text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Quản lý phụ tùng dịch vụ là thành phần chính của quy trình quản lý dịch vụ chiến lược hoàn chỉnh mà các công ty sử dụng để đảm bảo rằng phụ tùng và nguồn lực phù hợp ở đúng nơi (nơi có bộ phận bị hỏng) vào đúng thời điểm. Phụ tùng thay thế, là các bộ phận phụ có sẵn và gần với một vật dụng chức năng, chẳng hạn như ô tô, thuyền, động cơ, mà chúng có thể được sử dụng để sửa chữa. Xem xét khía cạnh kinh tế Phụ tùng đôi khi được coi là không kinh tế vì: các bộ phận có thể không bao giờ được sử dụng các bộ phận có thể không được lưu trữ đúng cách, dẫn đến lỗi duy trì hàng tồn kho phụ tùng có chi phí liên quan các bộ phận có thể không có sẵn khi cần từ một nhà cung cấp Nhưng không có phụ tùng trong tay, mức độ hài lòng của khách hàng của công ty có thể giảm nếu khách hàng phải chờ quá lâu để sản phẩm của họ được sửa chữa. Do đó, các công ty cần lập kế hoạch và sắp xếp hàng tồn kho các bộ phận dịch vụ và lực lượng lao động để đạt được mức độ hài lòng của khách hàng tối ưu với chi phí tối thiểu. Khía cạnh người dùng Người sử dụng vật phẩm, có thể yêu cầu các bộ phận, có thể bỏ qua các cân nhắc kinh tế vì: chi phí không phải của người dùng mà là của nhà cung cấp tỷ lệ thất bại cao của một số thiết bị sự chậm trễ trong việc lấy một phần từ nhà cung cấp hoặc phòng cung cấp, dẫn đến mất điện máy để có các bộ phận trong tay đòi hỏi ít " giấy tờ " hơn khi các bộ phận đột nhiên cần thiết về sự thoải mái về tinh thần, nó cung cấp cho người dùng trong việc biết các bộ phận có sẵn khi cần Các bộ phận không kinh tế để được sửa chữa, nghĩa là nó rẻ hơn để loại bỏ hơn là sửa chữa nó Thỏa hiệp hiệu quả chi phí Trong nhiều trường hợp mặt hàng không ổn định, có thể đạt được sự thỏa hiệp giữa chi phí và xác suất thống kê. Vài ví dụ: một chiếc ô tô mang lốp "bánh rán" ít chức năng hơn thay thế cho lốp tương đương về chức năng. một thành viên trong gia đình mua thêm bóng đèn vì có thể một trong những đèn trong nhà cuối cùng sẽ bị cháy và cần phải thay thế. một người dùng máy tính sẽ mua một ram giấy máy tính thay vì một tờ tại một thời điểm. một đội đua xe sẽ đưa một động cơ khác đến trường đua "phòng khi cần". một con tàu mang "phụ tùng" cho động cơ của nó trong trường hợp hỏng hóc trên biển. Các biện pháp hiệu quả Hiệu quả của hàng tồn kho phụ tùng có thể được đo lường bằng các số liệu như tỷ lệ lấp đầy và tính sẵn có của mục cuối. Xem thêm Phân tích hiệu quả chi phí Vừa đúng lúc (kinh doanh) Hàng tồn kho Quản lý dịch vụ Giá cả bộ phận dịch vụ Tham khảo Ghi chú SD-19 kết hợp với MIL-HDBK-512, Hướng dẫn quản lý bộ phận Cẩm nang MIL-HDBK-512 là một hướng dẫn cho các hoạt động mua lại quân sự (AA) trong việc chuẩn bị các Yêu cầu cho các Đề xuất (RFP) đối với chương trình quản lý bộ phận và sẽ giúp xác định mức độ quản lý các bộ phận cho một chương trình nhất định. Nó cũng sẽ xác định các yếu tố đó trong một đề xuất để quản lý việc lựa chọn và sử dụng các bộ phận. Liên kết ngoài Quản lý chuỗi cung ứng Chi phí
wiki
Đề bài: Viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn Bài làm Hà Nội ngày… tháng …..năm …. Cô Bích kính mến! Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 8 – 3, nhân dịp này con xin viết thư thăm hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô. Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh không? Bé Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp chọn cô nhỉ? Bây giờ con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp khác nhưng những hình ảnh thân thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí các bạn. Con vẫn còn nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1C năm ấy. Nét mặt bỡ ngỡ của các bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như cùng hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con vẫn nhớ như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã tìm thấy bạn đó, cô khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để tốt cho bạn. Còn rất nhiều những kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể hết được. Thư đã dài, con xin ngừng bút. Chúc cô luôn mạnh khoẻ để dạy dỗ được các bạn học sinh. Con xin hứa sẽ học tập thật giỏi để không phụ công cô dạy dỗ.
vanhoc
Giới thiệu khái quát huyện Tiểu Cần Huyện Tiểu Cần thuộc cụm đô thị phía Tây của tỉnh Trà Vinh , cách trung tâm tỉnh lỵ 24 km theo Quốc lộ 60, thuộc tả ngạn sông Hậu . – Phía Đông giáp huyện Châu Thành , – Phía Tây giáp huyện Cầu Kè , – Phía Nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu, – Phía Bắc giáp huyện Càng Long . Toàn huyện có 09 xã, 02 thị trấn, gồm: Phú Cần, Long Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hoà, Hùng Hoà, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hùng, thị trấn Tiểu Cần và thị trấn Cầu Quan. Tổng diện tích tự nhiên là 22.723ha, dân số 112.008 người. Trong đó đồng bào Khmer chiếm hơn 30% dân số toàn huyện. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy (Quốc lộ 54, 60; đường tỉnh 912, 915; sông Hậu, sông Cần Chông). Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế – xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. + Đặc điểm địa hình: Huyện Tiểu Cần có địa hình tương đối bằng phẳng, ngoài những giồng cát có địa hình cao đặc trưng trên 1,6m và khu vực ven sông Hậu, Cần Chông cao 1,0m, còn lại phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 – 1,0m. Địa hình có hướng thấp dần về phía Đông. – Cao trình từ 0,8 – 1,0m, tập trung ở một số ấp – khóm của xã Tân Hòa, Long Thới, thị trấn Cầu Quan, Phú Cần, thị trấn Tiểu Cần và Hiếu Tử. – Cao trình từ 0,6 – 0,8m, tập trung ở một số ấp của xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần, Long Thới và rải rác ở một số ấp của các xã Tập Ngãi, Ngãi Hùng và Hùng Hòa. – Cao trình từ 0,4 – 0,6m, tập trung ở xã Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Hiếu trung và Phú Cần. Ngoài ra, có một số khu vực trũng cục bộ do cao trình thấp hơn 0,2m rải rác ở ấp Te Te, Ông Rùm I và II (Hùng Hòa), Cây Ổi, Xóm Chòi (Tập Ngãi), Cây Gòn (Hiếu Trung)… nhưng diện tích không đáng kể. Nhìn chung, địa hình thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm. Tuy nhiên, ở khu vực gò thường thiếu nước canh tác trong mùa khô, có thể bố trí luân canh lúa màu và một số khu vực trũng thấp có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp canh tác lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. + Khí hậu: Huyện Tiểu Cần nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình 25 – 28oC. Cao nhất tháng 04 và thấp nhất tháng 12. Tổng lượng mưa hàng năm đạt 1.500mm, thời gian bắt đầu mưa từ trung tuần tháng 05 và kết thúc đầu tháng 11. + Tài nguyên đất: – Đất giồng cát: 387,7ha, chiếm 1,83% diện tích tự nhiên, chạy dài theo Quốc lộ 60, phần lớn đất này là thổ cư, vườn tạp, trồng hoa màu và cây lâu năm. – Đất phù sa: 17.799,3ha chiếm 83,85% diện tích tự nhiên, gồm: + Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát (đất cát giồng): 212,66ha phân bố dọc theo những giồng cát ở các xã: Hiếu Trung (Tân Trung giồng và Phú Thọ II), Hiếu Tử (Tân Đại), thích hợp trồng màu. + Đất phù sa chưa phát triển: 286,5ha, dọc theo sông Hậu. Phân bổ ở Khóm IV (thị trấn Cầu Quan); ấp Trẹm, Tân Thành Tây (Tân Hòa), thích hợp trồng cây ăn trái. + Đất phù sa đã và đang phát triển: 17.300ha, chiếm 95%, phân bố rộng khắp các xã, thị trấn. – Đất phèn: diện tích 3.040ha, gồm: + Đất phèn tiềm tàng: 1.879ha, ở Tân Hòa (Tân Thành Tây), Long Thới (Định Bình) và rải rác ở các xã Phú Cần, Hiếu Trung, Ngãi Hùng, Tập Ngãi, Hiếu Tử và Hùng Hòa. + Đất phèn hoạt động: 1.160ha, xuất hiện ở Ngãi Hùng (Ngã Tư) và rải rác ở các xã Tập Ngãi, Hiếu Tử. Nhìn chung, đất đai huyện Tiểu Cần chủ yếu là đất phù sa cùng một phần đất phèn, thích hợp trồng lúa, nhiều nơi còn thích hợp trồng màu, cây ăn trái, những nơi trũng ven sông lớn có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, áp dụng các biện pháp canh tác, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng thích hợp theo điều kiện từng vùng. + Tài nguyên nước: Nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Tiểu Cần là sông Hậu, sông Hậu đoạn qua huyện rộng và rất sâu, do nằm vào đoạn sông không bị ảnh hưởng của lũ thượng nguồn, sông rộng lớn thoát nước nhanh, trữ nước nhiều, khả năng cung cấp nước cho đồng ruộng rất dồi dào. Tuy nhiên, vào tháng 4 – 5 nguồn nước lại bị nhiễm mặn dao động từ 1,5 – 4% có năm cao nhất lên đến 14% tại Cầu Quan. – Sông Cần Chông – Rạch Lợp – Kênh Thống Nhất là sông chính chạy ngang qua giữa huyện, bắt nguồn trực tiếp từ sông Hậu qua kênh Thống Nhất với chiều dài 32km, đây là sông cung cấp và tiêu nước chính của huyện, đồng thời là trục giao thông quan trọng của huyện. – Rạch Tiểu Cần: nối thông sông Cần Chông với kênh Trà Ngoa dài hơn 12km, chịu ảnh hưởng kênh Mỹ Văn ở đoạn trên và sông Cần Chông ở đoạn dưới. – Kênh Mỹ Văn – 19/5: là kênh liên huyện Cầu Kè -Tiểu Cần – Càng Long, đoạn qua huyện ở xã Hiếu Tử và Hiếu Tử thông qua rạch Trà Ếch ra Ba Si. – Rạch Trà Mềm bắt nguồn từ Rạch Lợp là rạch tự nhiên nối với rạch Trà Kép xuống Trà Cú, uốn khúc rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn rất nhanh khi gần đến ranh giới Trà Cú. – Rạch Dung bắt nguồn từ Cần Chông, nối với rạch Trà Mân – Mù U huyện Trà Cú. – Rạch Cao Một bắt nguồn từ Cần Chông dài 3km phân làm 2 nhánh nhỏ trong nội đồng. – Rạch Đại Sư bắt nguồn từ Cần Chông phân làm 2 nhánh là rạch Bà Bèo và Ông Xây. Ngoài các trục chính trên, còn các kênh rạch như: rạch Trẹm, kênh Bắc Trang, kênh Te Te, kênh Trinh Phụ, Kênh Cầu Tre và Kênh Ô Đùng. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HUYỆN TIỂU CẦN Tiểu Cần là một vùng đất cùng con người ở đây đã dựng nên một lịch sử hào hùng cho con cháu đời sau. Đến nay, người dân Tiểu Cần luôn tự hào với truyền thống oanh liệt của quê hương. Vậy hai tiếng Tiểu Cần đã có tự bao giờ?. Những chuyện kể dân gian đến nay vẫn còn lưu truyền mãi, nói về nguồn gốc ra đời tên gọi Tiểu Cần. Trong những chuyện dân gian ấy có chuyện kể rằng: đã lâu lắm rồi – vào cái thời mà vùng đất này còn rất hoang vu, có một con rạch chảy qua, con rạch này có tên gọi “Kal Chon” tiếng Khmer, tiếng Việt biến âm thành “Cần Chông” và về sau vùng đất có con rạch chảy qua này được gọi là “Xẻo Cần Chông”. Rồi “Tiểu Cần Chông” và rút gọn lại còn “Tiểu Cần”… Thế rồi con rạch này được gọi là “Xẻo Cần Chông” và miền đất có con rạch chảy qua được gọi là “Miệt xẻo Cần Chông”. Thời gian trôi đi, miệt xẻo Cần Chông được gọi là “Miệt Tiểu Cần”… Như vậy, địa danh “Tiểu Cần” xuất hiện trong thời kỳ đầu khai phá miền đất này. Thời đó, “Miệt xẻo Cần Chông” là cách gọi dân gian, chỉ một vùng đất có một xẻo băng qua mà trên xẻo đó, cư dân thường bắt cá, tôm bằng một loại ngư cụ được người Việt gọi là “Vó” và người Khmer gọi là “Cần Chông”… Theo cách gọi dân gian Nam bộ, thì “xẻo” có nghĩa là rạch nước tự nhiên, chảy ra một dòng sông lớn (MêKông), phân biệt với “Ô” để chỉ bào nước hoặc đường nước nhỏ hơn, chỉ chảy ở nội đồng, không trực tiếp đổ ra sông lớn, do vậy mà có tên “xẻo Cần Chông”, rồi “xẻo Cần Chông” được biến âm thành “Tiểu Cần Chông”, sau đó rút gọn chỉ còn “Tiểu Cần”. Như vậy, địa danh “Tiểu Cần” không chỉ là kết quả của quá trình biến âm và rút gọn âm tiết theo quy luật của ngôn ngữ, là kết quả của một quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa trong thời kỳ đầu chung sống của các tộc người Việt, Khmer, Hoa định cư trên vùng đất này. Cũng theo cách gọi dân gian, trước thế kỷ XIX, vùng đất Tiểu Cần nằm trên địa phận Vang Tứ của xứ Trà Vang. Đến đầu thế kỷ XIX, theo sự sắp xếp tổ chức hành chính của triều đình nhà Nguyễn thì vùng đất Tiểu Cần nằm trên địa phận huyện Tuân Ngãi thuộc phủ Lạc Hóa, trực thuộc Gia Định thành. Từ giữa thế kỷ XIX, vùng đất Tiểu Cần nằm trên địa phận tổng Ngãi Long và tổng Thạnh Trị thuộc huyện Tuân Ngãi, phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long. Tuy vậy tổng Ngãi Long hay tổng Thạnh Trị chỉ là tên gọi hành chính theo sự phân định của chính quyền phong kiến đương thời, còn “Tiểu Cần” vẫn cứ là tên gọi dân gian, sống mãi trong lòng dân. Từ năm 1867, thực dân Pháp đặt ách thống trị ở đây, vùng đất Tiểu Cần vẫn nằm trên một phần đất thuộc hai tổng Ngãi Long và Thạnh Trị nhưng thuộc về Sở tham biện Bắc Trang (Inspection Bactrang). Từ giữa năm 1871 Sở tham biện Bắc Trang được sát nhập vào Sở tham biện Trà Vinh, vùng đất này lại thuộc vào Sở tham biện Trà Vinh. Từ đầu thế kỷ XX tỉnh Trà Vinh được thành lập (Province de Trà Vinh), vùng đất Tiểu Cần nằm trên phần đất thuộc về địa lý hành chính Bắc Trang (delégation administrative de Bắc Trang) và địa lý hành chính Càng Long (delégation administrative de Càng Long) của tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1917, thực dân Pháp chính thức chuyển đổi cấp địa lý hành chính thành cấp quận, vùng đất Tiểu Cần nằm trên một phần đất thuộc quận Bắc Trang (District de Bắc Trang) và quận Càng Long (District de Càng Long). Đến năm 1928, thực dân Pháp tiếp tục sắp xếp và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp quận ở tỉnh Trà Vinh, quận Tiểu Cần được thành lập (District de Tiểu Cần). Từ đây, quận Tiểu Cần chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp quận, là một trong 05 quận của tỉnh Trà Vinh. Quận Tiểu Cần lúc mới thành lập có 08 xã: Đại Mong, Đại Cần, Quảng Dã, Tập Ngãi, Tiểu Cần, Trinh Phụ, Hiếu Tử, Long Định. Quận lỵ nằm trên địa bàn xã Tiểu Cần. Với thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tỉnh Trà Vinh là một trong 69 đơn vị hành chính cấp tỉnh của cả nước; quận Tiểu Cần là một trong 07 đơn vị hành chính cấp quận của tỉnh Trà Vinh. Theo Sắc lệnh số 148-SL ngày 25 tháng 3 năm 1948 của Chủ tịch chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quận Tiểu Cần được gọi là huyện Tiểu Cần. Theo Nghị định số 199/NĐ-51 ngày 17 tháng 8 năm 1951 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ, huyện Tiểu Cần và thêm một số xã của các huyện khác như: Xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành), xã Phước Hưng, Tập Sơn, An Quảng Hữu (huyện Trà Cú) sát nhập vào huyện Càng Long thuộc tỉnh Vĩnh Trà (tức Vĩnh Long và Trà Vinh sát nhập lại theo Nghị định số 174/NĐ-51 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ ngày 27 tháng 6 năm 1951). Sau năm 1954, tỉnh Vĩnh Trà lại tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như cũ, huyện Tiểu Cần cũng được tách ra khỏi huyện Càng Long, trở thành 01 trong 07 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Trà Vinh. Đến năm 1977, theo Quyết định số 59-CP ngày 11 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Tiểu Cần một lần nữa được giải thể để sát nhập vào một số huyện thuộc tỉnh Cửu Long (xã Long Thới và xã Tiểu Cần sát nhập vào huyện Cầu Kè; xã Hiếu Tử sát nhập vào huyện Càng Long; xã Tập Ngãi, xã Hùng Hòa và xã Tân Hòa sát nhập vào huyện Trà Cú). Đến năm 1981, theo Quyết định số 98-HĐBT ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Tiểu Cần được tái lập. Hiện nay, huyện Tiểu Cần là 01 trong 09 đơn vị hành chính huyện, thị, thành phố của tỉnh Trà Vinh. Toàn huyện được chia thành 11 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn (Tiểu Cần, Cầu Quan) và 09 xã (Phú Cần, Long Thới, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hòa, Tập Ngãi, Tân Hùng, Hùng Hòa, Ngãi Hùng) với tổng số 89 ấp – khóm (gồm 12 khóm của 02 thị trấn và 77 ấp của 09 xã). BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY TIỂU CẦN (Trích từ quyển “Huyện Tiểu Cần những chặng đường lịch sử vẻ vang” ấn hành năm 2002)
vanhoc
Các chương trình biểu diễn giữa hiệp là truyền thống của các trận đấu bóng bầu dục Mỹ tại mọi cấp độ thi đấu. Màn giải trí trong trận tranh chức vô địch Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ hàng năm của Giải Bóng bầu dục Quốc gia (NFL) đại diện cho mối liên kết cơ bản giữa bóng bầu dục với văn hóa đại chúng, điều này giúp mở rộng khán giả truyền hình và sự quan tâm đến trận siêu cúp trên toàn nước Mỹ. Danh sách Sau đây là danh sách những nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất, chủ đề và nhà tài trợ cho mỗi chương trình giữa hiệp Super Bowl. Danh sách này không bao gồm những nghệ sĩ hát quốc ca, được liệt kê riêng trong bài viết Danh sách những người biểu diễn quốc ca tại Super Bowl. Nghệ sĩ chính được in đậm. Thập niên 1960 Thập niên 1970 Thập niên 1980 Thập niên 1990 Thập niên 2000 Thập niên 2010 Thập niên 2020 Kỷ lục Chương trình giữa hiệp Super Bowl XLIX với sự tham gia của Katy Perry là chương trình giữa hiệp Super Bowl được xem nhiều nhất, với lượng khán giả truyền hình là 118,5 triệu người xem Chương trình giữa hiệp Super Bowl LIV với sự tham gia của Shakira và Jennifer Lopez là chương trình giữa hiệp Super Bowl được xem nhiều nhất trên YouTube với 267 triệu lượt xem. Dựa trên các số liệu trực tuyến, TicketSource tiết lộ rằng chương trình giữa hiệp của Super Bowl LIV với sự tham gia của Shakira và Jennifer Lopez là chương trình giữa hiệp "nổi tiếng nhất thế giới". Tham khảo Super Bowl Lịch sử âm nhạc Mỹ Danh sách giải trí Mỹ Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
wiki
Augusto José Ramón Pinochet Ugarte (; 25 tháng 11 năm 1915 - 10 tháng 12 năm 2006) là một Tướng, chính trị gia và nhà độc tài Chile từ năm 1973 đến 1990, từng giữ chức Tổng tư lệnh quân đội Chile cho đến năm 1998 và cũng là Tổng thống của Chính phủ Junta của Chile từ năm 1973 đến 1981. Pinochet nắm quyền lực ở Chile sau cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn vào ngày 11 tháng 9 năm 1973 đã lật đổ chính quyền xã hội được bầu cử dân chủ Unidad Chính phủ phổ biến của Tổng thống Salvador Allende và chấm dứt sự cai trị dân sự. Một số học giả - bao gồm Peter Winn, Peter Kornbluh và Tim Weiner - đã tuyên bố rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ rất quan trọng đối với cuộc đảo chính và củng cố quyền lực sau đó. Pinochet đã được Allende thăng chức lên làm Tổng tư lệnh quân đội vào ngày 23 tháng 8 năm 1973, sau đó trở thành Tổng tham mưu trưởng của nó từ đầu năm 1972. Vào tháng 12 năm 1974, chính quyền quân sự cầm quyền đã bổ nhiệm người đứng đầu tối cao của quốc gia Pinochet bằng sắc lệnh chung, mặc dù không có sự hỗ trợ của một trong những người xúi giục đảo chính, Tướng Không quân Gustavo Leigh. Sau khi lên nắm quyền, Pinochet đã đàn áp những người cánh tả, xã hội chủ nghĩa và các nhà phê bình chính trị, dẫn đến việc xử tử từ 1.200 đến 3.200 người, bắt giam 80.000 người và tra tấn hàng chục ngàn người. Theo chính phủ Chile, số vụ hành quyết và mất tích cưỡng bức là 3.095 người. Dưới ảnh hưởng của "Chicago Boys" theo định hướng thị trường tự do, chính phủ quân sự của Pinochet đã thực hiện tự do hóa kinh tế, bao gồm ổn định tiền tệ, xóa bỏ bảo vệ thuế quan cho ngành công nghiệp địa phương, cấm công đoàn và an ninh xã hội tư nhân hóa và hàng trăm doanh nghiệp nhà nước. Những chính sách này tạo ra tăng trưởng kinh tế cao, nhưng các nhà phê bình cho rằng sự bất bình đẳng kinh tế gia tăng đáng kể và gán cho những tác động tàn phá của cuộc khủng hoảng tiền tệ 1982 đối với nền kinh tế Chile đối với các chính sách này. Trong hầu hết những năm 1990, Chile là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở Mỹ Latinh, mặc dù di sản cải cách của Pinochet vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Tài sản của ông đã tăng lên đáng kể trong những năm cầm quyền thông qua hàng chục tài khoản ngân hàng được bí mật nắm giữ ở nước ngoài và một tài sản bất động sản. Sau đó, ông đã bị truy tố vì tham ô, gian lận thuế và vì các khoản hoa hồng có thể đánh vào các giao dịch vũ khí. Quy tắc 17 năm của Pinochet đã được đưa ra một khung pháp lý thông qua một plebiscite gây tranh cãi năm 1980, trong đó phê chuẩn một hiến pháp mới được soạn thảo bởi một Ủy ban do chính phủ chỉ định. Trong một plebiscite năm 1988, 56% đã bỏ phiếu chống lại việc tiếp tục làm tổng thống của Pinochet, dẫn đến cuộc bầu cử dân chủ cho tổng thống và Quốc hội. Sau khi từ chức năm 1990, Pinochet tiếp tục giữ chức Tổng tư lệnh quân đội Chile cho đến ngày 10 tháng 3 năm 1998, khi ông nghỉ hưu và trở thành thượng nghị sĩ trọn đời theo Hiến pháp năm 1980 của ông. Tuy nhiên, Pinochet đã bị bắt theo lệnh bắt giữ quốc tế trong chuyến thăm London vào ngày 10 tháng 10 năm 1998 liên quan đến nhiều vi phạm nhân quyền. Sau một trận chiến pháp lý, anh ta được thả ra với lý do không khỏe và trở về Chile vào ngày 3 tháng 3 năm 2000. Năm 2004, Thẩm phán Chile Juan Guzmán Tapia phán quyết rằng Pinochet đủ sức khỏe để ra tòa và đưa anh ta vào quản thúc tại gia. Vào thời điểm ông qua đời vào ngày 10 tháng 12 năm 2006, khoảng 300 cáo buộc hình sự vẫn đang chờ xử lý tại Chile vì nhiều vi phạm nhân quyền trong suốt 17 năm cầm quyền và trốn thuế và tham ô trong và sau khi ông cai trị. Ông cũng bị cáo buộc đã tham nhũng ít nhất 28 triệu đô la Mỹ. Tiểu sử Năm 1973 ông lãnh đạo phe quân đội để nắm chính quyền, bằng một cuộc đảo chính ông đã lật đổ tổng thống phe xã hội Salvador Allende và thành lập chính quyền quân đội với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Năm 1974, Augusto Pinochet đã tự bổ nhiệm làm tổng thống và nắm quyền lực trong 16 năm. Ông đã thực hiện cải tổ kinh tế, những người ủng hộ ông cho rằng điều này tạo nên sự phát triển của nền kinh tế vững mạnh của Chile ngày nay, nhưng những người đối lập của ông đã chỉ ra sự gia tăng lớn về thất nghiệp, nghèo cùng với sự giảm sút của đồng lương và có ảnh hưởng ít nhiều đến biểu hiện kinh tế trong dài hạn. Chính quyền của Pinochet cũng thực hiện chiến dịch Operation Condor (Chiến dịch Kền kền khoang), với chiến dịch này ông xem là cần thiết để cứu đất nước thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản. Được lệnh của ông, quân đội Chile đã thực hiện những vụ trấn áp chính trị. Trong các vụ trấn áp chính trị này, hơn 3.000 dân Chile bị nghi ngờ hoặc không tán thành và thuộc phái tả đã bị giết. Tướng Pinochet còn tra tấn hoặc là bỏ hàng chục ngàn người Chile khác vào tù. Ông này đã bị cáo buộc hàng chục tội danh vi phạm quyền con người và bị quản thúc tại gia, song chưa bao giờ phải đối mặt với toà án do tình trạng sức khoẻ yếu. Cho đến khi ông chết vào năm 2006 có hơn 300 người bị đối xử như tội phạm vẫn tiếp tục phản đối Pinochet về vi phạm nhân quyền và tham nhũng trong thời gian Pinochet nắm quyền. Tổng thống Chile lúc đó là Bachallet tuyên bố rằng bà sẽ không tham dự lễ tang Pinochet tại Trường sĩ quan ở thủ đô Santiago, được thực hiện vào ngày 12 tháng 12 năm 2006. Ghi chú Tham khảo Tổng thống Chile Chính khách Chile Tướng Chile Người Chile gốc Basque Người chống cộng Chile Tội phạm thế kỷ 20 Mất năm 2006 Người Chile gốc Pháp Tham nhũng chính trị
wiki
Sân vận động Sultan Qaboos tại Khu liên hợp thể thao Sultan Qaboos (), cũng được biết đến tại địa phương với tên gọi là Boshar (), là một sân vận động đa năng thuộc sở hữu của chính phủ ở quận Boshar của Muscat, Oman. Sân hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá, và cũng có cơ sở vật chất cho điền kinh. Sân vận động ban đầu có sức chứa trên 40.000 chỗ ngồi, nhưng sau những lần cải tạo gần đây, sức chứa đã giảm xuống còn 34.000 chỗ ngồi. Đây là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Oman. Sân vận động Qaboos đã được sử dụng làm sân vận động chính trong Cúp bóng đá vịnh Ả Rập 2009, và cũng được sử dụng trong Cúp Vùng Vịnh 1996. Ngoài ra, khu liên hợp còn có an ninh nghiêm ngặt, và có hơn 10.000 chỗ đậu xe. Sân vận động đã tổ chức Giải vô địch khúc côn cầu trên cỏ nam châu Á 2018. Tham khảo Liên kết ngoài Khu liên hợp thể thao Sultan Qaboos - WORLD STADIUMS Khởi đầu năm 1985 ở Oman Địa điểm thể thao hoàn thành năm 1985 Địa điểm bóng đá Oman Địa điểm thể thao Muscat, Oman Công trình xây dựng Muscat, Oman Địa điểm điền kinh Oman Sân vận động cricket Oman Oman Sân vận động đa năng Oman
wiki
Viết đoạn văn tả hộp bút sáp màu Gợi ý Trong những món đồ dùng học tập em thích nhất là hộp bút sáp màu. Cái hộp giấy nhỏ được trang trí nhiều hình ngộ nghĩnh và đẹp mắt. Ngoài hộp là chú gấu Pu vui chơi cùng các bạn dưới cầu vồng. Hộp tuy nhỏ nhưng chứa bên trong mười tám cây sáp màu. Những cây sáp thon gọn, được quấn tem cùng màu với màu sáp bên trong. Nó vừa tay của các bạn nhỏ, không bị rơi hay gãy vụn. Cây sáp nào cũng mềm mịn và thoang thoảng một mùi thơm. Mỗi khi cầm cây sáp lên tô tranh em thấy rất thích. Vanmau.edu.vn Xem thêm: Tả vườn hoa ở sân trường
vanhoc
Liên hoan phim quốc tế Tokyo (tiếng Nhật: 東京国際映画祭, Tōkyō kokusai eiga-sai, tiếng Anh: Tokyo International Film Festival, viết tắt là TIFF) là một liên hoan phim được thành lập năm 1985. Từ năm 1985 tới năm 1991, liên hoan này được tổ chức mỗi 2 năm một lần vào các năm lẻ, sau đó từ năm 1992 trở đi liên hoan này được tổ chức hàng năm. Liên hoan phim này cùng với Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải là 2 liên hoan phim quốc tế hạng A duy nhất của châu Á, được Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội các nhà sản xuất phim (FIAPF) công nhận. Ngân sách của Liên hoan phim quốc tế Tokyo năm 2007 lên tới 1,3 tỷ yen. Các giải được trao trong liên hoan phim này thường thay đổi, nhưng Giải thưởng lớn Tokyo (Tokyo Grand Prix) cho phim hay nhất vẫn tiếp tục là giải hàng đầu. Các giải thường xuyên khác là "Giải đặc biệt của Ban Giám khảo", "Giải cho nam/nữ diễn viên xuất sắc nhất", "Giải cho đạo diễn xuất sắc nhất". Các phim đoạt giải thưởng lớn Tokyo Giải cho nữ diễn viên xuất sắc nhất 1987 - Rachel Ward, phim The Good Wife 2004 - Mirella Pascual, phim Whisky 2005 - Helena Bonham Carter, phim Conversations with Other Women 2006 - Abigail Breslin, phim Little Miss Sunshine 2007 - Shefali Shah, phim Gandhi, My Father 2008 - Félicité Wouassi, phim With a Little Help from Myself 2010 - Phạm Băng Băng, phim Buddha Mountain Giải cho đạo diễn xuất sắc nhất 2002 - Carlo Rola, phim Sass 2003 - Chris Valentien, phim Santa Smokes 2004 - Chan-sang Lim, phim The President's Barber 2005 - Kichitaro Negishi, phim What The Snow Brings 2006 - Jonathan Dayton, Valerie Faris, phim Little Miss Sunshine 2007 - Peter Howitt, phim Dangerous Parking 2008 - Sergey Dvortsevoy, phim Tulpan Tham khảo Liên kết ngoài Official site of the Tokyo International Film Festival Tokyo International Film Festival at the Internet Movie Database Điện ảnh Nhật Bản Tokyo Tokyo Liên hoan phim quốc tế Tokyo Sự kiện tháng 10
wiki
Câu lạc bộ bóng đá Crotone S.r.l, thường được gọi là Crotone, là một câu lạc bộ bóng đá Ý có trụ sở tại Crotone, Calabria. Được thành lập vào năm 1910, tổ chức trận đấu sân nhà tại Stadio Ezio Scida, có sức chứa 16.547 chỗ ngồi. Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại Serie C. Lịch sử Đội đầu tiên từ Crotone, Milone Crotone, được thành lập vào năm 1910 và tham gia vào một số giải đấu nhỏ bao gồm Prima Divisione (sau này được gọi là Serie C). Sau Thế chiến II, một câu lạc bộ mới, Unione Sportiva Crotone đã thay thế câu lạc bộ trước đó, chơi bảy mùa ở Serie C. Năm 1963, câu lạc bộ đã xuống hạng Serie D, nhưng trở lại giải hạng ba vào năm sau, ở lại đó trong mười bốn mùa liên tiếp, mất thăng hạng vào năm 1977 khi kết thúc ở vị trí thứ ba sau Bari và Paganese. Năm 1978, sau khi tái tổ chức giải bóng đá Ý, Crotone bị xuống hạng ở Serie C2 và năm sau đó bị tuyên bố phá sản. Một câu lạc bộ mới, Associazione Sportiva Crotone, bắt đầu cạnh tranh một lần nữa trong Prima Cargetoria (giải hạng tám). Crotone được thăng hạng lên Serie C2 vào năm 1984, nhưng chỉ trong một mùa. Tên đội được đổi thành Kroton Calcio, và câu lạc bộ được thăng hạng trở lại Serie C2 sau mùa giải 1986-87, nơi đội bóng thi đấu cho đến năm 1991. Một vụ phá sản thứ hai đã dẫn đến việc thành lập Câu lạc bộ bóng đá Crotone Calcio với Raffaele Vrenna làm chủ tịch, bắt đầu từ Promozione (hạng 7). Crotone đã đạt được các suất thăng hạng liên tiếp lên Serie C2 và C1, lần lượt giành chiến thắng trong trận play-off trước Locri và Benevento. Dưới thời Antonello Cuccureddu, Crotone lần đầu tiên thăng hạng Serie B vào năm 2000, trở lại cấp độ thứ hai hai mùa sau đó. Một lần nữa trong giải hạng 2 hai năm 2004, sau khi loại bỏ Viterbese trong trận play-off thăng hạng, câu lạc bộ vẫn thi đấu ở đó cho đến mùa giải 2006*07. Sau khi bị Taranto đánh bại trong trận play-off năm 2008, Crotone trở lại giải hạng hai mùa sau, sau khi đánh bại Benevento. Đội được thăng hạng lên giải hàng đầu của Ý (Serie A), cho mùa giải 2016-17 lần đầu tiên trong lịch sử. Đội kết thúc vào ngày 17, giành được một vị trí trong mùa giải Serie A tiếp theo, bằng cách đánh bại Lazio 3-1 vào trận đấu cuối cùng, vượt qua Empoli khi họ thua trận đấu với Palermo. Mùa giải tiếp theo Crotone đã xuống hạng sau trận thua của họ trước Napoli trong trận đấu cuối cùng của chiến dịch Serie A, trở lại Serie B sau hai mùa giải. Màu sắc và huy hiệu Màu sắc của đội là xanh đậm và đỏ. Cầu thủ Đội hình hiện tại Cho mượn Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 1910
wiki
Y Ban Cõi thù hận Trên đường đời tôi bị người ta đánh cho bầm giập, đau đớn khôn cùng mà vẫn không hiểu vì sao mà người ta thù hận tôi đến vậy. Tôi sống tha thiết với cuộc đời nên không thể chết. Tôi rúc về nằm co ro trong căn nhà của mình, ẩn nấp. Tôi quắp hai tay lên đầu, hai chân co chặt lên ngực. Người tôi cuộn tròn. Tôi cố bóp nghẹt những ý nghĩ đang trồi ra khỏi đầu tôi, nó đang gào rú lên để thoát ra. Trả thù đi trả thù đi trả thù đi trả thù đi trả thù đi...Tôi nhìn thấy một cái đầu đã hói với một lớp tóc đen lưa thưa phủ bên ngoài lớp tóc trắng bẹp nát. Tôi nhìn thấy một đôi cẳng chân đàn bà thòi ra khỏi lớp váy bị gió thổi tốc lên nát bấy. Tôi nhìn thấy một gương mặt đau đớn đang ôm tim quằn quại. Tôi hả lòng. Tôi bỏ tay ra khỏi đầu. Tôi duỗi hai chân thẳng. Các ý nghĩ phọt ra.Tôi có một thằng em trai nghịch tử, nó ngao du với bọn du thủ du thực. Nó hay dẫn bọn đó đến nhà tôi chơi. Tôi thường nấu cơm cho chúng ăn. Khi ăn cơm chúng dễ thương như những người tử tế. Nhiều bận ngồi nhìn chúng ăn cơm tôi ứa nước mắt. Tôi không định cảm hoá chúng bằng những bữa ăn của tôi đâu. Tôi dư biết đó là điều không thể. Nhưng tôi biết, nếu tôi cần trả thù ai đó chúng sẽ lao đến, bất luận cả cái chết. Trả thù đi trả thù đi trả thù đi trả thù đi trả thù đi... một bản nhạc trầm bổng đưa tôi vào cõi thù hận.Người đầu tiên tôi gặp trong cõi thù hận là một người đàn ông cặp chiếc nạng gỗ vào nách, một chân tập tễnh, một chân ưỡn ngửa. Người đàn ông cười với tôi nhe hàm răng bị mòn đến tận lợi rồi lẩm bẩm: "Chán chẳng buồn chết. Chán chẳng buồn chết. Chán chẳng buồn chết...". Người đàn ông bước xa dần. Tôi nhìn theo cái dáng, một bên ưỡn ngửa, một bên tập tễnh. Một điều kỳ lạ là câu chuyện về người đàn ông đó đã chui vào đầu tôi.Một người chồng, người cha rất chỉn chu với vợ con. Ông ta chỉ làm một nghề nghiệp rất khiêm tốn là bảo vệ ở một cơ quan. Ông làm việc mẫn cán. Ông gom những tờ báo đã được đọc về cho hai đứa con đọc. Ông gom những câu chuyện về luân thường đạo lý, cái đức ăn ở với cha, mẹ, với người đời, những câu chuyện về tấm gương học tập... về, dạy lại cho con. Ông gom những đồng tiền để cho con học thêm.Ngày bé, hai đứa con ông ngoan lắm, chúng như thiên thần. Ông gom hết sức lực, nhiệt huyết để nuôi dạy chúng. Rồi chúng ngày một lớn, chúng lớn mà không khôn. Chúng chẳng học được cái hay cái tốt, chúng chỉ học cái xấu ở đời. Con chị nứt mắt đã đi theo giai, thằng em suốt ngày đánh điện tử. Ông đổ bệnh. Ông chữa bệnh bằng rượu. Tôi nhìn thấy rất rõ ràng cái cảnh ông nằm trên cánh tay người vợ gày còm thổ ra từng vốc máu. Vợ ông gào lên nức nở: Chết đi cho nhẹ thân ông ơi. Không ông không chết. Chỉ lát sau ông bắc cái ghế đẩu ra trước nhà nhe bộ răng mòn đến tận lợi lẩm bẩm: "Chán chả buồn chết. Chán chả buồn chết...". Rồi ông lại uống rượu. Ông nói với vợ: "Bà đừng có hòng mong tôi chết trước chúng nó. Tôi sống để xem chúng chết".Tôi lại nhìn thấy tim ông đau từng cơn nức nở, có lúc nó cũng muốn lịm đi.Người thứ hai tôi gặp là một người đàn bà. Một người đàn bà đã già đang nằm thoi thóp thở. Hai tay người đàn bà ôm một lọ đường trắng. Môi bà khô nứt nẻ. Bà phều phào: "Tôi đói lắm, tôi khát lắm". Tôi muốn giúp người đàn bà đó. Tôi đi tìm một ít nước. Tôi định bụng sẽ lấy lọ đường trong tay người đàn bà để pha. Chắc là khi được uống nước đường thì người đàn bà sẽ đỡ đói và khát.Tôi thò tay lấy lọ đường một cách bình thường. Tôi nghĩ người đàn bà đã yếu ớt lắm, có lẽ đã mất trí nữa. Tôi bỗng giật nảy người khi người đàn bà đó cào mạnh vào tay tôi khi nó gần chạm vào lọ đường. Rồi người đàn bà gào rú lên: "Quân ăn cướp". Mắt người đàn bà sáng quắc như diều hâu. Tôi sợ hãi, thanh minh: "Tôi thấy bà đói và khát quá nên định pha cho bà ít nước đường, bà uống vào sẽ hết đói và khát".Người đàn bà đã như lại lịm đi, miệng lẩm bẩm: "Tôi đói và khát quá. Tôi đói và khát quá". "Vậy thì để tôi pha cho bà một ít nước đường". "Nay tôi uống hết rồi thì ngày mai tôi sẽ bị chết đói" - Người đàn bà phều phào nói với tôi. "Nhưng bà yếu quá rồi, uống một chút thôi". "Tôi đói và khát lắm". Người đàn bà lại rơi vào trạng thái lẫn, không nghe được lời tôi nói nữa nhưng hai tay vẫn quặp chặt lấy lọ đường.Người đàn bà đã ôm lọ đường trong tay nằm trên giường từ nhiều ngày rồi. Bà ta rất sợ mình bị chết đói nên đã mua và cất lọ đường này đã lâu. Bà ta chuẩn bị cho cái ngày già yếu không thể cất nhấc chân tay để nấu nổi hạt cơm cho vào bụng. Nhưng bà ta là người nghĩ rộng, chỉ có một lọ đường nếu ăn thì sẽ hết, nên bà ta cố nhịn.Tôi đã nhìn thấy câu chuyện của người đàn bà này. Đó là một người đàn bà rất đẹp. Cái thuở xa xôi ấy, ở cái vùng chiêm khê, mùa thối bỗng sinh ra một cô gái xinh đẹp lạ thường. Sắc đẹp của cô gái lan đi rất xa. Có một gã nhà giàu mang thóc lúa đến mua gái đẹp. Cha mẹ cô gái gạt nước mắt gả con có 10 thùng thóc, những mong con được vào chỗ no ấm. Gã nhà giàu đã có vợ con nên cô gái xinh đẹp phải làm lẽ.Vợ cả ghen đánh đòn chí tử. Gã nhà giàu bèn dựng nếp nhà 3 gian gỗ gụ cho vợ lẽ ở giữa cánh đồng. Vợ lẽ xinh đẹp nên suốt ngày gã ở ngoài đồng. Rồi vợ lẽ sinh liền cho gã 3 thằng con đẹp như tượng, trong khi vợ cả lại sinh toàn con gái. Vợ cả bị ruồng bỏ bèn nghĩ kế, quản lý hết thóc lúa tiền bạc. Gã nhà giàu phút chốc trắng tay. Gã bèn phải quay về nịnh vợ cả. Vợ cả ra giá, ba ngày ở với vợ cả, một ngày ở với vợ lẽ. Gã nhà giàu cũng đến lúc no xôi chán chè cô vợ lẽ 3 con. Gã thích thú cảnh đi săn những cô gái quê.Cô vợ lẽ đã quen cảnh chồng chiều, bỗng thù hận. Cái thói đàn ông, con ong đã tỏ đường đi lối về là chán thì thôi đành. Đây còn đẻ cho dòng dõi nhà nó những 3 thằng con trai mà nó cũng không biết điều. Một đêm dài dặc chờ chồng, cơn thù hận nổi lên uất nghẹn, người đàn bà đã nổi lửa đốt nếp nhà có 3 đứa con đang ngủ say trong đó rồi cứ thẳng hướng nam mà đi. Nhập vào đoàn người tản cư, bà ta đi sang Lào, rồi qua Thái Lan.Ở Thái Lan bà ta lấy được một người đàn ông tử tế, sinh được những đứa con tử tế. Gia đình bà ta no đủ lắm. Rồi một ngày kia gia đình thấy bà ta biến mất. Bà ta không mang theo tiền bạc, chỉ mang theo một lọ đường. Bà ta về cánh đồng xưa dựng lên một túp lều. Người ở đây không còn ai nhớ bà ta. Bà ta cũng không hỏi ai về trận hoả hoạn năm xưa trên cánh đồng này. Bà ta mò cua bắt ốc để sống. Bà ta sống thọ lắm, lạ thế. Khi tôi gặp bà ta ôm lọ đường rên rỉ đói khát thì bà ta đã 90 tuổi rồi.Từ cánh đồng của người đàn bà ôm lọ đường, tôi lọt ngay vào một căn phòng tối om, ẩm mốc và đầy mùi hôi thối, Căn phòng tối đến mức tôi không nhìn thấy ai cả. Tôi chỉ nghe những tiếng nói phát ra. Tiếng nói của hai người đàn bà.- Chị xin em, em tha cho nó đi. Em tha được cho người là em đã tha cả cho mình. Tội lỗi này đâu phải một mình nó đâu.- Em không thể tha được cho nó đâu chị ơi. Chị muốn em chị chết à? Chị không giúp em thì em chết mất. Em phải rửa hận. Giúp em đi chị, em chết mất.- Tội lỗi quá em ơi. Nó đã không được làm người thì để cho nó về với đất, sao em nỡ đầy đọa nó thế em ơi.- Em đây, con người hẳn hoi đây, sống không được mà chết cũng không xong mà chị còn chả thương, chị lại đi thương giọt máu.- Nó đâu còn là giọt máu nữa em. Nó có hình hài rồi.- Chị không giúp em, em cắn lưỡi em chết đây.- Chị giúp, chị giúp.Tôi nhìn thấy một cái lọ trắng, trong đựng một thứ nước trắng, trong thứ nước trắng có một hình hài đã đủ cả tay chân mắt mũi và một cái cu bé xíu như hạt vừng. Cái lọ trắng được đựng vào một cái hộp đỏ buộc nơ đỏ, gửi đến cho một người đàn ông. Tôi không nhìn thấy người đàn ông ấy đã nhận món quà này thế nào.Trong căn phòng tối ấy tôi vẫn không nhìn thấy gương mặt của hai người đàn bà. Tôi chỉ nghe tiếng của họ.- Chị đã gửi cái lọ đi chưa?- Chị gửi rồi.- Nó có trả lời gì không?- Không em ạ.- Chị đã gửi cái lọ đi chưa?- Rồi em ạ.- Có trả lời gì không?- Không thấy.- Gửi đi chưa?- Rồi.- Trả lời gì không?- Không.Tôi không nghe thấy tiếng họ nữa.Tôi đi xuyên qua những tấm gương đến thời đại của tôi. Tôi thấy những kẻ đã đánh tôi bầm giập cùng ngồi quanh một mâm cỗ đầy sơn hào hải vị. Lạ kỳ họ ngồi trước những món ăn ngon mà trông bản mặt họ không có chút nào sảng khoái, mà lại đằng đằng sát khí. Họ ngồi chống đũa chẳng buồn gắp. Tôi nhìn những món ăn đang thiu dần trong ánh mắt chán chường của họ. Rồi tất nhiên tiếng phải cất lên:- Tôi hận nó kinh khủng. Chỉ còn 6 tháng nữa là tôi hạ cánh an toàn mà nó phá ngang. Tôi liều chết với nó. Về hưu thì có ngang gì chết. - Nó phá ngang miếng ăn béo bở của tôi bảo làm sao tôi tha cho nó được.- Tôi yêu sếp là chuyện của tôi, còn chuyện tôi có chồng cũng là chuyện của tôi cớ sao lại là phạm tội nọ kia nhỉ. Tôi hận nó vì nó lại xọ vào chuyện riêng của tôi. Tiếng người đàn bà thỏ thẻ.- Còn tôi í à, chả phải duyên cớ nọ kia dài dòng. Cứ nhìn cái bản mặt của nó hay được lên tivi là tôi điên. Tôi ghét cay ghét đắng. Cái cục hận nó cứ chèn vào cổ tôi - tiếng người đàn bà thé thé.- Nào rót rượu đi. Chúng ta cụng ly vì một chữ hận. Hận thì phải giết. Giết quách đi là đỡ ngứa mắt. Anh Chớ, anh có mấy đứa em du thủ du thực, gọi chúng đến đấy.Mấy chữ du thủ du thực như những nhát búa đập mạnh vào đầu tôi làm tôi choàng tỉnh, ra khỏi cõi thù hận. Tôi nằm trên giường, toát dương, người run lẩy bẩy. Du thủ du thực du thủ du thực du thủ du thực... từng chữ không ngừng đấm vào trí não tôi. Du thủ du thực? Chúng là ai thế? Chúng là niềm tin hay đấng cứu thế? Chính tôi, kẻ đi tìm công lý mà không thấy, cũng đã vin vào chúng để mà hy vọng, để có niềm tin, rằng cái ác sẽ được trừng trị. Còn những kẻ ra tay với tôi cũng vì một chữ hận.Chữ hận của tôi, tôi cho là vì cái ác. Chữ hận của chúng, chúng cũng bảo vì cái ác. Chúng làm ăn không minh bạch nhưng chúng ăn của nhà nước, của nhân dân chứ chúng ăn gì của tôi đâu mà tôi lại dám cản chúng. Qua cõi hận thù tôi bỗng hiểu một điều rất hiển nhiên là vậy. Nhưng cái tôi không thể nào hiểu ngay là cái ác nào sẽ bị trừng trị?Tôi sợ run người. Tôi co người lại, hai tay ôm lấy đầu, hai chân co vào ngực. Điện thoại nhà tôi đổ dồn, mãi tôi mới áp được nó vào tai. Tôi phều phào: "A lô". Thằng em nghịch tử của tôi giọng hoảng hốt: "Chị sao thế, chị bị ốm à?". "Du thủ du thực" - tôi phều phào và cũng chẳng hiểu mình đã nói gì."Chị sao thế? Ai du thủ du thực?". "Du thủ du thực" - tôi lại phều phào. "Chị này, chị bảo em du thủ du thực à? Không, em đã tử tế rồi chị ạ. Mấy tháng nay em chị đã suy nghĩ rất chín chắn. Ở đời chẳng mấy kẻ khốn nạn mà tồn tại bền lâu đâu chị. Làm người tử tế sướng hơn chị ạ. Người tử tế thì hay chịu thiệt thòi, dẫu có thiệt thòi vẫn là người tử tế. Em không ngao du với lũ du thủ du thực nữa đâu. Mà cái lũ bạn du thủ du thực của em chúng cũng tử tế rồi. Hôm nào em rủ chúng đến nhà chị, chị nấu cơm cho chúng ăn nhé. Cơm nhà chị có cái quái gì đâu mà sao chúng cứ thích ăn. Chị giữ gìn sức khoẻ chị nhé".Tôi buồn ngủ. Một cơn buồn ngủ đầy bất trắc. Tôi cố cưỡng lại cơn buồn ngủ. Tôi rất sợ lại đi vào cõi hận thù. Nhưng tôi không thể, tôi đã lại chìm đắm vào sự hoan lạc điên cuồng của cõi hận thù. Mục lục Cõi thù hận Cõi thù hận Y BanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Báo Lao ĐộngĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 27 tháng 8 năm 2007
vanhoc
Thỏ đảo Enderby là một giống thỏ có nguồn gốc từ New Zealand. Chúng là một biến thể hiếm có của giống thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus). Nó bắt nguồn từ thỏ du nhập đến Đảo Enderby, một hòn đảo không có người ở trong Quần đảo Auckland của New Zealand, từ Úc vào tháng 10 năm 1865 để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm. Đặc điểm Hơn 130 năm bị cô lập chúng đã trở thành một loại đặc biệt. Các con thỏ cuối cùng bị tận diệt vì lý do quản lý động vật hoang dã từ Đảo Enderby vào đầu những năm 1990, nhưng một nhóm chăn nuôi giữ 49 con thỏ đã được cứu bởi Hiệp hội bảo tồn các giống quý hiếm của New Zealand vào tháng 9 năm 1992. Là một giống thỏ Đảo Enderby không chỉ hiếm mà còn nguy cơ tuyệt chủng do số lượng lớn các giống lai tạo với các cá thể thỏ Enderby với các giống thỏ nhà khác. Đảo Enderby Thỏ chủ yếu là màu xám bạc, với một lớp lông tơ màu đá phiến xanh. Đầu, tai và đuôi rất tối, đôi khi màu đen. Do một gen lặn, một tỷ lệ nhỏ của thỏ được sinh ra kem hoặc màu be. Thỏ trưởng thành nặng khoảng 2 kg. Chúng là vật nuôi nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh (chốn trạy, sợ tiếng động), khả năng thích ứng với môi trường kém. Cần tránh tiếp xúc với các loài động vật khác, đặc biệt là chuột. Nếu ban ngày chúng ăn không hết thức ăn thì cần vét sạch máng, nếu thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ. Dạ dày chúng co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Nhiều con bị chứng sâu răng hành hạ và có vấn đề về tiêu hóa. Chúng cũng bị mắc một số bệnh như bại huyết, ghẻ, cầu trùng, viêm ruột, do ăn thức ăn sạch sẽ, không bị nấm mốc. Nếu thấy chúng có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy. Chúng hiếu động và ham chạy nhảy, sinh trưởng tốt, nuôi chúng không cần nhiều diện tích. Chăm sóc Cho ăn cà rốt có thể khiến chúng bị sâu răng, cũng như gây nên những vấn đề về sức khỏe khác. Cà rốt và táo chứa nhiều đường thực vật, chỉ nên cho thỏ ăn những loại này ít. Chúng thích cam thảo nhưng nó lại không tốt bởi thỏ không thể tiêu hóa đường. Chúng thông thường không ăn rau củ có rễ, ngũ cốc hoặc trái cây, đặc biệt là rau diếp. Nên cho thỏ ăn cỏ, cải lá xanh đậm như bắp cải, cải xoăn, bông cải xanh (phải rửa sạch). Luôn có thức ăn xanh trong khi chăm sóc, lượng thức ăn xanh cho chúng luôn chiếm 90% tổng số thức ăn trong ngày. Có thể cho chúng ăn thêm thức ăn tinh bột, không được lạm dụng vì chúng sẽ dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến chết. Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc. Tham khảo Enderby Island Rabbits accessed ngày 3 tháng 1 năm 2008 Giống thỏ
wiki
Cá tráo mắt to (Danh pháp khoa học: Selar crumenophthalmus) là một loài cá trong họ Cá khế Carangidae trong Bộ Cá Vược, thuộc chi cá tráo (Selar) phân bố ở Hồng Hải, Ấn Độ Dương, Indonexia, Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản và vùng biển nhiệt đới bờ tây Thái Bình Dương. Đặc điểm Thân dài, dẹp bên, viền lưng hơi thẳng hơn viền bụng. Toàn thân, phần trên nắp mang, má và xương hàm trên phủ vảy tròn nhỏ. Đường bên hoàn toàn, đoạn trước chỉ hơi cong, đoạn sau thẳng từ phía dưới tia vây lưng thứ 8 – 10, có 51 – 63 vảy thường phủ trên đoạn cong và một phần đoạn thẳng, 30 -38 vảy lăng phủ trên đoạn thẳng còn lại. Phía trước vay lưng thứ nhất không có gai mọc ngược. Bắp đuôi ngắn. Đầu tương đối lớn, dẹp bên. Góc trên xương nắp mang chính có một số gai dài dẹt, đoạn giữa mép sau xương nắp mang chính và mép dưới, mép sau xương nắp mang trước hình răng cưa. Khe mạng rộng, màng nắp mang không liền với ức. Lược mang dài, dẹt và cứng. Một số tia vây phía trước của vây lưng thứ hai kéo dài thành đỉnh nhọn. Vây hậu môn đồng dạng với vây lưng thứ hai. Vây ngực hình lưỡi liềm, dài hơn chiều dài đầu. Vây bụng nhỏ, ở dưới vây ngực. Vây đuôi xẻ thành hai thuỳ rộng, mút vây nhọn, có 15 tia vây phân nhánh. Lưng màu xanh xám, phần bụng màu trắng, nắp mang không có vết đen hoặc có nhưng mờ. Vây lưng và vây đuôi màu đen nhạt. Mõm tương đối dài nhọn. Mắt rất lớn, đường kính lớn hơn chiều dài mõm. Màng mỡ rất phát triển chỉ để hở 1 khe hẹp ở giữa mắt. Loài này có thể dài 2/3 mét. Thức ăn là các loại cá nhỏ. Manh tràng khoảng 23-28 cái. Khoảng cách 2 mắt rộng, cao tròn. Mỗi bên 2 lỗ mũi hình khe, vị trí gần sát mặt lưng của đầu. Miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hơn hàm trên. Môi trên hẹp, môi dưới rộng và dày. Xương hàm trên phát triển, kéo dài đến phía dưới viền trước đồng tử mắt. Răng nhỏ nhọn, hàm trên có hai hàng ở đoạn trước, một hàng ở đoạn sau, hàm dưới có một hàng. Răng mọc thành hình chữ Y, trên xương lá mía mọc thành đai, trên xương khẩu cái mọc thành đám rộng trên lưỡi. Chú thích Tham khảo Rroese, Rainer and Pauly, Daniel, eds. (2014). "Selar crumenophthalmus" in FishBase. August 2014 version. "Selar crumenophthalmus (Bloch, 1793)". FAO Species Fact Sheets. FAO Fisheries and Aquaculture Department. 2015. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2015. Welch, A.; Hoenig, R.; Stieglitz, J.; Daugherty, Z.; Sardenberg, B.; Miralao, S.; Farkas, D.; Benetti, D. (2013). "Growth rates of larval and juvenile bigeye scad Selar crumenophthalmus in captivity". SpringerPlus 2: 634. doi:10.1186/2193-1801-2-634. Xavier Romero-Frias, The Maldive Islanders, A Study of the Popular Culture of an Ancient Ocean Kingdom, Barcelona 1999, ISBN 84-7254-801-5 Moravec, František; Justine, Jean-Lou (2014). "Philometrids (Nematoda: Philometridae) in carangid and serranid fishes off New Caledonia, including three new species". Parasite 21: 21. doi:10.1051/parasite/2014022. ISSN 1776-1042. PMC 4023622. PMID 24836940. open access publication - free to read Liên kết ngoài Australian Museum Fish Site species page Guam Department of Agriculture's Division of Aquatic & Wildlife Resources species page Bigeye scad stock video footage University of Rhode Island page with sound files of bigeye scads producing grating sounds with their teeth Selar Cá Hawaii Cá Đại Tây Dương Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương
wiki
Ole Worm (13 tháng 5 1588 - 31 tháng 8 năm 1654) là thầy thuốc và nhà khảo cổ người Đan Mạch, người có đóng góp trong môn Phôi học (Embryology) và sưu tập nhiều vật lạ hiếm quý. Cuộc đời và Sự nghiệp Ole Worm sinh tại Aarhus, là con của Willum Worm - thị trưởng thành phố Aarhus. Ông nội của Worm là Johan Worm, theo đạo Tin Lành, đã rời bỏ Arnhelm (Gelderland, Hà Lan) thời đó do người Công giáo cai trị sang định cư tại Aarhus. Sau khi học trường Ngữ Pháp Aarhus, Worm sang học ở Đại học Margburgh (Đức) năm 1605 rồi Đại học Basel (Thụy Sĩ) và tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa năm 1611. Trở về Đan Mạch, Worm học tiếp Đại học Copenhagen và đậu bằng Thạc sĩ Văn chương năm 1617. Worm hành nghề bác sĩ bên Anh quốc một thời gian rồi trở về giảng dạy tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, Vật lý và Y học ở Đại học Copenhagen từ năm 1624 cho tới chết. Worm cũng là ngự y của vua Christian IV của Đan Mạch và đã ở lại Copenhagen khi nơi đây bị nạn Dịch hạch để chữa bệnh cho mọi người, kể cả các người nghèo. Ole Worm kết hôn với Dorothea Fincke, con gái của Thomas Fincke, nhà toán học Đan Mạch Về Y học, Worm có nhiều đóng góp trong môn Phôi học. Các xương nhỏ ở khớp bộ xương sọ được gọi theo tên latin hóa của Worm là Wormian bones (các xương Worm). Về mặt khảo cổ, Worm nổi tiếng là nhà sưu tập văn hóa cổ Bắc Âu. Worm đã viết nhiều khảo luận về các bia đá khắc chữ rune và sưu tập các bản văn viết bằng chữ rune. Năm 1626 Worm xuất bản quyển "Fasti Danici" (Niên đại Đan Mạch) gồm các kết quả nghiên cứu về chữ rune. Năm 1636, Worm xuất bản quyển "Runir seu Danica literatura antiquissima" (Chữ Rune: Văn hóa Đan Mạch cổ xưa nhất), một tài liệu sưu tập các bản văn chữ rune phiên âm. Năm 1643 Worm xuất bản quyển "Danicorum Monumentorum" (Các công trình nghệ thuật Đan Mạch). Đây là một trong số rất hiếm tài liệu mô tả các bia đá khắc chữ rune cổ còn tồn tại tới nay. Năm 1641 Worm viết một bài khảo luận với hình vẽ về 2 Sừng bằng vàng, báu vật của Đan Mạch từ thế kỷ thứ V sau Công nguyên, dưới tên "De aureo cornu" Worm cũng sưu tập vô số các vật hiếm quý, từ các cổ vật của các dân tộc ở Tân thế giới tới các xác động vật nhồi, các vật hóa thạch vv... và lập một nhà bảo tàng mang tên "Museum Wormianum", đồng thời viết Tập danh mục các vật trong nhà bảo tàng này. (Người ta đã xuất bản Tập danh mục Museum Wormianum năm 1655 tại Leyde (Hà Lan), sau khi Worm qua đời). Ngoài các sưu tập, Worm cũng nghiên cứu động vật và đưa ra kiểu giải thích khoa học giữa ranh giới cũ và hiện đại, bằng cách phân tích dựa trên kinh nghiệm. Worn xác định con kỳ lân (unicorn) không tồn tại và cái sừng mà người ta gán cho nó, thực ra là của con kỳ lân biển (narwhal), cũng như con chuột lemmut (lemmings) là con vật thuộc bộ gặm nhấm chứ không phải một loài tự sinh (spontaneously generated) từ khí quyển như người đương thời tin tưởng (Worm, 1655, trang 327). Worm cũng miêu tả chi tiết con chim thiên cầm (bird of paradis) cũng có chân như các chim khác - trái với điều mà người đương thời tin tưởng. Worm đã dành 22 trang nói về loài chim trong Tập danh mục nêu trên. Sau khi Worm qua đời, bộ sưu tập trong nhà bảo tàng nói trên thuộc về vua Frederik III của Đan Mạch. Ole Worm trong văn chương tiểu thuyết Từ đầu thế kỷ 20 nhân vật Worm được một số tác giả đưa vào tiểu thuyết. Ví dụ tác giả người Mỹ H.P.Lovecraft (1890-1937) đã tạo ra nhân vật Olaus Wormius (tên latin hóa của Ole Worm), một dịch giả thông thái, đã dịch các bản văn tiếng Ả rập sang tiếng latin và là tác giả của sách ma thuật "Necronomicon". Trong sách này Lovecraft tả Worm là một linh mục Dòng Đa Minh và đặt lộn Worm vào thế kỷ thứ 13. Chú thích Tham khảo Michael Walters (2003). A Concise History of Ornithology, Yale University Press (New Haven, Connecticut): 225 trang (da) Các thư do Ole Worm viết và các thư gửi tới Worm, I - III, dịch từ tiếng latin của H.D. Schepelern và Holger Friis Johansen. Copenhagen, 1965-68 (da) H.D.Schepelern, Museum Wormianum: Dets Forudsætninger og Tilblivelse, Aarhus, 1971 Liên kết ngoài Các tác phẩm của Ole Worm được số hóa bởi Đại học Strasbourg Computus Runicus. ''A Runic Calendar collected by Wormius in Gotland Về Ole Worm trong Từ điển Tiểu sử Đan Mạch. Về Ole Worm ở Phòng Nghệ thuật Nhà Vua Sinh năm 1588 Mất năm 1654 Nhà khảo cổ Đan Mạch Nhà y học Đan Mạch Mất năm 1655
wiki
Năm tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng được đặt cùng một chiếc khác dự định đặt cái tên HMS Agincourt, theo tên trận Agincourt vào năm 1415: HMS Agincourt (1796) là một tàu chiến tuyến hạng ba 64 khẩu pháo mua lại từ Công ty Đông Ấn, nơi nó được đặt tên Earl Talbot vào năm 1796, trở thành một tàu trại giam năm 1812 và đổi tên thành HMS Bristol trước khi bị bán vào năm 1814 HMS Agincourt (1817) là một tàu chiến tuyến hạng ba 74 khẩu pháo hạ thủy năm 1817, được dùng cho dịch vụ cảng từ năm 1848, đổi tên thành HMS Vigo năm 1865 và bị bán năm 1884 HMS Agincourt (1865) là một tàu frigate bọc sắt thuộc lớp Minotaur hạ thủy năm 1865, được đổi tên thành HMS Boscawen và được dùng cho dịch vụ cảng từ năm 1904, đổi tên thành HMS Ganges II vào năm 1906, trở thành một tàu tiếp than tên C109 vào năm 1908 và bị tháo dỡ vào năm 1960 HMS Agincourt dự định là một thiết giáp hạm thứ sáu thuộc lớp Queen Elizabeth, được đặt hàng vào năm 1914 nhưng bị hủy bỏ cùng năm đó HMS Agincourt (1913) là một thiết giáp hạm nguyên được chế tạo cho Brazil như là chiếc Rio de Janerio và được hạ thủy vào năm 1913, được bán trước khi hoàn tất cho Thổ Nhĩ Kỳ như là chiếc Sultan Osman I, nhưng trước khi chuyển giao lại bị Hải quân Hoàng gia trưng dụng khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Nó đã hiện diện trong trận Jutland và bị bán để tháo dỡ vào năm 1922 HMS Agincourt (D86) là một tàu khu trục lớp Battle hạ thủy năm 1945, cải biến thành một tàu canh phòng radar năm 1959 và bị tháo dỡ năm 1974 Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh
wiki
nhỏ|Biệt thự "Harenda" (2008) nhỏ|Lăng mộ của Kasprowicz và vợ Biệt thự "Harenda" (tiếng Ba Lan: Willa „Harenda”) là ngôi nhà của nhà thơ người Ba Lan Jan Kasprowicz, tọa lạc trên sườn núi Gubałówka ở Zakopane, Ba Lan. Lược sử hình thành Năm 1923, Jan Kasprowicz mua biệt thự này với giá 500 bảng Anh từ họa sĩ người Anh Winifred Cooper bằng tiền nhuận bút kiếm được từ việc dịch các tác phẩm của Shakespeare. Hiện nay, trong biệt thự có Bảo tàng văn học và tiểu sử Kasprowicz. Jan Kasprowicz chỉ sống ở Harenda trong 3 năm và mất vào năm 1926. Bảy năm sau, một lăng mộ bằng đá granit do kiến trúc sư Karol Stryjeński thiết kế được xây dựng bên cạnh biệt thự. Khi việc xây dựng hoàn thành, tro của Jan Kasprowicz được chuyển đến đây. Năm 1950, theo ý tưởng của vợ nhà thơ là Maria, Bảo tàng văn học và tiểu sử Kasprowicz được thành lập trong biệt thự. Năm 1964, Hiệp hội những người bạn của sự sáng tạo của Jan Kasprowicz được thành lập tại Bảo tàng. Hiệp hội này thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, đọc sách và các đêm thơ Jan Kasprowicz cho đến ngày nay. Triển lãm Theo ý muốn của góa phụ Kasprowicz, Bảo tàng văn học và tiểu sử Kasprowicz giữ lại nguyên vẹn diện mạo của biệt thự từ thời nhà thơ còn sống. Khách tham quan có thể vào xem ba phòng: phòng ăn, phòng khách và phòng ngủ. Bảo tàng trưng bày các đồ gia truyền, đồ gia dụng, tranh vẽ và những thứ khác của gia đình Kasprowicz. Tham khảo Bảo tàng Ba Lan
wiki
Nguyễn Đình Tú Đay gieo mùa thương khó Thế là mấy cây đay giống đã ra hoa! Hoa đay hơi giống hoa rau muống nhưng to hơn, hình chuông, có màu phơn phớt tím. Thân đay xù xì nhiều gai, lá đay ram ráp xoè ra như bàn tay nhưng hoa đay lại thanh thoát mềm mại, thường rụt rè, e thẹn mở cánh trắng mỗi độ thu về. Mẹ Hằng trồng đay giống ở mảnh vườn sau nhà. Khi cây cao ngang ngực thì mẹ cắt ngọn để đay ra nhánh. Đay ngoài bãi được thu hoạch cũng là lúc đay giống trong vườn nhà trổ hoa. Ngồi bên máy đánh đay, nhìn hoa đay như ngàn bướm vờn nơi góc vườn, Hằng hiểu rằng thế là mùa đay đã hết. Ít ngày nữa đay sẽ tụ quả, mẹ sẽ lấy quả đay chín cho vào bao tải rồi dùng vồ đập để tách hạt cất đi, đợi ra giêng mới lại đem cấy. Mẹ Hằng có kinh nghiệm gi giống tốt nên ruộng đay ngoài bãi năm nào cây cũng lên cao hơn ruộng đay nhà người khác. Việc gặt đay, tước vỏ, cạo gai rồi chẻ đay, vê đay, ra guồng, sổ sợi đã quá quen với Hằng suốt bao nhiêu năm rồi. Nhưng bước sang mùa đay này, tự nhiên Hằng thấy mình rơi vào một tâm trạng lạ lắm. Mùa đay năm kia cái Nhài lấy chồng. Thế là đứa lắm mồm nhất trong đám bạn bè của Hằng qua sông, sang đò đi làm dâu nhà người. Mùa đay năm ngoái cái Miền dỗi anh Dương, bỏ làng lên tỉnh làm thuê. Đám bạn của Hằng cứ ngày một rã ra, tan đi trước bao nẻo đời cuộn chảy. Mấy đứa trong ca đoàn chơi với nhau bây giờ chỉ còn mình Hằng ở lại làng thôi. Còn một người nữa học cùng với Hằng năm cấp hai, thuộc họ Liễu, đầu năm nay cũng đi xa. Hôm chia tay, Hằng chẳng nói được gì với người ấy. Hai năm không phải là dài nhưng sau hai năm ấy Hằng sẽ bước sang tuổi 20, tuổi mà con gái ở làng không bao giờ muốn bước qua nếu chưa có ai đưa đến nhà thờ làm lễ trao nhẫn cưới. Sau mười ngày, Hằng nhận được thư. Người ấy đóng quân ở trung đoàn Đồng Bằng, bảo rằng rất nhớ mùa đay quê nhà, nhớ dáng Hằng xoã tóc ngồi chẻ đay, nhớ những buổi tối rúc rích vui cười cùng đám ca đoàn họ An Thọ, nhớ những lần hai đứa đi lễ nhà thờ họ Liễu vô tình mà gặp nhau… Ngày người ấy đi cũng là ngày toàn xứ vào mùa đay. Mùa thương khó thường bắt đầu vào mùa xuân, cũng là mùa cấy đay. Buổi lễ cuối cùng mà Hằng và người ấy gặp nhau là lễ vào mùa. Người ấy còn xuống nhà Hằng cấy hộ nửa ruộng đay mới lên đường nhập ngũ. Bây giờ đay đã thu hoạch xong. Hoa đay phơ phất chuẩn bị khép nhụy làm quả. Hằng không đi lễ nhà thờ Liễu nữa mà đi lễ nhà thờ Bái. Hằng thường đi một mình, chẳng thiết mặc áo dài trắng. Năm nay hình như thiên hạ cưới nhiều hơn mọi năm. Ở làng cũng có mấy đứa đang rục rịch chuyện chồng con. Hằng tự nhiên trở nên hay nghĩ ngợi, đôi lúc vẩn vơ, ngồi trước toà xưng tội chẳng biết nói gì, chỉ thấy trong lòng trống rỗng… Đống đay chẻ vừa vê hết thì Miền sang như đã hẹn. Hằng thu chỗ sợi đay vừa sổ lại rồi vào buồng thay áo dài. Hôm nay Hằng muốn diện một chút vì cũng khá lâu rồi Hằng mới lại đi nhà thờ cùng với Miền và Nhài. Miền ở trên tỉnh về nghỉ đã gần một tuần. Nhài thì mới về hôm qua. Chồng Nhài chết đã hơn một năm. Nhài goá bụa ở tuổi mười bảy. Nhài gầy và xanh lắm, chắc suy sụp sau cái chết của chồng. Miền xanh xao như người mắc bệnh vậy. Hằng hỏi: "ở trên tỉnh về mà như thế này à?". Miền cười gượng: "Thì cũng phải có lúc ốm đau chứ, rồi sẽ khoẻ lại thôi". Hằng dắt xe đạp lên đê rồi đèo Miền tới nhà Nhài. Nhài đứng đợi sẵn ở cổng, từ xa đã nhìn thấy bóng áo trắng lấp ló bên bụi tre già. Cả ba đạp thẳng tới nhà thờ Bái. Hôm qua ba đứa hẹn nhau hôm nay đi nhà thờ sớm để xưng tội. Nhài và Miền dường như có nhiều ẩn ức. Còn Hằng thì chẳng đi đến đâu, chẳng rời khỏi chiếc máy đánh đay nên tự thấy tội lỗi trong mình không nhiều. Nhưng Hằng có một nỗi lo. Nỗi lo ấy đang lớn dần, đang biến Hằng thành người có tội. Lát nữa rồi Hằng cũng sẽ thành tâm xưng tội. Nhà thờ khá vắng vẻ. Ba đứa Hằng chỉ phải chờ một lúc là đến lượt. Miền nhận vào trước. Toà xưng tội giống như một tấm bình phong hình chữ nhật, phần trên khuôn theo cửa tò vò, đường viền có chạm trổ hoa văn phun nhũ vàng. Bề mặt tấm bình phong có hình Đức Mẹ và các Thiên Sứ. Ở chính giữa là một cửa sổ nhỏ bằng cuốn vở học trò, có ba thanh gỗ chắn dọc. Khung cửa ấy được che bằng một tấm vải màu vàng. Đức Cha tinh thần ngồi nghiêng sau tòa xưng tội, tai ghé vào tấm vải mềm chăm chú lắng nghe. Miền bước đến trước tòa và rì rầm những điều cần xưng vào khoảng trống có ba song gỗ đó. Nhài và Hằng ngồi chờ ở hàng ghế thứ ba, bên phải giáo đường. Cả buổi chiều hôm ấy thời gian xưng tội chỉ đủ để dành cho ba đứa Hằng. Ngoài sân nhà thờ, lá vàng rải kín lối đi. Nắng thu rọi những tia sáng mảnh mai qua nóc tháp chuông, dệt một không gian yên bình. Câu chuyện xưng tội của Miền:Sau khi nhà Dương cho người sang đến lần thứ ba mà Miền vẫn dửng dưng thì mẹ Miền đã phải gắt lên: "Mày có định lấy chồng không để tao còn liệu, việc cưới gả cho mày chứ có phải tao đâu mà cứ để tao phải nhiều lời thế?". Miền chẳng biết trả lời thế nào. Chẳng lẽ lại bảo không yêu Dương? Cũng không thể bảo là nhà Dương nghèo. Mà Miền thì đã hẹn với người ta rồi. Miền sẽ lên tỉnh. Từ bé đến giờ Miền có được ở phố ngày nào đâu. Đến trường với chúng bạn được vài ba lớp thì ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng. Chớm bước vào tuổi thiếu nữ đã thấy chúng bạn rủ nhau đi lấy chồng. Có đứa vừa mới biết mặc áo lót được mấy ngày đã có người mang trầu cau đến xin hỏi cưới. Tất bật một thời niên thiếu, đến khi mái tóc vừa kịp xanh, dáng đi vừa kịp uyển chuyển, con mắt vừa kịp đen, đôi má vừa kịp hồng thì đã vội bán tuổi xuân cho cái gọi là làm vợ, làm mẹ. Miền không đẹp lắm nhưng cũng khá tự tin trong đám bạn cùng lứa. Dương hiền lành, nhà ở làng bên, đã ngỏ lời với Miền từ năm ngoái. Miền thấy cảm động trước Dương, đi chơi với anh thấy cũng vui vui, thỉnh thoảng anh không đến thăm cũng thấy nhơ nhớ. Nhưng Miền chưa muốn lấy chồng vào lúc này. Thế mà Dương lại không hiểu Miền. Dương không thể rời xa được cái cày, cái cuốc. Có lần đi đám qua làng Dương, Miền thấy anh quần ống thấp ống cao đang cùng đứa em gái ì ạch kéo xe phân ra ruộng. Tự dưng Miền thấy buồn quá. Về làm vợ anh thì rồi Miền cũng lại như mấy đứa bạn đã đi lấy chồng thôi. Miền không muốn như những chị những mẹ ở làng, suốt đời chỉ biết có công việc, không sao ngóc đầu lên được, thoát ra được dù chỉ để đứng mà thở, mà hát, mà xem lại mình là ai, mình có quyền hưởng những cái gì ở trên cõi đời này? Miền đã từng động viên Dương đi thoát ly nhưng Dương bảo: "Nhà chỉ có mình anh là trai, anh được hưởng cả cơ ngơi này, vừa nhà, vừa đất vườn, vừa ao, vừa ruộng đi làm đếch gì, ở nhà không sướng hơn sao?". Miền chỉ còn biết thở dài thất vọng. Căn nhà ba gian dột nát kia rồi mai đây Miền lại cùng anh nghe thời tiết mà kèo cột chống đỡ, đất vườn toàn những cây còi cọc kia rồi cũng lại Miền đổ mồ hôi công sức xuống mới hy vọng có cái quả mà ăn, cả ao cá kia nữa có bao giờ được một con trên cân đâu. Dương tưởng rằng những thứ anh được thừa hưởng là thiên đường cho người bạn đời của anh ư? Hôm nọ có người giới thiệu cho Miền một chỗ làm ở trên phố. Ở đó người ta cần một phục vụ thức khuya dậy sớm, mỗi tháng nuôi ăn rồi còn trả 300 ngàn nữa. Vậy mà tối nào Dương cũng sang bàn chuyện cưới sớm cho kịp ra mạ cấy vụ mùa. Sao Dương không chịu hiểu Miền, dù chỉ là chuyện đừng bàn đến việc cưới hỏi vào lúc này? Sự thể đã thế Miền đành phải trả lời dứt khoát. Miền quyết định rời làng lên tỉnh. Công việc của Miền là nấu bốn chõ xôi, ninh hai nồi thịt mỗi sáng. Buổi chiều thì chuẩn bị ba nồi chè đỗ đen, một nồi chè sen và một nồi chè xanh. Bà chủ là một phụ nữ to béo, phốp pháp, bán hàng rất có duyên, tính tình lại rất xởi lởi, phóng khoáng. Mùa nào thức ấy, bà xoay đủ các món và món nào của bà cũng ngon, cũng vào hạng nhất ở thành phố này. Khách đến đông nườm nượp. Riêng bưng bê, thu dọn, rửa bát đĩa… cũng đã hai người đảm nhiệm. Việc của Miền là ở dưới bếp. Một tí muối của Miền cho vào chõ xôi hay năm lít rưỡi nước của Miền cho vào nồi chè đỗ đen cũng đủ để Miền có uy tín với bà chủ hơn hai người làm công khác. Miền thấy công việc này đáng yêu hơn làm ruộng nhiều. Lại được sống trong cái không khí náo nhiệt của phố xá. Nửa năm trôi qua rất nhanh và Miền đã có tới ba cái nhẫn đeo ở tay. Bây giờ Miền chả lạ gì những đồ dùng văn minh hiện đại. Miền biết sử dụng bếp ga, bếp điện, biết bật đầu video, mở đài đĩa để nghe nhạc. Thỉnh thoảng về thăm quê Miền cũng mua được cho bố mẹ và các em chút quà nhỏ. Miền sang thăm Dương và thấy anh chẳng có gì thay đổi. Anh lại đang đi tìm cho mình một người vợ đủ sức đảm đương cái thiên đường mà ông bà anh để lại. Miền vừa đùa vừa thật: "Chẳng lẽ anh Dương không thể chờ em được sao?" Dương thật thà: "Miền quyết đoán và thực tế hơn tôi tưởng, tôi không phải là đối tượng để Miền chọn". Thế là hết. Cái chớm nở đã vội tàn chỉ vì Miền khát khao được sống khác đi, khác với những cảnh sống đầy rẫy ở xung quanh. Miền thường về quê bằng xe ôm của một thanh niên điển trai, có khuôn mặt rất thật thà. Anh ta nói chuyện có duyên, thường khen Miền giỏi, bảo Miền là cô gái quê có nghị lực và còn tiên đoán sau này Miền sẽ là một người vợ đảm đang, tháo vát. Quả thật anh chàng làm Miền thấy thú vị. Lần nào về quê Miền cũng tìm đến với chiếc xe Simson của anh ta. Một hôm, sau khi đưa Miền về quê ra, anh chàng rủ Miền tối đi xem ca nhạc. Tối hôm ấy Miền được anh ta chở đi thăm thú nhiều nơi. Chẳng có ca nhạc gì cả, chẳng qua đó chỉ là cái cớ để anh ta được đi chơi cùng Miền thôi. Anh ta kể trước đây đã từng là công nhân ở một nhà máy cơ khí nọ, nhà máy ít việc anh phải nghỉ làm, chuyển sang chạy xe ôm. Miền tin anh và tối hôm ấy anh đưa Miền về khá sớm. Càng ngày Miền càng hay nói dối bà chủ để được đi chơi với anh. Bà chủ chẳng để ý đến sự thay đổi bất thường ở Miền vì Miền vẫn luôn hoàn thành công việc của mình, chẳng bao giờ phải để bà chủ phật ý. Miền đã làm tất cả chỉ để được gặp anh ta. Anh thường đưa Miền đến một căn lều ở bờ sông. Anh bảo anh cùng với một người bạn đang chung vốn buôn tre, luồng. Tre, luồng được tập kết hàng đống ở dưới bến sông. Căn lều thật vắng vẻ, gió sông thổi tới mát rượi. Anh còn bảo anh muốn lấy vợ nhưng tìm được một người vợ như Miền thật khó vì con gái thành phố không chịu thương chịu khó như ở dưới quê. Miền nghe anh nói mà cảm động đến lặng cả người đi. Miền cũng đã nghĩ đến một gia đình nho nhỏ, ở đó có anh và Miền. Anh sẽ chạy xe còn Miền mở quán bán xôi, bán chè. Cuộc sống sẽ tự do và dễ chịu hơn so với công việc đồng áng ở quê nhà. Những lần gặp nhau dấm dúi như thế Miền chẳng kịp đòi về nhà anh chơi. Nhưng Miền đã thuộc về anh thật rồi. Căn lều ở bờ sông vắng vẻ thế, gió sông thổi lên mát rượi thế, da thịt con gái ấm áp run rẩy thế, anh làm sao mà không động tình cho được. Rồi anh bảo anh đang muốn thay chiếc xe để chở được nhiều khách hơn nhưng còn thiếu một chút tiền. Miền đã đưa cả cho anh số vốn liếng dành dụm được của mình. Thì từ đây xe của anh cũng chính là xe của Miền kia mà. Nhưng sự đời đã chả đơn giản như Miền nghĩ. Anh ta đã cao chạy xa bay rồi bị bắt vì dính líu vào một vụ tiêu thụ của gian gì đó. Miền chết sững người, lòng như xát muối. Sao cuộc đời lại dành cho Miền cú vấp đầu đời đau đến thế? Miền xin về quê nghỉ để tìm lại cho mình trạng thái cân bằng. Miền đau mà không dám kêu, khổ mà không dám nói, buồn và không dám thổ lộ. Một mình Miền khư khư ôm vết thương lòng. Bên nhà Dương đã lục tục hỏi vợ mới cho anh rồi. Lại một cô bé vừa mới nứt mắt ở xóm dưới. Miền không nuối tiếc gì Dương. Miền chỉ trách mình dại. Dại lắm… Câu chuyện xưng tội của Nhài:Qua bến đò Ninh Cơ, cứ theo triền đê đi độ 7 cây số nữa là đến làng An Hoà. Đêm đầu tiên Nhài về làm cư dân An Hoà cũng là đêm cả một miền chăn gối quanh Nhài ướt đẫm nước mắt. Chàng trai ấy vẫn hiền lành và nhút nhát như thế dù bây giờ đã là chồng Nhài. Ánh trăng bàng bạc ngủ gật sau vườn chuối lâu rồi anh ta mới dám vào với Nhài. Chưa bao giờ chồng Nhài uống nhiều như thế, mặt cứ tím lại, mắt thì vằn đỏ lên. Có lẽ một cậu bé 18 tuổi phải uống đến độ như thế thì mới đủ can đảm bước lên giường với… vợ! Nhài co rúm người lại. Không lời nói. Không một cử chỉ ve vuốt. Chỉ có hơi rượu phả vào mặt và mùi đàn ông khét đắng. Lục lọi kiếm tìm trên cơ thể Nhài chán chê, chồng Nhài nhả Nhài ra như nhả một trái cây chát xít sau khi đã hồ hởi ăn vội vàng. Niềm đam mê chưa chín lúc này đã trở thành thứ lạc thú nửa vời bị chồng Nhài vứt bỏ lại để chìm vào giấc ngủ đá vùi gỗ lấp. Nhài như bị cướp trắng mọi thứ trên người, bây giờ được trả về với những tổn thương thực thể cùng sự hoang hoại tinh thần, cứ như thế úp mặt vào gối nấc lên từng hồi oan uổng. Nhưng nào đã hết. Đêm sâu xuống cũng là lúc chồng Nhài lên những cơn co giật, bụng thắt lại, mặt mày tím tái, thốc tháo nôn ra mọi thứ trong người. Nhài chồm dậy đỡ chồng, cuống cuồng lau rửa rồi dọn dẹp kỳ cọ trong tiếng nấc nghẹn ngào cùng những giọt nước mắt lăn dài trên má. Nhài nâng lên đặt xuống cái thân hình mềm nhũn, vô cảm, tự nhiên trong lòng thấy dâng lên một niềm thương cảm pha lẫn nỗi xót xa. Chồng Nhài đấy, bây giờ trần trụi, hồn nhiên với bờ môi trẻ thơ đang chìm trong giấc ngủ ngon lành. Nhài vẩy nước hoa khắp mọi xó xỉnh nhưng đêm động phòng đã đóng đinh vào khứu giác Nhài cái mùi vị không thể gọi tên ấy. Sự cả nghĩ cùng với những ấn tượng phản cảm trong đêm tân hôn đã khiến cho ký ức Nhài trở nên trĩu nặng. Nhưng đêm dù có dài đến mấy đi nữa thì cũng phải kết thúc trước khi ông mặt trời xuất hiện. Sáng hôm sau chồng Nhài lại trở về nguyên vẹn là một cậu bé hiền lành đến tội nghiệp. Chồng Nhài chưa quen uống rượu, cũng không biết nói những lời yêu đương có cánh. Chồng Nhài cũng thích đi chơi, thích được nghe những lời khen, thích kiếm tiền dù là nhặt nhạnh để trang hoàng cho cái tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ. Chồng Nhài thật thà, yêu vợ và kính mẹ. Chính vì phải giữ cả hai niềm yêu và kính đó mà bi kịch đã xảy ra với vợ chồng Nhài. Ba tuần sau ngày cưới mẹ chồng Nhài gọi Nhài ra một góc để nhỏ to tâm tình. Bà bảo: "Bữa trước mẹ đẻ con có bảo là cho con hai chỉ vàng để làm vốn khi về nhà chồng. Sắp tới mẹ cũng định cho hai vợ chồng con ra ở riêng. Con sẽ làm ruộng còn chồng con mẹ tính cho nó chạy công nông. Mẹ cũng đã lo được một khoản kha khá rồi, cộng cả số vàng của con và vay mượn thêm một ít nữa là đủ để mua được một đầu máy loại vừa. Hai vợ chồng phải bảo ban nhau làm ăn cật lực thì sau này mới có thể khá giả lên được". Nhài nghe mẹ chồng nói mà mồ hôi cứ túa ra trên mặt. Quả là trước đây mẹ Nhài có nói đến việc cho Nhài hai chỉ vàng, nhưng vì vụ mùa năm ngoái ruộng nhà cấy muộn nên sản kém, thu chẳng được bao nhiêu, đã thế nước sông lại dâng ngập đất bãi nên đay không có chỗ để gieo. Lợn nái nhà lại đẻ vào tháng chạp, tháng giáp Tết. Bí quá mẹ phải bán đôi chỉ vàng ấy đi. Mẹ lại lỡ lời nói với người ta rồi, bây giờ Nhài biết tính sao đây? Đêm đó Nhài tâm sự với chồng. Chồng Nhài bảo: "Thế thì cứ nói thật với mẹ". Nhài lắc đầu: "Em ngại lắm, em sẽ về bên nhà vay mượn ở đâu đó để đưa cho mẹ rồi tính sau". Chồng Nhài bảo: "Thế cũng được". Hôm sau Nhài về bên mẹ đẻ nhưng chẳng vay ai được số tiền lớn thế. Cắp nón về nhà chồng, Nhài cứ cúi đầu mà đi chẳng dám ngẩng mặt lên nhìn ai. Chồng Nhài thương tình bảo: "Để anh đi biển một thời gian kiếm ít tiền rồi sẽ mua đầu máy công nông, anh sẽ nói khéo với mẹ, em đừng lo". Thế là chồng Nhài đi. Được hai chuyến thì tin xấu ập về. Một cơn bão nhẹ đã cuốn phăng đi chiếc thuyền lưới, nhấn chìm tất cả xuống biển trong đó có chồng Nhài. Nhận được tin, Nhài lăn đùng ra ngất. Mẹ chồng Nhài gào lên những lời thê thảm. Cả hai mẹ con đau đớn nhìn nhau mà chẳng thể nói được lên lời. Bây giờ thì nỗi đau cũng đã dần nguôi ngoai. Nhài sợ ở một mình trong căn buồng cô đơn, lạnh lẽo ấy. Bán lứa lợn vừa rồi mẹ đẻ Nhài đã cho em gái mang hai chỉ vàng sang cho Nhài. Nhưng Nhài còn cần vàng làm gì nữa? Mẹ chồng Nhài bảo nếu Nhài ưng ai thì bà sẽ không ngăn cản, nếu Nhài muốn về nhà với mẹ đẻ thì bà cũng không giữ. Để cô con dâu 17 tuổi héo hon trong nhà chỉ càng làm bà thêm đau lòng mà thôi. Chồng Nhài đã về dưới chân Chúa rồi. Nhài cô đơn quá, tẻ nhạt quá, lỗi lầm quá nhưng Nhài còn rất trẻ, Nhài muốn sống, sống như một người bình thường chứ không phải như một thiếu phụ goá chồng, thủ tiết đến già… Câu chuyện xưng tội của Hằng: Cãi lại cha mẹ là có tội. Một trong những điều răn của Chúa là phải kính trọng mẹ cha. Hằng đã cãi lại bố mẹ hai lần. Cả hai lần ấy đều chỉ vì một lý do tưởng chừng như rất đơn giản: Hằng không muốn lấy chồng! Mẹ Hằng thực ra không đến nỗi quá khắt khe hay cổ hủ trong việc hôn sự của con cái. Chẳng qua mẹ thương Hằng, mỗi mùa đay đi qua là mẹ lại sốt ruột, sợ thời gian lấy đi màu xanh trên mái tóc của con gái mẹ. Bố Hằng đi làm ăn xa, thường rất ít khi về nhà. Mẹ biết Hằng thương người ấy. Nhiều lần mẹ thủ thỉ khuyên can. Mẹ nói như rứt ruột: "Thằng ấy nó đẹp trai quá con ạ. Mà con gái mẹ thì lại xấu xí, quê mùa. Đừng bao giờ trao tuổi xuân mình cho một điều bất trắc như thế. Hai đứa lại ngang tuổi nhau, con chờ nó về con sẽ mất tất cả. Hãy nghe mẹ, con gái ở làng này chưa ai qua tuổi 18 mà lại chưa có chồng. Với lại hai đứa cũng chưa nói điều gì với nhau. Sao lại liều mạng để duyên phận chông chênh như gió bên trời thế? Dại lắm con ạ. Có mấy đám đến hỏi đó, con ưng đám nào thì bảo để mẹ còn có nhời với họ?". Hằng gục đầu lên vai mẹ, rủ rỉ: "Con thấy những điều mẹ nói lớn lao, to tát lắm, cứ nghĩ đến là con thấy sợ, mẹ đừng nói chuyện đó nữa, con muốn ở nhà với mẹ, con chưa muốn lấy chồng". Vậy là hai lần có mối đến hỏi, cả hai lần Hằng đều từ chối. Bố mẹ nhìn Hằng lo lắng như thóc giống để lâu trong nhà đã nảy mầm mà chưa gieo được. Còn người ấy vẫn rất đều đặn viết thư về cho Hằng. Những lá thư không chỉ là sự bám víu mà còn đem đến cho Hằng một nguồn sinh lực mới. Người ấy động viên Hằng rất nhiều, tâm sự cả những dự định lớn lao sau này nữa. Người ấy bảo thanh niên bây giờ phải biết làm giàu, ở quê mà giàu được thì phải biết tính toán, biết làm kinh tế từ đất vườn, từ hồ ao, sông biển. Tất cả những cái đó ở quê nhà đều sẵn, chỉ thiếu người yêu nó, biến nó thành của cải thôi. Hằng hiểu, Hằng đồng tình, Hằng sẵn sàng chờ đợi với bao niềm ước vọng chỉ sợ người ấy không thuộc về Hằng thôi. Mẹ nói cũng có điều phải. Người ấy đẹp trai thế, lại có chí thế, đặt tình yêu của mình vào người ấy liệu có bất trắc quá không? Hằng đã cãi lại cha mẹ rồi, sau này cuộc đời Hằng có thế nào thì có Chúa chứng giám, Hằng không còn trách ai được nữa. Hằng sợ. Sợ tất cả mà chẳng biết là sợ cái gì. Lúc này Hằng đang cần một điểm tựa. … Ba đứa Hằng xưng tội xong cũng là lúc nhà thờ chật kín. Đã đến giờ hành lễ. Buổi lễ hôm nay lại được xen kẽ bằng việc Cha chứng hôn cho một cặp nam nữ ở làng bên. Hằng không nhập tâm, đầu óc cứ mải nghĩ đi đâu, ca nhập lễ toàn nhầm. Sau bài đọc của một ca viên là đáp ca "Đến với Người". Rồi cha lên đọc một bài ngắn và giảng về bí tích thương khó và phục sinh. Bài giảng này Hằng nghe nhiều lần rồi. Cuộc thương khó và phục sinh là bí tích hay nhất trong các bí tích về Đức Giê Su. Sau bài giảng của cha là nghi thức dâng mình dâng máu. Cả nhà thờ hát vang khúc "Dâng lễ". Đến khi hát hiệp lễ chúc mừng cho đôi tân hôn thì Hằng bỗng bâng khuâng, thấy trong người tràn ngập một niềm cảm xúc kỳ thú khi nghĩ đến người ấy. Lời ca dâng lên, lượn bay dưới vòm nhà thờ, lúc vút lên trong trẻo, khi dàn trải ấm áp tạo cảm giác thanh khiết và thiêng liêng quá đỗi. …Ngày xưa khi hoa nở miền Ga- na khi hai đứa í a chung tình Chúa đã nâng ly rượu mừng… Nguyện xin Giê Su thương đến cho duyên tình mãi nở hoa… Nguyện xin chúa Giê Su đến trong nhà cho đời hoà tiếng ca… Tan buổi lễ, ba đứa Hằng vội đạp xe về, sợ trời tối. Qua khóm tre nhà Nhài, Miền hỏi: "Bao giờ mày lại về An Hoà?". Nhài bảo: "Mai tao sang đó xin về ở hẳn bên này, số tao khổ nên lần đầu qua đò đã đứt duyên, thôi thì lại về bến cũ". Miền bảo: "Tuần sau tao lại lên tỉnh đi làm, tao chán ở làng lắm, toàn những mẹ trẻ với các cậu bé già". Hằng im lặng không nói gì. Con đê trước mặt Hằng đã ngập tràn bóng tối… * * * Hằng về đến nhà thì thấy một chú bộ đội và một chị khoảng 25 tuổi đang ngồi trò chuyện cùng với mẹ. Vừa thấy Hằng, mẹ bảo ngay: "Có chú Tính ở trung đoàn Đồng Bằng và chị Thu ở huyện Đoàn muốn gặp con, con ngồi nói chuyện để mẹ xuống bếp nấu ù nồi cơm". Hằng bẽn lẽn nhìn mọi người rồi xin phép vào trong buồng thay áo. Chú Tính vội đưa tay ra bảo: "Cháu cứ ngồi xuống đi, chú có chuyện này muốn nói rồi còn phải đi ngay". Hằng ngồi xuống chiếc ghế cạnh chị Thu. Chú Tính mở cặp lấy ra một gói giấy bọc ni lông đưa cho Hằng rồi bảo: - Chú tự giới thiệu nhé. Chú là tiểu đoàn phó chính trị ở đơn vị mà bạn trai cháu đóng quân. Hôm nay chú về đây để hợp đồng với bà con chỗ ăn nghỉ chuẩn bị cho bộ đội về làng làm công tác dân vận. Bạn cháu có nhờ chú chuyển gói quà này nên chú phải chờ cháu về để trao tận tay. Chú đã làm việc với mẹ cháu rồi, sắp tới bộ đội sẽ về, có một tổ ba chiến sĩ đến ở nhờ nhà cháu. Bây giờ cháu sẽ trò chuyện với chị Thu, chú phải về trên chỗ các anh ở huyện đội. Nếu không có gì thay đổi thì đầu tuần sau bộ đội sẽ hành quân về làng, cháu chuẩn bị đón bạn và giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ nhé. Chú Tính nói xong, đứng phắt dậy bắt tay Hằng rồi ra nổ xe máy đi ngay. Đúng là tác phong quân đội có khác, Hằng thấy thinh thích nhưng lại hơi sợ vì có vẻ gì đó nghiêm quá. Chị Thu quay sang cầm lấy tay Hằng bảo: "Bây giờ chị em mình nói chuyện nhé, đêm nay chị sẽ ở lại đây ngủ với em, em có đồng ý không?" - Dạ - Hằng lúng túng - Chắc là có chuyện gì hả chị? - Nhiều chuyện lắm - Chị Thu vừa nói vừa đưa tay vén mái tóc mai - Chị có nhiệm vụ về đây để phục hồi phong trào Đoàn. Chị đã qua xã để nắm số thanh niên còn trong tuổi Đoàn và chọn một số em để bồi dưỡng thành cán bộ Đoàn cốt cán cho xã. Mấy bạn kia là nam, nữ thì chị chọn em. - Ối chết!- Hằng trợn tròn mắt- Em không làm được đâu, em có biết gì về công tác Đoàn đâu hả chị? - Thì làm rồi sẽ biết - Chị Thu cười - Trước mắt là phải tập hợp được đội ngũ thanh niên. Sau đó chị xin với xã cho Đoàn toàn bộ bãi bồi ngoài sông Ninh Cơ để Đoàn trồng đay, trồng màu lấy kinh phí gây quỹ. Rồi chị cũng xin với xã cho Đoàn nhận thầu một số đầm nuôi tôm, nuôi vạng. Đấy là hoạt động kinh tế, là chuyện lâu dài, còn phải bàn nhiều. Công việc bây giờ là phải vận động thanh niên chống tảo hôn. - Là gì hả chị? - Là không được lấy vợ, lấy chồng trước tuổi quy định của Nhà nước. Việc này phải làm việc với cả chính quyền xã và nhà thờ. Xã sẽ không cấp giấy chứng nhận và nhà thờ sẽ không làm lễ cho các đôi tảo hôn. Nếu thanh niên nào cố tình vi phạm, xã sẽ phạt và không cho hưởng các quyền lợi khác. - Rồi sao nữa hả chị? - Đấy là về phía chính quyền, nhưng chị biết việc chống tảo hôn nói thì dễ chứ thực hiện thì khó lắm. Về phía Đoàn sẽ tổ chức tuyên truyền, lôi kéo thanh niên vào các hoạt động văn hoá xã hội, tạo việc làm cho họ để họ không buồn chán, không đòi lấy vợ lấy chồng sớm. Tóm lại là sẽ có rất nhiều việc phải làm, kể cả việc tranh thủ được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, các ban ngành và cả nhà thờ nữa. - Sao chị giỏi thế? Em chẳng làm được nhiều việc như thế đâu - Hằng thốt lên một cách rất thật thà. Chị Thu bật cười. Những lúc như thế trông chị rất đẹp. Cả lúc chị vuốt tóc mai nữa, sao mà duyên dáng thế! Ngay cả cách nói chuyện của chị cũng thật hấp dẫn. Chị hiểu biết và giỏi giang quá! Không biết chị đã có chồng chưa nhỉ? - Chị đã phải suy nghĩ rất nhiều mới chọn thời điểm này để châm ngòi cho phong trào - Chị Thu nói tiếp - Trung đoàn Đồng Bằng đưa bộ đội về xã mình là dịp để phong trào Đoàn sống lại. Nhưng bộ đội chỉ ở đây có một tháng thôi, trong một tháng ấy chúng ta phải làm tất cả để khi bộ đội rút đi thì chúng ta đã đủ mạnh để làm được mọi việc. - Em hiểu rồi. Em sẽ lôi cả cái Nhài đi nữa. Nhưng chúng em sẽ phải làm những việc gì hả chị? - Từ từ đã - Chị Thu cười và lại đưa ngón tay lên vuốt tóc mai - Ngày mai chị sẽ mời em và sáu bạn nữa lên Tỉnh Đoàn để tập huấn. Các em mang sách vở đi để ghi chép, ngoài công tác tổ chức, cách vận động thanh niên các em còn được học cả hát, múa và nhiều hình thức giao lưu khác. Chúng ta sẽ làm một đêm lửa trại thật tưng bừng để đón bộ đội về. … Đêm ấy chị Thu và Hằng rủ nhau ra đê Ninh Cơ ngồi nói chuyện. Trăng nhuộm vàng mặt sông, gió thổi tung tóc hai chị em, chị Thu vừa lấy tay vấn tóc vừa khe khẽ hát. Đó là một bài hát rất hay về dòng sông, về con đò, về một bến bờ nào đó có người đi và người ở. Ngồi bên cạnh chị Thu, Hằng háo hức trước bao điều mới lạ toát ra từ con người chị. Hằng hỏi: "Người yêu chị Thu làm gì?". Chị Thu bảo: "Anh ấy cũng là bộ đội, là sĩ quan, đóng quân ở rất xa". Hằng lại hỏi: "Chị nhiều tuổi thế không sợ ế chồng à?". Chị Thu lắc đầu: "Phải biết tìm niềm vui trong công việc chứ, còn chuyện chồng con mình tự quyết định được mà". "Thế bao giờ thì anh ấy về?", Hằng ôm vai chị Thu hỏi nhỏ. Chị Thu nhìn dòng sông dát bạc đáp: "Nếu không có gì thay đổi thì đầu năm tới bọn chị sẽ tổ chức, yêu nhau cũng khá lâu rồi". Đầu năm tới cũng là lúc mà mùa gieo đay bắt đầu. Toàn xứ lại làm lễ vào mùa thương khó. Đầu năm tới tính ra người ấy mới đi được có một nửa thời gian. Người ấy trở về thì Hằng đã hai mươi tuổi. Có lẽ Hằng là đứa con gái đầu tiên trong làng đến tuổi ấy mà chưa lấy chồng. Nhưng chị Thu đã mở ra cho Hằng một cánh cửa để Hằng nhìn đời một cách thoáng đãng và tự tin hơn. Người ấy cũng có lần bảo: "Chẳng lẽ con gái quê mình cứ như đời đay ngắn ngủi, chưa kịp xanh đã vội cằn cỗi, tàn úa". Nhưng sao người ấy chẳng nói gì với Hằng cả? Được rồi, để Hằng hỏi chị Thu xem khi yêu nhau người ta có cần nói cái điều ấy với nhau không? Nhưng sương đã bắt đầu rơi xuống chỗ hai chị em ngồi… Mục lục Đay gieo mùa thương khó Đay gieo mùa thương khó Nguyễn Đình TúChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm : Nguyễn Quỳnh Nguồn: Nhân dânĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 4 tháng 8 năm 2006
vanhoc
Hội quán Hà Chương (chữ Hán: 霞漳會館) còn có tên là Hội quán Chương Châu, hay còn được gọi là chùa Ông Hược. hoặc chùa Bà Hà Chương; hiện tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam). Nguồn gốc Vào cuối thế kỷ 17, nhiều người Phúc Kiến, vì mưu sinh nên đã sang vùng Chợ Lớn (Việt Nam) định cư. Để có nơi thờ cúng, giữ gìn tập tục và gặp gỡ, những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã chung góp công sức, tiền của lập nên một ngôi thờ, mà nay có tên là miếu Nhị Phủ. Tương truyền, sau khi tạo lập xong Nhị Phủ miếu, do bất đồng ý kiến, nên cộng đồng này bị chia tách: nhóm Tuyền Châu lập thêm Hội quán Ôn Lăng vào năm 1740, nhóm Chương Châu thuộc 7 huyện của phủ Chương Châu, lập thêm Hội quán Hà Chương vào năm 1809 trên diện tích 2.400 m2. Từ năm tạo lập cho đến nay, hội quán đã trải qua nhiều lần trùng tu. Kiến trúc Nhìn chung, lối kiến trúc của Hội quán Hà Chương tuân thủ kiểu thức miếu vũ Phúc Kiến: tiền đường có nếp mái gian giữa cao, hai bên thấp, cong vút lên; trước có hai cửa sổ tròn, tượng trưng cho nhật nguyệt. Đây là một công trình độc đáo kết hợp điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói, tương tự như Hội quán Ôn Lăng, Hội quán Nhị Phủ...tức là theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh. Đặc biệt nhất là cách tạo hình và trang trí mái ngói mang đậm nét phong cách của người Phúc Kiến, với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng làm bằng vữa hồ và mảnh sành, thủy tinh đủ mọi sắc màu. Ở đây, ngoài nhóm tượng linh thú trang trí trên đỉnh mái, như tượng hai con rồng chầu mặt trời, tượng thần Tử Vi; trên sườn mái của hội quán này còn có những nhóm tượng thể hiện hình ảnh lầu các, cung điện xưa. Tất cả, đã khiến cho mái ngói của Hội quán Hà Chương trông thật lạ mắt và sinh động. Và giống như các chùa miếu khác do người Hoa xây dựng, trong Hội quán Hà Chương, màu đỏ là màu chủ đạo. Hội quán này đã được danh sĩ Nguyễn Liên Phong viết trong Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca (xuất bản năm 1909) như sau: Hà Chương Hội quán ai bì Ôn Lăng thất phủ hạng nhì, hạng ba. Các chùa còn lắm xa hoa, Thờ ông Phước Đức, thờ bà Thai Sanh. Thiên hậu thánh mẫu rất linh, Quan công thánh đế lịch xinh tượng hình... Học giả Vương Hồng Sển cũng có lời khen ngợi hội quán: Ở đường Nguyễn Trãi, có một chùa của người Phước Kiến, hiệu đề: "Hà Chương Hội quán". Chùa đồ sộ và khéo nhứt thời xưa, cho nên ngày nay người cố cựu Chợ Lớn còn quen dùng danh từ "lớn bằng chùa ông Hược", vì thời trước chỉ có chùa nầy là nguy nga nhứt . Cổ vật Học giả Vương Hồng Sển viết: Tiếng rằng Chùa Ông Hược, nhưng chánh điện thờ bà Thiên Hậu. Trong chùa có một chuông lớn đề "Đồng Trị, Mậu Thìn niên" (1868). Tại chùa có bốn cây cột đá, nguyên khối, rất lớn và khéo vô song. Chạm rồng vấn cột, vẩy vi, nanh móng nổi ra, tóc râu chạm lọng tuyệt mỹ, tiếc thay, mấy năm tao loạn đã bị sứt mẻ và gãy rời mất đôi chỗ, thật là rất uổng. Khéo nhứt là hình "bát tiên quá hải" chạm đứng trên thủy ba, trên mây và trên vi rồng, nét chạm thần tình đến tưởng nét vẽ trên giấy cũng không khéo hơn. Nghe nói xưa chùa có sáu cây cột nhưng đã bị chánh phủ thời đó "mượn không trả" hết hai cây rồi! Ngoài cửa chùa, đời Đồng Trị năm Mậu Thìn (1868), Trạng nguyên Lâm Hồng Niên người Phước Châu, có gởi cúng hai câu liễn khắc vào đá, nay còn rành rành: Hà thái ánh Nam thiên, vận triều tu hòa chi khánh. Chương lưu thông trạch địa, linh khai phú hữu chí trường. Năm 28 tháng 12 năm 2001, Hội quán Hà Chương được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích Lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT. Thờ tự Đối tượng thờ tự ở chính điện là Thiên Hậu Thánh mẫu. Phối tự hai bên là Chúa Sanh nương nương và Phước Đức chính thần (ông Bổn). Tiền đường thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Hộ pháp. Đông lang thờ Bồ tát Quan Âm và tây lang thờ Quan Công, Thái Tuế, Tề thiên Đại thánh. Hàng năm ở đây có hai lễ lớn: Vía Bà Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) và cúng cô hồn (9 tháng 7 âm lịch). Chú thích Liên kết ngoài Mái ngói Hội quán trên web báo Sài Gòn giải phóng. Một di tích văn hóa lịch sử đang bị xâm lấn trên web báo Sài Gòn giải phóng. Di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh Miếu tại Thành phố Hồ Chí Minh Di tích quốc gia Việt Nam Quận 5 Công trình tôn giáo do người Hoa xây dựng tại Sài Gòn
wiki
"New Rules" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Anh quốc Dua Lipa nằm trong album phòng thu đầu tay mang chính tên cô (2017). Nó được phát hành như là đĩa đơn thứ sáu trích từ album ở Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 7 năm 2017 và thứ ba ở Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 8 năm 2017 bởi Warner Bros. Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Caroline Ailin, Emily Warren với nhà sản xuất nó Ian Kirkpatrick, và là tác phẩm duy nhất anh tham gia sản xuất cho Dua Lipa. Ban đầu được sáng tác với dự định sẽ do Little Mix thể hiện, "New Rules" là một bản tropical house, EDM và electropop, trong đó sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau như trống và kèn cor, mang nội dung đề cập đến một cô gái đang cố gắng vượt qua nỗi đau chia tay với người bạn trai cũ bằng việc liệt kê một danh sách những quy tắc khác nhau nhằm giúp cô tránh được tình trạng người yêu cũ tìm cách liên lạc để quay lại sau khi kết thúc một mối quan hệ, đã thu hút nhiều sự so sánh với âm nhạc từ thập niên 1990. Sau khi phát hành, "New Rules" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu hấp dẫn và quá trình sản xuất nó, đồng thời gọi đây là một bản thánh ca chia tay và trao quyền của người phụ nữ. Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm một đề cử tại giải Brit năm 2018 cho Đĩa đơn Anh quốc của năm. "New Rules" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Ireland, Hà Lan và Vương quốc Anh, đồng thời lọt vào top 10 ở nhiều quốc gia nó xuất hiện, bao gồm những thị trường lớn như Úc, Bỉ, Canada, Phần Lan, Đức, Ý, New Zealand, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn đầu tiên của Lipa vươn đến top 10 tại đây. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 8 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Video ca nhạc cho "New Rules" được đạo diễn bởi Henry Scholfield, trong đó bao gồm những cảnh Lipa ở một căn phòng ở khách sạn với bạn bè của cô, những người đã ngăn cản cô quay lại với bạn trai cũ. Nó đã gặt hái nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn đối với chủ đề nữ quyền, cũng như nhận được một đề cử tại giải Brit năm 2018 cho Video Anh quốc của năm và hai đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2018 ở hạng mục Bài hát của năm và Video có vũ đạo xuất sắc nhất. Để quảng bá bài hát, nữ ca sĩ đã trình diễn "New Rules" trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm The Ellen DeGeneres Show, Jimmy Kimmel Live!, The Jonathan Ross Show, Later... with Jools Holland, Saturday Night Live, giải Brit năm 2018, giải thưởng âm nhạc Billboard năm 2018 và chung kết UEFA Champions League 2018, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của cô. Kể từ khi phát hành, nó đã được hát lại bởi nhiều nghệ sĩ, như Clean Bandit, The Amazons và Madilyn Bailey. Tính đến ngày 5/2/2021, MV đã có hơn 2,3 tỷ lượt xem trên Youtube, trở thành MV có nhiều view nhất cũng như là MV đầu tiên và duy nhất cán mốc 2 tỷ lượt xem của cô. Danh sách bài hát Tải kĩ thuật số "New Rules" – 3:29 Tải kĩ thuật số – Acoustic "New Rules" (bản acoustic) – 3:33 Tải kĩ thuật số – Initial Talk phối lại "New Rules" (Initial Talk phối lại) – 3:44 Tải kĩ thuật số – Trực tiếp "New Rules" (trực tiếp) – 3:44 Tải kĩ thuật số – EP phối lại "New Rules" (Kream Remix) – 4:40 "New Rules" (Freedo phối lại) – 3:33 "New Rules" (SG Lewis phối lại) – 4:13 "New Rules" (MRK Club phối) – 4:44 "New Rules" (Alison Wonderland phối lại) – 4:23 Đĩa CD "New Rules" – 3:29 "New Rules" (bản acoustic) – 3:33 Thành phần thực hiện Thành phần thực hiện được trích từ ghi chú của Dua Lipa, Warner Bros. Records. Thu âm Thu âm tại Zenseven Studios (Woodland Hills, California), NRG Studios (Bắc Hollywood, California) và Atlantic Recording Studios (California). Master tại Sterling Sound (Thành phố New York). Thành phần Dua Lipa – giọng hát Emily Warren – viết lời Caroline Ailin – viết lời Ian Kirkpatrick – viết lời, sản xuất, thu âm, lập trình, kỹ sư Chris Gehringer – master Josh Gudwin – phối khí Xếp hạng Xếp hạng tuần Xếp hạng cuối năm Chứng nhận |- ! scope="row"|Bồ Đào Nha (AFP) |2x Bạch kim |20.000 |- Lịch sử phát hành Xem thêm Danh sách đĩa đơn bán chạy nhất thế giới Billboard Hot 100 cuối năm 2018 Tham khảo Liên kết ngoài Đĩa đơn năm 2017 Bài hát năm 2017 Bài hát của Dua Lipa Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Club Songs Đĩa đơn quán quân Billboard Dance/Mix Show Airplay Đĩa đơn quán quân Billboard Mainstream Top 40 (Pop Songs) Đĩa đơn quán quân tại Ireland Đĩa đơn quán quân Dutch Top 40 Đĩa đơn quán quân tại Rumani Đĩa đơn quán quân UK Singles Chart Đĩa đơn quán quân tại Vương quốc Liên hiệp Anh Bài hát về chủ nghĩa nữ giới Đĩa đơn của Warner Bros. Records
wiki
Người thân – đó là những người thân yêu, thân thuộc của chúng ta. Có thể là họ hàng như ông bà, cha mẹ, cô chú…hoặc là những người bạn sẵn sàng sẻ chia, tâm sự mỗi khi chúng ta cần. Trong chương trình tiếng việt lớp 3, ta sẽ bắt gặp đề bài Tả người thân. Tùy vào đối tượng các bạn chọn mà có những cách miêu tả khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý miêu tả những đặc điểm sau: ngoại hình (thân hình, mái tóc, gương mặt..), tính cách, tình cảm của người đó dành cho bạn và tình cảm của bản thân mình. Dưới đây là hai bài mẫu để các bạn tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ hoàn thành thật tốt.
vanhoc
Tỉnh Đồng Tháp tính nhập trứng sếu đầu đỏ từ Thái Lan về ấp, sau đó chăm sóc, thả ra môi trường tự nhiên nhằm gầy dựng, sinh sôi loài chim quý ngày càng suy giảm. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết tháng 9 này đoàn công tác của tỉnh sang Thái Lan thống nhất nội dung hợp tác chuyển trứng sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim để gầy lại đàn sếu. Nếu thuận lợi địa phương sẽ đạt được thoả thuận chuyển giao trứng sếu đưa về nước trong năm nay. Cùng thời gian này, Vườn quốc gia Tràm Chim chuẩn bị cơ sở vật chất để ấp trứng (khoảng 30 ngày), nuôi và huấn luyện con non theo quy trình chuyển giao. Vài năm sau, sếu đầu tiên sẽ được thả ra tự nhiên. Dự án tính toán mỗi năm thả thành công 10 con, trong 10 năm vườn có 100 con sếu. Với số lượng như vậy, đàn sếu có thể tự sinh sản ngoài tự nhiên với mức độ đa dạng, duy trì quần thể. Đây là lần đầu tiên Đồng Tháp có dự án nuôi ấp đối với sếu đầu đỏ, vì từ trước đến nay loài chim này thường sinh nở ở Campuchia sau đó di cư về Tràm Chim từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vườn quốc gia này rộng 7.500 ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 thế giới và thứ tư của Việt Nam. Nơi đây từng ghi nhận nhiều sếu – động vật nằm trong sách đỏ cần bảo tồn – nhất Đông Nam Á, có lúc hơn nghìn con vào những năm 1990. Tuy nhiên, gần đây, số lượng sếu về Tràm Chim ngày giảm mạnh. Thống kê, những năm 2014-2016 có 14-23 con về mỗi năm. Năm 2017 chỉ có 3 con. Năm 2018, có 9 con và năm sau là 11 con về vườn. Đáng chú ý năm 2020 và 2022 không có con sếu nào về. TS Trần Triết, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, thành viên Hội Sếu quốc tế tại Mỹ, cho biết cách đây 50 năm, sếu hoàn toàn biến mất tại Thái Lan. Quốc gia này phải mất 30 năm để gầy lại đàn sếu, trong đó 20 năm đầu học tập, nghiên cứu quá trình nuôi, xây dựng cánh đồng lúa hữu cơ – nơi sếu được thả ra tự nhiên, kể cả sang Mỹ học kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. “Sếu nuôi khó sinh sản hơn sếu sống ngoài tự nhiên. Thụ tinh để tăng đa dạng di truyền trong quần thể, tránh giao phối cận huyết, đảm bảo đàn sếu khoẻ mạnh khi về tự nhiên”, ông nói và cho biết quá trình này không chỉ mất rất nhiều thời gian mà kinh phí cũng rất lớn, lên đến hàng chục triệu USD. Nuôi và huấn luyện sếu ở Thái Lan trước khi thả chúng về tự nhiên. Ảnh: ICF Đến nay, việc nuôi sếu của Thái Lan được đánh giá thành công. 10 năm qua nước này thả gần 200 con sếu về tự nhiên, hiện đàn sếu này có thể tự sinh sản. Do đó, khi người Thái đồng ý hợp tác chuyển giao, dự án gầy lại đàn sếu của Đồng Tháp có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu và giảm kinh phí. “Về kỹ thuật là khả thi, vấn đề còn lại là quyết tâm của Việt Nam vì có thể mất 10 năm thậm chí nhiều hơn để có được đàn sếu khoẻ mạnh ngoài tự nhiên”, ông Triết nói. Để phục hồi đàn sếu, các chuyên gia cho rằng Tràm Chim cần chấm dứt việc trữ nước cao quanh năm để chống cháy rừng. Bởi vùng đất rộng 7.500 ha này có hệ sinh thái đất ngập nước, cần chế độ thủy văn ngập – khô luân phiên theo mùa tự nhiên của Đồng Tháp Mười. “Việc trữ nước cao quanh năm khiến môi trường cho sếu không còn. Chúng không thể về Tràm Chim là chuyện đương nhiên”, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái, cho biết. Ông dẫn chứng trong 3 năm 2009-2011, Đồng Tháp đã ban hành quy chế thí điểm quản lý thủy văn cho Tràm Chim với sự hỗ trợ của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF). Tổ chức này khuyến nghị duy trì mực nước đúng trong mùa khô ở Tràm Chim, giúp đồng cỏ (trong đó có cỏ năn, thức ăn chính của sếu) phục hồi nhanh chóng từ 800 ha lên 2.700 ha, kéo theo đàn sếu từ 48 con năm 2001 tăng lên 84, 85, 94 con trong ba năm sau đó. Ngoài ra, trong thời gian thí điểm, mỗi năm có 6-9 vụ cháy đồng cỏ, rừng tràm diện tích từ 15 đến 388 ha. Đồng cỏ và rừng tràm đều phục hồi tốt sau cháy. Tuy nhiên, khi ba năm thí điểm kết thúc, quy chế đặc thù cho Tràm Chim cũng ngừng, cách quản lý thủy văn ở Tràm Chim quay lại như cũ. Sự lấn cấn về quản lý thủy văn cho hệ sinh thái đất ngập nước đến nay chưa được giải quyết. Cũng theo chuyên gia này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường cần đưa ra khung pháp lý phù hợp, giải quyết vướng mắc về quản lý thủy văn cho các hệ sinh thái đất ngập nước trong hệ thống rừng đặc dụng, khác với rừng trên đất cao. “Quần thể sếu ngoài tự nhiên còn quá ít, nên việc nuôi sếu cho sinh sản cần phải làm”, ông Thiện nói và cho rằng cần tiến hành song song phục hồi lại sinh cảnh của sếu trong Tràm Chim cùng các vùng lân cận, không thể “nuôi sếu như nuôi gà”. Đồng quan điểm, TS Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nói việc cấp bách là phải giữ gìn, phục hồi lại sinh cảnh sống vốn có của sếu tại Tràm Chim, bên cạnh quy hoạch cánh đồng lúa hữu cơ ở các xã xung quanh. “Ưu tiên hàng đầu là phục hồi môi trường sống của sếu ở Tràm Chim”, ông Ni nói và cho rằng chương trình hợp tác sẽ thành công nếu kèm theo điều kiện giữ được vùng sinh thái rộng lớn, đủ thức ăn giúp sếu đầu đỏ có thể sinh sản. Sếu đầu đỏ phương Đông là loài di cư có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu màu xanh sừng, chân đỏ. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg. Số liệu quan trắc hàng năm của Hội sếu quốc tế cho thấy đàn sếu phương Đông chủ yếu ở Việt Nam và Campuchia đã giảm hơn 80% trong 10 năm trở lại đây, hiện chỉ còn khoảng 160 con, tỷ lệ giảm trung bình 8% mỗi năm. Với tốc độ suy giảm nhanh như như vậy, tổ chức này dự báo tương lai không xa đàn sếu phương Đông có thể hoàn toàn biến mất. Ngọc Tài
vanhoc
Chứng hoang tưởng hóa sói hay hiện tượng ám ảnh ma sói còn gọi là Hội chứng lâm sàng lycanthropy được định nghĩa là một hội chứng tâm thần lâm sàng tương đối hiếm có liên quan đến một ảo tưởng rằng những người bị ảnh hưởng có thể biến hóa hoặc chuyển đổi thành một động vật nói chung không phải con người nhưng thông thường là loài chó sói. Tên của nó được liên hệ với huyền thoại lycanthropy hay ma sói, một bệnh trạng siêu nhiên trong đó con người được biến đổi thể chất để từ hình người trở thành hình dạng chó sói. Cá nhân bị ảnh hưởng báo cáo một niềm tin ảo tưởng rằng họ đang trong quá trình chuyển đổi thành một con vật hoặc đã bị chuyển đổi thành một con vật. Nó đã được liên kết với sự thay đổi của tâm trí đi kèm với rối loạn tâm thần. Đại cương Chứng bệnh này có khả năng bắt nguồn từ các bệnh não và thực chất nó bắt nguồn từ những ảnh hưởng của não. Những vùng não nhất định dường như giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra cảm giác về tình trạng thể chất. Những vùng não này bao gồm cả các khu vực vỏ não chịu trách nhiệm về vận động và cảm giác. Khi những vùng não này có sự biến động, bệnh nhân sẽ có những cảm giác khác nhau như thấy cơ thể co rút lại, hoặc bị biến dạng ngực, hay thấy bị thiêu đốt đùi và lưng. Chứng hoang tưởng hóa sói nhìn chung được coi là một biểu hiện bất thường của một loại rối loạn khác, chẳng hạn như bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm nặng. Trong thực tế, trong số 56 trường hợp hoang tưởng biến hình thành động vật, 25% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, 23% được gán bị trầm cảm loạn thần kinh và khoảng 20% được cho là bị rối loạn lưỡng cực. Trong số các bệnh nhân, 34 là nam và 22 là nữ. Các triệu chứng của họ kéo dài từ một giờ tới vài thập niên. Các bệnh nhân đã cảm nhận sự thay đổi về ngoại hình của họ, ví dụ như một số nghĩ miệng và răng đã biến dạng hay ngực của họ giãn rộng. Số khác lại trải nghiệm cảm giác cơ thể teo nhỏ. Một số cảm thấy thiêu đốt ở vùng lưng và đùi. Ở một số bệnh nhân, ảo giác bắt nguồn từ những vấn đề tại vùng não liên quan, làm thay đổi sâu sắc nhận thức của họ về nhân dạng thể chất. Các chuyên gia tâm thần học có thể sử dụng điện não đò (EEG) hoặc các kỹ thuật kiểm tra hình ảnh não khác để phát hiện bất thường ở vùng não làm tăng ảo tưởng về cơ thể và cảm nhận về cái tôi. Lịch sử Ý tưởng về người biến hình đã xuất hiện từ thời cổ xưa nhưng trong y học, nhiều trường hợp mắc chứng hoang tưởng hóa sói đã bị bỏ sót do người ta vẫn chưa hiểu rõ sự tồn tại cũng như đặc trưng của rối loạn này. Trên thực tế có ghi nhận một vài người có niềm tin mạnh mẽ rằng, bản thân đang trong quá trình biến đổi hình hài thành chó sói như họ cất tiếng hú, cào xé, cảm thấy lông bao phủ khắp cơ thể và móng tay, chân đang dài ra. Lời đồn Bên cạnh đó, ma sói là nỗi ám ảnh của con người từ năm 1940, người ta hoàn toàn tin tưởng ma sói thực sự tồn tại và nó có lịch sử ra đời từ nhiều thế kỷ trước. Việc ám ảnh bị biến thành ma sói từ thời cổ xưa gây chú ý. Những câu chuyện từ thời Trung cổ ở châu Âu như một thanh niên 18 tuổi thừa nhận mình là một con sói còn trình bày với các thành viên của tòa án chi tiết các cuộc săn mồi của mình khi biến thành quái vật mỗi khi trăng tròn xuất hiện, hay một câu chuyện người đàn ông bí ẩn hoặc các vị thần đã biến con người thành ma sói như thế nào càng làm con người củng cố thêm niềm tin vào việc ma sói có thật. Tại thị trấn Elkhorn ở miền Nam nước Mỹ, các nhân chứng báo cáo với giới chức trách rằng họ đã nhìn thấy một con sói đứng thẳng trên hai chân giống như loài người, nó cao từ 1,5 - 2,4m. Một cô gái tuyên bố đã nhìn thấy một con ma sói đáng sợ khi tham gia bữa tiệc ngoài trời với bạn bè vào buổi đêm. Nhiều người dân địa phương cáo buộc sinh vật đó là ma sói và kể từ đó truyền thuyết, lời đồn ngày càng được lan truyền. Ghi nhận Đã có 13 trường hợp ám ảnh ma sói như vậy được ghi nhận kể từ năm 1850. Một báo cáo từ Bệnh viện McLean báo cáo về một loạt các trường hợp có biểu hiện như là: Một bệnh nhân cư xử theo một cách tương tự như hành vi động vật, ví dụ như khóc, tức giận, hay leo. Các tiêu chí đầu tiên là ảo tưởng, và điều này phù hợp với triệu chứng lâm sàng lycanthropy bởi vì một người tin rằng anh ta hoặc cô biến thành một con vật là một ảo tưởng. Triệu chứng thứ hai là ảo giác, và những người có triệu chứng lâm sàng lycanthropy có ảo giác sinh động rằng mình một động vật, và có bất cứ điều gì đặc điểm động vật có, cho dù đó là móng vuốt, lông, răng nanh. Bắt nguồn từ việc chữa trị cho một bệnh nhân tin mình là ma sói, có người đã nghiên cứu tài liệu lưu trữ để tìm ra mức độ phổ biến của chứng bệnh này. Ông ta đã phát hiện, kể từ năm 1850, đã có 56 báo cáo mô tả về những trường hợp người tin họ đang biến hình thành động vật. Trong số đó, 13 báo cáo đáp ứng tiêu chuẩn về chứng hoang tưởng hóa sói. Căn bệnh ám chỉ người mắc không thực sự biến hình thành sói hoặc có khả năng làm điều đó. Những trường hợp còn lại là biến thể của chứng bệnh, với các bệnh nhân bị ám ảnh với suy nghĩ bản thân là chó, trăn, cóc hay ong. Số lượng ca mắc chứng hoang tưởng hóa sói thấp được ghi nhận rất thấp trong vòng 150 năm qua. Chú thích Tham khảo Kroeger, Catherine Clark; Evans, Mary J. (2009). The Women's Study Bible: New Living Translation (Second ed.). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-529125-4. Larner, Andrew J (September-October 2010). "Neuorlogical Signs: Lycanthropy". Advances in Clinical Neurocience and Rehabilitation 10 (4): 50. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012. Sconduto, Leslie A. (2008). Metamorphoses of the Werewolf: A Literary Study from Antiquity Through the Renaissance. McFarland & Company, Inc., Publishers. p. 131. ISBN 978-0-7864-3559-3. Fahy TA (January 1989). "Lycanthropy: a review". J R Soc Med 82 (1): 37-9. PMC 1291962. PMID 2647981. Bệnh Ma sói
wiki
Hạnh San Con Ốc Sên Mang Tiếng Sóng Biển Mấy sáng nay, trời thật dịu . Dường như tháng Giêng đã dùng một cái rây lọc khỏi mặt trời những tia gay gắt, ánh nắng chỉ còn rớt nhẹ một màu mật vàng ươm sóng sánh đầy khung cửa . Nó âu yếm đưa mắt nhìn bầy sẻ đang ríu rít bên cột điện. Giờ giải lao, lớp ồn ào như chợ vỡ. Vân lách vào chỗ, miệng lầm bầm : "Rắc rối !" Nó rời khung cửa, nheo mắt "Sao !" Vân dài giọng : - Còn sao nữa, ông Khôi đó, lúc bảo không lúc bảo đi - Rồi lăm lăm cây bút trong tay, nhìn nó - Còn Thục Anh nữa, quyết định xong chưa ? Nó cười nhăn nhó : - Thằng Bin. Vân cắt ngang : - Tưởng gì, vậy bù qua thứ sáu, đi có hai ngày thôi mà, vậy nha - Vân đẩy xấp tiền qua nó, cười nịnh - Xếp dùm Vân đi . Ê lớp trưởng, vụ xe cộ ông lo đến đâu rồi . * * *Nó lôi cái ba lô ra, tỉ mỉ lau sạch bụi rồi xếp vào mấy bộ đồ, thêm cái váy hoa xanh, tưởng tượng cảnh lang thang trên biển. Không biết cảm giác sóng dạt vào và cát mịn tan ra dưới chân sao nhỉ ! - và một chàng trai đi bên cạnh ? Nó rùn vai khi thấy chàng trai đó mang một cặp mắt kiếng cận. Vặn đồng hồ, Vân đã dặn đi dặn lại : "5 giờ nghen, Vân qua chở Thục Anh đi mua bánh mì !" Đúng là làm thân con gái ! Nhưng nếu cho mình chọn, thì mình vẫn thích làm con gái hơn. Cây ngọc lan nhà bên lùa vào căn gác nhỏ một mùi hương dịu dàng, nó chìm dần vào giấc ngủ. * * *Ra khỏi thành phố độ 10 phút mà trên xe vẫn nhốn nháo không thể tả. Tiếng la hét, cười giỡn ồn ào . Những trái táo được thảy khắp nơi . Nó vuốt lại mái tóc rối bung vì gió, lấy kính ra đeo vào . Diễm quay xuống. - Kính đẹp qua ta, mua bao nhiêu vậy ! Nó lúc lắc không biết, mẹ mình mua . Liếc qua thấy Khôi đang nhìn mông lung ra cửa xe, nó bỗng thắc mắc không biết lúc này, nét mặt Khôi như thế nào nhỉ. * * *Nét mặt Khôi luôn buồn buồn, lặng lẽ. Có lẽ vì vậy mà ngay từ những ngày đầu nhập học, nó đã chú ý tới Khôi . Nhất là sau cái bận nó không có tiền lẻ, xe đằng sau ùn ùn một đống bóp còi bin bin, may sao có người can thiệp : Tôi gửi tiền giùm bạn ấy luôn. Nó quay lại, bắt gặp một cái nhìn rất hiền sau cặp kính, lúng túng cảm ơn. Trong lớp, Khôi luôn ngồi gần cửa sổ, và ít nói một cách lạ kỳ. Nhưng bũa nào cũng nhớ nhúng khăn lau bảng. Rồi mỗi lần gặp ở cầu thang, không hiểu sao tim nó lại đập khác thường. Xe xóc thật mạnh, Vân la lên nho nhỏ, đưa tay bụm lấy miệng. Nó vội vã đưa cho bạn cái bịch, an ủi : sắp tới rồi . Hai bên đường, nhà cửa thưa thớt, mấy đứa trẻ con cởi trần đen nhẻm đứng thơ thẩn, mắt mở to, trong veo . Mẹ bảo "Thôi đi con gái, thơ văn như ba cô có đẻ ra đồng nào không !" Và nó nộp đơn vào Ngoại Thương. Khôi cũng có lần cười : Thương ngoại mà không thương nội . Từ lên năm hai, Khôi thưa đến lớp hẳn rồi thì mỗi lần thi mới thấy mặt. Tụi bạn kháo nhau : "Thằng cận nó im im mà lanh ra phết, làm cho công ty nước ngoài, lương cao lắm" "lương cao rồi bỏ học sao" đứa khác vặc lại - Mày học làm gì cũng để ra trường đi làm kiếm tiền thôi ! Nó bỏ dần thói quen nhìn về cửa sổ, nhưng thấy vắng vắng thế nào . Khôi không còn đến mượn nó những cuốn sách, cũng không chìa cho nó xem những bức vẽ nghệch ngoạc. Khôi bây giờ khác lắm, chỉ toàn mặc jean hiệu Guess hay Tackbon với cái máy nhắn tin kêu bíp bíp. Xe lịch xịch rồi dừng hẳn. Một giọng hồ hởi kêu lên "Tới rồi !" Mấy chục cái đầu đồng loạt ló ra khỏi xe . Ôi, cái màu biển xanh thăm thẳm trong ánh mắt tinh khiết. Nó lay bạn "Vân ơi, biển !" Cả đám lục tục nhảy xuống xe, guốc dép gom lại một đống - đủ mở một shop giày da thời trang - nó mỉm cười với ý nghĩa này, ngồi xuống một gốc dương thong thả gỡ lại mái tóc. Bỗng dưng cảm thấy một tia nhìn rất nóng, nó quay lại . Khôi hơi bối rối nhưng vẫn giữ nguyên ánh nhìn "Biển xanh quá ?" Nó xuýt phì cười . Diễm chạy lại : "Khôi ơi đợi với, nóng chân quá ". Lớp trưởng chạy ngược chạy xuôi, mặt đỏ lựng : - Yêu cầu không được ra xe, mỗi nam kèm một nữ ! - Hay một nữ kèm một nam - Khánh An chanh chua đáp lại . Tiếng cười vỡ ra, át cả tiếng sóng biển, Vân đã thay cái quần short đỏ chạy lại, mặt tươi rói . - Sao còn ngồi đó hở cô nương ! * * *Đánh vật hết nửa tiếng đồng hồ, rốt cuộc đám con trai cũng thắp được ngọn lửa trại . Và lúc này, ngọn lửa đã bừng lên soi rõ mấy mươi gương mặt sáng rỡ. Đêm yên lặng và mênh mông, chỉ có tiếng sóng biển êm êm, hàng dương như lao xao một nỗi khát khao thầm kín. Hưng xuýt xoa : - Làm sao bảy triệu người có thể chen chúc nhau trong những căn nhà bé tí, hít thở cùng một không khí đầy bụi và khói nhỉ ? Một giọng nữ cao vút : - Để coi ra trường ông có ở lại thành phố không. Lại cười . Cây guitar được chuyền tới Khôi . Khôi đón lấy, giản dị : "Nhạc Thanh Tùng nghen" rồi bấm vài nốt, giọng trầm trầm : "Mùa xuân đến, đạp xe trên phố, tóc xõa vai mềm. Mùa xuân hát." Nó dựa hẳn vào vai Vân, nghe Lam thì thầm : "Ông Khôi bỏ việc rồi". Khánh An tỏ vẻ am hiểu : "Cự với xếp làm gì, cứ nhắm mắt lại là xong !" Vậy là Khôi đã không thể nhắm mắt ! Nó ngước lên, trăng 14 tràn trề một luồng dịu mát. "Mùa xuân lại đến với những tiếng hát bát ngát, với những con người, cuộc đời mang con tim say trong tương lai ." Nó lẩm nhẩm hát theo, Vân huých vai nó : "Ra song ca đi". Trăng đã lên hẳn, dát xuống mặt biển những mảng bạc lấp lánh rực rỡ. Không ai bảo ai, cả bọn đứng dậy lếch thếch quàng vai nhau đi ra biển. Nó loay hoay với cái váy dài, ngẩng lên đã thấy Khôi . Con ốc biển trên tay Khôi trắng tinh : "Thục nghe đi !" Nó đón lấy con ốc, cẩn thận áp tai vào, ôi thật kỳ diệu ! Khôi cho hai tay vào túi quần, di di cát dưới chân. - Khôi tặng Thục đó, có lần Thục bảo giá mà có con ốc - mang - tiếng - sóng - biển đặt ở bàn học mà ! Nó gật dầu, nhưng lúc đó, nó tưởng loài ốc này không thật, rằng nhà văn đó chỉ viết cho thơ mộng thế thôi . Khôi nhỏ giọng : - Thật ra Thục nói gì, Khôi đều nhớ hết. Nhưng còn nó, nó đã phải tập quên đi nhiều thứ. Song lúc này đây, tia nhìn Khôi ấm áp rọi lên tai, ngó lơ ra biển. Sóng mơn man và cát mịn tan ra dưới chân, êm êm. Đúng là có tiếng sóng biển thật ! Mục lục Con Ốc Sên Mang Tiếng Sóng Biển Con Ốc Sên Mang Tiếng Sóng Biển Hạnh SanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Thời áo trắngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Nguyễn Thị Nga. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam. Theo Forbes mảng kinh doanh nhiều sân golf, bất động sản…đã đem lại mức doanh thu cho bà khoảng 435 triệu USD vào 2013. Tiểu sử Bà Nga có bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài ra bà đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế. Sự nghiệp (từ dưới lên trên) 2015 Phó chủ tịch CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội 2012 mua đứt khách sạn Hilton Hà Nội Opera 2009 Chủ tịch của CTCP Intimex Từ năm 2007: Bà Nga cũng là người đứng đầu của Tập đoàn BRG, năm 2018 có 16 ngàn nhân viên, một tập đoàn chuyên về đầu tư bất động sản, sân golf như sân golf Đồng Mô, sân golf Sóc Sơn, Khách sạn 5 sao Hilton Hanoi Opera, Khách sạn Sông Nhuệ Từ năm 2007: Chủ tịch của Seabank Từ năm 2005 đến năm 2006: Chủ tịch của Techcombank Từ năm 2002 đến năm 2005: Phó Chủ tịch của Techcombank Nguyễn Thị Nga là cổ đông của Techcombank từ năm 2000, và được bầu vào Hội đồng Quản trị Techcombank năm 2002, giữ chức vụ Phó chủ tịch, rồi Phó chủ tịch thứ nhất ngân hàng này. năm 2004, bà Nga nắm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank, thay ông Lê Kiên Thành. Bà Nga còn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thung lũng Vua, từ đó bà xây dựng BRG, một tập đoàn sở hữu cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sân golf, khách sạn. Tập đoàn BRG gồm có các đơn vị thành viên: SeABank, sân golf quốc tế Đảo Vua - Kings’ Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng), Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn,... Bà cũng là Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam từ năm 2009. Gia đình Chồng: Lê Hữu Báu, thành viên Hội đồng quản trị SeABank từ ngày 26 tháng 4 năm 2013 Con trai: Lê Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SeABank từ ngày 11 tháng 4 năm 2018 Con gái: Lê Thu Thủy, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1983, được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng SeABank từ ngày 10 tháng 5 năm 2018. Chú thích Người Hà Nội Doanh nhân Việt Nam Nữ doanh nhân Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Chủ tịch tập đoàn kinh doanh Nữ lãnh đạo doanh nghiệp Cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân
wiki
Tống Vi tử (chữ Hán: 宋微子), tính Tử (子), thị Tống (宋), tên là Khải (啟), còn được gọi là Vi tử (微子), Tống Vi tử Khải (宋微子啟), Vi tử Khải (微子啟), là vị vua đầu tiên của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử Tử Khải vốn là con lớn của Đế Ất nhà Thương. Ông có một người em là Thụ (Đế Tân), nhưng mẹ ông xuất thân không sang nên Tân được vua cha chọn làm người kế vị. Chính sự thời Đế Ất đã suy, đến khi Thụ lên ngôi càng suy hơn. Thụ chỉ hưởng lạc, ham tửu sắc. Vi tử nhiều lần can gián nhưng Thụ không nghe. Do Thụ tàn ác nên dù được ban thuỵ là Đế Tân nhưng nhà Chu còn đặt thêm thuỵ là Trụ. Khoảng giữa thế kỷ 11 TCN, con Tây bá Cơ Xương – một chư hầu của nhà Ân – là Cơ Phát tập hợp chư hầu nổi dậy diệt nhà Thương, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. Chu Vũ Vương phong đất cho các em, người trong họ và công thần làm chư hầu. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên phong cho Vũ Canh – một người con khác của Trụ - tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội phong cho em trai là Hoắc Thúc Xử (霍叔處); phía đông Triều Ca là đất Vệ phong cho là Quản Thúc Tiên, phía tây Triều Ca là đất Dung phong cho Sái Thúc Độ. Tử Khải được Chu Vũ Vương phong tại đất Triều Tiên. Trên danh nghĩa, ba người em của Chu Vũ vương có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế, Chu Vũ Vương dùng họ để giám sát, kiềm chế ông, vì vậy sử gọi họ là "Tam giám". Kết cục Chu Vũ Vương lên ngôi chỉ ít năm sau thì qua đời. Thái tử Tụng còn nhỏ lên nối ngôi, tức là Chu Thành Vương. Chu Công Đán được Chu Vũ Vương uỷ thác phụ chính cho cháu. Vũ Canh ở đất Ân nhân cơ hội nhà Chu mới dựng nên định khôi phục nhà Ân. Do sự thuyết phục của Vũ Canh, cả ba người em của Chu Vũ vương là Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ đều đồng tình chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương. Chu Công mang quân đi đông chinh. Sau 3 năm, Chu Công Đán đánh bại được quân của Vũ Canh. Vũ Canh và Quản Thúc Tiên bị Chu Công giết chết; Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ bị bắt đi đày. Chu Công Đán bèn cải phong cho Vi tử Khải từ đất Triều Tiên xa xôi về đất Ân cũ, gọi là nước Tống, để giữ hương hỏa nhà Ân. Ông trở thành vị vua đầu tiên nước Tống – chư hầu nhà Chu từ năm 1113 TCN. Sau này không rõ Vi tử Khải mất năm nào. Em ông là Tử Diễn lên nối ngôi, tức là Tống Vi trọng. Xem thêm Vũ Canh Chu Vũ Vương Chu Công Đế Tân Tống Vi Trọng Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên: Ân bản kỷ Chu bản kỷ Tống Vi Tử thế gia Chú thích Vua nước Tống Nhân vật Phong thần diễn nghĩa Năm sinh thiếu Năm mất thiếu
wiki
Szobiszowice (tiếng Đức: Petersdorf) là một khu phố của thành phố Gliwice của Ba Lan ở khu vực Upper Silesia. Ngôi làng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1276 thông qua việc thoái vốn của chủ sở hữu Graf Peter von Slaventaw, người đã bán ngôi làng cho lãnh chúa mới của Petersdorf, Hermann. Nhà thờ cũ của Thánh Bartholomew được xây dựng ở vùng ngoại ô Gleiwitz này vào thế kỷ 13 và là nơi hoạt động của Hiệp sĩ Đền thánh. Dân số trong khu vực này bùng nổ vào thế kỷ 18 và 19 do quá trình công nghiệp hóa của khu vực này. Các cộng đồng của Petersdorf và Trynek được thành lập tại khu vực thành phố Gleiwitz vào ngày 1 tháng 4 năm 1897. Trước khi thành lập, Petersdorf là một khu vực của Phổ ở Landkreis Tost-Gleiwitz. Là một khu phố của Gleiwitz, khu vực này đã trải qua sự mở rộng hơn nữa. Vào tháng 2 năm 2008, phần phía đông của Szobiszowice đã trở thành một khu phố mới được gọi là Zatorze. Địa danh đáng chú ý Szobiszowie chứa các mốc sau: Nhà thờ cũ của Thánh Bartholomew từ thế kỷ 13 The New Church of St. Bartholomew (Nhà thờ được phục hồi poln. Kociół w. Bartłomieja), Đài phát thanh bằng gỗ hỗ trợ Tháp phát thanh Gliwice trước đây, Đá trong rừng Laband Trước đây ở Szobiszowice, nhưng đã chuyển đến Zatoze do sự thay đổi ranh giới.: Nhà thờ Chúa Kitô vua (poln. Kościół Chrystusa Króla, được thiết kế bởi Karl Mayr), Nghĩa trang Linden (poln. Cmentarz Lipowy) với nghĩa trang dành cho trẻ em được điêu khắc bởi Paul Ondrusch, Nhà tang lễ (Nghĩa trang Do Thái) và nghĩa trang Do Thái mới (poln. Cmentarz Żydowski bây giờ Các di tích khác đã biến mất hoặc trở nên không thể xác định được, chẳng hạn như lâu đài cũ và cột Thụy Điển. Tham khảo Gliwice, Niedziela, Dnia 13-Go Marca 1903 R. Ogłasza Urzędowy Dziennik Rosyjski. W Ô tô Zwie Swej Powiada, że Religia Prawosławna (nd): n. chùa Web. Ngày 25 tháng 2 năm 2016.< http://sbc.org.pl/Content/147093/iv4428-1903-13-0001.pdf >. Liên kết ngoài Gliwice J. Rusinowska-Trojca: Städtebau und Wohnarchitektur ở Gleiwitz (Gliwice) Khu phố ở Śląskie
wiki
Seorsumuscardinus là một chi chuột sóc từng tồn tại ở châu Âu vào đầu thế Trung Tân (kỷ Tân Cận), đới MN 4 (Oberdorf, Áo; Karydia, Hy Lạp; Tägernaustrasse-Jona, Thụy Sĩ) và MN 5 (Affalterbach, Đức). Các mẫu hóa thạch thuộc phân đới MN 4 là loài S. alpinus; trong khi mẫu hóa thạch duy nhất thuộc phân đới MN 5, lúc mới mô tả lần đầu năm 2007, được xếp vào chi Heissigia, nhưng sau đó được phân loại lại thành loài thứ hai của Seorsumuscardinus với tên S. bolligeri vào năm 2009. Cả hai loài Seorsumuscardinus kể trên đều chỉ được biết đến qua một số răng hóa thạch riêng lẻ, cho thấy chúng là một giống chuột sóc có kích thước trung bình với hàm răng bằng phẳng. Đặc điểm chung của tất cả các răng này là có các mào ngang và dài xen kẽ với những mào ngắn hơn. Một trong số các mào này, phụ mào ngang trước (anterotropid), giúp phân biệt hai loài, vì nó xuất hiện ở răng cối dưới ở S. alpinus nhưng không thấy ở S. bolligeri. Mào khác, mào ngang giữa (centroloph), chạm tới mép ngoài của răng cối trên thứ nhất ở S. bolligeri, nhưng không ở S. alpinus. Seorsumuscardinus có thể có liên hệ bà con với Muscardinus (một chi chuột sóc nâu còn sống hiện nay, xuất hiện cùng thời) và Glirudinus, xuất hiện sớm hơn. Phân loại học Năm 1992, vài mẫu răng hóa thạch tìm thấy tại vùng lân cận với Tägernaustrasse, Thụy Sĩ (đới MN 4; Trung Tân sớm, xem phân vùng MN) được Thomas Bolliger xác định thuộc một loài chuột sóc chưa biết (họ Gliridae), có lẽ có quan hệ bà con với Eomuscardinus. Sáu năm sau, Hans de Bruijn, xếp các hóa thạch đào được từ Oberdorf, Áo (MN4) vào loài và chi mới Seorsumuscardinus alpinus và xếp luôn số mẫu trước đó ở Tägernaustrasse và Karydia, Hi Lạp (MN 4) vào chi Seorsumuscardinus. Năm 2007, những hóa thạch tìm thấy tại Affalterbach, Bavaria (MN 5, có niên đại gần đây hơn MN 4) được Jerome Prieto và Madeleine Böhme xếp vào loài và chi mới Heissigia bolligeri; hai người cũng có nói thoáng qua đến các mẫu tại Tägernaustrasse, nhưng không so sánh chi mới của họ với chi Seorsumuscardinus. Hai năm sau, Prieto so sánh hai chi và kết luận thực tế ra chúng có thể là một chi, nhưng khác loài. Do đó, chi Seorsumuscardinus hiện nay gồm loài S. alpinus thuộc MN 4 và S. bolligeri thuộc MN 5. Prieto tạm xếp các mẫu đào được từ Tägernaustrasse vào loài S. alpinus. Ngoài ra, ông còn đề cập đến Pentaglis földváry, tên miêu tả cho một mẫu răng cối trên thuộc thế Trung Tân giữa tìm thấy tại Hungary mà bây giờ đã bị mất. Dù mẫu này có một số nét tương đồng với Seorsumuscardinus nhưng những hình minh họa của nó thì quá tệ để có thể xác định được chính xác nó thuộc loài nào. Do đó, Prieto cho rằng Pentaglis földváry là một trường hợp nomen dubium không thể xác định. Vì hình thái học của Seorsumuscardinus vừa mang tính đặc trưng vừa có đặc tính dẫn xuất chia sẻ, mối quan hệ giữa chi này với các chi khác không được rõ ràng cho lắm. Tuy nhiên, các răng của Seorsumuscardinus cho thấy vài nét tương đồng với Muscardinus (chi gồm loài chuột sóc nâu ngày nay). Seorsumuscardinus và Muscardinus có lẽ có cùng tổ tiên, có thể là Glirudinus. Cả ba đều thuộc họ Gliridae, một họ gồm rất nhiều chi, cả bị tuyệt chủng lẫn còn sống, trải dài từ tầng Ypres (khoảng 50 triệu năm trước) cho tới hiện nay. Tên chi Seorsumuscardinus là kết hợp của từ Latin seorsum - "khác biệt", với Muscardinus; còn tên loài alpinus ám chỉ đến vùng núi Anpơ gần nơi S. alpinus được tìm thấy. Tên Heissigia được đặt nhằm vinh danh nhà khảo cổ Kurt Heissig nhân dịp sinh nhật 65 tuổi của ông vì các công trình ông thực hiện tại Bavaria, còn bolligeri nhằm vinh danh Thomas Bolliger là người đã sớm miêu tả chi chuột sóc này. Miêu tả Người ta chỉ biết đến Seorsumuscardinus qua răng hàm của chúng, cụ thể là răng tiền hàm thứ 4 ở hàm trên và hàm dưới, răng cối thứ 1, 2, 3 ở hàm trên cùng răng cối thứ 1, 2, 3 ở hàm dưới. Các răng này có tiếp xúc mặt nhai bằng phẳng và so với các giống chuột sóc khác thì chúng có kích cỡ trung bình. Nếu so cùng chi thì răng S. bolligeri lớn hơn S. alpinus một tí. Răng trên Răng tiền hàm trên thứ 4 (TH4) có bốn mào chính, sắp theo chiều ngang. De Bruijn miêu tả bốn mào này, theo thứ tự từ trước ra sau, là mào ngang trước (anteroloph), mào ngang hướng trước (protoloph), mào ngang hướng sau (metaloph) và mào ngang sau (posteroloph), cùng ghi nhận chúng không chạm tới cạnh răng. Ở S. bolligeri, TH4 còn có thêm một mào nhỏ ở chính giữa. Ghi chép của Prieto và Böhme cho thấy mào ngang sau của TH4 lồi ra ở mép sau răng. Trong chi Muscardinus, số lượng mào trên TH4 nằm trong khoảng từ 5 (Muscardinus sansaniensis) đến 2 (M. pliocaenicus cùng loài chuột sóc nâu hiện nay), nhưng mào ngang hướng trước và mào ngang hướng sau luôn luôn chạm nhau ở mặt lưỡi (mặt trong). Ở S. alpinus, TH4 có hai chân, trong khi S. bolligeri có ba. Răng cối trên thứ nhất (C1), theo miêu tả của De Bruijn, có dạng vuông trong khi Prieto và Böhme xét thấy có dạng tròn. Có năm mào ngang chính, phần lớn biệt lập, nhưng một số có thể chạm nhau ở rìa răng. Mào ngang giữa của mẫu C1 duy nhất được biết thuộc S. bolligeri, khác với năm mẫu thuộc S. alpinus, chạm đến mép môi (mép ngoài). Khác với tất cả các mẫu (trừ một) thuộc S. alpinus, mào ngang trước của S. bolligeri không nổi rõ ràng lên. C1 ở S. alpinus có ba chân. Số lượng chân C1 ở S. bolligeri hiện chưa được biết. C2, theo miêu tả của Prieto và Böhme, thì không tròn như C1. De Bruijn nhận thấy các mào của C2 song song với nhau hơn C1. Ngoài năm mào chính, còn có một số mào nhỏ hơn nằm ở trước và sau mào ngang giữa; các mào này không phủ hết chiều rộng răng. Một mào nhỏ ở mặt lưỡi, trước mào ngang giữa, xuất hiện trên một mẫu C2 thuộc S. bolligeri; kiểu mào như vậy không thấy ở bất kì mẫu S. alpinus nào. Một mẫu C2 khác, thuộc S. bolligeri, có một mào na ná nằm ở mặt môi, cũng như cả năm mẫu C2 thuộc S. alpinus (phía sau mào ngang giữa). Trên hai mẫu C2 thuộc S. alpinus, mào ngang giữa và mào ngang hướng sau nối với nhau bởi một mào dọc; mào này không thấy ở S. bolligeri. C2 có ba chân. Oberdorf, Affalterbach, và Tägernaustrasse, mỗi vùng có một mẫu C3 duy nhất được tìm thấy Ngoài các mào chính, còn có hai hay ba mào phụ nhỏ hơn. Số lượng chân của C3 hiện chưa được biết. Răng dưới Người ta đào được hai mẫu răng tiền hàm dưới thứ 4 (th4) của Seorsumuscardinus: mẫu Oberdorf, chất lượng khá kém, và mẫu Tägernaustrasse, có chất lượng khá hơn. Có tổng cộng bốn mào, trong đó cặp mào trước và cặp mào sau nối với nhau tại mặt lưỡi và ở mẫu Oberdorf cũng ở mặt môi nữa. So với Muscardinus hispanicus thì răng này khá giống, nhưng cặp mào trước thì phát triển hơn. Tiền hàm dưới thứ 4 có một chân. Răng cối dưới thứ 1 (c1) có bốn mào và một mào nhỏ hơn nằm giữa cặp mào chính phía sau. Giữa cặp mào chính phía trước, mào ngang trước và mào ngang hướng sau, c1 ở S. alpinus có một mào phụ, phụ mào ngang trước, trong khi S. bolligeri không có. Mặt nhai của c2 thì tương tự như c1. Phụ mào ngang trước cũng không xuất hiện trên c2 ở S. bolligeri, tuy nhiên không rõ S. alpinus có có không vì tại Oberdorf không tìm thấy c2 thuộc S. alpinus. Trên một mẫu c2 đã sờn từ Tägernaustrasse, phần mặt môi của mào ngang trước dày lên một tí, làm cho Prieto nghĩ rằng đây là vết tích còn sót lại của phụ mào ngang trước; do đó ông xếp quần thể tại Tägernaustrasse vào loài S. cf. alpinus. Oberdorf là địa điểm duy nhất mà c3 của Seorsumuscardinus được tìm thấy. Những đặc điểm của c3 thì tương tự như c1 với một phụ mào ngang trước ngắn, nhưng các mào thì sắp xếp "méo" hơn. Ở S. alpinus, các răng cối dưới có hai và thi thoảng ba chân. Các hóa thạch c1 thuộc S. bolligeri đã bị mất hết chân còn ở c2 thì có hai. Phân bố Trong đới MN 4, Seorsumuscardinus được tìm thấy tại Oberdorf, Áo (vùng 3 và 4, mỗi vùng lần lượt có 6 và 17 răng S. alpinus); Karydia, Hi Lạp (S. alpinus) và Tägernaustrasse, Thụy Sĩ (5 răng S. cf. alpinus). Affalterbach, Đức, nơi có 10 răng S. bolligeri, là vùng duy nhất thuộc đới MN 5 mà chi này được tìm thấy. Bản thân các vùng trên là một phần của một khu vực rộng lớn gồm nhiều quần thể chuột sóc thuộc nhiều loài khác nhau. Vì S. alpinus và S. bolligeri có giai đoạn phân bố riêng biệt, không trùng lặp, Prieto đề xuất sử dụng chi Seorsumuscardinus cho phương pháp sinh địa tầng (thuật dùng hóa thạch để xác định tuổi trầm tích). Seorsumuscardinus xuất hiện cùng thời với loài Muscardinus lâu đời nhất được biết. Chú thích Tham khảo Bolliger, T. 1992. (tiếng Đức) Kleinsäuger aus der Miozänmolasse der Ostschweiz (Chuột sóc thế Miocene miền Đông Thụy Sĩ). Documenta Naturae 75:1–296. Bruijn, H. de. 1998. (tiếng Anh) Vertebrates from the Early Miocene lignite deposits of the opencast mine Oberdorf (Western Styrian Basin, Austria) (Động vật có xương sống thế Miocene sớm từ các trầm tích than non ở mỏ lộ thiên Oberdorf (Westen Styrian Basin, Austria): 6. Rodentia I (Mammalia). Annalen des Naturhistorischen Museums in Wien 99A:99–137. Doukas, C.S. 2003. (tiếng Tây Ban Nha) Las faunas de la MN 4 de Aliveri y Karydia (Grecia). Coloquios de Paleontología, Volúmen Extraordinario 1:127–132. McKenna, M.C. and Bell, S.K. 1997. (tiếng Anh) Classification of Mammals: Above the species level (Phân loại động vật có vú: bậc trên loài). New York: Nhà xuất bản Đại học Columbia, 631 các tr. Prieto, J. 2009. (tiếng Anh) Comparison of the dormice (Gliridae, Mammalia) Seorsumuscardinus alpinus de Bruijn, 1998 and Heissigia bolligeri Prieto & Böhme, 2007 (So sánh các loài chuột sóc (Gliridae, Mammalia) Seorsumuscardinus alpinus De Bruijn, 1998 và Heissigia bolligeri Prieto & Böhme, 2007) (có phí). Neues Jahrbuch für Geologie und Paläontologie, Abhandlungen 252(3):377–379. Prieto, J. và Böhme, M. 2007. (tiếng Anh) Heissigia bolligeri gen. et sp. nov.: a new enigmatic dormouse (Gliridae, Rodentia) from the Miocene of the Northern Alpine Foreland Basin (Heissigia bolligeri gen. et sp. nov.: một giống chuột sóc lạ (Gliridae, Rodentia) thế Miocene tại Bắc Alpine Foreland Basin) (có phí). Neues Jahrbuch für Geologie und Paläontologie, Abhandlungen 245(3):301–307. Glirinae Đơn vị phân loại hóa thạch miêu tả năm 1998 Loài gặm nhấm thế Miocene Động vật có vú tiền sử Châu Âu
wiki
Francisco Ignacio Madero González là một chính khách, nhà văn và nhà cách mạng México, từng là tổng thống thứ 33 của México từ năm 1911 cho tới khi ông bị ám sát năm 1913. Ông là người bênh vực cho công bằng xã hội và dân chủ. Madero nổi bật vì cạnh tranh với Porfirio Díaz cho chức vụ tổng thống năm 1910 và làm nổ cuộc Cách mạng México. Madero là một chính trị gia bất thường, cho đến khi ông chạy đua vào ghế Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1910, chưa bao giờ nắm giữ văn phòng. Trong cuốn sách năm 1908 của ông có tựa đề Việc kế nhiệm Tổng thống năm 1910, Madero đã kêu gọi các cử tri ngăn cản việc tái tranh cử lần thứ sáu của Porfirio Díaz, mà Madero coi là chống dân chủ. Tầm nhìn của ông sẽ đặt nền móng cho một thế kỷ 20 ở México, nhưng không phân cực các tầng lớp xã hội. Để thực hiện được điều này, ông đã thành lập Ban chống Đổi mới (sau đó là Đảng Lập hiến Tiến bộ) và kêu gọi người Mê-hi-cô nổi dậy chống lại Díaz, làm nổ ra cuộc Cách mạng Mexico năm 1910. Việc Madero đối đầu với Díaz đã giành được sự ủng hộ rộng rãi ở Mêhicô, vì ông là một trong những người có phương tiện tài chính độc lập, quyết tâm về ý thức hệ, và lòng dũng cảm để phản đối Díaz khi nó nguy hiểm khi làm như vậy. Bị bắt bởi chế độ độc tài ngay sau khi ứng cử viên Tổng thống được tuyên bố bởi đảng của ông, nhà lãnh đạo phe đối lập trốn thoát khỏi nhà tù và khởi động Kế hoạch San Luis Potosí từ Hoa Kỳ, theo cách này bắt đầu cuộc Cách mạng Mexico. Sau khi Díaz từ chức Tổng thống vào ngày 25 tháng 5 năm 1911 sau khi ký Hiệp ước Ciudad Juárez, Madero trở thành nhà lãnh đạo chính trị cao nhất của đất nước. Được biết đến với cái tên "Maderistas", những người theo Madero gọi ông là "caudillo de la Revolución" (lãnh đạo Cách mạng). Ông được bầu làm tổng thống vào ngày 15 tháng 10 năm 1911 bởi gần 90% số phiếu bầu. Nhậm chức vào ngày 6 tháng 11 năm 1911, ông trở thành một trong những vị tổng thống trẻ nhất của Mexico vừa mới tròn 38 tuổi. Mặc dù có sự phổ biến rộng rãi trong nhân dân, chính quyền của Madero sớm gặp phải sự phản đối từ những nhà cách mạng cấp tiến và những tàn dư của chế độ cũ. Vào tháng 2 năm 1913, một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra ở thủ đô Mexico do tướng Victoriano Huerta, chỉ huy quân đội của thành phố dẫn đầu. Madero đã bị bắt và một thời gian ngắn sau đó bị ám sát cùng với Phó Tổng thống José María Pino Suárez vào ngày 22 tháng 2 năm 1913, sau chuỗi sự kiện được gọi là Ngày Trai Xấu (La Decena Trágica). Cái chết của Madero và Pino Suárez đã dẫn tới một phản ứng quốc gia và quốc tế mà cuối cùng đã mở đường cho sự sụp đổ của Huerta Dictatorship, chiến thắng của Cách mạng Mexico và thành lập Hiến pháp Mexico năm 1917 dưới thời Tổng thống Venustiano Carranza. Tham khảo Tổng thống México Người ăn chay
wiki
Nguyên tố Phong hay nguyên tố Không khí (tiếng Anh: Air) là một trong bốn nguyên tố cổ điển cùng với thổ, thủy và hỏa trong triết học, giả kim thuật, chiêm tinh học và thần thoại Hy Lạp cổ đại. Nguyên tố Không khí cũng tương ứng với Phong đại trong hệ thống Tứ đại của Phật giáo Ấn Độ và hệ thống của triết học Nhật Bản. Triết học Hy Lạp và La Mã Không khí và gió đại diện cho thể khí, trạng thái thứ ba của vật chất, gắn liền với khối bát diện và được coi là vừa nóng vừa ẩm. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng hai từ để chỉ không khí: aer có nghĩa là phần phía dưới mờ ảo của bầu khí quyển, và aether có nghĩa là bầu không khí sáng sủa phía trên các đám mây. Ví dụ, Plato viết rằng "Không khí cũng vậy: có loại sáng nhất mà chúng ta gọi là ether, loại tối nhất mà chúng ta gọi là sương mù và bóng tối, và những loại khác mà chúng ta không có tên gọi....". Trong số các nhà triết học tiền-Socrates đầu tiên của Hy Lạp, Anaximenes (giữa thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên) đã gọi không khí là nguyên lí thứ nhất. Một niềm tin tương tự được một số nguồn cổ xưa gán cho Diogenes Apolloniates (cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên), người cũng liên kết không khí với trí thông minh và linh hồn (psyche ), nhưng các nguồn khác cho rằng nguyên lí thứ nhất của ông là một chất giữa không khí và lửa. Aristophanes đã thuật lại những lời dạy như vậy trong vở kịch Những đám mây của mình, bằng cách đưa ra một lời cầu nguyện vào miệng Socrates. Triết học Ấn Độ và Phật giáo Trong triết học Ấn Độ, Tứ đại (四大 cattāro mahābhūtāni là bốn yếu tố lớn hình thành nên vật chất, gồm: Địa Đại (地大, pruṭhavī-dhātu), Thủy đại (水大, āpa-dhātu), Hỏa đại (火大, eja-dhātu) và Phong đại (風大, vāyu-dhātu). Vạn vật trong vũ trụ có bản chất chuyển động thì đều thuộc về Phong đại. Ngoài ra, yêu tố này còn có tác dụng sinh trưởng, khí hô hấp. Triết học Nhật Bản Phong là một trong năm nguyên tố của triết học Godai Nhật Bản, bao gồm Địa (地/ ち Chi?), Thuỷ (水/ すい Sui?), Hoả (火/ か Ka?), Phong (風/ ふう Fū?) và Không (空/ くう Kū?). Nguồn gốc của nó là từ hệ thống Mahābhūta của Phật giáo Ấn Độ và được kết hợp, tinh chế cùng với truyền thống, văn hóa và tôn giáo dân gian bản địa của Nhật Bản. là được xếp thứ tư trong , Phong luân có màu đại diện là màu đen, nằm trên Hỏa luân và nằm dưới Không luân. Phong đại diện cho những thứ phát triển, mở rộng và sự tự do di chuyển. Ngoài không khí, khói và những thứ tương tự, Phong có thể được thể hiện tốt nhất bằng tâm trí con người theo một cách nào đó. Khi chúng ta phát triển về thể chất, chúng ta cũng học hỏi và mở rộng về mặt tinh thần, về kiến ​​thức, kinh nghiệm và tính cách. Phong tượng trưng cho hơi thở và các quá trình bên trong liên quan đến hô hấp. Về mặt tinh thần và cảm xúc, nó đại diện cho một thái độ “cởi mở” và cảm giác vô tư. Nó có thể gắn liền với ý chí, sự khó nắm bắt, sự lảng tránh. Tham khảo Triết học tự nhiên
wiki
Paraxanthine, hoặc 1,7-dimethylxanthine, là một dẫn xuất di methyl của xanthine, có cấu trúc liên quan đến caffeine. Giống như caffeine, paraxanthine là một thần kinh hệ thống thần kinh trung ương (CNS) kích thích. Nó có hiệu lực gần bằng với caffeine và có khả năng liên quan đến việc trung gian tác động của chính caffeine. Sản xuất và chuyển hóa Paraxanthine không được sản xuất bởi thực vật và chỉ được quan sát trong tự nhiên như là một chất chuyển hóa của caffeine ở động vật. Paraxanthine cũng là một chất chuyển hóa tự nhiên của caffeine ở một số loài vi khuẩn. Sau khi uống, khoảng 84% caffeine được demethyl hóa ở vị trí 3 để tạo ra paraxanthine, làm cho nó trở thành chất chuyển hóa chính của caffeine trong cơ thể. Paraxanthine cũng là một chất chuyển hóa chính của caffeine ở người và các động vật khác, chẳng hạn như chuột. Ngay sau khi uống, caffeine được chuyển hóa thành paraxanthine bởi cytochrom P450 ở gan, giúp loại bỏ một nhóm methyl khỏi vị trí N3 của caffeine. Sau khi hình thành, paraxanthine có thể được phân hủy thành 7-methylxanthine bằng cách khử bằng vị trí N1, sau đó được khử acetyl thành xanthine hoặc oxy hóa bởi CYP2A6 và CYP1A2 thành axit 1,7-dimethylaric. Trong một con đường khác, paraxanthine được phân hủy thành 5-acetylamino-6-formylamino-3-methyluracil thông qua N-acetyl-transferase 2, sau đó được phân hủy thành 5-acetylamino-6-amino-3-methyluracil. Trong một con đường khác, paraxanthine được chuyển hóa CYPIA2 tạo thành 1-methyl-xanthine, sau đó có thể được chuyển hóa bởi xanthine oxyase để tạo thành axit 1-methyl-uric. Một số con đường tổng hợp được đề xuất của caffeine sử dụng paraxanthine như một chất trung gian. Tuy nhiên, sự vắng mặt của nó trong các thử nghiệm alkaloid thực vật ngụ ý rằng những thứ này không thường xuyên, nếu có, được sản xuất trực tiếp bởi thực vật. Dược lý và tác dụng sinh lý Paraxanthine có thể chịu trách nhiệm cho các đặc tính lipolytic của caffeine, và sự hiện diện của nó trong máu gây ra sự gia tăng nồng độ axit béo tự do trong huyết thanh. Dược lực học Paraxanthine là một chất ức chế phosphodiesterase không chọn lọc cạnh tranh làm tăng cAMP nội bào, kích hoạt PKA, ức chế tổng hợp TNF-alpha và leukotriene , và giảm viêm và miễn dịch bẩm sinh. Paraxanthine là một chất đối kháng thụ thể adenosine không chọn lọc làm tăng huyết áp epinephrine và huyết áp tâm trương. Paraxanthine, không giống như caffeine, hoạt động như một chất kích thích enzyme của Na+/K+ ATPase. Kết quả là, nó chịu trách nhiệm tăng vận chuyển các ion kali vào mô cơ xương. Tương tự, hợp chất cũng kích thích tăng nồng độ ion calci trong cơ bắp. Độc tính Paraxanthine được cho là có độc tính thấp hơn so với caffeine. Trong khi nồng độ trong máu tương xứng với lượng trung bình dường như khá vô hại, nồng độ paraxanthine trong máu cao có liên quan đến sẩy thai ở bà mẹ mang thai. Tham khảo Xanthine Chất kích thích Chất ức chế phosphodiesterase
wiki
Filipp Bedrosovich Kirkorov (, ; sinh ngày 30 tháng 4 năm 1967, ở Varna, Bulgaria) là một ca sĩ, diễn viên, nhà soạn nhạc mang dòng máu Nga-Armenia-Bulgaria sống và làm việc ở Moskva Tiểu sử và sự nghiệp Filipp Bedrosovich Kirkorov sinh ngày 30 tháng 4 năm 1967, ở Varna, Bulgaria trong một gia đình người cha là một ca sĩ người Bulgaria-Armenia tên là Bedros Kirkorov và mẹ là người Nga tên là Victoria. Năm 1984, anh nhập học trường Đại học Quốc gia Âm nhạc Gnesin và tốt nghiệp danh dự năm 1988. Phong cách âm nhạc của anh là chung loại nhạc pop của Nga với thỉnh thoảng có pha thêm phong cách Thổ Nhĩ Kỳ và ảnh hưởng của phương Tây, như nhiều ngôi sao nhạc pop của Nga những năm 90 và sau này, anh thường xuyên ghi song tấu với các nghệ sĩ khác làm việc trong lĩnh vực tương tự. Tham khảo Liên kết ngoài IMDb Sinh năm 1967 Nam ca sĩ Liên Xô Nam ca sĩ Nga Nam diễn viên điện ảnh Liên Xô Nam diễn viên điện ảnh Nga Nam ca sĩ Bulgaria Nam diễn viên điện ảnh Bulgaria Người dẫn chương trình truyền hình Nga Nghệ sĩ nhân dân Liên bang Nga Người tham gia Eurovision Song Contest của Nga Người tham gia Eurovision Song Contest 1995 Nam ca sĩ thế kỷ 20
wiki
Dê Messina là một giống bản địa của loài dê từ khu vực Monti Nebrodi và Monti Peloritani ở tỉnh Messina, trên đảo Sicily của Địa Trung Hải, ở miền nam nước Ý. Nó được nuôi dưỡng chủ yếu ở những khu vực đó, nhưng cũng có ở các tỉnh Catania, Enna và Palermo. Phạm vi của nó một phần chồng chéo với giống dê Argentata dell'Etna. Loài này đã được chính thức công nhận và một cuốn sách gia phả được thành lập vào năm 2001. Nó trước đây được biết đến như là Capra dei Nebrodi (trong khu vực đó) hoặc nói chung là các cộng đồng cư dân Sicily. Dê Messina là một trong bốn mươi ba giống dê dê của Ý phân bố hạn chế trong đó một cuốn sách được lưu giữ bởi Associazione Nazionale della Pastorizia, hiệp hội chăn nuôi cừu và dê quốc gia Ý. Vào cuối năm 2013, số lượng dê đã đăng ký được báo cáo là 9814 và là 10.409 con, tổng số ước tính là 42.000 con. Sử dụng Năng suất sữa trên mỗi chu kỳ sữa của dê Messina là 137 ± 66 lít đối với cừu cái sinh lần đầu, 170 ± 35 l đối với con thứ hai, và 188 ± 36 l đối với dê cái sinh lần 3 trở đi. Sữa dê này có trung bình 5,83% chất béo và 4,13% protein, và được sử dụng chủ yếu để làm pho mát caprino và sữa hỗn hợp. Ghi chú Giống dê
wiki
Mirla Castellanos, là ca sĩ nổi tiếng người Venezuela với sự nghiệp hơn 40 năm trong nghề. Thường được biết với tên "La Primerísima", bà đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình khi còn là ca sĩ trong ban nhạc "Cuarteto Los Naipes" vào những năm 1960 trước khi tách ra theo sự nghiệp solo. Tiểu sử Chuyển đến châu Âu vào cuối những năm 1960, bà đã thu âm các bài hát của các nhà soạn nhạc như Domenico Modugno, người mà sau này đã cùng song ca bài hát "Meraviglioso" với bà trong buổi diễn tập cho Lễ hội San Remo năm 1968; cuối cùng bà đã không cắt bỏ buổi biểu diễn. Năm 1969, Castellanos đã thắng tại Liên hoan Bài hát Quốc tế Benidorm với một sáng tác của Manuel Alejandro. Sau khi trở về Nam Mĩ năm 1970, bà giành giải nhì tại Liên hoan Bài hát Mĩ Latin. Năm 1972, bà đại diện cho Venrzuela tham dự kì đầu tiên của Lễ hội OTI được tổ chức tại Madrid, bà đã đạt được vị trí thứ tư. Ba năm sau, bà lại tiếp tục được chọn bởi Venevision để đại diện Venezuela tham gia OTI Festival kì thứ tư được tổ chức tại San Juan, Puerto Rico. Đáng ngạc nhiên, bà đã được ủng hộ vào vòng trong và đạt vị trí thứ ba chung cuộc, nâng cao thứ hạng mà bà từng đạt được trước đó vào năm 1972 tại Madrid. Với sự ủng hộ của các chương trình như Sábado Sensacional và liveshow riêng của bà "Primerísima," Castellanos đã nâng cao danh tiếng của mình trong những năm 1970 và 1980, giúp bà lần đầu tiên xuất hiện ở New York tại Chateau Madrid năm 1976. Với album mang tên "Vuelve Pronto", bà trở thành ca sĩ người Venezuela đầu tiên được Billboard công nhận năm 1983 trước khi phát hành "Venezuela", bài hát được thu âm cùng Venezuelan Symphonic Orchestra. Album "Como Nunca" của Mirla Castellanos là tuyển tập các bản hit hay nhất của bà. Trong số rất nhiều bài hát thành công có rất nhiều bài hát mang tính biểu tượng cho Castellanos, một trong số đó là phiên bản chứa đầy cảm xúc và mãnh liệt của bài hát được sáng tác bởi Alberto Cortez: "El Abuelo". Castellanos hầu như mỗi năm đều tham gia cuộc thi được sản xuất bởi Joaquín Riviera Miss Venezuela hằng năm với tư cách là đại diện âm nhạc. Việc sử dụng trang phục đắt tiền và vũ đạo sôi động đều được quyết định bởi Mirla trong những "năm vàng" của truyền hình Venezuela. Thời điểm đó, và đến tận bây giờ, bà vẫn được công nhận là "Diva & Primadonna" đích thực trong nền âm nhạc Venezuela. Hiện tại, Mirla Castellanos là một ca sĩ được kính trọng với nhiều giải thưởng và sự công nhận quốc tế ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha và ở thị trường nhạc "Balada romántica" (nhạc Hispanic lãng mạn và phổ biến). Tham khảo Liên kết ngoài Official site of Mirla Castellanos video Mirla singing "El Abuelo" Nhân vật còn sống Nữ ca sĩ Venezuela
wiki
Giao tiếp ở động vật (Animal communication) là hoạt động giao tiếp giữa các loài động vật với nhau, có thể là các cá thể trong cùng một loài (giữa bầy đàn này với bầy đàn khác, hay các cá thể khi chạm mặt nhau), giữa các cá thể khác loài và việc giao tiếp giữa động vật với con người thông qua các tín hiệu của động vật gửi đi những thông tin đến đối tượng, ngôn ngữ động vật gồm những yếu tố như dáng điệu, cử chỉ, màu sắc, mùi và tiếng kêu, chúng góp phần tạo nên một hệ sinh thái độc đáo và phong phú trên Trái Đất. Có nhiều chuyện cần khám phá về mối giao tiếp giữa các loài động vật với nhau và với con người mà các nhà khoa học đang tìm cách giải mã nhằm vén bức màn bí ẩn xung quanh thế giới sinh vật. Tổng quan Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh vật học, tất cả các loài động vật trên thế giới đều có ngôn ngữ giao tiếp của riêng chúng mà con người chỉ hiểu đơn giản đó là tiếng kêu, tiếng hót, tiếng hú. Cũng như con người, động vật đã thông qua giao tiếp để hiểu nhau và sinh tồn. Từ trước tới nay, rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng các nhóm linh trưởng, chim, động vật biển có vú, chó cùng một số loài khác, thông qua đào tạo, huấn luyện sâu rộng, có thể hiểu được từ ngữ và các loại câu đơn giản của con người. Bên cạnh nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ của con người, một trong những hệ thống ngôn ngữ phức tạp nhất, các nhà khoa học cũng tìm hiểu những loài vật sử dụng âm thanh để giao tiếp. Ở dưới biển, kinh nghiệm đi biển cho thấy, nếu gặp nước chảy mạnh, có tiếng vù vù thì cá khá nhiều nhưng là loài nhỏ, còn nước chảy mạnh, đều là cá lớn. Khi cá vào chừng 100 m là có thể nghe rõ tiếng kêu của nó. Mỗi loài cá có tiếng kêu khác nhau nhưng không phải cá nào cũng kêu, cá trích, cá thu ẩu thì không kêu, chỉ có các loại như cá sóc nanh, cá ngao vàng đuôi, cá sóc trắng, cá lù đù, cá đỏ dạ mới hay kêu. Mỗi loại có tiếng kêu đặc biệt, qua đó phân biệt được loài nào với loài nào. Chẳng hạn như cá sóc nanh kêu cụp cụp, cá sóc trắng thì tọc tọc, cá ngao vàng đuôi lại kêu lục đục lục đục. Ngoài 5 giác quan giống loài người, động vật còn có cả giác quan điện từ vì chúng có những thiết bị cảm biến sinh học, từ tính và cái gọi là đồng hồ nội tâm. Chúng dùng tất cả các giác quan này để giao tiếp như loài kiến sử dụng ngôn ngữ hương vị (mùi hương), chúng tiết ra hợp chất nhiều mùi với độ nặng nhẹ khác nhau để truyền thông tin. Hà mã có khả năng phát tín hiệu sterio để liên lạc với nhau trong môi trường nước. Lạc vào một đàn lạ, chuột phát ra cả seri âm thanh đầu hàng với tần số thấp, đồng thời tiết ra mùi vị mang thông điệp xin nhập đàn. Trong vụ sóng thần xảy ra tại Indonesia, hầu hết các động vật đều thoát chết. Người ta lý giải là chúng có giác quan báo trước sự việc nên đã phòng tránh. Có thể nói, mọi âm thanh động vật phát ra đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Nó là thứ ngôn ngữ để thông báo cho đồng loại một điều gì đó liên quan đến cuộc sống. Tham khảo Những cách giao tiếp khác thường của sinh vật Động vật có thể giao tiếp như con người? Những "bậc thầy" giao tiếp trong thế giới động vật Khám phá tiếng kêu khác lạ của muôn loài Chú thích Liên kết ngoài Animal Communicator - Documentary The Elgin Center for Zoosemiotic Research Zoosemiotics: animal communication on the web The Animal Communication Project International Bioacoustics Council research on animal language. Animal Sounds different animal sounds to listen and download. The British Library Sound Archive contains over 150,000 recordings of animal sounds and natural atmospheres from all over the world. Ký hiệu học
wiki
Neopomacentrus metallicus là một loài cá biển thuộc chi Neopomacentrus trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1906. Từ nguyên Tính từ định danh metallicus trong tiếng Latinh mang nghĩa là "như kim loại", hàm ý đề cập đến màu xanh ánh kim ở loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống N. metallicus có phạm vi phân bố giới hạn ở vùng biển Nam Thái Bình Dương. Loài này hiện chỉ được tìm thấy tại Fiji và quần đảo Samoa, sau đó được ghi nhận thêm tại Tonga. N. metallicus sinh sống tập trung gần những rạn san hô viền bờ và đá ngầm ở độ sâu đến 10 m. Mô tả Chiều dài tối đa được ghi nhận ở N. metallicus là 6 cm. Cơ thể có màu xanh lam xám. Có dải đen ở hai thùy đuôi, cũng như trên các tia vây của vây hậu môn và vây lưng. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 10–11; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Sinh thái học Thức ăn của N. metallicus là các loài động vật phù du. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng. Tham khảo Xem thêm M Cá Thái Bình Dương Cá Fiji Cá Tonga Động vật Samoa Động vật được mô tả năm 1906
wiki
Để chọn một loại quả đặc biệt nhất khiến cho các bạn nước ngoài ấn tượng thì không thể không nhắc đến quả sầu riêng. Và ở nước ta cũng chỉ miền Nam mới có sầu riêng và mới trồng được sầu riêng mà thôi. Cây sầu riêng thật đặc biệt, ngắm nhìn loại cây này em thực sự thích thú. Hình ảnh của cây sầu riêng thân gỗ to, cây sầu riêng này cũng có thể cao từ mười đến mười lăm mét, cao hơn ngôi nhà của em rất nhiều. Cây sầu riêng lại còn có rất nhiều cành um tùm và tươi tốt nữa. Trên thân cây sầu riêng to kia lại có những chiếc lá mọc đơn lẻ. Quan sát cái lá của cây em thấy phiến lá dày hình trứng thuôn dài, còn về phần mặt dưới màu vàng, mặt trên láng bóng trông vô cùng thích thú. Có lẽ em ấn tượng nhất cũng chính là chùm hoa sầu riêng to và nó lại được mọc ngay ở thân cây. Nếu nhà những thân cây sầu riêng già, nụ hoa tròn và tất cả cánh hoa màu trắng nhiều nhị trông đẹp lắm. Em học trên trường và theo lời kể của mẹ thì quả sầu riêng thuộc loại quả nang, quả sầu riêng nó trông gần giống như quả mít ở ngoài Bắc. Thế nhưng sầu riêng vỏ có gai nhọn hơn trái mít rất nhiều, thêm với đó là hạt to vàng. Bao quanh hạt có áo nữa, múi mềm, màu ngà. Ấn tượng nhất chính là quả có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy kén người ăn nữa. Người ta có thể dễ dàng ăn mít nhưng sầu riêng không phải ai cũng ăn được. Người ăn quen thì sẽ nghiện hương vị của loại quả này, còn nếu không quen thì chỉ cần ngửi thôi là đã muốn tránh xa. Xem thêm: Tả một đồ vật mang nhiều kỉ niệm với em – Tập làm văn lớp 5 Hàng năm cứ vào mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Khi đó thì cả khu vườn nhà em có một mùi thơm nồng nàn vô cùng quyến rũ. Khi đi từ xa ai ai cũng có thể ngửi thấy được mùi vị của nó. Chỉ cần có một quả sầu riêng trong nhà thôi là tất cả nhà đều có thể ngửi thấy khi nó chín. Trái sầu riêng ngọt, thơm, ngậy và khiến cho em vô cùng thích và nó được ví như một món quà quý. Em yêu cây sầu riêng lắm, em ước các cây sầu riêng trong vườn nhà em cũng sẽ luôn xanh tốt. Tả cây sầu riêng hay nhất Trong các loại cây ăn quả trong vườn nhà em thì có lẽ em thích nhất là cây sầu riêng cao chót vót, hàng năm cây lại cho ra biết bao nhiêu quả sầu riêng ngon lành. Thân cây sầu riêng to lắm, nó cũng phải bằng một vòng tay ôm của em. Cây sầu riêng cao lắm, trên đó lại có rất nhiều cành lá nữa nhìn thật thích mắt. Ngắm nhìn những bông hoa sầu riêng có những nét đặc sắc lắm, ai nhìn cũng thích. Thông thường thì hoa sầu riêng vẫn trổ vào cuối năm, hoa mang mùi hương thơm ngát như hương cau hay hương bưởi vậy. Nhìn những chùm hoa sầu riêng đậu từng chùm và có màu trắng ngà mới đẹp làm sao. Nhìn cánh hoa nhỏ giống như những vẩy cá và cứ hao hao giống cánh sen còn và ở giữa cứ lác đác vài nhụy nhỏ li ti. Lá sầu riêng to và là lá đơn. Lá xanh thẫm và nhiều khi lũ trẻ chúng em còn lấy chiếc lá sầu riêng này để làm quạt xua đi những cơn oi nóng. Xem thêm: Dàn ý miêu tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 chi tiết đầy đủ Khi mùa quả đến, cây sầu riêng nhà em ra sai lắm. Hình ảnh quả sầu riêng có gai nhọn lớn hơn gai mít rất là nhiều. Với vỏ gai cứng này nó bao bọc múi sầu riêng bên trong cẩn thận. Người không may đụng đến cái gai này thì sẽ bị đau nên khi sầu riêng chín người ta cũng cẩn thận bổ và tách cơm sầu riêng bên trong ra thật ngon. Mùi thơm của sầu riêng khó tả lắm! Nó giống mùi thơm của mít nhưng lại quyện với mùi thơm nồng của bưởi. Ăn cơm sầu riêng gậy gậy vị béo của trứng gà và vị ngọt của mật ong. Và sầu riêng luôn kén người ăn. Em rất thích cây sầu riêng trong vườn nhà em, em sẽ chăm sóc cho nó để mỗi năm nó lại ra thật sai quả.
vanhoc
Nguyễn Thị Châu Giang Chợ tình Hai bà cháu ở trong căn nhà nhỏ. Mái lợp gianh, tường đắp bằng đất, bốn bề trồng đầy rau và cỏ dại. Ngôi nhà nằm lặng lẽ trên đồi cao bốn mùa phủ sương và mưa gió. Từ ô cửa treo tấm màn màu cháo lòng nhìn ra một Sapa tỉnh lẻ buồn và lạnh giá, ngày ngày bà đứng chờ đứa con gái về.Cái ngày đó cách đây đã lâu lắm rồi.Trong ký ức của bà mọi thứ trở nên nhạt dần, nhưng riêng ngày đó thì bà nhớ mãi. Con gái bà sửa soạn quần áo cho vào cái vali màu nâu đỏ đã sờn hết góc, thỉnh thoảng lại ngơ ngẩn khóc. Bà ôm đứa cháu ngoại vào lòng hỏi khẽ: &quot;Bây giờ con đi đâu?&quot;. Con gái ngượng cười: &quot;Mẹ nuôi cháu giúp con, chừng nào tìm được chồng con, con về&quot;. Bà âm thầm nhìn con, đau từng khúc ruột. Nhưng bà không biết nói gì, cũng không biết điều đó đúng hay sai. Đầu óc bà đặc lại. Bà chép miệng: &quot;Con định đi đâu?&quot;. Chưa kịp trả lời, nó đã đi ra tới cửa. Nó đi xuống đồi, lưng áo ka-ki bạc phếch, ba lô con cóc đeo lủng lẳng trên tấm lưng gầy. Nó trở nên lạc lõng giữa bốn bề phủ rau xanh và những vồng cải vàng rực. Bà gọi với theo &quot;Nhớ về con nhé&quot; và chợt giật thót mình khi nhận ra lời nhắn nhủ rơi lọt thỏm vào không khí, khi sương mù ùm lên lấp kín bưng.Bà quay vào nhà nhìn cháu ngoại đang khóc ngằn ngặt đòi mẹ, cay đắng &quot;à... Ơi... Gió đưa cây cải về trời... à... à... rau răm ở lại chịu đời đắng cay... &quot;. Bà rơm rớm nước mắt: &quot;Cha bố mày, mẹ mày bỏ đi theo giai rồi. Chỉ còn hai bà cháu mình với nhau thôi. Ngoan nhé bà thương. Chừ làm thân con gái cực khổ trăm đường con ơi&quot;. Bà lại tẩn mẩn nghĩ, không biết con gái bà định đi đâu. Thành phố biết bao nhiêu là cám dỗ. Chiến tranh biết bao nhiêu là đau thương. Thằng bố của đứa bé này, nghĩ dại,có khi đã mồ yên mả đẹp ở một nơi nào đó rồi. Biết đi đâu mà tìm.Con gái bà biệt tăm. Thời gian vẫn đều đặn trôi qua trên tuổi già của bà, ngày một nhanh hơn. Dưới chân đồi ngườt ta xây những ngôi biệt thự sang trọng, trồng thêm nhiều thông và hoa tầm xuân, đóng thêm nhiều cọc gỗ treo biển nhà cho thuê, quán ăn, khách sạn. Bà ít xuống chợ dần, chỉ ở nhà lo chăm bón rau cho con cháu mang xuống chợ bán.Buổi chiều cháu gái về nhà, quẳng phịch cái gùi vào góc bếp phụng phịu: &quot;Sao người ta gọi cháu là con hoang?&quot;. Bà thót người, vội kéo cháu ngồi sát bên bếp lửa vỗ về: &quot;Bậy nào! Cháu có cha, có mẹ. Cháu mới gọi bà là bà được chứ&quot;. Cháu gái nghi ngờ: &quot;Thế mẹ đâu? bố đâu?&quot;. Bà đưa đôi mắt đục lờ nhìn xa xăm: &quot;Họ xuống xuôi làm giàu rồi. Chừng nào giàu họ lên đón cháu về&quot;. Bà lại thầm nghĩ: &quot;Nhưng mà bây giờ chúng nó ở đâu?&quot;, tay cầm que cời than run bần bật. Cháu gái xoa đôi má hồng, hít hà: &quot;Ngoài trời lạnh quá bà à?&quot;. Bà nghểnh tai nghe. Gió thổi rít từng hồi qua mái gianh, qua những góc đào. Một lúc mưa rơi lộp bộp, nặng dần như ai ném đá ngoài sân. Cháu gái bảo: &quot;Mưa đá. Mai trời nắng lắm đây&quot;. Ừ, - Bà lo âu- nhưng hỏng rau với đào hết&quot;. Cháu gái hỏi: &quot;Dưới phố thế nào hả bà?&quot;. Bà im lặng một lúc. Bà nhớ hồi còn con gái, ông chở bà đi khắp Hà Nội trên chiếc xe đạp cổ lỗ. Những phố nhỏ cũ kỹ và yên tĩnh. Sau này bà đưa con gái xuống xuôi, mua hàng. Phố xá đã thêm nhiều đèn xe và lọc lừa, và nhiều chia cách. Bà lầm bầm: &quot;Có gì đâu chỉ toàn người với xe. Buồn lắm cháu ạ! Bà cháu mình ở thế này là sướng nhất&quot;. Bà quay lại thấy cháu gái đã ngoẹo đầu ngủ, mắt khép dài, hai khóe miệng nhếch lên nụ cười ngây thơ còn đọng đầy nước mắt. Bà lau mặt cho cháu, khe khẽ thở dài. Ngoài trời mưa đã tạnh. Tiếng côn trùng râm ran sau những luống cây buồn nẫu cả lòng.ông trưởng khu đi vòng quanh nhà, chỉ cái này, bảo cái nọ rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế đẩu kê bên cái bàn gỗ mục thấp lè tè, tợp một cụm lớn nước chè. &quot;Chuyện là thế này bà ạ - Ông căng người, kín đáo quan sát nét mặt của bà - Nước chè của bà ngon quá. Tôi muốn nói cái gì nhỉ? à, thế này. Có vài đứa sinh viên ở xuôi lên đây thực tập để vẽ vời gì ấy mà. Tôi thấy nhà bà rộng lại neo người - Ông ồ ề, cố gắng làm cho ra vẻ quan trọng. Cặp kính lão tụt lên tụt xuống trên chóp mũi - Nên tôi bố trí trước. Không biết ý bà thế nào?&quot;. Bà thở phào. Gớm cái ông này cứ làm bà thon thót cả người. Tưởng chuyện gì, chứ cái chuyện ở nhờ của bọn trẻ càng làm bà vui thêm chứ sao. Cháu gái của bà lại có dịp quen biết người tạ Nhưng bà vẫn thấy hơi tưng tức. Vì ông trưởng khu đặt bà vào chuyện đã rồi, hệt như ông chồng bà ngày xưa và con gái bà, toàn đẩy bà vào chỗ yếm thế. Cả đời, hình như chẳng có gì là của bà, là do bà quyết định cả. Bà nói mát: &quot;Sao không báo tôi trước - Rồi nhỏ nhẹ - Để tôi chuẩn bị&quot;. Ông cười hề hề, những mụn trứng cá trên mặt từng lúc lại đỏ tấy lên vì lạnh.Khoảng hai ba giờ chiều, sương mù loãng ra đã ùn ùn đổ tới một lớp dày đặc khác. Cháu gái đi chợ về kéo theo hai đứa con trai và một đứa con gái rất xinh với lủng củng bao nhiêu túi xách. Ngôi nhà nhỏ bé căng nứt những tiếng ồn ào và gió lạnh từ ngoài tràn vào. Chúng nó vây lấy bà. Cậu bé đeo cặp kính cận xề xệ trên chóp mũi, bảo: &quot;Bà cho chúng cháu ở nhờ nhá&quot;. Bà hiền lành: &quot;Tôi chỉ sợ các cô cậu chê nhà xấu&quot;. Chúng nó cười. Đứa con gái bảo: &quot;Con là Linh, kia là Hiền, còn anh đeo kính trắng là Danh&quot;. Linh nhìn ngó một lúc, rồi bảo: &quot;Bà ngồi chỗ này, tư thế này đẹp quá, để chúng con vẽ chân dung bà&quot;. Chúng nó mở túi lấy giấy, lấy màu bày khắp ra nhà. Bà ngồi ngượng ngịu, tay đặt lên đùi run run. Cháu gái đi vòng quanh nhà, lâu lâu ghé con mắt qua xuýt xoa: &quot;Bà đẹp quá, giống quá&quot;. Bà nhìn chúng nó thấy tủi thân cho cháu gái. Lớn bằng này mà chưa ra khỏi Sapa, ngờ nghệch đến tội nghiệp. Lớn bằng này mà chưa biết tí gì về cuộc sống cả.Cháu gái dắt mấy đứa nhỏ đi vẽ suốt ngày. Một mình bà lại ra vào thui thủi. Buổi sớm bà vẫn ra đứng ở cửa, nhìn xuống chân đồi đầy thông và cỏ dại, đợi con gái về. Bà nghĩ là mình đã không còn khóc được nữa.Được khoảng hai tuần, chúng nó than nhớ nhà. Linh cầm một xấp thư ra đọc. Cháu gái mon men lại gần: &quot;Thư ai nhiều thế chị Linh?&quot;. Linh tự hào: &quot;Đây là thư mẹ, đây là thư bố. Còn đây là thư bồ&quot;. Mặt cháu gái thẫn ra. Nó bảo: &quot;Em chưa bao giờ nhận được thư ai cả&quot;. Danh cười, không biết đùa hay thật: &quot;Thế thì lúc nào về, anh sẽ viết thư cho em. Muốn thế nào? Tuần một cái hay nhiều hơn?&quot; Hiền tủm tỉm: &quot;Đừng tin nó, thằng này xạo lắm&quot;. Cháu gái cười mơ màng. Tưởng tượng một ngày kia cũng được cầm một xấp thư như Linh bây giờ. Tối thứ bảy cuối, Danh đi chơi với cháu gái khuya mới về. Bà nằm ngủ lơ mơ trong buồng, nghe tiếng kẹt cửa đã tỉnh ngủ hẳn. Cháu gái chui vào chăn, áp khuôn mặt lạnh ngắt vào người bà. Bà khẽ giật mình: &quot;Cha mày, đi đâu về khuya thế con?&quot; Cháu gái mơ màng: &quot;Trời đẹp lắm bà ạ! Đêm nay rằm, có trăng. Chúng con xuống chợ tình xem người Dao kéo nhau, rồi đi dạo khắp nơi&quot;. Cháu gái thật thà: &quot;Anh ấy hôn con và bảo yêu con. Liệu có tin được không bà?&quot;. Bà khẽ thở dài: &quot;Coi chừng con ạ!&quot;. Bà định nói thêm mấy câu, đã nghe tiếng ngấy nhè nhẹ của cháu gái. Từng làn hơi phả vào gáy bà, ấm sực. Bà lồm cồm ngồi dậy, vạch cửa nhìn ra ngoài. Trăng rọi sáng lạnh, xanh như miếng thép bạc vào phòng. Không ngủ được, bà ngồi nghĩ ngợi lung tung. Thấy tội thân bà, thân con gái bà, bây giờ đến lượt đứa cháu gái. Cả đời khổ vì tình, lụy vì tình. Xa xôi cách trở thế, dần rồi cũng nhạt cả thôi. Xem cung cách của thằng Danh, chẳng có gì ràng buộc nó được.Hai ngày sau đám sinh viên trở về Hà Nội. Danh tặng lại cháu gái bức ký họa vẽ chân dung cô đầy vẻ đắm đuối bằng màu nước, ngồi bên con đường mòn phủ đầy cỏ dại, mắt môi rạng rỡ. Cháu gái lặng lẽ đóng khung, treo trang trọng trên đầu giường. Ngày ngày xuống chợ bán rau, cô ta ghé qua bưu điện, nhìn người nhân viên to béo soạn thư từ chiếc thùng màu vàng nhạt và chờ đợi ông ta gọi tên mình. Nhưng không có gì ngoài cái nhúng vai thất vọng và nụ cười thương hại của người đàn ông đáng mến đó. Cháu gái lủi thủi về nhà, nhìn bức chân dung lại ngẩn ngơ khóc.Cháu gái biếng ăn biếng ngủ. Đêm lại giật mình thon thót, mồ hôi vã ra đầm đìa. Trong người cô có gì cứ cuồn cuộn lên, rồi sôi chảy đầy êm ả, ngọt ngào. Hệt như đêm nào cô nằm trong vòng tay Danh. Bà tội nghiệp: &quot;Nó có hứa hẹn gì với cháu không?&quot; Cháu gái trả lời: &quot;Không, nhưng anh ấy bảo cháu là vợ của anh ấy&quot;. Bà sụp xuống, đầu óc quay cuồng. Linh tính nhắc nhở bà những chuyện đau lòng. Bà hỏi: &quot;Tháng này cháu có kinh chưa?&quot; Cháu gái lắc đầu: &quot;Chưa, nhưng sao hả bà?&quot;. Bà rũ xuống, đau đớn nghĩ đấy là lỗi tại bà. Bà nuôi nó mà không dạy nó. Cũng chưa một lần kể về cha mẹ nó cho nó nghe. Những người lớn đã sinh ra nó rồi bỏ đi. Thật ra quá khứ dù tồi tệ đến mấy cũng là kinh nghiệm qúi báu. Nhưng bà không nghĩ ra điều ấy. Bà đã muộn trong mọi việc. Bà nức nở: &quot;Tội nghiệp cháu tôi&quot;. Rồi đùng đùng bỏ vào giường.Bà ốm nặng. Đến ngày thứ ba bà mới gượng dậy, húp được ít nước cháu. Cháu gái ngồi bên cạnh, bóp nhẹ tấm lưng gầy của bà: &quot;Bà ạ, có lẽ con phải xuống xuôi tìm anh ấy&quot;. Bà thảng thốt: &quot;Con biết đi đâu mà tìm. Mẹ con ngày xưa đã bỏ bà đi như thế&quot;. Bà kể lể sự thật bà đã giấu diếm suốt mười tám năm trời, mong giữ chân cháu gái lại. Nhưng mọi thứ trôi tuột quạ Cháu gái vẫn nhất định im lặng. Cô nghĩ đến Hà Nội, đến Danh, đến đứa bé và hạnh phúc. Con cô cần có bố. Cô không thể bỏ rơi nó được. Và cô cần có Danh. Cô đứng dậy: &quot;Chừng nào bà khỏi bệnh, con sẽ đi tìm anh ấy&quot;. Mặt cô tái xanh và cương quyết.Hôm cô gái đi trời mưa tầm tã, trôi mất vài luống rau xà lách. Đường đi quệt thành bùn đặc quánh. Được một lúc mưa tạnh, mây mù kéo lên dày đặc. Mới một vài bước đã không còn thấy cháu gái đâu nữa. Tất cả trắng xóa, mịt mùng.Bà đứng tựa vào cánh cửa gỗ mốc xỉnh và lạnh giá. Hai tay thu vào chiếc áo bông trấn thủ lỗ chỗ vệt gián nhấm. Bà nghĩ mình không thể nào khóc được nữa nhưng nước mắt chảy ra nhòe nhoẹt. Bà bấm đốt ngón tay, lẩm bẩm: &quot;Chừng hai năm nữa, chúng nó sẽ về&quot;. Một làn gió lạnh thổi quạ Trong mắt bà sương mù đang tan dần dưới chân đồi.Hết Mục lục Chợ tình Chợ tình Nguyễn Thị Châu GiangChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: may4phuong.netĐược bạn: mickey đưa lên vào ngày: 5 tháng 6 năm 2004
vanhoc
Sân bay quốc tế Harry Reid (, mã IATA: LAS, mã ICAO: KLAS, LID FAA: LAS), con gọi là tên 1968-2021 Sân bay quốc tế McCarran (), là sân bay thương mại chủ yếu phục vụ Las Vegas và quận Mark, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ. Sân bay này có khoảng cách 8 km so với phía nam khu kinh doanh trung tâm của Las Vegas, trong khu vực chưa hợp nhất Paradise của quận Clark. Sân bay có diện tích 1.100 héc ta và có bốn đường băng. Sân bay Harry Reid thuộc sở hữu của quận hạt Clark và điều hành bởi Cảng vụ hàng không quận Clark. Sân bay có vai trò như một thành phố tập trung cho hãng hàng không Allegiant Air và Southwest Airlines; sân bay Harry Reid cũng là cơ sở hoạt động lớn nhất cho cả hai Allegiant và Southwest. Nó được đặt theo tên của cựu Thượng nghị sĩ Nevada Harry Reid (và tên 1968-2021 của cựu Thượng nghị sĩ Pat McCarran). Trong năm 2008, sân bay Harry Reid đứng thứ 15 trên thế giới về lưu lượng hành khách, với 44.074.707 hành khách thông qua. Sân bay được xếp hạng 6 trên thế giới về số lượt chuyến với 578.949 máy bay cất cánh và hạ cánh Harry Reid và cảng vụ hàng không quận là doanh nghiệp tự túc được tài chính, không đòi hỏi tiền từ quỹ của quận.. Tính đến tháng 11 năm 2009, Southwest Airlines hoạt động nhiều hơn từ các chuyến bay Harry Reid hơn tại bất kỳ sân bay khác. Southwest cũng vận chuyển hầu hết các hành khách trong và ngoài Harry Reid. Southwest hiện đang hoạt động ở 21 cổng ra vào máy bay, chủ yếu trong phòng chờ C. Từ năm 2008, hãng hàng không Canada WestJet đã trở thành hãng hàng không quốc tế lớn nhất tại sân bay Harry Reid. Năm hãng hàng không có số lượt khách lớn nhất tại sân bay Harry Reid trong 11 tháng đầu năm 2009 là Southwest Airlines (38,3%), US Airways / US Airways Express (11,8%), United Airlines / Hoa Express (6,9%), Delta Air Lines / Delta Connection (5,6%), và American Airlines (5,5%). Sân bay Harry Reid có hơn 1.234 máy đánh bạc slot machine ở trong nhà ga. Các slot machine thuộc sở hữu và điều hành bởi Michael Gaughan Slots Airport. Reno / Tahoe. Sân bay quốc tế còn có 251 máy đánh bạc. Công suất tối đa của sân bay là 53 triệu khách và 625.000 lượt chuyến. Do sân bay Harry Reid được dự đoán sẽ đạt được công suất khoảng năm 2017, sân bay Ivanpah được quy hoạch như là một sân bay hỗ trợ. Hãng hàng không và tuyến bay Sân bay Harry Reid có hai nhà ga hành khách công cộng. Các nhà ga khác phục vụ máy bay tư nhân, các nhà thầu chính phủ Mỹ, bay ngắm cảnh và hãng vận tải hàng hóa. Nhà ga 1 phục vụ phần lớn các chuyến bay và có 96 cửa ở 4 hành lang: Hành lang A (A1, A3-A5, A7, A8, A10-A12, A14, A15, A17-A24), Hàng lang B (các cửa B1-B4, B6, B8-B12, B14, B15, B17, B19-B25), hành lang C (các cửa C1-C4, C5, C7-C9, C11, C12, C14, C16, C18, C19, C21-C25), và hành lang D (các cửa D1-D12, D14, D16-D26, D31-D43, D50-D58). Nhà ga 2 phục vụ tuyến quốc tế và phần lớn các chuyến thuê chuyến đến Las Vegas. Nhà ga này có 8 cửa (T2-1 đến T2-8), bốn cửa được trang bị để phục vụ các chuyến bay quốc tế. Tham khảo McCarran Las Vegas
wiki
Thác nước Multnomah Falls là một thác nước ở phía bên Oregon của Hẻm núi sông Columbia, nằm ở phía đông của Troutdale, giữa Corbett và Dodson thuộc Quận Multnomah, dọc theo Quốc lộ sông Columbia lịch sử (Historic Columbia River Highway), và ở phía dưới Núi Hood - là một trong những ngọn núi lớn nhất nước Mỹ. Thác cao 189m và có 2 tầng, tầng trên cao 165 m và tầng dưới cao 21 m. Thác nước này đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước này vào thời gian gần đây. Bắc ngang thác có cầu đi bộ Benson (Benson Footbridge), đặt theo tên nhà từ thiện và doanh nhân Simon Benson, người vào năm 1914 tài trợ đá và vữa xây từ Ý để xây dựng cây cầu. Cầu dài 14m và cao 32m. Hoạt động du lịch Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Multnomah Falls and Welcome to Multnomah Falls, from a USFS website Multnomah Falls from the Oregon Tourism Commission Old Postcards of Multnomah Falls Hiking Multnomah Falls Excerpt from Historic American Engineering Record report on Benson Footbridge Native American Legend: Coyote and Multnomah Falls Hẻm núi sông Columbia Địa lý Oregon Quận Multnomah, Oregon Multnomah
wiki
Nguyễn Ngọc Tư Cúi Vọng Người Xưa Không thể một ngày một bữa mà liệt kê hết những khác biệt giữa thế hệ của má và tôi. Cũng như khi hai má con ì ạch trèo lên chiếc xe để chuẩn bị cho chuyến đi xa, tôi chợt nhận ra ngay trong những chuyến đi như thế này, lúc chiếc xe cũ mèm xùng xèng từ từ lăn những vòng bánh đầu tiên, cảm nhận trong lòng mình với má cũng khác. Tôi thấy mình bùi ngùi như chiếc lá bị bứt lìa cành (mỗi lần bước chân ra khỏi nhà tôi luôn có cảm giác kỳ cục đó). Má tôi lại khác, mỗi chuyến đi như thế này, má nôn nao như được về nhà-của-mình, về một cành cội nào đó mà dòng họ má đã bị bứt lìa ra từ lâu lắm. Bởi chuyến đi này, má về Hà Tiên. Không có gì đặc biệt đâu, cái thị xã nằm cheo leo bên biên giới. Biển Hà Tiên không xanh lắm, núi Hà Tiên không cao. Không có gì đặc biệt, để kỳ vọng, để chờ đợi, nhưng đó là nơi ông tổ họ của má tôi nằm xuống, gởi nắm xương lưu lạc trên những ngọn núi xanh rì. Má tôi họ Mạc. Người ta nói rằng chi tộc họ Mạc ở Cà Mau là chi tộc đông nhất của họ Mạc Hà Tiên. Những năm tháng chiến tranh loạn lạc như cơn lốc bốc một số người Hà Tiên ném đến tận cùng Đất Mũi. Vậy nên, năm nào cũng vậy, cùng với bà con trong họ, má tôi hành hương về Hà Tiên cúng giỗ Ông – Khai trấn quốc công Mạc Cửu. Buổi chiều má còn xắn quần lội ruộng dặm lúa, quăng phân, chạng vạng má biểu tôi tỏ con mắt cạo phèn móng chân giùm má để tí nữa má lên xe làm một chuyến xa nhà. Đoàn người đến Hà Tiên là một đoàn lữ hành nghèo, giản dị nhưng vui một cách kỳ lạ. Trên chiếc xe đò cũ kỹ cọc cạch, đông đảo nhất là con nít, không có đủ tiền mua vé, người lớn trải chiếu ngồi bệt dưới sàn xe nhường ghế cho trẻ con ngồi. Chen trong tiếng kêu lầm rầm của những cái cửa kính xe long lên khi qua đoạn đường xấu, là tiếng vụ mùa rôm rã qua những lời thăm hỏi, là tiếng trẻ con ríu rít háo hức mơ về nơi sắp đến, Hà Tiên. Dòng họ ngoại tôi giáo dục truyền thống vào hàng siêu việt, dạy từ hồi bé con con từ hồi lít chít như thế này. Những đứa trẻ sinh ra trong dòng họ Mạc, vừa tí tuổi đầu trong lòng đã có Hà Tiên. Hà Tiên xa mà tưởng như gần xịu gần xịt, bởi trong lời cha ông mình dạy, Hà Tiên là nhà. Trong lúc người ta cuống cuồng đi tìm cách giữ gìn bản sắc văn hóa thì cái bản sắc văn hóa uống nước nhớ nguồn lại được bà con giữ một cách hồn nhiên. Vô tình vì những giềng mối sâu tận đáy lòng, thâm tình ràng ruột mà hai miền đất Cà Mau – Hà Tiên gần nhau như trong gang tấc, như mặt đối mặt, như tay này nắm được tay. Bà con bên má tôi đều là nông dân, vì là nông dân nên phần lớn đều nghèo. Để trong lòng khỏi thấy bứt rứt, có tội với tổ tiên vì lỡ chuyến, bà con chuẩn bị từ lâu lắm. Từ đầu mùa lúa năm trước, má tôi đã ngăn phía dưới đít bồ để dành mươi giạ để tháng năm này làm lộ phí đường xa. Hệt như má tôi, dì Ba, dì Bảy mót máy từng lọn rau bỏ vô heo đất để dành từ sau Tết, có cậu Năm, cậu Tám chạy đò dọc cũng dành dụm khoản riêng nào đó cho chuyến về nguồn. Ý thức đây là dịp đặc biệt, người họ Mạc ở Cà Mau chuẩn bị về dự giỗ Ông rất trân trọng, chu đáo. Với một tấm lòng thành kính, thiêng liêng, má tôi vẫn tin rằng, có về quỳ xuống cúng bái mộ tổ tiên, sẽ bớt đi bệnh tật, đám con cháu khỏe mạnh, lúa trúng đầy bồ, làm ăn khá giả. “Những người ăn ở mất gốc sống tới hết đời cũng ngóc đầu dậy không nổi đâu con à”, má vẫn thường dạy tôi. Má hay kể, từ loạn lạc người họ Mạc có chạy đi đâu, về đất nào cũng nhớ về đất Hà Tiên. Đường về, với mỗi thời, mỗi người mỗi khác. Ngày xưa ông cố má một mình chèo chiếc ghe bầu, ngày chèo, đêm chui vào nóp ngủ. Chiến tranh, ông ngoại tôi trên đường đi công tác cũng tạt qua, sụp xuống, cúi lạy người đã khuất. Trước đây, đoàn đi bằng tàu đò từ Cà Mau qua Rạch Sỏi rồi mới lên xe đò đến Hà Tiên. Rồi có lần đi bằng ghe biển. Nhàu nhừ vì say xe, say sóng mà vẫn vui, vui một cách tự nguyện, “Ngày xưa có cực khổ mấy ông bà mình cũng ráng về thắp nhang cho ông bà ở trển, bây giờ hòa bình, xe cộ đầy đường, sướng nhiều rồi hỏng ráng đi sao được, con?”. Tôi yêu Hà Tiên từ má, từ những cậu những dì trong họ, từ những chuyến đi như thế này. Những con người chân chất, bình dị. Ra biển không cần áo tắm cứ để nhảy ùm nguyên bộ bà ba. Những món đồi mồi ốc biển chạm trổ công phu bày đầy ở các quầy hàng lưu niệm chỉ là phù phiếm (một món bằng hai ba giạ lúa chớ có ít đâu). Những người mê cải lương nhưng tẩy chay vở “Áo cưới trước cổng chùa” (còn làm đơn gởi đài truyền hình để phản đối) nói vở đã bêu xấu tổ tông mình, vì đã cho rằng Mạc Thiên Tích đoạt vợ người. Tôi thích những ông cậu, bà thím đã già vẫn mong về Hà Tiên rồi mai chết, cho yên lòng. Tôi thích đám con nít, luôn làm vẻ mặt nghiêm trọng khi cầm nén nhang trong tay, trước những ngôi mộ trầm mặc bên sườn núi. Tôi thích những đêm ngủ lại ở Hà Tiên. Có lần ngủ chùa Tam Bảo, gần trăm người chui vô chỉ cái mùng vải dài vằng vặc. Sáng ra cả đoàn thức dậy, mặt phờ phờ vì thiếu ngủ, phần tại đông, phần một năm trời mới gặp lại bà con, phải thăm hỏi chuyện làm ăn ra làm sao, hỏi giáp một vòng cũng vừa trời sáng. Sau này, không ở chùa, nhà trọ trong thị xã lùm lùm mọc lên, cả đoàn cũng vào nhà trọ, cũng trải chiếu bệt xuống sàn ngủ chung nhau. Không phân biệt ai giàu ai nghèo, ai đói ai no, ai từng xấu và ai tốt, ai ở xa ai ở gần, chỉ biết hết thảy đều là họ hàng bà con, là hậu duệ của người khai phá trấn Hà Tiên, là con cháu của xứ sở nhiều huyền thoại. Bị bứt lìa trăm mối mưu sinh, đó là khoảng thời gian níu người ta xích lại. Mục lục Cúi Vọng Người Xưa Cúi Vọng Người Xưa Nguyễn Ngọc TưChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: viet.studiesĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 5 tháng 1 năm 2006
vanhoc
Nhóm ngôn ngữ Semit Ethiopia (còn gọi Ethio-Semitic, Ethiosemitic, Ethiopia hoặc Abyssinia) là một nhóm ngôn ngữ được nói ở Ethiopia, Eritrea và Sudan. Cùng với ngôn ngữ Nam bán đảo Ả Rập cổ đại, chúng tạo thành nhánh phía tây của nhóm ngôn ngữ Semit Nam (một nhánh con của ngữ tộc Semit). Tiếng Amhara, ngôn ngữ chính thức của Chính phủ Liên bang Ethiopia và của vùng Amhara, có khoảng 62 triệu người nói (bao gồm cả người nói ngôn ngữ thứ hai) và là ngôn ngữ Semit được nói rộng rãi nhất ở Ethiopia. Tiếng Tigrinya có 7 triệu người nói và là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở Eritrea. Có một số lượng nhỏ người nói tiếng Tigre ở Sudan. Tiếng Ge'ez có một lịch sử văn học với chữ Ge'ez hình thành từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Nó không còn được nói nữa nhưng vẫn là ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo của người Ethiopia và người Eritrea, cũng như các đối tác Công giáo Đông phương tương ứng của họ.. "Quê hương" của các ngôn ngữ Semit Nam đang được tranh luận rộng rãi, với các nguồn như A. Murtonen (1967) và Lionel Bender (1997) cho rằng nó có nguồn gốc ở Ethiopia và những người khác cho rằng ở miền nam của Bán đảo Ả Rập. Một nghiên cứu dựa trên mạng Bayes đánh giá sự thay đổi ngôn ngữ đã kết luận rằng quan điểm thứ hai (từ bán đảo Ả Rập) khả thi hơn. Nhóm ngôn ngữ Semit Ethiopia hiện đại có chung trật tự câu chủ-tân-động (SOV) như là một phần của vùng ngôn ngữ Ethiopia, nhưng tiếng Ge'ez có trật tự câu động-chủ-tân (VSO) giống với các ngôn ngữ Semit khác. Phân loại Sự phân chia nhóm ngôn ngữ này thành nhánh bắc và nhánh nam được đề xuất bởi Cohen (1931) và Hetzron (1972) và đã được chấp nhận rộng rãi, nhưng sự phân loại này gần đây đã bị Rainer Voigt thách thức. Voigt từ chối phân loại được đưa ra bởi Cohen và Hetzron, cho rằng chúng có mối quan hệ quá chặt chẽ để tách riêng thành hai nhóm con. Hudson (2013) Hudson (2013) công nhận năm nhánh chính của Ethiosemitic. Phân loại của ông như dưới đây. Bắc Ge'ez Tigre - Tigrinya Gafat Soddo - Mesqan - Gurage Soddo Mesqan - Gurage Mesqan Gurage Muher Chaha - Inor Silt'e - Zay - Harari Harari Silt'e, Zay Argobba - Amhara Tham khảo Tài liệu Cohen, Marcel. 1931. Études d’éthiopien méridional. Paris. Hetzron, Robert. 1972. Ethiopian Semitic: studies in classification. Manchester: Manchester University Press. Weninger, Stefan. Vom Altäthiopischen zu den neuäthiopischen Sprachen. Language Typology and Language Universals. Edited by Martin Haspelmath, Ekkehard König, Wulf Oesterreicher, Wolfgang Raible, Vol. 2: 1762-1774. Berlin: Walter de Gruyter. Ngôn ngữ chủ-động-tân Ngôn ngữ tại Eritrea Ngữ tộc Semit Ngôn ngữ tại Ethiopia Ngôn ngữ tại Sudan
wiki
Odontochelys semitestacea là một loài rùa cổ đã tuyệt chủng chỉ được biết đến nhờ hóa thạch được tìm thấy ở Quế Châu Trung Quốc. Đây là loài rùa cổ nhất chỉ có mai ở bụng từ hóa thạch cho biết loài rùa mai cứng sống ở các vùng biển ven bờ Trung Quốc cách đây 220 triệu năm là loài rùa già nhất từ trước đến nay. Nghiên cứu tàn dư còn lại bao gồm 2 hộp sọ, khung xương được khai quật tại tỉnh Quế Châu – Trung Quốc vào năm 2007. Đặc điểm Chúng có mai bụng nhưng phần lưng lại không được che chắn. Loài rùa sống dưới nước cổ đại này có mai dưới bụng để bảo vệ từ phía dưới khi chúng bơi ở các vùng nước ven bờ, chúng có xương sườn lớn, mai bụng mở rộng từ xương cột sống, mai ở bụng phát triển trước. Sau đó xương sườn và xương sống sẽ mở rộng để hình thành mai phía trên. Loài rùa hiện đại đã bắt nguồn từ tổ tiên sống dưới nước. Chúng có mõm nhọn, thon dài trong khi phần lớn các loài rùa hiện đại đều có mõm ngắn. Ngoài ra, phần gốc miệng cùng với hàm trên dưới đều có răng. Đây là một đặc điểm nguyên thủy trong khi rùa hiện nay phần mõm có mỏ nhưng lại không có răng.Trên thực tế rùa đã từng có một phần mai và chỉ che chở vùng bụng. Tham khảo Li, Chun; Xiao-Chun Wu, Olivier Rieppel, Li-Ting Wang & Li-Jun Zhao (ngày 27 tháng 11 năm 2008). "An ancestral turtle from the Late Triassic of southwestern China".Nature 456 (7221): 497–501. doi:10.1038/nature07533. PMID 19037315. Reisz, Robert R.; Jason J. Head (ngày 27 tháng 11 năm 2008). "Palaeontology: Turtle origins out to sea". Nature 456 (7221): 450–451. doi:10.1038/nature07533.PMID 19037315. Gilbert, S.F. (2007). "How the turtle gets its shell". Biology of Turtles (The Structures to Strategies of Life). Odontochelys Rùa Hóa thạch chuyển tiếp
wiki
Sergei Sergeyevich Prokofiev (; ;; 1891-1953) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, nghệ sĩ violin và nhạc trưởng người Nga và Liên Xô. Ông là một trong những người thúc đẩy những trào lưu mới của âm nhạc hiện đại và là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất của thế kỷ 20. Các tác phẩm lớn của ông bao gồm vở opera Tình yêu cho ba trái cam (nguyên gốc tiếng Pháp: L'amour des trois oranges), nhạc phim Lieutenant Kijé, vở balê Romeo and Juliet, và Pêchia và con sói (nguyên gốc tiếng Nga: Петя и волк). Các tác phẩm đã hoàn thiện của ông gồm 5 vở opera, 7 symphony, 8 vở balê, năm concerto cho piano, hai concerto cho violin, một concerto cho cello, và 9 sonata cho piano. Cuộc đời và sự nghiệp Sinh ngày 23 tháng 4 năm 1891 tại Sontsovka, Ukraina, Prokofiev khi mới lên 3 tuổi đã học đàn với mẹ. Cậu bé Prokofiev còn được bà khuyến khích sáng tác. Năm 9 tuổi, cậu bé đã viết một vở opera. Đây là một điều hiếm thấy vì ngay cả Mozart, một trong những thần đồng âm nhạc xuất sắc nhất của nhân loại, cũng phải đến khi 13 tuổi mới có vở opera đầu tay. Tính đến khi 14 tuổi Prokofiev đã có trong tay 4 vở opera (một vở dành cho piano (điều ít khi có ở opera), một vở khác lại có phần overture chiếm tới một nửa tác phẩm). Ngoài ra, ở cái tuổi đó, nhà soạn nhạc xuất sắc trong tương lai đã sáng tác được một bản giao hưởng, một bản sonata cho piano và một tổ khúc giao hưởng. Khi mới nhỏ tuổi, Prokofiev học nhạc tư với nhà soạn nhạc người Nga Glière. Đến khi 13 tuổi, Prokofiev vào Nhạc viện Sankt Peterburg. Trong ngôi trường đó, ông học nhạc với Lyadov (sáng tác), A. Winkler (piano) và Rimsky-Korsakov (phối dàn nhạc). Tiếp theo ông môn piano với Anna Essipova và chỉ huy dàn nhạc với Tcherepnin. Năm 1909, Sergei Prokofiev tốt nghiệp môn sáng tác. 5 năm sau, ông tốt nghiệp môn piano. Trong khoảng thời gian làm sinh viên, Prokofiev sáng tác các tác phẩm như hai bản sonata và hai bản concerto, tất cả đều bị giới phê bình âm nhạc chê trách rất nặng nề. Chính vì vậy, những buổi công diễn của ông tuy thu hút nhiều người nghe nhưng không phải vì giá trị của tác phẩm mà ở tài biểu diễn tuyệt vời của ông. Năm 1916, Prokofiev chỉ huy dàn nhạc biểu diễn tác phẩm Tổ khúc Scythe. Thật đáng tiếc một lần nữa ông lại gặp rắc rối với tác phẩm của mình vì sau buổi chỉ huy dàn nhạc ấy là một vụ bê bối rất ồn ã. Năm 1917, nhà soạn nhạc người Nga viết bản Giao hưởng số 1 (hay còn gọi là Giao hưởng Cổ điển). Đó là một phong cách được tái hiện ở thế kỷ XX, phong cách của Joseph Haydn. Sau lần trình diễn ấy tại Petrograd, măn 1918, Sergei Prokofiev bước chân sang mảnh đất cờ hoa-Mỹ, biều diễn piano giới thiệu các tác phẩm của mình. Sống ở Mỹ được một thời gian, nhà soạn nhạc Nga lại trở về bờ bên kia Đại Tây Dương, lấy Paris làm nơi cư trú. Ông biểu diễn ở các nước Âu-Mỹ trong vòng 1918-1933 với cây đàn piano. Tuy bận biểu diễn nhưng ông vẫn dành thời gian sáng tác. Sau vài lần về thăm đất nước, năm 1933, Prokofiev ở hẳn Tổ quốc. Tác phẩm lớn đầu tiên thuộc thời kỳ này là vở opera Romeo và Juliet. Ngoài ra các tác phẩm trước [[chiến tranh vệ quốc chống phát xít]] gồm ba bản sonata sô 6, 7, 8; bản concerto số 2 cho violin, bản cantata Alexander Nevsky trong âm nhạc viết cho phim cùng tên của S. Eisenstein, câu chuyện giao hưởng Peter và chó sói, vở opera Semyon Kotko. Trong thời kỳ chiến tranh, ông sáng tác thêm vở opera Lễ cưới ở tu viện, vở ballet Cô lọ lem, âm nhạc cho phim Ivan hung bạo bản giao hưởng số 5,... Sau thời chiến, ông sống và làm việc tại Moskva sáng tác những tác phẩm cuối cùng trong đời: vở ballet Câu chuyện bông hoa đá, oratorio Bảo vệ hòa bình, giao hưởng số 6 và số 7, vở opera Chiến tranh và hòa bình dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Lev Tolstoy. Ông qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953 tại Moskva. Phong cách sáng tác Sergei Prokofiev đã viết nên thứ âm nhạc có những tư duy về giai điệu rất chân thức, bút pháp sáng sủa, tính chất năng động và độc đáo. Cũng như nhiều nhà soạn nhạc khác, Prokofiev không có sự nghiệp âm nhạc có một phong cách âm nhạc duy nhất. Khi ở Mỹ, ông viết những nốt nhạc của một phong cách tân cổ điển rất riêng, ở Paris lại là phong cách đa điệu tính độc đáo, còn khi trở về quê nhà thì âm nhạc của Prokofiev lại toát lên những nét giản di, cao cả. Âm nhạc của ông không bao giờ có cụm từ "dễ dài và tầm thường" mà chỉ có hai từ "xúc cảm". Âm nhạc này khiến rất nhiều người nghe có thể tiếp cận một cách trực tiếp. Đó là tính chất tập thể và toàn cầu độc đáo. Các tác phẩm Sergei Proikofiev đã sáng tác 8 vở opera, nổi bật có Người chơi bài (1929), Tình yêu với ba quả cam (1921), Thiên thần lửa (1955), Chiến tranh và hòa bình (1955); 7 vở ballet, đáng chú ý có Anh hề (1921), Bước chân thép (1927), Đứa con hoang toàng (1929), Romeo và Juliet (1938); nhạc sân khấu và nhạc phim gồm có Alexander Nevsky, Ivan hung bạo; những tác phẩm hợp xướng lớn, có thể kể tới cantata Alexander Nevsky (dựa theo nhạc ohim), oratorio Bảo vệ hòa bình; bảy bản giao hưởng; các bản tổ khúc giao hưởng; năm bản concerto cho piano, hai bản cho violin, hai bản cho cello; hai bản tứ tấu đàn dây; hai bản sonata cho violin và piano; 11 bản sonata độc tấu cho piano và nhiều tiểu phẩm âm nhạc dành cho nhạc cụ này. Chú thích Sách tham khảo Tự truyện và nhật ký ISBN 2-9518138-1-3, ISBN 2-9518138-2-1 BIBLIOGRAPHY Hồi ức, tiểu luận Hồi ký Các sách khác Các bài viết trên từ điển Slonimsky, Nicolas (ed).The Concise Edition of Baker's Biographical Dictionary of Musicians, 8th ed. New York, Schirmer Books, 1993. ISBN 0-02-872416-X Taruskin, Richard. "Prokofiev, Sergei" in The New Grove Dictionary of Opera, ed. Stanley Sadie (London, 1992) ISBN 0-333-73432-7 Liên kết ngoài Vũ Tự Lân, Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, 2007. Prokofiev Museum in Krasnoe The Serge Prokofiev Foundation Prokofiev-Center Information portal of Donetsk State Musical Academy named after S.Prokofiev Holdings of the Serge Prokofiev Archive listed under AIM25. The chess games of Sergei Prokofiev List of Prokofiev's complete works Prokofiev's gravesite at findagrave.com "Bad Boy of the Keyboard – An Interview with Recording Artist Barbara Nissman" on AdventuresInMusic.biz, 2008 "Finding Unlikely Ideology in Prokofiev: Polyphonic and Anti-Authoritarian Gestures in The Gambler Bright Lights Film Journal article on Prokofiev and Meyerhold's Boris Godunov Piano Rolls (The Reproducing Piano Roll Foundation) Nhà soạn nhạc Nga Nghệ sĩ âm nhạc Cơ Đốc Nhà soạn nhạc opera Nhà soạn nhạc Liên Xô Người Nga tại Ukraina Nhà soạn nhạc kịch múa Chôn cất tại nghĩa trang Novodevichy Giải thưởng Lenin Giải thưởng Stalin Nghệ sĩ vĩ cầm cổ điển Nghệ sĩ vĩ cầm thế kỷ 20 Giảng viên vĩ cầm
wiki
Diễn Thịnh là một xã thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Xã có diện tích 8,29 km², dân số năm 2019 là 23.525 người, mật độ dân số đạt 2.838 người/km². Địa Lí - Hành Chính Diễn Thịnh Phía đông giáp Biển Đông, phía bắc giáp với Diễn Thành, phía tây giáp với Diễn Tân, Diễn An và Diễn Lộc, phía nam giáp Diễn Trung. Diễn Thịnh có lợi thế là nằm dọc trục đường Quốc lộ 1 nên giao thông thuận lợi. Diễn Thịnh có rất nhiều người làm ăn phát đạt và nhiều người đy làm ăn xa ở nước ngoài nên nhiều tòa nhà cao 5-6 tầng kiểu Pháp mọc lên như nấm, ô tô đầy đường... vv Kinh tế Diễn Thịnh nằm trong vành đai kinh tế Đông Nam, một dự án kinh tế lớn trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Diễn Thịnh có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đến đầu tư làm ăn trên địa bàn xã diễn thịnh. Văn hóa-Giáo dục Người Diễn Thịnh có truyền thống hiếu học. Xã Diễn Thịnh có 1 trường mầm non tập trung, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, 1 trạm y tế. Một số nhân vật nổi bật Cao Xuân Dục quan Nhà Nguyễn. Cao Xuân Tiếu, Phó bảng khoa Ất Mùi (1895), làm quan đến Thượng thư. Cao Xuân Huy (con trai út ông Cao Xuân Tiếu), Giáo sư Triết học phương Đông và văn học Trung quốc ở Hà Nội, giải thưởng Hồ Chí Minh, sinh năm 1900, mất năm 1983. Cao Ngọc Anh là một nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ XX. Nguyễn Đình Bích xóm 3 diễn thịnh ông là tướng quân đội về hưu nguyên Tổng giám đốc tập đoàn khoáng sản công ty than việt Nam ...vv Tôn giáo Giáo Xứ Trung Song Diễn Thịnh. Giáo Xứ Tân Dạ...vv Tham khảo
wiki
Pocoyo là bộ phim hoạt hình 3D nhiều tập dành cho trẻ tuổi mẫu giáo. Các tập phim nêu ra những tình huống xung quanh nhân vật chính Pocoyo và khuyến khích các em nhỏ xem phim tìm câu trả lời giải quyết tình hình. Các tình huống đều vui nhộn, mang tính chất giáo dục rõ rệt. Mỗi tập phim kéo dài chừng 7 phút. Loạt đầu tiên xây dựng vào năm 2005 gồm 52 tập. Loạt thứ hai xây dựng vào năm 2007 gồm 55 tập. Tháng 6 năm 2006, bộ phim Pocoyo đã đoạt giải thưởng Pha lê dành cho phim truyền hình hay nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Annecy lần thứ 30. Bộ phim là sản phẩm hợp tác giữa hai xưởng phim Zinkia Entertainment của Tây Ban Nha và Granada International của Hoa Kỳ. Phim được xây dựng với phần mềm Softimage XSI. Lời thoại trong phim bản tiếng Anh do diễn viên người Anh Stephen Fry thể hiện. Còn lời thoại trong phim bản tiếng Tây Ban Nha do José María del Río thể hiện. Các nhân vật trong phim gồm: Pocoyo: một bé trai màu xanh da trời, đội mũ trùm tai, tính hay nghịch ngợm và tò mò; Elly: một bé voi gái màu hồng, hay đeo ba lô màu xanh, thích múa ballet; Đây là bạn của Pocoyo; Pato: một chú vịt màu vàng đội một chiếc mũ nhỏ màu xanh lá cây; Loula: một chú chó cún của Pocoyo; Sleepy Bird: một con chim con màu xanh lá cây hay ngủ, thậm chí khi bay cũng nhắm mắt; nó thường bị các bạn của Pocoyo làm giật mình và mở mắt ra một lúc. Mỗi nhân vật có một điệu nhảy riêng. Kết thúc mỗi tập phim là cảnh các nhân vật đang nhảy múa bằng điệu nhảy của mình. Chú thích Liên kết ngoài Website chính thức của phim hoạt hình Pocoyo. Blog của phim Pocoyo Phim hoạt hình năm 2005 Phim 3D
wiki
Walter Mosley Con quỷ áo xanh Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên Chương 1-2-3 Lời giới thiệu Sơ lược cốt truyện: Câu chuyện xảy ra tại thành phố Los Angeles, năm 1948. Người cựu chiến binh da đen Easy Rawlin, vừa bị sa thải khỏi xưởng sản xuất của một hãng quân sự. Easy đang ngồi uống rượu tại một quán bar do người bạn làm chủ, gã bồn chồn lo lắng không biết có trả được món tiền vay thế chấp, chợt một lão người da trắng bước vô quán, qua vài câu chuyện lão đề nghị chi món tiền khá lớn nếu Easy tìm ra được tung tích Daphne Monet, một nàng con gái xinh đẹp tóc vàng thường hãy lui tới mấy quán bar nhạc Jazz của người da đen…Sơ lược về tác giả: Walter Mosley là nhà văn Mỹ da đen, tác giả nhiều tập truyện trinh thám huyền ảo. Ông là một tác giả được tổng thống Bill Clinton ưa chuộng nhất với lối viết trang nhã, lôi cuốn người đọc. Nhân vật chính trong những tập truyện trinh thám của ông là nhà thám tử Easy Rawlins. Ông đã từng được bầu làm Chủ tích Hội nhà văn trinh thám Mỹ, thành viên Ban giám khảo giải sách hàng năm, sáng lập viên Hội sách Trung tâm văn bút Mỹ.Hiện ông là nhà văn trinh thám hàng đầu ở Mỹ, tác phẩm của ông được báo New York Times xếp hạng bestseller. Liền sau đó các tác phẩm nổi tiếng ra đời: Cái chết đỏ; Nàng Betty đen; Bướm trắng; Thủ lĩnh Jones v.v… 1. Tôi ngạc nhiên nhìn thấy lão da trắng bước vô quán bar của Joppy. Cái chuyện lão là người da trắng không có gì đáng nói nhưng đằng này lão mặc một bộ vét vải lanh trắng ngà, bên trong là một chiếc áo sơ mi cùng thứ vải, đầu đội mũ rơm kiểu Panama, đi đôi giầy da màu be, mang bít tất hàng siu trắng. Nhìn nước da lão trơn nhẵn tái nhợt lốm đốm nét tàn nhang. Vành mũ rơm sút rời ra mấy cọng. Lão đang đứng ngoài thềm cửa, thân hình to con, đôi mắt nhợt nhạt đảo nhìn quanh một vòng bên trong gian phòng, tôi chưa từng thấy ai có mẫu mặt như lão. Chợt lão nhìn về phía tôi, một cảm giác rùng mình chạy khắp bên trong cơ thể, rồi nó vút tan biến nhanh bởi tôi đã quen chung sống với bọn da trắng từ dạo năm 1948 tới nay.Tôi đã từng chung sống với mấy ông bà da trắng suốt năm năm trời từ Châu Phi qua nước Ý, đi khắp nước Pháp trở về lại quê cha đất tổ. Tôi đã từng ăn ngủ chung với họ và tay tôi đã từng bắn chết mấy mạng còn non trẻ có cặp mắt xanh, bọn chúng nó cùng biết sợ chết như ai.Lão da trắng nhếch mép cười nhìn tôi, lão bước tới bên quầy bar, Joppy đang mắc tay lau chùi trên mặt quầy được lát bằng đá hoa. Lão chào hỏi rồi chìa tay ra bắt như thế họ là những người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau.Lại thêm một ngạc nhiên nữa là khi nhìn thấy lão, Joppy có vẻ lúng túng. Trước đây Joppy là tay võ sĩ quyển anh hạng nặng từng đấm đá ngoài đường phó, trên võ dài.Một thời oanh liệt như thế, vậy mà giờ đây gã lặng lẽ cúi đầu chào mỉm cười trước một lão da trắng với thái độ của kẻ biết thất cơ lỡ vận.Tôi quăng một đô la trên quầy định bỏ đi, vừa dặm chân bước xuống, Joppy khều tay chỉ về chỗ hai người đang nói chuyện:- Ồ, Easy lại đây. Tớ định giới thiệu cậu với ông khách này. - Tôi chạm phải ngay cặp mắt nhợt nhạt của lão.- Ồ, này Easy, đây là bạn của tôi, ông Albright.- Cứ gọi tôi là DeWitt được rồi, Easy! - lão cất tiếng. Cái bắt tay thật chặt nhưng trơn trợt y như là con rắn cuộn mình trên tay tôi.- Chào ông bạn. - tôi mở lời.- Phải đấy, Easy - Joppy nói theo, đầu cúi xuống miệng cười - Ông Albright đây lâu ngày mới gặp lại. Cậu biết không đây là ông bạn cố tri từ lúc còn ở Los Angeles. Và bọn ta đang nhắc lại chuyện ngày xưa.- Chớ sao, - Albright nhếch mép cười. - Ta nhớ đâu chừng năm 1935 lúc quen biết Jop. Tính đến nay thì sao nhỉ? Đã mười ba năm rồi còn gì. Tính ra là trước thời kỳ chiến tranh, trước cái ngày từng đoàn nông dân và người chị dâu của hắn nối đuôi nhau qua Los Angeles làm ăn.Nghe kể Joppy cười khà! Tôi thủng thỉnh cười theo. Tôi chưa thể hình dung ra Joppy có quan hệ làm ăn gì với lão, ngay lúc này tôi cũng chưa thể đoán ra lão định hợp tác với tôi ra sao.- Này Easy, quê anh ở đâu? - Albright hỏi.- Ở Houston.- Houston à, thảo nào! Đó là một thành phố đẹp. Mấy lúc có việc ta mới ghé qua đó. - Lão ngồi đó cười vô tư. Lão từng đi khắp đây đó. - Anh làm ăn gì ở đây?Nhìn gần hơn cặp mắt lão như màu trứng chim cổ đỏ, mờ đục lờ đờ.- Hắn mới làm cho hãng Champion Aircraft được hai bữa. - Joppy nói xen vô - Hắn bị đuổi việc.Lão Albright trề môi ra tỏ vẻ tức giận.- Thật là một điều không may. Mấy công ty bề thế đó chẳng thêm ngó ngàng tới anh đâu. Tiền quý không cân đối bọn chúng cho nghỉ việc hết mười công nhân có gánh nặng gia đình. Anh có gia đình chưa, Easy? - Nghe giọng lão nói rên rên như dân nhà giàu miền Nam.- Chưa, tôi chỉ sống một mình, - tôi đáp.- Bọn chúng chẳng thêm đếm xỉa đến chuyện đó. Bọn chúng không quan tâm chuyện đó. Dù cho anh có mười đứa con, còn một đứa sắp đẻ chúng cũng cho anh thôi việc luôn?&quot;- Chứ còn gì nữa! Joppy nói lớn. Giọng gã vang rền rộn ràng như tiếng bước chân của toán lính bước trên đường sỏi đá.- Bọn chúng quản lý mấy công ty cỡ bự không hao tổn một giọt mồ hôi, tay nhấc điện thoại tính xem hôm nay được bao nhiêu tiền. Bọn chúng hoặc được nghe câu trả lời xuôi tai hoặc có ai bị phạt.Lão Albright phá ra cười vỗ vỗ tay Joppy.- Này Joppy rót rượu mới khách đi chứ? Cho tớ một ly Scotch. Easy uống gì?- Như mọi bữa chứ? Joppy hỏi lại.- Chứ còn gì nữa.Joppy quay đi, lão Albright đảo mắt nhìn quanh bên trong gian nhà. Lão ngồi nhìn một hồi, nhích người qua một bên xem có gì khác lạ. Chẳng có gì thay đổi. Quán rượu của Joppy ở trên tầng hai nhà kho của cửa hàng bàn thịt. Khách hàng phần đông là dân da đen bán thịt giờ này mới xế trưa ai này còn lo làm ăn buôn bán.Mùi thịt thối lần toả khắp mọi ngóc ngách bên trong ngôi nhà, lúc này chỉ có lèo tèo mấy khách hàng không phải là dân bán thịt còn ráng chịu ngồi lại quán bar của Joppy.Joppy mang rượu ra, một ly scotch cho lão Albright, còn tôi một ly bourbon bỏ đá. Vừa đặt hai ly rượu ra quầy, gã nói: &quot;Ông Albright đây đang cần một người làm công việc dò tìm, Easy, tờ vừa nói cậu đang tìm việc làm để trả nợ món vay thế chấp.- Gay đấy, - lão Albright lại lắc đầu. - Mấy tay làm ăn lớn chẳng để ý hoặc chăm lo cho công nhân đang tự xoay xở để vượt qua khó khăn.- Ông biết không, Easy rất chịu khó. Hắn vừa nhận giấy tốt nghiệp trung học lớp buổi tối, rồi định xin theo học trường cao đẳng&quot;. Joppy tay cầm khăn lau sách mặt quầy lát đá hoa nói tiếp. - Hắn là anh hùng quân đội đấy, ông Albright. Hắn gia nhập đội quân Patton. Linh tình nguyện mà.- Đúng quá chứ, - Albright nói. Vẻ mặt lão vẫn lạnh như tiền - Ta kiếm thêm chiếc ghế đi, Easy! Đằng kia gần cho cửa sổ. * * *Cửa số nhà Joppy bám đầy bụi nhớp nhúa ngồi bên trong không nhìn thấy đường phố 108. Nếu bạn ngồi chỗ chiếc bàn nhỏ sát bên may ra còn được hưởng chút ánh nắng ban ngày.- Anh đang cần tiền trả nợ họ, Easy? Ngân hàng khó chịu hơn mấy công ty. Đúng hạn anh phải lo trả nếu trễ qua bữa sau cảnh sát sẽ đến gõ cửa nhà anh.- Chuyện đó liên can gì đến ông đâu, ông Albright? Tôi ngại nên không muốn nói ra lời khiếm nhã rằng mới vừa gặp ông được vài phút mà ông đã muốn hỏi chuyện làm ăn của tôi ra sao.- Phải đây, tôi nghe Joppy kể anh đang cần việc làm nếu không sẽ bị xiết nhà.- Bởi vậy nên ông muốn xen vô chuyện của tôi?- Tôi đang cần tìm một người tinh mắt thính tai, biết nghe ngóng để giúp việc cho tôi, Easy.- Ông định làm việc gì nào? - tôi hỏi lại. Tôi muốn vứt chạy ra khỏi chỗ này nhưng nghĩ lại ông ta biết rõ chuyện tôi thiếu nợ. Ông ta cũng hiểu biết chuyện làm ăn ở ngân hàng.- Tôi đã từng làm luật sư lúc còn ở Georgia. Nay thì tôi chỉ muốn giúp đỡ bạn bè, vì tình nghĩa bè bạn với nhau.- Ông giúp như thế nào?- Tôi không nói ra được, Easy - Lão nhún vai - Tôi giúp ai bất kỳ việc gì. Cụ thể lúc anh cần nhắn tin cho người thân nhưng lại không thể tự mình làm lấy được phải nhờ đến tôi, tôi giúp ngay. Thấy chưa tôi chỉ giúp khi có yêu cầu, nên ai cùng biết, tôi có khối việc mà lắm. Có lúc phải cần người phụ mới xong. Anh đến vừa đúng lúc.- Vậy là thế nào? - chợt tôi hỏi lại. Ngồi nghe lão nói chuyện chợt tôi nhớ lại một người bạn cũ hồi còn ở Texas - tên hắn là Raymond Alexander bọn tôi thường gọi hắn là Mouse. Nhắc tới Mouse tôi cảm thấy trong người khó chịu.- Tôi đang cần một người làm công việc dò tìm.- Ông muốn tìm ai…- Này Easy - lão cắt ngang. - Theo chỗ tôi biết, anh là người thông minh, biết đặt câu hỏi, tôi sẽ bàn với anh chuyện đó sau. Ở đây không tiện. - Nói xong lão rút túi lấy ra tấm danh thiếp, tay cầm bút máy. Lão viết hí hoáy mấy chữ xong đưa cho tôi. - Anh nhớ kể lại cho Joppy nghe và nếu muốn thử thời vận tối nay anh ghé qua văn phòng tôi làm việc sau bẩy giờ.Lão nốc cạn ly rượu nhìn về phía tôi, nhếch mép cười đứng ngay dậy. Kéo tay áo lại cho thẳng. Lão đưa tay sửa mũ lệch qua một bên gật đầu chào Joppy đang đứng sau quầy vẫy tay chào cười đáp lại. Lão DeWitt Albright thong thả bước ra khỏi quán bar của Joppy như một khách hàng quen mỗi buổi trưa ghé vô làm một ly.Tấm thiếp in tên chữ nổi. Địa chỉ ghi ngay ở phía dưới văn phòng đặt ở trung tâm thành phố, từ chỗ khu phố Watts đến đó cùng khá xa. * * *Tôi nhìn lại thấy lão DeWitt Albright không phải trả tiền rượu. Còn Joppy cũng không vội vàng hỏi lão có trả tiền hay chưa.2.- Cậu gặp tay này ở đâu vậy? - tôi chợt hỏi Joppy.- Tớ gặp hồi còn thi đấu quyền Anh. Lão có nhắc lại chuyện thời trước chiến tranh đấy thôi.Joppy đứng bên trong quay bar bày cái bụng phệ ra trước, tay lau quầy láng bóng. Gã có ông chú làm chủ một quán bar ở Houston, ông này chết cách này mười năm đúng lúc Joppy giải nghệ quyền Anh. Gã trở lại quê nhà mở quán bar. Cửa hàng bán thịt nhường lại cho một chỗ ở tầng trên thế là gã lo làm lại quầy rượu lót đá cẩm thạch. Joppy coi vậy mà có óc mê tín dị đoan. Gã cho rằng muốn làm ăn khám khá phải nhờ vào ông chủ đi trước có tay nghề cao. Những lúc rãnh rỗi Joppy cầm lấy khăn lau chùi mặt quầy đá hoa láng bóng. Gã không thích cảnh lộn xộn ở quầy bar, mỗi khi có khách nào lỡ tay làm đổ bình rượu bia hay vật gì nặng rơi xuống sàn, gã nhanh chân chạy tới lo dọn dẹp sạch sẽ.Joppy có thân hình vạm vỡ, độ tuổi năm mươi. Hai bàn tay to như cầu thủ bắt bóng chày đeo găng. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn hẳn lên hai bên đường chỉ của chiếc áo sơ mi. Mặt mũi đầy vết sẹo dấu tích của những trận đấu trên võ đài, môi miệng đầy sẹo lởm chởm, con mắt bên phải nói một cục u lồi đỏ tươi.Những năm tháng là võ sĩ quyền Anh, Joppy đã gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ. Năm 1932 gã được xếp hạng bảy, một trận đấu hoà làm náo loạn cả khán đài. Joppy vọt ra ngoài tay vùng vẫy lúng túng chộp lấy những thứ các tay võ sĩ quăng ném. Vào thời vàng son chưa ai có thể hạ đo ván Joppy, về sau gã càng thắng giòn giã hơn. * * *- Lão ta có dính dáng gì tợi chuyện thi đấu quyền Anh? - tôi hỏi.- Nơi nào hái ra tiền là ở đó có mặt lão Albright. - Joppy nói - Lão không cần biết đồng tiền đó có phải là đóng tiền dơ bẩn hoặc đại khái như vậy.- Vậy ông định đưa tôi đi theo con đường bọn ganster làm ăn phi pháp hay sao?- Tớ đâu phải là dân ganster. Lão Albright thì chuyện gì cũng có mặt lão trong đó. Lão là tay làm ăn và cậu nên biết gặp lúc cậu đứng bán áo sơ mi có khách hàng bước vô mang theo cả hộp, y nói đừng có bớt giá, vậy là… cậu chìa ra hai đô la cho hắn rồi quay nhìn đi chỗ khác&quot;. Xong rồi gã chìa nắm tay ra mới nói &quot;Chuyện làm ăn mà&quot;.Joppy tay cứ lau chùi một chỗ trên quầy bar sạch bóng chỉ trừ cho bụi đóng lại dưới đường kẻ trông như những đường gân màu trên mỏ ác đứa bé sơ sinh.- Thì ra lão là tay kinh doanh? - tôi hỏi.Joppy dừng tay nhìn thẳng vô mắt tôi. - Cậu dùng hiểu lầm, Easy. DeWitt cũng là một tay cự phách, có giao du với bọn bất lương. Cậu yên chí rồi sẽ có được món tiền trả nợ, cậu sẽ biết lão là người thế nào.Tôi ngồi nhìn quanh khắp gian phòng nhỏ hẹp: Joppy sắm được sáu bàn, bảy chiếc ghế đẩu cao đặt ở quầy rượu. Có hôm đắt khách cũng còn ghế trống, tôi vẫn thấy gã làm ăn khá hơn mình. Gã có nghề nghiệp, có được cơ ngơi trong tay. Có bữa tối nọ, gã kể cho tôi nghe muốn bán lại quán bar dù đây chỉ là chỗ thuê mướn. Ban đầu tôi nghĩ gã nói dóc về sau tôi mới biết có người thích mua lại chỗ đã làm ăn được không kể giá thuê mướn là bao nhiêu. Tuy cửa sổ không lau chùi, sàn nhà bị lùn xuống dù sao đây cũng là chỗ Joppy làm ăn và mỗi khi lão da trắng, chủ cửa hạng thịt đến thu tiền muớn chỗ, lão ta vẫn thường nói, &quot;Cảm ơn ông Shag&quot;. Có tiền là lão tươi như hoa.- Vậy lão cần gì đến tôi? - Tôi hỏi lại.- Lão nhờ cậu đi tìm cho ra một người, hãy đại khái là vậy,- Ai vậy kia?- Một con bé nào đó, tờ có biết đâu. Joppy nhún vai - Tớ chẳng cần hỏi làm gì bởi việc đó không liên can đến tớ. Lão chịu chi tiền cho cậu tìm ra, không ai bảo cậu đi tìm khơi khơi.- Lão định trả bao nhiêu?- Đủ tiền cho cậu trả nợ. Bởi vậy tớ mọi nơi cho cậu biết, Easy, tớ biết cậu đang cần tiền gấp. Tớ chẳng thèm để ý lão ta hay chuyện lão cần tìm cho ra ai.Nghĩ đến chuyện có tiền trả nợ khiến tôi liên tưởng ngày đến mảnh sân phía trước nhà, đến hàng cây sai quả rợp bóng mát trong những ngày hè oi bức. Tôi chợt nghĩ mình cùng ngon lành như mấy tay da trắng, nhưng giả sử nhà tôi không có mảnh sân phía trước lúc đó bọn chúng sẽ nhìn tôi như nhìn một tên ăn mày nghèo mạt, ngửa tay ra đi xin tiền.- Thôi nhận tiền đi, bạn mình. Cũng là một món tiền đáng giá đấy, - Joppy nói y như là gã biết rõ tôi đang nghĩ gì trong đầu. - Cậu sẽ thấy bọn đó toàn gái đẹp.- Tôi chẳng thích mấy việc đó, Joppy.- Cậu không thích tiền à? Khỉ thật! Tớ giữ dùm cho cậu.- Không phải tiền… mà là… Ông biết không, nhìn lão Albright tôi nhớ lại một người bạn tên Mouse.- Ai kia?- Ông còn nhớ chứ, hắn người nhỏ thó quê ở Houston. Hắn có vợ tên là Etta Mae Harris.Joppy bặm môi lại rồi nhíu mày. - Vậy hắn là đàn em của tớ. - Phải đây, Mouse trông na ná như lão Albright hắn thích se sua ăn mặc chải chuốt, miệng lúc nào cùng cười tươi. Hắn lúc nào cùng tính trước được mọi việc, ông chẳng theo kịp hắn đâu, tôi muốn nói được tiếng Anh bằng đúng giống cái thứ tiếng Anh đã học trong lớp, thế mà suốt máy năm chỉ nói được cái thứ tiếng &quot;không ai dạy&quot; từ xưa này.- Không theo kịp đâu, mới thật khó, Easy. Còn ngủ ngoài vỉa hè có khó gì đâu.- Chớ sao, bạn mình. Tôi muốn nhắc chuyện nên đề phòng.- Cần tắc vô ưu mà, Easy. Biết lo trước để chuẩn bị đối phó, ta sẽ được thêm sức mạnh.- Vậy lão là một tay kinh doanh, hở - tôi hỏi lại.- Chứ còn gì nữa?- Lão làm nghề gì? Tớ muốn hỏi lão là tay buôn bán áo sơ mi hay làm gì khác?- Người ta đang bàn chuyện làm ăn của lão, Easy.- Nghĩa là sao?- Chuyện đó để mặc cho thị trường - gã nhếch mép cười bộ dạng như con gấu đói &quot;Để mặc cho thị trường&quot;.- Tôi phải nghĩ cho ra chuyện đó.- Cậu đừng lo, Easy. Để tớ lo cho. Từ nay cậu cứ gọi mình là chiến hữu Joppy, được rồi, tớ sẽ nói cho nghe vì sao như vậy. Nhớ lui tới đây thường xuyên, cứ yên tâm đi.- Cảm ơn đã chiếu cố đến tôi, Jop - tôi nói, nay mai không biết tôi có còn nói những lời đó nữa không.3.Ngồi trên xe trở về nhà đầu óc tôi cứ nghĩ đến chuyển tiền bạc, tôi cần bao nhiêu cho đủ đây?Tôi muốn trở về nhà mình. Có lẽ vì tôi được nuôi dưỡng và lớn lên từ vùng quê hãy vì tôi không có của cải gì cho đến ngày tôi tậu được căn nhà đó, cho dù với lí do gì đi nữa tôi vẫn nhớ ngôi nhà nhỏ hẹp của mình. Nhà tôi có trồng cây táo và cây lê Tàu, quanh sân trồng cỏ Augustine. Bên hông nhà trồng cây lựu mỗi mùa cho được ba chục trái, có cây chuối chưa từng đơm hoa kết quả. Dọc theo bờ rào có trồng hoa hồng, hoa thược dược. Trước ngõ là chậu hoa violet giống châu Phi.Nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ. Bên trong có một phòng khách, một buồng ngủ với một bếp. Buồng tắm không đặt với tắm còn khoảng sân sau không bằng chỗ chơi đùa của đứa trẻ. Tuy thế đối với tôi ngôi nhà này mang thật nhiều kỷ niệm. Tôi yêu thương và có thể hy sinh vì nó, nếu một ngày kia ngân hàng ra lệnh cho cảnh sát địa phương đến tịch thu, lúc đó tôi dám cầm súng chống cự còn hơn là chịu giao nhà cho họ.Bởi vậy tôi mới hợp tác với bạn bè của Joppy để giữ lại ngôi nhà. Cũng có thể tôi nghĩ sai, tôi biết rõ chuyện đó. Tôi cảm thấy khó chịu vì lão DeWitt Albright, nhưng câu nói của Joppy cũng cho tôi cảm giác tương tự dù cho tất cả đều là sự thật. Đến lúc này tôi phải đi ngủ thôi, bỏ qua mọi chuyện ngoài tai.- Easy! - tôi nói một mình - đi ngủ một giấc cho đã, sáng mai đây đi kiếm việc làm.- Nhưng hôm nay mới hai mươi lăm tháng sáu, - có tiếng ai mới vừa nói &quot;Còn món tiền sáu mươi bốn đô la vào ngày một Tây tháng Bảy tới đây thì làm sao?&quot;- Tôi sẽ nhận đủ - tôi đáp.– Làm thế nào?Rồi câu chuyện lại nói tiếp nhưng rõ ràng chẳng được ích gì. Chỉ còn cách tôi phải nhận tiền lão Albright và thi hành lệnh miễn là việc làm hợp pháp bởi tôi còn căn nhà nhỏ hẹp những rất đỗi thân thương và tôi không thể nào bỏ phố mà đi.Và còn chuyện khác nữa.DeWitt Albright khiến tôi có phần lo lắng. Lão to con bề thế, trông có vẻ bậm trợn. Mỗi khi nhìn lão vươn vai bạn có thể hiểu rằng lão muốn biểu dương sức mạnh. Nhưng tôi cũng to con như ai.Và bọn thanh niên như tôi chẳng bao giờ chịu khuất phục trước sự sợ hãi.Dù lão có biết vậy hay không, tôi cảm thấy tự hào về mình. Tôi càng lo sợ vì lão nên tôi càng phải nhạn lời thi hành nhiệm vụ giao phó. * * *Địa chỉ lão Albright ghi lại là khu chung cư nhỏ hẹp màu vàng nhạt ở phố Alvarado. Quanh đó nhà nào cũng to lớn, bề thế không có vẻ gì cũ kỹ hay dễ nhận ra điều đó. Tôi bước tới phía cảnh cổng sắt, đi theo lối đi hành lang có lối vào làm theo kiểu dáng Tay Ban Nha. Nhìn quanh không thấy ai, cũng chẳng có bảng hướng dẫn. Trước măt tôi là dẫy phòng của màu kem bên ngoài không treo bảng tên.- Xin lỗi ông.Nghe được tiếng nói tôi giật thót.- Hả… giọng nói tôi lạc đi quay lưng lại nhìn về phía người đàn ông nhỏ thó.- Ông tìm ai?Hắn là một tên da trắng người nhỏ thó mặc bỏ áo vét làm đồng phục.- Tôi đi tìm, ô… à…, - tôi nói lắp bắp. Lúc đó tôi quên mất tên người mình cần tìm. Tôi nheo mắt nhìn qua khe cửa.Tôi nhớ lại thói quen nhìn theo kiểu đó lúc còn nhỏ ở Texas. Hễ khi nào một tên da trắng anh chị tóm được tôi vì một chút lơ là, tôi liền quên hết mọi chuyện, không còn gì để khai. &quot;Mi biết ít sẽ đỡ rắc rối hơn&quot; bọn chúng từng dậy cho tôi điều đó. Tôi ghét chuyện đó, ghét cả bọn da trắng lẫn bọn da màu dậy cho tôi làm chuyện đó.- Tôi có thể giúp ông được chứ? - tên da trắng lại hỏi. Tóc hắn quăn tít đỏ hoe, mũi nhọn hoắt. Tôi chưa kịp trả lời, hắn đã nói ngay &quot;Ở đây giao hàng lúc chín giờ và sáu giờ&quot;.- Không, không đâu, - tôi vừa nói, vừa có nhớ lại.- Thôi được rồi! ông có thể ra về&quot;.- Ồ không, tôi muốn nói…Tên da trắng lùi lại phía chỗ bục gỗ kê sát tường. Tôi đoán hắn giấu chiếc dùi cui phía sau đó.- Albright! - tôi chợt nói lớn.- Hả? - hắn quát lại.- Albright! Tôi đến đây gặp Albright!- Albright nào? - cặp mắt hắn đây về nghi hoặc, tay lòn ra phía sau bục gỗ.- Ông Albright. Ông DeWitt Albright.- Ông Albright à?- Phải, tên ông đó.- Ông định giao hàng gì nào? – hắn hỏi, chìa bàn tay gầy khẳng khiu ra.- Ồ, không, tôi đến gặp ông ta vì có hẹn trước. Tôi nói rõ hơn tôi cần gặp ông ấy. - Tôi ghét tên da trắng này quá.- Ông định gặp ông ta à? Vậy mà ông lại không nhớ tên?Hít vô một hơi thật sâu. tôi thủng thỉnh nói:- Tôi định gặp ông DeWitt Albright tối nay, từ sau bẩy giờ trở đi.- Vậy là ông định gặp ông ta bẩy giờ tối nay? Tám giờ rưỡi rồi, ông ấy đâu còn ở đây nữa.- Ông ấy hẹn tôi cứ đến bất cứ lúc nào sau bẩy giờ.Hắn lại chỉ tay về phía tôi.- Ông ta có dặn ông đến đây trễ vậy không?Tôi nhìn hắn, lắc đầu. Tôi muốn rạch vô mặt hắn như tôi đã từng làm với một tên da trắng trước đây.- Bởi vậy làm sao tôi không ngờ ông là kẻ trộm? Ông không nhớ tên người cần gặp, còn nhờ tôi dẫn đường vô đây. Vậy mà ông không biết tính trước có bạn đi theo ở lại đây chờ tôi.Tôi thấy chán:- Thôi bỏ qua đi ông bạn, - tôi nói – Nhờ nhắn dùm có ông Rawlins đến tìm ông ấy. Nhờ ông nói dùm luôn là lần sau viết cho tôi miếng giấy kẻo không thì ông đây không cho một tên da đen lang thang như tôi vô cửa.Tôi định cất bước đi ra. Tôi muốn về nhà cho xong, có thiếu gì cách để kiếm ra tiền. Tên da trắng nói với theo:- Khoan đi đã! - Hắn nói - Chờ ở đây, tôi sẽ quay lại ngay!Rồi hắn rón rén bước qua lối của sơn màu kem, bước vô trong rồi đóng cửa lại. Một lát sau tôi nghe rõ tiếng khoá kêu lách cách.Chờ một lúc thấy hắn mở cửa và ra dấu cho tôi đi theo. Hắn nhìn quanh rời dẫn tôi vô cửa, hình như hắn đang dò xét hành vi của tôi. Bước ra đến ngoài là khoảng sân rộng rãi lát gạch đỏ sẫm, chung quanh trồng ba cây cọ cao ngất vượt khỏi nóc ngôi nhà ba tầng với tán lá um tùm. Nhà ở tầng trên ráo lưới xung quanh để các dây hoa hồng trắng, hồng vàng bám theo rồi trổ cành xuống phía dưới. Đêm nay trăng sáng, trăng lưỡi liềm chiếu chênh chếch vô mái nhà bên trong.Hắn bước tới trước, mở thêm một cánh cửa ở phía bên kia sân. Lối đi mới dẫn xuống cầu thang sắt cũ kỹ đi vô ngay giữa ngôi nhà. Hắn dẫn tôi đi ngang qua phòng nấu nước nóng bụi bặm ra đến ngoài hàng hiên trống trơn vách tường sơn màu lục xám xịt, mạng nhện giăng đầy.Ở cuối dãy nhà tôi nhìn thấy cánh cửa sơn cùng màu nứt nẻ bám đầy bụi.- Đây là nơi ông cần đến, - hắn nói.Tôi vừa nói dứt lời cảm ơn, hắn đã bỏ đi ngay. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại hắn nữa. Tôi ngẫm nghĩ sao trong cuộc đời có những kẻ ta chỉ gặp trong chốc lát, nói năng nhặng xị rồi bỏ đi luôn. Cha tôi là người vậy đó, còn mẹ tôi thì cũng chẳng hơn gì.Tôi đưa tay gõ vô cánh của cũ kỹ, tôi chờ được gặp Albright, nhưng trái với ý nghĩ của tôi, cánh cửa mở ra nhìn vô bên trong căn phòng nhỏ hẹp là hai người lạ mặt.Tên đang đứng ở của cao gầy, tóc nâu quăn tít, da sẫm như dân da đỏ lại Ấn Độ, mắt nâu nhạt như thể màu vàng. Còn tên thứ hai đứng tựa lưng vô tường ở đằng xa thì thân hình lùn tịt, hắn có cặp mắt như người Tàu, tôi nhìn nhưng không thể đoán ra hắn thuộc giống dân nào.Tên có nước da sẫm chìa tay ra nhếch mép cười. Tôi đoán hắn muốn bắt tay song không hiểu sao hắn lại vỗ vỗ bên người tôi.- Này ông bạn! Có việc gì không vừa lòng phải không? - Miệng nói tay tôi xô hắn ra. Còn tên mặt mũi giống người Tàu đang thò tay vô túi.- Ông Rawlins - tên có nước đã sẫm cườối nhìn tôi và nói bằng một thứ giọng mà tôi không đoán ra nói. - Yêu cầu ông đưa tay lên cao một chút, tôi muốn kiểm tra - chợt hắn chuyển qua giọng cười gằn.- Cứ giữ tay yên một chỗ, ông bạn. Tôi không thích ai sờ mó vô người tôi.Tên nhỏ thó lùn tịt kia lôi thứ gì đó trong túi ra nữa, tôi chưa thể đoán là thứ gì. Hắn bước tới gần hơn. Ngay lập tức tên kia đưa tay nắm ngực tôi, tôi chóp lấy cườm tay hắn.Hắn chớp chớp mắt, nhếch mép cười nhìn vào mắt tôi, rồi quay qua nói cho tên đồng bọn nghe:- Không sao đâu Manny, tay này coi bộ được đây&quot;.- Chắc không, Shariff?- Chắc chứ. Hắn được đấy, chỉ hơi nghị ngờ chút thôi. - Shariff nhe hàm răng trắng bóng trề môi ra thâm sì. Tay tôi còn nắm chặt cổ tay hắn.Shariff cất tiếng:- Để cho hắn gặp đi, Manny.Manny lại thò tay vô túi rồi đưa tay gõ vô cửa phía sau. Một lát sau DeWitt Albright mở cửa ra.- Easy! - lão cười nói.- Hắn không đồng ý để bọn tôi kiểm tra - Shariff nói, tôi buông tay hắn ra. - Để yên đó - Albright nói - Ta muốn biết có phải hắn đi một mình không?- Ngài là ông chủ mà? - Shanff nói với giọng chắc chắn pha một chút ngạo mạn.- Mi và Manny có thể rời khỏi đây. - Albright cười nói - Ta có chút việc cần bàn với Easy! * * *Lão Albright đứng ở phía sau chiếc bàn màu vàng nâu to kềnh, đặt đôi giày màu be bên cạnh chai rượu Wild Turkey đã vơi một nửa. Trên tường phía sau lưng treo tờ lịch in hình giỏ trái dâu. Nhìn quanh không thấy một món nào khác nữa. Dưới sàn nhà trơn bóng: một tấm vải bạt màu vàng căng dài điểm thêm nhiều đốm sắc màu xen kẻ.- Mời ông Rawlins ngồi! Lão Albright mở lời, tay chỉ về phía chiếc ghế trước bàn giấy. Lão để đầu trần, không nhìn thấy chiếc áo bludong đâu. Nhìn dưới tay bên trái có đây đeo bao súng màu trắng. Vậy là mũi súng chĩa xuống dưới thắt lưng.- Những chiến hữu của ông có vẻ ngon lành, - vừa nói tôi vừa quan sát chung quanh.- Bọn chúng cũng như anh thôi, Easy. Mỗi khi cần lực lượng tôi chỉ nhấc máy gọi, bọn chúng kéo đến cả bầy lãnh phần thi hành nhiệm vụ, giá cả sòng phẳng.- Tôi muốn hỏi có phải tên nhỏ thó kia là người Tàu?Lão Albright lắc mình:- Không ai biết đâu. Hắn là con mồ côi ở Jersey City. Uống gì chứ?- Được.- Đây là một điểm thuận lợi lúc làm việc một mình, lúc nào cũng có sẵn chai rượu trên bàn. Ngay cả giám đốc một công ty lớn cũng phải giấu chai rượu dưới ngăn kéo còn ta đây bảy ngay ra trên bàn. Bạn muốn uống thử rượu này không? Thế thì tôi thích lắm. Bạn không thích uống thứ này? Sau lưng bạn có cửa ra đó. - Vừa nói tay lão rót vào hai ly rượu lấy ra từ dưới ngăn kéo.Tôi để mắt nhìn theo khẩu súng. Báng và lòng súng đen ngòm, cái phần hấp dẫn nhất đó của lão DeWitt lại không phải la màu trắng.Tôi nghiêng người đỡ lấy ly rượu, lão mới hỏi:- Sao, chịu nhân việc chứ, Easy?- Được thôi, cùng còn tuỳ ông đang tính việc gì trong đầu?- Ta đang cần tìm người, một bạn chiến hữu, - lão nói. Lão rút trong túi áo sơ mi ra một tấm ảnh đặt xuống bàn. Hình chụp phần đầu và vai một phụ nữ da trắng trẻ đẹp. Một bức ảnh đen trắng được phục chế lại thành ảnh màu trông như những ca sĩ nhạc Jazz bày ở trước cửa mấy hộp đêm. Tóc nàng xoã nhẹ xuống đôi vai trần, gò má cao, còn đôi mắt phải lộ màu xanh nếu như người thợ phục chế ảnh khéo tay. Ngắm nhìn một lúc lâu tôi nghĩ phải đi tìm cho ra nếu muốn để cho nàng mỉm cười nhìn về phía mình y như vậy.- Daphne Monet, - lão Albright nói - Cũng không tệ lắm đâu nhưng mà khó tìm cho ra.- Tôi thấy nó chẳng liên quan gì đến việc của tôi, - tôi nói - Tôi chưa bao giờ để ý đến cô nàng này.- Tiếc cho anh, Easy. - Lão cười nhìn qua tôi. - Tôi nghĩ là anh có thể giúp ta một tay!- Tôi chưa nghĩ ra thế nào. Mấy cô nàng giống như thế này biết số máy của tôi không khó khăn gì. Ông nên gọi báo cho cảnh sát là hãy nhất.- Tôi chẳng khi nào gọi ai nếu không phải là bạn bè, hoặc ít ra là bạn trong số quen biết với nhau. Tôi không quen biết bọn cớm, bạn bè tôi cũng vậy.- Vậy thì ta nên…- Này Easy, anh biết đó - chợt lão cắt ngang, - Daphne thích giao du với bọn Negro. Nàng thích nghe nhạc Jazz, thích ăn đùi heo, thịt gà tây, anh hiểu ý tôi nói chứ?Tôi hiểu quá nhưng mà không muốn nghe.- Như vậy ông cho là cô nàng thường lui tôi khu phố Watts?- Chắc là vậy, mà này anh biết không, ta không thể đi tìm cô nàng ở mấy chỗ đó vì ta không phải là người giỏi thuyết phục. Joppy thì hiểu ta quá nên mới kể hết những gì lão biết cho ta nghe, ta đã từng hỏi dò và lão chỉ có thể kể tên ông bạn ra thôi.- Vậy ông muốn nhắm vô cô nàng để làm gì?- Bạn của ta muốn gặp nàng để ngỏ lời xin lỗi, Easy. Ông ta hay cáu gắt nên cô nàng mới bỏ đi.- Thế là ông ta muốn nàng quay về? - Lão Albright cười.- Liệu tôi có giúp được gì cho ông không, ông Albright? Joppy đã kể cho ông nghe tôi mất việc mấy bữa nay, tôi phải lo tìm việc để trả nợ.- Tôi trả công một trăm đô la tuần, ông Rawlins, tôi ứng tiền ra trước. Ngày mai ông đi tìm nàng và giữ hết số tiền trong túi.- Ông Albright, tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi muốn nói là làm thế nào tôi lại dính dáng vô chuyện đó. Ông đang tính chuyện…Lão giơ nắm tay rắn rỏi đặt trên miệng mới nói:- Này Easy mỗi sáng ra hãy cứ nghĩ là anh có việc phải đụng chạm ngay. Anh chỉ nên thắc mắc một việc liệu anh có dính dáng tới… hay là không.- Tôi muốn nói không thích dính dáng tới pháp luật.- Vậy nên tôi mới nhờ đến anh giúp một tay. Tôi chẳng ưa gì bọn cảnh sát. Cảnh sát lo bảo vệ luật pháp và anh cùng biết luật pháp là thế nào rồi, phải không?Tôi đã hiểu ra được vấn đề trước mắt nhưng tôi cần im lặng.- Luật pháp, - lão nói thêm - Chỉ phục vụ bọn nhà giàu, dân nghèo làm sao với tới được. Anh bạn không muốn dính dáng đến chuyện luật pháp ta cũng vậy thôi.Lão nhấc ly rượu lên nhìn ngắm như thể xem có con sâu chui vô đó không, xong rồi đặt xuống bàn, tay úp quanh miệng ly.- Ta chỉ nhờ ông bạn tìm cho ra một cô gái, - lão nói - Và cho ta biết cô nàng đang ở chỗ nào chỉ có vậy. Anh tìm cho ra rồi nói nhỏ vô tai cho ta nghe, cũng chỉ có vậy thôi. Anh tìm được nàng sẽ có tiền thưởng để trả nợ và bạn ta sẽ giúp anh việc làm thậm chí có thể đưa anh về lại hãng máy bay Champion.- Ông cho biết ai là người muốn tìm cô gái đó?- Không thể nói tên ra, Easy, thà vậy còn hơn.- Vậy nên tôi không muốn cất công đi tìm, để rồi gặp mấy tên cớm như muốn nói tôi là người sau cùng đi tìm nàng - trước khi nàng biến mất.Lão da trắng lắc đầu cười như thế vừa nghe tôi kể chuyện tiếu lâm.- Chuyện đó xảy ra như cơm bữa, Easy. Ngày nào cũng có. Anh là người có văn hoá, đúng không?- Có mà sao kia?- Anh có coi báo. Hôm nay có không?- Có chứ.- Ba vụ án! Ba lận! Chỉ trong một đêm. Chuyện thường ngày ở phố. Người ta sinh ra tìm mọi cách để sống, để hưởng thụ ngay cả khi họ chỉ còn ít tiền gửi nhà băng. Ai cũng lo thu xếp chuyến đi nghỉ cuối tuần, chuyện đó không ngăn được cái chết. Chương trình đi nghỉ cuối tuần không cứu được họ khi thời điểm vừa đến. Con người tìm mọi cách để sống nhưng vẫn có lúc lơ là mất cảnh giác. Họ quên mất một điều quan trọng là cứ mãi tin tưởng rằng không có chuyện gì xảy ra.Nhìn dáng điệu lão ngồi dựa lưng vô thành ghế nhếch mép cười khiến tôi nhớ lại gương mặt của thằng Mouse. Tôi chợt nhớ vì sao hắn hay cười nhất là mỗi khi có chuyện không may xẩy đến cho người khác.- Anh cứ đi tìm cho ra người con gái đó rồi báo lại cho ta hay, chỉ có vậy. Ta không gây đau đớn cho nàng, bạn ta cũng không được đụng chạm đến nàng. Anh đừng lo nghĩ vớ vẩn làm gì.Lão kéo ngăn tủ lấy chiếc vì chìa ra một xấp giấy bạc. Lão đếm mười tờ, mỗi lần đếm thè lưỡi liếm ngón tay cái xong rồi xếp ngay ngắn bên ly rượu.- Một trăm đô la đây, - lão nói.Tôi chẳng hiểu vì sao đó không phải là một trăm đô la của tôi. * * *Nhà lại thuở hàn vi tôi chỉ mong có được một chỗ ngả lưng mỗi lúc đêm về, có được miếng ăn, bạn tôi thường đãi tôi ăn uống và còn biết bao nhiêu cô nàng muốn ngủ với tôi nữa kia. Lúc tôi nhận được món tiền thế chấp tôi thấy nó còn giá trị hơn cả tình bạn. Lão Albright không phải là bạn nhưng lão có được cái mà mình đang cần. Lão là một ông chủ tốt bụng. Lão mời tôi uống thứ rượu ngon và đối đãi tử tế. Lão kể tôi nghe mấy mẩu chuyện, hết thẩy là chuyện &quot;láo&quot; từ lúc còn ở Texas.Một trong những câu chuyện kể là lúc lão còn làm luật sư ở bang Georgia.- Ta bào chữa cho một tên ghiền ma tuý can tội đốt nhà ông chủ ngân hàng, DeWitt nhìn chằm chằm về phía bức tường phía sau chỗ tôi ngồi, lão kể - Chủ nhà băng xiết nợ hắn. Ông bạn biết là chủ nợ không cho con nợ thời gian thu xếp lo trả nợ thi ca còn nợ lẫn chủ nợ đều có tội&quot;- Vậy là ông cứu nó thoát tội? - tôi hỏi lại.Lão DeWitt nhếch mép cười nhìn tôi.- Phải, lúc đó công tố viên đã cáo buộc Leon, tức là tay ghiền ma tuý. Có điều ngài công tố viên Randolph Corey có đủ chứng cứ buộc tội thân chủ tôi đã phạm tội đốt nhà. Nhưng lúc tôi đến kiểm tra nhà Randy, ngồi vô bàn tôi lôi ra được khẩu súng ngắn này. Tôi mới ngồi lại chỉ bàn chuyện thời tiết, vừa kể chuyện tôi vừa lau súng.- Cứu được thân chủ thoát tội là một chiến công đấy chứ?- Khỉ ho! Leon là tên vô dụng. Còn quan toà Randy thành danh trong mấy năm liền ta còn nhớ lúc đó ông ta thua kiện&quot;. Lão Albright vươn vai mới nói tiếp - Khi đứng trước một vấn đề pháp lý: anh bạn nên bình tĩnh. Mọi việc trên đời này đều có cái lẽ công bằng của nó.Uống hết máy ly rượu tôi mới kể qua chuyện chiến tranh. Hết thẩy là chuyện xưa giữa bọn đàn ông với nhau, một nửa là thật, một nửa để cười chơi. Kể gần cả tiếng lão mới hỏi:- Này Easy, anh đã từng giết ai chưa?- Thế nào?- Anh đã từng đánh giáp lá cà với ai chưa?- Sao vậy?- Không có lý do gì hết. Ta chỉ muốn biết là anh đã từng nhìn thấy vài vụ tương tự như vậy chưa?- Vài vụ.- Anh đã từng sáp lại gần để giết ai đó? Ta muốn nói rất gần đến nỗi anh bạn chỉ vừa nhìn thấy hắn mất cảnh giác rồi hắn không để ý. Mỗi khi anh ra tay giết một mạng người nghĩ thật là ghê tởm. Bạn giết nhau trong thời chiến ta cho đó là một hành vi ngu xuẩn. Ta biết anh bạn không còn mơ thấy người mẹ thân yêu của anh nữa đâu, hay bất cứ một giấc mơ đẹp đẽ nào khác. Nhưng anh đã quen với không khí chiến tranh nên mới nhúng tay vào chuyện đó.Nhìn đôi mắt xanh nhợt nhạt của lão khiến tôi nhớ lại xác chết quân Đức mắt mở trừng trừng nằm xếp đống trên đường về Beclin.- Này Easy, anh nên nhớ một điều, - Lão vừa nói tay vừa cầm tiền trên bàn trao cho tôi - trong bọn chúng ta đây nếu có kẻ chém giết thanh toán lẫn nhau thì cũng chẳng có gì ầm ĩ, nó cũng giống như lúc ta uống cạn một ly rượu bourbon. - Lão nốc cạn ly rượu rồi cười.Chợt lão cất tiếng:- Ta nghe Joppy kể anh thường tới quán bar trốn thuê ở khu phố Tám-chín và Trung tâm. Có người nhìn thấy Daphne vô quán bar đó cách đây ít lâu. Ta không rõ tên gọi là gì những đó là nơi những tay chơi có tiếng thường ghé lại vào cuối tuần và người quản lý tên là John. Tối nay anh bạn khởi sự là vừa đấy.Nhìn cặp mắt lờ đờ của lão tôi biết ngay tiệc rượu vừa tàn. Tôi không biết nói gì hơn là gật đầu, bỏ tiền vào túi, bước ra ngoài.Ra đến cửa tôi ngoái nhìn lại định gật đầu chào lần nữa nhưng thấy lão DeWitt Albright tay rót rượu mặt nhìn trân trân về phía bức tường xa xa. Lão đang nhìn về một nơi xa xăm, xa hơn chốn sào huyệt bẩn thỉu mà lão đang ngồi. Walter Mosley Con quỷ áo xanh Chương 4-5-6 4. Quán của John là chỗ bán rượu chui từ trước khi có lệnh hủy bỏ luật cấm bán rượu. Đến năm 1948 khắp nơi ở Los Angeles đã thấy những quán bar được cấp giấy phép. Còn John vẫn theo nghề bán rượu trốn thuế, Hội đồng thành phố không cấp bằng lái xe cho gã thế mới rắc rối chứ. Gã John tìm cách lo lót cảnh sát mở một hộp đêm đi qua ngõ sau khu chợ nhỏ giữa phố Central Avenue và phố Tám mươi chín. Mỗi buổi tối cho tới ba giờ sáng đi vô cửa hàng bạn sẽ nhìn thấy Hattie Parsons ngồi sau quầy bánh kẹo. Ở đấy không bày bán nhiều hàng tạp hóa, không có món sữa tươi, món giải khát mà chỉ bày bán lèo tèo có vài thứ nhưng nếu bạn nói đúng mật khẩu hoặc là khách quen, bà ta sẽ chỉ chỗ đi vô quán bar nằm ỏ cửa sau khu chợ. Còn nếu bạn muốn tự xưng tên, hoặc là chỉ dựa vào cách ăn mặc bề ngoài, có sổ tiết kiệm nhà băng, được rồi, Hattie cất cây dao cạo vô túi áo tạp dề quay lại nhìn đứa cháu Junior Fomay ngồi ngay sau cửa. * * *Lúc tôi vừa đẩy cửa bước vô khu chợ thì gặp phải ngay một tên da trắng là một trong ba người hôm nọ. Hắn đứng cao bằng cỡ tôi, tóc màu vàng nâu, mặc đồ vét đắt tiền. Quần áo xốc xệch hơi thở nồng nặc mùi rượu gin.- Kìa, chào ông bạn da màu, - hắn nói, tay vẫy chào. Hắn bước về phía tôi, tôi muốn lui ra ngoài ngay nếu không muốn để hắn tấn công.- Mi tưởng là kiếm hai mươi đô la dễ lắm sao? - hắn vừa cất tiếng thì cánh cửa phía sau lưng đã đóng sập lại.Bọn chúng mới vừa vung tiền ra cho tôi hôm nào đây.- Chuyện gì vậy? - tôi hỏi lúc này hắn đang còn say mèm.- Ta đến đây... tìm người quen. Bọn gái ở đây không cho đi qua. - Hắn bước loạng choạng thế này cũng sẽ té ngã xuống đất. - Sao mi không bảo với bọn chúng là ta vẫn khỏe.- Tiếc là tôi không thể nói được, - tôi đáp.- Sao vậy?- Bọn chúng nói không muốn thấy ông ở quán bar của John với bộ dạng như vậy. - Tôi đi vòng qua chỗ hắn đến gần cánh cửa. Hắn xoay người chực nắm lấy tay tôi, hắn đảo người vòng vòng rồi ngồi phịch xuống đất lưng dựa vô tường.Hắn nhấc tay lên như muốn ra hiệu cho tôi cúi xuống để hắn kề miệng vô tai nói nhỏ nhưng tôi thấy coi bộ không mong gì thoát ra ngoài được. * * *- Kìa, Hattie, - tôi nói - Tôi ngỡ là bà ở nhà trọ ngay lối cửa ra vô.- Tên da trắng kia say mèm phải không?- Phải.- Lát nữa phải nhờ Junior trông dùm.Nếu hắn còn ở đây nó sẽ đuổi ra ngoàiNghe vậy tôi quyết định quên đi chuyện tên say rượu.- Tối nay ban nhạc nào chơi vậy?- Cũng là bạn đồng hương của cậuđó, Easy. Ban tam ca Lips. Nhân dịp chúng tôi có tổ chức buổi lễ từ thứ Ba tuần trước.- Có thiệt không?- Cô nàng vừa mới tới ban nãy, - Hattie cười khoe hàm răng trắng muốt. - Có thể chơi tới nửa đêm không chừng.- Vậy sao! Xin lỗi tôi quên mất, - tôi nói.- Vô cửa bảy mươi lăm cent đó bạn!- Để làm gì?John giả bộ như thế, có thể giá cao hơn. Mục đích không cho bọn càn quấy vô cửa.- Bọn chúng là ai vậy?Bà nghiêng người ra phía trước nhìn tôi ứa nước mắt. Bà Hattie có nước da nhợt nhạt tôi không nghi ngờ về chuyện bà sẽ nặng hơn trăm cân Anh ở tuổi sáu mươi - vài năm nữa.- Cậu có nghe tin Howard chưa? - bà hỏi.- Howard nào kia?- Tay tài xế Howard Green đó.- Không, không biết. Từ mùa giáng sinh năm rồi đến nay chưa gặp lại Howard Green.- Vậy là cậu không còn nhìn thấy hắn nữa đâu, trên cõi trần này.- Có chuyện gì vậy?- Hắn ra khỏi đây lúc ba giờ sáng vào cái đêm nhóm Lady Day đến đây thế là đi đời! - Bà giơ nắm tay đấm vô giữa lòng bàn tay bên kia.- Vậy hả?- Chẳng ai thèm để ý hắn. Cậu có biết là tôi đã bảo hắn đừng đi về nhằm ngày lễ nhưng hắn không nghe. Hắn nói là có việc cần về ngay. Ấy đấy! Tôi đã dặn đừng ra đi vào giờ đó.- Người ta giết hắn sao?- Ngay ngoài kia gần bên chiếc xe ôtô. Hắn bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi Esther - vợ hắn - chỉ nhìn ra được xác nhờ nhận dạng chiếc nhẫn cưới. Còn cái mũi nhìn cứ như là của một người khác.- Howard thích chơi bạo, - Tôi biết chuyện đó. Tôi đưa cho bà đồng tiền hai mươi lăm cent.- Thôi vô ngay đi anh bạn! - bà cười nói. * * *Vừa mở cửa bước vô bên trong điệu kèn trompet alto của ban nhạc Lips đập vào tai tôi. Từ thuở nhỏ lúc còn ở Houston tôi đã thường thức âm nhạc của ban Lips, Willie và Flattop. Mọi người họp mặt đông đủ có cả John với phân nửa số người trong căn phòng chật chội này là dân nhập cư từ Houston san chiến tranh, có một số đã đến đây từ trước. Califomia là thiên đường của dân Nergo phía Nam. Bạn đã từng nghe câu chuyện kể trong dân gian rằng ta có thể ăn trái chín cây, làm đủ ngày công để dành về nghỉ hưu. Chuyện kể thì... thật nhưng sự thật không phải như trong giấc mơ. Cuộc sống ở Los Angeles còn nhiều khó khăn cho dù lao động vất vả cả ngày bạn cũng không ngoi lên được.Tuy nhiên nếu có dịp bạn hãy ghé vô quán bar của John để hồi tưởng về quê nhà Texas, mơ mộng về Califomia. Lúc đó cho dù bạn ở nấc thang tận cùng của xã hội, bạn cũng cảm thấy mình chưa đến nỗi tệ lắm. Ngồi lại đây, uống một ly rượu Scotch, bạn có thể liên tưởng đến giấc mơ xưa và bỗng chốc bạn tưởng đâu giấc mơ đã trở thành hiện thực.- Kìa, Easy!Tôi chợt nghe một giọng nói vang lên từ phía san cánh cửa.Thì ra Junior Fomay. Hắn là người quen ở quê nhà. Một tay nông dân chính hiệu, lực lưỡng cả ngày phơi mình ngoài đồng thu hoạch bông rồi ăn nhậu cho tới lúc trở ra đồng vào sáng hôm sau. Trước đây, lúc còn thanh niên, tôi với hắn đã từng xung đột. Tôi những tưởng đã mất mạng rồi nếu như tay Mouse không nhào vô can thiệp.- Junior! - tôi chào lại - Có việc gì lạ không?- Chả có gì lạ, chỉ loanh quanh đây thôi.Hắn ngồi tựa lưng vô vách. Hắn hơn tôi đến năm tuổi có lẽ đã ba mươi ba, hắn mặc quần Jeans, bụng xệ trông Junior vẫn khỏe như ngày nào hắn xô ngã tôi xuống sàn.Junior miệng phì phà khói thuốc. Hắn hút thuốc lá loại rẻ tiền Zapatas nhập từ Mễ. Hắn quẳng mẩu thuốc xuống sàn thôi không hút nữa. Nhìn chung quanh thấy chỗ nào cũng có dấu tàn thuốc in đen sì dưới sàn gỗ sồi. Quanh chỗ Junior đang ngồi có ít nhất cả chục dấu tàn thuốc lốm đốm như thế. Hắn là thằng ở dơ nên chẳng thèm để tâm mấy việc nhỏ đó.- Lâu lắm mình mới gặp lại cậu. Dạo này ở đâu?- Mình làm cho hãng Champion tất bật cả ngày, rồi bọn chúng cho mình nghỉ việc- Sa thải à?. Một nụ cười thoáng hiện trên môi gã.- Tớ đang đói đây!- Mẹ kiếp. Mình thấy lo cho cậu. Giảm biên chế hay sao vậy?- Làm gì có chuyện đó. Tay chủ không bằng lòng vì công nhân chỉ biết lo làm việc riêng. Lão chủ muốn ăn đòn vô đít hay sao đấy?- Tớ tin cậu.- Bước qua ngày thứ Hai vừa tan ca mệt muốn chết đi không nổi...- Ái chà! - Junior nói xen vô cho hết câu chuyện.- Không hiểu lão chủ nghĩ sao lại đến nhờ mình làm thêm ngoài giờ. Tớ mới nói là không làm nổi vì có hẹn với người bạn. Về nhà tớ lăn ra giường ngủ.Junior thích thú với cái ý tưởng đó.- Lão chủ tức giận mới nói &quot;Bọn chúng mày phải biết điều nếu muốn làm việc lâu dài&quot;.- Lão chủ nói vậy sao?- Vậy đó! Tôi cảm thấy trong người nóng rần rần vì tức giận.- Lão ấy là người như thế nào?- Dân Ý, chắc là bố mẹ lão ta di dân qua đây&quot;.- Ối chà! Cậu nói thế nào?- Tớ nói là bọn chúng tôi biết điều từ lâu rồi, trước khi có nước Ý. Thời điểm đó chưa có người Ý qua đây&quot;.- Đúng! - Junior nói.- Lão ta chưa hiểu tớ muốn nói gì đâu?- Rồi về sau như thế nào?- Lão nói &quot;Thôi về đi đừng quay lại đây nữa. Lão chỉ cần người lao động năng nổ&quot;. Tớ đi ra ngay.- Ối giời! - Junior lắc đầu - Lần nào cậu cũng bị đối xử như vậy?- Vậy đó! Uống một cốc bia nhé, Junior?- Được. - Gã lắc đầu. - Đang rách việc mà gọi bia à?&quot;- Tớ cũng có đủ tiền gọi hai cốc bia chứ.- Thế được rồi, mọi bữa tớ vẫn uống bia. * * *Tôi bước tới quầy bar gọi hai cốc bia. Nhìn quanh có đủ mặt nửa dân số ở Houston về đây. Bàn nào cũng đầy năm, sán người ngồi nói chuyện, la hét om sòm còn hôn hít, cười giỡn nữa chứ. San một ngày lao động vất vả mọi người đến quán bar để được thư giãn. Quán trốn thuế nhưng mà ngồi đây thấy thú hơn.Mấy tay sành âm nhạc dân gian Negro đến đây chơi vì quen biết chủ quán John từ ngày trước đã tạo việc làm cho họ và không tiếc tiền trả công. Có đến hơn hai trăm khách quen lui tới quán John, biết mặt nhan cả, vừa là chỗ làm ăn vừa là chỗ giải trí thư giãn.Tối nay Alphonso Jenkins mặc chiếc áo vải siu đen để tóc kiểu pompadour.Có cả Jockamo Johanas. Hắn mặc bộ đồ vải len nâu, mang đôi giày da màu xanh. Con bé Rita Cook gầy nhom ngồi ở cái bàn có năm gã đứng bao quanh.Tôi chẳng hiểu sao con bé xấu xí, gầy nhom như vậy lại có lắm kẻ đeo bám đến thế! Có lần tôi hỏi thẳng cô nàng sao có chuyện đó, nàng liền nói với giọng than thở:- Đấy, Easy biết không, phân nửa số đàn ông thích nhìn xem mấy cô nàng xinh đẹp hay xấu. Còn mấy tay đàn ông da màu lại thích tìm cô nàng nào dám yêu hết mình đến nỗi bọn chúng có thể quên hết cả ngày đeo đuổi khó nhọc.Tôi nhìn thấy Frank Green đang ngồi trong bar. Bọn tôi thường gọi hắn là vua phóng dao, hắn có tài rút dao thật nhanh và trên tay lúc nào cũng thủ sẵn con dao. Tôi tránh mặt Frank vì biết hắn là tên gangster. Hắn chuyên chặn cướp xe chở rượu, chở thuốc lá ở khắp nơi của California thậm chí vượt qua bên Nevada. Chuyện gì hắn cũng có thể xen vô và sẵn sàng chém giết bất kì ai cản đường đi của hắn.Tối nay Frank ăn mặc toàn một màu đen. Trong nghề làm ăn của Frank phải chuẩn bị trước tư thế sẵn sàng nhào vô cuộc - chặn đường cướp của và còn lắm chuyện ghê gớm hơn nữa.Khắp gian phòng chật như nêm không còn chỗ bước ra sàn nhảy, vậy mà có gần một chục cặp chen chân lọt vô giữa lối đi quanh bàn. Tôi mang hai cốc bia trở lại chỗ cửa ra vào mời Junior một cốc. Tôi nghĩ ra cách làm cho tay nông dân cục mịch này vui vẻ với mấy cốc bia, ngồi nghe kể chuyện nói dóc chơi. Tôi ngồi dựa lưng vừa nhấm nháp vừa nghe Junior kể chuyện xảy ra trong quán bar của John hồi tuần trước hay gì đó. Hắn nhắc lại chuyện Howard Green cho tôi nghe. Hắn kể xen vô chuyện Green nhận làm mấy việc phi pháp dùm cho ông chủ, Junior nghĩ trong đầu. - Chính bọn da trắng giết chết hắn chứ ai&quot;.Junior có thói quen hay thêu dệt mấy chuyện xưa tích cũ, tôi biết quá, vậy mà có nhiều tên da trắng vẫn thích tìm gặp hắn để được gần gũi thoải mái.- Hắn làm việc cho ai vậy- tôi hỏi ngay.- Cậu có biết tay rút lui khỏi cuộc tranh chức Thị trưởng vừa rồi không?- Có phải Matthew Teran?Lẽ ra thì Teran có nhiều hy vọng thắng cuộc đua tranh chức Thị trưởng Los Angeles, nhưng ông ta mới vừa rút tên cách nay mấy tuần. Không ai rõ lý do vì sao.- Phải, chính tên ông ta. Cậu biết không, những tay làm chính trị hết thảy đều là kẻ cướp. Tại vì tớ nhớ lại lần đầu tiên Huey Long được bầu làm Thống đốc Louisiana.- Lips chơi nhạc tại đây lâu mau rồi? - tôi chợt hỏi, cắt ngang câu chuyện.- Tuần lễ hoặc hơn, Junior không để ý chuyện đó. - Tớ liên tưởng đến chuyện cũ. Đồ chết tiệt, bọn chúng chơi nhạc ngay cái đêm Mouse lôi tớ ra khỏi chỗ ngồi.- Chớ còn gì nữa! - tôi nói. Tôi còn nhớ rõ cái cảm giác bàn chân Junior đạp vô lưng lúc tôi xoay người không đúng chỗ.- Tớ cám ơn hắn mới phải. Cậu biết không bữa đó tớ say mèm loạng choạng suýt nữa giết nhầm cậu đó, Easy. Lúc đó tớ còn bị xiềng tay đem đi lao động.Đã lâu lắm đến nay tôi mới thấy lại nụ cười chân thật của hắn. Junior sún mất hai cái răng, một cái ở hàm trên và một ở hàm dưới.- Từ dạo đó Mouse có việc gì không? - hắn hỏi vẻ trầm ngâm.- Tớ không biết. Hôm nay là lần đần tiên sau nhiều năm mình mới sực nhớ lại hắn.- Hắn còn ở bên Houston chứ?- Mới nghe nói gần đây. Hắn có vợ là EttaMae.- Lúc cậu gặp thì hắn làm ăn ra sao?- Lâu rồi tớ cũng không nhớ. - tôi nói dối cho qua chuyện.Junior cười gằn.- Tớ còn nhớ lúc hắn giết chết JoeT., cậu biết tay dắt mối đó không? Tớ muốn nhắc lại Joe máu me đầy mình còn Mouse thì mặc bộ đồ xanh nhạt. Không nhìn thấy một dấu vết nào hết. cậu biết bọn cớm không làm gì Mouse được, không thể nghi cho hắn giết người bởi quần áo hắn sạch trơn.Tôi sực nhớ lần cuối nhìn thấy Raymond Alexander, nghĩ lại không phải chuyện để cười.- Bốn năm nay tôi không gặp lại Mouse, kể từ buổi tối hôm đó, bên ngoài quán rượu Myrtle tại khu phố Fifth Ward ở Honston. Hôm đó hắn mặc bộ đồ màu mận chín, đội mũ nỉ. Lúc đó tôi còn mặc đồ lính.- Có gì lạ không, Easy!- hắn cất tiếng chào hỏi rồi ngước nhìn tôi. Mouse người nhỏ thó, mặt như mặt chuột.- Chả có gì lạ, - tôi đáp - Trông cậu chẳng khác gì lúc xưa.Mouse cười nhe chiếc răng vàng sáng chói.- Coi vậy cũng không đến nỗi nào. Tình hình đường phố giờ yên tĩnh.Bọn tôi nhìn nhau cười vỗ qua lưng nhau. Mouse vào quán Myrtle mời tôi một ly, tôi mời lại. Cứ mời nhau uống cho tới lúc Myrtle đóng cửa đi ngủ. Bà nói:- Để tiền rượu dưới quầy tính tiền. Lúc ra về nó tự động khóa lại.- Cậu còn nhớ ông bố dượng mình chứ, Ease? - Mouse chợt hỏi, lúc này trong quán chỉ còn hai người.- Có chứ, - tôi nói nhỏ đủ nghe. Mới sáng sớm trong quán vắng tanh, tôi đảo mắt nhìn quanh một lượt, đã phạm tội giết người còn ham nói lớn tiếng, Mouse quên, mất chuyện đó. Hắn đã giết chết ông bố dượng rồi đổ thừa cho người khác chuyện đã năm năm nay rồi, nếu có đủ bằng chứng chiếu theo luật pháp chỉ trong vòng một tuần hắn sẽ bị treo cổ.- Đứa con ruột của ông ta, Navrochet, đến tìm tớ năm rồi. Hắn không tin Clifton can tội giết người cho dù những người thi hành luật pháp xác định tên này là thủ phạm. Mouse rót thêm một ly rồi nốc cạn hết. Hắn rót thêm ly nữa - Cậu có quen em nào da trắng trong thời kỳ chiến tranh không? - hắn hỏi tôi.- Đứa nào cũng thích có một em. Cậu nghĩ sao vậy?Mouse cười khà ngồi dựa lưng vô thành ghế đưa tay phủi đít.- Mẹ kiếp, - hắn nói - Cũng đáng giá hai lần được cần may, hở? - Nói xong vỗ vô đầu gối tôi thân thiết y như hồi trước thời chiến.Tôi với hắn ngồi uống cả tiếng rồi hắn trở lại chuyện Navrochet. Mouse mới nói:- Ngay trong quán bar này có một tên tiến về phía tớ đang ngồi, hắn mang giày ống. Tớ nhìn thẳng vô mặt hắn. Hắn ăn mặc lịch sự mang giày ống, thấy hắn mới bước vô tớ đã mở khóa phéc mơ tuya. Hắn muốn nói chuyện vớl tớ, rử nhan ra ngoàl. Tớ đi ngay. Cậu có thể nghĩ tớ là thằng điên nhưng tớ thì đi ra ngay. Lúc ra đến nơi vừa nhìn quanh hắn rút súng chĩa ngay vô giữa trán tớ. Cậu có nghĩ ra được không? Tớ giả vờ run sợ. Navro muốn trừng phạt cậu...- Tớ à? - tôi nói.- Chớ còn ai nữa, Easy! Hắn nghe tin cậu gặp lại tớ hắn muốn giết luôn cậu đấy. Cậu biết là tớ muốn lộn ruột vì lúc nãy đã uống bia. Tớ giả vờ run sợ, khiến cho Navro tưởng hắn ghê gớm lắm nên tớ mới run... Vậy là tớ vật thằng Nhỏ ra, hề hề, đái vô đôi giày ống của hắn. Cậu biết không lúc đó Navro hét nhảy cẫng lên kêu &quot;Trời&quot;. Miệng hắn méo xệch, hắn nói &quot;Ta bắn cho hắn bốn phát gục xuống sàn. Ta giết chết bố dượng cũng bấy nhiêu phát đạn&quot;.Thời chiến tôi đã từng chứng kiến bao nhiêu cảnh chết chóc vậy mà hình ảnh tên Navrochet đang chết dần trước mắt mới thật là khủng khiếp, tuy hắn cũng là đồ vô dụng thôi. Trở lại Texas ở phố Fifth Ward, Houston, chuyện giết nhau xảy ra như cơm bữa có khi chỉ vì một câu nói lỡ miệng, hoặc cá độ ăn thua nhau chỉ một đồng tiền. Kẻ ác giết chết người lành thậm chí cả người ngu muội. Nếu có ai chết trong quán bar này, thủ phạm chính là Mouse. Nếu nhắc đến chuyện phải trái công bằng thì hắn là người xứng đáng được hưởng.- Hắn chộp lấy ngực tớ, Easy nghe chưa, - Mouse nói, như thể hắn đọc được hết ý nghĩ trong đầu tôi. - Tớ đứng tựa lưng vô tường tay chân tê rần. Trước mắt mờ mịt, tai tớ nghe một giọng nói, mắt nhìn thấy gương mặt một tên da trắng áp sát vô mặt tớ. Hắn như đang nói lời cầu nguyện. Rồi tên da trắng nói với tớ hắn đã chết, hắn hỏi tớ có run sợ không. Cậu biết tớ nói lại hắn thế nào không?- Thế nào? - tôi hỏi, và đó cũng là lúc tôi quyết định bỏ xứ Texas ra đi.- Tớ nói cho hắn biết bị một tên đánh đập tàn nhẫn từ lúc sập tối, ta cho hắn xuống đia ngục. Tớ nói &quot;Ta cho đứa con hắn theo xuống địa ngục, quỷ Satan ở lại với ta, còn ta quất vô đít mi&quot;.Mouse cười nhạt, gục đầu xuống quầy bar, ngủ khò. Tôi lặng lẽ mở ví sợ động đến người say, rút ra hai tờ giấy bạc, xong rồi trở lại khách sạn. Tôi đón xe buýt đi về Los Angeles trước lúc rạng đông. * * *Tôi nhớ lại một quãng đường đời vừa trải qua. Đêm đó nằm mơ thấy mình là địa chủ làm lụng để có tiền trả nợ.- Này Junior, - tôi nói - Gần đây bọn con gái da trắng có ghé vô quán bar phải không?- Sao cơ? Cậu đinh tìm ai? - Junior nghi ngờ cũng phải.- Phải đấy... hình như là…- Hình như là muốn tìm ai! Bao giờ cậu muốn đi tìm?- Cậu biết đó, Ồ không, tớ có nghe nói về người con gái này. Ờ... Delia hay Dahlia gì đó. Tớ còn nhớ chữ đầu là &quot;D&quot;. Vả lại tóc nàng vàng hoe, mắt xanh người ta nói nàng cũng đẹp gái lắm.- Không biết tớ còn nhớ không kia:.Tớ còn nhớ bọn con gái da trắng đến đây vào ngày cuối tuần, không đi một mình đâu. Tớ mất chỗ làm cũng vì lỡ ghẹo gái.Tôi chợt nhớ ra Junior đang nói dối tôi. Thậm chí hắn biết câu trả lời hắn cũng sẽ giữ im lặng. Tính của Junior là căm ghét những ai tỏ ra có trình độ hơn hắn. Junior ghét đời, ghét người.- Thôi được nếu cô nàng có đến đây tớ sẽ gặp. - Tôi nhìn khắp căn phòng. - Kìa có một chiếc ghế gần chỗ ban nhạc, tớ sẽ đến đấy.Junior đưa mắt để ý nhìn theo lúc tôi vừa bước đi khỏi chỗ ngồi. Hắn chẳng giúp gì cho tôi, tôi cũng chả cần dòm ngó tới hắn.5.Tôi nhìn thấy một chiếc ghế trống gần chỗ ông bạn Odell Jones. Odell tính người trầm lặng là một tín đồ ngoan đạo. Dần hắn trông giống như quả hồ đào. Dù là một kẻ tôn sùng Thượng đế nhưng mỗi tuần hắn lại mon men đến quán John ba, bốn lần. Hắn ngồi tới nửa đêm chỉ với một chai bia, lặng lẽ một mình chỉ trừ khi có ai tới gạ chuyện.Với Odell như vậy là đủ say sưa nên hắn cứ thế mà giữ việc bảo vệ trường học Pleasant Street. Hắn chỉ mặc mỗi chiếe áo jacket may bằng vải tuýt xám, một chiếc quần len nân cũ mèm.- Kìa Odell, - tôi cất tiếng chào hắn. - Tối nay thế nào?- Chà, - hắn chậm rãi nói, nghĩ ngợi - Tối nay chắc là vui lắm chứ.Tôi cười vỗ vai hắn. Thân hình hắn gầy nhom xô tới muốn nghiêng qua một bên, hắn cười nhìn tôi rồi ngồi ngay ngắn lại. Trong số bạn bè thì Odell lớn hơn cả bọn gần cả hai chục tuổi, hắn xấp xỉ tuổi năm mươi. Qua hai đời vợ. Mất ba trong số bốn đứa con.- Tối nay thấy thế nào, Odell?- Hai tiếng trước đây, - hắn vừa nói vừa gãi tai. - Con bé béo Wilma Johnson vô đây với Toupelo nhảy nhót tưng bừng. Nó nhảy tung người rung chuyển cả gian phòng.- Con bé Wilma này thích nhảy nhót, - tôi nói.- Tớ chẳng hiểu sao nó nặng ký vậy, khi làm cũng như chơi trông nó nặng nề làm sao.- Nó ăn cũng mạnh lắm.Câu nói này làm Odell mắc cười.Tôi dặn hắn giữ dùm chỗ ngồi để đi một vòng chào mọi người.Tôi hỏi thăm từng người có ai nhìn thấy cô nàng da trắng vô đây, nàng Delia hay Dahlia gì đó. Tôi không nói tên thật ra bởi vì ngại người ta nghi tôi có dính líu tới nàng, cũng phòng khi lão Albright làm điều sai trái hoặc có chuyện lôi thôi. Nhưng không ai nhìn thấy nàng. Tôi còn định hỏi cả tay Frank Green nữa nhưng lúc tìm đường tới chỗ quầy bar thì gã đã bỏ đi đâu mất.Tôi quay lại bàn thấy Odell còn ngồi đó chờ hắn cười nhìn tôi.- Nàng Hilda Reed tới rồi kia kìa, - hắn nói cho tôi nghe.- Vậy à?- Lloyd định gỡ gạc bị cô nàng tống ngay vô cái bụng phệ làm cho gã muốn khuyu xuống sàn. - Odell diễn tả điệu bộ của Lloyd giả vờ phùng má trợn mắt.Cả bọn ngồi cười, chợt nghe tiếng la lớn, ngay cả Lips cũng phải buông tay kèn ngước nhìn.- Kìa Easy!Odell ngước nhìn.- Easy Rawlins, cậu đấy hả?Một gã cao lớn đang bước vô trong quán. Gã mặc bộ đồ vét sọc xanh, đội chiếc mũ cao bồi. Gã là một tên da đen cười nhe hàm răng trắng muốt, bộ điệu bề thế, bước đi ngang qua chỗ đông người giữa những câu chào hỏi dồn dập huyên náo, gã chen chân tới được chỗ bọn tôi đang ngồi.- Easy! - gã cười. - Có phải cậu từ trên cửa sổ bay xuống đây?- Chưa đâu, Dupree.- Cậu biết Coretta chứ?Tôi nhìn theo thấy nàng đứng phía san Dupree, nhìn ra tôi cứ tưởng món đồ chơi trẻ con chất trên xe dắt theo.- Chào Easy - nàng khẽ cất tiếng chào.- Kìa Coretta, em khỏe chứ?- Khỏe, - nàng lặng lẽ đáp. Nàng nói nhỏ đến nỗi tôi cũng ngạc nhiên vì sao mình nghe được cân trả lời của nàng giữa một rừng tiếng nhạc và tiếng ồn như thế. Cũng có thể là tôi chẳng nghe được gì cả chỉ thấy nàng nhìn tôi và mỉm cười nên đoán ra câu đáp của nàng.Giữa Dupree và Coretta là cả hai thái cực. Gã lực lưỡng, cao lớn hơn tôi, giọng nói oang oang, cung cách thân mật cởi mở, Dupree là một anh chàng lanh trí vậy mà lúc nào cũng túng thiếu vì rượu và gái.Nàng Coretta còn khác thường hơn. Nàng lùn tịt, người tròn quay, nước da bồ quân, mặt mũi tàn nhang đủ chỗ. Nàng thích chọn thời trang để khoe bộ ngực. Nàng Coretta có đôi mắt xếch. Mỗi khi nàng nhìn tạo cảm giác như đang mơ màng vô định, nhưng bạn vẫn có cảm tưởng rằng nàng đang nhìn về phía mình. Nàng là đối tượng của những tay chơi phù phiếm.- Lâu lắm không thấy cậu trở lại hãng xưa, Easy, - Dupree nói - Không có cậu ở đó mọi chuyện khác trước. Bọn công nhân nigger không thể tiếp tục làm việc.- Tớ nghĩ cậu nên đi làm bình thường không có tớ cũng vậy thôi.- Ờ không đâu. Tớ thấy coi bộ không xong. Thằng Beuny đang chờ cậu trở lại đấy Easy. Hắn tiếc là đã để cho cậu ra đi một mình.- Tớ mới nghe cậu nói thôi.- Cậu biết bọn đó là dân Ý. Không dám nói lời xin lỗi vì sợ mất mặt. Thằng ấy nó trông cậu trở lại, tớ biết mà.- Cho bọn mình ngồi chung bàn với Odeli và cậu được không Easy? - Coretta nhỏ nhẹ nói.- Được chứ. Dupree kéo dùm chiếc ghế. Đến đây ngồi vô chung bàn, Coretta&quot;.Tôi gọi phục vụ quầy bar cho thêm một bình rượu bourbon, một xô đá cục.- Vậy là hắn chờ tớ trở lại, hở? - Tôi hỏi lại Dupree, lấy cho mỗi người một ly rượu để trước mặt.- Chớ sao! Hắn nói là nếu nhìn thấy cậu bước vô cổng hắn giữ lại ngay.- Tại vì hắn muốn tớ hôn vô mông đít hắn, - tôi nói. Ly rượu của Coretta đã vơi hết. - Này Coretta, tớ rót cho cậu một ly nữa nhé?- Nếu cậu rót thì mình cũng muốn uống thử thêm một ly.Chợt tôi cảm thấy nụ cười nàng chạy dọc xuống xương sống.Dupree nói:- Cạn ly đi, Easy. Tớ có nói cậu rất tiếc vì chuyện đó, hắn thôi không nhắc nữa.- Tớ là người không gặp may. Ai không có lương coi như không gặp may.Dupree cười to đến nỗi nghe thấy Odell phải giật nẩy mình thức dậy. - Dể coi cậu nói nghe được đấy! - Dupree la lớn. - Thứ Sáu cậu ghé qua đó, tớ cho cậu vô làm trở lại.***Tôi còn nhớ mình đã hỏi có ai gặp được cô nàng đó chưa, nhưng chẳng được gì.Đến nửa đêm Odell mới chịu ra về. Hắn đứng dậy chào Dupree và tôi rồi hôn lên tay Coretta. Nàng vừa đánh thức dậy được một tâm hồn lặng lẽ.Còn tôi với Dupree xúm lại tán dóc chuyện thời chiến. Coretta ngồi cười cất chai rượu uýtki. Lips và ban tam ca còn chơi nhạc. Đêm đã khuya khách vẫn còn ra vô quán, riêng tôi thì không mong gì gặp được nàng Daphne Monet đêm nay. Thôi thì quay lại hãng làm việc kiếm tiền trả cho lão Albright. Rượu làm cho tôi lười ra, bây giờ tôi chỉ thích cười cho đã.Chưa hết bình rượu mới Dupree đã say bí tỉ. Lúc đó đã ba giờ sáng.Coretta kề mũi vô phía san ót tôi nói:- Anh chàng này thích chơi cho tới lúc gà gáy sáng, nhưng coi bộ con gà cồ này hết gáy nổi rồi!6.- Người ta đuổi cổ hắn đi vì còn thiếu nợ tiền thuê nhà. - Coretta nói.Bọn tôi xúm lại kéo Dupree từ ngoài xe vô nhà, hai chân hắn kéo lê lết làm hư cả vạt cỏ sân nhà phía trước.Nàng đứng đó nói theo:- Thợ máy bậc một lương năm đô la một giờ vậy mà không đủ tiền thuê nhà.Tôi nghĩ không ra vì sao nàng không cảm thấy khó chịu khi Dupree uống thêm rượu..- Quăng hắn vô giường đó, Easy! - nàng nói lúc bọn tôi vừa lôi gã vô cửa.Dupree to con, lớn xác cũng may tôi còn sức đưa hắn vô giường. Sửa chỗ cho hắn nằm kê đầu ngay ngắn tôi muốn xỉu luôn. Tôi bước đi loạng choạng từ bên trong phòng ngủ nhỏ hẹp qua bên phòng khách còn hẹp hơn.Nàng rót cho tôi ly rượu bổ, ngồi tựa lưng vô chiếc ghế sofa. Hai người ngồi sát lại vì chỗ ngồi không rộng hơn chỗ cất mấy cây chổi quét nhà. Lúc đó nếu tôi kể chuyện vui chắc sẽ làm nàng cười ngất ngồi lắc lư rồi nghiêng người vịn vô đầu gối hướng đôi mắt màn hạt dẻ ngước nhìn tôi. Ngồi nói chuyện khe khẽ vậy mà tiếng ngáy lấn át cả phân nửa câu chuyện. Khi nàng Coretta muốn kể cho tôi nghe thì phải kề sát vô tai tôi nói như đang bàn chuyện bí mật.Ngồi xích lại sát với nhau như thể hai người đang trao đổi hơi thở. Tôi nói:- Tớ phải đi thôi, Coretta. Mặt trời lên tớ phải bước đi rón rén ra ngoài đừng để người hàng xóm nói vô nói ra về bọn mình.- Chà! Dupree ngủ lại đây, cậu lại bỏ đi làm như tớ là món thịt muối&quot;.- Cậu có người ở lại phòng kế bên. Lỡ hắn nghe được thì sao?- Nghe hắn ngáy hả - nàng thò tay vô chiếc áo bờ lu vén vạt áo cho bộ ngực thoáng mát.Tôi loạng choạng bước đi vừa được mấy bước.- Cậu sẽ ân hận nếu bỏ đi, Easy.- Ở lại càng ân hận hơn.Nàng lặng thinh. Nàng ngồi tựa vô chiếc ghế sofa phe phẩy bộ ngực cho mát.- Tớ đi thôi, - tôi nói. Tự tay tôi mở cửa.- Giờ này Daphne đã vô giường ngủ, - Coretta cười, nàng bật tung chiếc nút áo - Cậu không tìm được ai giờ này đâu.- Cậu gọi tên nàng là gì?- Daphne. Có đúng không? Cậu gọi là Delia, không phải tên nàng. Tuần rồi bọn mình gặp nhau ở phòng sinh hoạt.- Dupree à?- Không đâu, Easy, có một tên khác. Cậu biết tớ đâu chỉ quen một người.Coretta đứng dậy bước lại gần sà vô vòng tay tôi. Tôi đánh hơi một mùi hương lài tỏa ra từ bức màn che cửa lẫn với mùi hương nồng nàn quanh bộ ngực căng phồng.Tôi đủ tuổi để sát hại quân địch trong chiến tranh nhưng đứng trước nàng tôi chưa phải là người trưởng thành. Tôi chưa thành người mà Coretta đã là một người từng trải. Nàng kéo chân tôi dạng ra nằm trên chiếc ghế trường kỷ, kề miệng vô tai nói khẽ - Này cưng thỏa mãn em đi… ờ... ờ!.Tôi ráng giữ mồm để khỏi bật ra tiếng thét. Nàng vùng dậy, giọng rụt rè nói.- Ôi, thiệt là quá đã, Easy&quot;.Tôi muốn níu nàng lại, nhưng nàng không thể nào lập lại chuyện vừa rồi.Nàng quằn quại dưới sàn, nói với theo:- Tớ không đứng dậy nổi khi vừa làm tình xong, cưng ơi, thấy nó không như mọi bữa&quot;.- Nó là cái giống gì?- Cậu biết rồi, - nàng lắc đầu quầy quậy. - Dupree đang nằm ở phòng bên kia.- Dừng nhắc tới hắn. Cậu kéo tớ nhập cuộc rồi đó, Coretta.- Dân có Easy. Tớ làm tình ở ngay phòng kế bên, còn cậu thì lo chạy theo bạn tớ là Daphne.- Tớ có theo ai đâu, cưng ơi. Nhiệm vụ tớ phải làm, chỉ có vậy.- Nhiệm vụ gì?- Người ta nhờ tớ tìm cho ra cô nàng đó.- Người ta là người nào?- Có ai để ý người đó đâu? Tớ không chạy theo ai hết, tớ đi theo cậu.- Daphne là bạn tớ...- Chỉ có mấy gã đực rựa thôi, Coretta, chỉ có vậy.Lúc tôi vừa qua cơn thêm khát nàng sáp lại gần tôi mặc sức làm tình. Cứ thế nàng nằm đó nghe tôi kể chuyện cho tới sáng. Nàng mới kể thật cho tôi nghe thằng bồ của Daphne là ai, tôi nghe mà thấy không vui chút nào, nhưng có vẫn còn hơn không.Nghe tiếng Dupree ho khan như đang trở mình tôi vội lấy quần mặc vô đi ra ngoài: Coretta chồm dậy níu lại ôm sát vô người, nàng thở hắt ra:- Này Easy, có tìm ra được con bé đó thì Coretta này được hưởng mười đô la chứ? Chính tớ kể ra chuyện đó.- Chứ sao, cưng, - tôi nói - Chừng nào nắm được tiền mới tính.Ngay lúc nàng ôm hôn lần cuối giã từ, tôi mới sực nhớ đêm đã qua. Nụ hôn của nàng không làm sao đánh thức được cái xác chết bên kia. Walter Mosley Con quỷ áo xanh Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên Chương 7- 8- 9 7. Ngay từ lúc tôi trở về lại khu phố 116th Street, trời Califonia hôm nay đẹp thật. Những cụm mây trắng lững lờ trôi về phía rặng núi San Bemadmo, có thể nhìn thấy những mảng tuyết trắng phủ trên đỉnh núl, tôi ngửi thấy mùi rác bị tiêu hủy bốc hơi thật xa.Chiếc ghế dài trong xưởng vẽ còn để nguyên như lúc buổi sáng tôi ra đi. Tập văn thư tôi đã đọc qua được xếp lại ngay ngắn vẫn nằm nguyên trên ghế nệm. Bát đĩa quăng vô trong chậu chưa rửa.Tôi kéo màn cửa nhặt một chồng thư mà người phát thư nhét qua khe cửa.Đến khi nào còn được làm chủ một ngôi nhà ngày nào tôi cũng có thư, tôi thích đọc thư. Ngay cả thư quảng cáo tôi cũng không bỏ qua.Tôi đọc xong một lá thư cam kết cho tôi một năm miễn phí bảo hiểm, một thư báo tôi có may mắn trúng thưởng một ngàn đô la. Rồi tôi đọc đến một lá thư luân lưu đoán tôi sẽ chết nếu tôi không chịu sao ra sáu bản gởi cho những người mà tôi quen biết và hai đồng tiền mười cent gởi cho bưu điện ở Illinois. Tôi đoán đây là một băng nhóm bọn da trắng đánh vào thói mê tín của dân Negro miền Nam. Tôi quăng lá thư qua một bên.Nghĩ lại sáng hôm nay được ngồi nhà đọc thư thật thú vị biết mấy. Ấm nấu cà phê sôi reo dưới nhà bếp, bên ngoài sân bầy chim sẻ kêu ríu rít. Tôi lật ngược chiếc túi xổ ra một đống phiếu coupon, bên dưới còn một phong thư nho nhỏ màu xanh. Phong bì có mùi thơm với nét chữ xinh xắn cho thấy nó được viết ra từ bàn tay một phụ nữ tài hòa. Thư đóng dấu từ Honston, ngoài bì đề tên người nhận là &quot;Ngài Ezekiel Rawlins&quot;. Tôi cầm lá thư đến ngay bên cửa sổ để nhìn cho rõ. Mọi khi tôi có nhận được thư nhà bao giờ đâu, lại biết cả tên thật.Tôi ngồi nhìn ra cửa sổ một lúc rồi mới quay vô đọc thư. Con chim cà cưỡng đậu trên bờ rào chăm chăm nhìn theo con chó dữ sau vườn nhà. Con chó lại gầm gừ nhảy chồm lên phía con chim đang đậu. Mỗi khi nó cựa mình vô bờ rào thì con chim lại nhấc mình như muốn bay đi nhưng rồi nó đậu lại. Con chim đậu lại một chỗ chăm chăm nhìn xuống hàm răng gớm chiếc của con chó, có cảm giác nó say sưa với cảnh vật kỳ lạ nơi đây.&quot;Easy thân ái!Vì tính nghĩa anh em nên Sophie cho tôi địa chỉ của cậu. Cô nàng mới từ Houston về lại đây, nàng nói ở Hollywood sao mà quá tải. Nghe vậy lúc đó tớ hỏi lại quá tải là thế nào. Còn bé đắp cụt ngủn, &quot;là quá tải&quot;. Cụ thể mỗi lầm tớ nghe nàng lặp lạii câu nói y như rằng chính mình cảm thấy chân thật.Ở đây ai cũng như nhau. Bọn chúng phá phách khu Claxton Street Lodge. Cậu có thể nhìn đủ thứ bẩn thỉu quanh đó.Etta cũng đàng hoàng có điều nàng đuổi tớ ra ngoài. Hôm đó tớ ở lại nhà còn bé Lucinda uống say mới về. Quên cả tắm rửa. Tớ biết là mình có lỗi. Cậu lấy đó làm gương để nể nang vợ một chút, việc tắm rửa khỏi phải nhờ ai. Tớ biết nay mai nàng sẽ gọi mình về.Cậu thấy thằng con trai mình chưa, Easy. Thằng Lamarque nó đẹp làm. Này nó trổ mã cao lớn dữ! Etta bảo may cho nó chưa nhìn thấy tớ tức giận. Vậy mà có lúc tờ nhìn thấy mắt hắn chớp chớp. Này nó lớn khôn tớ mừng cho hắn.Tờ nghĩ tương lai bọn mình không còn ở chung một nhà. Tờ cứ tường mình đang sống độc thân thỉnh thoảng ghe thăm phá phách làng xóm.Lúc nào rảnh nhớ biên thư cho tớ. Gởi qua Etta là mình nhân được ngay.Hẹn gặp lại.Tái bút : Tớ nhờ Lucinda viết dùm, viết đúng ý mình muốn nói nếu sai tờ quất vô đít đuổi ra phố Avenue B, cậu nhớ đấy nhé?&quot; * * *Việc trước mắt là tôi trở vô buồng riêng nhưng chưa biết nên làm gì bây giờ, hay là sắp xếp đồ vô túi xách rồi giã từ thành phố. Thôi thì phải lui về ẩn dật trong phòng riêng cho xong, chớ biết sao bây giờ. * * *Nhớ lại lúc thiếu thời bọn tôi chơi thân với nhau. Có lúc nhập bọn đánh nhau ngoài đường phố, chơi chung gái mà không si tình. Tình bạn giữa bọn tôi không thể so với tình trai gái. Cho đến lúc hắn có vợ là EttaMae Harris thì mọi chuyện khác xưa.Có hôm khuya lắm hắn ghé nhà tôi nhờ lái xe chở hắn đi, xe này là xe cướp được đến một trang trại nhỏ hẹp vùng thị trấn gọi là Panah. Hắn đến hỏi thăm ông bố dượng về khoản tiền thừa kế mẹ hắn trước lúc chết có di chúc để lại. Trước lúc rời thị trấn thì bố dượng của Mouse và một người nữa là Clifton bị bắn chết. Lúc tôi chở Mouse về Houston trong túi hắn có hơn ngàn đô la. Tôi không hay biết vụ bắn giết nhau. Trên đường về ngồi trong xe Mouse mới kể hết cho tôi nghe. Lúc đó hắn với Clifton chặn bố Reese lại bởi lão không chịu nghe theo lời yêu cầu của Mouse. Hắn kể lúc bố Reese giật lấy súng, Clifton bị bắn gục, lập tức hắn quay qua bắn lại bố Reese. Hắn kể nghe thật vô tư, tay đang đếm xấp bạc ba trăm đô la dính đầy máu đưa cho tôi.Mouse không bao giờ ân hận những việc hắn đã làm. Hắn là vậy đó. Hắn không có ý định thú thật cho tôi nghe, hắn lặp lại như thể là người kể chuyện cổ tích. Việc gì hắn đã làm xong ít ra cũng phải có một người được nghe hắn kể lại. Khi hắn vừa kể lại cho tôi nghe vụ việc và đưa cho tôi ba trăm đô la có nghĩa là tôi thông cảm cho việc làm chân chính của hắn.Nghĩ lại tôi đã nhận tiền của hắn, điều này mới thật là tệ hại. Nếu hắn nhận biết được là tôi không tin tưởng hắn chắc hẳn hắn sẽ bắn vào đầu tôi. Hắn sẽ nhìn tôi như kẻ thù, hắn giết tôi vì cái tội thiếu lòng tin. Sau đó tôi giã từ Mouse và xứ sở Texas, tôi đăng ký nhập ngũ sau đó về định cư tại Los Angeles. Tôi tự oán trách mình. Tôi tình nguyện tham gia chiến đấu để chứng tỏ tôi cũng là một con người như ai. Trước ngày quân Đồng Minh đổ bộ ngày 6 tháng 6, tôi cảm thấy run sợ nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua được.Tôi khắc phục được nỗi sợ hãi. Lần đầu xung trận đánh giáp lá cà tôi đã la hét, kêu gọi đồng đội khi vừa giết được một tên lính Đức. Hắn nằm đó đôi mắt trừng trừng nhìn về phía tôi gần cả năm phút trước khi tôi buông đầu hắn xuống. Chỉ có một lần duy nhất trong đời tôi không còn sợ hãi là khi tôi tháo chạy cùng với Mouse. Hắn tỏ ra tự tin không hề nao núng. Mouse chỉ cao hơn mét rưỡi nhưng hắn có thể chống chọi với một người to lớn như Dupree, bạn có tin là tôi thậm chí dám cá độ là hắn còn chơi vượt qua không. Hắn có thể kề dao vô bụng một người và mười phút sau lại ngồi vô bàn gọi một đĩa mì spaghetti ăn ngon lành.Tôi không thích biên thư cho Mouse bởi không thích nói dối. Tôi nghĩ trong đầu hắn có đủ uy lực để khiến tôi phải nghe theo răm rắp. Tôi ước gì đừng bao giờ trở lại đường phố, tôi đã là một người giàu có tôi muốn giã từ những ngày đen tối. * * *Tôi lái xe đến cửa hàng rượu mua một chai ba xị Vodka, một bình bốn lít nước bưởi. Trở về nhà tôi ngồi lặng lẽ một chỗ bên cửa sổ nhà trước cho trôi qua hết một ngày.Ngồi một mình ở nhà nhìn ra đường phố ở Los Angeles thật khác xa lúc còn ở bên Honston. Cho dù bạn đang ở tại một thành phố phía Nam (ngay cả một nơi xô bồ như khu phố Fifth Ward, Honston) lúc nhìn qua cửa sổ sẽ thấy nhiều người quen lui tới. Hôm nào cũng có một cuộc diễu hành những người thân, bạn bè cũ, người yêu xưa và biết đâu bạn sẽ tìm được người yêu mới. là tôi thậm chí dám cá độ là hắn còn chơi vượt qua không. Hắn có thể kề dao vô bụng một người và mười phút san lại ngồi vô bàn gọi một đ a mì spaghetti ăn ngon lành.Tôi không thích biên thư cho Mouse bởi không thích nói dối. Tôi nghĩ trong đần hắn có đủ uy lực để khiến tôi phải nghe theo răm rắp. Tôi ước gì đừng bao giờ trở lại đường phố, tôi đã là một người giàn có tôi muốn giã từ những ngày đen tối.Tối lái xe đến cửa hàng rượu mua một chai ba xị Vodka, một bình bốn lít nước bưởi. Trở về nhà tôi ngồi lặng lẽ một chỗ bên cửa sổ nhà trước cho trôi qua hết một ngày.Ngồi một mình ở nhà nhìn ra đường phố ở Los Angeles thật khác xa lúc còn ở bên Honston. Cho dù bạn đang ở tại một thành phố phía Nam (ngay cả một nơi xô bồ như khu phố Fifth Ward, Honston) lúc nhìn qua cửa sổ sẽ thấy nhiều người quen lui tới. Hôm nào cũng có một cuộc diễu hành những người thân, bạn bè cũ, người yêu xưa và biết đâu bạn sẽ tìm được người yêu mới. * * *Vì thế nên Sophie Anderson mới quay về nhà. Nàng thích cuộc sống êm ả ở phía Nam để mỗi ngày ngồi nhìn qua cửa sổ. Mỗi khi nhìn qua cửa sổ nàng muốn gọi tên bạn bè người thân. Nàng muốn họ dừng lại vẫy tay chào trong giây lát.Sophie là dân miền Nam chính cống, đến nỗi không bao giờ nàng thích hợp được với cuộc sống tạm bợ ở Los Angeles.Bới ở Los Angeles không ai còn đủ thời gian dừng chân đứng lại, muốn đi đâu cũng phải lái xe. Ngay cả người nghèo mạt cũng sắm được một chiếc, dù không có nhà ở nhưng cũng phải có chiếc xe để đi lại. Dĩ nhiên là hắn biết mình đi về đâu ở Honston và Galveston và cả bên Lonisiana, cuộc sống không có ngày mai. Việc làm không ra gì nhưng vẫn kiếm được nhiếu tiền bất kể là việc gì ở Los Angeles nếu chịu khó có thể kiếm ra một trăm đô la tuần. Ai cũng thích làm giàu nên phải làm hai nơi trong tuần, còn cuối tuần đi sửa ống nước. Chẳng ai bỏ thời gian rảnh rỗi của mình để cuốc bộ ngoài phố hoặc làm món thịt bò nướng, có chăng là mong có ai đến nhờ chở đi mấy cái tủ lạnh và trả tiền hậu hĩ.Hôm đó, tôi ngồi nhìn ra đường phố vắng tanh. Lâu lâu mới thấy được vàl đứa trẻ nhỏ đèo xe đạp, có khi là một nhóm bọn con gái rủ nhau ra cửa hàng mua bánh kẹo, nước ngọt. Tôi ngồi uống Vodka lai rai chớp mắt một lúc rồi coi lại thư Mouse vừa gởi tới, tôi chẳng làm gì hơn. Tôi muốn quên nó đi nếu hắn có hỏi tôi sẽ giả vờ như không biết là có thư của hắn.Trời về chiều, tôi càng thấy mình được yên ổn. Tôi là người có tên tuổi, địa chỉ, trong túi có trăm đô la, đến ngày mai tôi tính quay trở lại chỗ cũ xin việc.Tôi đang ngồi ở nhà, chai rượu Vodka đã vơi cạn vậy mà tôi cảm thấy thanh thản hơn.Bức thư gởi đóng dấu từ hai tuần trước. Nếu tôi gặp may thì Etta đã gọi Mouse về nhà lại rồi. * * *Tiếng chuông điện thoại reo đánh thức tôi dậy, nhìn ra bên ngoài trời tối.- Alô?- Ông Rawlins, mấy bữa nay chờ mãi không thấy ông gọi.Tôi ngạc nhiên, hỏi lại:- Ông nói sao?- Tôi đang chờ ông cho biết tin vui.- Ông Albright đấy hả?- Tôi đây, Easy. Sao thế?Tôi đứng chờ một lúc cho định thần lại. Tôi định vài bữa nữa gọi cho lão vì lỡ nhận tiền.- Có tin đây…, - tôi nói, dù còn đang tính chuyện khác. - Cô nàng đi cùng với...- Thong thả nào, Easy. Ta muốn gặp người mới trao đổi công việc. Nói chuyện qua điện thoại không nên. Vì ta không thể trả tiền thưởng qua điện thoại được- Thôi chờ sáng mai tôi ghé qua văn phòng.- Sao không gặp ngay bây giờ? Anh biết chỗ vòng xoay ngoài cầu tàu Santa Monica?- Có được rồi, nhưng mà...- Từ đây ra đó bằng nửa đường đến nhà anh. Ta ra đó gặp đi.- Mấy giờ rồi?- Gần chín giờ. Một tiếng nữa cấm đường vậy là chỉ còn bọn mình ở đó thôi.- Tôi không biết gì... tôi vừa thức dậy...- Ta tính trả tiền cho anh đây.- OK, Tôi sẽ ra đó ngay.Tal tôi còn nghe rõ tiếng gác máy bên kia.8.Giữa hai thành phố Los Angeles và Santa Monica là một khu đất nông trại. Những người dân Nhật Bản trồng atiso, rau diếp, dâu tây, dọc hai bên hè đường.Tôi nhớ lại buổi tối hôm đó cánh đồng sáng rực ánh trăng, gió se se lạnh.Thú thật tôi không vui chút nào khi phải gặp lão Albright tại khu vực người da trắng như ở Santa Monica để tính chuyện làm ăn. Hãng máy bay Champion Aircraft nơi tôi làm việc cũng thuộc về thành phố Santa Monica, thường ban ngày tôi đi làm xong rồi lái xe về nhà. Chẳng khi nào la cà đây đó, chỉ trừ mấy chỗ bạn bè quen biết cùng một chủng tộc như tôi ở gần nhà. Nghĩ đến lúc gặp lão báo tin vui, lão trả một món tiền đủ để trang trải tiền nợ tháng tới, tôi mừng rơn. Tôi cứ mơ tưởng trong đầu ngày kia mình sẽ mua được nhà mới, một căn hộ ghép. Tôi còn mơ ước tận thêm được đất đai nữa kia tôi sẽ làm lụng để trả tiền thuê đất.Lúc tôi đến nơi thì vòng xoay và khu nhà mái vòm đã đóng cửa. Trẻ con và bố mẹ lục tục ra về chỉ còn bọn thanh niên lảng vảng quanh đó hút thuốc tán dóc.Tôi đi bộ ra cầu tàu đến chỗ tường rào chắn nhìn xuống bãi biển. Tôi đoán lão Albright sẽ nhìn ra tôi ở quanh đây, tránh xa bọn trẻ da trắng lắm chuyện rắc rối.Không lẽ cả tuần nay tôi chỉ lo tránh những nơi cấm kỵ.Tôi nhìn thấy con bé mập ú tách ra khỏi nhóm bạn. Nó là đứa nhỏ tuổi nhất, cỡ mười bảy, hình như chưa có hẹn hò với ai. Vừa nhìn thấy tôi nó cười chào:- Chào ông!Tôi chào lại nó, rồi quay nhìn về phía bờ Bắc Santa Monica dưới ánh đèn mờ. Tôi nghĩ bụng mong nó bỏ đi cho nhanh, chờ lão Albright tới đây gặp tôi, xong tôi về nhà trước nửa đêm.- Lang thang ngoài trời thế này thích lắm nhỉ?, - tôi nghe tiếng con bé đằng sau lưng- Thích chứ.- Tôi ở De Moines, Iowa. Ở đấy không nhìn thấy biển. Ông là dân sống ở Los Angeles phải không?- Không, tôi ở Texas. Tôi cảm thấy nhột nhạt phía sau gáy.- Ở Texas có biển không ông?- Chỉ có vùng Vịnh.- Ông thường ra đó chơi? - Con bé nghiêng người tựa vô lan can đứng kề bên tôi - Mỗi khi nhìn thấy biển tôi vẫn còn bàng hoàng. Tên tôi là Barbara.&quot;Barbara Moskowitz. Một cái tên của dân tộc Do Thái&quot;.- Ta là Ezekiel Rawlins, - tôi nói nhỏ.Tôi không muốn cho con bé biết biệt danh. Tôi liếc nhìn qua vai thấy có hai chàng thanh niên đang nhìn quanh, hình như tìm một người trong bọn đi đâu- Bọn chúng tìm em kìa, - tôi nói.- Ai tìm? - con bé đáp – chị em đem em theo bởi vì cha mẹ bắt buộc. Chị em thích làm tình với Herman thích hút thuốc lá.- Con gái đi một mình như thế này thật là mạo hiểm, cha mẹ có ý muốn em chọn một người.- Ông có ý định xâm phạm vô người em không? - Con bé chăm chăm nhìn tôi.Tôi còn nhớ lúc đó nhìn vô ánh mắt con bé kỳ lạ làm sao, chợt tôi nghe tiếng quát tháo:- Mi đấy hả! Thằng da đen! Có chuyện gì vậy?Hắn là thằng nhóc con mặt còn búng ra sữa... Hắn cỡ ngoài hai mươi lăm, cao hơn mét rưỡi, hắn sấn tới phía tôi như một tên lính xung trận. Hắn chả biết sợ, bọn ngựa non háu đá.- Mày muốn gì? - Tôi cố giữ lời lẽ lịch sự.- Mi hiểu ta muốn nói gì, - hắn vừa nói vừa bước tới chỗ tôi đứng trong tầm tay với.- Để ông ấy yên, Hemlan! - Barbara hét lên - Chỗ người ta đang nói chuyện!- Mi nói gì, hở? - hắn hỏi lại tôi - Mi không cần phải nói chuyện với bọn con gái da trắng.Tôi muốn vặn cổ nó cho đã tay. Tôi có thể moi mắt hắn ra, bẻ gập từng ngón tay hắn. Nghĩ lại tôi cố dằn cơn giận.Hắn rủ thêm năm tên nữa tiến về phía tôi và con bé đang đứng. Bọn chúng bước tới chưa kịp củng cố đội ngũ, tôi có thể ra tay giết hết bọn chúng ngay lúc này. Bọn chúng đã hiểu thế nào là trò chơi bạo lực? Tôi sẽ bẻ cổ bọn chúng từng đứa một, không có tên nào ngăn cản được. Làm thế nào bọn chúng chạy thoát khỏi tay tôi. Tôi vẫn có tiếng là cỗ máy sát thủ.- Kìa! - đứa cao lớn trong bọn cất tiếng - Có chuyện gì rắc rối sao?- Tên nigger này muốn cứu Barbara.- À nó vừa bị cưỡng dâm.- Để ông ta yên, Barbara quát - ông ta vừa ở xa tới đây.Tôi đoán con bé định cứu tôi, như một người mẹ ôm đứa con vừa bị thương bên sườn.- Barbara! - một đứa khác gọi.- Kìa, ông bạn có việc gì rắc rối đấy? - tên lớn con hơn tôi hỏi. Nhìn đôi vai hắn rộng, cao hơn tôi một cái đầu tưởng như cầu thủ. Khuôn mặt bạnh ra, da mặt dày. Mắt, mũi, miệng hắn nổi lên như những ốc đảo giữa một vùng da trắngTôi nhìn quanh còn có hai đứa nữa cúi nhặt gậy gộc. Bọn chúng đứng dàn chung quanh, tôi bước lùi dựa vô lan can.- Ta chẳng muốn có chuyện rắc rối đâu, - tôi nói. Miệng mồm tanh nồng mùi rượu.- Mi có chuyện rắc rối đấy!- Nghe đây, con bé chỉ vừa nói một lời chào. Ta cũng chỉ nói bấy nhiêu lời.Chợt tôi nghĩ lại. Việc gì ta phải trả lời mi?Herman nói xen vô:- Hắn chỉ vừa kịp nói từ đâu tới. Con bé lặp lại y vậy.Tôi cố nhớ từ đây ra bãi biển còn bao xa. Bây giờ tôi phải tính làm sao rời khỏi nơi này trước lúc phải có vài ba xác chết nằm lại trong số đó có tôi.- Xin lỗi, - tiếng người đàn ông lạ mặt cất lên.Từ phía sau chỗ hắn đang đứng là một người đội mũ rơm kiểu Panama bước:- Xin lỗi các bạn, lão Albright nhắc lại. Lão nhếch mép cười.- Ông muốn gì nào?, - tên kia hỏi lại.Vẫn nụ cười trên môi. DeWitt nhanh tay rút súng, một kiểu súng trường giấu dưới lớp áo bờ lu dông, lão chĩa thẳng nòng súng vô mặt tên lớn con nhất trong bọn, nói:- Ta muốn bắn vỡ óc mi ra tung tóe bám đầy trên lớp áo những thằng nhóc con kia, nghe rõ chưa. Ta muốn mi chết thay cho ta.Tên lớn con nhất bọn hắn mặc chiếc quần tắm màn đỏ chói.Hắn vừa nhích vai nghiêng qua một bên lão DeWitt nhanh tay bật cò súng.Nghe một tiếng răng rắc như bẻ gãy khúc xương.- Nếu ta là mi, ta không dám nhúc nhích đâu, hiểu chưa, chỉ cần nghe một tiếng thở hắt ra là ta nổ súng. Cả bọn bay đứa nào nhúc nhích ta sẽ giết sạch.Ngoài khơi biển dậy sóng, gió se lạnh. Lúc này chỉ còn nghe được tiếng khóc lóc của Barbara đang cầm tay chị gái.- Ta muốn bọn bay đến đây gặp một người bạn. - Lão DeWitt nói - Đây là ông Jones.Tôi không biết nói sao đành gật.- Đây là ông bạn của ta, - lão Albright nhắc lại. - Ta tự hào và vui mừng nếu bạn ta chịu khó hạ mình ngủ với em gái và mẹ ta.Chẳng có ai có ý kiến về những lời lão vừa nói ra.- Nào, ông Jones, tôi muốn hỏi ông một việc.- Dạ thưa ngài, ờ, ông Smith.- Ông có tin là tôi phải bắn lọt tròng cái thằng quỷ sứ này không?Tôi bỏ lửng câu hỏi đó. Hai thằng nhóc nọ đứng khóc lóc còn tên lớn con như cầu thủ chờ lâu sốt ruột cũng phát khóc.- Thôi được, - Nghĩ ngợi một lúc tôi mới nói - Nếu như hắn không biết nhận lỗi vì lỡ lời nhục mạ tôi thì ông cứ giết.- Tôi ân hận, - thằng nhóc nói.- Mi biết nói thế à? - lão Albright hỏi lại.- Mi ân hận tới cỡ nào? Nghe đây, ta muốn hỏi mi đã biết ân hận rồi chứ?- Dạ thưa ngài biết ạ.- Mi đã biết ân hận? - Lão vừa hỏi xong câu đó chĩa mũi súng vô ngay cặp mắt nhỏ xíu đang chớp chớp - Đừng có chớp mắt, ta muốn mi phải mở mắt nhìn thấy viên đạn xuyên qua nòng. Nào mi đã biết ân hận rồi chứ?- Dạ có ạ.- Nào, mi nói được thì làm được. Phải chứng tỏ cho bạn ta thấy. Ta muốn thấy mi quỳ xuống liếm vô thằng nhỏ của ông bạn ta kia. Ta muốn nhìn thấy mi mút cho sạch...Nghe lão Albright ra mệnh lệnh thằng nhóc vội khóc thét. Phải nói thiệt tình lão chỉ muốn đùa thôi, lão chơi ác như vậy tôi cũng cảm thấy đau xót cho hắn.- Quỳ xuống ngay không thì chết, nhóc con! &quot;Mấy nhóc kia để mắt dán vô tên cầu thủ đang từ từ khuỵu xuống. Bọn chúng ùa bỏ chạy khi vừa nhìn thấy lão Albright quật nòng súng vô một bên đầu thằng nhóc- Cút đi ngay! - lão Albright quát - Nếu bọn bây báo cảnh sát ta sẽ đi lùng sục từng đứa một.Chỉ còn lại tôi với lão. Từ đàng xa tiếng cửa xe đóng mở dội lại ầm ầm, tiếng máy xe ôtô gầm rú vọt nhanh ra khỏi bãi đậu xe ra tới ngoài đường lộ.- Bọn chúng phải biết thế nào là lễ độ, - lão Albright nói. Lão giấu khẩu súng nòng 0.44 vô bao bên trong chiếc áo bờ lu dông. Ngoài cầu tàu vắng tanh mọi vật chìm trong bóng đêm lặng lẽ.- Ta tin chắc bọn chúng không dám báo cảnh sát về chuyện lúc nãy, dù sao chúng ta cũng nên rời khỏi chỗ này phòng khi nhỡ có bề gì, - lão nói. * * *Chiếc xe Cadillac trắng của Albright đậu bên trong bãi xe dưới gầm cần tàu. Lão lấy xe ra nhắm hướng Nam chạy dọc theo bãi biển. Đèn điện còn leo lét mấy ngọn, trăng sáng lờ mờ, nhìn ra biển từng đợt sóng nhấp nhô lóe sáng như những bầy cá khoe mình với những vì tinh tú trên trời cao. Một bần trời có trăng sao, một miền đất chìm trong bóng đêm.Lão vặn rađiô nghe nhạc, bài hát &quot;Hai kẻ lạc loài&quot; ca sĩ Fats Waller trình bày. Tôi nhớ ra bài hát đó ngay, vừa nghe tôi đã rùng mình. Không phải tôi sợ hãi. Phải nói là tôi tức giận bởi lão làm nhục bọn trẻ. Tôi không màng đến cách suy nghĩ của bọn trẻ ra sao, tôi chỉ lo biết đân lão Albright sẽ lặp lại điều đó với người thân của tôi và thậm chí còn tồi tệ hơn chính tôi là nạn nhân. Nếu lão muốn giết tôi, lão có quyền thực hiện.bởi tôi không biết quỳ lạy van xin lão hay với bất kỳ ai.Tôi không còn nghi ngờ gì nữa lão Albright muốn giết thằng nhóc đó.- Này Easy, anh có được thông tin gì nào? - nghĩ ngợi một lúc lão mới hỏi tôi.- Tôi ghi được đia chỉ và tên tuổi. Tôi ghi nhận được ngay lần cuối nàng gặp gỡ người quen. Tôi biết rõ lal lịch và nghề nghiệp của tay đó. - Tôi tự hào lúc còn trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức. Joppy đã từng bảo tôi cứ cầm lấy tiền, giả vờ tìm ra được con bé, đến lúc tôi moi ra được thông tin mới khoe khoang.- Thật xứng đáng đồng tiền bát gạo.- Tôi muốn biết mọi việc ra sao cái đã.- Cái gì kia? - lão Albright hỏi. Lão cho xe ra gần tới ngoài mé lộ trông ra ngoài biển Thái Bình Dương lung linh gợn sóng. Đêm nghe sóng biển vỗ bờ, dù đang ngồi bên trong xe cửa đóng kín mít.- Tôi muốn biết liệu con bé đó không việc gì chứ và bọn kia nữa.- Bộ anh tưởng tôi là Thần thánh hay sao? Tôi có thể đoán được chuyện tương lai hay sao? Tôi nghĩ là con bé không việc gì đâu. Thằng bạn tôi hắn là người yêu của con bé. Hắn định mua sắm nhẫn vàng tính chuyện trăm năm. Anh nên nhớ biết đâu tuần tới con bé lỡ quên không gài khóa giày, nó vấp té ngã gãy cổ như vậy là anh không thể đổ cho tôi biết trước mà không nói.Tôi cho là chỉ còn cách đó mới tránh né lão. DeWitt không cam kết một lời nào nhưng tôi tin lão không đến nỗi làm hại con bé trong ảnh chụp.- Con bé đi cùng với một người tên Frank Green hôm thứ Ba tuần trước. Hai đứa vô trong quán bar bên ngoài treo bảng hiệu Playroom.- Con bé đó đâu rồi?- Có một bà cho tôi biết bọn chúng cùng băng nhóm, Green với lại con bé đó, vậy có thể cô nàng đi theo hắn.- Ở đâu vậy? lão hỏi. Lần này lão không cười và không còn ăn nói tử tế nữa, đến lúc bàn tính chuyện làm ăn, sòng phẳng đâu ra đó.- Hắn có một căn hộ tại khu Skyler và Eighty - Third Place thường gọi là khu Skyler Arms&quot;.Lão móc ví ra tay cầm bút viết hí hoáy vô trang giấy ghi chép. Lão nhìn tôi chăm chăm, hai con mắt như thất thần, tay cầm bút gõ lên tay lái xe.- Còn gì nữa không?- Frank là một tay găng-tơ tôi nói.Nghe vậy DeWitt lại cười:- Hắn cùng băng nhóm với bọn chặn xe cướp giật. Bọn chúng chỉ lấy rượu, thuốc lá, đem bán quanh vùng phía Nam California.- Bọn côn đồ à?Lão DeWitt hỏi mà chưa kịp dằn giọng cười xuống.- Côn đồ, thế đấy. Hắn có cả dao nữa kia.- Anh đã nhìn thấy hắn đụng độ với ai chưa? Ta muốn nói anh đã nhìn thấy hắn giết ai chưa?- Tôi thấy hắn chém một người trong quán bar, tay lắm mồm đó chưa biết Frank là ai.Chợt đôi mắt lão DeWitt sáng rỡ, lão nghiêng người ra phía trước sát bên tôi hơi thở khô khốc phả vô quanh cổ.- Ta nhắc để anh nhớ lại một việc, Easy. Anh nên nhớ lại ngay cái lúc Frank rút dao ra đâm kẻ lạ mặt đó.Một lúc san tôi mới gật đầu khi nghĩ ra cân trả lời.- Trước lúc sáp lại gần hắn có vẻ ngập ngừng gì không? Ta muốn nói dù chỉ thoáng qua.Tôi chợt nhớ lại lúc đó trong quán bar đông nghẹt ở phố Figueroa. Một tên lớn con đang nói chuyện với con bé đi theo Frank, lúc Frank bước tới hắn đưa tay chụp trước ngực định xô ra. Frank trợn mắt nghiêng đầu một bên như muốn nói cho mọi người nghe &quot;Coi kìa cái thằng quỷ này giở trò gì đây! Hắn muốn chết, ngu ngốc đến thế!&quot; Frank rút dao ra ngay tên nọ co người lại dựa vô quầy bar tay ôm bụng cố chịu đau...- Nó nhanh như chớp ông ạ, - tôi nói.Lão DeWitt cười nhạt.- Thôi được rồi, lão nói - Thế là ta biết rõ mọi chuyện.- Ông có thể tiếp cận con bé lúc nó đi ra ngoài một mình. Frank thì suốt ngày bám sát tuyến đường xa lộ. Tối bữa kia tôi còn trông thấy hắn tại quán bar của John, hắn ăn mặc đồng phục của bọn chặn xe cướp của như vậy hắn sẽ vắng nhà vài ba bữa nữa.- Thế thì càng hay, - lão Albright đáp. Lão ngồi ngay ngắn lại. - Không còn lo chuyện rắc rối nữa. Anh còn giữ tấm hình đó chứ?- Không, - tôi nói gạt - Tôi không mang theo đây. Tôi bỏ quên ở nhà.Lão liếc nhìn về phía tôi, chắc là lão không tin. Không hiểu sao tôi còn muốn giữ lại tấm hình của nàng. Cái nhìn của nàng khiến tôi cảm thấy tỉnh cả người.- Thôi để đó khi nào gặp lại nàng ta mới cần, anh biết không, ta muốn sau khi xong việc mọi thứ phải gọn gàng... Đây, thêm một trăm đô la nữa, anh giữ tấm danh thiếp này. Anh chỉ việc đến ngay đó kiếm việc làm chờ thời.Lão chìa ra một xấp giấy bạc cùng với tấm danh thiếp. Tối mờ thế này thấy đường đâu mà coi, tôi cho hết vô túi.- Tôi có thể quay lại chỗ cũ xin việc, khỏi cần đến địa chỉ này.- Anh cứ giữ lại đó! - lão nói, tay bật quẹt.- Anh biết điều với tôi, moi ra được thông tin này, tôi phải biết điều lại với anh. Làm ăn với ta đơn giản chỉ vậy thôi, Easy. Ta chơi sòng phẳng. * * *Trên đường quay trở lại, đường sá vắng tanh sáng sủa. Chiếc rađiô phát ra điệu nhạc do tay Beuny Goodman biểu diễn, lão DeWitt ngâm nga hát theo y như là lão đã từng theo ban nhạc.Chiếc xe dừng lại gần chỗ cầu tàu, mọi thứ y như lúc chúng tôi bỏ đi. Tôi mở cửa xe bước xuống. Lão Albright mới nói:- Ta hân hạnh được cộng tác với anh, Easy. - Lão chìa tay ra vẫn cái bắt tay như quấn chặt lấy bàn tay tôi, lão nhìn tôi như muốn nói một cân bỡn cợt, - Anh biết không, tôi còn thắc mắc một việc.- Việc gì thế?- Anh làm sao để cho bọn nhóc xúm lại quanh anh vậy? Anh cứ hạ gục từng tên thì làm sao bọn chúng dồn anh vô bờ rào được.- Tôi không giết bọn trẻ, - tôi nói.Lão Albright lại phá ra cười, buổi tối đó lão phải cười đến hai lần.Lão chào rồi để tôi ra về một mình.9.Tổ công nhân nơi tôi làm việc trong dãy hangar nằm ở phía Nam hãng máy bay Santa Monica. Sáu giờ sáng tôi đã đến nơi, trước giờ giao ca. Tôi muốn ghé lại thăm Beuny, Benito Glacomo trước giờ bọn chúng vô ca. Mỗi lần hãng Champion đưa ra một kiểu máy bay mới cho lực lượng không quân hoặc cho một công ty hàng không dân sự đều phải có một vài nhóm lắp ráp loại bỏ được những chỗ hỏng hóc trong quá trình sản xuất. Benito phụ trách toán thợ chuyên về các bộ phận bên cánh trái, bộ phận này làm xong sẽ chuyền giao qua toán khác lắp rắp hoàn chỉnh chiếc máy bay. Đến lượt các chuyên viên kiểm tra lại các chi tiết bằng cách dùng kính hiển vi đo đạc các bộ phận rời một lần cuối trước khi đưa vào lắp ráp.Đấy là một công việc hết sức tỉ mỉ, công nhân lắp ráp tự hào khi một sản phẩm được làm ra, riêng với Benito thì khác hắn cảm thấy khó chịu mỗi khi bọn tôi nhận một công trình mới.Thế nên hắn tìm cách buộc tôi nghỉ việc. Tôi vừa nhận một ca làm việc nặng nề, tổ của tôi có hai công nhân bị cúm, tôi thì mệt dừ. Beuny yêu cần cả tổ ở lại kiểm tra công tác, có tôi thì cuộc kiểm tra mới được thông qua nhanh chóng, tôi bảo thôi chờ đến sáng mai. Cả tổ nghe theo tôi. Tôi không làm tổ trưởng nhưng Beuny tin tưởng tôi, hắn muốn cả tổ noi gương tôi bởi vì tôi là công nhân xuất sắc Ngày hôm đó thật sự cực nhọc, vất vả. Tôi thèm được ngủ một giấc cho đã rồi sau đó sẽ bắt tay vào việc. Nhưng Beuny không chịu nghe theo tôi. Hắn bảo tôi hãy chiu khó nếu muốn được tăng lương, lúc đó tôi chỉ còn kém Dupree một bậc.Tôi mới nói là hôm nào tôi cũng lo làm quần quật, công việc tại hãng xưởng cũng cực nhọc không thua gì công nhân đồn điền phía Nam. Bọn chủ coi công nhân như lũ trẻ con mà lũ trẻ đa số đều lười biếng ai cũng biết điều đó. Beuny muốn chỉ cho tôi thấy được vị trí hắn là chủ còn tôi là tớ.Bọn công nhân da trắng không quan tâm đến chuyện đối xử giữa chủ và tớ bởi bọn chúng không xuất phát từ giai cấp bị khinh miệt như tôi tớ. Bọn công nhân da trắng thường nói &quot;Phải đó, Beuny, nên gọi bọn chúng như vậy&quot; nhưng mà quỷ tha ma bắt làm sao tôi hiểu ra được còn Beuny thì hiểu quá rõ. Hắn khoái chí cười vênh váo thích mời ông Devenport hoặc bất kỳ ai một chầu bia. Nhưng bọn công nhân Negro không thích ngồi uống bia chung bàn với Beuny. Bọn tôi không thích vô chung một quán bar, không thích cùng ngắm mấy em biểu diễn.Vậy thì tôi còn biết làm gì hơn là nên ở lại nếu muốn tiếp tục làm việc rồi sáng ngày mai trở vô kiểm tra công tác. Nếu tôi báo cáo không có gì sai sót hắn sẽ nhờ tôi đi mua bia uống. * * *Tôi đang đứng trước cửa xưởng sửa chữa máy bay. Mặt trời chưa lên cao nhưng nhìn khắp nơi sáng trưng. Nhìn quanh nền xi măng trống trơn chỉ còn hai chiếc xe tải đang đậu và tấm giấy dầu che phủ bộ phận ráp cánh máy bay. Trở lại chỗ làm việc thường ngày thấy nó mới ấm cúng làm sao. Không còn nhìn thấy những tranh ảnh bọn gái nhảy lòe loẹt nhan nhản khắp nơi, những cặp mắt say rượu lờ đờ của bọn da trắng. Tôi được ở chung trong một đại gia đình công nhân chỉ biết làm việc hết ngày thì về nhà, tối ngồi coi báo hay xem chương trình Milton Bene biểu diễn.- Easy!Y như rằng giọng nói của Dupree lúc vui cũng như lúc hắn chuẩn bị rút súng ngắn nòng ra khỏi bao.- Kìa, Dupree! - tôi quát một tiếng.- Cậu nói gì với Corett vậy, hả? - hắn vừa hỏi vừa bước về phía tôi.- Chả nói gì cả. Sao cậu hỏi vậy?- Vậy thì hoặc là cậu có nói gì với con bé hoặc là tớ nói tầm bậy nên nàng mới bỏ đi từ sáng hôm qua không thấy về.- Nghĩa là sao?- Thật mà. Nàng làm bữa ăn sáng xong rồi phải đi ngay vì có việc riêng hẹn tối về ăn cơm, từ đó đến nay không thấy mặt mũi đâu hết.- Nàng không về nhà hở?- Không thấy. Tớ phải lo hâm lại món thịt hộp đêm hôm qua rồi ngồi chờ mãi cũng không thấy về.Dupree đứng cao hơn tôi một cái đầu, hắn có thân hình lực lưỡng như Joppy thuở còn là võ sĩ quyền Anh. Hắn đang vờn quanh chỗ tôi ngồi như chuẩn bị ra đòn dồn dập.- Không, tớ chả nói gì hết, bọn tớ đưa cậu vô giường nằm ngủ, nàng pha một ly rượu xong tớ về nhà. Chỉ có vậy.- Rồi nàng bỏ đi đâu? - hắn lại hỏi.- Làm sao tớ biết? Cậu đã biết con người Coretta rồi. Nàng kín miệng lắm. Biết đâu nàng về thăm bà dì ở Compton. Hay không chừng nàng bay qua bên Reno.Dupree ngồi im một lúc chợt hắn bật cười.- Cậu nói nghe hay đấy, Easy.Coretta nghe nói đến máy đánh bạc là nàng giã từ mẹ ra đi liềnHắn vỗ vai tôi rồi lại cười.Tôi thề là không bao giờ dòm ngó đến vợ người ta. Tôi đã thề đi thề lại bao nhiêu lần rồi. * * *- Rawlins, - một giọng nói nghe đâu từ phía văn phòng nhỏ hẹp sau nhà xưởng máy bay. - Cậu đấy hả! - Dupree nói.Tôi bước qua phía đó. Chỗ này trước kia là khu nhà lắp ráp sẵn giống nhà lều hơn là một căn phòng. Beuny đặt bàn làm việc tại đây để gặp mấy ông chủ hoặc khi ra lệnh sa thải công nhân. Cách đây bốn bữa hắn gọi tôi vô giải thích vì sao hãng Champion không thuê mướn công nhân không chịu làm tăng ca.- Thưa ông Giacoma, - tôi mở lời. Cái bắt tay không có vẻ gì là thân thiện.Beuny đứng thấp hơn tôi, vai hắn rộng, bàn tay to, mái tóc đen nhánh nay đã lốm đốm muối tiêu. Nước da sậm màn còn hơn dân da đen. Nhưng nhìn kỹ vẫn nhận ra Beuny là dân da trắng còn tôi là một tên Negro. Hắn muốn tôi lao động hết mình, hắn muốn tôi tỏ ra biết điều vì nhờ hắn nên tôi mới có được một chỗ làm. Hắn chăm chăm nhìn về phía tôi, lưng hơi khom như thể một võ sĩ quyềnAnh đứng thế thủ.- Easy, - hắn cất tiếng.Chúng tôi bước vô trong, hắn chỉ tay về phía chiếc ghế trước mặt. Hắn bước vô chỗ ngồi hai chân ghếch lên bàn tay châm thuốc hút.- Này Easy, ta nghe Dupree nói là cậu muốn trở lại xin việc.Tôi đang liên tưởng đến chai rượu uýtki mà Beuny còn cất trong ngăn kéo.- Dạ phải, thưa ông Giacomo, tôi đang cần việc làm để mà có cơm ăn. - Tôi ngồi dựa lưng thẳng vô thành ghế ngẩng cao đầu. Tôi không muốn hạ mình trước mặt hắn.- Đấy cậu thấy chưa mỗi khi sa thải công nhân ta không thể đổi ý ngược lại. Bọn công nhân sẽ nghĩ là ta nhân nhượng nếu cho cậu vô làm lại.- Vậy thì tôi cần phải làm việc gì nào. - Tôi nhìn vô mặt hắn hỏi.Hắn ngồi lùi ra phía san thu người lại trong chiếc ghế - Cậu nói vậy à?- Dupree bảo với tôi ông sẽ nhận tôi vô làm lại.- Ta đâu ngờ ai cho phép hắn nói vậy. Ta chỉ nói là nếu có cần việc gì gặp ta nói chuyện. Cậu còn muốn nói điều gì nữa không?Tôi chưa hiểu ra ý Beuny muốn nói gì. Tôi đang nghĩ cách vừa tâng bốc hắn vừa giữ được thể diện của mình. Tôi chợt nghĩ tới một nơi làm việc ở chỗ khác với một tên da trắng khác. Trên bàn làm việc DeWitt Albright bày sẵn chai rượu và khẩu súng ngắn. Mỗi khi lão đặt câu hỏi tôi trả lời ngay, có thể tôi hơi lúng túng, nhưng còn nói đâu ra đó. Với Beuny hắn chả thèm để tai nghe tôi nói gì. Hắn chỉ muốn nhìn thấy bọn công nhân quỵ lụy trước mặt hắn. Hắn không phải là một doanh nhân, thái độ của hắn là của một tay chủ đồn điền, hắn muốn làm một tay chủ nô lệ.- Bây giờ sao đây Easy?- Thưa ông Giacomo, tôi muốn xin vô làm trở lại. Tôi muốn làm việc, một việc làm lương thiện.- Chỉ có vậy thôi sao?- Dạ không, chưa hẳn đâu. Tôi đang cần một món tiền để lo trả nợ cầm cố và để lo miếng ăn. Tôi cần có nhà để trú thân, một nơi để nuôi dạy con cái. Tôi còn lo sắm quần áo để đi chơi pool, chơi bi da rồi đi lễ nhà thờ.Beuny bỏ chân xuống xong rồi đứng ngay dậy.- Ta phải trở lại văn phòng làm việc. Easy...- Tôi là ông Rawlins, - tôi vừa nói rồi đứng dậy nhìn hắn. - ông khỏi phải lo giúp tôi có việc làm tôi chỉ cần ông biết tôn trọng tôi hơn trước.- Xin lỗi, - hắn nói. Hắn định bước đi nhưng tôi dang chân ra chặn lại.- Tôi nhắc lại. tôi chỉ muốn ông tôn trọng tôi một chút. Bây giờ cho phép tôi được gọi ông là Ngài Giacomo, đúng tên cúng cơm của ông. Tôi với ông không phải là bạn bè vậy không có lý do gì ăn nói vô lễ với ông, gọi ngay tên riêng của ông ra. - Nói xong tôi chỉ tay vô ngực. - Hãy gọi tên tôi là ngài Rawlins.Hắn nắm chặt tay lại nhìn thẳng ngực tôi như một tay võ sĩ. Tôi biết hắn nghe thấy giọng nói tôi run run. Hắn phải biết ngay lúc này một trong hai người sẽ ra đi nếu hắn nhào tới. Có ai biết được? Biết đâu hắn mới nhận ra chính hắn đã nghĩ sai.- Tôi xin lỗi, ông Rawlins - hắn cười nhìn tôi - Hiện không còn chỗ trống nào hết. ông ráng chờ mấy tháng nữa rồi trở lại đây, khi dây chuyền sản xuất mới vận hành.Nói xong hắn mời tôi ra về. Tôi lặng lẽ quay đi.Tôi nhìn quanh tìm Dupree nhưng chẳng thấy hắn đâu, bên trong trạm cũng không. Tôi lấy làm lạ dù sao cũng thấy vui trong bụng vì mình vẫn còn nghĩ tới hắn. Tôi nghe hơi thở mình phập phồng như muốn bật ra một tiếng cười. Tôi đã trả xong hết món nợ và cảm thấy chính mình có thể tự đương đầu với hoàn cảnh. Lúc bước ra tới chỗ bãi xe tôi chợt liên tưởng đến khái niệm thế nào là tự do. Walter Mosley Con quỷ áo xanh Chương 10-11 -12-13 10. Đến trưa tôi mới về tới nhà. Đường phố vắng tanh, hàng xóm đang ngon giấc ngủ trưa. Bên kia đường một chiếc xe Ford đến đang đậu tại chỗ. Tôi nghĩ trong đầu chắc là nhân viên đi thu tiền nợ. Bất chợt, tôi cười thành tiếng mấy thứ hoá đơn tiền thuê tôi đã trả trước xong hết rồi. Thuở đó tôi là một người đang tự hào, tôi đã vượt qua còn bĩ cực.Tôi vừa đưa tay khoá lại cổng trước nhìn qua bên kia đường thấy hai tên da trắng từ trong chiếc xe Ford bước xuống. Một tên cao gầy mặc đồ xanh. Còn tên kia cao cỡ ngang đầu tôi nhưng bụng hắn to gấp mấy lần tôi. Hắn mắc bộ đồ màu nâu nhạt lốm đốm nhiều vết dầu nhớt.Bọn chúng băng nhanh về phía tôi, tôi nhẹ nhàng quay vô cửa.- Ông Rawlins! - một tên đứng sau lưng gọi tên tôi. Tôi quay lại đáp- Gì ạ?Bọn chúng nhanh chân bước tới, tuy còn dè dặt. Tên to béo đút tay vô túi.- Ông Rawlins, tôi xin được giới thiệu tôi là Miller, còn đây là bạn tôi, Mason. - Bọn chúng chìa phù hiệu ra.- Mà sao?- Mời ông đi theo chúng tôi.- Đi đâu?- Ông sẽ biết sau, - Mason béo vừa nói hắn nắm lấy tay tôi lôi đi.- Các ông bắt tôi sao?- Rồi mi sẽ biết, - Mason nhắc lại. Hắn lôi tôi tới trước cổng.- Tôi có quyển hỏi mấy ông định bắt tôi sao?- Ta cho mi quyền ngã nhào xuống đất đánh vỡ mặt mi ra, tên nigger ạ. Mi chỉ có được quyền chết.Nói xong hắn thôi vô giữa bụng. Tôi co người lại hắn nhanh nhẹn tra khoá tay bắt ngược ra sau, bọn chúng lôi tôi ra ngoài xe. Quăng lên băng ghế sau, tôi nằm co ro câm lặng.- Mi cứ nôn ọe ra đó, ta sẽ cho mi ăn lại, - Mason nói ngược ra sau xe.Bọn chúng cho tôi đến bốt cảnh sát ở phố Seventy - Seventh Street dẫn ra tôi trước cổng chính.- Cậu tóm được hắn hở, Miller? - một tên hỏi. Bọn chúng giữ chặt tay tôi, nhấn đầu chúi tới trước. Tôi thấy đỡ hơn sau cú đấm ban nãy, tôi giả vờ không cho bọn chúng biết.- Ở, tớ mới tóm được lúc hắn vừa về tới nhà. Trong người không có gì hết.Bọn chúng mở cửa đưa tôi vô gian buồng nhỏ hẹp hắt mùi nước tiểu. Tường không quét vôi, chỉ bày độc mỗi chiếc ghế gỗ cũ kỹ. Bọn chúng không buồn mở miệng mời tôi ngồi, buông tay thả tôi xuống đất rồi bỏ ra ngoài đóng cửa lại.Cánh cửa chỉ chừa một lỗ hổng để nhìn thấy được. Tôi đưa vai vô tường một lúc sau mỗi gượng đứng dậy được. Nhìn quanh không khí ảm đạm. Trên trần hệ thống ống nước rò rỉ nhỏ giọt xuống dưới. Tấm bạt lót sàn sờn rách, nổi mốc do hơi ẩm. Bên trong chỉ có một cửa sổ không gắn kính thay vô đó là hai chấn song sắt ngăn ngang dọc. Bên ngoài hàng cây xum xuê che khuất mọi thứ chỉ chừa một chút ánh sáng lọt vô. Một căn buồng chật chội, tôi thấp thỏm lo âu có phải đây là chỗ trọ cuối cùng của mình.Tôi lo bởi vì mọi thứ bị đảo ngược, tôi lặp lại cái trò chơi &quot;bọn cớm với những tên nigger&quot;. Bọn cớm bắt người, lấy tên, lần dấu tay xong đẩy vô nhốt trong container chung với bọn &quot;tình nghi tội phạm&quot; có cả bọn say rượu. Đến khi nào chịu không nổi phải nôn mửa, phải nghe đủ thứ tiếng nói tục tĩu, bọn chúng mới lôi cổ ra đưa qua chỗ khác bắt đầu tra hỏi vì sao ăn cướp kho rượu, tiền chi tiêu vô việc gì?Tôi giả vờ ngây thơ không nhận tội. Giả vờ cũng khó bởi bọn chúng biết ngay không phải như vậy. Bọn chúng biết ngay khi bạn có dấu hiệu phạm tội, nếu khai là vô tội bọn chúng sẽ nghĩ bạn còn che giấu. Nhưng bữa đó bọn tôi không chối cãi trò cũ. Bọn chúng biết rõ tên tôi nên không cần phải hăm doạ nhét vô container cũng không cần lấy dấu lăn tay. Đến giờ này tôi vẫn không hiểu tại sao bọn chúng lại bắt tôi những tôi biết chắc một điều dù cho bọn chúng có tính toán đúng cũng không ăn thua gì.Tôi ngồi xuống ghế ngước nhìn mấy nhanh là phất phơ trước cửa sổ. Tôi đếm được cả thấy ba mươi hai chiếc lá trúc đào xanh tươi. Trên mép cửa sổ là bày kiến hôi nôi đuôi trở xuống theo lời vách tường, bên kia là xác chết con chuột nhắt bẹp nát nằm trong xổ gốc tối tăm. Chắc hẳn nơi đây trước kia có một tên tội phạm cố giẫm bẹp gí con chuột. Ban đầu con chuột chạy ngang qua giữa sân, hắn chận lại, còn vật lui chạy quanh hai ba vòng. Cùng đường nó lui vô cho ngách dưới chân tường chịu chết dưới bàn chân ác nghiệt của tên tội phạm. Nhìn xác con chuột khô héo tôi đoàn chắc là mới đầu hồi tuần trước lúc tôi vừa bị đuổi việc.Tôi đang nghĩ lan man chuyện con chuột chợt nghe tiếng cửa xịch mở, bọn cớm bước vô. Tôi tự trách mình vì sao không coi kỹ cửa đã khoá chưa. Bọn cớm đã tóm được tôi ngay chốc.- Ezeklel Rawlins! - Milier gọi. - Đã, có tôi.- Ta muốn hỏi một số việc. Ta tháo còng ra ngay nếu ông chịu hợp tác với chúng tôi.- Tôi sẵn sàng.- Tớ đã cho cậu biết, Bill - Mason béo nói. - Hắn là tên nigger biết điều đây. Tháo công tay ra, Charlies, - Miller ra lệnh cho Mason béo. - Sáng sớm hôm qua lúc năm giờ ông bỏ đi đâu?- Sáng nào nhỉ? - tôi nấn ná.- Sếp nhắc lại, - Mason béo vừa nói hắn vừa tung chân vo ngay giữa ngực, tồi té nhào ra sau. - Sáng thứ Năm đó.- Đứng dậy đi, - Miller nói.Tôi đứng ngay dậy sửa lại chiếc ghế.- Làm sao tôi nhớ hết được. - Tôi ngồi xuống lại. - Tôi đang ngồi quán bar uống rượu, sau đó dìu người bạn say về nhà. Có thể tôi đng về nhà mà cũng có thể tôi đã vô giường ngủ. Tôi không nhìn đồng hồ.- Bạn ông là ai?- Pete. Một người bạn tên Pete.- Pete hả? - Mason cười thầm. Hắn vòng qua phía trái tôi, tôi chưa kịp xoay người hắn đã giơ nắm đấm giáng vô một bên đầu tôi một cú như trời giáng.Tôi lại té nhào xuống sàn.- Đứng dậy đi! - Miller nói.Tôi lại đứng ngay dậy.- Vậy thì bọn bay uống rượu ở đâu? - Mason cười gằn ngạo nghễ.- Ở chỗ quen tại phố Eighty - Nine.Mason lại sấn tới, lần này tôi xoay người né. Hắn nhìn tôi với vẻ mặt ngây ngô, hai tay giơ lên cao.- Có phải là chỗ bạn rượu trốn thuế, quán John phải không? - Miller hỏi. Tôi ngồi lặng thinh.- Ông gặp rắc rối to còn hơn cả chuyển giải tán quán bar, Ezekiel. Ông gặp rắc rối to đấy.- Rắc rối gì mới được chứ?- Rắc rối vô cùng.- Nghĩa là thế nào?- Nghĩa là ta sẽ đặt mi ra phía đằng sau rồi cho một phát súng vô đầu, thế đấy, - Mason lại nói.- Sáng sớm năm giờ sáng bữa thứ Năm ông ở đâu, ông Rawlins? - Miller hỏi.Bọn tôi chơi cái trò này nãy giờ khá lâu. Rồi tôi cũng phải nói:- Này, ngài khỏi cần phải xen vô chuyện riêng, tôi rất hân hạnh được trình bày những điều ngài muốn biết.- Vậy là ông muốn hợp tác? - Miller hỏi lại.- Dạ, muốn.- Lúc rời nhà Coretta James sáng thứ Năm ông còn đi đâu nữa?- Tôi về nhà.Mason định hắt chiếc ghế tôi đang ngồi nhưng tôi nhanh chân đứng dậy.- Tôi đã khai đủ hết rồi, quý vị! - tôi nói lớn, cả hai tên cớm chẳng muốn hiểu. - Tôi đã nói là tôi trở về nhà, biết nói gì hơn nữa.- Ông ngồi xuống đi, ông Rawlins! - Miller thong thả nói.- Sao các ông cứ định hắt ghế ra mỗi khi tôi ngồi xuống vậy? - tôi gào thét. Nhưng rồi tôi cũng phải ngồi xuống.- Tớ báo cho cậu biết hắn là thằng điên rồ đó, Bill, - Mason nói - Tớ cho cậu hay hắn là thằng tâm thần.- Ông Rawlins, - Milier nói - Sau khi rời nhà nàng James, ông còn đi đâu nữa?- Tôi về nhà.Lần này không ai đánh đập tôi, không thấy ai hắt chiếc ghế tôi đang ngồi.- Mấy dạo sau này ông con gặp nàng James nữa không?- Dạ không.- Ông có thường tranh cãi với ông Bouchard?Tôi hiểu ý những vờ nói:- Hở?- Ông với Dupree Bouchard có hay cãi nhau vì nàng James không?- Ông có biết, - Mason xen vô – Pete?- Có lúc tôi gọi hắn như vậy đó, - tôi đáp.- Vậy thì ông Miller nhắc lại &quot;có hay cãi nhau với ông Bouchard?&quot;- Tôi chả có gì phải cãi nhau với Dupree. Lúc đó hắn đã ngủ say.- Vậy thì bữa thứ Năm ông bỏ đi đâu?- Tôi về nhà cùng với một tên say rượu. Cả ngày tôi ở nhà, hôm nay mới đi làm trò lại. Ờ... - Tôi để cho bọn chúng nói chuyện với nhau đừng cho Mason nhớ tới chuyện xô ngã chiếc ghế - Thật ra thì chưa đi làm bởi tôi bị đuổi việc bữa thứ hai. Dù sao tôi phải cố tìm việc lại.- Bữa thứ Năm ông đi đâu?- Tôi về nhà cùng vài một thằng bạn say rượu.- Này tên nigger kia, - Mason đưa nắm đấm ngay vô mặt tôi. Mason quật tôi ngã xuống sàn, tôi kịp chụp lấy cổ tay hắn. Tôi quay vòng lại vặn minh lấy thế dạng chân ra để hắn nằm sắp, ngồi trên mông đít mập ú… Tôi có thể giết hắn ngay lúc này như tôi đã từng giết diệt mấy tên trong hàng ngũ quân đội bọn da trắng, nhưng còn có Miller đang đứng sau lưng, tôi đứng ngay dậy tìm một góc tựa lưng vô.Mason tưởng đâu là hắn có thể trở lại đứng phía sau lưng tôi như các lần trước nhưng lần này hắn bị đè nằm sắp xuống đất. Mason khom người nói:- Để tớ lo xử thằng này.Miller đắn đo chưa biết tính sao. Hắn đứng nhìn qua lại giữa tôi và thằng béo này. Hắn lo sợ tôi sẽ giết chết tên đồng bọn hay là hắn không thích bị rầy rà với chuyển giấy tờ, nếu vậy có thể Miller là một kẻ còn nhân tính không thích chuyện đổ máu và chết chóc trước mắt. Ngẫm nghĩ một lúc hắn mới nói:- Không được.- Nhưng mà…Mason nói ngay:- Ta bảo không. Thôi đi ra ngoài.Miller móc bàn tay vô dưới nách tên đồng bọn đỡ hắn đứng dậy. Xong rồi hắn cất súng vô bao sửa chiếc áo bludông ngay ngắn lại. Mason quay lại nhìn tôi, hắn cười gằn rồi theo Miller đi ra ngoài. Hắn muốn nhắc tôi coi chừng hắn là một tay cớm được đào tạo bài bản qua trường lớp. Cánh cửa khoá lại.Tôi ngồi xuống ghế rồi lại nhìn ra cửa sổ đếm những chiếc lá. Tôi nhìn theo bày kiến kéo nhau về phía xác con chuột chết khô. Lần này tôi tưởng tượng mình là tên tội phạm còn Mason là con chuột. Tôi giẫm cho nó bẹp gí, bộ đồng phục nhàu nát lấm lem, hai con mắt nó lồi ra ngoài.Tôi ngược nhìn trần nhà còn một bóng đèn mà không thấy công tắc nằm ở đâu. Bên ngoài một chút ánh nắng hắt qua nhánh lá nhạt dần, bên trong gian buồng nhuốm màu sẫm tối. Tôi ngồi trên chiếc ghế, tẩy xoá đi xoá lại cho vết bẩn coi thử đã bớt nhức chưa.Tôi không muốn nghĩ ngợi gì nữa. Cũng không muốn biết giờ này Coretta hãy Dupree ra sao, hay là bọn cảnh sát đã biết ít nhiều về chuyện đêm thứ Tư. Tôi đang ngồi trong bóng tối, tôi muốn hoá thân là đêm tối. Tôi còn tính mà tâm trí như đang thả hồn theo trong giấc mơ. Tôi mơ trong trạng thái tỉnh táo thế này được làm bóng tối len lỏi thoát ra khỏi nơi chốn bẩn thỉu hiện tại. Nếu tôi là bóng tối chẳng có ai nhìn thấy tôi, cũng chẳng ai hay biết tôi đã biến mất.Trong bóng tối dày đặc tôi nhận đang được nhiều khuôn mặt, có nhiều gái đẹp và bữa tiệc ăn mừng có thịt, có bánh mứt. Giật mình nhìn lại tôi đang cô đơn, bụng đội meo. * * *Bên trong gian buồng tối om chợt đèn bật sáng. Tôi cố đưa tay chê mắt cho khỏi bị chói vừa lúc đó Miller và Mason bước vô. Miller đưa tay khép cửa lại.- Ông đã nghĩ ra điều gì muốn nói chưa? - Miller hỏi tôi.Tôi nhìn về phía hắn đang đứng.- Ông có thể ra khỏi đây. - Miller nói.- Mày đã nghe chưa, tên Nigger kia! - Mason quát, tay hắn sờ quần xem phéc mở tuya đã khoá lại chưa.Bọn chúng dẫn tôi vô một gian phòng trống trải đi ngang qua chỗ nhân viên trực bàn giấy. Mọi cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Có người nhìn theo cười, có người vẻ mặt xúc động.Bọn chúng đưa tôi đến trước ban thường trực, tay hạ sĩ quan trả lại ví và con dao bỏ túi.- Chúng tôi sẽ gặp lại ông bữa khác, ông Rawlins, - Miller nói - Nếu có việc cần chúng tôi đã biết địa chỉ của ông.- Việc gì mới được chứ? - tôi hỏi lại, giả vờ như người lương thiện muốn hỏi cho ra lẽ.- Đây là việc của cảnh sát.- Chớ bộ không phải là việc của tôi hay sao khi các ông lôi tôi ra khỏi nhà cho đi lòng vòng tới đây?- Ông có thể làm đơn khiếu nại, - khuôn mặt hao gầy xanh xao của Miller không hề biến sắc. Tôi chợt nhớ hắn có khuôn mặt giống y như người tôi từng gặp một lần trước đây, Orrin Clay. Orrin bị loét miệng, môi miệng lúc nào cùng trễ ra như muốn khạc nhổ.- Tôi cần biết liệu trước mắt sẽ có việc gì nữa? - tôi nói.- Chúng tôi sẽ gặp ông khi nào cần.- Làm sao tôi về đến nhà được vào giờ này. Sau sáu giờ mới có xe buýt.Miller lặng lẽ quay đi. Mason đã bỏ đi từ lúc nào.11Tôi bước nhanh ra khỏi bốt cảnh sát, giờ tôi chỉ muốn chạy.Từ đây tới chỗ quán bar của John còn hơn chục dẫy nhà cứ thong thả mà đi. Tôi biết trước vào giờ này xe tuần tra sẽ chặn bắt bất kỳ tên Negro nào còn vội vã bước đi ngoài đường.Đường phố còn tối thui vắng vẻ. Cả khu phố Central Avenue như một cái xóm tối tăm còn tôi thì như loại chuột nhắt lui vô xó tối rình nấp lũ nhà mèo.Lâu lâu có chiếc xe chạy ngang qua mạag theo những tiếng nhạc hay một tràng tiếng cười. Nhìn quanh chẳng thấy ma nào đi bộ như tôi.Mới đi khỏi bốt cảnh sát chừng ba dẫy nhà chợt tôi nghe tiếng gọi.- Kìa ông đấy hả! Easy Rawlins.Chiếc xe Cadillac màu đen đậu xịch lại ngay bên chỗ tôi đang đứng. Chiếc xe dài quá có bằng hai chiếc xe thường ghép lại. Một người đàn ông da trắng đội mũ kết đen thò đầu ra chỗ của tài xế ngồi.- Lại đây, Easy, đây nè, - người kia nói.- Ai vậy? - tôi ngoái lại hỏi rồi lủi thủi bước đi.- Lại đây, Easy, - người kia lặp lại. - Có người quen ngồi ở băng ghế sau muốn nói chuyện với ông.- Tôi bận lắm, ông bạn à, phải đi ngay.Tôi bước nhanh hơn như đang chạy.- Lên xe. Bọn tôi đưa ông tôi cho đỡ, - người kia nói, rồi mới hỏi. - Cái gì? - như đang nói với người ngồi trong xe, không phải với tôi.- Easy, - hắn lại nói. Tôi chúa ghét ai xa lạ lại biết tên tôi. - Sếp tôi muốn đưa cho ông năm mươi đô la đi xe.- Đi đâu? - tôi bình thản bước đi.- Đi đâu tuỳ ý ông.Tôi không nói nữa cứ đi tới.Chiếc xe Cadillac trờ nhanh tới trước đậu sát khúc cua xe cách chỗ tôi khoảng mười mét. Cánh cửa xe tải xe bật mở tung, hắn lồm cồm bước xuống. Hắn phải duỗi thẳng chân mới bước ra được. Đứng thẳng người nhìn rõ hắn cao ráo, gương mặt gày gò nhọn hoắt, tóc thưa không rõ là bac hay vàng hoe - dưới ánh đèn nhìn không rõ.Hắn chìa tay ra giơ cao ngang vai. Tôi nhìn thấy hơi lạ bởi có thể hắn không thích gây hấn, tôi lại nghĩ khác biết đâu hắn thủ thế chụp tay tôi.- Này nghe đây, ông bạn. - Tôi rụn người xuống, trong tư thế này để quật hắn ngã sụm xuống. - Tôi về nhà. Tôi đang trên đường về nhà, chỉ có vậy. Bạn ông cần nói chuyện cứ nhắc máy gọi đến nhà tôi.Tên lái xe chỉ ngón tay về phía sau lưng mới nói:- Sếp tôi nhờ nói lại là ông ấy biết vì sao bọn cớm bắt nhốt ông đó, Easy. Sếp muốn bàn với ông việc đó.Tay tài xế nhếch mép cười đưa mắt nhìn vu vơ. Nhìn thấy hắn tôi mệt thêm. Tôi nghĩ nếu lao tới thì tôi sẽ té dập mặt. Vậy thì cũng nên biết vì sao bọn cớm bắt tôi đi.- Chỉ bận việc thôi, phải không? - tôi hỏi lại.- Nếu sếp muốn hại ông thì ông đã chết mất từ lúc nào rồi.Gã tài xế mở cửa xe sau, tôi bước lên. Cửa xe vừa đóng tôi phải che mũi lại vì mùi lạ. Tôi ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào có lẫn một vị chát, một mùi toát ra từ cơ thể sống không biết gọi là gì.Chiếc xe quay đầu lại, tôi ngồi vô chỗ đấu lưng lại với tài xế. Trước mặt tôi là một gã da trắng béo mập, mắt trợn như trăng rằm dưới ánh đèn ngoài đường chiều hắt vô. Hắn nhếch mép cười. Tôi nhìn thấy phía sau chỗ hắn ngồi là nơi chứa hàng, và có một vật gì đang nhúc nhích tôi chưa kịp nhìn ra hắn đã cất tiếng.- Còn bé đâu rồi, ông Rawlins?- Ông nói sao?- Còn bé Daphne Monet đó. Nó đâu rồi?- Ai vậy kia?Tôi không thích tranh cãi xằng bậy với bọn da trắng, nhất là bọn đàn ông da trắng. Tên da trắng này mồm miệng dày cộm đỏ loét nhìn như mồm bị sưng tấy.- Ta biết vì sao bọn cớm bắt ông vô đó, ông Rawlins ạ.Hắn hất đầu ra sau như ám chỉ bốt cảnh sát ở đằng xa. Tôi nhìn theo để thấy được chỗ chứa hàng. Hắn ra về đắc ý mới nói:- Bước ra đây, cưng…Một tháng con nít leo qua chỗ ngồi, chân hắn mang vớ cũ mèm dơ dáy. Nước đã hắn nâu sẫm, đầu tóc đen nhánh láng mượt. Nhìn mắt nó xếch tưởng đầu người Tàu, nhìn kỹ, nó là dân Mễ.Thằng bé ngồi bệt xuống sàn quấn quýt quanh bên gã to béo.- Đây là một người phạm tục. - Gã béo nói - Nó là lí do để ta tiếp tục hành trình cuộc đời.Nhìn thấy thằng bé lại thêm cái mùi trong xe khiến tôi muốn lợm giọng. Tôi cố quên đi vì không biết làm gì khác hơn - cho đến ngay lúc này- Tôi không hiểu ông có điều gì cần đến tôi, ông Teran? - tôi nói - Còn tôi thì không hiểu vì sao bọn cớm lại bắt giam mình, tôi cũng chẳng biết Daphne, chẳng biết ai cả. Tôi chỉ muốn về đến nhà, quên hết mọi chuyện rắc rối đêm nay.- Vậy ông biết tôi là ai chưa?- Tôi có coi báo, ông ra tranh cử chức Thống đốc.- Ông có thể bị bắt lại, - hắn nói. - Có thể như vậy. Và ông sẽ tranh khỏi. - Hắn cúi người xuống nhéo sau tai thằng bé một cái.- Tôi chưa hiểu ông nói gì. Tôi chả hiểu gì sât.- Bọn cớm muốn biết sau khi ngồi uống rượu cùng với Coretta James và Dupree Bouchard xong rồi ông bỏ đi đâu làm gì.- Vậy hả?- Tôi không quan tâm chuyện đó, Easy. Tôi muốn biết có ai lấy tên là Daphne Monet.Tôi lắc đầu:- Không biết.- Vậy là có kẻ lạ mặt nào… muốn gặp nàng Coretta hỏi chuyện?- Ông nói kẻ lạ mặt là sao?Matthew Teran nhìn tôi, hắn nhếch mép cười một lúc rồi mới nói:- Daphne là còn bé người da trắng đó, Easy. Nó còn trẻ, xinh đẹp. Tôi mà tìm ra được nó thì còn gì bằng.- Tôi giúp cho ông được, yên chỉ. Tôi chưa hiểu vì sao bọn cớm bắt giam tôi. Ông biết vì sao không?Thay vì trả lời cho tôi biết hắn lại hỏi:- Ông biết Howard Green chứ?- Tôi gặp hắn một, hai lần gì đó.- Bữa tối đó Coretta nói về hắn thế nào?- Chẳng nói gì. - Tôi nói thật.- Còn Dupree bạn ông thì sao? Ông ta có nói gì không?- Dupree chỉ ngồi uống rượu. Hắn bao giờ cũng vậy. Uống xong hắn đi ngủ. Hắn quên rồi. Chỉ có vậy.- Ta là người có thế lực, ông Rawlins à. - Hắn khỏi cần phải nói. - Ta không muốn nghe ông nói gạt.- Ông biết vì sao bọn cớm bắt giam tôi không?Matthew Teran nắm ngực thằng bé người Mễ lôi nó dậy.- Mày nghĩ sao hả, nhóc? – hắn hỏi lại thằng bé.Nước mũi thằng nhóc muốn trào ra. Nó há hốc mồm chầm chậm nhìn về phía tôi như thế tôi là còn quái vật. Chẳng phải con quái vật nào, mà chỉ là cái xác loài chó hay nhím chạy băng ngang qua đường bị cán chết trên xa lộ.Ngài Teran cầm lấy chiếc tù và bằng ngà voi trèo trên trần xe ghé mồm vô truyền lệnh.- Nonnan, đưa ông Rawlins về chỗ nào ông ta thích. Ta nói chuyện xong rồi.Nói xong hắn đưa cho tôi xem. Một mùi vị khó chịu kết hợp giữa loại dâu ngọt ngào lẫn với mùi vị chát. Tôi cố dằn cơn khó chịu vì mùi lạ, ghi lại địa chỉ quán rượu John đưa cho Nonnan.- Tiền đây, ông Rawlins. - Teran nói. Hắn cầm trên tay một xấp tiền ẩm ướt.- Thôi, cảm ơn ông! - Tôi không thích sờ vô những vật mà hắn đã chạm tay tôi.- Địa chỉ văn phòng tôi có ghi trong danh bạ đó, ông Rawlins. Nếu có tin tức gì nhỏ cho tôi hay, nó sẽ có lợi cho ông đấy.Chiếc xe dừng lại ngày trước quán rượu của John, tôi vội bước xuống ngay. * * *- Easy! - Hattie kêu giật lại - Có việc gì rắc rối cho cậu vậy hở?Bà đi vòng qua quầy bar đến vô với tôi.- Bọn cớm, - tôi nói.- Tôi chờ cậu. Còn Coretta thì sao?Dường như ai cùng biết cuộc sống của tôi.- Coretta ra sao hả?- Cậu đã hay gì chưa?Tôi chầm chậm nhìn bà.- Coretta bị giết chết rồi, - bà nói - Tôi nghe tin bọn cớm bắt Dupree tại chỗ làm vì dính dáng tới vụ đó. Tôi còn biết bữa thứ Tư cậu đi chơi chung với hai tên đó, tôi lo bọn cớm sẽ nghi mà theo dõi cậu.- Bị giết chết à?- Nó cùng số phận với Howard Green. Bọn chúng đánh đập tàn nhẫn mẹ nàng phải van xin.- Chết thật à?- Bọn chúng có làm gì cậu không, Easy?- Odell có đây không, Hattie?- Nó đến khoảng bây giờ.- Bây giờ mấy giờ?- Mười giờ.- Bà gọi Odell dùm được không? - tôi hỏi.- Được chứ, Easy. Để tôi bảo Junior lo việc này.Ba chui đầu vô cánh cửa rồi quay lại. Một lúc sau Odell trở ra. Tôi lấy làm lạ khi nhìn vẻ mặt Odell ngay lúc này. Trông hắn bình thản nhưng lại cũng giống như vừa gặp ma.- Cậu cho tớ quá giang về nhà được không, Odell? Mình không có xe&quot;.- Được chứ, Easy. * * *Trên đường đi, Odell ngồi trong xe lặng thinh đến lúc về gần tới nhà tôi hắn mới nói:- Cậu nên nghỉ cho khỏe, Easy.- Cũng phải ráng ngủ cho khỏe, Odell.- Đâu có phải chuyện ngủ ngáy. Tớ muốn nói nghỉ cho ra trò, như đi nghỉ hè hãy nghỉ dài ngày gì đó.Tôi bật cười.- Có một đào ba nó nói cho tớ nghe dân nhà nghèo làm gì đủ tiền để đi nghỉ hè. Bà ta nói một là phải lo cầy còn nếu không thì chịu chết.- Cậu không cần phải nghĩ việc. Tớ muốn nói cậu phải thay đổi lối sống. Cậu thứ đi một chuyến về lại Houston hoặc có thể là Galveston, ở đó ít có ai biết mặt cậu.- Cậu nói nghe lạ thật, Odell?Hắn đưa tôi về tới nhà. Tôi nhìn vô thấy chiếc Pontiac đậu sân chỗ tôi. Có được món tiền lão Albright trả công tôi có thể lại đi khắp đặt nước.- Nạn nhân đầu tiên là Howard Green bị giết chết, xong đến lượt Coretta. Rồi tôi lượt bọn cớm sẽ làm thịt cậu, chúng chỉ giả vờ nói Dupree đang bị giam. Thôi cậu hãy đi đi.- Tớ không đi đâu cả, Odell.- Sao vậy?Tôi đứng ngắm nhìn ngôi nhà. Một ngôi nhà xinh đẹp.- Tớ không đi được, - tôi nói. - Dù sao cậu nói nghe cũng có lý.- Nếu không bỏ đi được, Easy, cậu phải tìm nơi mà dựa dẫm.- Dựa vô đâu mới được chứ?- Làm sao tớ biết được. Thôi, thử đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật xem ra sao. Cậu cứ đến trình bày với mục sư Towne.- Chúa không cứu giúp ai ngay tại chỗ đi lễ. Thôi ta tìm chỗ khác.Tôi bước xuống xe chào hắn. Nghĩ lại Odell là thằng bạn nhiệt tình, hắn chờ cho đến lúc tôi lê bước tới trước cửa bước vô nhà mới chịu lái xe về.12.Uống hết hơn chai Bourbon tôi mới chịu đi ngủ. Rượu vào rồi tôi quên hết mọi chuyện, vậy mà hễ chợp mắt thì hình ảnh Coretta lại hiện về, ôm chầm lấy tôi kề môi hôn quanh ngực.Tôi còn trẻ và tôi không muốn nhìn thấy người thân phải chịu chết. Ngay cả trong thời chiến dù hay tin bạn bè chết trận, tôi vẫn chờ mong ai đó sống sót trở về.Đêm tối chập chờn. Tôi muốn được chợp mắt một lúc rồi thức dậy gọi tên Coretta, hay ngồi dậy nhấc may khi nghe nàng gọi đến. Nếu không thể chợp mắt ngủ lại thì đã có sẵn chai rượu để đầu giường. * * *Đã qua nửa đêm, chuông điện thoại reo.- Hả? - tôi lẩm bẩm nói trong miệng.- Có phải Easy? Easy cậu đấy hả? - Tôi nghe một giọng nói khản đặc.- Tôi nghe đây, mấy giờ rồi?- Độ ba giờ sáng. Cậu còn ngủ à?- Ông nói thế nào? Ai vậy kia?- Junior đây. Cậu không biết tớ à?Tôi ngẫm nghĩ một lúc cố nhớ đó là ai. Tôi có bạn nào là Junior đâu, không hiểu hắn lấy đâu ra số điện thoại của tôi.- Easy đó hả? Easy! Cậu lại ngủ nữa rồi?- Mới giờ này cậu cần hỏi việc gì, Junior?- Không có việc gì. Không.- Không có việc gì à? Cậu định lôi tớ ra khỏi giường lúc ba giờ sáng mà không có việc gì?- Đừng có làm ầm ĩ cả lên, ông bạn. Tớ muốn nói cho cậu hay một việc này.- Cậu định nói gì đây, Junior?- Chuyện con bé đó mà, chỉ có vậy. - Hắn có vẻ nôn nóng. Nghe giọng nói hấp tấp tôi đoán chừng hắn đang ngoái nhìn lại sau lưng. - Sao cậu lại cất công đi tìm con bé do làm gì?- Cái con bé da trắng đó hả?- Có, tớ còn nhớ mỗi tuần rồi có nhìn thấy nàng, đi chung với Frank Green.- Tên nàng là gì?- Tớ đoán tên con bé là Daphne. Chắc vậy.- Nghĩ sao giờ này cậu lại cho tớ hay? Sao lại cho hay vào đêm hôm khuya khoắt thế này?- Đến hai rưỡi mới xong việc đó, Easy. Tớ nghĩ cậu cần biết nên mới gọi giờ này.- Cậu nghĩ đơn giản là phải báo tin về một con bé vào giờ này mà coi được sao? Ôi giờ, quỷ tha ma bắt mày! Cậu muốn gì đây?Tôi nghe Junior văng tục mấy câu rồi hắn gác mấy bỏ đi.Tôi với tay lấy chai rượu rót ra đầy ly, châm thuốc hút nhớ lại cuộc gọi ban nãy của Junior. Thật ra thì chẳng có ý nghĩa gì, hắn gọi đến giờ này nhắc chuyện con bé chỉ là cãi cọ, cái chính là hắn muốn lăng nhăng với tôi. Hẳn là hắn đã hãy biết chuyện gì rồi. Liệu cái tay nông dân cục mịch kia như tên Junior đã biết rõ chuyện riêng tư của ta chăng? Tôi uống cạn ly rượu, hút hết điếu thuốc vẫn chưa nghĩ ra được.Men rượu làm cho đầu óc dịu xuống, nhờ thế tôi mới ngủ được một giấc ngắn. Tôi mơ thấy hồi còn nhỏ đi câu cá ở phía Nam Houston. Sông Gatlin có nhiều giống cá mèo lớn. Mẹ tôi kể lại loài cá này có con lớn đến nỗi cá sấu gặp phải nó đi không dám tấn công.Có lần tôi câu được con cá lớn, tôi nhìn kỹ đầu cá thật to dưới nước. Mồm há to bằng cả thân người.Chuông điện thoại lại réo.Tôi không trả lời vì sợ lỡ mất con cá, tôi gọi mẹ tôi nghe dùm. Tiếng chuông réo mãi bên tai mà mẹ tôi không nghe tiếng gọi của tôi, con cá tìm cách lẩn sâu xuống nước.Tôi đành buông… cho nó lẩn mất và định la lớn một tiếng vừa lúc đó tay tôi nhấc máy:- A lô!- A lô, có phải đây là nhà ông Rawlins? Phải không ạ? - Giọng nói êm dịu như giống người Pháp, hoặc lai Pháp.- Tôi nghe đây, - tôi thở hít ra một hồi. - Ai đó?- Tôi gọi báo tin về một người bạn của ông.- Ai nhỉ?- Coretta James, - nàng vừa nói, đánh vần từng chữ.Tôi ngồi bật ngay dậy…- Ai ở đầu dây đó?- Tôi là Daphne. Daphne Monet, - nàng nói. - Có phải bạn ông là Coretta, đúng không? Cô ta đến gặp tôi nhờ giúp một món tiền. Tôi mới hay là ông đang tìm kiếm tôi nếu không đưa tiền cô ta sẽ báo cho ông. Có phải vậy không, Easy?- Cô ta nói điều đó lúc nào?- Không phải hôm qua, hôm trước nữa kia.- Lúc đó cô em phản ứng ra sao?- Tôi móc hết hai mươi đô la ra đưa ngay. Tôi chưa biết mặt ông, có phải vậy không, ông Rawlins?- Cô nàng làm gì ngay lúc đó?- Cô nàng vội đi ngay, như vậy tôi mới lo bởi bạn tôi cũng bỏ đi chưa thấy về, tôi chỉ còn cách nhờ ông nói cho tôi biết, được chứ? Vì sao ông tìm kiếm tôi?- Ta không hiểu em định nói gì? - Tôi nói - Bạn của em, ai vậy?- Frank. Frank Green.Tôi quơ tay tìm chiếc quần, nó nằm đâu đó dưới sàn gần chỗ giường.- Vì sao ông đi tìm em, ông Rawlins? Em đã biết mặt ông chưa?- Em nhầm rồi đó, cưng à. Ta chẳng biết cô nàng kia nói gì… Có phải Frank đang đi tìm nàng?- Em không nói cho Frank biết chuyện nàng đến đây. Hắn không có ở đây, nhưng rồi không thấy hắn về nhà.- Ta chẳng hay biết Frank hiện ở đâu, ta cũng chẳng biết Coretta chết từ lúc nào.- Chết à? - Nàng làm ra vẻ như ngạc nhiên.- Thật đấy, có lẽ là đêm thứ Năm.- Khiếp quá. Vậy ông có nghĩ là Frank sẽ bị liên luỵ không?- Này nghe đây, cưng. Ta không hay biết chuyện gì xảy ra với Frank hoặc với ai kia. Ta chỉ biết nó chẳng dính dáng gì đến ta, chúc em may mắn, thôi ta phải đi ngay…- Ông phải giúp dùm em.- Không được, cưng. Việc đó quá sức ta.- Nếu không được buộc lòng em phải nhờ cảnh sát tìm giúp một người bạn. Em báo cho cảnh sát hay về ông và một người nữa, cô nàng Coretta.- Nghe đây, biết đâu bạn của cô em giết chết nàng.- Nàng bị đâm chết?- Không. - Tôi nói liền, biết ngày cô ta đang nghĩ gì - Nàng bị đánh đập cho tới chết.- Không phải là Frank. Hắn có dao. Hắn không khi nào đánh đập ai. Ông giúp cho em với?- Giúp gì mới được chứ? - tôi nói. Tôi giơ tay lên trời tỏ ý không cách gì giúp được, nhưng có ai nhìn thấy tôi giờ này.- Em còn một bạn đây. May ra hắn biết cho Frank.- Ta chẳng cần đi tìm Frank Green, và nếu em cần sao em không gọi cho hắn biết?- Em, em phải đi ngay tới đó. Hắn có thể giúp em và…- Vậy sao phải nhờ đến ta? Đã là bạn thì em cứ đến nhà gặp hắn. Em đón taxi mà đi.- Em không còn tiền, xe thì Frank đang giữ. Nhà của người bạn lại ở xa quá, em chỉ nhờ ông giúp cho cách làm sao đi tới đó.- Thôi đừng, em ơi.- Ông phải giúp em đi mà. Em không muốn nhờ cảnh sát, em không còn cách nào hơn nếu ông không giúp được em.Tôi cùng ngán bọn cảnh sát lắm. Nhỡ lần sau có việc đến bốt thì không còn đường ra. Tôi còn nhớ con cá mèo. Tôi còn nhớ mùi vị cá chiên. Ước gì bây giờ được ăn thử một miệng.- Bây giờ em đang ở đâu? - tôi hỏi.- Em đang ở nhà, ở phố Dinker Street. Số Ba mươi tư - Năm mốt rưỡi.- Không phải nhà của Frank.- Em có nhà riêng. Phải vậy không? Hắn đâu phải là tinh nhân của em.- Thôi được, ta đem tiền cho em, gọi taxi chờ em đến phố Main. Vậy thôi nhé.- Dạ được, được! Vậy thì tuyệt quá.13.Mới bốn giờ sáng, vùng phụ cận Los Angeles còn chìm trong giấc ngủ.Phố Dinker Street vắng tanh không thấy bóng một con chó tìm chỗ bươi rác. Bãi cỏ công viên tối om tĩnh mịch, thỉnh thoảng mấy cành bông trắng đong đưa dưới ánh đèn đêm.Nhà con bé người Pháp là căn hộ ghép một tầng, đèn trước nhà soi sáng có một bên.Tôi ngồi chờ bên trong xe khá lâu, châm thuốc hút. Căn hộ khá yên tĩnh. Trước sân nhà trồng cây có thân to. Quanh bãi cỏ là dẫy hàng rào cọc sơn trắng nổi bật hắn lên. Tôi nhìn quanh không thấy xác chết nằm phơi mình, không có những tên mặt mũi bậm trợn tay thu sẵn dao đứng phục trước lôi ra vào. Lẽ ra tôi phải nghe theo lời khuyên của Odell giã từ California ra đi.Tôi bước tới trước nhìn thấy nàng chờ sân bên trong.- Ông Rawlins đấy hả?- Easy, cứ gọi tôi là Easy.- Ôi vậy sao. Coretta cũng gọi tên ông như vậy. Phải không?- Phải.- Em là Daphne, mời ông vô nhà.Tôi đoán đây là ngôi nhà cả gia đình ở chung nhưng lại thấy có vẻ khác. Có thể là hai anh chị em được thừa hưởng gia tài nhưng rồi phân chia không đồng đều nên ngăn ra làm đôi như một căn hộ ghép.Nàng mời tôi bước vô phòng khách ngăn đôi. Sàn lót thảm màu nâu, ghế sofa bọc nệm nâu tiếp màu với ghế dựa, với màu tường. Một bụi cây dương xỉ che hết phần tường nhà phía trước gần bên tấm màn che cũ màu nâu. Còn chiếc bàn nhỏ đặt trước bộ ghế sofa không phải màu nâu có bày một cái giá mạ vàng có lót gương.- Uống một ly nhẹ, ông Rawlins? - Nàng mặc chiếc áo xanh giản dị như những cô gái ở Paris lúc tôi còn phục vụ trong quân đội Mỹ. Chiếc áo bình thường dài quá khỏi gối. Nàng chỉ trang sức đơn giản một chiếc kẹp nhỏ làm bằng sứ gắn trên phía ngực trái.- Không đâu, cảm ơn.Gương mặt nàng thật xinh. Còn đẹp hơn cả lúc nhìn trong ảnh chụp. Tóc nàng lọn quăn màu nâu nhạt đứng từ xa nhìn tôi tưởng đâu màu tóc hoe vàng, mắt nàng có mầu xanh khi thì màu lục nếu nhìn theo lúc nàng nghiêng đầu. Đôi gò má nhỏ cao nhơng nhờ khuôn mặt tròn trĩnh nên trong không có vẻ khắc khổ. Đôi mắt nàng hỏi xích gần lại khác hơn mấy cô nàng kia và trông nó quyến rũ làm sao, tôi chỉ muốn giơ tay ôm vòng qua người nàng - để che chở cho nàng thôi.Tôi ngồi lặng lẽ nhìn nàng một lúc, nàng mới nói:- Ông phải uống một chút gì chủ?- Thôi, cảm ơn. - Tôi biết ngay là mình chỉ nên nói nhỏ vừa đủ nghe, tôi hỏi nàng:- Có người lạ ở quanh đây không?- Không. - Nàng nói khẽ, xích lại gần hơn, tôi nhận ra mùi thơm xà bông, mùi xà bông Ivory nàng tắm mỗi ngày - Em sống độc thân.Nàng chìa cánh tay dài nõn na xoa nhẹ lên mặt tôi.- Ông vừa đánh nhau à?- Sao em nói vậy?- Mặt ông bầm tím.- Chẳng sao cả.Nàng để tay yên một chỗ.- Để em lo cho ông nhé?Tôi giơ tay xoa lên mặt nàng, vừa nghĩ trong đầu thế này thì thật là điên rồ.- Thế được rồi, - tôi nói - Tôi mang đến cho em hai mươi lăm đô la đây.Nàng cười như trẻ thơ. Chỉ có bọn trẻ mới mừng như vậy.- Cảm ơn ông, - nàng nói. Nàng quay đi đến ngồi xuống chiếc ghế dựa màu nâu hai tay vòng lại trên đùi. Nàng gật đầu ra hiệu về phía chiếc trường kỷ, tôi nằm xuống ngay.- Tôi có mang theo tiền đây. - Tôi đưa tay sờ túi, nàng ra dấu chặn lại.- Ông đứa em tới nhà hắn được chứ? Em là con gái mà. Ông ngồi lại ngoài xe, em chỉ gặp hắn trong chốc lát thôi. Năm phút là cùng.- Nghe này, cưng. Tôi chưa biết em là ai…- Em nhờ ông giúp mà. - Nàng cúi nhìn hai bàn tay xếp lại, mới nói - Ông không thích rầy rà chuyện cò bót, em cũng vậy thôi…Tôi từng nghe qua chuyện này rồi.- Sao em không chịu đón taxi?- Em ngại lắm.- Vậy mà em lại tin tôi ư?- Em không còn cách nào khác hơn. Em là người xa lạ bạn bè bỏ đi hết. Nghe Coretta cho biết ông đi tìm, em mới hỏi thăm ông có tệ lắm không, nàng ta nói là ông không phải là người như vậy đâu. Nàng kể ông là người tử tế, ông có lối sống, nói thế nào nhỉ, vô tư.- Tôi mới nghe nhắc đến em gần đây, - tôi nói - Chỉ có vậy. Tay bảo vệ ở quán rượu John nói rằng tôi cần phải gặp em.Nghe xong nàng cười.- Ông giúp dùm em được chứ?Tôi không còn thời gian để nói không. Câu trả lời không chỉ dành cho lão Albright hoặc là ngay cả với Coretta. Nhưng tôi phải hỏi nàng thêm một câu.- Làm thế nào em gọi cho tôi được?Daphne cúi nhìn hai bàn tay, tôi nhẩm được ba giây. Khoảng thời gian đủ cho một người bình thường nghĩ ra được câu nói dối.- Trước khi giao tiền cho Coretta, em nói em muốn nói chuyện với ông. Em muốn biết vì sao ông đi tìm em.Dù sao nàng cũng là phận gái. Tuổi chưa qua ba mươi hai.- Người bạn của em hiện đang sống ở đâu?- Ở một nơi đâu gần Hollywood, phố Laurel Canyon Road.- Em biết đường đi tới đó?Nàng gật đầu lia lịa, chợt nàng nhớ ra nói:- Cho em mang cái này ra.Nàng vụt chạy ra khỏi phòng khách tới cho thềm cửa tối om rồi quay trở lại ngay. Nàng xách trên tay chiếc vali cũ mèm rách nát.- Đây là đồ dùng của bạn em, Richard, - nàng rụt rè nhếch mép cười. * * *Tôi lái xe băng qua thị trấn La Brea rồi nhằm thẳng hướng Bắc đi Hollywood. Con đường chạy qua hẻm núi chặt hẹp chạy vòng vèo không có xe cộ qua lại. Không nhìn thấy xe cảnh sát đi tuần tra, tôi yên tâm hơn bởi bọn cảnh sát cứ nghĩ có bọn đĩ điếm mỗi khi nhìn thấy một tên da màu ngồi chung xe với đàn bà da trắng.Qua mỗi khúc cua gần đầu đường, tôi còn nhìn thấy ánh đèn đêm ở Los Angeles. Trên chặng đường về cả thành phố tràn ngập ánh đèn, rực rỡ chói lọi tràn đầy sức sống. Ngồi trong xe nhìn ra phố Los Angeles, về đêm thấy trong người khoẻ hắn ra.- Tới đằng kia nữa, Easy. Chỗ có bãi đậu xe.Cũng là một căn nhà nhỏ hẹp. So với những toà nhà lâu đài nằm trên chặng đường đi qua nhìn lại thấy ngôi nhà này như dành riêng cho người giúp việc. Căn nhà hình chữ A có hai cửa sổ, của trước để mở toang.- Nhà bạn em vẫn để cửa mở như vậy à? - tôi hỏi.- Em không rõ.Xe dừng lại, tôi bước xuống cùng với nàng.- Ông chờ em một chút thôi.Nàng đưa tay xoa nhẹ tay tôi rồi quay vô nhà.- Thôi, để tôi đi theo vô.- Không được đâu! - nàng nói, giọng quả quyết khác trước.- Nghe đây, giờ này đã qua khuya, ở một nơi xa lạ vắng vẻ thuộc về một thành phố lớn. Cửa để mở toang như vậy chắc là có chuyện không ổn. Nếu có chuyện liên quan tới người mà tôi biết mặt thì bọn cảnh sát sẽ đuổi theo tôi vô tới tận nghĩa trang.- Được rồi, - nàng nói - Ông chỉ quan sát, nếu mọi việc em xuôi thì thôi. Xong rồi ông trở ra xe.Tôi đưa tay đóng cổng lại, chưa kịp nhấn nút bật công tắc, Daphne từ bên ngoài đứng gọi- Richard!Đây là một căn nhà nhìn như căn chòi ở miền núi. Cửa trước ăn thông vô gian buồng rộng rãi bên trong chia ra gồm phòng khách, phòng ăn, nhà bếp gộp lại một chỗ. Giữa nhà bếp và nhà ăn đặt một quầy dài ngăn cách. Góc trái đằng xa bày một bộ trường kỷ trải chiếc chăn bông hàng Mễ, một chiếc ghế sắt lót nệm chỗ ngồi và chỗ dựa lưng. Vách tường nhìn ra cửa trước gắn lớp kính. Ngồi bên trong có thể nhìn thấy ánh đèn đêm thành phố lấp lánh qua lớp cửa kính của gian buồng, chỗ Daphne và tôi đứng có một lối cửa ra vô ở cuối dẫy tường phía trái.&quot;Đây là buồng ngủ của anh chàng&quot;.Buồng ngủ bày biện đơn giản. Sàn nhà lót gỗ, có một cửa sổ, một chiếc giường rộng rãi với một xác chết đặt nằm trên đó.Hắn vẫn mặc bợ đỡ màu xanh như hôm nào. Hắn nằm vắt ngang qua giường, tay buông xuôi trong tư thế của Chúa Jesus - mấy ngón tay xòe ra căng thẳng nhìn khác xa hình tượng trên cây thánh giá của mẹ tôi. Hắn không gọi tôi là &quot;người anh em da màu&quot; - tôi nhận ra hắn là một tên da trắng say sưa vẫn thường gặp trước quán rượu của John.Daphne nghẹn cả họng. Nâng niu tay tôi:- Richard nằm đó.Một con dao hang thịt còn cắm sâu trên ngực. Chuôi dao màu nâu láng bóng lủng lẳng một nửa ở ngoài trông như cây cỏ nến mọc quanh bờ ao. Hắn té nhào ngã lưng trên đống chăn mền, máu phun ngược về phía trên loang đầy cả mặt và cổ. Máu thẫm quanh con mắt mở to nhìn trừng trừng. Máu đông lại ở mặt, trên đầu tóc thành một lớp dày cộm như món chè thạch Jell-O. Tôi thấy muốn lợm giọng bụm miệng lại.Tôi quỳ một bên đầu gối, cố che giấu về khó chịu. Tôi quỳ xuống bên xác chết như một vị mục sư đang làm phép trước sự chứng kiến của người đang khóc lóc. Tôi không biết tên họ hắn, làm ăn ra sao, tôi chỉ biết là hắn đã chết.Chợt đâu ngay lúc này những người tôi quen biết đã chết từ lâu lại hiện về. Nào là Bernard Hook, Addison Sherry, Alphonso Jones, Marcel Montague. Và con cả ngàn tên lính Đức mang họ Heinz, có cả trẻ con, phụ nữ. Kẻ thì bị chặt đứt lìa, kẻ thì bị thiêu. Giữa lúc cuộc chiến căng thẳng tôi đã cắt đứt mối quan hệ và còn những việc tệ hại hơn nữa. Tôi đã từng gặp những xác chết mở mắt nhìn trừng trừng như Richard đang nằm trước mắt đây, và còn những xác chết không đầu. Tôi còn lạ gì chuyện chết chóc và lần này tôi phải bị nguyền rủa nếu ngồi nhìn một tên da trắng chết đi, điều này khiến tôi suy sụp tinh thần.Tôi đáng quỳ bất chợt nhìn thấy một vật lạ, cúi xuống ké mũi ngửi tôi nhặt lấy gói vô trong chiếc khăn tay.Mới vừa đứng dậy tôi nhìn quanh không thấy Daphne đâu cả. Tôi bước qua bên nhà bếp rửa mặt. Tôi chợt nhớ chắc là nàng ở trong buồng vệ sinh. Rửa mặt xong cũng chưa thấy nàng trở ra. Nhìn vô buồng tắm không thấy. Tôi vút chạy ra cho bãi đậu xe cũng chẳng thấy nàng đâu.Tôi lắng nghe có tiếng động sột soạt gần đây.Nhìn thấy Daphne đang cố đẩy chiếc vali cũ kỹ vô trong thùng xe Studbaker.- Có việc gì vậy? – tôi hỏi.- Ông đoán thử việc gì! Chúng ta nên rời khỏi chỗ này ngay hay là mỗi người mỗi ngả.Tôi không còn thời gian để nghĩ ngợi, nàng vừa nói nghe lạc cả giọng.- Có chuyện gì lạ vậy?- Ông giúp đẩy chiếc va ly này với!- Chuyện gì vậy? - tôi nhắc lại.- Làm sao em biết được? Richard đã chết. Frank cũng ra đi. Em chỉ biết một điều là phải rời khỏi chỗ này ngay, ông cũng vậy, trừ khi ông muốn nhìn thấy bọn cảnh sát buộc ông làm việc đó.- Ai làm vậy? - Tôi nắm lấy tay nàng lôi ra khỏi cho chiếc xe.- Em không biết! - nàng lặng lẽ nói, đứng sát bên tôi, rất gần với nhau.- Tôi không đành bỏ đi được.- Không còn cách nào khác hơn, ông Easy. Em sẽ mang những thứ này đi không ai biết em tại đây, còn ông cứ về nhà. Ông ngủ cho khỏe coi chuyện đó như một giấc mơ.- Còn anh chàng đó thì sao? - tôi quát, chỉ tay về phía ngôi nhà.- Chàng ta đã ra người thiên cổ, thưa ông Easy. Hắn ra đi mãi mãi. Thôi ông về đi cố quên hết mọi chuyện. Bọn cớm không hay biết ông ở đây đâu, không thể nào biết được trừ khi ông quát tháo om sòm khiến cho kẻ lạ nhìn ra thấy xe ông ngoài này.- Rồi em sẽ tính sao đây?- Em lái xe này đến chỗ vắng rời bỏ ở đó. Em đón xe buýt đi thật xa cách đây hơn cả ngàn cây số.- Còn cái anh chàng đang theo dõi tìm kiếm em thì sao?- Ông nói đến Carter à? Hắn thì có gì phải lo. Hắn sẽ bỏ cuộc khi bọn chúng chưa tìm được em. - Nàng cười.Chợt nàng quay qua ôm hôn tôi.Nàng hôn thật lâu, xứng đáng là một cái hôn. Tôi định xô ra, nàng níu lại thật chặt. Nàng thè lưỡi liếm quanh lưỡi tôi đến lòi răng ra đến môi. Vị đắng trong miệng tôi chuyển hoá thành hương vị ngọt ngào nhờ những chất xúc tác từ cái hôn nàng ban tặng. Nàng buông ra cười nhìn tôi một thoáng rồi lại hôn. Lần này thì đậm đà hơn. Nàng thè lưỡi sâu vô tới ngang cổ họng răng cỏ va chạm nhau nghe chừng như chiếc răng nanh trong miệng tôi sứt mẻ.- Tiếc là ta không có dịp biết nhau, Easy. Nếu không thì em để cho ông làm thịt con bé da trắng này.- Em không thể bỏ đi được. - tôi nói ấp úng. - Vụ án còn đó.Nàng đóng sập cửa thùng xe xuống đi vòng qua tôi tới bên cho tay lái xe. Nàng bước vô quay của kính xuống.- Chào ông, Easy. Nàng mở máy cho xe lui lại.Chiếc xe lựng khựng một lúc nhưng không sao. Tôi định níu nàng lại lôi ra khỏi xe nhưng rồi tôi được gì? Tôi đúng đó nhìn theo sáu đèn lái từ từ đổ dốc xuống đồi.Tôi trở lại bước vô xe tiếc cho dịp may không có lần thứ hai. Walter Mosley Con quỷ áo xanh Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên Chương 14- 15- 16- 17 14. &quot;Mi cứ để cho bọn chúng giẫm đạp, Easy. Cứ để mặc bọn chúng xử tệ với mi, nhớ là không được phản ứng gì hết&quot;.Tôi biết làm sao đây?Tôi cho xe chạy ra đại lộ Sunset Boulevard rẽ trái hướng về đường chân trời màu vàng cam chói lọi phía đông.- Ta không biết, mi phải tỏ ra biết điều. Cứ thế mà làm và mi sẽ chết trước ngày thứ Tư tuần tới.- Vậy thì tôi nên làm y theo lời Odell dặn xong rồi bỏ đi.- Bỏ đi! Bỏ đi sao? Mi định bỏ của mà chạy sao? Bỏ đi. - Hắn nói, giọng khinh miệt. - Thà chết còn hơn là bỏ đi.- Thế chẳng phải ông bảo trước sau gì tôi cũng phải chết. Tôi chỉ việc ngồi chờ cho đến ngày thứ Tư tuần sau.- Mi đứng dậy ngay, tên kia. Để cho bọn chúng giẫm đạp lên người mi nghĩ thật phi lý. Xen vô chuyện con bé da trắng, nó không phải là dân Pháp, hợp tác với một tên da trắng đi tìm giết đồng loại vì ghét nhau. Mi phải tìm cho ra lẽ, bố trí lại công việc.- Tôi biết đối phố ra sao với bọn cớm hãy với lão Albright đây, ngay cả con bé dõ nữa?- Hãy đợi đấy, Easy. Không nên làm những gì chưa thể làm được. Hãy đợi đấy, chờ thời cơ thuận lợi.- Nếu lỡ ra…- Đừng suy nghĩ ấm ớ. Một là có hai là không. &quot;Nếu lỡ ra…&quot; chỉ là câu nói của bọn trẻ còn. Mi là người lớn.- Đúng quá, - tôi đáp. Bất chợt tôi cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh.- Chẳng có bao nhiêu người muốn hạ gục một nhân mạng. Bọn chúng chỉ là một lũ khiếp nhược cả mà thôi.Tôi nghe được mấy lời đấy trong giờ phút nguy kịch nhất, lúc mà mọi việc tưởng chừng như không còn lối thoát, tôi có ý định lái xe đâm tháng vô bức tường chắn trước mặt. Chợt đâu tiếng nói vô hình từ cõi xa xăm hiện về giúp cho tôi nhiều lời khuyên quý báu.Tiếng nói nghe dõng dạc. Không đếm xỉa đến chuyện liệu tôi có sợ hãi hay đang lâm nguy. Lời khuyên lột trần tất cả những sự thật và khuyên tôi nên làm những gì cần phải làm. * * *Những lời khuyên đầu tiên đến với tôi từ lúc còn phục vụ trong quân đội.Lúc tôi đăng ký nhập ngũ là do tự hào vì những lời kêu gọi trên báo chí, phim ảnh. Tôi tự hào là niềm hy vọng của thế giới. Nhưng rồi tôi nhận ra trong quân đội cũng có sự chia rẽ như ở miền Nam. Tôi được huấn luyện thành một lính bộ binh, một chiến sĩ thế mà người ta đem đặt tôi ngồi trước bàn máy đánh chữ suốt ba năm đầu trong quân ngũ. Tôi được thuyên chuyển qua Châu Phi rồi qua Ý trong dsơn vị tiếp liệu. Được điều động phục vụ đơn vị tác chiến, theo dõi hành quân tác chiến và lạp danh sách binh sĩ chết trận.Tôi ở trong một đơn vị lính da màu còn các cấp chỉ huy đều là da trắng. Tôi được huấn luyện để giết người nhưng bọn da trắng chẳng thèm để tâm đến vũ khí tôi cầm trong tay. Bọn chúng không thích tôi gây cảnh đổ máu cho bọn da trắng. Bọn chúng khinh miệt chúng tôi không có kỷ luật hay là không có tinh thần hô hào tiếp tục cuộc chiến. Bọn chúng lo sợ rằng trước hiểm hoạ chết chóc chúng tôi sẽ càng ưa chuộng tự do hơn.Nếu một tên lính da màu muốn chiến đấu hắn phải đăng ký tình nguyện. Lúc đó hắn sẽ được tiếp tục chiến đấu.Tôi lại nghĩ khác, bọn đăng ký tình nguyện là cả một lũ điên rồ. Tại sao tôi phải chết vì một cuộc chiến do bọn da trắng phát động?Có một bữa tôi vô trong PX mua sắm đồ dùng thì gặp ngày toàn lính da trắng vừa từ mặt trận ở Rome trở về. Bọn chúng đang bàn tán chuyện lính Negro, chê chúng tôi nhát gan chỉ nhờ bọn lính da trắng mới cứu được cả Châu Âu. Tôi hiểu bọn chúng đang ganh tị đó thôi bởi bọn tôi ở lại hậu cứ, được ăn ngon lại có nhiều gái đẹp, trong số đó có tôi. Tôi ghét luôn bọn lính da trắng và ghét cá tính hèn nhát của tôi.Thế nên tôi tình nguyên tham gia đổ bộ lên bờ biển Normandy, rồi theo đoàn quân của tướng Patton tham gia mặt trận Bulge. Lúc đó quân Đồng Minh không có cơ hội chia rẽ hàng ngũ quân đội. Đơn vị tôi gồm nhiều thứ lính đen có, trắng có và cả một tiểu đội quân Mỹ lai Nhật. Tất cả cùng một lòng tiêu diệt quân Đức. Chuyện xung đột chủng tộc là chuyện bình thường nhất là khi có quân nhân nữ xen vô dù sao bọn tôi cùng biết nhường nhịn nhau.Bọn da trắng có căm ghét đến đâu đi nữa tôi cũng chẳng màng nếu bọn chúng tỏ ra khinh miệt thị tôi quát lại ngay. ***Một bữa nọ ở ngoại ô vùng Normandy gần một khu nông trại nhỏ, lời khuyên đầu tiên đến với tôi. Tôi bị mắc kẹt bên trong nhà kho. Hai đồng đội là Anthony Yakimoto và Wenton Nills đã bị bắn tỉa chết. Giọng nói ra lệnh &quot;Chờ lúc mặt trời lặn, hãy chạy ra diệt cái thằng quỷ sứ đó. Giết xong, dùng lưỡi lê cắt cổ nó nghe chưa. Mi đừng để cho nó giết trước. Nếu mi tha mạng sống cho nó coi chừng hậu hoạ về sau. Mi phải giết quách cái tháng quỷ đó!&quot; - hắn nói. Tôi chỉ biết tuân lệnh.Giọng nói không cố ý muốn kích động tôi. Hắn không ra lệnh tôi cưỡng hiếp hay trộm cướp. Hắn chỉ đường cho tôi tự cứu lấy mình. Tôi cũng muốn sống như ai.Tôi chỉ còn biết lắng nghe mệnh lệnh.15Lúc tôi trở về nhà lại thấy một chiếc xe khác nữa đang đậu phía trước. Một chiếc Cadillac trắng không có người trong xe, hôm nay thì cửa sân trước nhà có người mở.Manny và Shariff đi tới đi lui bên trong nhà. Nhìn thấy tôi, Shariff nhếch mép cười. Manny cúi nhìn xuống sàn không biết mặt mũi hắn ra sao.Lão Albright đang đứng dưới nhà bếp gần bên cửa sổ nhìn ra ngoài sân sau. Mùi cà phê thơm phức khắp cả nhà. Thoáng thấy tôi lão quay lại tay mân mê chiếc tách sứ. Hôm nay lão mặc chiếc quần trắng, áo thun màu kem, chân đi giầy thể thao đánh golf, đầu đội mũ cát két đường viền nếp màu đen.- Kìa Easy. - Lão cười thân mật chào hỏi tôi.- Các ông làm gì trong nhà tôi thế này?- Ta muốn nói với anh một việc. Ta ngôi nhà chờ anh về đây. Tôi đánh hợi được giọng lão có vẻ muốn hằm hè tôi. - Manny phải lấy tuốc nơ vít mở cửa ra cho tiện. Cà phê có đây.- Ông đừng có biện bạch chuyện xâm nhập vô nhà tôi như thế này, ông Albright. Nếu tôi đi xăm xăm vô nhà ông thì ông tính sao?- Ta sẽ chặt cái đầu thằng Nigger đó ra! - Nụ cười không lay chuyển sắc mặt của lão.Tôi đứng nhìn lão một lúc. Từ trong tiềm thức tôi chợt liên tưởng, hãy đợi đấy, Easy.- Vậy ông muốn gì? - tôi hỏi lại. Tôi bước tới quầy rót một ly cà phê.- Sáng nay ông bỏ đi đâu, Easy?- Đi đâu chẳng dính dáng gì tới ông.- Ông ở đâu?Tôi quay lại nói:- Tôi đến nhà một cô nàng. Ông có em nào không, ông Albright?Đôi mắt đờ đẫn đầy vẻ lạnh lùng, nụ cười vụt biến mất trên gương mặt lão. Tôi định nói một câu chốc giận lão nhưng nghĩ lại thấy không nên.- Ta không đến đây để nói chuyện giỡn đâu, ông bạn, - lão nói thẳng thừng. - Ông lấy tiền bỏ túi để nói lại cho ta nghe những câu xấc xược như thế à?- Ông nói sao? - Tôi lặng thinh, bước lui lại phía sau.- Ta muốn nói, hai bữa nay không thấy Frank Green về nhà. Tay quản lý phân xưởng ở hãng Skyler Arms cho hay bọn cảnh sát lảng vảng quanh chỗ làm để dò lavề cái chết của con bé da màu mấy bữa trước còn thấy ccặp kè đi chơi với Green. Ta muốn biết, này Easy, ta muốn biết có nàng da trắng kia đâu.- Ông không biết là tôi đang bị dính vô việc đó à? Rõ khỉ, tôi trả lại tiền ông đây.- Muộn mất rồi, ông Rawlins, ông đã nhận tiền tức là ông phải nghe theo tôi.- Tôi không nghe theo ai hết.- Bọn mình hết thẩy đều mắc nợ với nhau cả. Khi mở miệng nhờ vả ai thì coi như ông đã mắc nợ rồi đó, đã mắc nợ thì không còn làm chủ được mình. Chủ nghĩa tư bản là vậy đó.- Tôi còn giữ tiền ông đây, ông Albright. Tôi đưa tay sờ túi.- Ông có tin Chúa không, ông Rawlins?- Ông nói gì vậy, ông bạn?- Ta muốn biết liệu ông có tin vô Chúa không?- Chả ra cái quái gì hết. Tôi buồn ngủ lắm rồi.Tôi giả vờ quay đi rồi dừng lại. Tôi có chủ ý là không bao giờ đưa lưng về phía lão DeWitt Albright.- Bởi ông biết đó, - lão nhắc lại, hơi nghiêng người về phía tôi. - Ta muốn nhìn cho rõ mặt của kẻ ta định giết chết. Nếu hắn tin có Chúa, ta càng muốn biết liệu cái chết của một kẻ có tín ngưỡng có gì khác lạ không.- Hãy đợi đấy, - tiếng nói từ trong vô thức lại vang lên bên tai tôi. - Tôi đã nhìn thấy nàng, - tôi nói.Tôi trở lại ngồi ghế bên trong phòng khách. Ngồi được một chỗ tôi thấy nhẹ cả người. Bọn tay chân lão Albright tiến về phía tôi. Bọn chúng giương oai như loại chó săn khát máu.- Ở đâu? - lão DeWitt nhếch mép cười. Mặt lão nhìn như con ma cà rồng.- Nàng nhắn tin, nếu không ra tay nghĩa hiệp, nàng sẽ báo cho cảnh sát về vụ Coretta…- Coretta nào?- Bạn tôi, nàng đã chết. Có thể bọn cảnh sát đang điều tra vụ đó. Nàng đi cùng với Frank có cả một em của ông nữa - tôi kể lại. - Daphne cho tôi địa chỉ ở phố Dinker tôi lái xe tới đó, nàng nhờ tôi chở tới nhà của một người quen ở Hollywood Hills.- Ông còn nhớ rõ lúc nào?- Tôi vừa mới trở về.- Bây giờ con bé đâu?- Nàng biến đi mất.- Nó ở đâu? - Giọng của lão nghe như ở nơi sâu thẳm. Nó rùng rợn làm sao.- Làm sao tôi biết! Lúc nhìn thấy cái xác nàng liền trở vô trong xe!- Xác nào?- Thằng đó đã chết từ lúc nào, bọn tôi đến mới hay.- Ông biết tên chứ?- Richard.- Richard gì?- Tôi nghe nàng gọi tên Richard, chỉ có vậy.- Tôi thấy không cần phải kể lại chuyện Richard đi tìm quán bar của John cho lão nghe.- Ông chắc hắn đã chết?- Tôi nhìn thấy cán dao ghim trên ngực hắn, ruồi bu lại quanh khoé mắt&quot;. Nhớ lại tôi cảm thấy lợm giọng. - Máu me tùm lum.- Rồi ông để cho con bé bỏ đi? - Tôi đánh hơi lão lại giở giọng hầm hè nên đứng dậy xuống nhà bếp pha thêm cà phê. Tôi không hiểu vì sao một tên trong bọn lại bước theo sau lưng. Khiến tôi đụng đầu vô mép cửa vì muốn đi thẳng qua luôn.&quot;Hãy đợi đấy&quot; - giọng nói tàng hình lại nhắc tôi nhớ lấy.- Ông đâu có thuê mướn tôi bắt cóc người. Con bé chộp lấy chìa khoá rồi biến mất. Ông muốn tôi phải làm việc gì nữa?- Ông gọi báo cảnh sát?- Tôi có bám theo sát nút. Tôi đã làm hết sức mình.- Này Easy, ta muốn hỏi ông một việc. - Lão nhìn chằm chằm vô mặt tôi. - Ta không muốn nhìn thấy ông phạm sai lầm. Không phải ngay lúc này đâu.- Ông cứ hỏi.- Ông có nhìn thấy con bé mang theo món gì không? Cái túi xách hoặc là một chiếc va ly?- Nàng có một chiếc va ly màu nâu trong nó cũ kỹ làm sao. Nàng nhét vô sau thùng xe.Đôi mắt lão DeWitt sáng rõ, căng người ra.- Xe hiệu gì vậy?- Xe Studebaker đời bốn-tám. Màu hồng.- Con bé lại đi đâu? Ông cố nhớ đi, ông đang kể hết mọi chuyện cho tôi nghe mà.- Nàng chỉ nhắn lại đi tìm chỗ đậu xe, không nói rõ chỗ nào.- Địa chỉ nàng ở đâu?- Hai mươi-sáu…Lão ra dấu vẻ nôn nóng, tôi cảm thấy ngại ngại làm sao ấy.- Ông viết lại dùm, - lão nói. Tôi mở ngăn kéo lấy xấp giấy ra.Lão ngồi bên kia bàn trên chiếc ghế trường kỷ, chăm chú để mắt nhìn xấp giấy. Lão ngồi bành gối ra.- Cho ta một ly Wishky đi, Easy - Lão nói.&quot;Cứ tự nhiên đi mà!&quot; - giọng nói tàng hình vừa phát ra.- Ông cứ tự nhiên, - tôi nói. - Rượu để trong tủ.Lão DeWitt Albright ngước nhìn tôi, một nụ cười rạng rỡ thoáng hiện trên gương mặt. Chợt lão bật cười thành tiếng vỗ đầu gối nói.- Vậy là ta mới thật đáng trách.Tôi nhìn theo lão. Tôi muốn chết nhưng mà tôi cũng muốn chấp nhận chiến đấu.- Phá rượu đi chứ Manny, được không? - Tên nhỏ con nhất bước tới bên tủ rượu. - Này Easy, anh mới thật là dũng cảm. Ta cần người có lòng dũng cảm. - Lão kéo dài giống lè nhè. - Ta đã trả tiền trước rồi, phải không?Tôi gật.- Đây, ta đã nghĩ ra rồi, Frank Green là tên đầu sỏ. Nàng phải bám theo hắn hoặc là hắn phải biết nàng ở đâu. Anh phải lo tìm cho ra tên ganster đó. Anh lo sắp xếp để ta gặp mặt hắn. Chỉ có vậy thôi. Đến lúc đó ta sẽ liệu cách nói chuyện với hắn. Anh tìm cho ra tên Frank Green, ta với anh coi như sòng phẳng.- Sòng phẳng à?- Tất cả mọi thứ, Easy. Anh đã nhận đủ tiền, ta để cho anh tự do?Rõ ràng không phải là một cuộc mặc cả. Tôi biết lão Albright rắp tâm định giết tôi. Lão có thể ra tay hạ thủ tôi ngay lúc này hay cho đến khi tôi tìm ra tên Frank kia.- Tôi sẽ tìm ra hắn cho ông, tôi đang cần thêm một trăm đô la hay là ông muốn lấy đầu tôi.- Easy, anh đúng là người ta cần, chắc ăn rồi, - lão nói. - Tôi giao hẹn anh ba ngày phải tìm được hắn. Nhớ đếm cho đủ ngày.Bữa tiệc rượu vừa xong, Manny và Shariff còn đứng chờ trước của.Lão Albright kéo tấm chắn định bước ra chợt lão nghĩ ra một việc. Lão quay lại chỗ tôi nói:- Tính tôi không thích đúa đâu, ông Rawlins.- Ồ không, tính tôi cũng vậy, - tôi nói trong đầu.16.Tôi ngủ vùi suốt cả ngày. Tôi còn phải đi tìm Frank Green rồi lại muốn ngủ.Nửa đêm tôi giật mình dậy, người ướt đầm mồ hôi. Tôi nghe động tĩnh xem có ai rình theo tôi, một là bọn cớm hai là lão DeWitt Albright cũng có thể là Frank Green. Tôi không thể nào quên được mùi tanh tưởi quanh chỗ Richard nằm. Bày ruồi kêu vo ve ngoài cửa sổ khiến tôi nhớ lại cũng có một đám ruồi bò lúc nhức trên xác chết binh lính lúc còn ở Oran Bắc Phi.Người tôi cứ run bần bật.Tôi muốn bỏ chạy đi tìm mẹ hay người tôi yêu chợt tôi hình dung ra Frank Green đang níu kéo tôi ra khỏi vòng tay người yêu, hắn vung dao chực đâm vô ngực.Tôi phải vùng dậy bước xuống giường chạy tới bên bàn điện thoại. Tôi chưa biết nên làm gì. Tôi không thể gọi cho Joppy bởi hắn không thể hiểu được nỗi sợ hãi phi lý như thế này. Tôi không thể gọi cho Odell bởi hắn rành mấy chuyện này hắn sẽ khuyên tôi nên bỏ chạy đi. Tôi không thể gọi Dupree bởi hắn còn bị giam. Dù cho có gặp được hắn thì tôi cũng không thể kể cho hắn nghe, tôi phải nói bịa ra chuyện của Coretta, đang lúc bối rối thế này làm sao nói dối được.Tôi phải gọi qua tổng đài, lúc nghe tiếng nhấc máy tôi nói chuyện xa xôi rồi tôi hỏi thăm bà E. Alexander ở phố Claxton Street thuộc khu vực Houston s Fifth Ward.Nghe giọng nói trong máy tôi nhắm mắt cố nhớ lại: nàng mập ú, nước da ngăm ngăm, đôi mắt màu hoàng ngọc. Tôi hình dung nàng đang nhíu mày cất tiếng &quot;A lô, ai đấy?&quot; - bởi vì Etta Mae không thích nghe điện thoại. Nàng thường mở đầu &quot;Tôi sẵn sàng đón nhận tin chẳng lành, không như kiểu nghe lén điện thoại&quot;.- Ai đó? - nàng hỏi.- Này, Etta hả?- Ai vậy kia?- Easy đây, Etta.- Easy Rawlins phải không? - Chợt tôi nghe nàng cười thật to. Kiểu cười để làm cho người nghe cùng mắc cười theo.- Easy, cậu đang ở đâu vậy, hở? Cậu đang ở nhà phải không?- Tớ đang ở Los Angeles, Etta.Giọng tôi run run, tôi xúc động ngực đánh thình thịch.17Tôi đặt tấm danh thiếp DeWitt Albright đưa cho tôi trên tủ gương. Tôi lẩm bẩm trong miệng.MAXIM BAXTERTrưởng phòng nhân sự.Hãng đầu tư Lion.Địa chỉ ghi dưới góc bên phải, phố La Cienega.Tôi ăn mặc nghiêm chỉnh đúng mười giờ sang cho xe ra. Đã đến lúc tôi cần phải thu thập đủ thông tin. Tấm danh thiếp là một trong hai việc tôi cần phải tiến hành. Tôi phải lái xe trở lại thành phố, đến chỗ khu nhà văn phòng nhỏ hẹp ngay bên dưới Melrose, ở phố La Cienega.Bà nhân viên thư ký mái tóc màu xanh xám đang chăm chú dò sổ trên bàn giấy. Tôi đứng nghiêng soi bóng xuống chỗ cuốn số ghi chép, bà nhìn thấy cái bóng mới hỏi:- Ông cần gì ạ?- Tôi đến gặp Ngài Baxter.- Ông có giấy hẹn?- Dạ không. Ông Albright đưa cho tôi tấm danh thiếp dặn khi nào có dịp ghé lại đây.- Tôi không biết ông Albright là ai.- Bà nói vẫn nhìn theo chiếc bóng. - Ngài Baxter bận rộn cả ngày. Có thể ngài biết ông Albright. Ông ta đưa cho tôi tấm danh thiếp này.Tôi quăng tấm thiếp xuống chỗ trang giấy trước mặt, lúc này bà mới ngước nhìn.Bà nhìn xong vẻ mặt ngạc nhiên.- Ồ kìa!Tôi nhìn theo cười.- Tôi ráng chờ dù ngài có bận đến đâu đi nữa. Hôm nay tôi được nghỉ việc.- Tôi, ờ… để tôi xem ngài có rảnh, thưa ông…- Rawlins à.- Mời ông ngồi chờ ở hạng ghế ngoài kia, tôi sẽ quay lại ngay.Bà bước qua lối của phía sau bàn giấy. Một lát sau có một bà khác trở ra. Bà ngỡ ngàng nhìn tôi xong rồi ngồi xuống thế chỗ cho bà kia.Bên trong phòng đợi trang trí gọn gàng. Bên kia gần cửa sổ bày một bộ trường kỷ bọc da màu đen nhìn ra ngoài phố La Cienega. Nhìn qua cửa sổ thấy một nhà hàng ăn đẹp và lạ mắt, nhà hàng Angus Steak. Trước cổng là một tay gác dan mặc trang phục theo lối vệ binh, nhanh nhẹn mở cửa tiếp đón những vị khách sang trọng, những người sẵn sàng vùng ra hết một ngày lương cho cuộc tiêu khiển bốn mươi lăm phút. Tay gác dan coi bộ khoái chí lắm, không biết mỗi bữa hắn kiếm được bao nhiêu tiền khách boa cho.Trước dẫy trường kỷ bày một bàn cà phê dài. Trên mặt lót báo và những tờ tạp chí kinh doanh. Không có sách báo phụ nữ. Không có cả tranh ảnh thể thao dành cho mấy ông. Nhìn ra ngoài bên ba là những người gác dan nhìn chân mắt tôi quay lại đảo mắt khắp gian phòng.Trên tường gần chỗ trường kỷ trèo tấm bản đồ phía trên chạm khắc một mô hình oval con chim đại bàng đang bổ nhào xuống, móng chân kẹp ba mũi tên. Bên dưới khác đầy tên các thành viên chủ chốt của Hãng đầu tư Lion. Tôi được biết một số tên tuổi nhân vật quan trọng thường hay gặp trên báo Times. Đó là những tay luật sư, chủ nhà băng và những tay tài phiệt già nua. Tên của giám đốc ghi ở hàng cuối rất khiêm nhường bởi ông không muốn khoe tên tuổi người đứng đầu một đơn vị kinh doanh. Ngài Todd Carter là một nhân vật điển hình không thích phô trương tên tuổi trước công chúng. Tôi nghĩ không biết ông sẽ ăn nói ra sao nếu ông ta biết được một con bé người Pháp xa lạ đang đêm vô nhà lấy trộm chiếc xe ôto của nạn nhân vừa bị giết chết lợi dụng danh nghĩa tên ông? Tôi đwsng đó bật cười thành tiếng đến nỗi bà thư ký giá chợt ngước nhìn với vẻ mặt khó chịu. ***- Ông Rawlins, - ba tổ trưởng thư ký vừa gọi tên vừa bước về phía tôi. - Ông thông cảm cho, ngài Baxter rất bận rộn. Ngài không rảnh để…- Vậy thì ngài có thể gặp tôi chốc lát thôi rồi ngài trở lại công việc bình thường…Bà có vẻ không chịu.- Ông có thể cho biết nội dung cuộc trao đổi?- Được chứ, chỉ ngài là ông chủ không muốn tôi nói ra việc này với nhân viên dưới quyển.- Ông yên chí, - ba vừa nói vừa có nuốt giận - Mới công việc muốn trình bày với ngài Baxter xin ông cứ tự nhiên nói cho tôi nghe. Và lại ngài không thể gặp ông lúc này, tôi là người thay mặt.- Ngay bây giờ?- Chỉ có lúc này thôi. Ông cần nhắn nhủ việc gì xin cứ nói cho tôi nghe tôi còn phải lo giải quyết việc khác. - Nói xong ba chìa ra một tập giấy, cầm cây bút chì.- Được đây, thưa cô…&quot;.Vì lý do riêng tôi nghĩ tốt hơn là nên xưng tên.Thưa ông, nội dung công việc cần nhắn?- Để xem, - tôi nói. - Đây, nội dung là như vậy: Tôi có những thông tin cho Ngài có tên gọi là Todd Carter, chắc là ngài giám đốc của quý công ty. Tôi nhận được một danh thiếp để tên ngài Baxter để chuyển thông tin đến chỗ Ngài Carter hay nói rõ hơn là tôi đã được Ngài DeWitt Albright giao phó thi hành một nhiệm vụ. - Tôi dừng lại ngay đó.- Vậy hả? Việc gì vậy ông?- Bà muốn biết ngay? - tôi hỏi lại.- Thưa ông, việc thế nào? - Tôi cũng không ngờ bà ta lại nôn nóng đến thế.- Ngài Albright thuê mướn tôi đi tìm người yêu đã bỏ Ngài Carter ra đi.Bà buông cây viết chầm chậm nhìn xéo qua cặp kính hai tròng. - Ông không nói đùa chứ?- Dạ, tôi đâu dám làm chuyện đó. Nói thật ra, từ nhỏ đến giờ tôi chưa biết đùa là gì khi được phục vụ dưới quyển ngài giám đốc. Tôi không nói đùa đâu.- Xin phép ông, - bà nói.Bà đặt mạnh tập giấy xuống bàn làm tôi hoảng hồn, ba vụt biến ngay qua phía cánh cửa sau lưng.Bà vừa đi được vài phút thì một ông cao lớn xuất hiện mắc bồ đồ xám sẫm bước ra gặp tôi. Người ông ta gầy, mái tóc đen dầy cộm, chân mày đen rậm. Cặp mắt ông như bị che khuất bởi hàng chân mày rậm.- Chào ông Rawlins. Ông cười để lộ hàm răng trắng muốt chẳng khác gì lão DeWitt Albright.- Thưa có phải là ngài Baxter? - Tôi đứng ngay dậy chìa tay ra bắt.- Sao ông không vào đây cùng với chúng tôi?Lúc đi ngang qua chỗ hai bà thư ký mặt mũi nhăn nhó tôi biết thế nào rồi họ cùng xúm lại bàn tán ngay khi tôi và ngài Baxter bước qua lối cửa bên kia.Đây hành lang hẹp lót thảm rất êm, trên tường trang trí vải lông màu xanh lơ. Đến cuối dẫy hành lang nhìn trên cánh cửa gỗ có khắc hàng chữ &quot;Maxim T. Baxter, phó giám đốc.Chu vi phòng nhỏ hẹp thật khiêm nhường. Chiếc bàn giấy gỗ tần bì không lớn qua khổ, kiểu cách. Sàn lót ván gỗ thông, cửa sổ nhìn ra phía bãi đậu xe.- Thật bất tiện khi phải nói chuyện của ngài Carter ngay tại bàn ngoài trước, - vừa ngồi xuống Baxter nói ngay.- Tôi không thích nghe chuyện đó, ông bạn.- Sao? - ông ta chỉ hỏi vậy mà tôi nghe như một mệnh lệnh từ kẻ bề trên.- Tôi nhắc lại là không thích nghe chuyện đó, thưa ngài Baxter. Tôi chán mấy chuyện ông cho là không phải. Này nghe đây, đáng lẽ ông nên báo cho bà thư ký ngồi ngoài kia biết trước là phải để cho tôi vô đây gặp ông nói chuyện…- Tôi yêu cầu bà ta chuyển lại nội dung ông cần nhắn, ông Rawlins. Tôi được biết ông đang tìm việc làm. Tôi định gửi thư báo ngày giờ cho ông biết qua đường bưu điện…- Tôi đến đây để gặp ngài Carter.- Không được đâu, - ông ta nói. Chợt ông đứng ngay dậy như muốn doạ tôi.Tôi ngước nhìn rồi nói:- Này ông bạn, sao ông không chịu ngồi xuống đây gọi máy cho ngài giám đốc.- Tôi không cần biết ông tự xưng là ai, Rawlins. Người có uy tín không ai xông ngay vô chỗ ngài Carter. May mà ông còn được tôi tiếp chuyện.- Ý ông muốn nói là may cho tên Nigger này được người quản lý dành chút ít thì giờ để chửi mắng hay sao hở?Ông Baxter liếc nhìn đồng hồ không thèm trả lời.- Tôi có một cuộc hẹn, ông Rawlins. Nếu như ông muốn gặp ngài Carter tôi nghĩ là ngài sẽ báo cho hay vào lúc nào thuận tiện.- Bà thư ký của Ngài đã cho tôi hay trước vậy mà ông nghĩ là tôi bịa chuyện mới khó chứ.- Tôi nắm vững giờ giấc của ngài Carter hơn là mấy bà ngồi ngoài kia.- Ông biết rõ những gì ngài giám đốc nói, vậy mà ông lại không đếm xỉa gì đến tôi.- Vậy thì có sao đâu? - ông ta hỏi lại, rồi ngồi xuống ghế.- Tôi muốn nói cho ông biết là ngài giám đốc có thể sẽ phải ngồi trong nhà tù để điều hành công việc của hãng Lion nếu ông ta không chịu nói cho tôi nghe, nhanh chóng nói ra ngay.Tôi chưa kịp hiểu ra mình vừa nói cái gì những cùng đủ tác động Baxter khiến ông ta phải nhấc máy.- Ngài Carter, - ông ta nói - Người nhà của Albright đang có mặt tại đây cần gặp ông… Ngài còn nhớ Albright, người hợp tác với chúng ta trong vụ nàng Monet… Ông ta có vẻ gấp lắm thưa ngài. Dù sao ngài cần phải gặp mặt ông ta…Câu chuyện tiếp tục thêm một lúc nữa tôi nghĩ ra ngay mấu chốt vấn đề là ở chỗ đó.Baxter hướng dẫn tôi trở ra ngoài hành lang rẽ qua trái rồi mới bước vô cửa đi qua chỗ ban bệ thư ký văn phòng. Tôi đến dừng ngay trước căn phòng cửa đóng kín mít. Baxter lấy chìa khoá ra mở tôi nhìn vô thấy cánh cửa thang máy nhỏ hẹp đầy người.- Mời vào, thang máy đưa ông lên tới đó, - Baxter nói. ***Tôi cảm thấy êm vô cùng và chỉ còn nghe tiếng máy rè rè phía dưới sàn để chân. Bên trong thang máy có đặt chiếc ghế dài, một cái gạt tàn. Quanh tường, trên nóc trần lót vải nhung đỏ chia nhiều ô vuông. Mỗi ô vuông là hình một cặp vũ công nhảy điệu Valse ăn mặc theo lối như quân triều đình Pháp xưa. Nhìn khung cảnh sang trọng khiến tim tôi đập thình thịch.Cửa vừa mở ra tôi gặp ngay một gã người nhỏ thó tóc màu đỏ, mặc bộ đồ sẫm màu chắc là mua ở cửa hiệu Sears Roebuck, bên trong mặc áo sơ mi trắng bé lật cổ ra ngoài. Ban đầu tôi tưởng gã là người giúp việc cho ngài Carter những tôi chợt nhớ ra chỉ có mình gã ở bên trong.- Có phải là ông Rawlins? - Gã giơ tay vuốt lại mái tóc rồi bắt tay tôi. Cái bắt tay lạnh nhạt. Nhìn người gã nhỏ thó lặng lẽ đến nỗi tôi cứ tưởng đứa trẻ chứ không phải người lớn.- Ông là Carter? Tôi đến để báo cho ông…Gã giơ tay lắc đầu. Gã hướng dẫn tôi qua một gian phòng rộng rãi đến chỗ bày hai chiếc trường kỷ bọc nệm màu hồng đặt phía trước bàn giấy. Tôi nhìn chiếc bàn giấy cũng màu sắc và kích cỡ như chiếc đàn piano. Phía sau bàn giấy là tấm màn treo thêu kim tuyến kéo qua một bên nhìn ra thấy cảnh núi non khuất sau dẫy phố Sunset Boulevard.Tôi chợt nghĩ con đường tiến thân từ phó giám đốc đi lên thật là dài. Gã mời tôi ngồi ở một đầu chiếc trường kỷ.- Mời ông dùng rượu nhẹ? - Gã chỉ tay về phía bình rượu màu nâu đặt cuối bàn gần chỗ tôi ngồi.- Rượu gì thế? - Giọng nói của tôi nghe lạc lõng trong gian phòng rộng thênh thang.- Rượu Brandy.Lần đầu tôi mới nhìn thấy chai rượu ngon như vậy. Thích lắm chứ.- Tôi nghe ông Baxter nói ông có thông tin về lão Albright.- Ờ, cũng không hắn vậy đâu, thưa ông.Nghe vậy gã cau mày. Trông như đứa trẻ đang nghĩ ngợi, tôi thấy tội nghiệp cho gã.- Ông biết đó, tôi chẳng lấy gì làm sung sướng trước mọi việc xẩy đến cho lão Albright. Thật tình mà nói, chính tôi là người kém may mắn trước những việc có dính dáng đến tôi kể từ lúc tôi biết được lão ấy.- Chuyện gì vậy?- Chuyện một cô nàng, bạn tôi, nàng bị giết chết ngày lúc định thăm hỏi về chuyện nàng Monet, bọn cớm lại nghi cho tôi có dính dáng vô chuyện này. Tôi có quen biết bọn chặn xe cướp của với lại một số bọn du thủ du thực khắp vùng đô thị và cùng bởi tôi thăm dò tin tức về số phận người bạn của ông.- Daphne có việc gì không?Trong gã có vẻ lo âu tôi khoái chí mới kế tiếp.- Lần cuối tôi gặp nàng thấy cũng bình thường.- Ông nhìn thấy nàng à?- Cô chứ. Mới đêm hôm kia đây.Qua gương mặt xanh xao như trẻ nít tôi thấy gã lau nước mắt.- Ông có nghe nàng nhắn nhủ gì không? - Gã hỏi.- Lúc đó chúng tôi đang gặp chuyện rắc rối. Ông biết đó, câu chuyện thật lãng xẹt. Ban đầu thấy nàng, nghe cách nói chuyện tưởng đâu là một con đầm Pháp. Đến khi nhìn thấy cái xác, mới biết có thể nàng là dân ở vùng San Diego hãy nơi khác đến.- Xác chết? Xác chết nào mới được chứ?- Tôi phải nói ra điều này bởi trước tiên chúng tôi đã thấy rõ một số việc.- Ông cần thêm tiền.- Ơ… ơ không đâu. Tôi đã nhận tiền trước rồi, tôi đoán chừng chắc cũng là tiền của ông thôi. Cái tôi đang cần là nhờ ông cho biết hết mọi việc xảy ra như thế nào. Bởi ông biết đó tôi chẳng tin tưởng cái lão Albright này chút nào và ông nên quên đi chuyện bọn cớm. Tôi định nhờ một người bạn là Joppy nhưng thấy khó khăn cho gã. Tôi chợt nhớ chỉ còn mỗi ông là may ra giúp được. Tôi biết là ông muốn tìm cho ra bởi ông yêu nàng còn nếu có nói sai thì tôi xin chịu tội.- Tôi yêu nàng Daphne, - gã nói.Tôi nghe thế cảm thấy khó ấn khó nói. Gã không muốn tỏ ra là một người chín chắn, hai bàn tay nắm chặt lại, tôi mồng gà dùng hdi han gĩ về nàng trong khi tôi còn đang nói chuyện.- Ông nói cho tôi biết tại sao nhớ Albright đi tìm nàng.Carter luồn mấy ngón tay vuốt tóc, đưa mắt nhìn về phía dẫy núi ngoài xa. Ngần ngừ một lúc gã mới nói:- Có một người tâm phúc báo cho tôi hãy lão Albright được việc lắm, đáng tin cậy. Có nhiều lý do khiến tôi nghĩ là việc này không thế nói suông được.- Ông đã có vợ rồi?- Chưa. Tôi muốn lấy nàng Daphne.- Nàng không lấy trộm một món nào của ông chứ?- Sao ông lại hỏi vậy?- Lão Albright để ý đến chiếc vali của nàng nên tôi mới nghĩ chắc ông muốn thu hồi lại.- Thì ông cứ cho là vậy đi, tôi không để ý mấy chuyện đó. Nàng bỏ đi đem theo một số tiền nhưng mà tôi không màng tới. Tôi muốn lấy nàng. Ông vừa nói thấy nàng vẫn bình thường hở?- Số tiền mất là bao nhiêu?- Tôi cùng chả cần để ý.- Vậy nếu ông muốn tôi giải đáp thắc mắc thì ông phải cho tôi biết.- Ba chục ngàn đô la. - Gã nói nghe như có sẵn tiền trong túi. - Tôi cất ở nhà, bởi vì chúng tôi phải cho công nhân nghỉ nửa ngày để thưởng công lại nhằm ngày phát lương nên nhà băng không thể phát tiền ra trước vì vậy tôi yêu cầu đem tới nhà.- Ông yêu cầu nhà băng đem tiền nhiều như vậy gởi tới nhà ông à?- Mấy khi mới có một lần biết đâu bọn trộm nó hay được đêm lẻn vô nhà?- Chắc quá đi rồi còn gì nữa. Gã cười. - Tiền bạc với tôi không thành vấn đề. Đã có xô xát với Daphne, nàng lấy hết số tiền rồi bỏ đi bởi nàng nghĩ rằng tôi không bao giờ nói chuyện với nàng nữa. Nàng đã tính sai.- Xô xát vì chuyện gì?- Bọn chúng đòi tống tiền nàng. Nàng chạy tới cho tôi hay. Bọn chúng nghĩ ra mưu chước dùng nàng để tương kế tựu kế. Nàng quyết bỏ đi để cứu tôi.- Bọn chúng làm gì được nàng không?- Điều này thật khó nói.Tôi cho qua luôn.- Lão Albright đã hay chuyện tiền bạc chưa?- Có. Vậy là đã giải đáp hết thắc mắc cho ông rồi đó. Bây giờ tôi muốn biết số phận của nàng. Nàng có được khoẻ không?- Lần cuối tôi nhìn thấy nàng vẫn bình thường. Nàng đang tìm một người bạn - Frank Green.Tôi tưởng đâu nghe nhắc tên một người là sẽ làm gã giật mình tỉnh ngộ, thế nhưng Todd Carter giả vờ không nghe.- Ông định nói cái xác nghĩa là sao?- Bọn tôi tìm đến nhà người bạn của nàng mới hay hắn đã chết nằm trên giường.- Richard Mc Gee hả? - Giọng nói Carter nghe lạnh tanh.- Tôi không rõ. Chỉ biết hắn là Richard thế thôi.- Nhà hắn ở phố Laurel Canyon Road phải không?- Phải.- Thế thì hãy quá. Nghe hắn chết tôi mừng. Mừng thiệt. Hắn là tên ác ôn. Nàng có kể cho ông nghe hắn thường giao du với bọn trẻ?- Nàng chỉ cho biết hắn là bạn.- Thì hẳn là vậy rồi. Hắn là tên chuyên làm tiền, một tay chuyên mồi chài bọn đồng tính. Hắn phục vụ cho mấy tay đực rựa làm tiền thích bay những thứ vui chơi bệnh hoạn.- Hắn chết nên Daphne lái xe hắn đi, mới tôi hôm kia. Nàng cho hay sẽ giã từ thành phố. Bữa đó là lần cuối tôi còn nhìn thấy nàng.- Bữa đó nàng mặc đồ gì? - Mặt gã sáng rỡ, chờ đợi.- Nàng mặc áo xanh mang giầy cao gót xanh.- Có mang vớ chứ?- Chắc là có. - Tôi không muốn gã nghĩ là mình dòm ngó kỹ quá.- Vớ màu gì?- Chắc cũng là màu xanh.Gã nhe răng ra cười…- Đúng là nàng rồi. Ông nói cho tôi nghe nàng có ghim một cây kẹp chỗ này, ngay chỗ trước ngực?- Một bên thôi, mà đúng rồi đấy. Kép do có lốm đốm màu xanh lục.- Ông uống thêm rượu đi chứ, ông Rawlins?- Uống chứ.Gã rót rượu ra ly.- Nàng đẹp qua đi chứ, phải không?- Nếu không thì ông cất công đi tìm nàng làm gì?- Tôi chưa bao giờ được gần một người đẹp như vậy, nàng xài mùi nước hoa dịu dàng khiến ta muốn xích lại gần hơn nữa để ngửi cho ra mùi.Mùi xà bông Ivory chứ gì, tôi nghĩ trong đầu. Gã còn hỏi tôi nàng xài loại mỹ phẩm nào, nàng để tóc kiểu gì. Gã kể cho tôi biết quê nàng ở New Orleans thuộc một gia đình gốc Pháp từ xa xưa con cháu dòng dõi Napoleon. Câu chuyện về nàng, tôi với gã nói cho nhau nghe hết nửa giờ. Rồi gã lại kể chuyện lẽ ra không nên nói về vô mình. Không phải chuyện ân ái, mà là chuyện nàng phải ôm lòng khi gã lo sợ chuyện gì đó và có lúc nàng phải đứng ra che chở vì một tay thủ kho hay một tên phục vụ bàn muốn hạ gục gã. ***được tiếp xúc với ông Todd Carter tôi ngộ ra được một bài học lạ thường khác đời. Ý tôi muốn nói có một tên Negro đang ngồi bên trong văn phòng của một tay da trắng giàu có như hai người bạn thân thiết - gần gũi hơn nữa kia. Tôi dám nói là ông không hề tỏ ra lo sợ hãy khinh miệt như những tên da trắng mà tôi đã từng gặp gỡ.Trước đây tôi đã từng gặp như vậy rồi. Ông Todd Carter là một người giàu có đến nỗi không nhìn ra tôi như một con người bình thường. Ông kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện. Có một lúc nào đó ông coi tôi như con chó cưng, ông quỳ xuống ôm tôi vào lòng đó là những lúc ông cảm thấy yếu đuối.Phân biệt chủng tộc một cách tồi tệ đến thế đó. Thật tình ông cũng không nhận ra sự khác biệt giữa hai con người, ông chẳng thèm đếm xỉa gì đến tôi. Tôi không hơi đâu để ý chuyện đó. Tôi ngồi nhìn ông nhấp nháy môi kể về mối thất tình, chợt tôi nhận ra ông như một con quái vật. Giống như một đứa trẻ đang tới độ tuổi trưởng thành hành hạ cha mẹ đáng thương bằng sức mạnh và sự ngu muội của nó. ***- Tôi yêu nàng, ông Rawlins biết không. Tôi sẽ tìm cách lôi kéo nàng trở lại.- Ờ, tôi mong sao ông tìm lại được. Tôi nhắc chừng ông đừng cho lão Albright xấp lại gần nàng. Lão đang nhằm vô món tiền đó.- Vậy ông có thể tìm nàng được chứ? Tôi trả ông nghìn đô la.- Còn lão Albright thì sao?- Tôi sẽ báo cho nhân viên sa thải lão ngay. Lão không được cưỡng lệnh.- Nếu lão chống lại thì sao?- Tôi là một nhân vật giàu có, ông Rawlins. Ngài Thống đốc và cảnh sát trưởng đến nhà tôi ăn cơm mỗi ngày.- Vậy sao họ không giúp ông?Ông quay mặt nhìn qua chỗ khác.- Ông đi tìm nàng giúp tôi, - gã nói.- Ông phải ứng tiền trước làm tin, hai trăm đô la chẳng hạn, tôi sẽ ráng lo. Tôi không nói tàm bậy đâu. Giờ này có thể nàng đã trở lại New Orleans.Gã đứng ngay dậy, nhếch mép cười. Gã chìa tay ra bắt vẻ hờ hững.- Tôi sẽ bảo ông Baxter viết tấm séc.- Ôi thôi tôi đang cần tiền mặt.Gã móc ví ra đếm tiền.- Đây chỉ còn hơn trăm bảy tiền lẻ. Còn lại tôi cho vét séc đưa sau.- Tôi chỉ cần một trăm năm chục, - tôi nói.Gã moi hết tiền trong ví, đưa cho tôi, nói lẩm bẩm:- Ông giữ lấy, giữ hết đi.Tôi lấy hết.Trên đường trở về tôi chợt nghĩ là mình không thể vượt qua khỏi cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Trong ba mươi sáu chước không còn chước nào hay hơn là tẩu thoát, tôi thì không còn đường chạy nên phải ở lại tìm cách bòn rút của bọn da trắng sẵn sàng vung tiền.Có tiền mua tiên còn được. Có tiền đề trả tiền thuê nhà, cho con mèo ăn. Vì tiền nên Coretta mới bị giết chết và cũng vì tiền lão DeWitt Albright định giết tôi. Tôi chợt nghĩ nếu có đủ tiền lúc đó tôi sẽ chuộc lại được mạng sống. Walter Mosley Con quỷ áo xanh Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên Chương 18- 19- 20- 21 18 Tôi phải tìm cho ra Frank Green.Tay sử dụng dao này là đầu mối của mọi vấn đề. Hắn biết nàng ở đâu, và nếu ai là thủ phạm giết Coretta hắn phải biết, tôi dám nói chắc Richard Mc Gee cũng đã bị giết chết, tôi không cần biết chuyện đó ra sao bởi vì bọn cớm không thể quy kết cho tôi.Không phải là tôi không xót thương cho nạn nhân vì giết chết một mạng người là chuyện phi lý, và ở một nơi xã hội công bằng chắc chắn thủ phạm phải bị mang ra xét xử.Tôi thì không tin có công lý cho bọn Negro. Tôi thấy chỉ có công lý cho một tên da màu nếu hắn biết hối lộ, lo lót. Tiền không phải là trên hết, nhưng là một phương tiện giúp ta đến gần với Thánh thần, trên đời này lại có chuyện là vậy đó.Tôi chẳng có đồng xu nào. Tôi là một tên da màu nghèo kiết xác. Không biết sẽ đi từ ngày nào, nếu không tìm được Frank tôi sẽ bị mắc kẹt giữa hai thế lực là lão DeWitt Albright và luật pháp.Thế nên tôi phải đi tìm thôi. ***Đầu tiên tôi tìm tới chỗ phòng chơi Pool do Ricardo quản lý ở phố Slauson. Chỗ sinh hoạt của Ricardo nhỏ như cái hộp không có cửa sổ, chỉ có một cửa chính. Bên ngoài không treo bảng hiệu ai quen biết thì mới nhận ra còn không biết thì chịu.Joppy đưa tôi tới chỗ Ricardo mấy lần sau giờ quán rượu đóng cửa. Đến nơi tôi mới nhìn thấy nhiều bộ mặt đằng đằng sát khí của bọn say rượu miệng hút thuốc liên tục, sẵn sàng nhúng tay vô tội ác.Nơi đây bạn sẽ thấy cái chết gần kề những tôi thì cảm thấy an toàn vì bên cạnh có tay chơi sừng sỏ Joppy Shag. Cho đến lúc Joppy bỏ đi vô phòng vệ sinh tôi có thể nhìn thấy cảnh xô xát trong bóng tối.Dù sao tôi cũng phải đến những nơi như chỗ Ricardo đây mới có thể tìm ra Frank Green. Bởi Frank đang túng thiếu. Một tên nào đó đã cưỗm đi mất hết tiền của gã hay là dính dáng vô chuyện con bé, Frank đang cần được một tay súng hỗ trợ gã trong cuộc chiến đấu - gã phải tìm tới chỗ Ricardo. Hắn đang cần một tay súng yểm trợ đánh chuyến hàng chở thuốc lá. Bọn lui tới chỗ Ricardo đứa nào cùng túng thiếu.Đó là một gian phòng có bốn bàn chơi Pool, mỗi bàn bố trí một choá đèn màu xanh lục, nhưng chiếc ghế dựa lưng sắp dọc theo tường cho khách ngồi chơi, đồ uống đựng trong bao giấy, phì phà khói thuốc dưới ánh đèn mờ. Nhìn quanh chỉ thấy một tay chơi Pool còn nhỏ tuổi, gầy guộc. Hắn tên là Mickey, đứa con trai của Rosetta.Rosetta phải đứng ra trong coi từ lúc Ricardo bị bệnh tiểu đường cụt hai chân. Gã đang ở trên gác nằm uống Wishky một mình. ***Hay được tin Ricardo đang đau ốm, tôi mới nói với nàng.- Tớ chia buồn với cậu, Rose.Khuôn mặt Rosetta ngắn, bạnh ra. Cặp mắt tinh anh thụt vô giữa hai gò má phúng phính, nước da ngăm ngăm. Nàng nheo mắt nhìn tôi nói:- Ông ấy đã lo xong công việc cho hai người với lại mấy người nữa. Chắc giờ này ông ta mệt cần nằm nghỉ.Tôi chỉ nghe nàng nói có vậy thôi. ***Nàng đang ngồi tại bàn chơi bài phía đằng xa. Tôi bước tới gần bên mở lời:- Sao tối nay thế nào rồi, Rosetta?- Joppy có đó không? - nàng hỏi đưa mắt nhìn quanh.- Không. Hắn còn ở bên quán bar.Rosetta nhìn tôi như thế là con mèo chạy lạc vô đây tìm miếng phó mát nàng quăng ra.Bên trong gian phòng tối om, mịt mù khói thuốc lá nhìn không biết ai là ai chỉ có Mickey khó khăn lắm mới nhận ra. Tôi quay lại thấy Rosetta nhìn tôi chăm chăm.- Mới đây có mua được Wishky ngon không? - tôi hỏi. Tôi định hỏi thăm qua loa rồi mới nói chuyện riêng nhưng thấy nàng nhìn chăm chăm tôi ngại, bên trong im phăng phắc cũng khó nói chuyện riêng.- Đây đâu phải quán bar, hở. Cậu thèm Wishky cứ tới chỗ quán Joppy quen với cậu. - Nàng nhìn ra cửa, tôi đoán chừng nên lui ra về là vừa.- Tớ không uống rượu đâu, Rose. Tớ cần mua một, hai thùng. Chắc là cậu biết cho hãy chỉ dùm.- Sao không hỏi chỗ quen? Anh chàng đó dư biết ở đâu có Wishky.- Joppy chỉ tớ đến đây. Rose, chỉ mới mình cậu biết.Nàng có vẻ chưa tin những cũng không có gì lo sợ.- Cậu tìm Frank Green may ra thì mua được.- Hả? Tìm hắn ở đâu bây giờ?- Mấy bữa nay không thấy anh chàng đâu. Hay là hắn ở riêng hay lo đi làm ăn gì đó.Rosetta chỉ biết có vậy. Nàng châm thuốc hút rồi bỏ đi. Tôi cảm ơn xong rồi bước tới cho Mickey đang ngồi.- Tám banh hả? - Mickey hỏi tôi.Chuyện chơi không đáng quan tâm. Tôi đặt nằm đồng thua mất, lại thêm năm đồng nữa. Ngồi chơi hết nữa tiếng. Đến đây tôi thấy đã trả đủ tiền mới được tin tức tôi chào ra về.Vừa ra khỏi chỗ làm ăn của Ricardo tôi thấy nhẹ cả người. Nên nói sao cho đúng nghĩa. Lần đầu tôi làm được một việc theo ý mình. Không ai bảo tôi nên thế này thế nọ. Tôi theo ý tôi. Có thể tôi chưa tìm ra Frank nhưng cố gặp Rosetta để nhắc tên hắn. Nếu nàng cho tôi biết hắn ở đâu tôi sẽ lao đi tìm ngay. ***Tôi đang đứng trước căn nhà lớn ở phố Isabella Street nằm ở cuối hẻm cụt.Đây là nhà của Vernie. Bọn công nhân thường ghé qua đây tìm gái dưới tay Vernie. Một nơi quen thuộc. Trên tầng hai và tầng ba có ba phòng, tầng một làm nhà bếp và phòng khách thư giãn.Vernie có nước da nhợt nhạt, tóc hoe phơn phớt. Thân hình nàng có hơn trăm ký. Vernie chỉ ở dưới nhà bếp lo nấu ăn cả ngày. Đứa con gái, Darcel cũng to béo như mẹ nó, lo việc mời khách ngồi nghỉ ăn uống nhờ vậy nó kiếm được chút đỉnh tiền đô.Trong số khách lui tới có Odell thích đến ngồi lai rai nghe nhạc qua mấy quay đĩa hát. Lúc rảnh rỗi Vernie bước ra chào khách quen, có khi tự giới thiệu với khách mời.Nếu bạn muốn tìm gái chơi thì lên trên lầu có mấy em ngồi trước của phòng nếu hôm đó chưa có khách. Huey Barnes đang ngồi ở phòng đợi trên lâu hai. Trông gã có khổ người to bề ngang, gương mặt như trẻ con vô tư, nhìn kỹ sẽ nhận thấy Huey lanh lẹ, mắt nhìn dữ dằn, có gã đến ngồi đây công việc làm ăn dễ dàng.Mãi xế trưa tôi ghế vô đó.- Kia Easy Rawlins, - Darcel vừa nói xong chìa bàn tay mập ú ra, - Tớ tưởng cậu chết từ hồi nào, bỏ bọn tớ để về chầu trời.- Ờ - ờ Darcie. Cậu biết là tớ còn sống sót dành cho cậu.- Thì nhào vô đây, cưng. Nhào vô.Nàng kéo tôi vô phòng khách. Bên trong đã có mấy người ngồi uống rượu nghe nhạc Jazz. Trên bàn cà phê bày một tô cơm mốc sì và đĩa ăn.- Kia Easy Rawlins! - Có ai gọi từ phía nhà bếp.- Khỏe luôn chứ, cưng? - Vernie vừa nói vụt chạy về phía tôi.- Khỏe thôi, Vernie, khỏe thôi.Nàng níu lấy tôi cọ xát vô thân hình mập ú tưởng chừng như tôi đang cuộn mình trên chiếc nệm bông.- Ồ, - nàng lẩm bẩm trong miệng, vừa nhấc bổng tôi lên -Lâu ngày quá nhỉ. Lâu lắm mới gặp lại!- Ờ, ờ, tôi nói. Tôi quay qua níu lấy nàng sà xuống chiếc trường kỷ.Vernie cúi xuống nhìn tôi, cười nói:- Nằm yên đó, Easy. Cậu nhìn thấy gì lạ không trước khi bước lên tới đây. - Nói xong nàng bỏ đi xuống nhà bếp.- Kìa, Ronald có gì lạ không? - Tôi quay qua hỏi gã bên cạnh.- Chả có gì lạ, Easy, - Ronald White đáp. Gã là thợ ống nước ở khu phố này. Đi tới đâu gã cùng chỉ mặc mỗi bộ đồ thợ ống nước. Có lần gã nói chỉ nhìn bộ đồ lao động mới đánh giá dùng thực chất người ta.- Thôi ngưng đẻ được rồi chứ? - Tôi thích đùa chuyện nhà Ronald. Vợ gã để năm một. Nàng là một tín đồ sùng đạo không tin chuyện ngừa thai. Ba mươi bổn tuổi có chín đứa con, một đứa sắp đẻ nữa.- Bọn trẻ nó phá phách dữ lắm, Easy, nói thật với cậu. - Ronald lắc đầu. - Nếu xếp hàng chồng chất bọn chúng leo tới trần nhà. Cậu biết đó mình đi xa mỗi lần về nhà lại thấy ngán.- Thôi lại đây, nhé. Nghe nói vậy chớ không phải vậy đâu.Nhìn trán Ronald nhăn xếp lớp như quả táo khô, mọi lần nói chuyện nhìn vẻ mặt gã đầy đau khổ.- Mình không nói dối đâu, Easy. Mỗi khi về nhà cả một đội quân bao vây lấy mình. Thằng lớn nhảo tới ôm trước. Rồi thằng nhóc còn chưa biết đi. Rồi đến lượt một đứa nữa bò lê bò lết. Tiếp theo Mary bước vô, trông ốm yếu như sắp chết, hai tay ôm hai đứa.- Mình nói với cậu, Easy. Mỗi tháng mình chi ra năm chục đô la lo cái ăn cho bọn trẻ. Hết đói nó mới hết la. - Vừa kể xong Ronald lia nước mắt. - Ta chịu nổi mà, ông bạn. Cũng phải được thôi.- Darcell, - tôi quát - Mang rượu ra cho Ronald đi chứ, nhanh đi. Cậu phải biết ý ông bạn mình chứ.Darcel mang chai rượu nhãn I. W. Harpers ra rót đều ba ly cùng uống, tôi trả tiền rượu ba đô la.- &quot;Ờ&quot;, - Curtis Cross vừa lên tiếng. Gã đang ngồi vô bàn ăn cơm. - Bọn trẻ là những sinh vật nguy hiểm nhất trên đời, ngoại trừ bọn con gái tự do tuổi mươi lăm cho tới bốn mươi hai.Nghe vậy Ronald bật cười.- Mình chẳng biết gì hết. - Ronald nói. - Ta yêu Mary nhưng ta lúc nào cùng nghĩ đến chuyện bỏ đi. Nếu ta không bỏ đi bọn trẻ giết ta ngay.- Uống nữa đi, ông bạn. Này Darcie, cứ mang ra đi chứ? Ông bạn đây muốn quên đói.- Cậu trả tiền một chai rồi, Easy. Cậu lại thích xài phí. - Như bao nhiêu phụ nii da màu khác, Darcel không thích nghe chuyện người chồng bơ vợ con mà đi.- Chỉ có ba đô la cậu còn có thể kiếm ra được tiền mà? - Tôi giả vờ như ngạc nhiên.- Bọn mình mua sỉ, Easy. - Darcie cười nhìn tôi.- Tớ muốn mua sỉ được không? - Tôi hỏi, giả vờ như từ hồi nào đến giờ chưa nghe nói chuyện mua rượu của bọn chặn xe trên xa lộ.- Tớ không biết. Chuyện đó má mì với tớ để cho Huey chuyện lờ đi mua hàng.Chuyện đó tôi phải liệu cách. Huey không phải là người mà tôi muốn dò hỏi cho ra Frank Green. Huey chẳng khác gì tên Junior Fornay - mưu mẹo, nham hiểm. Không nên bàn chuyện làm ăn với hắn.Tôi lái xe đưa Ronald về lúc chín giờ. Hắn gục xuống với tôi khóc lóc khi tôi dìu hắn vô nhà.- Thôi đừng cho mình về nhà, Easy. Cho mình đi theo cậu, bạn chiến hữu ơi.Tôi có nhịn cười khi nhìn thấy Mary đứng chờ trước của. Trông nàng gày gò chỉ có phần bụng là căng phồng, hai tay ôm con nhỏ, mấy đứa nhóc xúm quanh mẹ nó trước thềm cửa đứa nọ xô lấn đứa kia tranh nhau nhìn cho được ông bố đang thủng thỉnh về nhà.- Vô nhà đi Rôn. Bọn trẻ kia nữa, thôi vô đi ngủ hết đi.Tôi chợt liên tưởng đến lúc vượt qua được những khó khăn trước mắt chắc là đợi tôi lên hương. Còn Ronald lại không có cái may mắn được hưởng một cuộc sống sung túc trừ khi gã từ bỏ cuộc sống nghèo khó trước mắt. ***Qua bữa sáu tôi tìm mấy quán bar cỗo Frank đem bán hàng cướp giật và tới chỗ mấy sòng chơi xí ngầu hắn hay lui tới. Tuyệt đối tôi không nói tên Frank. Bởi tôi biết hắn hãy đa nghi, bọn ganster đều như vậy cả nếu phát hiện mọi người bàn tán tới hắn, hắn sẽ chột dạ, nếu hắn cảm thấy tinh thần dao động hắn sẽ giết tôi lúc đó còn đâu mà bàn chuyện buôn bán.Chính những ngày này hơn bao giờ hết tôi cảm thấy mình là một nhà thám tử.19.Tới góc phố ngã tư Forty - Ninth và McKinley, người ta thường gặp Zeppo.Hắn là đứa con lại nửa dân Negro nửa dân Ý người bị liệt. Hắn đứng đó nhìn đời như một vị mục sư gầy guộc hốc hác lắng nghe nhưng lời rao giảng của Chúa. Hắn run rẩy, co quắp người lại đau đớn mặt mũi nhăn nhúm. Có khi hắn cúi gập cả người xuống sát đặt chống hai tay bên hừ đường tưởng chừng như cả khu phố muốn nuốt chửng hắn còn hắn thì lại đẩy ra.Lão phó cạo Ernest chừa một chỗ phía trước sân nhà của tiệm hớt tóc cho Zeppo dùng ăn xin bởi bọn trẻ hàng xóm nhìn thấy hắn đứng bên ngoài cửa sổ sẽ không dám tới chọc phá.- Kia, Zep, mạnh khỏe không? - Tôi hỏi.- Ờ - ở - ở - kh - khỏe - khỏe, Ease. - Gặp bữa tôi nghe hắn nói suôn sẻ, khi thì vất vả làm mới nói hết câu.- Bữa nay đẹp trời nhỉ?- P - ph - phải. Do - để - đẹp - đẹp tr - trời, - hắn nói cà lăm hai tay úp vô mặt như muốn vô chụp.- Được đấy, - tôi nói rồi bước vô tiệm hớt tóc.- Kìa Easy, - Ernest vừa nói với xếp tờ báo đứng ngay dậy. Tôi bước tới ngồi xuống lão chụp ngay lấy tấm khăn trắng tinh khoác vô trước ngực vòng qua cổ ghim chặt lại.- Tưởng đâu là thứ Năm ông mới ghé chứ, Ease?- Lâu lâu phải đổi mới chứ, Ernest. Con người ta mỗi ngày mỗi khác.- Ái chà! Lạy Trời cho ra con số bảy. - Phía sau có tiếng người quát tháo. Chỗ này lúc nào cùng bày trò chơi đổ hộ hót xí ngầu, có năm tên đang quỳ xuống sau đây ghế cuối cùng tham gia sòng đổ xí ngầu.- Vậy là sáng nay ngồi nhìn vô gương thấy cần phải có thợ hớt tóc họ? - Ernest hỏi lại tôi. – Hớt cái đầu coi đữ như gấu.Lão Ernest bật cười tay đưa mấy đường tỉa kéo điệu nghệ chỉnh lại.Lão Ernest thường mở các buổi biểu diễn Opera sáng tác của Ý trên đài phát thanh. Nếu có bữa nào bạn hỏi vì sao thì lão sẽ cho biết tại vì Zeppo thích nghe. Nhưng làm sao Zeppo nghe được khi mà hắn đứng ngoài phố, mỗi tháng hắn chỉ vô đây một lần để được lão hớt tóc miễn phí.Cha lão Ernest là một tay nghiện rượu. Mỗi khi say ông đánh đập hai mẹ con đến tươm máu ra mới thôi. Thế nên về sau lão Ernest không thích gần bọn say rượu. Ấy vậy mà Zeppo là một tên nát rượu. Tôi nghĩ tay chân hắn không đến nỗi bị run giật như vậy đâu nếu hắn không uống toàn thứ Wishky rẻ tiền. Hắn chỉ cầu sao xin đủ tiền mua một lon đựng hai xị scotch. Vậy là hắn đủ lên mây xanh.Zeppo thường say là vậy, có khi thì ngà ngà nên lão Ernest không cho hắn bước vô tiệm.Có bữa tôi mới hỏi lão sao lại để Zeppo luẩn quẩn trước cửa tiệm trong khi lão lại ghét mấy thằng say. Lão nói với tôi:- Rồi có lúc Chúa sẽ hỏi ta, sao không ngó ngàng gì tới đứa em út tội nghiệp kia.Tôi ngồi tán dóc còn mấy tên đằng kia xúm lại đổ hột xí ngầu, nghệ sĩ Don Giovanni đang thì thầm trên đài. Tôi đang muốn tìm ra tung tích Frank Green những phải chờ lúc có ai bắt chuyện. Bởi vì mấy tay phó cạo thường nghe được những thông tin có giá trị ngoài đời. Vậy nên tôi mới vô đây ngồi hớt tóc.Ernest đang xoa bột cạo râu quanh hai bên má chợt Jackson Blue bước vô.- Có chuyện gì lạ không, Ernest, Easen - hắn chào hỏi.- Kia Jackson, - tôi nói.- Thằng Lenny đằng kia kìa, Blue - lão Ernest dặn trước.Tôi quay nhìn về phía Lenny. Hắn người to béo, hai chân quỳ xuống mặc bộ đồ thợ làm vườn, đội mũ thợ sơn. Miệng hắn nhai một đầu điều xì gà đưa mắt liếc nhìn về phía Jackson Blue.- Nhờ ông nói lại với tên chết tiệt gầy đét kia bước ra khỏi đây, Ernie. Ta muốn giết cái thằng quỷ đó. Ta không nói giỡn. - Lenny nói ra mặt hăm doạ.- Hắn có đụng chạm gì tới mi đâu, Lenny. Trở lại chỗ chơi bài không thì ra khỏi chỗ này.Mấy tay phó cạo có được lợi thế là trong tay có tới một lố dao cạo râu, sẵn sàng lập lại trật tự trong của tiệm.- Lenny có tội tình gì đâu? - tôi hỏi.- Thằng âm binh, - Ernest nói - Nó vậy đó. Thằng Jackson kia cũng vậy thôi.- Chuyện gì vậy?Jackson người nhỏ con, da ngăm đen. Nước da hắn đen đến nỗi đứng ngoài trời lúc sáng trăng nhìn tưởng đâu là nước da xanh bóng. Hắn khom người xuống mở to cặp mắt dòm qua cửa.- Con bé Elba bồ của thằng Lenny lại bỏ đi nữa rồi, - lão Ernest kể.- Vậy hả? - tôi đang tính làm sao lại câu chuyện qua Frank Green.- Cô nàng lãng vảng quanh chỗ Jackson chọc tức Lenny chơi?Jackson đưa mắt nhìn xuống sàn. Gã mặc bộ đồ sọc xanh đội mũ rơm vành hẹp.- Vậy à?- Ờ, Easy. Gã Jackson lo xay thịt đứng theo dõi.- Tớ chẳng dòm ngó tới cô nàng. Thế mà con bé lại đi kể cho hắn nghe? - Jackson trề môi.- Biết đâu, người anh em cùng mẹ khác cha lại nói dối ta? - Lenny đang còn đứng đây với bọn tôi. Y như một màn hài kịch trong phim, nhìn Jackson đang có vẻ sợ sệt như con vật bị dồn vô chân tưởng. Lenny đưa cái bụng phệ lúc lắc như con chó dữ chực xông tới.- Dừng lại! - Lão Ernest quát bước tới đứng giữa hai đối thủ - Không có ai vô đây được gây chuyện xô xát.- Cái thằng gầy nhom nát rượu này phải trả lời về chuyện con bé Elba đó, Ernie.- Hắn có nói gì đâu. Ta nói thật mi có muốn làm gì Jackson thì phải qua tay ta, hắn không thể tự nhiên mà bị ăn đòn đâu.Tôi chợt nhớ Jackson có lúc kiếm ra tiền.Lenny nhao tới cho Jackson nhưng hắn đã nhanh chân bước qua cho sau lưng Ernest, lão đứng chân ngáng như một tảng đá dựng. Lão quát:- Trở về cho sòng bạc của mi đang nóng máu sát phạt, - nói xong lão rút ngày con dao cạo trong túi áo bludông xanh ra.- Ông đừng hòng doạ tôi, Ernie. Tôi không làm ô uể trước cửa nhà ai hết. - Hắn đứng đó nghiêng một bên đầu qua lại như muốn nhìn thấy Jackson nấp sau lưng lão.Tôi ngồi đó thấy bứt rút khi nhìn hai bên đang đấu khẩu, tự tay tháo khăn choàng lau bớt xà bông quanh mặt.- Này Lenny, mi vô đây phá đám khách hàng quen của ta. - Lão Ernest chìa ngón tay cứng như sắt vô bụng Lenny, - Một là mi trở lại chỗ đằng sau kia hai là ta phải lột da mi ra. Ta không nói giỡn đâu.Ai đã biết qua Ernest thì mới biết lão nói là làm ngay. Một tay phó cạo phải tỏ ra bản lĩnh bởi đó là cho giao thiệp làm ăn của một số giới. Cờ bạc có, buôn hàng lậu có, đủ thứ thành phần làm ăn riêng lẻ tập trung chỗ tiệm hớt tóc, nơi đây có thể ví như sinh hoạt của một cậu lạc bộ. Đã vậy thì phải có hệ thống luật lệ mới điều hành trôi chảy chuyện làm ăn được.Lenny rụt cổ lại hai vai lắc lư, bước lui lại phía sau.Tôi bước xuống đất đứng gõ trên quầy mấy tiếng:- Nghe đây nè, Ernie - tôi nói.Ernie gật đầu quay về phía tôi mắt còn nhìn theo dõi Lenny.- Thôi ta chuồn đi, - tôi nhìn Jackson còn đang cúi đầu nói. Mọi lần Jackson có chuyện bối rối hắn hãy nắm chặt tay lại. Kia tay hắn đang giữ chặt lấy nhau.- Đi ngay đi, Easy. Có lão Ernie che chắn đằng kia.***Tôi lái xe đưa hắn đi ngang qua khúc của quẹo rồi vô tới một con hẻm cách đây nửa đoạn đường. Nếu Lenny có theo kịp thì cũng khó mà tìm cho ra đâu.Hắn không theo được, khi bọn tôi băng ngang qua khu phố Merriweather Lane chợt nghe tiếng người gọi &quot;Blue!&quot;.Thì ra là Zeppo. Hắn bước loạng choạng theo sau lưng bọn tôi như một người đang chống cái nạng vô hình. Hắn bước tới một bước như muốn té nhào rồi hắn lại tiếp tục lê bước giữ ngay người lại.- Kia, Zep! - Jackson lên tiếng. Hắn liếc nhìn qua vài Zeppo coi thử có Lenny bám theo.- J… Jackson.- Có việc gì đấy hả, Zeppo? - Tôi muốn nói riêng với Jackson mà không muốn ai nghe.Zeppo nghển cổ ra phía sau để nhìn cho rõ hơn nữa, hai tay ôm lấy vai. Trong hắn y như còn chim lạc loài sầu thảm. Hắn cười mà tôi nhìn như người chết.- L-l- Lenny nó đo-i-ên-điện, - chợt hắn họ sù sụ, với Zeppo thì đó là một tràng cười. - C-ậu-ậu vẫn bu-ô-ôn ba-án, B-Blue?Tôi muốn ôm hôn kẻ tàn tật.- Không đâu, bạn ơi. - Jackson nói - Dạo này Frank làm ăn khá. Hắn mua bán xe hơi cũ. Hạn chê việc ít tiền.- Cậu không bán hàng của Frank nữa sao? - tôi hỏi.- Ờ-ờ. Hắn ngon lành hơn một tên Nigger như tớ xa.- Khỉ họ! Tớ đang thèm rượu đây. Tớ đang mở được một bữa tiệc mà còn thiếu rượu.- Bước thôi để tớ nghĩ cách, Ease. - Jackson mắt mở to sáng rỡ. Hắn còn ngoái cổ nhìn ra phía sau coi thử Lenny có bám theo không.- Cụ thể thế nào?- Cậu có thể mua một phần hàng của Frank rồi nhường lại cho bọn tớ.- Là bao nhiêu cho đủ?- Cậu cần bao nhiêu?- Một vài thùng Jim Beam là đủ rồi.Jackson đưa tay gãi cằm:- Frank bán cho tớ tình theo thùng. Tớ chỉ mua được ba thùng về bán lại một thùng giá lẻ từng chai.- Chừng nào cậu đi? - Tôi đang trông có được hàng chợt nhìn thấy Jackson còn đang lưỡng lự. Một lúc sau hắn mới nói:- Cậu nghĩ gì vậy, Ease?- Nghĩa là sao?- Là… - hắn nói, - Sao cậu muốn tìm Frank?- Ối giời, tớ chẳng hiểu cậu muốn nói gì. Tớ đang lo thứ Bảy có buổi họp mặt, nhìn trong tủ gương thấy trống không. Tớ còn được mấy đô, vậy mà thứ Hai vừa rồi hãng cho thôi việc lấy đầu ra tiền mua Wishky.Từ nãy giờ Zeppo đứng đó tay chân run rẩy. Hắn đang ngóng coi thử có mua bán được chai nào chưa.- Ờ, được, nếu cậu cần gặp, - Jackson nói chưa có vẻ gì chắc chắn. - Vậy tớ giao hàng ở chỗ khác được chứ?- Chẳng sao cả. Nói chung tớ chỉ cần mua được thứ Wishky rẻ tiền, cậu rành mấy chuyện đó quá.- Phải mà, Easy. Cậu biết không tớ mua của Frank có khi mua ngay tại chỗ hắn bán hàng ra. Mắc hơn một chút mà còn được lời.- Thế nào cùng được cả, Jackson. Miễn sao có hàng là được.- T-t-tớ-tớ cũng vậy, - Zeppo nói với theo.20Lúc tôi đưa hắn ra xe lái thẳng ra phố đến khu vực quảng trường Seventy-sixth. Tôi lo ngại vì chỗ này gần đồn cảnh sát, dù sao phải tìm cho được Frank Green.Jackson hướng dẫn tôi với Zeppo đến cửa hiệu bán rượu Abe. Có Zeppo đi theo tôi thấy yên bụng vì chưa có ai biết Zeppo nên chỉ để mắt nhìn theo hắn. Đưa vô chỗ đó để che giấu mối thắc mắc tôi muốn biết về Frank.Lúc đi tới cho tiệm bán rượu, Jackson mới kể cho tôi nghe lai lịch chủ tiệm.***Abe và Johnny là hai anh em cột chèo. Cả hai là dân gốc Ba Lan, ở vùng Auschwitz, là dân Do Thái còn sống sót từ mấy trái tập trung của bọn Nazi. Cả hai làm nghề thợ cạo ở Ba Lan, về sau hành nghề ở vùng thị trấn Auschwitz.Abe là một thành viên phong trào kháng chiến hoạt động bí mật cứu sống Johnny thoát khỏi phòng hơi ngạt, lúc đó Johnny ốm nặng bọn lính gác Nazi chờ khai tử hắn. Abe nghĩ ra kế đào lỗ ở chân tường ngay dưới gầm giường đưa xác Johnny vô cho đỡ, báo cho lính gác hãy chờ đêm tối đem đi thiêu. Suốt thời gian dài Abe xin thức ăn tù các đồng đội trong phong trào kháng chiến chuyển qua lỗ hổng vách tường nuôi sống Johnny, dưỡng được ba tháng thì quân Nga giải phóng trại. Cả hai chị em, vợ của Abe và Johnny đều chết hết. Tất cả cha mẹ, họ hàng và người thân quen đều chết trong trãạ tập trung của bọn Nazi. Lúc đó Abe dìu Johnny cho nằm trên băng ca chuyển tới trại lính quân đội Mỹ xin đi định cư.**Jackson định kể cho tôi nghe thêm nhiều câu chuyện ở trại tập trung, thiệt tình tôi không muốn nghe nữa. Tôi chợt liên tưởng đến bọn Do Thái. Hình ảnh những con người trơ xương, đổ ruột đứng xin ăn. Tôi còn nhớ những nạn nhân giơ những cánh tay gây guốc ve vẩy trước mắt, giữ vẻ mặt bình thản rồi ngã lăn ra chết ngay trước mắt tôi.Trung sĩ Vincent LeRoy tìm thấy một đứa trẻ mười hai tuổi, nặng bốn mươi sáu pounds. Nó chạy tới ôm chầm hai chân Vincent, như thằng nhóc người Mễ níu chân thần tượng Matthew Teran. Tôi biết Vincent là một tay xạ thủ gan da vừa nhìn thấy thằng bé hắn mủi lòng. Hắn đặt tên thằng bé là Ba Chuột, theo cái cách lúc thằng bé níu chân leo lên bám chặt lấy gã.Ngày đầu Vincent cõng Ba Chuột trên lưng theo đoàn quân giải phóng nạn nhân sống sót từ trại tập trung. Buổi tối hắn gửi Ba Chuột theo đoàn y tá tới khu vực di tản, thằng nhóc bỏ trốn tìm đường về lại trại đóng quân.Về sau Vincent muốn giữ thằng bé lại. Không phải như cách Matthew Teran giữ lại thằng nhóc người Mễ, phải nói hắn có lòng thương trẻ con như bao nhiêu người khác.Thằng nhóc Ba, tôi thường gọi nó như thế, cả ngày đèo trên lưng Vincent. Hắn ngốn hết cả thỏi socola to tổ bố cất sau ba-lô với cả một mớ kẹo người ta phát cho nó.Giữa đêm bọn tôi thức giấc nghe tiếng rền rĩ của thằng nhóc Ba. Ruột nó căng ra quá cỡ đến nỗi bọn tôi xúm lại xoa dịu mà nó chẳng hay biết gì.Bác sĩ trái chẩn đoán nó chết vì bội thực.Vincent khóc suốt cả ngay từ lúc Ba Chuột chết. Hán tự trách mình, tôi cùng cho là hắn có phần trách nhiệm trong vụ này. Những tôi không thể nào quên được chuyện vì sao bọn lính Đức hành hạ thằng nhóc đáng thương kia để không cho nó ăn một thứ gì khác ngon lành hơn sao. Bởi thế nên bọn Do Thái về sau này mới hiểu bọn Negro ở Mỹ nhiều hơn, ở bên Châu Âu bọn Do Thái bị đối xử như bọn Negro từ mấy ngàn năm trước kia.***Abe và Johnny đến nước Mỹ chung nhau mở một tiệm bán rượu được không đầy hai năm. Buôn bán tất bật mới gây dựng được cơ ngơi nhưng có một điểm không giống ai: Johnny tính ngông cuồng.Jackson kể:- Tớ chẳng hiểu vì sao hắn lại chịu nổi cuộc sống trong cái hốc tường hoặc là hắn thích vậy. Hắn kể lại đêm hôm đó hắn điên rồ. Hắn đã cùng với Abe cắt tóc hai người vợ trước khi bước vô phòng hơi ngạt. Cậu có thể hình dung ra nổi không? Cắt tóc vợ mình rồi đưa vô phòng hơi ngạt cho chết sao?… Thế là, hắn hoá rồ kể từ cái đêm hôm đó cho đến nay, điều đó lí giải tại sao hắn là một kẻ ngông cuồng.- Ngông cuồng là sao hở? - tôi hỏi lại hắn.- Ngông cuồng là vậy đó, Easy. Một bữa tối nọ, tôi cùng đi với một con bé bạn học, Donna Frank, tôi định ép nàng uống chút rượu, lúc Abe đã bỏ đi, thế là Johnny tự nhiên coi tớ như không có ở đó, hắn mới gợi chuyện khen nàng xinh đẹp, hắn đề nghị tặng cho nàng một món quà.- Vậy hở?- Hắn móc túi đưa cho nàng năm đô rồi ra dấu cho tớ lại đứng gần chỗ máy tính tiền, hắn làm tình với con bé ngay phía sau quầy bar kia!- Cậu chỉ nói phét!- Không đâu, Easy. Hắn làm trò quái gở đó tới hai lần kia.- Cậu còn phải lo công việc nữa chứ?- Không dám đâu, hắn doạ tớ. Thế rồi tớ kể lại cho Frank nghe, hắn bắt liên lạc. Cậu biết không Frank đã có lần tới chỗ tiệm rượu Abe, nhưng Abe thì không dám mua bán đồ cướp giật. Còn Johnny lại thích mấy món đó, hắn chuyên bán đồ cướp giật nhân lúc buổi tối Abe trở về nhà.- Frank thường giao hàng ở đây à? - tôi hỏi lại.- Có chứ.- Đâu thua gì xe tải giao hàng, hả? - tôi cười thành tiếng.- Trưa thứ Tư hắn đến giao hàng. Mọi bữa thì đúng ngày thứ Năm - Jackson nói, chợt hắn cau mày.Nơi đó là một tiệm rượu nhỏ hẹp. Bên trong bày kệ bánh quy, khoai tây chiên, giữa nhà bày những bao da heo. Một quầy bàn kéo phía sau là quầy rượu, quầy tính tiền. Sát vách tường kê chiếc tủ lạnh cửa kính dùng nước ngọt, nước uống sô đa.Tôi nhận ra Johnny với vóc người cao ráo, tóc đỏ hoe, cặp mắt nâu đờ đẫn. Hắn có cái nhìn nửa như muốn cười nửa kinh ngạc. Trông hắn như một chàng thanh niên gặp hồi mạt vận.- Kìa, Johnny, - Jackson mở lời - Đây là bạn của tớ, Easy và Zeppo.Zeppo vừa bước tới mình mẩy co giật đứng ở phía sau. Vừa nhắc thấy Zeppo vẻ mặt Johnny đang tươi cười chợt đanh lại. Một số người thấy ai bại liệt thì sợ, thật ra thì người ta sợ cho mình hơn.- Xin kính chào quý vị, - hắn nhìn về phía bọn tôi nói.- Cậu nhà cho ta ăn tiền cò đấy, Johnny. Có nhiều mối hàng ngon. Easy chuẩn bị mở tiệc, còn đây Zeppo mua sữa mỗi ngày.Johnny cười, hắn đưa mắt nhìn về phía Zeppo. Chợt hắn hỏi:- Ông cần hạng nào, Easy?- Tôi cần mua một thùng Jim Beam, nghe Jackson nói ông bán hàng có giảm giá chút đỉnh.- Mua nguyên thùng mới bớt - nghe gã nói giọng hơi nặng, dù hắn hiểu được tiếng Anh.- Nếu mua hai thùng tính giá nào?- Một chai tính ba đô, mua chỗ khác tính tới bốn đô.- Được thôi, nhưng mà vượt qua túi tiền. Ông biết không, tôi vừa nghỉ việc tuần rồi.- Ôi thật không may cho ông - Johnny nói, nhìn qua tôi. - Nhằm ngày sinh nhật mà bọn chúng cho ông thôi việc.- Đúng ra là một bữa tiệc. Thôi tính lại giá hai bảy lăm đi.Tay phải giơ lên, gã xoa xoa mấy ngón tay.- Thôi cùng được đi, ông bạn. Những nói lại cho rõ, - gã nói - Hai thùng, ba đô một chai chạy ra năm mươi tư. Thôi tính chẵn năm mươi rồi đó.Tôi định nán lại trả giá xuống chút đỉnh nữa nhưng nghĩ lại muốn ra về ngay. Tôi sẽ cho lão Albright hay thứ Sáu Frank sẽ có mặt ở đây, ngày thứ Năm tôi sẽ bàn tính lại với Frank.***- Chờ tính lại, - tôi nói - Ngày mai tôi nhận hàng được chứ?- Sao không tính luôn bây giờ cho xong? - gã hỏi, nửa tin nửa ngờ.- Tôi chưa có đủ năm chục đô, ông bạn ơi. Mai mới có đủ tiền&quot;.- Không thể cho tới thứ Sáu. Qua bữa đó tôi còn phải giao hàng.- Ngày mai không được sao? - tôi hỏi có ý bỏ luôn.- Tôi không bán tất cả số Wishky cho một mối, ông Easy à. Qua ngày mai tôi sẽ nhận thêm hai thùng và nếu bạn hàng vô tới đây hỏi mua rượu Jim Beam thì sao? Nếu không có hàng, mối sẽ bỏ đi qua hàng khác. Tôi mất ăn.Chúng tôi thoả thuận tiền đặt cọc mười đô. Tôi mua cho Zeppo chai Harpers nửa lít, cho Jackson năm đô.***- Có chuyện gì vậy, Easy? - Zeppo vừa đi khỏi, Jacksơn hỏi tôi.- Chả có việc gì. Cậu định nói gì vậy?- Tớ định nói cậu có tiệc từng gì đâu. Và lại có bao giờ thấy cậu vô tiệm hớt tóc ngày thứ Tư. Chắc có vấn đề gì đây.- Cậu nằm mơ hả? Tối thứ Bẩy làm tiệc, hân hạnh được đón tiếp cậu.- Ờ… ờ - Hắn ngơ ngác nhìn tôi - Mà chuyện này có liên quan gì tới Frank?Trong bụng tôi uống toàn nước đã lạnh tôi không nói ra.- Chẳng có ăn nhập gì tới Frank Green cả, ông bạn mình. Tớ chỉ cần có rượu.- Được, nghe được đấy. Cậu nhớ là tớ sẽ đến đúng ngày mở tiệc.- &quot;Hẹn gặp lại - tôi nói. Tôi cầu mong sao cho mình còn sống tới bữa đó.Tôi nghĩ phải làm mọi cách để được sống thêm hai mươi bọn giờ nữa chờ cho đến phiên Frank họp mặt mỗi tuần.21Trên đường từ tiệm rượu về nhà tôi ghé lại thăm Joppy.Tôi cảm thấy được gần gũi mỗi khi hắn cầm tấm khăn lau sách bóng mặt quầy lót đá hoa. Tôi thấy trong người bứt rứt. Với tôi hắn lúc nào cũng là một người bạn đáng kính nể. Tuy vậy cũng phải cảnh giác vì hắn là một tay võ sĩ có hạng.Vừa bước vô quán bar tôi đứng xỏ tay vô túi áo jacket. Tôi có ý định nói ra nhiều điều chợt đâu ngay lúc đó không còn nhớ gì nữa.- Làm sao mà dùng như trời trồng vậy, Ease?- Mình chẳng hiểu làm sao cả.Joppy nhìn tôi cười, đưa tay xoa cái đầu hói.- Cậu nói sao chứ?- Con bé vừa gọi tớ bữa tối hôm kia đây.- Con bé nào nhỉ?- Cái con bé mà bạn cậu đang đi tìm đây.- Ờ, ờ, - Joppy buông tấm khăn lau xuống hai tay kề lên quầy bar. - Thế cùng may đấy.- Tớ cũng nghĩ vậy.Trong quán bar vắng khách. Joppy đang nhìn tôi như dò xét, tôi nhìn lại hắn.- Nhưng cũng chưa phải may mắn gì đâu, - tôi nói.- Không à?- Không đâu Joppy, cậu mới lạ mấy.Joppy nắm chặt bàn tay, gân guốc nổi lên cuồn cuộn.- Làm sao cậu dám nói vậy?- Cậu trả lời là chỗ đó, Joppy. Chỉ có Coretta với cậu mới biết tớ đang đi tìm nàng. Tớ đoán lão DeWitt Albright biết nhưng nếu biết nàng đang ở đâu lão đã bỏ đi tìm. Còn Coretta chờ nhận được tiền do tớ đưa ra, thế nên nàng muốn giấu chuyện nàng kể lại cho Daphne nghe. Chỉ cậu biết thôi, chính cậu.- Nàng có thể tìm ra chỗ của cậu trong danh bạ điện thoại.- Tớ không đăng ký trong danh bạ, Joppy.Tôi không chắc mình nói có đúng không, Daphne còn nhiều cách tìm ra tôi, nhưng không chắc vậy đâu.- Sao vậy, hả? - tôi hỏi lại.Nhìn gương mặt rắn rỏi bạn khó đoán được hắn đang nghĩ gì trong đầu. Hắn cũng không ngờ tôi giấu cái ống nước trong túi.Một lúc sau hắn cười thân mật nhìn tôi mới nói.- Đừng có vội vã. Chưa đến nỗi nào.- Chưa đến nỗi nào là sao? - tôi quát. - Coretta chết rồi, tớ còn mắc nợ lão Albright, bọn cớm đã từng có phen gây khôn đốn cho tớ…- Tớ không muốn phủ nhận mấy chuyện đó, Easy, cậu nên nhớ như vậy.- Đến lượt lão Albright nhờ tớ theo dõi Frank Green, - tôi buột miệng nói ra.- Frank Green à? – Mắt Joppy nhắm híp lại.- Ờ, Frank Green.- OK, Easy. Lemme cho cậu biết rồi. Lão Albright có tới đây tìm con bé, đưa ảnh ra tớ nhìn biết ngay…- Làm sao cậu biết hay thế? - tôi hỏi lại.- Có lúc Frank giao rượu, dẫn con bé đi theo. Tớ đoán chúng bồ bịch gì đó với hắn.- Vậy mà cậu không nói cho lão Albright biết à?- Không, Frank là mối của tớ, tớ không muốn làm mích lòng. Tớ định chờ lúc hắn quay lại có con bé đi theo mới kể riêng cho nàng có một số việc nàng cần phải biết. Nàng gọi tớ ra ngoài và tớ kể cho nàng nghe.- Sao vậy? Sao cậu lại muốn giúp nàng?Joppy cười nhìn tôi, vẫn là cái cười gằn như là mắc cỡ giống mọi khi.- Con bé nó đẹp, Easy à. Nó xinh lắm. Dù nó là bạn học với mình.- Sao cậu không kể cho Frank?- Để hắn vô đây vung dao hay sao? Khi hỏi Frank nó là thằng điên.Nhìn thấy tôi lắng nghe, Joppy yên tâm. Tay hắn cầm chiếc khăn lau.- Ờ, Ease, tớ phải đưa cho cậu một ít tiền nhằm đánh lạc hướng lão Albright. Như vậy mọi chuyện coi như êm xuôi nếu cậu nghe lời tớ bỏ thôi không tìm kiếm nữa.- Sao cậu để cho nàng gọi tớ?Joppy nghiến răng để lộ cả xương hàm ra tới mang tai.- Nàng gọi cầu cứu tớ chỉ đường đi, có thể là tới nhà một người bạn ở đâu đó. Tớ không muốn làm vậy. Cậu nhớ là tớ chỉ có thể giúp được khi còn đứng trong quầy bar, nhưng mà tớ có đi đâu được.- Sao nàng lại gọi cho tớ?- Tớ bảo nàng gọi. Nàng muốn biết lão DeWitt Albright cần gì, còn cậu thi hành lệnh của lão. - Joppy khom người xuống, - Tớ cho nàng số mấy, nghĩ là không sao.- Cậu tưởng mình điên sao, xong chuyện cậu bàn giao tớ lại cho con bé.- Chẳng có ai bảo cậu nhận tiền của lão. Và cũng chẳng có ai bảo cậu gặp nàng.Coi vậy chứ hắn nói đúng. Hắn gọi mình định vô chuyện này mà thật ra lúc đó mình cũng đang cần tiền.- Bạn của nàng vừa mới chết, - tôi nói.- Một tên da trắng hả?- Ờ - ờ… Coretta James cũng mới chết, kẻ giết nàng cũng là thủ phạm giết Howard Green.- Tớ có nghe nói, - Joppy quăng tấm khăn lau dưới quầy lấy ra chiếc ly cạn. Hắn rót rượu mới nói.- Tớ không muốn như vậy đâu, Easy. Tớ cố ý giúp cậu với lại con bé.- Nó là con quỷ đó, hiểu chưa, - tôi nói. - Nó sai khiến người ta làm bậy.- Cậu nên tránh xa nó đi, Ease. Đi xa một chuyến qua miền Đông hãy xuôi về Nam.- Odell có nhắc với tớ chuyện đó. Không có việc gì phải bỏ đi, bạn ơi.Tôi biết việc mình cần phải làm. Tôi phải báo cho Frank về món tiền Carter giao. Frank là dân con buôn. Giả sử lão DeWitt Albright có muốn cản trở chuyện làm ăn của Frank tôi sẽ đứng ngoài nhìn hai bên tự giải quyết lấy.Joppy rót thêm rượu. Hắn muốn làm hoà, hắn không cố ý đụng chạm đến tôi. Cùng vì một câu nói dối khiến tôi giận.- Sao cậu không kể chuyện con bé cho tớ nghe? - tôi hỏi lại.- Mình chẳng biết, Easy. Nàng muốn mình giữ kín miệng - Vẻ mặt Joppy dịu xuống - Tớ muốn… giữ kín chuyện nàng. Chỉ mình tớ biết thôi, cậu hiểu chứ?Tôi nâng ly mời Joppy một điếu thuốc. Bọn tôi ngồi hút thuốc nói chuyện thân mật rồi sau đó im lặng một hồi lâu.Chợt Joppy cất tiếng:- Cậu biết ai giết chết mấy người đó không?- Tớ không biết gì hết. Odell kể lại bọn cớm nghĩ thủ phạm là một kẻ tâm thần. Có thể Coretta và Howard là nạn nhân của hắn, tớ thì biết rõ ai là thủ phạm giết chết Richard Mc Gee.- Ai vậy?- Tớ thấy chẳng có ích gì cho bọn mình nếu nói ra chuyện đó. Thôi thì tớ ngậm miệng.***Tôi đang nghĩ ngợi về chuyện đó vừa thủng thỉnh bước vô nhà. Lúc gần tôi cửa tôi sực nhớ cổng ngoài không cài hai chốt như mỗi khi người đưa thư vẫn làm.Tôi chưa kịp quay lại nhìn thì nghe một tiếng nổ long trời. Tôi té nhào xuống thềm xi măng cửa trước, may sao đầu không va vô bậc thềm. Cánh cửa mở tung ra, tôi nhìn thấy mình đang úp mặt xuống chiếc trường kỷ. Tôi muốn trở mình đứng dậy nhưng tiếng nổ còn vang dội trong đầu muốn chóng mặt.Tôi thấy có ai lật ngửa tôi ra.Hắn mặc bộ đồ xanh đậm tưởng đâu là mầu đen. Hắn mặc bên trong một chiếc áo sơ mi đen. Hắn kể chân lên tấm nệm gần sát bên đầu. Hắn đội mũ cao bồi đen vành hẹp hiệu Stetson. Mặt mũi hắn cũng đen thui như những món trang phục trên người. Chỉ có chiếc cà vạt màu vỏ chuối, thắt hờ là khác với màu da Frank Green.- Kìa, Frank. - Tiếng nói khiến tôi càng đau trong đầu.Frank vung bàn tay phải búng chóc một cái ngay tức thì một lưỡi dao đdài đến cả tấc mạ kền sáng loáng.- Nghe nói ông đang đi tìm tôi, Easy?Tôi gượng ngồi dậy, hắn nhanh tay để đầu xuống ghế.- Nghe nói ông đi tìm tôi mà, - hắn nhắc lại.- Đúng, Frank. Tôi cần nói chuyện với anh. Tôi kiếm ra một mối mới cả hai được năm trăm đô la.Gương mặt đen của Frank càng nổi bật lúc hắn nhe răng cười trắng toát. Hắn kê gối vô ngực gí mũi dao kề cổ. Tôi cảm thấy đã thịt đau nhói rướm máu.- Tôi phải giết ông, Easy.Tôi phải đảo mắt nhìn quanh coi có vật gì để chống đỡ, chỉ thấy mấy bức tường, bàn ghế. Chợt tôi để ý một vật lạ. Chiếc ghế dựa làm bằng cây để dưới bếp ai do đã kéo để gần bên ghế sofa để gác chân. Tôi không hiểu tại sao mình lại suy nghĩ hoài về điều đó, tôi đoán chắc là Frank kéo nó ra ngoài này.- Nghe ta nói đây, - tôi nói.- Nói gì?- Tôi định ra giá bảy trăm rưỡi.- Làm gì có máy in ra tiền nhanh vậy?- Tay đó cần nói chuyện với con bé quen biết với anh. Hắn là tay nhà giàu. Hắn trả bấy nhiêu tiền đề được nói chuyện.- Con bé nào? - Frank nói lẩm bẩm trong miệng.- Con bé da trắng. Tên nó là Daphne Monet.- Ông như người mất hồn, Easy. - Frank nói.- Nghe đây, Frank. Anh chưa hiểu ý tôi đây.- Ông đang theo dõi tôi. Tôi biết mà. Ông còn tới chỗ tôi làm ăn, vô tới chỗ bar uống rượu nữa kia. Tôi vừa đi xa một chuyến về, nàng Daphne đã bỏ đi, còn ông chỗ nào cùng thấy mặt. - Hắn đưa cặp mắt vàng khẽ dữ tợn nhìn thẳng vô mặt tôi. - Bọn cớm cũng đang theo dõi tôi nữa đây, Easy. Coretta đã bị giết chết, tôi nghe nói trước lúc nàng chết ông lẩn quẩn gần đó.- Frank…Hắn gí mũi dao xuống sát hơn:- Ông phải chết, Easy. - Hắn nói xong nhích vai lui ra.Giọng nói vô hình trở về.&quot;Đừng có van xin, Easy. Đừng cho tên Nigger đó một ân huệ nào hết&quot;.- Chào Frank, - giọng nói thân quen của ai đó cất lên. Không phải là tôi. Phải rồi đó là tiếng nói của một con người thật bởi vì tôi nhìn thấy Frank như đông cứng người lại. Hắn nhìn tôi chòng chọc nhưng tâm trí mải lo nhìn về phía sau.- Ai vậy kia? - giọng hắn khản đặc.- Lâu ngày quá nhỉ, Frank. Có gần cả chục năm.- Cậu đấy hả, Mouse.- Mày nhớ dai thể, Frank. Ta lúc nào cùng thích người như thế, bởi vì đó là kẻ nhanh trí với mười một lần thì hết chín lần hắn ra tay là giải quyết xong mọi việc. Mi biết ta còn vướng mắc một việc, Frank à.- Việc gì vậy?Vừa lúc đó chuông điện thoại réo, tôi sẽ bị đẩy xuống địa ngục nếu như Mouse không chịu trả lời.- Hả? - hắn nói - Ờ, ờ, Easy có, đang bận việc. Ờ, ờ phải, chắc mà. Lát nữa ông ta gọi lại được không? Không ạ? OK. Ờ, ờ. Độ tiếng nữa gọi lại, lúc đó ông ấy mới thong thả nói chuyện.Tôi nghe tiếng hắn gác mấy. Người hắn che khuất trước mặt.- Ta đang ở đâu đây… Ôi mà, ta định nói cho mi nghe việc này. Mi biết là ta đang kê mũi súng nòng 41 vô sau gáy mi đây. Ta chưa muốn bóp có vì ta sợ lúc mi ngã nhào xuống rồi sẽ cắt cổ bạn cộng sự của ta. Đây là việc ta còn vướng mắc, phải không?Frank chầm chậm nhìn tôi.- Frank, mi biết ta sẽ đối phó ra sao không? Ta biết mi chực giết chết Easy vô tội, ta không muốn nhìn thấy mi còn sống sót ngạo nghễ làm chuyện đó, nghe chưa.- Việc này dính dáng gì đến ông, Mouse.- Ta nói với mi thế nào, Frank. Mi buông dao xuống ghế ta tha tội cho mi. Mi đâu muốn chết. Tính ta từ trước đến giờ không hay nói dóc. Chỉ trong tích tắc thôi ta sẽ bắn vô đâu mi.Frank chậm rãi rút con dao trở lại, buông xuống ghế, tôi nhìn thấy rõ trước mắt.- Thôi được rồi, đứng dậy lui lại ngồi xuống ghế kia.Frank nghe theo răm rắp, Mouse trở lại, gương mặt điển trai như thuở nào. Nụ cười rạng rỡ. Hắn bịt mấy cái răng vàng, còn mấy cái trám. Có một chiếc răng vàng được điểm thêm một viên ngọc xanh. Hắn mặc bộ đồ Zoot suit có dây đeo trước ngực áo. Hắn mang giầy có đội ghột, tay trái đeo lủng lẳng khẩu súng ngắn kiểu lạ mắt.Frank chăm chú nhìn theo khẩu súng.Tay dao thủ xấu chơi này không tài nào hiểu ra được Mouse đâu có nể nang gì hắn.- Có việc gì không, Easy?- Mouse đấy hả, - tôi nói. - Áo tôi lấm đầy máu trước ngực, tay tôi run rẩy.- Cậu có muốn mình giết nó không, Easy?- Kìa! - Frank quát - Bọn mình có mới làm ăn mà!- Easy là bạn cố tri của ta đây. Ta sẽ bắn bỏ cái mặt ghê tởm của mi, mi không can ngăn ta được đâu.- Ta không cần giết nó. Ta chỉ cần nghe hắn trả lời mấy câu. - Lúc này tôi chả cần gì Frank bởi đã có Mouse ở đây rồi.- Cứ hỏi đi, bạn mình, - Mouse nhếch mép cười nói.- Daphne Monet hiện ở đâu? - Tôi hỏi Green.Hắn nhìn tôi chầm chậm, mắt hắn sắc như dao…- Mi nghe chưa, Frank? - Mouse hỏi lại - Nàng đâu rồi?Đôi mắt hắn nhìn Mouse không còn sắc bén như lúc nhìn tôi, hắn ngồi lặng thinh.- Ta không đùa đâu, Frank. - Mouse buông thõng nòng súng cho tới lúc chạm xuống sàn. Hắn bước tới chỗ Frank sát bên trong tầm tay với của tên dao thủ. Thế mà Frank cứ ngồi lì một chỗ. Hắn biết Mouse định đùa thôi.- Nói ra ngay Frankie, hay là ta phải bắn mi.Frank ngậm câm miệng, nhắm hờ một bên mắt trái. Tôi biết Daphne là một phần xương thịt của hắn, nên hắn liều chết để cứu nàng.Mouse nhấc nòng súng kể sắt phần mềm dưới quai hàm Frank.- Thả cho hắn đi, - tôi nói.- Cậu vừa làm một cú áp phe năm trăm đô la kia mà. - Mouse muốn làm thịt ngay Frank, tôi đánh hơi được qua giọng nói.- Thà cho hắn đi mà. Tớ không muốn thấy hắn chết trong nhà. - Tôi nghĩ Mouse cùng hiểu ý không muốn nhìn thấy máu me vấy bẩn đồ đạc bàn ghế.- Chìa khoá xe đâu. Để tớ lái đưa hắn đi! - Mouse nhếch mép cười ẩn chứa ý đồ - Hắn sẽ kể cho tớ nghe thôi.Mouse lặng lẽ thúi báng súng vô người Frank ba cái, mỗi cái là một cú đau quằn quại. Frank té quỳ xuống máu tươm ra từ bên trong bộ đồ xám xịt.Nhìn thấy Frank ngã quỳ, tôi vút chạy tới đứng vô giữa.- Thả cho hắn đi! - tôi gào lên.- Cậu tránh ra, Easy! - Giọng nói Mouse nghe đầy vẻ khát máu.Tôi níu tay hắn lại.- Để cho hắn yên, Raymond!Chưa biết sự thể ra sao chợt đâu Frank từ phía sau xô đẩy tôi. Tôi nhào tới đúng vô người Mouse cả hai té xuống sàn. Tôi ôm ghì lấy Mouse cho khỏi ngã, giằng họng súng đang nhằm về phía Frank. Ngay lúc thân thể nhỏ thó của hắn vừa kịp đứng lên thì Frank đã vút chạy ra khỏi cửa.- Mẹ kiếp, Easy! - Hắn chĩa súng buông thõng hướng về phía tôi. - Cậu định níu tay tớ lúc đang chĩa súng ra như thế này! Cậu điên thật à?Mouse chạy về phía cửa sổ, nhưng Frank đã tháo chạy. Tôi trấn tĩnh lại, Mouse cùng bớt kích động.Một lát sau hắn quay trở lại nhìn xuống chiếc áo jacket.- Nhìn máu me cậu bôi lên người tớ, Easy! Nhìn coi được mặt không?- Tớ muốn để cho Frank Green sống. Cậu mà giết hắn thì tớ mất đi một chỗ làm ăn béo bở.- Sao? Vậy thì có dính dáng gì tới chuyện này? - Mouse nhặt lấy chiếc áo jacket khoác lên vai.- Buồng tắm đây hả? - hắn hỏi, chỉ tay về phía cửa.- Ờ, - tôi đáp.Hắn đeo súng vô dây lưng. Kéo lê chiếc áo jacket vô buồng vệ sinh. Hắn vặn máy nước.Lúc Mouse quay trở ra tôi còn ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ qua khung của chấn song gỗ.- Tối nay hắn không quay về đâu, Easy. Người lì lợm như Flank thì lúc nào cùng mang săn bản án tử trong người.- Cậu đến đây có việc gì, Mouse?- Cậu không gọi cho Etta à?- Hả?Mouse nhìn qua tôi lắc đầu nhếch mép cười.- Này Easy, cậu đã khác trước.- Là thế nào?- Mọi khi cậu hay lo sợ. Thuê bọn Nigger làm vườn dọn dẹp vệ sinh. Bây giờ cậu có được một căn nhà nhỏ khang trang, làm tình với một con bé là tình nhân của một tên da trắng.- Tớ không động tới nó.- Chưa à?- Chưa lần nào!- Tớ nói cho mà nghe, Easy, cậu đang nói chuyện với tớ là Mouse đây. Một nàng nhìn cậu tới hai lần là cậu không thể từ chối được. Tớ biết chứ.Tôi đã từng tán tỉnh Etta mỗi khi Mouse không có ở đấy, dù hai bên mới vừa đính hôn. Hắn biết mà không quan tâm. Mouse không cần mấy chuyện đó. Thế mà hễ có động chạm đến chuyện tiền bạc hắn chực giết tôi ngay.- Vậy cậu đến đây có việc gì? - tôi hỏi lảng qua chuyện khác.- Trước tiên tớ muốn hỏi làm sao lấy được món tiền cậu đã bàn tính với Frank?- Không được đâu, Mouse. Chuyện đó không liên can tới cậu.- Có một tên tới đây đòi giết cậu đó, Easy. Nhìn vô cặp mắt cậu như miệng thịt băm. Giờ tớ mới hiểu vì sao cậu phải gọi tớ, để nhờ vả.- Không đâu, Raymond, tớ có gọi, lúc đó cảm thấy mình tuyệt vọng. Tớ mừng vì cậu đã đến kịp, nhưng rồi cũng chẳng giúp được gì.- Nghe này Easy, cậu đã kể hết cho tớ nghe chuyện đó, ít ra cũng phải được xơ múi gì chớ.Hắn vừa nói ra điều cách này tám năm về trước tôi đã nghe qua. Lúc mọi việc xong xuôi tôi còn nhớ có hai người chết.- Không đâu, Raymond.Mouse chầm chậm nhìn tôi một hồi. Đôi mắt hắn màu xám nhạt, như nhìn xuyên thấu hết mọi thứ.- Tớ đã nói là không, Mouse.- Cậu kể cho tớ nghe đi, Easy. - Hắn ngồi tựa lưng ra sau ghế. - Phải có cách nào khác chứ, người anh em.- Cậu nói sao?- Bọn Nigger muốn thoát ra khỏi vũng lầy phải nhờ đến kẻ khác giúp đỡ, Easy. Cậu có muốn ở lại đây với chút đỉnh tiền, có mấy em da trắng gọi tới nhà? Được. Được quá đi chứ. Nhưng mà này Easy, cậu được người khác che chở. Được cái nói phết, bọn da trắng chỉ biết lợi dụng. Bọn chúng chỉ lo thủ kỹ.- Tớ chỉ cậu sao gặp được may mắn, - tôi nói.- Ờ Easy. Ờ nhỉ.- Nghe đây, - tôi nói - Tớ ngại có dính dáng tới cậu.Mouse nhìn tôi nhe răng cười sáng rỡ:-Thế nào?- Cậu còn nhớ ngày bọn mình đi qua Pariah? Tớ thu giữ tiền tiệc cưới cho cậu.- Vậy hở!- Bố Reese và Clifton chết hết cả hai đó, Ray. Vì cậu mà chết đó.Nụ cười vụt biến mất trên gương mặt Mouse, cả gian phòng mờ mịt. Bất chợt tôi nhìn ra hắn ra một tên làm ăn, hắn chỉ muốn đùa với Frank Green.- Nghĩa là sao?- Cậu giết chết người ta chớ còn gì! Cả hai đứa mình. Trước đó hai bữa Clifton ghé lại tớ. Hắn nhờ chỉ cách đối phó. Hắn kể cậu có ý định sử dụng tay nghề của hắn. - Tôi cảm thấy nước mắt muốn trào ra nhưng cỗ dằn xuống. - Những tớ giữ kín miệng. Tớ báo hắn về đi. Vậy mà ai cùng cho là hắn giết chết Reese, tớ thì biết rõ chính tay cậu giết. Tớ đau khổ vô cùng.Mouse lấy tay xoa miệng, mắt không chớp.- Vậy là cậu cứ bứt rứt mãi? - Hắn có vẻ ngạc nhiên.- Ờ.- Chuyện đã qua bao nhiêu năm rồi, Easy, sau đó chẳng thấy mặt mũi cậu ở đâu.- Tội ác không thể đo bằng thời gian, - tôi nói.- Tội ác à? - Hắn nói mà tôi tưởng như đây là những lời vô nghĩa.- Cậu nghĩ sao mà cho là tớ có tội?- Chớ còn gì nữa.- Tớ đã nói với cậu thế nào, - hắn nói hai tay đặt lên vai mình. - Cậu nhờ tớ lo việc đó rồi để cậu tự lo liệu.- Nghĩa là sao?- Tớ không làm việc gì trái ý cậu.- Mọi việc tớ đã nói? Walter Mosley Con quỷ áo xanh Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên Chương-22 -23- 24-25 22 Tôi không kể cho Mouse nghe hết mọi chuyện.Tôi không kể lại chuyện Daphne đã đánh cắp một món tiền, với lại tên tuổi của một tay nhà giàu người da trắng, hoặc thể hiện ra là tôi đã biết tên lão. Mouse biết giữ lời hứa, nếu hắn cố ý giết tôi hắn nên dằn lại. Nhưng nếu hắn đánh hơi được món tiền ba chục ngàn đô la thì không ai có thể can ngăn lòng tham của hắn. Hắn có thể giết tôi cùng chỉ vì món tiền kếch sù đó.- Cậu lo đề phòng cảnh giác tên Frank đi, - tôi nói với hắn. - Phải biết hắn bỏ đi đâu. Nếu hắn chỉ đường tìm ra con bé coi như ta đạt mục đích. Cậu hiểu chứ, Raymond. Tớ muốn tìm cho ra con bé đó, vậy thì không có lý do gì đụng chạm đến Frank.Mouse cười nhìn tôi:- Cậu đừng lo, Ease. Tớ muốn phát điên khi nhìn thấy hắn đè người cậu xuống. Cậu biết không, lúc đó tớ muốn dậy cho nó một bài học.- Cậu phải canh chừng hắn, - tôi nói - Hắn có tài sử dụng dao.- Mẹ kiếp, - hắn nói lẩm bẩm trong miệng – &quot;Ta sinh&quot; đã biết sử dụng dao.***Vừa định chuẩn bị ra đi lúc tám giờ sang thì bọn cớm ập đến.- Mẹ kiếp.- Chào ông Rawlins, - Miller mở lời - Chúng tôi đến gặp ông có chút việc.Mason nhếch mép cười.- Thôi tớ phải đi ngay, Easy. - Mouse nói.Mason chìa bàn tay to tướng vớ ngay ngực Mouse.- Mi là ai? - hắn hỏi.- Tôi là Navrochet, - Mouse đáp. - Tôi vừa tới đây đòi tiền.- Đòi tiền gì?- Tiền tôi cho hắn mượn hồi năm rồi, - Mouse chìa ra một xấp tiền, tờ trên cùng là hai chục đô.Nụ cười trên gương mặt béo phệ của Mason không làm cho hắn dễ coi hơn.- Hắn đã đưa đủ tiền chưa?- Phải có đủ chứ, - Mouse nói. - Có phải các ông đến đây giúp tôi?Bọn cớm nhìn nhau dò xét.- Nhà ông ở đâu, ông Navrochet? - Miller hỏi. Hắn ta lôi tập giấy viết ra.- Hai mươi – bẩy ba mươi - hai rưỡi phố Florence. Ở trên lầu dẫy sáu. - Mouse nói gạt.- Bởi đây chúng tôi sẽ hỏi ông sau. - Miller vừa dặn vừa ghi lại địa chỉ. - Ông đừng đi đâu ra ngoài phạm vi thành phố.- Các ông muốn hỏi điều gì cũng được, tôi làm việc tại hãng World Carwash ở phố Crenshaw. Không có tôi ở đó thì có ở nhà. Tớ đi thôi, Easy. - Mouse vừa đi vừa đánh tay, huýt gió. Tôi chả hiểu hắn nhớ đâu ra tên đường phố để nói dóc hay vậy.- Chúng tôi được phép vô nhà chứ? - Miller chỉ về phía cửa ngôi nhà.***Bọn chúng chỉ tôi ngồi xuống ghế, còn bọn chúng thì đứng theo dõi ra vẻ chuyện đại sự.- Mi có biết Richard Mc Gee là ai không? - Miller hỏi tôi.Tôi ngước nhìn và nhận thấy bọn chúng dang dò xét qua nét mặt xem tôi có nói thật.- Ai kia? Tôi hỏi.- Mi nghe ta nói rồi - Miller đáp.- Làm sao mà tôi biết là ai được. - Tôi đang nghĩ cách câu giờ để nhớ ra là ai. Mason đè cứng như búa tạ lên vai tôi.- Tối qua LAPD phát hiện một xác chết tại nhà ở vùng Laurel Canyon, - Miller kể lại. - Xác chết Richard Mc Gee. Hắn viết giấy tay để lại trên bàn.Miller chìa mảnh giấy ra đưa cho tôi xem, nét chữ nguệch ngoạc &quot;C. James&quot;.- Thấy quen chứ? - Miller hỏi.Tôi giả vờ làm mặt ngu có gì khó đâu.- Còn tay Howard Green thì sao? Mi biết hắn chứ? - Miller đứng gác chân trên bàn trước mặt tôi, hắn nghiêng người ra trước, gương mặt hốc hác cách chô tôi một gang tay.- Không.- Mi không biết à? Hắn vô trong bar của tên Nigger nói mi đang ngồi uống rượu với Coretta James. Cái chỗ đó nhỏ hẹp làm sao ẩn núp được.- Vậy là có thể tôi còn nhớ mặt nếu quý ông chỉ cho tôi thấy, - tôi nói.- Chuyện đó coi bộ khó, - Mason lẩm bẩm nói. - Hắn chết rồi thân hình như miếng thịt băm.- Còn tay Matthew Teran thì sao, Ezekiel? - Miller hỏi.- Tay này thì tôi biết rõ. Hắn vừa ra tranh cứ chức Thống đốc cách này mấy tuần. Chuyện quái quỉ gì vậy? - tôi đứng ngay dậy, giả bộ căm tức.Miller cất tiếng:- Teran gọi máy tôi ngay cái đêm mi bị bắt. Hắn muốn biết ai đã giết lão tài xế Howard Green.Tôi đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn hắn.- Chúng tôi trả lời là không biết, - Miller tiếp tục. - Còn một vụ nữa, vụ án nàng Coretta James, cùng một lối giết người bạo lực. Hắn cần biết tất cả mọi điều về mi. Hắn đến ngay bốt cảnh sát nhớ chỉ mặt mi với lại tên tài xế mới xin việc.Tôi chợt nhớ cái lỗ khoá ở cửa có thể ghé mắt dòm vô trong.- Tôi chưa hề biết hắn là ai cả, - tôi nói.- Không biết à - Miller hỏi lại - Sáng nay người ta tìm thấy xác của Teran bên trong văn phòng ở khu trung tâm thành phố. Một lỗ dẫn nhỏ xíu xuyên quả tim.Tôi giật mình ngồi lại ngay ngắn.- Mi không dính dáng vô mấy chuyện này, Ezekiel. Không tìm thấy chúng cứ. Nhưng mi cũng phải biết vài điều gì đó… chúng ta bỏ công mất một ngày để hỏi cho ra.Mason cười khà một tiếng nhe răng bày cả lợi đỏ lòm.- Tôi chẳng hiểu mấy ông định nói gì. Riêng tay Howard Green có thể tôi còn nhớ. Nếu hắn có trở lại quán bar của John may ra tôi nhớ mặt. Ngoài ra tôi không còn biết gì nữa.- Mi phải biết chứ, Ezekiel. Biết mà không khai ra thì khổ thân. Khó thật đấy.- Trời ơi, tôi chả biết ai hết. Chuyện người ta bị giết chết không dính dáng gì đến tôi. Các ông muốn kéo tôi vô cuộc. Các ông thấy đó, tôi không có tiền ấn. Tôi vô bar uống rượu với Dupree và Coretta, chỉ có vậy thôi. Các ông không thể buộc tôi vô đó.- Ta có thể buộc tội mi nếu tìm thấy bằng chúng mi có mặt tại nhà của Mc Gee hôm đó.Tôi để ý thấy trên mặt Miller có một chấm sẹo nhỏ hình cung dưới mặt bên phải. Dường như tôi đã thấy cái khuôn mặt có sẹo đó ở đâu rồi. Có thể tôi biết mà cũng có thể tôi không biết.- Tôi không có ở đó, - tôi nói.- Vậy thì ở đâu? - Miller nôn nóng hỏi cho ra.- Tôi không tới chỗ nhà có người chết.- Ta thu lại con dao có dấu tay to tổ bố đó, Ezekiel. Nếu đó là con dao của mi thì mi sẽ lên ngồi ghế điện.Mason chộp lấy chiếc áo jacket máng trên ghế đưa lại cho tôi như công việc mà mà người quản gia phải làm. Hắn tỏ ra lịch sự vì biết thế nào rồi hắn cũng sẽ buộc tội được tôi.***Bọn chúng dẫn tôi về đồn cảnh sát lấy dấu tay xong rồi gửi về thành phố để đối chiếu lại với dấu tay trên con dao.Miller và Mason dẫn tôi trở lại gian buồng nhỏ hẹp để tra hỏi.Cũng bấy nhiêu những câu đã hỏi. Hỏi tôi có biết Howard Green là ai? Biết Richard Mc Gee không? Miller hăm doạ sẽ tới chỗ quán bar của John xem có ai biết tôi có quan hệ với Green, tôi biết rõ là hắn chỉ doạ suông để qua mặt. Trở lại thời kỳ đó chuyện một tên Negro ngồi đối diện ăn nói với bọn cảnh sát là chuyện hiếm, kể luôn cả chuyện nói gạt bọn cớm.Và quán rượu của John là nơi tôi cảm thấy được an toàn, ít ra là bạn bè không khai báo.Nhưng tôi còn lo ngại chuyện lấy dấu tay.Tôi biết chắc là mình không đụng chạm gì tới con dao đó và tôi cũng không rõ bọn cớm định giờ cái trò gì đây. Nếu bọn chúng thật sự muốn bắt được thủ phạm thì nên so lại dấu tay rồi thả cho tôi đi. Thực ra bọn chúng đang cần có trong tay một tên tội phạm. Bọn chúng muốn kết thúc hồ sơ bởi cả năm rồi không lập được thành tích nào đáng kể. Bạn không thể nói trước chuyện gì sẽ xảy ra cho bọn cớm và cho người hàng xóm da màu. Bọn cớm chẳng thèm quan tâm đến các vụ án giữa những tên Nègroes. Ý tôi muốn nói bọn cớm chỉ động lòng xót thương vợ hắn bị giết chết hoặc con cái bị thương tích. Những chuyện Frank Green giở trò bạo lực thì chẳng ai thêm dòm ngó tới. Trên báo chí cũng ít khi thấy nói vụ án giết một tên da màu. Nếu có thì chỉ đang tin ở trang chót.Do đó nếu bọn cớm cần bắt tôi do cái chết của Howard Green hoặc Coretta, bọn chúng sẵn sàng ghép tôi oan cho tôi để giảm bớt thời gian lập thủ tục điều tra.Ít nhất là lúc này tôi nghĩ sự việc nó như vậy đó.Điểm khác biệt là vừa xảy ra vụ án hai tên da trắng bị giết cùng lúc. Giết một tên da trắng là một trọng tội. Tôi chỉ cầu mong sao cho bọn cớm quyết tâm tìm cho ra tên thủ phạm thật sự.***Bọn cớm tiếp tục tra hỏi tôi suốt buổi trưa vừa lúc đó một tên da trắng mặc đồ xám rộng thùng thình bước vô. Hắn chìa một bi thư màu vàng nâu đưa cho Miller. Hắn ghé sát vô tai Miller nói nhỏ, Miller gật đầu lia lịa như vừa được báo một tin giật gân. Anh chàng thanh niên vừa bước ra ngoài, Miller quay nhìn về phía tôi, lần đầu tiên tôi nhìn mấy hắn cười.- Ta đã có kết quả kiểm nghiệm dấu tay đây rồi, Ezekiel, - hắn cười khà.- Vậy thì ông cho tôi về đi.- Ơ, hở.- Kết quả thế nào rồi? - Mason nhảy tưng tưng như con thú mừng thấy chủ trở về nhà.- Hình như là ta tìm ra được thủ phạm.Tim tôi đập thình thịch đến nỗi nghe rõ từng nhịp một bên tai. &quot;Không, không đâu, tôi không có mặt ở đó&quot;Tôi nhìn vào mắt Miller, không để lộ chút sợ hãi. Tôi nhìn và chợt nhớ lại từng tên lính Đức tôi đã hạ sát ngoài mặt trận. Hắn chẳng làm gì tôi phải sợ và hắn cũng không thể hạ gục tôi tại đây.Miller rút ra một trang giấy từ trong bì thư và để mắt đọc. Rồi hắn nhìn về phía tôi. Sau đó lại nhìn vô trang giấy.- Giờ thì ông có thể ra về được rồi, ông Rawlins, - một lúc sau hắn mới nói. - Những chúng tôi sẽ bắt ông lại. Vì một duyên cớ nào đó chúng tôi sẽ hạ gục ông, Ezekiel, ông nhớ lấy.***- Kìa Easy, Easy, đây này! - Mouse đứng bên chiếc xe của tôi đậu bên kia đường, hắn huýt gọi.- Cậu lấy đâu ra chìa khoá vậy? - tôi hỏi hắn.- Chìa khoá nào? Mẹ kiếp, chỉ cần xe mấy sợi dây điện lại là có thể khởi động cho nổ máy ngay. Bộ phận vít lửa có cả mớ dây điện bao quanh nó.Mấy lần trước tôi muốn chới với vì nó nhưng rồi đành chịu bó tay nhịn cười.- Tớ định đi tìm cậu, Ease. - Mouse nói. Hắn đưa tay vỗ vỗ khẩu súng ngắn để ở băng ghế trước.- Bọn chúng chưa đủ chứng cứ giữ tôi lại. Nhưng nếu chưa tìm thấy sự thật sớm thì bọn chúng sẽ quên những người khác mà chỉ nhằm làm hại tớ.- Phải đấy, - Mouse nói - Tớ biết cho Dupree đang ẩn náu. Bọn mình tới đó ở lại với hắn xem sao.Tôi muốn gặp Dupree nhưng vì còn nhiều việc khác hệ trọng hơn.- Thế nào rồi bọn mình cũng phải tới đó, nhưng bây giờ cậu lái xe đưa tớ đi một vòng cái đã.- Đi đâu bây giờ?- Đi tới cho ngã ba kia rồi rẽ qua trái - tôi nói.23Khu chung cư Portland Court nhỏ hẹp cách chỗ quán rượu Joppy không bao xa, gần chỗ ngã tư phố 107 và Central. Cả một khu đặt được nửa vòng tròn có tới mười sáu cổng nhỏ và lối cửa ra vô, còn trong thềm bầy chậu hoa mộc lan khó héo vì không ai chăm sóc. Mới sẩm tối mấy người lớn tuổi ngồi ăn cơm chiều bên trong thềm cửa sau màn che. Nhà nào cùng mở radio. Mouse đi cùng với tôi vẫy tay chào mọi người rồi đi trở lui tìm căn hộ số tám.Nhìn vô thấy cửa khoá.Tôi bước tới gõ cửa mấy lần. Một lúc sau mỗi nghe có tiếng động rồi tiếng bước chân nặng nề tới gần chỗ cửa.- Ai đó? - từ bên trong một giọng nói càu nhàu có vẻ như sợ hãi phát ra.- Easy đây! - tôi hô lớn.Cánh cửa vừa mở ra tôi nhìn thấy Junior Fornay đang đứng khuất sau tấm bình phong màu xám nhạt, hắn mặc chiếc quần soóc xanh của võ sĩ quyền Anh, áo thun trắng.- Cậu đến có việc gì vậy?- Tớ cần nói qua về cuộc gọi đêm hôm trước đó, Junior. Tớ có chút việc cần nói với cậu.Tôi bước tới kéo cửa nhưng mà Junior nhanh tay đẩy then cài lại.- Cậu muốn nói gì để sau đi. Tớ đang buồn ngủ.- Sao cậu không mở cửa ra, Junior, nếu không ta bắn bỏ, - Mouse vừa nói. Hắn đứng khuất một bên cửa, Junior không nhìn thấy, bây giờ hắn nhào ra.- Kìa Mouse, - Junior nói.Tôi e ngại hắn vẫn còn lo lắng khi gặp lại bạn tôi.- Mở cửa ra đi, Junior, tớ với lại Easy không ngủ cả đêm qua.Bọn tôi bước vào trong nhìn thấy Junior cười để cho chúng tôi cảm thấy tự nhiên như ở nhà mình.- Uống bia không? Tớ còn mấy bình trong thùng đây.Bọn tôi ngồi uống bia hút thuốc do Junior mời. Hắn chỉ cho bọn tôi ngồi vô mấy cái ghế xếp đặt quanh bạn chơi bài.- Cậu cần gì nào? - nãy giờ mới nghe hắn hỏi.Tôi rút chiếc khăn tay trong túi ra. Cũng chiếc khăn này tôi cúi xuống nhặt một món dưới sàn nhà Richard Mc Gee gợi lại.- Cậu còn nhớ cái môn này không? - Tôi vừa hỏi Junior rồi đặt xuống bàn.- Một mẩu điếu thuốc đã hút hết thì có việc gì lạ đâu phải hỏi?- Cậu thường hút thuốc hiệu Zapatas mà, Junior. Cậu thích mấy loại rẻ tiền. Cậu biết là mấy tay hút thuốc xong quăng xuống sàn cháy xém một phần giấy không thấy tro thuốc?- Vậy thì sao? Vậy nếu đó là tàn thuốc của tớ?- Tớ tìm thấy dưới sàn nhà một nạn nhân vừa bị giết chết. Hắn tên là Richard Mc Gee có người đến báo cho hắn biết tên tuổi Coretta James, có người biết rõ Coretta đi cùng với con bé da trắng kia.- Thế là thế nào?Y như rằng tôi nhìn thấy trán Junior rớm mồ hôi.- Sao cậu lại nó giết Richard Mc Gee?- Hả?- Tớ không thích đùa, Junior. Tớ biết chỉ có cậu giết hắn.- Coi kia Easy, ăn nói gì lạ vậy, Mouse? Hắn có bị tâm thần không?- Bọn mình không nói giỡn đâu, cậu giết chết hắn, tớ muốn biết lý do vì sao.- Cậu điên rồi, Easy. Cậu điên thật!Junior chợt đứng ngay dậy, chực hở bỏ chạy.- Ngồi xuống, Junior, - Mouse nói.Junior ngồi lại.- Nói cho tớ biết đã xảy ra điều gì, Junior.- Tớ không hiểu cậu muốn nói gì. Tớ còn không hiểu ý cậu muốn nói ai.- Thôi được - tôi nói, chìa lòng bàn tay ra cho hắn xem. - Nếu tớ đến bốt cảnh sát, người ta sẽ tìm thấy ngày rằng dấu tay trên cán dao chính là cậu.- Con dao nào kia? - mặt Junior chợt sáng ra.- Này Junior, cậu nghe cho kỹ đây này. Tớ đang gặp rắc rối không hơi đâu dòm ngó chuyện của cậu. Buổi tối hôm đó tại quán bar của John tớ nhìn thấy tên da trắng vô đó. Hattie nhà cậu lái xe đưa hắn về, hắn đền ơn bằng cách cho biết tên tuổi Coretta. Ngay lúc đó cậu ra tay giết hắn.- Ta đâu có giết ai.- Đây dấu tay bằng chứng là cậu nói dối, biết chưa.- Mẹ kiếp.Rõ ràng nhưng điều tôi nói với Junior không sai chút nào nhưng mà cũng chẳng được gì nếu hắn không chịu khai báo. Gay go ở chỗ Junior không ngán tôi. Hắn không sợ ai hết nếu hắn phán đoán là có thể hạ gục được người đó. Dù cho tôi có đủ bằng chứng buộc tội hắn, chuyện đó không ăn thua gì bởi tôi đấu võ không lại hắn.- Dứt nó ngay đi, Raymond, - tôi ra lệnh.Mouse cười khà một tiếng rồi đứng dậy, khẩu súng ngắn lăm lăm trong tay.- Chờ một phút, các bạn. Làm cái quái gì mấy cậu kéo nhau vô đây hả? - Junior nói.- Mi đã giết chết Richard Mc Gee, Junior. Tôi hôm sau mi gọi máy thăm dò về con bé ta đang tìm kiếm. Mi muốn biết tin tức nhưng ta không nói ra thế là mi gác máy. Mi giết chết hắn rồi, hãy nói cho ta biết tại sao hoặc là Mouse sẽ quấy rầy mi.Junior liếm môi ngồi cục cựa trên ghế như một đứa trẻ làm mình làm mẩy.- Các bạn đến quấy rầy tôi làm gì? Các bạn cần gì nào?- Cậu biết sao thì nói vậy đi, Junior. Nói ra đi biết đâu ta bỏ qua cho.Junior lại xoay người trên ghế, cuối cùng hắn mới chịu nói:- Hắn vô bar ngay cái đêm cậu có mặt ở đó.- Vậy hả?- Hattie không thích hắn vô bar nên bảo hắn đi ra ngoài đi. Nhưng hắn đã say mềm có thể té xỉu ngoài phố. Vì vậy Hattie mới nói với to ra ngoài xem hắn thế nào bởi bà ấy muốn tranh mấy chuyện đó. Tớ ra ngoài dìu hắn vô xe, vậy thôi.Junior ngưng lời uống một ly bia, rồi hắn ngồi nhìn chăm chăm ra cửa sổ.- Tiếp tục đi, Junior, - bây giờ Mouse mới nói. Hắn muốn nghe tiếp.- Hắn cho tớ hai mươi đô la vì muốn biết về con bé cậu đang tìm đó, Easy. Hắn nói sẽ đưa cho tớ một trăm đô nếu tớ lái xe đưa hắn về nhà và chỉ cho hắn chỗ tìm con bé da trắng.- Ta biết mi nhận ngay. - Mouse lấy tăm ngồi xỉa răng.- Tiền cùng nhiều chứ. - Junior tươi cười trở lại trước vẻ thân mật của Mouse. - Rồi tớ đưa hắn về nhà. Tớ nhìn con bé hắn đang tìm đi chung với Coretta James. Chỉ là một con bé da trắng, việc gì tớ phải sợ?- Vậy sao cậu lại giết hắn? - tôi hỏi lại.- Hắn đòi tớ giao lại tin nhắn cho Frank Green. Thi hành xong hắn sẽ đưa tiền.- Vậy à?- Tớ nói với hắn rằng hắn nói gạt! Tớ đã thực hiện điều hắn cần, nếu hắn cần việc gì khác thì trả tiền xong hãy tính. - Cặp mắt Junior nhìn dữ dội. - Hắn nói to yên tâm cầm hai mươi đô cuốc bộ về nhà. Hắn còn nói xấu tớ đủ điều rồi quay lưng bỏ vô phòng. Mẹ kiếp! Tớ biết hắn có súng. Tớ giấu con dao dưới bồn nước rửa mặt lấy ra đi theo hắn. Hắn có súng mà, phải không Raymond?Mouse nhấp một ngụm bia rồi nhìn chăm chăm vô mặt Junior.- Hắn muốn cậu nói lại gì với Frank? - tôi hỏi.- Hắn nhờ nói lại rằng hắn với bạn bè muốn biết về con bé đó.- Con bé Daphne?- Ờ, Junior đáp. - Hắn nói bạn bè hắn có một số việc cần nói rõ với con bé.- Rồi còn gì nữa?- Thôi hết.- Cậu đã giết hắn bởi biết hắn có súng?- Cậu không đủ chứng cứ để báo cho cảnh sát, nhớ đấy, Junior nói.Hắn ngồi lui lại phía sau ghế, y như một ông lão. Hắn căm ghét tôi. Hắn có gan xô xát với một người nhỏ con, hắn còn gan hơn khi đâm chết một người say tay không tấc sắt, vậy mà Junior không đám đứng dậy nhận tôi.&quot;Hắn sống có ích lợi gì&quot; - một tiếng nói từ cõi hư vô giọng lên trong đầu tôi.- Chúng ta đi thôi, - tôi nhìn Mouse nói.24.Dupree đang ở tại nhà người chị, ngoại ô khu phố Watts thành phố Compton. Bula xin được một chân trợ lý cho y tá trưởng bệnh viện Temple. Lúc bọn tôi đến nơi gõ cửa, Dupree thay mặt trả lời.- Easy, - hắn nói nhỏ vừa đủ nghe. - Mouse.- Pete! - Mouse nhanh miệng. - Tớ ngửi thấy mùi thuốc lá tươi.- Ờ, Bula mới vừa làm xong sáng nay. Có cả mùi đậu đũa nữa.- Khỏi cần chỉ, tớ đánh hơi tài lắm.Mouse đi theo Dupree tới chỗ có mùi xong ra. Đứng ngay bậc thềm cửa bọn tôi so vai nhìn nhau. Tôi vẫn đứng một chân bên ngoài, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn bông hồng Bula mới trồng.- Mình thương tiếc cho Coretta, Pete. Thương lắm.- Tớ muốn hiểu rõ nguyên nhân vì sao, Easy. Sao lại có kẻ muốn giết nàng? - Dupree ngước nhìn, hai con mắt sưng vù tối sầm. Khỏi phải hỏi tôi cùng biết hắn vừa qua một đợt hỏi cung của bọn cớm.- Tớ không biết. Tớ không thể hiểu tại sao lại có chuyện khủng khiếp như vậy.Nhìn Dupree nước mắt ràn rụa- Tớ sẽ giáng cho hắn một trận như hắn đã hại nàng. - Hắn nhìn vào mắt tôi - Khi tớ tìm thấy hắn, Easy. Tớ phải giết hắn. Tớ chẳng cần quan tâm hắn là ai.- Thôi tất cả xúm lại đây, - Mouse đứng dưới nhà nói vọng lên - Món ăn đã bày ra bàn.***Bula cất rượu Wishky từ lúa mạch đen trong tủ. Mouse lấy ra rót mời Dupree. Cả đêm hôm đó Dupree la hét om sòm. Tôi hỏi mấy câu không nghe hắn nói năng gì. Rồi hắn mới kể chuyện bọn cớm điều tra xét hỏi gì hắn lại hai bữa không cho biết lý do. Đến lúc cho biết vụ việc Coretta hắn muốn xỉu, bọn cớm không còn nghi cho hắn.Dupree vừa uống vừa kể lể. Hắn uống cho đã rồi lăn ra ghế sofa nằm.- Dupree coi vậy mà tốt bụng. - Mouse nói lắp bắp - Nhưng hắn không làm chủ được rượu.- Cậu nói hơi quá đấy, Raymond.- Cậu tưởng mình say à?- Tớ muốn nói cả hai đã uống khá đấy, đừng có tưởng là qua mặt được chuyện đo nồng độ rượu trong hơi thở.- Nếu mà tớ say, - hắn nói - Tớ có thể thử được chứ?Tôi nhìn qua thấy Mouse vụt bỏ đi thật nhanh như chớp tới chỗ treo chiếc áo jacket may mốt lạ mắt, lúc trở lại hắn cầm trên tay khẩu súng ngắn có nòng dài. Hắn chĩa mũi súng dài gần tới trán chỗ tôi ngồi.- Ở Texas có tay nào rút súng nhanh hơn được ta?- Buông xuống đi Raymond, - tôi bình tĩnh nói.- Cứ chối đi. - Mouse lên tiếng thách, tay hắn vừa đút súng vô bao da đeo ngang vai. - Giữ lấy súng. Coi thử tay nào bị hạ gục trước.Tôi ngồi hai tay tì lên gối. Nếu mà tôi nhúc nhích Mouse nổ súng ngay.- Tớ không có súng, Raymond. Cậu biết điều đó.- Chỉ có điên rồ như cậu mới không có súng nếu vậy thì chịu chết thôi. - Đôi mắt đờ đẫn hắn có nhìn thấy tôi đâu. Hắn nhìn ra ai kia, một loại quỷ dữ hắn tưởng tượng ở trong đầu.Hắn rút súng ra, lần này dần dà lên nòng.- Mi cầu nguyện đi là vừa, tên Nigger kia, ta sẽ đưa mi về nhà.- Để cho hắn đi đi, Raymond, - tôi nói. - Hắn vừa học được một bài học. Nếu mà cậu giết hắn coi như hắn chẳng tiếp thu được gì - Tôi phải nói ra ngay.- Hắn điên mà sao đến gọi tên ta, trong tay hắn không có súng. Ta phải giết ngày thằng quỷ này!- Thả cho hắn đi, Ray, hắn chỉ quấy rầy lúc cậu trở về phòng.- Thà để cho hắn quấy rầy. Ta phải giết chết cái tên thối tha này. Giết hắn!Mouse gật, hắn buông súng, đầu gục xuống, hắn buồn ngủ, ngủ thật ngon!Tôi bước tới nhặt khẩu súng đặt trên bàn dưới nhà bếp.Mouse lúc nào cùng thủ sẵn hai khẩu súng trong túi xách, tôi biết tính hắn ngay từ lúc còn nhỏ. Tôi lấy đi một khẩu viết giấy để lại cho Dupree và hắn, báo cho biết là tôi về nhà có mang theo súng của Mouse. Như vậy hắn sẽ yên tâm khi đọc được lời nhắn của tôi.***Tôi lái xe chạy quanh hai vòng sau khi biết chắc không ai đứng chặn đón trên đường phố. Tôi kiếm ra một góc cua đậu xe để nhỡ có ai đến nơi tưởng là tôi đã bỏ đi.Vừa tra chìa khoá vô ở khoá chợt có tiếng chuông điện thoại réo. Nghe đổ bảy hồi tôi mới bước tới nhấc máy.- Easy đây hả? - Giọng nàng vẫn ngọt ngào như xưa.- Ờ, - tôi đây. Tôi cứ tưởng em đang trên đường về New Orleans.- Tôi qua em có gọi. Giờ đó ông bỏ đi đâu vậy?- Gặp bạn bè vui chơi. Làm quen với một vài bạn mới. Bọn cớm muốn đưa mình về đây với bè bạn.Nghe tôi nói chối nàng tưởng thiệt cảnh báo về những người bạn nguy hiểm.- Ông đang ở nhà một mình à?- Daphne, em có cần gì không?- Em muốn gặp ông có chút việc, Easy.- Thí cứ nói đi.- Không, không nên. Em phải gặp mặt ông mới được. Em đang lo.- Tôi không trách gì em. Tôi cùng ngại nói trên máy - tôi nói. - Tôi cũng cần gặp em một chút. Có việc để bàn.- Đến đây ngay, em sẽ kể cho ông nghe đủ thứ chuyện.- OK. Em đang ở đâu?- Ông đi một mình nhé? Em chỉ cho ông biết cho mà thôi.- Vậy là giấu không cho Joppy biết tung tích hiện em đang ở đâu chớ gì?Nếu như nàng ngạc nhiên vì sao tôi biết chuyện Joppy chắc nàng cũng không nói ra đâu.- Em không muốn cho bất kỳ ai biết chỗ ở hiện nay, chỉ mỗi mình ông biết thôi. Không cho Joppy biết kể cả một số bạn bè ông đã kể.- Có phải là Mouse?- Chẳng có ai cả! Ông giữ lời hứa không thì em cúp máy.- OK, được thôi. Tôi vừa mới về tới, Mouse không có ở đây Em ở chỗ nào nói rõ để tôi lái xe đến đón.- Nhớ là không nói gạt em đấy nhé, Easy?- Làm gì có. Tôi thấy cũng cần gặp em bàn công việc.Nàng cho tôi địa chỉ nhà trọ ở bên vùng Nam Los Angeles.25.Khu nhà trọ Sunbridge nhỏ hẹp sơn màu hồng, gồm hai dẫy nhà ghép chữ L - nơi có sân đậu xe trải nhựa. Hàng xóm đa số là dân Mễ, nhân viên trực tại văn phòng ban quản lý cũng là một phụ nữ dân Mễ. Bà này dân chính gốc Mễ da đó dáng người thấp, cặp mắt hình trái xoắa, nước da ngâm lấm chấm những nét đỏ. Màu mắt đen, mái tóc một màu đen nhánh chỉ để lộ mấy chỗ tóc bạc tôi đoán chừng bà cũng đã có tuổi hơn là mình tưởng.Bà ngước nhìn chăm chăm như dò hỏi.- Tôi đến tìm một người bạn, - tôi mở lời. Bà liếc nhìn hồi lâu, đuôi mắt nhăn nheo. - Nàng tên là Monet, người Pháp.- Đàn ông không được phép vô phòng riêng.- Tôi chỉ xin được gặp mặt nói chuyện. Nếu ở đây không tiện thì ra ngoài quán cà phê.Bà quay nhìn chỗ khác như thể cuộc nói chuyện đã kết thúc.- Tôi không đám phiền đến bà, thưa bà, nàng đang giữ hộ tôi một món tiền, tôi đi khắp nơi mong tìm được nàng.Bà quay nhìn về phía cửa sau chưa kịp phản ứng gì tôi đã nói ra ngay:- Thưa bà, tôi sẵn sàng chống trả những người anh em và con cái bà để được nói chuyện với nàng. Tôi không xúc phạm đến nàng hoặc bà, tôi chỉ muốn được gặp mặt nói chuyện.Bà nhìn tôi xét đoán, mặt vênh váo, rồi bà nhắm chừng khoảng cách tới chỗ cửa sau.- Phòng số mười một, cuối dẫy, - cuối cùng bà mới chịu nói ra.***Tôi chạy vụt về phía cuối dẫy nhà. Trong khi đứng bên ngoài gõ cửa phòng số mười một tôi để mắt nhìn về phía sau.Nàng mặc chiếc áo dài màu xám nhạt, đầu trùm khăn. Mắt nàng một màu xanh lục vừa nhìn thấy tôi nàng tươi cười. Mọi ưu phiên như tan biến giữa tôi với nàng lúc đứng nhìn nhau như hai người bạn hẹn hò.- Em cứ tưởng là người giúp việc, - nàng nói.- Ờ… ờ, - tôi chới với. Nàng mặc chiếc áo dài chấm sát đất làm tôn vẻ đẹp nàng hơn bao giờ hết.- Ta nên đi ra ngoài hay hơn.Nàng đứng nhìn qua vai tôi.- Ta nên báo cho người quản lý hãy trước.Từ đằng xa một bà thấp người với hai người đàn ông Mễ bụng phệ đang bước tới. Một trong hai người huơ chiếc gậy. Chợt họ dừng lại gần chỗ tôi đứng, Daphne khép hờ cửa đứng khuất vô trong.- Có người đến quấy rầy cô sao? - người quản lý hỏi.- Dạ không, thưa bà Guitierra. Ông Rawlins đây là bạn của em. Ông mời em ăn cơm tối. - Daphne mừng ra mặt.- Tôi không cho phép mấy ông vô phòng - bà nói.- Ông ấy chờ ngoài xe cũng được, phải không Easy?- Không sao mà.- Xin phép bà Guitierra cho chúng tôi nói vài lời, ông ta sẽ trở ra chỗ ngoài xe.Một người trong nhóm nhìn theo như muốn giơ chiếc gậy đập vỡ đầu tôi. Còn người kia nhìn theo Daphne, lão cũng muốn điều gì đó.Lúc bọn họ trở về lại cho văn phòng chung cư, mặt còn nhìn dõi theo chúng tôi, tôi nói với Daphne:- Nghe này, em đã dẫn tôi đến đây một mình thôi. Bây giờ tới phiên tôi yêu cầu em đi theo đến một nơi đã hẹn trước.- Nhỡ ông đưa em tới nộp mạng cho người mà Carter thuê mướn thì sao? - Ánh mắt nàng như trêu ngươi.- Ờ… ờ. Tôi không cần một đồng nào của ông ta hết… Tôi đã nói chuyện với Carter.Nụ cười vụt biến mất khỏi gương mặt nàng.- Ông nói thiệt sao! Lúc nào?- Từ mấy bữa này. Hắn nhắn em về nhà, còn lão Albright thì đòi lại món tiền ba chục ngàn đô la.- Em không về đâu - nàng nói, và tôi đã biết trước nàng sẽ trả lời như vậy. - Thôi để lúc khác nói. Bây giờ ta nên đi khỏi đây.- Đi đâu?- Tôi biết chỗ. Em phải lo tránh xa bọn người đang đi tìm em, tôi cũng vậy. Ta tìm ra một nơi kín đáo rồi mới bàn tính được.- Em không thể bỏ Los Angeles, mà đi. Phải cho Frank hay trước đã. Anh ấy cùng sắp về đến nơi. Em gọi máy nhưng không thấy ai ở nhà.- Bọn cớm buộc tội hắn giết Coretta, biết đâu hắn nói gạc.- Em phải cho nói cho Frank nghe.- Được thôi, dù sao ta nên rời khỏi chỗ này ngay.- Chờ chút nữa, - nàng nói. Nàng trở vô phòng trong chốc lát. Lúc trở ra nàng đưa cho tôi một xấp tiền bọc lớp giấy. Ông lo trả tiền phong dùm đi, Easy. Làm như vậy không ai để ý lúc bọn mình chuyển mấy cái túi xách ra ngoài.Chủ nhà ở đâu cũng vậy đều ham tiền. Trả tiền dùm cho Daphne xong thì hai tay già kia bỏ đi còn bà nó thì nhếch mép cười gượng.Tôi nhìn lại mấy chiếc túi xách của Daphne không có chiếc nào cũ kỹ như cái mà tôi đã thấy trong đêm đầu tiên gặp nàng.Xe đã đi được một chặng đường dài. Tôi cảm thấy muốn ra khỏi khu phố Watts và Compton nên cho xe rẽ về phía Đông Los Angeles, ngày nay đó là khu El Barrio. Hồi xưa là khu của dân Do Thái này là khu dân Mễ.Xe băng ngang qua những dẫy nhà dân lao động nghèo, những hàng cây có rũ lá, bọn trẻ cả một khu phố tràn ra đường đùa giỡn la hét.Xe đến nơi dừng lại trước ngôi nhà đổ nát trước kia là một toà lâu dài. Nhà xây cổng xi măng, mái ngói xanh, nhìn lên mấy tầng nhà bên trên có hai cửa sổ lớn. Cửa sổ bung ra gẫy nát phải ghép lại bằng giấy các tông chêm giẻ cho chắc. Có ba con chó chạy qua chạy lại bên trong, một bãi xe với nền đất sét đỗ có tám chiếc xe cũ mèm neo đậu một chỗ dưới tán cây sồi khó héo. Một bày sáu, bảy đứa trẻ chạy giỡn quanh đống gạch vụn. Trên thân cây sôi trèo tạm bằng gố đóng đinh ghi dòng chữ &quot;Phòng cho thuê&quot;.Nhìn vô thấy một lão già ngồi ở chiếc ghế nhôm dưới chân cầu thang mặc quần dây treo, áo thun ba lỗ.- Chào, Primo khỏe chứ, - tôi vẫy tay ra hiệu.- Kìa Easy, - lão nhận ra nói với theo. - Cậu đi đâu mà lạc tới đây?- Dạ đâu có. Tôi muốn tìm cho vắng vẻ nên đến đây nhờ ông.Lão Primo là dân Mễ chính gốc. Thời kỳ 1948 lúc dân Mễ và dân da đen chưa xích mích với nhau. Thời đó khi chưa nhận ra ông bà tổ tiên, dân Mễ với dân Negro là một.Tôi biết lão Primo nhờ có dạo xin được một chân làm vườn. Chúng tôi làm chung một chỗ trống toán thợ theo công trình lớn Beverley Hills, khu Brentwood và một vài nơi ở trung tâm thành phố.Lão Primo là người tử tế thích nhập bọn với tôi và mấy đứa bạn. Lão khoe mua được một ngôi nhà đồ sộ và có ý định làm khách sạn. Lão rủ bọn tôi về thuê phòng ở lại chơi hoặc quảng cáo dùm cho bạn bè biết.Vừa thoáng thấy tôi bước vô men theo lối đi lão đứng ngay dậy. Lão đứng cao ngang ngực tôi.- Chuyện gì thế? - lão hỏi.- Ông còn phòng cho thuê chứ?- Còn căn nhà nhỏ phía sau cậu với con bé có thể thuê mà ở. - Lão cúi người xuống nhìn Daphne ngồi bên trong xe. Nàng cười đáp chào tử tế.- Giabaonhieu?- Năm đô la một đêm.- Hả?- Nguyên căn mà, Easy. Căn nhà để tình tự. - Lão nháy mắt nhìn tôi.Tôi định thương lượng lại để chọc chơi nhưng mà tôi còn nghĩ chuyện khác.- Thôi được rồi.Tôi đưa cho lão tớ mười đô, lão chỉ cho tôi đường đi tới căn nhà một vòng phía sau. Lão định đi theo những tôi bảo thôi.- Primo, ông bạn ơi, - tôi nói. - Sáng mai tôi trở lại, chúng ta sẽ làm một ly teguila. Được chứ?Lão cười đấm vỗ tay tôi rồi bỏ đi. Tôi mong sao có được cuộc sống bình thường như mỗi ngày sau một đêm bão táp với con bé người da trắng.***Tôi đứng nhìn những bụi cây kim ngân, kim ngư thảo, cây trái lạc tiên lung lay trước gió. Quanh mấy cành cây còn chứa một khoảng trống đủ một người chui lọt qua được. Bước ngang qua lối cửa ra vô tới cho một căn nhà nhỏ hẹp trông như kiểu nhà thợ làm vườn ở. Nhà có ba mặt xây của ghép kính từ trên xuống dưới. Khi các của mở rộng sẽ nhìn ra phía ngoài sân hiện nhà tráng xi măng, hôm nay cửa đóng kín mít. Cửa trước làm bằng cây, sơn màu xanh lục. Màn che cửa sổ màu trắng để buông thõng xuống.Bên trong gian nhà là một phòng ở rộng rãi, bày một giường nệm lò xo, một bên là hàng bếp gas. Trên bàn bày sẵn lò nướng bánh, một bộ ghế bốn chiếc xiêu vẹo xếp quanh một bộ ghế sofa bọc da màu nâu đính thêm nhiều hình bóng hoa màu vàng to tướng.- Nhà đẹp quá - Daphne khen được một câu.Tôi thấy mắc cỡ vì nàng nói một câu bốc đồng, nét mặt ửng đỏ nói chen vô:- Chỗ này được đây, nhưng dễ tính coi có được việc không.- Thôi thì ta phá bỏ hết đi…Daphne phá ra cười, trông thật dễ thương. Trước kia tôi từng cho nàng có tính như con nít, vẻ ngây thơ khiến tôi mủi lòng.- Chỗ này đẹp thật, - nàng nói. - Không sang trọng nhưng được cái yên tĩnh không ai dòm ngó.Tôi đặt mấy cái túi xách của nàng bên chiếc ghế sofa.- Tớ phải đi ra ngoài có chút việc - Tôi nói. Khi đưa nàng đến nơi rồi tôi mới tính toán công việc được.- Ở đây đi.- Tôi phải đi ngay, Daphne. Tôi dính tới hai tên ác ôn, bọn cớm ở Los Angeles, đang truy nã.- Tên ác ôn nào? - Nàng ngồi bên cạnh giường hai chân bắt tréo, nàng có mang theo chiếc áo tắm nắng, vai nàng trở màu da sạm.- Một người đó bạn em thuê mướn và người kia là Frank Green, bạn em.Tôi bước lại gần bên nàng đứng ngay dậy. Tôi kéo cổ áo xuống chỉ cho nàng nhìn thấy một đường rạch ngang cổ, tôi mới kể &quot;Đây là dấu vết Frankie còn để lại trên thân thể Easy&quot;.- Ôi, tội nghiệp quá! - Nàng nhẹ tay sờ quanh cổ tôi.Có phải đây là cảm giác bàn tay của một phụ nữ đang ve vuốt hay đó là kết cuộc của tất cả những chuyện xẩy đến cho bản thân tôi tuần qua, tôi không biết.- Nhìn đây này! Dấu ấn của bọn cớm! - tôi nói, tay chỉ vô chỗ con mắt còn sưng. - Tớ bị bắt đến hai lần, bị ghép tội bốn vụ giết người, bị bọn lạ mặt hăm doạ, và… - Tôi cảm thấy như ruột gan muốn trào ra ngoài.- Tội nghiệp cậu quá, - nàng vừa nói vừa níu tay tôi lại dìu vô buồng tắm. Nàng giữ chặt tay tôi còn tay kia mở vòi nước. Nàng đứng bên tôi, cởi áo dùm cho tôi rồi cởi quần tôi ra.Tôi ngồi xuống đấy, trên bệ hố xí, trần truồng nhìn theo nàng vút chạy đi tìm thuốc cấp cứu. Tôi rụt người lại, đau thắt, một cảm giác mờ mịt như điệu nhạc Jazz nhắc nhở cái chết gần kề.- Một cái chết, - tiếng kèn saxo réo rắt. Nhưng mà với tôi như vô nghĩa. Walter Mosley Con quỷ áo xanh Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên Chương 26-27-28-29-30-31 26 Monet một người đàn bà xa lạ tôi chưa hề biết đến, đỡ tôi ngả về phía sau chậu hố xí, nàng khéo tay rửa sạch từng ngón chân lên tới trên ống chân. Tôi cảm thấy kích thích cương cứng lên tới ngang bụng dưới tôi lấy hơi thở chậm rãi như một đứa trẻ rình bắt bướm. Chốc chốc nàng lại lên tiếng &quot;Suỵt, thế được rồi&quot;. Bởi vậy nên tôi mới cảm thấy khó chịu nhức nhối.Rửa chân xong rồi, nàng lấy khăn và xà bông đã rửa sạch mình mẩy.Chưa lúc nào tôi có được cảm giác căng thẳng như lần này với Daphne. Bao nhiêu người đẹp khác kích thích tôi, muốn rờ rẫm lên người, chiếm đoạt ngay. Riêng Daphne khiến tôi phải nhìn lại mình. Nàng thì thầm những lời ngọt ngào bên tai như lần đầu tôi được yêu và xa cách. Chợt tôi nhớ lại cái chết của mẹ tôi hồi mới tám tuổi ngay lúc Daphne áp sát vô bụng. Tôi nín thở, tay nàng nâng vật cương cứng lên rửa sạch phía dưới, nàng nhìn ngay mắt tôi, màu mắt nàng xanh phản chiếu qua làn nước, tay mân mê lắc lắc vật cương cứng. Rửa ráy xong rồi nàng mới nhìn tôi cười, gập nó lại áp sát xuống.Tôi không nói gì hết.Nàng bước lui về phía sau, cởi bỏ tấm áo vàng quăng vô bồn nước, kéo quần xuống - nàng ngồi vô bàn cầu đái một hơi nghe ồ ồ còn hơn cả mấy ông.- Đưa cho mình cuộn giấy, Easy - nàng nói. Cuộn giấy nằm ngay dưới bồn tắm.Nàng đứng nghiêng người qua bồn nước, chàng háng chân nhìn xuống chỗ tôi.- Nếu cái của tớ mà được như mấy ông thì nó to có bằng cái đầu của cậu đấy, Easy.Tôi bước ra ngoài bồn tắm, để cho nàng sờ quanh bộ phận tinh hoàn. Lúc bước qua buồng ngủ, nàng luôn mồm nói bên tai những cậu tục tĩu. Nghe tôi mới thấy ngượng. Tôi chưa hề nghe một tay nào dám ăn nói bạo như Daphne Monet.Tôi không thích nghe nhất là từ của miệng một phụ nữ. Tôi nghĩ chỉ có cánh đàn ông mới dám ăn nói vậy thôi. Ngoài chuyện tục tĩu ra, Daphne có việc cần hỏi tôi. Tôi đang tập trung để nhớ cho ra.Bọn tôi la hét om sòm vật nhau suốt đêm. Lúc vừa mới chợp mắt ngủ, nàng lấy cúc đá xoa xoa trên ngực tôi. Rồi đến ba giờ sáng, nàng lôi cổ tôi ra ngoài hàng hiên thềm tráng xi măng phía sau bụi cây bắt tôi làm tình dựa lưng vô thân cây vô nhám xù xì.Lúc trời hửng sáng nép mình sát bên tôi trên giường nàng mới hỏi:- Có đau lắm không, Easy?- Sao?- Cái của quý của cậu đó, có đau không?- Có.- Rát lắm không?- Còn nhức nhối hơn… trong đường gân máu.Nàng chộp lấy cái của quý:- Làm tình với tớ cậu cảm thấy đau à, Easy?- Ờ.Tay nàng bóp chặt hơn.- Tớ thích đau, Easy. Cả hai đứa.- Có khác gì tớ - tôi nói.- Cậu thích không?- Có. Thích chứ!Nàng buông tay ra.- Không phải là chuyện đó đâu. Tớ đang nhắc tới căn hộ này. Như bọn mình đây, đâu phải là những kẻ bọn kia muốn sai khiến theo ý chúng.- Bọn kia là ai?- Bọn vô danh. Bọn chúng không để cho mình ngóc đầu dậy, không muốn cho bọn mình biết sung sướng là gì. Bởi vậy tớ muốn rủ cậu bỏ đi theo.- Tớ đi theo cậu đây.Nàng buông tay ra.- Nhờ có tớ kêu gọi cậu đó, Easy, chỉ có tớ mới lôi kéo cậu.***Nhớ lại buổi tối ngày hôm đó tôi còn chới với. Nàng Daphne đã hoá rồ, còn tôi có thể nói là không phải vậy đâu. Nàng muốn có cảm giác đau đớn tôi sẽ chiều, còn nếu nàng muốn thấy máu, tôi sẵn sàng cắt đứt gân máu. Daphne muốn là cánh cửa ngăn tôi lại, cái cánh cửa một ngày kia sẽ nổ tung để tôi lọt vô bên trong. Tôi sẽ mở rộng vòng tay, với cả tấm lòng đón mới nàng.Dù sao tôi không đám cho là nàng đã hoá rồ. Nàng đội lốt còn tắc kè, thay đổi màu da tuỳ người đối diện. Nếu gặp một anh chàng da trắng hiền lành ngại kêu ca với người hầu bàn thì nàng sẽ kéo đầu áp sát vô giữa ngực vỗ cho mấy cái. Gặp phải anh chàng da đen nghèo rớt mồng tơi đã từng quen chịu ngậm đắng nuốt cay thì được nàng lau rửa vết thương cho đến lúc lành lặn.***Đến xế trưa lúc tôi cảm thấy mệt dừ. Hai đứa ôm nhau suốt buổi. Tôi chẳng còn nhớ tới bọn cớm hay là tên Mouse ngay cả DeWitt Albright cùng thây kệ. Tôi chỉ còn lo một nỗi đau được ân ái với con bé da trắng. Bất chợt tôi buông nàng ra nói:- Daphne, ta phải nói ra hết.Có thể tôi chỉ tưởng tượng nhưng thấy rõ mặt nàng ánh lên một tia sáng màu xanh lục kể từ lúc bước ra khỏi cho bồn tắm.- Được thôi, nói gì nào? – Chợt nàng ngồi dậy trên giường mình quấn tấm drap. Chắc thế nào nàng cùng bỏ tôi đi, tôi thích được o bế nàng.- Tớ đã giết nhiều người, Daphne, bọn cớm đang truy nã. Cậu cuỗm ba chục ngàn đô của lão Carter, còn lão DeWitt Albright thì thiếu nợ tớ.- Món tiền chỉ có tớ với Todd biết thôi, còn chuyện nạn nhân bị giết chết hay chuyện lão Albright tớ không biết. Hoàn toàn không biết.- Có thể cậu chưa biết nhưng lão Albright lão khéo xoay trở biển việc người khác thành việc của mình…- Vậy thì cậu cần gì tớ nào?- Tớ muốn biết ai đã giết Howard Green?Nàng chầm chậm nhìn tôi như thế là người ngoài hành tinh.- Ai kia?- Nói đi!Nàng quay nhìn chỗ khác chợt thở hắt ra.- Howard phục vụ cho một tay nhà giàu Matthew Teran. Hắn lái xe cho lão. Teran muốn ra tranh chức thị trường, trong mỗi cuộc chơi ta phải am hiểu luật lệ. Todd ngăn cản Teran vì việc đó.- Rồi thế nào? - tôi hỏi.- Tớ có gặp Teran mới đây. Lão mua lại Richard một thằng bé người Mễ.- Chính hắn là người bọn mình tìm kiếm.Nàng gật.- Hắn là ai?- Richard với tớ là - nàng ngần ngừ rồi mới nói – chỗ bạn bè với nhau.- Bồ bịch à?Nàng khẽ gật đầu.- Trước đó bọn tớ có đi chơi với nhau.- Ngay cái buổi tối tớ đi tìm cậu rồi gặp Richard đứng trước quán bar của John. Có phải hắn đến tìm cậu?- Chắc vậy. Hắn không cho tớ bỏ đi nên phải rủ thêm Teran và cả Howard Green gây chuyện đề có thể tiếp cận được Todd.- Chuyện gì vậy? - tôi hỏi.- Chỉ Howard mới biết. Hắn biết mọi chuyện của tớ.- Là sao?Nàng lờ đi.- Ai giết Howard? - tôi hỏi.Ban đầu nàng không nói ra, tay mân mê tấm chăn buông thõng xuống để lộ cả phần ngực.- Joppy giết, - bây giờ nàng mới chịu nói. Nàng tránh không nhìn vào mắt tôi.- Joppy! - tôi khóc thét. - Sao hắn lại nó giết người nhỉ? - Tôi vẫn không tín đó là sự thật ngay cả trước lúc nàng nói ra. Hắn đã giở trò bạo lực đánh đập nạn nhân cho đến chết.- Cả Coretta nữa à?Daphne gật. Nhìn thấy tấm thân nàng trần truồng tôi muốn buồn nôn.- Vì sao?- Tớ có ý định rủ Frank tới quán bar của Joppy. Bởi Frank muốn cho mấy người quen nhìn thấy hắn đi cùng với tớ. Lần cuối gặp Joppy hắn cho biết có người hỏi thăm tớ, nên liên lạc với hắn để biết rõ là ai. Về sau tớ mới biết đó là lão Albright.- Còn Howard và Coretta thì sao? Chuyện gì vậy?- Howard Green đến gặp tớ cho hay là nếu không tuân lệnh sếp và lời hắn đã dặn trước thì chỉ có nước chết. Gặp Joppy tớ nói là sẽ đưa cho hắn một ngàn đô nếu như hắn cam đoan Albright bỏ không tìm tớ nữa mà nên gặp nói chuyện với Howard.- Vậy là hắn giết Howard?- Thật là một điều không may. Howard nói năng không giữ mồm. Joppy nổi cơn điên.- Nhưng còn Coretta thì sao?- Lúc nàng đến gặp tớ, tớ báo lại cho Joppy biết. Tớ nói là cậu đang có việc cần hỏi cho ra và - nàng ngần ngừ - hắn giết nàng. Từ đó hắn lo sợ. Hắn đã phạm tội giết chết một người đàn ông trước đó.- Sao hắn không giết cậu đi?Nàng ngẩng đầu hất ngược mái tóc ra sau.- Tớ chưa đưa tiển cho hắn. Hắn đang cần thêm cả ngàn đó nữa. Còn điều này hắn cứ tưởng tớ là tình nhân của Frank. Bọn giang hồ kính nể Frank.- Frank với cậu là thế nào?- Chả là gì cả, cậu nên hiểu như vậy, Easy.- Cậu có nghĩ là hắn biết thủ phạm giết chết Matthew Teran không?- Mình không biết, Easy. Tớ có bao giờ giết ai đâu.- Tiền cất đâu hết?- Không rõ chỗ nào. Không có ở đây. Cậu không tìm ra được đâu.- Chỉ vì tiền cậu sẽ bị mất mạng đấy, cưng ơi.- Cậu giết tớ à, Easy.Nàng nghiêng người sờ đầu gối chân tôi. Tôi đứng ngay dậy.- Daphne, tớ cần nói chuyện với lão Carter.- Mình không trở về lại đó nữa. Không bao giờ&quot;- Lão cần gặp tớ để nói chuyện. Cậu không cần phải là người yêu để được nói chuyện.- Cậu chả hiểu gì hết. Tớ yêu lão cho nên mới không muốn gặp lại lão. - Vừa nói nàng rơm rớm nước mắt.- Cậu chỉ được cái hay rắc rối, Daphne.Nàng xích lại gần tôi hơn:- Thôi bỏ đi!- Todd trả cậu bao nhiêu tiền công tìm kiếm tớ?- Một ngàn.- Đưa tớ tới chỗ của Frank tớ trả cậu hai ngàn.- Frank đòi giết tớ kia mà?- Có tớ ở đây hắn không làm gì được đâu.- Chỉ cần uống thêm một ly Wishky nữa là ngăn được Frank.- Cậu đưa tớ tới chỗ đó, Easy, có vậy cậu mới được trả công.- Còn lão Carter và Albright thì sao?- Bọn chúng đang truy nã tớ, Easy. Hãy để Frank và tớ lo chuyện đó.- Frank với cậu là thế nào? - tôi hỏi lại.Nàng cười nhìn tôi. Mặt nàng xanh hơn, nàng ngả người dựa vô tường kề bên giường.- Cậu giúp tớ được chứ?- Tớ không biết. Tớ phải đi ngay thôi.- Sao vậy?- Tớ chán lắm rồi, - tôi nói, chợt nhớ lời Sophie. - Tớ cần được thư giãn.- Thôi cứ ở đây đi, cưng, chỉ còn mỗi chỗ này thôi.- Cậu nói tầm bậy, Daphne. Cần gì phải nghe theo bọn chúng. Nếu ta yêu nhau thì phải sống gần nhau. Có ai ngăn cấm ta được.Nàng cười, vẻ mặt buồn xo.- Cậu chẳng hiểu gì cả.- Cậu chỉ biết lên giường. Làm tình với một tên Nigger xong rồi mặc quần áo vô, đánh môi son như chưa bao giờ làm chuyện đó.Nàng dang tay sờ vô người, tôi xích ra.- Easy, - nàng nói - Cậu đừng nghĩ vậy.- Thôi ta đi kiếm cái gì ăn đã - tôi nói, nhìn qua chỗ khác - Gần đây có quán ăn Tàu. Ta vòng ra ngả sau đi đường tắt tới đó.- Lúc ta về lại đây thì đã say - nàng nói.Tôi nghĩ trong đầu nàng nói ra câu này với biết bao nhiêu người rồi. Bao nhiêu người thà ở lại cho còn hơn là nhìn nàng bỏ ra đi.***Bọn tôi lặng lẽ thay đồ.Vừa chuẩn bị đi ra tôi chợt nghĩ đến một chuyện.- Daphne đó hả?- Ờ phải, Easy hả? - Giọng nàng nghe uể oải.- Tớ cần biết một việc.- Việc gì nào?- Hôm qua nghĩ sao cậu lại gọi cho tớ?Mắt nàng trở lại màu xanh khi nhìn vào tôi.- Em yêu anh đó, Easy. Ngay từ lúc mới gặp em đã biết điều đó rồi.***Chow chow là món ăn đặc sản của người Tàu phổ biến ở vùng Los Angeles, trong những năm thập niên bốn mươi và năm mươi. Quán ăn không bày ra bàn, chỉ có một cái quầy dài với mười hai chiếc ghế đẩu. Lão Ling ngồi phía sau quầy trước mắt bày bếp nấu đang làm ba món: cơm chiên, trứng foo yong và mì xào. Bạn có thể chọn món ăn theo khẩu vị như gà, heo, tôm sú, thịt bò, đặc biệt ngày chủ nhật có môn tôm hùm.Lão Ling người nhỏ thó ăn mặc đơn giản một chiếc quần đùi, áo thun ba lỗ. Nhìn trên cổ áo thấy có xăm hình con rắn trườn mình vòng quanh sau ót ra tới phía trước gò má bên phải. Đầu rắn nhe hai chiếc nanh lớn và đại thể cái lưỡi ngúc ngoắc đỏ lòm.- Ông dùng món gì? - Lão quát lớn cho tôi nghe. Tôi từng đến quán ăn lão Ling cả chục lần vậy mà lão không nhớ mặt. Lão chẳng nhận ra bất cứ khách hàng quen thuộc nào.- Cơm chiên - Daphne nói nhỏ vừa đủ nghe.- Chiên món nào? - Lão Ling lại quát. Chưa kịp đáp lão đã kể ra một tràng - Heo, gà, tôm, thịt bò!- Cho tôi món gà với tóm.- Tính thêm tiền đấy!- Dạ, được mà.Tôi chọn món trứng foo yong với thịt heo.Daphne có vẻ trầm lặng hơn mọi khi. Tôi định làm sao để nàng cởi mở nói chuyện lúc đó mới nói cho nàng hiểu được. Tôi không buộc nàng gặp lại Carter. Nếu tôi ép buộc nàng trở lại sẽ bị ghép tội bắt cóc, lúc đó lão Carter sẽ nổi giận vì nàng bị hành hạ. Lúc đó tôi thấy thương nàng hơn. Trong nàng thật xinh đẹp trong bộ áo màu xanh.- Em biết không, ta không muốn ép buộc em đâu, Daphne. Ý ta muốn nói là ta đang nghĩ em sẽ không còn dịp nào ôm hôn lão Carter nữa, điều đó làm ta yên chí.Tôi có cảm giác nàng đang áp sát vô ngực tôi cười mân mê khắp người.- Anh vô sở thú lần nào chưa, Easy?- Chưa.- Thiệt không? - nàng ngạc nhiên.- Ta không thích nhìn con thú bị nhốt trong chuồng. Chúng chẳng giúp gì được mà ta cũng không biết làm gì hơn.- Anh cần phải biết mấy còn thứ đó, Easy. Đó cũng là một bài học.- Bài học gì mới được?Nàng ngồi tựa lưng ra sau ghế dựa mắt nhìn hơi khói từ chỗ bếp nấu của lão Ling xông lên. Nàng đang hồi tưởng.- Lúc còn ở New Orleans cha em dâcn vô sở thú một lần. Em sinh ra ở New Orleans. Nàng nói giọng nghe rè rè. - Bước tới chỗ chuồng khỉ em còn nhớ cái mùi tử khí. Một chú khỉ nhện cuộn mình tung lưới phía trên nóc chuồng nhảy nhót. Người đứng xem có thể cho là còn vật điên cuồng vì bị nhốt trong chuồng bao nhiêu năm, vậy mà cả người lớn lẫn trẻ con chen chúc nhau thay cho được để cười cho vui. Em cảm thấy mình như con vượn đó. Đong đưa qua lại hai đầu tường, như muốn tìm lối ra. Còn như em đang sa lầy mắc bẫy chẳng khác nào còn thú tội nghiệp kia. Nhìn thấy em khóc ba em dắt ra về, ông nghĩ là em thương xót cho con thú tội nghiệp kia. Em thì chẳng cần quan tâm nhưng con thú ngu ngốc. Rồi cha em chỉ cho em nhìn thấy những con thú được tự do hơn. Những bày chim, nào là chim hạc, cò, bồ nông, chim công. Em thích ngắm nhìn những loài chim có bộ lông rực rỡ, xinh đẹp. Nhìn con công đực xòe bộ lông đuôi sột soạt ve vãn còn chim bạn cho đạp mái. Ba em nói gạt là đang nhìn hai con chim công đùa giỡn. Trong đầu em thì nghĩ khác, em biết cái trò đó là gì rồi. Đến gần hết buổi, em đi xem mấy còn ngựa vừn. Nhìn quanh không còn ai, ba em nắm tay. Trong chuồng hai con ngựa chạy nhảy lui tới. Một con chạy tránh con nọ nhưng con kia dữ hơn chèn lại. Em chợt kêu là để cho ba em chặn lại em sợ chung cắn nhau.Daphne níu chặt tay tôi, nàng hồi hộp còn tôi thì chới với không hiểu sao.- Hai con ngựa chạy ra gần tới nơi, - nàng kể - Đúng sắt hàng rào, còn đực nhảy chồm lên con cái. Em nhìn thấy một khối thịt dai nhách chồm tới chìa vô chìa ra nhằm về phía con cái. Cả hai lần nó chĩa trượt ra ngoài đến lúc một tràng tinh dịch vọt bắn ra bên hông sườn con cái. Cha em nắm chặt tay em đau đến nỗi em không dám nói. Lúc trở ra xe ba hôn lên má em rồi hôn môi như nhưng kẻ tình nhân. - Tôi nhìn thấy nàng cười, một nụ cười mơ hồ. - Hôn xong, ông khóc thét, cúi đầu vô người em, bàn tay em xoa trên đầu ông một hồi lâu em mới nói chẳng sao, ông lại ngước nhìn em.Nghe nàng kể tôi không che giấu được vẻ ghê tởm trên gương mặt.- Chuyện đó anh cho là ghê tởm ư. Cha em thương em. Từ dạo đó lúc em mười bổn tuổi ông thường dẫn em vô vườn thú, công viên. Ban đầu ông hôn em như cha còn những đến lúc qua chỗ khác không còn thấy ai thì như hai tình nhân. Cứ sau mỗi lần, ông khóc lóc thấy thương rồi xin em tha thứ. Ông mua quà, cho em tiền nhưng mà em lại thương ông.Tôi muốn bỏ chạy cho xa ngại nổi ruột rồi như tò vò không còn nghĩ ngợi gì được, tôi bắt qua chuyện khác:- Còn chuyện em đến gặp lại lão Carter thì sao? - Tôi hỏi.- Qua năm sau ba em không dắt em đi đâu nữa. Đầu năm ông đi bỏ lại hai mẹ con. Chẳng ai hay biết chuyện gì xảy ra giữa hai cha con. Chỉ mới mình em biết. Em biết vì sao ông bỏ đi. Ông thương em ngay bữa ở vườn thú, ông đã biết rõ người thật của em, và khi mà anh đã biết rõ ai rồi thì nên bỏ đi là vừa.- Sao vậy nhỉ? - tôi muốn hỏi cho biết. - Sao em lại bỏ đi lúc cảm thấy gần gũi?- Không phải là gần gũi đâu, Easy. Còn hơn vậy nữa kia.- Vậy là với Carter em đã được gần gũi?- Lão biết rõ em hơn bất cứ ai khác.Từ đó tôi căm ghét lão Carter. Tôi muốn biết Daphne như lão đã từng trải qua. Tôi muốn chiếm lấy nàng cho dù biết nàng có nghĩa là tôi phải để mất nàng.***Tôi với Daphne đi vòng ngả sau, lách qua bụi cây vô tới căn nhà nhỏ. Vậy là êm ru.Tôi đưa tay mở cửa. Nàng không còn chuyện gì kể ra từ sau câu chuyện ở vườn thú. Tôi không hiểu sao và cũng không còn chuyện gì để nói. Có lẽ tôi không tin nàng. Tôi nghĩ là nàng tin câu chuyện có thật, hay là nàng muốn tin như vậy, tôi thì cho là câu chuyện có phần không thật.Nghĩ lại tôi muốn bớt tiền trả cho món ăn foo yong. Với tôi Daphne vẫn còn là một ẩn số. Có lúc tôi định gọi Carter cho lão hay nàng ở chỗ nào. Tôi muốn cắt đứt mối quan hệ. Tôi chỉ nghĩ tới chuyện tiền, chỉ có vậy thôi.Tôi còn lu bù lo nghĩ quên cả chuyện ngoài việc thu dọn phòng ra còn phải lo chuyện gì nữa nhỉ? Lúc nhìn thấy Daphne há hốc mồm tôi mới kinh ngạc nhận ra lão DeWitt Albright đang đứng gần bếp sưởi.- Chào Easy, - giọng lão nghe rên rên.Tôi thò tay rút súng nhưng chưa kịp thì một tiếng nổ phát ra. Tôi còn nhớ lúc đó cả mặt tôi úp xuống sàn nhà rồi không còn biết gì nữa.28Tôi đang ở trên một chiếc tàu chiến khổng lồ lọt vô giữa trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử. Nòng súng pháo đỏ rực, tôi ở trong toàn lo tải đạn. Máy bay địch bắn phá trên boong nhức nhối cả tay và ngực những tôi vẫn lao tới tải đạn cho đồng đội phía trước. Từ mờ sáng đến chập tối không khí chiến tranh sôi sục thúc giục mọi người chiến đấu.Chợt đâu Mouse nhao tới kéo tôi ra. Hắn nói:- Kìa Easy! Ta nên bỏ đi thôi, bạn ơi. Ta không dại gì phải chết thay cho bọn da trắng!- Tớ chiến đấu vì tự do! - tôi quát lại.- Bọn chúng không để cho cậu thoát đi đâu, Easy. Nếu có giành được chiến thắng bọn chúng sẽ đưa cậu về lại nông trường trước ngày Lễ Lao Động.Nghe hắn nói tôi tin ngay những chưa kịp bỏ chạy thì một qua bom phóng trúng tàu và chiếc tàu bắt đầu chìm. Tôi ngã chúi xuống sàn rớt xuống dòng nước biển lạnh cóng. Nước tràn vào mũi, vào miệng, tôi uống nước đầy bụng và ra sức kêu la. Tôi chìm xuống nước.***Tôi tỉnh dậy nhờ gầu nước Primo xôi vô người. Nước chui vô mặt, vô cổ họng.- Chuyện gì vậy, bạn mình. Cậu vừa xô xát với bạn bè hả?- Bạn bè nào? - Tôi chưa tin mới hỏi lại.Tất cả những gì tôi biết lúc đó là Primo đang xốc nước ra cho tôi.- Joppy và một tên da trắng mắc đồ trắng.- Một tên da trắng à? - Primo đỡ tôi ngồi ngay dậy cho thẳng lưng. Tôi đang ngồi trước hiên nhà. Đầu óc đang hồi tỉnh lại.- Ồ. Cậu không việc gì chứ, Easy?- Còn tên da trắng kia thì sao? Hắn tới đây với Joppy từ lúc nào?- Cách đấy hai, ba tiếng gì đó.- Hai, ba tiếng rồi à?- Ờ, Joppy hỏi tớ cậu bỏ đi đâu, nghe nói xong hắn lái xe lui ra phía sau nhà. Một lát sau hai tên đó bỏ đi.- Có con bé đó đi theo?- Thấy con bé nào đâu.Tôi đứng ngay dậy trở vô nhà, Primo đi theo sau.Không có con bé đó.Tôi quay trở ra tìm quanh cũng không thấy đâu. Primo bước tới đứng sau lưng.- Bọn cậu xô xát với nhau à?- Không phải lần đầu. Tớ mượn điện thoại được chứ?- Được. Máy trong nhà.Tôi gọi đến nhà người chị của Dupree, mới hay là hắn bỏ đi cùng với Mouse từ lúc sáng sớm. Không có Mouse tôi không thể xoay xở được việc gì. Tôi ra lấy xe đi về khu phố Watts.Ngoài trời tối đen như mực không trăng, không sao. Qua mỗi dẫy phố có một trụ đèn soi sáng bóng tối nhưng chẳng chiếu sáng được gì.29Tôi lái xe ngang qua Santa Monica rồi tới Malibu tìm thấy phố Route 9.Khu phố nay xuống cấp đầy bụi bặm. Tôi tìm thấy tất cả ba hộp thư để tên: Miller, Kon, Albright. Qua khỏi hai nhà đâu, đi tiếp mười lăm phút nữa thì nhìn thấy số nhà Albright. Ở chỗ này khuất có kêu la trước lúc chết cũng chẳng ai nghe thấy.Một ngôi nhà xây dựng đơn giản theo lời nông trại, nhà cũng nhỏ thôi. Trước nhà không để đèn, chỉ có một ngọn ở cổng ra vô nên không nhìn ra căn nhà màu gì. Tôi muốn biết ngay. Tôi muốn biết đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Tôi còn phải biết nhiều nữa trước lúc lìa trần. Đang dò dẫm bước tới bên cửa sổ chợt tôi nghe có tiếng đàn ông quát tháo và giọng người đàn bà van xin.Đứng ngoài mép cửa nhìn vô bên trong là một gian phòng rộng rãi sàn lót ván gỗ sẫm màu, trần cao. Phía trước lò sưởi bày bộ trường kỷ bọc da như thể là da beo. Daphne trần truồng đang nằm trên chiếc trường kỷ, xung quanh là lão DeWitt và Joppy. Lão Albright mặc bộ đồ vải lanh còn Joppy thì để mình trần. Hắn bày cái bụng phệ nham nhở trườn qua người nàng sao mà tôi không giết chết hắn ngay đi cho xong.- Em không muốn nữa phải không, cưng? - Lão Albright nói.Daphne nhổ ngay vô mặt, lão nhanh tay chộp cô nàng:- Nếu ta không chiếm được hết món tiền đó, mi sẽ thấy ta giết mi ngay, con kia!Tôi thường tự cho mình là một nhà thám tử vậy mà có lúc tôi cứ lo nghĩ lẩn quẩn. Ngay lúc nhìn thấy tên da trắng trêu tức Daphne tôi bấm nhẹ cửa sổ lên chui vô. Tôi đứng ngày giữa nhà tay lăm le khẩu súng. DeWitt nhanh mắt biết có kẻ lạ, tôi chưa kịp nhắm bắn. Lão xoay người giữ chặt con bé trước ngực. Nhìn thấy tôi, lão xô con bé qua một bên nhảy ra phía sau chiếc trường kỷ! Tôi nhảy theo bóp cò, nhưng Joppy đã nhanh chân vụt chạy về phía cửa sau. Tôi mất cảnh giác, trong khoảnh khắc chần chừ tôi nghe một tiếng nổ long trời như đại bác từ phía cửa sổ đằng kia. Tôi chạy tìm cho núp sáu chiếc ghế sofa chợt nhìn thấy lão DeWitt Albright cũng vừa rút súng.Tôi nghe hai phát nổ tiếp theo xuyên qua phía sau chiếc ghế to tướng, nếu tôi không kịp né qua một bên cúi rạp người xuống chắc lão đã lấy đứt mạng tôi rồi.Tôi nghe tiếng Daphne kêu la nhưng đành chịu bó tay. Tôi chỉ sợ là ngay lúc này Joppy lén đi vòng ra ngoài rồi nhắm bắn từ phía sau lưng. Tôi lần qua phía góc tường nép sát người tránh cặp mắt lão Albright nhìn qua. Ở vị trí này tôi sẽ nhìn thấy Joppy nếu hắn thò đầu vô cửa sổ.- Easy đó hở? - DeWitt gọi tôi.Tôi nằm chờ hồi lâu. Không thấy Joppy thò đầu qua cửa sổ. Tôi lo trong bụng không biết liệu hắn có thể lên vô theo lối nào. Vừa đảo mắt nhìn quanh chợt nghe thấy tiếng cục cựa từ bên chỗ lão DeWitt. Một tiếng rơi dành phịch xuống đất, chiếc ghế sofa ngã lăn ra phía sau. Lão cố giật chiếc đèn trên lưng ghế xuống. Chiếc đèn vỡ toang nghe như tiếng súng, tôi bóp có nhằm về phía đó, tôi nhìn thấy DeWitt ngoi đầu lên cao hơn một chút, lão nhằm nòng súng về phía tôi.Tiếng súng nổ vang và tôi nhìn ra, không còn tin ở mắt mình trong khi lão DeWitt Albright gầm gừ:- Ái chà?Chợt tôi nhìn thấy Mouse! Nòng súng còn bốc khói trên tay! Hắn đi vào theo lối của mà Joppy chạy ra.Tôi nghe một loạt súng nổ tiếp theo. Daphne khóc thét. Tôi vụt chạy lại lấy thân mình che người nàng. Mảnh vỡ trên tường đổ xuống sàn tôi nhìn thấy Albright lao qua cửa sổ phía bên kia gian phòng.Mouse nhắm bắn theo, súng không nổ. Hắn chửi thề quăng xuống đất, lôi trong túi áo ra khẩu súng nòng ngắn. Hắn chạy ra phía cửa sổ, ngay lúc đó tôi nghe tiếng chiếc xe Caddy rồ máy bánh xe lao tới tung bụi mù, Mouse chưa kịp bắn hết băng đạn.- Mẹ kiếp! - Mouse quát - Mẹ kiếp, mẹ kiếp!Một luồng gió mát lạnh lùa qua cửa sổ gãy nát thổi hăt vô mặt Daphne và tôi.- Tớ hạ gục hắn, Easy! - Hắn nhe răng cười gằn một tiếng khỏe cả hàm răng vàng ság rực- Mouse, - tôi chỉ kịp kêu lên một tiếng.- Cậu thấy vậy đã mắt chưa, Easy?Tôi đứng ngay dậy níu lấy người bạn nhỏ thó. Tôi ôm ghì hắn vô người như ôm một người tình.- Mouse, - tôi nhắc lại.- Đến đây, bạn mình. Ta phải kéo cái thằng kia lại đây. - Hắn nghiêng đầu về phía cánh cửa lúc hắn trở vô đây.Joppy nằm dưới sàn nhà bếp. Tay chân bị trói chặt, máu còn dính bê bết trên da đầu hói.- Kéo hắn qua phòng bên kia, - Mouse nói.Bọn tôi kéo hắn lên chiếc ghế, Mouse trói chặt lại.Daphne quấn mình trong chân núp vô góc chiếc trường kỷ. Trông nàng như con mèo khép nép trong ngày lễ Độc Lập 4-7.Chợt Joppy mở choàng mặt ra, hắn quát:- Cởi trói cho tớ đi!Mouse đứng đó nhếch mép cười.Joppy mình mẩy ướt đẩm mồ hôi, máu me tùm lum đưa mắt nhìn chăm chăm về phía bọn tôi, còn Daphne nhìn xuống sàn nhà.- Tha cho tớ đi - Joppy giả khóc.- Câm mõm ngay. - Mouse quát, Joppy im thin thít.- Quần áo tôi bỏ đâu rồi? - Giọng Daphne nghe khản đặc.- Có đây, cưg. - Mouse nói – Chờ xong việc sẽ có ngay.- Chuyện gì vậy? - tôi hỏi.Mouse nghiêng người đặt tay lên đầu gối chân tôi.Tôi sống được là mấy, được nhìn thấy đồng loại số lên thân thể mình.- Tớ nghĩ mình với cậu xứng đáng được một phần thưởng về cái vụ này đúng không, Easy?- Mình nhường chỗ cậu một nửa đó, Ray.- Không dám đâu, bạn ơi - hắn nói. - Tớ không cần tiền của cậu đâu. Tớ thích cái con bé tên là Ruby đằng kia kìa.Tôi không hiểu tại sao hắn gọi nàng là Ruby nhưng tôi chẳng cần hỏi lại.- Này, cái món tiền cướp được đó mà.- Vậy mới ngon lành đó, Easy. - Hắn quay về phía nàng, cười - Em thấy thế nào, cưng?- Phần đó là của em với Frank. Em không đùa đâu - Tôi tin nàng nói thật, nếu nàng không phải đang nói cho Mouse nghe.- Frank chết rồi. - Mouse nói với vẻ mặt lạnh như tiền.Daphne nhìn hắn một lúc chợt nàng nhăn mặt, như tấm vải nhàu nát, rồi nàng run rẩy.Mouse tiếp tục:- Ta biết Joppy giết hắn. Hắn bị đánh đập cho đến chết nằm phơi thấy trong con hẻm gần quán bar.Daphne ngước nhìn, ánh mắt nàng đầy vẻ hận thù cả giọng nói nàng cùng sặc mùi thù hận.- Thật vậy không, Raymond? - Nàng là một người khác thường.- Ta nói gạt em hãy sao, Ruby? Anh của em chết thật rồi.Tôi đã từng kinh qua những giây phút động đất, lần này cũng một cảm giác tương tự: mặt đặt dưới chân tôi như đang rung chuyển. Tôi nhìn nàng để biết sự thật. Nhưng không thể nào tìm ra sự thật được. Mặt mũi đã thịt nàng đã hoá ra một màu trắng bệch - Daphne là một người đàn bà da trắng trắng đến từng chân tơ kẽ tóc.Chợt Mouse cất tiếng:- Này Ruby, nghe ta nơi đây. Joppy đã giết chết Frank.- Không phải tớ giết Frankie! - Joppy khóc thét.- Sao cậu gọi tên nàng như vậy? - Tôi hỏi.- Tớ và Frank biết nhau từ lúc nhỏ, Ease, trước khi tớ gặp cậu. Tớ còn nhớ con bé Ruby hồi nhỏ. Đứa em cùng cha khác mẹ. Bây giờ nó to béo nhưng tớ vẫn còn nhớ mặt. - Mouse rút thuốc ra hút. - Cậu là người may mắn, Easy. Tớ để ý theo tên đó lúc xế trưa hắn từ nhà cậu bước ra. Tớ đến tìm cậu thì trông thấy hắn. Tớ lấy xe Dupree bám theo hắn ra phố thấy hắn gặp bọn da trắng. Cậu biết là tớ mắc nợ hắn một thời gian.Tôi nhìn qua Joppy. Mặt hắn mở to, mồ hôi đầm đìa. Cằm hắn đang chảy máu.- Tớ đâu có giết Frank, trời ơi. Tớ đâu có thù oán gì. Tại sao tớ lại giết Frank? Này, Easy, tớ có lý do để lôi kéo cậu vô vụ này là để có tiền mua nhà.- Vậy sao cậu làm ăn với Albright?- Con bé nói láo. Lão Albright đến gặp tớ nói là con bé giữ tiền! Nó nói láo! Nó không giữ được một đồng xu nào hết.- Thôi được, nói thế đủ rồi - Mouse nói. - Này Ruby, ta không muốn doạ em những ta cần lấy số tiền đó.- Anh không doạ em chứ, Ray? - nàng bình thản nói.Mouse cau mày nghĩ ngợi. Chẳng khác nào ngày trời đang tốt có mây đen che phủ. Chợt gã nhếch mép cười.- Ruby, em nên nghĩ lại đi. Con người ta dễ bị sa nga vì mãnh lực đồng tiền… - Mouse vừa nói rề rà vừa rút súng ra.Bất chợt gã xoay người qua bên phải nhắm bắn vô bụng Joppy, hắn trợn trừng mắt kêu rống lên như loài hải cẩu. Hắn vùng vẫy tay bụm vết thương mắc kẹt giữa mớ dây sít chặt vô chiếc ghế. Một lát sau Mouse nhấc nòng súng nhắm bắn vô đầu Joppy. Hai con mắt lòi ra, con mắt bên trái thẫm đầy máu, tạo ra một lộ hổng. Phát súng thứ hai đẩy hắn văng xuống sàn hai chân co giật hồi lâu. Tôi cảm thấy ớn lạnh. Joppy là bạn tôi, nhưng tôi đã từng nhìn thấy bao nhiêu người chết, tôi cùng tiếc cho số phận Coretta.Mouse đứng ngay dậy nói:- Ta đi lấy hết tiến về đây, cưng. - Gã cúi xuống nhặt quần áo phía sau chiếc trường kỷ quăng vô giữa người nàng. Gã bước tới phía cửa trước.- Cứu em với, Easy - Mặt nàng lộ vẻ sợ hãi lẫn hy vọng. - Hắn hoá rồ rồi. Anh còn giữ súng mà.- Tớ không làm gì được, - tôi nói.- Đưa súng đây, để tớ bắn.Trong khoảnh khắc Mouse đáng đời mặt với cái chết thật khủng khiếp.- Đừng.***- Tớ nhìn thấy mấy dấu màu trên mặt đường. - Mouse nói lúc gã quay trở lại. - Tớ đã nói với cậu là tớ giết hắn. Không biết rồi sự việc sẽ tệ hại có nào dù sao hắn phải nhớ lấy bài học. - Giọng gã vui như còn trẻ.Trong khi hắn nói tôi đi nhặt xác Joppy. Tôi nhặt khẩu súng hết đạn của Mouse đặt vô tay Joppy.- Cậu làm gì vậy, Easy? - Mouse hỏi. - Tớ không biết, Ray. Tớ nhằm cái nọ lẫn cái kia.***Daphne đang đi cùng với tôi, có cả Mouse đi theo trên chiếc xe của Dupree. Đi được một quãng tôi quăng bỏ dây trói Joppy xuống bên đường.- Em có giết Teran không? - tôi hỏi khi xe vừa qua phố Sunset Boulevard.- Hình như có, - nàng nói rất nhỏ phải căng tai tôi mới nghe được.- Em cho là có. Vậy em không biết à?- Tớ bóp cò, hắn chết tươi. Những rõ ràng hắn muốn tự sát. Tớ bước tới nói cho hắn nghe để cho tớ yên. Tớ giao lại hết số tiền, hắn chỉ cười. Hắn thò tay vô trong chiếc quần sọt của thằng bé rồi hắn cười.Daphne khịt mũi. Không biết nàng cười hãy nàng có vẻ ghê tởm. - Thế là tớ giết chết hắn.- Còn thằng bé?- Tớ kéo nó lại cho tớ. Hắn vụt chạy tới gốc tường ngồi im thin thít.***Daphne gởi hành lí ở Hội YWCA (Hội Nữ Thanh niên Thiên Chúa giáo).Lúc trở lại miền đông Los Angeles. Mouse chia tiền mỗi người mười ngàn đô. Gã giao Daphne giữ túi xách.Nàng gọi taxi, tôi cùng đi với nàng ra tới chỗ cột đèn ngay cua quẹo đón xe.- Hãy ở lại đây, - tôi nói. Thấy anh đến mấy con thiêu thân bu quanh.- Không thể, Easy. Không ở lại được đâu.- Tại sao? - tôi hỏi lại.- Tớ không thể ở lại đây.Tôi dang tay ra nàng với né tránh chỗ khác, nói:- Đừng động đến tớ.- Ta đã làm được chuyện còn hơn cả số vô người em nữa kia, cưng ơi.- Đây không phải là tớ đâu.- Em nói sao? Có ai khác hơn ngoài em ra? - Tôi xích lại gần, nàng bước lui ra phía sau túi xách.- Tớ sẽ kể cho cậu nghe, Easy. Cho lúc xe đến tớ sẽ kể, đừng có sờ vô người tớ. Nếu không nghe tớ sẽ quát ầm lên.- Có việc gì thế hả?- Cậu biết rồi. Cậu biết tớ là ai, tớ là người thế nào mà.- Em đâu có khác gì ta. Chúng ta đều là con người mà, Daphne. Bọn mình như nhau cả.- Tớ không phải là Daphne. Tên thật của tớ là Ruby Hanks, quê quán ở Lake Charles, Louisiana. Tớ khác với cậu bởi tớ là hai giống người. Tớ là nàng kia đồng thời là cái tôi của tớ. Tớ chưa bao giờ vô vườnthú, chỉ có nàng kia thôi. Nàng đã từng vô đó, nơi đó nàng nhìn thấy cha nàng chết. Còn cha tớ là một người khác. Ông ta trở về nhà lần vô giường tớ như bao nhiêu lần trước vô giường mẹ tớ. Ông ta vẫn giữ thói quen đó cho đến một bữa kia Frank nổ súng giết chết ông.Lúc nàng ngước nhìn, tôi tưởng là nàng muốn xích lại gần tôi, không phải vì dục tình hãy chuyện ân ái, nàng muốn van lơn.- Đem chôn Frank đi, - nàng nói.- Được thôi. Cậu đợi đấy rồi ta cùng đi chôn hắn.- Tớ không thể. Cậu làm ơn giúp tớ một chuyện nữa được chứ?- Chuyện gì vậy?- Nhớ lo cho thằng bé kia.Thiệt tình tôi không muốn giữ nàng lại. Daphne Monet coi như đã chết rõ. Tôi yên tâm hơn khi nàng quyết định bỏ đi.Nếu nàng muốn tôi sẽ chỉ giữ nàng lại trong phút chốc thôi.Tay tài xế dường như đánh hơi được chuyện gì không ổn. Hắn cứ nhìn quanh sợ mất thời gian. Nàng nhờ hắn kéo túi xách. Nàng vô vai cám ơn hắn mà quên đi chuyện bắt tay chào từ giã tôi.***- Sao cậu lại giết hắn, Mouse?- Giết ai? - Joppy!Mouse vừa huýt gió vừa xếp tiền bỏ vô trong chiếc hộp nhái theo kiểu túi xách làm bằng giấy bìa.- Hắn chính là kẻ gây rắc rối cho cậu đó, Easy. Tớ muốn cho con bé thấy tớ quan tâm việc đó.- Nàng cũng vì Frank nên mới căm ghét hắn, lẽ ra cậu phải nắm vững chuyện đó.- Chính tớ đã giết Frank, - hắn nói. Đến lúc này tự dưng nhìn Mouse nhắc tôi nhớ đến lão DeWitt Albright.- Cậu giết lão a?- Vậy thì sao? Cậu nghĩ lão giúp được gì cho cậu? Cậu tưởng lão không dám giết cậu hay sao?- Điều đó không có nghĩa là tớ phải giết lão ấy.- Mẹ kiếp sao lại không! - Mouse nhìn tôi với ánh mắt căm giận.Chuyện chết chóc là vậy tôi đành chịu.- Cậu thích con bé Ruby à? - Mouse hỏi tôi.- Cậu định nói sao?- Nó vẫn tưởng mình là con bé da trắng. Bọn kia lâu nay khen con bé xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, vậy mà sao nó lại không thể hoá thân được như một kẻ da trắng. Nó giả vờ rồi cũng chẳng được gì. Nó có thể yêu một tên da trắng, nhưng hắn thì chỉ có thể yêu một cô nàng phải là thứ da trắng chính tông.- Chuyện này thì ăn nhập gì tới ta?- Chẳng khác nào chuyện riêng tư của cậu đấy, Easy. Cậu học được ngón nghề cậu tưởng là mình được trang bị đủ tư tưởng của một kẻ da trắng. Cậu cho rằng cái gì hợp lý với bọn đó tất nhiên phải hợp lý vài cậu. Cũng như nàng ngỡ mình là một con bé da trắng. Những trớ trêu thấy, bạn ơi, cậu chưa thể ngờ ra một chân lý, cả hai đều là một bọn nigger đáng thương cả thôi. Đã mang lấy cái nghiệp nigger vào thân thì dùng mơ đến chuyện sung sướng chỉ trừ khi hắn biết chấp nhận số phận.30DeWitt Albright ngồi gục trên tay lái lúc xe dừng lại ở một khu phố Bắc Santa Barbara, lão chết vì mất máu đã lâu. Tôi bàng hoàng không tin được. Một người như lão DeWitt chưa thể chết ngay lúc này, không thể chết được. Tôi rùng mình chợt nghĩ ra trên đời này có kẻ đi giết một người như lão rồi chúng sẽ đối xử với tôi ra sao đây?Tôi và Mouse hay được tin này trên radio vào sáng hôm sau lúc tôi đưa hắn ra trạm xe buýt. Tôi vui mừng đưa tiễn hắn đi.- Tớ sẽ giao lại cả món tiền này cho Etta đó, Easy. Rồi nàng sẽ sân đón tớ trở lại, tớ đã cứu thoát cậu nay lại được giàu thêm ra.Mouse quay lại nhìn tôi và bước lên xe buýt. Tôi biết tôi sẽ còn gặp lại hắn nhưng không biết lúc đó cảm giác tôi sẽ ra sao.***Ngay buổi sáng hôm đó tôi ghé lại căn hộ của Daphne, thằng bé đang ở trong nhà. Trong nó có vẻ nhếch nhác. Bộ đồ nó mặc cả tuần chưa thay, mặt mũi trầy bết tùm lum. Nó ngồi một chỗ lặng lẽ. Tôi tìm thấy nó ở trong bếp đang lấy đồ ăn trong bao gạo ra ăn. Tôi đi ngay tới chỗ nó đang ngồi chìa tay ra, nó nắm lấy bước theo vô trong buồng tắm. Tắm rửa sạch sẽ cho nó xong, tôi đưa nó qua nhà lão Primo.- Chắc là nó không hiểu tiếng Anh, - tôi nói với lão Primo. - Nhờ ông nói chuyện với nó may ra nó hiểu.Primo mát tay làm cha. Lão cùng đông còn như Ronald White và rất thương con nít.- Qua năm sau tôi sẽ trả tiền cho mấy bà vú em mấy trăm đô là để lo chăm sóc cho thằng bé, - tôi nói.- Tôi hiểu chứ, - Primo nói. Lão đang ôm thằng nhóc trước ngực. - Tôi biết cổ mấy ba vú em.***Tôi phải ghé qua nhà lão Carter. Nghe tôi kể lại chuyện Daphne bỏ đi, vẻ mặt lão lạnh như tiền. Tôi kể lại rằng lão Albright cho hay mấy vụ án mạng do Joppy và Frank gây ra. Tôi còn kể thêm về cái chết của Frank và vụ Joppy mất tích.Nhưng chuyện gây sửng sốt cho lão là khi nghe tôi kể tôi biết Daphne là một con bé da màu. Nàng nhờ tôi nhắn lại nàng thương lão, muốn ân ái với lão nhưng khi về với lão nàng không biết có được hưởng một cuộc sống bình yên. Tôi vô bịa thêm chuyện này vậy mà lão thích nghe.Tôi kể lại chuyện nàng sắm chiếc áo tấm nắng, đang kể chuyện tôi chợt liên tưởng đến lúc làm tình với nàng, lúc mà tôi vẫn nghĩ nàng là một con bé da trắng.Nhìn vẻ mặt lão say sưa ngây ngất, tôi nghĩ đến chuyện đen tối mà trong người sôi sục.- Nhưng tôi gặp phải vấn đề, ông Carter ạ?- Hả? - Lão còn ngây ngất với cái nhìn lần cuối của nàng. - Chuyện gì vậy?- Bọn cớm đang theo dõi tôi, - tôi kể cho lão nghe. - Và nếu không có việc gì khác xảy ra thì tôi phải khai chuyện nàng Daphne. Ông có biết nàng căm ghét ông lắm không nếu ông lôi kéo nàng vô vụ tiền bạc. Nàng có thể liều mình tự sát, - tôi nói. Tôi không nghĩ là mình vừa bịa chuyện.- Tôi biết làm thế nào đây?- Ông đã từng huênh hoang khoác lác về chuyện làm ăn với Toà thị chính.- Vậy hả?- Ông hãy nhắn tin qua điện thoại. Tôi định kể ra đây một việc phải nhờ ông góp ý ủng hộ. Bởi lúc tôi đích thân tới đó bọn chúng sẽ tìm cách quấy rầy buộc tôi phải kể ra hết chuyện nàng Daphne.- Làm sao tôi giúp ông được, ông Rawlins? Tôi mất cả tiền lẫn tình. Ông chẳng ngỡ ngàng gì đến tôi.- Tôi đã cứu nàng mà ông. Tôi đã giúp nàng thoát ra ngoài mang theo tiền của ông và bảo toàn tính mạng. Lúc mà bất cứ ai là người trong cuộc đều nghĩ là nàng đã chết.***Ngay xế trưa hôm đó bọn tôi đến Toà thị chính gặp ngài Phó cảnh sát trưởng với lại ngài Phó thị trưởng, Lawrence Wrightsmith. Ngài Phó cảnh sát trưởng người thấp béo. Ông nhìn qua phía ngài Phó thị trưởng định mở lời chào. Ngài Phó thị trưởng lịch sự trong bộ đồ vét mầu xám. Ông vừa nói chuyện vừa vung tay, ông thích hút thuốc Pall Malls. Tóc ông nhuộm bạc khiến tôi thoáng nghĩ ông phải là ngài Tổng thống theo trí tưởng tượng của tôi lúc còn nhỏ.Vừa nhớ lại trong trí chợt tôi nhìn thấy hai tên cớm Mason và Miller được triệu tập đến.Chúng tôi đang ngồi bên trong văn phòng Ngài Wrightsmith. Ngài ngồi sau chiếc bàn giấy, sau lưng là viên Phó cảnh sát trưởng đang đứng chờ. Tôi với Carter ngồi phía trước, sau lưng là ông luật sư riêng của Carter. Mason và Miller ngồi trên chiếc ghế dài ở đằng xa.- Thế đấy, ông Rawlins, - ngài Wrightsmith mở lời. - Ông đến đây báo cáo cho chúng tôi rõ về mấy vụ án vừa xảy ra?- Dạ phải.- Ông Carter cho hay là ông đang hợp tác với ông ta.- Dạ hình như vậy.- Nghĩa là sao?- Tôi phục vụ cho lão DeWitt Albright qua trung gian một người bạn là Joppy Shag. Lão Albright thuê mướn Joppy theo dõi hành tung hai tên Frank và Howard Green. Về sau Joppy nhắn lão nên thuê mướn tôi.- Frank và Howard hả? Có phải là hai anh em?- Tôi nghe nói bọn chúng có bà con xa với nhau, chỉ biết vậy thôi, không chắc, - tôi nói. - Lão Albright nhờ tôi tìm ra tung tích của Frank giúp cho ông Carter đây. Cô điều ông không nói lý do truy nã bọn chúng, chuyện làm ăn thì phải kín tiếng.- Chẳng qua đó là chuyện tiền nong - mà tôi đã kể ra cho ông nghe lần trước đó, Larry. - Cartel nói. - Ông biết mà.Ngài Wrightsmith nhếch mép cười nhìn tôi nói.- Ông tìm ra bọn chúng chưa?- Joppy đã đến chỗ của Howard Green, lúc đó hắn đã biết rõ vụ tiền nong.- Hắn đã biết rõ như thế nào mới được chứ, ông Rawlins?- Howard đang phục vụ cho một tay nhà giàu là Matthew Teran. Lão Teran điên tiết lên vì Carter cản trở chuyện lão ra tranh chức Thị trưởng. - Tôi khẽ cười - Chắc là lão muốn chỉ huy ông.Nghe vậy ngài Wrightsmith cười theo.- Bởi vậy, - tôi nói tiếp, - Lão mới nhờ Howard kết hợp với Frank hạ thủ ông Carter dàn cảnh y như một vụ cướp. Nhưng đến lúc xâm nhập vô bên trong nhà tìm thấy ba chục ngàn đô la, thế là mừng quýnh bọn chúng bỏ chạy luôn mà không ra tay thi hành nhiệm vụ.- Ba chục ngàn đô la nào vậy? - Mason hỏi lại.- Về sau, - Wrightswith nói. - Có phải Joppy giết chết Howard Green?- Tôi đang tìm cho ra ẩn số của câu hỏi đó. Ông biết đây, lẽ ra tôi chưa biết được chuyện gì cho tôi lúc bọn chúng truy tìm Frank. Ông biết không, lão DeWitt thăm dò Teran vì hay tin Ngài Carter nghi ngờ lão. Từ đó DeWitt mới để ý tới anh em nhà Greens. Lúc điều tra Howard lại tìm thấy đúng tên của Frank. Lão bên nhờ người đi tìm Frank ở mấy quán bar bán rượu chui quanh khu phố Watts mà hắn thường lui tới.- Sao bọn chúng lại đi tìm Frank?- Lão DeWitt muốn tìm cho ra hắn bởi vì lão đang nhằm đến món tiền của ngài Carter, còn Joppy truy tìm hắn để chiếm đoạt cho được ba chục ngàn đô la.***Ánh nắng sớm mai chiều rơi xuống tập hồ sơ danh sách giam giữ tội phạm màu xanh đặt trên bàn Ngài Wrightsmith. Mình mẩy tôi đổ mồ hôi, tôi cảm tưởng như thế sắp đến lượt tôi có tên trong đó.- Làm thế nào ông khám phá ra mấy vụ đó, ông Easy? - Miller hỏi.- Nhờ lão Albright. Lão sinh nghi lúc phát hiện ra Howard chết, khi hãy tin Coretta James bị giết chết lão càng tin chắc hơn.- Lạ thật nhỉ? - Wrightsmith nói. Mọi người cùng nhìn về phía tôi. Tôi chưa bao giờ bị ra trước vành móng ngựa nhưng vào lúc này đây tôi cảm thấy như mình đang đối mặt với ngài quan toà.- Bởi vì bọn chúng cũng đang truy tìm Coretta. Ngài biết không, con bé đó hãy lui tới chỗ anh em nhà Greens.- Tại sao ông không nêu ra những điều đáng nghi đó, Easy? - Miller hỏi. - Sao ông không trình bày lại với chúng tôi khi mà chúng tôi đã cho ông hay rồi?- Lúc đó tôi chưa hãy biết gì hết. Cả lão Albright và Joppy đáng nhờ tôi truy tìm Frank Green. Khi đó tôi mới biết là Howard Green đã chết, làm sao tôi biết tung tích Coretta như thế nào?- Ông khai hết đi, ông Rawlins, - ngài Wrightsmith nói.- Tìm mãi không thấy Frank đâu. Hỏi không ai biết. Nhưng tôi có nghe phong phanh về hắn. Người ta nói hắn điên tiết lên vì hãy tin người bà con bị giết chết, hắn đòi trả thù. Tôi đoán chừng hắn đi tìm Teran. Hắn chẳng biết chút gì về Joppy.- Vậy ông cho là Frank Green đã giết chết lão Matthew Teran - Miller không che giấu được về kính tởm. - Vậy là Joppy tìm gặp Frank và lão DeWitt Albright?Tôi biết sao tin kể ra vậy tôi có giữ vẻ mặt vô tư.- Còn Richard Mc Gee thì sao? Chẳng lẽ hắn tự sát bằng dao à? - Miller đứng dậy bước ra khỏi ghế.- Tôi không biết gì về hắn, - tôi nói.Tôi còn ngồi lại để trả lời chất vấn thêm mấy tiếng đồng hồ nữa. Nội dung vẫn vậy. Chính Joppy mới là tay sắt thủ của mấy vụ án mạng. Hắn giết người để thoả mãn hận thù. Lúc tôi hay tin về cái chết của lão DeWitt tôi đến gặp ngay ngài Carter, ông ta liền quyết định đi báo cho cảnh sát.Hết buổi ngài Wrightsmith mới cất tiếng:- Cảm ơn nhiều lắm, ông Rawlins. Đến đây thì ông có thể bỏ lỗi cho chúng tôi.Theo thứ tự Mason, Miller, Jerome Duffy - luật sư riêng của Carter và tôi lần lượt ra về.Duffy chìa tay ra bắt và nhìn tôi cười.- Hẹn gặp ông tại buổi thẩm vấn, ông Rawlins.- Nghĩa là sao?- Nguyên tắc là vậy đó, thưa ông. Lúc xảy ra một vụ trọng án, nhà chức trách phải điều tra xét hỏi trước lúc kết thúc hồ sơ.Nán lại mà nghe ông ta nói chuyện chỉ có nước nhân giấy phạt đậu xe quá giờ.Ông ta bước vô thang máy theo sau là Mason và Miller.Tôi đi bộ xuống cầu thang. Từ đây tôi có thể cuốc bộ một mình về nhà. Tôi còn hai năm tiền lương chôn giấu phía sau sân nhà, tôi được tự do. Không còn lo có ai theo dõi, tôi cảm thấy tâm hồn phơi phới. Ta đã trải qua những giây phút khó khăn, rồi cuộc sống nhọc nhằn lại xoay vần nếu muốn tồn tại thì phải nếm đủ mùi đắng cay.Lúc đang đi bộ xuống cầu thang xây bằng đá granite bên trong Toà thị chính thì Miller trở lại.- Kìa, Ekzekiel.- Chào ông cảnh sát.- Ông đã gặp một người bạn thông minh cực kỳ.- Tôi không biết ông nói gì, - tôi đáp, thật ra thì tôi biết hắn muốn ám chỉ điều gì rồi.- Ông tưởng Carter đến bảo lãnh cho ông được trả tự do vì vi phạm luật lệ giao thông, khạc nhổ và phá rối trật tự công cộng hay sao?- Sao tôi phải lo đến mấy chuyện đó?- Ông cần phải biết, Ekzekiel, - Miller đưa khuôn mặt gây guộc sát gần tôi, tôi ngửi thấy mùi rượu bourbon, Wintermint pha lẫn mùi mồ hôi - bởi tôi cũng phải biết.- Ông biết để mà làm gì?- Ta đang cầm giữ nguyên cáo, Ezekiel, hắn có dấu tay không giọng ai trên đời này.- Có thể là Joppy. Khi tìm được hắn ông mới biết được.- Cũng có thể. Nhưng hắn là tay võ sĩ quyền Anh. Sao hắn lại bỏ nghề để cầm dao.Tôi không biết nói sao đây.- Nói ra đi, tên kia. Nói ra mau ta sẽ tha cho mi. Ta sẽ bỏ qua chuyện tình cờ mi liên can tới tất cả những chuyện này và đã từng ngồi uống rượu với Coretta ngày buổi tối trước lúc nàng bị giết chết. Đụng tới ta bảo đảm mi ngồi tù suốt đời.- Ông thứ so lại dấu tay Junior Fomay xem sao.- Ai kia?- Tay bảo vệ quán rượu của John. Có thể trùng hợp với hắn.Tôi ngỡ ra một điều có thể lúc này là khoảng thời gian cuối cùng tôi còn được tự do bước đi trên bắc cầu thang Toà thị chính. Tôi còn nhớ rõ khung cửa sổ bụi bặm, ánh sáng nhợt nhạt.31- Tớ nghĩ rồi mọi việc sẽ ơn cả thôi, phải không Easy?- Sao? - tôi quay lại nói tay đang tưới cây hoa thược dược. Odell lo xách một can bia tươi.- Dupree không việc gì, bọn cớm bắt gọn mấy tay sát thủ.- Nhưng tớ còn thắc mắc chuyện này.- Chuyện gì vậy, Odell?- Số là, cách đây ba tháng, Easy, lúc đó cậu đang thất nghiệp hay đi tìm việc làm gì đó.Rặng núi San Bernadino vào mùa thu trong tuyệt đẹp. Gió cuốn phăng đi hết đám sương mù khiến cho bầu trời trong xanh bắt ngát.- Lúc đó tớ đang làm việc.- Cậu làm việc cả đêm?- Đôi khi.- Đôi khi là sao?- Tớ làm cho tớ, Odell. Tớ làm một lúc hai việc.- Hả?- Tớ tậu cho tớ một căn nhà, bàn đấu giá chưa tính thuế, tớ thuê nhà do lại để ở và…- Tiền lấy đầu ra vậy?- Tiền thanh toán nghỉ việc ở hãng Champion. Cậu cũng biết thuế không có bao nhiêu.- Còn việc làm kia?- Tớ chỉ làm lúc nào cần kiệm thêm vài đô la. Nghe thám tử tư.- Làm xa không?- Tớ không nói gạt đâu!- Làm cho ai vậy?- Cho người quen biết và những người biết mình.- Cụ thể là ai?- Trong số đó có Mary White.- Cậu giúp nàng được gì?- Ronald bỏ nàng ra đi này đã hai tháng. Tớ bám theo hắn qua tới Seattle rồi báo cho nàng biết địa chỉ. Gia đình nàng lôi hắn về.- Rồi sao nữa?- Tớ tìm đến người chị của Ricardo ở Galveston kể cho nàng biết chuyện giữa Rosetta với hắn. Nàng cho tớ mấy đô la rồi thả cho hắn về.- Mẹ kiếp! - Lần đầu tiên tôi mới nghe Odell chửi thề một tiếng. - Việc của cậu cũng khá mạo hiểm đây chứ.- Thì vậy đó. Những con người ta có số, có khi đang đi băng qua đường cùng chết. Có thể nói tớ thuộc cái mạng đó.***Mãii đến chiều tôi tới rủ Odell đi ăn cơm. Ngồi ăn ở dẫy bàn bên ngoài, mùa này ở Los Angeles, trời còn nóng nực.- Odell này?- Ờ, Easy.- Giả sử cậu biết một tay phạm tội, ý tớ muốn nói là cậu biết hắn phạm trọng tội, thế mà cậu không đi tố cáo bởi vì hắn là chỗ bạn bè, làm vậy coi được không?- Tất cả những gì cậu làm là vì bạn bè, Easy ạ.- Nhưng gặp trường hợp một người xa lạ cậu biết hắn có hành vi phạm tội nhưng tình tiết nhẹ hơn tay kia, lần này cậu lại đi tố cáo hắn thì sao?- Tớ nghĩ là cậu cho rằng tay đó gặp lúc xui xẻo đây thôi.Hai đứa tôi ngồi cười một trận đã miệng.Hết Mục lục Chương 1-2-3 Chương 4-5-6 Chương 7- 8- 9 Chương 10-11 -12-13 Chương 14- 15- 16- 17 Chương 18- 19- 20- 21 Chương-22 -23- 24-25 Chương 26-27-28-29-30-31 Con quỷ áo xanh Walter MosleyChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Người gõ: Mõ Hà Nội (Nguyễn Học) Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 8 tháng 10 năm 2006
vanhoc
Quận Clay là một quận nằm ở tiểu bang Bắc Carolina. Tại thời điểm năm 2000, quận có dân số 8.775 người. Quận lỵ đóng ở Hayesville. Quận được lập năm 1861 từ phần phía đông nam của quận Cherokee. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích 221 dặm Anh vuông (571 km²), trong đó, 215 dặm Anh vuông (556 km²) là diện tích đất và 6 dặm Anh vuông (15 km²) trong tổng diện tích (2,67%) là diện tích mặt nước. Các thị trấn Quận được chia thành 6 xã: Brasstown, Hayesville, Hiwassee, Shooting Creek, Sweetwater, và Tusquittee. Các quận giáp ranh Quận Macon, Bắc Carolina - Đông bắc Quận Rabun, Georgia - Đông nam Quận Towns, Georgia - Nam Quận Union, Georgia - Tây nam Quận Cherokee, Bắc Carolina - Tây bắc Thông tin nhân khẩu Theo cuộc điều tra dân số tiến hành năm 2000, quận này có dân số 8.775 người, 3.847 hộ, và 2.727 gia đình sinh sống trong quận này. Mật độ dân số là 41 người trên mỗi dặm Anh vuông (16/km²). Đã có 5.425 đơn vị nhà ở với một mật độ bình quân là 25 trên mỗi dặm Anh vuông (10/km²). Cơ cấu chủng tộc của dân cư sinh sống tại quận này gồm 98,01% người da trắng, 0,80% người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi, 0,33% người thổ dân châu Mỹ, 0,09% người gốc châu Á, 0,07% người các đảo Thái Bình Dương, 0,15% từ các chủng tộc khác, và 0,56% từ hai hay nhiều chủng tộc. 0,83% dân số là người Hispanic hoặc người Latin thuộc bất cứ chủng tộc nào. Có 3,847 hộ trong đó có 23,50% có con cái dưới tuổi 18 sống chung với họ, 59,80% là những cặp kết hôn sinh sống với nhau, 7,50% có một chủ hộ là nữ không có chồng sống cùng, và 29,10% là không gia đình. 26,30% trong tất cả các hộ gồm các cá nhân và 14,40% có người sinh sống một mình và có độ tuổi 65 tuổi hay già hơn. Quy mô trung bình của hộ là 2,25 còn quy mô trung bình của gia đình là 2,68, Phân bố độ tuổi của cư dân sinh sống trong huyện là 18,60% dưới độ tuổi 18, 6,20% từ 18 đến 24, 22,80% từ 25 đến 44, 29,80% từ 45 đến 64, và 22,70% người có độ tuổi 65 tuổi hay già hơn. Độ tuổi trung bình là 47 tuổi. Cứ mỗi 100 nữ giới thì có 94,90 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ giới có độ tuổi 18 và lớn hơn thì, có 91,40 nam giới. Thu nhập bình quân của một hộ ở quận này là $31.397, và thu nhập bình quân của một gia đình ở quận này là $38.264, Nam giới có thu nhập bình quân $29.677 so với mức thu nhập $19.529 đối với nữ giới. Thu nhập bình quân đầu người của quận là $18.221, Khoảng 7,80% gia đình và 11,40% dân số sống dưới ngưỡng nghèo, bao gồm 14,60% những người có độ tuổi 18 và 13,00% là những người 65 tuổi hoặc già hơn. Thành phố và Thị trấn Hayesville Warne Tham khảo Liên kết ngoài Clay County History Wiki Clay County newspaper WKRK (AM) - "Country Gold" is the local Classic country radio station that serves listeners in Clay County and surrounding counties. WKRK is located in Murphy, North Carolina và can be found online at http://www.country.am. Quận của North Carolina Quận của Appalachia
wiki
Hòa Bình là một xã thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Vị trí địa lý Phía Đông giáp với xã Trấn Dương, phía Tây giáp xã Lý Học, Tam Cường, phía Nam giáp xã Vĩnh Tiến, phía Bắc giáp địa phận của huyện Tiên Lãng qua sông Hàn, một nhánh của hệ thống sông Thái Bình. Xã có diện tích 9,48 km², dân số năm 1999 là 7.951 người, mật độ dân số đạt 839 người/km². Hành chính Hòa Bình có 4 làng, 7 thôn (sau khi sáp nhập 12 thôn vào tháng 10 năm 2022): Làng Lôi Trạch: Thôn Lôi Trạch. Làng Hàm Dương: Gồm 2 thôn Đông Hàm Dương (Thôn 5 và thôn 6 cũ) và Tây Hàm Dương (Thôn 3 và thôn 4 cũ). Làng Ngãi Am: Gồm 2 thôn Nam Ngãi Am (Thôn 9 và thôn 10 cũ); thôn Bắc Ngãi Am (Thôn 7 và thôn 8 cũ) và thôn 13. Làng Bắc Bình: Thôn Bắc Bình (Thôn 11 và thôn 12 cũ). Kinh tế Nền kinh tế chủ yếu của Hòa Bình là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hòa Bình xưa nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói, nhưng hiện đã mai một dần do sự xuất hiện của các loại chiếu sản xuất công nghiệp như chiếu ni-lông, chiếu tre, chiếu gỗ. Hơn chục năm trở lại đây nhiều xưởng sản xuất đồ mộc phát triển mạnh chuyên làm nhà cổ giá trị cao tập trung thôn Bắc Ngãi Am làng Ngãi Am, thôn Lôi Trạch và thôn Tây Hàm Dương làng Hàm Dương. Trên địa bàn xã có các công ty, cơ sở công nghiệp hoạt động trên địa bàn: Công ty TNHH giầy da Kỳ Khởi, Công ty TNHH đồ chơi Khang Văn, Công ty may Bảo Long, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Hải. Về thương nghiệp, toàn xã có một chợ nằm ở trung tâm xã hoạt động phục vụ nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con trong xã. Ngoài ra còn các cửa hàng dịch vụ nhu yếu phẩm nằm ở trung tâm các làng. Đặc sản nổi tiếng nhất của Hòa Bình là thuốc lào. Cây thuốc lào ở đây trồng với diện tích lớn 140 ha thành vùng sản xuất tập trung, được đánh giá rất cao về chất lượng, mùi thơm cũng như hương vị, được coi là một trong những vùng đất sản xuất thuốc lào tốt nhất Việt Nam. Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, nông thôn mới nâng cao năm 2022, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Văn hóa - Xã hội Xã có 02 tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Phật giáo có 7 chùa: Phúc Lâm (Lôi Trạch); Tây Linh, Dương Khánh (Hàm Dương); Chùa Lau, Địa Linh (Ngãi Am); Chùa Triều (Bắc Bình). Thiên chúa giáo có nhà xứ Xuân Điện gồm các họ giáo: Xuân Điện, Lôi Mía, Địa Linh, Xuân Am. Họ giáo Lôi Làng thuộc giáo xứ Nam Am. Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố: Đình, chùa làng Hàm Dương; đình, chùa làng Lôi Trạch; đình Ngãi Am; Họ Phạm; Họ Hoàng Hữu. Có hệ thống giáo dục đủ 3 cấp: Mầm non, Tiểu học và THCS đều đạt chuẩn quốc gia. Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia. Chú thích Tham khảo
wiki
Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của một con người Gợi ý Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ỏ mỗi con người. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phố biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta.. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn. Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng… Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội… sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tê không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biếu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng của môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?Xem thêm: Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn DữVanmau.edu.vn
vanhoc
Charles Ponzi (3 tháng 3 năm 1882–18 tháng 1 năm 1949) là một người nhập cư Italia đến Hoa Kỳ và đã trở thành một trong những người lừa đảo siêu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông là "ông tổ" của các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp, trong vòng 2 năm (1919-1920), Ponzi đã huy động được 15 triệu USD một con số khổng lồ vào thời điểm đó từ hàng vạn khách hàng đã bị mất tiền thông qua "kế hoạch Ponzi". Dù nhiều người chưa bao giờ nghe tên Ponzi, thuật ngữ "Ponzi Scheme" là một sự mô tả được nhiều người biết về một hệ thống các kế hoạch "kiếm tiến nhanh" có tính chất lừa đảo được thực hiện thông qua mạng Internet và những nơi khác cho đến ngày nay. Bí danh của ông bao gồm Charles Ponei, Charles P. Bianchi, Carl và Carlo. Thời trẻ Nhiều thông tin về cuộc đời của Charles Ponzi hơi khó xác định do ông có xu hướng bịa và thêm thắt màu mè vào sự thật về bản thân mình. Ông được sinh ra với tên là Carlo Ponzi ở Lugo, Italia năm 1882 (không phải Parma như một số nguồn tài liệu, dù ông đã sống ở đó thời niên thiếu). Ông đã làm một công nhân bưu điện nhưng đã sớm bỏ ngang và được nhận vào học ở Đại học Roma La Sapienza. Bạn bè ông xem trường đại học này là một "kỳ nghỉ mát bốn năm", và ông đã nhập bọn với họ lang thang các quán bar, cà phê và opera. Sau đó, vì hết tiền, Ponzi đã bỏ học và lên tàu S.S. Vancouver đi Boston, Massachusetts, Mỹ. Tham khảo Liên kết ngoài Giấc mơ Mỹ và kế hoạch Ponzi Ông tổ của các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp Kinh doanh tiền qua mạng: Một món lãi hời? Trùm lừa đảo tín dụng đa cấp Tội phạm Italia Các kế hoạch Ponzi và Kim Tự Tháp Tội phạm Sinh năm 1882 Mất năm 1949 Tội phạm cổ cồn trắng Hoa Kỳ năm 1920
wiki
Không gian mạng hay không gian ảo (từ tiếng Anh là cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Nguồn gốc của không gian mạng (cyberspace) xuất phát từ từ "cybernetics", bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ đại κυβερνήτης để chỉ những người làm nhiệm vụ "dẫn đường" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng như những chính trị gia, tài xé, người lái tàu,... Từ "cybernetics" lần đầu tiên được sửa dụng bởi nhà toán học và triết gia người Mỹ Norbert Wiener trong những công trình nghiên cứu tiên phong của ông về điều khiển - tự động hóa và điện tử - truyền thông. Từ "cyberspace" lần đầu tiên xuất hiện trong truyện ngắn "Burning Chrome" của tác giả William Gibson trên tạp chí Omni vào tháng 7 năm 1982). Không gian mạng được xem như một trải nghiệm xã hội, các cá nhân có thể tương tác, trao đổi ý kiến​​, chia sẻ thông tin, cung cấp hỗ trợ xã hội, đạo đức kinh doanh, hành động trực tiếp, tạo ra phương tiện truyền thông nghệ thuật, chơi trò chơi, tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị, và như vậy, sử dụng mạng lưới toàn cầu này. Những người trải nghiệm không gian mạng thường xem như một cybernaut, một từ tiếng Anh để chỉ những người trải nghiệm những thứ liên quan đến thực tế ảo. Nguồn gốc tên gọi Lịch sử phát triển Bài chi tiết: Cách mạng công nghiệp lần 3, Internet Lịch sử phát triển của các khái niệm liên quan đến không gian mạng gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiêp lần 3 cùng với sự bùng nổ của Internet. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khẳng định các khái niệm về không gian mạng không thể lẫn lộn với Internet và không gian mạng được xem như là một phép ẩn dụ khi nói về Internet (Internet metaphor). Xem thêm Cách mạng công nghiệp lần 3 Internet Burning Chrome (truyện ngắn) Chú thích Thực tế ảo Không gian mạng Lịch sử Internet Internet
wiki
Jean-Paul Marat (tiếng Pháp: [pɔl maʁa]; 24 tháng 5 năm 1743 - 13 tháng 7 năm 1793) là một nhà lý luận chính trị, bác sĩ và nhà khoa học người Pháp. là một nhà báo và chính trị gia trong cách mạng Pháp. Là một người bảo vệ mạnh mẽ của sans-culottes được coi là một giọng nói cấp tiến. Ông đã công bố quan điểm của mình trên tờ rơi, bảng hiệu và báo. L'Ami du peuple (Người bạn nhân dân) kỳ của ông (người bạn của nhân dân) đã khiến ông trở thành một mối liên kết không chính thức với nhóm Jacobin cộng hòa cấp tiến lên nắm quyền sau tháng 6 năm 1793. Thông qua báo chí, nổi tiếng với giọng điệu quyết liệt, ủng hộ các quyền cơ bản của con người cho các thành viên nghèo nhất trong xã hội và lập trường kiên quyết đối với các nhà lãnh đạo và tổ chức mới của cách mạng, ông kêu gọi các tù nhân của Cách mạng bị giết trước khi họ được giải thoát trong vụ thảm sát tháng 9. Marat đã bị ám sát bởi Charlotte Corday, một người đồng cảm với Girondin, trong khi đang tắm thuốc cho tình trạng da suy nhược của mình. Corday bị xử tử bốn ngày sau đó vì vụ ám sát, vào ngày 17 tháng 7 năm 1793. Trong cái chết, Marat trở thành một biểu tượng cho Jacobins như một vị tử đạo cách mạng. Ông được miêu tả trong bức tranh nổi tiếng của Jacques-Louis David, Cái chết của Marat. Tham khảo
wiki
Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương Hướng dẫn Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù nhưng ông có một tâm hồn sáng những tác phẩm của ông để lại mang tính giáo dục cao. Một trong số đó chính là Lẽ ghét thương Đây là một trong những đoạn trích được trích từ truyện Lục Vân Tiên và khi viết về đoạn trích này là tác giả nói về sự ghét thương phân minh cảu ông chủ bán nước khi bắt gặp Vân Tiên Trịnh Hâm và Bùi Kiệm thi thố với nhau. Tuy nhiên lúc hai người kia thua thì lại đổ sang cho Vân Tiên. Thấy lẽ bất bình cho nên ông chủ quán nước đã bày tỏ quan điểm của mình về điều đó. Chủ quán là một người bán nước nhưng nguồn gốc của ông là một người có hiểu biết, chỉ vì ông chán cảnh quan trường đấu đá gian lận cho nên đã trở về để ở và sống một cuộc sống bần hàn thanh cảnh. Nay thấy sự dối trá của TRịnh Hâm và Bùi Kiệm, thua mà không dám nhận thua cho nên ông đã lên tiếng như để bênh vực cho công lí “Quán rằng: “Kinh sử đã từng”, Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa. Hỏi thời ta phải nói ra, Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” Từ những điều mà ông thấy cũng là dịp để ông nhớ lại về một thời cũng dùi mài kinh sử của mình, chính vì cuộc thi của 3 người này mà ông cũng đem lòng khuyên nhủ Vân Tiên nên biết chọn bạn mà chơi. “Tiên rằng: “Trong đục chưa tường, Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”” Và để đáp lại những thắc mắc của Lục Vân tiên thi ông chủ quán nước nói về lẽ ghét đầu tiên chính lẽ ghét luôn khiến cho con người t khó chịu và trăn trở. Muốn thả chúng đi muốn không đối dện với chúng “Quán rằng: “Ghét việc tầm phào Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm. ” Ông chủ đã thể hiện những quan điêm của bản thân, đó là chuyện ông ghét những chuyện tầm phào trong cuộc sống. đó là những truyện vu vơ hão huyền không có ý nghĩa gì. Những từ ghét ở trong câu thơ như để càng nhấn mạnh răng ông cực kì ghét những câu chuyện như thế những cau chuyện khiến cho con người ta trở nên ích kỉ và nhỏ nhen “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Ghét đời U, Lệ đa đoan, Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Ghét đời Ngũ bá phân vân, Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn. Ghét đời thúc quí phân băng, Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ” Để chứng minh cho những điều ghét của ông về chuyện tầm phào thì ông đã viết ra những thứ mà ông ghét. lơi ông hay chính là lời của tác giả như đang kể tội những hôn quân làm cho cuộc sống nhân dân phải điêu đứng đau khổ: ở đó có đời Kiệt, Trụ vì mê nhan sắc mà để nhân dân sống cảnh nghèo khổ.cho tới đời U, Lệ thì xảy ra nhiều chuyện để cho cuộc sống nhân dân lầm than, tiếp đó là đến đời Ngũ bá làm cho nhân dân nhọc nhằn, và đời Thúc quý phân tranh đất nước khiến cho cuộc sống nhân dân rối ren… “Thương là thương đức thánh nhân Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông Thương thầy Nhan Tử dở dang. Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh. Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi, Lỡ bề giúp nước … Đó là khi mà ông chủ quán nước bày tỏ lòng mến mô và sự kính trọng của mình đối với các bậc hiền tài có công với đât nước với cuộc sống của nhân dân. Những người xuất hiện đó lừng lẫy cả một thời và không ai không biết tới. nào là Gia Cát Lượng hay thầy Đồng Tử đều được nhắc tới. khi nhắc tới lẽ thương thì có vẻ như những câu thơ giản ra và những khi nói tới lẽ thường thì người ta cũng có ý vẽ ra những hình ảnh đẹp và cao cả Qua tác phẩm Lẽ Ghét thương chúng ta có thể thấy bằng một tình huống vô cùng tình cờ và độc đáo như vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã vẻ ra những lẽ ghét lẽ thương trong cuộc sống. Lời ông hay chính là lời của một người đã từng trải có những chiêm nghiệm hay về cuộc sống với cả những mặt tốt lẫn mặt xấu ẩn khuất sau những gam màu sáng của cuộc sống.
vanhoc
Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình. Những dấu hiệu này thường phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn đạt mốc phát triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần. Tiêu chuẩn chẩn đoán yêu cầu những triệu chứng trở nên rõ rệt trong thời thơ ấu, thường là trước khi ba tuổi. Mặc dù bệnh tự kỷ chủ yếu là di truyền, các nhà nghiên cứu lại nghi ngờ cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều là nguyên nhân của bệnh này. Trong những trường hợp hãn hữu, tự kỷ còn gắn liền chặt chẽ với những tác nhân gây dị tật bẩm sinh. Vẫn còn những tranh cãi về những nguyên nhân môi trường khác được đưa ra; chẳng hạn như giả thuyết vắc-xin đã từng bị bác bỏ. Tự kỷ còn ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin trong não bằng cách thay đổi cách các tế bào thần kinh và Xi-náp của chúng kết nối và tổ chức; tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được hiểu rõ. Trên toàn cầu, tự kỷ được ước tính ảnh hưởng đến 21.7 triệu người tính đến năm 2013. Tính đến 2010, số lượng người bị ảnh hưởng của bệnh ước tính khoảng 1-2/1000 toàn cầu. Bệnh thường xuyên xảy ra bốn đến năm lần ở các bé trai nhiều hơn bé gái. Khoảng 1.5% trẻ em tại Hoa Kỳ (một trong 68) được chẩn đoán mắc ASD tính đến 2014, tăng 30% so với một trong 88 năm 2012. Tỉ lệ tự kỷ ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên tại Vương quốc Anh là 1.1%. Số lượng người được chẩn đoán bệnh đã gia tăng đáng kể từ thập niên 1980, một phần là do những thay đổi trong thực hành chẩn đoán và sự thúc đẩy tài chính mà chính phủ trợ cấp đối với những ca chẩn đoán trên; câu hỏi liệu tỉ lệ thực tế đã tăng hay không vẫn chưa được giải quyết. Triệu chứng Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển nặng, lần đầu xuất hiện trong thời thơ ấu, thường kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bị bệnh tự kỷ có thể bị tổn hại nghiêm trọng ở một số mặt, nhưng ở mức độ bình thường hoặc thậm chí cao ở những cá thể khác. Triệu chứng dần lộ rõ sau khoảng sáu tháng tuổi, phát triển theo độ tuổi hai hoặc ba năm và có xu hướng tiếp diễn qua tuổi trưởng thành, mặc dù thường ở dạng bị kìm hãm. Ở một số mặt khác, chẳng hạn như ăn uống, cũng phổ biến nhưng không cần thiết để chẩn đoán. Phát triển xã hội Thâm hụt xã hội phân biệt tự kỷ và những chứng rối loạn phổ tự kỷ có liên quan từ các chứng rối loạn phát triển khác. Người bị tự kỷ có sự khiếm khuyết về mặt xã hội và thường thiếu trực giác về những người khác mà nhiều người công nhận như vậy. Một người mắc chứng tự kỷ là Temple Grandin mô tả sự bất lực của cô để hiểu những giao tiếp xã hội bình thường, hoặc những người có thần kinh phát triển bình thường, khiến cô có cảm giác như "một nhà nhân chủng học trên sao hỏa". Giao tiếp Khoảng một phần ba cho đến một nửa số người tự kỷ không phát triển đủ ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp thường ngày. Trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít khả năng thực hiện những yêu cầu hoặc chia sẻ kinh nghiệm, và chỉ có thể lặp đi lặp lại đơn giản lời nói của người khác (nhại lời) hoặc đảo ngược lại. Trao đổi hai chiều có thể cần thiết cho hoạt động nói, và thiếu sự chú tâm, trao đổi hai chiều dường như để phân biệt với người bị ASD; chẳng hạn, họ có thể nhìn tập trung vào bàn tay thay vì nhìn vào đối tượng, họ luôn thất bại để chỉ vào đối tượng để nêu ý kiến hoặc chia sẻ một kinh nghiệm. Trẻ tự kỉ có thể gặp khó khăn với trò chơi giàu trí tưởng tượng và phát triển biểu tượng thành ngôn ngữ. Nguyên nhân Từ lâu bệnh tự kỷ được coi là có một nguyên nhân phổ biến ở các mức độ di truyền, nhận thức và thần kinh đối với bộ ba triệu chứng của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên ngày càng có nhiều nghi ngờ rằng tự kỷ thay vì là một chứng rối loạn phức tạp có những khía cạnh cốt lõi, nó lại có những nguyên nhân riêng biệt thường xảy ra cùng một lúc. Tự kỷ có một cơ sở di truyền mạnh, mặc dù những nguồn gốc của bệnh rất phức tạp và không rõ liệu ASD có được giải thích thêm bởi những đột biến hiếm với những ảnh hưởng lớn, hay bởi các tương tác của gen trội trong những biến thể di truyền phổ biến. Sự phức tạp nảy sinh bởi tương tác giữa nhiều gen, môi trường và những yếu tố biểu sinh không làm thay đổi trình tự DNA nhưng lại di truyền và gây ảnh hưởng lên biểu hiện gen. Nhiều gen có liên quan đến bệnh tự kỷ thông qua trình tự bộ gen trong những cá nhân bị nhiễm và bố mẹ chúng. Cơ chế Triệu chứng của tự kỷ là hệ quả của những thay đổi liên quan đến sự trưởng thành trong các hệ thống khác nhau của não. Cách tự kỷ xảy ra vẫn chưa được hiểu rõ. Cơ chế của nó có thể chia làm ba khu vực: Sinh lý bệnh của cấu trúc và quá trình của não liên quan đến tự kỷ, và mối liên hệ tâm thần học giữa cấu trúc não và các hành vi. Các hành vi xuất hiện để có nhiều sinh lý bệnh. Sinh lý bệnh Không giống như nhiều chứng rối loạn não khác như bệnh Parkinson, tự kỷ không có cơ chế thống nhất rõ ràng; nhiều người không biết rằng liệu tự kỷ là một vài rối loạn do những đột biến gây ra, hội tụ trên một vài đường phân tử phổ biến, hoặc là (khuyết tật trí tuệ) một tập lớn những rối loạn với nhiều cơ chế khác nhau. Tự kỷ xuất hiện là hệ quả từ những tác động phát triển ảnh hưởng nhiều đến tất cả hệ thống chức năng não, đồng thời làm lộn xộn thời gian phát triển của não hơn so với sản phẩm cuối cùng. Những nghiên cứu về cấu trúc của hệ thần kinh và sự kết hợp tác nhân sinh quái thai đã gợi ý nhiệt tình rằng cơ chế của Tự kỷ, bao gồm sự thay đổi phát triển ở não ngay sau khi thụ thai. Trường hợp bất thường này xuất hiện để bắt đầu một chuỗi các trường hợp bệnh lý trong não, bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố môi trường. Người ta không biết rằng liệu sự phát triển quá mức có xảy ra ở tất cả những trẻ mắc chứng tự kỷ hay không. Có vẻ như khu vực nổi bật nhất trong các vùng não là cơ sở để phát triển nhận thức chuyên môn cao hơn. Tâm thần học Hai thể loại chính của thuyết nhận thức đã được đề xuất về liên kết giữa bộ não tự kỷ và hành vi. Thuyết não của loài người mở rộng đưa ra giả thuyết rằng tự kỷ là một trường hợp cuối cùng trong não của con người, định nghĩa theo đo nghiệm tinh thần là những cá nhân đang hệ thống hóa hơn là đang thấu hiểu. Thuyết giả thiết tâm trí được hỗ trợ bởi những phản ứng điển hình của trẻ tự kỷ đến bài kiểm tra Sally–Anne để kết luận về động cơ của những người khác, và thuyết hệ thống gương nơron miêu tả tốt trong các bản đồ sinh lý bệnh đối với giả thuyết. Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu đều không tìm thấy bằng chứng về sự suy giảm trong những cá nhân tự kỷ để hiểu ý định cơ bản của người khác; thay vào đó, hệ thống cho biết sự suy giảm được phát hiện trong sự hiểu biết có cảm xúc xã hội hoặc xem xét quan điểm của người khác. Trí tuệ Thông thường trẻ tự kỷ sẽ chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa, một số trường hợp khác lại có khả năng đặc biệt và trí nhớ tốt như nhớ các đồ vật, làm tính giỏi, nhiều thiên tài "siêu trí tuệ" nổi tiếng trên thế giới mắc tự kỷ như: Albert Einstein, Isaac Newton hay Michelangelo... Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Nhi khoa Rối loạn tâm thần và hành vi Rối loạn thần kinh Chẩn đoán tâm thần
wiki
Quách Tùng Khiêm (; ? – 927), nghệ danh Quách Môn Cao (郭門高), là tướng lĩnh nhà Hậu Đường thời Ngũ Đại trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời Quách Tùng Khiêm vốn là con hát (linh quan). Khoảng năm 918 (?), Tấn vương Lý Tồn Úc mang quân đi đánh Hậu Lương, đóng quân ở Đức Thắng, cho chiêu mộ tử sĩ xung phong. Tùng Khiêm tham gia. Quân Tấn thắng trận, đồng thời Tùng Khiêm nhờ tác chiến dũng mãnh nên được quân tướng sủng ái. Năm 923, Lý Tồn Úc diệt Hậu Lương, lên ngôi vua, tức Hậu Đường Trang Tông. Quách Tùng Khiêm lần lượt thăng chức từ Quân sử thành Tòng mã trực Chỉ huy sứ. Quách Tùng Khiêm mang họ Quách, nên xem danh tướng như chú ruột, lại được Mục vương (con rể Quách Sùng Thao) nhận làm con nuôi. Lúc này, Trang Tông dần sa vào hưởng lạc, lại nghi kỵ công thần. Tháng Giêng (ÂL) năm 926, Trang Tông nghe lời xàm tấu của hoạn quan, giết hại Quách Sùng Thao. Cùng tháng, cả gia đình Thượng thư lệnh Lý Kế Lân cùng bảy vị thuộc hạ cũ (đang giữ chức Thứ sử) bị vu oan diệt tộc. Lý Tồn Nghệ vì bênh vực cha vợ mà bị bắt giam, rồi bị giết không lâu sau đó. Khi Sùng Thao bị hại, Tồn Nghệ bị giam, Quách Tùng Khiêm uống rượu trong quân, giận đến rớm lệ, luôn miệng nói hai người bị oan. Bấy giờ, một binh sĩ của Tòng mã trực là Vương Ôn nghe thế cũng bất bình, cùng bốn binh sĩ khác giết quân sử, có ý đồ làm loạn. Tất cả đều bị bắt chém. Trang Tông răn đe Tùng Khiêm: Bè đảng của mày là Tồn Nghệ, Sùng Thao cô phụ ta, giờ [mày] lại chỉ Vương Ôn làm phản. Lại muốn thế nào nữa? Tùng Khiêm lo sợ, quay về kích động quân sĩ: Các ngươi đem hết tài sản ra để ăn thịt uống rượu thôi, không cần lo cho tương lai đâu! Quân sĩ hỏi nguyên do, Tùng Khiêm đáp: Quân thượng vì việc Vương Ôn, chờ đến ngày phá Nghiệp sẽ chôn sống toàn bộ các ngươi. Quân sĩ tin vào điều đó nên theo Tùng Khiêm làm chính biến. Cùng thời điểm này, , nổi dậy ở Ngụy Bác, chiếm Nghiệp Đô, đánh bại nhiều tướng lĩnh của triều đình. Đại tướng Lý Tự Nguyên trên đường đánh dẹp thì quân đội làm binh biến, liên kết với phản quân, tôn Tự Nguyên lên làm thủ lĩnh. Sau cuộc thân chinh không thành công, Đường Trang Tông quyết định lui quân về kinh đô Lạc Dương để chờ Lý Tự Nguyên dẫn quân tới. Tháng 4 (ÂL), nhân lúc Trang Tông mới trở về, các lộ binh mã còn đóng ở ngoài thành, Quách Tùng Khiêm phát động chính biến, tuyên bố đưa Lý Tồn Nghệ lên ngôi vua, nhưng không hề biết rằng Tồn Nghệ đã bị Trang Tông giết hại. Đơn vị Tòng mã trực khi đi ngang qua cửa Hưng Giáo liền cùng hai quân Hoàng Giáp tấn công cửa cung. Trang Tông khi đó đang ăn cơm, phái cận vệ xua đuổi loạn quân, cũng cho hoạn quan đến chỗ ở ngoài thành tới cứu giá. Tuy nhiên, Chu Thủ Ân vốn cùng phe cánh với linh quan, bỏ mặc không cứu. Phản quân tập trung đốt cửa Hưng Giáo, xông vào trong cung. Đường Trang Tông ban đầu tự mình chỉ huy, phản quân thiệt mạng hàng chục gần trăm người. Đến trưa, không thấy binh mã cứu giá, các tướng lĩnh công khanh phần lớn bỏ chạy, chỉ còn hơn mười người gồm Đô Chỉ huy sứ , Túc vệ quân hiệu , ,... Đường Trang Tông sau đó bị trúng tên, Vương Toàn Bân đỡ vua đến Thao Tiêu điện. Trang Tông muốn uống nước cho đỡ khát. Lưu hoàng hậu đang chuẩn bị bỏ chạy, không muốn nhìn mặt Trang Tông, phái hoạn quan dâng lên . Trang Tông uống xong thì chết, bọn Phù, Vương bỏ chạy. Một linh quan sau đó nhặt những nhạc cụ vứt đi để đốt xác. Sau khi Trang Tông chết, Chu Thủ Ân vào cung, bắt hơn 30 cung nhân sưu tầm nhạc cụ, của quý mang về nhà, lại dung túng cho quân đội cướp bóc. Lưu hoàng hậu gói đồ báu lên ngựa, rồi cùng tình lang là Thân vương bỏ chạy, có 700 kỵ binh của Lý Thiệu Vinh hộ tống. Thông vương , Nhã vương trốn chạy. Chu Thủ Ân sau đó không kiểm soát được tình hình, gửi thư mời Lý Tự Nguyên đến tiếp quản Lạc Dương. Lý Tự Nguyên cho quân vào Lạc Dương, xưng Giám quốc, cũng lần lượt diệt trừ Lưu hoàng hậu, Lý Tồn Ác, Lý Tồn Xác, Lý Tồn Kỷ, Lý Thiệu Vinh, ,... Sau cùng, Lý Tự Nguyên xưng đế, tức Đường Minh Tông. Năm 927, Minh Tông phong Quách Tùng Khiêm làm Thứ sử Cảnh Châu. Tùng Khiêm vừa đến nơi thì bị Minh Tông cho người giết hại, diệt tộc. Chủ Thủ Ân giữ Biện Châu nổi loạn, cũng bị diệt tộc. Tham khảo Tiết Cư Chính, Cựu Ngũ Đại sử. Âu Dương Tu, Tân Ngũ Đại sử. Tư Mã Quang, Tư trị thông giám. , Ngũ Đại Xuân thu. La Quán Trung, Tàn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa. Ghi chú Chú thích Mất năm 927 Người Hà Nam (Trung Quốc) Chính trị gia xuất thân từ nghệ sĩ Nhân vật quân sự Hậu Đường K
wiki
Sofía Margarita Vergara Vergara (; sinh 10, tháng 7 năm 1972) là nữ diễn viên và người mẫu Colombia. Vergara nổi lên trong khi đồng tổ chức hai chương trình truyền hình cho kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha Univisión vào cuối những năm 1990. Công việc diễn xuất nói tiếng Anh đáng chú ý đầu tiên của cô là trong bộ phim Chasing Papi (2003). Sau đó, cô xuất hiện trong các bộ phim khác, bao gồm Four Brothers (2005) và hai bộ phim của Tyler Perry: Meet the Browns (2008) và Madea Goes to Jail (2009), nhận được đề cử ALMA Award về sau. Thành công của Vergara trên truyền hình đã giành được vai diễn trong phim Xì Trum (2011), New Year's Eve (2011), Happy Feet Two (2011), The Three Stooges (2012), Escape from Planet Earth (2013), Machete Kills (2013), Chef (2014), và Hot Pursuit (2015). Trong năm 2012, 2013 và 2016, cô là nữ diễn viên hàng đầu trên truyền hình Hoa Kỳ. Vergara đóng vai chính trong loạt phim Modern Family trên đài ABC, vai diễn Gloria Delgado-Pritchett, trong đó cô được đề cử bốn giải Quả cầu vàng, bốn giải Primetime Emmy và bảy giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh. Năm 2014, cô được tạp chí Forbes xếp hạng là người phụ nữ quyền lực thứ 32 trên thế giới. Tham khảo Sinh năm 1972
wiki
USS Parks (DE-165) là một tàu hộ tống khu trục lớp Cannon từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Chuẩn đô đốc Charles Wellman Parks, (1863-1930), người từng lãnh đạo Văn phòng Xưởng tàu và Ụ tàu Hải quân và được tặng thưởng Huân chương Phục vụ Dũng cảm Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được rút đăng bạ năm 1972 và bị bán để tháo dỡ một năm sau đó. Parks được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Lớp Cannon có thiết kế hầu như tương tự với lớp Buckley dẫn trước; khác biệt chủ yếu là ở hệ thống động lực Kiểu DET (diesel electric tandem). Các động cơ diesel đặt nối tiếp nhau dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng quay trục chân vịt cho con tàu. Động cơ diesel có ưu thế về hiệu suất sử dụng nhiên liệu, giúp cho lớp Cannon cải thiện được tầm xa hoạt động, nhưng đánh đổi lấy tốc độ chậm hơn. Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 . Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 201 thủy thủ. Parks được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Drydock Company ở Newark, New Jersey vào ngày 11 tháng 11, 1942. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 4, 1943, được đỡ đầu bởi cô Patricia Yoder, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 6, 1943 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Milford McQuilkin. Lịch sử hoạt động Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda và huấn luyện ngoài khơi Norfolk, Virginia, Parks quay trở lại New York trước khi lên đường để hướng sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Sau hành trình đi ngang qua kênh đào Panama, quần đảo Galapagos và Bora Bora thuộc quần đảo Society, nó đi đến Noumea, New Caledonia để bắt đầu đảm nhiệm vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa khu vực Espiritu Santo, New Hebrides và Guadalcanal-đảo Florida. Ngoài ra nó còn thực hiện các chuyến đi ngắn đến Rendova, New Georgia vào tháng 1, 1944; đến Funafuti thuộc quần đảo Ellice và đảo Manus thuộc quần đảo Admiralty vào tháng 4 để tuần tra và hộ tống vận tải, cũng như hai lần từng ghé đến Efate thuộc New Hebrides. Đi đến Eniwetok thuộc quần đảo Marshall vào tháng 6, Parks hộ tống bảo vệ các tàu tàu chở dầu tiếp nhiên liệu cho Đệ Ngũ hạm đội đang tiến hành cuộc đổ bộ lên Saipan, và sau đó làm nhiệm vụ hộ tống trong cuộc đổ bộ lên Guam. Nó lên đường đi Manus ngang qua Eniwetok, nơi được phân công hộ tống một đội đặc nhiệm tàu chở dầu và tàu sân bay hộ tống trong các chiến dịch đổ bộ lên Palau và Ulithi. Sau đó nó hoạt động từ căn cứ Ulithi để hỗ trợ cho hoạt động của lực lượng Đồng Minh nhằm tái chiếm Philippines. Được lệnh quay trở về vùng bờ Tây Hoa Kỳ, Parks rời Ulithi vào tháng 11, đi ngang qua Manus và Trân Châu Cảng trước khi về đến Newport Beach, California, và được đại tu tại đây. Sau khi hoàn tất, nó khởi hành từ San Diego, California vào ngày 16 tháng 4, 1945 để hướng đến Eniwetok, và cho đến khi chiến tranh kết thúc đã hoạt động tại khu vực giữa Eniwetok và Ulithi, làm nhiệm tìm kiếm và giải cứu cũng như tuần tra chống tàu ngầm. Sau khi Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 giúp kết thúc cuộc xung đột, nó đi đến Majuro rồi tiếp tục hướng đến Mili để tiếp quản việc đầu hàng của khoảng 2.400 quân Nhật trú đóng tại đây. Sau khi nghi thức đầu hàng được thực hện vào ngày 28 tháng 8, con tàu tiếp tục ở lại khu vực làm nhiệm vụ giám sát, giải giới, phá hủy đạn dược và rà phá các bãi thủy lôi. Đến ngày 13 tháng 9, Parks được lệnh quay trở về Hoa Kỳ, và đã đi ngang qua Majuro, Kwajalein và Trân Châu Cảng trước khi về đến San Diego. Nó tiếp tục băng qua kênh đào Panama để đi sang vùng bờ Đông, và sau khi được đại tu tại Xưởng hải quân Brooklyn, con tàu đi đến Green Cove Springs, Florida vào ngày 29 tháng 11, nơi nó được đưa về thành phần dự bị thuộc Hạm đội 16, tiền thân của Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Nó được cho xuất biên chế vào tháng 3, 1946, rồi chuyển đến neo đậu tại Philadelphia, Pennsylvania và bị bỏ không tại đây cho đến khi được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 7, 1972. Con tàu bị bán để tháo dỡ vào ngày 15 tháng 10, 1973. Phần thưởng Parks được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài Lớp tàu hộ tống khu trục Cannon Khinh hạm và tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ Tàu hộ tống khu trục trong Thế Chiến II Tàu thủy năm 1943
wiki
Busisiwe Mkhwebane là một người ủng hộ Nam Phi, người được chỉ định làm Luật sư công chúng của Nam Phi từ từ 2016 đến 2022 khi cô thay thế Thuli Madonsela. Tuổi thơ và giáo dục ban đầu Mkhwebane được sinh ra tại Bethal ở Mpumalanga vào ngày 2 tháng 2 năm 1970, trúng tuyển vào trường trung học Mkhephula năm 1988. Cô tốt nghiệp với bằng BProc, sau đó là LLB từ Đại học Bắc (nay là Đại học Limpopo). Sau đó, cô đã có được bằng tốt nghiệp về luật doanh nghiệp và bằng tốt nghiệp cao hơn về thuế từ Đại học Rand Af Nam (nay là Đại học Johannesburg). Năm 2010, cô đã hoàn thành bằng thạc sĩ về lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại học Nam Phi. Nghề nghiệp Năm 1994, Mkhwebane gia nhập Bộ Tư pháp với tư cách là Công tố viên sau đó từ năm 1996 với tư cách là Chuyên viên Hành chính Pháp lý trong Ban Giám đốc Quan hệ Quốc tế. Năm 1998, cô gia nhập Ủy ban Nhân quyền Nam Phi với tư cách là nhà nghiên cứu cao cấp. Năm sau, cô gia nhập văn phòng của Bộ Bảo vệ Công cộng với tư cách là điều tra viên cao cấp và đại diện cho tỉnh. Năm 2005, cô rời khỏi để tham gia Bộ Nội vụ với tư cách là giám đốc về các vấn đề tị nạn, trở thành giám đốc điều hành trong quản lý người xin tị nạn vào năm 2009. Từ năm 2010 đến 2014, cô làm Cố vấn Dịch vụ Di trú và Dân sự tại Đại sứ quán Nam Phi tại Trung Quốc. Năm 2014, việc triển khai của cô bởi Nội vụ đã kết thúc ở Trung Quốc khi trở về Nam Phi, cô là giám đốc về quản lý thông tin và hợp tác quốc gia tại Sở Nội vụ. Mkhwebane sau đó làm việc như một nhà phân tích cho Cơ quan An ninh Nhà nước từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016 trước khi bà được bổ nhiệm làm Luật sư Công cộng vào tháng 10 năm 2016. bà đã từng là thành viên hội đồng quản trị của Quỹ tị nạn, nơi các khoản thanh toán cho hỗ trợ tài chính được gửi cho những người tị nạn gặp nạn. Bà cũng là Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Iyanilla Bricks. Vào tháng 6 năm 2022, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã đình chỉ Hòa giải viên của Cộng hòa Busisiwe Mkhwebane, người được cựu Tổng thống Jacob Zuma bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng và thường xuyên bị buộc tội thiên vị. Tham khảo Nhân vật còn sống
wiki
Audrey Joy Grant (sinh năm 1951 tại British Honduras) là thống đốc hiện tại của Central Bank of Belize. Bà là Thượng nghị sĩ người Belizea và là người đứng đầu Ministry of Energy, Science & Technology, and Public Utilities. Sau khi bắt đầu sự nghiệp của mình trong các dự án phát triển kinh tế, bà đã trở thành một nhà bảo tồn môi trường và phát triển nhiều dự án trên khắp vùng Caribbean để bảo vệ rừng và sinh vật biển.. Tiểu sử Audrey Joy Grant sinh ngày 5 tháng 2 năm 1951 tại Thành phố Belize, British Honduras. Sau khi học trung học tại thành phố Belize, ô làm việc một năm tại ngân hàng Barclay và sau đó chuyển đến Canada để học đại học. Cô tốt nghiệp đại học ngành thương mại và và Master of Business Administration in International Finance của Đại học Alberta, Canada. Grant chuyển đến Barbados, nơi cô làm việc cho các dự án phát triển kinh tế cho mười ba quốc gia từ khắp vùng Caribê tại Caribbean Development Bank. Sau tám năm, cô chuyển đến Washington, DC và bắt đầu làm việc tại Belize Embassy. Năm 1989, Grant trở lại Belize để dẫn đầu một dự án bảo tồn được tài trợ bởi Massachusetts Audubon Society với sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và các nhà khoa học Mỹ. Dự án, Chương trình Belize là một đồng sáng lập bởi Grant và cô trở thành giám đốc điều hành đầu tiên của mình,, mua hơn 300.000 mẫu Anh (4% khối lượng đất liền Belize) của rừng mưa nhiệt đới như dự trữ cho dự án. Vào thời điểm đó, các chương trình bảo tồn ở giai đoạn phôi thai và cô đã giành được hai chứng nhận về tính bền vững khác nhau cho chương trình sinh thái của gỗ gụ Belizean. Sau hơn một thập kỷ với Chương trình cho Belize, vào năm 2001, Grant đã trở thành Vice President và Managing Director of the Atlantic Conservation Region of the Nature Conservancy. Bà giám sát các nỗ lực bảo tồn ở hai mươi tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ và 10 nước Trung Mỹ và Caribê, và vào năm 2003, bà đã nỗ lực tạo ra một chương trình bao trùm lưu vực biển Caribbe từ Cuba tới Venezuela. Rời khỏi Bảo tồn Thiên nhiên vào năm 2005, bà bắt đầu làm giám đốc cấp cao cho Dự án Tự nhiên. Năm 2008, bà được bổ nhiệm là Ambassador Exemplary và Plenipotentiary at the Embassy of Belize, Brussels, Belgium; Ambassador Designate Vương quốc Tây Ban Nha và Hà Lan, Đức và Pháp; và Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary của Ủy ban châu Âu, tiếp tục cho đến năm 2012. Grant được bổ nhiệm vào ủy ban để thiết kế United Nation's Green Climate Fund vào năm 2011. Năm 2012, Grant được bổ nhiệm làm Thương nghị sĩ Belizea bởi Prime Minister Dean Barrow và được bổ nhiệm làm Minister of Energy, Science & Technology and Public Utilities. Mục tiêu của Bộ mới là xây dựng một kế hoạch phát triển bền vững bằng cách lồng ghép các chính sách và luật pháp về năng lượng, khoa học và công nghệ vào các quy trình ra quyết định quốc gia. Tham khảo Sinh năm 1951 births Nhân vật còn sống
wiki
Joseph Mittathany (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1931 - mất ngày 11 tháng 7 năm 2022) là một Giám mục người Ấn Độ của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông nguyên là Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Imphal. Trước đi đảm nhiệm vị trí Tổng giám mục, ông còn đảm nhiệm nhiều chức danh khác như Giám mục chính tòa Giáo phận Imphal và Giám mục chính tòa Giáo phận Tezpur. Tiểu sử Tổng giám mục Joseph Mittathany sinh ngày 12 tháng 7 năm 1931, tại Kalikavu, thuộc Ấn Độ. Sau quá trình tu học dài hạn tại các chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 23 tháng 4 năm 1959, phó tế Mittathany, 28 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục. Sau 10 năm thi hành các công việc mục vụ trên cương vị của một linh mục, ngày 26 tháng 6 năm 1969, Tòa Thánh loaqn tin báo về quyết định bổ nhiệm của Giáo hoàng, tuyển lựa linh mục Joseph Mittathany, 38 tuổi, gia nhập giám mục đoàn Công giáo hoàn vũ, v ới vị trí được trao phó là Giám mục chính tòa Giáo phận Tezpur. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được tổ chức sau đó vào ngày 27 tháng 9 cùng năm, với phần nghi thức chính yếu được cử hành cách trọng thể bởi 3 giáo sĩ cấp cao. Chủ phong cho vị tân chức là Tổng giám mục Stephen Ferrando, S.D.B., nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Shillong. Hai vị còn lại với vai trò phụ phong, gồm có Tổng giám mục Hubert D’Rosario, S.D.B., Tổng giám mục Tổng giáo phận Gauhati-Shillong và Giám mục Orestes Marengo, S.D.B., Nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Tezpur. Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:My heart and soul in the Gospel. Hơn mười năm sau đó, Tòa Thánh công bố quyết định thuyên huyển nhiệm sở đối với Giám mục Joseph Mittathany, cụ thể chuyển Giám mục này đến làm Giám mục chính tòa Giáo phận Imphal. Mười lăm năm sau khi được chọn làm người đứng đầu Imphal,tin tức từ phía Tòa Thánh ngày 10 tháng 7 năm 1995, quyết định nâng cấp Giáo phận Imphal thành Tổng giáo phận. Cùng với tin tức trên, Tòa Thánh một lần nữa tái xác nhận chọn Giám mục Joseph Mittathany cai quản địa phận, với danh hiệu mới là Giám mục chính tòa Tổng giáo phận Imphal. Từ ngày 12 tháng 7 năm 2006, Tổng giám mục Joseph Mittathany chính thức từ nhiệm theo quy định về tuổi tác, theo Giáo luật. Tham khảo
wiki
Mười ba vận động viên từ Pháp tham gia 6 bộ môn tại Thế vận hội Mùa hè 1896. Pháp là nước thứ tư giành được nhiều huy chương vàng nhất với 5 huy chương và cũng đứng thứ tư trong số các nước có nhiều huy chương nhất với 11 huy chương. Xe đạp là bộ môn các vận động viên Pháp thành công nhất, vì họ hoàn toàn chiếm ưu thế trên đường đua. Đội tuyển Pháp có 27 nước đi trong 18 bộ môn, giành 11 huy chương. Huy chương Vàng Léon Flameng - xe đạp, 100 km Eugène-Henri Gravelotte - đấu kiếm, kiếm liễu nghiệp dư Paul Masson - xe đạp, 333 m Paul Masson - xe đạp, 2 km Paul Masson - xe đạp, 10 km Bạc Henri Callot - đấu kiếm, kiếm liễu nghiệp dư Léon Flameng - xe đạp, 10 km Jean Maurice Perronet - đấu kiếm, kiếm liễu chuyên nghiệp Alexandre Tuffèri - điền kinh, Nhảy ba bước Đồng Léon Flameng - xe đạp, 2 km Albin Lermusiaux - điền kinh, 1500 m Điền kinh Sáu vận động viên Pháp giành 2 huy chương cho môn điền kinh. Xe đạp Pháp chiếm ưu thế trong môn xe đạp, giành 4 trong 6 huy chương vàng. Ba huy chương giành bởi Paul Masson người đã chiến thắng tất cả bộ môn, với Léon Flameng chiếm thêm huy chương vàng thứ tư cũng như một huy chương bạc và đồng. Một trong số 2 người thắng mỗi bộ môn mà một người Pháp đã thi đấu; hai huy chương vàng mà các nước khác giành được trong bộ môn Masson và Flameng không tham dự. Đấu kiếm Vận động viên đấu kiếm Pháp có nhiều triển vọng trước trận đấu; Gravelotte và Callot vượt qua các mong đợi tại môn kiếm lưỡi cong nghiệp dư. Họ vượt qua tất cả vưng bền, và giáp mặt nhau trong trận chung kết. Gravelotte thắng trong lượt đấu một trong ba. Điều ngạc nhiên là Perronet bại trận trước Leonidas Pyrgos người Hy Lạp chỉ trong trận đấu cho cuộc thi chuyên nghiệp. Thể dục dụng cụ Grisel tham dự môn xà kép trong chương trình thể dục dụng cụ. Những người tham dự không có điểm, ban giám khảo đơn thuần chọn người chiến thắng và người về nhì. Grisel không được chọn. Bắn súng Lermusiaux tham gia giải súng trường quân đội trong môn bắn súng. Điểm và hạng của Lermusiaux không rõ. Quần vợt Chỉ có họ của tuyển thủ quần vợt Pháp được biết đến. Anh ta bị đánh bại trong vòng đầu của giải đơn. Tham khảo Lampros, S.P.; Polites, N.G.; De Coubertin, Pierre; Philemon, P.J.; & Anninos, C., The Olympic Games: BC 776 - AD 1896, Athènes, Charles Beck, 1897 ( ) Mallon, Bill; & Widlund, Ture, The 1896 Olympic Games. Results for All Competitors in All Events, with Commentary, Jefferson, McFarland, 1998, ISBN 0-7864-0379-9 ( ) Quốc gia tại Thế vận hội Mùa hè 1896 1896 Pháp năm 1896
wiki
Quận Mingo là một quận thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ. Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người . Quận lỵ đóng ở Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Xa lộ Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận đã có dân số 28.253 người, 11.303 hộ gia đình, và 8.217 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 67 người trên một dặm vuông (26/kmТВ). Có 12.898 đơn vị nhà ở với mật độ bình quân 30 trên một dặm vuông (12/kmТВ). Cơ cấu dân tộc của cư dân sinh sống ở quận này bao gồm 96,39% người da trắng, 2,34% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,24% người Mỹ bản xứ, 0,21% châu Á, Thái Bình Dương 0,02%, 0,06% từ các chủng tộc khác, và 0,74% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 0,48% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. Có 11.303 hộ, trong đó 33,50% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 56,20% là đôi vợ chồng sống với nhau, 12,70% có nữ hộ và không có chồng, và 27,30% là không lập gia đình. 25,20% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 10,40% có người sống một mình 65 tuổi hoặc cao tuổi hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,49 và cỡ gia đình trung bình là 2,98. Trong quận, dân số đã được trải ra với 24,20% dưới độ tuổi 18, 9,20% 18-24, 29,10% 25-44, 25,00% từ 45 đến 64, và 12,40% từ 65 tuổi trở lên đã được những người. Độ tuổi trung bình là 37 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 93,70 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 90,20 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong đã đạt mức USD 21.347, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 26.581. Phái nam có thu nhập trung bình USD 31.660 so với 18.038 USD của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 12.445 USD. Có 25,90% gia đình và 29,70% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 38,90% những người dưới 18 tuổi và 18,60% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của West Virginia
wiki
Bài làm Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một tuyệt phẩm, kiệt tác của nhà văn Kim Lân dành cho bạn đọc, cho những người nông dân khốn khổ Việt Nam trong thời kỳ xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tác của người nông dân. Bằng bút pháp tả thực, chân thành của Kim Lân đã xây dựng thành công những nhân vật hiện đại cho cuộc sống trong giai đoạn bần hàn. Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta khốn khổ, nghèo đói nhất trong lịch sử năm 1945, làm chất hai triệu người dân của chúng ta. Người chất đống như ngả rạ, xác thối đầy đường, những người sống thì vật vờ như những thây ma… Mỗi buổi sáng khi người dân đi làm đồng đều gặp ba bốn xác chết nằm ngổn ngang trên đường chất đống, chưa kịp chôn cất làm mồi béo cho những chú quạ thích ăn xác thối. Khung cảnh của xóm ngụ cư khiến cho những người dân cũng vô cùng thê thảm. Họ sống lay lắt qua ngày, cuộc sống khốn khổ, dài đăng đẵng không có niềm vui gì chờ đợi. Ngay từ nhan đề của tác phẩm nhà văn Kim Lân đã dẫn dắt người đọc khám phá cuộc sống khốn khổ của người nông dân bần hàn với những mảnh đời éo le bất hạnh. Việc dựng vợ gả chồng là việc vô cùng quan trọng với đời người nhưng trong tình huống này, nhưng trong truyện ngắn này người ta có thể nhặt được vợ một cách dễ dàng. Mở đầu tác phẩm tác giả đã phác họa hình ảnh nhân vật anh cu Tràng với vẻ ngoài quái dị hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười hai quai hàm bạnh ra…hai con mắt ti hí… Chỉ với vài chi tiết đó người đọc cũng hình dung một diện mạo thô kệch xấu xí của một người nông dân nghèo khổ, rách rưới, nghèo khổ tầng lớp người dưới đáy xã hội. Từ ngày nạn đói xảy ra đám trẻ con buồn tênh chúng cũng không còn muốn trêu anh cu Tràng nữa vì không còn sức lực. Khung cảnh buồn thiu, đầy ám ảnh, thê lương bao phủ lên xóm nghèo khổ, hắn bước đi trong sự mệt mỏi cái áo nâu của hắn vắt sang một bên cánh tay, cực nhọc đè nặng lên lưng hắn, bởi gia cảnh mẹ góa con côi. Nhà lại không giàu có danh gia vọng tộc gì. Với vài chi tiết tiêu biểu Kim Lân đã vẽ lên trước mặt người đọc hình ảnh người nông dân xơ xác, khốn khổ, nghèo đói bộn bề với những nỗi lo cùng cực. Tác giả Kim Lân thật khéo để xây dựng lên tình huống truyện vô cùng mới lạ, độc đáo làm thay đổi cuộc đời nhân vật chính là anh cu Tràng và những con người trong tác phẩm. Chính trong hoàn cảnh nghèo khổ đó lại kéo những con người khốn khổ đến gần nhau hơn. Hình ảnh anh cu Tràng dần hiện lên dưới ngòi bút miêu tả ám ảnh người đọc khi thị xuất hiện với bộ quần áo rách tả tơi, đầu cúi thấp, cái nón rách…Giữa lúc nghèo khổ anh cu Tràng lại nhặt được vợ, ngày anh đưa vợ về nhà, Kim Lân đã xây dựng nên khung cảnh đìu hiu ám ảnh của xóm nghèo từng cơn gió thổi từ ngoài đồng thổi vào gay gắt. Hai bên đường những dãy nhà lụp xụp tối om không chút ánh sáng nào… Người chết như ngả rạ, người sống thì vật vờ đi lại như những thây ma, tiếng khóc lóc gào thét thê lương, quang cảnh đìu hiu khiến cho cảnh xế chiều càng thêm ảm đạm. Mọi thứ dường như bị cái nghèo đói nhấn chìm Điều đáng chú ý chính là những người hàng xóm hỏi thăm cu Tràng nhìn chị ta thẹn đáo để, người đàn bà không còn nét chỏng lỏm, chua ngoa nữa, đánh đá, mà trở nên thèn thùng đúng là người phụ nữ hiền dịu, làm vợ làm mẹ. Làm vợ người ta trong thời kỳ đói kém, người chết như ngả rạ, có lẽ cái nghèo đói đã đưa đẩy những con người đến với nhau, không phải tình yêu nhưng có tình thương tình người ấm áp. Bà mẹ anh cu Tràng, bà cụ Tứ được khắc họa là người phụ nữ nghèo khổ dáng đã còng, mắt kèm nhèm, nhưng lại có trái tim nhân hậu, bà sẵn sàng nhận người phụ nữ lạ lẫm kia, không tên không tuổi làm con dâu, làm người thân trong gia đình của mình, cùng nhau cưu mang qua cơn hoạn nạn khốn cùng. Người đọc sẽ hiểu thấu cảm cho nỗi lòng của một người mẹ nghèo nhưng nhân hậu, hiền lành, có trái tim thương người, thấu tình đạt lý. Bà chua xót khi mà người ta lấy vợ trong lúc ăn nên làm ra con mình thì lại lấy vợ vào lúc khốn khó này.
vanhoc
Thuyết minh về quyển sách giáo khoa “Ngữ Văn 8”, tập một – Văn thuyết minh – Bài văn hay lớp 8 Hướng dẫn Thuyết minh về quyển SGK Ngữ Văn 8 Bài làm 1 Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, nhũng điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn. Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi lôgô Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những hoạ sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như: trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán. Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé! Lê Quỳnh Thư (Trường THCS Ngô Gia Tự) Bài làm 2 Từ xưa đến nay, sách luôn là kho tàng lưu trữ kiến thức, là một công cụ học tập hữu ích của con người. Sách cung cấp cho ta đầy đủ tri thức về mọi lĩnh vực trên thế giới, giúp ta thư giãn, giải trí và đôi khi còn làm thay đổi một phần nào đó trong cuộc sống của chính chúng ta. Trong đó cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một là một cuốn sách vô cùng bổ ích và không thể thiếu đối với mỗi học sinh Trung học cơ sở. Cuốn sách nào cũng vậy, trang bìa rất quan trọng bởi nó thể hiện lĩnh vực mà cuốn sách muốn truyền đạt tới người đọc. Như bao cuốn sách khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một được trình bày rất đẹp và hợp lí. Bìa sách được làm bằng giấy cứng màu hồng nhạt trông rất sáng và đẹp. Ở góc dưới cùng bên phải của bìa là tên và logo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở giữa cuốn sách là một khóm hoa thuỷ tiên đang đua nhau khoe sắc như đang đón chào chúng ta đến với kho tàng kiến thức dành cho học sinh lớp 8. Phía bên trên là dòng chữ “Ngữ văn” màu xanh dương kết hợp với con số 8 màu trắng được in nổi bật trên nền bìa màu hồng. Kích thước 17 x 24 cm vừa vặn, phù hợp với tầm tay của học sinh. Cuốn sách dày gần hai trăm trang chứa đựng biết bao kiến thức bổ ích. Bìa sau cuốn sách cũng được làm bằng chất liệu giấy cứng màu trắng. Phía trên cùng in hình biểu tượng chất lượng mà sách đạt được. Ở giữa là tên sách giáo khoa của 11 bộ môn. Sau trang bìa, trang đầu tiên là “Lời nói đầu” giới thiệu cho người đọc biết mục đích và nội dung chung mà cuốn sách sẽ mang lại cho học sinh. Giấy in sách màu trắng có độ sáng hài hoà, chữ viết in đậm rõ ràng giúp học sinh nhìn rõ, đảm bảo thị lực cho học sinh. Cuốn sách có tất cả 17 bài, phía trên mỗi bài đều có nội dung kiến thức cần đạt được. Cấu trúc mỗi bài thường có ba phần: phần Văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn được in theo một thứ tự nhất định, rõ ràng. Sau mỗi bài học thường có phần Ghi nhớ được đóng khung rõ ràng, cẩn thận. Phía dưới là phần Luyện tập giúp học sinh củng cố lại kiến thức vừa học và nâng cao kiến thức hơn. Ớ các văn bản văn học đều có các bức tranh minh hoạ giúp học sinh không cảm thấy khô khan, nhàm chán mà trái lại mỗi bài như một tri thức mới, hứng thú mới, kích thích sự thích thú, tò mò của lứa tuổi học trò. Không chỉ vậy, những bức tranh minh hoạ còn giúp học sinh có thể tưởng tượng, hiểu sâu hơn nội dung bài học. Kiến thức cuốn sách giáo khoa mang lại cho người đọc vô cùng phong phú và đa dạng. Phần truyện gồm nhiều loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí giúp ta hiểu được cuộc sống của người nông dân Việt Nam và phẩm chất cao quý của họ dưới xã hội thuộc địa phong kiến. Phần thơ gồm thơ yêu nước đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Tuấn Khải,… Các tác phẩm thơ này không chỉ mang ý nghĩa giáo dục về tư cách đạo đức, về lòng yêu nước sâu sắc mà còn cho học sinh thấy được những vẻ đẹp khác nhau của các tác phẩm trữ tình. Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam là một phần văn học nước ngoài như đưa ta đến những chân trời mới lạ: Đan Mạch, Mĩ, Nga, Tây Ban Nha,… Những truyện ngắn tuy nhẹ nhàng nhung toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương những người cùng khổ, đồng thời cho ta hiểu được một phần nào về xã hội của các nước bạn trong thế kỉ XIX, XX. Phần Tiếng Việt rèn cho học sinh cách sử dụng từ ngữ, câu văn, dấu câu sao cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh giao tiếp. Phần Tập làm văn giúp học sinh nâng cao, củng cố một số kiến thức về văn bản, rèn luyện cho học sinh kĩ năng cơ bản về quá trình tạo lập văn bản như xây dựng bố cục, liên kết đoạn văn, các phương pháp để viết một bài văn. Ở lớp 8, học sinh tập trung học ba kiểu văn bản là tự sự, thuyết minh và nghị luận. Sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức biểu đạt là hình tượng phổ biến trong các tác phẩm văn chương. Bởi vậy nội dung học của phần Tập làm văn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đọc hiểu văn bản. Ở cuối sách là trang mục lục giúp học sinh dễ tra cứu các bài học. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 là một cuốn sách bổ ích bởi vậy ta cần giữ cho nó được sạch sẽ, không bị quăn mép bằng cách bọc bìa bằng ni lông. Nguyễn Thị Thuỳ Linh (Trường THCS Văn Hồ) >> Xem thêm Để hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, em hãy giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của Hà Nội tại đây. Tags:Bài văn hay lớp 8 · SGK “Ngữ Văn 8” · tập 1 · Thuyết minh
vanhoc
Đề bài: Phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm Bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị tra lấn, tù đày, tài sản gia đình bị bọn sai nha "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham". Trước cảnh gia biến, Kiều đã quyết định: Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha. Đoạn thơ ghi lại cảnh Mã Giám Sinh đến mua Kiều và nỗi đau khổ của nàng trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu "trâm gãy bình tan". Đoạn thơ tả cảnh mua bán người thời trung cổ được kể lại rất cụ thể, sống động. Người mua là Mã Giám Sinh. Kẻ bán là mụ mối. Người bị đem bán là Thúy Kiều. Khách viễn phương đến, mụ mối rước khách vào lầu trang. Mụ mối giục Kiều “ kíp ra" cho khách gặp. Mụ mối "vén tóc bắt tay" món hàng mình; Mã Giám Sinh "cân sắc cân tài". Khi khách đã "mặn nồng một vẻ một ưu" mới hỏi giá. Mụ mối thách: "một nghìn vàng”. Hai bên “ cò kè" mua bán với cái giá "vàng ngoài bốn trăm". Cuộc mua bán xong, hai bên làm thủ tục: "đưa canh thiếp" và hẹn ngày chồng tiền nhận hàng. Cuộc mua bán người lại được trang sức bằng những ngôn từ sang trọng như: mua ngọc, sính nghi, đưa canh thiếp làm nghi, nạp thái vu quy – Đúng như cảnh hỏi vợ, thách cưới của các gia đình quý tộc thời xưa. Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thức sâu sắc. Trong xã hội có bọn người buôn thịt bán người, có loại người làm mối, sống bằng nghề làm mối. Tài sắc của người con gái như Thúy Kiều đã trở thành một món hàng để “cò kè" mua bán. Nhân phẩm của người phụ nữ bị chà đạp. Câu thơ "Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong" là lời bình luận cuộc mua bán, lên án đồng tiền hôi tanh, mặt trái đồng tiền trong tay bọn bất lương, bọn buôn thịt bán người. Đoạn thơ thể hiện nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Mụ mối: nhanh nhảu, đon đả hỏi họ tên, quê quán viễn khách, rồi "rước vào lầu trang". Giục Kiều ra nhanh (kíp ra), "vén róc bắt tay" Kiều, khôn khéo thách giá: Mối rằng: Giá đáng nghìn vàng, Dấp nhà nhờ lượng người thương dám nài! Tác giả tả cử chỉ, ngôn ngữ mụ mối, làm hiện lên một loại người nhanh nhẹn, khôn khéo, giảo hoạt, kiếm ăn bằng nghề làm mối trong việc mua, bán người. Mã Giám Sinh là "viễn khách" đến để "vấn danh" – khách đến hỏi vợ và xin cưới. Cách giới thiệu có vẻ trang trọng. Hai câu tiếp theo là "hỏi – đáp". Cách trả lời cộc lốc, khiếm nhã. Hai chữ "rằng" làm cho khẩu ngữ thêm thô lậu: Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh", Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần". Mã Giám Sinh chung lưng vốn với mụ Tú Bà mở ngôi hàng lầu xanh ở Lâm Tri nhưng nói dối là quê ở "Lâm Thanh cũng gần". Hắn chỉ là một tên buôn thịt bán người nhưng mập mờ khoe hão là sinh viên trường Quốc tử giám, họ Mã, nghĩa là một trí thức phong kiến thuộc tầng lớp quý tộc. Nhân cách hé lộ dần. Ngoài bốn mươi tuổi mà vẫn trai lơ: "Nhẵn nhụi" và "bảnh bao" là hai nét vẽ châm biếm: Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Cũng "thầy" cũng "tớ", cũng "trước" cũng "sau", có vẻ trang trọng lắm, đi đâu một bước là có kẻ hầu người hạ, nhưng thầy, tớ của ông khách viễn phương này sao mà "lao xao" chẳng có nền nếp, lễ giáo gì! Cái cử chỉ "sỗ sàng", không biết ý tứ gì, không biết giữ lễ phép, dám đường đột leo lên ghế cao ngồi "tót". Nếu là sinh viên trường Quốc tử giám thật, thì hắn ta rất kém sĩ hạnh. Trước thầy sau tớ lao xao, Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng… Một chữ "tát" đầy khinh bỉ, đã vạch trần chân tướng kẻ "Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa". "Cân sắc cân tài", "ép", "thử” những cử chỉ, cách thức mua người ấy của tên lái buôn họ Mã mới thật ghê tởm! Chỉ sau khi đã "mặn nồng một vẻ một ưa", Mã Giám Sinh mới "dặt dìu" mua bán. Hắn là kẻ khôn ngoan đến róc đời, trong mọi mánh lới buôn thịt bán người. Cũng sang trọng kiểu cách như ai. Chẳng qua chỉ là hoa hòe hoa sói thớ lợ: Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều", Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Hai chữ "cò kè" đã bóc trần bản chất bủn xỉn của một kẻ "Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề". Qua nhân vật Mã Giám Sinh, ta càng thấy rõ bút pháp hiện thực trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Nét vẽ nào cũng sắc sảo tạo nên tính cách xấu xa, đồi bại của nhân vật Mã Giám Sinh. Chi tiết nghệ thuật nào cũng rất sống, đằng sau nét vẽ là thái độ khinh bỉ của nhà thơ đối với loại người bạc ác tinh ma này! Bức chân dung phản diện của Mã Giám Sinh có giá trị tố cáo hiện thực đặc sắc, lên án nạn buôn thịt bán người vô nhân đạo, đạo đức giả trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Kiều là một thiếu nữ hiếu thảo, giàu đức hi sinh. Trước cảnh gia biến nàng đã bán mình để chuộc cha, để cứu gia đình. Nàng tự xem thân mình như "hạt mưa" nhỏ bé, hèn mọn. Tất cả vì "ba xuân", một lòng đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ: Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân. Kiều sống trong tâm trạng bi kịch dữ dội giữa tình riêng với tình nhà, giữa chữ tình với chữ hiếu, "nỗi mình thêm tức nỗi nhà". Nàng vô cùng đau khổ. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu "lệ hoa" đã tuôn rơi, cả người nàng như héo hon, rũ xuống: "ngại ngùng",… "bóng thẹn",… "mặt dày", "nét buồn như cúc điệu gầy như mai". Vì là người đẹp đau khổ cho nên các ẩn dụ so sánh mà nhà thơ sử dụng đều gắn liền với cái đẹp: thềm hoa, lệ hoa "nét buồn như cúc, điệu gầy như mai". Kiều bị mụ mối và Mã Giám Sinh "ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Mã Giám Sinh đã "đắn đo cân sắc cân tài". Con người Kiều, tài sắc Kiều đã trở thành món hàng đem ra mua bán. Nguyễn Du đã ca ngợi lòng hiếu thảo, đức hi sinh của Kiều trước gia biến, cảm thương cho nỗi đau khổ của nàng khi Mã Giám Sinh "cân sắc cân tài", khi bị hắn "cò kè bớt một thêm hai"… Đoạn thơ chứa chan tinh thần nhân đạo là ở những chi tiết nội dung ấy. Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn thư có giá trị tố cáo đanh thép và sâu sắc nhất trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tả thực sắc sảo giúp chúng la thấy rõ được bộ mặt tàn ác, ghê tởm của bọn buôn thịt bán người trong xã hội, ở đây là Mã Giám Sinh. Nhà thơ đã lên án mặt trái đồng tiền hôi tanh "Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong” Đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều: phải bán mình chuộc cha, thương tiếc tài sắc giai nhân bị dập vùi, đó là giá trị nhân đạo. Đoạn thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong tự sự (cảnh mua Kiều), trong tả người, tả Mã Giám Sinh, tả mụ mối thì sử dụng bút pháp hiện thực, chi tiết hiện thực; tả Kiều thì thiên về ước lệ, rất biến hóa, tài tình. Ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm đầy ấn tượng. Tóm lại, cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo. Đoạn thơ là sự khởi đầu tiếng kêu thương của một kiếp đoạn trường.
vanhoc
Ếch Thái Lan hay ếch Thái hay ếch Nhật Bản (Danh pháp khoa học: Rana rugosa) là một loài ếch trong họ Ranidae. Đây là một loài ếch có giá trị kinh tế và được nuôi nhiều để lấy thịt ở Việt Nam. Chúng đã ồ ạt du nhập vào Việt Nam và phong trào nuôi ếch Thái nổi lên, tuy nhiên có khuyến cáo nếu nuôi ếch Thái Lan trong ao và trong vèo lưới thì vấn đề phát tán giống nuôi ra môi trường bên ngoài rất khó kiểm soát, nên hạn chế phát triển nuôi ếch trong ao và trong vèo lưới, cần có biện pháp đảm bảo an toàn, không để giống nuôi thất thoát tràn lan ra môi trường xung quanh. Đặc điểm Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 3 giai đoạn chính gồm giai đoạn nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ bốn chân), chúng sống hoàn toàn trong môi trường nước (21 - 28 ngày) và ăn các loài động vật phù du và thở bằng mang. Ếch giống năng từ 2 - 50gr, chúng hích sống trên cạn gần nơi có nước, chúng sẽ ăn ôn trùng, con nhỏ, giun, ốc. Giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn. Ếch trưởng thành nặng từ 200 - 300gr, sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản. Chúng là loài ăn động vật sống, con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc…Kích cỡ con mồi thường phải lớn và di động. Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Thức ăn ếch Thái Lan đã được thuần hoá nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…). Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Sinh trưởng Trong điều kiện tự nhiên, ếch chỉ sinh sản vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Tuy nhiên, trong điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ếch có thể sinh sản quanh năm. Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng thì ếch thành thục và có thể chọn lọc cho sinh sản. Khi sinh sản, ếch cái có thể đẻ 1.000 - 4.000 trứng/lần. Mỗi năm, ếch có thể đẻ 3 - 4 lần, thậm chí 6 - 8 lần trong điều kiện sinh sản nhân tạo. Trứng sẽ nở thành nòng nọc trong 18 - 24 giờ. Từ 48 giờ trở đi, ếch bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Sau 20 - 28 ngày, nòng nọc biến thái thành ếch con (đã rụng đuôi và ra đủ 4 chân). Thời gian và tỷ lệ biến thái từ nòng nọc thành ếch con biến động phụ thuộc điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Chăn nuôi Ếch Thái Lan dễ nuôi; người nuôi có thể tận dụng diện tích ao hồ hoặc đất trống trong vườn để nuôi theo phương pháp công nghiệp. Ếch nuôi trong bể làm bằng bạt hay xi măng có mật độ dày thường mắc một số bệnh như lở loét đỏ chân, mù mắt, quẹo cổ thân có những đốm trắng. Thức ăn của ếch chủ yếu là các loại hạt công nghiệp chế biến sẵn: cho ăn 2 - 3 lần/ngày so với 4 - 5% thể trọng của ếch. Nếu những vùng có sẵn tôm, cá, cua đồng, giun đất, trứng vịt… thì có thể tự chế để giảm chi phí. Nhược điểm của ếch Thái Lan là có chất lượng thịt không tốt so với ếch đồng, đùi nhỏ mà bụng lại to. chọn nguồn ếch giống lai giữa ếch đồng và ếch Thái Lan, với mục tiêu giúp nông dân làm quen với giống ếch nuôi có chất lượng thịt tốt hơn (đùi to khoảng 80% so với ếch đồng) và giá bán cao hơn so với giống ếch Thái Lan, giúp tăng lợi nhuận khi nuôi ếch. Háu ăn, thậm chí ăn thịt lẫn nhau; bụng to, đùi nhỏ, lại khá lười biếng... là những đặc điểm dễ thấy nhất ở ếch Thái Lan. Cách chế biến, cho những loại thức ăn thô vào máy nghiền thức ăn sau đó trộn với cám gạo thành hạt theo tỉ lệ phần trăm thể trọng lớn, nhỏ của ếch rồi phơi khô (không phơi nơi có ánh nắng mặt trời vì nắng sẽ làm giảm chất đạm trong thức ăn) để làm thức ăn dự trữ cho ếch. Ngoài ra, khi cho ếch ăn nên vãi cho thức ăn dưới nước nhiều hơn, để ếch dễ nuốt, không thay đổi thức ăn hàng ngày đột ngột dù ếch đang đói. Tham khảo Ếch Thái Lan dễ nuôi, lợi nhuận cao Nuôi ếch Thái Lan, dễ kiếm tiền Chú thích Glandirana Động vật lưỡng cư Nhật Bản Động vật đặc hữu Nhật Bản
wiki
Volt-Ampere, còn được viết tắt là VA, là đơn vị đo công suất dòng điện. Nó được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere. Đơn vị này thường được sử dụng cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều. Trong mạch điện một chiều (DC), VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường dùng để tính công suất biểu kiến, còn Watt dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực; ví dụ trong bộ lưu điện (UPS), một VA công suất biểu kiến có thể tương đương với khoảng 1,6 Watt công suất thực (hệ số công suất lúc đó là 1/1,6 = 0,625). Khi thêm các tiền tố SI, chúng ta có các đơn vị như: kVA = 1.000 VA (tiền tố k nghĩa là kilo) MVA = 1.000.000 VA (tiền tố M nghĩa là mega) Đơn vị kVA thường được sử dụng trong công nghiệp để tính công suất truyền tải điện năng của các máy biến thế. Xem thêm Watt Tham khảo Đơn vị đo công suất Đơn vị điện
wiki
Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc? (tên gốc tiếng Pháp là Comment parler des livres que l'on n'a pas lus?) là một cuốn tiểu luận của tác giả người Pháp Pierre Bayard xuất bản năm 2007 trong bộ sưu tập Paradoxe của NXB Minuit (Pháp). Ngay khi vừa xuất bản ở Pháp, cuốn sách đã thu hút số đông độc giả Pháp và đã trở thành best-seller, sau đó đã được chuyển nhượng bản quyền dịch ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Trong một phỏng vấn do Norbert Czarny thực hiện, tác giả Pierre Bayard đã nói: "Nhân vật thủ thư trong tác phẩm của Musil xưng tụng rằng anh ta chẳng bao giờ mở một cuốn sách ra vì anh muốn biết hết tất cả những cuốn sách. Điều quan trọng đối với anh thủ thư là có một cái nhìn tổng thể lên toàn bộ thư viện của mình. Với tôi khái niệm "cái nhìn tổng thể" là cốt lõi để có thể hiểu hết văn hóa. Cái nhìn tổng thể ấy rõ ràng là vấn đề định hướng - thế mà chỉ những người hiểu biết mới hiểu điều này. Ví dụ, người hiểu biết thì ít khi biết rõ chi tiết trong một cuốn sách này hay cuốn sách kia mà biết rõ vị trí chung của cuốn sách trong tổng thể nhiều cuốn sách. Từ đó, sự không biết ở một thời điểm nào đó cũng không mấy quan trọng, bởi vì ta vẫn có thể bổ khuyết sự không biết ấy khi cần thiết. Nói cách khác đối với người hiểu biết, điều quan trọng hơn là sống với sách chứ không phải là đọc sách. Cuốn sách của tôi kêu gọi hãy sống chung với sách chứ không hẳn là khuyến khích sự không-đọc". Tiểu luận này phân tích việc đọc sách dưới góc độ tâm lý học nhằm giúp chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ của ta với sách, về những dạng thức của sự đọc ta có thể có khi phải sống trong một thế giới với vô vàn xuất bản phẩm mỗi ngày. Thông qua quan điểm mới lạ về sự đọc, trong đó có khái niệm không-đọc, tác giả khuyến khích độc giả hãy là một mọt sách thông minh, hãy đừng đếm chữ trong sách, hãy đừng để đầu óc ta ngụp lặn trong vô vàn kiến thức để rồi đánh mất mình trong đó; bởi vì Không-đọc theo nghĩa của Bayard không phải là không đọc mà không để mình bám từng chi tiết, để rồi chỉ có thể tự giới hạn hiểu biết ở một cuốn sách và Đọc theo Bayard không phải là tích lũy số lượng nhiều trang sách/cuốn sách rời rạc mà là nhận biết vị trí một cuốn sách ở đâu trong tổng thể nhiều cuốn sách và mối quan hệ của một cuốn sách với những cuốn sách khác. Các nhân vật được dẫn làm ví dụ trong cuốn tiểu luận này rất đa dạng, từ anh thủ thư, các nhà văn, triết gia, đến giáo sư đại học, rồi anh phóng viên truyền hình và thậm chí cả một con mèo v.v. Cho dù là người nào làm nghề gì, mức độ gần gũi với sách vở ra sao, tầm quan trọng của sách vở trong công việc của họ ra sao thì cái cốt lõi của việc đọc là tư duy đọc: tư duy tổng quát như anh thủ thư, tư duy kết nối như Valery, tư duy phân tích (chắt lọc để nắm cái cốt lõi) như Montaigne, tư duy loại suy dựa trên "quan điểm của người khác" như viên điều tra Baskerville.... Tóm lại, những con người ấy để tồn tại được lâu dài với sách vở, họ không chỉ đọc mà họ phải tư duy để chinh phục những cuốn sách và xây dựng và mở rộng cái hiểu biết văn hóa. Và quả thực, với số lượng khổng lồ của sách vở tồn tại trên thế giới, đọc không thể nào khác là phải tư duy để có một cái nhìn toàn thể và không bị các chi tiết và số lượng sách vở khổng lồ đè bẹp tư tưởng người đọc. Thế nhưng, trên hết, sự đọc thật sự đối với Bayard là một quá trình sáng tạo để thoát ra khỏi những chi tiết của cuốn sách. Thế nên, một cuốn sách giống như một điểm tựa, để từ đó ta tiếp nối tư duy của riêng mình để tạo nên một cuốn sách mới. Chẳng phải sao, tác giả vốn nổi tiếng với lý thuyết interventioniste của mình ? Vậy nên, có nhiều phương cách để tiếp cận với sách: biết đọc từ dòng đầu đến dòng cuối nhưng cũng hãy biết đọc lướt một cuốn sách, hãy biết bắt đầu một cuốn sách ngay từ đoạn kết hay đoạn giữa… hãy sáng tạo những phương cách tiếp cận sách để sự đọc là một hứng thú và là quá trình sáng tạo đấy mới chính là người-không-đọc theo định nghĩa của Pierre Bayard. Những khái niệm chính trong tiểu luận: Cái nhìn tổng thể Không-đọc Thư viện tập thể (tập hợp những cuốn sách phải đọc đại diện cho một nền văn hóa nào đó, hoặc một giới xã hội nào đó) Thư viện nội tâm(tập hợp những cuốn sách nội tâm) Thư viện ảo (không gian thảo luận nói hoặc viết trao đổi với người khác về những cuốn sách, thư viện ảo là thành phần không cố định của thư viện tập thể của mỗi nền văn hóa); Sách màn chắn (khái niệm tạo ra từ khái niệm "ký ức màn chắn" của Sigmund Freud); Sách nội tâm (tập hợp những biểu tượng bí ẩn, tập thể hoặc cá nhân, xen vào giữa người đọc và cuốn sách, gây ảnh hưởng lên việc đọc - hiểu cuốn sách. Sách nội tâm tạo khiến những cuốn sách bị biến đổi trong quá trình được đọc); Sách ma (là phần nội dung không nắm bắt được mà người đọc nêu lên trong khi bình luận sách, qua thảo luận viết hoặc nói) Tham khảo Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc, Pierre Bayard, Bảo Chân dịch, Nhã Nam & Nhà xuất bản Thế giới, 2016 Laurent Zimmermann, Pour une critique décalée autour des travaux de Pierre Bayard, C. Défaut, 2010 Autour des « livres que l'on n'a pas lus », sous la direction de Tomasz Swoboda, Ewa Wierzbowska et Olga Wronska Sopot: Fundacja Rozwoju Uniwersytetu Gdanskiego, Cahiers de l'Équipe de Recherches en Théorie Appliquée (ERTA), tome 2, 2011. Liên kết ngoài http://www.fabula.org/atelier.php?Comment_ne_pas_decourager_le_lecteur __LUÔN_MỤC_LỤC__ __CHỈ_MỤC__ Sách năm 2007 Sách tiếng Pháp Hư cấu lý thuyết Phê bình văn học Lý thuyết về đọc
wiki
Đề bài: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến Bài làm Khi nhắc đến thơ Nguyễn Khuyến, người ta thường nhớ tới một giọng văn, một tư tưởng buồn, bởi thơ của ông luôn mang mác một mỗi buồn trước thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Nhưng khi đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà của ông, thì những suy nghĩ, những tư tưởng trước đây phải chăng đã bị tan biến bởi: cái dí dỏm, cái hồn nhiên chính là những gì mà ông đã làm sáng tỏ trong bài thơ này. Bạn đến chơi nhà chính là điều mà tác giả muốn được bộc bạch, được chia sẻ về tình bạn keo sơn, gắn bó, bỏ qua những thứ tầm thường, bỏ qua sự nghèo đói, thiếu thốn để con người ta trở nên thân thiết và quý mến nhau nhiều hơn, để con người ta có thể thấy yêu thêm tình bạn thiêng liêng, mà gắn bó, keo sơn ấy. Câu mở đầu của bài thơ phải chăng như một lời mời gọi, lời chào thân tình của tác giả với một người bạn lâu ngày mới gặp lại: Đã bấy lâu nay bác tới chơi nhà Càng về già, con người ta càng trở nên an nhàn, những người bạn của mình thì lại ít khi gặp, nên đôi khi người già thường khao khát những cuộc trò chuyện tâm tình và gạt bỏ đi sự cô đơn, lạnh lẽo. Bởi vậy, niềm vui khi có bạn đến chơi nhà của tác giả lại càng trở nên mãnh liệt hơn. Cách xưng hô của tác giả khi gọi bạn bẳng bác như thể hiện sự gắn bó, thân thiết không thể tách rời giữa chủ nhà và khách tới chơi nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tác giả đã rất khéo léo để ám chỉ rằng, bạn đến chơi nhà là quý hóa lắm rồi, nhưng do sự thiếu thốn và không chuẩn bị kịp thời của gia chủ nên không thể tiếp bạn một bữa cơm đầy đủ được. Vậy thì nếu đã không thể tiếp bạn với một bữa cơm tươm tất thì ta hãy lấy miếng trầu, chén nước để trò chuyện. Nhưng trầu cũng hết, vậy trong ý thơ đó, người đọc dễ dàng nhận thấy sự bối rối, lúng túng của tác giả khi đặt trong tình huống trớ trêu đó. Là một vị đại quan trong triều đình, đáng ra không bao giờ bảo lo lắng, bối rối về những thứ vật chất tầm thường này, thế mà khi trở thành một ông già thôn quê, những thứ đó trở nên thật đáng lo nghĩ. Nhưng không, dù có thiếu thốn về vật chất thật đấy, những trong tác giả vẫn đong đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Bạn ta biết ta nghèo, biết gia đình ta còn nhiều thiếu thốn, nhưng vẫn đến thăm ta, vẫn nhớ đến ta, thế thì còn gì bằng nữa, đó chính là điều quý giá nhất. Cả khách và chủ đều quên đi những thứ vật chất tầm thường, những thứ khiến con người ta trở nên mù quáng, không, tình bạn ở đây đã vượt qua cả không gian và thời gian. Tình bạn đã ấy đã vượt lên những nghi thức tiếp đãi bình thường, bỏ qua sự câu nệ hình thức để những người bạn tri kỷ có thể gặp được nhau, chia sẻ với nhau đế có thể thỏa nỗi khao khát nhớ mong này. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng một từ ngữ “ta với ta” như để ám chỉ rằng, tình bạn của tác giả với người bạn hiền là tình cảm gắn bó, keo sơn không dễ gì mà bỏ được.. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta.
vanhoc
Cổ Lâm Thanh (古林箐, Gu-Lin-Qing (箐 chữ Nôm của người Dao)) là một hương của huyện Mã Quan châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Cổ Lâm Thanh nằm kẹp giữa hai chi lưu của sông Nậm Thi là Nam Khê Hà ở bên phải trên ranh giới phía tây, và Tiểu Nam Khê Hà ở bên trái trên ranh giới phía đông. Cổ Lâm Thanh tiếp giáp với hương Lão Phạm Trại huyện Hà Khẩu ở phía Tây, trấn Nam Khê huyện Hà Khẩu ở phía nam và đông nam. Phía đông bắc và tây bắc của Cổ Lâm Thanh lần lượt là các hương trấn Miệt Xưởng, Bát Trại cùng của huyện Mã Quan. Hương Cổ Lâm Thanh có các thôn: Cổ Lâm Thanh (古林箐), Ca Thượng (卡上), Đoàn Kết (團結), Bác Giáp (博甲), Phổ Viên (普园, còn gọi là Phổ Nguyên (普元)), Tân Phát trại (新發寨), Phàn Chi Hoa (攀枝花). Thời nhà Đường, vùng đất Cổ Lâm Thanh ngày nay là vùng đất thuộc Thất Quán Động của Lâm Tây Nguyên An Nam đô hộ phủ (tức Việt Nam thời thuộc Đường). Năm Điều Lộ đầu tiên (679), vua Cao Tông nhà Đường lập ra An Nam đô hộ phủ, đất Cổ Lâm Thanh ngày nay thuộc An Nam đô hộ phủ thời đó. Vùng đất huyện Mã Quan (châu Văn Sơn), và huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà ngày nay là là động Thất Quán (七綰洞), thuộc Lâm Tây Nguyên (林西原, Cao nguyên Lâm Tây, ngày nay là tỉnh Lào Cai Việt Nam). Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu chép rằngː "Lâm Tây nguyên ở phía tây Phong Châu, bên cạnh Lâm Tây Nguyên có động Thất Quán của người dân tộc thiểu số mà thủ lĩnh là Lý Do Độc (李猶獨), bộ thuộc có thêm các động như động Đào Hoa (桃花), tất cả đều giúp Trung Quốc canh phòng và thu thuế nơi biên ải với Nam Chiếu. Đường thư chép: Lâm Tây Nguyên trước có binh lính canh phòng cả vào mùa đông. Vào năm Đại Trung thứ tám (854) (thời vua Đường Tuyên Tông), Lý Trác, giữ chức đô hộ An Nam, đã bãi bỏ binh lính biên phòng và giao hết việc phòng biên cho thổ tù Lý Do Độc. Lý Do Độc ở vào thế cô lập không có đủ quân để canh phòng. Nhân đó, viên Thác Đông tiết độ sứ nước Nam Chiếu dụ dỗ mua chuộc ông ta theo về Nam Chiếu. Từ đó, An Nam bắt đầu bị Nam Chiếu xâm lấn. Tân Đường Thư chép rằngː An Nam Đô hộ phủ cai trị quản lĩnh châu Lâm Tây (林西州). Châu này có 2 huyện làː Lâm Tây và Cam Quất (甘橘)." Động Đào Hoa về sau có thể là ải Lê Hoa, tức ải Liên Hoa, nằm trên biên giới Đại Việt và Trung Hoa, nay là hương Liên Hoa Than (Ghềnh Liên Hoa) của huyện Hà Khẩu. Cam Quất có thể là đất thị xã Cam Đường tỉnh Lào Cai Việt Nam ngày nay. Tham khảo Văn Sơn, Vân Nam
wiki
Hầu hết các sông băng trên núi trên thế giới – tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng – đang dần thu hẹp diện tích hoặc biến mất do biến đổi khí hậu. Khi chứng kiến nhà nghiên cứu sông băng người Thụy Sĩ Andreas Linsbauer, 45 tuổi, vượt qua những khe núi băng giá, bạn sẽ không bao giờ đoán được ông ấy đang mang theo 10 kg thiết bị thép cần thiết để lập biểu đồ đánh giá sự suy giảm diện tích của các sông băng. Thông thường, Linsbauer sẽ lên đường thực hiện công việc này trên sông băng Morteratsch khổng lồ vào cuối tháng 9, thời điểm cuối mùa Hè khi băng tan chảy trên dãy Alps. Tuy nhiên, lượng băng mất đi đặc biệt lớn trong năm nay đã khiến ông đẩy kế hoạch lên sớm 2 tháng để thực hiện công việc bảo trì khẩn cấp. Những chiếc cọc đo lường mà ông Linsbauer sử dụng để theo dõi những thay đổi về độ sâu của sông băng có nguy cơ bị bong ra hoàn toàn khi băng tan và ông cần phải khoan những lỗ cắm cọc mới. Diện tích các sông băng trêm dãy Alps đang trên đà giảm suy giảm với khối lượng lớn nhất trong ít nhất 60 năm, khi dữ liệu về vấn đề này được ghi lại. Bằng cách xem xét sự khác biệt về lượng tuyết rơi vào mùa Đông và lượng băng tan vào mùa Hè, các nhà khoa học có thể đo lường lượng băng bị mất đi trong mọi năm. Kể từ mùa Đông năm ngoái với lượng tuyết rơi tương đối ít, dãy Alps đã trải qua hai đợt nắng nóng lớn vào đầu mùa Hè – bao gồm một đợt vào tháng 7 với nhiệt độ lên tới gần 30 độ C ở ngôi làng miền núi Zermatt của Thụy Sĩ. Trong đợt nắng nóng này, độ cao mà nước đóng băng được đo ở mức cao kỷ lục 5.184 m so với độ cao của mùa Hè thông thường là từ 3.000-3.500 m. Hầu hết các sông băng trên núi trên thế giới – tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng – đang dần thu hẹp diện tích hoặc biến mất do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng có diện tích nhỏ hơn với lớp băng phủ tương đối ít. Trong khi đó, nhiệt độ ở dãy Alps đang ấm lên vào khoảng 0,3 độ C mỗi thập niên – nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% dung tích so với hiện tại vào năm 2100. Hiện tại, Morteratsch đã thay đổi nhiều so với sông băng được mô tả trên bản đồ du lịch của khu vực. Diện tích sông băng này bị thu hẹp lại gần 3 km, trong khi độ sâu của lớp băng tuyết đã mỏng đi 200 m. Tình hình biến đổi khí hậu nghiêm trọng với những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm nay làm dấy lên lo ngại rằng các sông băng trên dãy Alps có thể biến mất sớm hơn dự kiến. Dữ liệu mà Reuters có được cho thấy sông băng Morteratsch hiện thu hẹp khoảng 5 cm mỗi ngày và đã trong tình trạng tồi tệ hơn bình thường vào cuối mùa Hè. Trong khi đó, sông băng Silvretta gần đó đã mất khoảng 1 m so với cùng thời điểm vào năm 1947 – năm tồi tệ nhất trong cơ sở dữ liệu của dòng sông này được ghi lại từ năm 1915. Trao đổi với báo giới, nhà nghiên cứu sông băng Andrea Fischer tại Học viện Khoa học Áo, cho biết ở Áo , các sông băng đều không có tuyết phủ. Tuyết rơi theo mùa, ngoài việc bổ sung lượng băng bị mất trong mùa Hè, còn bảo vệ các sông băng khỏi tan chảy hơn nữa bằng cách cung cấp một lớp phủ màu trắng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời trở lại bầu khí quyển tốt hơn so với băng sẫm màu bị ám bởi khói bụi hoặc ô nhiễm. Tuy nhiên tại sông băng Grand Etret ở phía Tây Bắc Italy , chỉ có 1,3 m tuyết đã tích tụ trong suốt mùa Đông vừa qua – ít hơn 2 m so với mức trung bình hàng năm trong 20 năm tính đến năm 2020. Các sông băng ở Himalaya cũng đang trên đà thu hẹp. Khi vùng Kashmir bước vào mùa gió mùa trong mùa Hè, nhiều sông băng đã bị thu hẹp đáng kể. Một cuộc thám hiểm vào đầu tháng 6 tại Himachal Pradesh của Ấn Độ đã phát hiện ra rằng sông băng Chhota Shigri đã mất nhiều lớp tuyết phủ. Nhà nghiên cứu sông băng Mohd Farooq Azam tại Viện Công nghệ Ấn Độ Indore cho biết nhiệt độ cao nhất trong hơn một thế kỷ từ tháng 3 đến tháng 5 rõ ràng đã có tác động đến dòng sông băng này. Các sông băng biến mất đã và đang gây nguy hiểm cho cuộc sống và sinh kế của người dân. Đầu tháng này, một vụ lở băng trên núi Marmolada ở Italy, đỉnh cao nhất trong dãy núi Dolomites và là một phần của dãy Alps, đã khiến 11 người thiệt mạng. Vài ngày sau, một vụ lở băng ở vùng núi Tian Shan, phía Đông Kyrgyzstan, đã gây ra một trận tuyết lở lớn, gây nguy hiểm cho du khách đi qua. Trong khi đó, cư dân Thụy Sĩ cũng bày tỏ lo lắng rằng sông băng tan chảy sẽ làm tổn hại đến sinh kế của họm đặc biệt là một số khu nghỉ mát trượt tuyết trong khu vực của dãy Alps, nơi kinh tế dựa vào các sông băng này. Những con sông băng của Thụy Sĩ từng xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích của đất nước này. Đặc biệt, sông băng Aletsch trên dãy Alps được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Ông Bernardin Chavaillaz, một người chuyên đi bộ đường dài, phàn nàn rằng mất đi các sông băng “đồng nghĩa là mất đi di sản quốc gia, bản sắc của chúng ta” và đây là điều “vô cùng đáng buồn”./. Phương Oanh
vanhoc
Paul Marie Kinam Ro (1902 - 1984) là một giám mục người Hàn Quốc của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông nguyên là Tổng Giám mục chính tòa Tiên khởi của Tổng giáo phận Seoul, đồng thời cũng là Đại diện Tông Tòa cuối cùng của giáo phận này. Ông cũng nguyên là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc. Tổng giám mục Kinam Ro cũng tham dự đầy đủ bốn giai đoạn của Công đồng Vaticanô II với tư cách là một nghị phụ. Tiểu sử Tổng giám mục Paul Marie Kinam Ro sinh 22 tháng 12 năm 1902 tại Ron Tjai, thuộc Hàn Quốc. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện, ngày 26 tháng 10 năm 1930, Phó tế Kinam Ro tiến đến việc được truyền chức linh mục. Ngày 10 tháng 11 năm 1942, ở tuổi 40, Tòa Thánh chỉ định linh mục Kinam Ro lên làm Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Seoul, với chức danh Giám mục Hiệu tòa Colbasa. Lễ tấn phong cho vị tân chức được cử hành sau đó vào ngày 20 tháng 12 cùng năm. Các giáo sĩ tham dự nghi thức truyền chức cho tân đại diện Tông tòa là Giám mục Adrien-Joseph Larribeau, M.E.P., Nguyên Đại diện Tông Tòa Seoul. Hai vị giám mục phụ phong là Boniface (Josef) Sauer, O.S.B., Giám mục vùng Tokugen o Tokwon và Paul Aijirô Yamaguchi, giám mục chính tòa Giáo phận Nagasaki. Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:Fiat voluntas tua. Từ ngày 27 tháng 5 năm 1948 đến phạm vi hết năm 1948, ông còn kiêm nhiệm vụ trí Giám quản Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Taiku. Ngày 10 tháng 3 năm 1962, Hạt Đại diện Tông Tòa Seoul nâng cấp thành Tổng giáo phận Seoul, Đại diện Tông Tòa Kinam Ro được tái bổ nhiệm ở lại đây với chức danh mới là Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Seoul. Tổng giám mục Kinam Ro cũng tham dự đầy đủ bốn giai đoạn của Công đồng Vaticanô II, với vai trò là một nghị phụ. Sau đó ít năm, ngày 23 tháng 3 năm 1967, Tổng giám mục Ro bất ngờ đệ đơn xin từ nhiệm và đã được chấp thuận. Tòa Thánh sắp đặt cho vị nguyên Tổng giám mục Seoul danh vị Tổng giám mục Hiệu tòa Tituli in Proconsulari. Sau đó, ngày 10 tháng 3 năm 1971, ông cũng từ bỏ chức danh hiệu tòa này. Ngoài các chức danh mà Tòa Thánh bổ nhiệm, ông còn kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc từ năm 1964 đến năm 1967. Ngày 25 tháng 6 năm 1984, ông qua đời, thọ 82 tuổi, với 42 năm giám mục và 54 năm linh mục. Tham khảo Sinh năm 1902 Mất năm 1984 Giám mục Công giáo Hàn Quốc
wiki
Thái Dương là một xã thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Địa lý Thái Dương nằm ở phía Tây nam huyện Bình Giang, + Phía bắc giáp xã Thúc Kháng, + Phía đông giáp xã Thái Hòa, + Phía nam giáp xã Ngô Quyền huyện Thanh Miện, + Phía tây giáp Hoàng Hoa Thám và xã Bãi Sậy huyện Ân Thi Hưng Yên. Thái Dương gồm trước năm 2018 có 6 thôn; hai ấp. Đến nay sáp nhập còn 6 thôn gồm ( Hoàng Sơn tức Hà Chợ; Hà Đông; Hà Tiên sáp nhập Ấp Hà Tiên cũ là một; Thái Khương tức Làng Cương ; Kinh Trang tức Làng Hai; Kinh Dương sáp nhập Ấp Kinh Dương là một tức Làng Dọn). Chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 6km, chiều rộng của xã từ đông sang tây khoảng 3km, cách trung tâm huyện 09 km. Xã có tỉnh lộ 394 (tỉnh lộ 194 cũ) chạy vào xã 2 km; có đường ô tô Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng chạy qua với chiều dài hơn 1km. Song song là tuyến Đường gom dân sinh có cầu sắt lối qua sông Cửu an tạo điều kiện thuận lợi cho xã tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của xã. II. Địa hình địa mạo. Địa hình của Thái Dương khá bằng phẳng, thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc. Độ cao trưng bình so với mực nước biển từ 1,6 đến 2,2 m. Tuy nhiên ở một số thôn ven sông có những khu vực thấp trũng gây úng cục bộ vào mùa mưa bão, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. III. Khí hậu Khí hậu của Thái Dương mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm 23,40C; tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt độ trung bình 31,20C, nhiệt độ cao nhất có lúc tới 38,50c; tháng lạnh nhất là tháng 12 và đầu tháng 01, nhiệt độ trung bình 13,50C lạnh nhất 90C. IV. Dân số. Theo số liệu thống kê xã có 1.980 hộ; 6.468 nhân khẩu; nam là 3.248; nữ là 3.220; + Độ tuổi từ 01 đến 17 tuổi là 1.610 nhân khẩu; Nam 880; Nữ 730; + Độ tuổi từ 18 - 39 tuổi 2.096 nhân khẩu; Nam 1.085; Nữ 1.011; + Từ 40 - 59 tuổi 1.643 nhân khẩu; Nam 803; Nữ 840; + Từ 60 - 100 tuổi 1.119 nhân khẩu; Nam 480; Nữ 639. Trong đó: + Hoàng Sơn 398 hộ; 1.267 nhân khẩu; Nam 628; Nữ 639; + Hà Đông 251 hộ; 825 nhân khẩu; Nam 417; Nữ 408; + Hà Tiên 384 hộ; 1.275 nhân khẩu; Nam 653; Nữ 622; + Thái Khương 237 hộ hộ; 763 nhân khẩu;Nam 388; Nữ 375; + Kinh Trang 365 hộ; 1.215 nhân khẩu; Nam 598; Nữ 375; + Kinh Dương 345 hộ; 1.123 nhân khẩu; Nam 564;Nữ 559. Số thường xuyên vắng là 114 hộ; với 335 nhân khẩu ; trong đó nam là 169; nữ 166. Xã có 6/6 làng đều đạt danh hiệu làng văn hoá, có 3 làng sức khoẻ. Đảng bộ có 11 chi bộ với 284 đảng viên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm qua xã Thái Dương đang từng ngày phát triển vượt bậc, nhân dân ấm no hạnh phúc, đồng thuận cùng với Đảng, chính quyền xây dựng quê hương ngày một khang trang giàu đẹp văn minh. Về Thái Dương hôm nay, ai ai cũng phải hết sức ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của xã. Phát huy những kết quả đã đạt được năm 2020 tổng giá trị kinh tế trên địa bàn xã đạt 310 tỷ 903 triệu đồng ;Thu nhập đầu người đạt 47 triệu 904 nghìn đồng. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 90 tỷ 782 triệu đồng; Tiểu thủ công nghiệp112 tỷ 894 triệu đồng ;Thương mại dịch vụ 107 tỷ 327 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế các ngành nghề là ( 38,2 % - 37,5 % và 24,3 % ). Tổng diện tích gieo trồng 2 vụ là 397 ha. Sản lượng thóc đạt trên 12 tấn/ha. Công tác y tế, giáo dục ngày càng phát triển, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Ba nhà trường đều đạt chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Chú thích Tham khảo
wiki
Hướng dẫn Bài tập làm văn số 6 đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, Bà, Mẹ, Bố, Anh, Chị, Em, ….). Bài Làm Bài làm tả Mẹ: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…” – Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau. Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên. Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng. Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập. Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều. Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý. Mẹ là “Tổ quốc” riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: “Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội”. Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em. Bài làm tả ông Nội: Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em. Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào. Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe. Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết. Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em. Bài làm tả Bà Nội: Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em. Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình. Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi. Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng. Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa. Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!
vanhoc
Lam Trục là một hồ nước ngọt, thuộc loại hình hồ thủy lợi, toạ lạc tại xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hồ có diện tích 172 ha và độ sâu trung bình là 7 m. Ngoài việc giữ chức năng là hồ thủy lợi, lấy nước phục vụ tưới tiêu thì hồ Vân Trục còn được khai thác để nuôi thủy sản nước ngọt. Nuôi thủy sản Hình thức nuôi thủy sản ở đây là nuôi quảng canh, không cho ăn mà tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong hồ. Theo số liệu thống kê, hàng năm sản lượng thủy sản khai thác bình quân đạt 10-15 tấn, năng suất thấp khoảng 80 kg/ha, tỷ lệ cá thu lại 35-40% (trong đó cá mè 60-65%, cá trôi 10%, cá trắm cỏ 5%, chép 3%, còn lại là các loại cá tạp, tôm, tép).... Để đa dạng loài cá nuôi và lựa chọn những loài cá có giá trị, thay dần những giống có năng suất thấp, ít giá trị kinh tế, trong 2 năm (2007 và 2008), Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc đã di nhập 20.000 con cá Quế giống từ Viện nuôi trồng thủy sản về nuôi thử nghiệm tại hồ Vân Trục để theo dõi sinh trưởng và tính thích ứng. Đây là loài cá nước ngọt lần đầu tiên có ở Vĩnh Phúc thuộc bộ cá vược, có nguồn gốc từ Trung Quốc với ưu điểm dễ nuôi, nhanh lớn, thịt ngon, chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên nên đầu tư ít tốn kém. Chú thích Hồ Vân Trục được xây dựng năm 1966, diện tích lưu vực khoảng 19,2km2 với dung tích hữu ích khoảng 7,6 triệu m3, phục vụ tưới thực tế 1000ha ( Thiết kế là 1435ha). Tham khảo Nuôi thành công giống cá Quế tại hồ Vân Trục Vĩnh Phúc Hồ tại Vĩnh Phúc
wiki
Eleonora Cecchini (sinh ngày 27 tháng 9 năm 2003) là một nữ cầu thủ bóng đá người San Marino hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ St. Catharines Roma Wolves tại League1 Ontario. Sự nghiệp thi đấu Trẻ Cecchini dành cả sự nghiệp cầu thủ trẻ cho câu lạc bộ San Marino Academy. Cao đẳng Vào tháng 3 năm 2022, cô bắt đầu cam kết theo học tại Đại học D'Youville ở Hoa Kỳ, nơi cô chơi cho đội bóng đá nữ của trường. Vào ngày 5 tháng 9 năm 2022, cô ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng đá vào lưới Bluefield State Big Blue. Sau khi ghi bàn trong trận đấu tiếp theo, cô được mệnh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất tuần của East Coast Conference. Cô dẫn đầu đội bóng về thành tích ghi bàn trong mùa giải với 4 bàn thắng. Vào cuối năm sinh viên năm nhất, cô có tên trong ECC All-Conference Second Team và USCAA Second Team All-American. Chuyên nghiệp San Marino Academy Tháng 12 năm 2018, cô ra mắt cho đội 1 của San Marino Academy trong trận gặp Pontedera tại Serie C. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2021, cô ra mắt cho đội bóng tại Serie A. Cô vẫn ở lại đội bóng trong mùa giải 2021–22 tại Serie B. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2022, cô ghi bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên cho đội bóng, vào lưới Roma C.F.. St. Catharines Roma Wolves Năm 2023, cô gia nhập câu lạc bộ St. Catharines Roma Wolves tại League1 Ontario. Quốc tế Do San Marino không có một đội tuyển quốc gia dành riêng cho bóng đá nữ nên vào tháng 1 năm 2018, cô đã tham gia trại huấn luyện với đội tuyển U-15 Ý. Cô tiếp tục được gọi lên một trại huấn luyện khác vào tháng 7. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Tiền vệ bóng đá Tiền vệ bóng đá nữ Cầu thủ bóng đá San Marino Cầu thủ bóng đá San Marino Academy Cầu thủ bóng đá St. Catharines Roma Wolves Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá Serie B Cầu thủ bóng đá Serie C Cầu thủ bóng đá League1 Ontario (nữ)
wiki
Hướng dẫn Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Indiana (Hoa Kì), Trái Đất của chúng ta có khoảng hơn một nghìn tỉ loài sinh vật cùng nhau chung sống. Có thể nói: “Sự sống trên Trái Đất giống như một dàn nhạc giao hưởng, mà mỗi giống loài là một nhạc công trong đó” (Gregory Colbert). Trong dàn nhạc ấy, nhiều loài động vật đã được con người thuần hóa trở thành những người bạn của mình. Mèo Ba Tư là một giống loài được thuần hóa như vậy. Đây là giống vật nuôi được ưa chuộng trong nhiều gia đình. Như tên gọi của mình, mèo Ba Tư có nguồn gốc từ Ba Tư, nay là quốc gia Iran, mảnh đất gắn bó với nền văn minh Lưỡng Hà. Xuất hiện từ rất sớm nhưng phải đến thế kỉ XVII, sau khi chú mèo Ba Tư theo chân nhà buôn Pietro Della Valle đến Ý năm 1620, nó đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt tại châu Âu nhờ bộ lông thanh lịch, phong cách tao nhã, dáng vẻ quý tộc. Năm 1871, mèo Ba Tư được giới thiệu tại sự kiện dành cho mèo tổ chức ở Luân Đôn. Đầu thế kỉ XX, với sự yêu thích và sự cho phép nhân giống rộng rãi của nữ hoàng Victoria, giống mèo này phát triển cực thịnh. Trong suốt gẩn một thế kỉ, mèo Ba Tư luôn là giống mèo được yêu thích nhất trên thế giới. Đến nay, vị trí của mèo Ba Tư cũng chưa hề suy giảm. Ở Việt Nam, mèo Ba Tư được nuôi lẩn đẩu tiên tại Hà Nội vào năm 2010. Tuy thời gian chưa lâu nhưng mèo Ba Tư đã trở thành giống mèo được yêu thích, được tìm kiếm và trở thành người bạn thân thiết trong nhiều gia đình. Loài mèo này được chia ra nhiều giống nhưng phổ biến nhất là mèo Ba Tư thuần chủng, mèo Ba Tư lông ngắn, mèo Himalaya và mèo Chinchila. Trong đó mèo Ba Tư thuần chủng là “khởi thủy” của tất cả các giống mèo Ba Tư khác. Chính nhờ vị trí tối thượng trong dòng dõi mèo Ba Tư nên giống mèo thuần chủng được coi là rất quý hiếm, được nuôi dưỡng và lai tạo biệt lập để bảo tồn nguồn gen. Từ giống mèo Ba Tư thuần chủng năm 1950, người ta tiến hành lai giống với mèo Thái tạo ra mèo Himalaya có hình dáng giống mèo Ba Tư nhưng có khoang màu đậm trên nển dáng đặc trưng như loài thỏ Himalaya. Cũng cùng năm này, mèo Ba Tư thuần chủng được những nhà phát triển giống mèo Mĩ lông ngắn đã cho giống mèo này tiến hành lai tạo. Cũng như mèo Himalaya, giống mèo mới này giữ nguyên tất cả các đặc tính của mèo Ba Tư chỉ khác ở bộ lông ngắn khiến cơ thế vốn mập mạp càng thêm tròn trịa. Cuối cùng là mèo Chinchilla được lai tạo từ mèo Ba Tư thuần chủng và một giống mèo bản địa của Nam Phi. Giống mèo này được yêu thích bởi đôi mắt xanh lá cây to tròn, ngây thơ, đáng yêu. Đặc biệt, việc lai tạo này đã cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của giống mèo Ba Tư truyền thống. Có thể nói, trong bốn giống mèo, giống mèo này mạnh khỏe và dễ nuôi hơn cả. Cũng như những loài mèo truyển thống, mèo Ba Tư là động vật bốn chân, thuộc lớp thú, có bộ lông dày, mượt, nhiều màu. Ria mép dài, đóng vai trò là cơ quan xúc giác. Tai thính, nhạy cảm, nghe được những âm thanh rất nhỏ, khi ngủ thường cài tai vào chân trước vừa để bảo vệ vừa để lắng nghe mọi thanh âm xung quanh. Mắt to, tròn, con ngươi có tính đàn hồi cao, thay đổi tùy thuộc theo mức độ ánh sáng. Nhờ vậy loài mèo có thể nhìn rất rõ trong mọi thời điểm dù là buổi sáng chói chang, buổi chiểu nhập nhoạng hay nhá nhem tối. Loài mèo có xương mềm, chân có móng vuốt dài có thể đàn hồi, bàn chân có đệm thịt dày nên mỗi bước đi của chúng rất uyển chuyển, nhẹ nhàng gần như không có tiếng động. Cấu tạo đuôi dài, ở phía sau có khả năng giữ thăng bằng trong khi di chuyển. Nhờ thế, dù có nhảy xuống từ độ cao bao nhiêu, trong tư thế nào loài mèo cũng dùng đuôi xoay chuyển thân hình, dùng chân tiếp đất. Tất nhiên, mèo Ba Tư cũng có những nét quyến rũ riêng so với những loài mèo khác. Đây là giống mèo cỡ trung bình, đầy đặn và săn chắc với cơ thể và các cặp chân khá ngắn. So với các giống mèo khác, mèo Ba Tư có chiều cao không hề kém cạnh, chúng có thể cao từ hai mươi lăm đến ba mươi tám xen-ti-met. Song thân hình ấy với bộ lông dày, rậm và trọng lượng cơ thể từ ba đến năm kilogam, mèo Ba Tư trông có vẻ khá “lùn” và chậm chạp. Đặc biệt với khuôn mặt phẳng, mũi ngắn và nhỏ trong khi đầu vừa to vừa tròn, mèo Ba Tư mang dáng vẻ ngây ngô và đáng yêu. Với thần hình như thế, mèo Ba Tư có phần biếng nhác và hầu như không bắt chuột. Chúng khá chậm chạp, không thích chạy nhảy hay nô đùa. Ngoài hai tập tính này, những tập tính khác của mèo Ba Tư đều giống với loài mèo khác. Chúng thích sưởi nắng và liếm láp bộ lông dày của mình. Điều này có hai lí do, một là vì mèo vốn ưa ấm, sợ rét và hai là khi gặp ánh nắng, lông mèo chuyển hóa thành vitamin, trở thành nguồn thức ăn bổ dưỡng của mèo. Với bản tính ôn hòa, thân thiện, mèo Ba Tư rất thông minh và trung thành, chúng thích được vuốt ve, âu yếm và cũng rất biết cách thể hiện tình cảm một cách nhẹ nhàng, ngoan ngoãn. Bất kì loài động vật nào khi được nuôi trong gia đình cũng cẩn được yêu thương và chăm sóc nhưng giống mèo Ba Tư là loài cần được yêu thương và chăm sóc đặc biệt. Tuổi thọ của nó có thể kéo dài đến mười lăm năm nhưng lại dễ mắc bệnh về mắt, đường hô hấp, tim và bệnh loạn sản xương hông. Bởi vậy, trong quá trình chăm sóc cần vệ sinh sạch sẽ những bộ phận này cho mèo Ba Tư. Giống mèo này thích sống trong không gian rộng rãi, thoải mái, thoáng mát. Bộ lông của chúng dày, thường rụng nhiều nền chúng ta cẩn chải chuốt thường xuyên và cắt tỉa gọn gàng.
vanhoc
Tấm ván phóng dao là tên tiểu thuyết đầu tay phát hành năm 2005 của nghệ sĩ, Ảo thuật gia Mạc Can. Cốt truyện Tiểu thuyết diễn ra ở bối cảnh lúc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tại một gánh "xiệc" nhỏ tên "Đoàn xiệc Nghệ Tinh". Ông Ba, nhân vật xưng "tôi", sinh ra, lớn lên và rong ruổi theo đoàn đi khắp miền Nam. Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong tiết mục thành công nhất của đoàn xiếc, đó là màn "phóng dao". Mỗi khi diễn, ông đứng sau vịn tấm ván, em gái ông đứng trước để người anh hai của hai người phóng những con dao vào tấm ván, tránh để trúng bé gái ấy, trước sự hồ hởi, thót tim của khán giả. Ông Ba luôn cảm thấy thương xót cho em gái ông khi phải đứng phóng dao khi cô còn quá nhỏ, đây lại là trò nguy hiểm, nhưng không làm sao bảo cha ông dừng nó được vì nó là miếng cơm của cả gánh. Ông nhận ra rằng "Sự vô tâm bàng quan ẩn náu trong từng con người như một con vi trùng, hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục". Từng ngày trôi đi, số phận mỗi người cứ buông trôi theo dòng đời đến khi nó bị rẽ hướng bởi cái gì đến cũng đến, việc cô em gái bị trúng dao. Nhân vật Ba Nhân vật chính của tiểu thuyết. Là một người lưng gù vì phải gánh miếng ván, sống cô đơn qua từng ngày với người bạn là miếng ván gánh trên vai mỗi lần diễn "phóng dao" cùng với một chú chó nhỏ còi cọc mà cậu nói nhặt được từ trong giấc mơ của mình. Ba thần tượng anh Hai của mình, nghĩ ông đẹp như một "hoàng tử". Hai "Hoàng tử" Anh trai của Ba. Người trực tiếp phóng dao vào ván. Bề ngoài trầm tính, ít nói, lạnh lùng do công việc đòi hỏi do sự tập trung cao độ. Luôn bị ức chế và phóng dao là lúc giải toả những ức chế đó. Là người luôn tìm kiếm cho mình một giấc "chiêm bao". Tư Em gái của Hai và Ba. Rất mực yêu thương gia đình, đặc biệt là người anh Ba. Cô độc suốt một đời và về già làm bạn với một con mèo ăn chay. Phương Bạn gái của Hai. Một cô gái nhà giàu nhưng có vẻ bình dân. Nết na, thuỳ mị, đảm đang và thường giúp việc gánh xiếc. Ông Trần, bà Trần Cha và mẹ của ba anh em. Ông Tài "say" "Ông hề" góp vui cho tiết mục phóng dao. Phát hành Tác phẩm nhanh chóng nhận được phản hồi tốt của báo chí và bạn đọc. Năm 2012, sân khấu kịch 5B chuyển thể tiểu thuyết thành kịch sân khấu. Tiểu thuyết cũng được cả hai phía BHD và Hãng phim TFS của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, chưa bên nào đưa ra kế hoạch cụ thể. Giải thưởng Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2002-2004 Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 Giải thưởng hằng năm của Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam năm 2005 Tham khảo Liên kết ngoài Trang Tấm ván phóng dao tại Nhà xuất bản Trẻ Tiểu thuyết Việt Nam
wiki
Lê Cát Trọng Lý (sinh 24 tháng 8 năm 1987) là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ tự do của Việt Nam. Lê Cát Trọng Lý còn là nữ nhạc sĩ đầu tiên giành được "Nhạc sĩ của năm" trong tổng 7 đề cử tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến. Cuộc đời và sự nghiệp Lê Cát Trọng Lý sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, trong một gia đình có ba là ca sĩ Lê Băng Thanh, mẹ là giáo viên dạy văn. Năm 2005, cô tốt nghiệp THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng và thi đậu vào khoa tiếng Nga của Đại học Đà Nẵng. Năm 2006, đang là sinh viên, Lý bỏ ngang, rời Đà Nẵng vào Thành phố Hồ Chí Minh. Lý thi đậu vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, học viola ở khoa dây và bắt đầu sáng tác ca khúc. Trong năm 2007, Lê Cát Trọng Lý đoạt giải ba trong cuộc thi "Hát cho niềm đam mê" do Nokia tổ chức. Năm 2008, đoạt được một số giải trong cuộc thi Bài hát Việt do VTV3 tổ chức: Bài hát của tháng 12 (ca khúc "Chênh vênh"); Ca sĩ thể hiện ca khúc hiệu quả tháng 12, Bài hát của năm (ca khúc "Chênh vênh") và Nhạc sĩ trẻ triển vọng. Năm 2009 cô được chọn hát trong chương trình của ca sĩ Francis Cabrel tại Hà Nội. Năm 2010, biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, tạo được dư luận tốt với 3 đêm diễn liên tục cháy vé. Bên cạnh đó, Lý còn tham gia Festival Huế và tham gia lưu diễn văn hóa Việt Nam ơi tại Na Uy. Tại giải Cống hiến năm 2011, Lê Cát Trọng Lý đã thắng giải Nhạc sĩ của năm. Ngày 20 tháng 1 năm 2011, cô phát hành album đầu tay mang tên mình. Cùng năm, Lý đã có chuyến lưu diễn xuyên Việt với chủ đề Lê Cát Trọng Lý - Vui Tour với thời gian gần 2 tháng và thu được những thành công nhất định, trong đó buổi diễn ở quê hương Đà Nẵng của cô đã cháy vé. Sau khi kết thúc lưu diễn, cô quyết định dành ra hai năm để học tập tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 11 năm 2013, cô tái xuất ở quê nhà bằng đêm nhạc Mùa thu trong em. Tháng 8 năm 2015 Lý phát hành album mang tên Dreamer bao gồm ba đĩa liên tiếp với chủ đề Vui Tour, Live in Church và Những kẻ mộng mơ. Album như một cuốn tuyển tập nhật ký âm nhạc trong suốt 4 năm làm việc từ năm 2011 (Vui Tour) đến năm 2015 (Live in Church), âm thanh không qua xử lý để giữ nguyên những khoảnh khắc chia sẻ cùng khán giả. Phong cách nghệ thuật Một số nhận định Lê Cát Trọng Lý chịu ảnh hưởng từ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, cô cho rằng "không thích nghe nhạc Trịnh vì nó buồn quá" và giải thích rằng việc ảnh hưởng là từ trong tiềm thức "do từ ngày còn đi học, chị tôi hay hát nhạc Trịnh". Nguồn cảm hứng Lý chịu ảnh hưởng từ nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc dân ca. Danh sách đĩa nhạc Album phòng thu Đĩa mở rộng Chẳng thể chia ra làm đôi (2018) Album trực tiếp Live in Church (2015) Dreamers Concert World Tour (Digital Release, Live Album, 2020) Album tuyển tập The Spoken Piano - Những phím đàn biết nói (với Cao Thanh Lan, 2023) DVD Vui Tour (2012) Live in Church (2015) Khù khờ Tour Film Nhạc phim Đi qua bóng đêm & Tám chữ có - Cuộc đời của Yến (2015) Ta hứa sẽ nhận ra - Tấm Cám: Chuyện chưa kể (2015) Giải thưởng và đề cử Thư viện Tham khảo Liên kết ngoài Ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam Nhạc sĩ nhạc trẻ Nhạc sĩ Việt Nam Ca sĩ Đà Nẵng Người giành giải Âm nhạc Cống hiến Người họ Lê tại Việt Nam
wiki
TV3-117 là loại động cơ máy bay tuốc bin trục 12 giai đoạn được phát triển cho các loại trực thăng vận tải hạng trung cho cả hai Cục thiết kế Mil và Kamov. Động cơ được phát triển năm 1974 và sau đó được trang bị cho 95% các mẫuu trực thăng do Mil và Kamov thiết kế như Mi-8, Mi-14, Mi-28, Mi-35, Ka-27/28/29/31/32, Ka-50 và Ka-52. Nó cũng có mẫu tuốc bin cánh quạt dành cho An-140. Có hơn 25000 động cơ đã được chế tạo và sử dụng tại 60 nước trên thế giới từ khi nó được đưa vào chế tạo hàng loạt. Trong hơn 25 năm và 16 triệu giờ hoạt động, động cơ đã chứng tỏ được độ tin cậy cao của mình. Biến thể TV3-117M: Mẫu dành cho lực lượng hải quân, trang bị trên các chiếc Mi-14 dùng cho các nhiệm vụ ngoài khơi, bắt đầu chế tạo hàng loạt vào năm 1974. TV3-117MT: Dùng cho các chiếc Mi-8MT/Mi-17 cùng các biến thể của chúng, bắt đầu chế tạo hàng loạt vào năm 1977. TV3-117KM: Mẫu trang bị cho các chiếc Ka-27. TV3-117V: Mẫu có thể hoạt động ở độ cao lớn trang bị cho các chiếc Mi-24. TV3-117VK: Mẫu có thể hoạt động ở độ cao lớn trang bị cho các chiếc Ka-27, Ka-29 and Ka-32, sản xuất hàng loạt từ năm 1985. Mẫu dùng để xuất khẩu của mẫu này là TV3-117VKR cho Ka-28. TV3-117VM: Mẫu có thể hoạt động ở độ cao lớn trang bị cho Mi-8MT/Mi-17. Nó có thể tự động chuyển sang chế độ khẩn cấp, bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1986. TV3-117VMA: Mẫu có thể hoạt động ở độ cao lớn trang bị cho Ka-50. Hiện tại cũng được gắn trên Ka-27, Ka-29, Ka-31, Mi-24, Mi-28A/N và Ka-32, sản xuất hàng loạt từ năm 1986. Mẫu xuất khẩu có tên TV3-117VMAR. TV3-117VM series 02: Là mẫu TV3-117VM dùng cho dân sự trên các chiếc Mi-8MT/Mi-17, sản xuất hàng loạt từ năm 1993. TV3-117VMA series 02: Là mẫu TV3-117VMA dùng cho dân sự trên các chiếc Ka-32, sản xuất hàng loạt từ năm 1993. TV3-117VMA-CBM1: Mẫu tuốc bin cánh quạt cho An-140. TV3-117(A): Mẫu dùng cho các mẫu máy bay không người lái Tu-143. liên kết ngoài http://en.klimov.ru/production/helicopter/TV3-117/ http://www.aviamarket.org/reviews/engines/434-tv3-117tv7-117-turboshaft-engine-family.html http://www.deagel.com/Helicopter-Turboshaft-Engines/TV3-117_a000908001.aspx Động cơ máy bay Động cơ tuốc bin cánh quạt Động cơ tuốc bin trục
wiki
Doris Yankelewitz Berger (7 tháng 5 năm 1934 – 18 tháng 5 năm 2016) là một nghệ sĩ Costa Rica, chính trị gia, nhà hoạt động chính trị, và là thành viên của Đảng Giải phóng Quốc gia (PLN). Bà phục vụ với tư cách là Đệ nhất Phu nhân Costa Rica từ 1982 đến 1986 trong nhiệm kỳ tổng thống của người chồng sau đó, Tổng thống Luis Alberto Monge. Bà là đệ nhất phu nhân Do Thái đầu tiên của quốc gia. Tiểu sử Đầu đời Yankelewitz sinh ngày 7 tháng 5 năm 1934, tại San José, Costa Rica, cha mẹ bà là người Do Thái. Mẹ bà, Rosita Berger Spiro, là người Anh, trong khi cha bà, Jorge Yankelewitz Rodstein, đến từ Argentina. Bà có hai anh em, Samuel và Daniel. Yankelewitz đã thu hút sự chú ý của bà về nghệ thuật khi còn bé. Bà đã học piano và học vẽ tranh sơn dầu, mà bà sẽ tập trung trở thành một nghệ sĩ. Bà đã học trung học tại trường Methodist của Costa Rica (Colegio Metodista) ở San José. Yankelewitz nhận bằng Cử nhân Mỹ thuật của trường Đại học Costa Rica năm 1966. Yankelewitz gặp người chồng tương lai của mình, Luis Alberto Monge, tại một bữa ăn trưa trong khi bà đang theo học tại Đại học Costa Rica.Monge đã phục vụ như là Đại sứ đầu tiên của Costa Rica cho Israel (1963-1966) tại thời điểm cuộc gặp đầu tiên của họ.Họ sớm bắt đầu hẹn hò. Monge và Yankelewitz kết hôn vào ngày 25 tháng 11 năm 1965, tại một buổi lễ được tổ chức tại San José. Bà đã 31 tuổi, trong khi anh ta 39 tuổi vào thời điểm đám cưới của họ.Họ có một con gái,là Lena. Chính trị và Đệ nhất phu nhân Costa Rica Yankelewitz đã hoạt động trong cánh phụ nữ của Đảng Tự do Quốc gia (PLN) bắt đầu từ những năm 1970. Bà đã đi vào chủ tịch ủy ban phụ nữ quốc gia của PLN trong sáu năm.Dưới thời Yankelewitz, ủy ban phụ nữ thành lập các chi nhánh địa phương khắp Costa Rica. Luis Alberto Monge đã tranh cử Tổng thống Costa Rica năm 1978, nhưng đã thua Rodrigo Carazo Odio. Yankelewitz đã tham gia rất nhiều vào cuộc bầu cử năm 1978 và vận động thay mặt chồng bà. Bốn năm sau, Monge lại tranh cử Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử năm 1982. Lần này, ông được bầu làm tổng thống hơn 25 điểm. Doris Yankelewitz Berger trở thành Phu nhân đầu tiên của Costa Rica vào ngày 8 tháng 5 năm 1982, ngày chồng bà tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Costa Rica. Bà trở thành người Do Thái đầu tiên phục vụ như là đệ nhất phu nhân của đất nước trong lịch sử. Yankelewitz ban đầu lên kế hoạch tập trung vào du lịch ở Costa Rica trong nhiệm kỳ của bà với tư cách là đệ nhất phu nhân. Tuy nhiên, bà sớm chuyển sang các vấn đề khác, bao gồm nghệ thuật, lạm dụng dược chất và chăm sóc sức khỏe. Năm 1984, Đệ nhất phu nhân Yankelewitz thành lập chương Costan Rican của Hogares CREA để chống lại nghiện ma túy trong giới trẻ. Bà cũng đã giúp mở Trung tâm Phục hồi Chức năng Cúm (Centro para la Rehabilitación de Alcohólicos), một phòng khám tập trung vào nghiện rượu. Ngoài ra, bà còn tài trợ một số tổ chức y tế và cộng đồng, bao gồm Bệnh viện San Juan de Dios ở San José và Hội chữ thập đỏ. Do nền tảng của bà trong nghệ thuật, Yankelewitz thành lập hai tổ chức nghệ thuật, Casa de la Cultura de Puntarenas và Artesanías de Sarchí (Sarchí Craft Market). Consejo Nacional de las Mujeres (Hội đồng Phụ nữ Quốc gia) của Mexico vinh danh Yankelewitz là "Dama de América" (Lady of America) vào tháng 11 năm 1982. Vào tháng 10 năm 1984, Juan Carlos I của Tây Ban Nha trao tặng Yankelewitz Huân chương Isabella Công giáo. Yankelewitz và Luis Alberto Monge ly thân vào cuối nhiệm kỳ tổng thống vào năm 1986. Họ ly hôn vào tháng 6 năm 1988, hai năm sau khi rời chức vụ. Doris Yankelewitz Berger, người đã bị bệnh trong vài tháng, đã qua đời vào ngày 18 tháng 5 năm 2016, ở tuổi 82. Tài liệu tham khảo Sinh năm 1934 Mất năm 2016 Nữ chính khách Costa Rica
wiki
Vườn quốc gia Torres del Paine () là một vườn quốc gia bao gồm các đỉnh núi, sông băng, hồ, sông ở Patagonia nam Chile. Nó bị chi phối bởi dãy Cordillera del Paine. Nằm trong một khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng sinh thái rừng cận cực Magellan và thảo nguyên Patagonia, nó nằm cách 112 km (70 dặm) về phía bắc của thành phố Puerto Natales và 312 km (194 dặm) về phía bắc của Punta Arenas. Vườn quốc gia này tiếp giáp Vườn quốc gia Bernardo O'Higgins về phía tây và Los Glaciares ở phía bắc, trong lãnh thổ của Argentina. Đây là một trong số những vườn quốc gia được ghé thăm nhiều nhất tại Chile, với khoảng trên dưới 150.000 du khách mỗi năm, trong đó 60% là khách nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới. Nó cũng là một trong số 11 khu bảo tồn của vùng Magellan và Địa Cực Chile (cùng với 4 vườn quốc gia, 3 khu dự trữ quốc gia và 3 di tích quốc gia khác) tạo thành khu vực bảo vệ chiếm khoảng 51% diện tích đất của vùng (6.728.744 ha). Torres del Paine là ngọn núi bao gồm 3 đỉnh granit đặc biệt của dãy núi Paine. Nó nằm ở độ cao 2.850 mét so với mực nước biển, và gần với Cuernos del Paine. Khu vực này cũng tự hào với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của các thung lũng, sông hồ, và sông băng. Những hồ nổi tiếng bao gồm Grey, Pehoé, Nordenskjöld và Sarmiento. Các sông băng có Grey, Pingo và Tyndall, là một phần của Dải băng lớn Nam Patagonia. Tham khảo Liên kết ngoài Patagonia Webcam and maps from Paine and Puerto Natales TorresdelPaine.com Trekking Torres del Paine on wikiexplora Torres del Paine Circuit Planning at backpack45.com Torres del Paine National Park – Patagonia in a New Light, travel article in The New York Times. Trekking Guide Torres del Paine National Park, Preparation, Transportation, Costs and Itineraries for hiking by Back-Packer.org Torres del Paine Torres del Paine Du lịch Chile
wiki
Chi Cá mè trắng (danh pháp khoa học: Hypophthalmichthys)</small>) là một chi thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), chi này gồm có 3 loài, toàn là cá sinh sống ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam, cả ba loài đều được gọi theo tên gọi chung là cá mè, nhưng chỉ có 2 trong số 3 loài là sinh sống tại các ao hồ của quốc gia này. Phân loại Hiện tại được công nhận thuộc chi Hypophthalmichthys là 3 loài: Hypophthalmichthys harmandi (Sauvage, 1884) - Cá mè trắng Việt Nam. Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes trong Cuvier và Valenciennes, 1844), đồng nghĩa: Hypophthalmichthys dybowskii Herzenstein, 1888 - Cá mè trắng Hoa Nam. Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) - Cá mè hoa. Nhận dạng Cá mè có thân dẹp, dài thon, vảy rất nhỏ, có màu trắng, trong cơ thể có những tuyến tiết ra một chất có mùi tanh. Hai loài cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Hoa Nam có vảy óng ánh nên các nước tây phương gọi là "cá chép bạc", như trong tiếng Anh gọi cá mè trắng Việt Nam là silver carp và cá mè trắng Hoa Nam là largescale silver carp. Cả ba loài đều có đầu to, to nhất là loài Hypophthalmichthys nobilis. Hypophthalmichthys molitrix (cá mè trắng Hoa Nam) và Hypophthalmichthys nobilis (cá mè hoa) có thể đạt chiều dài trên 100 cm và trọng lượng trên 25 kg. Hypophthalmichthys harmandi (cá mè trắng Việt Nam) có thể đạt chiều dài 54 cm, chưa tìm được hồ sơ ghi trọng lượng tối đa có thể đạt được của loài cá này. Cá mè có 1 vây (kỳ) lưng, hai vây (kỳ) mang và 3 vây (kỳ) bụng, đuôi hình chữ V. Nơi sống Cá mè là cá nước ngọt, sống ở từng gần mặt nước, những nơi nước đứng hay nước chảy yếu, như ao, hồ, đầm lầy, sông nhánh. Cá mè không đẻ trong ao, đầm mà chỉ đẻ ở nơi có dòng nước chảy mạnh, tới mùa đẻ trứng (tháng 6-tháng 7), cá lội ngược dòng sông tìm những nơi ngã ba để đẻ, trứng trôi theo dòng nước về hạ lưu và nở con tại đây. Muốn cá đẻ trong ao, người ta phải chích kích thích tố (hormone) vào tuyến não cá bố mẹ và dùng bơm tạo dòng nước nhân tạo trong ao. Ba loài cá này tuy gốc châu Á nhưng hiện nay đã được đưa sang các châu lục khác gây giống. Ở Việt Nam, cá mè bành trướng ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Xem thêm Cá mè Chú thích Tham khảo Cá châu Á Cá chép
wiki
Sông Tiền hay Tiền Giang là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của sông Mê Kông (nhánh bên phải là Sông Hậu) chảy từ đất Campuchia vào đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Địa lý Sông Tiền chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra Biển Đông. Sông Tiền có tổng chiều dài chính thức là hơn 234 km. Sông Tiền (giống như sông Hậu) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Tiền chảy từ Phnom Penh, qua Kandal và dọc theo ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Prey Veng (tả ngạn - bờ bắc) và Kandal (hữu ngạn - bờ nam). Sông đi vào lãnh thổ Việt Nam ở xã Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) và Thường Phước 1 (Hồng Ngự, Đồng Tháp). Sông đi dọc ranh giới giữa Tân Châu và Hồng Ngự rồi đi vào Hồng Ngự luôn, dọc theo ranh giới giữa Hồng Ngự với Tam Nông (Đồng Tháp) và Thanh Bình (Đồng Tháp). Sông tiếp tục dọc theo ranh giới giữa Thanh Bình, Cao Lãnh (Đồng Tháp) bên tả và Chợ Mới (An Giang) bên hữu. Sông lại vào sâu trong Đồng Tháp dọc theo ranh giới giữa Lấp Vò, Sa Đéc, Châu Thành bên hữu với thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh bên tả. Sông là ranh giới tự nhiên giữa Châu Thành (Đồng Tháp) bên hữu và Cái Bè (Tiền Giang) bên tả. Tới giáp ranh giữa thành phố Vĩnh Long và Tiền Giang, nó được tách làm ba nhánh lớn: sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông và sông Mỹ Tho. Sông Cổ Chiên chảy dọc theo ranh giới giữa Vĩnh Long, Trà Vinh (bên hữu) và Bến Tre (bên tả) đổ ra biển ở 2 cửa: cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Hai cửa biển này được ngăn cách bởi cù lao Hòa Minh – Long Hoà huyện Châu Thành (Trà Vinh). Sông Hàm Luông chảy trọn vẹn trong tỉnh Bến Tre, đổ ra biển bằng cửa Hàm Luông ngăn cách huyện Thạnh Phú và Ba Tri. Sông Mỹ Tho chảy qua ranh giới Bến Tre (bên hữu) và Tiền Giang (bên tả), đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu (Gò Công), cửa Đại (giữa Bình Đại và Gò Công) và cửa Ba Lai (giữa Ba Tri và Bình Đại). Ngoài ra còn rất nhiều các con sông nhỏ, kênh rạch khác nối liền sông Tiền với sông Hậu. Tác động Do sự biến động của dòng chảy và sự tác động của thủy triều mặn thâm nhập sâu vào trong đất liền, trên dòng sông xuất hiện nhiều cồn bãi nổi và ngầm, làm cho việc đi lại của các tàu có trọng tải lớn chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Các cây cầu Cầu Tân Châu – Hồng Ngự, nối Đồng Tháp với An Giang (dự án) Cầu Chợ Mới – Tân Long, nối Đồng Tháp với An Giang Cầu Cao Lãnh, nối thành phố Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, Đồng Tháp Cầu Mỹ Thuận, nối Tiền Giang với Vĩnh Long Cầu Rạch Miễu, nối Tiền Giang với Bến Tre Cầu Ba Lai, Bến Tre Cầu Hàm Luông, nối thành phố Bến Tre với huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre Cầu Cổ Chiên, nối Bến Tre với Trà Vinh Xem thêm Mê Kông Tham khảo Tiền Giang Tiền Sông tại Tiền Giang Sông tại Bến Tre Sông tại An Giang
wiki
Farnborough FC là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Farnborough, Hampshire, Anh. Thành lập vào năm 1967, đội bóng hiện thi đấu tại và có sân nhà ở Cherrywood Road. Danh hiệu Isthmian League Nhà vô địch Premier Division mùa giải 2000–01 Nhà vô địch Division One mùa giải 1984–85 Nhà vô địch Division Two mùa giải 1978–79 Southern League Nhà vô địch Premier Division các mùa giải 1990–91, 1993–94, 2009–10 Nhà vô địch Division One South & West mùa giải 2007–08 Athenian League Nhà vô địch Division Two mùa giải 1976–77 London Spartan League Nhà vô địch mùa giải 1975–76 Spartan League Nhà vô địch các mùa giải 1972–73, 1973–74, 1974–75 Hampshire Senior Cup Nhà vô địch các mùa giải 1974–75, 1981–82, 1983–84, 1985–86, 1990–91, 2003–04, 2005–06, 2021–22 Thống kê Thành tích tốt nhất tại hạng đấu: Xếp thứ 5 tại Football Conference mùa giải 1991–92 Thành tích tốt nhất tại FA Cup: Vòng bốn mùa giải 2002–03 Thành tích tốt nhất tại FA Trophy: Tứ kết các mùa giải 1991–92, 2002–03 Thành tích tốt nhất tại FA Vase: Bán kết các mùa giải 1975–76, 1976–77 Kỷ lục khán giả đến sân: 4,267 người trong trận đấu với Ebbsfleet United, chung kết play-off Conference South, 15 tháng 5 năm 2011 Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Câu lạc bộ bóng đá Anh Câu lạc bộ bóng đá Hampshire Khởi đầu năm 1967 ở Anh Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 2007 Isthmian League Câu lạc bộ Southern Football League
wiki
Giải Oscar lần thứ 72 là giải thưởng được trao ở 23 hạng mục thuộc lĩnh vực điện ảnh được ra mắt trong khoảng thời gian năm 1999, bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ. Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 26 tháng 3 năm 2000 tại Shrine Auditorium, thành phố Los Angeles. Nam diễn viên Billy Crystal lần thứ 7 đảm nhận vị trí dẫn chương trình, lần đầu tiên ông giữ vai trò này là vào Lễ trao giải Oscar lần thứ 62 năm 1990. Vào 4 tháng 3, lẽ trao giải Thành tựu kỹ thuật được tổ chức tại Beverly Hills do nữ diễn viên Salma Hayek dẫn dắt. Vẻ đẹp Mỹ giành được chiến thắng vang dội ở 5 hạng mục trong đó có Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Những giải thưởng còn lại lần lượt thuộc về Ma trận với bốn giải thưởng; The Cider House Rules và Topsy-Turvy với hai giải. Các phim All About My Mother, Boys Don't Cry, Girl, Interrupted, King Gimp, My Mother Dreams the Satan's Disciples in New York, Ông Già và Biển Cả, One Day in September, The Red Violin, Sleepy Hollow và Tarzan mỗi phim giành một giải. Giải thưởng và đề cử Các đề cử cho Giải Oscar lần thứ 72 được công bố vào ngày 15 tháng 1 năm 2000 bởi chủ tịch viện Hàn lâm Robert Rehme và nam diễn viên Dustin Hoffman. Vẻ đẹp Mỹ dẫn đầu danh sách với 8 đề cử, The Cider House Rules và The Insider đứng thứ hai với 7 đề cử mỗi phim. Tại lễ trao giải, Sam Mendes là đạo diễn thứ 6 thắng giải ở ngay lần đề cử đầu tiên trong sự nghiệp. Nam diễn viên xuất sắc nhất Kevin Spacey trở thành nam diễn viên thứ 10 giành được giải thưởng ở cả hai vai trò vai chính và vai phụ. Từ chiến thắng của Jon Voight trong hạng mục diễn viên chính xuất sắc nhất và giải nữ diễn viên phụ xuất sắc của Angelina Jolie đã đưa họ trở thành cặp cha-con thứ hai từng giành giải Oscar. Các giải thưởng Tên phim và người thắng giải được in đậm Giải Oscar nhân đạo Andrzej Wajda Giải thưởng Irving G. Thalberg Warren Beatty Phim có nhiều giải thưởng và đề cử Danh sách 17 phim giành được từ 2 đề cử: Danh sách phim có nhiều hơn một giải thưởng trở lên: Xem thêm Giải Grammy Giải mâm xôi vàng Giải Emmy Giải Quả cầu vàng Giải BAFTA Chú thích Oscar 072 Hoa Kỳ năm 2000
wiki
Lê Chỉ San (; sinh ngày 1 tháng 3 năm 1966)mang một phần tư gốc gác người Bồ Đào Nha, là nữ diễn viên, người dẫn chương trình Hồng Kông, trực thuộc đài truyền hình TVB. Cô từng là người chủ trì các chương trình thiếu nhi như 430 Space Shuttle của kênh TVB Jade và Flash Fax giai đoạn 1980-1990. Tiểu sử Lê Chỉ San xuất thân từ gia tộc tiếng tăm tại Ma Cao, có ông cố là Lê Đăng (黎登) là công chứng viên duy nhất tại Macao vào thời điểm đó (Ma Cao chỉ có vài nghìn dân). Bác gái là Lê Uyển Hoa (黎婉華), vợ cả của ông trùm ngành sòng bạc Hà Hồng Sân. Gia đình cô chuyển đến Hồng Kông để mưu sinh từ rất sớm. Khi lên 5 tuổi, cha mẹ ly dị, em trai ở với cha. Cô từng học tiểu học và trung học tai trường St. Paul, ngôi trường danh tiếng ở Vịnh Causeway. Thời đi học, cô và em họ Hà Siêu Hà (何超蕸), con gái của Hà Hồng Sân và vợ hai Lam Quỳnh Anh, là bạn cùng trường. Nhờ có đam mê âm nhạc, cô được nhạc sĩ nổi tiếng An Cách Tư (Angus Mak) phát hiện khi cô tham gia cuộc thi ca hát. Đầu năm 1984, cô phát hành album đầu tiên "Girls Magazine" (少女雜誌) với Trần Lạc Mẫn và Trần Huệ Nhàn. Ca khúc chủ đề đầu tay là "Tuyệt đối si tâm" (絕對痴心). Sau khi Trần Huệ Nhàn tách ra phát triển riêng, cô và Trần Lệ Mẫn đã phát hành album thứ hai "Tuyên ngôn thiếu nữ, tuyệt đối nhiệt luyến" (少女宣言,絕對熱戀) vào năm 1985. Sau đó, công ty trực thuộc lý hai người rơi vào khó khăn tài chính và chuyển sang một công ty quản lý khác. Đời tư Mối tình đầu của Lê Chỉ San là với tài tử Lương Gia Huy,mối quan hệ kéo dài hơn 1 năm sau đó chia tay do cách biệt tuổi tác. Khi cùng chủ trì chương trình thiếu nhi 430 Space Shuttle của đài TVB, cô đã phải lòng nam đồng nghiệp Trịnh Y Kiện trong 3 năm, mối quan hệ cũng chấm dứt sau khi Trịnh Y Kiện rời chương trình. Vào những năm 1990 cô có mối quan hệ với diễn viên Thiệu Truyền Dũng (邵傳勇) vào những năm 1990, hai người chia tay vào khoảng năm 2000. Cô cũng giữ mối quan hệ kín tiếng với tài tử Trần Tiểu Xuân. Từ năm 2004, cô đã hẹn hò với Trương Đạt Luân, một diễn viên truyền hình kém 12 tuổi. Hai người chia tay vào năm 2012。 Âm nhạc Tạp chí thiếu nữ(1984, bài hát chính:Tuyệt đối si tâm) Thiên niên nhân luyến- tạp chí thiếu nữ千年戀人‧少女雜誌(1985, album tiếng Nhật, ca sĩ chính: Vĩnh viên là yêu (tiếng Nhật)) Tuyên ngôn thiếu nữ-Tình yêu tuyệt đối(1985, bài hát chính:傻罪過/Một cách vô thức rơi vào tình yêu của anh/Let you go) 創作兒歌故事集(1992,album thiếu nhi) Tham khảo Sinh năm 1966 Người dẫn chương trình Việt Nam Nữ diễn viên Hồng Kông Nữ ca sĩ Hồng Kông
wiki
Vũ Công Đạo (chữ Hán: 武公道; 1629-1714) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp Vũ Công Đạo người xã Mộ Trạch, huyện đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương. Từ nhỏ Vũ Công Đạo đã nổi tiếng là thông minh, học vấn rộng rãi. Năm 1658, Vũ Công Đạo lên đường đi thi Hương nhưng nửa đường được tin mẹ mất liền quay về quê chịu tang. Sang đầu năm sau (1659) triều đình mở khoa thi Hội nhưng vì có việc nên lại hoãn đến mùa đông. Bấy giờ chúa Trịnh Căn xuống chỉ cho phép những người vắng mặt, đi thi thay nếu có văn chương, học giỏi thì đều tha cho cả để thu dụng nhân tài. Vì thế Vũ Công Đạo được miễn lệ (người chịu tang không được thi) và vào thi Hội. Khoa đó triều đình lấy đỗ 20 người, trong đó có Vũ Công Đạo. Tính ông thuần hậu thật thà, cứng cỏi và đứng đắn. Làm quan trong triều, Vũ Công Đạo thường có những lời bàn đanh thép và có những bài văn can gián chúa Trịnh về việc chọi gà. Vũ Công Đạo đi sứ Trung Quốc, khi trở về được thăng chức Đô ngự sử, Nhập thị kinh diên. Ông được người đương thời nhìn nhận là một vị ngự sử chân chính. Ông được cử đi sứ nhà Thanh (1673), khi về được thăng chức Thượng thư Bộ Hộ, tước Thọ Lĩnh bá. Năm 1683, Trịnh Tạc sai Vũ Duy Đoán cùng đoàn sứ bộ lên Cao Bằng để giải quyết việc biên giới với nhà Thanh. Có một viên nội thần là Hán quận công cũng được cử đi, dù chỉ là một thái giám nhưng được chúa ưu ái nên trong danh sách tên của ông ta viết trên tên Vũ Duy Đoán. Duy Đoán tỏ ý bất bình, Vũ Công Đạo lãnh trách nhiệm viết lệnh cũng đập đầu vào cột không chịu cầm bút viết lệnh sắp đặt của chúa Trịnh như vậy. Chúa Trịnh nổi giận hạ lệnh bãi chức ông và Vũ Duy Đoán. Ít lâu sau Trịnh Căn nghĩ đến sự thẳng thắn của ông nên lại khởi dụng làm Hữu thị lang Bộ Hình, Hữu thị lang Bộ Lại. Năm 1714 đời Lê Dụ Tông, Vũ Công Đạo qua đời, thọ 86 tuổi. Học trò Vũ Công Đạo có nhiều học trò là bậc anh tài, đỗ đạt như Phạm Quang Trạch ở Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) đỗ bảng nhãn, Vũ Thạnh ở Đan Luân đỗ thám hoa, Nguyễn Danh Dự ở Dương Liễu (Đan Phượng, Hà Nội) đỗ Hội nguyên. Giai thoại Giai thoại kể rằng Vũ Công Đạo đi thi nửa đường được tin mẹ mất phải trở về chịu tang. Trong lòng ông rất lo buồn. Trên đường về, đêm đó ông vào ngủ nhờ tại chùa Vô Ngại (nay thuộc thôn Vô Ngại, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) và mộng thấy có tiếng gọi: Tiến sĩ đi đâu đấy!? Ông vào gặp người giữ cửa và hỏi rằng: Có quan nào trong ấy? Người giữ cửa nói: Mặc áo vàng ngồi giữa là Ngọc Hoàng thượng đế, mặc áo đỏ và mặc áo xanh ngồi hai bên tả hữu là Nam Tào, Bắc Đẩu đấy! Ông liền tiến vào sâu yết kiến và hỏi việc thi cử của mình, bỗng nghe tiếng nói: Năm nay thi đỗ Bất giác Vũ Công Đạo giật mình tỉnh giấc, ông nghĩ thầm chưa hết tang, lại vắng mặt không được thi thì còn trông mong gì việc đỗ. Nhưng sau đó triều đình hoãn việc thi cử sang mùa đông năm sau và chúa Trịnh xuống cho phép những người vắng mặt, đi thi thay nếu có văn chương, học giỏi thì đều tha cho cả. Vì thế Vũ Công Đạo được dự thi và đỗ tiến sĩ. Xem thêm Vũ Duy Đoán Chú thích Tham khảo Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Quan lại nhà Lê trung hưng Nhà ngoại giao Việt Nam Người Hải Dương Tiến sĩ nhà Hậu Lê
wiki
Bộ gen người là bộ hoàn chỉnh các trình tự axit nucleic cho con người, được mã hóa dưới dạng DNA bên trong 23 cặp nhiễm sắc thể trong nhân tế bào và trong một phân tử DNA nhỏ được tìm thấy bên trong từng ty thể. Bộ gen người bao gồm cả các gen DNA mã hóa protein và DNA không mã hóa. Hệ gen người, được chứa đựng trong các tế bào mầm (2 tế bào giới tính một tinh trùng và một trứng được tạo ra trong giai đoạn giảm phân của quá trình sinh sản hữu tính trước khi thụ tinh để tạo ra một hợp tử) bao gồm ba tỷ cặp base DNA, trong khi bộ gen lưỡng bội (tìm thấy trong các tế bào xôma) gấp hai lần mẫu DNA. Trong khi có sự khác biệt đáng kể giữa bộ gen của các cá thể con người (độ lệch 0.1%), rõ ràng nhỏ hơn so với sự khác biệt giữa con người và họ hàng gần gũi nhất với chúng ta , loài tinh tinh (khoảng 4%) và. Dự án bản đồ gen người tạo ra trình tự hoàn chỉnh đầu tiên của bộ gen người, với trình tự dự thảo đầu tiên và phân tích ban đầu được xuất bản vào ngày 12 tháng 2 năm 2001. Bộ gen của con người là bộ gen đầu tiên của tất cả các loài động vật có xương sống được giải trình tự hoàn toàn. Tính đến năm 2012, hàng ngàn bộ gen người đã được giải trình tự hoàn toàn, và nhiều bộ gen khác đã được lập bản đồ ở các mức độ phân giải thấp hơn. Dữ liệu kết quả được sử dụng trên toàn thế giới trong Khoa học Y sinh học (khoa học chăm sóc sức khỏe), nhân chủng học, pháp y  và các ngành khoa học khác. Có một kỳ vọng xa hơn rằng các nghiên cứu về  bộ gen sẽ dẫn đến những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh tật, và những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực của sinh học, bao gồm cả sự tiến hóa của loài người. Mặc dù trình tự bộ gen của con người (gần như) đã được xác định hoàn toàn trình tự DNA, nhưng chúng ta chưa hiểu đầy đủ  về nó. Hầu hết các gen (mặc dù có lẽ không phải tất cả) đã được xác định bằng cách phối hợp các phương pháp tiếp cận thử nghiệm thông lượng và tin sinh học cao, nhưng vẫn còn nhiều việc cẩn phải thực hiện để làm sáng tỏ thêm các chức năng sinh học của các sản phẩm protein và RNA của chúng. Kết quả gần đây cho thấy hầu hết số lượng lớn DNA không mã hóa trong bộ gen có liên quan đến hoạt động sinh hóa, bao gồm cả sự điều chỉnh biểu hiện gen, tổ chức kiến ​​trúc nhiễm sắc thể, và tín hiệu kiểm soát thừa kế di truyền biểu sinh. Có khoảng 19.000-20.000 gen mã hóa protein ở người. Ước tính số lượng gen của con người đã được điều chỉnh nhiều lần so với dự đoán ban đầu từ 100.000 hoặc nhiều hơnkhi chất lượng chuỗi gen và phương pháp tìm gen đã được cải thiện, và có thể tiếp tục giảm hơn nữa. Chuỗi mã hóa protein chỉ chiếm một phần rất nhỏ của bộ gen (khoảng 1,5%), và phần còn lại được liên kết với các phân tử RNA không mã hóa, trình tự DNA điều chỉnh, LINE, SINE, intron và các chuỗi không mã hóa chưa xác định. Vào tháng 6 năm 2016, các nhà khoa học đã chính thức công bố dự án HGP-Write, một kế hoạch để tổng hợp bộ gen của con người. Tham khảo Tiến hóa loài người Di truyền học loài người
wiki
Mường Mán Cô Bé Gác Mây Từ đại sảnh râm mát bước ra sân loá nắng, phải nhắm tịt mắt hai giây mới ... Tôi mở choàng mắt và, vui mừng thấy chị Hà cùng đoàn phim lỉnh kỉnh máy móc đi trờ tới. Cách mặt chừng 2 tháng làm như vừa du lịch sao Hoả về, chị tíu tít:-Uậy, cả trăm năm mới gặp mầy í, đi đâu đây nhỏ ? -Đi cắm trại - Ở lâu không ? -Chiê`u, hoặc tối mịt mới về -Lát nữa gặp lại, chị đang bận, bận lắm. Miệng nói, chân chạy, chị tất bật đuổi theo đoàn quay phim đã bị ngôi đền đồ sộ nuốt chửng.Tôi quay ra chỗ cắm trại dọc bờ sông, cái xanh cái đỏ nơ? rộ như nhỮng chiếc nấm to, lạ dưới bóng râm. Có mỗi nồi cơm, món canh, món thịt kho mặn &quot;sấp nhỏ&quot; cứ rộn ràng như nấu đại tiệc, đứa thổi lửa bị khói hôn nươ c mắt nước mũi tèm lem, đứa sắt thịt bị dao cứa mặt mày nhăn nhó hơn khỉ. Bọn con trai gào đói bụng đứng vòng quanh hê t chọc tới phá. Tôi xắn tay áo ...Trưa, &quot;sắp nhỏ&quot; rút đi đâu cả, còn mỗi Thuỷ Loan nằm sấp bặm môi trợn mắt loay hoay với cuốn sổ tay. Rõ khổ, làm như ngày nào không ghi nhật ký nó ăn chẳng ngon ngủ không yên. Hai tay lót gối đầu, mắt lim dim, tôi nằm nghe họ hàng nhà chim và họ hàng nhà ve hợp xướng cố dỗ giâ c ngủ, bởi đêm qua văn nghệ lửa trại tụi nó quậy quá, vui quá thức tới gần canh tư. Bỗng, sực nhớ tới chị Hà, tò mò muốn biết việc bếp núc của phim ảnh ra sao, tôi nhổm dậy. Chủ Nhật, gặp ngày nắng đẹp, khách Tây khách ta đông quá chừng, trăm hồng nghìn tía toả khắp vùng đồi vùng trũng khu vực đền Bến Dược. Len lỏi mãi rồi tôi cũng tìm ra đoàn phim. Họ đang thu hình ảnh mô.t ông cụ cựu du kích Củ Chi khoác quân phục, ngực đỏ nhỮng huân, huy chương đứng cạnh chiếc xe tăng cũ kỹ kể lại chiến tích thời xưa. Là thư ký trường quay, chị Hà mải mê ghi chép, chỉ khẽ ngước lên nháy mắt cười khi nghe tôi gọi. Một thoáng vậy mà cũng bị bắt gặp. Anh chàng tóc đinh đứng kề tấm phản quang mau miệng, thấp giọng: - Í, ai vậy chị Hà ? Chị đưa ngón trỏ đặt lên miệng lí nhí: - Suỵt, em họ. Ông đạo diễn mập ú chợt thét: -Cắt! Quang chỉnh ánh sáng lại coi. Quang tóc đinh dịch tấm phản quang sang trái. Ông đạo diễn: -Máy! Rồi: -Cắt! Trời, lại mây! Một đám mây che màu muội khói đèn bay ngang cắc cớ che mất mặt trời. Mọi người ngước cổ chỜ.Tự nhiên, coi như đã quen nhau đâu từ thời mới tạo thiên lập địa, Quang bước đến bên tôi: -Này cô em ...họ, nhỏ có rảnh không ? Tôi hơi lưỡng lự: -Rảnh! -Giúp anh một tẹo nhá, gác mây giùm. Anh bận canh phần phản quang, lát nữa hễ lúc nào thấy mây sắp che ông mặt trời thì nhỏ làm ơn báo giùm một tiếng cho mọi người biết, dễ ợt hà! -Bộ tui phải ngưƠ= c cổ dòm trời mãi hả ? Rồi gãy cổ ai đền ? -Anh ...đền. Quang gãi gãi tai -Chậc, thông cảm tổ ánh sáng hai mống, thằng bạn anh bệnh nên chuyến này anh phải bao dàn suốt, cổ có gãy anh sẽ đền cái khác bằng Inox hẳn hoi. Câu này Quang nói khá lớn khiến mọi người cười rần. Chị Hà quay sang tôi: -Phải đó Hân, giúp bọn chị một chút.Gác mây, rồi thì chẳng rõ có trong kịch bản hay khÔng, ông đạo diễn mời tôi làm diễn viên, vai cô du khách diện bà ba, cổ quấn khăn rằn, đầu đội nón tai bèo, chân mang dép râu giả cô du kích -Chuyện này thường thôi, không ít cô thích diện kiểu này để chụp hình, quay phim vide1o, phòng cho thuê phục trang sẵn sàng cung cấp đủ - nối bước theo những du khách khác luồn vào địa đạo, ra chỗ bắn súng AK đạn thật, vào bếp Hoàng Cầm nấu khoai mì v.v..Lĩnh catsê hai trăm ngàn, sau đó được tặng băng vide1o phim tài liệu Địa Đạo Củ Chi, tôi rủ bạn bè đến nhà chiêu đãi chầu bò bía, bật máy cho chúng xem, tụi nó không ít đứa lác cả mắt. Chưa hết, chị Hà còn hứa lúc nào có vai thích hợp, sẽ kiến nghị với đạo diễn mời tôi tiếp tục đóng phim vì tôi ăn ảnh, diễn khá tự nhiên, chục xe ba gác cũng không chở hết những lời ngợi khen của Quang nhờ chị nhắn lại. Một hôm, tháp tùng anh Hoàng chị Liên đi miền Tây chơi - Ông anh bà chị con bà dì ở Mỹ về, chẳng phải vì &quot;kẹo&quot; mà không thuê xe riêng, anh chị muốn đi xe đò để nhớ thuở học trò xưa - Vừa bước xuống phà Cần Thơ tôi giật mình khi nghe tiếng gọi: - Cô bé ...gác mây! Quay ngó, tôi bỡ ngỡ thấy Quang. Tưởng anh sẽ nhắc lại kỷ niệm cũ, hoặc chí ít cũng thăm hỏi sức khoẻ đôi câu. Nhưng không, thấy chúng tôi khoác tay nhau, anh cười nói với anh chị Hoàng, Liên: - nếu có dịp ngừng lại Tây Đô, xin trân trọng mời quí anh chị đến nghỉ tại khách sạn Hảo Hảo chúng tôi. Cần du lịch miền sông nước, chúng tôi xin sẵn sàng phục vụ phương tiện lẫn người hướng dẫn từ A đến Z. Đoạn anh chàng khẽ nghiêng đầu lịch sự chào, đặt vào tay chị Liền tấm danh thiếp. Trước khi quay sang tốp Tây ba lô líu lo tràng tiếng Anh khá trôi chảy, Quang nháy mắt với tôi: - Bye, hẹn gặp lại! Chuyến ấy thay vì đến khách sạn do Quang chào mời, muốn hưởng đầy đủ thú quê, sau khi đi chơi chợ nổi ở ngã ba sông, chúng tôi xin ngủ nhờ một đêm ơ? nhà một nông dân miệt Phong Điền, để được ngửi thoả thích mùi khói un muỗi trong miểng vùa, ăn cá lóc cuốn lá chuối trét sình nướng bên bờ mương, đong đưa võng đay giữa vườn cam lắc lỉu trái ... Qua phà lượt về, tôi cố dõi mắt tìm Quang trong đám đông. Không thấy.Bẵng đi vài tháng sau, tôi lại gặp Quang trong một dịp tình cờ khác. Hôm ấy sinh nhật, tôi đặt tiệc ngọt ở một tiệm bánh nổi tiếng qua điện thoại, ngạc nhiên thấy người mang hàng đến nhà là anh.Lần gặp thứ tư, thứ năm ... không còn tình cờ nữa. Bây giờ sau thời gian tạm xếp xó kiến thức lẫn tấm bằng tốt nghiệp đại học, chạy vạy tìm kiếm, đổi nghề lia lịa hệt người chưa tìm ra chiếc áo mặc vừa với khổ người của mình, Quang đã có việc làm ổn định ở một công ty xây dựng, chúng tôi đã là bạn của nhau. Tuyệt đối không đưa đón trước cổng trường. Mỗi tháng đôi lần hẹn hò đi chơi đây đó. Gần đây tôi bận một chuyện riêng, chưa tiện tiết lộ nên ít gặp anh. Sau mươi lần khuất hẹn, Quang đu=a &quot;tối hậu thư&quot; chiều nay rủ tôi đi chơi, nếu không thì...Quang ngồi chờ ở quán hẹn. Lúc tôi đến anh đã cạn tới tách cà phê đen thứ ba. Có lẽ say cà phê, vừa gặp, anh chàng lè nhè nói: - Anh có cảm tưởng dạo này em thay đổi đến lạ lùng. Lại nữa, đang có lắm miệng tiếng không hay. Tôi tròn mắt giả ngây: - Miệng tiếng gì ? -Bạn bè anh lẫn bạn bè chung của bọn mình có đứa cả quyết từng thấy em ăn diện hệt dân bụi, thậm chí dân ...chơi, dám một mình lân la ở các quây rượu, kinh khủng hơn, cả nơi ngưỜi ta thường gọi là quán đèn mờ! - Đúng, thì đã sao nào ? - Quang trợn trừng như thể hốt nhiên tôi biến thành khủng long, anh líu lưỡi: - Ờ ...ờ ...thì ra ...Tôi cười khẩy, ỡm ờ: -Mỗi ngưỜi có quyền sống theo lối mình thích chứ, phải không ? Quang tái mặt, bật dậy quay nhanh ra khỏi quán. Thấy hơi nguy kịch, tôi đuổi riết theo, năn nỉ gần gãy lưỡi mới được vinh hạnh ngồi lên boocbaga chiếc Honda 78 cà tàng của anh.Chị Hà khá vui khi thấy tôi bỗng xuất hiện ở hãng phim Bình Minh có cả gã &quot;vệ sĩ&quot; mặt mày bí xị hơn ngáo ộp đi kèm. Chị âu yếm quàng vai cô em họ: -Sao? Chuẩn bị tốt cả chứ ? Mồng Bốn tốt ngày bắt đầu bấm máy tận ngoài vịnh Hạ Long lận đó, em được dịp du lịch rồi tha hồ ... Liếc xéo thấy bộ mặt nặng như đá tảng của Quang, chị cụt hứng bỏ lửng. Ái ngại chớp mắt tới 5 lần, hắng giọng đến 3 bận tôi mới nhỏ nhẹ: -Rất tiếc, cho em rút lui. Vai ấy em không đảm đương nổi đâu, chị nên mời một ngôi sao chuyện nghiệp. Thả phịch người xuống ghế, chị đưa 2 tay quá đầu diễn tả sự thất vọng.Số là, trong khi tôi yên chí chị Hà quên béng lời đã hứa, thì một ngày đẹp trời chị dẫn 1 ông đạo diễn đến nhà động viên tôi nhận một vai nữ phụ trong một phim truyện vide1o, một tiểu thư con nhà giàu chán cảnh gia đình có bố mẹ luôn lục đục, ông ăn chả bà ăn nem, bèn bỏ nhà đi hoang trầm mình vào nếp sống bụi để rồi sau đó mắc phải bệnh AIDS ... Ông đạo diễn lưu ý đây là một vai diễn khó, tôi cần phải đi thực tế, gặp gỡ nhiều nguyên mẫu ở ngay môi trường sinh hoạt của họ để nhập vai cho tốt. Thoạt tiên tôi đọc ngấu nghiến kịch bản, chưa chi đã thấy mình đi đứng nói chười khóc lóc giữa những dòng chữ. Sau đó hễ đi học về thường ăn uống qua loa, vào phòng đóng kín cửa, đứng trước gương tập những bọ điệu, lập lui tới các câu thoại của nhân vật, và không ít đêm mơ thấy mình trở thành ngôi sao điện ảnh mỗi lúc xuất hiện trước công chúng phải sử dụng đến hàng tá bút bi để tặng chữ ký cho hàng hàng lớp lớp người hâm mộ. Nhưng rồi đi thực tế, làm gan đến những nơi như Quang đã nói, chợt nhận ra mình ...không thể.Bỏ lại chị Hà nhăn nhó với nỗi lo phải gấp gáp lùng cho ra một ngôi sao trong nhỮng ngày sắp tới, chúng tôi rời hãng phim. Vậy là, điều bí mật khiến tôi trở thành con người lạ lùng, đầy tai tiến trong mắt Quang đã được bật mí. Anh chàng mỉn cưỜi nửa đùa nửa thật bảo: -Tiếc thật, gặp cơ may như em chắc chắn anh sẽ không bỏ qua. Tôi cươ=`i: -Đơn giản, mỗi ngưỜi chỉ nên mặc áo vừa với tầm cỡ của mình mới ...đẹp! - Vậy thì thưa ngưỜi từng nuôi mộng ngôi sao điện ảnh, lát nữa ghé qua chợ giả dụ anh muốn mua tặng em một chiếc áo, phải chọn loại nào ? Tôi nhéo Quang 1 cái rõ đau khiến anh vẹo người, chiếc xe cà tàng suýt đâm vào 2 cô gái đang tươi cười bước ngược hướng: - Ngớ ngẩn, có vậy mà cũng không biết, thì loại áo vừa tầm cỡ và tài năng khiêm tốn của một cô bé ...gác mây! Mục lục Cô Bé Gác Mây Cô Bé Gác Mây Mường MánChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: DacTrungĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Cryptocentrus là một chi của Họ Cá bống trắng Các loài Chi này hiện hành có các loài sau đây được ghi nhận: Cryptocentrus albidorsus (Yanagisawa, 1978) (White-backed shrimpgoby) Cryptocentrus bulbiceps (Whitley, 1953) (Bluelined shrimpgoby) Cryptocentrus caeruleomaculatus (Herre, 1933) (Blue-speckled prawn-goby) Cryptocentrus caeruleopunctatus (Rüppell, 1830) (Harlequin prawn-goby) Cryptocentrus callopterus H. M. Smith, 1945 Cryptocentrus cebuanus Herre, 1927 (Cebu shrimpgoby) Cryptocentrus cinctus (Herre, 1936): Đây là loài bản địa ở Tây Thái Bình Dương, nơi nó có thể được tìm thấy ở độ sâu 1-25 mét (3,3-82,0 ft) trong vịnh ven biển và đầm phá. Loài này là sống chung với tôm gõ mõ. Loài cá này có thể dài đến 10 cm. Cryptocentrus cryptocentrus (Valenciennes, 1837) (Ninebar prawn-goby) Cryptocentrus cyanospilotus G. R. Allen & J. E. Randall, 2011 (Bluespot shrimpgoby) Cryptocentrus cyanotaenia (Bleeker, 1853) (Lagoon shrimpgoby) Cryptocentrus diproctotaenia Bleeker, 1876 Cryptocentrus fasciatus (Playfair (fr), 1867) (Y-bar shrimp goby) Cryptocentrus flavus Yanagisawa, 1978 Cryptocentrus inexplicatus (Herre, 1934) (Inexplicable shrimpgoby) Cryptocentrus insignitus (Whitley, 1956) (Signal goby) Cryptocentrus koumansi (Whitley, 1933) (Kouman's prawn-goby) Cryptocentrus leonis H. M. Smith, 1931 Cryptocentrus leptocephalus Bleeker, 1876 (Pink-speckled shrimpgoby) Cryptocentrus leucostictus (Günther, 1872) (Saddled prawn-goby) Cryptocentrus lutheri Klausewitz, 1960 (Luther's prawn-goby) Cryptocentrus malindiensis (J. L. B. Smith, 1959) Cryptocentrus maudae Fowler, 1937 (Maude's shrimpgoby) Cryptocentrus multicinctus G. R. Allen & J. E. Randall, 2011 (Multibarred shrimpgoby) Cryptocentrus nigrocellatus (Yanagisawa, 1978) Cryptocentrus niveatus (Valenciennes, 1837) Cryptocentrus octofasciatus Regan, 1908 (Blue-speckled prawn goby) Cryptocentrus pavoninoides (Bleeker, 1849) Cryptocentrus polyophthalmus (Bleeker, 1853) Cryptocentrus pretiosus (Rendahl (de), 1924) Cryptocentrus russus (Cantor, 1849) Cryptocentrus shigensis Nagamichi Kuroda, 1956 (Shige shrimpgoby) Cryptocentrus singapurensis (Herre, 1936) (Singapore prawn-goby) Cryptocentrus strigilliceps (D. S. Jordan & Seale, 1906) (Target shrimp goby) Cryptocentrus tentaculatus Hoese & Larson, 2004 (Tentacle shrimpgoby) Cryptocentrus wehrlei Fowler, 1937 Cryptocentrus yatsui Tomiyama, 1936 Tham khảo Họ Cá bống trắng
wiki
NGC 7419 là tên của một cụm sao mở nằm trong chòm sao Tiên Vương. Những ngôi sao trong cụm mở này có màu đỏ đậm và nổi tiếng với năm ngôi sao siêu khổng lồ màu đỏ. Đây là con số lớn nhất trong bất kì cụm sao nào vào thời điểm trước những năm cuối thế kỉ 20. Các nhà thiên văn học khẳng định rằng cụm sao này không hề có bất kì một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh dương nào cả. Thành viên Ngôi sao tên MY Cephei là ngôi sao sáng nhất trong năm ngôi sao siêu khổng lồ và nó tĩnh lặng khác thường. Nó có quang phổ thuộc loại M7.5, một trong những loại quang phổ cuối cùng của những sao siêu khổng lồ. Tuy nhiên, việc phân tích gặp khó khăn bởi vì không có nhiều những ngôi sao gần đó để tiến hành việc so sánh để có kết quả đúng nhất. Ước tính nhiệt độ của nó là khoảng 2600 độ K, tương đương 2326,85 độ C và độ sáng là 180000 L☉ Chung quanh Cạnh đó có một Sao cacbon tên là MZ Cephei, cùng đáng chú ý trên những bức ảnh hồng ngoại như năm ngôi sao siêu khổng lồ của MGC 7419. Nó có khoảng cách gần với chúng ta hơn NGC 7419 và là một ngôi sao biến quang bất thường chậm với độ sáng nằm trong khoảng từ 14.7 đến 15.4. Dữ liệu hiện tại Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Tiên Vương. Và dưới đây là một số dữ liệu khác: Xích kinh Độ nghiêng Khoảng cách 2300 đến 3300 pc Độ sáng biểu kiến 13 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể NGC Chòm sao Tiên Vương Cụm sao mở
wiki
Duy Mạnh (tên đầy đủ là Nguyễn Duy Mạnh; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1975) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam. Anh bắt đầu nổi tiếng từ năm 2005 với album đầu tay "Tình em là đại dương" gồm một loạt ca khúc trở thành hiện tượng của nhạc Việt lúc đó. Cuộc đời Duy Mạnh sinh ngày 22 tháng 5 năm 1975 tại Hải Phòng, trong một gia đình có ba người anh trai đều là nghệ sỹ saxophone. Anh theo học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh khoa Piano. Ngoài ra, anh còn học nhạc với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sỹ Nguyễn Quang (con trai của Nguyễn Ánh 9) trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 1998. Từ năm 1998, Duy Mạnh bắt đầu biểu diễn trong các phòng trà, bar, pub và sân khấu nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính là đệm piano cho các ca sĩ khác hát và hát lót nếu ca sĩ chính bận đột xuất. Năm 2002, Duy Mạnh tự sản xuất đĩa nhạc đầu tiên với những sáng tác của các nhạc sỹ có tên tuổi như Thuận Yến, Việt Anh, Hà Dũng… Tuy nhiên, đĩa nhạc này không được phát hành rộng rãi. Duy Mạnh bắt đầu nổi tiếng từ năm 2005 với album đầu tay "Tình em là đại dương" với một loạt ca khúc trong album trở thành hiện tượng của nhạc Việt lúc đó như Hãy về đây bên anh, Kiếp đỏ đen, Tình em là đại dương, Ta đâu có say. Sáng tác đầu tiên của Duy Mạnh là bài Tình yêu còn đâu. Chuyên gia hòa âm phối khí Bảo Lư – một người bạn thân của anh nghe qua và thích thú nên đã khuyến khích Duy Mạnh vào đường sáng tác. Gia đình Vợ Duy Mạnh tên là Ngô Thu Huyền (Huyền Cầm), sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, cùng quê với Duy Mạnh. Cô lấy Duy Mạnh ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Hiện nay vợ chồng Duy Mạnh đã có hai người con. Tên của hai người con là Nguyễn Thu Cầm (con gái lớn, sinh năm 2000, sau này cũng theo nghiệp hát của Duy Mạnh với nghệ danh Cầm) và Nguyễn Mạnh Cầm (con trai út, sinh năm 2012).Trước khi nổi tiếng, Duy Mạnh sống một mình ở Thành phố Hồ Chí Minh trong khi vợ và con ở tận Hải Phòng. Hiện tại, cả gia đình anh đã chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Album Album thành công nhất là Tình Em Là Đại Dương số lượng tiêu thụ 20,000 bản với 3 lần tái bản. Sáng tác Dù sáng tác về nhiều đề tài như tình yêu đôi lứa, tình người lính, tuổi học trò, tình cha và quê hương... nhưng Duy Mạnh ghi dấu ấn với những sáng tác về đề tài tệ nạn xã hội : Kiếp Đỏ Đen, Kiếp Bán Độ, Lời Xin Lỗi Của Một Dân Chơi, Phê... Trong vai trò ca sĩ, tên tuổi Duy Mạnh được khán giả biết đến rộng rãi qua các bài hát do chính anh sáng tác như: Hãy Về Đây Bên Anh, Kiếp Đỏ Đen, Ta Đâu Có Say, Tình Em Là Đại Dương, Biết Tìm Đâu, Dĩ vãng Cuộc Tình, Lời Xin Lỗi Của Một Dân Chơi, Phê. (*) Những bài hát về tệ nạn xã hội (**) Những bài hát về về quê hương, đất nước (***) Bài hát về tình phụ tử (****) Bài hát về tuổi học trò Giải thưởng Giải Làn Sóng Xanh cho nhạc sĩ và ca sĩ của năm 2005 Giải Làn Sóng Xanh cho nhạc sĩ của năm 2006 Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1975 Nhân vật còn sống Nam ca sĩ Việt Nam D Nhạc sĩ Việt Nam Nhạc sĩ nhạc trẻ Ca sĩ Hải Phòng Nhạc sĩ Hải Phòng Người Hải Phòng Ca sĩ kiêm người sáng tác ca khúc
wiki
Stibin là một hợp chất hóa học có thành phần chính là antimon và hydro, có công thức hóa học được quy định là SbH3. Là một pnictogen hydride, loại khí không màu này là hợp chất hydride cộng hóa trị chủ yếu của antimon, và một chất tương tự của amonia. Loại khí này có mùi khó chịu như hydro sulfide (trứng thối). Lịch sử Hợp chất stibin (SbH3) rất giống với arsin (AsH3), nó cũng được phát hiện bởi bài thử nghiệm Marsh. Thử nghiệm này phát hiện arsine được tạo ra khi có arsenic. Các phương thức thực hiện này được James Marsh phát triển khoảng năm 1836 dựa trên việc xử lý một mẫu không chứa asen và axit sulfuric loãng: nếu mẫu chứa arsenic, khí arsine sẽ hình thành. Loại khí này được quét vào ống thủy tinh và bị phân hủy bằng cách đun nóng ở nhiệt độ khoảng 250 đến 300 °C. Sự có mặt của arsenic được biểu thị bởi sự hình thành một chất cặn hình thành trong phần nóng của thiết bị. Việc hình thành một chiếc gương màu đen trầm tích trong phần mát của thiết bị cho biết sự có mặt của nguyên tố antimon. Năm 1837, Lewis Thomson và Pfaff độc lập phát hiện ra stibin. Phải mất một thời gian trước khi các tính chất của khí độc có thể được xác định, một phần là do hợp chất này không được tổng hợp sẵn. Năm 1876 Francis Jones đã thử nghiệm một số phương pháp tổng hợp nhưng không thể thành công, mãi cho đến năm 1901 khi Alfred Stock xác định hầu hết các đặc tính của stibin. Tham khảo Hợp chất antimon
wiki
Alan Bennett Krueger (17 tháng 9 năm 1960 – 16 tháng 3 năm 2019) là một nhà kinh tế người Mỹ, là Giáo sư Kinh tế Chính trị James Madison tại Đại học Princeton và Phó Nghiên cứu tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia. Ông từng là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Chính sách Kinh tế, được Tổng thống Barack Obama đề cử, từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010, khi ông trở lại Princeton. Ông được Obama đề cử vào năm 2011 với tư cách là chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng và phục vụ tại cương vị này từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013. Ông nằm trong số 50 nhà kinh tế được xếp hạng cao nhất trên thế giới theo Báo cáo nghiên cứu về kinh tế. Cuộc sống và giáo dục ban đầu Krueger lớn lên trong một gia đình Do Thái tại Livingston, New Jersey và tốt nghiệp trường Trung học Livingston năm 1979. Krueger đã nhận bằng Cử nhân Khoa học từ Đại học Cornell của công nghiệp và Quan hệ Lao động (loại ưu), và ông nhận bằng thạc sĩ và Ph.D. Kinh tế từ Đại học Harvard năm 1985 và 1987. Nghề nghiệp Krueger đã phát triển và áp dụng phương pháp thí nghiệm tự nhiên để nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục đến thu nhập, mức lương tối thiểu đối với việc làm và các vấn đề khác. Krueger đã so sánh công việc nhà hàng ở New Jersey, nơi đã tăng mức lương tối thiểu, với công việc nhà hàng ở Pennsylvania, nhưng không, và thấy rằng việc làm nhà hàng ở New Jersey tăng lên, trong khi nó giảm ở Pennsylvania. Các kết quả đã tái sinh cuộc tranh luận học thuật về hiệu quả việc làm của tiền lương tối thiểu và sản sinh ra một lượng tài liệu lớn. Những cuốn sách của ông, Education Matters: Selected Essays by Alan B. Kruegerr và (với James Heckman) Inequality in America: What Role for Human Capital Policies? xem xét các nghiên cứu có sẵn liên quan đến các yếu tố bên ngoài tích cực tích lũy cho xã hội từ sự gia tăng đầu tư của chính phủ trong việc giáo dục trẻ em của người nghèo. Trong Inequality in America, ông viết: Trong cuốn sách What Makes a Terrorist: Economics and the Roots of Terrorism (2007), ông đã viết rằng: trái ngược với giả định rằng những kẻ khủng bố đến từ những môi trường nghèo khó, vô học, những kẻ khủng bố thường đến từ tầng lớp trung lưu, có trình độ đại học. Năm 1994–1995, ông là Chuyên gia kinh tế trưởng tại Bộ Lao động Hoa Kỳ. Ông đã nhận được Giải thưởng Kershaw, Giải thưởng Mahalanobis và Giải thưởng IZA (với Thẻ David) và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, Hiệp hội Kinh tế Lao động, Hiệp hội Kinh tế và Khoa học Xã hội và Chính trị Hoa Kỳ. Ông là thành viên của Ủy ban Điều hành và Giám sát (ESC) của CERGE-EI, một tổ chức học thuật ở Praha, Cộng hòa Séc. Vào ngày 7 tháng 3 năm 2009, ông được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chính sách Kinh tế. Vào tháng 10 năm 2010, ông tuyên bố từ chức khỏi Bộ Tài chính, để trở lại Đại học Princeton. Vào ngày 29 tháng 8 năm 2011, ông được Obama đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, vào ngày 3 tháng 11 năm 2011, Thượng viện nhất trí xác nhận đề cử của ông. Ông cũng xuất bản một số cuốn sách về các vấn đề liên quan đến giáo dục, thị trường lao động và phân phối thu nhập. Ông cũng được biết đến với công trình về Đường cong Kuznets môi trường. Từ năm 2000 đến 2006, ông đã viết cho chuyên mục Cảnh kinh tế của Thời báo New York. Krueger đã ký một bản tóm tắt amici curiae 2018 bày tỏ sự hỗ trợ cho Đại học Harvard trong vụ kiện Sinh viên đòi tuyển sinh công bằng v. Harvard. Đời tư Krueger đã kết hôn với Lisa Simon và có hai con. Cái chết và di sản Krueger được tìm thấy đã chết tại nhà riêng ở Princeton vào ngày 16 tháng 3 năm 2019. Gia đình ông cho biết nguyên nhân cái chết là do tự sát. Trong một tuyên bố, cựu Tổng thống Obama nói rằng: "Alan là người sâu sắc hơn là con số trên màn hình và biểu đồ trên một trang", ông nói thêm, "Ông thấy chính sách kinh tế không phải là vấn đề của các lý thuyết trừu tượng, mà là một cách để khiến cuộc sống của mọi người được tốt hơn. " Tham khảo Thành viên Học viện Mỹ thuật và Khoa học Mỹ Nhà kinh tế lao động Cựu sinh viên Đại học Harvard Chính khách Mỹ thế kỷ 21 Mất năm 2019 Sinh năm 1960
wiki
Thí nghiệm tước đoạt ngôn ngữ được cho là đã được thực hiện ít nhất bốn lần trong lịch sử, là thí nghiệm cách ly trẻ sơ sinh khỏi việc sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu thông thường nhằm cố gắng khám phá đặc điểm cơ bản của bản chất con người hoặc nguồn gốc của ngôn ngữ. Trong lịch sử Trường hợp thí nghiệm đầu tiên thuộc loại này có thể tìm thấy trong ghi chép của sử gia Herodotos (ca. 485 – 425 BC), theo đó pharaoh Ai Cập Psamtik I (664 – 610 BC) nhằm chứng minh niềm tin rằng ngôn ngữ Ai Cập là nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, đã thử nghiệm bằng cách tìm hai đứa trẻ sơ sinh, giao cho một người chăn cừu nuôi dưỡng tại một nơi biệt lập, cách xa đám đông, không thể tiếp cận với bất kỳ ngôn ngữ nào của con người để xem chúng sẽ nói ngôn ngữ nào. Psamtik I tin rằng ngôn ngữ được nói bởi những đứa trẻ chưa được dạy ngôn ngữ nào chắc chắn là ngôn ngữ gốc. Nếu đứa trẻ nói tiếng Ai Cập, chắc chắn tiếng Ai Cập là ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên từ đầu tiên mà chúng nói lại là "bekos" (βεκόϛ) thuộc ngôn ngữ của người Phrygia (βεκόϛ nghĩa là bánh mì trong ngôn ngữ này) Các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng đây có thể là một cách diễn giải có chủ ý về tiếng bập bẹ của chúng mà thôi. Một thí nghiệm được cho là do Hoàng đế La Mã Frederick II thực hiện vào thế kỷ 13 đối với những đứa trẻ lớn lên mà không có sự tương tác của con người nhằm xác định xem chúng có ngôn ngữ tự nhiên nào hay không. Người ta cho rằng Frederick II đã tìm cách khám phá ngôn ngữ được Chúa truyền cho Adam và Eve. Các thí nghiệm đã được tu sĩ Salimbene di Adam ghi lại trong Biên niên sử của ông, những đứa trẻ được nuôi dưỡng mà không có giao tiếp tuy nhiên thí nghiệm thất bại do chúng không thể sống sót do thiếu tương tác. Vài thế kỷ sau thí nghiệm của Frederick II, James IV của Scotland được cho là đã gửi hai đứa trẻ đến nuôi dưỡng bởi một người phụ nữ câm bị cô lập trên đảo Inchkeith, để xác định xem ngôn ngữ được học hay bẩm sinh. Những đứa trẻ được cho là đã nói tốt tiếng Do Thái, nhưng các nhà sử học đã hoài nghi về những tuyên bố này. Hoàng đế Mughal Akbar được cho là có những đứa con được nuôi dưỡng bởi những vú nuôi câm. Akbar cho rẳng khả năng nói phát sinh từ việc nghe; do đó, những đứa trẻ lớn lên mà không nghe được tiếng nói của con người sẽ bị câm. Một số tác giả đã nghi ngờ liệu các thí nghiệm của Psamtik I và James IV có thực sự diễn ra hay không và chính xác như thế nào; và có lẽ điều tương tự cũng xảy ra với thí nghiệm của Frederick II. Thí nghiệm của Akbar rất có thể là xác thực, nhưng đưa ra một kết quả mơ hồ. Giả tưởng Thí nghiệm cấm (forbidden experiment) trong The New York Trilogy của Paul Auster Trong phim truyền hình The Twilight Zone tập có tự đề "Mute" (1963), một số trẻ em được nuôi dạy theo cách không giao tiếp ngôn ngữ để thúc đẩy giao tiếp thần giao cách cảm. Trong series Batgirl, nhân vật Cassandra Cain, bị tước đoạt ngôn ngữ nói trong thời thơ ấu, đây là một phần trong nỗ lực tạo ra một võ sĩ có khả năng diễn giải ngôn ngữ cơ thể đặc biệt, vì người ta tin rằng điều này sẽ mang lại lợi thế lớn cho một người khi cận chiến. Trong Le Miroir de Cassandre của Bernard Werber nhân vật Cassandre và anh trai của cô bị tước đoạt ngôn ngữ nói trong một phần thời thơ ấu của họ như một thí nghiệm từ mẹ của họ, một nhà tâm lý học nhi khoa nổi tiếng. Trong tiểu thuyết đầu tay của Andrea Moro - cuốn Il segreto di Pietramala có một ngôi làng ở Corse phải chịu một thí nghiệm cấm. Tham khảo Tâm lý ngôn ngữ học Tâm lý học thực nghiệm Nghiên cứu đối tượng con người
wiki
Chặng đua MotoGP Styria 2020 (tên chính thức 2020 BMW M Grand Prix of Styria) là chặng đua thứ 5 của mùa giải MotoGP 2020. Chặng đua được tổ chức ở trường đua Red Bull Ring, Áo từ ngày 21 đến 23 tháng 08 năm 2020. Người chiến thắng là Miguel Oliveira của đội đua Tech 3 KTM. Bối cảnh Đây là chặng đua được bổ sung vào lịch thi đấu sau khi một số chặng đua khác bị hủy vì đại dịch covid-19. Diễn biến chính Race-1 Johann Zarco bị phạt xuất phát từ pitlane do lỗi gây tai nạn ở chặng đua MotoGP Áo 2020. Tay đua giành pole là Pol Espargaro. Nhưng anh nhanh chóng đánh mất vị trí vào tay Joan Mir, Jack Miller và Takaaki Nakagami ngay ở vòng 1. Đến vòng 17, khi trật tự cuộc đua đã ổn định thì bất ngờ chiếc xe của Maverick Vinales bị hỏng phanh buộc anh phải nhảy khỏi chiếc xe để thoát hiểm. Chiếc xe Yamaha tông thẳng vào hàng rào và bốc cháy khiến cho cuộc đua phải tạm dừng. Race-2 Sau khi cuộc đua trở lại thì Joan Mir và Takaaki Nakagami không còn giữ được tốc độ của mình và dần tụt về phía sau. Ngược lại thì Pol Espargaro lại thi đấu rất mạnh mẽ, là người cạnh tranh quyết liệt với Jack Miller. Điều bất ngờ đã xảy ra ở góc cua cuối cùng, Miguel Oliveira vốn không được đánh giá cao đã vượt cả Miller và Espargaro để giành chiến thắng MotoGP đầu tiên trong sự nghiệp. Đây cũng là chiến thắng thể thức MotoGP đầu tiên của đội đua vệ tinh Tech3. Fabio Quartararo chỉ đứng thứ 13 vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trên BXH tổng với 70 điểm. Kết quả Đây là kết quả Race-2 của cuộc đua: Nguồn: Trang chủ MotoGP BXH sau chặng đua BXH tay đua BXH xưởng đua BXH đội đua Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin chặng đua MotoGP Styria trên trang chủ MotoGP Styria
wiki
Kozani (, phát âm là [kozaɲi]) là một thành phố thủ phủ tỉnh Tây Macedonia, miền bắc Hy Lạp. Kozani nằm ở phần phía tây của Macedonia, ở phía bắc của thung lũng sông Aliakmonas. Thành phố nằm 710 mét trên mực nước biển, 15 km phía tây bắc của các Polyfytos hồ nước nhân tạo, 120 km về phía tây nam Thessaloniki, giữa Pieria núi, Vermio, Vourinos và Askio. Dân số của nó được ước tính là khoảng 50.000. Khí hậu của khu vực là lục địa với mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng. Kozani có của Viện Công nghệ giáo dục của Tây Macedonia và Đại học Tây Macedonia, với khoảng 15.000 sinh viên từ khắp nơi trên Hy Lạp và những nơi khác. Đây cũng là nơi có tòa án thượng thẩm Tây Macedonia, lửa lữ đoàn, nơi đóng quân của quân đội Quân đoàn 1 của quân đội Hy Lạp và của Giám mục của Servia và Kozani. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của văn hóa dân gian địa phương là Kozani của lễ hội vào cuối của mùa đông, giữ lại nhiều sự mộc mạc của giáo phái Dionysiac cổ đại. Kozani là nổi tiếng ở Hy Lạp và nước ngoài để sản xuất của Saffron (Krokos Kozanis), tại thị trấn gần đó Krokos. Kozani là một nút giao thông giữa Trung Macedonia, Thessaly và Epirus. Các sân bay gần nhất là sân bay Filippos, 4 km từ thành phố, mã sân bay IATA: KZI. Sân bay này lần đầu tiên được mở cửa vào giữa thế kỷ 20. Kozani nằm gần đường cao tốc Egnatia, kết nối các bờ biển của biển Ionia với Thessaloniki và các biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Hy Lạp Tây Macedonia Kozani
wiki
Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trong mùa khô nhưng tại một số địa phương mặn đã xâm nhập vào nội đồng. Tuy mức độ chưa gay gắt nhưng chính quyền và người dân cũng đã chủ động các phương án ứng phó. Trong khi đó, theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, mặn có xu hướng tăng dần từ đầu tháng 12 năm trước và tiếp tục vào các tháng đầu năm 2023, đặc biệt cần đề phòng xâm nhập mặn bất thường do tác động của biến đổi khí hậu. Nông dân tỉnh Vĩnh Long tích cực bơm nước cho cây mùa khô. Ảnh: Quốc Trung. Ngày 3 và 4/2, do có mưa, độ mặn một số nơi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ. Tuy nhiên việc sớm xuất hiện mặn vẫn khiến người dân lo lắng. Theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, mùa khô năm nay xâm nhập mặn không gay gắt như những năm cực đoan 2015 – 2016 và 2019 – 2020 do một phần ảnh hưởng của hiện tượng La Nina (pha lạnh). Tuy nhiên, khả năng mặn xâm nhập sâu bất thường có thể xảy ra bởi những biến động dòng chảy ở bất cứ thời điểm nào do vận hành thủy điện thượng nguồn. Tháng 1, tháng 2, mặn với nồng độ 4‰ ở các vùng ven sông Tiền, sông Hậu có thể xâm nhập sâu 45 – 55km; nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường có thể làm mặn vào sâu 50 – 60km gây ảnh hưởng đến việc vận hành của các cống lấy nước. Ghi nhận ngày 4/2, ở tỉnh Vĩnh Long cơ quan chức năng đã đo được độ mặn đạt tới 4,4 ‰, số liệu đo sáng 3/2 tại cống Nàng Âm, xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm. Các trạm khác cũng đo được độ mặn có xu hướng tăng so với cuối tháng 1. Cụ thể trạm Tích Thiện 2,3‰, Qưới An 2‰; Trà Ôn 0,5‰; Ngã Tư 1,3‰ và giáp TP Vĩnh Long là trạm vàm Cái Muối và Đồng Phú 0,1‰… Để ứng phó với hạn mặn kịp thời và giúp bà con nông dân phục vụ sản xuất, ngành nông nghiệp huyện Vũng Liêm đã gửi thông báo, đề nghị các đơn vị liên quan đóng cống ngăn mặn ngày 3/2 và ngày 5/2. Một số địa phương ở các cù lao, ven sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Tiền của Vĩnh Long giai đoạn này đang phải chạy đua với mặn. Nhất là người dân ở cù lao Dài, Thanh Long (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), cù lao Mây (xã Lục Sĩ Thành và Phú Thành, huyện Trà Ôn ), cù lao Minh (các xã thuộc huyện Long Hồ ), thời gian qua người dân lo thu hoạch trái cây, rau màu chạy mặn, lo trữ nước sẵn sàng ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt. Bà Ngô Thanh Thúy, người dân ở xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây , tỉnh Tiền Giang , cho biết: Thời điểm này năm 2020 tại xã Đồng Sơn nước mặn đã xâm nhập vào nội đồng, người dân lo tích trữ và tìm kiếm nước ngọt chăm vườn trái cây. Năm nay chưa thấy hiện tượng nước mặn xâm nhập nhiều nên bà con cũng yên tâm. Đây là vùng trồng nhiều thanh long nên rất sợ nước mặn xâm nhập, vì vậy thời gian qua người dân ở đây theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên để có phương án ứng phó với hạn, mặn… Tại Bến Tre , hiện tỉnh này đã xác định cấp độ 2 về rủi ro thiên tai xâm nhập mặn. Độ mặn trên các sông đã tăng mạnh hơn so với dự báo. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, từ ngày 1 đến 7/2 độ mặn trên sông Cửa Đại có thể đạt tới 4‰ và sẽ lấn sâu vào đến xã Long Định, huyện Bình Đại , cách cửa sông 36km. Hiện độ mặn 1‰ đã xâm nhập sâu vào xã Quới Sơn của huyện Châu Thành , cách cửa sông 44km. Còn ở sông Hàm Luông cơ quan chức năng cũng dự báo từ ngày 1 đến 7/2 độ mặn 4‰ sẽ xâm nhập đến xã Phước Long, huyện Giồng Trôm , xã Phước Hiệp, Định Thủy của huyện Mỏ Cày Nam cách cửa sông 38km. Ở sông Cổ Chiên độ mặn 4‰ cũng lấn sâu vào xã Cầm Sơn của huyện Mỏ Cày Nam cách cửa sông 33km. Ông Đặng Hoàng Lam – Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Bến Tre cho biết, độ mặn trên các sông đã tăng mạnh hơn so với dự báo. Người dân cần cảnh giác theo dõi diến biến độ mặn của nước trước khi tưới cho cây trồng và cây ăn trái. Tại tỉnh Vĩnh Long, người dân chủ động bơm nước ngọt bổ sung cho ruộng trước khi mặn xâm nhập sâu. UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành nhiều phương án chuẩn bị phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. Nhằm bảo vệ sản xuất và dân sinh trong mùa khô 2022-2023. Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Lưu Nhuận – Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết, ghi nhận lúc 7 giờ sáng ngày 5/2 một số cống, cửa sông, độ mặn có giảm hơn, như cống Nàng Âm, độ mặn đo được là 2,9‰, trạm Tích Thiện giảm còn 1,6 ‰, trạm Qưới An 0,5‰, Trà Ôn 0,2‰, trạm vàm Cái Muối và Đồng Phú 0,1‰ vẫn giữ nguyên độ mặn như đã đo ngày 4/2…Tuy nhiên bà con cũng không nên chủ quan, vì hiện nay đang mùa khô, diễn biến thất thường cần chủ động ứng phó. Các địa phương cũng cần sớm có phương án ứng phó. Nhận định về tình hình diễn biến xâm nhập mặn, PGS.TS Lê Anh Tuấn – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: Hiện nay nước sông Cửu Long ở thượng nguồn cao hơn trung bình nhiều năm do năm nay mùa mưa kết thúc rất trễ, mặc dù mùa khô nhưng lại có những trận mưa rất lớn. Bên cạnh đó ghi nhận ở các đập thượng nguồn cũng tiến hành xả đập vì vậy, hiện tại vùng ĐBSCL không thiếu nước ngọt, trong khi đó mặn cũng chưa đi sâu vào nội đồng. Điều rất lạ và hiếm thấy gần đây trong mấy ngày Tết từ mùng 2 đến mùng 4, tại nhiều tỉnh thành, nước dâng cao cộng với triều cường và mưa khiến ngập cục bộ nhiều nơi… Mặc dù vậy, ông Tuấn vẫn khuyến cáo các địa phương nên có các phương án trữ nước chủ động với những diễn biến thời tiết bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chắc chắn tháng 3 và tháng 4 tới mặn sẽ tràn vào, tuy nhiên dự báo của ngành chức năng sẽ không nghiêm trọng như một số năm vừa qua (năm 2016 và 2020). Ở vùng ĐBSCL bà con đã sẵn sàng với việc mùa khô nào nước mặn cũng tràn vào, trong khi dự báo năm nay sẽ không đáng lo. Ông Tuấn cho rằng, để sẵn sàng ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn và những diễn biến bất thường có thể xảy ra, người dân và chính quyền địa phương cần có phương án trước mắt và lâu dài. Cụ thể trước mắt cần tích trữ nước bằng nhiều cách mà lâu nay các địa phương vẫn làm như xây hồ, ngăn các tuyến kênh nội đồng, đào ao, dùng túi chứa nước. Thường xuyên theo dõi, cập nhật số liệu, diễn biến của khí tượng thủy văn. “Về lâu dài, nên giảm diện tích trồng lúa, chọn các loại cây trồng giảm tiêu thụ nước hoặc chuyển qua nuôi trồng thủy sản” – ông Tuấn nói. Nông dân có kinh nghiệm nhiều rồi “Nông dân của vùng mình giờ kinh nghiệm nhiều lắm rồi bài học và những kinh nghiệm tích lũy được từ những đợt khô hạn đã qua người dân và chính quyền địa phương đã biết cách đối phó và chuẩn bị sớm các phương án. Tôi thấy giờ nông dân của vùng mình không còn quá lo về thời tiết hay thiên tai mà chủ yếu bà con lo về thị trường, đầu ra cho sản phẩm làm thế nào ổn định và người dân khá lên” – PGS Lê Anh Tuấn – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ).
vanhoc
Nguyễn Tuân Một người muốn đập vỡ đàn Đêm thứ bảy này, cũng như tất cả những đêm thứ bảy trước, Xuân phải đánh đàn nhiều quá, bởi vì những tối thứ bảy là tối kiếm được nhiều lời, những tối mà khách sạn Bagatelle trên đường Quần Ngựa mở cửa cho người ta ăn và nhảy cho đến sáng bạch nhật. Thật đúng như cái lối chơi &quot;sáng đêm&quot; của thành phố Sài Gòn, người ta có thể đi xem Tuồng - Cải Lương từ chín giờ tối cho tới gần sáng, giữa chừng chỉ nghỉ mắt một chút đủ thời giờ để đưa cái miệng khô nhạt vào Chợ Lớn ăn dăm bảy miếng síu dề, hồ lấy sức lại để xem tiếp lớp tuồng càng gần đoạn chót, càng múa may nhiều, càng inh ỏi nhiều.Xuân đi trên con đường đê Parreau giải nhựa, trời mát thế mà chàng vẫn luôn luôn rút mùi xoa ra thấm mồ hôi đẫm mái tóc và tràn cả xuống thái dương. Ba bốn giờ sáng rồi còn gì ra xe pháo ở chỗ này.Xuân định rẽ ngang sang phía nhà dầu Tam Đa, rồi xuống tìm Quý, người bạn chàng cũng làm nhạc công ở tiệm khiêu vũ Moulin Sans Souci. Tiệm khiêu vũ sát ngay ven Hồ Tây này, ở xóm Thụy Khuê, nguyên trước là một mái đình cổ. Nơi thờ kính cũ kỹ ấy giờ cũng đông khách thập phương đến &quot;chơi&quot; lắm, bởi vì người ta đã sửa sang lại cho nó thành một cái Nhà Xay Lúa Vô Ưu. Quý vốn đàn ở đấy, cũng kiếm được ra tiền. Nhưng từ ngày có người Tàu sang đây lánh nạn đông quá, Quý gặp cái cô Tú Sương Hương người Thượng Hải manh mảnh ấy, Quý đâm ra chán nghề, chỉ muốn hủy hợp đồng với chủ tiệm và Xuân không chắc bạn mình có còn ở đấy nữa không mà đến tìm cho mất công. Lâu nay Xuân muốn gặp lại Quý, nhưng tối đến thì là cái thời khắc biểu của tất cả nhạc công, và lúc ban ngày có được rảnh việc, nhưng người nhạc công còn phải ngủ trả nợ cho mắt đêm qua, đêm kia, đêm kìa... Thành thử Quý và Xuân lâu nay không có gặp nhau và bây giờ Xuân lại cứ thẳng đường đê Parreau mà đi, nhất định không rẽ sang Nhà Xay Lúa Vô ưu tìm bạn nữa. &quot;Thà không tìm hẳn nhau, còn hơn là tìm mà không thấy&quot;. Xuân thở dài, tai lắng nghe chuông sở La Pho điểm bốn tiếng rè rè bên bờ hồ nước. Xuân thấy đêm gần tàn, nhớ đến ăn và tự bảo: &quot;Biết thế ban nãy mình cũng cùng ăn đồ nguội với anh em cho nó xong. Cái lão chủ tiệm ấy được cái khá là đêm đêm lúc hết giờ đánh đàn cho khách hàng của lão chơi nhảy, lão không có bủn xỉn về bữa ăn đêm của đám anh em nhạc công mình&quot;.Đi qua Bách Thú, tuy là đi ở vòng ngoài công viên mà Xuân cũng bắt lấy được một vài tiếng động của cái vườn rộng mà đêm đã nhuộm thẫm một màu bí mật và tội lỗi. Một con gấu nhớ rừng, rống mạnh lên mấy tiếng liên tiếp, nghe như tiếng người thuê nhà trên gác hay kê lại chiếc tủ áo. Một con công chợt tỉnh ngủ, tưởng đã sáng, vội kêu mấy tiếng &quot;Xấu hổ! Xấu hổ!&quot;. Đã đi đến cổng đình Ông Bảy rồi mà Xuân vẫn còn nghe thấy cái thanh âm đồng vọng của một con vượn cái kêu rầu. Người làng Ngọc Hà đã lũ lượt gánh rau đi qua Cửa Bắc, xuống bán ở chợ Đồng Xuân từ bao giờ.... Cái hiệu cháo lòng sáng ở ven đường Cửa Nam, trông sang chợ là một nơi có đủ hạng người đến. Nhưng số đông, vẫn là đám phu xe. Người ta vào đây là để ăn cho mau, cho ấm cái bụng trống không rồi đi làm việc ngay với cái ngày cần lao của người ta bắt đầu từ lúc còn tối đất. Xuân phải lấy đêm làm ngày theo với nghề sống của mình, đến đây húp một bát cháo nóng để rồi về đi ngủ. Chàng thấy mệt lắm, chán lắm, xương thịt buồn như người nghiện thiếu a phiến. Nếu bây giờ ăn xong, lần về đến nhà mà giấc ngủ lại chưa đến cho thì Xuân tin sẽ phải khổ sở vật vã nhiều lắm. Đã có bao nhiêu người rất khôn ngoan, không bao giờ dám điên dại lấy một phút, vụt trở nên phạm nhân, tiêu tiền một cách kiêu ác, đập phá đồ đạc và đến cả những cuộc đời chung quanh, chỉ vì lúc bấy giờ, họ đã cầu nguyện mãi một giấc ngủ không chịu đến cho đúng lúc.Trời đêm nay đổi tiết, mọi vật trở nên khô cứng, co lại. ở góc buồng riêng của Xuân, có một cây đàn đứt dây. Sợi dây ruột mèo đứt đánh bộp một cái. Tiếp cái tiếng khô ngắn rã rời ấy là một hồi tiếng vang của chùm kim thanh yếu ớt rỉ rền rung trong thùng đàn khô nỏ. Lòng Xuân cũng se lại vì cái âm hưởng tượng trưng ấy. Thương cây đàn đã mấy bữa bỏ quên không đánh đến, quên không nới dây những lúc cây đàn được vô sự. Xuân vặn trái lại những trục đàn, đánh chùng lũ dây xuống. Trục đàn không có dầu trơn, gắt rít lên. Nhẹ nhàng chải dây đàn, vuốt sợi tơ, Xuân chợt nhớ đến một mẩu chuyện được nghe đã lâu lắm ở một nơi hòa nhạc. Là cái ông Hoàng Ngũ Đại ấy, ở Huế, những ngày phải lên trên Tân Lăng trông nom lăng tẩm và sửa sang những chỗ vôi gạch sứt mẻ, biết sẽ phải vắng khỏi phủ mình lâu ngày, trước khi đi, bao giờ tự mình cũng lấy cái áo lụa xanh năm thân đột chỉ trứng rận của Đức ông đem đắp phủ lên cây đàn cho khỏi có bụi bám vào dây và cho sợi tơ đỡ ải. Họ kêu là ông Hoàng ấy ủ đàn.Đàn đứt mất cái dây đại, Xuân lẩm bẩm: &quot;Đứt vào quãng giữa thế này thì nối sao được nữa. Thế là lại mất hai đồng bạc mua sợi khác. Mà bây giờ là ngày cuối cùng tháng&quot;.** *Khách sạn trên Quần Ngựa đêm hôm thứ bảy này lại đông như lệ thường. Đám nhạc công phải đàn luôn tay. Họ là sáu người. Một người Tây lai, một người Phi Luật Tân, một người Tầu và hai người nữa cùng một quốc tịch với Xuân. Xuân xử cây đàn contrebasse mà anh em thường gọi đùa là cây đàn bò.Đám người giàu có ngồi ở dưới kia phần nhiều là người ngoại quốc dắt nhau tới tiệm Bagatelle để thỏa mãn ít nhiều nhục dục. Một cặp vợ chồng già uống rượu để tiếc đời. Một cặp nhân tình trẻ muốn say sưa để mà càng thương xuân. Giữa hai món ăn, họ nhẩy. Bọn Xuân, theo bài khiêu vũ phải đàn liến thoắng lên cho những người ấy tìm thấy được vui trong lòng. Bọn Xuân, như một cái máy thụ động, cứ việc ngồi đấy ôm lấy nhạc khí mà đàn, đàn cho đến sáng hửng. Bao giờ những vị thực khách kia đã mỏi, nghỉ, thì đám nhạc công cũng mới được quyền mỏi mệt. Đám nhạc công thực tình nhiều buổi đã muốn phản kháng lại, không muốn bấm phím nữa, không muốn ngậm cái đầu dăm kèn, không muốn hoa cây vỹ lên nữa. Tai họ đã ngấy những thanh âm quen thuộc ngày ngày của khúc loạn tấu rồi.Xuân cảm thấy cái đời nhạc công của mình ở một khách sạn khiêu vũ, không những là vô vị mà còn nhục nhã là khác nữa. Tấu nhạc trong hoàn cảnh này đã hết là một cái thú thanh cao âm thầm của tâm hồn. Ra từ trước tới giờ Xuân chỉ là một kẻ a tòng vô tình giúp một tay vào những trò kiêu sa dâm ác của một đám người thừa ăn mặc, tìm nhau ở đây để ăn một bữa cơm đắt tiền, mượn tiếng đàn để làm tiêu một cuộc no say hãnh diện và trai gái ấy đã mượn luôn âm nhạc để cho nhau chút ảo tưởng của tình ái mà mặt thực thì chỉ là những thú tính thô kệch. Ra Xuân đã hoa mãi một cây vỹ, tòng đảng chạy theo những cái ô trọc, trong lúc xuẩn động ấy đã gây nên bao nhiêu ồn ào và đổ vỡ. Chàng buồn rầu hơn nữa, khi nhận thấy từ trước tới giờ, chưa bao giờ mình là nghệ sĩ, tuy đã sáu bảy năm nay, đêm nào mình cũng đánh đàn. Đánh đàn để làm vui cho thiên hạ. Và trong lúc ấy thì mình quên lãng hẳn cái lòng mình. Người ta thường bảo đấng nghệ sĩ là một kẻ chúa ích kỷ và tính vị kỷ ấy đã là nguyên tắc của bao nhiêu tác phẩm lớn. Nhưng bấy lâu nay Xuân đã duy tha quá. Xuân chỉ biết có người chung quanh. Chàng đã chạy theo thiên hạ mà hòa nhạc, chàng đã ca ngợi những cái vui buồn tầm thường ở cạnh mình. Cái công chúng múa may quay cuồng ở dưới sàn nhảy Bagatelle kia, là những người đang vui, đang buồn, đang nhớ nhung, đang thương tiếc, đang sung sướng. Mỗi người có một tâm cảnh. Họ trúng số, họ nhớ nhà, họ muốn khóc vợ, họ đánh mất tình nhân, họ đều mượn đến tiếng đàn của bọn Xuân để biểu lộ thêm cái tâm trạng họ. Hình như họ cần phải kêu to lên cho rõ cái vui buồn ở lòng họ. ừ, thế này thì đáng giận thực. Đời bắt Xuân sinh ra cầm một cây vỹ thì cây vỹ ấy tưởng chỉ phải hoa lên để diễn tả những điều u ẩn của lòng Xuân thôi, chứ sao chàng lại đi ca ngợi những thất tình của thiên hạ. Xuân nhận thấy mình, từ trước đến nay, đối với thiên hạ thì hậu quá mà đối với riêng mình thì đã quá bạc bẽo.Tiếng đàn đãng trí của Xuân vấp đến khổ này là bốn lần tái phạm, nấc mạnh lên một cái. Anh em cùng ngồi cử nhạc, thấy Xuân lỗi điệu, đưa mãi mắt cho bạn, lấy chân đá vào giầy bạn để nhắc Xuân uốn vỹ theo vào nhạc luật bởi vì bản đàn đang vào khổ dồn và dưới kia khách khứa nhảy đang hứng. Xuân càng lạc hết cả cung bực. Mắt chàng hoa lên.Giữa lúc ấy, có người ném mạnh cái đĩa gạt tàn thuốc lá rơi thõm vào bụng Xuân.- Ê, lũ nhạc công, đàn địch lối gì thế hử? Bay cho tai bọn tao là tai trâu cả sao!Bà đầm cùng nhảy với người to lớn vừa nói câu ấy và có lẽ là vừa ném cái gạt tàn thuốc lá ấy, cũng bĩu môi ra cười.Xuân chống đàn xuống sàn đứng thẳng mình dậy, tay cầm ngang cây vỹ như một người dũng sĩ hoành ngang cây giáo để nghênh địch, mắt lừ lừ thử thách. Chàng giận quá không nói được ra tiếng. Bọn Xuân lại hòa nhạc tiếp, bởi vì ông chủ tiệm Bagatelle đã khéo khu xử đôi bên.Lúc nghỉ tay đàn, có một người ốm yếu, rụt rè đến gần bọn Xuân, để một đồng bạc giấy vào lòng đĩa.- Tôi xin mấy anh bản đàn Con sông Danube xanh.Dưới sàn nhảy người ta lại tái cuộc.Bọn Xuân đánh bản đàn Con sông Danube xanh hay như chưa bao giờ được thế! Bởi vì cả bọn Xuân đều lấy làm thương người khách lẻ loi kia bởi vì cả bọn đều có thiện cảm với người khách chơi ốm yếu kia vừa rón rén lên để một đồng bạc vào lòng đĩa với tất cả cái chân thành của một khách yên hoa nghèo và có giáo dục. Bọn Xuân không rõ tên và địa vị người khách cứ hôm nào đến cũng chỉ xin có bài đàn đó. Họ chỉ biết trước kia, vị khách đó ăn mặc sang hơn bây giờ và hay đi với một người đàn bà dong dỏng, tóc tợ màu da đồng. Nàng đẹp lắm. Mê nàng, bao nhiêu người nhảy đầm. Bây giờ, người đàn bà ấy, có đến mấy tháng không lui tới tiệm này. Và vị khách kia, muốn trung thành với kỷ niệm ngày vui cũ, cứ cách một đêm lại tha cái thân hình cô độc lên đây, người trông bạc nhược hơn trước, quần áo nhàu nát hơn trước và uống rượu thì chỉ dám uống cầm chừng và chỉ chọn những thứ nào rẻ tiền nhất. Hôm đầu, người khách đó ngập ngừng đặt đồng bạc vào tay anh Khương đánh chũm chọe và nói như khóc: Con sông Danube xanh đã là một cái ám ảnh trong đời tôi. Các anh vui lòng cầm tạm lấy chỗ này. Tôi giờ không đủ tư cách để mời các anh uống rượu. Mỗi vị một tuần! Phải long trọng được như thế thì mới xứng đáng phải không các anh nhỉ!&quot;.Dứt bản đàn Con sông Danube xanh, có một người to béo khác thích quá vỗ tay hô ầm lên, chạy lên cái bệ âm nhạc, nói bô bô:- Này, đám nhạc công, ta đãi mấy người một tuần rượu.Đến lượt Xuân, Xuân lắc đầu, không uống rượu mời của người to béo ấy. Chàng chỉ bảo bồi rót cho mình một cốc nước lọc. Giá như mọi hôm thì dù có không uống, chàng cũng cứ bảo bồi lấy cho mình những thứ rượu đắt tiền. Tội gì, có người dửng mỡ trả tiền mà lại không phá và làm lợi cho lão chủ một chút. Nhưng đêm nay, Xuân chán và bực lắm rồi!Cái người to béo ấy đùa mấy câu thô tục xúc phạm đến lòng tự ái Xuân, Xuân cầm luôn cả cốc nước đá hắt vào bộ vãn phục của y.Đêm thứ bảy ấy, mới có một giờ khuya, mà Xuân đã được về nhà, bởi vì đêm ấy cũng là đêm cuối cùng của Xuân tấu nhạc, tại tiệm Bagatelle. Chàng đã xin thôi việc ngay sau lúc ồn ào đó và nếu không thôi thì chủ khách sạn cũng chả nhận chàng nữa. Đêm ấy trời ngả nồm, Xuân về đến nhà, trằn trọc mãi. Trời nồm, dăm bảy con gián gặp ánh sáng đèn, bay vung lên, cánh lướt qua mấy cây đàn không phủ túi lụa, dây đàn vang rung lên rồi nhạt dần thanh âm trong cái buồn tênh của một đêm nhạc công vừa giải nghệ...** *Cữ này Xuân không phải làm việc đêm, đâm ra ngủ cả ngày lẫn đêm, cửa đóng kín mít, phần âm phần dương thành ra lẫn hết. Những lúc Xuân chợt mở mắt, chợt nhớ đến cái cử chỉ của người khách thô bỉ hôm nọ đã làm chàng nổi phẫn bỏ nghề. Xuân lại nhớ đến những lúc mình lĩnh lương, rủ anh em đi hát ban ngày ở xóm. Xuân cũng đã hành hạ mấy người kép đàn đáy những lúc họ nhỡ đàn thiếu một khổ để che chở cho một cô đào hát xóc phách non tay. Xuân cũng đã làm tình làm tội họ, những khi họ mệt không ra công đàn lối đàn khuôn; những sợi dây đại ấy nắn mệt lắm và đau đầu ngón tay lắm... Bây giờ suy bụng mình chàng mới thấu rõ đến lòng họ lúc ấy... Chàng nghếch lên cây đàn ở đầu giường và lấy làm chán cho cái nghề đánh đàn làm vui cho thiên hạ. Chàng vươn vai, tay khoa phải đàn, chiếc đàn rớt xuống sàn tưởng tan vỡ ra ngay được. Mọi khi, đàn rơi như thế, Xuân đã xuýt xoa nhiều. Nhưng bây giờ chàng mặc cho đàn rơi không cần biết đến cái đổ vỡ ấy... Xuân vốn ít Nho học, chàng chỉ nhớ mang máng cái truyện ông gì ngày xưa đem chẻ cây đàn vì cái ông gì ấy - người tri kỷ thẩm âm mình - đã chết đi. Giá lúc này, tìm lại được cái anh bạn kể chuyện ấy mà hỏi cho ra mấy cái tên người xưa thì thú biết chừng nào.Ngủ đã nhiều quá, mắt hùm hụp, Xuân hôm ấy cần phải ra đường đổi không khí. Lâu nay cứ ngày ngủ, đêm thức, mặt chàng bợt ra như người thiếu máu. Soi gương, Xuân thấy mặt mình còn thiếu cả ánh sáng nữa. Thấy một người mù thổi sáo cốt để bán lạc rang cho mau hết hàng, Xuân bực mình quá, đòi lại đồng xu đã đặt vào lòng bàn tay đứa trẻ đeo thùng lạc. Mua tờ báo, xem thấy cái tin Nhà nước cấm các tiệm nhảy đầm không cho khiêu vũ nữa, Xuân nở một nụ cười.&quot;- Cũng là hay. Bây giờ mọi người nhạc công sẽ thất nghiệp, sẽ không phải đàn cho thiên hạ nữa. Họ sẽ đủ thời giờ để đàn riêng cho lòng mình nghe thôi. Và anh em đều có thể cùng trở nên nhạc sĩ cả, nếu biết lựa phím mà tìm thấy chính cái vui buồn riêng tây của lòng mình&quot;.Trung Bắc Chủ nhật, số 19 (1940) Mục lục Một người muốn đập vỡ đàn Một người muốn đập vỡ đàn Nguyễn TuânChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: HùngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
P.Nguyên Tháp ký ức INăm đó tôi mười một tuổi. Sau mấy năm ròng rã mài đũng quần ở ngôi trường tiểu học dột nát ở làng trên, thuộc nát mấy cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, và lãnh những trận đòn thừa sống thiếu chết vì tội trốn học đi bẫy chim đá dế ngoài đồng, tôi may mắn trúng tuyển vào trường trung học công lập cấp tỉnh duy nhứt của tỉnh Quảng Nam, trường Trần Quý Cáp. Hôm đi coi bảng, tôi chẳng có hy vọng gì mấy. Tỉnh Quảng Nam có đến hàng trăm xã ấp, mỗi xã có một trường Tiểu Học, mỗi trường Tiểu Học có một lớp nhất, tức là lớp Năm sau này. Mỗi lớp nhất có khoảng năm chục đứa học trò mà trong đó có tới bốn mươi đứa tham gia cuộc thi tuyển, tính ra không dưới năm ngàn thí sinh. Trường Trần Quý Cáp có sáu lớp đệ thất, cao lắm khoảng ba trăm học sinh được tuyển vào mỗi năm, còn mấy ngàn đứa kia thì có nhiều hy vọng về nhà ... chăn trâu trừ phi được cha mẹ cho vào bán công hoặc tư thục. Lúc còn học tiểu học, tôi thích chơi nhiều hơn thích học, những con cá rô cá cấn, chim giồng giộc chim sâu trông hấp dẫn hơn những bài địa dư sử ký, bị thầy bắt quỳ gai mít hoài mà vẫn chứng nào tật nấỵ Tuy nhiên, bà nội tôi tin tưởng mãnh liệt vào câu học tài thi phận, vả lại thi cử là chuyện thiên kinh địa nghĩa nên cuối cùng mẹ tôi vắt cho tôi một mo cơm nắm, dúi vào tay tôi mấy đồng bạc để đi &quot;xe điện&quot; - danh từ dân địa phương dùng để gọi xe đò - xuống Hội An dự thi. Chen lấn mãi mới đến gần được tấm bảng gỗ có dán danh sách thí sinh trúng tuyển, tôi dự định sẽ đọc cái danh sách từ dưới lên, chừng năm mươi hàng mà chưa thấy tên mình thì tốt hơn chui trở ra cho đỡ mất thì giờ. Ai dè mới đọc được có mấy hàng đã thấy tên mình. Tôi dụi mắt hai ba lần, đọc lại cho kỹ vẫn thấy tên mình còn sờ sờ ở đó bèn mừng rỡ mở một đường máu chui ra khỏi cái đám con nít đang xô đẩy nhau, chửi mắng nhau, la hét, cười khóc ồn ào như cái chợ nhỏ. Thằng bạn cùng làng cũng vừa mới thoát ra khỏi cái đám đông hỗn tạp, mặt mày tái mét, thở hổn hển hỏi tôi: &quot;Bộ mày đậu rồi hay sao mà nhảy tưng tưng vậy?&quot;&quot;Đậu rồi. Còn mày?&quot;&quot;Tao đậu bình thứ. Còn mày?&quot;&quot;Tao không biết. Tên tao ở hàng thứ năm.&quot;Thằng bạn tròn mắt ngạc nhiên:&quot;Thứ năm? Vậy là mày đậu ưu rồị&quot;Hắn gãi đầu có vẻ suy nghĩ, nói tiếp:&quot;Hồi nãy tao xem bảng kỹ lắm mà tại sao không thấy tên màỵ &quot;Tôi bỏ mặc thằng bạn đứng ngẩn ngơ, đi bộ ra bến xe đón xe đò về nhà.Việc tôi đậu vào đệ thất trường công lập, dù đậu hạng bét, là một sự kiện đáng kể cho gia đình tôi, vốn gồm có bà Nội, Mẹ tôi, tôi và ba đứa em gái còn nhỏ xíụ Mấy năm về trước, sau khi đã chán công việc sản xuất và dưỡng dục nhi đồng, Ba tôi quay lưng lại người vợ đáng thương và bầy con nheo nhóc, bỏ đi giang hồ vặt, lâu lắm không nghe tin tức. Mẹ tôi ở lại một mình tảo tần buôn bán, nuôi nấng bầyácon. Bây giờ thằng con lớn được vào trường tỉnh học, bà vừa mừng lại vừa lo bởi vì chỉ còn vài tuần nữa là thằng con phải đi xa trọ học.Làng tôi cách thị xã Hội An --còn được gọi là Phố hay Faifo-- khoảng gần ba chục cây số. Muốn đến thị xã, tôi phải đi bộ bốn năm cây số, băng qua chiếc cầu xe lửa dài ngoằng bắc ngang qua con sông Thu Bồn nước trong veo, rồi leo lên cái &quot;xe điện&quot; duy nhất của tuyến đường Kỳ Lam - Hội An để kết thúc cuộc hành trình. Gần đến Vĩnh Điện, quận lỵ Điện Bàn, xe đi ngang qua tháp Chàm Bàng An, một di tích lịch sử. Ngôi tháp cổ xây bằng gạch nung, lâu ngày rêu phong bám đầy, đứng im lìm, sừng sững nhìn xuống con đường trải đá lầm bụi chạy dài từ quận lỵ về đến vùng núi non tiếp cận dãy Trường Sơn. Cây tháp chứng nhân của một triều đại đã suy tàn mà mỗi khi nhìn thấy đã gợi trong tôi những ấn tượng mạnh mẽ, những cái tên như Chế Mân, Chế Củ, những Lý Thường Kiệt, Trần Khắc Chung, những câu chuyện huyền hoặc về những người dân của một quốc gia đã bị xóa tên. Vậy là tôi bắt đầu cuộc đời trọ học từ lúc còn rất trẻ. Cứ mỗi vài tuần tôi lại đáp xe đò từ tỉnh lỵ về, băng qua chiếc cầu xe lửa bằng sắt, sãi những bước chân nôn nao trên con đường đất khi thì nứt nẻ mấp mô, khi thì lầy lội trơn trợt, bỏ lại sau lưng những ruộng lúa nghèo nàn, những bãi dâu tươi tốt, những rặng tre xào xạc, tiếng rầm rập của những máy dệt vải bằng gỗ, tiếng sè sè cũa những chiếc trục ươm tơ, lòng hớn hở khi nhìn thấy cái hàng rào quen thuộc có những bông hoa dâm bụt đỏ chóị Rồi có tiếng con chó Vàng sủa ăng ẳng mừng rỡ, tiếng mấy đứa em kêu réo om sòm &quot;Mẹ ơi anh Hai về,&quot; rồi bà Nội đứng ở ngưỡng cửa đưa bàn tay nhăn nheo có dính những vệt vôi ăn trầu lên xoa đầu đứa cháu nhỏ hỏi han &quot;Con đi đường xa có mệt không,&quot; rồi Mẹ đôi má ửng hồng bên ánh lửa rơm nhìn tôi mỉm cười dịu dàng &quot;Mẹ biết thế mô con cũng về bửa ni, cái con mắt trái hắn giựt giựt từ hồi sáng tới chừ . &quot;Rồi trong bữa ăn tối thế nào cũng có hoặc là nồi canh cá diếc nấu rau răm, hoặc là &quot;trả&quot; cá đồng kho khô, những món ăn mà tôi ưa thích. Dưới ánh đèn dầu, gia đình tôi quây quần vui vẻ bên nồi cơm độn bắp bốc khói, nói chuyện không ngừng. Mấy đứa em tôi hỏi tôi hàng trăm lần về những chiếc &quot;xe điện,&quot; xe &quot;bình bịch&quot; mà họa hoằn lắm chúng mới có dịp thấy, những con khỉ đá, chó đá ở chùa Cầu, những đoàn hát bội nổi tiếng chúng chưa bao giờ được xem. Mẹ tôi bận rộn suốt buổi cơm, la đứa này, nạt đứa kia &quot;Con gái chi mà cái miệng xon xỏn,&quot; hỏi tôi về việc học hành, ăn ở &quot;Họ có cho con ăn uống đàng hoàng không? Tối mi ngủ có treo mùng không, hay là cứ làm biếng ngủ trần để muỗi cắn mi chết.&quot; Tôi biết Mẹ đang vui bởi vì tôi và mấy em tôi cũng đang vui. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp trong mắt Mẹ long lanh một nụ cười lặng lẽ hiếm hoi kể từ khi bà phải một mình gồng gánh gia đình trong đơn chiếc, từ khi &quot;Vai xuân thì bánh mật ngả màu đen&quot; (1) bởi cái gánh hàng nặng trĩu bà mang đi mang về hàng vài mươi cây số mỗi ngày để kiếm tiền nuôi nấng bầy con. Rồi hôm sau tôi lại quay về tỉnh lỵ nơi có căn nhà nhỏ mà tôi và những thằng bạn đồng cảnh ngộ đang ở trọ.Trường có sáu lớp đệ thất thì hết năm lớp dành cho học sinh với ngoại ngữ chính là Pháp văn. Tôi được đưa vào đệ thất 3, ngồi ngay sau lưng đám học trò con gái. Học trò nhà quê lên tỉnh học dễ bị ăn hiếp. Chỉ cần nhìn cái mặt ngơ ngáo, quần áo lôi thôi, đôi dép râu thô kệch để lòi đôi bàn chân sứt sẹo vì lội ruộng bắp, đá banh bòng banh bưởi là biết ngaỵ Trong lớp tôi có mấy đứa chuyên môn đi bắt nạt mà đứng đầu là thằng Bạọ Thằng này tên giống như người, mặt mày bặm trợn, lổ mũi lúc nào cũng đỏ bóng như trái cà chuạ Nó thích bắt nạt tôi, chẳng biết vì lý do nào. Nạn nhân kế tiếp phải kể đến Phạm Dó. Thằng này đáng lẽ tên Phạm Gió hay Trúng Gió thì mới phù hợp với câu tên sao người vậy. Phạm Dó người nhỏ xíu, ốm tong ốm teo, nhà ở bên kia sông, nơi gọi là Cẩm Giàng Cẩm Phả gì đó. Tôi đã nghèo mà thằng này còn nghèo hơn, đi học mang đôi dép làm bằng mo cau kéo lệt xệt dọc hành lang nghe muốn điếc con ráy. Mỗi lần thấy đám thằng Bạo là mặt mày nó tái mét, tay chân giật đùng đùng như mắc phong, mắt lác xệch đi, ngay cả thằng Bạo trông thấy cũng phát ớn, bỏ đi tìm tôi hay Vĩnh Hoành để trêu ghẹọ Vĩnh Hoành dòng dõi hoàng tộc, vai vế ngang hàng với công dân Vĩnh Thụy, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn. Đám thằng Bạo tước đoạt của thằng này khá nhiều tư trang vật dụng, ngay cả cây viết &quot;Pilot&quot; mới toanh cũng đổi chủ ngay từ lúc Vĩnh Hoành mang đến trường lần đầụ Tôi vốn nhát gan, thấy đám cô hồn là lo kiếm đường dông trước, vậy mà cũng không thoát tay tụi nó. Có lần thằng Bạo làm quá, đẩy tôi té đập đầu vào vách tường thiếu điều long óc. Tôi giận quá quên cả sợ, vác chiếc ghế dựa của ông thầy rượt nó chạy lòng vòng cái hành lang dài ngoằng của sáu lớp đệ thất. Sau lần đó, tôi có biệt danh là &quot;Trừ ... Bạo&quot;, và không còn bị ăn hiếp nữạGiáo sư Việt văn kiêm hướng dẫn lớp đệ thất 3 là thầy Kham, Tôn Thất Kham. Theo chỗ tôi biết, thầy là người nhạy cảm và rất thương học trò. Vài tháng sau khi trường khai giảng, vùng tôi ở bị mấy cơn lụt lội, hoa màu bị tàn phá, chợ búa đóng cửa cả tháng. Mẹ tôi không đi buôn bán được, thiếu tiền trả tiền trọ học cho tôi. Tôi nhờ người quen giới thiệu đến một lò bánh mì dưới phố để xin lãnh bánh mì đi bán buổi tối phụ với Mẹ trả tiền cho chủ trọ. Mỗi đêm tôi hăng hái vác cái bao tải chứa những ổ bánh mì thơm tho nóng hổi đi vào các khu xóm rao bán. Có lần tôi đang ngoác miệng rao inh ỏi &quot;Bánh mì nóng dòn đây&quot; bỗng có tiếng ai nghe quen quen gọi lại hỏi mua. Đến gần, tôi nhận ra thầy Kham. Thầy trò nhìn nhau ngỡ ngàng. Hình như mắt thầy hơi ươn ướt. Cuối cùng thầy dành mua hết những ổ bánh mì còn lại của buổi tối. Tôi còn nhỏ, đầu óc khờ khạo nhưng cũng biết là thầy muốn giúp mình, chứ thầy cũng ở trọ đi dạy học làm gì mà một mình có thể ăn hết chừng ấy bánh mì trong một vài hôm. Từ đó thầy có vẻ quan tâm đến tôi một cách đặc biệt, và đáp lại, tôi cũng chịu khó học hành đàng hoàng trong giờ Việt văn. Chiếc bàn học dành cho học trò con gái phía trước tôi có đến hai chị lớn ngồị Chị lớn là danh từ chung lũ học trò con trai dùng để gọi những nữ học sinh lớn tuổi mà không biết vì lý do nào lại được sắp vào cái lớp con nít này. Chị Bích Ngọc và chị Thuận là hai nhân vật ưa thích của tôi. Hai chị đều lớn hơn tụi tôi năm, sáu tuổi, vào khoảng mười sáu hay mười bảy gì đó trong khi đám còn lại cả trai lẫn gái mới có mười một, mười hai tuổi. Chị Bích Ngọc tóc dài, chị Thuận tóc quăn, hai người đều ... dễ thương. Tôi biết được điều đó qua miệng mấy anh lớn học trên đệ nhị cấp hay lảng vảng ngoài hành lang nhìn vào. Riêng tôi và mấy thằng quỷ sứ ngồi cùng bàn đồng ý là mấy chị rất tốt bụng. Trong giờ học, thay vì ... thả hồn ra cửa sổ, chúng tôi để hết tinh thần vào việc chọc phá mấy chị lớn, từ việc cột mấy vạt áo dài lại với nhau cho đến việc dán những tờ giấy vẽ hình nhăng nhít vào tóc vào áo của mấy chị, chúng tôi đều thực hiện với một lương tâm chức nghiệp rất cao. Kết quả vô cùng vẻ vang. Hai chị dắt chúng tôi ra cái quán nước nhỏ xíu của vợ chồng bác gác trường, mua cho chúng tôi kẹo mè xững và kẹo &quot;nougat&quot; sau khi bắt chúng tôi long trọng thề thốt sẽ không bao giờ tái diễn những hoạt động có tính cách phản nghệ thuật như vậy nữa. Niên học đầu tiên rồi cũng qua đi, đánh dấu bởi những chuyến đi cắm trại ở cửa Đại, ở đó chúng tôi đốt lửa trại thi đua văn nghệ. Cũng trong niên học này, tôi quen biết Thước, người bạn cùng lớp mới mười hai tuổi đã biết làm thơ, biết đọc Ngàn Khơi và Tiểu Thuyết Thứ Bảy, những tạp chí văn chương dành cho người lớn. Rồi những lần theo Phạm Dó qua bên kia sông thăm gia đình hắn, cái gia đình nghèo rách mùng tơi mà vô cùng hiếu khách. Rồi những trò đùa nghịch ngợm, độc ác một cách vô tội của tuổi thơ, những con sâu đo gớm ghiếc làm lũ học trò con gái khóc thét, cuống cuồng sợ hãi. Rồi những buổi tối lang thang dọc bờ sông Phố, nơi có cái rạp chiếu bóng duy nhất của thị xã, để xem người lớn câu cá hanh bằng những cây cần trúc dài ngoằng. Và khi những chùm hoa phượng rực rỡ nở ra trên những tàng cây xanh ngắt trong sân trường, chúng tôi tặng nhau lưu bút, hẹn sẽ gặp lại vào mùa Thu tới.IIThầy Kham không còn là thầy hướng dẫn của chúng tôi. Thầy ở lại với đám học trò mới của lớp đệ thất 3. Giáo sư Việt văn kiêm hướng dẫn của đệ lục 3 là đàn bà, đàn bà đẹp. Cô giáo tên Tố Quyên, người Bắc. Lúc thầy giám thị đưa cô vào để giới thiệu cho cả lớp, đám học trò con trai đứa nào đứa nấy im thin thít, trống ngực đập còn hơn trống làng. Bởi vì cô trẻ quá, đẹp quá, giọng Bắc Kỳ êm quá, và trông cô.... dễ thương quá. Sau buổi học đầu tiên, thằng Thước, thi sĩ nhi đồng, về nhà làm ngay mười mấy bài thơ tình ướt át gọi gió than mây.Vào giữa niên học, cô Tố Quyên cho chúng tôi bình giảng truyện ngắn Vàng Tháp Hời của Vũ Hạnh. Đã hơn ba mươi năm, những chi tiết của câu chuyện tôi không còn nhớ nữa, chỉ nhớ đại khái là có hai anh em nhà kia rủ nhau đi tìm vàng trong một ngôi tháp cổ của dân tộc Chiêm Thành, cuối cùng vì một trong hai người nghe lời xúi dục của ngoại nhân mà gây nên cảnh huynh đệ tương tàn. Vào thời điểm đó, đối với tôi câu chuyện chỉ có tính cách ngụ ngôn kiểu tục ngữ &quot;Một giọt máu đào hơn ao nước lã&quot; hoặc Quốc Văn Giáo Khoa Thư &quot;Bó Đũa&quot;. Sau này tôi mới hiểu rõ hơn. Riêng cô Tố Quyên, tôi có thể đóan chắc mục đích của cô là thuần túy văn học, và một trong những mục tiêu của cô là giúp chúng tôi định nghĩa và phân tích hai chữ hy vọng.&quot;Hy vọng luôn luôn hướng về tương lai,&quot; cô Tố Quyên giải thích, &quot;hai anh em trong bài viết này hy vọng rằng họ sẽ tìm được kho vàng chôn giấu trong cái tháp Chàm cổ kính.&quot; Tôi đưa tay lên phản đốị &quot;Hy vọng không nhất thiết phải hướng về tương lai! Trước khi đi tìm vàng, hai người hy vọng đã có một kho tàng trong cái tháp Hời. Có vàng hay không có vàng trong cái tháp Hời là chuyện của quá khứ. Do đó, trong trường hợp này, hy vọng đã hướng về quá khứ.&quot; Đám học trò con trai, ngoại trừ thằng Thước, vỗ tay tán thành ầm ĩ. Hơi ngạc nhiên về cái lý luận ... bá láp của tôi, cô Tố Quyên bắt cả lớp im lặng rồi giải thích rằng có vàng trong tháp Hời, đối với hai anh em trong câu chuyện, là một niềm tin, không phải hy vọng. Với lối lý luận cù nhầy, lũ chúng tôi vẫn khăng khăng cho rằng hy vọng có tính cách ... hai chiều, không phải một chiều như cô đã khẳng định. Không còn &quot;hy vọng&quot; thuyết phục chúng tôi, cô Tố Quyên trong lúc &quot;tuyệt vọng&quot; bèn ... khóc. Sau này, trong cuộc đời ba chìm bảy nổi của mình, tôi cũng đã có dịp chứng kiến đàn bà khóc, có khi vì tôi, có khi vì tình địch của tôi, có khi vì một lý do nào khác, cũng có khi không vì lý do nào hết. Nói chung đàn bà trông đẹp và dễ thương hơn khi họ khóc, nhưng tôi chưa thấy ai khóc ... đẹp bằng cô Tố Quyên. Lúc đó bao nhiêu hùng tâm tráng chí của lũ chúng tôi xẹp xuống như bánh xe đạp cán đinh, nếu cô có bảo hy vọng nằm ở ... hướng Tây chúng tôi cũng chịu nữạ Nhưng đã trễ. Cô khóc, rồi cô bỏ đi. Bỗng dưng tôi trở thành tên tội phạm hàng đầu. Đám học trò con gái nhìn tôi với những cặp mắt giận dữ. Thằng Thước từ mãi dưới cuối lớp chạy lên đòi ăn thua đủ với tôi, ngay những đứa mới cách đây mấy phút đã mạnh mẽ ủng hộ cái hy vọng hai chiều cũng quay ra đả kích tôi dữ dội. Phần thì băn khoăn không biết rồi cô Tố Quyên có còn trở lại dạy chúng tôi nữa hay không, phần thì lo lắng vì bỗng dưng trở thành chánh danh hung thủ, tôi buồn bã ngồi tẩn mẩn cột tóc của hai chị lớn ngồi bàn trên lại với nhau.Cuối cùng rồi cô Tố Quyên cũng trở về, với một đạo binh. Cho đến giây phút đó, và ngay cả sau này trong cuộc đời đi học của mình, chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến một cuộc phô trương lực lượng quy mô như vậy. Ngoại trừ thầy Hiệu Trưởng, từ thầy Hiệu Phó, thầy Tổng Giám Thị cho đến các thầy đang dạy lớp chúng tôi, và ngay cả các thầy dạy các lớp đệ nhị cấp, đều hiện diện. Lũ học trò nhìn nhau, mặt cắt không còn hạt máụ Trước mặt chúng tôi là cái tập hợp chọn lọc của ngành giáo dục quốc gia, lò đào tạo nhân tài và niềm kiêu hãnh của tỉnh Quảng Nam, người nào người nấy trông đằng đằng sát khí. Các thầy lần lượt lên phát biểu, nói cho đúng hơn, sỉ vả chúng tôi. Cuộc sỉ vả kéo dài tưởng như vô tận, dù mỗi thầy chỉ nói có vài ba phút. Cô Tố Quyên là người phát biểu sau cùng. Cô không sỉ vả chúng tôi, cô chỉ nói nhẹ nhàng, &quot;Cô hy vọng rằng từ nay về sau các em sẽ thảo luận các nghi vấn với cô một cách nghiêm chỉnh hơn.&quot; Chúng tôi đều ghi nhận cái tín hiệu cô gởi, từ nay về sau, thì tương lai, hy vọng chỉ hướng về tương lai.Cái biến cố đáng ghi nhớ đó rồi cũng qua đi, năm học thứ hai ở ngôi trường tỉnh lỵ rồi cũng qua đi. Trong những năm tháng còn lại ở phố Hội, tôi có thêm nhiều bạn bè, nhiều kỷ niệm. Vào mùa lũ lụt, tôi thường ra bờ sông để xem người ta kéo vó. Đôi khi tôi theo chủ nhà trọ xuống biển cửa Đại, cái bãi biển hoang vắng với rừng phi lao xanh ngắt, để câu cá hồng cá hanh. Thỉnh thoảng tôi lại đạp xe qua chùa Cầu, chiếc xe nhảy lộc cộc trên những thanh gỗ lót đường. Hoặc ra xóm Mới - bây giờ chắc đã cũ lắm rồi - với những con đường lầm cát, nơi có nhà thằng Thước. Hắn vẫn chưa chịu cho tôi xem mấy bài thơ hắn làm cho cô Tố Quyên. Năm thứ ba ở trường Trần Quý Cáp đánh dấu những biến động lịch sử mà cái tuổi non nớt của tôi không đủ kiến thức để nhận định. Cuộc đảo chánh tháng mười một năm sáu mươi ba đối với tôi là cơ hội để được nghỉ học đi biểu tình, đón người hùng cách mạng Tôn Thất Đính, và những điều tương tự. Cũng trong thời gian đó, làng tôi càng ngày càng trở nên mất an ninh. Đã có những cuộc ám sát, khủng bố thực hiện bởi phía bên kia, những cuộc hành quân lùng sục của phía bên này. Đã có những lần về thăm nhà, giữa đêm khuya tôi giật mình thức giấc bởi tiếng đạn tầm xa gầm rú bay ngang qua nóc nhà hoặc tiếng súng vang rền từ phía bên kia sông. Cơn lụt khủng khiếp năm sáu mươi bốn đẩy tôi lìa xa vĩnh viễn ngôi trường tỉnh lỵ. Nhà chúng tôi đã bị sập bởi cơn bão mấy tháng trước đó, những cây cột tre tạm bợ không chịu nổi giòng nước lũ, lại một lần nữa tan tành trong cơn Hồng Thủỵ Cơn lụt vô tiền khoáng hậu kéo đến từ những dãy núi xa bên kia sông Cái, cày xới những sườn đồi, bật tung cây cối, ào ạt tràn xuống khu đồng bằng nghèo nàn của miền Trung, cuốn đi những bãi dâu xanh, những nong tằm vàng óng, những mái nhà tranh, những căn nhà ngói, những vườn cây trái, những mạng người. Cũng may mà gia đình tôi đều được an toàn. Trong những ngày tháng kế tiếp, gia đình tôi sống qua ngày bằng lu bắp khô còn sót lại, những hạt bắp khô cứng, nhạt nhẽo cầy xới cuống họng của bầy con đói khát và trái tim của người mẹ đơn chiếc. Mẹ tôi quyết định đưa chúng tôi vào miền Nam tìm kế sinh nhai.Chia tay với cái thành phố càng ngày càng trở nên quen thuộc không phải là chuyện dễ dàng. Tôi luyến tiếc nhìn hàng phượng vĩ với những chùm hoa đỏ nở muộn, những con sâu đo gớm ghiếc, cái quán nước nghèo nàn của bác gác trường. Tôi còn nhớ cái mùi khăm khẳm đặc biệt của những con ruốc làm mắm phơi trên những vĩ tre dọc lề đường, tô bún bò Huế có miếng thịt đùi thơm tho, những cây &quot;sê ri&quot; với chùm trái chín mọng trồng dọc con đường khu tôi ở trọ. Tôi còn nhớ mối tình con nít vụng dại với đứa em gái của thằng bạn cùng lớp, lá thư viết hai tháng chưa dám gởi đi, nụ hôn đầu tiên trên môi đứa con gái mười ba tuổi bởi thằng con trai mười bốn tuổi sướng tê ngườịRất lâu sau này tôi có một lần về thăm chốn cũ. Cái thành phố ngày xưa bỗng như nhỏ lại. Cỡi chiếc xe gắn máy mượn của đứa cháu, tôi dừng lại trước cổng trường. Những cây phượng ngày xưa vẫn còn đó, cằn cỗi hơn, thiếu vắng những chùm hoa rực rỡ. Có lẽ vì trái mùa, mà cũng có lẽ vì &quot;nhân khứ tận.&quot; Đám bạn học ngày xưa cũng đã tản lạc phương nào, những cái tên của dĩ vãng, thầy Hoàng Trung, thầy Kham, cô Tố Quyên, thằng Bạo, Phạm Dó, Vĩnh Hoành, Huỳnh bá Thước, Tường Vi bỗng dưng nghe buồn như thơ Vũ Đình Liên. Cuộc viếng thăm Hội An của tôi rất ngắn ngủi. Trên đường về thăm làng cũ, tôi có dịp thấy lại ngôi tháp Chàm Bàng An. Vẫn sừng sững, vẫn rêu phong, nhưng cái âm u, bí ẩn đã không còn. Chỉ còn là một nhân chứng u sầu với tiếng thở dài phiền muộn mỗi khi ngọn gió đồng thổi qua cái đỉnh tháp dột nát. oOoBây giờ là sáu giờ sáng. Tôi có thói quen dậy sớm, ngồi một mình ở chiếc bàn ăn nhỏ. Trước mặt tôi là ly cà phê nóng với cái hương vị lai căng -- cà phê bột của Mỹ và sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ -- và điếu thuốc lá đầu ngày. Có lần tôi đọc một truyện ngắn, hình như của Phan Du, về một ngọn đèn vàng ở một góc cầu thang nào đó đã nhắc nhở tác giả về một ánh đèn vàng ở một nơi chốn khác trong quá khứ. Ngọn đèn đã như chiếc chìa khóa thần diệu mở ra một ngăn kéo của ký ức, ở đó tác giả tìm thấy lại hình ảnh của người tình chìm khuất. Còn tôi? Chìa khóa nào đã mở ra cho tôi tuổi hoa niên, ngôi tháp Chàm đổ nát, mái trường thân yêu, những cái tên đã tưởng không bao giờ còn nhớ nổi, nụ hôn đầu đời sướng tê người, chùm hoa phượng đỏ rực, và những con sâu đo gớm ghiếc? Tôi không biết. Tôi chỉ biết cám ơn cái quyền lực huyền nhiệm nào đó đã cho tôi khả năng sống lại những kỷ niệm xa xưa. Tôi mong một ngày nào đó được gặp lại Thước để xin hắn tập thơ hắn làm cho cô Tố Quyên vào năm mười hai tuổi, nếu hắn còn sống và còn giữ tập thơ. Tôi cũng rất mong gặp lại cô Tố Quyên để hỏi cô một lần nữa &quot;Phải chăng hy vọng chỉ hướng về tương laỉ&quot; Nếu phải thì buồn quá, bởi vì chẳng lẽ những ngăn kéo ký ức tôi mở ra cùng với ly cà phê lai căng và điếu thuốc đầu ngày chỉ chứa có mỗi một niềm tuyệt vọng thôi sao?Mùa thu 94. Mục lục Tháp ký ức Tháp ký ức P.NguyênChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: HùngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc