nào có chúng ta, thì sự chết không có, chỗ nào có sự chết thì chúng ta không có. Đó là cái ân huệ tối thượng, và quý báu nhất của thiên nhiên, vì sự chết giải thoát con người khỏi mọi sự ưu phiền.&quot;Như vậy, thái độ của chúng ta đối với sự chết hàm xúc một ý nghĩa về thái độ của ta đối với sự chết, và bởi đó cũng làm thay đổi quan niệm của ta đối với sự sống. Khoa chứng minh rằng vấn đề sinh tử chẳng qua chỉ là hai mặt phải và trái của một đồng tiền.Những cuộc sưu tầm, khảo cứu khoa học, tâm lý và tâm linh đang làm thay đổi quan niệm của thế giới Tây Phương về các vấn đề mà từ trước người ta vẫn cho là điều hoang đường vô lý. Những cuộc nghiên cứu này làm tiêu tan những thành kiến bất công của người thời nay đối với những lý thuyết của cổ nhân, và làm phát triển những quan niệm mới trong thời gian gần đây. Chúng ta bắt đầu biết phân biệt cái lý trí lành mạnh ẩn đằng sau cái hình thức vô lý bên ngoài, và nhận thấy rằng sự hiểu biết của cổ nhân về những quyền năng và tính chất của linh hồn vượt khỏi sự hiểu biết của chúng ta rất xa. Sự xuất hiện của những sức mạnh vô hình đã làm lung lay nền tảng của duy vật chủ nghĩa. Những nhà bác học và những triết gia ưu tú thời nay đã đứng về phía chủ nghĩa duy tâm, và nhìn nhận rằng sự sống của nhân loại có một căn bản siêu linh, thần bí. Những gì mà họ cảm nghĩ ngày hôm nay, thì ngày mai đa số quần chúng cũng nghĩ như vậy. Chúng tatừ lúc đầu vẫn là những kẻ hoài nghi hoàn toàn, và có lẽ chúng ta có quyền hoài nghi như vậy, nhưng rốt cuộc, chúng ta sẽ trở nên những kẻ hoàn toàn tin tưởng. Tôi quả uyết chắc chắn như vậy, và tôi tiên đoán điều đó một cách tích cực. Từ cái không khí hoài nghi lạnh lùng của thế giới hiện đại, chúng ta sẽ khoác lấy một đức tin linh hồn. Bức thông điệp đầu tiên của khoa Huyền Môn là &quot;Không có sự chết.&quot; Tuy thông điệp ấy vẫn luôn luôn được nhìn nhận qua kinh nghiệm bản thân một số ít người mà thôi, nó nhằm mục đích lan tràn đến những nơi tận cùng của thế giới.Ý niệm về sự phục sinh không nhất thiết nó nghĩa là chúng ta sẽ chui lên khỏi mồ vào một ngày giờ nào đó trong tương lai. Tự lầm lộn mình với cái vỏ bằng xác thịt bên ngoài, không phải là một điều trí óc ta chấp nhận được. Danh từ phục sinh vẫn bị thường diễn đạt sai lầm theo ý nghĩa vật chất, ở Âu Châu thời Trung Cổ và cả trong giới những người Ai Cập chưa nhập môn. Điều này làm cho ta phải cố gắng tìm lại những định luật cai quản sự cấu tạo phần thể chất và cơ năng huyền bí của con người. Những phần tử ưu tú của thời đại cổ xưa, những vị đạo đồ của phái Huyền Môn, đã biết rõ những định luật này. Nhưng, tuy rằng miệng họ vẫn khóa chặt và những chân lý ấy vẫn bị chôn vùi trong những hang động tối tăm của các đền thời cổ, ngày nay chúng ta không bị trói buộc bởi một cam kết long trọng nào để phải giữ gìn bí mật.Đó là tổ chức Huyền Môn, một cơ quan huy hoàng cao cả nhất trong tất cả những tổ chức tinh thần của thời đại cổ ngày xưa nay đã biệt tích. Vì đã có những thời kỳ mà cũng như tất cả những xứ khác của thời xưa, xứ Ai Cập đã bị suy tàn, đúng như lời tiên tri của đấng Giáo chủ Hermes:&quot;Ôi Ai Cập! Hỡi Ai Cập! Xứ ngày xưa đã từng là nơi thánh địa thiêng liêng, sẽ có lúc mà sự hiện diện của Thần Minh sẽ không còn nữa. Nền tôn giáo cũ của ngươi chỉ còn là những huyền thoại và những chữ khắc trên đá, nó nhắc nhở đến sự tôn sùng của ngươi ngày nay đã mất. Một ngày kia sẽ đến, than ôi! Khi mà những chữ ám tự thiêng liêng sẽ chỉ còn là những thần tượng không hồn. Thế gian sẽ lầm tưởng những hình biểu tượng của minh triết là những vị thần, và sẽ lên án xứ Ai Cập đã thờ phượng những loài ma quái ở cõi Âm Ty!&quot;Đã có một thời kỳ, sự cai quản các đạo viện Huyền Môn lọt vào tay của những kẻ lưu manh bất hảo, những kẻ ích kỷ hại nhân, đã từng lạm dụng ảnh hưởng của tổ chức Huyền môn, một tổ chức có uy thế đến nỗi các vị vua Pharaon hách dịch ngày xưa cũng phải kiêng nể, để mưu đồ lợi lộc riêng cho mình. Có nhiều người ttrong hàng tăng lữ đã lạm dụng và truyền bá những loại phù phép, châm ngôn kinh dị, những tà thuật hắc ám, những cuộc tế lễ tà thần, chính những vị đại tư tế các đền thờ, được coi như những sứ giả của Thần Minh giữa nhân loại, cũng chỉ còn là những loài quỷ sống mang lốt người, họ thường kêu gọi những loài âm binh ác quỷ ghê gớm nhất dưới cõi âm ty để dùng vào những mục đích bất chính, tà vạy. Trong các đền thờ, khoa pháp môn phù thủy đã thay thế sự sinh hoạt tâm linh. Giữa những cảnh hắc ám, suy vong, hỗn độn như thế, khoa Huyền Môn đã bị mất tính cách chân thực và nguồn cảm ứng thiêng liêng. Những người môn đệ xứng đáng đã trở nên rất khó tìm, với thời gian qua, họ lại càng trở nên hiếm có. Đã có một thời mà những vị Đạo Trưởng tôn nghiêm đã biến mất, không còn để lại di tích, thậm chí cũng không có chuẩn bị đủ một số người thừa kế có uy tín để nối nghiệp các ngài. Thay vì các Đạo Trưởng thần thông quảng đại, đạo hạnh tinh thâm, người ta chỉ thấy có những kẻ không xứng đáng. Một số ít những phần tử ưu tú còn sót lai, không thể thực hiện được lý tưởng của mình,giữa một tình trạng suy đồi như thế, đành phải chịu cái số phần đau thương. Biết rằng đã đến lúc suy tàn, họ âm thầm xếp lại những bộ kinh sách Huyền Môn, rời bỏ những hang động thâm u và những ngôi thánh điện cổ kính, đưa mắt nhìn chốn đạo viện mến yêu một lần cuối cùng với tấm lòng luyến tiếc, và lặng lẽ cất bước ra đi.Như thế, những cánh cửa nặng nề của các đạo viện Huyền Môn Ai Cập đã khép lại một lần cuối cùng. Từ đó trở đi, những vị thí sinh lòng đầy hy vọng không bao giờ còn bước lên chiếc cầu thang bí mật đưa đến thánh điện linh thiêng, không bao giờ họ còn bước xuống hầm điểm đạo thâm u của các đền thờ cổ. Tuy nhiên, lịch sử của nhân loại luôn luôn theo định luật chu kỳ, những gì đã từng xảy ra, sẽ tái diễn trở lại. Một lần nữa, con người đã trải qua một thời kỳ hỗn loạn và hắc ám, trong khi đó y lại cảm thấy một sự boăn khoăn bất mãn do nhu cầu tự nhiên của bản tính con người là muốn lập lại sự giao tiếp với các cõi giới tâm linh huyền diệu huy hoàng. Bởi vậy, tôi hy vọng rằng những điều kiện sẽ có thể được tạo nên, những hoàn cảnh thuận tiện sẽ đến và những nhân vật đủ thẩm quyền và khả năng sẽ xuất hiện, để nhờ đó, một lần nữa trên địa cầu, sẽ được tái lập lại tổ chức Huyền Môn, dưới những hình thức hoàn toàn mới mẻ tân kỳ, để cho được phù hợp, thích ứng với thời đại tân tiến hoàn toàn khác hẳn với thời đại cổ xưa. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 9 Ngôi Đền Denderad Trước khi rời khỏi thánh điện trên nóc bằng của ngôi đền Denderad, tôi nhìn xem một vòng Hoàng Đạo (Zodiaque) rất đẹp khắc trên trần. Tôi biết rằng đó chỉ là một phó bổn đã được sao lục lại, vì bổn chánh đã bị tháo gỡ và đem về Ba Lê cách đây trên một thế kỷ. Nhưng phó bổn được sao lại một cách hoàn toàn đúng đắn. Cái vòng tròn đó chứa đầy những hình ảnh các loài thú, hình người và các vị thần, được sắp chung trong một bầu tròn và ở chung quanh là mười hai cung Hoàng Đạo. Tô điểm thêm cho cái biểu tượng này, có hình mười hai vị thần và nữ thần khác nhau, kẻ đứng, người quì, sắp chung quanh hình bầu tròn, hai tay đưa lên, lòng bàn tay duỗi thẳng nối tiếp nhau thành một vòng tròn.Như thế, toàn thể vũ trụ lưng chuyển không ngừng được hình dung nơi đây một cách chính xác, tuy rằng dưới hình thức tượng trưng. Đó chính là sự trình bày những bầu thế giới luân chuyển theo một nhịp độ bất di dịch trên một nền trời. Những người biết suy nghĩ, dẫu rằng là người có óc hoài nghi nhất, không khỏi cảm thấy thán phục cái trí óc thông minh tuyệt vời đã làm kiểu mẫu cho cái vũ trụ đó.Hiểu một cách đúng đắn, thì vòng Hoàng Đạo của đền Denderad hình như mô tả hình trời ở vào một thời kỳ nhất định nào đó trong quá khứ. Vậy đó là thời kỳ nào? Đó là một vấn đề khác. Chúng tôi không thể nêu ra đây những sự giải thích thiên văn trừu tượng và phức tạp. Chỉ biết rằng vị trí các tinh tú ở vào thời đó không trùng hợp với thiên tượng mà người ta quan sát vào thời nay. Xuân Phân Điểm (équinoxe du printemps) không chiếm cùng một vị trí như hiện nay, theo đó mặt trời đang đi vào một chòm sao khác hẳn.Sự biến chuyển lớn lao đó diễn ra bằng cách nào? Do bởi sự xoay vần của trái đất, mà cái trục liên tục nhắm vào những vì sao Nắc Đẩu khác nhau. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời của chúng ta luân chuyển chung quanh một ngôi định tinh riêng của nó. Sự luân chuyển tế vi, khó nhận thấy, của Đường Phân Điểm (équinoxe) trải qua một thời gian dài và chậm chạp, cũng thay đổi những vị trí mọc và lặn của vài bầu tinh tú đối với chòm sao. Khi đã đo lường sự vận chuyển trung bình của những bầu tinh tú đó, người ta biết có bao nhiêu ngàn năm đã trôi qua kể từ khi chúng nằm ở vị trí đầu tiên. Khoảng cách biệt đó gọi là Tuế Sai (précession des équinoxes). Đó là điểm giao tiếp của đường xích đạo và đường Hoàng Đạo, là chỗ đánh dấu xuân phân điểm, di chuyển một cách chậm chạp trên bầu trời theo cái tuế sai đó.Nói cách khác, đều đó có nghĩa là những tinh tú di chuyển ngược chiều với mười hai cung Hoàng Đạo, va mỗi năm chỉ vượt qua một phần tối thiểu của không gian. Sự luân chuyển vĩ đại đó của các tinh cầu trên nền trời, thứ vũ trụ kế mà nền trời là cái mặt đồng hồ, trên đó người ta có thể đọc cả hai chiều và ghi nhận những cuộc vận hành của các tinh cầu trong nhiều ngàn năm.Khi xem xét một bản đồ thiên văn cũ, một nhà thiên văn học có thể xác định bản đồ đó được thiết lập vào thời kỳ nào. Việc nghiên cứu cái dĩ vãng xa xăm đôi khi có thể giúp cho ta tìm ra những sự kiện vô cùng quan trọng. Khi các nhà tháp tùng theo Napoléon sang Ai Cập phát hiện ra vòng Hoàng Đạo tai đền Denderad, họ lấy làm vô cùng phấn khởi, và tưởng rằng họ đã tìm được cái chìa khóa để tri nguyên ra khoảng thời gian của nền văn minh cổ Ai Cập, vì họ thấy trong vòng Hoàng Đạo đó, xuân phân điểm cách xa vị trí của nó bây giờ. Nhưng mãi về sau, khi người ta nhận thấy rằng ngôi đền này chỉ mới dựng lên vào thời kỳ đế quốc Hy Lạp La Mã và vòng Hoàng Đạo Ai Cập này đã phối hợp một Hoàng Đạo Hy Lạp, vấn đề này mới bị dẹp bỏ và từ đó người ta không theo vấn đề đó nữa.Một ý kiến cho rằng vòng Hoàng Đạo này chỉ là của Hy Lạp, nhưng đó là một ý kiến sai lầm. Phải chăng nói như thế là kết luận người Ai Cập không có vòng Hoàng Đạo của họ? Nếu vậy thì giới tăng lữ Ai Cập đã từng khảo cứu khoa chiêm tinh và khoa thiên văn trong bao nhiêu ngàn năm, trước khi người Hy Lạp đặt chân lên xứ Ai Cập, mà lại không có vòng Hoàng Đạo chăng? Giới tăng lữ Ai Cập đã từng tôn trọng khoa chiêm tinh đến nỗi họ đã xáp nhập khoa này vào tôn giáo của họ, làm cho họ có thể thực hành khoa chiêm tinh mà lại không có một vòng Hoàng Đạo? Ngoài ra những vị tăng lữ Ai Cập cũng rất tinh thông về khoa thiên văn.Thật vậy, người Ai Cập đã sao lục một phần vòng Hoàng Đạo của họ theo bản chính đã có từ trước tại đền Denderad, ngôi đền này đã được xây đi dựng lại nhiều lần. Một tài liệu thiên văn như thế hẳn là phải được sao lục làm nhiều phó bổn để bảo đảm cho nó được tồn tại muôn đời. Những tài liệu văn khố cổ xưa cũng được bảo trì bằng cách đó, nhưng lại bị rơi trong quên lãng và rốt cục đã biến mất theo những nhân viên bảo trì văn khố, tức là những vị tăng lữ thời cổ Ai Cập.Những nhà khảo cổ đã phát hiện tại xứ Mésopotamie những viên gạch cổ xưa, trên đó các nhà thiên văn xứ ấy đã ghi nhận rằng mùa xuân bắt đầu khi mặt trời đi vào chòm sao Kim Ngưu. Vì lẽ rằng trong kỷ nguyên Thiên Chúa, ngày đó được ghi nhận là ngày Mặt Trời đi vào chòm sao Bạch Dương, tức là ngày 21 tháng 3 dương lịch, người ta nhận thấy tằng một sự thay đổi lớn lao như thế đưa nền văn minh xứ Chaldée thụt lùi về một thời kỳ dĩ vãng xa xăm nhất, đúng như chính người Chaldée đã tuyên bố. Cũng như thế, cứ xét vị trí của đường điểm phân trong vòng Hoàng Đạo của đền Denderad, thì nó đánh dấu một thời kỳ thái cổ hàng bao nhiêu thế kỷ. Nhờ đó, người ta truy nguyên ra nền văn minh cổ nhất của Ai Cập ở vào thời kỳ nào. Cái vị trí đó chỉ rằng từ đó đến nay, có trên ba &quot;đại niên&quot; rưỡi đã trôi qua trên vũ trụ kế, tức là mặt trời đã xoay vòng chung quanh ngôi định tinh của nó trên ba lần rưỡi.Sự kiểm điểm chính xác những thống kê thiên văn xác định rằng sự xê dịch trung bình củu tuế sai là 50.2 giây mỗi năm, do đó người ta có thể tính tron g dĩ vãng để đi đến điểm quy định bở vị trí của Hoàng Đạo đền Denderad. Ví vòng lớn của Hoàng Đạo chia làm 360 độ, nên khoảng tuế sai 25, 800 năm lập thành một chu kỳ &quot;đại niên.&quot; Như thế, mỗi chu kỳ trọn vẹn của mặt trời trải qua không dưới 25, 800 năm, tính ra thì ít nhất là 90,000 năm đã trôi qua kể từ cái ngày được ghi nhận trên Hoàng Đạo đền Denderad.Chín mươi ngàn năm! Phải chăng đó là một điều khó tin? Những vị tăng lữ thông thiên văn Ai Cập không chấp nhận điều đó. Sử gia Hy Lạp Hérodote thuật lại lời các tăng lữ đã nói với ông rằng dân tộc Ai Cập tự cho là dân tộc cổ xưa nhất thế giới, và họ cất giữ trong các đạo viện và các đền thờ cổ những văn khố tài liệu xưa đến 12,000 năm trước khi ông đến viếng xứ này. Người ta biết Hérodote đã thu thập các tài liệu lịch sử một cách thận trọng tỉ mỉ là dường nào, và ông thực sự xứng đáng gọi là &quot;Người cha của lịch sử.&quot; Các vị tăng lữ đó còn nói với ông rằng &quot;Mặt trời đã từng mọc lên hai lần ở tai chỗ mà ngày nay nó lặn, và trái ngược lại.&quot; Lời khẳng định lạ lùng này ngụ ý rằng hai miền cực địa của trái đất đã hoàn toàn đảo lộn những vị trí đầu tiên của chúng, điều này ám chỉ rằng trên địa cầu đã từng có những cuộc biến thiên vĩ đại đã làm thay đổi cục diện các vùng lục địa và đại dương. Những cuộc sưu tầm địa chất học đã xác nhận điều đó, nhưng còn những thời kỳ xảy ra những cơn biến thiên đó thì thụt lùi về một cái dĩ vãng xa xăm tịt mù.Một hậu quả khác là khí hậu ở các vùng địa cực ngày xưa không phải lạnh lẽo mà đó là khí hậu của miền nhiệt đới. Trạng thái đó của quả địa cầu chỉ có thể gây ra bởi những sự biến chuyển vĩ đại trong không gian, và điều này đã chúng thực lời nói của các vị tăng lữ Ai Cập.Những vị tăng lữ ấy không hề biết gì về khoa địa chất học hiện đại, họ chỉ có những tài liệu cổ khắc trên mặt đá của những cây thực tiễn, trên những tấm bia đá, những mâm đồng, hoặc viết trên lá cây chỉ thảo. Ngoài ra còn có những giáo điều và lịch sử bí truyền chỉ được tiết lộ trong khoa Huyền Môn, hoặc được truyền khẩu cho môn đồ trong các đạo viện trải qua bằng bao nhiêu thế kỷ.Bằng cách nào giới tăng lữ, tuy không biết gì về địa chất học, lại biết được những sự biến thiên và dời đổi cuộc diện trên địa cầu, nếu không phải là nhờ những tài liệu cổ của họ? Sự hiểu biết đó càng xác nhận sự kiện rằng họ đã nắm giữ được những tài liệu đó, và cũng giải thích sự hiện hữu của những vòng Hoàng Đạo chính cống mà bổn Hoàng Đạo của đền Denderad chỉ ghi chép lại một phần.Do những sự việc kể trên, một khoảng thời gian 90,000 năm không còn là chuyện mơ hồ khó tin. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là nền văn minh Ai Cập. Có thể rằng dân tộc và nền văn minh Ai Cập đã từng có trên một vùng lục địa khác và chỉ di cư sang Châu Phi trong một thời kỳ về sau này.Lịch sử Ai Cập bắt đầu ở triều đại thứ nhất, nhưng ta phải nhớ rằng xứ ấy đã từng có người ở từ lâu trước thời kỳ của tài liệu cổ xưa nhất còn tồn tại đến bây giờ. Lịch sử của dân tộc Ai Cập cổ xưa và những tên tuổi của những vị vua chúa của họ là những điều mà các nhà Ai Cập học không hề biết. Lịch sử Ai Cập thời thái cổ dính liền với lịch sử (đã mất) của châu Atlantide. Các vị tăng lữ Ai Cập cũng là những nhà thiên văn, đã thừa hưởng vòng Hoảng Đạo của họ từ châu Atlantide. Đó là lý do vì sao vòng Hoàng Đạo của đền Denderad có thể cho thấy dấu vết của những cuộc vận hành tinh tú khổng lồ trải qua những giòng thời gian dài vô tận so với những vòng Hoàng Đạo của kỷ nguyên lịch sử.Sự khám phá mỗi di tích mới của nền văn minh cổ xưa đó làm cho chúng ta phải thốt ra những tiếng kêu ngạc nhiên. Trong khi mà, Theov những quan niệm của chúng ta về sự &quot;Tiến bộ&quot; chúng ta tưởng rằng càng đi thụt lùi về dĩ vãng, thì chỉ có giống người càng thô kệch và dã man hơn, nhưng trái lại có khi ta lại thấy có những dân tộc văn minh, tiến hóa và rất tôn sùng tín ngưỡng tôn giáo. Dẫu cho ở vào một vài thời kỳ tiền sử xa xăm, cũng có những dân tộc dã man và những dân tộc văn minh sống đồng thời với nhau trên địa cầu. Khoa học, tuy đã phát họa cho ta thấy một thời quá khứ của địa cầu nó thách thức tầm hiểu biết thiển cận của chúng ta, nhưng vẫn chưa có đủ dữ kiện để trình bày đầy đủ những chi tiết về những thời kỳ đó. Nhưng khoa học vẫn tiến bộ không ngừng, và sẽ có thể làm được điều đó. Vậy chúng ta chớ nên phủ nhận một cách vội vàng những truyền thống cổ Ai Cập về con số 90,000 ngàn năm, và cũng đừng nên vội chấp nhận con số năm hay sáu ngàn năm lịch sử của nhân loại như người ta vẫn thường nhìn nhận. Tuổi của quả địa cầu luôn luôn đính chánh sự tin tưởng này của những người có một quan niệm quá nghèo nàn về tổ tiên của chúng ta, sự hiểu biết về quá trình của vũ trụ sẽ có thể đem đến cho họ, tuy không phải là một cách dễ dàng, những tầm nhãn quang bao quát và rộng lớn hơn nữa. Trong những khoảng không gian bao la vô tận, phải chăng còn có những nghĩa địa của càn khôn, ở nơi đó có những tinh cầu chết và những bầu tinh tú tắt nguội, đã từng có một thời phát triển trong những nền văn minh rực rỡ huy hoàng ngày nay đã mất? Tôi bước xuống cầu thang và trở ra cửa ngoài đã quan sát phía bên trong ngôi đền lớn mà lúc đầu tôi đã đi qua nhanh để tìm nơi thánh điện Huyền Môn mà tôi muốn xem trước hết. Trong gian phòng rộng, hai mươi bốn cây cột lớn mang trên chớp vuông gương mặt chạm trỗ nhưng đã bị sứt mẻ của nữ thần Hathor, những mặt cột đền có khắc đầy những hàng chữ ám tự. Thật đáng buồn mà thấy rằng ngôi đền thờ nữ thần Hathor, vị nữ thần Ai Cập tượng trưng Sắc Đẹp và Ái Tình, đã thoát khỏi sự tàn phá của thời gian để rồi lại bị tàn phá nhiều hơn do bàn tay phủ phàng của con người. Hầu hết pho tượng của nữ thần đều bị chặt, đẽo bằng búa rều, do sự phẫn nộ của những người cuồng tín, những gương mặt bị sứt mẻ chỉ còn thấy những vành lỗ tai dài và những mái tóc dầy cộm. Dền Denderad là một trong những ngôi đền đồ sộ to lớn nhất của Ai Cập, và trong số những đền mà người ta còn tế lễ thờ phượng khi hoàng đế La Mã Théodose, vào năm 379 sau Thiên Chúa kỷ nguyên, ban hành một chỉ dụ ngăn cấm nền tôn giáo cổ đã suy tàn và làm cho nó chết hẳn.Viên sứ giả của hoàng đế là Cynegius đã thio hành lệnh cấm ấy một cách vô cùng gắt gao. Ông tuyên bố đóng cửa tất cả các đền thờ và các đạo viện, ngăn cấm mọi cuộc hành lễ điểm đạo và những nghi lễ cổ truyền. Lúc đó những đám dân cuồng tínd0ột nhập đền Denderad, đuổi các tăng lữ và xâm phạm vào những nơi thánh điện thiêng liêng. Họ phá hũy các pho tượng nữ thần Hathor, cướp bốc những đồ vàng ngọc, chặt đẽo gương mặt xinh đẹp và chạm trổ tinh vi của nử thần, ở bất cứ nơi nào họ đi đến.Ở những nơi khác, sự tàn phá còn khóc liệt hơn nữa, vì người ta phá hủy các tường rào, triệt hạ những cột đền và đập tan từng mảnh những pho tượng khổng lồ, người ta tiêu diệt công trình của bao nhiêu ngàn năm. Đó là những biến thiên của nền tôn giáo mà những tín đồ lúc đầu đã chịu đựng những sự ngược đãi bắt bớ, chịu pháp nạn rồi tử vì Đạo, và cuối cùng lại dành một sự ngược đãi tương tự cho kẻ khác. Họ cho rằng bổn phận họ phải phá hủy công trình của tiền nhân, để tạo nên một công trình khác thích hợp với họ.Lúc bước vào đền, tôi nghĩ đến các vì vua của triều đại Ptolémeé, những vì vua kiêu hãnh đã từng đến ngôi đền này trên những cổ xe thếp vàng óng ánh, trước một đám quần chúng im lặng và tôn kính. Thời đó, đã có bao nhiêu là đám rước lễ long trọng, náo nhiệt tưng bừng, diễn ra trên sân đền rộng lớn, mà ngày nay sân đền lại vắng tanh không một bóng người!Nhìn di tích của chánh điện mà lòng tôi còn thấy buồn man mác, huống chi là những hang động âm u ở dưới hầm mà tôi đang bước đến? Những gian phòng tối đen dưới hầm này được xây bên trongnhững bức tường nền dầy kinh khủng. Vách tường cũng được tô điểm bằng những hình ảnh chạm trổ rất công phu, mô tả những cuộc lễ điểm đạo thiêng liêng ngày xưa đã từng diễn ra ở dưới hầm này.Rời những hầm tối đen giống như những nhà mồ, tôi trở lại chỗ cửa chính. Cổng đền ngày xưa được khép bằng những cánh cửa bằng đồng rất kiên cố thếp vàng sáng chói lộng lẫy. Tôi bước ra ngoài và đi quanh một vòng chung quanh đền.Thật khó mà tin rằng khio vua Ả Rập Abbas Pacha phát hiện ra ngôi đền này giữa thế kỷ 19, phần lớn đã bị chôn vùi dưới một đồi cát và sỏi vụn. Nó được phơi bày ra ánh sáng trở lại nhờ bởi những nhát cuốc xẻng của những phụ thợ đến làm công việc đồi cát này. Có bao nhiêu người đã đi qua vùng này ngày xưa, mà không hề biết đến cái kho tàng thiêng liêng của dĩ vãng mà họ đang dày xéo dưới gót chân của họ.Tôi ngừng lại một lúc để nhìn lên mặt ngoài tường cái hình nổi chạn trổ chân dung nữ hoàng Cléopâtre. Vị nữ hoàng Ai Cập này lúc đương thời đã ra lệnh tu bổ bức tường chung quanh đền, hồi đó đã bắt đầu sụp lở. Để ghi tạ công đức, người ta đã tạc tượng nữ hoàng ở trên tường để làm kỷ niệm. Hoàng tử Césarion cũng được khắc tượng ở một bên nữ hoàng, giống người cha một cách lạ thường. Nữ hoàng Cléopatre, con gái của vua Ptolémée, cũng là người cuối cùng trong tất cả các nữ hoàng Ai Cập. Khi hoàng đế Jules César cầm quân vượt biển Địa Trung Hải đi chinh phục xứ Ai Cập, thì nữ hoàng Cléoâatre đã trở nên tìng nhân của vua ngay từ khi César vừa đổ bộ lên đất liền. Chính do sự trung gian của Cesar mà nữ hoàng đã hướng xứ Ai Cập đến việc liên kết với một hải đảo xa xôi, mà địng mệnh đã đặt để rằng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Ai Cập trên 18 thế kỷ về sau! Và những quân sĩ La Mã cũng đã đem vào Anh Quốc tôn giáoSérapis, cùng với bao nhiêu di sản tinh thần khácnguồn gốc Ai Cập. Một sự liên lạc, tuy gián tiếp, đã bắt đầu có giữa hai nước kể từ khi đó.Trên bức tường chạm trổ, nữ hoàng Cléopatre đội cái thứ mão tròn như cái dĩa có sừng, giống như mão của nữ thần Hathor, để bộ mái tóc dài thắt bín. Gương mặt đầy đặn và xinh đẹp, tướng mạo uy nghi của một bậc vương giả quren truyền lịnh và sai phái kẻ dưới, cương quyết thực hiện mọi kế hoạch đến cùng, bằng mọi phương tiện. Chính do ành hưởng của nữ hoàng mà Jules César đã nuôi cái mộng dùng thành Alexandrie làm kinh đô của đế quốc La Mã và trung tâm của thế giới. Khi Cléopâtre qua đời, thì nền độc lập của Ai Cập cũng không còn nữa.Tôi hồi tưởng lại rằng Cléopâtre cũng là một giai nhân tuyệt sắc củu thế giới cổ xưa, và là một trong những người đàn bà đã từng đóng vai trò quyết định của lịch sử. Có ai ngờ rằng vận mệnh của một bậc vĩ nhân, vận mệnh của cả một đế quốc rộng lớn, có đôi khi lại treo lơ lửng dưới cái nụ cười quyền rũ hiện ra trên đôi môi xinh đẹp của một giai nhân? Phần trên những vách tường đá của ngôi đền đều có khắc hàng chữ ám tự (hiéroglyphes). Truyền thuyết cho rằng loại chữ ám tự của thời cổ Ai Cập là do vị thánh sư Thoth tức Tehuti, phát minh ra. Điều này cũng có một sự thật về lịch sử. Vì chính một vị siêu nhân, một đấng Chân Sư daqnh hiệu là Thoth, đã đem thứ chữ này, như một sự tiết lộ của thánh thần, cho những con cháu của dân Atlante di cư sang vùng đất mới trên bờ sông Nil, trước khi những luồng sóng cuối cùng đã nhận chìm châu Atlantide xuống đáy biển. Vị chân sư Thoth cũng là tác giả của quyển Tử Thư (Sách của người chết).Người Ai Cập mô tả chữ ám tự của họ là thứ ngôn ngữ của Thần Minh. Đó là bởi vì không những họ tin rằng loại chữ này được Thần Minh ban cho họ, mà cũng vì nghĩa ẩn dấu của nó được giữ kín đối với quần chúng và chỉ tiết lộ cho những vị môn đồ Huyền Môn đã được điểm đạo. Những nhà Ai Cập hiện đại chỉ có thể hiểu được ý nghĩa thông thường của chữ ám tự theo sự hiểu biết của người bình dân, điều đó đã là một thành quả vẻ quang rồi. Còn cái ý nghĩa ẩn dấu, bí truyền thì họ tịt mù chẳng biết gì cả. Đó là bởi vì muốn thấu triệt loại chữ ám tự, ngôn ngữ của Thần Minh, người ta phải cần dùng đến một thứ đạo nhỡn, để hiểu biết nó trên khía cạnh tâm linh, chứ nếu không, thì không thể nào hiểu tận cùng đến chỗ sâu xa huyền diệu của nó. Điều này cũng tương tự như trường hợp của người thí sinh muốn thấu hiểu những pháp môn bí truyền được tiết lộ cho y trong các cuộc lễ điểm đạo của phái Huyền Môn Ai Cập.Nhờ công trình của các nhà Ai Cập học, và nột phần cũng do bàn tay của định mệnh, những kho tàng tâm linh quý báu thể hiện nơi những hàng chữ ám tự khắc trên tường đá trong các đền thờ hoặc viết trong những pho sách cổ bằng lá cây chỉ thảo, mới được phiên dịch ra và lưu truyèn lại cho hậu thế.Vai trò của định mệnh trong sự khám phá này thật là la lùng.Nếu Napoléon không đem binh viễn chinh sang Ai Cập, thì loại ngôn ngữ huyền bí khắc trên tường và viết trên giấy chỉ thảo ngày nay có lẽ vẫn còn câm lặng không hề có người đọc. Chính Napoléon vẫn từng là người của định mệnh đến một mức độ phi thường. Ông ta không hề tiếp xúc với một quốc gia nào, một cá nhân nào, hay một nhân vật nào mà không ảnh hưởng sâu rộng đến vận mạng của họ. Ông là khí cụ của định mệnh, hay là của thần Némésis.Cuộc viễn chinh của Napoléon sang Ai Cập đã dọn đường cho sự tìm tòi khảo cứu về cách sinh hoạt và tư tưởng xứ Ai Cập thời cổ. Khi xứ Ai Cập bị đặt dưới quyền đô hộ của Hy Lạp, loại ngôn ngữ cổ xưa này bị suy sụp. Lẽ tự nhiên là chính quyền toan tính phổ biến ngôn ngữ và nền giáo dục Hy Lạp trong những giai cấp có học thức. Những quan chức quan trọng trong chính quyền đều dành cho những người Ai Cập giữ chức giỏi chữ Hy Lạp. Nhà cầm quyền Ai Cập đóng cửa các đạo viện cổ ở He liopolis, là nơi đào tạo rất đông những tăng lữ thời xưa và nơi truyền bá sự học hỏi ngôn ngữ Ai Cập. Trừ ra một số ít tăng lữ vẫn duy trì việc dùng tiếng Ai Cập trong vòng bí mật, chữ Hy Lạp đã thật sự trở nên một thứ quốc ngữ Ai Cập.Đến cuối thế kỷ thứ 3 của Thiên Chúa kỷ nguyên, trong xứ Ai Cập người ta không còn tìm thấy một người nào có thể giải thích ý nghĩa thông thường bình dân của chữ ám tự cổ nữa, đừng nói chi đến việc sử dụng thứ chữ ấy. Mười lăm thế kỷ đã trôi qua. Việc dùng chữ ám tự dường như đã hoàn toàn biến mất ở Ai Cập, thì độtnhiên xuất hiện trước hải cảng Alexandrie, do một cơn bã tắp vào bến, và vượt qua sự canh tuần của hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của đô đốc Nelson, chiếc thuyền chở Napoleon và định mệnh của người.Không bao lâu, quân đội viễn chinh Pháp được chuyển đến sứ Ai Cập. Người ta đào đất ở nhiều nơi để xây móng đắp nền làm những công sự phòng thủ. Một trong những địa điển lần đầu tiên được lựa chọn do bởi tầm quan trọng chiến lược của nó là vùng châu thổ sông Nil, kế cận hải cảng Rosette. Một viên sĩ quan trẻ tuổi, trung úy pháo binh Boussard, đã phát hiện một điều vô cùng quan trọng như một sự tình cờ đưa đến cái chìa khóa để truy ra ý nghĩa của các ám tự Ai Cập. Trong khia đào đất đắp nền xây pháo đài St Juluen, những quân sĩ của ông ta thình lình đào được một khối đá đen đã bể. Trung úy Boussard liền hiểu ngay rằng tảng đá này có một tầm quan trọng rất lớn vì nó có khắc chữ, đó là một sắc lệnh của giới tăng lữ thành Memphis ban bằng sắc danh dự cho vuaPtolémeé thứ 5. Bản chính bằng chữ Hy Lạp khắc trên 54 giòng, kèm theo hai bản dịch ra chữ ám tự và cổ tự.Viên đá này được gởi về Châu Âu, tại đây các bhà bác học mới ra công nghiên cứu cho đến khi họ có thể thiết lập toàn bộ chữ cái ám tự Ai Cập tương đương với những cái Hy Lạp. Cái chìa khóa này từ đó đã giúp cho các nhà khảo cổ và Ai Cập học đọc được những bản chữ ám tự khắc trên tường và trong các sách chỉ thảo đã từng là những điều bí hiểm trong bao nhiêu thế kỷ. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 10 Bí Mật Của Những Kỳ Quan Karnak Sau cùng, chúng tôi đã đến xứ Ai Cập cổ kính, thâm nghiêm, và hấp dẫn mà con sông Nil, những đền đài, đồng ruộng, làng mạc và nền trời xanh đậm cùng nhau phối hợp để tạo nê một cảm giác quyến rủvà sống động. Đó là xứ Ai Cập của những thời đại mà các vị vua Pharaon sang cả quyền uy còn đang trở về, mà hết cả ngày này sang ngày kia, những sân đền còn vang dội âm hưởng tiếng thánh ca của các vị tăng lữ. Tôi đến Louqsor, cách thủ đô Cairo 450 dặm sau khi đi ngược dòng sông Nil. Đến đây, người ta trở về dĩ vãng và sống với dĩ vãng một cách dể dàng khộng cần một cố gắng nào cả, cảnh vật chung quanh đem đến cho ta một lọat những hình ảnh cổ xưa. Chỉ có miền nam Ai Cập, mà các nhà địa lý học gọi là miền thượng du Ai Cập, còn giử được cái phong vị đó trước mắt nhưng du khách thời nay. Cố đô danh tiếng của nó, thành phố cổ điển Thèbes, mà thi hào Homère gọi là &quot;Thành phố một trăm cửa,&quot; ngày nay đã biệt tích, nhưng nó còn để lại cho chúng ta tại Karnak, một trong những trung tâm tôn giáo của giới tăng lữ Ai Cập.Ngày nay, Karnak là viên ngọc quý của vùng này. Những đền đài cổ, điêu tàn nhưng vẫn còn hùng vĩ của nó nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Một trong những ngôi đền này mà ngôi đền to lớn nhất mà người ta có thể tìm thấy ở Ai Cập, dó là đền thờ Amen Ra. Thời xưa, tất cả những ngôi đền khác ở Ai Cập đều phụ thuộc vào ngôi đền này. Thế là tôi đã đi hành hương tại Karnak và chiêm ngưỡng những đền thờ hoang tàn sụp đổ dưới ánh mặt trời nắng gắt cũng như dưới ánh trăng khuya êm dịu.Karnak ở kếcận một khu rừng xanh biếc, cách ba dặm ở phía bắc Louqsor. Người ta đến đây bằêng con đường đầy bụi bặm, đi xuyên qua một cánh đồng lớn dưới một nền trời xanh lợt. Dọc đường có một ngôi mộ của một vị vua Ả Rập, nóc bầu tròn sơn trắng, sau cùng nhô lên trước mắt tôi hai cây cột trụ cao vut của cổng đền. Cổng đền xem rất hùng vĩ ngoạn mục, đặc biệt hấp dẩn sự chú ý của du khách. Trên chót người ta nhìn thấy tượng vua Ptolémée xây dưng lên ngôi đền này, đang cúng dâng lể vật cho các vị thần thành Thèbes.Bước vào cổng, tôi đã ở trong ngôi đền thần Khonsou, vị thần đầu chim ưng, mà ngôn ngữ bình dân gọi là con của Amen. Trên tường có chạm hình nổi diển tả một đám rước lể du thuyền tấp nập trên sông, dưới thuyền chở tượng thần Amen Ra đi ngược dòng sông Nil đến tậnLouqsor. Tôi bước vào ngôi đền sụp đổ, tại đây ngày xưa người ta giữ chiếc linh thuyền rước tượng thần Konsou. Tất cả những đồ vật dùng để rước lể được cất giữ tại đây có ý nghĩa rất nhiều đối với quần chúng, những tăng lữ tham quyền cố vị và nhất là đối với các vị vua chúa. Trái lại, nó không phải là quan trọng đối với một số ít đạo đồ, những vị này chỉ coi các nghi lể cúng tế như những nghi thức tượng trưng, chứ không có một giá trị tâm linh thật sự.Kế đó, tôi phát hiện một lọat những hình nôi rất lý thú chạm trổ trên tường phía đông của một gian phòng bên trong, tiếp cận với chánh điện. Điều làm cho tôi chú ý trước nhất là pho tượng một nhân vật đã từng quen thuộc với tôi trong một đêm suy tư giữa bãi sa mạc, thần tượng Sphinx! Tôi liền hiểu ngay đó là một điều quan trọng và người ta có thể quan sát khắp đền trong nhiều ngày giữa những tường, vách và cột trụ đámà không tìm thấy có thần tượng này.Hình nôi đầu tiên là hình vua Ramsès thứ 4, đang đứng trước mặt nữ thần Ament và dâng nữ thần một pho tượng nhỏ. Kế đó là một hình nổi trên tường có chạm hình hai nhân vật. Phía trước là một hình thiếu nhi, không ai khác hơn là Horus, con của Orisis. Trên đầu Horus có hình biểu tượng mặt trời và con rắn, tay trái để lên hai đầu gối, còn tay mặt đưa lên, ngó tay trỏ chỉ môi, ngụ ý giữ im lặng. Còn nhân vật kia, phía sau Horus, là thần tượng Sphinx.Nữ thần Ament đưa bàn tay về phía Ramsès, tay cầm một thập tự giá có quai hình vòng tròn ở một đầu, còn đầu kia điểm vào giữa mắt của vua Ramsès. Bức hình đó có ý nghĩa gì? Một nhà Ai Cập học có chắc sẽ đưa ra một sự giải thích hòan tòan hợp lý và khá đúng theo quan điểm của y. Y sẽ nói rằng nhà vua đang hiến dâng lể vật cho nữ thần, thế thôi. Y không còn nói gì hơn. Những cảnh tượng chạm trổ trên vách như thế thường diển tả những mẩu chuyện vặt hoặc nhắt lại điển tích những chiến công rực rỡ của một triều vua nào đó. Nhưng ở đây lại là môt việc khác. Trước hết người ta nhận ra đó là việc thực hành một nghi lể tối thiên liêng, nhất là bức hình được chạm gần bên chánh điện trung ương là chổ thâm nghiêm nhất của ngôi đền này.Cũng như lọai ám chữ Ai Cập được dùng để diển tả một ý nghĩa bí truyền mà chỉ có những người tăng lữ đã điểm đạo được biết mà thôi, thì đây cũng vậy, gương mặt các và thần đối với những vị đạo đồ thời cổ có hàm xúc một ý nghĩa thâm sâu hơn là đối với quần chúng. Như vậy, ý nghĩa huyền diệu của các bức hình này chỉ có thể hiểu được bởi những người nào đã từng thấu triệt giáo lý Huyền Môn.Điểm cốt yếu trên bức hình nổi, là cử chỉ hành động của nữ thần Ament. Cái thập tự giá có quai hình vòng trònmà nữ thần điểm vào giữa hai mắt của vua Ramsès, các tăng lữ điểm đạo gọi là cái chìa khóa của Huyền Môn, nó tượng trưng cho việc điểm đạo để thu nhận vào tổ chức Huyền Môn thật sự vậy. Một nhà Ai Câp học sẽ cho rằng nó chỉ tượng trưng cho việc mở cửa, từ lâu vẫn khép chặt, để bước vào tổ chức thiên liêng này. Dưới hình thức kỷ hà, nó tượng trưng linh hồn bất diệt của người đạo đồ đã được giải thóat ra khỏi cái thể xác vật chất &quot;Bị đóng chặt trên thập tự giá.&quot; Cái vòng tròn, không dầu không đuôi, tượng trưng tính chất bất diệt của linh hồn tương đương với các đấng Thần Minh, còn cái thập tự giá tượng trưng cho trạng thái xuất thần của người đạo đồ, do đó có sự chết và bị &quot;đóng chặt vào thập tự giá&quot; của y. Trong vài đền thờ cổ, người ta đặt y nằm trên cái giường gổ hình thậo tự giá.Điểm giữa hai chân màychỉ vị trí của tùng quả tuyến, tức bộ hạch óc mà những động tác phức tạp vẫn chưa được khoa học hoàn toàn biết rõ. Trong những cấp bật điểm đạo đầu tiên, vị Đạo Trưởng dùng phép làm kích động bộ hạch ấy một phần nào, để giúp cho người thí sinh tạm thời mở rộng thần nhãn và nhận thấy những ma quái hiện hình hoặc những nhân vật tâm linh xuất hiện ở gần bên y. Phương pháp sử dụng vào việc này một phần do mãnh lực từ điển, một phần tùy thuộc vào một vài chất hương liệu rất mạnh.Bởi đó, khi nữ thần Ament cầm cái thập tự giá điểm vào giữa hai mắt của vua Pharaon, cử chỉ đó ngụ ý rằng nhà vua đã được điểm đạo theo tổ chức Huyền Môn, và nhà vua sẽ tạm thời mở thần nhìn trong một thời gian. Nhưng nhà vua bị cấm nhặt không được tiết lộ cho ai biết những gì nhà vua được thấy và những cảm xúc trong cuộc lễ điểm đạo. Điều này được diễn tả bởi nhân vật đầu tiên trong bức hình nổi, thiếu nhi Horus, tức là vị thần Hormakhou, mà ngón tay đưa lên môi khép chặt ngụ ý phải tuyệt đối giữ im lặng và bí mật. Những hình ảnh tương tự cũng được phô bày gần bên các thánh điện và những gian phòng điểm đạo trong tất cả các ngôi đền thờ cổ, luôn luôn với ngón tay trỏ đưa lên môi. Một hiệu lệnh ngầm có ý tượng trưng: Hãy giữ im lặng về những gì liên hệ đến những gì bí mật thiêng liêng. Còn nhà vua cầm pho tượng nhỏ với một cử chỉ hiến dân có nghĩa là người sẵn sàng hy sinh lời nói của mình và luôn luôn giữ im lặng.Phía sau thần Hormakhou còn có hình chạm một nhân vật thứ hai thần tượng Sphinx. Đó là ngụ ý gì? Cũng như vị đạo đồ trong cơn xuất thần đã mất khả năng dùng lời nói trong thời gian điểm đạo, thần tượng Sphinx vẫn luôn luôn im lặng và không hề thốt ra một tiếng nào. Thần tượng Sphinx luôn luôn biết giữ gìn bí mật. Vậy đó là những bí mật gì? Đó là những điều huyền bí trong cuộc điển đạo.Thần tượng Sphinx canh gác ngôi đền điểm đạo hùng vĩ nhất của thế giới cổ: Ngọn Kim Tự Tháp. Những người đi hành lể ở Kim Tự Tháp thời xưa đều đến từ bờ sông Nil, trước khi đến nơi họ phải đi ngang qua trước thần tượng Sphinx. Trong cái im lặng của nó, thần tượng Sphinx tượng trưng cho sự im lặng và sự bí mật của cuộc điểm đạo.Như thế vua Pharaon đã được mới tham dự một nghi lể huyền bí lớn nhất có thể được ban cho con người.Ba bức hình khác hoàn thành một loạt những cảnh tượng làm lể điểm đạo, mà ngày nay du khách có thể xen tự do, nhưng ngày xưa chỉ dành cho một số ít người biệt đại. Trên những bức hình đó, người ta thấy những cảnh tượng tiếp theo sau khi nhà vua đã bước qua cửa Huyền Môn.Trong bức hình thứ hai, nhà vua đứng giữa hai vị thần, Horus trưởng thành và Thoth. Mổi vị thần này cầm một cái bình rót lên trên đầu vua Ramses, không phải rót nước, mà rót một giòng những thập tự giá có quai tròn tràn ngập đầu và rớt xuống chung quanh vua.Thoth là vị thần minh triết và bí giáo. Trong hính này, ngài ban cho vua sự hiểu biết bí truyền về những sức mạnh thần bí và minh triết tâm linh, là những điều quý báu đã từng làm cho Ai Cập nổi tiếng như cồn vào thời đại cổ. Ngài cũng là vị thần Nguyệt Tinh. Bởi đó, tất cả các nghi lể tôn giáo và phù phép có tầm quan trọng bí mật, nhất là những cuộc lể điểm đạo Huyền Môn, đều diển ra ban đêm vào những lúc trăng non và trăng rằm, là những giai đoạn mặt trăng có ảnh hưởng lớn nhất.Hours khi trưởng thành, là thần thái dương. Vai trò của thần Horus trong hình này chỉ rằng, mặc dầu khởi sự vào lúc ban đêm, lể điểm đạo kết thúc vào lúc ban ngày vào giờ bình minh. Khi những tia nắng đầu tiên của mặt trời sớm mai rọi thẳng vào đỉnh đầu người thí sinh thì vị đạo Trưởng niệm thần chú để y tỉnh dậy.Trong bức hình thứ ba, vua Ramses trở nên vị đạo đồ đầy minh triết, được hai vị thần khác nắm lấy tay vua để chúc mừng, vừa đưa lên trước mặt vua những thập tự giá có quai, ngụ ý rằng từ nay nhà vua trở nên bạn hữu đồng môn với các đấng thần minh do bởi cuộc điểm đạo vừa trải qua. Trong cảnh cuối cùng, nhà vua dâng một pho tượng nhỏ cho thần Ament-Ra. Đó là pho tượng một vị thần ngồi, có một lông chim cắm trên đầu, tức là thần chân lý, nghĩa là với một sự hiến dâng trọng vẹn, người sẽ hướng mọi tư tưởng và hành vi theo những định luật tâm linh nó cai quản đời sống con người, như đã được tiết lộ cho nhà vua trong cuộc lể điểm đạo.Như vậy, những bức hình chạm trổ này đã cho tôi thấy đời sống tâm linh của một vị Pharaon có đạo đức, và phát hiện cho tôi biết vài điều về những nghi thức lể trong khoa Huyền Môn Ai Cập.Tôi bước qua cánh cửa ở đầu gian phòng lớn của chánh điện, và đứng trước một bàn thờ nhỏ, ở hai bên có hình tượng vua Pharaon đang chiêm bái và cây linh kỳ của nữ thần Hathor. Ở phía dưới, một lổ hỏng lớn của một nền đá bị sụp lở tối đen ngòm, tôi lấy đèn bấm soi xuống thì thấy chổ sụp lở đó đưa xuống một đường hầm dưới đất. Đó là cái động xây dưới hầm của đền thờ Karnak, có nhiều ngăng cách và hành lang dài. Ở bề mặt cánh cửa lớn, tôi nhận thấy có hai lổ hỏng khác cũng là chổ nền đá bị sụp lở và đưa xuống những đường hầm nhỏ hẹp đầy bụi bặm chưa từng có vết chân người bước đến.Tôi bèn thám hiểm những con đường hẹp này thì thấy một đường đi xuyên qua động dưới hầm đến chổ thờ thần Khonsou. Đường dưới hầm bao phủ một lớp bụi dầy đặc đến nổi người ta phải nhìn nhận rằng bụi đã đóng ở đây nhiều thế kỷ, tôi cố tìm thấy dấu vết xem có người đã đến đây chăng. Nhưng ngoài những dấu bàn chân, hẳn từ người Ả Rập gác đền thờ Khonsou ở gần bên, tôi không thấy gì nữa, chỉ thấy có những đường cong ngòng nghoèo rất nhiều và xem rất có mỹ thuật được vẽ ra từ hai cái lổ đen bởi một vài con rắn nhỏ.Những đường hầm đen tối kia và cái động đá bí mật kia có ý nghĩa gì? Tôi đang tự hỏi như thế, thì cái động thâm u dưới hầm, giống như cái nhà mồ, dường như xuất hiện trước mắt tôi. Tôi nhớ lại cuộc hành lể cổ truyền tái diển sự chết và sự hồi sinh của Osiris, và cuộc lể mà tôi đã thấy khắc trên vách đá của thánh điện nhỏ trên nóc bằng của đền thờ Denderah, chính cuộc lể mà tôi đã nhìn thấy trong linh ảnh và tôi đã sống qua kinh nghiệm bản thân một đêm trong Kim Tự Tháp, chính cuộc lể mà Osiris đã truyền lại từ châu Atlantide cho những vị Đạo Trưởng và tăng lữ của thời cổ Ai Cập.Tại sao người ta lại làm lể điểm đạo Huyền Môn ở những nơi đen tối và âm u như những chốn này? Có ba lý do để giải thích câu hỏi đó. Để giữ gìn tuyệt đối bí mật và an toàn cho việc ban phép mầu vừa có tính cách riêng tư lại vừa nguy hiểm. Để làm cho người thí sinh bước vào trạng thái xuất thần một cách dể dàng hơn, bằng cách không cho y nhìn thấy vật gì ở chung quanh và như vậy, để cho y dễ tập trung sự chú ý vào nội tâm. Sau cùng, để có được một hình thức biểu tượng hoàn hảo mà cổ nhân vẫn thích dùng, pohải chăng các vị Đạo Trưởng nhận thấy người thí sinnh vẫn còn ở trong trạng thái vô minh u tối về phương diện tâm linh, vào lúc sắp bắt đầu cuộc lễ điểm đạo?Và sự thức tĩnh của y sẽ dược thực hioện bằng cách mở mắt chào đón những tia sáng mặt trời ở một chỗ khác, nơi đó y sẽ được chở đến sau khi điển đạo, khi đó y đạt được sự giác ngộ tâm linh. Sau một cuộc điểm đạo kéo dài một cách chậm chạp, bắt đầu lúc ban đêm và kết thúc vào buổi trời rực sáng, người đạo đồ đã vượt qua từ sự vô minh hắc ám (đêm tối) đến sự soi sáng tâm linh (ánh sáng).Cuộc hành lễ điểm đạo Huyền Môn được thực hiện những động đá dưới hầm, hoặc trong những gian phòng đặc biệt bên cạnh thánh điện thâm nghiêm, hoặc trong những thánh điện nhỏ trên nóc bằng của ngôi đền, chứ không bao giờ của một nơi nào khác. Tất cả những nơi này đều bị triệt để cấm nhặt đối với dân chúng, họ không hề dám lại gần, vì những kẻ nào vi phạm sẽ bị những sự trừng phạt rất nặng nề, khủng khiếp. Những vi Đạo Trưởng nhận lấy việc điểm đạo cho một thí sinh, tức là đảm đương một trách nhiệm nặng nề, vì vấn đề sống chết của vị thí sinh nằm trong tay các ngài. Người thí sinh có thể bị thiệt mạng nếu có kẻ nào vô phúc thình lình xuất hiện, làm gián đoạn cuộc lễ điểm đạo thiêng liêng.Như vậycó khác nào trong khi một người bị bịnh nặng đang chịu một cuộc giải phẩu hiểm nghèo, mà để cho người ngoài cuộc bỗng nhiên đột nhập vào phòng mổ? Nói cho cùng, thì lễ điểm đạo phải chăng không khác gì một cuộc giải phẫu tách rời linh hồn ra khỏi thể xác? Đó là lý do vì sao tất cả những phòng điểm đạo đều được giữ gìn, canh phòng cẩn mật và đặt ngoài vòng xâm nhập của người đời. Những phòng gần bên thánh điện của một ngôi đền lớn, người ta chỉ có thể đi đến sau khi đã vượt qua một đường hẹp tối om, ánh sáng mỗi lúc càng mờ dần từ phía cửa vào, để rồi hoàn toàn biến mất khi người ta đến ngưỡng cửa thánh điện. Khi người thí sinh đã hoàn toàn mê thiếp đi trong cơn xuất thần, thì thể xác y được đặt trong bóng tối âm u của gian phòng, cho đến khi cuộc điểm đạo chấm dứt, người ta mới mang y ra bên ngoài ánh sáng. Còn ở những phòng điểm đạo trong động đá dưới hầm, người ta cũng hành lễ một cách tương tự, tất cả mọi thứ áng sáng đều tắt hẳn trong cơn đồng thiếp, và động đá trở thành cái nhà mồ, nói theo cả hai ý nghĩa tượng trưng và thật sự.Tôi chui xuống động đá dưới hầm do một lỗ hỏng trên nền đá và thám hiểm một gian phòng tối âm u, tại đây ngày xưa các vị tăng lữ đã cử hành những nghi lễ huyền bí nhất của họ. Xong rồi tôi chui lên khỏi hầm với một cảm giác thoải mái dễ chịu giữa ánh sáng mặt trời êm ấm và không khí trong lành.Tôi đi qua những cổng vĩ đại của đền thờ Amen Ra, kéo dài cuộc hành hương của tôi giữa những di tích của một thời đại huy hoàng ngày nay đã mất.Những cổng đền này có lẽ vừa kích thước với những người khổng lồ hơn là với những người trần gian nhỏ bé như chúng ta. Sở thích của người Ai Cập về những kích thước đại quy mô đôi khi đưa đến kết quả là gây một cảm giác rợn người, cũng như trường hợp Kim Tử Tháp lớn gần thủ đô Cairo và những bức tường rào với những cổng đền mà tôi đang đứng núp dưới bóng mát trong lúc này. Bề dày của những vách tường này đến 15 thước, dẫu cho những thành quách củng không bao giờ cần đến một bề dầy như vậy. Hẳn là người ta ngụ ý rằng thế giới phàm tục bên ngoài phải được ngăn cách để khỏi làm hoen ố vòng thánh thiêng liêng của ngôi đền mà người cổ Ai Cập gọi một cách hãnh diện là &quot;Ngai vàng của thế giới.&quot; Than ôi! Ngai vàng ngày nay đã điêu tàng trong cô quạnh. Khi tôi bước vào sân đền rộng lớn, tôi thấy có một đống gạch ngối còn sót lại của những tòa kiến trúc đồ sộ đã sụp đỗ, chỉ còn vài cây cột trụ đứng trơ vơ giữa cảnh đổ nát hoang tàn. Tôi chậm rãi tiến bước, chân tôi dẫm lên nền đất gồ ghề mộc đầy cỏ dại, nay đã dành lấy chổ của thềm đá hoa đẹp lộng lẫy ngày xưa xây trên một diện tích rộng lớn, chiều dài có đến trên một trăm thước.Qua khỏi sân đền hình vuông dài, tôi đã đến một cổng cao có chạm đầy những hình nổi sơn màu, và mở ra giữa những tàn tích của một cái cổng khác mà hai cột trụ đá hai bên đã sụp đổ chỉ còn trơ lại một đống đá ngổn ngang dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Ngày nay, cổng đền này cao không dưới ba chục thước. Bảy bậc đá tam cấp cũng đã biệt tích mà những nhà kiến trúc thời xưa xây ở ngoài cổng đền, như những hình thức biểu tượng ám chỉ sử tuần tự tiến hóa của con người từ cõi hạ giới phàm trần lên đến cõi giới cao siêu nhất mà y có thể đạt tới bằng sự phát triển tâm linh. Cũng như nhiều dân tộc khác của những nền văn minh cổ, người cổ Ai Cập diển đạt ý nghĩa huyền bí của số hệ theo quy mô trật tự của sự cấu tạo vũ trụ càn khôn.Họ quan niệm rằng ngày thứ bảy hay cõi thứ bảy đem đến sự nghỉ ngơi, sự bằng an tuyệt vời cho con người cũng như cho muôn loài vạn vật trên thế gian. Tôi đã nhận thấy sự hiện diện của con số bảy trong tất cả các đền thờ ở khắp nơi tại sứ này, và dãy hành lang lớn trong Kim Tự Tháp cũng có sự biểu lộ của con số bảy một cách rõ ràng và lạ lùng.Bởi đó, thật là một điều tự nhiên mà thấy bảy bậc tam cấp, ngày nay đã sụp đổ, được dựng lên ngoài cổng vào tòa kiến trúc cao lớn và hùng vĩ nhất của Karnak, tòa đại sảnh đường của đền thờ Amen Ra.Tôi bước vào. Một viễn cảnh phi thường, mười sáu hàng cột trụ đá khổng lồ chen chúc nhau xuất hiện trước mắt tôi. Ánh nắng mặt trời rọi xuống cảnh tượng đó, tạo thành một hình ảnh độc đáo mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Mổi cột trong số 130 cây cột trụ đứng, phát ra một cái bóng dài trên nền đá đã loang lỗ nhiều nơi. Những cột trụ đá trắng dựng lên chơm chởm như một đạo binh khổng lồ, bề chu vi của mổi cột có đến mười thước tây! Thật là kinh khủng, một kỷ thuật kiến trúc đại quy mô không tiền khoáng hậu, vĩ đại vô cùng! Một rừng cây khổng lồ bằng đá trên một diện tích 100 thước bề rộng, thật là một điều rất là Ai Cập!Tòa đại sảnh dường này phần lớn được xây cất vào hồi triều đại vua Seti, chính vị vua Pharaon này cũng đã xây dựng nên ngôi đền Abydos là nơi tôi đã hưởng một sự yên tĩnh lạ thường. Nhưng ở đây thì cái ấn tượng hùng trán, oai vệ ngự trị khắp cả, nó khêu gợi các hình ảnh của một thời đại đã tàn, mà người ta đã từng thực hiện một công trình vĩ đại như thế. Vua Seti đã không sống được lâu để hoàn thành công trình sáng tạo khổng lồ này. Chính vua Ramsès đại đế đã tiếp tục công trình ấy, ông dùng những khối đá của vùng đồi Aswan dể tạc thành những cây cột trụ to lớn của sãnh đường. Bằng lối kiến trúc đại quy mô đó, cổ nhân đã dụng ý khai phóng tâm hồn cho con người thấy những viễn ảnh rộng lớn, làm cho con người thoát ly ra khỏi cái vòng bẩn chật nhỏ nhen của những tham vọng thường tình, gây nguồn cảm hứng cho y có những hoài bảo to tác và chí nguyện cao cả, giúp cho y mở rộng tầm nhãn quan và nung nấu chí khí để làm những việc vĩ đại phi thường. Nói tóm lại, người ta muốn được giống như vị minh quân Ramsès, xây dựng lên những ngôi đền to lớn vĩ đại, rồi thiết lập chung quanh đó những thành thị kiểu mẫu, nơi đó người ta có thể sống trong ánh sáng của những hoài bảo thanh cao và những lý tưởng siêu việt.Trời đã sắp sửa về chiều. Tôi còn dừng bước ở nán lại, trong khi mặt trời sắp sửa lặn tỏa ra khắp vùng những ánh hào quang rực rỡ đủ màu. Cuộc hành hương của tôi đã kết thúc.Toàn thể cảnh vật gồn những đền miếu sụp đổ hoang tàn, những cánh đồng và bãi sa mạc chung quanh nhuộm bao nhiêu sắc màu dồi dào phong phú của bóng hoàng hôn của vùngnhiệt đới, đã đem đến cho tôi một niềm phúc lạc thâm trầm say xưa, lâng lâng thoát tục.Cái thú vị thần tiên ở chốn này thật thấm thía đậm đà, nó thấm nhuần vào người chúng ta giống như sương mù bao phủ trên sông, một cách từ từ mà ta không hề hay biết, cho đến khi ta nhận thấy rằng nó đã hiện diện khắp chung quanh ta. Nếu người ta không có một linh hồn tinh vi, tế nhị, thì người ta còn thấy gì hơn trong những ngôi đền sụp đổ này, ngoài những đống gạch đá, cát sỏi và bụi bậm? À, phải chứ! Trng sự chiêm ngưỡng như nơi cổ tích hùng vĩ này, chúng ta hãy biết tìm thấy những ấn tượng khác nữa, để khi trở về ta sẽ thấy rung động đến tận tâm hồn, trong lòng tràn ngập một niềm sùng kính thiêng liêng, ý thúc được cái vẻ đẹp huy hoàng và sự tranh trọng tôn nghiêm nó vẫn còn phản phất và tồn tại mãi với thời gian.Bầu không khí vắng vẻ hoang vu của Karnak đã đem đến cho tôi một điều ích lợi rất lớn. Tôi đã có thể đắm mình trong sự im lặng thần tiênm của nó để hưởng thụ được nhiều lạc thú tâm linh luôn luôn đổi mới.Thời đại hiện kim không giúp cho chúng ta hưởng cái thú ngồi cô đơn một mình, thế hệ cơ giới ngày nay không còn để cho ta thưởng thức cái vui trong im lặng. Tuy nhiên, tôi tưởng rằng mỗi ngày ta cần phải có một sự ẩn dật tạm thời, dành ít nhiều thì giờ cho một sự trầm tư vắng lặng. Chính bằng cách đó mà người ta hồi phục lại sự bình an của cõi lòng, và nguồn cảm hứng tốt lành sẽ trở về với một tâm hồn chán nản. Đời sống của chúng ta hiện nay giống như một cái nồi súp de sôi sục và rú lên từng chập, con người chỉ biết lăn xả vào đó. Mỗi ngày, người ta càng mất đi sự gần gũi thân mật với chính mình, và lại càng gần gũi thân mật nhiều hơn với cái nồi súp de!Sự suy tu trầm lặng hàng ngày đem đến những kết quả dối dào của sự sinh hoạt tâm linh. Do đó người ta có được sự cương nghị trong những giờ phút quyết định, sự can đảm dám sống một cuộc đời độc lập không tùy thuộc vào dư luận của một số đông người, và sự Ởn định tinh thần giữa tất cả những cơn loạn động ồn ào của cuộc đời thế tục.Đời sống hiện đại có cái tác động tệ hại nhất là nó làm nhục đi cái khả năng suy tưởng thâm trầm. Trong sự náo động ồ ạt của một thành phố lớn, có ai đã dừng chân để nhớ lại rằng đời sống nội tâm của mình đang đi đến chỗ tê liệt? Họ chỉ biết rằng họ đang vội vàng gấp rút, thế thôi. Nhưng luật tự nhiên không hề gấp rút vội vàng. Nó đã phải cần đến bao nhiêu triệu năm để cấu tạo nên cái nhân vật vừa yếu đuối vừa loạn động như con người thời nay. Và rất có thể rằng nó sẽ đợi chờ đến một thời kỳ mà con người biết sống một cuộc đời bình dị hơm, yên tịnh và trầm lặng hơn, để cho y thoát ra khỏi tình trạng đọa lạc và đau khổ mà y tự chuốc lấy cho mình. Chừng đó, con người mới có thể nhìn vào cái nguồn cội thâm sâu của mọi tư tưởng thiêng liêng, nó đã bị vùi lấp đi trong sự náo động cuồng loạn mà y và những kẻ đồng loại đã từng lao đầu vào trong cuộc sống hàng ngày.Những cuộc thăm viến của tôi vào giờ ban đêm tại Karnak là những chuyến đi thích thú nhất, nhất là vào đên trăng rằm. Màn đêm Ai Cập bao phủ những ngôi đền cổ với một ánh trăng huyền ảo, nó hé lộ cho ta thấy những khí cạnh thú vị, và che khuất phần còn lại trong một bóng tối thích hợp với những ngôi đền miếu thâm nghiêm này.Trong những chuyến hành hương về đêm, tôi đã dùng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, mà tất cả đều làm cho tôi thích thú. Tôi đã đi thuyền bườm ngược giòng sông Nil xuôi theo cơn gió thổi mạnh, hoặc cởi lạc đà, hoặc dùng xe ngựa đi theo con đường mòn cũ kỹ, với ít nhiều tiện nghi. Nhưng trong đêm trăng rằm như đêm nay, tôi thấy không gì thích thú hơn là đi bộ, và tôi đã vượt qua quãng đường hai hay ba dặm bằng chân như các vị tăng lữ thời xưa, dầu trong những ngày lễ long trọng rực rỡ của sứ cổ Ai Cập. Một ánh trăng bạc rọi xuống lớp vụi trắng dày đặc bao phủ con đường mòn mà tôi đi qua. Thỉnh thoản, những con dơi lớn vỗ cánh trên không và kêu to rồi bay mất dạng. Ngoài ra không còn tiếng động nào nữa, một cái im lặng thâm trầm xâm nhập chiếm lấy cả vùng chung quanh cho đến khi tôi bước chân đến làng Karnak. Trên con đường làng, thỉnh thoảng tôi gặp một vài người đi lưa thưa, tay xách một ngọn đèn lồøng nhỏ ánh sáng lập lòe, những ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ chiếu ra ngoài những cửa sổ hai bên đường. Thỉnh thoảng tiếng chân người làm cho vài con chó cất tiếng sủa vang.Đế đầu đường, tôi thấy nhô lên trước mặt tôi cái cổng đền màu bạc của vua Ptolémeé, giống như một tháp canh khổng lồ gìn giữ mặt ngoài của ngôi đền lớn mà nóc nhọn vương lên trên nền trời xanh thẩm.Vì là ban đêm, nên cổng đền đã bị ngăn lại bằng một bức rào. Tôi đánh thức người gác cổng đang ngủ trong một cái chòi tranh gần bên, ngọn đèn bấm sáng trưng của tôi làm cho y nheo cặp mắt đỏ ngầu đang ngái ngủ. Sau khi đã mở cổng cho tôi bước vào, tôi đưa cho y một món tiền thù lao để đền bù việc làm y thức giấc nửa đêm, và y đã cho tôi đi lại tự do. Tôi bước qua sân đền và ngồi trong vài phút giữa đống tảng đá ngỗn ngang của một cái cổng thứ nhì đã sụp đổ, cổng này ngày xưa đứng ở chỗ cuối sân trước khi đưa vào phòng đại sảnh đường. Tôi suy tư một lúc về sự cao cả huy hoàng xưa kia của đền thờ Amen Ra ngày nay đã suy tàn. Một lúc sau tôi đã đứng giữa cột trụ hùng vĩ và những cảng tượng loang lỗ điêu tàn của tòa đại sảnh đường. Ánh trăng khuya soi xuống các cột trụ, tỏa xuống nền đất những bóng đen dầy, làm cho những hàng chữ ám tự khắc trên cột ẩn hiện chập chờn khi mờ khi tỏ. Tôi tắt ngọn đèn bấm để thưởng thức cái đẹp của đêm trăng, nó làm cho toàn thể ngôi đền đượm nét ảo huyền như cảnh mộng. Trước mặt tôi là cây trụ thạch (obe lisque) của nữ hoàng Hatchepsou, vương mình lên cao giống như một cây kim khổng lồ bằng bạc.Tôi vừa từ từ bước trong bóng tối mờ đến những nơi thánh điện ở phía sau những dãy cột trụ khổng lồ của đại sảnh đường, thì tôi có cảm giác mơ màng dường như có sự hiện diện nào ở bên tôi? Tuy nhiên, ít nhất là mười lăm thế kỷ đã trôi qua mà những người sùng tính không còn đặt chân đến những nơi đền miếu hoang tàn này nữa. Những tượng thần bằng đá bị sứt mẻ cũng đã chịu đựng trong sự im lặng cô đơn đó đã từng bấy nhiêu lâu, tôi cũng biết rằng xứ Ai Cập ngày nay không có một người nào còn sự tin tưởng và truyền bá nền tôn giáo cổ. Vậy tại sao tôi cảm thấy có sự hiện diện của người sống chung quanh tôi, trong ngôi đền đã chịu sức tàn phá của thời gian và đắm chìm trong sự im lặng của nhà mồ? Tôi rọi đèn khắp nơi, soi khắp các cột trụ cùng vách tường, những đống gạch đá sụp đổ ngổn ngang mà những thền đá sứt mẻ, cũng không thấy có dấu vết của một bóng người.Tôi lại rảo bước tiến tới, một mình cô quạnh trong đêm khuya, tôi vẫn không sao thoát khỏi cái cảm giác ám ảnh đó. Ban đêm luôn luôn đem đến những sự sợ hãi rùng rợn của nó, luôn luôn làm tăng thêm sự sợ sệt của ta dẫu cho lúc đầu đó chỉ là những sự e ngại nhỏ nhặt. Tôi đã từng chấp nhận và mến yêu những đêm ấm áp và yên tĩnh của xứ Ai Cập, mà cái thú vị thần tiên đã thâm nhập vào người tôi. Nhưng đêm nay thì lại khác hẳn: Những ngôi đền sụp đổ tàn tạ này dưới ánh trăng huyền ảo có những nét hầu như rùng rợn. Tôi ý thức được một cảm giác bức rức khó chịu dưới ảnh hưởng của giờ đêm khuya khoắt và của nơi chốn này. Tại sao? Tôi đi lần theo con đường lót đá cũ đưa đến những ngôi kiến trúc điêu tàn ở về hướng bắc, và đến cái miếu nhỏ thờ thần Ptah. Tôi đi qua cái sân hẹp có nhiều cột và một cửa khác, tôi đã bước vào thánh điện. Một ánh trăng rọi vào một trong những bức tượng kỳ lạ nhất của Karnak, đó là pho tượng nữ thần Sekhmet, với thân thể một nữ nhân, đầu sư tử. Truyện thần thoại Ai Cập gán cho nữ thần này cái vai trò trừng phạt và tiêu diệt nhân loại.Tôi ngồi xuống một bậc thềm đá, và nhìn xem ánh trăng soi xuống những bức tường đổ nát. Từ xa xa, vọng lại một tiếng kêu rùng rợn của một con chó rừng săn mồi. Tại đây trong trạng thái thụ cảm, tôi lại cảm thấy trong lòng tôi có cái ấn tượng về một sự hiện diện vô hình, pha lẫn sư sợ sệt hoang mang.Phải chăng những vong hồn của các vị tăng lữ thời xưa, của những đám đông tín đồ tôn sùng hãy còn lởn vởn ở chung quanh những nơi đền miếu cổ xưa này? Hay họ vẫn còn khấn vái cầu nguyện thần Ptah, tay cầm một linh trượng tượng trưng cho quyền lực và sự Ổn định? Phải chăng vong hồn các vị tăng lữ và vua chúa thời xưa nay vẫn còn phảng phất trong những tòa đền đài cổ của họ, những hình bóng sống động, tuy không còn thể chất? Tôi tình cờ nhớ lại câu chuyện la lùng mà tôi được nghe thuật lại do một người bạn, mộ viên chức người Anh tùng sự với chánh phủ Ai Cập tại Cairo. Người bạn tôi đã gặp một thanh niên giòng quý tộc ở Anh Quốc đến Ai Cập trong vài tuần để đi du ngoạn và xem thắng cảnh. Đó là một thanh niên vô tư lự, chỉ biết ưa thích sự sa hoa vật chất. Từ Louqsor, y đến Karnak vào một buổi trưa và chụp một bức ảnh tòa sảnh đường của đền thờ Amen Ra. Khi tấm hình được rửa xong, y lấy làm ngạc nhiên mà nhìn thấy trong đó có hình một vị đại tư tế Ai Cập, đứng dựa lưng vào một cột trụ đá, hai tay khoanh trên ngực. Y cảm thấy rúng động trong tâm hồn đến nổi tâm tính y hoàn toàn thay đổi. Kể từ đó, người thanh niên này chăm chì khảo cứu học hỏi về các hiện tượng thần bí và các vấn đề tâm linh.Tôi vẫn ngồi yên trên thềm đá, không còn muốn đứng dậy. Lúc ấy tôi đã đắm chìm trong một cơn suy tư triền miên không dứt, giữa những hình tượng câm lặng của các vị thần.Nửa giờ trôi qua như thế, kế đó tôi bước vào trạng thái mơ màng. Một tấm màng dường như rơi xuống che phủ tầm nhãn quang của tôi, tất cả sự chú ý của tôi đều tập trung vào một điểm ở khoảng giữa hai chân mày, sau d0ó một luồng ánh sáng kỳ diệu phi thường, không hề thấy ở trần gian, bao phủ lấy tôi. Trong ánh sáng đó, tôi thấy một người đàn ông màu da sậm, vai rộng và cao, đứng gần một bên tôi. Khi tôi ngẩng mặt lên để nhìn người ấy thì y cũng day mặt lại và ngó ngay tôi.Tôi rung rẩy dưới cơn xúc động, khi tôi nhận ra y.Vì người ấy không phải ai xa lạ, mà ... chính là tôi!Người ấy có một khuôn mặt giống như của tôi bây giờ, nhưng y mặc y phục của xứ Ai Cập thời cổ. Đó không phải là bậc vương giả hay một người dân bình thường, mà là một tăng lữ với một cấp bậc nào đó, mà tôi nhận ra ngay do cái mão và chiếc áo của y.Luồng ánh sáng lan rộng một cách mau chóng chung quanh y và lan ra tận phía sau, cho đến khi nó bao trùm một cảnh tượng diễn ra bên một bàn thờ: Nhân vật trong linh ảnh của tôi bắt đầu cử động và từ từ tiến đến chỗ bàn thờ. Khi y đến nơi bèn chấp tay cầu nguyện thì thầm ... Khi y bước đi, tôi cũng bước đi với y; khi y cầu nguyện, tôi cũng cầu nguyện với y, không phải như một người ngoài cuộc đi kèm theo một bên y, mà cũng như chính tôi là người ấy. Một linh ảnh mâu thuẫn: Trong đó tôi vừa là khán giả lại vừa là diễn viên. Tôi nhận thấy người ấy đang đau sót đến tận đáy lòng, vì tình trạng xứ sở của y, y động mối thương tâm ví nhìn thấy xứ cổ Ai Cập đang lâm vào cảnh suy tàn.Trên hết mọi sự, y đang đau khổ mà nhìn thấy nền tôn giáo thiêng liêng của y đang lọt vào bàn tay nhơ bẩn của những kẻ bất lương tàn bạo. Trong cuộc cầu nguyện, y luôn luôn khẩn cầu các vị Thánh Thần hãy ra tay cứu vớt nền chân lý cho dân tộc của y. Nhưng sau cùng, Cơn buồn thảm của y vẫn không vơi, vì y không nhận được một lời ứng đáp nào và hiểu rằng sự suy tàn của Ai Cập là một điều không thể cứu vãn. Y bèn lui ra trong cơn thất vọng, và nét mặt ưu tư, lòng buồn rười rượi. Ánh sáng ấy trở lại, vị tăng lữ đã biến mất cùng với cái bàn thờ. Tôi vẫn ngồi trơ một mình, trần lặng suy tư gần bên đền thờ Ptah, một lần nữa. Lúc ấy tôi cũng đang nét mặt ưu tư và lòng buồn rười rượi ... Phải chăng đó chỉ là một giấc mơ, do các khung cảnh đặc biệt chung quanh tôi lúc ấy gây nên? Phải chăng đó là sự cuồng loạn của một khối óc suy tư? Phải chăng đó là sự thoát thai của một ý nghĩ tìm tàng gây nên bởi lòng tha thiết cuả tôi đối với dĩ vãng? Phải chăng đó là do nhãn quang thần bí khiến cho tôinhìn thấy vong hồn của một vị tăng lữ thât sự đã xuất hiện ở ngay chổ? Hay phải chăng đó là cái ký ức xa xôi về một tiền kiếp cuả tôi khi xưa ở Ai Cập? Đối với tôi, thì vì tôi nhận biết biết rõ sự cảm xúc của tôi đã căng thẳng đến mức độ nào trongkhi và sau khi tôi có cái linh ảnh đó, nên tôi chỉ có thể có một câu trả lời. Người khôn ngoan không bao giờ kết luận vội vàng, vì sự thật là một cái gì quá mỏng manh mà ta khó nắm chắc. Cổ nhân đã từng nói rằng sự thật nằm ở tận đáy của một cái giếng vô cùng sâu thẩm. Dẫu rằng thế nào, tôi nhìn nhận rằng tôi phải trả lời là đúng cho câu hỏi cuối cùng.Nhà bác học Einstein đã bõ cái quan niệm bảo thủ vẫn có từ trước về vấn đề thời gian. Ông đã chứng minh bằng toán pháp rằng người nào có thể quan niệm sự vật theo hệ thống bốn chiều đo sẽ nhìn dĩ vãng và hiện tại với một tầm hiểu biết khác hẳn với quan niệm thông thường của người đời. Điều đó có thể giúp cho ta hiểu rằng thiên nhiên vẫn giữ một ký ức toàn vẹn về dĩ vãng, nghĩa là tất cả sự diễn biến trong vũ trụ trong hàng bao nhiêu thế kỷ đã qua đều vẫn còn tồn tại trong ký ức thiên nhiên. Do đó tôi mới hiểu bằng cách nào, trong những cơn thiền định thâm sâu, người ta có thể giao cảm một cách bí mật và tự nhiên với cái ký ức đó. Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 11 Tôi Gặp Một Vị Chân Sư Cách vài dặm phía tây bờ sông Nil ở Louqsor, một dãy đồi màu nâu sậm tách khỏi nền trời, ngăn cách vùng thung lũng phì nhiêu với vùng sa mạc Lybie. Dãy đồi này che khuất một truông núi khô khan dưới ánh nắng như thiêu đốt của mặt trời, không một ngọn cỏ mọc, toàn là đá tảng và cát nóng, không một sinh vật nào sống tại đó chỉ trừ loài rắn rết và bồ cạp. Đó là vùng nghĩa địa chôn xác chết của thành Thèbes thuở xưa, ngày nay đã biệt tích. Nhiều xác ướp hãy còn nguyên vẹn đã được bốc ra khỏi những hầm hố tối tăm trưng bày trước mắt công chúng tại những viện bảo tàng lớn ở Âu Mỹ. Tôi đang sưu tầm khảo cứu về nhiều vấn đề trong những ngôi lăng tẩm và những ngôi đền lộ thiên ở cách thung lũng này chừng vài dặm, và trong những dấu vết còn xót lại của thành Thèbes cổ xưa vừa mới được đào xới lên khỏi mặt đất ở ven miền sa mạc phía Tây. Để thực hiện chuyến đi thám hiểm đó từ Louqsor, không có phương tiện di chuyển nào tốt hơn là một con lừa, vì giống lừa có một bước đi vững chắc, biết tìm đường vạch lối đi xuyên qua những tảng đá lởm chởm, tránh những đá sỏi bén nhọn và những bờ vực thẳm.Đó là những cuộc du hành lý thú, do đó tôi có dịp thỏa mãn sự khao khát hiểu biết, tìm tòi những tài liệu cổ về những pháp môn bí truyền và những hoài bảo tâm linh của thành Thébes cổ xưa nay đã bị chôn vùi dưới mặt đất. Tôi cũng đã ghi nhận những dấu vết huyền linh còn xót lại trong bầu không khí của vài ngôi mộ cổ, hãy còn chưa xóa mờ cái ảnh hưởng của sự suy tàn và kiệt quệ tâm linh đã làm cho giòng dõi của một dân tộc kiêu hùng và cao cả của thời xưa rơi vào bàn tay ô uế của những kẻ thực hành khoa Bàng môn tả đạo.Trong chuyến du hành thám hiểm đó, tôi đã gặp một bậc dị nhân và có dịp đàm đạo với ngài. Trước hết, tôi đã do dự không muốn tường thuật lại câu chuyện giữa chúng tôi, bởi vì tôi không thể kiểm chứng bằng những cuộc sưu tầm riêng những điều mà ngài đã tuyên bố, và bởi vì những điều ấy có thể làm cho cài thế hệ hoài nghi của chúng ta ngạc nhiên, hoặc đem bậc dị nhân ấy làm một đề tài diễu cợt, và tất nhiên là có cả tôi vì tôi đã cho rằng những chuyện hoang đường như thế có thể đem tường thuật lại cho quý độc giả. Tuy nhiên, tôi đã cân nhắc đắn đo hơn thiệt, và tôi thấy cần phải thuật lại. Hơn nữa, đó là ý muốn của bậc dị nhân ấy, ngài muốn tôi công bố điều mà hình như ngài cho là quan trọng cho thế hệ hiện đại.Tôi đã sưu tầm trong những ngôi mộ cổ trên thung lũng từ sáng sớm đến quá trưa. Để trở về nhà mau hơn, tôi noi theo con đường tắt vượt qua các ngọn đồi và tránh con đường vòng quanh xa lắc dưới đồi. Lên đến đỉnh đồi, tôi bước xuống đất để cho con lừa nghỉ mệt một lúc vì nó đã thở hổn hển. Thừa dịp đó, tôi ngắm cảnh hùng vĩ ngoạn mục ở xa xa, dài ra đến tận chân trời. Đỉnh ngọn đồi này cao hơn cả các ngọn đồi khác, và ngự tri khắp vùng đồng bằng ở chung quanh. Màu cát vàng của sa mạc tương phản rõ rệt với nền xanh tươi của đồng ruộng đã được tưới nước. Một sự yên tĩnh lạ thường bao trùm khắp cả, và thấm nhuần vào người tôi với một cảm hứng tâm linh dồi dào. Người ta có thể cảm thông với thiên nhiên một cách tuyệt diệu không đâu hơn chỗ này. Bốn bề hoàn toàn im lặng, tôi cảm thấy rằng hình như tôi đã cắt đứt mọi sợi dây liên lạc với thế giới bên ngoài.Tôi vừa quay lại, và đi vài bước thì chính lúc đó, tôi nhìn thấy người lạ mặt. Người ngồi xếp bằng hai chân tréo, trên một tảng đá mà người đả cẩn thận trải lên đó một mảnh vải lót. Đầu bịt khăn trắng, hai bên mép tai để lộ mái tóc huyền có điểm bạc. Người ngồi yên bất động, và dường như đắm chìm trong sự chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên diễn ra dưới tận chân đồi. Tác người hơi nhỏ, với đôi bàn chân nhỏ, người mặc một chiếc áo xám đen rộng, dưới cằm có một chòm râu ngắn. Người có vẻ trạc độ tứ tuần. Tôi không kịp nhìn thấy mắt người trước khi người day mặt về phía tôi. Khi tầm nhãn quang của người phóng về cặp mắt tôi, tôi cảm thấy một cách khó tả rằng tôi đang đứng trước một người phi thường. Sự gặp gỡ này chắc chắn sẽ in sâu mãi vào ký ức tôi.Trên gương mặt đặc biệt ấy, trước hết đôi mắt đã làm cho tôi bị lôi cuốn một cách lạ lùng. Đó là một đôi mắt lớn, hình bầu dục cân đối hoàn toàn, đẹp và trong sáng. Tròng trắng tinh anh tương phản rõ rệt với tròng đen như huyền làm cho đôi mắt có một nét thâm trầm thoát tục.Chúng tôi im lặng nhìn nhau suốt hai phút đồng hồ. Cái phong độ Oai nghi và trang trọng trên nét mặt của người này làm cho tôi cảm thấy rằng tôi nên giữ lễ mà không nên mở lời trước. Tiếc thay, tôi không thể nhớ những gì người đã nói trước tiên, vì trí óc của tôi hình như bị bao phủ trong một lớp sương mờ trước khi người bắt đầu cất tiếng. Một bộ phận nào bí mật thình lình hoạt động trong người tôi, khiến cho tôi nhìn thấy một linh ảnh đặc biệt. Tôi thấy quay tít trước mắt một cái luân xa chiếu ánh sáng rạng ngời, những sự trói buộc của thể xác hình như tách rời khỏi nơi tôi và tôi đã rơi vào một trạng thái tâm thức siêu việt, phi phàm.Khi cái linh ảnh đó chấm dứt, thì người lạ mặt đang nói chuyện với tôi. Tôi định tĩnh tinh thần, thì mới hiểu rằng lúc ấy tôi vẫn đang đứng đó, trên đỉnh ngọn đồi cao nhất vùng Thèbes và một cảnh tượng hoang vắng cô liêu đang diễn ra trước mắt và ở chung quanh tôi.Tôi bèn cất tiếng chào dị nhân bằng một tiếng thổ ngữ Ả Rập. Người đáp lại bằng tiếng Anh với một giọng rất đúng. Nếu lúc ấy tôi nhắm mắt lại, có lẽ tôi đã tưởng đó là của một người Anh tốt nghiệp đại học Oxford hay Cambridge, chớ không phải là một người phương Dông mặc áo rộng. Trước khi tôi định nói câu gì để vào đề, thì như bị thúc đẩy bởi một sức mạnh bên trong, tôi cất tiếng nói:- Thưa ngài, tôi chắc ngài đã biết rằng tôi vừa trải qua một kinh nghiệm khác thường khi tôi vùa đứng đây, ở bên cạnh ngài.Và tôi bèn diễn tả cái linh ảnh lạ lùng khi nảy. Dị nhân nhìn tôi một cách mơ màng, rồi hơi nghiêng đầu rồi nói một cách thản nhiên:- Phải tôi hiểu.Tôi rất thụ cảm đối với những ảnh hưởng huyền linh, tôi nói tiếp, vì điều ấy đến với tôi trong khi tôi được tiếp xúc với ngài, nên nó làm cho tôi tin rằng ngài có những huyền năng lạ lùng.Đôi mắt của dị nhân lại nhìn tôi một cách chăm chú. Sau một lúc ngài nói:- Chính tôi đã có ý gây cho ông cái kinh nghiệm đó. Tôi muốn rằng nó đem cho ông một thông điệp không lời. Thật đúng như vậy.- Ngài muốn nói chi? - Tôi muốn cho ông nhận ra cái pháp vị của tôi trước đã.Thật đúng như tôi nghĩ. Tôi đã nhận thấy nơi dị nhân tất cả những ấn chứng rõ rệt về cái quả vị cao cả của một đạo gia siêu thoát. Dầu cho tôi có cái kinh nghiệm lạ lùng vừa rồi, tôi chỉ nhìn vào đôi mắt của người, cũng đủ cho cái cảm tưởng của tôi được xác nhận bằng trực giác.Đôi mắt huy hoàng cao cả ấy bắt buộc người ta phải chú ý và khâm phục. Đôi mắt lớn, sáng ngời phóng những tia điện lực mạnh mẽ oai hùng, và khi người nhìn tôi, thì đôi mắt ấy đứng yên một chỗ rất lâu. Khi tôi nói chuyện với người, tôi cảm thấy đôi mắt ấy vừa có cái quyền năng soi thấu mọi sự đều có mảnh lực thôi miên. Đôi mắt ấy thấu suốt và ngự trị linh hồn tôi. Dôi mắt ấy vạch trần những điều bí ẩn trong tâm hồn tôi và làm cho tôi trở nên thụ động trước mảnh lực của chúng. Tôi nói:- Thật là một diễm phúc bất ngờ cho tôi, người duy nhất mà tôi được gặp ở nơi thanh vắng này lại là một đấng cao cả ở quả vị của ngài.- Thật vậy sao? Dị nhân đáp. Riêng tôi, tôi không ngạc nhiên. Thời giờ đã điểm cho cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay, giữa ông và tôi. Không phải là do sự tình cờ mà ông vừa nói chuyện với tôi. Tôi nói cho ông biết, một quyền năng cao cả hơn sự ngẫu nhiên tình cờ, trước hết đã ra lệnh, và sau đó sắp đặt cuộc gặp gỡ của chúng ta.Tôi lắng nghe, mà trong lòng hồi hộp trông chờ những gì sẽ đến. Những tư tưởng xẹt đảo xáo trộn. Tôi đã phải làm một cố gắng để tự trấn tĩnh và nắm vững tình hình. Tâm hồn tôi lúc ấy thấm nhuần một sự tôn kính tự nhiên đối với một người co mộtù trình độ tâm linh cao cả như thế.Dị nhân mới nói cho tôi biết bằng cách nào định mệnh con người khiến cho người nọ gặp gỡ người kia trên bước đường đời dưới sự thúc đẩy của những mãnh lực vô hình, bằng cách nào những sự trùng hợp ngẫu nhiên bề ngoài thật ra là kết quả sự diễn biến của một sợi dây nhân duyên nối liền nhiều khoen đã kết hợp nhau từ trước và có tác dụng gây nên vài hậu quả. Người còn nói với tôi nhiều điều khác nữa, và thản nhiên đề cập đến mình, người tự giới thiệu một cách khách quan và không chút tự hào rằng người là một vị chân sư. Người nói:- Đó là danh từ mà tôi thích dùng hơn mọi danh từ khác, nó thích hợp với người xưa, kể cả người cổ Ai Cập, nó cũng thích hợp với tôi. Ngày xưa, một chân sư được mọi người biết và quả vị của người được thế gian nhìn nhận. Ngày nay, người ta không biết đến nữa, và sự hiện diện của người là một đề tài gây nên những sự châm biếm mỉa mai. Nhưng bánh xe tiến hóa vẫn quay luôn, thế kỷ này phải nhìn nhận rằng luật tiến hóa tâm linh vẫn hoạt động không ngừng, và không khỏi tạo nên những người có thể hoạt động tự do trong thể chất tâm linh tuy họ vẫn mang thể xác phàm.Tôi cảm thấy dị nhân nói có lý. Đúng vậy, đó là một trong những bậc siêu nhân mà truyền thống Đông phương vẫn thường nói đến, một trong những vị chân sư đã từng tham dự trong đại đoàn Chưởng giáo và biết rõ những điều huyền diệu của cõi giới tâm linh mà người trần gian không hề được biết.Thay vì để cho bị phiền nhiễu bởi thế gian ô trược, các ngài âm thầm hoạt động trong vòng im lặng và bí mật. Khi nào thấy cần tiếp xúc với người đời, các ngài thường dùng các đại tử làm trung gian, những vị này đôi khi cũng phải chịu đựng những sự chỉ trích cùng tiếng thị phi của kẻ phàm phu tục tử.Vị Chân sư này cho biết rằng người ta có thể trao đổi tư tưởng với những vị Chân sư khác tùy theo ý muốn và dầu ở cách xa bao nhiêu trong không gian. Người nói thêm rằng một vị Chân sư có thể tạm thời xử dụng thể xác của một người khác, thường là thể xác của một vị đệ tử, bằng một phương pháp gọi là nhập xác, nghĩa là linh hồn vị Chân sư nhập vào thể xác của đệ tử, vị này sẵn sàng hiến dâng thể xác mình một cách thụ động.Chân sư nói với tôi với một nụ cười nhỏ nhẹ:- Tôi đến đợi ông ở đây. Ông là văn sĩ, mà tôi thì có một thông điệp để nhắn nhủ với người đời. Ông sẽ ghi chép thông điệp ấy do tôi nói cho ông viết, vì đó là việc quan trọng. Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay chỉ là phần đầu thôi đấy, ông Paul Brunton.Tôi thụt lùi vì ngạc nhiên. Làm sao ngài biết được tên tôi? Thật đúng là các Chân sư có quyền năng đọc được tư tưởng người khác dầu rằng ở cách rất xa. Tôi mạo muội hỏi ngài:- Tôi có thể được biết quý danh của ngài chăng? Chân sư im lặng một lúc và nhìn phong cảnh ở đằng xa. Tôi nhìn gương mặt cao quý của ngài và đợi câu trả lời. Sau cùng ngài nói:- Được, chỉ để ông biết riêng mà thôi, chứ không phải để ông viết sách. Tôi không muốn tiết lộ tên thật của tôi. Ông hãy gọi tôi là Ramak Hotep. Đó là một tên Ai Cập thời cổ và tôi ngờ rằng các nhà Ai Cập học hiện đại có thể hiểu rõ ý nghĩa của nó. Theo tôi nó nghĩa là Bằng An. Xứ Ai Cập không phải là quê hương của tôi. Hiện nay, quê hương của tôi là toàn thể thế giới. Tôi đã từng châu du khắp cả năm châu bốn bể. Tôi chỉ có thể xác của người phương Đông, còn về tinh thần thì tôi không tùy thuộc mộ xứ nào nhất định. Tâm hồn tôi chỉ thuộc về bằng an.Ngài nói khá mau với một giọng hùng hồn mạnh mẽ, nhưng rõ ràng là ngài hoàn toàn tự chủ lấy những xúc cảm của mình. Trong khoảng trên một tiếng đồng hồ, chúng tôi nói chuyện về các vấn đề tâm linh, ngồi trên đỉnh đồi dưới ánh nắng mặt trời nóng gay gắt, nhưng tôi không thấy khó chịu vì chân sư và câu chuyện của ngài chiếm cả tâm hồn tôi. Ngài nói những vấn đề liên quan đến thế giới bên ngoài và những vấn đề khác chỉ có liên hệ đến một mình tôi. Ngài đưa cho tôi những chỉ thị rõ ràng, và dạy tôi những pháp môn đặc biệt về sự tu luyện cá nhân của tôi để đạt tới một trình độ tâm linh và giác ngộ cao hơn trình độ của tôi hoện giờ. Ngài nói một cách thành thật, vả thậm chi cũng nghiên khắc vhỉ trích những sự lầm lạc cá nhân đã gây một vài chướng ngại trên bước đường tu luyện của tôi. Sau cùng, ngài hẹn gặp lại tôi vào ngày hôm sau, gần một nơi thánh điện bên bờ sông Nil, trong đền thờ Louqsor.Kế đó, vẫn không rời khỏi chỗ ngồi trên tảng đá, ngài từ biệt tôi và lấy làm hối tiếc rằng ngài không thể kéo dài cuộc đàm luận với tôi vì ngài đang rất bận rộn và có nhiều việc phải làm trong lúc ấy.Tôi lấy làm tiếc mà phải đứng dậy ra về và tạm biệt chân sư, vì cuộc đàm đạo với ngài vô cùng thú vị và hấp dẫn, nó có phong vị gây nguồn cảm hứng và nâng cao tâm hồn.Đường đi xuống chân đồi rất dốc và trơn trợt, tôi phải đi bộ xuyên qua những tảng đá lớn, một tay tôi cầm dây cương dắt con lừa. Xuống đồng bằng, tôi liền cỡi lên lưng lừa và quay lại một lần cuối để nhìn lên đỉnh đồi hùng vĩ.Chân sư Ramak Hotep vẫn chưa đứng dậy ra về mà vẫn ngồi yên trên đỉnh đồi hoang vắng. Ngài có thể làm gì ở đó, tuy &quot;Rất bận rộn,&quot; nhưng vẫn ngồi yên như pho tượng? Ngài sẽ còn ngồi ở đó chăng, khi màng đêm rơi xuống bao phủ lấy trọn dãy đồi Lybie? Paul Brunton Ai Cập Huyền Bí (Nguyên tác: A Search in Secret Egypt) Chương 12 Thông Điệp Của Chân Sư Như đã hẹn, cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa chúng tôi diễn ra giữa những cảnh hoang tàn của đền Louqsor. Tôi ngồi trên một tảng đá dài có khắc đầy chữ ám tự bên cạnh chân sư, ngài cũng ngồi xếp bằng hai chân và nhìn tôi. Quyển sổ tay của tôi đã mở sẳn, tôi cầm bút ngồi đợi, sẵn sàng ghi chép thông điệp của chân sư bằng tốc ký. Chân sư Ramak Hotep không phí thời giờ với những lời khách sáo rườm rà, ngài vào đề một cách đột ngột:- &quot;Những người khai quật các mồ mả của xứ cổ Ai Cập để giải tỏa những sức mạnh nguy hiểm cho thế gian. Những nhà khảo cổ cũng như những kẻ đào mồ để cướp của, đã vô tình khai quật mồ mả của những kẻ ngày xưa thực hành khoa tả đạo bàng môn. Trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử Ai Cập, những người thuộc thành phần trí thức và tăng lữ đã sa đọa rất nhiều, người ta thực hành công khai những tà thuật ma giáo và pháp môn phù thủy. Khi ánh sáng chân lý, đầu tiên được phổ biến trong nền tôn giáo chân chính cổ Ai Cập, bắt đầu lưu mờ, và những tà thuyết dị đoan, duy vật càng ngày càng lộng hành, người ta thấy xuất hiện việc tẩm xác ướp với tất cả nghi lễ phiền phức kèm theo đó. Tuy nhiên, đàng sau những tà giáo là bày ra sự thực hành việc tẩm xác người với những mục đích ám muội, đen tối và tà vạy, còn có một chi phái chủ trương việc ướp xác để duy trì một sự liên lạc lâu bền với cõi hồng trần.&quot;Lúc khởi thủy thì khoa ướp xác chỉ áp dụng cho những vị thánh vương cùng hoàng kim thời đại, của thời kỳ tiền sử Ai Cập và cho những vị Đạo Trưởng đã tiến hóa cao về phương diện tâm linh, là những sứ giả chân chính của Thượng Đế, để cho thể xác đã thấm nhuần thần lực thiêng liêng của các ngài vẫn còn tồn tại lâu bền và làm cái trung gian ban rải thần lực cho thế gian.&quot;Từ đó mới nảy sinh ra sự thờ phượng tổ tiên, những thi hài được tẩm chất thơm chỉ là để theo một nghi lễ chánh thức nhằm mục đích để cho con cháu biết mặt những tổ tiên đã qua đời. Thật ra đó là cách bắt chước sai lạc cách thực hành khoa ướp xác thời cổ Ai Cập để giữ gìn những di tích thánh thiện của các vị Thánh vương và tăng lữ chân tu. Vì trong thời gian tàn tạ suy vong trở về sau, khi xứ này mất đi nguồn ánh sáng tâm linh chân chính, và người ta dùng tà thuật để kêu gọi những sức mạnh hắc ám của cõi âm ty, những người trí thức trong giới tăng lữ và giai cấp cầm quyền chỉ định rằng người ta phải ướp xác của họ sau khi chết. Người ta thực hành việc ướp xác này, hoặc vì mục đích dùng tà thuật hắc ám, hoặc vì sợ mất linh hồn trong cõi địa ngục mà họ sẽ bước vào sau khi chết, hoặc chỉ biết làm theo tập tục của phần đông. Trong hầu hết mọi trường hợp, trước khi chết mỗi người đều lo sắp đặt mọi việc và đã chuẩn bị sẵn ngôi mộ của mình từ khi còn sống. Khi đã sắp đặt xong thì đương sự hoặc một vị tăng lữ rành về khoa pháp môn mới kêu gọi một âm binh hay quỷthần, có khi là một vị thần tốt lành nhưng thường thì là thần hung ác, để bảo vệ trông nom cái xác ướp của y và làm thần canh gác giữ mồ.&quot;Để bảo vệ những xác ướp đó, lúc đầu những ngôi mộ được che dấu mộ cách kỹ lưỡng và sau đó người ta tuyên bố với công chúng rằng người nào động chạm đến các mồ mả sẽ bị các thần linh trừng phạt một cách nặng nề kinh khủng. Dân chúng tin theo lời cảnh cáo đó và những mồ mả được tôn trọng suốt một thời gian rất lâu. Nhưng vì các tăng lữ và giới cầm quyền càng ngày càng sa đọa nhiều hơn gấp đôi lần nên dân chúng dần dần không còn tin tưởng nữa. Từ đó việc khai quật mồ mả diễn ra một cách công khai để cướp klấy vàng ngọc châu báu được chôn theo những xác ướp của những nhân vật quyền quý thời xưa.&quot;Trong trường hợp xác ướp là của một người có ít nhiều hiểu biết về khoa pháp môn hoặc đặt dưới sự trông nom của các nhà phù thủy, thì những vị thần linh được kêu gọi để giữ gìn mồ mả và trừng phạt những kẻ đào mồ. Những phù phép bí mật đó thường vô cùng nguy hiểm nhưng rất hiệu nghiệm. Những mảnh lực thần bí của nó vẫn có trong những ngôi mộ khép chặt và có thể tiếp tục tồn tại ở trong suốt nhiều ngàn năm. Bởi vậy những nhà khảo cổ vô tình khai quật những mồ mả đó sẽ chuốt lấy những điều tai họa hiểm nghèo.&quot;Nhưng nếu cơ nguy đó chỉ hăm dọa sự an toàn tính mạng của các nhà khảo cổ và gia đình họ mà thôi, thì điều mà tôi muốn nói đây không có quan trọng lắm. Trái lại, vấn đề này có liên hệ đến sự an toàn của toàn thể thế giới.&quot;Đó là vì trong số những ngôi mộ của các nhân vật quyền quý và tăng lữ mà người ta khai quật lên, có những mồ mả được đặt dưới sự giữ gìn và bảo vệ nói trên. Từ trong các ngôi mộ đó, hằng hà sa số những âm binh ác quỷ bị giam hãm trong ấy từ lâu, bèn kéo ra tràn đầy khắp nơi ở cõi hạ giới. Mỗi xác ướp được bốc ra và chở vào những viện bảo tàng bên âu Mỹ có mang theo các vị thần linh cùng với cái ảnh hưởng khốc hại của nó. Điều đó chỉ có thể đem đến cho thế giới những hậu quả tai hại, hậu quả với những tính chất khác nhau, thậm chí có thể gây một ảnh hưởng phá hoại đối với các vận mệnh các quốc gia. Những người Tây phương vì không có phương pháp tự vệ chống lại nên đành chịu bất lực trước những kẻ vô hình đó.&quot;Khi thế giới chúng ta hiểu rằng có nhiều thần linh hung ác bị nhốt trong những ngôi mộ cổ, thì chừng đó có thể là quá trễ. Vì lúc đó tất cả các mồ mả đều đã bị khai quật và những hung thần ác quỷthoát ra khỏi mồ. Chúng có thể gây nhiều điều tác hại cho thế gian, và ngoài ra chúng ta còn gây nên những vụ phản bội trên lĩnh vực quốc tế. Sự mù quáng của con người đối với những luật thiên nhiên không vì thế mà không đem lại sự đau khổ cho những kẻ vi phạm. Không biết gì về những mảnh lực khốc hại của khoa pháp môn phù thủy, không phải là một lý do để tránh cho thế kỷ này tránh khỏi cái hậu quả trừng phhạt dành vho những kẻ đột nhập vào những chốn thâm nghiêm, một hành động tòmò không cần thiết chút nào cho họ.&quot;Những hung thần ác quỷđó, được tạo nên bằng phương pháp phù thủy, đã được giải tỏa trong thế kỷ hiện tại một số khá đông để gây nên sự khủng hoảng cho thế giới. Chúng hành động từ cõi giới vô hình,nhưng cũng rất gần với cõi hạ giới để ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trực tiếp của người trần gian. Chúng tôi là những người chăm lo săn sóc cho sự tiến hóa tâm linh của nhân loại, có thể triệt hạ những mảnh lực hắc ám đó trên địa hạt của chúng, nhưng luật thiên nhiên không cho phép chúng tôi tiêu diệt chúng, cũng như chúng tôi không thể trừ khử những người trong nhân loại mà chúng tôi biết là tối nguy hiểm cho kẻ khác. Quyền năng của chuýng tôi chỉ giới hạn trong việc che chở những người hoặc những cơ quan tốt lành dưới sự bảo vệ đặc biệt của họ.&quot;Những vật gì mà người ta lấy ra từ trong các ngôi mộ cổ cùng với những xác ướp, vàng ngọc, bùa chú, y phục ... đều có thấm nhuần cái ảnh hưởng thần bí của ngôi mộ. Nếu ảnh hưởng đó không phải do người ta đã dùng phù phép trấn ếm quỷthần thì việc khai quật mồ mả không có hậu quả gì, còn nếu ngôi mộ có thần linh giữ gìn thì việc đào mồ cướp của sẽ gây nên tai họa hiểm nghèo. Những nhà khảo cổ và Ai Cập học trái lại, thường không biết rõ điều đó và không biết phân biệt những ngôi mộ nào là có phù phép trấn ếm và ngôi mộ nào là không, nên họ khai quật luôn cả thứ nọ cũng như thứ kia. Dầu người ta có biết hay không, tôi cũng đưa ra cho thế giới cái thông điệp này là &quot;Chớ nên động chạm đến các ngôi mộ cổ mà người ta không hiểu tính chất hiển linh huyền bí của nó.&quot; Người đời phải dừng tay lại không nên khai quật mồ mả, cho đến khi nào họ có được sự hiểu biết đầy đủ để nhận định những hậu quả khốc hại của điều mà họ định làm.&quot;Phần nhiều các vị vua chúa Ai Cập đều có ít nhiều quyền pháp thần thông, với những ý đồ tốt hoặc xấu, vì họ được các vị tăng lữ pháp sư truyền dạy cho họ.&quot;Lúc đầu, người ta chỉ dùng một những phép thuật thần thông để tự vệ hoặc để trừ gian và bênh vực kẻ yếu, nhưng khi xứ Ai Cập đã mất đi những lý tưởng cao thượng của nó, thì người ta bắt đầu lạm dụng những pháp thuật này. Chẳng hạn nhà phù thủy dùng tà thuật để ám hại kẻ thù ở cách xa, hoặc chế nhự, khuất phục người khác để thực hiện những tham vọng cá nhân của mình, hoặc để giúp cho thân chủ của y. Người ta đã dùng những pháp thuật thần thông đó để sai khiến âm binh canh gác và giữ mồ.&quot;Việc khai quật những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có thể đặt kẻ vi phạm dưới những ảnh hưởng khốc hại của những mảnh lực huyền bí vô hình. Dẫu cho đó là ngôi mộ của một vị hiền minh và có pháp thuật thần thông cao cường, thì thế gian cũng có thể bị ảnh hưởng lây và chịu sự trừng phạt đau khổ vì đã làm động mồ mả của một linh hồn tiến hóa. Tuy nhiên, những đồ bảo vật bị lấy trộm ở ngôi mộ đó sẽ không gây hậu quả tai hại, mà trái lại có một ảnh hưởng tốt lành. Nhưng nếu người sở hữu bảo vật ấy có một tâm địa bất hảo, thì họ sẽ không thừa hưởng được một ân huệ tốt lành nào cả, mà ân huệ này dành cho những người hiền lành và có tâm địa thanh cao. Đó là do ảnh hưởng tâm linh trường cửu lâu bền của một vị vua đạo đức có một tâm hồn cao quý hồi thuở sinh tiền. Vua Toutankhamon là một trường hợp tiêu biểu cho những vị vua đó. Người có một sự hiểu biết thâm sâu về khoa huyền môn và một tâm hồn đạo đức. Sự khai quật ngôi mộ của vị vua này đã gây tai họa cho những người đào mồ và bằng một cách khó hiểu, cho cả thế giới bên ngoài. Trong những năm tới đây, thế giới còn phải đau khổ nhiều và phải chịu hậu quả của những sự xúc phạm mồ mả của những bậc tiền nhân thời cổ Ai Cập. Tuy nhiên, những sự khó khăn về vật chất sẽ đưa đến một sự lợi ích về tinh thần.&quot;Bởi đó, tôi lập lại, những người muốn tìm kho tàng ẩn dấu, hoặc do một sự thúc đẩy của tò mò quá đáng hơn là một tinh thần khảo cứu khoa học thật sự, mà muốn thám hiểm vào tận những nơi cổ kính phù phép trấn ếm linh thiêng, sẽ không tránh khỏi tai họa hiểm nghèo. Ở bên Tây Tạng là nơi có những ngôi mộ ẩn dấu của những vị Lạt Ma thời xưa, người ta hiểu tại sao dân chúng không chịu để cho người ngoại chủng đột nhập vào xứ của họ. Nhưng ngày nào mà người ta được phép đến gần đế viếng thăm hay để chiêm ngưỡng những ngôi mộ đó, thì những kẻ nào làm kinh động đến mồ mả sẽ mắc phải những tai họa khôn lường.&quot;Hồi thời thượng cổ, trung tâm chánh yếu của khoa pháp môn phù thủy vẫn là Ai Cập. Xứ ấy vượt hẳn cả Ấn Độ về chánh đạo lẫn bàng môn, nghĩa là những pháp môn chân chánh giúp đời hay những tà thuật hại người. Ngày nay những sức mạnh thần bí đã được phát động trong quá khứ, hãy còn ảnh hưởng đến dân tộc và xứ sở Ai Cập, và hậu quả có khi lành khi dữ. Hậu quả đó có thể là những bệnh tật, chẳng hạn như bệnh ung nhọt lở loét, một hậu quả của những mảnh lực phù phép tà vạy luôn luôn hành động trong xứ và ảnh hưởng đến những người dân Ai Cập thời bấy giờ.&quot;Vậy ông hãy ghi chép và truyền bá những lời cảnh cáo này. Bây giờ ông đã hiểu lý do của sự gặp gỡ của chúng ta. Dẫu cho chúng ta có bị sự chống đối, khinh bị do sự dốt nát vô minh của người đời, ta cũng làm xong bổn phận của mình, bổn phận của tôi, và nếu ông muốn, cả bổn phận của ông. Định luật thiên nhiên vốn không tha thứ sự vô minh, dốt nát, nhưng trong vấn đề này, thậm chí đến cái lý lẽ đó người ta cũng không được viện ra để tự bào chữa cho mình.&quot;Thông điệp của chân sư Ramak Hotep đã chấm dứt. Tôi đã ghi chép lại đúng nguyên văn và trình bày nơi quyển sách này.Chân sư còn gặp tôi nhiều lần khác, kế đó tôi tiếp tục cuộc hành trình xa hơn về phía Nam. Trong mỗi lần gặp gỡ như thế, Chân sư đều có cho tôi biết thêm những tài liệu liên quan đến cái cơ quan huyền bí mà ngài có dự phần. Một ngày nọ, tôi có dịp đề cập đến vài kinh nghiệm của tôi ở Ấn Độ mà tôi có dịp nghe một đạo sĩ trẻ nói rằng thầy y đã có hơn bốn trăm tuổi. Chân sư Ramak Hotep trịnh trọng đưa ra một lời quả quyết lạ lùng và khó tin: Vài vị Chân sư đã từng sống từ thời cổ Ai Cập cho đến nay!Tôi vẫn không quên những tiếng kêu ngạc nhiên mà tôi đã thốt ra khi tôi nghe ngài nói như vậy. Dị nhân quả quyết rằng thể xác của vị Chân sư nói trên nằm yên trong trạng thái xuất thần ở tận dưới đáy các ngôi mộ chưa được khám phá, và khoa khảo cổ của thế gian không bao giờ phát hiện được. Ngài giải thích cho tôi nghe rằng:- &quot;Những ngôi mộ của đấng Chân sư cao cả được giữ gìn vô cùng bí mật đến nỗi những kẻ đào mồ không bao giờ tìm thấy được. Đó không phải là mồ mả của những người chết mà là của người sống. Những mồ mả đó không chứa đựng những xác ướp, mà chứa đựng thể xác của các vị Chân sư nằm trong một trạng thái đặc biệt mà danh từ xuất thần cũng chỉ diễn tả một cách gần đúng mà thôi. Ông đã nhận thấy rằng bên Ấn Độ các nhà thuật sĩ fakir tự để cho người ta chôn sống trong một thời gian, trong khi đó thể xác của họ nằm trong trạng thái hôn mê, xuất thần.&quot;Sự hoạt động của bộ máy hô hấp đã hoàn toàn ngưng hẳn trong khi đem chôn sống. Trạng thái của các vị Chân sư Ai Cập cũng giống như vậy một phần nào, nhưng bản lĩnh của các ngài còn cao xa hơn nhiều, vì các ngài vẫn giữ cho thể xác còn sống trong khi xuất thần, và kéo dài đến nhiều ngàn năm.&quot;Hơn nữa, giữa các ngài và những nhà thuật sĩ Ấn Độ có một sự khác biệt rất lớn. Những nhà thuật sĩ đó rơi vào một trạng thái hoàn toàn vô ý thức trong khi bị chôn sống, họ không nhớ gì cả cho đến khi thức tỉnh. Trái lại những vị Chân sư Ai Cập vẫn hoàn toàn có ý thức khi ngồi trong ngôi mộ, thể xác của các ngài nằn trong cơn mê thiếp nhưng tinh thần thì vẫn tự do hoạt động. Ở Ấn Độ, ông đã đến viếng &quot;Người tu sĩ suốt đời không nói&quot; ở gần Madras. Lần đầu tiên, ông thấy y trong cơn đại định xuất thần, thân mình không cử động, xem dường như một xác chết. Nhưng trong khi đótinh thần y vẫn tỉnh táo vì khi ông đến lần thứ hai, không những y biết rõ những gì xảy ra trong lần viếng thăm đầu tiên, mà còn phản đối việc ông đã định chụp ảnh y. Trong cơn xuất thần, người tu sĩ ấy vẫn hoạt động trên lĩnh vực tâm linh và ngay trên cả địa hạt hồng trần bằng cách sử dụng một thể tinh anh như chất dĩ thái. Các vị Chân sư Ai Cập được đem chôn sống cũng ở trong một tình trạng tương tự, thể xác của các ngài nằm trong một trạng thái đại định còn thâm sân hơn nhiều. Trong khi đó, tinh thần các ngài vẫn tự do di chuyển, ngao du các cõi, và tư tưởng, cảm nghĩ một cách hoàn toàn ý thức. Các ngài có cái đặc quyền đi lại và hoạt dộng trong cả hai cõi giới, cõi giới vật chất và cõi giới tâm linh.&quot;Thể xác của ngài được ẩn dấu trong các ngôi mộ bất khả xâm phạm, trongkhi chờ đợi linh hồn các ngài trở về. Thật vậy một ngày kia, linh hồn các ngài sẽ trở về nhập vào thể xác nằm yên bất động, và sẽ xuất hiện trở lại ở cõi thế gian. Phương pháp làm cho các ngài hồi sinh trở lại phải được thực hiện bởi những người có đầy đủ bản lĩnh và thấu triệt những pháp môn cần thiết. Một trong những phương pháp đó là đọc những câu chân ngôn bí mật. Có điều lạ là thể xác các ngài chỉ ướp ở bề ngoài cho có lệ mà thôi, sau khi đã được bọc vải trắng và đặt trong hòm đựng xác ướp. Tuy nhiên, những thể xác đó khác hẳn với những xác ướp khác ở chỗ còn nguyên vẹn và quả tim chưa lấy ra. Tất cả những bộ phận trong ngũ tạng còn y nguyên, chỉ từ cái bao tử đã xẹp xuống, vì các ngài không còn ăn uống gì kể từ lúc xuất thần đại định. Một điểm khác nữa là các vị Chân sư đều có bao phủ gương mặt và toàn thân với một lớp sáp khi cơn đại định bắt đầu.&quot;Những ngôi mộ của các ngài được giữ kín, che dấu cẩn mật và chỉ có rất ít. Đó là vì những đấng chân sư ở cấp đẳng rất cao mới có thể bước vào trạng thái đó và không phải vị chân sư nào cũng chịu làm như vậy. Trạng thái xuất thần đại định của các ngài khác hẳn với trạng thái của những người đồng tử (medium) và những người chịu phép thôi miên. Thật ra có những trình độ đại định thâm sâu đến nổi những nhà khảo cứu hiện đại không thể thăm dò đến chỗ rốt ráo cùng tận. Những kết quả mà họ thâu thập được hãy còn rất nông cạn, so với trạng thái xuất thần đại định thâm sâu độc đáo của những vị Chân sư Ai Cập trong khi chôn sống. Những vị Chân sư này trong khi yên nghĩ dưới mồ, thật ra vẫn luôn luôn hoạt động ráo riết không ngừng.&quot;Một vị Chân Sư đã bị chôn sống từ năm 260 trước Thiên Chúa kỷ nguyên, một vị khác được hạ nguyệt từ trên 3,000 năm trước thiên Chúa kỷ nguyên, một vị khác nữa từ trên 10,000 năm nay! Tất cả những vị này đều vẫn hoạt động rất tích cực và trong vòng bí mật cho sự hạnh phúc và tiến hóa tâm linh của nhân loại. Các ngài vẫn biết rõ những việc gì xảy ra trên thế giới, tuy rằngthể xác các ngài vẫn nằm yên dưới mồ. Đó là những người Toàn Thiện. Thể xác của các ngài đã trở nên bất khả xâm phạm, không một loài côn trùng sâu bọ nào có thể động đến, do bởi những nguồn thần lực mạnh kinh khủng toát ra từ toàn thân của các ngài.Ngoài ra các ngài còn luôn luôn tiếp xúc bằng thần giao cách cảm với những vi Chân sư khác đang sống hiện nay, chính những vị này cũng có một phần thể xác sinh hoạt như người thường. Những kho tàng tâm linh quý báu do các vị Chân sư Ai Cập gìn giữ từ thời cổ xưa sẽ được lưu truyền lại cho hậu thế, khi nào có một vị Chân sư của thời buổi hiện đại biết phép hành lễ để kêu gọi những vị tiền bối thức tĩnh và hồi sinh trở lại, khi ngày giờ đã điểm.Hết Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Ai Cập Huyền Bí Paul BruntonChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt Nguồn: VietshareĐược bạn: MS đưa lên vào ngày: 11 tháng 1 năm 2004
vanhoc
Hướng dẫn Bài làm 1 Ban công nhà em có nhiều cây cảnh đẹp, được trồng trong những chiếc chậu bằng sứ xinh xắn, nào là cây lộc vừng, hoa chiếu thủy, cây xương rồng, địa lan… nhưng em thích nhất là cây khế ngọt. Nhìn từ xa, cây khế có dáng một “Bác cổ thụ tí hon”, cành lá xum xuê, che kín một góc ban công. Quan sát kĩ hơn, em thấy cây giống như một anh chàng võ sinh khỏe mạnh, lực lưỡng. Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông. Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn. Tả cây khế của nhà em Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt. Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!” Bài làm 2 Nhà bạn Hội có ba cây khế, toàn khế chua, trồng ở ba nơi: hai cây ở cạnh bờ ao, một cây ở cạnh giếng nước. Cây khế thân gỗ, gốc bằng cột nhà, màu đồng đen. Cành khế giòn, dễ gãy. Hoa khế nở đầu hè, như những ngôi sao bé li ti, màu đo đỏ. Ong bướm rất thích hút mật hoa khế. Chỉ sau hai, ba tuần, những chùm khế xuất hiện trên cành. Có trái bằng hạt ngô, bằng ngón tay, có trái bằng quả cà, quả sung. Khế non màu xanh nhạt, lớn dần lên mang màu xanh thẫm. Mỗi quả khế thường có năm cánh, tạo thành năm múi, bên trong có nhiều hạt màu nâu. Lúc khế chín có màu vàng ươm. Ba cây khế của nhà bạn Hội rất sai trái. Mẹ bạn Hội vẫn mang khế ra chợ bán. Thỉnh thoảng bạn Hội lại đem khế đến lớp. Chúng em vừa chấm muối vừa ăn. Khế chua quá, đứa nào cũng nhăn mặi lại, rất buồn cười. Bài làm 3 Vườn nhà em có hai cây khế chua. Một cây do ông nội trồng để lại; một cây do anh Quế chiết cành rồi trồng. Cả hai cây đền sum suê tươi tốt, cây là rợp vườn, hoa trái quanh năm. Mùa xuân cây khế ra hoa nhiều đợt nối tiếp nhau; hoa nở từng chum màu tm tím. Mỗi đóa hoa nho nhỏ xinh xinh bằng hạt đậu, cũng có năm cánh xòe ra tựa như chén ngọc lưu li. Khế ra hoa vẫy gọi đàn ong bay đến tìm mật từ tinh mơ đến chiều ta. Gốc khế tròn to như cái cột đình bằng gỗ lim. Từ độ cao trên hai mét, cây khế trổ ra ba bốn cành. Cành mẹ, cành con, cành anh, cành em mọc chi chít. Lá khế xanh mượt hình bầu dục bằng vỏ hến, vỏ trai, mọc đối xứng trên những cành, những nhánh nhỏ. Cành khế rất giòn, dễ gãy. Bố mẹ cấm các con trèo khế. Bà vẫn nhắc: “Hóc xương gà, sa cành khế – nguy hiểm lắm”. Quả khế có nhiều múi, thường có năm múi. Mỗi múi khế như một lưỡi gươm uốn cong chìa ra. Đuôi quả khế, các múi chụm vào nhau như một mũi khoan lớn. Khế xanh da bóng mượt, lúc chín óng ánh vàng tươi. Mỗi quả khế là một cái kho đầy nước. Khế xanh chua lét; khế chín vẫn chua. Quả khế thải ra để kho cá, ăn thật đậm. Nộm hoa chuối không thể thiếu quả khế vườn nhà. Bát canh chua cá quả nấu với khế thật đậm dà hương vị đồng quê. Bà và mẹ vẫn hái khế đem ra chợ bán. Cây nhà lá vườn, dâm ba trái khế chua là quà tặng bà con an hem. Ai cần bao nhiêu cứ hái, cây khế hào phóng lắm. Trưa hè đi học về, bạn bè kéo đến, em hái khế đãi bạn. Khế thải ra, xẻ thành múi, chấm muối vừa ăn vừa nhăn mặt, nhăn mũi, cả bọ cười rúc rich xung quanh “mâm tiệc khế”. Có đứa bảo: “Viên rủi vi ta min C không ngon bằng!”.
vanhoc
Associazione Calcio codogno (AC codogno) là một câu lạc bộ bóng đá Ý có trụ sở tại tỉnh phía bắc Ý Lodi. Được thành lập vào năm 1908, ngày nay nó được gọi là "UC Codogno". Trong những năm qua, đội đã đạt được thành công thay đổi. Đối với hầu hết các phần, UC Codogno chơi ở cấp độ khu vực của Bologna. Lịch sử AC Codogno được thành lập vào năm 1908 với tên gọi "Hiệp hội thể thao Codogno". Tại Codogno, vào thời điểm đó, có một số thực thể thể thao hiện có như AS Fanfulla, "Hiệp hội sinh viên" (sau này là Circle Pallavicino) và FBC Lodi. Tuy nhiên, Hiệp hội bóng đá ở Codogno có nguồn gốc từ các câu lạc bộ nhỏ hơn với tên SG Codogno đã thúc đẩy thể dục dụng cụ và điền kinh. ("Công ty thể dục dụng cụ Codogno", bắt đầu ngày 26 tháng 7 năm 1892, được liên kết với FGNI vào ngày 14 tháng 1 năm 1893). Năm 1906, Alberto Quaglia đã đến SG Cogogno để dạy các thành viên về sự thô sơ của bóng đá, bao gồm cả sự tôn trọng đối với những cầu thủ khác và cho chính trận đấu. Tuy nhiên, Quaglia đã rời đi chỉ sau một năm. Không có sự lãnh đạo, một số thành viên câu lạc bộ quan tâm đến bóng đá, đã trôi dạt đến Hiệp hội Thể thao Codogno vào đầu mùa xuân năm 1908. Trận đấu quan trọng đầu tiên của AC Codogno là vào sáng Chủ nhật, ngày 18 tháng 9 năm 1910 với AS Fanfulla, người được coi là câu lạc bộ bóng đá địa phương tốt nhất. Đội bóng Fanfulla đã thắng. Năm 1911, bị gián đoạn do sự ra đi của những người đàn ông trẻ tuổi trong Chiến tranh Libya-Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khoảng thời gian này, tên của AC Codogno đã được đổi thành " Union Sports Codogno ". US Codogno gia nhập Liên đoàn Thể dục dụng cụ Quốc gia Ý (FGNI) vào ngày 31 tháng 5 năm 1912 và Liên đoàn Thể thao Thể thao Ý (FISA) vào năm 1914. Sau Thế chiến I, khi những chàng trai trẻ trở về sau chiến sự, US Codogno bắt đầu thi đấu với câu lạc bộ địa phương mới như US Sant'Angelina của FC Piacenza, US Casalpusterlengo và một số đội nhỏ khác. Giải vô địch bóng đá Vào ngày 25 tháng 11 năm 1919, sau khi đáp ứng các yêu cầu về kích thước sân chơi (90m x 45m) và các khu vực phù hợp, Ủy ban khu vực Lombardi đã chính thức xác nhận US Codogno cho giải đấu khu vực. Mặc dù sự chứng thực này, một số vấn đề phát sinh. US Codogno đã đọ sức với các đội cấp cao nhất với các kỹ năng kỹ thuật tiên tiến. Một cuộc trao đổi cầu thủ với AC Fanfulla đã mất cân bằng. Các cầu thủ trẻ vượt qua các cấp bậc có thể đã cải thiện trận đấu của Codogno, như Mariano Tansini Arcari và tương tự, đã chuyển sang tham gia các đội cao cấp hơn. Trong một số trường hợp, US Codogno không thể thực hiện một nhóm. Tiến tới một bộ phận cao hơn trong giai đoạn này là không thể. Codogno Hoa Kỳ được đưa vào Giải hạng tư ít được biết đến. Ngoài ra, đã có tranh chấp pháp lý về bản chất của mối quan hệ giữa các câu lạc bộ và FIGC. Tuy nhiên, vào cuối năm 1927-1928, khi FIGC đã tạo ra Series A và Series B, US Codongo đã được thăng hạng thành một phần của Giải hạng nhất (nay là "Serie C1"). Kể từ đó, thành công và mức độ chơi của họ đã thay đổi. (Xem bảng dưới đây). Vào năm 2008, Codogno đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm của mình nhưng phải chịu thất bại dưới tay San Biagio trong giải vô địch khu vực Lombardi. Tham khảo Khởi đầu năm 1908 ở Ý Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 1908 Câu lạc bộ bóng đá Ý
wiki
Edmund Sixtus "Ed" Muskie (28 tháng 3 năm 1914 – 26 tháng 3 năm 1996) là một nhà chính trị thuộc Đảng Dân chủ Mỹ đến từ Maine. Ông đã đảm nhận các chức: Thống đốc Maine, Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, và đã làm ứng cử viên chức Phó tổng thống Hoa Kỳ. Cho đến nay, Muskie vẫn là người Mỹ gốc Ba Lan giữ chức vụ cao nhất ở Hoa Kỳ và là người Mỹ gốc Ba Lan duy nhất được một đảng lớn chỉ định làm ứng cử viên Phó tổng thống. Thời trẻ Muskie sinh ra tại Rumford, Maine. Cha ông, Stephen Marciszewski, là một thợ may di cư từ Ba Lan và sau đó đổi họ thành "Muskie" vì người Mỹ khó phát âm học của ông. Mẹ ông, Josephine Muskie, sinh ra tại Buffalo, New York trong gia đình người Ba Lan di cư. Cha mẹ ông theo Công giáo La Mã, và có với nhau 7 mặt con nhưng chỉ có 6 sống sót. Muskie học tại Bates College ở Lewiston, Maine, nơi ông theo học lịch sử và chính quyền. Trong khi ở Bates, Muskie là một thành viên của một đội tranh luận thành công, dã tham gia nhiều môn thể thao và đã được bầu vào chính phủ sinh viên. Ông cũng đi làm bồi bàn lúc đang học và trong những mùa Hè tại một khách sạn ở Kennebunk, Maine để kiếm tiền ăn học. Ông tốt nghiệp tại Bates năm 1936 và tốt nghiệp Trường Luật Đại học Cornell năm 1939. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Muskie phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ, lên đến hàm đại úy hải quân. Sau chiến tranh, ông đã mở một văn phòng luật ở Waterville, Maine và cưới Jane Gray. Chú thích Sinh năm 1914 Mất năm 1996 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Luật sư Mỹ Thống đốc Maine Nhà bảo vệ môi trường Mỹ Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ Chính khách Mỹ thế kỷ 20 Tín hữu Công giáo La Mã Hoa Kỳ Quân nhân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai
wiki
Hướng dẫn Tổng kết phần văn học – Ngữ văn 10 Hướng dẫn TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC 1.Tổng kết khái quát về văn học Việt Nam Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và Vàn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam, đó là: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Nhưng cũng có những đặc trưng riêng (xem bảng so sánh dưới đây): 2.Tổng kết bộ phận văn học dân gian. -Chú ý ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: + Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. + Là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. + Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng (văn học dân gian mang tính nguyên hợp). -Hệ thống thể loại văn học dân gian (tổng kết theo loại thể): + Tự sự gồm thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè. + Trữ tình: gồm có ca dao – dân ca. + Sân khấu dân gian (Kịch), bao gồm chèo, tuồng dân gian, múa rối. Chú ý: Riêng tục ngữ và câu đố có những đặc trưng riêng (thường tồn tại dưới dạng những câu văn nhưng có vần, có đối, có khi cũng rất giàu hình ảnh và nhạc điệu). Như thế, nó vừa mang những đặc trưng của thể loại tự sự lại vừa mang những đặc trưng của thể loại trữ tình. -Những giá trị của văn học dân gian truyền thống: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật. a.Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kì lớn: thời kì văn học trung đại và thời kì văn học hiện đại. -Đặc điểm chung: + Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn là nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo. + Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân. -Đặc điểm riêng (xem bảng so sánh dưới đây): b.Một số tác phẩm và trào lưu văn học chứng tỏ văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài: Truyện Kiều của Nguyễn Du (trong sự so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thảnh Tâm Tài Nhân), thơ ca lãng mạn 1930 – 1945 (ảnh hưởng thơ tượng trưng, thơ lãng mạn Pháp,…), văn học hiện thực (ảnh hưởng của văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX),… 4.Tổng kết văn học viết Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. a.Văn học trung đại gồm hai thành phần văn học: chữ Hán và chữ Nôm; được chia thành bốn giai đoạn văn học: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX. -Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam: + Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng “trung quân ái quốc”. + Nội dung nhân đạo trong văn học trung đại được xây dựng trên cơ sở truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, kết hợp những ảnh hưởng tư tưởng tích cực vốn có của đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão. Truyền thống nhân văn của người Việt Nam biểu hiện qua lối sống tương thân tương ái, qua những nguyên tắc đạo lí, những cách ứng xử tốt đẹp giữa người với người trong xã hội,… Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là lòng từ bi, bác ái; của Đạo giáo là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân. *Về nghệ thuật: những điểm lớn là tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc. b.Thống kê những thể loại văn học trung đại đã học: c.Thống kê những tác giả, tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu và những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật. Gợi ý: Xem lại mục lục để thống kê tên tác giả, tác phẩm. Đồng thời xem lại phần ghi nhớ của mỗi bài để thống kê những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật. Gợi ý: Đây là một câu hỏi có phạm vi bao quát rộng. Mỗi tác phẩm lại có biểu hiện về nội dung yêu nước và nhân dạo riêng, điều quan trọng là thấy được những biểu hiện vừa đa dạng vừa thống nhất của hai nội dung này. Cần xem lại phần ghi nhớ của mỗi bài và phần giảng văn ở trên lớp để vận dụng vào việc phân tích mỗi bài cụ thể. 6.Tổng kết phần Văn học nước ngoài. Nêu những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như Sử thi, thơ Đường luật, thơ hai-cư, tiểu thuyết chương hồi. Gợi ý: Cần lập bảng thống kê theo loại thể, đồng thời so sánh các tác phẩm văn học Việt Nam có loại thể tương ứng với văn học nước ngoài hoặc các tác phẩm văn học nước ngoài tương ứng với nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. -Về sử thi -Về thơ Đường và thơ hai-cư -Về “Tam quốc diễn nghĩa ” Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chướng hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. 7.Tổng kết phần Lí luận văn học Gợi ý: ôn tập lại những kiến thức theo yêu cầu của SGK
vanhoc
FC Lienden là một câu lạc bộ bóng đá đến từ Lienden, Hà Lan. Câu lạc bộ được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1930. Trong những năm gần đây, câu lạc bộ đã chứng kiến sự thăng hạng suốt hệ thống bóng đá Hà Lan, dưới sự dẫn dắt của cựu cầu thủ chuyên nghiệp Hans Kraay, Jr., người từng làm huấn luyện viên trưởng từ năm 2004 đến 2011. Ông trở lại Lienden vào năm 2016. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2008, câu lạc bộ trở nên nổi tiếng trên toàn quốc bằng cách đánh bại đội Eredivisie Vitesse Arnhem bằng 1-0 ở vòng ba cúp quốc nội Hà Lan. Ở vòng 16 đội, họ đã bị Roda JC đánh bại 2-0 sau hiệp phụ. Năm 2010, câu lạc bộ đã được thăng hạng Topklasse, tầng thứ ba bán chuyên nghiệp Hà Lan mới thành lập. Bắt đầu từ mùa giải 2016-2017, câu lạc bộ đã chơi trong Tweede Divisie mới thành lập cho đến ngày 18 tháng 12 năm 2018 Lienden rút khỏi cuộc thi này vì những khó khăn tài chính. Đội hình hiện tại Kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2019 Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Câu lạc bộ bóng đá Hà Lan
wiki
Hoằng Thái là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Cách trung tâm thị trấn Bút Sơn khoảng 3km. Tổng diện tích của xã khoảng gần 3km2 , dân số năm 2019 là 4215 người, Xã Hoằng Thái nằm ở phía Đông Nam của Huyện Hoằng Hoá. Phía Bắc giáp xã Hoằng Đồng, phía Nam giáp xã Hoằng Lộc, Hoằng Thành; phía Đông giáp xã Hoằng Thắng; phía Tây giáp xã Hoằng Thịnh. Năm 1945 xã có tên gọi là xã Hành Đoan. Năm 1947 xã Hành Đoan sáp nhập với một số xã khác tạo thành xã Hoằng Đức. Năm 1948 xã Hoằng Đức lại tách ra làm 02 xã là xã Hoằng Thịnh và Hoằng Đức (trong đó diện tích xã Hoằng Thái ngày nay nằm trong xã Hoằng Thịnh bấy giờ) Năm 1953 phần phía đông của xã Hoằng Thịnh được tách ra và thành lập một xã riêng gọi là xã Hoằng Thái, ổn định từ đó đến nay. Hoằng Thái trước đây được chia làm 10 đội được đánh số 1 - 10, nhưng từ năm 2018 được chia lại thành 05 thôn được đánh số từ 1 - 5. Ngành nghề chính: Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều nhà máy, vì vậy nghề chính của cư dân ở đây là làm công nhân cho các nhà máy, số còn lại làm nông nghiệp, thợ thủ công và thợ xây. Hoằng Thái hiện nay tương đối phát triển, hạ tầng tốt so với các xã khác trong huyện, theo thống kê năm 2021 thu nhập bình quân đầu người đạt 58,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,17% Tệ nạn xã hội: Ngày 23/10/2023 trong một cuộc nói chuyện với các học sinh trường cấp 2 xã Hoằng Thái, đại diện Công an xã cho biết trong xã có khoảng 20 đối tượng nghiện ma túy . Nếu quy đổi trên số dân thì chiếm khoảng 0,47% dân số nghiện ma túy; tỷ lệ trung bình của cả nước là 0,27%. Ô nhiễm tiếng ồn do hát karaoke tại nhà cũng là một tình trạng nhức nhối tại địa phương này. Chú thích Tham khảo
wiki
Civis – Giải Truyền thông châu Âu về Hội nhập (trước đây gọi là Giải Truyền thông CIVIS về Hội nhập và Đa dạng Văn hóa ở châu Âu, viết tắt là Giải thưởng Truyền thông CIVIS), thuộc trách nhiệm của Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Đức và Quỹ Freudenberg, được thành lập vào năm 1987 bởi Cao ủy Chính phủ Liên bang về Các vấn đề Người ngoại quốc cùng với đài truyền hình công cộng ARD. Quỹ Truyền thông phi lợi nhận Civis chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện Giải thưởng Truyền thông CIVIS. Cơ quan tổ chức Giải thưởng Truyền thông CIVIS châu Âu được công bố bởi Liên đoàn các cơ quan Phát thanh và Truyền hình các bang thuộc đài truyền hình ARD tại Đức, đại diện là Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Đức (Westdeutscher Rundfunk (WDR)), cùng với Quỹ Freudenberg. Đài Phát thanh và Truyền hình Công cộng Áo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thụy Sĩ (SRG SSR), Đài Phát thanh của Cộng hòa Liên bang Đức ở nước ngoài Deutsche Welle, Đài Phát thanh và Truyền hình Công cộng Slovenia RTV Slovenija, Đài Phát thanh Đức Deutschlandradio, kênh văn hóa Pháp-Đức ARTE, các kênh truyền hình 3sat, Phoenix và Liên minh truyền thông châu Âu (EBU) là các đối tác truyền thông. Cao ủy Chính phủ Liên bang về Di cư, Người tị nạn và Hội nhập, Cơ quan Liên minh Châu Âu về Quyền Cơ bản, Nhóm truyền thông WDR, Hiệp hội thu tiền cho các nhà sản xuất phim và truyền hình và Liên minh các Nhà sản xuất - Phim & Truyền hình Đức là các đối tác hợp tác. Nghị viện châu Âu là cơ quan bảo trợ. Quỹ Truyền thông Civis phi lợi nhuận đảm nhận việc tổ chức và thực hiện giải thưởng này với mục đích cảm hóa các nhà làm chương trình trên các đài phát thanh và truyền hình về chủ đề hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời thúc đẩy việc xử sự sáng tạo và chuyên nghiệp đối với sự phát triển xã hội nhập cư ở châu Âu. Mục đích là để đóng góp vào sự thông hiểu giữa các nền văn hóa và hội nhập châu Âu thông qua các hoạt động của các phương tiện truyền thông điện tử. Chủ tịch ủy ban quản trị của Quỹ Truyền thông CIVIS là giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Đức Westdeutscher Rundfunk (WDR), Tom Buhrow. Các thành viên của Ban Quản trị hoạt động trong xã hội dân sự đại diện cho mối quan tâm của quỹ để được quyền chúng biết tới rộng rãi. Chủ tịch của ban cố vấn chương trình CIVIS là Jona Teichmann, người đứng đầu bộ phận chương trình phát thanh khu vực (WDR). Cuộc thi Giải thưởng Truyền thông CIVIS được trao như một giải thưởng truyền hình châu Âu và một giải thưởng phát thanh cho các chương trình bằng tiếng Đức ở Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ. Ngoài ra còn có các giải thưởng CIVIS khác. Được bổ sung kể từ năm 2004 là Giải Truyền thông cho giới trẻ CIVIS, giải thưởng tài trợ dành cho các nhà báo trẻ cũng như sinh viên và sinh viên tốt nghiệp các trường điện ảnh và truyền thông không quá 32 tuổi. Giải thưởng Truyền thông CIVIS và Giải thưởng Truyền thông cho giới trẻ CIVIS có tiền thưởng tổng cộng là 27 ngàn Euro. Giải thưởng Trực tuyến CIVIS được trao từ năm 2010. Giải thưởng được trao cho các bài báo trên Internet về chủ đề hội nhập và đa dạng văn hóa, được dựa trên các đồ họa và đa phương tiện phù hợp với truyền thông mạng. Giải thưởng Trực tuyến CIVIS cũng có tiền thưởng. Các giải thưởng tiếp theo là Giải thưởng Truyền hình CIVIS cho các đóng góp cho tạp chí và Giải thưởng Điện ảnh CIVIS. Năm 2005 và 2006 còn có thêm Giải thưởng truyền hình Roma của châu Âu. Năm 2008, lần đầu tiên Giải thưởng Truyền thông CIVIS về Hội nhập và Đa dạng Văn hóa đã trao Giải thưởng Kinh tế CIVIS cho các phóng sự phát thanh và truyền hình về sự hòa nhập của người nhập cư vào các cơ sở kinh doanh và công việc hàng ngày của họ. Tất cả các đóng góp đáp ứng các điều kiện tham gia và nộp trong thời hạn được Quỹ Truyền thông CIVIS công bố sẽ được tham dự cuộc thi cho Giải thưởng Truyền thông CIVIS. Giải thưởng Truyền thông CIVIS châu Âu và Giải thưởng Truyền thông CIVIS cho giới trẻ được trao mỗi năm vào tháng 5. Lễ trao giải sẽ được truyền hình và phát thanh. Những người đoạt giải Năm 2021 Hai nhà báo trẻ tuổi người Việt ở Đức, cô Vanessa Vũ và cô Trần Minh Thu, được giải CIVIS AUDIO AWARD Podcast cũng như giải thưởng CIVIS TOP AWARD 2021, có giá trị 15.000€. Podcast nói về một biến cố kỳ thị chủng tộc "Khi khủng bố cánh hữu bùng phát trở lại" („Als der rechte Terror wieder aufflammte") xảy ra ở Hamburg (Bắc Đức) vào tháng 8 năm 1980. Một nhóm cực hữu Đức đã tấn công, đốt phá một chung cư người Việt thuyền nhân tỵ nạn khiến 2 thanh niên, Nguyễn Ngọc Châu (22) và Đỗ Anh Lân (18) thiệt mạng. Giải thưởng Video của CIVIS: Thông tin: ProSieben Special. Rechts. Deutsch. Radikal. Anja Buwert, Thilo Mischke Giải trí: Phim Heren, Stefanie Kremser Dạng phương tiện truyền thông xã hội: Darf ich dir in die Haare fassen? - Alltagsrassismus in Deutschland, (Tôi có thể rờ tóc bạn được không? - Phân biệt chủng tộc hàng ngày ở Đức), Michel Abdollahi, Miriam Anna Hochhard, Janina Kalle, Daphne Ivana Sagner, Jan-Nicholas Vogt, Robert Weitkamp Giải thưởng phát thanh CIVIS: Các chương trình ngắn: Der Morgen: Uns bleiben nur die Worte (Buổi sáng: Chúng tôi chỉ còn có lời nói), Sabine Wachs Các chương trình dài: Hörbilder: Willkommen in Weikendorf (Hình ảnh âm thanh): Chào mừng đến với Weikendorf, Claudia Gschweitl Podcast: Rice and Shine Hamburg 1980: Als der rechte Terror wieder aufflammte (khi khủng bố cánh hữu bùng phát trở lại,) Minh Thu Tran, Vanessa Vu Giải Young CIVIS .: Seepferdchen, Nele Dehnenkamp Giải thưởng điện ảnh CIVIS: Futur Drei, Faraz Shariat, Paulina Lorenz Giải thưởng hàng đầu của CIVIS: Rice and Shine Hamburg 1980: Khi khủng bố cánh hữu bùng phát trở lại, Minh Thu Tran, Vanessa Vu Liên kết ngoài Trang chủ chính thức của Giải thưởng Truyền thông Civis Tham khảo Giải thưởng thành lập năm 1988 Giải thưởng truyền thông Giải thưởng Đức Giải thưởng hòa bình
wiki
Dimethyl sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hữu cơ lưu huỳnh với công thức (CH3)2SO. Chất lỏng không màu này là một dung môi không cung cấp proton phân cực hòa tan cả các hợp chất phân cực lẫn không phân cực và có thể trộn lẫn trong một loạt các dung môi hữu cơ cũng như nước. Nó thâm nhập vào da rất dễ dàng, cho đặc tính bất thường khiến nhiều người sau khi tiếp xúc với da và gây ra một hương vị như tỏi trong miệng. Tổng hợp và sản xuất Hợp chất này do nhà khoa học Nga Alexander Zaytsev tổng hợp lần đầu vào năm 1866, ông đã báo cáo khám phá của mình vào năm 1867. Dimethyl sunfoxide là một phụ phẩm của quy trình kraft và được sản xuất công nghiệp bởi việc oxy hóa dimethyl sulfide với oxy hoặc nitơ dioxide. 2(CH3)2S + O2 → 2(CH3)2SO 4(CH3)2S + NO2 →4(CH3)2SO + N2 Tính chất hóa học Tác dụng với chất ưa điện tử (electronphile) Tính acid Tính oxy hóa Tính chất của liên kết cộng hóa trị phối trí Ứng dụng Dung môi hòa tan Sinh học Thuốc Điều trị thay thế DMSO được coi như là một phương thuốc điều trị thay thế. Sự phổ biến của nó được bắt nguồn từ phim tài liệu "60 phút". Mặc dù vậy, DMSO được FDA Hoa Kỳ liệt vào danh sách thuốc giả chống ung thư, FDA đã và đang vật lộn với sự phân phối của loại thuốc này. Thuốc thú y Hương vị Tính an toàn Độc tính Nguy cơ nổ Có phản ứng với acyl chloride gây nổ và sản phẩm phụ. Tham khảo Liên kết ngoài Dung môi Sunfoxide
wiki
Hướng dẫn Trong cuộc sống, làm bất cứ việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng việc. Trái lại, nếu cố gắng, bền bỉ, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành. Cũng chính vì thế, nên tục ngữ có câu: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta gặp nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của câu tục ngữ. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài, mài mãi… cho đến mọt ngày nào đó thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại. Bên cạnh nghĩa đen trên, au tục ngữ còn có nghĩa bóng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta từ ngàn đời truyền lại cho con cháu: có sự kiên nhẫn, có quyết tâm cao, thì việc gì dù khó đến đâu cũng có thể làm xong. Có biết bao tấm gương đã chứng minh điều đó. Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Nhìn ra nước ngoài ta thấy nhà khoa học nổi tiếng Niutơn, là một tấm gương kiên trì về học tập và nghiên cứu. Sinh ra trong một gia đình nông thôn ở nước Anh, mãi đến năm 12 tuổi mới được ra thành phố học tập và kết quả học tập năm đầu chỉ đạt mức trung bình. Đến cuối năm thứ hai, cậu bị một anh bạn học giỏi nhất lớp bắt nạt. Cậu tức quá, quyết tâm học giỏi hơn anh ta để trả thù. Sau đó cậu say mê làm việc, miệt mài đọc sách và trở nên giỏi nhất lớp. Năm 16 tuổi, Niutơn phải nghỉ học về quê sống với mẹ. Bà mẹ muốn hướng cậu vào công việc làm ăn nhưng cậu lại chẳng thiết tha mà chỉ chăm chú đọc sách. Năm sau, nhờ sự góp ý của ông chú, bà mẹ cậu lại cho cậu vào đại học. Ở đấy Niutơn đã bỏ hết thời gian vào việc nghiên cứu học tập và cuối cùng ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại của thế giới.
vanhoc
Meidum, Maydum hay Maidum (tiếng Ả Rập: ميدوم) là một di chỉ khảo cổ ở Hạ Ai Cập. Đây là khu nghĩa trang hoàng gia được sử dụng vào thời Cổ vương quốc, bao gồm một kim tự tháp lớn và nhiều ngôi mộ mastaba bằng gạch bùn. Meidum nằm cách thủ đô Cairo khoảng 100 km về phía nam. Lịch sử khảo cổ Kim tự tháp Meidum được khai quật đầu tiên bởi John Shae Perring vào năm 1837, sau đó lần lượt là Karl Richard Lepsius (1843), Flinders Petrie (cuối thế kỷ 19), Ludwig Borchardt (1920), Alan Rowe (1928) và cuối cùng là Ali el-Kholi (thập niên 1970). Flinders Petrie là người đầu tiên ghi lại tỉ lệ kích thước của kim tự tháp. Ông cho rằng, có thể kim tự tháp Meidum có thể cao đến 80 mét. Hiện nay kim tự tháp chỉ cao khoảng 65 mét, các cạnh dài khoảng 144 mét, độ dốc 51°. Kim tự tháp Meidum Kim tự tháp tại Meidum, thường được gọi là "Kim tự tháp bị sụp đổ", đúng như tình trạng của nó hiện nay. Đây là kim tự tháp duy nhất được xây dựng trong khu vực. Vào thế kỷ 15, nhà sử học Ai Cập Al-Maqrizi mô tả rằng, kim tự tháp trông như một ngọn núi có 5 bậc thang lớn, nhưng Kurt Mendelssohn cho rằng nó giống một "kim tự tháp 5 tầng hơn" là một ngọn núi. Vào thời điểm mà đoàn thám hiểm của vua Napoleon khảo sát (1799), nó chỉ còn có 3 tầng. Trong tiếng Ả Rập, tên của kim tự tháp el-haram el-kaddab có nghĩa là "Kim tự tháp giả", bởi vì nó không giống như một kim tự tháp thật sự. Không rõ chủ nhân thực sự của kim tự tháp này. Nó được cho là đã bắt đầu xây dưới thời trị vì của vua Huni và được hoàn thành dưới thời vua Sneferu. Kim tự tháp này được gán cho Huni bởi vì không có bất cứ công trình nào của ông được tìm thấy, mặc dù có thể một trong 7 kim tự tháp nhỏ trải dài từ Seila tới Elephantine. Tuy nhiên, xung quanh kim tự tháp Meidum là mộ của những người con trai của Sneferu, nên kim tự tháp này thuộc Sneferu có vẻ hợp lý hơn. Kim tự tháp Meidum ban đầu có 7 tầng, nhưng bây giờ chỉ còn trơ lại lõi tháp, bên dưới là đống tàn dư của nó. Như các kim tự tháp khác, các tầng được phủ một lớp đá vôi mịn bên ngoài. Lối vào nằm ở phía bắc, 2 bức tường dọc hành lang dẫn xuống bên dưới được đục hai hốc nhỏ, không rõ mục đích của chúng. Hành lang nối thẳng tới phòng chôn cất chính. Khi Maspero bước vào phòng chôn cất, ông đã tìm thấy những sợi dây thừng và những thanh dầm mà ông nghĩ có thể đã bị bỏ lại bởi những tên trộm mộ. Nhiều người cho rằng, đó có thể là những vật dụng được sử dụng trong buổi hạ huyệt, nhưng không có bất cứ một cỗ quan tài nào bên trong đó và cũng không có bằng chứng là vua Sneferu đã được táng tại đây. Một đền thờ nằm ở phía đông của kim tự tháp, tuy thiết kế đơn giản nhưng nó lại được bảo tồn khá tốt, tuy nhiên ngôi đền chưa thực sự hoàn chỉnh. Phía nam có một kim tự tháp vệ tinh nhỏ như những khu phức hợp khác, đã bị hư hỏng hoàn toàn. Lối vào kim tự tháp vệ tinh cũng nằm phía bắc và dẫn đến một phòng mộ, bên trong là những mảnh vỡ của một tấm bia đá mang hình ảnh của thần Horus. Kim tự tháp Meidum có thể đã sụp đổ trong thời gian ở ngôi của Sneferu, nguyên nhân chính là do sự thay đổi góc của kim tự tháp theo lệnh nhà vua, từ 54° sang 43°, tương tự chuyện xảy ra đối với kim tự tháp Bent. Một số người nghĩ rằng, nó có thể đã bị tàn phá trong thời kỳ Tân vương quốc hoặc thời La Mã. Những ngôi mộ Một số ngôi mộ mastaba được xây tại Meidum vẫn chưa hoàn thành và không bao giờ được sử dụng để chôn cất, có thể bởi vì Sneferu đã từ bỏ nơi này và chọn một nơi an nghỉ mới tại Dahshur (nơi đặt kim tự tháp Bent). Một số ngôi mộ đặc biệt được liệt kê dưới đây: Mastaba M6: Mộ đôi của hai vợ chồng hoàng tử Rahotep, con của Sneferu và phu nhân Nofret. Bên trong ngôi mộ là 2 phòng chôn cất và 2 nhà nguyện nhỏ, trên tường là những bức phù điêu của hoàng tử. Bức tượng của 2 người được chạm khắc tinh xảo và được bảo quản khá tốt (hiện đang ở Bảo tàng Cairo). Mastaba M16: Mộ đôi của hai vợ chồng hoàng tử Nefermaat I, con của Sneferu và phu nhân Itet. Cấu trúc và các phù điêu tương tự như mộ của Rahotep. Ngôi mộ M16 nổi tiếng với một cảnh trên phù điêu, được gọi là "Những con ngỗng Meidum" (hiện đang ở Bảo tàng Cairo). Mastaba M17: Không rõ chủ sở hữu của ngôi mộ, có lẽ thuộc về một hoàng tử khác của Sneferu. Phòng chôn cất có một cỗ quan tài bằng granite đỏ, nhưng lại không đề tên của ai. Tham khảo David Ian Lightbody (2008). Egyptian Tomb Architecture: The Archaeological Facts of Pharaonic Circular Symbolism. British Archaeological Reports International Series S1852. ISBN 978-1-4073-0339-0 Miroslav Verner (2001). The Pyramids. Their Archaeology and History. Atlantic Books. Dieter Arnold (1991). Building in Egypt: Pharaonic Stone Masonry. Oxford: Oxford University Press. Jackson, K. & Stamp, J. (2002). Pyramid: Beyond Imagination. Inside the Great Pyramid of Giza. London: BBC Worldwide. Liên kết ngoài Meidum: Site of the Broken Pyramid & Remnants of the First True Pyramid- Virtual-Egypt John Legon article on the Architectural Proportions of the Pyramid of Meidum Chú thích Địa điểm khảo cổ ở Ai Cập Kim tự tháp Ai Cập cổ đại
wiki
là một ga trên tuyến đường sắt chính ở Minato, Tokyo, Nhật Bản, quản lý bởi Công ty đường sắt Đông Nhật Bản (JR East), (JR Central), và công ty đường sắt tư nhân . Tokaido Shinkansen và các tàu khác đến bán đảo Miura, bán đảo Izu, và vùng Tōkai đều đi qua đây. Mặc dù mang tên Shinagawa nhưng, nhà ga này không nằm ở quận Shinagawa mà nằm tại quận Minato ở phía Bắc. Ga này nằm ở phía Nam của một khu phức hợp lớn bao gồm đường tránh Shinagawa, cảng Shinagawa, và cảng Tamachi. Tuyến Shinagawa phục vụ những tuyến sau: Công ty Đường sắt Trung Nhật Bản (JR Central) Tokaido Shinkansen Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) Tuyến Keihin-Tohoku Tuyến Yamanote Tuyến Yokosuka Keikyu JR Central công bố vào năm 2011 rằng Shinagawa sẽ là ga cuối cho Chuo Shinkansen, dự kiến bắt đầu dịch vụ tới Nagoya vào năm 2027. Bố trí ga Phòng chờ ga chính JR nằm trên sân ga chạy theo hướng Đông-Tây. Mỗi lối đi tự do của trạm được chia thành 2 phần. Phần phía Nam có một số cửa hàng và chợ thời trang "e-cute". Sân chờ giao nhau giữa tuyến Yamanote và Keihin-Tohoku chỉ có ở trạm kế, Tamachi. Sân ga Keikyu nằm ở hướng Tây của nhà ga ở tầng cao hơn sân ga JR. Sân ga Shinkansen được mở của vào ngày 1 tháng 10 năm 2003, để giảm bớt ùn tắc tại Ga Tokyo. Sân ga nằm ở phía Đông của nhà ga. Sân ga JR Trạm liền kề Sân ga Shinkansen Ga liền kề Sân ga Keikyu Ga liền kề Thống kê hành khách Năm Tài chính 2013, ga JR trung bình với 335.661 khách mỗi ngày (chỉ khách lên tàu), trở thành ga thứ 6 đông nhất quản lý bởi JR East. Số lượng hành khách mỗi năm được biểu thị dưới đây. Vùng lân cận Phía Tây (cửa ra Takanawa) Khách sạn Takanawa Keikyu Khách sạn Takanawa Tobu Grand Prince Hotel Takanawa Phía Đông (cửa ra Konan) Dị̣ch vụ xe buýt Dịch vụ được cung cấp bởi , , , dịch vụ vận chuyển sân bay, và khác. Tham khảo Liên kết Thông tin ga Shinagawa (JR East) Thông tin ga Shinagawa (JR Central) Thông tin ga Shinagawa (Keikyu) Ga đường sắt ở Tokyo Nhà ga mở cửa vào 1872 Nhà ga của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản
wiki
Đảo Baengnyeong (đôi khi gọi là Baekryeong; ; âm Hán Việt: Bạch Linh) là một hòn đảo ở huyện Ongjin, Incheon, Hàn Quốc, Đảo Baengnyeong là một đảo thuộc Hàn Quốc trong Hoàng Hải, ngoài khơi bán đảo Ongjin ở Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo Baengnyeong. Đảo Baengnyeong có cự ly gần 10 dặm Anh so với bờ biển Bắc Triều Tiên, cự ly hơn 100 dặm Anh so với bờ biển Hàn Quốc. Đảo này nằm ở phía tây của Northern Limit Line, biên giới de facto giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hòn đảo Baengnyeong và khu vực xung quanh là nơi thường có các đụng độ giữa hai nước Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, không nằm trong hiệp định đình chiến vào giai đoạn kết thúc chiến tranh Triều Tiên và các đảo khu vực này cũng được Bắc Triều Tiên tuyên bố chủ quyền. Tình hình trở nên phức tạp bởi sự hiện diện của ngư trường nhiều cá, được ngư dân Bắc Triều Tiên và ngư dân Trung Quốc khai thác và đã từng xảy ra các đụng độ trong nhiều năm giữa chiến hạm hai nước. Các cuộc đụng độ này được gọi là các cuộc chiến cua. Tháng 3 năm 2010, tại khu vực gần hòn đảo này đã xảy ra sự cố đắm tàu Hải quân Hàn Quốc. Tham khảo Đảo Hàn Quốc Đảo Hoàng Hải Căn cứ không quân chiến tranh Triều Tiên
wiki
Bohdan Butenko (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1931 tại Bydgoszcz, mất ngày 14 tháng 10 năm 2019) là họa sĩ hoạt hình, nghệ sĩ đồ họa Ba Lan. Ông là tác giả nhiều truyện tranh và sách, ngoài ra ông còn nhà biên kịch kịch bản múa rối. Tiểu sử Bohdan Butenko sinh ra ở Bydgoszcz, sống với cha mẹ cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Sau chiến tranh, ông sống ở Pruszków và học hết cấp hai tại đó. Ông bắt đầu theo học tại Học viện Mỹ thuật Warszawa và tốt nghiệp năm 1955. Bohdan Butenko bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình vào năm 1955, ban đầu là biên tập viên nghệ thuật tại nhà xuất bản Nasza Księgarnia. Ông cộng tác với các tạp chí dành cho trẻ em, chẳng hạn như " Miś ", " Świerszczyk ", " Płomyczek ", " Płomyk ". Ông là người sáng tạo ra các nhân vật Gapiszon, Kwapiszon, Gucio và Caesar, đồng thời là họa sĩ minh họa của nhiều cuốn sách dành cho trẻ em. Ông cũng làm về mảng scenography trên sân khấu và làm việc tại Đài truyền hình Ba Lan trong vòng 20 năm. Họa sĩ Bohdan Butenko nhận nhiều nhiều giải thưởng cho những cống hiến của mình. Năm 1990, cuốn sách O Felku, Żbiku i Mamutku do ông vẽ minh họa được IBBY công nhận là cuốn sách của năm. Triển lãm nổi bật Triển lãm cá nhân: Paris - 1964, 1966, 1992, Bratislava - 1966, Budapest - 1967, 1994, Tokyo - 1979, Stockholm - 1989, Tây Berlin - 1989, Copenhagen - 1990, Praha - 1991, Baltimore - 1993, Warszawa - 1999, Oświęcim - 2000, Suwałki - 2001, Poznań - 2001, 2004, 2011, Szczecin - 2003, Sopot - 2003. Ông cũng tham gia các triển lãm nhóm tại Bratislava, IBA ở Leipzig và Hội chợ sách dành cho trẻ em quốc tế ở Bologna. Huân chương Huân chương Polonia Restituta (2011) Huân chương Uśmiechu (2012) Chú thích Tài liệu Danh mục triển lãm: hình minh họa của Bohdan Butenko, Phòng trưng bày nghệ thuật đương đại, Poznan 2004,. Mất năm 2019 Sinh năm 1931 Người được trao tặng Huân chương Polonia Restituta
wiki
Ủy ban Olympic quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (TNOC) () là Ủy ban Olympic quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có trụ sở tại Istanbul. Lịch sử Là một trong những Ủy ban Olympic quốc gia lâu đời nhất trên thế giới, TNOC được thành lập vào thời kỳ Đế quốc Ottoman vào năm 1908 với tên gọi Hiệp hội Olympic Quốc gia Ottoman () và được IOC công nhận vào năm 1911. Chủ tịch Hiệp hội Olympic quốc gia Ottoman Ủy ban Olympic quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thư ký Hiệp hội Olympic quốc gia Ottoman Ủy ban Olympic quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Ban chấp hành Ủy ban của TNOC được đại diện bởi: Chủ tịch: Uğur Erdener Phó chủ tịch: Türker Arslan, Hasan Arat, Nihat Usta Tổng thư ký: Neşe Gündoğan Thủ quỹ: Abdullah Özkan Mutlugil Thành viên: Sezai Bağbaşı, Mustafa Keten, Seyit Bilal Porsun, Abdullah Topaloğlu, Turgay Demirel, Sema Kasapoğlu, Perviz Aran, Elif Özdemir, Ayda Uluç, Kazım Âli Kiremitçioğlu Chủ tịch Ủy ban Cố vấn và Kỷ luật Tối cao: Şefik Sivrikaya Các liên đoàn thành viên Các Liên đoàn Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là tổ chức điều phối tất cả các khía cạnh của các môn thể thao cá nhân của họ. Họ có trách nhiệm đào tạo, thi đấu và phát triển các môn thể thao do mình quản lý. Hiện có 33 liên đoàn thể thao Olympic mùa hè và 5 liên đoàn thể thao Olympic mùa đông ở Thổ Nhĩ Kỳ. Xem thêm Thổ Nhĩ Kỳ tại Thế vận hội Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Giải thưởng thể thao Mustafa Koç do Ủy ban Olympic Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá và xác nhận, nhằm vinh danh doanh nhân quá cố Mustafa Vehbi Koç. Ủy ban Olympic quốc gia Tổ chức thể thao thành lập năm 1908
wiki
Gợi ý Dịp nghỉ hè, trường buồn lắm. Học trò và thầy cô nghỉ hè từ bao giờ. Sân trường vắng bóng chỉ còn những chiếc lá vàng trên mặt đất làm bạn với nhau. Những hàng cây đứng rủ mình như chìm trong giấc ngủ dài. Góc sân, cây phượng vĩ hoa nở đỏ rực cũng buồn khi chia tay học sinh, lặng lẽ “khóc thầm”. Những dãy nhà hai tầng nằm nhắm mắt như đang trầm tư, suy nghĩ. Đây là dịp những chú ve khoe giọng “hát” khoẻ khoắn của mình nhưng chẳng còn “khán giả nhí” nào thưởng thức nữa. Tia nắng vàng cũng ỉu xìu, đi chơi một mình trên sân… Ngôi trường mong đợi thời gian trôi thật mau để đươc gặp lại học trò thân yêu.
vanhoc
Matteo Gabbia (sinh ngày 21 tháng 10 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá người Ý, chơi ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Milan. Câu lạc bộ Matteo Gabbia trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của AC Milan. Anh được đôn lên đội 1 từ mùa giải 2017-2018. Gabbia chơi trận đấu đầu tiên cho AC Milan ở trận gặp Shkëndijaở giải Europa League vào ngày 24/08/2017. Mùa giải 2018-2019, Gabbia được AC Milan cho Lucchese ở giải Serie C mượn. Mùa giải 2019-2020, Gabbia trở về khoác áo AC Milan. Ngày 17/02/2020, Gabbia lần đầu ra sân (vào sân thay người) ở giải Serie A ở trận gặp Torino (Milan thắng 1-0) Đội tuyển quốc gia Gabbia đã chơi cho rất nhiều đôi tuyển trẻ Italia như U-17, U-19, U-21. Danh hiệu Italy U19 UEFA European Under-19 Championship về nhì: 2018 UEFA European Under-19 Championship Italy U20 Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới thứ 4: Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2019 Tham khảo Liên kết ngoài Matteo Gabbia at TBPlayers Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Ý Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Ý Hậu vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá A.C. Milan Cầu thủ bóng đá Serie C
wiki
Đường cao tốc S8 (tiếng Ba Lan Droga ekspresowa S8) là con đường lớn ở Ba Lan mà khi hoàn thành, sẽ chạy dọc theo tuyến đường Wrocław - Łódź - Warsaw - Białystok. Toàn bộ con đường được lên kế hoạch là dài khoảng . Ban đầu, con đường sẽ tiếp tục kéo dài đến biên giới với Litva, nhưng vào năm 2009, các kế hoạch đã được thay đổi và hiện tại, đường S61 sẽ rẽ nhánh S8 và đi đến biên giới. Đoạn đường S8 từ Warsaw đến đường S61 đã được lên kế hoạch để trở thành một phần của tuyến đường Via Baltica. Việc nâng cấp con đường này là một phần trong kế hoạch của châu Âu nhằm tài trợ cho các tuyến đường cao tốc ở Ba Lan . Lịch sử xây dựng Vào tháng 12 năm 2017, 530.0 km của đường cao tốc đã được hoàn thành. Điều này có nghĩa là đường S8 chạy gần như liên tục từ Kobierzyce đến Białystok (bao gồm cả một đoạn được đánh dấu là A8) Đường S8 tại Warsaw Đường S8 sẽ chạy qua Warsaw và là một phần của mạng lưới những con đường tránh. Tính đến năm 2012, hai phần đã được hoàn thành ở Warsaw. 10.1 km đoạn đường đầu tiên chạy từ Konotopa (ngã ba với A2) tới phố Powązkowska. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2008 và đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2010 . Phần đường thứ hai chạy từ Modlińska đến Marki dài 7.1 km. Việc xây dựng đoạn đường này bắt đầu vào năm 2008 và nó đã hoàn thành vào tháng 6 năm 2012. Vào tháng 12 năm 2017, phần này của đường S8 đã được thông với đường tránh Marki và kết nối với đường S8 hiện tại ở Radzymin. Hợp đồng xây dựng phần đường ở ngay phía nam Warsaw đã được ký vào tháng 4 năm 2013, với kế hoạch hoàn thành trong 32 tháng. Hợp đồng này liên quan đến việc xây dựng 11,5 km đường cao tốc giữa các nút giao Opacz (S2) và Janki. Một phần của đường cao tốc đã mở cửa cho giao thông vào tháng 7 năm 2015 Hợp đồng xây dựng lại 5 km đường giữa giao lộ Powzkowska và Modlińska, bao gồm cây cầu bắc qua sông Vistula, được ký kết vào ngày 28 tháng 7 năm 2013, với kế hoạch hoàn thành vào tháng 10 năm 2015. Xem thêm Tuyến đường châu Âu E67 Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính thức của việc xây dựng S8: Wrocław - Syców Trang chính thức của S8 xây dựng: Piotrków Trybunalski - Rawa Mazowiecka Trang chính thức của việc xây dựng S8: Konotopa - Powązkowska Trang chính thức của việc xây dựng S8: Powązkowska - Modlińska Trang chính thức của việc xây dựng S8: Modlińska - Marki tại Warsaw Trang chính thức của việc xây dựng S8: đường tránh Zambrów và Wiśniew Trang chính thức của việc xây dựng S8: Jeżewo - Białystok Đường ở Ba Lan
wiki
Phạm Văn Bạch (1910 – 1986), tên thường gọi là Hai Bạch, là Giáo sư, Luật sư, ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Phó chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, Ủy viên chủ tịch đoàn Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tiểu sử Phạm Văn Bạch sinh ngày 18-6-1910 tại Khánh Lộc, tỉnh Trà Vinh. Cha ông là cụ Phạm Văn Phó (Tự là Trương Văn Phó, vị trí là trắc địa sư), cụ bà Phó là con của Đốc Phủ Sứ tỉnh trưởng Gia Định (Trần Quảng Nhã) Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 18 tuổi, Phạm Văn Bạch được gia đình cho đi du học tại khoa Luật Trường Đại học Lyon-Pháp. Năm 22 tuổi, Phạm Văn Bạch đỗ Cử nhân Luật và Cử nhân Triết học. Năm 1936, ông đỗ Tiến sĩ Luật tại trường Đại học Lyon với luận án "Hiến pháp Xô Viết và thực tiễn Xô Viết - giải pháp đúng đắn cho vấn đề dân tộc và giai cấp". Năm 1936, sau khi đỗ Tiến sĩ Luật học tại Trường Đại học Lyon, ông về Việt Nam, hành nghề luật sư và dạy học ở Thành phố Cần Thơ. Ông liên lạc với các tổ chức kháng chiến đóng trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giao cho các nhân sĩ, trí thức yêu nước giữ nhiệm vụ quan trọng trong các ủy ban kháng chiến hành chính, luật sư Phạm Văn Bạch được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ thay ông Trần Văn Giàu, chức vụ cao nhất trong bộ máy chính quyền cách mạng lúc đó. Phó Chủ tịch Ủy ban là Luật sư Phạm Ngọc Thuần. Tháng 9 năm 1945, khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ bùng nổ, ông rời Sài Gòn ra bưng biền tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến. Năm 1954, luật sư Phạm Văn Bạch được lệnh tập kết ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới theo tinh thần Hiệp định Genève. Tháng 9 năm 1954, ông được cử giữ chức vụ Phó ban Miền Nam của Trung ương Đảng; từ tháng 1 năm 1955 đến tháng 6 năm 1957 là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm Phó ban Quan hệ Bắc Nam của Chính phủ. Từ tháng 6 năm 1957 đến tháng 9 năm 1959, ông là Thứ trưởng Phủ Thủ tướng, kiêm Ủy viên Ủy ban kiện toàn tổ chức Trung ương của Chính phủ. Từ tháng 5 năm 1959 ông kế nhiệm ông Trần Công Tường giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đến tháng 5 năm 1981. Thời gian này, với vốn tri thức về công pháp quốc tế, ông được giao phụ trách cơ quan tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Ông Bạch lập Tòa án quốc tế lên án quân đội Mỹ tàn sát nhân dân Việt Nam. Đặc biệt nhờ uy tín của mình, ông Phạm Văn Bạch đã thu hút được nhiều nhân vật tiếng tăm thế giới tham gia Tòa án quốc tế tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ như nhà văn Jean Paul Sartre. Từ tháng 5 năm 1983 ông là thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và được bổ nhiệm chức vụ thành viên Đoàn Chủ tịch. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm 1986 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 77 tuổi. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Tiến sĩ Luật học Phạm Văn Bạch là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đầu tiên của Việt Nam. Ông giữ cương vị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao trong 21 năm (1959-1980). Hồi ký của ông đăng trên Báo Nhân dân tháng 8 năm 1982 kể: "Có những vụ án khi giám đốc xét và xử cuối cùng, Tòa án nhân dân Tối cao phát hiện ra những tình tiết mới chứng minh không thể chối cãi rằng: người đã bị lên án là không có tội, hoặc đáng được khoan hồng, hoặc khẳng định được kẻ bị kết án đúng là đã phạm tội. Theo đó mà bản án được sửa chữa hoặc bổ sung. Còn nhớ trong một vụ án, tôi đã tìm ra kẻ nguyên cáo chính ra phải là bị cáo và như thế vì công lý, vụ án đã đảo ngược…" Sau vụ án này, một cụ già đã làm thơ ca ngợi công lý gửi tặng Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Phạm Văn Bạch. Những " mốc son " đáng nhớ Phạm văn Bạch, năm 26 tuổi bảo vệ thành công luận án Cử nhân Luật khoa về đề tài Liên Xô tại Paris. Ngày 29-6-1946 Phạm văn Bạch được Chủ tịch Hồ Chí Minh kết nạp Đảng. Phạm văn Bạch tham gia cách mạng và giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ. Ông ra Bắc giữ cương vị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao từ khi thành lập đến khi ông nghỉ hưu. Phạm Văn Bạch liên tục được bầu giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, ủy viên Ban pháp chế Trung ương Đảng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Viện trưởng Viện Luật học, Phó Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ thế giới… Vinh danh Tên ông được đặt cho nhiều con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Hà Nội. Ở TP. Hồ Chí Minh, đường Phạm Văn Bạch dài hơn 3 km nối từ đường Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình tới đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp. Ở TP. Hà Nội, đường Phạm Văn Bạch dài 500m nối từ đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy tới đường Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Liên kết ngoài Phạm Văn Bạch Ngày xuân nhớ anh Hai Bạch Hà Nội nên có phố mang tên Phạm Văn Bạch Chú thích Sinh năm 1910 Mất năm 1986 Người Trà Vinh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Luật sư Việt Nam Thứ trưởng Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
wiki
Sancho VI của Navarra (, ; 21 tháng 4 năm 1132 - 27 tháng 6 năm 1194), còn được gọi là Sancho Garcés VI, hay Người khôn ngoan (, ) là vua của Navarre từ năm 1150 cho đến khi ông qua đời vào năm 1194. Ông là vị vua đầu tiên đổi tước hiệu của mình từ Vua của Pamplona (Rey de Pamplona) sang Vua của Navarra (Rey de Navarra), từ đó đưa vương quốc của mình vào quỹ đạo chính trị của châu Âu. Ông là con trai cả của García Ramírez Người phục chế và Margaret xứ L'Aigle. Tiểu sử Vương quốc mà Sancho VI được thừa hưởng bị suy yếu một cách nghiêm trọng, bị Alfonso VII của Castilla và Ramon Berenguer IV của Aragon chia sẻ qua Hiệp ước Carrión vào năm 1140. Để lấy lại vị thế, Sancho đã cố gắng mở rộng biên giới vương quốc của mình, vốn đang dần bị cắt giảm bởi các Hiệp ước Tudején và Carrión, mà ông đã buộc phải ký với Castile và Aragón trong thời kỳ đầu trị vì của mình. Bởi Hiệp ước Soria, Castila cuối cùng đã được xác nhận sở hữu các lãnh thổ bị chinh phục. Đối mặt với việc quân đội người Castila có thể tiếp quản các vùng lãnh thổ xa hơn ở phía tây Navarra, Sancho VI đã tái khẳng định quyền lực hoàng gia bằng cách thành lập một số thị trấn vào năm 1181, bao gồm San Sebastián, Vitoria và Treviño, trong số những thị trấn khác. Ông có mối quan hệ thù địch với Bá tước Raymond Berengar IV xứ Barcelona, ​​nhưng con trai của Raymond là Vua Alfonso II của Aragon đã chia các vùng đất lấy từ Murcia với ông theo hiệp ước Sangüesa vào năm 1168. Năm 1190, hai nước láng giềng một lần nữa ký một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Borja chống lại Mở rộng Castile. Ông mất vào ngày 27 tháng 6 năm 1194, tại Pamplona, cũng là ​​nơi ông được chôn cất. Hôn nhân và hậu duệ Vào ngày 20 tháng 7 năm 1153, Sancho Garcés kết hôn với Sancha xứ Castile, con gái của Alfonso VII, Vua của León và Castile và vợ là Berengaria xứ Barcelona.Họ có sáu người con: Berengaria Sánchez, người trở thành Vương hậu của Anh sau cuộc hôn nhân năm 1191 với Richard I. Bà qua đời mà không để lại hậu duệ. Sancho Sánchez, biệt danh là Kẻ mạnh mẽ, người kế vị cha mình và cai trị với tư cách là Vua của Navarre từ năm 1194 đến năm 1234, kết hôn lần đầu với Constance xứ Toulouse và sau đó lần thứ hai với một phụ nữ được cho là con gái của Frederick I, Hoàng đế La Mã Thần thánh, hoặc theo các nguồn khác là với Yusuf II, Caliph của Maroc. Blanche Sánchez, người trở thành Nữ bá tước phu nhân Champagne sau cuộc hôn nhân của cô với Theobald III và cũng là nhiếp chính bá tước sau khi ông qua đời. Con trai của bà Theobald trở thành Vua của Navarre sau cái chết của người chú của mình. Fernando Sánchez, được chôn cất tại Tu viện Santa María la Real de Las Huelgas. Teresa Sánchez Constanza Sánchez, được chôn cất tại Marcilla. Chú thích Tham khảo Link liên kết Geni - Sancho VI el Sabio, rey de Navarra trái|nhỏ|Con tem hoàng gia chưa hoàn chỉnh của Sancho VI.|138x138px Vua Navarra Vua Công giáo
wiki
Sở Mộng Ly hôn Dịch giả : Nguyễn Mạnh Tùng Truyện ngắn Trung Quốc Suy đi tính lại mãi, Mai Lan mới đi đến quyết định ly hôn với chồng. Từ khi lấy Dương Tiểu Sơn, cô thật khổ vì chồng. Dương Tiểu Sơn quen thói la cà, cờ bạc, đề đóm không chịu làm ăn gì. Cô đã tốn không biết bao nhiêu công sức khuyên nhủ chồng nhưng Dương Tiểu Sơn vẫn chứng nào tật ấy chẳng thèm chú ý gì đến việc lập nghiệp hưng gia. Lấy chồng đã hơn ba năm mà mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều một mình cô lo liệu. Mới hai mươi bốn tuổi, có chồng cũng như không, chẳng trông mong gì được ở chồng, sức chịu đựng của Mai Lan có hạn nên cô quyết định đem chuyện ly hôn ra nói với chồng. Nào ngờ, chồng cô rất thoải mái trả lời: “Ly thì ly, đi hết đường núi này thì làm gì chẳng có miếu!”. Thế là hai vợ chồng dắt nhau đến tòa án huyện. Vào phòng tiếp hồ sơ của tòa án huyện. Dương Tiểu Sơn khúm núm mời trưởng phòng Đỗ một điếu thuốc lá Song Hỉ và nói: - Thưa trưởng phòng Đỗ! Chúng tôi muốn được ly hôn. Trưởng phòng Đỗ mệt mỏi nhận tờ đơn, miệng nói luôn: - Nộp năm trăm đồng! Mai Lan giật mình khi nghe trưởng phòng Đỗ nói thế. Tất cả vốn liếng của cô chỉ có một trăm năm mươi đồng. Số tiền đó cô phải dành dụm, tằn tiện mãi mới có, mang đi những mong mua một con lợn giống. Dương Tiểu Sơn gãi đầu, gãi gáy, anh ta thì một xu dính túi cũng không có. Bao thuốc Song Hỉ kia cũng là vừa mua chịu ở cửa hàng bà bác trong làng. Trưởng phòng Đỗ mặt lạnh lùng nói: - Đưa đơn thì phải có tiền, không thì thôi. Về đi! Khi nào có tiền thì hẵng đưa đơn, nghe chưa! Mai Lan nói với chồng: - Lệ phí này mỗi người chịu một nửa. Về nhà, Mai Lan lại cặm cụi chở rau lên phố bán. Tằn tiện mãi mới gom đủ hai trăm năm mươi đồng. Dương Tiểu Sơn thì sáng nào cũng dậy sớm vác thuổng đào lươn, bắt chạch. Gần nửa tháng sau, họ lại dắt nhau lên tòa án. Lúc ấy, trưởng phòng Đỗ vừa đưa xác nhận ly hôn cho một đôi vợ chồng trẻ khác. Thấy vợ chồng Mai Lan, ông ta lạnh lùng hỏi: - Việc gì? Mai Lan vội nói: - Chúng tôi xin ly hôn. Cô vừa đưa đơn vừa móc túi lấy ra năm trăm đồng đưa lên bàn. Đỗ trưởng phòng thu tiền và đưa cho cô một tờ khai rồi ông ta lại cúi xuống cắm cúi xem cái gì đó. Đợi mãi không thấy ông ta nói gì, Mai Lan liền giục: - Thưa trưởng phòng Đỗ việc của chúng tôi... Trưởng phòng Đỗ lúc đấy mới ngẩng đầu lên nói: - Các người cho ly hôn là dễ thế nào? Phải để cho người ta xem xét rồi thụ lý chứ! Hai vợ chồng lại lủi thủi ra khỏi tòa án. Ra đến cổng, họ lại gặp người đàn ông vừa nãy được trưởng phòng Đỗ giao cho tờ xác nhận ly hôn. Nhìn vợ chồng Mai Lan, anh ta đắc ý nói: - Đúng là ngon ơ! Hôm qua tôi đưa đơn, hôm nay đã có ngay xác nhận ly hôn. Mai Lan ngạc nhiên hỏi anh ta: - Thật vậy à? Anh ta bô bô: - Rõ là quê một cục chẳng hiểu gì. Việc ly hôn bây giờ mà không ghép vào đơn hai bông “vua hoa sen” thì có mà đến mồng thất cũng không có giấy xác nhận! Dương Tiểu Sơn hỏi: - Tức là bốn trăm đồng à? Về nhà, Mai Lan lại đi bán rau. Dương Tiểu Sơn lại đi bắt lươn, móc chạch đến tối mịt mới lê cái thân dính đầy bùn đất về. Mai Lan lại thấy vui trong lòng. Anh ta đến tiền ly hôn cũng không có. Lại nửa tháng nữa trôi qua. Hai vợ chồng lại lẳng lặng lên đường. Dương Tiểu Sơn lưng cứ còng xuống, đau ê ẩm không đứng thẳng lên được. Anh ta gầy rộc đi. Chẳng hiểu sao, Mai Lan cứ chân nọ vấp chân kia trên đường đi. Đi được chừng năm dặm, Mai Lan bỗng nói với chồng. - Chẳng phải chúng ta đã phí phạm mất hơn nghìn đồng rồi à? Tiểu Sơn nói: - Biết làm sao được! Mai Lan nói: - Số tiền ấy có thể mua được bốn, năm con lợn giống ấy chứ! Tiểu Sơn im lặng một lát rồi nói: - Lại mua lợn về nuôi à? Mai Lan lại nói: - Mua được đến ba trăm con vịt ấy chứ lỵ! Tiểu Sơn giục: - Đi thôi! Đừng thừa lời nói những chuyện vớ vẩn ấy nữa. Mai Lan nhìn chồng nói: - Tiểu Sơn! Hay là mình không ly hôn nữa nhé! Tiểu Sơn ngạc nhiên nhìn vợ rồi nói: - Thế là mất toi năm trăm đồng. Rõ là tiếc đứt ruột! Mai Lan nói: - Mất năm trăm mà thay đổi được con người anh thì cũng đáng. Dương Tiểu Sơn bỗng nước mắt tràn mặt, nói: - Mai Lan! Em tha lỗi cho anh, anh thề sẽ không sống như trước nữa. Hai vợ chồng quay gót trở về, lòng hân hoan vui sướng theo hướng nhà thẳng tiến. Mục lục Ly hôn Ly hôn Sở MộngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Đặc TrưngĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 14 tháng 9 năm 2005
vanhoc
Nhánh Glires (tiếng Latinh glīrēs nghĩa là chuột sóc) là một nhánh động vật có vú bao gồm Bộ Gặm nhấm (Rodentia) và Bộ Thỏ (Lagomorpha). Giả thiết cho rằng các nhóm này tạo thành một nhóm đơn ngành có sự tranh cãi kéo dài dựa trên bằng chứng hình thái, mặc dù các nghiên cứu hình thái gần đây hỗ trợ mạnh quan điểm đơn ngành của Glires. Đặc biệt, việc phát hiện ra vật liệu hóa thạch mới của các thành viên trong nhánh cơ sở của Glires, như các chi Mimotona, Gomphos, Heomys, Matutinia, Rhombomylus, và Sinomylus, đã giúp tạo một cầu nối lấp khoảng trống giữa Rodentia điển hình hơn và Lagomorpha điển hình hơn. Dữ liệu dựa trên DNA hạt nhân cho rằng Glires là một nhóm chị em với Euarchonta để tạo thành Euarchontoglires, nhưng một số dữ liệu gen từ cả DNA hạt nhân và DNA ti thể thì có tính minh chứng thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2007 về dữ liệu có mặt/thiếu vắng retrotransposon thì hỗ trợ rõ ràng cho giả thuyết Glires. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại đặt Scandentia như là nhóm chị - em với Glires, và như thế làm mất tính đơn ngành của Euarchonta. Biểu đồ phát sinh chủng loài theo các nghiên cứu này như dưới đây. Tham khảo Euarchontoglires
wiki
Hòa Thạc Thục Thận Công chúa (chữ Hán: 和硕淑慎公主, 1708 - 1784), con gái nuôi của Ung Chính Đế, Công chúa đầu tiên của nhà Thanh kết hôn với quý tộc Mông Cổ nhưng vẫn sống ở kinh thành. Cuộc đời Hòa Thạc Thục Thận Công chúa sinh vào giờ Sửu, ngày 2 tháng giêng (âm lịch) năm Khang Hi thứ 47 (1708), là con gái thứ sáu của Phế Thái tử Dận Nhưng, sinh mẫu là Trắc Phúc tấn Đường thị. Bà sinh ra chỉ vài tháng sau khi Dận Nhưng bị phế tước vị Thái tử lần đầu tiên. Gần như những năm đầu cuộc đời của bà đều bị cầm tù cùng với gia đình. Sau khi Ung Chính Đế lên ngôi, bà cùng với Hoằng Tích, Hoằng Quế và Hoằng Hoàn được đưa vào cung nuôi dưỡng. Bà thường được xưng là Nhị Công chúa. Năm Ung Chính thứ 4 (1726), tháng 12, bà được phong làm Hòa Thạc Thục Thận Công chúa (mergen ginggun hooi gungju), gả cho Lý Phiên viện ngạch Ngoại Thị lang Quan Âm Bảo thuộc Bác Nhĩ Tế Các Đặc thị của Khoa Nhĩ Thấm. Năm thứ 7 (1729), ngày 12 tháng 12, Nội vụ phủ dâng tấu về việc hôn sự của Hòa Thạc Hòa Huệ Công chúa, thỉnh chiếu theo lệ bồi giá của Hòa Thạc Thục Thận Công chúa mà xử lý. Có thể thấy rằng khi Thục Thận Công chúa kết hôn, bồi giá của bà gồm có mười nữ hài, mười hộ gia nhân, cùng với một thôn trang tam đẳng. Năm Càn Long thứ 36 (1771), diễn ra vạn thọ 80 tuổi của Sùng Khánh Hoàng thái hậu. Bà cùng với Cố Luân Hòa Kính Công chúa, Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa, mỗi người được thưởng: một thanh Như ý, lò sưởi tay một cái, túi tiền nhỏ hai cái, lọ thuốc hít một cái, phấn mặt một hộp cùng cung phấn một hộp. Năm thứ 37 (1772), ngày 16 tháng 8, con gái của bà là Tuần Quận vương Phúc tấn đến phủ Thục Thận Công chúa để thăm bà, trong ngày liền trở về Sướng xuân viên. Sau khi Tuần Quận vương Vĩnh Chương qua đời vào năm Càn Long 25 (1760), Tam Phúc tấn luôn một mực thủ tiết ở Thọ Khang cung và Sướng xuân viên. Năm thứ 49 (1784), bà qua đời, hưởng thọ 77 tuổi. Sau khi bà qua đời, Hòa Thạc Thục Thận Công chúa phủ được cấp cho Bối lặc Miên Ý, con thừa tự của Vĩnh Chương - con rể của bà. Theo Thanh cung Nội vụ phủ tấu tiêu đương, Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần Vĩnh Dung đã thỉnh ý chỉ của Càn Long Đế về việc đưa nhân khẩu trong phủ Công chúa và người quản lý thôn trang đến phủ của Bối lặc Miên Ý (绵懿) tiếp tục làm việc. Tương Hoàng kỳ An Xương Quản lĩnh hạ nhân Trưởng sử Bảo Trụ đã hộ tống linh cữu của Công chúa đến Khoa Nhĩ Thấm và xử lý toàn bộ tang sự của Công chúa . Gia quyến Ngạch phò Quan Âm Bảo (chữ Hán: 观音保, ), Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, là cháu trong họ của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu. Năm Ung Chính thứ 4 (1726), cưới Hòa Thạc Thục Thận Công chúa. Năm thứ 11 (1733), trở thành Y Lê Lĩnh đội Đại thần (伊犁领队大臣). Theo Minh Thụy tấn công Ô Thập, lại hạ Kỳ thành, được tứ danh hào "Trác Lý Khắc Đồ Ba Đồ Lỗ" (卓里克图巴图鲁). Sau được điều làm Tương Lam kỳ Hộ quân Thống lĩnh, thay quyền Tổng binh Sở Hùng trấn ở Vân Nam. Sau lại cùng Minh Thụy ra trận có công mà được phong Nhị đẳng Khinh xa Đô úy. Hậu duệ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博尔济吉特氏), Đích Phúc tấn của Tuần Quận vương Vĩnh Chương Chú thích Tham khảo Thanh Hoàng thất tứ phổ Thanh sử cảo Công chúa nhà Thanh
wiki
Cổng Butcher () tên đầy đủ Cổng Butchers ở Gródek, còn được gọi là Cổng ở Gródek, đây là cổng gạch lâu đời nhất ở Krakow từ thời trung cổ, có tường bao quanh. Cổng được xây dựng từ năm 1289, là một phần của pháo đài của thành phố Krakow. Chi tiết Hệ thống phụ của cánh cổng có một cái cổ nhô ra trước mặt và được xây thêm với một cổng bổ sung có một cây cầu bắc qua hào nước. Những phần còn lại của hệ thống các bức tường phòng thủ của thành phố, bao gồm Cổng Butcher, đã được sử dụng để xây dựng tu viện và nhà thờ. Cho đến ngày nay, từ phía Planty, trên bức tường tu viện, có những mảnh ghép từ Cổng Butcher, hiện là một phần của các tòa nhà tu viện. Lịch sử Vào thế kỷ 13 và 14, Krakow được bao quanh bởi một bức tường. Cổng Gródek là nơi để có thể đi vào thành phố, nó được xây dựng từ năm 1289, là một trong những cổng trong các bức tường phòng thủ. Cánh cổng nằm đối diện với phố Westerplatte ngày nay và ban đầu nằm ở cuối đường Mikołajska. Vào thế kỷ 14, lối ra của phố Mikołajska đã bị dịch chuyển về phía bắc. Vào thời điểm đó, để thuận tiện cho đi lại, nên cổng Butcher đã được dựng lên để thay thế cho cổng Gródek. Hiện tại vị trí của công ở số 21 đường Mikołajska, Krakow. Tham khảo Công trình xây dựng tại Ba Lan Du lịch Ba Lan
wiki
Ngày 27/12, nguồn tin của PV cho biết, UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định về việc điều chỉnh, kéo dài thời gian thêm 18 tháng đối Dự án công trình hồ chứa nước ngọt ở xã Khánh An, huyện U Minh . Trước đó, tại quyết định số 1554/QĐ-TTg, ngày 16/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và sử dụng vốn vay dư Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL” từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới. Trong đó, điều chỉnh thời gian thực hiện cho dự án trên đến ngày 30/6/2024. Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL” (gọi tắt là ICRSL) được triển khai tại nhiều tỉnh, như An Giang , Kiên Giang , Đồng Tháp , Bến Tre , Sóc Trăng , Cà Mau , Bạc Liêu …Tại Cà Mau, hồ chứa nước ngọt ở xã Khánh An, huyện U Minh là 1 trong 4 hạng mục đầu tư quan trọng của Tiểu dự án 8, thuộc ICRSL. Đây là công trình cấp III và được triển khai trên diện tích dự án 102 ha, tổng khối lượng đào đắp hơn 3,4 triệu m3 đất, với chi phí xây dựng hơn 186 tỷ đồng từ vốn đối ứng và vay từ Ngân hàng Thế giới. Công trình được khởi công vào đầu năm 2022, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm nay nhưng vừa được kéo dài thời gian hoàn thành đến giữa năm 2024. Khi hoàn thành, hồ chứa nước có diện tích 60 ha, cao trình đáy hồ -6m, cao trình đỉnh bờ hồ +2m, dung tích chứa được 3,85 triệu m3 nước ngọt. Công trình còn có các hạng mục như: cống lấy nước, đường nội bộ, đường kết nối với đường 986A, cầu qua kênh 22D; trạm bơm di động tiêu nước từ hồ ra kênh, thiết bị quan trắc chất lượng nước cùng nhiều công trình phụ trợ khác. Công trình hồ chứa nước ngọt ở huyện U Minh được UBND tỉnh Cà Mau giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư và đơn vị thi công là liên doanh Công ty cổ phần xây dựng thương mại Thới Bình và Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Cà Mau. Khi hoàn thành và đi vào sử dụng, cụm công trình này sẽ thực hiện đa mục tiêu là cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.780 dân của huyện U Minh, giảm thiểu khai thác nước ngầm, tránh lún sụt đất hằng năm và phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô. Trong tương lai, hồ này còn có khả năng tiếp ngọt từ sông Hậu dẫn về, phục vụ thêm nước sinh hoạt và sản xuất cho khu vực các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình và Khu công nghiệp Khánh An, thuộc huyện U Minh. Góp phần giải bài toán “khát nước” vào cao điểm những tháng mùa khô ở vùng ngọt Cà Mau. THẾ TRÂN
vanhoc
Nghiêm Lương Thành Xuân tàn hoa nở Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Tối qua, vườn trước một nhành mai. Mãn Giác Thiền Sư Tháng bảy. Mưa dầm dề. Mây đầy trời, xám xịt, xốp ẩm, bả lả xoà xuống tận những ngọn tre đang còng xuống, ủ rũ, xác xơ như mái tóc của kẻ chán đời, đầy ứ tâm sự. Nước mắt của vợ chồng nhà Ngâu làm đất đai muốn ủng. Họ, vợ chồng cái nhà ông bà Ngâu ý, có con không nhỉ ? Chắc là có đấy, mà dễ thường cũng đông lắm, họ chăm chỉ với lại thương nhau đến thế kia mà ! - Sinh nằm dài trên chiếc chõng tre bên cửa sổ, hai tay để dưới gáy, nhìn bầu trời màu chì não nề, dõi theo những giọt gianh trông tựa những giọt nước mắt đang tí tách đơn điệu rỏ xuống từ đầu các cuống rạ, làm thành một hàng vết lõm dọc theo mái chảy trên cái sân đất nện, buồn bã nghĩ - Cái ông giời, thà rằng cấm hẳn ... cái lối ở đâu lại rẽ duyên nửa vời, sao nỡ ác thế, oái oăm thế ? Dưng mà ... có khi thế lại hoá ra thắm, chứ lúc nào cũng ở cạnh nhau thì có dễ ... cũng như nước lã ao bèo. * Tiếng cười, tiếng tròng ghẹo nhau của lũ trẻ, tiếng quèn quẹt hấp tấp rộn ràng của đôi đũa trong chảo rang, tiếng nổ bụp bụp của những hạt ngô nở mạnh, tiếng khóc của thằng cu Hợi và tiếng cô vợ anh cu Mùi đang hát ru dỗ dành đứa bé mới sáu tháng tuổi vọng sang, ùa vào, sục sạo len lỏi làm đau nhói cõi lòng lạnh trống của Sinh. Chàng đưa mắt nhìn suốt mấy gian nhà: Cái bàn thờ không một vết bụi, vài cái chân hương lơ thơ ngao ngán trong cái bát hương lớn có vẽ hình tròn nửa trắng nửa xanh; bộ tràng kỷ bằng gỗ mít kê ngay ngắn chính giữa, ngay phía trước bàn thờ; phía dưới gậm bàn là cái điếu cày mà ngày nào vợ chàng cũng cọ rửa và thay nước. Gian cuối là khung cửi, xa quay sợi của vợ. Nhài có lẽ không có tay dệt vải, vải đem ra chợ không bán được thành thử chỉ dùng để may áo quần cho hai vợ chồng. Trên bức tường đầu hồi, tấm tranh Đám cưới chuột đã bạc phếch và ngả sang màu vàng xỉn. Trước đây Sinh còn treo cả tranh mẹ lợn với đàn con và bức thằng bé má phính hồng, tóc để chỏm đào đang ôm con gà sống mào đỏ tươi dựng đứng, nhưng không hiểu sao Nhài bảo trông chán lắm và đã lột xuống từ bao giờ. Mọi thứ, mọi chỗ đều sạch sẽ, ngăn nắp, yên ắng đến quạnh lẽo. Hình như nhà cửa sạch sẽ quá hoặc hôi hám quá thì đều ít có người đến. Cái gì quá cũng làm người ta ngại. &quot;Môn vô khách đáo&quot; thì thà ở đến ở chùa cho xong. Mà quạnh quẽ đến như chùa thì vẫn còn có hương, có hoa, có đèn, có nến, có tiếng mõ khua, có tiếng chuông ngân; Ngày rằm, mùng một vẫn có khối kẻ đến thắp hương, xít xoa khấn vái, cùng mỉm cười chào nhau một câu Mô phật ! Có tiếng hát từ trong buồng vọng ra. Đấy là điệu Vào chùa. Giọng hát của Nhài vẫn mềm, vẫn ngọt. Người làng đi qua nghe thấy, vẫn bất giác dừng chân lắng nghe, tần ngần không nỡ rời bước. Ngày trước Sinh cũng vậy. Chàng đã chết mệt vì giọng hát ấy, đôi mắt lúng liếng ấy. Chỉ có điều, chưa bao giờ Sinh thấy má Nhài ửng hồng như má của Thắm. Nhài biết chữ và đẹp như một bông hoa. Bông hoa ấy cũng như bông nhài, sinh ra chỉ để phô sắc khoe hương chứ không phải để kết quả. Lấy nhau đã mười mấy năm rồi mà cửa nhà vẫn chưa hề có mùi nước đái trẻ con. Sinh thèm, lắm lúc như phát ngẩn, tiếng choành chọe của những thằng cu con hĩm má phính, mặt mũi nhem nhuốc như tiên đồng trần gian. Nhiều lần, người làng bắt gặp anh cúi xuống nhặt những mảnh bình tích, mảnh bát lũ trẻ nhà Mùi làm vỡ, vứt ra rặng tre ngoài cõi mà mân mê lặng ngắm. Anh cu Mùi bên hàng xóm vốn bằng tuổi Sinh. Cả hai cùng cầm tinh con dê. Thuở bé cùng chăn trâu cắt cỏ, cùng chơi với nhau, cùng mài mực cắp quyển đến học chữ ông đồ Nghĩa. Rồi loạn lạc, đói kém, cả hai cùng bỏ học. Anh cu Mùi quý Sinh lắm. Khi cả hai đã trở thành những chàng trai vạm vỡ, anh bảo Sinh: &quot;Con cái Thắm nhà tao không đẹp nhưng được cái chăm chỉ mà ít nhời. Ông đồ Nghĩa bảo nó là loại đàn bà vượng phu ích tử. Mà có lẽ thế thật cũng nên. Nom cái dáng của nó, lưng cũng chỉ ong đến thế là cùng, chồng chỉ đi qua đầu giường cũng đủ có chửa. Xem cách ăn cách nói, tao thấy nó có ý thương mày. Lấy nó đi, tao gả cho !&quot;. Nhưng đầu óc Sinh lúc ấy lại dồn cả vào cái nhà cô Nhài này. Biết chuyện, Thắm gầy rộc, ít khi thấy cười. Những lúc rỗi rãi, cô thường ở tịt trong buồng, khâu vá và khe khẽ hát điệu Người đi đâu, nghe buồn và ai oán đến nẫu cả ruột. Thế rồi Mùi lấy vợ. Mấy tháng sau Sinh cũng đốt pháo đưa Nhài về nhà mình. Thắm buồn, gói gém áo quần, xách tay nải lên Niềm ở với ông chú ruột, học nghề bốc thuốc, thỉnh thoảng mới về làng thăm anh chị. Nhiều đám đến hỏi, cô chỉ lắc đầu, buồn bã từ chối. Anh cu Mùi buồn và thương em lắm nhưng cũng không biết làm thế nào. Trời đã tạnh mưa. Sinh uể oải ngồi dậy, vươn vai, kéo một điếu thuốc lào, nhăn mặt nói vọng vào buồng: - Đã bảo lâu lâu hãy thay nước một lần mà mình không nghe, ngày nào cũng thay thế này, hút thuốc nó nhạt nhẽo vô vị lắm. - Dưng mà cái mùi nó hôi lắm, tôi không chịu được - Nhài từ trong buồng nói vọng ra. - Mình đi thổi cơm đi, tôi thấy đói lắm rồi. - Tôi đang giở tay khâu lại cái áo lấy cái mặc ngày mai đi lễ chùa, hãy còn ít cơm nguội với muối vừng để trên chạn ấy, mình lấy mà ăn. Sinh thở dài, đi xuống bếp, bưng nồi cám bèo ra chuồng lợn. Nhìn hai con lợn, chỉ mới bằng quả dưa hấu, áp xườn ẩy nhau, vục mõm vào chậu xúc cám tòm tọp ai mà không thích. Nhưng thật lạ, cám cứ như đổ xuống sông xuống ngòi, lứa nào cũng thấy còi đanh còi đét, nuôi đến gần năm giời mới được bán, khách đến chê ỏng chê eo, phải nói khó người ta mới chịu mua cho. Sinh đi ra mảnh vườn sau nhà, định bụng nâng những gốc rền tía bị mưa gió làm cho đổ rạp. Nhìn vườn tược xác xơ queo quắt, Sinh lại thở dài. Ngó sang vườn nhà anh cu Mùi, thấy cây cối mướt mát, tốt tươi lạ lùng. Trong chuồng, năm sáu con lợn trùng trục đen bóng đang loay hoay sục mõm vào đống rạ mới, khụt khịt khụt khịt liên hồi. Quái thật, trần lưng ra mà làm, có phải mình lười biếng đâu, cùng trên một rẻo đất mà lại khác nhau đến như thế thì thật vô lý quá ! Một lần, ngồi uống nước với anh cu Mùi, Sinh buồn bã phàn nàn thì anh cu Mùi liền an ủi: - &quot;Cũng chẳng phải tôi chăm chỉ hay tinh khôn hơn bác đâu, âu nó cũng là cái số thôi bác ạ. Thật đấy, tôi chẳng có ý gì, nói bác chớ để bụng, chẳng qua là tôi may mắn lấy được bà vợ có chữ dưỡng trong bản mệnh. Ngày trước, nghe ông đồ Nghĩa nói, tôi không tin. Bây giờ ngẫm lại, thấy cũng phải. Quả là từ ngày có bà ấy, không hiểu sao cây trồng tự dưng cứ xum xuê hẳn lên, lợn gà thì cứ như cho ống đu đủ vào đít mà thổi. Trước đây làm một ăn một, còn bây giờ làm một lại ăn những hai, có khi ba. Chỉ phải cái, bà ấy mắn quá, chậc ... tại cái chữ dưỡng ấy đấy, chúng nó cứ thi nhau sòn sòn mà chui ra, lít nha lít nhít, lắm lúc giức cả đầu !&quot; Đang nghĩ vẩn vơ thì nghe tiếng gọi. Sinh quay lại, nhận ra bên kia bờ rậu cái cười rộng ngoác, thật như hàng cau trước sân của anh cu Mùi: - &quot;Hôm nay giời mưa, không làm gì hết, sang tôi làm tí cay bác Sinh ơi !&quot;. Sinh gật đầu, lấy tay nhẹ rẽ đám rậu cúc tần, lách sang vườn nhà anh cu Mùi. Bước vào nhà, mùi khai nồng nước đái trẻ con thoảng vào mũi, cảnh tượng giường chiếu xốc xếch, rác rơm vương vãi, áo tã tứ tung ... khiến anh nhẹ cả người. Lũ trẻ nhận ra Sinh thì reo cả lên, tranh nhau chạy lại ôm chặt lấy chân, đòi hôm nào bác làm diều cho chúng cháu. &quot;Hư nào, để bác ngồi !&quot; - Anh cu Mùi lừ mắt nhìn lũ trẻ, hai tay lẽ mễ bưng cái vò sành đựng rượu: &quot;Con hĩm xuống bếp rang cho thày đĩa lạc !&quot;. &quot;Thôi, thày em để tôi làm cho&quot; - Chị cu Mùi, áo sống thốc thếch, từ trong buồng bước ra, vừa đi vừa đưa tay lên sửa lại cái vành khăn quấn tóc, mỉm cười ngượng nghịu: &quot;Bác sang chơi ạ !&quot; rồi đi thẳng xuống bếp. Loáng một cái, đã thấy bưng lên đĩa thịt gà luộc bốc khói nghi ngút. - Ôi, u em ... - Anh cu Mùi ngước mắt nhìn vợ, lòng đầy biết ơn. - Tiếng là bác với thày em chơi với nhau từ thuở nhỏ, nhà lại cạnh nhau mà có mấy khi ngồi uống được với nhau chén rượu đâu. Thôi, bác với thày em nhắm đi cho nó nóng. Hôm nay giời mưa, tôi thổi cơm sớm, tôi mới các cháu nó ăn cả rồi. Nói, rồi chị đi vào buồng. Lũ trẻ cũng theo chân mẹ lón són đi vào, rúc rích lục sục với nhau mãi trong ấy như lũ chuột nhắt. Rượu được vài tuần, anh Cu chống đũa xuống mâm, nhìn Sinh: - Này, tôi nói có gì không phải bác bỏ quá cho, chậc ... lấy thêm bà nữa đi ! - Tôi cũng buồn lắm bác ạ. Lắm lúc nghĩ chả nhẽ vợ chồng cứ son mãi đến già sao ? “Bất hiếu” thì “hữu tam”, mà “vô hậu” thì “vi đại” ... Vẫn biết vậy, nhưng lấy vợ nữa thì tôi lại không đành. Vợ chồng ăn ở với nhau đã ngần ấy năm ... - Bác nghĩ như thế cũng phải, dưng mà ... lấy thêm bà nữa ... cũng chả phải là bạc bẽo gì. Thiên hạ người ta có mấy vợ là chuyện thường, cốt sao đừng có mới mà ruồng rẫy cũ, bà nào cũng quý hoá cả là được. Rồi ra có con bế con bồng, phúc đức cũng theo về ấm nhà ấm cửa ... Sinh cúi mặt, thở dài, không nói gì. Kể từ hôm đó, ý nghĩ lấy thêm một vợ nữa cứ lớn dần, luẩn quẩn trong đầu Sinh. Nghĩ cũng phải, các cụ chả bảo “Trai khôn năm thê bảy thiếp” là gì ! Mình thì chả khôn được với ai, dưng mà cái cảnh nhà nó thế. Rồi một buổi tối, cơm xong, hai vợ chồng ngồi uống nước, Sinh lựa lời bảo vợ: - Nhà mình vắng vẻ quá, mình xem thế nào ... - Thì có phải là tôi không muốn đâu, chẳng qua ... - Nhài có vẻ khó chịu. - Mình muốn có đứa gọi là u không ? - ... - Tôi thấy chỉ còn một cách. - Cách gì ? - Nhài lạnh lùng nhìn chồng. - Mình xem … có ai mình thấy ưng ý, hỏi rồi cưới thêm cho tôi ! - Thật hay đùa đấy ? - Nhài ngước mắt, ngạc nhiên. - Thật mà ! - Sinh tròn mắt, thành thực. - A ! - Nhài đứng phắt dậy, một tay chống lên bàn, thoắt cái, mắt quắc lên nanh nọc, giọng trì miết - Tôi biết mà, biết từ lâu rồi, thể nào rồi cũng đi đến nước này mà ! Dửng mỡ, học đòi thiên hạ ... cái thói đứng núi này trông núi nọ, ruồng rẫy vợ, chứ có trung thành gì đâu, tình nghĩa gì đâu ! Muốn bôi gio trát trấu vào mặt tôi à ! Giời ơi là giời ... Thôi thì tôi cũng nói một nhời cho mình biết: Muốn tử tế hẳn hoi thì không có thay đổi gì hết ! Chỉ một vợ là đủ, còn không, đừng có trách tôi ác ! - Thôi, giận thì mình nói thế, chứ nhẽ nào ... - Sinh xoa dịu. - Nói thế là thế nào, tôi làm thật đấy. Không thì cái nhà này lộn xộn, không thì mất nghiệp, rồi làng nước người ta lại không cười cho a, bẽ lắm ! - Tôi là tôi lấy thêm bà nữa đấy ! - Đừng có bắt tôi phải xuống tay. Rồi lúc ấy lại bảo tôi ác ! - Thế mình định ác với tôi thế nào ? - Sinh bắt đầu cảm thấy máu chảy lên mặt. - Đã đến nước này, thiết tưởng cũng không còn gì phải úp mở nữa: Cha tôi trước đây đã từng có thời khét tiếng giang hồ. Sau đó không hiểu thế nào quẳng gươm bỏ nghiệp, đưa cả nhà đến vùng này sinh sống, mai danh ẩn tích. Một lần, tình cờ thấy một quyển sách trong cái rương gỗ, tôi giở ra đọc, nhớ được một bài độc dược. Người bị hạ độc, độc tụ ở gan, chỉ hơn nửa năm sau thì chết mà không ai biết được tại làm sao. Nói cho mình hay, trong người mình đang có thứ độc ấy đấy ! Sinh ngớ người, không tin. Lát sau mới hỏi: - Vậy sao tôi vẫn chưa chết. - Chết thì tôi sống với ai - Nhài nhếch mép, đôi mắt đã hơi dịu lại, chua chát - Tôi đã ngầm cho mình thuốc bế độc, lẫn trong rượu. - Bế được bao lâu ? - Nửa năm. Sau đó, muốn sống phải uống tiếp liều nữa, cứ thế. - Tôi không tin ! Thôi, đừng dọa nữa, tôi đã nhất định như thế rồi. - Đã nói rồi, ở đâu không biết, chứ ở cái nhà này không thể có cảnh đa thê. Mình tưởng cái mạng của mình là quý lắm hả ? - Nhài bỗng thừ mặt - ... Ừ, mà cũng quý thật, không có mình thì tôi biết nương vào đâu. Nhưng nếu mình cứ nhất định phá cái nếp này, tôi cũng chả còn cách nào nữa. Lúc này, Sinh đã ngờ ngợ. Điều Nhài nói có vẻ không hẳn là đùa, chỉ để doạ chơi, cho bõ cái hờn ghen thường tình. - Mình không sợ tôi đi báo quan à ? - Chẳng có gì làm bằng - Nhài thủng thẳng - chẳng có quan nào tin, mà không chừng mình còn bị phạt trượng vì dám cả gan đùa với phép quan ấy chứ. Mà chết thì cùng chết, đến nước này thì tôi cũng chả thiết sống làm gì. Chỉ có cái là khi tôi còn sống, không có con đàn bà nào được bước vào cái nhà này ! - Tôi sẽ giết mình ! - Mình chả làm thế đâu ! Mình không phải hạng người có thể nhẫn tâm bỗng dưng giết vợ - Nhài bình thản cười nhạt - Mà liền ông nào cũng chỉ muốn thêm chứ có thấy ai muốn bớt vợ. Mấy lại, giết tôi thì lấy ai ra để bế độc cho mình ? - Nhài nhìn Sinh, diễu cợt, thách thức. Nhìn mắt Nhài, bấy giờ Sinh mới thật hiểu đó không phải là chuyện đùa. Thì ra cô nàng đã tính trước từ lâu rồi. Sau đó, cuộc sống vẫn trôi đi như cũ: bằng lặng, nhạt nhẽo và quạnh lẽo. Sinh buồn và có vẻ như muốn cam phận. Chàng ngày càng buồn bã, trầm ngâm và uống rượu nhiều. Nhài thì trở nên càng lặng lẽ, mặt đanh lại, không chút nhân nhượng. Với Nhài, rõ ràng đây là cuộc đấu hoặc là còn hoặc là mất hết. Anh cu Mùi thỉnh thoảng sang chơi, nhìn gia cảnh chỉ biết lắc đầu ái ngại. * Năm ấy, mùa xuân đến sớm. Mưa bụi giăng một lớp mỏng như sương sa, chỉ vừa đủ để làm con đường đất trở nên mịn màng hơn. Cây cối bắt đầu cựa mình sau giấc ngủ đông dài đằng đẵng; Đó đây, trên lớp vỏ xám xịt xù xì của chúng đã bắt đầu nứt rạn, nhú ra những lộc là lộc. Màu xanh tươi mới của những thửa ruộng lúa cấy mới bén rễ, của những mầm cây xanh non nõn nuột; Những búp hoa gạo nở sớm đỏ rực bên những cánh sáo đồng đang sao xác tìm đôi; Đám khói đặc quánh cuộn lên từ mấy đống lửa đốt chơi ngoài đồng của đám trẻ trâu đưa lên mùi ngái nồng của cỏ khô lẫn với rạ ẩm ... hương xuân thoảng ngọt phảng phất từ những chùm hoa xoan li ti tím nhạt khiến Sinh vô cớ thẫn thờ và cảm thấy trong lòng có một cái gì đấy, cũng giống như lớp vỏ xám xịt xù xì của những cây cối kia, đang cựa mình ngơ ngác ... Theo con đường phủ đầy hoa xoan, sinh bước đi, như người mộng du. Con đường ấy là con đường lên Niềm. ở Niềm hôm ấy đang có hội hát. Nam thanh nữ tú của các quan họ trẩy về từng đám, từng đám như nước chảy mùa xuân. Những nếp áo dài the đen, những vành khăn xếp gọn gàng lịch lãm; Những tà áo tứ thân, những mớ ba mớ bảy, những giải yếm đào tươi thắm, những nụ cười nghịch ngợm tươi khoẻ, những cặp môi đỏ thắm sắc cốt trầu, những cặp mắt lúng la lúng liếng như sao trên trời ... thấp thoáng sau những vành nón thúng còn thơm mùi lá mới. Đứng trong đám hội, Sinh chợt nhận ra mình đang lạc lõng trong bộ áo quần ngày thường. Sinh lùi dần, lùi dần ra phía ngoài lúc nào không hay. Rồi, thấp thoáng trong một đám quan họ nữ, chàng nhận ra Thắm, cũng trong bộ trang phục ngày thường như chàng. Thắm không hát. Thắm là người ứng lời cho đám quan họ ấy. Trông cô vẫn như ngày nào, vẫn thắm nhưng đằm và thong thả hơn nhiều. Cô nhận ra Sinh và cúi xuống, má chợt ửng sáng. Sinh cảm thấy chơi vơi, đất dưới chân như chao nhẹ. Chàng muốn hát điệu Con nhện giăng mùng, nhưng đã lâu không hát, sợ lỗi giọng nên lại thôi. Nhưng kìa, Thắm đã bước lên phía trước. Ăn mặc thế mà hát ư ? Mà Thắm hát thật. Cô hát, giọng thì buồn mà tình lại đượm: Người (ư) người đi đâu (ấy mấy) người (ư) đi đâu (ờ ớ ơ là) đâu, bỏ vắng (ôi a) tình tang. (Luông ơ lính tang tình linh tình cái tang tang tình ừ hư hừ) nói có (a) đèn dầu (ừ hư hừ). Cái đèn, cái đèn dầu, rằng cũng có (ôi à) ai khêu. Cái đèn, cái đèn dầu, rằng cũng có (ôi à) em khêu. Hát xong, trông cô lại càng buồn và trong ngực Sinh chợt dâng lên một cái gì đấy, nao nao, khắc khoải, buồn bã và vô vọng. Tối hôm ấy, về nhà, Sinh thẫn thờ, bỏ bữa và đi nằm sớm, nhưng cứ trằn trọc mãi, không sao chợp được mắt. Hôm sau, vẫn theo con đường đó, như kẻ lạc lối nhận ra đường cũ, Sinh lại trôi đến hội, lòng những muốn hát điệu Ngồi tựa mạn thuyền cho vợi bớt niềm khắc khoải dịu ngọt đang đầy dần trong lòng. Nhưng để mắt tìm cả buổi mà không thấy bóng dáng Thắm đâu. Chàng hỏi thăm một cô gái trong đám quan họ đó, cô bảo chị Thắm xin lỗi quan họ chúng em hôm nay mệt không đi được. Sinh thẫn thờ, rồi, như người nhập đồng, đôi chân cứ tự nhiên đưa chàng về nơi Thắm ở. Ở gian giữa, Sinh thấy chỉ có Thắm. Cô đang cho thuốc vào các ô kéo. Thắm quay lại, nhận ra Sinh ... Cái mẹt thuốc buột khỏi tay cô, rơi xuống nền nhà. Thắm khuỵu xuống, bàn tay run bắn, luống cuống nhặt những lát thuốc vàng thẫm rơi tung toé trên nền nhà. Sinh, như có giời khiến, cũng ngồi xuống nhặt giúp. Chưa bao giờ chàng gần Thắm đến thế. Đôi mắt đen láy, cái hương hoi nồng, ấm sực toả ra từ làn da, từ mái tóc trần, từ bên trong lần vải yếm của Thắm khiến Sinh cảm thấy choáng váng. Tay chàng díu lại, không thật nữa. &quot;Anh làm sao thế?&quot; - Thắm nhìn Sinh, thương cảm - &quot;Nước da anh dạo này xấu lắm, khổ !&quot;. Rồi cô đứng dậy đi vào buồng. Lát sau, ông chú đi ra, bắt mạch cho Sinh. &quot;Nhà anh can nhược lắm. Tôi cắt mấy thang dưỡng can, chịu khó mà uống, không rồi để quá đi thì khổ&quot;. Uống hết thuốc, Sinh lại đến cắt thêm. Nhưng những lần sau đó chàng không gặp được Thắm. Một lần, từ xa, thoáng thấy bóng Thắm ngoài vườn, trong lòng đã thấy rộn ràng, nhưng khi vào thì chỉ gặp ông chú. Chàng vờ hỏi thăm, nhưng ông cụ bảo Thắm có việc phải đi xa lâu ngày. Sinh biết ý, trong lòng càng thấy buồn bã và từ đấy không đến cắt thêm thuốc nữa. Nỗi buồn bám lấy Sinh như cái bóng, chẳng những không buông tha mà còn lớn dần, nặng trĩu, não nề. Những lúc không có việc, Sinh chẳng thiết đi đâu. Những thang thuốc đem về vứt chỏng trơ, đã lên mốc xanh mốc vàng. Nhìn chồng ngày càng rộc đi, Nhài lạnh lùng:- &quot;Bệnh của mình không ai chữa được đâu. Phải bỏ cái thói đứng núi nọ dòm núi kia đi thì mới mong khỏi được !&quot;. Chàng không nói gì, nhìn Nhài mà cứ như nhìn đi đâu, xa lắm. Đến cuối thu, Sinh đổ bệnh thật. Anh cu Mùi sang nhà, thấy bạn nằm còng queo, da mặt xám ngoét, võ vàng thì giật mình hốt hoảng. Nhìn Sinh chằm chằm, Mùi lùi dần lùi dần ra cửa, quay lưng, bỏ chạy ra ngoài sân, chật chưỡng lốc thốc như có ma đuổi. Đến quá trưa, Mùi trở về cùng với ông chú và cô em gái. Sinh vẫn nằm im, thiếp đi mê mụ. Bắt mạch xong, ông cụ lật đi lật lại bàn tay Sinh ngắm kỹ rồi quay sang Thắm - khuôn mặt trắng bệch, vẫn đứng như hoá đá từ lúc vào nhà - nói gì đấy. Thắm lập cập đi ra ngoài. Lát sau quay vào với một chén nước màu hồng nhạt trên tay. Ông cụ thận trọng trích đầu ngón tay người ốm, nặn ra một giọt máu, rỏ vào chén nước. Màu hồng nhạt trong chén, thoắt cái, biến thành màu xám chì. Ông cụ ngẩng mặt nhìn Thắm, nhìn anh cu Mùi rồi nhìn Nhài: - Trong người có độc ! - Ông nói sau một thoáng đắn đo - Đây là loại độc chỉ thấy dùng trong giới quan trường và trên giang hồ chứ không phải là thứ độc thường do ẩm thực bất cẩn. Trong người lại bị suy nhược lâu ngày nên càng nguy lắm. Ông cụ quay sang Nhài: - Gần đây thường thấy người bệnh giao du với những ai ? - Dạ, nhà cháu cũng không biết ạ. - Nhài lễ phép trả lời. - Nhưng thôi, sự ấy bây giờ không phải là hệ trọng. - Chú ơi - Thắm níu riết lấy áo ông cụ - có cách nào giải được không ? - Có đấy, nhưng trong bài thuốc có một vị chủ mà ta lại không có. - Thưa, vị gì, chú mau nói đi ! - Thắm bồn chồn. - Huyết của một người nữ ... - Thế thì không thiếu ... - Thắm hấp tấp ngắt lời ông cụ. - Ta nói đã hết đâu - Ông quay sang Thắm, nghiêm khắc - Làm nghề này nhất định không được hấp tấp. Ta nói là huyết của một người nữ, nhưng đó là một người nữ thực lòng yêu thương người bệnh kia. - Thưa cụ, cháu là vợ của chàng, cụ không lấy huyết của cháu thì lấy ở đâu nữa ? - Tốt ! Uống thuốc rồi, sau hai canh giờ tất thấy hiệu nghiệm. Rồi ông cụ hài lòng, cầm bút kê vị cho Thắm làm thuốc. Nhưng hơn ba canh giờ đã trôi qua, Sinh vẫn nằm mê mệt, trì lịm, khí sắc tịnh vẫn không có gì biến chuyển. Ông cụ lắc đầu thở dài, đứng dậy bỏ về bên nhà anh cu Mùi. Thắm cũng đứng dậy, hai bàn tay cứ bện vào nhau, chậm rãi bước theo ông chú. - Chú ơi - Thắm run run, thì thào - Thử lấy huyết của cháu xem có được không ? Ông cụ dừng chân, mỉm cười: - Chú cũng đoán ra và vẫn chờ câu này của cháu. Nhưng cháu không sợ người làng dị nghị sao ? Đời cháu còn dài, phải lấy chồng nữa chứ ?! - Thì cứ cứu người cho được đã, còn họ muốn nói gì thì nói ... cháu mặc kệ ! - Ôi, cái nhà cậu Sinh này mới thật là người tốt phúc ! Rồi, quả nhiên, mọi cái diễn ra thật tốt đẹp. Sinh bình phục nhanh chóng đến kinh ngạc. Nhài vẫn thế, không vui, cũng chẳng buồn. Người làng ai cũng đến mừng cho Sinh. Ai cũng khen cô Thắm là người nết na, phúc đức; Ai cũng bảo cái nhà cô Thắm ấy sao mà kín đáo lạ ! Sau đó không lâu, các bô lão trong làng kéo đến nhà Sinh nói với hai vợ chồng rằng làng sẽ đứng ra làm đám cưới cho Sinh. Cô dâu mới là Thắm. Nhài choáng người, đầu óc sa xẩm. Nhưng làng đã nói vậy, không nghe không được. Không nghe làng thì ở với ai ?! Vậy là Nhài cũng buộc phải thuận lòng. Đám cưới diễn ra suôn sẻ. Trẻ con trong làng đứa nào cũng nhảy chân sáo. Người lớn trong làng ai cũng bận rộn và nói cười râm ran. Sau đám cưới, Nhài vẫn như cái bóng trong nhà mặc dù Sinh và Thắm, không ai bảo ai, luôn để ý để không làm điều gì khiến Nhài phải nghĩ ngợi. Năm sau, trong nhà đã có tiếng trẻ con khóc. Mùi nước đái tè dầm của thằng cu như liều thuốc thần diệu, khiến Sinh trở lại hoạt bát, cái tay lúc nào cũng muốn làm, cái miệng lúc nào cũng muốn cười. Người đời vẫn bảo “Phúc bất trùng lai”. Nhưng, giờ đây, đối với Sinh, điều đó hình như không phải. Nhài tò mò đến bên thằng bé, cô cầm lấy bàn chân hồng nõn của nó, cô sờ cặp má lấm tấm mụn sữa của nó ... cô ẵm nó lên; rồi cô thơm tho hít hà, rồi cô &quot;níu nô&quot; cưng nựng ... rồi cô đâm ra nghiện thằng bé, quý nó như thóc như gạo; lắm lúc còn tức giận mắng Thắm vì cái tội lơ đễnh, xuýt làm thằng bé ngã, khiến Thắm nhiều khi không khỏi ngạc nhiên, sững sờ đến ấm lòng. Tiếng khóc, mùi nước đái trẻ, mùi thơm hoi ngọt nồng từ thằng bé toả ra, truyền hơi ấm cho cả nhà, khiến Nhài dần dần biến đổi lúc nào không hay. Cái lạnh lẽo cô quả dần nhường chỗ cho những nụ cười, cho hơi ấm, cho sinh khí của tình mẫu tử đang ngỡ ngàng nảy nở tràn ngập trong cô. Và năm kế sau đó, thật không thể tưởng tượng nổi: Nhài cũng lại có mang ! Rồi, đúng như lời anh cu Mùi nói, vườn ruộng tự dưng cứ tốt bời bời, cây cối quanh nhà thì sum xuê mướt mát ... Vải vóc do hai bà vợ dệt ra nhiều thế, cũng chẳng đẹp hơn như thứ vải Nhài đã từng dệt trước đây, mà chưa bao giờ đủ bán; còn lũ trẻ thì cứ thế mà thi nhau chào đời, choành choẹ, trêu chọc, khóc mếu, cười đùa, chạy nhảy, vòi vĩnh, kiện cáo ... đến muốn vỡ nhà. Chỉ có một điều anh cu Mùi đã nói không đúng: Sinh chưa bao giờ thấy giức đầu vì lũ trẻ mắt đen láy, lốc nhốc, nhem nhuốc nhà mình cả. Tháng 12 năm 2005 Mục lục Xuân tàn hoa nở Xuân tàn hoa nở Nghiêm Lương ThànhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Thiện Văn Nguồn: Tác giả/ Vnthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Thành viên VNTQ. Net đưa lên vào ngày: 15 tháng 1 năm 2008
vanhoc
North American Rockwell OV-10 Bronco là một loại máy bay cường kích và thám sát hạng nhẹ của Hoa Kỳ. Biến thể YOV-10A OV-10A OV-10B OV-10B(Z) OV-10C YOV-10D OV-10D OV-10D+ OV-10E OV-10F OV-10M (sửa đổi) OV-10T OV-10X Quốc gia sử dụng Không quân Colombia Không quân Đức Không quân Indonesia Không quân Hoàng gia Maroc Không quân Philippine Không quân Hoàng gia Thái Lan NASA Department of State (operated by DynCorp), primarily in Colombia Không quân Hoa Kỳ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ Không quân Venezuela Không quân Nhân dân Việt Nam Dân sự Bộ lâm nghiệp và cứu hỏa California Tính năng kỹ chiến thuật OV-10A OV-10D Xem thêm Tham khảo Ghi chú Tài liệu Burrows, William E. "Legends of Vietnam: Bronco’s Tale." Air & Space, Volume 24, Issue 7, March 2010, các trang 60–67. Donald, David. The Complete Encyclopedia of World Aircraft. London: Brown Packaging Books Ltd., 1997. ISBN 0-7607-0592-5. Dorr, Robert F. and Robert J Mills. "Rockwell's Coin Machine". Air International, Vol. 42, No. 6, June 1992, các trang 321–330. Stamford, UK:Key Publishing. ISSN 0306-5634. Harrison, Marshall. A Lonely Kind of War: A Forward Air Controller (Vietnam). New York: Presido Press, 1997. ISBN 978-0-89141-638-8. Lavell, Kit. Flying Black Ponies: The Navy's Close Air Support Squadron in Vietnam. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 2009. ISBN 978-1-59114-468-7. Macknight, Nigel. "NASA's Quiet Side: Part Two, The OV-10 Bronco". Air International, Vol. 42, No 6, June 1992, các trang 331–333. Stamford, UK: Key Publishing. ISSN 0306-5634. Mesko, Jim. OV-10 Bronco in Action. Carrollton, Texas: Squadron/Signal Publications, 1995. ISBN 0-89747-340-X. Myrsky, Peter. "The "Black Ponies" of VAL-4". Air Enthusiast, Thirty-two, December 1986-April 1987, các trang 76–78. Bromley, UK: Pilot Press, 1987. ISSN 0143-5450. Polmar, Norman. The Naval Institute Guide To The Ships And Aircraft Of The U.S. Fleet. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 2004. ISBN 1-59114-685-2. Potter, Joseph V. OV-10 Operation in SEAsia. Headquarters, Pacific Air Force, Directorate, Tactical Evaluation, CHECO Division, 1969. Willis, David. "Database:North American Bronco". Aeroplane, Vol. 38 No. 1, Issue 441, January 2010, các trang 59–76. ISSN 0143-7240. Liên kết ngoài The OV-10 Bronco Association site Historical documentation by the inventor, Col. K.P. Rice, USMC retired NTSB report LAX97GA205 detailing a BLM OV-10A fatal crash, archived on Landings.com Bronco photos and drawings on MilitaryPhotos.Net Company brochure on proposed modernized OV-10D (OV-10X) Excerpt from the film One Tough Ride, The Story of the OV-10 Bronco Tough Little Jungle Fighter, Popular Science, December 1964 OV-10X OV-10 Bronco V-10O Bronco Máy bay trong Chiến tranh Vùng Vịnh Máy bay trong chiến tranh Việt Nam Máy bay chiến đấu Máy bay quân sự Máy bay cường kích Máy bay trinh sát Máy bay hai động cơ cánh quạt Máy bay cánh trên Máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt
wiki
Cá tuyết là tên gọi chi chung cho các loài cá trong chi Gadus, thuộc họ Gadidae (họ Cá tuyết). Cá tuyết cũng được sử dụng như một phần của tên gọi chung cho một số loài cá khác, và có những loài được đề xuất thuộc về chi Gadus nhưng không được gọi là cá tuyết (các loài cá minh thái Alaska). Vẫn có sự nhầm lẫn giữa cá tuyết (cod) và cá tuyết Patagonian (Patagonian toothfish). Thứ cá sau còn mắc tiền hơn nhiều so với thứ trước và không liên quan gì với nhau. Hai loài quan trọng nhất của cá tuyết chính là cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) mà chúng sống trong vùng nước lạnh hơn và các vùng biển sâu hơn trong vùng Bắc Đại Tây Dương, và cá tuyết Thái Bình Dương (Gadus macrocephalus), được tìm thấy trong cả hai khu vực phía đông và phía tây của miền Bắc Thái Bình Dương. Gadus morhua được đặt tên bởi Linnaeus vào năm 1758. Đặc điểm Tại thời điểm khác nhau trong quá khứ, phân loại bao gồm nhiều loài trong chi Gadus. Hầu hết trong số này được bây giờ hoặc là phân loại trong chi khác, hoặc đã được công nhận là chỉ đơn giản là hình thức của một trong ba loài. Tất cả các loài có một số tên gọi thông thường, hầu hết trong số họ kết thúc với từ "tuyết" (cod), trong khi các loài khác, liên quan chặt chẽ, có tên gọi thông thường khác (chẳng hạn như cá minh thái, cá tuyết chấm đen, vv.) Mặt khác, nhiều người, loài không liên quan khác cũng có tên gọi thông thường là cá tuyết. Cá tuyết phổ biến như một loại thực phẩm với hương vị nhẹ và dày đặc, thịt trắng và rời (cá thịt trắng). Gan cá tuyết được xử lý để làm dầu gan cá tuyết, một nguồn quan trọng cung cấp vitamin A, vitamin D, vitamin E và axit béo omega-3 (EPA và DHA). Người ta cũng đã từng bắt được cá tuyết lớn nhất thế giới. Con cá tuyết này dài 152 cm và nặng 47 kg. Con cá này đã phá vỡ kỉ lục trước đó vào năm 1969, khi một ngư dân tại New Hampshire (Mỹ) bắt được một con cá tuyết khác với cân nặng 44,3 kg. Năm 2012, cũng tại hòn đảo đã bắt được nó, người ta đã bắt được con cá tuyết dài 1,5m, nặng 42 kg và được ghi nhận là con cá tuyết nặng nhất từng được đánh bắt trên vùng biển châu u lúc đó.Vùng biển tại Nauy là nơi cá tuyết sinh sôi và phát triển tự do. Chúng có thể đạt cân nặng gấp 5 lần so với đồng loại sống tại các vùng biển của Anh (9 kg). Khai thác Ở Vương quốc Anh, cá tuyết Đại Tây Dương là một trong những thành phần phổ biến nhất trong các loại cá và khoai tây chiên, cùng với cá tuyết đốm và cá bơn sao. Vào năm 2006, cá tuyết Đại Tây Dương là thu hoạch 23.000 tấn, chiếm một nửa tổng sản lượng thu hoạch. Nuôi cá tuyết Đại Tây Dương đã nhận được một số lượng đáng kể lãi suất do xu hướng chung của tăng giá cá tuyết cùng với việc giảm sản lượng đánh bắt tự nhiên. Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc, tương đương 70.7 triệu pound (khoảng 32 nghìn tấn) mỗi năm. Cá tuyết được người Nhật sử dụng nhiều, nên nổi danh với cách chế biến tinh tế của họ. Cá ướp sauce teriyaki rồi nướng được kể là món ngon, nhờ những hương vị tinh tế pha trong nước sauce. Căn bản của teriyaki là xì dầu lên men. Cá tuyết ở Việt Nam được liệt vào hàng đặc sản, hầu hết bán trong những nhà hàng. Cá tuyết là thực phẩm lạ miệng hơn cả được nhiều khách chọn. Giá của cá tuyết vào khoảng 1,2 triệu đồng Việt Nam/kg. Nhập vào Việt Nam là cá tuyết Nga, trước đây giá hơn cả triệu đồng/kg, giờ đây hạ xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Cá tuyết đen tuyền mắc hơn cá tuyết đốm. Với giá dưới 300.000/kg, cá tuyết đã bắt đầu đi vào nhà hàng bình dân của Việt Nam. Thịt cá tuyết thơm như thịt càng ghẹ, càng cua, nhưng lại dai. Tham khảo Dean L.Y. Bavington. Managed Annihilation: An Unnatural History of the Newfoundland Cod Collapse (University of British Columbia Press; 2010) 224 pages. Links the collapse of Newfoundland and Labrador cod fishing to state management of the resource. Mark Kurlansky. Cod: A Biography of the Fish That Changed the World (1997) Four Fish, by Paul Greenberg, ISBN 978-1-59420-256-8 Chú thích Chế biến cá Ẩm thực Iceland Ẩm thực Ý Ẩm thực Triều Tiên Ẩm thực México Ẩm thực Na Uy Ẩm thực Bồ Đào Nha Cá thương mại Cá ăn được Họ Cá tuyết Hải sản Tên phổ biến động vật
wiki
Đề bài: Em hãy viết bài văn nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn Cuộc sống hòa bình mà chính ta những thế hệ sau khi nhận được không phải tự nhiên mà có được. Đó là những mồ hôi, xương máu của thế hệ người đi trước đã ngã xuống để cho màu cở thêm đỏ và màu trời thêm xanh. Và đã có biết bao người lính vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn đã để cho ta biết bao những suy nghĩ. Dường như trong hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh, bên cạnh những người mà tên tuổi, quê quán đã ghi rõ trên bia mộ, ddaxx được chính quyền, đồng đội, người thân thường xuyên thăm viếng, khói hương… thì hiện nay vẫn còn có hàng ngàn liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang liệt sĩ này hoặc còn nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ như xa xôi kia. Hộ cũng đều là liệt sĩ hi sinh vì Tổ quốc nhưng dường như những liệt sĩ vô danh không rõ tên tuổi, quê hương gợi lên trong lòng mọi người niềm đau xót cũng như là những niềm tiếc thương vô hạn. Song tên tuổicũng như những chiến công của các anh chị cũng như đã gắn liền với tên tuổi và chiến công oanh liệt, hào hùng của đất nước. Có thể thấy được chính những sự hi sinh cao quý của các anh chị sẽ được cả dân tộc đời đời ghi nhớ. Và chính những lòng yêu nước thiết tha, tinh thần chiến đấu dũng cảm và đức hi sinh cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ là bài học về lí tưởng cách mạng vô cùng quý báu cho các thế hệ nối tiếp.Xem thêm: Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải Và thông qua văn chương, lịch sử hay các phương tiện truyền thông, chúng em nhưng thế hệ được coi là mầm non tương lai cũng đã phần nào hình dung được khí thế hào hùng của những đoàn quân điệp điệp trùng trùng trên các nẻo đường ra trận năm xưa. Và trong chiế tranh tiền tuyến lớn miền Nam kêu gọi, hậu phương lớn miền Bắc đáp lời. Và đã có hàng triệu thanh niên đã rời đồng ruộng, xưởng máy, mái trường thân yêu, hăng hái xung phong vào chiến trường đế đánh giặc. Và đã có biết bao cô cậu học sinh, sinh viên và rất nhiều trí thức trẻ cũng tạm gác cây bút, nắm chắc cây súng, và họ cùng góp phần đánh thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ ngụy quyền tay sai độc ác. Họ thực hiện mục đích cuối cùng của cách mạng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dường như chính những hào khí ấy đã được phàn ánh sinh động và khái quát qua hai câu thơ trong trường ca Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai! Các thế hệ cha anh, các anh chị sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân tươi đẹp và cả xương máu, sinh mệnh của mình cho Tổ quốc. Và ở họ những người lính kiên trung không một toan tính cá nhân vị kĩ nào xuất hiện trong tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết yêu nước, thương dân. Mà dường như ở họ chỉ có khát vọng chiến đấu và chiến thắng sôi sục, thôi thúc bước chân tiến lên phía trước. Chúng em cũng như đã hiểu rằng chiến tranh là khốc liệt, đau thương, là có cả sự mất mát, hi sinh… nhưng tất cả những cái đó không thể làm nhụt ý chí và quyết tâm đánh Mĩ của các anh, các chị.Xem thêm: Tả con vật mà em yêu thích (con khỉ) Trong cuộc kháng chiến trường kỳ mà nó như kéo dài hơn hai mươi năm, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Có thể thấy chính máu thịt của các anh, các chị đã thấm sâu vào lòng đất Mẹ, để Tổ quốc có được chiến thắng vê vang làm chấn động thế giới ngày 30 – 4 – 1975. Và trong chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại như đã và sẽ mãi mãi là niềm tự hào to lớn, là mốc son trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Khi được đến thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, ta được lặng ngắm bạt ngàn mộ liệt sĩ hữu danh và vô danh như lại được xếp thành hàng lối trùng trùng điệp điệp dưới sắc đỏ hoàng hôn. Sự nối tiếp trùng điệp này làm cho trong lòng chúng em dậy lên một cảm xúc thiêng liêng. Và dường như tâm hồn chúng em được thanh lọc hết những toan tính ích kỉ, những ám ảnh, vướng bận đời thường để hướng tới những điều cao cả. Đó còn chính là nghĩa vụ của công dân trước sự tồn vong của Tổ quốc, và đó cũng chính là trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thành quả của tiền nhân để lại và trên hết là đạo lí làm người. Mỗi con người chỉ có một cuộc đời, chúng ta phải sống sao phải cho thật có ích với bản thân, gia đình và xã hội.Xem thêm: Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu- Văn 12 Chúng em vẫn luôn luôn tin rằng hương hồn các anh các chị vẫn quấn quýt, vấn vương trong từng lá cây, ngọn cỏ, hay cả trong mỗi dòng sông, mỗi đỉnh núi… của quê hương. Và như vẫn ngày ngày chia sẻ buồn vui cùng nhân dân, đất nước thân yêu. Những chuyến đi dã ngoại, những buổi sinh hoạt với chủ đề Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn như ngày hôm nay cũng như đã phần nào giúp chúng em hiểu thêm truyền thống đạo lí và giá trị của cuộc sống hòa bình. Khi đứng trước hương hồn của các anh hùng, liệt sĩ, chúng em xin hứa sẽ phát huy phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Nhất là Việt Nam đang trong công cuộc phát triển đất nước tiến lên theo kịp thời đại và xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Dường như những cảm xúc tốt đẹp của ngày hôm hay ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn sẽ vẫn còn để lại ấn tượng sâu đậm trong đời sống tinh thần của chúng em trong suốt cuộc đời này. Nguồn: Văn mẫu hay
vanhoc
Mary của Anh (tiếng Anh: Mary of England) có thể chỉ đến những nhân vật sau đây: Mary I của Anh (1516–1558), Nữ vương của Vương quốc Anh từ năm 1553 đến năm 1558. Mary II của Anh (1662–1694), Nữ vương của Vương quốc Anh từ năm 1689 đến năm 1694. Mary xứ Teck (1867–1953), Vương hậu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland, vợ của George V. Mary xứ Waltham (1344–1362), con gái của Edward III của Anh. Mary xứ Woodstock (1279–1332), con gái của Edward I của Anh. Mary xứ York (1467–1482), con gái của Edward IV của Anh và Elizabeth Woodville. Mary Henrietta của Anh, Vương nữ Vương thất và Vương phi xứ Oranje (1631–1660), con gái của Charles I của Anh và Henriette Marie của Pháp. Mary của Đại Anh (1723–1772), con gái của George II của Anh và Caroline xứ Ansbach. Mary, Vương nữ Vương thất và Bá tước phu nhân xứ Harewood (1897 - 1965), con gái của George V của Anh và Mary xứ Teck. Mary Stuart, con gái của James VI của Scotland và I của Anh. Mary của Anh, Vương hậu nước Pháp (1496–1533), con gái của Henry VII của Anh và Elizabeth xứ York. Xem thêm Mary của Scotland (định hướng)
wiki
Jeff Abel (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1986), được biết đến với nghệ danh Excision, là một nhà sản xuất nhạc điện tử và DJ người Canada trong ba thể loại: Dubstep, Drum & Bass và Electro House. Sự nghiệp Excision bắt đầu hoạt động từ năm 2004 như một DJ. Năm 2007, anh thành lập nhãn thu âm "Rottun Recordings" và phát hành đĩa đơn đầu tiên "No Escape". Năm 2009, Pendulum đã mời anh remix cho single "Showdown" của họ. Các sản phẩm âm nhạc Vào ngày 12 tháng 9 năm 2011, Excision phát hành album đầu tiên "X Rated" thuộc nhãn Mau5trap, album gồm 10 bài, cộng tác cùng Messinian, Downlink, Datsik, Savvy, SKisM và Mr. Hudson. Khoảng một năm sau, vào ngày 3 tháng 9 năm 2012, anh phát hành album kế tiếp "X Rated Remixes", gồm 11 bài và được remix bởi Dirtyphonics, Space Laces, Loadstar, Lucky Date, Elite Force, High Rankin, Specimen A, Far Too Loud, Xilent, Calyx & TeeBee và Eptic. Năm 2012, Excision thành lập nhóm nhạc, ban nhạc sống Destroid cùng với Downlink và KJ Sawka - tay trống của Pendulum. Destroid nổi tiếng với những bộ đồ robot khi trình diễn cùng với âm nhạc mạnh và hiệu ứng đồ họa. Album đầu tiên "The Invasion" được phát hành vào ngày 7 tháng 5 năm 2013 thuộc nhãn "Destroid Music", gồm 10 bài với phần lớn các bài đều do chính Excision sáng tác và cộng tác cùng với các nghệ sĩ khác như Downlink, Space Laces, Far Too Loud, Bassnectar và Ajapai. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2014, album kế tiếp "The Invasion Remixes" được phát hành, gồm 11 bài và được remix bởi Mayhem & Antiserum, Barely Alive, FuntCase, Bar9, Getter, Crizzly, Mightyfools, Ill Gates, Datsik, The Frim, Ryle. Vào ngày 3 tháng 2 năm 2015, Excision phát hành album "Codename X" thuộc nhãn Rottun Recordings, album gồm 11 bài, cộng tác cùng Dion Timmer, The Frim, Downlink, Space Laces, Pegboard Nerds, Splitbreed, Messinian, Mayor Apeshit, Rise At Night và Luciana Caporaso. Vào ngày 13 tháng 7 năm 2015, phát hành EP "Night Shine The Remixes", gồm 4 bài và được remix bởi Dion Timmer, Bear Grillz, Blaynoise và Apashe. Ngày 31 tháng 8 năm 2015, phát hành EP "X Up The Remixes", gồm 4 bài và được remix bởi Trampa, Erotic Cafe', Hydraulix & PhaseOne và Astronault. Ngày 11 tháng 1 năm 2016, phát hành EP "Codename X The Remixes" gồm 5 bài và được remix bởi Virtual Riot, xKore, Truth, Ryle & Sullivan King và Miu. Ngày 4 tháng 5 năm 2015, Excision cộng tác với Tech N9ne ra mắt bài "RoadKill" trong album "Special Effects" của Tech N9ne. Ngày 25 tháng 10 năm 2016, Excision phát hành album "Virus" thuộc nhãn Rottun Recordings, album gồm 16 bài, cộng tác cùng Datsik, Space Laces, Dion Timmer, Protohype, Messinian, Akylla, Sam King và Madi. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2017, phát hành album kế tiếp "Virus The Remixes", gồm 18 bài và được remix bởi FuntCase & Cookie Monsta, AFK, Getter & Virtual Riot, Dillon Francis, Krimer, Crizzly, 12th Planet & Antiserum, Dodge & Fuski, Megalodon, Kai Wachi, Eliminate, BadKlaat, Wooli, Sullivan King, WAVEDASH, Dubloadz, Seven Lions & Dimibo và Barely Alive. Lưu diễn Vào đầu năm 2012, Excision bắt đầu chuyến lưu diễn mang tên "X Tour" ở Bắc Mỹ cùng với Liquid Stranger và Lucky Date. Ngày 15 tháng 11 năm 2013, Excision đã giới thiệu hệ thống âm thanh 250,000 watt tại 1stBank Center ở Broomfield Colorado dành cho sự kiện Boomfest. Sự kiện này còn có sự tham gia của Funtcase và Cookie Monsta cùng với Deltron 3030, Brillz, ill.Gates và nhóm nhạc ở Colorado là Robotic Pirate Monkey. Vào tháng 1 năm 2014, Excision bắt đầu tour diễn mới ở khắp Bắc Mỹ cùng với Dirtyphonics và Ill Gates. Chuyến lưu diễn này có show diễn của anh mang tên "Executioner" cùng hiệu ứng ánh sáng, đồ họa và hệ thống âm thanh 150,000 watt. Năm 2015 là lần cuối mà mọi người có thể trải nghiệm show diễn "Executioner", tour diễn chia tay này có sự góp mặt của Minnesota, Protohype và nhiều nghệ sĩ khác. Năm 2016 là sự xuất hiện của tour diễn "The Paradox" cùng với Bear Grillz và Figure. Năm 2017, Excision đã công bố lễ hội âm nhạc mang chủ đề khủng long thời tiền sử của chính mình - "Lost Lands". Lễ hội được tổ chức ở thung lũng Legend, Ohio. Tham khảo Sinh năm 1986 Nhân vật còn sống
wiki
Cụm từ kiến trúc Harvard được dùng để chỉ những kiến trúc máy tính mà trong đó phân biệt rõ ràng bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình, chúng có những đường truyền (bus) riêng để truy cập vào bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình (ngược lại, kiến trúc von Neumann có bộ nhớ và bộ nhớ chương trình chung). Kiến trúc Harvard bắt đầu với máy tính Harvard Mark I, nó cho phép các lệnh được đặt trong các bìa đục lỗ (với 24 bit) và dữ liệu thì được chứa trong các thẻ (với 23 ký tự). Những máy tính đầu tiên này rất giới hạn dung lượng dữ liệu, nó được chứa hoàn toàn trong bộ xử lý trung tâm (CPU), và không cho phép truy cập vào khu vực chứa lệnh (chương trình) như với dữ liệu (làm cho việc tạo, load, sửa chữa, v.v. toàn bộ chương trình phải được thực hiện offline). Trong một máy tính sử dụng kiến trúc von Neumann, CPU có thể đọc một lệnh, hoặc đọc/ghi dữ liệu từ bộ nhớ. Tuy vậy, cả hai quá trình tương tác với lệnh hoặc với dữ liệu, không thể thực hiện cùng lúc, vì nó sử dụng chung một đường truyền và bộ nhớ. Trong một máy tính kiến trúc Harvard, CPU có thể vừa đọc một lệnh, vừa truy cập dữ liệu từ bộ nhớ cùng lúc. Một máy tính kiến trúc Harvard có thể chạy nhanh hơn, bởi vì nó có thể thực hiện ngay lệnh tiếp theo khi vừa kết thúc lệnh trước đó. Tốc độ được tăng lên nhưng phải trả giá bằng sự thiết kế phần cứng phức tạp hơn (cụ thể nhất mà chúng ta thấy, đó là việc phải thiết kế 2 bus khác nhau cho dữ liệu và chương trình). Những năm gần đây, tốc độ CPU tăng lên rất nhiều lần so với tốc độ truy cập vào bộ nhớ chính. Người ta cần quan tâm đến việc giảm số lần truy cập vào bộ nhớ để đảm bảo tốc độ hoạt động của CPU. Nếu, trong cùng một lúc, mỗi lệnh của CPU cần phải truy cập vào bộ nhớ 1 lần, vậy thì việc tăng tốc độ CPU chẳng còn ý nghĩa gì nữa, bởi vì nó luôn luôn bị giới hạn bởi việc truy cập vào bộ nhớ. Bộ nhớ có thể được thiết kế để có tốc độ truy cập cao, nhưng nó đồng nghĩa với việc giá sản xuất sẽ cao. Giải pháp là cung cấp một dung lượng nhỏ bộ nhớ đệm, với tốc độ truy cập rất cao, và chúng ta gọi đó là cache (bộ nhớ đệm). Khi bộ nhớ CPU cần tương tác đang nằm trong cache, vì việc tương tác vào đó tốn ít thời gian hơn rất nhiều lần so với khi cache phải thay đổi và lấy dữ liệu từ bộ nhớ chính đưa vào. Việc điều chỉnh cache là một vấn đề quan trọng trong việc thiết kế máy tính. Những thiết kế chip CPU tốc độ cao ngày này thường kết hợp hai kiến trúc Harvard và von Neumann. Bộ nhớ cache trên chip được phân thành cache chương trình và cache dữ liệu. Kiến trúc Harvard được dùng khi CPU truy cập vào cache. Tuy nhiên, trong trường hợp không có cache, dữ liệu được lấy từ bộ nhớ chính, mà bộ nhớ chính không được chia thành vùng nhớ chương trình và vùng nhớ dữ liệu. Như vậy, kiến trúc von Neumann được dùng ở tầm vực truy cập bộ nhớ chính. Kiến trúc Harvard cũng thường được dùng trong một số DSP chuyên dụng, thường dùng trong các sản phẩm xử lý âm thanh, hình ảnh. Ví dụ như vi xử lý Blackfin của Analog Devices Inc. dùng kiến trúc Harvard. Thêm vào đó, hầu hết các vi điều khiển thông dụng được dùng trong các ứng dụng điện tử như là PIC được sản xuất bởi Microchip Technology Inc và AVR của hãng Atmel Corporation, được phát triển dựa trên kiến trúc Harvard. Những vi xử lý này có đặc tính là có lượng bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình nhỏ, rất phù hợp với kiến trúc Harvard và tập lệnh RISC để đảm bảo hầu hết các lệnh được thực hiện trong 1 chu kỳ máy. Việc phân chia bộ nhớ ra thành bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu có thể làm cho bus dữ liệu và bus chương trình có kích thước băng truyền khác nhau. Ví dụ như các vi điều khiển PIC có bus dữ liệu 8-bit (phụ thuộc vào dòng PIC), nhưng bus chương trình có thể là 12-bit, 14-bit hoặc 16-bit word. Điều này cho phép mỗi một lệnh đơn có đủ chỗ chứa cho một giá trị hằng. Những CPU RISC khác, ví dụ như ARM, thường cần ít nhất 2 lệnh để load một hằng số đủ kích thước.. Tham khảo Liên kết ngoài Cộng đồng vi điều khiển PIC Việt Nam Cộng đồng Điện tử Việt Nam Kiến trúc máy tính Loại máy tính
wiki
Hoằng Đức là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Địa lý Xã Hoằng Đức là 1 trong 37 đơn vị hành chính của huyện Hoằng Hóa, nằm ở phía tây huyện, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thị trấn Bút Sơn Phía tây giáp thành phố Thanh Hóa và xã Hoằng Cát Phía nam giáp các xã Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh và thị trấn Bút Sơn Phía bắc giáp xã Hoằng Xuyên. Xã Hoằng Đức có diện tích 7,48 km², dân số năm 2018 là 6.576 người, mật độ dân số đạt 879 người/km². Lịch sử Địa bàn xã Hoằng Đức hiện nay trước đây vốn là hai xã Hoằng Đức và Hoằng Minh. Ngày 15 tháng 3 năm 2009, một phần diện tích và dân số của xã Hoằng Đức được sáp nhập vào thị trấn Bút Sơn. Trước khi sáp nhập, xã Hoằng Đức có diện tích 3,75 km², dân số là 2.684 người, mật độ dân số đạt 716 người/km². Xã Hoằng Minh có diện tích 3,73 km², dân số là 3.892 người, mật độ dân số đạt 1.043 người/km². Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Hoằng Minh vào xã Hoằng Đức. Chú thích Tham khảo
wiki
Danh sách dưới đây liệt kê những người giàu nhất Nhật Bản theo giá trị tài sản, dựa trên bản danh sách được công bố thường niên trên tạp chí Forbes của Mỹ. Danh sách 50 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2015 Dựa trên danh sách những người giàu nhất Nhật Bản năm 2015 của tạp chí Forbes Chú thích: Tỷ phú gốc Cao Ly Danh sách 50 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2013 Dựa trên danh sách những người giàu nhất Nhật Bản năm 2013 của tạp chí Forbes Chú thích: Tỷ phú gốc Cao Ly Danh sách 40 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2012 Dựa trên danh sách những người giàu nhất Nhật Bản năm 2012 của tạp chí Forbes Chú thích: Tỷ phú gốc Cao Ly Danh sách 40 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2010 Dựa trên danh sách những người giàu nhất Nhật Bản năm 2010 của tạp chí Forbes Danh sách 40 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2007 Dựa trên danh sách những người giàu nhất Nhật Bản năm 2007 của tạp chí Forbes Danh sách 40 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2006 Dựa trên danh sách những người giàu nhất Nhật Bản năm 2006 của tạp chí Forbes Danh sách 40 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 1996 Dựa trên danh sách tỷ phú thế giới năm 1996 của tạp chí Forbes Danh sách 20 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 1991 Dựa trên danh sách tỷ phú thế giới năm 1991 của tạp chí Forbes Xem thêm Danh sách tỷ phú thế giới Danh sách số lượng tỷ phú đô la theo châu lục Danh sách nhân vật theo quốc tịch Danh sách người Nhật Bản Tham khảo Forbes.com: 50 người giàu nhất Nhật Bản: Năm 2013 Forbes.com: 40 người giàu nhất Nhật Bản: Năm 2012 Năm 2010 Năm 2007 Năm 2006 Danh sách nhân vật theo mức độ giàu có Tỷ phú theo giá trị tài sản Danh sách liên quan đến kinh tế Nhật Bản
wiki
Suleyman Abusaidovich Kerimov (; ) (Lezgins), sinh ngày 12 tháng 03 năm 1966 ở Derbent, Cộng hòa xã hội tự trị Xô Viết Dagestan, Liên Xô, là đại biểu Quốc hội liên bang Nga. Ông cũng là nhà doanh nhân, theo dpa (2008) với tài sản 17,5 tỷ ông giàu thứ 35 trên thế giới. Năm 2009 tài sản ông theo Forbes chỉ còn 3,1 tỷ Dollar, ông xuống hạng 196. Năm 2011 với tài sản là 7,8 tỷ Dollar ông lên lại hạng 118. Tiểu sử Kerimov sanh vào ngày 12 tháng 3 năm 1966 tại Derbent, Dagestan. Cha ông là một luật sư tại một viện điều tra tội ác, mẹ là một nhân viên kế toán tại Sberbank. Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1983, Kerimov học ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng tại trường cao đẳng kỹ thuật vào năm 1984. Sau một năm thi hành nghĩa vụ quân sự ông sang học tại đại học Dagestan nơi mà ông tốt nghiệp về ngành Tài chánh và Kinh tế vào năm 1989., Cũng tại trường đại học này ông gặp vợ ông, Firuza, con gái của một cựu viên chức cộng sản cao cấp. Sự nghiệp Ban đầu Sau thi tốt nghiệp đại học Kerimov làm nhân viên kế toán tại xưởng chế dụng cụ điện tử Eltav ở Makhachkala, thủ đô của Dagestan. Kerimov was paid 150 roubles (approximately $250 dollars) a month and he and his wife lived in a worker’s hostel attached to the plant, where they shared one room of a two-room flat. Chẳng bao lâu Kerimov được lên tới chức phó tổng giám đốc Eltav and began to dabble in investing alongside during the fall of the Soviet Union. Fedprombank Vào năm 1993, Kerimov chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động giữa Eltav và Fedprombank, một nhà băng ở Moskva được lập ra bởi hãng điện tử này. Fedprombank cung cấp tài chính cho những kỹ nghệ mà gặp khó khăn, Kerimov và các đồng nghiệp trở thành chủ nợ của nhiều công ty hạ tầng kỹ thuật lớn. Khi nền kinh tế Nga ổn định trở lại, các nợ nần này được trả với một số tiền lời lớn. Năm 1995, Kerimov được chỉ định làm giám đốc nhà băng và cơ quan thương mại Soyuz-Finans, nơi mà ông bầy ra nhiều vụ chiếm đoạt các hãng lớn, như vụ mua lấy Smolensky Passazh, một trung tâm thương mại, và AvtoBank. Vào năm 1997, Kerimov đã có tới 50% cổ phần của Vnukovo Airlines và mua đứt Fedprombank. Chú thích Sinh năm 1966 Nhân vật còn sống Tỷ phú Nga
wiki