article_id
stringlengths
21
31
article
stringlengths
9
38.4k
bookingcare-vn-blog-2063
6 điều cần tránh khi tự điều trị viêm nang lông Các nốt đỏ nhỏ hình thành ngay tại các lỗ chân lông khiến da sần, thô, ngứa râm ran khiến phải gãi thường xuyên, vì thế da dễ bị trầy xước hoặc viêm nhiễm có mủ... là dấu hiệu rất có thể bạn bị viêm nang lông - viêm chân lông. Theo các bác sĩ Da liễu , các nốt đỏ nhỏ hình thành ngay tại các lỗ chân lông khiến da sần, thô, ngứa râm ran khiến phải gãi thường xuyên, vì thế da dễ bị trầy xước hoặc viêm nhiễm có mủ... là dấu hiệu rất có thể bạn bị viêm nang lông - viêm chân lông. Bài viết này, BookingCare sẽ cung cấp những thông tin căn bản về bệnh lý này để có cách điều trị viêm nang lông hiệu quả. Viêm nang lông là gì? Nang là một khoang da nhỏ mà từ đó lông mọc lên. Mỗi sợi lông trên cơ thể con người đều phát triển từ nang lông của chính nó. Viêm nang lông là tình trạng viêm lông xảy ra ở một hoặc nhiều nang lông bất kì (trừ vùng lòng bàn tay và bàn chân). Viêm nang lông gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu kèm theo mất thẩm mỹ. Viêm nang lông nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển nặng, gây ra biến chứng áp xe, mụn mọc thành cụm hoặc đơn lẻ. Dấu hiệu của bệnh viêm nang lông Làm sao để biết bị viêm nang lông? Nhìn chung, viêm nang lông có các dấu hiệu như: Mụn đầu trắng hoặc đầu đỏ, mụn nhỏ mọc xung quanh nang lông Mụn nước có mủ Ngứa, đau, rát da Ngoài ra, viêm nang lông ở những vị trí khác nhau có thể có những triệu chứng khác nhau. Viêm nang lông trên mặt gây ra mụn viêm đỏ, nằm rải rác hoặc kết thành từng đám. Tình trạng này rất dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát Viêm nang lông trên da đầu gây ra những vết viêm đỏ ở dọc đường chân tóc. Các nốt viêm có mũ, vỡ ra tạo thành các vết thương đóng vảy màu vàng hoặc nâu. Viêm da đầu mạn tính còn có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ... Viêm nang lông vùng kín gây ra những chụm mụn nhỏ, khối sưng lớn, để lâu sẽ biến chứng thành áp xe, mụn nhọt. Mụn đầu đỏ, li ti - dấu hiệu của viêm nang lông - Ảnh: Vinmec Viêm nang lông có nguy hiểm không? Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị có thể ảnh hưởng thẩm mỹ: Tái phát viêm nang lông: Biến chứng viêm nang lông thường gặp nhất chính là tình trạng tái phát, thường xuất hiện vào mùa hè. Truyền nhiễm viêm nang lông: Nếu để tính trạng nặng, truyền nhiễm có thể xảy ra khi vết thương hở tiếp xúc với vùng da bị viêm nang lông, tiếp xúc với khăn, quần áo, dao cạo... có chứa mầm bệnh. Thâm sẹo: Với những trường hợp biến chứng viêm nang lông và da vùng viêm không được chăm sóc đúng cách thì khi mụn viêm vỡ rất dễ để lại những nốt thâm hoặc sẹo. Những điều cần tránh khi tự điều trị viêm nang lông tại nhà Trong quá trình tự điều trị viêm nang lông tại nhà, bạn cần lưu ý tránh những điều dưới đây để khỏi bệnh nhanh hơn: Mát-xa bằng dầu: Nên tránh mát-xa bằng dầu khi bị viêm nang lông. Điều này là vì các loại dầu có thể bít chặn các lỗ nang lông và khiến tình trạng kích thích và nhiễm trùng nặng hơn. Không nên dùng sáp nóng để tẩy lông: Vì trong phần lớn các trường hợp, các mảnh vải và dao cạo dùng để tẩy lông không được vệ sinh đúng cách. Điều này có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng và viêm nang lông trầm trọng hơn. Không cạo hoặc tẩy lông: Trong khi bạn đang điều trị viêm nang lông, bác sĩ da liễu thường khuyên không nên cạo hoặc tẩy lông. Cạo lông có thể khiến nhiễm trùng lây lan và lông mọc nhiều hơn khiến bạn ngứa nhiều hơn kết quả là nổi mụn và phát ban nhiều hơn. Khi mụn khô lại, da của bạn có thể trở nên ngứa. Tuy nhiên, tránh chạm vào những khu vực bị ảnh hưởng nếu bạn không muốn da viêm trở lại. Nếu da nhạy cảm và ngứa, hãy hỏi bác sĩ da liễu để tìm loại kem dưỡng da dịu nhẹ. Điều quan trọng là cần giữ gìn vệ sinh, giữ cho da luôn sạch và khô. Nếu bạn muốn đi bơi, cần đảm bảo rằng nước bể bơi được xử lý tốt và được khử trùng bằng clo thích hợp để tránh tình trạng viêm nang lông nặng hơn. Bạn có thể nghe nói dầu mỡ có thể giúp dưỡng ẩm da tốt. Tuy nhiên, hoàn toàn tránh sử dụng sản phẩm này nếu da dễ bị mụn. Vì nó rất nặng và dày, nó sẽ làm tắc nghẽn nang lông và lây lan nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm với nha đam dịu nhẹ hơn. Cách tốt nhất, bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để được hướng dẫn phác đồ tự điều trị tại nhà một cách hiệu quả. Nếu bạn không thể đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bạn có thể đặt lịch khám từ xa với bác sĩ qua video qua BookingCare. Tẩy lông có thể khiến tình trạng viêm nang lông nặng hơn - Thu Cúc clinic Cách phòng tránh bệnh viêm nang lông Để phòng tránh tình trạng viêm nang lông, mọi người cần lưu ý: Mặc quần áo vừa vặn, khô ráo, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt Lưu ý khi tẩy lông, cạo râu: Làm sạch da trước và sau khi cạo râu, dùng khăn lau mát-xa hình tròn trước khi cạo, cạo theo hướng mọc của lông, dùng dao cạo riêng, sắc và sạch sẽ Dùng riêng các vật dụng hàng ngày như khăn, quần áo, dao cạo Vệ sinh toàn thân sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi vận động mạnh, ra mồ hôi Không tự ý nặn mụn nhọt Không sử dụng các sản phẩm khiến da đổ nhiều dầu vì dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông
bookingcare-vn-blog-2068
Viêm nang lông ở tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Viêm nang lông ở tay tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng viêm nang lông ở tay đeo bám người bệnh một cách dai dẳng, gây cảm giác ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. Hãy cùng BookingCare tìm hiểu về viêm nang lông ở tay để có thể điều trị dứt điểm. Viêm nang lông ở tay tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng viêm nang lông ở tay đeo bám người bệnh một cách dai dẳng, gây cảm giác ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. Vậy, khi nào cần thăm khám viêm nang lông tay? Hãy cùng BookingCare tìm hiểu về viêm nang lông ở tay để có thể điều trị dứt điểm. Viêm nang lông ở tay là gì? Viêm nang lông ở cánh tay là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên da ở khu vực hai cánh tay. Bệnh có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khi quan sát sẽ thấy các nốt sần sùi trên da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nang lông ở tay có thể lây lan rộng, trở nên trầm trọng hơn, chuyển biến thành ổ gà hay đinh râu vừa gây ra những cảm giác khó chịu, bất tiện cho người bệnh vừa gây mất thẩm mĩ. Triệu chứng nhận biết bị viêm nang lông ở tay Người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu viêm nang lông cánh tay hoặc viêm nang lông ở bắp tay hoặc cả hai vị trí này. Cụ thể, các triệu chứng nhận biết bệnh viêm nang lông là: Trên vùng da cánh tay xuất hiện nhiều nốt sần sùi có màu đỏ, gây ngứa ngáy Sợi lông không thể mọc thẳng lên trên làn da mà cuộn tròn dưới da gây viêm chân lông ở cánh tay, viêm chân lông ở bắp tay, viêm chân lông ở tay Viêm nang lông nghiệm trọng hơn có thể biến chuyển thành các nhọt, ổ gà, đinh râu Khi viêm nang lông chuyển thành các mụn nước có mủ trắng ở đầu thì khi người bệnh sờ vào, các mụn nước này sẽ vỡ ra, đóng vẩy làm khô da. Viêm nang lông ở cánh tay (Nguồn: Sức khỏe hàng ngày) Ngay khi thấy các triệu chứng kể trên, bạn cần nghĩ ngay tới khả năng bị viêm nang lông và tìm cách điều trị hiệu quả. Nguyên nhân gây viêm nang lông ở tay Những nguyên nhân chính gây viêm nang lông ở tay bạn cần biết để phòng tránh: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức Cạo, nhổ lông ở tay không đúng cách Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng Mặc áo bó sát Vệ sinh da không sạch sẽ Môi trường ô nhiễm Thời tiết nóng ẩm Phương pháp điều trị viêm nang lông ở tay Phòng tránh viêm nang lông ở tay Cách điều trị viêm nang lông ở tay Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, người bệnh sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Chăm sóc tại nhà Nguyên liệu tự nhiên Công dụng Cách sử dụng Nha đam Trong gel nha đam chứa các chất như axit salicylic, Magnesium lactate giúp đẩy lùi tình trạng viêm chân lông bằng cách sát khuẩn hiệu quả, giảm nhanh hiện tượng ngứa, tiêu viêm. Cách sử dụng: Nha đam đem rửa sạch, lột vỏ rồi thoa lên vùng da bị viêm nang lông. Massage khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện 2 lần/tuần để cải thiện tình trạng và có kết quả. Trà xanh Tiêu diệt vi khuẩn gây viêm trong các nang lông nhờ chứa EGCG dồi dào. Chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong các nang lông khỏi tác hại của những vi khuẩn. Cách sử dụng: Rửa lá trà đem ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút. Vớt lá trà ra cho ráo rồi đem vò nát. Cho lá trà vào ấm chế nước sôi vào ủ 10 phút hoặc bạn nấu sẵn một nồi nước sôi rồi cho lá trà vào đun thêm vài phút nữa. Lấy nước trà rửa vào những khu vực da bị viêm, có thể dùng bã xát nhẹ lên da để làm sạch bã nhờn. Lá trầu không Trong thành phần của lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, có những chất như Havibetol, Methyl eugenol hay Chavicol… Có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu sưng. Cách thực hiện: Giã nát lá trầu không rồi bọc vào trong một miếng vải mỏng. Lấy bọc lá xát nhẹ lên khu vực da bị viêm. Vệ sinh lại da với nước sạch sau 15 phút. Bột yến mạch Yến mạch chứa hàm lượng Zinc (kẽm) cao và chúng có khả năng sát trùng, giảm viêm hiệu quả. Bột yến mạch còn chứa avenanthramide – là chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, bảo vệ da của ạn và giảm tình trạng ngứa ngáy. Cách thực hiện: Pha nước có nhiệt độ 37 độ C Cho bột yến mạch vào nước và đợi trong khoảng từ 3 – 5 phút Sử dụng nước yến mạch thoa lên vùng da bị viêm nang lông ở tay Thư giãn trong khoảng 15 phút Và cuối cùng làm sạch vùng da vừa thoa yến mạch với nước sạch Thăm khám bác sĩ da liễu Nếu bệnh không thuyên giảm và có dấu hiệu viêm nhiễm lan rộng hơn thì bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp. Tùy tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ có phác độ điều trị khác nhau: Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân gồm kem dưỡng da, kháng sinh để điều trị viêm nang lông dạng nhiễm trùng nhẹ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh đường uống. Tiểu phẫu: Nếu nốt nhọt quá to, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm đau và giúp bạn mau phục hồi hơn Công nghệ laser: Đây là phương pháp điều trị viêm nang lông bằng ánh sáng xung cường độ cao, những vùng da có lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt. Với khả năng loại bỏ tế bào chết hiệu quả, trị viêm nang lông bằng laser sẽ giúp cho da sáng mịn hơn đồng thời kích thích collagen phát triển giúp bề mặt da trở nên săn chắc, đàn hồi, khỏe mạnh. Nếu không có thời gian đến các phòng khám chuyên khoa bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ từ xa qua video . Với nền tảng của BookingCare, bạn có thể kết nối với bác sĩ trực tiếp mà không cần đến bệnh viện. Cách phòng tránh viêm nang lông ở tay Để phòng tránh tình trạng viêm nang lông, mọi người cần lưu ý: Mặc quần áo vừa vặn, khô ráo, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt Lưu ý khi tẩy lông: Làm sạch da trước và sau khi tẩy lông, dùng khăn lau mát-xa hình tròn trước khi cạo, cạo theo hướng mọc của lông, dùng dao cạo riêng, sắc và sạch sẽ Dùng riêng các vật dụng hàng ngày như khăn, quần áo, dao cạo Vệ sinh toàn thân sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi vận động mạnh, ra mồ hôi Không tự ý nặn mụn nhọt Không sử dụng các sản phẩm khiến da đổ nhiều dầu vì dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông Tạm kết Hy vọng những kiến thức về căn bệnh viêm nang lông ở tay mà BookingCare cung cấp trên đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình hình trên da. Cần lưu ý thêm, kết quả của các phương pháp trên còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và mỗi giai đoạn của bệnh. Quan sát thấy tình trạng bệnh không tiến triển, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chữa trị kịp thời. Nếu bạn chưa có thời gian đến các cơ sở y tế để thăm khám thì có thể đặt lịch khám với các bác sĩ da liễu hàng đầu qua video tại BookingCare
bookingcare-vn-blog-2072
Nấm kẽ: Dấu hiệu, nguyên nhân - Trị bệnh nấm kẽ tại nhà Nấm kẽ gây ra tình trạng ngứa dữ dội, khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của người bệnh. Điều kiện thời tiết mùa mưa lũ hoặc một số thói quen hàng ngày rất dễ dẫn đến bệnh nấm kẽ. Nấm kẽ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể nhưng nấm kẽ gây nhiều phiền toán, khiến bệnh nhân mất tự tin và tập trung. Dưới đây là một số chia sẻ của BookingCare về bệnh nấm kẽ và cách điều trị nấm kẽ để bệnh nhân tham khảo khi cần thiết. Nấm kẽ là bệnh gì? Nấm kẽ tay , nấm kẽ chân hay còn gọi là "nước ăn chân", viêm kẽ không phải bệnh da liễu xa lạ với nhiều người. Vậy, nấm kẽ là gì? Nấm kẽ là một dạng bệnh nấm da có biểu hiện tổn thương ở các kẽ như: bẹn, khoeo chân, kẽ ngón chân, kẽ ngón tay, kẽ tai, kẽ mũi, kẽ cổ, nách, kẽ vú (trẻ vị thành niên nữ có thể bị). Các vị trí thường gặp nấm kẽ Nấm kẽ thường xuất hiện tại các vị trí kẽ như: Nấm kẽ cổ Xuất hiện ở giữa ngấn cổ Giữa ngấn cổ có những mảng đỏ sáng Nấm kẽ mũi, má, nách, vú Mảng hồng hồng thành viền mờ, dần dần viền đậm lên, đỏ dần lên và bờ tổn thương giới hạn rõ ràng Ngứa tăng lên Gãi nhiều khiến da bị trầy, chuyển sang giai đoạn tạo vảy, bong ra thành những mảng vảy mịn, mụn nước nhỏ li ti Nấm kẽ tay Các ngón tay thường là kẽ thứ 3- 4 xuất hiện các mụn nước nhỏ, không ngứa Mụn nước vỡ, da bong vảy gây ngứa ngáy, khó chịu Tổn thương xuất hiện lại nhiều lần, nếu bội nhiễm nặng sẽ gây lở loét,nứt da có dịch, mủ kèm theo Vùng da ở các kẽ ngón tay sưng to và đau rát Nấm kẽ bẹn, mông Tổn thương khu trú hạn chế ở bẹn, kẽ mông, thường tiến triển âm ỉ hơn nấm thân Xuất hiện ở vùng nếp gấp da, bên trong đùi hoặc mông Ngứa ngáy, khó chịu vùng bị nấm Viêm da tã lót ở trẻ sơ sinh Nấm khoeo chân Thường do lây lan từ vùng da khác sang Tổn thương giống như nấm da đùi, bẹn Nấm kẽ chân ( Nước ăn chân ) Tổn thương là các đám đỏ da, mụn nước, trợt da, chảy dịch, bong da Rất ngứa Thường bắt đầu từ kẽ ngón chân thứ 3- 4 hoặc kẽ 4-5 sau đó lây lan ra toàn bộ các kẽ chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, rìa bàn châ Nguyên nhân nấm kẽ Nấm kẽ có nguyên nhân là các loại nấm men đặc biệt là nấm men do candida và nấm sợi như: Epidermophyton, Trichophyton , đôi khi do Microsporum trichophyton có thể lây sang trẻ em. Nấm kẽ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Đặc biệt vào mùa hè, mùa mưa, nấm có cơ hội phát triển mạnh khiến nhiều người bị mắc bệnh nấm, đặc biệt là bệnh nấm kẽ chân (hay còn gọi là nước ăn chân). Nấm kẽ chân là bệnh thường gặp trong mùa lũ - Ảnh: Vinmec Dấu hiệu bị nấm kẽ Nấm kẽ ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện giống và khác nhau. Nấm kẽ đôi khi không triệu chứng hoặc bị ngứa rất dữ dội. Nhưng nhìn chung, bệnh nhân nấm kẽ có những biểu hiện đặc trưng như: Tổn thương là các dát đỏ có bờ rõ, trung tâm sạch, bờ có vảy có xu hướng lan rộng ra xung quanh vùng kẽ. Một số trường hợp có mụn nước ở bờ tổn thương. Đôi khi có viêm mủ nang lông. Có thể để lại sẹo sau khi lành bệnh Điều trị bệnh nấm kẽ Để điều trị bệnh nấm kẽ , bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm, chỉ dùng đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống nếu bệnh nặng. Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa, thuốc kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bội nhiễm thêm. Để có kết quả điều trị nấm kẽ tốt nhất thì bạn cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu tư vấn, khám và cho thuốc điều trị phù hợp với mỗi người bệnh. Bệnh nhân lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị nấm về dùng vì có thể gây ra tác dụng phụ không đáng có. An toàn nhất, bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ Da liễu trước khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân muốn tự điều trị nấm kẽ tại nhà, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu từ xa qua Video . Bệnh nhân có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như thuận tiện sắp xếp thời gian thăm khám hơn. Lưu ý khi điều trị bệnh nấm kẽ Để bệnh nấm kẽ được điều trị dứt điểm, hạn chế nguy cơ tái phát, khi dùng thuốc điều trị nấm kẽ bệnh nhân cần lưu ý: Không cần phải ngâm rửa tổn thương khi bôi thuốc. Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật… thì chỉ cần lau sạch tổn thương bằng bông, gạc sạch rồi bôi thuốc. Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng: bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ. Không bôi quá nhiều thuốc vì có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương, gây lãng phí thuốc. Không thể áp dụng cách điều trị nấm ở người lớn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù các thành phần hoạt chất có thể giống nhau, nhưng nồng độ thì khác nhau. Không nên dùng chung các loại kem trị nấm và thuốc mỡ. Có nhiều loại kem, thuốc mỡ, gel và thuốc uống có thể điều trị hiệu quả tốt hơn. Sử dụng thuốc điều trị nấm theo chỉ định của bác sĩ Da liễu , không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Xem thêm bài viết: 5 Bác sĩ khám chữa bệnh nấm da giỏi tại TP.HCM 8 Bác sĩ trị nấm da giỏi và nhiều kinh nghiệm ở Hà Nội Phòng bệnh nấm kẽ Để đề phòng và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh nấm kễ, bệnh nhân nên lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh nấm kẽ: Tránh môi trường ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Đặc biệt vào mùa nóng, mùa mưa lũ. Hạn chế tối đa cho trẻ nhỏ đóng bỉm. Rửa tay sạch sẽ trước khi làm vệ sinh cho bé. Bạn nên giữ vùng nếp kẽ da của trẻ sạch và khô, thay quần áo cho trẻ thường xuyên,. Tránh sử dụng khăn lau tay cho trẻ mà nên sử dụng khăn giấy dùng một lần, sau đó vứt đi. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp lâu dài để phòng chống bệnh nhiễm nấm. Tham khảo việc sử dụng xà phòng chống khuẩn khi giặt đồ cho trẻ em, giúp tiêu diệt các bào tử nấm gây nhiễm nấm. Thay khăn, khăn trải giường thường xuyên, với trẻ nhỏ cần thường xuyên thay quần áo, yếm dãi. Khi giặt, nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không nên sấy khô bằng máy sấy, mặc quần áo thoáng mát, nhất là vào mùa nóng. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ do những loại thuốc chứa corticoid khiến nấm dễ phát triển hơn. Thăm khám và điều trị sớm nhất có thể với bác sĩ Da liễu kể từ khi có dấu hiệu bệnh. BookingCare - Nền tảng y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện hỗ trợ bệnh nhân thăm khám với bác sĩ Da liễu qua video để bệnh nhân thuận tiện hơn khi có nhu cầu thăm khám bệnh nấm kẽ
bookingcare-vn-blog-2075
Nấm móng: Biểu hiện và cách chữa trị nấm móng hiệu quả Nấm móng là căn bệnh ngoài da phổ biến, đặc biệt hay gặp ở những người làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ẩm ướt, thiếu vệ sinh. Nấm móng tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Nấm móng tay, nấm móng chân khiến cho đôi bàn tay, bàn chân của bệnh nhân mất thẩm mỹ, mất vệ sinh đồng thời có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nấm móng tiến triển âm thầm, không tự hồi phục, có thể dẫn tới mất móng, vì vậy người mắc không nên chủ quan. Cùng BookingCare tham khảo những thông tin chi tiết về nấm móng trong bài viết dưới đây. Dấu hiệu bị nấm móng Nấm móng thường bắt đầu biểu hiện là đốm trắng hoặc vàng ở bờ bên hoặc bờ tự do của móng tay / móng chân người bệnh. Khi nhiễm nấm lan rộng hơn, bệnh có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và viêm da quanh móng. Để biết mình có bị nấm móng hay không, bệnh nhân cần chú ý những biểu hiện sau: Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có các sọc dọc hoặc ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, trắng đục hoặc nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và khiến móng bị tróc. Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng; nhưng nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ dần dần lan ra nhiều móng khác. Trên từng móng: tổn thương xuất hiện từ bờ tự do, bờ bên vào và không bị viêm quanh móng (nếu nguyên nhân do nấm sợi Dermatophytes) hoặc từ vùng gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida). Khi bị nấm, vùng quanh móng có thể có biểu hiện viêm như sưng đỏ và có mủ, đau và ngứa gây khó chịu cho người bệnh. Móng có mùi hôi. Nguyên nhân nấm móng Nấm móng là một trong những bệnh nấm thường gặp ở người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị tổn thương, có khi mưng mủ, đau nhức; ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng là do nhiều chủng loại vi nấm , có thể kể đến các nhóm chính là: Nấm sợi (dermatophyte): Chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chủ yếu do một số chủng Trichophyton spp. như T. rubrum, T. violaceum, T. mentagrophyte, hiếm khi do E. floccosum. Nấm men (yeast): chủ yếu do một số chủng nấm Candida: C. albicans, C.tropicalis… Ngoài ra, còn do Malassezia spp. như M. furfur nhưng hiếm hơn. Nấm mốc (non dermatophyte moulds): ít gặp, do Fusarium spp., Aspergilus spp., S. hyalium, H. toruloidea… Nấm móng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người trưởng thành, người lớn tuổi. Do trong quá trình lão hóa, móng trở nên giòn và khô hơn, các vết nứt trong móng cho phép nấm xâm nhập và gây bệnh một cách dễ dàng. Các yếu tố khác - như giảm lưu thông máu đến bàn tay/ chân và hệ thống miễn dịch bị suy yếu - cũng có thể đóng một vai trò nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm móng phát triển. Nấm móng có nguy hiểm không? Nấm móng là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa. Ngoài ra, nấm móng có thể gây một số biến chứng như: Gây khó chịu và có thể tổn thương vĩnh viễn cho móng Dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác lan ra ngoài bàn chân như viêm mô bào Nấm móng chân lây lan khắp bàn chân ở cả hai chân, lan sang một số bộ phận khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác Hình ảnh nấm móng chân - Ảnh: Pinterest Ai dễ bị nấm móng? Với những đối tượng sau đây, cần hết sức chú ý đề phòng bệnh nấm móng vì có nguy cơ nhiễm nấm cao: Người lớn tuổi, do giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng , móng giòn và khô, móng có xu hướng mọc chậm hơn Người thường xuyên ra mồ hôi tay, chân nhiều Người có tiền sử gia đình mắc bệnh nấm móng Người hay đi chân trần tại khu vực công cộng ẩm ướt, chẳng hạn như hồ bơi, phòng tập thể dục và phòng tắm, làm việc trong môi trường tiếp xúc với nước, đất cát như đầu bếp, làm nông nghiệp… Người đang có vết thương trên da, chấn thương vùng móng hoặc bệnh mạn tính về da, chẳng hạn như bệnh vảy nến Người mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu Xét nghiệm chẩn đoán nấm móng Bệnh do nhiều chủng nấm gây nên và có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm. Để chẩn đoán bệnh nấm móng, bác sĩ cần: Khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân Quan sát triệu chứng lâm sàng Lấy một số mẫu móng tay, chân hoặc cạo các mảnh vụn từ dưới móng tay, chân của người bệnh để làm xét nghiệm Nấm móng dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác như chứng vàng móng, vảy nến móng, lichen móng, loạn dưỡng móng, viêm quanh móng do nhiễm khuẩn,... nên cần được thăm khám và chẩn đoán phân biệt bởi các bác sĩ Da liễu. Phương pháp điều trị nấm móng Thuốc trị nấm móng Nấm móng tay , chân có nhiều cách điều trị, tuy nhiên thường kết hợp dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống có tác dụng toàn thân. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê loại thuốc bôi hoặc thuốc uống phù hợp. Thuốc bôi nấm móng: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách bôi thuốc để đạt hiệu quả tối ưu. Thuốc uống chữa nấm móng: Thuốc uống điều trị nấm móng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ vì có những loại thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, đang bị viêm gan cấp. Sử dụng kết hợp sơn móng tay kháng nấm và kem dưỡng móng. Thuốc uống điều trị nấm móng thường được sử dụng trong 3-6 tháng. Sau đó cần kiểm tra lại, nếu xét nghiệm vẫn còn nấm thì nên tiếp tục điều trị. Thuốc kháng nấm đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ từ phát ban da đến tổn thương gan. Các bác sĩ Da liễu có thể không chỉ định thuốc chống nấm cho những người đang mắc bệnh gan , bệnh lý suy tim sung huyết hoặc những người đang dùng một số loại thuốc không kết hợp được với thuốc chống nấm. Phẫu thuật nấm móng Trong trường hợp bệnh kéo dài, móng tay, móng chân bị nhiễm trùng nặng hoặc rất đau đớn, bệnh nhân cần phẫu thuật để bào mòn hoặc loại bỏ các móng bị nấm. Bào mòn móng giúp cho việc bôi thuốc chống nấm trực tiếp vào tổn thương đạt hiệu quả cao hơn. Một số bệnh nhân nhiễm nấm móng không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ móng vĩnh viễn nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc cực kỳ đau đớn. Để tránh tình trạng nhiễm trùng móng nặng và phải phẫu thuật loại bỏ móng, bệnh nhân nên sớm thăm khám với bác sĩ để điều trị kịp thời bệnh nấm móng. Bệnh nhân có thể phải loại bỏ móng vĩnh viễn nếu bệnh nặng - Ảnh: vpeg.vn Sống chung với bệnh nấm móng Nấm móng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng là một bệnh mạn tính, có nguy cơ lây lan từ móng này sang móng khác và lây sang những người xung quanh. Để phòng tránh bệnh nấm móng, bệnh nhân cần lưu ý: Giữ chân tay sạch sẽ, khô ráo, cắt ngắn móng thường xuyên. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay chân sau mỗi lần sử dụng. Vệ sinh tay/chân và lau khô mỗi ngày, đặc biệt là vùng kẽ ngón để giữ cho tay/chân luôn sạch sẽ và khô ráo. Mang giày, tất vừa vặn, thoáng, sử dụng tất có tính hút ẩm Kiểm soát việc bài tiết mồ hôi tay chân nhiều Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều, đặc biệt là các chất tẩy rửa như xà bông, nước rửa chén, bột giặt Chỉ tiếp xúc với nước khi cần thiết như tắm gội, không nên rửa tay chân thường xuyên khi không cần thiết, vì như thế tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển. Mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ khi ở nơi công cộng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh Hạn chế sử dụng sơn móng tay và làm móng tay giả. Nấm móng là căn bệnh có tiến triển chậm nhưng âm thầm làm tổn thương móng, nếu được phát hiện sớm, khi nấm chỉ mới xuất hiện trên diện tích nhỏ sẽ điều trị nhanh chóng hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí chữa trị bệnh
bookingcare-vn-blog-2078
Mụn rộp sinh dục: Có tự khỏi không? Điều trị mụn rộp sinh dục tại nhà Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục) là căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh và rất dễ lây lan sang người khác thông qua nhiều con đường. Vì vậy khi mắc bệnh, cần sớm thăm khám và điều trị. Mụn rộp sinh dục là căn bệnh khá thường gặp. Ở nhiều người, mụn rộp sinh dục không có những dấu hiệu đặc trưng, bệnh tiến triển âm thầm nên bệnh nhân khó phát hiện. Do đó, bệnh dễ lây lan cho người khác. Mụn rộp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác, vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về mụn rộp sinh dục và thăm khám với bác sĩ Da liễu khi cần thiết. Mụn rộp sinh dục là gì? Mụn rộp sinh dục là một loại bệnh do virut có khả năng lây truyền mạnh gây nên và sống trong cơ thể suốt đời. Có 2 thể virus là virus herpes simplex 1 (HSV1) có nguồn gốc là virut gây chốc mép. Virus herpes 2 (HSV2) phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục. Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp, trong đó có cả mụn rộp sinh dục ở nam giới, nữ giới và trẻ sơ sinh. Con đường lây truyền mụn rộp sinh dục HSV rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc với người bệnh. Một số con đường lây nhiễm mụn rộp gồm có: Lây qua đường tình dục : Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn Tiếp xúc với vi-rút trên da người bị nhiễm bệnh Lây lan khi tiếp xúc trực tiếp trong quá trình bệnh tái phát Lây bệnh cho trẻ sơ sinh nếu người mẹ lần đầu tiên bị nhiễm HSV trong khi mang thai hoặc có đợt bùng phát đầu tiên vào cuối thai kỳ Triệu chứng mụn rộp sinh dục Rất nhiều trường hợp bệnh phát không thể hiện triệu chứng gì cho nên làm cho việc lây truyền rất dễ xảy ra. Mụn rộp ở những đợt bùng phát khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ở đợt bùng phát mụn rộp sinh dục đầu tiên: Bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng cúm, sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn. Xuất hiện vết loét dạng mụn nước nhỏ, chứa đầy chất lỏng trên bộ phận sinh dục, mông hoặc các khu vực khác Loét tập trung thành cụm, sưng đau Loét ở bộ phận sinh dục gây đau nhói hoặc nóng rát khi đi tiểu Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus không mất đi mà di chuyển đến các tế bào thần kinh gần cột sống và lưu trú ở đó cho đến khi hệ miễn dịch của cơ thể có sơ xuất nó bắt đầu trở lại hoạt động. Herpes rất dễ tái phát lại và gây ra những triệu chứng như sau: Khi mụn rộp sinh dục tái phát, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát, ngứa hoặc ngứa ran gần nơi virus xâm nhập vào cơ thể Đau ở lưng, mông, đùi hoặc đầu gối Sau vài giờ, xuất hiện các vết loét Các vết loét tái phát mụn rộp nhanh lành và đỡ đau hơn lần bùng phát bệnh đầu tiên. Hình ảnh mụn rộp sinh dục - Ảnh: vietskin Mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không? Mụn rộp sinh dục nếu không được điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến các biến chứng từ nặng đến nhẹ: hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, ví dụ viêm màng não vô khuẩn. Những tổn thương ở cả những vị trí khác như ở mông, háng, đùi, ngón tay, mắt. Ngoài ra, mụn rộp sinh dục dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý như sùi mào gà , bệnh nấm . Do đó, bệnh nhân không đi khám bác sĩ mà tự ý chữa mụn rộp sinh dục tại nhà rất dễ mắc sai lầm, khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn. Xem thêm bài viết: Mụn rộp (Herpes) sinh dục có chữa được không? Nguyên nhân bị mụn rộp sinh dục Mụn rộp sinh dục có tự khỏi không? Nhiều người lầm tưởng rằng mụn rộp sinh dục có thể tự khỏi do triệu chứng sẽ tự mất đi theo một thời gian. Do đó, bệnh nhân thường để mụn rộp sinh dục tự khỏi mà không cần điều trị. Thực tế, mụn rộp sinh dục không thể khỏi hoàn toàn mà các virus chỉ lui về các tế bào thần kinh gần cột sống, sau đó tái phát liên tục nếu gặp điều kiện thuận lợi. Trong những đợt bùng phát, bệnh rất dễ lây nhiễm ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cho đến khi lành sẹo hoàn toàn các tổn thương. Do đó, hạn chế hoặc không quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. Điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhân ức chế mụn rộp sinh dục, rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát. Nếu sử dụng hằng ngày có thể làm giảm số lượng các lần tái phát. Mụn rộp sinh dục khi mang thai Mụn rôp sinh dục ở nữ có thể xuất hiện trong thời gian mang thai. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng có thể mắc mụn rộp sinh dục nếu như người mẹ mắc bệnh trước hoặc trong khi mang thai. Khi cơ thể người mẹ lần đầu tiên phơi nhiễm với virut gây bệnh mụn rộp sinh dục, virus xâm nhập máu mẹ và có thể đi đến thai nhi - khi đẻ. Sau khi sinh, bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường khác, ví dụ như người hôn trẻ có mụn rộp ở miệng. Nếu như người mẹ tiếp xúc lần đầu với virus trước khi mang thai, nguy cơ lây bệnh cho con là cao và cần thông báo với bác sĩ sản khoa để có biện pháp phòng ngừa và điều trị cần thiết ngay từ khi có thai và khi chuyển dạ. Nếu người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai, cần liên tục theo dõi bệnh và nhận biết đợt bùng phát đầu tiên khi đang mang thai để báo cho bác sĩ biết. Ở nhiều người mẹ, mụn rộp không có triệu chứng nhưng con vẫn bị lây bệnh. Trẻ sơ sinh có tổn thương của bệnh mụn rộp có nghĩa là mẹ đã bị mụn rộp sinh dục. Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị bệnh mụn rộp được tiến hành rất nhanh và trẻ cần được điều trị ngay. Điều trị mụn rộp sinh dục Có nhiều cách điều trị để hạn chế các đợt bùng phát nhưng không thể làm hết hẳn virut. Virut sẽ ở lại trong cơ thể bệnh nhân suốt đời. Thuốc kháng siêu vi dạng uống có hiệu quả cao trong điều trị cả hai thể nguyên phát và thứ phát và có tác dụng làm giảm sự lây truyền bệnh bao gồm: acyclovir, valacyclovir và famciclovir. Thuốc chống virut theo đường toàn thân trong 10 ngày có tác dụng: Hạn chế cường độ và thời gian kéo dài của đợt bùng phát Giảm nguy cơ lây nhiễm herpes cho người khác Ngăn chặn sự bùng phát trong một thời gian dài (trong một số trường hợp) Giảm số lượng các lần tái phát (nếu được sử dụng hàng ngày) Chữa mụn rộp sinh dục tại nhà Với nhiều người, mụn rộp sinh dục là căn bệnh khó nói. Do đó, bệnh nhân e ngại khi phải đến khám mụn rộp sinh dục tại các bệnh viện, phòng khám. Tuy nhiên, bệnh mụn rộp sinh dục để lâu có thể gây ra biến chứng. Đồng thời mụn rộp sinh dục cũng không thể tự khỏi nếu như không điều trị. Trong trường hợp bị mụn rộp sinh dục lần đầu nhưng ngại đi khám hoặc mụn rộp sinh dục tái phát, muốn điều trị mụn rộp sinh dục tại nhà, bệnh nhân có thể kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để thuận tiện hơn. Nhiều bệnh nhân ngại ngùng khi đi khám mụn rộp sinh dục - Ảnh: baosuckhoecongdong.vn Phòng bệnh mụn rộp sinh dục Bất kì ai cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh mụn rộp, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc mụn rộp sinh dục cao: Người có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình Người có thói quen sinh hoạt không sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tồn tại trong cơ thể bùng phát và gây bệnh Người có sức đề kháng kém hoặc đang trong tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch Trẻ sơ sinh, thai nhi (lây truyền từ mẹ) Người được truyền máu Để đề phòng mụn rộp sinh dục, nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh: Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bao cao su có thể sẽ không bảo vệ triệt để khỏi bị mụn rộp sinh dục do ở một số vùng da nằm ngoài khu vực bảo vệ của bao cao su Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ Không dùng kim tiêm hay các vật dụng có chứa máu, dịch nhầy, mủ của người nghi nhiễm bệnh. Không dùng chung vật dụng cá nhân: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... Nếu bị mụn rộp trước và trong quá trình mang thai, cần thông báo với bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp Nếu quan hệ với bệnh nhân bị mụn rộp, cần lưu ý: Người bệnh phải uống thuốc chống mụn rộp hàng ngày Không quan hệ tình dục bằng bất kì hình thức nào khi bạn tình đang có các triệu chứng của mụn rộp sinh dục Nếu quan hệ tình dục qua đường miệng, phải dùng tấm lưới bảo vệ miệng Vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ tình dục Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu ngay từ khi có những biểu hiện đầu tiên về bệnh Xem thêm bài viết: 11 bác sĩ Da liễu giỏi và uy tín tại TP HCM 7 bác sĩ Da liễu giỏi và nhiều kinh nghiệm tại Hà Nội 8 Bác sĩ Da liễu giỏi khám online (Khám từ xa qua video) BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa, bên cạnh việc đặt lịch khám tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để bệnh nhận có nhiều lựa chọn hơn khi có nhu cầu khám chữa bệnh mụn rộp sinh dục
bookingcare-vn-blog-2080
Mụn rộp (Herpes) có lây không? Cách trị dứt điểm mụn rộp Mụn rộp (Herpes) là bệnh ngoài da thường gặp. Ở nhiều người, mụn rộp không có những triệu chứng rõ rệt, nhưng bệnh vẫn âm thầm tiến triển và có thể lây nhiễm sang người khác. Mụn rộp (Herpes) xuất hiện ở cơ quan sinh dục, mắt, miệng và các vị trí khác trên cơ thể. Mụn rộp ảnh hưởng tới cả đời sống tình dục của các cặp đôi và sức khỏe sinh sản nếu không được sớm điều trị. Do đó, khi có dấu hiệu bị mụn rộp, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ Da liễu để điều trị bệnh sớm nhất có thể. Mụn rộp (Herpes) là gì? Herpes là tên bệnh mụn rộp hay mụn nước sốt do virus HSV - Herpes Simplex Virus gây ra. Mỗi mụn nước là vị trí tổn thương mà virus tạo ra, bên trong có chứa đầy dịch lỏng. Có 2 chủng virus gây bệnh mụn rộp ở người: Virus HSV type 1 gây bệnh ở môi. Virus HSV type 2 gây bệnh ở cơ quan sinh dục. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ làm tổ, sinh sống và nhân lên ở tủy sống, trong các hạch thần kinh. Đến khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm hệ miễn dịch, chúng sẽ nhanh chóng tiến đến vị trí niêm mạc phía ngoài của các cơ quan như sinh dục, miệng, hoặc mắt,... Chỉ trong khoảng từ 24 đến 48 giờ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng thấy các triệu chứng mụn rộp đặc trưng ngứa ran và các mụn nước màu đỏ bắt đầu xuất hiện. Không có cách nào để làm cắt đứt hay ngăn chặn được vết loét mụn nước nhanh chóng, chỉ có thể tiến hành một số phương pháp nhằm hạn chế tấn số xuất hiện và thời gian của các triệu chứng. Nguyên nhân gây ra mụn rộp Bệnh do siêu vi trùng Herpes lây qua các hoạt động tình dục. Có hai loại siêu vi Herpes là Herpes 1 và 2. Mụn rộp đa số là do Herpes 2 gây ra. Người bị mụn rộp sẽ phải mang bệnh vĩnh viễn suốt đời vì chưa có thuốc đặc trị. Triệu chứng mụn rộp Nhìn chung, khi bị mụn rộp, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng sau đây: Xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc ở các bộ phận khác trên cơ thể. Thời gian ủ bệnh khoảng một tuần. Tình trạng giả cảm cúm: sốt đau đầu, nhức mỏi toàn thân, sau đó đau, ngứa, đi tiểu khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo, các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài và lan rộng. Mụn nước tự vỡ và chảy nước vàng để lại vết loét nông, đỏ, đau, ngứa, rồi tự đóng vẩy, tự lành không để lại sẹo nhưng dễ tái phát trong vòng 12 tháng. Mụn rộp có triệu chứng mụn nước nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác - Ảnh: vietskin.vn Các loại mụn rộp thường gặp Mụn rộp sinh dục Mụn rộp sinh dục là bệnh lây qua đường tình dục . Mụn rộp thường xuất hiện ở các vị trí môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Mụn rộp sinh dục có nguyên nhân phổ biến nhất là HSV-2. Mụn rộp sinh dục có thể gây đau, ngứa hoặc các vết loét ở khu vực sinh dục, tuy nhiên nhiều trường hợp nhiễm herpes hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu hiện nào. Nhưng dù có triệu chứng hay không thì một người khi đã bị mụn rộp sinh dục sẽ dễ dàng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là bạn tình khi quan hệ tình dục không an toàn. Mụn rộp sinh dục có nhiều biến chứng nguy hiểm như: Làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV, giang mai , sùi mào gà ,... do vết loét vùng sinh dục Lây nhiễm cho trẻ sơ sinh do người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai Viêm niệu đạo , ảnh hưởng tới sự đào thải nước tiểu Viêm màng não và dịch não tủy Viêm niêm mạc trực tràng (thường gặp ở những người quan hệ đồng tính nam) Mụn rộp miệng Virus gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người bình thường thông qua tiếp xúc với da bị mụn rộp ở miệng . Các tổn thương bên ngoài da hay xung quanh miệng đều có thể là con đường để virus đi vào cơ thể. Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo hay hôn người bị bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh do dịch từ mụn nước và nước bọt đều là các ổ chứa virus HSV. Mụn rộp ở miệng có thể lan sang lỗ mũi, cằm hay ngón tay, nướu, vòm miệng, lưỡi khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống do các vết loét gây ra ngứa, đau. Trẻ em là đối tượng mắc bệnh herpes môi phổ biến hiện nay. Do đó cần nên cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh tránh tiếp xúc với người bị chàm hoặc viêm da dị ứng . Mụn rộp ở môi gây mất thẩm mỹ - Ảnh: baomoi.com Điều trị mụn rộp đúng cách Khi có dấu hiệu mụn rộp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Da liễu để có phương pháp điều trị đúng đắn. Mụn rộp sinh dục dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác, đặc biệt là sùi mào gà. Vì vậy, bệnh nhân tự ý điều trị mụn rộp tại nhà có thể gây nhầm lẫn, dẫn đến bệnh nặng và khó khỏi hơn. Tùy vào tình trạng mụn rộp, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau như: Dùng thuốc chữa mụn rộp: Thốc dạng kem bôi kháng virut làm rút ngắn thời gian lành vết thương xuống nửa ngày đến một ngày và làm giảm cảm giác đau ở vết thương. Dùng kem bôi dưỡng ẩm dịu nhẹ bảo vệ các nốt mụn rộp khỏi bị khô và nứt dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát. Trị liệu bổ sung bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng chiết xuất bạc hà và dầu trà bôi lên các vết thương có thể có hiệu quả đối với cảm giác đau, khô và ngứa. Ánh sáng năng lượng thấp, không nóng, bước sóng hẹp nằm trong vùng hồng ngoại có thể có tác dụng đối với rộp miệng. Mụn rộp rất dễ lan sang người khác thông qua các tiếp xúc như hôn môi, ôm, quan hệ tình dục bằng bất kì hình thức nào. Vì vậy, khi phát hiện mụn rộp, bệnh nhân nên đi khám sớm nhất có thể bệnh được điều trị dứt điểm cũng như hạn chế lây lan. Xem thêm bài viết: 6 địa chỉ khám bệnh Da liễu uy tín tại TP HCM 7 bệnh viện, phòng khám Da liễu uy tín ở Hà Nội Với nhiều bệnh nhân, mụn rộp là căn bệnh khó nói, đặc biệt là mụn rộp sinh dục. Do đó, nhiều bệnh nhân ngại đi khám khiến tình trạng mụn rộp nặng và lây sang cả bạn tình. Nếu như có dấu hiệu mụn rộp nhưng vẫn còn e ngại đến trực tiếp các bệnh viện, phòng khám, bệnh nhân nên lựa chọn thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để có phương án điều trị bệnh sớm nhất. Phòng bệnh mụn rộp (Herpes) Hiện nay chưa có liệu trình điều trị dứt điểm bệnh mụn rộp sinh dục. Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng Không quan hệ tình dục với người bị mụn rộp cho đến khi vết loét hoàn toàn lành lặn Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế thức ăn có hàm lượng arginin cao (dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt...) Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Ôm hôn, dùng chung đồ vật, mỹ phẩm,... Nên đi khám chuyên khoa da liễu sớm nhất có thể kể từ khi có biểu hiện mụn rộp BookingCare - Nền tảng y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để thuận tiện hơn nếu bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh mụn rộp (Herpes
bookingcare-vn-blog-2086
Phân biệt mụn rộp sinh dục và sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, gai sinh dục Mụn rộp sinh dục là căn bệnh xã hội thường gặp. Bệnh không thể tự khỏi nếu không điều trị và rất dễ tái phát. Bệnh mụn rộp sinh dục rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vì vậy, cần phân biệt đúng để có cách điều trị phù hợp. Mụn rộp sinh dục ở nhiều người không xuất hiện triệu chứng hoặc xuất hiện những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Người bệnh tự ý điều trị mụn rộp sinh dục tại nhà mà không hiểu rõ về căn bệnh này thì rất dễ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, khiến bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Tìm hiểu mụn rộp sinh dục Mụn rộp sinh dục do Herpes simplex virus (HSV) gây ra. Mụn rộp sinh dục ủ bệnh trong khoảng thởi gian 6-10 ngày. Mụn rộp sinh dục có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, thậm chí cả trẻ sơ sinh nếu người mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục trong quá trình mang thai. Bệnh gây ra những biến chứng khá nguy hiểm như: Loét ở bộ phận sinh dục Nhiễm khuẩn (bội nhiễm), Mụn rộp sinh dục ở nữ giới gây ra viêm cổ tử cung do Herpes, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ... Mụn rộp sinh dục ở nam giới có thể gây viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến . Phụ nữ mang thai bị mụn rộp sinh dục có thể lây cho con trong quá trình sinh qua đường âm đạo. Mụn rộp sinh dục có thể dẫn đến tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho bé. Mụn rộp sinh dục có tốc độ lây lan nhanh, tương tự như bệnh sùi mào gà, giang mai ,... Vì vậy, cần điều trị mụn rộp sinh dục sớm để tránh lây lan. Tuy nhiên, mụn rộp sinh dục rất dể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục và gai sinh dục. Cần xác định đúng mặt bệnh để có phương án điều trị phù hợp. Các bệnh dễ nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục Sùi mào gà Sùi mào gà cũng là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục với tốc độ nhanh chóng. Bệnh gây ra u nhú trên bề mặt da, tạo cảm giác giống mào gà hay súp lơ. Sùi mào gà chủ yếu ở bộ phân sinh dục nam hoặc nữ, ngoài ra còn gặp ở một số bộ phận khác của cơ thể. Sùi mào gà ở nam thường gặp ở rãnh quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo và đôi khi còn gặp cả ở da bìu. Sùi mào gà ở nữ thường xuất hiện ở vùng âm vật, âm hộ, môi lớn, môi bé và còn có thể gặp cả ở cổ tử cung. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như ẩm ướt hoặc đang trong thời kỳ mang thai, bệnh sùi mào gà có thể phát triển nhanh hơn, to hơn, màu đỏ và tiết dịch có mùi hôi. Sùi mào gà là bệnh khó nói. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám sớm nhất kể từ khi phát hiện bệnh. Bệnh sùi mào gà không được điều trị có thể gây biến chứng như dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung (nữ giới), ung thư dương vật (nam giới). Sùi mào gà lây lan nhanh - Ảnh: vinmec.vn Mụn cóc sinh dục Bệnh mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh tình dục có khả năng lây lan dù có dùng bao cao su hay không. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc da với da, đặc biệt nếu vùng da có vết xước hoặc tổn thương thì nguy cơ lây bệnh càng tăng. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có thể không nhận thấy triệu chứng điển hình nhưng vẫn có thể làm lây truyền sang cho người khác. Cho đến khi có biểu hiện, bệnh đã tiến vào giai đoạn nặng. Mụn cóc sinh dục ở nữ nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình mang thai. Mụn cóc sinh dục ở nam có thể mọc ngày càng nhiều, liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng, khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin. Mặc dù quá trình điều trị có thể loại bỏ các mụn cóc, nhưng không có cách nào để điều trị dứt điểm vì HPV vẫn còn trong cơ thể. Mụn cóc có thể tái phát nếu không có biện pháp phòng bệnh. Gai sinh dục Gai sinh dục hình thành do sự tăng sinh quá mức các tế bào da ở cơ quan sinh dục nam và nữ, hình thành nên các nhú gai dài, có màu đỏ hoặc trắng, không gây đau đớn. Về bản chất, các nhú gai này không phải là bệnh lý mà chỉ là một biểu hiện lành tính, không đe dọa đến tính mạng cũng như khải năng sinh sản, chức năng sinh lý của người bệnh. Tuy nhiên, gai sinh dục gây ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ, cản trở hoạt động tình dục. Đồng thời, bệnh có các triệu chứng giống với biểu hiện của bệnh sùi mào gà khiến bạn tình e ngại khi có tiếp xúc tình dục. Gai sinh dục ở nam giới thường xuất hiện ở thân dương vật, quy đầu, bao quy đầu . Gai sinh dục ở nữ thường mọc cao hơn so với nam, mọc ở ở môi bé hay môi lớn ở bộ phận sinh dục nữ. Phân biệt mụn rộp sinh dục với sùi mào gà, mụn cóc sinh dục và gai sinh dục Việc phân biệt các loại bệnh giúp bệnh nhân thăm khám và điều trị đúng bệnh lý, tránh điều trị sai lầm, có thể khiến bệnh nặng hơn. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh có những nguyên nhân khác nhau: Mụn rộp sinh dục : Herpes simplex virus (HSV) Sùi mào gà : Human papilloma virus (HPV) Mụn cóc sinh dục : Human papilloma virus (HPV) Gai sinh dục: Chưa xác định chính xác, có thể do tế bào gai ở phần thượng bì phát triển quá mức Triệu chứng bệnh Các bệnh này có thể có triệu chứng khá giống nhau nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn. Mụn rộp sinh dục Ủ bệnh khoảng 6-10 ngày. Khó chịu, ngứa, rát, dấm dứt... trước khi bệnh bùng phát. Vết đỏ, nề, mụn nước thành cụm, tròn hoặc hình cầu đều nhau. Dịch mụn nước trong suốt. Mụn rộp sinh dục vỡ, khô hoặc đóng vảy màu vàng hoặc hơi nâu, gắn chặt, khi bong không để lại sẹo. Hạch lympho lân cận có thể sưng hoặc đau. Nơi nhiễm HSV có cảm giác đau rát, sau vài giờ có thể nổi mảng đỏ trên mặt da mắc tổn thương và những mụn nước nhỏ, đau hoặc loét nông ở âm hộ, các môi sinh dục, cổ tử cung ở phụ nữ và dương vật ở con trai. Đau khi đi tiểu hoặc chạm vào vùng sinh dục. Nữ giới có thể bị ra huyết trắng. Sùi mào gà Ủ bệnh khoảng 3 tuần tới 9 tháng U nhú trên da và niêm mạc Các nốt sùi nhỏ, mềm, cao, đường kính 1-2 mm. Tổn thương hình tròn nhỏ, màu hồng với bề mặt thô ráp. Tổn thương tạo thành những mảng rộng với dạng hoa mào gà hoặc súp-lơ trên bề mặt ẩm thấp dễ chảy mủ. Các nốt sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn trực tràng hay mắt, miệng, lưỡi... Bề mặt mềm, mủn nước và ấn ra mủ, một số trường hợp còn chảy máu Khí hư ra nhiều (ở phụ nữ) bốc mùi hôi khắm khó chịu và gây đớn đau. Nốt sùi có mủ, dễ chảy máu lúc chạm vào làm cho người bệnh khó chịu, có triệu chứng sốt. Mụn cóc sinh dục Những chấm nhỏ li ti, đường kính từ 1-2mm, màu đỏ, mềm, có cuống mọc đơn lẻ ở bộ phận sinh dục, đôi khi mọc ở miệng. Các nốt mụn này phát triển, tập hợp lại các mụn lớn hơn, bề mặt sần sùi, có nhú gai. Càng ngày các mụn sùi này càng nhiều lên tạo thành từng mảng mô lớn, mềm, ẩm ướt. Mụn không gây cảm giác ngứa hay đau. Tuy nhiên, khi bị cọ sát có thể gây lên các vết thương tại đó. Nốt mụn còn lan xuống hậu môn hay mép bẹn, mông, vào trong âm đạo, cổ tử cung. Mụn cóc sinh dục dễ nhầm với các bệnh khác - Ảnh: peru21.pe Gai sinh dục Nốt nhỏ có màu đỏ, hồng trên bộ phận sinh dục Các nốt mọc dải rác, có thể ít hoặc nhiều tùy theo cơ địa từng người Nhiều hình dạng, có hình sợi hoặc giống mụn cóc, sần sùi Không gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy Biến chứng của bệnh Gai sinh dục không phải là bệnh, vì vậy sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, bệnh không lây truyền cũng như gây ra biến chứng như các bệnh còn lại. Khi mắc bệnh xã hội, bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng sốt, mệt mỏi hoặc dịch mủ chảy ra ngoài từ nốt mụn rộp. Khi đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần tham khám bệnh sớm nhất có thể. Các bệnh lây qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản của bệnh nhân Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục Các bệnh lây qua đường tình dục dễ lây, khó chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ tình dục sạch sẽ. Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn Sử dụng bao cao su để phòng bệnh cho mình và bạn tình. Nếu quan hệ tình dục qua đường miệng, phải dùng tấm lưới bảo vệ miệng. Không dùng kim tiêm hay các vật dụng có chứa máu, dịch nhầy, mủ của người nghi nhiễm bệnh. Không dùng chung đồ dùng cá nhân: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... Vệ sinh bồn tắm, bồn cầu và các vật dụng dùng chung khác khi sử dụng. Nếu nghi ngờ mình và bạn tình có các biểu hiện của bệnh, hãy đề nghị họ đi khám để có hướng điều trị phù hợp. Với nhiều bệnh nhân, việc thăm khám và điều trị bệnh qua đường tình dục khiến họ cảm thấy ngượng ngùng. Trong trường hợp đó, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân hỗ trợ thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa để bệnh nhân thuận tiện hơn nếu có nhu cầu thăm khám bệnh lây qua đường tình dục
bookingcare-vn-blog-2087
Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Biểu hiện, cách chữa trị và chăm sóc hiệu quả Bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Khi trẻ đi học, bệnh rất dễ lây lan giữa các bé cùng lớp do bé chưa ý thức được bệnh. Vì vây, cha mẹ cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe cho con trong mùa thủy đậu. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do Varicella Zoster Virus gây ra. Bệnh có thể gây sốt và ngứa phát ban kèm mụn nước khắp cơ thể. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện ở những trẻ chưa được tiêm ngừa thủy đậu, trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trẻ dưới 10 tuổi. Biểu hiện bệnh thủy đậu Sau khi trẻ tiếp xúc với vi rút varicella-zoster 10-21 ngày, sẽ bắt đầu xuất hiện phát ban, thường kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban bao gồm: Sốt Chán ăn Đau đầu Mệt mỏi Vết phát ban do thuỷ đậu sẽ trải qua 3 giai đoạn: Các vết sưng tấy gọi là mụn sẩn, sẽ bùng phát trong vài ngày. Mụn nước hình thành trong khoảng một ngày rồi vỡ ra. Lớp vỏ và vảy của mụn nước bị vỡ sẽ lành lại sau vài ngày. Các nốt đậu mới có thể xuất hiện trong vài ngày tiếp theo. Vì vậy, trẻ có thể xuất hiện cả nốt ban, mụn nước phồng rộp và bóng nước nhiều lứa tuổi cùng lúc. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhất trong vòng tối đa 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện. Sau đó, virus vẫn có khả năng lây lan cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ đã đóng mài. Bệnh thường nhẹ ở trẻ khỏe mạnh. Nhưng đôi khi, mụn nước (nốt đậu) có thể nổi ở toàn bộ cơ thể, bao gồm cả ở mắt, họng, hậu môn và âm đạo. Thủy đậu có lây không? Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây thông qua: Lây qua đường hô hấp khi nói chuyện với người bệnh, hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy mũi Lây từ mụn nước khi bị vỡ ra, từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người mắc bệnh Lây từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai Tuy nhiên, hiện tại bệnh thuỷ đậu đã được kiểm soát tốt nhờ vắc xin. Với những trẻ đã được tiêm vắc xin đúng và đủ liều thì gần như tỷ lệ mắc thuỷ đậu rất thấp. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ Bệnh thủy đậu ở trẻ là một bệnh lành tính nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thủy đậu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là những trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu nặng do việc chăm sóc chưa phù hợp: Da, mô mềm, xương, khớp hoặc máu bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Viêm phổi. Viêm não-màng não. Nhiễm trùng huyết. Hội chứng Reye có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên dùng aspirin khi bị thủy đậu. Những trẻ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi mà mẹ chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vắc xin. Trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch. Trẻ mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn… Điều trị thủy đậu hiệu quả cho trẻ Thuỷ đậu là bệnh do virus nên các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Có thể bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc bôi để giảm ngứa, thường là thuốc kháng histamin. Ngoài ra, chủ yếu là chế độ chăm sóc phù hợp tại nhà, sau khoảng thời gian toàn phát của bệnh, trẻ sẽ dần khỏi. Giai đoạn hồi phục bệnh thủy đậu thường diễn ra từ 3 - 4 ngày. Sau hơn 10 ngày kể từ khi phát bệnh, tất cả các mụn nước sẽ vỡ ra và khô lại, tạo thành vảy sau đó bong tróc. Đa phần các mụn nước sau khi khô đóng mài sẽ bong ra và không để lại sẹo. Trong trường hợp, các nốt mụn vỡ để lại vết thâm, cần tham vấn bác sĩ thuốc bôi để làm mờ thâm. Kể từ khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh cho đến khi bệnh kết thúc giai đoạn có thể mất thời gian tối đa 1 tháng. Bệnh thủy đậu ở trẻ cần tối đa 21 ngày để virus phát triển đến khi gây ra những biểu hiện đầu tiên và mất khoảng 10 ngày để bệnh biểu hiện và phục hồi. Sau khi người bệnh phục hồi, bệnh thủy đậu sẽ hết lây lan và trẻ có thể quay lại trường lớp cũng như tiếp xúc bình thường với mọi người. Vì thủy đậu ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với bệnh tay chân miệng và viêm da nhiễm trùng nên việc tự điều trị thủy đậu tại nhà cho con có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, khiến bệnh thủy đậu ở trẻ trở nặng hơn. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi phát hiện bất thường, tránh tự điều trị theo kinh nghiệm hoặc theo dân gian. Thủy đậu ở trẻ dễ nhầm lẫn với tay chân miệng - Ảnh: Bệnh viện 108 Lưu ý về chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà Khi con bị thủy đậu, cha mẹ cần lưu ý: Cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn (5-10 ngày) Trong thời gian mắc bệnh nên bổ sung vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Rửa tay cho trẻ thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, cắt ngắn móng tay để tránh việc trẻ gãi làm nhiễm trùng các nốt thủy đậu. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, thoáng mát, không cọ sát vào nốt thủy đậu, chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng nhiễm trùng. Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Dùng thuốc bôi, thuốc uống điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. Phòng bệnh thủy đậu ở trẻ Cách phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 tháng tuổi đi tiêm ngừa vắc xin thủy đậu (sau tiêm chủng khả năng phòng ngừa đạt 95 - 97%). Để bảo vệ trẻ tối ưu và phòng tránh tình trạng tái nhiễm thủy đậu sau tiêm chủng phụ huynh nên cho trẻ tiêm đúng và đủ liều vắc xin thủy đậu. Thực hành các thói quen vệ sinh tốt cho trẻ: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh. Bệnh thủy đậu ở trẻ rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ về sau, đồng thời có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị đúng cách. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc cho con và thăm khám với bác sĩ để bé nhanh chóng phục hồi
bookingcare-vn-blog-2089
Bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không? Có phải bỏ thai không? Thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu mắc thủy đậu khi mang thai thì người mẹ cần hết sức cảnh giác. Thủy đậu khi mang thai có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Thủy đậu là căn bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Bình thường, thủy đậu là căn bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, bà bầu bị thủy đậu có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kì khiến bệnh nhân hết sức lo lắng. Không phải bà bầu nào bị thủy đậu cũng phải bỏ thai. Quan trọng là bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị thủy đậu đúng cách để giảm thiểu tối đa biến chứng. Thủy đậu ở phụ nữ mang thai Ở người khỏe mạnh, thủy đậu thường lành tính và ít để lại di chứng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai do khả năng bảo vệ suy giảm nên có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…), đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 - 20 tuần. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu có thể xảy ra quanh năm và tập trung nhiều nhất là vào cuối mùa mưa đầu mùa khô. Trong những thời điểm giao mùa, bà bầu nên chú ý chăm sóc sức khỏe cũng như đề phòng bệnh thủy đậu. Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng thủy đậu chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Người lớn cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, bà bầu vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu như không chú ý phòng bệnh. Bị thủy đậu trong thời kì mang thai khá nguy hiểm, đặc biệt, nếu bà bầu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nên hết sức thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kì, bà bầu có nguy cơ sẩy thai hoặc thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Một số dị tật ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ mắc thủy đậu khi mang thai: Sẹo Vấn đề với cơ bắp và xương Teo cơ, co giật, biến dạng chi Mù Động kinh Vấn đề về nhận thức, chậm phát triển Microcephaly - Đây là một khuyết tật bẩm sinh trong đó đầu của em bé nhỏ hơn dự kiến, so với những em bé cùng giới tính và cùng tuổi. Biến chứng viêm phổi, viêm não Trẻ bị động kinh do mẹ bị thủy đậu khi mang thai - Ảnh: flickr.com Bị thủy đậu có nên bỏ thai không? Không ít chị em bị thủy đậu trong quá trình mang thai nghĩ đến chuyện bỏ thai vì sợ con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, không phải cứ mẹ mắc thủy đậu là sinh ra con dị dạng bẩm sinh. Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 thì điều này hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh thì trẻ sinh ra dễ mắc phải bệnh thủy đậu lan tỏa Chỉ cần được theo dõi điều trị tốt, mẹ bầu vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bệnh thủy đậu, mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị: Bị thủy đậu có được tắm không? Kiêng tắm khi bị thủy đậu là một trong những sai lầm của người bệnh. Theo các bác sĩ Da liễu , bệnh nhân cần hết sức chú ý vấn đề vệ sinh da khi bị thủy đậu: Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bình thường nhưng chú ý không nên tắm bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao. Khi tắm rửa xong cần dùng khăn sạch lau khô, bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi vì nhiều loại thuốc không sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Bà bầu bị thủy đậu nên ăn gì? Để bệnh mau lành, mẹ bầu nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm dưới đây: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại quả: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo,... để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh ra lượng collagen, phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra. Các món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: Cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt heo, các loại canh thanh nhiệt và các loại nước uống như rau sam, kim ngân hoa, nước tam đậu cam thảo. Sau khi bệnh thủy đậu được điều trị và khỏi hẳn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh nên sử dụng nghệ tươi để điều trị sẹo thủy đậu. Cách làm nghệ chữa sẹo thủy đậu: Rửa sạch nghệ và cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, người bệnh thoa nước cốt nghệ xung quanh các vết sẹo mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, tiếp tục kiên trì bôi các lớp khác đến khi khỏi hẳn. Bà bầu bị thủy đậu nên kiêng gì? Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm lành tính, bà bầu cũng nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sự tiến triển của bệnh: Ăn ít chất đạm, cứng, dai gây khó tiêu Tránh các loại gia vị cay nóng như: tỏi ớt, gừng, hạt tiêu, cà ri, mù tạt,.... Không ăn các loại thịt như thịt chó, thịt dê, các loại gia cầm hải sản như tôm, sò, ốc, ngao. Kiêng các loại quả có tính nóng như vải, nhãn, mận, xoài, mít Không sử dụng nhục quế vì vị thuốc này có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa nên rất nguy hiểm cho bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu. Bà bầu nên kiêng gì và ăn gì khi bị thủy đậu - Ảnh: Pixabay Điều trị bệnh thủy đậu ở phụ nữ có thai Việc điều trị bệnh thủy đậu cho bà bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Mẹ bầu cần chú ý: Nghỉ ngơi thường xuyên Uống nhiều nước Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo củ năng kết hợp với ý dĩ, lá tre non, cháo gạo lứt, măng tây, chuối, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt, các loại rau Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm. Sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên bạn cần phải nhập viện và điều trị với thuốc chống virus cao hơn thông qua đường tĩnh mạch. Thủy đậu trong thời gian mang thai rất nguy hiểm, vì vậy, ngay khi có biểu hiện thủy đậu, thai phụ không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ sớm nhất có thể. Nếu như mẹ bầu không thuận tiện hoặc chưa sắp xếp được thời gian đến trực tiếp các bệnh viện, phòng khám thì nên đăng kí tư vấn với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để có phương hướng điều trị bệnh phù hợp. Phòng bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu khi mang thai, chị em phụ nữ nên lưu ý: Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ Sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. Tiêm phòng thủy đậu trước khi có thai. Thăm khám với bác sĩ ngay khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai. BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân khám chữa bệnh Da liễu qua video. Các mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn để quá trình thăm khám và điều trị bệnh dễ dàng, hiệu quả hơn
bookingcare-vn-blog-2097
Người bị trầm cảm nên làm những công việc gì phù hợp? - Kỳ 2 Tùy theo chuyên môn, trình độ học vấn và sở thích của bản thân mà sẽ có những lựa chọn công việc khác nhau. Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ đưa ra một số gợi ý về một số ngành nghề dưới đây, hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn. Nếu bạn đã đọc bài viết trong Kỳ 1 về chủ đề " bị trầm cảm có nên đi làm không ", có lẽ sẽ nhớ những lợi ích của công việc mang lại là gì. Dù biết đi làm khi bị trầm cảm sẽ có khó khăn, áp lực, nhưng nếu biết cách thì nó sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình vượt qua trầm cảm của chính bạn. Tiếp tục chủ đề này, hôm nay Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ thông tin và gợi ý một số công việc, phân nhóm công việc phù hợp với những bạn đang mắc trầm cảm dưới đây. THÔNG TIN CHUYÊN GIA TÂM LÝ TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG Chuyên gia Tâm lý sàng trẻ em & vị thành niên Chuyên viên tham vấn & trị liệu tâm lý, Chuyên viên tham vấn hướng nghiệp, Công ty TNHH Phát triển Tâm lý, Giáo dục và Truyền thông ứng dụng Việt Nam (VECAB) (2019 - nay) Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh – HN (2018 - 2019) Xu hướng lựa chọn công việc ở những người trầm cảm Để hiểu hơn tâm lý người bệnh về vấn đề này, BookingCare đã có một cuộc khảo sát với câu hỏi "Bạn mong muốn một công việc như thế nào". Có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, những chung quy lại, sẽ có 2 luồng ý kiến sau: Nhóm 1: Làm những việc bình lặng, ít giao tiếp để cảm thấy thoải mái khi đi làm Nhóm 2: Làm những việc năng động, đòi hỏi giao tiếp để giúp mình thoát khỏi trầm cảm nhanh hơn Cả 2 lựa chọn này đều có những lý do hợp lý. Điều quan trọng là bạn cần thực sự hiểu bản thân mình bao gồm những mặt: những công việc có niềm yêu thích/ hứng thú; điểm mạnh/ năng lực bạn đã hoặc đang có; giá trị sống mà bạn hướng đến để quyết định môi trường làm việc phù hợp; tính cách như hướng nội hay hướng ngoại. Cách thức để hiểu bản thân cũng cần được học từ nhỏ và không phải ai biết rõ mình là ai đặc biệt là người trầm cảm. 1. Công việc ít giao tiếp Có thể nói, đây là sự lựa chọn an toàn cho hầu hết những ai mắc trầm cảm. Khi đi làm, mọi người thường cảm thấy mệt mỏi, khó hoàn thành công việc, áp lực về môi trường và đồng nghiệp... Khi chọn công việc ít giao tiếp, bạn chỉ cần tập trung vào việc của mình, không cần quan tâm và tương tác nhiều với những người khác. Ưu điểm lớn nhất là bạn sẽ giảm bớt căng thẳng, áp lực, cuộc sống nhẹ nhàng hơn - là điều mà bất kỳ ai mắc trầm cảm cũng mong muốn. Nhưng có thể cuộc sống bình lặng quá, khi bạn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng thì lúc đó bạn có thể tìm kiếm thêm các hoạt động để kết nối với người khác, không cần trở nên là người quảng giao mà hãy cho một vài người có cơ hội tiếp cận và hiểu bạn. 2. Công việc năng động, cần giao tiếp thường xuyên Chắc hẳn bạn rất dũng cảm mới dám lựa chọn những công việc năng động và đòi hỏi giao tiếp. Có thể bạn sẽ thấy hơi "ngược đời" khi có những người chọn giải pháp này. Vậy thì tại sao? Nếu bạn xác định rõ và dũng cảm đối mặt với khó khăn, áp lực thì những công việc giao tiếp nhiều sẽ giúp cải thiện rất nhiều tình trạng trầm cảm. Đặc thù công việc đòi hỏi bạn phải cởi mở, nói chuyện nhiều hơn, lâu dần nó sẽ tạo thành thói quen giúp bạn thoát khỏi trầm cảm, hoặc đơn giản là có thể sẽ tìm được người đồng cảm với mình. Bạn không cần ép bản thân khi đã cố gắng hòa nhập với mọi người mà không thể thì bạn cân nhắc mình có thể thuộc nhóm 1. Ngoài ra, nếu chưa sẵn sàng cho công việc, bạn có thể bắt đầu ở vị trí thấp và tăng dần lên. Ví dụ, làm nhân viên parttime (4-5 tiếng/ ngày), hoặc làm ở vị trí nhân viên (thay vì làm quản lý)... Hãy lựa chọn công việc phù hợp với năng lực và sở thích của mình để giảm căng thẳng stress ở môi trường làm việc Tham khảo một số công việc gợi ý Tùy theo chuyên môn, trình độ học vấn và sở thích của bản thân mà sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy không thể bao quát được tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, nhưng dưới đây là một số gợi ý, hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn. Một số công việc ít giao tiếp Một số công việc cần giao tiếp nhiều Nhân viên lưu trữ, hoặc làm việc trong thư viện, bảo tàng Nhân viên kinh doanh: Nhân viên kinh doanh cho công ty đòi hỏi giao tiếp rất nhiều, giao tiếp trực tiếp hoặc giao tiếp qua điện thoại Nhân viên bán hàng trong siêu thị, nhà sách Kinh doanh bất động sản Nhân viên, CTV quản lý mạng xã hội Chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng Kỹ thuật viên, thợ cơ khí Tư vấn bán hàng Lập trình viên IT, phát triển phần mềm Truyền thông, quan hệ công chúng Họa sĩ, nhà văn, nhà thơ Tổ chức sự kiện Đầu bếp, nhân viên pha chế Hướng dẫn viên du lịch Kế toán, hành chính văn phòng Phóng viên, nhà báo Nhân viên, CTV viết bài website Giáo viên Thiết kế, kiến trúc sư Bác sĩ, y tá Biên dịch, dịch thuật Tư vấn tuyển sinh Chăm sóc động vật, thú cưng Nhân viên môi giới Làm việc theo dây chuyền tại các nhà máy, khu công nghiệp (xưởng may, giày dép, chăn, dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử...) Một số vị trí tại ngân hàng (giao dịch viên, tư vấn tài chính, tín dụng...) Nhân viên tại kho Lễ tân, bộ phận tiếp đón Nhân viên bảo vệ (bảo vệ tại cửa hàng, chung cư, ngân hàng, công ty...) Nhân viên phục vụ bàn, hướng dẫn chọn món Làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia công có thể làm tại nhà Luật sư, những người làm về luật pháp. Bán đồ ăn online (làm tại nhà và bán trên các ứng dụng đặt đồ ăn) Chăn nuôi trang trại, trồng hoa màu (nếu làm có quy mô thì thu nhập khá cao) Cũng như tất cả các vấn đề về sức khỏe khác, nếu bị trầm cảm việc bạn cần làm bây giờ chính là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ Tâm thần là người duy nhất có quyền kê đơn hoặc cho thuốc, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ Tâm thần hoặc Chuyên gia Tâm lý sẽ giải thích rõ ràng nhất về tình trạng hiện tại, từ đó tư vấn các phương thức cải thiện phù hợp. Bằng những trải nghiệm thực tế của mình, hãy cùng BookingCare hoàn thiện bảng gợi ý công việc trên đây để những người về sau tham khảo nhé. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý và phù hợp. Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được cung cấp và chia sẻ bởi Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng
bookingcare-vn-blog-2102
Bị trầm cảm có nên đi làm không? - Kỳ 1 Không ít người vẫn còn băn khoăn rằng "bị trầm cảm thì có thể và có nên đi làm hay không?". Hàng tháng có đến 1000 lượt tìm kiếm vấn đề này trên internet, chứng tỏ rằng đây thực sự là "nỗi đau" của rất nhiều người. Với những áp lực bạn phải trải qua trong cuộc sống, stress là điều khó tránh khỏi. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài và không có sự thay đổi kịp thời thì có thể dẫn đến trầm cảm . Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cuộc sống của mỗi người là không giống nhau, dù bị trầm cảm và chán nản với mọi thứ thì chúng ta vẫn cần làm việc. Vừa để có thu nhập trang trải cuộc sống, mà quan trọng hơn là công việc giúp ta có mối quan hệ xã hội, dần dần cải thiện tình trạng trầm cảm. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến công việc và môi trường làm việc như thế nào? Một trong những khó khăn mà bất kỳ ai bị trầm cảm cũng đã từng trải qua, đó là sự ảnh hưởng đến công việc họ đang làm. Trầm cảm gây ra tình trạng: Mệt mỏi, đôi khi là đau đầu Những suy nghĩ tiêu cực, áp lực với công việc Cảm thấy thật khó để hoàn thành công việc Thường xuyên mất tập trung Có những người còn suy giảm trí nhớ Hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng Ngại giao tiếp, nói chuyện cùng đồng nghiệp khách hàng Dễ thấy bất mãn với đồng nghiệp... Ngoài ra, trầm cảm có thể làm các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp trở nên tệ hơn ở một khía cạnh nào đó. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mối quan hệ đồng nghiệp vẫn bình thường, nhưng bản thân người mắc trầm cảm luôn thu mình vì không tự tin trong giao tiếp, cảm thấy mọi người không thấu hiểu được mình hoặc không biết cách phản hồi để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, nhiều người trầm cảm không xảy ra bất kỳ vấn đề nào trong mối quan hệ đồng nghiệp nhưng họ phải tạo lớp mặt nạ vui vẻ khi giao tiếp với mọi người khiến rối loạn trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, khi không hoàn thành công việc, việc bị nhắc nhở (đôi khi là khiển trách) là điều hoàn toàn bình thường, vẫn diễn ra ở các công ty. Với những người có tâm lý ổn định, họ sẽ coi đó là động lực phấn đấu và cải thiện trong thời gian tới. Nhưng với người bị trầm cảm, có thể họ sẽ luôn nghĩ ngợi về chuyện này, cho rằng đây là áp lực lớn và không thể vượt qua, họ có xu hướng đổ lỗi cho bản thân và bế tắc thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực.. Trầm cảm và công việc có thể là mối liên hệ 2 chiều Tại sao bạn lại đặt câu hỏi rằng "Bị trầm cảm có nên đi làm không"? Không ít người vẫn còn băn khoăn rằng "bị trầm cảm thì có thể và có nên đi làm hay không?". Hàng tháng có đến 1000 lượt tìm kiếm vấn đề này trên internet, chứng tỏ rằng đây thực sự là "nỗi đau" của rất nhiều người. Khi bạn tìm kiếm và đọc được bài viết này, có lẽ bạn đã và đang gặp khó khăn trong vấn đề công việc. Có phải bạn cảm thấy khó hòa nhập với đồng nghiệp? Công việc quá mệt mỏi? Bạn khó có thể làm tốt nhiệm vụ được giao? Hay chỉ đơn giản là bạn không có hứng thú đi làm... Dù là trầm cảm hay bất kỳ bệnh lý Tâm thần nào khác, điều bạn cần làm là hiểu chính mình. Hãy nhớ lại mình của ngày xưa thế nào, điều gì khiến mình trầm cảm, mình cảm thấy điều khó khăn nhất khi đi làm là gì? Lợi ích và những khó khăn khi đi làm trong giai đoạn trầm cảm Kể cả bác sĩ chuyên khoa Tâm thần , hay chuyên gia Tâm lý, BookingCare hay kể cả những người xung quanh đều khó có thể trả lời chính xác cho bạn nên làm thế nào. Điều quan trọng và cần thiết nhất, là bạn cần hiểu những lợi ích và bất cập khi đi làm trong giai đoạn trầm cảm. Kết hợp với thế mạnh và sở thích của bản thân để có quyết định đúng đắn nhất. 1. Lợi ích Có thu nhập, tự trang trải được cuộc sống Thực tế mà nói, cuộc sống này phụ thuộc rất nhiều vào tiền bạc. Nếu đi làm, bạn sẽ có một khoản chi phí hàng tháng, gánh nặng cơm áo gạo tiền sẽ bớt đi rất nhiều. Không ít người bỏ việc vì cảm thấy không có động lực đi làm, kéo theo đó là khó khăn về kinh tế, như vậy càng khiến cuộc sống của họ thêm áp lực, bi quan. Tập trung cho công việc, sẽ hạn chế thời gian suy nghĩ tiêu cực Nếu mỗi ngày đi làm 8 tiếng, cố gắng tập trung cho công việc sẽ giúp người bệnh giảm thiểu việc nghĩ ngợi về những chuyện buồn bã, bi quan. Nếu một ngày bạn chỉ ở nhà, không giao tiếp với ai, cũng không có việc gì làm thì càng thêm mệt mỏi, suy nghĩ nhiều. Nếu cố gắng, bạn sẽ cởi mở hơn và có người chia sẻ, lắng nghe BookingCare hiểu rằng, nhiều khi bạn cảm thấy tách biệt với môi trường làm việc, thấy cô đơn và ngại giao tiếp. Nhưng nếu chúng ta ý thức rằng nên thay đổi để cải thiện tình trạng trầm cảm, thì 2 cách hiệu quả nhất là chia sẻ với người thân và trò chuyện với bạn bè đồng nghiệp. Sau giờ làm, đừng lủi thủi về nhà, thỉnh thoảng hãy tụ tập bạn bè, đồng nghiệp đi ăn uống, đi chơi, xem phim... để giải tỏa tâm trạng. Tuy nhiên, dù bạn thử rất nhiều cách giải tỏa/ giải trí nhưng tâm trạng sau khi về lại trầm xuống và suy nghĩ tiêu cực không ngừng hiện lên thì bạn cần tìm đến nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu tâm lý vì lúc này bạn cần người đồng hành cùng vượt qua cơn trầm cảm này. Xem thêm: Thoát khỏi trầm cảm bằng cách nào? Công việc là một phần cuộc sống Với nhiều người, công việc là đam mê, là cuộc sống. Nếu tìm được đúng việc mình yêu thích, thì sẽ giống như "bạn không cần đi làm một ngày nào cả" mà là đang tận hưởng nó, tận hưởng những gì mình thích. 2. Một số khó khăn khi đi làm trong giai đoạn trầm cảm Tùy mức độ trầm cảm và đặc thù công việc của mỗi người mà sự khó khăn sẽ khác nhau, nhưng chung quy lại, BookingCare nhận thấy bao gồm những vấn đề sau: Mệt mỏi, không có hứng thú để làm việc Đây là một trong những lý do điển hình khiến nhiều người bỏ công việc hiện tại. Tình trạng mệt mỏi thường là triệu chứng của bệnh, nhưng cũng có thể do mất ngủ kéo dài ở bệnh nhân trầm cảm. Hơn cả, việc tìm kiếm công việc đam mê là dùng cả đời để trải nghiệm. Nếu bạn cảm thấy tính chất công việc hiện tại không phù hợp với giá trị sống của bản thân hoặc tính chất công việc yêu cầu cường độ làm việc cao luôn khiến bạn mệt mỏi,... thì bạn dành thời gian định hướng nghề nghiệp lại cho bản thân. Việc hướng nghiệp gây cho bạn hoang mang thì bạn có thể tìm kiếm các nhà tham vấn tâm lý hỗ trợ ngắn hạn cho bạn. Cảm thấy công việc quá khó để hoàn thành Một số ít là do tính chất công việc khó, còn chủ yếu là do ảnh hưởng của bệnh trầm cảm. Những người trầm cảm thường suy nghĩ tiêu cực, bi quan, bế tắc, nên thường cảm thấy khó khăn trong công việc. Khó tập trung, tình trạng "quên quên, nhớ nhớ" Tuy không gặp ở tất cả, nhưng cũng có nhiều người bệnh than rằng trí nhớ giảm sút so với trước đây. Khả năng tập trung suy giảm lớn khi mắc trầm cảm do đó sẽ gây ra những hậu quả cho công việc đang làm, làm gia tăng áp lực cho công việc hiện tại. Suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ đồng nghiệp Nếu bạn có những nghi ngờ và tin rằng mình bị cô lập ở môi trường làm việc, bị mọi người ghét bỏ, bị coi thường... Cũng có thể là sự thật, nhưng cũng có thể là do dòng suy nghĩ tiêu cực không kiểm soát được trong tâm trí của bạn. Người trầm cảm gặp nhiều khó khăn khi đi làm, nhưng đừng bỏ cuộc khi chưa cố gắng Bị trầm cảm có nên đi làm không? Giải pháp cho bạn Có thể thấy, lợi ích của công việc lớn hơn nhiều so với việc bạn chỉ ở nhà và không làm gì cả. Lưu ý: bạn có thể ở nhà nghỉ ngơi trong một thời gian, nếu ở nhà có người chia sẻ, bạn có chương trình điều trị cụ thể (có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh và chuyên gia Tâm lý) và khả năng kiểm soát cảm xúc đang dẫn tốt lên. Bạn hoàn toàn có thể đi làm việc bình thường, tùy vào mức độ trầm cảm và tính chất công việc, môi trường làm việc (đánh giá mức độ độc hại) kết hợp với điều trị trầm cảm bằng những cách sau: Đừng bao giờ xem bệnh là hạn chế kìm hãm khả năng phát triển của bản thân. Một khi bạn mặc cảm và tự ti, bạn rất khó thích nghi với công việc, khó hòa nhập với đồng nghiệp. Bạn có chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực gì thì hãy xoay xở để tìm công việc mình có thế mạnh, như vậy mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Làm nghề mà mình thích, mình có tố chất và năng khiếu. Khi đi làm, hãy chịu khó tập cách cải thiện bằng việc chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy suy nghĩ rằng, áp lực là một phần rèn giũa bản thân trong công việc, ai cũng sẽ áp lực ở thời điểm nào đó, kể cả những người có tâm lý ổn định. Nếu quá áp lực, thì chọn công việc với vị trí thấp, yêu cầu công việc đơn giản. Sau đó tập quen theo nhịp độ, rồi tăng dần độ khó và cường độ. Ví dụ, thay vì đảm nhận vị trí nhân viên bán hàng 10 tiếng/ ngày, bạn có thể làm 4-5 tiếng/ ngày trước, hoặc đừng vội vàng ứng tuyển vị trí Quản lý mà hãy chấp nhận làm nhân viên trước... Học cách kiểm soát cảm xúc, áp lực công việc. Khó nhưng cứ thử dần từ những cấp thấp. Đi khám định kỳ và kiểm soát trầm cảm Cũng như tất cả các vấn đề về sức khỏe khác, nếu bị trầm cảm việc bạn cần làm bây giờ chính là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn. Cụ thể, các bác sĩ Tâm thần hoặc nhà Trị liệu tâm lý là những người khả năng cung cấp cho bạn lời giải thích rõ ràng nhất về tình trạng của bạn hiện tại, từ đó tư vấn cho bạn các phương thức cải thiện phù hợp
bookingcare-vn-blog-2107
Bệnh da do nấm sợi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Bệnh về da do nấm sợi không hiếm gặp, không gây nguy hiểm nhưng chúng khiến người mắc khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày và phải kiên trì điều trị bằng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh da do nấm sợi (tên tiếng anh dermatophytosis) là bệnh rất thường gặp, nhất là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, đây là môi trường rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển, trong đó có nấm sợi. Cùng BookingCare tìm hiểu rõ hơn bệnh về da do nấm sợi trong bài viết dưới đây. Tổng quan về bệnh da do nấm sợi Bệnh da do nấm sợi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường có triệu chứng cơ năng khiến người bệnh bị ngứa nhiều, nếu không được điều trị sớm hay điều trị không đúng, thương tổn nấm có thể lan tỏa rộng ra gây ngứa, tổn thương da. Có 3 loại nấm sợi thường gây bệnh ở người đó là: Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum trong đó: Các chủng nấm sợi có thể lây nhiễm từ đất geophilic organisms Các chủng nấm sợi có thể lây nhiễm từ động vật zoophilic Các chủng nấm sợi có thể lây nhiễm từ người bệnh anthropophilic Các loại nấm này cần có keratin từ da để phát triển, do vậy không thể gây bệnh ở niêm mạc. Nguyên nhân bệnh da do nấm sợi Các điều kiện thuận lợi khiến nấm sợi hình thành và phát triển gây mắc bệnh da: Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, sống trong phòng ẩm thấp, sống tập thể, ngủ chung và dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo. Thời tiết thay đổi, nồm ẩm, khí hậu nóng ẩm (thường xảy ra vào mùa xuân ở khu vực miền Bắc của Việt Nam), cơ thể ra nhiều mồ hôi làm thay đổi độ pH của da. Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng. Bị rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, phải dùng kháng sinh lâu ngày, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Suy giảm miễn dịch có thể gây bệnh về da do nấm sợi - Ảnh: Pinterest Triệu chứng nhận biết mắc bệnh da do nấm sợi Bệnh da do nấm sợi thường xuất hiện ở các vùng nhất định trên cơ thể: Loại nấm Nguyên nhân Biểu hiện Nấm vùng râu Do nấm Violaceum, rubrum gây nên Sợi râu bị gãy và bong vảy hoặc có trường hợp sợi dâu không bị gãy, tồn tại nhưng khô, không bong, khi nhổ lên chân râu vẫn bình thường. Nấm thân mình Do nấm T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis và T. tonsurans gây nên Xuất hiện mụn nước, mọc thành đám tạo thành hình tròn hay hình cung. Tổn thương có xu hướng lan ra các vùng xung quanh, ngứa nhiều. Nhiễm nấm có thể khu trú hoặc lan tỏa ra toàn thân tùy thuộc vào đặc điểm. Nấm vùng mặt Do T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis gây nên Vùng da tổn thương bị đỏ, gây rát, kích thước vùng nấm ở da từ 1-5 cm. Bờ hơi nổi cao lên so với bề mặt da, đôi khi không rõ, bong vảy ngứa Nấm ở bàn chân Do nấm Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes. Bong vảy : Lòng bàn chân bị bong vẩy theo từng đám nhỏ, rồi lan ra cả lòng bàn chân. Để một thời gian nếu không chữa trị chúng sẽ lan ra chân còn lại. Viêm kẽ : viêm ở ngón bàn chân khiến kẽ chân bị đỏ, nứt, để lâu bị chảy nước, ngứa và đau nhiều. Tổ đỉa : Mụn nước nằm sâu dưới bề mặt da, mụn khó vỡ. Khi các mụn nước bị vỡ sẽ khiến bề mặt da bị lỗ chỗ, ngứa nhiều và gây đau đớn. Viêm móng : Móng xuất hiện những đốm trắng, đường trắng từ bờ tự do hoặc bờ bên, màu vàng bẩn, dễ bị mủn. Nấm ở bẹn Do nấm Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum gây nên Vùng da bị tổn xuất hiện những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần dần chúng lan ra thành mảng hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt da bị đỏ, bờ hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết với nhau thành từng mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu, ngứa nhiều. Điều trị bệnh da do nấm sợi Nguyên tắc điều trị Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân. Điều trị cụ thể Trước tiên, bệnh nhân cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt sạch sẽ để hạn chế tối đa điều kiện cho nấm phát triển như: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ Là quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất là quần áo lót. Tránh tắm xà phòng. Tiếp đến, để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần dùng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp thuốc bôi với thuốc uống đường toàn thân tùy thuộc vào mức độ thương tổn. Thuốc bôi tại chỗ là các loại kem chống nấm như: Ciclopiroxolamin 1%, Ketoconazol 2%, Terbinafin 1%, Clotrimazol 1% Thuốc kháng nấm toàn thân: Sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân trong trường hợp thương tổn lan rộng hoặc dai dẳng bôi lâu không khỏi. Các lưu ý khi điều trị bệnh về da do nấm sợi Nên kiểm tra chức năng gan trước và trong quá trình điều trị Liều lượng và thời gian uống thuốc tùy thuộc từng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ hoặc việc sử dụng sai thuốc dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu như chưa có thời gian đi khám trực tiếp ngay nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia bệnh về da do nấm sợi, bệnh nhân có thể lựa chọn khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để được tư vấn và định hướng phương pháp điều trị, trong đó có việc sử dụng thuốc sao hợp lý. Bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp - Ảnh: Sức khỏe và đời sống Phòng ngừa bệnh về da do nấm sợi Ngoài bôi thuốc điều trị, người mắc bệnh cần cải thiện, thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh viêm nhiễm da do nấm sợi tái phát như: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh mặc quần áo ẩm ướt, đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày (nếu bị nấm ở chân). Là quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là quần áo lót. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các nguồn lây bệnh từ động vật như chó, mèo. Không dùng chung quần áo, chăn màn và các vật dụng cá nhân khác với người bị mắc bệnh. Tránh sử dụng các sản phẩm hóa chất để vệ sinh như tắm bằng xà phòng và các chất tẩy rửa khác. Trong thời gian điều trị, chỉ nên tắm bằng nước sạch. Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn. Cần đi khám tại các cơ sở y tế, phòng khám da liễu uy tín để được hướng dẫn điều trị cụ thể từ bác sĩ. Nhìn chung bệnh da do nấm sợi là một chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến khó chịu nên vẫn cần chú ý, đi khám sớm để được điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-2109
Có nên nặn mụn bọc không đầu? Cách trị mụn bọc không đầu Mụn bọc sưng không đầu khiến nhiều người vô cùng lo lắng, tự ti. Nhiều người cố tìm cách điều trị mụn bọc trong một đêm, tuy nhiên việc này khá khó khăn và có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn. Mụn bọc không đầu là nỗi "ám ảnh" của nhiều người do nó gây ra sưng tấy, đau đớn và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nhiều người cố tìm cách chữa mụn bọc không đầu thật nhanh gây ra sai lầm. Điều trị mụn bọc có nhiều cách. Nếu mụn nhẹ, bạn có thể chữa mụn bọc tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng, bạn nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để có cách điều trị phù hợp hơn. Nhận biết mụn bọc không đầu Để điều trị mụn đúng cách, trước hết bạn cần biết cách phân biệt các loại mụn thường gặp. Mụn bọc không đầu là mụn dạng mụn bọc sưng to, đỏ và gây đau. Khi nhìn bằng mắt thường, mụn bọc không đầu thường không xuất hiện nhân trắng khiến nhiều người lầm tưởng rằng mụn bọc không đầu không có nhân. Thực tế, mụn bọc không đầu vẫn có nhân. Tuy nhiên, nhân mụn bọc nằm sâu bên trong, dưới da khiến việc lấy nhân mụn và điều trị trở nên khó khăn. Mụn bọc không đầu có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai hoặc giai đoạn rối loạn nội tiết tố. Nguyên nhân mụn bọc không đầu Mụn bọc không đầu có nguyên nhân gần tương tự với các loại mụn khác: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức Da mặt không được làm sạch, bụi bẩn, tế bào chết, cặn trang điểm tích tụ tại lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển Mụn trứng cá , mụn ẩn không được điều trị đúng cách Thói quen xấu hàng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi,... Có nên nặn mụn bọc không đầu hay không? Câu hỏi "Cách nặn mụn bọc không đầu" được rất nhiều người tìm kiếm. Mụn bọc không đầu có nhiều cách để giải quyết. Tuy nhiên, việc tự nặn mụn bọc không đầu có thể dẫn đến nhiều sai lầm. Việc lấy kim chích mụn bọc không đầu hoặc lấy tay tự nặn mụn không thể áp dụng được trong tất cả các trường hợp Đồng thời, lấy mụn cần được thực hiện bởi những người có kĩ thuật, lấy mụn sai cách và sai thời điểm có thể khiến dẫn đến nhiễm trùng, khiến mụn không được giải quyết mà còn sưng to hơn. Chỉ nên chích mụn trong các trường hợp: Mụn bọc thể nhẹ Mụn bọc mọc riêng lẻ, không thành chùm Mụn có đầu, nhân cứng trồi lên Cách trị mụn bọc không đầu tại nhà Có nhiều phương pháp thiên nhiên để điều trị mụn bọc không đầu tại nhà: Tinh chất cây trà ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt dưới da, tiêu diệt các vi khuẩn, chữa lành mụn bọc do tắc lỗ chân lông gây ra và kiểm soát việc tiết nhờn trên da mặt. Sữa tươi làm sạch dịu nhẹ cho da, giúp ngăn ngừa mụn bọc dưới da, làm thông thoáng lỗ chân lông bị tắc nhờ loại bỏ các lớp tế bào chết bên ngoài, loại bỏ các chất bẩn tích tụ trên da và ngăn ngừa tích tụ dầu quá mức. Mật ong kháng khuẩn và khử trùng, chống lại các vi khuẩn gây ra mụn ẩn. Táo nghiền nhỏ chứa các vitamin và chất xơ cần thiết có thể điều trị mụn ẩn và mụn viêm. Nước cốt chanh có các chất kháng viêm và vitamin C giúp ngăn ngừa mụn trứng cá dưới da, kiểm soát chất nhờn trên da mặt, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công da mặt. Muối epsom giúp điều trị mụn nhọt ẩn, khắc phục tình trạng viêm và đau do mụn trứng cá gây ra. Mụn bọc gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người lo lắng - Ảnh: Youtube Thăm khám với bác sĩ Da liễu Với những người có làn da nhạy cảm hoặc đã áp dụng các biện pháp điều trị mụn bọc không đầu tại nhà và không có tác dụng, thậm chí khiến tình trạng mụn nặng hơn thì nên thăm khám với các bác sĩ Da liễu. Trong trường hợp chưa sắp xếp được thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được tư vấn phương pháp chăm sóc da và điều trị mụn bọc không đầu phù hợp. Hiện tại, BookingCare đang hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám Da liễu uy tín hoặc kết nối bệnh nhân với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video. Xem thêm bài viết: 6 Bệnh viện, phòng khám trị mụn tốt và uy tín ở TP.HCM 5 Bệnh viện, phòng khám trị mụn uy tín ở Hà Nội Chăm sóc da mụn bọc tại nhà Điều trị mụn bọc cần kiên nhẫn, việc mụn bọc biến mất sau 1 đêm là rất khó khăn. Bên cạnh sử dụng các phương pháp thiên nhiên hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Da liễu, bệnh nhân nên chú ý chăm sóc da tại nhà: Loại bỏ bụi bẩn hàng ngày trên da hàng ngày bằng nước tẩy trang, nước sạch và sữa rửa mặt dịu nhẹ Hạn chế sờ tay lên mặt, lên vết mụn Không tự ý sờ nắn, nặn mụn bằng tay hoặc bằng kim Tẩy tế bào chết trên da thường xuyên 2 tuần/lần Dưỡng ẩm đầy đủ cho da Uống nhiều nước Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt điều độ Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về cách chăm sóc và điều trị mụn bọc không đầu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Xem thêm bài viết: 8 Bác sĩ da liễu trị mụn giỏi và uy tín tại Hà Nội 9 bác sĩ Da liễu trị mụn "mát tay" tại TP.HCM
bookingcare-vn-blog-2110
Trầm cảm có di truyền không? Các nhà khoa học tin rằng, khoảng 40% những người bị trầm cảm có thể liên quan đến gen. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nguy cơ mắc trầm cảm tăng gấp 3 lần ở những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc trầm cảm. Câu hỏi Tôi là nữ 25 tuổi, bắt đầu bị trầm cảm từ 3 năm trước. Hiện tại tôi đã kiểm soát được tình trạng trầm cảm nhưng chưa dám sinh con vì có người nói có thể di truyền sang con. Thực tế thì trầm cảm có di truyền không? Trả lời (Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu ) Bệnh lý trầm cảm , hay hội chứng trầm cảm, là một loại rối loạn cảm xúc trong tâm thần học. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 18 - 45. Phụ nữ thường là đối tượng dễ mắc bệnh hơn nam giới. Trầm cảm thường dễ xuất hiện hơn ở những người đã ly thân, ly hôn, thất nghiệp hoặc bị sang chấn tâm lý nào đó. Ngoài ra, trầm cảm chắc chắn liên quan đến yếu tố di truyền (theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế ). Một nhóm nghiên cứu của Anh gần đây đã phân lập một gen gặp phổ biến ở nhiều thành viên trong gia đình bị trầm cảm. Nhiễm sắc thể 3p25-26 đã được tìm thấy trong hơn 800 gia đình có trầm cảm tái phát. Các nhà khoa học tin rằng, khoảng 40% những người bị trầm cảm có thể liên quan đến gen. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột trong nhà bị trầm cảm, có nguy cơ bị trầm cảm tăng gấp 3 lần. Không chỉ là di truyền, một người lớn lên cùng một nhà với người bị trầm cảm có thể dễ mắc bệnh này hơn. Trẻ em nhìn thấy cha mẹ hoặc anh chị em trong nhà mắc trầm cảm có thể sẽ bắt chước hành vi của người đó. Một đứa trẻ nhìn thấy mẹ nó liên tục nằm trên giường và buồn bã, khóc lóc có thể không nghĩ rằng đó là bất thường. Ngoài ra cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến nguy cơ mắc trầm cảm. Chúng ta có thể thấy, trầm cảm do môi trường, cách giáo dục, những sang chấn tâm lý, kí ức bất hạnh của tuổi thơ. Hay một số bệnh lý mạn tính hoặc do nồng độ chất sinh hóa trong não cao... Để trầm cảm không còn là bệnh di truyền thì gia đình, xã hội, cộng đồng cần có môi trường sống, cách giáo dục khoa học, văn minh. Nên có những hiểu biết căn bản về bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình. Bạn không nên lo lắng quá Một câu hỏi đặt ra là nếu một người có cha mẹ hoặc anh chị em bị trầm cảm thì họ có lo lắng không? Câu trả lời là không nhất thiết. Trầm cảm liên quan đến các sự cố lớn trong cuộc đời. Trầm cảm chỉ là tình huống tạm thời và có thể điều trị được. Nếu có ý định sinh con, bạn nên chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, cả về thể chất và tinh thần. Điều trị tốt tình trạng trầm cảm của mình trước, đạt được tâm lý ổn định, vui vẻ, thoải mái để hành trình mang thai được thuận lợi nhất. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần trong suốt quá trình mang thai để phát hiện và can thiệp sớm, nếu có triệu chứng trầm cảm tái phát. Quan trọng hơn là thời kỳ sau sinh và quá trình nuôi con từ nhỏ đến lớn, ba mẹ hãy vui vẻ, hạnh phúc, nuôi dạy con đúng đắn. Bảo vệ mình không bị tái phát trầm cảm chính là bảo vệ con. Chúc bạn luôn hạnh phúc với những dự định trong tương lai
bookingcare-vn-blog-2111
Nguyên nhân mụn bọc ở mũi và cách xử lý mụn mọc trên mũi Mụn bọc ở mũi gây ra đau đớn, mất thẩm mỹ. Mọi người thường lo lắng và cố tìm cách nhanh nhất để trị mụn bọc ở mũi, gây ra tình trạng mụn nặng hơn. Mụn bọc ở mũi rất dễ trông thấy, đặc biệt những vết mụn to, sưng đỏ, gây đau khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chủ quan, chưa có thói quen thăm khám với bác sĩ Da liễu mà thường có xu hướng tự điều trị tại nhà, từ đó dẫn đến nhiều sai lầm không đáng có. Nguyên nhân mụn bọc ở mũi Mụn bọc ở mũi là tình trạng mụn viêm sưng to, có thể là mụn bọc không đầu hoặc có đầu. Mụn bọc ở mũi thường sưng to và đau hơn các vị trí khác. Chính vì vậy, mụn bọc ở mũi khiến người bệnh cảm thấy lo lắng nhất. Nguyên nhân mụn bọc ở mũi nói riêng và mụn bọc nói chung chủ yếu là chủ yếu là do vi khuẩn P.acnes, gặp điều kiện thuận lợi như tiết bã nhờn quá mức gây ra viêm nhiễm từ sâu bên trong. Ngoài ra, mụn bọc ở mũi hình thành do một số nguyên nhân như: Hormone bị rối loạn: Thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì, nữ giới trước chu kì kinh nguyệt hoặc sau khi sinh Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga, chất kích thích Sinh hoạt không điều độ, tình trạng thiếu ngủ kéo dài, mệt mỏi, stress Thói quen xấu trong sinh hoạt: Hay sờ tay lên mặt, chăn gối, khăn mặt thiếu vệ sinh,... Vệ sinh da chưa đúng cách: Rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít, dùng sản phẩm chăm sóc không phù hợp,... Thường xuyên trang điểm nhưng chăm sóc da không phù hợp Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì? Mụn bọc ở mũi thường xuất hiện do những nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, mụn bọc ở mũi và mụn bọc nói chung có thể là dấu hiệu của bệnh lý: Rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan , xơ gan,… Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng Áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc Mụn bọc bên trong mũi hoặc niêm mạc có thể do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm Cách xử lý mụn bọc ở mũi Có nhiều cách xử lý mụn bọc ở mũi. Tuy nhiên, nếu như áp dụng không đúng cách, tình trạng mụn bọc có thể nghiêm trọng hơn. Cách nặn mụn bọc ở mũi Nhiều người thường tự ý nặn mụn bọc ở mũi vì nghĩ như vậy mụn sẽ hết nhân và nhanh lành hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc tự nặn mụn bọc bằng kim hoặc tay có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn vì nhiều lí do như: Nặn mụn sai thời điểm, nặn mụn không đúng cách, dụng cụ nặn hoặc tay không đảm bảo vệ sinh,... Không phải loại mụn bọc nào cũng cần phải nặn, đặc biệt là mụn bọc không đầu . Mụn bọc ở mũi chỉ nên nặn nếu tình trạng mụn nhẹ, mọc thưa hoặc đầu khô, cứng, trồi lên bề mặt da. Nếu muốn nặn mụn bọc ở mũi an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và nặn mụn bởi những người có chuyên môn và kỹ thuật. Nặn mụn bọc ở mũi có thể khiến mụn nặng hơn - Ảnh: centerforhealthreporting.org Điều trị với bác sĩ Da liễu Mụn bọc là tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt da. Khu vực lỗ chân lông bị viêm nhiễm nặng, có thể hình thành những ổ sâu, tạo điều kiện thuận lợi chi vi khuẩn phát triển và tấn công. Chính vì vậy, điều trin mụn bọc sai cách có thể khiến vi khuẩn lan rộng, hình thành các ổ viêm khác xung quanh. Mụn bọc ở mũi có thể lan sang má, trán và khắp khuôn mặt. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên theo dõi và lên kế hoạch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu khi cần thiết. Xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà Chườm đá giúp mụn bớt sưng viêm, giảm đau Ăn uống điều độ, nhiều vitamin, không ăn đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, hành, tỏi hoặc đồ uống có cồ, chất kích thích như café, trà Nếu trong da có nhiều cồi mụn cứng thì lấy hết nhân mụn sau đó chăm sóc phục hồi da Không sờ hay tự ý nặn mụn để tránh nhiễm khuẩn và lây lan mụn Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn, dùng các sản phẩm cân bằng và duy trì độ ẩm cho da để tránh da khô Tránh tiếp xúc trực tiếp với anh nắng và bụi bẩn. Khi ra đường cần dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận Tránh lo lắng phiền muộn, căng thẳng, stress , thiếu ngủ Ai cũng mong muốn có một làn da đẹp. Tuy nhiên, việc chủ quan khi bị mụn bọc có thể khiến tình trạng da nhanh chóng xuống cấp và khó điều trị, tốn kém hơn về sau. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc da, nếu nhận thấy tình trạng da đang kém dần, bạn nên sớm thăm khám và tư vấn với bác sĩ Da liễu hoặc những người có chuyên môn để tránh hậu quả đáng tiếc. Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn bọc ở mũi. Bạn đọc có thể xem các bài viết khác về mụn bọc trên trang cẩm nang của BookingCare
bookingcare-vn-blog-2112
Mụn bọc ở cằm có nên nặn không? Cách trị mụn bọc dưới cằm tại nhà Mụn bọc ở cằm cần điều trị kiên trì và đúng cách để tránh mụn lan rộng hoặc để lại thâm sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau. Tương tự như mụn bọc ở các vị trí khác, mụn bọc ở cằm thường sưng đỏ, không chỉ gây đau mà còn mất thẩm mỹ khiến nhiều người lo lắng, xấu hổ, mất tự tin. Trong nhiều trường hợp, mụn bọc không thể tự ý điều trị tại nhà mà cần có sự tư vấn của bác sĩ Da liễu . Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở cằm Thường xuyên mọc mụn bọc ở cằm khiến nhiều người lo âu. Để biết cách phòng tránh, bạn cần nằm được nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm. Tương tự như mụn bọc ở mũi , mụn bọc ở má hay các vị trí khác, nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm thường là: Nội tiết tố thay đổi kích thích tuyến bã nhờ hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông: Giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh, chu kì kinh nguyệt Căng thẳng, stress , mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm có thành phần không phù hợp với da có thể gây dị ứng mỹ phẩm Sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, khoa học Chức năng gan, thận suy yếu Mụn bọc ở cằm do nhiều nguyên nhân gây ra - Ảnh: Pixabay Cách điều trị mụn bọc ở cằm Phương pháp điều trị mụn bọc ở cằm Có nhiều cách điều trị mụn bọc ở cằm tại nhà . Tuy nhiên, mỗi cách sẽ có những ưu điểm điểm khác nhau: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Đa dạng, dễ làm, hầu như là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các phương pháp từ thiên nhiên thường áp dụng cho mụn nhẹ, trường hợp mụn nặng thường tác dụng chậm và có thể không điều trị triệt để được. Sử dụng kem, thuốc bôi điều trị mụn: Dễ mua, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng, nhiều thành phần không an toàn dễ gây kích ứng da. Uống thuốc trị mụn bọc ở cằm: Điều trị các trường hợp mụn nặng. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có nhiều tác dụng phụ. Sử dụng thuốc đông y: Loại bỏ nguyên nhân gây mụn từ sâu bên trong, an toàn, lành tính nhưng hiệu quả chậm, cần điều trị kiên trì và lâu dài. Nặn mụn bọc : Chỉ nên áp dụng khi cồi mụn khô, trồi lên, mụn nhẹ, không mọc thành chùm. Nếu mụn bọc không đầu thì không nên nặn mụn. Nặn mụn bọc sai cách có thể khiến mụn lan rộng, viêm nhiễm. Lưu ý khi điều trị mụn bọc ở cằm Để biết phương pháp nào thật sự phù hợp với làn da của mình, cách tốt nhất là thăm khám với bác sĩ Da liễu. Sau khi xem xét tình trạng, bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu chưa có thời gian thăm khám trực tiếp với bác sĩ, bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa để có phương án điều trị sớm nhất. Lưu ý, không nên tự ý nặn mụn khi không có đủ kiến thức và kỹ năng. Tự nặn mụn bọc hoặc khiến mụn vỡ ra có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc mụn lan sang các vùng khác. Nếu muốn nặn mụn, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa Da liễu uy tín để kiểm tra và nặn mụn bởi các kỹ thuật viên. Xem thêm bài viết: 5 Bệnh viện, phòng khám trị mụn uy tín ở Hà Nội 6 Bệnh viện, phòng khám trị mụn tốt và uy tín ở TP.HCM Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn bọc ở cằm: Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách Thường xuyên dưỡng ẩm cho da Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý Sinh hoạt lành mạnh, bỏ thói quen thức khuya, ăn khuya, nên đi ngủ sớm, làm việc điều độ, thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khỏe Sử dụng kem chống nắng, che chắn khi ra ngoài Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn bọc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những bài viết khác về mụn bọc tại chuyên mục Cẩm nang của BookingCare
bookingcare-vn-blog-2113
Cách trị mụn viêm đỏ không nhân an toàn, hiệu quả Mụn viêm là tình trạng mụn trứng cá sưng to, gây đau đớn. Mụn viêm không nhân gây đau đớn, khó điều trị. Vậy, cần điều trị mụn viêm đúng cách và kiên trì để tình trạng mụn được cải thiện. Mụn viêm không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn mà còn sưng đỏ gây mất thẩm mỹ. Trong đó, mụn viêm đỏ không nhân là tình trạng khá phổ biến, loại mụn này không những gây đau nhức, mất thẩm mỹ mà khả năng viêm lan rộng nguy cơ để lại sẹo thâm là rất lớn, khiến nhiều chị em e ngại. Mụn viêm đỏ không nhân là gì? Mụn viêm không nhân (mụn viêm không đầu) là tình trạng nặng hơn của mụn trứng cá thông thường; do không được điều trị kịp thời và đúng cách dẫn đến viêm nhiễm và sưng tấy. Mụn viêm không nhân càng lớn sẽ càng sưng đỏ và gây đau nhức. Gọi mụn viêm không nhân là do không nhìn thấy nhân mụn trồi lên bề mặt da như bình thường. Nhưng trên thực tế, chúng vẫn có nhân nằm ẩn sâu dưới bề mặt da. Nếu không được xử lý kịp thời, kích thước mụn viêm đỏ không đầu sẽ có xu hướng tăng nhanh, hiện rõ các nốt sẩn đỏ, lan rộng và sâu xuống dưới; gây đau và khiến làn da trở nên kém sắc. Cách trị mụn viêm đỏ không nhân hiệu quả Có nhiều cách điều trị mụn viêm sưng đỏ , không nhân, tùy thuộc vào tình trạng mụn của mỗi người. Trị mụn viêm không nhân tại nhà Trong trường hợp mụn viêm nhẹ, số lượng ít, bạn có thể tự áp dụng các phương pháp trị mụn viêm không đầu tại nhà . Làm sạch da mặt với nước muối sinh lý giúp giảm tình trạng sưng viêm,. Sử dụng các phương pháp trị mụn viêm từ thiên nhiên. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp: Ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm không có hương liệu, cồn hoặc các thành phần dễ gây dị ứng da, phù hợp với làn da nhạy cảm. Lựa chọn các loại sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng phù hợp với làn da dầu mụn, tránh làm bít tắc lỗ chân lông. Mụn bọc, mụn viêm có thể lan rộng - Ảnh: Thanh niên Thăm khám với bác sĩ Da liễu Với nhiều trường hợp, việc trị mụn viêm tại nhà không có kết quả, tình trạng mụn không thuyên giảm và có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, người bệnh nên sớm thăm khám với các bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp. Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai. Một số loại thuốc trị mụn phổ biến bao gồm: Thuốc bôi: Đây là phương pháp trị mụn phổ biến nhất. Một số loại thuốc trị mụn viêm đỏ không nhân thường dùng như: benzoyl peroxide, retinoids, thuốc bôi chứa kháng sinh, axit azelaic,... Thuốc uống: Khi sử dụng thuốc uống, người bệnh vẫn nên kết hợp thuốc bôi tại chỗ để đạt hiệu quả cao hơn. Thuốc trị mụn dạng uống có các nhóm cơ bản sau: nhóm kháng sinh, nhóm thuốc hormone, Isotretinoin,... Thuốc điều trị mụn cần được sử dụng dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn như da khô, tróc vảy, kích ứng, trầm cảm, ảnh hưởng tới thai nhi,... Nếu như chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám; bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Lưu ý khi điều trị mụn viêm sưng đỏ Khi bị mụn viêm hoặc trong quá trình điều trị mụn, nên lưu ý: Không chạm tay vào mụn Không tự ý cạy nặn mụn. Nếu muốn nặn mụn thì nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa Da liễu để được kiểm tra và thực hiện Vệ sinh khăn mặt, vỏ chăn, ga, gối và màn hình điện thoại thường xuyên Không sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc, thực phẩm chức năng điều trị mụn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng Thăm khám trực tiếp với bác sĩ Da liễu nếu mụn nổi dày, sưng to, kéo dài và tái phát thường xuyên Bôi thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Da liễu, không nên bỏ dở điều trị giữa chừng để tránh mất tác dụng và khiến mụn tái phát nặng hơn Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về cách trị mụn viêm đỏ không đầu. Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm bài viết về các loại mụn thường gặp tại chuyên mục Cẩm nang sống khỏe của BookingCare
bookingcare-vn-blog-2115
Nguyên nhân gây mụn viêm và cách điều trị hiệu quả Khi bị mụn viêm, người bệnh thường có tâm lý tự điều trị mụn viêm tại nhà. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào điều trị mụn viêm tại nhà cũng mang lại kết quả tốt. Mụn viêm là tình trạng thường gặp ở rất nhiều đối tượng. Mụn viêm cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, cũng như khiến bệnh nhân khó chịu do mụn gây đau nhức. Với mức độ viêm nhẹ, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm sưng to, mọc nhiều thành cụm thì cần đi khám trực tiếp với bác sĩ Da liễu trong thời gian sớm nhất. Nguyên nhân gây mụn viêm Dù ở mức độ nhẹ hay nặng, tất cả các loại mụn viêm đều bắt đầu với một tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông nhỏ gọi là mụn ẩn hay microcomedone. Mụn viêm được chia thành các loại chính là: mụn mủ, sẩn mủ, nang cục, áp xe. Tình trạng mụn viêm thường xuất hiện vì những lý do như: Da không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt trên nền da có mụn trứng cá ẩn, nếu không được làm sạch dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Thói quen sờ tay và cậy nặn mụn khiến vi khuẩn trên tay tiếp xúc với nốt mụn, nguy cơ dễ gây viêm và lây lan thành những ổ mụn viêm. Thay đổi hormone, nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, thời kỳ mang thai hoặc bị mất ngủ, stress nặng . Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích như rượu bia. Biểu hiện mụn viêm Để điều trị mụn viêm hiệu quả, bạn cần phân biệt các loại mụn thông qua triệu chứng cơ bản như: Nốt mụn có đầu mủ Sưng đỏ, gây đau nhức, khó chịu Hình thành nên những bọc mụn lớn, có dịch chứa mủ và máu bên trong Mụn viêm có nhiều dạng, mỗi dạng sẽ có những đặc điểm khác nhau: Mụn viêm đỏ, sưng đau là cấp độ nặng hơn của mụn trứng cá thông thường và là mức độ mụn viêm thường thấy. Mụn viêm mủ: sưng đau, đầu có chóp trắng, bên trong có chứa mủ màu trắng hoặc vàng. Khi nặn mụn có dịch lẫn máu, mủ chảy ra. Mụn viêm bọc : viêm sâu hơn, rộng hơn tạo thành các bọc, các cục. Cảm giác đau nhức nhiều Áp xe: các mụn bọc tập hợp tạo thành ổ mủ sền sệt lẫn máu Mụn viêm nặng gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến làn da sau này - Ảnh: Youtube Cách xử trí mụn viêm tại nhà Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên Nếu như tình trạng mụn viêm nhẹ, số lượng ít và xuất hiện không thường xuyên, bạn có thể áp dụng các phương pháp thiên nhiên dưới đây: Chườm mát hoặc lạnh để giảm tình trạng sưng viêm Nha đam có tác dụng chống viêm, dưỡng ẩm, làm sạch da nhẹ nhàng và loại bỏ vi khuẩn trên da Nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp làm giảm tình trạng viêm mụn, kích thích tái tạo tế bào, lành vết thương nhanh và tránh để lại sẹo Dầu dừa có công dụng chống viêm, sát khuẩn, làm da mềm mại hơn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng dầu dừa cho làn da khô Cám gạo dùng làm mặt nạ giúp làm sạch da tốt, vừa nuôi dưỡng và làm sáng da từ sâu bên trong. Mật ong có tác dụng giảm viêm, đồng thời làm sáng da và chống lão hóa cho da. Chăm sóc da bị mụn viêm đúng cách Sử dụng kiên trì các phương pháp trị liệu từ thiên nhiên Không tự ý cạy nặn, không sờ hay chạm tay lên mụn Vệ sinh da mặt sạch sẽ để lỗ chân lông được thông thoáng, tránh bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để trị mụn viêm từ bên trong, bổ sung các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin A, C, E, các loại hạt ngũ cốc, cá béo và thực phẩm giàu kẽm. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, sữa và chế phẩm, chất kích thích. Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài. Chăm sóc da bằng cách lựa chọn sản phẩm phù hợp, không dùng những sản phẩm trị mụn kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu tình trạng mụn không cải thiện trong một khoảng thời gian nhất định hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để được điều trị sớm. Điều trị mụn viêm với bác sĩ Da liễu Với những người có tình trạng mụn viêm mức độ nặng, lan rộng, kéo dài hoặc thường xuyên tái phát thì cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ Da liễu. Để tình trạng mụn viêm được cải thiện nhanh chóng, bạn sẽ được tư vấn kết hợp việc sử dụng các loại thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Tùy vào từng đối tượng cũng như tình trạng mụn cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương thuốc điều trị thích hợp nhất. Một số loại thuốc điều trị mụn viêm phổ biến bao gồm: Axit azelaic. Benzoyl peroxide. Niacinamide, một dạng vitamin B3 có tác dụng chống viêm, chống lão hóa và làm sáng da. Retinoids là một trong những hoạt chất điều trị mụn viêm hiệu quả. Đây là một dạng chất hóa học của vitamin A bao gồm các thế hệ như Tretinoin, Adapalene… Axit salicylic Thuốc kháng sinh bôi mụn như Clindamycin, Erythromycin và Dapsone. Các loại thuốc uống có thể lựa chọn bao gồm: Thuốc kháng sinh nhóm cyclin như Doxycycline hoặc Tetracycline. Dapsone, một loại thuốc chống nhiễm trùng. Liệu pháp nội tiết tố, như thuốc tránh thai hoặc spironolactone - một loại thuốc kháng androgen. Isotretinoin, một dạng dẫn xuất của vitamin A. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Da liễu vì nhiều loại thuốc trị mụn gây ra tác dụng phụ như kích ứng, trầm cảm , ảnh hưởng tới thai nhi,... Nếu tình trạng mụn viêm diễn biến xấu và có xu hướng xuất hiện nhiều thêm, người bệnh không nên chần chừ mà cần tới ngay các bệnh viện, phòng khám da liễu để được tư vấn điều trị một cách hiệu quả nhất
bookingcare-vn-blog-2118
Bệnh sẩn ngứa và những điều cần biết Bệnh sẩn ngứa là bệnh ngoài da khá phổ biến, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Sẩn ngứa là bệnh da liễu thường gặp do phản ứng viêm xuất tiết. Sự đa dạng của các nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa khiến việc điều trị sẩn ngứa trở nên khó khăn hơn. Trước khi điều trị bệnh da liễu phức tạp này, bệnh nhân phải tìm hiểu, phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh thì mới có thể khắc phục. Sẩn ngứa là bệnh gì? Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Một số bệnh nhân có hiện tượng dị ứng với chất tiết của côn trùng tại vết đốt, dẫn đến phản ứng mạnh hơn so với người bình thường. Biểu hiện thường gặp Thông thường, các biểu hiện lâm sàng của sẩn ngứa là: Các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh. Mụn nước xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết. Các sẩn cục là tổn thương màu đỏ nâu hoặc xám có kích thước từ 1 - 2cm. Các vết xước do cào gãi rải rác, chủ yếu vùng da hở. Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như: Côn trùng đốt Kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin... Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa như: Bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật; suy thận mạn tính; thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt... Thường xuyên tiếp xúc công việc ở môi trường nóng, khô hanh, hóa chất Do cơ địa kết hợp ăn đồ cay nóng cũng dẫn đến tình trạng sẩn ngứa Phân loại các thể và mức độ của bệnh sẩn ngửa Thể cấp tính Tổn thương chủ yếu là sẩn phù và mày đay , trên tổn thương có mụn nước , vỡ gây tiết dịch, thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Nhiễm trùng thứ phát xuất hiện do trẻ gãi, chà xát. Nguyên nhân hay gặp do viêm da cơ địa , quá mẫn với các phản ứng côn trùng đốt hoặc với thức ăn (trứng, đậu tương, thịt lợn). Thể bán cấp Đối với thể bán cấp, tiến triển của bệnh dai dẳng và khó phát hiện. Tuy nhiên, thể bán cấp thường do các bệnh lý như: viêm da cơ địa, đái tháo đường, rối loạn chức năng gan... Các tổn thương là sẩn nổi cao, trên có mụn nước, vết trợt hoặc vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều... Thể mạn tính Có thể được chia thành 2 dưới nhóm: Sẩn ngứa mạn tính đa dạng Sẩn ngứa mạn tính đa dạng hay tái phát và tiến triển dai dẳng. Người bệnh ngứa nhiều, khiến phải chà xát, gãi hình thành các vết trợt, xước trên bề mặt mảng lichen hóa. Vị trí hay gặp ở thân mình và chân ở người lớn tuổi. Các tổn thương xuất hiện xung quanh tổn thương ban đầu, có xu hướng lichen hóa, tạo thành mảng thâm nhiễm. Sẩn cục Sẩn cục, tổn thương tiến triển dai dẳng, có thể kéo dài hàng năm. Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi tạo các vết trợt, vảy tiết đen trên bề mặt sẩn. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ lớn tuổi. Vị trí hay gặp là ở các chi. Sẩn ngứa ở phụ nữ có thai Sẩn ngứa ở phụ nữ có thai thường xuất hiện ở phụ nữ có thai vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Vị trí hay gặp là ở chi hoặc thân mình. Tổn thương giảm đi sau khi sinh. Bệnh có xu hướng xuất hiện trở lại với các lần mang thai sau. Điều trị bệnh sẩn ngứa như thế nào cho đúng? Thực tế, sự đa dạng của các nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa khiến việc điều trị sẩn ngứa trở nên khó khăn hơn. Trước khi điều trị phải tìm hiểu, phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh thì mới có thể khắc phục. Việc điều trị sẩn ngứa còn phụ thuộc vào từng giai đoạn mới có thể có phác đồ điều trị thích hợp. Mục đích chính là giúp bệnh nhân giảm gãi, chà xát gây các vết thương hở, tổn thương trên da. Cần lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị. Việc dùng sai thuốc khi chưa xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để nắm được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Cách phòng bệnh sẩn ngứa Đối với bệnh nhân bị sẩn ngứa để phòng bệnh và hạn chế tình trạng bệnh tái phát cần: Tránh các yếu tố kích thích như: thuốc, rượu, bia. Người lớn cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm này: Cá biển, tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng (lạc), quả óc chó, trứng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi để trẻ sử dụng trứng, sữa, lúa mì, đậu nành, đậu phộng,... đề phòng trường hợp trẻ bị dị ứng. Đối với các loại da khô bạn cần sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên, hạn chế tối đa chà xát lên các vị trí tổn thương trên da. Hạn chế đi ra ngoài nắng, cần mặc quần áo bảo vệ đối với tình trạng sẩn ngứa do ánh sáng. Nếu sẩn ngứa do thời tiết có thể sử dụng các loại kem chống nắng chống tia UVA và UVB. Nên dọn dẹp nhà cửa, phòng sạch sẽ, thoáng mát và sử dụng thêm các loại thuốc diệt côn trùng, mắc màn khi đi ngủ để tránh bị côn trùng đốt gây ra tình trạng sẩn ngứa trên da. Sẩn ngứa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Khi trên da xuất hiện triệu chứng của sẩn ngứa, người bệnh không được gãi mà đến ngay các hiệu thuốc hoặc phòng khám da liễu để được điều trị nhanh chóng nhất
bookingcare-vn-blog-2119
Mọc mụn ở lưng là bệnh gì? Mụn lưng thường lành tính và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể. Nếu mụn lưng mọc nhiều kèm các biểu hiện đặc trưng khác, có thể bạn đã mắc các bệnh về da sau đây. Mụn ở lưng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da. Trong nhiều trường hợp, bạn cần đi khám với bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và điều trị. Bị mụn lưng là bệnh gì? Viêm nang lông Viêm nang lông là tình trạng viêm của phần nông hoặc phần sâu của nang lông. Viêm nang lông không nguy hiểm nhưng có thể gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và khó chịu. Viêm nang lông nếu không được điều trị có thể dần trở nên nghiêm trọng, gây rụng lông và để lại sẹo. Biểu hiện của viêm nang lông là các sẩn, mụn mủ, vết trầy và vảy ở cổ nang lông. Khi bị viêm nang lông ở lưng, bệnh nhân sẽ thấy các biểu hiện mụn nhỏ, mụn đầu trắng ở một hoặc nhiều nang lông. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy các biểu hiện ứa tại vùng da bị viêm, nổi nốt đỏ quanh vùng viêm nang lông, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong. Viêm nang lông ở lưng do nhiều nguyên nhân như: Bẩm sinh Cạo, tẩy lông không đúng cách (dụng cụ tẩy lông nhiễm trùng) Vệ sinh cá nhân kém Dị ứng hoặc nhiễm khuẩn Mặc áo làm từ chất liệu thô cứng, không thấm hút mồ hôi,... Viêm nang lông ở lưng ban đầu không nguy hiểm và dễ điều trị, tuy nhiên nếu để lâu có thể phát triển thành mãn tính, gây nhiễm trùng sâu trong da, thậm chí có thể lan tới hạch bạch huyết và dẫn vào máu. Vì vậy, khi có dấu hiệu viêm nang lông ở lưng, tốt nhất là bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ở viêm nang lông ở lưng, bệnh có thể phát triển ở các vùng da khác như đầu, mặt, chân, mông, vùng kín,... Xem thêm bài viết: 11 bác sĩ Da liễu giỏi và uy tín tại TP HCM 7 bác sĩ Da liễu giỏi và nhiều kinh nghiệm tại Hà Nội Rối loạn nội tiết Mụn nội tiết ở lưng thường xuất hiện ở độ tuổi vị thành niên hoặc phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do có sự thay đổi các nội tiết tố đột ngột. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông. Những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như vùng ngực và lưng sẽ tăng sản xuất dầu nhờn và hình thành nên mụn. Tùy theo mỗi người mà tình trạng rối loạn hormone kéo dài hay ngắn. Khi bước qua độ tuổi dậy thì hay sau giai đoạn mang thai, lượng hormon sẽ giảm dần và tình trạng mụn cũng sẽ giảm theo. Nếu như sau thời gian đó mà mụn lưng không thuyên giảm thì bạn nên sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm. Mụn lưng gây mất tự tin - Ảnh: Pinterest Thói quen sinh hoạt hàng ngày Đôi khi, mụn ở lưng không phải bệnh lý mà chỉ là do thói quen hàng ngày. Bạn có thể thay đổi một số thói quen để cải thiện tình trạng mụn lưng. Một số thói quen dễ gây ra mụn lưng như: Để dầu gội đầu chảy xuống lưng, dầu trong các sản phẩm dầu gội cũng có thể gây tắc nghẽn các nang lông. Để giảm nguy cơ mụn lưng, nên rửa sạch hoặc tránh để dầu gội dính trên lưng. Không tắm sau ngay sau khi hoạt động khiến mồ hôi và chất bẩn tích tụ nhiều trên da. Mặc đồ chật chội, chất liệu cứng, không thấm hút gây ra cọ sát sự cọ sát thường xuyên lên da cũng như gây bí, bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày sẽ hình thành mụn lưng. Sử dụng loại kem chống nắng, dưỡng da toàn thân không phù hợp với loại da cũng có nguy cơ gây ra mụn lưng và ngực. Ngoài ra, kể cả đã dùng kem chống nắng, bạn vẫn cần che chắn cẩn thận khi ra đường. Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ, uống ít nước tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển. Thay vào đó, nên ăn các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt để ngăn ngừa mụn. Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi, stress lâu ngày cũng là một trong những lí do gây ra mụn. Khi bị mụn lưng , để có phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần nắm được nguyên nhân. Nếu như do thói quen hàng ngày, bạn cần chú ý và thay đổi. Nếu do bệnh lý, bạn nên sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu để sớm có phương pháp điều trị. Trong trường hợp chưa rõ nguyên nhân hoặc chưa có thời gian đi khám, bạn có thể lựa chọn tư vấn với bác sĩ Da liễu từ xa qua video. Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn lưng . Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm những bài viết khác trên chuyên mục Cẩm nang của BookingCare
bookingcare-vn-blog-2127
Trầm cảm và suy giảm chức năng tình dục (chuyện phòng the) Tác dụng phụ đối với tình dục là một trong những phàn nàn phổ biến nhất về thuốc chống trầm cảm. Giống như trầm cảm xảy ra ở cả hai giới thì tác dụng phụ từ thuốc chống trầm cảm đến tình dục cũng ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Thời gian qua có khá nhiều bạn thắc mắc về vấn đề rối loạn chức năng tình dục ở những người bị trầm cảm . Nên BookingCare quyết định viết bài này chia sẻ một số kiến thức căn bản về mối liên hệ giữa trầm cảm và tình dục, hy vọng sẽ giúp các bạn một phần. Những thông tin này được tham khảo từ bài báo cáo, phân tích của các chuyên gia, bác sĩ trên trang web uy tín nước ngoài ( Web MD , Healthline , U.S National Library of Medicine...) Rối loạn hoạt động tình dục rất thường gặp khi bị bệnh tâm thần, bị tổn thương thần kinh (não bộ và tủy sống) và nhiều bệnh lý nội tiết. Mối liên hệ giữa trầm cảm và chức năng tình dục Những ham muốn tình dục bắt đầu từ não và hoạt động theo sự chỉ huy của não bộ. Vì các chất hóa học trong não được biết đến như là các chất dẫn truyền thần kinh, làm tăng sự liên lạc giữa các tế bào não và cuối cùng tăng lượng máu đến các cơ quan sinh dục. Vấn đề là, ở những người bị trầm cảm hay rối loạn tâm thần khác có sự mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền này. Từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Nhiều nam giới và phụ nữ bị trầm cảm bị suy giảm hoặc mất ham muốn tình dục. Điều này gây ra áp lực rất lớn trong đời sống tình dục của họ. Giảm ham muốn tình dục là một triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở cả nam và nữ, nhất là khi mắc rối loạn trầm cảm. Có tới khoảng 70% bệnh nhân trầm cảm bị rối loạn chức năng tình dục nhưng nhiều khi họ không nói ra, ngại ngùng khi đề cập đến, thể hiện chủ yếu bằng việc họ lơ là với chuyện phòng the. Thuốc chống trầm cảm có gây ra các vấn đề tình dục không? Thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị trầm cảm. Bệnh nhân phải uống thuốc liên tục trong thời gian dài (tối thiểu 1 năm), thậm chí suốt đời. Một trong những nhóm thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được sử dụng là nhóm SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin). Bằng cách tăng mức độ serotonin trong não, người dùng thuốc sẽ dần giảm các triệu chứng của trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nhóm thuốc gây rối loạn chức năng tình dục đáng kể. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm paroxetine, fluoxetine, sertraline... Bên cạnh đó, các thuốc chống trầm cảm khác như thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline), thuốc ức chế IMAO,... đều có thể có các ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của bệnh nhân ở các mức độ khác nhau. Suy giảm tình dục ở những người bị trầm cảm Biểu hiện suy giảm chức năng tình dục Suy giảm hoạt động tình dục có những biểu hiện như giảm ham muốn, giảm hưng phấn tình dục, rồi loạn cương cứng dương vật, chậm hoặc không đạt cực khoái khi quan hệ tình dục. Ở phụ nữ Nồng độ serotonin trong cơ thể được ổn định nhờ thuốc chống trầm cảm . Phụ nữ dùng SSRI có thể bị rối loạn bôi trơn âm đạo (chậm tiết dịch âm đạo) cũng như giảm/mất cảm giác cực khoái. Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm và đang có ý định có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú, hãy đi khám để được bác sĩ Tâm thần tư vấn cụ thể để tránh các nguy cơ tới thai nhi hoặc trẻ bú sữa mẹ. Ở nam giới Đàn ông cũng bị ảnh hưởng do thuốc gây ra. Các tác dụng phụ thường gặp ở nam giới bao gồm: giảm ham muốn và khó cương cứng. Một số người đàn ông gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng. Một số trường hợp bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm phàn nàn rằng họ khó đạt cảm giác cực khoái, khiến cuộc quan hệ kéo dài. Giảm chức năng tình dục khi bị trầm cảm điều trị thế nào? Tuyệt đối không dừng thuốc/ tự ý điều chỉnh liều dùng/ tự điều chỉnh loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần . Có nhiều cách để kiểm soát các tác dụng không mong muốn lên tình dục của thuốc chống trầm cảm mà không ảnh hưởng đến việc điều trị. Ví dụ, nhiều loại thuốc chống trầm cảm mới có cơ chế hoạt động khác nên chúng không ảnh hưởng tới khả năng tình dục. Vì vậy, bác sĩ có thể chuyển sang sử dụng cho bạn một loại thuốc khác ít ảnh hưởng hơn và theo dõi khả năng điều trị trầm cảm. Có một vài loại thuốc khác mà bạn có thể uống cùng với thuốc chống trầm cảm để cải thiện khả năng tình dục. Hãy trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn. Hãy cởi mở nói chuyện với cả với vợ/chồng, cũng như nói chuyện với bác sĩ của bạn để có thể cải thiện tình trạng này. Tác dụng phụ tình dục từ thuốc chống trầm cảm là trường hợp cực kỳ phổ biến, vì vậy đừng ngại nói về nó. Ngoài ra, nếu bạn dùng thuốc chống trầm cảm 1 lần/ ngày, bạn có thể giải quyết vấn đề này đề bằng cách uống thuốc sau thời gian bạn quan hệ tình dục. Tác dụng phụ của thuốc có xu hướng trở nên ít phiền toái hơn một vài giờ trước khi dùng liều tiếp theo
bookingcare-vn-blog-2128
Mụn thịt ở cổ có lây không? Cách trị mụn thịt ở cổ Mụn thịt ở cổ rất ít khi tự mất đi mà không cần can thiệp, ngược lại có thể lan rộng sang các vùng da xung quanh gây mất thẩm mỹ, khiến người bị mụn thịt cảm thấy mất tự tin. Nếu mụn thịt ở cổ có xu hướng lan rộng sang các vùng da xung quanh, bạn nên thăm khám với các bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp. Nguyên nhân mụn thịt ở cổ Mụn thịt thường xuất hiện tại mắt, tay, lưng và cổ. Nguyên nhân mụn thịt ở cổ thường là: Quá trình lão hóa của da Di truyền từ thế hệ trước Chế độ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa chất độc hại Dùng mỹ phẩm có thành phần gây tổn thương da Tiếp xúc nhiều với tia ánh nắng mặt trời hoặc sóng điện từ Thay đổi hormone, nhất là ở phụ nữ mang thai Dùng thuốc không theo bác sĩ chỉ định gây thay đổi nội tiết tố,… Mụn thịt ở cổ có lây không? Mụn thịt là một dạng u lành tính, không gây ra triệu chứng đau nhức hay gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, mụn thịt không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, mụn thịt có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Đồng thời, nếu không được điều trị dứt điểm, mụn thịt có thể lan nhanh ra nhiều khu vực khác trên cơ thể. Điều trị mụn thịt ở cổ tại nhà Khi bị mụn thịt ở cổ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp thiên nhiên hoặc tự điều trị bằng các biện pháp khác tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu trước khi thực hiện như: Mụn mọc ở nơi nhạy cảm, gây đau, ngứa, chảy máu hoặc dịch,... Nếu không thể áp dụng các phương pháp điều trị mụn thịt tại nhà , bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một số phương pháp can thiệp như: Đốt: Phần lớn các mụn thịt sẽ rụng đi sau 1 hoặc 2 lần điều trị. Áp lạnh : Chuyên viên y tế sẽ sử dụng nitrogen lỏng để làm đông cứng mụn thịt dư. Thông thường chỉ cần 1 hoặc hai lần điều trị là đủ. Thắt : phần nền của mụn thịt bị thắt lại bằng cách dùng chỉ phẫu thuật, cách này giúp làm giảm máu nuôi đến mụn thịt. Cắt bỏ : Chuyên viên y tế sẽ dùng dao để cắt bỏ mụn thịt. Mụn thịt thường không nguy hiểm, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là khi mọc lên và lan rộng tại các vị trí như cổ, mắt, mặt,.... Vì vậy, thay vì chờ mụn thịt tự rụng, bạn nên có biện pháp can thiệp sớm tại các cơ sở y tế uy tín. Xem thêm bài viết: 5 Bệnh viện, phòng khám trị mụn uy tín ở Hà Nội 6 Bệnh viện, phòng khám trị mụn tốt và uy tín ở TP.HCM Trong trường hợp muốn tự điều trị mụn thịt ở cổ tại nhà, để an toàn, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ Da liễu từ xa qua video . Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn thịt ở cổ. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về mụn thịt tại chuyên mục Cẩm nang của BookingCare
bookingcare-vn-blog-2130
Trầm cảm có nên/ có thể sinh con không? Người bị trầm cảm cần được điều trị ổn định hoàn toàn trong thời gian ít nhất 1 năm trước khi có thai để có được sức khoẻ sinh sản tốt nhất. Trước khi đọc tiếp bài viết này, bạn cần hiểu rõ tình trạng của mình hiện tại như thế nào, từ đó mới có thể có câu trả lời phù hợp được: Bạn đã bị trầm cảm trước đây, còn hiện tại bạn đã khỏi chưa ( bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kết luận khỏi bệnh) Nếu đã khỏi, thì bạn đã khỏi được bao lâu rồi. Hiện tại tâm trạng của bạn có thực sự thoải mái không? Nếu chưa khỏi, bạn bị đang trầm cảm mức độ nhẹ, vừa hay trầm cảm nặng (cần làm Test trầm cảm hoặc đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ) Bạn có đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm không? Bạn còn suy nghĩ về cái chết hay ý định tự sát không? Cuộc sống và các mối quan hệ (gia đình, bạn bè, công việc, tài chính...) đã ổn chưa, hay bạn vẫn còn nhiều điều không thoải mái với họ? Đây là những điều cơ bản nhất bạn cần hiểu về chính mình trước khi quyết định sinh con hay không. Đừng bi quan. Cuộc sống còn rất nhiều điều tốt đẹp nếu bạn hiểu và suy nghĩ tích cực. Có thể sinh con không? Phụ nữ mắc trầm cảm vẫn có thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ như những người bình thường khác. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng trầm cảm sẽ không đánh mất cơ hội làm mẹ của mình. Một số trường hợp trầm cảm khó thụ thai. Những trường hợp này thường do trầm cảm chưa được chữa trị khiến người phụ nữ phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi nên khó thụ thai hơn (khó không có nghĩa là không thể). Sinh con khi đang bị trầm cảm có ảnh hưởng và nguy hiểm gì không? Theo Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu , người mắc trầm cảm cần được điều trị ổn định hoàn toàn trong thời gian ít nhất 1 năm trước khi có thai, nhằm đạt được sức khoẻ sinh sản tốt nhất. Khi đang mang thai mà phát hiện mắc bệnh lý trầm cảm, cần khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Trầm cảm có thể điều trị được trong thai kỳ, bằng liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm. Nếu phụ nữ đang mang thai mà không ăn, không ngủ, cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài nhiều ngày – sẽ tác động xấu đến thai nhi đang phát triển. Trong tình huống này, ý muốn tự tử là một nguy cơ bất lợi khác liên quan đến trầm cảm. Một khi tình trạng phụ nữ mang thai không ăn hoặc không tăng cân do mắc trầm cảm, thì cần phải điều trị tích cực nhất có thể. Hậu quả của trầm cảm tái phát sau khi ngừng thuốc chống trầm cảm lớn hơn những rủi ro do điều trị bằng thuốc. Đối với người mẹ Đối với phụ nữ đã hoặc đang mắc trầm cảm, khi mang thai và sinh con, bệnh trầm cảm chắc chắn sẽ tái phát mặc dù trước đó người bệnh đã được điều trị ổn định. Trầm cảm khởi phát và tái phát sau sinh khiến người mẹ gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc em bé. Nếu trong quá khứ hoặc hiện tại bạn đã từng mắc trầm cảm nặng, bạn có nhiều khả năng tái phát trầm cảm khi mang thai hoặc trầm cảm sau sinh . Không phải ai cũng bị tái phát vì mỗi người là một cá thể khác nhau. Một số phụ nữ có tiền sử trầm cảm nhưng khi mang thai vẫn khỏe mạnh và ổn định. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, bệnh trầm cảm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thường khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng. Ngày nay, có nhiều loại thuốc chống trầm cảm rất an toàn cho thai nhi (ví dụ fluoxetin). Đối với em bé Mặc dù sinh con khi mắc trầm cảm không quá nguy hiểm, nhưng cũng có giả thuyết cho rằng trầm cảm gây một số ảnh hưởng đến em bé (thông tin này là giả thuyết, chưa chắc chắn 100%). Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Hoa Kỳ mới đây, bà mẹ bị trầm cảm, lo âu, stress trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn cho con. Một nghiên cứu khác đã phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 733.000 trẻ em Đan Mạch được sinh trong khoảng từ năm 1996 - 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 25% trẻ được sinh từ những bà mẹ trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen . Mặc dù nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và nguy cơ mắc bệnh hen nhưng vẫn chưa đủ chắc chắn. Phụ nữ trầm cảm muốn có hành trình mang thai tốt và sinh con khỏe mạnh, cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần . Khi trầm cảm, cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? 1. Lập kế hoạch về việc sinh con Nếu đã từng hoặc đang mắc trầm cảm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và lập kế hoạch mang thai cụ thể cho mình: Thời điểm phù hợp để thụ thai, chăm sóc thai và chuẩn bị sinh con như thế nào... Đặc biệt, nếu đang trong thời gian điều trị trầm cảm, bạn không nên mang thai khi không có sự chuẩn bị trước. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất bạn cần điều trị trầm cảm ổn định trong thời gian ít nhất 1 năm trước khi mang thai. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần về kế hoạch mang thai sắp tới 2. Thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần Trong khi mang thai, bạn cần tư vấn với bác sĩ bất cứ lúc nào nếu cảm thấy lo lắng về sức khỏe tâm thần của mình. Nhiều phụ nữ cảm thấy tâm trạng bất ổn, rất lo lắng nhưng lại không dám đi khám, do vậy mà càng thấy bế tắc. Hãy trao đổi kế hoạch của bạn với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn cụ thể cho bạn về: Thuốc đang dùng có ảnh hưởng gì Mang thai có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần của bạn Sức khỏe tâm thần của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ Bạn cần được chăm sóc, quan tâm như thế nào từ những người xung quanh Tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn lập kế hoạch cho một khởi đầu lành mạnh nhất cho cả mẹ và bé. Để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, bạn có thể thăm khám và tư vấn với bác sĩ chăm sóc sức khỏe Tâm thần từ xa qua Video . Ngay bây giờ bạn có thể đăng ký và chọn bác sĩ chuyên khoa trên trang web BookingCare.vn. 3. Vấn đề dùng thuốc trong thai kỳ Thảo luận với bác sĩ về nguy cơ của điều trị trầm cảm hoặc không điều trị trong quá trình mang thai: Rủi ro đối với thai nhi và người mang thai do dùng thuốc trầm cảm trong khi mang thai. Mặc dù dùng thuốc có thể mang lại những rủi ro cho thai nhi, nhưng nếu không dùng thuốc hoặc tự ý ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tình trạng sức khỏe tinh thần của bạn có thể rất tồi tệ. Ngoài ra, cũng cần nói với bác sĩ về: Các rối loạn tâm thần đã mắc phải trước đây, mức độ Nguyên nhân nào khiến bạn mắc bệnh Sẽ thế nào nếu không dùng thuốc Bạn đã điều trị bằng những phương pháp nào trong quá khứ Nguy cơ đối với thai nhi do một số loại thuốc điều trị trầm cảm Điều trị thế nào sau sinh và cho con bú... Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để có phương án trị liệu tâm lý phù hợp hoặc được kê đơn thuốc. Đối với những phụ nữ đã từng mắc trầm cảm nặng trong quá khứ hoặc từng bị trầm cảm trong lần mang thai trước đó – thì nên cân nhắc để dùng thuốc. Nguy cơ liên quan đến sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thai kỳ là rất nhỏ
bookingcare-vn-blog-2132
Làm thế nào để biết mình bị mụn nội tiết? Hành trình trị mụn nội tiết Mụn nội tiết xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, gây ra những tổn thương trên da khiến người bị mụn cảm thấy mất tự tin. Vậy làm thế nào để điều trị mụn nội tiết. Khi bị mụn nội tiết, bạn cần thăm khám với các bác sĩ Da liễu để có phương pháp điều trị từ bên trong. Nguyên nhân mụn nội tiết Mụn nội tiết tố phân loại rất phức tạp, xong thường được gọi đơn giản là mụn trứng cá . Mụn nội tiết tố thường gặp nhất ở thanh thiếu niên, độ tuổi thay đổi nội tiết tố của tuổi dậy thì. Ngoài ra, mụn nội tiết ở nữ giới trong giai đoạn thai kì và mãn kinh. Nồng độ estrogen giảm có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá trong thời kỳ mãn kinh. Quá trình hình thành mụn nội tiết: Thay đổi nội tiết tố, sản xuất hormone testosterone tăng lên trong tuổi dậy thì khiến da tăng tiết nhờn. Các nang lông bị tắc nghẽn sẽ hình thành bọc mụn. Quá trình sản xuất quá mức của các tế bào da cũng góp phần gây ra mụn nội tiết. Mụn bọc có thể nặng hơn do nhiễm khuẩn Hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm phản ứng Mụn đầu đen và mụn đầu trắng có thể không bị viêm. Các loại sẩn - mụn mủ - nốt sần – nang có nguy cơ viêm cao. Làm thế nào để biết mình bị mụn nội tiết? Dựa vào một số dấu hiệu mụn nội tiết , bạn có thể biết mình có bị mụn nội tiết hay không: Xuất hiện mụn đầu trắng, đầu đen, sẩn, mụn mủ, nang, nốt sần. Mụn đầu trắng và đầu đen nếu bị viêm mụn sẽ thành nang hoặc mụn mủ. Mụn viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, vùng xung quanh có thể sần lên. Vị trí mụn thường xuất hiện: mặt, cổ, lưng, vai, ngực. Phần trán và má sẽ nổi nhiều hơn. Mụn thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 11 đến 30, đặc biệt từ 14 đến 19 tuổi. Một số người vẫn bị mụn trứng cá sau 30 tuổi. Hành trình trị mụn nội tiết Điều trị mụn nội tiết cần kiên trì và điều trị từ sâu bên trong do nguyên nhân chính là sự thay đổi nội tiết tố. Khi điều trị mụn nội tiết, bạn nên lựa chọn thăm khám với các bác sĩ Da liễu giỏi có kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị mụn. Có nhiều cách trị mụn nội tiết, phụ thuộc vào độ nặng của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị đều mất nhiều tuần để cho thấy hiệu quả. Tình trạng Điều trị Mụn nội tiết nhẹ Sử dụng các sản phẩm chứa chất làm sạch da kháng khuẩn. Khi sử dụng thuốc nên tránh ánh nắng trực tiếp và tắm nắng vì lúc này da nhạy cảm hơn với tia UV. Mụn nội tiết vừa và nặng Cần sử dụng thuốc uống trị mụn nội tiết. Thuốc kháng sinh cần được dùng liên tục trong 3 tháng để có kết quả đầy đủ. Thuốc uống trị mụn nội tiết cho nữ: Nữ giời không đáp ứng với thuốc kháng sinh uống có thể được chỉ định liệu pháp kháng nội tiết tố androgen hoặc thuốc ngừa thai. Dùng isotretinoin trong trường hợp mụn trứng cá nặng. Thuốc có tác dụng phụ và cần theo dõi bởi bác sĩ Da liễu khi sử dụng. Mụn dạng nang Có thể được điều trị bằng cách tiêm corticosteroid nhằm mục đích làm giảm sẹo do viêm. Bên cạnh áp dụng thuốc điều trị mụn nội tiết, bác sĩ da liễu có thể chỉ định: Laser và liệu pháp ánh sáng Mặt nạ thuốc Chọc hút nang Ngoài ra, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và chăm sóc da tại nhà đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ Da liễu để mang lại hiệu quả điều trị cao. Mụn nội tiết nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu muốn an toàn và tránh mụn bùng phát mạnh, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để biết cách điều trị và chăm sóc tại nhà đúng cách
bookingcare-vn-blog-2133
Mụn do nội tiết tố nên ăn gì? Mụn nội tiết cần được điều trị cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc da và sử dụng thuốc điều trị mụn nội tiết, bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để quá trình điều trị hiệu quả hơn. Khi xuất hiện dấu hiệu mụn nội tiết tố , bạn nên sớm thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ Da liễu để điều trị mụn sớm, tránh mụn bùng pháp nặng hơn. Chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ kiểm soát mụn một cách hiệu quả. Vì vậy, để hành trình điều trị mụn nội tiết đạt kết quả tốt, rất cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Vậy bị mụn nội tiết nên và không nên ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống khi bị mụn nội tiết Lựa chọn thực phẩm giảm viêm và giàu dinh dưỡng: Người bị mụn nội tiết nên tránh các nguồn chất béo giàu omega-6 có khả năng gây viêm như dầu hạt cải và dầu đậu nành. Nên tiêu thụ các nguồn chất béo omega-3, chẳng hạn như cá béo và hạt chia sẽ tốt cho tình trạng mụn. Những thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa chống viêm và các chất dinh dưỡng tốt cho da, chẳng hạn như vitamin C. Kiểm soát lượng đường trong máu: Ăn thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu giúp bạn kiểm soát mụn. Đồng thời, phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng tiểu đường. Thử cắt bỏ sữa và đạm whey Sữa, các sản phẩm từ sữa và đạm whey – một loại protein có nguồn gốc từ sữa thúc đẩy bài tiết insulin và sản xuất hormone IGF-1 ảnh hưởng không tốt đến là da và làm phát triển mụn trứng cá nội tiết. Bổ sung các chất cần thiết khác: Vitamin D: Gần 50% số người bị mụn do nội tiết tố bị thiếu vitamin D khi kiểm tra. Vitamin B: Có thể ảnh hưởng tích cực đến một số người bị mụn do nội tiết tố. Tuy nhiên, tiêm vitamin B12 liều cao có thể gây ra mụn trứng cá ở một số người. Kẽm: Uống thuốc kẽm giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá do nội tiết tố. Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe của da. Trà xanh: Chứa chất chống oxy hóa mạnh, đã được chứng minh có tác dụng chống viêm. Probiotic: Chế phẩm sinh học có thể làm giảm viêm da và các triệu chứng mụn khác. Bị mụn nội tiết NÊN ăn gì? Khi bị mụn nội tiết , bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm: Ngũ cốc nguyên hạt và rau củ có chứa tinh bột: Khoai lang, hạt quinoa, bí ngô, gạo lứt, yến mạch, kiều mạch,… Rau: Bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, ớt, bí xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh.. Các loại thảo mộc và gia vị chống viêm: Nghệ, quế, hạt tiêu đen, rau mùi tây, tỏi, gừng, ớt,… Đồ uống không đường, không chất kích thích: Nước lọc, nước khoáng có gas, trà xanh, trà hoa, nước chanh,… Chất béo lành mạnh: Trứng, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt, bơ làm từ hạt, dầu dừa,… Trái cây: Các loại berry, bưởi, cam, táo, cherry, chuối, lê, nho, đào,… Sữa từ thực vật: Sữa hạt điều, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa chua dừa,… Protein chất lượng cao: Cá hồi, đậu phụ, gà, gà tây, trứng, hải sản,… Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu thận, đậu lăng,… Bị mụn nội tiết KHÔNG NÊN ăn gì? Trong quá trình điều trị mụn nội tiết , bạn nên lưu ý: Sữa và các sản phẩm từ sữa động vật: Phô mai, sữa chua Thực phẩm chế biến kỹ: Thức ăn nhanh, đồ đông lạnh, thanh lương khô, ngũ cốc có đường, khoai tây chiên, bánh mì trắng Đồ ngọt: Kẹo, bánh kem, soda, bánh quy, đường, nước tăng lực, đồ uống thể thao ngọt, nước trái cây Bỏ chất kích thích: Hút thuốc, rượu bia , đồ uống có cồn, có ga không chỉ khiến tình trạng mụn nặng hơn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Sữa và các sản phẩm từ sữa động vật: Phô mai, sữa chua, sữa bò… Bên cạnh việc tránh ăn các loại thực phẩm trên, bạn cũng cần đi khám với bác sĩ Da liễu để biết cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Trong nhiều trường hợp, mụn nội tiết nặng cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Thuốc trị mụn nội tiết cần có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ Da liễu. Bạn lưu ý không tư ý mua thuốc về sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Để an toàn và thuận tiện hơn, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video. Sau khi kiểm tra tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị mụn nội tiết và chăm sóc phù hợp
bookingcare-vn-blog-2134
Cách trị mụn đầu đen ở mũi? Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không? Mũi là vị trí thường gặp mụn đầu đen nhất. Mụn đầu đen trên mũi khiến nhiều người phiền lòng và mất tự tin. Vậy có thể dùng kem trị mụn đầu đen không, có nên nặn mụn đầu đen không, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây. Để điều trị mụn đầu đen đúng cách và triệt để, tránh mụn đầu đen phát triển thành mụn viêm, mụn bọc, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ Da liễu. Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không? Mụn đầu đen thường chỉ gây mất thẩm mỹ, ngoài ra không gây đau nhức nên nhiều người thường chủ quan, không có biện pháp loại bỏ mụn đầu đen hoặc nặn mụn đầu đen ở mũi không đúng cách. Mụn đầu đen ở mũi hình thành khi các tế bào da chết và dầu bên trong lỗ chân lông nổi lên và được đẩy qua bề mặt da. Khi tương tác với không khí, tế bào chết và dầu bên trong lỗ chân lông trên mũi bị oxy hóa và biến thành màu đen, bít lỗ chân lông có thể gây biến chứng như mụn bọc, mụn mủ ... Việc tự ý nặn mụn đầu đen trên mũi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến làn da như: Khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập và tấn công da, gây nên mụn viêm , mụn bọc. Sử dụng các dụng cụ không vệ sinh dễ gây viêm nhiễm. Dùng kim, cây nhọn nặn mụn đầu đen trên mũi không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương nặng nề. Lột mụn bằng mặt nạ lột mụn khiến lỗ chân lông to hơn, khiến mụn đầu đen ở mũi dễ quay lại. Cách trị mụn đầu đen ở mũi Để trị mụn đầu đen ở mũi, bạn có thể áp dụng các kem trị mụn đầu đen hoặc thuốc bôi ngoài có chứa: Alpha hydroxy acid (AHA) : Đây là những axit từ trái cây giúp tăng cường tẩy da chết. Các axit này bao gồm axit glycolic, mandolin và lactic. Những thuốc bôi ngoài da này thúc đẩy sự lột da và giảm mụn đầu đen. Dầu cây trà: Dầu cây trà là một chất bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Có thể thoa dầu cây trà trực tiếp lên một vài mụn đầu đen hoặc trộn nó với 1 - 2 giọt dầu tự nhiên, chẳng hạn như dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu. Axit salicylic, benzoyl peroxide (một thuốc bôi ngoài da có thể làm giảm vi khuẩn và thúc đẩy sự lột mụn). Các thuốc mạnh hơn như: tretinoin, tazarotene và adapalene có chứa vitamin A giúp làm ngăn chân sự tắc nghẽn lỗ chân lông giúp tái tạo tế bào da. Ngoài ra, để phòng ngừa mụn đầu đen trên mũi, bạn cần làm sạch da mặt hàng ngày để giảm lượng dầu thừa, bụi bẩn và các chất tích tụ, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có khả năng gây ra mụn đầu đen. Việc sử dụng các loại kem bôi và thuốc điều trị mụn đầu đen ở mũi nên thông qua sự tư vấn của bác sĩ Da liễu . Nếu chưa có thời gian đến thăm khám tại bệnh viện, phòng khám Da liễu, bạn có thể thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video. Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn đầu đen ở mũi. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc
bookingcare-vn-blog-2135
Không phải trường hợp nào cũng nên tự nặn mụn đầu đen. Bạn nên cân nhắc nặn mụn trong trường hợp phù hợp. Trong một số trường hợp, bạn có thể tự nặn mụn đầu đen. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật hoặc không có nhiều biết về mụn đầu đen, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ Da liễu và nặn mụn tại phòng khám, bệnh viện nếu cần thiết. Khuyến cáo nặn mụn đầu đen Mụn đầu đen ở má, ở mũi ,... là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vì vậy, nặn mụn đầu đen như thế nào là câu hỏi liên tục được tìm kiếm. Thực tế, có rất nhiều các trường hợp chỉ vì thiếu kiến thức khi xử lý mụn đầu đen khiến da bị viêm nhiễm, sưng tấy, ảnh hưởng tới các vùng da khác… Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ viện chuyên về Da liễu để được nặn mụn đầu đen một cách an toàn. Xem thêm bài viết: 5 Bệnh viện, phòng khám trị mụn uy tín ở Hà Nội 6 Bệnh viện, phòng khám trị mụn tốt và uy tín ở TP.HCM Ngoài ra, nếu muốn tự nặn mụn đầu đen tại nhà, bạn nên lựa chọn thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được tư vấn các phương pháp loại bỏ mụn đầu đen đúng cách. Khi nào có thể nặn mụn đầu đen? Nhiều người thắc mắc có nên nặn mụn đầu đen hay không. Mụn đầu đen chỉ nên nặn khi mụn đã già, nhân mụn đã cứng và có đầu đen rõ rệt. Khi nặn mụn đầu đen, bạn nên lưu ý: Rửa mặt và tay thật sạch sẽ trước khi bắt đầu Xông mặt trước khi nặn mụn giúp các lỗ chân lông nở ra, hỗ trợ quá trình nặn mụn dễ dàng hơn Vô trùng dụng cụ nặn mụn Nên nặn vào một thời điểm nhất định, không nên nặn mụn quá thường xuyên, liên tục khiến da tổn thương Nặn vào thời điểm buổi tối để làn da có thời gian phục hồi Cách nặn mụn đầu đen tại nhà Khi nặn mụn đầu đen tại nhà, bạn có thể tham khảo quy trình sau đây: Sử dụng các dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp như cây nặn mụn đã được tiệt trùng cẩn thận. Lấy tay nhẹ nhàng kéo căng da mặt, đồng thời lấy cây nặn mụn ấn xuống để đầu mụn lọt ra ở giữa. Sau khi xông mặt, lỗ chân lông nở ra và dễ lấy nhân mụn hơn. Mụn đầu đen hai bên cánh mũi rất khó nặn hơn, bạn cần nhẹ nhàng, để cây nặn mụn theo hướng từ dưới. Với mụn đầu đen trên chóp mũi, để cây nặn mụn theo chiều từ trên xuống và hơi chếch vào. Lưu ý sau khi nặn mụn đầu đen tại nhà Sau khi nặn mụn đầu đen , bạn cần chú ý chăm sóc da để tránh viêm nhiễm, đồng thời hạn chế mụn quay lại. Sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm dịu làn da, mát da, giảm viêm, chống lại sự kích ứng da. Nên sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, dịu nhẹ, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ như mặt nạ. Tránh chạm tay vào vết thương sau khi vừa nặn mụn để tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không nên rửa mặt ngay sau khi nặn mụn, nên tránh tác động hay rửa mặt ít nhất 3 giờ đồng hồ, sau khi nặn mụn để vết thương có thể ổn định. Sử dụng nước muối để vệ sinh da sau khoảng 3 tiếng, sau đó lau lại da bằng nước sạch để các gốc muối không khiến da bị khô và sạm màu. Hạn chế để da tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm. Bạn nên ở trong nhà để bảo dưỡng vết thương. Nếu buộc phải ra ngoài, bạn nên che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, mũ nón. Không nên trang điểm sau khi nặn mụn vì bột trang điểm có thể len lỏi vào các vết thương có thể gây nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm, nên đến gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm. Xem thêm bài viết: 8 Bác sĩ Da liễu giỏi khám online (Khám từ xa qua video) 8 Bác sĩ da liễu trị mụn giỏi và uy tín tại Hà Nội 9 Bác sĩ Da liễu trị mụn "mát tay" tại TP.HCM Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về cách nặn mụn đầu đen tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc nếu như chưa có kỹ năng tự nặn mụn tại nhà
bookingcare-vn-blog-2137
Nên làm gì khi có con mắc Trầm cảm? Số học sinh mắc trầm cảm ngày càng tăng, tuy nhiên các em lại chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường. Để cung cấp thêm thông tin cho các phụ huynh đang tìm hiểu về vấn đề này, chuyên gia sẽ chia sẻ thêm trong nội dung sau. Để cung cấp thêm thông tin cho các bậc cha mẹ đang muốn tìm hiểu về Trầm cảm, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ các nội dung chuyên môn trong bài viết dưới đây. Những con số nói lên điều gì? Trong suy nghĩ của nhiều người, học sinh có phải suy nghĩ gì đâu mà lo âu với trầm cảm. Ở tuổi cắp sách đến trường, có bố mẹ chăm sóc, không phải lo cái ăn, cái mặc, có áp lực nào ngoài việc học đâu mà phải lo lắng. Tuy nhiên, học sinh cũng có thể mắc trầm cảm! Thậm chí đây còn là vấn đề đáng được quan tâm của toàn xã hội. Theo báo cáo năm 2015 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), tỷ lệ trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam gặp phải các vấn đề tâm lý, tâm thần là từ 8-29% tùy tỉnh thành (trung bình là 12%), trong đó phổ biến là các vấn đề lo âu, trầm cảm, cô đơn, tăng động, giảm chú ý và lạm dụng chất. Một khảo sát khác của tổ chức Y tế Thế giới trên nhóm học sinh độ tuổi từ 10-16, có đến 19,46% học sinh có rối loạn tâm lý, tâm thần nhất định. Như vậy, trầm cảm không chỉ là vấn đề của người lớn, các em học sinh độ tuổi thanh thiếu niên hoàn toàn có thể rơi vào trầm cảm, trong khi hầu như các em không nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, trường học hay cán bộ y tế để vượt qua giai đoạn này. Vào giai đoạn dậy thì, những thay đổi tâm sinh lý cùng với môi trường sống tiêu cực có thể tác động đến thanh thiếu niên gây ra trầm cảm: bạo lực học đường, bạo lực gia đình, mâu thuẫn gia đình, kì thị - phân biệt đối xử,.... Nếu bạn có con có biểu hiện trầm cảm, bạn nên làm gì để giúp con vượt qua gia đoạn khó khăn này, hãy cùng BookingCare giải đáp trong bài viết dưới đây nhé! Liệu con bạn có trầm cảm? Những tác động tiêu cực của chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên không chỉ là tâm trạng u uất. Trầm cảm có thể thay đổi hoàn toàn bản chất tính cách của con bạn, gây ra cảm giác buồn bã, tuyệt vọng hoặc tức giận. Con có thể có nhiều hành vi hoặc thái độ nổi loạn và không lành mạnh. Dưới đây là một số cách mà thanh thiếu niên "hành động" để cố gắng đối phó với nỗi đau về tinh thần: Các vấn đề ở trường: Trầm cảm có thể khiến con thiếu sức sống, khó tập trung, sợ hãi hoặc suy nghĩ những điều tồi tệ có thể xảy ra cho các kỳ thi/ kiểm tra. Điều này có thể dẫn đến việc tự ý nghỉ học, học hành sa sút hoặc chán nản với bài vở nếu trước đây con từng là một học sinh giỏi. Bỏ trốn: Nhiều học sinh trầm cảm đã bỏ nhà hoặc nói về việc bỏ nhà. Lạm dụng thuốc và chất kích thích: Thanh thiếu niên thường sử dụng thuốc và chất kích thích như một loại "thuốc" để điều trị chứng trầm cảm. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tình trạng trầm cảm trầm trọng hơn. Lòng tự trọng thấp: Trầm cảm có thể khiến thanh thiếu niên tăng cảm giác xấu hổ, thất bại và không xứng đáng. Nghiện điện thoại thông minh: Con có thể lên mạng để thoát khỏi vấn đề trầm cảm, tuy nhiên việc dùng điện thoại quá nhiều khiến con tự cô lập. Hành vi liều lĩnh: Thanh thiếu niên có thể có nhiều hành vi gây nguy hiểm hơn như lái xe ẩu, uống rượu say, quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù trầm cảm sẽ khiến con bạn thay đổi trong tính cách và hành vi, có thể gây đảo lộn cuộc sống gia đình bạn. Nhưng bạn là người đồng hành quan trọng của con lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu những biểu hiện ở trầm cảm là gì và cần làm gì khi phát hiện con mắc chứng trầm cảm. Nếu người đang đọc bài viết này là một thanh thiếu niên, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách thoát khỏi trầm cảm cho các bạn học sinh Biểu hiện của chứng trầm cảm Ngoài những biểu hiện trầm cảm giống ở người lớn tuổi, trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên còn có một số đặc trưng điển hình khác như: Tâm trạng khó chịu hoặc tức giận: Ở độ tuổi thanh thiếu niên khi mắc trầm cảm, thay vì buồn bã, các em có xu hướng gắt gỏng, dễ bực bội, dễ nổi nóng hơn. Đau nhức không rõ nguyên nhân như đau đầu hay đau bụng. Nếu khám tổng quát mà không có căn nguyên rõ ràng của những dấu hiệu đau này, có thể đây là triệu chứng của trầm cảm. Vô cùng nhạy cảm với những chỉ trích. Khép kín hơn, xa lánh xã hội: Nếu ở người lớn thường có xu hướng tự cô lập bản thân với tất cả mọi người, thì ở thanh thiếu niên trầm cảm, các em thường duy trì ít nhất một mối quan hệ nhưng thường không thân vì khó cởi mở tình cảm được với các bạn, có thể xa lánh bố mẹ hoặc bắt đầu chơi với một nhóm khác. Tự tử hoặc nhắc đến tự tử là trong những hệ quả của chứng trầm cảm. Cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia về tâm lý, tâm thần nếu bạn phát hiện con có những dấu hiệu của việc tự tử. Ngoài ra, trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng có những biểu hiện giống ở người lớn như: Cảm giác buồn phiền. Khó chịu, thất vọng hay cảm giác tức giận, ngay cả đối với những việc nhỏ. Không muốn học. Khép kín, không muốn giao tiếp với các bạn. Mất hứng thú hoặc xung đột với gia đình, bạn bè. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Thay đổi khẩu vị. Chậm suy nghĩ, nói hoặc cử động cơ thể. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, định hình về sự thất bại trong quá khứ hay đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc không đúng. Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử. Vấn đề hành vi phá phách hoặc hành vi bất cần như ngủ gục trong giờ học, đặc biệt ở bé trai. Cần phân biệt chứng trầm cảm với sự nổi loạn tuổi dậy thì. Thông thường, sự nổi loạn tuổi dậy thì cũng có những biểu hiện cáu gắt, tức giận nhưng không liên tục và thường xuyên như ở chứng trầm cảm. Nên làm gì khi biết con mắc chứng trầm cảm? 1. Trò chuyện để hiểu vấn đề của con Trò chuyện cùng con, lắng nghe nhiều hơn thay vì đưa ra những lời khuyên hay chỉ trích. Nhẹ nhàng và kiên trì nói chuyện cùng con vì có thể ban đầu con sẽ khó để mở lòng. Nếu con khó có thể mở lòng với bạn, nên tìm một người mà con thân thiết và dễ chia sẻ hơn như giáo viên, cán bộ y tế tại trường hoặc bất cứ ai con tin tưởng, có thể trò chuyện về vấn đề của mình. 2. Khuyến khích tương tác xã hội Cố gắng dành thời gian nói chuyện trực tiếp (mặt đối mặt) với con, đây là một trong những kết nối quan trọng giúp con hồi phục. Ngoài ra, tránh việc con tự cô lập xã hội bằng cách gợi ý các hoạt động theo sở thích đã có trước đây hoặc đang có của con để có tăng môi trường giao tiếp xã hội. Cùng tạo hoạt động để tương tác cùng con và tăng tính kết nối cảm xúc với con, tạo kỷ niệm vui vẻ khi gia đình cùng ra ngoài chơi. Quan trọng, nếu đứa trẻ đã rơi vào tình trạng không có bạn thân thiết thì có thể tìm anh chị em trong gia đình có mối quan hệ tốt với đứa trẻ. Cho con tham gia các hoạt động như thể thao, hoạt động ngoài giờ, hoạt động nghệ thuật, vẽ tranh... theo sở thích và tài năng của con. Có thể ban đầu con sẽ không có hứng thú và mất động lực, nhưng dần dần con sẽ thấy tốt hơn. Thúc đẩy con tham gia các hoạt động tình nguyện. Làm điều gì đó cho người khác là một liều thuốc chống trầm cảm và nâng cao lòng tự trọng. Ngoài ra, nếu bạn làm cùng con, sẽ nâng cao sự gắn kết của bạn cùng con. 3. Ưu tiên sức khỏe thể chất Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối liên quan mật thiết đến nhau. Khi sức khỏe thể chất được đảm bảo thì sức khỏe tinh thần sẽ được cải thiện và ngược lại. Vì vậy, phụ thuộc vào tính cách của con để lựa chọn hoạt động thể dục thể thao phù hợp, đơn giản có thể chạy bộ, hoặc tập bài tập thể dục với một dụng cụ như bài yoga với bóng,... Nếu con là người hướng nội thì có thể tham gia các câu lạc bộ uống trà, ngôn ngữ như Nhật, Hàn,... Đảm bảo nguồn dinh dưỡng, khuyến khích con có thể ngủ nhiều hơn cũng là cách nâng cao sức khỏe thể chất. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sẽ tốt lên và tác động tích cực vào suy nghĩ của con. 4. Cần biết khi nào nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia Một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích nhiều cho việc vượt qua trầm cảm, tuy nhiên, việc gặp chuyên gia, bác sĩ sẽ giúp bạn và con có phương pháp đúng đắn để vượt qua trầm cảm. Ngay khi nhận thấy con có các dấu hiệu của trầm cảm, bạn có thể đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Trước khi đưa con đi khám, bạn nên nói rõ với con nếu được và bạn cần kết nối trước hoặc gặp trực tiếp bác sĩ trước để được tư vấn. Bên cạnh đó, nhiều thanh thiếu niên sẽ rất khó chấp nhận nếu phải đến gặp bác sĩ tâm lý, tâm thần. Trường hợp này bạn có thể bắt đầu với một bác sĩ Nhi khoa hoặc khám sức khỏe tổng quát. Bạn cũng nên trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng của con để bác sĩ có phương án tư vấn và hỗ trợ cho con phù hợp. Tuy nhiên, bố mẹ có thể nói rõ với con về việc gặp nhà tham vấn tâm lý để nói chuyện như biện pháp xả cảm xúc đặc biệt nhấn mạnh ai cũng có vấn đề khó khăn trong cuộc sống ngay cả bố mẹ, tìm đến lời tư vấn của một người có kinh nghiệm và chuyên môn là điều bình thường để tìm ra giải pháp nhanh chóng. Đặc biệt, nếu thấy con có các dấu hiệu của tự tử - nói về việc tự tử hay có hành động tự tử, bạn cần liên hệ đến bác sĩ hoặc bệnh viện tâm thần ngay lập tức. Đây được coi là một tình trạng cấp cứu y tế, cần can thiệp khẩn cấp. 5. Hỗ trợ con bạn trong quá trình điều trị trầm cảm Điều trị trầm cảm là quá trình có thể mất nhiều thời gian, nhưng người mà con cần nhất lúc này là bạn. Bạn là người đồng hành quan trọng nhất giúp con vượt qua giai đoạn điều trị khó khăn. Quá trình điều trị trầm cảm khiến bạn và con mệt mỏi, đặc biệt khi con cần dùng thuốc điều trị càng khiến con mệt hơn. Sẽ có lúc bạn và con muốn bỏ cuộc, nhưng việc này sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và mất nhiều thời gian điều trị hơn. Bạn cần đảm bảo con theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Có thể vài tháng cũng có thể nhiều năm con mới hồi phục hoàn toàn, bạn cần kiên nhẫn để giúp con vượt qua trầm cảm. "Có một cơn đau mang tên trầm cảm" là cuốn sách mà bạn nên tìm đọc để chuẩn bị tâm lý và tinh thần cùng con vượt qua trầm cảm. 6. Chăm sóc sức khỏe cho chính bạn Quá trình điều trị lâu dài và tâm trạng thất thường của con có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chính bạn. Khi bạn khỏe, bạn mới chăm sóc tốt cho con vì vậy cần chú ý chăm sóc sức khỏe của chính mình. Thanh thiếu niên khi bước vào giai đoạn dậy thì rất dễ gặp phải chứng trầm cảm, có những bạn tự vượt qua được, nhưng phần nhiều đều cần sự giúp đỡ từ gia đình, chuyên gia y tế. Mong rằng những chia sẻ của BookingCare trên đây giúp bạn vững vàng hơn để đồng hành cùng con
bookingcare-vn-blog-2140
Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Có tự khỏi không? Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào người bệnh có đủ quyết tâm và kiên trì muốn thay đổi hay không. Nhiều người bị trầm cảm thắc mắc rằng liệu các triệu chứng có tự khỏi hay không. Có người nói rằng "thời gian chữa lành mọi vết thương", nhưng điều đó đúng với một phần nhỏ những người từng mắc trầm cảm nhưng phần lớn nếu tiếp tục để mặc hoặc điều trị sai cách thì rối loạn này sẽ phát triển phức tạp hơn, trở nên có thêm các vấn đề về lo âu hoặc nặng hơn có biểu hiện loạn thần. Chính lúc đó bạn đã làm vấn đề trở nên khó điều trị khỏi hoàn toàn được và cần thời gian điều trị tính theo năm.... Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất khó tự khỏi nếu không điều trị và có những liệu pháp tâm lý , phương pháp điều trị phù hợp. Nếu đã được chẩn đoán mắc trầm cảm, bạn cần được điều trị thích hợp để bệnh nhanh khỏi, tránh những hệ quả xấu về sau. Không nên cố gắng chịu đau khổ, trong khi trầm cảm là một căn bệnh có thể điều trị được. Trên thực tế, từ 80 - 90% những người được điều trị cảm thấy tốt hơn. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về rối loạn này, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về vấn đề này trong nội dung dưới đây. Hiểu về trầm cảm Trầm cảm là tình trạng buồn chán và mệt mỏi, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần. Thường kèm theo 1 hoặc nhiều các triệu chứng ăn uống không ngon miệng, ngủ ít, giảm tập trung, bi quan. Biểu hiện của trầm cảm : Biểu hiện Cụ thể Buồn chán Cảm thấy tâm trạng buồn bã, chán nản, trống rỗng, vô vọng Không thấy vui như trước đây khi gặp niềm vui, những thứ trước đây có thể khiến bạn vui hoặc cả ngày tâm trạng trầm uất và chỉ cảm thấy cả ngày đen tối Mất quan tâm hứng thú Giảm mất hứng thú với các sở thích cá nhân đã từng có hoặc không thấy mình có sở thích với bất kỳ hoạt động nào khác. Không chỉ sở thích mà sự hứng khởi để thử một trải nghiệm mới, giải trí cũng không còn. Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác Vận động chậm chạp Vận động chậm chạp, mất nhiều thời gian hoàn thành một việc có thể gấp 4-5 lần thời gian bình thường để làm việc đó. Mệt mỏi và mất năng lượng Cảm thấy uể oải, mất năng lượng, lao động chóng mệt mỏi mỗi ngày Không muốn làm các việc thường ngày vẫn làm ngay cả những hoạt động thiết yếu như chăm sóc vệ sinh cá nhân Giảm sút tập trung chú ý Không duy trì chú ý được lâu vào một việc sự vật hay hiện tượng, đãng trí Không hoàn thành hoặc hoàn thành chậm việc đơn giản vì thiếu tập trung, thiếu quyết đoán, khó đưa ra quyết định Giảm tính tự trọng và lòng tự tin Tự đánh giá thấp khả năng và vai trò của bản thân Nhìn tương lai ảm đạm bi quan, cảm thấy tội lỗi với những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, có xu hướng đổ hết lỗi lầm cho bản thân Rối loạn giấc ngủ Giảm nhu cầu ngủ Khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay tỉnh giấc thức dậy sớm hoặc rơi vào tình trạng ngủ mê mệt và không muốn rời khỏi giường dù ý thức khá tỉnh táo. Thường xuyên thấy thèm ngủ nhưng ngủ không ngon giấc đôi khi gặp ác mộng. Chán ăn Giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng Không cảm thấy đói Hoặc luôn có cảm giác thèm ăn dù đã thấy no hoặc vừa ăn xong. Khiến cân nặng tăng một cách nhanh chóng hoặc giảm nhanh (có thể đến hơn 5% trọng lượng mỗi tháng) Tự buộc tội và ý tưởng tự sát Tự gắn cho bản thân một tội lỗi hoặc sự nhục nhã Nghĩ đến cái chết để thoát tội lỗi, để giải thoát khỏi sự mệt mỏi, nặng nề đang gặp phải hoặc thoát gáng nặng cho người khác. Ban đầu là ý nghĩ về cái chết, sau đó xuất hiện ý định tự sát nhưng chưa có kế hoạch cụ thể, tiếp tục nặng hơn là khi đã chuẩn bị kế hoạch tự sát và thực hiện điều đó. Suy giảm tình dục Giảm đáng kể hưng phấn tình dục Trầm cảm có tự khỏi được không? Mặc dù, một đợt trầm cảm nhẹ có thể tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều khi cứ để mọi chuyện tự diễn biến. Đó là lý do tại sao, các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên đi khám và điều trị ngay lập tức khi có dấu hiệu mắc trầm cảm. Rất nhiều trường hợp trầm cảm nhẹ chuyển thành trầm cảm nặng vì không được điều trị và có liệu pháp tâm lý đúng đắn. Các liệu pháp tự thân vận động (dùng ý chí nghị lực thay đổi cuộc sống), liệu pháp tâm lý... rất quan trọng, cần được phối hợp với thuốc... nhưng không thể thay thế thuốc. Trầm cảm có chữa khỏi được không? Vì sao cần điều trị? Trầm cảm không được điều trị có thể gây suy nhược cả thể chất và tinh thần cực kỳ nghiêm trọng đối với người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ và những người xung quanh. Trầm cảm nặng có thể dẫn đến hành vi tự tử nếu không được quan tâm ngay lập tức. Ngoài ra, trầm cảm cũng có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất, bao gồm bệnh tim, béo phì, tiểu đường, bệnh Alzheimer và các rối loạn mãn tính khác. Mắc trầm cảm có thể gây khó khăn hơn trong việc điều trị các bệnh nội khoa khác vì thiếu động lực và năng lượng liên quan đến trầm cảm khiến bệnh nhân khó tuân thủ phác đồ điều trị hơn. Vì vậy hãy điều trị ổn định bệnh trầm cảm càng sớm càng tốt. Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Trầm cảm là một bệnh lý có thể chữa khỏi (cũng giống như các bệnh lý thông thường khác) nên bạn cần chủ động trò chuyện, giải thích và tới gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu vấn đề ở mức độ nhẹ hoặc chưa đến mức đã thực hiện ý tưởng tự sát thì có thể gặp nhà trị liệu tâm lý để chẩn đoán và điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Cách chữa bệnh trầm cảm không chỉ cần kết hợp nhiều phương pháp mà còn phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân có hợp tác, kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được đưa ra hay không. Một số cách điều trị bệnh lý trầm cảm phổ biến: 1. Dùng thuốc Có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với các thuốc điều trị , vì vậy bạn nên lạc quan hơn. Sau khi sử dụng thuốc, bạn sẽ trở lại vui vẻ, hạnh phúc bình thường. Tuy nhiên, trầm cảm có khả năng bị tái phát nên đòi hỏi điều trị lâu dài, không chỉ nhằm mục tiêu giúp cho bệnh nhân hết triệu chứng mà còn ngăn chặn tái phát bệnh. Quá trình điều trị trầm cảm với thuốc được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người bệnh không còn triệu chứng. Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau kỳ “bình phục” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát. Giai đoạn 3: Bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định bạn cần được tiếp tục điều trị nữa hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm. Theo nghiên cứu từ Đại học Nam Úc, thời gian điều trị thuốc chống trầm cảm trung bình là 2 năm ở những người dưới 24 tuổi, 3 năm ở những người từ 35 - 44 và lên đến 5 năm khi ở tuổi 55 - 64. 2. Trị liệu tâm lý Ở những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ thì có thể tìm giải pháp gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, tháo gỡ những vấn đề người bệnh đang mắc phải. Sẽ tốt hơn khi có người luôn lắng nghe và chia sẻ giúp người bệnh ổn định về tâm lý và thể chất, tạo cho người bệnh sự vững tin và loại bỏ cảm giác cô đơn lạc lõng một mình. Cần đi khám với bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm Mặc dù cộng đồng đã hiểu và thông cảm với người bệnh trầm cảm hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có tâm lý mặc cảm, không đến khám tại chuyên khoa tâm thần mà tự mua thuốc dùng hay chỉ khám tại các cơ sở y tế không chuyên khoa. Để đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, đúng dạng, dùng đúng thuốc, khi có các biểu biện bất thường về tâm thần, nhất thiết phải khám tại bệnh viện, phòng khámchuyên khoa tâm thần uy tín (thường có ở bệnh viện tuyến tỉnh thành phố hay các bệnh viện, viện chuyên khoa tâm thần trung ương). Trong trường hợp trầm cảm mức vừa nặng, cần chọn bác sĩ giỏi, chọn phương thức, thời gian thích hợp để thực hiện liệu pháp trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có thể thực hiện được khi người bệnh còn nhận thức, có thời gian, có ý thức hợp tác với bác sĩ - chuyên gia, còn khi người bệnh đã quá mệt mỏi không nhớ rõ ràng mọi việc, sẽ không thực hiện được phương pháp này. Nếu nặng không còn đủ nhận thức thì phải dùng thuốc phục hồi tương đối đủ nhận thức mới thực hiện tâm lý liệu pháp được. Trầm cảm là do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong synap, tuy nhiên nguyên nhân khởi phát của rối loạn đến nay vẫn chưa được xác định chắc chắn. Dùng thuốc mới giảm được sự thiếu hụt đó thì mới bị đẩy lùi được bệnh. Trong điều trị, đáp ứng thuốc khác nhau ở mỗi cá nhân và cũng khác nhau trên cùng một cá nhân ở từng thời điểm khác nhau. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm sẽ tùy thuộc và tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân, đáp ứng, khả năng dung nạp thuốc và không kém phần quan trọng là kinh nghiệm của bác sĩ chữa bệnh
bookingcare-vn-blog-2147
Khủng hoảng tâm lý tuổi teen hay Trầm cảm? Trầm cảm ở tuổi dậy thì thường bị bỏ qua, khi được tiếp nhận điều trị thường đã là tình trạng nặng. Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu chia sẻ về cách nào phát hiện trầm cảm và phân biệt với khủng hoảng tuổi teen đế có trợ giúp sớm cho những học sinh gặp trầm cảm. TS.BS.Trần Thị Hồng Thu chia sẻ với BookingCare rằng "Số bạn trầm cảm trong tuổi dậy thì rất nhiều, cỡ 10-20%, nhưng lại dễ bị bỏ qua điều trị. Thường khi bệnh tiến triển nặng rồi mới được điều trị bởi các em trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Khi điều trị muộn tâm lý các em tổn thương nhiều và thời gian điều trị cũng kéo dài hơn". Nội dung bài viết dưới đây giúp bạn đọc phần nào phân biệt những rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì với trầm cảm để có hướng giải quyết phù hợp. Phân biệt Khủng hoảng tâm lý tuổi teen và Trầm cảm Khủng hoảng tuổi teen và trầm cảm thường dễ bị nhầm lẫn, xu hướng thường là nhầm các biểu hiện trầm cảm với rối loạn tuổi dậy thì. Thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất trong cuộc đời mỗi con người, bao gồm sự phát triển nhanh về thể chất, thay đổi tâm lý cộng thêm bởi các mối quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách người trưởng thành. Vì vậy, độ tuổi này thường phát sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Tất cả các dấu hiệu đó là dấu hiệu của tuổi dậy thì hay còn gọi là tuổi teen. Thông thường việc biến đổi về tâm sinh lý trong khoảng thời gian này cũng khiến thanh thiếu niên có một số biểu hiện như: Cáu gắt hay tức giận Nhạy cảm với những lời chê bai, nhận xét từ những người xung quanh Cảm giác buồn phiền Xung đột với gia đình hay bạn bè.... Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là rối loạn tuổi teen, những cảm giác, biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi, thanh thiếu niên sẽ trở lại tâm lý bình thường. Nhưng nếu là trầm cảm, những biểu hiện này sẽ vô cùng dữ dội, liên tục và dường như họ trở thành một con người hoàn toàn khác. Thông thường, nếu các biểu hiện này kéo dài trên 2 tuần, có thể là triệu chứng của trầm cảm. Khủng hoảng tuổi teen có thể nhanh chóng qua đi nhưng cũng có thể tiến triển thành trầm cảm nếu thanh thiếu niên không được hỗ trợ kịp thời. Vì vậy nếu cha mẹ đang có con trong độ tuổi đọc bài viết này, hãy quan tâm và chia sẻ, lắng nghe con mình nhiều hơn vào giai đoạn có nhiều thay đổi lớn trong cuộc đời này. Trầm cảm là gì? Trầm cảm bao gồm sự thay đổi phức tạp về các chất dẫn truyền thần kinh tại não cùng với những tác động từ môi trường sống. Vì vậy, không nên chỉ dùng thuốc, cần kết hợp thuốc với trị liệu tâm lý trong thời gian nhất định để sớm đạt được cân bằng cảm xúc và tâm trạng. "Những người trầm cảm không phải là những người yếu đuối, đôi khi họ là những người can đảm, gan lì nhất trong số chúng ta." (Có một cơn đau mang tên trầm cảm) Biểu hiện của Trầm cảm Trầm cảm không phải là tội lỗi, cũng không có nghĩa thanh thiếu niên đó là người yếu đuối. Người bệnh trầm cảm luôn phải vật lộn, tranh đấu để vượt qua những cảm xúc mà chính bản thân họ khó kiểm soát được. Một số biểu hiện như: Cảm giác buồn phiền. Khó chịu, thất vọng hay cảm giác tức giận, ngay cả đối với những việc nhỏ. Không muốn học. Tính cách khép kín, không muốn giao tiếp với các bạn. Mất hứng thú hoặc xung đột với gia đình, bạn bè. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Thay đổi khẩu vị. Chậm suy nghĩ, nói hoặc cử động cơ thể. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, định hình về sự thất bại trong quá khứ hoặc đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc không đúng. Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử. Vấn đề hành vi gây rối, đặc biệt ở bé trai. Biểu hiện và tác động của trầm cảm ở mỗi người theo một cách khác nhau và mức độ khác nhau. Nếu thanh thiếu niên có ít nhất 5 trong số những biểu hiện nói trên thì nên đi khám để được chẩn đoán và can thiệp phù hợp. Cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ con vượt qua Trầm cảm? Việc chấp nhận thực tế rằng con mình đang mắc chứng trầm cảm là điều rất khó khăn đối với cha mẹ, bởi không cha mẹ nào muốn con mình bị tổn thương cả. Nhưng chấp nhận sự thật là bước đầu tiên để cha mẹ đồng hành và hỗ trợ con vượt qua trầm cảm. Lúc đầu cha mẹ có thể sẽ bối rối không biết nên làm gì, làm như thế nào để giúp đỡ tốt nhất cho con. Một số cách dưới đây sẽ rất hữu ích trong thời điểm này. 1. Dành thời gian tối đa cho con Dành thời gian nói chuyện cùng con để hiểu thực sự vấn đề con đang gặp phải là gì. Có thể cha mẹ không cần đưa ra lời khuyên chính xác, chỉ cần lắng nghe mà không phán xét, không cố gắng "sửa chữa" con. Con cần nhất lúc này là một người có đủ thời gian và kiên nhẫn lắng nghe những tâm sự của con. Chỉ cần con giãi bày được điều con đang suy nghĩ, nghĩa là con đã giải tỏa được phần nào những căng thẳng và lo âu. Nếu bạn không phải là là người thường xuyên lắng nghe tâm sự của con hay con khá ngại ngần đề bắt đầu nói chuyện với bạn, bạn có thể tìm một người mà con thực sự tin tưởng, thân thiết và nhờ họ cho con một chút thời gian như: Giáo viên, bạn bè, một người truyền cảm hứng cho con hay bạn trai/bạn gái của con,.... Cụ thể hơn về những điều cha mẹ có thể làm được cho con mình trong quá trình vượt qua trầm cảm: Nên làm gì khi có con mắc Trầm cảm? 2. Khuyến khích con tương tác nhiều hơn Bất kể điều gì con có thể làm lúc này cùng với những người khác như hoạt động ngoài trời, đi chơi với nhóm bạn,... giúp con quên đi cảm giác lo âu, buồn phiền, cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con. Việc tiếp xúc, nói chuyện với mọi người, đặc biệt với những người có suy nghĩ tích cực sẽ giúp ích cho con rất nhiều. Hơn nữa, một hoạt động thể thao thường xuyên và đều đặn sẽ tăng chất dẫn truyền thần kinh, giúp tâm trạng con được cải thiện. Khi sức khỏe thể chất được đảm bảo, sức khỏe tinh thần cũng sẽ được ảnh hưởng tích cực. 3. Không đặt thêm nhiều áp lực lên con Cha mẹ luôn mong muốn con cái mình có một cuộc sống tốt đẹp, vì vậy không ít người kỳ vọng quá nhiều, vô tình đặt một áp lực lớn lao lên con. Khi trầm cảm, áp lực này sẽ càng khiến con khổ sở, khó chịu hơn và đẩy con ra xa cha mẹ. Điều con cần là một chỗ dựa tinh thần vững chắc, luôn sẵn sàng lắng nghe và che chở cho con. 3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh Sau một khoảng thời gian trải qua trạng thái cảm xúc tồi tệ sẽ khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng, vì vậy một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, các loại hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp con nạp thêm năng lượng để chiến đấu với căn bệnh trầm cảm. 4. Gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, tâm thần Bệnh trầm cảm cần điều trị bằng thuốc. Vì vậy, không nên để con tự xoay sở. Ngay cả khi cha mẹ luôn ở bên con, vẫn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh. Con cần được thăm khám cẩn thận để biết được bệnh trầm cảm đang ở giai đoạn nào, tiến triển như thế nào và phác đồ điều trị ra sao. Việc điều trị kết hợp bằng thuốc và trị liệu tâm lý cùng với hỗ trợ tối ưu của cha mẹ tại nhà, sẽ giúp con vững tin trong quá trình điều trị. 5. Chăm sóc sức khỏe chính mình Điều trị trầm cảm có thể sẽ khiến bạn, thậm chí cả gia đình bạn thay đổi rất nhiều. Ngay lúc này, bạn cần chăm sóc sức khỏe cho chính mình, thậm chí tìm một người thân thiết để hỗ trợ cho bản thân trong khi hỗ trợ cho con. Bản thân khỏe mạnh mới giúp được cho con trở nên khỏe mạnh. Ngoài ra, kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn là điều mà bạn cần luôn tự nói với mình để có đủ vững vàng, bản lĩnh đồng hành cùng con. Nếu một ngày, con bạn bỗng dưng buồn phiền, đóng kín cửa phòng khóc lóc, từ chối tiếp xúc với mọi người thì lúc đó con đang cần sự giúp đỡ thật sự không phải là sự thể hiện hay nổi loạn gì cả... Thanh thiếu niên có thể làm gì để tự mình vượt qua Trầm cảm? Chấp nhận sự thật con mình trầm cảm đã là một việc khó khăn đối với cha mẹ, nhưng đối với chính bản thân thanh thiếu niên, còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, khi bạn thừa nhận bản thân mình đang mắc trầm cảm là lúc bạn đã đủ dũng khí để đối mặt và vượt qua căn bệnh này. Khi nhận biết chính bản thân mình và nói lên điều đó, bạn sẽ chắc chắn vượt qua căn bệnh. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu giải quyết vấn đề của mình như thế nào hoặc băn khoăn chưa biết làm gì, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây. 1. Nói chuyện với một người lớn mà bạn tin tưởng Bạn nên tìm một người lớn mà mình tin tưởng để nói lên những cảm xúc của mình. Có thể là bố mẹ hoặc bất kỳ ai mà bạn cảm thấy tin cậy. Bạn phải đảm bảo người đó yêu thương bạn, sẽ lắng nghe câu chuyện của bạn. Bạn nên cảnh giác với những người có xu hướng cực đoan, có thể dụ dỗ bạn sử dụng các loại chất kích thích để quên đi cơn trầm cảm. Cần nhớ rằng, chất kích thích có thể giúp bạn tạm thời quên đi những nỗi đau tâm lý do trầm cảm gây ra, nhưng về lâu dài, nó lại tác động rất xấu đến quá trình điều trị trầm cảm, làm bệnh lý tiến triển phức tạp, trở nên khó hồi phục hơn. Nếu thực sự không có người thân đáng tin cậy nào để chia sẻ, bạn có thể gọi điện đến các đường dây nóng hỗ trợ thanh thiếu niên hoặc liên hệ với một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. 2. Không nên tự cô lập bản thân Dù có thể lúc này bạn rất chán nản, cảm thấy không còn chút sức lực nào để tham gia vào bất cứ hoạt động gì, thậm chí kể cả động tác đứng lên di chuyển cũng thấy khó nhọc. Nhưng hãy cố gắng, cố gắng, bước ra ngoài, đón nhận ánh sáng và sẵn sàng nhận trợ giúp từ những người thân yêu sống cùng bên bạn. Nếu được, bạn nên đề xuất nhu cầu được ở bên cạnh những người mà bạn tin tưởng. Bạn nên tham gia bất cứ hoạt động gì để tránh ở một mình. Tất nhiên có những lúc bạn cần ở một mình để sắp xếp lại suy nghĩ, nhưng nếu được, hãy ở cùng người khác nhiều nhất có thể, ưu tiên những người có suy nghĩ tích cực. 3. Tự tạo lập và duy trì các thói quen lành mạnh Lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và tập thể thao đều đặn sẽ giúp tâm trạng bạn được giải tỏa, đẩy lùi lo âu. Ngoài ra, thiền cũng là một hoạt động rất tốt cho trí não, giống như "thức ăn" bổ dưỡng cho sức khỏe tinh thần. Nếu có thể bố trí được, bạn nên tìm hiểu và thực hành thiền mỗi ngày. 4. Kiểm soát sự căng thẳng và lo âu Khi bạn mắc chứng trầm cảm, chỉ cần thêm một chút căng thẳng hay lo âu cũng có thể khiến bạn cảm thấy tâm trạng rất tồi tệ, thậm chí có thể không kiểm soát được hành động hay cảm xúc của bản thân mình, đôi khi muốn làm hại bản thân mình. Vì vậy, học cách kiểm soát tâm trạng căng thẳng và lo âu sẽ giúp ích cho bạn để trầm cảm không thể làm bạn gục ngã. Các bài hít thở sâu, thực hành thiền hoặc yoga sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường hợp này. Cụ thể và chi tiết hơn về những cách để bạn vượt qua trầm cảm, bạn có thể xem thêm tại: Cách thoát khỏi trầm cảm cho các bạn học sinh . Trên đây là những chia sẻ của BookingCare qua quá trình trao đổi với bác sĩ cũng như tổng hợp từ những dữ liệu thực tế, mong rằng bạn đọc sẽ có được thông tin hữu ích
bookingcare-vn-blog-2159
Biểu hiện nấm móng chân - Bị nấm móng chân làm thế nào? Nấm móng chân nếu không điều trị sớm sẽ khiến móng chân bị hư hại trầm trọng. Thậm chí, nhiều người bệnh cần phải làm phẫu thuật loại bỏ móng chân do chủ quan không điều trị sớm. Nấm móng chân nặng do lâu ngày không điều trị dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu, mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên đi khám sớm với bác sĩ Da liễu để hạn chế nguy cơ móng bị hư hại. Nguyên nhân nấm móng chân Bệnh nấm móng chân là bệnh do những loại nấm và mốc gây ra như nấm sợi tơ , nấm Candida, nấm mốc... Những loại nấm này thường sống trong môi trường ẩm ướt, do đó nếu bàn chân không khô ráo khi đi tất, đi giày, hoặc thường xuyên cho chân tiếp xúc với nước bẩn, sẽ rất dễ bị bệnh nấm móng chân. Những người có nguy cơ nấm móng chân cao: Người lớn tuổi do giảm lưu lượng máu, nhiều năm tiếp xúc với nấm và móng mọc chậm hơn Đổ mồ hôi nhiều Có tiền sử gia đình mắc bệnh nấm móng Đi chân trần trong khu vực chung ẩm ướt, chẳng hạn như hồ bơi, phòng tập thể dục và phòng tắm Có một vết thương nhỏ ở da, móng hoặc bệnh về da , chẳng hạn như bệnh vẩy nến Bị tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu Nấm móng chân có biểu hiện gì? Khi bị nấm móng chân hoặc nấm móng tay , bạn có thể nhận thấy những biểu hiện như: Bề mặt móng dày lên Móng đổi màu từ trắng sang vàng nâu Móng giòn, vụn hoặc rách, bị biến dạng Các mảnh vụn tích tụ dưới móng gây ra những mảng tối màu Móng có mùi hôi Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến hơn ở móng chân Cách chữa bệnh nấm móng chân hiệu quả Có nhiều phương pháp điều trị nấm móng chân bạn có thể áp dụng như: Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên hoặc dùng thuốc điều trị nấm móng. Chữa nấm móng chân tại nhà Sử dụng Baking soda (bột nở) giúp loại bỏ nấm và mồ hôi chân Sử dụng tinh dầu cam bôi lên móng hàng ngày, lưu ý không áp dụng cho da nhạy cảm Tinh dầu tràm có tác dụng khử trùng và chống nấm Dầu oải hương có đặc tính chống nấm Bột ngũ cốc chứa một dạng nấm tự nhiên vô hại với cơ thể con người. Nó sẽ tiêu diệt candida, loại kí sinh trùng phổ biến nhất gây ra các bệnh nấm thông thường. Dùng thuốc trị nấm móng chân Thuốc bôi trị nấm móng chân sử dụng trong trường hợp nấm nhẹ. Thuốc uống trị nấm móng chân sử dụng trong trường hợp nấm nặng. Bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc trị nấm móng theo chỉ định của bác sĩ vì nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ hoặc chống chỉ định với nhiều đối tượng. Xem thêm bài viết: 5 Bác sĩ khám chữa bệnh nấm da giỏi tại TP.HCM 8 Bác sĩ trị nấm da giỏi và nhiều kinh nghiệm ở Hà Nội Điều trị laze Điều trị laser bao gồm phương pháp pinpointe, phương pháp Noveon và phương pháp Fox Diodelaser. Những phương pháp điều trị này rất hiệu quả trong việc chống các nhiễm trùng móng, giúp tiêu diệt nấm và khiến các nhiễm trùng. Phẫu thuật Trong trường hợp nhiễm trùng hoặc gây đau đớn dữ dội, nấm móng chân có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật loại bỏ móng chân bị nấm. Nếu chỉ một phần nhỏ của móng bị nhiễm, phần này có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp khác là phẫu thuật cắt bỏ gốc móng. Để biết mình cần áp dụng phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ Da liễu. Trong trường hợp chưa có thời gian đến bệnh viện, phòng khám, bạn có thể lựa chọn khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video
bookingcare-vn-blog-2161
Nổi mẩn đỏ ở háng là bệnh gì? Cách chữa ngứa vùng háng do nấm Nổi mẩn ở háng để lâu không điều trị sẽ khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy, đây là triệu chứng của bệnh lý gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây. Khi có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở vùng bẹn, háng, quanh rìa xuất hiện mụn nước, viền hình vòng cung, có thể bạn đã mắc bệnh nấm bẹn và cần sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp. Nấm bẹn là bệnh gì? Nấm bẹn là tổn thương da do nhiễm nấm da (dermatophyte) ở vùng bẹn, mông. Nấm bẹn thường xuất hiện ở những người trưởng thành, làm việc trong môi trường nóng ẩm lâu ngày hoặc chảy nhiều mồ hôi. Do nằm trong khu vực cận nhiệt đới, nóng ẩm nên tỉ lệ người bị nhiễm nấm bẹn ở nước ta rất là cao. Nấm bẹn ở nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới. Tại sao bị nấm bẹn? Điều kiện thuận lợi cho nấm bẹn và nấm các vị trí khác trên cơ thể phát triển là: Môi trường kiềm như dùng nhiều xà phòng Tiếp xúc nhiều với nước bẩn, tiết nhiều mồ hôi (mồ hôi đọng lại làm các tế bào sừng luôn bị ướt đẫm, rồi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các bào tử nấm xâm nhập vào trong da và gây bệnh)... Lúc đầu, nấm xuất hiện ở một bên sau có thể lan ra hai bên bẹn. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì bệnh còn lan rộng ra cả hai mông, thân mình, khi gãi nhiều thì sợi nấm ăn vào móng tay gây sần sùi các móng . Điều trị bệnh nấm bẹn Điều trị nấm bẹn chủ yếu dùng thuốc. Việc dùng loại thuốc nào và hàm lượng nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể bạn đang mắc phải. Vì vậy, khi bị nấm bẹn , bước đầu bạn nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Nếu chưa có thời gian hoặc ngại ngùng khi đến trực tiếp bệnh viện, phòng khám để gặp bác sĩ, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu qua video , đăng tải hình ảnh triệu chứng để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị. Nếu như tình trạng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi nấm bẹn. Nếu tổn thương nấm quá rộng có thể phải dùng kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với thuốc uống để diệt nấm. Xem thêm bài viết: 8 Bác sĩ trị nấm da giỏi và nhiều kinh nghiệm ở Hà Nội 5 Bác sĩ khám chữa bệnh nấm da giỏi tại TP.HCM Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nấm bẹn Khi có dấu hiệu mẩn đỏ ở háng, bạn nên thăm khám trước với bác sĩ Da liễu trước khi mua thuốc về tự sử dụng. Nấm bẹn có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh nấm da khác, nếu không thăm khám có thể gây ra nhầm lẫn trong điều trị, dẫn đến bệnh nặng hơn. Trong quá trình dùng thuốc trị nấm bẹn, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về thời gian cần điều trị liên tục cho đến khi da lành và cần tiếp tục dùng thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh bệnh tái phát. Ngoài ra, nếu bôi thuốc không đúng còn làm bệnh lây lan rộng hơn hoặc gây bỏng, ngứa dữ dội hay vết thương chảy nước... Nấm bẹn là bệnh lý dễ lây lan toàn thân và dễ tái phát. Vì vậy, cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa như: Thăm khám với bác sĩ da liễu và sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn Diệt nấm ở những đồ dùng cá nhân như quần áo, màn, gối... bằng cách luộc trong nước sôi trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm Không mặc chung quần áo với người khác Tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt Tránh ra mồ hôi nhiều và vệ sinh thân thể sạch sẽ
bookingcare-vn-blog-2171
Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều bà mẹ mắc những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh nhưng không nhận được sự thăm khám và điều trị kịp thời từ bác sĩ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của người phụ nữ và cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Sau sinh đời sống tinh thần của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhiều phụ nữ thấy mệt mỏi, kiệt sức sau cuộc chuyển dạ kèm theo lại mất ngủ vì phải chăm sóc cho bé ban đêm, thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi trong các mối quan hệ… là những thách thức không nhỏ đối với người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sinh con lần đầu hoặc chưa chuẩn bị tâm lý cho việc sinh nở. Tuy nhiên những thay đổi tâm lý của người phụ nữ sau sinh phụ thuộc nhiều vào thể chất, tình cảm và lối sống của họ. Nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc có cảm giác bị ràng buộc, cảm giác mất mát như mất sự tự do, mất đi thói quen sinh hoạt hàng ngày, mất đi vẻ hấp dẫn… Biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi tâm lý của người phụ nữ sau sinh là dễ xúc động, dễ khóc, dễ tủi thân… Lo sợ là cảm giác gặp ở hầu hết các bà mẹ như lo sợ trẻ ăn chưa no, sợ trẻ bị ốm, có khi lại lo lắng không có cơ sở như tại sao trẻ lại chậm biết lẫy, chậm mọc răng… Cáu gắt là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Do họ bị hạn chế các giao tiếp trong xã hội, bận rộn trong việc chăm sóc trẻ… nên thường có cảm giác khó chịu, bức bối và dễ cáu gắt Trầm cảm sau sinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài ít nhất 2 tuần, được đặc trưng bởi sự buồn rầu, ủ rũ, không muốn chăm sóc con cái vì nghĩ mình kém cỏi, không đủ khả năng, có thể sẽ hại đến đứa trẻ. Nhiều người mắc trầm cảm sau sinh nhưng không nhận ra Thực tế có nhiều người mắc trầm cảm sau sinh nhưng không hề nhận ra. Vậy nên mới có những vụ việc đáng buồn mà báo chí đưa tin như: tự sát, sát hại con, đánh đập con... Cảm giác buồn sau sinh (baby blues) là một trạng thái sinh lý do sự thay đổi đột ngột của các hormon, thường chỉ kéo dài trong 10 ngày. Các biểu hiện của sự buồn nản sau sinh bao gồm: ủ rũ, buồn chán, cảm xúc dao động thất thường có lúc buồn lúc vui hoặc bị quan về cuộc sống, rối loạn giấc ngủ, lo âu, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Trầm cảm sau sinh là một trạng thái nặng nề hơn cảm giác buồn nản rất nhiều. Bệnh ảnh hưởng đến bản thân bà mẹ, đứa trẻ mới sinh, gia đình và các mối quan hệ. Nguy cơ cao dẫn tới các biểu hiện tự sát hoặc gây nguy hiểm cho em bé. Bệnh thường khó phát hiện vì một số biểu hiện dễ nhầm lẫn với những rối loạn trong thời kỳ hậu sản. Đa phần bản thân của thai phụ và những người xung quanh coi những triệu chứng đó là bình thường và nghĩ rằng sẽ sớm biến mất. Rất nhiều bà mẹ e ngại khi nói ra các biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình, tự đối phó với các biểu hiện hoặc giấu bệnh. Nếu bạn có một số dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng trầm cảm sau sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ Tâm thần hoặc chuyên gia tư vấn của bạn ngay lập tức. Bạn càng tìm cách điều trị sớm, bạn càng sớm có thể bắt đầu cảm thấy thích thú trở lại. 7 dấu hiệu (biểu hiện) trầm cảm sau sinh ngay từ giai đoạn sớm Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi , Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Chính vì vậy, khi bạn có những biểu hiện dưới đây, hãy chia sẻ với người thân, tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và hỗ trợ đúng lúc. 1. Khí sắc trầm Buồn rầu, ủ rũ, nhìn xung quanh thấy ảm đạm là dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm sau sinh. 2. Giảm và mất mọi quan tâm thích thú trước đây Bạn có đang cười với bộ phim hài lãng mạn mình từng yêu thích không? Bạn có muốn được âu yếm với bạn đời của mình không? Những món ăn yêu thích của bạn thì sao, bạn còn thích chúng không? Bạn thích món ăn nào đó, hoặc muốn làm một việc gì đó không? Nếu câu trả lời là không, hãy thăm khám bác sĩ Tâm thần hoặc chuyên gia Tâm lý về những thay đổi này để được đánh giá tình trạng nhé. 3. Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động Mỗi buổi sáng thức dậy, bạn cảm thấy mệt mỏi, không có chút năng lượng nào để hoạt động, thức dậy chăm sóc con cái hay thậm chí cả việc ăn uống những món yêu thích. Có lẽ bạn quá mệt mỏi để suy nghĩ hãy quyết định một việc gì đó. Hoặc bạn cảm thấy muốn buông xuôi, không quan tâm nữa. Ví dụ như bạn không thể quyết định có nên ra khỏi giường hay không, đi tắm, có nên thay tã cho con hoặc đưa con đi dạo... Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc trầm cảm sau sinh mức độ nặng. 4. Lo lắng hoặc cho rằng mình không phải một người mẹ tốt Thực tế thì người mẹ nào cũng từng nghĩ đến điều này, đặc biệt là những bà mẹ có con bị ốm hoặc sinh non, hoặc có vấn đề về sức khỏe. Nhưng nếu không phải trong những tình huống này mà bạn vẫn lo lắng mình không phải người mẹ tốt thì có thể là trạng thái cảm xúc không bình thường. 5. Thay đổi và rối loạn giấc ngủ Khi có con nhỏ, thói quen ngủ nghỉ của chúng ta chắc chắc sẽ thay đổi để chăm sóc con. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ngủ được khi bé đang ngủ, bạn khó ngủ, mất ngủ (do bạn không thể ngủ chứ không phải do không có thời gian) thì cũng có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. 6. Nghĩ đến việc làm hại chính mình hoặc làm hại con Suy nghĩ về việc tự tử, hoặc làm tổn thương bản thân hoặc con bạn, là những dấu hiệu nặng của trầm cảm sau sinh và thậm chí là chứng loạn thần sau sinh . Nếu bạn đang có ý định tự sát, hay bạn đang gặp khủng hoảng sau cuộc sinh nở, hãy đi khám hoặc tư vấn ngay với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được trợ giúp. Bạn có thể khám online qua Video nếu không sắp xếp đi khám trực tiếp được. 7. "Baby blues" không thuyên giảm Baby blues là một trạng thái sinh lý sau sinh được đặc trưng bởi hội chứng này suy nhược. Một số triệu chứng điển hình của Baby blues như: Cảm thấy buồn chán Muốn khóc hoặc khóc mà không rõ nguyên nhân Tâm trạng thất thường Dễ cáu gắt Cảm thấy không có sự gắn kết với con Lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của em bé Mất ngủ , rối loạn giấc ngủ Suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, suy giảm khả năng giải quyết vấn đề... Thông thường, Baby blues sẽ xuất hiện trong 3-5 ngày đầu sau sinh - đó là trạng thái sinh lý. Tuy nhiên, sau 2 tuần mà chúng không biến mất, mà vẫn duy trì hoặc nặng thêm thì không được chủ quan, người mẹ cần theo dõi và có kế hoạch đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh trong thời gian sớm nhất
bookingcare-vn-blog-2198
Viêm da đầu ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết Viêm da đầu ở trẻ em về cơ bản vẫn là một dạng thương tổn ngoài da. Tuy nhiên da đầu là một trong những vùng da đặc biệt, tập trung nang tóc. Do đó tiến triển của bệnh thường khá phức tạp. Viêm da đầu ở trẻ em đặc trưng bởi các lớp vảy cứng hay dân gian thường gọi là “cứt trâu” ở vùng đầu. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé và có thể tự khỏi nhưng trong nhiều trường hợp nếu chủ quan điều trị viêm da đầu không đúng cách và kịp thời thì bệnh cũng có thể tiến triển nặng hơn. Viêm da đầu ở trẻ em là gì? Bệnh viêm da đầu ở trẻ em hay còn gọi là viêm da tiết bã trên da đầu, dân gian vẫn thường gọi là "cứt trâu". Đây là một dạng tổn thương da mãn tính, có liên quan đến hoạt động của nấm men và gây rối loạn tuyến bã nhờn trên da đầu bé. Thống kê cho thấy có đến 95% số trường hợp trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi bị viêm da đầu, đây là bệnh rất phổ biến đang khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Viêm da đầu là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng tương đối dai dẳng, phức tạp và khó chữa. Bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần và tiến triển thành mạn tính. Bệnh thường kèm theo tình trạng tăng tiết bã nhờn tại nang tóc, lỗ chân lông… khiến bé khó mọc tóc, tóc mọc thưa và ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Biểu hiện của bệnh viêm da đầu ở trẻ em Bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Những triệu chứng của bệnh viêm da ở trẻ em trên da đầu là: Trên da đầu bé có dấu hiệu da bị ửng đỏ. Đôi khi da bé còn bị bong tróc, gây ngứa ngáy kéo dài khiến bé khó chịu, thường xuyên dụi đầu vào chăn gối cho dễ chịu hơn. Da đầu bé có cảm giác ẩm ướt, có dịch nhờn và bết vào tóc. Bề mặt da đầu bé có xuất hiện gàu, da đầu sẫm màu và dày hơn. Sau khi bé khỏi bệnh, da bé vẫn có thể chuyển sang màu sẫm. Một số trường hợp bệnh viêm da đầu còn khiến bé bị rụng tóc, không mọc tóc kể cả sau khi điều trị bệnh khỏi. Ngoài ra, khi bé bị viêm da đầu, một số vùng da khác của bé cũng có thể xuất hiện các triệu chứng viêm da đi kèm. Đặc biệt là những vùng da có nhiều lỗ chân lông. Biểu hiện của bệnh viêm da đầu ở trẻ - Ảnh: Vinmec Nguyên nhân khiến bé bị viêm da đầu Những nguyên nhân gây viêm da đầu ở trẻ em thường gặp: Cơ thể bé có sự thay đổi về nội tiết tố hoặc do một số bệnh lý ảnh hưởng đến da bé. Đặc biệt là những vấn đề gây ảnh hưởng nhiều đến vùng thượng bì trên da bé. Bé có cơ địa đổ nhiều mồ hôi, da đầu tăng tiết bã nhờn gây bùng phát viêm da đầu. Bé bị kích ứng bởi các yếu tố như sản phẩm tắm gội mẹ sử dụng hoặc dị ứng liên quan đến các loại thuốc. Da đầu bé bị nhiễm nấm bởi một số chủng nấm gây viêm da đầu. Những chủng nấm này không chỉ gây viêm da đầu mà còn có thể gây ra nhiều bệnh ngoài da khác phức tạp hơn. Nhiều trường hợp bé bị viêm da đầu do di truyền, bé có người thân mắc các bệnh liên quan về da như vảy nến, chàm , viêm da đầu… Nguyên nhân do bản thân bé mặc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn dị ứng , chàm… Thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết chuyển mùa, hanh khô cũng có thể là yếu tố khiến bé bị viêm da đầu. Mức độ phổ biến của viêm da đầu ở trẻ sơ sinh như thế nào? Viêm da tiết bã ở đầu cực kì phổ biến ở trẻ. Bệnh thường xuất hiện trong hai tháng đầu sau khi sinh và tự khỏi trong vòng vài tuần hay vài tháng. Phân biệt viêm da đầu và vảy nến ở trẻ em Trong số các bệnh gây tổn thương cho da đầu thì viêm da đầu ở trẻ em dễ nhầm lẫn nhất là với bệnh vảy nến ở đầu của trẻ em. Nhìn sơ qua 2 bệnh này đều có xuất hiện vảy cứng và dễ bong tróc. Tuy nhiên bệnh vảy nến ở đầu của trẻ em có đặc điểm điển hình là vùng tổn thương có giới hạn rất rõ ràng với vùng da lành bệnh. Ngược lại với bệnh viêm da đầu ở trẻ, vùng da bệnh và da lành lẫn lộn nhau không có ranh giới rõ ràng. Ngoài ra, xét về góc độ mô bệnh học, bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ có hiện tượng xốp bào nhẹ còn bệnh vảy nến thì lại không. Biến chứng của bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng. Vùng viêm lan rộng ra toàn thân gây hiện tượng đỏ da toàn thân. Một số trường hợp có thể dẫn đến bội nhiễm, mưng mủ và lở loét. Ngoài ra, viêm da đầu ở trẻ em là bệnh rất dễ tái phát trở lại. Nên nếu không cẩn thận, bệnh cũng có thể kế phát thêm các bệnh khác như viêm da cơ địa và vảy nến ở đầu trẻ em. Điều trị bệnh da đầu ở trẻ em Điều trị bệnh viêm da đầu cho trẻ tại nhà Nếu “cứt trâu” ít, mỏng thì không cần chữa trị nào đặc biệt, mẹ có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng viêm da một cách nhanh chóng ngay tại nhà: Massage da đầu bé Mẹ có thể dùng các ngón tay miết nhẹ trên da đầu bé và sau đó gỡ các mảng vảy đã tróc ra. Đây là cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng “cứt trâu” ở trẻ. Hay mẹ có thể dùng bàn chải đánh răng chưa qua sử dụng, có lông thật mềm, chải nhẹ trên vùng da bị “cứt trâu” và sau đó kéo ra những mảng vảy trên đầu. Bồ kết 10g quả bồ kết đem nướng giã nhỏ bôi vào vị trí có cứt trâu khoảng 15-20 phút gội đầu cho trẻ. Ngày làm 1 lần. Tùy lượng cứt trâu nhiều hay ít mà dùng trong 1 hay vài ngày. Sử dụng dầu dừa Dầu dừa là một trong những sản phẩm tự nhiên tốt nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh, dầu dừa rất hiệu quả trong việc trị các mảng “cứt trâu”. Cách làm như sau: Đầu tiên, mẹ nên bôi một ít dầu dừa lên vùng chân tóc có mảng bám và để yên khoảng 3 – 5 phút. Dùng bàn chải mềm để massage nhẹ trên vùng da bị ảnh hưởng bởi các mảng vảy. Sau đó, gội đầu bé nhẹ nhàng với dầu gội cho trẻ sơ sinh. Cuối cùng, xả sạch với nước và thấm khô đầu tóc bé bằng một chiếc khăn mềm. Tương tự dầu dừa, các mẹ có thể dùng dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu cám gạo, dầu jojoba, dầu quả bơ để giảm tình trạng “cứt trâu” ở trẻ sơ sinh. Dùng giấm táo Mẹ có thể sử dụng vài muỗng giấm táo, pha vào nước ấm với tỷ lệ 1:2 và thoa nhẹ lên vùng da bị “cứt trâu”. Để yên trong 10 phút và gội lại đầu bằng nước ấm. Baking soda Baking soda hay bột nở cũng được sử dụng để trị “cứt trâu” cho trẻ sơ sinh. Cách làm như sau: Trộn lẫn 1 – 2 muỗng baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt, sau đó thoa lên vùng da bị bám vảy. Để yên trong một vài phút rồi dùng bàn chải mềm để massage da đầu bé. Sau đó, mẹ giúp bé gội lại với nước sạch. Lưu ý: Các ông bố bà mẹ không nên dùng tay cố gắng kỳ cọ mạnh tay để loại bỏ “cứt trâu” trên đầu bé vì sẽ làm da bé bị tổn thương, viêm nhiễm. Thăm khám với bác sĩ da liễu Với những trường hợp viêm da đầu nghiêm trọng hơn, cha mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để xác định đúng bệnh và được kê các loại thuốc theo phác đồ điều trị. Cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ da liễu để điều trị kịp thời - Ảnh: Internet Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu mẹ nhận thấy vùng “cứt trâu” của bé có những hiện tượng như: Tình trạng đóng vảy dày và lan rộng trên da đầu, da mặt bé. Vùng đóng vảy bị chảy máu. Vùng đóng vảy có mùi lạ, khó chịu. Nếu chưa biết nên đi khám ở đâu thì phù hợp hay chưa thể sắp xếp thời gian để tới các phòng khám, cha mẹ có thể cho trẻ khám Da liễu từ xa với bác sĩ thông qua Video trực tuyến . Bệnh nhân kết nối với bác sĩ thông qua cuộc gọi Video trực tuyến, nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm và an toàn. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da đầu Song song với việc chữa bệnh, cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da đầu cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định việc trẻ có nhanh khỏi bệnh hay không. Dưới đây là một số lưu ý cho các bố mẹ trong quá trình chăm sóc con bị viêm da đầu: Tắm và gội đầu hằng ngày cho trẻ đúng cách: Tắm bằng nước ấm (không quá nóng hoặc lạnh), không chà xát quá mạnh lên vùng da bị viêm, sau khi tắm gội xong dùng khăn mềm và sạch lau khô vùng đầu và toàn thân cho bé. Khi gội đầu có thể dùng tay hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng để vảy bong tróc ra. Dùng dầu gội dành riêng cho trẻ để gội đầu mỗi ngày 1 lần, trong quá trình gội có thể dùng một chiếc bàn chải mềm để làm vảy tróc ra sau đó xả sạch lại với nước. Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa và tính kích ứng quá mạnh cho trẻ. Khi các vảy biến mất, các mẹ vẫn nên duy trì gội đầu thường xuyên cho trẻ khoảng 2 ngày 1 lần để tránh việc bệnh tái phát
bookingcare-vn-blog-2209
Lichen phẳng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Lichen phẳng là một bệnh gây viêm ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Bệnh nhân có thể bị rụng tóc, ngứa hay đau nhức, chất lượng cuộc sống phần nào bị ảnh hưởng. Lichen phẳng là bệnh viêm da cấp mãn tính, gây tổn thương cho các niêm mạc ở miệng lưỡi. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát nên cần được chú ý cao. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh cũng gây ra nhiều rắc rối khó chịu. Vì vậy, bệnh nhân không được chủ quan mà nên điều trị lichen phẳng sớm. Tổng quan về bệnh Lichen phẳng Lichen phẳng (Lichen planus) là một tình trạng viêm mạn tính ảnh hưởng tới da, niêm mạc, nang tóc và đơn vị móng. Trên da, lichen phẳng thường xuất hiện dưới dạng các sẩn màu tím, ngứa, phát triển trong vài tuần. Trong miệng, âm đạo và các khu vực khác được bao phủ bởi niêm mạc, lichen phẳng hình thành các mảng trắng, đôi khi gây đau rát. Tỉ lệ mắc bệnh ước tính khoảng dưới 1% trên toàn thế giới. Nhóm mắc bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 40 đến 60, không phân biệt nam nữ và chủng tộc. Lichen phẳng thường gặp bao gồm: Lichen phẳng da Lichen phẳng niêm mạc Lichen nang lông Lichen phẳng ở móng Lichen phẳng sắc tố Phát ban do thuốc dạng lichen. Các dấu hiệu của bệnh lichen phẳng Một số các triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh Lichen để điều trị sớm, hạn chế các biến chứng xảy ra như: Khi mới ban đầu hình thành bệnh, kích thước của các nốt sẽ bằng đầu kim và dần to lên bằng đầu đinh với hình dạng bề mặt phẳng và tròn. Màu sắc: Tùy cơ địa từng người mà màu sắc các nốt sẩn có thể sẽ khác nhau. Đối với những người có da sáng màu thì các nốt sẩn màu hồng, còn đối với những người có làn da bình thường hoặc sẫm màu thì nốt sẩn sáng màu hơn trên nền da. Các nốt sẩn xảy ra ở nhiều vị trí và nhiều hơn ở những nơi như ngực, bụng, cánh tay và vùng sinh dục. Hiếm xảy ra hơn ở lòng bàn tay, bàn chân, móng tay. Bệnh xuất hiện và tự biến mất nhưng sẽ các nốt sẩn có thể tiếp tục mọc ở những vị trí khác trên cơ thể. Có tới 40 – 60% bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc khi mắc bệnh Lichen. Vị trí thường gặp nhất là ở lưỡi và niêm mạc má, ngoài ra còn có thể gặp ở thanh quản, amiđan, quy đầu, âm đạo, niêm mạc dạ dày-ruột, quanh hậu môn… Xuất hiện tình trạng rụng tóc mãn tính và màu da đầu cũng bị thay đổi. Nguyên nhân gây lichen phẳng Bệnh Lichen thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các tế bào của da hoặc màng nhầy. Hiện nay vẫn chưa rõ tại sao lại có các phản ứng miễn dịch bất thường như vậy xảy ra. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không lây lan hoặc gây truyền nhiễm. Theo chuyên gia, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau: Tác dụng phụ của thuốc Trong miệng xảy ra phản ứng với kim loại Hiện tượng tự miễn dịch Viêm gan C Nhiễm Virus Tâm trạng thường xuyên căng thẳng Tâm trạng stress là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh: Vinmec Ngoài các yếu tố chính ở trên thì còn có một vài các yếu tố khắc như khi người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau (như ibuprofen và naproxen) hoặc tiêm vac – xin cúm… Những người có nguy cơ cao mắc lichen phẳng Bất kỳ ai cũng có thể bị lichen phẳng. Tuy nhiên, bệnh này ảnh hưởng nhiều nhất đến những người ở độ tuổi trung niên. Lichen phẳng vùng miệng thường gặp nhất ở phụ nữ tuổi trung niên. Bệnh lichen phẳng có nguy hiểm không? Những sang thương của lichen phẳng xuất hiện ở âm hộ và âm đạo thường gây đau dữ dội, đôi khi để lại sẹo và khó điều trị. Bị bệnh ở những vùng nhạy cảm này có thể để lại rối loạn chức năng tình dục lâu dài. Ở vùng miệng, các vết loét có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bệnh nhân. Lichen phẳng vùng miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Ngoài ra, vùng da bị lichen phẳng có thể sẫm màu hơn những vùng bình thường xung quanh ngay cả khi đã hồi phục, đặc biệt ở những người vốn có da sẫm màu gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Lichen phẳng ở ống tai nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng mất thính giác. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các sẩn nhỏ hoặc triệu chứng giống phát ban trên da mà không rõ lý do. Việc gặp bác sĩ sớm sẽ giúp bạn tránh để lại những tổn thương lâu dài và khó chịu ảnh hưởng cuộc sống. Xem thêm bài viết: 11 bác sĩ da liễu giỏi và uy tín tại Hồ Chí Minh 7 bác sĩ da liễu giỏi và nhiều kinh nghiệm tại Hà Nội Trong trường hợp bị lichen phẳng nhẹ hoặc nghi ngờ mắc bệnh nhưng chưa sắp xếp được thời gian hoặc có điều kiện thuận lợi để đi khám trực tiếp tại bệnh viện, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa để thuận tiện hơn việc điều trị bệnh. Phương pháp chữa trị bệnh lichen phẳng Lichen phẳng là một bệnh khá nguy hiểm và phải được chữa trị chuyên môn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để không trở thành các bệnh mãn tính. Bước 1: Khám lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh Bác sĩ hỏi về những triệu chứng và tình trạng ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bạn để chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh. Khám đánh giá khoang miệng để xem xét thể loại lichen phẳng bạn đang mắc phải. Bước 2: Tiến hành xét nghiệm bằng những phương pháp như sinh thiết, phân tích các tế bào Việc này sẽ kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, về tình trạng của vết thương sau đó tiến hành phân tích để có cách chữa trị phù hợp. Bước 3: Xét nghiệm máu Vì bệnh lichen phẳng có thể là biểu hiện của một số bệnh như viêm gan, giang mai hoặc các bệnh lý về hệ miễn dịch, nên cần xét nghiệm máu. Bước 4: Tiến hành điều trị Sau khi xác nhận được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bệnh nhân. Với những trường hợp nhẹ thì chỉ cần sử dụng thuốc bôi ngoài da, nếu phát hiện những bệnh lý khác thì sẽ tiến hành điều trị tổng quát. Ngoài việc lichen phẳng gây những tổn hại lên miệng thì cũng có nhiều loại khác gây thương tổn những vùng da hở như tay, chân, lưng, ngực và vùng kín. Vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lichen phẳng. Cách chăm sóc da tại nhà cho bệnh nhân mắc lichen phẳng Các biện pháp sau có thể giúp người bệnh giảm ngứa và giảm khó chịu do bệnh lichen phẳng: Có thể ngâm cơ thể trong bồn tắm với yến mạch nghiền mịn (còn được gọi là yến mạch keo). Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm lên cơ thể. Chườm mát. Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ chứa hydrocortisone. Trước khi mua loại kem này, bệnh nhân nên xin chỉ định từ bác sĩ và không nên thoa nếu đang sử dụng corticoid. Tránh gãi làm trầy xước hoặc tổn thương da. Nếu bị lichen phẳng vùng miệng, người bệnh nên vệ sinh răng miệng cẩn thận. Có thể giảm đau do lở miệng bằng cách tránh sử dụng: Thuốc lá Rượu bia Ăn thức ăn cay hoặc thực phẩm, nước uống có tính acid Người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia - Ảnh: suckhoedoisong Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc lô hội, chẳng hạn thoa gel lô hội cho lichen phẳng vùng miệng hay âm hộ. Những phương pháp giúp giảm căng thẳng cũng mang lại một số lợi ích vì căng thẳng làm các triệu chứng của lichen phẳng trầm trọng hơn
bookingcare-vn-blog-2216
Trẻ bị phát ban là bệnh gì? Cần làm gì khi trẻ bị phát ban Nếu trên làn da của trẻ nổi những nốt ban hồng hoặc đỏ, ngứa làm trẻ gãi liên tục, thậm chí kêu khóc thì đó có thể là biểu hiện của phát ban da. Phần đa phát ban không đáng lo ngại nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trẻ bị phát ban có thể là do một bệnh ngoài da gây ra hoặc do cơ thể tiếp xúc với chất gây kích ứng và sinh ra phản ứng. Dưới đây là một số bệnh có thể khiến cho trẻ bị phát ban (không phát sốt) mà bố mẹ cần biết để có hướng điều trị phát ban tốt nhất cho con. Phát ban là gì? Phát ban là tình trạng da bị tổn thương và biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng đặc trưng và phổ biến của phát ban da là xuất hiện những mảng hoặc chấm da có màu khác biệt so với làn da bình thường (thường là có màu đỏ). Phát ban thường được phân loại là cấp tính hoặc mạn tính: Phát ban cấp tính thường gặp ở trẻ em hầu hết nguyên nhân từ dị ứng. Phát ban mạn tính (kéo dài hơn sáu tuần) hiện tại vẫn đang được nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị tuy nhiên bệnh này rất hiếm gặp ở trẻ em. Phát ban có thể kèm sốt hoặc không sốt. Trong khuôn khổ của bài viết này, BookingCare sẽ đề cập đến hiện tượng phát ban không sốt. Trẻ bị phát ban nhưng không phát sốt là tình trạng da đang bị kích ứng. Biểu hiện là trên da xuất hiện những nốt ban hoặc mẩn đỏ. Nguyên nhân có thể do một bệnh ngoài da gây ra hoặc là do cơ thể tiếp xúc với chất gây kích ứng và sinh ra phản ứng. Trẻ bị phát ban không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da thường gặp, xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với yếu tố/ chất gây dị ứng: côn trùng, nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm, ánh nắng có cường độ mạnh… Triệu chứng thường gặp: Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, vùng da của trẻ thường có xu hướng nổi phát ban có màu hồng hoặc đỏ, đi kèm với triệu chứng phồng rộp, mụn nước, bong tróc da, ngứa ngáy, sưng đỏ và đau nhức. Thông thường, triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra tại vùng da có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên hầu như không làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào như sốt cao, mệt mỏi hay đau đầu. Viêm da dị ứng Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi có các yếu tố kích thích (lông động vật, phấn hoa, khói bụi, hóa mỹ phẩm), các triệu chứng của bệnh có khả năng bùng phát mạnh. Triệu chứng thường gặp: Ban đầu da sẽ xuất hiện các vết phát ban mọc khu trú hoặc lan tỏa đi kèm với triệu chứng nóng rát và ngứa ngáy. Theo thời gian, tổn thương da chuyển sang màu đỏ thẫm, nâu, dày sừng và có dấu hiệu khô ráp. Tương tự viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng chỉ gây triệu chứng trên da nên không gây sốt hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác. Dị ứng thực phẩm Sau khi dung nạp một số thực phẩm lạ trẻ thường bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng… Trẻ cũng là đối tượng rất dễ bị dị ứng với thực phẩm - Ảnh: Vinmec Triệu chứng thường gặp: Cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng như phát ban, đau bụng, buồn nôn, sưng lưỡi… Nặng có thể chuyển biến thành sốc phản vệ. Phần lớn các trường hợp trẻ bị dị ứng thực phẩm không gây sốt và thuyên giảm triệu chứng sau 3 – 5 giờ. Cần lưu ý, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, sưng mắt, nghẹn cổ họng, mất kiểm soát… cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Dị ứng thời tiết Tương tự dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Trong trường hợp đó, yếu tố kích thích hệ miễn dịch tạo kháng nguyên thường là do sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, không khí, nhiệt độ… Ngoài triệu chứng phát ban không sốt, trẻ bị dị ứng thời tiết còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy, khó chịu, hắt hơi. Viêm da cơ địa Ngoài ra, tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc trưng bởi phát ban da có hình thái đa dạng, màu hồng hoặc đỏ. Sau một thời gian, trên bề mặt phát ban da sẽ xuất hiện các vết mụn nước nhỏ, mọc khu trú, dễ vỡ, gây chảy dịch và đóng thành vảy tiết. Tổn thương da do viêm da cơ địa thường không gây sốt. Tuy nhiên bệnh có thể đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Hăm tã Trẻ nhỏ thường được dùng tã nên thường xảy ra tình trạng hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót. Tình trạng này gây nên do da mát sát với tã quần thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 15 tháng. Triệu chứng thường gặp: Phát ban ở mông, bẹn và những vùng da tiếp xúc với tã lót. Nếu bị hăm tã nặng da có thể nổi các sần nước nhỏ trên bề mặt ban đỏ. Các triệu chứng do hăm tã gây nên gây ngứa, khó chịu và đau rát nhưng không gây sốt ở trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ bị nhiễm trùng ở vùng da hăm tã có thể bị sốt cao, ớn lạnh, lười ăn, quấy khóc và nôn mửa. Phát ban sau sốt Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng cấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi trẻ nhiễm virus rubella, enterovirus, adenovirus, echovirus,… Triệu chứng thường gặp: Khi virus xâm nhập vào cơ thể, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào loại virus gây bệnh và tình trạng sức khỏe. Sau khoảng vài ngày, thân nhiệt trẻ sẽ trở lại bình thường. Các ban da có màu hồng hoặc đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở mặt, tai rồi lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Các vết phát ban này thường vô hại và có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị y tế. Nổi mề đay mẩn ngứa Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch ở lớp trung bì khi có các yếu tố kích thích như dị ứng, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tắm nước nóng,… Tình trạng này có thể khiến da xuất hiện sẩn ngứa, phát ban, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, sưng viêm và nóng rát. Do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch kém nên trẻ nhỏ thường xuyên bị phát ban da không sốt do chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Bệnh lý này hầu như không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày. Chàm sữa Chàm sữa là bệnh da liệu gặp khá phổ biến ở các bé từ 5 – 11 tháng tuổi. Triệu chứng thường gặp: Phát ban màu hồng sau xuất hiện các mụn nước li ti khu trú trên ban hồng Mụn nước duy trì một thời gian sau đó vỡ ra, rỉ cuối cùng đóng mài và bong vảy Không gây sốt nhưng gây ra tình trạng ngứa và đau khiến trẻ rất khó chịu Các triệu chứng của chàm sữa có thể biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể gây bội nhiễm vùng da bị tổn thương. Do các nguyên nhân khác Bên cạnh đó bé bị phát ban nhưng không sốt còn có thể do những nguyên nhân sau: Ma sát với quần áo: Cho trẻ mặc trang phục có chất liệu cứng, dày và chật có thể làm tăng ma sát lên da, khiến da đỏ ứng, kích thích và nổi phát ban. Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Một số loại bôi tại chỗ có thể khiến vùng da dùng thuốc bị nổi ban, ngứa, bong tróc và khô ráp. Khi nào cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ? Thông thường, tình trạng phát ban không sốt có thể giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và sức khỏe yếu, triệu chứng trên da có thể tiến triển kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian. Vì vậy mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau: Tình trạng phát ban không sốt kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm Phát ban da có xuất hiện mụn mủ, lở loét và viêm nặng Trẻ bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng Phát ban da gây ngứa nhiều khiến trẻ mất ngủ, bỏ ăn, quấy khóc Xem thêm bài viết: 5 bác sĩ Da liễu trẻ em giỏi và mát tay ở Hà Nội 6 Bác sĩ khám Da liễu cho trẻ em giỏi ở TP.HCM Trẻ nhỏ thường quấy khóc khi thăm khám với bác sĩ - Ảnh: Internet Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhiều cha mẹ ngại đưa con đi khám tại các bệnh viện, phòng khám vì trẻ còn nhỏ, yếu ớt đồng thời hay quấy khóc, không hợp tác khi chờ đợi đến lượt cũng như khi bác sĩ kiểm tra bệnh. Trong trường hợp đó, phụ huynh có thể đăng ký cho con thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa qua video . Sau khi xem hình ảnh và cha mẹ mô tả triệu chứng ở trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc cũng như điều trị cho trẻ sao cho đúng cách. Cách phòng ngừa phát ban không sốt ở trẻ Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là hạn chế các lý do dẫn tới phát ban ở trẻ. Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể làm giúp ngăn ngừa tình trạng phát ban ở trẻ: Tiêm chủng để ngăn ngừa một số bệnh như sởi, thủy đậu… Hầu hết các vacxin đều cần thiết cho hệ miễn dịch của bé. Đảm bảo vệ sinh tốt cho bé bằng cách rửa tay sạch bằng nước sau khi chơi ngoài trời, vệ sinh tay của cha mẹ trước khi muốn tắm rửa hoặc ôm bé. Thận trọng khi cho bé ăn loại thức ăn mới, khi trẻ bị mẩn ngứa nên ăn chế độ ăn nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Bà mẹ cho con bú cần kiêng các thức ăn có khả năng gây dị ứng cho trẻ cho tới khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại. Khi trẻ bị ngứa không để trẻ gãi có thể gây tổn thương da. Không sử dụng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm
bookingcare-vn-blog-2221
Mụn đầu trắng - Nguyên nhân và cách điều trị triệt để Mụn đầu trắng hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Khác với mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đóng kín. Mụn đầu trắng là tình trạng mụn bị viêm nhiễm, thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng bức. Nếu không sớm điều trị, mụn sẽ nhanh chóng để lại sẹo và rất khó điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mụn đầu trắng và cách điều trị mụn hiệu quả. Mụn đầu trắng là gì? Mụn đầu trắng là một trong những loại mụn trứng cá. Chúng hình thành khi các tế bào da chết lâu ngày cùng với lượng dầu tiết ra và các loại vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Không giống như mụn đầu đen , loại mụn này thường nằm bên dưới lỗ chân lông khép kín. Loại mụn này thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong lứa tuổi từ 14 – 35. Trong đó, nữ giới thường dễ bị mụn đầu trắng hơn do tiếp xúc với các chất độc hại có trong mỹ phẩm. Đối với nam giới thì mụn phát triển ở lứa tuổi dậy thì. Nếu không điều trị đúng cách, mụn đầu trắng sẽ kéo dài dai dẳng cho đến giai đoạn trưởng thành. Nguyên nhân hình thành mụn đầu trắng Mụn đầu trắng hình thành do các lỗ chân lông bị bít tắc. Thay đổi nội tiết là nguyên nhân gây mụn phổ biến nhất. Một số thời kỳ cuộc sống có thể làm tăng lượng bã nhờn hay dầu lỗ chân lông, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và xuất hiện mụn đầu trắng. Các giai đoạn này bao gồm: Tuổi dậy thì Kinh nguyệt Mang thai Mãn kinh. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể làm tăng lượng hormone và gây mụn. Phụ nữ có thể bị mụn nhiều hơn trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt một khi họ ngừng uống thuốc tránh thai. Di truyền cũng đóng một vai trò trong việc hình thành mụn đầu trắng. Nếu có người trong gia đình bạn bị mụn đầu trắng, thì bạn sẽ tăng nguy cơ phát triển mụn. Biểu hiện của mụn đầu trắng Để nhận biết một cách dễ dàng, mụn đầu trắng sẽ có những biểu hiện như sau: Khác với những mụn mủ sưng viêm, mụn đầu trắng sẽ không khiến da bị tấy đỏ, những nốt mụn xuất hiện trên da sẽ có hình tròn, chấm trắng nhô lên khỏi bề mặt da. Mụn đầu trắng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Trong đó, da mặt là vị trí dễ gặp phải loại mụn này nhất, đặc biệt là mọc ở má, mũi, cằm và trán. Mặc dù mụn không gây sưng hay tấy đỏ nhưng mụn đầu trắng rất dễ dàng nhận biết với biểu hiện là những nốt gồ ghề trên bề mặt da. Biểu hiện thường thấy của mụn đầu trắng - Ảnh: Bước Diệu Kỳ Mụn đầu trắng có đáng lo? Cách bạn xử lý và điều trị mụn đầu trắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. Nếu bạn nặn mụn liên tục, da sẽ rất dễ trở nên kích ứng và nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, mụn đầu trắng bị kích ứng có thể gây sẹo mụn hoặc đốm đen trên da. Trường hợp bị mụn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người bệnh. Mụn trứng cá khiến bạn mất tự tin bởi vì những người bị mụn nhiều không tự tin về vẻ ngoài của họ. Vì vậy, nhiều người bị mụn trứng cá nặng cũng cần được điều trị trầm cảm. Cách điều trị mụn đầu trắng Có rất nhiều cách điều trị mụn khác nhau và tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bị mụn, bạn sẽ lựa chọn cách chữa trị mụn phù hợp. Điều trị mụn bằng Tây y Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc uống, thuốc trị mụn bôi ngoài da. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bị mụn xảy ra, bạn có thể tới thăm khám bác sĩ da liễu để được điều trị. Thăm khám với bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị hiệu quả - Ảnh: Pinterest Xem thêm bài viết: 7 bác sĩ da liễu giỏi và giàu kinh nghiệm tại Hà Nội 11 bác sĩ da liễu giỏi và uy tín tại Hồ Chí Minh Nếu như chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được định hướng phương pháp điều trị phù hợp. Sau khi tìm ra được nguyên nhân và loại mụn mà bạn đang mắc phải, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc uống, thuốc bôi. Một số thành phần có trong sản phẩm trị mụn đem lại hiệu quả cao: benzoyl peroxide, axit salicylic, axit mandelic (AHA)... Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc trị mụn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ vì nhiều loại thuốc có tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều trị mụn bằng Đông y Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ, có đem lại hiệu quả trong việc chữa trị. Ưu điểm của phương pháp này đó là trị được tận gốc nguyên nhân gây mụn do nhiệt và nóng trong gây ra. Nhược điểm là phương pháp Đông y sẽ không thể đem lại kết quả ngay, cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Chưa kể các sản phẩm trị mụn Đông Y không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang được bán tràn lan trên thị trường, nếu mua phải có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Điều trị mụn bằng cách áp dụng các khoa học công nghệ Hiện nay, có rất nhiều công nghệ trị mụn hiệu quả để bạn chọn lựa. Do đó, bạn có thể tìm tới các trung tâm thẩm mỹ viện uy tín, đảm bảo để chữa trị mụn. Ưu điểm của việc áp dụng khoa học công nghệ vào điều trị mụn đó là hiệu quả điều trị nhanh, không để lại tổn thương trên bề mặt da nhưng chi phí để thực hiện các phương pháp này lại rất cao. Những lưu ý trong quá trình điều trị mụn đầu trắng Không tự nặn mụn đầu trắng Bạn không nên cậy hoặc nặn mụn đầu trắng bằng móng tay vì như vậy chỉ khiến mụn kích ứng hoặc nhiễm trùng, dẫn đến mụn bọc và sẹo. Chỉ chườm nóng như giải pháp cuối cùng Cách này chỉ có ích trong trường hợp nhẹ. Mặt khác, hơi nóng có thể kích ứng một số trường hợp da nhạy cảm, khiến mụn trứng cá nặng thêm. Tắm và rửa mặt bằng nước ấm dịu nhẹ thường hiệu quả hơn. Tránh dùng nước cốt chanh, giấm hoặc các nguyên liệu có tính axit khác trong nhà bếp Thực phẩm có tính axit không được dùng cho da vì có thể gây rát, lột da hoặc thậm chí là thương tổn nghiêm trọng nếu để lâu. Nước cốt chanh và các loại hoa quả họ cam quýt khác còn nguy hiểm hơn vì chúng phản ứng với ánh nắng, dẫn đến phát ban nghiêm trọng. Phòng ngừa mụn đầu trắng hiệu quả Để ngăn ngừa mụn đầu trắng xảy ra, điều bạn cần làm là điều chỉnh lại lối sống và sinh hoạt sao cho hợp lý bằng các biện pháp phòng ngừa sau đây: Làm sạch da mỗi ngày: Thường xuyên sử dụng sửa rửa mặt và nước tẩy trang để làm sạch da sau mỗi ngày hoạt động. Ngoài ra bạn cũng nên tẩy da chết 2 lần/tuần. Lựa chọn mỹ phẩm an toàn: Khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm, bạn nên chọn mua sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tăng cường uống nước mỗi ngày: Tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nhiệt lượng cơ thể, đào thải độc tố và thông thoáng lỗ chân lông. Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ ăn sẵn mà thay vào đó là bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong rau củ quả, trái cây để da khỏe mạnh. Vệ sinh chăn ga, gối đệm định kỳ: Chăn ga, gối đệm đều là những vật dụng mà da thường xuyên tiếp xúc nhiều nhất. Nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ làm sản sinh ra nhiều vi khuẩn và khiến da dễ bị nổi mụn. Che chắn da mặt khi ra đường: Mỗi khi ra ngoài, bạn cần bảo vệ da mặt bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn da mặt cẩn thận để tránh vi khuẩn và bụi bẩn tấn công gây hại cho da. Hạn chế xõa tóc: Vào thời tiết nắng nóng, việc hạn chế xõa tóc sẽ làm giảm tình trạng mụn nổi nhiều vì tóc là nơi trú ngụ của hàng ngàn vi khuẩn bởi sự ẩm ướt tiết mồ hôi
bookingcare-vn-blog-2227
Hiểu rõ hơn về rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm Không có cách nào để chắc chắn biết được ai sẽ bị mắc rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, chính vì thế mỗi người cần phải trang bị kiến thức về rối loạn lo âu và trầm cảm cũng như cách phòng tránh chứng bệnh này. Ths.Bs. Nguyễn Trọng Hiến sẽ chia sẻ thêm trong nội dung bài viết dưới đây. Rối loạn hỗn hợp trầm cảm và lo âu là tình trạng bệnh lý. Nhiều khi chúng không phải là kết quả của sự thất bại hay yếu kém. Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là tình trạng rối loạn phổ biển nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Để bạn đọc rõ hơn về rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, Ths.Bs.Nguyễn Trọng Hiến sẽ cung cấp và chia sẻ các thông tin trong bài viết dưới đây. THS.BS. NGUYỄN TRỌNG HIẾN Hiện đang là Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương Giảng viên bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội Nguyên Bác sĩ Nội trú Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội Rối loạn lo âu và trầm cảm là gì? Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trạng thái bao gồm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm nhưng không có triệu chứng nào được ghi nhận một cách riêng biệt là đủ nặng để chẩn đoán là trầm cảm hay lo âu. Hỗn hợp lo âu trầm cảm là rối loạn thường gặp trong chăm sóc sức khỏe, ban đầu với các triệu chứng tương đối nhẹ, nhưng vẫn đủ để chẩn đoán là hội chứng lo âu và trầm cảm song hành. Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là tình trạng rối loạn liên quan đến stress. Trong đó, tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới có thể lên đến từ 61 - 81,2%. Những nguyên nhân dẫn tới rối loạn lo âu và trầm cảm Ảnh hưởng của stress tới rối loạn lo âu và trầm cảm: stress là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy rối loạn xuất hiện. Stress có thể mạnh mẽ nhưng có thể chỉ là những sang chấn tâm lý xã hội đời thường, tuy nhẹ nhưng kéo dài. Yếu tố nhân cách: rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm thường gặp nhiều hơn ở những người có các nét tính cách như: hay lo lắng, chi ly, cẩn thận... hoặc những người dễ bị tổn thương. Liên quan đến các bệnh của cơ thể: nhiều người đặc biệt là người cao tuổi mắc chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường có các bệnh cơ thể kèm theo, trầm cảm lo âu ở người già biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau như: đau, rối loạn giấc ngủ, mất ngon miệng với những thức ăn thích ăn trước đó nhưng thường không được phát hiện và điều trị sớm. Ảnh hưởng của môi trường sống đến rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Môi trường sống gia đình và xã hội đều có thể gây áp lực lên mọi đối tượng. Những người nội trợ, nhân viên lao động, quản lý, học sinh, sinh viên,... đều có những áp lực cuộc sống riêng, dẫn đến tình trạng stress, rối loạn lo âu kéo dài. Cuộc sống với nhiều áp lực dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm và lo âu - Ảnh: mtec Rối loạn lo âu và trầm cảm biểu hiện như thế nào và có nguy hiểm không? Các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm có thể là các biểu hiện của cả hai chứng bệnh trầm cảm và lo âu. 1. Trầm cảm Khi bị trầm cảm , cảm giác chán nản, buồn bã hoặc khó chịu là thường gặp. Tình trạng như vậy có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Các triệu chứng cơ thể do trầm cảm gây ra bao gồm: Cảm thấy không có năng lượng, mệt mỏi kéo dài hoặc thường xuyên cảm thấy uể oải. Đau, nhức mỏi ở nhiều vị trí trong cơ thể; chuột rút hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa mà không rõ nguyên nhân. Thay đổi về sự thèm ăn hoặc cân nặng. Khó ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều. Rối loạn chức năng tình dục như giảm hoặc mất ham muốn trong quan hệ tình dục Các triệu chứng tâm thần của trầm cảm bao gồm: Mất hứng thú hoặc không còn tìm thấy niềm vui trong các hoạt động hoặc sở thích như trước Mất phản ứng cảm xúc trong các hoạt động thường ngày của cuộc sống, cảm thấy trơ lì cảm xúc. Khó tập trung, khó đưa ra quyết định hay nhớ lại Cảm giác buồn bã, lo lắng hoặc trống rỗng dai dẳng. Cảm thấy tuyệt vọng, bi quan. Tức giận, khó chịu hoặc hay bồn chồn. Cảm thấy tội lỗi hoặc trải qua cảm giác vô dụng, bất lực. Suy nghĩ và có ý định làm hại bản thân mình hoặc người xung quanh. 2. Lo âu Sự lo âu, lo lắng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Không có gì lạ khi bạn lo lắng trước một sự kiện lớn hoặc một quyết định quan trọng. Tuy nhiên, khi sự lo âu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng lo bệnh lý và những suy nghĩ phi lý trí gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng cơ thể do lo âu gây ra bao gồm: Dễ dàng cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung. Căng cơ Tim đập nhanh, đau thắt ngực, tăng huyết áp Cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày - thực quản, đau thượng vị, đi ngoài phân lỏng tái diễn Cảm giác nóng - lạnh thất thường, vã mồ hôi Tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm Cảm giác chóng mặt, như “không thật” về các bộ phận trong cơ thể hoặc hoàn cảnh xung quanh Run tay chân Khó ngủ, bao gồm cả vấn đề đi vào giấc ngủ và ngủ không yên giấc, mơ ác mộng, không thỏa mãn khi thức dậy. Các triệu chứng tâm thần của lo âu bao gồm: Bồn chồn, khó chịu hoặc dễ cảm thấy khó chịu, cáu kỉnh Khó kiểm soát lo lắng hoặc sợ hãi. Dễ kinh sợ hoặc hoảng loạn. Dễ xúc động, khó kìm chế Mất tập trung chú ý, giảm năng suất hoạt động trí óc Có thể nói, các triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là hỗn hợp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cùng tồn tại với triệu chứng rối loạn lo âu, không có triệu chứng nào đủ nặng để đánh giá chẩn đoán trầm cảm hay lo âu riêng biệt. Tuy nhiên, khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì điều trị trầm cảm phải được ưu tiên trước. Với những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu và trầm cảm nếu không thăm khám chuyên khoa Tâm thần và chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm (rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, ý nghĩ tự sát...). Muốn chẩn đoán được rối loạn lo âu và trầm cảm thì cần phải làm những xét nghiệm gì? Phổ biến nhất là trắc nghiệm tâm lý: nhóm trắc nghiệm tâm lý đánh giá trầm cảm (Beck, Hamilton trầm cảm …), đánh giá lo âu (Zung, Hamilton lo âu…), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI…), đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI)… Có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu: huyết học, sinh hoá, vi sinh Các xét nghiệm chuyên khoa khác xác định bệnh lý kết hợp hoặc loại trừ nguyên nhân thực thể. Điện não đồ, lưu huyết não. Điện tâm đồ, XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp. Xét nghiệm hormon tuyến giáp Ngoài ra, bạn có thể làm Bài test đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21) tại đây. Bài test DASS 21 (gồm 21 câu hỏi) là thang đo chẩn đoán khá phổ biến, chính xác và nhanh chóng về mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm có thể tự làm trong vài phút. Một số xét nghiệm tự chẩn đoán trực tuyến có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì có thể đang xảy ra với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, các xét nghiệm này, mặc dù hữu ích, nhưng không thay thế cho các xét nghiệm thực tế hay chẩn đoán chuyên môn từ Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần . Một số cách kiểm soát, điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm không cần dùng thuốc Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến , Ngoài việc điều trị trực tiếp với bác sĩ và sử dụng thuốc, một số các sau đây có thể giúp kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm. Làm điều gì đó mà bạn có quyền kiểm soát, cảm thấy thoải mái Giành lại quyền kiểm soát, giúp bản thân chủ động hơn trong công việc có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng của bệnh. Hoàn thành một công việc mà bạn có thể quản lý, chẳng hạn như xếp lại sách gọn gàng hoặc dọn dẹp nhà cửa. Hãy làm điều gì đó để mang lại cho bạn cảm giác hoàn thành và có ích. Bên cạnh đó, cũng dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào bản thân và những điều bạn thích. Tạo một thói quen buổi sáng, buổi tối hoặc thậm chí hàng ngày Các thói quen đôi khi rất hữu ích cho những người bị lo âu và trầm cảm. Nó cho phép bạn kiểm soát được thời gian trong ngày và có thời gian làm những công việc khác để cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân. Tuân thủ lịch ngủ Mục tiêu từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nhiều hơn hoặc ít hơn có thể làm phức tạp các triệu chứng của cả trầm cảm và lo âu. Ngủ không đủ giấc hoặc quá nhiều cũng có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, nội tiết, miễn dịch và các triệu chứng thần kinh. Ăn các đồ ăn bổ dưỡng hằng ngày (hoa quả, các loại hạt..) Khi cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, bạn có thể tìm đến các loại thực phẩm dễ chịu như đồ ăn vặt và đồ ngọt để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, những thực phẩm này cung cấp ít dinh dưỡng, đôi khi có hại cho sức khỏe. Cố gắng bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân..).. để tăng cường sức đề khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Tập thể dục Tập thể dục cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với rối loạn trầm cảm và lo âu vì nó là một biện pháp tăng cường tâm trạng tự nhiên và giải phóng các hormone giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, đối với một số người, tập thể dục hoặc tập gym có thể gây ra lo lắng và sợ hãi. Nếu trường hợp đó xảy ra, hãy tìm những cách vận động tự nhiên hơn, chẳng hạn như đi bộ quanh khu phố hoặc tìm một video tập thể dục trực tuyến và tập tại nhà. Học cách thư giãn Các kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Tìm một hoạt động phù hợp và có thể thực hành thường xuyên, chẳng hạn như: yoga, thiền, tập thở,... Các chuyên gia tâm lý cho biết chỉ cần ngồi thiền trong 2-5 phút trong ngày có thể xoa dịu lo lắng và làm nhẹ tâm trạng. Chia sẻ, trò chuyện với những người mà bạn cảm thấy thoải mái Những mối quan hệ bền chặt sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Chia sẻ với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình có thể tạo ra động lực tự nhiên và cho phép bạn tìm thấy sự hỗ trợ và khuyến khích đáng tin cậy. Có thể tham gia một nhóm hỗ trợ, nơi bạn sẽ gặp gỡ những người đang trải qua một số điều tương tự như bạn và có thể dễ dàng chia sẻ với nhau. Rối loạn lo âu và trầm cảm cần được khám và điều trị sớm - Ảnh: inquirer.com Khi nào cần thăm khám Bác sĩ chuyên khoa? Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là rối loạn phổ biển và hoàn toàn có thể điều trị được. Các triệu chứng kéo dài từ 2 tuần trở lên có thể là dấu hiệu bạn bị rối loạn lo âu và trầm cảm và cần gặp ngay Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm: Gặp vấn đề với giấc ngủ. Thay đổi cảm xúc không giải thích được. Mất hứng thú đột ngột. Cảm giác vô dụng hoặc bất lực. Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm, người bệnh nên chủ động đi khám với các bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy . Người bệnh tại Hà Nội và các vùng lân cận có thể đến thăm khám và điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm tại các bệnh viện uy tín như: Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Tâm thần Trung ương I Nếu không thể trực tiếp đi khám, người bệnh có thể lựa chọn khám tư vấn từ xa qua Video với Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe Tâm thần hoặc Chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
bookingcare-vn-blog-2232
Da bị đỏ, ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa trị như thế nào? Da bị đỏ, ngứa rát ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Ngứa có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc chỉ một khu vực nhất định. Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa. Da bị đỏ, ngứa rát là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này không chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh ngoài da, mà còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn "điểm mặt" các nguyên nhân gây tình trạng da bị đỏ, ngứa rát cũng như cách điều trị. Da bị đỏ, ngứa rát có biểu hiện như thế nào? Da nổi mẩn đỏ, ngứa rát là tình trạng dễ gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh, người già,... Các triệu chứng thường thấy gồm: da xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti, nổi mẩn ngứa thành từng mảng, nổi mẩn ngứa toàn thân, phù sần,... Một số vị trí dễ nổi mẩn ngứa gồm: Nổi mẩn đỏ ở tay, chân Nổi mẩn đỏ ở mặt Nổi nốt đỏ ở cổ Nổi mẩn ngứa khắp người Theo thời gian nếu không được điều trị, các triệu chứng có dấu hiệu tăng nặng. Lúc đầu chỉ là những nốt nhỏ xuất hiện ở một vị trí, sau lan rộng với kích thước lớn, kèm theo những cơn ngứa dữ dội hơn. Da bị đỏ, ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì? Bệnh mày đay Nguyên nhân gây nên chứng mày đay là do tình trạng bệnh nhân bị dị ứng với thức ăn, lông thú nuôi, phấn hoa hay dị ứng thời tiết,... Bệnh nhân thường có những biểu hiện như nổi các nốt mẩn đỏ gây ngứa, nhạt màu, có kích thước to nhỏ khác nhau và thường liên kết thành từng mảng khắp cơ thể, gây phù nề, đôi khi có biểu hiện khó thở, đau bụng do viêm niêm mạc đường hô hấp và tiêu hoá. Người bệnh thường gãi nhiều khiến các dấu hiệu ngày càng lan rộng hơn. Bệnh nấm da Bệnh nấm da là tình trạng khá phổ biến gây ngứa ngáy trên da và thường phát triển trên lớp tế bào sừng. Bệnh thường gây ra bởi nấm Candida hoặc Epidermophyton và Trichophyton khiến bệnh nhân ngứa và nổi mẩn đỏ khắp người. Các nốt đỏ ban đầu xuất hiện lấm tấm ở một số vị trí, nhất là các nếp gấp như bẹn, nách…, sau đó có thể lan rộng khắp cơ thể gây nên những mảng mẩn đỏ, phát ban toàn thân. Viêm da dị ứng Đây là tình trạng viêm da mạn tính thường bùng phát trong thời gian ngắn và sẽ biến mất dần. Da thường nóng, ngứa, khô và tróc vảy cũng như xuất hiện các nốt đỏ khắp người và kéo theo một số biến chứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt,… Người bệnh thường xuất hiện các mảng da với các nốt mẩn đỏ ở tay, chân, cổ, ngực,… và ngứa rất nhiều vào buổi đêm. Bệnh nhiễm virus Nổi mẩn đỏ toàn thân rất có thể cơ thể bị nhiễm virus. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt, cơ thể mệt mỏi, ngủ mê rồi toàn thân bắt đầu có các mẩn đỏ khi giảm sốt. Những nốt nổi mẩn đỏ này tùy thuộc vào cơ địa mà đôi khi bạn bị ngứa, có lúc thì không. Tình trạng nổi các nốt mẩn đỏ thường sẽ biến mất sau 1 tuần cho đến 10 ngày. Nếu bệnh không tiến triển thì cần đến thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. Bệnh ghẻ Bệnh ghẻ gây ra do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ), có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp. Ghẻ thường tấn công vào các bộ phận như kẽ tay, bụng, bộ phận sinh dục, bẹn gây ngứa da. Các triệu chứng thường thấy là ngứa rát và nổi mụn nước ở những khu vực phát bệnh. Bệnh vảy nến Bệnh thường có những triệu chứng như: Các mảng đỏ trên da đóng vảy trắng đục, nếu ấn vào thì màu đỏ lại biến mất. Khi gãi, vảy có thể sẽ rơi ra và trắng đục như sáp đèn cầy. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do hệ miễn dịch và các xáo trộn về sinh hoá, chấn thương tâm lý. Bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh viêm gây ngứa da. Biểu hiện của bệnh là các nốt mụn nước (có dịch) dưới da. Những nốt mụn này gây ngứa và có thể làm dày da, nứt da gây đau rát thậm chí kèm nóng sốt. Tổ đỉa thường xuất hiện ở gót chân, bàn chân, bàn tay khiến việc sinh hoạt, đi lại khó khăn. Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa rất đa dạng, thường do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Bệnh zona Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Khi có điều kiện thuận lợi, virus tái hoạt động, phá hủy các sợi thần kinh cảm giác, gây đau, rát và ngứa ngáy toàn thân. Zona có triệu chứng là những vết ban hoặc dải mụn nước ở một bên của cơ thể, cổ hoặc trên mặt. Bệnh zona không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn và kéo dài dai dẳng. Bệnh lý về gan Khi gan gặp vấn đề, tổn thương, mắc các bệnh lý về gan, gan nhiễm độc thì chức năng của gan sẽ bị ảnh hưởng khiến các chất độc tố tích tụ, phát tát ra ngoài da gây nên các cơn ngứa, mụn nhọt,… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Cần làm gì khi da nổi mẩn đỏ và ngứa? Khám chuyên khoa Hiện tượng da bị đỏ và ngứa rát là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở một số trường hợp, tổn thương không có tính điển hình cao và dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra và yêu cầu các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết. Nếu như chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được định hướng phương pháp điều trị phù hợp. Đặt khám Online trên BookingCare - An tâm sức khỏe, chẳng cần đi xa - Ảnh: BookingCare Không cần đi đâu xa, BookingCare đồng hành ngay bên bạn với Dịch vụ Khám sức khỏe Online từ xa Thăm khám với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tận tâm, giàu kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,... Đặt lịch, khám liền, không cần chờ đợi Thăm khám mọi lúc mọi nơi dù bạn ở đâu Yên tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhanh chóng, tiện lợi với BookingCare! Tham khảo ngay danh sách bác sĩ khám online bệnh lý Da liễu ! Chăm sóc và cải thiện tình trạng trên da tại nhà Trong trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà như: Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng kích ứng như phấn hoa, côn trùng, mủ thực vật, hóa chất, xà phòng, kim loại, bụi bẩn,… Giữ vệ sinh cơ thể, hạn chế mặc trang phục bó sát, có chất liệu dày cứng và thấm hút mồ hôi kém. Tránh mang giày bí, thay vào đó nên đi sandals hoặc dép để giúp da chân thông thoáng, hạn chế đổ mồ hôi và giảm mức độ viêm đỏ, ngứa ngáy. Hạn chế chà xát và gãi cào lên da. Để giảm ngứa, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm, ngâm rửa hoặc chườm khăn mát lên vùng da tổn thương từ 10 - 15 phút. Ngâm chân với nước muối, bột yến mạch, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp có thể giảm ngứa ngáy, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để làm dịu da, hỗ trợ giảm sưng đỏ, ngứa và khô ráp. Cân nhắc sử dụng các loại thuốc không kê toa như thuốc kháng histamine, thuốc bôi chứa Menthol, Panthenol, Glycerin, Zinc oxide,… Da nổi đỏ, ngứa nên ăn gì, kiêng gì? Khi bị ngứa da, ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời gian mắc bệnh là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị. Việc ăn uống có thể tác động làm dịu cơn ngứa, giảm tần suất tái diễn,... Nhìn chung bạn có thể tham khảo các thực phẩm sau: Tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, C, E: ăn nhiều các loại rau củ quả và hoa quả sẽ giúp cơ thể chống lại các nhân tố gây viêm nhiễm, dị ứng ngứa da một cách hiệu quả. Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 có trong cá hồi, bơ, óc chó,... đóng vai trò chuyển hóa những thành phần độc hại, góp phần khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh ngứa da gây ra. Ăn thực phẩm có kháng viêm: Các thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, hành, nghệ vàng làm gia vị chế biến các món ăn trong bữa cơm hằng ngày. Khi bị ngứa da cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau: Hạn chế các loại thịt đỏ: thịt trâu, thịt bò, thịt dê,… là nguồn cung cấp đạm dồi dào nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ngứa da nặng hơn. Kiêng các loại hải sản: trong hải sản chứa một lượng lớn histamin khiến tình trạng ngứa da sẽ tăng nặng thêm. Kiêng thực phẩm cay nóng, chiên qua dầu mỡ: khi cơ thể dung nạp các thực phẩm cay nóng, gan thận sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường để loại bỏ chất độc ra ngoài đồng thời dễ gây kích ứng khiến tình trạng ngứa da tăng lên
bookingcare-vn-blog-2233
Bị nổi bọng nước trên da là bệnh gì? Nổi bọng nước trên da có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu khác nhau. Vì vậy, khi thấy da nổi bọng nước bất thường, bạn nên quan sát và đi khám khi cần thiết. Bọng nước trên da là những sang thương nổi trên bề mặt da, chứa đầy dịch bên trong. Bọng nước khiến người bệnh khó chịu, đau đớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn nước và bọng nước nên bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu để có chẩn đoán chính xác nhất. Phân biệt mụn nước và bọng nước Bọng nước và mụn nước đều là những tổn thương xuất hiện trên da, nhô lên khỏi bề mặt da và chứa đầy dịch. Tuy nhiên, mụn nước có kích thước nhỏ hơn, đường kính dưới 5mm. bọng nước thường có kích thước lớn, sau khi vỡ ra tạo vết trợt, sau đó khô lại. bọng nước có thể xảy ra cấp tính hay mạn tính. Nguyên nhân nổi bọng nước trên da Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi bọng nước trên da. Các dạng bọng nước khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Các bệnh lý gây mụn nước, bọng nước cấp tính thường là do nhiễm trùng hay bệnh da viêm. Bọng nước cấp tính lan tỏa toàn thân thường do chàm , thủy đậu, hồng ban đa dạng, herpes,... Bọng nước cấp tính khu trú do các nguyên nhân nhiễm trùng, bệnh da viêm và chấn thương do các tác nhân vật lý: chốc bọng nước, viêm quầng, côn trùng đốt, viêm da tiếp xúc , bỏng,... Bọng nước do di truyền: Bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh và bệnh Haley - Haley có biểu hiện bọng nước. Bệnh da thường gặp có biểu hiện bọng nước Tay chân miệng Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp do vi-rút gây ra. Bệnh dễ thấy ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ còn kém, tuy nhiên, vẫn có khả năng thanh thiếu niên và người lớn cũng mắc bệnh này. Tay chân miệng có biểu hiện đặc trưng là sốt và nổi bọng nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Ngoài ra, bọng nước có khả năng xuất hiện lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ em đến tuổi đi học. Việc tiếp xúc với các bạn các bạn bị bệnh khiến bé có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao. Dù rất hiếm xảy ra nhưng tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến não hoặc viêm cơ tim. Thủy đậu Biểu hiện đặc trưng của thủy đậu nổi mụn nước, bọng nước ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Thông thường, mụn nước có kích thước từ 1 - 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên, những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện bọng nước to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Bọng nước do bệnh thủy đậu thường lõm ở giữa khi mới mọc, nổi rải rác toàn thân, bọng nước cũ xen lẫn bọng nước mới kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Thủy đậu là căn bệnh rất dễ truyền nhiễm nếu như người khỏe mạnh tiếp xúc với bọng nước vỡ của người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. Zona thần kinh Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Người bị thủy đậu sau khi khỏi vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể,... loại virus này sẽ tái hoạt. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh. Triệu chứng điển hình của zona thần kinh là những vùng da sần, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho. Lúc đầu mụn nước trong, căng, khó vỡ nhưng về sau, chúng bắt đầu đục dần và vỡ ra tạo thành các vết loét. Bọng nước do zona thần kinh chỉ phát triển ở một bên cơ thể hoặc tập trung ở những vị trí đặc biệt chứ không phát triển trên toàn bộ cơ thể. Bệnh Pemphigus (Bọng nước tự miễn) Pemphigus là bệnh da phỏng nặng, tiến triển cấp hay mãn tính, là bệnh tự miễn, bọng nước trong lớp biểu bì ở da và niêm mạc gây nên hiện tượng ly gai ở thượng bì. Bệnh có thể xảy ra đột ngột ở một người khoẻ mạnh, bắt đầu ở niêm mạc miệng nhiều tuần, nhiều tháng trước khi xuất hiện thương tổn ở da, thường có vết trợt trong miệng, nhất là ở vòm khẩu cái do có phỏng nước, có khi là phỏng máu vỡ ra ở đó. Pemphigus là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm nhất có thể là vô cùng cần thiết. Nếu không, bệnh có thể gây tử vong trong vòng 6 tháng đến 2 năm. Tử vong thường do bệnh tiến triển nặng, biến chứng nhiễm khuẩn huyết, suy sụp dần, viêm phổi, urê huyết tăng, tổn thương ở phủ tạng. Bệnh Pemphigus không được điều trị sớm có thể gây tử vong - Ảnh: suckhoe.vn Chàm (Eczema) Chàm là nhóm bệnh da viêm gây ngứa, đặc trưng bởi sự thay đổi viêm của lớp trên cùng của da. Chàm là bệnh ngoài da không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, chàm khiến làn da trở nên xấu xí, khiến người bệnh mất tự tin. Bệnh chàm cũng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ thường gãi mạnh, cào xước khi bị ngứa ngáy, từ đó dễ dẫn đến bội nhiễm. Chàm cũng có biểu hiện mụn nước, bọng nước trên bề mặt da đi kèm cảm giác đau rát khi mụn bị vỡ. Khi mụn nước bắt đầu bong ra, làn da trở nên khô cứng, đóng vảy. Các bệnh lý khác Ngoài các bệnh ngoài da nêu trên, bọng nước trên da có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson nhiễm độc da do thuốc, viêm quầng, ghẻ, Herpes simplex, tổ đỉa,... Nổi bọng nước trên da chữa như thế nào? Do có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên việc điều trị bọng nước trên da khá khó khăn nếu không xác định được chính xác bệnh lý gây ra. Nếu xác định sai, việc điều trị có thể không mang lại kết quả tốt hoặc thậm chí khiến bệnh nặng hơn. Trong trường hợp bọng nước nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Trong trường hợp bọng nước không quá nghiêm trọng hoặc bệnh nhân chưa có thời gian và chưa thuận tiện đi khám, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám online với bác sĩ Da liễu từ xa qua video . Sau khi xem xét tình trạng bệnh qua hình ảnh và mô tả của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp bọng nước trên da lan rộng và nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra và làm các xét nghiệm nếu cần thiết
bookingcare-vn-blog-2435
Ung thư vú từng giai đoạn 0, 1, 2, 3, 4 có chữa khỏi được không? Có khoảng 80 - 90% bệnh nhân ung thư vú được phát hiện khi ở giai đoạn 0 - 1, hoàn toàn có thể dùng tay sờ nắn để phát hiện. Khi thấy bất thường - có hạch ở nách, vú thì đi khám ngay, tránh kéo dài thời gian vì có thể làm giảm cơ hội chữa khỏi bệnh. Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới với tỷ lệ tử vong cực kỳ cao. Tuy nhiên, bệnh có thể sàng lọc và phát hiện sớm vì những khối u có thể sờ thấy được. Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Chị em cần thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Các giai đoạn ung thư vú Ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn, từ 0 đến 4. Cụ thể như sau: Giai đoạn 0 (Tiền ung thư) Lúc này, các tế bào ung thư không có tính xâm lấn, chỉ bắt đầu tăng trưởng bất thường trong các ống dẫn sữa. Giai đoạn 1 (Xâm lấn) Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư vú không còn ở yên vị trí xuất phát mà bắt đầu lan sang các mô vú khỏe mạnh. Giai đoạn 1 sẽ chia làm 2 phần nhỏ: Giai đoạn 1A : Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm tương đương kích thước của hạt lạc. Các tế bào ung thư lúc này chưa lan ra các cơ quan khác ngoài vú, không phát hiện tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết. Giai đoạn 1B : Các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở các hạch bạch huyết, khối u có kích thước dưới 2cm hoặc có thể không phát hiện khối u. Giai đoạn 2 (Phát triển) Khối u vú giai đoạn 2 lớn hơn khối u vú giai đoạn 1, nhưng ung thư chưa lan (di căn) tới phần xa của cơ thể. Ung thư vú ở giai đoạn 2 có một trong các đặc điểm sau: Khối u có đường kính 2 - 5 cm. Ung thư có thể lan tới hoặc có thể chưa lan tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm nhưng ung thư chưa lan tới các hạch bạch huyết ở nách. Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm, nhưng ung thư lan tới không quá 3 hạch bạch huyết ở nách. Không có khối u nào được tìm thấy trong vú, nhưng tế bào ung thư vú được phát hiện thấy trong không quá 3 hạch bạch huyết ở nách. Giai đoạn 3 (Lan rộng) Đây là giai đoạn khá nguy hiểm bởi các tế bào ung thư vú đã phát triển và di chuyển đến các hạch bạch huyết. Được chia làm 3 giai đoạn nhỏ. Giai đoạn 3A : Người bệnh tự sờ thấy khối u to. Hạch di căn rõ ràng, có khi thành chuỗi hoặc thành đám nhiều hạch ở vùng nách và vùng vú trong. Giai đoạn 3B: Khối u có thể phát triển thành kích thước bất kỳ, nằm trong thành ngực hoặc vùng da của vú. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan tới 8 - 9 hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 3C : Các tế bào ung thư lan tới hơn 10 hạch bạch huyết và di căn đến vùng xương đòn và xương ức. Giai đoạn 4 (Di căn) Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã di căn tới các khu vực khác của cơ thể. Ung thư vú thường lan tới các xương, não, gan, và phổi. Ung thư vú giai đoạn 0,1,2,3,4 có chữa khỏi không? Bệnh viện K đã chữa cho nhiều trường hợp ung thư vú giai đoạn 1 - 2 khỏi bệnh trên 5 năm, sống 10 năm, 15 năm, thậm chí có những trường hợp lập gia đình, sinh con. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn đã di căn, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả cao. Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp điều trị nhắm trúng đích. Chất lượng điều trị do đó hiện được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu - giai đoạn 0 thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1 - 2, hơn 90% có thể chữa ổn định. Giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn. Nếu không được điều trị, ung thưu giai đoạn 4 sẽ di căn - Ảnh: BookingCare Phương pháp điều trị ung thư vú Tùy từng giai đoạn và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất. Cụ thể như sau: 1. Điều trị ung thư vú - Giai đoạn 0 Nếu phát hiện sớm và có cách điều trị thích hợp ở giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ không lan sang các mô khác ở vú hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Ở giai đoạn 0, bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ, không nhất thiết phải hóa trị. Cơ hội thành công ở giai đoạn 0 là khoảng 90 - 100% nếu kịp thời phát hiện và điều trị. 2. Điều trị ung thư vú - Giai đoạn 1 Phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn xâm lấn gồm: Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú lumpectomy ( phẫu thuật lấy bỏ khối u và một phần nhu mô tuyến vú xung quanh đủ để không còn tế bào u tại diện cắt, do đó vẫn giữ được tuyến vú với kích thước gần như bình thường). Sau đó sẽ tiến hành xạ trị Trường hợp khối u phát triển quá lớn, các bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị hóa trị sau khi tiến hành lấy sinh thiết. Nếu phát hiện kịp thời, cơ hội sống sót ở giai đoạn 1 là khoảng 80 - 90%. 3. Điều trị ung thư vú - Giai đoạn 2 Phương pháp điều trị trong giai đoạn này là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc vú. Sau đó, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo tiến hành thêm xạ trị, đặc biệt là ở trường hợp tế bào ung thư vú lớn. Phẫu thuật: Phẫu thuật là điều trị tiêu chuẩn cho ung thư vú giai đoạn 2. Sau quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp để phẫu thuật tái tạo vú. Xạ trị: Nó có thể tiêu diệt hết các tế bào ung thư đã bị bỏ sót trong quá trình phẫu thuật. Hoá trị: Người bệnh có thể được uống thuốc hoặc chất lỏng có chứa hoá chất nhưng thường các bác sĩ sẽ áp dụng tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Liệu pháp hormone: Liệu pháp hormone được sử dụng để ngăn chặn hoạt động của các loại hormone, estrogen không gắn được với thụ thể của nó trên tế bào ung thư, do đó làm cho tế bào ung thư không phát triển được. Liệu pháp sinh học: Liệu pháp sinh học là một cách tiếp cận mới hiện nay. 4. Điều trị ung thư vú - Giai đoạn 3 Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ vú hoặc cắt bỏ khối u kết hợp xạ trị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng hormone hoặc hóa trị trước để thu nhỏ kích cỡ khối u và loại bỏ hạch bạch huyết, sau đó mới cắt bỏ và xạ trị. 5. Điều trị ung thư vú - Giai đoạn 4 Tuy giai đoạn 4 là giai đoạn không thể chữa lành hoàn toàn nhưng sự phát triển của y học hiện nay giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ thêm vài năm. Khi đến giai đoạn nguy này, thuốc và các phương pháp xạ trị, hóa trị là giải pháp duy nhất được bác sĩ đưa ra. Các phương pháp điều trị ung thư vú - Ảnh: BookingCare Nhờ sự phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót và chữa khỏi ung thư vú đã được cải thiện đáng kể. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiểm tra và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh này. Ngoài ra, hỗ trợ tâm lý và sự quan tâm từ gia đình, bạn bè và cộng đồng cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi
bookingcare-vn-blog-2438
Ung thư vú có nguy hiểm không? Chữa bao lâu sẽ khỏi bệnh? Bị bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? Bệnh gây ra những ảnh hưởng như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây Ung thư vú là ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nữ giới.. Ngày nay cùng với sự phát triển của y học thì việc phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, để phát hiện được ung vú ở giai đoạn sớm cũng như các bệnh khác thì các chị em nên đi khám , kiểm tra sức khỏe định kì . Ung thư vú có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi “Ung thư vú có nguy hiểm không?” cần dựa vào rất nhiều yếu tố như tình trạng tiến triển của bệnh, sức khỏe của người bệnh… Ung thư vú nếu được phát hiện sớm, tiên lượng điều trị rất tích cực: Ở giai đoạn 1 - 2, bệnh nhân hơn 90% có thể điều trị ổn định Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60% Ở giai đoạn cuối, ung thư vú đã đã di căn vào xương và các bộ phận khác gây đau đớn và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Như vậy, ung thư vú có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, và quan trọng nhất là bạn có phát hiện sớm hay không. Tiên lượng tốt nếu phát hiện ngay từ giai đoạn 0, 1 thậm chí là giai đoạn 2. Phác đồ điều trị phù hợp sẽ khiến bệnh ung thư vú được chữa khỏi.. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh ở giai đoạn cuối. Hoặc phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng không kiên trì điều trị cũng đáng lo ngại. Nếu được phát hiện sớm, ung thư vú có thể chữa khỏi Biến chứng do ung thư vú Ung thư vú ở những giai đoạn về sau có thể gây nhiều biến chứng như: Cắt bỏ một hoặc cả 2 bên ngực Gây vô sinh, khó mang thai. Vì hóa trị liệu có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Hóa trị ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Giảm ham muốn tình dục Ung thư tái phát... Quá trình điều trị ung thư vú mất bao lâu? Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng, nên thời gian điều trị của mỗi người cũng khác nhau. Nếu bác sĩ nói trường hợp của bạn chỉ cần phẫu thuật thì chỉ mất khoảng 1 tháng cho việc theo dõi và phục hồi sau mổ. Nếu sau phẫu thuật cần hóa trị sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của hóa trị và mức độ dung nạp của bệnh nhân. Thông thường sẽ thêm khoảng vài tháng, thậm chí là 1 năm. Nếu cần xạ trị sau phẫu thuật, sẽ cần thêm khoảng 5 - 6 tuần (xạ trị 5 buổi/ tuần). Điều quan trọng là bạn cần thăm khám thường xuyên, để phát hiện sớm khi ung thư vú tái phát. Cần xác định đây là một hành trình dài và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Điều trị ung thư vú như thế nào? 1. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư vú, đặc biệt ở các trường hợp chưa có di căn xa. Phẫu thuật ung thư vú giai đoạn sớm: nhằm lấy bỏ toàn bộ khối u và vét hạch nách. Tuỳ theo từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra chỉ định phẫu thuật bảo tồn tuyến vú hay phẫu thuật triệt căn tuyến vú (cắt hết toàn bộ tuyến vú). Phẫu thuật ung thư vú giai đoạn tái phát, di căn: phẫu thuật cũng có những vai trò nhất định như: cắt bỏ tuyến vú với khối u tái phát tại chỗ hoặc tại hạch nách, phẫu thuật sạch sẽ tuyến vú trong trường hợp u vú to, chảy dịch nhiều... Ngoài ra, phẫu thuật tạo hình tuyến vú sau khi cắt khối u vú cũng được phát triển, bao gồm: đặt túi ngực, phẫu thuật tạo hình quầng vú và núm vú, đem lại lợi ích về mặt thẩm mỹ cho các bệnh nhân ung thư vú. 2. Xạ trị Sau khi cắt tuyến vú, diện thành ngực còn lại được chiếu xạ để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, chỉ định xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn ung thư vú là chỉ định bắt buộc, giúp làm tăng thời gian sống cho bệnh nhân. 3. Hoá chất Là phương pháp dùng các loại thuốc độc đối với tế bào, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Đối với mỗi thể bệnh ung thư vú và mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những phác đồ hoá chất khác nhau và phù hợp với từng bệnh nhân. Chỉ định điều trị hoá chất chia thành 3 nhóm: Hoá chất bổ trợ trước phẫu thuật: Được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn mổ được hoặc không mổ được, mục đích tân bổ trợ ở giai đoạn không mổ được giúp thu nhỏ kích thước khối u và hạch, nhằm tăng tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn và tăng khả năng phẫu thuật triệt căn tuyến vú. Hoá chất bổ trợ sau phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ bắt đầu được điều trị hoá chất trong khoảng thời gian từ 4 - 8 tuần sau phẫu thuật. Hoá chất giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại về mặt vi thể sau cuộc mổ. Hoá chất sử dụng cho giai đoạn di căn: Sử dụng hóa chất giúp dừng sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào u hoặc làm cho các tế bào không phân chia được, từ đó cải thiện triệu chứng, thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 4. Liệu pháp nhắm trúng đích Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp điều trị sử dụng các thuốc hoặc các chất xác định và tấn công các tế bào đặc hiệu. Các thuốc điều trị đích thường gây ra ít tác dụng không mong muốn hơn so với điều trị hoá chất và xạ trị. 5. Điều trị miễn dịch Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch đã mở ra một hướng đi mới trong điều trị bệnh ung thư. Các thuốc miễn dịch đã được nghiên cứu và đưa vào phác đồ điều trị của nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư vú. Phương pháp này sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể, khôi phục và thúc đẩy hệ thống miễn dịch để chống lại khối u. Cho đến nay, vẫn cho có phương pháp nào có thể điều trị tận gốc các tế bào ung thư nếu người bệnh đã chuyển biến sang những giai đoạn nặng hơn. Người bệnh cần tích cực điều trị, theo dõi sức khỏe thường xuyên và tái khám định kỳ để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất
bookingcare-vn-blog-2477
Chia sẻ kinh nghiệm làm IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) thành công Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể thực hiện thành công ngay từ lần đầu. Khả năng thành công của các ca thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà các cặp đôi cần nắm rõ. Hành trình "tìm con" của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thường gian nan, vất vả, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý, sức khỏe, thời gian và cả tiền bạc. Việc tìm hiểu sâu và tìm hiểu các kiến thức cũng như kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công là rất quan trọng để tăng tỉ lệ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin, BookingCare xin chia sẻ một số lưu ý và kinh nghiệm làm IVF thành công trong bài viết dưới đây. Các ca bệnh khó và phương pháp điều trị Vô sinh hiếm muộn khiến nhiều gia đình không có được hạnh phúc trọn vẹn. Có rất nhiều người đã từ bỏ, xong cũng có rất nhiều người cố gắng theo đuổi giấc mơ làm cha mẹ trong suốt nhiều năm. Điển hình như trường hợp bệnh nhân được làm mẹ sau khi trải qua 14 năm với 6 lần IVF thất bại, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh . Bệnh nhân được chẩn đoán tắc vòi tử cung, không thể mang thai tự nhiên như bao người phụ nữ khác. Trường hợp bệnh nhân 52 tuổi tại Hà Nội có tiền sử nội tiết kém, suy thai và nạo thai nhiều lần nên thành tử cung mỏng, không giữ được thai. Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Bệnh viện Bưu Điện, chị đã thành công thực hiện được giấc mơ làm mẹ dù tuổi đã lớn. Hay như cặp vợ chồng tại Ninh Bình yêu nhau 10 năm, khao khát có một mụn con là minh chứng cho kết quả tình yêu. Người chồng đã từng gặp tai nạn và bị liệt do gãy ba đốt sống lưng, phải ngồi xe lăn. Khi đi khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, các bác sĩ chỉ định trường hợp của anh phải thủ thuật lấy mô tinh hoàn tìm tinh trùng để thực hiện. Có rất nhiều câu chuyện về hành trình chữa vô sinh hiếm muộn của các cặp vợ chồng gây xúc động. Có rất nhiều những hoàn cảnh đã phải chờ đợi 5 năm, thậm chí 10, 15 năm và chịu không ít áp lực từ phía gia đình, xã hội nhưng vẫn kiên trì nuôi hy vọng. Đứa con đối với họ không chỉ là khát khao mà còn giống như một “phép màu.” Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thành công khi làm IVF Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiên nay. Ở điều kiện thuận lợi nhất, thụ tinh trong ống nghiệm mất khoảng 3 - 4 tuần. Trong các trường hợp bơm tinh trùng nhiều lần thất bại, hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng không thể thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung, người nữ bị tắc vòi trứng hoặc đã trên 40 tuổi, các cặp vợ chồng sẽ được chỉ định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công thường được nhắc đến là tỉ lệ thành công trung bình tại trung tâm hỗ trợ sinh sản, tại quốc gia cụ thể,... không phải tỉ lệ thành công của riêng mỗi cá nhân. Thụ tinh trong ống nghiệm có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày của hai vợ chồng Chế độ sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng Tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress Tuổi tác người vợ càng trẻ, tỉ lệ thành công càng cao Không mắc các bệnh lý lây qua đường tình dục, điều trị các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trước đó Điều trị sớm với các bác sĩ chuyên khoa vô sinh hiếm muộn giỏi , đồng thời lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, có trang máy móc, thiết bị hiện đại. Trang thiết bị hiện đại phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm Chia sẻ kinh nghiệm Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công Dưới đây là một số kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công BookingCare tổng hợp từ các trường hợp chia sẻ thực tế. Hy vọng có thể giúp ích cho các cặp vợ chồng đang tìm kiếm thông tin. 1. Chuẩn bị trước khi thụ tinh trong ống nghiệm Thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi cao cả về thời gian, công sức và tiền bạc cần bỏ ra. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng để quá trình diễn ra hiệu quả cao nhất. Chuẩn bị sức khỏe: Các cặp vợ chồng khỏe mạnh sẽ có trứng và tinh trùng chất lượng tốt để tạo phôi. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu thực hiện IVF, các cặp vợ chồng cần kiểm tra tổng thể và chuyên sâu về sức khỏe sinh sản để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình. Mỗi cặp vợ chồng có ít nhất 1 tháng để thực hiện các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kích trứng tạo phôi. Chuẩn bị tâm lý: Không phải bất kì cặp vợ chồng nào cũng thành công ngay từ những lần thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên. Đối với nhiều gia đình, đây là quá trình dài, cần có sự kiên trì theo đuổi. Các cặp vợ chồng nên chuẩn bị tinh thần rằng việc thụ tinh trong ống nghiệm có thể kéo dài, do đó cần sắp xếp sao cho hợp lý để không để quá trình thực hiện IVF không làm ảnh hưởng quá nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thành công trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm của người vợ. Người vợ cần giữ tâm lý thoải mái vì tâm lý lo lắng, căng thẳng, nóng vội, chán nản hay suy sụp có thể gây nên sự thay đổi hoocmon trong cơ thể, gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình. Chuẩn bị tài chính Thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi mức chi phí khá lớn, đồng thời trong quá trình thăm khám ban đầu và thực hiện có thể phát sinh nhiều loại chi phí khác. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm là không cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: xét nghiệm cần thực hiện, chi phí kích trứng, phí nuôi phôi, xét nghiệm phôi và trữ đông phôi,... Cần giữ tâm lý thoải mái khi thụ tinh trong ống nghiệm 2. Lựa chọn địa chỉ thụ tinh trong ống nghiệm uy tín Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế có dịch vụ khám chữa vô sinh hiếm muộn và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo (IUI) , thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Lựa chọn các cơ sở y tế phù hợp cũng là một trong những vấn đề "đau đầu" của các cặp vợ chồng. Để tăng tỉ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp đôi nên lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản đáp ứng được các yếu tố: Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thụ tinh trong ống nghiệm giỏi, giàu kinh nghiệm Bệnh viện có hệ thống phòng lab, máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho quá trình khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm Dịch vụ chăm sóc tận tình, thoải mái Cơ sở vật chất, hạ tầng khang trang: Không gian rộng rãi, khu lấy mẫu sạch sẽ và riêng tư, nơi nghỉ ngơi thuận tiện,... giúp bệnh nhân thoái mái trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Tại Hà Nội, bạn có thể lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn và uy tín như: Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội , Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia), Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Hồng Ngọc), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh,... Tại TP.HCM, bạn có thể thăm khám và thực hiện IVF tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,... Xem thêm bài viết: Địa chỉ Thụ tinh ống nghiệm IVF uy tín tại Hà Nội 5 Bác sĩ thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tốt tại Hà Nội Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chuyên về thụ tinh trong ống nghiệm 3. Kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công BookingCare xin chia sẻ một số lưu ý để tăng khả năng thành công làm IVF: Trước khi đi khám, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về thụ tinh trong ống nghiệm để có thể hiểu được mình cần làm gì khi bác sĩ tư vấn. Với người vợ, nên đi khám vào sau sạch kinh 3-5 ngày, không quan hệ tình dục. Với người chồng, cần tránh xuất tinh 2-7 ngày trước ngày đi khám vô sinh hiếm muộn. Bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái ngay từ khi thăm khám với bác sĩ, cần thẳng thắn, thành thật chia sẻ về tình trạng trước đó và mong muốn của hai vợ chồng. Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nhiệm khá nhiều bước và phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực hiện. Vì vậy không cần quá lo lắng về vấn đề này. Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu uống nước và nhịn tiểu. Sau khi chuyển phổi khoảng 30 - 40 phút, có thể đi tiểu bình thường, không cần nhịn tiểu quá lâu. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần lưu ý tránh vận động mạnh và tập thể dục thể thao, không nằm sấp và hạn chế gập bụng. Bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng, hoạt động bình thường nhưng cần chú ý. Bổ sung nhiều đồ ăn, rau, hoa quả bổ dưỡng tốt cho phôi phát triển làm tổ. Tránh căng thẳng, lo lắng vì có thể làm co bóp cổ tử cung không tốt cho phôi thai. Trên đây là một số chia sẻ của BookingCare về kinh nghiệm làm IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) thành công. Hy vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc
bookingcare-vn-blog-2514
Đau khớp gối: Nguyên nhân và phương pháp điều trị Đau khớp gối có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác nhau. Để biết được nguyên nhân chính xác, bệnh nhân nên sớm đi khám để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị đau khớp gối hiệu quả. Đau khớp gối ở những giai đoạn đầu thường xảy ra không quá thường xuyên nên bệnh nhân hay chủ quan, không đi khám ngay khi có dấu hiệu. Tuy nhiên, đau đầu gối xuất hiện từng đợt, đau liên tục kèm theo các triệu chứng khác như cứng khớp sau khi ngủ dậy, khớp gối kêu lục cục khi cử động, hạn chế khả năng vận động,... thì có thể bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Nguyên nhân gây ra đau khớp gối? Đau khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Chấn thương đầu gối Đau đầu gối có thể xảy ra do ngã, tai nạn, mang vác vật nặng hay hoạt động thể thao quá sức. Đau đầu gối do chấn thương có thể là nguyên nhân của các vấn đề như giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp gối, các vết thương ngoài da,... Bệnh lý ở khớp gối Nhức mỏi đầu gối có thể là triệu chứng của các bệnh lý về khớp gối sau đây: Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng phần sụn khớp gối và xương dưới sụn bị lão hóa hoặc tổn thương hoặc tổn thương ở mức độ cao. Thoái hóa khớp gối là có thể gây ra tình trạng viêm khớp và các biến chứng khác. Viêm khớp dạng thấp : Là bệnh lý tự miễn làm cho khớp bị viêm, sưng đỏ và đau đớn khi cử động. Viêm khớp dạng thấp có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến khớp gối. Viêm bao hoạt dịch khớp gối : Bệnh gây đau nhức vùng đầu gối và hạn chế khả năng vận động của khớp gối Gout: Gây ra viêm khớp cấp tính và có thể tiến triển thành mãn tính, gây đau nhức đầu gối cho người bệnh. Lupus ban đỏ : Gây đau và xơ cứng khớp nhưng không sưng tấy khớp ở các vùng tay, thắt lưng và đầu gối. Viêm gân xương bánh chè: Đau ở đầu gối, cứng khớp gối, nhất là khi đi lên cầu thang hoặc ngồi xổm. Nhiễm trùng khớp: Nhiễm trùng khớp là do khớp bị vi khuẩn xâm nhập từ một bộ nào đó trên cơ thể hoặc trực tiếp từ chấn thương vùng khớp. Nhiễm trùng khớp có thể gây đau đầu gối đi kèm những cơn sốt, mệt mỏi. Lối sống không lành mạnh Lối sống thiếu lành mạnh dễ gây ra tình trạng đau đầu gối ở người trẻ. Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ít vận động... ảnh hưởng xấu đến xương khớp, lâu dần khiến xương khớp yếu và dễ mắc phải các bệnh lý. Thừa cân, béo phì Đôi chân phải chống đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể. Do đó, ở những người thừa cân béo phì, trọng lượng dồn lên phần đầu gối sẽ lớn hơn so với người có cân nặng tiêu chuẩn, từ đó dễ gây ra những cơn đau ở đầu gối và các vùng cơ xương khớp khác. Các xét nghiệm chẩn đoán đau khớp gối Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau nhức khớp gối, ngoài quan sát các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang: xác định khớp gối có bị chấn thương không, xương khớp gối có bị tổn thương không và sụn khớp gối có bị mòn không. Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau khớp gối, loại trừ các bệnh lý khác và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Chụp Cộng hưởng từ MRI: Đánh giá khớp gối trong các trường hợp như đau đầu gối, yếu gối, sưng, chấn thương gối liên quan đến thể thao, gãy xương, viêm khớp, xương chết, chẩn đoán có cần nội soi khớp gối không,... Kiểm tra dịch khớp: Bác sĩ chọc hút dịch bên trong khớp gối để xét nghiệm. Xét nghiệm cho biết tính chất vật lý của dịch khớp gối có bị thay đổi hay không. Từ các thay đổi đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán nguyên nhân đau đầu gối. Do khám chữa đau khớp gối có thể cần thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu, bệnh nhân nên lựa chọn đi khám tại các bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để có kết quả chính xác nhất. Phương pháp điều trị đau khớp gối Tùy vào nguyên nhân gây đau đầu gối ở các bệnh nhân mà bác sĩ cơ xương khớp sẽ đưa ra những chỉ định điều trị khác nhau. Có nhiều phương pháp điều trị đau đầu gối, đau khớp gối như: Dùng thuốc Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng đau, giảm viêm, giảm sưng nhằm cắt giảm triệu chứng đau khớp gối hoặc các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Có nhiều loại thuốc tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, thuốc chống viêm nhóm NSAIDS có tác dụng cắt đứt phản ứng viêm, thuốc giảm đau Paracetamol có tác dụng giảm đau, thuốc chống thoái hoá kéo dài, canxi... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc sai cách có thể gây ra tác dụng phụ. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Các bài tập vật lý trị liệu dành cho đầu gối có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân trên như cơ tứ đầu đùi (có tác dụng bảo vệ khớp gối), từ đó hạn chế đau nhức đầu gối. Bạn nên luyện tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để tránh chấn thương và đạt được hiệu quả cao nhất. Điều trị vật lý trị liệu cho khớp gối gồm 2 loại: Vật lý trị liệu khớp gối thụ động và vật lý trị liệu tích cực. Liệu pháp vật lý trị liệu khớp gối thụ động bao gồm liệu pháp làm lạnh, liệu pháp làm nóng và bài tập dưới nước. Liệu pháp vật lý trị liệu tích cực bao gồm các bài tập linh hoạt và bài tập tăng cường. Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn các hình thức trị liệu khác như: nắn chỉnh các khớp xương, chiếu tia laser cường độ cao nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào, chỉnh hình bàn chân,... Vật lý trị liệu điều trị đau khớp gối - Ảnh: Canva.com Liệu pháp tiêm Tiêm tế bào gốc: Công nghệ tiêm tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị đau đầu gối viêm khớp, thoái hóa khớp tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này không yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, không phẫu thuật xâm lấn. Tế bào gốc khi được đưa vào bên trong khớp gối sẽ giúp giảm đau và tăng sinh sụn khớp nhanh chóng. Tiêm chất nhờn nhân tạo: Bổ sung chất nhờn cho khớp bị khô, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Cung cấp các yếu tố tăng trưởng từ máu của chính bệnh nhân vào khớp bị tổn thương. Các yếu tố tăng trưởng là các protein giúp kích thích quá trình sửa chữa và tái tạo mô. Phẫu thuật Phẫu thuật khớp gối thường được chỉ định trong các trường hợp đau đầu gối do chấn thương nhằm tái tạo lại dây chằng chéo và sửa lại sụn chêm giúp người bệnh có thể đi lại bình thường sau khi bình phục. Ngoài ra, trong các trường hợp nặng, các phương pháp điều trị bảo tồn kể trên không mang lại hiệu quả rõ rệt hoặc lâu dài, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thay khớp gối. Việc thay khớp gối có thể mang lại cơ hội giảm đau và quay trở lại các hoạt động bình thường. Có nhiều phương pháp điều trị đau khớp gối khác nhau dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần sớm đi khám với các bác sĩ cơ xương khớp để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp gối và phương pháp điều trị phù hợp
bookingcare-vn-blog-2713
Tiểu đường tuýp 2 là gì? Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 Giải đáp về bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì sẽ giúp người bệnh, người nhà hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như biết cách chăm sóc để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bệnh tiểu đường gồm 2 thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Theo đó, trong thống kê, đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc đái tháo đường tuýp 2, chiếm tỷ lệ đến 95%. Vậy tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 2? Cách chăm sóc cho người bệnh ra sao? Dưới đây là một số chia sẻ của BookingCare với người bệnh đang phải đối mặt với căn bệnh này. Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà có sự đề kháng insulin, hay dễ hiểu hơn cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành, phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi (trên 40 tuổi trở lên). Giải thích rõ hơn, hormone insulin giúp di chuyển glucose từ máu (đường máu) đến các tế bào trong cơ thể, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Nhưng với người bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào của cơ thể không thể phản ứng với insulin tốt như bình thường. Trong các giai đoạn sau của bệnh, cơ thể cũng có thể không sản xuất đủ insulin. Nếu cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến không sản xuất được insulin, lượng đường trong máu cao. Người bệnh do vậy phải điều trị bằng insulin suốt đời. Lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 - Ảnh: everydayhealth.com Triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2 Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát từ từ. Giai đoạn đầu bệnh của khó phát hiện, ít triệu chứng điển hình , dễ khiến người bệnh bỏ qua, không phát hiện bệnh sớm. Khi sang giai đoạn đường máu tăng cao, có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm: Thường xuyên khát nước Đi tiểu nhiều Tăng cơn đói, ăn nhiều Sút cân Thị lực kém, mắt mờ Mệt mỏi Đau, ngứa ran hoặc tê ở bàn chân, bàn tay Các triệu chứng khác: nhiễm trùng thường xuyên, vết thương lành rất chậm và xuất hiện các viền da màu tối,... Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 Như BookingCare chia sẻ ở trên, cơ thể sử dụng insulin rất kém (kháng insulin), dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân của tình trạng kháng insulin có thể kể đến: Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: chế độ ăn uống tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng, ít vận động thể chất Tuổi tác cao trên 40 tuổi Huyết áp cao Stress, căng thẳng Người bị chứng béo phì, thừa cân, lối sống thiếu hoạt động có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2 Người từng bị đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao Người có rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, hay tăng acid uric, đái tháo đường đều có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm HbA1C. Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Nếu kết quả Dưới 5,7% là bình thường. 5,7% đến 6,4% được chẩn đoán là tiền tiểu đường. 6,5% hoặc cao hơn trong hai xét nghiệm riêng biệt cho thấy bệnh tiểu đường. Nếu không có hoặc không thể thực hiện xét nghiệm HbA1C, bạn đọc có thể thực hiện các xét nghiệm thay thế sau: Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này ít được sử dụng và thường chỉ dùng cho phụ nữ mang thai. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn, luyện tập, sử dụng thuốc tùy vào tình trạng bệnh. Người bệnh nếu mới được chẩn đoán mắc bệnh, mức đường huyết chưa quá cao, chưa có biến chứng có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập luyện. Tiếp nữa, cũng tùy mức đường huyết và bệnh lý đi kèm, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường có thể kê sử dụng thuốc hay không, sử dụng lại thuốc nào,... Một số nhóm thuốc phổ biến trong điều trị tiểu đường tuýp 2 là: Nhóm Sulfonylurea Nhóm Biguanid Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone) Meglitinides Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4) Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường nói chung, việc tiếp nhận, sống chung với bệnh khá khó khăn với nhiều người. Nhiều người bệnh không tránh khỏi sa sút tinh thần, lo nghĩ nhiều khi tiểu đường là bệnh mạn tính, có nhiều biến chứng đi kèm,... Tuy nhiên, về cơ bản, phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường không phức tạp, nhưng người bệnh phải kiểm soát bệnh mỗi ngày: chế độ ăn uống, cân nặng, vận động, chỉ số đường huyết,... Thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn uống Chế độ dinh dưỡng, ăn uống là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến việc ổn định các chỉ số đường huyết. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn, thực phẩm nên dùng, không nên cho người bệnh tiểu đường. Nhìn chung, có thể lưu ý: Ăn thực phẩm giàu chất xơ và carbohydrate lành mạnh - ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giữ mức đường huyết ổn định Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm, hải sản thay vì thịt chế biến sẵn, thịt đỏ Sử dụng các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt dẻ cười, hạt mắc ca,... chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, giúp cải thiện tình trạng đường huyết. ... Chế độ tập luyện, vận động Tập thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút/ngày, 3 ngày/tuần để đạt được hiệu quả. Tập tăng dần, phối hợp nhiều bài tập, hình thức khác nhau. Có thể lựa chọn các hình thức vận động, tiêu hao năng lượng như: đi bộ, đạp xe, bơi,… Theo dõi đường huyết thường xuyên Người bệnh đái đường tuýp 2 cần phải kiểm tra đường máu thường xuyên (thông thường 4 lần một ngày). Nếu đang điều trị đái tháo đường tuýp 2 bằng insulin, người bệnh cần kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày để theo dõi đáp ứng điều trị và hiệu chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có triệu chứng bất thường cũng cần đo đường huyết ngay lập tức. Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để kiểm soát đường huyết tại nhà - Ảnh: Accu-chek Guide Việc đo, biết các chỉ số hàng ngày giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sử dụng thuốc, giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường . Để hỗ trợ việc theo dõi đường huyết tại nhà chính xác nhất, người bệnh nên chọn mua máy đo đường huyết có độ chính xác cao, của các thương hiệu uy tín. Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo máy đo đường huyết Accu-chek của hãng Roche (Đức) - tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới. Độ chính xác của các dòng máy đo của hãng như Accu-chek Guide, Accu-chek Instant lên đến 99%. Máy đo của hãng độ sai số thấp nhất trong các dòng máy đo đường huyết được bán trên thị trường hiện nay. Người bệnh do vậy có thể yên tâm theo dõi các chỉ số, hạn chế chênh lệch kết quả đo khi đo tại nhà và đo tại bệnh viện, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân tiểu đường Máy đo đường huyết Accu-chek hiện đang được BookingCare phân phối chính hãng với giá tốt nhất. Người bệnh liên hệ Hotline 0914.898.922 để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt máy đo đường huyết tại đây . BookingCare đang có sẵn hai dòng máy đo đường huyết Accu-chek được sử dụng phổ biến là Accu-chek Guide và Accu-chek Instant . Khi đặt mua máy đo đường huyết Accu-chek trên BookingCare ngoài chương trình ưu đãi, giá tốt nhất, chính sách bảo hành trọn đời, người bệnh tiểu đường còn được hỗ trợ trong quá trình sử dụng, theo dõi, điều trị bệnh tiểu đường: Miễn phí hỏi đáp với bác sĩ chuyên khoa về bất kì vấn đề sức khỏe tại trang Cộng đồng trên ứng dụng của BookingCare Kết nối khám từ xa (online) với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được tư vấn chi tiết về vấn đề sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt phù hợp theo từng giai đoạn của bệnh tiểu đường,... Kết nối khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám chữa Tiểu đường uy tín ở Hà Nội và TPHCM. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát khi người bệnh có thay đổi nhất định trong lối sống hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng với những thông tin BookingCare chia sẻ sẽ hữu ích cho người bệnh, người nhà khi điều trị bệnh này
bookingcare-vn-blog-2715
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị Người nhà, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường và hướng điều trị trong bài viết dưới đây. Theo Bộ Y tế ghi nhận, ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2045. Tiểu đường có thể nói là bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Nếu ban đang tìm hiểu thông tin hay có người thân được chẩn đoán bệnh này có thể tham khảo chia sẻ về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị trong bài viết dưới đây. Truy cập ngay " Sống khỏe với bệnh Tiểu đường " - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,... Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra. Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu theo nhiều cơ chế nhưng có một vài cơ chế chính sau: Thứ nhất Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Trong trường hợp thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường. Thứ 2, Insulin gắn vào tế bào giúp vận chuyển glucose từ trong máu vào bên trong tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. Thứ 3, khi cơ thể hấp thu quá nhiều glucose, insulin sẽ chuyển glucose dư thừa thành glycogen dự trữ ở cơ và mô mỡ. Nhìn chung, với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin cũng đều dẫn đến lượng đường trong máu cao. Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. Bạn có thể phân biệt trong nội dung dưới. Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất ít hoặc không có insulin. Khi đó, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường. Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ, bao gồm cả trẻ em và người dưới 30 tuổi. Người bệnh bị tiểu đường type 1 chỉ có thể điều trị bằng tiêm insulin hàng ngày. Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 Khác với nguyên nhân tiểu đường tuýp 1, người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể sử dụng insulin rất kém. Khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, glucose cũng sẽ tích tụ trong máu. Đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người cao tuổi. Đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc tiểu đường tuýp 2, con số khoảng 95%. Nguyên nhân lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 - Ảnh: everydayhealth.com Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ Thông thường, có nhiều loại hormon ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Với các mẹ bầu, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, dẫn đến đường máu tăng lên. Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều chị em sau khi sinh xong đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự. Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Người bệnh dễ bỏ qua, để bệnh diễn biến âm thầm. Đến khi có các dấu hiệu biểu hiện ra ngoài thường đã nghiêm trọng. Người bệnh có thể để ý cơ thể và quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường như sau: Ăn nhiều Hay khát, uống nước nhiều Đi tiểu nhiều Sụt cân Đau và tê ở bàn chân Mắt nhìn mờ Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường thai kỳ,...) nên thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên sâu về Nội tiết - Tiểu đường . Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, vận động, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên và điều trị bằng thuốc,... rất quan trọng với người bệnh. Điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uống Điều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý : Bản chất bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn. Tăng cường vận động Người bệnh tiểu đường nên vận động, tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể chọn hình thức vận động như: đi bộ, bơi, tập yoga, cầu lông,... Lưu ý cân nhắc hình thức tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe, các biến chứng bệnh tiểu đường hay bệnh lý nền của bản thân. Điều thị bằng thuốc Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ có phác đồ phù hợp. Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải dùng insulin do cơ thể không tự sản xuất insulin. Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng các thuốc tiểu đường dạng uống chứa thành phần: Metfomin, Gliclazid, Glymepiride, Empagliflozin, Vildagliptin,… Nếu bệnh tiến triển nặng có thể phải dùng Insulin. Tiêm insulin một trong các cách điều trị đái tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả - Ảnh: Freepik Kiểm soát đường huyết tại nhà thường xuyên Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Do vậy, đo và theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên là cách tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát bệnh. Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao, để kiểm soát tốt nhất các chỉ số. Biết được các chỉ số thường xuyên giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc,... để có thể ổn định đường huyết. Trên đây, BookingCare chia sẻ một số thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu,... tới người bệnh, người nhà. Hy vọng sẽ hữu ích khi tìm hiểu, để biết cơ bản các kiến thức, chăm sóc người bệnh tiểu đường
bookingcare-vn-blog-274
Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Viêm giữa mạn tính ở trẻ em hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả và phòng ngừa được. Cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến khám với bác sĩ chuyên khoa kịp thời. Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm mạn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng. Điều trị viêm tai giữa mạn tính cần kiên trì và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ba mẹ không nên chủ quan không chữa trị cho bé, hoặc tự mua thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng. Vì tình trạng và sức khỏe của mỗi trẻ là khác nhau, cần có loại thuốc và phác đồ riêng. Nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Viêm tai giữa mạn tính có thể do viêm tai giữa cấp tính không khỏi hoàn toàn hoặc viêm tai giữa tái phát. Viêm tai giữa cấp tính và ứ dịch là hai dạng viêm tai thường gặp ở trẻ em , đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi và có thể trở thành mạn tính. Viêm tai giữa ứ dịch có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng đã hết nhưng chất lỏng vẫn bị ứ lại trong tai giữa. Tình trạng này được gọi là viêm tai giữa thanh dịch . Viêm tai giữa cấp tính cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa mủ mạn tính, trong đó dịch tai không biến mất hoặc tiếp tục quay trở lại. Viêm tai giữa mủ mạn tính được coi là một biến chứng của viêm tai giữa. Triệu chứng Để được coi là viêm tai giữa mạn tính, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất ba tháng. Vấn đề với viêm tai giữa mạn tính là không phải lúc nào cũng có các triệu chứng giống như viêm tai cấp tính hoặc các triệu chứng nhẹ hơn nhiều. Vì điều này mà cha mẹ có thể nhầm lẫn và không nhận ra là viêm tai giữa mạn tính. Các triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính có thể bao gồm: Đau tai nhẹ hoặc khó chịu Ù tai Sốt dai dẳng hoặc sốt tái đi tái lại Chảy mủ từ tai Giảm/mất thính lực Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa mạn tính, trẻ có thể sẽ có những dấu hiệu khó chịu sau: Ăn bú kém Chậm tương tác với âm thanh/tiếng động Chậm nói Thường xuyên xoa hoặc kéo tai... Chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Quá trình chẩn đoán thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ sẽ nội soi tai để quan sát ống tai và màng nhĩ. Khi quan sát bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố: Màng nhĩ sung huyết Bong bóng khí Tích tụ chất lỏng dày Màng nhĩ dính vào xương tai giữa Chất lỏng chảy ra từ tai giữa Dấu hiệu thủng màng nhĩ Màng nhĩ phồng lên hoặc màng nhĩ bị xẹp (khi màng nhĩ bị kéo vào trong) Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cấy dịch mủ tai để tìm tác nhân gây viêm nhiễm mạn tính . Có thể cần phải chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) để xem liệu nhiễm trùng có lan rộng hay không và các cấu trúc lân cận có bị tổn thương hay không . Trong trường hợp thính lực của trẻ suy giảm, bác sĩ có thể sử dụng các công cụ đo thính lực cho trẻ. Điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em Điều trị viêm tai giữa mạn tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Ví dụ, nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn. Nếu nguyên nhân là do thủng màng nhĩ, có thể cần phải phẫu thuật. Dùng thuốc Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị đầu tiên cho viêm tai giữa mạn tính do vi khuẩn gây ra, thuốc dạng viên hoặc nhỏ tai. Nếu nhiễm trùng do nấm, thuốc kháng nấm sẽ được kê đơn. Phẫu thuật Nếu màng nhĩ hoặc xương nhỏ ở tai giữa bị tổn thương, có thể cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật để vá lỗ thủng trong màng nhĩ được gọi là phẫu thuật tạo hình màng nhĩ. Nếu nhiễm trùng đã lan đến xương chũm nằm phía sau tai, phẫu thuật cắt bỏ xương chũm có thể được thực hiện. Vì xương chũm chứa các túi khí nhỏ nên nhiễm trùng có thể lan vào các túi này và khiến xương bị gãy. Phẫu thuật cắt bỏ xương chũm sẽ loại bỏ phần bị nhiễm trùng khỏi những khoảng trống đó. Nếu nhiễm trùng tai mạn tính do viêm amidan quá phát tái đi tái lại nhiều lần, có thể cần phải phẫu thuật cắt amidan. Phẫu thuật đặt ống thông khí màng nhĩ là một phương pháp điều trị khác thường được áp dụng cho trẻ bị nhiễm trùng tai mạn tính. Phòng bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ Để phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ chuyển thành mạn tính, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau: Ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tính biến thành viêm tai giữa mạn tính, phải tích cực điều trị viêm tai giữa cấp tính bằng cách chích rạch màng nhĩ khi có chỉ định , bảo đảm dẫn lưu tốt, cảnh giác đối với những màng nhĩ đóng kín quá sớm kèm theo giảm thính lực (viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín của trẻ em). Cần sử dụng kháng sinh đúng loại, đủ liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phải giải quyết những ổ viêm như viêm mũi, viêm xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, VA, amidan… Nhận diện sớm các biến chứng : Viêm tai giữa mạn tính có thể gây ra biến chứng trong khi chảy mủ hoặc khi không chảy mủ. Vì vậy trong khi điều trị bằng thuốc và sau khi tai đã khô phải luôn cảnh giác, nếu thấy bệnh nhân có nhức đầu chóng mặt, đau tai, điếc tăng đột ngột, sốt. Thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. . Hướng dẫn trẻ tự thực hiện quy trình rửa tay. Như vậy viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em thông thường có xuất phát điểm từ viêm tai giữa cấp tính. Vì vậy điều quan trọng là cha mẹ cần lưu ý điều trị dứt điểm cho trẻ để tránh bệnh chuyển thành mạn tính
bookingcare-vn-blog-277
Hội chứng chóng mặt, điếc và ù tai (Ménière) Bệnh Meniere được chẩn đoán khi bệnh nhân có cả 2 triệu chứng cơn chóng mặt và điếc thần kinh, có thể kèm theo đầy tai (nghe âm thanh lớn trong tai) và buồn nôn. Bệnh có khuynh hướng theo chu kỳ, thời kỳ hoạt động tiếp theo là thời gian lui bệnh kéo dài. Bệnh Meniere (Bệnh Ménière) do tăng bất thường dịch và ion nội môi ở tai trong, bệnh được đặt tên theo tên của một bác sĩ người Pháp Prospere Meniere, ông là người mô tả đầu tiên hội chứng biểu hiện bởi những đợt chóng mặt cấp, ù tai và điếc có nguồn gốc từ tai trong. Bệnh Meniere có triệu chứng (biểu hiện nhiều ở Tai Mũi Họng và Thần kinh) rất điển hình, căn nguyên không xác định. Hội chứng Ménière gồm 3 triệu chứng chính: chóng mặt, điếc và ù tai có nguyên nhân từ sự rối loạn tai trong. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam. Nguyên nhân Bệnh phối hợp sự ứ nội dịch trong hệ thống mê đạo và sự vặn xoắn, căng phồng của các màng. Mặc dù không xác định được nguyên nhân nhưng nhiều cơ chế được đề nghị nguyên nhân của ứ nội dịch bao gồm: Tắc nghẽn túi hay ống nội dịch: bất thường trong tái hấp thu nội dịch ở các túi Thiểu sản cống tiền đình Cơ chế miễn dịch Di truyền (dễ mắc bệnh di truyền) Siêu vi trùng Mạch máu Cơ chế gây triệu chứng trong bệnh Meniere chưa rõ, sự ứ dịch được tìm thấy trong hầu hết bệnh nhân, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân ứ dịch là có triệu chứng. Giả thuyết phá vỡ được mô tả từ 40-50 năm trước đây cho rằng do sự dãn các túi nội dịch cho phép potassium phong phú trong nội dịch đi vào dịch xung quanh làm mất chức năng cấp tế bào lông ở ốc tai và tiền đình. Khi áp suất giữa ngoại dịch và nội dịch cân bằng, sự phá vỡ màng được đóng kín, chức năng tế bào lông được hồi phục. Các tổn thương ion lập lại có thể dẫn đến thoái hoá tế bào lông, sự biến đổi tế bào lông được tìm thấy trong nhiễm độc ion potassium. Triệu chứng và chẩn đoán Một số triệu chứng điển hình ở bệnh Ménière như: Cơn chóng mặt (chóng mặt kiểu xoay) Điếc tai thần kinh ( điếc tiếp nhận) Ù tai Bệnh Meniere được chẩn đoán khi bệnh nhân có cả 2 triệu chứng cơn chóng mặt và điếc thần kinh, có thể kèm theo đầy tai (nghe âm thanh lớn trong tai) và buồn nôn. Bệnh có khuynh hướng theo chu kỳ, thời kỳ hoạt động tiếp theo là thời gian lui bệnh kéo dài. Chóng mặt kiểu quay có thể đi kèm buồn nôn, nôn, kéo dài từ 20 phút đến 24 giờ. Cảm giác mất thăng bằng hay choáng váng (chóng mặt khác) có thể gặp 15% trường hợp. Điếc thần kinh thường dao động, khởi đầu thường ở tần số thấp hơn, điếc tiến triển theo thời gian và thường điếc thường trực với tất cả các tần số từ 5-10 năm. Nghe giảm đặc biệt kèm với cường độ âm thanh lớn hay áp suất trong tai hay một bên đầu. Ù tai nghe giống như tiếng vỏ sò hay tiếng động cơ và có thể kèm theo âm thanh bị sai lệch Diễn tiến bệnh thay đổi tuỳ theo cá nhân, một vài bệnh nhân sức nghe dao động và điếc tiến triển rất ít triệu chứng tiền đình, một số chóng mặt nặng và thường xuyên, triệu chứng tai thì nhẹ, một số khác triệu chứng tai và tiền đình bằng nhau. Khoảng 2/3 chóng mặt xảy ra thành cụm, 1/3 có cơn rải rác. Nguyên tắc điều trị Đây là bệnh mãn tính, điều trị triệu chứng, hội chẩn chuyên khoa tai mũi họng giai đoạn sớm. Hạn chế muối, cà phê, thuốc lá và rượu. Triệu chứng chóng mặt điều trị thuốc thích hợp, dùng lợi tiểu khi không kiểm soát được cơn bằng chế độ ăn đơn thuần. Điều trị phục hồi chức năng, trợ thính. Điều trị can thiệp bệnh nhân chóng mặt dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Các kỹ thuật can thiệp bao gồm các thủ thuật phá huỷ (dùng gentamicin, cắt bỏ mê đạo và thần kinh tiền đình) và các thủ thuật không phá huỷ (phẫu thuật túi nội dịch, dùng glucocorticoid). Tạo áp lực dương có hiệu quả lâu dài, tuy nhiên đòi hỏi rạch màng nhĩ (tympanostomy) và đắt tiền. Tiên lượng và điều trị Bệnh Ménière thường xảy ra ở một bên tai nhưng khoảng 17% - 75% tiến triển ở cả hai tai. Bệnh Ménière thể nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống. Cơn chóng mặt của bệnh Méniere làm gia tăng nguy cơ: Té ngã. Tai nạn khi lái Lo âu, trầm cảm Giảm thính lực càng lúc càng nặng. Phòng bệnh Thực hiện chế độ ăn kiêng ít muối, dùng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tần suất chóng mặt. Khi cơn chóng mặt xảy ra nên nằm ở phòng yên tĩnh và nhắm mắt lại. Thuốc giảm chóng mặt và buồn nôn có thể làm giảm các triệu chứng. Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia và rượu. Tránh mất ngủ và có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Tránh mệt mỏi và căng thẳng quá mức. Giảm các stress, vì stress có thể làm trầm trọng cảm giác ù tai và chóng mặt
bookingcare-vn-blog-283
Viêm mũi xoang mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán Viêm mũi xoang mạn tính là hiện tượng viêm mũi xoang kéo dài trên 12 tuần. Viêm mũi xoang mạn có thể có nhiều đợt cấp tính biểu hiện qua: ngạt mũi, giảm ngửi, khịt khạc đờm, đau nhức vùng mặt, ho... Ngày nay do nhiều yếu tố, trong đó có ô nhiễm không khí, suy giảm sức đề kháng... khiến số người mắc bệnh viêm mũi xoang gia tăng. Viêm mũi xoang nếu không thăm khám và điều trị rất dễ chuyển thành mạn tính. Viêm mũi xoang mạn tính là gì? Viêm mũi xoang mạn tính là hiện tượng viêm mũi xoang kéo dài trên 12 tuần. Viêm mũi xoang mạn có thể có nhiều đợt cấp tính. Các đợt cấp tính của viêm xoang mạn thường là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của viêm mũi xoang như viêm tấy ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, áp-xe ổ mắt, giãn phế nang... Một số triệu chứng như: Đau nhức âm ỉ vùng mặt Ngạt mũi Giảm ngửi Ho Khịt khạc đờm Soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Kèm theo đó, có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Người bệnh nên đi khám Tai Mũi Họng và chữa trị, tránh để lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng không tốt đến sức khỏe. Nguyên nhân viêm xoang mạn tính Do viêm mũi xoang cấp không được điều trị đúng mức. Do viêm mũi xoang dị ứng. Do các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích…). Do cấu trúc giải phẫu bất thường (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, quá phát). Do hội chứng trào ngược. Chẩn đoán xác định 1. Chẩn đoán lâm sàng Triệu chứng cơ năng Ngạt tắc mũi thường xuyên. Xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày hay mủ đặc thường xuyên. Đau nhức vùng mặt. Mất ngửi hoặc giảm ngửi. Kèm theo bệnh nhân có thể bị đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi. Triệu chứng thực thể, soi mũi thấy Dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc ở khe giữa, đôi khi khe trên. Niêm mạc hốc mũi viêm phù nề hoặc thoái hoái thành Có thể thấy các cấu trúc giải phẫu bất thường như: vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, amidan quá phát … Các triệu chứng trên kéo dài trên 12 tuần. 2. Chẩn đoán cận lâm sàng Phim X quang thông thường cho hình ảnh không rõ, ít sử dụng. Hình mờ đều hoặc không đều các Vách ngăn giữa các xoang sàng không rõ. Hình ảnh dày niêm mạc Phim CT Scan: cho hình ảnh: Hình ảnh mờ các xoang, có thể mờ đều hoặc không đều. Dày niêm mạc các xoang, mức dịch trong xoang, polyp mũi Bệnh tích bịt lấp vùng phức hợp lỗ ngách. Các cấu trúc giải phẫu bất thường như: Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều… 3. Chẩn đoán phân biệt Với bệnh viêm mũi xoang dị ứng: Hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi và chảy nước mũi trong là chủ yếu. Không có mủ ở khe giữa hay khe trên. Cuốn mũi luôn phù nề, nhợt màu. Test lẩy da, test kích thích mũi, phản ứng phân hủy mastocyte dương tính. Nguyên tắc điều trị viêm mũi xoang mạn tính Nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi Đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, chống phù nề niêm mạc. Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân. Tiên lượng và biến chứng Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Biến chứng Biến chứng đường hô hấp: Viêm tai giữa Viêm thanh quản Viêm giãn khí phế quản Biến chứng mắt: Viêm phần trước ổ mắt Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu Biến chứng nội sọ: Viêm màng não Viêm tắc tĩnh mạch xoang Áp xe ngoài màng cứng, áp xe não. Phòng tránh tái phát viêm xoang mạn tính Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực
bookingcare-vn-blog-289
Viêm V.A: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa dứt điểm Nguyên nhân gây viêm VA có thể do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống đồ quá lạnh của trẻ. Khi trẻ bị VA nặng, chèn ép đường thở gây nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ cân nhắc phẫu thuật nạo VA. Viêm V.A là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh Tai Mũi Họng , đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng dễ tái phát, gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Viêm V.A thường có dạng cấp tính và mạn tính. Viêm V.A cấp nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mạn tính. V.A là gì? V.A là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5 - 6 tuổi trở đi. Viêm V.A được chia thành 2 nhóm: Viêm V.A cấp tính và viếm V.A mạn tính. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết Viêm V.A Viêm V.A cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Viêm V.A mạn hay xảy ra đối với trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi Thông thường, khi bị viêm V.A, trẻ sẽ có hiện tượng đột ngột sốt cao 38 - 40 độ C Có thể kèm theo những phản ứng như co giật hoặc khó thở do co thắt thanh quản. Đôi khi có thể có cả nôn mửa, rối loạn tiêu hóa… Tắc mũi là triệu chứng điển hình, có thể tắc hoàn toàn khiến trẻ phải thở bằng miệng. Đối với trẻ nhỏ, nhịp thở nhanh không đều, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng và quấy khóc nhiều. Đối với trẻ lớn, hiện tượng tắc mũi thường không hoàn toàn nhưng khi ngủ, các bé sẽ thở ngáy. Viêm V.A ban đầu là thể cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ làm tình trạng bị viêm V.A tái đi tái lại, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm V.A mạn tính với triệu chứng như: Khi bị viêm VA mạn, trẻ sẽ bị ho thường xuyên Sốt từng đợt gọi là sốt vặt Tắc mũi liên tục Chảy mũi mủ nhầy xanh kéo dài hàng tháng (hay gọi là thò lò mũi xanh) Do bị tắc mũi nên trẻ phải há miệng để thở, đêm ngủ hay ngáy, nghiến răng… Nếu tình trạng viêm mạn này kéo dài và thường xuyên, sẽ làm cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, da xanh xao, thường xuyên quấy khóc, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến phát âm… Khi có triệu chứng viêm V.A cần đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được hướng dẫn điều trị. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám. Nguyên tắc điều trị viêm V.A Việc chẩn đoán viêm V.A ở trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế đáng tin cậy, ba mẹ không nên tự ý chẩn đoán cho con mình rồi tự đi tìm cách điều trị. Trường hợp V.A bị viêm nhẹ, không cần phải điều trị bằng thuốc, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng bằng các sinh tố, multivitamin, giữ vệ sinh và ủ ấm cho bé... thì bệnh cũng sẽ hết. Trường hợp trẻ bị viêm V.A có triệu chứng nặng, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng mà trẻ sẽ được dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, hạ sốt, giảm đau... Khi trẻ bị V.A nặng, chèn ép đường thở gây nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ cân nhắc việc can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA. Đối với viêm V.A cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Đối với viêm V.A mạn tính chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật nạo V.A. Nếu ba mẹ đang băn khoăn liệu cho trẻ thực hiện phẫu thuật nạo V.A hay không, có thể tư vấn trước với bác sĩ Tai Mũi Họng để biết ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này. Viêm V.A có nguy hiểm không? Nếu không thăm khám, điều trị đúng cách, viêm V.A có thể gây ra các bệnh lý khác như: Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn Viêm tai giữa : vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hòm nhĩ Viêm đường tiêu hoá: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước Viêm hạch gây áp xe: đó là áp xe thành sau họng trẻ nhỏ Viêm cầu thận cấp Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng, luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường. Phòng bệnh viêm V.A cho trẻ nhỏ Nâng cao sức đề kháng của bé bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, sử dụng các thuốc bổ, thuốc tăng cường miễn dịch đối với các cháu có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng Phòng tránh lây lan tốt trong các vụ dịch lây truyền theo đường hô hấp, vệ sinh mũi họng, răng miệng tốt Giữ ấm khi thời tiết thay đổi Khi có viêm nhiễm mũi họng, cần điều trị đúng và kịp thời. Các dấu hiệu của viêm V.A Khám chữa Viêm V.A ở đâu tốt? Nếu trẻ bị viêm V.A, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi (nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nghe lời) hoặc đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng . Tại Hà Nội Bệnh viện Tai Mũi Họng TW - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Đa khoa An Việt - Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi TW - Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Tại TP.HCM Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM - Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn - Số 1–3, 6–8, 9–15 Trịnh Văn Cấn, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 - Số 20 - 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM... Tư vấn từ xa qua Video Trong trường hợp chưa đi khám được ngay, người bệnh có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. Hiện tại, người bệnh có thể đặt khám qua BookingCare - Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như sau: Tải ứng dụng BookingCare về điện thoại (tải tại đây: https://bookingcare.vn/app ) Chọn chuyên khoa " Khám Tai Mũi Họng từ xa " Chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp Khi đến khung giờ khám, người bệnh chú ý điện thoại (bệnh nhân cần tải app BookingCare để nhận được cuộc gọi của bác sĩ) Khám chữa bệnh từ xa giúp bệnh nhân tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí đi lại. Qua cuộc gọi Video, bác sĩ có thể định hướng điều trị ban đầu và hướng dẫn chăm sóc tại nhà đúng cách. Trên đây là một số thông tin cơ bản cần biết về bệnh viêm V.A. Tuy là bệnh thường gặp, nhưng nếu không điều trị sớm, viêm V.A rất dễ trở thành bệnh mạn tính. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan, cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
bookingcare-vn-blog-292
Viêm họng cấp tính là bệnh gì? Viêm họng cấp tức là viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ yếu với viêm amiđan. Do đó, hiện nay người ta có xu hướng nhập lại thành viêm họng - viêm amiđan cấp. Viêm họng cấp tính là bệnh Tai Mũi Họng khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan . Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi... Viêm họng cấp tính là gì? Viêm họng là viêm niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc ở họng. Nói đến viêm họng chủ yếu là nói đến viêm ở họng miệng. Viêm họng cấp tức là viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ yếu với viêm amiđan khẩu cái, một số ít trường hợp kết hợp với viêm amiđan đáy lưỡi. Do đó, hiện nay người ta có xu hướng nhập lại thành viêm họng - viêm amiđan cấp. Đây là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, viêm xoang .. hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi... Nguyên nhân viêm họng cấp Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus...), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae...). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A. Đây là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm Candida. Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu... Triệu chứng viêm họng cấp Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột Người bệnh sốt cao 39 - 40 độ C Nuốt đau, rát họng Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng... Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. 2 amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng. Khi có những triệu chứng trên, người bệnh không nên chủ quan chờ bệnh tự khỏi mà cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Nếu chưa đi khám được ngay, bạn có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị ban đầu. Viêm họng cấp bao lâu thì khỏi? Tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes). Viêm họng gây đau họng, niêm mạc họng đỏ, xuất tiết Phương pháp điều trị viêm họng cấp Trên thực tế, viêm mũi họng cấp là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virut, thuốc kháng sinh không có tác dụng do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa , không tự ý dùng kháng sinh. Việc điều trị viêm họng cấp ở đây chủ yếu là điều trị triệu chứng. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh , không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol khi sốt cao từ 38,5 độ trở lên, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Dùng các thuốc tây y hoặc đông y nếu ho nhiều. Có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phòng bệnh viêm họng cấp Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm… Nâng cao mức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường trong sạch. Phòng hộ lao động tốt. Bỏ thuốc lá và rượu. Vệ sinh răng miệng tốt. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
bookingcare-vn-blog-293
Điều trị viêm họng mạn tính, cách phòng tránh tái phát Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa đông khí hậu lạnh khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng và tái phát. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới 3 hình thức chính là: xuất tiết, quá phát và teo. Viêm họng mạn tính tái đi tái lại không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, mà còn làm tăng nguy cơ mắc u vòm họng. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà hãy đi khám Tai Mũi Họng sớm. Nguyên nhân viêm họng mạn tính Do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang Viêm amiđan mạn tính Hội chứng trào ngược Tắc mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polyp mũi Do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như: hơi hoá học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu... Cơ địa: dị ứng, tạng tân, tạng khớp... Biểu hiện viêm họng mạn tính Khác với các bệnh viêm họng thông thường, bệnh viêm họng mạn tính thường không có triệu chứng điển hình rõ ràng để nhận biết mà chỉ là những biểu hiện chung chung như Người bệnh thường cảm thấy khô họng Nóng rát trong họng Có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy Phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm Đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa đông khí hậu lạnh khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng và tái phát. Người bệnh nên đi khám hoặc tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa để sớm điều trị dứt diểm. Tiến triển và biến chứng Viêm họng mạn tính tiến triển theo 4 giai đoạn: Giai đoạn sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu Giai đoạn xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu Giai đoạn quá phát: Nếu không được điều trị thì niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Thể này gọi là viêm họng hạt. Giai đoạn sau: Niêm mạc họng teo dần, khiến niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Bên cạnh đó, viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh - khí phế quản mạn tính... hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan... gây nên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm. Điều trị viêm họng mạn tính Chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý toàn thân nếu có. Để bệnh diễn tiến tốt hơn, bệnh nhân viêm họng mạn tính cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang , viêm Amidan, viêm V.A nếu có. Viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ Tai Mũi Họng , không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà. Phòng tránh tái phát viêm họng Bệnh nhân cần ăn loại thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Đối với người bệnh hay tái phát cần tránh dùng các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay. Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D
bookingcare-vn-blog-294
Viêm thanh quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị Viêm thanh quản cấp do virut là một bệnh rất thường gặp vào mùa xuân và mùa thu ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi là hai đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do phản ứng bảo vệ của đường hô hấp chưa được hoàn thiện (trẻ em) hoặc có phần suy giảm (người lớn tuổi). Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bên cạnh khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản cấp còn kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt, đau họng, có cảm giác nóng: khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng,... Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp Qua nhiều nghiên cứu, các nhà lâm sàng phát hiện nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do virut: influenza, virut APC, Myxovirut, virut cúm… Viêm thanh quản cấp gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, thường do viêm mũi họng. Với trẻ em, bệnh có thể từ nhẹ diễn biến thành nặng, nhiều khi viêm thanh quản còn gây ra một cấp cứu khó thở. Viêm thanh quản cấp ở người lớn thường nam sẽ mắc nhiều hơn nữ, có thể do dị ứng, do viêm họng cấp lan xuống hoặc do nam giới uống nhiều bia rượu hơn. Ở những người do tính chất công việc phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục (như giáo viên, MC, ca sĩ, tư vấn bán hàng, doanh nhân...) thì dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dễ dẫn đến tổn thương. Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất, chất độc có axit, kiềm,… cũng dễ làm dây thanh bị viêm nhiễm. Biểu hiện điển hình của viêm thanh quản cấp Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp có sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Biểu hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ em Viêm thanh quản cấp ở trẻ em diễn biến khá nguy hiểm trẻ em có kích thước đường thở nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ phù nề gây khó thở nặng. Viêm thanh quản cấp ở trẻ biểu hiện triệu chứng chính là khó thở kèm theo tiếng khóc khàn. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh. Khó thở kiểu thanh quản tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Tiếng ho ông ổng như tiếng chó sủa khi viêm nhiễm lan sâu xuống hạ thanh môn (ngay dưới thanh quản). Thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu chi tím. Trẻ sốt cao 39-40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ em, ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay, nhằm hạn chế tối đa sự phù nề gây khó thở cho bé. Biểu hiện viêm thanh quản cấp ở người lớn Viêm thanh quản cấp ở người lớn điển hình là viêm thanh quản đỏ cấp xuất tiết thông thường với 3 triệu chứng chính là khó thở, ho và khàn tiếng: Người bệnh sốt 38, 39 0 C Cảm giác nóng trong họng như có dị vật, cổ họng rát kèm theo ho khan. Vài ngày sau thì ho có đờm, người mệt mỏi Giọng khàn dần đến mất tiếng. Khi có những dấu hiệu viêm thanh quản cấp kể trên, bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhằm giảm các triệu chứng khó chịu. Đặc biệt nếu thấy tình trạng viêm nhiễm không thể tự khỏi sau 4-7 ngày hoặc nặng lên trở thành viêm khí phế quản phổi phải nhập viện điều trị ngay. Điều trị viêm thanh quản cấp Điều trị hiệu quả viêm thanh quản cấp với các nhóm thuốc: Kháng sinh Nếu có phản ứng phù nề nhiều thì dùng thêm Corticosteroid Long đờm, giảm xuất tiết Sử dụng thuốc xông ra mồ hôi, chườm ấm vùng thanh quản trước cổ Thuốc giảm đau, giảm ho Thuốc chống dị ứng, khí dung họng. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em nên được điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng và theo dõi chặt chẽ vì dễ gây khó thở thanh quản, có thể ảnh hưởng đến sinh mạng. Tuy nhiên trong trường hợp nhẹ (không có tiếng thở rít thì hít vào lúc nghỉ ngơi), ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách: Bổ sung dịch. Khi sốt, trẻ sẽ bị mất nhiều nước qua mồ hôi và hơi thở. Do đó, ba mẹ cần lưu ý bù dịch bằng cách cho trẻ uống nhiều nước. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cữ bú và lượng bú. Dùng thuốc hạ sốt: Khi thân nhiệt của trẻ khoảng 38,5°C, ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng thuốc Paracetamol với liều từ 10 - 15mg/kg/lần, mỗi lần cách 4 - 6 giờ. Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm vắt ráo và đặt vào các vị trí như trán, nách và bẹn của trẻ. Đối với các trường hợp trung bình đến nặng (có tiếng thở rít khi hít vào ngay cả lúc nghỉ ngơi), cần đưa trẻ đến bệnh viện để được nhân viên y tế theo dõi và điều trị phù hợp . Trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định phối hợp corticosteroid và adrenalin để làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Glucocorticoid là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ em. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm phù nề đồng thời tăng thông thoáng đường dẫn khí. Dùng adrenalin: Trường hợp nặng hoặc dọa suy hô hấp, việc phun đồng thời budesonide và adrenalin sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc giảm phù nề, giảm triệu chứng khó thở ở trẻ. Thuốc kháng sinh: Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thương do virut nhưng thường có bội nhiễm nên phải sử dụng thêm kháng sinh. Tổng kết lại, viêm thanh quản cấp thường xảy ra nhanh, tiến triển trong thời gian ngắn dưới 3 tuần, nên khám và điều trị tránh bệnh năng hoặc có biến chứng. Nếu sau 3 tuần mà bệnh không đỡ có thể là viêm thanh quản mạn tính hoặc tổn thương tiền ung thư và ung thư. Do đó, người bệnh cần phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để soi thanh - khí - phế quản để kịp thời điều trị
bookingcare-vn-blog-295
Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm thanh quản thường khỏi trong 2 - 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn sẽ trở thành viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài trên 3 tuần với triệu chứng chủ yếu là thay đổi giọng nói: trầm, khàn hoặc mất giọng. Mặc dù viêm thanh quản là bệnh thường gặp nhưng người bệnh không được chủ quan đặc biệt là viêm thanh quản mạn tính. Bệnh thường diễn ra từ từ, không đột ngột với dấu hiệu đặc trưng là khàn tiếng làm suy giảm chất lượng cuộc sống. So với viêm thanh quản cấp thì bệnh ít nguy hiểm hơn nhưng không dễ điều trị. Bệnh nhân cần đi khám sớm để loại trừ ung thư thanh quản vì giai đoạn đầu có triệu chứng khàn tiếng kéo dài giống như viêm thanh quản mạn tính. Viêm quanh quản mạn tính là gì? Tình trạng viêm các dây thanh âm và niêm mạc thanh quản trong thời gian dài ( hoặc tái đi tái lại nhiều lần) do hoạt động quá mức, do bị kích ứng hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh viêm thanh quản mạn tính. Cách chữa viêm thanh quản mạn tính, ngoài nghỉ ngơi, hạn chế nói, bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng khác. Quá trình viêm mạn tính có thể dẫn tới quá sản (sự phát triển quá mức của biểu mô) hoặc teo niêm mạc thanh quản. Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị cũng có thể nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác, dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản hoặc tiến triển gây ung thư thanh quản và ung thư vòm họng. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm thanh quản mạn tính, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, để lâu sẽ ảnh hưởng tới giọng nói và rất khó điều Viêm thanh quản mạn tính cần nhiều thời gian để phục hồi, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe người bệnh,... Để đơn giản hóa việc điều trị, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng ngay khi có triệu chứng ban đầu. Nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính Viêm thanh quản mạn tính thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên viêm thanh quản mạn tính không đặc hiệu như: Do sử dụng giọng quá sức, nói to, nói nhiều, gắng sức, cố nói khi đang viêm thanh quản cấp… ở những nghề như giáo viên, bán hàng, ca sĩ... Do bệnh lý viêm nhiễm mạn tính của đường hô hấp như: viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản... Làm việc trong môi trường hít phải khí độc như hút thuốc lá, thuốc lào, hoá chất... Các bệnh toàn thân: bệnh gout, bệnh gan, béo phì... Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu là những viêm nhiễm mạn do vi khuẩn lao hoặc giang mai hoặc một số trường hợp do nấm gây ra. Triệu chứng viêm thanh quản mạn tính Viêm thanh quản mạn tính gây ảnh hưởng lớn nhất là thay đổi giọng nói, gây khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là người cần phải nói nhiều. Viêm thanh quản mạn có thể tăng nguy cơ xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như: hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh và nguy hiểm nhất là ung thư thanh quản... Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là thay đổi giọng nói (trầm, khàn hoặc mất giọng). Bệnh kéo dài hàng tuần đến hàng tháng với triệu chứng: Khàn tiếng, mức độ nặng có thể mất tiếng ho khan, nói mệt vì gắng sức. Cảm giác vướng mắc, khó chịu trong họng, buộc phải đằng hắng luôn. Toàn thân bình thường, không sốt, ăn ngủ tốt, không khó thở. Bị khàn tiếng hoặc mất giọng thường do viêm thanh quản cấp. Thanh quản từ trạng thái bị kích thích, nhiễm trùng dẫn đến sưng nề ảnh hưởng đến độ rung của dây thanh âm nhiều hoặc ít, ít sẽ gây khàn tiếng, nhiều sẽ mất giọng. Dây thanh quản bị sưng nề ảnh hưởng đến độ rung - có thể gây khàn tiếng hoặc mất giọng. Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản mạn tính Nhìn chung, viêm thanh quản mạn tính thường không dễ điều trị, điều trị lâu dài và gặp nhiều khó khăn do đó đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn từ phía người bệnh. Chính vì vậy, cần phải điều trị triệt để khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản gồm có: Hạn chế sử dụng giọng nói quá sức, nói to, nói nhiều khi điều trị bệnh. Phải loại bỏ các yếu tố có hại như thuốc lá, rượu bia. Thực hiện chế độ bảo hộ lao động tốt nơi làm việc có khí nóng bụi hóa chất, hơi độc… Dùng từng liều ngắn corticosteroid, khí dung dung dịch có muối, thuốc long đờm… Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác. Phải giải quyết những vẹo lệch vách ngăn nếu có, loại bỏ những viêm nhiễm cục bộ tại thanh quản bằng kháng sinh… Liệu pháp luyện giọng: hạn chế nói, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định chuyển nghề. Phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm thanh quản có polyp, nang hoặc hạt xơ dây thanh, đặc biệt một số trường hợp cần bóc mảng nấm hoặc bạch sản dây thanh hay u dây thanh gửi giải phẫu bệnh. Trong trường hợp viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu do lao hoặc giang mai thì kế hoạch điều trị viêm thanh quản sẽ kết hợp với điều trị lao phổi và giang mai. Tóm lại, viêm thanh quản mạn tính thường rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh nên học cách sống chung hòa bình với bệnh bằng cách áp dụng chặt chẽ những biện pháp dự phòng và phương pháp điều trị đúng đắn để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra
bookingcare-vn-blog-299
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm nhiễm trong khoang tai giữa. Viêm tai giữa ở trẻ em cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng và giảm nguy cơ tái phát về sau. Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, thường xảy ra cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Mặc dù viêm tai giữa cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi 3 tháng tuổi tới 3 tuổi. Ở lứa tuổi này, ống eustachian (ống nối giữa vòm họng và tai) có cấu trúc và chức năng chưa trưởng thành nên trẻ dễ mắc viêm tai giữa hơn. Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp ở trẻ Nguyên nhân phổ biến của viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn hoặc virus. Những vi khuẩn hoặc virus này làm sưng ống eustachian khiến không khí không thể lọt vào tai giữa. Một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp có thể gây ra viêm tai: phế cầu, liên cầu khuẩn, cúm, á cúm, rhinovirus, adenovirus... Bên cạnh đó, một số yếu tố gây dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa như phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc thức ăn có thể gây ra tác dụng tương tự. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc viêm tai giữa cấp: Trẻ nam có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn trẻ nữ. Tiền sử gia đình bị nhiễm trùng tai Cho trẻ bú bình Đi nhà trẻ Sống trong môi trường có khói thuốc lá Trẻ có vấn đề về vòm miệng, như hở hàm ếch Trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bệnh hô hấp mãn tính Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ Trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng: Đau tai Chảy mủ tai Giảm sức nghe Trẻ hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai Chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy Cảm giác chóng mặt và mất thăng bằng Có thể sốt cao Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau nhói Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém... Khi soi sẽ thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng... Nhưng chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán viêm tai giữa. Khi có những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám Tai Mũi Họng để điều trị sớm. Để lâu ngày, rất có khả năng trở thành viêm tai giữa mạn tính về sau. Điều trị viêm tai giữa cấp trẻ em Thuốc giảm đau được kê đơn khi cần thiết bao gồm cả trẻ sơ sinh khi trẻ có các biểu hiện đau tai (kéo tai, chà xát tai, khóc quá nhiều). Có thể sử dụng dạng uống hoặc dạng nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên, khi thủng màng nhĩ thì không nên sử dụng các thuốc giảm đau dạng nhỏ tai. Thuốc kháng sinh được sử dụng khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn hoặc kèm theo các nhiễm trùng khác ngoài viêm tai, hoặc những trẻ bị viêm tai cấp tính tái phát (từ 4 đợt trong vòng 6 tháng). Chích rạch màng nhĩ là thủ thuật hiếm khi được chỉ định. Thủ thuật này được thực hiện cho trường hợp màng nhĩ phồng, đặc biệt nếu đau dữ dội hoặc liên tục, sốt, nôn hoặc xuất hiện tiêu chảy. Việc điều trị viêm tai giữa cho trẻ cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, tác dụng phụ không mong muốn. Cách phòng ngừa viêm tai giữa cấp ở trẻ em Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm tai giữa cấp ở trẻ. Dù không thể tránh khỏi hoàn toàn nhưng những biện pháp này có thể giúp phần nào giảm nguy cơ mắc viêm tai ở trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong năm đầu tiên có thể giúp giảm nhiễm trùng tai trong 5 năm đầu tiên của trẻ. Tránh khói thuốc lá: Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Tiêm chủng: Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ, bao gồm cả mũi tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên. Cho bé bú bình theo góc thẳng đứng: Nếu cho bé bú bình, hãy cho bé bú ở tư thế ngẩng đầu cao hơn bụng để tránh các chất lỏng chảy vào ống eustachian của bé. Thực hành vệ sinh tốt: Rửa tay của chính bạn và con bạn thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh hô hấp : Giữ con bạn tránh xa những người bị bệnh. Điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được nếu trẻ ở trong môi trường nhà trẻ. Theo dõi thở bằng miệng/ngáy: Ngáy thường xuyên hoặc thở bằng miệng có thể là dấu hiệu của u vòm họng to, có thể góp phần gây tăng nguy cơ viêm tai. Cân nhắc nạo V.A. và cắt amidan ở những em bé hay bị viêm tai tái phát. Viêm tai giữa cấp phổ biến ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên đây để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai cho trẻ
bookingcare-vn-blog-333
Viêm tai ứ dịch ở trẻ em và cách phòng bệnh Là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kèm theo sự có mặt của tiết dịch trong hòm tai. Viêm tai ứ dịch kéo dài nếu có thể khiến túi co kéo, xẹp nhĩ, viêm tai ứ dịch với màng nhĩ xanh vô căn, xơ nhĩ, viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma... Viêm tai giữa ứ dịch là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có các triệu chứng viêm cấp. Dịch tai giữa có thể là thanh dịch, có thể là dịch nhầy, có thể là keo. Bệnh tiến triển âm thầm, ít triệu chứng nên thường không được phát hiện kịp thời, để lại hậu quả xấu về nghe, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ cũng như khả năng học tập và phát triển trí tuệ ở trẻ. Ba mẹ nên cho trẻ đi khám Tai Mũi Họng và điều trị từ sớm, tránh những hệ quả xấu có thể xảy ra. Nguyên nhân viêm tai ứ dịch Căn nguyên gây viêm tai giữa ứ dịch là đa yếu tố bao gồm nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng vòi, dị ứng, giảm khả năng miễn dịch và các yếu tố về xã hội và môi trường. Có lẽ yếu tố quan trọng nhất gây viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch của chúng. Những rối loạn chức năng vòi nhĩ có thể gây ra viêm tai giữa ứ dịch là tắc vòi hay sự mở vòi bất thường. Tắc vòi nhĩ có thể là chức năng hay cơ học hoặc do cả hai. Tắc vòi chức năng gây ra do vòi nhĩ xẹp kéo dài, do vòi nhĩ quá mềm, do cơ chế mở vòi không bình thường hoặc do cả hai. Tắc vòi thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ bé do sụn vòi mềm hơn làm cho hoạt động mở vòi khó khăn. Hơn nữa, dường như có sự khác nhau giữa đáy sọ mặt trẻ em và người lớn làm cho cơ căng màn hầu hoạt động kém hiệu quả hơn ở trẻ em. Triệu chứng viêm tai ứ dịch Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là giảm thính lực tùy theo lứa tuổi mà có biểu hiện khác nhau. Ở trẻ nhỏ: việc phát hiện viêm tai thanh dịch khi khám nằm trong bệnh cảnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các biểu hiện: Trẻ nhỏ không quay đầu về phía có âm Trẻ đáp ứng chậm hoặc giảm với việc học và phát triển ngôn ngữ. Trẻ lớn: nghe ở lớp không rõ hoặc có khó chịu trong tai. Vì vậy, cha mẹ hoặc thầy cô giáo nhận thấy trẻ có những biểu hiện không bình thường khi nghe hoặc viết chính tả nên cho đi khám sức nghe. Để chẩn đoán chính xác, cần đưa trẻ đi khám Tai Mũi Họng và thực hiện thêm một số phương pháp cận lâm sàng như đo thính lực, đo nhĩ lượng (một xét nghiệm bắt buộc trong chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch). Bác sĩ khám soi tai Nguyên tắc điều trị Điều trị viêm tai ứ dịch nhằm 3 mục đích: Phục hồi lại thính lực Ngăn chặn sự tiến triển đến bệnh lý mạn tính không hồi phục như: viêm tai dính, xơ nhĩ, túi co kéo màng nhĩ hay xẹp nhĩ, cholesteatoma, viêm tai giữa mạn tính Ngăn ngừa các viêm tai giữa cấp tái phát và biến chứng. Để đạt những mục đích này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh có thể được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Điều trị toàn diện, kết hợp: toàn thân, tại chỗ. Điều trị nội khoa ưu tiên trước, nếu thất bại mới điều trị ngoại khoa. Xem thêm 6 địa chỉ khám chữa bệnh Tai Mũi Họng uy tín ở TP.HCM 7 bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng tốt ở Hà Nội Tiên lượng và biến chứng Viêm tai ứ dịch kéo dài nếu không được điều trị hoặc có khi dù đã được điều trị sẽ tiến triển đến túi co kéo, xẹp nhĩ, viêm tai ứ dịch với màng nhĩ xanh vô căn, xơ nhĩ, viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma... 1. Nhiễm trùng Viêm tai thanh dịch có thể bội nhiễm và chích rạch màng tai có dịch mủ nhầy chảy ra. Khi dịch chảy ra, sức nghe được cải thiện nhưng khi màng tai kín lại, sức nghe lại giảm. Viêm tai thanh dịch sẽ trở thành viêm tai mủ nhầy mạn tính gây thủng màng tai và chảy dịch kéo dài. 2. Tình trạng xơ dính trong hòm tai Hình thành túi co lõm màng tai theo các mức độ. Chuỗi xương con bị xơ dính làm giảm sự di động của màng tai và chuỗi xương con, đôi khi chuỗi xương con bị gián đoạn do tiêu xương thường xảy ra ở cành dài xương đe. 3. Xơ nhĩ Màng tai hình thành những mảng trắng ở lớp liên kết. 4. Cholesteatome Sự tạo thành túi co lõm đặc biệt ở màng chùng sẽ hình thành theo cơ chế bệnh sinh của cholesteatoma. 5. Một dạng đặc biệt là màng tai xanh Căn nguyên bệnh sinh có thể là: Hình thành u hạt chứa cholesterin và cặn lắng có sắc tố sắt tạo nên màu của màng tai. Dịch ứ trong tai giữa có màu socola. Phòng bệnh viêm tai ứ dịch ở trẻ em Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị viêm đường hô hấp trên kéo dài. Vệ sinh mũi họng và làm thông thoáng mũi khi trẻ bị những đợt viêm mũi họng cấp. Nếu trẻ bị viêm VA hay amiđan phì đại gây tắc nghẽn đường hô hấp gây viêm nhiễm tái phát nhiều lần nên nạo VA và cắt amiđan. Khám tai mũi họng định kỳ cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để phát hiện và điều trị sớm viêm tai thanh dịch
bookingcare-vn-blog-335
Dị hình bẩm sinh tai ngoài và cách điều trị Dị hình bẩm sinh tai ngoài là những biểu hiện bất thường bẩm sinh gặp ở vành tai hoặc ống tai ngoài. Một sood dịch hình như: Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, vành tai to hoặc quá nhỏ, dị hình nắp tai... Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai ngoài, được cấu tạo bởi tổ chức sụn, bọc bên ngoài là lớp tổ chức dưới da mỏng và lớp da. Có hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú nên bệnh ở tai ngoài gây đau nhức và ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ. Dị hình bẩm sinh tai ngoài là những biểu hiện bất thường bẩm sinh gặp ở vành tai hoặc ống tai ngoài, 2 dị hình này thường phối hợp với nhau. Có thể ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ. Những bất thường về tai người bệnh đều cần thăm khám Tai Mũi Họng để đánh giá tình trạng. Dị hình bẩm sinh tai ngoài là gì? Là những biểu hiện bất thường bẩm sinh gặp ở vành tai hoặc ống tai ngoài, 2 dị hình này thường phối hợp với nhau. Có thể ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ. 1. Dị hình vành tai Thường gặp hơn, nói chung ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ít hoặc không ảnh hưởng tới chức năng nghe. Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai: có thể gặp ở một bên hay cả hai bên tai. Vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ, một cục. Hay gặp kèm theo tịt hoặc chít hẹp ống Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Dị hình nắp tai: nắp tai có thể quá to, không có sụn nắp hay có 2 - 3 nắp Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống, mất các gờ nếp. Cách điều trị là phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai. 2. Dị hình ống tai Tình trạng thường gặp là tịt ống tai ngoài hoàn toàn hay một phần làm chít hẹp ống tai. Dị hình ống tai thường gặp kèm với dị hình vành tai, đôi khi có kèm theo dị hình tai giữa. Tịt hay chít hẹp có thể do đơn thuần hoặc cả sụn, xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay dọc cả ống tai. Tịt hoặc chít ống tai ngoài gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có thể gây viêm vì chất tiết ở da ống tai không thoát được ra ngoài. Cần chụp X quang để xác định tình trạng của tai giữa và hệ thống xương Những người bị dị hình ống tai cần phẫu thuật tạo hình ống tai ngoài hay lấy bỏ u biểu bì bên trong chỗ hẹp, cần ghép da tốt vì dễ gây sẹo chít hẹp lại. 3. Rò bẩm sinh Thường gặp nhất là rò gờ trước tai hay thường gọi là rò Helix. Rò luân nhĩ Rò tai cổ: rò xuất phát từ tai chạy xuống vùng cổ Lỗ rò có thể thấy ở một bên hay cả hai bên, ở trên nắp tai, trước gờ rìa tai. Tiếp theo thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau tai hoặc vào ống tai… Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết nhầy nên khi bị viêm thường gây sưng tấy vùng trên trước nắp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ. Nếu rò chưa bị áp xe có thể bơm chất ăn mòn như sút loãng (NaOH 20%), hoặc Betadin vào làm cháy lớp biểu bì để đường rò dính tịt lại. Hoặc thực hiện phẫu thuật cắt đường rò: bơm xanh mêthylen vào để theo dõi đường rò, qua đó phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ. Khi bị áp xe nên chích rạch tháo mủ và dẫn lưu, không nên chích rạch quá rộng vì làm mất đường rò sau khó phẫu thuật lấy hết đường rò. Xem thêm 6 địa chỉ khám chữa Tai Mũi Họng uy tín ở TP.HCM 7 bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng tốt tại Hà Nội
bookingcare-vn-blog-3392
Loãng xương ở người trẻ: Nguyên nhân và hướng điều trị Người bệnh loãng xương đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không ít người được chẩn đoán mắc loãng xương khi vừa ngoài tuổi 30. Cùng BookingCare tìm hiểu các thông tin xoay quanh loãng xương ở người trẻ trong bài viết dưới đây. Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Vậy người trẻ có bị loãng xương không? Thực tế, không ít người trẻ được chẩn đoán mắc loãng xương khi vừa ngoài tuổi 30 và bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Loãng xương, câu chuyện không chỉ ở người lớn tuổi Khi bạn già đi, nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên vì mật độ xương có xu hướng giảm khi về già. Điều này đặc biệt đúng ở phụ nữ. Bởi xương phụ nữ thường nhỏ hơn và kém đặc hơn xương nam giới. Nguy cơ tăng lên ở thời kỳ mãn kinh, khi mức độ estrogen củng cố xương giảm xuống. Còn trong khoảng 25 tuổi đến 50 tuổi, mật độ xương có xu hướng ổn định với lượng tạo xương và hủy xương bằng nhau. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, loãng xương cũng có thể xảy ra ở người trẻ và đang có xu hướng trẻ hóa. Báo chí đưa tin về loãng xương ở người trẻ - Ảnh: Chụp màn hình VnExpress, SKĐS Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người trẻ Loãng xương là bệnh lý tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ rệt. Do vậy bạn đọc nên chú ý đến những cảnh báo sau để thăm khám và nhận chẩn đoán chính xác từ bác sĩ y khoa: Đau lưng, đau các khớp, mệt mỏi kéo dài Đau nhức xương, cột sống, cổ tay, cổ chân, nhánh xương dài Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy. Trong quá trình sinh hoạt thường nhật, người bệnh có thể bị gãy xương sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. Nguyên nhân loãng xương ở người trẻ Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến loãng xương là nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Bệnh loãng xương ở người trẻ thường do nguyên nhân thứ phát, bao gồm: Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D,... Vì vậy, khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp. Đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương. Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương. Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa. Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protein… làm ảnh hưởng chuyển hoá calci và sự tạo xương,... Sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương). Nhiều người trẻ lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều,… đều có thể dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu. ... Loãng xương ở người trẻ thường do nguyên nhân thứ phát - Ảnh: Canva Điều trị loãng xương ở người trẻ Loãng xương là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị chỉ nhằm phục hồi cấu trúc xương đã bị loãng và phục hồi độ khoáng hóa xương, tăng cường khối lượng xương, ngăn bệnh tiến triển nặng và phòng ngừa biến chứng. Người bệnh phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát để bảo đảm sự tuân thủ điều trị. Nếu không tuân thủ điều trị, sẽ không có hiệu quả. Qua thăm khám, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, điều trị triệu chứng, điều trị ngoại khoa các biến chứng gẫy cổ xương đùi, gẫy thân đốt sống,... (tùy tình trạng người bệnh). Đối với thuốc, bao gồm thuốc chống hủy xương (bisphosphonates...), thuốc tăng tạo xương (strontium relanate...). Các thuốc này chỉ giúp cải thiện mật độ xương (BMD). Tùy tình trạng người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp - Ảnh: Canva Phòng ngừa loãng xương ở người trẻ Loãng xương ở người trẻ, đang trong độ tuổi lao động ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp của người bệnh. Do vậy, việc phòng ngừa có vai trò quan trọng. Việc phòng loãng xương phải thực hiện từ trước tuổi trưởng thành. Vì khi đã bị loãng xương, việc điều trị không thể khôi phục được mật độ xương trước đó. Thêm nữa chi phí điều trị thường rất cao và chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn đọc có thể lưu ý một số điểm sau để phòng ngừa loãng xương: Về dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Cơ thể cần canxi để duy trì xương chắc khỏe và cần vitamin D giúp cho sự hấp thu và chuyển hoá canxi tốt nhất. Bổ sung kali và protein: Kali cải thiện quá trình chuyển hóa canxi. Người lớn cần 4.700 mg mỗi ngày, nhưng hầu hết đều thiếu. Bạn sẽ tìm thấy khoáng chất này trong trái cây và rau quả, đặc biệt là chuối, khoai tây, nước cam, nước ép cà chua, nho khô, bí đỏ, rau bina,... “Xương là các sợi protein đan xen với khoáng chất và canxi, vì vậy protein rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe. “Trong một số nghiên cứu, protein cũng giúp chữa lành xương.” Hạn chế thói quen uống rượu bia. Sử dụng quá nhiều rượu bia có thể làm giảm mật độ xương. Từ bỏ hút thuốc. Sử dụng thuốc lá dẫn đến mất xương đáng kể ở phụ nữ và nam giới, thời gian lành vết thương lâu hơn sau khi gãy xương và nguy cơ biến chứng cao hơn. Không uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý mua thuốc uống,... Về vận động Duy trì chế độ vận động thường xuyên giúp dự trữ canxi cho xương, tăng sự khéo léo, sức mạnh cơ, sự cân bằng để giảm khả năng té ngã và gẫy xương Về thăm khám Bạn đọc có nguy cơ loãng xương (BMD từ -1,5 đến - 2,4 SD) lại có nhiều yếu tố nguy cơ: phải dùng corticosteroid để điều trị bệnh nền, tiền sử gia đình có gẫy xương do loãng xương, nguy cơ té ngã cao..., nên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng. Các câu hỏi thường gặp về bệnh loãng xương ở người trẻ 1. Thăm khám loãng xương được thực hiện như thế nào? Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để xác định loãng xương. Đo mật độ xương (BMD) hay đo loãng xương là phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị. Ngoài ra, tùy tình trạng người bệnh có thể cần thực hiện thêm 1 số chỉ định khác như CT Scan hoặc MRI để đánh giá khối lượng xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi,... xét nghiệm máu, nước tiểu,... 2. Người bị loãng xương có được tập thể dục không? Khi mắc chứng loãng xương ngoài điều trị sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng , khoa học dành riêng cho người bị loãng xương. Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp tăng sức mạnh của cơ bắp, duy trì thăng bằng và giảm nguy cơ bị ngã. Thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ nứt, rạn, gãy xương do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ hủy xương. Có thể thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu theo các điệu nhạc nhẹ nhàng, các bài tập thể dục giúp nâng cao khả năng giữ thăng bằng như dưỡng sinh, thái cực quyền,... hay đi bộ,... Đặc biệt lưu ý không được tập luyện quá sức và sai khoa học, bởi điều đó ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng bệnh, thậm chí còn gây ra biến chứng gãy xương
bookingcare-vn-blog-3409
Bệnh nhuyễn xương: Nguyên nhân, triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán Bệnh nhuyễn xương có thể được phát hiện sớm và chữa khỏi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, việc bổ sung vitamin D trong vài tuần có thể cải thiện tình trạng. Bệnh nhuyễn xương có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, gây ra đau xương, yếu cơ, khiến việc vận động trở nên khó khăn. Nhuyễn xương có một số triệu chứng cơ bản, tuy nhiên, nhiều trường hợp không có bất kỳ triệu chứng nào. Người bệnh do vậy nên để ý cẩn thận để điều trị sớm, kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về bệnh nhuyễn xương bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, xét nghiệm chẩn đoán, phương pháp điều trị và cách chăm sóc tại nhà,... Bệnh nhuyễn xương là gì? Phân biệt bệnh nhuyễn xương và loãng xương Nhuyễn xương là tình trạng khung xương không thực hiện được quá trình canxi hóa (hay còn gọi là khoáng hóa) như bình thường, thường gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin D, dẫn đến tình trạng mềm xương. Cần phân biệt nhuyễn xương với loãng xương , về bản chất bệnh lý hay ảnh hưởng, tác động đến cơ thể. Có thể phân biệt nhuyễn xương và loãng xương theo bảng dưới đây: Tiêu chí Nhuyễn xương Loãng xương Định nghĩa Nhuyễn xương là tình trạng khung xương không thực hiện được quá trình canxi hóa (hay còn gọi là khoáng hóa) như bình thường dẫn đến tình trạng mềm xương. Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ chất khoáng trong xương gây ra hậu quả là xương mỏng, xốp và yếu đến mức rất dễ gãy. Nguyên nhân Nhuyễn xương là do khoáng hóa kém, thường là do thiếu hụt vitamin D trầm trọng hoặc chuyển hóa vitamin D bất thường. Loãng xương là sự suy giảm khối lượng xương theo thời gian. Triệu chứng của bệnh nhuyễn xương Hầu hết bệnh nhân nhuyễn xương có thể gặp phải các triệu chứng sau: Đau ở chân, phần trên của đùi, đầu gối Cơ yếu, đau và cứng, đặc biệt là ở thân, vai, mông và cẳng chân Đi lại khó khăn Xương có thể nhạy cảm với những va chạm cho dù là nhẹ Co thắt cơ bắp Gãy xương giả của xương chịu trọng lượng, ví dụ như ở bàn chân và xương chậu Đau ở phần trên của đùi, đầu gối là triệu chứng ở người bệnh nhuyễn xương - Ảnh: Canva Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh nhuyễn xương không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau nhức xương và cơ nhưng rất mơ hồ. Cũng chính vì vậy, nhiều trường hợp có thể mất 2 - 3 năm để chẩn đoán tình trạng bệnh. Mặc dù khó phát hiện, nhưng nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây ra các biến chứng. Ở người lớn: có thể dễ gãy xương như xương sườn, xương chân và xương cột sống. Ở trẻ em: nhuyễn xương và còi xương thường xảy ra đồng thời, có thể dẫn đến chân vòng kiềng hoặc rụng răng sớm. Bệnh nhuyễn xương có diễn biến từ từ, nhiều người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào nên thường chủ quan không đi kiểm tra, thường đến bệnh viện khi đã muộn. Do vậy, người bệnh nên thăm khám sức khỏe Cơ xương khớp định kỳ và gặp bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng để được tư vấn và điều trị sớm. Nguyên nhân của bệnh nhuyễn xương Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng nhuyễn xương là do thiếu hụt trầm trọng vitamin D, trong khi Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe của xương. Khi một người có lượng vitamin D thấp, có thể là do không hấp thụ đủ hoặc cơ thể không thể hấp thụ. Những lý do khiến mọi người không bổ sung đủ vitamin D bao gồm: Chế độ ăn ít thực phẩm giàu vitamin D, chẳng hạn như dầu cá, lòng đỏ trứng và các thực phẩm khác,... Sống ở những nơi không có nhiều ánh sáng mặt trời Mặc quần áo che phủ hoàn toàn cơ thể và giữ cho da không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit và một số loại thuốc chống động kinh, chẳng hạn như topiramate có thể gây ra thiếu hụt trầm trọng vitamin D Ít gặp hơn là do rối loạn tiêu hóa hoặc thận: Những rối loạn này có thể cản trở khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể. Bệnh Celiac (không dung nạp gluten): Khi bị bệnh Celiac, nếu tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa gluten sẽ phá hủy niêm mạc ruột non. Khi niêm mạc ruột bị phá hủy sẽ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và có thể gây ra thiếu vitamin D và canxi. Nguyên nhân của chứng nhuyễn xương là do thiếu hụt trầm trọng vitamin D - Ảnh: Canva Xét nghiệm chẩn đoán nhuyễn xương Với người bệnh qua thăm khám lâm sàng, có nghi ngờ bệnh nhuyễn xương, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định định lượng vitamin D, canxi, phospho. Chỉ báo quan trọng nhất là lượng vitamin D thấp, lượng canxi thấp hoặc lượng phospho giảm đáng kể có thể cho thấy bệnh nhuyễn xương. Có thể thực hiện một xét nghiệm máu khác kiểm tra mức độ hormone tuyến cận giáp. Nồng độ hormone này cao cho thấy không đủ vitamin D và các vấn đề liên quan khác. Chụp X-quang có thể được chỉ định để xem những thay đổi cấu trúc hoặc vết nứt trong xương. Đo mật độ xương có thể hữu ích trong việc đánh giá lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương. Sinh thiết xương: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sinh thiết xương, trong đó một mẫu mô xương được lấy và kiểm tra. Tuy nhiên, thông thường, chụp X-quang và xét nghiệm máu là đủ để chẩn đoán và không cần thiết phải sinh thiết xương. Phương pháp điều trị bệnh nhuyễn xương Bệnh nhuyễn xương có thể chữa khỏi, nhưng phải kéo dài trong thời gian vài tháng (khoảng 6 tháng). Một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong điều trị bệnh nhuyễn xương là đảm bảo rằng người bệnh nhận được lượng chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình khoáng hóa xương. Bổ sung vitamin D, canxi và phospho qua đường uống do vậy sẽ chỉ định. Trong một số ít trường hợp, bạn có thể được chỉ định bổ sung vitamin D dưới dạng tiêm qua da hoặc tiêm tĩnh mạch ở cánh tay. Chăm sóc bệnh nhuyễn xương hiệu quả tại nhà Ngoài bổ sung vitamin D qua đường uống (hoặc tiêm) để chăm sóc bệnh hiệu quả tại nhà, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giàu thực phẩm có chứa vitamin D và canxi. Một số thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá (cá hồi), ngũ cốc, phô mai, sữa, sữa chua,... Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Lưu ý thực hiện chống nắng để tránh tác hại từ ánh nắng mặt trời Ngừng hút thuốc Hạn chế uống rượu Tập thể dục thường xuyên Các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng. Bệnh nhuyễn xương có thể được chữa khỏi, do vậy khi đã được chẩn đoán bệnh nhuyễn xương, cần dùng thuốc càng sớm theo chỉ định từ bác sĩ Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nhuyễn xương. Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên thăm khám và tuân theo chỉ định từ bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất
bookingcare-vn-blog-3410
Thoái hóa khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Thoái hóa khớp gối ở người trẻ đang là căn bệnh phổ biến xảy ra do lối sống thụ động, thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Căn bệnh này nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt ở người trẻ - đối tượng có cường độ vận động cao và di chuyển nhiều, bệnh lý này càng ảnh hưởng nặng nề tới công việc, sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, các bác sĩ Cơ xương khớp lưu ý các bạn trẻ khi có có dấu hiệu đau mỏi khớp gối cần đi khám sớm tại các bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp, tuyệt đối không nên chủ quan để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Thoái hóa khớp gối ở người trẻ là gì? Thoái hóa khớp gối, hay còn gọi là viêm khớp gối, là tình trạng mất dần sụn khớp gối, mô mềm và xương xung quanh, gây ra viêm nhiễm, đau nhức và hạn chế chức năng của khớp. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người trẻ bị thoái hóa khớp gối đang có dấu hiệu gia tăng do những yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen sinh hoạt, bên cạnh các bệnh lý khác như thoái hóa khớp háng , thoái hóa khớp vai ,... Đây là một vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng thoái hóa khớp gối ở người trẻ Đau nhức là triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với những cơn đau bình thường khi mới phát bệnh. Nhiều bệnh nhân thường bỏ qua và chưa ý thức về căn bệnh ở giai đoạn này. Cảm giác đau do thoái hóa khớp gối có thể xuất hiện đồng thời ở 2 bên khớp gối trái và phải hoặc chỉ xuất hiện ở một bên. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc đau âm ỉ. Nếu tình trạng thoái hóa, viêm khớp càng tiến triển nặng, mức độ đau càng tăng lên. Ngoài đau nhức, các triệu chứng thoái hóa khớp ở người trẻ còn bao gồm: Đau và cứng khớp: Người trẻ bị thoái hóa khớp có thể trải qua cảm giác đau và cứng ở khớp, đặc biệt là sau khi vận động hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng. Sưng và viêm khớp : Một số trường hợp thoái hóa khớp có thể gây sưng và viêm khớp, làm cho khớp trở nên đỏ và nóng. Giảm chức năng khớp: Do thoái hóa khớp, người bị ảnh hưởng có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển khớp và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Âm thanh khi vận động khớp: Một số người bị thoái hóa khớp có thể nghe thấy các âm thanh như kêu creaking, popping hoặc nút bụp khi di chuyển khớp. Mất khớp và biến dạng: Khi thoái hóa khớp tiến triển, có thể xảy ra mất khớp và biến dạng khớp, làm cho khớp trở nên không ổn định và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối ở người trẻ Khớp gối là bộ phận trên cơ thể thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị chấn thương. Thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi xảy ra khi lớp sụn khớp bị thoái hóa, khiến khớp gối khó cử động, gây sưng tấy và đau nhức. Còn thoái hóa khớp gối ở những người trẻ tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất là: Lười vận động Đây là một thực trạng chung của nhiều người trẻ hiện nay, đặc biệt là những bạn trẻ làm văn phòng. Do thói quen sống cũng như tính chất công việc phải ngồi trước máy tính nhiều, một phận lớp trẻ thường bỏ qua việc luyện tập thể dục thể thao. Điều này về lâu dài khiến chức năng của khớp gối bị suy yếu dẫn đến bệnh lý thoái hóa. Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học Người trẻ có xu hướng thường xuyên dung nạp thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều gia vị. Những nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo gây hại cho xương khớp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch,… Lối sống Do nhịp sống bận rộn cũng như chưa có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, nhiều người trẻ hiện nay thường duy trì lối sống kém lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ giấc, lạm dụng bia rượu, thuốc lá,... Lối sống này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tổng hợp canxi của cơ thể. Lượng canxi giảm sẽ khiến cho mật độ xương thưa dần, hệ thống xương khớp dần trở nên suy yếu và đau nhức khi vận động nhiều. Từ đó khiến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tăng lên. Cân nặng Người trẻ có cơ thể bị thừa cân – béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Từ đó gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối sớm. Di truyền Một số người có yếu tố di truyền dễ bị thoái hóa khớp gối. Nếu có người trong gia đình mắc bệnh này, nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối sẽ tăng. Ngoài ra, hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối do di truyền từ thế hệ trước cũng có thể khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm. Chấn thương Các hoạt động vận động lớn, như chạy bộ, nhảy lên cao, hoặc các hoạt động thể thao có tác động mạnh vào khớp gối như bóng đá, võ, bóng chuyền,... nếu để lại chấn thương sẽ làm tổn thương bề mặt sụn khớp và các cơ thần kinh xung quanh. Thoái hóa khớp gối ở người trẻ gây ra tình trạng đau nhức, giảm khả năng vận động - Ảnh: ascentchiropractic.com Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người trẻ Thăm khám lâm sàng Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bắt đầu sẽ bằng thăm khám lâm sàng. Bác sĩ Cơ xương khớp sẽ xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân và hỏi các triệu chứng gần đây người bệnh đang gặp phải. Qua đó, bác sĩ có thể xác định xem cơn đau của người bệnh là do viêm xương khớp hay một chứng bệnh khác. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu xem trong gia đình người bệnh có ai bị thoái hóa khớp gối hay không để cân nhắc yếu tố di truyền. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh: Siêu âm Qua hình ảnh siêu âm khớp gối, bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ dễ dàng nhận biết được sụn khớp gối đang gặp phải tình trạng gì. Một số triệu chứng thấy được qua các hình ảnh siêu âm khớp gối đó là: Tràn dịch khớp gối , gai xương, hẹp khe khớp, những mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp,... Chụp X-quang X-quang là phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ đánh giá mức độ thoái hóa cũng như tiên lượng điều trị cho bệnh nhân. Hình ảnh X-quang thoái hóa khớp gối của người bệnh cho thấy các vấn đề về gai xương, hẹp khe khớp, biến dạng, lệch trục khớp. Chụp cộng hưởng từ MRI Cộng hưởng từ giúp bác sĩ phát hiện thoái hóa khớp gối ở người trẻ từ giai đoạn sớm. Qua các hình ảnh thu được từ chụp MRI, bác sĩ dễ dàng quan sát và phát hiện ra những tổn thương ở màng hoạt dịch, dây chằng và sụn khớp của người bệnh. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ Điều trị thoái hóa khớp gối cần nhiều thời gian, tùy theo giai đoạn và mức độ thoái hóa khớp gối . Đối với bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi, việc điều trị sẽ tập trung vào khắc phục triệu chứng. Từ đó, giúp cải thiện khả năng vận động của khớp gối và ức chế sự tiến triển của quá trình thoái hóa. Điều trị bằng thuốc Các nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định cho người trẻ mắc thoái hóa khớp gối bao gồm: Thuốc chống viêm giảm đau: Acetaminophen (Tydol), loại thuốc này được dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình. Thuốc chống viêm không steroid: Nếu Acetaminophen không làm giảm đau thì người bệnh có thể dùng 2 loại thuốc Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin) này. Thuốc bôi ngoài da: Dùng các loại gel như Voltaren Emulgel bôi tại khớp gối 2-3 lần/ngày để giảm đau nhanh. Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh. Thuốc tiêm vào khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối. Vật lý trị liệu Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kết hợp với vật lý trị liệu để làm cho khớp ổn định hơn, mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ giảm đau cũng như tăng phạm vi chuyển động cho khớp. Các liệu pháp thông dụng bao gồm: Bài tập vận động trị liệu cho khớp, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn và massage trị liệu. Điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ kết hợp vật lý trị liệu đem lại hiệu quả tốt hơn - Ảnh: tuoitre.vn Phẫu thuật Thông thường ở người trẻ, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các bệnh nhân đau trầm trọng và các biện pháp khác không hiệu quả. Bởi phương pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro như biến dạng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe hay thời gian phục hồi lâu nhưng bệnh vẫn có thể tái diễn. Chăm sóc hiệu quả thoái hóa khớp gối ở người trẻ Người trẻ khi được chẩn đoán thoái hóa khớp gối có thể thực hiện những hướng dẫn dưới đây để chăm sóc sức khỏe, kiểm soát các biến chứng của bệnh lý: Nên vận động nhẹ nhàng, có băng chun bảo vệ khớp gối khi tập thể dục thể thao. Tránh leo cầu thang, mang vác nặng hoặc ngồi xổm…gây áp lực lên khớp gối. Nếu đang trong tình trạng thừa cân - béo phì, người bệnh cần giảm cân để giảm tải trọng cho khớp gối. Việc làm này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp. Nếu ở tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có thể sử dụng các liệu pháp như kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…). Sống chung với bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ Quá trình điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ cần sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày, người bệnh cũng cần chú ý một số điểm sau để sống chung với bệnh hiệu quả: Thường xuyên vận động nhưng tránh vận động thể thao quá mức. Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Thiết lập chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái. Uống nhiều nước mỗi ngày, nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Sửa đổi các thói quen sinh hoạt chưa tốt như ngủ muộn hay tiêu thụ thức ăn nhanh. Thay vào đó, người bệnh cần đi ngủ đúng giờ và ăn uống khoa học. Người bị thoái hóa khớp gối không nên đi giày cao gót, giày có đế cứng và cao mà nên sử dụng các loại giày có đế thấp. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thoái hóa khớp gối ở người trẻ cũng như các bệnh lý Cơ xương khớp khác cần được thăm khám và điều trị sớm để giảm nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Ngoài điều trị bằng thuốc cũng như các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần chăm sóc thật tốt sức khỏe tại nhà và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất
bookingcare-vn-blog-3411
Đau thắt lưng (đau lưng dưới): Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc Đau thắt lưng có thể biểu hiện với các hình thái và mức độ khác nhau: từ nhẹ chỉ là đau mỏi, cho tới đau liên tục, đau cơn, đau dữ dội, không thể di chuyển cử động được, có thể kèm theo dấu hiệu đau lan xuống mặt sau mông, đùi và cẳng chân. Đau thắt lưng hay còn gọi là đau lưng dưới là một trong những bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người trên toàn thế giới. Do đau thắt lưng khá phổ biến thế nên nhiều người khi gặp tình trạng này chưa có những ý thức thăm khám, điều chỉnh chế độ sinh hoạt một cách hợp lý. Do vậy, trong bài viết dưới đây, BookingCare cung cấp thêm tới bạn đọc những thông tin cụ thể về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị của đau thắt lưng. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn. Triệu chứng của đau thắt lưng (đau lưng dưới) Đau thắt lưng là một tình trạng đau thường gặp ảnh hưởng đến phần dưới của cột sống. Đau lưng dưới có thể là cấp tính hoặc đau ê ẩm kéo dài (mạn tính). Đau thắt lưng thường xảy ra ở vị trí 1/3 dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu. Vị trí đau có thể ở chính giữa cột sống thắt lưng hay hai bên cột sống thắt lưng. Đau có thể khu trú ở thắt lưng, đau lưng dưới gần mông hay lan dọc theo cột sống, hoặc lan xuống một hoặc hai chân. Đau có thể tăng lên do động tác như: Cúi, nghiêng, hoặc nâng vác, giảm đau khi nghỉ hoặc đau liên tục không liên quan đến động tác vận động của cột sống. ‎Tình trạng đau thắt lưng thường xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, có thể đau dữ dội, đau như điện giật hoặc cảm giác đau nhức buốt, đau âm ỉ. Nguyên nhân của đau thắt lưng (đau lưng dưới) Nguyên nhân gây đau thắt lưng rất đa dạng và có thể chia thành các nhóm như sau: Nguyên nhân cơ học: Thường gặp nhất là do chấn thương cột sống, đĩa đệm hoặc các mô mềm, làm việc sai tư thế, bê vác nặng. Thoát vị đĩa đệm là một dạng đau lưng sau chấn thương phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Mang thai cũng là một nguyên nhân cơ học gây ra đau lưng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng. Đau thắt lưng cấp tính: Phát sinh do tổn thương nhẹ của cơ cạnh sống và dây chằng lưng, thường sau khi thực hiện một hoạt động cường độ cao mà cơ lưng không được khởi động trước. Đau thắt mạn tính: Là tình trạng đau lưng kéo dài và tái diễn thường xuyên, nguyên nhân có thể là do viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương , viêm khớp , hoặc các vấn đề khác liên quan đến cột sống. Ngoài ra, đau lưng dưới diễn ra còn có thể do đau quặn mật, sỏi thận, viêm phổi, phình tách động mạch chủ… Đây không phải là nguyên nhân thường gặp, song có thể nguy hiểm cho người bệnh, nên nếu nghi ngờ bác sĩ cần thăm khám và chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán để loại trừ. Đau thắt lưng có thể xảy ra do mang vác vật nặng không đúng cách - Ảnh: freepik.com Xét nghiệm chẩn đoán đau thắt lưng (đau lưng dưới) Để chẩn đoán đau thắt lưng thường không dựa chỉ vào một loại xét nghiệm duy nhất, mà kết hợp của nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau lưng dưới và loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự. Xét nghiệm máu như công thức máu, máu lắng, sinh hóa máu, chất chỉ điểm u… có giá trị giúp chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng do viêm nhiễm, ung thư, rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh toàn thân khác. Chụp X-quang: Cho thấy được hình thái của xương và giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường như viêm, gãy xương. Chụp MRI hoặc CT: Qua kết quả MRI hoặc CT, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề ở mô, cơ, dây thần kinh, mạch máu, dây chằng, xương… Điện cơ: Đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, từ đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống… Phương pháp điều trị đau thắt lưng (đau lưng dưới) Đau thắt lưng có thể điều trị dựa trên nguyên tắc là điều trị giảm đau và điều trị nguyên nhân. Khó khăn nhất là điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Một số phương pháp điều trị chính bạn đọc có thể tham khảo là: Sử dụng thuốc giãn cơ, giảm đau: Các thuốc thường được chỉ định là thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), trường hợp đau mạn tính có thể được sử dụng thuốc chống trầm cảm, chống lo âu. Vật lý trị liệu: Siêu âm trị liệu, chiếu laser, điều trị điện xung,…nhiệt trị liệu (thermotherapy),… Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định đối với các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong ba tháng nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác). Chăm sóc đau thắt lưng hiệu quả tại nhà Đau lưng do căng cơ thường sẽ tự khỏi, nhưng bạn có thể thực hiện các lưu ý dưới đây để giảm cơn đau nhanh chóng và hiệu quả hơn: Áp dụng chườm lạnh khi xuất hiện tình trạng đau mỏi thắt lưng kèm với sưng đau. Còn sau đó, có thể áp dụng chườm nóng hoặc tắm nước ấm kết hợp với việc massage thường xuyên giúp kéo giãn cơ và dây chằng, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm đau nhức. Khi nằm, hãy nằm nghiêng, sau đó co đầu gối lên và kẹp một chiếc gối giữa hai chân. Nếu cảm thấy nằm ngửa sẽ thoải mái hơn thì bệnh nhân hãy đặt một chiếc gối hoặc cuộn một cái khăn dưới đùi để hạn chế tạo áp lực lên lưng. Tư thế ngủ giúp giảm đau thắt lưng - Ảnh: Bright Side Thực hành các bài tập hỗ trợ cho quá trình điều trị đau thắt lưng theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp đẩy nhanh quá trình cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả. Sống chung với bệnh đau thắt lưng (đau lưng dưới) Đau thắt lưng nói riêng và đau lưng nói chung đều cần có chế độ sống lành mạnh và những lưu ý trong sinh hoạt như: Tránh nằm nghỉ quá nhiều trên giường. Nếu bạn bị đau lưng, hãy vận động đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chấn thương chỉnh hình cho phù hợp với từng giai đoạn. Vận động giúp các cơ khoẻ, giảm được lắng đọng các chất đọng trong cơ, tuy nhiên khi đau cấp tính hoặc cơn đau cấp tính trên nền một tổn thương mãn tính thì không nên tập nhiều, mà nên nằm nghỉ ngơi. Nên nằm trên nệm cứng không nằm trên nệm lún không tốt đối với cột sống. Người đau thắt lưng không nên ngồi hay đứng quá lâu, nên thay đổi tư thế sau mỗi 60 phút, tập một vài động tác đơn giản để kéo giãn cột sống. Luôn chú ý điều chỉnh đúng tư thế trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao. Tập thể dục đều đặn giúp lưng khỏe mạnh và giảm khả năng bị đau lưng. (Lưu ý các bài tập phải phù hợp cho từng giai đoạn đau lưng, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình) Một số thực phẩm tốt cho người bị đau thắt lưng bao gồm: Trái cây họ cam quýt cùng những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao, các loại hạt và quả hạch, nghệ, gừng, thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, dầu cá, hạnh nhân, hạt óc chó… Đồng thời, cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Như vậy, đau thắt lưng cấp tính sẽ ít nguy hiểm hơn đau thắt lưng mãn tính và có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, thay đổi phong cách sống. Còn với các trường hợp đau thắt lưng mãn tính, bạn đọc nên chủ động thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp
bookingcare-vn-blog-3412
Bệnh thoái hóa khớp: Các triệu chứng điển hình và hướng dẫn điều trị Tình trạng thoái hóa khớp dễ xảy ra ở khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng,... Khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện, điều trị sớm dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, cứng khớp. Thoái hóa khớp là một bệnh lý về xương khớp phổ biến khi bước vào độ tuổi trung niên. Đối tượng mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam và ngày càng trẻ hóa. Thoái hóa khớp gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sớm với các bác sĩ Cơ Xương Khớp để có phương pháp điều trị phù hợp. Thoái hóa khớp là gì? Một số dạng thoái hóa khớp thường gặp Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp - bộ phận bao bọc tận cùng đầu xương ở các khớp có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc, tạo áp lực lên các khớp, khiến các xương có thể cọ xát trực tiếp với nhau. Tổng quan chung, khi thoái hóa khớp, tổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. Thoái hóa có thể xuất hiện ở một hay nhiều khớp trong cơ thể. Trong đó, các khớp xương dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối , khớp háng, khớp ngón và bàn tay, khớp đốt sống cổ, khớp cổ chân, bàn chân.... So sánh tình trạng khớp bình thường và khớp bị thoái hóa - Ảnh: cornerstonephysio.com 1. Thoái hóa khớp gối Khớp gối là một trong những khớp lớn của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng trong việc nâng đỡ cơ thể, điều khiển các cử động đi, đứng, gập, duỗi,... Do đó, đây là khớp rất dễ bị tổn thương và dễ bị thoái hóa. Người bệnh bị thoái hóa khớp gối sẽ gặp khó khăn trong đi lại, hoạt động, có triệu chứng đau khi đứng lên ngồi xuống, khi leo cầu thang,... 2. Thoái hóa khớp háng Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Ở thể nhẹ, thoái hóa khớp háng bắt đầu bằng những cơn đau sâu vùng đùi háng. Khi chuyển nặng, cơn đau có thể lan xuống đầu gối và toàn bộ chân. 3. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay Đây là chứng bệnh gây khó khăn trong việc cầm nắm và các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay. Các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó, các khớp ngón tay có thể hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong vẹo 4. Thoái hóa cột sống thắt lưng Đây là một trong những chứng thoái hóa thường gặp nhất. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy và thường diễn ra trong 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần nhưng âm ỉ kéo dài cả ngày và thỉnh thoảng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc nhiều. Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể chèn ép các rễ thần kinh gây đau lan tỏa xuống chân. 5. Thoái hóa đốt sống cổ Cột sống cổ là nơi nâng đỡ toàn bộ phần đầu, các đốt sống cổ hoạt động rất nhiều hàng ngày nên cũng dễ bị thoái hóa. Biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là cổ bị cứng, khó xoay chuyển kèm theo là đau cổ gáy, đau lan dần xuống vai và cánh tay, thỉnh thoảng có các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân,... 6. Thoái hóa khớp bàn chân, cổ chân Thoái hóa khớp ở bàn chân thường tác động vào gốc của ngón chân cái, có thể làm ngón này bị cứng lại hoặc cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn. 7. Thoái hóa khớp vai Thoái hóa khớp vai là tình trạng thoái hóa xảy ra ở phần sụn khớp của bả vai gây đau vùng bả vai và cánh tay, làm cản trở các hoạt động giơ tay lên hoặc nâng đỡ các đồ vật. Triệu chứng của thoái hóa khớp Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Đau khớp: Cơn đau thường âm ỉ và có khi thành cơn đau cấp khi vận động ở tư thế bất lợi. Đau nhiều khi co duỗi các khớp, giảm đau khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường đau nhiều về chiều tối,lúc nửa đêm hay khi thời tiết thay đổi. Cứng khớp: Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường sẽ giảm sau một vài phút vận động. Hạn chế vận động: Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên teo nhỏ hoặc yếu, gây khó vận động. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá hủy khớp. Biến dạng khớp: Thường không biến dạng nhiều như trong các bệnh khớp khác, biến dạng trong khớp do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Triệu chứng khác: Thoái hóa khớp còn có biểu hiện như teo cơ khi ít vận động, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, vùng khớp bị tổn thương sưng to do tràn dịch khớp. Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức - Ảnh: Canva Nguyên nhân gây thoái hóa khớp Có thể kể đến một số nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp như: Tuổi tác: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có xương khớp. Mặc dù không phải tất cả người lớn tuổi đều bị thoái hóa khớp. Chấn thương : Sau tổn thương do các bệnh lý Cơ xương khớp , các chấn thương do tai nạn, nghề nghiệp (gãy xương, đứt dây chằng,...) làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống,... Ngoài tuổi tác và các nguyên nhân thứ phát như chấn thương, một số yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng khả năng phát triển thoái hóa khớp bao gồm béo phì, tiểu đường, tăng cholesterol, giới tính và di truyền. Béo phì: là một yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp đầu gối . Ngoài việc làm quá tải các cơ chế chịu trọng lượng của cơ thể, các tác động chuyển hóa và gây viêm của bệnh béo phì đã được nghiên cứu là nguyên nhân gây ra viêm xương khớp. Bệnh tiểu đường và tăng lipid máu (lipid/cholesterol tăng cao): góp phần gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. Lượng đường trong máu tăng cao, cũng như cholesterol/lipid tăng cao, làm tăng các gốc tự do trong cơ thể, tình trạng stress oxy hóa này vượt quá khả năng phục hồi của sụn ở cấp độ tế bào. Kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng lipid máu rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp bên cạnh sức khỏe nói chung. Suy giảm estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh: làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối vì estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương, đặc biệt làm giảm stress oxy hóa cho sụn. Di truyền: những người sinh ra với các bệnh về xương khác hoặc các đặc điểm di truyền có thể dễ bị viêm xương khớp hơn. Ví dụ, bệnh Ehlers-Danlos, được đặc trưng bởi sự lỏng lẻo của khớp hoặc tình trạng tăng hoạt động của khớp, có thể góp phần gây thoái hóa khớp. Chẩn đoán thoái khóa khớp như thế nào? Thoái hóa khớp có thể được chẩn đoán bằng cách: Thăm khám lâm sàng, khai thác đầy đủ tiền sử, các triệu chứng Chụp X- quang: cho thấy sự thu hẹp khoảng cách giữa các xương trong khớp. Chụp X-quang cũng có thể cho thấy các gai xương xung quanh khớp Chụp cộng hưởng từ (MRI): cho hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm, kể cả sụn. Tuy nhiên, MRI thường không cần thiết để chẩn đoán thoái hóa khớp nhưng có thể giúp cung cấp thêm thông tin trong các trường hợp phức tạp Xét nghiệm: Xét nghiệm máu: mặc dù không có xét nghiệm máu về thoái hóa khớp, nhưng một số xét nghiệm có thể giúp loại trừ các nguyên nhân gây đau khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp ,... Phân tích dịch khớp: Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kim để hút chất lỏng từ khớp bị ảnh hưởng. Chất lỏng sau đó được kiểm tra tình trạng viêm và để xác định xem cơn đau của bạn là do bệnh gút hay nhiễm trùng,... Phương pháp điều trị thoái hóa khớp Thoái hóa khớp có chữa được không là băn khoăn của nhiều người? Cấu trả lời là không có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp, mục đích điều trị thoái hóa khớp là: Giảm đau khớp và cứng khớp đồng thời làm chậm sự tiến triển của bệnh Cải thiện chức năng vận động Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh Bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh bằng cách kết hợp phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ Cơ Xương Khớp sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa Việc dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc sinh học cho khớp,... theo chỉ định từ bác sĩ giúp làm giảm triệu chứng, giảm viêm do thoái hóa, làm chậm tiến trình của bệnh. Mặc dù nhiều loại thuốc này có sẵn ở dạng không kê đơn, nhưng người bệnh thoái hóa khớp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ nguy hiểm hoặc không mong muốn và/hoặc có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác đang sử dụng. Điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng Đối với những trường hợp thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng vật lý trị liệu. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập để tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp, tăng tính linh hoạt và giảm đau. Điều trị ngoại khoa Khi đau xương khớp không thể kiểm soát được bằng thuốc và cản trở các hoạt động bình thường, phẫu thuật có thể là một lựa chọn. Có 3 loại phẫu thuật được áp dụng, đó là: Phẫu thuật dự phòng nhằm lập lại tình trạng bình thường các khớp có nguy cơ bị thoái hoá như: trật khớp háng bẩm sinh, tiêu chỏm xương, nhuyễn sụn xương bánh chè, lệch trục đầu gối,… Phẫu thuật bảo tồn khi khớp chưa bị hư hỏng nặng, có thể sửa chữa đưa về điều kiện cơ học của chức năng bình thường Phẫu thuật thay thế trong trường hợp khớp quá hư hỏng, không thể phục hồi được, có thể thay thế từng phần, thậm chí toàn bộ khớp bằng khớp nhân tạo. Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp tại nhà Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần có chế độ ăn uống, chế độ tập luyện thể thao phù hợp. Tập luyện đều đặn và đúng cách là cách tốt nhất để nhanh chóng hồi phục khỏi thoái hóa khớp. Dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B,…) là rất cần thiết. Chế độ ăn lành mạnh không chữa trị triệt để thoái hóa khớp nhưng có thể giúp bạn khỏe mạnh và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tập thể dụng, tham gia các hoạt động vận động thể chất: Các chuyên gia khuyến cáo người lớn nên tham gia ít nhất 150 phút mỗi tuần vào hoạt động thể chất vừa phải. Mỗi phút hoạt động đều có giá trị và bất kỳ hoạt động nào cũng tốt hơn là không thực hiện. Người bệnh thoái hóa khớp nên ưu tiên thực hiện các bài tập, hoạt động vừa phải, tác động thấp như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp. Nếu cần thiết nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Người nhà nên động viên, trấn an bệnh nhân an tâm điều trị. Sống chung với bệnh thoái hóa khớp Thăm khám định kỳ: thăm khám định kỳ đóng vai trò quan trọng để kiểm soát thoái hóa khớp, kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Giảm cân: Đối với những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng như hông và đầu gối. Đạt được hoặc duy trì cân nặng hợp lý có thể giảm đau, cải thiện chức năng và làm chậm quá trình tiến triển của viêm khớp. Bảo vệ khớp: Chấn thương khớp có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm khớp. Chọn các hoạt động dễ dàng cho khớp như đi bộ, đi xe đạp và bơi lội. Những hoạt động tác động thấp này có nguy cơ chấn thương thấp và không vặn hoặc gây quá nhiều căng thẳng cho khớp. Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, người bệnh phải sống chung lâu dài với bệnh. Việc thăm khám, điều trị sớm là rất quan trọng để giảm đau khớp và cứng khớp đồng thời làm chậm sự tiến triển của bệnh
bookingcare-vn-blog-3416
Bệnh tiểu đường và những con số đáng báo động Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim,bệnh thần kinh, bệnh lý mắt và bệnh thận. Bệnh tiểu đường là gì? Với bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó tốt như bình thường. Bệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mãn tính (lâu dài) ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn biến thức ăn thành năng lượng. Cơ thể của bạn phân hủy hầu hết thức ăn bạn ăn thành đường (glucose) và giải phóng nó vào máu của bạn. Khi lượng đường trong máu của bạn tăng lên, nó báo hiệu tuyến tụy của bạn giải phóng insulin. Insulin hoạt động giống như một chiếc chìa khóa để đưa lượng đường trong máu vào các tế bào của cơ thể bạn để sử dụng làm năng lượng. Với bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó tốt như bình thường. Khi không có đủ insulin hoặc các tế bào ngừng phản ứng với insulin, sẽ có quá nhiều đường huyết tồn tại trong máu của bạn. Theo thời gian, điều đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận. Chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng giảm cân, ăn uống lành mạnh và năng vận động thực sự có thể giúp ích. Những điều khác bạn có thể làm để giúp đỡ: Uống thuốc theo toa. Được giáo dục và hỗ trợ về tự kiểm soát bệnh tiểu đường. Đặt và giữ các cuộc hẹn chăm sóc sức khỏe. Các loại bệnh tiểu đường Có ba loại bệnh tiểu đường chính: loại 1, loại 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường khi mang thai). Bệnh tiểu đường loại 1 Bệnh tiểu đường loại 1 được cho là do phản ứng tự miễn dịch (cơ thể tự tấn công do nhầm lẫn). Phản ứng này ngăn cơ thể bạn tạo ra insulin. Khoảng 5-10% những người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp 1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường phát triển nhanh chóng. Nó thường được chẩn đoán ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, bạn sẽ cần dùng insulin mỗi ngày để sống sót. Hiện tại, không ai biết làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1. Bệnh tiểu đường loại 2 Với bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể bạn không sử dụng tốt insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Khoảng 90-95% bệnh nhân tiểu đường thuộc tuýp 2. Bệnh phát triển trong nhiều năm và thường được chẩn đoán ở người lớn nhưng ngày càng nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng những thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như: Giảm cân. Ăn uống lành mạnh. Năng động. Tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển ở phụ nữ mang thai chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi em bé của bạn được sinh ra. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc sống. Em bé của bạn có nhiều khả năng bị béo phì khi còn nhỏ hoặc thiếu niên và phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc đời. Tiền tiểu đường Tại Hoa Kỳ, 96 triệu người trưởng thành hơn 1 trong 3 người bị tiền tiểu đường. Hơn 8 trong số 10 người trong số họ không biết mình mắc bệnh. Với tiền tiểu đường, lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2. Tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ. Nhưng có một tin tốt, nếu bạn bị tiền tiểu đường, chương trình thay đổi lối sống được CDC công nhận có thể giúp bạn thực hiện các bước lành mạnh để đảo ngược tình trạng này. Những con số về bệnh tiểu đường Hơn 37 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường và cứ 5 người thì có 1 người không biết mình mắc bệnh này. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tám ở Hoa Kỳ. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân số một gây suy thận, cắt cụt chi dưới và mù lòa ở người lớn. Trong 20 năm qua, số người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đã tăng hơn gấp đôi
bookingcare-vn-blog-3417
Xét nghiệm tiểu đường là xét nghiệm chỉ số gì Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm máu sau đây để xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường Bạn đang trên con đường dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2? Bạn sẽ cần phải kiểm tra lượng đường trong máu để biết chắc chắn liệu bạn có bị tiền tiểu đường hay tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc tiểu đường thai kỳ hay không. Việc kiểm tra rất đơn giản và kết quả thường có sẵn nhanh chóng. Tham gia cộng động " Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường " để nâng cao kiến thức bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp điều trị, kiểm soát bệnh tiểu đường tại nhà. Xét nghiệm bệnh tiểu đường Loại 1, Bệnh tiểu đường Loại 2 và Tiền tiểu đường Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm máu sau đây để xác định chẩn đoán: Kiểm tra A1C Xét nghiệm A1C đo lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 3 tháng qua. A1C dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7 đến 6,4% cho biết bạn bị tiền tiểu đường và 6,5% trở lên cho biết bạn bị tiểu đường. Kiểm tra đường huyết lúc đói Điều này đo lượng đường trong máu của bạn sau khi nhịn ăn qua đêm (không ăn). Mức đường huyết lúc đói từ 99 mg/dL trở xuống là bình thường, từ 100 đến 125 mg/dL cho biết bạn bị tiền tiểu đường và 126 mg/dL trở lên cho biết bạn bị tiểu đường. Kiểm tra dung nạp glucose Điều này đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống một chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ nhịn ăn (không ăn) qua đêm trước khi xét nghiệm và được lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng và kiểm tra lượng đường trong máu sau 1 giờ, 2 giờ và có thể là 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, mức đường huyết từ 140 mg/dL trở xuống được coi là bình thường, từ 140 đến 199 mg/dL cho biết bạn bị tiền tiểu đường và 200 mg/dL trở lên cho biết bạn bị tiểu đường. Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên Điều này đo lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm bạn đang thử nghiệm. Bạn có thể thực hiện bài kiểm tra này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn (không ăn) trước. Mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên và có kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều cho thấy bạn bị tiểu đường. Kết quả* Xét nghiệm A1C Xét nghiệm đường huyết lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên Bệnh tiểu đường 6,5% trở lên 126 mg/dL trở lên 200 mg/dL trở lên 200 mg/dL trở lên Tiền tiểu đường 5,7 – 6,4% 100 – 125 mg/dL 140 – 199 mg/dL N/A Bình thường Dưới 5,7% 99 mg/dL hoặc dưới 140 mg/dL hoặc dưới N/A Nếu bác sĩ cho rằng bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, máu của bạn cũng có thể được xét nghiệm để tìm các tự kháng thể (các chất cho thấy cơ thể bạn đang tự tấn công) thường có ở bệnh tiểu đường loại 1 nhưng không có ở bệnh tiểu đường loại 2. Bạn có thể xét nghiệm nước tiểu để tìm ceton (là chất độc được tạo ra khi cơ thể không sử dụng glucose mà sử dụng chất béo để đốt cháy năng lượng), điều này cũng cho thấy đa số biểu hiện bệnh tiểu đường loại 1 so với bệnh tiểu đường loại 2. Xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Bạn có thể sẽ được kiểm tra trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ. Nếu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ của bạn cao hơn (do có nhiều yếu tố rủi ro hơn), bác sĩ có thể kiểm tra bạn sớm hơn. Lượng đường trong máu cao hơn bình thường vào đầu thai kỳ có thể cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 chứ không phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm sàng lọc glucose Điều này đo lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm bạn đang thử nghiệm. Bạn sẽ uống một loại chất lỏng có chứa glucose, sau đó 1 giờ, máu của bạn sẽ được lấy để kiểm tra lượng đường trong máu. Kết quả bình thường là 140 mg/dL hoặc thấp hơn. Nếu mức của bạn cao hơn 140 mg/dL, bạn sẽ cần thực hiện bài kiểm tra dung nạp glucose. Kiểm tra dung nạp glucose Điều này đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống một chất lỏng có chứa 75 gram glucose. Bạn sẽ nhịn ăn (không ăn) qua đêm trước khi xét nghiệm và được lấy máu để xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng chứa 75 gram glucose và kiểm tra lượng đường trong máu sau 1 giờ, 2 giờ và có thể là 3 giờ sau đó . Kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng thai kỳ của từng sản phụ . Hỏi bác sĩ xem kết quả xét nghiệm của bạn có ý nghĩa gì. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị tiền tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ của bạn xem chương trình thay đổi lối sống được cung cấp thông qua Chương trình Phòng chống Bệnh Tiểu đường Quốc gia có sẵn trong cộng đồng của bạn hay không. Bạn cũng có thể tìm kiếm một chương trình trực tuyến hoặc trực tiếp. Bị tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn, nhưng việc tham gia chương trình có thể làm giảm nguy cơ của bạn tới 58% (71% nếu bạn trên 60 tuổi). Kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch điều trị chi tiết bao gồm các dịch vụ hỗ trợ và giáo dục tự kiểm soát bệnh tiểu đường và các bước cụ thể mà bạn có thể thực hiện để trở nên khỏe mạnh nhất
bookingcare-vn-blog-3418
Đau lưng bên trái: Triệu chứng, nguyên nhân, chăm sóc tại nhà Cùng tìm hiểu thông tin cần biết về triệu chứng đau lưng bên trái cùng những phương pháp chăm sóc tại nhà hiệu quả. Đau lưng bên trái là hiện tượng thường gặp khi đau lưng và có thể xảy ra với bất cứ ai. Vị trí đau có thể xuất hiện ở dưới bả vai lưng trái, đau thắt lưng trái, đau nửa lưng bên trái với mức độ từ âm ỉ đến dữ dội. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết hơn về đau lưng bên trái cùng những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị để có cách xử trí phù hợp khi bạn hoặc người thân không may gặp phải tình trạng này. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt nội dung bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn. Triệu chứng đau lưng bên trái Đau lưng bên trái là cảm giác đau vùng lưng dưới bên trái của cơ thể. Các loại đau lưng ở vị trí này rất đa dạng như đau nhói, đau buốt, đau châm chích. Tương tự, cường độ và tần suất đau thắt lưng bên trái ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Những điều này phụ thuộc lớn vào tình trạng sức khỏe, khả năng của cơ xương khớp và các bệnh nền khác. Đau lưng bên trái có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau và mỗi một phần sẽ liên quan tới các bệnh lý khác nhau. Có thể thấy các cơn đau thường gặp tại: Đau lưng trái dưới bả vai Đau lưng bên trái gần eo Đau lưng trái gần mông Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông Đau lưng bên trái phía dưới Đau nửa lưng bên trái Đau lưng bên trái có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau - Ảnh: Canva Nguyên nhân của đau lưng bên trái Đau lưng bên trái có thể xảy ra đột ngột và thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (cơn đau cấp tính). Loại đau này thường do chấn thương, chẳng hạn như bị ngã. Những cơn đau kéo dài hơn (cơn đau mãn tính) thường bắt nguồn từ tình trạng sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như viêm khớp , thoát vị đĩa đệm , đau thần kinh tọa ,... Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM), đau thắt lưng bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về cột sống hoặc phủ tạng như: Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm và bao xơ, chèn ép lên hệ thống thần kinh và dây chằng cạnh cột sống và gây ra các cơn đau nhức âm ỉ, đặc biệt tại vùng thắt lưng bên trái. Đau thần kinh tọa: Khi dây thần kinh tọa bên trái bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, lan xuống các chi, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Gai cột sống thắt lưng: Là tình trạng các mỏm gai xương thừa mọc ở rìa cột sống hoặc dây chằng vùng thắt lưng, gây ra các cơn đau nhức âm ỉ cả vùng thắt lưng bên trái và phải. Thoái hóa cột sống thắt lưng : Đặc trưng của bệnh là tình trạng các đốt sống thắt lưng bị thoái hóa, bào mòn, cọ xát với dây thần kinh và gây đau lưng trái âm ỉ. Bệnh về thận: Bệnh sỏi thận, viêm cầu thận hay suy thận… gây ra các cơn đau buốt từ lưng, bụng xuống cơ quan sinh dục, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, buồn tiểu liên tục. Hội chứng ruột kích thích : Gây ra các cơn đau bụng dưới lan tỏa ra cả vùng thắt lưng bên trái kèm theo các dấu hiệu khác như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy/táo bón. Bệnh phụ khoa: Phụ nữ mắc u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung… thường bị các cơn đau bụng dưới, đau lan tỏa ra vùng lưng giữa hoặc vùng thắt lưng bên trái, kèm theo chứng rối loạn kinh nguyệt. Xét nghiệm chẩn đoán đau lưng bên trái Tương tự xét nghiệm chẩn đoán đau lưng , để xác định nguyên nhân dẫn tới đau lưng bên trái, bác sĩ cơ xương khớp sau khi khám lâm sàng, kiểm tra vùng lưng kết hợp sờ nắn các vị trí gây đau thì có thể chỉ định một số phương pháp như sau: Chụp X-quang có thể giúp xác định xem các đốt sống có bị lệch hoặc cho thấy các tổn thương xương và mô khác hay không. Chụp cắt lớp vi tính (CT) Scan hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp CT xác định các vấn đề với đĩa đệm, dây chằng và cơ ở lưng. Một số xét nghiệm máu, nước tiểu,... khác có thể được tiến hành để xác định nguyên nhân gốc rễ, xem nhiễm trùng có thể góp phần gây ra cơn đau ở lưng trái hay không? Phương pháp điều trị đau lưng bên trái Tình trạng đau sau lưng bên trái có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nó không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, mà còn dễ chuyển biến thành mãn tính, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đặc biệt, nếu cơn đau lưng trái là dấu hiệu của những bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm tụy, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung … mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách điều trị ưu tiên với những cơn đau lưng bên trái vẫn là điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, tránh can thiệp, xâm lấn. Giảm đau với đau một bên cột sống cấp tính hiệu quả nhất là sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống theo phương pháp Judo của Nhật Bản hoặc Chiropractic của Mỹ. Điều chỉnh lại cột sống về đúng tư thế chuẩn mất 3 - 5 buổi, các triệu chứng đau sẽ biến mất mà không cần sử dụng thuốc. Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm đau và viêm. Các loại thuốc giãn cơ giúp giảm đau và co thắt cơ Các loại kem, thuốc xịt, miếng dán và gel giúp giảm đau tạm thời và cứng khớp Vật lý trị liệu: Bên cạnh các bài tập thì có thể ứng dụng các phương pháp siêu âm, kích thích điện và xoa bóp để giảm đau Nếu các phương pháp điều trị không xâm lấn không làm giảm đau lưng thì lúc này bác sĩ sĩ cân nhắc đến phẫu thuật. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của cơn đau. Cần lưu ý phẫu thuật là xâm lấn nặng nề cần đến bác sĩ chuyên khoa ở cơ sở tin tưởng, chỉ định mổ cũng như áp dụng phương pháp nào cần hết sức thận trọng. Chăm sóc đau lưng bên trái hiệu quả tại nhà Hạn chế hoạt động nặng và nghỉ ngơi trong thời gian đau lưng. Tuy nhiên, không nên nằm yên trong thời gian dài, hãy thực hiện những động tác giãn cơ đơn giản để giữ cho cơ thể linh hoạt. Tránh đứng hay ngồi một tư thế trong thời gian quá lâu Chườm túi lạnh vào vùng đau trong 10–15 phút, hai lần một ngày Massage nhẹ nhàng vùng lưng có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp. Thuốc giảm đau: có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đi đau và viêm. Điều chỉnh tư thế ngủ Mang giày thoải mái với bộ đệm gót chắc chắn Giàu dép cũng là một nguyên nhân có thể dẫn tới đau lưng - Ảnh: Canva Sống chung với đau lưng bên trái Những cơn đau lưng trái cấp tính có thể nhanh chóng chấm dứt nếu bạn đọc tuân thủ điều trị và chăm sóc đúng cách tuy nhiên những cơn đau mãn tính thì khác. Dưới đây lầ một số lưu ý để bạn đọc có thể sống chung với cơn đau lưng bên trái: Điều chỉnh hoạt động hàng ngày: Hãy tránh những hoạt động có thể làm tổn thương vùng lưng, đặc biệt là kéo, nâng nặng hoặc quẹo vùng lưng. Giảm tình trạng đặt áp lực lớn thường xuyên lên cột sống và vùng xương thắt lưng. Tập trung duy trì và tăng cường sức khỏe cơ lưng bằng cách tập thể dục. Thực hiện những bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bụng để giữ cho vùng lưng linh hoạt và ổn định. Luôn giữ tư thế thẳng, phụ nữ hạn chế đi giày cao gót giúp tạo sự ổn định cho vùng lưng Không nên nằm hoặc ngồi quá lâu, điều này sẽ khiến cơ lưng bị yếu đi, trì trệ Duy trì bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thực phẩm giàu omega-3, canxi, rau màu xanh đậm, trái cây. Hạn chế nội tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá… Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc và mang đến những thông tin hữu ích về đau lưng bên trái cho bạn đọc
bookingcare-vn-blog-3419
Đau lưng bên phải: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị Nguyên nhân của đau lưng bên phải có thể rất đa dạng, từ những chấn thương do tai nạn hoặc hoạt động thể chất, đến các vấn đề liên quan đến cột sống lưng, cơ bắp, hoặc các cơ quanh khớp. Bên cạnh đau lưng bên trái thì đau lưng bên phải là một tình trạng cơ xương khớp phổ biến mà rất nhiều người phải chịu đựng mỗi ngày. Đây là một tình trạng mà vùng lưng bên phải của cơ thể gặp khó khăn, gây ra cảm giác đau nhức hoặc khó chịu. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết về những cơn đau lưng bên phải để biết nguyên nhân cũng như tìm ra được những phương pháp điều trị hiệu quả. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn. Triệu chứng của đau lưng bên phải Đau lưng bên phải là tình trạng đau nhức âm ỉ xuất hiện ở vùng thắt lưng gần eo, gần dưới mông hoặc bả vai bên phải. Cơn đau thường đến và đi nhanh chóng nhưng cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng rồi lan rộng sang các vị trí khác bởi có sự liên kết của hệ thống dây thần kinh trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, phiền toái, nhất là khi cử động hoặc cúi gập người. Ngoài ra, tình trạng đau lưng bên phải còn có thể kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng khác, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được kiểm soát kịp thời: Nước tiểu đục, hoặc có máu, … Cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện. Phân có máu hoặc nhầy mũi. Nôn mửa. Chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đau vùng kín. Cơn đau dữ dội khiến cơ thể mất khả năng vận động. Đau lưng bên phải gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống - Ảnh: nortonhealthcare.com Nguyên nhân của đau lưng bên phải So với đau lưng bên trái thì nguyên nhân gây đau lưng bên phải đa dạng hơn, không chỉ là biểu hiện của bệnh lý cơ xương khớp mà còn có thể là các bệnh về hệ tiết niệu, sản phụ khoa, nam khoa. Các bệnh về cơ lưng hoặc cột sống: Thoát vị đĩa đệm: Do lão hóa hoặc hao mòn tự nhiên khiến các chất nhầy ở trong trung tâm đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài, sau đó chèn vào các dây thần kinh hoặc ống sống gây ra những cơn đau thắt lưng, đau lưng bên phải. Thoái hóa cột sống: Bệnh liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể, làm gia tăng áp lực lên các bộ phận xung quanh cột sống như: đĩa đệm, sụn khớp, dây thần kinh… gây đau thắt lưng bên phải, có thể lan xuống hông và hai chân. Đau lưng bên phải còn là biểu hiện của bệnh: đau thần kinh tọa, dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách, đau dây thần kinh liên sườn… Bệnh về hệ tiết niệu: hàng đầu phải kể tới các bệnh lý sỏi thân và sỏi niệu quản, mức độ khác nhau: sỏi đơn thuần: đau, tiểu buốt và rắt,…. nặng hơn có thể: tiểu máu, bí tiểu,... Biến chứng nặng hơn nữa là nhiễm trùng hệ tiết niệu: đái mủ, nhiễm trùng toàn thân,… và suy thận. Bệnh viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa đặc biệt là thể ruột thừa sau manh tràng… Ngoài ra có thể gặp áp xe ruột thừa,... Ở phụ nữ đau lưng bên phải có thể là do: Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung ở buồng trứng phải và ống dẫn trứng, nó gây kích thích cơ quan và mô xung quanh gây ra đau lưng dưới gần mông bên phải . Mang thai: Đau lưng 2 bên trái, phải là hiện tượng phổ biến trong suốt thai kỳ. Ở nam giới xoắn tinh hoàn cũng gây đau lưng phải do thừng tinh bị xoắn lại, dẫn đến lượng máu đến tinh hoàn bị giảm nghiêm trọng hoặc thậm chí bị mất hẳn dẫn tới hoại tử tinh hoàn. Đau lưng bên phải không chỉ là hậu quả của những bệnh lý. Trên thực tế có rất nhiều người không mắc phải bệnh lý nào dẫn đến đau lưng nhưng vẫn gặp phải những cơn đau lưng và đau lưng bên phải do các thói quen và chế độ sinh hoạt chưa phù hợp như: Thường xuyên vác vật nặng ở bên phải, ngồi lâu, ngồi nhiều, nằm ngủ sai tư thế, thức khuya… khiến nguy cơ tổn thương cột sống tăng cao. Do lão hóa tự nhiên: sự bào mòn, thoái hóa theo thời gian của các cơ xương khớp khi tuổi cao khiến tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên hơn. Do chấn thương, tai nạn: Những va đập, tác động mạnh lên vùng lưng bên phải, cột sống cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra. Xét nghiệm chẩn đoán đau lưng bên phải Trên thực tế, nếu đau lưng bên phải do mang thai hay chấn thương,… ở mức độ nhẹ thì sau vài ngày đến một tuần sẽ tự khỏi và có thể được kiểm soát tạm thời bằng cách chườm đá. Tuy nhiên, với các trường hợp đau lưng bên phải nặng hơn do có khối u cột sống, nhiễm trùng thận,… mà người bệnh chủ quan không chữa trị sớm thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Do vậy, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân dẫn đến cơn đau lưng bên phải. Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán đau lưng bên phải phổ biến: Chụp X-quang/ MRI/ CT: nhằm mục đích kiểm tra sự liên kết của xương và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở mô, cơ, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu, xương… Đo mật độ xương: Kỹ thuật này sử dụng tia X để đo mật độ xương nhằm kiểm tra xem bệnh nhân có mắc chứng loãng xương ở cột sống ngực hay không, vì đây là nguyên nhân khá phổ biến gây nên những cơn đau thắt lưng bên phải. Ngoài ra, tùy vào triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa, hoặc xét nghiệm chức năng thần kinh,... Phương pháp điều trị đau lưng bên phải Sau khi bác sĩ thực hiện các bài kiểm tra thể chất và kiểm tra hình ảnh để xác định nguyên nhân, có thể đưa ra chỉ định điều trị như sau: Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ kê đơn. Vật lý trị liệu đối với trường hợp căng cứng cơ bắp hoặc thoái hóa cột sống. Đặc biệt hiệu quả là phương pháp nắn chỉnh cột sống theo phương pháp Judo (Nhật bản) hoặc Chiropratic (Mỹ),... với các trường hợp đau cấp tính do căng cứng cơ. Phẫu thuật đối với trường hợp bị hẹp tủy sống, thoái hóa đĩa đệm… Điều trị chuyên biệt đối với trường hợp bị các bệnh lý khác như sỏi thận, xơ gan… Chăm sóc đau lưng bên phải hiệu quả tại nhà Với những cơn đau lưng phải cấp tính, do các chấn thương nhẹ, bạn đọc có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà như sau: Nghỉ ngơi sau các hoạt động gắng sức, xoa bóp giúp giảm áp lực lên cột sống, tuy nhiên tránh nằm hay ngồi một tư thế quá lâu. Chườm ấm có thể giúp thư giãn cơ lưng cột sống và dây thần kinh hỗ trợ lưu thông máu. Hoặc chườm lạnh có thể giúp giảm sưng đối với các cơn đau do chấn thương. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để làm giảm sự khó chịu từ cơn đau. Sống chung với bệnh đau lưng bên phải Đau lưng bên phải có thể được quản lý và điều trị hiệu quả thông qua sự kết hợp giữa các phương pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống và tư vấn y tế. Việc tập luyện thể dục và nằm, ngồi đúng cách cũng như sử dụng các phương pháp giảm đau an toàn có thể giúp cải thiện tình trạng lưng. Cụ thể: Giữ tư thế vận động đúng cách để không gây áp lực lớn lên cột sống. Nếu mang vác vật nặng cần thực hiện một cách từ từ, tránh đột ngột. Với những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng cần lưu ý ngồi đúng cách, tránh ngồi lâu một tư thế. Vận động cơ thể với cường độ phù hợp giúp máu lưu thông tốt hơn, gia tăng sức chịu đựng và sự linh hoạt của cơ xương khớp. Yoga là một phương pháp giúp phòng ngừa đau lưng bên phải hiệu quả mà bạn nên thử. Yoga là phương pháp vận động giúp cải thiện tình trạng đau lưng bên phải - Ảnh: wellcurve.in Có chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và canxi giúp hệ xương khớp chắc khỏe, đồng thời đẩy lùi nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Như vậy, trên đây là những thông tin về cơn đau lưng bên phải. Ngoài đau lưng bên phải, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về đau lưng nói chung hoặc đau lưng bên trái hoặc đau lưng giữa trong những bài viết tiếp theo của BookingCare
bookingcare-vn-blog-3420
Viêm khớp thái dương hàm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Bạn có các triệu chứng như đau hàm, khó mở miệng hay có tiếng khớp kêu lục cục khi há miệng,... có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý này trong bài viết dưới đây. Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý khá phổ biến. Tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng các cơn đau kéo dài dẫn đến ăn uống kém khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Nếu đang tìm hiểu triệu chứng hay mới được chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm có thể tìm thấy các thông tin về bệnh lý này trong bài viết dưới đây. Viêm khớp thái dương hàm là gì? Viêm khớp thái dương hàm hay rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là tình trạng ảnh hưởng đến khớp hàm, các cơ và dây chằng xung quanh, gây ra một số vấn đề, bao gồm đau hàm, đau đầu, khó mở và ngậm miệng. Khớp thái dương hàm kết nối xương hàm dưới với hộp sọ và giúp thực hiện các cử động như nhai, nói, nuốt. Triệu chứng viêm khớp thái dương hàm Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm khá khó để nhận biết vì dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác như đau đầu do bệnh lý tai mũi họng, bệnh nội thần kinh,... Bệnh thường tiến triển từ từ sau nhiều tháng thậm chí hàng năm các triệu chứng của bệnh mới phát tác rõ ràng. Tuy vậy, nên để ý đến các triệu chứng sau để thăm khám, nhận tư vấn và điều trị: Mỏi cơ khi ăn nhai há miệng. Đau vùng góc hàm, thái dương, vùng duới hàm. Đau có thể lan sang gáy, cổ, hay xuống dưới cánh tay. Đau trước tai, trong tai. Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục hoặc không há được, ăn nhai khó khăn, có thể đau các răng. Triệu chứng đau nhức hàm, khó mở miềng ở người bệnh viêm khớp thái dương hàm - Ảnh: Canva Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm khớp thái dương hàm, nó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Sau chấn thương vùng hàm mặt (gãy hoặc trật khớp hàm,...). Thói quen há miệng quá lớn (khi ăn nhai, ngáp,…). Nhai cắn 1 bên khiến hàm bị lệch. Sai khớp cắn (khi răng của bạn không khớp với nhau chính xác như bình thường). Tình trạng nghiến răng: Việc siết chặt răng hoặc mài răng vào nhau thường dễ khiến các cơ khớp thái dương hàm bị mỏi gây viêm. Căng thẳng stress: Áp lực, căng thẳng tâm lý dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, làm hình thành nên tật nghiến răng khi ngủ. Do các bệnh lý viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp gây co thắt cơ hàm,... Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm Để chẩn đoán bệnh viêm khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách sờ nắn và nghe cử động của vùng khớp thái dương hàm thông qua vận động há miệng, đưa hàm sang hai bên, tới lui,… Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp X quang, MRI, Conebeam,… để xác định mức độ bệnh. Điều trị viêm khớp thái dương hàm Tùy thuộc nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị cụ thể. Thông thường phương pháp điều trị sẽ là điều trị nội khoa giảm đau, giãn cơ, tập vật lý trị liệu như xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động hàm, đeo máng nhai. Sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Đeo máng nhai: máng nhai giúp giảm áp lực lên khớp bằng cách ngăn cản 2 hàm cắn chặt và tăng chiều cao hàm. Việc giảm áp lực lên khớp sẽ giảm viêm bao hoạt dịch, giảm hoạt động co thắt cơ gây hại và từ đó triệu chứng bệnh thuyên giảm. Vật lý trị liệu chủ yếu là giảm triệu chứng đau. Vật lý trị liệu bao gồm các biện pháp nhằm tăng tuần hoàn vùng khớp gồm có massage, chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại,... Bài tập vận động khớp thái dương hàm: Các bài tập vận động khớp thái dương hàm có thể sẽ giúp bạn giảm đau khớp thái dương hàm và cải thiện các cử động của cơ nhai, đồng thời giúp mở miệng dễ hơn. Lưu ý người bệnh nên tham khảo từ bác sĩ Nha khoa các bài tập phù hợp với tình trạng. Ở một số trường hợp, bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể tự cải thiện và giảm dần bằng việc tự chăm sóc hoặc điều trị nội khoa. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật hoặc thay thế khớp. Tuy nhiên đây là phương án cuối cùng khi mà các phương pháp khác không đem lại hiệu quả. Chăm sóc tại nhà điều trị viêm khớp thái dương hàm Trong điều trị viêm khớp thái dương hàm, việc điều trị, chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng. Lưu ý một số vấn đề sau: Chế độ ăn mềm, ví dụ: các món canh ninh hầm, cháo sữa, sinh tố trong 2 đến 4 tuần đầu. Không ăn đồ quá cứng - quá to - quá dai - quá nhiều. Tránh cử động mạnh như ngáp quá to, nhai kẹo cao su, không đưa hàm sang 2 bên. Nếu thực hiện các bài tập ở nhà, không được làm tổn thương thêm các cơ hàm. Khi có dấu hiệu đau tăng phải đi khám chuyên khoa càng nhanh càng tốt. Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp. Tuyệt đối không cắn chặt răng, nghiến răng khi ngủ. Từ bỏ thói quen cắn móng tay. Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Nếu có bệnh lý về răng hãy đi khám chuyên khoa Răng hàm mặt để được điều trị kịp thời. Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin để có kiến thức về bệnh lý cũng như kịp thời thăm khám, điều trị ở địa chỉ, bác sĩ uy tín
bookingcare-vn-blog-3422
Triệu chứng bệnh tiểu đường Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh tiểu đường nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu Kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh tiểu đường nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu: Đi tiểu nhiều, thường xuyên về đêm Khát nước Giảm cân không cần cố gắng Rất đói Nhìn mờ Tay hoặc chân bị tê hoặc ngứa ran Cảm thấy rất mệt mỏi Da rất khô Có vết loét lâu lành Bị nhiễm trùng nhiều hơn bình thường Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cũng có thể bị buồn nôn, nôn hoặc đau bụng. Các triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1 có thể phát triển chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng và có thể nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường loại 1 thường bắt đầu khi bạn còn là một đứa trẻ, thanh thiếu niên hoặc thanh niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 Các triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2 thường mất vài năm để phát triển. Một số người không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cả. Bệnh tiểu đường loại 2 thường bắt đầu khi bạn trưởng thành, mặc dù ngày càng có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh này. Vì các triệu chứng khó phát hiện nên điều quan trọng là phải biết các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2. Hãy chắc chắn đến bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ trong số đó. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường khi mang thai) thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ cho bạn trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ. Nếu cần, bạn có thể thực hiện các thay đổi để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé
bookingcare-vn-blog-3423
Tiền tiểu đường: cơ hội để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2 Tiền tiểu đường là gì? Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2. Khoảng 96 triệu người Mỹ trưởng thành, hơn 1 trong 3 người bị tiền tiểu đường. Trong số những người bị tiền tiểu đường, hơn 80% không biết mình mắc bệnh. Tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ. Tin tốt là nếu bạn bị tiền tiểu đường, Chương trình Phòng chống Bệnh Tiểu đường Quốc gia do CDC đứng đầu có thể giúp bạn thay đổi lối sống để ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2 và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường Insulin là một loại hormone do tuyến tụy của bạn tạo ra, hoạt động như chìa khóa để đưa đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, các tế bào trong cơ thể bạn không phản ứng bình thường với insulin. Tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn để cố gắng khiến các tế bào phản ứng. Cuối cùng, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và lượng đường trong máu của bạn tăng lên, tạo tiền đề cho tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Dấu hiệu & Triệu chứng Bạn có thể bị tiền tiểu đường trong nhiều năm nhưng không có triệu chứng rõ ràng nên thường không được phát hiện cho đến khi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện. Điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đối với tiền tiểu đường, bao gồm: Thừa cân hoặc béo phì Từ 45 tuổi trở lên Có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2 Hoạt động thể chất ít hơn 3 lần một tuần Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường khi mang thai) hoặc sinh con nặng hơn 9 cân Anh Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, có dấu gai đen Hút thuốc lá Chủng tộc và dân tộc cũng là một yếu tố: Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha/La tinh, người Mỹ gốc Ấn Độ, người các đảo Thái Bình Dương và một số người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Xét nghiệm đường huyết đơn giản Bạn có thể làm xét nghiệm đường huyết đơn giản để biết mình có bị tiền tiểu đường hay không. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn nên được kiểm tra. Phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2 Nếu bạn bị tiền tiểu đường, giảm một lượng nhỏ cân nặng nếu bạn thừa cân và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Giảm một lượng nhỏ cân nặng có nghĩa là khoảng 5% đến 7% trọng lượng cơ thể của bạn, chỉ 10 đến 14 pound (khoảng 4,5 - 6,5 kg) đối với một người nặng 200 pound (khoảng 90 kg). Hoạt động thể chất thường xuyên có nghĩa là đi bộ nhanh hoặc hoạt động tương tự ít nhất 150 phút mỗi tuần. Đó chỉ là 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần. Một chương trình thay đổi lối sống được cung cấp thông qua Chương trình Phòng chống Bệnh Tiểu đường Quốc gia do CDC lãnh đạo có thể giúp bạn thực hiện những thay đổi đó và khiến chúng gắn bó lâu dài. Thông qua chương trình, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tới 58% (71% nếu bạn trên 60 tuổi). Điểm nổi bật bao gồm: Làm việc với một huấn luyện viên được đào tạo để thực hiện những thay đổi lối sống thực tế và lâu dài. Khám phá cách ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất trong ngày của bạn. Tìm hiểu cách quản lý căng thẳng, duy trì động lực và giải quyết các vấn đề có thể làm chậm tiến độ của bạn. Nhận được sự hỗ trợ từ những người có cùng mục tiêu và thách thức
bookingcare-vn-blog-3424
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Có các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro mắc bệnh tiểu đường, bạn tham khảo nội dung bài viết để biết liệu mình có yếu tố rủi ro nào không để phòng tránh giảm thiểu nguy cơ. Bệnh tiểu đường loại 1 Bệnh tiểu đường loại 1 được cho là do phản ứng miễn dịch (cơ thể tự tấn công do nhầm lẫn). Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường loại 1 không rõ ràng như đối với tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2. Các yếu tố rủi ro đã biết bao gồm: Tiền sử gia đình: Có cha mẹ, anh, chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuổi tác: Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh này thường phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên hoặc thanh niên. Tại Hoa Kỳ, người Da trắng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 1 hơn người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha hoặc người La tinh. Hiện tại, không ai biết làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1. Bệnh tiểu đường loại 2 Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu bạn: Bị tiền tiểu đường. Béo phì (Châu Á >23 kg/m2; Châu Âu > 25kg/m2). Từ 45 tuổi trở lên. Có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hoạt động thể chất ít hơn 3 lần một tuần. Đã từng bị tiểu đường thai kỳ (tiểu đường trong thời kỳ mang thai) hoặc sinh em bé nặng hơn 9 cân Anh (trên 4 kg) Là người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha hoặc gốc La tinh, người Mỹ gốc Ấn Độ hoặc thổ dân Alaska. Một số người dân đảo Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á cũng có nguy cơ cao hơn. Nếu bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bạn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2 bằng những thay đổi lối sống đã được chứng minh. Chúng bao gồm giảm cân nếu bạn thừa cân, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Tiền tiểu đường Bạn có nguy cơ bị tiền tiểu đường nếu bạn: Thừa cân hoặc béo phì. Từ 45 tuổi trở lên. Có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hoạt động thể chất ít hơn 3 lần một tuần. Đã từng bị tiểu đường thai kỳ (tiểu đường trong thời kỳ mang thai) hoặc sinh em bé nặng hơn 9 cân Anh (trên 4 kg) Là người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha hoặc gốc La tinh, người Mỹ gốc Ấn Độ hoặc thổ dân Alaska. Một số người dân đảo Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á cũng có nguy cơ cao hơn. Bạn có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược tiền tiểu đường bằng những thay đổi lối sống đã được chứng minh. Chúng bao gồm giảm cân nếu bạn thừa cân, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Chương trình Phòng chống Bệnh Tiểu đường Quốc gia do CDC lãnh đạo có thể giúp bạn thực hiện những thay đổi lành mạnh có kết quả lâu dài. Tiểu đường thai kỳ Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường khi mang thai) nếu bạn: Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước. Đã sinh con nặng hơn 9 cân Anh (trên 4 kg) . Thừa cân. Trên 25 tuổi. Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bị rối loạn nội tiết tố được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Là người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh, người Mỹ da đỏ, người Alaska bản địa, người Hawaii bản địa hoặc người đảo Thái Bình Dương. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi bạn sinh con, nhưng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Em bé của bạn có nhiều khả năng bị béo phì khi còn nhỏ hoặc thiếu niên và phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc đời. Trước khi mang thai, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách thay đổi lối sống. Chúng bao gồm giảm cân nếu bạn thừa cân, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên
bookingcare-vn-blog-3425
Đau lưng giữa: Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh gì, cách điều trị Đau lưng giữa là triệu chứng phổ biến xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Song, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, triệu chứng này dễ tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Đau lưng giữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt, bệnh lý cơ xương khớp , chấn thương,... Triệu chứng này gây ra cảm giác đau đớn vùng lưng giữa, ảnh hưởng đến cả vùng lưng trên và lưng dưới, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Mặt khác, giống như đau lưng bên phải hay đau lưng bên trái , đau lưng giữa cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm khác. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan xem nhẹ tình trạng này mà cần thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nặng. Đau lưng giữa là gì? Đau lưng giữa là tình trạng đau nhức, khó chịu tại vùng lưng giữa, cụ thể là từ khu vực vùng cột sống ngực tới phần cuối cùng của khung xương sườn. Phần lưng giữa của cơ thể sẽ gồm đốt sống, tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, mạch máu, gân và dây chằng. Bất kỳ cấu trúc nào tại vùng lưng giữa bị tổn thương đều khiến người bệnh cảm thấy đau đớn với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Mỗi bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lưng giữa khác nhau. Dưới đây là những cảm giác thường gặp nhất: Đau hoặc khó chịu ở vùng giữa lưng, gần xương sườn. Cảm giác đau nhức, kéo dài hoặc cấp tính. Đau lan ra từ lưng xuống đùi hoặc chân. Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như nâng đồ nặng, ngồi hoặc đứng lâu. Cảm giác căng thẳng hoặc chuột rút ở cơ lưng. Hạn chế khả năng cử động hoặc uốn cong lưng. Ngoài ra, người bị đau lưng giữa có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như: Đỏ, nóng hoặc sưng ở lưng; đau vai, cổ hoặc hông. Đi kèm với cảm giác mệt mỏi, cơ thể phát sốt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ,... Bên cạnh đó, cột sống giữa có mối liên hệ chặt chẽ với khung xương sườn, bao bọc các cơ quan nội tạng. Trường hợp đau lưng giữa kèm theo một trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần mau chóng thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp uy tín: Đau ngực, căng tức lồng ngực. Khó thở hoặc thở gấp. Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Đau bụng dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến đau lưng giữa Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng giữa. Triệu chứng này có thể báo hiệu các bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như bệnh về cơ xương khớp hoặc các chấn thương tác động từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân chính: Bệnh lý về xương khớp Thoái hóa cột sống : Là một tình trạng mất chất đệm của các đĩa đệm trong cột sống. Điều này dẫn đến sự mòn và suy giảm chức năng của các khớp, gây ra đau và cảm giác cứng cỏi trong vùng cột sống. Viêm cột sống dính khớp : là bệnh viêm hệ thống mạn tính, đặc trưng bởi thương tổn ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi và thậm chí cả điểm bám gân. Căn bệnh này gây ra chứng đau thắt lưng hoặc vùng lưng – thắt lưng, có thể kèm theo hiện tượng cứng cột sống vào buổi sáng. Loãng xương : Gây ra tình trạng giảm mật độ xương, ảnh hưởng tới những dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa khiến người bệnh phải chịu những cơn đau lưng cấp. Đau thần kinh tọa Đau thần kinh tọa là do sự chèn ép các rễ thần kinh thắt lưng ở lưng dưới. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau lưng giữa dữ dội, cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ thắt lưng xuống đến chân. Chấn thương Tuy khu vực lưng giữa thường ít gặp chấn thương hơn so với cột sống cổ và cột sống thắt lưng, nhưng nguy cơ chấn thương vùng lưng giữa do té ngã từ trên cao, tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,... vẫn có thể xảy ra. Những chấn thương này có thể khiến bạn bị gãy xương, bong gân hoặc rách dây chằng, khiến vùng lưng giữa vô cùng đau đớn. Thừa cân, béo phì Thực tế, mức độ đau lưng nói chung tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể mỗi người. Nếu người bệnh đang trong trạng thái thừa cân so với chuẩn cân nặng thông thường thì nguy cơ bị đau lưng cũng sẽ tăng lên. Bởi hiện tượng thừa cân béo phì gây ra áp lực lớn cho hệ xương khớp. Chúng có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp, loãng xương, gây tổn thương khớp gối, cột sống, khiến người bệnh thường xuyên bị đau lưng giữa. Cong vẹo cột sống trong thời gian dài Vì nhiều lý do như ngồi sai tư thế, đi đứng bị nghiêng hẳn về một bên hay dồn lực quá nhiều về một phía, lâu dần dẫn đến cong vẹo cột sống . Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở vùng lưng giữa và rất khó để hoạt động như bình thường. Cong vẹo cột sống có thể nguyên nhân gây ra chứng đau lưng giữa - Ảnh: ortho-spine.com Phương pháp chẩn đoán đau lưng giữa Để xác định chính xác vấn đề bệnh lý dẫn đến chứng đau lưng giữa, các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ đưa ra một số chỉ định phù hợp: Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, lịch sử vận động và thói quen hoạt động của bệnh nhân như công việc hiện tại là gì, đang chơi môn thể thao gì, có cảm giác đau từ khi nào,... Kiểm tra tình trạng vận động của bệnh nhân: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các động tác vận động để kiểm tra độ linh hoạt của xương khớp. Kiểm tra phản xạ thần kinh: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một bài kiểm tra phản xạ thần kinh để đánh giá chức năng của tủy sống và các dây thần kinh. Thực hiện các chỉ định kiểm tra chuyên sâu như: chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI. Các chẩn đoán hình ảnh này có thể chỉ ra nguyên nhân gây đau lưng do chấn thương, thoái hóa, u xương hay tổn thương các mô quanh khớp. Phương pháp điều trị đau lưng giữa Tùy theo kết quả chẩn đoán bệnh lý, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp điều trị đau lưng giữa sẽ bao gồm: Sử dụng thuốc Trong quá trình điều trị chứng đau lưng giữa, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ hay tiêm steroid và bổ sung vitamin, các dưỡng chất để bồi bổ sức khỏe. Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng cơn đau mà bệnh nhân được chỉ định uống loại thuốc, thời gian và liều lượng thích hợp. Phẫu thuật lưng giữa Phẫu thuật được xem là phương pháp chữa trị đau lưng giữa hiệu quả nhất bởi phương pháp này can thiệp trực tiếp vào vùng lưng đau. Tuy nhiên, các ca phẫu thuật luôn đi kèm với rủi ro nên thường sẽ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp bệnh nhân bị đau lưng giữa nghiêm trọng mà các biện pháp điều trị khác không thể cải thiện được. Trường hợp kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị đau lưng giữa do các bệnh lý khác không phải cơ xương khớp như sỏi thận, tim mạch, ung thư,... bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác để giúp giảm bớt cơn đau lưng và các triệu chứng đặc trưng của từng loại bệnh. Các bài tập phục hồi chức năng, hỗ trợ giảm đau lưng tại nhà Cải thiện sức mạnh, độ bền và khả năng vận động của cột sống thông qua vật lý trị liệu là một cách để duy trì sức khỏe cột sống và giảm đau lưng giữa. Các chuyên gia về vật lý trị liệu sẽ tư vấn và thiết lập cho người bệnh một chương trình tập thể dục cá nhân nhằm cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cột sống. Chăm sóc hiệu quả đau lưng giữa tại nhà Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp y tế, bệnh nhân cần chú ý những điểm sau để chăm sóc hiệu quả sức khỏe bản thân tại nhà giúp giảm thiểu triệu chứng đau lưng giữa: Chườm đá lạnh khu vực giữa lưng để hỗ trợ giảm viêm sưng, sau đó khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh tiếp tục thực hiện chườm nóng để tăng cường lưu thông máu. Điều chỉnh lại độ cao của ghế, màn hình máy tính khi sử dụng để phù hợp với chiều cao của bản thân. Sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen và naproxen để hạn chế tình trạng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước. Tập một số bài tập nhẹ nhàng để kéo căng cột sống lưng, giảm đau thắt lưng và tăng cường sức mạnh cơ lưng. Tập một số bài tập nhẹ nhàng để kéo căng cột sống lưng giúp giảm đau thắt lưng - Ảnh: trungtamytethuduc.medinet.gov.vn Sống chung với đau lưng giữa Đau lưng giữa có thể xuất phát từ nhiều loại bệnh lý cũng như lối sinh hoạt chưa khoa học. Chính vì vậy, để tránh trường hợp tái lại và giảm mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đau nhức vùng lưng giữa tới sinh hoạt đời sống, bạn hãy thực hiện những lời khuyên sau đây để sống chung hiệu quả cùng bệnh: Lựa chọn bộ môn thể dục nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, xà đơn hoặc kép… Tập một số bài tập kéo căng nhóm cơ lưng và cơ bụng. Duy trì cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên cột sống, nhờ đó cải thiện các cơn đau nhức. Luôn chú ý nghỉ ngơi giữa các khoảng thời gian làm việc quá lâu ở một tư thế. Hãy đứng dậy đi lại hay vận động nhẹ các tư thế khác nhằm dẫn thông mạch máu, thư giãn các bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh dẫn như bàn tay, hông, cổ vai gáy… Hạn chế khuân vác hoặc nâng vật nặng để hạn chế tạo áp lực cho cột sống. Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng hóa cồng kềnh bạn hãy sử dụng công cụ hỗ trợ để làm giảm áp lực lên vùng lưng, hạn chế chấn thương. Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu canxi, photpho có chức năng quan trọng trong hình thành các tế bào xương, có thể kể đến như: sữa, cá, tôm, trứng gà, quả hạch, các loại đậu đỗ… Tối ưu không gian làm việc và sinh hoạt: Chuẩn bị các thiết bị giúp cột sống được vận động trong tư thế thoải mái nhất như ghế có giá đỡ lưng, nệm ngủ có độ đàn hồi vừa phải, sàn nhà luôn khô ráo và cầu thang lắp đặt tay vịn. Đau lưng giữa là triệu chứng thường gặp có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Dù không thể kiểm soát triệt để, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể nếu bạn chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp của bản thân từ sớm bằng thói quen vận động, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và can thiệp ngay các phương pháp điều trị để ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra
bookingcare-vn-blog-3426
Đau lưng dưới gần mông ở nữ là bệnh gì? Cần điều trị như thế nào? Nguyên nhân gây ra đau lưng dưới gần mông ở nữ rất đa dạng. Nó có thể xuất hiện trong giai đoạn kinh nguyệt hàng tháng nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý cơ xương khớp, sản phụ khoa nguy hiểm khác. Bên cạnh đau lưng bên trái , đau lưng bên phải , đau lưng dưới gần mông là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Cảm giác đau nhức kéo dài tại vùng lưng dưới (vùng xương cùng cụt), đặc biệt là gần mông gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất trong công việc. Cùng BookingCare tìm hiểu đau lưng dưới gần mông ở nữ là bệnh gì cùng những phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn. Triệu chứng đau lưng dưới gần mông ở nữ Đau lưng dưới gần mông ở nữ không phải là bệnh mà thường là triệu chứng đi liền với các bệnh về cơ xương khớp , sản phụ khoa,... Những cơn đau lưng dưới gần mông ở chị em thường xuất hiện kèm theo những triệu chứng sau: Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở phần thắt lưng (trên dưới cạp quần). Cảm giác đau đôi khi di chuyển từ thắt lưng xuống mặt sau của đùi, cẳng chân hoặc bàn chân. Cơn đau có thể kèm theo hiện tượng tê, ngứa ran hoặc co thắt, căng tức cơ ở thắt lưng, xương chậu và hông. Đau dữ dội hơn sau khi ngồi hoặc đứng quá lâu. Đau lưng dưới khiến người bệnh khó đứng thẳng, đi bộ hoặc chuyển từ đứng sang ngồi. Thông thường, cơn đau xuất hiện cấp tính sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tiến triển nặng, kèm theo nhiều triệu chứng như: đau dữ dội, tê, châm chích xuống vùng chân, ảnh hưởng sinh hoạt thì nên tới gặp bác sĩ cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị hiệu quả. Nguyên nhân của đau lưng dưới gần mông ở nữ Theo thống kê, nữ giới là đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp và cơ nhiều hơn so với nam giới, nguyên nhân rất đa dạng song có liên quan đến giới tính như: áp lực thai khi mang thai, thói quen ít vận động và thể thao, chế độ ăn uống,... Bên cạnh đó, đau lưng dưới gần mông ở nữ còn có thể đến từ những nguyên nhân bệnh lý sau: Bệnh phụ khoa Bệnh phụ khoa gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn, đau vùng lưng dưới gần mông kèm với các triệu chứng điển hình khác như: ra nhiều khí hư , khí hư bất thường, ngứa rát vùng âm đạo, vùng kín có mùi hôi,... Người bệnh cần đi khám phụ khoa để được tư vấn điều trị dứt điểm. Tình trạng đau lưng dưới gần mông ở nữ có thể xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong chu kỳ, lạc nội mạc tử cung xuất hiện với đau bụng dữ dội và thường là đau thắt lưng mãn tính. Ảnh hưởng của thai kỳ và kinh nguyệt Hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ đều gặp phải triệu chứng nhức mỏi xương khớp vùng lưng, trong đó có những cơn đau lưng dưới gần mông. Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh do ảnh hưởng của quá trình gây tê tủy sống hoặc áp lực khi dây chằng bị kéo dãn khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới gần mông hoặc hai bên gần xương cụt. Phụ nữ có thai thường xuất hiện những cơn đau lưng dưới gần mông - Ảnh: Canva Các bệnh lý cơ xương khớp khác Hội chứng cơ hình lê: Phụ nữ sẽ bị đau lưng dưới do co thắt ở cơ hình lê, là cơ lớn nằm sâu trong vùng mông. Chị em sẽ bị đau ở vùng mông và hông, đặc biệt là khi cử động hông, cũng như có thể bị đau khi ra khỏi giường và khi ngồi trong thời gian dài. Đau do co thắt cơ này liên quan tới tư thế làm việc lâu ngày, tư thế ngồi làm việc xấu. Rối loạn chức năng khớp cùng chậu ( bán trật khớp cùng chậu, viêm khớp cùng chậu, trượt đốt sống L5-S1, …): Các vấn đề về khớp cùng chậu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới gần mông ở nữ giới. Cơn đau tập trung ở lưng dưới và thường sẽ âm ỉ hoặc đau nhức nhưng có thể bùng phát, gây đau nhói xuống đùi. Đau có thể tăng lên khi ngồi hoặc cúi lưng làm nặng. Thoái hóa cột sống : Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ này phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh do lượng estrogen thấp làm thoái hóa các đĩa đệm cột sống và nới lỏng các dây chằng giữ các đốt sống với nhau, gây ra sự bất ổn định của cột sống. Xét nghiệm tìm nguyên nhân đau lưng dưới gần mông ở nữ Để chẩn đoán nguyên nhân bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới, bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm triệu chứng, thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác. Chẩn đoán nguyên nhân là phần quan trọng để từ đó điều trị cơn đau hiệu quả, triệt để. Tương tự với cách chẩn đoán đau thắt lưng hay đau lưng ở giữa , đau lưng dưới gần mông ở nữ cũng sẽ bao gồm các loại xét nghiệm máu, nước tiểu,... để loại trừ các bệnh có triệu chứng giống nhau cùng hoạt động chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang/ chụp CT/ chụp MRI) giúp quan sát kỹ càng những phần mô, xương, khớp bị tổn thương. Phương pháp điều trị đau lưng dưới gần mông ở nữ Để giảm thiểu và xóa bỏ những cơn đau lưng dưới gần mông ở nữ, chị em có thể tham khảo các hướng điều trị sau: Thuốc giảm đau và chống viêm: Thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đi cơn đau lưng dưới gần mông ở nữ. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Vật lý trị liệu: Các liệu pháp vật lý như massage, siêu âm, và xung điện có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp. Đại đa số các trường hợp đau lưng cấp tính, đặc biệt là co cơ hình quả lê, biện pháp nắn chỉnh cột sống Judo (Nhật) và Chiropractic (Mỹ) rất có hiệu quả sau 3-5 buổi điều trị. Các phương pháp khác như châm cứu, điện châm,... cũng có thể giảm nhưng chậm hơn. Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật: Nếu đau lưng dưới gần mông là do các vấn đề nghiêm trọng như thoái hóa đĩa đệm hoặc trượt đốt sống L5-S1, …. hoặc các vấn đề không phải do cột sống mà do bệnh lý cơ quan khác như: bệnh lý phần phụ, đại trực tràng, tiết niệu,... cần phải xử lý nguyên nhân đó. , Với đau cột sống , tuỳ mức độ bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các liệu pháp điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật. Chăm sóc đau lưng dưới gần mông ở nữ hiệu quả tại nhà Ngoài việc dùng thuốc đúng loại và liều lượng, chị em nên có chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý (không ngồi quá lâu một tư thế, nên vận động cơ thể giữa giờ làm việc, không ngồi làm việc sai tư thế…) để giảm áp lực lên lưng. Tư thế nằm phù hợp giúp cột sống lưng và thắt lưng nói riêng được thư giãn và nhanh hồi phục hơn. Để đạt được điều này, nếu nằm ngửa, bạn nên đặt gối dưới đùi; hoặc nếu nằm nghiêng, hãy kẹp gối mềm giữa 2 chân. Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm và đau chỉ áp dụng với chấn thương, còn chườm nóng áp dụng khi co cơ hoặc bệnh đau lưng mãn tính giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ thư giãn và giảm đau. Mỗi phương pháp, bạn nên thực hiện trong khoảng từ 15-20 phút, thực hiện cách nhau 2 giờ. Sống chung với đau lưng dưới gần mông ở nữ Những đối tượng có nguy cơ cao đối mặt với đau lưng dưới gần mông là phụ nữ đang mang thai, nhân viên văn phòng ngồi liên tục nhiều giờ và kéo dài, người lao động chân tay, nhất là mang vác nặng, người béo phì, phụ nữ bị bệnh lý về phụ khoa, bệnh xương khớp hoặc phụ nữ thường xuyên đi giày, guốc cao gót… Dựa theo những nhóm đối tượng trên, có một số lưu ý giúp chị em "sống chung" với đau lưng dưới gần mông như sau: Chị em nên lưu ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cung cấp đủ lượng can xi thích hợp trong chế độ ăn hàng ngày, ví dụ, trong bữa ăn mỗi tuần vài ba lần nên có thêm tôm, cua, tép… Thừa cân, béo phì là một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau thắt lưng dưới gần mông ở phụ nữ. Người bệnh ngoài tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, cần dành thời gian mỗi ngày để tập luyện tập dục cho cơ thể dẻo dai và nhanh lấy lại vóc dáng. Béo phì có thể là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau lưng dưới gần mông ở nữ - Ảnh: Canva Chị em tránh đi giày cao gót quá cao, trong thời gian dài liên tục, ưu tiên giày có chiều cao vừa phải, có đệm và hấp thụ sốc. Như vậy khi gặp những cơn đau gần mông do kinh nguyệt hoặc chấn thương nhẹ, chị em có thể tự điều trị, chăm sóc tại nhà bằng những phương pháp mà BookingCare có đề cập bên trên. Còn nếu những cơn đau cứ tái phát liên tục và xảy ra không rõ nguyên nhân thì nên chủ động thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để được tư vấn
bookingcare-vn-blog-3427
04 bước giúp bạn khỏe mạnh khi mắc bệnh tiểu đường Thực hiện theo bốn bước sau để giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường, tránh các biến chứng và sống lâu, năng động. Sử dụng bảng tính để theo dõi các mục tiêu và tiến độ của bạn. Để giúp người bệnh, người nhà tham khảo thông tin tin cậy, hữu ích trong chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường tại nhà, BookingCare chia sẻ tới bạn đọc cẩm nang " 4 bước Sống khỏe với bệnh Tiểu đường ". Tìm hiểu ngay! BƯỚC 1: Yêu cầu hỗ trợ từ bác sĩ Yêu cầu bác sĩ giới thiệu bạn đến các dịch vụ Giáo dục và Hỗ trợ Tự quản lý Bệnh tiểu đường. Các dịch vụ Giáo dục và Hỗ trợ bao gồm một nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn bạn cách giữ gìn sức khỏe và cách biến những gì bạn học được trở thành một phần thường xuyên trong cuộc sống của bạn. Các dịch vụ Giáo dục và Hỗ trợ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn về bệnh tiểu đường của mình, làm việc với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để nhận được sự hỗ trợ mà bạn cần và học các kỹ năng để tự chăm sóc bản thân. BƯỚC 2: Biết ABCs về bệnh tiểu đường của bạn Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về cách quản lý chỉ số ABC của bạn: A1C, huyết áp và cholesterol và cách bỏ hút thuốc. Những hành động này có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề về tiểu đường khác. A là xét nghiệm A1C A1C là xét nghiệm máu đo lượng đường trong máu trung bình của bạn trong 3 tháng qua. Nó khác với việc kiểm tra lượng đường trong máu mà bạn có thể làm mỗi ngày. Mục tiêu A1C đối với nhiều người mắc bệnh tiểu đường là dưới 7%. Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn xem mục tiêu của bạn là bao nhiêu. B là chỉ số huyết áp (Blood Pressure) Huyết áp là lực của máu tác động lên thành mạch máu của bạn. Nếu huyết áp của bạn quá cao, nó sẽ khiến tim bạn phải làm việc quá sức. Mục tiêu huyết áp của bạn phải dưới 130/80 trừ khi bạn có những vấn đề mà bác sĩ giúp bạn đặt mục tiêu khác. C là chỉ số CHOLESTEROL Có hai loại cholesterol trong máu của bạn: LDL và HDL. LDL hay cholesterol “xấu” có thể tích tụ và làm tắc nghẽn mạch máu của bạn. HDL hay cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol “xấu” khỏi mạch máu của bạn. Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn xem chỉ số cholesterol của bạn là bao nhiêu. Nếu các chỉ số của bạn không ở đúng vị trí của chúng, hãy hỏi xem bạn có thể làm gì để ổn định với chúng. S là về hút thuốc Hút thuốc làm tăng lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol. Nếu bạn bỏ hút thuốc, bạn sẽ giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thần kinh, bệnh thận, bệnh phổi và bệnh răng miệng. BƯỚC 3: Học cách chung sống tốt với bệnh tiểu đường. Học kỹ năng đối phó Đôi khi bị bệnh tiểu đường có thể quá sức chịu đựng. Nhưng có những điều bạn có thể làm để đối phó với bệnh tiểu đường và kiểm soát căng thẳng. Dành thời gian với bạn bè hoặc làm điều gì đó mà bạn thích chẳng hạn như làm vườn, đi dạo, làm việc theo sở thích hoặc nghe bản nhạc yêu thích của bạn. Yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cảm thấy buồn. Nói về cảm xúc của bạn với một cố vấn sức khỏe tâm thần, nhóm hỗ trợ, thành viên giáo sĩ, bạn bè hoặc thành viên gia đình, những người sẽ lắng nghe những lo lắng của bạn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy buồn trong hầu hết các ngày, bạn có thể bị trầm cảm. Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe, cố vấn tinh thần của bạn hoặc một số người khác mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn nhận được sự hỗ trợ mà bạn cần. Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh Làm việc với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để lập một kế hoạch ăn uống phù hợp với cuộc sống của bạn. Yêu cầu giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, người biết về bệnh tiểu đường và có thể giúp bạn tạo một kế hoạch bữa ăn cá nhân để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của bạn. Lưu giữ hồ sơ hoặc nhật ký ăn uống để theo dõi xem bạn đang thực hiện kế hoạch ăn uống của mình như thế nào. Lên kế hoạch trước. Lập kế hoạch thực phẩm của bạn mỗi tuần để bạn có những lựa chọn lành mạnh ở nhà. Khi bạn ra ngoài, hãy mang theo đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như cà rốt non, táo thái lát hoặc các loại hạt. Hỏi chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường, chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để được trợ giúp học các kỹ năng như đọc thông tin dinh dưỡng và nhãn mác, quản lý khẩu phần ăn và lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi đi ăn bên ngoài. Hãy hoạt động thể chất Đặt mục tiêu hoạt động thể chất trong 30 phút hầu hết các ngày trong tuần, có thể nghỉ 2 ngày/tuần nhưng không liên tục. Bắt đầu chậm bằng cách đi bộ 10 phút 3 lần một ngày. Mỗi tuần tập hai lần để tăng sức mạnh cơ bắp. Sử dụng dây căng, tập yoga hoặc làm vườn nặng nhọc như đào và trồng cây bằng dụng cụ. Biết phải làm gì mỗi ngày Uống thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn không đủ tiền mua thuốc hoặc nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày xem có vết cắt, vết phồng rộp, nốt đỏ và sưng tấy không. Gọi cho nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn ngay lập tức về bất kỳ vết loét nào. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để giữ cho miệng, răng và nướu khỏe mạnh. Hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn tần suất và thời điểm kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Theo dõi lượng đường trong máu của bạn và ghi lại các con số của bạn. Kiểm tra huyết áp của bạn nếu bác sĩ yêu cầu và ghi lại các chỉ số của bạn. Không hút thuốc. Nếu bạn đã hút thuốc, hãy nhờ giúp đỡ để bỏ thuốc. BƯỚC 4: Chăm sóc định kỳ để luôn khỏe mạnh Gặp nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn ít nhất hai lần một năm để phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vấn đề nào
bookingcare-vn-blog-3428
Giãn dây chằng cột sống lưng: Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh gì, cách điều trị Nếu bạn hoặc người thân đang gặp những vấn đề với giãn dây chằng cột sống thắt lưng thì đừng bỏ qua bài viết này. Theo dõi bài viết để cập nhật những kiến thức y khoa về giãn dây chằng thắt lưng. Dây chằng ở sống lưng là dải cơ bao quanh các đốt xương cột sống giúp cột sống được vững chắc chịu được sức nặng của cơ thể và linh hoạt khi vận động. Giãn dây chằng ở lưng thường gây đau lưng vì mất hoặc giảm độ vững cột sống. Để bù lại, các cơ cạnh sống và cơ xung quanh phải co cứng, là nguyên nhân gây nên đau cột sống. Bên cạnh đó, giãn dây chằng cột sống do chấn thương gây nên bong chỗ bám dây chằng ở cột sống gây nên đau giống như bong gân ở các khớp khác. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết về giãn dây chằng lưng cùng những nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị trong bài viết dưới đây. Triệu chứng giãn dây chằng lưng Người bệnh có thể đau và nhức mỏi đột ngột ở vùng cột sống thắt lưng. Đặc biệt nếu người bệnh càng vận động mạnh, ngồi lâu hay làm việc quá sức có thể khiến cơn đau tăng mạnh, gây khó khăn khi khom lưng, xoay người. Gọi là đau lưng cấp tính. Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ , cũng có đợt đau tăng do vận động sai tư thế đó là đau mãn tính. Đau thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, vận động, mang vác hay thực hiện các thao tác ảnh hưởng đến vùng lưng. Giãn dây chằng lưng có thể gây hạn chế trong quá trình vận động của bệnh nhân khi xoay người hay cúi gập đặc biệt là vào buổi sáng. Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh, những cơn đau nhức, tê buốt xương khớp càng nặng hơn và tần suất xuất hiện cũng tăng lên. Người bệnh thường thấy mệt mỏi, đau nhức, khó chịu toàn thân. Nguyên nhân giãn dây chằng lưng Giãn dây chằng lưng là một tình trạng tổn thương phổ biến trong đau lưng nói chung . Có một số nguyên nhân gây ra giãn dây chằng lưng, bao gồm: Tác động vật lý: Giãn dây chằng lưng thường xảy ra khi có tác động mạnh, bất ngờ lên vùng lưng hoặc do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... Nặng đồ và nâng vật nặng: Nâng đồ nặng cũng có thể là nguyên nhân gây ra giãn dây chằng lưng. Những công việc hoặc hoạt động thường xuyên liên quan đến nâng vật nặng không đúng cách có thể tạo áp lực lên vùng lưng, dẫn đến tổn thương. Tư thế sai lệch: Ngồi hoặc đứng lâu, đặc biệt là khi tư thế không đúng hoặc không được hỗ trợ đầy đủ, có thể làm gia tăng áp lực và căng thẳng lên cơ bắp và dây chằng lưng, gây ra giãn dây chằng. Mang thai: Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra hormone relaxin nhằm hỗ trợ khung chậu giãn nở để thích nghi với quá trình lớn lên của tử cung trong bụng. Nếu các cơ và dây chằng không đủ sức đảm bảo sự giãn nở có thể gây nên tình trạng căng cơ làm giãn dây chằng lưng. Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực cột sống thắt lưng khiến dây chằng ở vùng này bị kéo giãn. Tuổi tác: Lớn tuổi có thể làm giảm độ đàn hồi của dây chằng và khiến chúng dễ bị giãn khi tác động vật lý. Các yếu tố bệnh lý: Một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp,... có thể làm cho dây chằng lưng dễ bị tổn thương hơn. Xét nghiệm chẩn đoán giãn dây chằng lưng Thông thường, dựa vào các triệu chứng đau hoặc khai thác tiền sử bệnh lý và sinh hoạt hàng ngày các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu. Để chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu như: Chụp X-quang: Tìm kiếm các nguyên nhân gây tổn thương xương: gãy xương, hoặc các tổn thương dây chằng gián tiếp thông qua mảnh xương nhỏ bong ra từ vị trí bám của dây chằng.,... Chụp Cộng hưởng từ (MRI): thấy được vị trí tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh để xác định cụ thể nguyên nhân Phương pháp điều trị giãn dây chằng lưng Giãn dây chằng lưng nếu không được điều trị sớm và đúng tình trạng bệnh sẽ càng tiến triển xấu hơn, rất khó chữa. Thông thường ở mức độ nhẹ, giãn dây chằng lưng có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khi áp dụng các chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Ở một số bệnh nhân bị tổn thương nặng, thì cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớ p. Tùy thuộc vào tình trạng giãn dây chằng mà các bác sĩ áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau, thời gian hồi phục có thể mất 1 - 2 tháng theo phương pháp kinh điển, nhưng cũng có thể là 3 - 4 buổi nắn chỉnh Judo hoặc Chiropratic. Phương pháp điều trị giãn dây chằng lưng như thế nào sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân,... Tuy nhiên, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa nếu dây chằng chỉ giãn ở mức độ nhẹ, có thể phục hồi. Can thiệp ngoại khoa trong giãn dây chằng lưng rất hiếm, ngay cả khi đã biết có bong dây chằng trước sống hoặc dây chằng liên gai. Chỉ định mổ trong chấn thương chỉ đặt ra khi cột sống mất vững. Còn đa số sẽ chỉ định mổ khi đau mãn tính nhiều năm lúc đó các giãn dây chằng đã thành cố tật, gây nên hẹp lỗ tiếp hợp hoặc thoát vị đĩa đệm,... Ngoài ra bệnh nhân có thể tham khảo một số liệu pháp điều trị khác như kéo giãn cột sống, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung, kết hợp châm cứu,... để điều trị đau lưng do giãn hoặc đứt dây chằng thắt lưng. Đặc biệt gần đây phương pháp tác động vào cột sống như nắn chỉnh theo phương pháp Judo của Nhật, hoặc Chiropratic của Mỹ rất hiệu quả với các tổn thương cấp tính hoặc đợt cấp trong tổn thương giãn dây chằng mãn tính. Chăm sóc giãn dây chằng lưng hiệu quả tại nhà Bệnh nhân cần hạn chế vận động mạnh mà hãy nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt tổn thương đến dây chằng, giảm được cơn đau. Tuy nhiên không nên nằm im một chỗ, ngồi quá lâu mà cũng cần đi lại, xoa bóp nhẹ các khớp. Nếu nằm nhiều thì các mạch máu, cơ và dây chằng bị chèn ép sẽ gây đau nhiều hơn. Chườm lạnh: Sử dụng nước đá ở 4 độ C, chườm vào vị trí đau khoảng 30 phút, giúp co cơ và dây chằng, đồng thời có tác dụng giảm đau nhanh. Không nên chườm trực tiếp, nên chườm qua tấm vải mỏng hoặc khăn mặt. Chườm lạnh chỉ nên dùng sau chấn thương. Ngoài uống thuốc, khi chữa giãn dây chằng lưng, bạn nên kết hợp với phương pháp xoa bóp, massage. Theo y học cổ truyền, phương pháp này sẽ giúp điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tắc nghẽn hiệu quả. Nhờ đó mà giảm đau do giãn dây chằng lưng rất tốt. Yoga là liệu pháp tập luyện rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là điều trị giãn dây chằng cột sống lưng. Đối với những người bị đau lưng, tập yoga sẽ giúp cải thiện cơ bắp, thư giãn xương khớp và dây chằng, giúp cơ thể linh hoạt và dẻo dai. Từ đó cải thiện tình trạng giãn dây chằng ở lưng. Chỉ luyện tập sau khi đã hết đau hoàn toàn và có ý kiến của bác sĩ chỉ định. Phương pháp nắn chỉnh Judo (Nhật) và Chiropractic (Mỹ) rất có hiệu quả trong đau lưng cấp tính. Tập yoga giúp cải thiện đáng kể cơn đau do giãn dây chằng lưng - Ảnh: Canva Sống chung với giãn dây chằng lưng hiệu quả Giữ đúng tư thế khi ngồi và đứng, không vận động xoay vặn người đột ngột. Không mang vác vật nặng quá sức, Nên có sự trợ giúp khi nâng vật nặng. Khi nhấc vật nặng khỏi mặt đất cần chọn tư thế phù hợp, không cúi người, khom lưng khi nhấc vật nặng vì dễ làm dây chằng cột sống bị tổn thương. Thường xuyên tập thể dục, các bài tập tăng cường giúp cột sống ổn định như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh không gây căng thẳng cho lưng. Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D, K, E. Từ bỏ thói quen hút thuốc bởi đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ cứng khớp, gây đau thắt lưng dưới và rối loạn thoái hóa đĩa đệm. Tránh các tình huống căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái. Như vậy trên đây là những thông tin cần biết về giãn dây chằng lưng. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, hỗ trợ bạn đọc trong quá trình điều trị
bookingcare-vn-blog-3429
Viêm khớp gối là gì? Triệu chứng điển hình, cách điều trị Tình trạng bệnh viêm khớp gối gây nên triệu chứng đau, sưng và cứng khớp. Các triệu chứng viêm khớp gối có thể tiến triển nhanh hoặc tiến triển chậm trong vài năm, điều quan trọng là người bệnh cần tuân theo chỉ định điều trị, thăm khám định kỳ. Vùng xương đầu gối do chịu nhiều lực tác động, lại phải hoạt động nhiều nên là một trong những vị trí dễ tổn thương, trong đó có mắc các bệnh lý viêm khớp . Có nhiều phương pháp điều trị với mục đích giảm các triệu chứng của viêm khớp đầu gối và ngăn ngừa tổn thương thêm. Cụ thể mời bạn đọc theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết. Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối là tình trạng viêm và thoái hóa của sụn khớp gối. Khớp gối gồm 3 xương tạo thành: Xương đùi ( xương đùi). Xương ống chân (xương chày). Xương bánh chè (xương bánh chè). Sụn ​​là lớp phủ trơn trên các đầu xương đóng vai trò như một lớp đệm, giúp các xương không cọ xát với nhau và cho phép đầu gối uốn cong, duỗi thẳng một cách trơn tru. Sụn ​​đầu gối bao phủ phần cuối của xương đùi (xương đùi), đỉnh của xương ống chân (xương chày) và mặt sau của xương bánh chè. Khi sụn mòn đi, khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp lại. Trong bệnh viêm khớp tiến triển, có thể hình thành các vết cọ xát trên xương và gai xương (vết sưng trên xương). Cấu tạo khớp gối và viêm khớp gối - Ảnh: my.clevelandclinic.org, prairie-ortho.com Các loại viêm khớp gối Có nhiều loại viêm khớp khác nhau , nhưng dễ ảnh hưởng đến đầu gối nhất là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp sau chấn thương. Thoái hóa khớp gối : là hiện tượng hao mòn và mất dần sụn khớp, sụn bị phá vỡ dẫn đến đau và viêm. Đây là dạng viêm khớp gối phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng đến các khớp khác. Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh ở một số khớp của cơ thể, bao gồm cả đầu gối. Điều này gây viêm màng hoạt dịch, bao quanh khớp gối. Các tế bào viêm giải phóng các chất bào mòn sụn khớp gối theo thời gian. Viêm khớp gối sau chấn thương: Tiền sử chấn thương hoặc chấn thương ở đầu gối có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm khớp. Tổn thương dây chằng đầu gối làm cho khớp kém ổn định theo thời gian, có thể dẫn đến bào mòn sụn. Triệu chứng viêm khớp gối Dấu hiệu viêm khớp ở đầu gối có thể bao gồm: Đau ở đầu gối , có thể thấy đau gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đau có thể trở nên nặng hơn do một số cử động và bài tập nhất định, bao gồm đi bộ hoặc đứng lâu. Cứng khớp gối, nhất là vào buổi sáng, gây khó khăn khi gập và duỗi thẳng đầu gối. Tình trạng sưng, viêm khớp. Vùng da ở đầu gối có thể đỏ tấy, sờ vào thấy ấm nóng. Nghe tiếng lạo xạo hoặc tiếng lục khục phát ra khi di chuyển. Những triệu chứng này có thể xảy ra khi bị mất dịch khớp và sụn khớp bị bào mòn. Đầu gối yếu: thường là kết quả của việc giảm hoạt động và dẫn đến teo cơ tứ đầu hoặc cơ gân kheo. Viêm khớp gối có thể làm giảm mức độ di chuyển của người bệnh, khiến khớp thậm chí yếu hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Tuy không gây tử vong nhưng viêm khớp gối có ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Bên cạnh đó, các triệu chứng đau, cứng khớp, sưng viêm,... cũng khiến bệnh nhân gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, mệt mỏi, khó ngủ, giảm sự tập trung và năng suất làm việc. Nguyên nhân gây viêm khớp gối Tuổi tác: Viêm xương khớp là một tình trạng thoái hóa. Càng lớn tuổi, sụn khớp gối càng dễ bị thoái hóa. Di truyền: Các khuyết tật khớp nhẹ hoặc khớp lỏng lẻo và các khuyết tật di truyền có thể góp phần gây viêm xương khớp ở đầu gối. Thừa cân: Thừa cân hoặc béo phì gây căng thẳng cho đầu gối theo thời gian. Chấn thương: Chấn thương nghiêm trọng hoặc chấn thương lặp đi lặp lại ở đầu gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp nhiều năm sau đó. Các công việc và môn thể thao đòi hỏi các chuyển động thể chất lặp đi lặp lại gây căng thẳng cho đầu gối có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Giới tính: Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn nam giới. Kích hoạt tự miễn dịch: Mặc dù nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, nhưng các tác nhân gây ra các bệnh tự miễn dịch vẫn là một lĩnh vực đang được nghiên cứu tích cực. Các dị tật khớp gối và chân vòng kiềng tạo áp lực cao hơn bình thường lên một số phần của khớp gối và có thể làm mòn sụn ở những vùng đó. Ảnh hưởng của các tình trạng sức khỏe khác: Những người mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao,... và thiếu vitamin D có nhiều khả năng bị viêm xương khớp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý viêm khớp gối - Ảnh: Canva Chẩn đoán viêm khớp gối Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm và quy trình chẩn đoán sau đây để xác định xem người bệnh có bị loại viêm khớp gối nào hay không: Thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử, kiểm tra thể chất Xét nghiệm máu: các dấu hiệu di truyền hoặc kháng thể RA Chụp X-quang để xác định mất sụn ở đầu gối. Mặc dù không thể nhìn thấy sụn trên X-quang, nhưng việc thu hẹp không gian khớp giữa các xương cho thấy sụn bị mất. X-quang còn cho thấy gai xương và u nang, có thể do viêm xương khớp gây ra. Chọc hút dịch khớp gối: thủ thuật đưa kim vào trong bao hoạt dịch để hút ra dịch khớp giúp xác định chẩn đoán khi nguyên nhân của viêm khớp chưa được biết rõ. Các chẩn đoán hình ảnh khác như chụp MRI hoặc CT * Lưu ý : Trong quá trình thăm khám thực tế, tùy trình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp. Cách điều trị viêm khớp gối như thế nào? Nhìn chung, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp, giai đoạn bệnh, tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các yếu tố khác. Mặc dù không thể đảo ngược tình trạng sụn bị bào mòn, nhưng có nhiều cách để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương thêm. Phương pháp điều trị nội khoa Sử dụng thuốc và thuốc tiêm. Chẳng hạn như tiêm H.A axit hyaluronic là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, giúp giảm đau, tăng cường khả năng vận động và bảo vệ sụn khớp. Nẹp đầu gối: giúp khớp ổn định hơn, hỗ trợ giảm đau xương bánh chè, cải thiện khả năng vận động. Vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh và phạm vi chuyển động. Trong điều trị các bệnh lý Cơ xương khớp , vật lý trị liệu thường được kết hợp với việc dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Phẫu thuật viêm khớp gối Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để duy trì khả năng hoạt động của khớp gối, chẳng hạn như: Phẫu thuật nội soi lấy bỏ tổ chức viêm, vá lại sụn hỏng Thay khớp gối: bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư và tái tạo bằng vật liệu nhân tạo. Phẫu thuật này sẽ giúp tránh tình trạng các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển, hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh, đồng thời sửa chữa các biến dạng của khớp, trục chi. Tuy nhiên đây là phương án điều trị cuối cùng nếu khớp đau, biến dạng, không đáp ứng điều trị nội khoa. Chăm sóc bệnh viêm khớp gối hiệu quả tại nhà Trong quá trình chữa trị viêm khớp gối, chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, vận động rất quan trọng. Bạn đọc có thể tham khảo một số lưu ý sau khi chăm sóc, điều trị bệnh tại nhà: Bổ sung dưỡng chất và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp: trong bữa ăn hàng này, người nhà, người bệnh có thể lưu ý sử dụng các thực phẩm như: Ăn nhiều trái cây và rau củ: Đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tổn thương. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau như: táo, hành tây, hẹ tây và dâu tây,... Bổ sung Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá mòi,... Tăng tường vitamin C: Vitamin C xây dựng collagen và mô liên kết, giúp xương chắc khỏe. Một số loại rau quả có hàm lượng vitamin C cao như trái cây họ cam, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải,... Tập thể dục với bài tập, cường độ tập phù hợp Hạn chế mang vác vật nặng Giữ tư thế thẳng trong sinh hoạt, lao động Đối với các tình trạng viêm khớp gối, phải sống chung lâu dài với bệnh, tuân theo chỉ định điều trị từ bác sĩ, kết hợp với chăm sóc tại nhà và thăm khám định kỳ là điều quan trọng. Hy vọng những chia sẻ về chứng viêm khớp gối trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho người nhà, người bệnh
bookingcare-vn-blog-3430
Đau cột sống lưng: Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh gì, cách điều trị? Đau cột sống lưng là một tình trạng phổ biến, bao gồm một loạt các vấn đề y tế liên quan đến cột sống lưng và các cấu trúc liên quan xung quanh, như cơ, gân, dây thần kinh và đĩa đệm. Đau cột sống lưng là một tình trạng đau hoặc khó chịu xuất hiện trong khu vực cột sống lưng (thường từ cổ đến hông). Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhất là người già. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị của đau cột sống lưng. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TS.BS Cơ xương khớp Hoàng Ngọc Sơn. Triệu chứng của đau cột sống lưng Đau cột sống lưng là hiện tượng đau ở cột sống lưng, có thể là những cơn đau cấp tính (đau một cách đột ngột, kéo dài vài tuần), cũng có thể là mạn tính (tiến triển theo một quá trình, kéo dài tới vài tháng) và tại bất cứ vị trí nào trên cột sống cũng có thể gặp, chẳng hạn: cột sống cổ, lưng, thắt lưng hay cùng cụt, một bên hoặc trái, hoặc phải. Các cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài, cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát hoặc đau dữ dội. Một số trường hợp còn đau lan xuống vùng xương chậu, các chi hoặc gây tê bì chân tay. Theo các thống kê, nghiên cứu, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với nam giới. Người cao tuổi thường gặp hơn người trẻ tuổi. Phụ nữ có nguy cơ cao bị đau cột sống lưng hơn nam giới - Ảnh: trungtamytequan6.medinet.gov.vn Nguyên nhân của đau cột sống lưng Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp và không quá nguy hiểm như căng cơ, giãn dây chằng, phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên, hoặc do chế độ sinh hoạt, lao động hàng ngày ở tư thế không tốt cho cột sống. Đau cột sống lưng còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau: Thoát vị đĩa đệm: Giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy đau vùng thắt lưng hoặc vùng cổ - vai gáy âm ỉ, theo thời gian mức độ đau ngày càng tăng và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Thoái hóa cột sống: Đau cột sống do thoái hóa xảy ra khi tuổi tác càng cao. Lúc này, cấu trúc cột sống đã suy yếu, làm cho đĩa đệm mất nước, xơ hóa dây chằng và hao mòn sụn mô, dẫn đến đau thắt lưng dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Gai cột sống: thoái hóa cột sống nặng, sẽ kích thích gai xương phát triển, gây ra chèn ép rễ thần kinh, khiến lưng bị đau nhức hoặc rối loạn chức năng thần kinh. Viêm khớp : Đây là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài, đặc trưng bởi tình trạng đau cột sống thắt lưng, tổn thương khớp cùng chậu, khớp chi dưới hoặc khiến đốt sống dính lại (viêm cột sống dính khớp), cản trở vận động. Hẹp ống sống: Khi ống sống thu hẹp so với bình thường sẽ dẫn đến chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh, chủ yếu gây đau cột sống lưng, hoặc đau nhức ở mông, đùi, chân (triệu chứng của đau dây thần kinh tọa ). thường là hậu quả của thoát vị đĩa đệm, vôi hoá dây chằng vàng, … Nếu mắc các bệnh như: thận, phụ khoa, phình động mạch,... cột sống lưng cũng có thể bị đau. Xét nghiệm chẩn đoán đau cột sống lưng Nếu đau cột sống không thuyên giảm sau 1 - 2 tuần, đồng thời mức độ đau ngày càng tăng lên, đi kèm các dấu hiệu như mất cảm giác hai chân, vùng lưng căng cứng, khó đứng thẳng hoặc rối loạn kiểm soát tiểu tiện, người bệnh nên chủ động đi khám để được bác sĩ cơ xương khớp xem xét, chẩn đoán tình trạng đau cột sống lưng. Tại đây, bác sĩ khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, kiểm tra tầm vận động cột sống và kết hợp chụp XRay, CT hoặc MRI để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau. Phương pháp điều trị đau cột sống lưng Đối với cơn đau cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh cần nghỉ ngơi và kết hợp massage tại nhà. Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và tìm hiểu rõ các tác dụng phụ của thuốc. Đối với cơn đau cột sống ở mức độ nặng và đe dọa đến khả năng vận động, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống là một trong những biện pháp tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Do đó bệnh nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này. Chăm sóc đau cột sống lưng hiệu quả tại nhà Tương tự như đau lưng giữa , đau lưng bên trái hay đau lưng dưới , đau cột sống lưng cũng có thể thuyên giảm ngay tại nhà nếu có chế độ chăm sóc hợp lý. Thay đổi một số điểm trong đời sống để chăm sóc và điều trị tình trạng đau cột sống lưng: Thay đổi thói quen ra khỏi giường khi ngủ dậy: Thay vì ngồi bật dậy ngay, bạn nên nằm lại khoảng 1 tới 2 phút để thư giãn các cơ sau một đêm. Sau đó, nghiêng người, chống tay xuống giường, từ từ nâng cơ thể dậy rồi mới đặt chân xuống đất. Điều này không chỉ giúp tránh co rút cơ mà còn có thể phòng ngừa đột quỵ, nhất là với những người có bệnh lý huyết áp, tim mạch. Tắm bằng nước ấm: Có thể giúp cơ thể được thư giãn, máu được lưu thông, xoa dịu cơ thể và các cơn đau. Nằm ngửa: Là tư thế nằm đúng nhất, đảm bảo cho cột sống và khung xương không bị cong vẹo, được thư giãn, nghỉ ngơi, không phải chịu áp lực. Nằm ngửa cũng rất tốt cho cơ thể nói chung, không gây áp lực lên tim, nội tạng và còn giảm nguy cơ lão hóa. Nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn, bảo vệ khu vực lưng, thắt lưng, cột sống. Có thể thực hiện chườm nóng để giảm cơn đau tạm thời. Sống chung với đau cột sống lưng Sống chung với đau cột sống lưng là một thách thức đối với những người thường xuyên đối mặt với tình trạng này. Đau cột sống lưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm khả năng vận động và tạo ra sự khó chịu. Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể quản lý và giảm thiểu tác động của đau cột sống lưng: Tìm hiểu nguyên nhân gây đau: Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây đau cột sống lưng của mình. Hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Điều chỉnh lối sống: Điều chỉnh lối sống là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đau cột sống lưng. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể thao định kỳ, giữ thăng bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Tránh cử động sai tư thế: Cố gắng tránh cử động hoặc tư thế sai lệch có thể gây ra căng thẳng và làm gia tăng đau cột sống lưng. Hãy học cách ngồi, đứng và nâng đồ vật một cách đúng tư thế. Tư thế đúng khi nâng đồ vật để tránh đau cột sống lưng - Ảnh: antoanphianam.vn Tập thể dục và tăng cường cơ bắp: Tập thể dục định kỳ và tăng cường cơ bắp quanh vùng lưng có thể giúp giảm thiểu đau cột sống lưng và tăng cường sự ổn định cho cột sống. Đặc biệt là một số bài tập yoga như: con châu chấu, thằn lằn, bọ cạp hay cầu vồng,... có thể giúp bạn khắc phục hiện tượng này. Trên đây là những thông tin BookingCare tổng hợp được về tình trạng đau cột sống lưng. Bạn đọc còn có thắc mắc gì về tình trạng này nói riêng và đau lưng nói chung thì có thể để lại bình luận ở bên dưới để chúng tôi tiếp tục giải đáp
bookingcare-vn-blog-3431
Viêm quanh khớp vai: Triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị Người nhà, người bệnh có thể tham khảo thông tin về bệnh viêm quanh khớp vai: triệu chứng, nguyên nhân, cách chuẩn đoán, phương pháp điều trị,... trong bài viết dưới đây. Viêm quanh khớp vai rất thường gặp, đặc biệt ở những người từ 40 - 60 tuổi. Triệu chứng ban đầu của bệnh là những cơn đau âm ỉ quanh khớp nên nhiều người thường bỏ qua và chỉ thăm khám khi đau nhiều. Vậy ngoài triệu chứng này, có các biểu hiện nào khác của bệnh? Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai ra sao, chăm sóc tại nhà như thế nào? Viêm quanh khớp vai là gì? Các thể viêm quanh khớp vai Hội chứng viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp; không bao gồm tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp ,… Viêm quanh khớp vai có 4 thể: Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân. Đau vai cấp do lắng đọng vi tinh thể. Giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân mũ cơ quay khiến cơ delta không hoạt động được. Cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch , co thắt bao khớp, bao khớp dày, dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo - xương cánh tay. Hội chứng viêm quanh khớp vai là bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai - Ảnh: Canva Triệu chứng viêm quanh khớp vai Khi bị viêm quanh khớp vai, người bệnh sẽ gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây: Đau vùng khớp vai: Cơn đau có thể gặp khi vận động khớp vai, thường liên quan đến các gân cơ bị chấn thương, có thể đau liên tục cả khi nghỉ, đau nhức về ban đêm và đau tăng khi vận động. Co cứng khớp: Hội chứng viêm quanh khớp vai gây ra triệu chứng co cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, khiến việc thực hiện các cử động thông thường trở nên khó khăn. Vận động khó khăn: Khớp vai bị tổn thương dễ dẫn đến tình trạng tê bì cánh tay, bả vai và rối loạn các chức năng vận động của cơ quan này. Các cử động thông thường của người bệnh như xoay, nâng hoặc nhấc cánh tay sẽ bị hạn chế. Ngoài các triệu chứng điển hình trên, số ít người bệnh có một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược,… Nguyên nhân viêm quanh khớp vai Một số nguyên nhân dẫn đến viêm quanh khớp vai bao gồm: Tuổi tác: viêm quanh khớp vai thường xảy ra ở người trên 50 tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Do tính chất công việc: nghề nghiệp lao động nặng, thường xuyên phải lặp lại các hoạt động khớp vai và cánh tay gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai như gân cơ trên gai, cơ nhị đầu cánh tay. Tập thể thao quá sức: chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền. Chấn thương vùng vai do ngã, tai nạn ô tô, xe máy,... khiến các tổ chức xung quanh vai bị tổn thương là một trong những nguyên nhân. Do thói quen sinh hoạt xấu như ngủ nghỉ không đúng tư thế, lười vận động,… làm gia tăng nguy cơ mắc viêm quanh khớp vai. Nếu người bệnh mắc một số bệnh lý khác như tim mạch, hô hấp, tiểu đường, ung thư vú, thần kinh,... cũng làm gia tăng nguy cơ. Chẩn đoán viêm quanh khớp vai Thông thường, hội chứng viêm quanh khớp vai sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua kiểm tra lâm sàng, chỉ định xét nghiệm và chụp X-quang: X-quang khớp vai: có thể ghi nhận một số hình ảnh gián tiếp như bất thường giải phẫu mỏm cùng vai, các nốt vôi hóa gân cơ quanh khớp vai. Cho phép loại trừ các trường hợp tổn thương ở sụn khớp và xương khớp vai. Siêu âm khớp vai: giúp xác định được một số trường hợp tổn thương gân cơ quanh khớp vai như rách gân cơ trên gai, đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay,… MRI khớp vai: chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm khớp vai. Chụp X-quang khớp vai cho phép loại trừ các trường hợp tổn thương ở sụn khớp và xương khớp vai - Ảnh: Canva Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai Các phương pháp điều trị viêm quanh khớp quanh vai có mục đích chính là: Đẩy lùi tình trạng đau nhức và phản ứng viêm tại vùng bị tổn thương. Giúp khớp vai có thể duy trì vận động một cách bình thường. Để điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như điều trị nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Điều trị nội khoa: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, tiêm corticoid tại chỗ áp dụng cho thể viêm khớp vai đơn thuần,... Điều trị viêm quanh khớp vai bằng y học cổ truyền: bên cạnh điều trị bằng thuốc tây, một trong những phương pháp chữa viêm quanh khớp vai khác là sử dụng các bài thuốc đông y: bài thuốc Ma hoàng quế chi thang gia giảm, cài thuốc Quyên tý thang gia giảm,... Người bệnh cần tham khảo từ bác sĩ để được tư vấn bài thuốc phù hợp với tình trạng cụ thể. Vật lý trị liệu: Xoa bóp: giúp giảm đau tại chỗ, thư giãn cho người bệnh. Thực hiện các bài tập với dụng cụ: các bài tập với gậy, dây, thang tường, ròng rọc nhằm tăng tầm vận động khớp và tập mạnh các nhóm cơ vùng vai. Lưu ý thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của kĩ thuật viên, bác sĩ. Phẫu thuật: Chỉ định trong trường hợp có đứt gân cơ chóp xoay, thường gặp nhất là đứt gân cơ trên gai. Tạo hình mỏm cùng vai trong hội chứng chạm gây ra bởi bất thường giải phẫu mỏm cùng vai. Có nhiều phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai khác nhau. Điều quan trọng là bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và đúng giai đoạn. Chăm sóc bệnh viêm quanh khớp vai tại nhà Có chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý: Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần để cho vai được nghỉ ngơi. Sau khi điều trị có hiệu quả mới bắt đầu tập luyện để phục hồi chức năng khớp vai. Tránh lao động quá mức trong thời gian dài, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai. Luyện tập bài tập Codman đong đưa khớp vai: Bài tập này giúp người bệnh giảm đau vai rất tốt, đồng thời làm cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp vai. Người bệnh uốn cong lưng với cánh tay tổn thương thả lỏng vuông góc với sàn nhà. Nhẹ nhàng thả lỏng và lắc lư tay sang hai bên, từ sau ra trước, và trong các vòng tròn theo và ngược chiều kim đồng hồ. Bài tập này giúp bệnh nhân giảm đau vai rất tốt, đồng thời làm cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp vai. Cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại. Những thông tin chia sẻ về hội chứng viêm quanh khớp vai trên hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Bất kỳ các triệu chứng nào của bệnh cũng cần được để ý, theo dõi và thăm khám kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nặng, không được điều trị triệt để ảnh hưởng đến vận động của hai tay cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác
bookingcare-vn-blog-3432
Bệnh loãng xương có chữa được không? - Lời khuyên từ chuyên gia Bệnh loãng xương có chữa được không?” là câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc trong quá trình tìm hiểu về bệnh loãng xương. Để giải đáp câu hỏi này cũng như đưa ra những lời khuyên từ chuyên gia trong khi điều trị bệnh loãng xương, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của BookingCare. Bệnh loãng xương , hay còn gọi là loãng xương, là tình trạng mật độ xương giảm đi và cấu trúc xương trở nên yếu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, gây đau đớn và giới hạn chức năng của người bệnh. Vậy bệnh loãng xương có chữa được không và người bệnh có thể khỏi hoàn toàn không? Bài viết dưới đây của BookingCare sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lời khuyên từ chuyên gia về vấn đề này. Tìm hiểu về bệnh loãng xương Loãng xương là bệnh khiến xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy. Tuy nhiên, loãng xương không có triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện cho đến khi bị ngã hoặc va chạm đột ngột khiến xương bị gãy. Bệnh loãng xương thường xảy ra do tuổi tác, giới tính (phụ nữ có nguy cơ cao hơn), gia đình có tiền sử bệnh, lối sống ít vận động, không lành mạnh và tiêu thụ không đủ canxi và vitamin D. Bệnh loãng xương có thể xảy ra ở mọi người. Thông thường hay bắt gặp loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và loãng xương ở người cao tuổi vì đây là những nhóm có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều yếu tố mà tình trạng loãng xương ở người trẻ cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính của bệnh loãng xương: Dễ bị gãy xương: Bệnh loãng xương làm giảm mật độ xương và làm cho xương trở nên yếu hơn. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở những vùng xương như xương đùi, xương cánh tay, xương bàn chân và xương hông. Giảm chiều cao: Mất mật độ xương có thể làm cho xương sống bị co lại, dẫn đến việc giảm chiều cao của người bệnh. Đau xương: Người mắc loãng xương có thể gặp đau xương, đặc biệt là trong khi vận động hoặc khi nằm dài trong thời gian dài. Cường độ đau tăng về đêm. Cơ thể khó chịu: Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi, ớn lạnh. Loãng xương khiến người bệnh bị đau xương và cơ thể khó chịu - Ảnh: suckhoedoisong.vn Bệnh loãng xương có chữa được không? Điều quan tâm nhất của những người được chẩn đoán bị loãng xương chính là loãng xương có chữa được không. Câu trả lời là bệnh loãng xương có chữa được nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Có thể lý giải điều này như sau: Trong những năm đầu đời, xương trong cơ thể con người phát triển rất mạnh. Hết tuổi dậy thì, xương phát triển hoàn thiện. Lúc này, khối lượng xương đã đạt đến giới hạn. Vì vậy, nếu đã bị loãng xương thì chỉ còn cách cải thiện tình trạng loãng xương chứ không thể phục hồi khối lượng xương như ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng loãng xương qua việc phục hồi xương từ từ. Để hiểu hơn về lộ trình điều trị căn bệnh này, trước hết, người bệnh cần nắm được mục tiêu chữa loãng xương, bao gồm: Bảo vệ khối lượng xương Giảm thiểu tình trạng gãy xương Giảm đau Duy trì chức năng của xương Phương pháp điều trị bệnh loãng xương Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương bao gồm: Điều trị bằng thuốc, liệu pháp hormon và điều trị ngoại khoa. Điều trị bằng thuốc Khi có kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị loãng xương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc có chức năng bổ sung canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm cho bệnh nhân loãng xương vitamin D và những loại thuốc giúp cơ thể hấp thụ vitamin D và canxi dễ dàng. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, thuốc ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, thuốc kích thích sản sinh xương, bổ sung canxi… Hầu hết các loại thuốc trị loãng xương hoạt động bằng cách ức chế quá trình hủy xương. Trong khi một số loại thuốc khác kích thích tạo xương. Các cơ chế này giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị, bao gồm: Bisphosphonates Bisphosphonates là một loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình phân hủy xương, giúp duy trì độ dày và mạnh của xương. Bisphosphonates có thể được sử dụng để điều trị loãng xương do tiền sử gia đình, mãn kinh, dùng corticosteroid kéo dài hoặc do một số bệnh điều trị khác. Chúng có thể giảm nguy cơ gãy xương và giảm đau liên quan đến loãng xương. Tuy nhiên, bisphosphonates có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm viêm dạ dày, viêm thực quản và viêm màng trong lồng ngực. Thuốc cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân suy thận nặng. Denosumab Là phương pháp điều trị dành cho những người không thể sử dụng bisphosphonate. Loại thuốc này thường được sử dụng dưới dạng tiêm, 6 tháng/lần. Đây là một loại thuốc kháng thể monoclonal, có tác dụng chặn sự hoạt động của một protein gọi là RANKL, làm giảm việc phân hủy xương và tăng sự hình thành xương mới. Điều này giúp làm giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện mật độ xương ở những người bị loãng xương. Denosumab thường được sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc không thể dung nạp được các loại thuốc khác để điều trị loãng xương. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thuốc nào, Denosumab cũng có thể gây ra một số biến chứng hiếm gặp như gãy thân xương đùi không điển hình và hoại tử xương hàm khi dùng kéo dài. Strontium ranelate Strontium ranelate là một loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương, có tác động tăng cường sự hình thành xương và ức chế hủy xương. Thuốc này thường được dùng dưới dạng viên uống, 1 lần/ngày. Tuy nhiên, strontium ranelate chưa được sử dụng rộng rãi vì có thể gây ra một số phản ứng phụ, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bao tử, và tăng nguy cơ xảy ra một số vấn đề tim mạch. Thuốc có thể được sử dụng cho những bệnh nhân chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates. Các thuốc tăng tạo xương Thuốc thường được chỉ định Trong trường hợp bệnh nhân bị loãng xương nghiêm trọng và có nguy cơ gãy xương cao/rất cao, không đáp ứng đủ hiệu quả điều trị khi dùng các loại thuốc khác thì sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc như teriparatide, abaloparatide, romosozumab. Những loại thuốc này thường được dùng dưới dạng tiêm và tác dụng của chúng sẽ biến mất ngay sau khi ngừng sử dụng. Vì vậy, sau khi ngừng nhóm thuốc này, bệnh nhân sẽ được kê thêm các loại thuốc khác để duy trì sự phát triển của xương mới. Điều trị bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh loãng xương - Ảnh: netdoctor.co.uk Liệu pháp hormone Liệu pháp hormone, còn được gọi là liệu pháp thay thế estrogen (ERT), thường được khuyến nghị cho phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao để ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, liệu pháp estrogen có thể làm tăng nguy cơ các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú và ung thư cổ tử cung và làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông có thể gây đột quỵ. Do đó, bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lợi ích và tác hại của liệu pháp này trước khi quyết định điều trị. Đối với phụ nữ Raloxifene được kê toa cho phụ nữ có nguy cơ loãng xương, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Đây là một chất điều hoà chọn lọc thụ thể estrogen giống như estrogen, có tác dụng mang lại những lợi ích để cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư vú. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp của thuốc này là gây đỏ mặt, tăng nguy cơ đông máu. Raloxifene nên được uống với liều lượng là 60 mg/ngày trong tối đa 2 năm. Đối với nam giới Loãng xương ở nam giới có thể liên quan đến tình trạng suy giảm mức độ testosterone theo thời gian. Sử dụng liệu pháp hormone có thể giúp cải thiện các triệu chứng của testosterone thấp. Khi điều trị loãng xương ở nam giới, bác sĩ thường chỉ định kết hợp liệu pháp hormone và các phương pháp điều trị khác. Điều trị ngoại khoa Ngoài các biện pháp điều trị loãng xương bằng thuốc tác động trực tiếp lên xương hay sử dụng liệu pháp hormon, bệnh nhân còn được chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp gãy xương do loãng xương: Gãy cổ xương đùi: Phẫu thuật thay chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn bộ Gãy lún đốt sống: Bơm xi măng vào thân đốt sống bị xẹp để phục hồi chiều cao đốt sống. Lời khuyên từ chuyên gia Bệnh nhân bị loãng xương sẽ phải chung sống với căn bệnh này trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để cải thiện sức khỏe người bệnh cũng như giảm thiểu các biến chứng do bệnh gây ra. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị loãng xương. Chế độ ăn uống Khi mắc bệnh loãng xương, việc ăn uống có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh loãng xương có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ xương khỏe mạnh: Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, sữa đậu nành, cá hồi, cá ngừ, cua, tôm, hạt chia, nấm mèo, dưa hấu, cải xoong, cải bó xôi, đậu nành, đậu phụ, hạt bí,... tốt cho việc bảo vệ và phòng chống loãng xương cũng như các bệnh về xương khớp khác. Thực phẩm giàu vitamin D: Cá mỡ như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mập, cá cơm, trứng, nấm mặt trời,... giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Thực phẩm giàu magie: Hạt hướng dương, hạt đậu, hạt bí, hạt chia, hạt lanh, dừa, chuối, cà rốt, khoai lang, táo, nho, đậu đen, đậu hạt,... tăng cường và nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh. Thực phẩm giàu kali: Rau xanh như cải xanh, bó xôi, bắp cải, cải thìa, cải xoong, cải bắp, rau muống, cà rốt,... giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Ngoài ra, người bị loãng xương cũng cần chú ý các thực phẩm nên tránh bởi khi nạp vào cơ thể sẽ vô tình làm giảm sự hấp thu canxi hoặc đẩy canxi ra khỏi cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều axit: bột mì, ngô, lạc, trứng gà, các loại thịt,… khó biến đổi được và sau quá trình biến đổi vẫn mang tính axit cao không có lợi cho xương. Thực phẩm giàu oxalat: rau lá xanh và các loại đậu như đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng. Oxalat là các hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm thực vật liên kết với canxi và làm canxi trở nên không thích hợp để cơ thể hấp thu. Tuy nhiên, những thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe nên người bị loãng xương không nhất thiết phải loại bỏ khỏi chế độ ăn uống mà chỉ cần giảm bớt. Rượu bia, chất kích thích như trà, cà phê: Chất kích thích và cafein trong các đồ uống này sẽ phá hủy sự hấp thu canxi trong ruột. Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, cá thịt xông khói: Các thực phẩm này có chứa nhiều muối, trong khi muối là tác nhân đẩy canxi ra khỏi cơ thể cùng nước tiểu. Chế độ sinh hoạt Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tốc độ mất xương, giúp tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự cân bằng. Một số môn thể thao có lợi cho người bị loãng xương gồm bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu,... Không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài mà chỉ nên sử dụng khi cần thiết vì thuốc có chứa nhiều tác dụng phụ. Đo mật độ xương 6 tháng đến 1 năm 1 lần để theo dõi kết quả điều trị. Phòng ngừa té ngã bằng cách: Mang giày dép chống trượt, không mang giày đế cao, sử dụng thảm chống trượt trong nhà, lắp đặt tay vịn trong phòng tắm, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng,.. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tốc độ mất xương - Ảnh: suckhoedoisong.vn Bệnh loãng xương tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát tình trạng bệnh cũng như cải thiện sức khỏe xương khớp của bản thân bằng cách tuân theo chỉ định của bác sĩ và thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nếu bạn hoặc người thân có những yếu tố nguy cơ bị loãng xương hoặc phát hiện ra các triệu chứng bất thường về Cơ xương khớp thì cần được thăm khám, đo loãng xương để được chẩn đoán và điều trị sớm
bookingcare-vn-blog-3435
Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm khớp cổ chân là bệnh lý Cơ xương khớp phổ biến gây ảnh hưởng lớn tới chức năng hoạt động của cơ thể, khiến khả năng hoạt động bị hạn chế. Khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám để được tư vấn, điều trị kịp thời giảm đau nhanh và trị bệnh triệt để. Viêm khớp cổ chân là bệnh lý Cơ xương khớp thường gặp, nhất là ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này. Bệnh viêm khớp cổ chân thường kèm theo các cơn đau, sưng tấy và viêm nhiễm vùng cổ chân, làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm khớp cổ chân để biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như tìm ra được những phương pháp điều trị hiệu quả. Viêm khớp cổ chân là gì? Viêm khớp cổ chân, còn được gọi là viêm khớp mắt cá chân là tình trạng phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng, tổn thương do giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn, từ đó gây ra triệu chứng đau khớp mắt cá chân và cứng khớp. Viêm khớp cổ chân thường phổ biến ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như thừa cân béo phì, chấn thương, ít vận động mà số lượng người trẻ mắc bệnh này cũng đang dần tăng lên. Bệnh không thể tự lành mà cần can thiệp bằng các biện pháp y tế. Đặc biệt khi bệnh chuyển thành mãn tính sẽ rất khó để chữa trị và nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao. Bởi vậy, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và thăm khám, điều trị với bác sĩ Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để phòng tránh nguy hiểm. Triệu chứng của viêm khớp cổ chân Vùng cổ chân bị sưng tấy, chạm vào có cảm giác nóng, ấm, thường cứng khớp vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Cảm giác đau nhói ở cổ chân xuất hiện ở mỗi bước đi, đặc biệt rõ ràng khi người bệnh leo cầu thang, chơi thể thao, đi lại hoặc chạy nhảy nhiều. Thường gây ra sự khó chịu và tức ngón chân, đặc biệt khi bạn di chuyển hoặc đứng lâu. Âm thanh lạ phát ra khi bệnh nhân cố gắng xoay hoặc di chuyển khớp cổ chân. Tình trạng sưng đau kéo dài còn lan sang cả các bộ phận khác như mắt cá chân. Viêm khớp cổ chân có dịch có thể dẫn đến cứng khớp, hạn chế tầm vận động của khớp cổ chân hoặc bất động toàn khớp. Sốt, cơ thể mệt mỏi và khó chịu, không muốn vận động. Theo thời gian, thói quen ít hoạt động thể chất khiến lưu lượng hồng cầu đến khớp cổ chân giảm đi đáng kể. Khớp yếu dần dễ dẫn đến thoái hóa khớp . Viêm khớp cổ chân khiến vùng cổ chân bị sưng tấy, chạm vào có cảm giác nóng, ấm - Ảnh: yourfootdocs.com Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ chân Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: Chấn thương Những chấn thương khi lao động, chơi thể thao hoặc chạy bộ như: bong gân , trật khớp, gãy xương… có thể gây viêm, sưng khớp hoặc viêm khớp cổ chân. Lão hóa Theo quy luật tự nhiên, xương khớp dần lão hóa dẫn đến sụn khớp dần bị thoái hóa, đặc biệt là khớp cổ chân. Lúc này, các xương cọ sát vào nhau gây đau nhức, các cử động thông thường cũng trở nên khó khăn. Thừa cân, béo phì Tình trạng thừa cân, béo phì khiến cổ chân luôn phải gánh vác và chịu đựng một sức ép rất lớn. Lâu ngày có thể gây suy yếu, tổn thương và dẫn đến viêm khớp ở cổ tay hoặc cổ chân. Bệnh lý Người mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh về xương khớp khác cũng có nguy cơ cao mắc viêm khớp cổ chân. Trên thực tế, những người bị gout, viêm đa khớp , viêm khớp dạng thấp , viêm khớp nhiễm khuẩn , viêm gân, loãng xương , thoái hóa cột sống và xương khớp, viêm gân,… đa số đều bị viêm khớp cổ chân. Thường xuyên stress Những người thường xuyên gặp áp lực trong công việc, cuộc sống có thể gây tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch. Khi đó, sức đề kháng sẽ suy giảm khiến cơ thể bị giảm dần hoặc không còn khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Lối sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh Nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng lười vận động trong khi lại tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Cơ thể con người cần vận động, tập thể dục thường xuyên để kích thích sản xuất chất lỏng bôi trơn trong khớp. Chính vì vậy, nếu chỉ nằm hay ngồi quá lâu ở một chỗ mà không di chuyển, xương khớp cũng mất tính linh hoạt và dần trở nên khô cứng. Điều này làm tăng nguy cơ viêm khớp cổ chân và cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp cổ chân Muốn điều trị viêm đau khớp cổ chân hiệu quả, việc đầu tiên người bệnh phải tiến hành thăm khám, chẩn đoán. Chỉ khi có kết quả cụ thể về tình trạng bệnh, các bác sĩ mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. Tiền sử y tế Các bác sĩ hỏi bệnh nhân về tiền sử gia đình của họ, chấn thương mắt cá chân trong quá khứ, triệu chứng đau và sưng như thế nào, điều gì làm cho cơn đau giảm đi hoặc trầm trọng hơn. Thông tin và mô tả của bệnh nhân càng chi tiết, các bác sĩ càng dễ dàng xác định nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Chẩn đoán lâm sàng Các bác sĩ sẽ quan sát các dấu hiệu viêm, sưng ở cổ chân của người bệnh. Để đánh giá khả năng cử động và dáng đi của bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh đi bộ hoặc duỗi, xoay cổ chân. Chẩn đoán cận lâm sàng Hình ảnh chụp chiếu và kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin để xác định cụ thể mức độ viêm khớp và loại trừ các nguyên nhân có thể gây viêm khớp cổ chân. Chụp X-quang: Phim X-quang cho thấy rõ tình trạng sụn khớp cổ chân và khoảng trống giữa các đầu xương. Đồng thời, nhìn vào phim chụp X-quang, bác sĩ cũng có thể nhận thấy sự hiện diện của gai xương xung quanh bề mặt xương mắt cá. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI cho thấy rõ hơn tình trạng của các mô mềm (dây chằng, gân, cơ) và xương cổ chân. Hình ảnh chi tiết này rất hữu ích nếu các bác sĩ nghi ngờ rằng các triệu chứng có thể do nguyên nhân khác ngoài viêm khớp mắt cá chân gây ra, chẳng hạn như tổn thương gân hoặc dây chằng ở mắt cá chân. Xét nghiệm: Xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp có thể giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh gout . Phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân Điều trị bằng thuốc Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với những trường hợp viêm đau khớp không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị các triệu chứng: Thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm: Diclofenac, korulac, ibuprofen, paracetamol, Aspirin, Naproxen,… T rường hợp nặng có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Corticoid vào khớp. Thuốc làm chậm tổn thương khớp: Diacerein, Piascledine, Glucosamin sulfat,… Thuốc giãn cơ: Giúp ngăn ngừa tình trạng co cứng cơ, giảm đau cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng những loại thuốc trên sẽ gây nhờn thuốc, đồng thời có nguy cơ gặp phải các tác dụng của thuốc như đau dạ dày, tăng men gan, xơ vữa động mạch, loãng xương… Chính vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc kể trên đề điều trị, người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Vật lý trị liệu Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân mắc viêm khớp cổ chân cũng được khuyến khích điều trị bằng vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho các mô mềm (gân, dây chằng, cơ) xung quanh khớp mắt cá. Điều này giúp giảm áp lực lên mắt cá chân và tăng phạm vi chuyển động của khớp. Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng có tác dụng nâng cao khả năng tuần hoàn cho máu, giảm đau, chống viêm, đồng thời nuôi dưỡng và phục hồi nhanh tổn thương xương khớp. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang bị viêm khớp cổ chân trong tình trạng sưng, viêm cấp thì cần tránh sử dụng nhiệt nóng. Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm: Phương pháp này giúp người bệnh lưu thông khí huyết, giảm đau nhức cổ chân, cải thiện khả năng vận động. Sóng ngắn trị liệu: Sử dụng các bức xạ điện từ có sóng ngắn có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, tăng cường lưu thông máu ở vùng khớp cổ chân. Bên cạnh đó, xoa bóp, châm cứu và các liệu pháp vật lý khác thường được sử dụng để điều trị viêm khớp cổ chân. Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Phẫu thuật Phẫu thuật lựa chọn cuối cùng mà bác sĩ và bệnh nhân hướng tới bởi bởi đây là phương án điều trị tốn kém khá nhiều chi phí và tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe về sau. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi có dấu hiệu hư hỏng, bào mòn, thoái hóa khớp …, bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc trong một thời gian dài nhưng vẫn cử động, di chuyển khó khăn. Phẫu thuật thường bao gồm các loại hình sau: Phẫu thuật nội soi, sửa chữa, tái tạo bề mặt sụn khớp và làm lành các khớp bị tổn thương. Phẫu thuật đặt thiết bị hỗ trợ vào bên trong khớp xương. Phẫu thuật thay thế khớp cổ chân bằng khớp nhân tạo. Có thể phẫu thuật toàn phần hoặc bán phần, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Chăm sóc hiệu quả viêm khớp cổ chân tại nhà Để cải thiện tình trạng viêm khớp cổ chân, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân tại nhà: Chườm đá lạnh để xoa dịu các triệu chứng sưng viêm. Bạn nên bọc đá lạnh vào khăn mềm và chườm lên phần sưng trong khoảng 15 – 20 phút để có hiệu quả. Quấn vùng mắt cá chân bị thương bằng băng thun y tế giúp ổn định khớp và giảm tình trạng sưng đau. Lưu ý, khi quấn không nên quấn quá chặt, khiến cho máu huyết không lưu thông. Kê chân cao hơn so với tim khi nằm nghỉ ngơi để giúp tăng cường lưu thông máu, giảm ứ tắc máu tại vùng khớp. Khi tình trạng đau nhức trở nên nặng hơn thì tuyệt đối không nên di chuyển. Nếu bắt buộc phải di chuyển thì nên dùng nạng hoặc nhờ người dìu đỡ. Trường hợp, khớp cổ chân bị cứng thì bệnh nhân nên tập co, duỗi khớp cổ chân. Viêm khớp cổ chân khiến vùng cổ chân bị sưng tấy, chạm vào có cảm giác nóng, ấm - Ảnh: yourfootdocs.com Quấn vùng mắt cá chân bị thương bằng băng thun y tế giúp ổn định khớp và giảm tình trạng sưng đau - Ảnh: americanfoot.com Sống chung với viêm khớp cổ chân Sống chung hiệu quả với bệnh viêm khớp cổ chân đòi hỏi sự điều chỉnh lối sống trong ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể sống tốt hơn và giảm tác động của bệnh viêm khớp cổ chân: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D để giúp vùng xương khớp thêm khỏe mạnh như rau xanh, trái cây, các loại cá giàu omega 3 có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng đau và phòng ngừa oxy hóa như cá mòi, cá thu, cá trích,... Kiêng ăn các thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ viêm nặng hơn như thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, rượu, bia, đồ uống có gas. Luyện tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đau khớp cổ chân. Người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, tránh lao động quá sức đè ép gánh nặng lên khớp gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Hy vọng những thông tin về bệnh viêm khớp cổ chân mà BookingCare chia sẻ có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này. Nếu nhận thấy bản thân cũng đang có dấu hiệu của viêm khớp cổ chân, bạn nên lựa chọn bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp uy tín để điều trị sớm, làm chậm sự tiến triển của bệnh
bookingcare-vn-blog-3436
Thế nào là huyết áp bình thường? Cần làm gì để huyết áp ổn định Theo dõi huyết áp và biết được kết quả đo là huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp rất quan trọng, đặc biệt với người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp,... Vậy chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Cần làm gì để huyết áp ổn định? Chỉ số huyết áp là chỉ số cơ bản được dùng làm căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người. Cũng bởi vậy, khi thăm khám nhiều bệnh lý hay khám sức khỏe tổng quát hay trước khi thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật,... người bệnh cần được đo huyết áp. Hay với các gia đình có người lớn tuổi, người bệnh tim mạch,... càng cần thiết đo huyết áp thường xuyên tại nhà. Vậy bạn đã biết chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường? Chỉ số bao nhiêu thể hiện huyết áp cao, huyết áp thấp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn. Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe: Huyết áp cao : Tăng huyết áp nghiêm trọng hoặc kéo dài gây tổn thương các cơ quan đích (chủ yếu là hệ tim mạch, não và thận), tăng nguy cơ mắc các bệnh: Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim Suy tim Đột quỵ (đặc biệt là xuất huyết não) Suy thận Huyết áp thấp khiến áp lực trong các mạch máu không đủ mạnh để đưa máu giàu oxy đến khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan ở xa tim như não và các cơ quan quan trọng khác. Dễ dẫn đến biểu hiện hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu,… Huyết áp thấp bệnh lý là căn nguyên gây ra những nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch - Ảnh: Canva Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp bình thường theo từng độ tuổi Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp bao gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Trong kết quả đo huyết áp đây là trị số đứng trước (chỉ số cao hơn). Huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Trong kết quả đo huyết áp đây là trị số đứng sau (chỉ số thấp hơn). Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Huyết áp bình thường < 120 mmHg < 80 mmHg Huyết áp cao > 140 mmHG > 90mmHg Tiền cao huyết áp 120 - 139 mmHg 80 - 89 mmHg Huyết áp thấp < 90 mmHg < 60 mmHg Bạn đọc có thể căn cứ vào bảng trên để đọc kết quả đo huyết áp là bình thường hay không. Ví dụ như trường hợp bạn đo huyết áp và nhận được chỉ số là 110/60 mmHg, vậy huyết áp 110/60 là cao hay thấp? So sánh với bảng trên thì chỉ số huyết áp 110/60 được coi là huyết áp ở mức ổn định và bình thường, không cao cũng không thấp. Tuy nhiên, để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do vậy, phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, lao động nặng, sau tập luyện,... lúc đó giải pháp có thể sẽ đo huyết áp bằng máy 24h. Chỉ số huyết áp bình thường theo từng độ tuổi Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Nhìn chung huyết áp thường cao hơn ở những người cao tuổi. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người dễ dàng theo dõi chỉ số huyết áp của mình và người thân trong gia đình. Độ tuổi Huyết áp bình thường (Đơn vị: mmHg) Nam Nữ 15 - 19 tuổi 120/70 111/67 20 - 29 tuổi 124/75 114/69 30 - 39 tuổi 126/79 118/73 40 - 49 tuổi 130/83 126/78 50 - 59 tuổi 137/85 134/81 60 - 69 tuổi 143/84 139/81 Trên 70 tuổi 145/82 146/79 Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau - Ảnh: Canva Cần làm gì để duy trì huyết áp ổn định? Huyết áp không ổn định gây ra nhiều vấn đề về sức khỏi khác như nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,... Vì vậy, việc giữ chỉ số huyết áp bình thường là rất cần thiết. Theo đó, để huyết áp ổn định, bạn có thể áp dụng các cách sau: Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân nguy cơ tăng huyết áp. Vì vậy, thực hiện giảm cân và duy trì cân nặng đáp ứng theo từng thể trạng giúp cho việc duy trì và ổn định huyết áp được tốt hơn. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen luyện tập đều đặn để có thể giữ chỉ số huyết áp ở mức tiêu chuẩn. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Rau xanh và trái cây: Những loại trái cây chứa nhiều vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả: cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, dứa. Ngũ cốc thô: Các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bắp, yến mạch, bánh mì đen,... có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp, có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa. Sử dụng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành,... Hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và a xít béo no. Người bệnh cần hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối ví dụ mì tôm, các loại đồ chiên rán,... Hạn chế cà phê, thuốc lá,... Đối với nam giới nên uống không quá 2 đơn vị rượu hoặc nữ giới không nên quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày. Một đơn vị rượu tương đương 1 chén 30ml rượu mạnh. Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc mỗi đêm Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng Theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp cho người bệnh nhanh chóng phát hiện ra tình trạng của bệnh. Nên có máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà với những người có bệnh lý về huyết áp. Các bệnh lý về huyết áp ngày càng phổ biến. Tình trạng bệnh nếu không được kiểm soát tốt và điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn đọc để theo dõi huyết áp tại bệnh viện, khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nên thực hiện tầm soát về bệnh huyết áp để có giải pháp phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm
bookingcare-vn-blog-3437
Bệnh tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm thường gặp Huyết áp cao và không được kiểm soát trong thời gian dài gây tổn thương cơ quan đích, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là biến chứng tim mạch, não, thận, mắt,... Huyết áp cao được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi đa phần người bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc biểu hiện rất nghèo nàn, không đặc hiệu cho bệnh nhưng biến chứng lại ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, gây ra các vấn đề tim mạch, não, thận và mắt,... Tăng huyết áp là gì? Cao huyết áp hay tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO , gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu >140mmHg hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg, hoặc cả hai. Trong khi đó, một người có huyết áp bình thường chỉ số huyết áp sẽ dưới 120/80 mmHg. Thông tin thêm cho bạn đọc, chỉ số huyết áp được viết dưới dạng hai con số: Số đầu tiên (huyết áp tâm thu) biểu thị áp suất trong mạch máu khi tim co bóp hoặc đập. Số thứ hai (huyết áp tâm trương) biểu thị áp suất trong mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập. Làm thế nào để biết có bị tăng huyết áp hay không? Phương pháp để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không là thông qua việc đo huyết áp thường xuyên. Một số lưu ý khi thực hiện đo huyết áp: Thực hiện đo huyết áp trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 15 phút trước khi đo). Không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp như trà, cà phê, thuốc lào, thuốc lá,... Huyết áp phải được đo ít nhất 2 lần, cách nhau 2 - 5 phút, giá trị huyết áp là con số trung bình cộng của 2 lần đo. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà, nhưng để chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và điều trị cần thực hiện bởi nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, tùy tình trạng, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm các cận lâm sàng để đánh giá bệnh lý liên quan nếu có. Đo huyết áp là phương pháp để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không - Ảnh: Canva Các biến chứng nguy hiểm thường gặp của tăng huyết áp Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề. Người bệnh do vậy nên tuân thủ điều trị một cách đầy đủ, không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc. Bệnh tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng, để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh như: nhồi máu cơ tim, suy tim , chảy máu não hay tắc mạch máu não, suy thận, giảm thị lực dẫn tới mù loà,... Tăng huyết áp gây ra các biến chứng bệnh tim mạch Đau: Huyết áp cao khiến các động mạch bị thu hẹp và tổn thương, gây khó khăn trong việc cung cấp máu cho tim. Lưu lượng máu đến tim quá ít có thể dẫn đến đau ngực (đau thắt ngực), nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) hoặc đau tim. Tăng kích thước buồng tim trái: Huyết áp cao buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này làm cho buồng tim dưới bên trái (tâm thất trái) dày lên. Suy tim: Theo thời gian, áp lực lên tim do huyết áp cao có thể khiến cơ tim yếu đi và hoạt động kém hiệu quả hơn.Cuối cùng, tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây ra suy tim. Chứng phình động mạch Huyết áp tăng có thể khiến mạch máu yếu đi và phình ra, gây nên chứng phình động mạch. Nếu túi phình bị vỡ có thể đe dọa tính mạng. Chứng phình động mạch có thể hình thành ở bất kỳ động mạch nào, nhưng phổ biến nhất ở động mạch lớn nhất của cơ thể - động mạch chủ. Đột quỵ Huyết áp cao có thể khiến các động mạch cung cấp máu và oxy cho não bị vỡ hoặc bị tắc, dẫn đến chết các tế bào não, gây ra đột quỵ và các khiếm khuyết liên quan đến khả năng nói, cử động cũng như các hoạt động cơ bản khác,... Bệnh thận Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Bởi tình trạng bệnh kéo dài có thể khiến các mạch máu trong thận bị hẹp hoặc yếu đi. Các mạch máu bị tổn thương ngăn thận lọc chất thải ra khỏi máu một cách hiệu quả, dẫn đến tích tụ chất lỏng và chất thải ở mức độ nguy hiểm. Các vấn đề về mắt Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp máu cho mắt, gây ra: Bệnh võng mạc: Huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch máu cung cấp máu cho võng mạc dẫn đến tổn thương các tế bào của võng mạc, gây giảm thị lực. Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh thị giác): Lưu lượng máu bị chặn có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, dẫn đến chảy máu trong mắt hoặc giảm thị lực. Sa sút trí tuệ, mất trí nhớ Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não. Điều này có thể gây ra chứng mất trí gọi là chứng mất trí mạch máu. Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu đến não cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ mạch máu. Huyết áp cao ảnh hưởng đến đời sống tình dục Đối với nam giới: Huyêt áp cao cũng làm cho các động mạch cứng lại và hẹp lại, hạn chế lưu lượng máu chảy đến dương vật hơn. Lượng máu lưu thông ít hơn khiến việc cương cứng trở nên khó khăn và khó duy trì. Vấn đề khá phổ biến này được gọi là rối loạn cương dương. Huyết áp cao cũng có thể ảnh hưởng đến xuất tinh. Một số loại thuốc huyết áp có thể làm giảm ham muốn tình dục. Đối với nữ giới: Huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo. Nó cũng có thể làm giảm mức độ oxit nitric, giúp cơ trơn thư giãn. Ở một số phụ nữ, điều này có thể gây ra: Giảm ham muốn tình dục hoặc kích thích. Khó đạt cực khoái. Khô âm đạo. Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là điều trị lâu dài. Người bệnh nên theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc. Tránh trường hợp cho đến khi xuất hiện các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp quá cao mới dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng có nghĩa là không có hiệu quả. Trên đây là những thông tin về bệnh Tăng huyết áp và những biến chứng của nó. Hy vọng sẽ là nguồn thông tin tham khảo để người bệnh hiểu rõ biến chứng bệnh, có chế độ tuân thủ điều trị để huyết áp ổn định
bookingcare-vn-blog-3439
Top thực phẩm tốt nhất cho tim mạch Chế độ ăn có mối quan hệ mật thiết với bệnh tim mạch. Để ngăn ngừa, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả, dưới đây là top những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch để bạn đọc tham khảo. Mặc dù ai cũng biết rằng ăn một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhưng việc thay đổi thói quen ăn uống thường rất khó khăn. Dưới đây sẽ top thực phẩm tốt cho tim mạch cùng những lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Khi bạn biết loại thực phẩm nào nên ăn nhiều hơn và loại thực phẩm nào nên hạn chế, bạn sẽ tiến tới một chế độ ăn uống lành mạnh cho hệ tim mạch. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi ThS.BS Tim mạch Nguyễn Thị Xuân Yến. Tầm quan trọng của chế độ ăn lành mạnh cho tim mạch Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Một chế độ ăn lành mạnh với những thực phẩm tốt cho tim mạch có thể giúp bạn: Kiểm soát huyết áp và cholesterol máu mạch vành mạn tính, nhồi máu cơ tim , đột quỵ não,..... Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm lành mạnh giúp bảo vệ mạch máu khỏi sự hủy hoại từ gốc tự do, giảm việc hình thành và phát triển của mảng xơ vữa và sự co thắt của mạch máu. Hỗ trợ chức năng tim mạch: Các loại thực phẩm giàu kali, magiê, và các khoáng chất quan trọng khác có tác dụng hỗ trợ chức năng tim mạch, giúp tim hoạt động ổn định, giảm huyết áp,... Chế độ ăn lành mạnh giúp điều tiết cân nặng và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng. Cân nặng quá khổ có thể tạo áp lực lên tim và hệ tuần hoàn và gia tăng các biến cố tim mạch. Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường , hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Top Thực phẩm tốt nhất cho Tim mạch Dưới đây là nhóm những thực phẩm tốt cho tim mạch cùng những lời khuyên để ứng dụng chế độ ăn lành mạnh dễ dàng hơn. 1. Rau và trái cây Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt, ít calo và giàu chất xơ. Rau, trái cây và các loại thực vật hoặc thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ăn nhiều trái cây và rau quả cũng giúp bạn cắt giảm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn, chẳng hạn như thịt và đồ ăn vặt. Rau và trái cây khuyên dùng cho Tim mạch: Các loại rau xanh như cải brussels, bí đỏ, bông cải xanh, khoai lang, đậu que, củ dền, trái cây họ cam quýt, trái cây quả mọng (việt quất đen, mâm xôi, cherry, dâu tây,...) 2. Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm tốt cho tim mạch, nó cung cấp nguồn chất xơ dồi dào và các chất dinh dưỡng khác có vai trò điều hòa huyết áp. Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn bằng cách thay thế các sản phẩm ngũ cốc đã qua chế biến. Ngũ cốc nguyên hạt khuyên dùng cho Tim mạch: Lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch đen, lúa mạch, kiều mạch và quinoa. 3. Thực phẩm protein ít chất béo Thịt nạc, thịt gia cầm và cá, các sản phẩm từ sữa ít chất béo và trứng là một số nguồn protein tốt nhất. Chọn các lựa chọn ít chất béo hơn, chẳng hạn như ức gà thay vì gà chiên và sữa tách béo thay vì sữa nguyên chất. Cá là một lựa chọn thay thế tốt cho các loại thịt giàu chất béo nhất là các cá nước lạnh như cá hồi, cá thu và cá trích. Các nguồn khác là hạt lanh, quả óc chó, đậu nành và dầu hạt cải. Các loại đậu cũng là nguồn protein tốt, ít chất béo và không chứa cholesterol, là những thực phẩm thay thế tốt cho thịt. Thay thế protein động vật bằng protein thực vật sẽ làm giảm lượng chất béo và cholesterol và tăng lượng chất xơ. 4. Hạn chế chất béo không lành mạnh Hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là một bước quan trọng để giảm lượng cholesterol xấu trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Mỡ trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch gây hẹp dần lòng mạch thậm chí khi mảng xơ vữa bị bong ra có thể làm tắc nghẽn dòng máu đột ngột gây nên các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Có nhiều cách đơn giản để cắt giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ví dụ như: Loại bỏ mỡ khỏi thịt hoặc chọn thịt nạc có ít hơn 10% chất béo. Sử dụng ít mỡ động vật khi nấu ăn. Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Tăng cường chế biến thức ăn bằng hấp, luộc thay vì chiên, rán.. Giảm tiêu thụ các đồ ăn nhanh, đóng sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa gây hại. Kiểm tra nhãn thực phẩm của bánh quy, bánh ngọt, kem,... trước khi sử dụng Các loại dầu cá, bơ, quả hạch và hạt cũng là những thực phẩm tốt cho tim mạch cung cấp chất béo lành mạnh. Khi bạn sử dụng chất béo, hãy chọn chất béo tốt, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu đậu nành. 5. Hạn chế hoặc giảm muối Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch . Hạn chế muối là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 2.300 miligam (dưới 2,3g) muối mỗi ngày (khoảng một phần 2 thìa cà phê muối). Mặc dù, bạn có thể giảm lượng muối trong quá trình chế biến đồ ăn, nhưng phần lớn lượng muối bạn tiêu thụ thường đến từ thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Thế nên hãy lưu ý và cân nhắc khi ăn những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp và thức ăn lên men, muối chua,... Ăn mặn gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch - Ảnh: express.co.uk Lối sống lành mạnh cho người bệnh Tim mạch Một điều quan trọng trong chế độ ăn uống của người bệnh tim là cần giảm lượng chất béo và giảm cholesterol trong máu. Để điều chỉnh được lượng đường trong máu, đốt chất béo hiệu quả và giảm cholesterol, người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không được bỏ bữa. Kiểm soát khẩu phần ăn của bạn Bạn ăn bao nhiêu cũng quan trọng như những gì bạn ăn. Kiểm soát khẩu phần thức ăn có thể giúp bạn định hình chế độ ăn uống cũng như tim mạch và cân nặng của mình. Theo dõi số lượng khẩu phần bạn ăn. Sử dụng một đĩa nhỏ hoặc bát để giúp kiểm soát các phần của bạn. Ăn nhiều thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây và rau quả. Ăn ít các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Tạo thực đơn hàng ngày Tạo thực đơn hằng ngày là cách để giúp bạn dễ dàng theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho tim mạch hơn. Bạn có thể lựa chọn thực phẩm cho các bữa ăn và phân chia một cách chủ động các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Hạn chế các loại thịt đỏ, mỡ, nội tạng, thức ăn nhanh, các món chiên, xào, rán,… nên ăn cá, thịt nạc và ưu tiên các món luộc, hấp. Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể cho phép bản thân được nuông chiều. Một thanh kẹo hoặc một ít khoai tây chiên sẽ không làm hỏng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim của bạn. Tuy nhiên đừng lấy nó làm cái cớ để từ bỏ kế hoạch ăn uống lành mạnh của bạn. Trên đây là thông tin về những thực phẩm tốt cho tim mạch, hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn
bookingcare-vn-blog-3442
Cách hạ huyết áp nhanh và kiểm soát bệnh huyết áp cao tại nhà hiệu quả Bằng cách thực hiện các cách này, bạn có thể hạ huyết áp trong một số trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột hoặc giữ kiểm soát huyết áp ổn định với người bệnh huyết áp cao. Huyết áp tăng hay giảm đều ảnh hưởng, gây ra các vấn đề sức khỏe . Do vậy, duy trì huyết áp ổn định là việc rất quan trọng. Thực tế hiện nay, bệnh tăng huyết áp ngày càng phổ biến. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, nghĩa là cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp. Tìm kiếm về cách hạ huyết áp, kiểm soát bệnh huyết áp cao cũng được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về cách hạ huyết áp với các trường hợp: Cách hạ huyết áp trong một số trường hợp huyết áp tăng Cách kiểm soát huyết áp với người bệnh tăng huyết áp Huyết áp cao có nguy hiểm không? Tăng huyết áp rất nguy hiểm , được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Bởi biểu hiện của bệnh rất nghèo nàn, khiến người bệnh chủ quan, không tuân thủ điều trị một cách đầy đủ, dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể tăng huyết áp gây nên nhiều biến chứng nặng nề về tim mạch, não, thận, mắt như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy thận, suy giảm thị lực dẫn tới mù lòa,... Trong một số trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp do một số nguyên nhân như sock tâm lý, do bỏ thuốc điều trị tăng huyết áp,... có thể dẫn đến những tổn tương vĩnh viễn cơ quan đích như: Tai biến mạch máu não: nhồi máu não cấp, xuất huyết não, xuất huyết dưới màng nhện. Tổn thương tim cấp tính: hội chứng mạch vành cấp, bóc tách thành động mạch chủ, suy tim, rung nhĩ, phù phổi cấp. Tổn thương thận cấp tính như suy thận cấp hoặc tổn thương mắt gây mù loà Trong cơn tăng huyết áp khẩn cấp, hầu hết người bệnh không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, lo lắng nhiều. Tăng huyết áp gây nên nhiều biến chứng nặng nề về tim mạch - Ảnh: Canva Nhận biết triệu chứng tăng huyết áp Dưới đây là một số triệu chứng bạn đọc cần chú ý, có thể là tín hiệu cho thấy việc tăng huyết áp cần được theo dõi, đo huyết áp hoặc chăm sóc y tế: Buồn nôn hoặc nôn: Huyết áp cao đột ngột có thể gây ra cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí dẫn đến nôn ở một số người. Nhức đầu dữ dội: Những cơn đau đầu đột ngột và dữ dội, cảm giác đập thình thịch hoặc đau nhói, có thể cho thấy mức huyết áp tăng cao. Tim đập nhanh: Bạn có thể thấy nhịp tim bất thường hoặc hồi hộp kèm theo huyết áp cao. Đánh trống ngực hoặc bạn có thể có cảm giác đập thình thịch ở tai và cổ có thể cho thấy huyết áp tăng đột ngột. Các vấn đề về thị giác: Huyết áp cao đột ngột có thể khiến tầm nhìn trở nên mờ và bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung. Khó thở: Khi huyết áp tăng lên trong các động mạch quan trọng có thể làm giảm hiệu quả vận chuyển oxy do tim phải vật lộn để đẩy máu qua phổi. Khó thở, thở gấp hoặc cảm giác nghẹt thở có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết áp tăng cao đột ngột. Xuất huyết điểm mạch: Bạn có thể gặp chảy máu ở mũi, xuất huyết niêm mạc ở mắt. ... Cách hạ huyết áp tự nhiên trong một số trường hợp Khi huyết áp tăng cần làm gì? Nhiều trường hợp người bệnh khi có các dấu hiệu, đo huyết áp thấy chỉ số tăng thường lo lắng, không biết cách xử lý ra sao. Việc đầu tiên bạn phải hết sức bình tĩnh, nếu có bệnh lý về cao huyết áp và đang theo dõi với bác sĩ Tim mạch có thể trao đổi online với bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện 1 số cách sau: Nằm nghỉ trong tư thế Savasana: Tư thế Savasana là tư thế quen thuộc trong Yoga: nằm duỗi thẳng tay chân có thể giúp giảm nhịp tim và hạ huyết áp cao nhanh chóng. Chỉ cần nằm ngửa, nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn. Nghỉ ngơi trong tư thế này trong khoảng 10 - 15 phút và bạn có thể cảm thấy tốt hơn. Lưu ý theo dõi huyết áp liên tục đến khi huyết áp trở lại bình thường. Hít thở sâu: Căng thẳng dẫn đến lo lắng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bình tĩnh lại có thể làm hạ huyết áp đáng kể. Tập các bài tập thở sẽ làm chậm nhịp tim và thư giãn. Ví dụ, hít thở chậm và sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Tuy vậy, trong một số trường hợp khẩn cấp, không có cách nào thực sự để nhanh chóng hạ huyết áp tại nhà hoặc những biện pháp trên không hiệu quả thì bạn phải gọi xe cấp cứu ngay đến bệnh viện để được nhân viên y tế thăm khám, điều trị và tìm nguyên nhân. Nếu bạn bị huyết áp cao, điều quan trọng là phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi hành vi và lối sống. Nằm nghỉ trong tư thế Savasana giúp giảm nhịp tim và hạ huyết áp cao - Ảnh: Canva Cách kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại nhà hiệu quả Tăng huyết áp là bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài, nên việc kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tiến triển là biện pháp hiệu quả hơn. Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng nên kiểm soát huyết áp cao, tự nhiên, hạn chế việc dùng thuốc: Giảm cân nếu bạn trong tình trạng thừa cân, béo phì: Thừa cân cũng có thể gây ra tình trạng ngừng thở khi ngủ (ngưng thở khi ngủ), làm tăng thêm huyết áp. Giảm cân là một trong những thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Tâp thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm huyết áp cao khoảng 5 đến 8 mm Hg . Điều quan trọng là tiếp tục tập thể dục để giữ cho huyết áp không tăng trở lại. Như một mục tiêu chung, hãy nhắm đến ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Một số ví dụ về bài tập aerobic có thể giúp giảm huyết áp bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít chất béo, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp cao tới 11 mm Hg Giảm muối trong chế độ ăn uống: Những người bị cao huyết áp thường được khuyên ăn ít muối. Tránh lo âu, căng thắng: Lo âu, căng thẳng gây ảnh hưởng nhiều đến chỉ số huyết áp, làm huyết áp tăng lên, vì vậy bạn cần chú ý đến cảm xúc của bản thân và có các biện pháp để giảm căng thẳng. Dưới đây là một số cách giúp bạn quản lý căng thẳng, lo âu: Tập thiền hoặc yoga: Trong yoga có một tư thế là savasana rất tốt để thư giãn. Đi bộ ngoài trời, hít thở không khí trong lành. Chú ý làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị căng thẳng. Lên kế hoạch làm việc trong ngày, sắp xếp thời gian hoàn thành hợp lý, tránh tình huống làm nhiều việc cùng lúc. Suy nghĩ đơn giản và tích cực, hạn chế suy nghĩ tiêu cực. Hạn chế rượu bia Bỏ thuốc lá Đo huyết áp thường xuyên tại nhà có thể giúp bạn theo dõi tình trạng huyết áp của mình. Nếu đã được thăm khám, chẩn đoán nên tuân theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sống. Không tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc đột ngột. Người bệnh nên đi tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, tầm soát một số biến chứng do tăng huyết áp, cũng như điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp
bookingcare-vn-blog-3444
Mỡ trong máu: Các xét nghiệm cần thiết và cách chung sống hiệu quả tại nhà cho phụ nữ tuổi 40 Mỡ trong máu là tình trạng có thể gặp ở nhiều độ tuổi, trong đó phụ nữ tuổi 40 là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải. Cùng tìm hiểu về mỡ trong máu, các xét nghiệm cần thiết và cách chung sống hiệu quả tại nhà cho phụ nữ tuổi 40. Phụ nữ tuổi trung niên thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn trong đó bao gồm mỡ trong máu ( Hay còn gọi là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu). Nếu tình trạng mỡ trong máu không được kiểm soát, theo dõi đúng đắn thì có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ não, bệnh mạch vành mạn tính, nhồi máu cơ tim,... Dưới đây sẽ là thông tin về bệnh mỡ trong máu cùng những thông tin, chia sẻ hữu ích cho phụ nữ tuổi 40, mời bạn đọc theo dõi cùng BookingCare. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi ThS.BS Tim mạch Nguyễn Thị Xuân Yến. Nguyên nhân gây mỡ trong máu Mỡ trong máu hay mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ là tên gọi chung cho tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu dẫn tới tăng cao nồng độ các Cholesterol xấu, giảm thấp nồng độ Cholesterol tốt gây ra nhiều bệnh lý đặc biệt là bệnh lý về tim mạch. Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai), máu nhiễm mỡ xuất hiện khi 1 trong 4 thông số lipid bị rối loạn bào gồm Cholesterol toàn phần, LDL- Cholesterol, HDL- Cholesterol và Triglycerid. Nguyên nhân là do người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý như ăn nhiều đường, mỡ động vật, gan, trứng, bơ, sữa và các thực phẩm chế biến sẵn; uống rượu, bia; hút nhiều thuốc lá; ít vận động thể lực. Bên cạnh đó, nguyên nhân mắc bệnh còn do rối loạn về gene, có tính chất gia đình và rối loạn thứ phát do một số bệnh lý mạn tính khác như đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, xơ gan . Điều này lý giải tại sao không chỉ những người béo mà ngay cả những người gầy cũng bị rối loạn lipid máu. Phụ nữ tuổi 40 có dễ bị mỡ trong máu không? Mỡ trong máu là căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 26% người Việt Nam lứa tuổi 25-74 bị máu nhiễm mỡ. Phụ nữ từ tuổi 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc mỡ máu cao so với nhóm tuổi trẻ. Điều này liên quan đến sự thay đổi tự nhiên trong cơ thể phụ nữ khi tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Cụ thể, có một số yếu tố gây tác động đến mỡ máu cao ở phụ nữ trên 40 tuổi: Giảm hormone nữ: Khi phụ nữ tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sản xuất hormone nữ estrogen giảm dần. Hormone này có vai trò giúp duy trì mức HDL- Cholesterol (tốt) và giảm mức LDL- Cholesterol (xấu). Khi estrogen giảm, có thể làm tăng thành phần Cholesterol xấu trong máu. Thay đổi lối sống: Khi tuổi tác tăng, nhiều phụ nữ có thể có thay đổi lối sống, dẫn đến việc ăn uống không cân đối hơn, ít vận động thể lực và cân nặng tăng lên. Điều này có thể góp phần làm rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể dẫn đến tình trạng mỡ máu cao. Yếu tố di truyền: Những yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu. Nếu gia đình có tiền sử về mỡ máu cao hoặc các vấn đề tim mạch, bạn có nguy cơ cao hơn. Xét nghiệm chẩn đoán mỡ trong máu Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh mỡ máu, bạn đọc cần đi xét nghiệm các thành phần lipid để chẩn đoán xác định. 4 chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu bao gồm: Định lượng cholesterol toàn phần Định lượng triglyceride HDL-cholesterol LDL-cholesterol Xét nghiệm mỡ máu định kỳ không những có giá trị trong tiên lượng, chẩn đoán và theo dõi điều trị mỡ trong máu mà còn có giá trị trong phòng bệnh tim mạch. Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp xác định tình trạng mỡ trong máu đang như thế nào - Ảnh: slma.cc Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm mỡ trong máu Thông số xét nghiệm Giá trị bình thường Tăng Giảm Cholesterol toàn phần 3,9 – 5,2 mmol/L Rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch, thận hư, suy giáp, đái tháo đường… Suy kiệt, hội chứng kém hấp thu, ung thư… Triglycerid 0,46 – 1,88 mmol/L Rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì, tăng Triglycerid máu gia đình, thận hư, suy giáp, đái tháo đường, dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài Suy kiệt, hội chứng kém hấp thu, biếng ăn… HDL-cholesterol ≥ 0,9 mmol/L HDL- Cholesterol tăng giúp giảm sự hình thành, phát triển và mất ổn định của mảng xơ vữa trong lòng mạch máu Béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng triglycerid máu,.. LDL-cholesterol ≤ 3,4 mmol/L Béo phì, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, hút thuốc lá, lạm dụng rượu… LDL Cholesterol là tác nhân gây tăng sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa, trong điều trị rối loạn lipid máu cần giảm mức LDL-C về mức thấp nhất có thể Những người cần xét nghiệm mỡ máu định kì: Thừa cân béo phì ; Có tiền sử gia đình mỡ máu cao; Hút thuốc lá, ít vận động (3 tháng/lần); Xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giáp, đang điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ (1- 3 tháng/lần). Lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu Người bệnh cần nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm (Lấy máu tại thời điểm cách bữa ăn gần nhất từ 9 - 12 tiếng) để đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Tuy nhiên theo khuyến cáo mới nhất của hội tim mạch và xơ vữa có thể lấy máu xét nghiệm mỡ máu sau ăn ít nhất 2-3 tiếng, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi bạn đã ăn trước thời gian lấy máu xét nghiệm. Phân tích kết quả: Phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên việc tổng hợp các thông tin như khai thác tiền sử gia đình, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm khác. Nếu cần bác sĩ có thể xem xét để kiểm tra thêm các xét nghiệm thăm dò khác như: điện tâm đồ, siêu âm Doppler tim, mạch máu, khảo sát hệ thống động mạch vành… Thời gian trả kết quả: Bạn có thể nhận kết quả xét nghiệm mỡ máu trong vòng 1 – 2 giờ sau khi lấy máu xét nghiệm. Chi phí xét nghiệm mỡ máu: Tùy từng nơi mà chi phí sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung chi phí xét nghiệm mỡ máu sẽ dao động từ 120.000đ - 300.000đ. Chung sống với mỡ trong máu hiệu quả tại nhà cho phụ nữ tuổi 40 Dù có nguy cơ cao hơn, việc quản lý và kiểm soát mỡ trong máu ở phụ nữ tuổi 40 tuổi vẫn hoàn toàn khả thi. Để giảm nguy cơ mỡ máu cao và các vấn đề tim mạch, chị em hãy duy trì một lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể lực và chế độ ăn uống cân đối, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi mức cholesterol. Chị em nên tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho tim mạch , có chứa hàm lượng cholesterol thấp như: rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn, các loại thịt trắng như thịt gà, cá… đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ, giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Top thực phẩm tốt cho tình trạng mỡ trong máu - Ảnh: gethealthyu.com Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Nên ăn nhạt vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe và giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như: cá, đậu phụ, đỗ tương. Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu ngô. Hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Tăng cường vận động, chị em có thể tìm các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức với độ tuổi của mình như tập aerobic, tập yoga, đi bộ,... để góp phần kiểm soát cân nặng và chu vi vòng bụng, tăng chuyển hóa trao đổi chất từ đó đẩy lùi tình trạng mỡ trong máu. Theo dõi và xét nghiệm mỡ máu định kỳ để biết tình trạng mỡ máu trong cơ thể. Trong trường hợp không kiểm soát được mỡ máu bằng chế độ ăn và sinh hoạt, bạn cần sử dụng phối hợp thêm thuốc hạ mỡ máu. Như vậy trên đây là những thông tin cần biết về mỡ trong máu dành cho phụ nữ tuổi 40. Các chị em có thể tham khảo, ứng dụng để xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đẩy lùi tình trạng mỡ trong máu
bookingcare-vn-blog-3445
Triệu chứng và biến chứng có thể gặp ở người mỡ máu cao Cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng của mỡ máu cao thông qua bài viết dưới đây của BookingCare. Mỡ máu cao là tình trạng thường gặp và là một trong những yếu tố gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm. Để có thể phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu những biến chứng và phòng tránh bệnh thì phát hiện những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mỡ máu cao là vô cùng quan trọng. Khi nắm được đầy đủ các thông tin về triệu chứng của mỡ máu cao thì bạn đọc sẽ dễ dàng hơn trong quá trình phát hiện, điều trị và sống chung với bệnh. Triệu chứng của mỡ máu cao Các triệu chứng của mỡ máu cao thường không rõ ràng và khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Người bị mỡ máu cao thường không thấy bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian dài. Bệnh thường phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc xuất hiện các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,... Bất kỳ tình trạng nào dưới đây đều có thể liên quan đến mỡ máu cao: đau ngực trái, tức ngực; đau đầu, chóng mặt; dáng đi không vững; nói lắp; hoặc đau ở cẳng chân. U vàng: U vàng dưới da là biểu hiện của rối loạn mỡ máu nặng chứ không phải là bệnh da liễu. Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, gặp chủ yếu ở vùng gân bà bề mặt duỗi của các khớp ở tay, chân như khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, mông… Ban vàng mi mắt: Là là những u nhỏ hay mảng thâm nhiễm màu vàng nằm xung quanh mắt thường ở mi trên khóe mắt trong. Chúng được hình thành do các mô bào, đại thực bào có chứa cholesterol, thường gặp ở những bệnh nhân mỡ máu cao. Có vòng cung màu trắng xung quanh giác mạc của mắt Xơ vữa động mạch: Biến chứng nghiêm trọng của mỡ máu cao là xơ vữa, gây tắc nghẽn động mạch và ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tim và não dẫn đến các triệu chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Ban vàng mi mắt là một trong các triệu chứng của mỡ máu cao - Ảnh: medicalnewstoday.com Nếu xem nhẹ những triệu chứng của mỡ máu cao và không có chế độ chăm sóc, điều trị, lối sống hợp lý thì mỡ máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Biến chứng thường gặp ở người có mỡ máu cao Mỡ máu cao có thể gây ra sự tích tụ cholesterol xấu và các chất lắng đọng khác trên thành động mạch (xơ vữa động mạch). Những chất lắng đọng (mảng bám) này có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch, từ đó có thể gây ra các biến chứng sau: Tăng huyết áp: Tăng cholesterol máu dẫn đến gia tăng các mảng bám vào thành động mạch làm mất tính trơn nhẵn của mạch máu và tăng độ cứng của thành mạch, dẫn đến tim phải gia tăng áp lực để đẩy máu chảy trong hệ động mạch dẫn đến tình trạng tăng huyết áp Bệnh động mạch vành: Xơ vữa động mạch thường xuất hiện và phát triển dần dần từ thập niên thứ ba của cuộc đời. Ở người có mỡ máu cao có thể gia tăng tốc độ xơ vữa thành mạch máu và tình trạng mất ổn định của mảng xơ vữa gây ra bệnh mạch vành vành mạn tính. Khi mảng xơ vữa mất ổn định và bong ra đột ngột có thể làm lấp kín lòng mạch gây ra bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp thậm trí ngừng tim và tử vong. Đột quỵ não: Động mạch cảnh cấp máu lên não và các động mạch nuôi não cũng bị ảnh hưởng ở người có mỡ máu cao. Các mảng xơ vữa gia tăng nhanh chóng lấp đầy lòng mạch gây thiếu máu nuôi dưỡng não dẫn đến tình trạng nói ngọng, nói khó, liệt nửa người… Bệnh động mạch ngoại biên: Ở người mỡ máu cao các động mạch cấp máu nuôi dưỡng chân tay cũng bị ành hưởng bởi tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến giảm lượng máu nuôi dưỡng tới chân gây các triệu chứng đau tức nặng bắp chân khi đi lại vận động nhiều, đỡ khi nghỉ ngơi. Tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng trầm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử các đầu ngón chân, bàn chân, chậm liền vết thương dẫn tới cắt cụt chân và tàn phế Như vậy bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến triệu chứng và biến chứng thường gặp ở người mỡ máu cao. Bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân mỡ máu cao , cách điều trị, chế độ ăn thì có thể tham khảo thêm những bài viết khác của BookingCare
bookingcare-vn-blog-3447
Nguyên nhân huyết áp cao, cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, nguyên nhân do nhiều lý do khác nhau, trong đó được chia ra 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Tăng huyết áp là bệnh lý ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, nghĩa là cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp. Nguyên nhân cao huyết áp đến từ nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân gây huyết áp cao Bao gồm, nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân nguyên phát - Tăng huyết áp vô căn: là mức tăng huyết áp cao mà các nguyên nhân thứ phát rõ ràng không được xác định, chiếm 90 - 95% các trường hợp bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân thứ phát - Tăng huyết áp thứ phát): khi có những nguyên nhân rõ ràng như tăng huyết áp do bệnh thận, tuyến thượng thận,... Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn Tăng huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân rõ ràng. Thông thường, do nhiều yếu tố kết hợp với nhau, phổ biến bao gồm: Chế độ ăn uống không lành mạnh (bao gồm chế độ ăn nhiều natri - muối). Không hoạt động thể chất. Tiêu thụ nhiều đồ uống có chứa cồn. Tăng huyết áp thứ phát Tăng huyết áp thứ phát có ít nhất một nguyên nhân riêng biệt mà bác sĩ thăm khám có thể xác định. Nguyên nhân phổ biến của tăng huyết áp thứ phát bao gồm: Bệnh thận: Phần lớn tăng huyết áp do bệnh lí về thận: viêm cầu thận cấp và mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận trực tiếp làm giảm tưới máu thận, hoặc một trong những nhánh của chúng. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có huyết áp bình thường không được điều trị có nhiều khả năng bị tăng huyết áp trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán Cường aldosterone nguyên phát - hội chứng Conn. Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc ức chế miễn dịch, NSAID và thuốc tránh thai (thuốc viên) có thể làm tăng huyết áp. Sử dụng ma túy (bao gồm amphetamine và cocaine): ma túy gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Sử dụng thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá, làm kích thích sản sinh adrenaline nên hút thuốc lá làm tim đập nhanh, nhịp tim trở nên nhanh hơn gây huyết áp cao. Sử dụng một số loại thuốc đông y như cam thảo,… Ngoài ra, với người trẻ tuổi cũng bị cao huyết áp, nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ có thể kể đến như: do thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động kèm theo chế độ ăn uống không hợp lý,... Cách phòng bệnh huyết áp cao Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả nên lưu ý và thực hiện một số điều sau: Có chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn rau xanh, hóa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no Đảm bảo đủ kali: lý tưởng nhất là thông qua các loại thực phẩm bạn ăn hơn là chất bổ sung. Một số thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, bơ và khoai tây (còn vỏ). Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày) Giữ cân nặng phù hợp với sức khỏe của bạn: Duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ; giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, cần phải điều trị lâu dài thậm chí suốt đời. Khuyến cáo người bệnh để kiểm soát huyết áp hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm , phải nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đo huyết áp, uống thuốc hàng ngày, tái khám định kỳ kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
bookingcare-vn-blog-3449
Nhận diện sớm 6 triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch Dưới đây là triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, bạn đọc có thể tìm hiểu để chủ động theo dõi, kịp thời thăm khám khi gặp các vấn đề này. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trong đó, suy tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và bệnh động mạch vành là các bệnh tim mạch thường gặp. Mỗi bệnh lại có triệu chứng cảnh báo khác nhau và biểu hiện của các triệu chứng cũng không giống nhau giữa nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, có thể chủ động nhận biết sớm một số triệu chứng điển hình nhất liên quan đến các bệnh tim mạch sẽ giúp bạn đọc lên kế hoạch thăm khám. Các bệnh tim mạch thường gặp Bệnh tim Định nghĩa Suy tim Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Bệnh van tim Có hai dạng thường gặp trong bệnh van tim, đó là bệnh hở và hẹp van tim. Hẹp van tim: Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở sự lưu thông của máu. Tim phải bơm mạnh hơn để nén dòng máu qua chỗ hẹp. Hở van tim (còn gọi là suy van): Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài... làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van gây ra hiện tượng này gọi là hở van tim. Khi hở van, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược. Nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là tình trạng đau ngực khi cơ tim bị thiếu máu và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch, gây ra hậu quả là tình trạng suy tim, sốc tim hoặc tử vong,... Rối loạn nhịp tim Rối loạn nhịp tim là sự bất thường trong nhịp đập của tim, gây ra tình trạng tim đập quá nhanh (trên 100 nhịp/phút), hoặc quá chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc không đều. Bệnh động mạch vành Bệnh động mạch vành là tình trạng động mạch vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu oxy. 6 triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý tim mạch gặp phải. Dưới đây là 6 triệu chứng/dấu hiệu chung nhất, khi gặp phải người bệnh không nên bỏ qua, cần sắp xếp thăm khám kịp thời. Đau thắt ngực Đau thắt ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của các bệnh lý tim mạch. Vị trí đau ở vùng ngực trái hoặc sau xương ức, đau lan lên vai, cánh tay, lưng hoặc hàm. Cơn đau như bóp nghẹt ở giữa ngực có thể kéo dài hơn hai mươi phút nhiều khả năng là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Khó thở Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức. Tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở. Phù 2 chi dưới Nếu mắt cá chân bỗng dưng bị sưng phù mà không phải do chấn thương dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Bởi khi suy tim gây tích tụ dịch trong cơ thể làm sưng, phù một số vị trí trên cơ thể, thường ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân,... Tím tái Tím tái là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả như bình thường. Nhịp tim nhanh, không đều Tim đập nhanh khi lo lắng hoặc phấn khích hoặc thỉnh thoảng là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn bắt đầu cảm thấy đánh trống ngực nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Chóng mặt, ngất xỉu Đây là triệu chứng tim mạch thường gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng. Trên đây là 6 triệu chứng điển hình nhất, có thể cảnh báo các dấu hiệu bệnh tim mạch. Tuy nhiên, tùy từng bệnh lý khác nhau sẽ có các triệu chứng khác. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh gặp phải cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích, trang bị kiến thức về những triệu chứng tim mạch giúp bạn và người thân tránh được nguy hiểm
bookingcare-vn-blog-3450
Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Biến chứng của mỡ máu cao Theo Thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam, gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao. Vậy mỡ máu cao có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Mỡ máu cao có nguy hiểm không là một câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng BookingCare giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây. Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Mỡ máu cao là một tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Mỡ máu cao dẫn đến hiện tượng cholesterol tích lũy và bám vào nội mạc mạch máu, gây ra mối liên quan tiềm ẩn đến các vấn đề tim mạch và các bệnh lý cơ quan khác. Mỡ máu cao nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch với tác động khó lường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp,... để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm tuổi thọ. Tác động của mỡ máu cao đến sức khỏe Mỡ máu cao có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe toàn bộ cơ thể chứ không phải chỉ mỗi sức khỏe tim mạch, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như: Bệnh đái tháo đường Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Bệnh viêm tụy Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, khó thở, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh tim mạch Chỉ số cholesterol xấu cao dẫn đến xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim). Bệnh cao huyết áp Máu nhiễm mỡ gây nên xơ vữa động mạch, hình thành các mảng xơ vữa và tăng độ cứng của thành mạch từ đó làm cản trở đường lưu thông của máu. Khi đó, áp suất máu trong lòng mạch tăng lên dẫn đến bệnh cao huyết áp. Như vậy lượng cholesterol xấu trong máu càng cao đồng nghĩa với gia tăng bệnh lý tăng huyết áp. Đáng báo động hơn tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng và độ tuổi bắt gặp có xu hướng ngày càng trẻ hóa Tai biến mạch máu não Nguyên nhân chính là do cholesterol xấu và triglyceride tăng cao dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa đặc biệt tại động mạch cảnh, động mạch não,làm giảm tưới máu não, khi mảng xơ vữa nứt vỡ gây tắc nghẽn động mạch cấp máu cho não người bệnh có thể gặp đột quỵ nhồi máu não. Xơ vữa động mạch cũng làm gia tăng độ cứng cho thành mạch máu, từ đó có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu trong não, bệnh thường phối hợp với bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt. Vì vậy, đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ gia tăng cao hơn rất nhiều lần so với người có chỉ số mỡ máu trong giới hạn bình thường. Suy giảm chức năng gan Máu nhiễm mỡ làm cho triglyceride tăng cao cùng với việc tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Đau, tê chân Mỡ máu cao kéo theo gia tăng các Cholesterol xấu, những chất này gây xơ vữa lòng động mạch trong đó có động mạch cấp máu cho đôi chân. Tình trạng xơ vữa động mạch từ từ và tăng dần làm hẹp lòng mạch dẫn đến suy giảm lượng máu tới nuôi chân. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, khi tắc hoàn toàn lòng mạch có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng gây hoại tử, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến cắt cụt. Như vậy, nội dung trên đây đã phần nào giải đáp được câu hỏi mỡ máu cao có nguy hiểm không. Bạn đọc có thể tiếp tục tham khảo những nội dung hữu ích khác về mỡ máu cao trên BookingCare
bookingcare-vn-blog-3451
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một dạng bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra tại các đốt sống cổ, gây khó khăn trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày của người bệnh. Nắm được các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị tại nhà sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh khi chữa trị bệnh lý này. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một vấn đề phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người. Trường hợp nặng khi đĩa đệm chèn ép vào tủy hay ống sống sẽ dẫn đến hẹp ống sống, chèn ép tủy và phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lo lắng bởi 90% người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể phục hồi nhờ các phương pháp điều trị bảo tồn. Bài viết dưới đây từ BookingCare sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc, cách điều trị tại nhà giúp bạn đọc tìm thấy những biện pháp hữu ích để giảm đau và giữ sức khỏe cho vùng cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì? Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trường hợp của thoát vị đĩa đệm , phần mô xơ xung quanh đĩa đệm tại vùng cột sống cổ bị rách khiến phần nhân nhầy của đĩa đệm tràn ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh hoặc tủy sống gây cảm giác đau nhức, khó khăn khi cử động cho người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào từ C1 - C7 tại cột sống cổ, tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 - C6 vẫn là phổ biến nhất. Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra ở người trưởng thành rơi vào từ 0,5%-2%, thường gặp ở độ tuổi 30-50. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy nam giới có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cổ cao hơn, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả ngược lại. Các đốt sống cổ trên cơ thể con người - Ảnh: Neurosurgery Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Triệu chứng lâm sàng Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay gặp phải là: Đau nhức vùng cổ vai gáy: Cơn đau không chỉ dừng lại ở vị trí đốt sống cổ bị thoát vị mà còn lan sang vùng bả vai, cánh tay thậm chí lên cả đầu và vùng hốc mắt. Cơn đau thường phát sinh đột ngột, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi Tê bì tay chân: Do khối thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống dẫn đến triệu chứng tê bì tay chân. Nếu dây thần kinh bị chèn ép, cảm giác tê bì, râm ran xuất hiện chủ yếu tại vùng cánh tay, bàn tay và lan sang cả ngón tay. Còn trường hợp tủy sống bị chèn ép, cơn tê bì có thể sẽ xuất hiện ở cả tứ chi Hạn chế vận động: Những cơn đau, co cứng vùng cổ khiến người bệnh không thể thực hiện các hoạt động cúi, ngửa, xoay cổ một cách linh hoạt như bình thường Yếu cơ: Đĩa đệm chèn ép vào tủy sống khiến các bó cơ ở chân và tay cũng yếu đi, không còn sức mạnh, khả năng vận động như trước Triệu chứng đi kèm: Một số triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp, tiêu hóa, hệ bài tiết như táo bón, khó tiểu, khó thở, đau nhức lồng ngực,.. cũng có thể diễn ra. Ngoài ra, các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ còn được biểu hiện qua ba cấp độ, từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau: Cấp độ 1: Giai đoạn đầu, vùng cổ bị cứng, gây đau nhức, gặp khó khăn trong việc xoay chuyển. Theo thời gian, cơn đau lan xuống gáy và hai bên bả vai và tđau tăng theo từng ngày Cấp độ 2: Cơn đau lan sang sau đầu và tai. Khi vận động, dù chỉ vận động nhẹ cũng cảm thấy cảm giác bị vướng và đau Cấp độ 3: Xuất hiện cảm giác đau, tê bì ở hai cánh tay, cảm giác yếu, mất sức mạnh ở các chi. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế. Triệu chứng biến chứng Khi triệu chứng đã chuyển sang cấp độ 3, người bệnh sẽ bắt gặp thêm các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: Hẹp ống sống cổ: Trường hợp nặng khi đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên ống sống cổ gây hẹp ống sống, dẫn đến các triệu chứng đau nhức dữ dội vai gáy kèm theo tê bì tay chân Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não: Do đĩa đệm chèn ép vào hệ thống động mạch mức, gây khó khăn, tắc nghẽn cho hệ thống tuần hoàn máu lưu thông, khiến não dễ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thiếu máu não Hội chứng chèn ép tủy: Đĩa đệm chèn ép lên tủy sống gây đau, tê bì lan sang cay hai bên cánh tay, có thể xảy ra teo cơ cánh tay Tàn phế: Biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ do chèn ép vào tủy sống quá mức và quá lâu dẫn đến chân hoàn toàn mất chức năng hoạt động, gây ra tàn phế Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra bởi cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó, phổ biến nhất phải kể đến: Tuổi tác: Tuổi càng cao, độ linh hoạt của đĩa đệm cũng sẽ dần kém đi do xương bị thoái hóa cũng như lượng nước bị giảm dần tại đĩa đệm, tăng nguy cơ đĩa đệm bị tổn thương Bẩm sinh hoặc di truyền: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có yếu tố di truyền, trong gia đình bạn có người bị bệnh thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người sinh ra bẩm sinh có cấu trúc cột sống và đĩa đệm yếu thì cũng có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cao hơn Ảnh hưởng từ công việc: Những công việc yêu cầu vận động với cường độ cao cũng khiến đĩa đệm phải hoạt động quá mức, không giữ được độ linh hoạt, dẻo dai Thói quen sống không tốt: Ngồi làm việc quá lâu, không thường xuyên vận động hoặc ngồi sai tư thế khi làm việc gây nên áp lực lớn cho cột sống cổ Chấn thương: Một ngoại lực lớn tác động vào đĩa đệm cột sống cổ do chấn thương hoặc tai nạn lao động khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí đúng ban đầu Phương pháp chẩn đoán bệnh Tương tự với phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thông thường, với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, các bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng trước tiên, bao gồm khám bệnh sử, đánh giá mức độ, tình trạng đau, phản xạ cơ, sức mạnh cơ. Dựa trên kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đề xuất thêm một hay nhiều những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để đánh giá chính xác tình trạng bệnh hơn: Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI cho phép quan sát chi tiết hình ảnh đĩa đệm cũng như những tổn thương tại ống tủy, từ đó, xác định được tình trạng, mức độ của bệnh Chụp X-quang: Với ảnh chụp X-quang, sẽ giúp quan sát tốt hơn tình trạng của các đốt cột sống cổ, giúp xác định xem tình thoát vị có gây nên biến dạng hay hẹp các khoang xương hay không Chụp CT: Chụp cắt lớp vi tính, hay chụp CT cho kết quả nhanh, quan sát được hình ảnh chi tiết cấu trúc xương của đốt sống cũng như một phần mô mềm, tủy sống Myelogram-CT: Kỹ thuật nâng cao hơn so với chụp x-quang thông thường, khi thực hiện người bệnh sẽ cần tiêm thuốc cản quang vào ống sống. Kỹ thuật này có thể chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ lên tới 98%, tuy nhiên, đây là phương pháp chẩn đoán xâm lấn, chỉ có những trường hợp nhất định mới được chỉ định áp dụng Điện cơ đồ EMG: Phương pháp sử dụng điện cực để đo tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, nhằm xác định dây thần kinh nào bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Bác sĩ dựa vào hình ảnh chụp MRI để chẩn đoán tình trạng cột sống cổ của người bệnh - Ảnh: Verywell Health Phương pháp điều trị bệnh Điều trị bảo tồn Bởi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một dạng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm, nên nguyên tắc điều trị cũng tương tự, biện pháp hiệu quả nhất đề điều trị bệnh vẫn là điều trị bảo tồn, giảm triệu chứng bằng cách kết hợp sử dụng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu. Đối với thuốc, nhóm thuốc được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất vẫn là chống viêm không steroid NSAID (aspirin, Ibuprofen,...) hoặc dòng cao cấp hơn là COX-2 để giúp giảm thiểu các tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp vật lý trị liệu để xoa dịu cơn đau tức thời như: mát-xa, chườm nóng-lạnh, kéo giãn cột sống, trị liệu bằng điện,... Phẫu thuật Trong một số ít trường hợp, thoát vị đĩa đệm cổ có thể làm tổn thương dây thần kinh đến bàng quang hoặc ruột. Tình trạng này có thể yêu cầu phải phẫu thuật khẩn cấp. Trường hợp điều trị bảo tồn không thành công trong thời gian dài cũng sẽ cần can thiệp phẫu thuật, mục đích là để giảm áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật để giảm áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm để loại bỏ phần thoát vị của bạn Phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ một phần xương xung quanh đĩa đệm thoát vị và mở rộng ống sống Phẫu thuật thay thế đĩa đệm thoát vị bị hư hỏng bằng đĩa đệm nhân tạo Chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại nhà Khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi thoát vị đĩa đệm bằng những biện pháp chăm sóc thông thường, chính vì vậy, người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân hãy lưu ý thực hiện những điều sau đây để chăm sóc, điều trị hiệu quả ngay tại nhà: Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ: Để giảm áp lực lên vùng cổ và giúp quá trình phục hồi, người bệnh nên tập trung vào nghỉ ngơi đầy đủ Tránh các hoạt động gây áp lực: Hạn chế các hoạt động có thể tăng cường triệu chứng thoát vị đĩa đệm như cúi xuống hoặc nâng vật nặng Sử dụng gối hỗ trợ: Sử dụng gối chống thoát vị khi ngủ để duy trì vị trí cổ đúng và hỗ trợ cột sống Massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng vùng cổ giúp giảm căng cơ và tăng tuần hoàn máu Tập các bài tập vật lý trị liệu đơn giản tại nhà: Một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản mà người bệnh nên áp dụng hàng ngày như: Bài tập 1: Thực hiện với tư thế ngồi quỳ gối lên thảm, 2 đầu gối chạm vào nhau, nâng cao tay sau đó gập người, có vươn hai tay ra xa nhất có thể, thả lỏng đầu, cổ, vai, cánh tay trong khoảng 30 giây. Nâng người lên và lặp lại khoảng 2-3 lần Bài tập 2: Thực hiện với tư thế ngồi thẳng lưng, chân bắt chéo, duỗi thẳng tay phải và đặt tay trái trên đỉnh đầu, kéo đầu nhẹ sang trái, duy trì 15-20 giây và trả đầu về vị trí ban đầu. lặp lại với bên còn lại Hai bài tập đơn giản giúp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - Ảnh: BookingCare Sống chung hiệu quả cùng bệnh Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi trong rau xanh, các loại cá và trứng sữa. Hạn chế lạm dụng thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng Giảm thiểu các loại đồ uống có cồn và thuốc lá Stress có thể làm gia tăng đau và tình trạng thoát vị đĩa đệm. Tìm hiểu cách quản lý stress và duy trì tâm lý tích cực để hỗ trợ quá trình phục hồi Luôn tuân thủ theo hướng dẫn và quy trình điều trị do bác sĩ chỉ định. Điều này bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện các biện pháp tại nhà và thực hiện tập luyện đúng cách. Thoát vị đĩa đệm cổ không phải căn bệnh quá nguy hiểm và đáng sợ nếu chúng ta biết cách chăm sóc, điều trị và quản lý các triệu chứng bệnh. Nếu bản thân hoặc người nhà bạn đang mắc phải bệnh lý này, hãy cố gắng thực hiện đúng lộ trình điều trị bảo tồn theo hướng dẫn từ các bác sĩ Cơ Xương Khớp
bookingcare-vn-blog-3453
Kiểm soát máu nhiễm mỡ tại nhà đơn giản, hiệu quả Trị máu nhiễm mỡ tại nhà như thế nào? Có khó không? Cần lưu ý những gì? Cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mỡ nhiễm mỡ là tăng lượng cholesterol xấu, có hại trong máu, tình trạng này có thể cải thiện ngay tại nhà bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, điều độ. Với chế độ sinh hoạt phù hợp, bạn không những có thể kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ mà đồng thời còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà Cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà sẽ bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý, duy trì cân nặng, từ bỏ các thói quen hút thuốc, uống rượu,... Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể góp phần làm tăng cholesterol, máu nhiễm mỡ và các bệnh liên quan nhất là bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống lành mạnh, đúng bữa, đủ chất giúp trị máu nhiễm mỡ tại nhà: Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các sản phẩm chẳng hạn như phô mai, thịt béo và món tráng miệng từ sữa,... Chúng đều chứa nhiều cholesterol. Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường. Những thực phẩm này bao gồm thịt nạc, các loại thịt trắng như thịt gà, cá; hải sản; sữa, phô mai và sữa chua không béo hoặc ít béo; các loại ngũ cốc; trái cây và rau quả tươi. Ăn thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành thay cho mỡ động vật và các loại hạt. Duy trì cân nặng khỏe mạnh Thừa cân và béo phì làm tăng mức cholesterol xấu. Chất béo dư thừa trong cơ thể làm chậm khả năng loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu trong cơ thể. Cân nặng quá khổ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Bạn có thể tự xác định cân nặng của mình có đang phù hợp hay không bằng cách tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa trên chiều cao và cân nặng. Nếu thấy BMI lớn hơn hoặc bằng 23 thì nên có kế hoạch ăn uống, tập thể dục để giảm cân nhằm đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên Hoạt động thể chất thường xuyên, đều đặn có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm máu nhiễm mỡ và huyết áp. Các bác sĩ khuyến khích việc duy trì lối sống vận động thường xuyên là rất quan trọng . Bạn có thể kết hợp các môn đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu, đạp xe, khiêu vũ,... Hội tim mạch học Việt Nam khuyến cáo mỗi người nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút một ngày và tối thiểu 5 ngày trong tuần. Hãy biến hoạt động thể chất trở thành một phần cuộc sống. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ đến cửa hàng gần nhà, đi làm bằng xe đạp,... Lưu ý: Bạn đọc có thể lựa chọn loại bài tập phù hợp dựa trên sức khỏe tổng thể và lối sống của mình. Từ bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu Khói thuốc chứa hàng nghìn chất có hại cho hệ hô hấp và hệ tim mạch. Chất acrolein trong khói thuốc lá làm giảm sự vận chuyển của LDL cholesterol, lâu ngày dẫn đến sự tích tụ Cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, gây tổn thương nội mạc mạch máu, gia tăng sự hình thành mảng xơ vữa động mạch. Rượu được hấp thu và chuyển hóa thành cholesterol và chất béo trung tính là triglycerid. Do vậy uống nhiều rượu gây tình trạng tăng mỡ máu nghiêm trọng, điều này , gây hại cho sức khỏe của bạn. Theo khuyến cáo, nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày và nữ giới không nên uống nhiều hơn một ly. Theo dõi sức khỏe, tình trạng máu nhiễm mỡ định kỳ Để biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào, bạn đọc cần theo dõi, xét nghiệm mỡ máu định kỳ để phát hiện những bất thường hoặc tối ưu chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý hơn. Những bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa mỡ máu được khuyến khích xét nghiệm mỡ máu 1- 3 tháng/ lần. Một số trường hợp máu nhiễm mỡ cần uống thuốc để kiểm soát thì bạn đọc cũng nên uống đúng liều lượng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng hay thêm thuốc. Những bệnh nhân có những bệnh lý mạn tính như bệnh động mạch vành mạn tính, đái tháo đường, Stent động mạch vành cần phối hợp thuốc kiểm soát mỡ máu như nhóm statin lâu dài. Như vậy, trên đây là những hướng dẫn kiểm soát trị, theo dõi máu nhiễm mỡ tại nhà đơn giản mà tất cả mọi người đều có thể tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thiết thực dành cho bạn đọc
bookingcare-vn-blog-3454
Bật mí cách trị cao huyết áp tại nhà đơn giản, dễ ứng dụng Cùng BookingCare tìm hiểu ngay cách trị cao huyết áp tại nhà hiệu quả, đơn giản. Cao huyết áp là bệnh phổ biến trong cộng đồng. Đây là bệnh lý cần được theo dõi và điều trị liên tục. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, can thiệp điều trị, bạn đọc cần phối hợp thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt để kiểm soát tốt cao huyết áp tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, dễ ứng dụng trong bài viết dưới đây. Cách trị cao huyết áp ngay tại nhà Xây dựng chế độ ăn uống, tập thể dục, thể thao, giảm căng thẳng stress,... là những cách sẽ được đề cập đến trong phần tiếp theo. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh Thực phẩm cần tránh: Đồ ăn nhiều muối như đồ muối chua, đồ ăn nhanh, đồ chiên,... Tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo dạng trans (mỡ bò, mỡ lợn và mỡ cừu, da của gia cầm, bơ động vật, bơ nhân tạo, dầu cọ, dầu dừa, mì ăn liền,...) Thực phẩm nên ăn góp phần hạ huyết áp : Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu kali, canxi, magie và chất béo không bão hòa có lợi như rau, củ đậu, hạt điều, đậu phộng, đậu khô, cá hồi, cá ngừ,... Hạn chế đồ uống có cồn và cafein: Đồ uống chứa cồn như rượu, bia là yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Uống quá nhiều đồ chứa caffein sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ. Thế nên, những người cao huyết áp cần chú ý hạn chế các đồ uống này, nhất là vào buổi tối. Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục có thể giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giúp kiểm soát cân nặng, tăng chuyển hóa và trao đổi chất, giữ cho trái tim khỏe mạnh và giảm căng thẳng... Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, người tăng huyết áp nên chú ý đến hơi thở và đảm bảo rằng bạn không nín thở khi tập. Nguyên nhân do khi tập trung vào việc kiểm soát hơi thở sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp đáng kể. Lưu ý duy trì thói quen tập thể dục, vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn 30-60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Các môn thể thao phù hợp với người cao huyết áp là đi bộ, đạp xe, bơi lội, aerobic, yoga, khiêu vũ... Giảm cân là cần thiết Thừa cân, béo phì có thể làm tăng gánh nặng cho tim và có khả năng làm hỏng mạch máu, cả hai nguyên nhân này đều có thể góp phần làm tăng huyết áp. TS Emmanuel Moustakakis - giám đốc đơn vị chăm sóc mạch vành tại NewYork-Presbyterian Queens và trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Weill Cornell Medicine nói "Có mối liên hệ rõ ràng giữa béo phì và tăng huyết áp". Theo AHA, chỉ cần giảm khoảng 2-4kg có thể tác động tốt đến sức khỏe của những người thừa cân, béo phì. Hạn chế stress và quản lý tâm lý Căng thẳng, stress là một trong những lý do phổ biến khiến huyết áp tăng. Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng một số hormone khiến tim đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp ngay cả ở những người trẻ tuổi. Hãy tìm cách giải tỏa căng thẳng thông qua những phương pháp đơn giản mà hữu ích như thiền, yoga, các hoạt động ngoài trời, hoạt động giải trí,... Tập trung vào giấc ngủ Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số huyết áp của bạn. Ngủ nghiêng về phía bên trái được cho là tư thế ngủ tốt nhất cho người bị bệnh tăng huyết áp vì nó làm giảm áp lực lên các mạch máu làm nhiệm vụ vận chuyển máu về tim. Bên cạnh đó ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và đúng giờ giúp kiểm soát huyết áp của bạn tốt hơn. Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ Theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày có thể giúp bạn luôn chủ động kiểm soát huyết áp ổn định , phát hiện bất thường. Máy đo huyết áp tại nhà có thể giúp bạn theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày của mình và giúp nhận định việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống giúp kiểm soát huyết áp có hiệu quả với mình hay không. Tuân thủ sử dụng thuốc và tái khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất, ngăn ngừa các biến cố tim mạch. Như vậy trên đây là những các trị cao huyết áp tại nhà đơn giản mà bạn đọc có thể áp dụng để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định
bookingcare-vn-blog-3455
Một số phương pháp hiệu quả trong điều trị mỡ máu cao Mỡ máu cao khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể khống chế được lượng cholesterol và giảm được các yếu tố nguy cơ dựa trên các phương pháp điều trị dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện,... Điều trị mỡ máu cao như thế nào là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, việc điều trị ra sao còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người được chẩn đoán: Nếu bạn còn trẻ và không có các yếu tố nguy cơ khác thì đa phần các trường hợp, bác sĩ tư vấn bạn thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm mỡ máu. Nếu sau khi thay đổi lối sống (khoảng 2 - 3 tháng) mà mỡ máu không giảm hoặc vẫn tăng cao, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách điều trị mỡ máu cao tại nhà và dùng thuốc để người bệnh có thể lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Một số phương pháp hiệu quả điều trị mỡ máu cao Bệnh mỡ máu cao khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát nếu áp dụng các biện pháp điều trị bao gồm: chế độ ăn được kiểm soát chặt chẽ, chế độ luyện tập thể lực hợp lý và dùng các thuốc điều chỉnh mỡ máu. Điều trị mỡ máu cao tại nhà Thay đổi lối sống là chìa khóa để kiểm soát chứng mỡ máu cao. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh Thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt). Dưới đây là một số thay đổi bạn có thể thực hiện: Chọn chất béo lành mạnh hơn: Tránh chất béo bão hòa chủ yếu có trong thịt đỏ, thịt xông khói, xúc xích và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Chọn các loại protein nạc hơn như thịt gà, gà tây và cá khi có thể. Sử dụng chất béo lành mạnh hơn như dầu đậu nành, dầu oliu, mỡ cá, trái bơ,... Lựa chọn thực phẩm giàu omega-3: Axit béo omega-3 có nhiều lợi ích cho tim. Bạn có thể tìm thấy chúng trong một số loại cá, bao gồm cá hồi, cá thu và cá trích,... hay trong một số loại hạt như quả óc chó và hạt lanh. Tăng lượng chất xơ: Chất xơ hòa tan, có trong yến mạch, cám, trái cây, đậu và rau, có thể làm giảm mức cholesterol xấu. Duy trì cân nặng hợp lý Nếu bạn có trọng lượng cơ thể cao hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần. Tập thể dục thường xuyên Chế độ tập luyện đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế tốt lipid máu. Luyện tập thể dục vừa đúng với sức mình, phải tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày một cách đều đặn hằng ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần. Mức độ tập luyện tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Bỏ các thói quen xấu Nên bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bởi nó ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao - Ảnh: Freepik Dùng thuốc điều trị mỡ máu cao Đối với một số người, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể đủ để đưa mức cholesterol về mức. Tuy nhiên, có trường hợp người bệnh cần sử dụng thuốc. Bác sĩ thường sẽ chỉ định các nhóm thuốc statin, ví dụ như simvastatin, lovastatin, atorvastatinm và rosuvastatin. Những loại thuốc này giúp làm giảm lượng cholesterol mà gan sản xuất. Những người không đạt được nồng độ cholesterol mục tiêu sau khi sử dụng statin có thể sẽ cần liều statin cao hơn hay dùng thêm các thuốc khác. Các thuốc khác bao gồm ezetimibe và ít gặp hơn là fibrate hay niacin. Người bệnh cần tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sỹ. Không nên tự ý tăng liều hoặc bỏ uống thuốc. Điều trị rối loạn mỡ máu cần kiên trì trong thời gian dài. Mỡ máu cao sẽ rất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát, có thể tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ bên trong mạch máu của cơ thể (xơ vữa động mạch). Điều này có thể gây ra các biến chứng như cơn đau thắt ngực, đột quỵ. Người bệnh do vậy cần chú ý kết hợp điều trị tại nhà và dùng thuốc (nếu cần), thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh
bookingcare-vn-blog-3456
Bệnh thiếu máu cơ tim: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị Bệnh thiếu máu cơ tim gây ra sự thiếu máu và oxy trong cơ tim, gây ra đau ngực và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời là rất quan trọng. Bệnh thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được nhận biết và điều trị sớm. Nắm được các thông tin quan trọng xoay quanh về căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị. Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Bệnh thiếu máu cơ tim, còn được gọi là bệnh mạch vành hay bệnh động mạch vành, là tình trạng các động mạch cung cấp máu tới cơ tim bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim Hầu hết những người bị thiếu máu cơ tim trong giai đoạn đầu (hẹp dưới 50%) không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau tim nhưng cơn đau rất mơ hồ, không rõ cường độ, mức độ đau diễn ra rất nhanh và thường xuyên nhầm lẫn với các vấn đề khác. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, đặc biệt là nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể xuất hiện. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Đau ngực : Đau ngực do thiếu máu cơ tim thường xuất hiện trong vùng ngực phía trên hoặc sau xương ức. Đau có thể lan ra cả hai cánh tay, vai, cổ, hàm hoặc lưng. Các cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc trong tình huống căng thẳng và có thể giảm đi khi nghỉ ngơi. Khó thở: Bạn có thể cảm thấy khó thở hoặc hít thở nhanh hơn khi hoạt động hoặc trong tình huống căng thẳng. Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi và suy giảm năng lượng là một triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu cơ tim. Điều này có thể xảy ra do cơ tim không cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể. Buồn nôn: Một số người có thể cảm thấy buồn nôn hoặc có cảm giác muốn nôn khi bị thiếu máu cơ tim. Cảm giác khó chịu: Có thể có cảm giác khó chịu, nhức nhối hoặc cảm giác nặng nề trong ngực. Các triệu chứng khác: Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như ho, ù tai, chóng mặt, khó tiêu hoặc ợ nóng. Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: Đau tim: Khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, việc thiếu máu và oxy có thể dẫn đến cơn đau tim phá hủy một phần cơ tim, thậm chí gây tử vong. Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim): Nhịp tim bất thường có thể làm tim bạn yếu đi và có thể đe dọa đến tính mạng. Suy tim : Theo thời gian, các đợt thiếu máu cục bộ lặp đi lặp lại có thể dẫn đến suy tim. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu qua một hoặc nhiều động mạch vành bị giảm. Lưu lượng máu thấp làm giảm lượng oxy mà cơ tim nhận được. Thiếu máu cơ tim có thể phát triển chậm do các động mạch bị tắc nghẽn theo thời gian. Hoặc có thể xảy ra nhanh chóng khi một động mạch bị tắc nghẽn đột ngột. Những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim bao gồm: Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch): Các mảng bám chủ yếu là triglycerid, lipid, cholesterol tích tụ trên thành động mạch và hạn chế lưu lượng máu. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim. Cục máu đông: Các mảng phát triển trong xơ vữa động mạch có thể vỡ ra, hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể làm tắc động mạch và dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim nghiêm trọng, đột ngột, dẫn đến nhồi máu cơ tim . Co thắt động mạch vành: Sự thắt chặt tạm thời của các cơ trong thành động mạch có thể làm giảm hoặc thậm chí ngăn chặn lưu lượng máu đến một phần của cơ tim trong một thời gian ngắn. Co thắt động mạch vành là một nguyên nhân hiếm gặp của thiếu máu cơ tim. Hình ảnh mô tả bệnh thiếu máu cơ tim - Ảnh: mayoclinic.org Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển thiếu máu cơ tim bao gồm: Thuốc lá: Hút thuốc và tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động có thể làm hỏng thành bên trong của động mạch. Tổn thương khiến cholesterol và các chất khác và làm chậm lưu lượng máu trong động mạch vành. Hút thuốc khiến động mạch vành co thắt và cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bệnh tiểu đường : Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, đau tim và các vấn đề về tim khác. Huyết áp cao : Theo thời gian, huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến tổn thương động mạch vành. Mức cholesterol trong máu cao: Nồng độ cholesterol "xấu" cao trong máu của bạn có thể là do tình trạng di truyền hoặc chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Mức chất béo trung tính trong máu cao: Triglyceride - một loại mỡ máu khác, cũng có thể góp phần gây xơ vữa động mạch. Thiếu hoạt động thể chất: Không tập thể dục đầy đủ dễ dẫn đến tình trạng béo phì, khiến cho mức cholesterol và chất béo trung tính cao hơn. Phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim Bác sĩ Tim mạch sẽ bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi về tiền sử bệnh và yêu cầu bệnh nhân mô tả một số triệu chứng đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm: Điện tâm đồ (ECG): Các điện cực gắn vào da của người bệnh sẽ ghi lại hoạt động điện của tim.Một số thay đổi nhất định trong hoạt động điện của tim có thể là dấu hiệu của tổn thương tim. Kiểm tra mức độ căng thẳng: Nhịp tim, huyết áp và nhịp thở được theo dõi khi bệnh nhân đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ. Tập thể dục làm cho tim đập mạnh hơn và nhanh hơn bình thường, do đó, một bài kiểm tra gắng sức có thể phát hiện các vấn đề về tim mà bình thường người bệnh ít để ý. Siêu âm tim : Sóng âm thanh hướng vào trái tim của người bệnh từ một thiết bị chuyên dụng được giữ ở ngực sẽ tạo ra hình ảnh video mô tả hoạt động của tim. Siêu âm tim có thể giúp xác định xem một vùng tim của người bệnh có bị tổn thương và quá trình bơm máu có đang diễn ra bình thường hay không. Siêu âm tim gắng sức: Tương tự như siêu âm tim thông thường, ngoại trừ việc kiểm tra được thực hiện sau khi người bệnh tập thể dục tại phòng khám của bác sĩ, trên máy chạy bộ hoặc xe đạp tại chỗ. Chụp CT tim: Xét nghiệm này có thể xác định xem người bệnh có tích tụ canxi trong động mạch vành hay không - một dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch vành. Các động mạch tim cũng có thể được nhìn thấy bằng cách chụp CT (chụp CT mạch vành). Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim thường tập trung vào việc phục hồi lưu lượng máu và giảm nguy cơ đau tim. Các phương pháp điều trị y khoa sẽ bao gồm điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể cải thiện lưu lượng máu bằng phương pháp điều trị không xâm lấn là điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc được kê với mục đích sau: Giảm cholesterol Hạ huyết áp Điều trị các tình trạng cơ bản, chẳng hạn như bệnh tiểu đường Giảm nguy cơ đông máu Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm: Thuốc giãn mạch (nhóm chẹn kênh Canxi Non DHP, nhóm nitrat hữu cơ). Nhóm Nitrat hữu cơ như Nitroglycerin đặt dưới lưỡi, Isosorbid dinitrat. Nhóm thuốc giúp ngừa co mạch, cải thiện tưới máu dưới tim và giãn mạch. Nhóm chẹn kênh Ca Non DHP như Verapamil, Diltiazem; gây giãn mạch, giảm tiêu thụ oxy. Thuốc ức chế cơ tim (chẹn beta blocker) như Metoprolol, Bisoprolol, giảm tiêu thụ oxy. Nhóm tiêu cục máu đông, phòng ngừa huyết khối tránh tạo thành các mảng xơ vữa ở lòng động mạch như Aspirin 75mg, Clopdogrel. Phẫu thuật Đối với những bệnh nhân mắc chứng thiếu máu cơ tim nghiêm trọng và dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ Tim mạch có thể chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật để tăng khả năng tưới máu cho cơ tim. Nong mạch vành và đặt stent: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng và linh hoạt, được gọi là catheter, để tiếp cận đến động mạch bị tắc nghẽn thông qua một cú mổ nhỏ hoặc một cú mổ không xâm lấn. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ lấy một đoạn động mạch từ một vị trí khác trong cơ thể, thường là từ ngực, chân hoặc cánh tay, và nối đoạn động mạch này vào động mạch cơ tim, vượt qua các vùng tắc nghẽn. Điều này cho phép máu lưu thông qua đường mạch mới và cung cấp máu và oxy đến cơ tim. Chăm sóc hiệu quả bệnh thiếu máu cơ tim tại nhà Bên cạnh việc dùng thuốc hay phẫu thuật thì thay đổi lối sống cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cực kì quan trọng mà người bệnh nên chú ý. Để chăm sóc hiệu quả sức khỏe tại nhà trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau: Tuân thủ chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc, không được tự ý ngưng thuốc khi không được sự đồng ý của bác sĩ. Giữ tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái, tránh các tình huống gây ra căng thẳng, mệt mỏi. Có thể tìm cách giảm căng thẳng như thực hiện các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng và tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Thường xuyên theo dõi bệnh và điều trị các bệnh rối loạn mỡ máu , huyết áp cao và kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết và huyết áp. Sống chung với bệnh thiếu máu cơ tim Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phòng và điều trị các bệnh tim mạch nói chung và thiếu máu cơ tim nói riêng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu để tìm ra các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Tăng cường hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay tham gia các hoạt động aerobic khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện nào, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với trạng thái sức khỏe của bạn. Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn giàu chất béo, cholesterol và natri. Tăng cường tiêu thụ rau và trái cây tươi, các nguồn protein lành mạnh như cá, thịt gà không da và hạt. Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn và đường. Nếu người bệnh đang trong trạng thái thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân phù hợp. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố rủi ro lớn đối với bệnh tim mạch. Hãy cố gắng ngừng hút thuốc lá hoàn toàn và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi trường sống. Người mắc bệnh thiếu máu cơ tim nên duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn giàu chất béo, cholesterol và natri - Ảnh: suckhoedoisong.vn Trong một số trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh thiếu máu cơ tim có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thiếu máu cơ tim, bạn nên nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện có các bác sĩ Tim mạch giỏi để được chẩn đoán và điều trị sớm
bookingcare-vn-blog-3458
Bệnh tim to: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bệnh tim to hay phì đại cơ tim là bệnh lý tim mạch đặc trưng ảnh hưởng đến cơ tim, gây khó thở và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, duy trì một cuộc sống bình thường. Bệnh tim to thường do di truyền nên rất khó phát hiện. Bệnh gây ra các triệu chứng về tim mạch khiến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng. Hiểu biết về căn bệnh này có thể giúp bạn sống một cuộc sống lành mạnh hơn và phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra. Cùng BookingCare tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tim to trong bài viết dưới đây! Bệnh tim to là gì? Bệnh tim to hay còn gọi là cơ tim phì đại, là tình trạng cơ tim bị dày lên, thường là ở vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải. Điều này làm cản trở việc bơm máu của tim, giảm lưu lượng máu từ tâm thất trái đến động mạch chủ. Tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng tim to có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mặt khác, tình trạng này có thể xảy ra với toàn bộ trái tim hoặc chỉ một phần. Hiện nay, bệnh cơ tim phì đại được chia thành 2 loại phổ biến. Bao gồm: Bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại (HOMC): Tình trạng này xảy ra khi vách ngăn dày lên làm tắc nghẽn hoặc giảm lưu lượng máy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Bởi vậy, tâm thất phải phải làm việc nhiều hơn để có đủ máu đi nuôi cơ thể. Bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn: Tâm thất trái có thể dày lên và cứng hơn ở những phần khác của tim như đáy tim (đỉnh tim). Tuy nhiên, nó chỉ làm làm giảm thể tích chứa máu của tâm thất trái chứ không ngăn cản máu di chuyển. Triệu chứng bệnh tim to Hầu hết các trường hợp bệnh tim to chỉ được phát hiện người bệnh khám sức khỏe định kỳ hoặc khám tim vì một bệnh lý khác. Ở một số người, chứng tim to không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng. Một số người khác thì tồn tại những dấu hiệu và triệu chứng như sau: Khó thở khi lao động, tập thể dục, gắng sức; khó thở trong các hoạt động thường ngày, có những trường hợp khó thở ngay cả khi nằm nghỉ ngơi hoặc khi ngủ. Xảy ra những cơn đau nhói ngực. Thở dốc khi thức dậy Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh, tim đập không đều, nhịp tim rung. Phù (sưng), đặc biệt là ở chân, bàn chân hoặc bụng. Ngất xỉu, đây là dấu hiệu báo hiệu rối loạn nhịp nhanh thất hoặc rung thất, có nguy cơ đột tử. Tăng huyết áp Bệnh tim to gây ra cảm giác khó thở, đau nhói ngực - Ảnh: vnexpress.net Nguyên nhân gây bệnh tim to Tim to có thể do cơ tim bị tổn thương hoặc một số nguyên nhân khác khiến tim bơm máu khó hơn bình thường. Đôi khi trái tim lớn hơn và trở nên yếu đi không rõ lý do. Tình trạng này được gọi là bệnh cơ tim giãn nở vô căn. Các nguyên nhân gây ra bệnh tim to bao gồm: Đột biến gen và di truyền: Thường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cơ tim phì đại. Những đột biến này làm cho cơ tim phát triển dày lên bất thường. Bệnh tim bẩm sinh (khuyết tật tim bẩm sinh): Các vấn đề về cấu trúc và chức năng của tim có thể khiến cơ tim lớn hơn và yếu đi. Tổn thương từ một cơn đau tim: Sẹo và các tổn thương cấu trúc khác của tim có thể khiến tim khó bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Bệnh về cơ tim: Bệnh cơ tim thường làm cho tim cứng hoặc dày hơn và có thể khiến tim khó bơm máu hơn. Tích tụ chất lỏng trong túi xung quanh tim (tràn dịch màng ngoài tim): Một tập hợp chất lỏng trong túi chứa tim có thể gây ra chứng phì đại tim. Bệnh van tim : Bốn van trong tim giữ cho máu chảy đúng hướng. Bệnh lý hoặc tổn thương đối với bất kỳ van nào có thể làm gián đoạn lưu lượng máu và khiến các buồng tim trở nên lớn hơn. Huyết áp cao : Tăng huyết áp khiến tim có thể phải bơm máu nhiều hơn để đưa máu đến các phần còn lại của cơ thể. Sự căng thẳng có thể khiến cơ tim phát triển lớn hơn và trở nên yếu đi. Huyết áp cao trong động mạch phổi (tăng huyết áp phổi): Tim phải làm việc nhiều hơn để di chuyển máu giữa phổi và tim. Sự căng thẳng có thể dẫn đến dày lên hoặc mở rộng bên phải của tim. Số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu): Khi thiếu máu, thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang lượng oxy thích hợp đến các mô của cơ thể. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy bị thiếu hụt trong máu. Rối loạn tuyến giáp: Cả tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) và tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có thể dẫn đến các vấn đề về tim, bao gồm cả chứng tim to. Quá nhiều chất sắt trong cơ thể: Sắt có thể tích tụ trong các cơ quan khác nhau, bao gồm cả tim. Điều này có thể khiến buồng tim dưới bên trái sưng lên. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim to Đầu tiên, bác sĩ Tim mạch sẽ tiến hành khám và nghe tiếng thổi ở tim. Một tiếng thổi tim bất thường trong cơ thể người bệnh có thể chỉ ra cơ tim dày lên gây ra dòng chảy bất thường. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình của bạn để đưa ra những phán đoán ban đầu về chứng phì đại cơ tim. Tiếp đến, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như: Siêu âm tim : Thông qua hình ảnh siêu âm tim, bác sĩ có thể thấy độ dày của cơ tim, dòng máu bị cản trở và nếu van tim di chuyển bình thường. Siêu âm tim gắng sức: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ trong khi nhịp tim và hơi thở được theo dõi. Thông qua sóng siêu âm, bác sĩ so sánh hình ảnh của tim trước và sau khi gắng sức, cho phép xác định các thay đổi hoặc bất kỳ bất thường nào xảy ra ở tim. Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG): Theo dõi hoạt động điện trong tim của người bệnh, cho thấy cảnh bảo các cơ tim đang dày lên, đồng thời có thể chẩn đoán nhịp tim không đều và thiếu máu cục bộ. Chụp MRI: Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật hình ảnh có sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của tim. Chụp MRI sẽ cho thấy hình ảnh những lát cắt chi tiết của tim thể hiện cả mạch máu bên trong, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Holter điện tâm đồ: Một thiết bị theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian nhất định sẽ được gắn lên cơ thể người bệnh để kịp thời phát hiện mỗi khi nhịp tim bất thường. Thông tim: Phương pháp này giúp đo áp lực dòng máu trong tim của người bệnh. Một ống thông được đưa vào động mạch, bắt đầu từ vùng háng rồi luồn đến ngăn tim theo hướng dẫn của máy X quang. Chất màu được tiêm qua ống thông, và máy X quang tạo ra hình ảnh của tim và mạch máu. Siêu âm tim gắng sức là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh tim to - Ảnh: melbourneheartcare.com.au Phương pháp điều trị bệnh tim to Bệnh tim to (cơ tim phì đại) không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh tim to chủ yếu nhằm giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ tim ở những người có nguy cơ cao. Điều trị bằng thuốc Tùy vào tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thông dụng bao gồm: Thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim và bảo tồn cơ tim. Thuốc chẹn kênh canxi để kéo dài thời gian thời kỳ tâm trương và tăng sức co bóp. Thuốc kháng đông nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi bệnh nhân có rối loạn nhịp tim . Thuốc lợi tiểu giúp giảm ứ dịch ở phổi và chân. Thuốc kháng sinh phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Điều trị xâm lấn Trong trường hợp người bệnh cơ tim phì đại không đáp ứng điều trị bằng thuốc, các bác sĩ Tim mạch sẽ tiến hành các phương pháp điều trị xâm lấn. Phẫu thuật cắt lọc cơ tim Các bác sĩ cắt bỏ phần vách liên thất phì đại để mở rộng đường ra thất trái. Song song với đó, bác sĩ có thể sửa chữa van tim bệnh lý của người bệnh trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng tiềm ẩn rủi ro là trong một số trường hợp, hệ thống dẫn truyền của tim bị ảnh hưởng, bệnh nhân phải được gắn máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa ống thông theo đường động mạch đến động mạch vành cung cấp máu nuôi phần cơ tim bị phì đại. Sau khi xác định được nhánh động mạch thích hợp, 3-4 ml cồn nguyên chất 100 độ sẽ được tiêm vào, khiến nhánh động mạch đó bị tắc và không thể cung cấp máu cho phần cơ tim phì đại, giúp phần phì đại sẽ thu nhỏ lại sau 8 - 12 tuần. Ghép tim Ghép tim được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại và suy tim nặng không đáp ứng với các liệu pháp điều trị trên. Chăm sóc hiệu quả bệnh tim to tại nhà Người mắc bệnh tim to hoàn toàn có thể duy trì một cuộc sống bình thường nếu có một chế độ chăm sóc hợp lý. Chú ý một số điểm trong đời sống để chăm sóc và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tim to: Giữ một tinh thần tích cực, lạc quan, tránh các tình huống căng thẳng, stress, kích thích tim đập nhanh. Tránh nâng vật nặng và chơi các môn thể thao có cường độ cao. Nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như Aerobic, đạp xe, bơi lội,... Tránh để cơ thể mất nước, cần uống đủ nước mỗi ngày. Tái khám Tim mạch định kỳ đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi triệu chứng, có phương pháp điều trị kịp thời. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Sống chung với bệnh tim to Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh cũng cần thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học. Điều này giúp làm thúc đẩy quá trình cải thiện tình trạng và kiểm soát các biến chứng của bệnh tim to. Người bệnh cần chú ý: Kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày. Định lượng khuyến cáo cho người bệnh tim mạch là 5g muối/ngày. Tăng cường những thực phẩm tốt cho tim mạch , giàu vitamin và chất xơ từ rau xanh và hoa quả. Hạn chế ăn các thực phẩm chiên, rán, xào, bơ, nội tạng, da động vật. Thay vào đó người bệnh có thể sử dụng bơ và dầu được chiết xuất từ thực vật như dầu oliu, hạt cải, hướng dương. Tránh các loại nước ngọt có ga, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cafe. Đối với người bệnh mắc các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, tiểu đường , cần kiểm soát chỉ số đường huyết và huyết áp hàng ngày. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, hợp lý. Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cần giảm về số cân phù hợp. Cơ tim phì đại là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có nguy cơ đột tử cao trong một số trường hợp. Đây là bệnh lý thường do di truyền nên nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh và gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn đọc nên chủ động thăm khám sớm với bác sĩ Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp
bookingcare-vn-blog-3459
Tiểu đường có chữa được không? 4 nguyên tắc cần nhớ khi điều trị đái tháo đường Bài viết này BookingCare sẽ mang đến góc nhìn từ chuyên gia về điều trị bệnh tiểu đường cũng như các nguyên tắc người bệnh cần lưu ý để việc chữa bệnh hiệu quả hơn. Tiểu đường đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Không ít người bệnh lo lắng không biết tiểu đường có chữa được không, từ đó tìm mọi biện pháp để chữa bệnh mà không tìm hiểu kỹ. Bác sĩ giải đáp: Bệnh tiểu đường có chữa được không? Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường tuýp 2) dẫn đến sự trì trệ trong chuyển hóa glucose của cơ thể. Glucose nạp vào nhiều nhưng cơ thể không thể chuyển hóa toàn bộ thành năng lượng, dẫn đến tồn dư trong máu nhiều, đồng nghĩa với việc đường huyết tăng cao. Đường huyết liên tục tăng cao, không được kiểm soát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh cho người bệnh. Không có một loại thuốc đặc thù hay phương pháp đặc hiệu nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Việc khôi phục các tế bào sản sinh ra insulin gần như là không thể mà chỉ có thể can thiệp nhằm cố gắng kiểm soát nồng độ đường trong máu ở trong phạm vi an toàn. Mặc dù vậy, với từng loại bệnh khác nhau và ứng với từng giai đoạn tương ứng khác nhau, sẽ đều có phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 Do không thể tự sản sinh được insulin nên những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 cần phải được bổ sung insulin liên tục, gần như là suốt đời. Tuy nhiên, y học hiện đại đã nghiên cứu và thực hiện nhiều liệu pháp nhằm hỗ trợ quá trình sản sinh ra insulin tại các tế bào tuyến tụy trong trường hợp người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 1 nặng, kèm thêm các biến chứng nguy hiểm. Những biện pháp đó có thể kể đến như: Cấy ghép tuyến tụy: Phẫu thuật sử dụng một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy người khác để cấy ghép vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này yêu cầu nguồn tụy phải phù hợp và bệnh nhân phải duy trì dùng thuốc chống đào thải lâu dài để đảm bảo chức năng tụy Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: Thay vì cấy ghép cả tế bào tuyến tụy thì phương pháp này thực hiện cấy ghép tế bào beta, nơi trực tiếp sản sinh ra insulin cho cơ thể. Sử dụng phương pháp này, người bệnh cũng cần phải dùng thuốc chống đào thải để đảm bảo duy trì chức năng tế bào được ghép Liệu pháp tế bào gốc: Đây là phương pháp được kỳ vọng cao nhất hiện nay bằng cách cấy ghép các tế bào gốc để phát triển thành tế bào beta của tuyến tụy. Tuy nhiên, liệu pháp tế bào gốc cần phải được nghiên cứu và thử nghiệm nhiều hơn nữa Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 Với tiểu đường tuýp 2 thì việc điều trị dễ dàng và đỡ tốn kém hơn so với chữa tiểu đường tuýp 1. Song, tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc cao hơn và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Để điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường tuýp 2, cần kết hợp cải thiện lối sống, bao gồm chế độ ăn uống và luyện tập với sử dụng thuốc hiệu quả. Đặc biệt, việc phát hiện sớm tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu có thể hỗ trợ điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe và kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm. Điều trị tiểu đường tuýp 2 cần kết hợp thay đổi lối sống và việc sử dụng thuốc - Ảnh: The Johns Hopkins Patient Guide to diabetes 4 nguyên tắc cần nhớ khi điều trị đái tháo đường 1, Nguyên tắc về ăn uống Vấn đề ăn uống đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường không những phải cẩn thận trong việc lựa chọn loại thực phẩm nào nên ăn mà còn cần phải biết được nên ăn bao nhiêu và ăn thế nào cho đúng. Sau đây là một số nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn uống mà người bệnh tiểu đường nên áp dụng: Loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn Một số những loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng đường trong máu mà người bệnh tiểu đường nên ăn như: Rau củ quả giàu chất xơ: Các loại rau như rau cải, súp lơ, bắp cải, cải thảo, diếp cá, đậu bắp,... không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng giúp giảm đường huyết hiệu quả Thực phẩm chứa tinh bột chuyển hóa chậm: Tinh bột chuyển hóa chậm có cấu tạo phức tạp, ít được tiêu hóa trong ruột non mà sẽ thường được lên men trong ruột già. Những loại thực phẩm điển hình thuộc nhóm này bao gồm: gạo lứt, yến mạch, kiều mạch, các loại đậu đỗ, lúa mì nguyên cám,... Các loại hoa quả ít đường: Các loại quả như thanh long, dâu tây, cam, bưởi, quýt, chanh leo, táo, ... Các loại hạt dinh dưỡng: Một số loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó,... không gây biến động nhiều nồng độ đường trong máu mà còn cung cấp cholesterol tốt (HDL cholesterol) cho cơ thể Loại thực phẩm người bệnh tiểu đường không nên ăn Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, vẫn có một số loại thức ăn mà người bệnh tiểu đường cần hạn chế, bao gồm: Tinh bột hấp thụ nhanh: Các loại thực phẩm như cơm, bún, phở, miến dong, bánh mì trắng,.. chứa rất nhiều tinh bột hấp thụ nhanh, tức là những loại tinh bột mà khi đi vào trong cơ thể sẽ được enzyme phân giải thành glucose trong thời gian ngắn, khiến đường máu tăng vọt, đặc biệt là đường huyết sau ăn Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Các loại đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ chứa nhiều các chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường Đồ ăn mặn: Với những thực phẩm có hàm lượng muối cao thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng về thận ở người bệnh tiểu đường Bánh kẹo, đồ ngọt: Các loại bánh, kẹo được chế biến sẵn cũng như nước ngọt đóng chai có chứa hàm lượng đường thay thế lớn, là tác nhân khiến đường huyết tăng cao Khẩu phần ăn với người bệnh tiểu đường Ngoài việc lựa chọn thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn, thì việc kết hợp các loại thức ăn cùng hàm lượng hợp lý cũng rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người bệnh tiểu đường nên thực hiện phương pháp đĩa thức ăn để chia khẩu phần ăn. Phương pháp này sử dụng một chiếc đĩa có đường kính 20-25cm, bạn chia chiếc đĩa làm hai phần, trong đó một nửa là để chứa các loại rau củ giàu chất xơ. Nửa còn lại tiếp tục được chia đôi, một phần dành cho các loại thức ăn giàu tinh bột, phần còn lại là các loại thịt, cá giàu protein. Hình ảnh minh họa phương pháp đĩa thức ăn - Ảnh: Form Health Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, cần phải cực kỳ lưu ý đến việc tính toán lượng carb nạp vào cơ thể. Việc tính toán lượng carb nạp vào là cơ sở để tính đơn vị insulin tiêm bổ sung, đảm bảo chuyển hóa glucose hiệu quả. 2, Nguyên tắc về các hoạt động thể lực Khi hoạt động thể lực, cơ bắp sẽ cần sử dụng đường (glucose) để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Theo khuyến cáo, người có nguy cơ mắc tiểu đường cần tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. Hình thức tập luyện cần phù hợp với từng tình trạng bệnh của cá nhân nhưng cần duy trì định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong quá trình tập luyện, cần có một số lưu ý quan trọng giúp việc tập luyện ở người bệnh tiểu đường diễn ra an toàn: Với người bệnh tiểu đường có biến chứng về tim mạch và tăng huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương thức cũng như cường độ tập luyện phù hợp Cần theo dõi đường huyết trước và sau khi tập luyện, nhất là ở người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 1, tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu nên cần bổ sung thức ăn nhẹ hợp lý, tránh trường hợp hạ đường huyết quá ngưỡng cho phép Chú ý bù đủ nước trong quá trình tập luyện bởi nước là dung môi cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Nếu sử dụng các loại nước uống thể thao, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn loại nước uống không làm tăng đường huyết Trường hợp người bệnh có biến chứng về cơ xương khớp, cần chú ý sử dụng các đồ bảo hộ khi tập luyện thể thao Không nên tập luyện khi vừa ăn no xong, đường huyết sau khi ăn tăng cao, khi vận động cơ thể sẽ sản sinh thêm glucose làm đường huyết có thể tăng quá mức cho phép 3, Nguyên tắc điều trị bằng thuốc Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể không thể sản sinh insulin, do đó, việc tiêm bổ sung insulin là bắt buộc. Liều lượng và thời điểm tiêm cũng như loại insulin được sử dụng phải theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần được tiêm insulin mỗi ngày - Ảnh: Healthline Với từng cá nhân khác nhau, phần trăm mỗi loại insulin cần sử dụng sẽ khác nhau nhưng đều cần phải dựa trên lượng carbohydrate người bệnh đã tiêu thụ trong bữa ăn. Lượng insulin tổng cộng trong một ngày thường rơi vào khoảng 0,4 - 1 UI/kg/ngày, sử dụng để tiêm dưới da 1-2 lần/ngày. Còn với người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2, thì chỉ cần điều trị bằng thuốc với mục đích cải thiện tình trạng kháng insulin, tăng chuyển hóa glucose trong cơ thể. Các loại thuốc uống thường được chỉ định để điều trị tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến như: Metformin, Sulphonylurea, nhóm thuốc ức chế Alpha – glucosidase, thuốc ức chế DPP- 4, nhóm đồng vận thụ thể GLP 1, nhóm , ức chế kênh đồng vận SGLT 2. Trường hợp đường huyết tăng cao (HbA1C > 9.0% và mức glucose máu lúc đói > 15.0 mmol/l) sẽ cần chỉ định sử dụng ngay insulin. 4, Nguyên tắc về lối sống lành mạnh Để đảm bảo kết quả điều trị bệnh tiểu đường đạt được kết quả tốt nhất, ngoài những nguyên tắc về ăn uống, rèn luyện kết hợp với sử dụng thuốc thì vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, không để tăng tình trạng đường huyết vượt mức kiểm soát: Theo dõi đường huyết thường xuyên: Các thời điểm cố định trong ngày cần phải đo đường huyết là: khi vừa ngủ dậy và chưa ăn sáng; sau khi ăn xong từ 1-2 tiếng. Ngoài ra trước và sau khi tập thể dục hoặc đang ốm sốt, người bệnh cũng nên kiểm tra đường huyết bởi đường huyết cũng biến động rất nhiều trong khoảng thời gian này Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn: Uống rượu, bia nhiều gây ảnh hưởng xấu đến gan trong khi gan có vai trò quan trọng trong việc giải phóng đường làm năng lượng cho cơ thể khi đường huyết trong máu giảm. Đặc biệt với những người mắc tiểu đường có biến chứng về thần kinh và mắt cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng bia rượu Bỏ thuốc lá: Người bệnh tiểu đường khiến người bệnh gặp các biến chứng liên quan đến tim mạch, bệnh về mắt, đột quỵ, bệnh thận, bệnh mạch máu, tổn thương thần kinh. Việc hút thuốc khiến tỷ lệ mắc những biến chứng này còn tăng cao hơn nữa. Quá trình điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả hay không, có mất thời gian hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cải thiện lối sinh hoạt của người bệnh kết hợp với việc sử dụng thuốc đúng, đủ theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn
bookingcare-vn-blog-3460
Các bệnh về tim: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị Các bệnh về tim mạch thường xuất hiện âm thầm nhưng lại tiềm ẩn những mối nguy vô cùng lớn cho sức khỏe và và tính mạng của người bệnh. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế ). Chính vì vậy, theo dõi và phát hiện kịp thời những dấu hiệu của bệnh lý về tim mạch để có biện pháp điều trị sớm là rất quan trọng. Bệnh tim mạch là gì? Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, và cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Bệnh tim mạch là một loạt các rối loạn, vấn đề liên quan đến tim và các mạch máu chủ yếu. Đây cũng là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao. Có nhiều các bệnh về tim khác nhau, mỗi bệnh ảnh hưởng đến tim và mạch máu theo những cách khác nhau. Các bệnh tim mạch phổ biến nhất bao gồm: Bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim . Triệu chứng các bệnh về tim Triệu chứng của bệnh tim có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh tim và mức độ nghiêm trọng của nó. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh tim: Đau ngực : Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim. Đau thường xuất hiện trong vùng ngực phía trên hoặc sau lồng ngực và có thể lan ra cánh tay trái, vai, cổ họng, hàm hoặc lưng. Đau thường kéo dài từ vài phút đến một giờ và có thể xuất hiện sau hoạt động vất vả hoặc tinh thần căng thẳng. Khó thở: Khó thở thường xảy ra khi tim không hoạt động hiệu quả và không đủ máu được bơm ra cơ thể. Người bị bệnh tim có thể cảm thấy khó thở khi thực hiện hoạt động vật lý nhẹ hoặc thậm chí khi nằm nghỉ. Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi dù đã nghỉ ngơi cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Một sự suy giảm chức năng tim có thể làm giảm lượng máu và dưỡng chất được cung cấp đến các cơ và mô trong cơ thể, gây ra cảm giác mệt mỏi. Nhịp tim không đều : Nhịp tim không đều, như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc bất thường, có thể là một triệu chứng của bệnh tim. Nhịp tim không đều có thể gây ra cảm giác đập mạnh trong ngực hoặc cảm giác nhịp tim không đều. Chóng mặt và hoa mắt: Bệnh tim có thể gây ra tình trạng thiếu máu và không đủ máu được cung cấp đến não, dẫn đến cảm giác chóng mặt, mất cân bằng và thậm chí hoa mắt. Đau hoặc khó chịu trong các vùng khác: Một số người có thể trải qua triệu chứng như đau cổ, vai, lưng, hàm hoặc bụng dưới, đặc biệt khi mắc bệnh tim phức tạp như nhồi máu cơ tim. Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim - Ảnh: thanhnien.vn Nguyên nhân gây các bệnh về tim Tuổi tác: Nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng theo tuổi. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch do mạch máu bị tổn thương dần theo thời gian, thường xuất hiện các mảng xơ vữa bám trong thành mạch. Điều này gây ra tình trạng hẹp mạch hoặc tắc mạch máu.. Di truyền: Người có tiền sử gia đình có người thân từng bị tim mạch hoặc đột quỵ trước tuổi 55 (nam) và 65 (nữ) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn những người khác. Một số bệnh lý tim như bệnh giãn cơ tim, bệnh cơ tim phì đại hoặc hội chứng Brugada… có tính chất gia đình Hút thuốc lá: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho bệnh tim mạch. Hút thuốc lá làm tăng huyết áp, làm tăng mức đường trong máu và gây tổn thương cho các mạch máu. Tiền sử bệnh tim mạch: Nếu bạn đã từng mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim , đau tim hoặc đột quỵ thì nguy cơ tái phát hoặc mắc thêm các bệnh tim mạch khác là cao. Mỡ máu cao : Mỡ máu cao, bao gồm mức cholesterol và triglyceride cao, là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Huyết áp cao: Tăng huyết áp gây căng thẳng cho các mạch máu và làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Đái tháo đường : Đái tháo đường có thể gây tổn thương cho các mạch máu và tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Căng thẳng tâm lý: Tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài gây ra những tác động tiêu cực đến chức năng tim. Phương pháp chẩn đoán các bệnh về tim Có một số phương pháp chẩn đoán được sử dụng để xác định các bệnh về tim. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán phổ biến: Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể đo các chỉ số như mức đường huyết, cholesterol, triglyceride và các enzyme tim như troponin để xác định sự tổn thương tim. Điện tâm đồ (ECG): ECG ghi lại hoạt động điện của tim để xem xét nhịp tim, tần số tim và các vấn đề nhịp tim khác. Nó có thể phát hiện được các biến đổi đáng chú ý trong hoạt động điện của tim. Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim và các cấu trúc xung quanh. Nó có thể giúp xác định kích thước và hình dạng của tim, đánh giá chức năng bơm máu và phát hiện các vấn đề như khối u hay van tim bất thường. X-quang tim: X-quang tim tạo ra hình ảnh của tim và các mạch máu chủ yếu. Nó có thể chỉ ra sự hẹp hoặc tắc nghẽn của các động mạch vành hoặc các vấn đề khác như một khối u hay bóng bẩn. Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI tim tạo ra hình ảnh chi tiết của tim và các cấu trúc xung quanh bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio. Nó có thể đánh giá chức năng tim, xem xét các dấu hiệu tổn thương và xác định các vấn đề như khối u hay van tim không bình thường. Siêu âm tim gắng sức: Thử nghiệm này đo các chỉ số tim và huyết áp trong khi người bệnh đang thực hiện hoạt động vật lý. Nó có thể giúp xác định sự phản ứng của tim trong tình huống căng thẳng và xác định vấn đề như khó thở hoặc đau ngực. Siêu âm tim là một trong những phương pháp chẩn đoán các bệnh về tim quan trọng - Ảnh: wockhardthospitals.com Phương pháp điều trị các bệnh về tim Điều trị các bệnh về tim phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh đó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tim mạch phổ biến: Điều trị bằng thuốc Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch gồm thuốc giảm cholesterol, thuốc huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu,... Thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân và mục đích điều trị. Phẫu thuật Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị bệnh tim. Ví dụ như phẫu thuật đặt stent để mở rộng các động mạch bị tắc nghẽn hoặc phẫu thuật cấy ghép mạch máu để cung cấp máu mới cho tim. Điện xung tim Điện xung tim được sử dụng để điều trị nhịp tim không đều, như nhịp tim nhanh hoặc bất thường. Quá trình này sử dụng điện xung để đánh mất nhịp tim không đều và khôi phục nhịp tim bình thường. Phục hồi chức năng tim mạch Sau khi trải qua một biến cố về tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đau tim, bác sĩ sẽ đề xuất bệnh nhân tham gia các chương trình phục hồi chức năng tim mạch. Chương trình này sẽ bao gồm các bài tập thể dục kiểm soát và giáo dục về lối sống lành mạnh để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa tái phát. Quan trọng nhất, điều trị bệnh tim phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị và kế hoạch điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Chăm sóc hiệu quả các bệnh về tim tại nhà Chăm sóc bệnh tim tại nhà là một phần quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh tim. Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc bệnh tim tại nhà: Tuân thủ kế hoạch điều trị: Hãy tuân thủ đúng các chỉ định và kế hoạch điều trị do bác sĩ đề ra. Đảm bảo uống thuốc đúng liều, theo dõi các chỉ số sức khỏe như huyết áp và nhịp tim, và thực hiện các bài tập và chế độ ăn uống được khuyến nghị. Cấp cứu kịp thời: Nếu người bệnh gặp các vấn đề tim mạch cấp tính như đau ngực dữ dội, liệt nửa người thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, hàm lượng đường trong máu để phòng và điều trị các bệnh có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. Sống chung với các bệnh về tim Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn uống giàu chất xơ, thấp natri, ít chất béo bão hòa và cholesterol. Hạn chế tiêu thụ thức ăn có nhiều đường và chất béo không lành mạnh như thực phẩm nhanh và đồ ngọt. Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá, hạt chia và hạt lanh. Tập thể dục đều đặn: Tùy theo khả năng và hướng dẫn của bác sĩ, hãy thực hiện các bài tập vừa phải như đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường cường độ và sự linh hoạt của tim. Chăm sóc sức khỏe tâm lý: Căng thẳng có thể gây tổn thương cho tim. Hãy tìm hiểu các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, thả lỏng cơ thể hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích để giảm căng thẳng hàng ngày. Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tim. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy tìm cách để bỏ thuốc hoàn toàn và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Giữ cân nặng lành mạnh: Béo phì và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Hãy duy trì một cân nặng lành mạnh bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn. Bệnh tim mạch ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Do đó, ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn đọc nên thăm khám càng sớm càng tốt với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch nhằm phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm
bookingcare-vn-blog-3461
Đái tháo đường type 1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh đái tháo đường type 1 bao gồm: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị và chăm sóc bệnh tại nhà sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của BookingCare. Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, thần kinh, suy thận và dễ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý và chăm sóc sức khỏe, người bệnh mắc đái tháo đường hoàn toàn có thể duy trì một cuộc sống bình thường. Bệnh đái tháo đường type 1 là gì? Insulin là hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra, có vai trò điều chỉnh mức đường trong máu và cho phép cơ thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng. Bệnh đái tháo đường type 1 là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, trong đó cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sản xuất được insulin. Triệu chứng bệnh đái tháo đường type 1 Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1 có thể bao gồm: Ăn nhiều: Bệnh nhân luôn cảm thấy đói dù là vừa ăn xong. Uống nhiều: Bệnh nhân luôn trong tình trạng khát nước, uống nhiều nước nhưng không hết khát. Tiểu nhiều: Vì uống nhiều nước nên bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường, lượng nước tiểu tăng. Gầy nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn gầy sút cân không rõ nguyên nhân. Ngoài ra có các triệu chứng khác như: mệt mỏi, da khô dễ viêm da, mắt nhìn mờ giảm thị lực, khó thở đi kèm đau tức ngực, đau bụng buồn nôn,... Cảm giác khát nước liên tục và thèm uống nước nhiều hơn bình thường là triệu chứng của đái tháo đường type 1 - Ảnh: family.abbott Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1 Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường : đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. Nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường type 1 là sự tấn công tự miễn của hệ miễn dịch đối với tế bào beta trong tụy. Tế bào beta là những tế bào trong tụy có chức năng sản xuất insulin, hormone quan trọng để điều chỉnh mức đường trong máu. Trong bệnh đái tháo đường type 1, hệ miễn dịch bất ngờ tấn công và phá hủy tế bào beta, làm giảm hoặc ngừng sản xuất insulin. Cụ thể, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể gọi là kháng thể chống insulin hoặc kháng thể chống tế bào beta, tấn công và phá hủy tế bào beta. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt insulin trong cơ thể, khiến cho mức đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân chính gây ra sự tấn công tự miễn của hệ miễn dịch chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 bao gồm: Di truyền: Có yếu tố di truyền trong bệnh đái tháo đường type 1, với nguy cơ cao hơn nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh. Môi trường: Một số yếu tố môi trường như nhiễm trùng virus (như virus rubella, virus viêm gan C) hay tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây kích thích hệ miễn dịch và góp phần vào sự phá hủy tế bào beta. Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như tuổi trẻ (bệnh thường phát hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi), chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh đái tháo đường type 1 cần được chẩn đoán và điều trị sớm để kiểm soát mức đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng điển hình của bệnh tiểu đường . Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1 Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm và đánh giá các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của người bệnh. Các bước chẩn đoán thông thường bao gồm: Đường huyết bất kỳ >11,1 mmol/l, đi kèm các triệu chứng của bệnh. Đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol trong 2 buổi sáng khác nhau. Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11,1 mmol/l (nghiệm pháp tăng đường huyết). Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm HbA1c đo lượng đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng trước đó. . Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c của bạn cao hơn 6.5%, đó là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 1. Xét nghiệm kháng thể: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm kháng thể chống insulin (ICA), kháng thể chống tiểu cầu (GAD) hoặc kháng thể chống xúc tác (IA-2) để xác định xem có sự tấn công tự miễn đối với tế bào beta trong tụy không. Xét nghiệm chức năng tụy: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm chức năng tụy như xét nghiệm C-peptide để đo lượng insulin tự nội tiết tụy sản xuất. Đánh giá triệu chứng và yếu tố nguy cơ: Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bạn, bao gồm tiểu nhiều, thèm uống nước nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, và có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 1. Dựa trên kết quả của các xét nghiệm và đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng về bệnh đái tháo đường type 1 và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường type 1 Điều trị bệnh đái tháo đường type 1 cần kết hợp cả điều trị thuốc và kiểm soát chế độ dinh dưỡng, lối sống. Tiêm insulin Vì bệnh đái tháo đường type 1 là do thiếu insulin, việc tiêm insulin hàng ngày là cần thiết. Bác sĩ sẽ được hướng dẫn người bệnh cách tiêm insulin theo liều lượng và lịch trình được chỉ định. Có nhiều loại insulin khác nhau có thể sử dụng, bao gồm insulin nhanh, insulin chậm và insulin kết hợp. Điều trị bằng thuốc Các loại thuốc bổ sung cũng có thể được kê toa cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, như: Thuốc điều trị huyết áp cao : Dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp trên 140/90 mm thủy ngân (mm Hg). Aspirin và thuốc hạ cholesterol: Phòng ngừa phát triển các bệnh về tim mạch Các loại thuốc như chất ức chế alpha-glucosidase: Làm chậm quá trình tiêu hóa đường trong ruột non, giảm hấp thụ đường. Chăm sóc hiệu quả bệnh đái tháo đường type 1 tại nhà Người bệnh nên trang bị cho mình thiết bị đo đường huyết hằng ngày và thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu để đảm bảo nó ở mức an toàn và ổn định. Thường xuyên kiểm tra chức năng tụy và theo dõi sức khỏe tổng thể. Theo dõi và ghi lại mức độ đường trong máu thay đổi như thế nào khi sử dụng thực phẩm,, bệnh tật, thuốc men, căng thẳng thần kinh, thay đổi nội tiết tố và các chất kích thích như rượu. Kiểm tra mắt, chân tay thường xuyên để ngăn chặn, lường trước các biến chứng ngay từ giai đoạn sớm bằng việc định kỳ thực hiện các sàng lọc và kiểm soát biến chứng của tiểu đường . Khi xuất hiện cảm giác ớn lạnh, có biểu hiện thở nhanh, hơi thở có mùi hoa quả chín,... người bệnh tiểu đường type 1 cần phải đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị Người bệnh đái tháo đường type 1 nên thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu - Ảnh: suckhoedoisong.vn Sống chung với bệnh đái tháo đường type 1 Dù các biến chứng của tiểu đường type 1 nguy hiểm, nhưng người bệnh có thể chung sống với bệnh bình thường nếu tuân theo một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Cải thiện chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, ít tinh bột, thức ăn nhanh, giảm đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định huyết áp, tránh tăng mỡ máu xấu. Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ trong ngày, không ăn quá no. Luôn uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông, đánh tennis… Ngủ đủ giấc, phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để tinh thần căng thẳng, stress. Giữ cân nặng ở mức ổn định, nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì cần giảm về số cân phù hợp. Để việc kiểm soát đường huyết luôn ổn định và ngăn ngừa các biến chứng do đái tháo đường type 1, điều quan trọng là người bệnh phải hiểu đúng về bệnh và biết cách điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Vì vậy, nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ, bạn đọc cần đến cơ sở y tế khám tiểu đường uy tín để được các bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường thăm khám và điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3462
Cẩm nang cách trị tiểu đường tại nhà hiệu quả mà không phụ thuộc vào thuốc Bài viết này BookingCare sẽ đề cập đến các biện pháp ăn uống, rèn luyện lành mạnh cũng như những bài thuốc dân gian giúp hỗ điều trị tiểu đường hiệu quả tại nhà. Theo thống kê từ Bộ Y tế , có tới gần 5 triệu người Việt Nam đang mắc phải căn bệnh đái tháo đường. Nguy cơ mắc tiểu đường ngày một gia tăng, độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa nhưng đừng lo lắng, bởi bệnh lý này không khó để kiểm soát. Thậm chí, nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được chữa trị bằng các cách trị tiểu đường tại nhà mà không cần sử dụng đến thuốc . Khi nào điều trị tiểu đường tại nhà không cần dùng thuốc Việc có cần dùng thuốc để điều trị đái tháo đường hay không đều cần phải tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Với đái tháo đường tuýp 1, do tuyến tụy đã không còn khả năng sản sinh ra insulin nên bắt buộc phải sử dụng thuốc tiêm để bổ sung. Nhưng với đái tháo đường tuýp 2, bệnh lý mà căn nguyên chủ yếu do chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh thì các phương pháp điều chỉnh lối sống tại nhà chính là chìa khóa giúp thúc đẩy quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào của tiểu đường tuýp 2 cũng có thể điều trị mà không cần dùng đến thuốc. Khi tình trạng đường trong máu không được kiểm soát tốt, liên tục tăng cao hoặc xảy ra các biến chứng thì người bệnh cần phải được điều trị và dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ nội tiết. Trong trường hợp phát hiện sớm khi bệnh mới đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc đã điều trị và đưa được đường huyết trở lại bình thường một thời gian thì việc điều trị tại nhà, không sử dụng thuốc là hoàn toàn có thể. Việc phát hiện sớm bệnh lý là điều hết sức quan trọng, do đó, những người có yếu tố nguy cơ nên thực hiện kiểm tra đường huyết thường xuyên, giúp phát hiện bệnh và điều trị sớm mà an toàn, tiết kiệm. Các cách trị tiểu đường tại nhà hiệu quả Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Để kiểm soát đường tốt, không vượt quá ngưỡng cho phép sau khi ăn, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây trong chế độ ăn của mình: Hạn chế nạp các chất giàu tinh bột: Tinh bột đi vào cơ thể sẽ được các enzym phân giải thành các phân tử đường glucose. Ở người bệnh tiểu đường, insulin hoạt động không hiệu quả, không thể chuyển hóa hết đường trong máu. Do vậy, người bệnh tiểu đường cần hạn chế nạp các thực phẩm giàu tinh bột (cơm trắng, bún, phở, bánh tẻ, bánh cuốn, bánh canh, bánh mì, bánh ngọt,...) Sử dụng tinh bột chuyển hóa chậm: Ở những loại thực phẩm này, quá trình phân giải tinh bột diễn ra chậm hơn nên đường huyết cũng tăng chậm hơn. Vì vậy, nếu bạn đang mắc tiểu đường, hãy dần thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt hoặc các loại củ quả: khoai tây, khoai lang, bí đỏ,... Hay nếu bạn có thói quen ăn bánh mì vào bữa sáng thì hãy ưu tiên lựa chọn bánh mì nguyên cám để đảm bảo đường huyết sau ăn không tăng quá cao, vượt mức an toàn. Tăng cường rau củ quả giàu chất xơ: Chất xơ chứa trong các loại rau củ quả cũng góp phần làm chậm lại quá trình hấp thu glucose trong cơ thể. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, trong bữa ăn bạn nên ăn các loại rau củ trước sau đó mới đến thực phẩm giàu protein và cuối cùng mới là tinh bột. Như vậy lượng chất xơ nạp vào cơ thể cũng là lớn nhất và góp phần tạo cảm giác no bụng, bạn ăn tinh bột sau cùng sẽ hạn chế được lượng tinh bột nạp vào cơ thể Một số thực phẩm người bệnh tiểu đường nên tránh: Nước ngọt đóng chai chứa nhiều calo và cung cấp ít dinh dưỡng. Hơn nữa, chúng khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, tốt nhất nên tránh những loại đồ uống này nếu bạn bị tiểu đường. Ngoài ra một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol (sữa béo, thịt nội tạng. lòng đỏ trứng,... ) và thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch và huyết áp ở người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại thực phẩm chứa tinh bột hấp thụ chậm mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng - Ảnh: EatingWell Tập luyện thường xuyên Hoạt động thể chất là một phần quan trọng khác trong việc điều trị bệnh tiểu đường tại nhà. Với người bình thường, tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL có hại, tăng cholesterol HDL lành mạnh, … Đối với người bệnh tiểu đường, việc tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích hơn như: làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, cải thiện tình trạng kháng insulin… Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý khi tập thể dục tại nhà mà người bệnh tiểu đường nên lưu ý: Kiểm tra đường huyết của bạn trước khi tập thể dục: Nếu chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức cao (trên 250 mg/dL) thì bạn không nên tập luyện ngay tại thời điểm đó. Việc tập thể dục tại thời điểm đường huyết đang tăng cao sẽ khiến gan tiết ra glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể và vô tình khiến đường huyết đã cao lại càng tăng thêm, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngược lại, nếu chỉ số đường huyết đang ở mức thấp (dưới 100 mg /dL) thì bạn nên bổ sung một bữa ăn nhẹ trước khi tập để tránh bị hạ đường huyết sau khi vận động Lựa chọn loại nước uống thể thao phù hợp: Trong các loại thức uống thể thao thường bổ sung đường hoặc cafein làm tăng nồng độ đường trong máu. Vì vậy, nếu bạn đang mắc tiểu đường, hãy lựa chọn loại nước uống thể thao không đường hoặc chứa các chất tạo ngọt thay thế. Hoặc nếu bạn không luyện tập với cường độ quá cao, thì chỉ cần nước uống bình thường là đủ để bù nước sau thời gian tập luyện. Theo dõi đường huyết Việc theo dõi đường huyết thường xuyên là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Từ việc theo dõi biến động của chỉ số đường huyết, chúng ta có thể biết được đâu là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Những thời điểm cố định trong ngày mà người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết bao gồm: khi vừa mới ngủ dậy, trước mỗi bữa ăn, 1-2 tiếng sau khi ăn. Ngoài ra, trước khi tập thể dục bạn nên kiểm tra đường huyết để có phương án bổ sung bữa ăn nhẹ sao cho phù hợp. Kiểm soát cân nặng Theo NIDDK, thừa cân là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin, một hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2. Nếu như cân nặng của bạn đang vượt quá chỉ số BMI cho phép, hãy cố gắng giảm bớt từ 5-10% khối lượng cơ thể. Điều này sẽ giúp cải thiện độ nhạy của insulin và tăng khả năng chuyển hóa glucose. Tuy việc duy trì cân nặng ở mức cho phép là quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường, những bạn không nên áp dụng các phương pháp giảm cân cực đoan như nhịn ăn hay sử dụng các loại thuốc được quảng cáo giảm cân cấp tốc bởi chúng có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao không kiểm soát. Chỉ cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh, kết hợp tập luyện, đảm bảo lượng calo out lớn hơn lượng calo in là đã có thể kiểm soát được cân nặng ở ngưỡng phù hợp. Sử dụng các bài thuốc dân gian trị tiểu đường Thay vì việc sử dụng các loại thuốc tây trị tiểu đường gây ra nhiều những tác dụng phụ không mong muốn thì việc sử dụng các loại thảo dược dân gian để kiểm soát đường huyết sẽ an toàn và tiết kiệm hơn. Một số loại thuốc thảo dược có tác dụng điều hòa đường huyết mà người bệnh tiểu đường nên tham khảo như: Khổ qua Trong thành phần của khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng có chứa các hoạt chất hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa đường glucose trong cơ thể. Cụ thể, Charantin, Vicine và các Polypeptide-p có tác dụng giống như insulin, giúp cho quá trình vận chuyển và chuyển hóa glucose trong cơ thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dây thìa canh Dây thìa canh là loại dây leo, cao 6-10m, lá hình bầu dục, có hoa nhỏ , màu vàng, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Không những có tác dụng làm giảm đường huyết mà loài cây này còn có khả năng làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglycerid trong máu. Dây thìa canh - Ảnh: DK betics Lá xoài Lá xoài là vị thuốc có vị chua ngọt, có tính mát. Đã có nhiều nghiên cứu y khoa khẳng định lá xoài có hiệu quả hạ đường huyết, đặc biệt, còn làm chậm hấp thụ glucose ở ruột, tăng tổng hợp glycogen tại gan, từ đó, giúp ổn định đường huyết sau ăn và đường huyết khi đói ở người bệnh tiểu đường. Nấm lim xanh Nấm lim xanh vốn được biết đến là bài thuốc quý cho sức khỏe, với hàm lượng lớn Hetero-beta-glucans, proteoglycan, polysaccharides giúp kích thích sản sinh insulin, tăng cường chuyển hóa glucose trong cơ thể. Hình dạng nấm lim xanh - Ảnh: thuocdantoc Cần lưu ý rằng, những bài thuốc dân gian này tuy có hiệu quả trong việc giảm lượng đường huyết trong máu nhưng cũng không nên quá lạm dụng mà cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng. Việc điều trị tiểu đường tại nhà là không khó nếu như bạn phối hợp nhịp nhàng các biện pháp trên, đồng thời, thường xuyên đi thăm khám, hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên môn nội tiết về tình trạng của mình để linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp điều trị, mang lại hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất
bookingcare-vn-blog-3463
10 lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn sống chung với tiểu đường hiệu quả Để sống chung với tiểu đường hiệu quả, tham khảo thực hiện theo 10 lời khuyên sau từ chuyên gia. Điều trị bệnh tiểu đường thường kéo dài và đòi hỏi cần phối hợp nhịp nhàng giữa việc điều chỉnh lối sống kết hợp với dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu các cách sống chung với bệnh hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chữa trị. 10 lời khuyên sau đây từ chuyên gia hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để sống chung với tiểu đường hiệu quả. 1, Kiểm soát lượng carb nạp vào cơ thể Carbs là viết tắt của carbohydrate bao gồm các chất: đường, tinh bột và chất xơ. Trong khi chất xơ không có ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu thì ngược lại, đường và tinh bột lại chính là nguyên nhân trực tiếp khiến đường huyết của bạn tăng vọt. Chế độ ăn thừa chất bột đường khiến tuyến tụy kiệt quệ khi phải tiết ra lượng insulin tương ứng để kịp chuyển hóa hết lượng đường trong máu. Dần dần dẫn đến cơ thể thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Đây cũng là một trong những nguyên do chính dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy, giảm lượng chất bột đường nạp vào cơ thể cũng chính là đang giảm lượng đường trong máu của bạn. Bạn nên đảm bảo lượng thức ăn giàu tinh bột chỉ chiếm 25% trong khẩu phần ăn hằng ngày. Để tiện tính toán tỷ lệ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, bạn có thể áp dụng công thức đĩa thực phẩm mà ADA - Hiệp hội Đái tháo tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị. Đi kèm với đó, hãy tránh lạm dụng đường tinh luyện và các sản phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều đường bổ sung. Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng carb nạp vào cơ thể - Ảnh: Pinterest 2, Chia nhỏ các bữa ăn Rất nhiều người thích để dành bụng để thưởng thức một bữa ăn trọn vẹn nhất, tuy nhiên, đây là một thói quen có hại, đặc biệt là với những người có đường huyết cao. Việc nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn sẽ khiến cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và hấp thụ hết lượng thức ăn đó. Không chỉ thế, nó còn làm cho đường huyết của bạn tăng cao, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh lý về tiểu đường. Người bệnh tiểu đường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên chia nhỏ các bữa ăn gồm 3 bữa chính và từ 2-3 bữa phụ cách bữa chính từ tiếng rưỡi đến hai tiếng. Như vậy sẽ đảm bảo cơ thể hoạt động một cách đều đặn và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định, không quá cao hoặc quá thấp. 3, Ăn nhiều các loại rau củ quả giàu chất xơ Như đã đề cập ở trên, chất xơ là loại carbohydrate không gây biến đổi cho đường huyết của bạn. Hơn thế nữa, trong các loại rau củ quả còn chứa hàm lượng lớn các loại vitamin và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe. Cũng theo ADA khuyến nghị, nếu tinh bột chiếm 25% thì rau củ giàu chất xơ nên chiếm 50% khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, có một số loại rau củ cũng chứa nhiều tinh bột và được xếp vào loại thức ăn giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây hay một số loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ. Ngoài ra, cũng có nhiều loại trái cây như: chuối chín, sầu riêng, mít… chứa rất nhiều đường gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, hãy cố gắng cân bằng các loại thực phẩm và dinh dưỡng để có được một chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh nhất. Các loại rau củ quả giàu chất xơ mà người bệnh tiểu đường nên ăn - Ảnh: HealthifyMe 4, Bảo đảm có một giấc ngủ ngon Chất lượng giấc ngủ có liên quan đến các quá trình sinh hóa trong cơ thể, trong đó, có liên quan đến sự chuyển hóa đường. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologia vào tháng 2 năm 2015, thiếu ngủ mãn tính có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cũng trong khuôn khổ nghiên cứu này, những tình nguyện viên tham gia chỉ ngủ 4 tiếng trong 3 đêm liên tiếp, dẫn đến kết quả lượng axit béo trong máu của họ cao hơn và khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của insulin giảm khoảng 23%. Thời gian ngủ lý tưởng một ngày đối với người bình thường là khoảng 7 đến 9 tiếng. Nếu bạn đang gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ, một số cách sau đây có thể giúp bạn: Ngủ trong một không gian tối và thoải mái Tránh sử dụng chất kích thích như rượu hay caffein trước khi đi ngủ Duy trì thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần Không nhìn vào màn hình máy tính, TV, điện thoại hoặc các đồ điện tử khác ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đã được chứng minh là làm giảm sự sản sinh melatonin, hormone giúp bạn dễ ngủ hơn 5, Uống đủ nước Nước chiếm tới 60% trọng lượng cơ thể và là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tế bào. Việc uống đủ nước cũng góp phần giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, bởi chúng có khả năng hòa tan và làm loãng glucose có trong máu, khiến đường huyết giảm một cách tự nhiên Để uống nhiều nước hơn, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một bình hoặc chai nước nhỏ luôn mang theo bên mình. Hãy uống từng ngụm nhỏ và hãy chủ động uống nước trước khi cơ thể cảm thấy khát. 6, Không bỏ bữa sáng “Bữa sáng là bữa vua”, điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Với thói quen ăn bữa sáng hằng ngày, giúp bạn giảm bớt nguy cơ hạ đường huyết và tránh đường huyết tăng quá cao sau bữa ăn. Theo nghiên cứu từ Đại học Missouri-Columbia, bữa sáng giàu protein có lợi hơn so với bữa sáng chứa nhiều carbohydrate. Những người phụ nữ từ 18-55 tuổi tham gia nghiên cứu có chế độ ăn sáng giống nhau về calo, hàm lượng protein và chất xơ, chỉ khác nhau về lượng protein. Sau đó, các nhà khoa học đã theo dõi lượng glucose và insulin trong máu của những người tham gia trong 4 giờ sau khi họ ăn sáng. Kết quả chỉ ra rằng bữa sáng tốt nhất chứa 39 g protein và lượng đường huyết sau ăn thấp hơn so với các bữa ăn chứa ít protein hơn. 7, Sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thu nhanh/chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose. Chỉ số GI được chia thành 100 đơn vị và chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mà bạn có thể sử dụng như: Các loại ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên cám,... Các sản phẩm bánh mì hoặc mì ống chế biến từ ngũ cốc nguyên cám Chuối xanh, khoai tây sống, đậu Hà Lan, đậu gà, đậu lăng,... Tinh bột tiêu hóa chậm tốt cho người bệnh tiểu đường - Ảnh: Medical News 8, Dành thời gian tập thể dục mỗi ngày Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, việc tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách tăng độ nhạy cảm với insulin và tăng khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng của cơ thể Nếu bạn là một người ít vận động, hãy bắt đầu bằng những hình thức tập luyện đơn giản với cường độ nhẹ nhàng. Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần kéo dây, nâng tạ). Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần. Một số bộ môn khác như bơi hay tập yoga cũng được khuyến khích thực hiện đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường. 9, Chăm sóc sức khỏe tinh thần Không chỉ thể chất, mà sức khỏe tinh thần cũng cần được quan tâm và chăm sóc để cải thiện tình trạng bệnh. Khi bạn căng thẳng, lượng insulin sẽ có xu hướng giảm, nhiều đường glucose được giải phóng từ gan vào trong máu dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao. Nếu tình trạng nặng, hiện tượng này có thể kéo dài đến 8 giờ đồng hồ. Để giảm bớt tình trạng stress và căng thẳng, hãy cố gắng không lo nghĩ quá nhiều bằng cách dồn tâm trí của bạn vào bất kỳ việc gì khiến bạn thấy thoải mái. Đó có thể là đi dạo vài vòng, dành thời gian chơi với thú cưng hoặc nghe một vài bài hát ưa thích. Ngoài ra, tập thiền hay yoga cũng là một cách hay để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bớt căng thẳng. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2014 trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu cho biết, yoga và thiền được thực hành trong một giờ, mỗi tuần một lần giúp giảm mức độ căng thẳng và giảm mức đường huyết. 10, Thăm khám sức khỏe định kỳ Định kỳ một tháng một lần bạn nên đi thăm khám sức khỏe để bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị và chăm sóc tại nhà, liệu có cần thay đổi gì trong ăn uống, vận động hay bổ sung các loại thuốc để cải thiện kết quả điều trị hơn không. Không chỉ khám lâm sàng, mà người bệnh tiểu đường còn có thể cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát biến chứng đái tháo đường nếu bác sĩ phát hiện thấy những biểu hiện nguy cơ. Một số xét nghiệm thường được chỉ định xét nghiệm như: đường máu lúc đói, HbA1c, mỡ máu, chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu. điện tim… Từ đó, có phương pháp điều trị sớm các biến chứng, tránh tình trạng bệnh trở nặng. Người bệnh sẽ gặp không ít khó khăn khi sống chung với bệnh tiểu đường, dung hòa chúng với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì tuân thủ theo đúng lời khuyên của Bác sĩ kết hợp với việc duy trì thái độ tích cực cùng lối sống lành mạnh, người bệnh đã có thể cải thiện sức khỏe, đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường
bookingcare-vn-blog-3464
Giải đáp Y học: Nguyên nhân gây mỡ máu cao là gì? Mỡ máu cao là xảy ra ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy nguyên nhân gây mỡ máu cao là do đâu? Mỡ máu cao thường xảy ra ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng , lối sống thiếu lành mạnh, chứng máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây mỡ máu cao trong bài viết dưới đây. Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Yến. Nguyên nhân mỡ máu cao Các nguyên nhân gây ra mỡ máu cao bao gồm: Nguyên nhân nguyên phát: Bệnh nhân mắc bệnh do di truyền có tính chất gia đình. Nguyên nhân thứ phát: Chế độ ăn không lành mạnh và các yếu tố khác Nguyên nhân nguyên phát Bệnh mỡ máu gia đình hay còn gọi là bệnh tăng cholesterol máu gia đình (FH) là là bệnh lý di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Cha hoặc mẹ truyền cho con đoạn gen bị đột biến dẫn đến thụ thể của LDL - cholesterol (cholesterol xấu) bị mất hay rối loạn chức năng. Cơ thể không thể loại bỏ LDL ra khỏi máu, từ đó dẫn đến tăng nồng độ LDL máu đến mức nguy hiểm. Nguyên nhân thứ phát Có nhiều nguyên nhân thứ phát góp phần vào nhiều trường hợp mỡ máu cao ở người lớn. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ. Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày, trong đó thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa... chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này sẽ làm dư thừa một lượng lớn cholesterol trong máu dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ. Béo phì: khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ cholesterol tốt (HDL) giảm còn nồng độ cholesterol xấu (LDL) tăng cao dẫn đến máu bị nhiễm mỡ. Lười vận động: ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ, làm giảm lượng cholesterol tốt và gia tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Thường xuyên căng thẳng, stress: gây ra những rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể và là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Do bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn. (Hoóc môn tuyến giáp giúp chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, khi tuyến giáp kém hoạt động, mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol xấu sẽ tăng lên.) Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần lưu ý với bệnh mỡ máu . Khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ hoocmon estrogen suy giảm làm giảm chuyển hóa cholesterol, từ đó làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. Nghiên cứu cho thấy mức cholesterol xấu và tổng mức cholesterol tăng khoảng sau kỳ kinh cuối. Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc tránh thai, Prednisone, stenoid, thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine, thuốc kháng vi rút và thuốc chống co giật có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao cũng có thể làm tăng cholesterol như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc lợi tiểu theo Wed MD. Như vậy, qua những thông tin trên, bạn đọc đã biết được nguyên nhân gây mỡ máu cao. Để điều chỉnh tình trạng mỡ máu cao , việc đầu tiên và hiệu quả nhất mà bạn có thể bắt tay thực hiện chính chế độ ăn lành mạnh và sinh hoạt điều độ